{"url": "https://reviewedu.net/nganh-giao-duc-hoc", "rid": "7140101", "major": "Giáo dục học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nGiáo dục học là ngành học trang bị kiến thức nền tảng về tâm lý giáo dục, quản lý giáo dục, giúp xây dựng và bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch, thiết kế, triển khai và đánh giá các hoạt động giáo dục, tư vấn, quản lý trường học, các cơ quan, cơ sở, trung tâm về giáo dục, các tổ chức phi chính phủ, đoàn thể xã hội có liên quan tới giáo dục…\n\n\n\n\nSinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu về giáo dục với các hướng chuyên môn như: Tham vấn và công tác xã hội, giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục, đánh giá trong giáo dục, giảng dạy giáo dục học và các môn liên quan. Ngoài ra, chuyên ngành này còn được chia làm 04 nhóm chính như sau:\n\n\n\nNhóm tham vấn học đường: chú trọng đào tạo sinh viên theo hướng kiến thức và kỹ năng trong việc tổ chức nghiên cứu, triển khai quá trình tham vấn học đường cho các đối tượng có nhu cầu trong trường học.\nNhóm Đánh giá giáo dục: tập trung vào việc trang bị kiến thức và kỹ năng về đánh giá lớp học, người học, người dạy và chương trình học tập.\nNhóm giảng dạy: hướng tới việc trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng để nghiên cứu và giảng dạy các học phần về giáo dục học và môn liên quan.\n\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nHiện tại có nhiều tổ hợp xét tuyển đối với ngành học này. Cụ thể các tổ hợp như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nC00: Ngữ Văn – Lịch Sử – Địa Lý\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC14: Ngữ văn – Toán  – GDCD\nC15: Ngữ văn – Toán – KHXH\nC19: Ngữ văn – Lịch sử – GDCD\nC20: Ngữ văn – Địa lý – GDCD\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\n\n\n\nNhư vậy có thể thấy, phần đa các tổ hợp xét tuyển nằm trong tổ hợp khối C là chủ yếu.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2022, các trường xét tuyển theo điểm thi THPT Quốc gia. Mức điểm dao động từ 15 điểm đến 23,6 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNăm 2021, chỉ có 05 cơ sở đào tạo lĩnh vực này trên cả nước. Cụ thể như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc Viện Quản Lý Giáo Dục\nĐại học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Tân Trào\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM\n\n\n\nNhư vậy, ở mỗi 2 đầu Bắc – Nam đều có ít nhất 2 trường đại học cho các thí sinh có thể chọn lựa ngôi trường mà mình mong muốn phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nTrước khi lựa chọn ngành học, bạn cần xác định rõ xem ngành đó có những yêu cầu gì về trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm. Nếu bạn yêu thích ngành giáo dục học, bạn có thể cân nhắc một số các tố chất sau:\n\n\n\n\n\nKiên trì, nhẫn nại\nCó khả năng truyền đạt tốt\nThận trọng, tỉ mỉ\nChịu được áp lực cao trong công việc \nBiết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với người khác\nCó khả năng phân tích, tổng hợp thông tin \nCó khả năng phản ứng nhanh nhạy khi xử lý vấn đề\nCó năng khiếu giao tiếp, thuyết phục người khác\nĐam mê làm việc trong lĩnh vực đang theo đuổi\nTư duy linh hoạt, nhạy bén\nKhả năng quản lý, tổ chức tốt\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐây là câu hỏi có lẽ được rất nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh có con em sắp thi đại học quan tâm, trăn trở. Nếu bạn yêu thích và thường xuyên tìm hiểu về ngành giáo dục học, bạn sẽ nhận thấy được rằng hầu hết các khối thi của ngành này đều có các môn Ngữ Văn, Tiếng Anh và Toán Học. Vì thế, nếu bạn muốn trở thành một nhà giáo dục học trong tương lai, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các môn học trên. Đặc biệt đối với môn Tiếng Anh, bạn nên trau dồi cả kiến thức trên trường lẫn 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết để sau này có thể đáp ứng tốt hơn trong công việc cũng như quá trình học tập, tìm hiểu thông tin, kiến thức.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên hoàn thành chương trình học ngành Giáo dục học sẽ có đủ kiến thức nền tảng để đảm nhiệm nhiều vai trò công việc như nhân viên, chuyên viên, trợ lý, nhà tư vấn, nghiên cứu, giáo viên, quản lý – lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục thực tiễn.\n\n\n\n\nMột số công việc các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Giáo dục học có thể tham khảo như:\n\n\n\nChuyên viên tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục, hệ thống trường phổ thông\nTham vấn tâm lý tại các cơ sở, trung tâm tham vấn tư vấn tâm lý ngoài xã hội cho các đối tượng có nhu cầu\nCán bộ đánh giá giáo dục, chương trình giáo dục, đánh giá lớp học, học sinh, giáo viên…\nGiảng dạy tại các cơ sở giáo dục\nGiảng dạy về những lĩnh vực liên quan tới chuyên ngành giáo dục được đào tạo tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt\nNghiên cứu và phát triển các dự án liên quan tới giáo dục\nTiếp tục học và nghiên cứu lên ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ học giáo dục\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại, mức lương của người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục học còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu làm việc cho các cơ quan tổ chức nhà nước, mức thu nhập sẽ dựa trên mức lương quy định. Nếu vị trí công tác của bạn là của tư nhân, doanh nghiệp, mức lương khởi điểm sẽ từ 7 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nDù mới được đưa vào giảng dạy tại Việt Nam cách đây không lâu, nhưng đây là ngành học được đánh giá là có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai, bởi nhà nước luôn luôn quan tâm và ưu tiên phát triển giáo dục. Nếu bạn là một người có mong muốn cống hiến cho nền giáo dục nước nhà, đây chắc chắn sẽ là ngành học phù hợp với bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-giao-duc", "rid": "7140114", "major": "Quản lý giáo dục", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nQuản lý giáo dục (tiếng Anh: Educational Management) là hệ thống những tác động có ý thức, hợp nhất với quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau, các bước trong hệ thống giáo dục. Mục đích chính là đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục, cùng với  sự phát triển, mở rộng hệ thống về hai mặt là số lượng và chất lượng. Chức năng của ngành QLGD chính là tổ chức hoạt động giáo dục và giám sát, đánh giá những hoạt động đó. Cụ thể:\n\n\n\nChức năng tổ chức: hỗ trợ trong việc ổn định hoạt động của nhà trường.\nGiám sát đánh giá hoạt động giáo dục: hỗ trợ nhà trường cải thiện chất lượng trong hoạt động giáo dục.\n\n\n\nTrong ngành quản lý giáo dục này, bộ máy quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương chính là chủ thể quản lý chính, còn nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo… chính là đối tượng quản lý cốt lõi.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành QLGD xét tuyển các khối, tổ hợp như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nC00: Ngữ văn – Địa lý – Lịch sử\nC04: Ngữ văn – Toán – Địa lý\nC14: Ngữ văn – Toán – GDCD\nC20: Ngữ văn – Địa lý – GDCD\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nDựa vào kết quả của kỳ thi THPTQG, năm 2022 điểm chuẩn ngành này cao hơn so với các năm khác. Phổ điểm rơi vào khoảng 15 điểm đến 26,5 điểm. Các bạn cần vào trang tuyển sinh của các trường để xem đầy đủ các tiêu chí và yêu cầu nhé!\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay cả nước chưa có nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này, tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm cho mình một trường học ưng ý. Cụ thể các trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Thủ Đô Hà Nội\nĐại Học Sư Phạm – Đại Học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Vinh\nĐại Học Quy Nhơn\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Sài Gòn\nĐại học Sư phạm TP.HCM\n\n\n\nCó thể thấy rằng, ở các khu vực đều có 02 trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Do đó, bạn có thể tự tìm hiểu thêm về các trường và lựa chọn theo học mà không gặp các vấn đề về khoảng cách địa lý.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được liệu mình có phù hợp với chuyên ngành này hay không, bạn có thể cân nhắc một số các tiêu chí sau đây:\n\n\n\n\n\nKhả năng thích ứng nhanh\nChịu được áp lực công việc\nKhả năng nắm bắt tâm lý con người\nKhả năng phán đoán, xử lý và giám sát các hoạt động\nKỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe\nThận trọng trong công việc\nSử dụng thành thạo tin học và ngoại ngữ\nKhả năng làm việc độc lập, tự giác\nTính kỷ luật bản thân cao\nTuân theo quy định nơi làm việc, học tập\nTinh thần học hỏi, nắm bắt thông tin, kiến thức mới\nCó kỹ năng quản lý thời gian tốt\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nKhông giống như nhiều ngành nghề, ngành QLGD có các môn thiên về nắm bắt tâm lý con người, tâm lý học xã hội cùng các môn tìm hiểu thực tiễn. Do đó, ngành không yêu cầu sinh viên phải tập trung học các môn về tự nhiên hay xã hội. Sinh viên chuyên ngành này cần phải tự nâng cao các kiến thức xã hội, kỹ năng mà mình học hỏi, nắm bắt được để có thể trở thành một nhà quản lý giáo dục có đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực tế.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nNgành QLGD mang lại rất nhiều cơ hội, vị trí việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Các bạn có thể tham khảo danh sách việc làm như sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên quản lý hành chính giáo dục: trong cơ quan QLGD như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo…\nChuyên viên văn phòng, quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học, chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên, chuyên viên phòng đào tạo… ở các cơ sở giáo dục các cấp.\nChuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ sở GDTX, cơ sở giáo dục cộng đồng, cơ sở đào tạo bồi dưỡng, cơ quan QLGD của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức giáo dục ngoài công lập…\nChuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp và tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.\nCán bộ nghiên cứu: trong cơ quan nghiên cứu về QLGD như viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng…\nGiảng viên chuyên ngành: tại cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ các học viện, trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh, thành phố…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại chưa có thống kê cụ thể về mức thu nhập của các nhân viên, chuyên viên hoạt động trong ngành Quản lý giáo dục. Tuy nhiên, nếu làm việc tại các cơ quan, đơn vị của nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định hiện hành.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành QLGD là một ngành học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia trên thế giới. Nhờ có ngành này, hệ thống giáo dục các cấp hoạt động ổn định và có quy tắc, đồng thời, nó cũng giúp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Sinh viên theo học ngành này sau khi ra trường sẽ có đầy đủ chuyên môn, kiến thức và thấu hiểu được trách nhiệm của bản thân khi công tác, làm việc trong ngành giáo dục. Hy vọng qua bài viết này, người đọc sẽ có cái nhìn khách quan, bao quát hơn về ngành quản lý giáo dục."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-giao-duc-mam-non", "rid": "7140201", "major": "Giáo dục Mầm non", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nNgành Giáo dục mầm non, hay còn gọi là Sư phạm mầm non, là ngành học trang bị các kiến thức về giảng dạy, đào tạo các kỹ năng chăm sóc, nuôi dạy và vui chơi cùng các trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Bên cạnh đào tạo các nghiệp vụ sư phạm, kiến thức giảng dạy cần thiết thì ngành này còn đào tạo cho sinh viên nhiều kỹ năng mềm khác nhau. Ngoài ra, ngành học này còn bồi dưỡng về đạo đức, các đức tính cần có cho người học để có thể trở thành một giáo viên tốt.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển vào ngành là gì?": "\n\nNgành Giáo dục mầm non có mã ngành là 7140201. Để theo học ngành này, các bạn sẽ thi vào khối M với tổ hợp môn như sau:\n\n\n\nĐối với chuyên ngành Giáo dục mầm non: gồm 3 môn Toán, Văn, Năng khiếu.\nĐối với chuyên ngành Giáo dục mầm non – Tiếng Anh: gồm tổ hợp môn Toán, Anh, Năng khiếu hoặc Văn, Anh, Năng khiếu.\n\n\n\n3 môn Toán, Văn, Anh sẽ được lấy điểm dựa trên kết quả của Kỳ thi THPT Quốc gia. Riêng môn năng khiếu sẽ có lịch thi riêng tùy theo từng trường. Vì vậy, bạn cần đăng ký lịch để dự thi môn năng khiếu trước đó. Môn thi năng khiếu gồm các phần như hát, múa, kể chuyện, thẩm âm tiết tấu, đọc diễn cảm,… Nếu bạn có được những năng khiếu trên thì sẽ là một điểm cộng rất lớn cho phần thi của mình. Còn nếu vẫn chưa tự tin lắm với năng khiếu của mình thì tập luyện từ bây giờ cũng chưa muộn đâu nhé.\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy theo cách tính điểm và yêu cầu của từng trường mà điểm chuẩn có sự chênh lệch với nhau. Năm 2020, điểm chuẩn ngành Giáo dục mầm non dao động từ 16,5 – 25 điểm. Có một số trường tính theo thang điểm 40 và cũng có những trường có yêu cầu về điểm năng khiếu phải đạt trên mức yêu cầu. Riêng trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng, năm 2020 có áp dụng hình thức xét tuyển học bạ.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgành Giáo dục mầm non có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ. Đây là một trong những ngành được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ưu tiên chú trọng. Vì thế hiện nay có rất nhiều trường cao đẳng, đại học đào tạo chuyên ngành này. Tiêu biểu phải kể đến các trường sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội\nĐại học Thủ Đô Hà Nội\nĐại Học Sư Phạm Hà Nội\nĐại học Hoa Lư\nĐại Học Sư Phạm – Đại Học Thái Nguyên\nĐại Học Sư Phạm Hà Nội 2\nĐại Học Tân Trào\nĐại Học Tây Bắc\nĐại Học Hùng Vương\nĐại Học Hải Phòng\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Vinh\nĐại học Đông Á\nĐại học Phú Yên \nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Hà Tĩnh\nĐại học Quảng Nam\nĐại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng\nĐại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa\nĐại Học Hồng Đức\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học An Giang\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Bạc Liêu\nĐại học Đồng Nai\nĐại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Hùng Vương – TPHCM\nĐại Học Tây Nguyên\nĐại Học Thủ Dầu Một\nĐại Học Quốc Tế Hồng Bàng\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành ra sao?": "\n\nNgành Giáo dục mầm non là ngành chưa bao giờ hết hot từ trước đến nay. Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp là rộng mở đối với tất cả các bạn sinh viên. Tất nhiên công việc chủ yếu của ngành này chính là dạy trẻ. Vậy bạn có thể làm việc ở đâu, công việc cụ thể thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu sau đây:\n\n\n\n\n\nGiáo viên mầm non dạy trẻ tại các trường mầm non công lập, dân lập hoặc tư thục\nCán bộ quản lý các cơ sở giáo dục mầm non\nNếu có đủ điều kiện về tài chính có thể tự mở cơ sở giáo dục mầm non\nLàm việc tại các tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế, các viện nghiên cứu giáo dục\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nNhư đã đề cập từ đầu, không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành một giáo viên mầm non. Muốn theo học ngành này, bạn cần đáp ứng những tố chất cần thiết về đạo đức và kiến thức. Một giáo viên vừa có đức vừa có tài cần hội tụ các tố chất sau đây:\n\n\n\n\n\nYêu thương trẻ con, có tấm lòng vị tha, bao dung và kiên nhẫn\nTính cách nhẹ nhàng, ân cần, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh. \nNắm bắt được tâm lý của trẻ\nTrang bị đầy đủ các kiến thức về toán, tiếng việt,… để dạy trẻ\nBiết xây dựng một môi trường học tập vui vẻ, truyền đạt kiến thức thông qua các trò chơi vui nhộn để tạo hứng thú cho trẻ con\nKhéo tay, có năng khiếu về âm nhạc, hội họa mỹ thuật\nGiọng nói ấm áp, nhẹ nhàng và truyền cảm\nChịu được áp lực của công việc\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của giáo viên mầm non dao động từ 5 – 8 triệu. Đây là mức lương không quá cao, tuy nhiên tùy vào cơ sở làm việc mà mức lương có thể thay đổi. Ngoài mức lương cơ bản, giáo viên có thể được hưởng một số loại phụ cấp nhất định. Nếu làm việc tại các trường mầm non quốc tế thì mức lương sẽ cao hơn nhiều, có thể lên đến 20 triệu một tháng. Tuy nhiên, đầu vào của các trường mầm non quốc tế sẽ yêu cầu cao hơn và cường độ làm việc nhiều hơn. So với các trường mầm non công lập thì trường quốc tế sẽ đem lại cho giáo viên mức lương ổn định, chế độ thưởng và đãi ngộ cũng tốt hơn.\n\n\n", "hoạt động chính khi học xong ngành ?": "\n\nKhi tìm hiểu về ngành giáo dục mầm non, chúng ta cũng cần phải nắm được những hoạt động chủ đạo của giáo viên. Hay nói cách khác là tìm hiểu các công việc thường ngày của một giáo viên mầm non là gì? Cụ thể như sau:\n\n\n\n\n\n\nĐón các bé từ tay bố mẹ vào mỗi buổi sáng đến lớp với thái độ vui tươi, thân thiện nhằm hình thành cảm giác an toàn, tin tưởng đổi với trẻ. Vì trẻ em ở lứa tuổi này, xa cha mẹ dù chỉ một ngày cũng là một sự thiếu thốn. Các giáo viên mầm non sẽ thay ba mẹ của các bé để thực hiện điều này.\nThực hiện công tác giảng dạy trẻ theo chương trình của trường\nThực hiện các công việc tại lớp học như lau dọn, trang trí lớp học. Ngoài ra còn hướng dẫn và phân chia các công việc cho trẻ để trẻ hình thành một nề nếp sinh hoạt tập thể ngay tại lớp\nTrang bị hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng cần thiết.\nVào cuối ngày, giáo viên mầm non thực hiện công tác giao trẻ trở lại cho cha mẹ của bé.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNghề giáo là một trong những nghề cao quý nhất. Một giáo viên luôn nhận được sự kính trọng và thương yêu của tất cả mọi người. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu hơn về những đặc trưng của ngành Giáo dục mầm non. Nếu bạn đang có ý định theo học ngành này thì hãy trao dồi bản thân thật nhiều nhé. Nhà nước luôn cần đến các bạn – những người ươm mầm xanh cho tương lai của đất nước. Hãy trở thành một nhà giáo yêu nghề, có tâm và cống hiến cho đời. Sự trưởng thành của trẻ chính là quả ngọt mà bạn xứng đáng nhận được."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-giao-duc-tieu-hoc", "rid": "7140202", "major": "Giáo dục Tiểu học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành GDTH là ngành chuyên nghiên cứu phương pháp giáo dục dành cho học sinh bậc tiểu học, nhằm giúp các em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ lẫn đạo đức. Có thể nói, đây là một trong những ngành học “nòng cốt” trong việc đào tạo nên những thế hệ nối tiếp để xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay, ngành GDTH cũng không ngừng đổi mới để có thể đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, đủ phẩm chất và kỹ năng để giảng dạy trong thời đại công nghệ hóa, hiện đại hóa.\n\n\n", "mục tiêu của ngành": "\n\n\nHướng dẫn, dạy bảo các em về cách tiếp cận kiến thức ban đầu. Hướng dẫn cho các em biết cách đọc, viết, tính toán từng con số. Hướng dẫn các em thực hiện các phép tính cơ bản nhất từ cộng, trừ, nhân, chia.\nTạo cho các bé môi trường tốt nhất để học những kiến thức cơ bản về công nghệ, kỹ thuật, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục và một số môn học khác.\nHình thành, tạo nền tảng kiến thức sơ khai ban đầu để các bé có thể phát triển theo một hướng đúng đắn\nTạo điều kiện thuận lợi để các bé theo đuổi các chương trình học tiếp theo.\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác trường đào tạo ngành GDTH thường xét tuyển bằng các khối thi sau đây:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối A16: Toán Học, KHTN, Ngữ Văn\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối C01: Ngữ Văn, Toán Học, Vật Lý\nKhối C02: Ngữ Văn, Toán Học, Hóa Học\nKhối C03: Ngữ Văn, Toán Học, Lịch Sử\nKhối C15: Ngữ Văn, Toán Học, KHXH\nKhối C20: Ngữ Văn, Địa Lý, GDCD\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D03: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Pháp\nKhối D84: Toán Học, GDCD, Tiếng Anh\nKhối D72: Ngữ Văn, KHTN, Tiếng Anh\nKhối D90: Toán Học, KHTN, Tiếng Anh\nKhối D96: Toán Học, KHXH, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác cơ sở đào tạo GDTH thường tuyển sinh bằng 2 hình thức: xét điểm thi THPTQG và xét điểm học bạ THPT. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, các trường thường yêu cầu thí sinh đạt từ khoảng 20 đến 24 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn đối với hình thức thi THPTQG dao động từ 18.5 đến 31 điểm. Có thể thấy, điểm chuẩn của ngành GDTH khá cao so với mặt bằng chung. Ngoài ra, một số trường còn yêu cầu thêm một hoặc vài tiêu chí phụ. Sau đây là các tiêu chí phụ thường gặp:\n\n\n\nHọc lực lớp 12: Giỏi\nThứ tự nguyện vọng ≤ 3\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường đào tạo ngành GDTH trên cả nước:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Tân Trào\nĐại học Hải Phòng\nĐại học Thủ đô Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2\nĐại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Hùng Vương\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Đông Á\nĐại học Vinh\nĐại học Phú Yên\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Đà Lạt\nĐại học Quảng Nam\nĐại học Sư phạm – Đại học Huế\nĐại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Hồng Đức\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học An Giang\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Đồng Nai\nĐại học Sư phạm TP.HCM\nĐại học Thủ Dầu Một\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên GDTH sẽ là những người phụ trách “uốn nắn” những mầm non tương lai của đất nước. Vì thế, ngành GDTH yêu cầu rất cao đối với người học. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành GDTH, bạn sẽ cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó đam mê và nhiệt huyết với nghề\nThận trọng, tỉ mỉ trong công việc\nCó khả năng truyền đạt tốt\nCó tinh thần trách nhiệm cao\nYêu mến trẻ em\nCó khả năng thấu hiểu và nắm bắt tâm lý trẻ em\nNghiêm khắc\nBiết quan tâm và động viên học sinh\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây là câu hỏi được rất nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh có con em sắp thi đại học quan tâm. Nếu bạn yêu thích và thường xuyên tìm hiểu về ngành GDTH, bạn sẽ nhận thấy các khối thi của ngành GDTH rất đa dạng, từ môn KHTN, KHXH đến các môn Ngoại Ngữ. Vì thế, bạn không cần phải quá lăn tăn với câu hỏi “Cần giỏi môn gì để thi vào ngành GDTH?”. Nếu bạn thực sự đam mê với ngành GDTH, bạn có thể lựa chọn bất cứ khối thi nào bạn cảm thấy tự tin hoặc yêu thích.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nGiáo dục là một trong những lĩnh vực được các phụ huynh quan tâm nhất, vì vậy hiện nay các trường công, trường tư và các cơ sở giáo dục tư nhân “mọc lên như nấm”. Điều này giúp sinh viên GDTH có được cơ hội việc làm ngày càng rộng mở. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên GDTH sẽ có rất nhiều sự lựa chọn trong thị trường việc làm. Sau đây là một số vị trí công tác mà sinh viên GDTH có thể đảm nhận sau khi ra trường:\n\n\n\n\n\nGiáo viên tại các trường tiểu học\nGiảng viên GDTH\nGiáo viên tự do\nChuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu phát triển giáo dục\nCán bộ hệ thống quản lý giáo dục\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nNếu bạn làm việc trong các tổ chức, cơ quan hoặc trường học thuộc nhà nước, mức lương của bạn sẽ được tính theo quy chế hiện hành dành cho cán bộ công nhân viên chức Nhà nước. Nếu bạn làm việc tự do hoặc làm trong các tổ chức, cơ sở đào tạo tư nhân, mức lương của bạn sẽ dao động tùy theo quỹ lương của tổ chức/cơ sở đó và theo năng lực của bạn. Sau đây là mức lương tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành GDTH:\n\n\n\nGiáo viên tại các trường tiểu học – 12 triệu đồng/tháng\nGiảng viên GDTH – 12 triệu đồng/tháng\nGiáo viên tự do – 20 triệu đồng/tháng\nChuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu phát triển giáo dục – 12 triệu đồng/tháng\nCán bộ hệ thống quản lý giáo dục – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMục tiêu của GDTH là nhằm hướng dẫn, dạy bảo các em nhỏ những kiến thức căn bản nhất như cách đọc, cách viết, tính toán và rèn luyện nề nếp cho các em. Vì thế, GDTH là một ngành khá vất vả, đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải tỉ mỉ, kiên nhẫn và thông cảm cho các em. Tuy nhiên, sự tiến bộ từng ngày một của các em và tình cảm thầy trò đáng quý sẽ trở thành nguồn động lực lớn lao cho các bạn mỗi ngày đến trường giảng dạy. Nếu bạn yêu mến trẻ nhỏ và muốn đóng góp vào công cuộc xây dựng tương lai đất nước, GDTH chính là ngành học dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-giao-duc-dac-biet", "rid": "7140203", "major": "Giáo dục Đặc biệt", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nGiáo dục đặc biệt (tiếng Anh: Special Education) là các chương trình giáo dục được thiết kế dành riêng cho các học sinh có nhu cầu đặc biệt. Các học sinh có nhu cầu đặc biệt ở đây là những học sinh bị “chậm” về tinh thần, thể chất hay tình cảm. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể và bình thường của trẻ và từ đó gây ra các vấn đề về nhận thức, kỹ năng trong mọi hoạt động sinh hoạt và học tập. Vì những lý do kể trên, họ cần một môi trường giáo dục dành riêng cho mình – điều mà các trường học truyền thống không thể đáp ứng được.\n\n\n\n\nChuyên ngành này đồng thời cũng sử dụng các phương pháp, chương trình giảng dạy mang tính thích nghi cho các trẻ có nhu cầu đặc biệt, đáp ứng nhu cầu hoạt động, vui chơi, học tập phụ thuộc theo khả năng của mỗi trẻ. Ngoài ra, giáo dục đặc biệt có thể giúp các trẻ có nhu cầu được can thiệp trị liệu kịp thời, có quyền học tập và phát triển tốt nhất như những trẻ học tập trong môi trường bình thường, các trẻ có thể sống và hòa nhập cộng đồng tốt hơn. Cùng với đó chính là việc nâng cao nhận thức của xã hội với những người khuyết tật, làm cho cuộc sống ngày càng công bằng và phát triển hơn.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nTheo thông tin được biết, ngành giáo dục đặc biệt có xét tuyển một số tổ hợp, khối như sau:\n\n\n\nC00: Ngữ văn – Địa lý – Lịch sử\nC15: Ngữ văn – Toán – KHXH\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD02: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nga\nD03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp\nD14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh\nD15: Ngữ văn – Địa lý – Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nChỉ có 3 trường đại học xét tuyển ngành này vào năm 2022. Điểm xét tuyển được căn cứ theo điểm thi tốt nghiệp THPT, mức điểm khoảng từ 21,75 điểm đến 27,5 điểm\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgành này hiện tại trên cả nước chỉ có một số trường đào tạo. Các trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Thủ đô Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Sư Phạm TPHCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được mình có phù hợp với ngành này hay không, các bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê với nghề, yêu thích trẻ nhỏ\nKiên trì, chịu khó, có tính nhẫn nại\nChịu được áp lực công việc cao\nĐạo đức và tấm lòng trong sáng\nYêu thương, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh\nThận trọng, có trách nhiệm trong công việc\nLối sống lành mạnh, trung thực, giản dị\nTinh thần đoàn kết, hợp tác trong công việc\nÝ thức chủ động tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ\nKhả năng truyền đạt tốt, rõ ràng, mạch lạc\nChăm chỉ học tập, rèn luyện kỹ năng\n\n\n\nCó thể thấy rằng, ngành giáo dục đặc biệt không yêu cầu quá khắt khe về lĩnh vực chuyên ngành, ngành này đòi hỏi rất lớn các kỹ năng mềm, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực đạo đức ở mỗi cá nhân.\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nVì ngành giáo dục đặc biệt là một chuyên ngành đặc thù, nó không yêu cầu cá nhân người học phải học quá tốt ở một hay một số bộ môn cụ thể nào cả. Tuy nhiên, để theo học và làm việc được trong ngành này, bản thân mỗi người phải tự tìm hiểu, trau dồi thêm các kỹ năng, lĩnh vực khác như tâm lý trẻ em, ngôn ngữ ký hiệu, bệnh trẻ em…\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCác sinh viên tốt nghiệp ngành giáo dục đặc biệt có rất nhiều cơ hội về vị trí làm việc. Cụ thể như:\n\n\n\nGiáo viên tại cơ sở giáo dục chuyên biệt (trường chuyên dạy trẻ khuyết tật)\nGiáo viên hỗ trợ học sinh khuyết tật học hòa nhập tại cơ sở giáo dục hòa nhập (trẻ khuyết tật học chung với các trẻ bình thường)\nChuyên viên giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục\nCán bộ hỗ trợ trẻ khuyết tật tại các tổ chức xã hội\nChuyên viên giáo dục đặc biệt tại Sở, Phòng Giáo dục – Đào tạo, trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật các cấp\nCán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về giáo dục\nCán bộ tư vấn về giáo dục đặc biệt trong các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, trung tâm, ổ chức quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam\n\n\n\nTrong những năm trở lại đây, ngành Giáo dục đặc biệt được đánh giá là ngành học có tiềm năng phát triển trong tương lai bởi ngành này đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Do đó, không khó để sinh viên chuyên ngành này có được vị trí việc làm đúng với chuyên ngành được đào tạo.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập trung bình của những người làm trong ngành này từ 8.5 – 13 triệu VNĐ/tháng. Mức lương này còn phụ thuộc nhiều yếu tố như kinh nghiệm trong nghề, khả năng chuyên môn, các chứng chỉ liên quan… Tuy nhiên, ngành này cũng nhận được mức đãi ngộ, phúc lợi giống như những ngành nghề khác theo quy định. Ví dụ như:\n\n\n\n\n\nLương cứng\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nLương tháng thứ 13\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12-24 ngày)\nƯu đãi cho nhân viên có con nhỏ…\nPhụ cấp xăng xe\nChế độ nghỉ thai sản đối với những người đang mang thai\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành giáo dục đặc biệt hiện nay đang là ngành học đóng vai trò quan trọng trong xã hội bởi tính nhân văn, giáo dục cao của nó. Thông qua chuyên ngành này, GDĐB đã đào tạo ra đội ngũ nhân viên, giáo viên có chuyên môn phù hợp, hỗ trợ các trẻ em đặc biệt có cơ hội học tập như những trẻ bình thường khác để sau này hòa nhập dễ dàng với xã hội và cộng đồng."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-giao-duc-cong-dan", "rid": "7140204", "major": "Giáo dục Công dân", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Giáo dục công dân là ngành đào tạo sinh viên đáp ứng đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS, THPT.\n\n\n\n\nSinh viên chuyên ngành này, sau khi được đào tạo các môn đại cương, sẽ đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu học tập các môn chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực tâm lý, lĩnh vực giáo dục; về các lĩnh vực khác như xã hội học, giáo dục phẩm chất đạo đức và gia đình, pháp luật, hành chính nhà nước, tìm hiểu về các vấn đề của thời đại, rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học và được đào tạo nghiệp vụ sư phạm.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nTùy vào sở trường của bản thân bạn có thể xem xét lựa chọn các khối thi sao cho phù hợp. Sau đây là một số tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục công dân:\n\n\n\nC00: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý\nC14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân\nC19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân\nD01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh\nD02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga\nD03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp\nD14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh\nD15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nD66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh\nD68: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga\nD70: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp\n\n\n\n", "điểm chuẩn vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nNhìn chung điểm chuẩn tại các trường đại học thường dao động trong khoảng từ 17 – 24 điểm theo kết quả thi THPT Quốc gia. Tùy thuộc vào từng trường đại học khác nhau và tổ hợp môn sẽ dẫn đến mức điểm chuẩn khác nhau.\n\n\n", "các trường đại học nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay các trường đào tạo ngành này còn khá ít. Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào ngành này tại các trường đại học sau đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2\nĐại học Thủ Đô Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "những tố chất nào cần có để theo học ngành ?": "\n\nĐể học tập tốt và thành công với lĩnh vực này, các bạn trẻ sẽ phải có được những tố chất cần thiết như:\n\n\n\n\n\nYêu thích giảng dạy\nKiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng, nhân phẩm và tính cách tốt.\nYêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.\nCó tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi.\nCó ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe.\nCó khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nCó thể thấy, Ngữ văn là môn học không thể thiếu nếu bạn muốn đăng ký vào ngành này. Bởi hầu hết các khối xét tuyển ngành này đều yêu cầu môn Ngữ văn. Vậy nên hãy bắt đầu chú trọng vào môn Ngữ văn ngay bây giờ bằng cách luyện tập và học hỏi bạn bè thầy cô nhé. Bên cạnh đó việc học tốt môn Văn sẽ giúp kỹ năng nói và viết của bạn phát triển đáng kể. Từ đó, giúp bạn học tập và làm việc trong ngành tốt hơn.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên theo học chuyên ngành này sau khi ra trường sẽ có cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở. Do đó, tùy thuộc vào sở thích và năng lực của bản thân sinh viên có thể lựa chọn các vị trí như sau:\n\n\n\n\n\nGiáo viên dạy môn GDCD ở các trường từ bậc Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông.\nGiảng viên dạy chuyên ngành GDCD tại đại học, cao đẳng.\nCó khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục.\nCán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp địa phương tới Trung ương.\nLàm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.\nLàm việc trong ngành nghiên cứu kinh tế xã hội, phân tích xã hội, các vấn đề của kinh tế.\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay vẫn chưa có con số chính xác về mức lương cho ngành này do tùy vào vị trí công việc, kinh nghiệm và đãi ngộ nơi làm việc của cá nhân. Nhưng nhìn chung với sinh viên mới ra trường và làm việc tại vị trí giảng dạy thì mức lương rơi vào khoảng 5 – 7 triệu/tháng. Mức lương sẽ được tăng hàng năm theo biên chế của nhà trường hoặc nơi làm việc. \n\n\n", "ngành có vai trò như thế nào?": "\n\nGiáo dục Công dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của con người. Việc này được thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, Giáo dục tại nhà trường. Từ đó góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất  và năng lực cốt lõi của người công dân. Đặc biệt là tình cảm, niềm tin, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn trang bị thêm các kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm của một công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.\n\n\n\n\n\nKhi nhắc đến ngành GDCD cũng chính là sự gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống. Điều này giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay có thể thấy số lượng giáo viên giảng dạy ngành GDCD tại nước ta vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của nền giáo dục trên toàn quốc. Chính vì thế, đây là một ngành học thu hút rất nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Bên cạnh đó, nhiều người lựa chọn ngành học này do những giá trị và ý nghĩa công việc mang lại. Chúc bạn sẽ đạt được thành công với lĩnh vực mà bản thân đã chọn lựa."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-giao-duc-chinh-tri", "rid": "7140205", "major": "Giáo dục Chính trị", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nGiáo dục Chính trị (tiếng Anh: Political Education) là bộ phận của khoa học chính trị, bộ phận công tác tư tưởng của Đảng, có nội dung chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước.\n\n\n\n\nChương trình đào tạo cử nhân khoa học ngành Giáo dục chính trị giảng dạy tốt môn Giáo dục Công dân ở các trường Trung học phổ thông, có thể trở thành giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị ở địa phương, giáo viên chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, cán bộ trong các lĩnh vực chính trị – xã hội.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nTùy vào từng trường mà bạn muốn xét tuyển mà bạn có thể chọn hình thức Xét học bạ (hình thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và học bạ của ba năm học lớp 10, 11, 12). Hoặc bạn có thể lựa chọn các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục Chính trị tại các trường đại học trên toàn quốc là:\n\n\n\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nC00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý\nC19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân\nC14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga\nD03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp\nD20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân\nD66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nNhìn chung điểm chuẩn tại các trường đại học thường dao động trong khoảng từ 17 – 25 điểm theo kết quả thi THPT Quốc gia. Bởi điểm trúng tuyển vào ngành Giáo dục chính trị còn tùy thuộc vào từng trường đại học khác nhau và tổ hợp môn. Vậy nên hãy xem xét các tổ hợp môn một cách kỹ càng để có thể nâng cao cơ hội xét tuyển của bản thân. \n\n\n", "các trường đại học nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay để học ngành Giáo dục chính trị, bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào ngành này tại các trường đại học sau đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Hoa Lư\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Vinh\nĐại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Hà Tĩnh\nĐại học Quảng Bình\nĐại học Sư phạm – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP. HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học An Giang\nĐại học Quy Nhơn\n\n\n\n", "liệu ngành học này có phù hợp với bạn?": "\n\nĐể học tập và thành công trong ngành Giáo dục Chính trị thì bạn cần hội tụ đủ các tố chất sau:\n\n\n\n\n\nTinh tế và nhạy bén về chính trị\nTư duy độc lập, sáng tạo\nBản lĩnh chính trị vững vàng\nKhả năng thuyết trình và trình bày vấn đề\nCó khả năng nghiên cứu, tìm tòi\nKhả năng phân tích, bình luận\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nCó thể thấy, Ngữ văn là môn học không thể thiếu nếu bạn muốn đăng ký vào ngành này. Bởi hầu hết các khối xét tuyển ngành này đều yêu cầu môn Ngữ văn. Vậy nên nếu bạn muốn đăng ký vào ngành này thì hãy bắt đầu chú trọng vào môn Ngữ văn ngay bây giờ bằng cách đầu tư vào môn này sớm nhất có thể.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên theo học chuyên ngành này sau khi ra trường sẽ có Cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở. Do đó tùy thuộc vào sở thích và năng lực của bản thân sinh viên có thể lựa chọn các vị trí như sau:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy môn Giáo dục công dân, môn Kinh tế và Pháp luật tại các trường THCS và THPT\nGiảng dạy môn Giáo dục chính trị tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề\nGiảng dạy các môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng\nGiảng dạy các môn Lý luận chính trị ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị (quận, huyện) và các trường Chính trị (tỉnh, thành phố)\nLàm chuyên viên trong các cơ quan nhà nước (sở nội vụ, sở ngoại vụ, phòng, sở giáo dục…), các tổ chức Đảng, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị các cấp, tại các trường học…\nLàm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội\nLàm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay vẫn chưa có con số chính xác về mức lương cho ngành này. Cụ thể, mức thu nhập sẽ tùy thuộc vào vị trí công việc và đãi ngộ nơi làm việc. Nhìn chung với sinh viên mới ra trường mức lương sẽ rơi vào khoảng 5 – 7 triệu/tháng.\n\n\n", "những lí do bạn nên lựa chọn học ngành": "\n\n\nĐây là một ngành nhỏ thuộc ngành Giáo dục. Có đóng góp rất quan trọng đối với nền chính trị của đất nước. Bên cạnh đó, ngành này hỗ trợ rất lớn vào việc định hướng suy nghĩ của người dân về chính quyền hiện hành. Sự đồng lòng trong suy nghĩ và quan điểm của mỗi cá nhân hay tập thể đã góp phần tăng thêm sự đoàn kết và yêu thương dân tộc\nNếu bạn là người yêu thích những bậc vĩ nhân vĩ đại của đất nước và trên thế giới về suy nghĩ, tư tưởng và những gì họ đem lại cho nhân loại như Hồ Chí Minh, Lê- nin,…\nBạn là một người có những suy nghĩ và muốn cống hiến sức trẻ, sự yêu nước cho dân tộc nói riêng và cho cả thế giới nói chung là điều thì ngành này thật sự dành cho bạn.\nNgười làm công việc giáo dục chính trị sẽ lan tỏa đến mọi người tình yêu dân tộc, yêu đất nước. Từ đó, góp phần giữ vững nền hòa bình.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành GDCT ngày càng được các trường đại học chú trọng đào tạo trên cả nước. Đồng thời, ngành này cũng đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ với cơ hội việc làm đa dạng. Tuy nhiên, để có thể gặt hái được thành công ở ngành này đòi hỏi những tố chất và học tập không ngừng nghỉ đến từ cá nhân. Vậy nên, dù bạn có đang đam mê bất kỳ ngành nào đi chăng nữa thì hãy luôn nhớ chìa khóa mở ra những cơ hội và thành thành công chính là sự nỗ lực."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-giao-duc-the-chat", "rid": "7140206", "major": "Giáo dục Thể chất", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nGiáo dục Thể chất (tiếng Anh: Physical Education) là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Tổng hợp quá trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực của con người. Giáo dục thể chất được chia thành hai mặt riêng biệt, dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động.\n\n\n\n\nĐây là ngành đào tạo cử nhân Giáo dục Thể chất nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục thể chất trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sinh viên theo học ngành Giáo dục Thể chất sẽ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, huấn luyện và tổ chức các hoạt động Thể dục thể thao tại các trường học, các trung tâm hoặc làm việc tại các cơ quan tổ chức.\n\n\n", "mục tiêu của": "\n\n\nGiới thiệu cho học sinh, sinh viên những yếu tố cơ bản của việc tập thể dục sẽ dẫn đến một lối sống lành mạnh.\nPhát triển năng lực chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản của mọi người. Thúc đẩy hoạt động thể thao để tăng cường thể lực của học sinh, sinh viên qua đó phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó giáo dục thể chất còn hướng đến những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành công dân có trách nhiệm.\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành giáo dục là gì?": "\n\nVì đây là một ngành năng khiếu, chính vì vậy các bạn việc thi môn năng khiếu thể dục thể thao với các tổ hợp khối T là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cũng có một số trường cho phép xét theo khối xét tuyển thông thường. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối T00 (Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT)\nKhối T01 (Toán, GDCD, NK TDTT)\nKhối T02 (Toán, Ngữ văn, Năng khiếu TDTT)\nKhối T03 (Ngữ văn, Sinh học, Năng khiếu TDTT)\nKhối T04 (Toán, Sinh học, NK TDTT)\nKhối T05 (Ngữ văn, GDCD, Năng khiếu TDTT)\nKhối T06 (Toán, Địa lý, Năng khiếu TDTT)\nKhối T07 (Ngữ văn, Địa lý, Năng khiếu TDTT)\nKhối T08 (Toán, GDCD, Năng khiếu TDTT)\nKhối M02 (Toán, NK2, NK3)\nKhối M03 (Ngữ văn, NK2, NK3)\nKhối C14 (Ngữ văn, Toán, GDCD)\nKhối C19 (Ngữ văn, Lịch sử, GDCD)\nKhối C20 (Ngữ văn, Địa lý, GDCD)\n\n\n\n", "điểm chuẩn vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nDựa trên kết quả thi THPTQG của ngành này vào các năm gần đây thì nhìn chung điểm chuẩn tại các trường đại học thường dao động trong khoảng từ 18 – 28 điểm. Bởi điểm trúng tuyển vào ngành Giáo dục thể chất còn tùy thuộc vào từng trường đại học khác nhau và tổ hợp môn.\n\n\n", "các trường đại học nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành học này trên cả nước. Để học ngành Giáo dục Thể chất, bạn có thể đăng ký nguyện vọng và thi tuyển môn năng khiếu thể dục thể thao vào các trường đại học sau đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2\nĐại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh\nĐại học Tây Bắc\nĐại học Hải Phòng\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nKhoa Giáo dục Thể chất – Đại học Huế\nĐại học Vinh\nĐại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP.HCM\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Thể dục Thể thao TP.HCM\n\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc ?": "\n\nBên cạnh việc được đào tạo kiến thức cơ sở ngành và kiến thức thức ngành thì Sinh viên ngành GDTC còn được lựa chọn 1 trong số các chuyên ngành sau:\n\n\n\nChuyên ngành Bóng đá\nChuyên ngành Bóng bàn\nChuyên ngành Bóng chuyền\nChuyên ngành Bóng rổ\nChuyên ngành Bóng ném\nChuyên ngành Cầu lông\nChuyên ngành Đá cầu\nChuyên ngành Quần vợt\nChuyên ngành Bơi lội\nChuyên ngành Điền kinh\nChuyên ngành Thể dục\nChuyên ngành Võ\nChuyên ngành Cờ vua\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐây là một chuyên ngành không quá khó, nhưng nó yêu cầu sinh viên muốn xét tuyển vào ngành này cần có sự bền bỉ và kiên trì luyện tập không ngừng nghỉ để có thể gặt hái được nhiều thành công trong ngành. Ngoài ra một số tố chất khiến bạn phù hợp với ngành này như:\n\n\n\n\n\nYêu thích giảng dạy\nKiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng\nYêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu\nCó tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi\nCó ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe\nCó khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng\nYêu thích thể thao và các hoạt động thể thao\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nCó thể nói, ngành Giáo dục thể chất yêu cầu các tử sĩ cần có năng khiếu thể dục thể thao để xét tuyển ngành này. Ngoài ra một số trường tạo điều kiện cho các tử sĩ không có năng khiếu thể dục thể thao có thể xét tuyển ở khối C. Vậy nên muốn theo học ngành này đòi hỏi bạn phải bắt đầu rèn luyện năng khiếu cá nhân của mình vào những năm học cấp 3 hoặc có sở trường là các môn khối C.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên theo học chuyên ngành này sau khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Do đó tùy thuộc vào sở thích và năng lực của bản thân sinh viên có thể lựa chọn một số công việc như sau:\n\n\n\n\n\nTiếp tục học lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục thể chất.\nGiáo viên dạy môn Thể dục ở các trường từ bậc Tiểu học đến Giảng viên dạy chuyên ngành liên quan tại trường Đại học, Cao đẳng.\nCó khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục.\nCán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp Địa phương tới Trung ương.\nLàm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nCó thể thấy hiện nay trên thị trường chưa có mức lương trung bình của ngành này do tùy thuộc vào vị trí công việc và nơi làm việc khác nhau mà dẫn đến mức lương có thể nhận được khác nhau. Ví dụ với công việc là huấn luyện viên đặc biệt cần nhiều kỹ năng và kiến thức thì mức lương dao động khoảng 30 – 40 triệu đồng/tháng. Nhưng cũng có những vị trí có mức lương khiêm tốn hơn như giáo viên mới ra trường chỉ có mức lương trong khoảng từ 5 – 7 triệu/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay ngành Giáo dục thể chất ngày càng được các trường đại học chú trọng đào tạo trên cả nước. Đồng thời, ngành này cũng thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ với cơ hội việc làm lớn. Vậy nếu bạn yêu thích vận động, có năng khiếu thể dục thể thao thì bạn còn chần chờ gì mà không đăng ký xét tuyển ngành này. Tuy nhiên nếu hiện tại bạn chưa có bất kỳ năng khiếu thể thao nào thì cũng đừng lo lắng bởi hiện nay có nhiều trường đại học đang xét tuyển ngành này bằng các khối thông thường đấy."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-huan-luyen-the-thao", "rid": "7140207", "major": "Huấn luyện thể thao", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nHuấn luyện thể thao (Sport Coaching) là quá trình đào tạo, tổ chức một cách khoa học các hoạt động thể dục, thể thao với mục đích rèn luyện sức khỏe hoặc cải thiện khả năng tâm sinh lý của người học. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người cũng theo đó đi lên. Gián tiếp tạo ra môi trường việc làm rộng mở cho các bạn cử nhân ngành Huấn luyện thể thao. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để trở thành một huấn luyện viên, giảng viên có đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần quyết tâm để tham gia giảng dạy, đào tạo cho cá nhân, tổ chức hoặc các đội tuyển thể thao chuyên nghiệp.\n\n\n\n\n\nChương trình đào tạo của ngành gồm các học phần bắt buộc: lý luận chính trị (có bổ sung “Đường lối TDTT của Đảng Cộng Sản Việt Nam”), ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Trung), tin học đại cương, giáo dục quốc phòng – an ninh, pháp luật đại cương, giáo dục học đại cương… Ngoài ra, sinh viên sẽ có 8 học phần phương pháp giảng dạy và thực hành các môn thể thao như: điền kinh, bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, thể dục, bóng bàn, bóng rổ và cầu lông. Sau khi hoàn thành các học phần nói trên, sẽ tiếp tục có thêm 7 học phần thể thao chuyên ngành để trau dồi thêm kỹ thuật và kinh nghiệm.\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nSố lượng khối thi đầu vào của ngành không được đa dạng như những chuyên ngành khác vì có yêu cầu đặc thù về sức khỏe.\n\n\n\nKhối T00: Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT\nKhối T02: Ngữ văn, Sinh, Năng khiếu TDTT\nKhối T04: Toán, Vật lí,  Năng khiếu TDTT\nKhối T03:  Ngữ văn, Địa lí, Năng khiếu TDTT\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào số lượng thí sinh và quy mô lớn nhỏ của cơ sở đào tạo thì mức điểm trúng tuyển sẽ có sự dao động khác nhau theo từng năm. Nhưng nhìn chung điểm chuẩn của ngành thường dao động từ ngưỡng 15 điểm trở lên. Mức điểm này đã bao gồm điểm của bài thi năng khiếu và điểm các môn còn lại xét theo kết quả thi THPTQG hoặc học bạ lớp 12 tùy theo phương thức xét tuyển mà thí sinh lựa chọn.\n\n\nNgoài ra, một số cơ sở đào tạo có thể đưa ra thêm các tiêu chí phụ như:\n\n\n\nĐiểm thi môn năng khiếu >=5.0\nTổng điểm trung bình 2 môn Toán và Sinh >=10.5 (thi THPTQG)\nTổng điểm trung bình 2 môn Toán và Sinh >=10 (xét học bạ lớp 12)\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Thể dục thể thao Bắc Ninh\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Thể dục thể thao Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Thể dục thể thao TP.HCM\nĐại Học Sư phạm thể dục thể thao TPHCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNhững người lựa chọn ngành Huấn luyện thể thao để theo học cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:\n\n\n\nCó sức khỏe tốt, ngoại hình khỏe khoắn.\n\n\n\nĐây là yêu cầu cơ bản nhất đối với các bạn học sinh có hứng thú theo đuổi ngành này. Bởi khi nộp hồ sơ xét tuyển vào các cơ sở đào tạo, bạn sẽ bắt buộc phải vượt qua vòng sơ loại với nhiều yêu cầu về sức bền, thể lực để có thể đến gần hơn với ước mơ của mình.\n\n\n\n\n\n\nCó năng khiếu thể thao.\n\n\n\nNếu có thể chơi tốt ít nhất một môn thể thao thì đó là điểm mạnh của bạn. Bạn nhất định sẽ ghi được “điểm cộng” vào hồ sơ của mình đấy!\n\n\n\nCó lòng nhiệt huyết, sự đam mê.\n\n\n\nĐây gần như là yêu cầu bắt buộc để bạn có thể đi xa hơn với nghề. Nếu không có đủ tình yêu và nhiệt huyết, bạn sẽ dễ chán nản bỏ cuộc. Mà một người giáo viên như vậy thì làm sao có thể truyền lửa cho học sinh của mình được đúng không?\n\n\n", "học cần giỏi những môn nào?": "\n\nVì bản chất của Huấn luyện thể thao là thực hành các hoạt động thể dục thể chất nên bạn không cần phải đạt thành tích quá xuất sắc trong học tập, chỉ cần có sức khỏe tốt, cơ thể dẻo dai và quyết tâm cao độ là đủ.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp bài bản ngành Huấn luyện thể thao, bạn sẽ có cho mình nhiều cơ hội việc làm với các vị trí đa dạng như sau:\n\n\n\n\n\n\nHuấn luyện viên chuyên nghiệp ở các đội tuyển\nGiáo viên thể dục ở các trường, cơ sở đào tạo\nCán bộ thể dục thể thao các cấp\nHuấn luyện viên thể hình ở các phòng tập\nHuấn luyện viên cá nhân\nVận động viên\n\n\n\n", "mức lương của các khối ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của từng vị trí kể trên sẽ phụ thuộc vào quy mô tổ chức của nơi bạn làm việc, kinh nghiệm trong nghề và các thành tích cá nhân bạn đã đạt được trước đó. Nhưng nhìn chung thì mức lương khởi điểm của mỗi vị trí sẽ dao động như sau:\n\n\n\nHuấn luyện viên chuyên nghiệp – 15 triệu VNĐ/tháng\nGiáo viên thể dục ở các trường, cơ sở đào tạo – 4 triệu VNĐ/tháng\nCán bộ thể dục thể thao các cấp – 5 triệu VNĐ/tháng\nHuấn luyện viên thể hình ở các phòng tập – 7 triệu VNĐ/tháng\nHuấn luyện viên cá nhân – 7 triệu VNĐ/tháng\nVận động viên – 6 triệu VNĐ/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nVới nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của xã hội, Huấn luyện thể thao được dự đoán sẽ sớm trở thành một trong những ngành ‘hot’ trong tương lai gần. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, cơ hội việc làm và khả năng thăng tiến của ngành đang rất rộng mở, có đủ tiềm năng cho tất cả các bạn sinh viên khai thác."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-giao-duc-quoc-phong-an-ninh", "rid": "7140208", "major": "Giáo dục Quốc phòng – An ninh", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nGiáo dục quốc phòng – an ninh là môn học bắt buộc được quy định trong đường lối giáo dục của Đảng và các văn bản luật Nhà nước. Mục tiêu đào tạo của ngành Giáo dục QP – AN hiện nay là: bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực công dân để thế hệ trẻ có đủ tài – trí – lực cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các bạn sinh viên ngành Giáo dục QP – AN sẽ được đào tạo đầy đủ về cả phẩm chất lẫn kỹ năng để trở thành những người giáo viên ưu tú, có bản lĩnh chính trị, yêu nước, yêu nghề và có ý thức trách nhiệm cao.\n\n\nVề chương trình đào tạo, ngành Giáo dục QP – AN sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng bao gồm: khối kiến thức giáo dục học đại cương, khối kiến thức về kết hợp QP – AN với kinh tế, văn hóa, giáo dục trong thời kỳ đổi mới… Bên cạnh những học phần lý luận chính trị, sinh viên còn phải hoàn thành các học phần ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Pháp/tiếng Nga), kỹ thuật bắn súng, quân sự, kinh tế học đại cương, chiến thuật, văn hóa học, tin học đại cương…\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nDưới đây là một số khối thi phổ biến vào các cơ sở đào tạo uy tín có giảng dạy chuyên ngành Giáo dục QP – AN trong cả nước:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật lý, Hóa học\nKhối A01: Toán, Vật lý, Anh văn\nKhối A08: Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân\nKhối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí\nKhối C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân\nKhối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nKhối D20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển vào các trường sẽ có sự thay đổi theo từng năm, nhưng nhìn chung mức điểm đầu vào cho phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi THPT dao động từ 17 đến 22 điểm. Một số cơ sở đào tạo có thể yêu cầu thêm các tiêu chí phụ như sau:\n\n\n\nToán >= 6, Lý >= 5, TTNV <= 1\nToán >= 7.2, Văn >= 5.5, TTNV <= 6\nSử >= 5.75, Địa >= 7.25, TTNV <= 1\n\n\n\nNếu lựa chọn hình thức xét tuyển theo kết quả học bạ THPT thì mức điểm chuẩn sẽ từ ngưỡng 24 điểm trở lên tùy theo nơi tiếp nhận hồ sơ và số lượng sinh viên đăng ký.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay trên cả nước có một số cơ sở đào tạo uy tín chuyên ngành Giáo dục QP – AN như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Vinh\nĐại học Sư phạm – Đại học Huế\nKhoa Giáo Dục Thể Chất – Đại Học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Sư Phạm TPHCM\nTrường Sĩ Quan Công Binh – Hệ Dân sự – Đại học Ngô Quyền\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể trở thành một sinh viên năng nổ, tích cực khi theo học chuyên ngành Giáo dục QP – AN, sở hữu các yếu tố sau sẽ là một điểm cộng.\n\n\n\nYêu thích công việc giảng dạy.\n\n\n\nBởi một trong những định hướng chính của ngành Giáo dục QP – AN là đào tạo ra những giáo viên yêu nước, yêu nghề, có bản lĩnh chính trị, có ý thức tự giác rèn luyện, chấp hành tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước. Nếu không có tình yêu với công tác giảng dạy, bạn sẽ không thể truyền đạt tốt những kiến thức mình đã tích lũy được trên ghế nhà trường cho các bạn học sinh.\n\n\n\nCó đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng.\n\n\n\nLà “cánh tay” đắc lực trong việc giáo dục tư tưởng yêu nước của Đảng, mỗi người giáo viên cần tự ý thức được vai trò và trách nhiệm to lớn của mình. Trong quá trình công tác cần phải hết sức tập trung, giữ vững quan điểm để không bị các thế lực chống phá Nhà nước mua chuộc.\n\n\n\nCó ý thức chủ động rèn luyện, nâng cao trình độ.\n\n\n\nĐây là yêu cầu bất thành văn của một nhà giáo. Sau khi tốt nghiệp, nếu quyết tâm đi theo con đường giảng dạy, sinh viên sẽ phải nghiêm khắc với bản thân trong việc chủ động học hỏi, vận dụng sáng tạo các kiến thức lý luận chính trị vào đời sống, công việc để đạt hiệu quả cao.\n\n\n", "học cần giỏi những môn nào?": "\n\n\n\nMột ưu điểm lớn của ngành Giáo dục QP – AN hiện nay là có nhiều khối thi đầu vào với các môn khác nhau để các bạn học sinh có thể linh hoạt lựa chọn theo sở trường và năng lực của bản thân. Nếu bạn học tốt các môn Toán, Lý, Hóa thì có thể xem xét các tổ hợp khối A. Còn nếu bạn có thế mạnh về Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý hay thậm chí là Giáo dục công dân thì hai khối C và D là lựa chọn tối ưu hơn cả.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm cho sinh viên ngành Giáo dục QP – AN hiện nay rất đa dạng tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm. Bạn có thể tham khảo lựa chọn một trong số các công việc phổ biến sau đây:\n\n\n\nGiáo viên giảng dạy Giáo dục quốc phòng – an ninh ở các trường THPT.\nGiảng viên tại các trường Cao đẳng, Đại học.\nTham gia nghiên cứu tại các trung tâm hoặc viện nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng.\nCán bộ quản lý giáo dục.\nQuản lý hoạt động Đoàn thể ở địa phương.\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành Giáo dục QP – AN có sự chênh lệch khi công tác ở các cơ quan, đoàn thể có quy mô tổ chức khác nhau:\n\n\n\nGiáo viên giảng dạy Giáo dục quốc phòng – an ninh ở các trường THPT: 4 triệu VNĐ/tháng\nGiảng viên tại các trường Cao đẳng, Đại học: 10 triệu VNĐ/tháng\nTham gia nghiên cứu tại các trung tâm hoặc viện nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng: 12 triệu VNĐ/tháng\nCán bộ quản lý giáo dục: 7 triệu VNĐ/tháng\nQuản lý hoạt động Đoàn thể ở địa phương: 5 triệu VNĐ/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Giáo dục quốc phòng – an ninh hiện nay có nhiều tiềm năng phát triển về cơ hội việc làm cũng như mức lương thu nhập sau khi tốt nghiệp. Các bạn sinh viên chỉ cần chuẩn bị sẵn tâm thế luôn trung thành, nhiệt huyết với Đảng, tận tâm với nghề, cầu tiến không ngừng thì chắc chắn sẽ luôn có một nơi lý tưởng để các bạn tỏa sáng với những kiến thức và kỹ năng đã được trang bị."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-toan", "rid": "7140209", "major": "Sư phạm Toán học", "payload": {"ngành sư phạm toán là học gì?": "\n\nNgành Sư phạm Toán học (tiếng Anh: Mathematics Teacher Education) là ngành đào tạo giáo viên chất lượng cao bậc Phổ thông và bậc Đại học có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, có năng lực sư phạm đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay ở nước ta; đồng thời có thể học tiếp lên bậc cao hơn và tự học để hoàn thiện và nâng cao năng lực làm việc.\n\n\n\n\nTốt nghiệp ngành Sư phạm Toán học, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp. Ngoài ra sinh viên còn tích lũy được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.\n\n\n", "các khối thi vào ngành sư phạm toán là gì?": "\n\nNgành này xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)\nKhối A04 (Toán, Vật lý, Địa lí)\nKhối A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)\nKhối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)\nKhối C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)\nKhối D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)\nKhối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nKhối D08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)\nKhối D84 (Toán, GDCD, Tiếng Anh)\nKhối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành sư phạm toán là bao nhiêu?": "\n\nNgành Sư phạm Toán chỉ áp dụng 1 phương thức tuyển sinh đó là phương thức xét điểm thi THPTQG. Mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 – 30 điểm tùy theo các khối xét tuyển.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành sư phạm toán?": "\n\nĐể tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp, hiện ở nước ta các trường đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước. Các cơ sở đào tạo ngành Sư phạm Toán là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Thủ đô Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2\nĐại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)\nĐại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)\nĐại học Sư phạm (Đại học Huế)\nĐại học Hồng Đức\nĐại học Vinh\nĐại học Hà Tĩnh\nĐại học Quảng Bình\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Quảng Nam\nĐại học Phú Yên\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP.HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Kiên Giang\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học Đồng Nai\nĐại học An Giang\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành sư phạm toán?": "\n\nĐể có thể hoàn thành tốt và lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng của một sinh viên ngành sư phạm toán, các tố chất sau là khá cần thiết cho một sinh viên theo học ngành:\n\n\n\n\n\nNiềm yêu thích đối với Toán học, thích học toán và tìm hiểu về Toán\nTính cẩn thận, suy luận logic\nCó tư duy mạch lạc rõ ràng và khả năng diễn đạt trong cả kỹ năng nói và viết\nKiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng, yêu thương học sinh\nYêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu\nCó tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi\nCó ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe\n\n\n\n", "học ngành sư phạm toán cần giỏi môn gì?": "\n\nChương trình đào tạo ngành Sư phạm Toán học cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Toán học phục vụ cho việc giảng dạy phổ thông, đại học, các kiến thức bổ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Toán ở các cấp. Vậy nên việc nắm vững kiến thức nền môn Toán khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn trở thành một giáo viên Toán tài giỏi trong tương lai.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành sư phạm toán như thế nào?": "\n\nHọc ngành Sư phạm Toán học sau khi ra trường có nhiều cơ hội xin việc với các công việc khác nhau không chỉ gói gọn trong việc dạy học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Toán học có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:\n\n\n\n\n\nLàm công tác giảng dạy Toán học tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học, trung học cơ sở. Có khả năng hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh giỏi Toán học tại các trường phổ thông\nLàm công tác nghiên cứu ở tổ chức, cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, đặc biệt về lĩnh vực Toán học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán học\nLàm công tác quản lý tư liệu Toán học, quản lý bảo tàng trong lĩnh vực Toán học hoặc khoa học Tự nhiên…\nLàm công tác Toán học, văn hoá trong lĩnh vực Toán học hoặc khoa học Tự nhiên ở các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội\nBiên tập viên các tạp chí khoa học, các nhà xuất bản\nLàm những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối khoa học Tự nhiên\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành sư phạm toán như thế nào?": "\n\nĐối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau.\n\n\n", "sinh viên được học gì ở ngành sư phạm toán?": "\n\nChương trình đạo tạo của ngành Sư phạm Toán hướng tới việc trang bị những kiến thức về Toán cơ bản, Toán sơ cấp, Toán cao cấp và tư duy ứng dụng. Ngoài ra, sinh viên còn được tiếp cận khả năng sử dụng phương pháp dạy học môn Toán. Từ đó, các cử nhân ngành có thể đạt được khả năng dạy giảng dạy các kiến thức Toán học cho học sinh tiểu học đến trung học phổ thông.\n\n\nSong song đó, sinh viên sẽ có khả năng tư duy toán học và thực hiện các nghiên cứu có liên quan. Đồng thời, có được kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp. Cử nhân có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn trong tương lai để trở thành các nhà quản lý giáo dục.\n\n\n", "kết luận": "\n\nKhông có thành công nào mang tên may mắn bởi bất kỳ thành công nào cũng cần sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, luôn rèn luyện và phát triển đến từ mỗi cá nhân. Nếu bạn có sở trường mạnh về môn Toán hoặc chỉ đơn thuần yêu thích nó thì bạn hoàn toàn có thể xem xét lựa chọn ngành học này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tin-hoc", "rid": "7140210", "major": "Sư phạm Tin học", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nSư phạm Tin học (Informatics Teacher Education) là ngành đào tạo các cử nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy môn Tin ở các cấp THPT các trường sư phạm, các khoa sư phạm Tin học của các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam.\n\n\n\n\nSinh viên theo học sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học máy tính, ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên cũng được cung cấp kiến thức về tâm lý học, giáo dục học và phương pháp dạy học Tin học trong hệ thống giáo dục phổ thông.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm Tin học xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lí, Hóa học\nA01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh \nD90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 – 25 điểm. Mức điểm này còn tùy thuộc vào phương thức xét tuyển cũng như chỉ tiêu tuyển sinh của các trường.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐể tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện ở nước ta có nhiều cơ sở đào tạo ngành học này trên cả 03 khu vực. Các trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2\nĐại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)\nĐại học Sư phạm (Đại học Huế)\nĐại học Vinh\nĐại học Quy Nhơn\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP.HCM\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học Phú Yên\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNhững tố chất mà bạn cần phải có để theo đuổi và học tốt ngành học này là:\n\n\n\n\n\nCó hiểu biết và thành thạo về lĩnh vực công nghệ thông tin\nKhả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết\nNhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý con người\nKiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng\nYêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu\nCó tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi\nCó ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nChương trình đào tạo ngành SPTH cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Tin học, phục vụ cho việc giảng dạy phổ thông, đại học cùng nhiều kiến thức bổ trợ khác cho sinh viên theo học. Vậy nên việc nắm vững kiến thức nền môn Tin học khi còn ngồi trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn trở thành một giáo viên Tin học tài giỏi trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn có thể học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ để có thể thử sức mình vào những vị trí khác ngoài giảng dạy.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Tin học có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:\n\n\n\n\n\nGiáo viên: giảng dạy môn Tin học tại trường THPT, Trung học Chuyên nghiệp, các trường Cao đẳng, Đại học\nNghiên cứu viên trong các trường Đại học hay Viện nghiên cứu về lĩnh vực Công nghệ thông tin\nĐảm nhiệm được các vị trí công tác khác: lập trình viên, thiết kế chương trình và dữ liệu, quản trị các hệ cơ sở dữ liệu, kiểm thử viên phần mềm, nghiên cứu viên…\nCó khả năng sử dụng Tin học để làm việc trong các tổ chức hành chính, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục và đào tạo…\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nĐối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định. Còn đối với những bạn công tác tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau. Ngoài ra, nếu bạn làm các công việc liên quan đến công nghệ thông tin như lập trình viên, thiết kế dữ liệu… thì có mức thu nhập trung bình từ 10 – 15 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn.\n\n\n", "kết luận": "\n\nKhông có thành công nào mang tên may mắn bởi bất kỳ thành công nào cũng cần sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, luôn rèn luyện và phát triển đến từ mỗi cá nhân. Nếu bạn có sở trường mạnh về môn Tin học hoặc chỉ đơn thuần yêu thích nó thì bạn hoàn toàn có thể xem xét lựa chọn theo đuổi ngành học này. "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-vat-ly", "rid": "7140211", "major": "Sư phạm Vật lý", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nNgành Sư phạm Vật lý (tiếng Anh: Physics Teacher Education) là ngành đào tạo các Cử nhân Sư phạm Vật lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy tại các trường phổ thông, cao đẳng, đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học trong cả nước.\n\n\n\n\nChương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ, tin học; kiến thức cơ bản và chuyên sâu về vật lý; về khoa học giáo dục và sư phạm; kỹ năng sử dụng các phương pháp cơ bản, hiện đại giảng dạy Vật lý và công nghệ dạy học.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm Vật lý xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lý, Hóa học\nA01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh\nA02: Toán, Vật lý, Sinh học\nA04: Toán, Vật lý, Địa lí\nA10: Toán, Vật lý, Giáo dục công dân\nA12: Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nC01: Ngữ văn, Toán, Vật lý\nC05: Ngữ Văn, Vật lý, Hóa học\nD07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh\nD11: Ngữ văn, Vật lý, Tiếng Anh\nD90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\n\n\n\nBên cạnh đó, nhiều trường cũng tạo điều kiện cho học sinh muốn vào ngành Sư phạm Vật lý bằng xét tuyển bằng hình thức xét học bạ.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, ngành Sư phạm Vật lý áp dụng 2 phương thức tuyển sinh đó là phương thức xét học bạ và xét điểm thi THPTQG. Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành SPVL những năm gần đây. Có thể thấy mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 – 32 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐể tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện ở nước ta các trường đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước. Cụ thể các trường là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Thủ đô Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2\nĐại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)\nĐại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)\nĐại học Sư phạm (Đại học Huế)\nĐại học Hồng Đức\nĐại học Vinh\nĐại học Hà Tĩnh\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Quảng Nam\nĐại học Phạm Văn Đồng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP. HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học Đồng Nai\nĐại học An Giang\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nTương tự những ngành nghề khác, những tố chất bạn sở hữu sẽ quyết định bạn có thể đi bao lâu và bao xa trong ngành này. Một số tố chất mà bạn cần phải có để theo đuổi và học tốt ngành học này là:\n\n\n\n\n\nCó khả năng học tốt các môn Khoa học Tự nhiên;\nKhả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;\nCó lòng bao dung, độ lượng và trái tim nhân hậu;\nNhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý con người;\nKiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao;\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;\nYêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;\nCó tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi;\nCó ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nChương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý học cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Vật lý học phục vụ cho việc giảng dạy phổ thông, đại học, các kiến thức bổ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Vật lý ở các cấp. Vậy nên việc nắm vững kiến thức nền môn Vật lý khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn trở thành một giáo viên Vật lý trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn có thể học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ để có thể dấn thân vào những vị trí khác ngoài giảng dạy.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nHọc ngành Sư phạm Vật lý học sau khi ra trường có nhiều cơ hội xin việc với các công việc khác nhau không chỉ gói gọn trong việc dạy học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành này học có thể lựa chọn một trong những vị trí việc làm sau:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy Vật lý ở trường phổ thông, trường chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học trong cả nước.\nLàm việc tại các viện nghiên cứu về Vật lý và các lĩnh vực liên quan;\nLàm việc tại các cơ sở ứng dụng khoa học kĩ thuật trên các lĩnh vực: quang tử, cơ – điện, sản xuất, kinh doanh thiết bị khoa học – kĩ thuật;\nBiên tập viên các tạp chí, các nhà xuất bản; công tác hành chính các cơ quan hành chính sự nghiệp;\nCó đủ khả năng làm việc ở các lĩnh vực chuyên môn cần sử dụng kiến thức Vật lý như kĩ thuật điện tử, bưu chính, viễn thông…\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nĐối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau.\n\n\n", "kết luận": "\n\nKhông có thành công nào mang tên may mắn bởi bất kỳ thành công nào cũng cần sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, luôn rèn luyện và phát triển đến từ mỗi cá nhân. Nếu bạn có sở trường mạnh về môn Vật lý hoặc chỉ đơn thuần yêu thích nó thì bạn hoàn toàn có thể xem xét lựa chọn học ngành học này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-hoa-hoc", "rid": "7140212", "major": "Sư phạm Hóa học", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nNgành Sư phạm Hóa học (Chemistry Teacher Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Hóa học có đủ phẩm chất và năng lực để tham gia hoạt động giáo dục và giảng dạy hóa học bậc THPT, các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; tham gia công tác nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản tại các viện, trung tâm nghiên cứu.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm Hóa học xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lí, Hóa học\nA01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nC02: Ngữ văn, Toán, Hóa học\nD07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào từng trường mà mức điểm chuẩn ngành học này sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mức điểm chuẩn trong các kỳ tuyển sinh của các trường qua các năm thường dao động trong khoảng từ 17 – 30 điểm.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐể tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện ở nước ta các trường đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước. Cụ thể là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2\nĐại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)\nĐại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)\nĐại học Sư phạm (Đại học Huế)\nĐại học Hồng Đức\nĐại học Vinh\nĐại học Hà Tĩnh\nĐại học Quảng Bình\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Phú Yên\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP. HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học Đồng Nai\nĐại học An Giang\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành sư phạm  hóa học?": "\n\nTương tự những ngành nghề khác, những tố chất bạn sở hữu sẽ quyết định bạn có thể đi bao lâu và bao xa trong ngành. Một số tố chất mà bạn cần phải có để theo đuổi và học tốt ngành học này là:\n\n\n\n\n\nCó tinh thần trách nhiệm, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi;\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;\nKiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao;\nCó lòng bao dung, độ lượng và trái tim nhân hậu;\nCó khả năng học tốt các môn Khoa học Tự nhiên;\nKhả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;\nNhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý con người;\nYêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;\nCó ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nChương trình đào tạo ngành Sư phạm Hóa học cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Hóa học, phục vụ cho việc giảng dạy phổ thông, đại học. Vậy nên, việc nắm vững kiến thức nền tảng môn Hóa học khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn trở thành một giáo viên Hóa tài giỏi trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn có thể học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ để có thể “dấn thân” vào những vị trí khác ngoài giảng dạy. Ngoài ra, nếu bạn không có sở trường là môn Hóa học, bạn có thể lựa chọn các khối thi khác, phù hợp với điểm mạnh của bạn để tăng cơ hội trúng tuyển.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi ra trường, sinh viên ngành này có thể lựa chọn những vị trí việc làm như sau:\n\n\n\n\n\nLàm việc tại các công ty liên quan đến hóa chất;\nLàm công tác nghiên cứu ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, đặc biệt về lĩnh vực Hóa học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn này;\nLàm công tác giảng dạy Hóa học tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học, hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học tại các trường phổ thông;\n\n\n\n", "vị trí việc làm cho sinh viên ngành": "\n\nSinh viên sau khi ra trường sẽ làm ở nhiều vị trí khác nhau, tùy định hướng của mỗi người. Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm giảng viên, giáo viên tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm nghề,..Ngoài ra còn có thể làm chuyên viên nghiên cứu và tìm hiểu các hóa chất, chuyên viên và cán bộ quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục,..\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nĐối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định. Còn đối với những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm sẽ từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí, năng lực, kinh nghiệm làm việc và đơn vị làm việc mà mức lương có thể khác nhau.\n\n\n", "kết luận": "\n\nKhông có thành công nào mang tên may mắn bởi bất kỳ thành công nào cũng cần sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, luôn rèn luyện và phát triển đến từ mỗi cá nhân. Nếu bạn có sở trường mạnh về môn Hóa hoặc chỉ đơn thuần yêu thích nó thì bạn hoàn toàn có thể xem xét lựa chọn học ngành học này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-sinh-hoc", "rid": "7140213", "major": "Sư phạm Sinh học", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nSư phạm Sinh học (tiếng Anh: Biology Teacher Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Sinh học có trình độ cao về khoa học cơ bản, khoa học sinh học và giáo dục để sau khi tốt nghiệp có thể làm giáo viên Sinh học chất lượng cao tại các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời có thể đảm nhiệm các công việc nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về khoa học Sinh học, khoa học Giáo dục.\n\n\n\n\nChương trình đào tạo ngành Sư phạm Sinh học trang bị cho sinh viên những kiến thức lý thuyết chuyên sâu về khoa học sinh học và khoa học giáo dục; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích lũy được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm Sinh học xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lí, Hóa học\nA01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh\nA02: Toán, Vật lý, Sinh học\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nB04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân\nB03: Toán, Sinh học, Ngữ văn\nD07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh\nD08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh\nD33: Toán, Sinh học, Tiếng Nga\nD90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành sư phạm  sinh học là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào từng trường khác nhau sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, mức điểm chuẩn trong các kỳ tuyển sinh thường dao động trong khoảng từ 17 – 32 điểm.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành sư phạm  sinh học?": "\n\nĐể tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện các trường đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước. Các cơ sở đào tạo ngành Sư phạm Sinh học là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2\nĐại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)\nĐại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)\nĐại học Sư phạm (Đại học Huế)\nĐại học Hồng Đức\nĐại học Vinh\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Quảng Nam\nĐại học Phú Yên\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP. HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học Đồng Nai\nĐại học An Giang\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành sư phạm  sinh học?": "\n\nTương tự những ngành nghề khác, những tố chất bạn sở hữu sẽ quyết định bạn có thể đi bao lâu và bao xa trong ngành này. Một số tố chất mà bạn cần phải có để theo đuổi và học tốt ngành học này là:\n\n\n\n\n\nCó khả năng học tốt các môn Khoa học Tự nhiên;\nKhả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;\nCó lòng bao dung, độ lượng và trái tim nhân hậu;\nNhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý con người;\nKiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao;\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;\nYêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;\nCó tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi;\nCó ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nChương trình đào tạo ngành Sư phạm Sinh học cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về  Sinh học phục vụ cho việc giảng dạy phổ thông, đại học, các kiến thức bổ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Sinh học ở các cấp. Vậy nên việc nắm vững kiến thức nền môn Sinh học khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn trở thành một giáo viên bộ môn Sinh tài giỏi trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn có thể học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ để có thể dấn thân vào những vị trí khác ngoài giảng dạy.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nHọc ngành Sư phạm Sinh học sau khi ra trường có nhiều cơ hội xin việc với các công việc khác nhau không chỉ gói gọn trong việc dạy học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy môn Sinh học, môn Khoa học tự nhiên tại các trường THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học;\nNghiên cứu trong lĩnh vực Sinh học và phương pháp dạy học môn Sinh học tại các viện, trung tâm và cơ quan nghiên cứu thuộc các Bộ, Ngành…\nLàm việc tại các phòng thí nghiệm của các Trung tâm Y tế dự phòng;\nLàm việc tại các khu Bảo tồn Thiên nhiên, các khu du lịch sinh thái…\nCó thể làm việc trong các cơ quan quản lý tài nguyên sinh vật, tài nguyên môi trường, cơ sở sản xuất trong và ngoài nước, các tổ chức sử dụng lao động có kiến thức sinh học và sư phạm sinh học.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nĐối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau.\n\n\n", "mục tiêu của việc đào tạo ngành": "\n\nĐào tạo dược đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Sinh tại trung học phổ thông trình độ đại học. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Sinh học có khả năng là giáo viên dạy ở các trường Trung học cơ sở, THPT. Bên cạnh đó, có khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực Sinh học.\n\n\n\n\n\nThêm vào đó, khi học ngành này, sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Từ đó, có được phương pháp giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, có khả năng đáp ứng các yêu cầu về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở phổ thông, có đủ năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị tiên tiến, hiện đại trong dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy.\n\n\n", "kết luận": "\n\nKhông có thành công nào mang tên may mắn bởi bất kỳ thành công nào cũng cần sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, luôn rèn luyện và phát triển đến từ mỗi cá nhân. Nếu bạn có sở trường mạnh về môn Sinh hoặc chỉ đơn thuần yêu thích nó thì bạn hoàn toàn có thể xem xét lựa chọn theo đuổi ngành học này. "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-ky-thuat-cong-nghiep", "rid": "7140214", "major": "Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp là ngành đào tạo giáo viên giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng như nghiên cứu ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học. Nhằm thích ứng với thách thức và cơ hội mà cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại cho giáo dục hiện đại. Ngành SPKTCN trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Công nghiệp như cơ khí chế tạo máy, điện, thủy lực khí nén, gỗ, quản trị sản xuất, bảo trì bảo dưỡng, thiết kế sản phẩm, Marketing… Đặc biệt là các môn chuyên sâu về lĩnh vực kiểm tra đánh giá vật liệu, công nghệ kim loại, xử lý và hóa bền bề mặt.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể thi tuyển vào ngành SPKTCN, các sĩ tử có thể quan tâm các tổ hợp xét tuyển sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lí, Hóa học\nA01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh\nA16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành sư phạm kỹ thuật nông nghiệp là bao nhiêu?": "\n\nTrong năm 2020, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 – 20 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành": "\n\nỞ nước ta hiện nay chưa có nhiều trường đào tạo ngành SPKTCN, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgoài chuẩn bị cho mình kiến thức ra, các bạn cần phải chuẩn bị kỹ càng về mặt tâm lý, niềm đam mê và khả năng thích ứng với ngành. Sau đây là một số tố chất mà các bạn có thể tham khảo:\n\n\n\n\n\nCẩn thận, kiên trì\nSiêng năng, tận tâm với công việc\nĐam mê máy móc, kỹ thuật\nKhả năng làm việc theo đội, nhóm\nChịu được áp lực công việc cao\nHọc tốt các môn KHTN\nKhả năng truyền đạt tốt\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng\nYêu nghề dạy học, tôn trọng, thương yêu, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nNgay ở tên ngành chúng ta cũng phần nào đoán được ngành này yêu cầu chúng ta cần giỏi môn gì rồi. Học giỏi các môn khoa học tự nhiên là một lợi thế mạnh cho các bạn thí sinh. Ngành kỹ thuật yêu cầu sự tính toán, sự hiểu về các nguyên lý hoạt động của máy móc,… Vì vậy, chuẩn bị đầy đủ kiến thức về các môn tự nhiên là rất cần thiết.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi ra trường, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm và có đủ năng lực đảm nhiệm các công việc sau:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy môn công nghệ và làm công tác giáo dục học sinh ở các trường THPT, trung tâm dạy nghề…\nQuản lý phòng thiết bị ở các trường THPT, THCS.\nLàm việc tại các doanh nghiệp sản xuất hoặc dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo nghề có liên quan đến lĩnh vực cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực, điện Công nghiệp, điện tử.\nTham gia thực hiện đề tài, các chương trình nghiên cứu khoa học ở nhiều cấp với các quy mô khác nhau nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến giáo dục trong tiến trình phát triển Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn…\nCán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất tư nhân và các trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp, Công nghiệp.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành sư phạm kỹ thuật là bao nhiêu?": "\n\nĐối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học hay tại các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.\n\n\nNgoài ra, nếu bạn làm việc tại các doanh nghiệp về kỹ thuật Công nghiệp sẽ có mức lương khởi điểm từ 7 – 10 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn. Mức thu nhập này sẽ tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của bạn.\n\n\n", "mục tiêu khi đào tạo ngành": "\n\n\nTrang bị cho sinh viên kiến thức khoa học cơ bản, những kỹ thuật cơ sở và chuyên ngành. Từ đó vận dụng được trong dạy học tại phổ thông và đại học\nBên cạnh đó, trau dồi nội dung về khoa học giáo dục, đặc biệt là phương pháp, phương tiện dạy học tiên tiến\nHiểu rõ được vị trí, nhiệm vụ của người giáo viên dạy môn Công nghệ ở trường phổ thông nhất là việc hướng nghiệp\nGiúp các bạn thực hiện thành thạo các kỹ năng thực hành cơ bản thuộc chương trình đào tạo\nSau khi ra trường, đảm bảo có năng lực sư phạm để tổ chức hiệu quả quá trình dạy học phần kỹ thuật công nghiệp hay là môn công nghệ\nCó khả năng tự học, học hỏi nhiều kiến thức kỹ năng và linh hoạt xử lý các vấn đề xảy ra trong thực tiễn\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành sư phạm kỹ thuật công nghiệp là đang là ngành hot ở các trường nước ta hiện nay. Ngành này mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội việc làm với mức lương phong phú. Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cần thiết của ngành SPKTCN. Hy vọng sẽ giúp các bạn trong việc lựa chọn ngành học phù hợp."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-ky-thuat-nong-nghiep", "rid": "7140215", "major": "Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nSư phạm Kỹ thuật nông nghiệp (SPKTNN) là ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực nông nghiệp theo hướng sư phạm. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức về khoa học cũng như các nguyên lý trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đây là ngành học đào tạo giáo viên có năng lực chuyên môn, phục vụ cho quá trình đổi mới của đất nước. Ngoài ra, sinh viên còn được học về các kỹ năng cơ bản về lý luận dạy học, tâm lý dạy học và các phương pháp giảng dạy hợp lý. Bên cạnh đó, sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, trải nghiệm thực tế,… \n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành SPKTNN là ngành thiên về lĩnh vực khoa học, tự nhiên. Chính vì vậy, các tổ hợp xét tuyển vào ngành đa phần thiên về các khối thi tự nhiên. Nếu bạn đang có dự định thi tuyển vào ngành này thì có thể tham khảo các khối thi sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lí, Hóa học\nA16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nB03: Toán, Sinh học, Ngữ văn\nB04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nTrong năm 2022, mức điểm chuẩn của ngành sư phạm kỹ thuật nông nghiệp dao động từ 17.7 – 26.75 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgành SPKTNN là ngành khá phổ biến nhưng có rất ít trường đào tạo hiện nay. Cả nước chỉ có 2 trường đại học tham gia đào tạo, đó là:\n\n\n\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Nông lâm TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nMỗi ngành học không chỉ đòi hỏi chúng ta về kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi bạn phải có những tố chất phù hợp với ngành. Những bạn trẻ có mong muốn theo học và thành công khi làm việc trong ngành sư phạm kỹ thuật nông nghiệp sẽ cần phải có những tố chất sau đây:\n\n\n\n\n\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng\nKhả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết\nCó khả năng học tốt các môn Khoa học Tự nhiên\nCó tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao\nSiêng năng, tận tâm với công việc\nCẩn thận, kiên trì, khéo léo, tỉ mỉ\nYêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐặc trưng của ngành học này là nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến khoa học, tự nhiên. Môn học đầu tiên bạn cần nắm vững và học tốt đó là môn sinh học. Như trên các khối thi, đa số đều có sự góp mặt của bộ môn sinh học. Những kiến thức về môn này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự phát triển về cây trồng, chăn nuôi, hay các đặc trưng trong lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp,… Ngoài ra, bạn phải có sự tính toán chuẩn xác để có thể đảm bảo trong quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ. Ngành sư phạm không thể thiếu môn Văn, chính vì vậy học tốt môn văn cũng là một lợi thế để bạn có thể truyền tải một cách tốt nhất những kiến thức tích lũy được tới người khác.\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên ngành này như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành SPKTNN được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên ngành cũng như những kỹ năng để đáp ứng tốt ở các vị trí công việc. Những công việc mà sinh viên có thể đảm nhiệm như:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy, hướng nghiệp tại các trường phổ thông trung học hoặc các trường cao đẳng, trung học Nông nghiệp, trung tâm hướng nghiệp hay các trung tâm dạy nghề\nGiảng dạy các lớp đào tạo ngắn hạn tại trung tâm dạy nghề như: chăn nuôi, trồng trọt, sửa chữa điện gia đình, cắm hoa, nấu ăn, thêu…\nTham gia thực hiện đề tài, các chương trình nghiên cứu khoa học ở nhiều cấp với các quy mô khác nhau nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến giáo dục trong tiến trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn\nCán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất và các trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐối với những người làm việc ở lĩnh vực giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống công lập hay làm việc trong cơ quan nhà nước, mức lương được tính theo quy định của Nhà nước. Còn đối với những người công tác giảng dạy tại các cơ sở dân lập thì mức lương tùy thuộc vào năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc. Thông thường dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, nếu bạn làm việc tại các cơ sở sản xuất, trung tâm nghiên cứu về Nông nghiệp sẽ có mức lương trung bình từ 6 – 9 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTheo học ngành này, ngoài có cơ hội việc làm cao, sinh viên sau khi ra trường còn có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực nông nghiệp, có thể giúp đỡ cho quê hương đất nước. Bài viết trên đây đã chia sẻ đầy đủ cho các bạn những thông tin quan trọng về ngành sư phạm kỹ thuật nông nghiệp. Giúp các bạn chuẩn bị được một kiến thức đầy đủ về ngành để có thể thi tuyển thật tốt."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-ngu-van", "rid": "7140217", "major": "Sư phạm Ngữ văn", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm Ngữ văn (Literature and Linguistics Teacher Education) là ngành đào tạo giáo viên có khả năng giảng dạy môn Ngữ văn tại các trường THPT, trường chuyên và các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp. Họ là những người có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt phục vụ cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.\n\n\n\n\nSinh viên chuyên ngành này sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về văn học, ngôn ngữ và giáo dục; rèn luyện các kỹ năng tư duy, phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng lòng yêu nghề, trách nhiệm nghề nghiệp, các phẩm chất đạo đức của công dân thế hệ mới.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm Ngữ văn xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nC00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh\nD15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nC19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân\nD20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân\nD66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào từng trường mà mức điểm chuẩn sẽ khác nhau. Theo tìm hiểu, mức điểm chuẩn trong các kỳ tuyển sinh thường dao động trong khoảng từ 17 – 28 điểm.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐể tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện ở nước ta có rất nhiều cơ sở giáo dục đào tạo ngành học này. Cụ thể là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Thủ Đô Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2\nĐại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)\nĐại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)\nĐại học Hải Phòng\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)\nĐại học Sư phạm (Đại học Huế)\nĐại học Hồng Đức\nĐại học Vinh\nĐại học Quảng Bình\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Quảng Nam\nĐại học Phạm Văn Đồng\nĐại học Phú Yên\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP. HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học Đồng Nai\nĐại học An Giang\nĐại học Trà Vinh\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể biết được câu trả lời thỏa đáng, bạn có thể cân nhắc một số các tiêu chí sau đây:\n\n\n\n\n\nCó khả năng học tốt các môn Khoa học Xã hội;\nYêu thích văn chương, có khả năng cảm thụ văn học và viết lách;\nCó vốn hiểu biết văn học, văn hóa sâu rộng;\nCó tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;\nKhả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;\nYêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.\nCó ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nChương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Ngữ văn học phục vụ cho việc giảng dạy phổ thông, đại học. Vậy nên, việc nắm vững kiến thức nền môn Ngữ văn khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn trở thành một giáo viên bộ môn Văn tài giỏi trong tương lai. Có thể thấy, hiện nay tất cả các khối để xét tuyển ngành nghề này đều có môn Ngữ Văn. Bên cạnh đó, bạn có thể học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ để có thể “thử sức” vào những vị trí khác ngoài giảng dạy.\n\n\n", "kỹ năng có được sau khi ra trường": "\n\nSinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng, và phẩm chất:\n\n\n\nKiến thức cơ bản, chuyên sâu và có hệ thống về văn học\nKỹ năng chuyên ngành, sư phạm để thực hiện công tác giảng dạy Ngữ Văn tại các trường\nKỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và đạt được trình độ theo quy định\nKỹ năng giải quyết các tính huống sư phạm hiệu quả, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của nhà trường, địa phương.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi ra trường, sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở các trường tiểu học, THCS, THPT, những trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,…;\nNghiên cứu và phê bình văn học tại những Viện nghiên cứu về văn học, văn hóa, ngôn ngữ…;\nTrở thành biên tập viên, phóng viên cho các đài phát thanh, truyền hình, biên tập viên cho tòa soạn báo địa phương, trung ương, nhà xuất bản và truyền thông;\nChuyên viên phụ trách môn Ngữ văn ở phòng, sở Giáo dục và Đào tạo;\nLàm công tác chuyên môn trong các cơ quan, tổ chức liên quan kiến thức về khoa học xã hội, các cơ quan quản lý giáo dục, các tổ chức xã hội…\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nĐối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định. Còn đối với những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí, năng lực, kinh nghiệm làm việc và đơn vị làm việc mà mức lương có thể khác nhau.\n\n\n", "kết luận": "\n\nKhông có thành công nào mang tên may mắn bởi bất kỳ thành công nào cũng cần sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, luôn rèn luyện và phát triển đến từ mỗi cá nhân. Nếu bạn là một người yêu thích văn chương hoặc chỉ đơn thuần yêu thích nó thì bạn hoàn toàn có thể xem xét lựa chọn học ngành này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-lich-su", "rid": "7140218", "major": "Sư phạm Lịch sử", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nNgành Sư phạm Lịch sử (History Teacher Education) là ngành đào tạo giáo viên môn Lịch sử, có kiến thức sâu rộng và vững chắc về khoa học Lịch sử; có khả năng giảng dạy các kiến thức Lịch sử cho học sinh trung học phổ thông, đáp ứng chương trình phân ban cũng như chuyên ban phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Trung học phổ thông hiện nay.\n\n\n\n\nChương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử trang bị cho sinh viên những kiến thức về nội dung, cấu trúc, chương trình, lý luận về phương pháp dạy học bộ môn lịch sử, vận dụng phù hợp từng phương pháp cụ thể trong dạy học lịch sử ở bậc Trung học phổ thông. Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội tiếp cận với các kiến thức cơ bản về Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử địa phương có hệ thống sát với chương trình phổ thông, đặc biệt là cấp Trung học phổ thông.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm Lịch sử xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nC00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí\nC19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân\nC20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh\nD15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nD62: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nga\nD64: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành sư phạm  lịch sử là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào từng trường khác nhau sẽ có mức điểm chuẩn ngành Sư phạm Lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, mức điểm chuẩn trong các kỳ tuyển sinh của các trường thường dao động trong khoảng từ 17 – 33 điểm.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐể tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện ở nước ta các trường đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước. Các cơ sở đào tạo ngành SPLS là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Thủ Đô Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2\nĐại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)\nĐại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)\nĐại học Sư phạm (Đại học Huế)\nĐại học Hồng Đức\nĐại học Vinh\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Quảng Nam\nĐại học Phú Yên\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP. HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học Đồng Nai\nĐại học An Giang\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nTương tự những ngành nghề khác, những tố chất bạn sở hữu sẽ quyết định bạn có thể đi bao lâu và bao xa trong ngành này. Một số tố chất mà bạn cần phải có để theo đuổi và học tốt ngành học là:\n\n\n\n\n\nCó khả năng học tốt các môn Khoa học Xã hội;\nCó trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết lịch sử, văn hóa sâu rộng;\nCó tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;\nKhả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;\nYêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.\nCó ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nChương trình đào tạo ngành SPLS học cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Lịch sử học phục vụ cho việc giảng dạy phổ thông, đại học, các kiến thức bổ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Lịch sử ở các cấp. Vậy nên việc nắm vững kiến thức nền môn Lịch sử khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn trở thành một giáo viên bộ môn Lịch sử trong tương lai. Có thể thấy, hiện nay hầu hết các khối để xét tuyển ngành nghề này đều yêu cầu bạn phải có sở trường là môn Lịch sử. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn những tổ hợp khác phù hợp với sở trường của bạn hơn nếu bạn không giỏi môn Lịch sử.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nHọc ngành Sư phạm Lịch sử học sau khi ra trường có nhiều cơ hội xin việc với các công việc khác nhau không chỉ gói gọn trong việc dạy học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:\n\n\n\n\n\nLàm công tác nghiên cứu ở tổ chức, cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo,…;\nLàm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học. Có khả năng hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử tại các trường phổ thông;\nChuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục;\nLàm công tác quản lý tư liệu lịch sử, quản lý bảo tàng, di tích lịch sử…\nLàm công tác lịch sử, văn hoá ở các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội;\nLàm những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nĐối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau.\n\n\n", "giới thiệu chương trình đào tạo ngành": "\n\nTùy vào mỗi trường đại học sẽ phân bố các môn khác nhau. Tuy nhiên, sinh viên đều được chia thành 2 học phần: đại cương và phần chuyên ngành.\n\n\n\nĐối với các môn đại cương: Ngoài việc được tiếp cận các môn lịch sử chính trị, sinh viên được trang bị kỹ năng về tin học, tiếng anh,….Song song đó, là các kỹ năng quản lý nghiệp vụ sư phạm nhằm đảm bảo đầu ra sẽ có đủ các kiến thức, kỹ năng xử lý vấn đề.\nĐối với học phần chuyên ngành: Tìm hiểu sâu sắc về kiến thức Lịch Sử Việt Nam và nước ngoài. Từ đó, sinh viên có cái nhìn tổng quan hơn về ngành, về nghề sau này. Bên cạnh đó, các bạn bắt đầu với công tác thực hành về các hình thức tổ chức dạy học Lịch sử tại các cấp khác nhau.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, cơ hội làm việc của ngành Sư phạm Lịch sử rất rộng mở kèm theo đó là cơ sở giáo dục trải dài trên cả nước khiến cho rất nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm đến ngành này. Nếu bạn là một người yêu thích việc tìm hiểu về lịch sử văn hóa Việt Nam và các nước trên thế giới vậy thì chần chờ gì mà bạn không đăng ký ngay ngành này?"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-dia-ly", "rid": "7140219", "major": "Sư phạm Địa lý", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nNgành Sư phạm Địa lý (Geography Teacher Education) là ngành đào tạo cử nhân khoa học ngành Địa lý nắm vững các tri thức về địa lý cơ bản và phương pháp giảng dạy môn học này ở trường THPT; đáp ứng chương trình phân ban cũng như chuyên ban phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học theo quy định của bộ GDĐT hiện hành.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức về những khái niệm và những tri thức Địa lý tự nhiên có quan hệ với các hiện tượng, các quá trình tự nhiên. Bên cạnh đó sinh viên sẽ được củng cố kiến thức nền vững chắc về Địa lý kinh tế – xã hội, tổ chức lãnh thổ, thể tổng hợp kinh tế – xã hội của các vùng, quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Từ đó có thể hiểu và vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa con người với môi trường và sự phát triển bền vững,…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm Địa lý xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lý, Hóa học\nA09: Toán, Địa lý, Giáo dục công dân\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nC00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý\nC04: Ngữ văn, Toán, Địa lý\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD10: Toán, Địa lý, Hóa học\nD15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nD20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân\nD44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác trường đào tạo ngành học này qua các năm có mức điểm chuẩn từ 17 – 27 điểm. Mức điểm này tùy theo các khối thi cũng như là phương thức xét tuyển của cơ sở đào tạo.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐể tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện ở nước ta các trường đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước. Các bạn có thể tham khảo danh sách sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)\nĐại học Hải Phòng\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)\nĐại học Sư phạm (Đại học Huế)\nĐại học Hồng Đức\nĐại học Vinh\nĐại học Quy Nhơn\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP.HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học An Giang\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể học tập và thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó khả năng học tốt các môn Khoa học Xã hội;\nCó trí nhớ tốt, có hiểu biết về lịch sử – địa lý và vốn văn hóa sâu rộng;\nCó tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;\nKhả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;\nYêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.\nCó tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi;\nCó ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe;\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nChương trình đào tạo ngành Sư phạm Địa lý học cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Địa lý học phục vụ cho việc giảng dạy phổ thông, đại học, các kiến thức bổ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Địa lý ở các cấp. Vậy nên việc nắm vững kiến thức nền môn Địa lý khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn trở thành một giáo viên Địa lý tài giỏi trong tương lai. Bên cạnh đó, nếu bạn không có sở trường là môn Địa lý nhưng có đam mê với ngành này bạn có thể lựa chọn những tổ hợp môn khác để tăng cơ hội trúng tuyển.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành học này có nhiều cơ hội việc làm. Cụ thể, các bạn có thể cân nhắc những vị trí việc làm sau:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy địa lý tại các trường THPT, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước; giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng trong cả nước nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về trình độ và năng lực cao hơn.\nNghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu về khoa học địa lý, tài nguyên và môi trường, khí tượng thủy văn, địa chính,…\nChuyên viên và quản lý tại các bộ phận ở các trường học, các cơ sở quản lý giáo dục, các cơ sở khác phù hợp với chuyên môn như du lịch, văn hóa, địa chính…\nĐảm nhận công việc trong các lĩnh vực liên quan đến địa lí như: phân vùng – quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên môi trường, các dự án dân số, phát triển nông thôn, đô thị hoá…\n\n\n\n", "những kỹ năng có được sau khi ra trường": "\n\nSinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Địa lý có những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất sau:\n\n\n\nKiến thức cơ bản, chuyên sâu và có hệ thống về khoa học địa lý và lý luận dạy học Địa lý\nKỹ năng chuyên ngành, sư phậm để thực hiện các quá trình dạy học Đia lý ở các trường\nKỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và đạt trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu\nKỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm hiệu quả, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của nhà trường, địa phương.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nĐối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định. Còn đối với những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và đơn vị làm việc mà mức lương có thể khác nhau.\n\n\n", "kết luận": "\n\nĐối với mọi ngành nghề, sẽ không có thành công nào từ trên trời rơi xuống bởi tất cả thành công đều là quả ngọt của sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, luôn rèn luyện và phát triển đến từ mỗi cá nhân. Nếu bạn có sở trường mạnh về môn Địa lý hoặc muốn dấn thân vào ngành này do cơ hội việc làm đa dạng thì bạn hoàn toàn có thể xem xét lựa chọn ngành học này. \n\n\n "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-am-nhac", "rid": "7140221", "major": "Sư phạm Âm nhạc", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nNgành Sư phạm Âm nhạc (Music Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Âm nhạc, có trình độ lý luận và thực hành để giảng dạy âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa SPAN của các trường nghệ thuật và văn hóa – nghệ thuật, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh, sinh viên.\n\n\n\n\nChương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc trang bị cho sinh viên những kiến thức về nhạc lý cơ bản, đọc ghi nhạc, kỹ thuật hát, chỉ huy hát tập thể, múa, phục vụ cho công tác giảng dạy chương trình âm nhạc và hoạt động văn hóa, văn nghệ ở trường THCS. Bên cạnh đó sinh viên còn được học cách áp dụng các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp sư phạm, thực hành chức năng hoạt động dạy học bộ môn vào hoạt động dạy học, giáo dục học sinh THCS.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay chỉ có 2 tổ hợp môn sau dùng để xét tuyển vào ngành này:\n\n\n\nN00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2\nN01: Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành Sư phạm Âm nhạc hiện nay đang áp dụng 2 phương thức tuyển sinh đó là phương thức xét điểm thi THPTQG và phương thức xét học bạ. Trong những năm gần đây, mức điểm chuẩn của ngành này từ 19 – 29 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐể tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện ở nước ta các cơ sở đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước dù số lượng tại từng khu vực còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng\nĐại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Đồng Tháp\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nBên cạnh năng khiếu âm nhạc vốn có, bạn có thể tham khảo một số tố chất như sau:\n\n\n\n\n\nTự tin, năng động và sáng tạo;\nCó trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết văn hóa – xã hội sâu rộng;\nCó tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;\nKhả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;\nYêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;\nCó ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe;\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nChương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc học cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Âm nhạc học phục vụ cho việc giảng dạy phổ thông, đại học, các kiến thức bổ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Âm nhạc ở các cấp. Vậy nên việc nắm vững kiến thức nền môn Âm nhạc khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn trở thành một giáo viên Âm nhạc tài giỏi trong tương lai. Bên cạnh đó nếu bạn không có sở trường là môn Âm nhạc nhưng có đam mê với ngành này bạn có thể lựa chọn xét học bạ để xét tuyển.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nHọc ngành Sư phạm Âm nhạc học sau khi ra trường có nhiều có nhiều tiềm năng phát triển tại các ngành nghề khác nhau không chỉ gói gọn trong việc dạy học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy môn nghệ thuật, âm nhạc ở Tiểu học và âm nhạc ở THCS;\nGiảng dạy các trường Sơ cấp, Trung cấp, Văn hóa Nghệ thuật;\nTham gia công việc tại các tổ chức xã hội có đào tạo về âm nhạc hoặc thực hiện các công việc liên quan đến âm nhạc;\nGiảng dạy ở Trung tâm văn hóa thiếu nhi, làm công tác thông tin tuyên truyền ở các Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch, Phòng VHTT thành phố…\nCán bộ văn hóa – văn nghệ quần chúng tại các nhà văn hóa và cộng đồng;\nLàm chuyên viên âm nhạc ở các sở, phòng văn hóa – thể thao và du lịch;\nLàm việc độc lập trên thị trường về lĩnh vực âm nhạc;\nCó thể làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan nghiên cứu khoa học về giáo dục âm nhạc.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\n\nĐối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định của nhà nước.\nĐối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nĐối với mọi ngành nghề, sẽ không có thành công nào từ “trên trời rơi xuống” bởi tất cả thành công đều là quả ngọt của sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, luôn rèn luyện và phát triển đến từ mỗi cá nhân. Đừng lo lắng nếu bạn bạn có đam mê và muốn dấn thân vào ngành này nhưng lại không có năng khiếu Âm nhạc vì hiện nay một số cơ sở đào tạo cho phép xét học bạ đối với ngành này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-my-thuat", "rid": "7140222", "major": "Sư phạm Mỹ thuật", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nSư phạm Mỹ thuật (tiếng Anh:  Art Education) là ngành đào tạo cử nhân sư phạm Mỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy Mỹ thuật tại các trường ở cấp học phổ thông và các trường trung cấp chuyên nghiệp. Người họ còn có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục và sáng tạo tác phẩm, tham gia tổ chức các hoạt động Mỹ thuật đồng thời có thể học tiếp ở trình độ cao hơn.\n\n\n\n\nSinh viên chuyên ngành này sẽ được trang bị những kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, tin học và đặc biệt là mỹ thuật: hình họa, trang trí, bố cục, điêu khắc, ký họa. Từ đó sinh viên sẽ nắm được quá trình phát triển của mĩ thuật thế giới và của Việt Nam, có thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, biết phân tích đánh giá các tác phẩm nghệ thuật và tranh vẽ của học sinh…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể thi vào ngành Sư phạm Mỹ thuật, các thí sinh phải lựa chọn khối thi năng khiếu vẽ là khối H hoặc khối V, tùy theo yêu cầu tuyển sinh của từng trường khác nhau. Một số tổ hợp môn khối H và V tại các cơ sở đào tạo là:\n\n\n\nH00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1 và Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2\nV00: Toán, Vật lý và Vẽ Hình họa mỹ thuật\nV01: Toán, Ngữ văn và Vẽ Hình họa mỹ thuật\nV02: Vẽ mỹ thuật, Toán và Tiếng Anh\nV03: Vẽ mỹ thuật, Toán và Hóa học\nV05: Ngữ văn, Vật lý và Vẽ mỹ thuật\nV06: Toán, Địa lí và Vẽ mĩ thuật\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành Sư phạm Mỹ thuật hiện nay chỉ áp dụng 1 phương thức tuyển sinh đó là phương thức xét điểm thi THPTQG. Trong những năm gần đây, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17-28 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐể tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện ở nước ta các cơ sở đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước dù số lượng tại từng khu vực còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo cụ thể là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Mỹ thuật Việt Nam\nĐại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nghệ thuật – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Mỹ thuật TP.HCM\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học Sài Gòn\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành Sư phạm Mỹ thuật đòi hỏi yêu cầu cao ở mỗi sinh viên về mặt năng khiếu Mỹ thuật. Bên cạnh đó, để có thể theo học ngành này, bạn cần có những tố chất như sau:\n\n\n\n\n\nCó năng khiếu và đam mê về mỹ thuật;\nTự tin, năng động và sáng tạo;\nCó trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết văn hóa – xã hội sâu rộng;\nCó tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;\nKhả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;\nYêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;\nCó ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐể xét tuyển vào ngành này cũng như có thể hoàn thành tốt trong quá trình học tập đòi hỏi bạn phải có năng khiếu về Mỹ thuật. Việc tự học hỏi và rèn luyện khả năng vẽ là một trong những yếu tố bức thiết thuộc ngành này. Bởi vì bạn sẽ không thể xét tuyển vào ngành này bằng các phương thức khác như tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực hay xét tuyển học bạ. Bên cạnh đó, bạn nên chú trọng thêm vào môn Toán để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi ra trường, sinh viên có nhiều có nhiều tiềm năng phát triển tại các ngành nghề khác nhau không chỉ gói gọn trong việc dạy học. Cụ thể, sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật học có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy môn hội họa, mỹ thuật ở Tiểu học và THCS;\nGiảng dạy mỹ thuật tại các trường Sơ cấp, Trung cấp, Văn hóa Nghệ thuật;\nTham gia công việc tại các tổ chức xã hội có đào tạo về mỹ thuật hoặc thực hiện các công việc liên quan đến mỹ thuật;\nGiảng dạy ở Trung tâm văn hóa thiếu nhi, làm công tác thông tin tuyên truyền ở các Sở VH-TT & DL, Phòng VHTT thành phố, huyện; các Trung tâm thiết kế quảng cáo…\nLàm việc tại các phòng tranh, triển lãm tranh.\nLàm việc độc lập trên thị trường về lĩnh vực Mỹ thuật;\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\n\nĐối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước: mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định của nhà nước. \nĐối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập: mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. \nNgoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau. Đối với các bạn làm việc độc lập trên thị trường về lĩnh vực Mỹ thuật thì hiện nay vẫn không có con số chính xác về mức lương do phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cá nhân.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Sư phạm Mỹ thuật là một ngành khá hot với các bạn có khả năng hội họa và kỹ năng vẽ tốt. Tuy nhiên ngành học này đòi hỏi bạn phải có năng khiếu Mỹ thuật để có thể thi đậu vào các cơ sở đào tạo bởi lẽ tất cả các khối xét tuyển đều yêu cầu bạn phải tham gia từ 1 đến 2 bài thi năng khiếu tùy theo yêu cầu của từng khối. Vậy nên đây là một thiệt thòi rất lớn đối với những bạn yêu thích môn này hay muốn dấn thân vào ngành này nhưng hiện tại chưa sở hữu kỹ năng vẽ và hội họa tốt."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tieng-bana", "rid": "7140223", "major": "Sư phạm Tiếng Bana", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm Tiếng Bana (Mã ngành: 7140223) là ngôn ngữ phân tích đơn lập, không có biến tố, chia động từ hay hậu tố và tương đối dễ học. Đây là ngôn ngữ của người dân tộc Bana – dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Ngôn ngữ này mang tính hệ thống vô cùng chặt chẽ, có từ vựng, ngữ âm, cấu tạo từ… tương tự như các ngôn ngữ thông thường khác.\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành sư phạm tiếng Bana dao động từ 16 – 20 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, điểm chuẩn có thể thay đổi do số lượng và chất lượng thí sinh đăng ký vào trường.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học tập và thành công trong lĩnh vực này bạn phải có đủ đam mê, sự nhiệt tình và quan tâm đến ngôn ngữ và văn hóa của người Bana. Bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, xử lý thông tin hiệu quả để tương tác với cộng đồng người Bana. Phải cẩn trọng và kiên nhẫn, tìm hiểu và bảo tồn ngôn ngữ Bana. Sẵn lòng học hỏi và nâng cao kiến thức từng ngày. \n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm của ngành sư phạm tiếng Bana rất cao. Cụ thể như:\n\n\n\nTrở thành giảng viên giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng.\nNghiên cứu và phát triển ngôn ngữ.\nHướng dẫn viên du lịch, giúp du khách hiểu rõ ngôn ngữ và văn hóa của người Bana.\nThông dịch viên.\nPhát triển kinh tế địa phương.\n\n\n\nTùy vào vị trí làm việc và kinh nghiệm mà mức lương ngành ngôn ngữ Bana dao động từ 8 – 15 triệu đồng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những chia sẻ về ngành sư phạm tiếng Bana để các thí sinh tham khảo. Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với ngôn ngữ thì đây là ngành học đáng để cân nhắc. Chúc bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tieng-ede", "rid": "7140224", "major": "Sư phạm Tiếng Êđê", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm Tiếng Êđê (Mã ngành: 7140224) là ngành được tổ chức giảng dạy từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông. Ngành học này có vai trò giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng Tiếng Êđê, hình thành và phát triển những phẩm chất nhân văn, bồi dưỡng sự trân trọng và ý thức bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Êđê, trong quan hệ với các dân tộc anh em khác. \n\n\nNội dung cốt lõi của ngành Sư phạm Tiếng Êđê bao gồm kiến thức Tiếng Êđê và kiến thức văn hóa dân tộc Êđê. Kiến thức ngôn ngữ: ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh thuộc các lớp từ thấp đến cao và được tích hợp trong quá trình rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản. Ngành học cung cấp kiến thức ngôn ngữ, tri thức văn hóa, xã hội liên quan đến các chủ đề, chủ điểm và rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Êđê, tạo lập khả năng vận dụng ngôn ngữ toàn diện của học sinh. Nội dung của các năm học được xây dựng theo hệ thống các chủ đề, chủ điểm phù hợp với lứa tuổi của học sinh ở từng cấp học. \n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại chưa có thông tin các khối thi vào ngành Sư phạm Tiếng Êđê. Các bạn hãy thường xuyên theo dõi Reviewedu.net để cập nhật thông tin mới nhất.\n\n\nĐiểm chuẩn ngành sư phạm tiếng Êđê dao động từ 15 – 20 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, điểm chuẩn có thể thay đổi do số lượng và chất lượng thí sinh đăng ký vào trường.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nCác trường tuyển sinh ngành Sư phạm Tiếng Êđê hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Trên cả nước chỉ có 2 trường đào tạo ngành sư phạm Tiếng Êđê, cụ thể: \n\n\n\nTrường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk \nTrường Đại học Tây Nguyên\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học tập và thành công trong lĩnh vực này bạn phải có đủ đam mê, sự nhiệt tình và quan tâm đến ngôn ngữ và văn hóa của người Êđê. Bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, xử lý thông tin hiệu quả để tương tác với cộng đồng người Êđê. Phải cẩn trọng và kiên nhẫn, tìm hiểu và bảo tồn ngôn ngữ Êđê. Sẵn lòng học hỏi và nâng cao kiến thức từng ngày. \n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm của ngành sư phạm tiếng Êđê rất cao. Cụ thể như:\n\n\n\nTrở thành giáo viên giảng dạy tại các trường tiểu học, THCS và THPT.\nNghiên cứu và phát triển ngôn ngữ.\nHướng dẫn viên du lịch, giúp du khách hiểu rõ ngôn ngữ và văn hóa của người Êđê.\nThông dịch viên.\nPhát triển kinh tế địa phương.\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nCác trường tiểu học, THCS, THPT và các trung tâm đào tạo chỉ đáp ứng được rất ít nhu cầu nhân lực cho ngành nghề đắt giá này. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Sư phạm Tiếng Êđê với mức lương khởi điểm từ 8 -10 triệu/tháng và đối với người có kinh nghiệm từ một đến hai năm là 12 – 15 triệu/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những chia sẻ của ReviewEdu về ngành sư phạm tiếng Êđê để các thí sinh tham khảo. Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với ngôn ngữ thì đây là ngành học đáng để cân nhắc. Chúc bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tieng-jrai", "rid": "7140225", "major": "Sư phạm Tiếng Jrai", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm tiếng Jrai (Mã ngành 7140202JR) là ngành học đặc biệt dành riêng cho những bạn muốn trở thành giáo viên và có niềm đam mê với tiếng và dân tộc Jrai. \n\n\nTuy nhiên theo chúng tôi tìm hiểu, hiện nay không còn trường nào đào tạo ngành này, mà chỉ có Ngành Giáo dục Tiểu học – Tiếng J’rai .\n\n\nĐào tạo cử nhân Giáo Dục Tiểu Học – Tiếng Jrai nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe, có năng lực dạy học, giáo dục học sinh theo các yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học, nghiên cứu khoa học giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của Giáo Dục Tiểu Học trong những thập kỷ tới, thành thạo các kiến thức và kỹ năng về Giáo dục tiểu học và Tiếng Jrai.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nTuy ngành Sư phạm Tiếng Jrai không mới nhưng khối ngành xét tuyển cũng còn hạn chế, cụ thể:\n\n\n\n\n\n\nSTT\n\nKhối\n\nTổ hợp môn xét tuyển\n\n\n\n1\nA00\nToán, Vật lý, Hóa học\n\n\n2\nC00\nVăn học, Lịch sử, Địa lý\n\n\n3\nD01\nToán, Ngữ văn, Tiếng Anh\n\n\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Sư phạm tiếng Jrai dao động từ 16 – 21.5 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, điểm chuẩn có thể thay đổi do số lượng và chất lượng thí sinh đăng ký vào trường.\n\n\nTheo ReviewEdu tìm hiểu, hiện nay không còn trường nào đào tạo ngành này, mà chỉ có Trường Đại học Tây Nguyên đào tạo Ngành Giáo dục Tiểu học – Tiếng J’rai.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học tập và thành công trong lĩnh vực này bạn phải có đủ đam mê, sự nhiệt tình và quan tâm đến ngôn ngữ và văn hóa của người Jrai. Bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, xử lý thông tin hiệu quả để tương tác với cộng đồng người Jrai. Phải cẩn trọng và kiên nhẫn, tìm hiểu và bảo tồn ngôn ngữ Jrai. Sẵn lòng học hỏi và nâng cao kiến thức từng ngày. \n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm của ngành sư phạm tiếng Jrai rất cao. Cụ thể như:\n\n\n\nGiáo viên tại các trường tiểu học\nGiảng viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có đào tạo giáo viên tiểu học\nChuyên viên về lĩnh vực giáo dục tiểu học của các sở, phòng giáo dục và đào tạo; cán bộ các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển giáo dục tiểu học,…\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nCác trường tiểu học, THCS, THPT và các trung tâm đào tạo chỉ đáp ứng được rất ít nhu cầu nhân lực cho ngành nghề đắt giá này. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Sư phạm Tiếng Jrai với mức lương khởi điểm từ 8 -10 triệu/tháng và đối với người có kinh nghiệm từ một đến hai năm là 12 – 15 triệu/tháng. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những chia sẻ của ReviewEdu về ngành sư phạm tiếng Jrai để các thí sinh tham khảo. Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với ngôn ngữ thì đây là ngành học đáng để cân nhắc. Chúc bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tieng-khmer", "rid": "7140226", "major": "Sư phạm Tiếng Khmer", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nSư phạm tiếng Khmer là ngành đào tạo ra những người giáo viên có khả năng sử dụng tiếng Khmer thành thạo, có kỹ năng sư phạm và tình yêu với sự nghiệp giảng dạy. Sau khi hoàn thành 4 năm đào tạo bậc cử nhân ở trường, bạn sẽ được trang bị đầy đủ cả kiến thức lẫn kỹ năng để sẵn sàng tiếp bước các thầy cô giáo đi trước chia sẻ tri thức, lan tỏa yêu thương.\n\n\n\n\nVề chương trình đào tạo, người học phải hoàn thành đủ các học phần bắt buộc và học phần chuyên môn theo quy định. Trong đó, các học phần bắt buộc chung sẽ bao gồm: Tư tưởng HCM, Đường lối của ĐCSVN, Tin học cơ sở, Giáo dục quốc phòng – an ninh, Giáo dục thể chất,… Các học phần chuyên môn sẽ được chia thành hai nhóm nhỏ gồm: học phần tiếng và học phần kỹ năng. Về học phần tiếng, các bạn sẽ được đào tạo bài bản 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Khmer. Về học phần kỹ năng, sinh viên ngành sư phạm sẽ phải hoàn thành những học phần về tâm lý học, phương pháp giảng dạy, lý luận… để trau dồi khả năng tổ chức và làm chủ lớp học của mình.\n\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay, các khối thi vào ngành Sư phạm tiếng Khmer không được đa dạng như những ngành hot khác. Bạn có thể tham khảo một số khối thi dưới đây nếu có nhu cầu xét tuyển vào ngành.\n\n\n\nC00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)\nC20 (Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân)\nD14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)\nD15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, ngành Sư phạm tiếng Khmer chỉ chấp nhận xét tuyển đầu vào theo kết quả thi THPT. Điểm chuẩn của ngành Sư phạm tiếng Khmer năm 2019 là 18 điểm. Năm 2020, mức điểm có sự thay đổi không đáng kể khi tăng thành 18,5 điểm. Kỳ tuyển sinh năm 2020, trường ĐH Trà Vinh đã bổ sung thêm tiêu chí phụ: ưu tiên chọn thí sinh có điểm thi môn Ngữ văn cao hơn khi cùng lúc có nhiều hơn một thí sinh có điểm xét tuyển bằng điểm chuẩn.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrên cả nước hiện nay chỉ có duy nhất trường ĐH Trà Vinh có đào tạo ngành học này. Vì ngành Sư phạm tiếng Khmer chỉ mới được đưa vào giảng dạy thí điểm được ba năm nên số lượng cơ sở đào tạo còn hạn chế. Tuy nhiên, nếu ngành này đạt được bước tiến vượt bậc trong những năm sắp tới, Bộ GD&ĐT có thể sẽ đưa vào giảng dạy chính thức và áp dụng rộng rãi ở nhiều trường ĐH hơn.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với chuyên ngành này?": "\n\nVề bản chất, ngành Sư phạm tiếng Khmer là sự kết hợp giữa hai ngành Ngôn ngữ Khmer và Sư phạm. Do đó, người theo học bắt buộc phải đáp ứng nhiều yêu cầu về cả kỹ năng tiếng Khmer lẫn năng lực giảng dạy. Các bạn cần có ít nhất một trong những yếu tố sau nếu muốn thật sự trở nên phù hợp với ngành học.\n\n\n\n\n\nCó niềm đam mê với ngôn ngữ Khmer. \nChăm chỉ, kiên nhẫn, trung thực và nghiêm túc trong công việc. \nLuôn muốn mở mang tầm hiểu biết về ngôn ngữ Khmer, đồng bào Khmer nói riêng và người dân nước Campuchia nói chung. \nCó khả năng truyền đạt tốt, diễn giải logic.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNếu có khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát, đó là một điểm cộng lớn khi nộp hồ sơ xét tuyển. Tuy nhiên, nếu bạn không giỏi tiếng Anh thì vẫn còn nhiều cơ hội khác. Hãy chăm chỉ nâng cao thành tích các môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý hay thậm chí là Giáo dục công dân để có thể tăng thêm khả năng trúng tuyển của mình.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nHiện nay, tuy đây là ngành học chưa phổ biến trên cả nước, nhưng cơ hội việc làm lại hết sức đa dạng. Sau khi tốt nghiệp, có trong tay tấm bằng cử nhân sư phạm, bạn hoàn toàn có đủ năng lực để làm việc tại một trong các vị trí đòi hỏi chuyên môn cao dưới đây.\n\n\n\n\n\nGiảng dạy: công việc này thường được tuyển dụng tại các trường phổ thông dân tộc nội trú cũng như các cơ sở giáo dục có học sinh là người dân tộc nói tiếng Khmer.\nLàm nghiên cứu, quản lý ở các trường; các viện nghiên cứu; các phòng, ban do Nhà nước quản lý.\nLàm phóng viên, nhà báo trong các cơ quan truyền thông, các tạp chí, nhà xuất bản, đài truyền hình.\nLàm công tác biên, phiên dịch.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\n\nNếu bạn tham gia giảng dạy ở các trường học, trung tâm thì thu nhập ban đầu sẽ dao động từ 4 – 5 triệu đồng/tháng. Sau một thời gian công tác, khi đã có kinh nghiệm lâu năm, mức lương sẽ tăng lên từ 6 – 7 triệu đồng/tháng chưa kể các chi phí khác như tiền thưởng, tiền phụ cấp…\nNếu làm ngoài ngành giáo dục, lương thưởng nhìn chung sẽ cao hơn một chút. Tùy vào quy mô tổ chức nơi bạn làm việc, lương khởi điểm có thể dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Nếu làm quản lý ở các vị trí cao, mức lương sẽ còn lý tưởng hơn thế, tăng từ 10 – 12 triệu đồng/tháng.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Sư phạm tiếng Khmer được dự đoán là một trong những ngành học sẽ có nhiều bước tiến vượt bậc trong tương lai. Mặc dù hiện nay, ngành học vẫn chưa được nhiều phụ huynh và các bạn học sinh đặt niềm tin. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của ngành vẫn còn đang là một ẩn số. Nếu bạn thật sự hứng thú với tiếng Khmer thì có thể tham khảo đăng ký nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tieng-hmong", "rid": "7140227", "major": "Sư phạm Tiếng H’mong", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm Tiếng H’mong (Mã ngành 7140227) là ngành học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ, được học từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông nhằm đáp ứng sự lựa chọn của học sinh trong việc nâng cao năng lực ngôn ngữ và văn hóa Mông. Trong hệ thống các môn học ở phổ thông, Tiếng Mông là môn học tự chọn. Môn học này có mục tiêu phát triển năng lực ngôn ngữ (Tiếng Mông) thông qua các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe trong đó chú trọng kỹ năng đọc, viết Tiếng Mông nhằm góp phần phát triển công cụ ngôn ngữ giúp học sinh có phương tiện giao tiếp trong cộng đồng và mở rộng khả năng tiếp nhận tri thức cho học sinh. \n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm Tiếng H’mong chủ yếu sử dụng ngữ liệu văn học Mông để dạy học nhằm góp phần giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc Mông, hình thành ở học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát triển văn hóa, dân tộc Mông hài hòa với văn hóa của các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Chương trình môn Tiếng Mông có cấu trúc và nội dung tương hợp với các chương trình môn học khác nhằm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Mông đồng thời cũng học tốt các môn học khác. \n\n\nHiện tại chưa có thông tin các khối thi vào ngành Sư phạm Tiếng H’mong. Các bạn hãy thường xuyên theo dõi Reviewedu.net để cập nhật thông tin mới nhất.\n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Sư phạm Tiếng H’mong là bao nhiêu?\n\n\n\nĐiểm chuẩn ngành sư phạm tiếng H’mong dao động từ 15 – 20 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, điểm chuẩn có thể thay đổi do số lượng và chất lượng thí sinh đăng ký vào trường.\n\n\n\nTrường nào đào tạo ngành Sư phạm Tiếng H’mong?\n\n\n\nTheo ReviewEdu tìm hiểu, hiện nay chỉ có trường Cao Đẳng Sư phạm Yên Bái đào tạo Ngành Sư phạm Tiếng H’mong.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học tập và thành công trong lĩnh vực này bạn phải có đủ đam mê, sự nhiệt tình và quan tâm đến ngôn ngữ và văn hóa của người H’mong. Bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, xử lý thông tin hiệu quả để tương tác với cộng đồng người H’mong. Phải cẩn trọng và kiên nhẫn, tìm hiểu và bảo tồn ngôn ngữ H’mong. Sẵn lòng học hỏi và nâng cao kiến thức từng ngày. \n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm của ngành sư phạm tiếng H’mong rất cao. Cụ thể như:\n\n\n\nTrở thành giáo viên giảng dạy tại các trường tiểu học, THCS và THPT.\nNghiên cứu và phát triển ngôn ngữ.\nHướng dẫn viên du lịch, giúp du khách hiểu rõ ngôn ngữ và văn hóa của người Êđê.\nThông dịch viên.\nPhát triển kinh tế địa phương.\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nCác trường tiểu học, THCS, THPT và các trung tâm đào tạo chỉ đáp ứng được rất ít nhu cầu nhân lực cho ngành nghề đắt giá này. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Sư phạm Tiếng H’mong với mức lương khởi điểm từ 8 -10 triệu/tháng và đối với người có kinh nghiệm từ một đến hai năm là 12 – 15 triệu/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những chia sẻ của ReviewEdu về ngành sư phạm tiếng H’mong để các thí sinh tham khảo. Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với ngôn ngữ thì đây là ngành học đáng để cân nhắc. Chúc bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tieng-cham", "rid": "7140228", "major": "Sư phạm Tiếng Chăm", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm tiếng Chăm là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Tiếng Chăm có chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp tốt nhằm tham gia giảng dạy bộ môn tiếng Chăm tại các trường tiểu học, trung học hoặc trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học.\n\n\nHiện nay chưa có khối thi vào ngành Sư phạm tiếng Chăm. \n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Sư phạm tiếng Chăm dao động từ 16 – 20 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, điểm chuẩn có thể thay đổi do số lượng và chất lượng thí sinh đăng ký vào trường.\n\n\nHiện nay chưa có trường nào đào tạo ngành Sư phạm tiếng Chăm. \n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nNgành Sư phạm tiếng Chăm không đòi hỏi quá nhiều tiêu chí ở sinh viên, ngoại trừ một vài yêu cầu phẩm chất của người theo học như sau:\n\n\n\nCó niềm đam mê với ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ Chăm \nChăm chỉ, cần cù, hăng say trong học tập\nCó tinh thần tự học cao\nCó thái độ cầu tiến, cầu toàn, luôn luôn nỗ lực trong học tập\nKhông ngại khó, ngại sai trong quá trình học tiếng\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sâu khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể có nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng như sau:\n\n\n\nGiảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa Chăm \nDịch thuật và thông dịch tại các cơ quan Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ, hoặc các công ty nước ngoài \nCông tác cộng đồng trong các tổ chức xã hội hoặc các tổ chức đại diện cho cộng đồng người Chăm\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của ngành Sư phạm tiếng Chăm phụ thuộc vào vị trí làm việc, kinh nghiệm và cơ sở làm việc của từng cá nhân. Thông thường, mức lương trung bình cho ngành này là từ 5 – 10 triệu đồng/tháng. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những chia sẻ của ReviewEdu về ngành sư phạm tiếng Chăm để các thí sinh tham khảo. Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với ngôn ngữ thì đây là ngành học đáng để cân nhắc. Chúc bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tieng-mnong", "rid": "7140229", "major": "Sư phạm Tiếng M’nông", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm Tiếng M’nông (Mã ngành: 7140229) là ngôn ngữ phân tích đơn lập, không có biến tố, chia động từ hay hậu tố và tương đối dễ học. Đây là ngôn ngữ của người dân tộc Xơ Đăng- dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Ngôn ngữ này mang tính hệ thống vô cùng chặt chẽ, có từ vựng, ngữ âm, cấu tạo từ… tương tự như các ngôn ngữ thông thường khác.\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành sư phạm tiếng M’nông dao động từ 16 – 20 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, điểm chuẩn có thể thay đổi do số lượng và chất lượng thí sinh đăng ký vào trường.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học tập và thành công trong lĩnh vực này bạn phải có đủ đam mê, sự nhiệt tình và quan tâm đến ngôn ngữ và văn hóa của người M’nông. Bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, xử lý thông tin hiệu quả để tương tác với cộng đồng người M’nông. Phải cẩn trọng và kiên nhẫn, tìm hiểu và bảo tồn ngôn ngữ M’nông. Sẵn lòng học hỏi và nâng cao kiến thức từng ngày. \n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm của ngành sư phạm tiếng M’nông rất cao. Cụ thể như:\n\n\n\nTrở thành giảng viên giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng.\nNghiên cứu và phát triển ngôn ngữ.\nHướng dẫn viên du lịch, giúp du khách hiểu rõ ngôn ngữ và văn hóa của người M’nông.\nThông dịch viên.\nPhát triển kinh tế địa phương.\n\n\n\nTùy vào vị trí làm việc và kinh nghiệm mà mức lương ngành ngôn ngữ M’nông dao động từ 8 – 15 triệu đồng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những chia sẻ về ngành sư phạm tiếng M’nông để các thí sinh tham khảo. Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với ngôn ngữ thì đây là ngành học đáng để cân nhắc. Chúc bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tieng-xe-dang", "rid": "7140230", "major": "Sư phạm Tiếng Xê đăng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm Tiếng Xê đăng (Mã ngành: 7140230) là ngôn ngữ phân tích đơn lập, không có biến tố, chia động từ hay hậu tố và tương đối dễ học. Đây là ngôn ngữ của người dân tộc Xơ Đăng- dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Ngôn ngữ này mang tính hệ thống vô cùng chặt chẽ, có từ vựng, ngữ âm, cấu tạo từ… tương tự như các ngôn ngữ thông thường khác.\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành sư phạm tiếng Xê đăng dao động từ 16 – 20 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, điểm chuẩn có thể thay đổi do số lượng và chất lượng thí sinh đăng ký vào trường.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học tập và thành công trong lĩnh vực này bạn phải có đủ đam mê, sự nhiệt tình và quan tâm đến ngôn ngữ và văn hóa của người Xê đăng. Bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, xử lý thông tin hiệu quả để tương tác với cộng đồng người Xê đăng. Phải cẩn trọng và kiên nhẫn, tìm hiểu và bảo tồn ngôn ngữ Xê đăng. Sẵn lòng học hỏi và nâng cao kiến thức từng ngày. \n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm của ngành sư phạm tiếng Xê đăng rất cao. Cụ thể như:\n\n\n\nTrở thành giảng viên giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng.\nNghiên cứu và phát triển ngôn ngữ.\nHướng dẫn viên du lịch, giúp du khách hiểu rõ ngôn ngữ và văn hóa của người Xê đăng.\nThông dịch viên.\nPhát triển kinh tế địa phương.\n\n\n\nTùy vào vị trí làm việc và kinh nghiệm mà mức lương ngành ngôn ngữ Xê đăng dao động từ 8 – 15 triệu đồng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những chia sẻ về ngành sư phạm tiếng Xê đăng để các thí sinh tham khảo. Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với ngôn ngữ thì đây là ngành học đáng để cân nhắc. Chúc bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tieng-anh", "rid": "7140231", "major": "Sư phạm Tiếng Anh", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nSư phạm Tiếng Anh (tiếng Anh: English Language Teacher Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Tiếng Anh có chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp tốt nhằm tham gia giảng dạy bộ môn Tiếng Anh tại các trường tiểu học, trung học hoặc trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học.\n\n\n\n\n\nTheo học ngành Sư Phạm tiếng Anh, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu về giảng dạy Tiếng Anh, bao gồm: giáo dục học, tâm lý học, phương pháp dạy học tiếng Anh,… song song với các môn lý luận bắt buộc như tư tưởng Mác – Lênin, Đường lối cách mạng,… Các bạn học sinh cần lưu ý rằng ngành Sư Phạm Tiếng Anh hoàn toàn khác biệt so với ngành Ngôn ngữ Anh, sự khác biệt đó nằm ở chương trình học cũng như định hướng nghề nghiệp tương lai, vậy nên, bạn hãy tìm hiểu kỹ để tránh sự nhầm lẫn khi lựa chọn ngành nghề nhé.\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nHiện tại, ngành Sư Phạm Tiếng Anh có 5 tổ hợp xét tuyển được sử dụng phổ biến ở hầu hết các cơ sở đào tạo, cụ thể như sau:\n\n\n\nA01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh\nD14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh\nD15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển là bao nhiêu?": "\n\nHầu hết ngành Sư Phạm Tiếng Anh tại các trường đại học trong nước đều có điểm chuẩn trúng tuyển từ 17 – 28 điểm đối với phương thức xét điểm thi THPTQG hoặc 17 – 24 điểm đối với phương thức xét học bạ. Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo còn đưa ra các tiêu chí phụ dành cho các thí sinh như:\n\n\n\nMôn tiếng Anh nhân hệ số 2\nN1 >=8.8; TTNV <= 2\nHọc lực lớp 12 khá trở lên, hạnh kiểm lớp 12 loại tốt\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nBởi vì Sư Phạm Tiếng Anh là một trong những ngành thu hút nhiều sinh viên theo học, do đó, Sư Phạm Tiếng Anh được giảng dạy ở rất nhiều trường cao đẳng, đại học khác nhau trên khắp cả nước. Cụ thể như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)\n Đại học Hải Phòng\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Huế\nĐại học Hồng Đức \nĐại học Vinh\nĐại học Hà Tĩnh\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Phạm Văn Đồng\nĐại học Phú Yên\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP.HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học Đồng Nai\nĐại học An Giang\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nGiáo viên là một công việc thiêng liêng nhưng đầy sự khó khăn và thử thách. Trở thành nhà giáo đồng nghĩa với việc bạn phải chèo lái chiếc thuyền độc mộc để đưa những mầm non của nước nhà cập bến bờ tri thức. Công việc ấy không chỉ đòi hỏi người lái đò phải thật sự khéo léo, tài giỏi mà còn cần rất nhiều những đức tính tốt đẹp, chẳng hạn:\n\n\n\nYêu thích trẻ em\nKiên trì, nhẫn nại\nCó đạo đức tốt\nCó khả năng học tốt ngoại ngữ\nCó khả năng giao tiếp, truyền đạt thông tin tốt ở cả hai hình thức viết và nói\n\n\n\n", "học cần giỏi những môn nào?": "\n\nChắc chắn rằng, Tiếng Anh là môn học đầu tiên mà bạn cần phải giỏi nếu có mong muốn theo nghề giáo viên Tiếng Anh. Song hành với điều đó, học tốt Ngữ Văn cũng là một yếu tố rất quan trọng. Bởi lẽ, bạn không những phải nắm chắc kiến thức mà còn cần có sự khéo léo trong giao tiếp để truyền tải thông tin đến với học sinh một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Vậy nên, nếu Sư Phạm Tiếng Anh là nguyện vọng trong tương lai của bạn, hãy học cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp và khả năng vận dụng từ ngữ thật tốt ngay từ hôm nay nhé!\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho sinh viên như thế nào?": "\n\nChắc chắn rồi, sinh viên ngành Sư Phạm Tiếng Anh sau khi ra trường hoàn toàn có đủ khả năng để đảm đương công việc đứng lớp. Tuy nhiên, sinh viên ngành Sư Phạm Tiếng Anh cũng có thể “rẽ hướng” để tham gia công tác ở nhiều vị trí khác nhau, ví dụ như:\n\n\n\n\n\n\nNghiên cứu viên ngôn ngữ\nLàm biên dịch viên tại các NXB, trung tâm phát hành sách, báo, tạp chí\nLàm phiên dịch viên cho các cơ quan ngoại giao, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế\nHướng dẫn viên du lịch, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, nhà hàng khách sạn, các khu nghỉ mát thường xuyên đón tiếp khách nước ngoài\nNhân viên văn phòng\nTrợ lý ngôn ngữ, chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào địa phương, cơ quan, tổ chức mà bạn đang công tác và trình độ chuyên môn của mình, bạn sẽ nhận được các mức lương khác nhau. Sau đây là mức lương trung bình mà một sinh viên Sư Phạm Tiếng Anh có thể nhận được sau khi tốt nghiệp:\n\n\n\n\n\n\nGiáo viên tiếng Anh ~ 7 – 30 triệu VNĐ/tháng\nPhiên dịch viên ~ 4 – 8 triệu VNĐ/giờ\nHướng dẫn viên du lịch ~ 200 – 400 ngàn VNĐ/giờ\nChuyên viên tư vấn biết tiếng Anh ~ 7 – 15 triệu VNĐ/tháng\nNhân viên văn phòng biết tiếng Anh ~ 7 – 30 triệu VNĐ/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nKhông phải tự nhiên mà Sư Phạm Tiếng Anh trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu đối với học sinh và phụ huynh. Làm việc trong môi trường Sư Phạm giúp bạn luôn cảm thấy yên bình, thoải mái, tránh xa sự xô bồ, chèn ép mà có thể bạn phải trải qua trong các môi trường làm việc khác. Hơn nữa, tiếp xúc với học sinh sẽ là liều thuốc an thần giúp bạn trở nên yêu đời, trẻ trung và luôn hạnh phúc. Vậy nên, nếu bạn có nguyện vọng trở thành sinh viên ngành Sư Phạm Tiếng Anh, đừng chần chừ gì mà hãy thực hiện ước mơ ấy ngay nhé. Chúc bạn thành công trong học tập, công việc và cuộc sống!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tieng-nga", "rid": "7140232", "major": "Sư phạm Tiếng Nga", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nĐây là ngành đào tạo ra đội ngũ giảng viên có trình độ tiếng Nga xuất sắc, có khả năng truyền đạt kiến thức tốt với mọi đối tượng người học, yêu thích việc giảng dạy và có tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh những yêu cầu chuyên môn về kỹ năng đứng lớp, kiến thức tiếng thì sinh viên còn phải mài giũa những kỹ năng mềm như: thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy phản biện… Do đó, sau khi hoàn thành chương trình cử nhân sư phạm tiếng Nga, bạn sẽ không chỉ có bề dày về kiến thức tiếng mà còn được trau dồi cả về văn hóa, lịch sử, kinh tế – chính trị của xứ sở Bạch Dương.\n\n\n\n\nChương trình đào tạo sẽ cung cấp cho sinh viên thời gian 4 năm để rèn luyện 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết song song với các kỹ năng sư phạm như: tổ chức lớp học, phương pháp giảng dạy… Bên cạnh đó, sinh viên cũng phải hoàn thành các học phần bắt buộc như: học phần lý luận chính trị (Tư tưởng HCM, Đường lối của Đảng CSVN…), học phần giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh… Ngoài ra, ở năm học cuối sinh viên còn có các học phần tự chọn với nhiều nội dung phong phú như: Biên – phiên dịch, Tiếng Nga du lịch, Tiếng Nga công sở… Tùy theo định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường mà các bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nKhối thi vào ngành học này nhìn chung khá đa dạng. Dưới đây là một số khối thi phổ biến có thể chọn để xét tuyển đầu vào ở nhiều cơ sở giáo dục.\n\n\n\nA01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga\nD66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\nD80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNhìn chung, điểm chuẩn ngành Sư phạm tiếng Nga không cao như những ngành học khác. Mức điểm bình quân để đậu theo phương thức xét kết quả thi THPT dao động từ 17 đến 20 điểm (thang điểm 30) tùy các năm. Đối với cách tính theo thang điểm 40 của trường ĐH Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội với môn Ngoại ngữ nhân hệ số 2 thì điểm chuẩn sẽ nằm trong khoảng từ 27,05 – 28,05 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrên cả nước hiện nay chỉ có ba cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành sư phạm tiếng Nga. Mặc dù số lượng còn khá khiêm tốn nhưng chất lượng giảng dạy vẫn được đánh giá rất cao. Nếu bạn có nhu cầu muốn nộp đơn vào ngành học này thì vẫn có thể tham khảo các gợi ý sau đây.\n\n\n\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội\nKhoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên \nĐại học Sư phạm TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nVề cơ bản thì ngành học này vẫn tập trung đào tạo cho sinh viên kỹ năng về ngôn ngữ. Do đó, những đòi hỏi về tính chất của sinh viên ngành này không có nhiều khác biệt lắm nếu so sánh với các ngành ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, vì sứ mệnh giảng dạy của ngành là đào tạo ra đội ngũ giáo viên mẫn cán, yêu nghề nên nếu có thể mài giũa được càng nhiều yếu tố dưới đây khi còn ở trên ghế nhà trường sẽ là lợi thế lớn cho các bạn sinh viên trong quá trình công tác sau này.\n\n\n\n\n\nYêu thích và có khả năng tiếng Nga sử dụng trôi chảy.\nCó niềm đam mê với đất nước, nền văn hóa và con người xứ sở Bạch Dương.\nChịu được áp lực công việc cao.\nCó khả năng truyền đạt dễ hiểu, sinh động.\nLuôn sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, tiếp cận vấn đề.\nCầu tiến, rèn luyện không ngừng để tiến bộ hơn từng ngày.\nYêu thương, tôn trọng học sinh. \nLuôn có ý thức giúp đỡ các em tiến bộ hơn.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nVề cơ bản, các bạn phải học tốt một trong hai ngoại ngữ Tiếng Anh hoặc tiếng Nga nếu muốn nộp đơn xét tuyển vào ngành này. Ngoài ra, nếu học tốt các môn khối xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân thì bạn sẽ có nhiều lựa chọn xét tuyển hơn. Còn nếu bạn chỉ có lợi thế về môn Toán thì có thể xem xét nộp đơn theo khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh).\n\n\n", "cơ hội việc làm của các cử nhân ngành này như thế nào?": "\n\nMặc dù tên ngành là sư phạm tiếng Nga, nhưng sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn làm việc ở nhiều mảng liên quan. Bởi trong quá trình học tập tại trường, bạn đã được trang bị đầy đủ kiến thức về ngôn ngữ để có thể làm tốt ở nhiều lĩnh vực khác như du lịch, biên – phiên dịch… Đó chính là ưu thế đặc biệt của sinh viên các ngành sư phạm ngoại ngữ nói chung. Dưới đây là một số công việc phù hợp cho sinh viên có khả năng sử dụng tiếng Nga tốt để bạn tham khảo.\n\n\n\n\n\nGiảng dạy tiếng Nga: tiếng Nga là ngoại ngữ được dạy đa dạng ở các bậc học. Có một số nơi từ cấp THCS, THPT đã tổ chức dạy tiếng Nga ở môn ngoại ngữ 2. Ngoài ra, bạn còn có thể giảng dạy ở các trung tâm tiếng Nga, các cơ sở giáo dục Đại học, cao đẳng có chuyên ngành thích hợp…\nChuyên viên nghiên cứu tiếng Nga ở các bộ, ban, ngành có sử dụng ngôn ngữ này do Nhà nước quản lý.\nPhiên dịch viên, biên tập viên ở tòa soạn, đài truyền hình: có khả năng biên dịch văn bản hoặc phiên dịch trực tiếp các hội nghị, cuộc gặp song phương, sách báo, văn hóa phẩm từ tiếng Nga sang tiếng Việt.\nThư ký, trợ lý: phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, đàm phán, thương thảo hợp đồng, dịch vụ với cơ quan đối tác sử dụng tiếng Nga.\nHướng dẫn viên du lịch tại các công ty du lịch có lượng du khách người Nga chiếm đa số.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào môi trường làm việc cụ thể mà mức lương sẽ có sự thay đổi. Những thông tin sau đây chỉ mang tính tham khảo để các bạn có cái nhìn khái quát nhất về thu nhập sau khi ra trường của một sinh viên ngành sư phạm Tiếng Nga nên có thể chưa chính xác tuyệt đối.\n\n\n\nGiảng viên: 7 – 8 triệu đồng/tháng. Nếu có thâm niên, trình độ học vấn cao thì mức lương có thể tăng lên đến 13 – 15 triệu đồng/tháng.\nChuyên viên nghiên cứu: 8 – 9 triệu đồng/tháng.\nPhiên dịch viên, biên tập viên: 10 – 11 triệu đồng/tháng.\nThư ký, trợ lý: 8 – 10 triệu đồng/tháng.\nHướng dẫn viên du lịch: 9 triệu đồng/tháng.\n\n\n\n", "chương trình đào tạo ngành": "\n\nĐối với chương trình hệ đại học, sinh viên được tiếp cận với khối lượng kiến thức được phân bổ theo từng trường. Nhìn chung đều gồm các học phần: Kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành và thực hành thực tế.\nĐối với các môn chung, ngoài việc được tiếp cận với môn chính trị như Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch Sử Đảng,…thì sinh viên còn được bổ trợ các kiến thức về ngoại ngữ căn bản, tin học. Sau khi hoàn thành, các bạn tiếp tục đến các nội dung về ngành và các phương pháp giảng dạy. Đây cũng chính là những học phần quan trọng vì sẽ liên quan đến công việc sau này của các bạn. Song song với đó là các cử nhân tương lai sẽ được thực tập để làm quen với công việc, để biết được những tình huống, vấn đề xảy ra; từ đó có sự linh hoạt trong cách giải quyết.\n\n\n", "kết luận": "\n\nSư phạm tiếng Nga vẫn luôn là một trong những ngành “lý tưởng” để các bạn học sinh lựa chọn theo học. Nếu bạn có đủ tình yêu với đất nước, con người và ngôn ngữ của xứ sở Bạch Dương thì hãy mạnh dạn đăng ký ngành học này. Bởi đó là một sự lựa chọn hoàn toàn chính xác!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tieng-phap", "rid": "7140233", "major": "Sư phạm Tiếng Pháp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nĐây là ngành đào tạo ra đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ tiếng Pháp cao, có kỹ năng sư phạm, đạo đức nghề nghiệp và tinh thần nhiệt huyết với nghề dạy học. Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân, các bạn không chỉ sử dụng được tiếng Pháp một cách thuần thục này mà còn được đào tạo bài bản, đầy đủ các kỹ năng sư phạm như: kỹ năng giảng dạy, tổ chức lớp học, kiểm tra – đánh giá…\n\n\n\n\nVề chương trình đào tạo, ngoài các học phần lý luận bắt buộc như Đường lối của Đảng CSVN, Triết học Mác – Lênin… thì sinh viên còn phải hoàn tất các học phần chuyên môn. Những học phần này chủ yếu bao gồm các môn rèn luyện kỹ năng tiếng như: ngữ âm và âm vị học, ngữ pháp, từ vựng…, các môn rèn kỹ năng sư phạm như: tâm lý học, kỹ thuật giảng dạy… Ngoài ra, sinh viên sẽ còn phải học thêm ngoại ngữ 2 (Tiếng Anh hoặc Tiếng Nga), Văn hóa Pháp, Giao thoa văn hóa… để mở rộng thêm vùng hiểu biết của mình. Sau khi ra trường, sinh viên ngành Sư phạm tiếng Pháp đều có vốn kiến thức dày dặn, sẵn sàng bắt đầu công việc ngay lập tức.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay, số lượng khối thi vào ngành SPP hết sức đa dạng. Bạn có thể tham khảo các gợi ý dưới đây trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.\n\n\n\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga\nD03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp\nD15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nD42: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nga\nD44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp\nD78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\nD90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức điểm của ngành này có sự chênh lệch rõ rệt qua từng năm. Nếu xét tuyển theo kết quả thi THPT thì điểm chuẩn sẽ nằm trong khoảng từ 14,25 – 26,2 điểm (thang 30). Riêng trường ĐH Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội lấy 30,5 điểm (thang 40) với môn ngoại ngữ nhân hệ số 2. Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo có thể yêu cầu thêm các tiêu chí phụ (TCP) như:\n\n\n\nNN >= 7\nVA >=7.5\nTTNV <=2\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNếu bạn có hứng thú với ngành Sư phạm tiếng Pháp thì có thể tham khảo các trường có đào tạo ngành học này được liệt kê theo khu vực dưới đây trước khi đăng ký.\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Huế\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP. HCM\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nVề cơ bản, sinh viên ngành SPP cũng như các ngành học khác, đều cần phải có một số kỹ năng nhất định để có thể học tốt. Nếu bạn có dự định theo đuổi ngành học này thì hãy sớm rèn luyện các yếu tố sau đây để có thể học tập hiệu quả hơn.\n\n\n\n\n\nYêu thích ngôn ngữ, văn hóa và nước Pháp.\nLinh hoạt trong cách tiếp cận và xử lý vấn đề.\nCó tinh thần trách nhiệm cao, luôn tỉ mỉ trong công việc.\nCó khả năng truyền đạt tốt.\nCó tâm huyết với nghề.\nChịu được áp lực cao.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNếu bạn học tốt môn Ngữ Văn thì có thể dễ dàng chọn lựa hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển. Về môn ngoại ngữ, bạn có thể cân nhắc chọn thế mạnh của mình giữa tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngoài ra, Địa lý cũng là môn đóng vai trò quan trọng khi bạn quyết tâm thi vào ngành học. Bởi hầu hết các tổ hợp đều có sự xuất hiện của môn học này, do đó hãy cố gắng ôn tập kỹ lưỡng ngay từ thời gian đầu để đạt kết quả cao.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNhư đã đề cập ở đầu bài viết, ngành có cơ hội việc làm hết sức lý tưởng. Mặc dù chuyên ngành đào tạo là sư phạm tuy nhiên với kiến thức tích lũy được ở trường Đại học, bạn hoàn toàn có thể vô tư lấn sân sang bất kỳ lĩnh vực nào có yêu cầu sử dụng tiếng Pháp. Dưới đây là một số gợi ý để bạn tham khảo:\n\n\n\n\n\nGiảng viên.\nBiên tập viên, phiên dịch viên.\nChuyên viên nghiên cứu tiếng Pháp.\nThư ký, nhân viên bộ phận ngoại giao.\nHướng dẫn viên du lịch.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nThu nhập cho công việc có yêu cầu sử dụng tiếng Pháp thường cao hơn mặt bằng chung. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương sẽ khởi điểm có thể bắt đầu từ 5 – 7 triệu đồng/tháng tùy theo quy mô nơi làm việc. Nếu như bạn làm trưởng nhóm, quản lý ở các dự án, tập đoàn lớn với thâm niên cao thì thu nhập chắc chắn sẽ “khủng” hơn rất nhiều, có thể nằm trong khoảng từ 17 – 20 triệu đồng/tháng chưa kể các chi phí khác như tiền thưởng, tiền hoa hồng…\n\n\n", "kết luận": "\n\nTuy hoạt động với tôn chỉ – đào tạo ra đội ngũ giảng viên tiếng Pháp có trình độ cao, đạo đức tốt. Nhưng nếu có đủ năng lực và đam mê, bạn hoàn toàn có thể “chuyển ngành” sau khi tốt nghiệp với vốn ngôn ngữ đã được đào tạo bài bản từ trước. Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm những “ngóc ngách” ẩn sâu dưới cái tên ngắn gọn của ngành Sư phạm tiếng Pháp! Chúc bạn đạt được kết quả như ý trong kỳ thi sắp tới."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tieng-trung-quoc", "rid": "7140234", "major": "Sư phạm Tiếng Trung Quốc", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nSứ mệnh giảng dạy của ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc là đào tạo ra đội ngũ giáo viên có khả năng sử dụng tiếng Trung tốt, biết cách truyền đạt kiến thức dễ hiểu và có đầy đủ phẩm chất đạo đức cần thiết của một nhà giáo. Sinh viên sẽ được rèn luyện trong môi trường học thuật thân thiện, sáng tạo nhưng không kém phần nghiêm khắc trong 4 năm học. Sau khi ra trường, một cử nhân ngành SPTTQ sẽ vừa có năng lực tiếng Trung cao vừa được trang bị các nhóm kỹ năng cơ bản để thích nghi tốt với công việc.\n\n\n\n\nVề chương trình đào tạo, các bạn sinh viên phải hoàn thành các môn thuộc hai nhóm học phần lý luận bắt buộc và học phần chuyên môn. Trong đó, các môn bắt buộc bao gồm: Tin học đại cương, Tư tưởng HCM, Đường lối của Đảng CSVN… Các môn chuyên ngành bao gồm: Ngữ âm – Hán tự, Văn hóa Trung Quốc, Nghe, Nói, Đọc, Tiếng Trung tổng hợp… Ngoài ra, các bạn sẽ còn được đào tạo bài bản về kỹ năng sư phạm thông qua các môn như: Tâm lý học đại cương, Phương pháp đánh giá – kiểm tra… Tất cả những học phần đó đảm bảo cung cấp cho sinh viên ngành SPTTQ những kiến thức cần thiết nhất để sẵn sàng tham gia giảng dạy sau khi ra trường.\n\n\n", "các khối thi vào ngành học này là gì?": "\n\nKhối thi vào ngành SPTTQ sẽ có sự thay đổi cụ thể theo từng trường. Những khối được liệt kê dưới đây được thống kê trên phạm vi cả nước.\n\n\n\nA01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung\nD66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\nD90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\nD97: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành được chia làm 02 dạng sau.\n\n\n\nTheo phương thức xét học bạ: dao động từ 21.23 – 24 điểm, có thể kèm thêm tiêu chí phụ là học sinh giỏi. \nNếu xét tuyển theo điểm thi THPT: điểm chuẩn trong khoảng 20 – 26.8 điểm (thang 30) tùy từng cơ sở đào tạo; từ 34 – 36.08 điểm (nhân đôi ngoại ngữ, thang 40) đối với trường ĐH Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội.\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNếu quan tâm đến ngành học này, bạn có thể lựa chọn nộp hồ sơ vào một trong các cơ sở đào tạo uy tín sau đây:\n\n\n\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội\nKhoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Huế\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Sư phạm TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể học tốt ngành SPTTQ, bạn có thể tham khảo các yếu tố sau đây:\n\n\n\n\n\nYêu thích tiếng Trung.\nCó trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, con người và đất nước Trung Quốc.\nCó trách nhiệm cao, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc.\nChịu được áp lực cao.\nTruyền đạt dễ hiểu, logic.\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng.\nLuôn tìm tòi học hỏi, sáng tạo trong việc tổ chức dạy học, đánh giá kết quả.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nVới số lượng khối thi đầu vào tương đối đa dạng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn khối thi tùy theo thế mạnh của mình. Nếu bạn học tốt Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh thì khối D01 chắc chắn là sự lựa chọn hợp lý nhất. Tuy nhiên, nếu không học giỏi Toán hoặc Ngữ văn, bạn vẫn có thể cân nhắc đổi sang tổ hợp Khoa học xã hội (Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân) để tăng thêm khả năng trúng tuyển cho mình. Ngoài ra, nếu có nền tảng tiếng Trung tốt, bạn hoàn toàn có thể dự thi môn tiếng Trung thay vì tiếng Anh như các khối thông thường khác.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nĐể biết được câu trả lời, các bạn có thể tham khảo một số vị trí làm việc như sau:\n\n\n\n\n\nGiáo viên tại các trường THPT, trường cao đẳng, đại học trên cả nước.\nChuyên viên nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.\nBiên – phiên dịch viên phụ trách dịch thuật các văn bản, tài liệu, sổ sách, giấy tờ… có nội dung tiếng Trung sang tiếng Việt hoặc ngược lại.\nThư ký, nhân viên bộ phận hợp tác Quốc tế ở các cơ quan văn hóa có sử dụng tiếng Trung Quốc.\nHướng dẫn viên du lịch tại các địa điểm có số lượng du khách người Trung Quốc chiếm đa số.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nMức lương dành cho các công việc có yêu cầu sử dụng tiếng Trung hiện nay khá lý tưởng. \n\n\n\nSinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm: 6 – 7 triệu đồng/tháng. Sau khi tích lũy được kinh nghiệm, thu nhập có thể tăng lên từ 9 – 10 triệu đồng/tháng.\nĐối với người đã có kinh nghiệm và vị trí làm việc là quản lý, trưởng phòng: lương cơ bản sẽ nằm trong khoảng xấp xỉ 12 – 14 triệu đồng/tháng. Mức lương này chưa bao gồm các phụ phí khác như tiền thưởng lễ tết, tăng ca, phúc lợi…\n\n\n\n", "học ngành được học những gì?": "\n\nChương trình đào tạo tạo ngành Sư phạm Tiếng Trung trang bị cho sinh viên những kiến thức về hoạt động dạy học tiếng Trung. Qua đó, sinh viên sử dụng thành thạo tiếng Trung, hiểu biết sâu sắc về môi trường văn hóa – xã hội của Trung quốc. Đối với kiến thức chung, sinh viên được tiếp cận tổng thể về tư tưởng chính trị, thế giới quan nhân sinh quan, tin học,…Ngoài ra, còn được học về lịch sử, văn hóa các nước trong khối ASEAN. Khi chạm đến các môn chuyên ngành, sinh viên được tiếp cận đến tâm lý học, giáo dục và các phương pháp giảng dạy,…Bên cạnh đó, còn được biên phiên dịch các tài liệu tiếng trung. Từ đó, nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn của mình trước khi tiếp cận chính thức với nghề nghiệp sau này.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNếu bạn yêu thích tiếng Trung và có đam mê với việc giảng dạy, ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc chắc chắn là lựa chọn phù hợp. Với nhu cầu sử dụng tiếng Trung ngày càng tăng vọt như hiện nay, đây là ngành học hứa hẹn sẽ nói không với hai từ ‘thất nghiệp’. Sau khi ra trường, bạn hoàn toàn có thể thử sức ở những lĩnh vực khác nếu có hứng thú. Do đó, đây là ngành học mang lại cho bạn nhiều lợi thế hơn so với rủi ro. Chúc các bạn có được sự lựa chọn phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tieng-duc", "rid": "7140235", "major": "Sư phạm Tiếng Đức", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nĐây là ngành đào tạo ra cử nhân có kiến thức lý luận và thực hành giảng dạy tiếng Đức, có đạo đức nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, sinh viên còn được rèn luyện nhiều kỹ năng chuyên môn trong quá trình học như: thuyết trình, làm việc nhóm, tổ chức kiểm tra – đánh giá…\n\n\n\n\nVề chương trình đào tạo, sinh viên phải hoàn thành các học phần lý luận chính trị và tin học, ngoại ngữ trước khi bắt đầu các học phần chuyên môn. Các bạn sẽ được đào tạo bài bản về từ vựng học, ngữ dụng học, ngữ nghĩa học, ngôn ngữ học đối chiếu song song với các học phần tiếng Đức từ 1A – 4C. Sau khi hoàn thành khối kiến thức tiếng, sinh viên sẽ tiếp tục trau dồi khối kiến thức ngành gồm các môn: Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp giảng dạy, Lý luận giảng dạy… Kết thúc quá trình học tập tại trường, các bạn sẽ hoàn toàn có đủ năng lực sử dụng tiếng Đức để tham gia công tác ở các vị trí công việc tương ứng.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay ngành học này có 4 khối thi đầu vào cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối D01 – Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.\nKhối D05 – Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức.\nKhối D78 – Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.\nKhối D90 – Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu mới nhất, vào năm 2022 điểm chuẩn tại các trường đại học từ 23 điểm và cao nhất là 25.11 điểm (được tính theo thang điểm 30), cụ thể:\n\n\n\nTại Đại học Ngoại Ngữ – ĐHQG Hà Nội: 32,83 (Nhân đôi hệ số môn ngoại ngữ)\nĐại Học Hà Nội: 33,48 điểm\nĐại Học Khoa học XH&NV – ĐHQG TP.HCM: từ 23 – 23,5 điểm\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, tại Việt Nam có 3 trường đào tạo ngành Sư phạm tiếng Đức, các bạn có thể tham khảo tại website tuyển sinh riêng của trường:\n\n\n\nĐại học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội\nĐại học Hà Nội\nĐại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc Gia TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nCũng giống như những ngành Sư phạm ngoại ngữ khác, ngành học này đòi hỏi các bạn sinh viên không chỉ vững về kiến thức mà còn phải có nhiều kỹ năng chuyên môn. Một số yếu tố có thể kể đến như sau:\n\n\n\n\n\nYêu thích tiếng Đức.\nCó khả năng tự học, trau dồi bản thân trong mọi hoàn cảnh.\nYêu thích công việc giảng dạy.\nTỉ mỉ, cẩn thận.\nChịu được áp lực cao.\nLuôn sáng tạo trong cách tổ chức, xây dựng phương pháp giảng dạy.\nThích tìm tòi nghiên cứu khoa học.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nYếu tố tiên quyết để trúng tuyển vào ngành học này đó là bạn phải học tốt ngoại ngữ. Tùy vào điều kiện và năng lực của bản thân, bạn có thể lựa chọn giữa tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Nếu tiếng Anh là lợi thế của bạn thì chỉ cần đầu tư thời gian nâng cao thành tích môn Ngữ văn cùng với một trong hai môn Toán hoặc tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) để có thể nâng cao khả năng trúng tuyển.\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên ngành này như thế nào?": "\n\nVì tiếng Đức chưa được đào tạo phổ biến trên cả nước, thêm vào đó thì số lượng người theo học chưa nhiều nên cơ hội việc làm của ngành này rất lý tưởng. Sau khi tốt nghiệp, bạn hoàn toàn có đủ kiến thức để công tác ở các vị trí sau đây:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy ở các trường THCS, THPT, trường Đại học hoặc trung tâm ngoại ngữ.\nLàm nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn hóa Đức. \nPhiên dịch ở các sự kiện, hội thảo, các cuộc họp mang tính quốc tế.\nBiên dịch các tài liệu, văn bản, thư tín thương mại, sách báo, tài liệu có nội dung từ tiếng Đức sang tiếng Việt hoặc ngược lại.\nHướng dẫn viên du lịch.\nTrợ lý, thư ký hoặc nhân viên ở các bộ phận đối ngoại, kinh doanh xuất – nhập khẩu, hợp tác quốc tế, marketing… làm việc với đối tác người Đức.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của các ngành nghề có yêu cầu sử dụng tiếng Đức thành thạo không hề thấp. Bên cạnh việc tham gia giảng dạy, nghiên cứu tiếng Đức tại các cơ sở giáo dục trong nước thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng là một gợi ý hay. Thu nhập ở những công ty này thường cao hơn mặt bằng chung rất nhiều. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, có khả năng sử dụng tiếng Đức tốt thì mức lương có thể dao động từ 400 – 800 USD/tháng (khoảng từ 9 – 16 triệu đồng). Nếu bạn đã có thâm niên, làm ở các vị trí trưởng phòng, quản lý hoặc nhóm trưởng dự án thì mức lương thấp nhất là 1000 USD/tháng (23 triệu đồng) hoặc thậm chí có thể gấp đôi, gấp ba nếu có năng lực làm việc xuất sắc.\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù chưa được đào tạo rộng rãi trên cả nước, nhưng Sư phạm tiếng Đức vẫn chứng tỏ được đây là một ngành học tiềm năng. Với nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu sâu rộng như hiện nay, việc biết thêm một ngoại ngữ sẽ là lợi thế lớn giúp bạn nâng cao giá trị cạnh tranh của bản thân trên thị trường việc làm. Nếu đang phân vân chưa biết lựa chọn ngành học nào, muốn thử sức với một lĩnh vực đầy cơ hội thì ngành học này hứa hẹn sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tieng-nhat", "rid": "7140236", "major": "Sư phạm Tiếng Nhật", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm tiếng Nhật hoạt động với mục tiêu đào tạo ra đội ngũ giảng viên có chuyên môn tiếng Nhật cao, kỹ năng giảng dạy tốt, yêu nghề, có đạo đức. Sinh viên muốn tốt nghiệp phải đạt được tối thiểu một trong các chứng chỉ sử dụng tiếng Nhật sau đây: bậc 5/6 theo khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam (tương đương trình độ C1 theo khung tham chiếu châu Âu) hoặc N2 – cấp 4/5 theo đánh giá kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT. Với yêu cầu đầu ra cao như vậy, các cử nhân ngành này hoàn toàn chiếm được sự tin tưởng của nhà tuyển dụng khi tham gia ứng tuyển vào bất kì công việc nào có liên quan tới ngôn ngữ này.\n\n\n\n\nVề nội dung chương trình đào tạo, sinh viên ngành học sẽ được trang bị những hiểu biết chung nhất về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ của xứ sở hoa anh đào. Ngoài ra, họ cũng sẽ phải hoàn thành các học phần tiếng Nhật từ 1A – 4C để tích lũy được nền tảng kiến thức vững vàng trước khi chuyển sang học tập các môn kỹ năng sư phạm như: Tâm lý học, Lý luận giảng dạy tiếng Nhật, Phương pháp giảng dạy tiếng Nhật…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay các khối thi đầu vào ngành SPN khá đa dạng. Bạn có thể tham khảo một trong số các lựa chọn sau đây khi nộp hồ sơ:\n\n\n\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật\nD78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\nD90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành học này dao động từ 31,15 – 35,66 điểm tùy theo từng năm. Điểm chuẩn được tính theo thang 40 với tiêu chí phụ: điểm môn ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Nhật) > 4 và nhân hệ số 2.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay ngành học này chưa được đào tạo rộng rãi trên cả nước. Chỉ có duy nhất trường ĐH Ngoại Ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội đang đào tạo lĩnh vực này. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tìm hiểu thêm thông qua trang website chính thức.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể biết được câu trả lời cho câu hỏi trên, các bạn có thể cân nhắc một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nYêu thích tiếng Nhật, văn hóa và đất nước mặt trời mọc.\nGhi nhớ tốt, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc.\nCó tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;\nTruyền đạt sáng tạo, dễ hiểu.\nCó ý thức đổi mới phương pháp dạy học.\nYêu thích việc nghiên cứu khoa học.\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;\nLuôn tôn trọng, xem học sinh là trung tâm của quá trình dạy học.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNếu muốn thi vào ngành SPN, bạn có thể lựa chọn tiếng Nhật hoặc tiếng Anh để thi đầu vào tùy theo năng lực. Ngoài ra, nếu bạn không học tốt Toán hoặc Ngữ văn thì một trong hai tổ hợp Khoa học xã hội (Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân) và Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) sẽ là 2 lựa chọn thay thế đáng để bạn cân nhắc.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nCó thể nhận định rằng, sinh viên ngành học này có cơ hội việc làm rộng mở. Cụ thể, các bạn có thể lựa chọn công tác ở một trong các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy tiếng Nhật.\nBiên – phiên dịch tiếng Nhật ở các hội thảo, cuộc họp… tiếng Nhật sang tiếng Việt hoặc ngược lại.\nNhân viên các phòng ban đối ngoại. Họ đảm nhiệm các hoạt động thương mại, hợp tác, ký kết hợp đồng với đối tác Nhật Bản.\nChuyên viên nghiên cứu ở các viện văn hóa, ngôn ngữ Nhật Bản tại Việt Nam.\nHướng dẫn viên du lịch tại khu vực có đông đảo khách tham quan người Nhật. \nPhát thanh viên, biên tập viên của đài truyền hình.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nTiếng Nhật được cho là ngoại ngữ “hái ra tiền” ở thời điểm hiện nay. Dưới đây là một số mức thu nhập tham khảo dành cho những nhân viên, chuyên viên công tác trong ngành.\n\n\n\nĐối với sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm: khởi điểm từ 5 – 6 triệu đồng/tháng tùy công ty. Sau khi đi làm được 2 năm trở lên, lương có thể tăng lên từ 8 – 10 triệu đồng/tháng chưa gồm tiền thưởng, phụ cấp…\nĐối với người đã làm nhiều năm trong nghề, có kinh nghiệm phong phú: thu nhập dao động từ 10 – 12 triệu đồng/tháng. Nếu đảm nhận vị trí quản lý, trưởng phòng, mức lương sẽ còn cao hơn nữa, trong khoảng từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Sư phạm tiếng Nhật hứa hẹn sẽ mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn sau khi ra trường. Với nhu cầu tuyển dụng nhân sự thông thạo tiếng Nhật ngày càng cao của các công ty, doanh nghiệp thì đây vẫn là ngành học được đánh giá vẫn có vị thế ổn định trong 5 – 10 năm tới. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn học sinh đã có thể tích lũy thêm cho mình những kiến thức mới liên quan đến ngành học. Chúc các bạn có một kỳ thi THPTQG diễn ra an toàn và suôn sẻ."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-tieng-han-quoc", "rid": "7140237", "major": "Sư phạm Tiếng Hàn Quốc", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nĐây là ngành đào tạo đội ngũ cử nhân Sư phạm tiếng Hàn Quốc có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ giảng dạy tốt, có tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức tốt, nhiệt huyết, tận tâm trong công việc. Là một sinh viên ngành SPTHQ, bạn sẽ được đào tạo bài bản các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Hàn. Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được trau dồi các kỹ năng mềm như thuyết trình, tổ chức – quản lý nhóm, tư duy phản biện…\n\n\n\n\n\nNgành Sư phạm tiếng Hàn Quốc có chương trình đào tạo khá giống với ngành ngôn ngữ Hàn Quốc. Sinh viên đều phải hoàn thành hai nhóm học phần chính gồm: học phần lý luận bắt buộc (Tư tưởng HCM, Đường lối của Đảng CSVN…) và học phần chuyên môn. Trong học phần chuyên môn, các bạn sẽ được chú trọng đào tạo các môn có nội dung thiên về kỹ năng sư phạm như: tâm lý học, phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý – kiểm tra đánh giá… Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên ngành Sư phạm tiếng Hàn Quốc không chỉ có trình độ tiếng Hàn vững vàng mà còn được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy sau này.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nSố lượng khối thi đầu vào của ngành SPTHQ không được đa dạng như những ngôn ngữ khác. Do đây là ngành mới được đưa vào giảng dạy, chưa được phổ biến ở nhiều cơ sở đào tạo trên cả nước. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chọn một trong ba khối thi sau đây để nộp hồ sơ vào các trường nếu thật sự quan tâm.\n\n\n\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\nD90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nMặc dù ngành Sư phạm tiếng Hàn Quốc chưa được đào tạo rộng rãi trên cả nước, nhưng điểm trúng tuyển của ngành học này vẫn luôn nằm ở top cao. Tại trường ĐH Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, mức điểm chuẩn dao động từ 33,75 – 35,87 điểm (nhân đôi ngoại ngữ). Đây là con số chứng minh khả năng cạnh tranh của ngành không hề kém cạnh so với những ngôn ngữ khác.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay trên cả nước chỉ có duy nhất một trường ĐH đào tạo chuyên ngành Sư phạm tiếng Hàn Quốc đó là Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nCũng như sinh viên những ngành Sư phạm ngoại ngữ khác, bên cạnh khả năng sử dụng ngoại ngữ trôi chảy, cử nhân SPTHQ cũng cần phải tích lũy cho mình khá nhiều kỹ năng khác như:\n\n\n\n\n\nNăng động, chăm chỉ trong công việc.\nCó vốn hiểu biết sâu rộng về ngôn ngữ, văn hóa, đời sống xã hội của Hàn Quốc.\nCó tư duy phản biện, xem xét vấn đề linh hoạt dưới nhiều góc độ.\nTruyền đạt dễ hiểu, sinh động. Giọng nói to rõ, trong sáng.\nYêu nghề, có khả năng chịu được áp lực cao.\nLuôn có sự tìm tòi, trau dồi hiểu biết để đổi mới phương pháp giảng dạy, tiếp cận vấn đề.\nThương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với mọi học sinh.\nCó ý thức thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học.\nTác phong chuẩn mực, lịch sự, đúng giờ.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nVới ba khối thi đầu vào của ngành, nếu học tốt các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh thì bạn sẽ giảm được một lượng lớn kiến thức phải ôn tập. Tuy nhiên, nếu một trong hai môn Toán hoặc Ngữ văn không phải là thế mạnh của mình, bạn có thể cân nhắc chuyển sang tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) hoặc Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) để xét tuyển cùng môn tiếng Anh. Sẽ luôn có những lựa chọn phù hợp với bản thân. Vậy nên các bạn không cần phải quá lo lắng!\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên ngành này như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm tiếng Hàn Quốc, bạn hoàn toàn có đủ khả năng để đảm nhiệm một trong các vị trí sau đây nếu yêu thích:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy ở các trường THPT, THCS, cao đẳng, đại học hoặc trung tâm ngoại ngữ.\nNghiên cứu ngôn ngữ Hàn Quốc ở các viện tiếng Hàn.\nBiên – phiên dịch cho các sự kiện, hội thảo, các tài liệu, văn bản thương mại, hợp đồng, văn bản luật hoặc sách báo… có nội dung tiếng Hàn.\nLàm việc tại các công ty hoặc phòng ban trực thuộc Sở du lịch các tỉnh, thành phố có lượng du khách người Hàn đông đảo.\nTrợ lý, thư ký, nhân viên ngoại giao, đàm phán hợp đồng, chăm sóc khách hàng, Marketing truyền thông… ở các công ty chuyên giao thương với Hàn Quốc hoặc có lãnh đạo là người Hàn.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nTiếng Hàn Quốc hiện là một trong những ngôn ngữ được “săn đón” trên thị trường lao động. Bởi nhu cầu giao thương giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang trên đà tăng trưởng. Do đó, thu nhập của các ngành nghề có sử dụng tiếng Hàn Quốc luôn được xếp vào loại lý tưởng.\n\n\n\nNếu là sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, làm việc tại các cơ sở nhà nước: 6 – 7 triệu đồng/tháng; làm việc ở các cơ sở tư nhân: 8 – 9 triệu đồng/tháng tùy năng lực.\nNếu là người đã có kinh nghiệm, sử dụng tiếng Hàn trôi chảy, thuần thục, làm việc ở những vị trí quản lý, trưởng phòng.. thì lương cơ bản sẽ từ 10 – 12 triệu đồng/tháng chưa tính thêm các khoản thưởng theo KPI, lễ tết…\n\n\n\n", "sinh viên ngành được học gì?": "\n\nTùy vào mỗi trường sẽ có những khung chương trình đào tạo riêng dành cho sinh viên ngành này. Tuy nhiên, sẽ có các kiến thức thuộc phần kiến thức chung, cơ sở ngành và chuyên ngành.\n\n\n\nĐối với kiến thức chung: Sinh viên được trang bị tư duy khoa học kinh tế chính trị, ngoại ngữ cơ sở,…Bên cạnh đó, các nội dung về cơ sở văn hóa cũng được đề cập trong chương trình.\nĐối với kiến thức cơ sở ngành: Ngoài việc tiếp cận về ngôn ngữ, văn hóa thì sinh viên còn có các môn về tâm lý học, giáo dục và quản lý.\nĐối với chuyên ngành: Nâng cao kiến thức với các môn về lý luận giảng dạy tiếng Hàn và các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Cuối cùng là thực hành thực tế và khóa luận tốt nghiệp.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù tên ngành là Sư phạm tiếng Hàn Quốc, nghe có vẻ chỉ được đào tạo để làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ năng lực và bản lĩnh thì việc rẽ hướng sang một lĩnh vực khác là hoàn toàn có thể. Với cơ hội việc làm và khả năng thăng tiến cao như hiện nay, đây là ngành học hứa hẹn là một trong những ngành ‘hot’ trong tương lai gần. Nếu bạn quan tâm đến tiếng Hàn Quốc, muốn thử sức với việc giảng dạy trong môi trường chuyên nghiệp thì hãy đăng ký theo học nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-nghe-thuat", "rid": "7140245", "major": "Sư phạm nghệ thuật", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm nghệ thuật ( Mã ngành: 7140245) là một ngành học được chia thành nhiều mảng chính. Các phương tiện và hình thức thể hiện nghệ thuật đã thay đổi theo thời gian. Mặc dù vậy, các tác phẩm nghệ thuật vẫn thường được phân loại vào một trong 7 nhóm sau đây.\n\n\nHội họa\n\n\nKhi nói đến nghệ thuật, thứ đầu tiên mà rất nhiều người trong số chúng ta nghĩ đến chính là những bức tranh hoặc ấn tượng, hoặc lãng mạn, hoặc dã thú,… với màu sắc sặc sỡ hoặc chỉ đơn thuần 2 màu đen trắng. Hình thức nghệ thuật này thể hiện tầm nhìn và cảm xúc của người nghệ sĩ thông qua hình khối và màu sắc.\n\n\nĐiêu khắc\n\n\nĐiêu khắc là một loại hình nghệ thuật tạo hình cổ đại có từ thời tiền sử. Tác phẩm điêu khắc tạo ra hình ảnh trực quan ba chiều. Trong quá khứ, các tác phẩm điêu khắc thường được tạo nên bởi các chất liệu như đá, đất sét, gốm sứ, gỗ. Ngày nay, các nhà điêu khắc hiện đại có thể sử dụng bất kỳ vật thể nào để tạo ra một tác phẩm, bao gồm cả kim loại, nhựa, thủy tinh,…\n\n\nVăn học \n\n\nVăn học là loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (đọc hoặc nói) để chia sẻ những câu chuyện. Từ điển Concise Oxford định nghĩa văn học là “những tác phẩm mà giá trị của nó nằm ở vẻ đẹp của hình thức hoặc hiệu ứng cảm xúc.” Văn học có thể được viết lên bởi tất cả các ngôn ngữ và bao gồm một loại các tác phẩm như thơ, tiểu luận, kịch, tiểu thuyết,…\n\n\nKiến trúc \n\n\nNhiều người trong chúng ta không nhìn nhận kiến trúc như một loại hình nghệ thuật. Vì họ cho rằng, nghệ thuật phải là một thứ gì đó khó hiểu và thường chỉ có thể nhìn được mà không dùng được. Nhưng khác với quan điểm đó, kiến trúc – một ngôi nhà để ở, một công viên để mọi người dạo chơi cũng có thể trở thành nghệ thuật. Kiến trúc là nghệ thuật của cấu trúc, hình khối.\n\n\nĐiện ảnh \n\n\nĐiện ảnh là loại hình mới nhất trong 7 loại hình nghệ thuật. Dù không có bề dày lịch sử như hội họa, văn học,…; song, nó đã nhanh chóng trở thành một trong những loại hình phổ biến nhất. Điện ảnh là một hình thức nghệ thuật thu hút thính giác và thị giác. Phim cũng kể một câu chuyện; nhưng khác với văn học, phim kể chuyện bằng cả lời nói, nghệ thuật tạo hình, cảm xúc,…\n\n\nÂm nhạc \n\n\nÂm nhạc là nghệ thuật của âm thanh (có thể là giọng nói của con người, âm thanh thiên nhiên, nhạc cụ hoặc kết hợp những yếu tố này). Âm nhạc sử dụng các yếu tố như giai điệu, hòa âm, nhịp điệu và âm sắc để thể hiện vẻ đẹp của cảm xúc.\n\n\nSân khấu \n\n\nSân khấu là một loại hình nghệ thuật sử dụng kết hợp 2 yếu tố nghệ thuật tạo hình và biểu diễn kịch. Theo thời gian, định nghĩa về sân khấu đã được mở rộng và bao gồm cả nghệ thuật trình diễn. Thông thường, sân khấu bao gồm các loại hình nghệ thuật khác nhau mà nghệ sĩ trình bày hoặc biểu diễn trên một sân khấu.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm nghệ thuật xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\n\n\n\nKhối \n\n\nTổ hợp môn \n\n\n\nC00\nNgữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\n\n\nC03\nNgữ văn, Toán, Lịch sử\n\n\nC04\nNgữ văn, Toán, Địa lí\n\n\nC15\nNgữ văn, Toán, GDCD\n\n\nD01\nNgữ Văn, Toán, Tiếng Anh\n\n\nD02\nNgữ Văn, Toán, Tiếng Nga\n\n\nD03\nNgữ Văn, Toán, Tiếng Pháp\n\n\nD04\nNgữ Văn, Toán, Tiếng Trung\n\n\nD05\nNgữ Văn, Toán, Tiếng Đức\n\n\nD06\nNgữ Văn, Toán, Tiếng Nhật\n\n\nD14\nNgữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh\n\n\nD15\nNgữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\n\n\nD78\nNgữ văn, KHXH, Tiếng Anh\n\n\nD79\nNgữ văn, KHXH, Tiếng Đức\n\n\nD80\nNgữ văn, KHXH, Tiếng Nga\n\n\nD81\nNgữ văn, KHXH, Tiếng Nhật\n\n\nD82\nNgữ văn, KHXH, Tiếng Pháp\n\n\nD83\nNgữ văn, KHXH, Tiếng Trung\n\n\nH00\nNgữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2\n\n\nH01\nToán, Ngữ văn, Vẽ\n\n\nH02\nToán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu\n\n\nH03\nToán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu\n\n\nH04\nToán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu\n\n\nH05\nNgữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ Năng khiếu\n\n\nH06\nNgữ văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật\n\n\nH07\nToán, Hình họa, Trang trí\n\n\nH08\nNgữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật\n\n\nM01\nNgữ văn, Lịch sử, Năng khiếu\n\n\nM02\nToán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2\n\n\nM03\nVăn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2\n\n\nM13\nToán, Sinh học, Năng khiếu\n\n\nN00\nNgữ văn, năng khiếu âm nhạc 1, năng khiếu âm nhạc 2\n\n\nN01\nNgữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật\n\n\nN02\nNgữ văn, Ký xướng âm, Hát nhạc hoặc biểu diễn nhạc cụ\n\n\nN03\nNgữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn\n\n\nN04\nNgữ văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu\n\n\nN05\nNgữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu\n\n\nN06\nNgữ văn, Ghi âm – xướng âm, thi chuyên môn\n\n\nN07\nNgữ văn, Ghi âm – xướng âm, thi chuyên môn\n\n\nN08\nNgữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ\n\n\nN09\nNgữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề – chỉ huy tại chỗ\n\n\nS00\nNgữ văn, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2\n\n\nS01\nToán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2 \n\n\nV00\nToán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật\n\n\nV01\nToán, Ngữ văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật\n\n\nV02\nVẽ Mỹ thuật, Toán, Tiếng Anh\n\n\nV03\nVẽ Mỹ thuật, Toán, Hóa học\n\n\nV05\nNgữ văn, Vật lí, Vẽ mỹ thuật\n\n\nV07\nToán, tiếng Đức, Vẽ mỹ thuật\n\n\nV08\nToán, tiếng Nga, Vẽ mỹ thuật\n\n\nV09\nToán, tiếng Nhật, Vẽ mỹ thuật\n\n\nV10\nToán, tiếng Pháp, Vẽ mỹ thuật\n\n\nV11\nToán, tiếng Trung, Vẽ mỹ thuật\n\n\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Sư phạm Sư phạm nghệ thuật dao động từ 15 – 25 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, điểm chuẩn có thể thay đổi do số lượng và chất lượng thí sinh đăng ký vào trường.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNếu bạn muốn học hội họa một cách chuyên sâu tại trường đại học, hãy tham khảo những trường dưới đây: \n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Mỹ Thuật Việt Nam\nĐại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương\nĐại học Kiến trúc Hà Nội \nĐại học Mỹ thuật Công nghiệp\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội\nĐại học Khoa học Huế \nĐại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội \nCao đẳng Nghệ thuật Hà Nội\nHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam \nĐại Học Văn hóa Hà Nội \nĐại Học Văn Hóa Nghệ Thuật Quân đội    \n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nghệ thuật – Đại học Huế \nĐại học Kiến trúc Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Mỹ Thuật TP. HCM \nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM \nĐại học Văn Hiến \nĐại học Sư phạm TP.HCM\nĐại học Văn Lang \nĐại học Cần Thơ\nĐại học Kiến trúc TP.HCM \nĐại học Bách khoa TP.HCM\nĐại học Sân khấu – Điện ảnh \nCao đẳng Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM \nCao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM\nHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam \nNhạc viện TP.HCM\nCao đẳng văn hóa nghệ thuật\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nKhi theo đuổi các ngành liên quan đến sáng tạo, trường lớp chỉ có thể giúp bạn làm quen, học các kỹ thuật cơ bản. Nếu bạn muốn có tác phẩm nghệ thuật để đời, tự bạn sẽ phải cố gắng. Vì nghệ thuật là tiếng nói của cảm xúc và cảm xúc phải đến từ chính con người bạn, chứ không thể bắt nguồn từ bên ngoài.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành ra sao": "\n\nBên cạnh việc giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung tâm văn hóa nghệ thuật, cơ hội của ngành Sư phạm nghệ thuật khá rộng mở, cụ thể: \n\n\nSân khấu \n\n\n\nDiễn viên kịch \nĐạo diễn sân khấu \nBiên đạo múa \nÂm thanh ánh sáng sân khấu\n\n\n\nÂm nhạc \n\n\n\nThanh nhạc để trở thành ca sĩ \nNgành nhạc cụ (piano, đàn tranh, violon,…) để biểu diễn nhạc cụ  \nNgành sáng tác âm nhạc để trở thành nhạc sĩ\n\n\n\nĐiện ảnh \n\n\n\nNgành diễn viên \nĐạo diễn điện ảnh truyền hình\nBiên kịch điện ảnh\nÂm thanh ánh sáng\n\n\n\nVăn học\n\n\n\nNhà thơ\nNhà văn\nTiểu thuyết gia \n\n\n\nHội họa \n\n\nBạn có thể trở thành họa sĩ nếu muốn theo đuổi nghệ thuật hội họa. Khi trở thành họa sĩ chuyên nghiệp, bạn có thể mở phòng tranh, phòng triển lãm và bán các tác phẩm của mình.\n\n\nĐiêu khắc\n\n\nKhi trở thành một nhà điêu khắc, bạn có thể làm việc tại cơ quan Văn hóa cấp tỉnh, sở, phòng hoặc làm việc tại các viện nghiên cứu. Bạn cũng có thể mở xưởng chế tác điêu khắc hoặc làm việc tại các phòng triển lãm.\n\n\nKiến trúc \n\n\nBạn có thể trở thành một kiến trúc sư tạo nên các công trình xây dựng vừa có tính ứng dụng, vừa có tính nghệ thuật.\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của ngành Sư phạm nghệ thuật tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và thành tựu của nhân viên. Những người có kinh nghiệm và chuyên môn cao có thể kiếm được mức lương cao hơn, trong khi những người mới tốt nghiệp hoặc chưa có kinh nghiệm có thể kiếm được mức lương thấp hơn.\n\n\nMức lương trung bình cho một giảng viên, giáo viên giảng dạy ngành Sư phạm nghệ thuật tại Việt Nam là khoảng 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng một tháng. Nếu bạn trở thành một nghệ sĩ được mọi người yêu mến và biết đến thông qua các tác phẩm hay vở diễn hay, mức lương của bạn có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là một số thông tin tổng quan về ngành Sư phạm nghệ thuật. Hy vọng những thông tin ReviewEdu chia sẻ sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Hãy thường xuyên theo dõi ReviewEdu để cập nhật thông tin tuyển sinh để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh sắp tới nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-cong-nghe", "rid": "7140246", "major": "Sư phạm công nghệ", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Sư phạm Công nghệ là ngành đào tạo giáo viên chuyên ngành SPCN, làm công tác giảng dạy môn Công nghệ tại các trường THCS, THPT có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về kỹ thuật công nghệ. Sinh viên tốt nghiệp ngành học này sẽ có đầy đủ năng lực sư phạm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy về các mảng như kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp và kinh tế gia đình… ở trường trung học phổ thông, các trường đào tạo nghề, trung cấp nghề. Ngoài ra, họ cũng chính là những giáo viên có năng lực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cùng với phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể thi vào ngành SPCN, thí sinh có thể tham khảo một số khối thi sau đây:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lý, Hóa học\nA01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nC01: Ngữ văn, Toán, Vật lý\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn xét tuyển vào Sư phạm công nghệ tại các trường đại học dao động trong khoảng 19 – 25 điểm. Trong đó, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 lấy mức điểm chuẩn cao nhất là 25 điểm. Ngoài ra, một số trường còn áp dụng hình thức xét tuyển học bạ THPT như trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Đại học Sư phạm – Đại học Huế.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, đây là ngành học được đào tạo rộng rãi tại các trường đại học trong cả nước. Danh sách các trường cụ thể là:\n\n\n\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Vinh\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Sư phạm – Đại học Huế\nĐại học Sư phạm Hà Nội\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể theo học ngành SPCN, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ không chỉ về mặt kiến thức mà còn cả về mặt kỹ năng, các tố chất khác để phù hợp với ngành học.\n\n\n\n\n\nCẩn thận, kiên trì, khéo léo, tỉ mỉ\nSiêng năng, tận tâm với công việc\nKhả năng làm việc theo đội, nhóm\nChịu được áp lực công việc cao\nHọc tốt các môn KHTN\nKhả năng truyền đạt tốt\nTâm huyết với nghề\nĐạo đức và tấm lòng trong sáng\nYêu nghề dạy học, tôn trọng, chăm sóc, thương yêu, đối xử công bằng với mọi học sinh\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành SPCN có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:\n\n\n\n\n\nGiáo viên môn Công nghệ tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên cả nước\nLàm công tác nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu, cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo\nChuyên gia hướng dẫn kỹ thuật công nghệ tại các trường học, cơ quan quản lý giáo dục đào tạo có liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn về cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực, điện – điện tử… phù hợp với chuyên ngành đào tạo\n\n\n\n", "mức lương của ngành như thế nào?": "\n\nĐối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức thu nhập sẽ được tính theo quy định. Còn đối những bạn công tác tại các trường học dân lập hoặc làm những công việc khác liên quan đến lĩnh vực công nghệ – cơ khí thì mức lương khởi điểm ở mức 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc mà mức thu nhập sẽ cao hơn.\n\n\n", "khả năng nâng cao trình độ khi ra trường ngành": "\n\nSau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên ngành này đã tích lũy cho mình một khối lượng kiến thức nhất định. Và lúc này, các bạn chính thức bước vào nghề và có những cơ hội như sau:\n\n\n\nSinh viên khi ra trường đã có đủ kiến thức và năng lực giảng dạy môn Công nghệ. Các bạn có thể ứng tuyển tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông thuộc 3 miền Bắc – Trung – Nam.\nNgoài ra, đối với những sinh viên ra trường có đủ năng lực để tự học suốt đời thì có thể tiếp tục học ở các bậc học cao hơn. Có những chuyên ngành liên quan đến Công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghiệp và Nông nghiệp tại các cơ sở đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước.\nNgoài ra, các bạn có thể làm việc và ứng tuyển các vị trí tại trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Trung tâm nghiên cứu và công ty thuộc lĩnh vực trên.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Sư phạm công nghệ hiện nay đang được các bạn trẻ quan tâm theo học. Sở dĩ bởi vì điểm chuẩn của ngành này không quá cao và tỷ lệ trường tham gia đào tạo khá nhiều, tạo nhiều cơ hội cho sinh viên theo học. Ngành học này mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm với mức lương phong phú cũng là những lợi thế khi theo học ngành SPCN. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn thí sinh có thể tự tin lựa chọn ngành học của mình. Chúc các bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-khoa-hoc-tu-nhien", "rid": "7140247", "major": "Sư phạm khoa học tự nhiên", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nNgành Sư phạm KHTN là ngành đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy trong lĩnh vực KHTN (Sinh Học, Vật Lý, Hóa Học) tại các trường THCS và THPT. Sinh viên ngành này sẽ được trang bị các kiến thức và nghiệp vụ sư phạm nói chung và các kỹ năng giảng dạy KHTN nói riêng. Một số môn học tiêu biểu của ngành Sư phạm KHTN là: Phương pháp dạy học KHTN, Nhập môn ngành Sư phạm, Đo lường và đánh giá trong dạy học KHTN, v.v. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tiếp cận với các môn như Vật Lý nâng cao, Hóa Học nâng cao, Sinh học nâng cao.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Sư phạm KHTN thường tuyển sinh bằng các khối A, khối B và một số khối D. Cụ thể, các cơ sở đào tạo ngành Sư phạm KHTN hiện nay thường xét tuyển những khối thi sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối A02: Toán Học, Vật Lý, Sinh Học\nKhối A16: Toán Học, KHTN, Ngữ Văn\nKhối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh học\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D08: Toán Học, Sinh Học, Tiếng Anh\nKhối D90: Toán Học, KHTN, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác trường đào tạo ngành Sư phạm KHTN thường áp dụng 2 hình thức tuyển sinh: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt từ 20 đến 24 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 18 đến 27 điểm. Ngoài ra, một vài trường còn áp dụng thêm một số tiêu chí phụ khi tuyển sinh. Các thí sinh nên lưu ý những tiêu chí phụ này để tránh những thiếu sót đáng tiếc trong hồ sơ. Sau đây là các tiêu chí phụ thường gặp:\n\n\n\nThứ tự nguyện vọng ≤ 4\nĐiểm Toán ≥ 7.4\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường đào tạo ngành Sư phạm KHTN trên toàn quốc:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Sư phạm – Đại học Huế\nĐại học Vinh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP.HCM\nĐại học Sài Gòn\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNếu bạn muốn theo đuổi ngành Sư phạm KHTN, bạn sẽ cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê nghiên cứu các môn KHTN\nHọc khá các môn KHTN\nCó khả năng tư duy logic nhạy bén\nCó khả năng truyền đạt thông tin một cách hiệu quả\nKiên trì, nhẫn nại\nCó năng lực giao tiếp tốt và thuyết phục người khác\nSử dụng tin học văn phòng thành thạo\nKhả năng xử lý vấn đề\nThấu hiểu tâm lý học sinh\nThận trọng, tỉ mỉ trong công việc\nCó óc sáng tạo và tinh thần cầu tiến, ham học hỏi\nCó ý thức trách nhiệm cao\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây cũng là một trong những vấn đề được rất nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh quan tâm. Đúng như tên gọi, các môn KHTN là quan trọng nhất đối với ngành Sư phạm KHTN vì chúng có mặt trong mọi tổ hợp xét tuyển. Nếu bạn yêu thích ngành này, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các môn Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học. Ngoài ra, bạn cần cố gắng học giỏi đều cả 3 môn trên để phục vụ cho quá trình học tập và làm việc sau này. Bên cạnh đó, bạn nên trau dồi năng lực sử dụng tiếng Anh để có thể dễ dàng nghiên cứu các tài liệu nước ngoài về các môn trên. Giỏi tiếng Anh cũng sẽ là một lợi thế khi bạn giảng dạy trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm KHTN, sinh viên chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu. Sinh viên Sư phạm KHTN có thể lựa chọn làm việc tại các trường công lập, trường ngoài công lập hoặc các viện nghiên cứu, v.v. Sau đây là một số vị trí công tác dành cho các sinh viên tốt nghiệp Sư phạm KHTN:\n\n\n\n\n\nGiáo viên KHTN tại các trường THCS và THPT\nGiáo viên KHTN tự do\nChuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ\nGiảng viên Sư phạm KHTN tại các trường đại học\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của người làm ngành Sư phạm KHTN tùy thuộc vào nơi công tác và năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc. Nếu bạn làm việc tại các trường công lập, mức lương của bạn sẽ được tính theo quy định hiện hành. Nếu bạn đang công tác tại các trường ngoài công lập, thu nhập của bạn sẽ phụ thuộc vào quỹ lương của trường. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành Sư phạm KHTN:\n\n\n\nGiáo viên KHTN tại các trường THCS và THPT – 12 triệu đồng/tháng\nGiáo viên KHTN tự do – 20 triệu đồng/tháng\nChuyên viên nghiên cứu – 12 triệu đồng/tháng\nGiảng viên Sư phạm KHTN – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "sinh viên ngành được đào tạo những gì?": "\n\nCử nhân của ngành này được đào tạo chuyên sâu về những vấn đề toàn cầu như phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, dân số, bảo vệ môi trường,.… Bên cạnh đó, sinh viên cũng được lĩnh vực đào tạo về phương pháp dạy học các môn Lý, Hóa, Sinh và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Đây chính là cơ hội để bạn trở thành các nhà giáo dục học trong tương lai.n lý ứng dụng công nghệ, vừa hiểu sâu các khái niệm, quy luật tự nhiên… Như vậy, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn để trở thành các nhà khoa học đơn ngành Vật lý, Hóa học, Sinh học và đa ngành Khoa học tự nhiên.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Sư phạm KHTN chỉ mới được đưa vào giảng dạy tại Việt Nam những năm gần đây và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Như đã nói, KHTN được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống. Chính vì vậy, nhu cầu nhân sự ngành Sư phạm KHTN luôn nằm trong tình trạng khan hiếm. Điều này tạo nên thị trường việc làm sôi động và phong phú cho các sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm KHTN. Nếu bạn yêu thích việc nghiên cứu hoặc giảng dạy các môn KHTN, ngành Sư phạm KHTN là một sự lựa chọn đáng cân nhắc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-giao-duc-phap-luat", "rid": "7140248", "major": "Giáo dục pháp luật", "payload": {"ngành là gì? thi khối nào?": "\n\nNgành Giáo dục pháp luật (Mã ngành: 7140248): Là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lý nhất định, để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. \n\n\nViệc giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong các thiết chế chính trị xã hội với giáo dục ở ngoài cộng đồng xã hội và gia đình ngày càng phổ biến. Điều này sẽ giúp việc kết nối trở nên phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác giáo dục truyền thống lịch sử và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. \n\n\nĐặc biệt, cần gắn giáo dục pháp luật với quá trình thực thi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của từng vùng, miền địa phương và an sinh xã hội,…\n\n\nCác khối thi vào ngành Giáo dục pháp luật:\n\n\n\nKhối C00: Văn, Sử, Địa \nKhối C19: Văn, Sử, GDCD\nKhối C20: Văn, Địa, GDCD\nKhối D66: Văn, GDCD, Anh \n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là danh sách các trường đào tạo:\n\n\n\nTrường Đại học Luật Hà Nội\nTrường Đại học Luật – ĐH Huế\nĐại học Đà Nẵng\nĐại học Luật TP Hồ CHí Minh\nĐại học kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh\nKhoa Luật – Trường Đại Học Cần thơ\n\n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Giáo dục pháp luật là bao nhiêu?\n\n\nDưới đây là mức điểm chuẩn tham khảo trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế:\n\n\n\n\n\n\nTên trường\n\nMã ngành\nTổ hợp môn\nĐiểm chuẩn\n\nGhi chú\n\n\n\nĐại Học Sư Phạm – Đại Học Huế\n7140248\nC00\nC19\nC20\nD66\nXDHB\n19\nHọc bạ\n\n\nĐại Học Sư Phạm – Đại Học Huế\n7140248\nC00\nC19\nC20\nD66\n24\nĐiểm thi TN THPT\n\n\n\n\n\nLiệu bạn có phù hợp với ngành Giáo dục pháp luật hay không?\n\n\nKhi học ngành này sẽ cần bạn biết giảng dạy về pháp luật, có định hướng và giúp đỡ người khác có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. Bên cạnh đó, cần đáp ứng các chuyên môn và nghiệp vụ tổ chức dạy học, đánh giá môn Giáo dục công dân tại các trường học.\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nNgười học có thể chọn nghề nghiệp dựa theo các định hướng như sau:\n\n\n\nLàm công tác giảng dạy pháp luật, giáo dục công dân tại trường học\nLàm nghiên cứu viên về pháp luật tại các cơ quan Nhà nước\nLàm công chức viên chức tại các cơ quan Nhà nước như Ủy ban nhân dân, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, các trường công lập\nLàm việc trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp luật\nLàm các công việc mang tính chất hỗ trợ giáo dục tại các trường học và trung tâm đào tạo như: giáo vụ, giám thị, hành chính lễ tân, hành chính văn thư,…\nKinh doanh dịch vụ giáo dục: tư vấn tuyển sinh, tư vấn du học, gia sư, dạy kỹ năng mềm\nKinh doanh sản phẩm giáo dục: kinh doanh dụng cụ học tập, kinh doanh sách và tài liệu học tập, kinh doanh khóa học, kinh doanh\nLàm phóng viên, biên tập viên về mảng thời sự, pháp luật tại các tòa soạn báo\nPhụ trách hoạt động giáo dục tại các công ty, tổ chức: chuyên viên đào tạo nội bộ\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nSau khi học ngành Giáo dục pháp luật có thể ra làm giáo viên mức lương cơ bản từ tùy khu vực từ 3.250.000 đồng/tháng- 4.68.000 đồng/tháng. Ngoài ra còn nhiều công việc với mức lương hấp dẫn khác.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Giáo dục pháp luật là ngành học có vai trò quan trọng giúp người dân, học sinh có sự hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, có tinh thần yêu nước, nhân ái, trung thực và trách nhiệm cũng như sự hiểu biết về pháp luật. Để biết thêm nhiều ngành nghề khác hãy tham khảo Reviewedu.net nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-su-pham-lich-su-dia-ly", "rid": "7140249", "major": "Sư phạm Lịch sử – Địa lý", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Lịch sử và Địa lý (Mã ngành: 7140249) là ngành học đào tạo ra nguồn nhân lực cử nhân có kiến thức về lịch sử, địa lý và chuyên môn về sư phạm để tham gia giảng dạy môn Lịch sử và Địa lý tại các trường THPT, đại học, các cơ sở giáo dục.\n\n\nSư phạm Lịch sử – Địa lý là ngành học đào tạo giáo viên bậc trung học cơ sở có kiến thức lí thuyết và thực tiễn về ngành Lịch sử và Địa lí, phát hiện và giải quyết những vấn đề liên quan đến các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học môn Lịch sử và Địa lý bậc THCS; có tư duy phản biện, phê phán và đề xuất được các giải pháp giải quyết các vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử và Địa lý bậc THCS.\n\n\nNgười học ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành như Dẫn luận ngôn ngữ học, Lịch sử văn minh thế giới, Địa lý kinh tế – xã hội, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Bản đồ, Địa lí tự nhiên Việt Nam và thế giới, Biển và hải đảo Việt Nam, Các cuộc phát kiến địa lí, Các tôn giáo trên thế giới, Địa lý du lịch, Địa phương học, Phương pháp dạy học liên môn, Thực hành dạy học liên môn, Nghiệp vụ sư phạm…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể đăng ký xét tuyển vào ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý của một trong các trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:\n\n\n\nKhối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)\nKhối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)\nKhối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)\nKhối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)\nKhối D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)\nKhối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)\nKhối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)\nKhối A07 (Toán, Lịch sử, Địa lí)\nKhối A09 (Toán, Địa lí, Giáo dục công dân)\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý năm 2022 của các trường đại học với mức điểm thấp nhất là 19 và cao nhất là 24.75.\n\n\n\n\n\n\nTên trường\n\n\nĐiểm chuẩn 2022\n\n\n\nTrường Đại học Sư phạm Thái Nguyên\n24.75\n\n\nTrường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN\n28\n\n\nTrường Đại học Hoa Lư\n24.5\n\n\nTrường Đại học Sư phạm Đà Nẵng\n23.25\n\n\nTrường Đại học Sư phạm Huế\n19\n\n\nTrường Đại học Quảng Bình\n–\n\n\nTrường Đại học Quy Nhơn\n19\n\n\nTrường Đại học Phú Yên\n–\n\n\nTrường Đại học Sư phạm TP HCM\n25\n\n\nTrường Đại học Sài Gòn\n24.75\n\n\nTrường Đại học Đồng Tháp\n19\n\n\n\n\n\nDự kiến mức điểm chuẩn năm 2023 – 2024 sẽ tăng từ 0.5 đến 1 điểm so với năm học trước.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là danh sách tổng hợp tất cả các trường đào tạo ngành Lịch sử – Địa lý trên cả nước:\n\n\n\nTrường Đại học Sư phạm Thái Nguyên\nTrường Đại học Hoa Lư\nTrường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN\n\n\n\n\nTrường Đại học Sư phạm Đà Nẵng\nTrường Đại học Sư phạm Huế\nTrường Đại học Quy Nhơn\nTrường Đại học Phú Yên\nTrường Đại học Quảng Bình\n\n\n\n\nTrường Đại học Đồng Tháp\nTrường Đại học Sư phạm TP HCM\nTrường Đại học Sài Gòn\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể xem xét bản thân liệu có phù hợp với ngành sư Phạm thì sẽ phải thành thạo các phần mềm hệ thống thông tin địa lý, ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào công việc. Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy môn Địa lý. \n\n\nBên cạnh đó có các kỹ năng như: Nắm bắt tâm lý học sinh để giải quyết hợp lý, có thể chia sẻ, tư vấn cho đồng nghiệp, phụ huynh học sinh. Về nghiệp vụ thì có thể thu hút sự chú ý của người học và truyền đạt tốt kiến thức, đảm bảo người học tiếp thu đầy đủ thông tin.\n\n\n", "cơ hội việc làm ra sao? sau khi tốt nghiệp có dễ xin việc không?": "\n\nNgành Sư phạm Lịch sử – Địa lý là ngành học sư phạm mới trong hệ thống các ngành đào tạo bậc đại học ở nước ta. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý có nhiều cơ hội làm việc tại các cơ sở giáo dục khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông trên toàn quốc.\n\n\n Dưới đây là một số công việc mà sinh viên có thể tham khảo sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý:\n\n\n\nGiảng dạy môn khoa học xã hội cấp Tiểu học và môn Lịch sử – Địa lí cấp THCS; dạy Lịch sử hay Địa lí cấp THPT (sau khi học bổ túc một số chuyên đề).\nLàm việc trong các lĩnh vực xã hội nhân văn, hoặc môi trường, địa chất tại các cơ quan, đoàn thể.\nGiảng dạy các ngành học có liên quan đến lịch sử và địa lý tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.\nNghiên cứu và phát triển môn học Lịch sử – Địa lý tại các viện nghiên cứu.\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nĐối với những bạn cử nhân tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì lương sẽ được tính theo quy định trong thông tư của bộ. \n\n\nTrường hợp giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương cho tân cử nhân thường từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Đây chỉ là mức khởi đầu, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn theo mức tích lũy kinh nghiệm.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Sư phạm Lịch sử – Địa lý đây cũng là là ngành học hấp dẫn, thực tế và hứa hẹn một tương lai rộng mở cho người học. Qua bài viết chia sẻ trên chắc hẳn thấy tiềm năng và những triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn đối với ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn xem xét cân nhắc ngành học phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-giao-duc", "rid": "7140103", "major": "Công nghệ giáo dục", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Công nghệ giáo dục (Mã ngành: 7140103) là một lĩnh vực đa dạng. Bao gồm nhiều khía cạnh như thiết kế dạy học, phát triển nội dung, phát triển phần mềm, đồ hoạ phục vụ dạy và học, sản xuất nội dung truyền thông số và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ giáo dục số.\n\n\nCử nhân ngành Công nghệ giáo dục sẽ có trình độ chuyên sâu về vận dụng, đánh giá, khai thác, quản lý và thiết kế hệ thống giáo dục. Áp dụng giảng dạy phương tiện truyền thông vào lĩnh vực giáo dục kỹ thuật mới.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay, để theo học ngành Công nghệ giáo dục, các sĩ tử tham gia thi THPT Quốc gia có thể lựa chọn 3 tổ hợp sau:\n\n\n\n\n\n\nKhối thi\n\n\nMôn thi\n\n\n\nA00\nToán, Vật lý, Hóa học\n\n\nA01\nToán, Vật lý, Tiếng Anh\n\n\nD01\nToán, Ngữ văn, Tiếng Anh\n\n\n\n\n\nHiện nay, chỉ có Đại học Bách Khoa Hà Nội là địa chỉ duy nhất đào tạo ngành Công nghệ giáo dục.\n\n\nNăm 2022, Đại học Bách Khoa công bố điểm trúng tuyển ngành Công nghệ giáo dục là 23.15 điểm.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nNgười phù hợp với ngành Công nghệ giáo dục là người có những tố chất sau:\n\n\n\nYêu thích và có niềm đam mê với công việc giáo dục.\nCó sự hiểu biết về kĩ thuật, công nghệ, máy tính.\nCó kỹ năng chuyên môn và chuyên nghiệp.\nThận trọng, kiên trì và nhẫn nại trong công việc.\nLuôn sẵn sàng với “Teamwork”.\nKhả năng ngoại ngữ Tiếng Anh tốt.\nHam học hỏi và sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành ra sao?": "\n\nVị trí việc làm tiêu biểu\n\n\n\nChuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) của các tổ chức, các sản phẩm, dịch vụ giáo dục\nChuyên viên quản trị hệ thống quản lý học tập (LMS), nội dung học tập (LCMS);\nChuyên viên thiết kế, phát triển sản phẩm và sáng tạo nội dung học tập đa phương tiện (videos, sách điện tử, mô phỏng, VR, AR, trò chơi giáo dục…)\nChuyên viên thiết kế và sáng tạo khoá học số (MOOCs, e-learning, blended learning…)\nChuyên gia STEAM/STEM, giáo viên dạy theo mô hình STEAM/STEM.\nChuyên viên phát triển nội dung tại các chương trình khoa học – giáo dục của các đài truyền hình, đài phát thanh, các kênh truyền thông và mạng xã hội.\nKỹ thuật viên quản trị hệ thống dạy học trực tuyến, chuyên viên thiết kế phát triển các cổng đào tạo trực tuyến.\nPhụ trách công tác đào tạo trong doanh nghiệp, trường học và các tổ chức.\nTiếp tục theo học bậc Thạc sĩ và Nghiên cứu sinh lĩnh vực Khoa học giáo dục, Lý luận và phương pháp dạy học (định hướng Công nghệ giáo dục).\n\n\n\nCác doanh nghiệp tiêu biểu có thể tuyển dụng sinh viên Công nghệ giáo dục\n\n\nCác doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ giáo dục:\n\n\n\nEDUNEXT, Tập đoàn FPT\nCông ty Công nghệ thông tin, Tập đoàn VNPT (VNPT-IT)\nHọc viện Viettel – Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel\nCông ty Cổ phần Galaxy Education\nCông ty Cổ phần Edulive\nHọc viện Công nghệ sáng tạo TEKY\nCông ty Cổ phần Giáo dục KDI\nCông ty e-Việt Learning (Công ty TNHH Khoa Trí)\nCùng hơn 300 doanh nghiệp công nghệ giáo dục trong và ngoài nước.\n\n\n\nBộ phận Đào tạo, Quản trị nhân lực tại các tổ chức, doanh nghiệp lớn:\n\n\n\nBộ phận Nhân sự/Trung tâm đào tạo các ngân hàng (BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Techcombank,…; các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức (VNPT, Viettel, FPT, Chính Đại, Hoà Phát, Samsung Việt Nam…)\nBộ phận quản lý đào tạo, trung tâm đào tạo trực tuyến của các trường đại học, cao đẳng.\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nVới kiến thức, kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành được tích lũy trong suốt 4 năm đại học, ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ giáo dục có mức thu nhập phổ biến từ 7-15 triệu đồng/tháng tuỳ thuộc vào năng lực của sinh viên tốt nghiệp và quy mô của doanh nghiệp. Và chắc chắn khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, thu nhập của bạn cũng tăng lên theo đó.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, Công nghệ giáo dục là một ngành mới nhưng có tương lai đầy hứa hẹn, đặc biệt là trong thời đại số hoá hiện nay. Với sự phổ biến và phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền thông, nhu cầu sử dụng công nghệ trong giáo dục đã tăng lên đáng kể. Nếu bạn muốn đón đầu xu thế về giáo dục thì chắc chắn đây là cái tên đáng cân nhắc đấy!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ly-luan-lich-su-va-phe-binh-my-thuat", "rid": "7210101", "major": "Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật (LLLS&PBMT) chuyên đào tạo những kiến thức cơ bản về Lý luận, lịch sử và phê bình trong lĩnh vực mỹ thuật. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức liên quan đến kỹ năng lý luận để thực hành phê bình, đánh giá, nghiên cứu một kịch bản, một tác phẩm cũng như có cái nhìn sâu về tác giả của tác phẩm.\n\n\n\n\nTheo học ngành LLLS&PBMT, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức chung, kiến thức cơ bản của ngành Mỹ thuật và đặc biệt là còn được học những kiến thức cơ bản về Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, bao gồm: Điêu khắc – Các kỹ thuật chất liệu của Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc – Lịch sử Thế giới – Lịch sử Việt Nam, Lịch sử văn học Thế giới – Lịch sử văn học Việt Nam – Lý luận văn học – Ngôn ngữ học – Khảo cổ – Bảo tồn và Trùng tu di tích – Văn hóa học – Hán nôm – Tin học – Phương pháp nghiên cứu, thực tế về Mỹ thuật…\n\n\n", "các khối thi vào ngành lý luận, lịch sử & phê bình mỹ thuật là gì?": "\n\nĐể thi vào ngành LLLS&PBMT thí sinh phải đăng ký khối thi năng khiếu vẽ là khối H. Để xác định thí sinh trúng tuyển vào các chuyên ngành của trường, thí sinh phải thực hiện các môn thi gồm: Môn văn, môn năng khiếu (Hình họa, bố cục tranh màu)\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật năm 2020 dao động từ 21 đến 27 điểm tùy theo từng cơ sở đào tạo.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành lý luận, lịch sử & phê bình mỹ thuật?": "\n\nHiện nay trên cả nước có rất ít cơ sở giáo dục đào tạo bài bản về chuyên ngành này. Dưới đây là một số gợi ý để các bạn học sinh tham khảo nếu thật sự có hứng thú muốn theo đuổi ngành học này.\n\n\n Khu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học mỹ thuật Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Mỹ thuật TP. HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể theo học ngành LLLS&PBMT và có thể trở thành một nhà nghiên cứu, phê bình, tổ chức hoạt động và giảng dạy trong lĩnh vực mỹ thuật cần phải có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó sự am hiểu nhất định về mỹ thuật, có khả năng phân tích, lý luận.\nCần có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội – nhân văn, mỹ thuật và những kiến thức chuyên sâu về lý luận, lịch sử, phê bình mỹ thuật.\nCần có trình độ và khả năng nghiên cứu mỹ thuật, các lĩnh vực lý luận, nghiên cứu lịch sử và phê bình mỹ thuật tốt.\nCó khả năng giao tiếp và lên kế hoạch để tổ chức, điều hành, quản lý các triển lãm, hoạt động, sự kiện mỹ thuật.\nHiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin, có tinh thần nghiên cứu khoa học và hoạt động mỹ thuật.\nCó thể giao tiếp ngoại ngữ là lợi thế và có thể nghiên cứu tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ.\n\n\n\n", "học ngành lý luận, lịch sử & phê bình mỹ thuật cần học giỏi môn gì?": "\n\nTrước hết, ngành học này đòi hỏi sinh viên phải có quan điểm, lập trường cá nhân rõ ràng đối với các vấn đề xã hội cũng như văn hóa – nghệ thuật. Vậy nên, nếu bạn học tốt môn Ngữ văn thì đó là một lợi thế vô cùng lớn, giúp bạn có thể thông qua ngôn từ mà thể hiện được suy nghĩ của mình một cách chính xác và cụ thể.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nHiện nay, cơ hội việc làm của ngành LLLS&PBMT chủ yếu vẫn còn bó hẹp trong phạm vi mỹ thuật. Bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc dưới đây để có cho mình những định hướng chung nhất về đầu ra của ngành.\n\n\n\n\n\nNhà nghiên cứu về mỹ thuật\nLàm nghiên cứu viên trong các viện, các trung tâm nghiên cứu, các viện bảo tàng mỹ thuật\nTrở thành một phóng viên, các biên tập viên tại các báo, tạp chí chuyên về mỹ thuật\nQuản lý các triển lãm, sự kiện về mỹ thuật\nHoạt động chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước\nGiảng dạy trong các cơ sở đào tạo như học viện, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành lý luận, lịch sử & phê bình mỹ thuật là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của những người công tác trong ngành không có thang đo rõ ràng, cụ thể. Tùy thuộc vào năng lực, tuổi nghề của mỗi người mà mức lương sẽ thay đổi khác nhau. Đối với sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tế, mức lương sẽ từ 7 – 9 triệu đồng/tháng . Tuy nhiên đối với những cá nhân đã có kinh nghiệm công tác, giảng dạy trong ngành, thu nhập có thể dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng hoặc thậm chí con số đó còn có thể tăng lên gấp đôi, gấp ba tùy theo quy mô dự án, nội dung công việc, vị trí đảm nhiệm,…\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật đang bị đánh giá là một ngành có phạm vi phát triển bị bó hẹp kèm theo đó là cơ hội việc làm và mức lương thu nhập còn thấp và bất ổn. Tuy nhiên, mỹ thuật vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của chúng ta, các tác phẩm nghệ thuật vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh truyền truyền đạt những thông điệp riêng của chúng. Vì vậy, ngành LLLS&PBMT vẫn còn nhiều cơ hội chuyển mình. Nếu bạn yêu thích và quan tâm ngành học này, hãy cân nhắc theo đuổi nó ngay hôm nay nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-hoi-hoa", "rid": "7210103", "major": "Hội hoạ", "payload": {"ngành hội họa là gì?": "\n\n\n\nHội họa là một ngành nghệ thuật có lịch sử lâu đời, hiểu một cách đơn giản thì hội họa chính là vẽ tranh, là một lĩnh vực nghệ thuật. Hội họa trong lịch sử nghệ thuật châu âu thường phục vụ với những mục đích cụ thể được xem là ngành nghệ thuật có tác động to lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của con người từ ngàn năm nay, là ngành nghề tôn vinh tinh hoa thẩm mỹ và vẻ đẹp. Hội họa khác với các ngành nghệ thuật ứng dụng khác là tạo cảm xúc cho người xem tranh và có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra cần có sự sáng tạo trong đó các đường nét, kết cấu, màu sắc, hình khối được sắp xếp theo một bố cục mang tính thẩm mỹ cao.\n\n\n", "các khối thi vào ngành hội họa là gì?": "\n\nĐể thi vào ngành hội họa, các sĩ tử có thể tham khảo các khối thi sau đây:\n\n\n\nH00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ NT 1, Năng khiếu vẽ NT 2\nH01: Toán, Ngữ văn, Vẽ\nH02: Toán, Vẽ trang trí màu, Vẽ Hình họa mỹ thuật\nH03: Toán, KHTN, Vẽ Năng khiếu\nH04: Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu\nH05: Ngữ văn, KHXH, Vẽ Năng khiếu\nH06: Ngữ văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật\nH07: Toán, Hình họa, Trang trí\nH08: Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật\nM01: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu\nM02: Toán, Năng khiếu 1, NK 2\nM03: Ngữ văn, Năng khiếu (NK) 1, NK 2\nM13: Toán, Sinh học, Năng khiếu\nV00: Toán, Vẽ hình họa MT, Vật lí\nV01: Toán, Vẽ hình họa MT, Ngữ văn\nV02: Vẽ MT, Toán, Tiếng Anh\nV03: Vẽ MT, Toán, Hóa học\nV05: Ngữ văn, Vật lí, Vẽ mỹ thuật\nV06: Toán, Địa lí, Vẽ mỹ thuật\nV07: Toán, tiếng Đức, Vẽ mỹ thuật\nV08: Toán, tiếng Nga, Vẽ mỹ thuật\nV09: Toán, tiếng Nhật, Vẽ mỹ thuật\nV10: Toán, tiếng Pháp, Vẽ mỹ thuật\nV11: Toán, tiếng Trung, Vẽ mỹ thuật\n\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành hội họa là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành Hội họa của các trường đại học những năm gần đây dao động từ 16 – 28 điểm, tùy thuộc vào điểm các môn xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét học bạ và điểm thi môn năng khiếu.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành hội họa": "\n\nHiện nay, ngành hội họa đã được nhiều trường đưa vào chương trình đào tạo, các sinh viên có thể tham khảo danh sách các trường dưới đây.\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương\nĐại học Mỹ thuật Việt Nam\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Mỹ thuật TP.HCM\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nghệ thuật – Đại học Huế\nĐại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa\nĐại học Kiến Trúc Đà Nẵng\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nVì đây là một ngành liên quan đến nghệ thuật nên cần có những yêu cầu khắt khe hơn so với những ngành khác và bạn cần phải có những tố chất đó nếu như muốn theo đuổi lĩnh vực hội họa:\n\n\n\n\n\nBạn cần phải có năng khiếu cũng như sự sáng tạo. Đã là một ngành liên quan đến nghệ thuật thì bạn cũng khó thành công được cho dù “cần cù bù thông minh”.\nĐể trở thành một nhà hội họa, tố chất cần phải có chính là sự đam mê và sự nghiêm túc theo nghề. Đây là một nghề đòi hỏi sự kiên trì, cần thời gian vì vậy không thể thành công một sớm một chiều được.\nBiết sử dụng thành thạo những công cụ hỗ trợ khi cần thiết.\nChăm chỉ, thận trọng và kiên nhẫn.\n\n\n\n", "học ngành hội họa cần giỏi môn gì?": "\n\nĐương nhiên, học ngành hội họa thì bạn phải giỏi vẽ. Có năng khiếu vẽ là một điểm cộng lớn cho bạn khi theo học. Sở dĩ ngành học này khác với những ngành khác, nếu như không có năng khiếu vẽ thì sẽ mất đi một lợi thế. Do vậy khi thi vào ngành nhất thiết bạn phải có một niềm đam mê với nghệ thuật và năng khiếu vẽ.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành hội họa như thế nào?": "\n\nSau khi học chuyên sâu về ngành Hội họa bạn sẽ có được những kiến thức liên quan đến nghệ thuật như lịch sử nghệ thuật, những dạng nghệ thuật hiện hành… ra trường bạn hoàn toàn có thể làm việc tại một trong những vị trí công việc sau:\n\n\n\n\n\nLàm trong các viện bảo tàng: làm phụ trách, quản lý các sản phẩm trưng bày. \n\n\n\n\nLàm tại các báo và tạp chí Văn hóa: làm việc tại các cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên. \n\n\n\n\nLàm trong lĩnh vực kinh doanh: Đối với những bạn quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh vẫn có thể trở thành một nhà môi giới nghệ thuật.\nMột số lĩnh vực khác: bạn còn có thể làm những công việc khác như nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, nhà phê bình nghệ thuật, người đi xin tài trợ, chuyên gia mỹ thuật.\n\n\n\n", "một số lĩnh vực ngành nghề cho ngành vẽ": "\n\n\nThiết kế thời trang\nThiết kế đồ họa\nThiết kế nội thất\nHọa sĩ truyền thống\nKiến trúc cảnh quan\nVẽ truyện tranh\nGiám đốc nghiê thuật\nThiết kế phần mềm, giao diện web\nChuyên viên thiết kế đồ họa 2D, 3D\nNail\nThợ xăm\n\n\n\n", "mức lương của ngành hội họa như thế nào?": "\n\nNgành Hội họa là một môn nghệ thuật mang đến sự lãng mạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ cũng như sự sáng tạo. Hội họa mang đến một vẻ đẹp tôn vinh những tác phẩm. Chính vì vậy mức lương làm việc trong lĩnh vực hội họa thường không giới hạn. Đối với nhân viên làm việc trong lĩnh vực hội họa sẽ có mức lương khởi điểm là từ 8 đến 10 triệu/tháng. Đối với những người có kinh nghiệm từ 1 đến 2 năm sẽ có mức lương là 12 – 15 triệu/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNếu bạn đam mê và thực sự có năng khiếu về mỹ thuật thì theo học ngành Hội họa là một lựa chọn sáng suốt. Bởi khi theo học ngành này bạn sẽ được rèn luyện và phát triển năng khiếu của mình. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các thí sinh tự tin trong việc chọn ngành học của mình. Chúc các bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-do-hoa", "rid": "7210104", "major": "Đồ hoạ", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành đồ họa ( Mã ngành: 7210104) là ngành học kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các công cụ đồ họa để truyền tải thông điệp bằng những hình ảnh đẹp, ấn tượng, đi vào lòng người. Nói cách khác Đồ họa là sự kết hợp giữa nghệ thuật và thông tin. Và Thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng, kết hợp hình ảnh chữ viết và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay, hầu hết các trường Đại học sẽ ưu tiên xét tuyển hai khối H và V, bởi đây là khối đều có chứa môn năng khiếu là vẽ. \n\n\nXét tuyển khối H\n\n\nĐây là khối H được ứng tuyển nhiều nhất bao gồm: \n\n\n\n\n\n\nKhối thi\n\n\nMôn thi\n\n\n\nH00 \nNgữ văn, Năng khiếu nghệ thuật 1, Năng khiếu nghệ thuật 2\n\n\nH01\nToán, Ngữ văn, Vẽ\n\n\nH02\nToán, Vẽ hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu\n\n\nH03\nToán, Khoa học tự nhiên, Vẽ năng khiếu\n\n\nH04\nToán, Tiếng Anh, Vẽ năng khiếu\n\n\nH05\nNgữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ năng khiếu\n\n\nH06\nNgữ văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật\n\n\nH07\nToán, Hình họa, Trang trí\n\n\nH08\nNgữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật\n\n\n\n\n\nXét tuyển khối V\n\n\nKhối V sẽ bao gồm các tổ hợp môn sau:\n\n\n\n\n\n\nKhối\n\n\nMôn thi\n\n\n\nV00\nToán, Vật lý, Vẽ hình họa mỹ thuật\n\n\nV01\nToán, Ngữ văn, Vẽ hình họa mỹ thuật\n\n\nV02\nVẽ mỹ thuật, Toán, Tiếng Anh\n\n\nV03\nVẽ mỹ thuật,Toán, Hóa học\n\n\nV04\nNgữ văn, Vật lý, Vẽ mỹ thuật\n\n\nV05\nNgữ văn, Vật lý, Vẽ mỹ thuật\n\n\nV06\nToán, Địa lý , Vẽ mỹ thuật\n\n\nV07\nToán, Tiếng Đức, Vẽ mỹ thuật\n\n\nV08\nToán, Tiếng Nga, Vẽ mỹ thuật\n\n\nV09\nToán, Tiếng Nhật, Vẽ mỹ thuật\n\n\nV10\nToán , Tiếng Pháp , Vẽ mỹ thuật\n\n\nV11\nToán , Tiếng Trung , Vẽ mỹ thuật\n\n\n\n\n\nNgoài ra, một số Trường vẫn thực hiện hình thức xét tuyển qua học bạ (học kỳ 1, học kỳ 2 hoặc cả năm 12) dành cho đối tượng đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc các bạn học sinh sắp hoàn thành chương trình THPT và tốt nghiệp lớp 12. \n\n\nCác khối khác dùng để xét tuyển vào ngành đồ họa khác như: \n\n\n\n\n\n\nKhối \n\n\nMôn thi\n\n\n\nA00\nToán, Vật lý, Hóa học\n\n\nA17\nToán, Vật lý, Khoa học xã hội\n\n\nA18\nToán, Hóa học, Khoa học xã hội\n\n\nD10\nToán, Tiếng Anh, Địa lý\n\n\nD15\nNgữ văn, Tiếng Anh, Địa lý\n\n\nD96\nToán, Tiếng Anh, Khoa học xã hội\n\n\n\n\n\nTrên thực tế, người làm trong lĩnh vực Đồ họa không cần thiết phải vẽ đẹp vì hiện nay mọi thiết kế được thực hiện trên máy tính bằng cách sử dụng phần mềm hiện đại kết hợp các ý tưởng sáng tạo để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, chỉ cần các bạn trang bị được kiến thức mỹ thuật cơ bản và kỹ năng xử lý công nghệ hiện đại thì đã có thể đủ điều kiện theo đuổi được công việc Đồ hoạ.\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐể hỗ trợ các bạn có nguyện vọng đăng ký vào ngành đồ họa, Đại học FPT đã tổng hợp danh sách điểm chuẩn ngành đồ họa ở các trường đại học cho các bạn tham khảo. Trong đó, theo tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín, các trường có điểm chuẩn ngành đồ họa được xếp từ thấp đến cao theo các miền như sau:\n\n\nMiền Nam\n\n\n\n\n\n\nTên Trường\n\n\nMức điểm trung bình đầu vào\n\n\n\nĐại Học Nguyễn Tất Thành\n15\n\n\nĐại Học Quốc Tế Hồng Bàng\n15\n\n\nĐại Học Hoa Sen\n15\n\n\nĐại học Thủ Dầu Một\n17\n\n\nĐại học Công Nghệ TP. HCM\n18\n\n\nĐại Học Dân Lập Văn Lang\n18\n\n\nĐại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM\n24.5\n\n\nĐại Học Kiến Trúc TP. HCM\n25\n\n\nĐại Học Tôn Đức Thắng\n27\n\n\n\n\n\nMiền Trung\n\n\n\n\n\n\nTên Trường\n\n\nMức điểm trung bình đầu vào\n\n\n\nĐại Học Dân Lập Duy Tân\n14\n\n\nĐại Học Nghệ Thuật – Đại Học Huế\n19.5\n\n\nĐại Học Kiến Trúc Đà Nẵng\n21\n\n\n\n\n\nMiền Bắc\n\n\n\n\n\n\nTên Trường\n\n\nMức điểm trung bình đầu vào\n\n\n\nĐại Học Hòa Bình\n15\n\n\nĐại Học Nguyễn Trãi\n16\n\n\nĐại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên\n18\n\n\nĐại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội\n19\n\n\nĐại Học Kiến Trúc Hà Nội\n25\n\n\nĐại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp\n25.5\n\n\n\n\n\nNgoài ra, nhằm tạo điều kiện mở mang tri thức thế hệ trẻ, rất nhiều các trường đại học, cao đẳng đã tiến hành tuyển sinh bằng nhiều phương thức khác. Trong đó có 03 phương thức chủ yếu, bao gồm xét tuyển học bạ, xét tuyển qua kỳ thi đánh giá năng lực và phương thức tuyển thẳng theo yêu cầu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà các bạn học sinh có thể tham khảo để đưa ra quyết định tham gia xét tuyển đúng đắn.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\nSau đây là những trường đại học đào tạo ngành đồ họa ở khu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Nguyễn Tất Thành \nĐại Học Quốc Tế Hồng Bàng\nĐại Học Hoa Sen\nĐại học Thủ Dầu Một \nĐại học Công Nghệ TP. HCM\nĐại Học Dân Lập Văn Lang\n\nĐại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM\n\nĐại Học Kiến Trúc TP. HCM \n\nĐại Học Tôn Đức Thắng\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\nSau đây là những trường đại học đào tạo ngành đồ họa miền Trung\n\n\n\nĐại Học Dân Lập Duy Tân\nĐại Học Nghệ Thuật – Đại Học Huế\nĐại Học Kiến Trúc Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\nSau đây là những trường đại học đào tạo ngành đồ họa ở khu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Hòa Bình\nĐại Học Nguyễn Trãi\nĐại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên\nĐại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội\nĐại Học Kiến Trúc Hà Nội\nĐại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể trở thành một Designer chuyên nghiệp, bạn cần rèn luyện cho mình những tố chất quan trọng sau:\n\n\nCó tư duy thẩm mỹ\n\n\nThiết kế đồ họa là ngành học thuộc khối ngành Mỹ thuật, do đó tư duy thẩm mỹ là không thể thiếu nếu bạn muốn phát triển trong ngành này. Tư duy thẩm mỹ bao gồm tư duy về màu sắc, tư duy về bố cục, tư duy về hình ảnh,… Bạn hoàn toàn có thể trau dồi khả năng thẩm mỹ của mình qua việc tự học và rèn luyện mỗi ngày.\n\n\nCó khả năng sáng tạo cao\n\n\nSự sáng tạo sẽ cho ra đời những tác phẩm đồ họa độc đáo, thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự sáng tạo của một designer nên được kết hợp với tính thực tế. Dù sản phẩm có bay bổng khác biệt tới đâu cũng cần bám sát vào sản phẩm, phải thể hiện được thông điệp và ý nghĩa của sản phẩm.\n\n\nSự cẩn thận trong từng chi tiết\n\n\nMột tờ poster là sự kết hợp của nhiều chi tiết khác nhau, sao cho sự kết hợp đó tạo nên một bố cục hoàn hảo. Do vậy, designer phải là người chú trọng tới từng chi tiết, luôn muốn tạo ra một sản phẩm đẹp mắt và tinh tế nhất.\n\n\nKhông ngừng trau dồi và học hỏi\n\n\nCác xu hướng thiết kế luôn không ngừng thay đổi. Nếu một vài năm trước đây người tiêu dùng ưa chuộng các hình ảnh nhiều màu sắc, mới lạ, thì hiện nay phong cách thiết kế HOT nhất lại thuộc về phong cách tối giản, tinh tế. Do vậy, người làm thiết kế đồ họa cần không ngừng học hỏi và nắm bắt các xu hướng mới nhất để áp dụng nó một cách phù hợp.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành ra sao?": "\n\nTheo thống kê của Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2021, nước ta cần 1.000.000 nhân lực cho ngành học Thiết kế đồ họa. Thế nhưng, nguồn nhân lực cho lĩnh vực này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trên. \n\n\nNhững cơ hội nghề nghiệp dành cho các cử nhân tốt nghiệp ngành đồ họa có thể kể đến như sau: chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế tại các công ty quảng cáo, công ty thiết kế, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật, xưởng phim hoạt hình và truyện tranh, các tòa soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí,… Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tự thành lập doanh nghiệp, các công ty thiết kế, dịch vụ studio hoặc tư vấn, giảng dạy tại các trường học, trung tâm, CLB,… Hơn nữa, như một đặc thù ưu ái, ngành đồ họa luôn mang lại những cơ hội làm thêm hấp dẫn tại nhà như thiết kế website, thiết kế logo, nhận diện thương hiệu,…\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nCác trường đại học và các trung tâm đào tạo chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nhân lực cho ngành nghề đắt giá này. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành đồ họa với mức lương khởi điểm từ 8-10 triệu/tháng và đối với người có kinh nghiệm từ một đến hai năm là 12-15 triệu/tháng. \n\n\n", "kết luận": "\n\nVới những thông tin mà ReviewEdu cung cấp, những bạn thí sinh thắc mắc “ngành đồ họa là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành đồ họa không, ngành đồ họa xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành đồ họa khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành đồ họa,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành đồ họa và trở thành một người thiết kế thành công trong tương lai."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dieu-khac", "rid": "7210105", "major": "Điêu khắc", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Điêu khắc (tiếng Anh: Sculpture), đây là một ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Có rất nhiều chất liệu khác nhau như: gỗ, thủy tinh, gỗ, kim loại… được sử dụng trong lĩnh vực điêu khắc. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những vật liệu khác như đất sét, nhựa, than đá… cũng không còn là điều quá xa lạ. Ngày nay, lĩnh vực điêu khắc còn được mở rộng ra nhiều loại hình khác nhau như điêu khắc ánh sáng, điêu khắc âm thanh…\n\n\n\n\nNgành Điêu khắc trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Điêu khắc có khả năng sáng tạo các tác phẩm với nhiều chất liệu khác nhau, đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật và có thể tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về mỹ thuật. \n\n\n", "các khối tổ hợp xét tuyển đối với ngành học này là gì?": "\n\nĐể thi vào ngành điêu khắc, các sĩ tử có thể tham khảo các khối thi sau đây:\n\n\n\nH00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ NT 1, Năng khiếu vẽ NT 2\nH01: Toán, Ngữ văn, Vẽ\nH02: Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu\nH03: Toán, KHTN, Vẽ Năng khiếu\nH04: Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu\nH05: Ngữ văn, KHXH, Vẽ Năng khiếu\nH06: Ngữ văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật\nH07: Toán, Hình họa, Trang trí\nH08: Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật\n\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành dao động từ 15 đến 18 điểm, tùy thuộc vào điểm các môn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ và điểm thi môn năng khiếu.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay ở nước ta có một số trường đại học đã tạo ra sân chơi chắp cánh cho sự thăng hoa trong nghệ thuật cho sinh viên theo học. Cụ thể như:\n\n\n\nĐại học Nghệ thuật – Đại học Huế\nĐại học Kiến trúc Hà Nội\nĐại học Mỹ thuật Công nghiệp\nĐại học Mỹ thuật TP.HCM\nĐại học Mỹ thuật Việt Nam\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có thể theo học và thành công với lĩnh vực này thì bạn cần phải có được những kỹ năng cũng như tố chất cần thiết:\n\n\n\n\n\nCó khả năng nhận biết những loại nguyên liệu được sử dụng trong lĩnh vực điêu khắc như các loại gỗ, các loại đá, kim loại… vật liệu nào phù hợp với từng yêu cầu.\nSử dụng thành thạo những loại dụng cụ, thiết bị phục vụ việc điêu khắc.\nCó những kiến thức về lĩnh vực điêu khắc, lịch sử ngành điêu khắc, những loại sản phẩm như hoa văn, phù điêu, tủ, kệ, sập, tượng người…\nLập trường và tư tưởng vững vàng, đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nChắc hẳn đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn thí sinh. Chắc chắn một điều rằng học ngành điêu khắc thì trước hết bạn phải giỏi điêu khắc, giỏi vẽ. Nếu bạn có tài năng về lĩnh vực này thì sẽ là một lợi thế. Nó sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh hơn và dễ dàng để thành công hơn.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham khảo một số vị trí làm việc như sau:\n\n\n\n\n\nCông tác tại các cơ quan Văn hóa cấp tỉnh, sở, phòng thuộc hệ thống quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch.\nChuyên viên tại các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.\nGiảng dạy tại các đơn vị giáo dục như các trường đại học, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp với điều kiện cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.\nNhân viên tại các phòng triển lãm trong nước hoặc quốc tế.\nMở xưởng chế tác điêu khắc nếu có điều kiện.\n\n\n\n", "mức lương của ngành như thế nào?": "\n\nMức lương làm việc trong ngành này sẽ tùy thuộc vào tay nghề, đơn vị làm việc cũng như vị trí đảm nhiệm. Những người mới học nghề, thường làm việc tại các cơ sở điêu khắc sẽ có thời gian thử việc khoảng từ 3 đến 6 tháng, mức lương khoảng 250.000 VNĐ/ngày công. Đối với những người thợ lâu năm trong nghề sẽ có mức lương từ 400.000 – 500.000 VNĐ/ngày công. Đây là mức lương khá cao so với mặt bằng chung của những ngành nghề khác. Mức thu nhập của những chủ cơ sở kinh doanh điêu khắc sẽ rơi vào khoảng từ 30 – 50 triệu VNĐ/tháng sau khi đã trừ hết chi phí.\n\n\n", "chương trình đào tạo của ngành dành cho sinh viên": "\n\nTheo học ngành Điêu khắc, sinh viên sẽ phải nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn. Ngoài ra còn được tiếp cận các kiến thức về ngành Điêu khắc nói riêng và Mỹ thuật tạo hình nói chung. Bên cạnh đó, phải trau dồi thêm các kỹ năng, kỹ thuật về sáng tác các tác phẩm Điêu khắc và tạo hiệu quả cao hoạt động trong lĩnh vực Mỹ thuật.\n\n\nSong song với đó, các bạn sẽ được trau dồi đầy đủ kiến thức và kĩ năng về ngành “kiến trúc học”. Sau đó là tiến hành điêu khắc cụ thể hoặc trừu tượng.\n\n\nTại các trường đại học, sẽ có các khung chương trình cụ thể về ngành này dành cho sinh viên. Chủ yếu cung cấp những kiến thức cơ bản về điêu khắc, lịch sử nghề điêu khắc. Hơn nữa là các kiểu dáng, kĩ năng điêu khắc và các dạng thực hành ứng biến trong quá trình sản xuất sản phẩm điêu khắc đưa ra thị trường.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành điêu khắc ra đời tạo ra cơ hội đào tạo ra những nghệ nhân điêu khắc tài hoa cho đất nước. Có năng khiếu hội họa và tiếp thu kiến thức đào tạo giúp các bạn sinh viên sau khi ra trường có thể thành công vượt trội với mức lương vô cùng hấp dẫn. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn có thêm kiến thức về ngành điêu khắc. Chúc các bạn sẽ chọn được ngành học mà mình yêu thích."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-gom-la-hoc-gi-diem-chuan-va-cac-truong-dao-tao", "rid": "7210107", "major": "Gốm", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Gốm là ngành học về mỹ thuật. Ngành học này đào tạo sinh viên và những người theo học biết chế tác, tạo hình những vật dụng, đồ vật trong đời sống hàng ngày. Trong công trình xây dựng đều sử dụng nguyên liệu phần lớn là đất sét. Mục tiêu đào tạo ngành Gốm chủ yếu là xây dựng hệ thống những kiến thức về sáng tác, thiết kế, tạo dáng sản phẩm trên chất liệu gốm truyền thống.\n\n\n\n\nTheo học ngành Gốm, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ sở ngành như môn Triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng. Tiếp đến là các môn chuyên ngành về chuẩn bị vật liệu, nguyên liệu đất, chế biến nguyên liệu, lịch sử thiết kế chuyên ngành. Từ đó, các bạn sẽ được học các kỹ thuật chuyên sâu về tạo mẫu, tạo cốt, đổ khuôn, chỉnh sửa sản phẩm… Ngoài ra, các bạn được trau dồi thêm những môn học như ngoại ngữ, các kỹ năng mềm, trải nghiệm, thực hành nhằm phục vụ tốt nhất cho nghề nghiệp sau này.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7210107\n\n\nĐể theo học ngành Gốm, các sĩ tử tham gia thi THPTQG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nH00: Ngữ văn – Vẽ hình họa người – Vẽ trang trí màu\nH07: Toán – Hình họa – Trang trí\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, chưa có nhiều trường đại học – cao đẳng đào tạo ngành Gốm ở nước ta. Sinh viên có năng khiếu và niềm đam mê, yêu thích nghệ thuật, đặc biệt là nghề Gốm thì có thể  lựa chọn Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp là bến đỗ của mình. Ở đây, bạn sẽ được học tập và học nghề dưới sự dẫn dắt của những giảng viên chuyên môn nhiều thế hệ. Đây chính là ngôi trường duy nhất chuyên đào tạo ra những thế hệ tiếp nối ngành nghề trong tương lai. Và trường cũng vinh dự được đứng đầu trong ngành nghề đào tạo những lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật, mỹ thuật.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Gốm tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo. Riêng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đưa ra cách thức xét tuyển chính thức theo 2 phương thức. Đầu tiên là phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập môn Toán hoặc Ngữ Văn trong 3 năm học phổ thông kết hợp với thi tuyển môn năng khiếu do nhà trường tổ chức. Thứ hai là phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi môn Toán hoặc Ngữ Văn tại kỳ thi THPT QG kết hợp với thi tuyển môn năng khiếu do nhà trường tổ chức. Bên cạnh đó, mức điểm chuẩn đưa ra trong năm 2020 là 18 – 19 điểm.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nNgành Gốm là ngành học về nghệ thuật, hội họa đòi hỏi người theo học ngành này phải có những tố chất như sau:\n\n\n\nCó niềm đam mê với nghề và yêu nghề;\nCó năng khiếu hội họa, am hiểu bố cục, hình thức và có con mắt nghệ thuật;\nCó sự khéo léo, khiếu thẩm mỹ và có tay nghề;\nChăm chỉ, chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì và tư duy sáng tạo;\nĐảm bảo sức khỏe tốt để làm việc lâu dài;\nHam học hỏi và thích tìm tòi những nguyên liệu mới để phát triển sản phẩm.\nNhững tố chất cần có\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành ra sao?": "\n\nSau khi tốt nghiệp ngành Gốm, các bạn sinh viên đại học sẽ trở thành những nhà thiết kế mỹ thuật có tay nghề giỏi và nhà kỹ thuật chuyên sâu về ngành nghề gốm. Các bạn là những cử nhân đóng góp tích cực vào kinh tế, văn hóa xã hội và trong sáng tác nghệ thuật. Chính vì thế, các bạn có hội được làm việc ở các vị trí như sau:\n\n\n\nNhân viên thiết kế mỹ thuật và tạo mẫu trang trí;\nNhà thiết kế và tạo mẫu sản phẩm làm việc trong các làng nghề Gốm, doanh nghiệp và các công ty có lĩnh vực liên quan;\nNhà điêu khắc bằng đắp nặn và thiết kế đồ họa vi tính, nội thất;\nTự mở công ty kinh doanh sản xuất đồ gốm tự do cho riêng mình;\nTổ trưởng, tổ phó, quản lý nhân sự tổ tạo mẫu và khuôn mẫu;\nCông nhân tự tổ chức sản xuất gốm trong các làng nghề.\nCơ hội việc làm\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nTrải qua nhiều giai đoạn, ngành Gốm đã đạt được nhiều thành tựu trong mỹ thuật ứng dụng nói chung và trong cuộc sống ngày nay nói riêng. Các bậc họa sĩ thế hệ trước đầy tài năng và giàu tâm huyết đã đóng góp những công lao to lớn để xây dựng và phát triển ngành Gốm và giúp nó có chỗ đứng trong mỹ thuật ứng dụng ngày hôm nay. Mức lương ngành Gốm cho tới hiện nay được đánh giá là khá ổn định. Cụ thể như sau: \n\n\n\nĐối với những sinh viên sau tốt nghiệp mới ra trường làm nhân viên chế tác sản phẩm hoặc vị trí tương đương thì mức lương sẽ rơi vào khoảng từ 5 – 7 triệu/tháng.\nĐảm nhận vị trí quản lý, trưởng bộ phận sản xuất đã có chuyên môn và có trách nhiệm với công việc thì mức lương dao động từ 10 triệu đồng trở lên.\nĐối với những người tự mở sản xuất kinh doanh về nghề Gốm riêng thì mức thu nhập phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng kinh doanh của bạn.\nThu nhập ổn định\n\n\n\n", "ngành có gì vui?": "\n\nTừ những thứ vô tri vô giác, tưởng chừng như vô vị thì bạn lại có thể biến nó thành những tác phẩm handmade có thể dùng cho chính bản thân minh hoặc tặng người thân, bạn bè.\n\n\nCùng với sự phát triển về kỹ thuật, tư duy thẩm mĩ, nhu cầu của xã hội, những tác phẩm gốm và điêu khắc ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều không gian khác nhau. Từ những không gian sang trọng đến những nơi không giản nhỏ đều không thể thiếu những tác phẩm tinh tế được sáng tác một cách công phu của người nghệ nhân Gốm & Điêu khắc.\n\n\n", "kết luận": "\n\nCho đến thời điểm hiện tại, ngành Gốm vẫn phát triển với sứ mệnh lịch sử của mình. Nghề Gốm luôn phát huy những vẻ đẹp truyền thống và gìn giữ bản sắc dân tộc trong các công trình nghệ thuật mang tính hiện đại. Hi vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho bản thân mình. Mong rằng chính bạn sẽ là thế hệ tiếp nối làm nên những sáng tạo mới và những thành công mới cho dân tộc Việt Nam.  "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-my-thuat-do-thi", "rid": "7210110", "major": "Mỹ thuật đô thị", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Mỹ thuật đô thị (MTĐT) là ngành đào tạo liên – đa ngành, gắn kết hài hòa những yếu tố và giá trị thẩm mỹ nghệ thuật trong kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị. Mỹ thuật đô thị chính là sự gắn kết hữu cơ mật thiết các lĩnh vực: Kiến trúc, Quy hoạch, Nghệ thuật tạo hình (Hội họa, Điêu khắc).\n\n\n\n\nNgoài việc học tập các kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực Mỹ thuật đô thị, sinh viên còn được trang bị toàn diện những kiến thức nền tảng về: âm nhạc, văn học, khoa học công nghệ, phương pháp nghiên cứu, lý luận và khả năng thuyết trình dự án…; trau dồi kỹ năng thực hành, tổ chức thực hiện thi công công trình mỹ thuật trong không gian đô thị.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay, trường Đại học Mỹ thuật TP. HCM xét tuyển ngành Mỹ thuật đô thị bằng các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối V01 (Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật)\nKhối V00 (Toán, Vật lý, Vẽ mỹ thuật)\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành này là bao nhiêu?": "\n\nTrong những năm vừa qua, điểm chuẩn ngành Mỹ thuật đô thị của trường Đại học Kiến trúc TP. HCM dao động từ 18-21 điểm. Tùy thuộc vào điểm các môn xét tuyển theo kỳ thi THPT và điểm thi môn năng khiếu tại từng khối mà bạn lựa chọn.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrong cả nước hiện nay chưa có nhiều trường đại học – cao đẳng đào tạo ngành học MTĐT, chỉ có duy nhất trường Đại học Kiến trúc TP. HCM đã và đang đào tạo bài bản về ngành học mới mẻ này. \n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể theo học ngành MTĐT và có thể thành công rực rỡ trong lĩnh vực mỹ thuật, bạn cần phải sở hữu những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó tính tỉ mỉ, chính xác;\nCó tính trung thực, thật thà;\nCó khiếu thẩm mỹ cao;\nNhạy cảm để tạo nên sự khác biệt;\nBắt kịp xu hướng của đời sống xã hội;\nCó đam mê và nhiệt huyết với nghề;\nLuôn sáng tạo và đổi mới trong công việc;\nNhiệt tình với những gì mình được giao và đảm nhiệm;\nCó sức khỏe tốt để gắn bó với nghề lâu dài;\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nTrước hết, ngành học này đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng vẽ và hội họa tốt. Vậy nên, nếu bạn đang sở hữu năng khiếu mỹ thuật tốt thì đó là một lợi thế vô cùng lớn giúp bạn có thể nâng cao khả năng xét tuyển vào ngành. Tuy nhiên, trong trường hợp kỹ năng vẽ và hội họa chưa được tốt, các sĩ tử có thể thông qua việc rèn luyện các môn học khác thuộc khối V để xét tuyển như Toán, Ngữ văn và Vật lý. Chỉ cần có lòng kiên trì và luôn nỗ lực vì mục tiêu của mình thì không có bất kỳ khó khăn nào có thể ngăn cản bạn chạm tới ngành học bạn mong muốn.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nTuy là một ngành học mới, chưa được nhiều trường đào tạo cũng như chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh. Nhưng chính vì thế đây cũng là lý do khiến cho thị trường lao động tại ngành Mỹ thuật đô thị luôn rơi vào tình trạng “khát nhân lực” trầm trọng. Do đó, ngành MTĐT mở ra muôn vàn cơ hội việc làm tiềm năng cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp tốt nghiệp ngành này. Sau khi ra trường, tùy thuộc vào sở thích và sở trường của bản thân, sinh viên có thể lựa chọn làm ở các vị trí công việc như sau:\n\n\n\n\n\nLàm việc tại các xưởng thiết kế thuộc các lĩnh vực: Kiến trúc, Thiết kế Nội thất, Thiết kế-chế tác, Tạo dáng các sản phẩm công nghiệp; các Công ty Tổ chức sự kiện; các Viện nghiên cứu bảo tồn Kiến trúc Mỹ thuật Việt Nam… \nSau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Mỹ thuật đô thị nếu hội tụ đủ điều kiện, có thể tiếp tục học nâng cao theo trình độ: Thạc sĩ, Tiến sĩ ở trong và nước ngoài nhằm tìm kiếm những cơ hội phát triển.\nLàm việc tại các tổ chức kinh doanh sử dụng dữ liệu vệ tinh, công nghệ định vị vệ tinh và các ứng dụng liên quan.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của những người công tác trong ngành không có thang đo rõ ràng và cụ thể. Do tùy thuộc vào năng lực, tuổi nghề của mỗi người mà mức lương sẽ thay đổi khác nhau. Đối với sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tế, mức lương khoảng từ: 7 – 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên đối với những cá nhân đã có kinh nghiệm công tác, giảng dạy trong ngành thì mức lương sẽ giao động trong khoảng 10-15 triệu đồng/tháng hoặc thậm chí con số đó còn có thể tăng lên gấp đôi, gấp ba tùy theo quy mô dự án, nội dung công việc, vị trí đảm nhiệm, và năng lực cá nhân.\n\n\n", "kết luận": "\n\nMỹ thuật đô thị gắn liền với kiến trúc, với không gian đô thị nhằm phản ánh được các giá trị văn hóa lịch sử nâng cao giá trị thẩm mỹ của cảnh quan đô thị kết hợp với không gian kiến trúc cảnh quan hình thành nên những điểm nhấn tạo ấn tượng lâu bền. Từ việc được thụ hưởng những giá trị ưu việt, đời sống tinh thần của người dân được cải thiện, sự tái tạo sức khỏe và năng lượng được bù đắp, hoàn thiện không ngừng. Có thể nói ngành MTĐT không chỉ thu hút các sĩ tử bởi tiềm năng phát triển nghề nghiệp mà còn bởi những giá trị to lớn mà nó mang lại cho cộng đồng. Nếu bạn yêu thích và quan tâm ngành học này, hãy cân nhắc theo đuổi nó ngay hôm nay nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-am-nhac", "rid": "7210201", "major": "Âm nhạc học", "payload": {"ngành âm nhạc là gì?": "\n\n\n\nNgành Âm nhạc học là ngành học phân tích nghiên cứu về âm nhạc và các vấn đề có liên quan đến âm nhạc. Âm nhạc học là một phần của nhân văn học. Ngành học ra đời với mục tiêu đào tạo sinh viên có trình độ đại học, cao đẳng, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về âm nhạc. Từ đó sinh viên có năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đã được các trường đào tạo. Đào tạo sinh viên có tư tưởng đạo đức, phẩm chất chính trị rõ ràng, say mê với nghề nghiệp; chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của nhà nước và pháp luật, nhất là những quy định về văn hóa, xã hội và đặc biệt là nghệ thuật.\n\n\n", "các khối thi vào ngành âm nhạc là gì?": "\n\nVới đặc trưng của ngành là ưu tiên về giọng hát, có năng khiếu về âm nhạc nên chỉ có 1 khối thi duy nhất để thi tuyển vào ngành học này đó là N00: Ngữ văn, năng khiếu âm nhạc 1, năng khiếu âm nhạc 2.\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành âm nhạc là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Âm nhạc học trong năm học 2020 được lấy từ 15 điểm trở lên. Nếu bạn đạt mức điểm tối thiểu là 15 thì bạn sẽ có cơ hội để trúng tuyển và được học tập, làm việc trong ngành học này.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành học này?": "\n\nHiện nay, các sĩ tử có thể tham khảo qua danh sách các trường đào tạo theo khu vực sau đây:\n\n\n\nHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam\nHọc viện Âm nhạc Huế\nTrường Đại học Trà Vinh\nNhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nTố chất, phẩm chất là điều thực sự cần thiết đối với bất kỳ ai và bất kỳ ngành nghề nào. Do đó, bạn nhất định phải rèn luyện và tự tạo cho mình những phẩm chất như sau:\n\n\n\n\n\nCó năng khiếu riêng: đây là điều hiển nhiên đối với người trong ngành nghệ thuật nói chung.\nCó tính khoa học và nghệ thuật;\nLà người năng động và sáng tạo;\nCó tâm huyết và đam mê nghề nghiệp;\nCó chí tiến thủ và vươn lên;\nLà người tỉ mỉ, cẩn thận;\nLuôn chấp hành và làm theo quy định của cơ quan làm việc và của nhà nước đưa ra;\nCó khả năng nắm bắt xu hướng mới;\nKhông ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức;\nBiết học hỏi những đồng nghiệp đi trước;\n\n\n\n", "học ngành âm nhạc cần giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể theo đuổi được ước mơ của mình, đầu tiên hãy trang bị cho bản thân những kiến thức nhạc lý về xướng âm, nốt; học chơi một loại nhạc cụ nào đó mà bạn ưa thích. Bởi vì để thi vào ngành ÂNH, bạn cần phải vượt qua hai môn năng khiếu. Như vậy, việc học chơi nhạc cụ hoặc thanh nhạc là điều rất cần thiết trong bước chuẩn bị của bạn. Đây là lĩnh vực đặc trưng đòi hỏi bạn phải có năng khiếu từ đầu và phải có một niềm đam mê nhất định.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành âm nhạc như thế nào?": "\n\nSinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham khảo một số vị trí việc làm như sau:\n\n\n\n\n\nLàm việc trong các nhạc viện;\nGiảng dạy âm nhạc các cấp;\nBiên tập viên âm nhạc của các đài truyền hình, phát thanh;\nViết báo mảng âm nhạc;\nNghệ sĩ biểu diễn;\nNhạc sĩ sáng tác ca khúc;\nKỹ thuật viên thu âm;\nCa sĩ, nhạc sĩ phòng thu;\nNghề viết văn bản nhạc;\nBiên tập, dàn dựng chương trình;\nNhà sản xuất âm nhạc;\nNhạc sĩ hòa âm phối khí;\n\n\n\n", "mức lương của ngành âm nhạc như thế nào?": "\n\nĐây cũng là trăn trở của nhiều bạn học sinh. Theo thông tin được biết, mức lương đối với những bạn sinh viên mới ra trường nhưng vẫn có nhiều kinh nghiệm sẽ đạt mức lương từ 10 triệu đồng trở lên. Đối với những người giảng dạy, mức lương sẽ khoảng từ 5 đến 7 triệu đồng. Còn đối với những ai làm ca sĩ, nhạc sĩ… thì mức lương sẽ cực khủng, số tiền nhận được là không thể đưa ra con số chính xác.\n\n\n", "sinh viên ngành âm nhạc sẽ được học những gì?": "\n\nMỗi trường sẽ có khung chương trình đào tạo riêng dành cho sinh viên. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những môn bắt buộc như:\n\n\n\nKý – Xướng âm I: đối với học phần này, các sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng như Xướng âm, đọc tiết tấu, đọc gam cromatic, quãng, các loại hợp âm ba và hợp âm bảy.\nHòa âm I: sinh viên được tiếp cận những kiến thức cơ bản về hòa âm. Bên cạnh đó là các lý thuyết về chuyển điệu gồm: chuyển điệu công năng, chuyển điệu đẳng âm,…và hệ thống trưởng thứ liên hợp.\nPhân tích âm nhạc: được bổ trợ những kiến thức cơ bản về lý luận và thẩm mỹ âm nhạc\nTìm hiểu về các vấn đề liên quan đến lịch sử âm nhạc Việt Nam và phương Tây\nÂm nhạc truyền thống Việt Nam: nội dung kiến thức liên quan về âm nhạc dân gian và âm nhạc truyền thống, bao gồm  một số thể loại dân ca, những kiến thức căn bản về âm nhạc sân khấu\n\n\n\nNgoài ra, sinh viên còn được trang bị kiến thức về sử dụng các loại dụng cụ. Song song với lý thuyết là các buổi thực hành để tiếp cận gần hơn với nghề nghiệp sau này.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Âm nhạc học là một ngành học có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường. Nếu bạn có ước mơ theo đuổi ngành học này, mong rằng bạn sẽ dành nhiều thời gian để trau dồi bản thân để có thể tự tin hơn khi trở thành sinh viên của các trường đại học. Chúc các bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-sang-tac-am-nhac", "rid": "7210203", "major": "Sáng tác âm nhạc", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Sáng tác âm nhạc là ngành đào tạo những nhạc sĩ viết nên những bài hát, bản nhạc, sáng tác giai điệu âm nhạc. Mục tiêu của ngành chính là đào tạo những sinh viên có đủ phẩm chất, kỹ năng, đạo đức để làm và hoạt động trong nghề; có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, chấp hành mọi quy định của cơ quan và nhà nước. Sinh viên khi theo học sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; hệ thống kiến thức về lĩnh vực Âm nhạc học: lịch sử và lý luận âm nhạc; Phê bình âm nhạc; Âm nhạc dân tộc học, có khả năng sáng tác nhạc và sáng tác các bài hát phục vụ nhu cầu giải trí của xã hội và con người.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐối với ngành học này, các thí sinh chỉ thi một khối duy nhất. Đó là N04: Ngữ văn, Hòa thanh, chuyên môn: phát triển chủ đề và phổ thơ.\n\n\n", "điểm chuẩn thi vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nTrong năm 2020, mức điểm chuẩn của ngành này không quá cao, nằm trong khoảng từ 15,75 – 21 điểm. Tuy nhiên, những tiêu chí phụ của các cơ sở đào tạo lại không hề dễ dàng, thí sinh cần đặc biệt chú ý và tìm hiểu kỹ thông tin.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNếu có nguyện vọng theo đuổi ngành học này, các bạn có thể tham khảo một số trường được liệt kê theo khu vực dưới đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Âm nhạc Việt Nam tại Hà Nội\nĐại học văn hóa Nghệ thuật Quân đội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nHọc viện âm nhạc Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nNhạc viện TP. HCM\n\n\n\nNhư vậy, có thể thấy được rằng ở mỗi khu vực đều có ít nhất 1 cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành này. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bạn học sinh có thể theo đuổi ngành phù hợp với vị trí địa lý nơi mình sinh sống.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nLàm việc trong ngành nghệ thuật luôn cần phải tự rèn luyện và trau dồi kiến thức, kỹ năng cho mình. Bên cạnh đó, bạn cần có một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nCần phải có sự say mê trong học tập và sáng tạo nghệ thuật;\nTìm tòi và học hỏi kiến thức từ những nhạc sĩ đi trước;\nCập nhật xu hướng nhạc mới trên thế giới;\nNghiên cứu những tác phẩm hay của các bậc tiền bối trong nước và dành tâm huyết, thời gian cho môn học chuyên ngành;\nCó năng khiếu âm nhạc là điều hiển nhiên;\nTư duy logic, nhạy bén;\nThái độ học tập nghiêm túc;\nKhả năng sử dụng tin học khá;\nCó ý thức không ngừng học tập, phát triển bản thân;\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây là một ngành học khá đặc biệt. Nó đòi hỏi bạn phải có năng khiếu về âm nhạc. Để bắt tay vào sáng tác một tác phẩm thì trước hết bạn phải am hiểu hết các kiến thức về âm nhạc, thanh nhạc, hòa âm phối khí… Điều đặc biệt hơn nữa là bạn phải biết chơi nhạc cụ. Điều này sẽ hỗ trợ cho bạn trong việc sáng tác. Ngoài ra, giỏi môn Ngữ văn cũng giúp ích cho bạn trong việc học. Có khả năng môn Ngữ văn, bạn sẽ biết cách sử dụng từ ngữ linh hoạt, áp dụng văn học vào âm nhạc một cách cuốn hút hơn…\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nCông việc của người trong ngành Sáng tác âm nhạc có khá nhiều, bạn có thể chọn lựa những công việc phù hợp với khả năng và năng lực của mình. Dưới đây là một số công việc để bạn có thể tham khảo:\n\n\n\n\n\nCông tác trong các nhạc viện;\nGiảng dạy về âm nhạc từ cấp tiểu học lên đại học, cao đẳng;\nBiên tập viên âm nhạc của các đài phát thanh, truyền hình;\nViết báo mảng âm nhạc;\nNghệ sĩ biểu diễn;\nNhạc sĩ sáng tác ca khúc;\nNghệ sĩ thu âm – kỹ thuật viên thu âm;\nCa sĩ, nhạc sĩ phòng thu;\nNghề viết văn bản nhạc;\nBiên tập, dàn dựng chương trình;\nNhà sản xuất âm nhạc, Nhạc sĩ hòa âm phối khí…\n\n\n\n", "mức lương của ngành như thế nào?": "\n\nMức thu nhập của người làm trong lĩnh vực này khá đa dạng. Cụ thể, nó phụ thuộc vào bài hát bạn đã sáng tác ra, ví dụ như một bài hát có khả năng chiếm lĩnh thị trường âm nhạc sẽ có giá từ vài trăm triệu đồng đến hàng ngàn USD. Do vậy, có thể nhận xét rằng dù ở bất cứ vị trí nào đi chăng nữa thì bạn cũng vẫn có mức thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNếu bạn có đam mê và thực sự có năng khiếu trong lĩnh vực âm nhạc thì ngành học sáng tác âm nhạc chính là một sự lựa chọn đáng cân nhắc, bởi đây là một ngành học giúp bạn có những kiến thức nền tảng về âm nhạc để có thể phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Bài viết đã chia sẻ những thông tin cần thiết về ngành sáng tác âm nhạc, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành học."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chi-huy-am-nhac", "rid": "7210204", "major": "Chỉ huy âm nhạc", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Chỉ huy âm nhạc là ngành học đào tạo sinh viên có kỹ năng về chỉ huy dàn nhạc, chỉ huy hợp xướng. Mục tiêu đào tạo ngành Chỉ huy âm nhạc là đào tạo sinh viên có đạo đức, tài năng, phẩm chất làm việc và hoạt động trong nghề.\n\n\n\n\nSinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; hệ thống kiến thức chung về lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật chỉ huy: Chỉ huy dàn nhạc, Chỉ huy hợp xướng. Ngoài những kiến thức cơ bản như: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam… sinh viên sẽ được học những môn chuyên ngành như Ký – Xướng âm I, Lịch sử âm nhạc Việt Nam, Tính năng nhạc cụ phương Tây, Phức điệu II, Đọc tổng phổ…  \n\n\n", "mục tiêu của ngành": "\n\n\nTrang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về Chỉ huy âm nhạc, những kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống kiến thức chung về lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật chỉ huy: chỉ huy dàn nhạc, chỉ huy hợp xướng.\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành này gồm những gì?": "\n\nThí sinh muốn xét tuyển vào Ngành CHAN sẽ phải tham gia thi các khối năng khiếu. Vì thế, những thí sinh muốn theo học ngành này nhất định phải có năng khiếu riêng của bản thân. Thông thường, ngành Chỉ huy âm nhạc xét tuyển môn Văn và điểm thi 2 môn năng khiếu do các cơ sở đào tạo tự tổ chức.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTrong những năm vừa qua, điểm chuẩn của ngành giao động trong khoảng từ 20 điểm trở lên. Tuy nhiên, con số này còn thay đổi phụ thuộc vào chất lượng đầu vào của sinh viên ngành này.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrong cả nước hiện nay chưa có nhiều trường đại học – cao đẳng đào tạo ngành học này, chỉ có duy nhất Nhạc viện TP. HCM đã và đang đào tạo bài bản về ngành học mới mẻ kể trên.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có thể theo học và thành công rực rỡ trong lĩnh vực Âm nhạc, bạn cần phải sở hữu những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó tính tỉ mỉ, chính xác\nCó tính trung thực, thật thà\nYêu nghề và đam mê với nghề\nLuôn nhiệt huyết và ham học hỏi\nCó chí tiến thủ vươn lên\nTìm tòi và học hỏi những người chỉ huy âm nhạc đi trước\nCập nhật xu hướng nhạc mới trong nước và thế giới\nNghiên cứu những tác phẩm hay của các bậc đi trước trong nước và dành tâm huyết, thời gian cho việc nghiên cứu môn học, chuyên môn chuyên ngành\nCó năng khiếu âm nhạc, chuyên sâu về chuyên ngành là điều hiển nhiên\nCó sự kiên trì và nhẫn nại cao\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nTrước hết, ngành học này đòi hỏi sinh viên phải có thiên phú về âm nhạc. Vậy nên, nếu bạn đang sở hữu năng khiếu âm nhạc tốt thì đó là một lợi thế vô cùng lớn giúp bạn có thể nâng cao khả năng xét tuyển vào ngành. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không có lợi thế về âm nhạc, bạn có thể thông qua việc đầu tư chú trọng vào môn Ngữ văn để tạo lợi thế xét tuyển cho bản thân.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nTuy là một ngành học mới, chưa được nhiều trường đào tạo cũng như chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh. Nhưng chính vì thế, đây cũng là lý do khiến cho cơ hội việc làm cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này khá rộng mở. Sau khi ra trường, tùy thuộc vào sở thích và năng lực của bản thân, sinh viên có thể lựa chọn làm ở các vị trí công việc như sau:\n\n\n\n\n\nCó khả năng xin vào các đoàn văn hóa, nghệ thuật, các trường nghệ thuật tại các tỉnh thành của đất nước\nNghệ sĩ biểu diễn\nNhạc sĩ sáng tác ca khúc\nNghệ sĩ thu âm – kỹ thuật viên thu âm\nCa sĩ, nhạc sĩ phòng thu\nNghề viết văn bản nhạc\nBiên tập, dàn dựng chương trình\nNhà sản xuất âm nhạc, Nhạc sĩ hòa âm phối khí…\nDạy âm nhạc tại các trường văn hóa\nDạy tại các trung tâm dạy năng khiếu\nNhạc trưởng của các dàn nhạc biểu diễn\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của những người làm trong lĩnh vực này hiện chưa có thang đo rõ ràng và cụ thể. Do tùy thuộc vào năng lực, tuổi nghề của mỗi người mà mức lương sẽ thay đổi khác nhau. Đối với sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tế, các bạn có thể nhận mức lương chính thức là 7 triệu VNĐ/tháng. Tuy nhiên, với những người có kinh nghiệm lâu năm và có nhiều thành tích cũng như tiếng tăm trong ngành thì mức lương sẽ được tăng lên gấp nhiều lần so với con số 7 triệu.\n\n\n", "kết luận": "\n\nViệc thi đậu vào ngành Chỉ huy âm nhạc tại Nhạc viện mới chỉ là điểm khởi đầu của một “cuộc leo núi”. Bởi bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có sự kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ để có thể gặt hái được thành công. Đó là quy luật tất yếu của sự “tự đào thải” trong cuộc sống. Đừng ngần ngại đăng ký ngành này nếu bạn có đam mê đối với âm nhạc và muốn theo đuổi nó như sự nghiệp của mình nhé. "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thanh-nhac", "rid": "7210205", "major": "Thanh nhạc", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Thanh nhạc là ngành học đào tạo cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về âm nhạc, về kỹ thuật biểu diễn; sau khi tốt nghiệp trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật. Ngành Thanh nhạc đào tạo sinh viên có phẩm chất chính trị rõ ràng, có năng lực chuyên môn cao trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống kiến thức về lĩnh vực âm nhạc và biểu diễn thanh nhạc.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nLà một ngành học thiên về đào tạo năng khiếu nên để thi vào ngành thanh nhạc thì các sĩ tử có thể tham khảo khối thi sau đây:\n\n\n\nN00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc (NKÂN) 1, NKÂN 2\nN02: Ngữ văn, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ, Ký xướng âm\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrong nước ta hiện nay có khá nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Thanh nhạc, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thêm sự lựa chọn; vì đây là ngành học “hot”, mang lại cơ hội việc làm lớn. Các bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương\nĐại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội\nHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nHọc viện Âm nhạc Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Văn Lang\nCao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM\nĐại học Văn Hiến\n\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành là bao nhiêu?": "\n\nTrong năm học 2020, với sự thay đổi trong đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra, ngành Thanh nhạc cũng có nhiều sự biến động về điểm chuẩn để xác định thí sinh trúng tuyển vào ngành. Để có cơ hội học tập và làm việc trong ngành Thanh nhạc, bạn cần đạt số điểm trong khoảng từ 15 đến 31 điểm.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nTheo học ngành này, bạn cần phải có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó kỹ thuật giữ hơi trong thanh nhạc;\nĐam mê với nghề, lĩnh vực theo đuổi;\nTính cẩn thận và tỉ mỉ;\nTự tin, khả năng sáng tạo tốt;\nKhông ngừng cập nhật xu hướng nhạc mới;\nCó năng khiếu âm nhạc;\nCó ý thức trau dồi chuyên ngành học;\nCó khả năng ngoại giao và tài ăn nói;\nNgoại ngữ tốt là một trong những điều kiện giúp bạn vươn lên trong nghề nghiệp;\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nNếu bạn đang có ước mơ với ngành thanh nhạc, đầu tiên hãy trang bị cho mình kiến thức nhạc lý về xướng âm, nốt; học chơi một loại nhạc cụ nào đó mà bạn ưa thích. Bởi vì để thi vào ngành này, bạn cần phải vượt qua hai môn năng khiếu. Như vậy, việc học chơi nhạc cụ hoặc thanh nhạc là điều rất cần thiết trong bước chuẩn bị của bạn. Đây là ngành đặc trưng đòi hỏi bạn phải có năng khiếu từ đầu và phải có một niềm đam mê với âm nhạc. Ngoài ra điều nhất thiết trong ngành học này chính là bạn phải biết hát. Không yêu cầu là bạn phải có một giọng hát hay nhưng thay vào đó chỉ cần bạn biết hát, biết cảm thụ âm nhạc.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm ngành Thanh nhạc vô cùng đa dạng và phong phú. Đó cũng là lý do khiến ngành học này thu hút đông đảo thí sinh tham gia, đăng ký theo học và làm việc. Bạn có thể tham khảo những vị trí việc làm dưới đây:\n\n\n\n\n\nLàm việc tại các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, các Trung tâm văn hóa thành phố và các tỉnh, thành;\nTham gia giảng dạy tại các trường từ cấp tiểu học lên tới đại học;\nGiáo viên tại các trung tâm dạy nhạc;\nMở phòng học thanh nhạc riêng;\nLàm việc tại các phòng thu âm;\nCông tác tại các nhà hát và nhạc viện;\nLàm việc tại các trung tâm văn hóa;\nCó cơ hội trở thành những ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp trên sân khấu;\nLàm việc tại các đài phát thanh truyền hình…\n\n\n\n", "mức lương của ngành như thế nào?": "\n\nMức thu nhập luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là đối với những ai đã và đang có ý định theo đuổi ngành học nhiều sức hút này. Mức lương đạt được trong khoảng 10 triệu đồng trở lên đối với sinh viên mới tốt nghiệp. Ngoài ra, mức thu nhập này sẽ còn cao hơn nếu như bạn làm thêm ở các phòng hát hoặc luyện thanh riêng cho các em, những học sinh có nhu cầu học thanh nhạc. Đối với những người làm ca sĩ, mức lương sẽ là cực khủng nếu bạn nổi tiếng và có nhiều người hâm mộ.\n\n\n", "chương trình đào tạo ngành dành cho sinh viên": "\n\nKhung chương trình có 2 phần cơ bản là: kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên ngành.\n\n\n\nCác kiến thức cơ bản: Các bộ môn bắt buộc liên quan đến chính trị, xã hội. Và hơn nữa, là tiếp cận dần với các kiến thức cơ bản về lĩnh vực âm nhạc, biểu diễn thanh nhạc và các kỹ thuật căn bản.\nKiến thức chuyên ngành: Được tiếp cận đến kiến thức của các môn như lịch sử âm nhạc Việt Nam và Phương Tây. Bên cạnh đó là các kỹ thuật diễn viên, Ký – Xướng âm III,…Các bạn sinh viên được tiếp cận với các phương pháp giảng dạy mới về các vấn đề xử lý thực tiễn. Đồng thời sinh viên cũng được thường xuyên tham gia trải nghiệm các chuyến đi thực hành, thực tế đến các địa phương, các cơ quan, công ty, doanh nghiệp trong quá trình học tập.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành thanh nhạc là một ngành học có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường. Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cần thiết về ngành thanh nhạc mà bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-bieu-dien-nhac-cu-phuong-tay", "rid": "7210207", "major": "Biểu diễn nhạc cụ phương tây", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây có tên tiếng Anh là Performance of Western Instruments. Đây là ngành chuyên đào tạo cử nhân Âm nhạc chuyên nghiệp đối với các nhạc cụ, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.\n\n\n\n\nMục tiêu đào tạo của ngành chính là giúp cho người học nắm được những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn và kiến thức về lĩnh vực âm nhạc nói chung. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, kiến thức lý luận cơ bản về âm nhạc trình độ trung cấp chuyên nghiệp như xướng âm, ghi âm, lịch sử âm nhạc, hình thức âm nhạc, hòa thanh, Hát dân ca, Hòa tấu dàn nhạc.\n\n\n", "các khối thi vào ngành học này gồm những môn gì?": "\n\nNgành BDNCPT thường xét tuyển khối S bao gồm điểm môn Ngữ văn theo kỳ thi THPTQG và điểm thi các môn năng khiếu do các cơ sở đào tạo tổ chức.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành qua các năm là bao nhiêu?": "\n\nTrong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này dao động trong khoảng từ 16 – 20 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ kết hợp với phần thi năng khiếu. Xét năm 2020, Trường Sân khấu điện ảnh TP.HCM lấy 19 điểm cho ngành học này.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành học này?": "\n\nHiện tại có tất cả 05 trường đại học trên cả nước đào tạo chuyên ngành này. Để đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường việc làm, có thể kể đến các cơ sở đào tạo như:\n\n\n\nHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam\nĐại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội\nHọc viện Âm nhạc Huế\nNhạc viện TP.HCM\nĐại học Khánh Hòa\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nCác chuyên ngành đào tạo gồm: Piano, Guitar, Clarinette, Trompette, Violin, Organ… Tùy theo sở thích và sở trường cá nhân mà sinh viên có thể lựa chọn chuyên ngành sao cho phù hợp.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể có thể theo học và thành công rực rỡ trong lĩnh vực Âm nhạc, bạn cần phải sở hữu những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó tính tỉ mỉ, chính xác;\nKhéo léo và thuần thục với nhạc cụ mà cá nhân chọn lựa\nĐam mê nghệ thuật văn hóa và luôn cập nhật tính đại chúng\nTư duy logic, biết cách điều chỉnh cảm xúc và hòa mình vào giai điệu\nCó niềm yêu thích, đam mê với nghệ thuật Biểu diễn nhạc cụ phương tây và luôn cập nhật tính mới của nghề\nCó năng khiếu âm nhạc, chuyên sâu về chuyên ngành là điều hiển nhiên;\nCó sự kiên trì và nhẫn nại trong công việc cao;\nThích thể hiện bản thân mình và những thông điệp thông qua nghệ thuật;\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nTrước hết, ngành học này đòi hỏi sinh viên phải có thiên phú về âm nhạc. Vậy nên, nếu bạn đang sở hữu năng khiếu âm nhạc tốt thì đó là một lợi thế vô cùng lớn giúp bạn có thể nâng cao khả năng xét tuyển vào ngành. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không có lợi thế về lĩnh vực âm nhạc, bạn có thể thông qua việc đầu tư chú trọng vào môn Ngữ văn để tạo lợi thế xét tuyển cho bản thân.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nTuy là một ngành học mới, chưa được nhiều trường đào tạo cũng như chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh. Nhưng chính vì thế đây cũng là lý do khiến cho cơ hội việc làm cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp tốt nghiệp ngành này khá rộng mở.  Sau khi ra trường, tùy thuộc vào sở thích và năng lực của bản thân, sinh viên có thể lựa chọn làm ở các vị trí công việc như sau:\n\n\n\n\n\nTrở thành Nghệ sĩ Biểu diễn nhạc cụ phương tây với một trong các loại nhạc cụ đã lựa chọn.\nTham gia các đơn vị quản lý nghệ thuật, học lên cao để giảng dạy và hướng dẫn truyền nghề cho thế hệ kế cận về nghiệp vụ và kỹ năng chơi nhạc cụ phương tây.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành BDNCPT không có thang đo rõ ràng và cụ thể. Do tùy thuộc vào năng lực, tuổi nghề của mỗi người mà mức lương sẽ thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây có mức thu nhập khá cao so với một số ngành nghề khác.\n\n\n", "kết luận": "\n\nViệc thi đậu vào ngành Biểu diễn nhạc cụ phương tây tại Nhạc viện mới chỉ là điểm khởi đầu của một “cuộc leo núi”. Bởi bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có sự kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ để có thẻ gặt hái được thành công. Đó là quy luật tất yếu của sự “tự đào thải” trong cuộc sống đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật. Nếu bạn có đam mê đối với âm nhạc và muốn theo đuổi nó như sự nghiệp của mình vậy thì đừng ngần ngại đăng ký ngành này nhé."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-piano", "rid": "7210208", "major": "Piano", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Piano là ngành đào tạo cử nhân âm nhạc chuyên ngành Piano, có kiến thức về nhạc lý cùng khả năng chơi Piano một cách thông thạo, có đủ năng lực biểu diễn trong các buổi hòa nhạc hay tất cả các chương trình biểu diễn chuyên nghiệp khác.\n\n\n\n\nHọc ngành Piano, sinh viên vẫn sẽ phải hoàn thành các môn học bắt buộc như: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,… Bên cạnh đó, sinh viên còn được học tiếng Anh, tiếng Ý/ Đức/ Pháp chuyên ngành và kỹ năng giao tiếp,… Về các môn chuyên ngành, người học sẽ được tiếp cận chuyên sâu về Kỹ thuật đệm đàn, Ký xướng âm, lịch sử âm nhạc phương Tây, hòa tấu,…\n\n\nTóm lại, ngành Piano sẽ đảm bảo cung cấp cho các bạn kiến thức cơ bản về âm nhạc, cơ hội thực tập, biểu diễn thực tế và định hướng chuyên ngành trong tương lai (Hòa tấu, thính phòng, đương đại,…)\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nHiện nay, ngành Piano chỉ có 1 khối thi vào ngành duy nhất, đó là N00, bao gồm các môn: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2. Trong đó, Năng khiếu 1 bao gồm các kỹ năng: Hát, xướng âm; Năng khiếu 2 bao gồm: Thẩm âm, tiết tấu.\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Piano luôn giữ ổn định ở mức 15 – 18 điểm, có năm lên đến 36 điểm đối với phương thức thi tuyển. Ngoài ra, thí sinh có thể xét tuyển vào ngành bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực, điểm chuẩn thường dao động từ 550 – 600 điểm, tùy vào cơ sở đào tạo và số lượng thí sinh đăng ký. \n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgành Piano được giảng dạy ở không ít trường đại học, học viện khác nhau trên cả nước. Bạn có thể chọn 1 trong các trường sau để theo học ngành này:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam\nĐại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nHọc viện Âm nhạc Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Văn Lang\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nNhạc viện TP.HCM\nĐại học Văn Hiến\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nVì ngành Piano là một ngành học đặc biệt, đòi hỏi có tố chất thanh nhạc và niềm đam mê cực kỳ lớn. Vậy nên, thí sinh phải đáp ứng được một số tiêu chí của riêng ngành học này để có thể theo đuổi trong thời gian dài:\n\n\n\n\n\nCó niềm đam mê và nhiệt huyết lớn đối với bộ môn âm nhạc nói chung và Piano nói riêng\nCó năng khiếu, hiểu biết về thanh nhạc: bởi vì bạn phải chọn 2 trong 4 kỹ năng âm nhạc để thi tuyển vào ngành. Vậy nên, hãy chắc chắn rằng mình có đủ “vốn liếng” về tố chất cũng như kỹ năng thanh nhạc để kỳ thi tuyển diễn ra thành công bạn nhé!\nGiàu cảm xúc, khả năng đồng cảm: tất cả mọi hoạt động nghệ thuật đều đòi hỏi sự lắng đọng, đồng cảm ở người nghệ sĩ. Do đó, giàu tình yêu là một trong những yếu tố hàng đầu để kiến tạo nên sự thành công của một người nghệ sĩ.\nThoải mái và tự tin: tham gia ngành Piano, chắc chắn công việc của bạn sẽ là biểu diễn những bản nhạc du dương dưới ánh đèn sân khấu. Do vậy, hãy rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh của mình ở nơi đông người ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường để phục vụ cho công việc về sau.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi những môn nào?": "\n\nĐể có thể theo đuổi ngành học này, trước hết người học cần giỏi nhạc lý. Hãy chăm chỉ nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc và những hiểu biết về nhạc lý, vì đó chính là nền tảng để bạn có cơ hội theo học ngành này cũng như dễ dàng tiếp thu kiến thức trong quá trình theo học. Ngoài ra, học tốt Ngữ Văn cũng là một yếu tố không kém cạnh phần quan trọng. Bởi vì, Ngữ Văn giúp bạn có những trải nghiệm về mặt cảm xúc và tâm hồn, từ đó giúp bạn mở rộng chiều sâu của tâm hồn cũng như hình thành nên một trái tim biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia. Đó cũng là một yếu tố không thể thiếu để thành công trên vai trò là một người làm nghệ thuật nói chung.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành như thế nào?": "\n\nHiện nay, sinh viên ngành Piano có đa dạng sự lựa chọn ngành nghề, cụ thể như sau:\n\n\n\n\n\nNghệ sĩ biểu diễn trong các nhà hát, các cơ sở hoạt động nghệ thuật, âm nhạc;\nGiảng dạy tại các trung tâm nghệ thuật, trường đại học, cao đẳng,…\nLàm việc tại các trung tâm nghiên cứu âm nhạc, nghệ thuật văn hóa;\nChuyên viên quản lý văn hóa nghệ thuật của các sở ban ngành, thiết chế,…\nTư vấn và tổ chức dàn dựng các chương trình, tham gia liên hoan văn nghệ ở các đơn vị, cơ sở;\n\n\n\n", "mức lương của người làm trong ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành Piano là một trong những ngành có mức lương chênh lệch nhau nhiều nhất. Mức lương, catse của mỗi người chơi Piano tùy thuộc nhiều vào độ nổi tiếng, khả năng chơi Piano và kỹ thuật trình diễn. Do đó, sẽ rất khó khi phải đưa ra một con số thống kê chính xác về mức thu nhập của các nghệ sĩ Piano. \n\n\n", "kết luận": "\n\nĐược dự đoán là một trong các ngành học cực kỳ hot trong tương lai, ngành Piano sẽ còn là một ngôi sao sáng mãi giữa vô vàn các ngành học hiện nay. Học Piano, bạn sẽ được tiếp xúc với nền âm nhạc vĩ đại của toàn nhân loại, sẽ được cất lên những tiếng đàn dường như được viết ra bằng cả trái tim, cảm xúc của những nhà soạn nhạc đại tài trên thế giới. Piano sẽ giúp bạn trốn tránh những phiền muộn, giúp trái tim của bạn luôn rộn ràng và ấm áp như ánh hoàng hôn buông. Vậy nên, nếu bạn mong muốn có một cuộc đời bình an và tràn trề sức sống như thế, ngành Piano sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu đối với bạn!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-nhac-jazz", "rid": "7210209", "major": "Nhạc Jazz", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành nhạc Jazz ( Mã ngành: 7210209) là nghệ thuật của người Mỹ có nguồn gốc từ Châu Phi. Dòng nhạc Jazz là sự pha trộn nhạc Blues và hòa âm trong nhạc Cổ điển, sự trộn lẫn phức tạp trong tiết tấu của âm nhạc Châu Phi và được phát triển từ loại nhạc vui nhộn trong thời gian đầu thế kỷ XX. Nghệ thuật nhạc Jazz đã được phát triển rộng khắp thế giới và được đông đảo công chúng đón nhận. Nhạc Jazz đã đem đến cho âm nhạc Thế giới nói chung và âm nhạc Việt Nam nói riêng những màu sắc âm nhạc tươi mới, đa phong cách.\n\n\nỞ Việt Nam trong những năm gần đây, nhạc Jazz tạo được sức hút, lôi cuốn công chúng nghe nhạc. Dần được khán giả Việt Nam đón nhận và yêu mến. Khi nói về đặc điểm của nhạc Jazz có nhiều sự khác biệt so với nhạc Cổ điển ở nhiều khía cạnh khác nhau. Chơi nhạc Jazz luôn tạo cho người chơi cảm giác thoải mái, tự do, tư duy, sáng tạo.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nKhối N hay khối N00 bao gồm ba môn thi: Ngữ Văn và hai môn năng khiếu. Đối với môn Văn, thí sinh khối N sẽ thi chung đề của Bộ Giáo dục với thời gian 180 phút. Các môn năng khiếu sẽ thi theo đề riêng do mỗi trường tổ chức.\n\n\n\nN00 (Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2)\nN01 (Ngữ văn, Xướng âm, biểu diễn nghệ thuật)\nN02 (Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ)\nN03 (Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn)\nN04 (Ngữ văn, Năng khiếu thuyết trình, năng khiếu)\nN05 (Ngữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu)\nN06 (Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn)\nN07 (Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn)\nN08 (Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ)\nN09 (Ngữ văn, Hòa Thanh, Bốc thăm đề – chỉ huy tại chỗ)\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\nCác trường đại học, cao đẳng, học viện đào tạo ngành nhạc Jazz ở khu vực miền Bắc như: \n\n\n\nTrường Cao đẳng Nghệ thuật Việt Bắc\nTrường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội\nTrường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc\nHọc viện Âm nhạc Quốc gia\nTrường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\nCác trường đại học, cao đẳng, học viện đào tạo ngành nhạc Jazz ở khu vực miền Trung như: \n\n\n\nHọc viện Âm nhạc Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\nCác trường đại học, cao đẳng, nhạc viện đào tạo ngành nhạc Jazz ở khu vực miền Nam như: \n\n\n\nNhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh\nTrường Đại học Văn Hiến\nTrường Đại học Nguyễn Tất Thành\nTrường Đại học Văn Lang\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nCho dù đang học thanh nhạc hay nhạc cụ, sinh viên chuyên ngành âm nhạc nên đủ đam mê với nghệ thuật của họ để sẵn sàng luyện tập hàng giờ liền. Đầu tiên hãy trang bị cho bản thân những kiến thức nhạc lý về xướng âm, nốt; học chơi một loại nhạc cụ nào đó mà bạn ưa thích. Bởi vì để thi vào ngành âm nhạc, bạn cần phải vượt qua hai môn năng khiếu. Ngoài thời gian tự luyện tập, sinh viên chuyên ngành âm nhạc còn phải thoải mái biểu diễn trước bạn bè và hợp tác theo nhóm. \n\n\nSáng tạo là một thuộc tính quan trọng khác, vì âm nhạc đòi hỏi sự diễn giải và thử nghiệm. Một phần không thể thiếu khác của chuyên ngành là khả năng nhận phản hồi từ các đồng nghiệp và giáo sư.\n\n\n", "ngành sau khi tốt nghiệp có dễ xin việc không?": "\n\nBởi tư tưởng cho rằng học các ngành nghệ thuật nghe tuy hào nhoáng nhưng sau khi ra trường dễ thất nghiệp, thu nhập thấp nên bạn có thể ảnh hưởng tâm lý lo ngại khi lựa chọn theo đuổi ngành này. Tuy nhiên, ngành âm nhạc là lĩnh vực rộng lớn, thú vị mang lại cơ hội đa dạng và đa ngành cho bạn.\n\n\nSau khi hoàn thành chương trình học, cơ hội nghề nghiệp ngành Âm nhạc không chỉ dừng lại ở ca sĩ, thần tượng… mà bạn có thể làm việc ở những vị trí sau đây:\n\n\n\nNhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ hòa âm phối khí…\nNghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ như Guitar, Piano, Violin, Saxophone…\nNghệ sĩ thu âm, kỹ thuật viên thu âm\nGiảng dạy về âm nhạc\nBiên tập, dàn dựng chương trình âm nhạc của các đài phát thanh, đài truyền hình\nKinh doanh nhạc cụ,  cửa hàng âm nhạc\n\n\n\nĐặc biệt, một số sinh viên sau khi ra trường theo đuổi công việc liên quan đến âm nhạc nhưng cũng vô cùng nhân văn là “âm nhạc trị liệu” (Music therapist) tức là dùng liệu pháp âm nhạc để điều trị những khó khăn về sức khỏe tinh thần hay thể chất của người bệnh.\n\n\nNgoài ra, là ngành thiên về năng khiếu và tích lũy kinh nghiệm nên sinh viên chuyên ngành âm nhạc tìm kiếm cơ hội trải nghiệm thực tế trong việc thiết lập mục tiêu, kết nối mạng, tổ chức hợp đồng biểu diễn và hợp tác với các nghệ sĩ khác trong khi vẫn còn mạng lưới an toàn của trường đại học để bổ trợ cho nghề nghiệp của mình sau này.\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương ngành âm nhạc học như thế nào cũng được nhiều bạn quan tâm. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực rộng lớn, và mức thu nhập cũng được tiết lộ riêng tư và tùy theo mức cát xê của nghệ sĩ nên dẫu biết là khủng nhưng chưa thể thống kê con số chính xác. Đối với những bạn sinh viên mới ra trường nhưng có nhiều kinh nghiệm có thể đạt mức lương từ 10 triệu đồng trở lên. \n\n\n", "kết luận": "\n\nNếu bạn thực sự đam mê và có năng khiếu về âm nhạc thì ngành nhạc Jazz là một ngành học rất phù hợp với bạn đó. Vậy thì các bạn hãy mạnh dạn đăng ký nguyện vọng ngành nhạc Jazz vào các trường đại học phù hợp để có cơ hội học tập, rèn luyện và bổ sung những kiến thức về âm nhạc nhé."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-bieu-dien-nhac-cu-truyen-thong", "rid": "7210210", "major": "Biểu diễn nhạc cụ truyền thống", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nBiểu diễn nhạc cụ truyền thống chính là loại hình biểu diễn nghệ thuật thông qua việc sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam như sáo, đàn tỳ bà, đàn bầu,… nhằm tạo ra những bản hòa ca, hợp xướng.\n\n\n\n\nSinh viên theo học ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống sẽ được trang bị những kiến thức về kỹ năng biểu diễn, kỹ thuật chơi các loại nhạc cụ; nghiên cứu, dàn dựng và tổ chức chương trình biểu diễn nhạc cụ truyền thống trong các sự kiện và lễ hội. Sinh viên ngành này còn có cơ hội luyện tập dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô là nghệ nhân chuyên nghiệp.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\n Ngành Biểu diễn nhạc cụ dân tộc có mã ngành là 7210210. Để thi tuyển vào ngành này, các bạn có thể xem xét các tổ hợp môn sau đây:\n\n\n\nN00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2\nN01: Ngữ văn, Xướng âm, Biểu diễn nghệ thuật\nN02: Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc Biểu diễn nhạc cụ\nN03: Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, Chuyên môn\nN04: Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu\nN05: Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu\nN06: Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, Chuyên môn\nN07: Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, Chuyên môn\nN08: Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ\nN09: Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề – chỉ huy tại chỗ\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển vào ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống trong những năm gần đây dao động từ 15 – 18 điểm. Các trường đại học chủ yếu áp dụng hình thức xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm học bạ kết hợp với phần thi năng khiếu. Có thể thấy trong hầu hết các tổ hợp thi đều có môn Ngữ văn, vì thế thí sinh cần ôn luyện tốt môn này. Ngoài ra, các thí thí sinh phải dự thi 2 môn năng khiếu. Cần có sự chuẩn bị kỹ càng ở các môn năng khiếu vì nó có tính chất quyết định đến kết quả điểm số của bạn.\n\n\n", "bí quyết đạt điểm cao ngành ?": "\n\n\nKhông nên quá áp lực: trong quá trình thi năng khiếu, thí sinh không nên quá lo lắng, nội dung thi cũng chỉ để đánh giá năng lực chứ không phải bài thi năng khiếu chuyên sâu. Mức độ kiểm tra sẽ phù hợp với từng chuyên ngành và quan điểm của trường là phát hiện năng khiếu, động viên sự sáng tạo, tạo thuận lợi nhất cho người học…\nTrình diễn một nhạc cụ ở mức vừa phải: trường tổ chức kiểm tra năng khiếu để đánh giá thí sinh phù hợp với ngành đào tạo đặc thù nên nội dung và cách thức thi chỉ ở mức vừa phải\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgoài số điểm chuẩn thì vấn đề trường đào tạo cũng được không ít các bạn học sinh quan tâm. Vậy làm thế nào để lựa chọn được trường đại học phù hợp với khả năng của mình? Bạn có thể dựa vào số điểm chuẩn vài năm trước của từng trường để cân nhắc lựa chọn các trường đại học sau đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam\nĐại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nHọc viện âm nhạc Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nNhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Trà Vinh\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nMuốn biết bản thân mình có phù hợp với ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống hay không, sau đây hãy cùng điểm qua những tố chất của người trong ngành này. Hãy xem bản thân mình đáp ứng được bao nhiêu tố chất để đưa ra lựa chọn đúng đắn.\n\n\n\n\n\nCó phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh\nCó năng khiếu và đam mê lĩnh vực âm nhạc\nCó kiến thức cơ bản, am hiểu về lịch sử, văn hóa Việt Nam gắn liền với sự ra đời của các loại nhạc cụ\nTự tin khi biểu diễn trước đám đông, trên sân khấu\nCó kỹ thuật biểu diễn các loại nhạc cụ truyền thống\nHam học hỏi, tìm tòi kiến thức liên quan đến các loại nhạc cụ và kỹ thuật trình diễn\nKiên trì, đam mê và sáng tạo\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, các bạn sinh viên có thể tham khảo các công việc sau đây:\n\n\n\n\n\nLàm việc tại các đoàn biểu diễn nghệ thuật, sở văn hóa, thể thao và du lịch\nBiểu diễn nhạc cụ cho các chương trình âm nhạc\nLàm việc tại các trung tâm nghiên cứu, đào tạo âm nhạc và biểu diễn nhạc cụ\nLàm việc cho các đài phát thanh, truyền hình, báo chí\nKinh doanh, cung cấp các loại nhạc cụ dân tộc\nGiảng dạy tại các trường THCS, THPT có môn âm nhạc truyền thống; các nhạc viện, học viện, cao đẳng, đại học có đào tạo về âm nhạc, sân khấu, nghệ thuật,…\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nVề mức lương của ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, tùy thuộc vào kinh nghiệm và vị trí công việc đảm nhiệm mà có sự chênh lệch khác nhau. Cụ thể như sau:\n\n\n\nĐối với những sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm biểu diễn thì mức lương có thể dao động từ 5 – 6 triệu/tháng\nĐối với những người có thâm niên trong nghề lâu hơn, thành thạo kỹ thuật biểu diễn thì có thể kiếm được 7 – 10 triệu/ tháng\n\n\n\nThu nhập trong ngành này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô của chương trình mà bạn biểu diễn, tần suất đi diễn,…\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống mang nét đẹp của văn hóa dân tộc. Nếu bạn là một người trẻ đam mê nghệ thuật và muốn gìn giữ vẻ đẹp văn hóa của quê hương, đất nước thì đây là ngành học thích hợp dành cho bạn. Khi theo đuổi ngành học này, bạn có cơ hội tiếp xúc với những loại nhạc cụ truyền thống từ đời ông cha ta và sử dụng nó để tạo ra những bản nhạc hay phục vụ cho khán giả. Những người nghệ sĩ tài ba có thể tạo ra thứ âm nhạc mang lại niềm vui và xoa dịu con người. Chúc các bạn sớm có thể trở thành những người nghệ sĩ như thế trong tương lai."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ly-luan-lich-su-va-phe-binh-san-khau", "rid": "7210221", "major": "Lý luận, lịch sử và phê bình sân khấu", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Lý luận, lịch sử và phê bình sân khấu chuyên đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Lý luận, lịch sử và phê bình sân khấu. Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức liên quan đến kỹ năng lý luận để thực hành phê bình, đánh giá, nghiên cứu một kịch bản, một vở diễn cũng như vai trò của người nghệ sĩ trong tác phẩm đó. Nhờ đó, sinh viên ngành Lý luận, lịch sử và phê bình sân khấu sẽ có đủ kỹ năng và kiến thức chuyên môn để tham gia hoạt động sáng tác trong các lĩnh vực sân khấu nghệ thuật nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung.\n\n\n\n\nVề chương trình đào tạo của ngành Lý luận, lịch sử & phê bình sân khấu bao gồm: các học phần bắt buộc và các học phần chuyên môn. Trong đó, Tin học đại cương, Triết học Mác Lê-nin,.. là các học phần đã được quy định. Còn các học phần chuyên môn sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về những vấn đề lý luận cơ bản, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá một kịch bản và vai trò của người nghệ sĩ trong kịch bản đó khi thực hiện công trình nghiên cứu tốt nghiệp ở năm cuối.\n\n\n", "các khối thi vào ngành lý luận, lịch sử & phê bình sân khấu là gì?": "\n\nHiện nay, chỉ có một khối thi đầu vào dành cho ngành học này đó là S00 với ba môn cụ thể như sau: Ngữ văn, Năng khiếu sân khấu điện ảnh (NK SKĐA) 1 và Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2. Bài thi NK SKĐA được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo quy định của mỗi trường. Trong đó, hai phương thức thường gặp nhất là vấn đáp và viết bài thể hiện quan điểm cá nhân về một vấn đề cho sẵn.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành lý luận, lịch sử & phê bình sân khấu là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành này vào năm 2020 dao động từ 16 – 20 điểm tùy theo môn thi năng khiếu mà thí sinh lựa chọn.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay trên cả nước có rất ít cơ sở giáo dục đào tạo bài bản về chuyên ngành Lý luận, lịch sử & phê bình sân khấu. Dưới đây là một số gợi ý để các bạn học sinh tham khảo nếu thật sự có hứng thú muốn theo đuổi ngành học này.\n\n\n Khu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội\nĐại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nHọc viện Âm nhạc Huế (mảng lý luận nhạc kịch)\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sân khấu điện ảnh TP.HCM\nNhạc viện TP.HCM (lý luận về nhạc kịch sân khấu)\nĐại học Văn Hóa\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành Lý luận, lịch sử & phê bình sân khấu với đặc thù chương trình giảng dạy chú trọng vào những nội dung lý luận, phê bình mang tính học thuật đòi hỏi sinh viên phải có nhiều kỹ năng linh hoạt trong việc tổ chức, sắp xếp thời gian để đạt được hiệu quả thật cao trong học tập. Bên cạnh việc quản lý thời gian hiệu quả, sinh viên còn cần trau dồi thêm những yếu tố sau đây để không chỉ học tốt mà còn sớm rèn luyện cho bản thân tác phong chuyên nghiệp.\n\n\n\n\n\nCó tình yêu với sách báo, tạp chí.\nKiên trì nghiên cứu tài liệu chuyên môn trong và ngoài nước để tích lũy kiến thức.\nQuan tâm đến các vấn đề thường gặp trong đời sống văn hóa – xã hội, có góc nhìn, tiếp cận đa chiều, sâu sắc.\nCó khả năng giao tiếp và lên kế hoạch tốt.\nThành thạo các yêu cầu cơ bản về tin học văn phòng.\nCó vốn ngoại ngữ khá, giỏi.\n\n\n\n", "học ngành lý luận, lịch sử & phê bình sân khấu cần học giỏi môn gì?": "\n\nTrước hết, đây là ngành học đòi hỏi sinh viên phải có quan điểm, lập trường cá nhân rõ ràng đối với các vấn đề xã hội cũng như văn hóa – nghệ thuật. Giảng viên luôn hi vọng được lắng nghe những cảm xúc chân thật nhất của sinh viên về vấn đề mà họ đặt ra. Bởi khi tiếp cận sự việc dưới một lăng kính khác, ta sẽ nhìn nhận nó đa chiều, sâu sắc hơn. Vậy nên, nếu bạn học tốt môn Ngữ văn thì đó là một lợi thế lớn giúp bạn thể hiện được suy nghĩ của mình chính xác hơn thông qua những bài đánh giá, phê bình hay các công trình nghiên cứu.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành lý luận, lịch sử & phê bình sân khấu như thế nào?": "\n\nHiện nay, cơ hội việc làm dành cho sinh viên của ngành chủ yếu vẫn còn bó hẹp trong phạm vi sân khấu – điện ảnh. Bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc dưới đây để có cho mình những định hướng chung nhất về đầu ra của ngành Lý luận, lịch sử & phê bình sân khấu.\n\n\n\n\n\nLàm Phóng viên, biên tập viên tại các tòa soạn báo, đài truyền hình.\nChuyên viên nghiên cứu tại các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.\nNhân viên, quản lý tại các công ty truyền thông, quảng cáo.\nTham gia giảng dạy chuyên ngành ở các trường đào tạo nghệ thuật trong cả nước, các trung tâm văn hóa…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành lý luận, lịch sử & phê bình sân khấu là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành Lý luận, lịch sử & phê bình sân khấu không có thang đo rõ ràng, cụ thể. Tùy thuộc vào năng lực, tuổi nghề của mỗi người mà mức lương sẽ thay đổi khác nhau. \n\n\n\nĐối với sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tế: 3 – 4 triệu đồng/tháng chưa kể các khoản chi phí phụ khác như tăng ca, lễ tết, thưởng KPI…\nĐối với những cá nhân đã có kinh nghiệm công tác, giảng dạy trong ngành: 10 – 15 triệu đồng/tháng hoặc thậm chí con số đó còn có thể tăng lên gấp đôi, gấp ba tùy quy mô dự án, nội dung công việc…\n\n\n\n", "chương trình đào tạo dành cho sinh viên ngành": "\n\nNgoài những nội dung môn học cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường sẽ có khung chương trình đào tạo ngành này cụ thể như sau:\n\n\n\n\n\n\nNăm học thứ 1: Sinh viên được trang bị những kiến thức căn bản về Điện ảnh học, Lịch sử điện ảnh. Bên cạnh đó là được hướng dẫn kỹ năng phân tích phim theo chủ đề, được thực hành viết bài giới thiệu và bài phê bình phim.\nNăm học thứ 2: Các bạn tiếp cận đến kỹ năng viết các loại bài tổng hợp và bài phê bình phim theo từng vấn đề thuộc về nghệ thuật.\nNăm học thứ 3: Sinh viên tiếp tục được hướng dẫn viết bài phê bình phim ở trình độ cao hơn. Ngoài ra, viết bài chuyên khảo về tác giả, về phong cách và khuynh hướng nghệ thuật trong phim. Đồng thời, các bạn cũng được học về biên tập phim và biên tập báo chí.\nNăm học thứ 4: Thực hiện đồ án, khóa luận tốt nghiệp theo sự hướng dẫn của giảng viên trong trường.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể hiện nay, Lý luận, lịch sử & phê bình sân khấu được đánh giá là một ngành không có nhiều triển vọng phát triển về cơ hội việc làm và mức lương thu nhập. Tuy nhiên, một khi sân khấu vẫn còn lấy xã hội làm trung tâm, các tác phẩm nghệ thuật vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh nói hộ lòng người những vấn đề bức thiết trong cuộc sống thì ngành học này vẫn còn nhiều cơ hội chuyển mình. Nếu bạn yêu thích và quan tâm ngành học này, hãy cân nhắc theo đuổi nó ngay hôm nay nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-bien-kich-san-khau", "rid": "7210225", "major": "Biên kịch sân khấu", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nBiên kịch sân khấu là người đầu tiên tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ của họ. Một số nhà biên kịch tham gia trực tiếp vào quá trình làm phim, cùng lựa chọn diễn viên, đề nghị thay đổi cách diễn xuất cho phù hợp với yêu cầu của kịch bản. Ngành biên kịch sân khấu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về biên kịch sân khấu, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong lĩnh vực sân khấu nói riêng và văn hoá nghệ thuật nói chung. Theo học ngành này, sinh viên sẽ nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành biên kịch sân khấu ở trình độ đại học.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nBạn luôn yêu thích viết lách, muốn tác phẩm của mình thành kịch bản được biểu diễn trên sân khấu thì ngành biên kịch sân khấu sẽ là sân chơi cho các bạn tỏa sáng. Đây là một ngành đặc thù thiên về năng khiếu nên để thi vào ngành học này, các thí sinh phải thi những khối thi như:\n\n\n\nKhối S00: Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2\nKhối S01: Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành như thế nào?": "\n\nMức điểm chuẩn của ngành biên kịch sân khấu dao động từ 18 đến 23 điểm. Tuy nhiên, ngoài xét tuyển môn văn hóa, thí sinh còn phải dự thi phần thi năng khiếu do trường tự tổ chức.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành": "\n\nHiện nay chỉ có trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đào tạo ngành này.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐây là ngành học có nhiều sức hấp dẫn đối với những bạn đam mê. Nếu muốn trở thành một nhà Biên kịch sân khấu giỏi, các bạn sẽ cần phải có những tố chất sau đây:\n\n\n\n\n\nCó kiến thức về chuyên môn sâu\nCó sự sáng tạo\nBiết cân đối chi phí\nKỹ năng quản lý\nCó cảm xúc tốt\nNhạy cảm, tâm lý\nCó khả năng hiện thực hóa trí tưởng tượng\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nMột nhà BKSK bắt buộc cần phải có được những kiến thức tổng quát nhất trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa, máy móc, kỹ thuật, điện ảnh… để xây dựng bối cảnh phù hợp trên sân khấu với các loại bối cảnh khác nhau giúp cho kịch bản diễn ra xuyên suốt trong chương trình. Đặc biệt, để viết được một kịch bản hay thì trước hết bạn phải là người giỏi Văn, giỏi về cách diễn đạt ngôn ngữ. Nó sẽ giúp kịch bản được mượt mà và lôi cuốn hơn. Thêm vào đó, năng khiếu cũng là một yếu tố bạn nên chú trọng. Có năng khiếu tưởng tượng thì kịch bản bạn viết mới hấp dẫn, phong phú.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp chuyên ngành BKSK, các bạn có thể đảm nhận công việc như sau:\n\n\n\n\n\nĐảm nhận việc biên kịch sân khấu do các công ty truyền thông tổ chức, những công ty chuyên về lĩnh vực quảng cáo, tổ chức sự kiện.\nThực hiện các dự án thuộc lĩnh vực truyền thông, điện ảnh, truyền hình.\nTrở thành một nhà đạo diễn sân khấu tự do, chuyên nhận các dự án bên ngoài theo hợp đồng đặt hàng.\nLàm việc tại các đài truyền hình trung ương và địa phương.\nTham gia vào công tác giảng dạy các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đạo diễn sân khấu, giảng dạy các diễn viên tại các trường đào tạo nghệ thuật trên cả nước, các trung tâm văn hóa thuộc nhà nước hoặc tư nhân.\n\n\n\n", "mức lương của ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của các nhà BKSK cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và từng vị trí làm việc. Cụ thể mức lương mà các bạn có thể nhận được là:\n\n\n\nNhững sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và làm việc tại các công ty truyền thông chuyên tổ chức sự kiện với vai trò là lên kịch bản, lên các ý tưởng sắp xếp sân khấu sẽ nhận được mức lương từ 8 triệu đến 10 triệu.\nNếu như trở thành biên kịch tại các đài truyền hình thì mức lương nhận được sẽ khoảng từ 15 triệu đến 20 triệu.\nĐối với những biên kịch sân khấu làm việc tự do mức lương có thể lên đến 50 triệu/tháng tùy theo dự án và số lượng dự án mà đạo diễn nhận về.\n\n\n\n", "chương trình học của sinh viên ngành": "\n\nMỗi khung chương trình đào tạo củ từng trường được xây dựng sẽ có nội dung khác nhau. Tuy nhiên, đều có một điểm chung và quan trọng nhất là sinh viên viết được một phân cảnh phim hoặc toàn bộ tác phẩm.\n\n\n\nNăm học đầu tiên: Sinh viên sẽ được hướng dẫn các kỹ năng về cách viết một kịch bản phim ngắn. Song song đó là tiếp cận kiến thức về viết đề cương cho một kịch bản phim dài.\nNăm học thứ 2: Các bạn sẽ được trang bị kỹ năng xây dựng đề cương dựng cảnh và viết kịch bản phim điện ảnh. Đồng thời thực hành hoàn thành 90 trang hoàn chỉnh. Ngoài ra, sinh viên cũng được hướng dẫn kỹ năng viết kịch bản phim tài liệu.\nNăm học thứ 3: Nâng cao kiến thức bằng việc viết phim truyền hình nhiều tập và cách chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh. Bên cạnh đó, còn được học viết kịch bản phim hoạt hình và quảng cáo.\nNăm học thứ 4: Hoàn thiện các kỹ năng và thực hiện xây dựng đề cương phim tốt nghiệp và biên tập kịch bản phim.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành biên kịch sân khấu được đánh giá là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường và có mức thu nhập khá cao. Đây là ngành học giúp đào tạo ra những nhà biên kịch tài năng, đóng góp một phần vào sự phát triển trong lĩnh vực nghệ thuật của đất nước. Nếu bạn yêu thích ngành học này thì hãy đăng ký nguyện vọng vào trường đại học phù hợp để được học tập và rèn luyện trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dien-vien-san-khau-kich-hat", "rid": "7210226", "major": "Diễn viên sân khấu kịch hát", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nNgành Diễn viên sân khấu kịch hát là ngành học đào tạo ra các diễn viên chuyên nghiệp về diễn xuất để hóa thân vào các nhân vật trong các bộ phim truyền hình, các vở kịch trên sân khấu, các chương trình nghệ thuật,… Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức về kỹ năng nghệ thuật biểu diễn như: Sử dụng giọng nói, nét biểu cảm khuôn mặt, cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể để hóa thân vào nhân vật một cách chân thật nhất; cảm thụ cảm xúc; rèn luyện trí tưởng tượng; phản ứng nhanh nhạy và linh hoạt; cách triển khai câu chuyện; khả năng điều khiển cảm xúc; luyện tập về giọng nói, cử chỉ, hành động, nét mặt,…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Diễn viên kịch hát có mã ngành là 7210226. Hiện nay chỉ có khối S xét tuyển vào ngành này. Bạn sẽ phải thi vào tổ hợp bao gồm môn Ngữ Văn hoặc Toán kết hợp với 2 môn năng khiếu. Các tổ hợp môn thi cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối S00: Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2\nKhối S01: Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2\n\n\n\nĐây là một ngành nghệ thuật với kỹ năng đòi hỏi phải có chính là diễn xuất. Vì vậy, điểm số của các môn năng khiếu mang tính chất quyết định đến kết quả. Bạn hãy chuẩn bị thật kỹ ở môn này để đạt được điểm số cao nhất có thể.\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển vào ngành Diễn viên sân khấu kịch hát trong những năm gần đây dao động ở ngưỡng từ 15 – 17 điểm. Các trường đại học xét tuyển ngành này theo hình thức lấy kết quả điểm thi của Kỳ thi THPT Quốc gia hoặc xét học bạ kết hợp với phần thi năng khiếu. Có thể thấy điểm số trúng tuyển vào ngành này không quá cao, tạo cơ hội cho nhiều bạn theo đuổi đam mê nghệ thuật của mình. Chỉ cần chăm chỉ luyện tập diễn xuất và cố gắng đạt điểm số thật cao trong phần thi năng khiếu là bạn có thể dễ dàng theo đuổi được ngành học này.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay ở nước ta chưa có nhiều cơ sở đào tạo ngành Diễn viên sân khấu kịch hát. Cụ thể, ở khu vực miền Trung chưa có trường đại học nào đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Vì vậy, bạn chỉ có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học thuộc khu vực miền Bắc và khu vực miền Nam dưới đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại Học Sân Khấu – Điện Ảnh Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại Học Sân Khấu – Điện Ảnh TPHCM\n\n\n\nCó thể thấy rằng hạn chế của ngành này chính là các sĩ tử không có nhiều lựa chọn về trường đào tạo. Tuy nhiên, 2 trường đại học nêu trên đều là những trường đại học uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo lớp diễn viên nổi tiếng với kỹ năng diễn xuất chuyên nghiệp. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn một trong hai trường trên để theo học.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể theo đuổi ngành Diễn viên sân khấu kịch hát, bạn phải đáp ứng các yếu tố mà một diễn viên chuyên nghiệp cần phải có. Cụ thể các yếu tố đó là:\n\n\n\n\n\nCó khả năng diễn xuất. Đây là yếu tố quan trọng nhất vì công việc chính của một diễn viên chính là hóa thân vào nhân vật. Chỉ khi có khả năng diễn xuất thì bạn mới có thể hòa nhập với vai diễn và thể hiện được ý đồ của đạo diễn\nCó niềm đam mê nghệ thuật, yêu thích diễn xuất\nCó khả năng điều khiển cảm xúc, khả năng tưởng tượng\nNhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin thể hiện trước đám đông\nHoạt ngôn, có khả năng thay đổi giọng điệu cho tương thích với từng tình huống\nCó khả năng xử lý vấn đề linh hoạt\nLuôn thay đổi, làm mới bản thân để phù hợp với nhiều vai diễn khác nhau\nChịu được áp lực công việc\nBiết phối hợp với bạn diễn để hoàn thành tốt công việc\nBiết lắng nghe góp ý từ người khác để thay đổi bản thân ngày một tốt hơn\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nVề việc làm sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành học này có thể tham khảo các công việc sau đây:\n\n\n\n\n\nLàm diễn viên diễn xuất trong các bộ phim truyền hình, phim điện ảnh,…\nDiễn xuất trên các sân khấu biểu diễn nghệ thuật,…\nLàm việc trong các đơn vị sản xuất phim, các xưởng phim,…\nLàm việc trong các đoàn biểu diễn nghệ thuật từ trung ương đến địa phương\nLàm trợ lý đạo diễn, tuyển chọn diễn viên cho các chương trình phim ảnh, kịch hát\nTham gia lồng tiếng trong các bộ phim điện ảnh, truyền hình,…\nLàm việc trong các công ty truyền thông, quảng cáo liên quan đến lĩnh vực sản xuất truyền hình\nTham gia giảng dạy trong các trường đào tạo diễn xuất, các trung tâm văn hóa, nghệ thuật,…\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐối với những người làm trong ngành Diễn viên sân khấu kịch hát, mức lương sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào khả năng và vị trí công việc. Bạn có thể tham khảo mức lương trung bình đối với từng vị trí như sau:\n\n\n\nĐối với những người làm trong các công ty truyền thông ở vị trí xây dựng các chương trình sản xuất thì mức lương khoảng từ 5 – 7 triệu. Nếu làm ở vị trí quản lý thì mức lương có thể cao hơn, từ 8 – 10 triệu\nĐối với những người làm việc ở các đơn vị truyền hình, sản xuất phim thì mức lương dao động từ 8 – 10 triệu/ tháng\nNgoài ra, đối với những người có khả năng và kinh nghiệm diễn xuất trong nghề lâu hơn thì có thể nhận được mức lương cao hơn rất nhiều\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những thông tin cần thiết về ngành Diễn viên sân khấu kịch hát. Nếu bạn đam mê con đường nghệ thuật thì hãy lựa chọn ngành học này và theo đuổi nó đến cùng. Tuy công việc có phần vất vả nhưng tình yêu thương mà bạn nhận được từ khán giả cũng vô cùng xứng đáng. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dao-dien-san-khau", "rid": "7210227", "major": "Đạo diễn sân khấu", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nĐạo diễn sân khấu là những người chịu trách nhiệm trong quá trình bắt đầu một kịch bản, họ sẽ là những người chịu trách nhiệm về dàn cảnh, âm thanh, ánh sáng, các phương tiện kỹ thuật. Tùy theo hợp đồng họ sẽ chịu trách nhiệm với những công việc cụ thể, có thể tham gia vào quá trình xây dựng phim hay không. Ngành Đạo diễn sân khấu trình độ đại học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Đạo diễn sân khấu, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong lĩnh vực sân khấu nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung. Theo học ngành này, sinh viên sẽ nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức ngành Đạo diễn sân khấu.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể thi vào ngành này, các thí sinh có thể tham khảo các khối thi sau:\n\n\n\nKhối S00: Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2\nKhối S01: Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành ĐDSK tại các trường đại học sẽ bao gồm điểm năng khiếu và điểm học bạ THPT. Theo đó, năm 2020 trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM có điểm năng khiếu là 7.0 và tổng điểm trúng tuyển là 25.5 điểm.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành ?": "\n\nCó 03 trường đại học trên cả nước đào tạo chuyên ngành ĐDSK để đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường việc làm, có thể kể đến như:\n\n\n\nĐại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội\nTrường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP.HCM\nĐại học sân khấu điện ảnh TP.HCM\n\n\n\nNgoài ra còn có các viện đào tạo, trung tâm đào tạo có chuyên ngành tương tự dành cho những ai đam mê nghề sáng tạo này.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nLàm việc trong ngành này, bạn cần đảm bảo những yếu tố và kỹ năng sau đây:\n\n\n\n\n\nCó năng khiếu cảm thấu với nghệ thuật\nKhéo léo và thuần thục với nhiều kỹ năng ứng phó, xử lý về diễn xuất\nBiết kiểm soát, đánh giá chất lượng và tìm hiểu về hoạt động diễn xuất diễn viên\nCó kỹ năng về lập dự toán chi phí sản xuất\nCó khả năng thương thuyết, đàm phán, thương lượng với các bên đầu tư, nhà sản xuất\nĐam mê nghệ thuật văn hóa và luôn cập nhật tính đại chúng để tìm kiếm tư liệu và vốn sống\nTư duy logic, biết cách điều chỉnh cảm xúc và hòa mình vào quá trình diễn xuất cùng diễn viên\nCó niềm yêu thích, đam mê với nghệ thuật Đạo diễn sân khấu và luôn cập nhật tính mới của nghề\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nCụ thể, sinh viên bắt buộc cần phải có được những kiến thức tổng quát nhất trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa, máy móc, kỹ thuật, điện ảnh… để xây dựng bối cảnh phù hợp trên sân khấu với các loại bối cảnh khác nhau giúp cho kịch bản diễn ra xuyên suốt trong quá trình xây dựng chương trình. Thêm vào đó, năng khiếu cũng là một yếu tố bạn nên chú trọng. Có năng khiếu hiện thực hóa trí tưởng tượng thì phim bạn làm mới hấp dẫn, phong phú.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?": "\n\nSinh viên tốt nghiệp ngành ĐDSK tại các trường đại học sẽ có thể đảm nhận những vị trí công việc như:\n\n\n\n\n\nTrở thành một nhà đạo diễn sân khấu tự do, chuyên nhận các dự án bên ngoài theo hợp đồng.\nTham gia và công tác giảng dạy các chuyên ngành liên quan.\nThực hiện các dự án thuộc lĩnh vực truyền thông, điện ảnh, truyền hình.\nLàm việc tại các đài truyền hình trung ương và địa phương.\nĐảm nhận việc đạo diễn sân khấu do các công ty truyền thông tổ chức, những công ty chuyên về lĩnh vực quảng cáo, tổ chức sự kiện.\n\n\n\n", "mức lương của ngành như thế nào?": "\n\nHiện nay, ngành này được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Một trong những lý do dẫn tới điều này chính là mức lương ngành ĐDSK khá cao. Cụ thể:\n\n\n\nLàm việc tại các công ty truyền thông chuyên tổ chức sự kiện. Mức lương của đạo diễn sân khấu thường từ khoảng 8 – 10 triệu đồng. Công việc là lên kịch bản, ý tưởng và sắp xếp nhân sự, ánh sáng, phông đèn.\nĐạo diễn sân khấu làm việc tại các đơn vị truyền hình trung ương đến địa phương, mức lương lên đến 15 – 20 triệu đồng mỗi tháng.\nĐạo diễn sân khấu làm việc tự do mức lương có thể lên đến 50 triệu mỗi tháng. Mức thu nhập này tùy theo dự án và số lượng dự án đạo diễn nhận về.\n\n\n\n", "cử nhân ngành được đào tạo như thế nào?": "\n\nMỗi trường đại học sẽ có các khung chương trình khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu và cốt lõi đầu ra được tập trung vào:\n\n\n\nĐảm bảo các cử nhân hiểu về văn hoá nghệ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức ở trình độ cao hơn. Đồng thời được rèn luyện khả năng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn\nNắm được những kiến thức cơ bản về nghệ thuật sân khấu\nTrang bị kiến thức cơ bản về những ngành nghệ thuật để bổ trợ cho đạo diễn sân khấu\nSinh viên phải nắm vững những đặc điểm trong văn hoá truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó là sự hình thành và phát triển của nghệ thuật sân khấu Việt Nam và thế giới.\nKhi học ngành này, các bạn sẽ được hiểu biết cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia vào quá trình sáng tạo các tác phẩm sân khấu. Và những hiểu biết về công việc người đạo diễn, diễn viên, nhạc sĩ, âm thanh, ánh sáng… trong quá trình sáng tạo tác phẩm sân khấu.\nCuối cùng, có kiến thức về hệ thống, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các nhà hát, đoàn nghệ thuật.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành đạo diễn sân khấu được đánh giá là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường và có mức thu nhập khá cao. Nếu bạn yêu thích ngành học này thì hãy đăng ký nguyện vọng vào trường đại học phù hợp để được học tập và rèn luyện trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ly-luan-lich-su-va-phe-binh-dien-anh-truyen-hinh", "rid": "7210231", "major": "Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh, truyền hình", "payload": {"ngành lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình là gì?": "\n\nNgành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình (Mã ngành: 7210231). Được xem là một trong những ngành đào tạo quan trọng của ngành nghệ thuật. Nó giúp trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngành. Từ đó đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghệ thuật điện ảnh; truyền hình và văn hoá nghệ thuật nói chung. \n\n\nVới nhiều kỹ năng cần thiết; như kỹ năng nghệ thuật điện ảnh – truyền hình và nghệ thuật Lý luận phê bình điện ảnh – truyền hình; khả năng độc lập sáng tạo và tư duy khoa học. Ngành này là một lựa chọn thú vị cho những ai đam mê và muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.\n\n\n", "các khối thi vào ngành lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình là gì?": "\n\nHiện tại, để được xét tuyển vào ngành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình. Chỉ yêu cầu thí sinh phải đạt tuyển khối S00 (Ngữ văn, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2).\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình là bao nhiêu?": "\n\nThông tin về điểm chuẩn trúng tuyển có thể thay đổi từng năm; và phụ thuộc vào từng trường đại học cụ thể. Bạn có thể tra cứu thông tin này trên các trang thông tin tuyển sinh của các trường đại học; hoặc liên hệ trực tiếp với phòng tuyển sinh của trường để được cung cấp thông tin chính xác nhất.\n\n\nDo ngành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình còn mới mẻ nên hiện tại trên toàn quốc. Chỉ có trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội là đơn vị đào tạo ngành này.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành nghề này hay không?": "\n\nĐể học tốt ngành học này. Bạn cần có đam mê với ngành này và các tố chất sau:\n\n\n\nCó hiểu biết nhất định về nghệ thuật điện ảnh; khả năng phân tích và lý luận.\nCần có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội – nhân văn, nghệ thuật; và chuyên sâu về lý luận, lịch sử, phê bình nghệ thuật.\nCó khả năng giao tiếp và lên kế hoạch để tổ chức, điều hành, quản lý các hoạt động, sự kiện nghệ thuật.\nHiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin; có tinh thần nghiên cứu khoa học và hoạt động nghệ thuật.\nCó khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu chuyên ngành.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình ra sao?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Sinh viên theo học này có thể lựa chọn từ nhiều lĩnh vực để phát triển sự nghiệp, bao gồm:\n\n\n\nTrở thành phóng viên, biên tập viên tại các tòa soạn báo, tạp chí;\nLàm nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu về văn hoá nghệ thuật;\nLàm việc tại các công ty truyền thông, quảng cáo;\nTham gia công tác giảng dạy chuyên ngành tại các trường đào tạo nghệ thuật trong cả nước và các trung tâm văn hoá, nghệ thuật.\n\n\n\n", "mức lương sau khi tốt nghiệp của ngành nghề này như thế nào?": "\n\nDưới đây là bảng thống kê về mức thu nhập trung bình của ngành mà ReviewEdu đã tổng hợp được:\n\n\n\nVới sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tế: Khoảng 4-5 triệu đồng/tháng, chưa bao gồm các khoản chi phí phụ như tăng ca, lễ tết, thưởng KPI…\nVới những cá nhân đã có kinh nghiệm công tác, giảng dạy trong ngành: Khoảng 12-17 triệu đồng/tháng, và số tiền này có thể tăng gấp đôi, gấp ba tùy theo quy mô dự án, nội dung công việc…\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nĐây là những thông tin về ngành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình. Bao gồm cả các môn học và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này, giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-bien-kich-dien-anh-truyen-hinh", "rid": "7210233", "major": "Biên kịch điện ảnh, truyền hình", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nBiên kịch điện ảnh, truyền hình là người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các bộ phim. Họ là người trực tiếp soạn thảo kịch bản, xây dựng bối cảnh, khắc họa nhân vật, truyền tải thông điệp… đến người xem. Nói chung, bóng dáng của người biên kịch xuất hiện hầu hết trong các khâu làm phim. Do đó, mục tiêu giáo dục của ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình là đào tạo ra nhiều lứa biên kịch có vốn hiểu biết xã hội sâu sắc, nhạy cảm, sáng tạo trong sáng tác.\n\n\n\n\nVề chương trình đào tạo, ngành BKĐA, TH trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về khoa học xã hội – nhân văn, kỹ năng sáng tác và biên tập kịch bản. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ có cho mình kho tàng kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hành biên soạn kịch bản, sáng tạo tình tiết trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay chỉ có 2 khối thi vào ngành học này, cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối S00: Ngữ văn – Năng khiếu sân khấu điện ảnh (SKĐA) 1 – Năng khiếu SKĐA 2.\nKhối S01: Toán – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA  2.\n\n\n\nTrong đó, môn Năng khiếu SKĐA sẽ được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo sự sắp xếp của mỗi cơ sở giáo dục. Hai hình thức thường gặp nhất là vấn đáp trực tiếp một vấn đề xã hội và trình bày quan điểm cá nhân về hiện tượng cho sẵn (viết trên giấy).\n\n\n", "điểm chuẩn ngành này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành ở các cơ sở giáo dục dao động từ 15 – 18,6 điểm tùy từng năm. Không giống với tiêu chí phụ của các ngành khác chỉ được xét khi điểm trúng tuyển của thí sinh bằng với điểm chuẩn. Ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình còn quy định thêm một yếu tố “đảm bảo chất lượng đầu vào” mang tính quyết định – điểm chuyên môn. Điểm chuyên môn là tổng điểm hai bài thi năng khiếu SKĐA sau khi nhân hệ số 2. Cơ sở đào tạo sẽ lấy nó làm điều kiện cần để xét tuyển, thể hiện trực tiếp yêu cầu của mình với thí sinh. Do đó, bên cạnh việc học tốt các môn có trong chương trình phổ thông, bạn còn cần phải có kiến thức chuyên môn chắc chắn.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay trên cả nước chỉ có một trường đào tạo ngành BKĐA, TH. Đó là Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Nếu bạn thật sự có hứng thú với ngành học này thì hãy chủ động tìm hiểu thêm về trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới!\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nBiên kịch điện ảnh, truyền hình là ngành học đặc thù đòi hỏi sinh viên nhiều kỹ năng như: viết lách, quan sát – đánh giá, tiếp cận, phân tích vấn đề… Do đó, nếu muốn học tốt và thành công trong lĩnh vực này, bạn cần phải luôn trau dồi các yếu tố sau đây:\n\n\n\n\n\nKỹ năng viết: Viết lách cũng chính là con đường bạn truyền tải ý tưởng, thông điệp của mình đến người xem. Nếu không viết tốt, bạn chắc chắn sẽ không thể đồng hành lâu dài với công việc này!\n\n\n\n\nSáng tạo: Góc nhìn chính là điều tạo nên sự khác biệt giữa các nhà biên kịch. Người làm nghệ thuật phải biết thay đổi lăng kính linh hoạt để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn của cuộc sống hoặc những góc tối không ai hay biết.\n\n\n\n\nLàm việc dưới cường độ áp lực cao: Nghề sáng tác đòi hỏi người biên kịch phải liên tục sáng tạo ra những tác phẩm mới. Tuy nhiên, đó gần như là điều bất khả thi. Vì dòng chảy sáng tạo không thể luôn cuộn trào. Do đó, người biên kịch cần có một “tinh thần thép” để luôn giữ được hiệu suất công việc trong thời gian dài.\nCó tính kỷ luật: Không chỉ riêng ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình mà dù làm gì thì kỷ luật cũng luôn là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến kết quả. Vậy nên hãy rèn luyện đức tính này ngay từ khi còn đang trên ghế nhà trường để giúp ích cho công việc về sau.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐiều tối thiểu cần phải tích lũy khi dự định đăng ký theo học ngành này chính là khả năng viết. Đây là yêu cầu hàng đầu đối với một nhà biên kịch. Do đó, việc rèn luyện và trau dồi khả năng diễn đạt ngôn ngữ gần như trở thành một yêu cầu bắt buộc. Hãy chú trọng đầu tư thời gian vào việc học tập môn Ngữ Văn tại trường THPT. Nó không chỉ giúp bạn đạt được kết quả cao hơn trong kỳ thi Đại học mà còn góp phần hỗ trợ rất lớn cho quá trình học tập và công việc sau này của bạn.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nHiện nay, cơ hội việc làm của BKĐA, TH đều nằm trong phạm vi của ngành văn hóa nghệ thuật. Bạn có thể tham khảo một số vị trí sau đây:\n\n\n\n\n\nBiên kịch phim: Đây là nghề có sức cạnh tranh cao, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức. Nếu là một biên kịch trẻ chưa có tên tuổi trong ngành, bạn sẽ gặp vô vàn thử thách trên những bước đầu tiên hành nghề.\n\n\n\n\nBiên kịch chương trình giải trí: Làm biên kịch cho các gameshow giải trí thường không đòi hỏi bạn phải có tên tuổi, thâm niên trong ngành. Yêu cầu chủ yếu thường là năng động, chăm chỉ, “bắt trend” nhanh. Do vậy, đây là công việc rất phù hợp với các bạn trẻ muốn thử sức ở vai trò biên kịch.\n\n\n\n\nBiên tập tại các hãng phim: nhiệm vụ chủ yếu của vị trí này sẽ là chọn lọc các dự án có tiềm năng, tiến hành đánh giá – phân tích, sửa chữa nội dung sao cho phù hợp. Mặc dù họ không phải là “cha đẻ” trực tiếp của kịch bản, nhưng người chịu trách nhiệm biên tập ở các hãng phim lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khâu sản xuất.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của các nhà biên kịch hiện chưa có thống kê chính xác. Điều này có thể dễ dàng hiểu được, bởi cân đo đong đếm giá trị của một tác phẩm nghệ thuật là điều không hề đơn giản. Nếu bạn mới vào nghề, chưa có tác phẩm “bảo chứng ratings” thì một kịch bản sáng tạo có thể được mua với giá 3 – 5 triệu đồng/bản hoặc hơn tùy đơn vị mua bản quyền. Nếu bạn là biên kịch đã có tác phẩm thành công trong nghề thì giá cho một kịch bản chất lượng có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/bản.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNếu bạn yêu thích việc viết lách thì có thể xem xét ngành Biên kịch điện ảnh, truyền hình cho 4 năm Đại học sắp tới. Bởi việc được đào tạo bài bản trong môi trường nghệ thuật chuyên nghiệp của trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội nhất định sẽ là trải nghiệm đáng quý để bạn tự tin theo đuổi con đường nghề nghiệp sau này đấy!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dien-vien-kich-dien-anh-truyen-hinh", "rid": "7210234", "major": "Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình", "payload": {"ngành diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình là gì?": "\n\nDiễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình là người hóa thân vào các nhân vật và thể hiện các nhân vật trong phim, kịch sân khấu và các chương trình nghệ thuật khác cho nhà hát, xưởng phim, đài phát thanh – truyền hình và các phương tiện truyền thông khác. Họ dùng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng nói, dáng vẻ, nét mặt để biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản được viết sẵn thành con người thật, đầy sống động trong tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng về nghệ thuật biểu diễn như: cảm thụ, phán đoán, giao lưu, tưởng tượng, thích ứng… nhằm đảm bảo tính chân thực trong biểu diễn. Ngoài ra, sinh viên cũng được tiếp cận kịch bản văn học và các nhân vật kịch từ các vở kịch ở Việt Nam hiện đại, kịch về các đề tài lịch sử, văn hóa. \n\n\n", "các khối thi vào ngành diễn viên, kịch, điện ảnh, truyền hình là gì?": "\n\nVì đây là một ngành học khá mới mẻ ở nước ta cho nên khối thi vào ngành Diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình cũng ít hơn so với các ngành học khác. Ngành học này thiên về năng khiếu cá nhân nên các trường đào tạo ngành này thường xét tuyển các môn văn hóa (Toán, Ngữ văn) kết hợp với môn thi năng khiếu. Để theo học ngành này, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có một vài lựa chọn về khối thi như sau:\n\n\n\nKhối N05 (Ngữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu)\nKhối S00 (Ngữ văn, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2)\nKhối S01 (Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2)\n\n\n\n", "điểm chuẩn vào ngành diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình như thế nào?": "\n\nĐiểm trúng tuyển vào ngành còn tùy thuộc vào từng trường đại học khác nhau, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn cũng như chỉ tiêu xét tuyển từng trường. Do đó sẽ không thể có một con số chính xác về điểm chuẩn. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, điểm chuẩn của ngành học này dao động từ 14 – 26 điểm. Mặt khác, một vài trường còn tuyển sinh theo phương thức xét học bạ THPT với mức điểm chuẩn là 24. Bên cạnh đó, các trường còn đưa ra tiêu chí phụ như:\n\n\n\nĐiểm năng khiếu > 7\n\n\n\n", "các trường đại học nào đào tạo ngành diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình?": "\n\nHiện nay, trên cả nước có rất ít trường đại học đưa lĩnh vực học này vào chương trình đào tạo chính thức. Tuy nhiên, quý bậc phụ huynh cũng như các bạn sĩ tử có thể tham khảo một vài trường dưới đây:\n\n\n\nĐại học Sân khấu Điện ảnh TP. HCM\nĐại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nTrường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM\nĐại học Văn hóa Hà Nội\nĐại học Văn Lang\nĐại học Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội\n\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình?": "\n\nĐể xác định đúng ngành nghề yêu thích trong tương lai cũng như lựa chọn hướng đi phù hợp cho bản thân, các bạn sĩ tử cần nắm rõ được các chuyên ngành cơ bản của lĩnh vực này bao gồm:\n\n\n\nDiễn viên kịch: là một nghề biểu diễn trên sân khấu, thể hiện khả năng diễn xuất, biểu cảm và lời thoại của mình vào nhân vật vào từng nhân vật trong vở kịch.\nDiễn viên điện ảnh: đảm nhận những vai diễn trong các bộ phim, tìm hiểu kịch bản, nghiên cứu và diễn xuất, thể hiện đúng tính cách, con người thật của nhân vật trong phim.\nDiễn viên lồng tiếng: là người tái hiện lại các lời thoại trong phim. Diễn viên lồng tiếng phải đảm bảo được yêu cầu: lồng tiếng phải khớp với khẩu hình miệng và lời thoại trong phim.\n\n\n\n", "liệu ngành học này có phù hợp với bạn?": "\n\nĐể học tập và thành công trong ngành, bạn có thể tham khảo những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó khả năng trình diễn, biểu diễn\nThoải mái và tự tin khi đứng trước đám đông\nGiàu cảm xúc và khả năng đồng cảm\nThích thể hiện bản thân thông qua bộ môn nghệ thuật\nKhả năng tưởng tượng phong phú và thể hiện cảm xúc tốt\nChịu được áp lực cao, vất vả trong công việc\nCó niềm đam mê với nghề, chỉ có đam mê mới giúp bạn theo đuổi và gắn bó lâu dài với nghề\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành này hoàn toàn có thể đảm nhận các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nLàm công việc của trợ lý đạo diễn, phó đạo diễn, đạo diễn phim điện ảnh – truyền hình tại các đài truyền hình, hãng sản xuất phim\nĐảm nhận công việc tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, truyền thông, tổ chức làm phim, sản xuất các chương trình truyền hình\nTham gia, chịu trách nhiệm tổ chức chương trình văn hóa, văn nghệ tại các cơ quan, công ty\nTham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng\n\n\n\n", "mức lương của ngành này là bao nhiêu?": "\n\nNhững người diễn viên thường có thu nhập khá cao nếu như họ có khả năng diễn xuất và sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Đồng thời mức lương của bạn cũng phụ thuộc vào doanh thu mà bộ phim đó mang lại. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng rằng: thu nhập của nghề diễn viên khá bấp bênh, không ổn định trước khi bạn có một sự nổi tiếng nhất định, được nhiều đạo diễn chú ý tới. Điều này có nghĩa rằng sẽ có rất nhiều khó khăn, vất vả khi bước chân vào nghề.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành Diễn viên kịch, điện ảnh, truyền hình đang được chú trọng đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục. Đây được xem là một trong những ngành đang và sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Trên đây là một vài thông tin về ngành học này, hy vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dao-dien-dien-anh-truyen-hinh", "rid": "7210235", "major": "Đạo diễn điện ảnh, truyền hình", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nĐạo diễn là người chịu trách nhiệm chỉ đạo quá trình thực hiện một tác phẩm nghe nhìn, thường là những bộ phim điện ảnh, truyền hình. Khi bắt đầu với một kịch bản, người đạo diễn sẽ định hướng hình ảnh, nghệ thuật cho bộ phim. Bên cạnh đó họ cũng sẽ là người dàn cảnh, chỉ đạo diễn xuất cùng với chỉ đạo các phương tiện, bộ phận kỹ thuật.\n\n\n\n\nTheo học chuyên ngành này, người học sẽ được mở rộng vốn hiểu biết về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật; được trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thuộc nhiều lĩnh vực như: biên kịch, quay phim, chỉ đạo diễn xuất, chỉ đạo thiết kế mỹ thuật – hóa trang – phục trang – đạo cụ, nghiệp vụ âm thanh…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nVì đây là một ngành học khá mới mẻ ở nước ta cho nên khối thi vào ngành Đạo diễn điện ảnh, truyền hình cũng ít hơn so với các ngành học khác. Để theo học ngành này, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có một vài lựa chọn về khối thi như sau:\n\n\n\nKhối N05 (Ngữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu)\nKhối S00 (Ngữ văn, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2)\n\n\n\nNgành học này còn xét tuyển theo tổ hợp môn khác như: Ngữ văn, Kiến thức chuyên ngành (Vấn đáp), Xem phim và viết bài bình luận.\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm trúng tuyển vào ngành còn tùy thuộc vào từng trường đại học, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn,… Do đó, sẽ không thể có một con số chính xác về điểm chuẩn. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, điểm chuẩn của ngành học này dao động từ 20 – 23 điểm. Ngoài ra, một vài trường tuyển sinh bằng kỳ thi ĐGNL với mức điểm từ 600 điểm.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, trên cả nước có rất ít trường đại học đưa ngành học này vào chương trình đào tạo. Quý bậc phụ huynh cũng như các bạn sĩ tử có thể tham khảo một vài trường dưới đây:\n\n\n\nĐại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM\nĐại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nTrường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM\nĐại học Văn hóa Hà Nội\nĐại học Văn Lang\nĐại học Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội\n\n\n\nTrên đây là các trường đại học có đào tạo ngành Đạo diễn điện ảnh, truyền hình mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích để lựa chọn môi trường học tập phù hợp cho bản thân.\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc ?": "\n\nĐể xác định đúng ngành nghề yêu thích trong tương lai cũng như lựa chọn hướng đi phù hợp cho bản thân, các bạn sĩ tử cần nắm rõ được các chuyên ngành cơ bản của Đạo diễn điện ảnh, truyền hình gồm:\n\n\n\n\nĐạo diễn điện ảnh\n\n\nSinh viên được trang bị những kiến thức về ngôn ngữ điện ảnh, học hỏi các kỹ năng phân cảnh từ kịch bản thành cảnh quay phim và kỹ năng chỉ đạo diễn xuất, được hướng dẫn làm phim ngắn có âm thanh và phim tài liệu ngắn. Ngoài ra, sinh viên được hướng dẫn làm phim phóng sự, phim quảng cáo. \n\n\nĐạo diễn truyền hình\n\n\nSinh viên được mở rộng vốn hiểu biết về báo chí, kỹ năng viết kịch bản truyền hình, phân tích tác phẩm truyền hình, kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực truyền hình như: tin tức, phóng sự, tọa đàm, đối thoại, tổ chức sản xuất và phát sóng truyền hình. Ngoài ra, các bạn còn được hướng dẫn cách làm gameshow, truyền hình trực tiếp, phim ca nhạc…\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể học tập và làm việc tốt trong ngành, bạn cần hội tụ những tố chất sau:\n\n\n\nTrí tưởng tượng phong phú và đa dạng\nCó vốn kiến thức sâu rộng, hiểu biết nhiều về các lĩnh vực, mọi mặt trong đời sống\nCó óc sắp xếp hợp lý, nhạy cảm và tâm lý\nCó niềm đam mê với nghề, chỉ có đam mê mới giúp bạn theo đuổi và gắn bó lâu dài với nghề\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp ngành Đạo diễn điện ảnh, truyền hình, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nLàm công việc của trợ lý đạo diễn, phó đạo diễn, đạo diễn phim điện ảnh – truyền hình tại các đài truyền hình, hãng sản xuất phim\nCông tác tại các công ty quảng cáo thương mại hoặc các doanh nghiệp có bộ phận nghe nhìn\nKhởi nghiệp bằng công ty riêng, sáng tác phim hoặc cung cấp các dịch vụ liên quan đến phim ảnh, truyền thông đa phương tiện, quảng cáo…\nTham gia nghiên cứu tại Viện sân khấu – Điện ảnh và các viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật\nTham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐạo diễn là một vị trí quan trọng yêu cầu cả về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và sự sáng tạo. Tuy nhiên, để trở thành một đạo diễn thực thụ cần phải có cả một quá trình nghiên cứu cũng như cố gắng phấn đấu của bản thân. Bởi vậy mức lương của ngành này thực sự xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra. Mức thu nhập của một đạo diễn có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm sẽ từ 20 – 25 triệu đồng/tháng. Đối với đạo diễn kiêm nhà sản xuất sẽ có mức thu nhập lên đến 7.100 USD/tháng. Tuy nhiên, mức lương của đạo diễn còn phụ thuộc vào lợi nhuận dự án, bộ phim đó mang lại.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành Đạo diễn điện ảnh, truyền hình đang được chú trọng đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục. Đây được xem là một trong những ngành đang và sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Trên đây là một vài thông tin về ngành học này, hy vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân trong chặng đường phía trước."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quay-phim", "rid": "7210236", "major": "Quay phim", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành quay phim (QP) được hiểu một cách đơn giản là ngành học đào tạo các kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật quay phim. Người quay phim là người trực tiếp điều khiển máy quay dưới sự chỉ đạo của các đạo diễn hình ảnh, biên tập viên để có thể điều chỉnh những cảnh quay. Sinh viên theo học sẽ được làm quen với các loại máy quay, cách lấy góc quay và những công việc liên quan khác.\n\n\n\n\nNgành học này tại các trường đại học cung cấp cho người học những kiến thức toàn diện và chuyên sâu về: Nghiệp vụ quay phim truyền hình, báo chí, dựng phim, tin tức, phóng sự, các thể loại phim,…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể thi vào ngành này, các sĩ tử có thể tham khảo các khối thi sau:\n\n\n\nKhối S00: Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2\nKhối S01: Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành dao động tư 13 – 24 điểm. Đây là điểm chuẩn được công bố từ năm 2020 và tùy vào phương thức xét tuyển của mỗi trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện trên cả nước chưa có nhiều trường đào tạo ngành học này, chỉ có 2 trường sau:\n\n\n\nĐại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM\nĐại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành này?": "\n\nCũng như mọi ngành học khác, ngoài đòi hỏi về kiến thức còn đòi hỏi về sức khỏe, kỹ năng sáng tạo. Để có thể thành công trong ngành quay phim, các bạn sẽ phải có được những tố chất cần thiết như:\n\n\n\n\n\nSức khỏe tốt, có thể làm việc với cường độ cao và áp lực lớn;\nKhả năng giao tiếp tốt, linh hoạt, chủ động;\nÓc tưởng tượng phong phú;\nTư duy nghệ thuật;\nNăng lực sáng tạo, thể hiện cảm xúc tốt;\nNgoài ra, bạn nên cần có vốn ngoại ngữ trong tay để phạm vi tác nghiệp rộng mở ra tầm quốc tế.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây là ngành học thiên về đào tạo năng khiếu. Người học ngành này đòi hỏi phải có kỹ năng sử dụng máy quay, máy ảnh, có những kiến thức cơ bản về quay phim và về lĩnh vực điện ảnh. Đặc biệt, trí tưởng tượng cũng là một yếu tố quan trọng. Tuy không xuất hiện trong những thước phim nhưng họ là người đứng sau để đưa những thước phim trở nên có giá trị. Trước khi bắt đầu khai máy một bộ phim, người quay phim phải đọc kĩ kịch bản, lên ý tưởng để lấy cảnh, lấy người sao cho đẹp mắt. Chính vì vậy, trí tưởng tượng phong phú rất cần thiết trong ngành này.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nCâu hỏi về việc làm chắc hẳn là câu hỏi được quan tâm nhất đối với bất kỳ ai. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm những công việc sau:\n\n\n\n\n\nLàm việc tại các hãng phim, các đoàn làm phim, các đài truyền hình Trung ương và địa phương.\nLàm việc tại các công ty truyền thông, các công ty quảng cáo trực thuộc các đơn vị tư nhân và nhà nước.\nThực hiện các công việc ghi hình trong các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh – truyền hình, truyền thông, tổ chức làm phim.\nLàm cán bộ nghiên cứu hoặc tham gia trợ giảng tại những môn chuyên ngành tại các trường đào tạo chuyên ngành điện ảnh.\nTrở thành một nhà quay phim chuyên nghiệp tự do hoặc công tác tại các cơ quan báo đài trên cả nước.\n\n\n\n", "mức lương của ngành như thế nào?": "\n\nĐây là ngành có mức lương không cố định. Đối với sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm còn ít, mức lương sẽ rơi vào khoảng 3 – 5 triệu/tháng. Sau khi đã có kinh nghiệm từ 1 đến 2 năm, mức thu nhập có thể tăng lên khoảng 6 – 10 triệu/tháng. Đối với những người đã có dày dặn kinh nghiệm, làm việc tại các cơ quan lớn, thu nhập nhận được có thể lên đến 30 triệu/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành quay phim đang là ngành “hot” thu hút nhiều bạn trẻ tham gia và là ngành có mức lương phong phú. Không những vậy, ngành học này còn đóng góp rất lớn giúp ngành điện ảnh Việt Nam có thể phát triển và có cơ hội vươn ra với thế giới. Nếu như bạn thực sự hứng thú và có niềm đam mê thì hãy mạnh dạn theo đuổi ước mơ của mình. Chúc các bạn thành công trên con đường mình lựa chọn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ly-luan-lich-su-va-phe-binh-mua", "rid": "7210241", "major": "Lý luận, lịch sử và phê bình múa", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nLý luận, lịch sử và phê bình múa (tên tiếng Anh: Dance theory and criticism) sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về ngành múa nói chung. Bên cạnh đó, các bạn còn được đào tạo bài bản về cách làm thế nào để tiếp cận, bắt nhịp xu hướng nghệ thuật trên thế giới để đón đầu, định hướng thị trường trong nước. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ hoàn toàn có đủ năng lực để tham gia nghiên cứu, phân tích, bình luận các tác phẩm nghệ thuật thuộc lĩnh vực đào tạo.\n\n\n\n\nVề chương trình học của ngành, các bạn sẽ phải hoàn thành các học phần lý luận chính trị, tin học – ngoại ngữ và các môn khoa học xã hội – nhân văn để tích lũy vốn hiểu biết chung nhất trước khi bước vào chuyên ngành. Các môn Lịch sử sân khấu Việt Nam và thế giới; Lý luận phê bình âm nhạc… sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức khái quát về hệ thống trào lưu nghệ thuật. Các môn Múa dân gian dân tộc Việt Nam; Múa cổ điển châu Âu… giúp sinh viên hiểu rõ hơn về nghệ thuật Múa trong và ngoài nước. Đó là lý do mà sau khi tốt nghiệp, một cử nhân ngành Lý luận, lịch sử và phê bình múa hoàn toàn có đủ năng lực để tham gia hoạt động nghệ thuật trong lĩnh vực đã được đào tạo.\n\n\n", "các khối thi vào ngành lý luận, lịch sử & phê bình múa là gì?": "\n\nNgành này mặc dù có tuổi đời hơn 40 năm nhưng chỉ được giảng dạy một khóa chính thức từ trước đến nay (2001 – 2005) do số lượng thí sinh đăng ký không đủ để mở lớp. Hiện nay, đơn vị duy nhất đào tạo ngành Lý luận, lịch sử và phê bình múa trên cả nước đã không còn tuyển sinh ngành này nữa.\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nTrong vòng hơn 15 năm nay ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội không còn tuyển sinh ngành này.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành lý luận, lịch sử & phê bình múa?": "\n\nTrên cả nước chỉ có ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đã từng đào tạo ngành học này.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nMặc dù đã không còn được đưa vào giảng dạy từ lâu, tuy nhiên nhu cầu về nhân lực có trình độ chuyên môn trong ngành chưa hề hạ nhiệt. Muốn trở thành một sinh viên xuất sắc, bạn cần đáp ứng được các yếu tố sau đây:\n\n\n\n\n\nCó hiểu biết về lý luận, phân tích nghệ thuật.\nCó khả năng viết lách chuyên nghiệp.\nNhiệt tình, năng nổ trong quá trình tác nghiệp.\nYêu thích việc nghiên cứu tài liệu, trau dồi kỹ năng.\nNhạy cảm với sự thay đổi trong nghệ thuật.\nSáng tạo, liên tục đổi mới góc nhìn phân tích.\nChịu được áp lực cao.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nTrước hết, để thể hiện được suy nghĩ của mình về tác phẩm, bạn cần có tư duy logic và khả năng diễn đạt mạch lạc. Do đó, việc rèn luyện khả năng diễn đạt ngôn từ là hết sức quan trọng. Đây được đánh giá là yêu cầu cơ bản cần trau dồi khi quyết định dấn thân vào ngành Lý luận, lịch sử và phê bình múa. Khi còn học tập tại bậc THPT, hãy đầu tư thời gian và công sức để nâng cao kỹ năng viết cũng như thành tích môn Ngữ Văn. Đó là lợi thế sẽ giúp bạn bước đi nhanh hơn trên con đường học tập cũng như làm việc sau này.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành lý luận, lịch sử & phê bình múa như thế nào?": "\n\nNhư đã đề cập đến ở trên, nhu cầu về nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực múa chưa bao giờ giảm. Bởi lượng người theo học ngày càng ít nên những cá nhân có kỹ năng nổi bật lại càng được săn đón hơn bao giờ hết. Sau khi tốt nghiệp chính quy chuyên ngành Lý luận, lịch sử và phê bình múa, bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc dưới đây:\n\n\n\n\n\nChuyên viên nghiên cứu về múa tại các trung tâm hoặc viện nghiên cứu văn hoá – nghệ thuật.\nPhóng viên, biên tập viên trong ngành truyền thông chuyên phụ trách lĩnh vực múa hát, văn hóa nghệ thuật.\nGiảng viên tại các trường cao đẳng, ĐH có đào tạo chuyên ngành này. Nếu bạn có thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc thì việc được nhận lại trường công tác sau khi tốt nghiệp là hoàn toàn có thể xảy ra.\nTham gia các hội nhóm chuyên phân tích, bình phẩm về tác phẩm múa.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nNếu bạn công tác trong các cơ quan, đoàn thể nhà nước thì mức lương sẽ không được cao. Tùy vào kinh nghiệm trong nghề và cống hiến của bản thân mà mức lương có thể dao động từ 4 – 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại các tổ chức tư nhân hoặc viết bài phân tích gửi cho những tạp chí lớn ở trong và ngoài nước thì thu nhập bình quân sẽ khá hơn rất nhiều. Nhìn chung là vậy, nhưng vẫn rất khó để ước tính con số chính xác về mức lương của các cá nhân hoạt động trong ngành nghệ thuật. Mọi thông số trên đây chỉ mang tính tham khảo để giúp các bạn học sinh có cái nhìn khái quát nhất về thu nhập của người làm Lý luận, phê bình múa nói chung.\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù đã rất lâu chưa được đưa vào giảng dạy do thiếu hụt thí sinh đăng ký trầm trọng, nhưng nếu có cơ hội chuyển mình thì đây vẫn là ngành học lý tưởng dành cho những bạn yêu thích múa và viết lách. Với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay của văn hóa đại chúng, việc có một đội ngũ chuyên gia với chuyên môn vững vàng, cách bình phẩm tinh tế là điều kiện cần để thúc đẩy sự bùng nổ của ngành múa nói riêng và các ngành nghệ thuật khác nói chung. Hy vọng rằng, song hành với sự động viên, tạo điều kiện phát triển của nhà nước sẽ là sự ra đời của hàng loạt tên tuổi trong giới lý luận, phân tích, phê bình múa trong tương lai."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dien-vien-mua", "rid": "7210242", "major": "Diễn viên múa", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nMúa là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngôn ngữ hình thể, tạo nên giá trị thẩm mỹ và tính biểu tượng cao. Ngành Diễn viên múa là ngành đào tạo về kỹ năng sử dụng các cử chỉ, dáng điệu, sự chuyển động của cơ thể và có thể phối hợp với các đạo cụ để biểu diễn, tái hiện lại vở kịch, nhạc kịch hay ở một buổi đồng diễn. Diễn viên múa là người dùng chính cơ thể của mình để làm sống dậy các nhân vật, thể hiện những cảm xúc cho màn trình diễn.\n\n\n\n\nSinh viên theo học ngành Diễn viên múa được trau dồi những kỹ năng nền tảng, chuyên sâu về kỹ thuật múa hiện đại, đương đại, múa dân gian. Sinh viên được đào tạo trở thành một Diễn viên múa chuyên nghiệp cùng với nhiều kỹ năng xử lý tình huống trên sân khấu, người vừa có thể hoạt động độc lập vừa biết phối hợp nhóm để hoàn thiện tốt tiết mục của mình. Từ diễn viên múa chuyên nghiệp, người học có thể chuyển hướng sang biên đạo múa, huấn luyện múa, nhảy ở các đơn vị trong lĩnh vực này.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Diễn viên múa là một ngành đặc thù nên nếu bạn muốn thi vào ngành này cần tìm hiểu các môn năng khiếu và tiêu chuẩn hình thức, điều kiện cơ thể (độ mềm, độ dẻo của tay chân và cơ thể) và lịch thi năng khiếu cụ thể của những trường bạn quan tâm.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Diễn viên múa ngoài căn cứ vào điểm thi THPT kết hợp với phần thi năng khiếu âm nhạc và phần thi chuyên môn về múa. Người học muốn thi tuyển, xét tuyển vào ngành này trước hết phải vượt qua vòng sơ tuyển năng khiếu, chuyên môn và hình thức. Cụ thể như sau:\n\n\nVòng sơ tuyển:\n\n\n\nNăng khiếu âm nhạc\nThực hiện từ 3 đến 5 tổ hợp động tác múa cổ điển châu Âu và từ 1 đến 3 tổ hợp múa dân gian Việt Nam theo yêu cầu.\nNăng khiếu chuyên môn, hình thức: thí sinh thể hiện năng lực múa, điều kiện cơ thể (độ mềm, dẻo của tay, chân, cơ thể), kiểm tra hình thể phù hợp đào tạo diễn viên múa và phát triển thể lực trong quá trình đào tạo.\n\n\n\nVòng chung tuyển:\n\n\n\nTrình bày một bài múa theo đề thi, bài múa không sử dụng quá 2 diễn viên múa và thí sinh phải trực tiếp tham gia thể hiện.\nBiên tập và múa bài huấn luyện múa cổ điển hoặc Châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam theo đề thi.\nNhà trường xét điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là các trường trên cả nước đào tạo chuyên ngành Diễn viên múa để đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường việc làm, có thể kể đến như:\n\n\n\nĐại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội\nCao đẳng Múa Việt Nam\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể học tập tốt và phát triển trong ngành Diễn viên múa, ngoài tài năng và khả năng múa vốn có thì bạn cần đảm bảo những yếu tố và kỹ năng sau:\n\n\n\n\n\nChăm chỉ rèn luyện, luôn cố gắng học hỏi, đổi mới tư duy sáng tạo\nCó sự đồng cảm, thấu cảm nghệ thuật cao và biết cách hòa mình vào vai diễn\nCó kỹ năng múa chuyên nghiệp, hình thể dẻo dai\nCó năng lực cảm thụ âm nhạc và hình ảnh để phối hợp nhịp nhàng\nCó khả năng tưởng tượng\nTự tin và giao tiếp tốt trước khán giả, nơi đông người\nCó kỹ năng trình diễn trên sân khấu, tự tin trình diễn, biểu diễn\nTỉ mỉ, cẩn thận trong hoạt động diễn xuất\nYêu nghề, sẵn sàng đi công tác xa\nCó sức khỏe tốt, chịu được áp lực trong việc\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành ?": "\n\nSinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ có cơ hội làm tại các vị trí cá nhân và đoàn thể liên quan đến lĩnh vực này. Cụ thể, đó là:\n\n\n\n\n\nLàm việc tại các nhà hát lớn, các nhà văn hóa trung ương, địa phương\nLàm việc tại phòng văn phòng văn hóa của các Sở ban ngành, tỉnh, huyện\nTrở thành diễn viên múa tự do và thành lập nhóm múa tự do\nGia nhập các đoàn múa, các đơn vị truyền thông, tổ chức sự kiện\nTham gia vào biên chế các đơn vị nghệ thuật của nhà nước đi lưu diễn tại các chương trình nghệ thuật hoặc nước ngoài\nTham gia vai trò tổ chức sự kiện, giám sát công tác tổ chức, hoàn thiện các vị trí biểu diễn, đảm nhận và hỗ trợ biểu diễn trên sân khấu\nTrở thành giảng viên múa chuyên nghiệp\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành ?": "\n\nĐối với người làm nghệ thuật, không chỉ đơn giản là theo đuổi vì đam mê mà bên cạnh đó họ còn phải nhận được quyền lợi cũng như mức lương phù hợp với công sức mà họ bỏ ra. Mức lương dành cho các diễn viên mùa được tính tùy theo tính chất công việc và địa điểm làm việc, thường thì sẽ dao động từ 3 – 15 triệu/tháng. Đối với những diễn viên múa làm việc ở các nhà hát kịch thì mức lương sẽ cao hơn, còn những diễn viên múa làm thêm ngoài giờ thì sẽ tùy vào nơi làm việc.\n\n\n", "các tiêu chí khi tuyển dụng ngành": "\n\n\nTài năng của bản thân: Hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có tài năng. Và đây cũng sẽ là lợi thế của bạn khi ứng tuyển vào vị trí diễn viên múa\nCó đam mê với nghề: Chỉ khi có đam mê với nghề thì bạn mới có đủ động lực và sự cống hiến hết mình dành cho nó. Ngoài ra, bạn phải thật sự kiên trì và cố gắng rất nhiều thì mới có thể bước đến vị trí chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, vì nghề này mang tính tập thể cao nên cần sự hòa đồng, đoàn kết.\nCó bằng cấp, trình độ nghề: Bằng cấp dành vị trí này phải tốt nghiệp từ các khoa múa thuộc các trường đại học, cao đẳng nghệ thuật hay chứng chỉ từ các trung tâm nghệ thuật. Còn với những diễn viên có tố chất và kinh nghiệm biểu diễn lâu năm vẫn có cơ hội được ứng tuyển.\n\n\n\n", "review": "\n\nDiễn viên múa là ngành khắt khe, đòi hỏi sự khổ luyện cao nên nó cũng yêu cầu ở người học những tố chất riêng biệt. Nhưng đáp lại những điều đó, sẽ có ngày những diễn viên múa được đứng dưới ánh hào quang sân khấu, trước sự cổ vũ, tán thưởng của khán giả. Vì vậy cho dù áp lực tập luyện cho tới đâu, nếu bạn đam mê ngành này thì hãy luôn sống với đam mê của mình, nỗ lực không ngừng để đi hết con đường mình đã chọn. Hãy cứ theo đuổi đam mê đi rồi thành công sẽ theo đuổi bạn. Chúc bạn đưa ra được quyết định phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-bien-dao-mua", "rid": "7210243", "major": "Biên đạo múa", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nBiên đạo múa là một ngành học nghệ thuật mà trong đó họ thể hiện những động tác uyển chuyển của cơ thể trên nền bài nhạc hoặc một bài hát. Ngành này chuyên đào tạo những nhà biên đạo múa cho các diễn viên múa. Người biên đạo múa là người chịu trách nhiệm dàn dựng các động tác, các tiết mục và sắp xếp cho các nghệ sĩ biểu diễn. Một Biên đạo múa chuyên nghiệp là người tinh ý phát hiện ra các vấn đề, lỗi kỹ thuật cũng như tình hình diễn xuất của các diễn viên múa.\n\n\n\n\nNhiệm vụ của các Biên đạo múa đó là:\n\n\n\nSáng tác, chỉnh sửa, sáng tạo những điệu múa mới, các động tác, kỹ năng mới để tạo ra các vũ điệu hoàn chỉnh.\nLàm mẫu, hướng dẫn tỉ mỉ, phối hợp chặt chẽ, giúp các vũ công có thể truyền tải hết tinh thần của tiết mục.\nDàn dựng các tiết mục sân khấu, truyền hình, hoặc các màn trình diễn, các buổi diễn thời trang hoặc các sự kiện lớn nhỏ khác.\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNếu bạn có nguyện vọng muốn theo đuổi ngành Biên đạo múa. Bạn có thể đăng ký xét tuyển các khối thi sau:\n\n\n\nKhối S00: Ngữ văn, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2\nKhối S01: Toán học, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2\nKhối N03: Ngữ văn, Kiến thức ngành, Chuyên môn: Biên đạo\n\n\n\nCác tiêu chuẩn riêng của ngành học đối với các thí sinh như sau:\n\n\n\nTốt nghiệp hệ trung cấp hoặc Cao đẳng nghệ thuật múa\nCó sức khỏe tốt để học tập\nNgoại hình ưa nhìn, Nam cao 1m65, nữ cao 1m55\nKhông có khuyết tật về cơ thể\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm trúng tuyển ngành học này của các trường đại học những năm gần đây dao động từ 18 – 22 điểm tùy theo phương thức tuyển sinh và số lượng thí sinh đăng ký thi tuyển của mỗi trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành học này?": "\n\nNgành Biên đạo múa là một ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Do đó, hiện nay chỉ có những trường đại học thuộc lĩnh vực này tuyển sinh và đào tạo. Cụ thể đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội\nĐại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể thành công và phát triển trong bất cứ ngành nghề nào thì chỉ có kiến thức là không đủ. Nó chỉ như là nền tảng để cho quá trình học tập của bạn tốt hơn, tiếp thu tốt hơn. Do đó, đến với ngành Biên đạo múa ngoài tài năng và năng khiếu bẩm sinh thì bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nYêu âm nhạc, yêu thích múa, tâm huyết với nghề\nChăm chỉ, luôn cố gắng học hỏi, đổi mới tư duy sáng tạo\nCó kỹ năng múa, hình thể dẻo dai, linh hoạt\nCó năng lực cảm thụ âm nhạc và hình ảnh để phối hợp nhịp nhàng\nCó khả năng tưởng tượng, sáng tạo\nLàm việc nhóm tốt hoặc độc lập khi biểu diễn trên sân khấu\nLuôn tìm tòi và học thêm nhiều nguồn kiến thức, vốn sống phục vụ trong quá trình sáng tạo\nTỉ mỉ, cẩn thận trong hoạt động diễn xuất\nCó sức khỏe tốt, chịu được áp lực trong việc\nTư duy nghệ thuật, sắp xếp tốt\n\n\n\n", "cơ hội việc làm trong ngành như thế nào?": "\n\nSau khi theo học ngành Biên đạo múa, các bạn có thể làm việc tại những vị trí như sau:\n\n\n\nLà người sáng tác và chỉnh sửa những động tác, tạo nên những bước nhảy mới để có thể có được những vũ điệu hoàn chỉnh.\nPhối hợp với các vũ công để định hướng họ trong quá trình làm việc, làm mẫu giúp họ hiểu được các động tác cũng như tinh thần của tiết mục.\nXây dựng những tiết mục sân khấu điện ảnh, truyền hình, những buổi sự kiện lớn nhỏ.\nTham gia hướng dẫn các diễn viên, nghệ sĩ với mục đích đóng phim hoặc các chương trình giải trí.\n\n\n\n\n\nVới những vị trí trên, bạn có thể làm việc tại một số nơi làm việc như sau:\n\n\n\nCác nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp\nCác sự kiện, lễ hội\nTrung tâm đào tạo múa chuyên nghiệp, các trung tâm văn hóa nghệ thuật\nTrường đào tạo giáo dục có chuyên ngành múa\nCác dự án thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgày nay, điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển nên con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe đời sống tinh thần của bản thân. Múa được xem là một loại hình nghệ thuật giúp giải phóng cơ thể, làm cho con người khỏe khoắn, vui vẻ. Thông qua từng điệu múa mà người biểu diễn truyền tải một thông điệp tinh thần đến với những người thưởng thức. Vì thế, Biên đạo múa luôn được mọi người đón nhận cùng với tiềm năng phát triển lớn với một mức thu nhập ổn định. Mức thu nhập sẽ tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm cũng như môi trường làm việc. Nhìn chung một nhà biên đạo múa sẽ nhận được mức lương cụ thể như sau:\n\n\n\nĐối với sinh viên ra trường hoặc có ít kinh nghiệm thì trung bình mức thù lao khoảng 3 triệu đồng/bài.\nĐối với một nhà biên đạo có nhiều kinh nghiệm, mức lương của họ khoảng 10 triệu đồng/bài.\nBên cạnh đó, đối với những nhà biên đạo có tên tuổi và chỗ đứng nhất định trong ngành thì một bài thường có giá đến vài chục triệu đồng.  \n\n\n\nChương trình học của sinh viên Ngành Biên đạo múa\n\n\nBên cạnh các môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thường khung chương trình đào tạo ngành Biên đạo múa được tổ chức như sau:\n\n\n\nNăm thứ nhất: Sinh viên được học phương pháp huấn luyện múa cổ điển châu Âu. Bên cạnh đó là kĩ thuật múa đôi trong múa cổ điển châu Âu được kết cấu múa cổ điển châu Âu. Ngoài ra, còn trang bị kiến thức về phân tích tác phẩm âm nhạc, văn học Việt Nam.\nNăm thứ 2: Học về nghệ thuật biên đạo múa cùng phương pháp huấn luyện múa dân gian, đương đại. Qua đó, biết được kết cấu múa dân gian dân tộc, múa đương đại. Bổ sung thêm kiến thức về văn học thế giới.\nNăm thứ 3: Các bạn tiếp cận chuyên sâu nghệ thuật biên đạo múa, phân tích tác phẩm múa. Ngoài ra là kết cấu múa dân gian dân tộc, kết cấu múa cổ điển châu Âu cũng được đào tạo tại trường.\nNăm thứ 4: Năm cuối sẽ chuyên về thực hành nghệ thuật biên đạo múa. Song song đó là tìm hiểu về lịch sử nghệ thuật múa và nghệ thuật chiếu sáng sân khấu. Sinh viên còn có cơ hội thực tập tại các đơn vị nghệ thuật múa chuyên nghiệp nhằm hoàn thành bài tốt nghiệp của mình.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nBiên đạo múa là một ngành học khá vất vả, phải trải qua quá trình khổ luyện lâu dài mới trở thành một nhà biên đạo múa chuyên nghiệp. Nhưng với việc trở thành một biên đạo múa, bạn sẽ được học tập và làm việc trong môi trường nghệ thuật năng động, trẻ trung, sáng tạo và khá là tự do. Vậy bạn có niềm hứng thú với ngành học nghệ thuật này hay không? Hy vọng những thông tin trên đây sẽ mang lại những hiểu biết hữu ích cho các bạn nhất là các bạn có năng khiếu và mong muốn theo đuổi nghệ thuật."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-huan-luyen-mua", "rid": "7210244", "major": "Huấn luyện múa", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Huấn luyện múa là ngành chuyên đào tạo những người trực tiếp huấn luyện múa, hướng dẫn và đào tạo các hoạt động của một đổi tuyển hoặc cá nhân. Huấn luyện viên múa có trách nhiệm làm việc với các diễn viên múa, hướng dẫn, đào tạo, khuyến khích và rèn luyện các kỹ năng, phẩm chất, sức khỏe cho người diễn viên múa. Có thể nói nhà huấn luyện viên múa là người đứng sau sự thành công của những màn trình diễn trên sân khấu.\n\n\n\n\nBên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Huấn luyện múa được tổ chức như sau:\n\n\n\nHọc phương pháp huấn luyện múa cổ điển châu Âu. Học kỹ thuật múa đôi trong múa cổ điển châu Âu, Kết cấu múa cổ điển châu Âu, phân tích tác phẩm âm nhạc, các kiến thức văn học Việt Nam.\nHọc phương pháp huấn luyện múa dân gian, đương đại, kết cấu múa dân gian dân tộc, múa đương đại, học các kiến thức văn học thế giới.\nHọc nâng cao phương pháp huấn luyện múa, phân tích tác phẩm múa, kết cấu múa dân gian dân tộc, kết cấu múa cổ điển châu Âu, các kiến thức hỗ trợ tích cực như: mỹ học, tâm lý học…\nHọc và thực hành phương pháp huấn luyện múa. Học về lịch sử nghệ thuật múa và nghệ thuật chiếu sáng sân khấu.\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác ngành học thuộc lĩnh vực nghệ thuật thường xét tuyển các khối thi riêng biệt. Ngoài việc xét tuyển các môn học thuật thì những ngành này còn xét tuyển các môn năng khiếu theo tùy theo tiêu chuẩn riêng của từng ngành trong lĩnh vực này. Sau đây là các tổ hợp môn thi vào ngành Huấn luyện múa:\n\n\n\nKhối S00: Ngữ văn, Năng khiếu Sân khấu Điện ảnh 1, Năng khiếu Sân khấu Điện ảnh 2\nKhối S01: Toán học, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2\n\n\n\nNgoài ra, người học phải đáp ứng điều kiện đăng ký dự thi năng khiếu ngành:\n\n\n\nĐã tốt nghiệp trung cấp múa, cao đẳng múa hoặc đã công tác biểu diễn múa trong các đoàn nghệ thuật.\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành Huấn luyện múa năm 2020 của trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội là 20,2 điểm.\n\n\nBên cạnh đó, thí sinh đăng ký thi tuyển vào ngành này phải vượt qua 2 vòng thi sơ tuyển và chung tuyển của các cơ sở đào tạo. Cụ thể là:\n\n\nVòng Sơ tuyển:\n\n\n\nThực hiện từ 3 đến 5 tổ hợp động tác múa cổ điển châu Âu và từ 1 đến 3 tổ hợp múa dân gian Việt Nam theo yêu cầu.\nNghe nhạc và trình bày cảm xúc của mình.\n\n\n\nVòng Chung tuyển:\n\n\n\nMôn 1: Biên và trình bày một tiểu phẩm múa theo âm nhạc quy định trong đề thi. Thời gian từ 2 đến 3 phút. Tiểu phẩm không sử dụng quá 2 diễn viên và thí sinh phải trực tiếp tham gia trình bày.\nMôn 2: Biên bài tập huấn luyện múa cổ điển Châu Âu hoặc múa dân gian dân tộc VN theo đề thi. Thí sinh trực tiếp trình bày.\nMôn 3: Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải xét tuyển thêm môn Ngữ văn lấy từ kỳ thi Tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học Quốc Gia. Điểm môn thi này phải đạt ngưỡng quy định của Bộ GD – ĐT trở lên.\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nVì là ngành đặc thù nên ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Huấn luyện múa. Hiện nay, chỉ có trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đang đào tạo ngành học này.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể trở thành một huấn luyện viên múa chuyên nghiệp trong tương lai, bạn không chỉ cần năng khiếu, sự khổ luyện mà còn phải trau dồi những kỹ năng, tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó kiến thức chuyên môn về phương pháp giảng dạy từ cơ bản đến nâng cao cũng như khả năng truyền đạt, hướng dẫn trên lớp.\nThực hiện hệ thống động tác một cách chính xác, chuẩn mực, biên tập tốt các bài múa.\nCó phương pháp giảng dạy phù hợp, chuyên nghiệp.\nCó khả năng trình diễn và biểu diễn trên sân khấu một cách thuần thục, khéo léo, uyển chuyển kết hợp với phong thái tự tin.\nCó niềm đam mê với nghệ thuật, văn hóa, giàu cảm xúc, nhiệt huyết với nghề.\nCó ý tưởng, sáng tạo, xử lý tốt các tình huống bất ngờ.\nThích thể hiện bản thân qua những môn nghệ thuật, nhạy cảm với âm nhạc.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nCó thể nói các hoạt động văn hóa nghệ thuật như đứa con tinh thần của mỗi con người. Do đó, các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này luôn được các cơ quan đoàn thể cũng như Nhà nước chú trọng phát triển. Chính vì thế, Huấn luyện múa là ngành đang có nhu cầu nhân lực cao. Sau khi tốt nghiệp ngành Huấn luyện múa, bạn có thể làm việc tại nhiều cơ quan khác nhau như:\n\n\n\n\n\nĐoàn nghệ thuật, ca múa nhạc, các nhà hát.\nCác vũ đoàn múa, các đoàn thể thao.\nHuấn luyện viên múa cho các vận động viên nghệ thuật dụng cụ, những vận động viên múa thi đấu trên các trường khu vực và quốc tế.\nDiễn viên múa tự do trên sân khấu.\nGiảng viên dạy múa tại các trường hoặc trung tâm đào tạo múa chuyên nghiệp.\n\n\n\n", "mức lương làm việc trong ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, chưa có một con số cụ thể để nói về mức lương của ngành Huấn luyện múa. Mức thu nhập của ngành này tùy vào trình độ, năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc của mỗi người. Ngoài ra địa điểm làm việc cũng là yếu tố quyết định đến mức thu nhập của bạn. Nếu bạn làm việc trong những vũ đoàn mới thành lập, không nổi tiếng chắc hẳn sẽ có mức lương thấp hơn các đoàn nghệ thuật, vũ đoàn có thương hiệu và có vị trí trong ngành. Ngoài ra, sau mỗi chương trình hay đợt huấn luyện, bạn có thể được nhận thêm tiền bồi dưỡng hoặc những đãi ngộ khác.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Huấn luyện múa không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên ngành để phục vụ cho công việc sau này. Đồng thời, các học viên cũng được rèn luyện các phẩm chất đạo đức, các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, lên kế hoạch và quản lý để phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành Huấn luyện múa. Nếu bạn thực sự có năng khiếu và đam mê với bộ môn nghệ thuật múa và mong muốn góp sức mình để tạo ra những diễn viên múa tài năng, những tác phẩm tuyệt vời thì đây có thể là một ngành nghề thích hợp cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-nhiep-anh", "rid": "7210301", "major": "Nhiếp ảnh", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNhiếp ảnh là một ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật, chuyên đào tạo các nhiếp ảnh gia với kiến thức về nhiếp ảnh, kỹ thuật chụp ảnh, nghiệp vụ ngành. Đồng thời, ngành này còn trang bị cho sinh viên kiến thức thiết kế ấn phẩm truyền thông, lịch sử nghệ thuật, lý luận phê bình nhiếp ảnh. Trong đó, nhiếp ảnh là dùng một thiết bị đặc biệt để ghi lại hình ảnh của vật thể thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể lên giấy hoặc phim nhạy sáng. Quá trình này được thực hiện bằng các thiết bị cơ học, hóa học, hay kỹ thuật số thường được gọi là máy ảnh hay máy chụp hình. Hiện nay, nhiếp ảnh gia còn được cung cấp kiến thức về chỉnh sửa ảnh, hậu kỳ nên để tạo ra bức ảnh đẹp sẽ dễ dàng hơn.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức về nhiếp ảnh kỹ thuật số, lịch sử nhiếp ảnh Việt nam và thế giới, ống kính, đèn flash, ảnh phong cảnh, ảnh kiến trúc, ảnh macro, ảnh chân dung studio, ảnh quảng cáo, ảnh thể thao… Vì thế, sau khi hoàn thành khóa học, nhiếp ảnh gia sẽ có các kỹ năng để xử lý các kỹ thuật cơ bản trong nhiếp ảnh với các thể loại ảnh khác nhau.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Nhiếp ảnh được xếp vào nhóm ngành năng khiếu. Do đó, ngành này xét tuyển các khối thi bao gồm cả môn học thuật và môn năng khiếu. Cụ thể, ngành Nhiếp ảnh xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối S00: Ngữ văn, Năng khiếu Sân khấu Điện ảnh 1, Năng khiếu Sân khấu Điện ảnh 2\nKhối S01: Toán học, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2\nKhối R07: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán học\nKhối R08: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh\nKhối R09: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Khoa học tự nhiên\nKhối R17: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Khoa học xã hội\n\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Nhiếp ảnh năm 2020 tại các trường đại học dao động từ 16,5 – 22 điểm tùy theo quy định tuyển sinh của từng trường. Hiện nay, hầu hết các trường đều tuyển sinh theo hình thức xét điểm thi THPT và thi phần thi năng khiếu.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo về ngành Nhiếp ảnh. Tuy vậy, nếu các bạn muốn theo học ngành này thì có thể đăng ký thi tuyển vào các trường sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nKhoa Báo chí, chuyên ngành Báo ảnh – Học viện Báo chí và Tuyên truyền\nĐại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nChuyên ngành Nhiếp ảnh báo chí\n\n\nSinh viên được cung cấp kiến thức về nhiếp ảnh, ảnh báo chí, nghiệp vụ báo chí, quay phim và các thể loại ảnh. Ngoài ra, sinh viên được hướng dẫn thực hành thiết kế ấn phẩm truyền thông, luật báo chí, báo chí đa phương tiện, phóng sự ảnh và biên tập ảnh.\n\n\nCác vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp:\n\n\n\nPhóng viên, biên tập viên.\nChuyên viên tại cơ quan văn hóa, xã hội có liên quan đến báo chí.\nNhân viên truyền thông.\nGiảng dạy tại các cơ sở đào tạo.\n\n\n\nChuyên ngành Nhiếp ảnh nghệ thuật\n\n\nChuyên ngành này trang bị kiến thức về kỹ thuật nhiếp ảnh nghệ thuật, các sản phẩm và thời trang. Bên cạnh đó, sinh viên được cung cấp kiến thức thiết kế ấn phẩm truyền thông, nhiếp ảnh quảng cáo; xây dựng và thực hiện các đề tài nhiếp ảnh theo các phương pháp của thể loại.\n\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ đảm nhận công việc sáng tác ảnh nghệ thuật, ảnh thời trang, quảng cáo. Đồng thời cũng có thể làm phóng viên, biên tập, thiết kế sản phẩm; giảng dạy ở các cơ sở đào tạo.\n\n\nChuyên ngành Nhiếp ảnh Truyền thông đa phương tiện\n\n\nSinh viên sẽ được học về kỹ thuật nhiếp ảnh, tổng quan về đa phương tiện. Được đào tạo về quay phim, hậu kỳ nhiếp ảnh, ảnh báo chí, viết kịch bản, đạo diễn, nghiệp vụ báo chí, tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện, truyền thông.\n\n\nKhi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí:\n\n\n\nPhóng viên, biên tập viên\nGiảng dạy tại các cơ sở báo chí và truyền thông đại chúng.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể trở thành một Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn cần phải có được những kỹ năng và tố chất sau:\n\n\n\n\n\nNắm vững được những kỹ thuật cơ bản như thông số của máy, cách thiết lập các thông số tùy thuộc vào từng điều kiện chụp và thời điểm khác nhau.\nSử dụng thành thạo những phần mềm chỉnh sửa ảnh.\nCó tính kiên nhẫn và chịu khó tìm tòi trong công việc.\nTrau dồi những kiến thức liên quan đến văn hóa, xã hội, vốn sống, đời sống thường ngày.\nĐam mê tìm tòi, khám phá và sáng tạo\nTiếp nhận và xử lý thông tin một cách nhanh nhạy.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm trong ngành như thế nào?": "\n\nNhư đã nói ở trên, sau khi ra trường, các tân nhiếp ảnh gia có thể đảm nhận những vị trí phù hợp với chuyên ngành mình theo học. Nhưng nhìn chung, các sinh viên tốt nghiệp ngành Nhiếp ảnh có thể đảm nhận những công việc sau:\n\n\n\n\n\nPhóng viên ảnh\nNgười chụp ảnh nghệ thuật\nChụp ảnh chân dung\nChụp ảnh khoa học\nLàm việc trong lĩnh vực quảng cáo\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm trong ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập đối với những người làm trong ngành này thường dao động khoảng từ 5 – 6 triệu/tháng. Đối với những người có kỹ năng chỉnh sửa ảnh tốt mức lương sẽ cao hơn, khoảng từ 7 – 10 triệu/tháng. Đối với những nhiếp ảnh gia làm việc freelancer mức lương dao động khoảng từ 12 – 15 triệu/tháng hoặc có thể cao hơn.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTại môi trường đào tạo chuyên nghiệp, ngành Nhiếp ảnh là một lựa chọn đúng đắn cho những ai mong muốn học và theo đuổi ngành này. Đến với ngành Nhiếp ảnh, bạn không chỉ được thỏa mãn niềm đam mê chụp ảnh, khám phá cái đẹp, trau dồi kinh nghiệm mà còn có con đường sự nghiệp rộng mở mà ngành này mang lại. Chúc bạn xác định được niềm đam mê của mình và có sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-dien-anh-truyen-hinh", "rid": "7210302", "major": "Công nghệ điện ảnh, truyền hình", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là ngành kết hợp giữa lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số và lĩnh vực nghệ thuật. Ngành này cung cấp các kiến thức kỹ thuật, kỹ xảo về hình ảnh động, xây dựng kịch bản cho hoạt cảnh, quy trình công nghệ sản xuất phim. Bằng cách ứng dụng các thiết bị, phương pháp ghi lại, tái tạo các hình ảnh động và hiệu ứng âm thanh để tạo nên những cảnh phim đắt giá.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, người học sẽ có các kiến thức chuyên môn cao về thiết kế phim hoạt hình 2D, 3D; sử dụng, khai thác các phần mềm máy tính chuyên dụng trong lĩnh vực mỹ thuật truyền thông đa phương tiện. Ngoài ra, sinh viên còn có những trải nghiệm thú vị trong việc xử lý background, vẽ diễn xuất, layout 2D – 3D, xử lý hòa âm, hiệu ứng ánh sáng cho phim và kỹ xảo điện ảnh.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nBạn có thể xem xét đăng ký xét tuyển bằng các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối S00: Ngữ văn, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2\nKhối S01: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2\nKhối H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2\nKhối H01: Toán học, Ngữ văn, Vẽ\nKhối V00: Toán học, Vật lý, Vẽ hình họa mỹ thuật\nKhối V01: Toán học, Ngữ văn, Vẽ hình họa mỹ thuật\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTrong những năm qua, điểm trúng tuyển ngành này luôn ở mức trung bình. Điểm chuẩn ngành này dao động trong khoảng từ 13,5 – 15 điểm. Đây được xem mức điểm khá dễ cho những bạn có đam mê và mong muốn theo đuổi ngành này.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNếu bạn có nguyện vọng theo học ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình, các bạn có thể đăng ký thi tuyển vào các trường sau:\n\n\n\nĐại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nChuyên ngành Công nghệ dựng phim\n\n\nChuyên ngành Công nghệ dựng phim cung cấp kiến thức chuyên sâu về nghệ thuật dựng phim, xử lý tín hiệu số video và audio, quy trình công nghệ sản xuất điện ảnh, truyền hình, nghiệp vụ đạo diễn, đồ họa. Sinh viên sẽ được thực hành chiếu sáng, ghi hình, ghi âm tại trường quay và phòng dựng trên các hệ thống máy tính chuyên dụng và các thiết bị kỹ thuật video, audio, thiết bị chiếu sáng hiện đại.\n\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc sau:\n\n\n\nCông việc dựng phim tại các hãng phim, các đoàn làm phim, các công ty truyền thông, quảng cáo.\nCán bộ nghiên cứu hoặc tham gia trợ giảng các môn chuyên môn.\n\n\n\nChuyên ngành Âm thanh điện ảnh, truyền hình\n\n\nChuyên ngành này đào tạo sinh viên thành những kỹ sư âm thanh điện ảnh, truyền hình. Sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về công nghệ âm thanh điện ảnh, truyền hình kết hợp với kiến thức cơ bản về nghệ thuật điện ảnh.\n\n\nCông việc của người học sau khi tốt nghiệp:\n\n\n\nCông việc dựng âm thanh tại các hãng phim, các đoàn làm phim, các công ty truyền thông, quảng cáo.\nQuản lý khai thác sử dụng tốt các trang thiết bị âm thanh tại các đoàn nghệ thuật biểu diễn, các hãng phim, các các công ty truyền thông.\nCán bộ nghiên cứu hoặc tham gia trợ giảng các môn liên quan thuộc chuyên ngành trong cả nước.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể học tập tốt và phát triển trong lĩnh vực Công nghệ điện ảnh, truyền hình, bạn cần phải có được những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó sự cảm nhận tốt về hình ảnh, trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo và tư duy logic.\nCó sự kiên nhẫn, đặc biệt khả năng làm việc dưới áp lực cao.\nLà người giàu cảm xúc, tinh tế.\nCó kiến thức rộng về ngành công nghiệp điện ảnh, truyền hình, sử dụng thành thạo các phần mềm âm thanh, dựng phim để phục vụ tốt cho công việc.\nCó khả năng sắp xếp kịch bản và hình ảnh hợp lý trong quá trình dựng phim.\nCó kiến thức về nhiếp ảnh cũng như các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, phối cảnh.\nCó kỹ năng xử lý tình huống và giao tiếp tốt.\nCó một quan điểm nghệ thuật riêng.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên ngành này như thế nào?": "\n\nNhư đã nói ở trên, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận công việc theo chuyên ngành của mình. Song, người học về Công nghệ điện ảnh, truyền hình hoàn toàn có thể làm việc tại các vị trí như sau:\n\n\n\n\n\nChuyên gia thiết kế tại các công ty sản xuất phim hoạt hình manga, truyện tranh, công ty thiết kế game, phim quảng cáo, đài truyền hình, truyền thông thương hiệu.\nDựng phim, vẽ hoạt hình, thiết kế sân khấu.\nGiám đốc hình ảnh cho các sự kiện trực tiếp, phim, nhà đài.\nThành lập và điều hành công ty sản xuất phim hoạt hình.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm trong ngành là bao nhiêu?": "\n\nNhững người làm trong ngành này có mức thu nhập khá ổn định. Như bao ngành khác, mức lương của mỗi cá nhân cũng phụ thuộc vào trình độ tay nghề cũng như số năm kinh nghiệm. Cụ thể như sau:\n\n\n\nĐối với những sinh viên mới tốt nghiệp làm việc tại vị trí thiết kế, dựng phim tại các đơn vị sản xuất phim tư nhân, các công ty truyền thông sẽ có mức lương khoảng 6 – 8 triệu/tháng.\nĐối với những bạn đã có kinh nghiệm từ 2 – 3 năm sẽ có mức lương từ 8 – 10 triệu/tháng.\nNhân viên dựng phim tại các đài truyền hình, đơn vị báo chí sẽ được nhận khoảng 15 triệu/tháng.\n\n\n\n", "mục đích đào tạo ngành": "\n\n\nĐào tạo ra các Họa sĩ có chuyên ngành về hoạt hình manga, cartoon\nTrang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức, năng lực tham gia vào thị trường manga, hoạt hình. Có thể phát triển được trong nước và nước ngoài\nBên cạnh đó, có các kiến thức chuyên môn cao về thiết kế phim hoạt hình 2D, 3D. Đồng thời, sử dụng và khai thác các phần mềm máy tính chuyên dụng trong lĩnh vực mỹ thuật truyền thông\nĐảm bảo sinh viên được học tập các kiến thức trong kỹ thuật xử lý hiệu ứng ánh sáng cho phim, kỹ xảo trong điện ảnh,..\nSinh viên nắm vững những kiến thức và thuần thục các kỹ thuật về vẽ truyện tranh\nSinh viên được học tập, được nghiên cứu và thực hành nghề nghiệp trong một môi trường năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp.\nCó cơ hội được du học và học hỏi từ các người có kinh nghiệm trong nghề\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nCông nghệ điện ảnh, truyền hình cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng toàn diện về dựng phim và sáng tạo âm thanh điện ảnh, truyền hình. Người học sẽ có những trải nghiệm phong phú trong môi trường học tập và làm việc chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn trở thành một người dựng phim, thiết kế âm thanh để làm nên những bộ phim với những kỹ xảo hình ảnh xuất sắc. Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu thêm về ngành công nghệ điện ảnh, truyền hình và giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn về ngành nghề của bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thiet-ke-am-thanh-anh-sang", "rid": "7210303", "major": "Thiết kế âm thanh, ánh sáng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nÂm thanh, ánh sáng có một vai trò quan trọng trong việc thu hút ánh nhìn, sự quan tâm của khán giả đến màn biểu diễn. Nếu như âm thanh phải đạt được cái hay, bắt tai, thì ánh sáng cũng phải đạt tới cái đẹp, bắt mắt. Hai loại hình nghệ thuật này tuy khác nhau hoàn toàn, nhưng trong lĩnh vực sân khấu, nó có sự tương trợ đặc biệt.\n\n\n\n\nNgành Thiết kế âm thanh, ánh sáng chính là ngành học đào tạo các kỹ thuật viên – những người có trách nhiệm điều chỉnh âm thanh, ánh sáng biểu diễn trên sân khấu. Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các loại máy móc thiết bị điện tử hiện đại, kỹ năng chuyên nghiệp, họ chiếm một vị trí không thể thiếu, đóng góp vào một tác phẩm sân khấu hấp dẫn trong mọi chương trình, trong mọi loại hình nghệ thuật.\n\n\nNgành này cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về âm thanh, ánh sáng sân khấu, được tiếp cận và trải nghiệm các thiết bị, máy móc chuyên ngành và phương pháp làm việc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội được trau dồi kỹ năng thực hành trên hệ thống thiết bị âm thanh, ánh sáng từ đơn giản đến phức tạp.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCũng giống các ngành khác thuộc mảng nghệ thuật, ngành Thiết kế âm thanh, ánh sáng cũng xét tuyển các tổ hợp môn bao gồm các môn năng khiếu. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối S00: Ngữ văn, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2\nKhối S01: Toán học, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, ở nước ta chưa có trường đại học nào đào tạo chính thức ngành Thiết kế âm thanh ánh sáng. Tuy nhiên, tại trường Đại học sân khấu, điện ảnh có đào tạo chuyên ngành Đạo diễn âm thanh ánh sáng sân khấu. Điểm chuẩn của ngành này trong những năm gần đây dao động từ 12.75 – 14 điểm. Các bạn có thể tìm hiểu thêm nếu có ý định theo đuổi ngành học này.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgành Thiết kế âm thanh, ánh sáng đang là ngành phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Thế nhưng, cho đến nay, ở Việt Nam, việc đào tạo ngành này vẫn còn khá mới mẻ và chưa có những chương trình đào tạo chuyên nghiệp. Nếu bạn mong muốn theo đuổi ngành nghề này, bạn có thể theo học tại các trung tâm đào tạo ngắn hạn hoặc thi tuyển vào chuyên ngành Đạo diễn âm thanh – ánh sáng sân khấu của trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nÂm thanh, ánh sáng là công việc sáng tạo trong ngành công nghiệp sản xuất âm nhạc, điện ảnh, giải trí sân khấu. Vì thế, một kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng cần có các phẩm chất sau:\n\n\n\n\n\nNhanh nhạy và chính xác\n\n\n\nÂm thanh, ánh sáng là bộ phận quan trọng trong mọi chương trình sân khấu. Một sự nhầm lẫn trong việc này sẽ làm ảnh hưởng lớn tới chương trình đang diễn ra, gây mất thiện cảm của khán giả. Vì thế, công việc đòi hỏi phải điều chỉnh chính xác và nhanh chóng, tránh sai sót; cần phản ứng nhanh với những tình huống bất ngờ.\n\n\n\nLà người ham mê tìm tòi, sáng tạo\n\n\n\nCác thiết bị máy móc luôn được cải tiến từng ngày, thị hiếu của khán giả cũng nhanh chóng thay đổi. Do đó, bạn cần phải nắm bắt thông tin, sáng tạo các loại hình âm thanh và ánh sáng mới lạ để luôn theo kịp xu hướng hiện tại.\n\n\n\nCó sự bền bỉ, sức khỏe tốt\n\n\n\nĐối với ngành văn phòng hay các ngành nghề khác bạn có thể chỉ cần làm giờ hành chính. Nhưng với ngành này có thể bạn sẽ làm không kể thời gian để đáp ứng nhu cầu công việc. Ngành Thiết kế âm thanh ánh sáng cũng không phải là một ngoại lệ. Bạn cần phải có sức khỏe tốt, chịu đựng được áp lực cao của công việc để hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.\n\n\n", "cơ hội việc làm trong ngành như thế nào?": "\n\nVới sự bùng nổ chóng mặt của ngành giải trí, nhân sự của ngành này đã và đang có tiềm năng phát triển lớn. Vì thế, theo đuổi lĩnh vực này, bạn sẽ có cơ hội việc làm rộng mở. Cụ thể, công việc của bạn sau khi tốt nghiệp là:\n\n\n\n\n\nChuyên viên đào tạo về lĩnh vực thiết kế âm thanh ánh sáng tại các công ty tổ chức sự kiện trong và ngoài nước.\nLàm việc tại các trung tâm sản xuất phim truyện truyền hình.\nLàm việc tại các khách sạn chuyên tổ chức sự kiện, hội thảo.\nĐạo diễn âm thanh, ánh sáng trong các chương trình gameshow truyền hình.\nLàm việc tại các trung tâm văn hóa tại các tỉnh, quận, huyện.\nKinh doanh tự do các dịch vụ liên quan đến âm thanh ánh sáng.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nVới tần suất công việc dày đặc và bất kể thời gian, mức lương là một con số hấp dẫn đối với người công tác trong ngành này. Như bao ngành khác, mức lương trong ngành âm thanh ánh sáng cũng tùy thuộc vào trình độ, kỹ năng, vị trí công việc, đơn vị công tác.\n\n\n\nSinh viên mới ra trường đang trong thời gian thử việc sẽ có mức lương khoảng từ 3 – 4 triệu đồng/tháng.\nĐối với những người có nhiều kinh nghiệm từ 2 – 3 năm sẽ được nhận khoảng từ 7 – 9 triệu đồng/tháng.\nĐối với kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng trong những đài truyền hình lớn sẽ có mức thu nhập khoảng 10 – 12 triệu đồng/tháng.\nĐối với những cá nhân làm việc tự do, có kỹ năng chuyên nghiệp, mức lương sẽ cao hơn nhiều, tùy vào số lượng chương trình và dự án họ tham gia.\n\n\n\n", "học ngành mấy năm? học những gì?": "\n\n\nNăm 1: Sinh viên tiếp cận những môn cơ bản để phục vụ quá trình sáng tạo sau này như trang trí chuyên ngành, vấn đề liên quan đến âm thánh, ánh sáng. Sinh viên cũng được làm quen với các môn chuyên ngành của mình. Từng trường đại học sẽ có các khung đào tạo riêng cho phần này.\nNăm thứ 2: Các bạn sẽ được học, tiếp cận đến một số môn chuyên ngành, các kỹ năng, kỹ thuật để phục vụ cho nghề nghiệp của mình.\nNăm thứ 3: Tập trung vào các môn chuyên ngành, phương pháp thiết kế âm thanh, ánh sáng. Cách phối màu, sáng tạo trong việc tạo dựng góp phần củng cố kiến thức thúc đẩy sáng tạo của cá nhân.\nNăm thứ 4: Vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học vào thực hành trong việc tạo ra sản phẩm thiết kế. Từ đây, sinh viên phải hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nVới nhu cầu nhân lực ngày càng cao, ngành này đã và đang thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Đó là đào tạo những kỹ thuật viên với trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu của công việc. Vì thế, các sinh viên tốt nghiệp ngành này luôn được các tổ chức, ban ngành nghệ thuật mời gọi một cách nồng nhiệt. Với những kỹ năng được trau dồi trong quá trình học, kết hợp với sự cố gắng nỗ lực, bạn sẽ có khả năng tiến xa hơn trong ngành này. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có những lựa chọn nghề nghiệp sáng suốt cho tương lai."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thiet-ke-cong-nghiep", "rid": "7210402", "major": "Thiết kế công nghiệp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Thiết kế công nghiệp là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng. Ngành này được biết đến là ngành thiết kế sản phẩm công nghiệp bằng cách sử dụng khoa học công nghệ, mỹ thuật nhằm cải thiện tính thẩm mỹ, chức năng của sản phẩm. Ngành TKCN tập trung vào kiểu dáng, mẫu mã, hình thái, bộ mặt của sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.\n\n\n\n\nThiết kế công nghiệp là ngành thiết kế đa dạng các sản phẩm khác nhau, dựa vào đặc tính cũng như nhu cầu sử dụng của khách hàng. Cụ thể: nhóm sản phẩm máy công cụ và môi trường bao gồm các loại máy móc, thiết bị, những sản phẩm như máy khoan, máy cưa, thiết bị bảo hộ lao động. Sản phẩm công nghệ thông tin và giải trí máy tính, điện thoại di động, loa,… Sản phẩm gia dụng và những mặt hàng tiêu dùng gồm những đồ dùng nhà bếp, văn phòng, nội thất, thiết bị trang trí,… Những sản phẩm thuộc về phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, phương tiện công cộng.\n\n\nChương trình đào tạo ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về nghệ thuật thiết kế và thể hiện mô hình các sản phẩm; hiểu biết về công năng, kiểu dáng, chất liệu trong từng thể loại sản phẩm ứng dụng. Ngoài ra, sinh viên còn được học về quảng cáo sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác khối thi có thể nói là một lợi thế đối với thí sinh mong muốn xét tuyển vào ngành học này. Bởi ngành học này hiện đang xét tuyển khá nhiều tổ hợp môn. Vì thế, người học sẽ có nhiều sự lựa chọn để phù hợp với lực học của bản thân. Cụ thể, ngành Thiết kế công nghiệp xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2\nKhối H01: Toán học, Ngữ văn, Vẽ mỹ thuật\nKhối H02: Toán học, Vẽ hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu\nKhối H03: Toán học, Khoa học tự nhiên, Vẽ năng khiếu\nKhối H04: Toán học, Tiếng Anh, Vẽ năng khiếu\nKhối H05: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ năng khiếu\nKhối H06: Ngữ văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật\nKhối H07: Toán học, Hình họa, Trang trí\nKhối V00: Toán học, Vật lý, Vẽ mỹ thuật\nKhối V01: Toán học, Ngữ văn, Vẽ mỹ thuật\nKhối V02: Toán học, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật\nKhối C04: Toán học, Ngữ văn, Địa lý\nKhối D01:Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh\nKhối D10: Toán học, Tiếng Anh, Địa lý\nKhối D15: Ngữ văn, Tiếng Anh, Địa lý\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành bao nhiêu?": "\n\nĐiểm trúng tuyển vào ngành Thiết kế công nghiệp vẫn luôn giữ ở mức trung bình, phù hợp với lực học của nhiều thí sinh. Trong những năm gần đây, điểm chuẩn của ngành Thiết kế công nghiệp của các trường đại học dao động từ 14 – 20 điểm, tùy thuộc vào điểm các môn xét theo kỳ thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ cộng với điểm thi môn năng khiếu (tùy vào tổ hợp môn đăng ký thi tuyển).\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là danh sách các cơ sở giáo dục đã và đang tuyển sinh và đào tạo ngành Thiết kế công nghiệp. Các bạn quan tâm đến ngành này có thể lựa chọn trường phù hợp với năng lực và khu vực mình đang sinh sống. Cụ thể đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Mỹ thuật Công nghiệp\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội\nViện Đại học Mở Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kiến trúc TP.HCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Công nghệ Sài Gòn\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Văn Lang\nĐại học Trà Vinh\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nNgành TKCN đòi hỏi người học phải có những kỹ năng và tầm nhìn đặc biệt để có thể trụ được trong ngành này. Do đó, người học cần phải có những tố chất và kỹ năng sau:\n\n\n\n\n\nCó phong cách riêng biệt\n\n\n\nĐây là một trong những yếu tố cần thiết đối với một nhà thiết kế công nghiệp. Bạn cần làm chủ phong cách riêng để tạo ra những sản phẩm độc đáo, mới lạ.\n\n\n\nKỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm tốt\n\n\n\nĐây là một điều quan trọng trong mọi công việc, không chỉ đối với Thiết kế công nghiệp. Kỹ năng hợp tác tốt sẽ thúc đẩy công việc ngày càng hiệu quả hơn.\n\n\n\nCó sự linh hoạt, sáng tạo trong công việc\n\n\n\nLàm trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp bạn cần phải có sự tinh tế, nhạy bén và sáng tạo. Điều này sẽ giúp bạn có thể nhận ra khi nào kế hoạch cần thay đổi. Đồng thời, để đưa ra được những ý tưởng đột phá, tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm của mình.\n\n\n\nKỹ năng phác thảo\n\n\n\nPhác thảo cũng là một điều không thể bỏ qua trong Thiết kế công nghiệp. Kỹ năng này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng lên những ý tưởng và ghi lại chúng mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể mường tượng ra sản phẩm của mình nhờ vào những bản thiết kế rõ nét, tỉ mỉ, chi tiết nhất.\n\n\n", "cơ hội việc làm trong ngành như thế nào?": "\n\nVới các kiến thức được cung cấp đa dạng từ kiến thức chuyên ngành cho đến các kiến thức mở rộng về đồ họa, thời trang, nội thất, chụp ảnh nghệ thuật. Sinh viên ngành Thiết kế công nghiệp sau khi ra trường sẽ có cơ hội được làm việc tại những vị trí công việc như:\n\n\n\n\n\nLàm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, chụp ảnh nghệ thuật, thiết kế thời trang.\nLàm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế nữ trang, gốm sứ, thiết kế nội thất, xe máy, xe hơi.\nLàm việc tại các công ty quảng cáo, studio chụp ảnh nghệ thuật, các phòng ban truyền hình.\nKinh doanh tự do về lĩnh vực thiết kế.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nDù theo đuổi ngành nghề nào thì mức thu nhập luôn là vấn đề quan tâm của đông đảo người học. Mức lương của ngành Thiết kế công nghiệp cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm chuyên môn, vị trí và đơn vị làm việc.\n\n\n\nĐối với những nhà Thiết kế công nghiệp mới ra trường, mức lương khởi điểm sẽ là 4 – 5 triệu/tháng. Sau quá trình làm việc đạt hiệu quả, mức lương sẽ tăng lên dần từ 8 – 10 triệu/tháng tùy theo năng lực của bản thân.\nĐối với những vị trí thiết kế chuyên môn cao hơn, có kỹ năng ngoại ngữ tốt thì mức thu nhập có thể lên đến 700 – 900 USD/tháng.\nĐối với cấp quản lý, trưởng phòng thiết kế, giám sát, người làm việc có thể nhận đến con số lên đến 2500 USD/tháng.\n\n\n\n", "ngành tạo ra những sản phẩm nào?": "\n\nĐây chính là ngành đa năng với nhiều sản phẩm và được chia thành những nhóm khác nhau dựa vào những đặc tính của từng sản phẩm. Có một số nhóm sản phẩm ở những quốc gia khác nhau có thiết kế riêng biệt theo nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của từng nước.\n\n\n\nĐối với sản phẩm máy công cụ và môi trường: bao gồm các loại máy móc, thiết bị như máy khoan, máy cưa, thiết bị bảo hộ lao động.\nĐối với sản phẩm công nghệ thông tin và giải trí: có máy tính, điện thoại di động, thiết bị âm thanh,…\nĐối với sản phẩm gia dụng: đồ dùng nhà bếp, văn phòng, các thiết bị vệ sinh nhà tắm, nội thất, trang trí,…Đây là những mặt hàng công nghiệp đòi hỏi tính thẩm mỹ cao\nNhững sản phẩm thuộc về phương tiện giao thông, xe máy, ô tô\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay trong xu thế toàn cầu hóa và tự do thương mại, việc cạnh tranh là một quy luật tất yếu. Vì vậy, Thiết kế công nghiệp chính là mảnh đất đầy hứa hẹn để cho các nhà thiết kế tương lai thỏa sức sáng tạo, tạo nên những sản phẩm mang thương hiệu riêng. Đồng thời, mức thu nhập đối với ngành này là một con số không nhỏ. Vì vậy, đây là một ngành học đáng để bạn suy nghĩ và lựa chọn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thiet-ke-do-hoa", "rid": "7210403", "major": "Thiết kế đồ họa", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nThiết kế đồ họa là ngành học sử dụng những ý tưởng, sáng tạo, thông qua các phần mềm hỗ trợ của máy tính để tạo ra những hình ảnh, thông điệp mang tính truyền thông. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức về xây dựng ý tưởng, phương pháp thiết kế và sử dụng các công cụ đồ họa. Sản phẩm của ngành này nhằm phục vụ cho nhiều mục đích thương mại, quảng bá, truyền thông, giáo dục, kinh doanh, giải trí… Cụ thể là các sản phẩm: bộ nhận diện thương hiệu, tờ rơi, poster, banner, bìa sách báo, tạp chí, bao bì, nhãn mác, giao diện website, các nhân vật trong phim hoạt hình, trong game,…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác bạn có thể tham khảo các tổ hợp môn xét tuyển sau đây:\n\n\n\nH00 (Văn, Năng khiếu vẽ NT1, Năng khiếu vẽ NT2)\nH01 (Toán, Văn, Vẽ)\nH02 (Toán, Vẽ HHMT, Vẽ TTM)\nH03 (Toán, KHTN, Vẽ NK)\nH04 (Toán, Anh, Vẽ NK)\nH05 (Văn, KHXH, Vẽ NK)\nH06 (Văn, Anh, Vẽ MT)\nH07 (Toán, Hình họa, Trang trí)\nH08 (Văn, Sử, Vẽ MT)\nA00 (Toán, Hóa, Lý)\nA01 (Toán, Lý, Anh)\nA16 (Toán, KHTN, Văn)\nC01 (Văn, Toán, Lý)\nD01 (Toán, Văn, Anh)\nV00 (Toán, Lý, Vẽ HHMT)\nV01 (Toán, Văn, Vẽ HHMT)\nV02 (Toán, Anh, Vẽ MT)\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành này là bao nhiêu?": "\n\nNhìn chung, điểm chuẩn dành cho ngành TKĐH có sự chênh lệch giữa các trường với nhau. Năm 2020, điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia dao động từ 14 – 35 điểm. Ở một số tổ hợp thi, môn vẽ sẽ được nhân hệ số 2. Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành xét học bạ với điểm chuẩn là 6 điểm. Riêng trường Đại Học Tôn Đức Thắng có yêu cầu về điểm số môn vẽ. Đối với khối H00 và khối H02 thì điểm môn Vẽ HHMT và môn Vẽ TTM phải ≥ 6 điểm, đối với khối H01 thì môn Vẽ HHMT phải ≥ 6 điểm. Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành và trường Đại Học Công Nghệ TPHCM có áp dụng bài thi ĐGNL với điểm chuẩn lần lượt là 550 – 625 điểm.\n\n\n", "những trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, số lượng trường có đào tạo ngành TKĐH rất nhiều. Tiêu biểu phải kể đến các trường sau đây\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội\nĐại Học Kiến Trúc Hà Nội\nĐại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên\nĐại Học Nguyễn Trãi\nĐại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương\nĐại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nĐại Học Nghệ Thuật – Đại Học Huế\nĐại Học Dân Lập Duy Tân\nĐại Học Kiến Trúc Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại Học Quốc Tế Hồng Bàng\nĐại Học Thủ Dầu Một\nĐại Học Hoa Sen\nĐại Học Công Nghệ TPHCM\nĐại Học Dân Lập Văn Lang\nĐại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM\nĐại Học Kiến Trúc TPHCM\nĐại Học Tôn Đức Thắng\n\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nMỗi chuyên ngành thiết kế đồ họa đều có những đặc trưng riêng và đòi hỏi những kỹ thuật thiết kế cụ thể. Tùy theo chương trình đào tạo của từng trường mà các chuyên ngành có thể khác nhau. Nhìn chung, TKĐH có 8 chuyên ngành chính sau đây:\n\n\n\nThiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu\nThiết kế hình ảnh Marketing và quảng cáo\nThiết kế giao diện người dùng (UI)\nThiết kế các ấn phẩm\nThiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm\nThiết kế đồ họa chuyển động\nThiết kế đồ họa không gian\nĐồ họa nghệ thuật và hình minh họa\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nNgành Thiết kế đồ họa là ngành liên quan đến nghệ thuật, vì thế nó đòi hỏi người học phải có những kỹ năng nhất định. Sau đây là những kỹ năng và tố chất cần có nếu muốn theo đuổi lĩnh vực này.\n\n\n\n\n\nCó óc sáng tạo và những ý tưởng độc đáo\nCó mắt thẩm mỹ, yêu thích cái đẹp\nHam học hỏi những điều mới mẻ, liên tục cập nhật các xu hướng của xã hội\nSử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế\nNhạy cảm với hình ảnh và màu sắc\nChịu được áp lực công việc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNhắc tới công việc thiết kế, dĩ nhiên bạn cần phải có năng khiếu về mỹ thuật. Không phải ai giỏi về mỹ thuật đều có thể thành công trong lĩnh vực này nhưng đó là một lợi thế rất lớn khi theo học Thiết kế đồ họa. Có thể thấy trong hầu hết các tổ hợp thi đều có môn Vẽ. Vì thế, muốn theo học ngành này, trước tiên bạn cần đầu tư học vẽ. Ở 1 số tổ hợp, môn vẽ sẽ nhân hệ số 2, vì thế điểm số của nó khá quan trọng. Sau đó cũng cần phải bổ sung kiến thức ở những môn còn lại trong tổ hợp để thật sự tự tin khi bước vào kỳ thi nhé.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nNgành Thiết kế đồ họa được xếp vào top những ngành nghề hot nhất hiện nay. Theo học ngành này, bạn có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tùy theo chuyên ngành. Cụ thể, bạn có thể tham khảo các công việc sau đây:\n\n\n\n\n\nChuyên viên thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, logo,… \nThiết kế giao diện website, phần mềm, giao diện game\nThiết kế các hình ảnh marketing như tờ rơi, tạp chí, biển quảng cáo, poster, catalogue,…\nChuyên viên thiết kế nội thất, không gian sự kiện, văn phòng\nNhân viên thiết kế 2D, 3D nội ngoại thất\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành thiết kế đồ họa hiện nay có tốc độ phát triển nhanh chóng và đã trở nên phổ biến. Cùng với đó thì nhu cầu về nguồn nhân lực ngày một tăng cao. Theo thống kê, mỗi năm nước ta cần khoảng 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực này. Vì thế mức lương được hưởng cũng vô cùng hấp dẫn. Cử nhân ngành Thiết kế đồ họa có mức mức lương khoảng 8 – 10 triệu/tháng. Đối với những người đã có kinh nghiệm từ 2 – 3 năm thì mức lương rơi vào 12 – 15 triệu/tháng. Đối với những người có năng lực và thâm niên trong nghề thì sẽ được hưởng mức lương cao hơn. Đây thực sự là một công việc với mức lương mơ ước đúng không nào.\n\n\n", "kết luận": "\n\nÓc sáng tạo và tâm hồn nghệ thuật chính là cốt lõi của ngành thiết kế. Nếu bạn cũng yêu cái đẹp, cũng muốn thực hiện những ý tưởng của bản thân thì đây là một ngành học phù hợp dành cho bạn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho những bạn muốn theo đuổi lĩnh vực này. Chúc các bạn sẽ sớm trở thành những chuyên viên thiết kế thành công trong tương lai."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thiet-ke-thoi-trang", "rid": "7210404", "major": "Thiết kế thời trang", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nThiết kế thời trang (TKTT) là ngành học liên quan đến công nghiệp làm đẹp, giúp tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Đây là ngành học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mỹ thuật, khả năng nắm bắt các xu hướng thời trang, cách sử dụng các phần mềm phục vụ cho việc thiết kế và và cách lựa chọn chất liệu phù hợp. Sinh viên sẽ sử dụng óc sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho 2 mục đích chính:\n\n\n\nTrình diễn nghệ thuật: gồm những trang phục dùng trong biểu diễn \nỨng dụng thực tế: gồm những trang phục mặc trong cuộc sống thường ngày\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể thi vào Ngành TKTT, các bạn có rất nhiều lựa chọn về khối thi như sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật Lý, Hóa Học\nA01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh\nA16: Toán, KHTN, Ngữ Văn\nD01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh\nD09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh\nD14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh\nD90: Toán, KHTN, Tiếng Anh\nH00: Ngữ Văn, Năng khiếu vẽ NT1, Năng khiếu vẽ NT2\nH01: Toán, Ngữ văn, Vẽ\nH02: Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu\nH03: Toán, KHTN, Vẽ Năng khiếu\nH04: Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu\nH05: Ngữ văn, KHXH, Vẽ Năng khiếu\nH06: Ngữ văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật\nH07: Toán, Hình họa, Trang trí\nV00: Toán, Vật Lý, Vẽ Hình họa mỹ thuật\nV01: Toán, Ngữ Văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật\nV02: Toán, Tiếng Anh, Vẽ Mỹ thuật\nV07: Toán, Tiếng Đức, Vẽ Mỹ thuật\nV09: Toán, Tiếng Nhật, Vẽ Mỹ thuật\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển vào ngành học này xét theo kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 dao động từ 14 – 29 điểm. Tùy vào từng tổ hợp thi và từng trường khác nhau mà điểm môn Vẽ có thể nhân hệ số 2. Trường Đại Học Công Nghệ TPHCM có áp dụng kết quả của bài thi ĐGNL với điểm chuẩn là 625 điểm. Ngoài ra, một số trường có yêu cầu riêng về điểm số của môn Vẽ.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay ở nước ta có không ít trường đào tạo chuyên ngành này. Dưới đây là danh sách các trường có ngành TKTT phân theo từng khu vực\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội\nĐại Học Kiến Trúc Hà Nội\nĐại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp\nĐại Học Công Nghiệp Hà Nội\nĐại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Thanh Hóa\nĐại Học Dân Lập Duy Tân\nĐại Học Nghệ Thuật – Đại Học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Quốc Tế Hồng Bàng\nĐại Học Hoa Sen\nĐại Học Dân Lập Văn Lang\nĐại Học Công Nghệ TPHCM\nĐại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM\nĐại Học Kiến Trúc TPHCM\nĐại Học Tôn Đức Thắng\n\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nTùy theo chương trình đào tạo của mỗi trường mà sự phân chia các chuyên ngành cũng có sự khác biệt. Nhìn chung, khi theo học ngành Thiết kế thời trang, bạn sẽ được học các kiến thức ở 2 lĩnh vực chính sau đây\n\n\n\nChuyên ngành Thiết kế thời trang\nChuyên ngành Thiết kế phụ kiện\n\n\n\nNgoài những chuyên ngành chính nêu trên, bạn cũng sẽ được học các kỹ năng cần thiết khác phục vụ cho công việc sau này. Chẳng hạn như trang điểm, cách làm tóc, nhiếp ảnh, cách phối hợp trang phục với phụ kiện,…\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nCó phải bạn đang băn khoăn rằng để trở thành một nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp, yếu tố nào là cần thiết đúng không. Dưới đây chúng tôi đã liệt kê sẵn những tố chất đó để bạn tham khảo. Hãy xem bản thân mình có phù hợp với ngành này không nhé:\n\n\n\n\n\nCó óc sáng tạo và nắm vững các kiến thức chuyên ngành\nKhông ngừng học hỏi, cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất của thời đại\nCó mắt thẩm mỹ và yêu thích cái đẹp\nCó chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu\nKhéo léo, tỉ mỉ và kiên trì\nChịu được áp lực công việc\n\n\n\n", "những khó khăn của ngành ?": "\n\nHiện nay, ngành thiết kế thời trang Việt Nam còn khá mới mẻ và được nhận định là một ngành non trẻ vì thiếu công nghệ cao. Ở các trường, nhiều giáo viên chưa được đào tạo chuẩn, Cùng với đó là chương trình học nặng về lí thuyết nhưng việc triển khai thực hiện thì lại còn nhiều vấn đề. Đây là một ngành học cần sinh viên thực hành nhiều, điều này đòi hỏi vật tư thời trang là điều thiết yếu. do đó để học ngành này, sinh viên sẽ phải dự trù một khoản kinh phí khá lớn, yếu tố về tiền bạc sẽ ảnh hưởng đến việc bạn có quyết định ở lại lâu dài hay không\n\n\nLà một nhà thiết kế, đòi hỏi bạn phải sáng tạo không ngừng, luôn đổi mới tư duy để tạo ra những thiết kế mới mẻ, tạo ra sự khác biệt. Chính những công việc mang tính đòi hỏi sự sáng tạo đổi mới cũng là những áp lực to lớn mà người làm nghề phải chịu.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nVới nhu cầu về cập nhật các xu hướng thời trang để làm đẹp cho bản thân của xã hội như hiện nay thì ngành TKTT có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên có thể tham khảo các công việc sau đây:\n\n\n\n\n\nGiữ vị trí chuyên viên thiết kế trong các công ty may mặc\nQuản lý các thương hiệu thời trang trong nước và quốc tế\nNhà tạo mẫu thời trang, stylist riêng cho những người nổi tiếng\nLàm blogger chia sẻ các kiến thức về thời trang\nGiám sát quy trình may công nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm may mặc\nTự xây dựng thương hiệu thời trang riêng nếu bạn có đủ kinh phí\nChuyên gia nghiên cứu, dự báo các xu hướng thời trang trong thời gian tới\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của những người công tác trong ngành không có con số thống kê cụ thể là bao nhiêu. Vì tùy vào năng lực và vị trí làm việc của bạn mà mức lương có thể có sự chênh lệch rõ rệt. Trung bình người làm trong ngành này có mức lương khoảng 7 – 12 triệu/tháng. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ nguồn tài chính để tạo dựng thương hiệu riêng hay có cơ hội làm việc trong các thương hiệu thời trang đình đám thế giới như Chanel, Prada, Gucci, Versace,… thì mức lương nhận được là vô cùng hấp dẫn.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Thiết kế thời trang là một ngành học vô cùng thú vị. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo và tạo ra những trang phục theo ý tưởng của riêng mình. Đây còn là ngành học giúp làm đẹp cho bản thân, cho tất cả mọi người. Hy vọng bạn sẽ sớm tìm ra công việc mà mình yêu thích, góp phần làm đẹp thêm cho cuộc đời."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thiet-ke-my-thuat-san-khau-dien-anh", "rid": "7210406", "major": "Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh đào tạo các họa sĩ thiết kế mỹ thuật cho các vở diễn sân khấu, điện ảnh từ hình ảnh, ánh sáng, phông đèn cho đến trang phục biểu diễn. Người làm trong ngành này sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế cũng như giám sát mọi hoạt động của chương trình, phối hợp với những người chịu trách nhiệm về đạo cụ, trang phục nhằm đảm bảo chương trình diễn ra theo đúng kế hoạch.\n\n\n\n\nNgành này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh để ứng dụng tốt vào công việc sau này. Ngoài ra, người học còn được cung cấp các kiến thức về hội họa, điêu khắc, nội thất, thiết kế công nghiệp. Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ có kỹ năng về mỹ thuật và nghệ thuật thiết kế sân khấu, điện ảnh, khả năng sáng tạo, tư duy khoa học, tư duy logic, linh hoạt, tạo hiệu quả cao trong công việc.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh là một ngành đặc thù, đòi hỏi năng khiếu của người học. Vì thế, ngành này chỉ xét tuyển khối thi sau đây:\n\n\n\nKhối S00: Ngữ văn, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành thiết kế mỹ sân khấu, điện ảnh là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, tùy theo chuyên ngành thì điểm trúng tuyển rơi vào khoảng từ 18,6 – 20,9 điểm.\n\n\nTuy nhiên, để trúng tuyển vào ngành học này, người học phải vượt qua vòng sơ tuyển và chung tuyển theo yêu cầu của ngành. Cụ thể là:\n\n\nVòng Sơ tuyển:\n\n\n\nThí sinh nộp bài hình họa cùng với hồ sơ để xét tuyển (bài vẽ tượng chân dung bằng chì – trên giấy 40cm x 60cm).\n\n\n\nVòng Chung tuyển:\n\n\n\nMôn 1: Vẽ hình họa: Mẫu tượng chân dung thạch cao, chất liệu chì, trên giấy 40cm x 60cm.\nMôn 2: Vẽ màu trang trí cơ bản: Dùng họa tiết hoa văn (lá, hoa, động vật…) để trang trí vào một trong các hình cơ bản – theo đề thi. Chất liệu vẽ: màu tự do.\nMôn 3: Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải xét tuyển thêm môn Ngữ văn từ kỳ thi THPTQG. Điểm môn thi này phải đạt ngưỡng quy định của Bộ GD – ĐT trở lên.\n\n\n\n\n\nRiêng chuyên ngành Nghệ thuật hóa trang sẽ có những thể thức thi tuyển và môn thi như sau:\n\n\nVòng Sơ tuyển:\n\n\n\nThí sinh nộp 2 ảnh chân dung màu để xét tuyển: 1 ảnh mộc, 1 ảnh sau khi đã được trang điểm (Kích thước ảnh 18cm x 24cm).\n\n\n\nVòng Chung tuyển:\n\n\n\nMôn 1: Vẽ tạo hình hoá trang trên giấy A4 có in sẵn hình mặt người – Chất liệu vẽ: Màu tự do.\nMôn 2: Vấn đáp về tư duy Nghệ thuật hóa trang (trả lời theo câu hỏi bốc thăm).\nMôn 3: Nộp học bạ (bản photo công chứng) để xét tuyển điểm tổng kết lớp 12 môn Ngữ Văn (điểm trung bình từ 5.0 trở lên).\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện ở nước ta chưa có nhiều trường đào tạo ngành này. Nếu các bạn có nguyện vọng theo đuổi lĩnh vực này có thể đăng ký thi tuyển vào trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nChuyên ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu\n\n\nChuyên ngành chuyên đào tạo các họa sĩ thiết kế mỹ thuật cho các vở diễn sân khấu. Chương trình học thường nghiên cứu về các mảng như bối cảnh, trang phục, đạo cụ và quảng cáo.\n\n\nChuyên ngành Thiết kế mỹ thuật điện ảnh\n\n\nNgành này cung cấp kiến thức thiết kế mỹ thuật về bối cảnh, trang phục, đạo cụ, quảng cáo cho các chương trình điện ảnh và truyền hình.\n\n\nChuyên ngành Thiết kế mỹ thuật phim hoạt hình\n\n\nNgười học sẽ được trang bị phương pháp thiết kế mỹ thuật về tạo hình nhân vật, phông nền, quảng cáo phim hoạt hình.\n\n\nChuyên ngành Thiết kế trang phục nghệ thuật\n\n\nNgành này trang bị kiến thức về thiết kế trang phục cho diễn viên biểu diễn nghệ thuật, phim truyền hình. Ngoài ra, người học còn được đào tạo về kiến thức thiết kế thời trang chuyên nghiệp.\n\n\nChuyên ngành Thiết kế Đồ họa kỹ xảo\n\n\nChuyên ngành này nghiên cứu về đồ họa động, nghệ thuật số và tương tác theo định hướng kỹ thuật số. Từ đó, tạo nên kỹ xảo đẹp mắt cho những màn trình diễn, những thước phim điện ảnh, truyền hình.\n\n\nChuyên ngành Nghệ thuật Hóa trang\n\n\nSinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về lý thuyết và thực hành một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về hình họa, hội họa, nghệ thuật điêu khắc, thiết kế trang phục sân khấu, điện ảnh.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgoài kiến thức chuyên môn thì các tố chất cũng là một yếu tố quan trọng để biết mình có phù hợp với ngành nghề đó hay không. Tố chất và kỹ năng như một yếu tố nền tảng, hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Vì vậy, với một ngành nghệ thuật như Thiết kế điện ảnh, truyền hình thì nó đòi hỏi người học những tố chất nhất định như sau:\n\n\n\n\n\nCó những kỹ năng làm việc với những bản vẽ phác thảo, bản vẽ chi tiết hoặc kiểu mẫu.\nCó kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề nhanh nhạy.\nCó khả năng sáng tạo mang tính đột phá.\nLuôn luôn chủ động học hỏi, khám phá để đưa ra được những ý tưởng mới mẻ nhất.\nCó kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức, quản lý và điều hướng công việc theo đúng tiến độ.\nCó khả năng phân tích vấn đề và những yêu cầu với sản phẩm thiết kế.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm trong ngành như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể làm việc tại một số vị trí như:\n\n\n\n\n\nTham gia thiết kế mỹ thuật thuộc lĩnh vực sân khấu biểu diễn, chương trình truyền hình.\nLàm cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật.\nTham gia công tác giảng dạy ở các trường nghệ thuật trong cả nước.\nLàm việc tại các hãng sản xuất phim thuộc tư nhân hoặc nhà nước.\nThiết kế các chương trình sự kiện.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm việc trong ngành là bao nhiêu?": "\n\n\nMức lương đối với những bạn sinh viên mới ra trường dao động trong khoảng từ 7 – 10 triệu đồng/tháng.\nĐối với những người có kinh nghiệm sẽ nhận được mức thu nhập khoảng 300 USD/tháng.\nMức lương ở vị trí điều hành sẽ vào khoảng 800 USD/tháng trở lên.\n\n\n\n", "sinh viên được học kiến thức gì khi thi vào ngành ?": "\n\nNgoài việc được tiếp cận với những kiến thức bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên còn được học về chuyên ngành và có các nội dung sau:\n\n\n\nNăm thứ nhất: Sinh viên được trang bị những môn nền tảng để phục vụ cho quá trình sáng tạo. Cụ thể là: hình họa, Hội Họa, trang trí chuyên ngành, giải phẫu tạo hình,… Bên cạnh đó, sinh viên cũng dần được làm quen với các môn chuyên ngành tùy theo lựa chọn của mình và khung chương trình của từng trường\nNăm thứ 2: rèn luyện các môn chuyên ngành căn bản, kỹ năng sử dụng máy tính cho công việc và học tập qua các bài giảng của giảng viên. Đồng thời sẽ được hướng dẫn thực hành ngoài thực tế nhằm giúp sinh viên có được cái nhìn tổng quan về nghề\nNăm thứ 3: Tập trung các môn chuyên ngành nâng cao như tiếp cận các phương pháp sáng tạo, lý luận, phân tích tác phẩm,…\nNăm cuối: Tổng hợp các kiến thức và hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Thiết kế mỹ thuật điện ảnh, truyền hình cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về thiết kế mỹ thuật và các ngành liên quan. Từ đó, người học sẽ có được sự chuẩn bị kỹ càng phục vụ tốt và đáp ứng nhu cầu của công việc sau này. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về ngành học này. Chúc bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho tương lai của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-nghe-thuat-so", "rid": "7210408", "major": "Nghệ thuật số", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNghệ thuật số ( Mã ngành: 7210408) là lĩnh vực kết hợp giữa nghệ thuật thị giác và công nghệ kỹ thuật số, từ đó tạo ra các sản phẩm nghệ thuật trên các phương tiện truyền thông. Nó cung cấp cho các nghệ sĩ số những công cụ và kỹ thuật cần thiết để sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật độc đáo trên các nền tảng kỹ thuật số. Nghệ thuật số được coi là một ngành học đầy tiềm năng trong thời đại 4.0, cho phép các bạn trẻ khám phá sức sáng tạo của mình thông qua việc sử dụng các công nghệ số tiên tiến. Từ đó, họ có thể truyền tải thông điệp của mình một cách hiệu quả và ấn tượng trên các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác khối thi của Ngành Nghệ thuật số như sau: \n\n\n\nA01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.\nA00: Toán, Vật lý, Hoá học\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.\nD09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh.\nD14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh.\nV00: (Toán, Lý, Vẽ)\nH01: (Toán, Văn, Vẽ)\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển vào ngành Nghệ thuật số khác nhau tùy theo từng trường và từng năm học. Ngoài yếu tố điểm số, việc trúng tuyển còn phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm, và tài năng của từng ứng viên. Điểm trúng tuyển của ngành này có thể giao động từ 15 điểm trở lên. Đối với kết quả bài thi ĐGNL thì điểm chuẩn giao động từ 600 đến 650 điểm  Bạn nên tham khảo thông tin tuyển sinh của từng trường đại học, cao đẳng hoặc trung tâm đào tạo Nghệ thuật số để có được thông tin chính xác về điểm chuẩn và các yêu cầu tuyển sinh.\n\n\nHiện nay, Nghệ thuật là một trong những ngành được ưa chuộng nhất bởi nhiều bạn trẻ. Để trở thành những nghệ sĩ tương lai, không chỉ cần năng khiếu mà còn cần phải được đào tạo kỹ lưỡng. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngôi trường đào tạo chất lượng lại là một thách thức đối với nhiều bạn trẻ. Vì vậy, ReviewEdu xin giới thiệu đến các bạn một số trường đào tạo Nghệ thuật số uy tín ở Việt Nam.\n\n\n\nTrường Đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH)\nTrường Đại học Hoa Sen\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nCác bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z hiện nay đã quen thuộc với các thiết bị công nghệ, do đó nếu có niềm đam mê với nghề Nghệ thuật số thì có thể đăng ký học ngay. Trong cuộc sống hàng ngày, các bạn trẻ tiếp xúc với nhiều sản phẩm nghệ thuật số như trò chơi, quảng cáo, truyện tranh, sách vở… Và để phù hợp với ngành Nghệ thuật số, bạn cần có những điểm mạnh sau:\n\n\n\nĐam mê nghệ thuật: Sự đam mê sẽ giúp bạn theo đuổi nghề lâu dài và phát triển tư duy nghệ thuật. Năng lực sáng tạo và tưởng tượng phong phú sẽ giúp hỗ trợ cho công việc của ngành này.\nSức khỏe tốt: Để theo đuổi nghề, bạn cần có sức khỏe tốt để làm việc với cường độ cao, áp lực công việc lớn, sự nhạy bén với công nghệ và khả năng kiên trì.\nKhả năng giao tiếp tốt: Khả năng giao tiếp sẽ giúp bạn có những mối quan hệ tốt trong công việc. Bên cạnh đó, sự tích cực học hỏi và hoàn thiện năng lực của bản thân trong suốt quá trình học tập và làm việc sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội thuận lợi hơn trong công việc.\nSáng tạo nhưng cẩn trọng, biết lắng nghe góp ý và điều chỉnh để đạt được kết quả tốt nhất.\nKhả năng quan sát, phối màu và tư duy hình ảnh tốt.\nChủ động học hỏi và cập nhật kiến thức lý thuyết cũng như công nghệ mới.\nThích tìm hiểu về xu hướng nghệ thuật thế giới và không sợ khó khăn khi học ngoại ngữ.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình đào tạo Nghệ thuật số – Digital Art, người học sẽ được mở rộng cơ hội trở thành những nhà thiết kế (designer) và được tuyển dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, họ có thể tìm việc tại các công ty thiết kế phần mềm trò chơi điện tử, các công ty quảng cáo truyền thông, các tổ chức sản xuất thương mại, đài truyền hình, các tổ chức sản xuất phim hoạt hình, tạp chí, tòa soạn báo, công ty xuất bản sách và ấn phẩm truyền thông, hoặc xây dựng và quản lý công ty thiết kế riêng của mình.\n\n\nNgoài ra, sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau như chuyên viên phát triển ý tưởng cho trò chơi điện tử, nhà thiết kế minh họa sách và truyện tranh, nhà thiết kế lĩnh vực phim hoạt hình, giám đốc nghệ thuật cho các dự án nghệ thuật, nhà thiết kế nghệ thuật thị giác cho các công ty quảng cáo và truyền thông, và nhiều công việc khác.\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương trong lĩnh vực Nghệ thuật số (Digital Arts) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, địa điểm làm việc, loại công việc và quy mô của công ty. Các vị trí phổ biến trong ngành bao gồm thiết kế đồ họa, phát triển trò chơi điện tử, sản xuất video, kỹ xảo đồ họa và truyền thông kỹ thuật số. So với mức lương trung bình của các ngành khác, mức lương của ngành Nghệ thuật số ở Việt Nam thường không quá cao. Theo báo cáo của trang web thống kê lương VietnamWorks, mức lương trung bình cho các vị trí thiết kế đồ họa, sản xuất video, kỹ xảo đồ họa, và truyền thông kỹ thuật số tại Việt Nam dao động từ 10-20 triệu đồng/tháng (khoảng 430-860 USD/tháng). \n\n\nTuy nhiên, các vị trí chuyên môn cao hơn như giám đốc nghệ thuật, nhà sản xuất phim hoạt hình, hoặc giảng viên đại học có thể có mức lương cao hơn. Mức lương này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. \n\n\nVì vậy, trước khi quyết định theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực này, điều quan trọng là bạn cần phải tìm hiểu kỹ về ngành Nghệ thuật số và thị trường lao động để có được thông tin chính xác và đưa ra quyết định phù hợp.\n\n\n", "kết luận": "\n\nLĩnh vực Nghệ thuật số là một ngành học vô cùng thú vị và có tính ứng dụng rộng khắp. Điều thú vị là bạn không cần phải là một họa sĩ tài ba mới có thể theo đuổi ngành này. Hy vọng bạn sẽ sớm tìm ra công việc mà mình yêu thích, góp phần làm đẹp thêm cho cuộc đời."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-tieng-viet-va-van-hoa-viet-nam", "rid": "7220101", "major": "Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam", "payload": {"ngành học là gì?": "\n\nNgành Tiếng Việt và Văn Hóa Việt Nam học là ngành học  thuộc lĩnh vực xã hội, cho phép sinh viên học và nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam. Đây là ngành học đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ và văn hóa Việt, nhằm duy trì và bảo tồn được những giá trị, bản sắc dân tộc không bị mai một trong quá trình hội nhập quốc tế.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về ngôn ngữ cũng như văn hóa, văn học Việt. Ngoài ra, sinh viên còn được lựa chọn học thêm một ngôn ngữ để theo kịp với xu thế toàn cầu hóa của thế giới. Đồng thời, ngành học còn giúp cho sinh viên có thêm kiến thức cũng như trải nghiệm thiết thực, sử dụng một cách thành thạo Tiếng việt, kỹ năng tác nghiệp báo chí, kỹ năng nhận diện và soạn thảo các thể loại văn bản, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể theo học ngành này các sĩ tử tham gia thi THPTQG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Ngoài khối A, C và D quen thuộc, thí sinh còn có thể xét tuyển bằng các khối thi khác. Cụ thể như sau:\n\n\n\nA07: Toán, Lịch Sử, Địa Lí\nC00: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa Lí\nC03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử\nC15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội\nD01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh\nD09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh\nD10: Toán, Địa lí, Tiếng Anh\nD14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh\nD15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn và các trường đào tạo ngành ?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành theo từng năm được nhận xét là khá cao từ 14 – 22 điểm. Vì đây là ngành đòi hỏi lượng lớn kiến thức về văn hóa xã hội, khoa học nhân văn. Ngoài ra, một số trường sử dụng phương thức xét tuyển học bạ và bài thi đánh giá năng lực. Xét học bạ là hình thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và học bạ của ba năm học 10, 11, 12 (TB 3 năm >= 6). Đánh giá năng lực là bài thi tổng hợp gồm 120 câu hỏi với thời gian làm bài 150 phút. Hình thức xét tuyển này được áp dụng nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề mà không đánh giá việc học thuộc lòng của học sinh. Điểm bài thi này được tính >= 600 điểm.\n\n\nHiện nay, ở nước ta có rất ít cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giảng dạy chuyên ngành này, các bạn có thể tham khảo các trường sau:\n\n\n\nĐại học Hà Nội\nĐại học Sư phạm TP. HCM\nĐại học Cửu Long\nĐại học Bạc Liêu\nĐại học Nguyễn Tất Thành\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được câu trả lời cho câu hỏi trên, bạn có thể xem xét một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nCó kỹ năng giao tiếp tốt\nCó thiên hướng nghệ thuật\nCó cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ\nHam học hỏi, kiên trì, nhẫn lại\nNhạy bén, linh hoạt, dễ dàng thích ứng với mọi điều kiện\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể trả lời câu hỏi trên ta cần xem xét tổ hợp xét tuyển của ngành này. Có thể thấy, dù là tổ hợp môn nào cũng không thể thiếu sự xuất hiện của môn Văn. Sở dĩ tiền thân của ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam là ngành Ngữ Văn. Ngoài ra, nếu bạn là một người đam mê về ngôn ngữ thì không thể bỏ qua những kiến thức về môn Lịch Sử. Nắm chắc được lịch sử sẽ hỗ trợ đắc lực cho chúng ta khi theo học ngành này. Thông thạo một thứ tiếng khác, đặc biệt là tiếng Anh là một ý tưởng không tồi cho việc xét tuyển vào ngành học này. \n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?": "\n\nSinh viên chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp ra trường có thể dễ dàng tìm kiếm được những công việc phù hợp với năng lực chuyên môn của mình như:\n\n\n\n\n\nNhân viên tại các công ty, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Ví dụ như: Nhân viên truyền thông – xã hội, nhân viên biên dịch truyện, nhân viên soạn thảo sách…\nBiên tập viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí truyền thông. Ví dụ: Biên tập viên mục du lịch, mục văn hóa xã hội tại báo Đời sống pháp luật, báo Vnexpress… hay biên tập các kênh truyền thông liên quan đến ngành học.\nLàm phóng viên chuyên mục ngôn ngữ học, văn hóa, du lịch. Ví dụ như: Phóng viên mảng du lịch Kenh14.vn, phóng viên mảng giáo dục báo Vietnamnet, Phóng viên báo Du lịch Việt Nam, hay tạp chí ngành liên quan.\nChuyên viên nghiên cứu về ngôn ngữ học, về văn học nghệ thuật. Ví dụ như: nghiên cứu ngôn ngữ học tại trường học, viện bảo tàng văn hóa…\n\n\n\nNgoài ra, các bạn cơ hội làm việc tại các cơ quan ngoại giao từ trung ương đến địa phương, các cơ quan đại diện của Việt Nam, các tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ,…\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành như thế nào?": "\n\nMức lương đối với những bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm sẽ dao động trong khoảng từ 6 – 8 triệu/tháng. Nếu đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 2 năm, mức lương từ 9 – 12 triệu. Đối với những cá nhân có thâm niên từ 3 – 5 năm hoặc trên 5 năm mức lương sẽ rất cao từ 15 – 25 triệu/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành này được nhận xét là một trong những lĩnh vực mới và có cơ hội việc làm cao. Để vào được ngành học không phải là con đường khó. Các khối thi tuyển rất phong phú nhằm tạo nhiều cơ hội cho nhiều sinh viên đam mê ngôn ngữ được tiếp cận và nghiên cứu sâu hơn về ngôn ngữ. Ngành học đào tạo cho sinh viên những kiến thức căn bản và nâng cao về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng gìn giữ cũng như trau dồi thêm những giá trị cũng như bản sắc văn hóa dân tộc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-han-nom", "rid": "7220104", "major": "Hán Nôm", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\nNgành Hán Nôm là gì?\n\nNgành Hán Nôm là một ngành khoa học có khả năng liên kết con người, xã hội hiện đại với lịch sử và truyền thống văn hóa. Ngành học này cung cấp cho sinh viên những tri thức về lịch sử, văn hóa, ngữ văn và kiến thức cơ bản về Hán Nôm. Ngoài ra còn nhằm đáp ứng nhu cầu của các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, cơ quan nhà nước, các tổ chức và đoàn thể, công ty, doanh nghiệp. Ngành Hán Nôm cung cấp cho sinh viên những thông tin, khái niệm về văn học và văn hóa. Đồng thời còn trang bị những kỹ năng, phương pháp về cách tìm hiểu những vấn đề về văn hóa Việt Nam cho người học.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Hán Nôm là ngành học liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội. Chính vì vậy, các khối xét tuyển cũng tập trung vào các tổ hợp thi xã hội ngoài hai tổ hợp chính là C và D:\n\n\n\nC00: Ngữ văn, Địa Lý, Lịch Sử\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga\nD03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp\nD04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung\nD05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức\nD06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật\nD78: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh\nD79: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Đức\nD80: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Nga\nD81: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Nhật\nD82: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Pháp\nD83: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Trung\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Hán Nôm vào các trường đại học dao động từ 15 – 20 điểm, điểm trúng tuyển dựa vào điểm các tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia hoặc dựa trên phương thức xét học bạ.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành": "\n\nVì là một ngành học khá khó, chính vì vậy tỷ lệ người theo học ngành này khá thấp. Thêm vào đó, những giảng viên phải dày dặn kinh nghiệm và phải có trình độ kỹ năng tốt mới có thể đào tạo sinh viên giỏi. Nên hiện nay ở Việt Nam chỉ có 3 trường đào tạo về lĩnh vực này:\n\n\n\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Khoa học – Đại Học Huế\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể biết được câu trả lời, các bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nKhả năng học tốt các môn KHXH.\nNhạy bén, linh hoạt trong việc tiếp thu phương pháp, nghiên cứu của ngành Hán Nôm; linh hoạt trong cách khai thác nguồn tài liệu sách, báo, internet… giúp vận dụng hiệu quả trong công tác.\nÝ thức tự lập, cần cù, thận trọng, kiên nhẫn trong công việc liên quan đến Hán Nôm, có thể tu dưỡng ý chí phấn đấu lên những vị trí cao hơn trong các cơ quan, tổ chức.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nNgành Hán Nôm là ngành thuộc lĩnh vực xã hội. Đây là ngành chuyên nghiên cứu, sưu tầm, phiên dịch về ngôn ngữ. Người theo học ngành này nhất thiết phải giỏi môn Ngữ văn. Bạn phải có một nền tảng vững chắc về văn học thì mới có cơ sở để bắt đầu nghiên cứu về lĩnh vực này. Nó là một ngành học khó vì vậy người theo học ngành này phải thực sự giỏi môn Văn. Ngoài ra, người học còn phải có một niềm đam mê với ngành thì mới có thể theo học.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên tốt nghiệp ngành học này sau khi ra trường có thể đảm nhận các công việc sau:\n\n\n\n\n\nChuyên sưu tầm, bảo quản các văn bản cho tổ chức, viện bảo tàng, các trường học, trường nghề…\nNghiên cứu văn bản tại các cơ quan văn hóa, tổ chức lưu trữ thông tin.\nGiảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành liên quan như: ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Khoa học Huế, các khoa Ngữ văn tại các trường Đại học như: Sư Phạm, Đại học Vinh, Cần Thơ…\nGiáo viên Ngữ văn tại các trường cấp THPT và THCS trên toàn quốc.\nChuyên viên nghiên cứu tại các Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Đông Nam Á, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học…\nCán bộ tại các Viện bảo tàng Quốc gia, Thành phố, cơ quan bảo tồn văn hóa trên cả nước.\nBiên tập viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí ngành, hướng dẫn viên cho cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân.\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của những người công tác trong ngành phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm làm việc trong nghề. Với sinh viên chưa có kinh nghiệm chỉ phụ trách công việc biên tập, sưu tầm bảo quản, mức lương chỉ từ 7 – 9 triệu/tháng. Những cá nhân có kinh nghiệm có thể ứng tuyển vào làm tại Viện bảo tàng, Viện nghiên cứu, hay phiên dịch viên với mức lương khá cao từ 10 – 16 triệu/tháng.\n\n\n", "bí quyết để học tốt ngành": "\n\n\nNgành Hán Nôm được đánh giá là một trong các ngành không phải dễ học. Để học tốt được ngành này, bắt buộc bạn phải thực sự chăm chỉ và cần cù. Đồng thời, chịu khó nghiên cứu thêm các tài liệu chuyên ngành có chọn lọc\nKhi nhắc đến những bạn học ngành này, mọi người thường rất “nể phục” vì Hán Nôm được tổng hợp của lịch sử, văn học và cả triết học. Người học ngành này từ đó mà cũng uyên thâm về kiến thức và rất giỏi\nNgoài ra, để học giỏi ngành Hán Nôm thì bạn phải có niềm đam mê, khả năng học tốt các môn xã hội. Bên cạnh đó, là sự cần mẫn rèn luyện chữ Hán và chữ Nôm của mình. Vì có như vậy, bạn sẽ có cho mình tư duy phản biện và cách hành văn tốt. Sự ưa thích ngành là một trong yếu tố để bạn học tập tốt.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nChắc hẳn bạn đã có thêm cho mình những kiến thức về ngành Hán Nôm thông qua bài viết này. Sắp bước vào kì thi đại học quan trọng và có trong mình niềm đam mê tìm hiểu ngôn ngữ, đảm mê trải nghiệm để hiểu sâu về một văn hóa của một nước thì bạn hãy nhanh chóng chọn trường mình yêu thích. Chúc các bạn có một kỳ thi đạt được kết quả tốt đẹp."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-jrai", "rid": "7220105", "major": "Ngôn ngữ Jrai", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nJrai là một ngôn ngữ được sử dụng bởi người Jrai – một dân tộc thiểu số cư trú tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum. Ngôn ngữ Jrai ( Mã ngành: 7220105) thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesian. Đây được xem là ngôn ngữ chính thức được dạy trong trường lớp ở khu vực này. \n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành ngôn ngữ Jrai (khối Đại học Sư phạm – Ngôn ngữ học) thường xét tuyển tổ hợp D01. Bao gồm: Ngữ Văn, Tiếng Anh và ngôn ngữ gốc (Jrai). \n\n\nNgoài ra, tùy vào yêu cầu từng trường mà tổ hợp môn thi có thể thay đổi thành Toán học, Lịch sử, Địa lý hoặc môn tự chọn. \n\n\nĐiểm chuẩn của ngành dao động từ 16 – 20 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, điểm chuẩn có thể thay đổi do số lượng và chất lượng thí sinh đăng ký vào trường.\n\n\nĐể theo học ngành ngôn ngữ này, các bạn có thể đăng ký xét tuyển vào các trường đại học sau:\n\n\n\nTrường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai\nTrường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học tập và thành công trong lĩnh vực này bạn phải có đủ đam mê, sự nhiệt tình và quan tâm đến ngôn ngữ và văn hóa của người Jrai. Bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, xử lý thông tin hiệu quả để tương tác với cộng đồng người Jrai. Phải cẩn trọng và kiên nhẫn, tìm hiểu và bảo tồn ngôn ngữ Jrai. Sẵn lòng học hỏi và nâng cao kiến thức từng ngày. \n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm của sinh viên theo học trường này sau khi tốt nghiệp là rất cao. Cụ thể như:\n\n\n\nTrở thành giảng viên giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng.\nNghiên cứu và phát triển ngôn ngữ.\nHướng dẫn viên du lịch, giúp du khách hiểu rõ ngôn ngữ và văn hóa của người Jrai.\nThông dịch viên.\nPhát triển kinh tế địa phương.\n\n\n\nTùy vào vị trí làm việc và kinh nghiệm mà mức lương ngành ngôn ngữ Jrai dao động từ 8 – 15 triệu đồng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những chia sẻ về ngành ngôn ngữ Jrai để các thí sinh tham khảo. Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với ngôn ngữ thì đây là ngành học đáng để cân nhắc. Chúc bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-khmer", "rid": "7220106", "major": "Ngôn ngữ Khmer", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nSau tiếng Việt, Khmer là ngôn ngữ thứ 2 trong ngữ hệ Nam Á, được sử dụng rộng rãi ở khu vực Nam Bộ Việt Nam. Đây là ngôn ngữ phân tích đơn lập, không có biến tố hay hậu từ và tương đối dễ học. Được biết, ngôn ngữ Khmer được xếp vào danh sách 5000 ngôn ngữ có tính hệ thống chặt chẽ trong mấy chục nghìn ngôn ngữ trên thế giới hiện nay.\n\n\n\n\nHọc ngành Ngôn ngữ Khmer, bạn sẽ được đào tạo để thông thạo 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, được giao lưu, tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của người Khmer.\n\n\nChương trình đào tạo trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về ngôn ngữ Khmer trong 2 năm đầu, sau đó sẽ đi sâu hơn vào chuyên ngành. Sinh viên của ngành sẽ được trang bị các kiến thức về lý luận chính trị bắt buộc như: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,…; một số môn học liên quan trực tiếp đến ngành Ngôn ngữ Khmer như từ vựng học, nghe – nói – đọc – viết,… và một số môn học tự chọn khác.\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nHiện nay, ngôn ngữ Khmer chưa thực sự có nhiều tổ hợp môn để thí sinh có nguyện vọng lựa chọn, cụ thể ngành có xét tuyển các tổ hợp môn như sau:\n\n\n\nC00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)\nD01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)\nD14 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh)\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển là bao nhiêu?": "\n\nNhững năm gần đây, điểm chuẩn ngành luôn ổn định ở mức 14 điểm, xét theo kết quả thi THPT Quốc gia. Ngoài ra, thí sinh cũng có thể chọn hình thức xét tuyển bằng học bạ lớp 12, xét tuyển theo dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM cũng như xét tuyển thẳng và dự bị đại học theo quy định.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành học này?": "\n\nHiện nay, Đại học Trà Vinh là cơ sở giáo dục duy nhất trên cả nước đào tạo ngành học này. Trong những năm vừa qua, khoa Ngôn ngữ Khmer đã và đang chiêu mộ không ít các bạn sinh viên theo học, một phần lớn sinh viên của khoa là người dân tộc Khmer nhưng cũng không ít bạn trẻ người Kinh có niềm say mê đặc biệt với tiếng Khmer và lựa chọn theo học trong suốt 4 năm sắp tới của mình.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể theo đuổi ngành Ngôn ngữ Khmer, một trong những yếu tố quan trọng là sự quyết tâm và kiên định. Bởi lẽ, Ngôn ngữ Khmer vẫn còn là một ngành học xa lạ và và để lại nhiều nghi vấn đối với không ít người. Tuy nhiên, Ngôn ngữ Khmer không đòi hỏi quá nhiều tiêu chí ở sinh viên, ngoại trừ một vài yêu cầu phẩm chất của người theo học như sau:\n\n\n\n\n\nCó niềm đam mê với ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ Khmer\nChăm chỉ, cần cù, hăng say trong học tập\nCó tinh thần tự học cao\nCó thái độ cầu tiến, cầu toàn, luôn luôn nỗ lực trong học tập\nKhông ngại khó, ngại sai trong quá trình học tiếng\nCó mong muốn tìm hiểu về văn hóa, tiếp xúc với đồng bào Khmer và người dân nước Campuchia\n\n\n\n", "học cần giỏi những môn nào?": "\n\nĐể theo đuổi ngành học này, bạn cần phải học tốt 1 trong 3 tổ hợp môn để có thể thi tuyển vào trường. Trước khi nhập học đại học, bạn không nhất thiết phải biết tiếng Khmer từ trước, vì 4 năm đại học sẽ giúp bạn nói thông, nghe thạo ngôn ngữ này. Ngoài ra, bạn cần rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Lý do vì rất có khả năng sinh viên ngành Ngôn ngữ Khmer sẽ được làm việc với các công ty, doanh nghiệp ở Campuchia sau khi tốt nghiệp đại học, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. \n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình cử nhân Ngôn ngữ, các sinh viên hoàn toàn có thể đảm đương được những vị trí công việc như:\n\n\n\n\n\nGiáo viên, giảng viên chuyên ngành tại trường đại học.\nPhiên dịch viên tại các công ty nước ngoài đầu tư vào khu vực Nam Bộ.\nCán bộ nhà nước cấp xã, huyện, thị trấn,…\nHướng dẫn viên du lịch.\nChuyên viên nghiên cứu thị trường tiêu thụ ở Campuchia.\nTổ chức tour, lên kế hoạch du lịch trong các công ty du lịch.\nSoạn thảo văn bản, tiếp xúc trực tiếp với đối tác làm ăn người Campuchia của công ty.\nLàm việc tại các công ty ở Campuchia có sự đầu tư của Việt Nam.\nPhóng viên, phát thanh viên tại các đài phát thanh, đài truyền hình.\nBiên tập viên cho các đài truyền hình địa phương.\n\n\n\n", "mức lương của các khối ngành là bao nhiêu?": "\n\nThông thường, mức lương khởi điểm của sinh viên chuyên ngành này dao động ở mức 5 triệu – 8 triệu đồng/tháng, cụ thể như sau:\n\n\n\nLàm việc tại các công ty ở Campuchia có sự đầu tư của Việt Nam ~ 8 triệu đồng/tháng\nGiáo viên, giảng viên chuyên ngành ngôn ngữ này tại trường đại học ~ 5 triệu – 7 triệu đồng/tháng\nHướng dẫn viên du lịch ~ 8 triệu – 10 triệu đồng/tháng\nSoạn thảo văn bản, tiếp xúc trực tiếp với đối tác làm ăn người Campuchia của công ty ~ 5 triệu – 8 triệu đồng/tháng\nBiên tập viên tiếng Khmer cho các đài truyền hình địa phương ~ 5 triệu – 10 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgày nay, có không ít dự án cao su của các công ty Việt Nam đang đầu tư ở Campuchia. Vậy nên, thị trường lao động đang rất cần đội ngũ nhân viên phiên dịch, soạn thảo văn bản biết tiếng Khmer. Do đó, đừng để những định kiến bên ngoài tác động đến mong muốn theo đuổi ngành học của mình bạn nhé. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-hmong", "rid": "7220107", "major": "Ngôn ngữ H’mong", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nH’mong là một ngôn ngữ được sử dụng phổ biến bởi người Mông- một dân tộc thiểu số cư trú tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai,… Ngôn ngữ H’mong ( Mã ngành: 7220107) được xem là ngôn ngữ chính thức được dạy trong trường lớp ở khu vực này. \n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành ngôn ngữ H’mong (khối Đại học Sư phạm – Ngôn ngữ học) thường xét tuyển tổ hợp D01. Bao gồm: \n\n\n\nNgữ Văn\nTiếng Anh\nNgôn ngữ gốc\n\n\n\nNgoài ra, tùy vào yêu cầu từng trường mà tổ hợp môn thi có thể thay đổi thành Toán học, Lịch sử, Địa lý hoặc môn tự chọn. \n\n\nĐiểm chuẩn ngành ngôn ngữ H’mong dao động từ 16 – 20 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, điểm chuẩn có thể thay đổi do số lượng và chất lượng thí sinh đăng ký vào trường.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học tập và thành công trong lĩnh vực này bạn phải có đủ đam mê, sự nhiệt tình và quan tâm đến ngôn ngữ và văn hóa của người H’mong. Bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, xử lý thông tin hiệu quả để tương tác với cộng đồng người H’mong. Phải cẩn trọng và kiên nhẫn, tìm hiểu và bảo tồn ngôn ngữ H’mong. Sẵn lòng học hỏi và nâng cao kiến thức từng ngày. \n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp?": "\n\nCơ hội việc làm của ngành ngôn ngữ H’mong rất cao. Cụ thể như:\n\n\n\nTrở thành giảng viên giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng.\nNghiên cứu và phát triển ngôn ngữ.\nHướng dẫn viên du lịch, giúp du khách hiểu rõ ngôn ngữ và văn hóa của người H’mong.\nThông dịch viên.\nPhát triển kinh tế địa phương.\n\n\n\nTùy vào vị trí làm việc và kinh nghiệm mà mức lương ngành ngôn ngữ H’mong dao động từ 8 – 15 triệu đồng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những chia sẻ về ngành ngôn ngữ H’mong để các thí sinh tham khảo. Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với ngôn ngữ thì đây là ngành học đáng để cân nhắc. Chúc bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-cham", "rid": "7220108", "major": "Ngôn ngữ Chăm", "payload": {"ngành là gì? ngành thi khối nào?": "\n\nNgành Ngôn ngữ Chăm ( Mã ngành: 7220108) là ngành học tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích nguồn gốc, sự phát triển, cấu trúc câu, quy tắc ngữ pháp, sự tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ Chăm và các ngôn ngữ khác. \n\n\nCác khối thi xét tuyển nganh Ngôn ngữ Chăm bao gồm:\n\n\n\nKhối C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)\nKhối D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)\nKhối D14 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh)\n\n\n\nCác trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Chăm bao gồm: \n\n\n\nĐại học Sư phạm Huế\nKhoa Ngôn ngữ và Văn hóa – Đại học Quốc gia Hà Nội \n\n\n\nĐiểm chuẩn có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nhu cầu và cạnh tranh của từng năm học. Thông thường, điểm chuẩn trúng tuyển thường dao động từ 17 – 20 điểm. \n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nNgôn ngữ Chăm không đòi hỏi quá nhiều tiêu chí ở sinh viên, ngoại trừ một vài yêu cầu phẩm chất của người theo học như sau:\n\n\n\nCó niềm đam mê với ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ Chăm \nChăm chỉ, cần cù, hăng say trong học tập\nCó tinh thần tự học cao\nCó thái độ cầu tiến, cầu toàn, luôn luôn nỗ lực trong học tập\nKhông ngại khó, ngại sai trong quá trình học tiếng\n\n\n\n", "sau khi tốt nghiệp có dễ xin việc không? cơ hội việc làm như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể có nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng như sau:\n\n\n\nGiảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn hóa Chăm \nDịch thuật và thông dịch tại các cơ quan Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ, hoặc các công ty nước ngoài \nCông tác cộng đồng trong các tổ chức xã hội hoặc các tổ chức đại diện cho cộng đồng người Chăm\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của ngành Ngôn ngữ Chăm phụ thuộc vào vị trí làm việc, kinh nghiệm và cơ sở làm việc của từng cá nhân. Thông thường, mức lương trung bình cho ngành này là từ 7 – 16 triệu đồng/tháng. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những chia sẻ về ngành ngôn ngữ Chăm để các thí sinh tham khảo. Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với ngôn ngữ thì đây là ngành học đáng để cân nhắc. Chúc bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-sang-tac-van-hoc", "rid": "7220110", "major": "Sáng tác văn học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành sáng tác văn học là ngành chuyên đi sâu khai thác năng lực, sự linh động và sáng tạo trong cách viết của sinh viên. Ngành học này giúp đào tạo ra những cây bút mới có sức viết và sức sáng tạo những bài viết đi vào lòng người. Sinh viên theo học ngành này sẽ được bồi dưỡng những kiến thức như kỷ luật nghề nghiệp, với con người, xã hội và tác phẩm mình viết. Ngành học này còn mang lại nhiều cơ hội để tiếp xúc với các nhà văn, nhà thơ, nhà báo… Nó giúp cho các bạn có cơ hội học hỏi và đúc rút kinh nghiệm nhiều hơn từ lối viết và cách hành văn. Ngoài ra, sinh viên có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn, có kiến thức quan lý và điều hành đối với ngành được đào tạo.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể thi tuyển vào ngành học thì các sĩ tử sẽ thi với tổ hợp môn N00 với 3 môn thi đó là:\n\n\n\nNgữ văn\nNăng khiếu sáng tác\nPhỏng vấn trực tiếp\n\n\n\nRiêng môn Ngữ văn, nếu kết quả thi sinh đã dự thi THPT quốc gia mới nhất trên 6 điểm sẽ được miễn. Ngoài ra còn có một số trường hợp được tuyển thẳng nếu có các tiêu chí sau:\n\n\n\nĐạt các giải thưởng văn học trong và ngoài nước được bảo lưu tối đa 5 năm.\nĐạt giải (Nhất, nhì, ba) trong kỳ thi HSG quốc qua môn Ngữ văn. Kết quả bảo lưu 2 năm.\nĐạt giải (Nhất, nhì, ba) trong kỳ thi HSG cấp tỉnh/ thành phố môn Ngữ văn. Kết quả bảo lưu 2 năm.\nCó tác phẩm được đăng lên các báo, tạp chí chuyên ngành\nCó chứng chỉ tiếng anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày hạn nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 5.0 trở lên (hoặc tương đương). Điểm học lực môn Ngữ văn ba năm THPT từ khá trở lên.\n\n\n\n", "điểm chuẩn và các trường đào tạo ngành": "\n\nTheo thông tin ghi nhận trong năm 2020, điểm chuẩn là 21 điểm, dựa trên kết quả xét theo kỳ thi THPT Quốc gia.\n\n\nHiện nay, ngành sáng tác văn học là một ngành mới nên có rất ít trường đào tạo. Một số trường đào tạo về ngành hoặc tương đương có thể kể đến như:\n\n\n\nĐại học Khoa học xã hội và nhân văn (Hà Nội)\nĐại học Khoa học xã hội và nhân văn (TP Hồ Chí Minh)\nĐại học Văn Hiến\nĐại học Văn hóa Hà Nội\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐây là ngành đào tạo chuyên sâu về văn học để tạo ra những cây bút trẻ. Nhưng không phải ai cũng có thể phù hợp với ngành học này. Trước hết, chúng ta cần phải có một niềm đam mê văn học và phải có năng khiếu văn học. Ngoài ra, nếu bạn sở hữu một trong những tố chất sau, thì chắc chắn bạn sẽ là một trong những cây bút tài năng của tương lai:\n\n\n\n\n\nSự hiểu biết về thực tế cuộc sống\nCó óc quan sát tinh tế, nhạy bén\nNguồn tri thức sáng tạo văn hóa dồi dào\nTrí tưởng tượng sáng tạo\nLối hành văn mới mẻ, mang đậm dấu ấn cá nhân\nCó trí tuệ sắc sảo, linh hoạt, trí nhớ tốt\nCó cá tính độc đáo, riêng biệt, không bị trộn lẫn\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nTrước hết, vì là ngành liên quan đến văn học nên tất nhiên bạn cần phải giỏi môn Ngữ văn. Các bạn cần phải có một nền tảng vững chắc về môn học này. Thêm vào đó là lối hành văn và cách sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là sức sáng tạo. Khi có lợi thế về lối văn chương thì trong quá trình học sẽ dễ dàng hơn đối với bạn. Đây là ngành tuyển sinh với đầu vào là những thí sinh có năng khiếu nên nhất thiết bạn phải giỏi môn Ngữ văn. Ngoài ra, ngành học không yêu cầu bạn thi những môn học khác nhưng lại thi tuyển qua bài thi năng khiếu và phỏng vấn. Do đó, ngoài cần học giỏi môn Văn thì năng khiếu sáng tác và sự tự tin cũng không thể thiếu.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNếu như bạn là một cây bút có tài năng thì cơ hội việc làm đến với bạn rất dễ dàng. Cơ hội việc làm dành cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp về ngành này sẽ như sau:\n\n\n\n\n\nSáng tác văn học tại các diễn đàn văn hóa văn nghệ, các cuộc thi\nGiảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các trung tâm nghiên cứu\nPhóng viên, biên tập viên tại các cơ quan truyền thông, báo chí chuyên ngành\nBiên tập website, viết tin bài và xây dựng kịch bản phim\nQuản lý văn phòng: công việc hành chính, văn phòng, quản lý nhân sự tại các cơ quan văn hóa\nCông tác xuất bản, biên dịch, tham gia các hoạt động biên soạn từ điển, sách giáo khoa\nSáng tác và phê bình văn học\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành là bao nhiêu?": "\n\nGiỏi sáng tác văn học là một lợi thế giúp bạn có thể đạt được nhiều vị trí công việc. Với những đối tượng chọn viết văn, sáng tác tác phẩm tự do hay tham gia các diễn đàn: mức lương sẽ được tính theo tác phẩm sáng tác. Thông thường sẽ có mức thu từ 6 – 10 triệu/tháng. Với những người có năng lực, chỉ cần một tác phẩm nổi tiếng, được xuất bản và xã hội đón nhận số tiền được tính bằng nghìn USD. Đối với những công việc văn phòng, biên tập, phiên dịch, quản lý… sẽ mức lương cơ bản sẽ từ 7 – 10 triệu đồng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể nhận định rằng, đây là một ngành thú vị đối với những bạn trẻ yêu thích văn học. Nếu bạn thực sự đam mê công việc viết lách và có trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo thì hãy theo học ngành Sáng tác văn học để được học tập, rèn luyện trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-van-hoa-cac-dan-toc-thieu-so-viet-nam", "rid": "7220112", "major": "Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam là ngành học thuộc lĩnh vực xã hội, trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về văn hóa các dân tộc thiểu số. Ngành học ra đời nhằm nghiên cứu, bảo tồn và quản lý các hoạt động văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ngoài ra còn tạo cơ hội cho sinh viên khai thác và phát huy văn hóa của từng địa phương.\n\n\n\n\nTheo ngành học này, sinh viên được tiếp cận giá trị văn hóa của các địa phương từ Bắc xuống Nam. Đồng thời còn cung cấp cho sinh viên một cái nhìn mới hơn về di sản văn hóa gắn với từng dân tộc. Học ngành văn hóa các dân tộc thiểu số còn giúp cho sinh viên rèn luyện được các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Từ đó có một cái nhìn chuyên sâu về văn hóa các dân tộc thiểu số.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nTừ tên của ngành có thể thấy được ngành học này liên quan đến các môn học xã hội. Hiện nay, một số trường Đại học ngoài sử dụng các khối thi chính là C và D còn sử dụng thêm một số tổ hợp môn để xét tuyển.\n\n\n\nC00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý\nD01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh\nD09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh\nD14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh\nD15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn và các trường đào tạo ngành văn hóa các dân tộc thiểu số vn là bao nhiêu?": "\n\nNhìn chung, mặt bằng điểm xét tuyển đầu vào của các ngành xã hội là không quá cao. Nó tùy thuộc vào điểm thi của các sĩ tử qua kì thi THPT quốc gia. Tính từ năm 2017 trở lại đây, mức điểm xét tuyển cao nhất của ngành này dao động từ 14 – 24,25 điểm. Gần đây nhất, điểm chuẩn ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2020 dao động từ 15 -20 điểm.\n\n\nHiện nay, nước ta chỉ có 3 trường đào tạo ngành văn hóa các dân tộc thiểu số:\n\n\n\nĐại học Văn hóa Hà Nội\nĐại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh\nĐại Học Trà Vinh\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành học này như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, sinh viên có cơ hội làm việc tại:\n\n\n\n\n\nCác cơ quan nghiên cứu và quản lý về dân tộc: từ Trung ương đến địa phương\nTrung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa. \nCán bộ tại các địa phương chuyên về quản lý nhân sự, hành chính địa phương hay phòng văn hóa nghệ thuật tại xã, huyện, tỉnh, thành phố.\nHướng dẫn viên, phiên dịch tại các khu vui chơi, khu du lịch, bảo tàng văn hóa.\nPhóng viên, biên tập viên tại các đài truyền hình, đài phát thanh về kênh tiếng dân tộc.\nTham gia lên kịch bản, soạn thảo nội dung về văn hóa vùng miền hay dẫn chương trình về bảo tồn di sản văn hóa.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nNgành học văn hóa các dân tộc thiểu số không chỉ tuyển đầu vào đủ điểm chuẩn mà còn cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó khả năng nghiên cứu, biết cách sưu tầm v­­­­­­­­­­à phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.\nNắm vững được các kỹ năng về việc lên kế hoạch, tổ chức các hoạt động văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số.\nCó khả năng nói thành thạo ít nhất một ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong vùng công tác.\nCó lập trường, tư tưởng vững chắc, thái độ nghiêm, túc kiên trì trong công việc.\nCó ý thức công dân, đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, tính kỷ luật cao.\nKhả năng sáng tạo và tư duy độc lập, biết cách kết hợp hài hòa giữa quyền lợi bản thân với lợi ích của dân tộc và cộng đồng xã hội.\nBiết cách tôn trọng và học hỏi nhân văn về nền văn hóa các dân tộc thiểu số ở nơi công tác. \n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐể trả lời câu hỏi trên ta cần xem xét tổ hợp xét tuyển của ngành này. Ngành xét tuyển 2 tổ hợp là C và D. Như vậy có thể thấy môn học đáng chú trọng ở đây là môn Ngữ văn. Nó sẽ hỗ trợ bạn trong việc trau dồi khả năng giao tiếp của mình. Ngoài ra, Lịch sử cũng là một thế mạnh nếu những ai đam mê và muốn chinh phục ngành học này. Môn Địa lý cũng được nhắc đến trong danh sách môn học chúng ta cần nắm vững. Đặc biệt, thông thạo một ngoại ngữ cũng là một điểm cộng cho bạn khi theo học ngành này. Đa số những sinh viên chọn ngành học này đều có thế mạnh về các môn xã hội.\n\n\n", "mức lương dành cho ngành văn hóa dân tộc thiểu số là bao nhiêu?": "\n\nMức lương cơ bản hiện nay theo định của Nhà nước về chức vụ cán bộ sẽ dao động từ 5 – 6 triệu/tháng. Đối với những cá nhân làm việc tại các doanh nghiệp, công ty tư nhân mức lương này sẽ cao hơn từ 6 – 9 triệu/tháng, hoặc có thể trên 10 triệu nếu bạn có năng lực và kinh nghiệm.\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể nhận định rằng, ngành học này với sứ mệnh đào tạo ra những nhân tài cho tổ quốc. Nhằm mục đích có thể gìn giữ và phát huy được những nét đẹp văn hóa dân tộc. Chắc hẳn những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành học này. Nếu bạn có hứng thú với ngành học này thì hãy mạnh dạn đăng ký nguyện vọng để thử sức bản thân nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-anh", "rid": "7220201", "major": "Ngôn ngữ Anh", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nTiếng Anh hiện đang là ngôn ngữ chính thức của hơn 67 quốc gia trên thế giới, và con số này sẽ còn tăng mạnh trong tương lai. Ngôn ngữ Anh còn là ngành khoa học nghiên cứu chuyên sâu về các ứng dụng của tiếng Anh, cũng như các khía cạnh ngôn ngữ học của tiếng Anh: ngữ âm học, âm vị học, hình thái học, cú pháp học…\n\n\n\n\nCác sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo bài bản nhất có thể để sử dụng thành thạo tiếng Anh trong đời sống hằng ngày. Ngoài ra, ngôn ngữ Anh còn được chia ra thành nhiều chuyên ngành và đào tạo các kỹ năng liên quan. Nghĩa là người học chỉ đăng ký 1 mà được đào tạo 3 yếu tố cần thiết cho việc đi làm sau này: ngoại ngữ, chuyên ngành và kỹ năng mềm.\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nSau đây là những khối thi phổ biến nhất đối với hầu hết các cơ sở đào tạo ngôn ngữ Anh:\n\n\n\nKhối D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán, Hóa Học, Tiếng Anh\nKhối D09: Toán, Lịch Sử, Tiếng Anh\nKhối D10: Toán, Địa Lý, Tiếng Anh\nKhối D11: Ngữ Văn, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối D12: Ngữ Văn, Hóa Học, Tiếng Anh\nKhối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh\nKhối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh\nKhối D66: Ngữ Văn, GDCD, Tiếng Anh\nKhối D72: Ngữ Văn, KHTN, Tiếng Anh\nKhối D78: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh\nKhối D84: Toán Học, GDCD, Tiếng Anh\nKhối D90: Toán Học, KHTN, Tiếng Anh\nKhối D96: Toán Học, KHXH, Tiếng Anh\nKhối A01: Toán, Vật Lí, Tiếng Anh\n\n\n\nNgoài ra, cũng có một cơ sở đào tạo xét tuyển những khối thi khác:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học\nKhối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học\nKhối B08: Toán Học, Sinh Học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển là bao nhiêu?": "\n\nMỗi cơ sở đào tạo khác nhau thường yêu cầu khác nhau, nhưng điểm chuẩn cho ngành ngôn ngữ Anh thường dao động từ 13 điểm đến 29 điểm đối với phương thức xét điểm thi THPTQG, từ 6 điểm đến 24 điểm đối với phương thức xét học bạ. Con số này cũng có thể thay đổi theo từng năm bởi số lượng thí sinh thi đại học tăng hoặc giảm.\n\n\nNgoài ra, các cơ sở đào tạo cũng có thể đưa ra một hoặc vài tiêu chí phụ (TCP) trong quá trình xét tuyển như sau:\n\n\n\nĐiểm học tập THPT ít nhất 18 điểm\nMôn tiếng Anh nhân hệ số 2\nĐiểm sàn môn tiếng Anh là 4.5 điểm\nTCP1 NN>6.2, TCP2 NN = 6.2, nv<=4\nĐiểm môn Toán≥ 8,80, thứ tự nguyện vọng: NV1-8\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)\nĐại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nĐại học Thủ đô Hà Nội\nĐại học Văn hóa Hà Nội\nĐại học Điện lực\nĐại học Luật Hà Nội\nĐại học Ngoại thương\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Lao động Xã hội\nĐại học Công đoàn\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Mở Hà Nội\nĐại học Phenikaa\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Thăng Long\nĐại học Hòa Bình\nĐại học Thái Nguyên\nĐại học Công Nghiệp Việt Trì\nĐại học Hải Dương\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên\nĐại học Tài chính – Quản trị kinh doanh\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Phú Xuân\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Huế\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Nha Trang\nĐại học FPT – Cơ sở Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Lạc Hồng\nĐại học Ngoại ngữ – Tin học Tp.HCM\nĐại học Mở Tp.HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM\nĐại học Sư phạm Tp.HCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Luật Tp.HCM\nĐại học Ngân hàng Tp.HCM\nĐại học Công nghệ Tp.HCM\n\n\n\n", "bao gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nNgành Tiếng Anh sư phạm\n\n\nChuyên ngành này sẽ đào tạo nên những “người lái đò” trong tương lai cho bộ môn tiếng Anh nên đây thường là ngành lấy điểm cao nhất và cũng được đào tạo khắt khe nhất trong các khối ngành ngôn ngữ Anh. Cũng vì thế mà cơ hội việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp sư phạm Anh tương đối đa dạng.\n\n\nNgành Tiếng Anh thương mại\n\n\nĐây là ngành học kết hợp giữa ngôn ngữ Anh và kinh tế, thương mại. Cụ thể, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về các kiến thức kinh doanh cũng như cách sử dụng tiếng Anh để đạt hiệu quả trong việc kinh doanh với các đối tác quốc tế.\n\n\n\n\nNgành Tiếng Anh biên – phiên dịch\n\n\nNgười học tiếng Anh biên – phiên dịch sẽ được đào tạo những kiến thức về tiếng Anh học thuật như nghệ thuật sử dụng ngôn từ, văn phong, ngữ pháp nâng cao và đặc biệt là về văn hóa của các nước nói tiếng Anh như Anh, Mỹ. Ngoài ra, ngành này còn củng cố kiến thức học viên về tiếng Việt nhằm khiến sản phẩm dịch thuật gần gũi hơn với người Việt.\n\n\nNgành Tiếng Anh du lịch\n\n\nCũng như ngành tiếng Anh thương mại, tiếng Anh du lịch không chỉ giúp sinh viên nâng cao 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết mà còn hướng dẫn sinh viên những kiến thức và kỹ năng không thể thiếu trong ngành du lịch – dịch vụ. Nhiều người lầm tưởng sinh viên tiếng Anh du lịch chỉ có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch, nhưng thực tế cơ hội việc làm cho khối ngành này rất đa dạng.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nCó thể gọi ngành ngôn ngữ Anh là “ngành học quốc dân” bởi cơ hội việc làm phong phú, mức lương đáng mơ ước nhưng lại không nhiều yêu cầu. Người theo học ngành ngôn ngữ Anh chỉ cần:\n\n\n\nCó đam mê, hứng thú với việc nghiên cứu và sử dụng ngoại ngữ\n\n\n\nĐây cũng là yêu cầu quan trọng nhất. Bởi bạn sẽ phải ăn ngủ cùng tiếng Anh ít nhất là 4 năm sắp tới. Nhưng nếu bạn có một niềm đam mê mãnh liệt dành cho nó, thì đây sẽ là 4 năm bạn được làm điều mình yêu thích.\n\n\n\nCó tinh thần cầu tiến, ham học hỏi\n\n\n\nTiếng Anh không chỉ bao gồm những từ vựng, ngữ pháp có sẵn lâu nay. Cùng với sự phát triển không ngừng của cuộc sống, càng nhiều từ lóng, phép ẩn dụ và chơi chữ ra đời. Ngoài ra, bạn không chỉ rèn luyện tiếng Anh mà còn phải trau dồi kiến thức chuyên ngành đã chọn. Thế nên, bạn sẽ phải cố gắng hết sức để không bỏ lỡ phần nào.\n\n\n\n\n\nTự tin, bản lĩnh\n\n\n\nHầu hết các công việc gắn liền với ngành này đều yêu cầu bạn phải làm việc với nhiều người, thuyết trình trước đám đông và giải quyết khối lượng công việc tương đối lớn. Thế nên bạn hãy rèn luyện những kỹ năng này trong suốt quá trình học nhé.\n\n\n", "học cần giỏi những môn nào?": "\n\nCái tên nói lên tất cả, có thể dễ dàng nhận thấy môn tiếng Anh là quan trọng nhất bởi nó xuất hiện trong tất cả các khối ngành xét tuyển. Tuy nhiên, cũng đừng quá lo lắng nếu bạn muốn làm các công việc liên quan đến ngành này nhưng lại không giỏi tiếng Anh. Bởi khoảng thời gian 4 năm đủ để các bạn trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình trước khi bước vào thị trường việc làm.\n\n\nNgoài ra, các công việc liên quan đến ngành ngôn ngữ Anh đều yêu cầu khả năng sử dụng nhuần nhuyễn cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Thế nên, giỏi Ngữ Văn cũng sẽ là một lợi thế to lớn cho sinh viên ngôn ngữ Anh.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho sinh viên như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp các chuyên ngành ngôn ngữ Anh kể trên, bạn sẽ được săn đón bởi rất nhiều công ty ở những lĩnh vực khác nhau. Tùy theo sở thích và chuyên ngành đã chọn, bạn cũng có thể ứng tuyển vào các vị trí sau đây:\n\n\n\n\n\nGiáo viên tiếng Anh tiểu học (sinh viên sư phạm Anh bậc tiểu học)\nGiáo viên tiếng Anh trung học cơ sở và trung học phổ thông (sinh viên sư phạm Anh phổ thông)\nGiáo viên tiếng Anh tại các cơ sở tư nhân\nGiảng viên tiếng Anh tại các trường đại học (dành cho học viên bậc thạc sĩ trở lên)\nBiên – phiên dịch viên lĩnh vực tiếng Anh thương mại\nTrợ lý/thư ký tại các công ty, đặc biệt là công ty đa quốc gia\nChuyên viên xuất nhập khẩu\nBiên – phiên dịch viên ở các công ty nước ngoài\nContent writer cho các sản phẩm Việt hướng đến thị trường quốc tế và ngược lại\nNhân viên lễ tân, nhân viên văn phòng tại các khách sạn, resort, các công ty du lịch\nHướng dẫn viên du lịch\nThư ký/ trợ lý cho giám đốc hoặc trưởng bộ phận tại các khách sạn hoặc resort\nNhân viên Marketing cho các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, v.v\nNhân viên chăm sóc khách hàng, điều hành tour tại các công ty du lịch\n\n\n\n", "mức lương của các khối ngành là bao nhiêu?": "\n\nMột trong những lí do khiến ngành ngôn ngữ Anh trở nên hấp dẫn chính là mức lương của các khối ngành kể trên. Thông thường, sinh viên mới tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh sẽ nhận mức lương rơi vào 6 triệu đến 10 triệu đồng. Con số trên có thể thay đổi tùy theo chức vụ bạn đảm nhiệm, chính sách của công ty cũng như biểu hiện của bạn trong công việc. Nếu bạn thực sự có đam mê và kiến thức chuyên môn vững, nhiều kinh nghiệm, bạn có thể nhận mức thu nhập lên đến:\n\n\n\nBiên dịch viên tiếng Anh – 20 triệu đồng/tháng\nPhiên dịch viên tiếng Anh – 50 triệu đồng/tháng\nHướng dẫn viên du lịch – 15 triệu đồng/tháng\nGiáo viên tiếng Anh – 30 triệu đồng/tháng\nNhân viên Marketing tiếng Anh – 20 triệu đồng/tháng\nLễ tân – 10 triệu đồng/tháng\nContent writer – 23 triệu đồng/tháng\nĐiều hành tour – 20 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nVới xu thế người người hội nhập, nhà nhà toàn cầu hóa như hiện nay, ngôn ngữ Anh thật sự là một ngành đáng cân nhắc. Tiếng Anh sẽ là cầu nối trải đường cho giới trẻ đến làm việc, học tập thậm chí sinh sống tại các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Canada, Úc, v.v. Ngoài ra, các khối ngành ngôn ngữ Anh đều đào tạo song song tiếng Anh cùng với chuyên ngành kèm theo, giúp sinh viên được trang bị sẵn sàng cả kiến thức lẫn kỹ năng để bước vào “đấu trường” tìm việc làm."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-nga", "rid": "7220202", "major": "Ngôn ngữ Nga", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành ngôn ngữ Nga là ngành đào tạo những cử nhân có đạo đức tốt, tác phong làm việc chuyên nghiệp và có khả năng sử dụng tiếng Nga một cách lưu loát. Trở thành sinh viên chuyên ngành này, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ, nền văn hóa, đời sống con người, thậm chí là nền kinh tế nước Nga. Từ đó có thể sử dụng tốt tiếng Nga và công tác trong các lĩnh vực đòi hỏi sử dụng ngôn ngữ này.\n\n\n\n\nVề chương trình đào tạo, cử nhân ngành ngôn ngữ Nga sẽ phải học các học phần lý luận chính trị bắt buộc như: Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,… Ngoài ra, các bạn còn phải hoàn thành những học phần như: Tin học cơ sở, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh,… Bên cạnh đó, bạn sẽ được tiếp xúc với các môn học liên quan trực tiếp đến chuyên ngành như: Đất nước học Nga, Từ vựng học tiếng Nga,… và một số môn học tự chọn về nhiều lĩnh vực khác nhau như: tư duy phê phán, cảm thụ nghệ thuật,… \n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay, thí sinh có nguyện vọng thi tuyển vào ngành này có rất nhiều sự lựa chọn về tổ hợp môn, cụ thể:\n\n\n\nD01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)\nD02 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga)\nD09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)\nD10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)\nD15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)\nD42 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nga)\nD66 (Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)\nD78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)\nD80 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)\nD90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)\nD96 (Toán, Khoa học xã hội, Anh)\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển vào ngành ngôn ngữ Nga có sự chênh lệch khá lớn, tùy thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký dự thi cũng như quy mô lớn nhỏ của các cơ sở đào tạo. Qua từng năm, điểm chuẩn của ngành này luôn giữ ở ngưỡng 13 – 31 điểm đối với hình thức xét điểm THPT Quốc Gia, hoặc 630 – 700 điểm đối với phương thức xét tuyển bài thi đánh giá năng lực.\n\n\nNgoài ra, một số cơ sở đào tạo có thể đưa ra những tiêu chí phụ như:\n\n\nĐối với các trường ngoại ngữ có khối ngành ngôn ngữ Nga:\n\n\n\nTTNV <=3\nNgoại ngữ nhân hệ số 2\nĐiểm học bạ trên 18 điểm\n\n\n\nĐối với các trường quân sự: tùy vào từng năm mà các trường này sẽ có yêu cầu riêng về giới tính và khu vực tuyển sinh (chỉ tuyển thí sinh ở miền Bắc/miền Nam).\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường đào tạo Ngôn ngữ Nga trên cả nước theo từng khu vực.\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Hà Nội\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội\nKhoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên\nHọc viện Khoa học Quân sự (cơ sở 1)\nĐại Học Công Nghệ và Quản Lý Hữu Nghị\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Huế\nĐại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Sư Phạm TP.HCM\nHọc Viện Khoa Học Quân Sự – Hệ Quân sự (cơ sở 2)\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể theo đuổi ngành Ngôn ngữ Nga, bạn cần phải đảm bảo có một số tiêu chí như:\n\n\n\n\n\n\nCó niềm đam mê, hứng thú với ngoại ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ Nga.\nCó mong muốn được tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Nga.\nCó tinh thần ham học hỏi, thái độ cầu toàn, cầu tiến.\nCó tinh thần kỷ luật tốt, luôn luôn kiên trì, nhẫn nại trong học tập.\nMong muốn làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp và công nghiệp hóa với người nước ngoài.\n\n\n\n", "học cần giỏi những môn nào?": "\n\nĐể học tốt ngành Ngôn ngữ Nga, chắc chắn bạn cần phải có vốn tiếng Nga ở mức khá đến giỏi. Tuy nhiên, bạn không bắt buộc phải biết tiếng Nga trước khi vào đại học, bởi vì 4 năm đào tạo sẽ giúp sinh viên không chỉ thông thạo tiếng Nga mà còn có những kiến thức chuyên sâu về đất nước Nga. Ngoài ra, học giỏi Ngữ Văn cũng là một yêu cầu lớn nếu bạn mong muốn làm trong ngành biên phiên dịch tiếng Việt – tiếng Nga.\n\n\n", "học ra làm gì?": "\n\nSinh viên chuyên ngành này thường được các công ty, doanh nghiệp săn đón ngay sau khi ra trường, đặc biệt là trong bối cảnh mối quan hệ hữu nghị, bền vững giữa hai nước Việt – Nga đang ngày càng thắt chặt. Sau đây là một số ngành nghề mà các bạn có thể theo đuổi sau khi tốt nghiệp đại học:\n\n\n\n\n\nHướng dẫn viên du lịch.\nQuản lý văn phòng du lịch.\nQuản lý khách sạn.\nGiáo viên, chuyên viên nghiên cứu tiếng Nga.\nCán bộ đối ngoại, trợ lý giám đốc, trợ lý dự án.\nBiên tập viên, phát thanh viên, phóng viên.\nPhiên dịch viên, trợ lý ngôn ngữ.\nTiếp viên hàng không.\n\n\n\n", "mức lương của các khối ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgôn ngữ Nga là ngành học có quy mô đầu vào không lớn, vậy nên sinh viên ngành Ngôn ngữ Nga sau khi ra trường rất được săn đón và thường nhận được khoản lương hậu hĩnh, cụ thể như sau:\n\n\n\nQuản lý văn phòng du lịch ~ 10 – 30 triệu đồng/tháng\nQuản lý khách sạn ~ 12 – 30 triệu đồng/tháng\nGiáo viên, chuyên viên nghiên cứu tiếng Nga ~ 10 – 20 triệu đồng/tháng\nCán bộ đối ngoại, trợ lý giám đốc, trợ lý dự án ~ 30 – 37 triệu đồng/tháng\nTiếp viên hàng không ~ 22 – 30 triệu đồng/tháng\nHướng dẫn viên du lịch ~ 350,000 – 400,000 đồng/giờ\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgôn ngữ Nga đang ngày càng trở thành một ngành học nhận được sự yêu thích từ các bạn sinh viên và phụ huynh. Nếu bạn phân vân không biết nên lựa chọn theo học ngoại ngữ nào thì đây chính là một lựa chọn đáng cân nhắc để theo đuổi trong 4 năm đại học sắp tới. Chúc bạn thành công chinh phục ngôn ngữ thú vị đến từ xứ sở Bạch Dương này!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-phap", "rid": "7220203", "major": "Ngôn ngữ Pháp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành ngôn ngữ Pháp là chuyên ngành đào tạo về các kỹ năng, kiến thức sâu rộng của tiếng Pháp. Bên cạnh đào tạo về ngôn ngữ, ngành này còn giúp sinh viên trao dồi các kiến thức về kinh tế, thương mại và xã hội để đáp ứng yêu cầu của công việc sau này. Ngoài các kỹ năng cơ bản như nghe, nói, đọc, viết, sinh viên theo học ngành này còn được trang bị các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, kỹ năng giải quyết tình huống hay kỹ năng thuyết trình. Qua đó, tham gia học ngành tiếng Pháp không chỉ giúp người học thành thạo ngôn ngữ này mà còn có thể mở rộng hiểu biết về văn hóa, kinh tế của nước Pháp và tự tin hơn trong giao tiếp ứng xử. Ngoài ra, hiện nay nước Pháp đang mở rộng nhiều chương trình học bổng cho sinh viên quốc tế. Khi theo học ngành này, bạn hoàn toàn có cơ hội sang Pháp để du học và làm việc.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể theo học ngành tiếng Pháp, có rất nhiều tổ hợp môn cho các sĩ tử lựa chọn. Cụ thể như sau:\n\n\n\nA01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp\nD10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh\nD14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh\nD15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nD44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp\nD64: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp\nD66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\nD90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\nD96: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\n\n\n\nCó thể thấy rằng, Tiếng Anh là môn học xuất hiện ở hầu hết các tổ hợp. Như vậy, để đậu vào ngành này, trước tiên bạn phải học tốt môn tiếng Anh. Khi quyết định học một ngôn ngữ mới thì chắc hẳn các bạn cũng đã định hướng và đầu tư cho việc học tiếng Anh rồi đúng không? Ngoài ra, Ngữ văn cũng là một môn học quan trọng vì nó xuất hiện ở khá nhiều khối thi. Còn nếu bạn đã học qua tiếng Pháp thì rất thuận lợi khi lựa chọn tổ hợp có tiếng Pháp. Thi đầu vào bằng tiếng Pháp thì bạn chỉ cần nắm các kiến thức cơ bản của ngoại ngữ này. Đừng lo lắng vì sau khi đậu vào trường thì sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\nĐiểm chuẩn Ngành ngôn ngữ Pháp năm 2020 tính theo kết quả thi THPT Quốc gia dao động từ 15 – 23,2 điểm với trường hợp môn ngoại ngữ nhân hệ số 1, và từ 32,54 – 34,8 điểm với trường hợp môn ngoại ngữ nhân hệ số 2. Ngoài ra, một số trường áp dụng phương thức xét tuyển học bạ với điểm chuẩn từ 18 – 18.41 điểm. Riêng Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc gia TPHCM áp dụng bài thi ĐGNL với điểm chuẩn trúng tuyển là 730 điểm.\n\n\n", "những trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nBên cạnh điểm chuẩn, vấn đề chọn trường đào tạo tốt cũng được rất nhiều người quan tâm. Nếu muốn theo học ngành này, bạn có thể tham khảo các trường sau đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)\nĐại Học Hà Nội\nĐại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội\nKhoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung và Tây Nguyên\n\n\n\nĐại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Đà Nẵng\nĐại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc gia TPHCM\nĐại Học Sư Phạm TPHCM\nĐại Học Cần Thơ\nĐại Học Văn Hiến\nĐại Học Trà Vinh\n\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào? cơ hội làm việc ra sao?": "\n\nTùy theo chương trình đào tạo của từng trường, ngành ngôn ngữ Pháp có thể chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau. Trong đó có những chuyên ngành chính như sau:\n\n\n\nTiếng Pháp biên – phiên dịch\nTiếng Pháp du lịch\nSư phạm tiếng Pháp\n\n\n\nTiếng Pháp ngày nay đang dần được ưa chuộng và trở nên phổ biến. Cùng với sự hợp tác và hội nhập quốc tế, cơ hội việc làm đang rộng mở đối với các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Sở dĩ như vậy vì ngành học này mang lại cho các bạn rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Cụ thể:\n\n\n\nGiảng viên giảng dạy tiếng Pháp tại các trường cao đẳng, đại học hoặc các trung tâm tiếng Pháp\nHướng dẫn viên du lịch\nTrợ lý, thư ký giám đốc tại các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Pháp\nBiên tập viên dịch thuật: Biên dịch các loại giấy tờ như các văn bản tài liệu, hợp đồng, giấy thỏa thuận,… từ Việt sang Pháp và ngược lại. Phiên dịch tại các cuộc họp hay hội nghị với các đối tác người Pháp\nPhát ngôn viên cho cơ quan thông tấn báo chí, các đài phát thanh và truyền hình\nLễ tân, phục vụ tại các khách sạn, nhà hàng Pháp\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể theo học và tìm kiếm công việc liên quan đến tiếng Pháp, bạn cần hội tụ các yếu tố sau:\n\n\n\nCó niềm đam mê, hứng thú với việc học tiếng Pháp: Đối với việc học bất kỳ ngôn ngữ nào, đam mê chính là chìa khóa giúp bạn thành công. Nếu có đam mê, việc học của bạn sẽ không bị chán và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.\nCó kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực trong đời sống: Ngành ngoại ngữ đòi hỏi bạn phải có hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn phải luôn luôn tìm tòi, trau dồi thêm nhiều kiến thức mới ở các lĩnh vực khác. Ngoài ra, bạn cần học hỏi các từ ngữ tiếng Pháp chuyên ngành mà các lĩnh vực đó yêu cầu.\nCó hiểu biết về văn hóa Pháp: Khi làm việc trong môi trường có tiếp xúc với người Pháp, bạn phải nắm rõ về văn hóa và cách làm việc của họ. Như vậy sẽ nâng cao khả năng làm việc nhóm và không làm phật lòng cấp trên.\nPhong thái tự tin, hoạt bát và tinh thần ham học hỏi.\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\nNgành ngôn ngữ Pháp hiện nay có mức lương tương đối cao. Sở dĩ như vậy vì đầu ra chủ yếu làm việc trong các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Mức lương còn phụ thuộc vào yếu tố thâm niên, cụ thể như sau:\n\n\n\nĐối với các sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương dao động từ 500 – 900 USD (tương đương 11 – 20 triệu VNĐ)\nĐối với những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu dài trong lĩnh vực này thì mức thu nhập có thể lên đến 1000 USD (tương đương 23 triệu VNĐ)\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những kiến thức liên quan đến ngành ngôn ngữ Pháp. Nếu yêu thích và cảm thấy bản thân phù hợp với ngành này thì hãy bắt đầu lên kế hoạch cho việc học ngôn ngữ này nhé. Tiếng Pháp không phải là một ngôn ngữ dễ học nhưng nếu kiên trì, tôi tin bạn sẽ làm được. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về ngành ngôn ngữ Pháp. Chúc các bạn sớm định hướng được ngành nghề và thành công với sự lựa chọn của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-trung-quoc", "rid": "7220204", "major": "Ngôn ngữ Trung Quốc", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Ngôn ngữ Trung Quốc là ngành học nghiên cứu về cách sử dụng ngôn ngữ trên mọi lĩnh vực: kinh tế, thương mại, du lịch, ngoại giao, văn hóa. Ngành học này sẽ đào tạo chuyên sâu những kiến thức và kỹ năng cần thiết đưa bạn chạm đến ngưỡng cửa thành công.\n\n\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp những nền tảng chuyên sâu về ngôn ngữ – văn hóa Trung Quốc, giúp sử dụng thành thạo bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết bằng tiếng Trung. Bên cạnh đó, khả năng biên – phiên dịch, sự độc lập trong công việc hay xử lý tình huống sẽ được trau dồi trong quá trình học.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là những khối nào?": "\n\nĐể theo học ngành này, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)\nKhối  D03 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp)\nKhối D02 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Nga)\nKhối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)\nKhối D10 (Toán, Địa lý, Tiếng Anh)\nKhối D11 (Ngữ văn, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)\nKhối D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)\nKhối D55 (Ngữ văn, Vật lý, Tiếng Trung)\nKhối D65 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Trung)\nKhối D66 (Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)\nKhối D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)\nKhối C15 (Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội)\nKhối C16 (Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử)\nKhối D80 (Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật)\n\n\n\n", "ngành lấy điểm chuẩn bao nhiêu?": "\n\nĐiểm trúng tuyển vào ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào từng cơ sở đào tạo khác nhau, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn cũng như chỉ tiêu xét tuyển của từng trường. Do đó sẽ không có một con số cố định về điểm chuẩn của ngành này. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, điểm chuẩn dựa trên kết quả thi THPTQG của ngành này thường dao động từ 14 – 26 điểm. Bên cạnh đó, mức điểm trúng tuyển theo phương thức xét học bạ THPT của các trường là từ 18 – 26 điểm. Ngoài ra, một số trường còn đưa ra tiêu chí phụ dành cho các thí sinh như:\n\n\n\nĐiểm Tiếng Anh nhân hệ số 2\nNếu có cùng số điểm trúng tuyển vào ngành, sẽ xét theo thứ tự ưu tiên nguyện vọng NV<=2\n\n\n\n", "các trường đại học nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay thì việc tìm một ngôi trường đào tạo ngành học này là không hề khó. Tuy nhiên, đối với các bạn học sinh, để có thể lựa chọn cho mình một môi trường chất lượng giảng dạy tốt và phù hợp với bản thân thì lại không hề dễ dàng. Dưới đây sẽ đề cập một số trường đại học đào tạo ngành học này giúp bạn đọc dễ dàng tham khảo:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2\nĐại học Ngoại thương Hà Nội\nHọc viện Khoa học Quân sự\nĐại học Thăng Long\nViện Đại học Mở Hà Nội\nĐại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội\nĐại học Công Nghiệp Hà Nội\nKhoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Đại Nam\nĐại học Sao Đỏ\nĐại học Phương Đông\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Huế\nĐại học Hà Tĩnh\nĐại học Duy Tân\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP.HCM\nĐại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Mở TP.HCM\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Ngoại thương (Cơ sở TP.HCM)\n\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc ngành ?": "\n\nNgôn ngữ Trung Quốc là một ngành khá rộng, tên gọi của nó mang tính bao quát. Do đó để xác định được kế hoạch cũng như ngành nghề trong tương lai cho bản thân, sinh viên cần nắm được những chuyên ngành cơ bản của Ngôn ngữ Trung Quốc bao gồm:\n\n\n\n\n\nBiên, phiên dịch tiếng Trung: sinh viên sẽ được trang bị kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ ngữ âm, từ vựng, văn phong tiếng Trung, kỹ thuật biên phiên dịch ở nhiều lĩnh vực đa dạng như: kinh tế, chính trị, xã hội…\nVăn hóa du lịch Trung Quốc: bên cạnh việc đào tạo kiến thức ngôn ngữ, các bạn còn được đào tạo đến văn hóa, phong tục tập quán Trung Hoa và đặc biệt là nghiệp vụ du lịch.\nTiếng Trung thương mại: theo học chuyên ngành này, các bạn trẻ được bổ sung kiến thức chuyên sâu về kinh tế, thương mại, tài chính, tạo lợi thế trong bối cảnh hội nhập phát triển hiện nay.\n\n\n\n", "những tố chất cần có nào để theo đuổi ngành ?": "\n\nViệc xác định những yếu tố cần thiết khi theo học ngành này chính là vấn đề then chốt để biết rằng bản thân có phù hợp với ngành nghề này hay không? Để có thể thành công với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nSự đam mê và niềm yêu thích tiếng Trung: chỉ có đam mê mới có thể làm bạn gắn bó và thành công với nghề\nCó khả năng giao tiếp tốt, linh hoạt và ứng xử tình huống nhanh\nCó tinh thần cầu tiến, nhẫn nại, cần cù và siêng học hỏi\nTự tin, năng động, thích làm việc với người nước ngoài\nMuốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử đất nước và con người Trung Hoa\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNhư đã đề cập ở trên, tiếng Trung hiện đang trở nên thông dụng trên thế giới. Chính vì thế, cơ hội việc làm của ngành này vô cùng đa dạng và có tiềm năng phát triển. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nPhiên dịch cho các công ty truyền thông, tạp chí, tờ báo\nPhóng viên, biên tập viên cho các cơ sở, nước ngoài\nBiên soạn thủ tục hành chính, hợp đồng cho các công ty, doanh nghiệp\nTrợ lý giám đốc cho người nước ngoài\nHướng dẫn viên tại các khu du lịch nước ngoài có nhiều du khách Trung Quốc \nGiảng viên, Nghiên cứu viên dạy tại các trường đại học, cao đẳng\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nVới sự hấp dẫn của ngành cùng với nhu cầu nguồn nhân lực cao, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có mức lương khá cao so với các ngành khác, cụ thể như:\n\n\n\nĐối với các bạn mới ra trường sẽ được hưởng mức thù lao từ 400 – 700 USD/tháng, tương ứng 9 – 15 triệu VNĐ/tháng.\nĐối với những cá nhân kinh nghiệm lâu năm, làm việc ở vị trí quản lý, mức lương sẽ từ 1000 USD/tháng trở lên, tương đương với 22 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc đang được chú trọng đầu tư về chất lượng giáo dục. Trong thời đại hội nhập và phát triển kinh tế ngày nay, ngành học này sẽ luôn mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên. Trên đây là những thông tin hữu ích về ngành học, hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp được những thắc mắn để có thể lựa chọn ngành học phù hợp cho bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-duc", "rid": "7220205", "major": "Ngôn ngữ Đức", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgôn ngữ Đức là ngành đào tạo những cử nhân tiếng Đức, họ có thể sử dụng ngôn ngữ này trong giao tiếp và công việc một cách thuần thục. Bên cạnh đó, những sinh viên này có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như biên phiên dịch, kinh tế, du lịch… thông qua sự hiểu biết về lịch sử, văn hóa của nhiều quốc gia. Tham gia ngành học này, bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Đức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp về Tiếng Đức như đàm phán, kinh tế, ngoại giao,… Sinh viên ngành ngôn ngữ Đức sau khi ra trường hoàn toàn có đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết để bắt đầu các dự án, công việc của mình.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành ngôn ngữ Đức xét tuyển các khối sau:\n\n\n\nKhối D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)\nKhối D05 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật)\nKhối D78 (Ngữ Văn, Khoa Học Xã Hội, Tiếng Anh)\nKhối D90 (Toán, Khoa Học Xã Hội, Tiếng Anh)\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào số lượng thí sinh đăng ký dự thi, cơ sở nộp hồ sơ mà mức điểm có sự chênh lệch từ 23-32 điểm tùy thuộc vào cách tính ở mỗi trường đại học.Tại một số trường, điểm ngoại ngữ sẽ được nhân hệ số 2 và xét trên trên thang điểm 40.\n\n\n\n\n\nTùy vào từng trường và khu vực mà chỉ tiêu cũng như yêu cầu sẽ khác nhau, tuy nhiên, vẫn có một vài phương thức xét tuyển được sử dụng chung ở tất cả các trường đại học như:\n\n\n\nXét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT\nXét tuyển theo quy định của ĐHQG Hà Nội và ĐHQG Hồ Chí Minh\nXét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ\nXét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, ngành ngôn ngữ Đức chưa được đào tạo rộng rãi khắp cả nước. Tuy nhiên, ngành này vẫn được đào tạo ở một số trường đại học có chất lượng cao như:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Hà Nội\nĐại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn – Đại học Quốc gia TP. HCM\n\n\n\n", "bao gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nChuyên ngành Tiếng Đức phiên dịch\n\n\nĐối với chuyên ngành phiên dịch, bạn sẽ được đào tạo các kỹ năng chuyên sâu nhất để trở thành một phiên dịch viên tiếng Đức chuyên nghiệp. Một số nội dung học tiêu biểu trong chuyên ngành này là lý thuyết dịch, phiên dịch, Công nghệ trong dịch thuật…\n\n\n\n\n\nChuyên ngành Tiếng Đức kinh tế\n\n\nTham gia chuyên ngành Tiếng Đức kinh tế, các lĩnh vực kinh tế, thương mại như: Kinh tế vi mô, vĩ mô; Kinh tế Đức; Tiếng Đức tài chính – ngân hàng… sẽ được đề cập trong chuyên ngành này.\n\n\nChuyên ngành Tiếng Đức du lịch\n\n\nTrở thành sinh viên chuyên ngành Tiếng Đức du lịch, bạn sẽ được học về Quản trị kinh doanh khách sạn, Kinh tế du lịch Đức, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch,…\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành nn đức?": "\n\nHọc ngôn ngữ chưa bao giờ là một vấn đề đơn giản, đặc biệt là ngôn ngữ được xếp vào danh sách “khó học nhất thế giới” như ngôn ngữ Đức. Vậy nên, sinh viên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào chinh phục ngành ngôn ngữ Đức. Sau đây là một vài yếu tố bạn có thể tham khảo:\n\n\n\n\n\n\nCó niềm đam mê với ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Đức.\nCó mong muốn được tìm hiểu về đặc điểm văn hóa, cuộc sống và con người ở Đức cũng cùng các quốc gia nói tiếng Đức.\nLà người chăm chỉ, siêng năng và có tinh thần tự học cao.\nCó mong muốn giao tiếp thông thạo bằng tiếng Đức, sử dụng tiếng Đức như là một phương thức kinh doanh.\n\n\n\n", "học cần giỏi những môn nào?": "\n\nChắc chắn rằng tiếng Đức sẽ là môn học mà bạn cần phải tinh thông sau khi tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Đức. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải biết tiếng Đức trước khi nhập học đại học, bởi vì 4 năm đại học sẽ giúp bạn rèn luyện thuần thục các kỹ năng cơ bản để có thể giao tiếp tiếng Đức thật tốt. Ngoài ra, có những kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử, kinh tế, thương mại nước Đức sẽ là một lợi thế lớn khi theo học ngành ngôn ngữ này.\n\n\n", "học ra làm gì?": "\n\nLà một ngôn ngữ phổ biến trên thế giới, vậy nên, ngành Ngôn ngữ Đức sẽ đem lại cho bạn rất nhiều cơ hội việc làm ở nhiều vị trí khác nhau:\n\n\n\nNhân viên lãnh sự quán và các bộ ngành ở Đức tại Việt Nam\nTiếp viên hàng không\nHướng dẫn viên du lịch\nGiáo viên dạy tiếng Đức, nghiên cứu viên ngôn ngữ\nPhiên dịch viên, trợ lý ngôn ngữ\nNhân viên văn phòng đảm nhận nhiệm vụ giao dịch thư tín, tiếp xúc, làm việc trực tiếp với công ty Đức, Áo, Thụy Sĩ,…\nNhân viên văn phòng tại các công ty du lịch, chịu trách nhiệm lên kế hoạch, nội dung cho các tour du lịch Đức.\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nLà một ngôn ngữ phổ biến trên thế giới song lại có phần mới mẻ ở Việt Nam, quả thật chẳng có gì lạ khi sinh viên ngành ngôn ngữ Đức lại được săn đón với mức lương cao. Thông thường, một sinh viên tiếng Đức mới ra trường có thể nhận mức lương từ 5 – 10 triệu đồng, và sẽ còn tăng cao hơn nữa dựa trên nơi công tác cũng như thâm niên trong nghề:\n\n\n\n\n\n\nNhân viên lãnh sự quán và các bộ ngành ở Đức tại Việt Nam ~37 triệu VNĐ/tháng\nTiếp viên hàng không ~ 22 triệu – 30 triệu VNĐ/tháng\nHướng dẫn viên du lịch ~ 350,000-400,000 VNĐ/giờ\nGiáo viên dạy tiếng Đức, nghiên cứu viên ngôn ngữ Đức ~ 30 – 35 triệu VNĐ/tháng (có bằng B1 đến C1 tiếng Đức)\nPhiên dịch viên, trợ lý ngôn ngữ ~ 15 – 20 triệu VNĐ/tháng\nNhân viên văn phòng biết tiếng Đức ~ 9 – 50 triệu VNĐ/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrong thời đại hội nhập văn hóa ngày nay, biết thêm một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ chẳng hạn như tiếng Đức luôn luôn là một tiêu chí được đánh giá cao trong quá trình xin việc. Do đó, theo đuổi ngành ngôn ngữ Đức là một lựa chọn không tồi nếu bạn thật sự muốn dấn thân vào một ngôn ngữ nào đó. Hy vọng rằng những thông tin trên có ích cho bạn và chúc bạn thành công trong quá trình chinh phục ngôn ngữ Đức!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-tay-ban-nha", "rid": "7220206", "major": "Ngôn ngữ Tây Ban Nha", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgôn ngữ Tây Ban Nha là ngành học đào tạo những cử nhân có khả năng sử dụng tốt tiếng Tây Ban Nha, có kiến thức sâu rộng về địa lý, văn hóa, lịch sử và đời sống của đất nước này. Trở thành sinh viên chuyên ngữ, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với đất nước “mặt trời không bao giờ lặn” này thông qua nhiều góc độ và hình thức khác nhau. Không chỉ vậy, sinh viên còn được trau dồi các kỹ năng như Kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm,… Tất cả các kỹ năng này được sử dụng cho công việc sau này.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện tại, chuyên ngành này chỉ xét tuyển với ba tổ hợp môn duy nhất:\n\n\n\nD01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)\nD03 (Toán, Ngữ Văn, Pháp)\nD05 (Toán, Ngữ Văn, Đức)\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển là bao nhiêu?": "\n\nQua các năm, điểm chuẩn trúng tuyển luôn dao động ở mức 21 – 29 điểm đối với thang điểm 30 và 30 – 32 điểm đối với thang điểm 40. Ở một số trường áp dụng hình thức xét tuyển bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực, mức điểm thường từ 660 – 780 điểm tùy vào từng năm.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgành Ngôn ngữ Tây Ban Nha vẫn chưa được giảng dạy rộng rãi ở hầu hết các cơ sở giáo dục trong cả nước. Theo thống kê năm 2020, chỉ có hai trường Đại học duy nhất có ngành học này, cụ thể là:\n\n\n\nĐại học Hà Nội\n\n\n\n\nĐại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn – TP. HCM\n\n\n\n", "bao gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nNgành Ngôn ngữ Tây Ban Nha hiện nay không được phân chia thành các chuyên ngành cụ thể. Về cơ bản, sinh viên sẽ có chung một khung chương trình đào tạo về các học phần tiếng như: ngữ âm, cú pháp, từ vựng học, văn học tiếng Tây Ban Nha và 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết cơ bản. Sau khi kết thúc phần nội dung cơ bản và sở hữu một nền tảng văn hóa, ngôn ngữ vững chắc, sinh viên sẽ tiếp tục lựa chọn một trong hai khối kiến thức chuyên môn gồm: định hướng biên – phiên dịch và định hướng du lịch để học chuyên sâu.\n\n\n\n\n\nNếu lựa chọn nhóm học phần chuyên môn biên – phiên dịch: sinh viên cần hoàn thành 28 tín chỉ với các môn học như: nhập môn biên – phiên dịch, thực hành dịch viết, thực hành dịch nói,… cùng 6 tín chỉ không bắt buộc. \nNếu chọn chuyên ngành định hướng du lịch: sinh viên phải hoàn thành đủ 27 tín chỉ với các môn học liên quan đến du lịch như: nhập môn du lịch, Văn hóa và du lịch, Marketing du lịch, tiếng Tây Ban Nha du lịch… kèm một số môn học tự chọn khác.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành Ngôn ngữ này luôn là sự lựa chọn lý tưởng với hầu hết các đối tượng yêu thích ngoại ngữ, có mong muốn học tập và làm việc trong môi trường quốc tế. Ngoài ra, để theo đuổi ngành học này, bạn cũng cần có những đức tính:\n\n\n\n\n\nCần cù, chăm chỉ, có tinh thần tự học cao.\nCó thái độ cầu tiến, cầu toàn trong học tập cũng như công việc.\nKhông ngại khó, ngại sai trong quá trình học ngoại ngữ mới.\nCó niềm yêu thích đối với các ngành nghề về thương mại, du lịch.\n\n\n\n", "học nn tây ban nha cần giỏi những môn nào?": "\n\nBởi vì chuyên ngành này không có nhiều sự lựa chọn tổ hợp môn. Vì vậy, trước nhất, bạn cần học tốt các môn Toán, Ngữ Văn và Ngoại Ngữ. Đây không chỉ là các môn học giúp bạn đạt được ước mơ chinh phục ngôn ngữ mà còn là những kiến thức cần thiết để học tốt ngành học này, đặc biệt là sau khi phân chia rạch ròi các chuyên ngành. Bởi lẽ, bạn cần Ngữ Văn để trở thành một nhà biên tập, phiên dịch giỏi, và cũng đặc biệt cần Toán và tiếng Anh để trở thành một hướng dẫn viên du lịch tài ba hay một chuyên viên thương mại tại các công ty, doanh nghiệp, đúng không nào?\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này như thế nào?": "\n\nThị trường lao động đang rất cần các bạn trẻ giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ Tây Ban Nha. Vì vậy, sau khi ra trường, sinh viên ngành ngôn ngữ này sẽ có cơ hội thử sức với rất nhiều vị trí công việc khác nhau, cụ thể:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy tại các trường đại học, trung tâm ngoại ngữ đào tạo\nNghiên cứu sinh ngôn ngữ\nBiên dịch, phiên dịch viên\nChuyên viên Marketing nghiên cứu thị trường tiêu thụ\nHướng dẫn viên du lịch hoặc làm việc tại các công ty du lịch\nTrợ lý, thư ký giám đốc\n\n\n\n", "mức lương của các khối ngành nn tây ban nha là bao nhiêu?": "\n\nThông thường, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể có mức thu nhập bình quân ổn định. Cụ thể như sau:\n\n\n\nMức lương đối với sinh viên mới ra trường: 9 – 20 triệu đồng/tháng.\nMức lương đối với quản lý, trợ lý giám đốc, trưởng phòng: 23 – 50 triệu đồng/tháng.\n\n\n\n", "chương trình đào tạo sinh viên": "\n\nMỗi trường đại học sẽ có khung chương trình riêng biệt dành cho sinh viên. Khi theo học ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha, ngoài việc tiếp cận các môn bắt buộc thì sinh viên phải học các môn thuộc về chuyên ngành. Tại trường đại học, các bạn sinh viên được thầy cô cung cấp kiến thức chuyên sâu về tiếng Tây Ban Nha. Ngoài ra còn được rèn luyện những kỹ năng và phương pháp sử dụng linh hoạt ngôn ngữ này trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên học ngành này sẽ được giảng viên trang bị thêm khối lượng kiến thức liên quan về vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, lịch sử… của đất nước Tây Ban Nha. Và còn được đề cập bổ sung đến các quốc gia có sử dụng ngôn ngữ này.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTóm lại, đây là một ngành học rất đáng cân nhắc đối với những bạn có niềm yêu đặc biệt với ngôn ngữ. Nếu bạn có mong muốn thoải mái bắt chuyện với hơn 350 triệu dân số trên thế giới hay không gặp bất kỳ rào cản ngôn ngữ nào khi du lịch ở hơn 20 quốc gia – đừng ngần ngại theo đuổi nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-bo-dao-nha", "rid": "7220207", "major": "Ngôn ngữ Bồ Đào Nha", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nĐây là ngành học có sứ mệnh đào tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ tiếng Bồ Đào Nha cao, có hiểu biết nhất định về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị… của các quốc gia sử dụng tiếng Bồ Đào Nha nói chung. Là một cử nhân ngành Ngôn ngữ Bồ Đào Nha, bạn sẽ được đào tạo bài bản 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết để có thể sử dụng thuần thục ngôn ngữ này trong mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, chương trình học còn tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc gần gũi với văn hóa của quốc gia được mệnh danh là ‘Brazil của châu Âu’ thông qua các việc tìm hiểu các tác phẩm văn học nổi tiếng của đất nước này.\n\n\n\n\nVề chương trình đào tạo, ngành Ngôn ngữ Bồ Đào Nha không phân chia chuyên ngành cụ thể. Các sinh viên đều sử dụng chung một khung chương trình đào tạo bao gồm khối kiến thức chung (40 tín chỉ bắt buộc), khối kiến thức cơ sở ngành (10 tín chỉ), khối kiến thức ngành (64 tín chỉ) và khối kiến thức chuyên ngành (28 tín chỉ). Sau khi hoàn thành các học phần cơ bản về tiếng như từ vựng, cú pháp, ngữ âm… trong khối kiến thức ngành, sinh viên sẽ lựa chọn một trong hai định hướng: Biên – phiên dịch và Du lịch để tiếp tục đăng ký các học phần chuyên môn.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay, ngành Ngôn ngữ Bồ Đào Nha chỉ có duy nhất một khối thi đầu vào là khối D01 gồm ba môn: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nMức điểm chuẩn của ngành học này dao động từ 20,03 đến 27,83 điểm tùy theo số lượng thí sinh nộp đơn và cách tính điểm của cơ sở đào tạo. Môn Tiếng Anh có thể nhân hệ số 2 tùy theo từng năm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTheo thông tin được biết, trên cả nước hiện nay chỉ có duy nhất trường ĐH Hà Nội thực hiện đào tạo chuyên ngành này.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể có được câu trả lời, các bạn có thể xem xét một số các yếu tố dưới đây:\n\n\n\nCó niềm đam mê với ngoại ngữ;\n\n\n\nĐây gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các bạn học sinh lựa chọn theo đuổi ngành ngôn ngữ Bồ Đào Nha. Niềm đam mê sẽ là động lực to lớn giúp bạn tiến nhanh hơn trên hành trình chinh phục ngôn ngữ Bồ Đào Nha.\n\n\n\n\n\nCó thái độ học tập nghiêm túc;\n\n\n\nHọc gì cũng vậy, nếu bạn không thật sự nghiêm túc bỏ công sức ra rèn luyện, trau dồi mỗi ngày thì sẽ rất khó có thể hái được quả ngọt. Do vậy, bạn cần phải ôn tập liên tục để đưa những kiến thức vừa thu nạp được vào bộ nhớ dài hạn. Có như vậy thì việc học mới diễn ra suôn sẻ và đạt được hiệu quả cao.\n\n\n\nCó tính tỉ mỉ, nhẫn nại và hòa đồng trong công việc và cuộc sống;\n\n\n\nNếu không có sự cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình học ngoại ngữ, bạn sẽ không thể đạt được hiệu suất học tập cao. Hãy luôn trau dồi đức tính này hết sức có thể nhé!\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nVì Ngôn ngữ Bồ Đào Nha chỉ có duy nhất một khối thi đầu vào là D01 nên nếu muốn trúng tuyển vào ngành, bạn cần tích cực ôn tập ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh để đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nĐược dự đoán là chuyên ngành sẽ sớm ‘bùng nổ’ về cơ hội việc làm trong tương lai gần, nó đem lại cho người học nhiều lựa chọn đa dạng trong công việc. Dưới đây là một số gợi ý để bạn tham khảo.\n\n\n\n\n\nBiên – phiên dịch: với kỹ năng dịch thuật được đào tạo bài bản trên ghế nhà trường, các bạn toàn đủ khả năng biên – phiên dịch nội dung liên quan đến các chuyên ngành luật, kinh tế, văn hóa – xã hội… từ tiếng Việt sang tiếng Bồ Đào Nha và ngược lại tùy theo yêu cầu công việc.\nChuyên viên Marketing: làm việc tại các cơ quan, tổ chức sử dụng tiếng Bồ Đào Nha có trụ sở tại Việt Nam hoặc ngược lại.\nTrợ lý\nHướng dẫn viên du lịch\nGiảng viên tại các trung tâm\nTiếp viên hàng không (đối với các bạn nữ)\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của người làm trong lĩnh vực liên quan tới ngôn ngữ này thường được tính theo mệnh giá USD, cao hơn mặt bằng chung khá nhiều. Nếu bạn có năng lực làm việc tốt, hiệu quả, thâm niên cao thì mức lương còn có thể tăng thêm nhiều hơn nữa.\n\n\n\nSinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm có thể kiếm được từ 400 – 700 USD/tháng (tương đương 9 – 15 triệu đồng/tháng) tùy nơi làm việc.\nĐối với cá nhân có thâm niên cao, làm việc ở vị trí quản lý thì lương cơ bản dao động khoảng 1000 USD/tháng (khoảng 23 triệu đồng/tháng) chưa kể các khoản phụ phí như tiền thưởng, trợ cấp…\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Ngôn ngữ Bồ Đào Nha tuy chưa thật sự phổ biến ở nước ta nhưng với những tín hiệu tích cực như hiện nay, đây là một trong số ít ngành được dự đoán sẽ tạo ra nhiều việc làm mới trong tương lai. Với nhu cầu ngày càng cao của thị trường việc làm, lĩnh vực này hứa hẹn sẽ là ngành học nói không với hai từ ‘thất nghiệp’ trong ít nhất 10 năm tới, khi kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và giao lưu quốc tế trở thành chìa khóa của các nước công nghiệp mới nổi."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-italia", "rid": "7220208", "major": "Ngôn ngữ Italia", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgôn ngữ Italia là ngành đào tạo những cử nhân có khả năng sử dụng tiếng Italia trong giao tiếp và công việc một cách thuần thục; có hiểu biết sâu sắc về lịch sử, văn hóa và có thể làm việc trong các lĩnh vực: biên phiên dịch và du lịch.\n\n\n\n\nTrở thành sinh viên Ngôn ngữ Italia, bạn không những được rèn luyện thông thạo kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Italia mà còn được giảng dạy về phân tích diễn ngôn, văn học Italia, tiếng Italia Thương mại,… song song khối kiến thức chung (triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học,…) và khối kiến thức cơ sở ngành (dẫn luận Ngôn ngữ học, nhập môn Việt ngữ học, cơ sở văn hóa Việt Nam,…)\n\n\nTóm lại, sau khi hoàn thành đủ 154 tín chỉ cho 4 năm học, sinh viên đảm bảo sẽ được trang bị đầy đủ tất cả các kỹ năng và kiến thức cần thiết để có thể đảm nhận tốt mọi vị trí công việc liên quan đến chuyên ngành của mình.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể thi tuyển vào ngành Ngôn ngữ Italia, thí sinh có thể chọn 1 trong các tổ hợp xét tuyển sau:\n\n\n\nD01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)\nD03 (Ngữ văn, Toán học, Tiếng Pháp)\nD05 (Ngữ văn, Toán học, Tiếng Đức)\n\n\n\nNgoài ra, thí sinh cũng có thể tham gia kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành học này.\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo khảo sát, từ năm 2017 đến nay, điểm chuẩn chuyên ngành này được chia làm 2 dạng. Cụ thể là:\n\n\n\nĐiểm chuẩn từ 19 – 27 điểm đối với thang điểm 30 và 27 – 30 điểm, đối với thang điểm 40. \nĐối với bài thi đánh giá năng lực, điểm chuẩn trúng tuyển thường rơi vào khoảng 610 – 680 điểm. Mức điểm này còn tùy vào từng cơ sở đào tạo và số lượng cũng như chất lượng thí sinh.\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, chỉ có 2 trường đại học duy nhất tại Việt Nam có khoa Ngôn ngữ Italia, cụ thể là các trường:\n\n\n\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM\nĐại Học Hà Nội\n\n\n\n", "bao gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nSau khi hoàn thành xong khối kiến thức chung và khối kiến thức cơ sở ngành, sinh viên sẽ được quyền lựa chọn 1 trong 2 chuyên ngành sau để theo học: Khối kiến thức chuyên ngành: Định hướng Biên-Phiên dịch và Định hướng Du lịch. Trong đó:\n\n\n\n\nĐịnh hướng Biên – Phiên dịch\n\n\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo để có đủ khả năng làm việc tại các vị trí biên dịch, phiên dịch viên tại các doanh nghiệp, công ty,… Để có được điều đó, sinh viên cần phải hoàn thành các môn học: ứng dụng công nghệ trong dịch thuật, đánh giá, hiệu đính bản dịch, lược dịch, biên dịch, phiên dịch,…\n\n\n\n\nĐịnh hướng Du lịch\n\n\n\n\nNếu bạn có mong muốn làm việc cho các công ty du lịch, chuyên ngành Du lịch Italia chính là dành cho bạn. Với các môn học: nhập môn du lịch, Marketing du lịch, du lịch qua hình ảnh, du lịch bền vững,…bạn sẽ được đào tạo để có đủ năng lực làm việc trong các công ty này với nhiều vị trí khác nhau.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được liệu mình có phù hợp với ngành này hay không, các bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau để việc học tiếng Italia đạt được hiệu quả tốt nhất:\n\n\n\n\n\nCó niềm đam mê, thích thú với các ngôn ngữ trên thế giới.\nCó mong muốn được tìm hiểu về đặc điểm văn hóa, lịch sử, con người và cuộc sống ở Italia.\nLà người chăm chỉ, siêng năng và có tinh thần tự học cao.\nKhông ngại khó, ngại sai trong quá trình học ngoại ngữ.\nCó tính cầu toàn, cầu tiến trong học tập cũng như công việc.\nCó mong muốn giao tiếp thông thạo bằng tiếng Italia; sử dụng tiếng Italia như là một phương thức kinh doanh.\n\n\n\n", "học cần giỏi những môn nào?": "\n\nĐể đậu vào ngành Ngôn ngữ Italia, trước nhất, bạn cần phải học tốt ba môn nằm trong khối thi mà mình lựa chọn. Bạn không nhất thiết phải biết tiếng Italia từ trước, bởi 4 năm đại học sẽ giúp bạn sử dụng tốt tiếng Italia. Ngoài ra, nếu có mong muốn theo đuổi chuyên ngành biên – phiên dịch, bạn nên nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của mình, đặc biệt là kỹ năng nghe, thay đổi linh hoạt tiếng Việt, tiếng Ý trong một thời gian ngắn mà không bị lúng túng. Nếu có mong mong muốn theo đuổi chuyên ngành du lịch, hãy cố gắng tìm tòi và nghiên cứu tài liệu về văn hoá, lịch sử,.. Đó sẽ là những tư liệu có giá trị để bạn hoàn thành các môn học trong chuyên ngành này một cách thuận lợi nhất.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho sinh viên như thế nào?": "\n\nĐược biết, sinh viên ngành Ngôn ngữ Italia có đa dạng sự lựa chọn ngành nghề sau khi tốt nghiệp. Sau đây là một vài sự lựa chọn phổ thông mà sinh viên ngành thường lựa chọn:\n\n\n\n\n\nGiáo viên, giảng viên tiếng Ý tại các cơ sở giáo dục, các trường đại học trên toàn quốc.\nNhân viên thủ tục visa Ý: Đây là một công việc mơ ước của rất nhiều thế hệ sinh viên Ngôn ngữ Italia.\nBiên dịch viên, hiệu đính, phiên dịch viên tại các cơ sở dịch thuật – công chứng.\nLàm hướng dẫn viên, điều hành tour, thiết kế tour, nhà hàng Ý tại các công ty du lịch – lữ hành.\nLàm thư ký hành chính, nhân sự tại các văn phòng – nhà máy của các doanh nghiệp Ý.\nTrợ lý đối ngoại trong các tổ chức – đoàn thể về ngoại giao Ý: Muốn làm việc ở đây, sinh viên nhất thiết phải có kiến thức về ngoại giao cũng như quan hệ quốc tế. Đây là một trong những công việc có mức thu nhập tương đối ổn định.\n\n\n\n", "mức lương của các khối ngành là bao nhiêu?": "\n\nCó lẽ, đây là nội dung mà nhiều sinh viên quan tâm tới. Hãy yên tâm một điều rằng, nếu được tuyển dụng, chắc chắn mức lương đối với nhân viên biết tiếng Ý thường rất cao, cụ thể như sau:\n\n\n\nGia sư tiếng Ý: 250,000 – 300,000 đồng/1.5h\nNhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp: 10 – 15 triệu đồng/tháng\nThực tập tại các nhà hàng Ý: 5 – 10 triệu đồng/tháng\nDẫn tour du lịch: 1 triệu đồng/ngày\nBiên phiên dịch: 10 – 15 triệu đồng/tháng\nLàm việc tại các tổ chức đoàn thể ngoại giao: 10 – 30 triệu đồng/tháng\n\n\n\nNgoài ra, mức thu nhập của bạn có thể sẽ tăng cao hơn nữa, tùy thuộc vào thời gian công tác và khả năng làm việc.\n\n\n", "chương trình đào tạo ngành": "\n\nTại các trường đại học trên toàn quốc sẽ có khung chương trình chuẩn dành riêng cho sinh viên Ngành Ngôn ngữ Italia. Ngoài khối kiến thức đại cương học chung với toàn trường toàn khóa, thì các bạn thuộc ngành này sẽ học khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành của mình. Trong hai năm đầu, sinh viên sẽ được tiếp cận để có thể sử dụng tốt tiếng Ý với 4 kỹ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết), trình độ từ A1 đến B2. Trong hai năm tiếp theo, ngoài việc các bạn tiếp tục rèn luyện kỹ năng về tiếng Ý, thì sinh viên sẽ học kiến thức chuyên ngành liên quan đến văn hóa, lịch sử, văn học nước Ý. Đồng thời kết hợp cùng các môn về định hướng nghề nghiệp như biên – phiên dịch tiếng Ý trong thương mại và du lịch, trong giảng dạy và nghiên cứu. Trong suốt quá trình đào tạo, các bạn được liên tục rèn luyện các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình,….nhằm phục vụ cho học tập và công việc sau này.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTheo đuổi một ngôn ngữ hiếm người học như ngôn ngữ Italia có đôi phần khó khăn, song cơ hội việc làm lại thường cao hơn và đôi khi có mức lương nhỉnh hơn so với các ngành ngôn ngữ khác. Vậy nên, nếu bạn không ngại khó, ngành ngôn ngữ Italia luôn luôn chào đón bạn. Chúc bạn đọc gặt hái được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-nhat", "rid": "7220209", "major": "Ngôn ngữ Nhật", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành ngôn ngữ Nhật là ngành đào tạo giúp sinh viên hiểu – biết về tiếng Nhật và con người, văn hóa, đất nước Nhật Bản. Sinh viên ngành này sẽ được đào tạo nắm vững kiến thức nền tảng, chuyên sâu về ngôn ngữ văn hóa Nhật Bản. Bên cạnh nắm vững 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết sinh viên còn được trang bị thêm kiến thức về du lịch, thương mại,… Ngoài ra, ngành học này còn bồi dưỡng cho sinh viên những kỹ năng: Giao tiếp, đàm phán, quản lý, quản trị,… Qua đó, sinh viên được rèn luyện về các nguyên tắc trong giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp cùng thái độ làm việc nghiêm túc. Nhờ vậy, sinh viên hoàn toàn tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc hiện đại, chủ động của người Nhật Bản.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nVới nền kinh tế – xã hội hiện nay, đây chính là ngành học hái ra tiền. Để thi vào ngành ngôn ngữ Nhật, các sĩ tử cần vượt qua những bài thi theo khối môn truyền thống là C, D. Ngoài ra, để tạo điều kiện ươm mầm thế hệ trẻ tài năng thì một số trường còn xét tuyển theo những tổ hợp sau:\n\n\n\nA01: Toán, Lý, Tiếng Anh\nC00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý\nD02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật\nD10: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nD14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh\nD15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nD63: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nhật\nD66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh\nD79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\n\n\nHọc ngành ngôn ngữ Nhật cần giỏi môn gì chắc chắn là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn thí sinh. Nhìn qua tổ hợp xét tuyển ta thấy môn Ngữ văn đều xuất hiện ở các tổ hợp. Chứng tỏ, để vào được ngành chúng ta phải giỏi môn Văn. Tất nhiên, muốn vào học ngành ngôn ngữ Nhật thì phải học giỏi tiếng Nhật. Nhưng không hẳn yêu cầu xuất phát điểm từ đầu bạn phải giỏi tiếng Nhật. Các bạn chỉ cần học giỏi các môn có trong tổ hợp xét tuyển, thi trúng tuyển, mọi thứ còn lại để trường đào tạo lo. Ngoài ra, thông thạo một ngoại ngữ khác cũng là một lợi thế giúp bạn xét tuyển dễ dàng hơn. Nhiều trường áp dụng hình thức tuyển thẳng nếu bạn có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đáp ứng đủ yêu cầu.\n\n\n", "điểm chuẩn và các trường đào tạo ngành": "\n\nTrong những năm gần đây, nhiều trường đại học và cao đẳng tích cực chiêu sinh ngành ngôn ngữ Nhật. Sở dĩ vì nó đang là ngành hot được các bạn trẻ săn đón nhiệt tình. Điểm chuẩn của các trường đại học 2020 từ 18 – 25 điểm dựa theo xét tuyển học bạ và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia là 14 – 25 điểm. Học trường nào tốt luôn là vấn đề mà các phụ huynh và thí sinh quan tâm. Dưới đây là danh sách các trường đại học có ngành ngôn ngữ Nhật theo từng khu vực để các bạn tham khảo:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Hà Nội\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Phương Đông\nĐại học Thăng Long\nĐại học Hạ Long\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Huế\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học sư phạm TP.HCM\nĐại học Hùng Vương – TP.HCM\nĐại học Mở TP.HCM\nĐại học Văn Hiến\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nTùy vào mục tiêu đào tạo của từng trường đại học mà ngành ngôn ngữ Nhật có thể được chia thành các chuyên ngành như:\n\n\n\nTiếng Nhật kinh tế – thương mại\nTiếng Nhật biên, phiên dịch\nTiếng Nhật du lịch\nSư phạm tiếng Nhật\n\n\n\n", "cơ hội việc làm đối với ngành này như thế nào?": "\n\nCử nhân tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Nhật sau khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Cùng với sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn đã tạo ra sự đa dạng về vị trí và công việc cho sinh viên mới ra trường. Cụ thể:\n\n\n\n\n\nLàm trợ lý, thư ký giám đốc cho các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn ngoại giao; Hay các công ty có 100% vốn Nhật Bản, công ty liên doanh với Nhật Bản.\nQuản lý: Làm việc tại các công ty chuyên về du lịch, khách sạn, nhà hàng.\nGiảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm ngoại ngữ,…\nBiên dịch, phiên dịch viên tiếng Nhật tại các tập đoàn, công ty liên doanh Nhật bản, soạn thảo văn bản, dịch thuật Việt – Nhật và ngược lại.\nChuyên viên Marketing: Tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại tại các công ty.\nChuyên viên đàm phán, ký kết hợp đồng của công ty Nhật Bản.\nLàm việc tại Nhật Bản: du học, văn phòng, hành chính, lễ tân, tiếp viên hàng không,…\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành nn nhật?": "\n\nĐể học tập và làm những công việc liên quan đến ngôn ngữ Nhật, bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\nBản thân có năng khiếu về ngoại ngữ: Bạn phải có đam mê với ngành ngoại ngữ, yêu thích Tiếng Nhật cũng như nền văn hóa, con người Nhật. Tố chất này sẽ góp phần cho bạn động lực để phát triển tốt hơn.\nKiến thức rộng, ham học hỏi: Học ngành ngôn ngữ Nhật đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm cơ hội lựa chọn nghề nghiệp khác nhau tại các công ty. Do đó, luôn ham học hỏi và tìm tòi là một lợi thế rất lớn.\n\n\n\n\n\n\nHướng ngoại: Đây là ngành phù hợp với những bạn thích khám phá, thích ứng nhanh với môi trường mới.\nBản lĩnh, tự tin, chuyên nghiệp: Nhanh nhẹn, chuyên nghiệp là yếu tố được các doanh nghiệp nước ngoài đề cao. Đây là yếu tố cần thiết để thành công trong nghề.\n\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nNhật Bản là một trong những đối tác làm ăn mạnh của nước ta. Do đó, khi làm việc trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, chúng ta có cơ hội việc làm ổn định với mức thu nhập cao. Mức lương thu nhập của những người làm trong ngành được chia làm 3 mức cơ bản sau đây:\n\n\n\nMức 1: Đối với sinh viên mới ra trường bạn sẽ nhận mức lương trung bình 400 – 700 USD/tháng (tương đương 9 – 15 triệu VNĐ/tháng).\nMức 2: Với những cá nhân có kinh nghiệm làm ở vị trí quản lý, trợ lý mức lương sẽ là 1000 USD/tháng (tương đương 23 triệu VNĐ).\nMức 3: Với người có kinh nghiệm 3 – 5 năm trở lên, lương bạn nhận được sẽ là 1500 USD/tháng.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành ngôn ngữ Nhật đang là ngành hot tạo ra nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Sinh viên khi theo học ngành này sẽ được đào tạo kỹ lưỡng toàn bộ các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc sau này. Bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin cơ bản về ngành ngôn ngữ Nhật, hy vọng sẽ giúp các bạn có thể định hướng được nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-han-quoc", "rid": "7220210", "major": "Ngôn ngữ Hàn Quốc", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành ngôn ngữ Hàn Quốc là ngành học chú trọng đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ cùng với việc tập trung phát triển những phương pháp giao tiếp, kỹ năng làm việc trong suốt quá trình đào tạo. Ngoài ra, sinh viên học ngành này được tìm hiểu thêm về văn hóa, đất nước và con người xứ sở kim chi này. Đồng thời, họ còn được trang bị thêm những kỹ năng quan trọng cho sau này đó là: giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, dịch thuật, thương mại…\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên còn được tham gia trực tiếp vào các hoạt động giao lưu Việt – Hàn với mục đích chính là trao đổi kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm học tập…\n\n\n", "các khối thi vào ngành nn hàn quốc là gì? học ngành này cần giỏi những môn nào?": "\n\nNgành ngôn ngữ Hàn Quốc xét tuyển những tổ hợp môn sau:\n\n\n\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh\nD96: Toán, KHXH, Tiếng Anh\n\n\n\n\n\nThông qua tổ hợp môn, ta đều có thể thấy sự hiện diện của môn Tiếng Anh. Chứng tỏ, đây là môn học cần được dành nhiều thời gian trau dồi và phát triển. Tiếp theo là môn Văn, học tốt môn này giúp khả năng truyền đạt của bạn được trôi chảy hơn trong quá trình học tập cũng như làm việc sau này.\n\n\n", "những trường đại học nào có ngành ?": "\n\nCác bạn có thể tham khảo danh sách những trường sau đây có đào tạo chuyên ngành này trên cả nước:\n\n\n\nĐại học Công nghệ TP. HCM\nĐại học Đông Á\nĐại học Duy Tân\nĐại học Hạ Long\nĐại học Việt Bắc\nĐại học Đại Nam\nĐại học Kinh tế tài chính TP. HCM\nĐại học Thăng Long\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Huế\nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Sư Phạm TP.HCM\nĐại học Hà Nội\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành này năm 2020 đối với những trường đại học xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT QG dao động từ 19 – 21,71 điểm. Ngoài ra, phương thức xét tuyển học bạ và bài thi ĐGNL cũng được áp dụng tại một số cơ sở đào tạo. Năm 2020, trường Đại học Sư phạm TP.HCM xét điểm theo học bạ là 24,75. Riêng trường Đại học Hà Nội, điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc là 33 điểm tính theo kết quả thi tốt nghiệp THPT QG (môn ngoại ngữ được tính hệ số 2).\n\n\n", "ngành được chia làm những chuyên ngành nào?": "\n\nNhìn chung, ngành học này được chia làm những chuyên ngành chính như sau:\n\n\n\n\n\nChuyên ngành sư phạm\nChuyên ngành biên, phiên dịch\nChuyên ngành thương mại\nChuyên ngành du lịch\n\n\n\n", "học ra làm gì?": "\n\nCử nhân ngôn ngữ Hàn Quốc sau khi ra trường sẽ có cơ hội làm những công việc sau:\n\n\n\n\n\nNhân viên, chuyên viên tại các công ty hay doanh nghiệp, tập đoàn Hàn Quốc trong và ngoài nước\nNhân viên giao dịch, chăm sóc khách hàng\nPhiên dịch viên trong các tổ chức Hàn Quốc\nBiên dịch viên trong các công ty xuất bản, dịch thuật, các hãng thông tấn báo chí ngoại giao,…\nChuyên viên khai thác sản phẩm du lịch, hướng dẫn viên du lịch\nNhân viên lễ tân trong nhà hàng, khách sạn\nNhân viên xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp đa quốc gia\nGiảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm tiếng Hàn,…\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể biết được câu trả lời riêng cho bản thân mình, các bạn có thể tham khảo một số tố chất sau đây:\n\n\n\nYêu thích ngôn ngữ và văn hóa xứ sở kim chi: Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên bởi chỉ khi bạn thực sự yêu thích và quan tâm thì bạn mới có thể học hỏi và tìm tòi.\nKiên trì, siêng năng: Để học tốt bạn cần phải nỗ lực nhiều trong việc học tập, nâng cao tri thức.\nKhả năng ghi nhớ tốt: đây là điều bắt buộc nếu bạn muốn theo học ngành này.\nNăng động, hoạt bát: Với bất kì công việc nào đều cần phải nhanh nhẹn, giúp bạn tiết kiệm thời gian, làm việc hiệu quả hơn.\n\n\n\n\n\n\nTự tin: Đây là ngành học không thích hợp cho những bạn quá hướng nội. Nếu bạn không đủ tự tin, ngại giao tiếp thì công việc sẽ gặp nhiều khó khăn.\nHọc khá các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành là bao nhiêu?": "\n\nNhững người làm trong ngành này nhìn chung có mức thu nhập khá cao tại thị trường Việt Nam, chỉ cần bạn có năng lực và kinh nghiệm sẽ có được thu nhập dư giả, cụ thể:\n\n\n\nMức lương trung bình từ 400 – 700 USD (tương đương 9 – 15 triệu VNĐ) cho các bạn mới ra trường chưa có kinh nghiệm.\nMức lương cao hơn khoảng 1000 USD (tương đương hơn 23 triệu VNĐ) đối với các cá nhân đã có thâm niên làm việc lâu năm tại công ty, doanh nghiệp.\n\n\n\n", "các kiến thức mà sinh viên ngành được học": "\n\nNgành ngôn ngữ Hàn Quốc là một ngành học được đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ lẫn văn hóa Hàn Quốc. Khi theo học ngành này, sinh viên được đào tạo và hướng dẫn để sử dụng thành thạo 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Hàn. Song song đó là các kỹ năng, phương pháp giao tiếp làm việc bằng tiếng Hàn. Ngoài ra, sinh viên còn được tiếp cận nhiều kiến thức về nhiều khía cạnh khác nhau như: văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, con người…tại Hàn Quốc.\nTrong suốt quá trình học tập, sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc được trang bị các kỹ năng mềm như Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,… Cùng với lý thuyết là các buổi thực hành về các tác phong làm việc, ứng xử của người Hàn Quốc. Và hơn hết là các tình huống thường gặp trong môi trường làm việc tại công ty Hàn Quốc.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm về một ngành học khá phổ biến ở Việt Nam. Nếu bạn yêu thích văn hóa và đất nước Hàn Quốc thì chuyên ngành này hoàn toàn phù hợp với bạn đó."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-a-rap", "rid": "7220211", "major": "Ngôn ngữ Ả rập", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nSứ mệnh đào tạo của ngành ngôn ngữ Ả Rập là tạo ra đội ngũ nhân lực có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Ả Rập trong giao tiếp và công việc, có kiến thức chuyên sâu về văn hóa, lịch sử của các nước. Trong quá trình theo học, sinh viên sẽ được luyện tập 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết một cách thành thạo. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được tham gia các chương trình giao lưu văn hóa do Đại sứ quán nước bạn đóng tại Việt Nam tổ chức. Thông qua các buổi giao lưu đó, bạn sẽ có thêm cơ hội thực hành ngôn ngữ cũng như mở rộng được vốn hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực như văn hóa, lịch sử của các nước sử dụng tiếng Ả Rập.\n\n\n\n\nNgành ngôn ngữ Ả Rập hiện nay không phân chia chuyên ngành. Về cơ bản, các bạn sinh viên phải hoàn thành đủ các học phần lý luận bắt buộc (Đường lối của ĐCSVN, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Triết học Mác Lê-nin…) và các học phần tiếng (Tiếng Ả Rập 1A – 4C, Ngôn ngữ học tiếng Ả Rập 1- 2…). Sau khi xây dựng được nền tảng kỹ năng tiếng vững chắc, các bạn sẽ có hai môn biên dịch và phiên dịch trong khối kiến thức ngành. Đến đây, nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về biên – phiên dịch, sinh viên có thể chủ động chọn học thêm các môn học chuyên sâu như: Dịch nâng cao, Dịch văn bản tin tức báo chí… để rèn luyện thêm kỹ năng.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay, chỉ có ba khối thi được áp dụng cho phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT. Bạn có thể tham khảo các khối thi đó ngay dưới đây:\n\n\n\nKhối D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)\nKhối D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)\nKhối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin, mức điểm chuẩn dao động từ 25,77 – 28,63 điểm tùy theo từng năm dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành học này?": "\n\nHiện nay, theo thống kê năm 2020, trên cả nước chỉ có duy nhất một cơ sở đào tạo có giảng dạy chuyên ngành này, đó là trường Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nVề bản chất thì học Ngôn ngữ Ả Rập cũng là học ngoại ngữ. Do đó, những yêu cầu về năng lực sinh viên của ngành nhìn chung cũng không khác quá nhiều so với các ngành ngoại ngữ khác. Dưới đây là một số yếu tố cho bạn tham khảo.\n\n\n\n\n\nCó niềm đam mê.\n\n\n\nĐây chắc chắn là yêu cầu tiên quyết đối với các bạn sinh viên dự định theo học. Bởi nếu như học ngoại ngữ mà không yêu thích thứ tiếng mình đang học thì sẽ rất khó duy trì. Bạn sẽ không tìm thấy đủ động lực để trau dồi và nâng cao vốn hiểu biết ngôn ngữ của mình mỗi ngày khi không có đủ đam mê với nó. Do đó, hãy xác định thật kỹ sở thích, nguyện vọng của mình trước khi quyết định đăng ký theo học ngành ngôn ngữ Ả Rập!\n\n\n\nHam thích tìm hiểu về văn hóa, con người, đất nước.\n\n\n\nSự tò mò sẽ luôn thôi thúc chúng ta làm việc không ngừng để tìm tòi và tiếp thu những kiến thức mới. Hãy luôn giữ cho ngọn lửa ấy cháy bừng trong tim, để luôn tiến về phía trước, làm mới bản thân và hoàn thiện hơn mỗi ngày.\n\n\n\nLuôn tỉ mỉ, cẩn thận. \n\n\n\nĐây không chỉ là yêu cầu dành riêng cho sinh viên ngành ngôn ngữ mà nó còn là yếu tố quan trọng cần có trong mọi công việc. Tỉ mỉ, cẩn thận là những đức tính quý. Nó giúp bạn tránh được nhiều rắc rối không đáng có trong cuộc sống cũng như trong công việc.\n\n\n", "học ngành ngôn ngữ này cần học giỏi môn gì?": "\n\nBạn có thể đầu tư thời gian và công sức để nâng cao thành tích tổ hợp môn Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh nếu muốn xét tuyển theo điểm của khối thi D01. Bên cạnh đó, tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử – Địa lý – GDCD) và tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý – Hóa học – Sinh học) cũng là những lựa chọn đáng cân nhắc để thay thế cho hai môn Toán hoặc Ngữ văn nếu một trong số đó không phải là điểm mạnh của bạn.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNgôn ngữ Ả Rập hứa hẹn là ngành có cơ hội việc làm hết sức phong phú trong tương lai. Một cử nhân ngành này sẽ hoàn toàn có đủ kiến thức, phẩm chất và năng lực để đảm nhiệm một trong các vị trí sau đây:\n\n\n\n\n\nBiên dịch – phiên dịch viên \nBiên tập viên\nChuyên viên Marketing\nThư ký, trợ lý đối ngoại\nHướng dẫn viên du lịch\nTiếp viên hàng không (đối với nữ)\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của cử nhân ngành này được phân thành 02 dạng chính như sau:\n\n\n\nNếu là sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nhiều: khoảng 400 – 700 USD/tháng (tương đương 9 – 15 triệu đồng/tháng). Mức thu nhập này còn tùy theo hiệu suất công việc và mức độ phấn đấu của mỗi cá nhân.\nĐối với những vị trí quản lý cấp cao hơn: mức lương cơ bản sẽ từ 1000 USD/tháng trở lên. Điều này còn tùy theo quy mô công ty, doanh nghiệp.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgôn ngữ Ả Rập hiện nay tuy chưa thật sự phổ biến ở nước ta. Theo một số nhận định trong tương lai, đây là ngành có nhiều triển vọng phát triển về cơ hội việc làm lẫn khả năng thăng tiến trong sự nghiệp. Do đó, nếu bạn đang có hứng thú với lĩnh vực này thì hãy tự tin đăng ký theo học ngay hôm nay!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-triet-hoc", "rid": "7229001", "major": "Triết học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nSứ mệnh giáo dục của ngành Triết học là nghiên cứu các vấn đề cơ bản xoay quanh con người như: thế giới quan, nhận thức, sự tồn tại, quy luật giá trị… Điểm khác biệt của ngành Triết học so với các chuyên ngành khác được thể hiện qua cách tiếp cận, xác định và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống. Sinh viên ngành Triết học sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về Triết học, các luận điểm chính trong chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thế giới quan duy vật biện chứng… Ngoài ra, chương trình đào tạo Triết học còn chú trọng đến việc bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, trình bày ý kiến trước đám đông…\n\n\n\n\nSinh viên ngành Triết học sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức nâng cao về Triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử phát triển về văn hóa xã hội, kinh tế chính trị, khoa học nghệ thuật của thế giới thông qua góc nhìn Triết học, kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Pháp/tiếng Nga), tin học… Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Triết học không chỉ có chuyên môn cao mà còn có kỹ năng vững vàng, sẵn sàng tham gia giảng dạy hoặc làm việc tại các cơ sở có liên quan.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Triết học có số lượng khối thi đầu vào vô cùng phong phú. Dưới đây là một số gợi ý để các bạn tham khảo.\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)\nKhối A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)\nKhối C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)\nKhối C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử)\nKhối C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)\nKhối D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)\nKhối D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)\nKhối D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp)\nKhối D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)\nKhối D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)\nKhối D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật)\nKhối D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)\nKhối D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)\nKhối D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)\nKhối D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)\nKhối D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)\nKhối D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)\nKhối D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy theo phương thức xét tuyển và số lượng thí sinh mà điểm chuẩn mỗi năm sẽ có sự thay đổi phù hợp. Nếu bạn nộp đơn xét tuyển theo phương thức thi THPT thì mức điểm thường dao động từ 16 – 22 điểm có thể kèm thêm tiêu chí phụ (nếu có). Nếu chọn phương thức xét học bạ thì điểm chuẩn sẽ tăng từ 19 điểm trở lên tùy cơ sở đào tạo. Ngoài ra, Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TP.HCM còn chấp nhận xét tuyển đầu vào với ngưỡng điểm 600 trở lên thông qua kết quả kỳ thi ĐGNL.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là một số cơ sở đào tạo ngành Triết học uy tín trên cả nước để bạn có thể tham khảo nếu muốn nộp đơn xét tuyển vào ngành này. \n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội\nHọc viện Báo chí và Tuyên truyền\nĐại học Sư phạm Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\nĐại Học Tây Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM\nĐại học An Giang\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể học tốt ngành Triết học bạn cần sở hữu càng nhiều yếu tố sau đây càng tốt. Bởi đây là những yêu cầu cơ bản, cần thiết mà một cử nhân ngành Triết học cần có.\n\n\n\n\n\nYêu thích tìm tòi, nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu của ngành Triết học;\nCần cù, chịu khó, làm việc chăm chỉ;\nLuôn duy trì sự cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;\nTư duy nhạy bén, có năng lực lý luận tốt;\nCó phẩm chất đạo đức tốt, lập trường chính trị kiên định, vững vàng;\nNăng động, nhiệt tình trong mọi công tác;\nCó kỹ năng thuyết trình lưu loát, có khả năng diễn tả dễ hiểu những vấn đề lí luận trừu tượng;\nÁp dụng lý thuyết vào thực tiễn một cách linh hoạt.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nBên cạnh việc tích cực ôn tập, trau dồi các môn học có trong khối thi ĐH, việc học tốt lịch sử, địa lý cũng góp phần hình thành nền tảng kiến thức xã hội vững chắc cho những bạn muốn trở thành sinh viên ngành Triết học. Nếu có một lượng kiến thức đủ dày về lịch sử, địa lý bạn sẽ dễ dàng hiểu được sự thay đổi của Triết học qua mỗi thời kỳ biểu hiện như thế nào, lý giải được nguyên nhân tại sao và chứng minh được ý nghĩa của sự thay đổi đó có các mặt lợi – hại gì đối với quá trình phát triển của nhân loại. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tập của bạn ở bậc Đại học.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên tốt nghiệp ngành Triết học có thể thử sức ở các vị trí công việc sau đây tùy thuộc vào sở thích, đam mê, nguyện vọng và năng lực của mỗi bạn:\n\n\n\n\n\nDạy môn Triết học ở các trường ĐH, cao đẳng, trung cấp nghề.\nChuyên gia nghiên cứu về Triết học, tôn giáo, đường lối phát triển đất nước ở các cơ quan chuyên môn.\nBiên tập viên phụ trách mảng tin tức chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội hay giáo dục tại các tòa soạn báo, đài truyền hình.\nNghiên cứu, biên dịch về nội dung lý luận chính trị.\nTrợ lý pháp lý, thư ký cho các công ty chuyên về luật.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập sẽ phụ thuộc vào bằng cấp, kinh nghiệm và kỹ năng của từng người. Con số dưới đây chỉ là mức tham khảo, thực tế sẽ còn có nhiều khoản phát sinh khác như tiền thưởng, trợ cấp, thâm niên… dẫn đến sự chênh lệch đáng kể. \n\n\n\nĐối với sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc: trung bình thu nhập từ 5 – 6 triệu đồng/tháng nếu làm việc tại các cơ sở tư nhân, 3 – 4 triệu đồng/ tháng nếu làm trong cơ quan Nhà nước.\nĐối với những cá nhân có thâm niên: nếu làm việc trong các tập đoàn, công ty có quy mô lớn thì mức lương trung bình đạt 8 – 10 triệu đồng/tháng, nếu làm ở cơ quan Nhà nước thì trung bình kiếm được 4 – 5 triệu đồng/tháng.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTriết học là ngành có đặc thù nghiêng về lý luận trừu tượng. Tuy nhiên nếu thật sự có đam mê và quyết tâm với nghề, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những kiến thức đã được trang bị ở trường Đại học vào công việc, cuộc sống một cách linh hoạt. Tin chắc rằng, những kinh nghiệm quý báu đó có thể giúp bạn đạt được nhiều thành tựu đáng kể hơn trên con đường mà mình đã chọn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc", "rid": "729008", "major": "Chủ nghĩa xã hội khoa học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Chủ nghĩa xã hội khoa học (Scientific Socialism) là một trong ba bộ phận của Chủ nghĩa Mác-Lênin hợp thành chuyên về lĩnh vực chủ nghĩa xã hội khoa học. Ngành học này giảng dạy các kiến thức về phương pháp tư duy khoa học và kỹ năng giải quyết mọi vấn đề trong đời sống.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức về hệ thống chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước,… Bên cạnh đó, ngành học này còn cung cấp tri thức chuyên sâu về xây dựng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, thủ tiêu chủ nghĩa tư bản. Giúp các bạn có cái nhìn sâu hơn về lập luận, phân tích, thuyết trình phục vụ cho công việc. Ngoài ra, học ngành này, các bạn sẽ hình thành nên ý thức, tư tưởng bảo vệ hệ tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7229008\n\n\nĐể theo học ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, các thí sinh tham gia thi THPT QG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nA16: Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên\nC03: Toán, Ngữ Văn, Lịch sử\nC04: Ngữ văn, Toán, Địa lí\nC14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân\nC15: Toán, Văn, Tổ hợp môn Khoa học xã hội\nD01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh\nR22: Toán, Văn, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng anh.\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành là gì?": "\n\nHiện nay, ở nước ta có 2 trường đào tạo ngành CNXH khoa học. Đó là:\n\n\n\n Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học QGHN)\n Học viện Báo chí và tuyên truyền\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐây là ngành học trừu tượng và trọng điểm trong lĩnh vực khoa học xã hội. Chính vì thế, mức điểm chuẩn ngành học này dao động không quá cao. Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT QG có mức điểm chuẩn từ 19.25 – 20 điểm. Còn xét tuyển bằng học bạ thì mức điểm là 6.5. \n\n\nĐể chắc chắn cơ hội trúng tuyển thì bạn nên tìm hiểu điểm sàn của các trường qua các năm. Ví dụ bạn có ý định thi vào trường Học viện Báo chí và tuyên truyền ngành học này thì điều bạn cần quan tâm đó chính là điểm sàn dao động qua các năm. Và điểm thi năng lực thực tế của bạn. Để từ đó so sánh và có những quyết định phù hợp. \n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành cnxh khoa học?": "\n\nNgoài việc chuẩn bị cho bản thân các kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn thì bạn cần có những yếu tố nhất định để theo đuổi ngành học này. Từ đó cố gắng đạt được mục tiêu đề ra một cách nhanh hơn. Cụ thể là:\n\n\n\nCó khả năng linh hoạt, đầu óc sáng tạo, tư duy nhanh chóng;\nCó khả năng về lý luận, thuyết trình, phân tích, đánh giá;\nYêu thích khám phá các lĩnh vực liên quan đến Triết học;\nCó khả năng lên kế hoạch cho công việc và thực hiện mục tiêu đó;\nCẩn thận, cần cù, chăm chỉ, chịu khó trong công việc;\nCó tính tự lập, nhẫn nại và có thái độ làm việc nghiêm túc;\nThích những thử thách, không ngại khó khăn;\nThích ứng nhanh với công việc và biết ứng dụng lý luận trong đời sống.\nNhững tố chất bạn cần có\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành học này ra sao?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, các cử nhân ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học có thể đảm nhận các vị trí sau:\n\n\n\nGiảng viên chuyên ngành học và các môn liên quan tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề;\nNghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu chính trị, triết học hay các cơ quan nghiên cứu triết học;\nBiên tập viên tại các cơ quan phát hành sách, tòa soạn báo,…;\nNhân viên hành chính văn phòng làm việc tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài,…;\nCán bộ làm công tác quản lý tại các cơ quan Đảng từ cấp trung ương tới địa phương;\nNhà viết sách, bình văn, thơ tại các diễn đàn lớn.\nCơ hội việc làm hấp dẫn\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nMức lương trong ngành này còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Cụ thể như sau: \n\n\n\nĐối với sinh viên tốt nghiệp đại học và  những người làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ rơi vào khoảng từ 5 – 6 triệu đồng/tháng.\nĐối với những người có năng lực, có trình độ chuyên môn làm việc tại công ty, doanh nghiệp nước ngoài thì mức lương khoảng từ 7 – 15 triệu đồng.\nThu nhập ổn định\n\n\n\nBí quyết ôn luyện khối C hiệu quả\n\n\n\nÔn tập tổng quát kiến thức chung: bên cạnh những kiến thức giáo trình lớp 12 thì kiến thức của khối 10 và 11 đều có mặt trong đề thi nên thí sinh cần ôn luyện một cách tổng quát toàn diện.\nChú trọng ôn luyện nội dung nền tảng trong SGK: đừng chỉ chú trọng làm đề thi thử mà bỏ quên một kho tàng kiến thức trong sách giao khoa. Hãy tận dụng khai thác hết lượng kiến thức căn bản trong sách\nTận dụng sơ đồ tư duy sáng tạo: sau khi học xong kiến thức mới, việc hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy sáng tạo là một trong những cách giúp thí sinh nhớ bài lâu hơn\nLuôn ghi chép ra giấy ghi nhớ\nSử dụng Atlat địa lý.\nCó phương pháp thời gian học tập hợp lí\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích nhất về chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học mà ReviewEdu.net đã cung cấp cho các bạn. Chúng tôi mong rằng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về ngành học. Từ đó, bạn sẽ lựa chọn được ngành học thực sự phù hợp với năng lực của bản thân.\n\n\n "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ton-giao-hoc", "rid": "7229009", "major": "Tôn giáo học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Tôn giáo học là ngành chuyên cung cấp những kiến thức lý luận, thực tiễn về Tôn giáo và các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ giúp bổ trợ về lĩnh vực tôn giáo học. Điều này giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện các công việc cơ bản về tôn giáo, tham mưu cho các cấp lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ về quản lý tôn giáo hiện nay. Ngoài ra, người học sẽ được trang bị kiến thức có hệ thống về tôn giáo, tín ngưỡng, kiến thức cơ bản của khoa học với tôn giáo học. Từ đó, bảo đảm cho người học về tính hiện đại, tư tưởng và có trình độ hiểu biết về hiện tượng tôn giáo trong lịch sử và hiện đại. Ngành học này còn cung cấp những phương pháp về nghiên cứu khoa học hiện đại, thực hành gắn liền lý thuyết với thực tiễn.\n\n\n", "các khối, tổ hợp thi vào ngành học này là gì?": "\n\nĐể thi vào ngành tôn giáo học, thí sinh có thể tham khảo một vài tổ hợp xét tuyển sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật Lý, Hóa học\nC00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nD01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh\nD02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga\nD03: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp\nD04: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung\nD05: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức\nD06: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật\nD78: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh\nD79: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Đức\nD80: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Nga\nD81: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Nhật\nD82: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Pháp\nD83: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Trung\n\n\n\n", "điểm chuẩn vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành TGH năm 2020 của các trường Đại học từ 16.50 – 18.00 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển. Cụ thể với tổ hợp môn A00 và D01 là 17 điểm; C00 và D03 là 18.75, những tổ hợp môn còn lại là chuẩn 18.00 điểm.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay chỉ có duy nhất một trường đào tạo ngành này tại Hà Nội. Đó là trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, còn có Viện Nghiên cứu tôn giáo, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – đào tạo Tiến sĩ (tại Hà Nội), Trung tâm nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chuyên đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành trên.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐây là ngành học khá đặc trưng và đòi hỏi nhiều tố chất để thích ứng với nghề. Ví dụ như:\n\n\n\n\n\nCó bản lĩnh chính trị vững vàng\nCó chính kiến và khả năng thuyết phục người khác\nKhả năng giao tiếp, thuyết trình, trò chuyện trước đám đông\nNghiêm túc học tập và làm việc\nĐạo đức nghề nghiệp tốt\nLối sống giản dị, lành mạnh\nLuôn chủ động giúp đỡ, đoàn kết với tất cả mọi người\nTư duy nhạy bén, sáng tạo\nĐộc lập, tự chủ trong công việc\nTính nhẫn nại, cần cù và chịu khó\nĐặt ra mục tiêu và hướng đi rõ ràng\nNhanh nhay trong phát hiện vấn đề và đề xuất phương án giải quyết\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nNhìn chung các khối xét tuyển, đa số đều có sự góp mặt của môn Ngữ văn. Để học ngành TGH, bạn cần phải đầu tư kỹ lưỡng vào môn học này. Có kiến thức về văn học thì việc nghiên cứu về tôn giáo sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Môn ngữ văn sẽ hỗ trợ cho bạn trong kỹ năng thuyết trình, làm báo cáo, nghiên cứu,…\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, các bạn có đủ năng lực và kỹ năng để có thể đảm nhận các vị trí việc làm sau:\n\n\n\n\n\nNghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, Viện đào tạo về tôn giáo\nCán bộ Nhà nước: Hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham mưu về quản lý Tôn giáo \nGiảng viên chuyên giảng dạy ngành học này tại các cơ sở đào tạo ở bậc trung cấp, trường cao đẳng, đại học, trường nghề…\nNghiên cứu viên về tôn giáo tại các Sở nghiên cứu, Viện nghiên cứu khoa học, tôn giáo, các cơ quan lý luận chính trị…\n\n\n\nNgoài ra, cơ hội việc làm của ngành TGH khá cao. Cụ thể hơn: bạn có cơ hội học thạc sĩ, tiến sĩ và trở thành các nhà khoa học, công tác tại các trung tâm, nghiên cứu quốc gia về tôn giáo như: Trung tâm Văn hóa và Tín ngưỡng, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Văn hóa…\n\n\n", "mức lương của ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của người làm ngành tôn giáo học sẽ tùy thuộc vào năng lực, văn bằng đại học hay cao đẳng và vị trí công việc để có mức lương phù hợp.\n\n\n", "sinh viên ngành học gì?": "\n\nKhi theo học ngành Tôn giáo học, các bạn sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức cơ bản, có hệ thống về tôn giáo, tín ngưỡng. Bên cạnh đó còn được tiếp nhận lượng kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu của các khoa học liên ngành gắn liền với Tôn giáo học. Khi tiếp cận với bộ môn nghiên cứu và đào tạo Tôn giáo học dưới góc độ là khoa học liên ngành, sinh viên được định hướng theo 3 hướng chuyên ngành như sau:\n\n\n\nLý luận và lịch sử nghiên cứu tôn giáo\nTín ngưỡng – tôn giáo của nước nhà và thế giới\nTôn giáo với đời sống xã hội\n\n\n\nBên cạnh kiến thức về chuyên ngành, sinh viên theo đuổi ngành học cũng được rèn luyện những phương pháp về nghiên cứu khoa học hiện đại, thực hành gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Từ đó nâng cao trình độ tư duy độc lập, phân tích và giải quyết vấn đề.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành tôn giáo học là một trong những lĩnh vực được đề cao không chỉ ở Việt Nam mà còn ở thế giới. Đây là ngành mới và khá kén chọn người học nên hiện nay khá ít trường nhận đào tạo. Ngành học ra đời nhằm tạo ra sân chơi cho những bạn đam mê về nghiên cứu tôn giáo. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn một ngành học phù hợp với nguyện vọng của bản thân. Chúc các bạn có một kỳ thi THPTQG thuận lợi, đạt được kết quả cao như mong muốn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-lich-su-hoc", "rid": "7229010", "major": "Lịch sử", "payload": {"ngành học là gì?": "\n\n\n\nNgành Lịch sử học (LSH) là ngành học đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực lịch sử. Đây là ngành học nghiên cứu về lịch sử loài người trong đó có lịch sử của Việt Nam và thế giới. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp khối kiến thức toàn diện về Lịch sử Việt Nam, các phương pháp nghiên cứu lịch sử cần đến trong cuộc sống và trong công việc. Đồng thời, họ cũng được trang bị những kiến thức khác, phục vụ cho công việc sau này như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, quản lý,… Không chỉ được học trên sách vở, sinh viên còn được thực hành qua các chuyến đi thực tế để có một cái nhìn khách quan hơn về lịch sử nước nhà.\n\n\n", "các khối thi vào ngành học là gì?": "\n\nĐể thi vào ngành LSH, các sĩ tử phải vượt qua các bài thi trong kỳ thi THPT quốc gia bằng các tổ hợp xét tuyển sau:\n\n\n\nC00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nC03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử\nC04: Ngữ văn, Toán và Địa lý\nC19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân\nD01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh\nD02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga\nD03: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp\nD04: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung\nD05: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức\nD06: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật\nD14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\nD79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức\nD80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga\nD81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật\nD82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp\nD83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn vào ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nChắc hẳn đây là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh cũng như các bạn thí sinh quan tâm. Ngành học này khá phổ biến và được nhiều trường tham gia đào tạo từ Bắc vào Nam. Mỗi trường sẽ có nhiều mức điểm trúng tuyển phù hợp để xét tuyển vào ngành. Cụ thể điểm chuẩn ngành LSH năm 2020 dao động từ 15 đến 22 điểm đối với phương thức xét điểm thi THPT Quốc Gia. \n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành học?": "\n\nĐể có thể theo học ngành LSH, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:\n\n\n\nHọc viện Báo chí và Tuyên truyền\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Quảng Nam\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\nĐại học Quy Nhơn\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể học tập và làm việc trong ngành này, bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nLuôn cố gắng tìm tòi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn\nCó phẩm chất và kỹ năng cần thiết trong ngành Lịch sử\nCó khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp vấn đề một cách nhanh nhạy\nYêu thích việc tìm tòi, đam mê phân tích lịch sử nhân loại\nKiến thức về lịch sử dày dặn, có hệ thống\nĐặc biệt có phải có trí nhớ, khả năng học thuộc nhanh chóng, có sức khỏe tốt\nTính nhẫn nại, cần cù, chịu khó.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nNhắc đến ngành học này thì trước hết người học phải học giỏi môn Lịch sử. Đây là môn học đòi hỏi có trí nhớ tốt, nắm vững các mốc thời gian, sự kiện lịch sử. Giỏi môn Lịch sử là một lợi thế giúp bạn hoàn thành chương trình đào tạo của ngành tốt hơn. Đi kèm theo việc thuộc nằm lòng lịch sử thì bạn cũng cần phải có một tư duy nghiên cứu tốt. Học lịch sử không chỉ là học thuộc lòng mà còn phải biết nghiên cứu, khảo sát, phân tích.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành học như thế nào?": "\n\nSinh viên sau khi tốt nghiệp đã nắm chắc trong tay kiến thức sâu rộng về ngành LSH và các kỹ năng khác như viết, thuyết trình, phê bình, tư duy, quản lý,… Cùng với đó là những kinh nghiệm đã được chắt lọc từ những buổi nghiên cứu thực tế. Chính vì vậy, sau khi ra trường, sinh viên có thể ứng tuyển ở những vị trí công việc sau:\n\n\n\n\n\nNghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu Quốc gia\nGiảng dạy bộ môn lịch sử tại các trường đại học, cao đẳng, trường nghề, trường phổ thông trung học, trường THCS trên khắp cả nước.\nLàm quản lý tại các cơ quan có liên quan về ngành lịch sử ở trung ương đến địa phương\nBiên soạn tại các cơ quan báo chí, phát hành sách, truyện,…\nHướng dẫn viên du lịch\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành học là bao nhiêu?": "\n\nMức lương sẽ tùy thuộc vào vị trí công tác của bạn. Nếu như bạn làm việc tại các cơ quan Nhà nước thì sẽ được hưởng mức lương theo quy định. Còn đối với những vị trí công việc tại tổ chức tư nhân thì mức thu nhập sẽ tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm cũng như vị trí công tác của bạn. Ngoài ra, khi làm việc tại các tổ chức cá nhân, bạn còn có thể được thưởng thêm lương phụ nếu bạn làm tốt hoặc tùy thuộc vào doanh thu của công ty. Như vậy, ngành học này không chỉ cho bạn được một vị trí công việc ổn định mà còn cho bạn những đãi ngộ phong phú.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành lịch sử học ra đời với mục đích giúp cho các thế hệ trẻ được hiểu biết hơn về lịch sử nước nhà. Và ngành học này tạo cơ hội cho những người trẻ đam mê nghiên cứu lịch sử có thể được học tập và nghiên cứu hết mình. Đây là ngành học với cơ hội việc làm rộng mở và mức lương hấp dẫn. Bài viết trên đây đã chia sẻ cho các bạn những thông tin quan trọng để các bạn có thể tham khảo, chúc các bạn có một kỳ thi thành công tốt đẹp."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ngon-ngu-hoc", "rid": "7229020", "major": "Ngôn ngữ học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành ngôn ngữ học (NNH) được hiểu là ngành học chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ, tôn vinh và bảo vệ ngôn ngữ. Sinh viên học ngành này sẽ được cung cấp nguồn kiến thức đầy đủ về ngôn ngữ, giúp cho sinh viên có thể hiểu, nắm bắt và vận dụng ngôn ngữ một cách thành thạo. Ngoài ra ngành học còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức về NNH. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được bồi dưỡng thêm các kỹ năng thực tế như thuyết trình, phân tích, ứng dụng, tranh luận, nghiên cứu thực tế, làm việc nhóm… Từ đó, giúp sinh viên có thể tiếp cận nhanh chóng với công việc sau khi ra trường. \n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành NNH là ngành học liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội. Chính vì vậy, các khối xét tuyển cũng rất đa dạng ngoài hai tổ hợp chính là C và D:\n\n\n\nC00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nD01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh\nD02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga\nD03: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp\nD04: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung\nD05: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức\nD06: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật\nD78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\nD79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức \nD80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga\nD81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật\nD82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp\nD83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành này năm 2020 của các trường đại học dao động trong khoảng 13 – 22, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành ?": "\n\nĐể theo học ngành NNH, các bạn có thể đăng ký xét tuyển vào các trường đại học sau:\n\n\n\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành này?": "\n\nHiện đây đang là ngành học “hot” được nhiều người lựa chọn. Nhưng liệu bạn có biết rằng mình có thực sự phù hợp với ngành học này hay không? Ngoài việc yêu thích thì bạn cũng cần phải hội tụ những tố chất khác để thích ứng với ngành học. Để học tập và thành công trong lĩnh vực này đòi hỏi bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó kiến thức chuyên môn sâu, rộng;\nCó tính chăm chỉ, say mê tìm tòi và nghiên cứu;\nKhả năng phát hiện và giải quyết vấn đề nhanh chóng;\nKỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin tốt;\nCó tính kiên nhẫn, cẩn thận trong công việc;\nCó kỹ năng diễn đạt, thuyết trình tốt;\nKhả năng trong sáng tạo;\nHiểu biết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống và xã hội.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nHọc giỏi môn Ngữ văn là một lợi thế giúp bạn học tập tốt hơn trong môi trường đại học đào tạo ngành học này. Ngoài ra, các bạn cần phải học chắc các môn như Lịch sử, Địa lý,… nó sẽ hỗ trợ cho việc thi tuyển vào ngành của các bạn. Đặc biệt, ngành NNH sẽ dễ dàng hơn nếu như bạn thông thạo được một ngoại ngữ. \n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên sau khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm và có đủ năng lực, kỹ năng để đảm nhận những công việc thuộc các lĩnh vực sau:\n\n\n\n\n\nLàm biên tập báo, tạp chí, biên tập website, viết tin bài cho cơ quan báo chí. \nXây dựng kịch bản truyền hình, kịch bản phim ngắn, viết nội dung tài liệu, dẫn chương trình trong lĩnh vực truyền thông, truyền hình.\nTiến hành nghiên cứu về ngôn ngữ học, nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành tại các trung tâm, Viện nghiên cứu, Sở nghiên cứu hay các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng.\nCác sinh viên ra trường có thể sáng tác ca từ nhạc, phê bình nghệ thuật tham gia hoạt động nghệ thuật.\nLàm việc tại trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu, quản lý tại thư viện, trường học, trung tâm xử lý thông tin về ngôn ngữ học.\nTham gia giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp, trường nghề, trung tâm dạy nghề. Hay làm giáo viên bộ môn Ngữ văn tại các trường THPT, THCS trên địa bàn cả nước.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của những người làm trong ngành tùy thuộc vào công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người. Trung bình, mỗi nhân sự làm việc tại các doanh nghiệp lớn sẽ được trả mức lương từ 400 – 700 USD/tháng. Đối với vị trí làm việc ở cấp cao hơn, mức lương có thể lên tới 1000 USD. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, công ty tư nhân đang mở rộng cánh cửa ứng tuyển với mức lương đưa ra cạnh tranh hoặc thương lượng. Cho thấy ngành NNH đang là ngành khát nhân lực đặc biệt là các bạn trẻ có kỹ năng tốt. \n\n\n", "kết luận": "\n\nBài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cần thiết về ngành NNH để các bạn tham khảo. Nếu sắp bước vào kì thi đại học quan trọng và có trong mình niềm đam mê tìm hiểu ngôn ngữ, đam mê trải nghiệm để hiểu sâu về một văn hóa của một nước thì đây chính là một ngành học đáng để cân nhắc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-van-hoc", "rid": "7229030", "major": "Văn học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành văn học là một ngành học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nhằm mục đích đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực khối ngành văn hóa, xã hội cho đất nước. Sinh viên theo học ngành này sẽ được bồi dưỡng các kiến thức nền tảng về lí luận văn học, kiến thức phổ biến về văn hóa, ngôn ngữ. Ngoài ra còn được rèn luyện kỹ năng tư duy, phương pháp luận giúp nâng cao khả năng cảm thụ văn học. Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành này có ý thức trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt, biết trân trọng, phát huy văn hóa dân tộc. Hơn thế nữa, sinh viên còn được đào tạo kiến thức về lĩnh vực báo chí, truyền thông, giúp sinh viên làm quen với hoạt động biên tập, phóng viên, biên soạn.\n\n\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện tại rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo nhân lực ngành học này. Đây cũng là ngành tuyển sinh khối rất đa dạng trên nền sườn trung là các khối C và D. Cụ thể, thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào các khối sau:\n\n\n\nC00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nC03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử\nC04: Ngữ văn, Toán, Địa lí\nC15: Ngữ văn, Toán, GDCD\nD01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh\nD02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga\nD03: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp\nD04: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung\nD05: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức\nD06: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật\nD14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh\nD15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh\nD79: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Đức\nD80: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Nga\nD81: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Nhật\nD82: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Pháp\nD83: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Trung\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2022, các trường đại học dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPTQG để xét tuyển thí sinh. Điểm chuẩn rơi vào khoảng từ 14 điểm đến 27,75 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành này, các bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2\nĐại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Hải Phòng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP.HCM\nĐại học Văn Lang\nĐại học Văn Hiến\nĐại học An Giang\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Tây Đô\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Duy Tân\nĐại học Quảng Nam\nĐại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\nĐại học Quảng Nam\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được câu trả lời cho câu hỏi trên, các bạn có thể tham khảo những tố chất sau:\n\n\n\n\n\n\nKhả năng viết tốt, yêu thích và cảm thụ tốt môn văn học\nCó hiểu biết sâu rộng về văn hóa, xã hội, lịch sử…\nTư duy sáng tạo và nhanh nhạy trong việc phát hiện vấn đề\nKhả năng lựa chọn tổng hợp, phân tích vấn đề\nÝ tưởng mới, khả năng sáng tác tốt\nTính nhẫn nại, nghiêm túc trong công việc\nChăm chỉ, có tinh thần ham học hỏi\nNăng động, sáng tạo và kiên nhẫn\nTự tin, có khả năng giao tiếp tốt\nLắng nghe, thấu hiểu tâm lý người khác\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nCó lẽ đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn thí sinh muốn thi vào ngành văn học. Một điều tất nhiên đó là học ngành văn học cần phải giỏi môn Ngữ văn. Sở dĩ nhắc đến người học văn học là nhắc đến những người có tính nghệ sĩ và có hiểu biết về văn học. Ngoài ra, đây còn là ngành học còn đòi hỏi các bạn ngoài niềm đam mê thì cần phải có những kiến thức cơ bản về văn học. Học giỏi môn Ngữ văn là một lợi thế giúp bạn học tập tốt hơn trong môi trường đại học đào tạo ngành học này. Hơn thế nữa, việc học ổn định các môn như Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh,… sẽ là một điểm cộng lớn cho các bạn đam mê ngành này.\n\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNgành Văn học được đánh giá là một ngành học năng động với cơ hội việc làm rộng mở, bởi sau khi ra trường bạn có thể làm được nhiều công việc thuộc các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:\n\n\n\n\n\n\n\n\nNghiên cứu, giảng dạy về văn học, trở thành thầy cô giáo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung cấp nghề, các viện và các trung tâm nghiên cứu; hoặc giảng dạy  môn Ngữ văn tại trường THPT, THCS.\nPhóng viên, biên tập viên: Tham gia biên tập bài viết, viết bài cho cơ quan báo chí, truyền thông truyền hình, sáng tác kịch bản phim, kịch bản chương trình, làm MC…\nQuản lý văn phòng: Chuyên viên hành chính văn phòng, quản trị nhân sự, quản lý, soạn thảo văn bản, thư ký, trợ lý…\nXuất bản, biên tập: phụ trách công tác biên tập, biên dịch sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện tranh, thơ, văn… tại những công ty phát hành sách, truyện.\nSáng tác (lĩnh vực văn học nghệ thuật): sáng tác văn, thơ, tham gia phê bình văn học, viết lời bình cho truyện.\nTruyền thông Marketing: Phụ trách các hoạt động ngoại giao, đàm phán, quảng cáo, tiếp thị…\nQuản lý nhà nước: Đề xuất, lên kế hoạch ý tưởng về chính sách văn học, văn hóa, chính sách dân tộc, chính sách bảo tồn bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành như thế nào?": "\n\nNgành văn học là ngành thuộc nhóm các ngành “hot” nhất hiện nay với mức thu nhập ổn định. Câu hỏi về mức lương chắc hẳn là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Đối với ngành học này, tùy thuộc vào bằng cấp và vị trí công việc sẽ có những mức lương phù hợp.\n\n\n\nMức lương khi bạn làm việc trong cơ quan Nhà nước, sẽ theo cấp bậc lương của Nhà nước theo bằng đại học.\nNgoài ra, nếu bạn làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài thì sẽ có các mức thu nhập khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi cá nhân.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNếu bạn yêu thích bộ môn văn học và có khả năng viết lách, có mong muốn làm công việc liên quan đến các con chữ thì ngành Văn học hoàn toàn phù hợp với bạn đó, vậy thì còn ngần ngại gì mà không đăng ký nguyện vọng vào trường đại học phù hợp để được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp. Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cần thiết về ngành văn học, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn có nguyện vọng dự tuyển vào ngành."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-van-hoa-hoc", "rid": "7229040", "major": "Văn hoá học", "payload": {"ngành văn hóa học là gì?": "\n\n\n\nNgành Văn hóa học là bộ môn chuyên nghiên cứu các lĩnh vực thuộc phạm trù văn hóa. Bao gồm nội hàm cơ sở văn hóa cùng các lĩnh vực liên quan như nhân văn, tự nhiên, khoa học, xã hội. Đồng thời, ngành học này còn chú trọng về việc đào tạo các kỹ năng cho sinh viên như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phân tích, vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn. Bên cạnh đó, sinh viên còn được cung cấp thêm kiến thức về cách thức tổ chức công việc, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực nghề nghiệp, có khả năng tự bồi dưỡng, độc lập trong nghiên cứu…\n\n\n", "các khối thi vào ngành văn hóa học là gì?": "\n\nNgành Văn hóa học là một trong những ngành học hiếm hoi mà danh sách tổ hợp xét tuyển không có sự xuất hiện của các khối khoa học tự nhiên.\n\n\n\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối C14: Toán, Ngữ Văn, GDCD\nKhối C15: Ngữ Văn, Toán, KHXH\nKhối C19: Ngữ Văn, Lịch Sử, GDCD\nKhối C20: Ngữ Văn, Địa Lý, GDCD\nKhối D01: Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh\nKhối D04: Ngữ Văn, Toán, tiếng Trung\nKhối D09: Toán, Lịch Sử, tiếng Anh\nKhối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, tiếng Anh\nKhối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, tiếng Anh\nKhối D66: Ngữ Văn, GDCD, tiếng Anh\nKhối D78: Ngữ Văn, KHXH, tiếng Anh\nKhối D83: Ngữ Văn, KHXH, tiếng Trung\nKhối D96: Toán, KHXH, tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành văn hóa học là bao nhiêu?": "\n\nMức điểm chuẩn của ngành dao động trong khoảng từ 18 – 23 điểm đối với các tổ hợp môn C00, C20, D01, D14, D15, D78 dựa theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành văn hóa học": "\n\nTheo nhận định của các chuyên gia, đây là một ngành mới có sức ảnh hưởng lớn ở nước ta hiện nay. Sau đây là danh sách các trường đào tạo chuyên ngành này trên cả nước:\n\n\n\nĐại học Nội Vụ\nĐại học Văn hóa Hà Nội\nĐại học Văn hiến\nĐại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học văn hóa Hồ Chí Minh\nĐại học khoa học xã hội và nhân văn\n\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc ngành văn hóa học?": "\n\nTùy vào mỗi trường sẽ có những chuyên ngành riêng. Ví dụ trong năm tuyển sinh 2020, trường Đại học Văn Hóa TPHCM tuyển sinh với 3 chuyên ngành:\n\n\n\nVăn hóa Việt Nam\nCông nghiệp văn hóa\nTruyền thông văn hóa\n\n\n\nTrong khi đó trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng tuyển sinh ngành học này nhưng với 2 chuyên ngành:\n\n\n\nNghiên cứu văn hóa\nVăn hóa truyền thông\nVăn hóa đối ngoại\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể có thể học tập và thành công trong ngành văn hóa học, bạn cần hội tụ những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó khả năng sáng tạo, linh hoạt\nKhả năng viết, biên soạn tốt, nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề\nBiết cách phân tích, tổng hợp thông tin\nNghiêm túc, chịu khó trong công việc\nTính nhẫn nại và tỉ mỉ\nCó kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt, có khả năng thuyết phục người nghe\nTự tin, bản lĩnh trước đám đông\nCó ý thức trách nhiệm công dân, luôn tôn trọng và tự hào về tài sản văn hóa quốc gia và địa phương\nCó ý thức bảo tồn những kho tàng văn hóa các dân tộc thiểu số\n\n\n\n", "học ngành văn hóa học bạn cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây có lẽ là câu hỏi gây trăn trở nhất của nhiều thí sinh. Nhìn chung, tất cả các tổ hợp xét tuyển đều có sự góp mặt của môn Ngữ Văn. Cho thấy đây là một bộ môn quan trọng góp phần cho sự thành công của bạn khi tham gia học ngành VHH. Khi bạn có kiến thức về môn Ngữ Văn, nó sẽ tạo cho bạn lợi thế khi nghiên cứu, phân tích về văn hóa. \n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành văn hóa học như thế nào?": "\n\nNgành Văn hóa học có khá ít trường đại học đào tạo nên đầu ra luôn không đủ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của các công ty, doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo một số vị trí làm việc sau:\n\n\n\n\n\nNghiên cứu viên: chuyên nghiên cứu về văn hóa tại các Viện, Sở nghiên cứu hoặc các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trên khắp cả nước.\nGiảng dạy, đào tạo về khoa học văn hóa tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp nghề\nQuản lý tại các tổ chức, cơ quan Nhà nước về ngành văn hóa, thông tin, du lịch  \nBiên tập viên chuyên mục văn hóa tại các tạp chí, cơ quan truyền thông báo chí\nCán bộ nhà nước trong hoạt động quản lý văn hóa nghệ thuật, bảo tồn di sản văn hóa, hay viện bảo tàng…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành văn hóa học là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của những người công tác trong ngành tùy thuộc vào năng lực và vị trí công việc của họ. \n\n\n\nĐối với những cá nhân làm việc trong cơ quan hành chính, quản lý nhà nước: Mức thu nhập sẽ được tính theo cấp bậc lương quy định của nhà nước cho cán bộ, công chức. \nĐối với những cá nhân làm việc tại những cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài: mức lương sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, đơn vị làm việc và kinh nghiệm, năng lực bản thân.\n\n\n\n", "chương trình đào tạo của ngành văn hóa học như thế nào?": "\n\nĐối với khung chương trình của ngành này thì được được thiết kế ở 3 cấp độ: lý thuyết nền tảng, phương pháp nghiên cứu và các kỹ năng. Do đó mà người học Ngành Văn hóa học có cơ hội khám phá hoạt động sáng tạo, sản xuất, lưu thông các sản phẩm văn hoá, truyền thông bằng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau. Nhờ qua việc nghiên cứu, khai thác, phân tích, phản biện mà thấy được tầm ảnh hưởng và quan trọng của đời sống văn hóa. Từ đó, các bạn sinh viên sẽ được phát triển các kỹ năng để hình thành nên các ý tưởng sáng tạo. Và có thể tổ chức các hoạt động truyền thông thể hiện đời sống văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chương trình đào tạo tại các trường đại học đem lại cho các bạn có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể hoạt động hiệu quả ở nhiều vị trí công tác khác nhau.\n\n\n", "kết luận": "\n\nChắc hẳn bạn đã có thêm cho mình những kiến thức về ngành học thông qua bài viết này. Sắp bước vào kì thi đại học quan trọng và có trong mình niềm đam mê tìm hiểu ngôn ngữ để hiểu sâu về khía cạnh văn hóa của một nước thì hãy nhanh chóng chọn trường mình yêu thích. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn tự tin hơn trong việc lựa chọn ngành học của mình. Chúc các bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-van-hoa", "rid": "7229042", "major": "Quản lý văn hoá", "payload": {"ngành quản lý văn hóa là gì?": "Quản lý văn hóa được hiểu là ngành học đào tạo những kiến thức về lĩnh vực văn hóa. Đây là ngành học thuộc về lịch sử, nghiên cứu những di sản văn hóa mà ông cha ta để lại. Ngoài ra, ngành còn tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực quản lý văn hóa thông qua phân tích, tư duy. Sinh viên theo học ngành này sẽ học được những kiến thức văn hóa cơ bản để việc tiếp thu những kiến thức giáo dục trở nên chuyên nghiệp hơn. Sinh viên sẽ có có kiến thức sâu hơn về khoa học quản lý, về văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch. Bên cạnh đó, họ còn được bồi dưỡng thêm những kỹ năng thực tế như giao tiếp, thuyết trình, nghiên cứu, tranh luận,… ", "các khối thi vào ngành quản lý văn hóa là gì?": "\n\nĐể thi vào ngành quản lý văn hóa, các sĩ tử có thể tham khảo các khối xét tuyển sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật Lý, Hóa học\nA01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh\nC00: Ngữ văn, Lịch Sử, Địa Lý\nC20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\nN00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2\nN05: Ngữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu\nH00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật\nR00: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành quản lý văn hóa là bao nhiêu?": "\n\nMục điểm chuẩn chắc hẳn khá thu hút sự tâm của nhiều thí sinh cũng như quý bậc phụ huynh. Điểm chuẩn ngành quản lý văn hóa năm 2020 dao động từ 14 – 24 điểm áp dụng cho các khối và tổ hợp C và D. Riêng các tổ hợp N00, N05, H00, R00 là 28 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrong năm 2020 có tổng cộng 10 trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành này. Cụ thể:\n\n\n\nĐại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương\nĐại học Nội vụ Hà Nội\nĐại học văn hóa Hà Nội\nĐại học Tân Trào\nĐại học Hạ Long\nCao Đẳng văn hóa nghệ thuật & du lịch Nam Định\nĐại học Vinh\nĐại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa\nĐại học Nội vụ phân hiệu Quảng Nam\nĐại học văn hóa TP.HCM\nĐại học Đồng Tháp\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nMỗi ngành học không chỉ đòi hỏi về trình độ kiến thức mà còn đòi hỏi về tố chất để phù hợp, thích nghi với nó. Để học tập và thành công trong lĩnh vực Quản lý văn hóa đòi hỏi bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê Văn hóa và muốn tìm hiểu Văn hóa các dân tộc\nCần cù, chịu khó\nTrách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ di sản\nCó vốn hiểu biết nhất định về văn hóa\nTrân trọng các di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại\nGiao tiếp tốt, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc\nCó tính sáng tạo, có lập trường, bản lĩnh tự tin\nChịu được áp lực cao trong công việc\nChủ động thích nghi với môi trường làm việc đa dạng\nNhanh nhẹn, linh hoạt trong việc phát hiện và xử lý vấn đề\nTôn trọng pháp luật, tuân thủ quy định nơi công tác\n\n\n\n", "học ngành quản lý văn hóa cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây có lẽ là câu hỏi gây trăn trở nhất của nhiều thí sinh. Nhìn chung, tất cả các tổ hợp xét tuyển đều có sự góp mặt của môn Ngữ Văn. Cho thấy đây là một thế lực quan trọng góp phần cho sự thành công của bạn khi tham gia học ngành quản lý văn hóa. Khi bạn có kiến thức về môn Ngữ Văn, nó sẽ tạo cho bạn lợi thế khi nghiên cứu, phân tích về văn hóa Việt Nam. Thêm vào đó, giỏi văn còn giúp cho bạn làm tốt hơn những kỹ năng như thuyết trình, phỏng vấn thực tế, tranh luận, viết luận,…\n\n\n", "học ra làm gì?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình học, các bạn có thể đảm nhiệm một trong số các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nCán bộ Nhà nước công tác tại các Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Trung tâm Văn hóa, Sở, Nhà văn hóa địa phương, quản lý lễ hội văn hóa, di tích lịch sử,…\nQuản lý tại các công ty chuyên về mảng tổ chức sự kiện, công ty về truyền thông, du lịch, các đơn vị, cơ quan có hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, hay bộ phận Marketing quảng cáo và quan hệ công chúng của các doanh nghiệp.\nGiảng dạy chuyên ngành này tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề, trường THPT…\nTự mở công ty về triển lãm tranh, du lịch, tổ chức sự kiện về văn hóa, nghệ thuật cho công ty, doanh nghiệp.\nSinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sĩ về ngành QLVH ở nước Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Singapore.\n\n\n\n", "mức lương của ngành quản lý văn hóa là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào vị trí công tác sẽ có những mức lương phù hợp. Ngành quản lý văn hóa hiện đang là ngành khát nhân lực, chính vì vậy môi trường làm việc cũng vô cùng phong phú. Những cá nhân làm việc tại cơ quan Nhà nước sẽ được hưởng mức lương theo quy định. Đối với những cá nhân công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp tư nhân, mức lương cơ bản sẽ nằm trong khoảng 6 – 9 triệu đồng hoặc có thể cao hơn tùy vào vị trí công tác và kinh nghiệm làm việc.\n\n\n", "kết luận": "\n\nChắc hẳn bạn đã có thêm cho mình những kiến thức về ngành QLVH. Sắp bước vào kì thi đại học quan trọng và có trong mình niềm đam mê tìm hiểu ngôn ngữ, đảm mê trải nghiệm để hiểu sâu về một văn hóa của một nước thì bạn hãy nhanh chóng chọn trường mình yêu thích. Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cần thiết về ngành QLVH để các bạn tham khảo."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-gia-dinh-hoc", "rid": "7229045", "major": "Gia đình học", "payload": {"ngành là gì? trường nào đào tạo?": "\n\nTình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thủy chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp. Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bàn thảo việc cho ra đời ngành Gia đình học (Mã ngành: 7229045) trong các trường văn hóa, nghệ thuật nhằm nâng cao giá trị truyền thống gia đình.\n\n\nTrường nào đào tạo ngành Gia đình học?\n\n\nTừ năm 2016 đến năm 2019, trường Đại học Văn hóa Hà Nội là trường Đại học duy nhất trên cả nước đào tạo ngành này.\n\n\nTuy nhiên, ở Việt Nam hiện tại chưa có trường đại học nào có chương trình tuyển sinh và đào tạo về ngành về Gia đình học. \n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Gia đình học là bao nhiêu?\n\n\nCác trường đại học ở Việt Nam hiện chưa có chương trình đào tạo chuyên ngành về Gia đình học, do đó không có điểm chuẩn chính thức cho ngành này. \n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành nghề này hay không?": "\n\nĐể học và làm việc trong ngành Gia đình học, sinh viên cần phải có những tố chất phù hợp, bao gồm:\n\n\n\nTự tin, có khả năng đàm phán, thuyết phục\nSáng tạo, tư duy linh hoạt và quyết đoán\nKiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ\nTinh thần ham học hỏi, chịu khó\nKhả năng khai thác, nghiên cứu tốt\nKhả năng phân tích tổng hợp\nKhả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian, khối lượng công việc\nSự cẩn thận, khéo léo trong công việc được giao\nKỹ năng thiết kế và sắp xếp\nKỹ năng làm việc nhóm\nThận trọng, có trách nhiệm trong công việc\nThái độ học tập nghiêm túc\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHy vọng rằng qua bài viết trên thì các bạn đã có thông tin về ngành Gia đình học. Nếu bạn yêu thích ngành học này, ReviewEdu chúc bạn ôn luyện chăm chỉ và có một kỳ thi thật tốt!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-te", "rid": "7310101", "major": "Kinh tế", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nNgành Kinh tế hay Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Kinh tế học cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm của nó. Nghiên cứu Kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác.\n\n\n\n\nChương trình học ngành Kinh tế nhằm đào tạo những sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành tốt, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khỏe, khả năng làm việc độc lập và sáng tạo, có đủ trình độ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.  Theo học ngành Kinh tế, sinh viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức sâu rộng, hiện đại về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô cũng như kinh tế học ứng dụng…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác trường đào tạo ngành Kinh tế thường xét tuyển những khối thi sau đây:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lý, Hóa học\nA01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh\nA16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nC01: Ngữ văn, Toán, Vật lý\nC02: Ngữ văn, Toán, Hóa học\nC04: Ngữ văn, Toán, Địa lí\nC20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh\nD10: Toán, Địa lí và Hóa học\nD15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nD96: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\nD90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\n\n\n\nBên cạnh đó bạn cũng có thể xét tuyển tại một số trường bằng cách xét học bạ hoặc tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành Bảo hiểm những năm gần đây cao nhất là Đại học Kinh tế Quốc dân xét tuyển mức 21,75 điểm. Bên cạnh đó, những cơ sở đào tạo khác chỉ xét tuyển ở mức 15 – 20 điểm.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội\nHọc viện Báo chí và Tuyên truyền\nHọc viện Chính sách và Phát triển\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nHọc viện Tài chính\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nĐại học Lao động Xã hội\nĐại học Ngoại thương\nĐại học Thương mại\nĐại học Lâm nghiệp\nĐại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Hải Dương\nĐại học Hồng Đức\nĐại học Nông lâm Bắc Giang\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên\nĐại học Tài chính – Quản trị kinh doanh\nĐại học Thái Bình\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Vinh\nĐại học Kinh tế Nghệ An\nĐại học Kinh tế – Đại học Huế\nĐại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Nha Trang\nĐại học Tây Nguyên\nĐại học Quang Trung\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)\nĐại học Kinh tế TP.HCM\nĐại học Mở TP.HCM\nĐại học Ngoại thương – Cơ sở phía Nam\nĐại học Nông Lâm TP.HCM\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Tiền Giang\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Dân lập Lạc Hồng\n\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nNhóm ngành liên quan tới quản trị\n\n\nBao gồm quản trị kinh doanh, quản trị lữ hành, quản trị nguồn nhân lực, quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại, ngoại thương, marketing… Nhóm ngành này sẽ cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng giúp bạn trở thành nhà quản trị trong tương lai tại lĩnh vực chuyên ngành mình chọn.\n\n\n\n\nNhóm ngành tài chính\n\n\nLựa chọn nhóm ngành này bạn sẽ có kiến thức kinh tế tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính các công ty đa quốc gia, tài chính quốc tế hoạch định ngân sách vốn đầu tư chứng khoán phân tích tài chính, thị trường, chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng.\n\n\nKế toán, kiểm toán\n\n\nĐây là hai ngành phổ thông thu hút được rất nhiều học sinh quan tâm. Tuy sở hữu cái tên khá giống nhau nhưng thực tế đây là hay ngành nghề khác biệt. Ngành kế toán sẽ thiên về làm việc với sổ sách và các con số nhưng kiểm toán lại là người kiểm tra công việc của người làm kế toán. Do đó bạn nên lưu ý vấn đề này để có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nTố chất và kỹ năng chính là những yếu tố rất quan trọng khi bạn muốn theo đuổi một ngành nghề nào đó. Đối với ngành Kinh tế, các bạn sẽ cần phải có được những tố chất và kỹ năng sau đây:\n\n\n\n\n\nKhả năng suy nghĩ thấu đáo và logic, óc phán đoán, tư duy tổng hợp và phân tích.\nNăng khiếu về toán học\nKỹ năng giao tiếp tốt\nKỹ năng phân tích vấn đề\nQuan tâm tới các vấn đề kinh tế\nCó kỹ năng làm việc nhóm và năng lực giải quyết vấn đề độc lập\nKỹ năng tư duy phân tích\nKỹ năng nghiên cứu, tổng hợp và sáng tạo\n\n\n\n", "học cần giỏi những môn gì?": "\n\nCó thể nói khi nhắc đến ngành Kinh tế ta sẽ nhớ ngay đến môn học thương hiệu của nó đó là Toán học. Tuy nhiên, ngành Kinh tế của một trường đại học cũng xét tuyển các khối D và C tạo điều kiện cho các bạn không có sở trường về môn Toán. Ngoài ra, các bạn cũng có thể bắt đầu xây dựng một học bạ đẹp dùng cho phương thức xét học bạ hoặc bắt đầu ôn thi cho kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào ngành này.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nTùy theo từng chuyên ngành học khác nhau mà các bạn sẽ cơ hội làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc tham gia các hoạt động tư vấn các vấn đề kinh tế cho các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp. Nhìn chung ngành này cung cấp cơ hội việc làm đa dạng và rộng mở. Do đó có rất nhiều ngành nghề bạn có thể theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Sau đây là một số vị trí có thể kể đến:\n\n\n\n\n\nNhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường.\nChuyên viên phân tích rủi ro tài chính.\nChuyên viên phân tích dữ liệu.\nNhà hoạch định tài chính.\nKế toán.\nNhà nghiên cứu kinh tế.\nCố vấn tài chính.\nNhà đầu tư.\nNhân viên bảo hiểm.\nLàm việc trong các cơ quan Nhà nước.\nGiảng viên tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu; các tổ chức tư vấn về các vấn đề  kinh tế vĩ mô và vi mô.\n\n\n\n", "mức lương của người làm là bao nhiêu?": "\n\nĐi cùng với cơ hội việc làm đa dạng và phong phú của ngành Kinh tế là mức thu nhập khủng không kém bất cứ ngành nghề nào. Ngành Kinh tế hiện đang nằm trong TOP những ngành nghề được trả lương cao nhất tại Việt Nam hiện nay. Cụ thể mức lương ngành Kinh tế với từng đối tượng là:\n\n\n\nĐối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm: Từ 4 – 6 triệu đồng/tháng\nĐối với những người đã có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm: Trên 6 triệu đồng/tháng\nĐối với những người đã có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Trên 10 triệu đồng/tháng\nĐối với những người đã có kinh nghiệm từ 5 – 10 năm: Trên 20 triệu đồng/tháng\nMức lương của vị trí Partner/trưởng phòng: Từ 30 – 40 triệu đồng/tháng và phần trăm doanh thu\nMức lương của vị trí Managing Partner/Giám đốc: Tùy thuộc vào doanh thu của công ty\n\n\n\nNgoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên thực tế, ngành Kinh tế hiện đang là ngành nổi trội và thịnh hành nhất trên thị trường hiện nay. Bởi nó không chỉ đem lại những cơ hội việc làm rộng mở, đa dạng mà còn kèm theo đó là mức lương béo bở. Ngoài ra, Giáo dục Việt Nam còn chú trọng đầu tư vào ngành này nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội về nhân lực chất lượng."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-te-chinh-tri", "rid": "7310102", "major": "Kinh tế chính trị", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKinh tế chính trị (tiếng Anh: Political Economy) là một lĩnh vực liên ngành của Khoa học Xã hội. Kinh tế chính trị bao gồm mọi hoạt động nghiên cứu, tập trung vào sự tương tác giữa mối quan hệ cá nhân với chính phủ và chính sách công. Ngoài ra, lĩnh vực kinh tế chính trị cũng đồng thời nghiên cứu về cách các lý thuyết như chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa cộng sản diễn ra trong thế giới thực. Những cá nhân nghiên cứu kinh tế chính trị thường tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục… và cách những nhân tố này tác động đến một hệ thống kinh tế như thế nào.\n\n\n\n\nThuật ngữ kinh tế chính trị vẫn được sử dụng rộng rãi để mô tả bất kỳ chính sách nào của chính phủ có tác động kinh tế.\n\n\nKinh tế chính trị có nhiệm vụ đào tạo những con người sáng về mọi mặt, cả về chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức và năng lực. Người học sẽ được tiếp thu tri thức một cách hoàn chỉnh để am hiểu từ cơ bản đến nâng cao về kinh tế chính trị, kinh tế hiện đại nói chung, kiến thức và quản trị kinh tế. Đặc biệt là có đầy đủ những tác phong, phẩm chất chính trị, sức khỏe, nhận thức, tài năng… để có thể tạo đảm đương những trọng trách và nhiệm vụ đa dạng, phù hợp với tiến trình hiện đại hóa đất nước xây dựng xã hội cộng đồng Việt Nam phát triển.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nCó tất cả 05 tổ hợp xét tuyển đối với ngành kinh tế chính trị. Các sĩ tử có thể tham khảo và thực hiện xét tuyển những tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lí – Hóa học\nA01: Toán – Vật lí – Tiếng Anh\nA16: Toán – KHTN – Ngữ văn\nC15: Ngữ văn – Toán – KHXH\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức điểm chuẩn của ngành Kinh tế Chính trị khoảng từ 13 – 19 điểm. Điểm này dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia hoặc theo phương thức xét theo học bạ.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrên cả nước hiện chỉ có 03 cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giảng dạy chuyên ngành này. Cụ thể các trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Báo chí và Tuyên truyền\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh\n\n\n\nNhư vậy, ở mỗi khu vực đều có 01 trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh lựa chọn được địa điểm học phù hợp với nơi mình sinh sống cũng như là nguyện vọng cá nhân.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được câu trả lời, các sinh viên có thể tham khảo một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nTuân thủ nghiêm túc hiến pháp và pháp luật của quốc gia sở tại\nCó định hướng phục vụ cộng đồng, xã hội\nTố chất đạo đức tốt\nTinh tế và nhạy bén về các vấn đề chính trị\nTư duy linh hoạt, sáng tạo\nBản lĩnh chính trị vững vàng\nChịu được áp lực công việc\nKhả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian, khối lượng công việc\nThận trọng, có trách nhiệm trong công việc\nThái độ học tập nghiêm túc\nSử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ\nThường xuyên cập nhật thông tin về các vấn đề xã hội\n\n\n\nKhác với sinh viên các chuyên ngành khác, đối với kinh tế chính trị khuôn khổ tiêu chuẩn bị yếu tố con người cũng như yếu tố về chuyên môn phải được thiết lập một cách chặt chẽ. Vì vậy mục tiêu cụ thể của ngành là phải xây dựng được một đội ngũ sinh viên có lập trường phẩm chất chính trị cao hơn cả.\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nKhông giống như các ngành kỹ thuật khác, ngành kinh tế chính trị yêu cầu sinh viên trau dồi ít nhất 02 môn. Cụ thể:\n\n\n\nToán: Môn học chiếm phần lớn chương trình đào tạo. Sinh viên sẽ có cơ hội phát huy tối đa khả năng tư duy của mình tại các môn như: Kinh tế vĩ mô, thương mại quốc tế, kinh tế học so sánh…\nLịch sử: Thông qua môn học này, sinh viên sẽ có cái nhìn bao quát hơn về tình hình thế giới gắn liền với các hoạch định, chính sách kinh tế.\n\n\n\nCó thể thấy, ngành kinh tế chính trị không yêu cầu nhiều về các môn mà bạn phải học tốt. Ngành này đòi hỏi rất nhiều về bản thân bạn cũng như các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc, quá trình học tập tại trường.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên chuyên ngành kinh tế hoàn toàn có thể đảm nhiệm công việc tại một trong các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nPhụ trách ở trang Kinh tế Chính trị của một số tờ báo\nNhân viên trong tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể như: ban tuyên giáo các tỉnh, phòng tuyên giáo các huyện, ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện…\nChuyên viên tại cơ quan hoạch định chính sách, nghiên cứu kinh tế của Việt Nam hoặc nước ngoài\nGiảng viên trong các trường đại học và cao đẳng, trung cấp, trường chính trị và các trung tâm chính trị các cấp\nNhân viên trong các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu, hiện chưa có thống kê cụ thể mức lương của ngành Kinh tế Chính trị. Ngành này tùy thuộc vào vị trí việc làm, đơn vị công tác, kinh nghiệm và năng lực bản thân mỗi người mà sẽ có mức thu nhập khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là các cử nhân kinh tế chính trị cũng sẽ nhận được mức phúc lợi giống như các chuyên viên làm việc ở vị trí khác. Bao gồm:\n\n\n\nLương cứng\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nLương tháng thứ 13\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm ( 12-24 ngày)\nƯu đãi cho nhân viên có con nhỏ…\n\n\n\n", "kỹ năng có được sau khi tốt nghiệp": "\n\n\nVề kiến thức:\n\n\n\n+ Có kỹ năng hệ thống hóa, nắm vững nền tảng các lý thuyết cơ bản chuyên sâu.\n\n\n+ Có khả năng nghiên cứu độc lập, tiếp thu và phát triển các kiến thức nền tảng về kinh tế học, kinh tế chính trị, vận dụng để hoạch định, xây dựng, phân tích, đánh giá chính sách.\n\n\n\nVề kỹ năng:\n\n\n\n+ Thông qua các bài tập tình huống, chương trình học của ngành sẽ tạo cho học viên khả năng ứng dụng sáng tạo lý thuyết kinh tế chính trị\n\n\n+ Hình thành các kỹ năng cần thiết trong việc phân tích, đánh giá vấn đề, phân tích tình huống, xử lí thông tin thành thạo\n\n\n+ Có khả năng ra các quyết định chiến lược và các quyết định chính sách, chiến thuật nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.\n\n\n\nVề đạo đức nghề nghiệp\n\n\n\n+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm công dân tốt.\n\n\n+Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.\n\n\n", "kết luận": "\n\nKinh tế chính trị là một ngành học đóng góp cho đất nước rất nhiều nhân tài về cả vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề chính trị. Thông qua bài viết này, hi vọng người đọc sẽ có cái nhìn bao quát nhất về lĩnh vực này, đồng thời sẽ có thể đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp nhất cho bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-te-dau-tu", "rid": "7310104", "major": "Kinh tế đầu tư", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nNgành Kinh tế đầu tư sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phân tích thị trường và các nguồn lực kinh tế nhằm hoạch định những chiến lược đầu tư hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp thuộc bất cứ lĩnh vực nào. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về kinh tế và quản lý, thiết lập dự án và quản lý các dự án đầu tư ở tầm vĩ mô và tầm vi mô, phương pháp áp dụng các mô hình quản lý hiện đại trong quản lý dự án.\n\n\n\n\nSinh viên theo học ngành KTĐT sẽ được phát triển năng lực tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn trong quá trình đầu tư. Cụ thể, các kỹ năng này bao gồm năng lực phân tích, hoạch định, thẩm định, thực thi và quản lý các dự án đầu tư, chính sách và chương trình đầu tư tại các tổ chức kinh tế – xã hội trong và ngoài nước. Một số môn học tiêu biểu của ngành Kinh tế đầu tư là: Luật đầu tư, Thẩm định dự án đầu tư, Nghiên cứu và dự báo kinh tế, Lập và phân tích dự án đầu tư, v.v.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành Kinh tế đầu tư thường xét tuyển bằng các khối sau đây:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối B00: Toán Học, Sinh Học, Hóa Học\nKhối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh\nKhối D10: Toán Học, Địa Lý, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác trường đào tạo ngành học này thường áp dụng 2 hình thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Điểm chuẩn đối với hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 15 đến 27 điểm. Trong khi đó, đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 18 điểm. Thí sinh cũng nên lưu ý rằng điểm chuẩn sẽ thay đổi tùy theo số lượng và học lực của thí sinh đăng ký từng năm. Ngoài ra, một vài cơ sở đào tạo còn yêu cầu thêm các tiêu chí phụ như sau:\n\n\n\nĐiểm Toán ≥ 8.6\nThứ tự nguyện vọng ≤ 4\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nBạn có thể tham khảo danh sách các cơ sở giáo dục đào tạo ngành KTĐT theo khu vực dưới đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Thương mại\nĐại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kinh tế TP.HCM\nĐại học Công nghệ TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nKhi lựa chọn chuyên ngành, một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là mức độ phù hợp với sở thích hoặc năng lực bản thân. Tương tự, nếu muốn theo đuổi ngành KTĐT, bạn sẽ cần đến rất nhiều yếu tố để đạt được thành công. Sau đây là một số tố chất cần thiết đối với người công tác trong ngành này:\n\n\n\n\n\nCó đam mê, nhiệt huyết với công việc\nThận trọng, tỉ mỉ\nKỹ năng xử lý vấn đề\nKhả năng tư duy logic\nKhả năng giao tiếp và thuyết phục người khác\nTốc độ làm việc nhanh nhẹn, tác phong chuyên nghiệp\nCó ý thức trách nhiệm\nKhả năng chịu áp lực cao\nKỹ năng làm việc nhóm\nCó năng lực hoạch định và triển khai chiến lược\nCó khả năng nắm bắt các xu hướng mới trên thị trường\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nLà một bộ phận của khối ngành kinh tế, ngành KTĐT thường xét tuyển kết quả thi THPTQG của môn Toán Học. Lý do cho xu hướng này là bởi vì ngành này yêu cầu khả năng tư duy logic cũng như khả năng tính toán nhanh nhạy và tuyệt đối chính xác. Ngoài ra, tất cả các công ty đều đang trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, vì thế giỏi ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung) sẽ trở thành một lợi thế to lớn cho các sinh viên theo học.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nHiện nay, nguồn nhân lực ngành KTĐT được săn đón bởi rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức, từ các cơ quan Nhà nước, các công ty tư nhân cho đến các công ty đa quốc gia. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành này có thể đảm nhận các công việc sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên phân tích\nNhân viên tín dụng\nNhân viên hoạch định chiến lược\nNhân viên thẩm định dự án\nNhân viên quản lý vốn và nguồn vốn\nChuyên viên quản lý đấu thầu và quản trị rủi ro\nCán bộ quản lý đầu tư\nGiảng viên\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nSau đây là một số mức lương tham khảo dành cho các vị trí công tác trong ngành KTĐT:\n\n\n\nChuyên viên phân tích đầu tư – 22 triệu đồng/tháng\nNhân viên tín dụng – 15 triệu đồng/tháng\nNhân viên hoạch định chiến lược đầu tư – 26 triệu đồng/tháng\nNhân viên thẩm định dự án đầu tư – 15 triệu đồng/tháng\nNhân viên quản lý vốn và nguồn vốn – 26 triệu đồng/tháng\nChuyên viên quản lý đấu thầu và quản trị rủi ro – 15 triệu đồng/tháng\nCán bộ quản lý đầu tư – 12 triệu đồng/tháng\nGiảng viên – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nĐể thăng tiến trong ngành Kinh tế đầu tư, bạn cần không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và nâng cao năng lực làm việc bởi mức độ cạnh tranh trong ngành này rất khốc liệt. Bù lại, bạn sẽ nhận được mức lương và những đãi ngộ hoàn toàn xứng đáng với nỗ lực của bạn. Nếu bạn là người đam mê lĩnh vực kinh tế và việc hoạch định chiến lược, hoặc muốn được thoải mái về tài chính trong tương lai, thì ngành học này chính là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-te-phat-trien", "rid": "7310105", "major": "Kinh tế phát triển", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKinh tế phát triển (tiếng Anh: Development Economics) là ngành khoa học chuyên nghiên cứu và giải thích quá trình tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế. Mục tiêu của ngành chính là để cung cấp một cơ sở nền tảng về lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển. Từ đó, các nước đang phát triển có thể vận dụng vào hoàn cảnh riêng, tìm kiếm được định hướng phát triển thích hợp, cải thiện tình trạng chưa tiến bộ của từng quốc gia.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn về Kinh tế, Kinh tế Phát triển… Sinh viên cũng sẽ được rèn luyện, phát triển các kỹ năng mềm, có nhiều cơ hội tìm được nhiều vị trí việc làm phù hợp với ngành học thuộc nhiều lĩnh vực, khu vực như các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức phi Chính phủ, cơ quan Nhà nước…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nCó tất cả 08 tổ hợp xét tuyển đối với ngành kinh tế phát triển này. Cụ thể như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA09: Toán – Địa lý – GDCD\nA16: Toán – KHTN – Ngữ văn\nC00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\nD96: Toán – KHXH – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo tài liệu năm 2020, ngành KTPT có mức điểm xét tuyển từ 15 – 21.65 điểm. Điểm này được lấy theo mức điểm xét duyệt học bạ.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTheo thông tin tuyển sinh năm 2021, trên cả nước có 02 cơ sở đào tạo có tuyển sinh chuyên ngành KTPT. Cụ thể:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc Viện Chính Sách và Phát Triển\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nPhân Hiệu Đại Học Đà Nẵng tại Kon Tum\n\n\n\nNhư vậy, ở mỗi khu vực miền Bắc và miền Trung đều có ít nhất 01 trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh lựa chọn địa điểm học phù hợp với nơi mình sinh sống. Hi vọng rằng trong các năm tới, ngành này sẽ được chú trọng phát triển thêm cơ sở đào tạo ở các khu vực còn lại.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nCác bạn thí sinh có thể tham khảo một số tiêu chí sau đây để biết được mình có phù hợp với ngành này hay không. Cụ thể:\n\n\n\n\n\nĐam mê tìm hiểu về  kinh tế thị trường\nTự tin, có khả năng đàm phán, thuyết phục\nSáng tạo, tư duy linh hoạt và quyết đoán\nKiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ\nKhả năng khai thác, nghiên cứu tốt\nKhả năng phân tích tổng hợp\nKhả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian, khối lượng công việc\nKhả năng quản lý, quản trị hệ thống\nKỹ năng thiết kế và sắp xếp\nKỹ năng làm việc nhóm\nThận trọng, có trách nhiệm trong công việc\nThái độ học tập nghiêm túc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể theo học và thành công trong ngành kinh tế phát triển, sinh viên cần tập trung vào môn Toán, Tin học và tiếng Anh. Cụ thể:\n\n\n\nToán: môn học chiếm 85% khối lượng kiến thức chuyên ngành, kiến thức thực tế. Do đó, bạn không nên bỏ qua môn học này.\nTin học: Khả năng tin học tốt sẽ giúp bạn xử lý được nhiều vấn đề liên quan tới các con số bằng máy tính.\nTiếng Anh: Môn học bắt buộc ở hầu hết tất cả các trường đại học. Thông qua tiếng Anh, sinh viên sẽ phát huy hết khả năng hội nhập, làm việc của mình.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể tham khảo một số vị trí công việc như sau:\n\n\n\n\n\nPhân tích thực trạng kinh tế – xã hội của cộng đồng, quốc gia tại cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội\nTham gia lập kế hoạch và thực thi dự án phát triển cho các tổ chức trong và ngoài nước\nTổng hợp, nghiên cứu, phân tích và tham gia hoạch định chính sách phát triển\nTham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tư vấn giải pháp, chính sách phục vụ cho phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách công, phát triển bền vững tại các bộ, sở, phòng ban các cấp…\nGiảng dạy tại cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học liên quan đến kinh tế học, kinh tế phát triển…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của người làm ngành KTPT này được chia làm 2 nhóm chính:\n\n\n\nSinh viên mới ra trường: Ít kinh nghiệm, cần trau dồi thêm năng lực chuyên môn thì mức lương trung bình từ 7 -8 triệu VNĐ/tháng.\nCử nhân KTPT có kinh nghiệm làm việc: mức lương cao hơn từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào vị trí đảm nhiệm và nhiều yếu tố phụ khác.\n\n\n\n Ngoài ra, những người làm việc trong ngành này cũng sẽ được nhận nhiều mức đãi ngộ, phúc lợi như:\n\n\n\nLương cứng\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nLương tháng thứ 13\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm ( 12-24 ngày)\nƯu đãi cho nhân viên có con nhỏ…\nTrợ cấp tăng ca, làm thêm giờ\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kinh tế phát triển hiện nay đang là một ngành học mới, thu hút được nhiều bạn học theo học bởi tính linh hoạt của nó. Những nhà kinh tế học phát triển có cơ hội trau dồi các kỹ năng cần thiết ngay từ khi mới bước chân vào cánh cổng trường đại học cùng với nền tảng lý thuyết, những buổi thực hành hay các diễn đàn liên quan… tất cả tạo cho những sinh viên này khi ra trường có đầy đủ năng lực chuyên môn có thể tham gia vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-te-quoc-te", "rid": "7310106", "major": "Kinh tế quốc tế", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nKinh tế quốc tế (International Economics) là một bộ môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc khối ngành Kinh tế. Chương trình đào tạo ngành KTQT cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam, v.v.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo Kinh tế quốc tế trên cả nước thường xét tuyển những khối thi sau đây:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối C01: Ngữ Văn, Toán Học, Vật Lý\nKhối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh\nKhối D03: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Pháp\nKhối D06: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Nhật\nKhối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh\nKhối D09: Toán Học, Lịch Sử, Tiếng Anh\nKhối D10: Toán Học, Địa Lý, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành KTQT thường tuyển sinh bằng hình thức xét điểm thi THPTQG. Điểm chuẩn để vào ngành này tại các trường thường dao động từ 15 điểm đến 34 điểm. Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo còn đặt ra một vài tiêu chí phụ trong khi tuyển sinh. Vì vậy, các thí sinh cần lưu ý các tiêu chí này để tránh thiếu sót không đáng có trong hồ sơ. Sau đây là một số tiêu chí phụ thường gặp:\n\n\n\nĐiểm tiếng Anh hệ số 2\nĐiểm Toán ≥ 8.6\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường đào tạo Kinh tế quốc tế trên toàn quốc:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Ngoại Thương (cơ sở Hà Nội)\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nĐại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội\nHọc viện Ngân hàng\nĐại học Thương mại\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Kinh tế Huế\nĐại học Phú Xuân\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Ngoại thương (cơ sở TP.HCM)\nĐại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Tài chính – Marketing\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Ngân hàng TP.HCM\nĐại học Văn Hiến\nĐại học Kinh tế – Tài chính\nĐại học Mở TP.HCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNếu bạn muốn theo đuổi ngành KTQT, bạn sẽ cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nKhả năng làm việc dưới áp lực cao\n\n\n\nThông thường, sinh viên tốt nghiệp sẽ làm việc tại các vị trí quan trọng trong các công ty đa quốc gia. Vì thế, sinh viên cần chuẩn bị sẵn tinh thần làm việc với khối lượng công việc khổng lồ.\n\n\n\nLinh hoạt, quyết đoán trong công việc\n\n\n\nMôi trường làm việc của ngành KTQT là thị trường thương mại quốc tế với nhiều biến động mỗi ngày. Vì vậy, sự quyết đoán là không thể thiếu.\n\n\n\nĐam mê kinh doanh\n\n\n\nĐây là một lĩnh vực đầy áp lực. Nếu bạn muốn làm việc lâu dài trong lĩnh vực này, bạn sẽ cần có niềm đam mê mãnh liệt với nghề.\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nKinh tế quốc tế là một bộ phận thuộc khối ngành Kinh tế, vì thế hầu hết các khối thi xét tuyển ngành này đều có môn Toán. Ngoài ra, ngành Kinh tế quốc tế cũng rất chú trọng các môn ngoại ngữ. Trong quá trình học tập và làm việc, sinh viên của ngành sẽ cần sử dụng ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu hoặc giao tiếp với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp. Nếu bạn yêu thích ngành Kinh tế quốc tế, bạn nên đầu tư nhiều hơn cho môn Toán và các môn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nNhờ vào nhu cầu xây dựng và phát triển của các công ty thương mại quốc tế, cơ hội việc làm dành cho sinh viên KTQT đang ngày càng rộng mở. Sau đây là một số vị trí công tác cụ thể:\n\n\n\n\n\nNhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không\nNhân viên xuất nhập khẩu\nChuyên gia hoạch định tài chính quốc tế\nChuyên gia nghiên cứu thị trường\nChuyên gia marketing quốc tế\nChuyên gia quản trị chuỗi cung ứng\nChuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế\nChuyên gia xúc tiến thương mại\nNhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế\nGiảng viên kinh tế quốc tế\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nĐi cùng với thị trường việc làm đa dạng, sôi động của ngành Kinh tế quốc tế là mức lương vô cùng hấp dẫn. Sau đây là mức lương tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành:\n\n\n\nNhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không – 12 triệu đồng/tháng\nNhân viên xuất nhập khẩu – 20 triệu đồng/tháng\nChuyên gia hoạch định tài chính quốc tế – 25 triệu đồng/tháng\nChuyên gia nghiên cứu thị trường – 25 triệu đồng/tháng\nChuyên gia marketing quốc tế – 30 triệu đồng/tháng\nChuyên gia quản trị chuỗi cung ứng – 35 triệu đồng/tháng\nChuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế – 40 triệu đồng/tháng\nChuyên gia xúc tiến thương mại – 30 triệu đồng/tháng\nNhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế – 40 triệu đồng/tháng\nGiảng viên kinh tế quốc tế – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù ngành Kinh tế quốc tế có chương trình học tương đối nặng nề cũng như yêu cầu công việc khắt khe, mức thu nhập và đãi ngộ dành cho người làm ngành này là hoàn toàn xứng đáng với công sức bỏ ra. Khi theo đuổi ngành này, bạn có thể tăng thu nhập gấp nhiều lần sau một vài năm tích lũy kinh nghiệm và trau dồi năng lực tiếng Anh. Nếu bạn có đam mê với công việc kinh doanh và muốn theo đuổi sự tự do tài chính trong tương lai, ngành Kinh tế quốc tế là một sự lựa chọn đáng cân nhắc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thong-ke-kinh-te", "rid": "7310107", "major": "Thống kê kinh tế", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Thống kê Kinh tế (tiếng Anh: Economic Statistics) là một ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế chuyên vận dụng những công cụ, kiến thức và phần mềm thống kê nhằm mục đích xây dựng, thiết kế nghiên cứu điều tra, tổng hợp, phân tích, tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê, dự đoán thống kê phục vụ cho việc quản lý và hoạch định chính sách kinh tế xã hội.\n\n\n\n\nSinh viên chuyên ngành Thống kê kinh tế sẽ được trang bị hệ thống kiến thức cơ sở về kinh tế xã hội, quản lý và quản trị kinh doanh… cùng với những kiến thức chuyên sâu về tổ chức hệ thống thông tin thống kê quốc gia, Bộ ngành, địa phương. Ngoài ra, các khía cạnh như điều tra thống kê, nắm vững các công cụ và mô hình để mô tả, phân tích – dự đoán thống kê trong các tổ chức kinh tế – xã hội, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp… cùng các kỹ năng liên quan đến chuyên ngành này cũng sẽ được đề cập trong chương trình đào tạo.\n\n\n", "lợi ích của học ngành": "\n\nSinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có được kiến thức chuyên sâu về cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý. Nắm rõ được các phương pháp thống kê, kinh tế lượng, phân tích định lượng trong kinh doanh…\n\n\nBên cạnh đó, sinh viên còn có khả năng xác định được nhu cầu dữ liệu, thiết kế mẫu điều tra nghiên cứu, khả năng tổng hợp và phân tích xử lí dữ liệu. Nâng cao kỹ năng làm nhóm, phối hợp với các bộ phận khác để lập bảng phân tích kinh doanh.,..\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nCác thí sinh có thể xem xét những tổ hợp xét tuyển sau đây đối với ngành TKKT:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA16: Toán – KHTN – Ngữ văn\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTrong năm 2020, điểm xét tuyển ngành TKKT được chia làm 2 dạng như sau:\n\n\n\nTheo điểm thi THPTQG: từ 15 – 26.45 điểm\nTheo điểm bài thi đánh giá năng lực: 750 điểm (chỉ duy nhất trường đại học Kinh tế TP.HCM có xét tuyển theo hình thức này).\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay cả nước ta chỉ có 04 cơ sở đào tạo về lĩnh vực này. Các bạn có thể tham khảo các trường theo khu vực như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Kinh Tế Quốc Dân\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Kinh Tế – Đại Học Huế\nĐại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Kinh Tế TPHCM\n\n\n\nNhư vậy, ở mỗi miền của nước ta đều có tối thiểu 01 trường đại học chịu trách nhiệm giảng dạy, đào tạo đội ngũ cử nhân Thống kê kinh tế. Tùy thuộc vào nguyện vọng, mong muốn của bản thân, các thí sinh có thể lựa chọn cho mình ngôi trường phù hợp nhất để có thể theo đuổi chuyên ngành này.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có được câu trả lời cho câu hỏi trên, thí sinh có thể tham khảo một số yếu tố sau:\n\n\n\n\n\nNhẫn nại và chịu được áp lực công việc\nKhả năng tiếp cận và xử lý thông tin tốt\nCó trách nhiệm trong công việc\nĐam mê tìm hiểu về lĩnh vực kinh tế\nCó khả năng đàm phán, thuyết phục\nTư duy linh hoạt và quyết đoán\nKhả năng khai thác, nghiên cứu tốt\nKhả năng phân tích tổng hợp\nKhả năng làm việc độc lập\nKhả năng quản lý, quản trị hệ thống\nKỹ năng thiết kế và sắp xếp\nKỹ năng làm việc nhóm\nThái độ học tập nghiêm túc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nCác bạn có đam mê với ngành này cần trau dồi ít nhất 02 môn sau:\n\n\n\nTiếng Anh: Môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam. Sinh viên sẽ phải làm quen với kiến thức chuyên ngành thông qua ngôn ngữ này là 50%. Do đó, đây là môn học nên được chú trọng.\nToán học: Là môn học chiếm 95% chương trình đào tạo của chuyên ngành này. Ví dụ: Kinh tế lượng, marketing căn bản, kinh tế phát triển…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, các cử nhân thống kê kinh tế có thể đảm nhiệm công việc tại một trong các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nThành lập các tổ chức tư vấn, dịch vụ phân tích và xử lý dữ liệu\nGiảng viên trong trường đại học, học viện đào tạo về kinh tế\nNghiên cứu viên trong các trung tâm nghiên cứu, viện, tổ chức tư vấn\nLàm việc tại các viện nghiên cứu, phân tích trong nước và quốc tế; chuyên viên tại các dự án, tổ chức phi chính phủ\nChuyên viên tại bộ phận nghiên cứu và phân tích dữ liệu trong các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế\nNhân viên trong các cơ quan thuộc hệ thống thống kê Nhà nước, bộ ngành, các tổ chức kinh tế – xã hội\n\n\n\nCó thể thấy, vị trí làm việc cho các cử nhân ngành học này rất linh hoạt và phổ biến. Các bạn có thể lựa chọn cho mình một vị trí làm việc tùy vào nguyện vọng, sở thích của bản thân.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nCụ thể, mức lương tối thiểu mà một sinh viên mới tốt nghiệp sẽ ở trong khoảng từ 7 – 9 triệu VNĐ/tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành thì mức thu nhập này có thể dao động từ 10 – 15 triệu VNĐ/tháng hoặc có thể cao hơn. Nếu bạn đang làm việc trong ngành này với tư cách là một nhà quản lý, trưởng phòng hay giám đốc, mức thu nhập chắc chắn sẽ rất hấp dẫn.\n\n\nBên cạnh vấn đề thu nhập, những người làm việc trong lĩnh vực này đều được nhận được nhiều khoản phúc lợi và ưu đãi như: Nghỉ phép trong năm, thưởng lễ tết, lương tháng thứ 13, ưu đãi cho nhân viên có con nhỏ, tham gia BHXH theo luật Lao động Việt Nam hiện hành…\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành thống kê kinh tế là một trong những ngành có đóng góp quan trọng trong việc phát triển xã hội, đất nước. Nhờ vào ngành này, các chuyên gia sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về toàn cảnh nền kinh tế thông qua những nghiên cứu, phân tích. Từ đó, họ sẽ có những giải pháp, hoạch định và quản lý kinh tế xã hội một cách tốt hơn và bền vững hơn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-toan-kinh-te", "rid": "7310108", "major": "Toán kinh tế", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nToán kinh tế (tiếng Anh: Mathematical Economics) là một lĩnh vực của Kinh tế, sử dụng các công cụ và phương pháp toán học để phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế, kinh doanh. Công cụ toán học cho phép các nhà kinh tế suy luận định lượng và xây dựng các mô hình đánh giá, dự báo về kinh tế, kinh doanh trong tương lai đồng thời cũng giúp nhà phân tích hiểu rõ hơn các nguyên tắc và các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường. Các kiến thức vận dụng vào việc ra các quyết định sản xuất đều đến từ chuyên ngành này.\n\n\nNgành Toán kinh tế được chia làm 2 định hướng chính:\n\n\n\nToán kinh tế (Mathematical Economics Specification)\nToán tài chính (Mathematical Finance Specification)\n\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nCác thí sinh có thể xem xét những tổ hợp xét tuyển sau đây đối với ngành Toán kinh tế:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA16: Toán – KHTN – Ngữ văn\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, dao động từ 24,6 điểm đến 27,15 điểm. Ngoài ra còn có một số trường căn cứ vào các tiêu chí riêng như bài thi đánh giá năng lực,…Vì vậy các bạn cần vào website tuyển sinh của trường để cập nhật chính xác nhất.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrên cả nước có tất cả 05 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Kinh Tế Quốc Dân\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Khoa Học – Đại Học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Kinh Tế TPHCM\nĐại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM\nĐại học Thủ Dầu Một\n\n\n\nNhư vậy, ở mỗi khu vực đều có ít nhất 01 trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh lựa chọn địa điểm học phù hợp với nơi mình sinh sống.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành Toán kinh tế đề ra một số tiêu chí cho sinh viên theo học như sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê tìm hiểu về  kinh tế thị trường\nTự tin, có khả năng đàm phán, thuyết phục\nSáng tạo, tư duy linh hoạt và quyết đoán\nKiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ\nKhả năng khai thác, nghiên cứu tốt\nKhả năng phân tích tổng hợp\nKhả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian, khối lượng công việc\nKhả năng quản lý, quản trị hệ thống\nKỹ năng thiết kế và sắp xếp\nKỹ năng làm việc nhóm\nThận trọng, có trách nhiệm trong công việc\nThái độ học tập nghiêm túc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nCác bạn có đam mê với ngành này cần trau dồi ít nhất 02 môn sau:\n\n\n\nTiếng Anh: Là môn học xuất hiện ở tất cả các ngành học. Nó hỗ trợ sinh viên trong việc nghiên cứu, trao đổi hay thậm chí là viết luận văn tốt nghiệp. Do đó, đây là môn học nên được chú trọng.\nToán học: Tuyệt nhiên không thể không nhắc tới Toán – môn học chiếm 95% chương trình đào tạo của chuyên ngành này. Ví dụ: Phân tích và định giá tài sản tài chính, tài chính doanh nghiệp, thiết kế điều tra…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCử nhân ngành Toán kinh tế sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực đảm nhận các vị trí công việc sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên nghiên cứu phân tích thị trường: đánh giá, phân tích, dự báo nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng…\nChuyên viên phân tích tài chính: đánh giá, dự báo, phân tích thị trường chứng khoán, vị thế tài chính các công ty…\nChuyên viên phân tích rủi ro: dự báo rủi ro, tư vấn quản trị, phân tích, đánh giá rủi ro tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng…\nChuyên viên phân tích chính sách kinh tế và dự báo: phân tích, đánh giá tác động của các chính sách kinh tế, dự báo kinh tế…\nGiảng viên tại các trường đại học có liên quan\nChuyên viên tại các Bộ – Ngành tại đơn vị phân tích định lượng trong kinh tế – kinh doanh\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nCụ thể, mức lương cơ bản của một sinh viên mới tốt nghiệp sẽ ở trong khoảng từ 7 – 9 triệu VNĐ/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành thì mức lương có thể từ 10 – 15 triệu VNĐ/tháng hoặc có thể cao hơn. Ngoài vấn đề lương, những người làm việc trong lĩnh vực này đều được nhận được nhiều khoản phúc lợi và ưu đãi giống như những người làm việc trong lĩnh vực khác như: Nghỉ phép trong năm, thưởng lễ tết, lương tháng thứ 13, ưu đãi cho nhân viên có con nhỏ, tham gia BHXH theo luật Lao động Việt Nam hiện hành…\n\n\n", "kết luận": "\n\nToán kinh tế đang là xu hướng phát triển của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Theo các chuyên gia kinh tế, một yêu cầu bắt buộc để phát triển nền kinh tế ở mỗi quốc gia chính là phải có nguồn nhân lực đủ mạnh về Toán ứng dụng, Toán tài chính. Đối với nước ta đang thực hiện quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế sang một giai đoạn mới phát triển và vững mạnh hơn. Do vậy, nhu cầu nhân lực về chuyên ngành này là rất lớn. Từ đó, sinh viên chuyên ngành học này có thể có được nhiều cơ hội việc làm hơn trên thị trường lao động cạnh tranh vì nguồn cung ở nước ta không nhiều."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-kinh-te", "rid": "7310110", "major": "Quản lý kinh tế", "payload": {"ngành là gì? các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nQuản lý kinh tế ( Mã ngành: 7310110)  là ngành đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế. Sinh viên học ngành này có kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin trong quản lý kinh tế, làm cơ sở để có thể đề xuất các chiến lược quản lý kinh tế, được trang bị các kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế nhà nước, quản lý dự án, quản lý đầu tư doanh nghiệp, khoa học công nghệ. \n\n\nCác khối thi xét tuyển ngành Quản lý kinh tế bao gồm:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Lý, Hóa)\nKhối A01 (Toán, Lý, Anh)\nKhối A16 (Toán, KHTN, Văn)\nKhối B00 (Toán, Hóa, Sinh)\nKhối C01 (Văn, Toán, Lý)\nKhối C14 (Văn, Toán, GDCD)\nKhối C15 (Văn, Toán, KHXH)\nKhối C20 (Văn, Địa, GDCD)\nKhối D01 (Toán, Văn, Anh)\nKhối D07 (Toán, Hóa, Anh)\nKhối D10 (Toán, Địa, Anh)\nKhối D96 (Toán, KHXH, Anh)\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ? mức điểm trúng tuyển là bao nhiêu?": "\n\nDưới đây là danh sách những trường Đại học đào tạo ngành này: \n\n\n\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội \nHọc Viện Báo chí và Tuyên truyền \nĐại học Thương mại\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam \n\n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Quản lý kinh tế là bao nhiêu?\n\n\nĐiểm chuẩn xét tuyển ngành Quản lý kinh tế sẽ dao động từ 18 đến 25 điểm. Tuy nhiên, mức điểm này còn tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của từng trường. Để biết thêm thông tin chi tiết, các thí sinh có thể theo dõi kênh thông tin tuyển sinh chính thức của trường mà mình đăng ký xét tuyển.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học ngành Quản lý kinh tế, các phẩm chất bạn cần có bao gồm:\n\n\n\nSự quan tâm đến thị trường và kinh tế\nKhả năng phân tích và suy luận\nNăng lực tính toán\nKỹ năng giao tiếp\nChủ động và năng động\nSự nghiêm túc và chăm chỉ\n\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nHIện nay có rất nhiều công việc mà các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm. Các công việc ngành Quản lý kinh tế bao gồm:\n\n\n\nQuản lý dự án\nQuản lý tài chính\nChuyên viên phân tích tài chính\nChuyên viên tài chính\nChuyên viên tài chính tư vấn\nGiảng viên kinh tế tại các trường \nChuyên viên phân tích thị trường\n\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào các yếu tố như trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, quy mô doanh nghiệp, vị trí công tác,…. Mà bạn có thể nhận được mức lượng khác nhau. \n\n\nThông thường, mức lương cho chuyên viên ngành Quản lý kinh tế sẽ dao động từ khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Quản lý kinh tế hiện nay đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ và hiểu biết. Đây là ngành có tiềm năng phát triển cùng với cơ hội việc làm rộng mở. Hy vọng với những thông tin chia sẻ mô tả về lĩnh vực này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc trong chuyên ngành này. Chúc các bạn sẽ có những định hướng đúng đắn, phù hợp với bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chinh-tri-hoc", "rid": "7310201", "major": "Chính trị học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nChính trị (tiếng Anh: Politics) là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia về vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước. Ngoài ra, chính trị cũng đồng nghĩa với sự tham gia của nhân dân vào công việc xã hội và chính Nhà nước nước đó, là hoạt động thực tiễn của giai cấp, nhà nước, đảng phái chính trị với mục đích tìm kiếm khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích của chính giai cấp, đảng phái chính trị và của nhân dân.\n\n\n\n\nChính trị học (tiếng Anh: Political Science) hay khoa học chính trị là một ngành nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của chính trị, miêu tả và phân tích các ứng xử, hệ thống chính trị. Các lĩnh vực của chính trị học bao gồm lý thuyết và triết học chính trị, giáo dục công dân và chính trị đối sánh, hệ thống quốc gia, phân tích, phát triển chính trị, quan hệ quốc tế…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành chính trị học có xét tuyển nhiều khối, tổ hợp cho thí sinh đăng ký xét tuyển. Cụ thể:\n\n\n\nC00: Ngữ văn –  Địa lý – Lịch sử\nC03: Ngữ văn – Toán – Lịch sử\nC04: Ngữ văn – Toán – Địa lí\nC14: Ngữ văn – Toán – GDCD\nC19: Ngữ văn – Lịch sử – GDCD\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD02: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nga\nD03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp\nD04: Ngữ văn – Toán – Tiếng Trung\nD15: Ngữ văn – Địa lý – Tiếng Anh\nD66: Ngữ văn – GDCD – Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Anh\nD79: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Đức\nD80: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nga\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nXét tuyển năm 2022, điểm chuẩn của ngành vào khoảng 15 điểm – 26,75 điểm (thang điểm 30 kỳ thi THPTQG).\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nThí sinh có nguyện vọng theo học có thể tham khảo và đăng ký một trong các cơ sở đào tạo sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Báo chí và Tuyên truyền\nĐại học Nội vụ\nĐại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Thủ Đô Hà Nội\nĐại học Sư Phạm Hà Nội\nĐại học Thành Đông\nĐại học Tân Trào\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Hà Tĩnh\nĐại học Vinh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nHọc viện cán bộ TP.HCM\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Thủ Dầu Một\n\n\n\nNhư vậy, trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Tùy theo sự tìm hiểu, nguyện vọng của bản thân thí sinh để có thể tự đăng ký xét tuyển vào trường phù hợp với bản thân.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được câu trả lời, các sĩ tử có thể tham khảo một số tiêu chí sau đây:\n\n\n\n\n\nTuân thủ nghiêm túc hiến pháp và pháp luật của quốc gia sở tại\nCó định hướng phục vụ cộng đồng, xã hội\nTố chất đạo đức tốt\nTinh tế và nhạy bén về các vấn đề chính trị\nTư duy linh hoạt, sáng tạo\nBản lĩnh chính trị vững vàng\nChịu được áp lực công việc\nKhả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian, khối lượng công việc\nThận trọng, có trách nhiệm trong công việc\nThái độ học tập nghiêm túc\nSử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ\nThường xuyên cập nhật thông tin về các vấn đề xã hội\n\n\n\nKhác với sinh viên các chuyên ngành khác, đối với chính trị khuôn khổ tiêu chuẩn về con người cũng như yếu tố về chuyên môn phải được thiết lập một cách chặt chẽ. Vì vậy mục tiêu cụ thể của ngành là phải xây dựng được một đội ngũ sinh viên có lập trường phẩm chất chính trị cao hơn cả.\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nKhông giống như các ngành khác, ngành chính trị học yêu cầu sinh viên trau dồi ít nhất 02 môn. Cụ thể:\n\n\n\nTiếng Anh: Khả năng tiếng Anh tốt sẽ giúp sinh viên có thể tự tìm tòi, nghiên cứu một số kiến thức đề cập trong nhiều cuốn sách chính trị được viết bằng tiếng nước ngoài.\nLịch sử: Môn học chiếm phần lớn chương trình đào tạo. Thông qua môn học này, sinh viên sẽ có cái nhìn bao quát hơn về tình hình thế giới, các sự kiện lịch sử mang tính chính trị. Do đó, học tốt môn này sẽ là một điểm cộng lớn đối với sinh viên ngành chính trị học.\n\n\n\nCó thể thấy, ngành chính trị học không yêu cầu nhiều về các môn mà bạn phải học tốt. Ngành này đòi hỏi rất nhiều về bản thân bạn cũng như các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc, quá trình học tập tại trường.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCác nhà chính trị học có thể tham khảo một số cơ hội, vị trí việc làm như sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên: tư vấn, tham mưu trong cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước\nChuyên viên: tham mưu, tư vấn trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, tổ chức kinh tế – xã hội\nNghiên cứu ở các cơ quan lý luận chính trị\nPhóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương\nGiảng viên: nghiên cứu, giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, trường đại học, cao đẳng và trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại chưa chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Chính trị học. Nếu sau khi ra trường, các bạn làm việc tại cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định hiện hành. Ngoài ra, nếu bạn làm việc tại các đơn vị ngoài nhà nước thì tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm mà sẽ có các mức lương khác nhau\n\n\n", "các tiêu chí chọn trường ngành tài chính ngân hàng": "\n\nViệc lựa chọn trường Đại học là một vấn đề nan giải đối với các bạn thí sinh. Trường Đại học là nơi mà bạn sẽ gắn bó suốt 4 năm liền, là nơi định hình bạn là ai trong tương lai. Vậy nên việc chọn trường là một việc vô cùng quan trọng và cần cân nhắc kỹ lưỡng. Một số tiêu chí chọn trường như sau:\n\n\n\nXếp hạng thứ bậc của trường\nChi phí học tập\nMôi trường học tập\nĐội ngũ giảng viên của trường ( xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc tế, xấp hạng theo tiêu chuẩn Việt Nam, đánh giá từ các sinh viên,..)\nCó chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy chuẩn quốc tế và liên tục được cập nhập, đổi mới\nCơ sở vật chất đạt chuẩn\nGIá trị được công nhận của bằng cấp\nHỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp\n\n\n\n.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành chính trị học có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc. Các nhà chính trị học chính là những người thay mặt nhân dân nói lên những mong muốn, nguyện vọng của nhân dân lên cấp có thẩm quyền. Do vậy, đây là một ngành học liên quan nhiều nhất đến phẩm chất, tư cách của mỗi người học viên."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-xay-dung-dang-va-chinh-quyen-nha-nuoc", "rid": "7310202", "major": "Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước", "payload": {"ngành học gì?": "\n\n\n\nĐây là ngành đào tạo những cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có kiến thức, tư duy nền tảng về hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước Việt Nam; có hiểu biết chuyên sâu về phương hướng, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Một số môn học tiêu biểu của ngành này là Lý luận hành chính Nhà nước, quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu, các đảng chính trị trên thế giới, v.v\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác trường đào tạo ngành học này thường xét tuyển bằng các khối thi sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A16: Toán Học, KHTN, Ngữ Văn\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối C03: Ngữ Văn, Toán Học, Lịch Sử\nKhối C04: Ngữ Văn, Toán Học, Địa Lý\nKhối C14: Ngữ Văn, Toán Học, GDCD\nKhối C15: Ngữ Văn, Toán Học, KHXH\nKhối C19: Ngữ Văn, Lịch Sử, GDCD\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D66: Ngữ Văn, GDCD, Tiếng Nhật\nKhối R22: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh (sử dụng điểm quy đổi chứng chỉ)\n\n\n\n", "điểm chuẩn thi vào ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành XDĐ&CQNN thường áp dụng 2 hình thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, các trường thường yêu cầu thí sinh đạt từ 7 đến 9 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 15 đến 28.5 điểm. Ngoài ra, một số trường còn áp dụng thêm một hoặc vài tiêu chí phụ khi tuyển sinh. Sau đây là một số tiêu chí phụ thường gặp:\n\n\n\nĐiểm Toán ≥ 7.8\nĐiểm Lý ≥ 7.5\nĐiểm Sử = 10\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường đào tạo ngành học này trên toàn quốc:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc Viện Báo Chí – Tuyên Truyền\nHọc Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam\nĐại học Nội vụ\nTrường Sĩ Quan Chính Trị – Đại Học Chính Trị\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nHọc viện cán bộ TPHCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNếu bạn muốn theo đuổi ngành XDĐ&CQNN, bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nTận tụy, cống hiến hết mình vì nghề nghiệp chuyên môn và tổ chức nơi công tác\nCó ý thức trách nhiệm, kỷ luật tự giác\nCó lối sống trung thực, đoàn kết và tôn trọng tập thể\nCó tinh thần phê bình và tự phê bình một cách thẳng thắn, chính xác\nCó bản lĩnh và tác phong nghề nghiệp chuẩn mực\nCó tinh thần quyết đoán và thẳng thắn bày tỏ chính kiến\nCó bản lĩnh chấp nhận và vượt qua những khó khăn, thử thách\nCó thái độ ứng xử xã hội chuẩn mực, đúng đắn\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây cũng là một trong những câu hỏi gây trăn trở cho các thí sinh yêu thích ngành XDĐ&CQNN, đặc biệt là trước thềm kỳ thi THPTQG. Như các bạn đã biết, đây là một ngành nghiên cứu về hệ thống chính trị bộ máy Nhà nước Việt Nam, thế nên hầu hết các trường đào tạo ngành này đều xét tuyển bằng các môn KHXH. Nếu bạn muốn theo học ngành XDĐ&CQNN, bạn nên đầu tư nhiều hơn cho các môn học Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý. Ngoài ra, bạn cũng đừng nên bỏ quên môn GDCD, vì đây là bộ môn giúp bạn trau dồi thêm các phẩm chất cần thiết và kiến thức về bộ máy Nhà nước.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nĐiều mà bất cứ ai cũng quan tâm khi đang chọn ngành học là cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Đối với ngành XDĐ&CQNN, sinh viên cần không ngừng nỗ lực học tập và rèn luyện bản thân, đáp ứng nhu cầu về tuyển dụng việc làm sau khi ra trường. Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể công tác tại các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nGiáo viên môn GDCD tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông\nGiảng viên chuyên ngành \nChuyên viên tại các cơ quan của Đảng và Nhà nước\nChuyên viên tham mưu, tư vấn trong các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các cấp\nChuyên viên tại các văn phòng Đảng – Đoàn của các doanh nghiệp và tổ chức liên quan\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nNếu bạn làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định hiện hành. Còn nếu bạn làm việc tại các đơn vị ngoài nhà nước thì tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm mà sẽ có các mức lương khác nhau. Sau đây là một số mức lương tham khảo đối với các vị trí khác nhau:\n\n\n\nGiáo viên môn GDCD – 8 triệu đồng/tháng\nGiảng viên chuyên ngành liên quan – 12 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tại các cơ quan của Đảng và Nhà nước – 12 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tham mưu, tư vấn – 12 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tại các văn phòng Đảng – Đoàn – 15 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nSau khi trở thành cử nhân của ngành học này, bạn có thể lựa chọn các vị trí công tác khác nhau tại nhiều cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, dù làm việc ở vị trí nào hay cơ quan/tổ chức nào, bạn cũng đang góp phần vào công cuộc bình ổn xã hội và phát triển nền kinh tế nước nhà. Nếu bạn còn đang phân vân trong việc chọn ngành, thì đây là một ý tưởng đáng để bạn cân nhắc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-nha-nuoc", "rid": "7310205", "major": "Quản lý nhà nước", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nQuản lý Nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước do các cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm xác lập trật tự xã hội ổn định và phát triển xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa. Quản lý Nhà nước bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Bên cạnh đó, ngành học này cũng nghiên cứu về những thủ tục hành chính nhà nước, về những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, về tư tưởng của Nhà nước trong các hoạt động chính trị – xã hội.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành Quản lý Nhà nước thường xét tuyển bằng những khối thi sau đây:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối A09: Toán Học, Địa Lý, GDCD\nKhối A16: Toán Học, KHTN, Ngữ Văn\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối C02: Ngữ Văn, Toán Học, Hóa Học\nKhối C03: Ngữ Văn, Toán Học, Lịch Sử\nKhối C04: Ngữ Văn, Toán Học, Địa Lý\nKhối C14: Ngữ Văn, Toán Học, GDCD\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D09: Toán Học, Lịch Sử, Tiếng Anh\nKhối D11: Ngữ Văn, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh\nKhối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh\nKhối D96: Toán Học, KHXH, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn thi vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác trường đào tạo ngành học thường xét tuyển bằng 2 hình thức: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, các trường thường yêu cầu thí sinh đạt từ 6 đến 21 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường ở mức từ 14 đến 26 điểm. Ngoài ra, thí sinh nên lưu ý rằng điểm chuẩn có thể thay đổi tùy theo từng chuyên ngành cụ thể. Ví dụ, vào năm 2020, Học viện Báo chí Tuyên truyền yêu cầu 21.72 điểm cho chuyên ngành Quản lý hành chính Nhà nước và 21.9 điểm cho chuyên ngành Quản lý xã hội.\n\n\nVào năm 2022, điểm chuẩn của chuyên ngành Quản lý Nhà Nước có nhiều sự biến đổi, mức điểm rơi vào khoảng từ 14 điểm đến 24,7 điểm (mức thang 30). Các bạn cần truy cập vào website tuyển sinh của từng trường để biết thêm chi tiết.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường đào tạo ngành QLNN trên toàn quốc:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Kinh Bắc\nHọc Viện Báo Chí – Tuyên Truyền\nĐại Học Thành Đông\nĐại Học Nội Vụ\nHọc Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam\nĐại Học Công Nghệ và Quản Lý Hữu Nghị\nĐại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội\nHọc Viện Chính Sách và Phát Triển\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa\nĐại Học Vinh\nĐại Học Quy Nhơn\nPhân Hiệu Đại Học Đà Nẵng tại Kon Tum\nĐại Học Khoa Học – Đại Học Huế\nĐại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Trà Vinh\nĐại học Thủ Dầu Một\nHọc viện cán bộ TPHCM\n\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nĐây là ngành khoa học nghiên cứu toàn bộ quy trình chấp hành, điều hành và quản lý hành chính do cơ quan hành pháp của bộ máy Nhà nước. Vì tính bao quát của ngành, sinh viên dễ cảm thấy nhàm chán và mông lung trong quá trình học tập và nghiên cứu. Vì vậy, ngành học này thường được chia ra thành các chuyên ngành cụ thể hơn. Cụ thể đó là:\n\n\n\nTư tưởng Hồ Chí Minh\nQuản lý xã hội\nKhoa học quản lý Nhà nước\nQuản lý kinh tế\nXây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước\nQuản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa\nTruyền thông chính sách\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể trả lời được câu hỏi trên, bạn có thể cân nhắc, xem xét những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nTrung thành với Đảng, nhà nước\nNghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước\nCó ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao\nCó tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả\nCó tinh thần đoàn kết và kỹ năng làm việc nhóm\nLinh hoạt, nhạy bén trong việc giải quyết các vấn đề hoặc sự cố\nCó óc sáng tạo và tinh thần ham học hỏi\nCó vốn hiểu biết xã hội\nTinh thần phục vụ xã hội, phụng sự tổ quốc.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nQuản lý Nhà nước là một bộ phận của chính trị và xã hội học, vì thế hầu hết các trường đào tạo ngành này đều xét tuyển bằng các khối C và D. Nếu bạn yêu thích ngành QLNN, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các môn khoa học xã hội cũng như vốn hiểu biết thực tế về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. Tuy nhiên, nếu bạn không thực sự tự tin với các môn khoa học xã hội, bạn có thể xét tuyển bằng các khối A hoặc lựa chọn hình thức xét điểm học bạ THPT.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm dành cho sinh viên khá đa dạng và phong phú. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại một số vị trí công tác sau:\n\n\n\n\n\nCông chức, viên chức Nhà nước\nNhân viên quản lý hành chính\nTrợ lý lãnh đạo, bộ phận tham mưu các cấp\nCố vấn hành chính\nCán bộ hành chính văn phòng\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương dành cho người làm ngành QLNN tùy thuộc vào vị trí công tác của bạn. Nếu bạn công tác trong các cơ quan Nhà nước, mức lương của bạn sẽ được tính theo quy định hiện hành. Nếu bạn công tác trong các tổ chức tư nhân, thu nhập của bạn sẽ tùy thuộc vào năng lực làm việc, kinh nghiệm tích lũy được cũng như quỹ lương của công ty. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành:\n\n\n\nCông chức, viên chức Nhà nước – 12 triệu đồng/tháng\nNhân viên quản lý hành chính – 15 triệu đồng/tháng\nTrợ lý lãnh đạo, bộ phận tham mưu các cấp – 12 triệu đồng/tháng\nCố vấn hành chính – 20 triệu đồng/tháng\nCán bộ hành chính văn phòng – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù Quản lý Nhà nước không phải là một ngành quá nổi bật so với các khối ngành khác, đây vẫn là một ngành học mang lại cho bạn nhiều cơ hội việc làm cũng như cơ hội phát triển bản thân. Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có đầy đủ vốn kiến thức và kỹ năng để dự thi công chức Nhà nước hoặc làm việc trong bộ phận hành chính, nhân sự của các công ty tư nhân. Nếu bạn yêu thích các bộ môn khoa học xã hội hoặc muốn góp phần cống hiến cho bộ máy Nhà nước, ngành QLNN là một sự lựa chọn đáng cân nhắc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-he-quoc-te", "rid": "7310206", "major": "Quan hệ quốc tế", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nQuan hệ quốc tế là ngành khoa học nghiên cứu về quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia và các vấn đề toàn cầu khác giữa các quốc gia, tổ chức phi chính phủ và các công ty đa quốc gia. Bên cạnh đó, ngành QHQT còn nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế, văn hóa học, tâm lý học, nhân loại học,… nhằm giúp sinh viên có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho quá trình làm việc sau này. Các môn học tiêu biểu của ngành chính là: Báo chí và thông tin đối ngoại, Đàm phán quốc tế, Luật kinh doanh quốc tế, Nghiệp vụ ngoại thương, Các tổ chức quốc tế, v.v\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành Quan hệ quốc tế thường xét tuyển các khối thi sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối C15: Ngữ Văn, Toán Học, KHXH\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D03: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Pháp\nKhối D04: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Trung\nKhối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh\nKhối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh\nKhối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh\nKhối D72: Ngữ Văn, KHTN, Tiếng Anh\nKhối D78: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác cơ sở đào tạo chuyên ngành này thường tuyển sinh bằng 3 hình thức: xét điểm học bạ THPT, xét điểm thi THPTQG, xét điểm thi Đánh giá năng lực. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt từ 8 – 18 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn với hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 14 đến 35 điểm. Đối với hình thức xét điểm thi Đánh giá năng lực, mức điểm chuẩn được áp dụng là 700 – 850 điểm. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo còn đưa ra một vài tiêu chí phụ khi tuyển sinh. Sau đây là một vài tiêu chí phụ thường gặp:\n\n\n\nĐiểm tiếng Anh ≥ 8.6\nThứ tự nguyện vọng từ 1 đến 3\nChỉ tuyển thí sinh nam/nữ\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường đào tạo ngành QHQT trên toàn quốc:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc Viện Ngoại Giao\nHọc Viện Báo Chí – Tuyên Truyền\nHọc Viện Khoa Học Quân Sự – Hệ Quân sự\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Dân Lập Duy Tân\nKhoa Quốc tế – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Quốc Tế Hồng Bàng\nĐại Học Kinh Tế – Tài Chính TPHCM\nĐại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TPHCM\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM\n\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nNgành Quan hệ quốc tế thường được chia thành 2 chuyên ngành sau:\n\n\nNghiệp vụ ngoại giao\n\n\nĐây là chuyên ngành cung cấp những kiến thức nền tảng về các mối quan hệ quốc tế. Cụ thể, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo những nghiệp vụ ngoại giao, kỹ năng giao tiếp trong hoạt động đối ngoại, kỹ năng tổ chức, quản lý, giám sát, tham mưu, tư vấn về đối ngoại và hợp tác quốc tế.\n\n\nNghiệp vụ báo chí quốc tế\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức về kỹ năng viết tin, bài và kỹ năng phỏng vấn, điều tra. Các bạn sinh viên chuyên ngành Nghiệp vụ báo chí quốc tế còn được rèn luyện các kỹ năng phát ngôn, dịch thuật, thực hiện hoạt động đối ngoại để có thể tác nghiệp trong môi trường quốc tế.\n\n\n", "các tiêu chí để lựa chọn trường theo học ngành": "\n\nViệc lựa chọn trường Đại học là một vấn đề rất khó khăn đối với các bạn thí sinh. Bởi trường Đại học là nơi mà bạn sẽ gắn bó suốt 4 năm liền, là nơi định hình bạn là ai trong tương lai. Vậy nên việc chọn trường là một việc vô cùng quan trọng và cần cân nhắc kỹ lưỡng. Có một số tiêu chí lựa chọn trường mà bạn có thể tham khảo như sau:\n\n\n\nXếp hạng thứ bậc của trường\nChi phí học tập\nMôi trường học tập\nĐội ngũ giảng viên của trường ( xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc tế, xấp hạng theo tiêu chuẩn Việt Nam, đánh giá từ các sinh viên,..)\nCó chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy chuẩn quốc tế và liên tục được cập nhập, đổi mới\nCơ sở vật chất đạt chuẩn\nGIá trị được công nhận của bằng cấp\nHỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành học này được sinh ra từ nhu cầu hội nhập và thương mại quốc tế. Vì thế, nếu muốn theo đuổi lĩnh vực này, bạn sẽ cần có những tố chất sau đây:\n\n\n\n\n\nKỹ năng giao tiếp và thuyết phục\nKỹ năng làm việc nhóm\nNăng lực sử dụng ngoại ngữ\nKhả năng nắm bắt và ứng dụng các xu hướng hiện có trong kinh tế, chính trị\nHiểu biết sâu sắc về lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng của các quốc gia trên thế giới\nThận trọng, tỉ mỉ trong công việc\nKhả năng ứng biến nhanh nhạy khi giải quyết các sự cố phát sinh\nKhả năng làm việc dưới áp lực cao\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nHầu hết các trường đào tạo ngành QHQT thường xét tuyển bằng khối C và D. Vì vậy, nếu bạn yêu thích ngành này, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các môn khoa học xã hội như Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý. Ngoài ra, bạn cũng cần trau dồi năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, để có thể theo kịp chương trình giảng dạy Quan hệ quốc tế tại trường đại học. Nếu bạn muốn theo học ngành QHQT nhưng lại không tự tin với các môn học kể trên, bạn có thể lựa chọn các trường xét tuyển bằng khối A hoặc xét điểm học bạ THPT.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nNgành QHQT chỉ mới được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng cách đây không lâu. Vì vậy, các công ty, cơ quan và các tổ chức đang trong “cơn khát” nhân sự ngành này cũng bởi những lý do trên. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể tham khảo một số vị trí làm việc sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên đối ngoại\nChuyên viên điều phối dự án\nBiên dịch viên\nPhiên dịch viên\nHướng dẫn viên du lịch\nGiảng viên\nChuyên viên đại diện thương mại\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nNgoài cơ hội việc làm, mức thu nhập cũng là một vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm khi chọn ngành. Nếu bạn yêu thích ngành Quan hệ quốc tế, bạn có thể yên tâm rằng thu nhập tương lai của bạn sẽ khá cao. Thậm chí, sau một vài năm tích lũy kinh nghiệm làm việc, thu nhập của bạn có thể tăng gấp vài lần so với khi bạn mới ra trường. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành:\n\n\n\nChuyên viên đối ngoại – 20 triệu đồng/tháng\nChuyên viên điều phối dự án – 15 triệu đồng/tháng\nBiên dịch viên – 25 triệu đồng/tháng\nPhiên dịch viên – 25 triệu đồng/tháng\nHướng dẫn viên du lịch – 35 triệu đồng/tháng\nGiảng viên Quan hệ quốc tế – 12 triệu đồng/tháng\nChuyên viên đại diện thương mại – 20 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù ngành Quan hệ quốc tế mang đến cho bạn nhiều thách thức trong quá trình học tập và làm việc, bạn sẽ nhận được mức thu nhập và đãi ngộ hoàn toàn xứng đáng. Nếu bạn có hứng thú nghiên cứu về mối quan hệ giữa các quốc gia thì đây chính là một ngành học rất đáng để cân nhắc. Ngoài ra, ngành học này cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn được thoải mái về mặt tài chính sau khi tốt nghiệp. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-xa-hoi-hoc-la-gi", "rid": "7310301", "major": "Xã hội học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nXã hội học (tiếng Anh: Sociology) là khoa học nghiên cứu về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, đặc thù của sự phát triển, vận hành của hệ thống xã hội được xác định về mặt lịch sử. Bên cạnh đó, ngành còn tập trung phân tích về các cơ chế tác động cũng như các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các giai cấp, nhóm xã hội và các dân tộc.\n\n\n\n\nMục tiêu của ngành Xã hội học là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức rộng về các vấn đề xã hội, các kỹ năng phân tích hiện tượng xã hội, sự kiện, hành vi con người, có năng lực tư vấn xây dựng các chính sách xã hội… từ đó có thể đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành xã hội học xét tuyển nhiều khối, tổ hợp cho các thí sinh đăng ký. Cụ thể đó là:\n\n\n\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nC00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý\nC01: Ngữ văn – Toán – Địa lý\nC19: Ngữ văn – Lịch sử – GDCD\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD02: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nga\nD03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp\nD04: Ngữ văn – Toán – Tiếng Trung\nD05: Ngữ văn – Toán – Tiếng Đức\nD06: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nhật\nD14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Anh\nD79: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Đức\nD80: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nga\nD81: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nhật\nD82: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Pháp\nD83: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Trung\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCăn cứ vào năm 2022, điểm xét tuyển của ngành từ 15 điểm – 27.75 điểm (Theo điểm kỳ thi THPT). Tuy nhiên, có một số trường còn xét tuyển dựa vào học bạ, bài thi đánh giá năng lực vì vậy các bạn cần cập nhật thường xuyên tại trường mình mong muốn thi.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Các bạn có thể tham khảo một số trường như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội\nHọc viện Báo chí và Tuyên truyền\nĐại học Công đoàn\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Hồng Đức\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\nĐại học Đà Lạt\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Mở TP.HCM\nĐại học Văn Hiến\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Bình Dương\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành Xã hội học không đòi hỏi người học phải có những tư chất đặc biệt hay có bất cứ yêu cầu gì quá khắt khe đối với người học. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo các yếu tố để có thể giúp bạn thành công với ngành này như sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê xã hội học, ham mê học hỏi và nghiên cứu chuyên ngành\nKhả năng sử dụng tốt ngoại ngữ\nKhả năng sáng tạo, trí tưởng tượng, tư duy rõ ràng và linh hoạt\nKhả năng tự học, tự nghiên cứu\nCẩn thận, kiên nhẫn\nNhiệt tình và tự tin\nKỹ năng giao tiếp, thuyết trình\nKhả năng cập nhật, theo dõi các thông tin mới\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nDựa theo chương trình đào tạo của ngành, sinh viên ngành nhân học nên tập trung trau dồi 03 môn chính: Lịch sử, Tin học và Địa lý. Lý do là vì:\n\n\n\nĐịa lý: Kiến thức chuyên ngành này liên quan rất nhiều đến kiến thức môn Địa lý. Nó hỗ trợ người học nắm bắt được đặc tính, sự phân bổ của các cộng đồng cư dân trên những vùng, khu vực khác nhau.\nLịch sử: Học tốt lịch sử sẽ là một điểm cộng lớn. Môn lịch sử sẽ hỗ trợ sinh viên trong việc nắm bắt những thông tin, dữ liệu có được trong quá khứ.\nTin học: Học tốt môn này giúp bạn có thể sử dụng các phần mềm, công cụ chuyên ngành hiện đại nhất trong quá trình học tập.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCó rất nhiều vị trí, cơ hội việc làm mà sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể ứng tuyển. Cụ thể là một trong số các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nQuan hệ công chúng: Biên tập viên, Phóng viên; Quảng cáo; Tổ chức sự kiện tại các cơ quan về truyền thông đại chúng và xuất bản\nKinh doanh, quản lý: Điều hành các tổ chức dân sự, Quản trị các dự án đầu tư xã hội, quản trị nhân lực, thống kê bán hàng… tại các bộ phận tiếp thị, quảng cáo và quan hệ công chúng của công ty\nNghiên cứu, tư vấn: về các chính sách phát triển bền vững, thị trường, truyền thông, quảng cáo và điều tra dư luận xã hội… tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp\nDịch vụ và phục vụ con người: Làm điều phối viên, chuyên viên cho các quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ…\nLĩnh vực hành chính công: Làm chuyên viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (văn hóa, lao động, dân số…) tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp\nGiáo dục, đào tạo: Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng liên quan\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của người làm trong lĩnh vực này được chia làm 2 nhóm chính:\n\n\n\nSinh viên mới ra trường: Ít kinh nghiệm, cần trau dồi thêm năng lực chuyên môn thì mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu VNĐ/ tháng.\nNhà xã hội học có kinh nghiệm làm việc: mức lương cao hơn từ 8 – 10 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào vị trí đảm nhiệm và nhiều yếu tố phụ khác.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành xã hội học hiện đang là ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học bởi tính thực tiễn, ứng dụng cao của nó trong xã hội. Với quá trình học được đầu tư bài bản, tập trung đi sâu vào chuyên môn cùng với sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại cho người học. Đồng thời, ngành còn mang lại nhiều vị trí việc làm linh hoạt cùng mức thu nhập ổn định, đây chắc chắn sẽ là những yếu tố củng cố vào ước mơ trở thành một nhà xã hội học của bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-nhan-hoc", "rid": "7310302", "major": "Nhân học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNhân học (tiếng Anh: Anthropology) là một ngành nghiên cứu tổng hợp về con người, cụ thể là nguồn gốc, sự phát triển, tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật và các tạo vật, tổ chức chính trị xã hội của con người. Phạm vi nghiên cứu của Nhân học rất rộng, bởi vậy, chúng ta có thể tóm gọn lại rằng Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và nguồn gốc của con người.\n\n\n\n\nNgoài ra, ngành này còn tập trung nghiên cứu về con người trong mối quan hệ cộng đồng trên các phương diện sinh học, xã hội, văn hóa… nghiên cứu mọi hình thái sinh học, kinh tế – xã hội – văn hóa của con người trong các cộng đồng cư dân, dân tộc với nếp sống khác nhau trong nhiều thời kỳ. \n\n\nNgành Nhân học hiện được chia thành 5 lĩnh vực là:\n\n\n\nNhân học hình thể\nKhảo cổ học\nNhân học Văn hóa – Xã hội\nNhân học ngôn ngữ\nNhân học ứng dụng\n\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu, ngành nhân học có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nC00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD02: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nga\nD03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp\nD04: Ngữ văn – Toán – Tiếng Trung\nD05: Ngữ văn – Toán – Tiếng Đức\nD06: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nhật\nD14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Anh\nD79: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Đức\nD80: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nga\nD81: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nhật\nD82: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Pháp\nD83: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Trung\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 17 – 22.5 điểm. Điểm này phụ thuộc vào kết quả của kỳ thi THPTQG. Bên cạnh đó, kết quả của bài thi đánh giá năng lực với mức điểm 600 cũng được trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TP.HCM đón nhận.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrên cả nước, chỉ có 02 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM\n\n\n\nNhư vậy, ở hai đầu Bắc – Nam của nước ta đều có 01 trường đại học chịu trách nhiệm giảng dạy, đào tạo đội ngũ chuyên ngành này. Các thí sinh có thể lựa chọn cho mình ngôi trường phù hợp nhất để có thể theo đuổi chuyên ngành này tùy thuộc vào nguyện vọng, mong muốn của bản thân.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành Nhân học không đòi hỏi người học phải có những tư chất đặc biệt hay có bất cứ yêu cầu gì quá cao đối với mỗi sinh viên. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo các yếu tố sau để có thể giúp bạn thành công với ngành Nhân học:\n\n\n\n\n\nĐam mê nhân học, ham mê học hỏi và nghiên cứu chuyên ngành này.\nKhả năng sử dụng tốt ngoại ngữ\nKhả năng sáng tạo, trí tưởng tượng, tư duy rõ ràng và linh hoạt\nKhả năng tự học, tự nghiên cứu\nCẩn thận, kiên nhẫn\nNhiệt tình và tự tin\nKỹ năng giao tiếp, thuyết trình\nKhả năng cập nhật, theo dõi các thông tin mới\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nDựa theo chương trình đào tạo của ngành, sinh viên ngành nhân học nên tập trung trau dồi 03 môn chính: Lịch sử, Tin học và Địa lý. Lý do là vì:\n\n\n\nĐịa lý: có đến 85% kiến thức chuyên ngành này liên quan đến kiến thức môn Địa lý. Do đó, đây là môn học cần được tập trung nhiều nhất.\nLịch sử: Học tốt lịch sử sẽ là một điểm cộng lớn. Môn lịch sử sẽ hỗ trợ sinh viên trong việc nắm bắt, phân tích những thông tin có sẵn trong quá khứ.\nTin học: Môn học này sẽ hỗ trợ bạn trong việc xử lý dữ liệu và nhiều vấn đề học tập khác ngay trên máy tính.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể ứng tuyển vào một trong số các vị trí sau:\n\n\n\nCán bộ Ban dân tộc, Ban tôn giáo\nCán bộ Phòng Hành chính – Tổng hợp, phòng Tổ chức – Cán bộ\nCán bộ Ban Tuyên giáo, Sở Văn hóa – Thông tin và Du lịch\nBiên tập viên, phóng viên của các tờ báo viết,  trang báo điện tử\nBiên tập viên, phát thanh viên, phóng viên của các đài phát thanh, truyền hình\nGiảng dạy, nghiên cứu về vấn đề tôn giáo, xã hội, văn hóa, dân tộc\nChuyên gia quản lý dự án, chuyên gia đánh giá hiệu quả của các dự án nhận tài trợ\nCán bộ chuyên trách về vấn đề dân tộc, tôn giáo… trong các cơ quan quân đội, công an…\n\n\n\n\n\nVới những vị trí công việc trên, sau khi ra trường bạn có thể làm việc tại:\n\n\n\nCơ quan nhà nước Trung ương và địa phương liên quan đến ngành học về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa\nCác cơ quan truyền thông: cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình…\nViện và các trung tâm nghiên cứu, cũng như ở các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội; các trường đại học, cao đẳng có ngành học liên quan\nCông ty, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học\nCơ quan quân đội, công an…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại, chưa ghi nhận bất cứ số liệu nào liên quan tới mức thu nhập của ngành nhân học. Tuy nhiên, mức lương này sẽ được tính theo quy định hiện hành nếu làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng nhiều mức phúc lợi đãi ngộ theo chế độ của bộ Luật Lao động Việt Nam.\n\n\n", "kết luận": "\n\nQua bài viết trên, có thể thấy được ngành nhân học đóng vai trò quan trọng không kém cạnh các ngành khoa học nào khác trên thế giới. Nó giúp con người hiểu rõ hơn về chính loài người cùng các mối quan hệ cộng đồng trên nhiều lĩnh vực. Chúc các bạn có định hướng ngành học đúng đắn cho bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-gioi-va-phat-trien", "rid": "7310399", "major": "Giới và phát triển", "payload": {"ngành là gì? ngành học khối nào?": "\n\nNgành Giới và phát triển ( Mã ngành: 7310399) là ngành tìm hiểu về vai trò của giới, quan hệ của giới, nhu cầu của giới trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội,…\n\n\nLà một ngành khoa học liên ngành nên ngành này giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kỹ năng về phân tích giới, hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra các giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới, công bằng xã hội, từ đó định hướng sinh viên phát triển bản thân như một công dân toàn cầu. \n\n\nNgành giới và phát triển học khối nào? Trường nào đào tạo?\n\n\nCác khối thi xét tuyển của ngành Giới và phát triển bao gồm:\n\n\n\nKhối A00: Toán – Vật lý – Hóa học\nKhối A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh \nKhối C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý \nKhối D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh \n\n\n\nĐiểm trúng tuyển của ngành Giới và phát triển dao động từ 16 – 18 điểm tùy theo phương thức xét tuyển của trường. Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo cử nhân ngành Giới và Phát triển. \n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSinh viên ngành Giới và phát triển sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để làm việc tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức phi Chính phủ, các viện nghiên cứu về vấn đề liên quan đến giới tính, các trung tâm bảo trợ xã hội, các tổ chức và doanh nghiệp,…\n\n\nCác vị trí công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm như:\n\n\n\nNhà hoạt động xã hội\nNhân viên công tác xác hội\nĐiều phối viên, trợ lý các chương trình dự án\nNhà báo\nNhân viên tư vấn pháp luật chính sách\nQuản lý, nhân viên các trung tâm cứu trợ xã hội\nGiảng viên, cán bộ đào tạo\n\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành Giới và phát triển dao động từ 6 – 10 triệu đồng/tháng tùy vào các yếu tố như kinh nghiệm, trình độ, quy mô tổ chức, vị trí công việc,….\n\n\nĐể biết bản thân có phù hợp với ngành nghề này hay không? Các bạn hãy xem bản thân có những ưu điểm hay kỹ năng có thể phù hợp với ngành Giới và phát triển hay không nhé!\n\n\n\nKỹ năng tư duy phản biện\nKỹ năng phân tích, lập kế hoạch, hoạch định và quản lý dự án\nKỹ năng nghiên cứu\nKỹ năng truyền thông và vận động chính sách \n\n\n\n", "kết luận": "\n\nVới yêu cầu thực tiễn đòi hỏi nguồn nhân lực về giới, sinh viên ngành Giới và phát triển sẽ không thiếu cơ hội việc làm. Vì vậy, đây được xem là một lĩnh vực tiềm năng trong tương lai. Với những thông tin đưa ra, Reviewedu.net hy vọng các bạn sẽ lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân và gia đình. "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-tam-ly-hoc", "rid": "7310401", "major": "Tâm lý học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nTâm lý học (tiếng Anh: Psychology) là ngành học nghiên cứu về tâm trí, hành vi, là một bộ môn học thuật tìm hiểu mọi mặt ý thức, vô thức và tư duy con người. Tâm lý học cũng tập trung phân tích sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần con người.\n\n\n\n\nTheo học chuyên ngành này, các bạn sẽ nghiên cứu về việc xử lý thông tin, làm rõ các bản chất của con người bằng cách đi sâu vào mọi ngóc ngách của đời sống, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, giáo dục, y học, triết học, các chuyên đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể theo học ngành Tâm lý học, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nKhối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)\nKhối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)\nKhối A15 (Toán, KHTN, Địa lý)\nKhối C16 (Ngữ văn, Vật lý, GDCD)\nKhối C19 (Ngữ văn, Lịch sử, GDCD)\nKhối D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)\nKhối D66 (Ngữ văn, GDCD, Tiếng Anh)\nKhối D08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh)\nKhối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)\nKhối D03 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp)\nKhối D20 (Ngữ văn, Địa lý, GDCD)\nKhối D78 (Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh)\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm trúng tuyển vào ngành học còn tùy thuộc vào từng trường đại học, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn cũng như chỉ tiêu xét tuyển của mỗi trường. Do đó sẽ không thể có một con số chính xác về điểm chuẩn. Tuy nhiên, những năm gần đây điểm chuẩn dựa trên kết quả thi THPTQG của ngành này tại các trường đại học thường dao động trong khoảng từ 15 – 25 điểm. Ngoài ra, một số trường còn xét tuyển học bạ THPT với mức điểm chuẩn từ 18 – 23 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành học này trên cả nước. Dưới đây sẽ liệt kê danh sách các trường để giúp phụ huynh cũng như các bạn học sinh dễ dàng lựa chọn cho mình một ngôi trường yêu thích và phù hợp:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Lao động xã hội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Đông Á\nĐại học Hồng Đức\nĐại học Quy Nhơn\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TPHCM\nĐại học Lao động Xã hội – Cơ sở TPHCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Sư phạm TPHCM\nĐại học Công nghệ TPHCM\nĐại học Văn Hiến\nĐại học Văn Lang\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Bà Rịa – Vũng Tàu\n\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc ?": "\n\nTâm lý học là một ngành học khá rộng, tên gọi của nó mang tính bao quát và tầm cỡ. Do vậy để xác định đúng ngành nghề yêu thích trong tương lai cũng như lựa chọn hướng đi phù hợp cho bản thân, các bạn sĩ tử cần nắm rõ được các chuyên ngành cơ bản của Tâm lý học gồm:\n\n\n\n\n\nTâm lý học tội phạm: dựa vào khu vực, đối tượng, hành vi phạm tội để khắc họa nên một nhân vật, hỗ trợ cảnh sát trong việc phá án\nTâm lý học thể thao: giúp động viên giành chiến thắng thông qua việc ổn định tâm lý, hiểu rõ bản thân hơn\nTâm lý học lâm sàng: là ngành học nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị các rối loạn tâm thần và cảm xúc, nhận biết được dấu hiệu của bệnh tâm thần và giúp tìm ra triệu chứng của bệnh nhân\nTâm lý học Kỹ thuật: nắm rõ tâm lý khách hàng để chế tạo các thiết bị với người dùng, cảm giác thoải mái và hài lòng hơn khi sử dụng\nTâm lý học tổ chức: nghiên cứu về tâm lý, xu hướng, hành vi, suy luận chiến dịch, hành vi đối thủ,…\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể theo học và làm việc với ngành Tâm lý học, các bạn sinh viên cần có những tố chất sau:\n\n\n\nKhéo léo, biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với người khác\nCó khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề và xử lý thông tin\nTính tình cởi mở, hòa đồng, chịu được áp lực cao trong công việc\nCó năng khiếu giao tiếp, thuyết phục, thích khám phá nội tâm, có đam mê với nghề\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNgành Tâm lý học được dự đoán là ngành học có triển vọng lớn trong tương lai. Do đó, sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận được các vị trí như:\n\n\n\n\n\nNhà Tâm lý học đường: làm việc tại vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, phụ huynh học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục\nNhà trị liệu tâm lý: làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý\nNhà tâm lý học: nghiên cứu, hoạch định chính sách liên quan đến tâm lý ứng dụng trong quản trị kinh doanh, tham gia vào các dự án, tổ chức trong và ngoài nước\nNhà tư vấn tuyển dụng: làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện,…\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành được xem là cao so với mặt bằng chung hiện nay. Đối với sinh viên sau khi ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thì mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Đối với những người đã có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm và tùy vào vị trí, năng lực sẽ hưởng mức thu nhập dao động khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng và có thể cao hơn.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành Tâm lý học đang được chú trọng đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục. Đây được xem là một trong những ngành đang và sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Trên đây là những thông tin hữu ích về ngành Tâm lý học, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thể dễ dàng lựa chọn cho mình ngành học phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-tam-ly-hoc-giao-duc", "rid": "7310403", "major": "Tâm lý học giáo dục", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Tâm lý học nói chung là ngành khoa học nghiên cứu việc xử lý thông tin và biểu hiện hành vi ở con người, làm rõ bản chất của con người bằng cách đi sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến văn hóa, giáo dục, y học, triết học, v.v. TLHGD là một bộ phận của ngành Tâm lý học. Đây là ngành nghiên cứu về cách mà con người học tập, tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh. Đối tượng nghiên cứu của ngành này thường là những nhóm học viên đặc biệt như các trẻ em năng khiếu, những người khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần.\n\n\n\n\nNgành học sẽ đào tạo những cử nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức để giảng dạy trong lĩnh vực Tâm lý học và Giáo dục học, có thể nghiên cứu phát triển 2 lĩnh vực trên tại các cơ sở nghiên cứu, hoặc có đủ năng lực tự học tiếp lên trình độ cao hơn. Một số môn học chuyên ngành tiêu biểu là: Tâm lý học phát triển, Lý luận giáo dục học, Các giai đoạn phát triển tâm lý người, Tâm lý học xã hội, Giáo dục vì sự phát triển bền vững, v.v\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác trường đào tạo ngành TLHGD thường xét tuyển những khối sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, các cơ sở đào tạo ngành TLHGD thường áp dụng 2 hình thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 18 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn đối với hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 17 đến 26 điểm. Thí sinh nên lưu ý rằng điểm chuẩn ngành này sẽ thay đổi theo số lượng và học lực của các thí sinh đăng ký mỗi năm. Ngoài ra, các trường còn áp dụng thêm một vài tiêu chí phụ sau đây:\n\n\n\nĐiểm Văn ≥ 7.5\nĐiểm Sử ≥ 8\nĐiểm Ngoại Ngữ ≥ 7.8\nThứ tự nguyện vọng ≤ 1\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường đào tạo ngành học này trên toàn quốc:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Quản lý Giáo dục\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP.HCM\nĐại học Quy Nhơn\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nTrước khi lựa chọn ngành học, bạn cần xác định rõ xem ngành đó có những yêu cầu gì về trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm. Nếu bạn yêu thích ngành TLHGD, bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nKiên trì, nhẫn nại\nCó khả năng truyền đạt tốt\nThận trọng, tỉ mỉ\nChịu được áp lực cao trong công việc\nBiết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với người khác\nCó khả năng phân tích, tổng hợp thông tin\nCó khả năng phản ứng nhanh nhạy khi xử lý vấn đề\nCó năng khiếu giao tiếp, thuyết phục người khác\nĐam mê làm việc trong lĩnh vực tâm lý\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây là câu hỏi được rất nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh có con em sắp thi đại học quan tâm. Nếu bạn yêu thích và thường xuyên tìm hiểu về ngành TLHGD, bạn sẽ nhận thấy hầu hết các khối thi của ngành này đều có các môn Ngữ Văn, Tiếng Anh và Toán Học. Vì thế, nếu bạn muốn trở thành một cử nhân TLHGD trong tương lai, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các môn học trên. Đặc biệt đối với môn Tiếng Anh, bạn nên trau dồi cả kiến thức trên trường lẫn 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận một trong các công việc sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên tư vấn tâm lý học đường\nĐánh giá tâm lý và can thiệp một số rối loạn tâm lý trong các trung tâm can thiệp tâm lý, bệnh viện, viện sức khỏe tâm thần\nCán bộ nghiên cứu tại các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội \nTham gia các dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần, phát triển cộng đồng của các tổ chức trong và ngoài nước\nGiảng dạy Tâm lý học và các chuyên đề liên quan tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nMức lương ngành TLHGD thường phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của bạn cũng như nơi mà bạn công tác. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành này:\n\n\n\nChuyên viên tư vấn tâm lý học đường – 12 triệu đồng/tháng\nBác sĩ tâm lý – 20 triệu đồng/tháng\nCán bộ nghiên cứu – 12 triệu đồng/tháng\nGiảng viên – 12 triệu đồng/tháng\nChuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "học ngành làm giảng viên được không?": "\n\nBạn hoàn toàn có thể trở thành giảng viên ngành này nếu bạn có đam mê với công việc. Nếu là một giảng viên, bạn có thể lựa chọn làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy học. Công việc chính của giảng viên ngành tâm lý học cụ thể là:\n\n\n\nXây dựng được kế hoạch kiến thức, nội dung và khung chương trình đào tạo\nSoạn giáo trình, bài giảng liên quan đến khung chương trình trước khi tới lớp\nThực hiện công tác lên lớp. Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh, học viên.\nTích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực trên.\nTham gia vào các công tác hành chính của trường giảng dạy.\nHoàn thành nhiệm vụ theo sự phân công của Khoa và sự điều động của Hiệu trưởng trường.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, xã hội ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tâm lý. Vì vậy, ngành TLHGD được đánh giá là có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Theo học ngành này, bạn sẽ có cơ hội đóng góp cho lĩnh vực Tâm lý học của nước nhà và nhận được nhiều đãi ngộ hấp dẫn. Nếu bạn là một người quan tâm đến các vấn đề tâm lý, đặc biệt là trong môi trường học đường, thì ngành TLHGD là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dia-ly-hoc", "rid": "7310501", "major": "Địa lý học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nĐịa lý học (tiếng Anh là Geography) là khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, lãnh thổ, dân cư và các hiện tượng tự nhiên trong và ngoài trái đất. Theo học ngành Địa lý học, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về những bí ẩn lý thú xung quanh đời sống con người, được trang bị các kiến thức về văn hóa, lịch sử và nền kinh tế của các quốc gia. Không chỉ vậy, rèn luyện kỹ năng thực hành về các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành cũng là một trong những ích lợi mà sinh viên có thể nhận được trong quá trình theo học ngành Địa lý học. Vậy nên, có thể nói, Địa lý học là một ngành học có chương trình đào tạo rất hay và toàn diện đấy.\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nNăm 2020, môn số tổ hợp môn đã được thêm vào danh sách các khối thi ngành Địa lý học để thí sinh có thêm nhiều sự lựa chọn. Nếu bạn có mong muốn theo đuổi ngành học này, sau đây là các tổ hợp môn mà bạn có thể lựa chọn:\n\n\n\nKhối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)\nKhối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)\nKhối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)\nKhối D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)\nKhối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành luôn dao động trong khoảng 14 – 25 điểm, phụ thuộc nhiều vào số lượng thí sinh cũng như quy mô trường đại học bạn mong muốn theo học. Ngoài ra, 550 – 630 là điểm chuẩn trúng tuyển ngành Địa lý học đối với các thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển bằng bài thi đánh giá năng lực.\n\n\nBên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo còn đưa ra các tiêu chí phụ cho thí sinh trong quá trình xét học bạ. Sau đây là một vài tiêu chí phụ thường được yêu cầu trong 4 năm gần nhất kể từ năm 2021:\n\n\n\nĐịa lý >= 3.75; VA >= 3.75;TTNV <= 3\nĐịa lý >= 5.25; TTNV <= 2 (chỉ áp dụng với chuyên ngành Địa lý du lịch)\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG Hà Nội\nĐại học Khoa học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Quảng Bình\nĐại học Khoa học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm TP.HCM\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM\nĐại học Thủ Dầu Một\n\n\n\n", "bao gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nChuyên ngành Địa lý môi trường\n\n\nTheo đuổi chuyên ngành Địa lý môi trường, bạn sẽ được tìm hiểu về: tài nguyên đất và ô nhiễm môi trường đất, Tài nguyên đất và ô nhiễm môi trường đất, Tài nguyên khoáng sản và năng lượng, Hóa học môi trường, Kinh tế môi trường,… bên cạnh các môn đại cương bắt buộc và các môn học về kiến thức cơ sở chuyên ngành. \n\n\nChuyên ngành Địa lý Kinh tế \n\n\nLựa chọn chuyên ngành Địa lý Kinh tế, người học sẽ được học về Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quy hoạch và quản lý đô thị, Chính sách phát triển vùng, Marketing, Kinh tế quốc tế,… Những kiến thức này giúp người học có kiến thức sâu rộng về nền Kinh tế tại các vùng miền khác nhau, từ đó giúp sinh viên dễ dàng hòa nhập vào môi trường lao động liên quan đến kinh tế, thương mại,…\n\n\n\n\nChuyên ngành Địa Lý Dân Số – Xã Hội\n\n\nTham gia chuyên ngành Địa lý dân số – xã hội, sinh viên được tiếp cận với sức khỏe dân số, phát triển cộng đồng, thống kê ứng dụng trong địa lý kinh tế-xã hội, phân tích dữ liệu điều tra dân số-kinh tế- xã hội,… Đây sẽ là những kiến thức tuyệt vời để bạn tham gia vào các công tác xã hội sau khi ra trường.\n\n\nChuyên ngành BĐ-VT-GIS\n\n\nThống kê ứng dụng, tin học ứng dụng (SPSS), cơ sở dữ liệu GIS, phân tích GIS,… là những gì mà sinh viên chuyên ngành BĐ-VT-GIS sẽ được học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về tin học, đó sẽ là hành trang cực kỳ to lớn cho việc công tác tại các tập đoàn, doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp cử nhân.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể phù hợp với ngành học này, hiển nhiên, bạn phải có niềm say mê cực kỳ to lớn đối với bộ môn Địa lý. Song song đó, bạn cũng cần đáp ứng các tiêu chí sau để việc học trở nên thoải mái và vui vẻ:\n\n\n\nĐam mê tìm hiểu, khám phá những quy luật của tự nhiên;\nYêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học;\nKiên trì, chăm chỉ, chịu khó\nCó mong muốn chiếm lĩnh tri thức nhân loại\nCó khả năng về các môn khoa học tự nhiên và xã hội;\nCó khả năng tư duy logic, khả năng phân tích tốt\n\n\n\n", "học cần giỏi những môn nào?": "\n\nĐương nhiên, bạn cần học tốt địa lý nói riêng và các môn khoa học tự nhiên và xã hội nói chung. Tuy nhiên, nếu bạn chưa thật sự có nhiều kiến thức về địa lý thì cũng đừng quan ngại nhé, vì 4 năm đại học sẽ là một hành trình dài để bạn chinh phục lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Địa lý học có liên quan khá nhiều với lịch sử, vậy nên, có hiểu biết về lịch sử, văn hóa cũng là một ưu điểm lớn để chinh phục thành công Địa lý học, đúng không nào?\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho sinh viên như thế nào?": "\n\nBởi vì Địa lý học có rất nhiều chuyên ngành khác nhau, vậy nên, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành học này cực kỳ đa dạng và phong phú:\n\n\n\n\n\nNghiên cứu, giảng dạy địa lý ở bậc đại học, cao đẳng và trung học phổ thông\nLàm việc trong lĩnh vực tổ chức và quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên,…\nQuy hoạch và tổ chức lãnh thổ du lịch;\nHướng dẫn viên du lịch;\nQuản trị du lịch;\nLàm việc tại các Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên Môi trường;\nChuyên viên phân vùng kinh tế và quy hoạch vùng;\nChuyên viên đánh giá chất lượng môi trường;\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện chưa có thống kê chính xác về mức lương của người làm trong ngành này, tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại các đơn vị, cơ quan của nhà nước thì sẽ được hưởng mức lương cơ bản theo quy định hiện hành.\n\n\nNgoài ra, nếu làm việc tại các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ có mức thu nhập khác nhau, tùy thuộc vào vị trí việc làm, năng lực và kinh nghiệm bản thân.\n\n\n", "kết luận": "\n\nĐịa lý học là một ngành học tuy không mới nhưng vẫn còn xa lạ đối với người Việt Nam. Nếu bạn có ước mơ khám phá và tìm hiểu cặn kẽ về địa lý và các vấn đề xoay quanh nó, thì đây chính là một ngành nghề cực kỳ phù hợp để thỏa mãn đam mê và đem về một lợi nhuận không tồi cho bạn đấy. Chúc bạn thành công trong học tập và cuộc sống."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quoc-te-hoc", "rid": "7310601", "major": "Quốc tế học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nQuốc tế học là ngành khoa học nghiên cứu chuyên sâu về đời sống văn hóa, tín ngưỡng, chính trị, xã hội và lịch sử các quốc gia trên thế giới. Ngành học này hướng người học đến mục tiêu thấu hiểu những khác biệt trong văn hóa, lối sống và suy nghĩ của các quốc gia, từ đó tránh được các mâu thuẫn quốc tế cũng như xây dựng, phát triển mối quan hệ ngoại giao. Sau khi hoàn thành xong các môn đại cương về kinh tế và chính trị, sinh viên sẽ bắt đầu học các môn kiến thức chuyên ngành. Một số môn chuyên ngành tiêu biểu của ngành Quốc tế học là Tôn giáo học, Luật quốc tế, Thể chế chính trị thế giới, Đặc trưng văn hóa các khu vực, v.v\n\n\n", "học được gì?": "\n\nSinh viên theo học ngành Quốc tế học sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức, và sự hiểu biết về nền kinh tế toàn cầu hóa, các vấn đề chính trị của các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, còn phát triển toàn diện kỹ năng nhận diện cũng như phân tích các nghiên cứu quốc tế ở các vấn đề nổi trội như nữ quyền, bình đẳng hóa giới tính, bản sắc dân tộc,..\n\n\n", "ý nghĩa của ngành": "\n\nQuốc tế học giúp sinh viê nghiên cứu khoa học hơn về các vấn về quốc tế, mối liên hệ và phản ảnh tác động từ những yếu tố như Kinh tế, xã hội hay chính trị,.. các mối quan hệ không hề vận động một cách rời rạc mà kết hợp chặt chả với nhau như đất nước với tổ chức quốc tế, quốc gia và khu vực trên thế giới. Chính các mối liên hệ đó đã làm nên trật tự thế giới.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành QTH thường xét tuyển các khối thi sau đây:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối C20: Ngữ Văn, Địa Lý, GDCD\nKhối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh\nKhối D03: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Pháp\nKhối D04: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Trung\nKhối D09: Toán Học, Lịch Sử, Tiếng Anh\nKhối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh\nKhối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh\nKhối D78: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh\nKhối D82: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Pháp\nKhối D96: Toán Học, KHXH, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác cơ sở đào tạo thường áp dụng 3 hình thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT, xét điểm thi THPTQG và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Điểm chuẩn hình thức xét điểm học bạ THPT thường dao động từ 18 đến 20 điểm, khá cao so với các ngành khác. Đối với hình thức xét điểm thi THPTQG, các trường thường yêu cầu thí sinh đạt từ 14 đến 31 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn cho hình thức xét điểm thi Đánh giá năng lực ở mức 500 điểm. Ngoài ra, các thí sinh cũng nên lưu ý một số tiêu chí phụ thường gặp sau:\n\n\n\nĐiểm tiếng Anh nhân đôi\nThứ tự nguyện vọng ≤ 5\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường đào tạo ngành Quốc tế học trên cả nước:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Hà Nội\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Đà Lạt\nĐại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Đà Nẵng\nĐại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại Học Sài Gòn\nĐại Học Sư Phạm TPHCM\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nCác trường đại học và cao đẳng đào tạo Quốc tế học thường chia ngành này thành các chuyên ngành chuyên sâu hơn như sau:\n\n\n\nQuan hệ quốc tế\n\n\n\nĐây là ngành học liên quan đến những vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, an ninh nhân loại, v.v\n\n\n\nChâu Âu học\n\n\n\nNgành này tập trung vào các khóa học liên quan đến Khoa học Xã hội và Hành chính của các nước khối Liên minh châu Âu. \n\n\n\nChâu Mỹ học\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức về châu Mỹ như tổng quan kinh tế các nước châu Mỹ, đặc trưng văn hóa Mỹ – Latinh, các tổ chức khu vực châu Mỹ, v.v\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐây là một lĩnh vực khá rộng lớn và chỉ mới được đưa vào giảng dạy những năm gần đây. Vì thế, nhiều bạn trẻ dù rất yêu thích ngành này nhưng lại phân vân liệu bản thân có phù hợp với ngành này hay không. Nếu bạn muốn học tập và làm việc trong ngành QTH, bạn sẽ cần những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nKhả năng sử dụng ngoại ngữ lưu loát\nTinh thần trách nhiệm\nKhả năng giao tiếp và thuyết phục\nNăng động, sáng tạo, linh hoạt\nKhả năng làm việc với áp lực cao\nKhả năng sử dụng các công cụ tin học văn phòng thành thạo\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây cũng là một trong những câu hỏi gây trăn trở cho các thí sinh, đặc biệt là trước thềm kỳ thi THPTQG. Như bạn đã biết, ngành QTH là một bộ phận của Khoa Học Xã Hội, vì vậy ngành này thường xét tuyển bằng các môn Ngữ Văn, tổ hợp Khoa Học Xã Hội và các môn Ngoại Ngữ. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành học này, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các bộ môn trên. Riêng đối với các môn Ngoại Ngữ, bạn cần trau dồi cả kiến thức để thi THPTQG lẫn 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nTrong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp QTH rất đa dạng và hấp dẫn. Sau khi ra trường, sinh viên có thể lựa chọn nhiều vị trí công tác tại các cơ quan Nhà nước, cơ quan Ngoại giao, đại sứ quán hoặc các tổ chức phi chính phủ. Sau đây là một số vị trí việc làm tham khảo:\n\n\n\n\n\nCán bộ đối ngoại\nChuyên viên nghiên cứu các vấn đề toàn cầu và khu vực\nPhóng viên\nGiảng viên\nNhân viên truyền thông\nNhân viên PR\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nMặc dù sinh viên mới tốt nghiệp thường chỉ nhận được mức lương xấp xỉ 6 đến 7 triệu đồng/tháng, con số này có thể tăng gấp vài lần sau một vài năm công tác. Nếu bạn muốn nâng cao mức thu nhập, bạn có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc trong ngành và nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Sau đây là mức lương tham khảo dành cho một số vị trí công tác trong ngành:\n\n\n\nCán bộ đối ngoại – 12 triệu đồng/tháng\nChuyên viên nghiên cứu các vấn đề toàn cầu và khu vực – 35 triệu đồng/tháng\nPhóng viên – 25 triệu đồng/tháng\nGiảng viên – 12 triệu đồng/tháng\nNhân viên truyền thông – 25 triệu đồng/tháng\nNhân viên PR – 25 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nVới xu hướng người người hội nhập, nhà nhà làm thương mại quốc tế như hiện nay thì ngành này có thể gọi là “ngành học quốc dân”. Đến với ngành Quốc tế học, bạn sẽ có cơ hội hoàn thiện bản thân qua những thách thức và đồng thời tận hưởng sự thoải mái về mặt tài chính cũng như xây dựng và khẳng định địa vị xã hội. Nếu bạn là một người yêu thích xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội, yêu thích nghiên cứu về các vấn đề toàn cầu, thì đây chính là ngành học lý tưởng dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chau-a-hoc", "rid": "7310602", "major": "Châu Á học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nChâu Á học là ngành nghiên cứu chuyên sâu về các đặc điểm của các quốc gia châu Á như lịch sử, địa lý, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa, chính trị, v.v. Ngành này hướng người học đến việc nghiên cứu và lĩnh hội các nền văn hóa châu Á lâu đời như khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v. Sau khi hoàn thành các môn đại cương về kinh tế và chính trị, sinh viên sẽ bắt đầu tiếp cận với các môn chuyên ngành. Một số môn chuyên ngành tiêu biểu đó là Văn hóa Ấn Độ và ảnh hưởng của nó đối với khu vực, Bản sắc nông nghiệp – nông thôn của châu Á, Phật giáo, Nho giáo, v.v.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành học này thường xét tuyển bằng các khối thi sau:\n\n\n\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D04: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Trung\nKhối D06: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Nhật\nKhối D78: Ngữ Văn, Khoa Học Xã Hội, Tiếng Anh\nKhối D83: Ngữ Văn, Khoa Học Xã Hội, Tiếng Trung\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác cơ sở đào tạo thường tuyển sinh thông qua hình thức xét điểm thi THPTQG. Điểm chuẩn dành cho ngành này thường dao động từ 18 – 30 điểm, khá cao so với mặt bằng chung. Bên cạnh đó, các thí sinh cũng nên lưu ý đến một số tiêu chí tuyển thẳng vào ngành học này như sau:\n\n\n\nCó hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện khó khăn, vùng sâu vùng xa (phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức)\nLà thành viên chính thức đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế\nĐoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nCó thể nhận định rằng, đây là một ngành học cần thiết cho xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu hợp tác với các quốc gia trên thế giới tăng cao như hiện nay. Tuy nhiên, ngành này chỉ mới được đưa vào giảng dạy cách đây vài năm và có chương trình đào tạo khá nặng so với mặt bằng chung. Vì vậy, tại Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất một trường đại học có chương trình đào tạo Châu Á học đảm bảo chất lượng cho sinh viên. Đó là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nChâu Á là một khu vực rộng lớn với nhiều quốc gia khác nhau. Nơi này đã đóng góp cho nền văn minh nhân loại một kho tàng vật chất và phi vật chất đồ sộ, là nguồn tư liệu nghiên cứu phong phú dành cho các nhà nghiên cứu văn hóa. Tuy nhiên điều này phần nào khiến cho việc nghiên cứu văn hóa châu Á trở nên mông lung và khó khăn hơn. Nhằm giúp sinh viên tập trung nghiên cứu chuyên sâu hơn, ngành CAH đã được chia thành các chuyên ngành sau:\n\n\n\nĐông Nam Á học\nTrung Quốc học\nHàn Quốc học\nNhật Bản học\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành Châu Á học là một lĩnh vực khá rộng lớn và chỉ mới được đưa vào giảng dạy những năm gần đây. Vì thế, nhiều bạn trẻ dù rất yêu thích ngành này nhưng lại phân vân liệu bản thân có phù hợp với nó hay không. Nếu bạn muốn học tập và làm việc trong lĩnh vực này, bạn sẽ cần những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó năng khiếu ngoại ngữ\nCó niềm đam mê, yêu thích đối với văn hóa châu Á\nTự tin, giao tiếp tốt \nNăng động, nhạy bén\nThận trọng, tỉ mỉ trong công việc\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây là vấn đề được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là vào giai đoạn trước kỳ thi đại học. Châu Á học là một bộ phận của Khoa học Xã hội và Nhân văn, vì thế ngành này thường xét tuyển bằng các khối C và D. Nếu bạn yêu thích ngành này, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các bộ môn Ngữ Văn, Khoa Học Xã Hội và các bộ môn Ngoại Ngữ. Đặc biệt, ngoài các kiến thức được học trên lớp, bạn nên trau dồi thêm những hiểu biết thực tế về các khu vực và các quốc gia châu Á như Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v. Những kiến thức trên sẽ là nền tảng vững chắc giúp bạn học tốt những môn học thuộc chuyên ngành Châu Á học.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNhiều thí sinh thường ngần ngại khi lựa chọn ngành Châu Á học vì lo ngại ngành này mang tính “chung chung”, khó tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Trên thực tế, cơ hội việc làm dành cho các cử nhân chuyên ngành CAH rất đa dạng và phong phú. Cụ thể một số vị trí công tác như sau:\n\n\n\n\n\nBiên dịch viên, phiên dịch viên\nChuyên viên đối ngoại và quan hệ quốc tế\nNhân viên nhân sự\nBiên tập viên\nThư ký, trợ lý\nHướng dẫn viên du lịch\nNhân viên xuất nhập khẩu\nGiảng viên Châu Á học\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nĐi cùng với thị trường việc làm sôi động của ngành Châu Á học là mức thu nhập vô cùng hấp dẫn dành cho người công tác trong ngành này. Sau đây là một số mức lương tham khảo dành cho các vị trí trong ngành này:\n\n\n\nBiên dịch viên, phiên dịch viên – 25 triệu đồng/tháng\nChuyên viên đối ngoại và quan hệ quốc tế – 12 triệu đồng/tháng\nNhân viên nhân sự – 20 triệu đồng/tháng\nBiên tập viên – 25 triệu đồng/tháng\nThư ký, trợ lý – 15 triệu đồng/tháng\nHướng dẫn viên du lịch – 30 triệu đồng/tháng\nNhân viên xuất nhập khẩu – 15 triệu đồng/tháng\nGiảng viên Châu Á học – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "mục tiêu đào tạo sinh viên ngành": "\n\nKhung chương trình đào tạo dành cho các bạn được nhà trường xây dựng nhằm giúp người học nắm vững các kiến thức về khu vực học và đất nước học. Đặc biệt là nâng cao kiến thức chuyên sâu về các quốc gia trong khu vực châu Á. Sau khi tốt nghiệp ra trường, các bạn sinh viên sẽ có được năng lực làm việc và nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện. Điều này được thể hiện qua việc bạn giải quyết những vấn đề về châu Á với tư cách là một khoa học đa ngành và liên ngành, hay những vấn đề thuộc phạm vi khoa học xã hội và nhân văn của một quốc gia ở châu Á hoặc một nhóm nước. Hơn nữa là một khu vực có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và quan hệ quốc tế của các nước châu Á đương đại. Để giải quyết tốt những điều trên thì bạn cũng sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng liên quan như tổng hợp và xử lý thông tin, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm,…\n\n\n", "kết luận": "\n\nCùng với sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của các quốc gia tại châu Á, tiềm năng phát triển dành cho người theo ngành Châu Á học cũng ngày càng rộng mở. Sau một vài năm tích lũy kinh nghiệm làm việc và nâng cao năng lực ngoại ngữ, bạn có thể tăng thu nhập lên gấp nhiều lần so với lúc mới ra trường. Nếu bạn yêu thích nghiên cứu văn hóa châu Á và muốn được theo đuổi đam mê trong quá trình học tập và làm việc, thì đây sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thai-binh-duong-hoc", "rid": "7310607", "major": "Thái Bình Dương học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Thái Bình Dương học là ngành đào tạo kiến thức hệ thống, toàn diện, chuyên sâu và liên ngành trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; có khả năng làm việc độc lập, hiệu quả, sáng tạo ở các vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế thuộc chuyên môn và ngoại ngữ chuyên ngành được đào tạo. \n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác khối thi ngành Thái Bình Dương học bao gồm:\n\n\n\nKhối A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh \nKhối C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý \nKhối D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh \nKhối D04: Toán – Ngữ văn – Tiếng Trung \nKhối D06: Toán – Ngữ văn – Tiếng Nhật \nKhối D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh \n\n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Thái Bình Dương học sẽ dao động từ 18 đến 22 điểm tùy thuộc vào phương thức xét tuyển của trường. Hiện nay, Học viện Ngoại giao là cơ sở duy nhất đào tạo ngành Thái Bình Dương học tại Việt Nam. \n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nMột số kỹ năng tố chất cho ngành Thái Bình Dương học bao gồm:\n\n\n\nKhả năng đọc, viết và giao tiếp thông thạo ngoại ngữ \nYêu thích tìm hiểu về đất nước, con người, đặc biệt là các yếu tố văn hóa, xã hội, lịch sử, kinh tế\nMong muốn được làm việc trong môi trường các tập đoàn thuộc châu Á – Thái Bình Dương nói chung và môi trường ngoại ngữ nói riêng\nCó ý định làm việc, học tập và thậm chí là định cư lâu dài tại các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSinh viên có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn nên sẽ dễ dàng tìm được công việc vừa phù hợp bản thân vừa có triển vọng cao:\n\n\n\nBiên tập, biên phiên dịch viên, thông dịch viên.\nChuyên viên đối ngoại và quan hệ quốc tế.\nNhân viên kinh doanh, nhân sự, marketing.\nThư ký, trợ lý giám đốc.\nHướng dẫn viên du lịch.\nNhân viên xuất nhập khẩu.\nGiảng viên Châu Á học, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của ngành Thái Bình Dương học dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào trình độ và vị trí làm việc. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là toàn bộ thông tin về ngành Thái Bình Dương học. Truy cập Reviewedu.net để theo dõi và cập nhật sớm nhất những thông tin về ngành học mà các bạn quan tâm. Chúc các sĩ tử đạt được kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dong-phuong-hoc", "rid": "7310608", "major": "Đông phương học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nĐông phương học là ngành nghiên cứu chuyên sâu về các đặc điểm của các quốc gia phương Đông như lịch sử, địa lý, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa, chính trị, v.v. Ngành Đông phương học hướng người học đến việc nghiên cứu và lĩnh hội các nền văn hóa phương Đông lâu đời như khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v. Sau khi hoàn thành các môn đại cương về kinh tế và chính trị, sinh viên sẽ bắt đầu tiếp cận với các môn chuyên ngành. Một số môn chuyên ngành tiêu biểu của ngành Đông phương học là Lịch sử phương Đông, Quan hệ quốc tế Đông Bắc Á, Tổng quan về khu vực Nam Á và Đông Nam Á, v.v.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành Đông phương học thường xét tuyển các khối thi sau:\n\n\n\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối C03: Ngữ Văn, Lịch Sử, Toán Học\nKhối C04: Ngữ Văn, Địa Lý, Toán Học\nKhối C19: Ngữ Văn, Lịch Sử, GDCD\nKhối C20: Ngữ Văn, Địa Lý, GDCD\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D06: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Nhật\nKhối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh\nKhối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh\nKhối D78: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh\nKhối D83: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Trung\nKhối D96: Toán Học, KHXH, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành Đông phương học thường áp dụng 3 hình thức xét tuyển sau: xét điểm học bạ THPT, xét điểm thi THPTQG và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Điểm chuẩn cho hình thức xét điểm học bạ THPT thường dao động từ 6 đến 19 điểm. Đối với hình thức xét điểm thi THPTQG, các cơ sở đào tạo thường yêu cầu thí sinh đạt từ 14 đến 29 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn đối với hình thức xét điểm thi Đánh giá năng lực thường dao động từ 550 đến 765 điểm. \n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường đào tạo ngành ĐPH trên toàn quốc:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Đại Nam\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Quy Nhơn\nĐại Học Yersin Đà Lạt\nĐại Học Đà Lạt\nĐại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Đà Nẵng\nĐại Học Khoa Học – Đại Học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Nguyễn Tất Thành\nĐại Học Thái Bình Dương\nĐại Học Cửu Long\nĐại Học Lạc Hồng\nĐại Học Nguyễn Tất Thành\nĐại Học Bà Rịa – Vũng Tàu\nĐại Học Gia Định\nĐại Học Công Nghệ Đồng Nai\nĐại Học Văn Hiến\nĐại học Công Nghệ TPHCM\nĐại Học Dân Lập Văn Lang\nĐại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TPHCM\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM\n\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nPhương Đông gồm nhiều quốc gia và khu vực rộng lớn, đóng góp cho nền văn minh nhân loại một kho tàng phi vật chất đồ sộ. Tuy nhiên điều này phần nào khiến cho việc nghiên cứu văn hóa phương Đông trở nên mông lung và khó khăn. Nhằm giúp sinh viên tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào một lĩnh vực một cách kỹ lưỡng và cụ thể, các trường đại học và cao đẳng đã chia ngành này ra thành các chuyên ngành như sau:\n\n\n\nChâu Á học\nNhật Bản học\nHàn Quốc học\nNgôn ngữ học\nQuan hệ quốc tế\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể theo đuổi và học tập trong lĩnh vực này, bạn có thể xem xét những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó năng khiếu ngoại ngữ\nCó niềm đam mê, yêu thích đối với văn hóa phương Đông\nTự tin, giao tiếp tốt\nNăng động, nhạy bén\nThận trọng, tỉ mỉ trong công việc\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây là vấn đề được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là vào giai đoạn trước kỳ thi đại học. ĐPH là một bộ phận của Khoa học Xã hội và Nhân văn, vì thế ngành này thường xét tuyển bằng các khối C và D. Nếu bạn  có ý định theo đuổi lĩnh vực này, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các bộ môn Ngữ Văn, Khoa Học Xã Hội và các bộ môn Ngoại Ngữ. Đặc biệt, ngoài các kiến thức được học trên lớp, bạn nên trau dồi thêm những hiểu biết thực tế về các khu vực và các quốc gia tại phương Đông như Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho người làm ngành như thế nào?": "\n\nNhiều thí sinh thường ngần ngại khi lựa chọn ngành ĐPH vì lo ngại ngành này mang tính “chung chung”, khó tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Ngược lại với những hiểu lầm trên, thật ra cơ hội việc làm dành cho sinh viên của ngành rất đa dạng và phong phú. Cụ thể:\n\n\n\n\n\nBiên dịch viên, phiên dịch viên\nChuyên viên đối ngoại và quan hệ quốc tế\nNhân viên nhân sự\nBiên tập viên\nThư ký, trợ lý\nHướng dẫn viên du lịch \nNhân viên xuất nhập khẩu\nGiảng viên Đông phương học\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành như thế nào?": "\n\nSau đây là một số mức lương tham khảo dành cho các vị trí trong ngành Đông phương học:\n\n\n\nBiên dịch viên, phiên dịch viên – 25 triệu đồng/tháng\nChuyên viên đối ngoại và quan hệ quốc tế – 12 triệu đồng/tháng\nNhân viên nhân sự – 20 triệu đồng/tháng\nBiên tập viên – 25 triệu đồng/tháng\nThư ký, trợ lý – 15 triệu đồng/tháng\nHướng dẫn viên du lịch – 30 triệu đồng/tháng\nNhân viên xuất nhập khẩu – 15 triệu đồng/tháng\nGiảng viên – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nCùng với sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của các quốc gia tại phương Đông, tiềm năng phát triển dành cho người theo ngành ĐPH cũng ngày càng rộng mở. Sau một vài năm tích lũy kinh nghiệm làm việc và nâng cao năng lực tiếng Anh, bạn có thể tăng thu nhập lên gấp nhiều lần so với lúc mới ra trường. Nếu bạn yêu thích nghiên cứu văn hóa phương Đông và muốn được theo đuổi đam mê trong quá trình học tập và làm việc, thì ngành học này sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-trung-quoc-hoc", "rid": "7310612", "major": "Trung Quốc học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nTrung Quốc học là ngành học nghiên cứu, sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm kinh tế, ngoại giao, thương mại và du lịch. Ngành Trung Quốc học đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng quốc tế trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của Đại học Ngôn ngữ và Văn hoá Bắc Kinh (Trung Quốc), Đại học Ngoại ngữ Văn Tảo (Đài Loan).\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo,… của đất nước Trung Hoa. Phạm vi nghiên cứu không gói gọn trong vị trí địa lý của đất nước Trung Hoa mà còn bao hàm cả các khu vực khác như Đài Loan, Hong Kong,… Cử nhân Trung Quốc học có kiến thức về văn hoá, xã hội Trung Quốc và có thể sử dụng thành thạo tiếng Trung. Đây là một trong những ngôn ngữ có số lượng người nói đông nhất trên thế giới với nhiều mục đích khác nhau như  giao tiếp, biên/ phiên dịch, giảng dạy và nghiên cứu…\n\n\n", "các khối thi vào ngành học là gì?": "\n\nMã ngành là 7310612.\n\n\nCác khối xét tuyển học năm 2021 bao gồm:\n\n\n\nKhối A01: Toán học – Vật Lý – Tiếng Anh\nKhối A07: Toán học – Lịch sử – Địa lý\nKhối C00: Ngữ Văn – Lịch Sử – Địa Lý\nKhối C19: Ngữ Văn – Lịch sử – Giáo dục công dân\nKhối C20: Ngữ Văn – Địa Lý – Giáo dục công dân\nKhối D01: Ngữ Văn – Toán học – Tiếng Anh\nKhối D04: Ngữ Văn – Toán học – tiếng Trung\nKhối D14: Ngữ Văn – Lịch Sử – Tiếng Anh\nKhối D15: Ngữ Văn – Địa Lý – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nNgành Trung Quốc học hiện nay vẫn là một ngành khá mới mẻ. Nên có ít trường đào tạo ngành học này và mức điểm chuẩn không cao. Mức điểm chuẩn ngành học này trong năm 2020 của các trường dao động từ 14 đến 18 điểm. Mức điểm chuẩn này còn tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của các trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành học này?": "\n\nĐây là ngành học ngày càng được các bạn trẻ quan tâm và yêu thích. Trong năm học 2020 chỉ có duy nhất một trường đào tạo ngành học này đó là trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Còn một số trường khác cũng đào tạo ngành Trung Quốc học nhưng không phân riêng thành một ngành độc lập mà được ghép học chung trong nhóm ngành Đông phương học. Cụ thể như:\n\n\n   Khu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Thái Bình Dương\nĐại học Quy Nhơn\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Công Nghệ Đồng Nai\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Cửu Long\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể có thể học tập và làm việc tốt trong lĩnh vực này, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau đây:\n\n\n\nYêu thích và đam mê tiếng Trung Quốc.\nMuốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử đất nước và con người Trung Hoa.\nCó khả năng giao tiếp tốt, thích ứng nhanh với hoàn cảnh và công việc.\nCó tính nhẫn nại, chịu khó học hỏi.\nCó tinh thần cầu tiến, ý chí vươn lên.\nMuốn làm việc, giao tiếp với người nước ngoài.\nTự tin, năng động\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi những môn gì?": "\n\nĐể phục vụ cho việc học chuyên ngành được tốt các bạn cần trang bị cho mình kiến thức về tiếng Trung Quốc phổ thông. Việc đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành sẽ không quá chuyên sâu như hướng chuyên ngữ nhưng nó vẫn cần được thực hiện bài bản và đầy đủ. Do đó người học cần có trình độ ngoại ngữ để có thể tìm hiểu nghiên cứu các lĩnh vực trong hệ thống đất nước học Trung Hoa như: kinh tế, văn hóa, chính trị, thương mại, du lịch,… Các bạn có thể tự học hoặc học thêm các lớp tiếng Trung để việc học ngành Trung Quốc học được thuận lợi và dễ dàng hơn.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi tốt nghiệp, các bạn có thể sử dụng thành thạo tiếng Trung trong giao tiếp, trong công việc. Bạn có thể ứng tuyển các vị trí sau trong các công ty, các tổ chức hay các trường học,…\n\n\n\nỨng tuyển vị trí biên – phiên dịch viên trong các tổ chức, doanh nghiệp Trung Quốc và các doanh nghiệp làm việc với đối tác Trung Quốc.\nTham gia nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo tiếng Trung tại các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành Trung Quốc học hoặc nhóm ngành Đông phương học.\nHướng dẫn viên du lịch, chuyên viên tại các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn quốc tế.\nLàm việc tại các doanh nghiệp, công ty Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong.\nNhân viên hành chính, thư ký văn phòng tại các cơ quan ngoại giao, sở ngoại vụ.\nTiếp tục học tập và nâng cao trình độ chuyên môn (thạc sĩ, tiến sĩ).\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, trở thành cử nhân ngành học này, bạn có thể tìm được các công việc và các vị trí có mức lương cao. Theo thông tìm tìm hiểu, mức lương của các phiên dịch viên từ khoảng 8 triệu đến 12 triệu. Đối với những người đã có nhiều kinh nghiệm thì có số đó có thể lên 20 – 30 triệu đồng/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nBài viết trên đây đã tổng hợp hết thông tin về ngành Trung Quốc học: từ “ngành này là gì?”, “ra trường làm gì?”, đến các trường đào tạo ngành Trung Quốc học chất lượng nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn được trường phù hợp với bản thân. Chúc bạn đọc có một kỳ thi rực rỡ và đậu được vào trường mình mong muốn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-nhat-ban-hoc", "rid": "7310613", "major": "Nhật Bản học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Nhật Bản học (NBH) có tên quốc tế là Japanese studies, là một bộ phận của Khu vực học và Đông Á học. Đây là ngành học nghiên cứu về khoa học xã hội nhân văn của Nhật Bản. Cụ thể, sinh viên học ngành này sẽ nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý,… của đất nước Nhật Bản. Nhờ đó, sinh viên sẽ am hiểu sâu sắc về nhiều khía cạnh của Nhật Bản. Ngoài ra, ngành này còn đào tạo cho sinh viên vốn tiếng Nhật từ sơ cấp đến cao cấp. Như vậy, sau khi ra trường, sinh viên không chỉ biết tiếng Nhật mà còn am hiểu về đất nước và con người Nhật Bản.\n\n\n\n\nCó nhiều người hay nhầm lẫn giữa Ngành Ngôn ngữ Nhật và Ngành Nhật Bản học. Đây đều là 2 ngành liên quan đến tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản. Thế nhưng Ngành Ngôn ngữ Nhật tập trung đào tạo sinh viên về ngôn ngữ. Chủ yếu các bạn sẽ được trau dồi 4 kỹ năng chính là nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra vẫn có các môn học về văn hóa và đất nước Nhật Bản. Còn Ngành Nhật Bản học chuyên đào tạo sinh viên về tất cả các khía cạnh của Nhật Bản như văn hóa, kinh tế, xã hội, lịch sử… Ngoài ra ngành này cũng đào tạo về tiếng Nhật để sinh viên nắm vững vốn tiếng Nhật cần thiết cho công việc.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Nhật Bản học có mã ngành là 7310613. Các tổ hợp môn học xét tuyển vào ngành Nhật Bản học như sau:\n\n\n\nA01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh\nC00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật\nD14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh\n\n\n\nCó thể thấy môn Ngữ văn là môn học xuất hiện ở hầu hết các tổ hợp. Vì thế nếu muốn theo học ngành này các bạn nên đầu tư vào môn Ngữ văn. Ngoài ra, các bạn cũng cần trau dồi kiến thức ở các môn học còn lại trong tổ hợp mình chọn để đạt được số điểm mơ ước. \n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nCó lẽ điểm chuẩn Ngành NBH là thắc mắc chung của tất cả các bạn học sinh. Tùy vào từng trường mà điểm chuẩn đầu vào có sự chênh lệch với nhau. Năm 2020, điểm chuẩn Ngành Nhật Bản học xét theo kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia dao động từ 15 – 25.75 điểm. Riêng Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM áp dụng bài thi ĐGNL với điểm trúng tuyển là 800 và 818 điểm tùy theo chương trình đào tạo. Như vậy, với sự khác nhau về điểm chuẩn, các bạn có thể lựa chọn trường đào tạo phù hợp với khả năng và kết quả bài thi của mình.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNhư đã đề cập ở trên, Nhật Bản học là ngành học với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Thế nhưng tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nhiều trường đào tạo chuyên ngành này. Nếu muốn theo học ngành này, các bạn có thể lựa chọn các trường đại học sau đây:\n\n\n\nĐại Học Quốc Tế Hồng Bàng\nĐại Học Hoa Sen\nĐại Học Việt Nhật – ĐH Quốc gia Hà Nội\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể theo học ngành này cần những tố chất gì? Cùng điểm qua những tố chất sau đây để xem bản thân có phù hợp với ngành này hay không.\n\n\n\n\n\nĐam mê và có hứng thú tìm hiểu về đất nước và con người Nhật Bản\nCó kiến thức, am hiểu sâu rộng về các lĩnh vực trong đời sống, cụ thể là về đất nước Nhật Bản\nTrình độ ngoại ngữ tốt\nNăng nổ, hoạt bát, tự tin\nKhả năng giao tiếp tốt\n\n\n\nChỉ cần đáp ứng những yếu tố trên là bạn có thể tự tin thi vào Ngành Ngôn ngữ Nhật. Sau khi đậu vào trường thì sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn về những kiến thức chuyên môn. Nếu cảm thấy chưa tự tin về bản thân thì có thể rèn luyện từ bây giờ.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nMột vấn đề cũng được quan tâm không kém chính là cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì hầu hết sinh viên sẽ có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Cụ thể các bạn có thể lựa chọn làm các công việc sau:\n\n\n\n\n\nLàm việc trong các cơ quan nhà nước của Việt Nam, cơ quan ngoại giao của Nhật Bản\nLàm hướng dẫn viên du lịch tiếng Nhật\nGiảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học có chuyên ngành liên quan đến Nhật Bản\nLàm việc trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản, các công ty liên doanh\nLàm việc trong các văn phòng đại diện Nhật Bản tại Việt Nam\nLàm việc trong các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận\nLàm trợ lý biên phiên dịch cho các sếp người Nhật\nQuản lý các nhà hàng, khách sạn chuyên phục vụ người Nhật\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành Nhật Bản học có mức lương khá hấp dẫn. Nếu có khả năng giao tiếp tốt và am hiểu sâu rộng thì mức lương khoảng 12 – 15 triệu/tháng. Nếu là người có kinh nghiệm trong nghề thì có thể đạt được mức lương cao hơn thế. Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ quan công tác và vị trí ứng tuyển mà mức lương có thể thay đổi. Khi làm việc trong các công ty Nhật Bản, các bạn cũng sẽ nhận được chế độ thưởng và đãi ngộ tốt. Nhìn chung, đây là ngành học với mức lương mơ ước và cơ hội việc làm rộng mở.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNhật Bản là một đất nước xinh đẹp với nhiều điều mới lạ đáng để khám phá. Nếu bạn yêu thích đất nước này thì đây là một ngành học thú vị dành cho bạn. Khi theo học ngành này bạn còn có cơ hội nhận được học bổng của Chính phủ Nhật, được sang Nhật học tập và làm việc. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Nhật Bản học. Chúc các bạn sớm theo đuổi được ngành học mình yêu thích và trải qua 4 năm đại học đầy ý nghĩa."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-han-quoc-hoc", "rid": "7310614", "major": "Hàn Quốc học", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nNgành Hàn Quốc học (HQH) là ngành học trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về đất nước Hàn Quốc. Cụ thể, sinh viên sẽ được học về kinh tế, xã hội, văn hóa, ngôn ngữ, chính trị, lịch sử, phong tục,… của Hàn Quốc. Ở một vài nước thì đối tượng nghiên cứu của ngành này gồm cả Bắc và Nam Hàn. Nhưng đối với ngành Hàn Quốc học ở Việt Nam thì chủ yếu học về Nam Hàn – Đại Hàn Dân Quốc.\n\n\n\n\nCần phân biệt rõ 2 ngành Ngôn ngữ Hàn và Hàn Quốc học. Tuy cả 2 ngành này đều liên quan đến Hàn Quốc nhưng về lĩnh vực chuyên sâu thì có sự khác nhau. Ngành Ngôn ngữ Hàn là ngành đào tạo cho sinh viên các kiến thức về ngôn ngữ bao gồm bảng chữ cái, ngữ pháp, luyện nghe… nhằm giúp sinh viên thành thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Còn ngành Hàn Quốc học tập trung trang bị cho sinh viên kiến thức ở nhiều khía cạnh khác nhau của nước Hàn như kinh tế, chính trị, xã hội,… Ngoài ra, ngành này cũng đào tạo cho người học kiến thức về tiếng Hàn để phục vụ cho công việc sau này.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nTại Việt Nam, tổ hợp môn thi để theo học ngành HQH chủ yếu thuộc khối C và khối D. Chỉ có 1 số rất ít trường tuyển sinh bằng khối A1. Cụ thể, để theo học ngành này, bạn có thể tham khảo một số khối thi sau đây:\n\n\n\nA01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh\nC00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nD01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh\nD14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh\nD78: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh\n\n\n\nCó thể thấy, để theo học ngành này, bạn cần học nhiều hơn về các môn xã hội. Trong đó, Ngữ Văn và Tiếng Anh là những môn học quan trọng xuất hiện ở hầu hết các tổ hợp thi.\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành này là bao nhiêu?": "\n\nĐối với bất cứ ngành học nào thì điểm chuẩn cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào từng trường cũng như chương trình, chất lượng đào tạo. Điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành Hàn Quốc học xét theo kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 dao động từ 15 – 25.2 điểm. Riêng Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM có áp dụng hình thức xét tuyển theo kỳ thi ĐGNL với điểm chuẩn là 818 điểm. Theo thống kê, điểm chuẩn từ năm 2020 trở về trước cũng không có sự chênh lệch nhiều.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, muốn theo đuổi ngành học này tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo một số trường đại học sau đây:\n\n\n\nĐại Học Quốc Tế Hồng Bàng\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội\nĐại Học Văn Hiến\nĐại Học Công Nghệ TPHCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐã bao giờ bạn băn khoăn rằng liệu bản thân mình có phù hợp với ngành HQH hay không chưa? Việc xác định các tố chất cần thiết trong ngành cũng vô cùng quan trọng, nó cho bạn biết được bạn có thể đi đến cuối đoạn đường hay không. Sau đây cùng điểm qua 1 vài tố chất cần có khi theo đuổi lĩnh vực này:\n\n\n\n\n\nYêu thích tìm hiểu về đất nước Hàn Quốc và con người nơi đây\nHam học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu các kiến thức liên quan\nCó trình độ ngoại ngữ tốt\nCó khả năng truyền đạt, giao tiếp tốt\nNăng động, tự tin, hoạt bát\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi kết thúc chương trình học, cùng với vốn kiến thức về Hàn Quốc thì bạn có thể làm những công việc sau đây:\n\n\n\n\n\nGiảng viên dạy tiếng Hàn tại các trường đại học, THPT, các trung tâm du học và xuất khẩu lao động…\nHướng dẫn viên du lịch tiếng Hàn\nGiữ chức vụ biên – phiên dịch tại các công ty Hàn Quốc, các công ty liên doanh\nLàm việc trong các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận\nLàm việc trong các văn phòng đại diện của Hàn Quốc tại Việt Nam, cơ quan ngoại giao của Hàn Quốc\nQuản lý, nhân viên trong các nhà hàng, khách sạn chuyên phục vụ cho người Hàn\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nNhìn chung, ngành Hàn Quốc học có mức lương khá hấp dẫn. Tùy thuộc vào các yếu tố như khả năng, kinh nghiệm hay vị trí công việc mà mức lương thay đổi khác nhau. Trung bình một người làm trong ngành Hàn Quốc học có thể kiếm được trên dưới 15 triệu một tháng. Đối với những sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương nhận được có thể thấp hơn một chút. Đối với những người có thâm niên và kinh nghiệm trong nghề, đảm nhiệm những vị trí quan trọng thì có thể hưởng được mức lương cao hơn.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những chia sẻ của chúng tôi về ngành Hàn Quốc học. Nếu bạn cũng yêu thích đất nước Hàn Quốc, hay muốn sang Hàn để có cơ hội gặp các “oppa” thì đây quả là một ngành học đáng để chọn. Chúc các bạn học tập thật tốt và thi đỗ vào ngôi trường mà mình mơ ước."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dong-nam-a-hoc", "rid": "7310620", "major": "Đông Nam Á học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Đông Nam Á học (Southeast Asian Studies) là ngành học nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao,.. của các quốc gia và dân tộc trong khu vực Đông Nam Á. Sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo các kiến thức về khoa học xã hội nhân văn nói chung như địa lý, lịch sử hình thành và phát triển các khu vực, tìm hiểu về đời sống, văn hóa của các dân tộc. Ngoài ra, ngành này còn giúp sinh viên thành thạo về ngôn ngữ quốc tế như tiếng Anh và một ngôn ngữ khác trong khu vực như tiếng Thái, tiếng Malaysia,…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là những khối nào?": "\n\nNgành Đông Nam Á học có mã ngành là 7310620. Tổ hợp môn thi xét tuyển ngành này vô cùng phong phú và đa dạng. Vì thế, các sĩ tử có thể tự do lựa chọn theo khối thi phù hợp với khả năng của bản thân. Các khối thi cụ thể như sau:\n\n\n\nA01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga\nD03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp\nD04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung\nD05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức\nD06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật\nD42: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nga\nD43: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nhật\nD44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp\nD80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga\nD81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật\nD82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp\nD83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung\n\n\n\nNhư vậy, để theo học ngành này, bạn cần học tốt môn Ngữ văn vì môn học này xuất hiện ở hầu hết các tổ hợp. Ngoài ra, có kiến thức về các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung là một điểm cộng rất lớn giúp dễ dàng lựa chọn tổ hợp các môn học để thi tuyển.\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn và các phương thức xét tuyển vào ngành Đông Nam Á học có lẽ là thắc mắc chung của nhiều bạn học sinh. Theo tìm hiểu, năm 2020, điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành ĐNAH tính theo kết quả thi THPT Quốc gia dao động từ 18 – 23.5 điểm. Riêng Trường Đại Học Mở TPHCM có áp dụng hình thức xét tuyển học bạ với điểm chuẩn là 21.5 điểm. Có thể thấy đây là ngành học tuy còn mới lạ nhưng điểm đầu vào vẫn không hề thấp đúng không. Vì thế các bạn cũng đừng lo lắng về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. \n\n\n", "những trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, tại Việt Nam, ngành Đông Nam Á học vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Vì thế nên các lựa chọn về trường đào tạo không đa dạng như những ngành học khác. Thế nhưng, nếu có hứng thú và niềm đam mê với ngành học này, bạn có thể theo học tại 2 trường đại học sau đây:\n\n\n\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội\nTrường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh\n\n\n\nĐây đều là những trường đại học lớn, có danh tiếng trong đào tạo về kiến thức khoa học xã hội nhân văn. Vì thế khi học ở đây, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về kiến thức được giảng dạy trong lĩnh vực này.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nNgành Đông Nam Á học đòi hỏi người học phải có những tố chất cần thiết. Để biết bản thân có phù hợp với ngành này hay không, cùng điểm qua những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó kiến thức, hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực văn hóa, xã hội,…\nCó trình độ ngoại ngữ\nĂn nói lưu loát, trình bày vấn đề một cách rõ ràng, rành mạch\nKhả năng viết tốt, trình bày các quan điểm 1 cách mạch lạc, chặt chẽ\nNăng động, hoạt bát, tự tin\nCó tinh thần trách nhiệm cao, chịu được áp lực công việc\nCó khả năng làm việc nhóm, hợp tác tốt với mọi người xung quanh\nThành thạo các thao tác với máy tính\nTinh thần ham học hỏi, có hứng thú trong tìm hiểu về nhiều lĩnh vực của khu vực\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp ngành Đông Nam Á học, sinh viên có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn khác nhau. Tùy theo năng lực và lĩnh vực theo học chuyên sâu mà sinh viên có thể lựa chọn làm các công việc sau:\n\n\n\n\n\nLàm việc tại các trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, các hiệp hội tổ chức giáo dục\nLàm việc tại các cơ quan nhà nước như cơ quan văn hóa, chính trị, an ninh, quốc phòng\nĐại sứ quán của các nước thuộc ASEAN tại Việt Nam\nLàm việc trong Bộ Ngoại giao, Bộ An Ninh, Bộ Quốc Phòng,…\nGiảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học có chuyên ngành liên quan đến văn hóa, lịch sử các nước Đông Nam Á\nBiên tập viên cho các chương trình về văn hóa, du lịch,…\nLàm việc tại các cơ quan, tổ chức phi chính phủ\nLàm việc cho các đài phát thanh, truyền hình, báo chí đưa tin,…\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay vẫn chưa có con số thống kê cụ thể mức lương của người làm trong lĩnh vực này là bao nhiêu. Tùy vào vị trí công việc đảm nhận và kinh nghiệm thì mức lương có thể thay đổi khác nhau. Theo như tìm hiểu, mức lương trung bình mỗi tháng của người làm ngành này là trên 10 triệu. Đây là mức lương khá hấp dẫn so với mặt bằng chung trên thị trường lao động. Có thể thấy đây là ngành học đòi hỏi phải có kiến thức, am hiểu sâu rộng nên được hưởng mức thu nhập hoàn toàn xứng đáng.\n\n\n", "sinh viên học gì khi chọn ngành đồng nam á học?": "\n\nNgành này là một ngành chuyên đào tạo và trang bị kiến thức về nhân văn và xã hội. Ví dụ như kiến thức về địa lý, lịch sử, ngoại giao,…đều xoay quanh cuộc sống. Không chỉ vậy, sinh viên còn được tiếp cận những phương pháp nghiên cứu khoa học định tính và định lượng, phương pháp nghiên cứu thực địa,…Đây chính là những phương pháp dành riêng cho những nhà nghiên cứu.\nNgoài ra, ngoại ngữ cũng là yếu tố quan trọng. Bạn sẽ được học thêm các ngoại ngữ như Tiếng Anh, Tiếng Trung,…nhằm tự tin tiếp cận sâu sắc của ngành học. Mục tiêu cuối cùng chính là giúp các bạn sinh viên có đủ các kiến thức căn bản và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai. Do đó, song song lý thuyết luôn là những buổi thực hành, áp dụng thực tế để các bạn nâng cao trình độ.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành học này được kỳ vọng sẽ có nhiều phát triển vượt bậc trong tương lai. Trong thời kỳ hội nhập với sự hợp tác giữa các quốc gia ngày càng diễn ra mạnh mẽ, ngành học này chính là cầu nối để kết nối các nước trong khu vực. Theo học ngành này các bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu và học tập về các nền văn hóa độc đáo, những ngôn ngữ thú vị. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu thêm về ngành ĐNAH. Qua đó sẽ có những lựa chọn đúng đắn và định hướng con đường phát triển trong tương lai nhé."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-viet-nam-hoc", "rid": "7310630", "major": "Việt Nam học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nViệt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam thông qua các yếu tố như văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, văn học, ngôn ngữ,… để làm rõ những nét độc đáo của văn hóa và con người Việt Nam, từ đó có cái nhìn toàn diện nhất trong mọi lĩnh vực của quốc gia này.\n\n\n\n\nTrở thành sinh viên ngành Việt Nam học, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận một cách sâu sắc nhất về nước Việt và ngôn ngữ Việt, từ lời ăn tiếng nói, văn hóa ẩm thực đến những trang lịch sử hào hùng hay những kho tàng kiến thức địa lý đồ sộ… Không chỉ vậy, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng cần thiết khác để phục vụ cho việc công tác tại các môi trường làm việc chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Vậy nên, có thể nói, 4 năm học ngành Việt Nam học sẽ tôi luyện bạn trở thành một cá nhân có kiến thức sâu rộng và khả năng làm việc cực kỳ chuyên nghiệp đấy!\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nHiện nay, thí sinh có nguyện vọng theo học ngành Việt Nam học có rất nhiều cơ hội lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển. Thí sinh có thể chọn 1 trong các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lí, Hóa học\nA01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh\nC00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí\nC03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử\nC04: Ngữ văn, Toán, Địa lí \nC19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân \nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh \nD02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga  \nD03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga \nD04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung \nD78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh \nD05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức \nD06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật\nD14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh \nD15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào số lượng thí sinh cũng như quy mô cơ sở đào tạo thí sinh nộp đơn mà điểm chuẩn đầu vào ngành VNH cũng sẽ khác nhau. Thông thường, điểm chuẩn ngành Việt Nam học thường dao động trong khoảng 15 – 28 điểm. Riêng những trường có phương thức xét tuyển bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực, điểm chuẩn thường sẽ nằm ở mức 550 – 650 điểm, tùy từng năm và từng trường đại học khác nhau.\nNgoài ra, một số trường học sẽ có những tiêu chí phụ trong quá trình xét tuyển như sau:\n\n\n\nHệ CLC: Ngữ Văn >= 6.5;TTNV <= 2\nĐiểm 3 môn KQ học tập THPT >= 36\nTTNV ≤9\nXét theo học bạ có điểm môn học thuộc tổ hợp môn xét tuyển không nhỏ hơn 6,0 (theo thang điểm 10)\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, VNH đang được giảng dạy tại rất nhiều trường đại học tại Việt Nam, trải dài từ Bắc vào Nam. Cụ thể như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2 \nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội \nĐại học Thủ đô Hà Nội \nĐại học Thăng Long \nĐại học Sao Đỏ \nĐại học Thành Đô\nĐại học Hải Phòng\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Quảng Nam \nĐại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng \nĐại học Ngoại ngữ – Đại học Huế \nĐại học Duy Tân \nĐại học Quy Nhơn \nĐại học Phan Châu Trinh \nĐại học Vinh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Nguyễn Tất Thành \nĐại học Văn Hiến \nĐại học Quốc tế Hồng Bàng \nĐại học Đồng Tháp \nĐại học An Giang \nĐại học Cần Thơ \nĐại học Sài Gòn \nĐại học Sư phạm TP.HCM \nĐại học Tôn Đức Thắng\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nViệt Nam học là ngành học không có những yêu cầu cao về tư chất hay những yếu tố khác từ người học. Trái lại, Việt Nam học là một ngành học mà bất kỳ người trẻ nào cũng có thể theo đuổi, chỉ cần bạn có những yếu tố cơ bản sau:\n\n\n\n\n\nCó niềm đam mê với lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội, đặc biệt là văn hóa, xã hội và con người Việt Nam\nHam đọc sách, say mê học tập và tìm tòi các nguồn kiến thức về Việt Nam\nBản lĩnh, tự tin, có mong muốn chiếm lĩnh tri thức\nCó khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt tốt và không ngại tìm hiểu các ngôn ngữ lâu đời như chữ Nôm\nCó tấm lòng yêu nước, tự hào dân tộc cao\nKiên nhẫn, đặc biệt là trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu về Việt Nam; có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và so sánh, đối chiếu sự việc tốt để có cái nhìn chính xác và toàn diện nhất sau mỗi bài học, bài nghiên cứu.\n\n\n\n", "học cần giỏi những môn nào?": "\n\nHọc Việt Nam học, tất nhiên yếu tố hàng đầu là giỏi Ngữ Văn. Sử dụng tốt tiếng Việt không chỉ trong giao tiếp hằng ngày mà còn trong các bài luận hay buổi thuyết trình sẽ là một vũ khí tuyệt vời giúp bạn học trở thành một sinh viên ngành Việt Nam học xuất sắc. Bên cạnh đó, lịch sử, địa lý cũng là một trong những kiến thức chính được giảng dạy trong ngành Việt Nam học, vậy nên, hãy chuẩn bị tốt những môn học này từ sớm nếu bạn có ý định theo đuổi ngành Việt Nam học để việc học đại học của bạn trở nên thuận lợi hơn nhé!\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho sinh viên như thế nào?": "\n\nĐược biết, Việt Nam học là một trong những ngành có nhu cầu lao động cao nhất ở nước ta hiện nay. Do đó, sinh viên ngành học này thường có đa dạng sự lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học. Các bạn có thể tham khảo một số vị trí việc làm dưới đây:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng \nGiảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài\nHướng dẫn viên du lịch hay quản trị lữ hành tại các công ty du lịch\nLàm việc trong cơ quan báo chí, truyền thông,  tổ chức sự kiện\nLàm việc tại viện nghiên cứu, quản lý văn hóa, chính trị, giáo dục Việt Nam,…\nLàm việc tại các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam;\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, đối với các sinh viên vừa tốt nghiệp, thường có mức thu nhập khởi điểm là 5 – 7 triệu đồng/tháng.\n\n\nĐối với người lao động có nhiều kinh nghiệm hơn thường có mức lương từ 8 – 10 triệu đồng và sẽ còn tăng cao tùy vào bề dày kinh nghiệm cũng như năng suất làm việc,…\n\n\n", "kết luận": "\n\nTóm lại, Việt Nam học là một trong những ngành rất đáng lưu tâm trong thời điểm hiện nay, khi mà đất nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào quốc tế. Vậy nên, nếu bạn có niềm yêu thích đặc biệt với lịch sử, văn hóa nước nhà hay mong muốn có nhiều cơ hội làm việc, giao lưu quốc tế, thì đây chính là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-hoa-ky-hoc", "rid": "7310640", "major": "Hoa Kỳ học", "payload": {"ngành là gì? thi khối nào?": "\n\nNgành Hoa Kỳ học ( Mã ngành: 7310640) là ngành học về các kỹ năng về tiếng Anh, văn hóa, chính trị, xã hội, tôn giáo,… của Hoa Kỳ. \n\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ đạt được khối kiến thức về các lĩnh vực của Hoa Kỳ. Những sự khác biệt văn hóa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nâng cao trình độ tiếng Anh ,có cơ hội thực tập, trải nghiệm và làm việc trong các lĩnh vực thương mại, giáo dục và ngoại giao tại các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hoa Kỳ ở Việt Nam và trong khu vực. \n\n\nNganh Hoa Kỳ học thi khối nào? Điểm chuẩn là bao nhiêu? Trường nào đào tạo\n\n\nBa khối ngành thi vào ngành Hoa Kỳ học bao gồm:\n\n\n\nKhối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh \nKhối D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh \nKhối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh \nKhối D09: Toán, Tiếng Anh, Lịch sử\nKhối D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\n\n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển của ngành Hoa Kỳ học dao động từ khoảng 16 – 31 điểm tùy thuộc vào phương thức xét tuyển của trường đào tạo. Hiện có Học viện Ngoại giao và Đại học Hoa Sen là hai cơ sở đào tạo ngành Hoa Kỳ học tại Việt Nam hiện nay. \n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nMột số kỹ năng tố chất cho ngành Hoa Kỳ học bao gồm:\n\n\n\nKhả năng đọc, viết và giao tiếp thông thạo tiếng Anh\nYêu thích tìm hiểu về đất nước, con người Hoa Kỳ, đặc biệt là các yếu tố văn hóa, xã hội, lịch sử, kinh tế\nMong muốn được làm việc trong môi trường các tập đoàn Hoa Kỳ nói chung và môi trường tiếng Anh nói riêng\nCó ý định làm việc, học tập và thậm chí là định cư lâu dài tại Hoa Kỳ\n\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nCác việc làm cho sinh viên ngành Hoa Kỳ học sau khi tốt nghiệp:\n\n\n\nChuyên viên bộ phận quan hệ khách hàng, nhân viên dịch vụ, chăm sóc khách hàng, chuyên viên phòng Nhân sự, phòng Kinh doanh, phòng Truyền thông trong các công ty đa quốc gia hoặc có vốn đầu tư của Hoa Kỳ\nChuyên viên, nhân viên Lãnh sự quán hoặc Trung tâm Văn hóa Giáo dục Hoa Kỳ\nNhân viên tư vấn du học Hoa Kỳ\nBiên phiên dịch, biên tập viên, phóng viên chuyên mục về Hoa Kỳ\nNhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên các văn phòng đại diện cho công ty đến từ Hoa Kỳ\nChuyên viên, nhân viên tại các dự án phi chính phủ (NGO)\n\n\n\nMức lương ngành Hoa Kỳ học tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc, quy mô tổ chức và vị trí làm việc. Thông thường, mức lương dao động từ khoảng 12 – 22 triệu đồng/tháng. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là toàn bộ thông tin về ngành Hoa Kỳ học. Truy cập Reviewedu.net để theo dõi và cập nhật sớm nhất những thông tin về ngành học mà các bạn quan tâm. Chúc các sĩ tử đạt được kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-bao-chi", "rid": "7320101", "major": "Báo chí", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành báo chí (tiếng Anh: Journalism) là một ngành khoa học xã hội đào tạo kiến thức về phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế, xây dựng chuyên môn để xử lý những vấn đề có quy mô địa phương, vùng miền.\n\n\nNgành báo chí sẽ trang bị cho người học kiến thức cơ bản về lĩnh vực Báo chí, về nguyên tắc hành nghề, kỹ năng tác nghiệp, cách thức ứng xử chuẩn mực về pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Những điều này giúp các bạn nắm được các khuynh hướng vận động phát triển của ngành, phương hướng tiếp cận, xử lý, nghiên cứu một cách có hệ thống.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Báo chí có mã ngành 7320101, được xét tuyển các tổ hợp môn sau đây:\n\n\n\nA00: Toán học – Vật Lý – Hóa học\nA01: Toán học – Vật Lý – Tiếng Anh\nC00: Ngữ Văn – Lịch Sử – Địa Lý\nC03: Ngữ Văn – Toán học – Lịch Sử\nC04: Ngữ Văn – Toán học – Địa Lý\nD01: Ngữ Văn – Toán học –  Tiếng Anh\nD02: Ngữ Văn – Toán học –  Tiếng Nga\nD04: Ngữ Văn – Toán học – Tiếng Trung\nD05: Ngữ Văn – Toán học – Tiếng Đức\nD14: Ngữ Văn – Lịch Sử – Tiếng Anh\nD78: Ngữ Văn – Khoa học xã hội – Tiếng Anh\nD79: Ngữ Văn – Khoa học xã hội – Tiếng Đức\nD80: Ngữ Văn –  Khoa học xã hội – Tiếng Nga\nD81: Ngữ Văn –  Khoa học xã hội – Tiếng Nhật\nD82: Ngữ Văn – Khoa học xã hội – Tiếng Pháp\nD83: Ngữ Văn – Khoa học xã hội – Tiếng Trung\nM14: Ngữ Văn – Năng khiếu báo chí – Toán học\nM15: Ngữ Văn – Năng khiếu báo chí – Tiếng Anh\nM16: Ngữ Văn – Năng khiếu báo chí – Vật Lý\nM17: Ngữ Văn – Năng khiếu báo chí – Lịch Sử\nM18: Ngữ Văn – Năng khiếu Ảnh báo chí – Toán học\nM19: Ngữ Văn – Năng khiếu Ảnh báo chí – Tiếng Anh\nM20: Ngữ Văn – Năng khiếu Ảnh báo chí – Vật Lý\nM21: Ngữ Văn – Năng khiếu Ảnh báo chí – Lịch Sử\nM22: Ngữ Văn – Năng khiếu quay phim truyền hình – Toán học\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành báo chí là một ngành có điểm chuẩn khá cao. Năm 2020, điểm chuẩn ngành này dao động từ 14 đến 22, 34,5 điểm. Mức điểm trên tùy vào phương thức tuyển sinh của từng trường. Để biết thêm thông tin, các bạn có thể theo dõi trên trang web tuyển sinh riêng của các trường đó.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành học này?": "\n\nĐể theo học ngành Báo chí, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:\n\n\nHệ đại học\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Báo chí và Tuyên truyền\nĐại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội\nĐại học Văn hóa Hà Nội\nHọc viện Phụ nữ Việt Nam (ngành Truyền thông đa phương tiện)\nĐại học Khoa học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm Đà Nẵng\nĐại học Khoa học Huế\nĐại học Vinh\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Khánh Hòa\nĐại học Duy Tân\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM\nĐại học Công nghệ TPHCM\nĐại học Văn Hiến\n\n\n\n Hệ cao đẳng\n\n\n\nCao đẳng truyền hình Việt Nam\nCao đẳng phát thanh truyền hình\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp ngành ?": "\n\nĐối với ngành Báo chí,i bạn sẽ cần có những tố chất sau đây:\n\n\n\nCó khả năng viết tốt\nĐam mê nghề báo\nNhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề\nKhai thác, tổng hợp thông tin nhanh\nCó kỹ năng nghiệp vụ báo chí và ngoại ngữ\nLuôn quan tâm đến thông tin, sự kiện trong nước và quốc tế\nBiết cách chọn lọc thông tin quan trọng để đăng tải\nCó lập trường vững vàng, bản lĩnh tự tin\nNghiêm túc với ngành và công việc\nNhẫn nại và tỉ mỉ trong việc khai thác thông tin\nChịu được khó khăn thử thách trong công việc\nChủ động về thời gian\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi những môn gì?": "\n\nNhìn chung nếu bạn theo học ngành Báo chí thì bạn cần học giỏi môn Văn và Tiếng Anh. Vì hai môn này rất quan trọng trong ngành báo chí, văn sẽ giúp các bạn viết tốt hơn còn môn anh sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức bên trong nước và ngoài nước và có thể bạn sẽ được sang nước ngoài làm việc nếu khả năng tiếng anh của bạn tốt.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSinh viên tốt nghiệp ngành Báo chí có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn với mức thu nhập khá cao, tùy theo năng lực. Một số nơi sau khi ra trường các bạn có thể sẽ làm việc như các cơ quan Báo chí, Tạp chí, cơ quan truyền thông, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, doanh nghiệp, công ty ngoài Nhà nước… hay các đơn vị có liên quan đến báo chí truyền thông như các cơ quan tổ chức, truyền thông xã hội, tổ chức chính trị – xã hội,..cụ thể như sau:\n\n\n\nPhóng viên, cộng tác viên tại các tòa soạn báo in như Báo đời sống Pháp luật, Báo nhân dân, Báo An ninh thủ đô, Báo Nông nghiệp, Báo kinh tế nông thôn, Báo sinh viên. Các báo mạng như: Vietnamnet, Vnexpress, Kenh14.vn…\nPhóng viên thường trú: Tại các tỉnh, địa phương trên cả nước hay thường trú nước ngoài, chuyên đưa tin, bài, thông tin mới nhất về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, du lịch tại địa điểm công tác về trụ sở thông tin.\nBiên tập viên chuyên mục tại cơ quan báo chí như: Biên tập chuyên mục du lịch, mục giải trí, mục pháp luật, mục văn hóa xã hội, kinh tế… chuyên biên tập bài viết của các phóng viên, cộng tác viên.\nBiên tập viên truyền thông: Phụ trách biên tập bài viết, lên kịch bản cho quay phim, đăng bài lên website, đọc dẫn, dẫn chương trình, diễn viên…\nChuyên viên viết bài cho các công ty, doanh nghiệp, viết bài đăng tải website, blog, Fanpage, hay bài đăng báo, tạp chí…\nLàm việc tại các Đài phát thanh, truyền hình cấp địa phương như quận, huyện, thị xã, thị trấn,..\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương ngành Báo chí cơ bản từ 7 – 10 triệu/tháng, tùy vào vị trí việc làm, năng lực và kinh nghiệm mà mỗi người sẽ có mức lương khác nhau, cụ thể:\n\n\n\nMức lương trung bình cho sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm từ 7 – 10 triệu/tháng.\nMức lương cơ bản cho những người có kinh nghiệm từ 12 – 15 triệu/tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực của mỗi người.\n\n\n\n", "kết luận.": "\n\nCó thể nhận định rằng, công việc trong ngành báo chí, biên tập tương đối vất vả nhưng đổi lại bạn có cơ hội làm việc với các con chữ, với sự kỳ diệu của ngôn ngữ, tiếp xúc với nhiều người khác nhau và có thu nhập tốt. Trước khi quyết định có nên bắt đầu sự nghiệp trong ngành này hay không, điều quan trọng là bạn cần cân nhắc giữa đam mê của bản thân với đặc điểm, những yếu tố ảnh hưởng đến nghề. Những thông tin trên bài viết này giúp các bạn có thêm thông tin về ngành học này. Hi vọng các bạn đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bạn thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-truyen-thong-da-phuong-tien", "rid": "7320104", "major": "Truyền thông đa phương tiện", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Truyền thông đa phương tiện (hay còn gọi là ngành Công nghệ đa phương tiện) là ngành được tích hợp kiến thức giữa báo chí truyền thông và công nghệ thông tin, nhằm mục đích thiết kế, sáng tạo và xây dựng nên các sản phẩm mang tính ứng dụng đa phương tiện trong lĩnh vực truyền thông như: báo chí, quảng cáo, sản xuất phim, trò chơi, truyện…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành 7320104, được xét tuyển các khối thi sau đây:\n\n\n\nA00: Toán học – Vật Lý – Hóa Học\nA01: Toán học – Vật Lý – Tiếng Anh\nC00: Ngữ Văn – Lịch Sử – Địa Lý\nC01: Ngữ Văn – Toán học – Vật Lý\nC02: Ngữ Văn – Toán học – Hóa học\nC15: Ngữ Văn – Toán học – GDCD\nD01: Ngữ Văn – Toán học – Tiếng Anh\nD14: Ngữ Văn – Lịch Sử – Tiếng Anh\nD15: Ngữ Văn – Địa Lý -Tiếng Anh\nD78: Ngữ Văn – Khoa học xã hội – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành học này xét tuyển theo học bạ trong khoảng 8.70 đến 19 điểm. Xét theo kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020, điểm chuẩn dao động từ 17 đến 27.35 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo về lĩnh vực này?": "\n\nHệ đại học\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Hà Nội\nHọc viện Báo chí và Tuyên truyền\nĐại học Thăng Long\nHọc viện Phụ nữ Việt Nam\nĐại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Duy Tân\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP HCM\nĐại học Công nghệ TP HCM\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Tây Đô\nĐại học Văn Hiến\nĐại học Hùng Vương TP.HCM\nĐại học Gia Định\n\n\n\nHệ cao đẳng\n\n\n\nCao đẳng Nghệ thuật Hà Nội\nCao đẳng truyền hình Việt Nam\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành học này là gì?": "\n\nNgành học này có hai chuyên ngành sau đây:\n\n\n\nChuyên ngành Truyền thông báo chí đa phương tiện: sinh viên sẽ được học về nội dung báo chí để có thể làm việc trong bất kì loại hình báo chí nào như: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử. Các sinh viên được đào tạo theo mô hình nhà báo đa kỹ năng, có thể hoạt động độc lập, năng động phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.\nChuyên ngành Truyền thông theo hướng thiết kế multimedia: đào tạo sinh viên thiên về khả năng thiết kế để có khả năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng Illustrator, Photoshop, InDesign,… và các phầm mềm thiết kế, dựng phim khác. Quan trọng nhất là kỹ năng vận dụng tất cả các kiến thức đó để tạo ra sản phẩm đẹp mắt, đúng ý tưởng, đúng mục đích, phục vụ cho công việc và cho khách hàng.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nĐể trở thành sinh viên trong lĩnh vực này bạn cần có những tố chất, kỹ năng để thành công trong lĩnh vực này. Cụ thể là:\n\n\n\nKỹ năng viết tốt\nCó khả năng biên tập nội dung, hình ảnh, âm thanh\nCó năng khiếu về thẩm mỹ, yêu cái đẹp\nCó đầu óc sáng tạo\nKhả năng tư duy nhạy bén\nLuôn có những ý tưởng mới\nChăm chỉ, nhẫn nại trong công việc\nHam học hỏi và chịu khó tìm tòi\nKhả năng tổng hợp, phân tích thông tin nhanh\nBiết chọn lọc thông tin, hình ảnh\nXử lý hình ảnh tốt\n\n\n\n", "học ngành này cần học giỏi những môn gì?": "\n\nNếu bạn muốn theo học ngành này thì bạn cần phải học giỏi 3 môn  Toán, Văn, Anh. Bởi đây là cơ sở để bạn phát triển những kỹ năng cần thiết của ngành truyền thông.\n\n\n\nToán: sẽ giúp bạn phân tích số liệu và có kế hoạch phù hợp trong khả năng hoạch định chiến lược, phân bổ ngân sách.\nVăn: đem lại cho bạn sự nhạy bén khi nhìn nhận các vấn đề xã hội để từ đó trang bị kỹ năng nhận biết vào tạo đề tài, khả năng viết tốt hơn.\nTiếng Anh: giúp cho bạn cơ hội gia nhập và phát triển với thế giới. Cũng nhờ ngôn ngữ giúp bạn cập nhật và học hỏi những kiến thức mới, chuyên sâu của thế giới.\n\n\n\n", "cơ hội làm việc ngành như thế nào?": "\n\nSau khi sinh viên ra trường có thể làm việc ở rất nhiều lĩnh vực tại các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh. Cụ thể như sau:\n\n\n\nQuản lý, biên soạn, xây dựng các nội dung báo chí, bìa sách, truyện tranh, banner quảng cáo, biển quảng cáo…\nBiên tập viên chuyên xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, phim ngắn, phóng sự, xử lý khâu âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung, kỹ xảo điện ảnh.\nChuyên gia thiết kế: Làm công việc về thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, thiết kế biển quảng cáo, biển hiệu, phông nền làm phim quảng cáo… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp.\nThiết kế website: thiết kế về giao diện, thiết kế chức năng website, hình ảnh và xây dựng nội dung website tại các công ty quảng cáo, Marketing, giải trí, giáo dục.\nThiết kế đồ họa 3D: Ứng dụng trong trò chơi giải trí, phác đồ về y học, sơ đồ công nghiệp, du lịch,..tại các công ty về thiết kế đồ họa 3D.\nGiảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trường trung cấp, trường nghề, cơ sở đào tạo có liên quan đến\nLàm Giám đốc sản xuất, sáng tạo, đạo diễn, phóng viên, chuyên viên truyền thông, quảng cáo, chuyên viên chăm sóc khách hàng, quản trị web…\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nMức lương cho các sinh viên mới ra trường là 7 – 8 triệu đồng/tháng. Mức lương dành cho những người có kinh nghiệm 1 – 2 năm thì sẽ được 9 – 12 triệu đồng/tháng. Mức lương dành cho những người có tay nghề 3 năm trở lên, tay nghề cao có thể ở mức từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.\n\n\n", "ngành được đào tạo như thế nào?": "\n\nTruyền thông đa phương tiện chính là sự kết hợp giữa ba yếu tố: truyền thông, công nghệ và mỹ thuật. Do đó, khi theo học ngành này, các bạn sinh viên sẽ được tiếp cận các kiến thức nền tảng và nội dung chuyên sâu về các lĩnh vực trên.\n\n\nBên cạnh đó, các bạn sẽ được học cách lựa chọn phương thức truyền thông sao cho phù hợp, kỹ thuật sản xuất hình ảnh, dựng video, kỹ năng thiết kế đồ họa, thiết kế website, thiết kế mẫu quảng cáo,…Mục đích nhằm để có thể tạo nên những sản phẩm có tính ứng dụng cao, phục vụ cho công việc và khách hàng.\n\n\nNgoài những kiến thức lý thuyết trên, các bạn cũng được nhà trường trang bị thêm các kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tư duy sáng tạo. Hơn nữa, là khả năng làm việc nhóm và khả năng thích nghi trong mọi tình huống, mọi vấn đề.\n\n\n", "kết luận.": "\n\nHy vọng, bài viết này giúp các bạn tìm hiểu được ngành truyền thông đa phương tiện là như thế nào cùng các thông tin bổ ích khác. Chúc các bạn tìm được ngành phù hợp với mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-truyen-thong-dai-chung", "rid": "7320105", "major": "Truyền thông đại chúng", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nTruyền thông đại chúng là ngành đào tạo cho sinh viên phương pháp truyền đạt thông tin đại chúng như báo chí, phim ảnh, v.v đến với nhiều đối tượng khác nhau, nhằm đạt được mục tiêu truyền thông đã đề ra. Ngành này cũng đào tạo cho sinh viên kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các phần mềm cơ bản phục vụ việc xây dựng và sáng tạo các sản phẩm truyền thông. Một số môn học tiêu biểu của ngành này là: Xây dựng thương hiệu và hình ảnh, Sản phẩm truyền thông in ấn, Sản xuất sản phẩm quảng cáo, v.v.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐối với ngành Truyền thông đại chúng, các thí sinh có thể lựa chọn nhiều khối xét tuyển khác nhau. Các khối thi được xét tuyển vào ngành học này thường là các khối A, khối C, khối D và khối R. Cụ thể:\n\n\n\nKhối A16: Toán Học, Khoa Học Tự Nhiên, Ngữ Văn\nKhối C15: Ngữ Văn, Toán Học, Khoa Học Xã Hội\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối R22: Ngữ văn, Toán Học, điểm quy đổi từ chứng chỉ tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn thi vào ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nNgành Truyền thông đại chúng thường áp dụng 2 hình thức tuyển sinh: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 8 đến 9 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 20 đến 27 điểm. Điểm chuẩn của ngành cũng có thể thay đổi theo từng năm và theo nhu cầu tuyển sinh của cơ sở đào tạo. Ngoài ra, chuyên ngành này không áp dụng thêm bất kỳ tiêu chí phụ nào khi tuyển sinh.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNhiều bạn trẻ yêu thích ngành TTĐC đang gặp khó khăn trong việc chọn trường. Các bạn băn khoăn không rõ trường nào đào tạo ngành này? Chất lượng giảng dạy như thế nào? Như đã đề cập, đây là một ngành khá mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy không phải trường nào cũng có chương trình đào tạo đúng chuẩn, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức lẫn kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Tại Việt Nam hiện nay, chỉ có một cơ sở duy nhất đào tạo ngành TTĐC, đó là Học viện Báo chí – Tuyên truyền.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với lĩnh vực này?": "\n\nĐể biết được câu trả lời, bạn có thể tham khảo một số tố chất sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê, nhiệt huyết với nghề\nCó khả năng viết lách và biên tập\nKhả năng hoạch định và triển khai chiến lược\nThận trọng, tỉ mỉ trong công việc\nKhả năng làm việc nhóm\nNhạy bén, linh hoạt\nCó tư duy logic và khả năng xử lý vấn đề\nCó óc sáng tạo và tinh thần cầu tiến, ham học hỏi\nKhả năng thích nghi nhanh\nKhả năng giao tiếp và thuyết phục người khác\nThành thạo tin học văn phòng\nKhả năng làm việc tốt dưới áp lực\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây cũng là vấn đề được nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là trước thềm kỳ thi đại học. Như các bạn đã biết, các môn xét tuyển ngành TTĐC khá đa dạng, bao gồm cả Khoa Học Tự Nhiên, Khoa Học Xã Hội lẫn Ngoại Ngữ. Vì thế, các bạn yêu thích ngành học này có thể tự do lựa chọn cho mình một khối thi tùy theo sở trường và sở thích của các bạn. Bên cạnh đó, TTĐC cũng là một ngành sinh ra trong xu hướng hội nhập và thương mại quốc tế. Cho nên, bạn nên trau dồi năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nTheo nhận định hiện nay, thị trường việc làm của ngành TTĐC luôn nằm trong tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực chuyên nghiệp và bài bản. Sau khi ra trường, sinh viên ngành này có thể lựa chọn công tác ở các công ty chuyên về Marketing/truyền thông hoặc bộ phận Marketing/truyền thông của các doanh nghiệp. Sau đây là một vài vị trí tham khảo:\n\n\n\n\n\nChuyên viên Marketing\nChuyên viên tổ chức sự kiện\nChuyên viên sáng tạo nội dung truyền thông\nPhóng viên\nBiên tập viên\nChuyên viên phát triển các sản phẩm truyền thông\nGiảng viên chuyên ngành liên quan\n\n\n\n", "mức lương của ngành như thế nào?": "\n\nThông thường, sinh viên mới tốt nghiệp ngành TTĐC chỉ nhận mức lương xấp xỉ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, con số này có thể tăng gấp 3 đến 4 lần sau một vài năm công tác. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành:\n\n\n\nChuyên viên Marketing – 20 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tổ chức sự kiện – 20 triệu đồng/tháng\nChuyên viên sáng tạo nội dung truyền thông – 15 triệu đồng/tháng\nPhóng viên – 25 triệu đồng/tháng\nBiên tập viên – 25 triệu đồng/tháng\nChuyên viên phát triển các sản phẩm truyền thông – 25 triệu đồng/tháng\nGiảng viên Truyền thông đại chúng – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "sinh viên ngành học những gì?": "\n\nTại môi trường đào tạo chuyên nghiệp thì các bạn sinh viên được tiếp cận với đa dạng các công cụ về phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, còn có chương trình học nâng cao khả năng giao tiếp và đối thoại với công chúng trên tất cả các phương tiện từ chữ viết, âm thanh, hình ảnh,…Từ đó, sinh viên có được những kinh nghiệm thực tiễn cũng như trang bị các khả năng phân tích đánh giá, thẩm định các thông tin,..Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị đầy đủ những kỹ năng lập kế hoạch, hoạch định những chiến lược\nTruyền thông đại chúng là nghề tiếp cận với công chúng thường xuyên, đặc biệt là với lực lượng công chúng tiềm năng nên cần hiểu rõ quá trình xây dựng và sản xuất ấn phẩm làm sao để hút công chung. Đồng thời, các bạn sinh viên của ngành này cũng được vận dụng những tri thức cho từng nhánh nhỏ của truyền thông bao gồm kỹ thuật truyền thông, quản trị web,…\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù ngành TTĐC còn nhiều hạn chế như ít trường đào tạo và công việc nhiều yêu cầu khắt khe, nhưng đây vẫn là ngành học được nhiều bạn trẻ ưu tiên lựa chọn. Ngành Truyền thông đại chúng đem đến cho bạn nhiều cơ hội trau dồi kiến thức trong nhiều lĩnh vực và giúp bạn xây dựng các mối quan hệ xã hội hữu ích. Nếu bạn là một người yêu viết lách, yêu nghề báo hoặc muốn có được sự thoải mái về tài chính trong tương lai, đây sẽ là một ngành học đáng để bạn cân nhắc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-truyen-thong", "rid": "7320106", "major": "Công nghệ truyền thông", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nCông nghệ truyền thông là sự ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào các lĩnh vực về truyền thông. Vì vậy, đây là ngành học nghiên cứu về hoạt động tổ chức và quản lý công việc trong lĩnh vực sản xuất truyền thông như sản xuất phim điện ảnh, các chương trình phát thanh/truyền hình, phim quảng cáo, v.v. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành như Thiết kế web, Xây dựng chương trình truyền hình, Truyền thông tiếp thị tích hợp, Truyền thông quốc tế, v.v\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành học này thường xét tuyển các khối sau đây:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối A16: Toán Học, KHTN, Ngữ văn\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối C02: Ngữ văn, Toán Học, Hóa Học\nKhối C04: Ngữ văn, Toán Học, Địa Lý\nKhối C15: Ngữ văn, Toán Học, GDCD\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D02: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Nga\nKhối D10: Toán Học, Địa Lý, Hóa Học\nKhối D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh\nKhối D15: Ngữ văn, Địa Lý, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn thi vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác cơ sở đào tạo thường áp dụng 3 hình thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT, xét điểm thi THPTQG, xét điểm thi Đánh giá năng lực. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 18 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 13 – 22 điểm. Đối với hình thức xét điểm thi Đánh giá năng lực, thí sinh cần đạt khoảng 650 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường đào tạo ngành Công nghệ truyền thông trên cả nước:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Công nghệ thông tin và Truyền Thông Thái Nguyên\nĐại học Hòa Bình\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Tài chính TPHCM\nĐại học Hoa Sen\n\n\n\n", "gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nTại các cơ sở đào tạo, ngành Công nghệ truyền thông thường được chia ra thành 2 chuyên ngành sau:\n\n\n\nQuản trị sản xuất sản phẩm truyền thông\n\n\n\nMột sản phẩm truyền thông đúng nghĩa phải trải qua rất nhiều giai đoạn trước khi đến được với khán giả. Mục tiêu của ngành Quản trị sản xuất sản phẩm truyền thông là đào tạo nên đội ngũ vừa nắm vững quy trình này vừa sử dụng thuần thục các nền tảng kỹ thuật để sáng tạo ra các sản phẩm truyền thông.\n\n\n\nKinh doanh sản phẩm truyền thông\n\n\n\nChuyên ngành này chú trọng đào tạo kỹ năng làm việc chuyên nghiệp dựa trên nền tảng kiến thức tích hợp, áp dụng trong nhiều lĩnh vực liên quan đến kinh doanh sản phẩm truyền thông trong thực tế.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể biết được câu trả lời, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nCó óc sáng tạo, tinh thần cầu tiến và ham học hỏi\nBản lĩnh, tự tin, nhanh nhạy\nCó niềm đam mê với ngành học\nSử dụng ngoại ngữ thành thạo, lưu loát\nKỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt\nKhả năng tư duy phản biện\nKhả năng phát hiện và giải quyết vấn đề\nTính kiên trì và nghiêm túc\nKiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực\nKhả năng nắm bắt các xu hướng trong cuộc sống\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây cũng là vấn đề mà rất nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là trước thềm kỳ thi đại học. Hầu hết các cơ sở đào tạo đều xét tuyển bằng các khối C và D. Vì vậy, nếu bạn yêu thích ngành này thì bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn Ngữ Văn và Ngoại Ngữ. Bên cạnh đó, một số trường cũng xét tuyển bằng các khối A00, A01 và A16. Vì thế, nếu bạn muốn theo học ngành này nhưng không tự tin với khối C và D, bạn có thể lựa chọn xét tuyển bằng các môn khoa học tự nhiên.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNhu cầu ứng dụng khoa học công nghệ vào việc tuyên truyền và quảng bá đã có từ lâu. Tuy nhiên, ngành Công nghệ truyền thông chỉ mới được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học cách đây vài năm. Điều này cũng có nghĩa là sinh viên tốt nghiệp không cần phải quá lo lắng về cơ hội việc làm sau khi ra trường. Sau đây là một số vị trí công việc tham khảo:\n\n\n\n\n\nChuyên viên điều phối và quản lý sản xuất sản phẩm\nBiên tập viên\nPhóng viên\nChuyên viên Marketing \nChuyên viên tổ chức hoạt động truyền thông\nChuyên viên PR\nGiảng viên \n\n\n\n", "mức lương dành của ngành như thế nào?": "\n\nĐi cùng với thị trường việc làm sôi động và đa dạng của ngành Công nghệ truyền thông là mức lương vô cùng hấp dẫn. Sau một vài năm làm việc trong ngành này, thu nhập của bạn có thể tăng gấp vài lần so với khi mới ra trường. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một vài vị trí trong lĩnh vực này:\n\n\n\nChuyên viên điều phối và quản lý sản xuất – 33 triệu đồng/tháng\nBiên tập viên – 25 triệu đồng/tháng\nPhóng viên – 25 triệu đồng/tháng\nChuyên viên Marketing – 15 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tổ chức hoạt động truyền thông – 20 triệu đồng/tháng\nChuyên viên PR – 25 triệu đồng/tháng\nGiảng viên – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\nSinh viên được học môn nào khi chọn Ngành Công nghệ truyền thông\n\n\nCác bạn được trang bị lượng kiến thức chuyên môn về lĩnh vực truyền thông. Cụ thể như quy trình sản xuất các thể loại sản phẩm truyền thông (phát thanh, truyền hình, điện ảnh, Multimedia…). Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn được trau dồi kỹ năng quản trị sản xuất và phát triển năng lực quản trị kinh doanh sản phẩm truyền thông. Đồng thời được tiếp cận với việc nghiên cứu thị hiếu, lập kế hoạch truyền thông, Marketing,…\n\n\nNgoài ta, còn một số môn học khác như: Truyền thông đa phương tiện, Quản trị truyền thông Marketing tích hợp, Xây dựng chương trình Báo phát thanh, Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông nghe nhìn, Sản xuất phim truyện, Thiết kế cho In ấn và Quảng cáo, Xây dựng chương trình Truyền hình, Xuất bản Truyền thông, Kỹ xảo Điện ảnh số – Digital FX,…\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể nhận định rằng, đây là một trong những ngành học mang lại khá nhiều thách thức trong quá trình học tập và làm việc bởi nó luôn đòi hỏi sự đổi mới và sáng tạo không ngừng. Đây cũng là một ngành có tính cạnh tranh cao bởi ngành này luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ đầy nhiệt huyết và tài năng. Để tồn tại và phát triển trong ngành, bạn phải luôn tìm tòi và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới nhất vào hoạt động truyền thông. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm bắt và cập nhật các xu hướng mới trong và ngoài nước."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-truyen-thong-quoc-te", "rid": "7320107", "major": "Truyền thông quốc tế", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nTruyền thông quốc tế là hoạt động truyền thông giữa các quốc gia bằng phương tiện thông tin đại chúng, bằng sự tác nghiệp của các nhà báo, phóng viên quốc tế và qua một số hình thức khác. Do đó, ngành học này sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức về truyền thông đại chúng, tuyên truyền đối ngoại và các phương pháp ngoại giao. Ngoài ra, sinh viên còn được trau dồi năng lực ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như tổ chức sự kiện, tổng hợp và phân tích thông tin quốc tế, tư duy phản biện, v.v. Một số môn chuyên ngành tiêu biểu là: Lý luận báo chí quốc tế, Nghệ thuật phát ngôn đối ngoại, Luật pháp quốc tế, v.v\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành TTQT thường xét tuyển bằng các khối thi sau đây:\n\n\n\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D03: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Pháp\nKhối D04: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Trung\nKhối D72: Ngữ Văn, KHTN, Tiếng Anh\nKhối D78: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh\nKhối R24: Ngữ Văn, Toán Học, điểm quy đổi từ chứng chỉ tiếng Anh\nKhối R25: Ngữ Văn, KHTN, điểm quy đổi từ chứng chỉ tiếng Anh\nKhối R26: Ngữ Văn, KHXH, điểm quy đổi từ chứng chỉ tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành Truyền thông quốc tế thường áp dụng 2 hình thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, các trường thường yêu cầu thí sinh đạt từ 8 đến 9 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn đối với hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 25 đến 36.5 điểm. Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo còn áp dụng thêm một hoặc vài tiêu chí phụ khi tuyển sinh. Sau đây là một số tiêu chí phụ thường gặp:\n\n\n\nThứ tự nguyện vọng ≤ 2\nĐiểm tiếng Anh ≥ 9.4\nĐiểm tiếng Pháp ≥ 8.8\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNhiều bạn trẻ yêu thích lĩnh vực này bày tỏ sự trăn trở trong việc chọn cho mình một ngôi trường phù hợp. Trường nào đào tạo ngành này? Chất lượng giảng dạy như thế nào? Trên thực tế, ngành Truyền thông quốc tế là một ngành khá mới mẻ. Vì thế, không phải trường nào cũng có chương trình đào tạo đúng chuẩn và đảm bảo cung cấp đủ kiến thức lẫn kỹ năng cho sinh viên. Tại Việt Nam hiện nay, Học viện Ngoại giao và Học viện Báo chí – Tuyên truyền là hai ngôi trường đứng đầu về chất lượng giảng dạy ngành Truyền thông quốc tế.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể có được câu trả lời, bạn có thể tham khảo những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nKỹ năng làm việc nhóm\nTư duy phản biện và xử lý vấn đề\nCó óc sáng tạo, tinh thần ham học hỏi, cầu tiến\nKhả năng giao tiếp tốt và am hiểu văn hóa các quốc gia trên thế giới\nKhả năng nắm bắt và áp dụng các xu hướng truyền thông phổ biến\nNăng lực sử dụng ngoại ngữ thành thạo, lưu loát\nCó khả năng làm việc dưới áp lực cao\nThận trọng, tỉ mỉ trong công việc\nKhả năng hoạch định và triển khai chiến lược\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây cũng là câu hỏi được nhiều bạn trẻ yêu thích ngành TTQT quan tâm, đặc biệt là vào giai đoạn trước thềm kỳ thi đại học. Nếu bạn muốn theo học ngành này trong tương lai, bạn sẽ cần trau dồi thêm về ngoại ngữ. Ngoài việc học từ vựng và ngữ pháp để tham gia thi THPTQG, bạn cũng nên rèn luyện thêm các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Ngoài ra, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các môn Toán Học và Ngữ Văn vì đây là các môn thường xuất hiện trong tổ hợp xét tuyển.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNgành Truyền thông quốc tế chỉ mới được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng cách đây vài năm. Vì thế, thị trường việc làm luôn ở trong tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực ngành TTQT được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành này có thể lựa chọn nhiều vị trí công tác tại các công ty truyền thông hoặc các công ty đa quốc gia. Sau đây là một số vị trí tham khảo:\n\n\n\n\n\nChuyên viên chăm sóc khách hàng\nChuyên viên PR\nChuyên viên truyền thông\nChuyên viên sáng tạo nội dung\nPhóng viên\nNhân viên marketing \nQuản lý nội dung website\n\n\n\n", "mức lương dành cho nhân viên trong ngành như thế nào?": "\n\nĐi cùng với thị trường việc làm sôi động của ngành Truyền thông quốc tế là mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Thông thường, mức lương của sinh viên mới tốt nghiệp dao động từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Sau một vài năm tích lũy kinh nghiệm làm việc và nâng cao năng lực ngoại ngữ, con số này có thể tăng lên gấp vài lần. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một vài vị trí công tác trong ngành:\n\n\n\nNhân viên chăm sóc khách hàng – 15 triệu đồng/tháng\nChuyên viên PR – 20 triệu đồng/tháng\nChuyên viên truyền thông – 20 triệu đồng/tháng\nChuyên viên sáng tạo nội dung – 25 triệu đồng/tháng\nPhóng viên – 18 triệu đồng/tháng\nNhân viên Marketing – 20 triệu đồng/tháng\nQuản lý nội dung website – 15 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "các môn được học trong ngành": "\n\nChương trình đào tạo gồm khoảng từ 120-130 tín chỉ, bao gồm các môn học bắt buộc và tự chọn. Ngoài những môn học thuộc về khối kiến thức chung, sinh viên còn được tiếp cận hệ thống các môn học chuyên sâu. Bao gồm: truyền thông quốc tế, Quan hệ công chúng và Ngoại giao văn hóa. Ngoài ra, các bạn sinh viên được tiếp cận đến lĩnh vực tổ chức sự kiện, xử lý khủng hoảng, PR và thiết kế các sản phẩm truyền thông. Đồng thời, sinh viên được kết hợp thực hiện đồ án trên thực tế trong quá trình học tập. Bên cạnh những kiến thức thuộc về lý thuyết, các bạn còn được rèn luyện các kỹ năng như xử lý vấn đề, làm việc nhóm, quản lý con người, tư duy phản biện, thuyết trình. Hơn hết là được thực hành thực tế để nâng cao khả năng xử lý tình huống.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Truyền thông nói chung luôn đòi hỏi sự mới mẻ và sáng tạo. Chính vì thế, những người có thể tồn tại và thăng tiến trong ngành Truyền thông quốc tế luôn là những người có khả năng đổi mới bản thân cũng như theo kịp những xu hướng mới trong xã hội. TTQT không chỉ mang lại cho bạn nhiều cơ hội thay đổi và phát triển bản thân mà còn mang lại nguồn thu nhập đáng mơ ước. Nếu bạn là người thích khám phá những chân trời mới và có năng lực ngoại ngữ, Truyền thông quốc tế là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-he-cong-chung", "rid": "7320108", "major": "Quan hệ công chúng", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nNgành Quan hệ công chúng là ngành nghiên cứu chuyên sâu về phương pháp xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ song phương giữa công ty/doanh nghiệp và công chúng, từ đó gây dựng sự hiểu biết và ủng hộ của mọi người đối với công ty/doanh nghiệp đó. Sau khi hoàn thành các môn học đại cương, sinh viên sẽ được đào tạo về các kiến thức cơ sở ngành và các kiến thức chuyên ngành. Trong đó, các môn cơ sở ngành là các môn cung cấp kiến thức chung về khối ngành Kinh tế và Marketing, còn các kiến thức chuyên ngành sẽ cung cấp những kiến thức cần có trong quá trình tạo dựng quan hệ công chúng. \n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo Quan hệ công chúng thường xét tuyển bằng các khối thi sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối C12: Ngữ Văn, Sinh học, Lịch Sử\nKhối C19: Ngữ Văn, Lịch Sử, GDCD\nKhối C20: Ngữ Văn, Địa Lý, GDCD\nKhối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh\nKhối D04: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Trung\nKhối D05: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Đức\nKhối D06: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Nhật\nKhối D10: Toán Học, Địa Lý, Tiếng Anh\nKhối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh\nKhối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh\nKhối D72: Ngữ Văn, KHTN, Tiếng Anh\nKhối D79: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Đức\nKhối D80: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Nga\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác cơ sở đào tạo thường tuyển sinh bằng 3 hình thức: xét học bạ THPT, xét điểm thi THPTQG và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Đối với phương thức xét học bạ THPT, thí sinh cần đạt từ 6 đến 18 điểm. Trong khi đó điểm chuẩn khi xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 15 đến 36 điểm. Riêng với hình thức thi Đánh giá năng lực, điểm chuẩn thường dao động từ 550 đến 600 điểm. Ngoài ra, không có thêm bất kỳ tiêu chí phụ nào đối với các thí sinh khi xét tuyển vào ngành học này.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường đào tạo ngành học QHCC trên toàn quốc:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Đại Nam\nHọc viện Báo chí – Tuyên truyền\nHọc viện Thanh thiếu niên Việt Nam\nĐại học Nguyễn Trãi\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Kinh tế Quốc dân\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Yersin Đà Lạt\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Công nghệ miền Đông\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Văn Hiến\nĐại học Dân lập Văn Lang\nĐại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM\nĐại học Nam Cần Thơ\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nTại các trường đại học, ngành Quan hệ công chúng thường được chia ra thành các chuyên ngành sau:\n\n\nQuản lý – Tổ chức sự kiện\n\n\nĐây là chuyên ngành đào tạo sinh viên các kiến thức và kỹ năng để tổ chức các hội nghị, tiệc tùng hoặc các sự kiện chuyên nghiệp khác. \n\n\nBáo chí – Truyền thông\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng cần thiết để biên tập hoặc viết bài cho các thể loại báo chí và thực hiện quảng cáo, truyền thông về các sự kiện.\n\n\nCông nghệ Truyền thông\n\n\nNgành này sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoạt động trong lĩnh vực truyền thông nghe – nhìn như điện ảnh/truyền hình, quảng cáo, nghiên cứu thị hiếu khán thính giả, v.v.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có thể học tập và thành công trong lĩnh vực này, bạn sẽ cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê và nhiệt huyết với nghề\nTinh thần trách nhiệm\nKhả năng chịu áp lực cao\nKỹ năng thích ứng linh hoạt với thay đổi trong xu hướng thị trường\nTinh thần cầu tiến, ham học hỏi\nKỹ năng làm việc nhóm\nKỹ năng giao tiếp và thuyết phục người đối diện\nKỹ năng hoạch định và triển khai chiến lược\nNăng lực ngoại ngữ tốt\nKhả năng sử dụng thành thạo các công cụ tin học văn phòng\nCó óc sáng tạo\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây là một câu hỏi gây nhiều trăn trở cho các bạn thí sinh yêu thích ngành học này, đặc biệt là khi kỳ thi đại học đang đến gần. Có thể nhận định rằng, đây là một ngành thiên về giao tiếp và xây dựng mối quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân, vì thế hầu hết các trường đều xét tuyển bằng các khối D. Nếu bạn muốn theo học ngành QHCC trong tương lai, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào môn Ngữ Văn và các môn thuộc nhóm Khoa học Xã hội. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trau dồi tiếng Anh để có thể dễ dàng đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh, cũng như giao tiếp với các đối tác nước ngoài.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSố lượng nhân sự ngành Quan hệ công chúng luôn nằm trong tình trạng khan hiếm, vì thế cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này rất phong phú và đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp ngành học này có thể lựa chọn làm việc trong nhiều bộ phận, cơ quan tổ chức. Cụ thể như:\n\n\n\n\n\nChuyên viên PR\nPhóng viên \nBiên tập viên\nChuyên viên phân tích và quan hệ công chúng\nGiảng viên Quan hệ công chúng\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nNgoài sự phù hợp với đam mê và năng lực, thì mức lương là một trong những yếu tố quan trọng khi chọn ngành. Nếu theo đuổi ngành Quan hệ công chúng, bạn có thể nhận được mức thu nhập hấp dẫn sau một vài năm tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực làm việc. Sau đây là mức lương tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành: \n\n\n\nChuyên viên PR – 25 triệu đồng/tháng\nPhóng viên – 15 triệu đồng/tháng\nBiên tập viên – 25 triệu đồng/tháng\nChuyên viên phân tích và quan hệ công chúng 30 triệu đồng/tháng\nGiảng viên Quan hệ công chúng – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "các môn học thuộc ngành": "\n\nĐây là một ngành thuộc khối truyền thông và hiện nay được đào tạo tích hợp nhiều kiến thức thuộc các chuyên ngành khác như Báo chí, Marketing,… Đối với mỗi trường đại học sẽ có các khung chương trình khác nhau. Tuy nhiên, đều định hướng phát triển sinh viên theo hình thức làm việc đa ngành nghề trong lĩnh vực truyền thông. Sinh viên khi ra trường có thể ứng tuyển nhiều vị trí khác nhau.\nTại trường đại học, sinh viên được trang bị các kiến thức chung về khoa học xã hội, kinh tế, ngoại ngữ. Đây chính là những kiến thức bổ trợ trước khi học đại cương và chuyên ngành. Sau đó, sinh viên được tiếp cận với các môn như kỹ năng viết báo chí, truyền hình, quản trị web, quản trị thương hiệu,…Ngoài ra, còn được thực hành thực tế để có những trải nghiệm về nghề.\n\n\n", "kết luận": "\n\nQuan hệ công chúng là bộ phận không thể thiếu trong bất cứ công ty hoặc doanh nghiệp nào. Đây là bộ phận giúp công ty/doanh nghiệp xây dựng danh tiếng và vị thế trong lòng khách hàng, cũng như giúp công ty/doanh nghiệp tồn tại và vượt qua các khủng hoảng truyền thông. Chính vì vậy, các công ty và doanh nghiệp không ngần ngại đưa ra mức lương cũng như đãi ngộ thật hấp dẫn để thu hút các nhân tài ngành Quan hệ công chúng. Nếu bạn yêu thích việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh, thì đây là ngành học hoàn hảo dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-truyen-thong-doanh-nghiep", "rid": "7320109", "major": "Truyền thông doanh nghiệp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Truyền thông doanh nghiệp (Corporate Communications) là một trong những ngành đào tạo quan trọng nhất. Giúp các doanh nghiệp truyền tải thông điệp và giá trị đến cộng đồng; nhà đầu tư; nhân viên và đối tác. Các sinh viên của ngành này được đào tạo về các kỹ năng truyền thông. Phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu; giải quyết các vấn đề và duy trì các mối quan hệ với cộng đồng.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Truyền thông doanh nghiệp (Mã ngành: 7320109) xét tuyển các khối thi cụ thể như sau: \n\n\n\nA00 (Toán học, Vật lý, Hóa học)\nA01 (Toán học, Vật lý, Tiếng Anh)\nA10 (Toán học, Vật lý, GDCD)\nC00 (Ngữ văn, Lịch Sử, Địa Lý)\nC01 (Ngữ văn, Toán học, Vật lý)\nC14 (Ngữ văn, Toán học, GDCD)\nC15 (Ngữ văn, Toán học, KHXH)\nD01 (Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh)\nD03 (Ngữ văn, Toán học, Tiếng Pháp)\nD14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)\nD15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)\nD78 (Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh)\nV00 (Toán học, Vật lý, Vẽ hình họa mỹ thuật)\nH00 (Ngữ văn, Vẽ hình họa người, Vẽ trang trí màu)\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành Truyền thông doanh nghiệp thường giao động từ 19 cho đến 33 điểm tuỳ thuộc vào từng khối thi, từng trường Đại học và đợt tuyển sinh. Đối với một số trường sẽ có quy định điểm môn ngoại ngữ sẽ được nhân 2. Chính vì vậy, để biết được điểm chuẩn chính xác nhất của từng trường và từng năm học, bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường đại học bạn muốn hoặc tham khảo các thông tin trên website của Bộ GD&ĐT hoặc của từng trường Đại học.\n\n\nDưới đây là một số trường đào tạo ngành Truyền thông Doanh Nghiệp\n\n\n\nTrường đại học Hà Nội\nTrường Đại học Khoa Học- Đại Học Huế \n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể đạt được thành công trong ngành Truyền thông doanh nghiệp, các bạn cần phải sở hữu những tố chất quan trọng như tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp tốt, kiến thức về marketing, năng lực sáng tạo đồ họa, kiến thức về truyền thông, kỹ năng phân tích và tinh thần cầu tiến. Các chuyên viên trong ngành Truyền thông doanh nghiệp phải có khả năng tạo ra những ý tưởng sáng tạo để thu hút khách hàng, giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, hiểu rõ về thị trường và khách hàng để đưa ra các chiến lược phù hợp, có năng lực sáng tạo đồ họa để tạo ra những tác phẩm ấn tượng, nắm vững kiến thức về các phương tiện truyền thông và có khả năng phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông. Ngoài ra, tinh thần cầu tiến là rất quan trọng để cập nhật kiến thức và kỹ năng liên tục trong một ngành luôn phát triển như Truyền thông doanh nghiệp.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành ra sao?": "\n\nNgành Truyền thông doanh nghiệp đang cung cấp nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, đặc biệt là khi nền kinh tế đang phát triển nhanh và các Doanh nghiệp cần tăng cường quảng bá thương hiệu để cạnh tranh trên thị trường. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc trong nhiều lĩnh vực :\n\n\n\nTruyền thông: chuyên viên truyền thông/PR, quảng cáo, marketing, media, digital marketing và nhân viên PR/Marketing của các tập đoàn lớn, cán bộ phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ công chúng, truyền thông nội bộ, vận động hành lang hoặc nhân viên các hãng truyền thông, v.v.\nDoanh nghiệp: nhân viên marketing, nhân viên xây dựng và quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện, quản lý nhãn hàng, quản lý khủng hoảng, phụ trách đối ngoại, v.v.\nBáo chí: phóng viên, biên tập viên báo viết, báo mạng, quản trị nội dung, v.v.\n\n\n\nTuy nhiên, để tìm được công việc phù hợp, sinh viên cần tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện các kỹ năng cần thiết và nắm bắt các xu hướng mới nhất trong ngành.\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương trong lĩnh vực Truyền thông doanh nghiệp tại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kinh nghiệm và công ty mà bạn làm việc. Tuy nhiên, dưới đây là một số mức lương trung bình cho các vị trí trong ngành này:\n\n\n\nGiám đốc truyền thông: từ 30 triệu đến 100 triệu đồng/tháng\nTrưởng phòng truyền thông: từ 15 triệu đến 40 triệu đồng/tháng\nChuyên viên truyền thông: từ 8 triệu đến 15 triệu đồng/tháng\nChuyên viên quảng cáo: khoảng từ 8-16 triệu đồng/tháng\nChuyên viên marketing: khoảng từ 10-20 triệu đồng/tháng\nChuyên viên media: khoảng từ 8-15 triệu đồng/tháng\nChuyên viên digital marketing: khoảng từ 8- 20 triệu đồng/tháng\nNhân viên truyền thông: từ 3 triệu đến 8 triệu đồng/tháng\n\n\n\nTuy nhiên, đây chỉ là mức lương trung bình và có thể thay đổi tùy thuộc vào địa điểm và quy mô của công ty. Hơn nữa, mức lương còn phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích làm việc của từng cá nhân. Để đạt được mức lương cao hơn trong ngành Truyền thông doanh nghiệp, sinh viên cần tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực và kỹ năng của mình, và luôn cập nhật với các xu hướng mới trong ngành.\n\n\n", "kết luận": "\n\nCác thông tin về ngành Truyền thông doanh nghiệp mà ReviewEdu mang lại,hy vọng rằng những thông tin này sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này, giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quang-cao", "rid": "7320110", "major": "Quảng cáo", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nQuảng cáo là một phương tiện quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, nhằm truyền tải thông điệp và quảng bá sản phẩm, dịch vụ thông qua việc trả tiền để sử dụng không gian quảng cáo (paid media). Một chiến dịch quảng cáo thành công đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tượng khách hàng để xác định thông điệp, nội dung và tần suất phù hợp với mục tiêu và ngân sách của doanh nghiệp. Mục tiêu của quảng cáo là thu hút khách hàng tiềm năng và tạo ra doanh số bán hàng.\n\n\nNgành quảng cáo (Mã ngành: 7320110) sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quảng cáo, marketing và vai trò của chúng đối với doanh nghiệp và cá nhân. Ngoài ra, sinh viên sẽ được học về các phương tiện truyền thông hỗ trợ quảng cáo và cách lên kế hoạch chiến lược quảng cáo và marketing sao cho hiệu quả. Các kỹ năng này sẽ giúp sinh viên trang bị đầy đủ để làm việc trong ngành quảng cáo và tiếp thị.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể xét tuyển ngành quảng cáo, các bạn có thể tham khảo các khối thi sau: \n\n\n\nA00( Toán, Vật Lý, Hoá Học)\nA01( Toán, Vật Lý, Anh Văn)\nC00( Ngữ Văn, LỊch Sử, Địa Lý)\nD01( Toán, Ngữ Văn, Anh Văn)\nD72( Ngữ văn, KHTN, tiếng Anh)\nD78( Ngữ văn, Khoa học xã hội (KHXH), tiếng Anh)\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm trúng tuyển ngành Quảng cáo dao động từ 19 đến 36 điểm. Điểm trúng tuyển này còn tùy thuộc vào các trường, các khối thi và tuỳ vào từng đợt xét tuyển. Đối với một số trường sẽ có quy định điểm một môn bắt buộc sẽ được nhân 2. Chính vì vậy, để biết được điểm chuẩn chính xác nhất của từng trường và từng năm học. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường đại học bạn muốn hoặc tham khảo các thông tin trên website của Bộ GD&ĐT hoặc của từng trường Đại học.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nQuảng cáo là một trong những ngành được phân loại trong lĩnh vực Marketing, và bạn hoàn toàn có thể được đào tạo về các kiến thức chung về Marketing và cụ thể là quảng cáo. Nếu bạn quan tâm đến việc học quảng cáo, bạn có thể tham khảo một số trường đại học sau để tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc Viện Báo Chí – Tuyên Truyền\nHọc Viện Ngoại Giao\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nĐại học Thương Mại\nĐại học Hà Nội\n​​Đại học Văn Hoá Hà Nội\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội\nĐại Học Công Nghiệp Hà Nội\nĐại Học Hòa Bình\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\nĐại Học Nha Trang\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TPHCM\nTrường Đại học Kinh tế – Tài chính TP. HCM\nĐại học Công Nghệ TPHCM\nĐại Học Tài Chính Marketing\nĐại Học Kinh Tế TPHCM\nĐại Học Tôn Đức Thắng\nĐại Học Mở TP HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐây là một số kỹ năng cần thiết của một người làm quảng cáo. Bạn nên xem xét xem liệu có phù hợp với những gì mình có hay không nhé!\n\n\n\nSự sáng tạo: Bạn có thể tạo ra những ý tưởng độc đáo và sáng tạo để thực hiện chúng không? Nếu việc tưởng tượng ra ý tưởng và điều chỉnh chúng để phù hợp là điều khiến bạn thích thú, thì học ngành quảng cáo ở trường đại học là một sự lựa chọn tuyệt vời.\nNhanh nhạy với truyền thông và xu hướng mới: Ngành quảng cáo đòi hỏi bạn phải nhanh chóng cập nhật được những xu hướng mới và sở thích hiện tại của khách hàng, từ đó tối ưu chiến dịch quảng cáo để đạt được hiệu quả cao nhất.\nKhả năng nghiên cứu thông tin: Để lên được một chiến dịch quảng cáo, bạn cần phải thu thập và phân tích các thông tin của khách hàng tiềm năng, sở thích, thói quen,…\nBộ nhớ tốt và đầy màu sắc: Với quảng cáo, việc nhớ các chi tiết và màu sắc là rất quan trọng. Nếu bạn có khả năng hồi tưởng và mơ thấy các hình ảnh với màu sắc sống động, điều này sẽ giúp cho công việc sáng tạo của bạn trở nên dễ dàng hơn.\nKhả năng cảm nhận và nhìn thấu được điều ẩn chứa: Bạn có khả năng cảm nhận và nhìn thấu được những điều ẩn chứa bên trong từ các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là các tác phẩm thị giác.\nÝ tưởng sáng tạo thường đến từ những điều bình thường: Thường thì những ý tưởng sáng tạo đến từ những hoàn cảnh bình thường, không phải trong những lúc ép buộc hoặc trong các buổi họp.\nKhả năng giao tiếp, truyền đạt bằng văn nói và văn viết: Bạn có khả năng giao tiếp và truyền đạt ý tưởng của mình một cách hiệu quả bằng cả văn nói và văn viết.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành ra sao?": "\n\nTrong thời đại hiện nay, doanh nghiệp đang trải qua quá trình chuyển đổi số. Dẫn đến việc các hoạt động truyền thông, quảng cáo và chăm sóc khách hàng được thực hiện trên các nền tảng số. Điều này mở ra cơ hội rất lớn cho sinh viên ngành quảng cáo. Các bạn có thể làm việc trong nước và quốc tế với mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, ngành quảng cáo là một lĩnh vực không ngừng phát triển và đổi mới. Do đó để đạt được thành công, các bạn sinh viên cần phải luôn sáng tạo và thay đổi để bắt kịp với xu hướng hiện nay.\n\n\nMôi trường làm việc trong ngành quảng cáo rất sôi động, hiện đại và đầy sáng tạo. Tuy nhiên, cũng đầy áp lực và thách thức. Để trở thành một người được săn đón; các bạn cần phải tích lũy kinh nghiệm và chứng minh khả năng của mình. Các vị trí việc làm phổ biến cho sinh viên ngành quảng cáo truyền thông bao gồm:  Chuyên viên quảng cáo, thiết kế quảng cáo, nhân viên marketing và chuyên viên chạy ads trên các nền tảng mạng xã hội và Google.\n\n\nKhi làm việc trong ngành quảng cáo, bạn sẽ không bao giờ làm việc đơn độc. Vì bạn cần phối hợp tốt và thường xuyên làm việc cùng đội ngũ sáng tạo như đạo diễn hình ảnh, copywriter, chuyên viên thiết kế đồ họa, diễn viên lồng tiếng và nhiều người khác.\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nĐể trở thành một nhà quảng cáo giỏi và được săn đón trong tương lai. Bạn nên bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm thực tập và trải nghiệm các công việc thực tế tại các doanh nghiệp từ khi còn là sinh viên năm nhất hoặc năm hai. Khi tốt nghiệp, bạn sẽ đã tích lũy được một số kinh nghiệm để bắt đầu hành trình của mình. Mức lương cho các bạn mới ra trường trong ngành quảng cáo khá ổn định. Có thể dao động từ 5 đến 8 triệu đồng một tháng. Sau khi tích lũy được 1-3 năm kinh nghiệm; thu nhập của bạn có thể tăng lên đáng kể, từ 15 đến 20 triệu đồng một tháng hoặc hơn. \n\n\nNgoài ra, bạn có thể tích lũy thêm các kiến thức khác trong lĩnh vực Marketing như PR, báo chí,… Để trở thành: Trưởng phòng Marketing, Giám đốc Marketing,… với mức thu nhập lên đến 30 triệu đồng một tháng; thậm chí lên đến 60 triệu đồng một tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là một số các thông tin về ngành Quảng Cáo, ReviewEdu hy vọng các thông tin này sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về ngành Quảng cáo, giúp cho các bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thong-tin-thu-vien", "rid": "7320201", "major": "Thông tin – thư viện", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nThông tin – thư viện là ngành học trang bị cho sinh viên những hiểu biết cần thiết về việc tổ chức, sắp xếp thông tin, khai thác hệ thống, tra cứu tài liệu, lưu trữ và bảo quản dữ liệu một cách hiệu quả. Sinh viên ngành Thông tin – thư viện sau khi hoàn thành chương trình đào tạo có thể làm việc trong bộ phận quản trị thông tin trực thuộc các cơ quan đoàn thể như: trường học, tập đoàn, bệnh viện, ngân hàng…\n\n\n\n\nChương trình đào tạo của ngành bao gồm hai nhóm học phần chính: học phần lý luận chính trị bắt buộc và học phần chuyên môn. Về học phần lý luận chính trị, chương trình đào tạo có các môn học bắt buộc như: Triết học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối của Đảng CSVN… Về học phần chuyên môn, sinh viên ngành Thông tin – thư viện sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về phân tích và tổng hợp thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu số và tra cứu dữ liệu trên hệ thống trực tuyến. Nhờ vào đó, một cử nhân ngành Thông tin – thư viện sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng để sẵn sàng đi làm ngay khi tốt nghiệp. \n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nKhối thi đầu vào của ngành TT – TV hết sức đa dạng. Dưới đây là một số gợi ý cho các bạn học sinh tham khảo:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)\nKhối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)\nKhối C04 (Toán, Ngữ Văn, Địa Lý)\nKhối C20 (Ngữ Văn, Địa Lý, Giáo dục công dân)\nKhối D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)\nKhối D02 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga)\nKhối D03 ( Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp)\nKhối D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)\nKhối D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)\nKhối D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật)\nKhối D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)\nKhối D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)\nKhối D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)\nKhối D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)\nKhối D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)\nKhối D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy thuộc vào số lượng thí sinh nộp đơn xét tuyển đầu vào và chỉ tiêu tuyển sinh của từng cơ sở đào tạo mà điểm chuẩn có sự chênh lệch theo các năm. Tuy nhiên, ngưỡng điểm phổ biến thường gặp sẽ dao động từ 14 – 27 điểm nếu lựa chọn phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT hoặc xét học bạ. Bên cạnh đó, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM còn chấp nhận xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL với mức điểm từ 630 trở lên.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay trên địa bàn cả nước có khá nhiều cơ sở giáo dục đang đào tạo lĩnh vực này ở hai miền Bắc – Nam. Các bạn học sinh có thể tham khảo các trường dưới đây trước khi nộp hồ sơ xét tuyển đầu vào. \n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm Hà Nội 2\nĐại học Văn hóa Hà Nội\nĐại học Đông Đô\nĐại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội\nĐại học Nội vụ\nĐại học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa\nĐại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc Gia TPHCM\nĐại học Văn Hóa TPHCM\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể thích ứng tốt với các vị trí công việc mang tính đặc thù phù hợp với chuyên ngành học, bạn cần đáp ứng tối thiểu một trong số các yêu cầu sau đây:\n\n\n\n\n\nKiên nhẫn, tỉ mỉ.\nCó khả năng tổ chức, quản lý và sắp xếp công việc.\nCó trách nhiệm với công việc, tích cực chủ động tìm tòi học hỏi.\nSử dụng thành thạo máy vi tính.\nSức khỏe tốt, có thể linh động thời gian tăng ca khi cần.\nGiao tiếp, ngoại ngữ tốt.\nLuôn đổi mới, sáng tạo trong công việc.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nThành thạo các kỹ năng tin học văn phòng là yêu cầu tối thiểu đối với sinh viên của ngành. Ngoài ra, biết thêm tối thiểu một ngoại ngữ cũng là lợi thế của bạn. Vì công việc yêu cầu phải có khả năng giao tiếp, viết lách tốt nên việc trau dồi môn Ngữ văn ở bậc THPT cũng là một yêu cầu quan trọng nếu bạn muốn chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình học tập sau này.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNgành Thông tin – thư viện là một trong số ít ngành không lo thất nghiệp sau khi ra trường. Bởi lẽ, số lượng sinh viên ra trường mỗi năm đều không đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số vị trí phù hợp các bạn có thể tham khảo:\n\n\n\n\n\nQuản lý thư viện tại các trường Đại học, cao đẳng, THCS, THPT trên địa bàn cả nước.\nLàm việc tại các nhà xuất bản: kiến thức chuyên ngành đã được trang bị sẽ là công cụ tốt phục vụ cho việc lựa chọn và hiệu đính tác phẩm khi bạn công tác ở các đơn vị xuất bản sách, tạp chí.\nTổ chức, quản lý thông tin doanh nghiệp.\nQuản trị dữ liệu.\nPhân loại dữ liệu: Phân loại và sắp xếp thông tin theo yêu cầu cụ thể.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\n\nĐối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì mức lương cụ thể dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng tùy đơn vị công tác.\nĐối với người đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 2 năm thì mức lương sẽ tăng từ 7,5 – 13 triệu đồng/tháng tùy theo năng lực.\nĐối với vị trí quản lý đã có kinh nghiệm, lương trung bình sẽ từ 13 – 16 triệu đồng/tháng.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Thông tin – thư viện với những lợi thế không thể phủ nhận về khối thi đầu vào, cơ hội việc làm và khả năng thăng tiến được dự đoán sẽ còn bùng bổ hơn nữa trong tương lai. Do đó, đây hoàn toàn là sự lựa chọn đáng cân nhắc đối với các bạn học sinh 12. Nếu mong muốn được thử thách bản thân với một ngành học thú vị với nhiều cơ hội còn bỏ ngỏ thì đây sẽ là một lựa chọn lý tưởng dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-thong-tin", "rid": "7320205", "major": "Quản lý thông tin", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Quản lý thông tin (QLTT) là ngành chuyên đào tạo sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ về lĩnh vực quản trị thông tin và quản trị tri thức. Giúp đảm bảo về đầu ra chuyên nghiệp cho các cơ quan Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.\n\n\n\n\nSinh viên chuyên ngành này sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng về lựa chọn, phát triển nguồn lực thông tin, phương pháp xây dựng các bộ sưu tập thông tin số cùng các cơ sở dữ liệu chuyên biệt. Đồng thời, họ cũng sẽ được đào tạo về kỹ năng xử lý, tìm kiếm thông tin, lưu giữ, bảo quản thông tin, kỹ năng phân tích, tổng hợp, tạo dựng nên các sản phẩm thông tin cần thiết và cung cấp các dịch vụ thông tin theo các nhu cầu.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành QLTT có xét tuyển rất nhiều khối, tổ hợp. Các tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA07: Toán – Lịch sử – Địa lý\nC00: Ngữ văn – Địa lý – Lịch sử\nC20: Ngữ văn – Địa lý – GDCD\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD02: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nga\nD03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp\nD04: Ngữ văn – Toán – Tiếng Trung\nD05: Ngữ văn – Toán – Tiếng Đức\nD06: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nhật\nD14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Anh\nD79: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Đức\nD80: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nga\nD81: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nhật\nD82: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Pháp\nD83: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Trung\nD84: Toán – GDCD – Tiếng Anh\nD96: Toán – KHXH – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCập nhật năm 2022, điểm chuẩn của ngành QLTT dao động vào khoảng từ 17 điểm đến 29 điểm (xét theo điểm thi TN THPT). Ngoài ra có một số trường xét theo điểm thi của kỳ thi đánh giá năng lực. Các bạn có thể truy cập vào web tuyển sinh của từng trước để biết thêm chi tiết. \n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgành quản lý thông tin trên cả nước chỉ có một số cơ sở đào tạo. Danh sách các trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Văn Hóa Hà Nội\nĐại Học Nông Lâm – Đại Học Thái Nguyên\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể học tập tốt với chuyên ngành này, các bạn có thể xem xét một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê quản lý, yêu thích công nghệ\nKhả năng phân tích, tổng hợp, xâu chuỗi thông tin\nKỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt\nKhả năng ngoại ngữ, tin học tốt\nThái độ học tập tốt\nTinh thần học hỏi, nâng cao kiến thức về công nghệ\nNăng động, cẩn thận, tỉ mỉ\nNghiêm túc trong công việc\nKỹ năng quản lý thời gian\nTinh thần làm việc nhóm\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể học tốt ngành quản lý thông tin, bạn cần học tốt 3 môn cốt lõi bao gồm Toán học, Tin học và tiếng Anh. Cụ thể:\n\n\n\nToán học: giúp sinh viên tăng khả năng tư duy nhạy bén, linh hoạt trong các trường hợp khẩn cấp để không xảy ra bất kỳ sự cố đáng tiếc nào.\nTin học: Sẽ là người bạn đồng hành cùng bạn trong suốt thời gian học tập làm việc. Do vậy, bạn nên đầu tư cho môn học này nhiều nhất có thể.\nTiếng Anh: chính là một công cụ đắc lực giúp bạn xử lý rất nhiều vấn đề trong lĩnh vực này. Ngoài ra, các tài liệu học thuật, chuyên ngành cũng sử dụng tiếng Anh rất nhiều. Do vậy, đây sẽ là một điểm cộng nếu như bạn có khả năng với môn học này.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nNgành quản lý thông tin có rất nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên của mình. Cụ thể được chia làm 3 nhóm như sau:\n\n\n\n\nNhóm 1: Nhân viên, chuyên viên quản lý thông tin và hỗ trợ kinh doanh\n\n\n\nChuyên viên quản lý thông tin (Information Management Specialist)\nNhân viên phân tích và thiết kế hệ thống thông tin (Information System Analyst)\nNhân viên tư vấn xây dựng hệ thống thông tin (Information System Consultant)\nNhân viên phân tích quản lý thông tin (Information Management Analyst)\nChuyên viên phân tích thông tin (Information Analyst)\nChuyên viên phân tích số liệu (Data Analyst)\nNhân viên phân tích SEO (Search Engine Optimization analyst)\nNhân viên quản trị nội dung website (Content Management Specialist)\nNhân viên quản lý thông tin và dữ liệu (Data & Information Management Officer)\nChuyên viên quản lý hồ sơ và thông tin (Information and Records Management Governance Specialist)\nNhân viên văn phòng (Administration Officer)\nNhân viên hỗ trợ kinh doanh (Sale Assistant)\nNhân viên hỗ trợ truyền thông (Public Relations Assistant)\nChuyên viên quản lý thông tin và phân tích kinh doanh (Business Analyst – Information Management)\n\n\n\nNhóm 2: Chuyên gia quản trị thông tin\n\n\n\nGiám đốc thông tin, quản lý trong các cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp (Chief Information Officer)\n\n\n\nNhóm 3: Nhóm nghiên cứu và giảng viên\n\n\n\nGiảng viên, nghiên cứu viên, tư vấn về lĩnh vực quản trị dữ liệu, thông tin và tri thức (Lecturer and Researcher)\n\n\n\nNhư vậy, cơ hội việc làm cho các kỹ sư quản lý thông tin rất đa dạng và phong phú trong thị trường lao động.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của các kỹ sư QLTT dựa trên vị trí làm việc được chia như sau:\n\n\n\nNhân viên, chuyên viên hoạt động trong cơ quan nhà nước: được tính theo bậc lương quy định của Nhà nước cho Cán bộ có trình độ Cử nhân.\nCá nhân làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức tư nhân, tập đoàn, công ty liên doanh: mức thu nhập tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành quản lý thông tin đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. QLTT giúp chúng ta duy trì được sự ổn định của thông tin được đưa ra, đảm bảo tính chính xác của thông tin đó cùng với việc xử lý những vấn đề liên quan. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ nắm bắt được những thông tin khách quan về ngành quản lý thông tin, từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp với nguyện vọng của bản thân để theo đuổi."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-luu-tru-hoc", "rid": "7320303", "major": "Lưu trữ học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Lưu trữ học (tiếng Anh: Archeology) là ngành học đào tạo những kiến thức lí luận và thực tiễn nền tảng trong nhiều lĩnh vực như: Văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kỹ năng liên quan tới công việc tương lai như: văn thư, lưu trữ, thư ký văn phòng, văn hóa công sở, lễ tân…\n\n\n\n\nBên cạnh đó, các kỹ năng mềm cũng là điều rất quan trọng mà sinh viên ngành này chú trọng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham mưu, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin… Ngoài ra, sinh viên còn được hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị trong văn phòng hành chính, chương trình phần mềm tin học thông dụng trong trao đổi thông tin nghiệp vụ, phương pháp quản lý văn bản, quản lý hồ sơ và tài liệu lưu trữ…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành lưu trữ học xét tuyển nhiều khối, tổ hợp cho các thí sinh đăng ký. Cụ thể đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nC00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý\nC03: Ngữ văn – Toán – Lịch Sử\nC19: Ngữ văn – Lịch Sử – GDCD\nC20: Ngữ văn – Địa lý – GDCD\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD02: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nga\nD03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp\nD04: Ngữ văn – Toán – Tiếng Trung\nD05: Ngữ văn – Toán – Tiếng Đức\nD06: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nhật\nD14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Anh\nD80: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nga\nD81: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nhật\nD82: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Pháp\nD83: Ngữ văn  – KHXH – Tiếng Trung\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCập nhật điểm chuẩn năm 2022, điểm của ngành lưu trữ học thấp nhất là 15 điểm và cao nhất là 27 điểm. Tuy nhiên, ngoài xét theo điểm thi THPTQG, thì còn hình thức xét tuyển khác là dựa trên bài thi năng lực. \n\n\nCác bạn nên truy cập vào web tuyển sinh riêng của từng trước để tìm hiểu kỹ hơn.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại trên cả nước chưa có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể các trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG HN)\nĐại học Nội vụ Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM)\n\n\n\nMặc dù cả nước có tất cả 03 trường đại học đào tạo chuyên ngành này, các trường nằm ở 2 đầu Bắc – Nam nên nó thuận lợi cho tất cả ai muốn theo học mà không gặp trở ngại quá lớn về vị trí địa lý.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được câu trả lời, các bạn có thể tham khảo một số các yếu tố sau:\n\n\n\n\n\nKỹ năng kiểm tra, đánh giá\nKỹ năng điều hành và quản lý\nKỹ năng thực hiện và hướng dẫn các nghiệp vụ lưu trữ\nKỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt\nKỹ năng làm việc nhóm\nKhả năng điều hành bộ máy và hoạt động lưu trữ\nKhả năng quản lý, quản trị thông tin lưu trữ\nSử dụng tốt ngoại ngữ trong công việc\nQuyết đoán, tính trách nhiệm\nNhạy bén và linh hoạt trong công việc, xử lý vấn đề\nThông minh, sáng tạo\nTự lập, tự giác trong học tập, làm việc\nThái độ học tập nghiêm túc\nĐam mê với ngành nghề theo học\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nDựa theo chương trình đào tạo của một số trường, sinh viên ngành lưu trữ học cần học tập tốt 03 môn là Tiếng Anh, Tin học và Lịch sử. Cụ thể:\n\n\n\nLịch sử: Học tốt môn này sẽ là cơ sở cho các môn đại cương như: nhân học đại cương, lịch sử Việt Nam đại cương, hành chính học đại cương… Những môn đại cương này sẽ đồng hành cùng sinh viên ngành lưu trữ trong suốt thời gian theo học.\nTin học: Có khả năng về tin học sẽ là một thế mạnh cho các sinh viên theo đuổi ngành này. Nó hỗ trợ sinh viên rất nhiều trong việc kiểm soát, quản trị quản lý hồ sơ bằng các phần mềm hệ thống.\nTiếng Anh: Môn học bắt buộc ở mọi trường đại học. Sử dụng tốt tiếng Anh sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội nghiên cứu, học tập bằng các tài liệu nước ngoài.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCác cử nhân chuyên ngành này sau khi ra trường sẽ có đủ kinh nghiệm chuyên môn, năng lực để có thể đảm nhiệm công việc ở một trong số các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nHành chính văn phòng: Chuyên viên tại bộ phận văn phòng của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp, công ty…\nQuản lý nhân sự: tổ chức, điều hành, quản lý nhân viên trong khu vực hoặc bộ phận văn phòng. Ví dụ như Chánh văn phòng, phó chánh văn phòng tại cơ quan hành chính Nhà nước…\nThư ký văn phòng: trợ lý hành chính cho các cấp lãnh đạo, quản lý tại công ty doanh nghiệp. Công việc cụ thể là lên kế hoạch, tổ chức lịch họp, lịch công tác, hội nghị cho lãnh đạo.\nCán bộ văn thư chuyên trách trong cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;\nChuyên viên văn thư lưu trữ tại văn phòng doanh nghiệp hoặc phòng hành chính của cơ quan, Lưu trữ viên các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia…\nGiảng viên: Giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp liên quan.\nNgoài ra, bạn có thể làm nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu về công tác văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\n\nĐối với Cán bộ công tác tại cơ quan Nhà nước, Chính phủ, trường học lương cơ bản sẽ theo quy định mức lương dành cho bằng cử nhân Đại học của Nhà nước.\nĐối với các cá nhân làm việc tại các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn sẽ có các mức lương khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người.\nTuy nhiên, họ cũng sẽ đều nhận được mức phúc lợi, ưu đãi dành cho chuyên viên của ngành như những ngành nghề khác như trợ cấp xăng xe, phụ cấp, tham gia các khóa huấn luyện nâng cao nghiệp vụ, quà tặng, thưởng vào ngày lễ tết…\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành lưu trữ học đóng vai trò rất quan trọng ở tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Nó đảm bảo mọi công tác hành chính diễn ra suôn sẻ, hoạt động ổn định. Tuy vậy, ngành lưu trữ học hiện nay chỉ có 03 trường đại học chịu trách nhiệm giảng dạy trong khi nhu cầu nhân lực cho ngành này lại quá nhiều, không thể đáp ứng được hết. Chính vì vậy, sinh viên chuyên ngành này sẽ có cơ hội ứng tuyển vào vị trí bản thân mong muốn ở bất cứ vị trí nào."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-bao-tang-hoc", "rid": "7320305", "major": "Bảo tàng học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Bảo tàng học (tiếng Anh: Museology) là ngành học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo tàng, giúp rèn luyện năng lực thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các cơ quan bảo tàng, khu di tích và các thiết chế văn hóa có liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Ngành học này cung cấp những lý luận thực tiễn, kỹ năng nghiệp vụ cho sinh viên theo học để có thể quản lý, thực hiện. tổ chức các hoạt động tại bảo tàng, các loại di sản văn hóa của nhân loại và khu di tích lịch sử văn hóa.\n\n\n\n\nSinh viên khi theo học ngành này sẽ được nắm vững những kiến thức nền tảng về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cùng những thông tin, kiến thức về Bảo tàng học và di sản văn hoá. Bên cạnh đó, người học cũng sẽ có nhiều cơ hội trong việc rèn luyện những kỹ năng thực thông qua một số hoạt động như: kiểm kê, tổ chức kho, bảo quản, sưu tầm, trưng bày hiện vật và tổ chức chương trình phục vụ khách tham quan, nghiên cứu bảo tàng.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nCó tất cả 06 tổ hợp xét tuyển đối với ngành bảo tàng học. Cụ thể:\n\n\n\nC00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD09: Toán – Lịch sử – Tiếng Anh\nD15: Ngữ văn – Địa lý – Tiếng Anh\nD78: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Anh\nD96: Toán – KHXH – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin ghi nhận, năm 2020, mức điểm chuẩn đối với ngành học này nằm trong ngưỡng từ 15 – 16 điểm. Mức điểm này tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của từng trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNước ta hiện chưa có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành này. Chỉ có duy nhất 02 trường đại học ở 2 khu vực. Cụ thể:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Văn Hóa Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Văn Hóa TPHCM\n\n\n\nNhư vậy, ở mỗi đầu Bắc – Nam đều có một cơ sở đào tạo chuyên ngành này, các bạn thí sinh có thể tìm hiểu thêm thông tin về trường để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nơi mình sinh sống.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được câu trả lời, các bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chí dưới đây:\n\n\n\n\n\nKhả năng tư duy, sáng tạo\nCó kiến thức về vấn đề khoa học\nĐam mê lịch sử – văn hóa\nNhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa của nhân loại\nAm hiểu chính xác về môn lịch sử, mỹ thuật, văn hóa – địa lý\nKhả năng phản ứng nhanh nhẹn trong các trường hợp khẩn cấp\nKhả năng xây dựng và tổ chức các chương trình giáo dục\nKỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt\nKhiếu về thẩm mỹ, trưng bày\nKhả năng chụp ảnh, quay video\nSức khỏe đảm bảo, đạt yêu cầu ngành\nChịu được áp lực, môi trường làm việc\nTự lập trong học tập, công việc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐối với ngành bảo tàng học, sinh viên cần tự mình trau dồi ít nhất 03 môn là Lịch sử, Địa lý và tiếng Anh. Cụ thể:\n\n\n\nLịch sử: Hỗ trợ sinh viên trong việc nắm bắt các bối cảnh lịch sử, nguyên nhân hình thành hay ý nghĩa của những cổ vật trong bảo tàng. Do đó, môn học này là một môn học rất quan trọng khi theo đuổi ngành này.\nĐịa lý: Có khả năng về môn địa lý sẽ là một điểm cộng lớn cho các sinh viên theo học. Vì địa lý gắn liền với sự phân bố của loài người, bộ tộc trên trái đất này cùng các đồ vật khác.\nTiếng Anh: Hỗ trợ sinh viên trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển khả năng tự học, khả năng thuyết trình trong lúc làm việc, học tập.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp có thể tham khảo một số vị trí làm việc như sau:\n\n\n\n\n\nCông tác sưu tầm hiện vật: Sưu tầm các hiện vật, nghiên cứu, lựa chọn và xác định được giá trị của hiện vật.\nQuản lý bảo tàng: Tại bảo tàng, di tích, di sản văn hóa từ Trung ương đến địa phương.\nCông tác kiểm kê: bảo quản hiện vật, tìm hiểu ý nghĩa lịch sử, khoa học của chúng.\nBảo quản, phục chế hiện vật: giữ gìn sự toàn vẹn của các di sản văn hóa, hiện vật ở bảo tàng.\nTrưng bày: trưng bày hiện vật theo một hệ thống chủ đề để làm toát lên ý tưởng, thông điệp mà bảo tàng muốn truyền đạt.\nCông tác giáo dục: hướng dẫn tham quan, tổ chức các chương trình giáo dục, biểu diễn văn hóa.\nGiảng dạy: Tại trường cao đẳng, đại học, THPT, THCS trên cả nước.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại chưa có thống kê báo cáo cụ thể nào liên quan tới mức thu nhập của những nhân viên, chuyên viên làm việc trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, có một điểm chung là các cử nhân làm việc trong ngành này cũng sẽ nhận được mức phúc lợi, ưu đãi giống như các nhân viên ở ngành nghề khác. Bao gồm:\n\n\n\nLương cứng\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nLương tháng thứ 13\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm ( 12 – 24 ngày)\nƯu đãi cho nhân viên có con nhỏ…\nPhụ cấp đi lại, xăng xe\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù ngành bảo tàng học ở Việt Nam không phổ biến như các ngành nghề khác, nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, khai thác và bảo tồn các cổ vật có ý nghĩa về nhiều mặt. Sinh viên ngành bảo tàng học được trang bị những kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn để có thể tự tin nhận biết, phân tích và giải quyết đa dạng các vấn đề liên quan trong công việc cũng như trong thời gian học tập, đào tạo. Đồng thời, họ cũng là những người có đam mê mãnh liệt với ngành học, mong muốn đem lại những giá trị tích cực cho lĩnh vực bảo tàng và các công tác nghiên cứu, góp phần xây dựng và phát triển sự đa dạng của cổ vật nước nhà."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-xuat-ban", "rid": "7320401", "major": "Xuất bản", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nXuất bản là hoạt động phổ biến văn học và các thông tin cần thiết đến quần chúng nhân dân qua việc in sách, báo, tranh ảnh, v.v. Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo về nghiệp vụ xuất bản cũng như kỹ năng biên tập nội dung các bản thảo. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kiến thức về xã hội, kinh tế, chính trị, tôn giáo, lịch sử để phục vụ cho quá trình tác nghiệp sau này. Ngoài ra, các kỹ năng về tin học văn phòng, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm… cũng được đưa vào chương trình giảng dạy.\n\n\n", "các khối thi vào ngành học này là gì?": "\n\nTheo thông tin ghi nhận, các thí sinh có thể lựa chọn nhiều khối xét tuyển khác nhau, tùy theo sở thích và sở trường của từng thí sinh. Các khối xét tuyển thường là các khối A, khối C, khối D và khối R. Cụ thể:\n\n\n\nKhối A16: Toán Học, Ngữ Văn, KHTN\nKhối C15: Ngữ Văn, Toán Học, KHXH\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, KHXH\nKhối D17: Toán Học, Địa Lý, Tiếng Nga\nKhối R22: Ngữ Văn, Toán Học, điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn thi vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác trường đào tạo chuyên ngành này thường áp dụng 2 hình thức tuyển sinh: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 8.5 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 19 đến 25 điểm. Ngoài ra, điểm chuẩn ngành Xuất bản phẩm có thể thay đổi tùy theo chuyên ngành. Ví dụ, năm 2019, Học viện Báo chí – Tuyên truyền lấy 19.35 điểm cho chuyên ngành Xuất bản điện tử và 21.25 điểm cho chuyên ngành Biên tập xuất bản.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNhiều bạn trẻ yêu thích lĩnh vực này  bày tỏ sự trăn trở trong việc chọn cho mình một ngôi trường phù hợp để theo học. Trường nào đào tạo ngành này? Chất lượng giảng dạy như thế nào? Mặc dù đây không phải là một ngành mới, nhưng không phải trường nào cũng có chương trình đào tạo đúng chuẩn và đảm bảo cung cấp đủ kiến thức lẫn kỹ năng cho sinh viên. Tại Việt Nam hiện nay, chỉ có một ngôi trường duy nhất đào tạo ngành Xuất bản, đó là Học viện Báo chí – Tuyên truyền.\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nHiện nay, ngành Xuất bản thường được chia ra thành 2 chuyên ngành sau:\n\n\n\nXuất bản điện tử:\n\n\n\nXuất bản điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong hoạt động xuất bản, tạo ra các xuất bản phẩm điện tử. Ngành Xuất bản điện tử sẽ đào tạo sinh viên về việc sản xuất và phát hành các xuất bản phẩm dưới dạng số bằng các phương tiện điện tử.\n\n\n\nBiên tập xuất bản:\n\n\n\nBiên tập xuất bản được hiểu là việc tiếp nhận và chỉnh sửa các bản thảo của tác giả trước khi xuất bản, giúp tác phẩm hoàn thiện hơn và tiếp cận được nhiều người đọc hơn. Ngành biên tập xuất bản sẽ đào tạo các cử nhân có đủ phẩm chất, năng lực để có thể biên tập được các loại bản thảo thuộc các chuyên ngành khác nhau.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nXuất bản là một ngành ảnh hưởng trực tiếp đến việc định hình văn hóa đọc sách của một bộ phận người Việt, đặc biệt là giới trẻ. Trong quá khứ, ngành Xuất bản đã từng chứng kiến những sai sót trong kiểm duyệt và in ấn của một vài nhà xuất bản. Điều này phần nào ảnh hưởng đến uy tín của nhà xuất bản nói riêng và cả ngành Xuất bản nói chung. Sau đây là một số tố chất cần có khi theo đuổi ngành này:\n\n\n\n\n\nThận trọng, tỉ mỉ trong công việc\nCó trách nhiệm với quyết định của mình\nCó khả năng đọc hiểu và cảm thụ văn học tốt\nCó khả năng trình bày mạch lạc, rõ ràng\nLuôn theo kịp xu hướng và nắm bắt tâm lý khách hàng\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nNgành Xuất bản là một bộ phận của văn học, vì thế môn học quan trọng nhất đối với ngành này là môn Ngữ Văn. Nếu bạn giỏi Văn, việc kiểm duyệt và thẩm định các văn hóa phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, các môn KHXH cũng cần được đầu tư vì chúng thường xuyên xuất hiện trong các khối thi của ngành. Điều này là bởi vì khi kiểm duyệt tác phẩm, bạn sẽ cần kết hợp cả khả năng cảm thụ văn học lẫn những kiến thức về đời sống, xã hội. Nếu bạn muốn theo học ngành Xuất bản, bạn sẽ cần đầu tư nhiều hơn vào môn Ngữ Văn và các môn KHXH.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nCó thể nhận định rằng, đây là một ngành đào tạo nguồn nhân lực phục vụ báo chí và truyền thông cũng như đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng. Vì thế, cơ hội việc làm dành cho ngành này rất đa dạng và phong phú. Sinh viên có thể lựa chọn công tác ở các mảng nội dung, sản xuất và hành chính. Sau đây là một số vị trí tham khảo:\n\n\n\n\n\nBiên tập viên\nPhóng viên\nContent writer\nNhân viên in ấn\nHọa sĩ xuất bản\nNhân viên phát hành\nChuyên viên khai thác và giao dịch\nKỹ thuật viên chế bản\n\n\n\n", "mức lương của ngành như thế nào?": "\n\nCó thể nói, mức lương dành cho người làm ngành XB khá hấp dẫn. Mặc dù sinh viên mới tốt nghiệp ngành này thường chỉ nhận mức lương khoảng 5 đến 7 triệu đồng/tháng, con số này có thể tăng nhiều lần sau vài năm tích lũy kinh nghiệm làm việc. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành:\n\n\n\nBiên tập viên – 25 triệu đồng/tháng\nPhóng viên – 25 triệu đồng/tháng\nContent writer – 15 triệu đồng/tháng\nNhân viên in ấn – 12 triệu đồng/tháng\nHọa sĩ – 20 triệu đồng/tháng\nNhân viên phát hành – 10 triệu đồng/tháng\nChuyên viên khai thác và giao dịch – 12 triệu đồng/tháng\nKỹ thuật viên chế bản – 17 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù còn vài hạn chế như chương trình học khá nặng, ít cơ sở đào tạo trên toàn quốc, ngành XB vẫn là một ngành học đáng cân nhắc bởi môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức thu nhập béo bở. Bên cạnh đó, lĩnh vực này còn mang lại cho bạn nhiều cơ hội phát triển bản thân cũng như đóng góp cho nền văn học nước nhà. Nếu bạn là một người yêu thích văn học và muốn được thoải mái về tài chính trong tương lai, thì đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-doanh-xuat-ban-pham", "rid": "7320402", "major": "Kinh doanh xuất bản phẩm", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nKinh doanh xuất bản phẩm là toàn bộ quy trình chọn lọc, quản lý, in ấn và phát hành các xuất bản phẩm đến tay người đọc. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức, kỹ năng chuyên môn để phân tích và quản lý việc kinh doanh các văn hóa phẩm. Sau khi hoàn thành các môn học đại cương về kinh tế, chính trị và đời sống, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành liên quan đến kiểm duyệt và quản trị kinh doanh trong lĩnh vực xuất bản. Một số môn học tiêu biểu của ngành này là Thị trường xuất bản phẩm, Phân loại sách, Tài chính doanh nghiệp, Marketing trong xuất bản phẩm, v.v\n\n\n", "các khối thi vào ngành này là những khối nào?": "\n\nNgành học này chủ yếu nghiên cứu và phân tích các văn hóa phẩm, nên các cơ sở đào tạo thường xét tuyển bằng các khối C và D. Sau đây là một số khối thi thường gặp:\n\n\n\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh\nKhối D09: Toán Học, Lịch Sử, Tiếng Anh\nKhối D10: Toán Học, Địa Lý, Hóa Học\nKhối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh\nKhối D78: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh\nKhối D96: Toán Học, KHXH, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành KDXBP thường tuyển sinh bằng hình thức xét điểm thi THPTQG. Điểm chuẩn cho ngành này thường dao động từ 15 đến 24 điểm. Hiện tại chưa có trường nào lựa chọn hình thức xét tuyển bằng học bạ THPT hoặc xét tuyển bằng điểm thi Đánh giá năng lực (do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức) cho ngành này.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nMặc dù nền công nghiệp xuất bản phẩm đã có mặt từ lâu, ngành KDXBP chỉ mới được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng thời gian gần đây. Vì vậy, số lượng các trường đào tạo ngành này trên toàn quốc không nhiều. Bù lại, đây là những ngôi trường lâu đời và vẫn luôn nổi tiếng với chương trình giảng dạy đạt chất lượng cao. Sau đây là các trường đào tạo ngành này tại nước ta:\n\n\n\nĐại Học Văn Hóa Hà Nội\nĐại Học Văn Hóa TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể biết được câu trả lời, các bạn có thể tham khảo một số tố chất sau:\n\n\n\n\n\nThận trọng, tỉ mỉ trong công việc\nCó trách nhiệm với quyết định của mình\nCó khả năng đọc hiểu và cảm thụ văn học tốt\nCó khả năng trình bày mạch lạc, rõ ràng\nLuôn theo kịp xu hướng và nắm bắt tâm lý khách hàng\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nNgành Kinh doanh xuất bản phẩm là một bộ phận của văn học, vì thế môn học quan trọng nhất đối với ngành này là môn Ngữ Văn. Nếu bạn giỏi Văn, việc kiểm duyệt và thẩm định các văn hóa phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, các môn KHXH cũng cần được đầu tư vì chúng thường xuyên xuất hiện trong các khối thi ngành này. Điều này là bởi vì khi kiểm duyệt tác phẩm, bạn sẽ cần kết hợp cả khả năng cảm thụ văn học lẫn những kiến thức về đời sống, xã hội. Nếu bạn muốn theo học ngành Kinh doanh xuất bản phẩm, bạn sẽ cần đầu tư nhiều hơn vào môn Ngữ Văn và các môn KHXH.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNgành Kinh doanh xuất bản phẩm là một ngành khá mới lạ, vì thế ngành này thường bị hiểu lầm là ít cơ hội việc làm, không có tiềm năng thăng tiến. Ngược lại với những suy nghĩ trên, ngành này lại có thị trường việc làm rất sôi động cũng như vị trí công tác đa dạng. Sau đây là một số vị trí dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành này:\n\n\n\n\n\nBiên tập viên\nHọa sĩ xuất bản\nKỹ thuật viên chế bản\nChuyên viên phụ trách, quản lý in ấn\nGiảng viên\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nTheo thông tin ghi nhận, mức thu nhập dành cho người làm trong ngành này rất hấp dẫn. Một sinh viên mới tốt nghiệp có thể nhận mức lương 6 – 8 triệu đồng/tháng, khá cao so với mặt bằng chung. Sau đây là mức lương tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành:\n\n\n\nBiên tập viên – 25 triệu đồng/tháng\nHọa sĩ xuất bản – 20 triệu đồng/tháng\nKỹ thuật viên chế bản – 17 triệu đồng/tháng\nChuyên viên phụ trách, quản lý in ấn – 25 triệu đồng/tháng\nGiảng viên – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù còn vài hạn chế như chương trình học khá nặng, ít cơ sở đào tạo trên toàn quốc, ngành Kinh doanh xuất bản phẩm vẫn là một ngành học đáng cân nhắc bởi môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức thu nhập béo bở. Bên cạnh đó, nhu cầu nhân sự ngành này vẫn chưa bị bão hòa như các ngành khác. Nếu bạn là một người yêu thích văn học và muốn được thoải mái về tài chính trong tương lai, ngành KDXBP sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dao-tao/nganh-quan-tri-kinh-doanh", "rid": "7340101", "major": "Quản trị kinh doanh", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nĐúng như tên gọi, ngành Quản trị kinh doanh cung cấp cho người học cái nhìn toàn diện về hoạt động của một doanh nghiệp hoặc công ty. Ngoài các môn đại cương về kinh tế, chính trị, chương trình đào tạo của ngành QTKD được chia ra thành hai nhóm: các kiến thức căn bản của khối ngành kinh tế và các kiến thức về vận hành/phát triển doanh nghiệp. Các môn học căn bản về kinh tế thường là: Quản trị học, Luật kinh tế, Tài chính tiền tệ, Nguyên lý kế toán, v.v. Các kiến thức về vận hành và phát triển doanh nghiệp thường được giảng dạy qua các môn: Kế hoạch doanh nghiệp, Hành vi người tiêu dùng, Quản trị tài chính doanh nghiệp, v.v.\n\n\n", "thi khối nào?": "\n\nCác cơ sở đào tạo Quản trị kinh doanh thường xét tuyển bằng kết quả của các khối thi sau đây:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối A04: Toán Học, Vật Lý, Địa Lý\nKhối A08: Toán Học, Lịch Sử, GDCD\nKhối A09: Toán Học, Địa Lý, GDCD\nKhối A16: Toán Học, Ngữ Văn, KHTN\nKhối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối C03: Toán Học, Ngữ Văn, Lịch Sử\nKhối C04: Toán Học, Ngữ Văn, Địa Lý\nKhối C14: Toán Học, Ngữ Văn, GDCD\nKhối C15: Toán Học, Ngữ Văn,KHXH\nKhối C20: Ngữ Văn, Địa Lý, GDCD\nKhối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh\nKhối D09: Toán Học, Lịch Sử, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\nCó ba phương thức tuyển sinh thường được áp dụng cho ngành QTKD: xét điểm thi THPTQG, xét học bạ THPT và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Trong đó, điểm chuẩn phương thức xét học bạ THPT thường dao động từ 6 đến 24 điểm. Đối với phương thức xét điểm thi THPTQG, thí sinh cần đạt từ 14 điểm đến 34.5 điểm tùy vào yêu cầu của cơ sở đào tạo. Một số trường lại yêu cầu thí sinh đạt từ 550 điểm đến 900 điểm trong kỳ thi Đánh giá năng lực. Ngoài ra, các thí sinh cần lưu ý một số tiêu chí phụ có thể gặp như sau:\n\n\n\nNV ≤ 2\nĐiểm tiếng Anh nhân 2\nĐiểm Toán ≥ 8.6\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường đào tạo Quản trị kinh doanh trên toàn quốc:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại học Kinh Bắc\nĐại học Thành Đông\nĐại học Hải Phòng\nĐại học Dân lập Phương Đông\nĐại học Tài chính – Quản trị kinh doanh\nĐại học Hoa Lư\nTrường Đại học Tây Bắc\nĐại học Kinh Tế  & Quản Trị Kinh Doanh – Đại Học Thái Nguyên\nĐại học Đại Nam\nĐại học Ngoại thương\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nĐại học Đông Á\nĐại học Phan Thiết\nĐại học Hà Tĩnh\nĐại học Thái Bình Dương\nĐại học Dân lập Duy Tân\nĐại học Kinh Tế Nghệ An\nĐại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh\nĐại học Kiến Trúc Đà Nẵng\nĐại học Quy Nhơn\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại Học Võ Trường Toản\nĐại học Tân Tạo\nĐại học Tây Đô\nĐại học Trà Vinh \nĐại học Ngoại thương\nĐại học Kinh tế Tp.HCM\nĐại học quốc tế – Đại học quốc gia Tp.HCM\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành QTKD là một lĩnh vực rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ bên trong. Điều này phần nào gây ra khó khăn cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu ngành QTKD. Chính vì thế, các cơ sở đào tạo thường chia ngành này ra thành nhiều chuyên ngành nhỏ. Khi đăng ký nhập học, các thí sinh cần tìm hiểu về các chuyên ngành của QTKD trước khi đưa ra quyết định. Sau đây là một số chuyên ngành thường gặp:\n\n\n\nQuản trị kinh doanh tổng hợp\nQuản trị doanh nghiệp\nQuản trị khởi nghiệp\nQuản trị Logistics\nQuản trị kinh doanh tổng hợp\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nKhi lựa chọn chuyên ngành, một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là mức độ phù hợp với sở thích hoặc năng lực bản thân. Tương tự, nếu muốn theo đuổi ngành QTKD, bạn sẽ cần đến rất nhiều yếu tố để đạt được thành công. Sau đây là một số tố chất cần thiết đối với người công tác trong ngành QTKD:\n\n\n\nCó đam mê, nhiệt huyết với công việc\nThận trọng, tỉ mỉ\nKỹ năng xử lý vấn đề\nKhả năng tư duy logic\nKhả năng giao tiếp và thuyết phục người khác\nTốc độ làm việc nhanh nhẹn, tác phong chuyên nghiệp\nCó ý thức trách nhiệm\nKhả năng chịu áp lực cao\nKỹ năng làm việc nhóm \n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\n\n\nLà một bộ phận của khối ngành kinh tế, ngành QTKD thường xét tuyển kết quả thi THPTQG của môn Toán Học. Lý do cho xu hướng này là bởi vì ngành QTKD yêu cầu khả năng tư duy logic cũng như khả năng tính toán nhanh nhạy và chính xác. Ngoài ra, tất cả các công ty đều đang trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, vì thế giỏi ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung) sẽ trở thành một lợi thế to lớn cho các sinh viên ngành QTKD.\n\n\n", "học ra làm gì?": "\n\nSau khi tốt nghiệp ngành QTKD, sinh viên có thể làm việc ở các công ty trong nước, các công ty đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, ngành Quản trị kinh doanh không phải là một ngành “mới tốt nghiệp đã làm chủ” như lầm tưởng của nhiều người. Có rất nhiều vị trí công tác cho các sinh viên tốt nghiệp Quản trị kinh doanh lựa chọn. Sau đây là một số nghề nghiệp tham khảo:\n\n\n\nChuyên viên phụ trách hành chính – nhân sự\nChuyên viên marketing\nNhân viên kinh doanh\nChuyên viên xây dựng chiến lược và phát triển thị trường\nGiảng viên Quản trị kinh doanh\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nLà ngành đào tạo đội ngũ nhân lực nòng cốt cho các công ty và doanh nghiệp, ngành Quản trị kinh doanh cũng đồng thời mang đến cho người học thị trường việc làm sôi động và mức thu nhập hấp dẫn. Nếu bạn nỗ lực nâng cao năng lực làm việc và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, thu nhập của bạn có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng. Sau đây là một số mức lương tham khảo dành cho các vị trí trong ngành Quản trị kinh doanh:\n\n\n\nChuyên viên phụ trách hành chính – nhân sự: 15 triệu đồng/tháng\nChuyên viên marketing – 15 triệu đồng/tháng\nNhân viên kinh doanh – 25 triệu đồng/tháng\nChuyên viên xây dựng chiến lược và phát triển thị trường – 30 triệu đồng/tháng\nGiảng viên Quản trị kinh doanh – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrong xu hướng người người làm kinh doanh, nhà nhà làm kinh tế như hiện nay, có thể gọi ngành QTKD là “con gà đẻ trứng vàng”. Để thăng tiến trong ngành Quản trị kinh doanh, bạn cần không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và nâng cao năng lực làm việc bởi đây là một ngành cạnh tranh rất khốc liệt. Bù lại, bạn sẽ nhận được sự đãi ngộ hoàn toàn xứng đáng với nỗ lực của bạn. Nếu bạn là người đam mê ngành Quản trị kinh doanh hoặc muốn được thoải mái về tài chính trong tương lai, thì đây chính là ngành học lý tưởng dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-digital-marketing-hoc-truong-nao", "rid": "7340114", "major": "Digital marketing", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\n\nDigital Marketing là chuyên ngành đào tạo các hoạt động tiếp thị sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet. Dưới sự phát triển của công nghệ kỹ thuật Internet ngày càng hiện đại, dự kiến đây sẽ là ngành học tương đối “hot” trong tương lai.\n\n\n", "ngành nên học trường nào miền bắc?": "\n\nNếu bạn yêu thích và đam mê theo đuổi ngành nghề này. Nhưng lại không biết ngành digital marketing nên học trường nào tại khu vực miền Bắc. Thì hãy cùng chúng tớ điểm qua một số trường dưới đây:\n\n\nHọc ngành digital marketing tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)\n\n\n\nTrường Đại học Kinh tế quốc dân xét tuyển ngành digital marketing theo tổ hợp môn A00, A01, D01, D07. Với mức điểm đầu vào khá cao là 25.6 điểm, dự kiến mức sinh viên cho chuyên ngành này sẽ cạnh tranh khá khó khăn.\nSinh viên theo học chuyên ngành digital marketing tại trường NEU sẽ được học tập với những trang thiết bị hiện đại nhất. Bên cạnh đó, với đội ngũ giảng viên chất lượng thì hứa hẹn sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ tìm được những công việc phù hợp với bản thân.\n\n\n\nHọc ngành digital marketing tại trường Đại học Ngoại Thương (FTU)\n\n\n\nSinh viên theo học chuyên ngành digital marketing tại trường Đại học Ngoại thương sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản liên quan đến kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó sẽ được học những kiến thức liên quan đến ngành digital marketing.\nBên cạnh đội ngũ giáo viên với những kinh nghiệm, kiến thức sâu rộng. Trường sẽ tổ chức, hỗ trợ sinh viên để có những kiến thức thực tiễn từ các chuyên gia.\n\n\n\nHọc ngành digital marketing tại trường Đại học Thương Mại (VUC)\n\n\n\nTrường Đại học Thương mại xét tuyển ngành digital marketing với tổ hợp môn A00, A01, D01. Điểm đầu vào của ngành này dao động từ 23.3 đến 24 điểm. Đây được xem là một trong những ngành học có điểm đầu vào cao.\nSinh viên tốt nghiệp Ngành Thương mại điện tử – Trường Đại học Thương mại có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận khác như quản trị nhân lực, quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính…\n\n\n\nBên cạnh đó còn có các trường như:\n\n\n\nĐại học Hà Nội\nHọc viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc)\n\n\n\n", "ngành nên học trường nào miền trung?": "\n\nNếu như bạn muốn sinh sống, học tập và làm việc tại khu vực miền Trung và không biết phải lựa chọn ngôi trường nào để theo học chuyên ngành digital marketing này. Hãy tham khảo một số trường như: Đại học Kinh Tế Đà Nẵng…\n\n\n", "ngành nên học trường nào miền nam?": "\n\nNếu bạn đang có mong muốn học chuyên ngành này nhưng không biết phải học ở đâu. Thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về ngành học này của các trường tại khu vực miền Nam.\n\n\nHọc ngành digital marketing tại trường Đại học RMIT\n\n\n\nChương trình Cử nhân Digital Marketing tại Đại học RMIT sẽ bao gồm 2 kỳ thực tập. Mỗi kỳ 12 tuần thực tập tại các doanh nghiệp trong ngành, giúp bạn phát triển nhanh chóng các nhóm kỹ năng thực tế. Bên cạnh đó, các workshops và hội thảo chuyên môn diễn ra thường xuyên là một phần trong cách tiếp cận phương pháp dạy & học thực tiễn tại trường.\nCác phương pháp đánh giá kết quả học sẽ bao gồm khả năng phản hồi yêu cầu của khách hàng, nghiên cứu thị trường, thuyết trình nhóm và báo cáo.\n\n\n\nHọc ngành digital marketing tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)\n\n\n\nTrường Đại học Kinh tế TP.HCM Xét tuyển ngành digital marketing với tổ hợp môn A00, A01, D01, D07. Với mức điểm đầu vào là 24.9 điểm – một mức điểm khá cao.\nSinh viên sẽ được bổ sung kiến thức chuyên môn về marketing bạn sẽ được trau dồi những kỹ năng mềm cho mình như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề. Hỗ trợ cho sự chuyên nghiệp của bạn trong lĩnh vực marketing online sau này.\n\n\n\nHọc ngành digital marketing tại trường Đại học FPT\n\n\nTrường Đại học FPT sẽ đào tạo cho sinh viên chuyên ngành digital marketing sau khi tốt nghiệp sẽ đạt được những kiến thức sau:\n\n\n\nSinh viên học cách làm việc nhóm hiệu quả, phát triển nhóm, thành viên nhóm, đa dạng nhóm, lãnh đạo nhóm, mâu thuẫn và gắn kết trong các nhóm, lập kế hoạch và tổ chức các cuộc họp công nghệ và các nhóm ảo.\nSinh viên nắm vững 5 hoạt động chính của Marketing bao gồm: xác định nhu cầu của khách hàng, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm phù hợp, kênh phân phối phù hợp, thúc đẩy việc mua hàng hiệu quả và định giá tối đa hoá lợi nhuận.\n\n\n\nHọc ngành digital marketing tại trường Đại học Tài Chính – Marketing (UFM)\n\n\n\nTrường Đại học Tài chính – Marketing xét tuyển ngành digital marketing tổ hợp môn A00, A01, D01, D96. Với mức điểm đầu vào là 24.5 điểm, trường nằm trong top những ngôi trường xứng đáng để theo học chuyên ngành này.\nSinh viên theo học tại trường ngoài những kiến thức được đội ngũ giảng viên chuyên môn giảng dạy. Bạn sẽ được trường hỗ trợ tạo điều kiện để trải nghiệm thực tế. Hỗ trợ kinh nghiệm để sâu khi tốt nghiệp sẽ tìm được những công việc mong muốn.\n\n\n\nBên cạnh đó còn có các trường như:\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Luật\nĐại học Kinh tế – Tài chính\n\n\n\n", "những công việc tiềm năng của ngành học": "\n\nSau khi tốt nghiệp với tấm bằng ngành học digital marketing, các bạn trẻ có thể theo đuổi các công việc sau đây:\n\n\n\nSocial media marketing:  Tận dụng những kiến thức của bản thân, những ai theo học digital marketing đều có thể sử dụng kênh tiếp thị này nhằm để tiếp cận hay quảng bá sản phẩm đến những khách hàng tiềm năng. \n\n\n\n\nContent marketing: Sự phát triển của những ứng dụng số và những nền tảng mạng xã hội yêu cầu một doanh nghiệp cần truyền tải thông điệp, nội dung khi họ tiến hành những chiến dịch thu hút khách hàng. Vậy nên, những ai am hiểu về mặt marketing số hoàn toàn phù hợp với công việc trên.\nSearch engine optimization (SEO): Để tối ưu hóa những công cụ tìm kiếm, những doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ứng viên thành thạo về kiến thức liên quan đến những thuật toán của các trang tìm kiếm. Đây chính là một công việc phù hợp cho những ai theo học ngành nghề này.\n\n\n\nPhía trên là một số gợi ý đến từ Reviewedu.net. Ngoài ra, còn rất nhiều ngành nghề triển vọng khác để các bạn tham khảo. \n\n\n", "kết luận": "\n\nQua bài viết trên, có thể thấy nhu cầu cạnh tranh phát triển trong thời đại số yêu cầu những phương thức marketing mới. Vì vậy các chuyên gia digital marketing đang được nhiều doanh nghiệp vô cùng săn đón. Mong rằng các bậc phụ huynh và các bạn học sinh có thể quyết định sáng suốt và phù hợp khi lựa chọn cho bản thân hoặc con em mình nơi để gửi gắm và ươm mầm các tài năng trẻ cho đất nước sau này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-marketing", "rid": "7340115", "major": "Marketing", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nMarketing, hay còn gọi là nghệ thuật tiếp thị, là một ngành học nghiên cứu các phương pháp giúp sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty tiếp cận được với người tiêu dùng. Marketing không chỉ là bán hàng, mà còn là cả một quá trình hỗ trợ và thúc đẩy việc bán hàng. Chương trình đào tạo Marketing tại các trường thường có 3 phần: các môn đại cương, các môn kinh tế căn bản và các môn chuyên ngành Marketing. Các môn chuyên ngành Marketing là phần quan trọng nhất. Ví dụ như: Quản trị marketing, Quảng cáo, Hành vi khách hàng, Nghiên cứu marketing, v.v\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác trường đào tạo Marketing thường xét tuyển bằng kết quả thi THPTQG của các khối thi sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh\nKhối D03: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Pháp\nKhối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh\nKhối D09: Toán Học, Lịch Sử, Tiếng  Anh\nKhối D10: Toán Học, Địa Lý, Hóa Học\nKhối D72: Ngữ Văn, Tiếng Anh, KHTN\nKhối D78: Ngữ Văn, Tiếng Anh, KHXH\nKhối D96: Toán Học, Tiếng  Anh, KHXH\n\n\n\n", "điểm chuẩn thi vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác trường đào tạo ngành Marketing thường áp dụng 3 hình thức tuyển sinh: xét điểm thi THPTQG, xét học bạ THPT và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Đối với phương thức xét điểm thi THPTQG, mức điểm chuẩn nằm trong khoảng 14 – 35 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét học bạ là từ 6 đến 26.5 điểm. Nếu bạn lựa chọn hình thức thi Đánh giá năng lực, bạn cần đạt từ 550 – 920 điểm để có cơ hội theo học ngành này. Ngoài ra, các thí sinh cần lưu ý một số tiêu chí phụ thường gặp sau đây:\n\n\n\nMôn tiếng Anh nhân hệ số 2 với các khối A01, D01\nThứ tự nguyện vọng ≤ 6\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường có đào tạo ngành Marketing trên toàn quốc:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại học Hà Nội\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nĐại học Thương mại\nĐại Học Kinh Tế  & Quản Trị Kinh Doanh – Đại Học Thái Nguyên\nĐại học Ngoại thương\nĐại Học Thăng Long\nĐại Học Công Nghiệp Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nĐại học Dân lập Duy Tân\nĐại học Đông Á\nĐại Học Nha Trang\nĐại Học Kinh Tế – Đại Học Huế\nĐại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Tài chính Marketing \nĐại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia Tp.HCM\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Mở Tp.HCM\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Tây Đô\nĐại Học Kinh Tế Công Nghiệp Long An\nĐại học Công Nghệ TPHCM\nĐại Học Kinh Tế – Đại Học Huế\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nNhư đã đề cập, ngành Marketing là một lĩnh vực lớn, nghiên cứu toàn cảnh quy trình đưa sản phẩm/dịch vụ đến với người tiêu dùng ở trong và ngoài nước. Điều này phần nào khiến sinh viên cảm thấy nhàm chán và mông lung trong quá trình học. Nhằm giúp sinh viên dễ dàng tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, các cơ sở đào tạo thường chia ngành Marketing thành các chuyên ngành sau đây:\n\n\n\nQuản trị Marketing\nQuản trị bán hàng\nQuản trị thương hiệu\nQuảng cáo\nMarketing thương mại\nTruyền thông marketing \nDigital Marketing\nQuản trị kênh phân phối\nQuản trị sản phẩm\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành Marketing là một ngành mới được đưa vào chương trình giảng dạy cách đây không lâu. Vì vậy, dù nhiều bạn trẻ yêu thích ngành này nhưng vẫn chưa nắm vững những yêu cầu cần thiết để có thể theo đuổi nó lâu dài. Nếu bạn muốn “dấn thân” vào ngành Marketing, thì những tố chất sau đây sẽ rất quan trọng trong sự nghiệp của bạn:\n\n\n\n\n\nNăng động, sáng tạo\nLuôn theo kịp những xu hướng mới\nCó tầm nhìn xa trông rộng\nCó tinh thần trách nhiệm\nThận trọng, tỉ mỉ trong công việc\nThấu hiểu tâm lý của khách hàng\nKiên trì, nhẫn nại\nKhả năng làm việc nhóm\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi những môn gì?": "\n\nNgành Marketing là một bộ phận của khối ngành Kinh tế, vì thế bạn sẽ cần đầu tư nhiều hơn vào môn Toán Học. Nếu bạn giỏi Toán, việc tính toán chi phí rủi ro và lợi nhuận dự tính sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, ngành Marketing được sinh ra trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, nên giỏi ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung) cũng là một điểm cộng. Trên đây là 2 môn thường gặp nhất khi xét tuyển vào ngành Marketing, cũng là 2 môn cần thiết nhất trong quá trình học tập và làm việc của bạn trong ngành.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nTrong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bất cứ công ty nào cũng cần một đội ngũ Marketing thật chuyên nghiệp để quảng bá sản phẩm, qua đó nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Marketing có thể lựa chọn làm việc trong bộ phận Marketing của công ty thuộc lĩnh vực mình yêu thích. Sau đây là một số vị trí tham khảo dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing:\n\n\n\n\n\nChuyên viên nghiên cứu thị trường\nChuyên viên tại các công ty chuyên về Marketing \nNhân viên chăm sóc khách hàng\nChuyên viên bộ phận quan hệ công chúng\nChuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu\nGiảng viên Marketing \nNhân viên SEO\nCopywriter\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành như thế nào?": "\n\nMột trong những lí do khiến nhiều bạn trẻ hiện nay quan tâm ngành Marketing chính là mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Nếu bạn chăm chỉ trau dồi các kỹ năng cần thiết cũng như năng lực ngoại ngữ, thu nhập của bạn có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng. Sau đây là mức lương tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành Marketing:\n\n\n\nChuyên viên nghiên cứu thị trường – 30 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tại các công ty chuyên về Marketing 15 triệu đồng/tháng\nNhân viên chăm sóc khách hàng – 15 triệu đồng/tháng\nChuyên viên bộ phận quan hệ công chúng – 20 triệu đồng/tháng\nChuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu – 20 triệu đồng/tháng\nGiảng viên Marketing – 12 triệu đồng/tháng\nNhân viên SEO – 25 triệu đồng/tháng\nCopywriter – 30 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "sinh viên ngành được trang bị kiến thức gì?": "\n\n\nNhững kiến thức căn bản về Marketing, nội dung liên quan đến chuyên môn về thương hiệu và quản trị thương hiệu.\nĐược cung cấp nội dung kiến thức quản lý, xây dựng và quảng bá thương hiệu. Ngoài ra còn được tiếp cận nội dung về lập kế hoạch Marketing nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.\nBên cạnh đó, sinh viên còn được nhà trường trang bị một hệ thống nền tảng kiến thức văn hóa hiện đại sâu rộng. Ngoài ra, còn có những kiến thức chuyên sâu về hệ thống thuộc lĩnh vực truyền thông\nSong song đó, các bạn sẽ được học và thực hành về cách thức để bảng bá một mặt hàng sản phẩm cụ thể đến với công chúng trên các phương tiện đại chúng. Từ đó có những đánh giá và rút kinh nghiệm cho bản thân trước khi chính thức vào nghề.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMarketing là bộ phận quan trọng nhất của một doanh nghiệp/công ty. Đây là bộ phận hỗ trợ và xúc tiến cho mọi quy trình bán hàng tại công ty: từ nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng, cho đến việc ấn định giá và bán hàng. Chính vì thế, các công ty/doanh nghiệp luôn luôn săn đón những marketers chuyên nghiệp. Ngành Marketing có thể gọi là “ngành học quốc dân” bởi chương trình đào tạo lý thú, cơ hội việc làm phong phú và thu nhập béo bở. Nếu bạn muốn được thoải mái về tài chính hoặc muốn được làm việc trong môi trường năng động và sáng tạo, thì Marketing chính là ngành học dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-bat-dong-san", "rid": "7340116", "major": "Bất động sản", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nBất động sản là một thuật ngữ pháp luật bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất. Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn tức là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó. Ngành Bất động sản, hay còn gọi là Kinh doanh bất động sản, là một ngành thuộc nhóm ngành kinh doanh. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về phân tích thị trường BĐS, triển khai các dịch vụ sàn BĐS và quản lý hoạt động kinh doanh BĐS. \n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành Bất động sản thường xét tuyển các khối thi sau đây:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối A02: Toán Học, Vật Lý, Sinh Học\nKhối A04: Toán Học, Vật Lý, Địa Lý\nKhối A16: Toán Học, KHTN, Ngữ Văn\nKhối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý \nKhối C04: Toán Học, Ngữ Văn, Địa Lý \nKhối C05: Ngữ Văn, Toán Học, Địa Lý\nKhối C08: Ngữ Văn, Hóa Học, Sinh Học\nKhối D01: Toán Học, Ngữ văn, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh\nKhối D10: Toán Học, Địa Lý, Tiếng Anh\nKhối D96: Toán Học, Tiếng Anh, Khoa Học Xã Hội\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác trường đào tạo ngành học này thường áp dụng 3 hình thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT, xét điểm thi THPTQG và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, các thí sinh cần đạt từ 7 đến 26 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG dao động từ 14 đến 26.5 điểm. Đối với hình thức xét điểm thi Đánh giá năng lực, thí sinh cần đạt khoảng 600 điểm. Ngoài ra, ngành BĐS thường không áp dụng thêm các tiêu chí phụ khi tuyển sinh.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các cơ sở đào tạo ngành học BĐS trên cả nước:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Lâm Nghiệp (Cơ sở 1)\nĐại Học Công Nghệ và Quản Lý Hữu Nghị\nĐại Học Nông Lâm – Đại Học Thái Nguyên\nĐại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội\nHọc Viện Nông Nghiệp Việt Nam\nĐại Học Kinh Tế Quốc Dân\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Phan Thiết\nPhân hiệu Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Ninh Thuận\nPhân hiệu Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Gia Lai\nĐại Học Nông Lâm – Đại Học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Nam Cần Thơ\nĐại Học Nông Lâm TP.HCM\nĐại Học Tài Chính Marketing\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nBất động sản là một ngành “hot” và đã tồn tại từ lâu. Vì thế, sự cạnh tranh trong ngành này rất khốc liệt. Nếu bạn muốn tồn tại và thăng tiến trong lĩnh vực này, bạn sẽ cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nKhả năng giao tiếp và thuyết phục mọi người\nKhả năng nắm bắt tâm lý khách hàng\nKhả năng nắm bắt và ứng dụng các xu hướng mới\nCó vốn hiểu biết về nhiều lĩnh vực cuộc sống\nTin thần ham học hỏi và cầu tiến\nKhả năng làm việc với áp lực cao\nNăng động, tự tin và linh hoạt \nNăng lực sử dụng ngoại ngữ tốt\nThành thạo tin học văn phòng\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây cũng là vấn đề gây trăn trở cho rất nhiều bạn trẻ yêu thích ngành Bất động sản, đặc biệt là vào giai đoạn trước thềm kỳ thi đại học. Hầu hết các khối thi vào ngành này đều có môn Toán. Vì vậy, nếu bạn muốn theo đuổi ngành BĐS, bạn nên đầu tư vào môn này. Bên cạnh đó, môi trường làm việc của ngành này thường sử dụng tiếng Anh, nên giỏi tiếng Anh cũng sẽ là một lợi thế. Ngoài ra, các khối thi vào ngành này khá đa dạng, vì thế bạn nên lưu ý lựa chọn khối thi mà bạn cảm thấy dễ đạt điểm cao hơn.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau đây là một số vị trí dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Bất động sản:\n\n\n\n\n\nNhân viên môi giới, giao dịch\nNhân viên phòng dự án – kế hoạch, dịch vụ khách hàng\nNhân viên kinh doanh\nQuản lý, huấn luyện nhân viên bán hàng\nTrợ lý giám đốc dự án\nQuản lý văn phòng giao dịch\nQuản lý dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng\nChuyên viên quy hoạch và phát triển kinh doanh\n Chuyên viên tư vấn đầu tư\nChuyên viên thẩm định\nNhà quản lý và phát triển BĐS \n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành BĐS:\n\n\n\nNhân viên môi giới, giao dịch BĐS – 15 triệu đồng/tháng\nNhân viên phòng dự án – kế hoạch, dịch vụ khách hàng 15 triệu đồng/tháng\nNhân viên kinh doanh – 20 triệu đồng/tháng\nQuản lý, huấn luyện nhân viên bán hàng – 25 triệu đồng/tháng\nTrợ lý giám đốc dự án – 15 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tư vấn đầu tư – 20 triệu đồng/tháng\nChuyên viên thẩm định – 20 triệu đồng/tháng\nNhà quản lý và phát triển BĐS – 40 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục phát triển theo xu hướng hội nhập và đổi mới. Ngành này ngày càng yêu cầu cao về số lượng và chất lượng, đòi hỏi phải được đào tạo chuyên nghiệp, am hiểu về các lĩnh vực liên quan. Bên cạnh đó, ngành này cũng sẽ mang lại cho bạn mức thu nhập đáng mơ ước và nhiều đã ngộ hấp dẫn khác. Nếu bạn là người năng động, linh hoạt trong giao tiếp và có tinh thần cầu tiến, thì đây chính là ngành học rất đáng để bạn cân nhắc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-doanh-quoc-te", "rid": "7340120", "major": "Kinh doanh quốc tế", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKinh doanh quốc tế (International Business) là ngành học bao gồm các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia nhằm thỏa mãn mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, các bạn sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chung về quản trị kinh doanh cùng với những chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia. Không những thế, ngành này cũng sẽ đào tạo cho sinh viên các kỹ năng, kinh nghiệm về KDQT, tạo cho sinh viên sự tự tin để có thể thành công trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể theo học ngành KDQT ,các sĩ tử tham gia kỳ thi THPTQG có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)\nKhối D07 (Toán ,Hóa học ,Tiếng Anh)\nKhối DO9 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)\nKhối D03 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp)\nKhối B08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)\nKhối C02 (Toán, Ngữ văn, Hóa học)\nKhối C04 (Toán, Ngữ văn, Địa lý)\nKhối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)\n\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm trúng tuyển ngành KDQT sẽ còn phụ thuộc vào từng trường, phương thức xét tuyển và tổ hợp môn, do đó không thể có một con số cố định về điểm chuẩn. Tuy nhiên, những năm gần đây thì điểm chuẩn của ngành này tại các trường đại học thì thường dao động từ 16 – 26 điểm theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPTQG . Với các trường có tên tuổi lâu năm trong việc đào tạo ngành KDQT, điểm chuẩn ngành này tại Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2020 là 26,15, con số này của Đại học Ngoại thương là 26 điểm.\n\n\n", "học trường nào?": "\n\nTrong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay thì việc tìm một ngôi trường đào tạo ngành kinh doanh quốc tế là không hề khó. Tuy nhiên, đối với các bạn học sinh để có thể lựa chọn được cho mình môi trường giảng dạy chất lượng và phù hợp với năng lực bản thân là điều không hề dễ dàng. Dưới đây sẽ đề cập một số trường đại học đào tạo ngành học này để bạn đọc dễ dàng tham khảo:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kinh tế Quốc Dân\nHọc viện Ngân hàng\nĐại học Ngoại thương\nĐại học FPT\nĐại học Thương mại\nKhoa Quốc tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội\nKhoa Quốc tế – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kinh tế TP.HCM\nĐại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc Gia TP.HCM)\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Mở TP.HCM\nĐại học Tài chính – Marketing\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM\nĐại học Ngoại thương (CS2 TP.HCM)\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc ?": "\n\nKinh doanh quốc tế là một ngành khá rộng, tên gọi của nó mang tính bao quát và tầm cỡ. Do đó để hoạch định được các kế hoạch cũng như nghề nghiệp tương lai của bản thân, sinh viên cần nắm được những chuyên ngành cơ bản của ngành học Kinh doanh quốc tế bao gồm:\n\n\nNgành Xuất – Nhập khẩu: sinh viên học chuyên ngành này sẽ được hướng dẫn về các vấn đề liên quan đến việc xuất – nhập khẩu hàng hóa trong và ngoài nước như nông sản, rau củ quả hay lúa gạo,…\n\n\nNgành logistic: Có thể hiểu một cách đơn giản rằng Logistic là ngành học có vai trò xử lý các quy trình khép kín trong các lĩnh vực từ khâu kế hoạch cho đến kiểm soát hàng hóa. Ngành logistic đang là một ngành khá mới mẻ và đang cần một nhu cầu lớn nguồn nhân lực, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau khi ra trường.\n\n\n\n\nNgành Marketing: Marketing đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp. Ngành học này tập trung phân tích thị trường đáp ứng nhu cầu tiếp thị để quảng bá sản phẩm của công ty.\n\n\nNgành Quản trị Kinh doanh: Quản trị kinh doanh là một trong những chuyên ngành thu hút giới trẻ nhất hiện nay. Đây cũng là một mảng nhỏ trong ngành KDQT. Để đáp ứng nhu cầu và hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn cần một lượng nhân lực lớn.\n\n\n", "những tố chất nào cần có để theo học ngành kdqt?": "\n\nĐể có thể thành công với ngành Kinh doanh quốc tế, bạn phải có những tố chất quan trọng như sau:\n\n\n\nCó niềm đam mê kinh doanh: đây được xem như chìa khóa dẫn đến sự thành công. Niềm đam mê chính là yếu tố sẽ níu chân bạn lại bất kể khi bạn làm việc gì. Chỉ có niềm đam mê mới có thể giúp bạn gắn bó lâu dài với một công việc nào đó.\nNhanh nhẹn, hoạt bát, có khả năng thuyết phục người khác.\nChịu áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh.\nCó năng khiếu ngoại ngữ.\nSáng tạo, tự tin và quyết đoán.\n\n\n\n", "học ra làm gì?": "\n\nSau khi ra trường, các sinh viên chuyên ngành này có thể đảm nhận một trong các vị trí công việc sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên nghiên cứu, hoạch định các chính sách tại cơ quan nhà nước\nĐại diện thương mại của nước ngoài tại Việt Nam cũng như Việt Nam tại nước ngoài\nChuyên viên xuất nhập khẩu\nChuyên viên Marketing\nCác đơn vị sản xuất kinh doanh: các công ty thương mại, văn phòng đại diện, ngân hàng ngoại thương…\nChuyên viên đầu tư quốc tế\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nBởi vì nhu cầu nguồn nhân lực cao. Do đó, mức lương cho ngành Kinh doanh quốc tế là vô cùng hấp dẫn, tùy thuộc vào trình độ và năng lực của mỗi cá nhân. Cụ thể:\n\n\n\nĐối với sinh viên mới ra trường, mức lương cơ bản sẽ dao động trong khoảng từ 7 – 9 triệu VNĐ/tháng.\nĐối với những người có kinh nghiệm làm việc, năng lực chuyên môn: từ 10 – 15 triệu VNĐ/tháng hoặc có thể cao hơn.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, Ngành này là một trong những ngành học được quan tâm và chú trọng đầu tư ở Việt Nam. Nó được xem là ngành mũi nhọn, hướng đến sự phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Ngoài ra, chương trình đào tạo ngành này sẽ trang bị cho người học kiến thức chuyên môn cơ bản, toàn diện về lĩnh vực kinh tế."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-doanh-thuong-mai", "rid": "7340121", "major": "Kinh doanh thương mại", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nNgành KDTM không nghiên cứu chuyên sâu vào các lý thuyết hàn lâm của khối ngành Kinh tế mà tập trung vào các kiến thức/kỹ năng cần thiết trong kinh doanh. Tại các cơ sở đào tạo, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức lý thú và bổ ích về hoạt động bán hàng. Sau khi sinh viên hoàn thành các môn đại cương, nhà trường sẽ bắt đầu giảng dạy những bộ môn như: Quản trị bán lẻ, Giao tiếp kinh doanh, Hành vi khách hàng, v.v. Đây là những kiến thức/ kỹ năng không thể thiếu khi làm việc trong môi trường kinh doanh.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHầu hết các trường đào tạo KDTM sẽ xét tuyển bằng những khối thi sau đây:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh\n\n\n\nNgoài ra, một vài trường cũng xét tuyển với những khối thi sau đây:\n\n\n\nKhối A16: Toán Học, KHTN, Ngữ Văn\nKhối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối C01: Toán Học, Ngữ Văn, Vật Lý\nKhối C04: Toán Học, Địa Lý, Ngữ Văn\nKhối C15: Toán Học, KHXH, Ngữ Văn\nKhối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh\nKhối D96: Toán Học, KHXH, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCó ba phương thức thường được áp dụng để xét tuyển và ngành KDTM: xét điểm thi THPTQG, xét điểm học bạ hoặc xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực. Mỗi phương thức sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau, nên các thí sinh cần xem xét cả ba hình thức để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với sở trường của mình. Cụ thể như sau:\n\n\n\n\n\nXét điểm thi THPTQG: Từ 14 điểm đến 27.5 điểm\nXét học bạ: Từ 18 điểm đến 24 điểm\nXét điểm kỳ thi Đánh giá năng lực: Từ 600 điểm đến 750 điểm\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrên toàn quốc có rất nhiều cơ sở giảng dạy ngành KDTM bởi đây là một ngành mang lại rất nhiều cơ hội việc làm phong phú. Sau đây là danh sách một số trường đào tạo ngành KDTM:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kinh tế quốc dân\nĐại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp\nĐại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội\nĐại học Công nghiệp Việt Hung\nĐại học Hùng Vương\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nha Trang\nĐại học Kinh tế Huế\nĐại học Tây Nguyên\nĐại học Duy Tân\nĐại học Quy Nhơn\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kinh tế TP HCM\nĐại học Văn Hiến Đại học Công nghệ TPHCM\nĐại học Cửu Long\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nNgành KDTM thường được chia thành các chuyên ngành sau đây:\n\n\n\nKinh doanh thương mại\n\n\n\nChuyên ngành này thường tập trung vào khâu quản lý kho. Sinh viên sẽ được đào tạo về các mảng như quy trình xuất/nhập hàng hóa tại kho, quản lý nhập hàng, khảo sát hành vi mua hàng.\n\n\n\nKinh doanh bán lẻ\n\n\n\nĐúng như tên gọi, chuyên ngành này giảng dạy những kiến thức cần thiết cho hoạt động bán lẻ. Một số môn học tiêu biểu của chuyên ngành Kinh doanh bán lẻ là Nghiệp vụ bán hàng, Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh, Nghiên cứu thị trường.\n\n\n\nThương mại quốc tế\n\n\n\nĐây là ngành học về các hoạt động Thương mại quốc tế. Vì thế, ngành này thường giảng dạy các môn Marketing quốc tế, Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Thanh toán quốc tế, Đàm phán thương mại quốc tế, v.v\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nBản chất của ngành KDTM vốn nhiều thách thức dành cho những người trong ngành. Sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế và của thế hệ trẻ càng khiến sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành này, bạn sẽ cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nChịu được áp lực cao\nKhả năng ứng biến linh hoạt\nHam học hỏi và cầu tiến\nKhả năng tư duy logic và xử lý vấn đề\nKiên trì, nhẫn nại\nNăng lực ngoại ngữ tốt\nKhả năng giao tiếp và thuyết phục người khác\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nHầu hết các khối thi vào ngành KDTM đều xuất hiện môn Toán, thế nên đây cũng là môn học cần đầu tư nhất khi muốn theo đuổi ngành này. Ngoài ra, thí sinh cũng cần quan tâm trau dồi môn tiếng Anh. Đây là hai môn học quan trọng nhất khi chuẩn bị thi tuyển sinh KDTM. Môn Toán giúp bạn phát triển năng lực tư duy và giải quyết các vấn đề. Bên cạnh đó, môn tiếng Anh rất cần thiết bởi tất cả các lĩnh vực kinh doanh đều đang bước vào thời đại hội nhập.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nThị trường việc làm của ngành KDTM rất đa dạng và phong phú. Các sinh viên tốt nghiệp có thể lựa chọn làm việc trong bộ phận kinh doanh của một công ty thuộc bất cứ lĩnh vực nào mà mình yêu thích. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành này cũng có thể lựa chọn công tác tại các công ty đa quốc gia hoặc làm việc ở nước ngoài. Các vị trí dành cho sinh viên Kinh doanh tốt nghiệp cũng rất đa dạng. Sau đây là một vài vị trí tham khảo:\n\n\n\n\n\nNhân viên kinh doanh\nChuyên viên xuất nhập khẩu\nChuyên viên bộ phận thu mua\nChuyên viên chăm sóc khách hàng\nNhân viên Marketing\nCửa hàng trưởng, trưởng ngành hàng\nGiảng viên\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành như thế nào?": "\n\nMột trong những lý do khiến ngành KDTM nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ chính là mức lương vô cùng hấp dẫn. Mặc dù sinh viên mới tốt nghiệp thường nhận mức lương chỉ xấp xỉ 6 đến 7 triệu đồng/tháng, con số này có thể tăng lên chóng mặt cùng với kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn tích lũy được. Sau đây là mức lương tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành Kinh doanh thương mại:\n\n\n\nNhân viên kinh doanh – 25 triệu đồng/tháng\nChuyên viên xuất nhập khẩu – 15 triệu đồng/tháng\nChuyên viên bộ phận thu mua – 15 triệu đồng/tháng\nChuyên viên chăm sóc khách hàng – 12 triệu đồng/tháng\nNhân viên Marketing – 15 triệu đồng/tháng\nCửa hàng trưởng, trưởng ngành hàng – 25 triệu đồng/tháng\nGiảng viên Kinh doanh thương mại – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "những kiến thức đào tạo sinh viên ngành": "\n\nKhi chính thức theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức về hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị,… Ngoài ra, các bạn còn được lập kế hoạch kinh doanh, tìm hiểu nghiệp vụ bán hàng, phân tích tài chính trong doanh nghiệp,…\nKhông dừng lại ở đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng cần thiết phục vụ cho nghề nghiệp như giải quyết các vấn đề thực tế của các doanh nghiệp thương mại, cách tổ chức buổi seminar, kỹ năng làm việc remote, sàng lọc thông tin, quản lý các dự án thương mại,.. Hơn hết là có thêm các kỹ năng điều hành, làm việc nhóm nhỏ, làm việc theo team,…Song song với lý thuyết là các giờ thực hành thự tế nhằm giúp các bạn tiếp cận gần hơn với doanh nghiệp, công ty.\n\n\n", "kết luận": "\n\nKhi lựa chọn ngành học, các thí sinh thường tìm kiếm ba yếu tố: chương trình đào tạo lý thú, cơ hội việc làm đa dạng cũng như mức thu nhập hấp dẫn. Ngành Kinh doanh thương mại là một trong số ít các ngành học đáp ứng được cả ba yêu cầu trên. Nếu như bạn đam mê kinh doanh hoặc là một người nhanh nhạy, giỏi giao tiếp, đây chính là ngành học dành cho bạn. Nếu bạn có hứng thú với ngành Kinh doanh thương mại nhưng chưa phù hợp với những tiêu chí trên, bạn vẫn có thể theo học và dần dần cải thiện trong quá trình học."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thuong-mai-dien-tu", "rid": "7340122", "major": "Thương mại điện tử", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nThương mại điện tử là hoạt động mua và bán các sản phẩm và dịch vụ trên những nền tảng giao dịch điện tử như mạng Internet hoặc các mạng máy tính khác.\n\n\n\n\nTại các cơ sở đào tạo, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh trên nền tảng điện tử nói riêng. Bên cạnh đó, các trường cũng đào tạo sinh viên một số kỹ năng cần thiết như kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, v.v.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo Thương mại điện tử thường xét tuyển những khối thi sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối A09: Toán Học, Địa Lý, GDCD\nKhối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối C04: Ngữ Văn, Toán Học, Địa Lý\nKhối C15: Toán Học, Ngữ Văn, KHXH\nKhối C20: Ngữ Văn, Địa Lý, GDCD\nKhối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh\nKhối D90: Toán Học, KHTN, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành Thương mại điện tử thường áp dụng 3 phương thức tuyển sinh: xét điểm thi THPTQG, xét học bạ THPT và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Đối với phương thức xét điểm thi THPTQG, các trường thường yêu cầu thí sinh đạt từ 15 đến 27.5 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn cho phương thức xét học bạ THPT thường dao động từ 6 đến 24.5 điểm. Nếu các thí sinh muốn xét điểm thi Đánh giá năng lực để vào ngành Thương mại điện tử, thí sinh cần đạt từ 550 đến 880 điểm. Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo còn yêu cầu thêm một hoặc vài tiêu chí phụ. Sau đây là những tiêu chí phụ thường gặp:\n\n\n\nThứ tự nguyện vọng ≤ 3\nThứ tự nguyện vọng = 1\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường đào tạo ngành Thương mại điện tử trên toàn quốc:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Điện lực\nĐại Học Thương Mại\nĐại Học Mở Hà Nội\nĐại Học Kinh Tế Quốc Dân\nĐại học Công nghệ Giao thông vận tải\nHọc Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông \nĐại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Kinh Tế – Đại Học Huế\nĐại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng\nĐại Học Phạm Văn Đồng\nĐại Học Vinh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Trà Vinh\nĐại Học Kinh Tế -Tài Chính TPHCM\nĐại học Công Nghệ TPHCM\nĐại Học Công Nghiệp TPHCM\nĐại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM\nĐại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM\nĐại Học Công Nghệ Thông Tin – Đại Học Quốc Gia TPHCM\nĐại Học Văn Hiến\nĐại Học Nguyễn Tất Thành\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nNgành Thương mại điện tử thường được chia thành hai chuyên ngành sau đây:\n\n\n\nKinh doanh trực tuyến\n\n\n\nKinh doanh trực tuyến là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ diễn ra hoàn toàn trên nền tảng điện tử. Chương trình học của chuyên ngành này luôn được xây dựng dựa trên tình hình thực tiễn tại các công ty, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên.\n\n\n\nMarketing trực tuyến\n\n\n\nMarketing trực tuyến là toàn bộ quá trình quảng bá và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng điện tử. Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học các môn như Hệ thống thông tin quản lý, Truyền thông Marketing tích hợp, Quản trị Marketing dịch vụ, v.v.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nKhi lựa chọn chuyên ngành, một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là mức độ phù hợp với sở thích hoặc năng lực bản thân. Tương tự, khi muốn theo đuổi ngành TMĐT, bạn sẽ cần đến rất nhiều yếu tố để đạt được thành công. Nếu bạn muốn hoạt động trong lĩnh vực Thương mại điện tử, bạn sẽ cần có các tố chất sau đây:\n\n\n\n\n\nNăng động, có óc sáng tạo\nTinh thần ham học hỏi, cầu tiến\nKhả năng hoạch định chiến lược\nKhả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, đặc biệt là giới trẻ\nTinh thần trách nhiệm \nKhả năng chịu áp lực cao\nNăng lực sử dụng ngoại ngữ\nThận trọng, tỉ mỉ trong công việc\nCó sự am hiểu nhất định về công nghệ và các nền tảng trực tuyến\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các học sinh khối lớp 12, đặc biệt là các bạn có hứng thú với ngành TMĐT. Có thể thấy, hầu hết các khối thi để xét tuyển vào ngành này đều có môn Toán và các môn KHTN. Vì thế, các thí sinh yêu thích Thương mại điện tử nên đầu tư nhiều hơn vào những môn học này. Ngoài ra, ngàn học này có rất nhiều nguồn tài liệu được viết bằng tiếng Anh, nên đây cũng là một môn học quan trọng cần được đầu tư kĩ càng.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nNgành Thương mại chỉ mới được đưa vào giảng dạy những năm gần đây, vì thế đội ngũ nhân sự Thương mại điện tử luôn trong tình trạng khan hiếm. Thị trường việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp Thương mại điện tử rất phong phú và có nhiều đãi ngộ hấp dẫn. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể lựa chọn công tác tại một trong các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống kinh doanh trực tuyến\nTư vấn viên \nChuyên viên phân tích sự phát triển của thương mại điện tử\nChuyên viên quản lý hiệu suất hoạt động của thương mại điện tử\nGiảng viên chuyên ngành TMĐT\nNhân viên chăm sóc khách hàng online\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nĐội ngũ nhân sự trong lĩnh vực này luôn được các công ty săn đón, nên mức lương và các đãi ngộ dành cho người làm ngành này cũng rất hấp dẫn. Nếu bạn có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc từ 3 đến 4 năm cùng với năng lực sử dụng tiếng Anh ở mức khá – giỏi, thu nhập của bạn có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng. Sau đây là mức lương tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành Thương mại điện tử:\n\n\n\nChuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống kinh doanh trực tuyến – 20 triệu đồng/tháng\nTư vấn viên – 15 triệu đồng/tháng \nChuyên viên phân tích sự phát triển của TMĐT – 12 triệu đồng/tháng\nChuyên viên quản lý hiệu suất hoạt động của TMĐT – 20 triệu đồng/tháng\nGiảng viên ngành TMĐT – 12 triệu đồng/tháng\nNhân viên chăm sóc khách hàng online – 15 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "sinh viên ngành được học những gì?": "\n\nĐối với sinh viên theo học chương trình thuộc ngành thương mại điện tử sẽ được trang bị kiến thức về:\n\n\n\nBộ môn Quản trị doanh nghiệp: Sau khi học xong, người học có thể tổ chức, điều hành và quản trị được hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn một số môn căn bản bạn sẽ được học bao gồm Tổng quan thương mại điện tử, Quản trị dự án đầu tư, Quản trị quan hệ khách hàng,…\nChuyên ngành Thương mại điện tử 4.0 nhằm giúp bạn có thể tổ chức, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trên Internet. Ngoài ra, bạn sẽ được học về cách Xây dựng và triển khai ứng dụng thương mại điện tử; tìm kiếm tập khách hàng tiềm năng, xây dựng các kênh marketing,…\n\n\n\nNgoại trừ các môn chuyên ngành, bạn còn được bổ sung các kiến thức về tin học, vốn ngoại ngữ, các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng,…Và có có hội được thực tập tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực thương mại điện tử.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành Thương mại điện tử là một trong những ngành hấp dẫn nhất bởi nhu cầu mua sắm online đang tăng lên chóng mặt và không có nhu cầu dừng lại. Có thể nói đây là ngành học yêu thích của đại bộ phận giới trẻ bởi chương trình học lý thú, môi trường làm việc trẻ trung năng động, đặc biệt là mức thu nhập hấp dẫn. Nếu bạn đam mê với kinh doanh online hoặc muốn thử sức mình với một ngành học nhiều tiềm năng, TMĐT sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-doanh-thoi-trang-va-det-may", "rid": "7340123", "major": "Kinh doanh thời trang và dệt may", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành kinh doanh thời trang và dệt may.\n\n\n\nKinh doanh thời trang và dệt may thuộc nhóm ngành kinh doanh. Ngành này cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên ngành giúp người học trở thành nhà kinh doanh trong lĩnh vực thời trang và dệt may. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về  kinh tế, quản lý, dệt may và thời trang; có kỹ năng quản trị, tổ chức, kết nối liên ngành, tương lai có thể điều hành các loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, sinh viên còn học được cách tư duy nghiên cứu độc lập, tạo khả năng thích nghi nhanh chóng, có khả năng tự học nâng cao trình độ theo yêu cầu công việc.\n\n\n", "các khối nào thi vào ngành ?": "\n\nMã ngành: 7340123\n\n\nBạn đam mê và yêu thích ngành này, bạn có thể lựa chọn các tổ hợp môn sau để tham gia đăng ký xét tuyển tại các trường đào tạo:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật lí, Hóa học\nKhối A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh\nKhối D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh\nKhối D10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành kinh doanh thời trang và dệt may dao động từ 15 đến 23 điểm. Căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT mà các trường sẽ có những mức điểm khác nhau.\n\n\n", "những trường nào đào tạo ngành này?": "\n\nĐể đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực, Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên là trường đầu tiên mở ngành đào tạo đại học chính quy ngành kinh doanh thời trang và dệt may. Để có thể theo học ngành này, bạn có thể đăng ký học tại các trường sau:\n\n\n\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)\nĐại học Sao Đỏ\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Công nghệ TP. HCM\nĐại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM\nĐại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành này?": "\n\n\n\nĐể có thể kinh doanh và phát triển tốt trong lĩnh vực này, bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\nCó khả năng tư duy logic, khả năng tính toán tốt, có cách làm việc khoa học và khả năng thiết kế những sản phẩm may mặc.\nTheo học ngành này bạn cần phải có sự ham học hỏi. Đây được coi là nền tảng quan trọng giúp bạn thành công trong lĩnh vực này.\nKhông ngừng học hỏi, nắm bắt xu thế thời đại để thiết kế những sản phẩm mới.\nCó khả năng chịu được áp lực công việc, tính kiên nhẫn. Yếu tố này sẽ giúp bạn hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Đây cũng là một trong những yếu tố cần thiết để bạn có thể thành công trong lĩnh vực này.\n\n\n\n", "học ngành này cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể học ngành này bạn cần học tốt các môn khoa học tự nhiên như: Toán, Vật lý, Hóa học. Các môn tự nhiên này sẽ tạo cho bạn tính tư duy logic, bạn có khả năng tính toán và cách làm việc một cách khoa học… Như vậy, bạn sẽ dễ dàng trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất dành cho bộ phận, doanh nghiệp để có thể dự toán cũng như xây dựng chính xác nguồn lực nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất. Ngoài ra bạn cần học tốt môn Tiếng Anh. Bởi tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng dùng trên toàn thế giới. Việc học tốt môn này sẽ giúp bạn thu thập được nhiều tài liệu, mẫu thời trang mới trên thế giới hơn. Cơ hội việc làm cho những bạn có vốn tiếng Anh tốt sẽ rộng mở hơn.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành học này như thế nào?": "\n\nViệt Nam là nước nằm trong Top các nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới. Là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn, đóng góp khoảng 16% xuất khẩu trong cả nước. Theo thông tin khảo sát, nhu cầu nhân lực thuộc lĩnh vực kinh doanh thời trang và dệt may tại các doanh nghiệp hiện nay là rất lớn. Đó là điều kiện thuận lợi tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tham gia học ngành này.\n\n\nSau khi tốt nghiệp, cử nhân kinh doanh thời trang và dệt may có thể đảm nhiệm các công việc sau:\n\n\n\nThiết kế và phát triển sản phẩm thời trang, thiết kế mẫu vải kỹ thuật số, thiết kế thời trang bền vững\nQuản lý dòng sản phẩm thời trang, quản lý chuỗi cung ứng thời trang và dệt may, quản lý chất lượng sản phẩm thời trang\nPhân tích xu hướng, thu mua và quản lý vật tư thời trang và dệt may, hoạch định phân phối sản phẩm thời trang\nLàm Merchandiser cho các thương hiệu thời trang\nBộ phận quản lý đơn hàng thời trang\nTổ chức sự kiện, trưng bày sản phẩm, truyền thông và tiếp thị thời trang\nTự khởi nghiệp và kinh doanh trong lĩnh vực dệt may và thời trang\nCán bộ tham gia đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành Kinh doanh thời trang và dệt may\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm trong lĩnh vực này là bao nhiêu?": "\n\n\n\nHiện nay, mức lương của ngành học này đang có xu hướng tăng theo các năm. Mức lương trung bình dành cho các bạn sinh viên mới ra trường từ 5 triệu đến 7 triệu/tháng. Khi đã có kinh nghiệm, có tay nghề thì mức lương này có thể từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng. Đối với những bạn tự khởi nghiệp kinh doanh thì mức thu nhập bạn nhận được còn nhiều hơn thế.\n\n\n", "mục tiêu đào tạo ngành": "\n\n\nGiúp sinh viên nắm vững các nguyên lý thiết kế và qui trình thiết kế một bộ sưu tập thời trang.\nCó những hiểu biết về thị hiếu thẩm mỹ, lịch sử mỹ thuật, lịch sử của trang phục. Từ đó các bạn có những thiết kế phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.\nHướng đến sự vận dụng tốt các kiến thức chuyên môn để xây dựng và thúc đẩy trình độ thẩm mỹ của người dùng qua các sản phẩm thời trang.\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng phân tích về trào lưu, xu hướng. Bên cạnh đó là sự tìm kiếm và phát triển ý tưởng để thiết kế các loại hình trang phục khác nhau.\nThực hiện tốt kỹ năng quản trị nhân sự. Có những dự báo về tình hình phát triển ngành Thời trang và may mặc.\nCó khả năng lên kế hoạch và thực hiện các dự án các nhân về ngành. Ngoài ra, có thể tạo lập nên các chiến lược kinh doanh và phát triển thương hiệu Thời trang. Cùng với đó là nắm bắt thị trường, thị hiếu người dùng, tiếp thị sản phẩm,..\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những thông tin tổng quan về ngành kinh doanh thời trang và dệt may mà ReviewEdu.net đem đến cho các bạn trẻ và phụ huynh quan tâm. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra được sự lựa chọn về ngành học trường học phù hợp với khả năng của mình. Chúc bạn có kỳ thi thật tốt."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-tai-chinh-ngan-hang", "rid": "7340201", "major": "Tài chính – Ngân hàng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nTài chính – ngân hàng (Finance and Banking) là một ngành học khá rộng, chuyên đào tạo những lĩnh vực liên quan đến việc luân chuyển và giao dịch tiền tệ, kinh doanh thông qua ngân hàng. Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính như: Tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp, ngân hàng,…\n\n\nTheo đuổi ngành học này, các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu đến lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ,… Không những thế, ngành này còn giúp bạn nắm rõ được cách quản lý tài chính hiệu quả, quản trị cho ngân hàng, doanh nghiệp hoặc công ty.\n\n\n", "ngành thi khối nào?": "\n\nĐể theo học ngành này, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)\nKhối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nKhối  D03 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp)\nKhối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)\nKhối C15 (Toán, Ngữ văn, Khoa học xã hội)\nKhối C14 (Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân)\nKhối A16 (Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên)\n\n\n\nĐiểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng là bao nhiêu?\n\n\n\n\nĐiểm trúng tuyển vào ngành này sẽ phụ thuộc vào từng cơ sở đào tạo khác nhau, phương thức xét tuyển cũng như tổ hợp môn. Do đó sẽ không có một con số cố định về điểm chuẩn của ngành này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, điểm chuẩn của ngành này tại các trường đại học thường dao động trong khoảng từ 17,75 – 25 điểm. Trong đó, trường Đại học kinh tế TP.HCM có tên tuổi lâu năm trong việc đào tạo ngành này lấy điểm chuẩn năm 2020 là 25,80 điểm. Mặt khác, con số này ở Học viện Ngân hàng là 25,5 điểm.\n\n\n", "các trường đại học nào có ngành ?": "\n\nTrong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay thì việc tìm một ngôi trường đào tạo ngành này là không hề khó. Tuy nhiên đối với các bạn học sinh để có thể lựa chọn cho mình một môi trường chất lượng giảng dạy tốt và phù hợp với bản thân thì lại không hề dễ dàng. Dưới đây sẽ đề cập một số trường đại học đào tạo ngành học này giúp bạn đọc dễ dàng tham khảo:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội\nĐại học Ngoại thương Hà Nội\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nĐại học Thương Mại\nHọc viện Ngân hàng\nHọc viện Tài Chính\nĐại học Công Nghiệp Hà Nội\nĐại học Thăng Long\nViện Đại học Mở Hà Nội\nĐại học Công Đoàn\nĐại học Điện lực\nHọc viện Chính Sách và phát triển\nĐại học Công nghệ giao thông vận tải (Cơ sở Hà Nội)\nĐại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội\nĐại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Kinh tế – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Ngoại thương (Cơ sở TP.HCM)\nĐại học Kinh tế TP.HCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Tài chính – Marketing\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Mở TP.HCM\nĐại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc ?": "\n\nTài chính – ngân hàng là một ngành khá rộng, tên gọi của nó mang tính bao quát. Do đó để hoạch định được kế hoạch cũng như ngành nghề trong tương lai cho bản thân, sinh viên cần nắm được những chuyên ngành cơ bản của ngành bao gồm:\n\n\nNgân hàng\n\n\nTheo học chuyên ngành này, các bạn sinh viên sẽ được tìm hiểu sâu hơn về tài chính, ngân hàng, tiền tệ, quản trị tín dụng, các kiến thức về thẩm định tín dụng, quản trị tài chính trong doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, quy trình hoạt động tài chính, thống kê, kế toán, thuế trong ngân hàng và doanh nghiệp.\n\n\nTài chính doanh nghiệp\n\n\nNgành này sẽ đào tạo những kiến thức chuyên sâu về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Sau khi học xong, sinh viên có khả năng thẩm định tài chính các dự án đầu tư, nắm được các quy trình hạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, định giá, chứng khoán và am hiểu các quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định về luật thuế…\n\n\nTài chính quốc tế\n\n\nChuyên ngành này đào tạo chuyên sâu về Tài chính quốc tế và các vấn đề nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như kinh doanh quốc tế (kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán…), thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế. Đồng thời có thể nắm bắt được quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý nợ, quản trị tài chính công ty đa quốc gia.\n\n\nThuế\n\n\nVới chuyên ngành này, sinh viên sẽ được bổ sung các kiến thức về thuế như: hiểu lý thuyết thuế, chính sách thuế, luật thuế; quy định về lập hồ sơ kê khai thuế, vấn đề liên quan đến quy trình hạch toán kế toán thuế.\n\n\nĐầu tư tài chính\n\n\nSau khi tốt nghiệp chuyên ngành này, các bạn sinh viên sẽ có khả năng phân tích và dự báo thị trường, nắm chắc kiến thức liên quan đến thị trường tài chính đến rủi ro và cách quản lý rủi ro các công cụ đầu tư trên thị trường tài chính.\n\n\n", "những tố chất cần có nào để theo đuổi ngành học này?": "\n\n\n\nViệc xác định những yếu tố cần thiết khi theo học ngành này chính là vấn đề then chốt để biết rằng bản thân có phù hợp với ngành nghề này hay không? Để có thể thành công với ngành này, bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\nSự đam mê với nghề, tính sáng tạo và sự năng động\nKhả năng tính toán nhanh, có tư duy logic kèm theo sự tỉ mỉ\nThận trọng và chính xác tuyệt đối trong từng con số vì chỉ cần sai một lỗi nhỏ sẽ dẫn bạn đến những rắc rối\nNgoại ngữ tốt là một lợi thế vì làm việc trong ngành này bạn sẽ gặp thường xuyên những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành và tần số tiếp xúc với người nước ngoài khá cao\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nViệc luân chuyển tiền tệ được vận hành giống như mạch máu của cơ thể cho nên dù kinh tế phát triển hay khủng hoảng thì cơ hội việc làm của ngành này vẫn không bao giờ hạn hẹp. Sau khi ra trường, các bạn sinh viên có thể đảm nhận các vị trí sau:\n\n\n\nChuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kiểm toán ngân hàng thương mại; Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế\nChuyên viên kinh doanh tiền tệ\nChuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp; Chuyên viên định giá tài sản; Chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp\nChuyên viên tiếp nhận hồ sơ tư vấn cho khách hàng tại các ngân hàng\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\nBởi vì sinh viên ngành Tài chính – ngân hàng sẽ là lực lượng góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như nhu cầu nguồn nhân lực cao nên mức lương của ngành này vô cùng hấp dẫn. Đối với những sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, cần có khoảng thời gian được đào tạo và hướng dẫn nên sẽ hưởng mức lương từ 6 – 9 triệu VNĐ/tháng. Mặc khác, đối với những cá nhân đã có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm thì mức thu nhập dao động trong khoảng 10 – 15 triệu VNĐ/tháng. Riêng với những bạn có năng lực và kinh nghiệm làm việc lâu năm, các công ty sẵn sàng trả mức thù lao từ 20 – 25 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành Tài chính – ngân hàng đang được chú trọng đầu tư về chất lượng giáo dục. Trong thời đại hội nhập và phát triển kinh tế ngày nay, ngành học này sẽ luôn mở ra cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên. Ngoài ra, theo học ngành này sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức bao quát về lĩnh vực tài chính – ngân hàng."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-bao-hiem", "rid": "7340204", "major": "Bảo hiểm", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nNgành Bảo hiểm (tiếng Anh: Insurance) ra đời trong nền kinh tế hội nhập, giúp con người có được một sự đảm bảo an toàn nhất về mặt tinh thần và thể xác, bởi vì ở bất cứ nơi đâu và trong hoàn cảnh nào con người cũng dễ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống và công việc. Ngành này hỗ trợ việc thực hiện những chính sách vĩ mô về ổn định kinh tế, khả năng kiềm chế lạm phát, giúp cân đối nền kinh tế trong thời đại hội nhập; góp phần to lớn trong việc bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn và giúp tiết kiệm được các chi phí về đầu tư.\n\n\n\n\nTheo học ngành Bảo hiểm, sinh viên còn được học các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm thương mại gồm các kiến thức chuyên ngành, pháp luật, quản lý nhà nước, tài chính và kế toán, thương mại trong kinh doanh BH nhân thọ, BH phi nhân thọ, tái bảo hiểm, kỹ năng thực hiện đàm phán, thiết lập và quản lý hợp đồng BH, định phí bảo hiểm, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, quản lý quỹ đầu tư, lập các báo cáo tài chính, phân tích tài chính trong doanh nghiệp BH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay tại các cơ sở đào tạo ngành Bảo hiểm đang xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)\nKhối A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)\nKhối D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)\nKhối D03 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp)\nKhối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nKhối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)\n\n\n\nBên cạnh đó, các sĩ tử cũng có thể xét tuyển tại một số trường bằng cách tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành Bảo hiểm chỉ áp dụng 1 phương thức tuyển sinh đó là phương thức xét điểm thi THPTQG. Điểm chuẩn của các trường đại học những năm gần đây dao động từ 15 – 18 điểm, tùy thuộc vào khối thi và kết quả xét tuyển.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện ở nước ta các trường đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước. Do đó các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp với nhu cầu bản thân. Sau đây là danh sách các cơ sở đào tạo theo khu vực.\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kinh tế quốc dân\nĐại học Lao động – Xã hội\nHọc viện Tài chính\nĐại học Lao động – Xã hội cơ sở Sơn Tây\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Gia Định\nĐại học Ngân hàng TPHCM\nĐại học Kinh tế TPHCM\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Lao động – Xã hội\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgoài yêu cầu về kiến thức chuyên môn, nghề Bảo hiểm còn yêu cầu những người có “tài” thật sự. Nếu bạn muốn theo đuổi và gặt hái được nhiều thành công trong ngành này, bạn sẽ cần phải sở hữu những yếu tố sau đây:\n\n\n\n\n\nCó khả năng suy luận tốt, tư duy logic\nKhả năng giao tiếp tốt, có thể thuyết phục và lắng nghe khách hàng\nGiỏi các môn học về tự nhiên là một lợi thế\nNăng lực về ngoại ngữ\nSự tỉ mỉ, kiên trì và ý chí muốn làm giàu\nCó sự kiên trì bền bỉ và luôn cố gắng nỗ lực hết mình trong công việc\nCó đam mê và yêu nghề\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nCó thể dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết các khối thi để xét tuyển vào ngành này đều có môn Toán. Do đó muốn nâng cao khả năng trúng tuyển vào ngành Bảo hiểm, các tử sĩ nên đầu tư chú trọng nhiều hơn vào môn học này ngay từ bây giờ.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nThực tế cho thấy ngành Bảo hiểm là ngành khá mới mẻ nên được nhiều thí sinh quan tâm trong thời gian gần đây, do đó, cơ hội của sinh viên chuyên ngành này sau khi ra trường là rất lớn. Cụ thể, bạn có thể đảm nhiệm các công việc và vị trí làm việc như sau:\n\n\n\n\n\nNhà nghiên cứu\nCán bộ quản lý tài chính của công ty Bảo hiểm\nCán bộ định phí\nCán bộ đàm phán và ký kết hợp đồng\nCán bộ phân tích, đánh giá rủi ro\nCán bộ giám định, bồi thường thiệt hại\nCán bộ quản lý danh mục đầu tư\nCán bộ tái Bảo hiểm\nCán bộ nhà nước về Bảo hiểm\nChuyên gia môi giới và tư vấn Bảo hiểm\nCán bộ phát triển Bảo hiểm\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nHiện nay, nhu cầu nhân lực của ngành Bảo hiểm đang rất lớn và khan hiếm. Vì vậy, mức lương cơ bản cho nhân viên của ngành này khá cao. Đối với các cá nhân có năng lực chuyên ngành được làm công việc phân tích, thẩm định, quản lý, nghiên cứu, mức lương sẽ cao hơn so với các công việc còn lại. Mức lương cơ bản có thể dao động trong khoảng 10 – 20 triệu VNĐ/tháng. Mặt khác, đối với sinh viên mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm, làm công việc môi giới, tư vấn Bảo hiểm thì mức lương cơ bản dao động từ 6 – 8 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện tại việc làm ngành bảo hiểm hiện diện ở khắp mọi nơi và đang tăng lên hàng ngày và hàng giờ nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội. Nếu bạn thực sự yêu thích hoặc muốn thử thách bản thân tại ngành học sở hữu nhiều tiềm năng này thì hãy tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và không ngừng cố gắng vì nó nhé. Bởi bất kỳ thành công nào cũng cần sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ và kiên trì đến cùng."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-tai-chinh", "rid": "7340205", "major": "Công nghệ tài chính", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nCông nghệ tài chính (Mã ngành: 7340205) được hiểu là một ngành kết hợp giữa công nghệ và tài chính. Fintech là thuật ngữ mô tả sự đổi mới và hiệu quả nhờ công nghệ trong lĩnh vực tài chính. Các hoạt động Fintech hiện nay gắn liền với sự ra đời và ứng dụng của công nghệ chuỗi khối, phân tích dữ liệu lớn, trực quan hóa dữ liệu, trí tuệ nhân tạo,… Những công cụ này đã và đang đóng vai trò là chất xúc tác tạo đổi mới đáng kể trong ngành dịch vụ tài chính.\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về kinh tế, kinh doanh, tài chính – ngân hàng cùng với các kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội trong kỷ nguyên số, các kiến thức về công nghệ, khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, công cụ toán học và thống kê ứng dụng trong lĩnh vực tài chính. Bên cạnh đó còn được rèn luyện đầy đủ các kỹ năng cần thiết, thái độ làm việc để đủ năng lực làm việc và thích ứng với môi trường thay đổi nhanh chóng của các tổ chức tài chính, tổ chức công nghệ tài chính. Một số môn học chuyên ngành tiêu biểu sẽ được học như: Quản trị tài chính doanh nghiệp, Phát triển hệ thống thương mại điện tử, Trí tuệ nhân tạo, Tiền số và công nghệ Blockchain,…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Công nghệ Tài chính xét tuyển theo các khối phổ biến sau:\n\n\n\n\n\n\nKhối\n\n\nTổ hợp môn\n\n\n\nA00\nToán – Lý – Hóa\n\n\n\n\nA01\nToán – Lý – Anh\n\n\nC01\nToán – Văn – Lý\n\n\nD01\nToán – Văn–Anh\n\n\nD07\nToán – Hóa – Anh\n\n\nD23\nToán – Hóa – Nhật\n\n\nD24\nToán – Hóa – Pháp\n\n\n\n\n\nNgoài ra, ngành này còn được tuyển sinh theo các phương thức mới theo đề án tuyển sinh riêng từng trường. Như xét từ kết quả thi đánh giá năng lực, xét tuyển kết hợp…\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác trường tuyển sinh ngành FinTech có mức điểm chuẩn như sau:\n\n\n\n\n\n\nTên trường\n\n\nĐiểm chuẩn\n\n\n\nHọc viện Công nghệ bưu chính viễn thông\n25.85\n\n\nTrường Đại học Kinh tế quốc dân\n26.9\n\n\nTrường Đại học Kinh tế Đà Nẵng\n23.5\n\n\nTrường Đại học Kinh tế TP HCM\n18\n\n\nTrường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM\n18\n\n\nTrường Quốc tế – ĐHQGHN\n20\n\n\nTrường Đại học Hoa Sen\n15\n\n\n\n\n\nĐiểm chuẩn ngành Công nghệ tài chính năm 2022 thấp nhất là 15 và cao nhất là 26.9 điểm (theo thang điểm 30). Dự kiến năm học mới này mức điểm chuẩn đầu vào của ngành này sẽ tăng từ 1 đến 2 điểm so với năm học 2022.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là một số trường đào tạo ngành Công nghệ tài chính\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nTrường Đại học Kinh tế quốc dân\nTrường Quốc tế – ĐHQGHN\nTrường Đại học Kinh tế Nghệ An\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nTrường Đại học Kinh tế Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nHọc viện Công nghệ bưu chính viễn thông\nTrường Đại học Kinh tế TP HCM\nTrường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM\nTrường Đại học Hoa Sen\nTrường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học tốt ngành FinTech. Bạn cần phải rèn luyện cho bản thân các yếu tố sau đây:\n\n\n\nSự hiểu biết sâu sắc về kinh tế và tài chính.\nKhả năng làm việc với các phần mềm và công nghệ tài chính.\nKỹ năng phân tích và quản lý dữ liệu.\nKỹ năng giao tiếp và truyền đạt tốt.\nSự tinh thần hợp tác và năng động trong môi trường làm việc nhóm.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao?": "\n\nNgành FinTech cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực như: tài chính, đầu tư, quản lý tài sản, chứng khoán, bảo hiểm, tài chính quốc tế, giao dịch tài chính, kế toán, khoa học dữ liệu và các công ty công nghệ tài chính.\n\n\nCác công ty công nghệ tài chính như PayPal, Google, Amazon, Facebook cũng cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành FinTech có năng lực.\n\n\nCác việc làm trong ngành công nghệ tài chính bao gồm:\n\n\n\nChuyên viên công nghệ tài chính \nNhà phát triển phần mềm \nNhà phân tích dữ liệu \nNhà phát triển giải pháp \nGiám đốc kinh doanh \nGiám đốc đầu tư \nNhà đầu tư \nNhà quản lý tài chính \n\n\n\nMức lương ngành FinTech tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và năng lực của mỗi cá nhân. Trung bình mức lương cho các vị trí trong ngành FinTech là trên 15 triệu đồng một tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành công nghệ tài chính đang mở ra những cơ hội và thách thức mới cho thị trường tài chính. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư không thể bỏ qua tiềm năng của ngành này.\n\n\nLĩnh vực này đang được coi là một trong những lĩnh vực hot nhất hiện nay, với nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và tiềm năng phát triển.Hy vọng những thông tin ReviewEdu chia sẻ sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Hãy thường xuyên theo dõi ReviewEdu để cập nhật thông tin tuyển sinh để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh sắp tới nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ke-toan", "rid": "7340301", "major": "Kế toán", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKế toán (tiếng Anh:  Accountant) là công việc ghi chép, thu nhận và xử lý cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Ngành học này chủ yếu phản ánh sự hình thành, biến động của tài sản được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị đó.\n\n\n\n\nKế toán gồm hai loại cơ bản:\n\n\n\nKế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy lợi ích làm mục đích hoạt động như tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước…\nKế toán doanh nghiệp: là kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục đích kiếm lợi nhuận.\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành ?": "\n\nBởi vì là một ngành học phổ biến cho nên các sĩ tử có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPTQG, các bạn có thể tham khảo khối thi vào ngành Kế toán dưới đây:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối A04 (Toán, Vật lý, Địa lý)\nKhối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)\nKhối A16 (Toán, Vật lý, Khoa học tự nhiên)\nKhối A07 (Toán, Lịch sử, Địa lý)\nKhối C01 (Toán, Ngữ văn, Vật lý)\nKhối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)\nKhối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nKhối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)\nKhối D10 (Toán, Địa lý, Tiếng Anh)\nKhối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)\nKhối D96 (Toán, Tiếng Anh, Khoa học xã hội)\nKhối C15 (Toán, Ngữ văn, Khoa học xã hội)\nKhối C03 (Toán, Ngữ văn, Lịch sử)\nKhối C20 (Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân)\n\n\n\n", "ngành lấy điểm chuẩn bao nhiêu?": "\n\nĐiểm trúng tuyển vào ngành Kế toán sẽ phụ thuộc vào từng cơ sở đào tạo, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn cũng như chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường. Do vậy, sẽ không có một con số cố định về điểm chuẩn của ngành này. Tuy nhiên theo tổng hợp chung thì điểm chuẩn của ngành Kế toán thường dao động trong khoảng từ 14 – 26 điểm. Ngoài ra, một số trường xét tuyển theo phương thức xét học bạ THPT có mức điểm chuẩn từ 18 – 25 điểm. Ngoài hai phương thức trên, các trường còn có xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực với mức điểm từ 550 – 850 điểm. \n\n\n", "các trường đại học nào đào tạo ngành học này?": "\n\nTrong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay thì việc tìm một ngôi trường đào tạo ngành kế toán là điều không khó. Tuy nhiên đối với các bạn học sinh để có thể lựa chọn cho mình một môi trường chất lượng giảng dạy tốt và phù hợp với bản thân thì lại không hề dễ dàng. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành học Kế toán, mời quý bạn đọc cùng tham khảo:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội\nĐại học Ngoại thương Hà Nội\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nĐại học Thương Mại\nHọc viện Ngân hàng\nHọc viện Tài Chính\nĐại học Công Nghiệp Hà Nội\nĐại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội\nĐại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên\nHọc viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông\nViện Đại học Mở Hà Nội\nĐại học Thăng Long\nĐại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội\nĐại học Mỏ Địa Chất\nĐại học Đại Nam\nĐại học Đông Đô\nĐại học Lao động và Xã hội (Cơ sở Hà Nội)\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Kinh tế – Đại học Huế\nĐại học Nha Trang\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Ngoại thương (Cơ sở TP.HCM)\nĐại học Kinh tế TP.HCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Tài chính – Marketing\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Mở TP.HCM\nĐại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Nông Lâm TP.HCM\n\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc ngành ?": "\n\nKế toán là một ngành khá rộng, tên gọi của nó mang tính bao quát. Do đó để xác định được kế hoạch cũng như ngành nghề trong tương lai cho bản thân, sinh viên cần nắm được những chuyên ngành cơ bản của ngành học Kế toán bao gồm:\n\n\n\n\n\nKế toán tài chính: tập trung vào soạn thảo báo cáo hằng năm cho cổ đông về hoạt động của công ty. Theo học chuyên ngành này, sinh viên được đào tạo những kiến cơ bản về kế toán quản trị, quy trình tổ chức kế toán.\nKế toán công: đào tạo kiến thức chuyên sâu về kế toán công ở các đơn vị quản lý tài chính công như: cơ quan, đơn vị và tổ chức được Nhà nước quyết định thành lập.\nKế toán doanh nghiệp: nắm chắc quy trình hạch toán, các nghiệp vụ kế toán, tổ chức công tác kế toán, có kiến thức về thuế – tài chính doanh nghiệp.\nKiểm toán: sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng thực hành công việc kiểm toán thông qua các môn học gồm: hệ thống thông tin kế toán, đầu tư tài chính, báo cáo tài chính…\n\n\n\n", "những tố chất cần có nào để theo đuổi ngành học này?": "\n\nĐể có thể theo đuổi và thành công với ngành Kế toán, bạn phải hội tụ đầy đủ những tố chất sau:\n\n\n\nCó khả năng logic và tính toán tốt\n\n\n\nĐây là công việc hầu như liên quan đến những con số, sổ sách, chứng từ, hóa đơn\n\n\n\nĐam mê với nghề\n\n\n\nNếu như bạn không có sự yêu thích hay hứng thú với ngành sẽ rất dễ khiến bạn rơi vào trạng thái stress\n\n\n\nLuôn tỉ mỉ và cẩn thận\n\n\n\nVì chỉ cần sai sót một con số sẽ đẩy bạn vào tình trạng rắc rối\n\n\n\nThông thạo tin học văn phòng và ngoại ngữ\n\n\n\nĐể làm việc tốt bạn cần phải thành thạo những phần mềm tin học cơ bản, đặc biệt là Excel và các phần mềm kế toán phổ biến. Bên cạnh đó, bạn nên trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình để có thể giao tiếp hoặc viết báo cáo tài chính.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nTheo số liệu thống kê, Việt Nam hiện nay có hơn 500.000 doanh nghiệp. Do đó, cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành Kế toán là vô cùng lớn. Sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhận các vị trí như:\n\n\n\n\n\nChuyên viên kế toán, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ\nNhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án\nThanh tra kinh tế, nghiên cứu tài chính\nGiảng viên dạy ngành Kế toán tại các trường Đại học, Cao đẳng\nKế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nBởi vì trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đội ngũ này cho nên mức lương cũng khá hấp dẫn. Đối với các bạn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, mức thu nhập dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng và sẽ được tăng dần theo từng năm. Mặt khác, với các vị trí Kế toán tổng hợp thì mức lương khá cao từ 10 – 20 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, các bạn có kinh nghiệm lâu năm nếu ứng tuyển vào vị trí Kế toán trưởng sẽ có mức thù lao từ 20 – 30 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào doanh nghiệp.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành Kế toán đang được chú trọng đầu tư về chất lượng giáo dục. Trong thời đại hội nhập và phát triển kinh tế ngày nay, ngành học này sẽ luôn mở ra cơ hội việc làm cho sinh viên. Ngoài ra, theo học ngành này sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức bao quát về lĩnh vực tài kinh tế. Sau khi học xong, các bạn sẽ tự tin đảm nhận nhiều vị trí việc làm khác nhau. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kiem-toan", "rid": "7340302", "major": "Kiểm toán", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nKiểm toán (Audit) là ngành học đào tạo chung lĩnh vực với kế toán, có thể nói nó là ngành học đào tạo ra những người sẽ “sửa lưng” những kế toán viên. Cụ thể thì kiểm toán viên là những người kiểm tra và xác nhận độ chính xác và tính trung thực từ những số liệu được thống kê bởi nhân viên kế toán.\n\n\n\n\nKiểm toán được chia thành 3 loại như sau:\n\n\n\nKiểm toán Nhà nước\n\n\n\nDo cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí. Các đối tượng được kiểm toán thường là những doanh nghiệp nhà nước.\n\n\n\nKiểm toán độc lập\n\n\n\nĐược tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Có nhiệm vụ chính thường là kiểm toán những báo cáo tài chính của công ty. Ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế. Tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.\n\n\n\nKiểm toán nội bộ \n\n\n\nĐây là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty không lưu truyền ra ngoài.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Kiểm toán xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối A04 (Toán, Vật lý, Địa lý)\nKhối A08 (Toán, Lịch sử, GDCD)\nKhối A09 (Toán, Địa lý, GDCD)\nKhối A16 (Toán, Ngữ văn, KHTN)\nKhối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)\nKhối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lý)\nKhối C01 (Toán, Ngữ văn, Vật lý)\nKhối C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)\nKhối C03 (Ngữ văn, Lịch sử, Toán)\nKhối C14 (Ngữ văn, Toán, GDCD)\nKhối C15 (Ngữ văn, Toán, KHXH)\nKhối C20 (Ngữ văn, Địa lý, GDCD)\nKhối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)\nKhối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nKhối D90 (Toán, KHTN, Tiếng Anh)\nKhối D96 (Toán, KHXH, Tiếng Anh)\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành Kiểm toán chỉ áp dụng 1 phương thức tuyển sinh đó là phương thức xét điểm thi THPTQG. Điểm chuẩn ngành học Kiểm toán của các trường đại học những năm gần đây dao động từ 15 – 18 điểm, tùy thuộc vào khối xét tuyển.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện ở nước ta các trường đào tạo ngành học này trải dài trên cả nước. Do đó các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Sau đây là danh sách các trường đại học có ngành Kiểm toán theo từng khu vực.\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Điện lực\nĐại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội\nĐại học Tài chính – Quản trị Kinh doanh\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Tài chính – Kế toán\nĐại học Kinh tế – Đại học Huế\nĐại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Mở TP.HCM\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgoài yêu cầu về kiến thức chuyên môn, nghề kiểm toán còn yêu cầu những người có “tài” thật sự. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành Kiểm toán, bạn sẽ cần phải có những yếu tố sau đây:\n\n\n\n\n\nChịu được áp lực cao\n\n\n\nNgành này đòi hỏi bạn phải có khả năng chịu được sức ép công việc ghê gớm để kịp các hạn nộp báo cáo. Đối với dân kiểm toán, việc làm thêm giờ là chuyện rất bình thường.\n\n\n\nKiên trì trong công việc\n\n\n\nKiểm toán là một trong những nghề phải đi công tác triền miên. Đôi khi bạn sẽ không thể nào cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Vì thế làm dân kiểm toán bạn phải luôn kiên trì nếu không bạn sẽ rất dễ bị gục ngã do lối sống mất cân bằng.\n\n\n\nĐòi hỏi độ cẩn thận và tỉ mỉ cao\n\n\n\nCâu nói “tránh sai sót, không được mắc lỗi” luôn là câu tâm niệm của dân kiểm toán bởi chỉ cần mắc một lỗi nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng to lớn. \n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nCó thể dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết các khối thi để xét tuyển vào ngành này đều có môn Toán. Do đó muốn nâng cao khả năng trúng tuyển vào ngành Kiểm toán các tử sĩ nên đầu tư chú trọng nhiều hơn vào môn học này. Ngoài ra, nếu bạn muốn có cơ hội tham gia vào các môi trường đa quốc gia thì tiếng Anh sẽ là một trong những công cụ đắc lực của bạn.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nVới ngành Kiểm toán, bạn có thể đảm nhiệm các công việc và vị trí làm việc sau khi ra trường đó là:\n\n\n\n\n\nKiểm toán viên độc lập cho các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán\nTư vấn kế toán, thuế\nTư vấn tài chính cho các công ty, doanh nghiệp\nKiểm toán viên nội bộ\nKiểm toán viên tại cơ quan kiểm toán của nhà nước\nCán bộ công tác và quản lý tài chính tại các tổ chức\nGiảng dạy và đào tạo tại các trường đại học\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nHiện thu nhập bình quân của các nhân viên kiểm toán vào khoảng 8 triệu đồng/tháng. Đối với những sinh viên mới ra trường, mức lương này có thể ít hơn một chút. Tuy nhiên, tùy vào vị trí, năng lực và kinh nghiệm cá nhân mà các công ty có thể trả mức lương cao hơn từ 10 – 20 triệu đồng/tháng.\n\n\n", "học ngành là học gì?": "\n\n\nCử nhân ngành này được trang bị khối lượng kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán. Có thể kể đến các nghiệp vụ như: tính toán chi phí, dự toán phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu,…\n\nNgoài ra, sinh viên được đào tạo kỹ năng chuyên môn cần thiết như đọc báo cáo tài chính, phân tích tài chính,.. Bên cạnh đó sinh viên còn được trang bị thêm các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giải quyết tình huống, ngoại ngữ…để tăng thêm sự tự tin khi chính thức hòa nhập vào môi trường làm việc thực tế. Hơn nữa, ngành này còn có các chứng chỉ kiểm toán quốc tế uy tín như  ACCA, CPA,..để các bạn nâng cao trình độ chuyên môn của mình tại thị trường quốc tế.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành Kiểm toán là một trong những ngành hấp dẫn nhiều sự quan tâm của phụ huynh đặc biệt là những bạn học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa đại học. Bởi những công việc trong ngành kiểm toán thường có tính ổn định cao và sở hữu mức thu nhập hấp dẫn với nhiều cơ hội việc làm trong thị trường lao động. Vậy nên bạn còn chần chờ gì mà không đăng ký xét tuyển ngành này?"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khoa-hoc-quan-ly", "rid": "7340401", "major": "Khoa học quản lý", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nKhoa học quản lý là quá trình bố trí các nguồn tài nguyên của công ty hoặc doanh nghiệp nhằm thực hiện những nhiệm vụ đã giao trước đó. Đây là công cụ để tối ưu hóa nguồn lực con người và ngân sách trong một công ty, tổ chức nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc. Tại các trường đại học, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về hoạt động quản lý như: phương pháp quản lý, nguyên tắc quản lý, chức năng của quy trình quản lý và quyết định quản lý để áp dụng vào thực tế cuộc sống, công việc đạt hiệu quả.\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nNgành Khoa học quản lý thường xét tuyển các khối như khối A, khối C và khối D. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa lý\nKhối C14: Ngữ Văn, Toán Học, GDCD\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D04: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Trung\nKhối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh\nKhối D78: Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh\nKhối D84: Toán Học, GDCD, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn dành cho hình thức xét tuyển học bạ THPT ngành Khoa học quản lý thường rơi vào khoảng 18 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn đối với hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 15 – 28.5 điểm. Bên cạnh đó, các thí sinh cũng nên lưu ý đến một số tiêu chí tuyển thẳng vào các cơ sở đào tạo:\n\n\n\nCó hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện khó khăn, vùng sâu vùng xa (phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức)\nLà thành viên chính thức đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế\nĐoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành học này?": "\n\nĐây là một ngành học cần thiết cho mọi lĩnh vực kinh tế xã hội cũng như trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, ngành này có chương trình đào tạo khá nặng so với mặt bằng chung. Vì vậy, hiện nay chỉ có một vài trường đại học có chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng cho sinh viên. Đó là các trường Đại học khoa học – Đại học Thái Nguyên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nKiến thức Khoa học quản lý nói chung có thể ứng dụng vào việc điều hành các công ty hoặc doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực vẫn có một vài điểm đặc thù riêng biệt. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu một ngành khoa học tổng quát dễ khiến sinh viên cảm thấy khó khăn. Nhằm giải quyết những bất cập trên, ngành này đã được chia thành các chuyên ngành tương ứng với những lĩnh vực “hot” nhất hiện nay. Các chuyên ngành cụ thể như sau:\n\n\n\nQuản trị khoa học công nghệ\nQuản trị nhân lực\nQuản lý sở hữu trí tuệ\nQuản lý chính sách xã hội\nQuản lý hành chính cấp cơ sở\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nKhoa học quản lý là hoạt động điều phối và sử dụng tài nguyên doanh nghiệp. Vì thế, muốn tồn tại và thăng tiến trong ngành này là điều không hề dễ dàng. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành này, bạn sẽ cần các tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó hoài bão trở thành nhà quản lý chuyên nghiệp\nNăng động, tự tin và bản lĩnh\nĐộc lập, chủ động và quyết đoán\nCó óc sáng tạo\nCó năng lực tổng hợp và xử lý thông tin tốt\nCó tinh thần cầu tiến, ham học hỏi\nKhả năng giao tiếp, thuyết trình tốt\nGiỏi thuyết phục và động viên người đối diện\nCó tầm nhìn xa trông rộng\nNắm bắt và ứng dụng các xu hướng mới\nCó khả năng hoạch định và triển khai chiến lược\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nCác khối thi ngành Khoa học quản lý khá đa dạng. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở đào tạo đều xét tuyển bằng khối D. Vì vậy, nếu bạn yêu thích ngành này, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các môn như Ngữ Văn, Khoa Học Xã Hội và Tiếng Anh. Đặc biệt đối với môn Tiếng Anh, bạn nên trau dồi cả kiến thức trên trường lẫn các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, nếu bạn không tự tin với các bộ môn trên, bạn vẫn có thể xét tuyển bằng các môn khối A, khối C hoặc xét tuyển học bạ THPT.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học quản lý có thể công tác ở nhiều vị trí, ngành nghề và lĩnh vực. Bạn cũng có thể lựa chọn làm việc ở các cơ quan Nhà nước hoặc các công ty đa quốc gia. Sau đây là một số vị trí công tác tham khảo dành cho ngành này:\n\n\n\n\n\nQuản lý hành chính nhân sự\nTrường phòng brand marketing\nGiám đốc kinh doanh\nQuản lý văn phòng hành chính Nhà nước\nGiảng viên\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của ngành Khoa học quản lý còn tùy thuộc vào bạn công tác tại cơ quan Nhà nước hay các công ty tư nhân. Nhìn chung, mức lương ngành này khá hấp dẫn. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí công tác trong ngành này: \n\n\n\nQuản lý hành chính nhân sự – 25 triệu đồng/tháng\nTrường phòng brand marketing -35 triệu đồng/tháng\nGiám đốc kinh doanh – 40 triệu đồng/tháng\nQuản lý văn phòng hành chính Nhà nước – 12 triệu đồng/tháng\nGiảng viên – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "sinh viên ngành được đào tạo gì?": "\n\nNgành khoa học quản lý là ngành chuyên đào tạo các hoạt động quản lý gồm: Phương pháp quản lý, nguyên tắc quản lý, chức năng của quy trình quản lý và quyết định quản lý. Từ đó, áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và công việc để đạt được hiệu quả tốt nhất. Khi học ngành này, sinh viên cần phải có kiến thức về quy luật quản lý và thấu hiểu được các phạm trù của khoa học quản lý. Dựa vào những nội dung đó, hình thành nên cơ sở nhận thức một cách đúng đắn về ngành nghề sau này của mình.\n\n\nKhung chương trình đào tạo của ngành Khoa học quản lý hướng đến một hệ thống kiến thức về lý luận và phương pháp lãnh đạo, quản lý. Ngoài ra cần phải nắm chắc các kiến thức khác như: Kinh tế, tài chính, tâm lý,… và các kỹ năng giiar quyết giải quyết vấn đề tổ chức quản lý của tổ chức.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Khoa học quản lý là một ngành học khá nặng, số lượng trường đào tạo ngành này cũng còn khá hạn chế. Bên cạnh đó, sinh viên ngành này sẽ gặp nhiều thử thách trong quá trình học tập và làm việc. Bù lại, mức thu nhập và đãi ngộ dành cho ngành này hoàn toàn xứng đáng. Nếu bạn là một người năng động, có đam mê với nghiệp vụ quản lý hoặc muốn được thoải mái về tài chính sau này, thì Khoa học quản lý là một ngành học đáng để bạn cân nhắc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-cong", "rid": "7340403", "major": "Quản lý công", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Quản lý công là ngành đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực chính trị và công việc liên quan tới Nhà nước. Cụ thể, ngành này đào tạo ra những cán bộ có khả năng lãnh đạo, xây dựng các thể chế. Đồng thời,  tăng cường năng lực về quản lý hành chính và quản trị thuộc Nhà nước.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những  kiến thức về  thu thập, phân tích các số liệu thống kê. Những kỹ năng giám sát quỹ, phát triển và thi hành chính sách của Chính phủ. Đồng thời, bạn được cung cấp các khả năng tư duy logic, nhạy bén, sắc sảo. Và cách vận dụng kỹ năng đó vào các vấn đề liên quan đến chính sách công. Song, các bạn được tiếp cận với kiến thức chuyên sâu về năng lực, tầm nhìn, kiểm soát, chiến lược và kỹ năng lãnh đạo trong khu vực công. Từ đó, các bạn sẽ nhận thức được chức năng và vai trò trong Quản lý công.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành Quản lý công: 7340403\n\n\nTheo học ngành Quản lý công, các thí sinh tham gia thi THPT QG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối A16: Toán, Văn, Khoa học tự nhiên\nKhối C00: Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối C15: Toán, Văn, Tổ hợp môn Khoa học xã hội\nKhối D01: Toán, Văn, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán, Hóa , Tiếng Anh\nKhối R22: Toán, Văn, điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDanh sách các trường đại học đào tạo ngành Quản lý công gồm:\n\n\n\nHọc viện Báo chí và Tuyên truyền\n\n\n\n\nĐại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\n\nĐại học Thủ Đô\n\n\n\n\nĐại học Kinh tế Quốc dân\n\n\n\n\nĐại học Kinh tế TP.HCM\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Quản lý công tuỳ thuộc vào từng cơ sở đào tạo. Đa số các trường đại học đều xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT QG có điểm thi dao động từ 17.5 – 24,3. Trường Đại học Thủ Đô có thêm phương thức xét tuyển học bạ có điểm trung bình 3 năm phổ thông là 18 điểm. Riêng trường Đại học Kinh tế TP.HCM xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, điểm trúng tuyển là 765 điểm.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể theo học ngành Quản lý công, bạn cần có đủ những tố chất sau:\n\n\n\nCó kiến thức chuyên môn, am hiểu về mục tiêu, đối tượng và phương pháp Quản lý công;\nĐảm bảo kiến thức chuyên sâu về công tác quản lý, lãnh đạo khi làm việc trong Nhà nước;\nCó sự hiểu biết sâu sắc những công việc liên quan đến lĩnh vực chuyên môn và các ngành khoa học xã hội khác;\nCó khả năng tư duy logic và khả năng tìm kiếm phương pháp hiệu quả cho lãnh đạo;\nCó khả năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin nhanh nhẹn, đáp ứng đủ, đúng như cầu cho các lãnh đạo và quản lý Nhà nước;\nCó khả năng giao tiếp tốt cả trong và ngoài xã hội, biết đưa ra hướng giải quyết tích cực;\nCó thái độ làm việc nghiêm túc, đúng đắn trong công việc và luôn đề cao vai trò của Quản lý công trong các hoạt động của cơ quan Nhà nước.\nNhững tố chất cần có\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi những môn gì?": "\n\nDựa vào các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Quản lý công. Ta thấy, để học tốt ngành này, bạn cần nắm chắc các kiến thức cơ bản về môn Toán. Ngoài ra, các môn học trong tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội cũng rất cần thiết. Bởi một số trường đào tạo sẽ đưa những tổ hợp môn trên vào khối thi để áp dụng xét tuyển. Vì thế, những môn học này sẽ là đòn bẩy để hỗ trợ cho việc học tập chuyên ngành của các bạn. Bên cạnh đó, giỏi ngoại ngữ cũng là một ưu thế với người theo học ngành này. Lý do là vì các bạn sẽ phải thường xuyên đọc các nguồn dữ liệu thông tin bằng tiếng Anh. Bạn hãy trang bị cho mình một nền tảng kiến thức thật vững chắc để chinh phục ngành học này.\n\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành này ra sao?": "\n\nSau khi sinh viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở các trường đào tạo. Khi ra trường, các bạn có thể đảm nhiệm các vị trí sau:\n\n\n\nTham gia quản lý bộ máy nhà nước Trung ương và địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp tại khu vực công;\nCán bộ quản lý tài chính công làm việc giám sát các hoạt động cá nhân và tổ chức;\nCán bộ quản lý dự án công như công trình nghiên cứu, công trình xây dựng,…;\nNhân viên hành chính làm việc trong các tổ chức tài chính, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước;\nChuyên viên nghiên cứu về khoa học Quản lý, Hành chính tại các cơ sở nghiên cứu Nhà nước;\nGiảng viên chuyên môn dạy tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu.\nCơ hội việc làm\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này như thế nào?": "\n\nTuỳ thuộc vào vị trí và môi trường làm việc nên sẽ có những mức lương khác nhau. Mức lương ngành Quản lý công khá ổn định cho tới hiện nay. Cụ thể như sau:\n\n\n\nĐối với sinh viên đã tốt nghiệp, mới đi làm chưa có kinh nghiệm thực tế thì mức lương dao động từ 6 – 8 triệu/tháng.\nĐối với những người đã có kinh nghiệm và có chức vụ cao làm việc cho cơ quan Nhà nước thì hưởng mức lương dao động từ 10 -15 triệu/tháng.\nThu nhập ổn định\n\n\n\n", "đặc điểm cơ bản của quản lí công": "\n\n\nMục tiêu cao nhất của quản lí là kết quả đầu ra và hiệu quả thực hiện.\nQuản lí công mới thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ công.\nQuản lí công mới thực hiện quản lý trên cơ sở phân cấp, giảm thiếu cấp quản lí trung gian, tăng cường làm việc theo nhóm. Nguyen tắc chung là, một việc mà cấp nào quản lí, thực hiện tốt hợp thì giao cho cấp đó quản lí\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về ngành Quản lý công mà ReviewEdu.net đã chia sẻ đến với các bạn. Ngành học này được coi là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo giáo dục Việt Nam. Ngoài ra, chương trình đào tạo chuyên ngành sẽ trang bị cho người học những kiến thức chuyên môn cơ bản. Các kỹ năng và phẩm chất đạo đức phù hợp cho quản lý tài chính công, hành chính và nhân sự .Hi vọng các bạn sẽ lựa chọn được hướng đi và chinh phục được ước mơ của mình. "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-tri-nhan-luc", "rid": "7340404", "major": "Quản trị nhân lực", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nQuản trị nhân lực (Human Resource Management) là việc khai thác, quản lý nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp một cách hợp lý, giúp người lao động phát huy tối đa năng lực chuyên môn của bản thân. Quản trị nhân lực là những chính sách, quyết định quản lý, có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các kiến thức về kinh doanh, quản trị và vận hành doanh nghiệp, quản trị văn phòng, quản trị bán hàng… Các kiến thức này sẽ giúp sinh viên có đủ năng lực để nắm bắt và thực hành công việc, biết cách đánh giá và quản lý nguồn nhân sự hợp lý.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể theo học Quản trị nhân lực, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)\nKhối D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp)\nKhối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)\nKhối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)\nKhối C15 (Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội)\nKhối A16 (Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên)\nKhối C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử)\nKhối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nKhối B00 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nKhối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)\nKhối C20 (Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân)\n\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm trúng tuyển vào ngành Quản trị nhân lực còn tùy thuộc vào từng trường đại học, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn cũng như chỉ tiêu xét tuyển của mỗi trường. Do đó sẽ không thể có một con số chính xác về điểm chuẩn. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây điểm trúng tuyển dựa trên kết quả thi THPTQG thường dao động từ 14 – 22 điểm. Mặt khác, một số trường còn tuyển sinh theo phương thức xét học bạ với mức điểm từ 18 – 24 điểm. Dựa vào mức điểm trên, các sĩ tử có thể tham khảo để lựa chọn trường và ngành học phù hợp với bản thân.\n\n\n", "các trường đại học nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Quản trị nhân lực trên cả nước. Dưới đây sẽ liệt kê danh sách các trường để giúp phụ huynh cũng như các bạn học sinh dễ dàng lựa chọn cho mình một ngôi trường yêu thích và phù hợp:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Công Đoàn\nĐại học Kinh Tế Quốc Dân\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Lao động Xã hội\nĐại học Nội vụ \nĐại học Thương mại\nĐại học Thành Đô\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Đại học Huế\nĐại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Đông Á\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM\nĐại học Mở TP.HCM\nĐại học Lao động Xã hội (Cơ sở TP.HCM)\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Kinh Tế TP.HCM\n\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc ngành ?": "\n\nĐể xác định được kế hoạch cũng như nghề nghiệp trong tương lai, các thí sinh cần phải hiểu rõ các chuyên ngành của Quản trị nhân lực. Theo học này, sinh viên sẽ được định hướng theo các chuyên ngành gồm:\n\n\n\nĐào tạo và phát triển: học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức về nguồn nhân lực, cách xử lý tình huống, nắm bắt mối quan hệ giữa người và người, triển khai công tác điều hành, quản lý hành chính, nhân sự. Bên cạnh đó, các bạn còn được mở rộng hiểu biết với các chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp.\nTuyển dụng: đây là lĩnh vực liên quan đến kỹ năng chọn lọc, phỏng vấn ứng viên, mối quan hệ tương tác giữa người và người thông qua hệ thống các môn học đầy hấp dẫn như: Quản trị nhân sự, Quản trị lương, Luật nhân sự…\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nViệc xác định những yếu tố cần thiết khi theo học ngành này chính là vấn đề then chốt để biết rằng bản thân có phù hợp với ngành nghề này hay không? Để có thể thành công với ngành Quản trị nhân lực, bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê là yếu tố cơ bản để bạn có thể làm việc và gắn bó lâu dài với nghề\nCó tầm nhìn chiến lược, không ngừng tìm tòi, khám phá cái mới\nĐánh giá và định hướng đúng năng lực nhân sự để biết cách đào tạo, phát huy điểm mạnh của nhân viên\nBiết cách lắng nghe, thông cảm, đặt mình vào vị trí của người lao động\nLuôn tận tâm với công việc, cống hiến hết mình, không ngại khó khăn\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nKhi theo đuổi bất kỳ ngành học nào thì nỗi lo lớn nhất của người học là ra trường có việc làm hay không. Với số lượng lớn các doanh nghiệp như hiện nay thì nhu cầu nguồn nhân lực với ngành là không hề thấp. Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực có thể đảm nhận các vị trí như:\n\n\n\n\n\nHành chính nhân sự: làm nhân viên văn phòng, lễ tân cho các công ty hoặc doanh nghiệp\nQuản lý đào tạo: làm quản lý đào tạo cho các công ty nhân sự, tư vấn và định hướng để nhân viên mới có thể phát huy hết năng lực bản thân\nChuyên viên tuyển dụng: các vấn đề liên quan đến tuyển dụng nhân sự, phỏng vấn, sắp xếp công việc\nChuyên viên truyền thông: xử lý các vấn đề nội bộ, tiếp nhận khâu truyền thông, hình ảnh của doanh nghiệp\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành sẽ tùy vào kinh nghiệm làm việc cũng như thâm niên trong nghề. Đối với những bạn mới ra trường sẽ hưởng mức lương khởi điểm từ 6 – 8 triệu. Mặt khác, với cấp trưởng phòng có thâm niên từ 3 -5 năm làm việc có mức thu nhập lên đến 1000 USD/tháng. Thậm chí ở những tập đoàn lớn ở vị trí quản lý nhân sự sẽ được hưởng mức thu nhập từ 2500 – 4000 USD/tháng.\n\n\n", "các tiêu chí chọn trường ngành": "\n\nViệc lựa chọn trường Đại học là một vấn đề nan giải đối với các bạn thí sinh. Trường Đại học là nơi mà bạn sẽ gắn bó suốt 4 năm liền, là nơi định hình bạn là ai trong tương lai. Vậy nên việc chọn trường là một việc vô cùng quan trọng và cần cân nhắc kỹ lưỡng. Một số tiêu chí chọn trường như sau:\n\n\n\nXếp hạng thứ bậc của trường\nChi phí học tập\nMôi trường học tập\nĐội ngũ giảng viên của trường ( xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc tế, xấp hạng theo tiêu chuẩn Việt Nam, đánh giá từ các sinh viên,..)\nCó chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy chuẩn quốc tế và liên tục được cập nhập, đổi mới\nCơ sở vật chất đạt chuẩn\nGIá trị được công nhận của bằng cấp\nHỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành Quản trị nhân lực đang được chú trọng đầu tư về chất lượng giáo dục. Trong thời đại hội nhập và phát triển kinh tế ngày nay, ngành học này sẽ luôn mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên. Trên đây là những thông tin hữu ích về ngành học, hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp được những thắc mắc để có thể lựa chọn ngành học phù hợp cho bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-he-thong-thong-tin-quan-ly", "rid": "7340405", "major": "Hệ thống thông tin quản lý", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems) được hiểu đơn giản là ngành học về các quy trình phân tích, đánh giá, thu thập thông tin chính xác nhất từ các nguồn dữ liệu cung cấp cho người soạn thảo các quyết định của tổ chức. Nó cũng được coi là tiền đề cho việc đánh giá khả năng hoạt động tổ chức của các công ty. Bên cạnh đó, ngành học này còn tập trung hỗ trợ thu thập thông tin nhanh chóng để đưa ra các phương pháp hiệu quả và các quyết định mới nhằm xây dựng một hệ thống kinh doanh hoàn thiện  hơn.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Từ các kỹ năng mềm đến các kỹ năng chuyên môn vững chắc. Các bạn sẽ được tiếp cận với quản lý thông tin, phương pháp quản trị, lập trình web, thiết kế và vận hành hệ thống thông tin. Đồng thời, các bạn sẽ biết cách phân tích dữ liệu, thu nhập thông tin chính xác, kết nối trực tiếp giữa các hệ thống thông tin liên quan. Bên cạnh đó, bạn còn được đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng kinh doanh hiệu quả và kỹ năng quản lý thời gian.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7340405\n\n\nĐối với ngành Hệ thống thông tin quản lý, các thí sinh tham gia thi THPT QG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật Lý, Hóa Học\nA01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh\nC00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nC01: Toán, Ngữ Văn, Vật Lý\nC02: Toán, Ngữ Văn, Hóa Học\nC04: Toán, Ngữ Văn, Địa Lý\nD01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh\nD07: Toán, Hóa Học,Tiếng Anh\nD10: Toán, Địa Lý, Tiếng Anh\nD11: Ngữ Văn,Vật Lý, Tiếng Anh\nD90: Toán, Khoa học tự nhiên,Tiếng Anh\nD96: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\n\n\n\n", "các trường đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý theo từng khu vực:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nHọc viện Ngân hàng\nHọc viện Tài chính\nKhoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Tài chính – Quản trị Kinh doanh\nĐại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nĐại học Duy Tân\nĐại học Nha Trang\nĐại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Quảng Bình\nĐại học Kinh Tế – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Ngân hàng TP.HCM\nĐại học Mở TP.HCM\nĐại học Tài chính – Marketing\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Hoa Sen\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Hệ thống thông tin quản lý tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo nhưng thường dao động trong khoảng 18 – 20 điểm theo phương thức xét học bạ và 14 – 17 điểm theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia. Riêng với phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, điểm trúng tuyển thường rơi vào khoảng 600 – 800 điểm.\n\n\n", "học ngành này cần giỏi những môn gì?": "\n\nDựa vào các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Hệ thống thông tin quản lý. Ta thấy, để học tốt ngành này, bạn cần có kiến thức nền tảng vững chắc về môn Toán. Ngoài ra, môn Tin học cũng rất cần thiết. Bởi việc thành thạo excel, office, lập trình,… sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn khi mới làm quen với cách quản lý thông tin. Bên cạnh đó, giỏi ngoại ngữ cũng là một ưu thế với người theo học ngành này. Lý do là vì các bạn sẽ phải thường xuyên đọc các nguồn dữ liệu thông tin bằng tiếng Anh. Mức điểm chuẩn cho việc trúng tuyển qua các năm của các trường không quá cao. Vì thế, bạn hãy nắm bắt cơ hội và chuẩn bị thật tốt cho bản thân trong quá trình tham gia kỳ thi THPTQG sắp tới.\n\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể theo học ngành Hệ thống thông tin quản lý, bạn cần có những tố chất sau đây:\n\n\n\nCó sự hiểu biết sâu rộng về hệ thống kinh doanh và giao tiếp tốt\nCó đam mê với công nghệ phần mềm, lập trình và phát triển web\nCó khả năng tư duy logic, sáng tạo và cập nhật thông tin chính xác nhanh chóng\nCó kiến thức cơ bản về thiết kế database, tool, report và lập trình cơ sở dữ liệu\nHiểu biết về hoạt động quản lý thương mại điện tử, tài chính và hoạt động của doanh nghiệp\nNăng động, có khả năng phân tích, truyền đạt thông tin tốt và giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn\nCó khả năng chịu được áp lực công việc và làm việc với máy tính trong thời gian dài.\nNhững tố chất cần có\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành ra sao?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý. Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng chuyên môn để có thể đảm nhận một số vị trí công tác sau đây:\n\n\n\nChuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển hệ thống thông tin.\nChuyên viên phân tích, tích hợp và nghiên cứu các thông tin liên quan đến hệ thống trong doanh nghiệp.\nChuyên viên phân tích nghiệp vụ, phân tích các dữ liệu chuyên ngành và đưa ra giải pháp hiệu quả phục vụ cho nhu cầu của công ty, doanh nghiệp.\nLập trình viên cho các công ty trong và ngoài nước.\nChuyên viên quản trị, xây dựng hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại doanh nghiệp và phát triển nguồn lực doanh nghiệp ERP.\nCán bộ nghiên cứu và giảng dạy công nghệ thông tin tại các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng.\nGiám đốc E-Marketing, giám đốc thông tin quản trị toàn bộ hệ thống thông tin cũng như phân bố nhân lực cho công việc.\nCơ hội việc làm\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của người làm ngành Hệ thống thông tin quản lý tùy thuộc vào trình độ và thâm niên trong nghề. Cụ thể như sau:\n\n\n\nĐối với những sinh viên mới tốt nghiệp làm các vị trí nhân viên IT, hỗ trợ phần mềm, nhân viên quản trị, vận hành hệ thống sẽ có mức lương cơ bản từ 6 -10 triệu đồng/tháng.\nĐối với chuyên viên phân tích nghiệp vụ, chuyên viên IT, chuyên viên triển khai phần mềm, chuyên viên thiết kế hệ thống… Mức lương trung bình khoảng 15 – 25 triệu đồng/tháng.\nĐối với những người có chức vụ Chuyên viên cao cấp, Chuyên viên điều phối hệ thống sẽ có thu nhập từ 20 – 35 triệu đồng/tháng và thậm chí còn cao hơn thế.\nThu nhập ổn định\n\n\n\n", "một số môn học tiêu biểu của ngành hệ thống thông tin": "\n\n\nHệ thống thông tin quản lý\nCấu trúc dữ liệu và giải thuật\nMạng và truyền thông\nLý thuyết hệ thống trong quản trị\nPhát triển hệ thống thông tin quản lý\nPhân tích thiết kế hệ thống thông tin\nHệ thống thông tin doanh nghiệp\nThống kê và dự báo trong kinh doanh\nQuản trị và sử dụng hệ thống thông tin\nVà một số môn học khác có liên quan\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Hệ thống thông tin quản lý là ngành có vai trò quan trọng trong bối cảnh công nghệ thông tin 4.0. Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành Hệ thống thông tin quản lý. Chúc các bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với khả năng của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-tri-van-phong", "rid": "7340406", "major": "Quản trị văn phòng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nQuản trị văn phòng (tiếng Anh: Office Management) là ngành học đào tạo về thiết kế, triển khai, theo dõi và đánh giá quá trình làm việc trong văn phòng của một tổ chức, doanh nghiệp, hay trong các cơ quan trường học, bệnh viện. Ngành học này sẽ giúp phân tích và xây dựng nên hệ thống thông tin điện tử, thiết kế các trang mạng, trang thông tin phục vụ cho văn phòng và công tác quản lý dữ liệu, hồ sơ của công ty, doanh nghiệp.\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nKhi các bạn yêu thích ngành quản trị văn phòng, thì các bạn cần tìm hiểu ngành học này thi khối nào để từ đó lên kế hoạch học tập hiệu quả. Dưới đây là các khối tuyển sinh chính mà bạn có thể lựa chọn:\n\n\n\nKhối A00: Toán học – Vật Lý –  Hóa học\nKhối A01: Toán học – Vật Lý – Tiếng Anh\nKhối C00: Ngữ Văn – Lịch Sử –  Địa Lý\nKhối D01: Toán học – Ngữ Văn – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành này xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020 dao động trong khoảng 14 đến 28,5 điểm. Mức điểm trên tùy vào phương thức tuyển sinh của từng trường. Để biết thêm thông tin, các bạn có thể theo dõi trên trang web tuyển sinh của các trường đó.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nCác trường có đào tạo ngành học này bao gồm:\n\n\nHệ đại học\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội\nĐại học Nội vụ\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Hòa Bình\nĐại học Thành Đô\nĐại học Phương Đông\nĐại học Hải Dương\nĐại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên\nHọc viện Quản lý giáo dục\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Đông Á\nĐại học Nội vụ Phân hiệu Quảng Nam\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Kinh tế kỹ thuật Bình Dương\nĐại học Nội vụ Phân hiệu TPHCM\n\n\n\nHệ cao đẳng\n\n\n\nCao đẳng Thống kê\nCao đẳng Sư phạm Trung ương\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\n\n\nNgành học này phù hợp với các bạn có niềm đam mê trong lĩnh vực văn phòng, văn thư, luôn chăm chỉ, có trí nhớ tốt và nhanh nhạy trong công việc. Ngoài ra, ngành học này cũng đòi hỏi người học có những tố chất sau đây :\n\n\n\nCó khả năng thành thạo tin học văn phòng và am hiểu các ứng dụng của phần mềm Microsoft Office, các phần mềm chuyên dụng.\nNắm vững các kỹ năng phần cứng, phần mềm của hệ thống công nghệ thông tin trong văn phòng.\nCó đầy đủ kỹ năng phân tích và vận hành các hệ thống mạng, hệ thống thông tin chuyên phục vụ cho công tác quản trị, quản lý hồ sơ, tài liệu.\nKhả năng khai thác, nghiên cứu thông tin nhanh nhạy trong quản trị văn phòng. Tự nâng cao trình độ cá nhân về ngành quản trị văn phòng.\nKhả năng giao tiếp tốt, biết đàm phán khéo léo và tạo lập mối quan hệ.\nKiểm soát thời gian và xây dựng kế hoạch hiệu quả trong công việc.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi những môn gì?": "\n\nNếu bạn muốn trở thành sinh viên trong lĩnh vực này thì bạn cần học tốt 3 môn Toán, Vật lý, Tiếng Anh. Ba môn học này giúp bạn phần nào tiếp cận tốt hơn với môi trường quản trị văn phòng, với môi trường làm việc trong tương lai.\n\n\n", "cơ hội làm việc của ngành như thế nào?": "\n\n\n\nĐây là ngành được đánh có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành học này, các bạn có thể đảm nhận các công việc sau:\n\n\n\nChuyên viên, nhân viên văn phòng: Làm việc tại các bộ phận hành chính, tổ chức nhân sự, văn phòng trong các cơ quan nhà nước, văn phòng cho các tổ chức xã hội từ trung ương đến địa phương và làm văn phòng trong các doanh nghiệp, công ty, tổ chức.\nNhân viên hành chính, văn thư, thư ký, lễ tân, trợ lý tại văn phòng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.\nVị trí lãnh đạo: Nếu bạn thực sự có năng lực có thể đảm nhiệm các vị trí quản lý, lãnh đạo bộ phận hành chính, nhân sự văn phòng tại cơ quan.\nGiảng viên, nghiên cứu viên: có cơ hội làm việc tại các sở nghiên cứu, sở đào tạo và quản trị văn phòng tại các trường cao đẳng, đại học.\nVăn phòng nhà nước và Chính Phủ: Văn phòng Bộ, Hội đồng nhân dân, Văn phòng Sở, ban ngành, văn phòng cơ quan Đảng, Đoàn và Hiệp hội.\nNgoài ra, sau khi tốt nghiệp hệ cử nhân, các sinh viên có thể học lên bậc cao học, trở thành thạc sĩ,…\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐối với một sinh viên mới ra trường mức lương ở mức tầm trung là từ 6 triệu đến 9 triệu. Với người năm kinh nghiệm thì mức lương của họ sẽ tăng lên tới mức 10 – 12 triệu.\n\n\nCòn đối với những người làm việc cho các công ty, cơ quan nước ngoài, mức lương của họ rất cao có thể lên đến 50 – 55 triệu đồng. Mức lương này tùy theo khả năng, năng lực của bạn trong quá trình làm việc.\n\n\n", "khung chương trình của ngành": "\n\nNhằm đảm bảo chất lượng cho sinh viên đầu ra và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp thì các trường đều xây dựng một khung chương trình đào tạo chuẩn. Nội dung chia làm 2 phần chính bao gồm: Kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành. Trong kiến thức chung có các học phần bắt buộc như các môn về chính trị (Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2,..), các học phần đại cương ngành. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị những kỹ năng về đàm phán, ngoại ngữ, tin học,.. Còn đối với chuyên ngành, các bạn sẽ tiếp cận đến các môn học bắt buộc: quản lý văn phòng, nhập môn chuyên ngành, quản lý nhân sự, các thức tổ chức,…\n\n\nNgoài những giờ lý thuyết là các buổi thực hành để áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành quản trị văn phòng luôn là một ngành rộng mở và có nhiều cơ hội cho tất cả mọi người. Đặc biệt sẽ rất phù hợp với những người năng động, biết lập kế hoạch và quản lý tốt. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu những thông tin liên quan về ngành quản trị văn phòng. Chúc các bạn tìm hiểu được ngành mình yêu thích và lựa chọn cho mình một trường tốt và phù hợp nhất."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-he-lao-dong", "rid": "7340408", "major": "Quan hệ lao động", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Quan hệ lao động (Labour Relations) được hiểu là mối quan hệ giữa chủ lao động và người lao động bị ràng buộc bởi quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Mối quan hệ lao động này sẽ dựa vào các quá trình làm việc. Ví dụ như vấn đề việc làm, người đi thuê lao động sẽ thỏa thuận về tiền lương, bảo hiểm, điều kiện công việc với người lao động. Mọi vấn đề được giải quyết bằng cách thương lượng trên nguyên tắc bình đẳng, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về cách ứng xử và đưa ra các quyết định liên quan tới mối quan hệ lao động. Bên cạnh đó, các bạn được xây dựng ý thức và kỹ năng thương lượng, thuyết phục, đàm phán và kỹ năng ký kết hợp đồng lao động. Từ đó, bạn sẽ biết cách thỏa hiệp trong lao động tập thể và giải quyết nhanh nhạy các vấn đề phát sinh. Ngoài ra, ngành học này giúp bạn phát huy khả năng của bản thân, rèn luyện tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc và đạo đức nghề nghiệp.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành ?": "\n\nMã ngành là 7340408\n\n\nTheo học ngành Quan hệ lao động, các thí sinh tham gia thi THPT QG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật Lý – Hóa\nA01: Toán – Vật Lý – Tiếng Anh\nC01: Toán – Văn – Vật Lý\nD01: Toán – Văn – Tiếng Anh\n\n\n\n", "các trường đào tạo ngành ?": "\n\nTrong những năm gần đây, Ngành Quan hệ lao động là ngành học  tương đối mới. Chính vì thế, ngành học này hiện chỉ có 2 trường đào tạo, đó là:\n\n\n\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Công đoàn\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành Quan hệ lao động hiện có 2 trường đại học được phê chuẩn đào tạo. Điểm xét tuyển vào ngành này ở 2 trường đào tạo có mức chênh lệch điểm rất lớn. Cả 2 trường đều xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT QG. Trường Đại học Công đoàn có mức điểm chuẩn năm 2020 là 14.5 điểm. Còn Đại học Tôn Đức Thắng trường có mức điểm chuẩn năm 2020 là 29 điểm.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nNgười phù hợp với ngành Quan hệ lao động là người có những tố chất sau:\n\n\n\nCó khả năng phân tích, đánh giá, trình bày vấn đề;\nCó kỹ năng giao tiếp, ứng xử linh hoạt và kỹ năng thương lượng, đàm phán;\nCó khả năng nắm bắt tâm lý của người khác, nhạy bén trong công việc;\nBiết lắng nghe, thấu hiểu, nắm rõ chính sách lao động theo pháp luật;\nNăng động, sáng tạo trong công việc và tự tin vào bản thân;\nHòa đồng, cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó, quyết đoán và có hoài bão;\nHọc tốt Tin học và có thể giao tiếp được bằng Tiếng anh.\nNhững tố chất cần có\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi những môn gì?": "\n\nDựa vào các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành học này. Ta thấy, để học tốt ngành này, bạn cần nắm chắc các kiến thức cơ bản về môn Toán. Ngoài ra, các môn như Vật lý, Hóa học cũng rất cần thiết. Bởi những môn học này sẽ là đòn bẩy để hỗ trợ cho việc học tập chuyên ngành của các bạn. Bên cạnh đó, giỏi ngoại ngữ cũng là một ưu thế với người theo học ngành này. Lý do là vì các bạn sẽ phải thường xuyên đọc các nguồn thông tin bằng tiếng Anh. Mức điểm chuẩn cho việc trúng tuyển qua các năm của các trường có sự chênh lệch rất lớn, có trường đào tạo xét tuyển đầu vào rất cao. Vì thế, bạn hãy trang bị khối kiến thức thật chắc chắn để chinh phục ngành học này.\n\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành học này ra sao?": "\n\nVới những kiến thức và kỹ năng được trang bị ở các trường đào tạo ngành Quan hệ lao động. Sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:\n\n\n\nĐảm nhiệm vị trí quan trọng như  phụ trách Quan hệ lao động trong tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhà nước về lao động;\nQuản lý nhân lực, bộ phận nhân sự chuyên mảng thương lượng và đàm phán;\nTrưởng phòng nhân sự quản lý hệ thống các cán bộ và nhân viên trong công ty;\nChuyên viên xây dựng chính sách, quy định về các văn bản liên quan tới người lao động;\nTrưởng phòng quan hệ công chúng chuyên phát triển chương trình, làm công tác truyền thông cho công ty và các lĩnh vực liên quan;\nChuyên viên tư vấn về các dự án, hỗ trợ xây dựng chính sách về lao động, công đoàn, xã hội;\nChuyên viên kiểm tra, rà soát hoạt động và chuyên xử lý các hợp đồng tranh chấp, bất đồng xã hội tại các doanh nghiệp, công ty;\nChuyên viên nghiên cứu lao động giảng dạy cho sinh viên ở các trường đại học, trung tâm đào tạo nghề.\nCơ hội việc làm\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này như thế nào?": "\n\nMức lương ngành Quan hệ lao động khá cao so với các ngành khác. Bởi nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho ngành này ngày càng tăng. Cụ thể như sau:\n\n\n\nĐối với sinh viên đã tốt nghiệp, mới đi làm chưa có kinh nghiệm thực tế thì mức lương dao động từ 7 – 8 triệu/tháng.\nĐối với những người đã có kinh nghiệm chuyên ngành làm việc cho các công ty thì hưởng mức lương dao động từ 12 -15 triệu/tháng.\nĐối với những vị trí giám đốc, quản lý cấp cao, chuyên viên nghiên cứu dự án lao động lớn thì mức thu nhập lên đến  22 – 40 triệu/tháng.\nThu nhập ổn định\n\n\n\n", "đặc điểm của hiện nay": "\n\nMột số đặc điểm của quan hệ lao động hiện nay:\n\n\n\nQuan hệ lao động được thiết lập dựa trên các điều kiện trong hợp đồng lao động giữa người lao động và chủ sở hữu\nQuan hệ lao động có liên quan tới các yếu tố kinh tế và xã hội. Môt trong số đó là cung cấp việc làm, đảm bảo an ninh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế.\nNgười lao động khi tham gia vào quan hệ lao động cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm và bổn phận của mình cũng như tuân thủ các nguyên tắc đã nêu ra.\nNgược lại, đối với người sử dụng lao động cũng phải tuân thủ đúng các quy tắc và thực hiện đúng bổn phận của mình là trả lương công đầy đủ và đúng thời hạn, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTóm lại, ngành Quan hệ lao động sẽ giúp công ty và đội ngũ nhân viên giảm bớt khoảng cách và có sự liên kết chặt chẽ với nhau hơn. Đồng thời giúp các bạn xử lý tốt các mối quan hệ xã hội và biết ứng xử với người lao động trong đoàn thể. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, các bạn trẻ sẽ có sự cân nhắc và lựa chọn ngành học phù hợp với khả năng của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-du-an", "rid": "7340409", "major": "Quản lý dự án", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nQuản lý dự án là hoạt động hoạch định, theo dõi và kiểm soát toàn bộ các khâu liên quan đến một dự án. Nói cách khác, Quản lý dự án là công việc cần đến chức năng và hoạt động quản lý, tham gia xuyên suốt vào các khâu của dự án nhằm đạt được hiệu quả. Đây là ngành đào tạo những chuyên viên quản lý dự án cho các công ty và doanh nghiệp. Sinh viên theo học sẽ được trang bị kiến thức về trình tự triển khai dự án từ khi bắt đầu xây dựng, quản lý về tiến độ hoàn thành, chất lượng an toàn của dự án, chi phí cần có, điều kiện vật tư, v.v\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nNgành Quản lý dự án thường xét tuyển các khối như khối A, khối B và khối D. Cụ thể:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán, Lý, Tiếng Anh\nKhối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán, Hóa Học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, các trường đào tạo ngành học này thường áp dụng 2 hình thức tuyển sinh: xét điểm thi THPTQG và xét tuyển thẳng. Điểm chuẩn vào ngành QLDA thường dao động từ 22 đến 26.5 điểm. Bên cạnh đó, các thí sinh cũng nên lưu ý đến một số tiêu chí tuyển thẳng như sau: \n\n\n\nCó hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện khó khăn, vùng sâu vùng xa (phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức)\nLà thành viên chính thức đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế\nĐoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nQuản lý dự án là một ngành được đánh giá cao tại nước ngoài và có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam trong những năm tới. Tuy nhiên, chương trình đào tạo của ngành khá nặng, đòi hỏi những giảng viên có kiến thức chuyên môn vững vàng cũng như hiểu biết sâu sắc đối với các lĩnh vực liên quan. Vì vậy, hiện nay chỉ có một vài trường đại học có chương trình đào tạo ngành QLDA đảm bảo chất lượng cho sinh viên. Đó là trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nChuyên viên quản lý dự án là người trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ thành công và lợi nhuận của một dự án. Vì thế, ngành này có những yêu cầu tương đối khắt khe. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành QLDA, bạn sẽ cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nHiểu biết sâu sắc đối với chuyên ngành liên quan \nHiểu biết về pháp luật và các chính sách của nhà nước\nBiết phân tích và xây dựng các mô hình về dự án đang thi công. \nCó khả năng lãnh đạo \nQuyết đoán, độc lập và bản lĩnh\nKhả năng phân tích và xử lý vấn đề một cách chính xác, nhanh chóng và sáng tạo\nKiên trì, nhẫn nại và nghiêm túc với dự án tham gia.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây cũng là câu hỏi được nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là trước thềm kỳ thi đại học. Các khối thi vào ngành đều bao gồm môn Toán Học hoặc các môn Khoa Học Tự Nhiên. Vì thế, nếu bạn yêu thích ngành QLDA, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến các môn học trên. Bên cạnh đó, đây là một ngành học của thời đại hội nhập và toàn cầu hóa. Chính vì vậy, giỏi tiếng Anh cũng sẽ là một lợi thế lớn dành cho bạn.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nVới tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực Quản lý dự án như hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm để lựa chọn. Sau đây là một số vị trí công tác tham khảo:\n\n\n\n\n\nChuyên viên tổ chức, quản lý dự án\nKỹ sư lập và thẩm định dự án đầu tư\nGiám sát và nghiệm thu công trình\nGiám đốc dự án, giám đốc các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng\nChuyên viên thực hiện dự án\nChuyên gia tư vấn đầu tư và thiết lập dự án\nNghiên cứu khoa học và công tác quản lý ở các cơ quan nghiên cứu xây dựng\nGiảng viên\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm trong ngành này là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của nhân viên trong ngành phụ thuộc vào vị trí, kinh nghiệm, năng lực và nơi mà bạn công tác. Sau đây là một số mức thu nhập tham khảo dành cho ngành này:\n\n\n\nChuyên viên tổ chức, quản lý dự án 25 triệu đồng/tháng\nKỹ sư lập và thẩm định dự án đầu tư – 27 triệu đồng/tháng\nGiám sát và nghiệm thu công trình – 32 triệu đồng/tháng\nGiám đốc dự án, giám đốc các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng – 45 triệu đồng/tháng\nChuyên viên thực hiện dự án – 15 triệu đồng/tháng\nChuyên gia tư vấn đầu tư và thiết lập dự án – 25 triệu đồng/tháng\nNghiên cứu khoa học và công tác quản lý ở các cơ quan nghiên cứu xây dựng – 12 triệu đồng/tháng\nGiảng viên – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nKhác với những lĩnh vực khác, công tác quản lý dự án hoàn toàn không có một khuôn mẫu cố định mà sẽ thay đổi tùy theo từng dự án. Mặc dù việc thích nghi liên tục với các dự án không hề dễ dàng, nhưng đó cũng là cơ hội để bạn phát triển bản thân và tích lũy kinh nghiệm để thăng tiến trong ngành này. Nếu bạn là một người luôn sẵn sàng đổi mới và muốn được thoải mái về tài chính trong tương lai, ngành học này chính là một sự lựa chọn đáng cân nhắc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-luat", "rid": "7380101", "major": "Luật", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nLuật (tiếng Anh: Law) hay Luật học, là một thuật ngữ dùng để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Ở cấp chung nhất, Luật là ngành học gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành như: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động…\n\n\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức bao quát về Luật trên mọi lĩnh vực, các kiến thức về luật hôn nhân gia đình, tranh chấp tài sản, khiếu nại, tố cáo, điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân…\n\n\n", "khối thi vào ngành là những khối nào?": "\n\nĐể theo học ngành học này, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)\nKhối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nKhối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)\nKhối C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)\nKhối C15 (Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội)\nKhối C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)\nKhối C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử)\nKhối C20 (Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân)\nKhối  D03 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp)\nKhối D05 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Đức)\nKhối D06 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Nhật)\nKhối D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)\nKhối D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)\nKhối D66 (Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)\nKhối D84 (Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)\nKhối D10 (Toán, Địa lý, Hóa học)\n\n\n\n", "ngành lấy điểm chuẩn bao nhiêu?": "\n\nĐiểm trúng tuyển vào ngành Luật sẽ phụ thuộc vào từng cơ sở đào tạo khác nhau, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn cũng như chỉ tiêu xét tuyển của từng trường. Do đó sẽ không có một con số cố định về điểm chuẩn của ngành này. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, điểm chuẩn dựa trên kết quả thi THPTQG của ngành này thường dao động từ 14 – 25 điểm. Bên cạnh đó, mức điểm trúng tuyển theo phương thức xét học bạ THPT của các trường là từ 18 – 23 điểm. Ngoài ra, một số trường còn đưa ra tiêu chí phụ dành cho các thí sinh như:\n\n\n\nVới thang điểm 40, tiếng Anh nhân hệ số 2\n\n\n\n", "các trường đại học nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay thì việc tìm một ngôi trường đào tạo ngành Luật là không hề khó. Tuy nhiên đối với các bạn học sinh để có thể lựa chọn cho mình một môi trường chất lượng giảng dạy tốt và phù hợp với bản thân thì lại không hề dễ dàng. Dưới đây sẽ đề cập một số trường đại học đào tạo ngành học này giúp bạn đọc dễ dàng tham khảo:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nKhoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội\nHọc viện Phụ nữ Việt Nam\nHọc viện Thanh thiếu niên Việt Nam\nHọc viện Tòa Án\nĐại học Công đoàn\nĐại học Kiểm sát Việt Nam\nĐại học Luật Hà Nội\nĐại học Nội vụ Hà Nội\nĐại học Thủ đô Hà Nội\nĐại học Văn hóa Hà Nội\nHọc viện Biên phòng\nĐại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội\nĐại học Khoa học\nĐại học Thái Bình\nĐại học Dân Lập Hải Phòng\nĐại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên)\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Luật – Đại học Huế\nĐại học Vinh\nĐại học Quảng Bình\nĐại học Đà Lạt\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Hà Tĩnh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc Gia TP.HCM)\nĐại học Kinh tế TP.HCM\nĐại học Luật TP.HCM\nĐại học Mở TP.HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học An Giang\n\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc ngành ?": "\n\nLuật là một ngành khá rộng, tên gọi của nó mang tính bao quát. Do đó để xác định được kế hoạch cũng như ngành nghề trong tương lai cho bản thân, sinh viên cần nắm được những chuyên ngành cơ bản của ngành Luật bao gồm:\n\n\n\n\n\nLuật dân sự: sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về hợp đồng dân sự, luật hôn nhân gia đình. Bên cạnh đó, các bạn trẻ còn được học hỏi kỹ năng soạn thảo văn bản luật.\n\n\n\n\nLuật hình sự: chương trình đào tạo của chuyên ngành này sẽ đào tạo sinh viên các lĩnh vực như tư pháp hình sự, khoa học tố tụng hình sự, trình tự thi hành các biện pháp hình sự.\n\n\n\n\nLuật hành chính: sinh viên được bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về Lý luận và Pháp lý nhà nước, cơ cấu bộ máy nhà nước, thanh tra, giải quyết khiếu nại.\n\n\n\n\nLuật kinh tế: đây là lĩnh vực chuyên về các mảng kinh tế, hợp đồng, nắm vững các luật pháp về nền kinh tế nước nhà.\n\n\n\n\nLuật quốc tế: mở rộng hiểu biết thông qua các luật pháp kinh doanh giữa các nước…\n\n\n\n", "những tố chất cần có nào để theo đuổi ngành ?": "\n\nViệc xác định những yếu tố cần thiết khi theo học ngành này chính là vấn đề then chốt để biết rằng bản thân có phù hợp với ngành nghề này hay không? Để có thể thành công với ngành Luật, bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\nĐam mê là yếu tố quyết định để bạn có thể theo đuổi và gắn bó với nghề\nPhải là người công bằng, trung thực, khách quan\nPhải có bản lĩnh vững vàng, khả năng diễn đạt lưu loát\nAm hiểu nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội,…\nChăm chỉ, kiên trì, nhẫn nại\nKhả năng lắng nghe cùng với năng lực đàm phán tốt\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm của ngành Luật vô cùng rộng mở cho các bạn trẻ sau khi ra trường. Sinh viên có thể đảm nhận các vị trí cụ thể như sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên pháp lý tham gia làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp\nĐiều tra viên: công tác trong cơ quan công an\nThẩm tra viên: làm việc tại các cơ quan tòa án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu các hồ sơ vụ án, đề xuất với lãnh đạo xem xét các bản án…\nThư ký tòa án: giúp đỡ các xử lý các công việc của thẩm phán\nGiảng viên tại các trường đại học, cao đẳng\nLuật sư làm việc tại các công ty Luật\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành Luật có thể chia ra các mức như sau:\n\n\n\nVới vị trí Luật sư, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được hưởng mức thù lao do văn phòng luật sư trả và tùy thuộc vào sự cống hiến cá nhân, nhưng không thấp hơn mức lương cơ bản của Nhà nước.\nVới vị trí Kiểm sát viên có mức thu nhập như công chức, hành chính nhà nước, cách tính là: hệ số nhân lương tối thiểu + phụ cấp.\nTại các văn phòng luật sư, với các bạn mới ra trường sẽ có mức thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng/tháng; trên 3 – 5 năm kinh nghiệm thì mức lương dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.\n\n\n\n", "kỹ năng có được sau khi tốt nghiệp ngành": "\n\n\nKỹ năng giao tiếp: đặc tính ngành luật đặc thù phải thường xuyên giao tiếp tương tác với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng thì kỹ năng giao tiếp là mắc xích quan trọng hơn cả. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho đối phương hiểu vấn đề mà bạn đề cập đến.\nKỹ năng tra cứu văn bản, tiếp cận và tư duy logic: là một ngành gắn liền với các văn bản pháp lý bộ luật, nghị định,..nên sinh viên cần phải có kỹ năng tra cứu văn bản luật.\nKỹ năng phân tích, xử lí thông tin, tình huống: Khi thu thập và xử lý thông tin cần phải đòi hỏi sự tập trung và khả năng phân tích nhạy bén để cho người hành nghề có thể hiểu đúng và vận dụng chúng một cách tốt nhất.\nTư duy tranh luận và phản biện: đối với người theo học ngành Luật thì  tư duy phản biện là điều kiện tiên quyết để hành nghề. Bởi vậy, nếu tư duy phản biện cần thiết cho con người trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống thì nghề Luật là một nghề đặc thù bởi nó đòi hỏi ở mức cao nhất năng lực tư duy phản biện sắc sảo\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành Luật đang được chú trọng đầu tư về chất lượng giáo dục. Trong thời đại hội nhập và phát triển kinh tế ngày nay, ngành học này sẽ luôn mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên. Trên đây là những thông tin hữu ích về ngành học, hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp được những thắc mắn để có thể lựa chọn ngành học phù hợp cho bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-luat-hien-phap-va-luat-hanh-chinh", "rid": "7380102", "major": "Luật hiến pháp và luật hành chính", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Luật Hiến pháp và luật hành chính (LHP&LHC) (tên tiếng Anh: Constitutional and Administrative Laws) là ngành đào tạo ra đội ngũ nhân lực có kiến thức chuyên sâu về Luật pháp nói chung và luật hiến pháp, hành chính nói riêng. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ được trang bị đầy đủ kỹ năng hành nghề để tự tin làm việc trong môi trường tư vấn pháp luật chuyên nghiệp.\n\n\n\n\nVề chương trình đào tạo, các bạn cần phải hoàn thành các môn thuộc 3 nhóm học phần chính sau: nhóm kiến thức chung (17 tín chỉ); nhóm kiến thức cơ sở và chuyên ngành (30 tín chỉ bắt buộc, 24 tín chỉ tự chọn) và luận văn tốt nghiệp (14 tín chỉ). Bên cạnh việc chú trọng trang bị kiến thức chuyên môn, chương trình học còn giúp sinh viên bổ sung các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này như: kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy phản biện, tổ chức – điều hành… Do đó, sau khi hoàn thành chương trình học, các bạn sẽ hoàn toàn có đủ năng lực để bắt tay vào làm việc ngay.\n\n\n", "các khối thi vào ngành luật hiến pháp & luật hành chính là gì?": "\n\nDo đặc thù chuyên ngành LHP&LHC đòi hỏi người học phải có vốn kiến thức nền tảng vững chắc nên hiện nay, trên phạm vi cả nước chỉ có một số trường đào tạo bậc thạc sĩ chuyên ngành này. Trong đó, trường ĐH Nội vụ Hà Nội (phân hiệu tại TP.HCM) trong kỳ tuyển sinh năm 2020 yêu cầu thí sinh phải dự thi ba môn bao gồm: Tiếng Anh, Lý luận về nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp Việt Nam.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành luật hiến pháp & luật hành chính là bao nhiêu?": "\n\nĐối với trình độ thạc sĩ Luật Hiến pháp và luật hành chính thì không có điểm chuẩn đầu vào. Sau khi hoàn thành bài thi 3 môn theo quy định của cơ sở đào tạo, thí sinh sẽ nhận kết quả đạt hoặc không.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nMột số trường tuyển sinh bậc thạc sĩ ngành học này trên cả nước là:\n\n\n\nKhoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.\nHọc viện Hành chính Quốc gia.\nTrường Cao đẳng cộng đồng Đăk Nông\nĐại học Kinh tế TP.HCM (UEH)\nĐại học Nội vụ Hà Nội (phân hiệu tại TP.HCM)\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể học tốt ngành này, thứ bạn cần trau dồi không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn là kỹ năng. Kỹ năng ở đây bao gồm kỹ năng công việc và kỹ năng mềm. Do đó, khi còn đang học tập trên giảng đường, hãy cố gắng rèn luyện càng nhiều yếu tố dưới đây càng tốt.\n\n\n\n\n\nNăng lực quan sát toàn cảnh, đánh giá vấn đề.\nTư duy logic, phản xạ nhanh trước các tình huống bất ngờ.\nCó trí nhớ tốt.\nKỹ năng tổng hợp chi tiết, tài liệu để viết báo cáo.\nKỹ năng biện luận tốt.\nTư duy phản biện, phê phán.\nSáng tạo trong đưa ra giải pháp.\nKhông ngừng trau dồi vốn hiểu biết của bản thân thông qua việc nghiên cứu, trải nghiệm thực tế.\nChịu được áp lực công việc cao.\nHọc tập nhiều ngoại ngữ.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể đăng ký theo học bậc thạc sĩ ngành học này, bạn cần tốt nghiệp ĐH các ngành có chuyên ngành liên quan. Nếu đã có bằng cử nhân một trong các chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính, Luật/Luật học, Luật kinh tế, Luật dân sự và tố tụng dân sự… thì đó là lợi thế lớn của bạn. Việc xây dựng được hệ thống hiểu biết khái quát chung nhất về pháp luật nói chung có thể giúp bạn tiếp thu dễ dàng, nhanh chóng hơn lượng kiến thức chuyên môn trong chương trình thạc sĩ. Do đó, hãy chú trọng đầu tư thời gian cho các môn Luật nếu bạn có dự định đi xa với ngành học này.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nCơ hội làm việc cho người tốt nghiệp ngành Luật nói chung khá phong phú. Tuy nhiên, để đạt được vị trí cao thì lại vô cùng áp lực. Ngược lại, khi đã có trong tay tấm bằng thạc sĩ Luật Hiến pháp và luật hành chính thì đồng nghĩa với việc giá trị cạnh tranh của bạn đã được gia tăng đáng kể. Bạn hoàn toàn có thể tự tin lựa chọn một trong số các vị trí dưới đây để công tác:\n\n\n\n\n\nLuật sư/chuyên viên tư vấn tại các cơ quan tư pháp (chuyên giải quyết các cáo buộc, tranh chấp hành chính).\nCơ quan nhà nước có thẩm quyền, chuyên môn từ trung ương – địa phương như: Ủy ban nhân dân, Bộ, Sở, Phòng, Ban ngành…\nCác tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp như cơ quan đoàn thể…\nCác công ty chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn, giải quyết pháp lý cho khách hàng.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành luật hiến pháp & luật hành chính là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, chưa có con số thống kê cụ thể về thu nhập của người làm trong ngành Luật. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng tác động đến mức lương của ngành nghề này là kinh nghiệm và tiếng tăm. Nếu làm đủ lâu và xử lý được các vụ lớn, gây được tiếng vang thì giá trị sàn của luật sư/tư vấn viên đó sẽ tăng lên. Theo chia sẻ của giám đốc một công ty luật: mức lương tối thiểu của một luật sư là 1000 – 2000 USD/tháng. Nếu làm chủ văn phòng luật thì thu nhập sẽ dồi dào hơn do có thêm phụ thu từ hệ thống, khoảng từ 3000 – 5000 USD/tháng. Bên cạnh đó, nếu thông thạo nhiều thứ tiếng thì bạn có thể hợp tác với các cá nhân, tổ chức ngoại quốc và có thu nhập cao hơn.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Luật nói chung cũng như Luật Hiến pháp và luật hành chính nói riêng luôn là hướng đi đầy tiềm năng đối với các bạn có hứng thú với pháp luật. Nếu chịu khó mài giũa kiến thức, kỹ năng khi còn đang đi học thì chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội tốt đến với bạn sau khi ra trường. Trong tương lai gần, ngành này sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa. Do đó, tiềm năng phát triển là vô bờ đối với mọi người."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-luat-dan-su-va-to-tung-dan-su", "rid": "7380103", "major": "Luật dân sự và tố tụng dân sự", "payload": {"ngành luật dân sự & tố tụng dân sự là gì?": "\n\nLuật dân sự và tố tụng dân sự (tên tiếng Anh: Civil Law) hoạt động với mục đích đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng đánh giá, xử lý tình huống tốt; biết cách vận dụng kiến thức đã được trang bị vào thực tế cụ thể; có khả năng lập luận logic và làm việc độc lập. Hằng năm, các cơ sở giáo dục cung cấp cho thị trường lao động một lượng lớn sinh viên có trình độ cao, góp phần đẩy mạnh quá trình tuân thủ, áp dụng pháp luật vào trong phát triển kinh tế xã hội và củng cố an ninh quốc phòng của đất nước.\n\n\n\n\nVề chương trình đào tạo, trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM) cho phép người học linh hoạt lựa chọn một trong hai phương thức: làm Luận văn Thạc sĩ hoặc học một số môn chuyên đề tốt nghiệp thay thế. Đây là mô hình giảng dạy mang tính chủ động, cho người học cơ hội chọn lựa cách thức học tập phù hợp với điều kiện cá nhân nên nhận được sự ủng hộ lớn từ phía sinh viên. Ngoài ra, khung chương trình được thiết kế với thời lượng 2 năm cũng cung cấp cho người học lượng kiến thức chuyên ngành đủ sâu để sẵn sàng hành nghề ngay sau khi tốt nghiệp.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nKhoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức xét tuyển thí sinh theo kết quả bài thi 2 môn: Đánh giá năng lực (môn thi cơ bản), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (môn thi cơ sở) kết hợp với đánh giá hồ sơ chuyên môn. Hồ sơ chuyên môn sẽ được tiến hành chấm điểm trên các phương diện: kết quả học tập ở trình độ cử nhân, thành tích nghiên cứu khoa học, khả năng ngôn ngữ, kinh nghiệm chuyên môn và thư giới thiệu. Bên cạnh đó, thí sinh còn phải tham gia thi hoặc nộp các chứng chỉ liên quan để chứng minh năng lực ngoại ngữ của bản thân phù hợp với chương trình đào tạo.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐây là ngành học đòi hỏi nhiều kiến thức nền về Pháp luật do đó thường chỉ được giảng dạy ở bậc thạc sĩ. Đối với bậc học thạc sĩ, các cơ sở giáo dục không ban hành điểm chuẩn để xét tuyển đầu vào. Nhà trường sẽ căn cứ theo kết quả bài thi và đánh giá chuyên môn để đưa ra nhận xét đạt hoặc không đạt yêu cầu tại vòng thi loại.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay trên cả nước chỉ có số ít cơ sở giáo dục đào tạo bậc thạc sĩ ngành học này để bạn tham khảo gồm:\n\n\n\nKhoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội\nTrường Đại học Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM)\nTrường Đại học Trà Vinh\nTrường Đại học Sài Gòn\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành luật dân sự tố tụng dân sự?": "\n\nĐể học tốt ngành học này, bạn không chỉ cần phải nắm vững nội dung các điều luật thuộc phạm vi chuyên môn mà còn phải trau dồi thêm kỹ năng hành nghề và kỹ năng mềm. Do đó, hãy trau dồi các yếu tố dưới đây khi đang còn học tập và nghiên cứu trên giảng đường. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong cả học tập lẫn công việc sau này.\n\n\n\n\n\nCó trí nhớ tốt, khả năng truy xuất thông tin nhanh.\nKiên trì, bền bỉ trong nghiên cứu tài liệu.\nChịu được áp lực công việc cao.\nThành thạo tối thiểu một ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Pháp/tiếng Nhật…)\nCó khả năng học tập suốt đời.\nKỹ năng giao tiếp, phản biện tốt.\nCó tư duy logic, khái quát vấn đề.\nKhả năng làm việc nhóm linh hoạt.\nKỹ năng soạn thảo văn bản, hợp đồng.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nVề cơ bản, bạn phải có nền tảng kiến thức khá tốt về pháp luật nói chung và Luật dân sự và tố tụng dân sự nói riêng trước khi quyết định theo học chuyên ngành này ở bậc thạc sĩ. Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần phải chứng minh năng lực ngoại ngữ của bản thân thỏa mãn được yêu cầu của ban tuyển sinh. Việc học tốt ngoại ngữ không chỉ giúp các bạn có thể tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú trên thế giới mà còn hữu ích cho quá trình mở rộng hợp tác trong công việc sau này. Do đó, các môn liên quan đến Luật và ngoại ngữ là 2 môn cần được đầu tư từ sớm để có thể tiến xa hơn trên con đường chinh phục ngành học đầy cơ hội này!\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNhư đã đề cập ở đầu bài viết, cơ hội việc làm của người tốt nghiệp ngành Luật nói chung cũng như Luật dân sự và tố tụng dân sự nói riêng chưa bao giờ thiếu. Nếu bạn có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghiệp vụ tốt và biết ít nhất một ngoại ngữ thì các vị trí sau hoàn toàn phù hợp với năng lực cá nhân của bạn.\n\n\n\n\n\nLuật sư hoặc quản lý văn phòng luật.\nChuyên viên tư vấn về lĩnh vực dân sự tại các cơ quan tư pháp.\nPhụ trách mảng dân sự tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chuyên môn từ trung ương – địa phương như: Ủy ban nhân dân, Bộ, Sở, Phòng, Ban ngành…\nCác tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp.\nCác công ty chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn, giải quyết vấn đề dân sự cho khách hàng.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐối với các bạn có bằng thạc sĩ, mức lương sẽ cao hơn mặt bằng chung khá nhiều khi công tác tại các văn phòng luật. Theo chia sẻ của giám đốc một công ty luật tại Hà Nội, 2000 – 3000 USD/tháng là mức chi trả tối thiểu cho những người có trình độ như vậy. Ngoài ra, nếu bạn có khả năng ngoại ngữ tốt, thường xuyên nhận hợp đồng với đối tác nước ngoài thì thu nhập sẽ còn cao hơn nữa, từ 4000 – 6000 USD/tháng là hoàn toàn bình thường.\n\n\n", "kết luận": "\n\nVới những tiềm năng to lớn mà việc có trong tay tấm bằng thạc sĩ Luật dân sự và tố tụng dân sự mang lại, bạn có thể cân nhắc đầu tư thời gian, công sức để theo học ngay từ bây giờ. Đó chắc chắn là sự đầu tư có giá trị cho tương lai mà chúng ta nên chớp lấy ngay khi nó xuất hiện!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-luat-hinh-su-va-to-tung-hinh-su", "rid": "7380104", "major": "Luật hình sự và tố tụng hình sự", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Luật hình sự và tố tụng hình sự (Mã ngành: 7380104) là chương trình đào tạo của luật hình sự, giúp sinh viên tiếp cận với kiến thức thực tiễn về tư pháp hình sự, bao gồm các vấn đề liên quan đến:\n\n\n\nKhoa học luật hình sự (tội phạm, hình phạt, trách nhiệm hình sự, các biện pháp tư pháp, quyết định hình phạt,…).\nkhoa học luật tố tụng hình sự (các nguyên tắc của tố tụng hình sự, chứng cứ, các biện pháp ngăn chặn, các cơ quan tiến hành tố tụng,…).\nkhoa học luật thi hành án hình sự (người bị kết án, các cơ quan thi hành án, thủ tục, trình tự thi hành các loại hình phạt, các biện pháp tư pháp,…).\n\n\n\nNgoài ra, sinh viên được trang bị kỹ năng nghiên cứu và vận dụng các kiến thức trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Nhà trường cũng áp dụng các phương pháp tích cực trong giảng dạy, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tăng cường thảo luận và làm việc theo nhóm, bồi đắp kỹ năng thuyết trình, tạo điều kiện cho sinh viên tham quan và học tập thực tế trong suốt quá trình đào tạo.\n\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng nắm vững các vấn đề của khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự và khoa học luật thi hành án hình sự, đánh giá và tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật, phục vụ công tác điều tra và xử lý các vấn đề về tội phạm.\n\n\n", "các khối thi vào ngành": "\n\nNgành Luật hình sự và tố tụng hình sự xét tuyển theo những khối sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật lý, Hoá học.\nKhối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.\nKhối C00: Văn, Lịch sử, Địa lý.\nKhối D01: Văn, Toán, Tiếng Anh.\nKhối D03: Văn, Toán, Tiếng Pháp.\nKhối D06: Văn, Toán, Tiếng Nhật.\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển là bao nhiêu? trường nào đào tạo?": "\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự dao động từ 15 tới 26 điểm. Điểm trúng tuyển này còn tùy thuộc vào các trường, các khối thi và tuỳ vào từng đợt xét tuyển. Vì vậy, để biết được điểm chuẩn chính xác nhất của từng trường và từng năm học, bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường đại học bạn muốn hoặc tham khảo các thông tin trên website của Bộ GD&ĐT hoặc của từng trường Đại học. \n\n\nDưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành nghề mới này:\n\n\n\nHọc viện Cảnh sát Nhân dân\nTrường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh\nTrường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể theo học ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, bạn cần có những kỹ năng sau đây:\n\n\n\nKỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Kỹ năng phân tích vấn đề, đánh giá các khía cạnh pháp lý, và đưa ra các phương án giải quyết vấn đề.\nKỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp trôi chảy, khả năng thuyết phục, trình bày ý kiến một cách rõ ràng.\nKỹ năng nghiên cứu: Kỹ năng tìm hiểu, đọc hiểu và tổng hợp thông tin pháp lý cần thiết để đưa ra các quyết định và phân tích.\nKỹ năng viết: Kỹ năng viết báo cáo, tài liệu, hồ sơ pháp lý, hợp đồng và các văn bản pháp lý khác.\nTư duy logic: Kỹ năng tư duy logic, luận lý, phân tích sự việc, đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình giải quyết các vấn đề pháp lý.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nDưới đây là một số cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự:\n\n\n\nLuật sư: Là người có nhiệm vụ biện hộ cho bên cáo và nguyên cáo trong các vụ kiện tụng. Trong quá trình làm việc, không có chỗ cho cảm xúc cá nhân mà phải sử dụng kiến thức chuyên môn để giúp cho quá trình kiện tụng trở nên có lợi hơn cho bên bạn bảo vệ.\nKiểm sát viên: Có nhiệm vụ tìm ra những chứng cứ xác thực để đưa tội phạm ra ánh sáng. Tương tự như luật sư, đây là một nghề nghiệp yêu cầu có kiến thức sâu rộng và khả năng xử lý tình huống, tranh luận trước đám đông và giữ vững tâm lý cao.\nNgoài ra, các chuyên viên tư vấn luật trong lĩnh vực hình sự, thư ký tòa án và nhân viên làm việc tại các cơ quan công an cũng là những vị trí khác mà các sinh viên có thể làm việc sau khi tốt nghiệp.\n\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ học vấn, vị trí công việc, địa điểm làm việc và quy mô của công ty, văn phòng luật sư hoặc cơ quan chức năng mà bạn làm việc. \n\n\nTheo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Mức lương trung bình của ngành Luật tại Việt Nam là khoảng 7-10 triệu đồng/tháng cho vị trí thực tập sinh hoặc nhân viên mới vào nghề. Và từ 20-50 triệu đồng/tháng cho vị trí luật sư hoặc chuyên viên cao cấp. \n\n\nTuy nhiên, các công ty hoặc cơ quan lớn và nổi tiếng, hay các vị trí quan trọng hơn thì mức lương có thể cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng mức lương còn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và các chính sách của nhà nước.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHy vọng rằng qua bài viết trên thì các bạn đã có thông tin về ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự. Nếu bạn yêu thích ngành học này, ReviewEdu chúc bạn ôn luyện chăm chỉ và có một kỳ thi thật tốt!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-luat-kinh-te", "rid": "7380107", "major": "Luật kinh tế", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nLuật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh ba mối quan hệ sau:\n\n\n\nMối quan hệ giữa cơ quan quản lý kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp trong quá trình tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh\nMối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau trong quá trình thực hiện hợp tác kinh doanh\nMối quan hệ giữa chính các phòng ban, bộ phận của một doanh nghiệp\n\n\n\nĐúng như tên gọi, ngành Luật kinh tế gồm hai phần: “luật” và “kinh tế”. Khác với ngành Luật, ngành Luật KT chỉ cung cấp những kiến thức căn bản nhất về các bộ Luật cho sinh viên. Sau khi hoàn thành các môn đại cương, sinh viên chuyên ngành này sẽ được giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu chuyên sâu về bộ Luật kinh tế. Như đã nói, sinh viên Luật kinh tế cũng cần hiểu rõ về các doanh nghiệp. Thế nên, hầu hết các trường đào tạo Luật kinh tế cũng giảng dạy các kiến thức nền về doanh nghiệp và kinh tế.\n\n\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành Luật Kinh tế thường xét tuyển các khối thi sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh\n\n\n\nNgoài ra, một số trường xét tuyển các tổ hợp môn khá đặc biệt\n\n\n\nToán Học, Vật Lý, Ngoại Ngữ (Tiếng Nga/Tiếng Anh/Tiếng Trung/Tiếng Pháp)\nToán Học, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ (Tiếng Nga/Tiếng Anh/Tiếng Trung/Tiếng Pháp)\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\n\nCác cơ sở đào tạo ngành này thường xét tuyển kết quả thi THPTQG và điểm chuẩn sẽ dao động khoảng 16.5 – 29 điểm. Con số này cao hơn khá nhiều so với các ngành khác. Ngoài ra, các sĩ tử cũng nên lưu ý những phương thức mới để tuyển sinh ngành Luật kinh tế năm 2021. Cụ thể:\n\n\n\nXét tuyển thẳng các thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi quốc tế\nXét tuyển dựa trên học bạ và năng lực sử dụng ngoại ngữ\nXét tuyển dựa trên kết quả học bạ của các khối thi\n\n\n\nVí dụ đối với khối D01, cơ sở đào tạo sẽ xét tuyển bằng kết quả học tập của các môn Ngữ Văn, Toán Học và Tiếng Anh. \n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Luật Hà Nội\nHọc viện Ngân hàng\nĐại học Lao động – Xã hội\nĐại học Thương mại\nĐại học Mở Hà Nội\nĐại học Đông Đô\nĐại học Đại Nam\nĐại học Hòa Bình\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội\nĐại học Thành Tây\nĐại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị\nĐại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Kinh Bắc\nĐại học Thành Đông\nĐại học Trưng Vương\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Vinh\nĐại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Tài chính – Kế toán\nĐại học Dân lập Duy Tân\nĐại học Đông Á\nĐại học Phan Thiết\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Đại học Luật\nĐại học Lao động – Xã hội (cơ sở Tp.HCM)\nĐại học Mở Tp.HCM\nĐại học Ngân hàng Tp.HCM\nĐại học Kinh tế- Tài chính Tp.HCM\nĐại học Ngoại ngữ – Tin học Tp.HCM\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Văn Lang\nĐại học Bình Dương\nĐại học Công nghệ miền Đông\nĐại học Dân lập Cửu Long\nĐại học Dân lập Lạc Hồng\nĐại học Kinh tế Công nghiệp Long An\nĐại học Nam Cần Thơ\nĐại học Tây Đô\n\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào?": "\n\n\n\n\nLuật kinh tế là một khái niệm rất rộng lớn và phức tạp vì nó bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ. Vì thế, tại các cơ sở đào tạo, ngành Luật kinh tế thường sẽ được chia ra thành nhiều chuyên ngành nhỏ và cụ thể hơn. Việc phân chia chuyên ngành này giúp sinh viên dễ dàng tập trung nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể của Luật KT. Sau đây là một số chuyên ngành của ngành Luật kinh tế:\n\n\n\nLuật Thương mại quốc tế\nLuật Kinh doanh\nLuật Tài chính – Ngân hàng\nLuật Đầu tư\nLuật Chứng khoán\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nChắc chắn việc bạn dấn thân vào một ngành kết hợp giữa luật pháp và thương mại sẽ đặt ra cho bạn rất nhiều thách thức. Bạn sẽ phải rèn giũa cho mình tố chất cần thiết của cả ngành Luật lẫn ngành Thương mại. Hãy cùng tìm hiểu những “hành trang” cần thiết cho bạn khi bước vào ngành Luật kinh tế nhé:\n\n\n\nLuôn giữ bình tĩnh và lý trí trong mọi tình huống\nKhả năng tư duy logic và xử lý vấn đề\nKhả năng ứng biến linh hoạt\nTinh thần trách nhiệm và khả năng chịu áp lực cao\nKỹ năng giao tiếp và thuyết phục người khác\nNăng lực ngoại ngữ\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\n\n\nCác môn thi để xét tuyển vào ngành học này khá đa dạng và chiếm tỷ lệ gần như đồng đều. Đó là bởi vì yêu cầu của ngành này đối với người học khá khắt khe. Nếu muốn theo học Luật kinh tế, bạn cần xác định mình yêu thích hoặc học tốt những môn học của khối thi nào và tập trung đầu tư vào những môn này. Ngoài ra, hãy dành thời gian để tìm hiểu về các kiến thức thực tế trong cuộc sống cũng như tập nhìn nhận, lý giải những sự việc xảy ra quanh bạn. Những điều này sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp bạn học tập hiệu quả ở môi trường Luật kinh tế, trong khi các thí sinh khác có lẽ vẫn chưa thể thích nghi với môi trường đại học.\n\n\n", "cơ hội làm việc dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCùng với sự ra đời và phát triển chóng mặt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Luật kinh tế cũng tăng chóng mặt. Nếu bạn là một cử nhân Luật với những kiến thức chuyên môn vững chắc và các kỹ năng mềm cần thiết, bạn có thể lựa chọn cho mình một công việc ưng ý trong ngành Luật KT. Sau đây là một số vị trí dành cho sinh viên tốt nghiệp Luật kinh tế:\n\n\n\nLuật sư\nNhân viên văn phòng công chứng\nChấp hành viên\nThẩm tra viên\nChuyên viên tư vấn pháp luật tại các doanh nghiệp\nChuyên viên nghiên cứu hành pháp, lập pháp và tư pháp tại các cơ quan nhà nước\nGiảng viên Luật kinh tế\nHọc Luật kinh tế ra trường làm gì?\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMặc dù sinh viên mới tốt nghiệp Luật kinh tế thường chỉ nhận mức lương chỉ xấp xỉ 6 triệu đồng/tháng, nhưng con số này có thể tăng gấp vài lần sau một vài năm công tác trong ngành. Thậm chí, một số vị trí cấp cao trong ngành Luật KT có thể nhận đến 40 triệu đồng/tháng. Mức lương tham khảo dành cho các vị trí trong ngành như sau:\n\n\n\nLuật sư – 40 triệu VNĐ/tháng\nNhân viên văn phòng công chứng – 40 triệu VNĐ/tháng\nChấp hành viên – 12 triệu VNĐ/tháng\nThẩm tra viên – 12 triệu VNĐ/tháng\nChuyên viên tư vấn pháp luật tại các doanh nghiệp – 21 triệu VNĐ/tháng\nChuyên viên nghiên cứu hành pháp, lập pháp và tư pháp tại các cơ quan nhà nước – 12 triệu VNĐ/tháng\nGiảng viên Luật kinh tế – 12 triệu VNĐ/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNếu lựa chọn ngành Luật kinh tế, bạn sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình học tập và làm việc. Để có thể tồn tại và phát triển trong ngành này, bạn sẽ cần phải không ngừng cải thiện tư duy logic, khả năng suy luận cũng như cập nhật những đổi mới trong các bộ Luật hoặc trong lĩnh vực thương mại. Bù lại, bạn có thể nhận được mức lương hấp dẫn, xứng đáng với những công sức đã bỏ ra. Bên cạnh đó, một vài doanh nghiệp và cơ quan nhà nước cũng có rất nhiều chính sách đãi ngộ đi kèm dành cho người làm trong ngành."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-luat-quoc-te", "rid": "7380108", "major": "Luật quốc tế", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nKhái niệm “Luật quốc tế” dùng để chỉ các quy phạm pháp luật được xây dựng bởi các quốc gia trên thế giới và các chủ thể pháp luật khác trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện và tiến bộ. Các điều khoản trong Luật quốc tế sẽ được thiết lập thông qua các biện pháp đấu tranh hoặc thương lượng giữa các quốc gia. Khi theo đuổi ngành Luật quốc tế, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành về các bộ Luật Việt Nam cũng như các bộ Luật quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Luật quốc tế có thể công tác tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia hoặc các văn phòng luật.\n\n\n\n\nThông thường, chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo Luật kinh tế sẽ bao gồm ba giai đoạn. Đầu tiên sinh viên sẽ được học các môn đại cương để xây dựng vốn hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực như đời sống, kinh tế và chính trị. Sau đó, nhà trường sẽ giảng dạy các bộ môn cơ sở ngành như Luật Hiến Pháp Việt Nam, Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Luật học so sánh. Sau khi đã tiếp thu những kiến thức căn bản về ngành Luật, sinh viên sẽ bắt đầu học các môn chuyên ngành như: Luật biển, Luật thương mại Việt Nam và quốc tế, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và quốc tế, v.v.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nThông thường, các cơ sở đào tạo Luật quốc tế sẽ xét tuyển các khối thi sau đây:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh\nKhối D96: Toán Học, KHXH, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nSo với các ngành học khác, điểm chuẩn trúng tuyển chuyên ngành này được đánh giá là khá cao. Các cơ sở đào tạo thường yêu cầu thí sinh đạt từ 15 điểm đến 25.5 điểm đối với phương thức xét điểm thi THPTQG, trong khi các ngành khác điểm chuẩn chỉ dao động từ khoảng 6 điểm đến 21 điểm. Ngoài ra, đối với hình thức thi Đánh giá năng lực, các thí sinh cần đạt trên 700 điểm. Hiện nay, hầu như chưa có trường nào sử dụng phương thức xét học bạ để tuyển sinh.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nLuật quốc tế là một ngành khá mới và bao gồm nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau. Vì thế, số lượng cơ sở giảng dạy Luật quốc tế tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Cụ thể các trường đào tạo theo khu vực gồm:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Ngoại giao\nĐại học Mở Hà Nội\nĐại học Luật Hà Nội\nĐại học Quốc gia Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Công nghiệp Tp.HCM\nĐại học Kinh tế – Tài chính Tp.HCM\nĐại học Luật Tp.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành Luật quốc tế là ngành nghiên cứu và áp dụng các quy phạm pháp luật quốc tế lẫn pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Để làm được điều này, bạn cần không ngừng rèn luyện và nâng cao năng lực bản thân. Nếu bạn muốn theo học ngành này, bạn cần có những phẩm chất sau:\n\n\n\n\n\nThận trọng, tỉ mỉ\nKhả năng tư duy logic và suy luận sắc bén\nKhả năng giải quyết các tình huống, vấn đề bất ngờ\nTrí nhớ tốt\nKỹ năng giao tiếp và thuyết phục người khác\nNăng lực sử dụng ngoại ngữ\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi những môn gì?": "\n\nCó thể dễ dàng nhận thấy, môn Toán Học xuất hiện trong hầu hết các tổ hợp xét tuyển bởi vì ngành này yêu cầu rất nhiều về năng lực tư duy logic cũng như giải quyết vấn đề. Bạn cũng nên trau dồi các môn Ngữ Văn và Tiếng Anh để có thể đáp ứng được yêu cầu chuyên môn sau này. Ngoài ra, các bạn có thể thử sức với một hình thức xét tuyển khá thú vị: kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Tp.HCM tổ chức. Kỳ thi này gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm và thời gian thi kéo dài 150 phút. Mục đích của kỳ thi đánh giá năng lực này là để đánh giá khả năng tư duy và giải quyết vấn đề của bạn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCó thể nhận định rằng, đây là một ngành mới ra đời cách đây không lâu nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các mối quan hệ ngoại giao và thương mại. Vì thế, nhu cầu nhân sự đối với ngành này vẫn còn khá cao và sẽ tăng mạnh trong tương lai, chứ chưa bị bão hòa như các ngành học lâu đời khác. Sau đây là một số vị trí công tác tham khảo mà các sinh viên có thể ứng tuyển:\n\n\n\nQuan chức chính phủ\nCán bộ tòa án\nGiảng viên Luật kinh tế\nLuật sư\nChuyên viên tư vấn pháp lý\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành như thế nào?": "\n\nTheo thông tin, sinh viên mới tốt nghiệp thường chỉ nhận mức lương 5 – 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, con số này có thể tăng lên nhiều lần theo thời gian công tác và năng lực làm việc của bạn. Bạn có thể nâng cao thu nhập của mình bằng cách trau dồi các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm và đặc biệt là năng lực sử dụng ngoại ngữ. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho những người công tác trong ngành:\n\n\n\n\n\nQuan chức chính phủ: 12 triệu đồng/tháng\nCán bộ tòa án: 12 triệu đồng/tháng\nGiảng viên Luật kinh tế: 12 triệu đồng/tháng\nLuật sư: 40 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tư vấn pháp lý: 21 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNhờ nhu cầu hội nhập và hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới, ngành Luật quốc tế đã ra đời và phát triển với tốc độ chóng mặt. Không thể phủ nhận ngành này đem lại nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình học tập và làm việc, tuy nhiên nó cũng bù đắp cho bạn nhiều cơ hội phát triển cùng với mức thu nhập “khủng”. Ngoài ra, nhu cầu nguồn lực của ngành này dự kiến sẽ còn tăng mạnh và có thể đạt đỉnh điểm trong vòng 5 đến 6 năm sắp tới. Nếu bạn có hứng thú với ngành này thì hãy đăng ký ngay để nắm bắt cơ hội “hiếm có khó tìm” này nhé."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-sinh-hoc", "rid": "7420101", "major": "Sinh học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Sinh học tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó nghiên cứu vai trò của các cơ thể sống, chức năng và đặc điểm của chúng. Ngành Sinh học gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, cụ thể: Sinh hóa học, Thực vật học, Sinh học tế bào, Sinh thái học, Di truyền học (di truyền Sinh học tiến hóa, Sinh học phân tử, Sinh lý học, Động vật học).\n\n\n\n\nTrong chuyên ngành này, sinh viên sử dụng cách tiếp cận tích hợp, kết hợp thời gian trong trên lớp với thời gian trong phòng thí nghiệm. Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ có được một nền tảng vững chắc về sinh học giúp họ chuẩn bị cho nhiều chương trình cấp độ sau đại học hoặc sự nghiệp trong các lĩnh vực như sức khỏe và môi trường.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể theo học ngành Sinh học, các sĩ tử tham gia thi THPT quốc gia có nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học\nKhối A02: Toán học, Sinh học, Vật lý\nKhối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học\nKhối B08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh\nKhối C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh học\nKhối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo cập nhật của năm 2022 tại các trường đại học, điểm dao động từ 16 điểm đến 24,2 điểm (thang điểm 30). Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi theo từng năm tùy thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển của trường vào mỗi năm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐây là một ngành quan trọng và có tính ứng dụng vào đời sống cao. Vì vậy, các cơ sở giáo dục rất chú trọng đào tạo ngành này. Do đó, ở cả 3 miền đều có các trường đào tạo ngành sinh học. Để giúp các bạn đưa ra lựa chọn phù hợp với trình độ và khu vực mình sống, các bạn có thể quan sát danh sách sau đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Sư phạm Hà Nội\nĐại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Đà Lạt\nĐại học Tây Nguyên\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNếu bạn muốn theo đuổi đam mê với lĩnh vực này, bạn cần có những tố chất, kỹ năng dưới đây:\n\n\n\n\n\nCó niềm đam mê với Sinh học.\n\n\n\nĐây là môn học có tính chất phức tạp, đòi hỏi người học phải có niềm đam mê và cả sự tâm huyết đối với việc học thì mới có thể có được hiệu quả lâu dài.\n\n\n\nYêu thích sự khám phá và sáng tạo.\n\n\n\nChuyên ngành này đi sâu vào nghiên cứu thế giới động thực vật và môi trường sống xung quanh con người. Do đó, niềm đam mê nghiên cứu và sáng tạo luôn luôn cần thiết để đưa các bạn đi xa hơn trên bước đường thành công.\n\n\n\nTư duy logic, cẩn thận, tỉ mỉ.\n\n\n\nNgoài năng lực và trình độ, tư duy logic và tính cẩn thận là một điều kiện cần của những ai theo đuổi ngành này. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có xảy ra để học tập và công việc diễn ra một cách thuận lợi.\n\n\n\nCó trình độ ngoại ngữ tốt.\n\n\n\nĐể trở thành một người thực sự thành công trong ngành thì ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình không chỉ trong nước mà còn cả ở môi trường làm việc quốc tế.\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\nCử nhân Sinh học sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng đảm nhận các công việc phù hợp với chuyên môn tại các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nNghiên cứu viên tại các trung tâm và viện nghiên cứu.\nPhân tích viên sinh học tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm sinh học.\nCán bộ giảng dạy cho các trường hoặc cán bộ làm việc tại các sở ban ngành.\nNhân viên kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm.\nNhân viên sản xuất tại các công ty thực phẩm, dược phẩm, nông nghiệp, công nghiệp, y tế.\nNhân viên hỗ trợ, tư vấn tại các công ty; nhân viên ứng dụng sản phẩm.\nKỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại các công ty, trung tâm đo lường, kiểm chuẩn.\nKỹ thuật viên xét nghiệm tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm xét nghiệm.\n\n\n\n", "mức lương dành trong ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành Sinh học được đánh giá là cao và ổn định. Cụ thể, mức lương cơ bản của ngành ở mức từ 7 – 10 triệu đồng. Nếu bạn là sinh viên vừa tốt nghiệp và đi làm ngay, thu nhập của các bạn sẽ đạt được từ 5 – 6 triệu đồng. Ngoài ra, mức lương của nghiên cứu viên cũng dao động trong khoảng từ 10 – 12 triệu đồng. Còn với những kỹ thuật viên Sinh học có năng lực chuyên môn cao, mức thu nhập có thể lên đến 20 triệu đồng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTheo học ngành sinh học, bạn sẽ được trang bị những kiến thức đại cương và chuyên sâu. Từ các kiến thức chuyên ngành cơ bản như di truyền, tiến hóa, sinh thái, động vật có xương sống,… cho đến các môn có ứng dụng chuyên sâu như sinh lí thực vật, di truyền học, hóa sinh học. Chính vì tính đa dạng trong chương trình đào tạo và ứng dụng như vậy mà người học sẽ có cơ hội làm việc rất rộng mở và tiềm năng phát triển lớn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-sinh-hoc", "rid": "7420201", "major": "Công nghệ sinh học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nCông nghệ sinh học là sự giao thoa, kết hợp giữa sinh học và công nghệ, là ngành học khai thác các quá trình tế bào và phân tử sinh học để phát triển các công nghệ và sản phẩm mang lại lợi ích cho môi trường và con người. Cụ thể, các sản phẩm của ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng trong đời sống như: sản xuất thuốc, thức ăn; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường.\n\n\n\n\nTheo học ngành CNSH, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về sinh học đại cương và thực nghiệm để ứng dụng vào các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trau dồi những kỹ năng thực hành như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Công nghệ sinh học xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học\nKhối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối A02: Toán học, Vật lý, Sinh học\nKhối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học\nKhối B03: Toán học, Sinh học, Ngữ văn\nKhối D08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh\nKhối D10: Toán học, Địa lý, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, ở nước ta có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành học này. Do đó, điểm chuẩn của ngành tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển mỗi năm. Trong những năm gần đây, điểm chuẩn của ngành dao động từ 15 đến 21 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐể có thể lựa chọn được ngôi trường phù hợp với khả năng và nguyện vọng, bạn có thể tham khảo danh sách các trường đào tạo chuyên ngành CNSH dưới đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Nông lâm Bắc Giang\nĐại học Phương Đông\nĐại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Lâm nghiệp\nĐại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội\nViện Đại học Mở Hà Nội\nĐại học Đông Đô\nĐại học Thành Tây\nĐại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Công nghiệp Việt Trì\nĐại học Hải Phòng\nĐại học Hùng Vương\nĐại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Nha Trang\nĐại học Vinh\nĐại học Đà Lạt\nĐại học Tây Nguyên\nĐại học Yersin Đà Lạt\nĐại học Công nghệ Vạn Xuân\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM\nĐại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM\nĐại học Mở TP. HCM\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM\nĐại học Công nghiệp TP. HCM\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM\nĐại học Công nghiệp TP.HCM\nĐại học Nông lâm TP.HCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Văn Lang\nĐại học An Giang\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Kiên Giang\nĐại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ\nPhân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long\nĐại học Tiền Giang\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Bình Dương\nĐại học Công nghệ Đồng Nai\nĐại học Dân lập Cửu Long\nĐại học Dân lập Lạc Hồng\nĐại học Tân Tạo\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\n\n\n\n", "bao gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nCông nghệ sinh học vi sinh vật\n\n\nChuyên ngành này đào tạo kiến thức và kỹ năng thực hành về vi sinh vật như: nấm men, nấm mốc, vi khuẩn, vi-rút. Việc khai thác, nghiên cứu vi sinh vật có thể ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực của đời sống.\n\n\nCông nghệ sinh học động vật\n\n\nChuyên ngành này cung cấp kiến thức về sinh học người và động vật, sinh học phát triển động vật, công nghệ tế bào, chẩn đoán phân tử và liệu pháp gen, chọn tạo giống động vật.\n\n\nCông nghệ sinh học nông nghiệp\n\n\nNgành này trang bị cho người học kiến thức về việc chọn, tạo giống, chăm sóc cây trồng; chế biến phân hữu cơ vi sinh; sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và xử lý chất thải bằng công nghệ thân thiện môi trường.\n\n\n\n\nCông nghệ sinh học công nghiệp\n\n\nNgành này chuyên nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học vào các quy trình công nghiệp.\n\n\nCông nghệ sinh học y dược\n\n\nĐào tạo chuyên sâu về các liệu pháp điều trị bệnh dựa trên cơ chế sinh học, công nghệ tạo ra các thuốc sinh học, chiết xuất dược liệu và các giải pháp chẩn đoán bệnh bằng sinh học phân tử.\n\n\nCông nghệ sinh học thực phẩm\n\n\nNgành này cung cấp sự hiểu biết về kỹ thuật lên men, nuôi cấy mô, kỹ thuật di truyền để ứng dụng vào sản xuất và chế biến thực phẩm.\n\n\nCông nghệ sinh học môi trường\n\n\nHọc chuyên ngành này, sinh viên được cung cấp kiến thức nền tảng về công nghệ sinh học và môi trường để tạo sản phẩm sinh học phục vụ công tác ngăn ngừa và cải tạo ô nhiễm môi trường.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgười phù hợp với ngành Công nghệ sinh học thường có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê khoa học và sáng tạo.\nHọc tốt các môn tự nhiên.\nCó sự chăm chỉ, cẩn trọng, tỉ mỉ và tư duy logic, nhạy bén.\nTrình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học.\nHam học hỏi và khả năng tự tìm hiểu, phân tích vấn đề.\nChịu được áp lực công việc.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐiều này phụ thuộc vào tổ hợp môn xét tuyển vào ngành CNSH. Như chúng ta thấy, môn Toán là môn xuất hiện hầu như trong các tổ hợp môn. Vì vậy, bạn cần có kiến thức nền tảng vững chắc về môn học này. Nó sẽ góp phần giúp bạn xét tuyển thành công và tạo tiền đề cho các môn học liên quan về sau. Bên cạnh đó, nếu theo đuổi CNSH thì bạn sẽ không thể chểnh mảng việc học môn Sinh. Bởi nó là nền tảng để đi sâu vào nghiên cứu các kiến thức chuyên sâu hơn khi theo học. Do đó, để học tốt ngành CNSH, bạn nên cố gắng rèn luyện ít nhất 2 môn học là Toán và Sinh.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nKhi ra trường, sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn và các kỹ năng để có thể dễ dàng đảm nhận một trong số các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy Sinh học (môn sinh học thực nghiệm) và công nghệ sinh học.\nChuyên viên kinh doanh, tư vấn, tiếp thị các sản phẩm công nghệ sinh học\nChuyên viên nghiên cứu và phát triển ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.\nKỹ thuật viên phòng thí nghiệm.\nKiểm nghiệm viên vi sinh.\nQuản lý, điều hành trang trại, doanh nghiệp sản xuất.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nTrong những năm gần đây, lĩnh vực CNSH được rất nhiều người học quan tâm và lựa chọn. Không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng, ngành còn có mức lương khá “hấp dẫn” so với các chuyên ngành cùng khối. Mức lương của người làm trong ngành tùy thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn, dao động trong khoảng 6 – 20 triệu/tháng. Theo đó, sinh viên vừa tốt nghiệp thu nhập bình quân từ 6 – 10 triệu/tháng. Sau khi có kinh nghiệm, nó sẽ tăng lên 9 – 12 triệu/tháng. Con số này sẽ tăng lên 15 – 20 triệu/tháng khi bạn ở vị trí cao hơn như quản lý cùng với kinh nghiệm và năng lực của mình.\n\n\n", "sinh viên ngành được học gì?": "\n\nKhi các bạn theo học ngành Công nghệ sinh học thường được chia thành các chuyên ngành tùy theo mục đích ứng dụng. Bao gồm: Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, ứng dụng trong thực phẩm, ứng dụng trong môi trường. Bên cạnh khối lượng kiến thức nền tảng về lĩnh vực sinh học, kỹ thuật và công nghệ, sinh viên thuộc các chuyên ngành này còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu. Phải kể đến các kiến thức như sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng và công nghệ sản xuất sinh dược phẩm. Ngoài ra, các bạn sinh viên còn được thực hành thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu. Biết được cách sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của công nghệ sinh học để phục vụ công việc.\n\n\n", "kết luận": "\n\nCông nghệ sinh học là một ngành học thú vị vì nó luôn thay đổi và mở rộng theo môi trường và đời sống con người. Ngoài việc được đào tạo những kiến thức cơ bản, chuyên môn, bạn sẽ được trang bị những kỹ năng thực hành trong việc xét nghiệm, thu thập và phân tích số liệu và mẫu phẩm sinh học. Chắc hẳn, lĩnh vực này sẽ không làm bạn thất vọng."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-sinh-hoc", "rid": "7420202", "major": "Kỹ thuật sinh học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKỹ thuật sinh học là một ngành học áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật của thiết kế và phân tích cho các hệ thống sinh học và công nghệ y sinh. Nó được sử dụng trong thiết kế các thiết bị y tế, thiết bị chẩn đoán, vật liệu tương thích, năng lượng tái tạo, kỹ thuật sinh thái, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật quy trình và xúc tác, và các lĩnh vực khác nhằm cải thiện mức sống của xã hội.\n\n\n\n\nSinh viên chuyên ngành này sẽ được đào tạo về các nguyên tắc cơ bản của cả sinh học và kỹ thuật, có thể bao gồm các yếu tố của kỹ thuật điện và cơ khí, khoa học máy tính, khoa học vật liệu…\n\n\n", "các khối thi vào ngành ?": "\n\n\nKhối A00: Toán học, Hóa học, Vật Lý\nKhối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học\nKhối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh\n\n\n\nNgoài ra, trường Đại học Bách khoa Hà Nội còn xét tuyển tổ hợp môn:\n\n\n\nKhối A20: Toán học, Hóa học, Bài Kiểm tra tư duy\n\n\n\nTrường Đại học Khoa học – Đại học Huế còn tuyển sinh khối thi sau:\n\n\n\nKhối D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh\n\n\n\n", "các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành ?": "\n\nHiện nay trên cả nước chỉ có 02 trường Đại học đào tạo lĩnh vực này đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại Học Bách Khoa Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nĐại Học Khoa Học – Đại Học Huế\n\n\n\nTại Trường đại học Bách khoa Hà Nội trong những năm gần đây, điểm chuẩn dao động từ 21 đến 25 điểm và tại trường Đại học Khoa học – Đại học Huế là từ 14 – 15 điểm.\n\n\nNgoài ra, Đối với một số sinh viên có thành tích ưu tú, những trường hợp được xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển như sau:\n\n\n\nThí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi quốc tế; thí sinh đạt giải quốc gia (nhất, nhì, ba) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ, khoa học kỹ thuật.\nThí sinh có kết quả thi chứng chỉ khảo thí ACT, SAT, A-Level và IELTS đối với thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nMuốn trở thành một người thành công khi theo đuổi chuyên ngành này, người học cần trau dồi cho bản thân một số tố chất dưới đây:\n\n\n\n\n\nNiềm đam mê với khoa học công nghệ.\nTrí thông minh, sáng tạo và tư duy logic.\nTỉ mỉ và thận trọng, kiên trì vì ngành yêu cầu tính chính xác cao.\nTinh thần học hỏi và trau dồi kiến thức mới.\nCó tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao.\nTrình độ ngoại ngữ và tin học tốt.\nKhả năng giao tiếp và quản lý thời gian hiệu quả.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nCác môn thi để xét tuyển vào ngành này khá hạn chế, chủ yếu tập trung vào những môn tự nhiên và mức độ quan trọng như nhau. Vì vậy bạn cần tập trung rèn luyện và ôn tập các môn nằm trong tổ hợp mình muốn xét tuyển. Tuy nhiên, đối với các tổ hợp xét tuyển, tiêu chí phụ sẽ ưu tiên môn Toán học. Bên cạnh đó, bạn cần rèn luyện cho mình tư duy logic và sáng tạo, nhạy bén để có được một hành trang tốt nhất trước khi theo học.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận một số vị trí công việc dưới đây:\n\n\n\n\n\nChuyên viên tư vấn, xây dựng các dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực liên quan.\nGiảng viên, cán bộ nghiên cứu.\nKỹ sư thiết kế tại các doanh nghiệp sản xuất về lĩnh vực: axit amin, vacxin, dược phẩm, thực phẩm chức năng…\nCán bộ kỹ thuật, quản lý chất lượng, điều hành sản xuất tại các đơn vị tư vấn, thiết kế, lắp đặt về thiết bị.\nCán bộ kỹ thuật tại các đơn vị xử lý môi trường nước thải, chất thải hữu cơ và sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh.\nKinh doanh các sản phẩm công nghệ môi trường, nông nghiệp, y tế.\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của các kỹ sư ngành này là một điều rất đáng quan tâm. Giống với các ngành nghề khác, mức thu nhập của họ cũng phụ thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc, năng lực và thâm niên.\n\n\n\nThông thường, khởi điểm của các kỹ sư chuyên ngành này trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng.\nĐối với những  người làm việc lâu năm, có kinh nghiệm thì mức lương nhận được tăng lên khoảng 15 triệu đồng/tháng.\nKhi làm việc tại các doanh nghiệp có vốn nước ngoài cộng với năng lực và ngoại ngữ tốt thì bạn có thể nhận được mức lương hấp dẫn là từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nKỹ thuật sinh học bắt đầu như một tập hợp lỏng lẻo của các nỗ lực nghiên cứu, lấy cảm hứng từ sinh học dựa trên kiến thức các ngành liên quan. Đặc trưng của ngành này là đào tạo lý thuyết gắn với đào tạo công nghệ, gắn liền với nghiên cứu khoa học và giải quyết các vấn đề thực tế và phát triển kỹ năng, tạo lập khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Vì vậy, nếu bạn thực sự có niềm đam mê nghiên cứu các vấn đề này thì đây chính là một ngành không thể bỏ qua."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dao-tao/nganh-sinh-hoc-ung-dung", "rid": "7420203", "major": "Sinh học ứng dụng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nSinh học ứng dụng hay Công nghệ Sinh học ứng dụng là ngành chuyên về việc ứng dụng các công nghệ vào trong việc nghiên cứu các vấn đề sinh học. Người học sẽ tìm hiểu các kiến thức về sinh học cơ bản, sinh lý học động thực vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, kỹ thuật ly trích và phân tích các hợp chất hữu cơ để đáp ứng cho việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Người học không chỉ học lý thuyết mà sẽ được trải nghiệm các chương trình học trên thực tế. Bạn sẽ cần phải thực hiện các nhiệm vụ và dự án của mình và thu thập dữ liệu tại nhà kính hay chuồng nuôi động vật.\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng thực hành, ứng dụng vào thực tiễn trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp, sinh học và công nghệ thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn cuộc sống.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Sinh học ứng dụng xét tuyển các tổ hợp môn dưới đây:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật lý, Hóa học\nKhối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối A02: Toán, Vật lý, Sinh học\nKhối A18: Toán, Hóa học, Khoa học xã hội\nKhối B00: Toán, Hóa học, Sinh học\nKhối B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn\nKhối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh\nKhối D13: Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh\nKhối D90: Toán học, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\nĐiểm chuẩn ngành này ở mức trung bình so với các ngành đào tạo khác. Tùy từng tổ hợp môn, điểm chuẩn của ngành dao động từ 14 đến 20 điểm theo phương thức xét điểm thi THPTQG, từ 18 đến 20 điểm theo hình thức xét học bạ.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nCó thể nói, Sinh học ứng dụng là một ngành khá “hot” trong tương lai, do đó có nhiều trường đại học chú trọng đào tạo. Dưới đây liệt kê danh sách các trường theo từng khu vực trên cả nước để giúp các sĩ tử dễ dàng lựa chọn cho mình một ngôi trường phù hợp:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội\nĐại học Tân Trào\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Khánh Hòa\nĐại Học Phạm Văn Đồng\nĐại Học Nông Lâm – Đại Học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Cần Thơ\nĐại học An Giang\nĐại học Tân Tạo\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với chuyên ngành này?": "\n\nNhư chúng ta đã biết, đây là một ngành khá khó và phức tạp, vậy người học nên trang bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng gì? Chúng ta hãy cùng điểm qua những tố chất sau đây nhé!\n\n\n\nYêu thích những môn học thuộc khối Khoa học tự nhiên: Chỉ khi bạn yêu thích chúng thì nó mới tạo cho bạn niềm vui, sự thích thú, truyền cảm hứng cho bạn để học tập nghiên cứu hiệu quả hơn.\nThích nghiên cứu, khám phá những cái mới: Sinh học ứng dụng là một mảnh đất khá màu mỡ và mới mẻ. Vì vậy, sự đam mê nghiên cứu, khám phá, sáng tạo sẽ khiến bạn có những bước đột phá trong công việc.\nTư duy thông minh và khả năng logic: Như đã đề cập, ngành này khá phức tạp với người học. Người học cần có sự tư duy logic, nhạy bén để lĩnh hội bài học một cách nhanh, đầy đủ và hiệu quả nhất.\nChăm chỉ, kiên trì: Đây được xem là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ ngành nghề nào nếu bạn muốn có những bước tiến mới trong tương lai.\nThận trọng và chính xác, có trách nhiệm: Bởi đây là ngành đòi hỏi tính chính xác cao. Tất cả các sản phẩm mới đều phải được kiểm nghiệm kỹ càng, giảm thiểu sai sót để không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.\nCó khả năng ngoại ngữ: Nguồn tài liệu nước ngoài về ngành khá đa dạng. Vì vậy, bạn cần đọc hiểu để mở mang kiến thức cho mình. Ngoài ra sẽ không tránh khỏi việc bạn phải làm việc với người nước ngoài.\n\n\n\n", "học ngành này cần học giỏi môn gì?": "\n\n\n\nCác môn học nằm trong tổ hợp môn xét tuyển ngành này khá đa dạng, từ khối Khoa học tự nhiên đến khối Khoa học xã hội. Vì vậy bạn cần phải học đồng đều tất cả các môn nằm trong tổ hợp môn bạn muốn xét tuyển để từ đó đạt được kết quả tốt nhất. Chỉ khi bạn vạch ra mục tiêu cụ thể thì bạn mới có những giải pháp và cách học hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên trau dồi cho mình những kiến thức thực tế về động thực vật và môi trường xung quanh.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?": "\n\nChuyên ngành này cung cấp cho bạn các cơ hội việc làm đa dạng trong các lĩnh vực phát triển quan trọng trong Khoa học đời sống. Sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ có triển vọng nghề nghiệp tuyệt vời và cơ hội việc làm tại những vị trí sau:\n\n\n\nKỹ sư điều hành sản xuất, quản lý chất lượng tại nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm.\nChuyên viên Sinh học ứng dụng tại các công ty, trung tâm kiểm nghiệm, chế biến nông sản, thủy sản, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, Sinh học ứng dụng.\nChuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm.\nNhân viên, kỹ thuật viên xét nghiệm trong bệnh viện và trung tâm y khoa.\nNhà tư vấn môi trường.\nGiảng viên giảng dạy bộ môn.\nKinh doanh các sản phẩm và sản xuất các thuốc sinh học.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\nTrong nhiều năm gần đây, nhu cầu nhân lực của ngành ngày càng cao nên mức lương cũng ngày càng tăng. Tùy vào vị trí và chuyên môn mà bạn sẽ nhận được mức lương khác nhau. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường bạn sẽ nhận được mức lương cứng từ 6 triệu đồng trở lên. Còn nếu bạn có năng lực và thâm niên làm việc thì bạn sẽ có cơ hội nhận được mức thu nhập lên tới 20 triệu đồng.  \n\n\n", "kết luận": "\n\nSinh học ứng dụng ngày càng có vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn đối với xã hội và đời sống. Chính vì nhu cầu cao nên người học ngành này sẽ có cơ hội việc làm rộng mở với mức lương hấp dẫn và tiềm năng phát triển lớn. Trên đây là những lý do nổi bật để bạn có thể cân nhắc liệu có nên theo đuổi ngành này hay không. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn một sự lựa chọn phù hợp nhất!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-sinh-hoc-y-duoc", "rid": "7420205", "major": "Công nghệ sinh học Y dược", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Công nghệ sinh học Y dược (Mã ngành: 7420205) là một lĩnh vực đa ngành liên quan đến ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế, từ nghiên cứu, phát triển đến sản xuất và sử dụng các sản phẩm sinh học trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. \n\n\nNgành Công nghệ sinh học Y dược kết hợp giữa các kiến thức cơ bản của sinh học, y học, hóa học và công nghệ vật liệu. Nhằm tạo ra các sản phẩm y tế mới và cải tiến sản phẩm hiện có. Đồng thời giải quyết những vấn đề sức khỏe công cộng phức tạp. Các sản phẩm y sinh học bao gồm thuốc, vaccine, kit chẩn đoán, thiết bị y tế, vật liệu y tế và nhiều loại sản phẩm khác.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMuốn theo học ngành Công nghệ sinh học y dược, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển theo một trong các khối như sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật lý, Hoá học.\nKhối B00: Toán, Sinh học, Hoá học.\nKhối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.\nKhối A02: Toán, Vật lý, Sinh học.\nKhối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh.\nKhối D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.\n\n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Công nghệ sinh học Y dược dao động từ 17 tới 22 điểm. Điểm trúng tuyển này còn tùy thuộc vào các trường, các khối thi và tuỳ vào từng đợt xét tuyển. Vì vậy, để biết được điểm chuẩn chính xác nhất của từng trường và từng năm học, bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường đại học bạn muốn hoặc tham khảo các thông tin trên website của Bộ GD&ĐT hoặc của từng trường Đại học. \n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nCông nghệ Sinh học Y dược là một ngành học còn khá mới, nên trên toàn quốc chỉ có rất ít trường đại học đào tạo ngành này. Hiện nay, chỉ có 3 trường đại học đều tại TP.Hồ Chí Minh tổ chức xét tuyển và đào tạo ngành Công nghệ Sinh học Y dược:\n\n\n\nĐại học Văn Lang\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Công nghệ thực phẩm TP Hồ Chí Minh\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể theo học ngành Công nghệ sinh học Y dược, bạn cần đáp ứng các yếu tố sau đây:\n\n\n\nĐam mê lớn với lĩnh vực khoa học sức khỏe.\nĐam mê học hỏi, khám phá và áp dụng các công nghệ mới để bảo vệ sức khỏe con người.\nYêu thích việc nghiên cứu và sản xuất ra các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe con người như thực phẩm chức năng, thuốc sinh học, kit xét nghiệm, mỹ phẩm.\nTự rèn luyện, sẵn sàng tìm hiểu và khám phá kiến thức mới.\nTính tỉ mỉ, cẩn thận, sáng tạo trong tư duy.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nNgành Công nghệ sinh học Y dược đang có nhiều cơ hội việc làm trong thời gian tới. Việc sử dụng công nghệ sinh học trong y tế đang ngày càng được phổ biến, cần nhiều chuyên gia có kiến thức về kỹ thuật và ứng dụng của công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược.\n\n\nCác cơ hội việc làm cho ngành Công nghệ sinh học Y dược bao gồm:\n\n\n\nLàm việc tại các bệnh viện, phòng thí nghiệm y tế, trung tâm nghiên cứu y tế, công ty dược phẩm, các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm y tế.\nLàm việc trong các lĩnh vực chuyên biệt như nghiên cứu và phát triển sản phẩm y tế, kiểm định sản phẩm, đánh giá tác dụng của thuốc, nghiên cứu và phát triển chẩn đoán hình ảnh,…\nLàm việc trong lĩnh vực giảng dạy và đào tạo, tư vấn và quản lý dịch vụ y tế.\n\n\n\nTuy nhiên, để tìm được việc làm trong ngành này cần có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn tốt, khả năng sáng tạo, năng động và sẵn sàng học hỏi các kỹ năng mới.\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành Công nghệ sinh học Y dược tùy thuộc vào vị trí và kinh nghiệm của từng cá nhân. Theo bảng lương của Cục Quản lý lao động. Mức lương trung bình cho các vị trí trong ngành này khoảng từ 7-15 triệu đồng/tháng đối với nhân viên chưa có kinh nghiệm. Và từ 15-30 triệu đồng/tháng đối với nhân viên có kinh nghiệm. \n\n\nTuy nhiên, với các chuyên gia, giảng viên, hoặc những vị trí quản lý cao hơn, mức lương có thể cao hơn rất nhiều.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHy vọng rằng qua bài viết trên thì các bạn đã có thông tin về ngành Công nghệ sinh học Y dược. Nếu bạn yêu thích ngành học này, ReviewEdu chúc bạn ôn luyện chăm chỉ và có một kỳ thi thật tốt!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thien-van-hoc", "rid": "7440101", "major": "Thiên văn học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nThiên văn học (tiếng Anh: Astronomy) là ngành khoa học chuyên nghiên cứu các thiên thể và những hiện tượng tự nhiên có nguồn gốc từ bên ngoài vũ trụ. Lĩnh vực này đồng thời cũng nghiên cứu sự phát triển, chuyển động, tính chất vật lý, hóa học, khí tượng học của các vật thể vũ trụ và sự hình thành nên vũ trụ đó.\n\n\n\n\nTheo định nghĩa của NASA, Thiên văn học là ngành khoa học nghiên cứu về các hành tinh, ngôi sao và không gian. Cùng với Thiên văn học, chiêm tinh học đều có nhiều liên quan về mặt lịch sử. Tuy nhiên thì chiêm tinh học không phải là một ngành khoa học và nó được cho là không liên quan đến thiên văn học.\n\n\nViệc nghiên cứu thiên văn và vật lý thiên văn được thực hiện trong đài quan sát, các phòng thí nghiệm tại các trường đại học hoặc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học.\n\n\nNội dung nghiên cứu chuyên ngành Thiên văn học được chia làm 3 phần chính là :\n\n\n\nNguồn gốc hình thành và phát triển của thiên thể\nCấu trúc và bản chất vật lý của các thiên thể và các quá trình xảy ra trong vũ trụ\nQuy luật chuyển động của các thiên thể trong mối quan hệ giữa trái đất và bầu trời\n\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nCó tất cả 04 tổ hợp cho các sĩ tử có thể tham khảo đối với ngành học này. Các tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nA04: Toán – Vật lý – Địa lý\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin được biết, trên cả nước hiện chưa có cơ sở đào tạo nào phụ trách giảng dạy về chuyên ngành này. Tuy nhiên, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đang đào tạo chuyên ngành tương đương với mức điểm chuẩn năm 2018 là 17,8 điểm.\n\n\n", "các nào trường đào tạo ngành ?": "\n\nTheo những tin tức tuyển sinh, ngành Thiên văn học chủ yếu được đào tạo tại nước ngoài. Tại Việt Nam, chỉ có một cơ sở đào tạo có chuyên ngành gần giống với ngành Thiên văn học này. Đó là trường Đại học Khoa học và Công Nghệ Hà Nội với chuyên ngành: Công nghệ vũ trụ và ứng dụng. Đây là cơ hội cho những ai muốn theo đuổi đam mê và theo học. Hi vọng rằng, trong tương lai không xa, ngành học này sẽ sớm được đưa vào giảng dạy.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có thể tìm ra được câu trả lời thỏa đáng, bạn nên cân nhắc các tiêu chí dưới đây:\n\n\n\n\n\nKhả năng tiếp thu, học tập tốt đối với các môn khoa học\nĐam mê với khoa học vũ trụ và thiên văn học\nThích khám phá quy luật tự nhiên\nYêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học\nKhả năng tự học, tự nghiên cứu\nTư duy hoạt bát, nhanh nhẹn\nSuy nghĩ độc lập và linh hoạt\nThái độ học tập nghiêm túc, cẩn trọng\nSử dụng thành thạo các công cụ, trang thiết bị chuyên ngành\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nRất dễ dàng để nhận biết được chuyên ngành thiên văn học cần học giỏi 03 môn là Vật lý, Toán và tiếng Anh. Lý do cụ thể vì:\n\n\n\nTiếng Anh: Sinh viên cần sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu, học tập và trao đổi thông tin.\nVật lý: Môn học chiếm 90% kiến thức của chuyên ngành này. Do đó, đây là một môn không thể bỏ qua. Một số ví dụ liên quan tới vật lý như: Vật lý thiên văn, Vật lý thiên văn nghiên cứu về hệ mặt trời, vũ trụ quan…\nToán: Sẽ rất khó khăn cho những ai học không tốt môn này. Lý do: gần như mỗi kỳ học đều có ít nhất 03 môn học liên quan tới môn Toán.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nVới những kiến thức chuyên môn về Thiên văn học cùng các kiến thức bổ trợ về Toán học, Vật lý, sinh viên ra trường sẽ có những cơ hội nghề nghiệp, vị trí làm việc sau đây:\n\n\n\n\n\nCông tác lập trình khoa học, trợ lý nghiên cứu, công tác điều hành kính thiên văn, thành viên nhóm nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu về Vật lý, Thiên văn, các Sở Khoa học… \nCông tác công nghiệp quốc phòng, nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu về chuyên ngành tại các trường Cao đẳng, Đại học, Trung tâm giáo dục,… trên địa bàn cả nước.\n Nhà nghiên cứu, giáo sư đại học hay kỹ sư quang học.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại, chưa có bất kỳ báo cáo cụ thể nào liên quan tới mức thu nhập của nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên có một điểm chung là những nhà thiên văn học cũng sẽ nhận được mức phúc lợi giống như những cán bộ công tác tại lĩnh vực khác. Bao gồm:\n\n\n\nLương cứng\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nLương tháng thứ 13\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm ( 12-24 ngày)\nƯu đãi cho nhân viên có con nhỏ…\n\n\n\n", "những mục tiêu khi đào tạo ngành": "\n\n\nTrang bị cho các bạn các kiến thức cơ sở và chuyên môn về Vật lý nói riêng và Toán học, Khoa học tự nhiên nói chung\nSinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào các lĩnh vực bao gồm: Khoa học, Công nghệ,…\nĐảm bảo có kinh nghiệm nghiên cứu các đề tài thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên\nNgoài kiến thức lý thuyết, phải nâng cao thêm trình độ về tin học và ngoại ngữ\nBên cạnh đó, phải biết sử dụng trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ học tập, nghiên cứu và công việc\nNắm chắc kiến thức nền tảng để tiếp cận những nội dung kiến thức mới và cao hơn\nCó kỹ năng tư duy logic, có hệ thống và khoa học.\nHam học hỏi và có ý chí tiếp tục nghiên cứu sau Đại Học\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù chúng ta phải thừa nhận rằng ngành thiên văn học ở Việt Nam không phổ biến như các ngành nghề trong các lĩnh vực khác, ví dụ như công nghệ, thông tin, viễn thông… Nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và tìm hiểu vũ trụ đối với thế giới nói chung. Sinh viên của ngành thiên văn học được đào tạo kiến thức chuyên môn cùng những kỹ năng và nghiệp vụ đặc thù mà ít ngành học nào có thể mang lại. Đồng thời, họ cũng là những người có đam mê mãnh liệt với ngành học, với việc tìm hiểu vũ trụ, thế giới dưới góc độ khoa học."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-vat-ly-hoc", "rid": "7440102", "major": "Vật lý học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nVật lý học (tiếng Anh: Physics) là ngành khoa học nghiên cứu về vật chất và chuyển động của nó trong không gian, thời gian cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Hiểu một cách tổng quát, đó là một ngành khoa học tự nhiên chuyên nghiên cứu về “vật chất” và “sự tương tác”. Ví dụ như nghiên cứu về các quy luật vận động của tự nhiên, từ thang vi mô (hạt cấu tạo nên vật chất) cho đến thang vĩ mô (hành tinh, thiên hà và vũ trụ)… Đối tượng nghiên cứu chính của vật lý học hiện nay bao gồm 4 mảng chính. Đó là: vật chất, năng lượng, không gian và thời gian.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những những kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, vật lý, toán, điện tử – tin học… cùng những kỹ năng thực hành và ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nCó tất cả 08 tổ hợp cho thí sinh đăng ký. Cụ thể như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nA10: Toán – Vật lý – GDCD\nA12: Toán – KHTN – KHXH\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo như số liệu năm 2020, ngành Vật lý học có mức điểm xét tuyển là từ 13 – 22.5. Điểm này được xét theo phương thức xét điểm thi THPTQG.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgành vật lý học trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội\nĐại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Tân Trào\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Quảng Nam\nĐại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng \nĐại học Khoa học – Đại học Huế\nĐại học Đà Lạt\nĐại học Phú Yên\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh\nĐại học Sư phạm TP. HCM\nĐại học Thủ Dầu Một\n\n\n\n", "các chuyên ngành liên quan tới ngành là gì?": "\n\nCó nhiều chuyên ngành liên quan tới ngành Vật lý học đang được các trường, cơ sở trên cả nước đào tạo và giảng dạy. Đó là:\n\n\nChuyên ngành Vật lý\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức cơ bản về vật lý, toán, điện tử – tin học,… cùng với kỹ năng thực hành và ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.\n\n\nChuyên ngành Khoa học Vật liệu\n\n\nTrang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vật lý, toán học, tin học, hoá học, khoa học và công nghệ vật liệu, vật liệu điện tử nano (vật liệu bán dẫn, vật liệu từ)… Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo những kiến thức về khoa học công nghệ, các vật liệu tiên tiến khác như hợp kim đặc chủng, vật liệu tổ hợp, các vật liệu quang điện tử…\n\n\n\n\nChuyên ngành Công nghệ hạt nhân\n\n\nNhững kiến thức về công nghệ hạt nhân cơ bản, hiện đại và cập nhật các tiến bộ của công nghệ và vật lý hạt nhân trên thế giới cũng được đào tạo tới sinh viên thông qua chuyên ngành này.\n\n\nChuyên ngành Vật lý chất rắn\n\n\nLà một ngành trong vật lý học chuyên nghiên cứu tính chất vật lý của chất rắn. Từ các mô hình đơn giản rút ra từ các tính chất cơ bản của vật liệu chính như kim loại, chất có từ tính, chất siêu dẫn, chất bán dẫn điện, chất cách điện, … dưới dạng tinh thể.\n\n\nChuyên ngành Vật lý điện tử\n\n\nCung cấp các kiến thức nền tảng về công nghệ điện tử và linh kiện, các hệ thống điều khiển, các thông tin về mạng máy tính và các ứng dụng kỹ thuật của máy tính, điện học, dẫn sóng và phát sóng, điện tử căn bản, kiến trúc máy tính (phần cứng)…\n\n\nChuyên ngành Vật lý ứng dụng\n\n\nCung cấp kiến thức cơ sở về lý thuyết và thực nghiệm về  laser, plasma, kỹ thuật chân không, quang học, quang phổ học nguyên tử và phân tử, vật liệu mới (xi mạ, tạo màng kim loại trên các đế vật liệu khác nhau…).\n\n\nChuyên ngành Sư phạm Vật lý\n\n\nTrang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về vật lý, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ, tin học… cùng các kỹ năng khác. Ví dụ như: sử dụng các phương pháp cơ bản, hiện đại giảng dạy Vật lý và công nghệ dạy học. \n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể trả lời được câu hỏi trên, các bạn có thể tham khảo một số các yếu tố sau:\n\n\n\nĐam mê với ngành học\nKhả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh\nChủ động trong việc học hỏi, tìm tòi nâng cao kiến thức\nKhả năng phân tích tổng hợp thông tin\nKhả năng về toán học\nPhân tích, tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách logic\nTư duy nhanh nhẹn, linh hoạt\nThận trọng, nghiêm túc trong công việc\nSử dụng thành thạo các trang thiết bị, vật dụng chuyên ngành\nKhả năng làm việc độc lập khi cần thiết\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nGiống như bao ngành khoa học tự nhiên khác, ngành này yêu cầu sinh viên tập trung 03 môn chính: Toán học, Vật lý và tiếng Anh. Lý do là vì:\n\n\n\nTiếng Anh: Là học bắt buộc ở tất cả các trường đại học. Sinh viên thường xuyên phải học tập, nghiên cứu và làm khảo sát đa phần bằng ngôn ngữ này.\nToán học: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề.\nVật lý: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này. Chương trình đào tạo có đến 90% là liên quan tới môn này.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành này có thể tìm kiếm cho mình công việc ở một trong các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nCán bộ kỹ thuật và quản lý: ở đơn vị hoạt động trong lĩnh vực điện tử, công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình…\nChuyên viên: tại Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến Vật lý.\nChuyên viên tư vấn: tại công ty điện tử, tham gia quản lý, khai thác và vận hành các dự án về viễn thông.\nGiảng dạy: tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có liên quan.\nTheo học các chương trình nâng cao: Thạc sĩ, tiến sĩ về vật lý, điện tử – viễn thông trong và ngoài nước.\n\n\n\nNhư vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành này là rất đa dạng và linh hoạt, tùy theo nguyện vọng và mong muốn của cá nhân mỗi người.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nTrên thực tế, thu nhập của sinh viên chuyên ngành Vật lý học nằm trong khoảng 8 – 10 triệu VNĐ/tháng. Đối với những người có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn, mức lương có thể đạt trên 20 triệu VNĐ/tháng. Thực tế, mức thu nhập của cá nhân trong ngành còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, vị trí công tác…\n\n\n", "cử nhân ngành sẽ làm việc ở đâu?": "\n\nNgành Vật lý học là một trong những ngành học rất ít người theo học, vì nhiều người có nghĩ rằng cơ hội việc làm trong tương lai của ngành này còn rất hạn chế. Tuy nhiên, hiện nay ngành học này có rất nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp với đa dạng các vị trí, nơi công tác công việc.\n\n\n\n\n\n\nĐối với ngành Vật lý: Sinh viên sau khi ra trường có thể công tác tại các công ty trong và ngoài nước. Ngoài ra, có thể làm tại Viện nghiên cứu hay các cơ sở giáo dục, có liên quan tới lĩnh vực điện tử, tin học,…\nĐối với chuyên ngành Vật lý điện tử: Các bạn có thể xin việc vào các công ty có nhu cầu sản xuất, bảo hành các thiết bị điện tử vi tính.\n Đối với chuyên ngành Vật lý chất rắn: Nhân sự ngành này sẽ làm việc tại những công ty máy tính, đơn vị sản xuất hoặc cung cấp các thiết bị đo lường,…\nĐối với chuyên ngành khoa học vật liệu: Ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội được thử sức trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thuộc lĩnh vực công nghệ cao…\nĐối với chuyên ngành Công nghệ hạt nhân: sinh viên được đào tạo về chuyên ngành này có thể tham gia vào các dự án, hoặc làm việc tại các công ty trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, y học xạ trí,…\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành vật lý học đóng góp một vai trò không nhỏ tới cuộc sống hiện nay thông qua những thành tựu của nó. Không những được đào tạo về kiến thức chuyên môn, khả năng thực hành, nó đem lại cơ hội việc làm cho rất nhiều sinh viên theo học."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-vat-ly-nguyen-tu-va-hat-nhan", "rid": "7440106", "major": "Vật lý nguyên tử và hạt nhân", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nVật lý nguyên tử (tiếng Anh: Atomic Physics) là lĩnh vực thuộc vật lý học, chuyên nghiên cứu các nguyên tử như một thể cô lập của các electron và một hạt nhân nguyên tử. Nó chủ yếu tập trung đến cấu hình electron xung quanh nhân và quá trình làm những cấu hình này thay đổi. Thuật ngữ Vật lý nguyên tử thường gắn liền với năng lượng hạt nhân và vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các nhà Vật lý làm rõ Vật lý nguyên tử – việc nghiên cứu các nguyên tử như là một hệ thống bao gồm một hạt nhân và electron. Trong khi đó, Vật lý hạt nhân thì vốn chỉ nghiên cứu riêng hạt nhân nguyên tử.\n\n\n\n\nCác sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được cung cấp nhiều thông tin, kiến thức về cấu trúc nguyên tử, nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, tác dụng của từ trường, điện trường lên phổ năng lượng nguyên tử, quá trình hấp thụ và bức xạ của nguyên tử… Trong phần hạt nhân, người học sẽ được cung cấp kiến thức cơ bản về hạt nhân, lực hạt nhân, sự biến đổi phóng xạ, phản ứng hạt nhân, năng lượng hạt nhân và ứng dụng hạt nhân…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nTính tới thời điểm hiện tại, chuyên ngành này ở Việt Nam tập trung chủ yếu đào tạo các cán bộ của ngành hoặc những nhà nghiên cứu, thạc sĩ, tiến sĩ công tác tại các cơ quan chuyên môn. Do đó, tùy theo cơ sở đào tạo mà yêu cầu đầu vào sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo ngành học này tại Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam hoặc trường đại học Khoa Học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội.\n\n\n", "các ngành liên quan đến vật lí học?": "\n\nHiện nay, những ngành liên quan đến vật lý học được đào tạo như:\n\n\n– Ngành Vật lý học\n\n\n\nVật lý Lý thuyết\nVật lý Tin học\nVật lý Điện tử\nVật lý Ứng dụng\nVật lý Chất rắn\nVật lý Hạt nhân\nVật lý Địa cầu.\nNgành Vật lý Y Khoa\n\n\n\n– Ngành Kỹ thuật Hạt Nhân\n\n\n\nNgành Hải dương\nKhí tượng\nThủy văn\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có thể học tập và làm việc trong ngành, bạn cần đáp ứng được một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nKhả năng dự đoán sự cố trước khi chúng xảy ra, đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời\nTư duy linh hoạt, logic\nThận trọng trong công việc\nĐam mê tìm hiểu về nguyên tử, hạt nhân cùng các lĩnh vực liên quan\nKhả năng sắp xếp thông tin một cách rõ ràng\nKhả năng làm việc tập thể theo đội, nhóm\nKhả năng về toán học\nKhả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác\nSức khỏe đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc\nCó khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học\nThái độ học tập, làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgười học cần học tốt ít nhất 03 môn là Toán, Vật lý và tiếng Anh. Cụ thể:\n\n\n\nToán học: Đóng vai trò đặc biệt quan trọng, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích và xử lý các sự cố…\nVật lý: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Nếu bạn học không tốt môn học này, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng.\nTiếng Anh: Đóng vai trò then chốt trong lĩnh vực này. Nó là cầu nối giữa sinh viên cùng các bộ môn chuyên ngành liên quan. Đây là môn học không thể bỏ qua.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nNgành vật lý nguyên tử và hạt nhân hiện tại chưa có nhiều đơn vị đào tạo. Mặt khác, người tốt nghiệp chuyên ngành này có nhiều cơ hội tìm kiếm vị trí công việc. Một số vị trí và đơn vị tuyển dụng đó là:\n\n\n\n\n\nViện nghiên cứu khoa học, bệnh viện, Sở khoa học & công nghệ\nLò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân\nTrung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân\nSở tài nguyên và môi trường\nGiảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng và phổ thông trung học…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại, chưa có bất cứ bài báo cáo thống kê cụ thể về mức thu nhập của Kỹ sư ngành này. Tuy nhiên, theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, các kỹ sư chuyên ngành có thể kiếm được từ 81.000 USD/năm tới 136.000 USD/năm. Đây thực sự là con số đáng mơ ước của rất nhiều người làm việc trong nhiều lĩnh vực.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành vật lý nguyên tử và hạt nhân đem lại cho người học rất nhiều điểm mới lạ, đột phá mà không phải ngành học nào cũng có thể mang lại. Thông qua chương trình học, sinh viên có thể tự tích lũy cho mình vốn kiến thức cùng chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ để khi ra trường có thể trở thành một kỹ sư chuyên ngành vật lý nguyên tử hạt nhân thành công trên con đường mình đã chọn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-co-hoc", "rid": "7440110", "major": "Cơ học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nCơ học là một ngành thuộc lĩnh vực vật lý, chuyên nghiên cứu chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian dưới tác dụng của lực. Sau đó là nghiên cứu những hệ quả của chúng lên môi trường xung quanh. Thông thường, khi đề cập đến cơ học thì người ta ngầm hiểu đó là cơ học cổ điển. Tuy nhiên, ngành này nghiên cứu vật thể vĩ mô có vận tốc chuyển động nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ ánh sáng.\n\n\n\n\nSinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ học, phương pháp xây dựng mô hình cùng kỹ năng tính toán để giải quyết vô số các vấn đề kỹ thuật trong thực tế. Đề cập tới cơ hội việc làm, Kỹ sư ngành Cơ học có thể làm việc tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và phát triển khoa học, các nhà máy. Những kiến thức về Cơ học và các lĩnh vực liên quan như  điện – điện tử, tin học, kỹ thuật điều khiển, tự động hoá, công nghệ chế tạo máy… sẽ giúp cho người học phát huy tối đa khả năng tư duy tổng hợp, tăng khả năng thích ứng, tự nghiên cứu, tự đào tạo, hoàn thiện và phát triển.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nVì đây là ngành học đặc thù chuyên đào tạo những kỹ sư cơ học ở trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) để có thể phục vụ cho công tác chuyên môn. Do đó, những yêu cầu về hình thức tuyển sinh sẽ được quy định riêng tùy theo các trường. Các bạn có thể tham khảo thêm về chương trình đào tạo ngành cơ học hệ tiến sĩ tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có được câu trả lời cho câu hỏi trên, các thí sinh có thể xem xét một số các yếu tố như sau:\n\n\n\n\n\nCó khả năng học tập, tiếp thu các môn Khoa học tự nhiên\nYêu thích máy móc và đam mê công nghệ\nChịu được áp lực công việc\nKhả năng làm việc nhóm\nThái độ học tập, làm việc nghiêm túc, thận trọng\nKhả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh\nTư duy nhanh nhẹn, linh hoạt\nThận trọng, nghiêm túc trong công việc\nSử dụng thành thạo các thao tác máy móc, thiết bị\nKhả năng làm việc độc lập khi cần thiết\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nGiống như bao ngành kỹ thuật khác, ngành cơ học yêu cầu sinh viên tập trung 03 môn chính: Toán học, Vật lý và tiếng Anh. Lý do là vì:\n\n\n\nTiếng Anh: Là công cụ bắt buộc trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Sinh viên phải học tập, nghiên cứu và làm khảo sát phần lớn bằng ngôn ngữ này.\nVật lý: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Nếu bạn học không tốt môn này thì nên cân nhắc kỹ hơn. \nToán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề và xử lý các sự cố…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi kết thúc chương trình học tập, sinh viên có thể tìm kiếm việc làm phù hợp tại những vị trí như sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên tại các công ty thiết kế và tư vấn, sản xuất, vận hành thuộc lĩnh vực: Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi, Dầu khí, Cơ khí chính xác, Điện, Môi trường, Khí tượng thủy văn, Tổng cục Biển và Hải đảo…\nNghiên cứu viên: viện nghiên cứu như viện Cơ học ứng dụng, viện Máy và Công cụ IMI, trung tâm vệ tinh quốc gia, trung tâm dữ liệu biển và hải đảo, trung tâm công nghệ phần mềm Thủy lợi, viện Cơ học, viện KHKT Giao thông, viện khoa học Công nghệ Xây dựng, viện KH Thủy lợi, viện Dầu khí, viện Công nghệ Môi trường…\nNhân viên công ty: Công ty Samsung Electronics Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Di động Samsung Việt Nam, Công ty DAIZO TEC Việt Nam, Công ty TNHH IKO THOMPSON Việt Nam…\nGiảng viên: giảng dạy tại những trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành liên quan\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nVới cơ hội việc làm đa dạng, mức lương của ngành Cơ học là mức lương mở, dao động trong khoảng 9 – 15 triệu VNĐ/tháng. Đối với những người có trình độ chuyên môn cùng kinh nghiệm việc làm, họ có thể đạt được mức thu nhập 30 triệu VNĐ/tháng. Đây được đánh giá là mức lương khá cao so với những chuyên ngành khác thuộc nhóm ngành Khoa học vật chất trên thị trường lao động. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ được hưởng một số ưu đãi hấp dẫn khác như:\n\n\n\nLương cứng\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nLương tháng thứ 13\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 – 24 ngày)\nƯu đãi cho nhân viên có con nhỏ…\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành cơ học ở Việt Nam không phổ biến như các ngành nghề khác nhưng nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn để có thể tự tin làm việc, nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo các vấn đề kỹ thuật liên quan đến chuyên ngành đã được học và đào tạo trong những điều kiện nhất định. Đồng thời, họ cũng là những người có đam mê mãnh liệt với ngành học, mong muốn đem lại những giá trị tích cực cho bản thân, đất nước, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà ngày càng hưng thịnh và phát triển."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khoa-hoc-vat-lieu", "rid": "7440112", "major": "Hóa học", "payload": {"ngành khoa học vật liệu là gì?": "\n\nKhoa học vật liệu (tiếng Anh: Materials Science) là một môn khoa học liên ngành, nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc, công nghệ chế tạo, thành phần xử lý cùng tính chất của các vật liệu. Các ngành khoa học tham gia vào việc nghiên cứu này chủ yếu là vật lý, hóa học và toán học. Đối tượng nghiên cứu thông thường chính là vật liệu ở thể rắn, sau đó mới đến thể lỏng, thể khí. Những khía cạnh được nghiên cứu là tính chất điện, từ, nhiệt, quang, cơ, cấu trúc hoặc tổ hợp của các tính chất đó với mục đích là tạo ra các vật liệu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong kỹ thuật.\n\n\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học các kiến thức cơ bản về hoá học, toán học, tin học và vật lý. Cùng với đó chính là khoa học và công nghệ vật liệu, vật liệu điện tử nano (vật liệu từ, vật liệu bán dẫn). Đồng thời, các thông tin về khoa học công nghệ, vật liệu tiên tiến như hợp kim đặc chủng, vật liệu tổ hợp, các vật liệu quang điện tử sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sợi cáp quang, laser… cũng được giảng dạy ở chuyên ngành này. Những vật liệu nêu trên chính là nền tảng cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật của thế kỷ 21. Chương trình đào tạo chuyên ngành này bao gồm: Vật liệu và linh kiện màng mỏng, Vật liệu Polymer và Composite; Vật liệu từ và y sinh.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành khoa học vật liệu là gì?": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu, ngành KHVL có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC02: Ngữ văn – Toán – Hóa học\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành khoa học vật liệu là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15 – 21.8 điểm. Điểm này được tính theo phương thức xét tuyển điểm thi THPTQG.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành khoa học vật liệu?": "\n\nHiện ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Khoa học vật liệu, chỉ có 04 cơ sở đào tạo ở 2 khu vực Bắc – Nam như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Quy Nhơn\nĐại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM\n\n\n\nNhư vậy, có thể thấy, ở 2 đầu Bắc – Nam đều sẽ có hai cơ sở đào tạo. Nó giúp bạn giải quyết tốt hơn vấn đề chọn trường để theo đuổi ngành này phù hợp với vị trí địa lý ở nơi mình sinh sống.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành khoa học vật liệu?": "\n\nĐể có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này, các sĩ tử có thể tham khảo một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê với ngành học\nThận trọng trong công việc\nKhả năng tập trung cao\nKiến thức về khoa học, kỹ thuật và công nghệ\nKhả năng tìm hiểu vấn đề, đặt vấn đề và ứng dụng khoa học kỹ thuật để tìm giải pháp\nKhả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm\nTinh thần học tập nghiêm túc\nSử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ\nThông minh, nhạy bén\n\n\n\n", "học ngành khoa học vật liệu cần học giỏi môn gì?": "\n\nRất dễ dàng để nhận biết được chuyên ngành KHVL cần học giỏi 03 môn là Vật lý, Toán và tiếng Anh. Lý do cụ thể vì:\n\n\n\nTiếng Anh: Sinh viên cần sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu, học tập và trao đổi thông tin.\nVật lý: Môn học chiếm 90% kiến thức của chuyên ngành này. Ví dụ như: Vật lý màng mỏng, vật lý chất rắn, vật lý linh kiện bán dẫn…\nToán: Sẽ rất khó khăn cho những ai học không tốt môn này. Lý do: gần như mỗi kỳ học đều có ít nhất 03 môn học liên quan tới môn này. Do đó, đây là một môn không thể bỏ qua.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành khoa học vật liệu như thế nào?": "\n\nSinh viên ngành KHVL có thể lựa chọn cho mình một trong những đơn vị công tác sau:\n\n\n\n\n\nCông ty sản xuất, gia công vật liệu. Ví dụ như các công ty nhựa, cao su, luyện cán kim loại, gốm sứ…\nCông ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp như công ty cơ khí, gốm sứ, nhựa…\nCông ty cơ khí sản xuất phụ tùng thay cho các thiết bị công nông ngư nghiệp.\nCông ty sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất.\nCông ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu: gốm, nhựa, kim loại…\nCông ty, hãng sản xuất, kinh doanh vật liệu của nước ngoài có chi nhánh, VP đại diện tại Việt Nam.\nCơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như trường, viện về lĩnh vực liên quan.\nCơ quan, viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ, cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành khoa học vật liệu là bao nhiêu?": "\n\nNgành Khoa học vật liệu được xếp vào nhóm ngành có mức lương cao và áp lực công việc ít. Mức lương trung bình năm của những nhà Khoa học vật liệu vào khoảng 50.000 USD. Đây quả thực là một con số đáng mơ ước khi xét trên nhiều phương diện, khía cạnh chung.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành khoa học vật liệu đã và đang đóng góp vai trò to lớn của mình vào lĩnh vực vật liệu cũng như tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội làm việc ở trong ngành này, xử lý được vấn đề thiếu hụt việc làm trong thị trường lao động nói chung. Có thể nhận định rằng, các kỹ sư ngành khoa học vật liệu không khó để tìm cho bản thân một công việc phù hợp với chuyên môn được học, kinh nghiệm tích lũy được mà không phải lo lắng bất cứ điều gì như vấn đề doanh số, doanh thu."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khoa-hoc-vat-lieu", "rid": "7440122", "major": "Khoa học vật liệu", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKhoa học vật liệu (tiếng Anh: Materials Science) là một môn khoa học liên ngành, nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc, công nghệ chế tạo, thành phần xử lý cùng tính chất của các vật liệu. Các ngành khoa học tham gia vào việc nghiên cứu này chủ yếu là vật lý, hóa học và toán học. Đối tượng nghiên cứu thông thường chính là vật liệu ở thể rắn, sau đó mới đến thể lỏng, thể khí. Những khía cạnh được nghiên cứu là tính chất điện, từ, nhiệt, quang, cơ, cấu trúc hoặc tổ hợp của các tính chất đó với mục đích là tạo ra các vật liệu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong kỹ thuật.\n\n\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học các kiến thức cơ bản về hoá học, toán học, tin học và vật lý. Cùng với đó chính là khoa học và công nghệ vật liệu, vật liệu điện tử nano (vật liệu từ, vật liệu bán dẫn). Đồng thời, các thông tin về khoa học công nghệ, vật liệu tiên tiến như hợp kim đặc chủng, vật liệu tổ hợp, các vật liệu quang điện tử sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sợi cáp quang, laser… cũng được giảng dạy ở chuyên ngành này. Những vật liệu nêu trên chính là nền tảng cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật của thế kỷ 21. Chương trình đào tạo chuyên ngành này bao gồm: Vật liệu và linh kiện màng mỏng, Vật liệu Polymer và Composite; Vật liệu từ và y sinh.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu, ngành KHVL có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC02: Ngữ văn – Toán – Hóa học\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15 – 21.8 điểm. Điểm này được tính theo phương thức xét tuyển điểm thi THPTQG.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Khoa học vật liệu, chỉ có 04 cơ sở đào tạo ở 2 khu vực Bắc – Nam như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Quy Nhơn\nĐại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM\n\n\n\nNhư vậy, có thể thấy, ở 2 đầu Bắc – Nam đều sẽ có hai cơ sở đào tạo. Nó giúp bạn giải quyết tốt hơn vấn đề chọn trường để theo đuổi ngành này phù hợp với vị trí địa lý ở nơi mình sinh sống.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này, các sĩ tử có thể tham khảo một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê với ngành học\nThận trọng trong công việc\nKhả năng tập trung cao\nKiến thức về khoa học, kỹ thuật và công nghệ\nKhả năng tìm hiểu vấn đề, đặt vấn đề và ứng dụng khoa học kỹ thuật để tìm giải pháp\nKhả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm\nTinh thần học tập nghiêm túc\nSử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ\nThông minh, nhạy bén\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nRất dễ dàng để nhận biết được chuyên ngành KHVL cần học giỏi 03 môn là Vật lý, Toán và tiếng Anh. Lý do cụ thể vì:\n\n\n\nTiếng Anh: Sinh viên cần sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu, học tập và trao đổi thông tin.\nVật lý: Môn học chiếm 90% kiến thức của chuyên ngành này. Ví dụ như: Vật lý màng mỏng, vật lý chất rắn, vật lý linh kiện bán dẫn…\nToán: Sẽ rất khó khăn cho những ai học không tốt môn này. Lý do: gần như mỗi kỳ học đều có ít nhất 03 môn học liên quan tới môn này. Do đó, đây là một môn không thể bỏ qua.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên ngành KHVL có thể lựa chọn cho mình một trong những đơn vị công tác sau:\n\n\n\n\n\nCông ty sản xuất, gia công vật liệu. Ví dụ như các công ty nhựa, cao su, luyện cán kim loại, gốm sứ…\nCông ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp như công ty cơ khí, gốm sứ, nhựa…\nCông ty cơ khí sản xuất phụ tùng thay cho các thiết bị công nông ngư nghiệp.\nCông ty sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất.\nCông ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu: gốm, nhựa, kim loại…\nCông ty, hãng sản xuất, kinh doanh vật liệu của nước ngoài có chi nhánh, VP đại diện tại Việt Nam.\nCơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như trường, viện về lĩnh vực liên quan.\nCơ quan, viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ, cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành Khoa học vật liệu được xếp vào nhóm ngành có mức lương cao và áp lực công việc ít. Mức lương trung bình năm của những nhà Khoa học vật liệu vào khoảng 50.000 USD. Đây quả thực là một con số đáng mơ ước khi xét trên nhiều phương diện, khía cạnh chung.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành khoa học vật liệu đã và đang đóng góp vai trò to lớn của mình vào lĩnh vực vật liệu cũng như tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội làm việc ở trong ngành này, xử lý được vấn đề thiếu hụt việc làm trong thị trường lao động nói chung. Có thể nhận định rằng, các kỹ sư ngành khoa học vật liệu không khó để tìm cho bản thân một công việc phù hợp với chuyên môn được học, kinh nghiệm tích lũy được mà không phải lo lắng bất cứ điều gì như vấn đề doanh số, doanh thu."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dia-chat-hoc", "rid": "7440201", "major": "Địa chất học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nĐịa chất học (tiếng Anh: Geology) là môn khoa học nghiên cứu về Trái đất, vật liệu hình thành Trái đất, cấu trúc của những vật liệu đó và quá trình hoạt động của chúng. Đồng thời, ngành cũng nghiên cứu về nguồn gốc các sinh vật trên hành tinh này. Các khía cạnh về cấu trúc, đặc điểm vật lý, động lực, và lịch sử của các vật liệu trên Trái đất, kể cả các quá trình hình thành, vận chuyển và biến đổi của các vật liệu này… tất cả đều được nghiên cứu và phân tích. Để giải quyết được các vấn đề của địa chất, nó cần đến sự tham gia của nhiều chuyên ngành khác nhau. Như đã đề cập ở đầu bài viết, ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác khoáng sản và dầu khí.\n\n\n\n\nTham gia học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ sở về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội… cho tới kiến thức chuyên sâu của ngành Địa chất cùng những tiến bộ khoa học ở cả Địa chất Việt Nam và Địa chất toàn cầu. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện những kỹ năng khác nhau như: làm việc độc lập, kỹ năng tổ chức hợp tác thực hiện nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu khoa học, kỹ năng trình bày báo cáo các kết quả nghiên cứu…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành Địa chất học hiện tại có các tổ hợp, khối xét tuyển dành cho các thí sinh như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nA04: Toán – Vật lý – Địa lý\nA06: Toán – Hóa học – Địa lý\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2022, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 17-22 điểm. Điểm số này được xét theo điểm số của kỳ thi THPTQG. Đối với phương thức xét tuyển theo học bạ thì điểm số dao động từ 18- 27 điểm\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nThí sinh có thể đăng ký học ngành này tại một trong những cơ sở đào tạo sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Mỏ Địa chất Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể học tập tốt chuyên ngành này, các thí sinh cần lưu ý một số tiêu chí như sau:\n\n\n\n\n\nKhả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác\nKhả năng tự nghiên cứu\nTư duy sáng tạo, linh hoạt\nSức khỏe tốt, thích nghi với môi trường nhanh\nThận trọng trong công việc, xử lý tình huống\nLòng yêu nghề và ham học hỏi, tiếp thu\nKỹ năng làm việc nhóm\nKhả năng về ngoại ngữ, tin học\nThái độ học tập và làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp\nTính tự giác và trung thực trong công việc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgười học cần trau dồi ít nhất 04 môn là Vật lý, Địa lý và tiếng Anh. Lý do là vì:\n\n\n\nĐịa lý: Là môn học quan trọng nhất, có đến 85% kiến thức của chuyên ngành này là Địa lý. Ví dụ như: Địa chất môi trường, địa chất dầu khí, địa chất đệ tứ… Do đó, đây là môn học cần được đầu tư kỹ càng.\nTiếng Anh: Tạo bước đệm vững chắc cho sinh viên trong các hoạt động học tập, nghiên cứu, trao đổi hay làm khóa luận tốt nghiệp mà không gặp trở ngại về ngôn ngữ.\nVật lý: Hỗ trợ người học vững vàng hơn, tự tin hơn trước các môn chuyên ngành. Đây chính là môn học có khối kiến thức chung theo ngành.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nVề phương diện cơ hội việc làm, các nhà địa chất học có thể tham khảo các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nKỹ sư địa chất học: Nghiên cứu địa chất phục vụ việc tìm kiếm các khoáng sản có ích.\nKỹ sư địa chất thủy văn: Nghiên cứu địa chất để tìm kiếm, khai thác, xử lý các nguồn nước dưới lòng đất phục vụ cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp v.v…\nKỹ sư địa chất công trình – địa kỹ thuật: Nghiên cứu địa chất phục vụ cho xây dựng các dạng công trình khác nhau, đề xuất và thiết kế giải pháp xử lý nền móng công trình.\nKỹ sư nguyên liệu khoáng: Khai thác, tìm hiểu địa chất phục vụ tìm kiếm khoáng sản và các công nghệ tiên tiến chế biến khoáng sản.\nKỹ sư địa sinh thái và công nghệ môi trường: Tìm hiểu địa chất ở góc độ khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường địa chất.\nNhà khoa học địa chất: Xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học như: nghiên cứu cấu trúc của vỏ Trái Đất tại một lãnh thổ rộng lớn hay một vùng cụ thể, quy luật hình thành và phân bố các loại khoáng sản rắn và lỏng…\nGiảng viên: Tham gia giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng có liên quan\nKỹ sư địa chất: Tham gia và điều hành công việc trực tiếp ở các chuyến đi, lộ trình để thu thập thông tin, vẽ các loại bản đồ địa chất. Đồng thời, họ cũng là người điều khiển những giàn khoan lớn, những máy đo từ, địa chấn, điện trở suất của đất đá… \n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐây là một ngành được đánh giá cao với mức lương hấp dẫn, trung bình một năm, các kỹ sư/các nhà địa chất học có thể kiếm được khoảng 80.000 USD. Mức lương này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm chuyên môn, vị trí đảm nhiệm, năng suất công việc…\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành địa chất học có đóng góp không nhỏ tới cuộc sống của con người ngày nay. Nhờ vào ngành này, con người có thể có cái nhìn tổng quát về Trái đất, lịch sử hình thành và các nguyên liệu cấu thành nên trái đất… Mặc dù phải thừa nhận rằng ngành này ở Việt Nam không có quá nhiều trường đào tạo, nhưng nó vẫn là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ban-do-hoc", "rid": "7440212", "major": "Bản đồ học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nBản đồ học (tiếng Anh: Cartography) là ngành khoa học tập trung nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không gian, mối liên hệ giữa các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và xã hội trên bề mặt Trái đất thông qua các mô hình ký hiệu, hình tượng. Bản đồ như là công cụ trực quan cho các số liệu không gian… Các số liệu này thu được từ công việc đo đạc mặt đất, chụp ảnh hàng không, ảnh vệ tinh và có thể lưu trữ được trong cơ sở dữ liệu. Bản đồ địa hình chính là loại bản đồ biểu diễn đầy đủ nhất các đối tượng nói trên. Các bản đồ chuyên đề thì chỉ thể hiện nổi bật những thông tin liên quan đến chuyên đề đó, ví dụ bản đồ hành chính, bản đồ giao thông…\n\n\n\n\nBằng bản đồ, ta có thể phát hiện được các quy luật về sự phân bố không gian của các đối tượng, hiện tượng và những mối quan hệ tương quan giữa chúng. Bản đồ có vai trò cực kỳ to lớn trong quốc phòng, các nhà quân sự sử dụng các bản đồ để giải quyết các vấn đề chiến lược, chiến thuật và tác chiến trong các hoạt động quân sự. Ngày nay và trong tương lai, để giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm của loài người vượt ra ngoài khuôn khổ của từng quốc gia – bố trí hợp lý lực lượng sản xuất, sử dụng đúng đắn các tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường thì vai trò của ngành bản đồ học càng to lớn.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nBên cạnh khối A00 và A01 quen thuộc, các sĩ tử hoàn toàn có thể tham khảo tổ hợp D07 bao gồm: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\n", "điểm chuẩn ngành": "\n\nĐiểm chuẩn ngành bản đồ học nằm ở mức 16 điểm. Điểm này được xét theo kết quả thi của kì thi THPTQG.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành": "\n\nHiện nay, trên cả nước ta chỉ có duy nhất 01 trường đào tạo chuyên ngành này ở khu vực phía Nam. Đó là trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Chương trình đào tạo ngành Bản đồ học của trường sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức về công tác đo đạc địa hình, đo đạc địa chính, đo đạc các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông và xây dựng bản đồ. Người học cũng được trang bị những kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng – an ninh…\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có được câu trả lời cho câu hỏi trên, bạn có thể cân nhắc một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê với nghề, ham học hỏi\nKhả năng giải quyết tình huống\nTư duy nhạy bén, logic\nKhả năng quan sát, ghi nhớ\nNăng khiếu về mỹ thuật\nSức khỏe tốt, thích nghi với môi trường nhanh\nKhả năng làm việc tập thể, nhóm\nTính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình học tập, thực hiện công tác nghiên cứu và thi công trong thực tế\nCó kiến thức về khoa học, công nghệ, địa lý\nSử dụng tốt cả ngoại ngữ và tin học\nKhả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác\nKhả năng tự nghiên cứu, tiếp thu\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNếu có đam mê theo học ngành này, bạn nên trau dồi ở 03 môn là tiếng Anh, Tin học và Địa lý.\n\n\n\nTiếng Anh: Luôn là yêu cầu bắt buộc ở các trường đại học. Sinh viên sẽ phải tự mình nghiên cứu, học hỏi hay đọc những bài viết chuyên ngành bằng tiếng Anh.\nĐịa lý: Sẽ là một điểm cộng lớn cho những ai học tập tốt môn này. Trong mỗi kỳ học, sinh viên  luôn phải sử dụng kiến thức của môn Địa lý. Do đó, đây là môn học không thể bị phớt lờ.\nTin học: Kỹ năng sử dụng tin học tốt sẽ giúp bạn phát huy bản thân ở các môn như Trắc địa hình và trắc địa ảnh.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên tốt nghiệp ngành bản đồ học sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Một số vị trí làm việc trong đó là:\n\n\n\nKỹ thuật viên trắc địa bản đồ: đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, tổ chức đo đạc khảo sát các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, thủy điện…\nChuyên viên: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, nghiệm thu các công trình đo đạc tại các cơ sở trắc địa – bản đồ, phòng tài nguyên môi trường, cán bộ địa chính các cấp…\nGiảng dạy: Tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về bản đồ.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo nhận định, những người hoạt động trong lĩnh vực này có mức thu nhập phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, địa điểm làm việc, chuyên môn, kinh nghiệm, bằng cấp liên quan… Cụ thể, người lao động trong ngành có mức lương trong khoảng 7 – 14 triệu VNĐ/tháng. Đây là mức lương khá ổn định cho người lao động có thể trang trải đủ các chi phí, sinh hoạt.\n\n\n", "các môn học thuộc ngành": "\n\nBản đồ học có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều môn khoa học khác đặc biệt là với môn Trắc địa phổ thông, cao cấp, địa hình, Thiên văn học,….Bản đồ học chính là dùng các kết quả nghiên cứu của các môn khoa học đó để biên soạn nội dung bản đồ hoặc làm cơ sở toán học để thiết kế nội dung. Ngoài ra, còn có các môn khoa học khác dùng bản đồ và các phương pháp sử dụng bản đồ để giải quyết những vấn đề thực tế.\n\n\n\nĐối với bộ môn trắc địa cao cấp, hiên văn học và Trọng lực: Sinh viên được cung cấp cho bản đồ bao gồm những số liệu về hình dạng, kích thước trái đất, tọa độ các điểm của lưới khống chế đo đạc.\nĐối với bộ môn trắc địa địa hình và trắc địa ảnh: Được tiếp cận các phương pháp đo vẽ khác nhau. Người học còn được cung cấp cho bản đồ học những tài liệu bản đồ đầu tiên để nghiên cứu bề mặt trái đất. Đây cũng chính là tài liệu gốc để xây dựng các loại bản đồ khác.\n\n\n\nNgoài ra, ngành bản đồ học còn có mối liên hệ với nhiều môn khoa học khác như địa chất, thổ nhưỡng, lịch sử,…\n\n\n", "kết luận": "\n\nBản đồ học là ngành khoa học có ứng dụng rất đa dạng phục vụ cho đời sống con người. Chúng cung cấp cho con người cái nhìn bao quát những phạm vi bất kỳ của phạm vi trái đất, tạo ra hình ảnh nhìn thấy được vị trí tương quan, hình dạng, kích thước của các đối tượng. Từ đó, ta có thể xác định được các đại lượng như: tọa độ, phương hướng, độ dài, thể tích, mật độ… Bản đồ còn chứa đựng rất nhiều các thông tin về đặc trưng chất lượng, số lượng, cấu trúc của các đối tượng và các mối liên hệ tồn tại giữa chúng. Chính do vậy mà ngành bản đồ học có vai trò cực kỳ to lớn trong khoa học và thực tiễn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dia-ly-tu-nhien", "rid": "7440217", "major": "Địa lý tự nhiên", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nĐịa lý tự nhiên (tiếng Anh: Physical Geography) là một phân ngành của địa lý, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu hệ thống hóa các mô hình và quá trình diễn ra trong thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển và khí quyển. Nó giúp con người nắm bắt được sự sắp xếp tự nhiên của Trái đất, khí hậu, các kiểu mẫu hệ thực vật và động vật của nó. Các kiến thức của địa chất học, cụ thể là trong nghiên cứu về phong hóa và xói mòn cũng được ngành Địa lý tự nhiên khai thác và sử dụng.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về địa lý học, những vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và tài nguyên – môi trường ở Việt Nam cũng như là ở trên toàn thế giới, kiến thức về tổ chức quy hoạch lãnh thổ, phát triển kinh tế – xã hội cùng việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nHiện nay, ngành địa lý tự nhiên xét tuyển rất nhiều tổ hợp cho các thí sinh cân nhắc và quyết định. Đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA07: Toán – Lịch sử – Địa lý\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nC00: Văn – Lịch sử – Địa lý\nC04: Ngữ văn – Toán – Địa lý\nC20:  Ngữ văn – Địa lý – GDCD\nC24: Ngữ văn – KHXH – Vật lý\nD01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh\nD10: Toán – Địa lý – Tiếng Anh\nD15: Ngữ văn – Tiếng Anh – Địa lý\nD78:  Ngữ văn –  KHXH – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành này là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15 – 18 điểm. Điểm này dựa trên kết quả thi THPTQG.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay trên cả nước chưa có nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Thí sinh có thể tham khảo những trường sau:\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội\nĐại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nNhư vậy, các bạn có đam mê với ngành địa lý tự nhiên này chỉ có thể lựa chọn một trong hai cơ sở đào tạo này để theo đuổi chuyên ngành này. Đối với những thí sinh ở xa như khu vực miền Trung hoặc khu vực miền Nam, đây sẽ là một thử thách cho các bạn. Hi vọng rằng, trong tương lai không xa, ngành này sẽ được phát triển rộng rãi hơn tới hai khu vực còn lại.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có câu trả lời cho câu hỏi trên, bạn nên xem xét một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê với ngành học\nThái độ học tập nghiêm túc\nĐam mê nghiên cứu địa lý\nKhả năng học tập tốt với các môn khoa học xã hội\nKhả năng tự học, tự nghiên cứu\nKhả năng phân tích tổng hợp thông tin\nTư duy nhanh nhẹn, phản ứng linh hoạt trong các trường hợp cần thiết\nThận trọng, nghiêm túc trong công việc\nSử dụng thành thạo các trang thiết bị, công cụ\nKhả năng làm việc độc lập khi cần thiết\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể học tập tốt, người học cần trau dồi ít nhất 03 môn là Địa lý, Tin học và tiếng Anh. Lý do là vì:\n\n\n\nĐịa lý: Là môn học quan trọng nhất, có đến 85% kiến thức của chuyên ngành này là Địa lý. Ví dụ như: Địa lý công nghiệp và đô thị, địa chất môi trường, địa mạo ứng dụng. Do đó, đây là môn học cần được đầu tư kỹ càng.\nTiếng Anh: Tạo bước đệm vững chắc cho sinh viên trong các hoạt động học tập, nghiên cứu, trao đổi mà không gặp trở ngại về vấn đề ngôn ngữ.\nTin học: Hỗ trợ người học trong việc sử dụng công cụ, các trang thiết bị cũng như làm nghiên cứu, vẽ bản đồ trên máy tính.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nVề phương diện cơ hội việc làm, sinh viên mới ra trường có thể tham khảo các vị trí công việc như sau:\n\n\n\n\n\nCán bộ kỹ thuật, quản lý môi trường: Các công ty đo đạc, công ty Môi trường, công trình đô thị, trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường, bộ phận quản lý môi trường của nhà máy, cơ sở sản xuất…\nCán bộ khoa học: viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu…\nGiảng viên: giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông.\nCán bộ điều phối và triển khai dự án về phát triển đô thị, nông thôn, quy hoạch – xây dựng, các dự án phi chính phủ…\nCán bộ quản lý nhà nước tại các sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, BQL các khu kinh tế, khu công nghiệp…\nCán bộ quản lý nhà nước tại phòng ban: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất…\nCán bộ quản lý đất đai cấp xã/phường/thị trấn.\n\n\n\nNhư vậy, cơ hội việc làm trong ngành này rất đa dạng và phong phú. Tùy thuộc theo khả năng bản thân cùng mong muốn cá nhân, sinh viên có thể tự tìm cho mình một vị trí việc làm phù hợp.\n\n\n", "mức lương dành cho ngành  là bao nhiêu?": "\n\nTheo nhận định, mức thu nhập của những người hoạt động trong lĩnh vực này là con số mở, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, địa điểm làm việc, chuyên môn, kinh nghiệm, bằng cấp liên quan… Một số khảo sát cho thấy, người lao động trong ngành có mức lương trong khoảng 10 – 15 triệu VNĐ/tháng. Đây là mức lương khá cao trên thị trường lao động.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Địa lý tự nhiên không chỉ đem lại nhiều giá trị cho con người, góp phần xây dựng và cải thiện xã hội mà còn giúp giải quyết vấn đề việc làm của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Cùng mức lương hấp dẫn, cơ hội việc làm rộng mở, sinh viên theo học ngành này sẽ không phải đối mặt với các nguy cơ như thất nghiệp, làm trái ngành…"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khi-tuong-va-khi-hau-hoc", "rid": "7440221", "major": "Khí tượng và khí hậu học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKhí tượng và khí hậu học là ngành học chuyên nghiên cứu về khí hậu, thời tiết nhằm theo dõi và dự báo khí hậu, thời tiết. Theo đó, những biểu hiện thời tiết là những sự kiện quan sát và giải thích được thông qua khí tượng học. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng và chuyên môn về lý luận, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu thuộc ngành Khí tượng và khí hậu học.\n\n\n\n\nKhối kiến thức cơ bản của ngành này bao gồm: Khí tượng động lực, khí tượng ra đa và vệ tinh, khí hậu học, khí hậu Việt Nam… Đồng thời, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên sâu khác nhau như:\n\n\n\nLĩnh vực dự báo (phân tích bản đồ và dự báo thời tiết)\nLĩnh vực khí hậu (khí hậu vật lý, mô hình hoá hệ thống khí hậu)\nLĩnh vực khí tượng nông nghiệp (khí tượng nông nghiệp, dự báo khí tượng nông nghiệp)\nLĩnh vực môi trường khí (cơ sở ô nhiễm khí quyển, mô hình hóa lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí)…\nVà những môn học tự chọn như: khí tượng nhiệt đới, khí tượng lớp biên, đối lưu khí quyển, khí hậu nông nghiệp…\n\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu, ngành khí tượng và khí hậu học xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD10: Toán – Địa lý – Hóa học\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành khí tượng & khí hậu học là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 14 – 18 điểm. Điểm này dựa trên điểm thi THPTQG.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrên cả nước hiện chưa có nhiều trường đào tạo chuyên ngành này. Các thí sinh có thể tham khảo một số trường như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành khí tượng & khí hậu học?": "\n\nĐể có thể theo đuổi ước mơ với ngành này, bạn cần có một số các yếu tố sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê với ngành học\nKhả năng tự học, tự nghiên cứu\nKhả năng phát hiện, xử lý thông tin, vấn đề nhanh nhẹn\nKhả năng phân tích tổng hợp thông tin\nKhả năng dự báo, phát hiện những vấn đề về thời tiết, khí hậu sắp xảy ra\nTư duy nhanh nhẹn, phản ứng linh hoạt trong các trường hợp cần thiết\nThận trọng, nghiêm túc trong công việc\nSử dụng thành thạo các công cụ đo lường, xử lý\nKhả năng làm việc độc lập khi cần thiết\nSức khỏe đạt yêu cầu của ngành\nChăm chỉ, chịu khó\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nCác sĩ tử muốn theo đuổi ngành học này cần tập trung trau dồi 03 môn chính: Vật lý, Địa lý và Toán học. Lý do là vì:\n\n\n\nVật lý: môn học đóng vai trò quan trọng nhất trong chuyên ngành này. Chương trình đào tạo chuyên ngành này có 90% kiến thức liên quan tới môn Vật lý. Ví dụ: Khí tượng synop, cơ học chất lỏng, nguyên lý máy và phương pháp quan trắc khí tượng…\nToán học: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành cùng với các kỹ năng tư duy tính toán, phân tích và giải quyết vấn đề.\nĐịa lý: Học tốt môn này sẽ là một điểm cộng lớn cho ai muốn theo đuổi ngành này. Nó giúp sinh viên trong việc nắm được vị trí địa lý, ưu điểm nhược điểm của từng vùng, khu vực… Do đó, đây là một môn học cần được học tập nghiêm túc.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCác nhà khí tượng học, khí hậu học sau khi tốt nghiệp có thể xem xét một số đơn vị công tác sau đây:\n\n\n\n\n\nCác Viện, Trung tâm: Viện địa chất, Viện khí tượng Thủy văn, Viện Hải dương học, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia…\nTổng cục khí tượng thủy văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an.\nCác phòng ban: Quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước, quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường tỉnh, thành phố.\nCông ty thuộc lĩnh vực hàng hải, hàng không, đường thủy như: Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, công ty vận tải Biển Đông…\nDoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy văn và môi trường.\nGiảng viên: chịu trách nhiệm giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có liên quan.\nNgoài ra, sinh viên có thể tham khảo công việc tại một số đơn vị liên quan như các trạm Khí tượng thuộc đài khí tượng thủy văn, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn (thuộc các đài tỉnh), Trung tâm quản lý biển và hải đảo hay các Trạm Khí tượng, Thủy văn và Hải văn thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành phụ thuộc theo quy định của nhà nước. Trung bình nằm trong khoảng từ 7 -15 triệu VNĐ. Ngoài ra, họ cũng được hưởng những phúc lợi, ưu đãi theo quy định của đơn vị làm việc cũng như là quy định hiện hành của bộ luật lao động Việt Nam. Nhìn chung, đây là mức lương không quá cao nhưng khá ổn định.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành khí tượng và khí hậu học có đóng góp rất lớn, trực tiếp tới đời sống của con người. Thông qua những dự đoán mà các nhà thủy văn học đưa ra, con người có thể đưa ra những biện pháp chuẩn bị tốt nhất để đối mặt với nguy cơ thiên tai được dự báo như lũ quét, mưa đá, tình trạng ngập lụt… Từ đó, đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của con người."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thuy-van-hoc", "rid": "7440224", "major": "Thuỷ văn học", "payload": {"ngành thủy văn học là gì?": "\n\nThủy văn học (tiếng Anh: Hydrology) là ngành khoa học nghiên cứu về sự vận động, phân phối và chất lượng của nước trên toàn bộ Trái đất. Vì vậy, vòng tuần hoàn nước cùng các nguồn nước cũng được quan tâm chú trọng trong lĩnh vực này. Đây là một ngành Khoa học Trái đất liên quan đến chu trình của nước, bao gồm sự trao đổi giữa khí quyển, bề mặt trái đất và dưới lòng đất. Ngoài ra, nó còn nghiên cứu về các dòng chảy, hiện tượng xói mòn, sự chảy của các nguồn nước và lũ lụt. Những người nghiên cứu về thủy văn học được gọi là Nhà thủy văn học, họ làm việc trong nhiều lĩnh vực như khoa học Trái đất, khoa học môi trường, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật môi trường…\n\n\n\n\nSinh viên chuyên ngành này sẽ được đào tạo những kiến thức về toán, vật lý, tin học… cùng với phương pháp tính toán trong chuyên môn, phục vụ trực tiếp các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, nông nghiệp, giao thông vận tải, môi trường… trong suốt quá trình học tập.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành thủy văn học là gì?": "\n\nNgành thủy văn học có các khối, tổ hợp xét tuyển như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD10: Toán – Địa lý – Hóa học\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành thủy văn học là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 14 -15 điểm. Mức điểm này được xét theo điểm số của kỳ thi THPTQG. Đối với phương thức xét duyệt học bạ, trường đại học Thủy Lợi cơ sở 1 xét với mức điểm 18.25.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành thủy văn học?": "\n\nHiện nay trên cả nước chỉ có 03 cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giảng dạy chuyên ngành này. Các trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)\nĐại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐH Tài Nguyên môi trường TPHCM\n\n\n\nNhư vậy, ở 2 đầu Bắc – Nam đều có ít nhất 01 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Tùy thuộc vào nguyện vọng, vị trí địa lý nơi mình đang sinh sống cùng nhiều yếu tố khác, thí sinh có thể tự quyết định một trường học phù hợp nhất cho bản thân.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành thủy văn học?": "\n\nĐể có được câu trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta cần xem xét một số các yếu tố sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê với ngành học, kiến thức mới lạ\nThông minh, nhanh nhẹn\nKhả năng sáng tạo, tư duy logic\nKhả năng phân tích và giải quyết vấn đề\nYêu thích khoa học\nHứng thú với các tin tức khoa học\nĐam mê khám phá, tìm hiểu những quy luật tự nhiên\nHọc tốt các môn tự nhiên\nThái độ học tập nghiêm túc\nKhả năng làm việc theo nhóm\nCó thể sử dụng những trang thiết bị chuyên ngành\n\n\n\n", "học ngành thủy văn học cần học giỏi môn gì?": "\n\nCác sĩ tử muốn theo đuổi ngành thủy văn học, trước hết cần tập trung trau dồi 03 môn chính: Vật lý, Địa lý và Toán học. Lý do là vì:\n\n\n\nToán học: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành cùng với các kỹ năng tư duy tính toán, phân tích và giải quyết vấn đề.\nĐịa lý: Học tốt môn này sẽ là một điểm cộng lớn cho ai muốn theo đuổi ngành này. Nó hỗ trợ trong việc tìm ra hệ thống mạng lưới sông ngòi, kênh rạch, lưu lượng các sông, hồ… Do đó, đây là một môn học cần được đầu tư bài bản và nghiêm túc.\nVật lý: Môn học đóng vai trò quan trọng nhất trong chuyên ngành này. Ở mỗi kỳ học đều có ít nhất từ 3 – 5 môn học có liên quan tới kiến thức Vật lý. Ví dụ: Xử lý nước, thủy văn môi trường, tính toán thủy năng…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành thủy văn học như thế nào?": "\n\nCác nhà thủy văn học có thể xem xét một số các vị trí làm việc sau đây:\n\n\n\n\n\nCác Viện, Trung tâm: Viện địa chất, Viện khí tượng Thủy văn, Viện Hải dương học, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia…\nTổng cục khí tượng thủy văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an.\nCác phòng ban: Quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước, quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường tỉnh, thành phố.\nCông ty thuộc lĩnh vực hàng hải, hàng không, đường thủy như: Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, công ty vận tải Biển Đông…\nCác đơn vị Quy hoạch, Điều tra, tư vấn liên quan đến Tài nguyên nước và Môi trường.\nCông ty tư vấn, thiết kế công trình thủy (thủy lợi, giao thông, thủy điện…).\nLiên đoàn Địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình.\nDoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy văn và môi trường.\nGiảng viên: chịu trách nhiệm giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có liên quan.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành thủy văn học là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của ngành Thủy văn học được xếp theo quy định của nhà nước. Con số trung bình nằm trong khoảng 7 – 12 triệu VNĐ/tháng. Bên cạnh đó, những người làm việc trong ngành có thể được hưởng các trợ cấp khác theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có). Ngoài ra, họ cũng được hưởng những phúc lợi, ưu đãi theo quy định của đơn vị làm việc cũng như là quy định của bộ luật lao động Việt Nam. Tuy nhiên, mức thu nhập sẽ có thể cao hơn gấp nhiều lần hiện tại nếu họ có cơ hội làm việc tại các trung tâm nước ngoài nghiên cứu về lĩnh vực này.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Thủy văn học đóng góp rất lớn vào việc nghiên cứu về những dòng chảy, sự chảy của các nguồn nước, hiện tượng xói mòn và lũ lụt. Như vậy, dựa vào những nghiên cứu đó, con người có thể hiểu rõ hơn về thế giới chúng ta đang sống cũng như cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về khoa học môi trường, chính sách đối với việc hoạch định môi trường."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-hai-duong-hoc", "rid": "7440228", "major": "Hải dương học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nHải dương học (tiếng Anh: Oceanography) là một phần trong lĩnh vực Khoa học Trái đất nghiên cứu về đại dương. Hải dương học bao gồm nhiều chủ đề như hải lưu, sóng biển, động lực chất lỏng, sinh vật biển và động học sinh thái, kiến tạo mảng và địa chất đáy biển cùng với thông lượng của nhiều chất hóa học, tính chất vật lý tại các ranh giới mà nó vận chuyển qua hay thậm chí là trong lòng đại dương. Các nhà Hải dương học nghiên cứu về các nguồn tài nguyên, các loại đất và các tầng đất cát, quần thể động vật và thực vật cùng với nhiều mục đích khác nhau.\n\n\n\n\nNgành Hải dương học là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học… phục vụ trực tiếp cho nhiều lĩnh vực như: giao thông vận tải biển, xây dựng công trình, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, kinh tế – sinh thái và quản lý biển, đảm bảo thông tin khí tượng hải văn cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng trên biển.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nHiện nay, ngành Hải dương học xét tuyển các tổ hợp như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 17 điểm. Điểm này được xét theo điểm thi THPTQG. \n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrên cả nước hiện nay chưa có nhiều cơ sở đào tạo và giảng dạy chuyên ngành này. Nếu các bạn muốn theo học có thể tham khảo 02 trường như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM\n\n\n\nNhư vậy, có thể thấy rằng ở 2 đầu Bắc – Nam đều sẽ có một cơ sở đào tạo. Điều này giúp bạn giải quyết tốt hơn vấn đề chọn trường để theo đuổi ngành này và để có thể phù hợp với vị trí địa lý nơi mình đang sinh sống.\n\n\n", "các chuyên ngành liên quan tới ngành là gì?": "\n\nTùy từng ngành mà sinh viên sẽ được tiếp cận với những môn chuyên ngành khác nhau như:\n\n\n\n\nHải dương học Vật lý\n\n\n\n\nCác mô hình tính sóng ven bờ, mô hình chuyển vận trầm tích trong vùng cửa sông, vấn đề vùng ven bờ, tương tác sông – biển, các mô hình tính triều…\n\n\n\n\nHải dương học Toán – Cơ – Tin\n\n\n\n\nCác công cụ, mô hình hóa cho các nhà khoa học và các kỹ sư về môi trường biển, mô hình số của động lực học hải dương, phương pháp số cho các phương trình sóng trong động lực học chất lỏng địa vật lý, rối trong đại dương…\n\n\n\n\nHải dương học Hóa – Sinh\n\n\n\n\nHóa học biển cùng các chuyên đề, hải dương học sinh học, mô hình hóa trong Hóa học Môi trường…\n\n\n\n\nHải dương học kỹ thuật kinh tế\n\n\n\n\nHải dương học nghề cá, kinh tế biển, đại cương về hải dương học thực hành, nghiên cứu thực hành sinh học biển…\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nCác bạn trẻ có thể tham khảo các yếu tố sau đây nếu muốn theo học ngành Hải dương học:\n\n\n\n\n\nĐam mê với ngành học, tìm hiểu các kiến thức mới\nThông minh, nhanh nhẹn\nKhả năng sáng tạo, tư duy logic\nKhả năng phân tích và giải quyết vấn đề\nYêu thích khoa học\nĐam mê khám phá, tìm hiểu những quy luật tự nhiên\nHọc tốt các môn tự nhiên\nThái độ học tập nghiêm túc\nKhả năng làm việc theo nhóm\nCó thể sử dụng những trang thiết bị chuyên ngành\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành Hải dương học yêu cầu sinh viên tập trung 03 môn chính: Toán học, Vật lý và tiếng Anh. Lý do là vì:\n\n\n\nTiếng Anh: Sinh viên phải học tập, nghiên cứu, làm báo cáo hay luận văn tốt nghiệp phần lớn đều bằng ngôn ngữ này. Do đó, đây là một môn học cần được đầu tư bài bản và nghiêm túc.\nToán học: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành cùng với các kỹ năng tư duy tính toán, phân tích và giải quyết vấn đề.\nVật lý: môn học đóng vai trò quan trọng nhất trong chuyên ngành này. Ở mỗi kỳ học đều có ít nhất từ 3 – 5 môn học có liên quan tới kiến thức Vật lý. Ví dụ: Các quá trình thủy động lực học trong đại dương, vật lý Địa cầu môi trường, nhiệt động lực học khí quyển…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, các nhà Hải dương học có thể đảm nhiệm công việc ở một trong số các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nCác Viện, Trung tâm: Viện Hải dương học, Viện địa chất, Viện khí tượng Thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia…\nTổng cục khí tượng thủy văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an.\nCác phòng ban: Quản lý tài nguyên nước, quản lý môi trường, quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường tỉnh, thành phố.\nCông ty thuộc lĩnh vực hàng hải, hàng không, đường thủy như: Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, công ty vận tải Biển Đông…\nGiảng viên: chịu trách nhiệm giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có liên quan.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay chưa có bất kỳ báo cáo, nghiên cứu cụ thể nào có thể chỉ ra mức thu nhập của một nhà Hải dương học tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo một số tin tức nghiên cứu, mức lương trung bình của các nhà Hải dương học trên thế giới là 84.470 USD/năm. Mức lương này có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy vào kinh nghiệm làm việc, vị trí công tác, khả năng làm việc…\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù ngành hải dương học hiện nay chưa được quan tâm và phổ biến rộng rãi như các ngành khác ở Việt Nam, nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển môi trường, hệ sinh thái biển… Bài viết trên đã chia sẻ một số thông tin hữu ích đến quý độc giả cùng các bạn quan tâm, hy vọng rằng các bạn sĩ tử sẽ có được những lựa chọn ngành học đúng đắn, phù hợp với bản thân mình. Chúc các bạn sức khỏe và thành công."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-bien-doi-khi-hau-va-phat-trien-benh-vung", "rid": "7440298", "major": "Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nBiến đổi khí hậu được coi là một trong những thách thức lớn nhất đối với con người trong thế kỷ 21. Ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, tài nguyên và cuộc sống của con người. Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. \n\n\nHiện nay, các cấp Bộ, ngành đang tích cực triển khai các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong lĩnh vực Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững hiện nay ở Việt Nam đang thiếu;; chưa được đào tạo bài bản theo đúng chuyên ngành. Do đó, chương trình đào tạo Cử nhân ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững ra đời. Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu, giảng dạy, triển khai các chiến lược, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong và ngoài nước. \n\n\nNgành học Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững (mã ngành: 7440298)  trang bị các kiến thức; kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; quản lý rủi ro do thiên tai và biến đổi khí hậu trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư; xây dựng chiến lược, kế hoạch và thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế xanh ở các cấp. Vì vậy, đây là một ngành học quan trọng và được dự báo là một trong những ngành học “hot” nhất trong những năm tới.\n\n\n", "ngành biến đổi khí hậu và phát học khối gì?": "\n\nMuốn theo học ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển theo một trong các khối sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật lý, Hoá học\nKhối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối B02: Toán, Sinh học, Địa lý\nKhối D01: Văn, Toán, Tiếng Anh\n\n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững dao động từ 20 tới 24 điểm. Điểm trúng tuyển này còn tùy thuộc vào các trường, các khối thi và tuỳ vào từng đợt xét tuyển. Vì vậy, để biết được điểm chuẩn chính xác nhất của từng trường và từng năm học, bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường đại học bạn muốn hoặc tham khảo các thông tin trên website của Bộ GD&ĐT hoặc của từng trường Đại học. \n\n\nHiện nay ở nước ta chỉ có duy nhất hai trường tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững:\n\n\n\nTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội\n\n\n\n\nTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể theo học và làm việc trong ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, bạn cần có những yếu tố sau đây:\n\n\n\nTính nhiệt tình, đam mê trong công việc\n Yêu thiên nhiên, môi trường và mong muốn cống hiến cho cộng đồng\nTính sáng tạo\nKhả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin hiệu quả\nKhả năng ứng phó linh hoạt với các tình huống khác nhau\nTinh thần làm việc nhóm \nKhả năng lập kế hoạch và tổ chức công việc\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSinh viên tốt nghiệp ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững có thể làm việc tại: \n\n\n\nCác cơ quan nhà nước như các Bộ, Sở, Phòng: Khoa học Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ cấp Trung ương đến các tỉnh, thành phố, huyện và các Viện nghiên cứu. \nGiảng dạy các ngành có liên quan về Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững cho các trường đại học, cao đẳng hoặc phục vụ trong các ngành kinh tế, xã hội và quốc phòng.\n\n\n\nThêm vào đó, sinh viên tốt nghiệp cũng có nhiều cơ hội để làm việc trong môi trường năng động của các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ trong nhiều vị trí việc làm như chuyên gia Biến đổi khí hậu, điều phối viên, truyền thông viên và kỹ thuật viên trong các dự án quốc tế về ứng phó Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững.\n\n\nNgoài ra, đây là một ngành được nhiều tổ chức quốc tế, các trường đại học và các viện nghiên cứu trên thế giới quan tâm và đầu tư thông qua các chương trình hợp tác và hỗ trợ học bổng cho nghiên cứu và đào tạo. Vì vậy, lựa chọn ngành học này là một quyết định đúng đắn trong bối cảnh hiện nay.\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm, trình độ học vấn, và địa điểm làm việc. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Tài chính Việt Nam, mức lương trung bình của nhân viên văn phòng trong ngành môi trường đạt khoảng trên 10 triệu đồng/tháng, còn các chuyên gia thường được trả mức lương cao hơn.\n\n\nNgoài ra, các chuyên gia đào tạo và giảng dạy cũng có thể có thu nhập khá ổn định. Nếu làm việc tại các tổ chức quốc tế hay các tổ chức Phi chính phủ, các chuyên gia có thể nhận được mức lương và phúc lợi hấp dẫn hơn.\n\n\nTuy nhiên, mức lương cụ thể của ngành này có thể khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể, và việc xác định mức lương cũng cần phải xem xét nhiều yếu tố.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHy vọng rằng qua bài viết trên thì các bạn đã có thông tin về ngành Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững. Nếu bạn yêu thích ngành học này, ReviewEdu chúc bạn ôn luyện chăm chỉ và có một kỳ thi thật tốt!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khoa-hoc-moi-truong", "rid": "7440301", "major": "Khoa học môi trường", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKhoa học môi trường (tiếng Anh: Environmental Science) là ngành khoa học chuyên nghiên cứu nguồn gốc, việc vận chuyển, phản ứng và chuyển hóa các chất trong môi trường. Đồng thời, nó cũng nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động của con người lên các môi trường như nước, không khí, đất và sinh vật. Không chỉ vậy, nó còn khai thác, tìm hiểu các mối quan hệ và việc tương tác qua lại giữa những mối quan hệ đó.\n\n\n\n\nNhững kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ… cùng với kiến thức chuyên sâu đa dạng về khoa học môi trường, các kỹ năng quản lý, nghiên cứu và thực hiện các chương trình dự án về môi trường… cũng sẽ được truyền tải tới sinh viên thông qua nhiều phương pháp học tập trong suốt 04 năm theo học tại trường.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu, ngành khoa học môi trường có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA06: Toán – Hóa học – Địa lý\nA16: Toán – KHTN – Ngữ văn\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nB03: Toán – Sinh học – Ngữ văn\nB08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh\nC02: Ngữ văn – Toán – Hóa học\nC14: Ngữ văn – Toán – GDCD\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\nCó thể thấy, ngành này xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các thí sinh có thể xem xét và lựa chọn ra tổ hợp tốt nhất cho bản thân để nâng cao cơ hội trúng tuyển.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành": "\n\nTheo thông tin xét tuyển của các trường, điểm chuẩn của ngành từ 15 điểm đến 21,25 điểm (xét theo kỳ thi THPT 2022).\n\n\n", "các trường đào tạo ngành": "\n\nTrên cả nước, có tất cả 25 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Phenikaa\nĐại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Tân Trào\nĐại Học Lâm Nghiệp (Cơ sở 1)\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Vinh\nĐại học Hà Tĩnh\nĐại Học Yersin Đà Lạt\nĐại học Đà Lạt\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\nĐại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Công nghiệp TP. HCM\nĐại học Nông Lâm TP. HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Dân lập Lạc Hồng\nĐại học Bạc Liêu\nĐại học Đồng Nai\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học  Quốc gia TP. HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể theo đuổi ước mơ với ngành này, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê với ngành học\nKhả năng tự học, tự nghiên cứu\nCẩn thận, kiên nhẫn\nCan đảm và chấp nhận thử thách\nKhả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh\nKhả năng phân tích tổng hợp thông tin\nYêu thiên nhiên, môi trường\nNhiệt tình và tự tin\nKỹ năng giao tiếp, thuyết trình\nCan đảm và chấp nhận thử thách\nChịu được áp lực công việc\nTư duy nhanh nhẹn, linh hoạt\nThận trọng, nghiêm túc trong công việc\nSử dụng thành thạo các công cụ đo lường, xử lý\nKhả năng làm việc độc lập khi cần thiết\nSức khỏe đạt yêu cầu của ngành\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nDựa theo chương trình đào tạo của ngành, sinh viên ngành KHMT nên tập trung trau dồi 03 môn chính: Sinh học, Hóa học và tiếng Anh. Lý do là vì:\n\n\n\nTiếng Anh: Hỗ trợ sinh viên trong vấn đề trao đổi, đọc các bài báo học thuật liên quan tới ngành học.\nSinh học: Bộ môn quan trọng nhất khi theo đuổi ngành học này. Có tới 95% kiến thức liên quan tới môn sinh học. Ví dụ như: Quy hoạch môi trường, sinh thái môi trường đất, động học sinh thái…\nToán học: Sinh viên sẽ phát huy khả năng tư duy, tính toán của mình thông qua môn học này và làm quen với việc xử lý các con số, dữ liệu.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể ứng tuyển vào một trong số các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên: tại các cơ sở y tế như trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, các bệnh viện…\nNhân viên, cán bộ kỹ thuật: ở các doanh nghiệp về môi trường như: Công ty Môi trường Đô thị, Công ty cấp thoát nước…\nChuyên viên: tại vườn quốc gia, trung tâm bảo tồn thiên nhiên…\nCán bộ kỹ thuật ở phòng/bộ phận về môi trường ở doanh nghiệp, công ty như phòng quản lý môi trường, phòng ISO, phòng vệ sinh an toàn lao động…\nSĩ quan, chiến sĩ ở phòng cảnh sát môi trường.\nNhân viên các tổ chức phi chính phủ (NGOs), dự án liên quan đến tài nguyên – môi trường…\nChuyên viên: ở cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên – môi trường như Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN – MT), Tổng cục Môi trường, Sở TN – MT…  \nNghiên cứu viên: ở cơ quan nghiên cứu, chuyển giao KHCN như viện, trung tâm về tài nguyên và môi trường…\nGiảng viên: giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có đào tạo ngành liên quan.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể nào về mức thu nhập của một nhà khoa học môi trường. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, mức lương của các nhà KHMT trên thế giới là rất cao. Cụ thể là:\n\n\n\nMức lương trung bình: 69.400 USD/năm\nTop 10% mức lương cao nhất: 122.510 USD/năm\nTop 10% mức lương thấp nhất: 41.580 USD/năm\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành khoa học môi trường đã và đang nghiên cứu mối quan hệ và tương tác giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật, môi trường vật lý xung quanh. Để từ đó, họ có thể nhận ra được đâu là vấn đề cần được quan tâm xử lý để duy trì tính cân bằng của hệ sinh thái, bảo vệ và cải thiện môi trường sống không chỉ của con người mà còn của cả hệ động – thực vật, vi sinh vật trên Trái Đất. Có thể nói rằng học ngành khoa học môi trường này được hình thành để bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường cho các thế hệ mai sau."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-toan-hoc", "rid": "7460101", "major": "Toán học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nToán học (Mathematics) là ngành chuyên nghiên cứu về các con số, cấu trúc, không gian và sự thay đổi. Theo quan điểm chính thống từ các nhà Toán học thì họ có các cách lý giải ngành Toán này khá khác nhau. Nhưng đều dựa trên sự trừu tượng của môn học cũng như phạm vi ngành học. Bằng cách sử dụng Luận lý học (logic) và ký hiệu toán học định nghĩa về tính trừu tượng của môn học này. \n\n\nNgành Toán học sử dụng những giả thuyết mới về học thuyết toán, kỹ thuật tính toán. Mọi vấn đề từ kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, khoa học đều dùng tính toán để giải quyết thuật toán công nghệ. Thậm chí là những vấn đề về khoa học xã hội và nhân văn thì sự hỗ trợ của công nghệ toán vẫn được tìm đến. Ví dụ dùng toán học để tính toán, phân tích những thực tiễn trong đời sống về con số, điện tử, ngân hàng,…\n\n\n\n\nTheo học ngành Toán học, bạn sẽ được trang bị những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, về khoa học tự nhiên. Những kiến thức cơ bản của Toán học cũng là những bước đi đầu tiên định hướng cho bạn học chuyên sâu vào chuyên ngành. Sinh viên có khả năng sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ lập trình cơ bản, một số thuật toán và phần mềm toán học.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\n– Mã ngành Toán học: 7460101\n\n\n– Ngành Toán học xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh\nD90: Toán – Tiếng Anh – Khoa học Tự nhiên\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nChuyên ngành Toán học là ngành trừu tượng và trọng điểm trong lĩnh vực Toán và thống kê. Những người đã xác định theo ngành Toán thì họ đã có một tư duy tính toán giỏi nhất định. Vì thế mà điểm cho ngành Toán học được đánh giá ở mức khá cao khoảng 16 – 22 điểm. Với những trường đại học top dưới, điểm xét tuyển đầu vào có gợi mở hơn. Còn những trường top đầu và trung bình thì thường >=20 điểm.\n\n\nĐể chắc chắn cơ hội trúng tuyển thì bạn nên tìm hiểu điểm sàn của các trường qua các năm. Ví dụ bạn có ý định thi vào trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên ngành toán học thì điều bạn cần quan tâm đó chính là điểm sàn dao động qua các năm. Và điểm thi năng lực thực tế của bạn. Để từ đó so sánh và có những quyết định phù hợp. \n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐể theo học ngành Toán học, các sĩ tử có thể tham gia thi THPTQG có rất nhiều lựa chọn về các trường. Thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Sư phạm Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\nĐại học Đà Lạt\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM\nĐại học Thủ Dầu Một\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể dễ dàng học tốt chuyên ngành Toán học, người học cần có một số tố chất sau:\n\n\n\nThông minh, tư duy logic tốt;\nCó khả năng suy luận nhanh, phân tích khá tốt, biết xâu chuỗi các sự kiện;\nCó khả năng sáng tạo, thích tìm hiểu và tìm tòi ra các giả thuyết mới;\nCó khả năng ngồi làm việc lâu với máy tính;\nYêu thích khoa học, thích các trò chơi trí tuệ có tính logic;\nHọc tốt môn toán, giải tích, vi phân, đại số cơ bản và nâng cao;\nCó khả năng ngoại ngữ tốt phục vụ nhiều cho công việc;\nCó khả năng làm việc nhóm, độc lập, chịu được áp lực công việc nhiều.\nNhững tố chất nào phù hợp với bạn?\n\n\n\n", "học ngành này cần giỏi môn gì?": "\n\nTrên phương diện các khối để xét vào ngành học thì ta nhận thấy môn Toán là môn học có mặt trong cả 4 khối. Vì vậy, trang bị một bề dày kiến thức và nền tảng vững chắc về Toán học là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn xét tuyển mà còn hỗ trợ bạn rất nhiều sau này. Ngành Toán học cần sự tư duy, logic, giỏi tính toán. Chính vì thế, bạn phải thực sự học xuất sắc môn Toán. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng không thể thiếu cho ngành học. Nó phục vụ rất nhiều trong việc tìm hiểu cũng như nghiên cứu tài liệu của bạn. Lúc này, bạn sẽ tự tin nhận  những công việc cả trong nước và thế giới. Bạn cũng dễ dàng chinh phục được niềm đam mê của mình.\n\n\n\n\n", "phương pháp ôn luyện môn toán hiệu quả": "\n\n\nNắm chắc lý thuyết, định nghĩa\nKhông học dồn, lập kế hoạch ôn luyện theo từng ngày\nHọc bằng nhiều kênh khác nhau\nHọc những mẹo giải toán nhanh\nLuyện đề\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\nTheo học ngành Toán học, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ có những công việc đúng chuyên môn chào đón. Cơ hội việc làm của ngành này là vô số, mở rộng. Các bạn theo học ngành này sẽ không lo bị thất nghiệp. \n\n\n\nNhân viên các công ty, khu công nghiệp, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm, kiểm toán. Ứng tuyển vào các doanh nghiệp công nghiệp, phục vụ nhu cầu kinh doanh, dự đoán rủi ro.\nLàm nhân viên tài chính ngân hàng, doanh nghiệp kiểm toán nhà nước,…\nNhà phân tích dữ liệu, lập trình viên, nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu\nNhà phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu.\nLập trình viên, chuyên viên nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu trên cả nước.\nGiảng viên dạy chuyên ngành Toán học, tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Bạn có thể dạy nghề, các trung tâm tin học và các trường trung học phổ thông. Thậm chí, bạn có thể học cao và nghiên cứu chuyên sâu hơn về ngành này.\nCó khả năng tiếp tục học thêm hoặc tìm kiếm học bổng về các chương trình đào tạo nghiên cứu  chuyên sâu như Thạc sĩ, Tiến sĩ. Hay các chuyên ngành của ngành này, Quản trị, Kinh tế và Khoa học máy tính tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.\nCơ hội việc làm\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nTrong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng nhân lực chuyên Toán học rất lớn nên cần tuyển chọn nguồn lực nhiều. Do đó, mức lương ngành học này cũng cao hơn các ngành khác. Các bạn sinh viên ra trường có thể nhận được mức lương hấp dẫn trong bình 10 triệu đồng/tháng. Đối với các bạn đã có kinh nghiệm trong ngành và làm việc tại công ty lớn thì mức lương ở mức khá lớn là 30 triệu/tháng. Những người như này sẽ giữ được vị trí cao cũng như nắm bắt được cơ hội thăng tiến.\n\n\n\n\nSinh viên ngành Toán có thể đảm nhiệm các vị trí khá đa dạng. Ví dụ như: giáo viên, giảng viên, nhà nghiên cứu, lập trình viên, kỹ thuật viên bảo mật thông tin… Mức lương dành cho nhân sự Toán trong các ngành này luôn ở mức rất cao.\n\n\n", "kết luận": "\n\nToán học là một môn học trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học quan trọng nhất trong tất cả các chuyên ngành. Để chinh phục được ngành này, bạn cần thực sự bỏ ra nhiều tâm huyết và nghiên cứu của mình hơn nữa. Bạn sẽ tạo ra thành tựu cho riêng mình nếu không bỏ lỡ cơ hội. Bài viết trên là những thông tin hữu ích mà ReviewEdu.net cung cấp về ngành Toán học cho các bạn tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn được ngành học phù hợp nhất với mình. \n\n\n "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dao-tao/nganh-khoa-hoc-tinh-toan", "rid": "7460107", "major": "Khoa học tính toán", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Khoa học tính toán là một lĩnh vực thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ/tiến sĩ. Nghĩa là các bạn đã phải có sẵn kiến thức tính toán cơ bản của Toán học để áp dụng vào thực tiễn. Điều này giúp nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của các ngành khoa học và kỹ thuật khác. Khi đã ở mức đào tạo trình độ cao thì các bạn sẽ biết kết hợp những kiến thức chuyên môn nhiều lĩnh vực lại với nhau. Từ đó, bạn biết phân tích dữ liệu (data analysis) từ các nguồn dữ liệu lớn. \n\n\nTheo học ngành này, bạn sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu. Bên cạnh đó, bạn sẽ được học kết hợp giữa khoa học tính toán và khoa học dữ liệu. Điều này giúp cho bạn có thêm khả năng tính toán và mô phỏng số…\n\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện tại, trường Đại học Tôn Đức Thắng là trường đưa ra chương trình đào tạo Thạc sĩ/Tiến sĩ ngành Khoa học tính toán. Vì đây là ngành đào tạo sau Thạc sĩ nên người học theo học ngành này không cần phải tham gia thi THPTQG. Do đó mà cũng không có các khối thi vào ngành.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nVì là chương trình đào tạo ngành Khoa học tính toán là bậc thạc sĩ/tiến sĩ nên ngành ngành không yêu cầu điểm chuẩn. Chính vì thế, điều kiện xét tuyển đầu vào cũng khá cao. Tuy nhiên, để trở thành nghiên cứu sinh bạn cần đáp ứng 4 điều kiện sau. Đầu tiên, bạn phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học. Thứ hai là ngành bạn theo học phải đúng chuyên ngành và các lĩnh vực liên quan. Thứ ba, bạn phải đáp ứng ứng được điều kiện đầu vào Tiếng anh theo quy định. Thứ tư, bạn ít nhất phải là 1 tác giả trong 1 bài báo nào đó viết về đúng chuyên ngành học của mình. \n\n\n", "ngành bao gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nNgành Khoa học tính toán không bao gồm chuyên ngành nhỏ. Tuy nhiên, ngành bao gồm các hướng nghiên cứu sau:\n\n\n\nCơ học tính toán\nToán học tính toán\nVật lý tính toán\nHóa học tính toán\nSinh học tính toán\nY sinh học tính toán\nVật liệu tính toán\nTính toán thống kê\nTrí tuệ nhân tạo\nTối ưu hóa\nCơ điện tử tính toán,…\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nChương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Khoa học tính toán đã được mở ở nhiều trường đại học trên thế giới như: Đại học Oxford, Đại học Cambridge, Học viện kỹ thuật MIX,… Hòa cùng với xu hướng chung của thế giới và nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, Đại học Tôn Đức Thắng là đơn vị tiên phong tại Việt Nam đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao trình độ Tiến sĩ ngành Khoa học tính toán.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể có thể theo được ngành học này, bạn cần có một số các tố chất sau đây: \n\n\n\nThông minh, tư duy logic tốt, sáng tạo;\nCó khả năng suy luận, xâu chuỗi, phân tích các sự kiện;\nKhả năng sáng tạo và khám phá các giả thuyết mới;\nYêu thích và có khả năng làm việc lâu với máy tính;\nYêu thích, đam mê khoa học, thích các trò chơi trí tuệ;\nHọc xuất sắc môn toán, đặc biệt là môn đại số;\nNgoại ngữ là điều rất cần thiết cho công việc.\nLiệu bạn có phù hợp với ngành học này?\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi những môn gì?": "\n\nTrên phương diện các khối để xét tuyển thì ta nhận thấy môn Toán là môn học quan trọng nhất. Vì vậy, trang bị kiến thức cũng như nền tảng vững chắc cho môn toán là rất cần thiết. Bạn phải thực sự học xuất sắc môn Toán. Nó không chỉ giúp bạn xét tuyển mà còn hỗ trợ bạn sau này. Bên cạnh đó, Ngoại ngữ là vô cùng cần thiết với công nghệ hiện đại hiện nay. Bạn hiểu được ngoại ngữ, tức là bạn hiểu được tài liệu chuyên ngành. Có ngoại ngữ là một  lợi thế. Ngoại ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng tìm hiểu và nắm bắt thông tin trên toàn thế giới.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành này ra sao?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp chuyên ngành. Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng chuyên môn để có thể đảm nhận một số vị trí công tác sau đây:\n\n\n\nNghiên cứu viên tại các Trung tâm, Viện nghiên cứu phát triển.\nChuyên viên, kỹ thuật viên các doanh nghiệp, công ty, cơ quan quản lý kinh tế, tài chính,… \nLàm việc cho các hệ thống ngân hàng và các chi nhánh trên toàn quốc.\nGiảng viên dạy môn Toán, khoa học tính toán tại các trường Đại học, Cao đẳng…\nLàm việc tại các cơ quan, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời vận dụng những kiến thức toán học đi đôi với khoa học kỹ thuật..\nNghiên cứu và phát triển các mô hình dự báo tại các trung tâm, các trường, viện nghiên cứu. Làm việc tại  các cơ quan, công ty, doanh nghiệp có trang bị hệ thống thông tin, có nhu cầu về lĩnh vực khai thác thông tin,…\nCơ hội việc làm rộng mở\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nTrên thực tế, mức lương của những người làm trong ngành học này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như khu vực làm việc, vị trí đảm nhiệm công việc, năng lực chuyên môn,… Mức lương trung bình dành cho sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm ở mức 5 – 7 triệu mỗi tháng. Đối với những người có kinh nghiệm thì mức lương sẽ đạt mức 8 – 15 triệu mỗi tháng.\n\n\n\n\n", "một số ứng dụng của": "\n\n\nNhững nhà khí tượng học sử dụng các mô phỏng trên máy tính để dự đoán thời tiết, những thay đổi lâu dài của khí hậu và nghiên cứu những hiện tượng như bão xoáy và vòi rồng.\nKĩ sư hàng không sử dụng máy tính để giả lập dòng không khí xung quanh máy bay.\nKĩ sư cơ học giả lập những va chạm của ô tô để thiết kế những tính năng an toàn.\nTrong hoạt động sản xuất và vận hành của các doanh nghiệp, những phần mềm chuyên biệt chạy trên hệ thống các máy tính nối mạng được dùng để quản lý những dòng thông tin phức tạp từ vật tư, tài chính, hậu cần,\nCác mô hình mô phỏng và kịch bản giao thông khác nhau trên máy tính trở thành các công cụ thiết yếu để đưa ra những kịch bản điều tiết giao thông\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là toàn bộ những thông tin tổng quan và chi tiết về ngành Khoa học tính toán. Mong rằng các bạn sẽ nắm bắt được các điều kiện cần và đủ để đưa ra lựa chọn phù hợp về ngành học của mình. Chúc các bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khoa-hoc-du-lieu", "rid": "7460108", "major": "Khoa học dữ liệu", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKhoa học dữ liệu (Data Science), với mã ngành xét tuyển là 7460108. Là lĩnh vực nghiên cứu về việc khai thác, quản lý và phân tích dữ liệu nhằm dự đoán xu hướng tương lai và đưa ra các quyết định, chiến lược hành động. \n\n\nNgành Khoa học dữ liệu bao gồm ba phần chính là quản lý và tạo dữ liệu, phân tích dữ liệu và áp dụng kết quả phân tích thành các hành động có giá trị. Các hoạt động phân tích và sử dụng dữ liệu được xây dựng dựa trên ba nguồn tri thức chính: toán học (thống kê toán học – Mathematical Statistics), công nghệ thông tin (máy học – Machine Learning) và tri thức trong lĩnh vực ứng dụng cụ thể.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể xét tuyển ngành quảng cáo, các bạn có thể tham khảo các khối thi sau: \n\n\n\n\n\n\nKhối Thi\n\n\nMôn Thi \n\n\n\nA00\nToán, Vật Lý, Hoá Học\n\n\nA01\nToán, Vật Lý, Anh Văn\n\n\nC01\nToán, Vật lý, Ngữ văn\n\n\nD01\nToán, Văn, tiếng Anh\n\n\nD07 \nToán, Hóa học, Tiếng Anh\n\n\n\n\n\nĐiểm trúng tuyển ngành Khoa học dữ liệu dao động từ 15 đến 28 điểm. Điểm trúng tuyển này còn tùy thuộc vào các trường, các khối thi và tuỳ vào từng đợt xét tuyển. \n\n\nĐể biết được điểm chuẩn chính xác nhất của từng trường và từng năm học. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường đại học bạn muốn hoặc tham khảo các thông tin trên website của Bộ GD&ĐT hoặc của từng trường Đại học.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNếu bạn quan tâm đến việc học Khoa học dữ liệu, bạn có thể tham khảo một số trường đại học sau để tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Khoa Học Và Công Nghệ Hà Nội\nĐại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội\nĐại Học Mỏ – Địa Chất\nĐại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp \nĐại học Kinh tế quốc dân \n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Quy Nhơn\nĐại học Đà Lạt\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Kinh Tế Tài Chính TP. HCM\nĐại học Khoa học Tự Nhiên- Đại học Quốc gia Tp. HCM\nĐại Học Công Nghệ TP HCM\nĐại học Giao thông Vận Tải TP. HCM\nĐại Học Văn Lang\nĐại học Quốc Tế – ĐHQG TP.HCM\nĐại học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ\nĐại học Công Nghệ Thông Tin – ĐHQG TP.HCM\nĐại học Kinh tế TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nKhoa học dữ liệu là một lĩnh vực đầy tiềm năng, tuy nhiên để thành công trong ngành này, cần phải có nhiều phẩm chất và kỹ năng cần thiết. Để học tốt khoa học dữ liệu, người học cần phải có tư duy phản biện, biết cách đánh giá công bằng và hiệu quả thông qua phân tích dữ liệu, đặt câu hỏi và đánh giá khách quan. Người học cần phải luôn tuân thủ thái độ “không coi câu trả lời ban đầu là cuối cùng”, tập trung vào các khía cạnh quan trọng của vấn đề và tránh những chi tiết không liên quan.\n\n\nKiên thức\n\n\nKiến thức về thống kê cũng là một yếu tố quan trọng để thành công trong khoa học dữ liệu. Thống kê giúp người học có cái nhìn tổng quan về dữ liệu của họ trong bước tiền xử lý và trình bày kết quả nghiên cứu cho đồng nghiệp và khách hàng. Hiểu các công cụ và khái niệm về thống kê giúp các nhà khoa học dữ liệu lựa chọn phương pháp tốt nhất cho vấn đề của họ, cũng như giúp các bên liên quan đưa ra quyết định và thiết kế và đánh giá các thí nghiệm.\n\n\nKỹ năng\n\n\nKỹ năng trực quan hóa dữ liệu là một phần quan trọng của khoa học dữ liệu. Trực quan hóa dữ liệu giúp các nhà khoa học dữ liệu biểu diễn đồ họa dữ liệu để truyền tải mối quan hệ giữa các đối tượng dữ liệu. Điều này cho phép các nhà khoa học dữ liệu giải thích kết quả của họ và truyền đạt chúng cho đồng nghiệp và khách hàng.\n\n\nCuối cùng, các nhà khoa học dữ liệu cần có kỹ năng thuyết trình để giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan. Họ đứng ở giao điểm của kinh doanh, công nghệ và dữ liệu, vì vậy tài hùng biện và khả năng kể chuyện giúp họ truyền tải những thông tin kỹ thuật phức tạp thành câu chuyện đơn giản, dễ hiểu và chính xác đến đồng nghiệp hay những nhà lãnh đạo doanh nghiệp.\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình đào tạo Khoa học dữ liệu, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau để lựa chọn. Dưới đây là một số lĩnh vực mà sinh viên có thể theo đuổi sau khi tốt nghiệp ngành này:\n\n\nNhà khoa học dữ liệu (Data Scientist)\n\n\n\nVới khả năng phân tích và xử lý một lượng lớn dữ liệu, nhà khoa học dữ liệu có thể tìm ra các xu hướng và chiến lược kinh doanh phù hợp cho tổ chức.\n\n\n\nNhà phân tích dữ liệu (Data Analyst)\n\n\n\nTrách nhiệm của nhà phân tích dữ liệu là chuyển đổi và xử lý các tập dữ liệu lớn để phù hợp với các yêu cầu phân tích của các công ty. Họ cũng giúp hỗ trợ quá trình ra quyết định bằng cách chuẩn bị các báo cáo để giúp các nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn về xu hướng và dữ liệu.\n\n\n\nKỹ sư học máy (Machine Learning Engineer)\n\n\n\nTạo ra các kênh dữ liệu và cung cấp các giải pháp phần mềm cho các công ty. Kỹ sư học máy cũng có trách nhiệm chạy các bài kiểm tra và thử nghiệm để đảm bảo hiệu suất và chức năng của các hệ thống.\n\n\n\nKỹ sư dữ liệu (Data Engineer)\n\n\n\nTạo và duy trì các đường ống dẫn dữ liệu, xây dựng một hệ thống dữ liệu mạnh mẽ và được kết nối trong tổ chức, giúp cho các nhà khoa học dữ liệu có thể truy cập thông tin dễ dàng hơn.\n\n\n\nNhà phát triển Business Intelligence (BI)\n\n\n\nNhà phát triển BI thiết kế và phát triển các chiến lược để hỗ trợ các phòng ban trong doanh nghiệp nhanh chóng tìm thấy thông tin họ cần để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.\n\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nSau vì ngành khoa học dữ liệu đòi hỏi kết hợp kiến thức và kỹ năng phức tạp hơn so với các lĩnh vực khác, nhưng đồng thời cũng mang đến nhiều cơ hội tiềm năng. Lĩnh vực này có tiềm năng việc làm ngày càng tăng với các phúc lợi và mức lương trung bình cao nhất trong các ngành tuyển dụng trong vài năm qua. Theo báo cáo thị trường nhân lực của Vietnamwork. Số lượng đăng tin tuyển dụng trong ngành khoa học dữ liệu tăng 41% và ứng tuyển tăng đột biến 147%. Mức lương trong ngành khoa học dữ liệu dao động từ 12.000.000đ đến 50.000.000đ, đứng đầu trong các ngành có thu nhập cao nhất. Những số liệu này cho thấy Việt Nam cũng đang bước vào xu hướng hiện đại với nhu cầu nguồn nhân lực khoa học dữ liệu tăng cao.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là một số các thông tin về ngành Khoa học dữ liệu, ReviewEdu hy vọng các thông tin này sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về ngành Khoa học dữ liệu, giúp cho các bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-toan-co", "rid": "7460115", "major": "Toán cơ", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Toán Cơ (Mã ngành: 7460115) là ngành đào tạo trang bị đầy đủ kiến thức cơ sở về Toán học, Tin học, những kiến thức cơ bản, cập nhật những vấn đề thời sự về lý thuyết và ứng dụng Cơ học, bước đầu đi vào các chuyên ngành chuyên sâu Cơ học.\n\n\nHiện nay chưa có thông tin về các khối thi của ngành Toán cơ. Tùy theo phương thức tuyển sinh mà mức điểm chuẩn có sự khác nhau. Thông thường, mức điểm chuẩn sẽ dao động từ 17 – 21 điểm. \n\n\nHiện nay chưa có trường Đại học nào tuyển sinh để đào tạo ngành Toán cơ. \n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nCác tố chất cần có khi học ngành Toán cơ:\n\n\n\nCó kiến thức cơ bản về Toán học và Tin học\nKỹ năng về lập luận và tư duy giải quyết vấn đề\nCó năng lực sáng tạo các phương án, dự án mới \nKỹ năng nghiên cứu, khám phá kiến thức và có khả năng áp dụng\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc tại:\n\n\n\nLàm việc tại các trung tâm, viện nghiên cứu phát triển, cơ quan – cơ sở sản xuất và kinh doanh có sử dụng kiến thức Toán học, Cơ học, Cơ khí hay Công nghệ cơ khí.\nTham gia giảng dạy các môn liên quan tới ngành Toán học hoặc Cơ học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học phổ thông.\n\n\n\nMức lương ngành Toán cơ sẽ dao động từ 6 – 12 triệu đồng/tháng tùy vào kinh nghiệm và vị trí làm việc. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là các thông tin ngành Toán cơ. ReviewEdu.net hy vọng các thông tin này sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về ngành Toán cơ, giúp cho các bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dao-tao/nganh-thong-ke", "rid": "7460201", "major": "Thống kê", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nThống kê (Statistics) là phương pháp định lượng được sử dụng rộng rãi nhất trong kinh doanh. Nó là quá trình kiểm soát về số lượng và chất lượng sản phẩm, chi phí, ngân sách. Nó có liên quan với chiết xuất thông tin từ dữ liệu tốt nhất có thể để hỗ trợ quá trình ra quyết định.\n\n\nTheo học ngành Thống kê, bạn sẽ được trang bị các kiến thức về nguồn dữ liệu, phân tích, thu thập, giải thích và cách tổ chức dữ liệu. Ngoài ra, bạn sẽ được học nghiên cứu các vấn đề về con số trên các hệ thống cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, thông qua các công cụ chuyên môn chính bạn sẽ có thể tiến tới mô tả các vấn đề, phân tích và dự đoán sự thay đổi của dữ liệu. Từ đó, đưa ra được các giải pháp thật sự phù hợp khi cần thiết.\n\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7460201\n\n\nThí sinh có thể tham khảo các khối xét tuyển ngành Thống kê sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA16: Toán – Văn – Khoa học Tự nhiên \nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – Tiếng Anh – Khoa học Tự nhiên\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, nước ta chưa có nhiều trường Đại học đào tạo chuyên sâu về ngành Thống kê nói chung. Chỉ có 2 trường Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Quy Nhơn là đào tạo sinh viên về ngành này. Cả 2 trường đều sử dụng kết quả thi THPT QG để xét tuyển với mức là 17 – 18 điểm. Riêng trường Đại học Quy Nhơn đưa ra thêm hình thức xét tuyển học bạ với mức điểm là 18 điểm. Vì ngành này phần lớn học về các môn liên quan đến Toán học nên sẽ khó hơn. Vì thế, điểm chuẩn cũng không cao để tạo điều kiện cho nhiều bạn có thể nỗ lực và đạt được mơ ước được theo học ngành Thống kê. \n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, nền kinh tế nước ta đang chuyển biến mạnh, chuyển biến hằng giờ hằng ngày, có thể có những bước nhảy đột biến trong đời sống kinh tế. Ví dụ một ngành trước là thủ công nay tiến lên cơ khí thì năng suất sẽ khác trước, và do đó phát sinh ra nhiều vấn đề mới, phức tạp hơn trước. Một phần cũng do công tác chuẩn bị còn hạn chế. Và nếu không có thống kê thì khó có thể phát triển ngành này được. Tuy nhiên, ngành học này là ngành học hiện không có nhiều trường đào tạo nhưng nó lại thu hút rất nhiều sinh viên trong những năm gần đây. Hiện đang có 2 trường Đại học triển khai đào tạo mà các sĩ tử có thể đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Đó là:\n\n\n\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Tôn Đức Thắng\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể làm việc tốt hơn, bạn cần có sự chuẩn bị tốt về mặt kiến thức lẫn tinh thần. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ càng đối với ngành này từ kiến thức cơ bản đến nâng cao. Một số tố chất cần có để có thể theo học ngành Thống kê là:\n\n\n\nCó niềm đam mê và yêu thích môn Toán và những môn học tính toán có liên quan;\nCó sự cẩn thận trong phân tích số liệu và tỉ mỉ trong công việc;\nCó tính trung thực, năng động và ham học hỏi;\nCó khả năng tính toán chính xác trong công việc;\nCó tinh thần làm việc nhóm, hoạt động tổ chức, làm việc độc lập;\nKhả năng ngoại ngữ và tin học.\nNhững tố chất nào phù hợp với bạn?\n\n\n\n", "học ngành này cần giỏi môn gì?": "\n\nThống kê là ngành học thiên về Toán và những con số. Chính vì vậy, để học được ngành này, bạn phải học khá tốt môn Toán. Hệ thống khối xét tuyển THPT QG cũng chủ yếu xoay quanh tổ hợp các khối liên quan Toán, Lý và Hóa. Ngoài ra, nếu đam mê ngành này, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ bê những tiết tin học ở trường. Bởi việc thành thạo office, pascal, network… sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn khi mới làm quen với Thống kê. Bên cạnh đó, giỏi ngoại ngữ cũng là một ưu thế với người học ngành. Lý do là vì các bạn sẽ phải thường xuyên đọc các tài liệu bằng tiếng Anh. Một số trường thậm chí còn áp dụng giảng dạy Thống kê 100% bằng tiếng Anh. Để chinh phục ngành này trong tương lai, bạn hãy trang bị những kiến thức vững chắc trên và kỹ năng cần có giúp phục vụ cho công tác Thống kê sau này.\n\n\n\n\n", "nhu cầu nhân lực của ngành ?": "\n\nThống kê kinh tế là ngành đã có từ lâu nhưng dưới tác động của cách mạng Công nghệ 4.0, thống kê kinh tế gần đây trở thành ngành quan trọng trong lĩnh vực Big Data,  một trụ cột của cách mạng công nghiệp  4.0 . Vì vậy, nhu cầu nhân lực của ngành Thống kê kinh tế đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nThống kê là ngành học rất tiềm năng với mức lương siêu hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học chuyên ngành này có thể đảm nhiệm các vị trí sau:\n\n\n\nLàm công tác tổng hợp báo cáo dữ liệu, phân tích thống kê về các chỉ tiêu kinh tế – xã hội ở các sở ban ngành kinh tế ở các cấp chính quyền. \nLàm nhân viên văn phòng – Cục Thống kê. Ngoài ra, bạn có thể làm việc cho các công ty thương mại điện tử, doanh nghiệp. Hay làm công tác chuyên ngành học trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.\nLàm việc tại các công ty chuyên về phân tích nghiên cứu thị trường, thu thập kiểm tra dữ liệu. Chuyên viên nghiên cứu chuyên nghiệp, phân tích dữ liệu thống kê tại các viện nghiên cứu về Kinh tế – xã hội.\nLàm giảng viên dạy các học phần thống kê tại các  trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam.\nNgoài ra, với các chuyên môn về thu thập, phân tích, báo cáo dữ liệu thống kê bạn có thể thử sức với các công việc khác trong nhiều lĩnh vực về kinh tế – xã hội. Đặc biệt là cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp, tập đoàn có xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, như FPT Software, TMA, Zalo, Coccoc, Tiki, Lazada…\nCơ hội việc làm\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nĐối với mỗi doanh nghiệp ở các ngành nghề sản xuất và khu vực khác nhau, mức lương của nhân viên Thống kê là điều bạn nên chú ý. Mức lương dao động trong ngành thống kê cũng khá cao và hấp dẫn. Những bạn sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì mức lương nhận được khoảng 7 – 9 triệu. Còn với những bạn có kinh nghiệm làm việc trên dưới 1 năm, mức lương sẽ dao động trong khoảng 8 – 10 triệu.\n\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Thống kê là ngành học có tiềm năng rất lớn cho tương lai sau này. Trên đây là toàn bộ các thông tin hữu ích mà ReviewEdu.net chia sẻ với các bạn về ngành Thống kê. Mong rằng các điều kiện cần và đủ trên sẽ giúp bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với mình. Chúc các bạn thành công!\n\n\n "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khoa-hoc-may-tinh", "rid": "7480101", "major": "Khoa học máy tính", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nKhoa học máy tính (tiếng Anh: Computer Science) là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin, tính toán cùng việc thực hiện và tính ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính. Khoa học máy tính là ngành có cách tiếp cận khoa học, thực tiễn để tính toán, các ứng dụng của nó và nghiên cứu có hệ thống về tính khả thi, cấu trúc, biểu hiện và cơ giới hóa các thủ tục, các thuật toán cơ bản. Điều này làm cơ sở cho việc thu thập, đại diện, xử lý, lưu trữ, truyền thông và truy cập thông tin. Có thể hiểu ngắn gọn hơn, khoa học máy tính là ngành nghiên cứu về các quy trình thuật toán tự động hóa mà có thể nhân rộng trên quy mô lớn. Một nhà khoa học máy tính chính là một chuyên gia về lý thuyết tính toán và thiết kế các hệ thống tính toán đó.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành KHMT còn xét tuyển nhiều tổ hợp giúp tăng tỉ lệ xét tuyển thành công vào ngành này. Bao gồm:\n\n\n\nA00: Toán – Lý – Hóa học\nA01: Toán – Lý – Anh\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nB08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa – Tiếng Anh\nD08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\nC14: Ngữ văn – Toán – Giáo dục công dân\nC02: Ngữ văn – Toán – Hóa học\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC04: Toán – Ngữ văn – Địa lý\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu, điểm chuẩn ngành KHMT năm 2020 tại các trường đại học nằm trong khoảng 16 – 26.5 điểm. Điểm này được tính theo phương thức xét kết quả thi THPT quốc gia.\n\n\nDanh sách dưới đây đề cập các trường đại học có tham gia đào tạo ngành KHMT ở Việt Nam. Bao gồm:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Hạ Long\nĐại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Thăng Long\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học FPT\nĐại học Thành Tây\nĐại Học Xây Dựng Hà Nội\nĐại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên\nĐại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng\nĐại Học Vinh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP. HCM\nĐại học Mở TP. HCM\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học Kinh tế Công nghiệp Long An\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM\nĐại học Công nghiệp TP. HCM\nĐại học Quốc tế Sài Gòn\nĐại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ\nĐại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM\nĐại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể thành công trên con đường theo đuổi ngành khoa học máy tính bạn cần có các yếu tố sau đây:\n\n\n\n\n\nKhả năng phán đoán phân tích nhạy bén\nKhả năng học tập độc lập, tự giác\nBiết cân bằng cuộc sống và chịu đựng áp lực công việc lớn\nTinh thần làm việc nhóm\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nTương tự các ngành trong lĩnh vực CNTT, sinh viên cần học tốt 3 môn chủ chốt là Toán, Tin học và Tiếng Anh.\n\n\n\nToán học: Yêu cầu tính tư duy logic, phân tích và có giải pháp phù hợp tùy trường hợp được đặt ra. Ví dụ như tính toán tính khả thi, ứng dụng của thuật toán đó.\nTin học: Có vai trò quan trọng ngang bằng với toán học. Giúp sinh viên làm quen hệ thống từ đơn giản tới phức tạp nhất trong máy tính. Cải thiện khả năng làm việc với máy tính cùng các chức năng chuyên môn.\nTiếng Anh: Hỗ trợ sinh viên mảng nghiên cứu, phân tích tài liệu nước ngoài. Bên cạnh đó, giúp sinh viên tăng khả năng học hỏi tiếp thu trong các tiết học với giáo viên nước ngoài.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nNgành KHMT đem lại cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên theo học. Cụ thể, sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ngành KHMT có thể có các vị trí làm việc như:\n\n\n\n\n\nTham gia giảng dạy các môn liên quan đến KHMT tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp…\nCán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng CNTT ở các viện, cơ quan nghiên cứu của Bộ, Ngành…\nNhân viên trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin.\nChuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển ứng dụng tin học.\nLập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống.\nChuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt đề án công nghệ thông tin đáp ứng các ứng dụng khác nhau.\nLập trình viên, giám sát chất lượng, kiến trúc sư dữ liệu, kỹ sư phụ trách nghiên cứu, phát triển các phần mềm…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nThực tế, mức lương cho sinh viên ngành KHMT phụ thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc cũng như năng lực chuyên môn, khả năng đáp ứng công việc của từng cá nhân. Tuy nhiên, đây được đánh giá là ngành học có mức lương khá cao so với mặt bằng chung trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Một số thống kê cho thấy, 98% sinh viên của ngành có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến trong khoảng 10 – 15 triệu.\n\n\n", "ngành đào tạo những kiến thức nào?": "\n\nMỗi trường Đại học sẽ có những thiết kế riêng biệt về khung chương trình đào tạo. Tuy nhiên, các trường đều đảm bảo cung cấp một cách đầy đủ nhất những kiến thức từ căn bản đến chuyên môn. Ngoài ra, còn có những kỹ năng mềm cần thiết để các bạn có thể ứng dụng tối đa trong ngành nghề sau khi tốt nghiệp ra trường.\nTại những năm học đầu tiên, các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về ngành Khoa học máy tính như: Khoa học máy tính ứng dụng, phân tích và thiết kế hệ thống, các khái niệm căn bản liên quan,..Sau đó, chương trình đào tạo tập trung đến các môn học chuyên ngành. Đây cũng chính là thời gian các bạn phải tập trung tối đa để nắm chắc kiến thức. Vào năm cuối, các bạn có cơ hội thực tập tại các công ty trong nước hoặc các tập đoàn nước ngoài. Điều này giúp cho bạn chuẩn bị một hành trang thật vững chắc cho sau này.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành khoa học máy tính ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây cùng với các ngành quen thuộc như công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính hay kỹ thuật phần mềm… Điều này giúp sinh viên có được cơ hội học tập tại nhiều cơ sở đào tạo cùng trang thiết bị hiện đại tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam đồng thời cũng đảm bảo cơ hội việc làm của đội ngũ sinh viên ngành này trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam mà không phải quốc gia nào khác."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-mang-may-tinh-va-truyen-thong-du-lieu", "rid": "7480102", "major": "Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nMạng máy tính và truyền thông dữ liệu là một ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin, ngành này bao gồm việc thiết kế, xây dựng, vận hành toàn bộ hạ tầng truyền tải thông tin cùng với việc quản trị toàn bộ hệ thống và mạng máy tính, quản trị người sử dụng, giám sát và điều phối cùng nhiều hoạt động liên quan đến toàn bộ hệ thống, mạng máy tính.\n\n\n\n\nĐối với sinh viên chuyên ngành này, bạn sẽ được trang bị rất kỹ các thông tin cơ bản khái quát chung về công nghệ thông tin kèm những kiến thức chuyên ngành được khai thác sâu đòi hỏi người học phải có khả năng nhận biết tốt. Bên cạnh đó, bạn sẽ được trải nghiệm thực hành để rèn luyện thêm nhiều kỹ năng và lấy kinh nghiệm thông qua các bài tập. Các học phần tự chọn cũng được đưa ra đa dạng giúp người học thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về ngành.\n\n\nNhững học phần tự chọn ấy cụ thể là:\n\n\n\nĐịnh hướng truyền thông: Truyền thông quang, truyền thông số và mã hóa, truyền thông vệ tinh, mạng truyền thông di động.\nĐịnh hướng mạng máy tính: Quản trị mạng, lập trình mạng, đánh giá hiệu năng mạng, các giải thuật phân tán…\nĐịnh hướng khác: Phát triển ứng dụng web, trí tuệ nhân tạo, lập trình nhúng và thời gian thực…\n\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nBên cạnh các tổ hợp truyền thống để xét tuyển vào ngành MMT&TTDL như A00, A01, thí sinh có thể lựa chọn các tổ hợp sau đây để đăng kí thi và xét tuyển:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nD01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh\nD03: Toán – Ngữ Văn – Tiếng Pháp\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nC02: Ngữ văn – Toán – Hóa học\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC14: Ngữ văn – Toán – Giáo dục công dân\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nĐối với phương thức xét điểm thi THPTQG, điểm chuẩn ngành MMT&TTDL ở khoảng 14 – 18 điểm. Đối với phương thức xét học bạ THPT nằm ở mức 20 – 25 điểm.\n\n\nHiện nay trên cả nước có rất nhiều trường đại học tuyển sinh sinh viên ngành này. Do đó, các sĩ tử có thể nghiên cứu và chọn cho mình một ngôi trường phù hợp với nguyện vọng bản thân. Cụ thể:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Công nghệ Thông tin và truyền thông – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Thăng Long\nĐại học Công nghệ Giao thông vận tải\nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp\nĐại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Việt Bắc\nĐại học Hàng Hải\nHọc Viện Nông Nghiệp Việt Nam\n\n\n\n      Khu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nha Trang\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Giao thông vận tải TP. HCM\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Quốc tế Miền Đông\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP. HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành máy tính và truyền thông dữ liệu?": "\n\nĐể có thể theo học ngành ngành mạng MMT&TTDL, bạn cần có một số tố chất như sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê Công nghệ và phần mềm\nKhả năng sáng tạo cao, thông minh\nLinh hoạt và có khả năng tư duy tốt\nThận trọng trong công việc và tính chính xác\nLuôn học tập và cập nhật thông tin mới\nKhả năng ngoại ngữ tốt\nKhả năng làm việc nhóm\nChịu được áp lực công việc\n\n\n\n", "học ngành máy tính và truyền thông dữ liệu cần học giỏi môn gì?": "\n\nThực chất, ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là một ngành có yêu cầu về nhiều mặt. Tuy nhiên ngành yêu cầu 03 môn học cốt lõi ở mỗi sinh viên. Đó là:\n\n\n\nToán học: Yêu cầu tính tư duy logic, phân tích và có giải pháp phù hợp tùy trường hợp được đặt ra.\nTin học: Có vai trò quan trọng ngang bằng với toán học. Giúp sinh viên làm quen các cấu tạo từ đơn giản tới phức tạp nhất liên quan tới máy tính. Cải thiện khả năng làm việc với máy tính cùng các chức năng riêng biệt khác.\nTiếng Anh: Hỗ trợ sinh viên mảng nghiên cứu, phân tích tài liệu nước ngoài. Bên cạnh đó, giúp sinh viên tăng khả năng tự tìm tòi, học hỏi.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành máy tính và truyền thông dữ liệu như thế nào?": "\n\nDo tính ứng dụng trong đời sống hàng ngày của nó, ngành này đem lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Cụ thể:\n\n\n\n\n\nChuyên viên quản trị mạng và hệ thống tại các trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)\nChuyên viên thiết kế mạng chuyên nghiệp: xây dựng mạng máy tính an toàn, hiệu quả cho các đơn vị có yêu cầu\nChuyên viên phát triển phần mềm mạng\nChuyên viên phát triển ứng dụng trên di động và mạng không dây\nChuyên viên xây dựng và phát triển các ứng dụng truyền thông: VoIP, hội nghị truyền hình\nChuyên viên tư vấn, hỗ trợ bảo mật hệ thống thông tin\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành máy tính và truyền thông dữ liệu là bao nhiêu?": "\n\nTốt nghiệp kỹ sư ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu các bạn có thể làm việc ở hầu hết các đơn vị trong và ngoài nước có sử dụng máy tính kết nối mạng với mức lương hấp dẫn từ 8-20 triệu VNĐ tùy vào từng vị trí khác nhau và quy mô của doanh nghiệp đó.\n\n\n", "mục tiêu sau khi tốt nghiệp của sinh viên": "\n\nSinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, các bạn sẽ đạt được những yêu cầu như sau:\n\n\n\nĐảm bảo các bạn nắm vững các nguyên lý hoạt động, đặc tính và các cơ chế kỹ thuật xử lý truyền thông trong mạng máy tính và mạng truyền thông dữ liệu.\nHiểu và làm chủ các cơ chế hoạt động, ứng dụng của giao thức truyền thông tại các hạ tầng mạng viễn thông và mạng máy tính\nBiết phân tích và xây dựng các vấn đề liên quan tới giải pháp công nghệ mạng.\nSau khi ra trường, các bạn có khả năng thiết kế hệ thống, lập trình và quản trị các dự án IoT;\nBên cạnh đó, vận dụng được kiến thức chuyên môn linh hoạt để triển khai áp dụng vào thực tiễn. Ngoài ra, linh hoạt sử dụng các công cụ tìm kiếm, cập nhật, phân tích thông tin liên quan tới chuyên ngành.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu hiện nay được xem là ngành học cốt lõi trong tiến trình gia tăng cơ hội phát triển cho quốc gia ở thế kỷ 4.0 – thế kỷ của các thiết bị không dây cùng mạng lưới internet ở khắp mọi nơi. Chính vì vậy, ngành này trong tương lai đã và đang yêu cầu một lực lượng lao động lớn để có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty, tập đoàn công nghệ trên cả nước cũng như trên toàn thế giới."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-phan-mem", "rid": "7480103", "major": "Kỹ thuật phần mềm", "payload": {"là gì?": "\n\n\n\nKỹ thuật phần mềm (Tiếng Anh: Software Engineering) là việc sử dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật, và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm. Ngành học kỹ thuật phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ, các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, thực hiện các tác vụ xây dựng, thiết kế, bảo trì, kiểm thử phần mềm. Ngoài ra, kỹ thuật phần mềm còn sử dụng thông tin dữ liệu của các lĩnh vực như kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm (software ergonomics) và kỹ sư hệ thống (systems engineering).\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nCác bạn học sinh có thể tìm thấy cơ hội học tập trong ngành KTPM bằng các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA16: Toán – Ngữ Văn – KHTN\nB00: Toán – Hóa – Sinh học\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD03: Toán – Ngữ Văn – Tiếng Pháp\nD07: Toán – Hóa – Tiếng Anh\nD10: Toán – Địa lý – Tiếng Anh\nD90: Toán – Tiếng Anh – KHTN\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC02: Ngữ văn – Toán – Hóa học\nC14: Ngữ Văn – Toán – GDCD\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nĐối với phương thức xét điểm thi THPTQG, điểm chuẩn ngành KTPM 2020 ở khoảng 16 – 19 điểm. Đối với phương thức xét học bạ THPT nằm ở mức 20 – 24 điểm.\n\n\nHiện nay trên cả nước có tất cả 14 trường đại học tuyển sinh sinh viên ngành KTPM, cụ thể:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Công nghệ Thông tin và truyền thông – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Văn Lang\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Duy Tân\nĐại Học Khoa Học – Đại Học Huế\nĐại Học Vinh\nĐại học Quảng Bình\nĐại học Quy Nhơn\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Quốc tế Miền Đông\nĐại học An Giang\nĐại học Công nghệ thông tin\nĐại Học Gia Định\nĐại học Hoa Sen\nĐại Học Kinh Tế TPHCM\nĐại Học Công Nghệ và Quản Lý Hữu Nghị\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể theo học ngành kỹ thuật phần mềm, bạn cần có một số tố chất sau đây:\n\n\n\n\n\nĐam mê với công nghệ, phần mềm\nKhả năng sáng tạo, trí thông minh\nLinh hoạt và có khả năng tư duy tốt\nChính xác và thận trọng trong công việc\nTinh thần học hỏi và chú trọng cập nhật kiến thức mới\nCó khả năng ngoại ngữ tốt\nCó khả năng làm việc nhóm\nChịu được áp lực công việc tốt\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể học tốt ngành KTPM, đầu tiên sinh viên cần trang bị cho mình môn Toán học. Do bởi các bạn phải hiểu rõ và áp dụng toán để giải quyết các vấn đề một cách chính xác và triệt để. Hơn thế nữa, khả năng tiếng Anh cũng đóng vai trò quan trọng không kém các môn khoa học tự nhiên khác để đảm bảo mình có thể theo kịp các khối kiến thức chuyên ngành, phục vụ cho khả năng tự tìm tòi học hỏi bằng các tài liệu nước ngoài. Bên cạnh đó, sở hữu lượng lớn kiến thức về tin học cũng chính là một điểm cộng lớn khi học ngành KTPM. Chính môn Tin học sẽ giúp bạn không còn cảm thấy xa lạ khi mới làm quen với chuyên ngành này cùng các ứng dụng hiện có trong môi trường học tập mới.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc sau:\n\n\n\n\n\nCông ty phát triển, gia công phần mềm; bộ phận vận hành và phát triển CNTT tại các nhà máy, trường học… \nChuyên viên phân tích, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính trong các cơ quan, công ty, trường học…\nLàm việc ở bộ phận CNTT, các đơn vị có nhu cầu (hành chính, ngân hàng, viễn thông, hàng không,…).\nLàm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm ở nhiều mảng. Làm việc tại công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin\nCó thể tự phát hành các sản phẩm games, ứng dụng trên thiết bị di động.\nĐảm nhận một số vị trí như: kỹ sư phát triển phần mềm, xây dựng giải pháp và dịch vụ CNTT-TT…\n\n\n\nCó thể thấy rằng, ngành này mang lại cho sinh viên rất nhiều cơ hội làm việc cả trong và ngoài nước.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nTrên thế giới, mức lương trung bình của một nhân viên phát triển phần mềm ở Hoa Kỳ ở mức 106.816 USD. Các nhân viên có ít hơn 1 năm kinh nghiệm được trả 101.178 USD, trong khi mức lương trung bình của các kỹ sư cấp cao có 6 – 9 năm kinh nghiệm là 118.898 USD.\n\n\nTại Việt Nam, trung bình một kỹ sư mới ra trường làm tại một công ty thường có xuất phát điểm ở 300 USD một tháng, nhưng có thể đạt đến 1.000 USD tùy vào các lợi thế vốn có khác như ngoại ngữ, ngôn ngữ lập trình, kinh nghiệm khi còn học đại học, hiệu quả công việc, có kiến thức lập trình,… có thể sở hữu mức lương lên đến 2000 USD.\n\n\nNhìn chung, mức lương của kỹ sư KTPM luôn ở trong top cao nhất trong ngành công nghệ thông tin.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành kỹ thuật phần mềm được xem là một trong năm ngành nghề thu hút nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, đây sẽ là một trong những lĩnh vực mang lại đầy sự hứa hẹn và thử thách cho những ai muốn trở thành kỹ sư phần mềm trong tương lai. Tuy nhiên, ngành học này yêu cầu bản thân người học phải luôn luôn cố gắng xây dựng, củng cố các kiến thức vốn có cùng các kỹ năng mềm của bản thân như: Khả năng thay đổi, thích ứng, khả năng sáng tạo, làm việc nhóm… để phát huy tất cả các thế mạnh của cá nhân đó trong công việc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-he-thong-thong-tin", "rid": "7480104", "major": "Hệ thống thông tin", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nNgành Hệ thống thông tin là ngành đào tạo ra những cử nhân xây dựng và khai thác Hệ thống thông tin, đặc biệt tập trung vào phần mềm cho các tổ chức, doanh nghiệp. Người học sau khi tốt nghiệp nắm vững kiến thức và thông thạo kỹ năng, có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, đáp ứng tốt nhu cầu thực tế phát triển HTTT và CNTT nói chung ở Việt Nam.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng, quản trị và kiểm soát các hệ thống thông tin quản lý… nhằm cung cấp các căn cứ khoa học, đề xuất các phương án tối ưu trong công tác quản lý kinh tế xã hội và quản trị kinh doanh. Tổ chức và xây dựng ứng dụng Công nghệ thông tin vào thực tiễn quản trị tổ chức, doanh nghiệp; khai phá dữ liệu, bảo mật dữ liệu và nâng cao tính an toàn của hệ thống, thống kê dự báo… và hỗ trợ ra quyết định trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất, đầu tư, Marketing…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác tử sĩ có thể lựa chọn tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực do đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh tổ chức hoặc nộp hồ sơ vào các cơ sở đào tạo. Ngành này có xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán – Lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD10: Toán – Địa lý – Tiếng Anh\nD90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh\nD96: Toán – Khoa học xã hội – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành này là bao nhiêu?": "\n\nNgành HTTT áp dụng 2 phương thức tuyển sinh: xét điểm thi THPTQG và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Đối với phương thức xét điểm thi THPTQG, các trường thường yêu cầu thí sinh có số điểm dao động trong khoảng 16 – 22 điểm. \n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện ở nước ta các trường đào tạo ngành học này số lượng còn hạn chế. Sau đây là tên 3 trường đại học đào tạo ngành:\n\n\n\nĐại học Công nghệ Giao thông Vận tải\nĐại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Quảng Bình\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nMức độ phù hợp giữa ngành nghề và sở thích hoặc năng lực bản thân luôn là một trong những chìa khóa giúp bạn đi nhanh và xa trong mỗi ngành. Tương tự, khi muốn theo đuổi ngành học này, bạn sẽ cần có những yếu tố sau đây:\n\n\n\n\n\nĐam mê với công nghệ, phần mềm\nNhanh nhẹn, nhạy bén và có khả năng tư duy tốt\nChính xác và thận trọng trong công việc\nChịu được áp lực công việc tốt\nCó trí thông minh và khả năng sáng tạo\nHam học hỏi và cập nhật kiến thức mới\nCó khả năng ngoại ngữ tốt\nCó khả năng làm việc nhóm\n\n\n\n", "học ngành này cần giỏi môn gì?": "\n\nCó thể dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết các khối thi để xét tuyển vào ngành này đều có môn Toán. Do đó muốn nâng cao khả năng trúng tuyển, các tử sĩ nên đầu tư chú trọng nhiều hơn vào môn học này. Ngoài ra, ngành HTTT có rất nhiều tài liệu thông tin cũng như các phần mềm được viết bằng tiếng Anh, nên tiếng Anh cũng là một công cụ cần thiết giúp sinh viên học tốt ngành này cũng như có cơ hội tham gia vào các môi trường đa quốc gia.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nĐây là một ngành mới và non trẻ, vì thế nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng về ngành này luôn trong tình trạng khan hiếm. Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có thể đảm nhận những vị trí công việc dưới đây:\n\n\n\n\n\nThiết kế và quản lý một hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho các hoạt động quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh\nChuyên viên phân tích hệ thống, tích hợp hệ thống\nQuản trị viên hệ thống thông tin \nNhân viên đào tạo và hướng dẫn nhân viên ở các bộ phận quản lý dự án\nChuyên viên quản trị và bảo mật cơ sở dữ liệu của hệ thống\nQuản trị viên hệ thống thông tin, tích hợp hệ thống\nChuyên gia tư vấn, xây dựng và nâng cấp các hệ thống thông tin\nCán bộ quản lý dự án trong lĩnh vực giáo dục điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, thanh toán điện tử, các hệ thống thông tin địa lý\nGiảng viên giảng dạy một số học phần thuộc lĩnh vực hệ thống thông tin, máy tính và công nghệ thông tin cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành này như thế nào?": "\n\nNhư các ngành liên quan đến công nghệ khác, mức thu nhập của người làm trong lĩnh vực này khá “hấp dẫn” với các bạn trẻ. Mức lương phổ biến thường nằm trong khoảng 8 – 15 triệu.\n\n\n", "ngành có vai trò gì?": "\n\nHệ thống thông tin là một hệ thống đóng vai trò trung gian giữa các công ty, doanh nghiệp với môi trường và xã hội. Đây chính là một hệ thống nằm ở trung tâm của doanh nghiệp, giúp cho quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách thuận lợi nhất. Khi học ngành này, các bạn sẽ biết được kết cấu hoạt động thu thập và đưa thông tin từ trong DN ra bên ngoài như thế nào. Các loại thông tin được thu thập và cung cấp ra bên ngoài bao gồm thông tin về giá cả, thị hiếu của người tiêu dùng,…\nSinh viên của ngành này sẽ được trang bị kiến thức về thiết kế, phương pháp quản trị, vận hành hệ thống thông tin. Bên cạnh đó, sinh viên được tiếp cận phương pháp phân tích dữ liệu chính xác, kết nối trực tiếp giữa các bên liên quan\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành Hệ thống thông tin là một trong những ngành hấp dẫn nhiều học sinh sinh viên. Bởi nó sở hữu mức thu nhập hấp dẫn với nhiều cơ hội việc làm trong kỷ nguyên số. Nếu bạn đam mê ngành này hoặc muốn thử sức mình với một ngành học nhiều tiềm năng và hấp dẫn thì hãy theo đuổi ngành này nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-may-tinh", "rid": "7480106", "major": "Kỹ thuật máy tính", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKỹ thuật máy tính (Tiếng Anh: Computer Engineering) là ngành nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện, điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp.\n\n\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành  là gì?": "\n\nĐể theo học ngành KTMT, các sĩ tử có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Ngoài khối A và A1 quen thuộc, thí sinh còn có thể xét tuyển bằng các khối thi khác. Cụ thể như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Kỹ thuật máy tính ở các trường đại học trong khoảng 14 – 24 điểm và tùy vào phương thức xét tuyển.\n\n\nNếu các bạn muốn theo học ngành Kỹ thuật máy tính có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh\nKhoa Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nNgười phù hợp với ngành KTMT là người có những tố chất sau:\n\n\n\nĐam mê công nghệ, luôn tìm hiểu và sử dụng các thiết bị công nghệ mới nhất\n\n\n\nNếu đặc điểm này đúng với bạn, bạn đã có được 50% tố chất để thành công trong lĩnh vực này.\n\n\n\nTư duy logic\n\n\n\n Vì là ngành kỹ thuật nên đòi hỏi bạn phải có tư duy logic và khả năng toán học tốt. Nếu bạn học không tốt các môn tự nhiên, bạn nên cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng về ngành này.\n\n\n\nLàm việc lâu dài với máy móc\n\n\n\nThời gian làm việc với máy móc là chủ yếu, nó sẽ rất khó khăn với các bạn hướng ngoại, năng động.\n\n\n\nHam học hỏi, cập nhật xu hướng\n\n\n\nTính đào thải cao của nghề, cá nhân phải không ngừng học tập để đảm bảo cơ hội việc làm cho mình.\n\n\n\nCó trình độ ngoại ngữ\n\n\n\nHầu hết những kiến thức về công nghệ đều được viết bằng tiếng Anh, bạn phải có một vốn ngoại ngữ nhất định.\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể trả lời câu hỏi trên, ta cần xem xét các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành. Có thể thấy môn Toán chính là môn học then chốt giúp bạn xét tuyển thành công đồng thời hỗ trợ bạn ở các môn học liên quan. Ngoài ra, Tin học cũng là một môn quan trọng để giúp bạn tự tin hơn trên bước đường theo đuổi ngành này. Thành thạo office, pascal, network, cấu trúc máy tính… sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn khi mới làm quen với ngành. Vì các bạn sẽ phải thường xuyên đọc các tài liệu bằng tiếng Anh, đôi khi có thể là tiếng Nhật, nên tiếng Anh giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong kỹ thuật máy tính. Vì thế, để học ngành KTMT, bạn nên đầu tư ít nhất 3 môn học là Toán, Tin và Anh văn.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên có thể đáp ứng được công việc tại những vị trí sau đây khi hoàn thành chương trình KTMT:\n\n\n\nKỹ sư thiết kế, chế tạo các hệ nhúng mới\nKỹ sư lập trình viên hệ nhúng\nLập trình viên các phần mềm nhúng trên di động\nKỹ sư thiết kế mạch điện – điện tử\nKỹ sư Quản trị hệ thống máy tính\nKỹ sư lập trình ứng dụng, kiểm thử phần mềm nhúng\nKỹ sư thiết kế, lắp đặt và vận hành các hệ thống máy tính\nCác doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng\nCác nhà máy sản xuất, lắp ráp máy tính của Mỹ\nKỹ sư quản lý, vận hành hệ thống điều khiển bằng máy tính\nCán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện nghiên cứu\n\n\n\nNhư đã nêu ở trên, không khó để nhận thấy rằng sinh viên có khá nhiều lựa chọn sau khi ra trường. Bên cạnh đó, vị trí làm việc còn phụ thuộc vào nguyện vọng và mong muốn của chính sinh viên.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành này có mức lương khá hấp dẫn, ở mức từ 9 – 20 triệu VNĐ tùy vào khả năng, kinh nghiệm làm việc.\n\n\nĐối với sinh viên mới ra trường có thể ứng tuyển với mức lương khoảng 5 – 7 triệu VNĐ/tháng. Các bạn cần trau dồi chuyên môn, kinh nghiệm, tham gia các dự án để nâng cao thu nhập trong thời gian này.\n\n\n", "sự khác nhau giữa và khoa học máy tính": "\n\nHầu hết mọi người đều nhầm lẫn rằng kỹ thuật máy tính và khoa học máy tính là như nhau, chỉ khác tên gọi mà thôi. Nhưng thực tế bản chất nó khác nhau hoàn toàn, kỹ thuật máy tính là sự kết hợp giữa khoa học máy tính và kĩ thuật điện tử. Hay nói cách khác, lĩnh vực khoa học máy tính là một nhánh nhỏ trong kỹ thuật máy tính\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrong những năm trở lại đây, Kỹ thuật máy tính đã dần trở thành một trong những ngành học được quan tâm phát triển trong hệ thống đào tạo giáo dục không chỉ tại Việt Nam mà còn ở rất nhiều nơi trên thế giới. Kỹ thuật máy tính chính là ngành đào tạo chủ lực hướng đến sự phát triển của công nghệ thông tin, điện tử trong thời đại số hóa hiện nay. Ngoài ra, chương trình đào tạo chuyên ngành này sẽ trang bị cho người học những kiến thức chuyên môn cơ bản, toàn diện cùng với năng lực thực hành thành thạo trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng hệ thống phần cứng cũng như phần mềm kể trên."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-tri-tue-nhan-tao", "rid": "7480107", "major": "Trí tuệ nhân tạo", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nAI là viết tắt của Trí tuệ nhân tạo ( Mã ngành: 7480107). Một quá trình mô phỏng trí thông minh của con người trong máy móc để cho phép máy tính suy nghĩ và hành động giống như con người. Thuật ngữ này cũng ám chỉ đến bất kỳ máy nào có khả năng học tập và giải quyết vấn đề giống như trí óc con người. \n\n\nAI bao quát cả một lĩnh vực rộng lớn. Bao gồm việc tạo ra các máy móc và hệ thống thông minh thông qua sử dụng mô hình máy tính, kỹ thuật và công nghệ liên quan. Nó giúp thực hiện các công việc yêu cầu trí thông minh của con người. Bao gồm các yếu tố tâm lý học, khoa học máy tính và kỹ thuật. Hiện nay, AI là một trong những lĩnh vực có triển vọng rộng lớn trong tương lai và mang lại nhiều cơ hội việc làm cho các chuyên gia trong lĩnh vực này.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác khối thi vào ngành Trí tuệ nhân tạo:\n\n\n\nKhối A00( Toán, Vật Lý, Hoá Học)\nKhối A01( Toán, Vật Lý, Anh Văn)\nKhối D01(Toán, Văn, Anh)\nKhối C00( Ngữ Văn, LỊch Sử, Địa Lý)\nKhối D07(Toán, Hóa, Anh)\nKhối D90(Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)\nKhối A19(Toán, Vật lý, Bài kiểm tra tư duy)\n\n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển cho ngành Trí tuệ nhân tạo dao động từ 15 đến 27 điểm, tuy nhiên, điểm trúng tuyển này sẽ phụ thuộc vào các trường đại học, khối thi và từng đợt xét tuyển.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là danh sách các trường đào tạo tại 3 khu vực:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách Khoa Hà Nội\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học FPT\nĐại học Đông Á\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM\nĐại học Công nghệ Thông tin TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học AI thành công, bạn cần có những phẩm chất sau:\n\n\nSự tò mò, sáng tạo và đam mê nghiên cứu\n\n\n\nĐể giải quyết các vấn đề phức tạp và tìm ra các giải pháp mới. Bạn cần phải có khả năng đặt câu hỏi và suy nghĩ trừu tượng. Điều này đòi hỏi bạn phải luôn tò mò và sáng tạo để tìm kiếm các giải pháp mới và đột phá trong ngành trí tuệ nhân tạo.\n\n\n\nKhả năng hiểu và xử lý dữ liệu\n\n\n\nXử lý dữ liệu là một phần không thể thiếu của AI. Để tìm ra câu trả lời chính xác, bạn cần phải có khả năng đọc hiểu dữ liệu, tìm ra thông tin quan trọng và đặt ra câu hỏi phù hợp. Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng phân tích và suy luận từ dữ liệu để tạo ra các giải pháp hiệu quả.\n\n\n\nKhả năng học hỏi nhanh và kiên trì\n\n\n\nAI luôn thay đổi và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Để theo kịp xu hướng này, bạn cần phải có khả năng học hỏi nhanh và kiên trì để cập nhật và nắm bắt các kiến thức mới và công nghệ mới nhất trong ngành. Ngoài ra, để thành công trong ngành này, bạn cần phải kiên trì và không ngừng nỗ lực để đạt được mục tiêu của mình.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp từ khoa Trí tuệ nhân tạo, sinh viên sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực khác nhau với các vị trí như:\n\n\n\nChuyên viên Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP)\nKiến trúc sư AI (AI Architect)\nKỹ sư dữ liệu lớn (Big Data Engineer)\nKỹ sư học máy (Machine Learning Engineer)\n\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác chuyên gia lập trình AI có mức lương khởi điểm dao động từ 20 triệu đồng đến 500 triệu đồng mỗi năm, đây là mức lương cao nhất trong nhóm ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông hiện nay. Ngoài ra, các chuyên gia thiết kế cũng có mức lương hấp dẫn, khoảng 1600 USD mỗi tháng, còn kỹ sư DEVOPS thì khoảng 1500 USD mỗi tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Trí tuệ nhân tạo được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Hiện nay, chỉ các trường đại học hàng đầu mới mở ra ngành học này, và sinh viên tốt nghiệp sẽ có cơ hội làm việc tại các tập đoàn lớn về công nghệ và ngân hàng. "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-may-tinh", "rid": "7480108", "major": "Công nghệ kỹ thuật máy tính", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật máy tính ( Mã ngành: 7480106) là ngành học có sự kết hợp giữa khối kiến thức Điện tử và khối kiến thức Công nghệ thông tin, tập trung nghiên cứu cách xây dựng và phát triển thiết bị cùng với đó là các phần mềm phục vụ cho sự hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Đây là ngành liên quan chặt chẽ đến vật lý, kỹ thuật điện và khoa học máy tính. \n\n\nKỹ sư máy tính cần giải quyết các vấn đề giữa phần cứng và phần mềm. Từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và cả các siêu máy tính. Đặc biệt là thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện – điện tử.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật máy tính xét tuyển các tổ hợp môn sau\n\n\n\n\n\n\nKhối \n\n\nMôn thi\n\n\n\nA00\nToán – Vật lý – Hóa học\n\n\nA01\nToán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\nB00\nToán – Hóa học – Sinh học\n\n\nC01\nNgữ văn – Toán – Vật lý\n\n\nD01\nNgữ văn – Toán – Tiếng Anh\n\n\nD07\nToán – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\nD90\nToán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh\n\n\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác trường tuyển sinh Computer Engineering như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\n\n\n\nTên trường\n\n\nĐiểm chuẩn \n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\n28.29\n\n\nĐại học Công nghệ – ĐHQGHN\n27.5\n\n\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\n24.7\n\n\nĐại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên\n16\n\n\nĐại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên\n16\n\n\nĐại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp\n22.2\n\n\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\n\n\n\nTên trường\n\n\nĐiểm chuẩn\n\n\n\nĐại học Bách khoa Đà Nẵng\n26\n\n\nĐại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt – Hàn\n23\n\n\nKhoa Công nghệ thông tin & truyền thông – ĐH Đà Nẵng\n23\n\n\nĐại học Đông Á\n15\n\n\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\n\n\n\nTên trường\n\n\nĐiểm chuẩn\n\n\n\nĐại học Bách khoa TPHCM\n66.86\n\n\nĐại học Công nghệ thông tin – ĐHQG TPHCM\n26.55\n\n\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM\n25.75\n\n\nĐại học Công nghiệp TPHCM\n24\n\n\nĐại học Cần Thơ\n24.5\n\n\n\n\n\nĐiểm chuẩn ngành Công nghệ Kỹ thuật máy tính năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 28.29 (thang điểm 30). Dự kiến năm học mới này mức điểm chuẩn đầu vào của ngành này sẽ tăng từ 1 đến 2 điểm so với năm học 2022.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrong năm học mới này chỉ có một số trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc tuyển sinh và đào tạo Computer Engineering như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Công nghệ – ĐHQGHN\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên\nĐại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên\nĐại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa Đà Nẵng\nĐại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt – Hàn\nKhoa Công nghệ thông tin & truyền thông – ĐH Đà Nẵng\nĐại học Đông Á\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách khoa TPHCM\nĐại học Công nghệ thông tin – ĐHQG TPHCM\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM\nĐại học Công nghiệp TPHCM\nĐại học Cần Thơ\nCao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn\nCao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vinatex TPHCM\nCao đẳng Lý Tự Trọng\nCao đẳng Công nghệ thông tin TPHCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học tốt Computer Engineering, bạn cần rèn luyện cho mình những tố chất  sau đây:\n\n\n\nDễ thích nghi với môi trường công nghệ thông tin\nCó sở thích và khả năng giải quyết vấn đề logic\nCó khả năng học hỏi mới và nhanh chóng\nCó khả năng làm việc độc lập hoặc trong nhóm\nCó niềm đam mê với công nghệ máy tính\n\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao?": "\n\nNgành công nghệ máy tính có nhiều cơ hội việc làm, từ việc làm trong các công ty, tổ chức, đến việc làm tại gia đình hoặc doanh nghiệp tự kinh doanh.\n\n\nCác công việc trong ngành bao gồm: Lập trình viên; Quản trị hệ thống; Kiến trúc phần mềm; Kỹ sư mạng; An ninh mạng; Đồ họa; Thiết kế web. Cơ hội việc làm tại Việt Nam đang rất tốt bởi sự phát triển của các công ty công nghệ và các dự án công nghệ lớn.\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của ngành công nghệ kỹ thuật máy tính tùy thuộc vào chức vụ, kinh nghiệm và thành tựu của nhân viên. Những người có kinh nghiệm và chuyên môn cao có thể kiếm được mức lương cao hơn, trong khi những người mới tốt nghiệp hoặc chưa có kinh nghiệm có thể kiếm được mức lương thấp hơn.\n\n\nMức lương trung bình cho một nhân viên chuyên môn Computer Engineering tại Việt Nam là khoảng 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng một tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là một số thông tin tổng quan về ngành Kỹ thuật máy tính. Hy vọng những thông tin ReviewEdu chia sẻ sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Hãy thường xuyên theo dõi ReviewEdu để cập nhật thông tin tuyển sinh để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh sắp tới nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khoa-hoc-du-lieu-va-tri-tue-nhan-tao", "rid": "7480112", "major": "Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKhoa học dữ liệu là gì?\n\n\nKhoa học dữ liệu (DS – Data Science) là ngành học kết hợp các kỹ năng toán học, thống kê và học máy để phân tích, nghiên cứu dữ liệu nhằm mô phỏng tình huống đã, đang xảy ra và dự đoán các sự kiện trong tương lai sau đó đưa ra các phương án, chiến lược hành động, thường phục vụ trong các lĩnh vực marketing, quảng cáo, nghiên cứu và ứng dụng công cụ tìm kiếm…\n\n\nTrí tuệ nhân tạo là gì?\n\n\nTrí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence) là ngành thông qua việc sử dụng các thuật toán máy tính, kỹ thuật và công nghệ liên quan để tạo ra các sản phẩm mô phỏng hành động, tư duy và trí thông minh của con người, thường được ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất, tự động hóa, y tế, giao thông, logistics, robotics…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác khối xét tuyển ngành Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo cập nhật mới nhất như sau:\n\n\n\n\n\n\nKhối\n\n\nTổ hợp môn\n\n\n\nA00\nToán, Vật lý, Hóa học\n\n\nA01\nToán, Vật lý, Tiếng Anh\n\n\nA09\nToán, Địa lí, Giáo dục công dân\n\n\nC01\nToán, Vật lý, Ngữ văn\n\n\nD01\nToán, Văn, tiếng Anh\n\n\nD07 \nToán, Hóa học, Tiếng Anh\n\n\nD90\nToán, Văn, Khoa học tự nhiên\n\n\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDanh sách các trường đào tạo ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo kèm điểm chuẩn như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nTrường Đại học Thủy Lợi\nTrường Đại học Phenikaa\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nKhoa Kỹ thuật và Công nghệ – Đại học Huế\nTrường Đại học Công nghệ thông tin Việt – Hàn – Đại học Đà Nẵng\nTrường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\nTrường Đại học Đông Á\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nTrường Đại học Thủ Dầu Một\n\n\n\nDanh sách các trường đào tạo ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo kèm điểm chuẩn như sau:\n\n\n\n\n\n\nTên trường\n\n\nĐiểm chuẩn\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\n22.68\n\n\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\n17\n\n\nKhoa Kỹ thuật và Công nghệ – Đại học Huế\n18.5\n\n\nTrường Đại học Công nghệ thông tin Việt – Hàn – Đại học Đà Nẵng\n24\n\n\nTrường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\n26.5\n\n\nTrường Đại học Thủy Lợi\n25.2\n\n\nTrường Đại học Phenikaa\n23\n\n\nTrường Đại học Đông Á\n18\n\n\nTrường Đại học Thủ Dầu Một\n16\n\n\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể thành công trong ngành Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo, sinh viên cần phải có các phẩm chất sau:\n\n\n\nKhả năng chịu đựng áp lực và khả năng hoàn thành dự án trong thời gian hạn chế là điều rất quan trọng trong ngành này.\nĐể giải quyết các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực này, sinh viên cần có khả năng suy nghĩ sáng tạo và đưa ra những giải pháp mới.\nSinh viên cần có khả năng phân tích dữ liệu và tìm ra các mẫu thông tin ẩn trong đó.\nKiến thức toán học và thống kê rất quan trọng để có thể phân tích và đưa ra dự đoán chính xác.\nCông nghệ liên tục thay đổi và cập nhật, vì vậy, sinh viên cần có khả năng học tập và nâng cao kiến thức của mình liên tục để đáp ứng yêu cầu của ngành.\nTinh thần cầu tiến và không ngừng hoàn thiện bản thân là điều rất cần thiết.\nKhả năng giao tiếp là rất quan trọng trong việc trình bày ý tưởng và tương tác với đồng nghiệp và khách hàng.\nKhi làm việc với dữ liệu nhạy cảm và thông tin quan trọng, sinh viên cần có tinh thần trách nhiệm cao để đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của dữ liệu.\nTính tỉ mỉ và chính xác trong việc xử lý và phân tích dữ liệu là yếu tố quan trọng để đưa ra những quyết định đúng đắn.\nKhả năng làm việc độc lập và tự tin trong việc đưa ra quyết định là một yếu tố cần thiết.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, sinh viên có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực đang phát triển nhanh như:\n\n\n\nKỹ sư dữ liệu: Phân tích dữ liệu, xây dựng mô hình, phát triển sản phẩm dựa trên dữ liệu.\nNhà phát triển trí tuệ nhân tạo: Thiết kế, phát triển và triển khai các giải pháp trí tuệ nhân tạo cho các ứng dụng thực tế.\nChuyên gia phân tích kinh doanh: Tư vấn về dữ liệu và các giải pháp phân tích kinh doanh, cung cấp thông tin giúp quyết định cho các doanh nghiệp.\nChuyên gia bảo mật thông tin: Nghiên cứu, thiết kế và triển khai các giải pháp bảo mật thông tin cho các hệ thống dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.\n\n\n\nNgoài ra nhân sự trong ngành còn có thể làm việc trong các tổ chức nghiên cứu, trường đại học hoặc các cơ quan chính phủ về lĩnh vực khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Các công việc trong ngành này thường có mức lương khá cao, tùy thuộc vào vị trí và kinh nghiệm của từng cá nhân.\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nHiện nay, mức lương của ngành Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo ở Việt Nam có sự chênh lệch tùy thuộc vào vị trí và kinh nghiệm làm việc của từng cá nhân.\n\n\nTheo thống kê của các trang tuyển dụng nhân sự, mức lương trung bình của các vị trí liên quan đến Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo tại Việt Nam khoảng từ 15 triệu đến 30 triệu đồng/tháng. Những chuyên gia hoặc giám đốc dự án trong lĩnh vực này có thể nhận được mức lương cao hơn, khoảng 50 triệu đến 100 triệu đồng/tháng. \n\n\nCũng cần lưu ý rằng mức lương không chỉ phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của cá nhân mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nhu cầu của thị trường lao động, kích thước của công ty, địa điểm làm việc, các chế độ phúc lợi và hưởng ứng đối với các xu hướng công nghệ mới.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo là một trong những lĩnh vực hot nhất hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và nhu cầu của xã hội. Sinh viên học ngành này sẽ được học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu. Từ đó có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, y tế, quân sự, tài chính, marketing, và nhiều lĩnh vực khác. Hy vọng thông qua bài viết này, ReviewEdu đã giúp các bạn trong việc tìm hiểu về ngành Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dao-tao/nganh-cong-nghe-thong-tin-cntt", "rid": "7480201", "major": "Công nghệ thông tin", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nIT (Information Technology) hay Công nghệ thông tin là một thuật ngữ liên quan đến phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính dùng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu; trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới các hình thức khác nhau. Công nghệ thông tin là việc áp dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo lập, xử lý, truyền dẫn, lưu trữ và khai thác thông tin.\n\n\nTheo học ngành này, người học sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công và ứng dụng hệ thống phần mềm, thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính. Ngoài ra, người học cũng được trang bị các kiến thức về an ninh mạng, một trong những lĩnh vực đang được quan tâm hàng đầu trên thế giới.\n\n\n", "bao gồm những chuyên ngành nào? cơ hội việc làm ra sao?": "\n\nNgành Khoa học máy tính (Computer Science)\n\n\n\n\nChuyên ngành này tập trung vào đào tạo lý thuyết thông tin và tính toán cũng như ứng dụng của tính toán và hệ thống máy tính. Nó sẽ giúp người học hiểu được các chương trình máy tính. Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành khoa học máy tính có thể làm việc ở các vị trí sau:\n\n\n\nChuyên viên phân tích và thiết kế lĩnh vực CNTT\nLập trình viên: Web Developer, App Developer…\nChuyên viên xây dựng và hoạch định chính sách, dự án phát triển ứng dụng tin học\nGiảng dạy các môn chuyên ngành CNTT\nChuyên viên nghiên cứu CNTT\n\n\n\nNgành Công nghệ phần mềm\n\n\n\n\nHay còn gọi là Kỹ nghệ phần mềm, đây là chuyên ngành dành cho người thích lập trình thuần tuý. Đúng như tên gọi, chuyên ngành này tập trung đào tạo về mảng tạo ra, bảo trì và phát triển phần mềm, chương trình hoặc ứng dụng. Các công việc phù hợp với chuyên ngành này bao gồm:\n\n\n\nLập trình viên thiết kế web, ứng dụng điện thoại hoặc thiết kế game\nNhân viên IT phòng Sản phẩm thuộc các công ty công nghệ và phòng Kỹ thuật ở tất cả các công ty, tổ chức\nTự phát hành phần mềm riêng và bán bản quyền\n\n\n\nNgành Kỹ thuật máy tính\n\n\n\n\nNgành này tập trung cung cấp các kiến thức về nguyên lý cũng như phương pháp dùng trong thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và phần mềm phục vụ cho việc vận hành hệ thống phần cứng đó. Vị trí công việc của ngành Kỹ thuật máy tính sau khi ra trường cũng khá đa dạng:\n\n\n\nLập trình viên đặc biệt là mảng lập trình nhúng (lập trình các con chip trong hệ thống điều khiển xe ô tô, thiết bị di động, đồ gia dụng…)\nKỹ sư điện tử – mạch điện\nChuyên viên IT trong các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về hệ thống máy tính và phần mềm\n\n\n\nNgành Kỹ thuật mạng\n\n\n\n\nĐây là chuyên ngành về quản trị mạng, an ninh mạng, thiết kế mạng và dịch vụ mạng. Các SV học ngành này có thể thiết kế mạng và thực hiện các tác vụ liên quan đến vấn đề thuộc về quản trị mạng như kết nối đường truyền, hệ thống lưu trữ thông tin, cơ sở dữ liệu… Sau khi ra trường, người học có thể làm việc ở các vị trí sau:\n\n\n\nChuyên viên về An ninh mạng\nChuyên viên về Quản trị mạng\nChuyên viên đảm nhận kiểm thử xâm nhập hệ thống mạng cho các tổ chức\nChuyên viên chịu trách nhiệm tư vấn, thiết kế hệ thống mạng và an toàn thông tin\n\n\n\nNgành Hệ thống thông tin quản lý (MIS)\n\n\n\n\nMIS là ngành chuyên về nghiên cứu công việc tổng hợp dữ liệu theo nhu cầu của con người, tổ chức, công ty bao gồm vận hành, sản xuất và kinh doanh. Đôi khi, chuyên ngành này có thể được xếp vào nhóm ngành Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, về bản chất MIS là một ứng dụng của CNTT vào QTKD. Các vị trí dành cho cử nhân chuyên ngành MIS bao gồm:\n\n\n\nLập trình viên mảng cơ sở dữ liệu\nChuyên viên tư vấn, thiết kế và lập trình cho các công ty phần mềm\nNhân viên đào tạo và kiểm định nghiệp vụ\nNhân viên quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin cho các cơ quan, tổ chức\n\n\n\nNgành Robot và trí tuệ nhân tạo (AI)\n\n\n\n\nĐây là chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính nhưng đôi khi được tách ra giảng dạy ở một số trường đại học. Ngành này cung cấp kiến thức giúp con người lập trình cho máy tính tự động hóa hành vi thông minh như con người. Vì khá mới mẻ nên mức lương cho sinh viên theo học ngành này thường thuộc hàng top. Ngoài các vị trí như ngành Computer Science, người học còn có thể đảm nhận các vị trí sau:\n\n\n\nChuyên viên/Kỹ sư phát triển ứng dụng AI vào các phần mềm\nChuyên viên/Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa và robot\nKiến trúc sư về mảng dữ liệu\nChuyên gia nghiên cứu AI chuyên sâu\n\n\n\nNgành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu\n\n\n\n\nĐây là một trong các ngành đang phát triển mạnh mẽ nhờ vào xu thế Internet of Things. Tức là lấy Internet làm nền tảng để kết nối mọi thứ với nhau. Chuyên ngành này tập trung  nghiên cứu nguyên lý, cách thiết kế và xây dựng mạng Internet nội bộ và cả toàn cầu. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí sau:\n\n\n\nChuyên viên phát triển, quản trị mạng tại các cơ quan, tổ chức như ngân hàng, nhà cung cấp mạng,…\nChuyên viên phụ trách thiết kế mạng cho các cơ quan, đơn vị; xây dựng hệ thống mạng theo yêu cầu\nChuyên viên đảm nhiệm việc phát triển phần mềm và ứng dụng mạng\nChuyên viên kỹ thuật lắp đặt phần cứng mạng\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành": "\n\nCNTT hiện đang nằm trong top các ngành nghề có mức lương cao nhất ở nước ta hiện nay. Trung bình, một người làm công việc liên quan đến CNTT có thể nhận được mức lương khoảng 17,2 triệu đồng. Tuỳ vào chức vụ, cấp bậc cũng như chính sách của doanh nghiệp mà con số này có thể thay đổi.\n\n\nĐối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ngành CNTT, lương cơ bản sẽ nằm vào khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng. Sau khi có 1 – 2 năm kinh nghiệm, nó sẽ dao động từ 10 – 15 triệu đồng. Và nếu bạn có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm cùng các kỹ năng chuyên sâu, đa dạng, con số này có thể lên tới $1000.\n\n\n\n\nNgoài ra bạn có thể tham khảo những ngành nghề liên quan đến CNTT có mức lương hấp dẫn sau:\n\n\n\nLập trình ứng dụng điện thoại: 109,000 USD/năm\nKỹ sư phần mềm: 106,000 USD/năm\nThiết kế trò chơi điện tử: 80,000 USD/năm\nChuyên gia bảo mật: 118,000 USD/năm\nPhân tích hệ thống máy tính: 88,000 USD/năm\nPhát triển và thiết kế website: 73,000 USD/năm\nKỹ thuật viên thông tin y tế: 46,000 USD/năm\nQuản lý công nghệ: 143,000 USD/năm\nQuản trị cơ sở dữ liệu: 91,000 USD/năm\nQuản trị mạng: 67,000 USD/năm\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành": "\n\nNgười phù hợp với ngành CNTT là người có những tố chất sau:\n\n\n\nCó đam mê với công nghệ, phần mềm, đặc biệt là máy tính\n\n\n\nĐây là tố chất quan trọng bởi bạn sẽ phải làm việc hàng giờ bên máy tính suốt cả tháng trời để có thể viết được một phần mềm hoặc hoàn thiện một giải pháp. Những ai không đủ nhiệt huyết sẽ rất dễ nản khi theo đuổi ngành này.\n\n\n\nThận trọng trong công việc\n\n\n\nCNTT đòi hỏi độ chính xác cao. Vì thế chỉ cần bất cẩn trong một dòng mã lệnh lập trình, phân tích một vấn đề không hợp lý cũng có thể gây ảnh hưởng đến một ứng dụng, chương trình hay cả hệ thống, công ty.\n\n\n\n\n\nHam học hỏi và trau dồi kiến thức\n\n\n\nSự thay đổi và phát triển liên tục của công nghệ khiến cho những kiến thức hôm nay có thể ngay ngày mai đã trở lên lỗi thời. Do đó làm việc trong ngành CNTT đòi hỏi bạn cần liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu.\n\n\n\nKiên trì, nhẫn nại\n\n\n\nLàm việc trong lĩnh vực CNTT đòi hỏi bạn thường xuyên phải đối mặt với những bài toán hóc búa nên rất cần sự nhẫn nại, kiên trì. Nhẫn nại trong ngành CNTT còn có nghĩa là sẽ không dễ dàng bỏ cuộc để tìm ra những giải pháp công nghệ mới dù trước đó có thất bại.\n\n\n\nĐọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh tốt\n\n\n\nNgành CNTT mang tính toàn cầu. Do đó để trở thành chuyên gia CNTT giỏi, bạn phải thông thạo ngoại ngữ. Đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể theo học ngành CNTT, các sĩ tử tham gia thi THPTQG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Ngoài khối A và A1 quen thuộc, thí sinh còn có thể xét tuyển bằng các khối thi khác. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A: Toán – Lý – Hoá\nKhối A1: Toán – Lý – Anh\nKhối A2: Toán – Lý – Sinh\nKhối A4: Toán –  Lý – Địa\nKhối A9: Toán – Địa – GDCD\nKhối A10: Toán – Lý – GDCD\nKhối A11: Toán – Hoá – GDCD\nKhối A16: Toán – KHTN – Văn\nKhối A19: Toán – Lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài KTTD ĐH Bách Khoa)\nKhối B: Toán – Hóa – Sinh\nKhối D1: Văn – Toán – Anh\nKhối D3:  Văn – Toán – Tiếng Pháp\nKhối D7: Toán – Hoá – Anh\nKhối D8: Toán – Sinh – Anh\nKhối D9: Toán – Sử – Anh\nKhối D10: Toán – Địa – Hoá\nKhối D28: Toán – Lý – Tiếng Nhật\nKhối D29: Toán – Lý – Tiếng Pháp\nKhối D84: Toán – GDCD – Anh\nKhối D90: Toán – KHTN – Anh\nKhối D96: Toán – KHXH – Anh\nKhối C1: Văn – Toán – Lý\nKhối C2: Văn – Toán – Hoá\nKhối C3: Văn – Toán – Sử\nKhối C4: Văn – Toán – Địa\nKhối C14: Văn – Toán – GDCD\nKhối K1: Toán – Anh – Tin\n\n\n\n", "học ngành cntt cần học giỏi môn gì?": "\n\n\n\nĐể trả lời câu hỏi trên, ta cần xem xét các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành CNTT. Có thể thấy dù là tổ hợp môn nào cũng không thể thiếu sự xuất hiện của môn Toán. Do đó, để học tốt CNTT, bạn cần có kiến thức nền tảng vững chắc về môn Toán. Nó không chỉ giúp bạn xét tuyển thành công mà còn hỗ trợ bạn ở các môn học liên quan. Ngoài ra, nếu đam mê CNTT, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ bê những tiết tin học ở trường. Bởi việc thành thạo office, pascal, network… sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn khi mới làm quen với CNTT. Bên cạnh đó, giỏi ngoại ngữ cũng là một ưu thế với người học ngành CNTT. Lý do là vì các bạn sẽ phải thường xuyên đọc các tài liệu bằng tiếng Anh. Đôi khi có thể là tiếng Nhật. Một số trường thậm chí còn áp dụng giảng dạy CNTT 100% bằng tiếng Anh. Vì thế, để học ngành CNTT, bạn nên đầu tư ít nhất 3 môn học là Toán, Tin và Anh.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành CNTT tuỳ thuộc vào từng cơ sở đào tạo nhưng thường dao động trong khoảng 6 – 24 điểm theo phương thức xét học bạ và 14 – 29 điểm theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia. Riêng với phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, điểm trúng tuyển thường rơi vào khoảng 500 – 900 điểm.\n\n\nNgoài những mức điểm chuẩn trên, thí sinh cần đảm bảo một số tiêu chí khác để có đủ điều kiện trúng tuyển ngành CNTT thuộc một số trường. Chẳng hạn như:\n\n\n\nMức điểm chuẩn này chỉ áp dụng với thí sinh thuộc khu vực 3.\nThí sinh cần có kết quả môn Toán kỳ thi THPTQG >=6.6.\nThứ tự nguyện vọng <=3.\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là danh sách các trường đại học và cao đẳng cung cấp chương trình đào tạo ngành CNTT theo từng khu vực:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nĐại học Hải Phòng\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định\nĐại học Công nghệ Giao thông vận tải\nĐại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại Học Quốc Gia Hà Nội\nHọc viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông\nHọc viện Kỹ thuật Mật mã\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Công nghiệp Việt Hung\nĐại học Điện lực\nĐại học Giao thông vận tải\nĐại học Hà Nội\nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp\nĐại học Kiến trúc Hà Nội\nĐại học Mỏ Địa chất Hà Nội\nĐại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội\nĐại học Thủy lợi\nĐại học Xây dựng\nViện Đại học Mở Hà Nội\nĐại học Đông Đô\nĐại học Phương Đông\nĐại học Đại Nam\nĐại học Hòa Bình\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Quốc tế Bắc Hà\nĐại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội\nĐại học Thành Đô\nĐại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh\nĐại học Nha Trang\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Hà Tĩnh\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Quảng Bình\nKhoa Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Quảng Nam\nĐại học Phan Thiết\nĐại học Vinh\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\nĐại học Công nghệ Vạn Xuân\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Tài chính TP. HCM\nĐại học Ngoại Ngữ – Tin học TP. HCM\nĐại học Sư phạm TP. HCM\nĐại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM\nĐại học Giao thông vận tải TP. HCM\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Hùng Vương – TP. HCM\nĐại học Công nghệ TP. HCM\nĐại học Văn Lang\nĐại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM\nĐại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM\nĐại học Công nghệ Thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM\nHọc viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM\nĐại học Công nghiệp TP.HCM\nĐại học Mở TP.HCM\nĐại học Nông Lâm TP.HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM\nĐại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM\nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương\nĐại học Công nghệ Sài Gòn\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Văn Hiến\n\n\n\n", "những điều cần biết khi học ngành": "\n\n\nTỷ lệ Nam – Nữ rất chênh lệch: Điều này cũng một phần là do ngành công nghệ thông tin thuộc ngành kỹ thuật cao. Tuy nhiên, không phải là các bạn nữ học ngành công nghệ thông tin kém mà ít bạn chọn học. Nhưng những bạn nữ đã học ngành này thì toàn là “cực phẩm” đấy.\nSở hữu nhiều chứng chỉ quốc tế: Đặc điểm của ngành này là bạn làm việc với rất nhiều đối tác nước ngoài. Tối thiểu phải sở hữu từ 1-2 chứng chỉ quốc tế, hoặc nhiều hơn để có nhiều cơ hội trong nghề nghiệp\nCác cấp bậc phổ biến trong ngành công nghệ thông tin: Under-graduate (Chưa tốt nghiệp), Intern (Thực tập sinh), Junior (Mới vào nghề), Senior (Lão làng), Leader (Trưởng nhóm, trưởng …),Manager (Quản lý), Director (hay còn gọi là BOSS). Bên cạnh đó còn một số chức danh khác.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, CNTT là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo giáo dục Việt Nam. Nó được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa hiện nay. Ngoài ra, Chương trình đào tạo CNTT sẽ trang bị cho người học những kiến thức chuyên môn cơ bản, toàn diện, năng lực thực hành thành thạo trong lĩnh vực máy tính, quản lý và khai thác thông tin, xây dựng và phát triển phần mềm."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-an-toan-thong-tin", "rid": "7480202", "major": "An toàn thông tin", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nTheo tìm hiểu, An toàn thông tin là hành động ngăn cản, phòng ngừa sự sử dụng, truy cập, tiết lộ, chia sẻ, phát tán, ghi lại hoặc phá hủy thông tin chưa có sự cho phép. Hiểu một cách ngắn gọn, An toàn thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ việc bảo vệ thông tin số và các hệ thống thông tin chống lại các nguy cơ tự nhiên, hành động truy cập, sử dụng, phát tán, phá hoại, sửa đổi một cách bất hợp pháp nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách nhanh gọn, chính xác và tin cậy.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về mạng máy tính, hệ thống thông tin, kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật mật mã, cơ sở dữ liệu, an toàn các ứng dụng web và Internet, trong giao dịch và thương mại điện tử, an toàn hệ điều hành, các kỹ thuật tấn công và xâm nhập mạng, mô hình bảo vệ cùng những kỹ thuật phòng thủ chống tấn công đột nhập.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nBên cạnh các tổ hợp tự nhiên, thí sinh có thể đăng ký cho mình nhiều tổ hợp khác. Cụ thể:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA16: Toán – Ngữ văn – KHTN\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nD11: Ngữ văn – Tiếng Anh – Vật lý\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nC02: Ngữ văn – Toán – Hóa học\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC04: Ngữ văn – Toán – Địa lý\n\n\n\nCó thể thấy, tổ hợp xét tuyển ngành ATTT khá đa dạng và phong phú. Do vậy, các sĩ tử có thể cân nhắc và lựa chọn cho mình một tổ hợp khi đăng ký xét tuyển. \n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nTheo một số khảo sát, điểm chuẩn ngành ATTT năm 2020 của các trường đại học nằm trong khoảng 14-26 điểm. Điểm này tùy thuộc vào các tổ hợp môn xét tuyển và phương thức tuyển sinh của từng trường.\n\n\nCác thí sinh đăng ký ngành ATTT có thể tìm hiểu danh sách các trường đại học trên cả nước để nộp hồ sơ. Cụ thể đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Kỹ thuật mật mã\nĐại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên\nĐại học FPT\nHọc viện Công nghệ Bưu chính viễn thông\nĐại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội\nHọc Viện An Ninh Nhân Dân\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Dân Lập Duy Tân\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TPHCM\nĐại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM\nHọc viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (khu vực phía Nam)\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành ATTT là một ngành có khả năng sẽ thu hút rất nhiều nhân tài trong tương lai. Nó đòi hỏi người học một số yêu cầu như sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê với lĩnh vực máy tính, các vấn đề về an ninh\nTinh thần tự học, tự nghiên cứu\nKhả năng logic, tư duy nhanh nhẹn\nTrí thông minh và khả năng sáng tạo\nChịu được áp lực công việc\nKhả năng ngoại ngữ tốt\nThận trọng và chính xác trong công việc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể học tốt ngành ATTT, bạn cần học tốt 3 môn cốt lõi bao gồm Toán học, Tin học và tiếng Anh. Toán học giúp sinh viên tăng khả năng tư duy nhạy bén, linh hoạt trong các trường hợp khẩn cấp để không xảy ra bất kỳ sự cố đáng tiếc nào. Ngoài ra, vì đây là vấn đề liên quan tới bảo mật thông tin chuyên sâu về mạng, môn Tin học sẽ là người bạn đồng hành trong suốt thời gian học tập làm việc. Do vậy, nó đóng vai trò then chốt trong tất cả các môn. Ngôn ngữ chính là một công cụ đắc lực giúp bạn xử lý rất nhiều vấn đề trong lĩnh vực này vì phần đa cả tài liệu học tập và nghiên cứu đều được viết bằng tiếng Anh. Cho nên, bạn cần đầu tư cho mình 3 môn Toán, Tin học và tiếng Anh.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCó thể nhận định rằng sinh viên ngành ATTT không khó để có công việc liên quan đến chuyên ngành học. Chuyên ngành này rất được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng phát triển. Cụ thể:\n\n\n\n\n\nChuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu\nChuyên viên lập trình website, phần mềm…\nChuyên gia bảo mật\nChuyên gia an ninh mạng\nChuyên viên phân tích, phòng chống mã độc\nChuyên gia tư vấn an toàn thông tin\nChuyên viên điều tra tội phạm mạng\nChuyên viên quản trị bảo mật mạng, hệ thống\nChuyên viên phân tích, thiết kế hệ thống thông tin\nChuyên gia phát triển phần mềm nhúng\nChuyên viên phát triển phần cứng, thiết bị an toàn thông tin\nChuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng và hệ thống\nChuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu, xử lý sự cố an toàn thông tin\nChuyên viên lập trình, phát triển ứng dụng\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực an toàn thông tin là rất lớn. Do đó, ngành này có thu nhập khá cao so với mặt bằng chung của các vị trí công việc thuộc khối CNTT. Mức lương khởi điểm đối với kỹ sư ngành ATTT ở mức 15-20 triệu VNĐ/tháng. Đối với các vị trí quản lý, vận hành ATTT, nó có thể lên tới hàng nghìn USD.\n\n\n", "những điều đặc biệt của ngành": "\n\nTại các trường đại học, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở về toán và khoa học máy tính. Có các môn học như cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, lập trình hướng đối tượng, phát triển các ứng dụng Web,….Khi có được kiến thức sơ cấp nền tảng, sinh viên dựa có thể lựa chọn chương trình đào tạo theo 2 chuyên ngành chính là an toàn thông tin và an ninh mạng.\nSong song với việc học lý thuyết là những buổi kết hợp với các giờ thực hành. Giờ thực hành thường chiếm 50% thời lượng chương trình đào tạo tại hệ thống phòng thực hành máy tính của nhà trường. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, quản lý, tiếng anh,… để có thể tự tin gia nhập thị trường lao động trong và ngoài nước.\n\n\n", "kết luận": "\n\nATTT đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. ATTT giúp chúng ta nâng cao độ bảo mật, tính an toàn của thông tin được đưa ra hay thậm chí xử lý những vấn đề liên quan tới nó cũng như duy trì được tính ổn định của mọi tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp. Hi vọng rằng những thông tin cung cấp sẽ giúp cho bạn đọc có cái nhìn khách quan, chi tiết và cụ thể hơn về ngành an toàn thông tin, từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn chính xác, phù hợp với nguyện vọng của bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-da-phuong-tien", "rid": "7480203", "major": "Công nghệ đa phương tiện", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Công nghệ đa phương tiện (Multimedia Technology) với mã ngành: 7480203. Được xem là lĩnh vực sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế và tạo ra các ứng dụng đa phương tiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau.\n\n\nBằng cách sử dụng kỹ thuật thiết kế và lập trình đồ họa, ngành này có thể tạo ra nhiều sản phẩm đồ họa, phim hoạt hình, trò chơi điện tử, kỹ xảo truyền hình và cả mô phỏng thực tế ảo. Từ đó, các lĩnh vực mà công nghệ đa phương tiện áp dụng rất đa dạng, bao gồm truyền thông, giải trí, giáo dục, y tế và nhiều lĩnh vực khác. Vì liên quan nhiều đến yếu tố mỹ thuật, nên để theo đuổi ngành Công nghệ đa phương tiện, bạn cần có đam mê và sự sáng tạo liên tục.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể xét tuyển ngành Công nghệ đa phương tiện, các bạn có thể tham khảo các khối thi sau: \n\n\n\n\n\n\nKhối Thi\n\n\nMôn Thi \n\n\n\nA00\nToán, Vật Lý, Hoá Học\n\n\nA01\nToán, Vật Lý, Anh Văn\n\n\nC01\nToán, Vật lý, Ngữ văn\n\n\nD01\nToán, Văn, tiếng Anh\n\n\n\n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Công nghệ đa phương tiện dao động từ 18 tới 26 điểm. Điểm trúng tuyển này còn tùy thuộc vào các trường, các khối thi và tuỳ vào từng đợt xét tuyển.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành học thú vị này:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông\nĐại học kiến trúc Hà Nội\nĐại học công nghiệp Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Đông Á\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Công nghệ TPHCM\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Văn Hiến\nĐại học Tây Đô\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học ngành Công nghệ đa phương tiện, bạn cần có những tố chất nhất định. Đặc biệt, ngành Truyền thông Đa phương tiện đòi hỏi bạn phải có khả năng viết lách, thẩm mỹ tốt và ít nhất hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc. Sự nhạy cảm với cuộc sống cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn khai thác các đề tài về cuộc sống xung quanh và đạt được sự đồng cảm từ đọc giả và công chúng.\n\n\nMultimedia Technology đòi hỏi bạn phải có nhiều kỹ năng khác nhau, bao gồm sự sáng tạo liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người trong bối cảnh kinh tế phát triển. Bạn cần phải thường xuyên tạo ra các sản phẩm truyền thông mới và chất lượng hơn để giữ cho khán giả luôn quan tâm và trông chờ sản phẩm tiếp theo từ bạn. Vì vậy, nếu bạn muốn theo đuổi ngành này, hãy sẵn sàng để đối mặt với những thử thách và học hỏi để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình.\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình đào tạo Multimedia Technology, một số lựa chọn nghề nghiệp mà bạn có thể theo đuổi gồm:\n\n\n\nLàm việc tại các công ty phần mềm với các vị trí như phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, cung cấp nội dung số, sản xuất game, và nhiều hơn thế nữa.\nLàm việc tại các công ty truyền thông, công ty thiết kế quảng cáo, công ty điện ảnh, công ty truyền hình, sản xuất show, v.v.\nLàm việc tại các công ty kinh doanh dịch vụ và sản phẩm công nghệ thông tin.\nLàm việc tại bộ phận truyền thông của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, và nhiều hơn thế nữa.\nLàm việc tại các bộ thông tin truyền thông, đài phát thanh, truyền hình, cơ quan báo chí, v.v.\nLàm việc tại các viện nghiên cứu và phát triển sản phẩm tích hợp công nghệ đa phương tiện.\nTự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội kinh doanh các sản phẩm đa phương tiện.\nTiếp tục học các chương trình sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.\n\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nTrong lĩnh vực Công nghệ đa phương tiện phương tiện, mức lương trung bình khá cao, dao động từ 400 – 1200 USD/tháng. Với những người mới tốt nghiệp, mức lương khởi điểm là khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng. Với những người có kinh nghiệm từ 1-2 năm, mức lương dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. \n\n\nĐối với những người đã có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên, mức lương thường là 15 – 20 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương này sẽ phụ thuộc vào trình độ và khả năng của từng cá nhân.\n\n\n", "kết luận": "\n\nReviewEdu hi vọng rằng thông qua bài viết trên, bạn đã có được thông tin cần thiết về Multimedia Technology. Nếu bạn đang có niềm đam mê với ngành học này, chúng tôi mong muốn bạn sẽ cố gắng ôn luyện chăm chỉ và đạt kết quả tốt trong kỳ thi của mình. Ngoài ra, hãy tiếp tục nghiên cứu và khám phá thêm về các khía cạnh khác của ngành này để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khoa-hoc-va-ky-thuat-may-tinh", "rid": "7480204", "major": "Khoa học và Kỹ thuật máy tính", "payload": {"ngành là gì? thi khối nào?": "\n\nKhoa học và Kỹ thuật máy tính ( Mã ngành: 7480204) là ngành học đào tạo các kỹ năng về kỹ thuật và kỹ năng mềm để tham gia thực hiện các dự án hệ thống thông tin, hệ thống tri thức, và hệ thống phần mềm đám ứng nhu cầu kinh tế xã hội. \n\n\nCác khối thi xét tuyển ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính bao gồm: \n\n\n\nKhối A00 – Toán, Vật lí, Hóa học\nKhối A01 – Toán, Vật lí, Tiếng Anh\nKhối D23 – Toán, Hóa học, Tiếng Nhật\nKhối D28 – Toán, Vật lí, Tiếng Nhật\nKhối D33 – Toán, Sinh học, Tiếng Nhật\nKhối D08 – Toán, Sinh học, Tiếng Anh\nKhối D07 – Toán, Hóa học, Tiếng Anh\nKhối D01 –  Văn, Toán, Tiếng Anh\nKhối D90 – Toán, KHTN, Tiếng Anh\n\n\n\nĐiểm chuẩn của ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính là bao nhiêu? Trường nào đào tạo\n\n\nĐiểm chuẩn của ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính dao động từ 18 – 26 điểm tùy thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng tuyển sinh của từng trường. \n\n\nDanh sách các trường đào tạo ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính bao gồm:\n\n\n\nViện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh\nĐại học Việt Nhật – Đại học Quốc gia Hà Nội \n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nCác kỹ năng cần có để học ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính bao gồm:\n\n\n\nKhả năng ngoại ngữ \nCó hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực liên quan đến ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính \nCó khả năng nghiên cứu, phân tích, quản lý  \n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nCác sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính có thể làm các công việc như:\n\n\n\nLàm chuyên gia phân tích, thử nghiệm, quản lý dự án tại các công ty, tổ chức trong lĩnh vực liên quan tới Khoa học và Kỹ thuật máy tính ở Việt Nam và các quốc gia khác; \nLàm giảng viên đào tạo tại các cơ sở giáo dục;\nTiếp tục học Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính ở trong nước hoặc nước ngoài. \n\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy theo vị trí, kinh nghiệm làm việc, quy mô tổ chức,… mà mức lương của ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính có thể khác nhau. Thông thường, mức lương của ngành này dao động từ khoảng 20 – 30 triệu đồng/tháng nếu làm việc trong nước và có thể cao hơn nếu làm việc ở nước ngoài. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là toàn bộ thông tin về ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính. Truy cập Reviewedu.net để theo dõi và cập nhật sớm nhất những thông tin về ngành học mà các bạn quan tâm. Chúc các sĩ tử đạt được kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dia-tin-hoc", "rid": "7480206", "major": "Địa tin học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Địa tin học là một ngành học chuyên sâu trong lĩnh vực Khoa học – Địa lý. Nghiên cứu nền tảng về tự nhiên, Trái Đất và môi trường xung quanh chúng ta.\n\n\nSinh viên theo học ngành này sẽ được tìm hiểu về nhiều lĩnh vực như: Địa chất, Địa học, Hải dương học,các kỹ thuật liên quan đến địa lý như GIS, remote sensing, và khảo sát địa lý. Kết quả cuối cùng của ngành này là giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh chúng ta và các vấn đề liên quan đến môi trường và tài nguyên..\n\n\nKỹ sư Địa tin học có phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng được các yêu cầu về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể đăng ký xét tuyển ngành Địa tin học của trường Đại học Mỏ – Địa chất. Các bạn có thể sử dụng 1 trong các khối thi sau đây:\n\n\n\n\n\n\nKhối\n\n\nTổ hợp môn\n\n\n\nA00\nToán, Vật lý, Hóa học\n\n\nC04\nToán, Văn , Địa lý\n\n\nD01\nToán, Văn, Tiếng Anh\n\n\nD10\nToán, Địa lý, Tiếng Anh\n\n\n\n\n\nHiện nay tại Việt Nam chỉ có duy nhất một trường đào tạo ngành Địa tin học đó là trường Đại học Mỏ – Địa chất.\n\n\nĐiểm chuẩn ngành Địa tin học năm 2022 của trường Đại học Mỏ – Địa chất như sau: \n\n\n\nXét theo hình thức tốt nghiệp THPT: 16 điểm\nXét theo hình thức học bạ: 18 điểm\n\n\n\nDự kiến năm học mới này, mức điểm chuẩn đầu vào của trường sẽ tăng từ 0.5 đến 1.5 điểm so với năm học trước đó.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học tốt ngành học này, bạn cần rèn luyện cho bản thân mình những yếu tố sau đây:\n\n\n\nSự quan tâm đến khoa học và các vấn đề liên quan đến địa lý, địa chính.\nKhả năng tổng hợp và phân tích thông tin số liệu về địa lý và địa chính.\nKhả năng lập trình và sử dụng các công cụ của địa tin học, như GIS, GPS, và phần mềm đồ họa 3D.\nTinh thần tự học và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề địa tin học.\nKỹ năng đọc và viết tiếng Anh tốt để có thể đọc và tìm hiểu các tài liệu quốc tế về Địa tin học.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nNgành học thú vị này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về bản đồ, phân tích dữ liệu về địa lý, sử dụng phần mềm GIS và các công nghệ khác để giải quyết các vấn đề liên quan đến vị trí, quản lý tài nguyên và tìm kiếm thông tin.\n\n\nSinh viên có thể tìm thấy cơ hội việc làm trong các lĩnh vực như:\n\n\n\nQuản lý địa lý và tài nguyên;\nThực hiện các dự án địa lý;\nPhân tích và thiết kế bản đồ;\nTìm kiếm thông tin về địa lý và các vấn đề liên quan;\nThực hiện các phân tích về thị trường và quản lý tài nguyên cho các công ty, tổ chức và các cơ quan nhà nước.\n\n\n\nMức lương tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, công ty, địa điểm và mức độ phức tạp của công việc. Mức lương trung bình cho một nhà địa tin học tại Việt Nam là khoảng 15-20 triệu đồng một năm.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là một số thông tin tổng quan về ngành Địa tin học. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Hãy thường xuyên theo dõi ReviewEdu để cập nhật thông tin tuyển sinh để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh sắp tới nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-kien-truc", "rid": "7510101", "major": "Công nghệ kỹ thuật kiến trúc", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Công nghệ kỹ thuật kiến trúc (tiếng Anh: Architectural Engineering Technology) là ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Công việc của một kiến trúc sư là thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc của một công trình và cung cấp những giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau xuất phát từ nhu cầu thực tế về nơi ở, vui chơi, làm việc, đi lại… của con người.\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nMã ngành 7510101 xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán học – Vật Lý – Hóa học\nKhối A01: Toán học  – Vật Lý – Tiếng Anh\nKhối D01: Ngữ Văn – Toán học  – Tiếng Anh\nKhối V00: Toán học – Lý – Vẽ hình minh họa\nKhối V01: Toán học – Ngữ Văn – Vẽ hình minh họa\n\n\n\nĐể tìm hiểu khối xét tuyển ngành học này, bạn nên tham khảo tại thông tin tuyển sinh của trường xét tuyển mà mình đăng ký.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy thuộc vào điều kiện xét tuyển của từng trường mà sẽ có những thang điểm chuẩn khác nhau. Nhìn chung năm 2020, điểm chuẩn của ngành học này cũng không cao. Nó dao động từ 15 đến 20 điểm. Với số điểm này các bạn thí sinh dễ dàng có thể theo học ngành này. Để biết chính xác điểm chuẩn của trường học nào thì bạn hãy vào trang web tuyển sinh của trường đó để biết chính xác.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành học này?": "\n\nNgày nay, ngành học này đang nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Vì vậy, đã có nhiều trường đào tạo ngành này. Cụ thể như sau:\n\n\nHệ đại học\n\n\n\nĐại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Lạc Hồng\nĐại học HUTECH\n\n\n\nNếu bạn muốn rút ngắn thời gian theo học, bạn có thể lựa chọn một trong số các trường cao đẳng sau:\n\n\nHệ cao đẳng\n\n\n\nCao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội\nCao đẳng Xây dựng số 1\nCao đẳng Miền nam\nCao đẳng xây dựng thành phố Hồ Chí Minh\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể có thể theo học ngành CNKTKT, các bạn cần có một số tố chất dưới đây:\n\n\n\nCó sự yêu thích nghệ thuật\nCó niềm đam mê với kỹ thuật\nThích hoạt động trong lĩnh vực thiết kế\nCó khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm\nCó khả năng chịu áp lực công việc\nKhả năng sử dụng ứng dụng khoa học công nghệ và tin học\n\n\n\nNgành này yêu cầu rất lớn đối với người học nhưng quan trọng nhất là bạn phải có nỗ lực, nhiệt huyết, đam mê với nghề công nghiệp kỹ thuật kiến trúc.\n\n\n", "học ngành cần học giỏi những môn gì?": "\n\nĐể trở thành sinh viên ngành này bạn không chỉ có năng khiếu vẽ mà còn cần có các kiến thức giỏi về các môn học như Toán học, Vật Lý.\n\n\nToán và Lý là hai môn học rất cần thiết để bạn có thể theo đuổi. Hai môn học này tạo cho bạn cách tư duy logic, tư duy sáng tạo.\n\n\nTiếng anh là môn học không thể thiếu được, nó sẽ giúp bạn có thể làm việc ở những vị trí cao hơn và có thể bạn sẽ được đào tạo ra nước ngoài nếu bạn có trình độ Tiếng Anh cao.\n\n\n", "cơ hội làm việc của ngành như thế nào?": "\n\nHiện nay, cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng liên tục về nhu cầu thẩm mỹ cao của con người đối với không gian sống cũng như không gian làm việc. Chính vì thế, ngành CNKTKT đã trở thành một ngành nghề hấp dẫn của thời đại mới. Từ việc thiết kế các không gian, mô hình xây dựng cho đến nghiên cứu bố trí và sắp đặt không gian một cách hài hòa đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia âm tường về kiến trúc. Vì vậy, sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc. Từ đó, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc tại một số vị trí sau:\n\n\n\nCIO: xây dựng chiến lược, chính sách và kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực kiến trúc xây dựng tại các công ty Kiến trúc xây dựng\nHọa viên kiến trúc triển khai những bản vẽ thiết kế kiến trúc theo chỉ đạo của kiến trúc sư\nNhân viên thiết kế dự án hay hạng mục xây dựng vừa và nhỏ\nChuyên viên tại các ban quản lý dự án, sở, phòng quản lý đô thị, kiến trúc, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng…\nChuyên gia tư vấn và cung cấp giải pháp về kiến trúc, xây dựng\nThành lập và điều hành hoạt động công ty bản vẽ và thiết kế\nNghiên cứu và giảng dạy tại những cơ sở đào tạo Đại học, Cao đẳng có chuyên ngành kiến trúc.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành có tính cạnh tranh cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí và địa điểm làm việc. Mức lương phổ biến trong khoảng 7 – 15 triệu. Tùy vào năng lực làm việc của mỗi người, giá mức lương sẽ thay đổi. Thậm chí, những kỹ sư kiến trúc có thể đạt đến mức lương 30 đến 40 triệu đồng/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là thông tin tổng quan ngành Công nghệ kỹ thuật kiến trúc, hy vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về ngành học này và chúc các bạn tìm được ngành phù hợp với bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-cong-trinh-xay-dung-2", "rid": "7510102", "major": "Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Công nghệ Kỹ thuật công trình xây dựng (CNKTCTXD) là ngành chuyên phụ trách về lĩnh vực tư vấn, tổ chức thi công, thiết  kế, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp phục vụ đời sống con người như: chung cư, bệnh viện, trung tâm thương  mại, trường học, nhà xưởng, cầu đường…\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về toán ứng dụng, vật ký kỹ thuật, phần mềm thiết kế chuyên sâu… Bên cạnh đó, họ cũng được đào tạo những kiến thức về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, ví dụ như: kết cấu xây dựng, thủy lợi, trắc địa, phương pháp thí nghiệm chuyên ngành để từ đó phục vụ công tác giám sát và tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công công trình xây dựng… Ngoài ra, đây cũng chính là ngành học giúp sinh viên phát huy tất cả các kỹ năng của bản thân như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nThí sinh có thể tham khảo các tổ hợp xét tuyển sau đây với ngành CNKTCTXD. Cụ thể:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nA07: Toán – Lịch sử – Địa lý\nA16: Toán – KHTN – Ngữ văn\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Ngữ văn\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC04: Ngữ văn – Toán – Địa lý\nV01: Toán – Ngữ văn – Vẽ hình họa mỹ thuật\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành CNKTCTXD năm 2020 nằm ở mức 14 – 23.75 điểm. Điểm này còn tùy thuộc vào phương thức xét tuyển của từng trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành học này?": "\n\nHiện nay có rất nhiều trường trên cả nước đào tạo chuyên ngành này. Các bạn có thể tham khảo danh sách sau đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Công nghệ Giao thông vận tải\nĐại học Điện lực\nĐại học Nguyễn Trãi\nĐại học Công nghiệp Quảng Ninh\nĐại học Dân lập Hải Phòng\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Duy Tân\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Mở TP. HCM\nĐại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM\nĐại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ\nĐại học Bà Rịa – Vũng Tàu\nĐại học Bình Dương\nĐại học Tây Đô\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Dân lập Cửu Long\nĐại học Dân lập Lạc Hồng\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được bản thân có phù hợp với ngành này hay không, các bạn có thể tham khảo một số tiêu chí dưới đây:\n\n\n\n\n\nNền tảng kiến thức vững chắc về các môn khoa học tự nhiên\nKỹ năng làm việc nhóm\nSức khỏe đảm bảo trong các chuyến công tác\nCó khả năng làm việc dưới áp lực lớn, khối lượng công việc cao\nKhả năng sử dụng tốt ngoại ngữ, tin học\nKhả năng học tập độc lập\nKỹ năng hình thành ý tưởng\nCó khả năng làm việc với máy móc và công cụ kỹ thuật\nTư duy linh hoạt, nhạy bén\nĐam mê ngành xây dựng, kỹ thuật\nTinh thần cầu thị, thái độ làm việc chuyên nghiệp, thận trọng\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể theo đuổi ước mơ ngành CNKTCTXD, bạn cần học tốt ít nhất 03 môn. Đó là:\n\n\n\nVật lý: Là bộ môn đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này. Ví dụ các môn chuyên ngành như: Kết cấu bê tông cốt thép, động lực học đặc biệt, động lực học công trình…\nTiếng Anh: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Sinh viên sẽ phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành thông qua ngôn ngữ này.\nTin học: sinh viên sẽ phải làm việc với các vấn đề như thiết kế đồ án, sơ đồ, thiết kế các kết cấu đặc biệt… thông qua máy tính. Do đó, đây sẽ là một điểm cộng cho những ai học tốt môn tin học.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCác kỹ sư chuyên ngành này có thể có đa dạng cơ hội, vị trí việc làm sau khi ra trường. Cụ thể các vị trí đó là:\n\n\n\n\n\nKỹ sư phụ trách thiết kế, giám sát, thẩm định, thi công, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng. \nCơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như: Sở Xây dựng, phòng công thương quận, huyện, ban quản lý dự án xây dựng…\nLàm việc trong công xưởng với những vị trí như: kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng.\nChuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng…\nGiảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành liên quan.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐây là một ngành có mức thu nhập khá ổn định, dao động trong khoảng từ 9 – 20 triệu VNĐ/tháng tùy thuộc vào vị trí công tác, kinh nghiệm nghề nghiệp, chuyên môn trong lĩnh vực này.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành CNKTCTXD hiện nay đang được xem là một ngành học “hot”, có tính ứng dụng, phổ biến ở khắp mọi nơi. Sinh viên chuyên ngành này sau khi ra trường sẽ có đầy đủ năng lực chuyên môn để làm việc ở bất cứ vị trí nào liên quan tới ngành nghề được đào tạo. Cùng với mức thu nhập xứng đáng, chế độ đãi ngộ tốt… những điều trên có thể là động lực cho các kỹ sư theo đuổi và gắn bó lâu dài với nghề."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-cong-trinh-xay-dung", "rid": "7510103", "major": "Công nghệ kỹ thuật xây dựng", "payload": {"ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng là gì?": "\n\nNgành Công nghệ Kỹ thuật công trình xây dựng (CNKTCTXD) là ngành chuyên phụ trách về lĩnh vực tư vấn, tổ chức thi công, thiết  kế, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp phục vụ đời sống con người như: chung cư, bệnh viện, trung tâm thương  mại, trường học, nhà xưởng, cầu đường…\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về toán ứng dụng, vật ký kỹ thuật, phần mềm thiết kế chuyên sâu… Bên cạnh đó, họ cũng được đào tạo những kiến thức về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, ví dụ như: kết cấu xây dựng, thủy lợi, trắc địa, phương pháp thí nghiệm chuyên ngành để từ đó phục vụ công tác giám sát và tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công công trình xây dựng… Ngoài ra, đây cũng chính là ngành học giúp sinh viên phát huy tất cả các kỹ năng của bản thân như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng là gì?": "\n\nThí sinh có thể tham khảo các tổ hợp xét tuyển sau đây với ngành CNKTCTXD. Cụ thể:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nA07: Toán – Lịch sử – Địa lý\nA16: Toán – KHTN – Ngữ văn\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Ngữ văn\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC04: Ngữ văn – Toán – Địa lý\nV01: Toán – Ngữ văn – Vẽ hình họa mỹ thuật\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành CNKTCTXD năm 2020 nằm ở mức 14 – 23.75 điểm. Điểm này còn tùy thuộc vào phương thức xét tuyển của từng trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành học này?": "\n\nHiện nay có rất nhiều trường trên cả nước đào tạo chuyên ngành này. Các bạn có thể tham khảo danh sách sau đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Công nghệ Giao thông vận tải\nĐại học Điện lực\nĐại học Nguyễn Trãi\nĐại học Công nghiệp Quảng Ninh\nĐại học Dân lập Hải Phòng\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Duy Tân\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Mở TP. HCM\nĐại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM\nĐại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ\nĐại học Bà Rịa – Vũng Tàu\nĐại học Bình Dương\nĐại học Tây Đô\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Dân lập Cửu Long\nĐại học Dân lập Lạc Hồng\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng?": "\n\nĐể biết được bản thân có phù hợp với ngành này hay không, các bạn có thể tham khảo một số tiêu chí dưới đây:\n\n\n\n\n\nNền tảng kiến thức vững chắc về các môn khoa học tự nhiên\nKỹ năng làm việc nhóm\nSức khỏe đảm bảo trong các chuyến công tác\nCó khả năng làm việc dưới áp lực lớn, khối lượng công việc cao\nKhả năng sử dụng tốt ngoại ngữ, tin học\nKhả năng học tập độc lập\nKỹ năng hình thành ý tưởng\nCó khả năng làm việc với máy móc và công cụ kỹ thuật\nTư duy linh hoạt, nhạy bén\nĐam mê ngành xây dựng, kỹ thuật\nTinh thần cầu thị, thái độ làm việc chuyên nghiệp, thận trọng\n\n\n\n", "học ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể theo đuổi ước mơ ngành CNKTCTXD, bạn cần học tốt ít nhất 03 môn. Đó là:\n\n\n\nVật lý: Là bộ môn đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này. Ví dụ các môn chuyên ngành như: Kết cấu bê tông cốt thép, động lực học đặc biệt, động lực học công trình…\nTiếng Anh: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Sinh viên sẽ phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành thông qua ngôn ngữ này.\nTin học: sinh viên sẽ phải làm việc với các vấn đề như thiết kế đồ án, sơ đồ, thiết kế các kết cấu đặc biệt… thông qua máy tính. Do đó, đây sẽ là một điểm cộng cho những ai học tốt môn tin học.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng như thế nào?": "\n\nCác kỹ sư chuyên ngành này có thể có đa dạng cơ hội, vị trí việc làm sau khi ra trường. Cụ thể các vị trí đó là:\n\n\n\n\n\nKỹ sư phụ trách thiết kế, giám sát, thẩm định, thi công, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng. \nCơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như: Sở Xây dựng, phòng công thương quận, huyện, ban quản lý dự án xây dựng…\nLàm việc trong công xưởng với những vị trí như: kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng.\nChuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng…\nGiảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành liên quan.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng là bao nhiêu?": "\n\nĐây là một ngành có mức thu nhập khá ổn định, dao động trong khoảng từ 9 – 20 triệu VNĐ/tháng tùy thuộc vào vị trí công tác, kinh nghiệm nghề nghiệp, chuyên môn trong lĩnh vực này.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành CNKTCTXD hiện nay đang được xem là một ngành học “hot”, có tính ứng dụng, phổ biến ở khắp mọi nơi. Sinh viên chuyên ngành này sau khi ra trường sẽ có đầy đủ năng lực chuyên môn để làm việc ở bất cứ vị trí nào liên quan tới ngành nghề được đào tạo. Cùng với mức thu nhập xứng đáng, chế độ đãi ngộ tốt… những điều trên có thể là động lực cho các kỹ sư theo đuổi và gắn bó lâu dài với nghề."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-giao-thong", "rid": "7510104", "major": "Công nghệ kỹ thuật giao thông", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nCông nghệ kỹ thuật giao thông (tiếng Anh: Transportation Engineering and Technology) là ngành học chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay… cũng như các công trình trong lĩnh vực xây dựng nói chung.\n\n\nTheo học ngành này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng giao thông như: xây dựng, thiết kế, sửa chữa, quản lý và vận hành các công trình giao thông,… Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng liên quan như cách đánh giá, kiểm tra chất lượng vật liệu, hạch toán kinh tế, độ an toàn của các công trình,…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành là 7510104, xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán học – Vật Lý – Hóa học\nKhối A01: Toán học – Vật Lý – Tiếng Anh\nKhối A02: Toán học – Vật lý – Sinh học\nKhối A16: Toán học –  KHTN – Ngữ Văn\nKhối B00: Toán học – Hóa học – Sinh học\nKhối C04: Ngữ Văn – Toán học – Địa Lý\nKhối D01: Ngữ văn – Toán học – Tiếng Anh\nKhối D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh\nKhối D90: Toán học –  KHTN -Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức điểm chuẩn của ngành theo phương thức xét kết quả thi THPT Quốc gia năm 2020 dao động trong khoảng 15 – 18 điểm. Tùy vào chỉ tiêu xét tuyển của từng trường và số lượng thí sinh nộp đơn vào trường đó mà sẽ có mức điểm khác nhau.\n\n\n", "các trường nào đào tạo lĩnh vực giao thông này?": "\n\nCác trường đào tạo như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Công nghệ giao thông vận tải\nĐại học Giao thông vận tải\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng\nĐại học sư phạm kỹ thuật Vinh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể theo học ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông, người học cần có những tố chất sau:\n\n\n\nHọc tốt các môn tự nhiên, thích tìm tòi khám phá\nCó tư duy logic và trí thông minh, nhanh nhẹn\nThích làm việc liên quan đến kỹ thuật\nCó sự đam mê, yêu thích kỹ thuật xây dựng giao thông.\nCó khả năng chịu áp lực công việc\nCó tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc\nCó kỹ năng làm việc nhóm\n\n\n\nĐiều quan trọng hơn hết để có thể thành công trong lĩnh vực này chính là sự đam mê, yêu nghề của bạn.\n\n\n", "học ngành này cần học giỏi những môn gì?": "\n\nĐể học thành công trong lĩnh vực này bạn phải cần học giỏi môn Toán để có thể tính toán nhanh, tạo tính tư duy logic. Bên cạnh đó việc học tốt môn tiếng Anh lại là một điểm cộng lớn khi bạn theo học ngành này. Vốn tiếng Anh tốt giúp bạn tìm kiếm được thêm các kiến thức từ các sách báo, tạp chí nước ngoài hay tìm được công việc có vị trí tốt hơn.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc. Những sinh viên của ngành có thể ứng tuyển vào các công ty và đơn vị như công ty xây dựng cầu đường, công ty quản lý và sửa chữa công trình giao thông hoặc các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, thủy lợi và khai khoáng… Cụ thể như sau:\n\n\n\nKỹ thuật viên khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm, tại các đơn vị tư vấn thiết kế cầu đường.\nKỹ thuật phụ trách triển khai thi công các hạng mục xây dựng đường, cầu, cống, hạng mục san lấp mặt bằng tại các tổ, đội, xí nghiệp thuộc công ty xây dựng cầu đường.\nCán bộ kỹ thuật phụ trách công các quản lý chất lượng và tiến độ tại các đơn vị thi công cầu đường.\nNgoài ra còn có thể biên chế vào cán bộ địa chính các cấp.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành học này là bao nhiêu?": "\n\n\n\nHiện tại, mức thu nhập của các kỹ sư công trình giao thông tương đối cạnh tranh. Tùy thuộc vào khả năng, từng yêu cầu cũng như khu vực làm việc, mức lương sẽ chênh lệch khác nhau. Mức lương trung bình của ngành khá cao so với mặt bằng chung trong khoảng 7 – 15 triệu.\n\n\n", "kết luận": "\n\nVới những chia sẻ trên, hy vọng  bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo và những thông tin khác. Chúc các bạn có lựa chọn ngành phù hợp với bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-vat-lieu-xay-dung", "rid": "7510105", "major": "Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nCông nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng (CNKTVLXD) là một trong những ngành đầu tiên của cả nước đào tạo kỹ sư VLXD có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu của ngành. Mục tiêu của ngành là đào tạo các kỹ sư có năng lực trong việc lựa chọn, sử dụng hợp lý và kiểm soát chất lượng VLXD để có thể tăng tính hiệu quả cho công trình cùng với việc quản lý, thiết kế, vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất VLXD như: thủy tinh, xi măng, bê tông, gốm sứ XD… Ngoài ra, những kỹ sư này còn có khả năng nghiên cứu, phát triển nhiều loại vật liệu mới, sản xuất và thi công vật liệu mới đó.\n\n\n\n\nSinh viên chuyên ngành này sẽ được cung cấp kiến thức về cấu trúc, tính chất vật liệu xây dựng, cũng như công nghệ: xử lý, chế tạo, gia công và ứng dụng VLXD trong các công trình. Các kỹ sư ngành CNKTVLXD có khả năng chế tạo vật liệu xây dựng, thiết kế, tổ chức và quản lý sản xuất vật liệu xây dựng… cùng với khả năng tiếp cận các kỹ thuật mới để nghiên cứu các vật liệu mới đáp ứng cho các loại công trình xây dựng, phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của sự phát triển kinh tế – xã hội và theo kịp sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nThí sinh có thể tham khảo các tổ hợp xét tuyển sau đây với ngành CNKTVLXD. Cụ thể:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, mức điểm xét tuyển đối với ngành này ở mức 15.5 – 18 điểm. Điểm số này còn tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐể có thể học ngành CNKTVLXD, các thí sinh có thể tham khảo một số các cơ sở đào tạo trên cả nước như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kiến trúc Hà Nội\nĐại học Xây dựng\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có thể học tập và làm việc trong ngành CNKTVLXD, bạn nên xem xét những yếu tố sau:\n\n\n\n\n\nNền tảng kiến thức vững chắc về Toán, Lý, Hóa\nKỹ năng làm việc nhóm\nSức khỏe đảm bảo\nCó khả năng làm việc dưới áp lực lớn, khối lượng công việc cao\nKhả năng sử dụng tốt ngoại ngữ, tin học\nKhả năng học tập độc lập\nKỹ năng hình thành ý tưởng\nTư duy linh hoạt, nhạy bén\nĐam mê tìm hiểu ngành\nTinh thần cầu thị, thái độ làm việc chuyên nghiệp, thận trọng\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể học tập tốt trong ngành CNKTVLXD, các bạn cần đầu tư ít nhất ở 03 môn là Toán, Vật lý và tiếng Anh. Lý do vì:\n\n\n\nVật lý: Là một trong những bộ môn cơ bản nhất của khoa học tự nhiên. Nếu học tốt môn Vật lý, các môn chuyên sâu như: đồ án nền móng, đồ án thiết bị nhiệt, vật liệu cách nhiệt – Vật liệu hoàn thiện… sẽ không còn là mối lo ngại.\nTiếng Anh: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Sinh viên sẽ phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành thông qua ngôn ngữ này.\nToán học: hỗ trợ người học phát huy khả năng xử lý vấn đề, làm việc với các con số, thiết kế đồ án, sơ đồ, tính tư duy sáng tạo…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, các kỹ sư chuyên ngành này có đầy đủ chuyên môn và kinh nghiệm để có thể đảm nhiệm một trong số các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nCông ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp, công ty cơ khí, gốm sứ, nhựa…\nCông ty cơ khí sản xuất phụ tùng thay thế cho thiết bị công nông ngư nghiệp.\nCông ty sản xuất vật liệu xây dựng, VL trang trí nội thất.\nCác công ty bảo dưỡng sửa chữa các loại thiết bị phục vụ sản xuất.\nCông ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu: thép, gốm, nhựa…\nNghiên cứu khoa học: tại các Trường, Viện về lĩnh vực liên quan.\nCơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như Hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng…\nCơ quan, Viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành CNKTVLXD hiện đang có mức lương cạnh tranh. Nó nằm ở mức từ 9 – 15 triệu VNĐ/tháng. Mức lương này tùy thuộc nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, vị trí đảm nhiệm hay thậm chí là hiệu suất công việc… Tuy nhiên, họ cũng sẽ nhận được rất nhiều phúc lợi, đãi ngộ cho nhân viên của ngành theo quy định của công ty, doanh nghiệp đó cũng như quy định của bộ Luật Lao động Việt Nam hiện hành.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành CNKTVLXD hiện nay đang là một ngành học khá thu hút người quan tâm, theo học bởi tính ứng dụng của nó ở rất nhiều lĩnh vực như xây dựng, quân sự, dân dụng, điện lực… Qua bài viết này, hi vọng các sĩ tử sẽ có cái nhìn chân thực về ngành CNKTVLXD, từ đó có thể lựa chọn theo học hoặc định hướng bản thân một cách phù hợp nhất."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-co-khi", "rid": "7510201", "major": "Công nghệ kỹ thuật cơ khí", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nCông nghệ kỹ thuật cơ khí (tiếng Anh: Mechanical Engineering) là một ngành Khoa học kỹ thuật, ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vật liệu để thiết kế, phân tích, chế tạo và bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí. Việc này nhằm phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay, phương tiện giao thông,… Đây là lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành 7510201.\n\n\nĐể theo học ngành này bạn có thể đăng ký  xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán học – Vật Lý – Hóa học\nA01: Toán học – Vật Lý – Tiếng Anh\nB00: Toán học – Hóa học – Sinh học\nC01: Ngữ Văn – Toán học  – Vật Lý\nD01: Ngữ Văn – Toán Học – Tiếng Anh\nD07: Toán học  – Hóa học  – Tiếng Anh\n\n\n\nNhiều trường cũng có một số lựa chọn thay thế phù hợp khác như:\n\n\n\nA02: Toán học  – Vật lý – Sinh học\nA04: Toán học – Vật Lý – Địa lý\nA09: Toán học – Địa lý – GDCD\nA10: Toán học – Vật Lý – GDCD\nA16: Toán học – KHTN – Ngữ Văn\nB00: Toán học – Hóa học – Sinh học\nC04: Ngữ Văn – Toán học –  Địa lý\nC14: Ngữ Văn – Toán học – GDCD\nD90: Toán học – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu, mức điểm chuẩn của ngành này tại một số cơ sở đào tạo trên cả nước dao động từ 15 đến 26 điểm tùy vào hình thức xét tuyển của từng trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHệ đại học\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Giao thông vận tải\nĐại học Hàng hải Việt Nam\nĐại học Công nghệ Giao thông vận tải\nĐại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp\nĐại học Thái Bình\nĐại học Thủy Lợi\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Điện lực\nĐại học Xây dựng\n\n\n\n\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên\nĐại học Sao Đỏ\nĐại học Công nghiệp Việt Hung\nĐại học Lâm nghiệp Việt Nam\nĐại học Mỏ – Địa chất\nĐại học Công nghiệp dệt may Hà Nội\nĐại học Công nghiệp Quảng Ninh\nĐại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định\nĐại học Việt Bắc\nĐại học Công nghiệp Việt Trì\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa Đà Nẵng\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng\nĐại học Nha Trang\nĐại học Phạm Văn Đồng\nĐại học Công nghiệp Vinh\nĐại học Nông lâm Huế\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Vinh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách khoa TPHCM\nĐại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Công nghiệp TPHCM\nĐại học Giao thông vận tải TPHCM\nĐại học Nông lâm TPHCM\nĐại học Việt Đức\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Công nghệ TPHCM\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long\nĐại học Bà Rịa – Vũng Tàu\nĐại học Tiền Giang\nĐại học Cửu Long\nĐại học Lạc Hồng\nĐại học Trà Vinh\n\n\n\nHệ cao đẳng\n\n\n\nCao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc\nCao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn\nCao đẳng Công nghiệp Nam Định\nCao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vinatex\nCao đẳng Cơ khí luyện kim\n\n\n\n\nCao đẳng Công nghệ Hà Nội\nCao đẳng nghề Kiên Giang\nCao đẳng Công thương TP HCM\nCao đẳng Cộng đồng Hải Phòng\nCao đẳng Công nghiệp và Thương mại\nCao đẳng Công nghiệp In Hà Nội\nCao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng\nCao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành học này là gì?": "\n\nChuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí bao gồm:\n\n\n\nChuyên ngành cơ khí động lực: là một ngành khoa học công nghệ, ứng dụng các nguyên lý vật lý, khoa học và kỹ thuật, vật liệu,… để phân tích, thiết kế, chế tạo và bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí. Đặc biệt là đối với ô tô và thiết bị động lực và sẽ liên quan đến công tác thiết kế, chế tạo, khai thác và vận hành máy móc.\nCơ khí chế tạo máy: là ngành tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như máy móc và thiết bị sản xuất, ô tô, máy bay,…\nCơ khí nông nghiệp và cơ khí thực phẩm: tính toán, thiết kế, chế tạo các thiết bị trong lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm, giải đáp và phản hồi các vấn đề thuộc lĩnh vực cơ khí và cơ khí thực phẩm,..\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể trở thành sinh viên trong lĩnh vực này, bạn cần có đầy đủ những yếu tố sau:\n\n\n\nNắm vững các ngôn ngữ thông dụng hiện nay như: tiếng Anh, tiếng Nhật là lợi thế rất lớn đối với ngành này.\nThường xuyên học tập, trau dồi và nâng cao trình độ chuyên môn.\nCó kỹ năng giao tiếp thuyết trình, kỹ năng trả lời phỏng vấn.\nCó thái độ nghiêm túc trong công việc.\nCó kỹ năng phân tích, tổng hợp tốt.\nCó kỹ năng làm việc nhóm.\nCó khả năng nghiên cứu, đánh giá; khả năng tư duy, sáng tạo.\nCần cù, chịu khó, tỉ mỉ trong công việc.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành là gì?": "\n\nSau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận công việc như: thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí, hay chuyên viên tư vấn, thiết kế, sửa chữa máy móc,… Cụ thể như sau: \n\n\n\nKỹ sư vận hành, bảo trì, thiết kế, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy.\nChuyên viên tư vấn, cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật hoặc nghiên cứu viên tại các công ty, nhà máy, các trường, viện nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến cơ khí.\nQuản lý nhà máy, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, các nhà ga, bến cảng, các xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp máy động lực.\nCán bộ phòng ban tại Sở, Phòng, Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực Cơ khí như: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng.\nVẽ kỹ thuật tham gia bộ phận vẽ Kỹ thuật Cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, am hiểu các phần mềm CAD.\nLập trình gia công máy CNC.\nChuyên viên lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình, khu công nghiệp.\nChuyên viên gia công tham gia gia công sản phẩm như tiện, phay, hàn, gia công vật liệu.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành là gì?": "\n\nSau khi sinh viên ra trường ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí thì có thể nhận mức lương là 6 – 8 triệu/tháng. Đối với các kỹ sư có nhiều kinh nghiệm, mức thu nhập có thể từ 10 đến 17 triệu/tháng. Nếu bạn làm việc tại các công ty nước ngoài quản lý, thành thạo ngoại ngữ, có các chứng chỉ ngành nghề liên quan, có kinh nghiệm đầy đủ thì mức lương của kỹ sư cơ khí tại có thể lên đến hàng ngàn USD (tương ứng vào khoảng vài chục triệu VNĐ).\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là toàn bộ những thông tin định hướng quan trọng về ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí phục vụ cho mùa tuyển sinh tiếp theo. Hy vọng phần nào hữu ích trong việc tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề của các bạn!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-che-tao-may", "rid": "7510202", "major": "Công nghệ chế tạo máy", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nCông nghệ chế tạo máy (tiếng Anh: Manufacturing Technology) là ngành cung cấp cho nền sản xuất những công cụ máy móc, thiết bị giúp sản xuất toàn bộ các loại hàng hóa, chế biến, chế tạo nguyên liệu thô trở thành hàng hóa, sản phẩm chất lượng.\n\n\nNgành này tham gia vào hoạt động sản xuất thực tế, nơi các kỹ sư công nghệ chế tạo máy tham gia việc vận hành toàn bộ quy trình chế tạo ra các sản phẩm (cơ khí), đồng thời tối ưu hóa quá trình sản xuất, đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế nhất có thể. Không những vậy, ngành này còn phục vụ công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí…\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nMã ngành là 7510202.\n\n\nĐể đăng ký theo học bạn có thể lựa chọn xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán học – Vật lý – Hóa học\nKhối A01: Toán học – Vật lý – Tiếng Anh\nKhối B00: Toán học – Hóa học – Sinh học\nKhối D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh\nKhối C01: Ngữ văn – Toán học – Vật lý\nKhối D01: Ngữ văn – Toán học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành cnctm là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành công nghệ chế tạo máy năm 2020 dao động từ 15 đến 25 điểm. Điểm có thể chênh lệch do chỉ tiêu của một số trường Đại học khác nhau.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành .": "\n\nHiện nay, ngành học này được đào tạo khắp mọi nơi, trải dài trên mảnh đất hình chữ S. Dù bạn ở nơi đâu bạn cũng có thể theo học ngành này. Các trường đào tạo ngành học này là:\n\n\nHệ đại học\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên\nĐại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên\nĐại học Công nghệ Đông Á\nĐại học Hải Phòng\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định\nĐại học Công nghiệp Việt Hung\nĐại học Mỏ – Địa chất\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Lâm nghiệp Việt Nam\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa Đà Nẵng\nĐại học Nha Trang\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Vinh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM\nĐại học Công nghiệp TPHCM\nĐại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM\nĐại học Công nghệ Đồng Nai\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long\n\n\n\nĐể rút ngắn thời gian theo học, bạn cũng có thể lựa chọn các trường cao đẳng sau:\n\n\nHệ cao đẳng\n\n\n\nCao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh\nCao đẳng Cơ khí luyện kim\nCao đẳng Công thương TPHCM\nĐại học Công nghiệp Hà Nội (Hệ cao đẳng)\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nĐể có thể theo học ngành này, người học cần có một số tố chất dưới đây:\n\n\n\nCó tư duy sáng tạo và tư duy logic\nYêu thích máy móc và công nghệ máy\nHam học hỏi và tìm hiểu\nCó sức khỏe tốt, có khả năng chịu áp lực công việc\nCó khả năng làm việc độc lập\nCần có sự cẩn thận và tỉ mỉ\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành là gì?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng một số vị trí công việc dưới đây:\n\n\n\nLàm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các đơn vị sản xuất cơ khí chế tạo máy.\nTư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo máy, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị dây chuyền và thiết bị tự động hóa phục vụ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.\nLàm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.\nThi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.\nTham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD.\nTham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp.\nTham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó.\nGiảng dạy các môn học của chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy ở các trường Đại học, Cao đẳng.\nNghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo máy ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nĐây là ngành được đánh giá là ngành có nền kinh tế của đất nước, vậy nên việc đầu tư cho ngành nghề phát này phát triển không còn quá xa lạ.\n\n\nMức lương dành cho sinh viên, nhân viên tham gia làm việc chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ rơi vào mức khoảng 5 – 6 triệu/tháng và sẽ được tham gia quá trình đào tạo thêm. Còn đối với các vị trí cao hơn hoặc số năm kinh nghiệm của bạn tăng lên mức lương của bạn sẽ giao động tại mức 8 – 12 triệu/tháng, và cũng có sự thay đổi tăng lên theo quy mô của doanh nghiệp tham gia, quỹ lương, yêu cầu vị trí và năng lực bạn cống hiến.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những thông tin cơ bản về ngành Công nghệ chế tạo máy mà chúng tôi đem đến cho các bậc phụ huynh và các bạn trẻ. Hy vọng, qua bài viết này các bạn có thể đưa ra sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình. Chúc các bạn có một kỳ thi gặt hái được nhiều thành công."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-co-dien-tu", "rid": "7510203", "major": "Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là lĩnh vực liên ngành giữa điện – điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin và các thuật toán điều khiển thông minh. Mỗi ứng dụng của cơ điện tử đều được tích hợp tất cả các yếu tố trên nhằm phát triển tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm, công nghệ mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành là: 7510203 \n\n\nCác khối thi vào ngành là:\n\n\n\nKhối A00: Toán – Vật lý – Hóa học\nKhối A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nKhối B00: Toán – Hóa học – Sinh học\nKhối C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nKhối D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nKhối D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nKhối D90: Toán – Khoa học Tự Nhiên – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn trong năm 2020 dao động từ 15 đến 28,5 điểm. Tùy theo điều kiện xét tuyển của từng trường mà sẽ có điểm chuẩn qua các năm sẽ khác nhau.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện ở nước ta có nhiều trường đại học đào tạo về lĩnh vực này, nếu bạn có mong muốn theo học ngành này có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Giao thông vận tải\nĐại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Hàng Hải Việt Nam\nĐại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp\nĐại học Thủy Lợi\nĐại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên\nĐại học Phenikaa\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội\nĐại học Điện lực\nĐại học Lâm nghiệp Việt Nam\nĐại học Hải Phòng\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa Đà Nẵng\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng\nĐại học Nha Trang\nĐại học Phạm Văn Đồng\nĐại học Nông lâm Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách khoa TPHCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM\nĐại học Công nghiệp TP HCM\nĐại học Nông lâm TP HCM\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Công nghệ TP HCM\nĐại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Công nghệ Sài Gòn\nĐại học Quốc tế Miền Đông\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Tiền Giang\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nĐể học tập và thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:\n\n\n\nCó lòng đam mê khoa học, yêu thích nghề.\nCó sự cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc.\nCó sự năng động, sáng tạo trong công việc.\nCó sự kiên trì và ham học hỏi.\nAm hiểu các kiến thức về vật liệu cơ khí, các đặc tính cơ học, cấu trúc và nguyên lý máy để thiết kế cơ khí.\nKiến thức về công nghệ thông tin.\nCó khả năng phân tích và tổng hợp thông tin tốt.\nKỹ năng nghiên cứu, đánh giá tốt.\nCó kỹ năng làm việc nhóm.\nCó kỹ năng tin học.\nCó khả năng tổ chức, quản lý và điều hành.\nCó khả năng về ngoại ngữ.\n\n\n\n", "cơ hội làm việc của trong lĩnh vực này như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi ra trường, các bạn được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để có thể đảm nhận vị trí các công việc sau:\n\n\n\nKỹ sư thiết kế, chuyên vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.\nChuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty, doanh nghiệp về cơ khí, điện và điện tử.\nGiám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.\nQuản lý sản xuất bảo trì, duy tu sản phẩm tại các doanh nghiệp nước ngoài.\nCán bộ kỹ thuật cơ điện, phòng điều khiển, phòng công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy như: sản xuất xi măng, nhà máy sữa, sản xuất giấy, phân bón.\nCán bộ quản lý chuyên vận hành bảo trì các hệ thống điện tử công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động như: Lắp ráp ô tô, robot hàn tự động, robot lắp ráp linh kiện điện tử.\nCán bộ kinh doanh tham mưu, tư vấn kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm trong và ngoài nước.\nCán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm việc trong lĩnh vực này là bao nhiêu?": "\n\nNhìn chung, mức lương ngành này thuộc hàng cao trên thị trường việc làm chung hiện nay. Phổ biến từ 7 – 9 triệu/tháng đối với những ai chưa có kinh nghiệm, và từ 12 – 15 triệu/tháng đối với cá nhân đã làm việc được 1 – 2 năm.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHy vọng những thông tin trên đây sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích trong quyết định chinh phục ngành công nghệ kỹ thuật điện tử của bạn. Chúc bạn có kỳ thi vui vẻ và gặp nhiều may mắn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-o-to", "rid": "7510205", "major": "Công nghệ kỹ thuật ô tô", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nCông nghệ Kỹ thuật Ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như: Cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô, điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng. Ngành học này đào tạo những kỹ sư có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở, đáp ứng được việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành, cũng như có khả năng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn.\n\n\n\n\nSinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô, về máy động lực, hệ thống truyền động, truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển. Từ đó có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô vào thực tế công việc.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành CNKTOT xét tuyển nhiều khối, tổ hợp như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo năm 2022, điểm chuẩn xét theo kỳ thi tốt nghiệp THPT của ngành này rơi vào khoảng từ 14 điểm đến 25,5 điểm (được tính theo thang 30). Ngoài ra, tùy theo từng trường sẽ lấy điểm theo hình thức khác như: học bạn, kỳ thì kiểm tra năng lực,…\n\n\nCác bạn cần truy cập vào web tuyển sinh từng trước để cập nhật những thay đổi mới nhất.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrên cả nước hiện tại có rất nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành này, cụ thể:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Công nghệ Giao thông vận tải\nĐại học Bách Khoa Hà Nội\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Phenikaa\nĐại học Hàng Hải\nĐại học Thủy Lợi\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định\nĐại học Sao Đỏ\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên\nĐại học Công nghiệp Việt Hung\nĐại học Lâm nghiệp\nĐại học Thành Đô\nĐại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị\nĐại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh\nĐại Học Vinh\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Nha Trang\nĐại học Đông Á\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH\nĐại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TP.HCM\nĐại học Công nghiệp TP.HCM\nĐại học Nông lâm TP.HCM\nĐại học Dân lập Lạc Hồng\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Công nghệ Đồng Nai\nĐại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long\nĐại học Lạc Hồng\nĐại học Nam Cần Thơ\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được bản thân có phù hợp với ngành học này hay không, các bạn có thể cân nhắc một số tiêu chí dưới đây:\n\n\n\n\n\nĐam mê với ngành nghề\nKhả năng giao tiếp, thuyết trình tốt\nTư duy linh hoạt, nhạy bén\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nGiải quyết tốt những vấn đề về kỹ thuật chuyên môn\nSử dụng được các phần mềm phục vụ công việc\nKhả năng quản lý, giám sát\nTư duy nhanh nhẹn, logic\nThận trọng trong công việc\nKhả năng làm việc độc lập\nKỹ năng thiết kế và phát triển hệ thống\nKhả năng vận hành, bảo dưỡng\nCó kỹ năng tích hợp các thiết bị\nKhả năng chế tạo, thiết kế và kiểm định\nKhả năng phát triển, nghiên cứu các thiết bị mới\nSử dụng tiếng Anh, tin học thành thạo\nKỹ năng quản lý thời gian hiệu quả\nChịu được áp lực công việc\nThận trọng trong công việc\nThái độ học tập nghiêm túc, cầu tiến\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nDựa trên chương trình đào tạo, sinh viên cần học tập tốt ít nhất 03 môn. Đó là:\n\n\n\nToán học: Môn học hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích, nâng cao khả năng tư duy và làm việc độc lập…\nTiếng Anh: Học tốt môn này sẽ giúp sinh viên nghiên cứu các tài liệu nước ngoài một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Do đó, môn học này cần được đầu tư nhiều thời gian và công sức để có thể đáp ứng công việc.\nVật lý: Đây là môn học then chốt của nhiều ngành công nghệ, kỹ thuật, và CNKTOT cũng vậy. Mỗi kỳ học đều có ít nhất 4 môn học liên quan tới kiến thức Vật lý. Ví dụ như: Vật liệu học và công nghệ kim loại, điều khiển thủy khí, kỹ thuật điện lạnh ô tô…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô có đầy đủ năng lực chuyên môn để làm việc tại một trong số các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nKỹ sư thiết kế tại các nhà máy, trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn ô tô.\nKỹ sư vận hành hệ thống tại nhà máy sản xuất phụ kiện, phụ tùng và lắp ráp ô tô – máy động lực.\nKỹ sư tại tập đoàn công nghiệp, doanh nghiệp, công ty trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo ô tô và xe chuyên dụng…\nKỹ sư thiết kế, tư vấn, vận hành, giám sát tại các phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng thiết kế các cơ sở sản xuất, thiết kế.\nKỹ sư tại cơ quan quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và công nghiệp ô tô.\nKỹ sư nghiên cứu tại Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực ô tô – máy động lực.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của kỹ sư công nghệ kỹ thuật ô tô phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề. Cụ thể:\n\n\n\nĐối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc nhiều, cần phải học tập thêm, mức thu nhập trung bình là 8 – 13 triệu VNĐ/tháng.\nĐối với kỹ sư có kinh nghiệm trong nghề, mức lương trung bình từ 15 – 25 triệu VNĐ/tháng.\nĐối với kỹ sư kinh nghiệm trên 5 năm hay quản lý: mức thu nhập có thể lên đến 1000 USD/tháng (tương đương 23 triệu VNĐ/tháng).\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành công nghệ kỹ thuật ô tô hiện tại đã và đang nhận được sự quan tâm của quý bậc phụ huynh và học sinh vì cơ hội việc làm cao cùng mức thu nhập ổn định so với mặt bằng chung của nhiều ngành nghề khác trên thị trường lao động. Hi vọng qua bài viết này, các sĩ tử có thể có cái nhìn khách quan nhất về chuyên ngành cùng với những lựa chọn đúng đắn nhất cho bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-nhiet", "rid": "7510206", "major": "Công nghệ kỹ thuật nhiệt", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nVới sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thời đại 4.0 hiện nay thì ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt lại càng trở nên quan trọng trong sự phát triển công nghiệp và đời sống xã hội. Kết quả của ngành này chính là sự thành công lớn sau một quá trình dài thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Điều này chứng tỏ rằng, năng lượng nhiệt có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với tất cả các quá trình sản xuất ra điện.\n\n\nNgành Công nghệ kỹ thuật nhiệt (tiếng Anh: Heat Engineering hay Thermal Engineering) là ngành học nghiên cứu về các hệ thống kỹ thuật nhiệt, lạnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Các ứng dụng này để thiết kế, vận hành các hệ thống, trang thiết bị nhiệt, lạnh, phục vụ cho nhu cầu con người và trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Ngành học này đào tạo những kỹ sư có khả năng thiết kế, chế tạo, sửa chữa, vận hành, bảo trì các thiết bị có liên quan đến ngành như: Kỹ thuật lạnh, kỹ thuật điều hòa không khí, năng lượng tái tạo, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật tiết kiệm năng lượng,…\n\n\nSinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về nguyên lý làm việc và cấu tạo của các thiết bị trong hệ thống điều hòa không khí, hệ thống nhiệt lạnh công nghiệp, nhiệt công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, cũng như các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, các bạn còn được nâng cao kiến thức về thu hồi nhiệt tải, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành là 7520115\n\n\nĐể theo học ngành này, bạn có thể đăng ký xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán học – Vật lý – Hóa học\nKhối A01: Toán học – Vật lý – Tiếng Anh\nKhối B00: Toán học – Hóa học – Sinh học\nKhối C01: Ngữ văn – Toán học – Vật lý\nKhối D01: Ngữ văn – Toán học – Tiếng Anh\nKhối D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh\nKhối D90: Toán học – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt của các trường đại học trong năm 2020 dao động từ 15 đến 25,8 điểm tùy theo xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét học bạ.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là các trường đại học tuyển sinh trong năm 2020.\n\n\nHệ đại học\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Giao thông vận tải\nĐại học Hàng Hải\nĐại học Công nghệ Đông Á\nĐại học Điện Lực\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa Đà Nẵng\nĐại học Nha Trang\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng\nĐại học Vinh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách khoa TPHCM\nĐại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM\nĐại học Văn Lang\nĐại học Công nghiệp TPHCM\nĐại học Nông lâm TPHCM\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long\nĐại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM\n\n\n\nHệ cao đẳng\n\n\n\nCao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng\nCao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội\nCao đẳng Công nghiệp Nam Định\nCao đẳng Công thương TPHCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể học tập và thành công trong lĩnh vực này, người học cần có những tố chất và kỹ năng sau:\n\n\n\nCó niềm đam mê với nghề.\nBiết ứng dụng các kiến thức về toán học, công nghệ và kỹ thuật vào trong công việc.\nCó kỹ năng phân tích và giải thích dữ liệu, kết quả; vận dụng kỹ thuật.\nKỹ năng về vận hành, kiểm toán, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến các thiết bị, hệ thống.\nKỹ năng quản lý, thiết kế, giám sát – thi công các hệ thống lạnh.\nKỹ năng xác định, tính toán và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh.\nCó kỹ năng phát hiện, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực nhiệt lạnh.\nKỹ năng nghiên cứu, đánh giá.\nKỹ năng cải tiến nâng cao hiệu quả, sử dụng các hệ thống thiết bị nhiệt lạnh.\nKỹ năng tin học, lập trình.\n\n\n\n", "học ra làm gì?": "\n\n\n\nSau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể làm việc trong các nhà máy công nghiệp như nhà máy giấy, thực phẩm, dệt may, các xưởng đông lạnh, nhà máy chế biến đường hay các công ty điện lạnh. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKỹ sư thiết kế tại các nhà máy nhiệt điện, dầu khí, hóa chất, dệt may, xi măng…\nKỹ sư vận hành các nhà máy sản xuất thiết bị lạnh và điều hoà không khí.\nKỹ sư nghiên cứu tại nhà máy chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản, ngành công nghiệp khác như: xây dựng, dịch vụ khách sạn, ngành chế tạo ô tô, tàu thủy…\nCán bộ nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các cơ quan quản lý và tư vấn năng lượng.\nGiảng dạy tại trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp liên quan.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành là bao nhiêu?": "\n\nSự phát triển mạnh mẽ và nhu cầu sống ngày càng tăng cao của xã hội đang tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ. Hầu hết, sinh viên theo học ngành này đều có việc làm và mức thu nhập vô cùng hấp dẫn.\n\n\nVị trí kỹ sư cơ điện, kỹ sư mô phỏng, kỹ sư nhiệt lạnh mức thu nhập có thể từ 12 đến 15 triệu đồng/tháng. Với sinh viên mới ra trường thì mức lương phổ biến từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Đối với các kỹ sư có kinh nghiệm thì mức lương họ nhận được có thể lên tới 20 triệu/tháng. Tùy vào năng lực của mỗi người mà mức lương này sẽ khác nhau.\n\n\n", "những lý cho nên chọn học ngành": "\n\n\nCó vai trò quan trọng trong nền kinh tế sản xuất 4.0: Đóng vai trò then chốt cho quá trình định hướng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như ngành chế biến nông lâm, thuỷ hải sản, thực phẩm.\nCó nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn: hiện nay, nhu cầu về nhân lực ngành này khá lớn và các bạn chưa tốt nghiệp vẫn có thể có việc làm. Các bạn có thể ứng tuyển tại nhà máy giấy, chế biến thực phẩm, dệt may, mía đường,… Bên cạnh đó, cũng có thể làm trong các nhà máy đông lạnh, nhà máy nhiệt điện,…\nMức thu nhập khá cao: Khi mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ có mức lương khởi điểm từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Sau 1-2 năm, mức thu nhập sẽ tăng lên mức 12-16 triệu đồng. Và với kinh nghiệm trên 3 năm, mức lương sẽ rơi vào khoảng hơn 20 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những thông tin liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt. Chúc các bạn lựa chọn được ngành phù hợp với bản thân và thành công trong cuộc sống."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-co-tau-thuy", "rid": "7510207", "major": "Công nghệ kỹ thuật tàu thủy", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Công nghệ kỹ thuật tàu thủy (CNKTTT) là ngành giao thoa giữa kỹ thuật và công nghệ, chuyên thực hiện phân tích, thiết kế, xây dựng tàu thủy và công trình nổi. Ngành này có mục đích chính là xây dựng nên những con tàu thủy bền vững với sức chở lên đến hàng trăm nghìn tấn. Ngoài lĩnh vực đóng tàu thương mại chở hàng hóa giao thương kinh tế thì đối với các nước phát triển công nghiệp, đóng tàu còn làm nhiệm vụ về an ninh trên biển.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo ngành này, tại Việt Nam đang áp dụng cơ chế chiêu mộ sinh viên tiềm năng cho vị trí chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật tàu thủy ở 05 tổ hợp môn bao gồm:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật lý, Hóa học\nKhối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối C01: Toán, Ngữ Văn, Vật lý\nKhối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh\nKhối D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\n\n\n\nVới sự phong phú và đa dạng về các tổ hợp môn, các thí sinh sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc chọn khối thi là điểm mạnh của mình.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành CNKTTT có điểm chuẩn không cao. Mức điểm chuẩn tại các trường đào tạo năm 2020 là 15, 16 điểm. Tùy vào điều kiện xét tuyển của từng trường sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành học này?": "\n\nĐể theo đuổi ngành học nên chọn trường nào cũng là một trong những câu hỏi được rất nhiều thí sinh và các phụ huynh đặt ra.\n\n\nMặc dù đây là ngành đang là một trong những ngành “khát nhân lực” trầm trọng, nhưng vì đặc thù kỹ thuật cao cho nên hiện nay tại Việt Nam mới chỉ có 08 trường đại học nhận đào tạo ngành học này đó là:\n\n\n\nTrường Đại học Hàng hải Việt Nam\nTrường Đại học Bách Khoa Hà Nội\nHọc viện Kỹ thuật quân sự\nTrường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\nTrường Đại học Nha Trang\nHọc viện Hải quân Việt Nam\nTrường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh\nTrường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể học tập và thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:\n\n\n\nĐam mê với ngành tàu thủy.\nCó kỹ năng lập dự án, thiết kế, thực hiện và triển khai các dự án.\nKỹ năng nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp.\nKhả năng tham mưu, đề xuất và xây dựng các dự án trong lĩnh vực công nghiệp tàu thủy.\nKỹ năng giao tiếp, thuyết trình.\nKỹ năng nghiên cứu, đánh giá.\nKỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin.\nKỹ năng làm việc nhóm.\nKỹ năng xử lý vấn đề.\nKỹ năng tin học.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm khi học lĩnh vực này như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi tốt nghiệp ngành CNKTTT có thể đảm nhận các công việc như sau:\n\n\n\nLàm việc ở các công nghiệp đóng tàu công ty, nhà máy hay cơ sở sửa chữa tàu.\nNghiên cứu kiểm tra, kiểm định, thiết kế và khai thác tàu với các vị trí khác nhau.\nNhân viên thiết kế các hạng mục cơ khí công nghiệp, cơ khí thủy, hệ thống năng lượng tàu thủy, công trình nổi,…\nNhân viên tổ chức sản xuất và quản lý, giám sát điều hành quá trình công nghệ.\nThiết kế và đóng tàu, thiết lập và xây dựng dự án kỹ thuật cơ khí trong đóng mới và quy trình công nghệ tàu thủy và công trình nổi.\nThẩm định các dự án và thiết kế.\nTư vấn kỹ thuật ngành cơ khí đóng tàu.\nKỹ sư kỹ thuật tàu biển có thể đảm nhận các vị trí tư vấn, quản lý nghiên cứu, phát triển và sản xuất trong các đơn vị công ty.\nCó thể làm việc trên các tàu biển, các nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển.\nCó thể làm việc chuyên ngành quản lý khai thác các hệ thống, thiết bị năng lượng tàu thủy và các lĩnh vực cơ khí liên quan.\nKỹ thuật vận hành, sửa chữa, được học các môn về cấu tạo của động cơ tàu thủy nguyên lý máy phát và hệ thống điện trên tàu thủy.\nBảo dưỡng động cơ các hệ thống phụ trợ khác trên tàu thủy.\nLàm việc trong các cơ quan quản lý và đăng kiểm phương tiện thủy, các công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí.\n\n\n\n", "mức lương đối với ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay chưa có thống kê cụ thể về mức lương mà các kỹ sư có thể nhận được. Nhưng Reviewedu.net tin rằng mức lương mà các kỹ sư ngành này có thể nhận được là tương đối tốt hoàn toàn xứng đáng với những công sức mà các kỹ sư đã bỏ ra.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật tàu thủy mà các bạn thí sinh và các quý phụ huynh đang quan tâm. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm cho mình những kinh nghiệm để định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Reviewedu.net chúc các bạn sẽ có cho mình những sự lựa chọn phù hợp và thành công."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-nang-luong-tai-tao", "rid": "7510208", "major": "Năng lượng tái tạo", "payload": {"ngành là gì? thi khối nào?": "\n\nNgành Năng lượng tái tạo ( Mã ngành: 7510208) là ngành học áp dụng các kỹ thuật và công nghệ tái tạo và sử dụng lại các nguồn năng lượng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Từ đó vừa giảm chi phí năng lượng cho các hoạt động công nghiệp. Vừa giảm lượng chất thải từ các nhà máy sản xuất năng lượng. \n\n\nNgành Năng lượng tái tạo xét tuyển theo các khối thi sau:\n\n\nKhối A00 : Toán, Vật Lí, Hóa học\n\n\nKhối A01 : Toán, Vật Lí, Tiếng Anh \n\n\nKhối D01 : Văn, Toán, Anh\n\n\nKhối D07 : Toán, Hóa học, Tiếng Anh\n\n\nKhối C01 : Văn, Toán, Vật lí \n\n\nKhối D90 : Toán, KHTN, Anh \n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành nghề này:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Điện lực Hà Nội\nĐại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội \n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh – Phân hiệu Ninh Thuận \n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh \nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh \nĐại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh  \n\n\n\nĐiểm chuẩn ngành Năng lượng tái tạo của các trường Đại học dao dao động từ 15 – 24 điểm. Mức điểm chuẩn có sự khác nhau giữa các trường và giữa các phương thức xét tuyển.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học ngành Năng lượng tái tạo, các thí sinh cần có:\n\n\n\nSự quan tâm đến môi trường và năng lượng\nKỹ năng giao tiếp và hợp tác\nKỹ năng phân tích và đánh giá dự án\nKỹ năng tổng quát về khoa học và công nghệ \n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nCác cơ hội việc làm của ngành Năng lượng tái tạo bao gồm: \n\n\n\nKỹ sư, quản lý dự án năng lượng tái tạo\nNhà phân tích, nghiên cứu, giám sát, chuyên gia tư vấn năng lượng\nNhà kinh doanh năng lượng tái tạo \n\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành Năng lượng tái tạo phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, quy mô doanh nghiệp và vị trí làm việc. Thông thường, mức lương cho một kỹ sư là khoảng 11 – 15 triệu đồng/tháng và từ 20 – 30 triệu đồng/tháng cho vị trí quản lý. \n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Năng lượng tái tạo hiện nay đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ, hiểu biết và kỹ thuật. Đây là ngành có tiềm năng phát triển cùng với cơ hội việc làm rộng mở. Hy vọng với những thông tin chia sẻ mô tả về lĩnh vực này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một kỹ sư trong chuyên ngành này. Chúc các bạn sẽ có những định hướng đúng đắn, phù hợp với bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ro-bot-va-tri-tue-nhan-tao", "rid": "7510209", "major": "Robot và trí tuệ nhân tạo", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Robot và trí tuệ nhân tạo là ngành học chuyên đào tạo về các lĩnh vực công nghệ điện tử trong robot và trí tuệ nhân tạo (Al), đặc biệt hướng tới phần thông minh hay bộ não của robot, từ đó đưa ra những lập trình cho robot và các thiết bị hệ thống tự động sử dụng robot…\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu trong phạm vi của ngành công nghệ kỹ thuật Điện tử – Viễn thông. Bên cạnh đó, sinh viên còn được mở rộng vốn hiểu biết về một số lĩnh vực như: khoa học xã hội, khoa học chính trị; khả năng lập kế hoạch, tổ chức giám sát các quá trình trong mảng điện tử – viễn thông và đặc biệt kiến thức chuyên ngành về robot, robot di động, thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo.\n\n\n", "các khối thi vào ngành như thế nào?": "\n\nVốn là một ngành học đòi hỏi khá cao về khả năng sáng tạo, cũng như tư duy logic, khả năng nghiên cứu tốt hoặc có thể là vượt trội. Mỗi trường sẽ có mỗi mã ngành và khối xét tuyển khác nhau. Do vậy, các bạn nên theo dõi kỹ trang tuyển sinh của trường để lựa chọn khối thi chính xác nhất. Theo tổng hợp chung, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có các sự lựa chọn về khối thi như sau:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)\nKhối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)\nKhối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nKhối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)\nKhối A19 (Toán, Vật lý, Bài kiểm tra tư duy)\n\n\n\n", "điểm chuẩn vào ngành như thế nào?": "\n\nMặc dù đây là ngành học khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng hiện đang thu hút rất nhiều sự chú ý từ quý bậc phụ huynh và các bạn thí sinh. Điểm chuẩn của ngành này đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Không những vậy, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường cũng khá ít, dẫn đến tỉ lệ chọi giữa các thí sinh khá cao. Mức điểm chuẩn của ngành dao động từ 22 – 28,5 điểm. Đặc biệt hơn nữa là ngành này chỉ xét tuyển dựa theo kết quả thi THPTQG, không xét học bạ hay áp dụng phương thức khác. Một số chuyên gia dự đoán rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều trường tuyển sinh ngành này nhưng chắc chắn điểm chuẩn của ngành vẫn không hề giảm.\n\n\n", "các trường đại học nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgành học này hiện còn khá mới và chưa được nhiều trường đưa vào giảng dạy chính thức. Nếu các sĩ tử có niềm đam mê và hứng thú với ngành này thì có thể tham khảo và lựa chọn một số trường được đề cập dưới đây:\n\n\n\nĐại học Bách Khoa Hà Nội\nĐại học FPT\nĐại học Điện lực\nKhoa CNTT – Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM\nĐại học Công nghệ thông tin TP.HCM (Đại học Quốc gia TP.HCM)\n\n\n\nMỗi trường đại học sẽ xây dựng riêng cho mình đề án tuyển sinh, chỉ tiêu cũng như mức học phí riêng. Do vậy, các bạn thí sinh cần tìm hiểu kỹ để có thể lựa chọn cho mình một môi trường phù hợp.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể biết được câu trả lời chính xác cho bản thân, bạn có thể cân nhắc những tố chất sau đây:\n\n\n\n\n\nCó khả năng tư duy, đầu óc nhạy bén\nPhải có đam mê với ngành học, chỉ có đam mê mới giúp bạn thành công để theo đuổi nghề\nKhả năng tìm kiếm và nghiên cứu về khoa học, công nghệ\nChịu được áp lực công việc, sức khỏe tốt\nCó sự yêu thích, hứng thú với máy móc\nKỹ năng làm việc nhóm, khả năng độc lập trong công việc\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành này hoàn toàn có đủ năng lực để có thể đảm nhận các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nThiết kế, chế tạo, lập trình cho robot, các thiết bị điện tử có sử dụng robot tại các tập đoàn kinh doanh, sản xuất robot\nChuyên gia nghiên cứu, phân tích dữ liệu ở các bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm trí tuệ nhân tạo\nKỹ sư Al và Machine Learning\nGiảng viên tại các trường đại học, cao đẳng\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nMột trong những lý do thu hút các bạn trẻ theo học ngành này chính là mức lương cao ngất ngưởng. Theo khảo sát cho thấy, mức lương mà các doanh nghiệp trả cho sinh viên ngành này sau khi ra trường là 22.000 USD/năm (tương đương với 500 triệu đồng/năm). Như vậy, đây là mức thù lao thực sự khủng trên thị trường lao động hiện nay. Ngoài ra, một số công ty còn đưa ra mức thu nhập hấp dẫn cho các bạn trẻ là 1600 USD/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, lĩnh vực này đang được chú trọng đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đây được xem là một trong những ngành cực kỳ phát triển trong tương lai. Trên đây là những thông tin hữu ích chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng sẽ giúp các sĩ tử dễ dàng lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân.\n\n\n "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-bao-duong-cong-nghiep", "rid": "7510211", "major": "Bảo dưỡng công nghiệp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nBảo dưỡng công nghiệp được hiểu đơn giản là duy trì hay khôi phục khả năng của máy móc thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm có các đặc tính phù hợp với yêu cầu trong thời gian sử dụng với chi phí tổng quát thấp nhất. Bảo dưỡng diễn ra trong toàn bộ thời gian sử dụng của thiết bị. Việc bảo dưỡng tốt sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc và đảm bảo hoạt động ở mức chi phí tối ưu nhất.\n\n\nChương trình đào tạo của ngành học này là trang bị cho sinh viên kỹ năng lãnh đạo kết hợp với kiến thức chuyên môn để có thể giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Cụ thể như các vấn đề về lập kế hoạch bảo trì, quản lý và điều hành công tác bảo trì nhằm duy trì sản xuất liên tục, chất lượng, hiệu quả, an toàn.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7510221\n\n\nĐể theo học ngành này bạn có thể đăng ký xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\n Khối A00: Toán – Vật Lý – Hóa học\n Khối A01: Toán – Vật Lý – Tiếng Anh\n\n\n\nĐây là cơ hội cho các bạn học tốt khối A có cơ hội phát huy hết điểm mạnh của mình.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn vào ngành học này là bao nhiêu? Đây là câu hỏi mà hầu hết các bạn trẻ đều đang quan tâm nhất. Đây là ngành có điểm chuẩn xét tuyển vào trường khá cao. Năm 2020 điểm chuẩn ngành này là 24 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgành Bảo dưỡng công nghiệp là ngành học mới của nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí. Vì vậy, số lượng trường tuyển sinh và đào tạo ngành này còn nhiều hạn chế. Có duy nhất một đơn vị tuyển sinh ngành học này là trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM. Đây là lợi thế hơn với các bạn đang sinh sống tại khu vực phía Nam khi muốn lựa chọn ngành học này cho mình. Để có được quyết định tốt nhất khi lựa chọn trường học, ngành học bạn cần tìm hiểu thật kỹ về trường, khoa và ngành học của bạn để có thể theo đuổi nó đến cùng.\n\n\n", "vai trò bảo trì": "\n\nBảo dưỡng công nghiệp giúp tăng khả năng hoạt động của máy móc cho công việc, hạn chế các vấn đề về trục trặc, hỏng hóc khi vận hành. Nhờ đó làm tăng năng suất của dây chuyền làm việc, giảm chi phí trong toàn bộ quy trình.\nBảo vệ môi trường: những hư hỏng, thay thế linh kiện luôn tác động trực tiếp đến môi trường làm việc thậm chí là môi trường sống. Đặc biệt là những loại rác thải nhựa, pin điện từ, linh kiện điện tử. Nếu không xử lý tốt còn dẫn đến những hệ lụy liên quan đến vấn đề pháp luật. Và tất nhiên phạm pháp là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần tránh.\nKéo dài tuổi thọ máy móc, dây chuyền làm việc: bảo trì bảo dưỡng công nghiệp định kỳ sẽ giúp nâng cao thời gian làm việc của máy móc. Các lỗi, vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành sẽ được phát hiện sớm và khắc phục kịp thời. Nhờ đó mà không để kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và quá trình hoạt động của dây chuyền\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể học tập và làm việc trong ngành này các bạn cần có một trong các tố chất sau:\n\n\n\nThông minh, năng động, có sự tư duy, sáng tạo. Sự thông minh để sáng tạo ra những cái mới giúp bạn thành công hơn.\nCó niềm đam mê với nghề. Bởi phải có đam mê thì bạn mới có động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.\nKiên trì và nhẫn nại. Sự kiên trì và nhẫn nại sẽ giúp bạn tìm ra cách xử lý các vấn đề một cách hiệu quả hơn.\nKhả năng làm việc theo nhóm. Mỗi người trong nghề sẽ đảm nhận một công việc khác nhau. Vì thế kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp công việc đạt hiệu quả cao hơn.\nKỹ năng giao tiếp. Dù ở bất kỳ ngành nghề nào thì kỹ năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp cho việc trao đổi công việc giữa các thành viên được thuận lợi hơn.\nCó sự đam mê và yêu thích ngành học. Có sự đam mê và yêu thích ngành này thì bạn mới có thể hoàn thành tốt công việc và có thể phát triển hơn.\nCó khả năng chịu được áp lực công việc.\nCó sức khỏe tốt để phục vụ cho công việc của bạn.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi ra trường, bạn có thể đảm nhận các công việc sau:\n\n\n\nLàm kỹ sư bảo trì tại các công ty sản xuất trong các khu công nghiệp lớn nhỏ khác nhau trong cả nước.\nLàm việc tại các công ty kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với vị trí bảo dưỡng.\nTrở thành một giảng viên ngành học này.\nTự kinh doanh, mở dịch vụ bảo dưỡng tư nhân để sửa chữa đồ gia dụng, máy móc hàng ngày,…\n\n\n\nVề công việc của ngành bảo dưỡng công nghiệp rất đa dạng và phong phú. Cụ thể như: Khảo sát, ghi nhận kết quả, thực hiện đo lường cho tình trạng hoạt động của các thiết bị công nghiệp trong các nhà máy. Lên kế hoạch bảo trì, quản lý, bảo dưỡng cho các thiết bị máy móc; lựa chọn các sản phẩm thay thế phù hợp có chất lượng tốt và giá thành hợp lý; vận dụng các kiến thức chuyên môn để sửa chữa máy móc, thiết bị khi gặp vấn đề.\n\n\n", "mức lương cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nBạn có biết mức thu nhập của ngành này là bao nhiêu hay không? Tùy thuộc vào từng vị trí công việc, nơi làm việc, trình độ chuyên môn mà bạn có sẽ được hưởng mức thu nhập khác nhau. Mức lương hiện nay dao động trong khoảng từ 7 triệu – 10 triệu đồng/tháng. Đối với những người có tay nghề tốt thì mức thu nhập này có thể cao hơn rất nhiều.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHy vọng với các thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn định hướng ngành học tương lai tốt nhất cho bản thân. Đặc biệt là biết ngành bảo dưỡng công nghiệp ra làm gì sau tốt nghiệp. Chúc bạn thành công với tấm bằng kỹ sư bảo dưỡng công nghiệp của mình và có một công việc như mong muốn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-dien-dien-tu", "rid": "7510301", "major": "Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nCông nghệ kỹ thuật điện, điện tử (tiếng Anh: Electrical and Electronic Engineering Technology) là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử. Ngành này chủ yếu tập trung đến việc sản xuất, truyền tải, phân phối, biến đổi và sử dụng điện năng, áp dụng kỹ thuật công nghệ vào lĩnh vực kỹ thuật điện cho các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất trong nhà máy.\n\n\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành, giúp các bạn có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng và bảo trì các thiết bị điện – điện tử, hệ thống truyền tải điện. Ngoài ra, sinh viên sẽ được mở rộng vốn hiểu biết thông qua việc sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể có thể theo học ngành này, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có một vài sự lựa chọn về khối thi như sau:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)\nKhối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)\nKhối C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)\nKhối C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)\nKhối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn)\nKhối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nKhối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)\nKhối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)\nKhối A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)\nKhối C04 (Toán, Ngữ văn, Địa lý)\n\n\n\n", "điểm chuẩn vào ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm trúng tuyển vào ngành còn tùy thuộc vào từng trường đại học, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn cũng như chỉ tiêu xét tuyển. Do đó sẽ không thể có một con số chính xác về điểm chuẩn. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, điểm trúng tuyển vào ngành dựa trên kết quả thi THPTQG thường dao động từ 14 – 25 điểm. Bên cạnh đó, một số trường còn xét tuyển theo phương thức xét học bạ THPT với thang điểm từ 18 – 21 điểm.\n\n\n", "các trường đại học nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành CNKTĐ – ĐT trên cả nước. Dưới đây sẽ liệt kê danh sách các trường để giúp phụ huynh cũng như các bạn học sinh dễ dàng lựa chọn cho mình một ngôi trường yêu thích và phù hợp:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)\nĐại học Mỏ – Địa chất Hà Nội\nĐại học Thủy lợi\nĐại học Đại Nam\nĐại học Hải Phòng\nĐại học Phương Đông\nĐại học Hàng hải\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Nha Trang\nĐại học Duy Tân\nĐại học Kiến trúc Đà Nẵng\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Giao thông Vận tải TP.HCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Văn Lang\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc ngành ?": "\n\nĐể xác định đúng ngành nghề yêu thích trong tương lai cũng như lựa chọn hướng đi phù hợp cho bản thân, các bạn sĩ tử cần nắm rõ được các chuyên ngành cơ bản của CNKTĐ – ĐT gồm:\n\n\n\nCông nghệ kỹ thuật cơ điện tử: nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ và thiết bị cơ điện tử\nCông nghệ kỹ thuật điều khiển – tự động hóa: chuyên về các hệ thống tự động và dây chuyền, vận hành các bộ máy tự động\nCông nghệ kỹ thuật điện: gồm các chuyên ngành như kỹ thuật điện dân dụng, điện công nghiệp…\nCông nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông: là ngành học sử dụng công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy xuất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức cần có\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể học tập và làm việc tốt trong ngành CNKTĐ – ĐT, bạn cần hội tụ những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nTư duy khoa học, có logic. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn dễ dàng nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc\nPhải kiên trì và nhẫn nại\nHam thích tìm tòi và học hỏi, yêu thích các thiết bị điện tử\nCó tinh thần hợp tác và kỹ năng làm việc nhóm\nChăm chỉ, cần cù, có khả năng chịu được áp lực tốt\nĐam mê với nghề, chỉ có đam mê mới giúp bạn có thể theo đuổi và gắn bó với ngành lâu dài\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSự phát triển mạnh mẽ và liên tục của các nhà máy, xí nghiệp hiện đại tại các thành phố lớn càng đẩy mạnh nhu cầu nhân lực của lĩnh vực này. Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nĐảm nhận công việc tại công ty điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, các phòng thí nghiệm và cơ sở kinh doanh\nLàm việc trực tiếp, tham gia tư vấn thiết kế và vận hành mạng lưới điện tại các công ty, khu công nghiệp\nLàm việc cho ngành Bưu chính viễn thông của Việt Nam\nTham gia nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực điện – điện tử tại các trường đại học, cao đẳng\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nVới đặc thù là ngành kỹ thuật khá vất vả trong các khâu làm việc, do đó chủ yếu hợp với các bạn nam hơn là nữ. Tuy nhiên đây là ngành học mang lại việc làm cùng với mức thu nhập ổn định, chế độ đãi ngộ tốt dành cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương trung bình sẽ dao động từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Mặt khác, với các bạn có kinh nghiệm làm việc lâu năm sẽ hưởng mức thu nhập từ 10 – 20 triệu đồng/tháng.\n\n\n", "ngành có vai trò gì?": "\n\nLà một ngành rất quan trọng và cần thiết vì nó gắn liền với tất cả mọi hoạt động của con người. Sau đây là những thông tin về vai trò quan trọng của ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử:\n\n\n\nĐối với sản xuất: Điện cung cấp nguồn điện để các máy móc thiết bị, sản xuất hoạt động và tạo ra sản phẩm.\nĐối với nông nghiệp: Điện tử tạo ra các dòng điện để khởi động hệ thống tưới tiêu, phun,…tại các nông trại\nĐối với công nghiệp: Điện tử chính là mạch nối quan trọng để nối các hệ thống cơ khí của Robot với nhau.\nĐối với Y Tế: Nhờ có điện, con người có thể sử dụng được các thiết bị đo, giải phẫu, theo dõi sức khỏe,…của bệnh nhân\nĐối với gia đình: Điện là thiết bị sinh hoạt hằng ngày của chúng ra.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, CNKTĐ – ĐT đang là lĩnh vực được chú trọng đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục. Ngành này được xem là một trong những ngành đã và đang phát triển hơn nữa trong tương lai. Trên đây là một vài thông tin về ngành học, hy vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-dien-tu-vien-thong?fbclid=IwAR1TCOyklTNyQ9MKfUyuvmJqy0LH8AyjkDnbJbraLBoNszEQCPVSPa3CUlg", "rid": "7510302", "major": "Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại của thời đại 4.0. Sự phát triển của ngành công nghệ này đem lại nhiều hữu ích trong hoạt động của con người. Cụ thể, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực như sáng tạo, nghiên cứu, lĩnh vực âm thanh hình ảnh, lĩnh vực điện tử, lĩnh vực mạng viễn thông…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành là: 75100302.\n\n\nĐể theo học ngành này, bạn có thể lựa chọn thi một trong các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)\nKhối C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)\nKhối C02 (Ngữ văn, Hóa học, Sinh học)\nKhối C04 (Toán, Ngữ văn, Địa lý)\nKhối D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)\nKhối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nKhối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành học này tại các trường đại học như sau:\n\n\n\nXét tuyển theo học bạ năm 2020: dao động trong khoảng 16.00 – 26 điểm\nXét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2020: từ 14 – 22 điểm\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nỞ nước ta hiện có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành học này. Đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nHọc viện Kỹ thuật mật mã\nHọc viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc)\nĐại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)\nĐại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp\nĐại học Mở Hà Nội\nĐại học Điện lực\nĐại học Hàng hải\nĐại học Sao Đỏ\nĐại học Dân lập Phương Đông\nĐại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Công nghệ Giao thông Vận tải\nĐại học Kinh Bắc\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh\nĐại học Vinh\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Lạc Hồng\nĐại học Giao thông Vận tải TP.HCM\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nHọc viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Nam)\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Giao thông Vận tải ( Cơ sở Phía Nam)\nĐại học Văn Hiến\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM\nĐại học Công nghiệp TP.HCM\nĐại học Công nghệ Sài Gòn\nHọc viện Hàng không Việt Nam\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành này?": "\n\n\n\nĐể học tập và làm việc trong ngành này, các bạn cần có một trong các tố chất sau:\n\n\n\nThông minh, năng động. Sự thông minh sẽ giúp bạn tìm ra cách xử lý các vấn đề một cách nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian.\nCó niềm đam mê với ngành điện tử viễn thông. Bởi phải có đam mê thì bạn mới có động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.\nHọc giỏi ngoại ngữ. Những thông tin, tín hiệu, những tài liệu thường được viết bằng Tiếng Anh. \nKiên trì và nhẫn nại. Khi bị ảnh hưởng của những tác động bên ngoài nếu bạn không kiên trì, nhẫn nại tìm ra nguyên nhân thì bạn khó có thể tìm ra cách giải quyết.\nKhả năng làm việc theo nhóm. Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông là một ngành công nghệ cao, làm việc theo hệ thống dây chuyền, hiện đại và phức tạp. Mỗi người sẽ đảm nhận một công việc khác nhau. Vì thế nếu không có khả năng làm việc nhóm, công việc sẽ không được hoàn thành tốt.\nKỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp cho việc trao đổi công việc giữa các thành viên được thuận lợi hơn.\nCó sự đam mê và yêu thích ngành điện tử – viễn thông. Đây là ngành được đánh giá là một ngành học khó, rộng và tỷ lệ cạnh tranh cao. Vì thế mà rất nhiều các ứng viên đã phải bỏ nghề vì không đáp ứng được yêu cầu công việc. Do vậy, đây là yếu tố đóng vai trò then chốt trong ngành nghề này.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm cho người học ngành này như thế nào?": "\n\n\n\nBạn có thể đảm nhiệm công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như:\n\n\n\nKỹ sư thiết kế mạng, quản lý và vận hành hệ thống mạng viễn thông.\nKỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô.\nKỹ sư thiết kế vi mạch kiểm thử vi mạch, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.\nKỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống điện, hệ thống đa phương tiện.\nChuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình,…\nChuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông, doanh nghiệp tư nhân về điện tử – viễn thông.\nChuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm.\n\n\n\n", "mức lương cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐây là ngành có mức lương khá hấp dẫn. Mức lương khởi điểm đối với sinh viên mới ra trường là từ 7 – 15 triệu đồng/tháng. Còn đối với những người làm lâu năm, vị trí cao trong nghề thì mức lương có thể lên đến 2000 USD/tháng tương đương với 45 triệu VNĐ.\n\n\n", "sinh viên ngành được học gì?": "\n\nMỗi trường đại học sẽ có những khung đào tạo chương trình riêng. Tuy nhiên, cơ bản sẽ bao gồm các phân môn về đại cương và chuyên ngành. Cụ thể:\n\n\n\nThời gian mới vào trường, các bạn sẽ tiếp cận với những môn đại cương như: Văn Hóa, Chính Trị – Xã Hội,…\nĐến với những năm tiếp theo, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức nền tảng về trường điện tử, kỹ thuật lập trình, điện tử số, nguyên lý truyền thông, vi mạch, thông tin điện tử, xử lý tín hiệu…\n\n\n\n\n\n\nSau khi hoàn tất các lý thuyết, sinh viên được thực hành bảo trì, sửa chữa, nâng cấp thiết bị, hệ thống,…trong thực tế và cuộc sống. Ngoài ra, còn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu, phát triển thêm hơn nữa trong nghề nghiệp và trình độ học vấn của bản thân trong tương lai.\n\n\n", "kết luận": "\n\nVới những thông tin chia sẻ trên giúp các bạn sinh viên, những người đang muốn tìm hiểu về ngành công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông có thêm kiến thức. Bài viết đưa ra những câu trả lời thỏa đáng nhất cho những gì bạn đang thắc mắc về ngành học này. Hy vọng, qua bài này bạn sẽ có những lựa chọn tốt nhất cho ngành nghề của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-dieu-khien-va-tu-dong-hoa", "rid": "7510303", "major": "Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa", "payload": {"ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá là gì?": "\n\n\n\nĐây là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy xi măng, sắt thép, nước giải khát và thiết kế, điều khiển, chế tạo robot, quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước. Ngành này gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất trong công nghiệp. Nó thay thế hoàn toàn sức lao động của con người bằng các thiết bị máy móc, robot tự động. Việc này nhằm tăng năng suất lao động, giảm thiểu công nhân, tiết kiệm thời gian và chi phí.\n\n\nSinh viên tham gia ngành học này được trang bị kiến thức về: lý thuyết mạch điện – điện tử, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện… Ngoài ra, họ cũng là đội ngũ được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì các hệ thống điều khiển và tự động hóa, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền thông công nghiệp, hệ thống đo lường thông minh.\n\n\n", "các khối thi vào ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá là gì?": "\n\n\n\nMã ngành: 7510303.\n\n\nBạn có thể đăng ký theo học ngành này trong các tổ hợp môn thi sau:\n\n\n\nKhối A00 (Toán Học, Vật Lý, Hóa Học)\nKhối A01 (Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh)\nKhối A09 (Toán Học, Địa lý, GDCD)\nKhối A10 (Toán Học, Vật Lý, GDCD)\nKhối A16 (Toán Học, KHTN, Ngữ Văn)\nKhối B00 (Toán Học, Hóa Học, Sinh Học)\nKhối C01 (Ngữ Văn, Toán Học, Vật Lý)\nKhối C02 (Ngữ Văn, Toán Học, Hóa Học)\nKhối C04 (Ngữ Văn, Toán Học, Địa Lý)\nKhối C14 (Ngữ Văn, Toán Học, GDCD)\nKhối D01 (Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh)\nKhối D07 (Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh)\nKhối D90 (Toán Học, KHTN, Tiếng Anh)\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành học này năm 2020 rơi vào khoảng 15 tới 31.25 điểm. Các bạn hãy lựa chọn những trường có điểm chuẩn phù hợp với khả năng của mình để nâng cao tỷ lệ đỗ.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá?": "\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội\nĐại học Giao thông vận tải\nĐại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp\nĐại học Mỏ – Địa chất\nĐại học Phenikaa\nĐại học Thủy Lợi\nĐại học Mở Hà Nội\nĐại học Công nghệ Đông Á\nĐại học Điện lực\nĐại học Sao Đỏ\nĐại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên\nĐại học Công nghiệp Việt Trì\nĐại học Công nghiệp Quảng Ninh\nĐại học Hải Phòng\nĐại học Công nghệ thông tin & truyền thông Thái Nguyên\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Công nghiệp Việt Hung\n\n\n\nKhu vực miền Trung và Tây Nguyên\n\n\n\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Đà Nẵng\nĐại học Huế Phân hiệu Quảng Trị\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Vinh\nĐại học Vinh\nĐại học Đông Á\nĐại học Duy Tân\nĐại học Bách khoa Đà Nẵng\nĐại học Quy Nhơn\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Bách khoa TPHCM\nĐại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM\nĐại học Giao thông vận tải TPHCM\nĐại học Nông lâm TPHCM\nĐại học Quốc tế – ĐHQG TPHCM\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM\nĐại học Công nghệ TPHCM\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Lạc Hồng\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Quốc tế Miền Đông\nĐại học Tiền Giang\nĐại học Công nghiệp TPHCM\nĐại học Văn Hiến\n\n\n\nCác trường cao đẳng đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hoá?\n\n\nĐể rút ngắn thời gian theo học, các bạn có thể lựa chọn các trường cao đẳng sau:\n\n\n\nCao đẳng Xây dựng công trình đô thị\nCao đẳng Kỹ thuật Đồng Nai\nCao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng\nCao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc\nCao đẳng Công nghiệp Nam Định\nCao đẳng nghề An Giang\nCao đẳng Hàng hải I\nCao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội\nCao đẳng Công nghệ Hà Nội\nCao đẳng Công nghiệp và thương mại\nCao đẳng Công thương TPHCM\nCao đẳng Điện tử – Điện lạnh Hà Nội\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hoá?": "\n\nĐể học tập và làm việc tốt trong lĩnh vực này bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:\n\n\n\nKỹ năng quản lý, giám sát các dự án kỹ thuật;\nKỹ năng tư vấn, thiết kế và phát triển hệ thống tự động hóa;\nKỹ năng vận hành, bảo dưỡng dây chuyền sản xuất tự động;\nCó kỹ năng tích hợp các thiết bị;\nKhả năng thiết kế, chế tạo và kiểm định;\nKhả năng nghiên cứu, phát triển các thiết bị tự động thông minh;\nKỹ năng thuyết trình và sử dụng tiếng Anh thành thạo;\nKỹ năng làm việc nhóm tốt;\nKỹ năng quản lý thời gian hiệu quả;\nKỹ năng khởi nghiệp;\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hoá như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi tốt nghiệp ngành này bạn có thể đảm nhận vị trí các công việc sau:\n\n\n\nKỹ sư vận hành và bảo trì: Bảo đảm quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện, điện tử, tự động.\nKỹ sư vận hành bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động trong các nhà máy, xí nghiệp.\nChuyên gia hệ thống: chuyên phân tích nhu cầu về hệ thống điện, tự động hóa của các công ty, nhà máy.\nChỉ huy các dự án: Thiết kế các hệ thống tự động và tham gia thi công các dự án về điều khiển tự động.\nThiết kế các hệ thống tự động hóa cho nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổ chức…\nLập trình ứng dụng: các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC, các bộ điều khiển về lập trình.\nChuyên gia tư vấn cung cấp các tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực tự động, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên.\nGiảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nơi đào tạo Kỹ sư, cử nhân thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hoá như thế nào?": "\n\nNgành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là một trong những nghề “hot” nhất hiện nay. Với các ứng viên ngành tự động hóa không khó có thể tìm được công việc có mức thu nhập trên 30 triệu đồng/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành có tiềm năng lớn trong tương lai. Nó đang ngày càng được nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn. Hy vọng sau bài viết này, những ai đang băn khoăn trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề, ngành học sẽ có thêm sự lựa chọn tham khảo để đi đến quyết định. Chúc các bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-iot-va-tri-tue-nhan-tao", "rid": "7510304", "major": "IOT và trí tuệ nhân tạo", "payload": {"ngành là gì? thi khối nào?": "\n\nNgành IoT và trí tuệ nhân tạo (Mã ngành: 7510304) là ngành ứng dụng, sử dụng các công cụ hiện đại để phân tích, thiết kế, vận hành và khai thác một cách hiệu quả các thiết bị và hệ thống trong lĩnh vực điện tử, IoT và các hệ thống thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ đó tạo ra những công nghệ mới mang lại hiệu quả cao trong kinh tế, môi trường và con người. \n\n\nCác khối thi ngành IoT và trí tuệ nhânt tạo bao gồm:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)\nKhối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nKhối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)\n\n\n\nMức điểm đầu vào là bao nhiêu? Trường nào đào tạo?\n\n\nMức điểm chuẩn của các trường sẽ có sự khác nhau. Thông thường, điểm chuẩn trúng tuyển sẽ dao động từ 23 điểm đến 28 điểm. \n\n\nMột số trường đào tạo ngành IoT và trí tuệ nhân tạo: \n\n\n\nĐại học Công nghệ thông tin – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh \nĐại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Bách khoa Hà Nội \n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nCác tố chất cần có để học ngành IoT và trí tuệ nhân tạo:\n\n\n\nSự quan tâm đến công nghệ \nKhả năng logic và sự sáng tạo, tìm kiếm thông tin\nSự tập trung \nKhả năng quản lý thời gian, khả năng giao tiếp và làm việc nhóm \n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm các công việc sau: \n\n\n\nKỹ sư, nhà nghiên cứu làm việc tại các cơ quản quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trong ngành IoT và trí tuệ nhân tạo \nTự khởi nghiệp, sáng tạo ra các phần mềm hữu ích trong lĩnh vực điều khiến thông minh, điện tử – nhúng, kinh doanh các thiết bị hoặc giải pháp liên quan \nGiảng viên tại các trung tâm đào tạo, nghiên cứu nhân lực IoT và trí tuệ nhân tạo\n\n\n\nMức lương trung bình của các kỹ sư ngành này hiện nay khoảng 15 – 40 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, vị trí công việc, quy mô doanh nghiệp và nhu cầu thị trường. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là toàn bộ thông tin về ngành IoT và trí tuệ nhân tạo. Truy cập Reviewedu.net để theo dõi và cập nhật sớm nhất những thông tin về ngành học mà các bạn quan tâm. Chúc các sĩ tử đạt được kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-hoa-hoc", "rid": "7510401", "major": "Công nghệ kỹ thuật hóa học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành công nghệ kỹ thuật hóa học là ngành chuyên nghiên cứu, tìm tòi ứng dụng để tạo ra các sản phẩm hóa học mới có tính năng mới, các công nghệ sản xuất mới.\n\n\nNgành này có vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp như dầu khí, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, phân bón, đồ uống,… Các kỹ sư ngành hóa học đảm nhiệm vai trò thiết kế, chế tạo, vận hành và quản lý quá trình sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp.\n\n\nSinh viên theo học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học được trang bị các kiến thức chuyên sâu như: Kỹ thuật, thí nghiệm hóa hữu cơ, hóa lý, hóa phân tích, hóa học vật liệu, hóa học dầu mỏ,… Bên cạnh đó sinh viên còn được thực hành trong phòng thí nghiệm, làm quen với các công việc thí nghiệm vật lý; thí nghiệm hóa hữu cơ, vô cơ; thí nghiệm hóa lý; thí nghiệm vi sinh; thí nghiệm sản xuất chất tẩy rửa;…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành học này được đào tạo ở nhiều trường đại học khác nhau, mỗi trường đều đưa ra các khối tuyển sinh riêng. Các khối thi tuyển sinh tại các trường bao gồm:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật Lý. Hóa học\nKhối A01: Toán học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối A02: Toán học, Vật Lý, Sinh học\nKhối A11: Toán học, Hóa học, GDCD\nKhối A18: Toán học, Hóa học, KHXH\nKhối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học\nKhối C17: Ngữ Văn, Hóa học, GDCD\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán học, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh\nKhối D90: Toán học, KHTN, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn vào ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nNhìn chung, mặt bằng điểm chuẩn của ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học ở các trường không quá cao. Mức điểm dao động từ 15 đến 24.8 điểm. Cao nhất là trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội là 24.8 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nLà một ngành được ứng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất nên có rất nhiều trường đào tạo ngành này. Bạn có thể đăng ký học tại các trường sau:\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học khoa học tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội\nĐại học Công nghiệp\nĐại học Mỏ Địa Chất\nĐại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên\nĐại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên\nĐại học Công nghiệp Việt Trì\nĐại học Nha Trang\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Công nghiệp Vinh\nĐại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Lạc Hồng\nĐại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Bà Rịa – Vũng Tàu\nĐại học An Giang\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Công nghệ Đồng Nai\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nĐể theo đuổi ngành học này các bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:\n\n\n\nCó sự đam mê, nhiệt huyết với nghề.\nCó khả năng tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng vào trong công việc để đạt kết quả tốt nhất.\nCó khả năng về thiết kế, sản xuất và vận hành máy móc.\nLuôn đưa ra những ý tưởng mới.\nNgành công nghệ kỹ thuật hóa học đòi hỏi người học phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ. Bởi nếu xảy ra sai sót thì độ rủi ro rất cao.\nCó khả năng giao tiếp tốt.\nCó khả năng nhìn nhận, đưa ra đề xuất giải quyết vấn đề trước khi sự cố xảy ra.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, kỹ sư kỹ thuật hóa học có thể làm việc tại các vị trí sau:\n\n\n\nLà kỹ sư thiết kế cho các công ty tư nhân, các tập đoàn đa quốc gia hoặc các công ty sản xuất công nghiệp,..\nKỹ sư vận hành trong các nhà máy, các khu công nghiệp.\nKỹ sư sản xuất vật liệu, sản xuất linh kiện cho các công ty trong và ngoài nước.\nLà một kỹ thuật viên phân tích hay 1 chuyên viên nghiên cứu hóa học, sản xuất.\nLàm việc trong các công ty sản xuất phân bón, hóa chất.\nTrở thành giảng viên, nhà nghiên cứu trong các trường đại học, học viện.\n\n\n\nNgành học này không chỉ đa dạng về vị trí làm việc mà còn đa dạng về các lĩnh vực làm việc. Bạn cũng có thể tìm kiếm công việc cho mình trong các lĩnh vực sau:\n\n\n\nLĩnh vực sản xuất các sản phẩm vô cơ phục vụ cho đời sống, sản xuất nông nghiệp như phân bón, hóa chất vô cơ, gốm sứ,…\nLĩnh vực sản xuất các sản phẩm hữu cơ như: thuốc nổ, vải sợi polyme, thuốc nhuộm, phim mỏng,…\nLĩnh vực sản xuất và nghiên cứu các vật liệu chống ăn mòn, ăn mòn, pin ướt, pin khô,…\nLĩnh vực mạ điện, sản xuất công nghiệp, luyện kim,…\nLĩnh vực sản xuất công nghệ thực phẩm, đồ uống, đồ ăn, đồ đóng hộp,…\nLĩnh vực công nghiệp lên men vi sinh, sản xuất thực phẩm bổ sung, chất kháng sinh,…\nLàm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học ứng dụng.\nLĩnh vực xử lý môi trường, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải đô thị,..\n\n\n\n", "mức lương cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nVới một sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì mức thu nhập có thể từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Nếu bạn có kinh nghiệm thì mức thu nhập có thể lên đến 15 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào vị trí, lĩnh vực mà bạn lựa chọn khác nhau thì sẽ nhận được mức thu nhập khác nhau. Nhưng chúng tôi có thể khẳng định, ngành này sẽ đem lại cho bạn mức thu nhập hấp dẫn.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên trên đã giúp bạn giải thích được những thắc mắc trên. Từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về cách chọn nghề nghiệp. Chúc các bạn có một kỳ thi vui vẻ và may mắn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-vat-lieu", "rid": "7510402", "major": "Công Nghệ vật liệu", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nCông nghệ vật liệu (Mã ngành: 7510402) là ngành đào tạo về những phương pháp chế tạo, xử lí vật liệu. Với mục đích tạo ra những vật liệu mới có những đặc điểm nổi bật hơn; phục vụ nhu cầu của cuộc sống hiện đại. \n\n\nSinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ vật liệu sẽ có khả năng kiểm soát chất lượng vật liệu, thiết kế, nghiên cứu và phát triển những vật liệu mới trong các công ty, doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên còn được bồi dưỡng những kỹ năng khác như kỹ năng phân tích, nghiên cứu, đánh giá vật liệu, kỹ năng làm việc nhóm và có thể với môi trường làm việc. \n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể có thể theo học ngành Công nghệ vật liệu, các bạn có thể lựa chọn theeo học một trong các khối ngành dưới đây tùy vào năng lực của mình::\n\n\n\nA00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nA01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nB00 (Toán, Hóa học, Sinh học)\nD07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nD09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)\nD90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)\n\n\n\nTùy vào từng trường Đại học, Cao đẳng khác nhau mà mức điểm trúng tuyển có sự khác nhau giữa các trường. Nhìn chung, điểm chuẩn trúng tuyển ngành Công nghệ vật liệu sẽ dao động từ 16 đến 24 điểm (thang điểm 30).\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành nghề này:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Phenikaa\nĐại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Lâm nghiệp\nĐại học Bách khoa Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng \n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Khoa học tự nhiên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nThí sinh chỉ cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, logic. Những kiến thức nền tảng của các môn khoa học tự nhiên và tiếng Anh sẽ là những kiến thức căn bản thí sinh cần có để từ đó học được nhiều loại vật liệu mới có tính năng nổi trội hơn. Bên cạnh đó, một số phẩm chất cần có để học ngành này tốt nhất như: \n\n\n\nSự quan tâm và nghiên cứu về các vấn đề kỹ thuật và công nghệ;\nKhả năng giải quyết vấn đề và tìm kiếm giải pháp; \nKhả năng làm việc nhóm và hợp tác với các chuyên gia khác.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nVới sự phát triển không ngừng và nhu cầu trong ứng dụng vào các công trình xây dựng. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành này sau tốt nghiệp là rất lớn. Cụ thể như: \n\n\n\nLàm việc tại công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế tạo vật tư, vật liệu kim loại và thiết bị dân dụng;\nLàm việc tại các công ty, doanh nghiệp chuyên về trang trí thiết kế vật liệu nội thất;\nLàm việc tại các cơ quan giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực khoa học và công nghệ vật liệu. \n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của ngành Công nghệ vật liệu phụ thuộc vào các yếu tố như: kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, vị trí làm việc, quy mô công ty,… \n\n\nTrung bình mức lương của một kỹ sư công nghệ vật liệu có thể dao động từ khoảng 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng/tháng. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là một số thông tin cơ bản về ngành Công nghệ vật liệu mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Chúc các sĩ tử có thể chọn được ngành học phù hợp với bản thân và gai đình. Nhớ theo dõi Reviewedu.net để cập nhật những thông tin mới nhất và chính xác nhất nhé! "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-moi-truong", "rid": "7510406", "major": "Công nghệ kỹ thuật môi trường", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành công nghệ kỹ thuật môi trường ở một số trường đại học gọi là ngành kỹ thuật môi trường. Đây là một ngành học khá mới mẻ, có sự kết hợp của 2 yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Với mục đích ngăn ngừa; giảm thiểu ô nhiễm; thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất thải thông qua các biện pháp Sinh – Lý – Hoá.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành là: 7510406\n\n\nNgành này xét tuyển những tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nA01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nA02 (Toán, Vật lý, Sinh học)\nB00 (Toán, Hóa học, Sinh học)\nB01 (Toán, Sinh học, Lịch sử)\nB02 (Toán, Sinh học, Địa lý)\nB03 (Toán, Sinh học, Ngữ văn)\nB04 (Toán, Sinh học, Giáo dục công dân)\nC01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)\nC02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)\nC08 (Ngữ văn, Hóa học, Sinh học)\nC13 (Ngữ văn, Sinh học, Địa lý)\nD01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)\nD07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nD08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh)\nD90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy thuộc vào điều kiện xét tuyển dự thi của các trường sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau. Với những trường xét tuyển theo hình thức dựa vào kết quả thi THPT thì điểm chuẩn dao động từ 14 – 21,25 điểm. Cao nhất là trường đại học sư phạm kỹ thuật Hồ Chí Minh với 21,25 điểm. Còn đối với những trường xét tuyển theo hình thức xét học bạ THPT thì dao động từ 14 điểm trở lên. Cao nhất là trường Đại học Sư phạm kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Nguyễn Trãi\nĐại học Giao thông Vận tải (Cơ sở Phía Bắc)\nĐại học Mỏ địa chất\nĐại học Khoa học Tự nhiên\nĐại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Công nghệ Giao thông vận tải\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Thủ Đô Hà Nội\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Điện lực\nĐại học Hàng hải\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên\nĐại học Dân lập Hải Phòng\nĐại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Xây dựng\nĐại học Đông Đô\nĐại học Phương Đông\nĐại học Công nghiệp Việt Trì\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\nPhân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị\nĐại học Dân lập Duy Tân\nĐại học Hồng Đức\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Nha Trang\nĐại học Tây Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH\nĐại học Giao thông Vận tải TP.HCM\nĐại học Nông lâm TP.HCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM\nĐại học Công nghiệp TP.HCM\nĐại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Văn Lang\nĐại học Công nghệ Đồng Nai\nĐại học Kiên Giang\nĐại học An Giang\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM\nĐại học Nam Cần Thơ\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nĐể học tập và làm việc tốt ngành này, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:\n\n\n\nCó tư duy sáng tạo và nhạy bén\nCó sự đam mê, yêu thích ngành học\nCó khả năng phát hiện và xử lý thông tin nhanh\nCó khả năng phân tích tổng hợp các thông tin\nCó khả năng giỏi về ngoại ngữ và tin học\nCó khả năng dự báo, phát hiện các vấn đề đã và đang xảy ra\nNắm bắt hiểu biết về các công cụ môi trường\nCó biện pháp xử lý khi nguồn tài nguyên bị ô nhiễm\nCó khả năng tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề\nCó kỹ năng quản lý và đánh giá\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\n\n\nHiện nay, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề rất nóng bỏng mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất lo lắng. Bởi nó tác động không nhỏ đến môi trường sống của con người. Do đó, vấn đề bảo vệ môi trường luôn được chú trọng. Đặc biệt là trong các khu công nghiệp, khu chế biến trong các công ty lớn. Vì thế nó được ứng dụng một cách rộng rãi. Đây cũng là lợi thế tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn theo ngành này. Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận các công việc sau:\n\n\n\nChuyên viên làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý môi trường ở trung ương và địa phương.\nCán bộ quản lý nhà nước trong Bộ tài nguyên và môi trường, sở tài nguyên và môi trường,…\nLàm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng,…\nChuyên gia tư vấn tại các công ty xử lý, chuyển giao công nghệ, kinh doanh trong lĩnh vực môi trường,…\nCán bộ phát triển chương trình tại các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.\nTham gia nghiên cứu, tư vấn tại các công ty tư vấn trong nước và quốc tế về cấp thoát nước, xử lý nước và chất thải, các công ty về kiểm soát môi trường.\n\n\n\n", "mức lương khi học ngành là bao nhiêu?": "\n\nDựa vào vị trí làm việc, địa điểm và trình độ chuyên môn sẽ có những mức thu nhập khác nhau. Đối với sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương trong khoảng 5 – 7 triệu đồng. Đối với các bạn đã có 2 – 3 năm kinh nghiệm thì mức lương sẽ cao hơn. Nó dao động trong khoảng từ 7 – 10 triệu đồng. Thâm niên làm việc càng cao thì mức thu nhập lại càng hấp dẫn. Đặc biệt những bạn có vốn tiếng Anh, có kinh nghiệm làm việc lâu năm có thể xin vào các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể nói, ngành CNKTMT là một ngành hot hiện nay. Bởi vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề cấp bách. Từ đó đánh dấu sự quan trọng của ngành công nghệ kỹ thuật môi trường. Với những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp bạn quyết định có theo học ngành này hay không. Chúc bạn có một kỳ thi vui vẻ."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-hat-nhan", "rid": "7510407", "major": "Công nghệ kỹ thuật hạt nhân", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành công nghệ kỹ thuật hạt nhân (CNKTHN) được xem là ngành có tiềm năng trong tương lai. Đây là một ngành khoa học nhằm khai thác năng lượng dựa trên cơ sở máy móc thiết bị quy trình hiện đại. Là ngành ứng dụng khoa học công nghệ cao, có vai trò quan trọng trong sự phát triển nguồn năng lượng quốc gia. Công nghệ năng lượng hạt nhân đã được ứng dụng vào trong đời sống trong các lĩnh vực như môi trường, y tế.\n\n\nVới nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một tăng nên hầu hết các nước trên thế giới đều hướng đến máy móc thiết bị quy trình hiện đại. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên ngoài việc khai thác sử dụng năng lượng thì đây còn là một giải pháp mang tính lâu dài và bền vững hướng đến sử dụng nguồn năng lượng nguyên tử và năng lượng hạt nhân. Vì vậy nước ta đang ngày càng mở rộng thêm các trường đào tạo ngành này để phục vụ cho công nghiệp và sản xuất các nước trên thế giới.\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nĐể học ngành này các bạn có thể lựa chọn thi một trong các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán học – Vật Lý – Hóa Học\nA01: Toán học – Vật Lý – Tiếng Anh\nB01: Toán học – Hoá học – Sinh học\nA02: Toán học – Vật Lý – Sinh Học\nD07: Toán học – Hóa Học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTrong năm 2020 vừa qua, điểm chuẩn của ngành học này cũng khá cao, dao động ở mức 21 đến 23 điểm tùy theo điều kiện xét tuyển của các trường. \n\n\n", "những trường nào đào tạo ngành này?": "\n\nỞ nước ta hiện nay có rất ít các trường đào tạo ngành này. Nếu bạn muốn theo học có thể đăng ký nộp hồ sơ tại các trường sau:\n\n\n\nĐại học khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội\nĐại học khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Đà Lạt\nĐại học Điện lực\nĐại học Bách khoa Hà Nội\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành ?": "\n\nNgành học này có 2 chuyên ngành chính. Đó là ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân và chuyên ngành y học bức xạ hạt nhân.\n\n\n\nNgành CNKTHN: Là ngành sử dụng các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong y học. Nhằm giải quyết các vấn đề về kỹ thuật hạt nhân trong nhà máy điện hạt nhân, bệnh viện,…\nY học bức xạ hạt nhân: Là sử dụng ứng dụng khoa học trong lĩnh vực công nghiệp và y tế. Thực hiện các công việc như kỹ thuật xạ trị bằng máy gia tốc; kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: chụp CT cắt lớp, chụp X quang, siêu âm,…\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nĐể có được câu trả lời thỏa đáng, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:\n\n\n\nHọc tốt các môn tự nhiên để có khả năng tư duy tốt và có sức sáng tạo.\nCó khả năng phân tích – xác định.\nCó sự định hướng chi tiết.\nBiết cách sắp xếp thông tin một cách rõ ràng.\nHọc tốt các vấn đề về lượng giác, giải tích để phân tích thiết kế và xử lý các sự cố trong công việc.\nCó kỹ năng làm việc nhóm.\nCó khả năng dự đoán trước khi sự cố xảy ra và đề xuất các biện pháp khắc phục.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành này như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi ra trường, được trang bị đầu đủ kiến thức bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc tại các cơ quan tổ chức như sau:\n\n\n\nCác công ty chuyên về xây dựng, thiết kế và thi công trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân như: thực hiện việc thiết kế, phân tích an toàn,…\nTham gia vào quá trình nghiên cứu, phát triển, thiết kế, chế tạo và lắp đặt,…\nCác công ty điện lực sở hữu các nhà máy điện hạt nhân: tham gia lập kế hoạch, giám sát thi công, phân tích an toàn lò phản ứng, quản lý nhiên liệu hạt nhân trong lò phản ứng,…\nLàm việc trong bệnh viện và các trung tâm y tế: thực hiện các nghiên cứu ứng dụng, phát triển và triển khai các công cụ, quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh nhân sử dụng bức xạ hạt nhân.\nCơ quan pháp quy: thực hiện các công việc liên quan đến cấp phép, thực thi các quy định, nghiên cứu an toàn, phân tích rủi ro.\nChương trình an ninh quốc phòng: tham gia các dự án, chương trình phát triển vũ khí và tàu ngầm hạt nhân.\nTham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học đào tạo ngành học này\nCông ty, tổ chức thực hiện các dịch vụ liên quan đến bức xạ hạt nhân: thực hiện các công việc liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị.\n\n\n\n", "mức thu nhập của ngành học này là bao nhiêu?": "\n\n Hiện nay chưa có thống kê cụ thể nào về mức lương của ngành học này.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành CNKTHN hiện nay đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ, hiểu biết và kỹ thuật. Đây là ngành có tiềm năng phát triển cùng với cơ hội việc làm rộng mở. Hy vọng với những thông tin chia sẻ mô tả về lĩnh vực này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một kỹ sư trong chuyên ngành này. Chúc các bạn sẽ có những định hướng đúng đắn, phù hợp với bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-cong-nghiep", "rid": "7510601", "major": "Quản lý công nghiệp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành quản lý công nghiệp được hiểu một cách “nôm na” đó là ngành đào tạo và cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quản trị nguồn nhân lực, dự án, sản xuất, quản lý kho – tồn kho và đánh giá công nghệ.\n\n\nNgành này thường được áp dụng trong các công ty, doanh nghiệp, các trung tâm thương mại và dịch vụ. Công việc của họ chủ yếu là giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, doanh thu của công ty, lên kế hoạch kinh doanh và tiếp thị. Đồng thời họ cũng là người lập các dự án, phân tích dự án đó và nghiên cứu về thị trường,…\n\n\nChương trình đào tạo của ngành này trang bị cho người học kiến thức cả về quản trị kinh doanh, về kỹ thuật công nghiệp. Bên cạnh đó, những kiến thức về quản lý dự án, quản trị nguồn nhân lực, quản trị sản xuất, đánh giá công nghệ,… cũng sẽ được cung cấp tới người học.\n\n\n", "các khối thi ngành này là gì?": "\n\nMã ngành: 7510601\n\n\nNgành này xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán – Vật Lý – Hóa học\nKhối A01: Toán – Vật Lý – Tiếng Anh\nKhối A16: Toán – KHTN – Ngữ Văn\nKhối C01: Ngữ Văn – Toán học – Vật lý\nKhối D01: Ngữ Văn – Toán – Tiếng Anh\nKhối D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nKhối D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy thuộc vào điều kiện xét tuyển của từng trường mà sẽ có những mức điểm chuẩn khác nhau. Trong năm 2020 vừa qua điểm chuẩn của ngành này dao động trong khoảng từ 15 đến 26,5. Một số trường chú trọng đào tạo lĩnh vực này nên điểm chuẩn sẽ cao hơn một số các trường khác.\n\n\n", "những trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội\nĐại học Điện lực\nĐại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Công nghiệp Vinh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành ?": "\n\nNgành Quản lý công nghiệp gồm 2 chuyên ngành chính. Đó là:\n\n\n\nQuản lý công nghiệp. Trong ngành học này sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức về quản trị dự án, quản trị nguồn nhân lực, đánh giá nhân lực, quản lý vật tư và tồn kho,…\nQuản trị kinh doanh. Đây là ngành đào tạo sinh viên theo diện rộng, các kiến thức chuyên sâu như kinh tế bưu chính viễn thông, quản trị kinh doanh lữ hành.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành này?": "\n\nNgoài việc học tốt các môn bạn cần có những yêu cầu sau để có thế trở thành cử nhân ngành quản lý công nghiệp:\n\n\n\nTự tin phát biểu ý kiến dựa trên kiến thức đã học, nghiêm túc thực hiện trách nhiệm xã hội.\nCó khả năng tự đánh giá bản thân, tự lập kế hoạch cụ thể cho tương lai của mình.\nCó trách nhiệm trong công việc và có thái độ tích cực trong các hoạt động nhóm.\nBiết sử dụng kiến thức chuyên môn, ứng dụng các công cụ phần mềm để xác định và đề xuất hướng giải quyết.\nCó khả năng tự tin thuyết trình các nội dung chuyên môn hoặc trong quản lý con người.\nViết báo cáo, biểu mẫu văn bản hợp chuẩn, đầy đủ thông tin cho việc đưa ra quyết định.\nĐạt trình độ tiếng Anh TOEIC 450 trở lên.\nCó khả năng thực hiện ít nhất một trong các công việc như: lập kế hoạch sản xuất, cải tiến chuỗi cung ứng, dự báo và hoạch định nhu cầu vật tư, đánh giá trình độ công nghiệp,…\nBiết sử dụng kỹ thuật, cơ sở định lượng, công cụ đương đại trong các công việc chuyên môn.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành học này như thế nào?": "\n\n\n\nĐây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu về tương lai ngành Quản lý công nghiệp. Thực tế thì sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau trong các doanh nghiệp – nhà máy – khu công nghiệp:\n\n\n\nQuản lý nhà máy: lên kế hoạch, hoạch định sản xuất, quản lý việc mua – bán hàng hóa, quản lý nhân viên, quản lý tồn kho…\nQuản lý mua hàng: đánh giá chương trình mua hàng, thiết lập cấp độ vận hành hàng hóa và các công tác điều phối…\nQuản lý kinh doanh: nghiên cứu thị hiếu thị trường, hoạch định chiến lược – lập kế hoạch kinh doanh.\nQuản lý chất lượng – cải tiến quá trình: dựa trên việc phân tích hệ thống cơ sở dữ liệu, kiểm định quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm – hàng hóa, đồng thời đưa ra các giải pháp sản xuất tinh gọn, tiết kiệm thời gian hơn.\nQuản lý chuỗi cung ứng: tìm hiểu – thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp, thương lượng hợp đồng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.\nQuản lý tài chính – kế toán: theo dõi hoạt động tài chính – kế toán của doanh nghiệp, phân tích – xử lý số liệu chứng khoán…\nQuản lý nhân sự: tuyển dụng nhân sự, khảo sát nhu cầu đào tạo – lên kế hoạch đào tạo – định biên nhân sự – chính sách lương, thưởng…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người học ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo thực tế sinh viên mới ra trường đi làm sẽ nhận được mức lương dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Còn với nhân sự đã có nhiều năm thâm niên trong nghề, đảm nhận chức vụ cao thì mức lương sẽ cao hơn. Mức lương có thể từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.\n\n\n", "những lý do bạn nên chọn ngành": "\n\n\nCó cơ hội nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong công ty: Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý công nghiệp có thể tham gia làm việc ở nhiều bộ phận, tổ chức khác nhau của doanh nghiệp. Bạn có thể sẽ trở thành người quản lý nguyên vật liệu, quản lý sản xuất công nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng, quản trị nhân sự, quản trị tài chính…\nCó một tư duy khởi nghiệp: Để cạnh tranh và thành công thì bạn cần trau dồi cho mình một lượng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng mà phải vượt trội hơn người khác. Chính ngành Quản lý công nghiệp là ngành học cung cấp nền tảng kiến thức bao quát hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh. Từ đó, bạn sẽ có một góc nhìn tổng quát về thị trường, sản xuất, kinh doanh và tiếp thị. Từ đây, bạn cũng hình thành cho mình một tư duy logic, phương pháp phân tích tổng hợp…\nQuản lý Công nghiệp còn giúp bạn điều phối và tập hợp các tất cả công nhân viên thành một hệ thống hoàn chỉnh.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, nước ta đang đứng trước tình trạng thiếu nguồn nhân lực ngành quản lý công nghiệp. Chính vì thế đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên. Ngành học này cũng đang trở thành ngành có triển vọng cho các bạn theo đuổi. Vậy với tất cả những thông tin trên, hy vọng sẽ đem lại hữu ích cho sự lựa chọn ngành học trong tương lai của bạn. "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-li-nang-luong", "rid": "7510602", "major": "Quản lý năng lượng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Quản trị năng lượng (Mã ngành: 7510602) là ngành lập kế hoạch và vận hành hoạt động sản xuất, tiêu thụ năng lượng. Từ đó hướng đến mục tiêu của ngành là bảo tồn nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí. Nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở hiện tại và tương lai. \n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác khối thi ngành Quản lý năng lượng là:\n\n\n\nKhối A00 – Toán, Vật lí, Hóa học\nKhối A01 – Toán, Vật lí, Tiếng Anh\nKhối D01 – Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh\nKhối D07 – Toán, Hóa học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Quản lý năng lượng có sự khác nhau giữa các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo trên cả nước. Năm học mới này, điểm trúng tuyển của ngành dao động từ 16 đến 20 điểm trên cả hai hình thức xét tuyển. \n\n\nHiện tại có 2 trường Đại học đào tạo chuyên ngành này, là::\n\n\n\nĐại học điện lực \nĐại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh \n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nMột số yếu tố để nhận biết bạn có phù hợp: \n\n\n\nBạn có đam mê và quan tâm đến lĩnh vực năng lượng;\nBạn thích khám phá, nghiên cứu, phân tích vấn đề;\nBạn thích tìm kiếm, cập nhật, tổng hợp, khai thác thông tin;\nBạn có khả năng quản lý và lãnh đạo.  \n\n\n\nCơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?\n\n\nViệc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang được Chính phủ và các hộ gia điinhf quan tâm. Chính vì vậy, ngành Quản lý năng lượng là ngành học nhiều triển vọng phát triển với nhiều cơ hội nghề nghiệp với người học ngành này. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý năng lượng có thể làm việc tại các Cục, Viện năng lượng thuộc quản lý của Nhà nước, các tập đoàn và các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực năng lượng. \n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của ngành Quản lý năng lượng khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, khu vực ngành nghề và quy mô công ty. Mức lương trung bình của ngành là khoảng 12.000.000 đồng/tháng. \n\n\nTuy nhiên, đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vị trí và từng tổ chức.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Quản lý năng lượng hiện nay đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ, hiểu biết và kỹ thuật. Đây là ngành có tiềm năng phát triển cùng với cơ hội việc làm rộng mở. Hy vọng với những thông tin chia sẻ mô tả về lĩnh vực này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một kỹ sư trong chuyên ngành này. Chúc các bạn sẽ có những định hướng đúng đắn, phù hợp với bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-te-cong-nghiep", "rid": "7510604", "major": "Kinh tế công nghiệp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Kinh tế công nghiệp (tiếng Anh: Industrial Economics) là môn học thuộc chuyên ngành kinh tế học. Môn học này thuộc lĩnh vực kinh tế học ứng dụng, nghiên cứu tổ chức ngành, cơ cấu ngành, năng lực cạnh tranh của các ngành và tiểu ngành kinh tế.\n\n\nTrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vai trò của các cử nhân ngành kinh tế công nghiệp lai càng quan trọng hơn. Chương trình cử nhân này đào tạo các nguồn nhân lực cao về kinh tế và quản lý trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng. Họ được đào tạo kiến thức về tổ chức hoạt động và vận hành thị trường, những vấn đề về kinh tế cũng như những vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên.\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên được trang bị kiến thức về kế toán tài chính, kế toán xây dựng cơ bản, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh,… Ngoài ra, các bạn còn được học các kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức,…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7510604\n\n\nĐể theo học ngành này, các bạn có thể lựa chọn các tổ hợp môn thi sau:\n\n\n\nA00: Toán học, Vật Lý, Hóa học\nA01: Toán học, Vật Lý, Tiếng Anh\nD01: Toán học, Ngữ Văn, Tiếng Anh\nD07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTrong những năm gần đây, điểm chuẩn của ngành này cũng khá cao. Mức điểm dao động trong khoảng 22 – 24 điểm. Tùy theo điều kiện xét tuyển của các trường theo hình thức dựa vào kết quả thi THPT hay xét học bạ mà sẽ có những mức điểm chuẩn khác nhau. Điểm chuẩn qua các năm, ở các trường đều có sự thay đổi. Nhưng sự thay đổi này không quá lớn. Điều đó, sẽ giúp các bạn xác định được năng lực học của mình và lựa chọn đúng trường để tỷ lệ đỗ cao hơn.\n\n\n", "những trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, các trường đại học đào tạo ngành này ở nước ta chưa nhiều. Một số trường có ngành học này là:\n\n\n\nĐại học Bách Khoa Hà Nội\nĐại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nNếu bạn muốn rút ngắn thời gian học thì bạn có thể lựa chọn các trường cao đẳng sau:\n\n\n\nTrường cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội\nTrường cao đẳng kinh tế công nghiệp Long An\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành này?": "\n\nĐể học tập và làm việc tốt trong ngành này, bạn cần có các yếu tố sau:\n\n\n\nHọc tập tốt các môn học tự nhiên: Tính chất của ngành này là đòi hỏi cần người có tư duy tốt. Nếu bạn có đầu óc tính toán tốt thì công việc này hoàn toàn phù hợp với bạn.\nTự tin, thuyết trình trước đám đông, có kỹ năng làm việc nhóm. Đây là tố chất mà bất cứ ngành nghề nào cũng yêu cầu các thí sinh cần phải có. Bởi thông qua các cuộc đàm phán và trao đổi sinh viên sẽ có được kỹ năng mềm, giúp tăng tính hiệu quả cho công việc đang đảm nhiệm.\nCó trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học. Ngoại ngữ và tin học sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức từ tư liệu nước ngoài hơn.\nCần có sự kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ và cập nhật thông tin mới thường xuyên.\nChịu được áp lực cao trong công việc. Bởi đây là ngành có sự cạnh tranh cao nên môi trường làm việc sẽ có nhiều áp lực.\nAm hiểu các lĩnh vực về kinh tế, xã hội.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nDựa vào tổ hợp môn, khối thi, bạn cần học tốt các môn khối tự nhiên. Các môn Toán, Lý, Hoá có mối quan hệ bắc cầu với nhau. Chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình học. Ngoài các môn tự nhiên ra bạn nên trang bị cho mình thêm vốn tiếng Anh. Bởi xã hội nước ta đang ngày một phát triển, sự du nhập của các công ty nước ngoài vào Việt Nam khá nhiều và sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh là chính. Vì thế việc học tốt tiếng Anh sẽ đem lại cho bạn cơ hội công việc tốt hơn.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi ra trường, sinh viên tích lũy được kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu. Bạn có đủ năng lực để đảm nhiệm các công việc sau:\n\n\n\nThực hiện các công tác kế toán, kiểm toán, kiểm soát các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng, bưu chính viễn thông, các sở, các ban, ngành liên quan đến công nghiệp.\nLàm kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán, cơ quan kiểm toán nhà nước.\nTham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề.\nLàm các vị trí như tư vấn về kinh tế, trợ lý giám đốc,…\nKỹ sư vận hành về năng lượng và các công việc liên quan đến năng lượng trong các cơ quan, nhà máy, các tổ chức.\nKỹ sư vận hành và quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.\nNghiên cứu viên, tư vấn viên trong các đơn vị tư vấn thuộc lĩnh vực năng lượng và môi trường, các dự án quốc tế về năng lượng tái tạo,…\n\n\n\nNhìn chung thì cơ hội việc làm của ngành kinh tế công nghiệp khá đa dạng. Dựa vào trình độ, kiến thức và sở thích, định hướng của bản thân mà đặt ra mục tiêu cho bản thân để cố gắng đạt được, có được vị trí làm việc mà mình mơ ước.\n\n\n", "mức lương dành cho người học ngành là bao nhiêu?": "\n\nSo với mức lương của một số ngành kinh tế thì mức lương ngành này khá cạnh tranh. Đối với sinh viên mới ra trường các bạn có thể nhận được mức lương từ 5 – 8 triệu đồng, tùy theo vị trí và địa điểm làm việc. Với những người đã có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên thì mức lương của họ có thể từ 10 triệu đồng trở lên.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kinh tế công nghiệp hiện nay chưa thực sự được nhiều người biết đến. Nhưng trong tương lai, ngành này được xem là ngành có nhiều triển vọng. Bởi nó có tính ứng dụng cao và cơ hội việc làm cũng khá hấp dẫn. Nếu bạn không muốn làm việc cho các cơ quan nhà nước, các công ty thì có thể “lấn sân” sang các ngành khác thuộc lĩnh vực kinh tế. Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng sẽ giúp bạn đưa ra được sự lựa chọn phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-logistics-va-quan-ly-chuoi-cung-ung", "rid": "7510605", "major": "Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nNgành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Logistics and Supply Chain Management) là ngành phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho đạt hiệu quả và tối ưu nhất. Nó bao gồm một chuỗi các hoạt động vận tải, cung ứng nguyên vật liệu, lưu kho bãi, xếp dỡ, làm thủ tục hải quan, quản trị tồn kho, dự trữ hiệu quả hàng hóa, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý thông tin từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ,… và rất nhiều hoạt động khác. Ngành Logistics đóng vai trò giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp từ đầu vào đến đầu ra nhằm đáp ứng 1 cách tốt nhất và nhanh nhất nhu cầu của khách hàng.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể thi vào ngành L&QLCCƯ, các sĩ tử có nhiều tổ hợp môn để lựa chọn. Đây là ngành liên quan đến tính toán nguồn cung cứng nên không thể thiếu môn Toán ở tất cả các khối thi. Dưới đây là các tổ hợp môn của ngành này:\n\n\n\nA00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)\nA01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)\nC01 (Toán, Ngữ Văn, Vật Lý)\nD01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)\nD07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)\nD90 (Toán, KHTN, Tiếng Anh)\nA16 (Toán, Ngữ Văn, KHTN)\nC15 (Toán, Ngữ Văn, KHXH)\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2022, nếu lấy điểm thi THPT quốc gia sẽ rơi vào khoảng 14 điểm đến 28,2 điểm. Tuy nhiên, tùy vào từng trường sẽ có những tiêu chí phụ như chứng chỉ ngoại ngữ (Ielts, Toeic,..), điểm đánh giá năng lực,…Các bạn thường xuyên vào website trường để biết thêm nhiều thông tin hơn\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrong những năm gần đây thì những cơ sở đào tạo ngành L&QLCCƯ ngày càng được mở rộng. Những cơ sở này phân bố trên toàn quốc và có mặt ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Để theo đuổi lĩnh vực này, bạn có thể lựa chọn các trường đại học sau đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Công Nghệ và Quản Lý Hữu Nghị\nĐại Học Kinh Tế  & Quản Trị Kinh Doanh – Đại Học Thái Nguyên\nĐại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội\nĐại Học Điện Lực\nHọc Viện Nông Nghiệp Việt Nam\nĐại Học Bách Khoa Hà Nội\nĐại Học Thăng Long\nĐại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải\nĐại Học Công Nghiệp Hà Nội\nĐại Học Giao Thông Vận Tải\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Phan Thiết\nĐại Học Kinh Tế – Đại Học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Mở TPHCM\nĐại Học Nguyễn Tất Thành\nĐại Học Quốc Tế Hồng Bàng\nĐại Học Bà Rịa – Vũng Tàu\nĐại Học Thủ Dầu Một\nĐại Học Hoa Sen\nĐại Học Văn Hiến\nĐại Học Công Nghệ TPHCM\n\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nTùy vào từng trường đại học và chương trình đào tạo mà các chuyên ngành có thể khác nhau. Nhìn chung, Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng có các chuyên ngành chính sau đây\n\n\n\nLogistics & quản lý chuỗi cung ứng\nTổ chức quản lý cảng – Xuất nhập khẩu và Giao nhận vận tải quốc tế\nQuản lý dịch vụ vận tải\nThương mại điện tử\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nMuốn thành công trong lĩnh vực L&QLCCƯ, bạn phải luôn trau dồi bản thân để có những kỹ năng cần thiết. Dưới đây là những tố chất cần có nếu bạn có ý định theo đuổi lĩnh vực này:\n\n\n\n\n\nKhả năng sáng tạo, năng động, nhạy bén trước những biến đổi\nCó kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực công việc\nKhả năng lên kế hoạch và phân tích vấn đề\nCó trình độ ngoại ngữ, thành thạo tin học văn phòng\nCó khả năng đàm phán, thuyết phục, trình bày vấn đề một cách logic\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nTheo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, trong giai đoạn 2020 – 2025, TPHCM mỗi năm có khoảng 310000 – 330000 vị trí cần chuỗi nhân lực, trong đó ngành Logistics chiếm 5% tương đương với 15000 việc làm. Như vậy, cơ hội việc làm trong ngành này là vô cùng rộng mở đối với các bạn sinh viên. Các bạn có thể tham khảo một số công việc dưới đây:\n\n\n\n\n\nChuyên viên trong lĩnh vực logistics, vận tải, kinh doanh xuất nhập khẩu, phân phối kho hàng,… cho các tập đoàn, công ty trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài \n Chuyên viên nghiên cứu chính sách làm việc trong Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Công thương\nNhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải\nNhân viên quản lý hàng hóa\nNhân viên thu mua\nĐiều phối viên sản xuất, phân tích chuỗi cung ứng\n\n\n\n", "mức lương của người làm trong ngành này là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành L&QLCCƯ có lẽ là thắc mắc chung của nhiều người. Đây là ngành học tuy còn mới mẻ nhưng đem lại mức lương vô cùng hấp dẫn. So với mặt bằng chung thì mức lương của sinh viên mới tốt nghiệp khá cao, từ 5 – 9 triệu/tháng. Đối với những người đã có 2 – 3 năm kinh nghiệm thì có thể kiếm 9 – 13 triệu/tháng. Khi làm ở những vị trí cao hơn như người đứng đầu quản lý và kiểm soát các hoạt động logistics hay giám đốc chuỗi cung ứng thì bạn có thể nhận được mức lương cao hơn gấp nhiều lần.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Đây được dự đoán là ngành học sẽ phát triển mạnh mẽ trong vài năm tới. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học này. Chúc các bạn sớm tìm được công việc phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-tri-moi-truong-doanh-nghiep", "rid": "7510606", "major": "Quản trị môi trường doanh nghiệp", "payload": {"ngành là gì? học khối nào?": "\n\nNgành Quản trị môi trường doanh nghiệp (Mã ngành: 7510606) là lĩnh vực liên quan đến việc giám sát, đánh giá, đưa ra giải pháp và triển khai các chính sách, quy trình, công nghệ. Với mục đích để giảm thiểu các tác động của hoạt động sản xuất liên quan đến doanh nghiệp đến môi trường. \n\n\nCác khối thi ngành Quản trị môi trường doanh nghiệp là: \n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật lý, Hóa học \nKhối B00: Toán, Hóa học, Sinh học \nKhối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh \n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành Quản trị môi trường doanh nghiệp tại các trường Đại học, Cao đẳng tại Việt Nam có sự khác nhau. Điểm chuẩn của mỗi trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng tuyển sinh, số lượng thí sinh đăng kí, điểm ưu tiên,… và nhiều yếu tố khác. Thông thường, điểm chuẩn trúng tuyển ngành này sẽ dao động từ 20 đến 23 điểm. \n\n\nDưới đây là các trường đào tạo ngành Quản trị môi trường doanh nghiệp:\n\n\n\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội \nĐại học Công nghiệp Hà Nội \nĐại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh \nĐại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh \nĐại học Tôn Đức Thắng \n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nNgành Quản trị môi trường doanh nghiệp đòi hỏi một số tố chất sau: \n\n\n\nCác kiến thức về môi trường, hóa học, địa chất, kinh tế và doanh nghiệp;\nCó khả năng phân tích và đánh giá tình huống;\nCó tinh thần trách nhiệm cao và sự sáng tạo;\nCần có khả năng giao tiếp và quản lý. \n\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nLà ngành được đánh giá có tiềm năng trong tương lai, vì vậy cơ hội việc làm của ngành này khá đa dạng như: \n\n\n\nNhân viên quản trị môi trường\nChuyên viên tư vấn\nCông tác viên nghiên cứu,…. \n\n\n\nTuy nhiên việc tìm kiếm cơ hội việc làm phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệp của mỗi sinh viên sau tốt nghiệp. \n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương ngành Quản trị môi trường doanh nghiệp dao động từ khoảng 11.000.000 đồng /tháng đến 20.000.000 đồng/tháng tùy vào quy mô doanh nghiệp, kinh ghiệp và năng lực của mỗi thí sinh. \n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Quản trị môi trường doanh nghiệp hiện nay đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ và hiểu biết. Đây là ngành có tiềm năng phát triển cùng với cơ hội việc làm rộng mở. Hy vọng với những thông tin chia sẻ mô tả về lĩnh vực này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một kỹ sư trong chuyên ngành này. Chúc các bạn sẽ có những định hướng đúng đắn, phù hợp với bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-dau-khi-va-khai-thac-dau", "rid": "7510701", "major": "Công nghệ dầu khí và khai thác dầu", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nCông nghệ dầu khí (tiếng Anh: Petroleum Engineering) là ngành đào tạo những kỹ sư có đủ bản lĩnh chính trị, học vấn, sức khỏe, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam. Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kỹ năng về khâu thi công sản xuất, nghiên cứu và sáng tạo khoa học, thiết kế, quản lý sản xuất… trong lĩnh vực Kỹ thuật dầu khí. Các kỹ năng như: tìm kiếm thăm dò, xử lý và thực hành công tác thí nghiệm, khoan khai thác tại hiện trường, kỹ năng đo vẽ bản đồ, phân tích, đánh giá tầng chứa, tính trữ lượng dầu khí… cũng sẽ được đề cập trong chương trình đào tạo.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, người học có năng lực phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quản lý mỏ, kỹ thuật khoan, khai thác. Hơn nữa, sinh viên cũng sẽ phát huy được năng lực giao tiếp một cách hiệu quả, kỹ năng lắng nghe, tra cứu tài liệu, kỹ năng ghi chép… Bên cạnh đó, ngành học này còn rèn luyện sinh viên có tinh thần trách nhiệm, ý thức đạo đức nghề nghiệp trong việc ứng dụng các phương pháp kỹ thuật để tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí phù hợp với bối cảnh phát triển toàn cầu xã hội.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành học này là gì?": "\n\nĐối với ngành CNDK&KTD, chỉ có 2 tổ hợp xét tuyển. Đó là: \n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học \nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành công nghệ dầu khí & khai thác dầu là bao nhiêu?": "\n\nNgành này có mức điểm chuẩn năm 2020 là 23 điểm. Mức điểm này dựa trên điểm thi THPTQG.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại, ngành CNDK&KTD chỉ có duy nhất 01 trường đào tạo chuyên ngành này ở miền Trung. Đó là trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về thông tin của trường trên trang website tuyển sinh riêng.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể có quyết định đúng đắn hơn trước khi đưa ra quyết định có nên theo đuổi ngành này hay không, các bạn có thể tham khảo một số yếu tố sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê ngành dầu khí\nSức khỏe, thể lực tốt\nKhả năng phân tích, đánh giá\nKỹ năng giao tiếp hiệu quả\nKhả năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu\nKỹ năng ghi chép, thuyết trình, báo cáo\nỨng dụng kỹ thuật công nghệ, công cụ hiện đại thực tế vào trong ngành nghề\nKỹ năng lãnh đạo, điều hành nhóm\nKỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin\nSử dụng tốt tiếng Anh\nLuôn trau dồi bản thân\nThận trọng, nghiêm túc trong công việc\nThường xuyên phải đi công tác, xa nhà\nChịu được áp lực cao về yêu cầu công việc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nSinh viên chuyên ngành này nên chú trọng đầu tư cho bản thân ít nhất ở 03 môn học. Cụ thể là:\n\n\n\nToán học: Là một môn học không thể bỏ qua đối với khối ngành khoa học tự nhiên. Như có thể thấy, khối xét tuyển vào ngành CNDK & KTD là A00 và A01, không khó để nhận ra chúng có điểm chung là môn Toán học. Khi có kiến thức vững vàng về Toán học, sinh viên sẽ cảm thấy tự tin hơn khi học những môn chuyên ngành có liên quan đến tính toán, tư duy phân tích hay xử lý vấn đề.\nVật lý: Đây cũng là môn học mà các bạn nên lưu tâm. Bởi vì các môn chuyên ngành sử dụng kiến thức của bộ môn này khá nhiều. Ví dụ như: Dung dịch khoan và xi măng, vật lý vỉa, cơ lưu chất…\nTiếng Anh: Môn học bắt buộc ở tất cả các trường đại học ở Việt Nam. Tiếng Anh sẽ là công cụ đắc lực khi học tập, phân tích tài liệu và làm việc với các đối tác người nước ngoài.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, các kỹ sư của ngành có thể có cơ hội việc làm đa dạng và phong phú. Cụ thể các vị trí đó là:\n\n\n\n\n\nNghiên cứu: Trong viện nghiên cứu như: Viện Hóa học công nghiệp, Viện Công nghệ hóa, phòng thí nghiệm, nghiên cứu của trường đại học, công ty dầu khí.\nGiảng dạy: Trong nhà trường, tham dự các hội nghị khoa học chuyên ngành liên quan.\nNhà nghiên cứu khoa học: Thiết kế công trình KTDK, đề xuất nhà sản xuất áp dụng phương pháp tăng hệ số thu hồi dầu khí, giảm chi phí.\nNhà tư vấn: Nghiên cứu, nắm bắt tình hình khai thác dầu khí trong nước và quốc tế.\nKỹ sư, kỹ thuật viên thực hành: Điều khiển, theo dõi, phát hiện, xử lý sự cố ở các giếng khai thác.\n\n\n\nNhư vậy có thể nhận định rằng, ngành CNDK&KTD đem lại cơ hội việc làm đa dạng cho sinh viên của ngành, giúp phát huy đúng chuyên môn đã được đào tạo, rèn luyện.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\n\nMức thu nhập khởi điểm của một kỹ sư ngành này sẽ ở mức 500 – 1000 USD/tháng (tương ứng 11 – 23 triệu VNĐ/tháng). \nĐối với các kỹ sư đã có kinh nghiệm: mức lương trên 2000 USD/tháng là hoàn toàn khả thi.\n\n\n\n", "vai trò của ngành": "\n\nNgành công nghệ dầu khí và khai thác dầu đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu nói chung, cũng như đối với từng quốc gia nói riêng. Đây cũng chính là ngành mũi nhọn của các quốc gia, cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng nhất cho xã hội hiện đại. Đặc biệt là phục vụ để sản xuất điện và nhiên liệu dành cho các phương tiện giao thông vận tải. Ngành khai thác dầu khí còn cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như: công nghiệp hóa chất, phân bón,…và trở thành ngành năng lượng quan trọng, cấp thiết đối với đời sống xã hội hiện nay. Ngành công nghệ dầu khí mang lại lợi nhuận rất lớn cho các quốc gia. Riêng đối với Việt Nam, vai trò và ý nghĩa của ngành công nghệ dầu khí và khai thác dầu càng trở nên quan trọng trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành công nghệ kỹ thuật dầu khí và khai thác dầu đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Ngành này không chỉ đem lại cơ hội làm việc cho sinh viên mới ra trường, nó còn giúp thúc đẩy, tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia, khu vực khai thác dầu khí. Hi vọng các bạn đã có thể hiểu được một số khía cạnh của chuyên ngành này thông qua bài viết. Chúc các bạn có một kỳ thi thuận lợi."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-ky-thuat-in", "rid": "7510801", "major": "Công nghệ kỹ thuật in", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Công nghệ kỹ thuật in (hay Kỹ thuật in) là ngành chuyên đào tạo kỹ sư sản xuất, thiết kế và quản lý sản phẩm thông qua các phương tiện in ấn, web và thông tin di động. Sinh viên theo học ngành này sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng về sự cân bằng giữa sáng tạo, kỹ thuật và thương mại của lĩnh vực in với nội dung tập trung về thiết kế đồ họa, in ấn và quản lý. \n\n\n\n\nNhững kiến thức về khoa học tổng hợp và chuyên sâu về ngành in ấn như: Máy tính, công nghệ thông tin, điều khiển tự động, quản lý màu sắc, vật liệu… đều được đề cập trong chuyên ngành này. Ngoài ra, sinh viên theo ngành học này còn có nhiều cơ hội thực hành như tự thiết kế khóa học để phát triển các lĩnh vực in sách báo, tạp chí, bao bì, truyền thông quảng cáo…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành CNKTI hiện tại có xét tuyển tất cả 04 tổ hợp. Các tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (thuộc bài kiểm tra tư duy Đại học Bách khoa)\nA20: Toán – Hóa học – Bài kiểm tra tư duy (thuộc bài kiểm tra tư duy Đại học Bách khoa)\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn ngành này nằm trong khoảng từ 19 – 24.51 điểm. Điểm này tùy thuộc theo phương thức tuyển sinh của từng trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại  trên cả nước ta chưa có nhiều cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giảng dạy chuyên ngành này. Cụ thể chỉ có 02 trường là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Bách Khoa Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM\n\n\n\nNhư vậy, ở 2 đầu Bắc – Nam đều có ít nhất 1 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Căn cứ vào nguyện vọng bản thân, thí sinh có thể lựa chọn cho mình địa điểm học phù hợp với nơi mình đang sinh sống.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được liệu mình có phải là một nhân tố trong ngành CNKTI hay không, các bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nKiến thức về chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật in\nLuôn tìm tòi, khám phá\nSáng tạo, tư duy linh hoạt\nKiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ\nKhả năng khai thác, nghiên cứu tốt\nKhả năng phân tích tổng hợp, soạn thảo thông tin\nKhả năng quản lý, quản trị hệ thống\nĐam mê với nghề in ấn\nKỹ năng làm việc nhóm tốt\nKỹ năng về giao tiếp, thuyết trình\nNhanh nhạy trong tiếp cận thông tin thị trường\nThận trọng trong công việc\nThái độ học tập nghiêm túc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNếu bạn muốn có cơ hội học tập trong ngành CNKTI này, bạn cần học tốt ít nhất 03 môn. Đó là:\n\n\n\nTiếng Anh: Là môn học xuất hiện ở tất cả các ngành học. Nó hỗ trợ sinh viên trong việc nghiên cứu, trao đổi hay thậm chí là viết luận văn tốt nghiệp.\nToán học: Tuyệt nhiên không thể không nhắc tới Toán – môn học nền tảng của sự tư duy logic, sáng tạo và hình thành khả năng giải quyết vấn đề với các con số.\nTin học: Môn học đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chuyên ngành này. Mỗi kỳ học đều có ít nhất 3 – 5 môn học liên quan tới tin học và kỹ năng tin học. Ví dụ như: Ảnh kỹ thuật số, kỹ thuật chế bản điện tử, kỹ thuật in số…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCác sinh viên sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có khả năng đảm nhiệm các vị trí công việc dưới đây:\n\n\n\n\n\nCán bộ quản lý các cấp, cán bộ tổ chức và điều hành sản xuất tại các công ty xuất bản, phát hành sách, truyện, tạp chí, bao bì…\nChuyên viên kỹ thuật tại tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của Việt Nam và nước ngoài thuộc lĩnh vực in ấn.\nCán bộ nghiên cứu, giảng viên tại viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…\nChuyên gia tư vấn thiết kế tại cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành tại trung ương và địa phương.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nVới nhu cầu về nguồn nhân công ngày càng cao của nhiều doanh nghiệp, công ty, tổ chức, nhà xuất bản… nên hầu hết sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật in có việc làm ngay sau khi ra trường với mức lương khởi điểm phổ biến từ 8 – 10 triệu VNĐ/tháng. Cụ thể:\n\n\n\nSinh viên mới ra trường: ít kinh nghiệm, cần đào tạo thêm, mức lương trung bình từ 7 – 9 triệu VNĐ/tháng.\nCá nhân có kinh nghiệm lâu năm: Thu nhập trung bình khoảng 10 – 15 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n\nBên cạnh mức lương chính thức, những người làm trong ngành này cũng nhận được rất nhiều phúc lợi đến từ công ty, doanh nghiệp họ làm việc như thưởng lễ tết, thưởng doanh thu, thưởng hiệu suất công việc hay thậm chí là quà vào ngày sinh nhật…\n\n\nCó thể nhận định rằng, đây là một mức thu nhập tốt và ổn định, một kỹ sư CNKTI có thể hoàn toàn chi tiêu phù hợp cho mọi nhu cầu cá nhân mà không phải lo ngại điều gì.\n\n\n", "mục tiêu khi đào tạo ngành": "\n\nĐảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm xã hội cao và giàu tính nhân văn. Bên cạnh đó, được trang bị một lượng kiến thức về khoa học tự nhiên và kiến thức quản lý kinh tế nhất định. Ngoài ra, phải thành thạo các phương pháp truy xuất tài liệu cơ bản, có khả năng ứng dụng máy tính linh hoạt, máy móc công nghệ để phục vụ cho công việc.\nHơn hết, các bạn phải nắm vững hệ thống các kiến thức cơ bản liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật in cũng như các lĩnh vực chuyên môn. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp phải quen thuộc với phương thức sản xuất, quản lý và vận hành nghề trong cuộc sống.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Công nghệ kỹ thuật in được đánh giá là một trong những ngành học có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai, nó hỗ trợ con người trong nhiều khâu, nhiều lĩnh vực mà không đòi hỏi quá nhiều về nguồn vốn, nguồn đầu tư. Như vậy, đây là một ngành không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia, châu lục nào do tính ứng dụng cao của nó cùng với khả năng đáp ứng trong mọi lĩnh vực công việc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-nang-luong-tai-tao", "rid": "7519007", "major": "Công nghệ kỹ thuật năng lượng tái tạo", "payload": {"ngành năng lượng tái tạo là gì? thi khối nào?": "\n\nNgành Năng lượng tái tạo ( Mã ngành: 7510208) là ngành học áp dụng các kỹ thuật và công nghệ tái tạo và sử dụng lại các nguồn năng lượng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Từ đó vừa giảm chi phí năng lượng cho các hoạt động công nghiệp. Vừa giảm lượng chất thải từ các nhà máy sản xuất năng lượng. \n\n\nNgành Năng lượng tái tạo xét tuyển theo các khối thi sau:\n\n\nKhối A00 : Toán, Vật Lí, Hóa học\n\n\nKhối A01 : Toán, Vật Lí, Tiếng Anh \n\n\nKhối D01 : Văn, Toán, Anh\n\n\nKhối D07 : Toán, Hóa học, Tiếng Anh\n\n\nKhối C01 : Văn, Toán, Vật lí \n\n\nKhối D90 : Toán, KHTN, Anh \n\n\n", "trường nào đào tạo ngành năng lượng tái tạo?": "\n\nDưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành nghề này:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Điện lực Hà Nội\nĐại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội \n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh – Phân hiệu Ninh Thuận \n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh \nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh \nĐại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh  \n\n\n\nĐiểm chuẩn ngành Năng lượng tái tạo của các trường Đại học dao dao động từ 15 – 24 điểm. Mức điểm chuẩn có sự khác nhau giữa các trường và giữa các phương thức xét tuyển.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành năng lượng tái tạo hay không?": "\n\nĐể học ngành Năng lượng tái tạo, các thí sinh cần có:\n\n\n\nSự quan tâm đến môi trường và năng lượng\nKỹ năng giao tiếp và hợp tác\nKỹ năng phân tích và đánh giá dự án\nKỹ năng tổng quát về khoa học và công nghệ \n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nCác cơ hội việc làm của ngành Năng lượng tái tạo bao gồm: \n\n\n\nKỹ sư, quản lý dự án năng lượng tái tạo\nNhà phân tích, nghiên cứu, giám sát, chuyên gia tư vấn năng lượng\nNhà kinh doanh năng lượng tái tạo \n\n\n\n", "mức lương ngành năng lượng tái tạo là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành Năng lượng tái tạo phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, quy mô doanh nghiệp và vị trí làm việc. Thông thường, mức lương cho một kỹ sư là khoảng 11 – 15 triệu đồng/tháng và từ 20 – 30 triệu đồng/tháng cho vị trí quản lý. \n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Năng lượng tái tạo hiện nay đang rất cần nguồn nhân lực có trình độ, hiểu biết và kỹ thuật. Đây là ngành có tiềm năng phát triển cùng với cơ hội việc làm rộng mở. Hy vọng với những thông tin chia sẻ mô tả về lĩnh vực này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một kỹ sư trong chuyên ngành này. Chúc các bạn sẽ có những định hướng đúng đắn, phù hợp với bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-co-ky-thuat", "rid": "7520101", "major": "Cơ kỹ thuật", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Cơ kỹ thuật là ngành chuyên đào tạo các kỹ sư có kiến thức hiện đại về mô hình hóa, cơ học, kỹ năng về công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo để phát triển, nghiên cứu và vận hành thiết bị, hệ thống trong công nghiệp, môi trường, sử dụng cho hoạt động công tác sau này. Ngành Cơ kỹ thuật đảm nhiệm tính toán, thiết kế mô phỏng các bài toán cơ học trong kỹ thuật. Ví dụ như: tính toán mô phỏng các kết cấu cơ khí, kết cấu trong xây dựng, cầu đường, hệ thống đường ống, cơ lưu chất, cơ sinh học, hệ thống nhiệt… Hầu hết các lĩnh vực cơ khí kỹ thuật đều cần đến các phương pháp tính toán để đảm bảo tối ưu cho hệ thống và quá trình xây dựng, cùng với vai trò, sức ảnh hưởng lớn, cơ kỹ thuật đã được tách thành một ngành hệ thống khoa học độc lập.\n\n\n\n\nBên cạnh kiến thức chuyên ngành, ngành này còn mang lại cho sinh viên một số kỹ năng mới lạ và có thể ứng dụng cho công việc sau này. Đó là: kỹ năng thống kê và phân tích số liệu, sử dụng vận hành các phần mềm tin học liên quan đến ngành nghề, Kỹ năng thiết kế một hệ thống, một thành phần hay một quy trình tính toán và mô phỏng…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành cơ kỹ thuật xét tuyển 03 tổ hợp chính. Các thí sinh có thể tham khảo những tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\n\nNhư vậy, ngành này không xét tuyển quá nhiều tổ hợp mới mà chỉ có các tổ hợp cơ sở.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành": "\n\nTheo thông tin, năm 2020, ngành cơ kỹ thuật xét tuyển với mức điểm khá cao. Cụ thể: Từ 25.5 – 26.5 đối với phương thức xét điểm thi THPTQG và 625 điểm đối với kì thi đánh giá năng lực.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành": "\n\nHiện nay chỉ có duy nhất 02 trường đào tạo chuyên ngành này. Các trường đó cụ thể là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội\n\n\n\nNhư vậy, có thể thấy, ở 2 đầu Bắc – Nam đều sẽ có một cơ sở đào tạo. Nó giúp bạn giải quyết tốt hơn vấn đề chọn trường để theo đuổi ngành này phù hợp nhất với vị trí địa lý ở nơi mình sinh sống.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có được câu trả lời trên, bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí dưới đây:\n\n\n\n\n\nTư duy nhanh nhẹn, linh hoạt\nĐam mê với nghề cơ kỹ thuật\nCẩn trọng trong công việc\nNắm được kiến thức về cơ học\nChịu được áp lực công việc\nPhân tích, tổng hợp thông tin nhanh\nKhả năng tính toán, thiết kế\nKỹ năng quản lý, điều hành\nNắm vững kiến thức, công cụ toán học và lập trình tin học\nKỹ năng dự báo và đánh giá tốt\nKhả năng làm việc độc lập\nKhả năng quản lý thời gian hiệu quả\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nChuyên ngành CKT yêu cầu sinh viên có khả năng học tập tốt ở 03 môn là Toán, Vật lý và Tin học. Cụ thể:\n\n\n\nToán: Kỹ sư phải có khả năng áp dụng kiến thức toán học vi phân, biến phân, phương pháp phần tử hữu hạn, xác suất và thống kê, phương pháp tính và phương pháp tính nâng cao, cơ sở toán ứng dụng vào công việc, học tập. Do đó, đây là một môn học không thể bỏ qua.\nVật lý: Sẽ rất khó khăn cho những ai học không tốt môn này. Lý do: gần như mỗi kỳ học đều có ít nhất 03 môn học liên quan tới môn Vật lý. Ví dụ như: Kỹ thuật điện, kỹ thuật nhiệt, dao động kỹ thuật…\nTin học: Đây sẽ là người bạn đồng hành của tất cả các sinh viên chuyên ngành CKT. Không những vẽ bằng tay, sinh viên còn phải thao tác thành thục trên máy tính.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCơ kỹ thuật trong những năm gần đây có sự phát triển khá mạnh mẽ và trở thành một trong những nền kinh tế trọng điểm tại Việt Nam. Theo đó, hàng loạt các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, các tập đoàn nước ngoài đầu tư mạnh vào Việt Nam, do đó, nhu cầu nhân sự là rất lớn. Các kỹ sư có thể tham khảo một trong số các vị trí công việc sau:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy tại các trường đại học liên quan như ĐH Quốc gia, ĐH Bách khoa, ĐH Thủy lợi…\nLàm việc tại các công ty, doanh nghiệp Nhà nước, đối tác, doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn liên doanh. Ví dụ: như: Công ty Samsung Electronics Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Di động, Công ty DAIZO TEC Việt Nam…\nCông ty về thiết kế và tư vấn, Công ty sản xuất, vận hành sản xuất thuộc các ngành: Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi, Dầu khí, Cơ khí chính xác…\nViện nghiên cứu như Viện Cơ học, Viện Khoa học kỹ thuật Giao thông, Viện khoa học Công nghệ Xây dựng, Viện Khoa học Thủy lợi, Viện Dầu khí…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Cơ kỹ thuật. Tuy nhiên, cũng như các ngành khác, ngoài lương cứng ra thì họ cũng được nhận nhiều khoản phúc lợi, ưu đãi như:\n\n\n\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nLương tháng thứ 13\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12-24 ngày)\nƯu đãi cho nhân viên có con nhỏ…\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành cơ kỹ thuật chính là một ngành được không chỉ các doanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản xuất quan tâm mà nó còn được nhà nước ta quan tâm phát triển. Lý do bởi nó thúc đẩy phát triển kinh tế doanh nghiệp và là điều kiện để phát triển đất nước."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-co-khi", "rid": "7520103", "major": "Kỹ thuật cơ khí", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKỹ thuật cơ khí (một số trường gọi là Công nghệ Kỹ thuật cơ khí) là một ngành Khoa học kỹ thuật, ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vật liệu để phân tích, thiết kế, chế tạo và bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí. Sự ra đời và phát triển của ngành Kỹ thuật cơ khí nhằm mục đích phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay, phương tiện giao thông, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng trong gia đình, thiết bị trong nhà máy, vũ khí… Đây là ngành học tham gia trực tiếp từ các khâu vận hành máy móc cho đến dây chuyền sản xuất.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên ngành quan trọng như kỹ năng gia công, thiết kế, vận hành, lắp ráp các thiết bị máy móc. Không những vậy, các bạn còn được tham gia các hội thảo, chuyên đề cùng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn để mở rộng kinh nghiệm học hỏi cho bản thân.\n\n\n", "các khối thi và điểm chuẩn vào ngành như thế nào?": "\n\nĐể theo học ngành Kỹ thuật cơ khí, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)\nKhối C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)\nKhối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nKhối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)\nKhối A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)\nKhối A19 (Toán, Vật lý, Bài kiểm tra tư duy)\n\n\n\nĐiểm trúng tuyển vào ngành Kỹ thuật cơ khí còn tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn cũng như chỉ tiêu tuyển sinh của ngành. Do đó sẽ không thể có một con số chính xác về điểm chuẩn. Trong vài năm gần đây, điểm chuẩn xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi THPTQG của ngành này thường dao động trong khoảng từ 14 – 20 điểm. Trong khi đó, điểm trúng tuyển Kỹ thuật cơ khí theo phương thức xét học bạ năm 2020 từ 18 – 24,25 điểm.\n\n\n", "các trường đại học nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, để đáp ứng nguồn nhân lực cho các công ty, nhà máy, doanh nghiệp và các tập đoàn lớn, có rất nhiều trường đào tạo ngành KTCK. Vì vậy, các bạn trẻ có khá nhiều cơ hội lựa chọn cho mình một môi trường học tập phù hợp nhất với bản thân để theo đuổi đam mê. Cụ thể là các trường dưới đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Mỏ – Địa chất\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Kinh tế Kỹ Thuật Công nghiệp\nĐại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội\nĐại học Điện lực\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định\nĐại học Hùng Vương\nĐại học Thái Bình\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Nông lâm –  Đại học Huế\nĐại học Phạm Văn Đồng\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Giao thông Vận tải TP.HCM\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Lạc Hồng\n\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc ?": "\n\nNhư đã đề cập ở trên, KTCK là lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc. Ngành học này bao gồm một số chuyên ngành như:\n\n\n\n\n\nCơ học\nCơ điện tử và Robot: là nhánh của ngành Kỹ thuật điện tử và Kỹ thuật cơ khí, được dự đoán là nhóm ngành cực “hot” trong tương lai\nCơ khí động lực học\nNhiệt động lực học và khoa học về nhiệt\nThiết kế và vẽ kỹ thuật\nCơ khí ô tô\nCơ khí giao thông\nPhân tích cấu trúc\n\n\n\nDựa vào những thông tin trên, hy vọng các bạn trẻ có thể dễ dàng cân nhắc lựa chọn cho mình một chuyên ngành học yêu thích để theo đuổi đam mê của bản thân.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nNgành Kỹ thuật cơ khí luôn rộng mở cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ năng lực và tố chất để theo đuổi đến cùng. Do vậy, để thành công với ngành này bạn cần có những yếu tố và kỹ năng sau đây:\n\n\n\n\n\nCó kiến thức chuyên môn vững chắc, luôn học hỏi, trau dồi bản thân để nâng cao trình độ\nNắm vững các ngôn ngữ thông dụng như Tiếng Anh hoặc Tiếng Nhật là một lợi thế lớn\nCần cù, tỉ mỉ, khả năng chịu khó trong công việc\nCó khả năng giao tiếp, thuyết trình, phân tích, tổng hợp\nCó thái độ nghiêm túc trong làm việc\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nKỹ thuật cơ khí được xem là trái tim của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng đến chóng mặt, hiện đang là một trong những ngành đi đầu trong nhóm ngành Kỹ thuật – công nghiệp. Cũng bởi vậy mà nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành này liên tục tăng và tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí sau:\n\n\n\nKỹ sư vận hành: bảo trì, thiết kế, vận hành máy móc tại các đơn vị sản xuất\nChuyên viên tư vấn: quản lý, điều hành kỹ thuật, nghiên cứu viên tại các công ty liên quan đến cơ khí\nChuyên viên lắp đặt các thiết bị máy móc cho các nhà máy, xí nghiệp hoặc khu công nghiệp\nCán bộ phòng ban tại Sở, Phòng, Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực cơ khí như Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng…\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nVới đặc thù là ngành kỹ thuật khá vất vả trong các khâu từ tính toán đến thiết kế và vận hành, do đó chủ yếu hợp với các bạn nam hơn là nữ. Tuy nhiên đây là ngành học mang lại việc làm cùng với mức thu nhập ổn định, dao động trong khoảng từ 6 – 8 triệu đồng/tháng cùng chế độ đãi ngộ tốt dành cho các bạn sinh viên mới khi tốt nghiệp. Đối với các kỹ sư có trình độ cao và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sẽ được hưởng mức lương từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Mặt khác, nếu bạn làm việc cho các công ty nước ngoài, có kinh nghiệm lâu năm và đầy đủ các chứng chỉ ngoại ngữ thì sẽ được nhận mức thù lao lên đến hàng ngàn USD/tháng.\n\n\n", "sinh viên ngành được học gì?": "\n\nSinh viên thuộc ngành kỹ thuật cơ khí tại các trường sẽ được trang bị kiến thức cơ sở về Chế tạo cơ. Bao gồm các môn như: gia công, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm các sản phẩm cơ khí. Bên cạnh đó, sinh viên còn có khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị hệ thống cơ khí. Ngoài ra còn giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất lớn và nhỏ. Chương trình đào tạo nhấn mạnh việc tích hợp lý thuyết với thực hành. Bao gồm đào tạo đọc và vẽ kỹ thuật, công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện robot,…\nTrong suốt thời gian học, sinh viên được yêu cầu tham gia thực tập tại nhà máy, xưởng sản xuất, công ty cơ khí. Từ đó có cái nhìn thực tế về ngành kỹ thuật cơ khí cùng với cơ hội “người thật việc thật” để hoàn thành chương trình học.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành Kỹ thuật cơ khí  đang được chú trọng đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục. Đây được xem là một trong những ngành mũi nhọn then chốt giúp xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai. Trên đây là những thông tin tổng quan về ngành KTCK, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành học này và có những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-co-dien-tu", "rid": "7520114", "major": "Kỹ thuật cơ điện tử", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật cơ điện tử là một ngành học có sự kết hợp của 03 ngành kỹ thuật là cơ khí, điện tử và máy tính. Mục đích của ngành chính là tập trung phát triển tối đa tư duy hệ thống trong việc thiết kế và phát triển, tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một thành tựu tiêu biểu của ngành này.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức liên quan tới hệ thống khí nén – thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, đo lường và điều khiển thông minh, cảm biến và Robot. Ngành này cho ra đời những sản phẩm thông minh ứng dụng công nghệ cao, không chỉ sử dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà còn trong cả lĩnh vực nông nghiệp. Điều này giúp tăng suất lao động, chất lượng sản phẩm đồng thời cũng giảm thiểu việc sử dụng lao động thủ công, giảm giá thành sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nBên cạnh các tổ hợp khoa học tự nhiên quen thuộc như A00 và A01, ngành kỹ thuật cơ điện tử còn xét tuyển các khối, tổ hợp như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nA16: Toán – KHTN – Ngữ văn\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC04: Ngữ văn – Toán – Địa lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành này là bao nhiêu?": "\n\nTheo số liệu năm 2020, ngành kỹ thuật cơ điện tử có mức điểm chuẩn trong khoảng 14 – 26 điểm. Mức điểm này tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của từng trường. Ngoài ra, số điểm 550 dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực cũng là một hình thức được sử dụng bởi trường Đại học Nguyễn Tất Thành.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại trên cả nước ta có rất nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành kỹ thuật cơ điện tử này. Cụ thể các trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Công nghệ Giao thông Vận tải\nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Điện lực\nĐại học Phương Đông\nĐại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Công nghệ Giao thông vận tải\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Lâm nghiệp\nĐại học Hải Phòng\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định\nĐại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Nha Trang\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Nông lâm – Đại học Huế\nĐại học Phạm Văn Đồng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM\nĐại học Công nghệ Sài Gòn\nĐại học Công nghiệp TP.HCM\nĐại học Nông lâm TP.HCM\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM\nĐại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long\nĐại học Tiền Giang\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được ngành học này có phù hợp với mình hay không, các bạn có thể cân nhắc một số các tiêu chí sau đây:\n\n\n\n\n\nCó kiến thức về vật liệu cơ khí\nKiến thức căn bản về lĩnh vực công nghệ thông tin\nĐam mê với ngành học\nThận trọng trong công việc\nKiến thức về khoa học, kỹ thuật và công nghệ\nKhả năng tìm hiểu vấn đề, đặt vấn đề và ứng dụng khoa học kỹ thuật để tìm giải pháp\nKhả năng phân tích, xử lý bài toán kỹ thuật\nKhả năng thuyết trình\nKhả năng vận hành các thiết bị và hệ thống\nThái độ học tập nghiêm túc\nKỹ năng quản lý thời gian\nKỹ năng hoạt động nhóm\nSử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ\nThông minh, nhạy bén\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể theo đuổi chuyên ngành này, sinh viên cần trau dồi, học tập ít nhất 03 môn. Đó là:\n\n\n\nToán học: Môn học hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích, nâng cao khả năng tư duy và làm việc độc lập…\nTiếng Anh: Học tốt môn này sẽ giúp sinh viên nghiên cứu các tài liệu nước ngoài một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Do đó, môn học này cần được đầu tư nhiều thời gian và công sức để có thể đáp ứng công việc.\nVật lý: Đây là môn học then chốt của nhiều ngành kỹ thuật, và cơ điện tử cũng vậy. Mỗi kỳ học đều có ít nhất 4 môn học liên quan tới kiến thức Vật lý. Ví dụ như: Lý thuyết điều khiển tự động, vi xử lý – vi điều khiển, sensor và cơ cấu chấp hành…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nQua quá trình rèn luyện và học tập, các kỹ sư kỹ thuật cơ điện tử hoàn toàn có thể đảm nhiệm một trong số các vị trí công việc sau:\n\n\n\n\n\nKỹ sư thiết kế: vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển thiết bị, máy móc, hệ thống sản xuất tự động.\nChuyên viên: thiết kế kỹ thuật, tư vấn công nghệ, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại công ty, doanh nghiệp về cơ khí, điện tử và điện.\nTrưởng bộ phận kỹ thuật, giám đốc kỹ thuật  tại công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.\nQuản lý sản xuất bảo trì, kiểm soát chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp nước ngoài.\nCán bộ kỹ thuật cơ điện, phòng công nghệ tự động điều khiển, phòng điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy như: nhà máy sữa, sản xuất xi măng, sản xuất phân bón, sản xuất giấy.\nNhân viên quản lý: bảo trì, vận hành các hệ thống điện tử công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động như: Lắp ráp ô tô, robot hàn tự động, robot lắp ráp linh kiện điện tử.\nCán bộ kinh doanh tham mưu, tư vấn kỹ thuật cho nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm lĩnh vực cơ điện tử trong và ngoài nước.\nNghiên cứu viên: Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực liên quan.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại chưa ghi nhận bất kỳ số liệu cụ thể nào liên quan tới mức thu nhập của kỹ sư kỹ thuật cơ điện tử ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo một số thông tin từ các website cung cấp, một kỹ sư có thể có mức thu nhập từ 51.600 – 86.380 USD/năm. Mức thu nhập này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí đảm nhiệm, lĩnh vực chuyên môn, khả năng xử lý vấn đề, hiệu quả công việc…\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kỹ thuật cơ điện tử hiện tại đang là ngành học thu hút nhiều bạn trẻ có đam mê về công nghệ, kỹ thuật. Không chỉ đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên cùng mức thu nhập ổn định, ngành này còn đóng góp rất nhiều vào sự tiến bộ của khoa học công nghệ, kỹ thuật."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-nhiet", "rid": "7520115", "major": "Kỹ thuật nhiệt", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật nhiệt (hay Công nghệ Kỹ thuật nhiệt) là ngành học chuyên nghiên cứu về các hệ thống kỹ thuật nhiệt, lạnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật để vận hành, thiết kế các hệ thống, trang thiết bị nhiệt, lạnh, phục vụ cho nhu cầu con người cũng như trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Những kỹ sư có khả năng thiết kế, chế tạo, sửa chữa, vận hành, bảo trì các thiết bị có liên quan đến ngành như: Kỹ thuật lạnh, kỹ thuật điều hòa không khí, năng lượng tái tạo, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật tiết kiệm năng lượng… sẽ được đào tạo ở chuyên ngành này.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức căn bản về hệ thống lạnh công nghiệp, nhiệt công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, nguyên lý làm việc và cấu tạo của các thiết bị trong hệ thống điều hòa không khí cũng như những hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, sinh viên còn được nâng cao thêm kiến thức về thu hồi nhiệt tải, vấn đề tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng… từ đó có thể hiểu được tầm ảnh hưởng của giải pháp kỹ thuật trong các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành KTN có xét tuyển các khối, tổ hợp như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC04: Ngữ văn – Toán – Địa lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành kỹ thuật nhiệt được phân thành 02 hình thức sau:\n\n\n\nXét theo kết quả của kì thi THPTQG: Trong khoảng từ 15 – 25.8 điểm.\nXét theo kết quả của kì thi đánh giá năng lực: 715 điểm.\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrên cả nước ta hiện tại có khá nhiều cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể các cơ sở đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)\nĐại học Điện lực\nĐại học Công nghệ Đông Á\nĐại học Hàng Hải\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Nha Trang\nĐại học Vinh\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Công nghiệp Vinh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM\nĐại học Nông lâm TP.HCM\nĐại học Công nghiệp TP.HCM\nĐại học Văn Lang\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có câu trả lời cho câu hỏi trên, các bạn có thể cân nhắc một số các yếu tố sau đây:\n\n\n\n\n\nĐam mê với nghề\nKỹ năng phân tích và giải thích dữ liệu, kết quả\nKhả năng vận dụng kỹ thuật vào thực tiễn đời sống\nKhả năng về kiểm toán, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống\nKhả  năng quản lý, giám sát, thiết kế, thi công các hệ thống lạnh\nKhả năng giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kỹ thuật\nKhả năng thuyết trình tốt\nThận trọng trong công việc\nKhả năng phân tích, xử lý bài toán kỹ thuật\nChịu được áp lực cao\nKhả năng vận hành, sử dụng các trang thiết bị và hệ thống liên quan\nSử dụng tốt ngoại ngữ và thành thạo tin học\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể theo đuổi chuyên ngành này, sinh viên cần trau dồi, học tập ít nhất 03 môn. Đó là:\n\n\n\nToán học: Môn học hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích, nâng cao khả năng tư duy, xử lý các vấn đề kỹ thuật thông qua các con số…\nTiếng Anh: Học tốt môn này sẽ là một điểm cộng lớn cho sinh viên. Cụ thể, trong suốt quá trình học tập, sinh viên sẽ phải nghiên cứu tài liệu, học thêm về từ vựng chuyên ngành liên quan, trao đổi với kỹ sư nước ngoài… Do đó, không thể bỏ qua môn học này.\nVật lý: Đây là môn học quan trọng nhất trong ngành kỹ thuật nhiệt này. Chương trình đào tạo có tới 85% kiến thức liên quan tới môn Vật lý. Ví dụ như: Máy nén và thiết bị lạnh, kỹ thuật sấy và chưng cất, cơ học lưu chất ứng dụng…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên ngành kỹ thuật nhiệt có thể tham khảo một số vị trí việc làm như sau:\n\n\n\n\n\nKỹ sư thiết kế tại các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, dầu khí, xi măng, dệt may…\nKỹ sư vận hành nhà máy sản xuất thiết bị lạnh và điều hòa không khí…\nKỹ sư nghiên cứu tại nhà máy thủy hải sản, chế biến thực phẩm hoặc làm việc trong ngành công nghiệp khác như: dịch vụ khách sạn, xây dựng, ngành chế tạo ô tô, tàu thủy…\nNghiên cứu viên: tại Viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý và tư vấn năng lượng…\nGiảng viên: chịu trách nhiệm giảng dạy tại trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp liên quan.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại chưa có thống kê cụ thể về mức thu nhập của các kỹ sư kỹ thuật nhiệt. Mức thu nhập sẽ tùy vào nhiều yếu tố liên quan như trình độ chuyên môn, năng lực làm việc, bằng cấp liên quan hay thậm chí là cả quy mô doanh nghiệp, công ty mà sẽ có các mức lương khác nhau.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kỹ thuật nhiệt đang không ngừng phát triển do tính ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, khía cạnh của đời sống xã hội. Ngành này đem lại cơ hội việc làm cho các kỹ sư kỹ thuật nhiệt một mức lương phù hợp, chương trình đào tạo thực tế… những điều trên có thể giúp các kỹ sư tương lai thành công trên lĩnh vực mà bản thân theo đuổi hay có thể trở thành một nhân tố quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp lớn, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của doanh nghiệp, công ty đó."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-co-khi-dong-luc", "rid": "7520116", "major": "Kỹ thuật cơ khí động lực", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKỹ thuật cơ khí động lực (tiếng Anh: Automotive Engineering) là một ngành khoa học công nghệ, ứng dụng các nguyên lý của nhiều lĩnh vực liên quan để thiết kế, chế tạo, phân tích và bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc, hệ thống cơ khí, đặc biệt là đối với ô tô và thiết bị động lực. Ngoài ra quy trình  thiết kế, chế tạo, khai thác và vận hành máy móc cũng được đề cập tới ngành học này.\n\n\n\n\nSinh viên sẽ được học tập những kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học tính toán, kiến thức cơ sở ngành hiện đại (liên quan đến cơ học chất lỏng, điều khiển điện – điện tử…). Ngoài ra, họ còn được đào tạo về  kiến thức chuyên ngành như: động cơ đốt trong, công nghệ ô tô, máy thi công, thiết bị thủy khí… cùng kiến thức nền vững chắc về cơ khí chế tạo máy, thiên về lĩnh vực thiết kế, chế tạo các linh kiện phụ trợ ô tô và máy…\n\n\nMột trong những điểm cộng lớn đối với sinh viên học chuyên ngành này chính là các kỹ năng, không chỉ tự trang bị cho bản thân, họ còn được truyền đạt lại những kỹ năng bổ ích và mới mẻ khác nữa. Ví dụ: Kỹ năng chuẩn đoán hệ thống điện điều khiển động cơ: kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa hệ thống điện điều khiển động cơ, cách vận hành động cơ diesel…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành kỹ thuật cơ khí động lực xét tuyển 04 tổ hợp. Đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nC04: Ngữ văn – Toán – Địa lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành": "\n\nĐiểm chuẩn ngành KTCKĐL của các trường đại học dao động trong khoảng 15 – 22 điểm. Điểm này còn phụ thuộc vào khối thi và phương thức xét tuyển của từng trường.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành": "\n\nCó 06 trường đại học trên cả nước chịu trách nhiệm giảng dạy và đào tạo chuyên ngành này. Các trường đó là: \n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách Khoa Hà Nội\nĐại học Giao thông Vận tải\nĐại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Giao Thông Vận Tải (Cơ sở Phía Nam)\nĐại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long\nĐại học Nam Cần Thơ\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được liệu bản thân có phù hợp với chuyên ngành này hay không, bạn có thể cân nhắc một số các yếu tố sau:\n\n\nĐể trả lời câu hỏi trên, bạn cần cân nhắc một số các yếu tố sau:\n\n\n\n\n\nKhả năng làm việc nhóm tốt.\nGiải quyết những vấn đề về kỹ thuật chuyên môn\nSử dụng được các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng và chế tạo\nKhả năng quản lý, giám sát\nTư duy nhanh nhẹn, logic\nThận trọng trong công việc\nKhả năng làm việc độc lập\nKỹ năng thiết kế và phát triển hệ thống \nKhả năng vận hành, bảo dưỡng\nCó kỹ năng tích hợp các thiết bị\nKhả năng chế tạo, thiết kế và kiểm định\nKhả năng phát triển, nghiên cứu các thiết bị mới\nSử dụng tiếng Anh, tin học thành thạo\nKỹ năng quản lý thời gian hiệu quả\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nTheo như chương trình đào tạo, sinh viên cần học tập tốt những môn như sau:\n\n\n\nToán học: Những sinh viên học tốt môn này chính là cơ sở nền tảng để phát huy được khả năng tư duy linh hoạt, kỹ năng xử lý vấn đề trong công việc.\nVật lý: Chuyên ngành này sử dụng đến 90% kiến thức của lĩnh vực vật lý. Nếu bạn học không tốt môn này, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng. Ví dụ các môn như: Kỹ thuật điện – điện tử, kỹ thuật nhiệt, hệ thống điện và điều khiển tự động trên ô tô…\nTiếng Anh: Đây luôn là một yêu cầu bắt buộc với tất cả sinh viên vì nó liên quan tới từ vựng chuyên ngành kỹ thuật, làm luận văn, nghiên cứu khoa học…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên tốt nghiệp ngành KTCKĐL hoàn toàn có thể đảm nhận công việc tại các công ty như TOYOTA, HONDA, THACO, HYUNDAI, DOOSAN, AUDI… cùng nhiều cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông của các tỉnh. Cụ thể các vị trí công việc sau:\n\n\n\n\n\nKỹ thuật viên: quản lý chất lượng tại phòng kỹ thuật, công nghệ của các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực về nghiên cứu thiết kế công nghệ sản xuất ô tô, động cơ, thiết bị thủy khí…\nNhân viên: tại cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông, doanh nghiệp về bảo hiểm, công ty vận tải…\nTư vấn, thiết kế: nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực về Công nghệ ô tô, động cơ đốt trong, thiết bị thủy khí tại Viện nghiên cứu, trung tâm và cơ quan nghiên cứu của Bộ, ngành…\nVận hành, giám sát về khâu sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy động lực tại công ty, doanh nghiệp\nĐiều hành, giám sát tại cơ sở sửa chữa ô tô-máy động lực, Showroom…\nNhân viên Marketing: tại doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, mức thu nhập của một kỹ sư Kỹ thuật cơ khí động lực khá hấp dẫn, dao động trong khoảng từ 8 – 10 triệu VNĐ/tháng. Tuy nhiên, họ hoàn toàn có thể kiếm được từ 12 – 15 triệu VNĐ/tháng tùy thuộc quy mô công ty, yêu cầu công việc, kinh nghiệm và năng lực của chính bản thân mình. Hơn thế nữa, nếu làm việc tại các công ty nước ngoài, có kinh nghiệm chuyên môn và các chứng chỉ đầy đủ  thì mức lương trung bình có thể lên đến hàng ngàn USD (tương ứng khoảng vài chục triệu VNĐ).\n\n\n", "kết luận": "\n\nĐược xem là ngành học then chốt đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực hiện nay đang hoạt động ở tất cả các dây chuyền sản xuất và ở mọi nơi. Những người theo đuổi ngành học này có thể dễ dàng tìm được một vị trí công việc mong muốn. Tuy nhiên, do tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với dầu nhớt và động cơ máy, ngành yêu cầu sinh viên phải có được sức khỏe ổn định để đảm bảo tiến độ học tập, làm việc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-cong-nghiep", "rid": "7520117", "major": "Kỹ thuật công nghiệp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKỹ thuật công nghiệp (tiếng Anh: Industrial Engineering) là ngành thúc đẩy quá trình sản xuất bằng cách sử dụng các kỹ thuật và công nghệ sản xuất vào quá trình đó, làm cho nó đơn giản hơn, giúp tối ưu hiệu quả hoạt động, có được lợi nhuận cao hơn. Ngành học này đào tạo ra những kỹ sư, chuyên viên điều hành các hoạt động về sản xuất, dịch vụ, dự án cho công ty, doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, dịch vụ. Để từ đó, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp.\n\n\n\n\nSinh viên chuyên ngành này được đào tạo những kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi cũng như chuyên sâu trong lĩnh vực Kỹ thuật công nghiệp, phát huy được khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất… Ngoài ra, sinh viên được cung cấp thêm kiến thức về quản lý kinh tế, giúp sinh viên có khả năng thích ứng nhanh với nhiều môi trường làm việc khác nhau, đặc biệt là khi làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia hay công ty liên doanh nước ngoài.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nHiện nay có 04 tổ hợp xét tuyển chính cho thí sinh tham khảo. Cụ thể là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành này là bao nhiêu?": "\n\nNgành kỹ thuật công nghiệp năm 2020 được xét tuyển với mức điểm là 23.5. Điểm này dựa trên phương thức thi THPTQG.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành": "\n\nCác cơ sở đào tạo chuyên ngành này trên cả nước chưa nhiều, chỉ có 01 trường đào tạo duy nhất ở khu vực phía Nam. Trường đó là: Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được liệu mình có phù hợp khi lựa chọn chuyên ngành này hay không, ta cần xem xét một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nLượng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực cơ khí và chế tạo máy\nCó đam mê với ngành, với khoa học kỹ thuật\nKhả năng tư duy hệ thống trong chuyên môn ngành\nNghiêm túc, thận trọng trong công việc\nKhả năng phân tích tổng hợp thông tin nhanh\nPhát hiện vấn đề và giải quyết kịp thời\nKhả năng làm việc độc lập\nSử dụng tốt ngoại ngữ và tin học\nTinh thần học tập nghiêm túc\nGiao tiếp và làm việc nhóm tốt\nTích cực tìm hiểu, học tập thêm thông tin, kiến thức mới\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể theo đuổi được ngành học này, sinh viên luôn phải tự nâng cao kiến thức của mình ở 03 bộ môn cốt lõi là Toán, Vật lý và tiếng Anh. Lý do là vì:\n\n\n\nVật lý: Chuyên ngành này sử dụng kiến thức của lĩnh vực vật lý tới 85%. Đây sẽ là ưu điểm to lớn cho những bạn đam mê Vật lý. Các môn liên quan tới Vật lý ví dụ như: Cơ kỹ thuật I, động cơ đốt trong, kỹ thuật điện I…\nTiếng Anh: là công cụ đắc lực của sinh viên trong việc nghiên cứu, học tập từ các chuyên đề nước ngoài cũng như tài liệu chuyên môn.\nToán học: Hỗ trợ sinh viên xử lý các vấn đề phức tạp bằng các con số, phát huy tính chính xác của mỗi công việc được giao cùng khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCó rất nhiều cơ hội việc làm cho các kỹ sư KTCN. Cụ thể, các bạn có thể tham khảo một số vị trí việc làm sau đây:\n\n\n\n\n\nChuyên viên kế hoạch: giúp hoạch định kế hoạch sản xuất, hoạt động cho đơn vị, công ty, doanh nghiệp\nChuyên viên chất lượng: kiểm tra sản phẩm, hoạt động sản xuất để đảm bảo chất lượng mong muốn\nKỹ sư năng suất: phân tích hoạt động để nâng cao năng suất trong dây chuyền sản xuất\nChuyên viên dự án: hoạch định hoạt động, theo dõi tiến độ dự án\nChuyên viên cung ứng vật tư: tính toán nhu cầu vật tư để thu mua hợp lý, đáp ứng nhu cầu của người dùng\nChuyên viên kho: nhận và lưu kho sao cho an toàn, hiệu quả nhất\nChuyên viên logistics: quản lý về việc nhận và giao hàng để tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển của công ty, doanh nghiệp\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nNhìn chung, các công việc thuộc ngành kỹ thuật công nghiệp luôn được xếp vào top ngành đem lại thu nhập cao cho người lao động. Mức lương ngành Kỹ thuật công nghiệp sẽ nằm trong khoảng 8 – 20 triệu VNĐ/tháng. Ngoài ra, mức thu nhập này thậm chí còn có thể cao hơn nữa nếu như bạn là một người có kinh nghiệm và khả năng làm việc tốt.\n\n\nỞ Hoa Kỳ, mức thu nhập bình quân hàng năm mà một kỹ sư KTCN có thể đạt là 72.935 USD/năm. Đây là con số khá cao so với mặt bằng chung và khá hấp dẫn.\n\n\nTuy nhiên, để có được mức thu nhập như mong muốn, các kỹ sư thường phải bỏ thời gian rất nhiều cho việc học tập, thực hành, thực tập tại các công ty doanh nghiệp cùng với kinh nghiệm và các chứng chỉ liên quan.\n\n\n", "sinh viên được học gì trong ngành ?": "\n\nMỗi trường đại học sẽ có một khung chương trình đào tạo riêng. Nhìn chung, kiến thức của ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp được chia thành hai mảng kỹ thuật và quản trị. Các bạn sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng cần thiết tại ghế nhà trước. Từ đó, có thể vận hành hiệu quả quá trình hoạt động sản xuất, dịch vụ, chất lượng, cung ứng.\nCác môn học tiêu biểu của ngành có thể kể đến là môn vận trù học, xác suất thống kê, kinh tế kỹ thuật. Ngoài ra, còn được tiếp cận với quản lý sản xuất, quản lý dự án, kiểm soát và quản lý chất lượng,..Và một số môn kỹ thuật khác. Bên cạnh việc học lý thuyết tại giảng đường thì các trường còn kết hợp các giờ thực hành thực tiễn tại các doanh nghiệp. Đây chính là điều kiện và cơ hội để sinh viên chạm gần hơn đến nghề của mình.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành KTCN hiện diện ở mọi nền công nghiệp hiện nay. Ví dụ như: sản xuất, công nghệ thông tin, phần cứng, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe… rất dễ dàng để bạn có thể liệt kê ra. Ngành này góp phần không nhỏ vào việc phát triển công nghiệp, nâng cao kinh tế không chỉ của một vài doanh nghiệp, công ty tư nhân mà còn giúp phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của một quốc gia, vùng lãnh thổ. Nếu sinh viên có định hướng và chú tâm học tập ngay từ giai đoạn đầu, ngành học này có thể đem lại cho sinh viên nhiều cơ hội phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp một cách đáng ngưỡng mộ."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-he-thong-cong-nghiep", "rid": "7520118", "major": "Kỹ thuật hệ thống công nghiệp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp (tiếng Anh: Industrial and Systems Engineering) là một lĩnh vực rất đa dạng với hệ thống kiến thức và kỹ năng về các môn học như: toán, vật lý, tin học, kinh tế, quản lý, xã hội… Kết hợp với phương pháp phân tích và thiết kế kỹ thuật nhằm mục đích tối ưu hóa những hoạt động hệ thống công nghiệp.\n\n\n\n\nNgành học này có nhiều ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các tổ chức sản xuất hay dịch vụ, tổ chức chính phủ hay phi chính phủ. Chương trình đào tạo trang bị các kiến thức quản lý và điều hành hệ thống sản xuất hay dịch vụ, kỹ thuật tối ưu hóa nguồn lực sản xuất… Đồng thời, các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định, quản lý vật tư và hoạch định tồn kho, kiểm soát chất lượng, logistics và chuỗi cung ứng, kỹ thuật điều độ nguồn lực, thiết kế hệ thống thông tin, hay việc áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn cho tổ chức… cũng sẽ được đào tạo tại chuyên ngành này.\n\n\nTheo học ngành KTHTCN, bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên sẽ được trau dồi những  kỹ năng cần thiết cho bản thân họ. Đó là: kỹ năng giao tiếp đàm phán, kỹ năng nghiên cứu và thực hiện dự án làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình… tất cả các kỹ năng trên nhằm giúp sinh viên tự tin hơn trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nCác thí sinh có thể xem xét những tổ hợp xét tuyển sau đây đối với ngành KTHTCN:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD10: Toán – Địa lý – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành": "\n\nTrong năm 2020, điểm xét tuyển được chia làm 2 dạng như sau:\n\n\n\nTheo điểm thi THPTQG: từ 15 – 23 điểm\nTheo điểm bài thi đánh giá năng lực: từ 550 đến 620 điểm\n\n\n\n", "các trường đào tạo ngành": "\n\nTrên cả nước có tất cả 10 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Công Nghiệp Hà Nội\nĐại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ\nĐại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM\nĐại Học Nguyễn Tất Thành\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành KTHTCN đề ra một số tiêu chí cho sinh viên theo học như sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê nghề kỹ thuật\nLuôn tìm tòi, khám phá\nSáng tạo, tư duy linh hoạt\nKiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ\nKhả năng khai thác, nghiên cứu tốt\nKhả năng phân tích tổng hợp\nKhả năng quản lý, quản trị hệ thống\nKỹ năng thiết kế và sắp xếp\nKỹ năng làm việc nhóm\nThận trọng trong công việc\nThái độ học tập nghiêm túc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nCác bạn có đam mê với ngành này cần trau dồi ít nhất 03 môn sau:\n\n\n\nVật lý: là môn tiền đề cơ sở cho các môn chuyên ngành như: Kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật hệ thống, quản lý bảo trì công nghiệp…\nTiếng Anh: Là môn học xuất hiện ở tất cả các ngành học. Nó hỗ trợ sinh viên trong việc nghiên cứu, trao đổi hay thậm chí là viết luận văn tốt nghiệp.\nToán học: Tuyệt nhiên không thể không nhắc tới Toán – môn học nền tảng của sự tư duy logic, sáng tạo và hình thành khả năng giải quyết vấn đề với các con số.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình học, các kỹ sư KTHTCN hoàn toàn có thể đảm nhiệm công việc ở một trong các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp liên quan\nKỹ sư phân tích giải pháp tối ưu hóa trong sản xuất và dịch vụ\nKỹ sư thiết kế các hệ thống quản lý nguồn lực cho công ty, doanh nghiệp\nPhân tích, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp\nThiết kế giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất và vận hành đến mức thấp nhất\nQuản lý logistics và chuỗi cung ứng\nQuản lý dự án công nghiệp của công ty, tập đoàn liên doanh\nQuản lý, điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận hàng hóa…\nChuyên viên kế hoạch\nChuyên viên chất lượng\nChuyên viên dự án\nChuyên viên cung ứng vật tư\n\n\n\nNhư vậy, trên thị trường lao động hiện có rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành KTHTCN.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nỞ Việt Nam chưa có bất kỳ bài báo cáo hay số liệu cụ thể nào về thu nhập của ngành này. Tuy nhiên, trên thế giới, một kỹ sư ngành KTHTCN có thể có từ 81.000 – 131.000 USD/năm. Mức lương này còn phụ thuộc nhiều yếu tố như vị trí làm việc, kinh nghiệm làm việc, hiệu suất công việc… Bên cạnh mức lương chính thức, họ cũng nhận được rất nhiều phúc lợi đến từ công ty, doanh nghiệp họ đào tạo như thưởng lễ tết, thưởng doanh thu, thưởng hiệu suất công việc hay thậm chí là quà vào ngày sinh nhật…\n\n\nCó thể nhận định rằng, đây là một mức thu nhập tốt và ổn định, một kỹ sư có thể hoàn toàn chi tiêu phù hợp cho mọi nhu cầu cá nhân mà không phải lo ngại điều gì.\n\n\n", "sinh viên ngành học những gì?": "\n\nNhìn chung, những kiến thức mà sinh viên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp được học bao gồm mảng kỹ thuật và quản trị. Các bạn ngành này sẽ được nhà trường giảng dạy kiến thức và kỹ năng cần thiết thuộc ngành. Để từi đó có thể vận hành hiệu quả hoạt động sản xuất, dịch vụ, dự án, chất lượng, cung ứng, tồn kho – vật tư.\n\n\n\n\n\nTại khung chương trình đào tạo, có các môn học tiêu biểu thuộc về chuyên ngành như là vận trù học, xác suất – thống kê, kinh tế kỹ thuật, thiết kế thực nghiệm. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tiếp cận nội dung về quản lý sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý vật tư. Ngoài ra về kỹ thuật mô phỏng, kỹ thuật lean và six sigma, đo lường cũng được giảng dạy tại nhà trường. Không chỉ là lý thuyết, sinh viên phải tham gia các buổi thực hành thực tế tại các công ty, xí nghiệp để nâng cao tay nghề.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNhư đã đề cập ở trên, ngành KTHTCN đóng một vài trò cực kỳ quan trọng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, chế biến hoặc gia công các sản phẩm… Ngành này ra đời đã giúp nhiều doanh nghiệp giải quyết được bài toán về số lượng, nhân công và cũng như là vấn đề lợi nhuận."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-hang-khong", "rid": "7520120", "major": "Kỹ thuật hàng không", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành kỹ thuật hàng không  là ngành đào tạo sinh viên có trình độ thiết kế, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác máy bay và các trang thiết bị phục vụ bay thuộc các nhóm như: Cơ khí, động cơ sức đẩy, thủy khí, khí động lực và trang thiết bị mặt đất.\n\n\n\n\nNgành Kỹ thuật hàng không liên quan các chuyên môn như:\n\n\n\nCác loại Máy bay động cơ: Quản lý về động cơ và máy bay. Chi tiết gồm: thiết bị động lực nhiên liệu, bôi trơn, cất hạ cánh (cánh tà, cánh liệng,…), tấm giảm tốc, dù giảm tốc, thủy lực, các cơ cấu chấp hành…\nThiết bị Hàng không: Quản lý về điện, ô-xy, tự động điện tử, tự động điều khiển hoặc các động cơ liên quan đến truyền chuyển động thi hành, mạng điện điều khiển các máy móc cơ cấu thi hành, chụp ảnh trên không, thông báo bằng các máy chỉ thị về các trạng thái của máy bay…\nVũ khí Hàng không: Quản lý về máy ngắm, tên lửa, rốc-két, pháo, ghế nhảy dù…\nVô tuyến điện tử: Quản lý về các phương tiện thông tin, liên lạc, dẫn đường, ra-đa phát hiện mục tiêu…\n\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nHiện nay các trường đại học tuyển sinh chuyên ngành này với các tổ hợp như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA19:  Toán – Vật lý –  Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành này khá cao, dao động từ 22.5 tới 26.94. Điểm này còn phụ thuộc vào phương thức tuyển sinh của từng trường.\n\n\n", "các trường đào tạo trường đào tạo ngành": "\n\nTrên cả nước có duy nhất 03 cơ sở đào tạo chuyên ngành KTHK này. Đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Bách Khoa Hà Nội\nHọc Viện Phòng Không – Không Quân\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nHọc Viện Hàng Không Việt Nam\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể trả lời cho câu hỏi trên, bạn có thể cân nhắc các yếu tố sau đây:\n\n\n\n\n\nKỹ năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật vào thực tiễn\nChăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại\nChịu được áp lực công việc cao\nKhả năng quản lý, giám sát các dự án kỹ thuật\nTư duy nhanh nhẹn, logic\nThận trọng trong công việc\nKhả năng phân tích, xử lý vấn đề\nKhả năng làm việc độc lập\nKhả năng vận hành, bảo dưỡng máy móc, thiết bị\nCó kỹ năng tích hợp các thiết bị\nKhả năng chế tạo, thiết kế và kiểm định\nSử dụng tiếng Anh, tin học thành thạo\nKỹ năng làm việc nhóm tốt\nKỹ năng quản lý thời gian hiệu quả\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể trở thành kỹ sư ngành KTHK, bạn cần học tốt 03 môn dưới đây:\n\n\n\nTiếng Anh: là công cụ đắc lực của sinh viên trong việc nghiên cứu, học tập cùng các tài liệu chuyên ngành liên quan.\nToán học: Hỗ trợ sinh viên xử lý các vấn đề phức tạp bằng các con số, phát huy tính chính xác của mỗi công việc được giao cùng khả năng tư duy linh hoạt.\nVật lý: Có đến 90% chuyên ngành này sử dụng kiến thức của lĩnh vực vật lý. Ví dụ như: Cơ học vật bay, cơ học phá hủy, kỹ thuật điện – điện tử trên máy bay…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCác kỹ sư KTHK có thể tham khảo các vị trí việc làm sau đây:\n\n\n\n\n\nKỹ sư sửa chữa: bảo dưỡng tại các hãng hàng không trong và ngoài nước, cụm cảng hàng không, sân bay…\nChuyên viên bảo dưỡng: kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ máy bay, đảm bảo mọi thứ hoạt động tốt.\nKỹ sư thiết kế và vận hành: tại công ty dịch vụ Kỹ thuật hàng không, phòng kỹ thuật, sản xuất và công ty dịch vụ kỹ thuật công nghiệp…\nChuyên viên thiết kế: thiết kế các bộ phận, hệ thống của máy bay cho công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực hàng không\nKỹ sư nghiên cứu: viện nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực cơ khí động lực, các trường đại học trong và ngoài nước…\nChuyên viên nghiên cứu: nghiên cứu để tìm ra những công nghệ, vật liệu, hệ thống hoặc thiết bị mới phục vụ cho ngành hàng không.\nKỹ sư hàng không: nghiên cứu, thiết kế, phát triển, bảo dưỡng và kiểm tra các loại máy bay dân dụng, máy bay quân sự, vệ tinh.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương ngành Kỹ thuật hàng không tương đối cao so với mặt bằng chung. Trung bình từ 10 – 15 triệu VNĐ/tháng, nếu ở cấp quản lý mức lương sẽ dao động từ 20 – 30 triệu VNĐ/tháng.\n\n\nTheo thống kê trên thế giới, các kỹ sư chuyên ngành này về lĩnh vực máy có thể kiếm 73.422 USD/năm và 115.881 USD/năm đối với kỹ sư hệ thống cấp cao.\n\n\n", "kết luận": "\n\nVới sự phát triển không ngừng như hiện nay, nhu cầu nhân sự cho ngành Kỹ thuật Hàng không đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng Kỹ sư kỹ thuật Hàng không, bạn có rất nhiều cơ hội cho một tương lai xán lạn khi có đa dạng cơ hội làm việc. Ví dụ như ở trong các hãng hàng không quốc gia hoặc cơ quan chuyên về lĩnh vực kỹ thuật này cùng với chế độ đãi ngộ tốt. Do vậy,  Ngành này có thể đem lại sự thành công cho bạn trong tương lai không xa nếu bạn có đam mê theo đuổi và ý thức phấn đấu."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-khong-gian", "rid": "7520121", "major": "Kỹ thuật không gian", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKỹ thuật Không gian là ngành đào tạo về ứng dụng công nghệ vệ tinh, bao gồm xử lý, hình ảnh, công nghệ viễn thám, định vị vệ tinh và phân tích tín hiệu. Ngành kỹ thuật không gian đáp ứng nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực trình độ cao trong ứng dụng công nghệ vệ tinh vào đời sống xã hội và quản lý tài nguyên, môi trường.\n\n\n\n\nHai định hướng chính của ngành là phát triển công nghệ không gian bao gồm: Thiết kế, phóng và điều khiển các loại vệ tinh, hệ thống dẫn đường. Hướng thứ hai: đẩy mạnh ứng dụng vào các lĩnh vực kinh tế xã hội, quản lý và an ninh – quốc phòng. Ngành học này tập trung đào tạo những kỹ sư trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vệ tinh: phương pháp xử lý và phân tích tín hiệu, hình ảnh vệ tinh và ứng dụng chúng cho các lĩnh vực liên quan. Sau đó, khi có đủ nguồn nhân lực và cơ sở vật chất sẽ tiếp tục mở rộng đào tạo theo hướng phát triển công nghệ không gian.\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức như điện tử, môi trường, liên lạc không gian, phương pháp xử lý tín hiệu, ảnh số, vận dụng kiến thức kỹ thuật để phân tích ảnh vệ tinh kỹ thuật thu và phát tín hiệu vệ tinh, tín hiệu, viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và phân tích không gian… Ngoài ra, kỹ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm để phục vụ công việc… cũng là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành KTKG chỉ xét tuyển 02 tổ hợp duy nhất. Đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nĐối với ngành KTKG, điểm chuẩn của ngành bao gồm 02 dạng điểm xét tuyển. Cụ thể:\n\n\n\nTheo phương thức xét điểm thi THPTQG: 22 điểm\nTheo phương thức xét điểm thi dựa trên bài thi đánh giá năng lực: 625 điểm\n\n\n\nHiện nay trên cả nước chỉ có duy nhất 01 trường đào tạo chuyên ngành này ở khu vực phía Nam. Cụ thể là trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể có thể biết được rằng mình có là một nhân tố phù hợp với ngành này hay không, chúng ta có thể xem xét một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê với ngành học\nĐam mê khoa học vũ trụ, khoa học không gian\nTinh thần học tập tự giác, sáng tạo\nKhả năng phân tích và giải quyết các vấn đề\nSử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ\n Kiến thức kỹ thuật về điện tử, không gian và môi trường\nThận trọng trong công việc\nChịu được áp lực về thời gian và yêu cầu công việc\nHiểu biết về kinh tế, chính trị\nKiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội\nKỹ năng trong xử lý ảnh số và tín hiệu\nKỹ năng làm việc nhóm\nChủ động trong công việc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành KTKG yêu cầu sinh viên theo học trau dồi ở ít nhất 03 môn là Toán, Tin học và tiếng Anh.\n\n\n\nToán: Môn học đóng vai trò chủ chốt ở các ngành kỹ thuật. Hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề…\nTin học: Học tốt môn này sẽ là một lợi thế rất lớn vì hầu hết các kỹ sư phải làm việc với các thiết bị cùng hệ thống kỹ thuật số. Ví dụ trong các môn như: Xử lý ảnh số, xử lý tín hiệu số, viễn thám…\nTiếng Anh: Một môn học không thể bỏ qua. Nó hỗ trợ người học trong việc giao tiếp, xử lý hệ thống trên máy tính và nghiên cứu các đề tài liên quan.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, các kỹ sư KTKG có thể tìm cho mình một trong số vị trí việc làm như sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên: trong tổ chức kinh doanh có sử dụng dữ liệu vệ tinh và các ứng dụng liên quan\nNghiên cứu viên: tại viện và trung tâm lớn của quốc gia, trung tâm viễn thám…\nCác vị trí trong lĩnh vực liên quan như: Viễn thông, Công nghệ thông tin và Điện tử\nGiảng viên: tại trường đại học, cao đẳng có đào tạo bộ môn này\nChuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kỹ thuật không gian\nLàm việc trong các cơ quan nhà nước có sử dữ liệu vệ tinh để giám sát, quản lý tài nguyên đất đai, rừng, lãnh thổ, biển đảo…\n\n\n\nĐây là một ngành học cần nguồn nhu cầu rất lớn trong khi nguồn cung khá là khan hiếm. Do vậy, cơ hội việc làm của sinh viên ngành này khá cao trên thị trường lao động.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại ở Việt Nam chưa có số liệu cụ thể nào thống kê về mức thu nhập bình quân ở chuyên ngành này. Trên thế giới, mức lương trung bình của một kỹ sư kỹ thuật không gian nằm ở mức 116.500 USD/năm. Bên cạnh mức lương cứng đó, họ còn nhận được các khoản phúc lợi khác theo quy định của công ty và chế độ nhà nước hiện hành như tham gia bảo hiểm xã hội, thưởng các ngày lễ tết, doanh thu và kinh nghiệm làm việc…\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kỹ thuật không gian cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược quốc gia về nghiên cứu công nghệ vũ trụ cùng các lĩnh vực liên quan. Từ đó có thể đảm bảo tính an toàn, bảo mật ở nhiều mặt như quân sự, viễn thông, y tế… Đồng thời, các kỹ sư kỹ thuật không gian được đào tạo chuyên nghiệp trong suốt quá trình học tập cùng với các trang thiết bị hiện đại, họ có thể tự tin ứng tuyển vào nhiều vị trí làm việc mong muốn. Đồng thời, đây cũng sẽ là ngành học mang lại trải nghiệm mới mẻ cho sinh viên mà không ngành học nào có được do tính đặc thù của nó. "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-tau-thuy", "rid": "7520122", "major": "Kỹ thuật tàu thuỷ", "payload": {"ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật tàu thủy (KTTT) là ngành giao thoa giữa kỹ thuật và công nghệ, chuyên thực hiện phân tích, thiết kế, xây dựng tàu thủy và công trình nổi.\n\n\n\n\nTheo học ngành KTTT, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức lý thuyết nền tảng và thực tế về lĩnh vực thiết kế tàu thủy, công trình nổi, cơ khí động lực… để đáp ứng được nhu cầu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực tàu thủy và cơ khí động lực.\n\n\nBên cạnh đó, các nguyên lý toán học, hoá học, vật lý học và các kiến thức về cơ khí, kiến thức chuyên môn như: kết cấu tàu thủy, máy động lực tàu thủy, thiết bị tàu thủy, thiết kế tàu thủy… cũng sẽ được đề cập tới trong chuyên ngành này. Không những vậy, sinh viên chuyên ngành còn được đào tạo phương pháp tổ chức quản lý sản xuất công nghệ đóng tàu, trang bị điện và điều khiển tự động tàu thủy, thiết bị năng lượng tàu thủy mới, kỹ thuật tàu cao tốc…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?": "\n\nNgành KTTT hiện tại có xét tuyển tất cả 05 tổ hợp. Các tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành kỹ thuật tàu thủy là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin năm 2020, điểm chuẩn ngành kỹ thuật tàu thủy được chia làm 2 phương thức xét tuyển:\n\n\n\nTheo kết quả thi THPTQG: từ 15 – 26.5 điểm\nTheo kết quả bài thi đánh giá năng lực: 802 điểm\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành kỹ thuật tàu thủy?": "\n\nHiện tại chưa có nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo chuyên ngành này, các bạn có thể tham khảo danh sách các trường đào tạo ngành dưới đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\n\n\n\n\nĐại học Nha Trang\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM\nĐại học Giao thông Vận tải TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật tàu thủy?": "\n\nKhông giống như các chuyên ngành đào tạo khác, ngành KTTT có yêu cầu khá cao đối với nguồn nhân lực của ngành. Đó là:\n\n\n\n\n\nNiềm đam mê với nghề\nKhả năng nghiên cứu, đánh giá\nKhả năng phân tích, tổng hợp\nNghiêm túc trong công việc\nTính tỉ mỉ, nhẫn nại\nKhả năng thiết kế, thực hiện và triển khai các dự án\nKhả năng nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp\nKhả năng tham mưu, đề xuất và xây dựng các dự án trong lĩnh vực công nghiệp tàu thủy\nChịu được áp lực cao về công việc, môi trường làm việc\nSức khỏe thể lực tốt\nKhả năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu liên quan đến ngành\nKhả năng sử dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc\nKỹ năng lãnh đạo, điều hành\nKỹ năng giao tiếp tốt\n\n\n\n", "học ngành kỹ thuật tàu thủy cần học giỏi môn gì?": "\n\nNhư có thể thấy trong tổ hợp xét tuyển, sinh viên theo đuổi ngành KTTT phải học tốt 03 môn là Toán, Vật lý và Tin học. Cụ thể:\n\n\n\nToán học: hỗ trợ sinh viên trong công tác phân tích tổng hợp, đánh giá các vấn đề liên quan tới tàu thủy và các thông số kỹ thuật liên quan. \nVật lý: là bộ môn mà các sĩ tử có ý định thi vào KTTT nên chú trọng. Có đến 90% kiến thức chuyên ngành này liên quan tới môn vật lý. Ví dụ như: Kết cấu tàu thủy, kĩ thuật điện, vật liệu kim loại… \nTin học: là công cụ giúp các kỹ sư tàu thủy tương lai có thể thiết kế các đồ án, hệ thống, chi tiết máy cho con tàu. Do đó, tin học là môn học cần được đầu tư bài bản và nghiêm túc.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật tàu thủy như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, các kỹ sư tàu thủy có thể tham khảo một số vị trí việc làm như sau:\n\n\n\n\n\nQuản đốc, kỹ sư công nghệ, chuyên gia kỹ thuật tại công ty, nhà máy chế tạo, đóng mới – sửa chữa tàu thủy như: Công ty đóng tàu Sông Thu, công ty đóng tàu Dung Quất, công ty đóng tàu Sơn Hải, công ty đóng tàu Hạ Long…\nKỹ sư thiết kế trong các Trung tâm, công ty và Viện thiết kế tàu thủy như: Công ty TNHH Tư vấn và thiết kế Tàu thủy DELTA, Công ty Thiết kế và dịch vụ kỹ thuật tàu thủy Việt Hàn…\nĐăng kiểm viên trong tổ chức đăng kiểm như: Cục đăng kiểm Việt Nam, chi cục đăng kiểm Hải Hưng, chi cục đăng kiểm số 15…\nKỹ sư, nhân viên kỹ thuật trong các đơn vị liên quan như: Công ty bảo hiểm, công ty vận tải đường biển…\nGiảng viên: giảng dạy các môn chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật tàu thủy là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại chưa ghi nhận bất kỳ bài báo cáo nào liên quan tới mức thu nhập của kỹ sư kỹ thuật tàu thủy tại Việt Nam. Tuy nhiên, mức lương trung bình của ngành này trên thế giới là 76.502 USD/năm. Đây là một con số đáng mơ ước đối với nhiều người. Bên cạnh đó, những người làm trong ngành này cũng nhận được rất nhiều phúc lợi đến từ công ty, doanh nghiệp họ làm việc như thưởng lễ tết, thưởng doanh thu, thưởng hiệu suất công việc hay thậm chí là quà vào ngày sinh nhật…\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kỹ thuật tàu thủy là một ngành có đóng góp rất lớn đến không chỉ các cá nhân, tổ chức, mà nó còn giúp phát triển ngành nghề, lĩnh vực liên quan góp phần làm tăng trưởng ngành kinh tế của quốc gia, khu vực. Do đó, nó hiện tại đang là ngành nghề dành được nhiều sự quan tâm của quý bậc phụ huynh, học sinh, những người đang trong giai đoạn lựa chọn định hướng phát triển và con đường sự nghiệp của bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-o-to", "rid": "7520130", "major": "Kỹ thuật ô tô", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKỹ thuật Ô tô (hay Công nghệ kỹ thuật ô tô) là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như: Cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử, công nghệ chế tạo máy… Ngành học này tập trung chủ yếu về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô, điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng…\n\n\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô, hệ thống điều khiển, máy động lực, hệ thống truyền động, truyền lực, cơ cấu khí… để từ đó sinh viên có thể đáp ứng được nhu cầu công việc trong tương lai.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành kỹ thuật ô tô có xét tuyển nhiều khối, tổ hợp như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nA19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, mức điểm của ngành kỹ thuật ô tô được chia làm 2 hình thức điểm như sau:\n\n\n\nDựa trên kết quả thi của kì thi THPTQG: trong khoảng 18 – 27.5 điểm.\nDựa trên kết quả của bài thi đánh giá năng lực: 751 – 837 điểm.\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrên cả nước hiện tại có rất nhiều trường đại học có đào tạo chuyên ngành này, cụ thể:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Công nghệ Giao thông vận tải\nĐại học Bách Khoa Hà Nội\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Phenikaa\nĐại học Hàng Hải\nĐại học Thủy Lợi\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định\nĐại học Sao Đỏ\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên\nĐại học Công nghiệp Việt Hung\nĐại học Lâm nghiệp\nĐại học Thành Đô\nĐại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị\nĐại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh\nĐại Học Vinh\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Nha Trang\nĐại học Đông Á\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH\nĐại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TP.HCM\nĐại học Công nghiệp TP.HCM\nĐại học Nông lâm TP.HCM\nĐại học Dân lập Lạc Hồng\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Công nghệ Đồng Nai\nĐại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM\nĐại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long\nĐại học Công nghệ Đồng Nai\nĐại học Lạc Hồng\nĐại học Nam Cần Thơ\nĐại Học Giao Thông Vận Tải (Cơ sở Phía Nam)\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được bản thân có phù hợp với ngành KTOT hay không, các bạn có thể cân nhắc một số tiêu chí dưới đây:\n\n\n\n\n\nĐam mê với ngành nghề\nKhả năng giao tiếp, thuyết trình tốt\nTư duy linh hoạt, nhạy bén\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nGiải quyết tốt những vấn đề về kỹ thuật chuyên môn\nSử dụng được các phần mềm phục vụ công việc\nKhả năng quản lý, giám sát\nTư duy nhanh nhẹn, logic\nThận trọng trong công việc\nKhả năng làm việc độc lập\nKỹ năng thiết kế và phát triển hệ thống\nKhả năng vận hành, bảo dưỡng\nCó kỹ năng tích hợp các thiết bị\nKhả năng chế tạo, thiết kế và kiểm định\nKhả năng phát triển, nghiên cứu các thiết bị mới\nSử dụng tiếng Anh, tin học thành thạo\nKỹ năng quản lý thời gian hiệu quả\nChịu được áp lực công việc\nThận trọng trong công việc\nThái độ học tập nghiêm túc, cầu tiến\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nDựa trên chương trình đào tạo, sinh viên cần học tập tốt ít nhất 03 môn. Đó là:\n\n\n\nToán học: Môn học hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích, nâng cao khả năng tư duy và làm việc độc lập…\nTiếng Anh: Học tốt môn này sẽ giúp sinh viên nghiên cứu các tài liệu nước ngoài một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Do đó, môn học này cần được đầu tư nhiều thời gian và công sức để có thể đáp ứng yêu cầu công việc.\nVật lý: Đây là môn học then chốt của nhiều ngành kỹ thuật, và kỹ thuật ô tô cũng vậy. Mỗi kỳ học đều có ít nhất 4 môn học liên quan tới kiến thức Vật lý. Ví dụ như: Vật liệu học và công nghệ kim loại, điều khiển thủy khí, kỹ thuật điện lạnh ô tô …\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành KTOT có đầy đủ năng lực chuyên môn để làm việc tại một trong số các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nKỹ sư thiết kế tại các nhà máy, trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn ô tô.\nKỹ sư vận hành hệ thống tại nhà máy sản xuất phụ kiện, phụ tùng và lắp ráp ô tô – máy động lực.\nKỹ sư tại tập đoàn công nghiệp, doanh nghiệp, công ty trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo ô tô và xe chuyên dụng…\nKỹ sư thiết kế, tư vấn, vận hành, giám sát tại các phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng thiết kế các cơ sở sản xuất, thiết kế.\nKỹ sư tại cơ quan quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và công nghiệp ô tô.\nKỹ sư nghiên cứu tại Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực ô tô – máy động lực.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của kỹ sư kỹ thuật ô tô  phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề của bạn. Cụ thể:\n\n\n\nĐối với sinh viên mới ra trường: chưa có kinh nghiệm làm việc nhiều, cần phải học tập thêm, mức thu nhập trung bình là 8 – 13 triệu VNĐ/tháng.\nĐối với kỹ sư có kinh nghiệm trong nghề, mức lương trung bình từ 15 – 25 triệu VNĐ/tháng.\nĐối với kỹ sư kinh nghiệm trên 5 năm hay quản lý: mức thu nhập có thể lên đến 1000 USD/tháng (tương đương 23 triệu VNĐ/tháng).\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kỹ thuật ô tô hiện tại đã và đang nhận được sự quan tâm của quý bậc phụ huynh và học sinh vì cơ hội việc làm cao cùng mức thu nhập ổn định so với mặt bằng chung nhiều ngành nghề khác trên thị trường lao động. Hi vọng qua bài viết này, các sĩ tử có thể có cái nhìn khách quan nhất về chuyên ngành cùng với những lựa chọn đúng đắn nhất cho bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-in", "rid": "7520137", "major": "Kỹ thuật in", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật in là ngành chuyên đào tạo kỹ sư sản xuất, thiết kế và quản lý sản phẩm thông qua các phương tiện in ấn, web và thông tin di động. Sinh viên theo học ngành này sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng về sự cân bằng giữa sáng tạo, kỹ thuật và thương mại của lĩnh vực in với nội dung tập trung về thiết kế đồ họa, in ấn và quản lý.\n\n\n\n\nNgoài ra, ngành Kỹ thuật in gồm có: Thiết kế đồ họa, chế bản điện tử, công nghệ in, trang trí hoàn thiện… để có thể sáng tạo, thiết kế, vận hành và kiểm soát các hệ thống sản xuất sản phẩm sách báo, bao bì, tem nhãn, giấy tờ tài chính và truyền thông quảng cáo. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị những kỹ năng mềm như: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng về phân tích, tổng hợp thông tin, kỹ năng phát hiện, khai thác vấn đề mang đến hiệu quả cho công việc.\n\n\nNhững kiến thức về khoa học tổng hợp và chuyên sâu về ngành in ấn như: Máy tính, công nghệ thông tin, điều khiển tự động, quản lý màu sắc, vật liệu… đều được đề cập trong chuyên ngành này. Ngoài ra, sinh viên còn có nhiều cơ hội thực hành như tự thiết kế khóa học để phát triển các lĩnh vực in sách báo, tạp chí, bao bì, truyền thông quảng cáo…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành kỹ thuật in hiện tại có xét tuyển tất cả 04 tổ hợp. Các tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (thuộc bài kiểm tra tư duy Đại học Bách khoa)\nA20: Toán – Hóa học – Bài kiểm tra tư duy (thuộc bài kiểm tra tư duy Đại học Bách khoa)\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn ngành kỹ thuật in nằm trong  khoảng từ 19 – 24.51 điểm. Điểm này tùy thuộc theo phương thức tuyển sinh của từng trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại  trên cả nước ta chưa có nhiều cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giảng dạy chuyên ngành này. Cụ thể chỉ có 02 trường, các trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại Học Bách Khoa Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM\n\n\n\nNhư vậy, ở 2 đầu Bắc – Nam đều có ít nhất 1 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Căn cứ vào nguyện vọng và sự tìm hiểu về trường, thí sinh có thể lựa chọn cho mình địa điểm học phù hợp với nơi mình đang sinh sống.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể biết được liệu mình có phải là một nhân tố trong lĩnh vực này hay không, các bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nKiến thức về chuyên ngành Kỹ thuật in\nLuôn tìm tòi, khám phá\nSáng tạo, tư duy linh hoạt\nKiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ\nKhả năng khai thác, nghiên cứu tốt\nKhả năng phân tích tổng hợp, soạn thảo thông tin\nKhả năng quản lý, quản trị hệ thống\nĐam mê với nghề in ấn\nKỹ năng làm việc nhóm tốt\nKỹ năng về giao tiếp, thuyết trình\nNhanh nhạy trong tiếp cận thông tin thị trường\nThận trọng trong công việc\nThái độ học tập nghiêm túc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNếu bạn muốn có cơ hội học tập trong ngành, bạn cần học tốt ít nhất 03 môn. Đó là:\n\n\n\nTiếng Anh: Là môn học xuất hiện ở tất cả các ngành học. Nó hỗ trợ sinh viên trong việc nghiên cứu, trao đổi hay thậm chí là viết luận văn tốt nghiệp.\nToán học: Tuyệt nhiên không thể không nhắc tới Toán – môn học nền tảng của sự tư duy logic, sáng tạo và hình thành khả năng giải quyết vấn đề với các con số.\nTin học: Môn học đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chuyên ngành này. Mỗi kỳ học đều có ít nhất 3 – 5 môn học liên quan tới tin học và kỹ năng tin học. Ví dụ như: Ảnh kỹ thuật số, kỹ thuật chế bản điện tử, kỹ thuật in số…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có khả năng đảm nhiệm các vị trí công việc dưới đây:\n\n\n\n\n\nCán bộ quản lý các cấp, Cán bộ tổ chức và điều hành sản xuất tại các công ty xuất bản, phát hành sách, truyện, tạp chí, bao bì…\nChuyên viên kỹ thuật tại tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của Việt Nam và nước ngoài thuộc lĩnh vực in ấn.\nCán bộ nghiên cứu, giảng viên tại viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…\nChuyên gia tư vấn thiết kế tại cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành tại trung ương và địa phương.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nVới nhu cầu về nguồn nhân công ngày càng cao của nhiều doanh nghiệp, công ty, tổ chức, nhà xuất bản… nên hầu hết sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật in có việc làm ngay sau khi ra trường. Cụ thể:\n\n\n\nSinh viên mới ra trường: ít kinh nghiệm, cần đào tạo thêm, mức lương trung bình từ 7 – 9 triệu VNĐ/tháng.\nCá nhân có kinh nghiệm lâu năm: Thu nhập trung bình khoảng 10 – 15 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n\nBên cạnh mức lương chính thức, những người làm trong ngành này cũng nhận được rất nhiều phúc lợi đến từ công ty, doanh nghiệp họ làm việc như thưởng lễ tết, thưởng doanh thu, thưởng hiệu suất công việc hay thậm chí là quà vào ngày sinh nhật…\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kỹ thuật in được đánh giá là một trong những ngành học có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai, nó hỗ trợ con người trong nhiều khâu, nhiều lĩnh vực mà không đòi hỏi quá nhiều về nguồn vốn, nguồn đầu tư. Như vậy, đây là một ngành không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia, châu lục nào do tính ứng dụng cao của nó cùng với khả năng đáp ứng trong mọi công việc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-hang-hai", "rid": "7520138", "major": "Kỹ thuật hàng hải", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật hàng hải (tiếng Anh là Maritime Engineering) đây là ngành đào tạo ra những kỹ sư làm việc tại các tàu vận tải dầu, khí; vận tải hàng hoá; vận tải hành khách, công trình, dịch vụ, hoa tiêu, quốc phòng… Những học viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành những nhà quản lý hàng hải có chuyên môn vững chắc.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nDưới đây là tổ hợp các khối thi của ngành kỹ thuật hàng hải:\n\n\n\nKhối A00: Toán học, Hóa học, Vật lý\nKhối A01: Vật lý, Toán học, Tiếng Anh\nKhối C01: Toán học, Vật lý, Ngữ văn\nKhối D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán học, Tiếng Anh, Hóa học\nKhối D90: Khoa học tự nhiên, Toán học, Tiếng Anh\n\n\n\nĐiểm chuẩn của ngành kỹ thuật hàng hải trong những năm gần đây đều dao động từ 14 – 24 điểm. Tùy theo cơ sở đào tạo, tiêu chí và phương thức xét tuyển mà điểm chuẩn có sự khác biệt.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nViệc chọn trường đào tạo phù hợp là điều vô cùng quan trọng đối với sinh viên. Đây là vấn đề được cả phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm. Đến thời điểm hiện tại thì ngành kỹ thuật hàng hải chỉ có 2 cơ sở giáo dục, đó là:\n\n\n\nĐại học Giao thông Vận tải TP.HCM\nĐại học Nha Trang\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể biết mình có phù hợp với ngành kỹ thuật hàng hải không thì bạn phải xem xét những tố chất sau đây:\n\n\n\nCó tinh thần làm việc tốt; Có sức khỏe tốt;\nCó lòng yêu nghề và đam mê với nghề;\nChuyên môn nghiệp luôn nắm vững;\nKhả năng giao tiếp tốt;\nCó trình độ ngoại ngữ;\nBiết quản lý và làm việc khoa học hiệu quả;\nTrình độ tin học thành thạo;\nBiết ứng dụng khoa học công nghệ vào trong công việc thường ngày…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nNgành kỹ thuật hàng hải tuy chưa được biết đến nhiều nhưng cơ hội làm việc mà nó mang lại cho học viên sau khi ra trường là rất lớn. Bạn có thể làm việc tại một số vị trí chẳng hạn như:\n\n\n\nQuản lý kỹ thuật và pháp chế tại những công ty vận tải biển.\nChuyên viên kỹ thuật kiểm tra các thiết bị máy móc để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển trên biển.\nLàm đăng kiểm viên tại những tổ chức chuyên đăng kiểm hàng hải.\nGiám định viên tại những công ty giám định xăng dầu và hàng hải.\nNhân viên kỹ thuật tại các đơn vị sửa chữa tàu, cung ứng thiết bị, vật liệu.\nChuyên viên kỹ thuật về mảng vận hành và điều khiển các thiết bị hệ thống tại nhà máy hóa dầu, kho xăng, khu công nghiệp,…\n\n\n\n\nGiảng dạy ở trường đại học có đào tạo ngành quản lý hàng hải;\nĐiều khiển tàu biển;\nBảo đảm an toàn hàng hải, kinh tế vận tải biển;\nBảo hiểm hàng hải, luật hàng hải;\nCác trường cao đẳng và dạy nghề về hàng hải và thủy sản;\nCác cơ sở nghiên cứu an toàn hàng hải, cảng vụ, bảo đảm an toàn hàng hải;\nCác doanh nghiệp hoạt động vận tải biển, bảo hiểm hàng hải, khai thác cảng, môi giới hàng hải;\nChuyên gia tư vấn về các lĩnh vực liên quan đến hàng hải.\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương ngành kỹ thuật hàng hải cao hay thấp đều phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc của bạn. Tuy nhiên sinh viên mới ra trường vẫn nhận được mức lương khá hấp dẫn dao động từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Đối với những người có nhiều kinh nghiệm, cụ thể 3 năm trở lên có mức thu nhập hằng tháng từ 15 – 20 triệu đồng. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là các thông tin cơ bản, điểm chuẩn, mức lương của ngành kỹ thuật hàng hải mà reviewedu đã chia sẻ. Hy vọng nội dung trên sẽ có ích cho bạn, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này. Chúc bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-dien", "rid": "7520201", "major": "Kỹ thuật điện", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật điện là ngành học chú trọng giải quyết vấn đề ở các hệ thống điện vĩ mô như truyền tải năng lượng, điều khiển motor cùng các ngành có liên quan đến điện, điện tử, điện từ và nhiều lĩnh vực chuyên sâu khác như: năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu…\n\n\n\n\nXuyên suốt quá trình học tập và nghiên cứu, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về: Lý thuyết mạch điện – điện tử, thiết kế máy điện, hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà, nhà máy công nghiệp, nguồn năng lượng gió, mặt trời, quy hoạch hệ thống điện, phân tích và điều khiển những hệ thống đó… Bên cạnh đó, học chuyên ngành này còn là cơ hội cho chính bản thân người học trau dồi các kỹ năng mềm. Ví dụ: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, nâng cao tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nCác thí sinh có thể tham khảo các tổ hợp xét tuyển đối với ngành KTĐ như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nA19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC04: Toán – Ngữ văn – Địa lý\nC08: Ngữ văn – Sinh học – Hóa học\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15 – 28 điểm. Điểm này phụ thuộc theo phương thức tuyển sinh của từng trường.\n\n\nRiêng đối với phương thức xét điểm thi thông qua đánh giá năng lực, đại học Công nghệ TP.HCM xét tuyển với số điểm 625.\n\n\nCác sĩ tử có nguyện vọng theo học chuyên ngành này có thể đăng ký học ở một trong cách trường sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Giao thông Vận tải ( Cơ sở Phía Bắc )\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Mỏ địa chất\nĐại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Thủy lợi\nĐại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nPhân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Quảng Bình\nPhân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\nKhoa Kỹ thuật và Công nghệ – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Giao thông Vận tải TP.HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Quốc tế Miền Đông\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long\nĐại Học Hồng Đức\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có được câu trả lời cho câu hỏi trên, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí dưới đây:\n\n\n\n\n\nChịu được áp lực công việc\nSử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ\nThông minh, nhạy bén\nĐam mê với ngành học\nThận trọng trong công việc\nKiến thức về khoa học, kỹ thuật và công nghệ\nKhả năng tìm hiểu vấn đề, đặt vấn đề và ứng dụng khoa học kỹ thuật để tìm giải pháp\nKhả năng phân tích, xử lý bài toán kỹ thuật\nKhả năng thuyết trình\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nTheo như chương trình đào tạo, sinh viên chuyên ngành KTĐ cần học tốt 03 môn. Các môn đó là:\n\n\n\nTiếng Anh: Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ phải nghiên cứu các bài viết chuyên ngành của các kỹ sư đầu ngành bằng ngôn ngữ này.\nVật lý: Là môn học tiền đề cho các môn học khác. Ví dụ như: Cơ kỹ thuật, nhiệt động lực học, hệ thống cơ khí…\nToán học: Có khả năng ở bộ môn này, sinh viên sẽ phát huy hết được khả năng tư duy phân tích, xử lý vấn đề một cách khách quan và nhạy bén.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCác kỹ sư kỹ thuật điện có rất  nhiều sự lựa chọn để phát triển sự nghiệp bản thân. Những sự lựa chọn đó gồm:\n\n\n\n\n\nKỹ sư thiết kế: tại công ty tư vấn thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời…\nKỹ sư quản lý: tại doanh nghiệp nhà nước phụ trách quy chuẩn an toàn điện thuộc Bộ công thương, Bộ xây dựng.\nKỹ sư thiết kế bộ phận: Thiết kế bộ điều khiển máy điện, hệ thống năng lượng tái tạo, mạng điện, trạm biến áp, nhà máy điện, điều khiển thiết bị và hệ thống điện.\nKỹ sư  vận hành, nghiên cứu, thiết kế tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực thiết bị và hệ thống điện.\nChuyên viên tại công ty tư vấn thiết kế điện, nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.\nGiảng viên: nghiên cứu, giảng dạy tại viện nghiên cứu, trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên khắp cả nước.\n\n\n\nNhư vậy, sinh viên chuyên ngành kỹ thuật điện có thể hoàn toàn tự tìm kiếm công việc đúng với chuyên môn được đào tạo.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nPhần đa các sinh viên tốt nghiệp ngành này đều có một vị trí việc làm phù hợp cùng với mức lương trung bình từ 10 -12 triệu VNĐ/tháng. Cụ thể mức lương như sau:\n\n\n\nKỹ sư mới tốt nghiệp đại học: từ 7 – 10 triệu/tháng.\nKỹ sư với kinh nghiệm từ 1 -2 năm, lương sẽ dao động từ 10 -13 triệu đồng/tháng.\nKỹ sư có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trên 5 năm: mức lương có thể đạt là 1000 USD/tháng (xấp xỉ 23 triệu VNĐ).\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể nhận định rằng, ngành kỹ thuật điện hiện đang là ngành học thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Nhờ vào quá trình đào tạo xuyên suốt, trang thiết bị hiện đại, sinh viên được cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng thực hành. Do đó, sau khi hoàn thành chương trình học, họ có thể tự tìm cho bản thân một công việc cùng mức thu nhập ổn định cho bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-ra-da-dan-duong", "rid": "7520204", "major": "Kỹ thuật ra đa – dẫn đường", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật ra đa – dẫn đường ( Mã ngành: 7520204) là ngành đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc đại học chuyên ngành Thông tin hải quân, ra đa quan sát bờ biển, ra đa – sôna và các chuyên ngành khác. \n\n\nSinh viên học ngành này thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của hàng trăm đài ra đa, duy trì nghiêm các nền nếp công tác kỹ thuật, nắm vững chuyên môn kỹ thuật ra đa, kịp thời chỉ đạo đơn vị khắc phục, sửa chữa các hỏng hóc xảy ra, bảo đảm cho các đài ra đa thường xuyên ở trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất, thực hiện nhiệm vụ mở máy quản lý vùng trời.\n\n\nHiện nay chưa có thông tin về các khối thi vào ngành Kỹ thuật ra đa – dẫn đường. Mức điểm chuẩn của các trường sẽ có sự khác nhau. Thông thường, điểm chuẩn trúng tuyển sẽ dao động từ 20 điểm đến 24 điểm. \n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nCác tố chất cần có để học ngành Kỹ thuật ra đa – dẫn đường:\n\n\n\nSự quan tâm đến công nghệ hiện đại \nKhả năng logic và sự sáng tạo, tìm kiếm thông tin\nSự tập trung \nKhả năng quản lý thời gian, khả năng giao tiếp và làm việc nhóm\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp?": "\n\nSau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm các công việc sau:\n\n\n\nSĩ quan chỉ huy tham mưu, chỉ huy kĩ thuật, cao học quân sự hải quân, \nNghiên cứu sinh khoa học quân sự hải quân và các loại hình đào tạo khác về các lĩnh vực thông tin, ra đa, sôna, tác chiến điện tử và tác chiến không gian mạng\nGiảng viên giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng về chuyên ngành liên quan \n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của ngành Kỹ thuật ra đa – dẫn đường dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên đây là mức lương tham khảo và có thể tùy vào kinh nghiệm và vị trí làm việc. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là toàn bộ những thông tin về ngành Kỹ thuật ra đa – dẫn đường. Hy vọng với những thông tin chia sẻ mô tả về lĩnh vực này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một kỹ sư trong chuyên ngành này. Chúc các bạn sẽ có những định hướng đúng đắn, phù hợp với bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-thuy-am", "rid": "7520205", "major": "Kỹ thuật thủy âm", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật thủy âm ( Mã ngành: 7520205) là ngành đào tạo về việc sử dụng thủy âm để đo những thay đổi áp lực trong nước gây ra bởi sóng âm thanh dưới nước. Dữ liệu thu được từ trạm quan trắc thủy âm cho ta thông tin về vị trí của một vụ nổ dưới nước, gần bề mặt đại dương hoặc gần bờ biển. \n\n\nNgành này được áp dụng để nghiên cứu các quần thể cá voi và mô hình di cư của chúng, nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hệ thống cảnh báo sóng thần. Hiện nay chưa có thông tin về các khối thi vào ngành Kỹ thuật thủy âm. \n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nCác tố chất cần có để học ngành Kỹ thuật thủy âm:\n\n\n\nSự quan tâm đến công nghệ hiện đại \nKhả năng logic và sự sáng tạo, tìm kiếm thông tin\nSự tập trung \nKhả năng quản lý thời gian, khả năng giao tiếp và làm việc nhóm\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSinh viên ngành Kỹ thuật thủy âm có cơ hội việc làm tại các vị trí như:\n\n\n\nGiảng viên giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng về chuyên ngành liên quan \nLàm kỹ sư, nhân viên kỹ thuật trong các công ty liên quan \n\n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Kỹ thuật thủy âm là bao nhiêu?\n\n\nMức điểm chuẩn của các trường sẽ có sự khác nhau. Thông thường, điểm chuẩn trúng tuyển sẽ dao động từ 16 điểm đến 22 điểm.\n\n\nMức lương ngành Kỹ thuật thủy âm như thế nào? \n\n\nMức lương của ngành Kỹ thuật thủy âm dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên đây là mức lương tham khảo và có thể tùy vào kinh nghiệm và vị trí làm việc.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHy vọng rằng qua bài viết trên thì các bạn đã có thông tin về ngành Kỹ thuật thủy âm. Nếu bạn yêu thích ngành học này, ReviewEdu chúc bạn ôn luyện chăm chỉ và có một kỳ thi thật tốt!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-bien", "rid": "7520206", "major": "Kỹ thuật biển", "payload": {"ngành là gì? thi khối nào?": "\n\nNgành Kỹ thuật biển (Mã ngành: 7520206) là ngành chuyên nghiên cứu, thiết kế, thi công và quản lý các cơ sở hạ tầng vùng biển, ven biển, hải đảo,….có gắn bó mật thiết với các ngành Hàng hải, Kinh tế biển,…. \n\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên có được những kiến thức cơ sở, có khả năng lập dự án, thiết kế, thực hiện và triển khai các dự án trong lĩnh vực Kỹ thuật biển. Đây được xem là một ngành có triển vọng phát triển trong tương lai. \n\n\nChương trình đào tạo ngành Kỹ thuật biển tuyển sinh theo 2 khối thi:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật lý, Hóa học\nKhối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh \n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, điểm chuẩn trúng tuyển của ngành Kỹ thuật biển dao động trong khoảng 17 – 23 điểm. Tuy nhiên, mức điểm này còn tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của từng trường. Để biết thêm thông tin chi tiết, các thí sinh có thể theo dõi kênh thông tin tuyển sinh chính thức của trường mà mình đăng ký xét tuyển.\n\n\nDưới đây là danh sách các trường Đại học đào tạo chuyên ngành này:\n\n\n\nĐại học Thủy lợi\nĐại học Xây dựng\nĐại học Tài nguyên môi trường Hà Nội   \nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh \n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể biết được liệu mình có phù hợp với ngành này hay không, các thí sinh có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:\n\n\n\nĐam mê ngành học\nThái độ học tập tốt\nSức khỏe, thể lực tốt\nKhả năng phân tích, đánh giá\nKỹ năng giao tiếp hiệu quả\nKhả năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu\nKỹ năng ghi chép, thuyết trình, báo cáo\nỨng dụng kỹ thuật công nghệ, công cụ hiện đại thực tế vào trong ngành nghề\nCó khả năng sử dụng các trang thiết bị chuyên ngành\nKỹ năng lãnh đạo, điều hành nhóm\nKỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin\nSử dụng tốt tiếng Anh\nLuôn trau dồi bản thân\nThận trọng, nghiêm túc trong công việc\nThường xuyên phải đi công tác, xa nhà\nChịu được áp lực cao về yêu cầu công việc\n\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nKỹ thuật biển là một ngành mới đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao. Sau khi ra trường, bạn sẽ có những cơ hội nghề nghiệp sau: \n\n\n\nCông tác tại các Viện, Sở, Bộ Tài nguyên và Môi trường; \nCông tác tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn chuyên thiết kế, xây dựng và quy hoạch các công trình biển trong nước và quốc tế;\nCông tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục;\nCông tác tại các công ty tư vấn lĩnh vực Kỹ thuật biển.  \n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nTùy vào các yếu tố như trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, quy mô doanh nghiệp, vị trí công tác,…. Mà bạn có thể nhận được mức lượng khác nhau. Thông thường, mức lương cho kỹ sư ngành Kỹ thuật biển sẽ dao động từ khoảng 15 – 23 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn. \n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Kỹ thuật biển không chỉ đóng góp vào việc phát triển xây dựng kinh tế ở các khu biển đảo, nó còn đóng góp vào việc khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển thông qua nhiều hình thức. Hi vọng qua bài viết này, các thí sinh sẽ có cho mình một cái nhìn bao quát nhất định về ngành này. Từ đó, những bạn học sinh sẽ có thể đưa ra một quyết định đúng đắn cho bản thân trước thềm kỳ thi đại học sắp tới."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-dien-tu-vien-thong", "rid": "7520207", "major": "Kỹ thuật điện tử – viễn thông", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKỹ thuật điện tử – viễn thông (hay Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông hoặc Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Truyền thông) là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo ra thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp việc trao đổi thông tin giữa diễn ra thuận lợi trong những điều kiện thời gian, địa điểm khác nhau.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, người học được tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến cùng những hoạt động của các mạng truyền thông hiện đại, Đồng thời, sinh viên còn được học tập các kỹ năng thiết kế, xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông… Qua đó, người học có thể vận hành được các trang thiết bị điện tử, thiết bị truyền dẫn được ứng dụng rộng rãi trong mạng thông tin di động thế hệ mới, mạng thông tin quang, mạng thông tin vệ tinh.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu, ngành KTĐT – VT có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA09: Toán – Địa lý – GDCD\nA12: Toán – KHTN – KHXH\nA16: Toán – KHTN – Ngữ văn\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC02: Ngữ văn – Sinh học – Hóa học\nC04: Ngữ văn – Toán – Địa lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 14 – 26 điểm. Điểm này phụ thuộc theo phương thức tuyển sinh của từng trường.\n\n\nHiện nay trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể các trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nHọc viện Kỹ thuật mật mã\nHọc viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ sở phía Bắc)\nĐại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)\nĐại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp\nĐại học Mở Hà Nội\nĐại học Điện lực\nĐại học Hàng Hải\nĐại học Sao Đỏ\nĐại học Dân lập Phương Đông\nĐại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Công nghệ Giao thông Vận tải\nĐại học Kinh Bắc\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh\nĐại học Vinh\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Lạc Hồng\nĐại học Giao thông Vận tải TP.HCM\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nHọc viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ sở phía Nam)\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Giao thông Vận tải (Cơ sở Phía Nam)\nĐại học Văn Hiến\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM\nĐại học Công nghiệp TP.HCM\nĐại học Công nghệ Sài Gòn\nHọc viện Hàng không Việt Nam\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể trả lời câu hỏi trên, các sĩ tử hãy tự trả lời các câu hỏi sau để biết bản thân\n\n\n\n\n\nĐam mê với ngành học\nThận trọng trong công việc\nKiến thức về khoa học, kỹ thuật và công nghệ\nKhả năng tìm hiểu vấn đề, đặt vấn đề và ứng dụng khoa học kỹ thuật để tìm giải pháp\nKhả năng phân tích, xử lý bài toán kỹ thuật\nKhả năng thuyết trình\nKhả năng lắp đặt, thiết kế, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử – viễn thông\nThái độ học tập nghiêm túc\nKỹ năng quản lý thời gian\nKỹ năng hoạt động nhóm\nSử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ\nThông minh, nhạy bén\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể theo đuổi chuyên ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông này, sinh viên cần trau dồi, học tập ít nhất 03 môn. Đó là:\n\n\n\nToán học: Môn học hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích, nâng cao khả năng tư duy và làm việc độc lập…\nTiếng Anh: Sinh viên cần sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu, học tập và trao đổi thông tin.\nTin học: Học tốt môn này sẽ là một điểm cộng lớn. Các môn chuyên ngành liên quan tới kiến thức tin học là: Hệ thống viễn thông, lý thuyết mật mã, thông tin vô tuyến…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên chuyên ngành KTĐT – VT có thể lựa chọn một trong các vị trí sau để làm việc. Cụ thể là:\n\n\n\n\n\nKỹ sư thiết kế: tối ưu mạng, quản lý mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp\nKỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho máy tính, thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô\nChuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật: tại đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, kế sản xuất vi mạch\nChuyên viên quy hoạch, tối ưu mạng tại các công ty viễn thông, doanh nghiệp tư nhân về điện tử – viễn thông\nChuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm thế giới di động\nKỹ sư thiết kế vi mạch kiểm thử vi mạch, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác\nKỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ, hệ thống đa phương tiện\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương hiện nay ở Việt Nam của các Kỹ sư chuyên ngành này khá hấp dẫn, dao động trong khoảng từ 7 – 15 triệu VNĐ/tháng.\n\n\nỞ Mỹ, một kỹ sư chuyên ngành này có thể kiếm được trung bình 71.000 USD/năm. Đây là con số đã bao gồm các khoản phúc lợi khác như thưởng, phụ cấp, kinh nghiệm làm việc…\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, sự đổi mới phát triển của ngành kỹ thuật số nói chung và ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông nói riêng  đang dần  được ứng dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực, phục vụ cho đời sống xã hội. Ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông đang rất được sự quan tâm  của nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ đam mê kỹ thuật và yêu thích chuyên ngành này. Cùng mức lương phù hợp và chương trình học thực tế, các kỹ sư tương lai có thể trở thành một nhân tố cốt lõi trong các công ty, doanh nghiệp lớn, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của doanh nghiệp, công ty đó."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-y-sinh", "rid": "7520212", "major": "Kỹ thuật y sinh", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKỹ thuật Y sinh (tiếng Anh: Biomedical engineering) là một bộ môn khoa học ứng dụng dựa trên nguyên lý cơ bản trong kỹ thuật cùng nhiều ý tưởng về thiết kế từ đó đưa ra nhiều giải pháp trong y học, sinh học cũng như các mục đích chăm sóc sức khỏe khác (ví dụ như phương pháp chẩn đoán hoặc liệu pháp điều trị). Kỹ thuật y sinh là nhân tố quan trọng giúp lấp đầy khoảng trống còn thiếu giữa các kỹ thuật máy móc và y dược học, nó là sự kết hợp của thiết kế giúp giải quyết các vấn đề còn vướng mắc về phương pháp, kỹ thuật mà trước đây y học và sinh học chưa thể chạm đến. Sự kết hợp này đã nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe, bao gồm công tác chẩn đoán, theo dõi, và điều trị.\n\n\n\n\nChương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Y sinh trang bị những kiến thức, kỹ năng về tin học, sinh học, chẩn đoán, xử lý hình ảnh, xử lý tín hiệu sinh lý học, cơ sinh học, vật liệu sinh học với kỹ thuật sinh học, phân tích hệ thống, mô hình hóa 3 chiều… Đồng thời cũng chú trọng tới việc  phát triển thêm các kỹ năng chuyên môn đó là phát triển và sản xuất các bộ phận giả tương thích sinh học, thiết bị y học, thiết bị chẩn đoán và các thiết bị hình ảnh như siêu âm, X quang, CT… tới sinh viên của ngành.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu, ngành KTYS có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nA19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (thuộc bài kiểm tra tư duy Đại học Bách Khoa)\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nB08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC04: Ngữ văn – Toán – Địa lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nTheo năm 2022, phổ điểm xét tuyển của ngành này cũng rất cao. Mức điểm dao động từ 15 – 23,15 điểm (theo thang điểm 30 kỳ thi THPT QG). Ngoài ra, có một số trường còn xét theo tiêu chí riêng; vì vậy cần vào web tuyển sinh của trường để có thông tin chuẩn xác nhất.\n\n\nCác trường đại học trên cả nước đào tạo chuyên ngành này bao gồm:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên\nĐại Học Phenikaa\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này, các sĩ tử có thể tham khảo một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê với ngành học\nThận trọng trong công việc\nKiến thức về khoa học, kỹ thuật và công nghệ\nKhả năng tìm hiểu vấn đề, đặt vấn đề và ứng dụng khoa học kỹ thuật để tìm giải pháp\nKhả năng hoạt động nhóm để chế tạo, phát triển và đưa ra thị trường những sản phẩm thiết bị y tế mới\nĐịnh hướng phục vụ con người và xã hội\nSử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ\nThông minh, nhạy bén\nĐạo đức nghề nghiệp, coi trọng việc nâng cao chăm sóc sức khỏe con người\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nCó 03 môn mà sinh viên theo đuổi môn này cần trau dồi, học tập. Đó là:\n\n\n\nToán học: Môn học hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích, nâng cao khả năng tư duy và làm việc độc lập…\nSinh học: Sinh viên sẽ không quá bỡ ngỡ khi học tốt môn này. Các môn chuyên ngành liên quan tới kiến thức sinh học có thể là: Vật liệu y sinh, cơ sinh, quang học y sinh…\nTiếng Anh: Sinh viên cần sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu, học tập và trao đổi thông tin.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên ngành KTYS có thể lựa chọn cho mình một trong những vị trí làm việc sau:\n\n\n\nNhân viên y tế: tại công ty thiết kế, cung cấp thiết bị y tế, bệnh viện…\nNghiên cứu viên: ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm y sinh\nGiảng dạy: tại trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề chuyên nghiệp liên quan\nKỹ sư: nghiên cứu, chế tạo, cải tiến sản phẩm trong các công ty thiết bị y tế\nChuyên viên: quản lý vận hành, bảo quản máy móc, trang thiết bị trong bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám y khoa…\nKỹ sư lâm sàng: tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa…\nQuản lý, vận hành các trang thiết bị y tế\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nTại Việt Nam, mức lương khởi điểm cho sinh viên mới ra trường là 10 triệu VNĐ/tháng. Đối với những người đã có chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, con số này có thể tăng lên 15 – 25 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n\n\nTrên thế giới, mỗi kỹ sư KTYS có thể kiếm được 31.99 – 39.98 USD/giờ tại Canada. Ở Hoa Kỳ, trung bình mỗi năm kỹ sư KTYS có thể có 95.090 USD. Đây thực sự là những con số mà ai cũng khao khát có được.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành KTYS ra đời đã đem lại nhiều tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực y tế – chăm sóc sức khỏe con người. Các thiết bị công nghệ cao không ngừng được ra đời, đổi mới. Nhờ đó mà chất lượng chẩn đoán bệnh ngày càng được nâng cao, các bệnh hiểm nghèo ngày càng được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đem lại cơ hội sống cho những bệnh nhân đó. Có thể kể tới một số các phương pháp chẩn đoán của ngành như: X – quang, CT – Chụp cắt lớp điện toán, DSA – chụp X-quang kỹ thuật số mạch máu theo phương pháp loại trừ, MRI – chụp cộng hưởng từ, ứng dụng hạt nhân (PET,SPECT)… Tất cả những điều kể trên của ngành kỹ thuật y sinh đã và đang góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người, nâng cao tuổi thọ."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-dieu-khien-va-tu-dong-hoa", "rid": "7520216", "major": "Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá", "payload": {"ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?": "\n\nNgành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (tiếng Anh: Control and Automation Engineering), ở một số trường đại học còn có tên khác là ngành Robot và trí tuệ nhân tạo. Đây là ngành học  nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy sắt thép, xi măng, nước giải khát và thiết kế, chế tạo, điều khiển robot cùng việc quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài. Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp – nơi mà các thao tác của con người sẽ được thay thế hoàn toàn bằng hoạt động của máy móc, robot tự động. Điều này giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, nhân lực thời gian và chi phí.\n\n\n\n\nTheo học ngành KTĐK&TĐH, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về: lý thuyết mạch điện – điện tử, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại, lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện… cùng việc thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì các hệ thống điều khiển và tự động hóa, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền thông công nghiệp, hệ thống đo lường thông minh…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu, ngành KTĐK&TĐH có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA16: Toán – KHTN – Ngữ văn\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC02: Toán – Ngữ văn – Hóa học\nC04: Ngữ văn – Toán – Địa lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD10: Toán – Địa lý – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành kỹ thuật điều khiển & tự động hóa nằm ở mức từ 14 – 26 điểm tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.\n\n\nCó rất nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể các trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Mỏ địa chất\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp\nViện Đại học Mở Hà Nội\nĐại học Sao Đỏ\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định\nĐại học Hải Phòng\nĐại học Công nghiệp Quảng Ninh\nĐại học Điện lực\nĐại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Công nghiệp Việt Trì\nĐại học Công nghệ Đông Á\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Vinh\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh\nĐại học Công nghiệp Vinh\nĐại học Đông Á\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH\nĐại học Giao thông Vận tải TP.HCM\nĐại học Nông lâm TP.HCM\nĐại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Quốc tế Miền Đông\nĐại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ\nĐại học Lạc Hồng\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long\nĐại học Tiền Giang\n\n\n\nNhư vậy, có thể thấy rằng rất nhiều trường đại học quan tâm và phát triển chuyên ngành này.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa?": "\n\nĐể trả lời câu hỏi trên, bạn cần cân nhắc một số các yếu tố sau:\n\n\n\n\n\nKhả năng quản lý, giám sát các dự án kỹ thuật\nTư duy nhanh nhẹn, logic\nThận trọng trong công việc\nKhả năng phân tích, xử lý vấn đề\nKhả năng làm việc độc lập\nKỹ năng thiết kế và phát triển hệ thống tự động hóa\nKhả năng vận hành, bảo dưỡng dây chuyền sản xuất tự động\nCó kỹ năng tích hợp các thiết bị\nKhả năng chế tạo, thiết kế và kiểm định\nKhả năng phát triển, nghiên cứu các thiết bị tự động thông minh\nSử dụng tiếng Anh, tin học thành thạo\nKỹ năng làm việc nhóm tốt\nKỹ năng quản lý thời gian hiệu quả\nKỹ năng khởi nghiệp\n\n\n\n", "học ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cần học giỏi môn gì?": "\n\nSinh viên chuyên ngành trên trên cần trau dồi cho bản thân ở ít nhất 03 môn là Toán, Vật lý và tiếng Anh. Cụ thể:\n\n\n\nTiếng Anh: là công cụ đắc lực của sinh viên trong việc nghiên cứu, học tập từ các chuyên đề nước ngoài cũng như tài liệu chuyên môn.\nToán học: Hỗ trợ sinh viên xử lý các vấn đề phức tạp bằng các con số, phát huy tính chính xác của mỗi công việc được giao cùng khả năng tư duy linh hoạt.\nVật lý: Có đến 90% chuyên ngành này sử dụng kiến thức của lĩnh vực vật lý. Ví dụ như: Điều khiển Logic và PLC, kỹ thuật cảm biến, thiết kế truyền động điện…\n\n\n\n", "học ra làm gì?": "\n\nCác kỹ sư ngành KTĐK&TĐH có thể tìm cho mình cơ hội việc làm ở một trong các vị trí sau đây:\n\n\n\nChuyên viên: Thiết kế, vận hành hệ thống tự động hóa cho nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổ chức…\nLập trình ứng dụng: chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC, bộ điều khiển về lập trình.\nChuyên gia tư vấn: tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực tự động, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên.\nGiảng dạy tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp liên quan.\nKỹ sư vận hành và bảo trì: Bảo đảm quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện, điện tử, tự động.\nKỹ sư vận hành: bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động của các nhà máy, xí nghiệp.\nChuyên gia hệ thống: phân tích nhu cầu về hệ thống điện, tự động hóa của các công ty, nhà máy.\nGiám sát dự án: Thiết kế các hệ thống tự động và tham gia thi công các dự án về điều khiển tự động.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nĐối sinh viên mới ra trường, mức lương các kỹ sư sẽ tùy theo vị trí làm việc. Cụ thể, mức lương dao động từ 9 – 13 triệu VNĐ/tháng. Sau tích lũy kinh nghiệm và năng lực trong thời gian dài, mức lương  của họ có thể đạt được khoảng 30 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n\n\nTrên thế giới, mức lương trung bình của một kỹ sư chuyên ngành này là 85.396 USD/năm. Đây thực sự là một mức lương đáng mơ ước.\n\n\n", "kết luận": "\n\nPhải khẳng định rằng, hệ thống kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế từ giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất lương thực thực phẩm cho tới các ngành công nghiệp nặng như khai thác khoáng sản, luyện kim, công nghiệp năng lượng… Đây chắc chắn sẽ là ngành khoa học mang lại nhiều sự thay đổi mới tới đời sống của con người mà các ngành khoa học còn lại khó có thể bắt kịp."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-hoa-hoc", "rid": "7520301", "major": "Kỹ thuật hóa học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành kỹ thuật hóa học là một lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên nghiên cứu, ứng dụng những kiến thức hóa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm hóa học phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội. Ngành này đóng vai trò chủ chốt trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như: dầu khí, hóa – mỹ phẩm, phân bón nông nghiệp, vật liệu hàng không, môi trường, chế biến thực phẩm, đồ uống… Những Kỹ sư ngành kỹ thuật Hóa học đảm nhiệm vai trò chế tạo, thiết kế, vận hành, điều chỉnh, đánh giá, kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp.\n\n\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên ngành vững chắc, đáp ứng tốt vai trò của mình trong công việc. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội tham gia nghiên cứu, thực hiện các chuyên đề ứng dụng và chế tạo sản phẩm như: Chưng cất các loại tinh dầu, thực hành sản xuất các loại mỹ phẩm cùng một số kỹ năng nghề nghiệp khác.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành kỹ thuật hóa học có xét tuyển các tổ hợp cụ thể như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)\nA20: Toán – Hóa học – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nC04: Toán – Ngữ văn – Địa lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\nNhư vậy, thí sinh đam mê ngành này có cơ hội rộng mở để theo học nhờ tổ hợp xét tuyển đa dạng, phong phú.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 17 – 21.3 điểm tùy theo phương thức xét của từng trường. Theo số liệu thống kê năm 2020.\n\n\nTheo thông tin được biết, vào năm 2021, trên cả nước vào năm có 14 cơ sở đào tạo, xét tuyển chuyên ngành KTHH này. Đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Thủy lợi\nĐại Học Phenikaa (đại học Thành Tây)\nĐại Học Mỏ Địa Chất\nĐại Học Bách Khoa Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại Học Nha Trang\nĐại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Tôn Đức Thắng\nĐại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM\nĐại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM\nĐại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNếu muốn trở thành một kỹ sư KTHH, bạn có thể nghiên cứu sơ qua một số tiêu chí sau:\n\n\n\nĐam mê với ngành học\nKhả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh\nKhả năng phân tích tổng hợp thông tin\nKhả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra\nTư duy nhanh nhẹn, linh hoạt\nKhả năng về thiết kế, sản xuất và vận hành máy móc\nThận trọng, nghiêm túc trong công việc\nKhả năng làm việc độc lập khi cần thiết\nSức khỏe đạt yêu cầu của ngành\nKhả năng nghiên cứu đánh giá về sản phẩm Kỹ thuật Hóa học\nCó thể sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNhư tiêu đề của ngành, yếu tố đầu tiên chính là môn Hóa học. Sau đó là Vật lý và Toán học. Lý do là vì:\n\n\n\n\n\nHóa học: Đây là một môn học không thể bỏ qua. Sinh viên bắt buộc phải có nền tảng ở bộ môn này để học tập và làm việc. Có 85% các môn chuyên ngành liên quan tới môn Hóa học trong chương trình đào tạo.\nToán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề và xử lý các vấn đề đó…\nVật lý: Hỗ trợ người học trong các bộ môn liên quan. Ví dụ: Vật liệu vô cơ, động học xúc tác, thí nghiệm hóa lý silicat…\n\n\n\n", "học kỹ thuật hoá học ra làm gì?": "\n\nCác kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật hóa học có thể tham khảo danh sách vị trí công việc sau:\n\n\n\n\n\nKỹ sư thiết kế: tại tập đoàn kinh tế, công nghiệp quốc gia, tư nhân, đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực Hóa chất\nKỹ sư vận hành tại nhà máy, khu công nghiệp, tập đoàn về dầu khí, môi trường…\nKỹ sư công nghệ: tại các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, công nghệ vật liệu mới…\nKỹ thuật viên phân tích, chuyên viên nghiên cứu: tại các Viện hóa học, Viện vật liệu, mỹ phẩm…\nKỹ sư điều hành: trong công ty, nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, xi-măng…\nKỹ sư công nghệ hóa dầu: vận hành, thiết kế nhà máy lọc dầu, hóa chất, nhựa, thảo dược, bào chế thuốc, thiết bị sản xuất thuốc…\nNghiên cứu, giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng, Viện, trung tâm nghiên cứu…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nỞ Việt Nam chưa có con số thống kê hay bất kỳ bài viết cụ thể nào nhắc tới vấn đề này. Tuy nhiên, mức lương của kỹ sư kỹ thuật hóa học là không hề nhỏ. Theo cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, thu nhập của các kỹ sư hóa học có thể đạt 55.03 USD/giờ hoặc 114.470 USD/năm. Ngoài mức lương cơ bản đó, họ còn được nhận một số phụ cấp và ưu đãi liên quan như thưởng vào dịp lễ tết, năng suất làm việc, kinh nghiệm làm việc…\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể tự tin khẳng định rằng ngành này có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới vì: “Ở đâu có sự sống, ở đó có hóa học”, nó có thể xem là ngành khoa học trung gian, kết nối con người với những lĩnh vực khác như: y tế, quân sự, môi trường, giao thông, dầu mỏ… Tất cả đều phục vụ cho mục đích tìm hiểu, nghiên cứu cũng như đảm bảo sự sinh tồn của con người trên trái đất này. Cũng không có gì là quá khó khăn đối với một kỹ sư hóa học có đầy đủ năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành của mình trên con đường tìm kiếm một vị trí công việc cùng mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dao-tao/nganh-ky-thuat-vat-lieu", "rid": "7520309", "major": "Kỹ thuật vật liệu", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Kỹ thuật Vật liệu (hay Công nghệ vật liệu) là ngành nghiên cứu và triển khai các phương pháp chế tạo, xử lý vật liệu nhằm thu được vật liệu mới bền hơn, nhẹ hơn, đặc tính ưu việt hơn, hấp dẫn và tiện dụng hơn vật liệu trước, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người.\n\n\nNgành Kỹ thuật Vật liệu cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và cơ sở khoa học để sinh viên hiểu biết nền tảng từ khái quát đến cụ thể các nhóm vật liệu chính như: Kim loại, vật liệu Silicat, vật liệu Polyme, vật liệu Năng lượng cùng nhiều vật liệu tiên tiến như vật liệu Bán dẫn, vật liệu Siêu dẫn, vật liệu Y sinh. Từ đó nhận biết được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu.\n\n\nBên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được đào tạo về khả năng lựa chọn, sử dụng hợp lý và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng đồng thời tăng tính hiệu quả cho công trình, quản lý, vận hành, thiết kế các dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông, xi măng, thủy tinh, gốm sứ XD cùng với khả năng nghiên cứu phát triển, sản xuất và thi công vật liệu mới.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nThí sinh có thể tham khảo các tổ hợp xét tuyển sau đây với ngành KTVL. Cụ thể:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh \nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15-18 điểm tùy theo phương thức xét của từng trường.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\n\n\nNăm 2021, trên cả nước có tất cả 06 cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành này. Đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp – Đại Học Thái Nguyên\nĐại Học Xây Dựng Hà Nội\nĐại Học Kiến Trúc Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nĐể có thể học tập và làm việc trong ngành KTVL, bạn nên xem xét những yếu tố sau:\n\n\n\nNền tảng kiến thức vững chắc về toán, lý, hóa \nKỹ năng làm việc nhóm\nKhả năng sử dụng tốt ngoại ngữ, tin học\nKhả năng học tập độc lập để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ\nKỹ năng hình thành ý tưởng\nKỹ năng thiết kế, thực hiện và vận hành các hệ thống trong doanh nghiệp và xã hội\nTư duy linh hoạt, nhạy bén\nĐam mê tìm hiểu ngành KTVL\nTinh thần cầu thị, thái độ làm việc chuyên nghiệp, thận trọng\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNhư có thể thấy ở tổ hợp xét tuyển, ngành KTVL yêu cầu tối thiểu ở 03 môn là Toán, Vật lý, Hóa học. Lý do là vì:\n\n\n\nVật lý: Là một trong những bộ môn cơ bản nhất của khoa học tự nhiên. Nếu học tốt môn Vật lý, các môn chuyên sâu như: Thiết kế chi tiết máy, luyện kim vật lý, Hành vi cơ nhiệt của vật liệu… sẽ không còn là mối lo ngại.\nHóa học: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Ví dụ: Mô hình hóa và mô phỏng vật liệu, Hóa học chất rắn, Hóa học polyme cơ sở…\nToán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này, hỗ trợ người học phát huy khả năng xử lý vấn đề, thiết kế đồ án, sơ đồ, tính tư duy sáng tạo…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSinh viên chuyên ngành KTVL có thể xem xét một số vị trí làm việc sau đây:\n\n\n\nKỹ sư thiết kế, nghiên cứu, vận hành: trong công ty, tập đoàn công nghiệp trong lĩnh vực khoa học và KTVL, vật liệu điện – điện tử…\nGiám đốc doanh nghiệp: kinh doanh, tư vấn, cung cấp vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất máy móc cơ khí hoặc dân dụng.\nGiảng viên: tại trường đại học, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, Viện nghiên cứu có liên quan.\nLàm việc trong Viện nghiên cứu: thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ và cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.\nQuản lý giám sát, kiểm soát chất lượng vật liệu, thi công các dự án xây dựng: trong các Công ty sản xuất các cấu kiện, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất.\nKỹ sư chế tạo: thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp tại công ty sản xuất thiết bị sản xuất năng lượng mặt trời, năng lượng gió…\nCán bộ kỹ thuật: tại nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông, xi măng, gốm xây dựng, thủy tinh xây dựng…\nKỹ sư vận hành: tại công ty luyện kim, đúc, cán-kéo, nhiệt luyện kim loại, các công ty sản xuất xi măng, bê tông, gốm sứ…\nChuyên viên: công tác tại cơ quan quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\nỞ Việt Nam, mức lương trung bình cho kỹ sư KTVL là 14,3 triệu VNĐ/tháng. Trong ngành này, mức lương thấp nhất ở khoảng 7,3 triệu VNĐ/tháng và cao nhất là 21,6 triệu VNĐ/tháng.\n\n\nTrên thế giới, mức lương trung bình tính theo năm cho kỹ sư KTVL từ 77.495 – 94.325 USD. Đây là một con số không hề nhỏ so với mặt bằng chung trong các lĩnh vực khác.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kỹ thuật vật liệu là một ngành khoa học trong lĩnh vực khoa học vật liệu. Theo một số nhận định rằng, ở Việt Nam nói riêng và ở trên thế giới nói chung, đây sẽ là một ngành khoa học thu hút được nhiều nhân tài bởi tính ứng dụng của nó ở rất nhiều lĩnh vực như xây dựng, quân sự, dân dụng, điện lực… Qua bài viết này, hi vọng các sĩ tử sẽ có cái nhìn chân thực về ngành KTVL để có thể lựa chọn theo học hoặc định hướng bản thân một cách phù hợp nhất."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-vat-lieu-kim-loai", "rid": "7520310", "major": "Kỹ thuật vật liệu kim loại", "payload": {"ngành kỹ thuật  vật liệu kim loại là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật vật liệu kim loại là một ngành chuyên đào tạo theo mô hình ngành rộng về quan hệ giữa thành phần, cấu trúc và tính chất vật liệu, quá trình chế tạo và gia công vật liệu silicat.\n\n\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ có cơ hội được học tập những kiến thức chuyên sâu và khả năng áp dụng kiến thức về các lĩnh vực toán học, khoa học và kỹ thuật. Cụ thể bao gồm phương pháp tính, vật lý, hóa học, cơ học, vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện và điện tử, kỹ thuật nhiệt vào các vật liệu kim loại. Ngoài ra, người học còn được rèn luyện khả năng thiết lập quy trình công nghệ để chế tạo và gia công vật liệu kim loại, khả năng xác định các vấn đề liên quan đến vật liệu kim loại và xây dựng kế hoạch giải quyết những vấn đề đó.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nTheo thông tin có được, ngành kỹ thuật vật liệu kim loại chỉ xét 02 tổ hợp môn chính, đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nHiện tại, thông tin cụ thể về điểm chuẩn ngành vật liệu kim loại đang được cập nhật.\n\n\nVào năm 2014, chuyên ngành này có duy nhất 02 trường đại học trên cả nước tuyển sinh. Cụ thể như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM\n\n\n\nThông tin thêm: vào năm 2017, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát đã phối hợp với trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức khai giảng khóa đào tạo Đại học liên thông và văn bằng hai ngành KTVLKL nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sản xuất kinh doanh. Khóa học này sẽ diễn ra trong vòng 02 năm.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể có thể học được ngành KTTVLKL, sinh viên cần chú ý tới một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nSức khỏe đạt yêu cầu\nTư duy nhạy bén, sáng tạo\nThận trọng, nghiêm túc trong công việc\nThái độ học tập, làm việc tốt\nAm hiểu về ngành khoa học\nĐam mê về lĩnh vực đang hoặc sắp học tập\nKhả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm\nTinh thần ham học hỏi, cầu tiến\nKhả năng phân tích, phát hiện và xử lý vấn đề\nKhả năng tổng hợp thông tin\nKỹ năng quản lý\nKỹ năng nghiên cứu đánh giá vật liệu kim loại\nKỹ năng phân tích tổng hợp thông tin\nLuôn có những ý tưởng mới, sáng tạo\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nTương tự như các nhóm ngành kỹ thuật, ngành này yêu cầu sinh viên học tập tốt ở 03 bộ môn là Toán học, Vật lý và Tiếng Anh. Cụ thể:\n\n\n\nVật lý: Sinh viên học tốt môn này sẽ có lợi thế với một số môn chuyên ngành. Ví dụ: Ăn mòn và bảo vệ vật liệu, công nghệ vật liệu, lý thuyết các quá trình luyện kim…\nToán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề và xử lý các sự cố…\nTiếng Anh: Là môn học quen thuộc ở hầu hết các trường đại học hiện nay. Vì sinh viên phải học tập, nghiên cứu và làm khảo sát phần lớn bằng ngôn ngữ này.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình ngành KTVLKL, có rất nhiều vị trí cho sinh viên có thể ứng tuyển. Cụ thể các vị trí đó là:\n\n\n\nGiảng dạy, nghiên cứu: tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu Quốc gia…\nLàm việc tại công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, kinh doanh vật liệu\nChuyên viên tại các cơ quan quản lý kiểm định.\nCó khả năng công tác ở công ty sản xuất, gia công vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp khác như luyện cán thép, luyện kim…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành KTVLKL là ngành chưa có được sự quan tâm lớn của cộng đồng giống như những ngành khác. Mức lương của họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô công ty, vị trí làm việc, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, kinh nghiệm làm việc của nhân viên tại vị trí tuyển dụng và tính hiệu quả của công việc. Do vậy, chưa có mức lương cụ thể cho ngành này. Tuy nhiên có một điểm chung là các kỹ sư kỹ thuật vật liệu cũng sẽ nhận được mức phúc lợi giống như các kỹ sư khác. Bao gồm:\n\n\n\n\n\nLương cứng\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nLương tháng thứ 13\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm ( 12-24 ngày)\nƯu đãi cho nhân viên có con nhỏ…\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kỹ thuật vật liệu kim loại ở Việt Nam mặc dù không phổ biến như các ngành nghề khác, nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực khai thác, chế tạo và gia công vật liệu silicat. Sinh viên KTVLKL được trang bị những kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn trong suốt quá trình học tập, phấn đấu tại trường. Do đó, họ đều có thể tự tin nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo, chính xác các vấn đề liên quan đến chuyên ngành mình đã học. Đồng thời, họ cũng là những người có đam mê mãnh liệt với ngành học, mong muốn đem lại những giá trị tích cực cho lĩnh vực vật liệu nói chung và vật liệu kim loại nói riêng, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà ngày càng hưng thịnh."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-det", "rid": "7520312", "major": "Kỹ thuật dệt", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật Dệt (Tiếng Anh: Textile Engineering) là ngành học chuyên đào tạo những kỹ sư có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu mặt hàng và điều hành tốt các dây chuyền sản xuất của ngành Dệt May. Cụ thể bao gồm: các ngành kéo sợi, dệt, nhuộm, may mặc và thiết kế thời trang. Sinh viên sau khi ra trường có khả năng điều hành tốt dây chuyền thiết bị công nghệ của nhà máy, thiết kế mặt hàng sản xuất thích hợp mà thị trường đòi hỏi, tổ chức quản lý tốt công tác bảo trì thiết bị, nghiên cứu khai thác công nghệ mới, mặt hàng mới của ngành Dệt May.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về vật liệu dệt, kỹ thuật tạo sợi, vải, in nhuộm hoàn tất, quản lý điều hành sản xuất sợi dệt nhuộm và thiết bị dệt… Ngoài ra, chương trình đào tạo còn có các môn tự chọn về quản lý sản xuất hiện đại và các kỹ thuật vật liệu hiệu năng cao, kỹ thuật dệt tiên tiến, ứng dụng tin học trong thiết kế và vận hành công nghiệp dệt.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật dệt có xét tuyển các khối, tổ hợp như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)\nA20: Toán – Hóa học – Bài kiểm tra tư duy (thuộc bài kiểm tra tư duy Đại học Bách khoa)\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin được biết, năm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 18 – 24 điểm. Mức điểm này còn tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của các trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrên cả nước ta hiện tại không có nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Cả nước chỉ có duy nhất 02 trường. Đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách Khoa Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nTrước khi quyết định có nên theo học ngành KTD hay không, các bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí dưới đây:\n\n\n\n\n\nHọc khá những môn Khoa học tự nhiên\n\n\n\nĐây là điều kiện tiên quyết vì kiến thức của ngành phần lớn đều liên quan đến các môn KHTN. Do đó, sẽ là một điểm cộng cho những ai học tốt các môn này.\n\n\n\nThích học hỏi, tìm tòi và đam mê\n\n\n\nNgành học này chuyên về kỹ thuật là chủ yếu. Chính vì vậy theo học ngành này bạn cần phải có sự học học, ham học và đam mê về kỹ thuật. Đây chính là yếu tố cũng nền tảng giúp bạn thành công trong lĩnh vực này. Do vậy, để có thể thích ứng được với công nghệ cũng như kiến thức mới, ngành Công nghệ dệt may đòi hỏi bạn phải liên tục học hỏi để có thể thích ứng kịp thời.\n\n\n\nKỹ năng làm việc theo nhóm tốt\n\n\n\nKỹ năng này sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc. Bởi lẽ, cho dù làm việc tại bất kỳ bộ phần nào thì luôn cần sự hợp tác cũng như khả năng làm việc theo nhóm để chia sẻ cũng như học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.\n\n\n\nChịu được áp lực công việc lớn\n\n\n\nNgành kỹ thuật nào cũng đều đòi hỏi người học phải có một sức chịu đựng với ngành nghề đang theo đuổi. Lý do vì ngành này có khối lượng công việc khá nhiều và nặng, gây sức ép khá lớn đối với các kỹ sư trong ngành.\n\n\n\nĐam mê với ngành nghề đang theo học\n\n\n\nYếu tố này đóng vai trò quyết định trong tất cả các ngành nghề, nếu không có được nhân tố này, sinh viên khi gặp khó khăn sẽ dễ dàng bỏ cuộc.\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNhững người theo học ngành KTD cần học tốt 03 môn. Cụ thể:\n\n\n\nHóa học: Đây là một môn học không thể bỏ qua. Sinh viên bắt buộc phải có nền tảng ở bộ môn này để học tập và làm việc. Có 85% các môn chuyên ngành liên quan tới môn Hóa học trong chương trình đào tạo.\nToán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề và xử lý các vấn đề đó…\nVật lý: Hỗ trợ người học trong các bộ môn liên quan. Ví dụ: Chi tiết máy, dung sai và lắp ghép, sức bền vật liệu…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nTrải qua quá trình rèn luyện và trau dồi kinh nghiệm chuyên môn ở trường đại học, sinh viên ngành KTD hoàn toàn có thể làm việc tại một số vị trí sau:\n\n\n\n\n\nKỹ sư công nghệ, thiết bị trong các dây chuyền sản xuất sợi dệt nhuộm tại các công ty, doanh nghiệp dệt may\nThiết kế kỹ thuật tại các phòng kỹ thuật, phòng phát triển nghiên cứu mẫu\nĐảm nhận các công tác chuẩn bị sản xuất và công việc chỉ đạo kỹ thuật\nQuản đốc xưởng sản xuất, xí nghiệp dệt may\nKỹ sư, giám đốc Kinh doanh cho các công ty thương mại về ngành dệt\nĐịnh mức giá cho sản phẩm và tổ chức quản lý sản xuất đối với những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ\nChuyên viên tư vấn, thiết kế và chế tạo nguyên liệu dệt may mới\nChuyên viên làm việc tại các viện nghiên cứu\nGiảng viên: Giảng dạy tại các trường đại học, Cao đẳng\nChuyên viên: công tác tại các phòng kiểm định chất lượng của quốc tế và Việt Nam\nNgười đại diện cho các công ty dệt may ở trong và ngoài nước\n\n\n\nNhư vậy, không khó để nhận ra rằng việc tìm được một công việc phù hợp với nguyện vọng của bản thân là hoàn toàn khả thi.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nGiống như bao ngành nghề khác, mức thu nhập của ngành này được chia làm 2 dạng chính:\n\n\n\nSinh viên mới ra trường: 7 – 9 triệu VNĐ/tháng. Đây là mức lương khá cao so với các ngành nghề trên thị trường lao động nói chung.\nCác chuyên viên, kỹ sư tay nghề cao: mức thu nhập ở ngưỡng 10 – 20 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành dệt từ các nước đã phát triển một cách mạnh mẽ. Ngành công nghiệp dệt đang được đầu tư từ nguyên liệu cho đến sợi, vải, hoàn tất và vật liệu chức năng nhằm tạo thế chủ động từ khâu nguyên liệu đến hoàn tất, xuất khẩu sản phẩm may mặc. Số lượng các nhà máy sợi, dệt có vốn đầu tư nước ngoài tại nước ta tăng nhanh không ngừng trong 3 năm gần đây. Do đó, ngành này có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực. Đây sẽ là một điểm đáng lưu ý cho những ai đã và đang có ý định theo học."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-moi-truong", "rid": "7520320", "major": "Kỹ thuật môi trường", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật môi trường (hay Công nghệ kỹ thuật môi trường) là ngành học về các kỹ thuật và công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm, ngăn ngừa, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp sinh – lý – hóa học. Ngoài ra ngành còn cung cấp những giải pháp, phương pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của xã hội.\n\n\n\n\nKhi theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, phương pháp đánh giá các tác động môi trường, công cụ quản lý môi trường, kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên đang bị ô nhiễm. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được luyện tập những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như: Khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, chất thải rắn, nước thải, khí thải, khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu, ngành kỹ thuật môi trường có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nB01: Toán – Sinh học – Lịch sử\nB02: Toán – Sinh học – Địa lý\nB03: Toán – Sinh học – Ngữ văn\nB04: Toán – Sinh học – GDCD\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC02: Ngữ văn – Toán – Hóa học\nC08: Ngữ văn – Sinh học – Hóa học\nC13: Ngữ văn – Địa lý – Sinh học\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\nNgành Kỹ thuật môi trường có rất nhiều tổ hợp cho thí sinh tham khảo. Do đó, cơ hội trúng tuyển vào ngành học này là rất lớn.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15 – 23.85 điểm tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.\n\n\nTrên cả nước, có tất cả 45 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Nguyễn Trãi\nĐại học Giao thông Vận tải (Cơ sở Phía Bắc)\nĐại học Mỏ địa chất\nĐại học Khoa học Tự nhiên\nĐại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Công nghệ Giao thông vận tải\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Thủ Đô Hà Nội\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Điện lực\nĐại học Hàng hải\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên\nĐại học Dân lập Hải Phòng\nĐại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Xây dựng\nĐại học Đông Đô\nĐại học Phương Đông\nĐại học Công nghiệp Việt Trì\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\nPhân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị\nĐại học Dân lập Duy Tân\nĐại học Hồng Đức\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Nha Trang\nĐại học Tây Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH\nĐại học Giao thông Vận tải TP.HCM\nĐại học Nông lâm TP.HCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM\nĐại học Công nghiệp TP.HCM\nĐại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Văn Lang\nĐại học Công nghệ Đồng Nai\nĐại học Kiên Giang\nĐại học An Giang\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM\nĐại học Nam Cần Thơ\n\n\n\nNhư đã kể trên, ngành này có rất nhiều cơ sở đào tạo, thí sinh có thể xem xét đăng ký.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể theo đuổi ước mơ với ngành kỹ thuật môi trường, bạn có thể tham khảo một số các yếu tố sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê với ngành học\nKhả năng tự học, tự nghiên cứu\nKhả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh\nKhả năng phân tích tổng hợp thông tin\nKhả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra\nTư duy nhanh nhẹn, linh hoạt\nThận trọng, nghiêm túc trong công việc\nSử dụng thành thạo các công cụ đo lường, xử lý\nKhả năng làm việc độc lập khi cần thiết\nSức khỏe đạt yêu cầu của ngành\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nGiống như bao ngành kỹ thuật khác, ngành Kỹ thuật môi trường yêu cầu sinh viên tập trung 03 môn chính: Toán học, Hóa học và tiếng Anh. Lý do là vì:\n\n\n\nTiếng Anh: Là công cụ bắt buộc trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Sinh viên phải học tập, nghiên cứu và làm khảo sát phần lớn bằng ngôn ngữ này.\nHóa học: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Ví dụ: Kỹ thuật phản ứng, hóa học môi trường, hóa phân tích…\nToán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề và xử lý các sự cố…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên tốt nghiệp chuyên ngành KTMT có thể ứng tuyển vào một trong số các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên: cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở trung ương và địa phương…\nCán bộ quản lý nhà nước: ở Bộ Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường và các bộ, sở khác, các Phòng Tài nguyên và Môi trường…\nGiảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp…\nNghiên cứu viên: các viện nghiên cứu trong và ngoài nước tới chuyên ngành liên quan.\nKỹ sư môi trường, chuyên gia tư vấn công ty xử lý, tư vấn, kinh doanh thiết bị trong lĩnh vực môi trường, các cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp.\nGiám sát: tại các công trình đang thi công, đảm bảo chất lượng môi trường khu vực đó.\nCán bộ phát triển chương trình: tại tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực môi trường…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương trung bình của một kỹ sư Kỹ thuật môi trường được phân thành:\n\n\n\nSinh viên mới ra trường: từ 7 – 10 triệu VNĐ/tháng.\nKỹ sư trên 02 năm kinh nghiệm: trong khoảng 10 – 15 triệu VNĐ/tháng.\nKỹ sư trên 05 năm kinh nghiệm: trên 15 triệu VNĐ/tháng.\nVới khả năng ngoại ngữ cùng kinh nghiệm từ 5 năm, lương trung bình sẽ từ 1000 USD/tháng (xấp xỉ 23 triệu VNĐ/tháng). Đối với các công ty, doanh nghiệp nước ngoài.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMôi trường đã và đang là một vấn đề cấp bách và mang tính toàn cầu, đây không còn là chuyện của một quốc gia, khu vực nào đó. Đây là thách thức của toàn nhân loại. Do đó, ngành kỹ thuật môi trường đang đóng góp lượng lớn nhân lực của mình để xử lý triệt để những tình trạng nêu trên. Đây sẽ là một ngành học phổ biến và được chú trọng phát triển."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dao-tao/nganh-vat-ly-ky-thuat", "rid": "7520401", "major": "Vật lý kỹ thuật", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\n\nNgành vật lý kỹ thuật (tiếng Anh: Engineering Physics) là ngành đào tạo ứng dụng các nguyên lý về vật lý, toán học để phân tích, giải quyết vấn đề kỹ thuật và ứng dụng liên ngành. Ngành học này đào tạo kỹ sư VLKT có năng lực chuyên môn, kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng lãnh đạo, quản lý, sáng tạo cùng khả năng tự học suốt đời trong lĩnh vực VLKT, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước.\n\n\nChương trình học chuyên ngành này sẽ cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về vật lý, khoa học kỹ thuật cùng các kiến thức chuyên ngành như: Vật liệu điện tử, vật lý và công nghệ nano, vật lý tin học, vật lý và kỹ thuật ánh sáng, năng lượng tái tạo, phân tích và đo lường vật lý… để đáp ứng với môi trường công việc sau khi tốt nghiệp.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nHiện tại, ngành VLKT xét tuyển 04 tổ hợp cho các thí sinh lựa chọn. Đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nA19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nVào năm 2022, có 5 trường đại học xét tuyển ngành này. Tùy vào từng trường sẽ có những phương thức xét tuyển và tiêu chí riêng. Nếu tính theo điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPTQG thì mức điểm khoảng từ 15,8 điểm tới 23,5 điểm.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nThí sinh có thể đăng ký học ngành này tại một trong những cơ sở đào tạo sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nĐể có thể học tập và làm việc trong ngành VLKT, bạn cần đáp ứng được một số yếu tố sau:\n\n\n\nTư duy nhạy bén, thông minh\nKhả năng làm việc tập thể theo đội, nhóm\nKhả năng về toán học\nKhả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác\nSức khỏe đảm bảo\nKỹ năng phân tích số liệu và giải quyết vấn đề\nKỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin nhanh\nKỹ năng về thiết kế\nKhả năng hình thành ý tưởng\nKhả năng nghiên cứu, chế tạo\nKỹ năng giao tiếp, thuyết trình\nKỹ năng làm việc độc lập\nTự lập kế hoạch công việc và phương pháp hoàn thành mục tiêu\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNhư có thể thấy ở phần định nghĩa chuyên ngành, rất rõ ràng rằng người học cần phải trau dồi ít nhất 03 môn cốt lõi là Toán, Vật lý và tiếng Anh. Cụ thể:\n\n\n\nToán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề và xử lý các sự cố…\nVật lý: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Ví dụ: Trường điện từ, cơ học điện tử, vật lý thống kê…\nTiếng Anh: Đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa sinh viên cùng các hoạt động học tập, nghiên cứu, trao đổi tri thức. Sinh viên sẽ không phải lo ngại về rào cản ngôn ngữ khi học tốt môn này.\n\n\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên tốt nghiệp ngành Vật lý kỹ thuật có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Cụ thể:\n\n\n\nKỹ sư nghiên cứu phát triển sản phẩm: tại công ty trong nước, liên doanh và nước ngoài, kỹ sư vận hành các thiết bị tại bệnh viện trực thuộc tỉnh, thành phố.\nKỹ sư phân tích, chuyên gia viết dự án, quản lý dự án: làm việc tại các cơ quan nhà nước, sở KH – CN tại các địa phương trong cả nước.\nThành lập doanh nghiệp, công ty: thiết kế máy trong nông nghiệp, thiết bị khoa học kỹ thuật, sản phẩm phục vụ cuộc sống xã hội… \nCán bộ nghiên cứu, giảng dạy: Tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trường cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp…\nChuyên viên phân tích: Mô phỏng, tính toán và phân tích số liệu, tư vấn của công ty luật về sở hữu trí tuệ.\nCông việc liên quan đến sự kết hợp giữa sinh học, y học, dược và vật lý, đặc biệt là các công việc liên quan đến y tế và chăm sóc sức khỏe.\nChuyên viên quản lý : Phân tích và quản lý chất lượng sản phẩm ở các công ty như Samsung, Haesung, Hanel, Rạng Đông, Điện Quang…\nChuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: ở phòng R&D của công ty như Viettel, Samsung, BoViet, Seoul Semiconductor và các trung tâm nghiên cứu lớn tại Việt Nam.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\nMức lương dành cho kỹ sư VLKT được chia thành:\n\n\n\nĐối với các sinh viên mới ra trường: chưa có nhiều kinh nghiệm, cần được đào tạo thêm, mức lương từ 8,5 – 11 triệu VNĐ/tháng.\nĐối với những người đã có kinh nghiệm trên 2 năm: trong tầm 13 – 16 triệu VNĐ/tháng.\nĐối với cấp quản lý cấp cao: Kinh nghiệm 3-5 năm hoặc hơn, từ 20 – 30 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n\nNhìn chung, mức lương của ngành này khá ổn định và cao hơn so với mặt bằng chung. Bên cạnh đó, các kỹ sư VLKT cũng sẽ được hưởng nhiều phúc lợi, đãi ngộ khác như: Lương tháng thứ 13, chi phí đi công tác ngắn hạn, dài hạn, tham gia các khóa học bồi dưỡng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ… Đây cũng có lẽ là một điểm cộng đáng chú ý của ngành này.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrong bối cảnh toàn cầu hóa, ngành vật lý kỹ thuật đã và đang được nhà nước, các cơ sở đào tạo quan tâm sâu sắc. Bằng cách tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên ngành, các khóa trải nghiệm thực tế tới các cơ quan, đơn vị có liên quan và trao tặng học bổng du học, học bổng khuyến khích học tập cho các sinh viên có thành tích học tập tốt… Đây sẽ là động lực để các thí sinh có thể tự tin đăng ký theo học và rèn luyện."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-hat-nhan", "rid": "7520402", "major": "Kỹ thuật hạt nhân", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành kỹ thuật hạt nhân là ngành kỹ thuật tập trung vào các ứng dụng của các quá trình phân hạch, nhiệt hạch, cùng những hiện tượng vật lý hạ nguyên tử. Những vấn đề này dựa trên những nguyên lý cơ bản nhất của vật lý hạt nhân. Đối với chuyên ngành phân hạch, kỹ thuật hạt nhân bao gồm các vấn đề về thiết kế, bảo trì từ quy mô hệ thống tới chi tiết như lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân, hay thậm chí là vũ khí hạt nhân.\n\n\n\n\nBên cạnh đó, ngành này còn nghiên cứu về y học hạt nhân cùng nhiều ứng dụng khác. Ví dụ như: quá trình bức xạ ion hóa, an toàn hạt nhân, lưu chuyển nhiệt, chu kỳ nhiên liệu hạt nhân, kỹ thuật xử lý chất thải hạt nhân và những vấn đề  phổ biến về vũ khí hạt nhân.\n\n\nTham gia học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ sở về toán và khoa học giúp người học thích ứng tốt với những công việc về công nghệ – kỹ thuật. Đồng thời, chú trọng phát triển chuyên môn, khả năng áp dụng kiến thức cơ sở, cốt lõi của ngành Kỹ thuật hạt nhân, sử dụng các công cụ hiện đại để phân tích dữ liệu, đánh giá và thiết kế các giải pháp kỹ thuật, vận hành các hệ thiết bị ứng dụng kỹ thuật và công nghệ cao.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nTính tới thời điểm hiện tại, ngành kỹ thuật hạt nhân xét tuyển 06 tổ hợp cho các thí sinh cân nhắc và quyết định. Đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD90: Toán – Tiếng Anh – KHTN\nA19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15-24.7 điểm tùy theo phương thức xét của từng trường.\n\n\nThí sinh có thể đăng ký học ngành này tại một trong những cơ sở đào tạo sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Điện lực\nĐại học Bách khoa Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Đà Lạt\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể học tập và làm việc trong ngành kỹ thuật hạt nhân, bạn cần đáp ứng được một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nKhả năng dự đoán sự cố trước khi chúng xảy ra, đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời\nTư duy linh hoạt, logic\nKhả năng sắp xếp thông tin một cách rõ ràng\nKhả năng làm việc tập thể theo đội, nhóm\nKhả năng về toán học\nKhả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác\nSức khỏe đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể học tập tốt chuyên ngành này, người học cần học tốt ít nhất 03 môn là Toán, Vật lý và tiếng Anh. Cụ thể:\n\n\n\nToán học: Đóng vai trò đặc biệt quan trọng, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích và xử lý các sự cố…\nVật lý: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Ví dụ: Cơ học lượng tử, vật lý thống kê, cơ sở vật lý hạt nhân I…\nTiếng Anh: Đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa sinh viên cùng các hoạt động học tập, nghiên cứu, trao đổi tri thức.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nChuyên ngành này hiện nay chưa có quá nhiều trường đào tạo, số lượng sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế. Vì vậy, sinh viên có nhiều lựa chọn về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Cụ thể các vị trí như sau:\n\n\n\n\n\nCán bộ kỹ thuật tại cơ sở công nghiệp sử dụng KTHN như: đo lường, phân tích bức xạ, kiểm tra không phá hủy, đo mức bằng phóng xạ.\nGiảng viên, nhà khoa học: tại viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng có sử dụng nguồn phóng xạ, máy gia tốc, lò phản ứng hạt nhân.\nKỹ sư tại các khoa xạ trị ung bướu, Y học hạt nhân, X-quang, xạ hình chẩn đoán hình ảnh…\nCán bộ quản lý, nghiên cứu tại các cơ quan Nhà nước về bức xạ và hạt nhân.\nCán bộ kỹ thuật tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn – dịch vụ – chuyển giao công nghệ…\nChương trình an ninh quốc phòng: tham gia các dự án, chương trình phát triển vũ khí và tàu ngầm hạt nhân.\n\n\n\nNhư vậy, các kỹ sư chuyên ngành KTHN hoàn toàn có thể tìm cho mình một vị trí công việc phù hợp với chuyên ngành đã học, mối lo thất nghiệp, làm trái ngành đã không còn là mối lo ngại.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nỞ Việt Nam, chưa có thống kê cụ thể về mức lương trung bình cho một kỹ sư KTHN. Tuy nhiên, theo một số thông tin tìm hiểu, đây là ngành có mức thu nhập khá ổn định. Ví dụ cụ thể ở Mỹ, mức lương Kỹ sư hạt nhân trung bình là 237.421 USD/năm. Mức lương đối với Kỹ sư hạt nhân thông thường nằm trong khoảng từ 72.768 – 402.074 USD/năm. Mức lương có thể rất khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng, bao gồm vị trí, học vấn, chứng chỉ, kỹ năng bổ sung và số năm mà các kỹ sư đã trải qua trong nghề.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kỹ thuật hạt nhân đem lại cho người học rất nhiều điểm mới lạ, đột phá mà không ngành học nào có thể mang lại. Thông qua chương trình học, sinh viên có thể tự tích lũy cho mình vốn kiến thức cùng chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ để khi ra trường có thể trở thành một kỹ sư kỹ thuật hạt nhân thành công trên con đường mình đã chọn và theo đuổi."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-dia-chat", "rid": "7520501", "major": "Kỹ thuật địa chất", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành kỹ thuật địa chất (tiếng Anh: Geological Engineering) là ngành khoa học nghiên cứu rất đa dạng về những vấn đề về Trái đất để có thể phục vụ, phát triển bền vững các cơ sở hạ tầng, tìm kiếm và khai thác hợp lý những tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, ngành còn thiết kế xử lý nền móng những công trình xây dựng về công nghiệp, dân dụng, xã hội, an ninh quốc phòng…\n\n\n\n\n\nTheo học và nghiên cứu ngành này, sinh viên sẽ được học các kiến thức liên quan như: Địa mạo và trầm tích, địa chất công trình – địa chất thủy văn, nền và móng, địa chất động lực công trình, địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ địa chất… Đó đều là những môn học cực kỳ thích hợp cho những người thích nghiên cứu và khám phá về trái đất cùng với những quy luật vận hành của trái đất. Từ đó, các kỹ sư địa chất có thể lập ra các phương án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng thích hợp, bền vững.\n\n\nBên cạnh đó, khi học ngành Kỹ thuật địa chất, sinh viên có thể tiếp cận nhanh trong công tác nghiên cứu dự báo, đề xuất các giải pháp hợp lý trong phòng chống – tránh, giảm nhẹ  tai biến địa chất, cùng với khả năng thích ứng, phục hồi lãnh thổ – lãnh hải bị ảnh hưởng bởi các vấn đề địa chất khác.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nHiện nay, ngành kỹ thuật địa chất xét tuyển 06 tổ hợp cho các thí sinh có thể cân nhắc và quyết định. Đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA04: Toán – Vật lý – Địa lý\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15 – 18.5 điểm. Mức điểm này còn tùy thuộc theo phương thức xét tuyển của từng trường.\n\n\nThí sinh có thể đăng ký học ngành này tại một trong những cơ sở đào tạo sau trên cả nước:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Mỏ – Địa chất\nĐại học Công nghiệp Quảng Ninh\nĐại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Khoa Học – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể học tập tốt chuyên ngành này, các thí sinh cần lưu ý một số tiêu chí như sau:\n\n\n\n\n\n\nKhả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác\nKhả năng tự nghiên cứu, tiếp thu\nTư duy sáng tạo, linh hoạt\nSức khỏe tốt, thích nghi với môi trường nhanh\nThận trọng trong công việc, xử lý tình huống\nLòng yêu nghề và ham học hỏi, tiếp thu\nThái độ học tập nghiêm túc\nTinh thần làm việc nhóm\nChịu được áp lực cao về công việc, môi trường làm việc\nKỹ năng giao tiếp tốt\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgười học cần trau dồi ít nhất 04 môn là Toán học, Vật lý, Hóa học và tiếng Anh. Lý do là vì:\n\n\n\nToán học: Luôn đóng vai trò then chốt, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích và thiết kế sơ đồ, đồ án.\nHóa học: Là môn học bắt buộc ở trường đại học, nó còn liên quan tới các môn như: Hóa lý, hóa học phân tích, thạch học đá trầm tích và đá biến chất…\nTiếng Anh: Tạo bước đệm vững chắc cho sinh viên trong các hoạt động học tập, nghiên cứu, trao đổi mà không gặp trở ngại về ngôn ngữ.\nVật lý: Hỗ trợ người học vững vàng hơn, tự tin hơn trước các môn chuyên ngành. Ví dụ: Động lực nước dưới đất, cơ học đất, phương pháp khảo sát địa kỹ thuật…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nVề phương diện cơ hội việc làm, các kỹ sư mới ra trường có thể tham khảo các vị trí sau:\n\n\n\nQuản lý môi trường: cải tạo môi trường địa chất, ứng dụng CNTT, viễn thám trong việc khai thác, bảo vệ tài nguyên dầu khí…\nThiết kế: Các vật liệu kỹ thuật, xử lý địa chất động lực công trình, gia cố nền đất…\nGiám đốc doanh nghiệp tư nhân, Nhà nước có liên quan đến ngành nghề.\nNhà quản lý: tại các Bộ, Ngành, Cục, Sở, Phòng, Ban xây dựng, giao thông, thủy lợi…\nGiảng viên: giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có chuyên môn liên quan.\nNghiên cứu viên: tại Viện, Trung Tâm nghiên cứu Địa chất…\nKỹ sư địa chất công trình, địa chất thủy văn: tại công ty tư vấn khảo sát, thiết kế...\n\n\n\nCó thể thấy, việc tìm cho mình một công việc phù hợp trong ngành này là hoàn toàn khả thi.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐề cập tới mức lương của kỹ sư ngành này, nó được chia ra thành:\n\n\n\nKỹ sư có kinh nghiệm từ 0 – 3 năm: dao động từ 10 – 15 triệu VNĐ/tháng.\nKỹ sư có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm: mức thu nhập có thể lên tới 25 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n\nNgoài ra, tùy thuộc vào lĩnh vực, các kỹ sư địa chất sẽ có mức lương trung bình khác nhau. Cụ thể là:\n\n\n\nKỹ sư Hóa Dầu: 9 – 12 triệu VNĐ/tháng\nKỹ sư Mỏ: 12 – 15 triệu VNĐ/tháng\nKỹ sư Hóa: 8 – 12 triệu VNĐ/tháng\n\n\n\nNhìn chung, đây là mức lương khá hấp dẫn so với những ngành nghề khác trên thị trường lao động.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kỹ thuật địa chất có đóng góp không nhỏ tới nhu cầu của con người ngày nay. Mặc dù ngành này ở Việt Nam không có quá nhiều trường đào tạo, nó vẫn là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai không xa. Ngành học này đem lại cho người học mức lương, mức đãi ngộ vô cùng thu hút. Do đó, ngành học này sẽ là một “miền đất hứa” cho các sinh viên theo học."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-dia-vat-ly", "rid": "7520502", "major": "Kỹ thuật địa vật lý", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành kỹ thuật địa vật lý (tiếng Anh: Geophysical Engineering) là ngành đào tạo các cử nhân kỹ thuật địa vật lý có trình độ chuyên môn tiến hành công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Ngành học cung cấp các kiến thức nền tảng về địa lý địa chất học, đặc điểm cơ bản của nguyên liệu tài nguyên thiên nhiên, thao tác vẽ bản đồ, bản vẽ địa lý. Ngoài ra, ngành này còn chú trọng kết hợp yếu tố máy móc nằm nắm vững phương pháp sử dụng hay vận hành, thu thập số liệu từ các máy địa lý thông dụng, giám sát công tác thuộc địa cùng khả năng phân tích nhanh tài liệu thực địa, nắm được các phương pháp định tính và định lượng tài liệu địa vật lý, làm báo cáo tổng kết công tác, thiết kế phương án sản xuất.\n\n\n\n\nHọc ngành Kỹ thuật Địa vật lý, sinh viên sẽ nắm vững những kiến thức chuyên sâu về các phương pháp Địa vật lý, biết sử dụng các máy móc, thiết bị đo ghi số liệu Địa vật lý và biết sử dụng các ngôn ngữ lập trình, phần mềm chuyên dụng vào xử lý số liệu Địa vật lý. Ngành học còn trang bị thêm phương pháp sử dụng các phần mềm xử lý để tìm kiếm khoáng sản có ích, giúp giải đáp cấu trúc địa chất, tai biến địa chất, khảo sát địa chất nền móng công trình và giải quyết các vấn đề cần thiết về môi trường.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nĐối với ngành kỹ thuật địa vật lý, chỉ xét tuyển duy nhất 02 tổ hợp. Đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nTheo thông  tin tìm hiểu, năm 2020, ngành KTĐVL có mức điểm là 18 điểm. Điểm này dựa trên điểm thi THPTQG.\n\n\nBên cạnh đó, trên cả nước ta chỉ có duy nhất một cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể, trường đại học này nằm ở khu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại học Mỏ – Địa chất\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể theo đuổi ngành học này trong suốt 4-5 năm, thí sinh cần đáp ứng được một số yếu tố sau:\n\n\n\n\n\nTính năng động, nhiệt huyết\nTư duy sáng tạo, linh hoạt\nThái độ làm việc nghiêm túc cùng tinh thần trách nhiệm, thận trọng trong công việc\nKhả năng lập luận, phân tích, giải quyết vấn đề một cách logic, khoa học\nKhả năng thiết kế phương án sản xuất\nĐam mê với nghề Kỹ thuật địa vật lý\nSức khỏe tốt, thích nghi với môi trường làm việc khắc nghiệt\nKhả năng làm việc tập thể, làm việc theo nhóm\nCó kiến thức về khoa học công nghệ\nSử dụng tốt cả ngoại ngữ và tin học\nKhả năng tự nghiên cứu, tiếp thu\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nCũng như các khối ngành kỹ thuật khác, sinh viên cần trau dồi ở 03 môn học: Toán, tiếng Anh và Vật lý.\n\n\n\nToán: Môn học đóng vai trò chủ chốt trong khối ngành kỹ thuật. Học tốt môn Toán sẽ giúp cá nhân xử lý các số liệu, thiết kế, phân tích các sơ đồ hay làm đồ án báo cáo.\nVật lý: Đây sẽ là điểm cộng cho ai có thế mạnh về môn học này. Có rất nhiều môn học chuyên ngành KTĐVL liên quan tới môn Vật lý. Ví dụ: Lý thuyết trường, tổ hợp các phương pháp địa vật lý, thăm dò trọng lực…\nTiếng Anh: Là một yêu cầu bắt buộc ở thời điểm hội nhập như hiện nay. Hỗ trợ người học về mảng giao tiếp, làm việc với các kỹ sư nước ngoài, phát huy tối đa khả năng học tập, tìm tòi, nghiên cứu một số các đồ án, bài báo chuyên ngành…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nỞ Việt Nam, chỉ có duy nhất một cơ sở đào tạo ngành KTĐVL. Tuy nhiên, ngành này đem lại cho sinh viên khá nhiều cơ hội việc làm cùng chế độ đãi ngộ rất tốt. Cụ thể một số vị trí như:\n\n\n\n\n\nChuyên viên sản xuất, nghiên cứu trường vật lý Trái đất tại Viện nghiên cứu, sở Khoa học và Công nghệ…\nChuyên viên điều tra đánh giá môi trường, tai biến địa chất ở Viện nghiên cứu, bộ Khoa học và Công nghệ…\nChuyên viên nghiên cứu: Vẽ bản đồ địa chất, tìm kiếm, thăm dò khoáng sản… phục vụ công tác đánh giá nền móng trong xây dựng…\nChuyên viên sản xuất, nghiên cứu khoa học: Thăm dò, khai thác dầu khí, nghiên cứu địa chất – địa vật lý biển tại xí nghiệp, công ty.\nGiảng viên: giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có chuyên môn liên quan đến chuyên ngành này.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nTrên thế giới, Kỹ sư địa vật lý kiếm được trung bình 84.320 USD/năm. Trong đó, 10% kỹ sư kiếm được khoảng 140.130USD (cao nhất) và 10% kỹ sư kiếm được khoảng 49.680 USD (thấp nhất).\n\n\nỞ Việt Nam, mức lương của kỹ sư địa vật lý được chia ra như sau:\n\n\n\nĐối với sinh viên mới ra trường làm việc tại công ty khoáng sản, đơn vị hành chính: từ 12-15 triệu đồng/tháng.\nĐối với những cá nhân làm việc cho các công ty dầu khí trong nước khoảng từ 15 – 25 triệu đồng/tháng.\nMức lương trung bình của ngành tại các công ty nước ngoài khởi điểm thường trên 1.200 USD/tháng (xấp xỉ 27 triệu VNĐ).\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrong tương lai, nhu cầu việc làm cho ngành kỹ thuật địa vật lý dự kiến sẽ tăng 12% trong 10 năm tới, cao hơn mức trung bình của tất cả các ngành nghề khác. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng ngành này cần nhiều nguồn lực có chuyên môn nghề nghiệp, tay nghề cao cho các công ty, doanh nghiệp, tổ chức về địa vật lý, dầu khí, công trình… để đáp ứng những yêu cầu thiết yếu của xã hội và phát huy tính thực tiễn của nó trong đời sống."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-trac-dia-ban-do", "rid": "7520503", "major": "Kỹ thuật trắc địa – bản đồ", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKỹ thuật trắc địa – Bản đồ (tiếng Anh: Surveying and Mapping Engineering) là một ngành thuộc nhóm ngành Khoa học Trái đất. Ngành này bao gồm việc thu thập, phân tích và biểu diễn các thông tin không gian trên Trái đất. Sau đó là việc xử lý, phân tích bởi các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực góp phần phát triển kinh tế – xã hội.\n\n\n\n\nNgành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ hiện được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều khía cạnh, bao gồm: Quy hoạch thành phố và nông thôn, quản lý đô thị, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, quy hoạch, quản lý đất đai, bất động sản, quản lý biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, phục vụ cho ngành xây dựng, thủy lợi, điện lực, giao thông, địa chính…\n\n\nTheo học ngành KTTĐ – BĐ, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng thực tiễn về khoa học đo đạc và bản đồ, cách biểu thị, quản lý dữ liệu không gian từ đặc điểm vật lý trái đất và con người… cùng nhiều kỹ năng chuyên môn khác trước khi trở thành một kỹ sư kỹ thuật – trắc địa bản đồ chuyên nghiệp.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nBên cạnh khối A00 và A01 quen thuộc, các sĩ tử hoàn toàn có thể tham khảo một số tổ hợp sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nC01: Toán – Ngữ văn – Vật lý\nC04: Toán – Ngữ văn – Địa lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD10: Toán – Địa lý – Hóa học\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nĐiểm chuẩn ngành KTTĐ – BĐ nằm từ 14 – 18 điểm tùy theo phương thức xét của từng trường. Đây là điểm chuẩn được cập nhật vào năm 2020.\n\n\nCó tất cả 06 trường trên cả nước tham gia đào tạo chuyên ngành này. Đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Mỏ – Địa chất\nĐại học Công nghiệp Quảng Ninh\nĐại học Thủy Lợi\nĐại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nông Lâm – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Tài nguyên và môi trường TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành KTTĐ – BĐ sẽ rất phù hợp với bạn nếu bạn đáp ứng được một số yếu tố sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê với nghề, ham học hỏi\nKhả năng giải quyết tình huống\nTư duy nhạy bén, logic\nSức khỏe tốt, thích nghi với môi trường nhanh\nKhả năng làm việc tập thể, nhóm\nTính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình học tập, thực hiện công tác nghiên cứu và thi công trong thực tế\nCó kiến thức về khoa học, công nghệ, địa lý\nSử dụng tốt cả ngoại ngữ và tin học\nKhả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác\nKhả năng tự nghiên cứu, tiếp thu\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành KTTĐ – BĐ yêu cầu sinh viên trau dồi ở 04 môn là Toán học, Vật lý, tiếng Anh và Địa lý.\n\n\n\nTiếng Anh: Tạo bước đệm vững chắc cho sinh viên trong các hoạt động học tập, nghiên cứu, trao đổi mà không gặp trở ngại về ngôn ngữ.\nĐịa lý: Sẽ là một điểm cộng lớn cho những ai học tập tốt môn này. Sinh viên sẽ được học các môn liên quan tới môn Địa lý như: Địa chính đại cương, Xây dựng lưới trắc địa, Hệ thông tin đất đai…\nVật lý: Hỗ trợ người học vững vàng hơn, tự tin hơn trước các môn chuyên ngành. Ví dụ: Cơ sở trắc địa công trình, cơ sở đo ảnh, cơ sở viễn thám…\nToán học: Luôn đóng vai trò then chốt, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích và thiết kế sơ đồ, đồ án.\n\n\n\nNgoài ra, môn Tin học cũng hỗ trợ rất nhiều cho bạn trên con đường trở thành một kỹ sư tương lai.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên tốt nghiệp ngành KTTĐ – BĐ sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Chúng bao gồm các công việc lập bản đồ địa hình, địa chính, chuyên đề phục vụ cho công tác xây dựng và quản lý… Cụ thể:\n\n\n\n\n\nChuyên viên trắc địa, quản lý đất đai: Làm việc trong cơ quan nhà nước, viện từ Trung ương tới địa phương trong lĩnh vực trắc địa bản đồ, địa chính…\nQuản lý đất đai, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phòng chống thiên tai…\nChuyên viên khảo sát, thi công: Làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước về thủy lợi, giao thông, nông lâm nghiệp, hàng hải…\nGiảng dạy: Tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về trắc địa bản đồ.\nCán bộ nghiên cứu: công tác trong các Viện nghiên cứu liên quan đến trắc địa bản đồ thuộc Bộ ngành, trường đại học.\nLàm việc trong tổ chức quốc tế, tập đoàn liên doanh nước ngoài chuyên ngành trắc địa bản đồ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS).\nChuyên viên: Phân tích, đánh giá, tổng kết, dữ liệu và dự báo, xây dựng chiến lược, lập kế hoạch…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương dành cho kỹ sư KTTĐ – BĐ được chia thành:\n\n\n\nĐối với các sinh viên mới ra trường: chưa có kinh nghiệm, cần được đào tạo thêm, mức lương từ 6 – 9 triệu VNĐ/tháng.\nĐối với những người đã có kinh nghiệm: từ khoảng 1 – 2 năm là 10 – 15 triệu VNĐ/tháng.\nĐối với cấp quản lý cấp cao: Kinh nghiệm 3-5 năm hoặc hơn, từ 20 – 30 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n\nNhìn chung, mức lương của ngành này khá ổn định và cao hơn so với mặt bằng chung. Đây cũng có lẽ là một ưu điểm của ngành này.\n\n\n", "chương trình đào tạo dành cho sinh viên ngành": "\n\nNhà trường trang bị cho sinh viên những kiến thức và lý luận về thực tiễn của khoa học đo đạc và bản đồ, biểu thị và quản lý dữ liệu không gian,…Ngoài ra còn có các lĩnh vực chuyên ngành như: Trắc địa, địa chính, bản đồ, hệ thống địa lý,..\n\n\n\n\n\nMục tiêu đào tạo nhằm giúp sinh viên nắm vững được công nghệ mới trong phân tích, xử lý các thông tin không gian. Ví dụ như định vị vệ tinh, viễn thám, trắc địa, và hệ thông tin địa lý để phục vụ các dự án từ giao thông, thủy lợi, nông lâm nghiệp. Bên cạnh đó, ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ còn được ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và viễn thám để giải quyết các bài toán phục vụ lĩnh vực khoa học. Bao gồm các lĩnh vực như: địa chính, quy hoạch quản lý đô thị, đất đai, định giá thống kê, đánh giá quản lý thị trường bất động sản.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTại thị trường lao động Việt Nam, người ta chưa có một con số thống kê một cách đầy đủ và chính xác về ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ, cụ thể như: tốc độ tăng trưởng của ngành, số người hoạt động trong ngành, thu nhập bình quân/người trong ngành… Tuy nhiên có thể nhận thấy trên thực tế rằng ngành này đã và đang trở thành một xu hướng không kém cạnh gì các ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây chính là ngành học này mang lại cho người học cái nhìn chi tiết nhất và chuyên sâu nhất trong nhóm ngành khoa học – Trái đất cùng tính ứng dụng ở mọi nơi, mọi lĩnh vực của nó như: Quân sự, nghiên cứu khoa học, xây dựng và quản lý nhà nước…"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-mo", "rid": "7520601", "major": "Kỹ thuật mỏ", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành kỹ thuật mỏ (tiếng Anh: Mining Engineering) là một tổ hợp đa ngành kỹ thuật – công nghệ liên quan tới công tác xây dựng mỏ, khai thác mỏ, chế biến khoáng sản phục vụ cho nền kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải… Ngành Kỹ thuật mỏ được ra đời với mục đích chính là phục vụ cho hoạt động khai thác mỏ, bao gồm hoạt động khai thác khoáng sản, các vật liệu địa chất từ lòng đất: sắt, đồng, urani, kim cương, đá vôi, than… Ở nghĩa rộng hơn, khai thác mỏ bao gồm việc khai thác nguồn tài nguyên không tái tạo như dầu mỏ, khí thiên nhiên và có thể bao gồm cả nước.\n\n\n\n\nTheo học chuyên ngành Kỹ thuật mỏ, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức ngành đó, bao gồm: kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành để khảo sát, phân tích, thiết kế cùng với việc mô phỏng các giải pháp hệ thống sản phẩm Kỹ thuật mỏ. Khả năng ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong hoạt động khoa học Kỹ thuật mỏ để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nĐối với ngành KTM, có 05 tổ hợp xét tuyển cho thí sinh. Đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn ngành KTM xét vào các trường đại học ở mức 15 điểm. Điểm này xét theo điểm số của kỳ thi THPTQG.\n\n\nTheo thông tin tìm hiểu, năm 2021 chỉ có duy nhất 02 trường đại học ở khu vực miền Bắc đào tạo ngành KTM này. Cụ thể:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Mỏ – Địa chất\nĐại học Công nghiệp Quảng Ninh\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể trở thành một kỹ sư kỹ thuật mỏ tương lai, bạn cần đáp ứng một số tiêu chí như sau:\n\n\n\nĐam mê với nghề Kỹ thuật mỏ\nSức khỏe tốt, thích nghi với môi trường làm việc đặc thù\nKhả năng làm việc tập thể, nhóm\nKhả năng nắm bắt, giải quyết vấn đề một cách logic, khoa học\nTính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình học tập, làm việc\nCó kiến thức về khoa học công nghệ\nSử dụng tốt cả ngoại ngữ và tin học\nKhả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác\nKhả năng tự nghiên cứu, tiếp thu\nTư duy sáng tạo, linh hoạt\n\n\n\n", "học ngành này cần học giỏi môn gì?": "\n\nTrước tiên, cá nhân mỗi sinh viên phải tự trau dồi cho mình ít nhất 03 môn: Toán, Vật lý và tiếng Anh.\n\n\n\n\n\nMôn Toán: Luôn đóng vai trò chủ đạo ở khối ngành kỹ thuật. Nó giúp người học có khả năng tư duy logic, thiết kế các sơ đồ, bản đồ trong quá trình học và có thể xử lý các vấn đề một cách nhanh gọn, dứt khoát.\nNgoài ra, học tốt môn vật lý cũng là một điểm mạnh đối với ai đam mê ngành KTM, sinh viên sẽ không bỡ ngỡ khi lần đầu tiếp xúc với các môn học như: Máy thủy khí, cơ học máy, sức bền vật liệu và thủy lực đại cương…\nTiếng Anh: là môn học giúp người học có thể phát huy tối đa khả năng học tập, nghiên cứu một số các đồ án nước ngoài mà không gặp trở ngại nào.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, có rất nhiều vị trí dành cho kỹ sư KTM. Cụ thể như sau:\n\n\n\nGiảng dạy tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về Kỹ thuật mỏ.\nĐảm nhiệm chức vụ cán bộ quản lý cấp phân xưởng, các phòng ban, giám đốc điều hành mỏ\nKỹ sư kinh tế, quản trị doanh nghiệp mỏ\n\n\n\n\n\n\nChuyên viên trong hội đồng thẩm định, đánh giá, nghiệm thu công trình mỏ\nChuyên viên tại đơn vị tư vấn thiết kế mỏ, cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản của Trung ương, địa phương…\nKỹ sư khai thác mỏ lộ thiên\nKỹ sư khai thác hầm lò\nKỹ sư xây dựng mỏ\nKỹ sư tuyển khoáng\nKỹ sư máy và thiết bị mỏ\nKỹ sư điện khí hóa xí nghiệp mỏ, dầu khí\nKỹ sư tự động hóa xí nghiệp mỏ, dầu khí\nKỹ sư khoan – khai thác dầu khí\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nỞ Việt Nam, mức lương trung bình dành cho kỹ sư KTM khoảng từ 12 – 20 triệu VNĐ/tháng. Mức lương này còn phụ thuộc nhiều yếu tố từ khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm nghề cùng các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, nó được xem là mức lương khá cao so với mức lương của nhiều nghề nghiệp khác hiện nay.\n\n\n\n\nNgoài mức lương hậu hĩnh kể trên, công việc thực địa, tìm hiểu địa hình cho phép các kỹ sư mỏ được đi nhiều nơi, được trải nghiệm và tiếp xúc với các nền văn hóa, có cơ hội học tập, nâng cao trình độ ở các quốc gia ngành công nghiệp dầu khí phát triển như Úc, Mỹ… cũng là một điểm cộng khi nhắc tới ngành này.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kỹ thuật mỏ là một tổ hợp đa ngành kỹ thuật – công nghệ. Ngành này liên quan tới công việc khai thác mỏ thông qua quá trình sử dụng hệ thống thiết bị cơ giới hóa hiện đại, năng suất cao để thu hồi tài nguyên khoáng sản có ích phục vụ cho nền kinh tế quốc dân như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng… \n\n\nCó thể dễ dàng nhận thấy rằng, ngành mỏ là đầu mối của mọi ngành công nghiệp, ngành kỹ thuật mỏ giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với tiềm năng khai thác lớn. Các mỏ khai thác khoáng sản nằm rải rác tại rất nhiều khu vực dọc suốt chiều dài của đất nước. Với một lợi thế to lớn kể trên và thông qua công việc của mình, kỹ sư kỹ thuật mỏ có thể phát huy hết tài năng, trí tuệ của mình để có thể góp phần xây dựng nền kinh tế quốc gia ngày càng thịnh vượng."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-tham-do-va-khao-sat", "rid": "7520602", "major": "Kỹ thuật thăm dò và khảo sát", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật thăm dò và khảo sát ( Mã ngành: 7520602) là ngành học liên quan đến việc thu thập thông tin địa hình, địa chất của một khu vực bằng các phương pháp thăm dò và khảo sát. \n\n\nNgành này có vai trò quan trọng trong việc xác định tính chất của vùng đất để tiến hành xây dựng đường xá, cầu cống, hầm chui hay tìm kiếm tào nguyên thiên nhiên. \n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác khối thi ngành Kỹ thuật thăm dò và khảo sát bao gồm:\n\n\n\nKhối A00: Toán – Vật lý – Hóa học \nKhối A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh \nKhối A02: Toán – Hóa học – Tiếng Anh \nKhối D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh \n\n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Kỹ thuật thăm dò và khảo sát là bao nhiêu?\n\n\nĐiểm chuẩn của ngành Kỹ thuật thăm dò và khảo sát thường khác nhau tùy vào từng trường và từng năm học. Thông thường điểm chuẩn của ngành này nằm trong khoảng từ 18 đến 25 điểm. \n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nTrường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội \nTrường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật y tế Bắc Ninh \nTrường Đại học Mỏ – Địa chất \n\n\n\nTrường Khu vực miền Trung\n\n\n\nTrường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng \nTrường Đại học Tài nguyên và môi trường – Đại học Huế \n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nTrường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh \nTrường Đại học Cần Thơ \n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nCác tố chất phù hợp với ngành học này bao gồm:\n\n\n\nTư duy logic và sáng tạo, sự chính xác, tỉ mỉ\nKỹ năng phân tích và xử lý vấn đề \nKiến thức cơ bản về Toán học, Vật lý, Hóa học \nKhả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, khả năng giao tiếp \n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nĐược đánh giá là ngành có nhu cầu nhân lực cao tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí, mỏ và năng lượng tái tạo. Do đó ngành Kỹ thuật thăm dò và khảo sát đang có cơ hội làm việc rất lớn, đa dạng bao gồm các vị trí kỹ sư khảo sát, kỹ sư thăm dò, chuyên viên địa chất, chuyên viên môi trường, giảng viên giảng dạy, nhà nghiên cứu và nhiều vị trí khác. \n\n\nMức lương ngành Kỹ thuật thăm dò và khảo sát như thế nào? \n\n\nMức lương ngành Kiến trúc đô thị phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, quy mô tổ chức, vị trí công tác,…. Thông thường, mức lương của ngành này sẽ dao động từ khoảng 8 – 25 triệu đồng/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là tất cả thông tin mà Reviewedu.net tổng hợp được về ngành Kiến trúc đô thị. Nhớ theo dõi Reviewedu.net để cập nhật những thông tin mới nhất và chính xác nhất về ngành nghề mà bạn quan tâm. Chúc các sĩ tử đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-dau-khi", "rid": "7520604", "major": "Kỹ thuật dầu khí", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành kỹ thuật dầu khí (tiếng Anh: Petroleum Engineering) là ngành đào tạo những kỹ sư có đủ chuyên môn, học vấn, sức khỏe, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam.\n\n\n\n\nTheo học ngành KTDK, sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng về khâu thiết kế, thi công sản xuất, nghiên cứu và sáng tạo khoa học, quản lý sản xuất trong lĩnh vực KTDK. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện kỹ năng trong tìm kiếm, thăm dò, thao tác xử lý và thực hành các công tác thí nghiệm, khoan khai thác tại hiện trường, các kỹ năng đo vẽ bản đồ, phân tích, đánh giá tầng chứa, tính trữ lượng dầu khí… để đáp ứng với nhu cầu ngành nghề và phù hợp với bối cảnh toàn cầu, phát triển xã hội.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật dầu khí có 2 tổ hợp xét tuyển chính. Đó là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học \nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nNgành KTDK có mức điểm chia làm 02 loại như sau:\n\n\n\nTheo phương thức xét điểm thi THPTQG, điểm nằm ở mức 16-21 điểm vào năm 2020.\n Theo phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực là 727 điểm.\n\n\n\nCó 2 trường tuyển sinh sinh viên chuyên ngành KTDK năm 2020, đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Mỏ – Địa chất\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể học tập và có khả năng làm việc trong ngành KTDK, bạn cần có một số các nhân tố sau đây:\n\n\n\n\n\nĐam mê ngành dầu khí\nSức khỏe, thể lực tốt\nKhả năng phân tích, đánh giá\nKỹ năng giao tiếp hiệu quả\nKhả năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu\nKỹ năng ghi chép, thuyết trình, báo cáo\nỨng dụng kỹ thuật công nghệ, công cụ hiện đại thực tế vào trong ngành nghề\nKỹ năng lãnh đạo, điều hành nhóm\nKỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin\nSử dụng tốt tiếng Anh\nLuôn trau dồi bản thân\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\n\nToán học: Như có thể thấy, khối xét tuyển vào ngành KTDK là A00 và A01 nên không khó để nhận ra chúng có điểm chung là môn Toán học. Khi có kiến thức vững vàng về Toán học, sinh viên sẽ cảm thấy tự tin hơn khi học những môn chuyên ngành có liên quan đến tính toán, tư duy phân tích hay xử lý vấn đề.\nVật lý: Đây cũng là môn học mà các bạn nên lưu tâm khi đăng ký học KTDK vì các môn chuyên ngành sử dụng kiến thức của bộ môn này khá nhiều. Ví dụ như: Vật lý vỉa, phân tích thử vỉa, sức bền vật liệu, cơ lưu chất…\nTiếng Anh: Một yêu cầu bắt buộc cho sinh viên ngành dầu khí. Tiếng Anh sẽ là công cụ đắc lực khi học tập, phân tích tài liệu và làm việc với các đối tác người nước ngoài.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm ngành Kỹ thuật dầu khí hiện nay rất đa dạng. Sinh viên mới tốt nghiệp có thể dễ dàng tìm được một công việc ổn định cho mình. Cụ thể những công việc mà các bạn có thể lựa chọn là:\n\n\n\n\n\nNhà tư vấn: Nghiên cứu, nắm bắt tình hình khai thác dầu khí trong nước và quốc tế. Đề xuất với lãnh đạo về chủ trương, chính sách phát triển ngành bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.\nKỹ sư, kỹ thuật viên thực hành: Điều khiển, theo dõi, phát hiện, xử lý sự cố ở các giếng khai thác. Họ làm việc tại các công trình khai thác dầu khí ngoài biển như: giàn khai thác, giàn công nghệ trung tâm, tàu chứa dầu…\nNghiên cứu: Trong viện nghiên cứu như: Viện Hóa học công nghiệp, Viện Công nghệ hóa, phòng thí nghiệm, nghiên cứu của trường đại học, công ty dầu khí.\nGiảng dạy: Trong nhà trường, tham dự các hội nghị khoa học chuyên ngành về khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước.\nNhà nghiên cứu khoa học: Thiết kế công trình KTDK, đề xuất nhà sản xuất áp dụng phương pháp tăng hệ số thu hồi dầu khí, giảm chi phí.\n\n\n\nĐồng thời, theo cục thống kê Lao Động Hoa Kỳ, các kỹ sư dầu khí nắm giữ khoảng 33,500 việc làm trong năm 2018. Điều đó có nghĩa là, việc tìm được cho bản thân một công việc đúng với chuyên ngành đã học là hoàn toàn khả thi.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương ngành Kỹ thuật dầu khí hiện nay sẽ tùy thuộc vào từng vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm của cá nhân đó. Thông thường, ở Việt Nam mức lương khởi điểm sẽ dao động trong khoảng từ 500 -1000 USD/tháng (tương đương 11 – 23 triệu VNĐ/tháng). Đối với những người có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm, mức thu nhập ở 2000 USD/tháng. Họ là những người có thực lực làm việc, đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng đưa ra bằng năng lực, thành tích học tập và kỹ năng nghề nghiệp vốn có.\n\n\n\n\nTheo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, Nghề kỹ sư dầu khí rất có triển vọng. Với mức thu nhập là 137,170 USD/năm, họ hiện nằm trong top 20 nghề có mức lương trung bình hàng năm cao nhất.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNhư chúng ta đã biết, dầu mỏ được sử dụng như một nguồn năng lượng để sản xuất, vận chuyển điện, tạo ra hàng nghìn sản phẩm hàng ngày. Ví dụ như các loại nhựa, hàng dệt tổng hợp, mỹ phẩm, thuốc… nhờ vào tính ứng dụng cao vào thực tiễn hàng ngày của nó. Tuy nhiên, quy trình khai thác và sản xuất dầu mỏ sẽ không thể thực hiện được nếu không có các kỹ sư dầu khí. Do đó, nếu bạn quyết định chọn chuyên ngành KTDK, khả năng cao là bạn có thể góp phần giải quyết những thách thức toàn cầu trong việc đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn, kinh nghiệm trong ngành này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-tuyen-khoang", "rid": "7520607", "major": "Kỹ thuật tuyển khoáng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKỹ thuật tuyển khoáng (tiếng Anh: Mineral Engineering) là phụ trách các công việc liên quan đến lĩnh vực tuyển khoáng như: vận hành quy trình công nghệ xưởng, thiết kế xưởng tuyển khoáng, vận hành thiết bị tuyển khoáng, điều chỉnh các chỉ tiêu công nghệ đảm bảo yêu cầu sản xuất.\n\n\n\n\nTham gia học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo một cách bài bản và chuyên sâu trong các phương pháp giám định khối lượng, chất lượng sản phẩm, tư vấn về vấn đề khai thác, chế biến khoáng sản, tiếp nhận, triển khai và chuyển giao công nghệ, tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất trong các doanh nghiệp. Ngành học giúp sinh viên nắm được các kỹ năng nghề nghiệp như: Thiết kế công nghệ xưởng tuyển khoáng, vận hành tốt các thiết bị công nghệ chính thuộc xưởng tuyển khoáng…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nCó tất cả 04 tổ hợp cho thí sinh đăng ký. Cụ thể như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành và các trường đào tạo": "\n\nNăm 2019, Ngành KTTK có mức điểm dao động từ 13-18 điểm. Theo như số liệu năm 2020, ngành KTTK có mức điểm là 15 điểm theo phương thức xét điểm thi THPTQG.\n\n\nVì tính chất đặc thù của ngành kỹ thuật tuyển khoáng là làm việc gần khu công nghiệp, khu có nhiều khoáng sản. Do đó, năm 2021 chỉ có 02 trường đào tạo ngành này ở khu vực miền Bắc. Đó là:\n\n\n\nTrường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội\nTrường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nKhông giống như các chuyên ngành đào tạo khác, ngành KTTK có yêu cầu khá cao đối với nguồn nhân lực của ngành. Đó là:\n\n\n\n\n\nNiềm đam mê với nghề tuyển khoáng\nKhả năng nghiên cứu, đánh giá\nKhả năng phân tích, tổng hợp\nNghiêm túc trong công việc\nTính tỉ mỉ, nhẫn nại\nChịu được áp lực cao về công việc, môi trường làm việc\nSức khỏe thể lực tốt\nKhả năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu liên quan đến ngành\nKhả năng sử dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc\nKỹ năng lãnh đạo, điều hành\nKỹ năng giao tiếp tốt\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNhư có thể thấy trong tổ hợp xét tuyển, sinh viên theo đuổi ngành KTTK phải học tốt 03 môn là Toán, Hóa học và Tiếng Anh. Toán học hỗ trợ sinh viên trong công tác phân tích tổng hợp, đánh giá các vấn đề liên quan tới khoáng sản. Bên cạnh đó, môn Hóa học là bộ môn mà các sĩ tử có ý định thi vào KTTK nên chú trọng. Sinh viên học tốt môn hóa mới có thể học tốt các môn chuyên ngành như: Tinh thể khoáng vật – Khoáng sàng học, đồ án chuẩn bị khoáng sản, lấy mẫu – phân tích mẫu… Ngoài ra, tiếng Anh luôn là công cụ giúp các kỹ sư tuyển khoáng tương lai có thể tự nâng cao khả năng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước mà không gặp bất kỳ cản trở nào.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành kttk như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình KTTK ở các trường đại học nêu trên, sinh viên có thể tham gia ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc như:\n\n\n\nVận hành các thiết bị công nghệ chính thuộc xưởng tuyển khoáng, chỉ huy vận hành sản xuất trong dây chuyền\nNhân viên thuộc phòng KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) tại các mỏ, xưởng tuyển, phụ trách lấy mẫu tuyển khoáng\nThực hiện chính công việc thí nghiệm – nghiên cứu về tuyển khoáng\nCán bộ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo ngành tuyển khoáng, chế biến khoáng sản\nNhân viên thiết kế: Thực hiện công việc thiết kế công nghệ xưởng tuyển khoáng\nChuyên viên các đơn vị hành chính nhà nước về quản lý tài nguyên – môi trường\nChuyên viên tư vấn, tham mưu về xây dựng giá thành, chế biến khoáng sản của tập đoàn, công ty \nQuản lý xây dựng và giám sát các định mức kinh tế, kỹ thuật chế biến khoáng sản\nChuyên viên giám sát kỹ thuật tuyển khoáng, quy trình, quy phạm tuyển khoáng trong chế biến khoáng sản của các đơn vị thành viên\n\n\n\nCó thể dễ dàng nhận thấy, sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm đúng với chuyên ngành được đào tạo là 98%.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành kttk là bao nhiêu?": "\n\nNgành Kỹ thuật tuyển khoáng là ngành đặc thù ở một vài công ty, xí nghiệp có khai thác khoáng sản nên mức lương của ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô công ty, vị trí làm việc, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của nhân viên tại vị trí đó và tính hiệu quả của công việc. Do vậy, chưa có mức lương cụ thể cho ngành này. Tuy nhiên có một điểm chung là các kỹ sư tuyển khoáng cũng sẽ nhận được mức phúc lợi giống như các kỹ sư ở vị trí khác. Bao gồm:\n\n\n\n\n\nLương cứng\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nLương tháng thứ 13\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12-24 ngày)\nƯu đãi cho nhân viên có con nhỏ…\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kỹ thuật tuyển khoáng ở Việt Nam không phổ biến như các ngành nghề khác, nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. Sinh viên Kỹ thuật tuyển khoáng được trang bị những kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn để có thể tự tin nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo các vấn đề kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực tuyển khoáng trong những điều kiện nhất định. Đồng thời, họ cũng là những người có đam mê mãnh liệt với ngành học, mong muốn đem lại những giá trị tích cực cho lĩnh vực khai thác khoáng sản, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-thuc-pham", "rid": "7540101", "major": "Công nghệ thực phẩm", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nCông nghệ thực phẩm (Food Technology) hiểu đơn giản là ngành chuyên về bảo quản và chế biến nông sản, kiểm định, đánh giá chất lượng thực phẩm. Ngành học này vô cùng đa dạng, nó được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến công nghệ thực phẩm. Mục đích là tối ưu hóa dinh dưỡng, an toàn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ăn uống của cộng đồng.\n\n\n\n\n \n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về hóa học, sinh học. Các bạn còn được học về các nguyên liệu chế biến và cách phân tích, đánh giá quy trình chế biến thực phẩm. Và sinh viên được học lý thuyết đi kèm với thực hành trong phòng thí nghiệm, tích lũy kỹ năng, trải nghiệm các khu công nghiệp nghiên cứu về thực phẩm. Ngoài ra, bạn được học cách nghiên cứu, thiết kế, tổ chức lắp đặt, quản lý điều hành dây chuyền sản xuất kinh doanh. \n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7540101\n\n\nĐối với ngành Công nghệ thực phẩm, các bạn thí sinh tham gia thi THPT QG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lý, Hóa học\nA01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh\nA02: Toán, Vật lý, Sinh học\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nB08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh\nC01: Ngữ văn, Toán, Vật lý\nC02: Ngữ văn, Toán, Hóa học\nC04: Ngữ văn, Toán, Địa lý\nC08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh\nD08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh\nD90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm tuỳ thuộc vào từng cơ sở đào tạo nhưng thường dao động trong khoảng 18 – 23 điểm theo phương thức xét học bạ và 14 – 27,5 điểm theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia. Riêng với phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, điểm trúng tuyển thường rơi vào khoảng 620 – 650 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành học này?": "\n\nDưới đây là danh sách các trường đại học, cao đẳng có xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm. Các bạn yêu thích và đam mê lĩnh vực về nghề này có thể tham khảo một số trường sau: \n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội\n\n\n\n\nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Nam Định\n\n\n\n\nĐại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\n\nĐại học Sao Đỏ\n\n\n\n\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\n\n\n\n\nĐại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\n\n\n\n\nĐại học Nông lâm – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM\n\n\n\n\nĐại học Công nghệ TP.HCM\n\n\n\n\nĐại học Bà Rịa – Vũng Tàu\n\n\n\n\nĐại học Công nghệ Sài Gòn\n\n\n\n\nĐại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM\n\n\n\n\nĐại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM\n\n\n\n\nĐại học Công nghiệp TP.HCM\n\n\n\n\nĐại học Nông lâm TP.HCM\n\n\n\n\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long\n\n\n\n\nĐại học Hoa Sen\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgười theo học muốn thành công trong Công nghệ thực phẩm thì cần phải có những tố chất sau:\n\n\n\nCó khả năng tư duy phân tích, tư duy sáng tạo các món ăn;\nCó niềm đam mê và yêu thích lĩnh vực công nghệ và nghiên cứu thực phẩm;\nLuôn quan tâm, chú ý đến dịch vụ ăn uống, lĩnh vực thực phẩm;\nTính cách cẩn thận, kiên nhẫn, tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao;\nNắm bắt được tâm lý, đáp ứng nhu cầu khách hàng;\nLàm việc có kỷ luật và nghiêm túc;\nThích học hỏi những cái mới, tìm tòi, tiếp thu công nghệ hiện đại.\nNhững tố chất cần có để theo học chuyên ngành\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi những môn gì?": "\n\nTrên phương diện các khối để xét tuyển vào ngành học thì ta nhận thấy môn Toán là môn học có mặt trong đa số các khối thi. Bổ sung thêm về kiến thức cơ bản để theo học được ngành này thì bạn phải học tốt một số môn tự nhiên như Sinh, Hóa, Lý nữa. Vì đây chính là các kiến thức tạo nền tảng vững chắc phục vụ tốt cho các kiến thức chuyên môn sau này. Khảo sát về điểm thi thì mức điểm chuẩn qua các năm của các trường dao động khá cao. Chính vì thế, bạn phải chú tâm đến việc học cũng như ôn tập thật tốt chuẩn bị cho kỳ thi tới. Hãy chuẩn bị một hành trang thật tốt để có thể chinh phục được đam mê của mình.\n\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành học này ra sao?": "\n\nNgành Công nghệ thực phẩm được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực về thực phẩm. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận các vị trí như sau:\n\n\n\nKỹ sư chuyên ngành công tác tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm;\nNhân viên phụ trách bảo quản, kiểm định và nâng cao chất lượng thực phẩm trong lĩnh vực xuất khẩu;\nCán bộ nghiên cứu chất lượng thực phẩm, phụ trách kỹ thuật dây chuyền tại các viện nghiên cứu về lĩnh vực thực phẩm;\nNhân viên tư vấn về quy định và luật về an toàn thực phẩm;\nChuyên gia kiểm nghiệm chất lượng, dinh dưỡng thực phẩm tại trung tâm y tế dự phòng,…;\nQuản lý dây chuyền vận hành sản xuất nhà máy, quản lý quy trình chế biến và chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;\nGiảng viên dạy chuyên ngành  tại các viện, trường đại học, cao đẳng, trung tâm về công nghệ sản xuất thực phẩm.\nCơ hội việc làm\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nMức lương dành cho người làm ngành Công nghệ thực phẩm khá cao so với những ngành học khác. Cụ thể như sau:\n\n\n\nĐối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành mới đi làm sẽ nhận được mức lương khởi điểm từ 4 – 6 triệu đồng/tháng. \nĐối với những bạn có kinh nghiệm 3 – 4 năm thì mức lương trung bình khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng.\nĐối với những người có tay nghề, chức vụ cao như giám đốc, kỹ sư, quản lý cấp cao thì mức lương lên đến 40 – 50 triệu đồng/tháng.\nThu nhập ổn định\n\n\n\n", "ứng dụng của ngành công nghệ thưc phẩm": "\n\n\nCải thiện chất lượng đời sống và sức khỏe của cộng đồng.\nCải thiện chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản.\nThúc đẩy xuất khẩu, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.\nCung cấp đa dạng sản phẩm, tăng nguồn dinh dưỡng và đáp ứng nhu cầu của người dân bản địa dẫn du khách nước ngoài.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Công nghệ thực phẩm đang phát triển rất mạnh mẽ trên các thị trường công nghiệp chế biến. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành công nghệ thực phẩm ngày càng tăng cao. Đó chính là cơ hội lớn để bạn tiếp cận và theo đuổi ngành học này. Trong bài viết trên, ReviewEdu.net đã chia sẻ toàn bộ thông tin về ngành học đến với các bạn. Mong rằng các bạn sẽ lựa chọn được công việc phù hợp với khả năng của mình. \n\n\n "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-thuc-pham", "rid": "7540102", "major": "Kỹ thuật thực phẩm", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nKỹ thuật thực phẩm là ngành khoa học nghiên cứu chuyên sâu về toàn bộ các công đoạn chế biến và bảo quản thực phẩm. Chương trình đào tạo ngành KTTP được xây dựng với mục đích đào tạo đội ngũ nhân lực có đạo đức nghề nghiệp và nắm vững các kiến thức chuyên ngành. Nhiệm vụ chính của sinh viên ngành này là xây dựng và phát triển ngành sản xuất thực phẩm trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một số môn học tiêu biểu của ngành là: Vi sinh vật thực phẩm, Dinh dưỡng, Nhập môn Công nghệ thực phẩm, v.v\n\n\n", "các khối thi vào ngành này là những khối gì?": "\n\nCác trường đại học đào tạo ngành này thường xét tuyển các khối A, khối B và khối D. Cụ thể như sau: \n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật lí, Hóa Học\nKhối A16: Toán Học, Khoa Học Tự Nhiên, Ngữ Văn \nKhối A20: Toán Học, Hoá Học, Bài Kiểm Tra tư Duy \nKhối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh \nKhối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh \nKhối D90: Toán Học, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Pháp\n\n\n\n", "điểm chuẩn thi vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nCó 2 hình thức xét tuyển đối với các thí sinh có ý định theo học ngành này: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 18 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 14 đến 26.5 điểm. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo còn áp dụng thêm một hoặc vài tiêu chí phụ khi tuyển sinh. Các thí sinh nên lưu ý đến các tiêu chí phụ để tránh những thiếu sót đáng tiếc trong hồ sơ. Sau đây là các tiêu chí phụ thường gặp:\n\n\n\nĐiểm Toán ≥ 5\nThứ tự nguyện vọng ≤3\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNhìn chung, KTTP là một ngành học cần thiết cho xã hội và mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Tuy nhiên, ngành này chỉ mới được đưa vào giảng dạy cách đây vài năm và có chương trình đào tạo khá nặng so với mặt bằng chung. Vì vậy, hiện nay chỉ có một vài trường đại học có chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng cho sinh viên. Đó là các trường: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nNhư đã đề cập, KTTP là một ngành rất quan trọng đối với đời sống con người nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng. Vì vậy, nếu bạn muốn theo đuổi ngành KTTP, bạn sẽ cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó niềm đam mê khoa học công nghệ\nCó óc sáng tạo\nTinh thần ham học hỏi và cầu tiến\nCó tư duy logic và năng lực xử lý vấn đề\nQuan tâm đến lĩnh vực thực phẩm\nKhả năng nắm bắt và ứng dụng các công nghệ tiên tiến\nKiên trì, nhẫn nại\nKỹ năng làm việc nhóm\nNăng lực nghiên cứu và tìm kiếm thông tin\nNăng lực sử dụng ngoại ngữ lưu loát, thành thạo\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây cũng là vấn đề khiến rất nhiều bạn trẻ trăn trở, đặc biệt là giai đoạn trước thềm kỳ thi đại học. Ngành KTTP là một ngành khoa học nghiên cứu về lương thực, thực phẩm. Vì thế, bạn nên trau dồi các môn khoa học tự nhiên như Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học. Những kiến thức từ các môn này sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận các kiến thức chuyên ngành. Bên cạnh đó, hầu hết các tài liệu chuyên ngành đều được viết bằng tiếng Anh. Vì thế, giỏi tiếng Anh cũng sẽ là một lợi thế lớn cho bạn.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên sau khi tốt nghiệp có đa dạng vị trí việc làm để chọn lựa. Các bạn có thể tham khảo một số vị trí như sau:\n\n\n\n\n\nKỹ sư ngành Kỹ thuật thực phẩm\nCán bộ kỹ thuật/cán bộ quản lý chất lượng dây chuyền sản xuất trong công nghiệp thực phẩm\nChuyên viên nghiên cứu \nGiảng viên\nChuyên viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành này còn tùy thuộc vào vị trí công tác tại của bạn là cơ quan Nhà nước hay các công ty tư nhân. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí công tác trong ngành:\n\n\n\nKỹ sư Kỹ thuật thực phẩm – 17 triệu đồng/tháng\nCán bộ kỹ thuật/cán bộ quản lý chất lượng – 25 triệu đồng/tháng\nChuyên viên nghiên cứu – 20 triệu đồng/tháng\nGiảng viên – 12 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Kỹ thuật thực phẩm là một trong những ngành có tiềm năng phát triển lớn nhất hiện nay bởi nhu cầu ăn uống luôn được mọi người quan tâm chú trọng. Mặc dù ngành học này đem lại nhiều thách thức trong quá trình học tập và làm việc, nhưng bù lại bạn sẽ nhận được mức thu nhập xứng đáng cùng với nhiều cơ hội phát triển bản thân. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực thực phẩm và muốn phát triển ngành công nghiệp này, thì ngành KTTP sẽ là sự lựa chọn đáng cân nhắc dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-sau-thu-hoach", "rid": "7540104", "major": "Công nghệ sau thu hoạch", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nCông nghệ sau thu hoạch là việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình chế biến, bảo quản hàng nông sản và thực phẩm sau khi thu hoạch. Bên cạnh đó, ngành này còn nghiên cứu và phân tích các nguyên nhân gây hao hụt sản lượng nông sản sau thu hoạch, từ đó đề ra giải pháp khắc phục. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức để đảm bảo chất lượng và số lượng của nông sản và thực phẩm trong quá trình thu hoạch, sơ chế và bảo quản. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo còn trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm từ nông sản.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở giáo dục trên cả nước thường xét tuyển các khối A, B, C và D cho chuyên ngành này. Cụ thể các khối thi như sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối A02: Toán Học, Vật Lý, Sinh Học\nKhối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học\nKhối C08: Ngữ Văn, Hóa học, Sinh Học\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh\nKhối D08: Toán Học, Sinh Học, Tiếng Anh\nKhối D90: Toán Học, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Pháp\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, các trường đào tạo ngành CNSTH thường xét tuyển bằng 2 hình thức: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt từ 5.5 đến 18 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 13 đến 22 điểm. Điểm chuẩn ngành CNSTH cũng có thể thay đổi tùy theo từng năm học và nhu cầu tuyển sinh của các trường. Ngoài ra, ngành này hầu như không áp dụng thêm tiêu chí phụ nào khi tuyển sinh.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các cơ sở đào tạo chuyên ngành CNSTH trên toàn quốc:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Lâm nghiệp\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nông lâm – Đại học Huế \nĐại học Đà Lạt\nĐại học Nha Trang\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Hùng Vương TP. HCM\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNếu bạn muốn theo đuổi lĩnh vực này, bạn sẽ cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nYêu thiên nhiên và nông nghiệp\nĐam mê các công nghệ kỹ thuật tiên tiến\nTinh thần ham học hỏi và cầu tiến\nCó óc sáng tạo\nThận trọng, tỉ mỉ trong công việc\nCó tư duy logic và nhạy bén\nCó khả năng xử lý vấn đề tốt\nNắm bắt các xu hướng và sở thích của người tiêu dùng\nKỹ năng quản lý thời gian hiệu quả\nNăng lực sử dụng ngoại ngữ\nThành thạo các kỹ năng tin học văn phòng cơ bản\nKỹ năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin \n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây là một câu hỏi được rất nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là trước thềm kỳ thi đại học. Đây là một ngành khoa học nghiên cứu về nông sản và thực phẩm. Vì thế, nếu bạn yêu thích ngành này, bạn cần học giỏi đều các môn khoa học tự nhiên là Sinh Học, Vật Lý và Hóa Học. Kiến thức học được từ những môn này sẽ là nền tảng vững chắc để bạn tiếp thu những kiến thức chuyên ngành về CNSTH.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nMặc dù ngành nông nghiệp đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng ngành này chỉ mới được đưa vào giảng dạy cách đây không lâu. Vì thế, thị trường việc làm luôn trong tình trạng khan hiếm đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể lựa chọn công tác tại một trong các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nCán bộ phân tích và thẩm định chất lượng nông sản thực phẩm\nChuyên viên điều hành kỹ thuật tại các kho bảo quản nông sản thực phẩm\nQuầy trưởng tại các quầy nông sản thực phẩm của siêu thị\nCán bộ nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu CNSTH\nGiảng viên CNSTH\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của bạn sẽ thay đổi tùy theo việc bạn công tác tại các cơ quan Nhà nước hay tại các công ty tư nhân. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong lĩnh vực này:\n\n\n\nCán bộ phân tích và thẩm định chất lượng – 16 triệu đồng/tháng\nChuyên viên điều hành kỹ thuật – 18 triệu đồng/tháng\nTrưởng quầy tại các quầy nông sản thực phẩm – 12 triệu đồng/tháng\nCán bộ nghiên cứu – 12 triệu đồng/tháng\nGiảng viên Công nghệ sau thu hoạch – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "vai trò của ngành": "\n\nNgành công nghệ sau thu hoạch có một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và khép kín chuỗi sản xuất nông nghiệp của nước ta. Hiện nay, ở nước ta có tỷ lệ các tổn thất sau khi thu hoạch khá cao vì chưa biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc bảo quản. Hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang nước ngoài còn ở dạng tươi và thô. Vì vậy còn tiềm ẩn nguy cơ lỗ cao nếu đầu ra bị bão hòa. Như vậy, sự phát triển của ngành công nghệ sau thu hoạch đem lại sự đổi mới cho ngành nông nghiệp, hạn chế tối đa các tổn thất cho nông sản sau thu hoạch. Nhờ có ngành này mà:\n\n\n\nNgười dân có thể tiếp cận và hiểu được về các ứng dụng công nghệ chế biến và bảo quản nông sản theo kỹ thuật hiện đại\nBên cạnh đó, nhà nước cũng có sự quan tâm và đầu tư nguồn ngân sách để hỗ trợ\nNgoài ra, còn kêu gọi sự đầu tư từ các quốc gia phát triển khác.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Công nghệ sau thu hoạch được đánh giá là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn vì nền nông nghiệp trên thế giới đang chạy đua từng giờ để ứng dụng công nghệ vào các quy trình của nông nghiệp. Mặc dù sinh viên mới tốt nghiệp chỉ nhận được mức lương xấp xỉ 6 đến 8 triệu đồng/tháng, con số này có thể tăng lên nhiều lần sau vài năm công tác. Bạn có thể nâng cao mức thu nhập của mình bằng cách nâng cao năng lực làm việc cũng như không ngừng nắm bắt các phát minh công nghệ mới nhất trong ngành. Nếu bạn yêu thích nông nghiệp hoặc giỏi các môn Khoa Học Tự Nhiên, thì ngành học này là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-che-bien-thuy-san", "rid": "7540105", "major": "Công nghệ chế biến thủy sản", "payload": {"ngành công nghệ chế biến thuỷ sản là gì?": "\n\nCông nghệ chế biến thủy sản (Aquatic Product Processing) là ngành đào tạo kỹ sư chuyên về các lĩnh vực thu mua, bảo quản, kiểm tra và chế biến thủy sản. Thông qua quá trình xử lý để đưa thủy hải sản chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng, mùi vị đến với người tiêu dùng.\n\n\n\n\nTheo học ngành Công nghệ chế biến thuỷ sản, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức từ cơ sở đến chuyên môn. Các bạn sẽ được học kiến thức hóa học thực phẩm và phân tích thực phẩm. Các kỹ năng thực hành và vận dụng như: chế biến và bảo quản thủy sản; ứng dụng kỹ thuật và sử dụng thiết bị hiện đại. Tiếp đến, các bạn được học các kiến thức chuyên ngành như làm thủy sản đông lạnh, kỹ thuật đóng hộp, kinh tế thủy sản. Từ đó, bạn sẽ có năng lực tổ chức điều hành dây chuyền sản xuất, quản lý, đánh giá chất lượng và an toàn thực phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao trong ngành.  \n\n\n", "các khối thi vào ngành công nghệ chế biến thuỷ sản là gì?": "\n\nMã ngành: 7540105\n\n\nTheo học ngành Công nghệ chế biến thuỷ sản, các thí sinh tham gia thi THPT QG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lí – Hóa học\nA01: Toán – Vật lí – Tiếng Anh\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành công nghệ chế biến thuỷ sản là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Công nghệ chế biến thủy sản tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo nhưng thường dao động trong khoảng 18 – 24 điểm theo phương thức xét học bạ và 15 – 17 điểm theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia. Riêng, trường Đại học Nha Trang có thêm phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực với điểm chuẩn là 600 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ chế biến thủy sản:\n\n\n\nĐại học Nha Trang\n\n\n\n\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n\nĐại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM\n\n\n\n\nĐại học Nông lâm TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành công nghệ chế biến thuỷ sản?": "\n\nNgười phù hợp với ngành Công nghệ chế biến thủy sản là người có những tố chất sau:\n\n\n\nCó khả năng tư duy logic, phân tích, nghiên cứu sinh học tổng hợp;\nCó khả năng làm việc nhanh tay, nhanh mắt, có độ chính xác cao;\nCó thể chất tốt, nhanh nhẹn, thông minh để đáp ứng yêu cầu công việc;\nCó niềm đam mê, yêu thích công nghệ sản xuất, thiết bị máy móc dây chuyền;\nCó ý thức về an toàn thực phẩm;\nHòa đồng, hợp tác với đồng nghiệp, có khả năng làm việc nhóm.\nNhững tố chất bạn cần có\n\n\n\n", "học ngành này cần giỏi những môn gì?": "\n\nĐể trả lời cho câu hỏi trên, ta cần xem xét các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Công nghệ chế biến thủy sản. Có thể thấy, môn Toán là môn học có mặt trong tất cả các khối thi. Chính vì thế, bạn cần nắm được các kiến thức cơ bản về môn Toán. Bạn cũng không thể bỏ qua các môn học tự nhiên như sinh học, hóa học, vật lý. Bởi vì các môn học rất sát với các chuyên ngành. Khảo sát về điểm thi thì mức điểm chuẩn qua các năm của các trường dao động không quá cao. Nhưng không vì thế mà các bạn ít chú tâm đến việc ôn tập của mình. Hãy chuẩn bị một hành trang thật tốt để có thể chinh phục được đam mê của mình.\n\n\n\n\n", "học ngành ra làm gì?": "\n\nSinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến thủy sản có cơ hội đảm nhận các vị trí sau:\n\n\n\nKỹ sư làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản, cơ sở chế biến dầu cá, nước mắm,…;\nCán bộ, kỹ sư giám sát quy trình chế biến dây chuyền sản xuất, chất lượng sản phẩm đảm bảo mùi vị, dinh dưỡng,… tại các xí nghiệp thủy sản.\nLàm quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất, vận hành hệ thống sản xuất, kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản;\nCán bộ nghiên cứu, phân tích nguồn nguyên liệu, quản lý thủy sản ở các viện nghiên cứu, cơ quan về lĩnh vực chế biến thủy sản;\nCán bộ chuyên kiểm định chất  lượng an toàn thực phẩm thủy hải sản;\nCán bộ chuyên đào tạo và giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp;\nThành lập công ty kinh doanh về thủy sản cho riêng mình.\nCơ hội việc làm\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nMức lương trong ngành Công nghệ chế biến thủy sản còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Cụ thể như sau: \n\n\n\nĐối với sinh viên mới tốt nghiệp ra trường làm việc tại các doanh nghiệp, công ty thì mức lương cơ bản từ 6 – 8 triệu/tháng.\nĐối với những người đã có kinh nghiệm 1 – 2 năm thì mức lương khoảng từ 12 – 15 triệu/tháng. \nĐối với các cán bộ dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao thì mức lương lên đến 25 – 30 triệu/tháng.\nThu nhập ổn định\n\n\n\n", "kỹ năng có được sau khi tốt nghiệp": "\n\n\nThành thạo kỹ năng về công nghệ chế biến các sản phẩm thủy sản lạnh đông và thủy sản đồ hộp\nThành thạo kỹ năng chế biến các sản phẩm thủy sản truyền thống.\nThành thạo kỹ năng kiểm tra, đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.\n Phát triển kỹ năng giao tiếp như trao đổi, chia sẻ, hợp tác với thành viên khác; duy trì quan hệ với đối tác; sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp đa truyền thông khi làm việc với cộng đồng.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Công nghệ chế biến thủy sản được đánh giá nằm trong top đầu các ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó, chính sách thúc đẩy sự phát triển của ngành này đang ngày càng tăng lên. Vì vậy, cơ hội mở ra cho nhiều sinh viên theo học ngành này càng lớn. Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành Công nghệ chế biến thủy sản mà ReviewEdu.net đã chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng các bạn sẽ lựa chọn được công việc phù hợp với khả năng của mình.\n\n\n "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dam-bao-chat-luong-va-an-toan-thuc-pham", "rid": "7540106", "major": "Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nĐảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là một lĩnh vực khoa học chuyên nghiên cứu về việc bảo quản, xử lý, chế biến, lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra cùng với một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện nghiêm ngặt để tránh các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng đang tiềm tàng.\n\n\n\n\nSinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức thuộc khối cơ sở ngành như đánh giá cảm quan thực phẩm, hóa học thực phẩm, vi sinh vật học thực phẩm, phân tích hóa lý thực phẩm… Cùng với các kiến thức chuyên ngành như công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng lương thực, công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng rau quả, công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng sữa…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành này xét tuyển đa dạng các tổ hợp. Do đó, các bạn có thể cân nhắc tổ hợp xét tuyển để có được khả năng đậu vào ngành cao nhất. Các tổ hợp đó cụ thể là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nB08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn xét tuyển vào ngành ĐBCL&ATTP tại các trường đại học dao động trong khoảng 15 – 21 điểm. Mức điểm này còn tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của từng trường. Để biết thêm thông tin chi tiết, các thí sinh có thể theo dõi kênh thông tin tuyển sinh chính thức của trường mà mình đăng ký xét tuyển.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Nông lâm Bắc Giang\nĐại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nông lâm – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM\nĐại học Công nghiệp TP.HCM\nĐại học Thủ Dầu Một\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có được câu trả lời, các thí sinh có thể tham khảo một số các tiêu chí như sau:\n\n\n\n\n\nQuan tâm đến lĩnh vực an toàn thực phẩm, vệ sinh trong ăn uống.\nThận trọng và có trách nhiệm trong công việc.\nĐam mê khoa học và công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.\nTư duy logic, sáng tạo\nNhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu của con người.\nSử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học.\nNắm bắt được một số kỹ năng mềm cho bản thân.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nCác bạn muốn theo đuổi ngành này nên tập trung đầu tư ít nhất 03 môn:\n\n\n\nSinh học: Môn học chiếm 85% khối lượng chương trình đào tạo. Do đó, đây là một môn học không thể bỏ qua.\nTiếng Anh: Học tốt môn này sẽ là một điểm cộng lớn khi tham gia nghiên cứu, học tập với các tài liệu từ vựng chuyên ngành.\nHóa học: Có kiến thức về ngành này sẽ giúp sinh viên nghiên cứu các loại vi khuẩn gây bệnh có trong rau, củ quả một cách chính xác tuyệt đối.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCử nhân chuyên ngành ĐBCL&ATTP có thể tham khảo một số vị trí việc làm dưới đây:\n\n\n\nChuyên viên: kiểm soát và đảm bảo chất lượng nguyên liệu vào, quản lý sản xuất, kiểm tra, giám sát, vận hành thiết bị sản xuất và phân tích chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm…\nChuyên viên dinh dưỡng tại khoa dinh dưỡng trong các bệnh viện.\nChuyên viên kiểm soát và đảm bảo chất lượng nguyên liệu chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến, xây dựng khẩu phần dinh dưỡng…\nChuyên viên phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm thực phẩm tại các chi cục vệ sinh và an toàn thực phẩm, chi cục thú y…\n\n\n\n\n\n\nNghiên cứu và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật viên phân tích chỉ tiêu chất lượng, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm HACCP, ISO, GMP, VietGAP, GLOBALGAP… tại các trung tâm, viện nghiên cứu.\nGiảng viên: giảng dạy về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, chế biến thực phẩm, quản lý chất lượng tại trường trung cấp, cao đẳng, đại học.\nChuyên viên kiểm tra, đánh giá các công ty thực phẩm trực thuộc sự quản lý của Sở Công thương, chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm.\nChuyên viên quản lý chất lượng và an toàn tại các công ty suất ăn công nghiệp; các hệ thống nhà hàng…\nChuyên viên: quản lý ngành hàng thực phẩm, đánh giá nhà cung ứng tại hệ thống siêu thị.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nSinh viên mới ra trường có mức lương khá thấp, thường rơi vào 6 – 7 triệu VNĐ/tháng. Tuy nhiên, qua thời gian tích lũy kinh nghiệm, tăng khả năng chuyên môn, mức thu nhập sẽ ở mức 9 – 14 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành học này hiện tại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, trực tiếp tới sức khỏe con người. Hi vọng rằng qua bài viết này, độc giả sẽ có cái nhìn thực tế và khách quan hơn đối với ngành này. Từ đó có thể lựa chọn theo đuổi hoặc “rẽ hướng” sang một chuyên ngành khác, phù hợp hơn. Chúc các bạn có một kỳ thi thật ý nghĩa."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-soi-det", "rid": "7540202", "major": "Công nghệ sợi, dệt", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Công nghệ sợi, dệt (tiếng Anh: Spinning – Textile Technology) là ngành chuyên nghiên cứu về nguyên liệu sợi dệt, ứng dụng kỹ thuật sợi, dệt trong tổ chức sản xuất. Ngành học này có nhiệm vụ vận hành dây chuyền sản xuất sợi dệt và kiểm tra các nguyên liệu chất lượng. Đảm bảo sản phẩm ra mắt đạt yêu cầu chất lượng đã đề ra.\n\n\n\n\nTheo học ngành Công nghệ sợi dệt bạn sẽ được trang bị những kiến thức về chuyên môn cơ sở như kỹ thuật điện, kỹ thuật vẽ. Trang bị kiến thức về quản lý, điều hành sản xuất, phân tích, lựa chọn nguyên liệu phù hợp. Kiến thức liên quan đến an toàn lao động, thông gió và điều hòa không khí. Có kiến thức nhận biết được các tính chất sợi dệt, những loại xơ, đặc điểm của sợi vải dùng trong quá trình dệt vải, kéo sợi, nhuộm. Kiến thức giáo dục đại cương về nghề kéo sợi, dệt vải, nhuộm và hoàn thành chu trình làm vật liệu. Tìm hiểu được quá trình thực hiện công nghệ của thiết bị trong các công đoạn kéo sợi. Có kỹ năng kiểm tra và đánh giá được những chỉ tiêu chất lượng của thành phẩm trên dây chuyền kéo sợi. Và kỹ năng sử dụng một số tài liệu kỹ thuật liên quan đến công nghệ sợi dệt để phục vụ các hoạt động sản xuất.\n\n\n", "các khối khi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7540202\n\n\nCác tổ hợp môn sinh viên có thể tham khảo để xét tuyển ngành Công nghệ sợi, dệt:\n\n\n\nA00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nA01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nC01 (Toán, Ngữ văn, Vật lý)\nD01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)\nD07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh) \n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Công nghệ sợi, dệt của từng trường như sau:\n\n\n\nTrường Đại học Công nghiệp Hà Nội là trường cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ chất lượng cao, là môi trường học tập thuận lợi cho mọi đối tượng. Bên cạnh đó, trường đã đào tạo ra nhiều thạc sĩ, kỹ sư và cử nhân đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Trường có 2 phương thức xét tuyển. Đối với phương thức xét tuyển THPT QG điểm thi là 15 điểm. Đối với phương thức xét tuyển học bạ điểm thi là 18 điểm. \nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội) là trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sát với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu phát triển chung trong thời kỳ hội nhập. Trường đề ra 2 phương thức xét tuyển. Đối với phương thức xét tuyển điểm thi THPT QG điểm chuẩn là 15 điểm. Đối với phương thức xét tuyển học bạ điểm thi là 18 điểm. \nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Nam Định) Đối với hình thức xét tuyển THPT QG điểm thi là 15 điểm. Đối với hình thức xét tuyển học bạ điểm thi là 16.5 điểm. \n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNhững nguyên vật liệu sợi, dệt đang dần biến thành vật liệu có chức năng. Bên cạnh đó các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước đều cần tuyển dụng lượng nhân lực rất lớn mỗi năm. Đáp ứng xu hướng phát triển đó, ngành học này cũng lần lượt có mặt tại các trường để đáp ứng nhu cầu cho xã hội. Hiện nay số trường đào tạo về ngành Công nghệ sợi, dệt không nhiều. Để theo học ngành này, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:\n\n\n\nĐại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội\nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Hà Nội)\nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Nam Định)\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành Công nghệ sợi dệt không yêu cầu tố chất gì đặc biệt cả, chủ yếu là chăm chỉ. Nhưng vẫn cần một số tố chất căn bản sau:  \n\n\n\nYêu thích, đam mê thời trang, nắm bắt được xu hướng thời trang theo từng giai đoạn;\nCó tính sáng tạo, thẩm mỹ để tạo ra những sản phẩm mới riêng biệt;\nCó khả năng chịu được áp lực công việc, kiên trì, cần cù, chăm chỉ, chịu khó;\nCó tư duy vận dụng công nghệ và kỹ thuật hiệu quả, phù hợp;\nCó khả năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, tổ chức và quản lý phân công công việc;\nCó thái độ hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp, chấp hành quy định tại nơi làm việc, luật pháp. \nCó tính kỷ luật cao, làm việc tỉ mỉ chính xác, luôn sẵn sàng nhận các công việc được giao phó. \nCó khả năng làm việc độc lập, tự chủ trong công đoạn sản xuất sợi, dệt.\nNhững tố chất bạn cần có\n\n\n\n", "học ngành này cần giỏi những môn gì?": "\n\nTrên phương diện các khối để xét vào ngành học thì ta nhận thấy môn Toán là môn học có mặt trong cả 4 khối. Vì vậy, trang bị kiến thức cơ bản và tạo nền tảng vững chắc cho môn Toán là rất cần thiết. Nó không chỉ giúp bạn xét tuyển mà còn hỗ trợ bạn rất nhiều sau này. Hệ thống khối xét tuyển THPT QG cũng chủ yếu xoay quanh tổ hợp các khối liên quan Toán, Lý và Văn. Khảo sát về điểm thi thì mức điểm chuẩn qua các năm của các trường dao động không quá cao. Thường đi kèm hình thức xét tuyển học bạ. Nhưng không vì thế mà các bạn ít chú tâm đến việc ôn tập của mình. Bên cạnh việc chuẩn bị các kiến thức cơ bản thì các bạn hãy trau dồi các kỹ năng đi kèm như giao tiếp, làm việc nhóm, tổ chức… Hãy chuẩn bị một hành trang thật tốt để có thể chinh phục được đam mê của mình.\n\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\nCác nhà máy, xí nghiệp sản xuất đang rất cần nguồn nhân lực lớn về mảng sợi, dệt. Chính vì thế, cơ hội có việc làm sau khi ra trường là khá cao. Sinh viên ra trường sẽ làm việc tại các vị trí:\n\n\n\nCử nhân ngành công nghệ sợi dệt làm việc ở các doanh nghiệp. Có nhiều bộ phận trong các công ty, tập đoàn may mặc bạn có thể ứng tuyển;\nTại phòng kỹ thuật, thiết kế, chuyên viên phát triển mẫu, nghiên cứu mẫu;\nQuản lý các công việc liên quan đến kỹ thuật, quy trình sản xuất;\nCán bộ điều hành dây chuyền nhà máy. Chuyên quản lý kiểm tra chất lượng trong sản xuất kinh doanh;\nĐội trưởng, trưởng ca dẫn dắt một hoặc những bộ phận nhỏ;\nTự kinh doanh nhà xưởng hoặc mở tiệm may cho chính mình.\nCơ hội việc làm\n\n\n\nCông việc của cán bộ kỹ thuật, kỹ sư đảm nhận trong lĩnh vực này là: \n\n\n\nXác định thành phần của nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Đảm bảo sản phẩm ra mắt đạt được các tính chất và thuộc tính đúng theo yêu cầu.\nThực hiện các thí nghiệm để kiểm tra tính chất, phân biệt đặc điểm của từng sản phẩm đã hoàn thiện. \nQuản lý, điều hành dây chuyền kéo sợi, dệt kim, dệt thoi.\nTham gia nghiên cứu, giảng dạy ở các trường, cơ sở kinh doanh.\nNghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu chuyên ngành.\nKỹ thuật viên thí nghiệm vật liệu tại công ty thương mại, các doanh nghiệp may.\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nMức lương người lao động nhận được trong lĩnh vực ngành Công nghệ sợi dệt sẽ căn cứ vào trình độ, chuyên môn cũng như kinh nghiệm của họ:\n\n\n\nĐối với sinh viên mới tốt nghiệp ra nhận làm việc tại vị trí thử việc thì mức lương sẽ khoảng 4 – 5 triệu/tháng.\nĐối với những bạn có kinh nghiệm 1-2 năm mức lương sẽ khoảng từ 5 – 7 triệu/tháng.\nĐối với những vị trí quản lý, chuyên viên, mức lương sẽ cao hơn từ 10 – 15 triệu/tháng.\nThu nhập ổn định\n\n\n\n", "một số hạn chế của ngành": "\n\n\nNgành còn thiếu tính liên kết theo chuỗi giá trị và liên kết giữa FDI với doanh nghiệp trong nước.\nPhương thức sản xuất gia công là chủ yếu.\nKhan hiếm nguồn nhân lực.\nCông nghiệp hỗ trợ trong ngành chưa phát triển.\nThiếu thông tin về thị trường, nguồn nguyên liệu.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nViệt Nam là một trong những nước có nền công nghiệp may mặc hàng đầu thế giới. Ngành công nghệ sợi, dệt theo đó cũng phát triển và thu hút một lượng nhân lực có chuyên môn tương ứng. Vì thế, những người theo ngành Công nghệ sợi, dệt sẽ có cơ hội phát triển và thăng tiến nhanh hơn trong công việc. Hi vọng những chia sẻ trên của ReviewEdu.net sẽ giúp bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với khả năng của bản thân.\n\n\n "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-vat-lieu-det-may", "rid": "7540203", "major": "Công nghệ vật liệu dệt, may", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nCông nghệ vật liệu dệt, may (Textile Engineering) là một ngành kỹ thuật có những điểm mới dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ, xu thế sử dụng thiết bị được số hóa, tự động hóa trong ngành, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, nhuộm, in hoa và xử lý hoàn tất (nhuộm không dùng nước, in 3D, dệt 3D…). Đây chính là ngành công nghệ chuyên về nghiên cứu, tạo sợi vải nhằm cung cấp vật liệu cho may mặc, công nghiệp cũng như các lĩnh vực khác.\n\n\n\n\nTheo học ngành công nghệ vật liệu dệt, may, sinh viên được trang bị những kiến thức và đào tạo các kỹ năng cơ bản. Đó là kỹ năng quản lý điều hành sản xuất sợi dệt nhuộm và thiết bị dệt. Những kiến thức về quản lý sản xuất hiện đại, kỹ thuật tạo sợi, in nhuộm hoàn tất. Các kỹ năng kiểm tra và đánh giá được những chỉ tiêu chất lượng của thành phẩm trên dây chuyền kéo sợi. Những tài liệu kỹ thuật trong công nghệ dệt, may sẽ được trường cho tham khảo. Từ đó, bạn có thể vận dụng các kiến thức được học để phục vụ các hoạt động sản xuất.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7540203\n\n\nNgành Công nghệ vật liệu dệt may xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán – Lý – Hóa\nA01: Toán – Lý – Anh\nC01: Văn – Toán -Tiếng Anh\nD01: Toán – Văn – Lý\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là gì?": "\n\nĐiểm chuẩn tương ứng của từng trường dựa vào điểm thi THPT QG như sau: \n\n\n\nTrường Đại Học Bách Khoa TP. HCM là một trong những trường đầu tiên đào tạo ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May. Với cách đào tạo chuyên sâu trong giáo trình, sinh viên sẽ nắm rõ kiến thức về chuyên ngành dệt, may. Đồng thời, trường còn là một trong những trường có chuẩn đầu ra đối với sinh viên. Điểm chuẩn xét tuyển điểm thi THPT QG của trường năm 2020 là 24 điểm.\nTrường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM có số lượng các nhà máy sợi, dệt có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh không ngừng. Vì thế, nguồn nhân lực cũng theo đó mà tăng theo. Điểm chuẩn xét tuyển điểm thi THPT QG năm 2020 là 21 điểm.\nTrường đại học Công Nghệ dệt, may Hà Nội là trường chuyên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành vật liệu dệt may. Hằng năm, số lượng tuyển sinh Đại học của trường chiếm khoảng 40% tổng số tuyển sinh ngành của cả nước. Đối với phương thức xét tuyển THPT QG điểm thi là 16 điểm. Đối với phương thức xét tuyển học bạ điểm thi là 21 điểm. \nTrường đại học Công Nghiệp TP.HCM là trường được trang bị các thiết bị hiện đại rất tốt và đời mới, chuyên nghiệp. Điều này rất có lợi trong việc học tập và giảng dạy của sinh viên và giáo viên. Đối với hình thức xét tuyển điểm thi THPT QG thì điểm chuẩn năm 2020 là 18 điểm. Đối với hình thức đánh giá năng lực thì mức điểm là 720 điểm.\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nVới các nguyên liệu vải sợi, tơ tằm chất lượng trong công nghệ dệt may tại các nước đang phát triển. Những nguyên vật liệu ấy đang dần biến thành vật liệu chức năng. Thêm vào đó các doanh nghiệp trong và ngoài nước mỗi năm đều cần lượng nhân lực rất lớn. Theo đó là các ngành đào tạo tại các trường cũng lần lượt ra đời để đáp ứng nhu cầu cho xã hội. Hãy cùng điểm qua top 4 trường hiện đang đào tạo công nghệ vật liệu dệt may tốt nhất Việt Nam. Đó là:\n\n\n\nTrường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM\nTrường đại học Công Nghiệp TP.HCM\nTrường đại học Công Nghệ dệt, may Hà Nội\nTrường Đại Học Bách Khoa TP. HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể thành công trong lĩnh vực ngành Công nghệ vật liệu dệt may bạn cần phải có được những tố chất sau:\n\n\n\nCó niềm đam mê với thời trang, hiểu rõ các xu hướng thời trang của từng giai đoạn nhất định;\nCó tính sáng tạo và thẩm mỹ để nhìn nhận, xem xét cho ra những sản phẩm dệt may mới lạ;\nChăm chỉ, cần cù, kiên trì, chịu được áp lực trong công việc;\nBiết vận dụng công nghệ – kỹ thuật một cách thích hợp và hiệu quả;\nCó kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, biết phân công công việc và quản lý thời gian.\nNhững tố chất bạn cần có\n\n\n\n", "học ngành này cần giỏi những môn gì?": "\n\nTrên phương diện các khối để xét vào ngành học thì ta nhận thấy môn Toán là môn học có mặt trong cả 4 khối. Vì vậy, trang bị một bề dày kiến thức và nền tảng vững chắc của môn Toán là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn xét tuyển mà còn hỗ trợ bạn rất nhiều sau này. Hệ thống khối xét tuyển THPT QG cũng chủ yếu xoay quanh tổ hợp các khối liên quan Toán, Lý và Văn. Khảo sát về điểm thi thì mức điểm chuẩn qua các năm của các trường dao động không quá cao. Thường đi kèm hình thức xét tuyển học bạ. Nhưng không vì thế mà các bạn ít chú tâm đến việc ôn tập của mình. Đồng thời, các bạn hãy rèn luyện các kỹ năng đi kèm như giao tiếp. Hãy chuẩn bị một hành trang thật tốt để có thể chinh phục được đam mê của mình.\n\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\nNgành Công nghệ vật liệu dệt may hiện nay có khá nhiều các công ty, các tập đoàn may mặc được mở ra. Nó được coi là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Những năm gần đây, nghành nghề này đang rất phát triển. Vì thế nhu cầu về người lao động có chuyên môn là rất lớn. Sinh viên ngành công nghệ vật liệu dệt may ra trường sẽ rất dễ tìm được công việc thích hợp như: \n\n\n\nLàm việc tại phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu, phòng phát triển mẫu.\nLàm các công việc chỉ đạo về kỹ thuật, công tác chuẩn bị sản xuất.\nVị trí quản lý, chuyên viên điều hành sản xuất kinh doanh.\nLập kế hoạch quy trình sản xuất, đánh giá chất sản phẩm.\nNhân viên quản lý đơn hàng, định mức chất lượng và giá cả sản phẩm trong ngành.\nTổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của ngành may.\nKỹ sư, giám đốc kinh doanh điều hành công nghệ thiết bị tại các dây chuyền sản xuất sợi dệt nhuộm. Nơi làm việc là công ty thương mại về ngành dệt, may.\nGiảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu\nLàm việc tại phòng kiểm định chất lượng của quốc tế và Việt Nam.\nCó cơ hội làm đại diện cho các công ty vật liệu dệt, may nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam.\nCơ hội việc làm\n\n\n\n", "mức lương của ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại các công ty đều sản xuất theo quy trình dây chuyền mới. Trong quá trình sản xuất thường xuyên đào tạo kỹ năng và tay nghề. Điều này giúp chuyên môn về ngành được nâng cao. Chính vì vậy, những người có năng lực sẽ nhanh chóng nhận được cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực dệt, may. Căn cứ vào trình độ chuyên môn, năm kinh nghiệm, các công ty, xí nghiệp sẽ đưa ra mức lương phù hợp nhất với người lao động:\n\n\n\nMức lương cho sinh viên mới ra trường tại vị trí học việc khoảng từ 3 – 4 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương cơ bản và trung bình đối với các ngành.\nĐối với những bạn có 2-3 năm năm kinh nghiệm thì mức lương sẽ rơi vào khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.\nĐảm nhận vị trí quản lý, trưởng bộ phận, trưởng kỹ thuật, mức lương dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.\nThu nhập ổn định\n\n\n\n", "kỹ năng có được sau khi tốt nghiệp": "\n\nCử nhân ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may có:\n\n\n\nNăng lực tính toán thiết kế các sản phẩm sợi, vải và phụ liệu may, hoàn tất sản phẩm dệt may, thiết kế công nghệ để sản xuất các sản phẩm sợi, vải, phụ liệu ma\nThiết kế công nghệ để sản xuất các sản phẩm sợi, vải, phụ liệu may.\nThao tác vận hành các thiết bị sản xuất sợi, dệt vải, nhuộm, in hoa và hoàn tất sản phẩm dệt may.\nNghiên cứu, triển khaii, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ,\nKỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, thích hợp trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia..\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrước sự phát triển mạnh mẽ của ngành Công nghệ vật liệu dệt, may hiện nay. Việc đào tạo ngành này luôn được cập nhật theo thời gian. Đồng thời, nhằm đảm bảo cho sinh viên luôn theo kịp yêu cầu công việc thì các cơ sở đào tạo luôn tạo điều kiện cho các bạn được thực nghiệm, học đi đôi với hành. Nhờ đó mà giúp các em có được lợi thế khi bước chân vào thị trường lao động. Và cơ hội thăng tiến của các bạn sẽ ngày càng rộng mở hơn nữa. Hi vọng những chia sẻ trên của ReviewEdu.net sẽ giúp các bạn cho những thông tin bổ ích và chính xác nhất. Điều này làm cơ sở để các bạn có thể lựa chọn ngành học phù hợp với khả năng của bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-det-may", "rid": "7540204", "major": "Công nghệ dệt, may", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Công nghệ dệt may (Công nghệ may) hiểu đơn giản là ngành chuyên sâu về may mặc nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu thời trang của con người. Với những nguyên vật liệu rất đa dạng, phong phú được thực hiện qua các quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại. Từ đó, ngành Công nghệ dệt, may đã cho ra mắt những sản phẩm đảm bảo từ chất lượng đến thẩm mỹ.\n\n\n\n\nNgười theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên môn trong lĩnh vực này. Các khối kiến thức về nguyên lý kỹ thuật, kỹ năng thực hành, thiết kế đồ họa và tổ chức triển khai sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học cách may thành thạo từ cơ bản đến nâng cao. Ngoài ra, sinh viên theo học sẽ có khả năng nhận biết, phân loại, bảo quản và áp dụng nguyên phụ liệu may vào quá trình sản xuất ra sản phẩm.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7540204\n\n\nĐể theo học ngành Công nghệ dệt, may, các thí sinh tham gia thi THPT QG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Lý – Hóa\nA01: Toán – Lý – Anh\nB00: Toán – Hóa – Sinh\nC01: Toán – Văn – Vật Lý\nD01: Toán – Văn – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa – Tiếng Anh\nD90: Toán – Tiếng Anh – Khoa học tự nhiên\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Công nghệ dệt, may tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo. Nhưng thường dao động trong khoảng 15 – 24 điểm theo phương thức xét điểm thi THPT QG và 18 – 22 điểm theo phương thức xét học bạ. Trong đó, trường Đại học Bách khoa Hà Nội xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT QG đưa ra mức điểm chuẩn là 23,4 điểm (môn chính Toán). Và mức điểm chuẩn là 19,16 điểm (môn chính Kiểm tra tư duy). Riêng với phương thức xét tuyển  bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, điểm trúng tuyển thường rơi vào khoảng 650 – 702 điểm.\n\n\nNgoài những mức điểm chuẩn trên, thí sinh cần đảm bảo một số tiêu chí khác để có đủ điều kiện trúng tuyển ngành Công nghệ dệt, may thuộc một số trường. Chẳng hạn như:\n\n\n\nMức điểm chuẩn này chỉ áp dụng với thí sinh thuộc khu vực 3\nThí sinh cần có kết quả môn Toán kỳ thi THPTQG >=6\nThứ tự nguyện vọng <=3\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ dệt, may theo từng khu vực:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Sao Đỏ\nĐại học Bách khoa Hà Nội\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Công nghệ TP. HCM\nĐại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM\nĐại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgười phù hợp với ngành Công nghệ dệt, may là người có những tố chất sau:\n\n\n\nCó khả năng sáng tạo, tư duy logic, thẩm mỹ\n\n\n\nĐây là tố chất rất quan trọng với bất cứ ai theo học ngành dệt, may. Trong lĩnh vực này, bạn phải có cảm nhận tốt về tỷ lệ và sự cân xứng với những đường nét, kiểu dáng, màu sắc của vải. Có đầu óc tư duy logic, tính toán khoa học để thiết kế ra những sản phẩm may mặc. \n\n\n\nTìm tòi, học hỏi và trau dồi kiến thức\n\n\n\nNgành Công nghệ dệt may đòi hỏi bạn phải liên tục học hỏi, trau dồi kiến thức để bắt kịp tiến bộ khoa học. Những kiến thức mới ấy sẽ giúp bạn theo kịp xu hướng công nghệ và thành công trong ngành dệt, may.\n\n\n\nCó khả năng làm việc theo nhóm\n\n\n\nLàm việc theo nhóm giúp bạn giảm bớt gánh nặng công việc và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Từ đó, công việc sẽ được hoàn thành nhanh hơn và hiệu quả hơn. \n\n\n\nKhéo léo, kiên trì và chịu được áp lực công việc\n\n\n\nNgành Công nghệ dệt, may luôn cần đến bàn tay khéo léo, tính tình bền bỉ và kiên trì. Nếu bạn bảo không cẩn thận, bảo thủ thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động của các bộ phận. Vì thế, bạn cần biết cầu tiến, tiếp thu những ý kiến, quan điểm, xu hướng và thẩm mỹ. Có như vậy, ngành thời trang mới có bước tiến nhanh hơn trong tương lai.\n\n\n\n\n", "học ngành này cần giỏi những môn gì?": "\n\nĐể trả lời cho câu hỏi trên, ta cần xem xét các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Công nghệ dệt, may. Có thể thấy, môn Toán là môn học có mặt trong tất cả các khối thi. Chính vì thế, bạn cần nắm được các kiến thức cơ bản về môn Toán. Bạn cũng không thể bỏ qua các môn học tự nhiên như sinh học, hóa học. Bởi vì các môn học rất sát với các chuyên ngành. Khảo sát về điểm thi thì mức điểm chuẩn qua các năm của các trường dao động không quá cao. Nhưng không vì thế mà các bạn ít chú tâm đến việc ôn tập của mình. Hãy chuẩn bị một hành trang thật tốt để có thể chinh phục được đam mê của mình.\n\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành  ra sao?": "\n\nSau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ dệt, may, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí sau:\n\n\n\nNhà thiết kế, thợ may làm việc ở phòng kỹ thuật, phòng thiết kế;\nQuản lý chất lượng sản phẩm, đơn hàng, thương hiệu thời trang;\nChỉ đạo kỹ thuật, công tác giám sát quy trình sản xuất;\nThực hiện điều hành sản xuất kinh doanh;\nChuyên viên kiểm định, đánh giá chất lượng, lập kế hoạch sản xuất;\nNhân viên định mức giá cho đơn hàng xuất nhập khẩu;\nMở tiệm may và xây dựng thương hiệu riêng cho bản thân.\nCơ hội việc làm\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm trong ngành này là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của công nhân may phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm lâu năm. Cụ thể như sau: \n\n\n\nĐối với sinh viên mới ra trường, mức lương trung bình sẽ dao động khoảng từ 5 – 8 triệu đồng/tháng.\nĐối với người đã có kinh nghiệm, quản lý, tổ trưởng thì mức lương có thể lên đến 8 triệu đến 12 triệu đồng/tháng.\nThu nhập ổn định\n\n\n\n", "tương lai của ngành dệt may việt nam": "\n\nVới tình hình kinh tế hiện tại, theo số liệu thống kê, xuất khẩu dệt may còn nhiều khó khăn gì hai thị trường lớn là Hoa Kỹ và Châu Âu đã giảm mạnh lượng nhập khẩu hàng dệt may từ VIệt Nam. Cùng với đó, sự gia tăng rào cản thương mại từ các nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài cũng làm tăng sự cạnh tranh về nguồn lực và kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ\n\n\n \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ dệt, may hiện nay. Việc đào tạo ngành học này luôn đảm bảo cho sinh viên theo kịp yêu cầu công việc cũng như tạo điều kiện cho các bạn được thực nghiệm tại cơ sở kinh doanh. Nhờ đó, ngành học này giúp các bạn có được lợi thế khi bước chân vào thị trường lao động. Và cơ hội thăng tiến của các bạn sẽ ngày càng rộng mở hơn nữa. Hi vọng những chia sẻ trên của ReviewEdu.net sẽ giúp các bạn cho những thông tin bổ ích và chính xác nhất. Góp phần tạo nên cơ sở để các bạn có thể lựa chọn ngành học phù hợp với khả năng của bản thân.\n\n\n "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-da-giay", "rid": "7540206", "major": "Công nghệ da giày", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nCông nghệ da giày là ngành đào tạo các kỹ thuật viên, chuyên viên nghiên cứu, kỹ sư. Kỹ sư phục vụ cho sự phát triển các khâu sản xuất mặt hàng thiết yếu trong các công ty, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực da giày, chịu trách nhiệm thiết kế, hoàn thiện. Đồng thời kiểm tra, đóng gói, bảo quản, quản lý thành phẩm theo đúng yêu cầu đơn hàng nhận.\n\n\n\n\nNgười theo học ngành này được trang bị thêm các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành học. Các bạn được học kỹ năng nắm vững toàn bộ quy trình công nghệ và từng công đoạn của dây chuyền sản xuất. Sử dụng thành thạo các loại trang thiết bị tại nhà xưởng cũng như quen với máy móc để sản xuất các sản phẩm giày hoàn chỉnh. Đồng thời sinh viên được đào tạo nghiên cứu các hệ thống sản xuất khác nhau, có khả năng thiết lập, phân tích và tối ưu hoá các quy trình sản xuất. Ngoài ra, các bạn còn học được cách tổ chức và quản lý nguồn nguyên vật liệu. Và làm quen, trau dồi khả năng hoạch định, tổ chức và quản lý sản xuất đơn hàng.\n\n\n", "thực trạng phát triển của ngành": "\n\n\nHiện nay, kim ngạch xuất khẩu giày dép tại Việt Nam đang tăng nhanh chóng chính là một trong những động lực giúp cho ngành phát triển, tạo điều kiện cơ hội việc làm cho sinh viên.\nNgành da giày của Việt Nam có thị trường rộng lớn, đã hiện diện ở 44 thị trường chủ yếu. Điển hình năm 2021, đã có hơn 20 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD, như Mỹ, Trung Quốc, Bỉ, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7540206\n\n\nTheo học Ngành Công nghệ da giày, các sĩ tử tham gia thi THPTQG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Lý – Hóa\nA01: Toán –  Lý –  Anh\nB00: Toán – Hóa – Sinh\nD01: Văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa -Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nMỗi trường sẽ đưa ra mức điểm chuẩn đầu vào phù hợp với mục đích chọn được những tân sinh viên xuất sắc nhất. Điểm chuẩn của từng trường dựa vào điểm thi THPT QG là:\n\n\n\nTrường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp: Điểm chuẩn theo hình thức xét điểm thi THPT QG dao động từ 20 – 21 điểm. Bên cạnh đó, điều kiện xét tuyển học bạ là điểm trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển trên 18 điểm.\nTrường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM: Hình thức xét tuyển từ kết quả thi THPT QG là 20 điểm. Xét tuyển từ học bạ có điểm thi là 18 điểm.\nTrường Đại học Sao Đỏ: Có 2 hình thức xét tuyển. Một là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT QG theo tổ hợp 3 môn thi tương ứng với từng khối của các ngành đào tạo. Hai là xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT, học sinh có điểm tổng trung bình 3 môn THPT trên 18 điểm.\nTrường Đại học Công Nghệ Thực phẩm TP.HCM: Hình thức xét tuyển điểm thi THPT QG là 17 điểm. Hình thức xét tuyển học bạ là 19 điểm.\nTrường Cao đẳng Công thương TP.HCM: Chủ yếu là xét tuyển theo phương thức xét tuyển học bạ với mức điểm là 15 điểm. Xét theo phương thức điểm thi THPT QG là 10 điểm. Và điểm đánh giá năng lực là 450 điểm. \nTrường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị SONADEZI: Trường xét điểm thi THPT QG và xét tuyển bằng học bạ đều có mức điểm chuẩn từ 10 – 12 điểm. \n\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là một số trường đại học, cao đẳng có xét tuyển ngành Công nghệ da giày. Các bạn yêu thích và đam mê lĩnh vực về nghề này thì tham khảo một số trường sau: \n\n\n\nTrường Đại Học Kinh Tế – Kỹ thuật Công Nghiệp\n\n\n\n\nTrường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM\n\n\n\n\nTrường Đại học Sao Đỏ\n\n\n\n\nTrường Đại Học Công Nghệ Thực Phẩm TP. Hồ Chí Minh – CNTP\n\n\n\n\nTrường Cao Đẳng Công Thương TP.HCM\n\n\n\n\nTrường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị SONADEZI\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgười theo học muốn thành công trong ngành Công nghệ da giày thì cần phải có những tố chất sau:\n\n\n\nCó niềm đam mê với lĩnh vực thời trang, nắm bắt nhanh chóng những xu hướng thời trang trong từng giai đoạn.\nCó sự sáng tạo, óc thẩm mỹ để có thể thiết kế ra được những sản phẩm giày mới lạ, mang nét riêng cũng như thu hút sự quan tâm của từng đối tượng.\nChịu đựng được áp lực công việc.\nCó khả năng vận dụng được công nghệ, ứng dụng kỹ thuật một cách hiệu quả.\nCó những kỹ năng mềm như kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng xử lý công việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm và quản lý thời gian.\nCó kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý sản xuất.\nNhững tố chất bạn cần có để học được ngành này\n\n\n\n", "học ngành này cần giỏi những môn gì?": "\n\nTrên phương diện các khối để xét vào ngành học thì ta nhận thấy môn Toán là môn học có mặt trong cả 5 khối. Vì vậy, trang bị một bề dày kiến thức và nền tảng vững chắc của môn Toán là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn xét tuyển mà còn hỗ trợ bạn rất nhiều sau này. Hệ thống khối xét tuyển THPT QG cũng chủ yếu xoay quanh tổ hợp các khối liên quan Toán, Lý và Hóa. Khảo sát về điểm thi thì mức điểm chuẩn qua các năm của các trường dao động không quá cao. Nhưng không vì thế mà các bạn ít chú tâm đến việc ôn tập của mình. Hãy chuẩn bị một hành trang thật tốt để có thể chinh phục được đam mê của mình.\n\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nMặt hàng da giày có vị trí rất lớn của khu vực trên các thị trường. Vì vậy mà nhu cầu nhân sự ngành nghề này lớn và khá phổ biến với đa dạng vị trí tuyển dụng. Các vị trí các bạn sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp là: \n\n\n\nNhận làm các công việc tại các cơ sở kinh doanh, sản xuất. Đảm nhiệm quản lý nhiều bộ phận trong công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.\nKỹ thuật viên, nhân viên thiết kế và nghiên cứu giày dép. Tập trung phát triển nhiều loại mẫu mã da giày mới. Làm công việc tại phòng thiết kế, kỹ thuật, phòng phát triển mẫu và nghiên cứu mẫu… \nGiảng viên nhận đào tạo và nghiên cứu về những lĩnh vực da giày liên quan đến công nghệ, thiết kế.\nĐảm nhận vị trí quản lý kiểm tra sản phẩm đầu ra, tổ chức sản xuất trong lĩnh vực Công nghệ da giày.\nLàm việc tại phòng kỹ thuật, phòng thiết kế, phòng nghiên cứu và phát triển mẫu.\nKCS/QA/QC chịu trách nhiệm kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm da giày. Tổ trưởng dây chuyền sản xuất theo công đoạn, quản đốc nhà máy.\nNhận vị trí giảng dạy, đào tạo tại các trường đại học, trung tâm công nghệ da giày và liên quan…\nQuản lý viên cho các công việc chỉ đạo kỹ thuật, công tác chuẩn bị cho sản xuất.\nĐiều hành, quản lý chất lượng, quản lý sản xuất quá trình kinh doanh.\nCơ hội việc làm\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nMức lương cho người học ngành này còn tùy thuộc vào nơi làm việc. Vị trí bạn đảm nhận cùng với kinh nghiệm chuyên môn, hiệu suất công việc. Dựa vào khả năng deal lương của mỗi người thì mức lương nhận được sẽ khác nhau.Thậm chí là có sự chênh lệch ít nhiều.\n\n\n\n\nTổng quát, mức lương học việc cho sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm khoảng 3-4 triệu đồng/tháng. Đối với người đã có kinh nghiệm chuyên môn 2-3 năm nhận mức lương khoảng 5-8 triệu đồng/tháng. Tổ trưởng, Quản lý sẽ có mức lương tương ứng cao hơn khoảng 7-10 triệu/tháng…\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgày nay, chúng ta thấy nhu cầu về nhân sự theo ngành học này đang tăng lên, công việc ổn định, thu nhập tương xứng,… Đó chính là những lý do hấp dẫn để bạn cân nhắc và quyết định lựa chọn ngành học này. Từ bài viết trên, ReviewEdu.net đã chia sẻ toàn bộ thông tin về ngành Công nghệ da giày đến với các bạn. Mong rằng các bạn sẽ định hướng được công việc phù hợp với khả năng của mình. "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-che-bien-lam-san", "rid": "7549001", "major": "Công nghệ chế biến", "payload": {"ngành lâm sản là gì?": "\n\nNgành Công nghệ chế biến lâm sản (Wood Technology) là ngành liên quan trực tiếp tới sản vật của rừng, chính là tài nguyên gỗ. Ngành học này bao gồm các quá trình từ nghiên cứu, thiết kế, bảo quản các vật liệu từ gỗ. Cho đến quy trình của các dây chuyền vận hành sản xuất gỗ, ép ván, ghép thanh…\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên môn thuộc các lĩnh vực: Khoa học gỗ, biến tính gỗ, công nghệ xẻ gỗ, sấy gỗ, bảo quản gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Ngoài ra, bạn được học về nguyên lý gỗ, thiết kế gỗ, sản xuất sản phẩm gỗ, vật liệu gỗ, thiết bị chế biến gỗ… Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng về đánh giá chất lượng sản phẩm gỗ và cách quản lý dây chuyền sản xuất kinh doanh.\n\n\n", "các khối thi vào ngành lâm sản là gì?": "\n\nMã ngành: 7549001\n\n\nTheo học ngành Công nghệ chế biến lâm sản, các thí sinh tham gia thi THPT QG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lý, Hóa học\nA02: Toán, Vật lý, Sinh học\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nC01: Ngữ văn, Toán, Vật lý\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành lâm sản là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Công nghệ chế biến lâm sản tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo. Trong đó, 2 trường Đại học Lâm Nghiệp và Đại học Nông lâm – Đại học Huế dựa vào kết quả kỳ thi THPT QG đưa ra mức điểm chuẩn là 15 điểm. Riêng trường Đại học Nông lâm TP.HCM có 3 hình thức xét tuyển. Đối với hình thức xét tuyển THPT QG thì mức điểm chuẩn là 15 điểm. Hình thức xét tuyển bằng học bạ là 18 điểm. Và mức điểm thi đánh giá năng lực là 600 điểm. Ngoài ra, trường Đại học Thủ Dầu Một đưa ra 2 phương thức xét tuyển. Trong đó, mức điểm chuẩn đối với phương thức xét tuyển THPT QG là 15 điểm. Phương thức xét tuyển bằng học bạ có là 18 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành lâm sản?": "\n\nDưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ chế biến lâm sản theo từng khu vực:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại học Lâm Nghiệp\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nĐại học Nông lâm – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Nông lâm TP. HCM\nĐại học Thủ Dầu Một\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành công nghiệp chế biến lâm sản?": "\n\nNgành chế biến lâm sản \n\n\nChuyên ngành này tập trung đào tạo về các kỹ năng thực hành về công nghệ sấy, bảo quản và lâm sản gỗ. Cách kiểm định gỗ, biến tính gỗ, thiết kế sản phẩm từ gỗ và điều hành sản xuất kinh doanh.\n\n\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các nguyên lý hoạt động, vận hành dây chuyền, máy móc và thiết bị chế biến gỗ. Thêm vào đó, bạn còn được học cách phân tích, đánh giá, tổ chức công nghệ chế biến lâm sản và biết lựa chọn phương án công nghệ gia công phù hợp.\n\n\nNgành công nghệ giấy và bột giấy\n\n\nChuyên ngành này đào tạo các kiến thức kỹ năng về nguyên liệu sản xuất giấy và bột giấy. Nó tập trung chủ yếu vào quá trình công nghệ sản xuất giấy, các thiết bị an toàn, vệ sinh trong môi trường sản xuất giấy.\n\n\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên được trang bị kỹ năng nghiên cứu về cây có sợi, giấy và bột giấy. Cách điều hành hoạt động của dây chuyền sản xuất, vận hành các thiết bị, máy móc, thực hiện các quy định an toàn trong sản xuất giấy và bột giấy. Đưa ra đề xuất, lựa chọn các giải pháp, phương hướng, cải tiến công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giấy, bột giấy. Ngoài ra, bạn còn được tham gia tập huấn về công nghệ chuyển giao kỹ thuật chuyên ngành giấy và bột giấy.\n\n\nNgành thiết kế đồ gỗ nội thất\n\n\nNgành học này tập trung đào tạo các cán bộ có trình độ đại học trở lên. Có kiến thức và kỹ năng về khoa học, mỹ thuật trong lĩnh vực thiết kế đồ gỗ, nội thất. Có sự hiểu biết cơ bản về quy trình chế biến, sản xuất gỗ: Đặc điểm, tính chất, ứng dụng vật liệu gỗ, các thiết bị và phương pháp công nghệ gia công đồ gỗ. Hiểu rõ được bản chất về thiết kế nội thất, giải quyết được các vấn đề kỹ thuật, cách thức tổ chức trong công trình thiết kế nội thất.\n\n\n\n\nThẹo học chuyên ngành này, sinh viên được trang bị các kỹ năng thiết kế nội thất theo nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật. Lựa chọn được nguyên vật liệu gỗ, ngoại thất, thiết bị nội thất phù hợp với yêu cầu sử dụng. Biết cách phân tích, lựa chọn các phương án thiết kế, đề xuất giải pháp công nghệ cho các công trình thiết kế nội thất. Đồng thời, có năng lực quản lý, đánh giá, sáng tác sản phẩm nội thất một cách hiệu quả. \n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành lâm sản?": "\n\nNgười phù hợp với ngành Công nghệ chế biến lâm sản là người có những tố chất sau:\n\n\n\nYêu môi trường thiên nhiên và giới động vật nói chung,\nHòa hợp với thiên nhiên, yêu rừng, thích cây trồng, vật nuôi,\nCó khả năng làm việc độc lập, tổ chức nhóm thảo luận, \nCó khả năng tiếp cận nhiều lĩnh vực liên quan,\nCó khả năng phân loại được các loài động, thực vật,\nThích sự tìm tòi, nghiên cứu, thu thập thông tin, khám phá tự nhiên,\nNăng động, thích xem các chương trình về yêu thiên nhiên,\nGiỏi ngoại ngữ, các môn tự nhiên và tin học.\nNhững tố chất bạn cần có\n\n\n\n", "học ngành lâm sản cần giỏi những môn gì?": "\n\nĐể trả lời cho câu hỏi trên, ta cần xem xét các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Công nghệ chế biến lâm sản. Có thể thấy, môn Toán là môn học có mặt trong tất cả các khối thi. Chính vì thế, bạn cần nắm được các kiến thức cơ bản về môn Toán. Bạn cũng không thể bỏ qua các môn học tự nhiên như sinh học và hóa học. Bởi vì các môn học rất sát với các chuyên ngành. Khảo sát về điểm thi thì mức điểm chuẩn qua các năm của các trường dao động không quá cao. Nhưng không vì thế mà các bạn ít chú tâm đến việc ôn tập của mình. Hãy chuẩn bị một hành trang thật tốt để có thể chinh phục được đam mê của mình.\n\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành lâm sản ra sao?": "\n\nSau khi tốt nghiệp ngành Chế biến lâm sản, sinh viên có thể làm việc và đảm nhận các vị trí sau:\n\n\n\nNghiên cứu sinh tại các viện nghiên cứu, trường đại học về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chế biến gỗ;\nKỹ sư phụ trách công nghệ, thiết kế đồ gỗ và trang trí nội thất;\nQuản lý và kiểm tra dây chuyền vận hành sản xuất gỗ tại các nhà máy;\nTham gia vào dự án xây dựng nhà máy, vận hành nhà máy xử lý nước thải;\nLàm việc tại các viện khoa học lâm nghiệp, viện điều tra quy hoạch rừng;\nCác trung tâm công nghệ lâm sản, trung tâm môi trường và lâm sinh nhiệt đới;\nCác nhà máy, doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực lâm sản. Ví dụ như công ty lập nghiệp Việt Nam, công ty lâm sản, công ty giấy Việt Nam,…\nGiảng viên, cán bộ nghiên cứu chuyên ngành cho các trường đại học, cao đẳng, trung tâm và các viện nghiên cứu về chế biến lâm sản.\nCơ hội việc làm\n\n\n\n", "triển vọng tương lai của ngành?": "\n\nTrong nhiều năm qua, công nghiệp chế biến lâm sản phát triển vô cùng mạnh mẽ ở Việt Nam, minh chứng rõ ràng qua Kim ngạch xuất khẩu gỗ cũng như các sản phẩm gỗ liên tục tăng trưởng.\n\n\nTuy nhiên, nguồn nhân lực có tham gia hoạt động trong ngành Chế biến lâm sản vẫn bị rơi vào tình trạng khan hiếm. Mọi người thường lầm tưởng rằng chuyên ngành này đang dần bị bỏ lại. Nhưng thực tế cho thấy, chế biến lâm sản luôn nhận được sự đầu tư lớn từ phía cơ quan Đảng và chính phủ cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó mà việc theo học chuyên ngành này chắc chắn sẽ bao giờ là lỗi thời.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nMức lương trong ngành Công nghệ chế biến lâm sản còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Cụ thể như sau: \n\n\n\nĐối với sinh viên mới tốt nghiệp ra trường thử việc và làm việc tại các doanh nghiệp, công ty thì mức lương sẽ rơi vào khoảng từ 3 – 4 triệu/tháng.\nĐối với những kỹ sư đã có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nhất định thì mức lương khoảng từ 7 – 15 triệu.\nThu nhập ổn định\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, nguồn nhân lực kỹ sư chế biến lâm sản đang bị thiếu hụt khá nghiêm trọng. Chính vì thế, cơ hội việc làm đối với các bạn đang theo học ngành này là vô cùng thuận lợi. Từ bài viết trên, ReviewEdu.net đã chia sẻ toàn bộ thông tin về ngành Công nghệ chế biến lâm sản đến với các bạn. Hy vọng rằng các bạn sẽ lựa chọn được công việc phù hợp với khả năng của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kien-truc", "rid": "7580101", "major": "Kiến trúc", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nKiến trúc là sự hòa trộn giữa nghệ thuật và kỹ thuật thiết kế các công trình xây dựng như tòa nhà văn phòng, nhà ở, chung cư,… Chính vì thế, nhiệm vụ của một kiến trúc sư là dung hòa cả 3 yếu tố công dụng thực tiễn, ý nghĩa tinh thần và giá trị thẩm mỹ trong mỗi một bản thiết kế. Khi theo học ngành Kiến trúc, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu để thiết kế các công trình phục vụ đời sống như nhà ở, địa điểm giải trí, tòa nhà văn phòng, bệnh viện, v.v. Những nội dung trên sẽ được truyền tải qua các tiết học lý thuyết và các đồ án thực hành.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác trường đào tạo ngành Kiến trúc thường xét tuyển những khối thi sau đây:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A07: Toán Học, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối A16: Toán Học, KHTN, Ngữ Văn\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D90: Toán Học, KHTN, Tiếng Anh\nKhối H01: Toán Học, Ngữ Văn, Vẽ\nKhối H02: Toán Học, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật, Vẽ Trang Trí Màu\nKhối H06: Ngữ Văn, Tiếng Anh, Mỹ Thuật\nKhối H07: Toán Học, Hình Họa, Trang Trí\nKhối H08: Toán Học, Hình Họa, Trang Trí\nKhối V00: Toán Học, Vật Lý, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật\nKhối V01: Toán Học, Ngữ Văn, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật\nKhối V02: Vẽ Mỹ Thuật, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối V03: Vẽ Mỹ Thuật, Toán Học, Hóa Học\nKhối V04: Ngữ Văn, Vật Lý, Vẽ Mỹ Thuật\nKhối V05: Ngữ Văn, Vật Lý, Vẽ Mỹ Thuật\nKhối V06: Toán Học, Địa Lý, Vẽ Mỹ Thuật\nKhối V10: Toán Học, Tiếng Pháp, Vẽ Mỹ Thuật\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành Kiến trúc sẽ đưa ra mức điểm chuẩn trúng tuyển khác nhau và sẽ có sự thay đổi theo từng năm học. Thông thường, hình thức xét học bạ yêu cầu mức điểm chuẩn từ 6 – 18 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn của hình thức xét điểm thi THPTQG lại dao động từ 14 – 25.5 điểm. Một số trường khác lại sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Đây là kỳ thi được Đại học Quốc gia Tp.HCM tổ chức nhằm đánh giá khả năng tư duy logic của thí sinh qua 120 câu hỏi trắc nghiệm. Các trường đào tạo Kiến trúc thường yêu cầu thí sinh đạt được 550 – 762 điểm.\n\n\nNgoài ra, một số cơ sở đào tạo sẽ sử dụng thêm một hoặc vài tiêu chí phụ để chọn lọc sinh viên đầu vào. Sau đây là những tiêu chí phụ thường gặp:\n\n\n\nMôn chính: Vẽ Mỹ Thuật\nTuyển sinh dựa trên điểm tốt nghiệp (thường rơi vào khoảng 18 – 20 điểm)\nĐiểm Vẽ Mỹ Thuật nhân đôi\nĐiểm Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật tối thiểu 6 điểm\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kiến trúc Hà Nội\nĐại học Xây dựng\nĐại học Mở Hà Nội\nĐại học Phương Đông\nĐại học Hòa Bình\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Nguyễn Trãi Đại học Hải Phòng\nĐại học Kinh Bắc\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Khoa học\nĐại học Huế Đại học Bách khoa\nĐại học Đà Nẵng\nĐại học Xây dựng Miền Trung\nĐại học Yersin Đà Lạt\nĐại học Kiến trúc Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM\nĐại học Kiến trúc TP.HCM \nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM\n Đại học Tôn Đức Thắng \nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Nguyễn Tất Thành Đại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Văn Lang\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Xây dựng Miền Tây\nĐại học Bình Dương\nĐại học Kinh tế Công nghiệp Long An\nĐại học Nam Cần Thơ\n\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nKỹ sư công trình\n\n\nCác kỹ sư công trình sẽ là người chịu trách nhiệm giám sát và quản lý hiện trường thi công nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và thi công đúng tiến độ. Ngoài ra các kỹ sư công trình còn phải thực hiện hoặc giám sát các công nhân thực hiện những yêu cầu phát sinh (nếu có) của nhà đầu tư. Khi theo đuổi ngành Kỹ Sư Công Trình, sinh viên sẽ được đào tạo kỹ năng như lên kế hoạch và giám sát hiện trường thi công, nghiệm thu công trình, điều chỉnh tiến độ thi công, đánh giá và ngăn chặn rủi ro,…\n\n\nThiết kế nội thất\n\n\nSo với kỹ sư công trình, thiết kế nội thất cần đến khả năng sáng tạo nhiều hơn. Thiết kế nội thất là sự sáng tạo và sắp xếp không gian bên trong của một công trình xây dựng. Các bản thiết kế cần phải đảm bảo khiến khách hàng hài lòng cả về tính tiện nghi lẫn tính thẩm mỹ của không gian đó. Vì thế, chuyên ngành Thiết kế nội thất sẽ giảng dạy các kiến thức từ cơ bản như cách bố trí hệ thống đèn điện, các đồ nội thất đến kỹ năng nâng cao như định hình phong cách cho không gian cần thiết kế.\n\n\n\n\n\nThiết kế cảnh quan\n\n\nĐây là chuyên ngành hoàn hảo dành cho những tâm hồn yêu thiên nhiên hoặc không gian ngoài trời. Nhiệm vụ của chuyên viên thiết kế cảnh quan là sắp xếp sao cho những không gian mở còn trống của các công trình xây dựng hài hòa với tổng thể công trình đó. Nói cách khác, người làm ngành Thiết kế cảnh quan cần biến “vườn không nhà trống” thành những tác phẩm nghệ thuật ngoài trời. Vì vậy, các trường đào tạo Thiết kế cảnh quan thường giảng dạy những môn như Vật Lý Đô Thị, Cảm Thụ Kiến Trúc Cảnh Quan, Bố Cục Không Gian,…\n\n\nQuy hoạch đô thị\n\n\nQuy hoạch đô thị là việc kiểm soát và tổ chức các công trình kiến trúc của một khu vực nhất định nhằm phục vụ cho đời sống và sự phát triển của cộng đồng nơi đó, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ của mỗi một công trình nói riêng và cảnh quan cả khu vực nói chung. Sinh viên Quy hoạch đô thị sẽ được đào tạo về thiết kế và quy hoạch các đối tượng khác nhau (nông thôn, giao thông, đô thị, v.v) kết hợp với các bộ môn về xã hội học, kinh tế học, chính sách quản lý nhà ở,…\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nCác công trình kiến trúc luôn liên quan trực tiếp đến chất lượng sinh hoạt, làm việc/học tập thậm chí là tính mạng của con người. Thế nên ngành Kiến trúc cũng có những tiêu chuẩn rất khắt khe. Nếu bạn muốn công tác trong ngành Kiến trúc, bạn sẽ cần có những phẩm chất sau đây:\n\n\n\nKhả năng tư duy kết hợp cả nghệ thuật và kỹ thuật\n\n\n\nĐây là yêu cầu quan trọng nhất, cũng là phần khó khăn nhất khi theo đuổi ngành Kiến trúc. Thông thường, chúng ta sẽ giỏi sáng tạo hơn hoặc giỏi tính toán hơn. Tuy nhiên, chỉ những người giỏi đều cả hai việc trên mới có thể xây dựng một bản thiết kế kiến trúc đạt chuẩn.\n\n\n\nCó tinh thần cầu tiến, ham học hỏi\n\n\n\n\n\n\nNhịp sống hiện đại mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người theo học ngành Kiến trúc, nhưng đồng thời cũng khiến sinh viên Kiến trúc đứng trước nhiều thách thức to lớn. Người làm trong ngành Kiến trúc cần trau dồi kiến thức và không ngừng đổi mới lối tư duy để trụ vững giữa thị trường bất động sản sôi động.\n\n\n\nCó đam mê với nghề và có khả năng chịu áp lực cao\n\n\n\nVì tính chất đặc thù, các quý khách hàng không chấp nhận công trình kiến trúc của họ có bất cứ sai sót nào cả về mặt kỹ thuật lẫn thẩm mỹ. Nếu như bạn không có một tinh thần đầy nhiệt huyết cùng với thần kinh thép, bạn sẽ khó mà trụ vững với ngành Kiến trúc.\n\n\n", "học cần giỏi những môn gì?": "\n\nĐây cũng là một câu hỏi gây nhiều trăn trở cho nhiều sĩ tử yêu thích ngành Kiến trúc trước thềm kỳ thi đại học. Có thể nói, các môn Mỹ Thuật chính là “gương mặt thương hiệu” khi nhắc đến ngành Kiến trúc. Tuy nhiên, khoa Kiến trúc của một số cơ sở đào tạo cũng xét tuyển các khối A, D và M, tạo điều kiện cho các bạn không có sở trường về môn Mỹ Thuật. Ngoài ra, các môn khác cũng không kém phần quan trọng bởi ngành Kiến trúc cũng yêu cầu khả năng tư duy logic (các môn KHTN), khả năng giao tiếp và làm việc nhóm (Ngữ Văn), khả năng đọc hiểu tài liệu nước ngoài (các môn Ngoại Ngữ).\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nNếu những yêu cầu khắt khe và đầu vào “xa vời vợi” của ngành Kiến trúc khiến bạn nản lòng, thì cơ hội việc làm sau khi ra trường sẽ khiến bạn muốn thay đổi suy nghĩ. Những gì bạn nhận lại sẽ hoàn toàn xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Ngành Kiến trúc mang đến cho bạn thị trường việc làm rộng mở cùng với mức lương béo bở. Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu những vị trí bạn có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp nhé.\n\n\n\n\n\n\nKiến trúc sư thiết kế nội thất\nKiến trúc sư thiết kế công trình kiến trúc\nGiảng viên ngành Kiến trúc\nQuản lý dự án công trình kiến trúc\nKỹ sư công trình\nKiến trúc sư cảnh quan\nCác nhà quy hoạch đô thị/quy hoạch vùng\n\n\n\n", "mức lương của người làm là bao nhiêu?": "\n\nNgành Kiến trúc có mức thu nhập khủng không kém bất cứ ngành nghề nào. Nếu như bạn không ngừng nâng cao năng lực làm việc và khả năng sử dụng ngoại ngữ, thu nhập của bạn có thể tăng nhiều lần so với giai đoạn mới tốt nghiệp. Sau đây là mức lương tham khảo của một số vị trí trong ngành Kiến trúc:\n\n\n\nKiến trúc sư thiết kế nội thất – 20 triệu đồng/tháng\nKiến trúc sư thiết kế công trình kiến trúc – 35 triệu đồng/tháng\nGiảng viên ngành Kiến trúc – 12 triệu đồng/tháng\nQuản lý dự án công trình kiến trúc – 60 triệu đồng/tháng\nKỹ sư công trình – 30 triệu đồng/tháng\nKiến trúc sư cảnh quan – 35 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "sinh viên ngành được học gì?": "\n\nKiến trúc là một ngành học có vai trò thiết kế các công trình phục vụ cho đời sống sinh hoạt của mọi người. Vì vậy bạn cần ít nhất là 5 năm học và 2 năm làm nghề thì lúc đấy mới trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp. Vào năm đầu tiên, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng như lịch sử, công nghệ, luật xây dựng. Bên cạnh đó, là các lý thuyết sơ lược và kỹ năng phân tích lẫn tính toán. Bắt đầu từ năm thứ hai, sinh viên sẽ được tiếp cận kiến thưucs chuyên ngành tùy vào lựa chọn của cá nhân. Lúc này, các bạn phải bắt đầu biết triển khai ý tưởng thành một bản dựng 3D hoàn chỉnh trên mặt giấy hoặc máy tính. Đồng thời sẽ được học thêm cách sử dụng một số phần mềm thiết kế để phục vụ cho công việc.\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể nói, kiến trúc sư là những người vừa sáng tạo vừa cẩn thận để có thể đưa ra bản thiết kế hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên, cho dù bạn không có cả 2 năng khiếu trên từ đầu, bạn vẫn có thể theo đuổi ngành Kiến trúc. Nếu bạn thực sự đam mê ngành Kiến trúc, bạn có thể tìm cách khai thác đồng thời sự lãng mạn và tính thực tế bên trong bạn qua quá trình học tập và làm việc. Đừng quá lo lắng về những điều như năng khiếu bẩm sinh, vì bạn có thể học được mọi thứ bạn muốn cùng với “học phí” chính là nỗ lực không ngừng nghỉ."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kien-truc-canh-quan", "rid": "7580102", "major": "Kiến trúc cảnh quan", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nKiến trúc cảnh quan bao gồm thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản, bảo tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản. Sinh viên theo học sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng liên quan đến quy hoạch, thiết kế và quản lý những không gian trống trong đô thị, các khu dân cư, khu danh lam thắng cảnh. Một số môn học tiêu biểu của ngành này là: Kỹ thuật thiết kế cảnh quan, Bố cục không gian, Thiết kế đô thị, v.v.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Kiến trúc cảnh quan thường xét tuyển bằng các khối như khối A, khối C, khối D và khối V. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối C15: Ngữ Văn, Toán, Khoa Học Xã Hội\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh\nKhối V00: Toán Học, Vật Lý, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật\nKhối V01: Toán Học, Ngữ Văn, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật\n\n\n\n", "điểm chuẩn thi vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác cơ sở đào tạo thường tuyển sinh bằng các hình thức: xét điểm học bạ THPT, xét điểm thi THPTQG hoặc xem xét tuyển thẳng. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 23 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG dao động từ 15 đến 25 điểm. Bên cạnh đó, các thí sinh nên lưu ý những tiêu chí xét tuyển thẳng vào ngành Thiết kế đô thị:\n\n\n\nThí sinh đạt đủ điều kiện tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT\nThí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp (cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trở lên)\nThí sinh tốt nghiệp THPT tại các trường THPT chuyên, năng khiếu trên cả nước\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKiến trúc cảnh quan là một ngành mang lại thu nhập hấp dẫn cho người làm ngành này nói riêng và mang lại mỹ quan đô thị nói chung. Tuy nhiên, ngành này chỉ mới được đưa vào giảng dạy cách đây vài năm và có chương trình đào tạo khá nặng so với mặt bằng chung. Sinh viên ngành KTCQ cần được đào tạo rất nhiều kiến thức chuyên sâu để có đủ nền tảng trong quá trình làm việc sau này. Vì vậy, hiện nay chỉ có một vài trường đại học sau đây có chương trình đào tạo ngành học này nhằm đảm bảo chất lượng cho sinh viên:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kiến trúc Hà Nội\nĐại học Lâm nghiệp\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kiến trúc TP.HCM\nPhân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nKiến trúc sư kiến trúc cảnh quan là những người trực tiếp định hình môi trường cảnh quan của một khu vực. Vì vậy, ngành KTCQ có những yêu cầu rất khắt khe. Nếu bạn muốn theo học ngành này, bạn sẽ cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nHọc tốt các môn Khoa học tự nhiên\nCó năng khiếu về mỹ thuật và năng lực tư duy thẩm mỹ\nCó đam mê và nhiệt huyết với việc tạo dựng công trình kiến trúc\nCó tinh thần ham học hỏi, cầu tiến\nKiên trì, nhẫn nại\nThận trọng, tỉ mỉ\nCó kỹ năng làm việc nhóm\nChịu được áp lực công việc cao\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây cũng là một câu hỏi gây nhiều trăn trở cho nhiều sĩ tử yêu thích ngành Kiến trúc trước thềm kỳ thi đại học. Có thể nói, các môn Mỹ Thuật chính là “gương mặt thương hiệu” khi nhắc đến ngành Kiến trúc cảnh quan. Tuy nhiên, khoa Kiến trúc của một số cơ sở đào tạo cũng xét tuyển các khối A, C và D, tạo điều kiện cho các bạn không có sở trường về môn Mỹ Thuật. Ngoài ra, các môn khác cũng không kém phần quan trọng bởi đây là ngành học yêu cầu khả năng tư duy logic (các môn KHTN), khả năng giao tiếp và làm việc nhóm (Ngữ Văn), khả năng đọc hiểu tài liệu nước ngoài (các môn Ngoại Ngữ).\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên tốt nghiệp ngành này có thể công tác ở rất nhiều vị trí. Sau đây là một số vị trí tham khảo dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc cảnh quan:\n\n\n\n\n\nKiến trúc sư\nKỹ sư Xây dựng\nQuản lý xây dựng\nKiến trúc sư thiết kế nội thất\nChuyên viên quy hoạch vùng và đô thị\nGiảng viên Kiến trúc sư cảnh quan\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nĐi cùng với cơ hội việc làm đa dạng và phong phú của ngành KTCQ là mức thu nhập khủng không kém bất cứ ngành nghề nào. Nếu như bạn không ngừng nâng cao năng lực làm việc và khả năng sử dụng ngoại ngữ, thu nhập của bạn có thể tăng nhiều lần so với giai đoạn mới tốt nghiệp. Sau đây là mức lương tham khảo của một số vị trí trong ngành:\n\n\n\nKiến trúc sư – 35 triệu đồng/tháng\nKỹ sư Xây dựng – 35 triệu đồng/tháng\nQuản lý xây dựng – 40 triệu đồng/tháng\nKiến trúc sư thiết kế nội thất – 20 triệu đồng/tháng\nChuyên viên quy hoạch vùng và đô thị – 30 triệu đồng/tháng\nGiảng viên- 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrong tương lai, nhu cầu quy hoạch đô thị để phát triển kinh tế và đời sống sẽ còn tăng mạnh. Đây sẽ là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm cho sự phát triển của ngành thiết kế nội thất. Quá trình học tập và làm việc sẽ khiến các kiến trúc sư nội thất phải đương đầu với không ít thử thách. Tuy nhiên có thể khẳng định mức lương và đãi ngộ mà bạn sẽ nhận được chắc chắn rất xứng đáng. Nếu bạn yêu thích môn Mỹ thuật và các công trình kiến trúc, bạn nên cân nhắc ngành học này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kien-truc-noi-that", "rid": "7580103", "major": "Kiến trúc nội thất", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nKiến trúc nội thất là ngành kết hợp giữa kiến trúc và nội thất, ngành này có sự phối hợp giữa nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về nguyên tắc tổ chức không gian, bố cục, hình khối, cách phối cảnh, bài trí không gian sống sao cho hài hòa về màu sắc, ánh sáng, hợp phong thủy và phong cách nội thất, vật liệu xây dựng, phương pháp thi công sao cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên sẽ trở thành những Kiến trúc sư và đảm nhận các công việc liên quan đến nội ngoại thất.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành KTNT có mã ngành là 7580103D. Hiện nay để thi vào chuyên ngành này, bạn không có quá nhiều lựa chọn về tổ hợp môn thi. Ngành này chủ yếu chỉ xét tuyển ở khối V. Sở dĩ như vậy vì đây là ngành liên quan đến thẩm mỹ nên tất nhiên sẽ bao gồm các tổ hợp thi có môn Vẽ. Cụ thể, các sĩ tử có thể lựa chọn các khối thi có bao gồm môn Vẽ sau đây:\n\n\n\nV03: Toán, Hóa Học, Vẽ Mỹ Thuật\nV05: Ngữ Văn, Vật Lý, Vẽ Mỹ Thuật\nV06: Toán, Địa Lý, Vẽ Mỹ Thuật\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển vào ngành xét theo kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 là 21.25 điểm. Ngoài ra, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM cũng áp dụng hình thức xét tuyển học bạ đối với ngành này. Cụ thể điểm chuẩn xét tuyển theo học bạ năm 2020 là 21 điểm đối với chương trình đại trà. Xét tuyển học bạ áp dụng đối với thí sinh đăng ký dự thi môn năng khiếu (Vẽ trang trí màu nước, vẽ đầu tượng).\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, tại Việt Nam có những cơ sở nào đào tạo ngành KTNT là câu hỏi được khá nhiều học sinh quan tâm. Có thể thấy rằng có không ít trường đại học ở Việt Nam đào tạo các cử nhân ngành Kiến trúc. Tuy nhiên, đối với chuyên ngành KTNT tách biệt thì hiện nay không có nhiều trường đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Duy chỉ khu vực phía Nam có Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM có riêng chuyên ngành Kiến trúc nội thất nằm độc lập, không bao gồm trong ngành Kiến trúc hay Thiết kế nội thất.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nNhắc đến ngành KTNT, người ta thường nghĩ chỉ cần có năng khiếu vẽ đẹp là có thể theo đuổi được ngành này. Tuy nhiên thực tế, đây là ngành học không chỉ đòi hỏi năng khiếu về mỹ thuật mà còn liên quan đến kỹ thuật, công năng của ngôi nhà,… Bạn có thể tham khảo một số các yếu tố sau đây:\n\n\n\n\n\nCó năng lực tư duy thẩm mỹ và óc sáng tạo\nCó sự đam mê, thích quan sát và tìm tòi, học hỏi\nCó sự kiên trì và bản lĩnh\nKhả năng làm việc với cường độ cao, chịu được áp lực công việc\nCó khả năng tính toán giỏi\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp ngành KTNT, bạn có thể tham khảo các công việc sau đây:\n\n\n\n\n\nLàm chuyên gia tư vấn trong các công ty kiến trúc và xây dựng, nếu có điều kiện về tài chính có thể tự mở văn phòng tư vấn riêng\nLàm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các công trình và đơn vị sản xuất trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng\nLàm việc tạo các cơ quan có liên quan đến ngành kiến trúc, quy hoạch và xây dựng đô thị\nGiảng viên giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm có liên quan\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMột vấn đề cũng được không ít các bạn trẻ quan tâm chính là mức lương của ngành này. Đây là công việc liên quan đến các kiến thức chuyên sâu cả về mỹ thuật lẫn kỹ thuật nên mức lương cũng hoàn toàn xứng đáng. Mức lương của các kiến trúc sư được đánh giá là khá hấp dẫn. Cụ thể như sau:\n\n\n\nĐối với các kiến trúc sư mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm: mức lương trung bình là 6 triệu/tháng\nĐối với các kiến trúc sư có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm: mức thu nhập trong khoảng 10 – 18 triệu/tháng\nĐối với những kiến trúc sư giỏi, có tài năng và có nhiều năm kinh nghiệm hơn thì mức lương có thể lên đến 40 – 50 triệu/tháng\n\n\n\n", "sinh viên học ngành sẽ được học những gì?": "\n\nKhi trở thành sinh viên của ngành này, các bạn sẽ được tiếp cận cách xây dựng và thiết kế nội thất bằng khả năng vẽ phác thảo ý tưởng. Trình bày nội dung, lựa chọn màu sắc, chất liệu định dạng cho mẫu thiết kế cũng được giảng dạy từ nhà trường. Bên cạnh bạn có tố chất sẵn có, có gu thẩm mỹ tốt thì bạn cũng phải nắm bắt các thông số kỹ thuật của bản vẽ nhằm phù hợp với không gian và diện tích của nơi đó. Ngoài ra, nếu bạn không quá giỏi toán học, nhưng bạn cũng phải sử dụng thành thạo những thông số phù hợp để tránh sai xót không nên xảy ra. Để hoàn thành được bản phác thảo chất lượng các bạn sẽ được đào tạo nâng cao các môn như: Kỹ thuật kiến trúc, nguyên tắc tố chức không gian, bố cục tạo hình,…\n\n\n", "kết luận": "\n\nBất cứ ngành học nào cũng đều có những khó khăn riêng. Ngành KTNT cũng không ngoại lệ, đây là ngành có quy luật đào thải vô cùng khắc nghiệt, tuy nhiên mức lương nhận được cũng vô cùng xứng đáng. Đây cũng là ngành đòi hỏi khả năng chịu được áp lực công việc nên đa số kiến trúc sư hiện nay là nam. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên đã giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về ngành KTNT. Nếu bạn có đam mê theo đuổi với ngành này, ngay từ bây giờ hãy trau dồi những kỹ năng cần thiết. Chúc các bạn sẽ có hướng đi đúng đắn trong tương lai."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kien-truc-do-thi", "rid": "7580104", "major": "Kiến trúc đô thị", "payload": {"ngành là gì? thi khối nào?": "\n\nNgành Kiến trúc đô thị ( Mã ngành: 7580104) là ngành học đào tạo về quy hoạch đô thị, san nền, phát triển đô thị và kinh tế xây dựng, quy trình quản lý đô thị, đất đai, quảng trường, đô thị…\n\n\nCác lĩnh vực của ngành Kiến trúc đô thị: sử dụng đất đai, quy hoạch về kiến trúc đô thị, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công cộng. \n\n\nCác khối ngành thường được xét tuyển để học ngành Kiến trúc đô thị:\n\n\n\nKhối A01: Toán, Anh, Lý\nKhối C00: Văn, Địa, Sử\nKhối D01: Văn, Toán, Anh\nKhối D14: Anh, Văn, Sử\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn xét tuyển ngành học này thường sẽ dao động từ 16 đến 24 điểm. Tuy nhiên, điểm vẫn sẽ thay đổi từng năm phụ thuộc vào điểm số và số lượng thí sinh đăng ký học. \n\n\nĐây là ngành học mới nên số lượng trường Đại học đào tạo ngành này rất hạn chế. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở duy nhất đào ngành Kiến trúc đô thị. \n\n\nLiệu bạn có phù hợp với ngành Kiến trúc đô thị hay không?\n\n\nVới những thí sinh mong muốn học ngành học này cần có những tố chất sau:\n\n\n\nChịu được áp lực công việc\nKiên trì và ham học hỏi\nTư duy logic và sự sáng tạo\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nCác sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kiến trúc đô thị có thể làm việc tại:\n\n\n\nGiảng viên tại các cơ sở đào tạo\nCác tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ về lĩnh vực kiến trúc, phát triển đô thị\nCác doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước về các lĩnh vực liên quan \n\n\n\nMức lương ngành Kiến trúc đô thị là bao nhiêu? \n\n\nMức lương ngành Kiến trúc đô thị phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, quy mô tổ chức, vị trí công tác,…. Thông thường, mức lương của ngành này sẽ dao động từ khoảng 15 – 25 triệu đồng/tháng. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là tất cả thông tin mà Reviewedu.net tổng hợp được về ngành Kiến trúc đô thị. Nhớ theo dõi Reviewedu.net để cập nhật những thông tin mới nhất và chính xác nhất về ngành nghề mà bạn quan tâm. Chúc các sĩ tử đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quy-hoach-vung-va-do-thi", "rid": "7580105", "major": "Quy hoạch vùng và đô thị", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nQuy hoạch vùng và đô thị là hoạt động quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, nhằm tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư. Bên cạnh đó, Quy hoạch vùng và đô thị cũng chịu trách nhiệm thiết lập và kiểm soát hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, từ đó tạo lập môi trường sống tốt cho người dân. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kỹ năng như quản lý, sử dụng và khai thác không gian đô thị, cũng như quản lý các dự án xây dựng và quản lý phát triển đô thị mới.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Quy hoạch vùng & đô thị thường xét tuyển bằng các khối A và khối V. Cụ thể, các cơ sở đào tạo thường xét tuyển các khối thi sau đây:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối A16: Toán Học, Ngữ Văn, Khoa Học Tự Nhiên\nKhối V00: Toán Học, Vật Lý, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật\nKhối V01: Toán Học, Ngữ Văn, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật\nKhối V02: Toán Học, Tiếng Anh, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật\nKhối V03: Toán Học, Hóa Học, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác trường đào tạo ngành thường áp dụng 3 hình thức tuyển sinh: xét điểm học bạ THPT, xét điểm thi THPTQG và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 18 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 15 đến 24 điểm. Đối với hình thức xét điểm thi Đánh giá năng lực, điểm chuẩn thường rơi vào khoảng 500 điểm. Ngoài điểm chuẩn, thí sinh cũng nên lưu ý một số tiêu chí phụ thường gặp như sau:\n\n\n\nĐiểm Vẽ ≥ 5,00\nĐiểm Vẽ nhân hệ số 2\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các cơ sở đào tạo ngành Quy hoạch vùng & đô thị trên cả nước:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kiến trúc Hà Nội\nĐại học Xây dựng\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Kiến trúc Đà Nẵng\nĐại Học Khoa Học – Đại Học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kiến trúc TP.HCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Xây dựng Miền Tây\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nQuy hoạch vùng và đô thị không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan vùng và đô thị mà còn phần nào quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, ngành này có những yêu cầu khá khắt khe. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành học, bạn sẽ cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nKhả năng vẽ, óc thẩm mỹ và khả năng sáng tạo\nĐam mê với lĩnh vực nghệ thuật và xây dựng\nTinh thần cầu tiến, ham học hỏi\nKhả năng chịu áp lực tốt\nKỹ năng làm việc nhóm tốt\nKỹ năng đàm phán, thuyết trình\nNăng lực sử dụng ngoại ngữ thành thạo\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây cũng là một câu hỏi gây nhiều trăn trở cho nhiều sĩ tử trước thềm kỳ thi đại học. Có thể nói, các môn Mỹ Thuật chính là “gương mặt thương hiệu” khi nhắc đến ngành này. Tuy nhiên, một số cơ sở đào tạo cũng xét tuyển các khối A, tạo điều kiện cho các bạn không có sở trường về môn Mỹ Thuật. Ngoài ra, các môn Khoa Học Tự Nhiên cũng rất quan trọng. Kiến thức từ những môn này sẽ là nền tảng giúp bạn tiếp thu những kiến thức chuyên môn.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nVới tốc độ đô thị hóa như hiện nay, cơ hội việc làm của sinh viên ngành này rất đa dạng. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc như sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên nghiên cứu quy hoạch tại các viện, các phòng nghiên cứu \nGiảng viên Quy hoạch vùng và đô thị\nLàm việc tại các công ty kinh doanh nhà đất trong công tác thiết kế quy hoạch\nTham gia công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại các sở quy hoạch – kiến trúc thành phố, sở xây dựng hoặc phòng quản lý đô thị các quận, huyện, thị xã; \nChuyên viên tư vấn quy hoạch tại các công ty tư vấn của nhà nước và tư nhân\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của nhân viên công tác trong ngành phụ thuộc rất nhiều các yếu tố như năng lực, kinh nghiệm làm việc… Sau đây là mức lương tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành:\n\n\n\nChuyên viên nghiên cứu quy hoạch – 12 triệu đồng/tháng\nGiảng viên – 12 triệu đồng/tháng\nNhân viên/quản lý tại các công ty kinh doanh nhà đất – 20 triệu đồng/tháng\nTham gia công tác quản lý quy hoạch – 12 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tư vấn quy hoạch – 25 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Quy hoạch vùng và đô thị là một ngành học không mới. Tuy nhiên tại Việt Nam do lịch sử phát triển đô thị trong những năm trước đây không được quan tâm một cách đúng mức dẫn tới sự thiếu hụt nguồn nhân lực Quy hoạch vùng và đô thị chuyên nghiệp. Chính vì thế, các sinh viên tốt nghiệp ngành này luôn được săn đón bởi các công ty và doanh nghiệp xây dựng. Nếu bạn yêu thích xây dựng và quy hoạch đô thị, ngành học này chính là một sự lựa chọn đáng cân nhắc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-do-thi-va-cong-trinh", "rid": "7580106", "major": "Quản lý đô thị và công trình", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nQuản lý đô thị và công trình là hoạt động xây dựng và phát triển các chính sách, quy định quản lý cảnh quan đô thị, quy hoạch của các công trình kiến trúc, v.v. Sinh viên theo học sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực quản lý quy hoạch; cơ sở hạ tầng, môi trường và kinh tế đô thị; quản lý dự án, đầu tư xây dựng công trình đô thị. Bên cạnh đó, người học còn được rèn luyện các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, năng lực ngoại ngữ và tin học văn phòng.\n\n\n", "các khối thi ngành quản lý đô thị & công trình là gì?": "\n\nCác khối thi vào ngành Quản lý đô thị & công trình thường là các khối A, khối C, khối D và khối V. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối A16: Toán Học, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh\nKhối C01: Ngữ Văn, Toán Học, Vật Lý\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối V00: Toán Học, Vật Lý, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật\nKhối V01: Toán Học, Ngữ Văn, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, đa số các cơ sở đào tạo thường áp dụng 2 hình thức tuyển sinh: xét điểm thi THPTQG và xét điểm học bạ THPT. Điểm chuẩn đối với hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 13 đến 18 điểm. Trong khi đó, đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 18 điểm. Ngoài ra, thí sinh cũng nên lưu ý một số hình thức xét tuyển mới sắp được áp dụng vào năm 2021:\n\n\n\nXét tuyển thẳng\nThi tuyển kết hợp với xét tuyển\nXét tuyển bằng điểm thi Đánh giá năng lực\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành quản lý đô thị & công trình?": "\n\nQuản lý đô thị và công trình là một ngành học cần thiết cho xã hội và mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Tuy nhiên, ngành này chỉ mới được đưa vào giảng dạy cách đây vài năm và có chương trình đào tạo khá nặng so với mặt bằng chung. Vì vậy, hiện nay chỉ có một vài trường đại học đưa ngành này vào giảng dạy nhằm đảm bảo chất lượng cho sinh viên. Đó là các trường: Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Xây dựng Miền Trung và Đại học Xây dựng Miền Tây.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNếu bạn muốn theo đuổi ngành học này, bạn sẽ cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó khả năng kết hợp giữa thẩm mỹ và kỹ thuật\nCó khả năng hoạch định và triển khai chiến lược quy hoạch\nThận trọng, tỉ mỉ trong công việc\nCó khả năng làm việc tốt dưới áp lực\nNăng động, nhạy bén\nCó óc sáng tạo, tinh thần ham học hỏi\nCó ý thức trách nhiệm cao\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây cũng là một câu hỏi gây nhiều trăn trở cho nhiều sĩ tử trước thềm kỳ thi đại học. Có thể nói, các môn Mỹ Thuật chính là “gương mặt thương hiệu” khi nhắc đến ngành này. Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo cũng xét tuyển các khối A, C và D, tạo điều kiện cho các bạn không có sở trường về môn Mỹ Thuật. Ngoài ra, các môn khác cũng không kém phần quan trọng bởi ngành này cũng yêu cầu về khả năng tư duy logic (các môn KHTN), khả năng giao tiếp và làm việc nhóm (Ngữ Văn), khả năng đọc hiểu tài liệu nước ngoài (các môn Ngoại Ngữ).\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nHiện nay, thị trường việc làm đang trong tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực QLĐT&CT chuyên nghiệp. Sau khi ra trường, sinh viên có thể lựa chọn công tác tại một trong số những vị trí sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên nghiên cứu tại các viện nghiên cứu quản lý đô thị\nChuyên viên thẩm định các dự án công trình kiến trúc\nChuyên viên tư vấn và phân tích các dự án đầu tư\nQuản lý dự án công trình kiến trúc\nGiảng viên\nQuản lý xây dựng tại các cơ quan quản lý Nhà nước\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nNếu bạn công tác tại các cơ quan Nhà nước, mức lương của bạn sẽ được tính theo các quy định hiện hành. Nếu bạn làm việc tại các công ty tư nhân, mức lương của bạn sẽ phụ thuộc vào quỹ lương của công ty, năng lực và kinh nghiệm làm việc. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho các vị trí trong ngành:\n\n\n\nChuyên viên nghiên cứu – 20 triệu đồng/tháng\nChuyên viên thẩm định – 20 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tư vấn và phân tích – 20 triệu đồng/tháng\nQuản lý dự án công trình kiến trúc – 60 triệu đồng/tháng\nGiảng viên – 12 triệu đồng/tháng\nQuản lý xây dựng – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNếu lựa chọn ngành QLĐT&CT, bạn sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình học tập và làm việc. Ngành này đòi hỏi bạn phải kết hợp cả sự sáng tạo lẫn tính cẩn thận để cho ra đời những công trình kiến trúc hoàn chỉnh nhất. Bù lại, bạn có thể nhận được mức lương hấp dẫn, xứng đáng với những công sức đã bỏ ra. Bên cạnh đó, một vài doanh nghiệp và cơ quan nhà nước cũng có rất nhiều chính sách đãi ngộ đi kèm dành cho người làm ngành này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thiet-ke-noi-that", "rid": "7580108", "major": "Thiết kế nội thất", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nThiết kế nội thất được hiểu là sự sắp xếp và sáng tạo không gian bên trong một công trình (nhà ở, nhà hàng, văn phòng, khách sạn, các địa điểm giải trí v.v) sao cho thỏa mãn nhu cầu sử dụng, yếu tố thẩm mỹ và đặc biệt là phải tối ưu hóa được từng mét vuông của không gian đó. Các sinh viên thiết kế nội thất sẽ được đào tạo cách lựa chọn và bài trí các hạng mục cố định (ánh sáng, hệ thống điện, tường/trần/sàn nhà, v.v) và các đồ nội thất (giường ngủ, bàn học/bàn làm việc, TV, sofa, v.v). Không chỉ vậy, kiến trúc sư nội thất còn cần phải trực tiếp khảo sát hiện trạng của không gian để đảm bảo bản thiết kế phù hợp cho việc thi công.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo thiết kế nội thất thường sẽ xét tuyển các khối thi sau đây:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối C03: Ngữ Văn, Toán Học, Lịch Sử\nKhối C04: Ngữ Văn, Toán Học, Địa Lý\nKhối C09: Ngữ Văn, Vật Lý , Địa Lý\nKhối C15: Ngữ Văn, Toán Học, KHXH\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D09: Toán, Lịch Sử, Tiếng Anh\nKhối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh\nKhối H00: Ngữ Văn, Năng Khiếu Nghệ Thuật 1 (Hình Họa), NKNT 2 (Bố cục màu)\nKhối H01: Toán Học, Ngữ Văn, Vẽ\nKhối H02: Toán Học, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật, Vẽ Trang Trí Màu\nKhối H03: Toán Học, KHTN, Vẽ Năng Khiếu\nKhối H04: Toán Học, Tiếng Anh, Vẽ Năng Khiếu\nKhối H05: Ngữ Văn, KHXH, Vẽ Năng Khiếu\nKhối H06: Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vẽ Mỹ Thuật\nKhối H07: Toán, Hình Họa, Trang Trí\nKhối H08: Ngữ Văn, Lịch Sử, Vẽ Mỹ Thuật\nKhối V00: Toán, Vật Lý, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật\nKhối V01: Toán Học, Ngữ Văn, Vẽ Hình Họa Mỹ Thuật\nKhối V02: Vẽ Mỹ Thuật, Toán Học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nMỗi cơ sở đào tạo thường có yêu cầu điểm chuẩn khác nhau dành cho ngành thiết kế nội thất. Điểm chuẩn đối với phương thức xét học bạ là từ 6 điểm đến 18 điểm. Trong khi đó, con số này dao động từ 15 điểm đến 27 điểm với phương thức xét kết quả thi THPTQG. Ngoài hai hình thức thi THPTQG và xét học bạ, thí sinh cũng có thể sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Tp. HCM. Đây là kỳ thi đánh giá khả năng tư duy logic của thí sinh thông qua 120 câu hỏi trắc nghiệm. Đối với kì thi đánh giá năng lực, các trường thường yêu cầu thí sinh đạt số điểm từ 550 đến 625 điểm. Ngoài ra, các sĩ tử cũng nên lưu ý một số tiêu chí phụ sau đây:\n\n\n\n\n\nNV2 chênh lệch 0.5 đến 1.5 điểm so với NV1\nH02: Vẽ HHMT ≥ 6.0, Vẽ TTM ≥ 6.0\n V00, V01: Vẽ HHMT ≥ 6,0\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kiến trúc Hà Nội\nĐại học Lâm nghiệp\nĐại học Mỹ thuật Công nghiệp\nĐại học Mỹ thuật Công nghiệp Á châu\nĐại học Nguyễn Trãi\nĐại học Kinh Bắc\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Kiến trúc Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nPhân hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp tại Đồng Nai\nĐại học Kiến Trúc Tp.HCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Công Nghệ Tp.HCM\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học  Văn Lang\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp ngành ?": "\n\nĐi cùng với mức lương hấp dẫn của ngành thiết kế nội thất là những yêu cầu không kém phần khắt khe. Nếu muốn theo đuổi nghề này lâu dài, bạn cần phải:\n\n\n\nCó đam mê với nghề, chịu được áp lực công việc\n\n\n\nĐây là một yếu tố quan trọng bởi bạn sẽ phải làm việc nhiều giờ liền để thiết kế, chỉnh sửa các bản vẽ, khảo sát thực tế hoặc thậm chí là giám sát việc thi công. Những công việc trên sẽ càng trở nên khó khăn hơn khi bạn không có nhiệt huyết với ngành thiết kế nội thất ngay từ đầu.\n\n\n\nCó óc sáng tạo\n\n\n\nNhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu đang thay đổi từng ngày theo nhịp sống hiện đại, các kiến trúc sư thiết kế nội thất cần vận dụng những điều mới mẻ và táo bạo vào trong những thiết kế, cũng như linh hoạt trong việc xử lý các sự cố phát sinh (nếu có).\n\n\n\nThận trọng, tỉ mỉ trong công việc\n\n\n\nBản thiết kế của kiến trúc sư sẽ là “kim chỉ nam” cho quá trình thi công những tòa nhà hoặc công trình. Vì thế, sự cẩn thận là một đức tính không thể thiếu nếu bạn muốn theo đuổi ngành kiến trúc.\n\n\n\nCó khả năng kết hợp nghệ thuật và tư duy logic\n\n\n\nHầu hết khách hàng yêu cầu bản thiết kế nội thất vừa phù hợp với sở thích cá nhân vừa tiện nghi nhất có thể khi sử dụng. Do đó, các bạn kiến trúc sư thiết kế nội thất cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa “cái đầu lạnh” và “trái tim nóng” để cho ra đời những bản thiết kế vừa tối ưu hóa không gian vừa phù hợp thẩm mỹ.\n\n\n", "học cần giỏi những môn gì?": "\n\nSẽ không khó để nhận ra các môn vẽ có mặt trong hầu hết các tổ hợp xét tuyển của ngành thiết kế nội thất. Nếu bạn đầu tư nhiều vào việc học vẽ so với các môn khác, bạn nên xem xét thi các tổ hợp H và V. Đây là 2 tổ hợp tập trung vào các môn vẽ nên sẽ giúp bạn có thêm lợi thế khi đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều lợi thế về mỹ thuật nhưng muốn theo ngành thiết kế nội thất, bạn sẽ cần một chiến lược khác. Bạn có thể lựa chọn các trường xét tuyển tổ hợp A, C, D chẳng hạn. Ngoài ra, một số thí sinh cũng tham khảo việc xét học bạ hoặc tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Tp.HCM.\n\n\n", "cơ hội việc làm cho sinh viên như thế nào?": "\n\nNgoại trừ sở thích và năng khiếu, thì cơ hội việc làm là yếu tố lớn nhất tác động đến quyết định chọn ngành của các thí sinh trước thềm đại học. Như đã nói, nghề thiết kế nội thất đang trở thành ngành học lý tưởng dành cho các bạn trẻ bởi cơn sốt bất động sản. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên thiết kế nội thất có rất nhiều lựa chọn việc làm:\n\n\n\n\n\nChuyên viên thiết kế nội thất\nChuyên viên tư vấn nội thất\nGiảng viên chuyên ngành thiết kế nội thất\nThiết kế nội thất tự do (freelancer)\nKỹ sư CAD\nĐiều phối viên môi trường nhà ở\nNhân viên giám sát thi công công trình nhà ở\n\n\n\n", "mức lương của người làm là bao nhiêu?": "\n\nTrong số các ngành đang “hot” hiện nay, Thiết kế nội thất là một trong những ngành có chương trình học nặng nề nhất với nhiều kiến thức chuyên ngành. Không chỉ vậy, yêu cầu của thị trường nội thất với những người làm việc trong ngành này lại càng khắt khe hơn. Bù lại, ngành thiết kế nội thất mang đến mức lương hấp dẫn cho những ai có đủ kiến thức chuyên môn và năng lực, kinh nghiệm làm việc. Sau đây là mức lương tham khảo dành cho các vị trí trong ngành thiết kế nội thất:\n\n\n\nChuyên viên thiết kế nội thất – 30 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tư vấn nội thất – 15 triệu đồng/tháng kèm thưởng doanh số\nGiảng viên chuyên ngành thiết kế nội thất – 12 triệu đồng/tháng\nThiết kế nội thất tự do – 30 triệu đồng/tháng\nKỹ sư CAD – 15 triệu đồng/tháng\nĐiều phối viên môi trường nhà ở – 12 triệu đồng/tháng\nNhân viên giám sát thi công công trình nhà ở – 20 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrong tương lai, nhu cầu nhà ở sẽ còn tăng mạnh do sự bùng nổ dân số. Hơn nữa, thế hệ trẻ hiện đại không chỉ cần một mái nhà đơn sơ mà còn muốn có được một không gian sống độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân của gen Z. Đây sẽ là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm cho sự phát triển của ngành thiết kế nội thất. Quá trình học tập và làm việc sẽ khiến các kiến trúc sư nội thất phải đương đầu với không ít thử thách. Tuy nhiên có thể khẳng định mức lương và đãi ngộ mà bạn sẽ nhận được chắc chắn rất xứng đáng."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-bao-ton-di-san-kien-truc-do-thi", "rid": "7580111", "major": "Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị (Mã ngành: 7580111) là ngành đào tạo kết hợp hai mảng kiến trúc và đô thị nhằm mục đích đào tạo ra đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp để bảo tồn những khu di sản quý báu còn tồn tại; góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến sự phát triển của đô thị trong tương lai.\n\n\nChương trình giúp người học hiểu rõ về công tác bảo tồn trùng tu các công trình kiến trúc di sản, hoạch định chiến lược phát triển đô thị như: cư dân đô thị, phát huy di sản, kinh tế, đất đai, cơ sở hạ tầng, quy hoạch, kiến tạo môi trường văn hóa đô thị… thông qua di sản, xây đắp những mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua việc bảo tồn các khu di sản văn hóa, kết nối văn hóa với các đô thị di sản.\n\n\nCác khối thi vào ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị là gì?\n\n\nHiện tại chưa có thông tin các khối thi vào ngành bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị. Các bạn hãy thường xuyên theo dõi Reviewedu.net để cập nhật thông tin mới nhất.\n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị là bao nhiêu?\n\n\nĐiểm chuẩn ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị dao động từ 15 – 20 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, điểm chuẩn có thể thay đổi do số lượng và chất lượng thí sinh đăng ký vào trường.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại chưa có thông tin các trường đào tạo ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị. Các bạn hãy thường xuyên theo dõi Reviewedu.net để cập nhật thông tin mới nhất.\n\n\nSinh viên học ngành này được trang bị những kiến thức kỹ năng cần thiết của một kiến trúc sư Bảo tồn trong việc thiết kế kiến trúc, quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị đô thị di sản; khả năng nghiên cứu lập dự án quy hoạch bảo tồn các khu di sản văn hóa thế giới; lập dự án bảo tồn, thi công trùng tu các công trình di tích kiến trúc và tôn tạo cảnh quan di sản. Tìm hiểu những kiến thức nền tảng về di sản kiến trúc Việt Nam và Thế giới; hiểu và áp dụng được phương pháp luận nghiên cứu bảo tồn di sản kiến trúc, tổ chức và thực hiện các dự án nghiên cứu bảo tồn di sản.\n\n\nNgoài những môn học đại cương thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về những vấn đề xây dựng và quản lý đô thị qua nhiều môn học chuyên ngành: Lý thuyết và thực hành quy hoạch đô thị, Hệ thống thông tin địa lý – GIS, Thiết kế đô thị, Nhà ở và quản lý nhà ở, Quản lý môi trường đô thị, Quản lý nhà nước về đô thị,… \n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nTheo định hướng đào tạo của đơn vị, cử nhân ngành Bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức giữ gìn, rèn luyện sức khỏe, kiến thức cơ bản và chuyên sâu về đô thị học, có tư duy về khoa học, năng động, sáng tạo, có khả năng tự học và nghiên cứu để nâng cao trình độ, nêu cao ý thức trách nhiệm cộng đồng và tác phong của một thị dân trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0; những kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực tư vấn phát triển đô thị bền vững, quản lý đô thị, quản lý quy hoạch đô thị và quản lý các dự án phát triển đô thị;…\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị, sinh viên được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc với vị trí kiến trúc sư tại: \n\n\n\nCác trung tâm bảo tồn di sản văn hóa trong nước và trong khu vực\nCác bảo tàng cấp Tỉnh hoặc cấp Trung ương\nCó thể học lên cao hơn và làm công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học có đào tạo về bảo tồn di sản kiến trúc và quản lý đô thị và dự án\nĐảm nhiệm các vai trò tư vấn; điều phối; quy hoạch về kinh tế – xã hội; thiết kế và xây dựng chính sách liên quan đến đô thị; xây dựng, thẩm định và đánh giá dự án; giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề của đô thị, quản lý đô thị, quy hoạch vùng và đô thị;… \nLàm việc trong các cơ quan ban ngành, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức nhân dân, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài; các tổ chức quốc tế; các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương\nHoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nhà ở, văn phòng…\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của ngành bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị phụ thuộc vào vị trí làm việc, kinh nghiệm và cơ sở làm việc của từng cá nhân. Thông thường, mức lương trung bình cho ngành này là từ 10 – 12 triệu đồng/tháng. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những chia sẻ của ReviewEdu.net về ngành bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị để các thí sinh tham khảo. Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với ngôn ngữ thì đây là ngành học đáng để cân nhắc. Chúc bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-do-thi-hoc", "rid": "7580112", "major": "Đô thị học", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nĐô thị học (ĐTH) là ngành khoa học tổng hợp, bao gồm các lĩnh vực quy hoạch kiến trúc đô thị, sử dụng đất đai, đầu tư và phát triển hạ tầng công cộng. Đây là ngành học mới được đánh giá cao trong nhóm ngành kiến trúc và quy hoạch. Tại các cơ sở đào tạo, sinh viên ngành Đô thị học sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành như quy hoạch đô thị, luật đất đai, quản lý đô thị, quản lý giao thông vận tải, quản lý điện và cấp thoát nước đô thị, quy trình quản lý các dịch vụ dân sinh và trật tự đô thị, v.v\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành này thường xét tuyển bằng các khối sau đây:\n\n\n\nKhối A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh\nKhối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí\nKhối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nKhối D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, ngành ĐTH thường áp dụng 2 hình thức xét tuyển: xét điểm thi THPTQG và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Điểm chuẩn đối với hình thức xét điểm thi THPT thường dao động từ 20.75 – 21.5 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn đối với hình thức xét điểm thi ĐGNL thường dao động từ 600 – 640 điểm. Thí sinh cũng nên lưu ý rằng điểm chuẩn có thể thay đổi theo số lượng và học lực của các thí sinh đăng ký ngành Đô thị học mỗi năm. Ngoài ra, ngành học này hầu như không áp dụng thêm tiêu chí phụ nào trong quá trình tuyển sinh.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐTH là một ngành học cần thiết cho xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa tăng nhanh như hiện nay. Tuy nhiên, ngành này chỉ mới được đưa vào giảng dạy cách đây vài năm và có chương trình đào tạo khá nặng so với mặt bằng chung. Vì vậy, tại Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất một trường đại học đào tạo ngành này nhằm đảm bảo chất lượng cho sinh viên. Đó là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nĐô thị học là một ngành khá mới và bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này phần nào gây ra khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Vì thế, nó thường được chia thành các chuyên ngành cụ thể và chuyên sâu hơn. Cụ thể:\n\n\n\nCơ sở quy hoạch đô thị\nCơ sở quy hoạch san nền\nKinh tế xây dựng và phát triển đô thị\nQuy trình quản lý đô thị và quản lý xây dựng\nQuy trình quản lý bất động sản, đất đai, nhà ở đô thị\nQuy phạm và tiêu chuẩn xây dựng\nCơ sở điều tra xã hội học\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nNếu bạn muốn theo đuổi ngành học này, bạn sẽ cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê và nhiệt huyết với nghề\nTinh thần trách nhiệm\nKhả năng chịu áp lực cao\nKỹ năng thích ứng linh hoạt với thay đổi trong xu hướng thị trường\nTinh thần cầu tiến, ham học hỏi\nKỹ năng làm việc nhóm\nKỹ năng giao tiếp và đàm phán\nKỹ năng hoạch định và triển khai chiến lược\nNăng lực ngoại ngữ tốt\nKhả năng sử dụng thành thạo các công cụ tin học văn phòng\nCó óc sáng tạo và năng lực tư duy thẩm mỹ\nCó tầm nhìn xa trông rộng\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nCó thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các tổ hợp xét tuyển ngành ĐTH đều có các môn Ngữ Văn và Tiếng Anh. Vì thế, nếu bạn muốn theo học ngành này, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào 2 bộ môn trên. Đặc biệt đối với môn Tiếng Anh, bạn cần trau dồi cả kiến thức trên trường lẫn các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Bên cạnh đó, thí sinh cũng nên lưu ý nhiều hơn đến các môn như Toán Học, Lịch Sử, Địa Lý.\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\nNgành ĐTH là một ngành chỉ mới được đưa vào giảng dạy. Vì vậy, nhu cầu nhân lực đối với ngành này là rất lớn. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Đô thị học, các bạn có thể làm việc tại cơ quan Nhà nước hoặc các công ty tư nhân. Sau đây là một số vị trí tham khảo:\n\n\n\n\n\nChuyên viên quản lý đô thị\nKỹ sư thiết kế hạ tầng đô thị\nKỹ sư thiết kế cảnh quan đô thị\nGiảng viên Đô thị học\nChuyên viên nghiên cứu xây dựng và phát triển đô thị\n\n\n\n", "mức lương dành cho người công tác trong ngành này ra sao?": "\n\nCác vị trí công tác trong ngành ĐTH đều rất quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển đất nước. Vì thế, thu nhập đối với ngành này cũng rất hấp dẫn. Sau đây là mức thu nhập tham khảo đối với một số vị trí trong ngành:\n\n\n\nChuyên viên quản lý đô thị – 15 triệu đồng/tháng\nKỹ sư thiết kế hạ tầng đô thị – 25 triệu đồng/tháng\nKỹ sư thiết kế cảnh quan đô thị – 25 triệu đồng/tháng\nGiảng viên – 12 triệu đồng/tháng\nChuyên viên nghiên cứu xây dựng và phát triển đô thị – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù ngành Đô thị học còn nhiều hạn chế như ít trường đào tạo và công việc nhiều yêu cầu khắt khe, nhưng đây vẫn là ngành lý tưởng dành cho các bạn trẻ. Nó đem đến cho bạn nhiều cơ hội trau dồi kiến thức trong nhiều lĩnh vực và đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Nếu bạn là một người đang phân vân trong việc chọn ngành và muốn có được sự thoải mái về tài chính trong tương lai, ngành học này là một sự lựa chọn đáng để bạn cân nhắc."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-xay-dung", "rid": "7580201", "major": "Kỹ thuật xây dựng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Kỹ thuật xây dựng là ngành học chuyên đào tạo các kỹ sư xây dựng công trình có nền tảng kiến thức vững chắc để đảm nhận công tác thiết kế, thi công, giám sát, tính toán khối lượng dự toán công trình và đi sâu nghiên cứu về KTXD.\n\n\nTheo đuổi ngành học này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, phần mềm thiết kế chuyên sâu thuộc lĩnh vực xây dựng. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn được bổ sung những lý thuyết cơ bản về khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình hay quy định của pháp luật trong xây dựng. Ngoài ra, các bạn sẽ được rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc như: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm… Tất cả những điều trên sẽ giúp bạn dễ dàng có được việc làm với mức lương như mong muốn.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể theo học ngành Kỹ thuật xây dựng, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)\nKhối A04 (Toán, Vật lý, Địa lý)\nKhối A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)\nKhối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)\nKhối C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)\nKhối C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)\nKhối C14 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân)\nKhối C15 (Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội)\nKhối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nKhối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)\nKhối D84 (Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)\nKhối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)\n\n\n\n", "điểm chuẩn vào ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\nĐiểm trúng tuyển vào ngành Kỹ thuật xây dựng còn tùy thuộc vào từng trường đại học khác nhau, phương thức xét tuyển cũng như tổ hợp môn. Do đó sẽ không thể có một con số chính xác về điểm chuẩn. Tuy nhiên, những năm gần đây điểm chuẩn dựa trên kết quả thi THPTQG của ngành này tại các trường đại học thường dao động trong khoảng từ 16 – 25 điểm. Bên cạnh đó, một số trường xét tuyển theo phương thức học bạ có mức điểm chuẩn từ 18 – 20 điểm.\n\n\n", "các trường đại học nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng trên cả nước. Dưới đây sẽ liệt kê danh sách các trường để giúp phụ huynh cũng như các bạn học sinh dễ dàng lựa chọn cho mình một ngôi trường yêu thích và phù hợp:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại học Xây dựng\nĐại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)\nĐại học Mỏ – Địa chất Hà Nội\nĐại học Thủy lợi\nĐại học Đại Nam\nĐại học Hải Phòng\nĐại học Phương Đông\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nĐại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Nha Trang\nĐại học Duy Tân\nĐại học Xây dựng miền Trung\nĐại học Quy Nhơn\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Giao thông Vận tải TP.HCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Văn Lang\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Nguyễn Tất Thành\n\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc ngành ktxd?": "\n\nKỹ thuật xây dựng là một ngành học khá rộng, tên gọi của nó mang tính bao quát và tầm cỡ. Do vậy để xác định đúng ngành nghề yêu thích trong tương lai cũng như lựa chọn hướng đi phù hợp cho bản thân, các bạn sĩ tử cần nắm rõ được các chuyên ngành cơ bản của KTXD gồm:\n\n\n\nKTXD Dân dụng và Công nghiệp\nKTXD Cầu đường\nKTXD Công trình Thủy (Cảng –  đường thủy; công trình Thủy lợi – Thủy điện)\nKTXD Đô thị: liên quan đến cơ sở hạ tầng đô thị\nKTXD công trình Biển (công trình Biển và Dầu khí)\nKỹ thuật Vật liệu xây dựng\nKinh tế xây dựng\nQuản lý xây dựng\n\n\n\n", "những tố chất nào cần có để theo học ngành ktxd?": "\n\nĐể học tập và làm việc tốt trong ngành Kỹ thuật xây dựng, bạn cần hội tụ những tố chất sau:\n\n\n\nCó khả năng tư duy, tính toán. Đây là yếu tố quan trọng để giúp bạn nắm bắt và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, mạch lạc và dễ dàng hơn trong việc tính toán, thiết kế một cách chính xác nhất\nCó đam mê với ngành xây dựng\nCó kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình\nChăm chỉ, cần cù, có khả năng chịu được áp lực tốt\nCó sự am hiểu về kiến thức lịch sử, địa lý và văn hóa để giúp bạn có thể thiết kế và tạo ra những công trình đảm bảo về kỹ thuật, phù hợp với nền văn hóa, phong tục của từng vùng miền khác nhau\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNgành xây dựng luôn giữ một vai trò rất lớn trong nền kinh tế của một quốc gia. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành KTXD sẽ không phải đối diện với nỗi lo thất nghiệp vì cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhận các vị trí như:\n\n\n\nKỹ sư thiết kế, thi công: tiến hành triển khai, thi công công trình, dự án của công ty hoặc doanh nghiệp\nKỹ sư giám sát: chuyên thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng của công ty hoặc doanh nghiệp hay của cơ quan quản lý Nhà nước\nChuyên viên tư vấn: lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các tập đoàn xây dựng\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\nVới đặc thù là ngành KTXD là khá vất vả trong các khâu từ tính toán đến thiết kế và thi công, do đó chủ yếu hợp với các bạn nam hơn là nữ. Tuy nhiên đây là ngành học mang lại việc làm cùng với mức thu nhập ổn định, chế độ đãi ngộ tốt dành cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mức lương sẽ dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng dành cho các bạn sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc. Đối với những bạn có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm thì mức thu nhập sẽ trong khoảng từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Mặt khác đối với các bạn dày kinh nghiệm hoặc đảm nhận các vị trí quản lý sẽ hưởng mức lương cao hơn từ 13 triệu đồng/tháng trở lên.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành Kỹ thuật xây dựng đang được chú trọng đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục. Đây được xem là một trong những ngành đang và sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Theo học ngành nghề này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng, giúp các bạn dễ dàng thành công trong tương lai cùng mức lương hấp dẫn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-xay-dung-cong-trinh-thuy", "rid": "7580202", "major": "Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ", "payload": {"ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy (KTXDCTT) là ngành học chuyên về việc thiết kế, xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình bến cảng, công trình biển, công trình thủy công trong nhà máy đóng tàu, công trình bảo vệ bờ biển, hải đảo cũng như công trình ven thềm lục địa, khu vực cửa sông ven biển…\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về lý thuyết và kỹ năng thực hành cả về lĩnh vực xây dựng công trình thủy và thềm lục địa. Từ đó, sinh viên có khả năng tự nghiên cứu phát triển cơ sở lý thuyết, các vấn đề mới, vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thiết kế và thi công các công trình đường thủy, công trình bến cảng, công trình thủy công trong nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy là gì?": "\n\nNgành học này có tất cả 05 khối, tổ hợp xét tuyển. Cụ thể là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý –  Tiếng Anh\nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin năm 2020, điểm chuẩn của ngành KTXDCTT nằm ở mức từ 14  – 16.55 điểm. Mức điểm này phụ thuộc vào điểm thi THPTQG. Để biết thêm thông tin chi tiết, các thí sinh có thể tự mình tìm hiểu trên các trang, website tuyển sinh của từng trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy?": "\n\nNgành học này đang được rất nhiều trường đào tạo. Các bạn có thể tham khảo theo danh sách khu vực dưới đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Giao thông Vận tải\nĐại học Thủy lợi\nĐại học Xây dựng\nĐại học Hàng Hải\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Vinh\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Thủy lợi – Cơ sở 2\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy?": "\n\nĐể có được câu trả lời chính xác nhất, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nCó khả năng học tốt các môn tự nhiên như Toán, Vật lý, Hóa học…\nĐam mê kỹ thuật\nKỹ năng làm việc nhóm\nSức khỏe đảm bảo trong các chuyến công tác\nCó khả năng làm việc dưới áp lực lớn, khối lượng công việc cao\nKhả năng sử dụng tốt ngoại ngữ, tin học\nKhả năng học tập độc lập\nKỹ năng hình thành ý tưởng\nCó khả năng làm việc với máy móc và công cụ kỹ thuật\nTư duy linh hoạt, nhạy bén\nĐam mê ngành xây dựng, kỹ thuật\nTinh thần cầu thị, thái độ làm việc chuyên nghiệp, thận trọng\n\n\n\n", "học ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể theo đuổi ước mơ trở thành một kỹ sư lành nghề, bạn cần học tốt ít nhất 03 môn. Đó là:\n\n\n\nVật lý: Là bộ môn đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này. Ví dụ các môn chuyên ngành như: Đồ án đập đất, đập và hồ chứa, thủy năng I…\nTiếng Anh: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Sinh viên sẽ phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành thông qua ngôn ngữ này.\nTin học: sinh viên sẽ phải làm việc với các vấn đề như thiết kế đồ án, sơ đồ, thiết kế các kết cấu đặc biệt… thông qua máy tính. Do đó, đây sẽ là một điểm cộng cho những ai học tốt môn tin học.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình học, các kỹ sư hoàn toàn có thể đảm nhiệm một số vị trí công việc sau:\n\n\n\n\n\nLàm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng… tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực thủy lợi, nông nghiệp, thủy điện, môi trường, phòng chống thiên tai, xây dựng cơ sở hạ tầng.\nTư vấn, thiết kế tại các đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng thủy lợi – thủy điện, quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng công trình ven sông và bờ biển.\nLàm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến dự án thủy lợi, thủy điện, nông nghiệp, thủy sản, ban quản lý các lưu vực sông, phòng chống lụt bão, bảo vệ môi trường.\nThi công các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình ven bờ.\nThi tuyển vào các cơ sở giáo dục bậc trung cấp, cao đẳng và đại học để giảng dạy các môn Thủy lực, Thủy văn, Cơ lý thuyết, Cơ học đất, Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Kết cấu Bê tông, Thủy công, Thủy điện, Trạm bơm, Cấp thoát nước,…\nNghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Cơ học chất lỏng, Cơ học đất nền móng, Cơ học vật rắn biến dạng,… ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy là bao nhiêu?": "\n\nTrên thị trường lao động, mức lương dành cho các kỹ sư KTXDCTT được chia ra làm 02 dạng.\n\n\n\nĐối với các sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm: Trong tầm 7 – 10 triệu VNĐ/tháng.\nĐối với các kỹ sư lâu năm, kinh nghiệm chuyên môn vững chắc: 15 – 20 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n\nTuy nhiên, bất kể là kỹ sư mới làm việc trong ngành hay các kỹ sư chuyên nghiệp, họ đều nhận được mức phúc lợi, đãi ngộ chung từ cơ quan, doanh nghiệp họ làm việc như: Thưởng lễ tết, lương tháng thứ 13, tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thưởng theo năng suất làm việc…\n\n\n", "kết luận": "\n\nNhư vậy có thể thấy rằng, ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy đã và đang đóng góp một đội ngũ nhân lực lớn đến không chỉ ngành xây dựng mà còn có cả ngành thủy lợi. Những kỹ sư chuyên ngành này chính là những nhân tố quan trọng đóng góp nên sự ổn định của các hồ chứa, thủy điện, đập,… Từ đó, lưu lượng nước có thể được duy trì ở mức ổn định hoặc đưa ra sự dự đoán, thông báo khi gặp sự cố bất ngờ, đảm bảo an toàn cho nhân dân quanh khu vực đó."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-xay-dung-cong-trinh-bien", "rid": "7580203", "major": "Kỹ thuật xây dựng công trình biển", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKỹ thuật xây dựng công trình biển (Tiếng Anh: Coastal and Offshore Engineering) là ngành chuyên sâu về thiết kế xây dựng, quản lý các công trình ven biển và công trình biển – dầu khí. Thí sinh theo học ngành này sẽ được đào tạo các  kỹ thuật xây dựng và quản lý các công trình bảo vệ bờ và cơ sở hạ tầng ven biển và hải đảo, quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo, đáp ứng mục tiêu và nhu cầu phát triển kinh tế biển của đất nước.\n\n\n\n\nSinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn cao để có thể quy hoạch, thiết kế và thi công các công trình chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng, phát triển hệ thống cảng, hệ thống giao thông thủy, các công trình trên biển và ven biển, mở rộng đến tất cả các công trình xây dựng ven sông, biển, gần hay xa bờ chịu tác động phức tạp của môi trường sông, biển.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nHiện nay có tất cả 5 tổ hợp xét tuyển đối với ngành KTXDCTB này. Cụ thể:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD29: Toán – Vật lý – Tiếng Pháp\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn xét tuyển vào KTXDCTB tại các trường đại học dao động trong khoảng 17 – 24 điểm. Mức điểm này còn tùy thuộc vào phương thức tuyển sinh của từng trường. Để biết thêm thông tin chi tiết, các thí sinh có thể theo dõi kênh thông tin tuyển sinh chính thức của trường mà mình đăng ký xét tuyển.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại, trên cả nước chỉ có một vài cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể các trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Thủy lợi\nĐại học Xây dựng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM\n\n\n\nNhư vậy, mỗi sinh viên đều có thể tự tìm hiểu và chọn cho mình cơ sở đào tạo thích hợp nhất mà không phải lo ngại về vấn đề khoảng cách địa lý.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể biết được liệu mình có phù hợp với ngành này hay không, các thí sinh có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê ngành học\nThái độ học tập tốt\nSức khỏe, thể lực tốt\nKhả năng phân tích, đánh giá\nKỹ năng giao tiếp hiệu quả\nKhả năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu\nKỹ năng ghi chép, thuyết trình, báo cáo\nỨng dụng kỹ thuật công nghệ, công cụ hiện đại thực tế vào trong ngành nghề\nCó khả năng sử dụng các trang thiết bị chuyên ngành\nKỹ năng lãnh đạo, điều hành nhóm\nKỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin\nSử dụng tốt tiếng Anh\nLuôn trau dồi bản thân\nThận trọng, nghiêm túc trong công việc\nThường xuyên phải đi công tác, xa nhà\nChịu được áp lực cao về yêu cầu công việc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nTheo chương trình đào tạo chuyên ngành KTXDCTB, sinh viên nên chú trọng phát triển ở 03 môn là:\n\n\n\nTin học: Môn học giúp sinh viên sử dụng kỹ năng máy tính, kỹ năng đồ họa của mình phục vụ cho công việc.\nTiếng Anh: Môn học yêu cầu ở tất cả các trường đại học. Sinh viên sẽ phải học tập, nghiên cứu tài liệu thông qua ngôn ngữ này.\nVật lý: Môn học chiếm 85% kiến thức chuyên ngành này. Trong mỗi kì học, sẽ có ít nhất 3 môn học liên quan tới kiến thức vật lý. Ví dụ: Nạo vét biển, GIS và viễn thám ứng dụng trong kỹ thuật biển, đồ án nền móng…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCác kỹ sư chuyên ngành KTXDCTB có thể ứng tuyển vào một trong số các vị trí việc làm sau đây:\n\n\n\nGiảng dạy, nghiên cứu thuộc ngành xây dựng công trình biển, và một số ngành liên quan.\nLập các dự án đầu tư, thiết kế, khảo sát, thi công xây dựng và sửa chữa các công trình ngoài khơi và ven biển, và một số loại công trình xây dựng.\nCán bộ quản lý và khai thác các công trình biển.\n\n\n\n\n\nVới những vị trí công việc trên, các bạn có thể làm tại:\n\n\n\nCơ quan quản lý nhà nước: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt nam (MONRE), Tổng cục Biển và hải đảo Việt nam (VASI), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…\nViện nghiên cứu (lĩnh vực Tài nguyên nước, Tài nguyên môi trường biển, Thủy lợi, Đê điều, Công trình thủy, Phòng tránh thiên tai)…\nCác trường đại học: Đại học Môi trường, Đại học Thái Nguyên, Đại học Thủy lợi…\nCông ty tư vấn trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, xây dựng công trình biển, quy hoạch vùng ven biển và hải đảo (Royal Haskoning DHV, Vinwater…).\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập cho các kỹ sư KTXDCTB được chia làm 02 dạng:\n\n\n\nSinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm: 8 – 10 triệu VNĐ/tháng.\nKỹ sư có chuyên môn lâu năm trong nghề: 15 – 20 triệu VNĐ/tháng hoặc có thể cao hơn.\n\n\n\nTuy vậy, các kỹ sư KTXDCTB cũng được nhận một số các ưu đãi, phúc lợi giống như nhiều ngành nghề kỹ thuật khác. Ví dụ như:\n\n\n\nLương cứng\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nLương tháng thứ 13\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12-24 ngày)\nƯu đãi cho nhân viên có con nhỏ…\nPhụ cấp xăng xe\nChế độ nghỉ thai sản đối với những người đang mang thai\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kỹ thuật xây dựng công trình biển không chỉ đóng góp vào việc phát triển xây dựng kinh tế ở các khu biển đảo, nó còn đóng góp vào việc khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển thông qua nhiều hình thức. Hi vọng qua bài viết này, các thí sinh sẽ có cho mình một cái nhìn bao quát nhất định về ngành này. Từ đó, những bạn học sinh sẽ có thể đưa ra một quyết định đúng đắn cho bản thân trước thềm kỳ thi đại học sắp tới."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-xay-dung-cong-trinh-giao-thong", "rid": "7580205", "major": "Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKỹ thuật xây dựng công trình giao thông (tiếng Anh: Transport Construction Engineering) là ngành học chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý và khai thác công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay…\n\n\n\n\nTheo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực công trình giao thông. Ví dụ như: trắc địa, thủy lực, kết cấu bê tông cốt thép cầu đường, kiểm định công trình, chỉ đạo thi công. Sau khi học xong, sinh viên sẽ có khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình, kiểm tra lao động an toàn lao động trong xây dựng.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể theo học ngành KTXDCTGT, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có một vài sự lựa chọn về khối thi như sau:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)\nKhối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nKhối A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)\nKhối A04 (Toán, Vật lý, Địa lý)\nKhối A10 (Toán, Vật lý, GDCD)\nKhối D29 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp)\nKhối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)\nKhối C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)\nKhối C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)\n\n\n\n", "điểm chuẩn vào ngành như thế nào?": "\n\nĐiểm trúng tuyển vào ngành còn tùy thuộc vào từng trường đại học, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn cũng như chỉ tiêu xét tuyển. Do đó sẽ không thể có một con số chính xác về điểm chuẩn. Tuy nhiên, những năm gần đây, điểm chuẩn dựa trên kết quả thi THPTQG thường dao động từ 14 – 25 điểm. Bên cạnh đó, một số trường xét tuyển theo phương thức học bạ có mức điểm chuẩn từ 18 – 26 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành học này?": "\n\nHiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành KTXDCTGT trên cả nước. Dưới đây sẽ liệt kê danh sách các trường để giúp phụ huynh cũng như các bạn học sinh dễ dàng lựa chọn cho mình một ngôi trường yêu thích và phù hợp:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Xây dựng\nĐại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)\nĐại học Mỏ – Địa chất Hà Nội\nĐại học Thủy lợi\nĐại học Đại Nam\nĐại học Hải Phòng\nĐại học Phương Đông\nĐại học Hàng hải\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Nha Trang\nĐại học Duy Tân\nĐại học Xây dựng miền Trung\nĐại học Kiến trúc Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Giao thông Vận tải TP.HCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Văn Lang\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương\nĐại học Trà Vinh\n\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc ?": "\n\nĐể xác định đúng ngành nghề yêu thích trong tương lai cũng như lựa chọn hướng đi phù hợp cho bản thân, các bạn sĩ tử cần nắm rõ được các chuyên ngành cơ bản của KTXDCTGT gồm:\n\n\n\nXây dựng cầu đường: nhiệm vụ của ngành học này là tạo ra mạng lưới giao thông đường bộ thông suốt.\nXây dựng giao thông đường sắt: sinh viên được bổ sung kiến thức về vật liệu xây dựng, sản phẩm, hoạt động chuyên nghiệp và các vấn đề tổng quan về đường sắt.\nXây dựng giao thông cảng, sân bay: chuyên về các lĩnh vực xây dựng cảng, sân bay hàng không…\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể học tập và làm việc tốt trong ngành, bạn cần hội tụ những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó khả năng tư duy, tính toán. Đây là yếu tố quan trọng để giúp bạn nắm bắt và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, mạch lạc và việc tính toán, thiết kế được thực hiện một cách chính xác nhất\nCó đam mê với ngành xây dựng\nCó kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình\nChăm chỉ, cần cù, có khả năng chịu được áp lực tốt\nCó sự am hiểu về kiến thức lịch sử, địa lý và văn hóa để giúp bạn có thể thiết kế và tạo ra những công trình đảm bảo về kỹ thuật, phù hợp với nền văn hóa, phong tục của từng vùng miền khác nhau\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNgành xây dựng luôn giữ một vai trò rất lớn trong nền kinh tế của một quốc gia. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ không phải đối diện với nỗi lo thất nghiệp vì cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhận các vị trí như:\n\n\n\n\n\nKỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định và nghiệm thu các công trình xây dựng hạ tầng tại các công ty xây dựng cầu đường, công ty quản lý và sửa chữa công trình giao thông\nNhân viên điều hành, thiết kế, tư vấn về kỹ thuật xây dựng tại các công ty, doanh nghiệp\nLàm việc tại các cơ quan nhà nước như Bộ, Sở ban ngành Xây dựng…\nGiảng viên tại các trường đại học, cao đẳng\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nVới đặc thù là ngành kỹ thuật khá vất vả trong các khâu từ tính toán đến thiết kế và thi công, do đó chủ yếu hợp với các bạn nam hơn là nữ. Tuy nhiên đây là ngành học mang lại việc làm cùng với mức thu nhập ổn định, chế độ đãi ngộ tốt dành cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương trung bình sẽ dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy theo vị trí, năng lực cũng như kinh nghiệm mà mức thu nhập có thể cao hơn từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.\n\n\n", "sinh viên ngành học được gì?": "\n\nKhối lượng kiến thức sẽ được chia làm 4 phần. Gồm đại cương, cơ sở kiến thức khối ngành, cơ sở nghề và chuyên ngành. Ở mỗi phần kiến thức khác nhau sinh viên sẽ được học các môn khác nhau, phù hợp và tương ứng với quá trình đào tạo của nhà trường.\nCác bạn sẽ được học các kiến thức về xây dựng như việc tổ chức công trường thi công, quản lý chất lượng công trình, phân tích kinh kế, thiết kế công trình giao thông,…..Sau khi hoàn thành các kiến thức cơ bản, sinh viên sẽ được vận dụng kiện thức trên vào trong thực tiễn. Đặc biệt tại học phần chuyên ngành, đây chính là học phần trọng tâm chính cần phải cung cấp đầy đủ các bài học cho sinh viên kỹ thuật công trình xây dựng giao thông. Vì đây chính là kiến thức để các bạn áp dụng vào trong công việc của mình. Nếu không nắm chắt, học cẩn thận thì sẽ rất khó xin việc sau khi ra trường.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông đang được chú trọng đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục. Đây được xem là một trong những ngành đang và sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai. Trên đây là một vài thông tin về ngành học này, hy vọng sẽ giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-co-so-ha-tang", "rid": "7580210", "major": "Kỹ thuật cơ sở hạ tầng", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nCơ sở hạ tầng là toàn bộ những điều kiện vật chất, kỹ thuật, cơ chế hoạt động và thiết chế xã hội nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống thường ngày của con người. Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là ngành khoa học nghiên cứu về quy hoạch, xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới. Tại các cơ sở đào tạo, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn về khoa học kỹ thuật, quy hoạch công trình đô thị, kết cấu vật liệu, kỹ thuật điện, v.v\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nCụ thể, các cơ sở đào tạo ngành học này thường xét tuyển các khối thi sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý Tiếng Anh\nKhối A02: Toán Học, Vật Lý, Sinh Học\nKhối A16: Toán Học, KHTN, Ngữ Văn\nKhối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học\nKhối C01: Ngữ Văn, Toán Học, Vật Lý\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh\nKhối D90: Toán Học, KHTN, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành này là bao nhiêu?": "\n\nĐối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt từ 16 đến 18.5 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 13.5 đến 18.5 điểm. Bên cạnh đó, các thí sinh cũng nên lưu ý đến một số tiêu chí tuyển thẳng vào ngành:\n\n\n\nCó hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện khó khăn, vùng sâu vùng xa (phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức)\nLà thành viên chính thức đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế\nĐoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKỹ thuật cơ sở hạ tầng là một ngành học cần thiết cho mọi lĩnh vực kinh tế xã hội cũng như trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, ngành này có chương trình đào tạo khá nặng so với mặt bằng chung. Vì vậy, hiện nay chỉ có một vài trường đại học có chương trình đào tạo ngành đảm bảo chất lượng cho sinh viên. Sau đây là danh sách các trường đào tạo ngành này trên cả nước:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Thủy lợi\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Kiến trúc Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM\nĐại học Kiến trúc TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐây là một ngành ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị, sự phát triển kinh tế cũng như đời sống con người. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành này, bạn sẽ cần có những tố chất sau đây:\n\n\n\n\n\nCó niềm đam mê với khoa học kỹ thuật\nCó óc sáng tạo và tư duy nhanh nhạy\nLuôn nắm bắt và ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất\nTác phong làm việc khoa học và chuyên nghiệp\nCó khả năng phân tích và xử lý vấn đề\nKhả năng giao tiếp và thuyết phục người đối diện\nCó kỹ năng thuyết trình lưu loát \nCó ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nHầu hết các cơ sở đào tạo đều xét tuyển bằng các tổ hợp môn thuộc khối A. Vì thế, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào các môn như Toán Học và Khoa Học Kỹ Thuật. Kiến thức từ các môn này sẽ là nền tảng vững chắc giúp bạn tiếp thu tốt những kiến thức chuyên ngành tại trường đại học. Bên cạnh đó, bạn cũng nên trau dồi năng lực sử dụng tiếng Anh. Hầu hết các tài liệu chuyên ngành đều được viết bằng tiếng Anh, vì thế giỏi ngoại ngữ cũng sẽ là một lợi thế.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm của ngành này khá phong phú. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các cơ quan Nhà nước, các công ty tư nhân hoặc các công ty đa quốc gia. Sau đây là một số vị trí công tác tham khảo:\n\n\n\n\n\nCán bộ quản lý Kỹ thuật cơ sở hạ tầng tại các cơ quan Nhà nước\nChủ trì đồ án quy hoạch và thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật\nChuyên viên phụ trách các ban quản lý đầu tư\nChuyên viên tổ chức thi công và thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật\nNhân viên thiết kế, quản lý vận hành các công trình\nGiảng viên\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của ngành KTCSHT còn tùy thuộc vào vị trí công tác, tại cơ quan Nhà nước hay các công ty tư nhân. Nhìn chung, mức lương ngành này khá hấp dẫn. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí công tác trong ngành:\n\n\n\nCán bộ quản lý – 12 triệu đồng/tháng\nChủ trì đồ án quy hoạch và thiết kế – 25 triệu đồng/tháng\nChuyên viên phụ trách các ban quản lý đầu tư – 15 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tổ chức thi công và thi công – 15 triệu đồng/tháng\nNhân viên thiết kế, quản lý vận hành – 12 triệu đồng/tháng\nGiảng viên – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kỹ thuật cơ sở hạ tầng vốn không phải  là một ngành học mới mẻ tại Việt Nam. Thời buổi kinh tế còn lạc hậu cùng với  lịch sử phát triển đô thị trong những năm trước đây không được quan tâm chú ý một cách đúng mức dẫn tới sự thiếu hụt nguồn nhân lực Kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Chính vì thế, nguồn nhân lực ngành này luôn được săn đón bởi các công ty và doanh nghiệp xây dựng. Nếu bạn yêu thích xây dựng và quy hoạch đô thị, ngành học này là một sự lựa chọn đáng cân nhắc dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dia-ky-thuat-xay-dung", "rid": "7580211", "major": "Địa kỹ thuật xây dựng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nĐịa kỹ thuật xây dựng (ĐKTXD) là một ngành kỹ thuật liên quan đến thăm dò và xử lý các tính chất của vật liệu đất, có ứng dụng cho xây dựng. Lĩnh vực này liên hệ mật thiết với cơ học đất, ngành cơ học liên quan đến thuộc tính của đất; ví dụ như sự nén và phình to của đất, sự thấm nước, độ nghiêng/dốc, tường chống đỡ, nền móng, nền đất,… Địa kỹ thuật có nhiều ứng dụng như đảm bảo nền móng cho các công trình nhà máy, nhà cao tầng hay việc thiết kế và xây dựng đập nước…\n\n\n\n\nSinh viên sau khi được đào tạo về những kiến thức giáo dục đại cương, khoa học kỹ thuật cơ bản. Sinh viên sẽ được trang bị thêm những kiến thức cơ sở ngành để nắm được các kiến thức cơ sở ngành về địa chất như địa chất đại cương, địa chất cấu tạo, tinh thể khoáng vật, thạch học, kỹ thuật khoan và địa vật lý đại cương… để từ đó có thể phục vụ tốt hơn cho công việc sau này.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện tại các khối thi vào ngành ĐKTXD đều là những khối thi nằm trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Cụ thể là:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA04: Toán – Vật lý – Địa lý\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nTương tự như nhiều ngành học khác, địa kỹ thuật xây dựng có 02 phương thức xét tuyển:\n\n\n\nTheo kết quả thi THPTQG: 17 điểm.\nXét học bạ THPT: 18.5 điểm.\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu, ngành ĐKTXD trên cả nước chỉ có 02 cơ sở giáo dục đưa vào giảng dạy, đào tạo chuyên ngành này ở 02 khu vực. Cụ thể các trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Mỏ địa chất\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\n\n\n\nNhư vậy, ở khu vực miền Bắc và miền Trung đều có ít nhất 01 cơ sở đào tạo ngành học này. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn với các thí sinh sinh sống và học tập tại đây. Hy vọng trong tương lai ngành này sẽ được mở rộng và phát triển hơn ở khu vực miền Nam.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể học tập và làm những công việc có liên quan tới ngành ĐKTXD, các bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nNắm được kiến thức cơ bản về tin học và biết cách sử dụng một số phần mềm để giải quyết các bài toán trong địa chất công trình – địa kỹ thuật\nKhả năng chịu áp lực cao\nThận trọng, nghiêm túc trong công việc\nĐam mê với ngành học\nThường xuyên học tập, bổ sung kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực ĐKTXD\nKhả năng xử lý những tình huống bất ngờ một cách logic và linh hoạt\nCó khả năng học tốt các môn Khoa học tự nhiên\nKỹ năng quản lý thời gian hợp lý.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nTheo chương trình đào tạo của ngành ĐKTXD, sinh viên cần trau dồi học tập ở 04 môn học sau:\n\n\n\nToán: Là môn học luôn xuất hiện ở bất kỳ khối tuyển sinh vào ngành học này. Môn Toán sẽ hỗ trợ sinh viên trong việc tư duy logic, xử lý số liệu, vấn đề qua các con số, tăng tính chính xác của công việc.\nVật lý: Có đến 80% kiến thức của ngành liên quan đến kiến thức môn học này. Do vậy, đây là môn học cần được đầu tư bài bản.\nTiếng Anh: Là môn học bắt buộc ở mọi trường đại học trên cả nước. Môn tiếng Anh sẽ giúp sinh viên trong việc nghiên cứu, tiếp thu tài liệu chuyên ngành từ nước ngoài dễ dàng và thuận tiện hơn.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên ngành này có đủ khả năng để có thể làm việc tại một số vị trí như:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng,…\nCông tác tại các đơn vị Tư vấn thiết kế xây dựng, xử lý nền móng\nKỹ sư khảo sát địa chất công trình tại các công ty, doanh nghiệp\nChuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực liên quan\nMở các doanh nghiệp trong lĩnh vực khảo sát xây dựng, thiết kế, thi công…\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu, kỹ sư ĐKTXD sẽ có mức lương nằm trong khoảng 10 – 20 triệu VNĐ/tháng. Đây là mức lương khá cao trên thị trường lao động nhìn chung. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ nhận được những đãi ngộ như thưởng lễ, tết, sinh nhật, thưởng hiệu suất công việc,… theo quy định của luật lao động Việt Nam hiện hành cũng như theo quy định của tổ chức công ty, doanh nghiệp đó.\n\n\n", "kết luận": "\n\nBài viết trên đã tổng hợp một số thông tin cần thiết về ngành địa kỹ thuật xây dựng tới quý bậc phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm. Nếu bạn là một người cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc trong công việc và đam mê ngành kỹ thuật, ĐKTXD sẽ là một gợi ý hay cho các bạn. Chúc các bạn thí sinh có một kỳ thi THPTQG an toàn và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-tai-nguyen-nuoc-la-hoc-gi-diem-chuan-va-cac-truong-dao-tao", "rid": "7580212", "major": "Kỹ thuật tài nguyên nước", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật tài nguyên nước (KTTNN) là ngành chuyên về quản lý chất lượng, sử dụng và dự trữ lượng tài nguyên nước phục vụ cho đời sống dân sinh và phát triển kinh tế cũng như công tác bảo tồn thiên nhiên. Ngành học này đóng góp vai trò to lớn vào sự phát triển của đất nước. Cụ thể là quy hoạch, cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống, thiết kế, xây dựng và thực hiện dự án,…\n\n\n\n\nTheo học ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ và khoa học tự nhiên. Các bạn sẽ được đào tạo tư duy tổng hợp, logic để giải quyết những vấn đề mang tính khoa học, xã hội. Từ kiến thức cơ sở ngành về thủy văn, trắc địa, đồ họa đến kiến thức chuyên môn như quản lý hệ thống công trình thủy lợi, thiết kế kênh mương,… Bên cạnh đó, ngành học này sẽ giúp bạn có khả năng tư duy lãnh đạo, sáng tạo và khởi nghiệp.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành học này là gì?": "\n\nMã ngành: 7580212\n\n\nCác khối thi chủ yếu vào ngành KTTNN là:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lý, Hóa học\nA01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh\nA02: Toán, Vật lý, Sinh học\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nD01: Toán, Văn, Tiếng Anh\nD07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là danh sách các trường đại học và cao đẳng cung cấp chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật tài nguyên nước theo từng khu vực:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Thủy lợi\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM\nĐại học Thủy lợi – Cơ sở 1\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành  là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành học này tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo nhưng thường dao động trong khoảng 17 – 18.5 điểm theo phương thức xét học bạ và 14 – 17 điểm theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có thể theo học ngành KTTNN, bạn cần có những yếu tố cần thiết như:\n\n\n\nCó sự hiểu biết về ngành học, về tình hình tài nguyên nước của nước ta và trên thế giới;\nCó thái độ nghiêm túc, ham học hỏi, kiên trì trong công việc;\nCó khả năng tiếp thu được nhiều thông tin và chịu được áp lực công việc cao;\nCó kỹ năng bơi lội là một lợi thế;\nCó kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình tốt;\nCó khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và biết triển khai công việc;\nCó lập trường chính trị vững vàng, chủ động, tích cực, ý thức và có trách nhiệm;\nCó khả năng ngoại ngữ và tin học.\nNhững tố chất bạn cần có\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi những môn gì?": "\n\nDựa vào các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Kỹ thuật tài nguyên nước. Ta thấy, để học tốt ngành này, bạn cần có kiến thức nền tảng về môn Toán. Ngoài ra, các môn như Tin học, Vật lý, Sinh học cũng rất cần thiết. Bởi những môn học này sẽ là đòn bẩy để hỗ trợ cho việc học tập chuyên ngành của các bạn. Bên cạnh đó, giỏi ngoại ngữ cũng là một ưu thế với người theo học ngành này. Lý do là vì các bạn sẽ phải thường xuyên đọc các nguồn dữ liệu thông tin bằng tiếng Anh. Vì thế, để học ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, bạn nên đầu tư ít nhất 3 môn học là Toán, Vật lý và tiếng Anh.\n\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành học này ra sao?": "\n\nSau khi ra trường, sinh viên học ngành Kỹ thuật tài nguyên nước có thể đảm nhận các vị trí công việc tại các đơn vị sau:\n\n\n\nĐảm nhận các công việc có liên quan đến chuyên ngành nước công tác tại các cục, vụ, viện trường;\nKỹ sư làm việc tại các cơ sở, ban ngành liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường, thủy lợi, xây dựng dân dụng…\nKỹ sư làm việc tại các viện nghiên cứu chuyên ngành, các công ty khai thác và quản lý công trình thủy lợi. \nLàm việc công ty nông nghiệp, thủy lợi công nghệ cao;\nChuyên viên tư vấn thiết kế, quy hoạch, giám sát, quản lý dự án, quản lý khai thác công trình thủy lợi;\nChuyên viên, kỹ sư làm việc tại các bộ, ngành như: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Thủy lợi, Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão…\nGiảng viên chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường.\nCơ hội việc làm\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nTrong thực trạng hiện nay, tài nguyên nước đang dần bị cạn kiệt, vẫn có một số nơi chưa có nước dùng. Chính vì thế, việc huy động nhiều nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật về thủy lợi là rất lớn. Ngành học về tài nguyên nước đã đào tạo ra hàng ngàn thạc sĩ, tiến sĩ và kỹ sư để kịp thời giải quyết được những vấn đề cấp thiết như lũ lụt, hạn hán… Tuy nhiên, mức thu nhập của những người làm việc trong ngành này vẫn chưa có một con số cụ thể. Hiện tại, trên các trang thông tin tuyển sinh vẫn đang cập nhật và đưa ra số liệu chi tiết về mức lương cho ngành Kỹ thuật tài nguyên nước.\n\n\n\n\n", "bí quyết ôn thi khối a": "\n\n\nLuyên giải đề Toán: là môn học khó nhất trong tổ hợp khối A, các bạn thí sinh cần phải có thời gian luyện đề, năm chắc kiến thức cơ bản.\nLuyện thi đề Lý: cũng là một trong những môn cần suy nghĩ logic, việc ôn tập các công thức, hiểu bản chất các hiện tượng sẽ là một trong những cách giúp bạn ôn thi hiệu quả hơn\nLuyện đề thi Sinh: kiến thức sinh học khó nhất và dễ gặp phải nhất trong đề thi thường nằm trong chương trình giáo khoa lớp 12. Dù không có nhiều tính toán nhưng mà cần phải luyện đề nhiều để quen với các dạng bài tập và câu hỏi.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, đất nước đang đối mặt với những vấn đề liên quan đến suy thoái nguồn nước, xâm nhập mặn, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu. Do đó, nhu cầu nhân lực về ngành Kỹ thuật tài nguyên nước ngành càng tăng cao. Đây chính là cơ hội giúp các bạn theo học và có việc làm sau khi ra trường. Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về ngành học mà ReviewEdu.net cung cấp cho các bạn. Chúc các bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-cap-thoat-nuoc", "rid": "7580213", "major": "Kỹ thuật cấp thoát nước", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nĐây là ngành đào tạo các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực cấp nước, thoát nước, công nghệ môi trường nước và xử lý nước thải, bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện những nghiệp vụ như thiết kế, thi công lắp đặt, tổ chức quản lý, vận hành… các công trình cấp nước, thoát nước. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo còn giúp sinh viên xây dựng ý thức bảo vệ môi trường nước, từ đó phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và hội nhập quốc tế.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành KTCTN thường xét tuyển những tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối A02: Toán Học, Vật Lý, Sinh Học\nKhối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh\nKhối D29: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Pháp\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác trường đào tạo thường áp dụng 2 hình thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 18 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 14 đến 18 điểm. Thí sinh cũng nên lưu ý rằng điểm chuẩn có thể thay đổi theo số lượng và học lực của các thí sinh đăng ký học mỗi năm. Ngoài ra, ngành này hầu như không áp dụng thêm tiêu chí phụ nào trong quá trình tuyển sinh.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các cơ sở đào tạo ngành học này trên toàn quốc:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kiến trúc Hà Nội\nĐại học Thủy lợi\nĐại học Xây dựng\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Xây dựng miền Trung\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM\nĐại học Thủy lợi – Cơ sở 2\nĐại học Xây dựng Miền Tây\n\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nNgành Kỹ thuật cấp thoát nước bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này phần nào gây ra khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Vì thế, ngành này thường được thành 2 chuyên ngành sau:\n\n\n\nCấp thoát nước – Môi trường nước\nKỹ thuật nước – Môi trường nước\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nNếu muốn theo đuổi ngành này, bạn sẽ cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó sức khỏe tốt\nLuôn tìm tòi, học hỏi để khắc phục khó khăn trong công việc\nKhả năng nắm bắt và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật\nCó ý thức bảo vệ môi trường\nThận trọng, tỉ mỉ\nKhả năng làm việc dưới áp lực cao\nCó kỹ năng làm việc nhóm\nCó kỹ năng giao tiếp và đàm phán\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nCó thể nhận định rằng, ngành KTCTN là một bộ phận của khối ngành Kỹ thuật. Vì thế, nếu bạn yêu thích ngành này, bạn nên quan tâm hơn đến các môn Khoa Học Tự Nhiên. Kiến thức được tích lũy từ những bộ môn trên sẽ là nền tảng vững chắc giúp bạn học tốt các môn chuyên ngành. Bên cạnh đó, hầu hết các tài liệu chuyên ngành đều được viết bằng tiếng Anh, nên giỏi Ngoại Ngữ cũng sẽ là một lợi thế. Những bạn yêu thích ngành này nên trau dồi cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Anh.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành KTCTN có thể đảm nhận các công việc sau đây:\n\n\n\n\n\nTư vấn thiết kế, thi công xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, bảo vệ môi trường\nQuản lý vận hành khai thác các hệ thống kỹ thuật hạ tầng, bảo vệ môi trường ở các đô thị, các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ hợp nhà cao tầng\nTham gia công tác quản lý ở các cơ quan nhà nước\nNghiên cứu khoa học trong các viện nghiên cứu\nGiảng viên\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của các kỹ sư cấp thoát nước trên thị trường lao động khá hấp dẫn. Sau đây là mức thu nhập tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành này:\n\n\n\nTư vấn thiết kế, thi công – 20 triệu đồng/tháng\nQuản lý vận hành – 30 triệu đồng/tháng\nTham gia công tác quản lý ở các cơ quan nhà nước – 12 triệu đồng/tháng\nNghiên cứu khoa học – 12 triệu đồng/tháng\nGiảng viên – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Kỹ thuật cấp thoát nước là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn nhờ vào nhu cầu nâng cấp hoặc xây mới các hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải. Vì thế, các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể yên tâm về cơ hội việc làm cũng như các đãi ngộ nhận được. Nếu bạn có đam mê với lĩnh vực sử dụng và bảo tồn tài nguyên nước, hoặc muốn theo đuổi sự thoải mái về tài chính trong tương lai, ngành học này chắc chắn là dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-te-xay-dung", "rid": "7580301", "major": "Kinh tế xây dựng", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\n\n\nKinh tế xây dựng là sự kết hợp giữa hai ngành kinh tế và xây dựng. Đây là công cụ hỗ trợ việc thống kê và quản lý nguồn ngân sách được sử dụng trong quá trình triển khai các dự án xây dựng, từ đó đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng. Khi theo học ngành KTXD, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện những nghiệp vụ kể trên. Một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành này là: Khoa học quản lý, Địa kỹ thuật, Điều tra quy hoạch, Tài chính doanh nghiệp xây dựng, v.v.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo ngành Kinh tế xây dựng thường xét tuyển các khối thi sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối C01: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D02: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Nga\nKhối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác trường đào tạo ngành KTXD thường áp dụng 3 hình thức xét tuyển: xét học bạ THPT, xét điểm thi THPTQG và xét điểm thi Đánh giá năng lực. Đối với hình thức xét học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 18 đến 23 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn dành cho hình thức xét điểm thi THPTQG dao động từ 15.5 đến 21.5 điểm. Hơn nữa, đối với hình thức xét điểm thi Đánh giá năng lực, thí sinh cần đạt khoảng 625 điểm. Ngoài ra, các trường đào tạo ngành học này gần như không yêu cầu thêm tiêu chí phụ nào khi tuyển sinh.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các trường đào tạo ngành học này trên cả nước:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Công nghệ Giao thông vận tải\nĐại học Giao thông Vận tải\nĐại học Kiến trúc Hà Nội\nĐại học Phương Đông\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nPhân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị\nĐại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Vinh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Giao thông Vận tải TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể thành công với ngành KTXD, bạn sẽ cần đến những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nHọc tốt các môn Khoa học tự nhiên\n\n\n\nĐây sẽ là nền tảng giúp bạn tiếp thu những kiến thức chuyên ngành khi theo đuổi lĩnh vực này.\n\n\n\nThích tìm tòi, ham học hỏi\n\n\n\nTinh thần cầu tiến là một phẩm chất không thể thiếu với một ngành liên quan đến tài chính như KTXD.\n\n\n\nYêu thích ngành Xây dựng\n\n\n\nĐam mê sẽ là động lực giúp bạn vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập, làm việc và là chìa khóa dẫn đến thành công.\n\n\n\nCó kỹ năng làm việc nhóm\n\n\n\nKỹ sư KTXD không chỉ làm việc độc lập mà còn phải hợp tác với các bộ phận khác để có thể hoàn thành một công trình xây dựng.\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các học sinh khối lớp 12, đặc biệt là các bạn có hứng thú với ngành. Có thể thấy, hầu hết các khối thi để xét tuyển vào ngành này đều có môn Toán và các môn KHTN. Vì thế, các thí sinh nên đầu tư nhiều hơn vào những môn học này. Ngoài ra, ngành này có rất nhiều nguồn tài liệu được viết bằng tiếng Anh, nên đây cũng là một môn học quan trọng.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành KTXD có thể đảm nhiệm một trong các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nQuản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư, xây dựng \nNhân viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng \nChuyên viên nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế, quản lý xây dựng…\nQuản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường \nChuyên viên tư vấn thiết lập và phân tích dự án đầu tư, thiết lập và thẩm tra dự toán, cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu\nChuyên viên thẩm định dự án tại các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm\nQuản lý dự án xây dựng và các chủ đầu tư xây dựng công trình\nGiảng viên\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nNhìn chung, thu nhập của những người công tác trong ngành khá hấp dẫn. Sau đây là mức lương tham khảo dành cho một số vị trí trong ngành:\n\n\n\nQuản lý xây dựng – 12 triệu đồng/tháng\nNhân viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước – 12 triệu đồng/tháng\nChuyên viên nghiên cứu – 12 triệu đồng/tháng\nQuản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường – 35 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tư vấn – 20 triệu đồng/tháng\nChuyên viên thẩm định dự án – 30 triệu đồng/tháng\nQuản lý dự án xây dựng và các chủ đầu tư xây dựng công trình – 35 triệu đồng/tháng\nGiảng viên – 12 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù ngành Kinh tế xây dựng có chương trình học tương đối nặng cũng như yêu cầu công việc khắt khe, nhưng mức thu nhập và đãi ngộ dành cho người làm ngành này là hoàn toàn xứng đáng với công sức bỏ ra. Khi theo đuổi ngành này, bạn có thể tăng thu nhập gấp nhiều lần sau một vài năm tích lũy kinh nghiệm cùng với việc trau dồi năng lực tiếng Anh. Nếu bạn có đam mê với cả 2 lĩnh vực xây dựng lẫn kinh tế và đang cảm thấy phân vân, thì ngành KTXD sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-xay-dung", "rid": "7580302", "major": "Quản lý xây dựng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nQuản lý xây dựng (QLXD) là ngành học cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng. Đi từ khâu lập kế hoạch đến thiết kế và triển khai xây dựng kèm theo đó là sự nghiệm thu và quản lý công trình. Sinh viên cũng sẽ được đào tạo những phương pháp kiểm soát thời gian của một dự án, chi phí cũng như chất lượng sản phẩm.\n\n\n\n\n Ngoài ra, ngành còn cung cấp cho sinh viên thêm những kiến thức về đầu tư xây dựng trên mọi phương diện. Từ đó, sinh viên sẽ có năng lực phân tích, tổng hợp để quản lý công trường. Sinh viên theo học sẽ được trải nghiệm một cách thực tế như thế nào là quản lý một công trình, được học hỏi và đúc rút kinh nghiệm qua các buổi khảo sát, thực hành.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể thi tuyển vào ngành QLXD, các sĩ tử cần vượt qua các bài thi trong kỳ thi THPT Quốc Gia. Đặc biệt cần chú trọng những tổ hợp xét tuyển vào ngành như:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTrong những năm qua, điểm chuẩn ngành QLXD nằm ở mức tương đối, không quá thấp cũng không quá cao. Tùy theo từng trường đại học mà có nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Tuy nhiên, đại đa số các trường đều sử dụng 2 phương thức xét tuyển vào ngành theo hình thức xét điểm thi THPT Quốc gia và xét học bạ. \n\n\n\nĐối với phương thức xét kết quả thi THPTQG: dao động từ 16 điểm trở lên. \nĐối với phương thức xét học bạ: Mức điểm từ 18 điểm trở lên. \n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, đây là ngành học đang phổ biến ở nhiều trường trên cả nước. Như vậy, sẽ có rất nhiều cánh cửa mở ra cho nhiều thí sinh có niềm đam mê với lĩnh vực này. Các bạn có thể tham khảo một vài trường sau đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kiến trúc Hà Nội\nĐại học Giao thông Vận tải\nĐại học Thủy Lợi\nĐại học Xây dựng\nĐại học Kinh Bắc\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Xây dựng miền Trung\nĐại học Kiến trúc Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Công nghệ TP. HCM\nĐại học Mở TP. HCM\nĐại học Kiến trúc TP. HCM\nĐại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ\nPhân hiệu Đại học Giao thông vận tải tại TP.HCM\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM\nĐại học Xây dựng Miền Tây\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐối với bất cứ ngành học nào, ngoài đầu tư về nguồn kiến thức thì việc xem xét bản thân có phù hợp với ngành học hay không cũng là vấn đề quan trọng. Đặc biệt đối với ngành quản lý xây dựng. Vậy, làm sao để biết bạn có phù hợp với ngành này hay không, hãy cùng tham khảo một vài tố chất sau đây:\n\n\n\n\n\nCó sức khỏe tốt\nHọc tốt các môn tự nhiên, giỏi tính toán\nBiết cách sắp xếp mọi thứ chu toàn, có hệ thống\nQuản lý thời gian tốt\nLàm việc nhóm cũng như làm việc độc lập tốt\nCó tinh thần trách nhiệm cao\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng các vị trí công việc dưới đây:\n\n\n\n\n\nLàm các công việc quản lý: quản lý dự án, quản lý kỹ thuật – công nghệ, quản lý tài chính, quản lý chất lượng…\nChuyên viên tổ chức quản lý trong các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng;\nKỹ sư lập và thẩm định dự án đầu tư, quản lý các dự án đầu tư xây dựng;\nGiám sát và nghiệm thu công trình về mặt tài chính, định mức và tổ chức lao động;\nGiám đốc dự án, giám đốc các tổ chức, doanh nghiệp trong  lĩnh vực xây dựng;\nLàm nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng;\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành như thế nào?": "\n\nNhìn chung, mức thu nhập của người làm trong ngành khá cạnh tranh. Tùy theo doanh nghiệp, công ty mà bạn công tác, hoặc tùy vào năng lực cũng như vị trí làm việc mà mức lương có thể thay đổi. Tuy nhiên, mức lương phổ biến hiện nay của cá nhân làm việc tại ngành dao động từ 9 – 12 triệu/tháng. Ngoài ra, đối với các công ty lớn, mức lương của các bạn có thể cao hơn so với mức lương trung bình.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành quản lý xây dựng hiện đang là ngành được chú trọng đào tạo nhằm tạo ra nhiều nguồn nhân lực cho đất nước. Với nhu cầu kinh tế và đời sống hiện nay, thì sinh viên sau khi ra trường sẽ nắm chắc trong tay nhiều cơ hội việc làm. Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin quan trọng về ngành QLXD, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thiet-ke-xanh", "rid": "7589001", "major": "Thiết kế xanh", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Thiết kế xanh ( Mã ngành: 7589001) là ngành học đào tạo kỹ sư có khả năng thiết kế những công trình chuẩn xanh nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường.\n\n\nKhi theo học, các bạn sẽ được trang bị kiến thức liên ngành cực kỳ hữu ích. Cụ thể đó là sự tích hợp các kiến thức và kỹ năng về kiến trúc, xây dựng, môi trường, năng lượng, kỹ thuật điện và quản lý tài nguyên. Từ đó sáng tạo ra những phương án thiết kế công trình chuẩn an toàn, hiệu quả, thẩm mỹ cao mà vẫn thân thiện với môi trường.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nTổ hợp môn và phương thức xét tuyển:\n\n\n\nA00: Toán, Lý, Hóa.\nA01: Toán, Lý, Anh.\nB00: Toán, Hóa, Sinh.\nD08: Toán, Sinh, Anh.\nĐánh giá năng lực – Đại học Quốc gia TP.HCM.\n\n\n\nHiện nay chỉ có môt trường duy nhất đào tạo ngành này là: Trường Đại học Văn Lang\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành không?": "\n\nĐể biết mình có phù hợp với ngành Thiết kế xanh không thì bạn phải xem xét những tố chất sau đây:\n\n\n\nSự quan tâm đến môi trường và khả năng nhận thức về các vấn đề môi trường. \nKỹ năng sáng tạo và tư duy năng động để thiết kế các sản phẩm và công trình bền vững. Kiến thức về các vật liệu và công nghệ xanh, cũng như các tiêu chuẩn và quy định về môi trường. \nKỹ năng thiết kế và kỹ thuật cao để tạo ra các sản phẩm và công trình xanh có tính thẩm mỹ và tính khả thi kỹ thuật cao. \nKhả năng làm việc nhóm để thực hiện các dự án thiết kế xanh. \nKỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện để đưa ra các giải pháp xanh cho các vấn đề môi trường.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, kỹ sư Thiết kế xanh có thể đảm nhiệm tốt các công việc:\n\n\n\nKỹ sư thiết kế và thi công công trình xanh\nKỹ sư môi trường\nKỹ sư quản lý và giám sát công trình\nChuyên gia quản lý dự án công trình xanh\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của ngành Thiết kế xanh (Green Design) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ học vấn, chuyên môn, địa điểm làm việc và quy mô công ty.\n\n\nTheo thống kê từ các trang tuyển dụng và các chuyên gia trong lĩnh vực này, mức lương trung bình cho một vị trí thiết kế xanh ở Việt Nam khoảng từ 8 triệu đồng đến 15 triệu đồng một tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là các thông tin cơ bản, mức lương của ngành Thiết kế xanh mà reviewedu đã chia sẻ. Hy vọng nội dung trên sẽ có ích cho bạn, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này. Chúc bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-nong-nghiep", "rid": "7620101", "major": "Nông nghiệp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp các yếu phẩm cho sự sống của con người. Nó bao gồm: chăn nuôi, trồng trọt và sơ chế nông sản. Nông nghiệp là chúng ta sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm nguyên liệu để tạo ra lương thực thực phẩm. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của loài người. Nông nghiệp được xem là cột mốc đánh dấu sự phát triển của cộng đồng loài người. Từ đó hình thành nên đất nước, quốc gia và hình thành các mối quan hệ giữa con người với con người.\n\n\nMột số những sản phẩm của nông nghiệp như: thịt, trứng, sữa, rau, củ, quả,…được sản xuất từ sản phẩm của nông nghiệp.\n\n\nNgành Nông nghiệp đào tạo sinh viên những kiến thức cơ bản về sản xuất và quản lý sản xuất nông nghiệp. Sau đó đào tạo các kiến thức và kỹ năng chuyên môn như: công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vi sinh, công nghệ chế biến và bảo quản,.. Sau khi tốt nghiệp các bạn có khả năng quản lý sản xuất chăn nuôi và trồng trọt, biết ứng dụng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào thực tiễn trồng trọt và chăn nuôi.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành là: 7620101. Để có thể học ngành này bạn có thể lựa chọn các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán học, Vật Lý, Hóa học\nKhối A02: Toán học, Vật Lý, Sinh học\nKhối A11: Toán Học, Hóa học, GDCD\nKhối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học\nKhối B04: Toán học, Sinh học, GDCD\nKhối B08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh\nKhối D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh\nKhối D08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh\nKhối D90: Toán học, KHTN, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy thuộc vào tiêu chí xét tuyển của từng trường mà sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau. Giữa các trường đào tạo ngành Nông nghiệp thuộc top đầu sẽ cao hơn hẳn so với các trường khác. Mức điểm chuẩn dao động trong khoảng 14 – 21 điểm. Cụ thể năm 2020, mức điểm chuẩn trường Đại học Đông Á là 14 điểm, trường Đại học Nông lâm –  Đại học Thái nguyên là 21 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, ngành Nông nghiệp được đào tạo ở một số trường đại học sau:\n\n\n\nĐại học Đông Á\nĐại học Trà Vinh\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Hà Nội\nĐại học Nông lâm – Đại học Thái nguyên\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Huế\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nNgành Nông nghiệp được chia làm 2 chuyên ngành chính. Đó là:\n\n\n\nChuyên ngành Nông học: Đây là ngành công nghệ thực phẩm chuyên nghiên cứu các loại thực vật thành thực phẩm nhằm phục vụ nhu cầu sống và gia tăng sản xuất. Ngành nông học giúp cho ngành nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế hơn.\nChuyên ngành Khuyến nông: Đây là một ngành hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho người nông dân. Việc đào tạo này nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nĐể có thể học tốt và thành công trong công việc, bạn cần trang bị cho mình những tiêu chí sau:\n\n\n\nLà người hòa hợp, yêu thích thiên nhiên và môi trường.\nLà người có đam mê, yêu thích tìm tòi khám phá về cây trồng và vật nuôi.\nCó khả năng ghi nhớ tốt để có thể nhớ tên và phân loại các loài động, thực vật.\nSự nhiệt huyết và lòng đam mê sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn trong công việc.\nHọc tốt các môn học tự nhiên như hóa, sinh, địa để có thể thành công hơn trong việc nghiên cứu.\n\n\n\n", "những điều cần quan tâm khi theo đuổi ngành": "\n\nViệt Nam từ lâu đã là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời. Ngành nông nghiệp thiên về môi trường, trồng trọt cây xanh, chăn nuôi, thủy sản. Nếu bạn đang lo lắng về tương lai của ngành thì đừng lo ngại vì dù VN đang trong quá trình công nghiệp hóa nhưng thế mạnh nhất vẫn là ngành Nông nghiệp.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\n\n\nNgành Nông nghiệp không chỉ là ngành sản xuất, cung cấp nguồn lương thực mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người lao động. Không chỉ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động mà những nhà nghiên cứu, các nhà tri thức về lĩnh vực này cũng được đánh giá cao hơn. Đối với các bạn sinh viên sau khi được trang bị kiến thức và kỹ năng bạn có thể đảm nhận các công việc sau:\n\n\n\nLàm công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp: các phòng ban nông nghiệp của xã, phường; các sở nông nghiệp, trạm khuyến nông,…\nLàm việc cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất nông nghiệp như kinh doanh về cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…\nLàm việc trong các công ty giống cây trồng, các trang trại, công ty hóa chất nông nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn.\nLàm việc trong sở nghiên cứu nông – lâm – ngư nghiệp từ các cấp xã, phường; các công ty hóa chất nông nghiệp.\nBạn có thể tự lập trang trại, kinh doanh các giống cây trồng.\nNghiên cứu và đưa ra các giống cây năng suất đạt hiệu quả cao trong nông nghiệp.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐối với một kỹ sư nông nghiệp mới ra trường mức lương dao động từ 5 – 8 triệu đồng. Đây được đánh giá là mức thu nhập ổn định so với mặt bằng chung các ngành nghề khác. Bạn có cơ hội làm việc và hoạt động tại các công ty nước ngoài. Tham gia các chương trình thực tập sinh, thực tập nghề tại Nhật Bản, Mỹ,… sẽ là cơ hội để bạn có được mức thu nhập cao hơn.\n\n\nVí dụ ở Israel, các thực tập sinh Việt Nam làm việc trong các trang trại, đồn điền có thể nhận được mức lương lên đến 1000 USD/tháng. Sinh viên tốt nghiệp ở Nhật Bản sẽ nhận được mức lương 40 triệu đồng/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nVới những chia sẻ trên, hy vọng bạn có thể tích lũy được cho mình kiến thức về ngành Nông nghiệp cho bản thân. Cơ hội không chờ đợi bất kỳ một ai. Vì thế bạn hãy đưa ra những lựa chọn đúng để nắm bắt được cơ hội tốt nhất."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khuyen-nong", "rid": "7620102", "major": "Khuyến nông", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nKhuyến nông trong (tiếng Anh:  Agriculture Extension). Đây được hiểu là một ngành hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho người nông dân. Việc đào tạo này nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp,bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.\n\n\nChương trình khuyến nông là thực hiện các chương trình, các dự án nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn của ngành và của từng địa phương trong từng giai đoạn. Cụ thể bao gồm tên chương trình, mục tiêu khái quát, tên các dự án, nhiệm vụ của khuyến nông trong các chương trình, địa bàn triển khai và kết quả của dự án.\n\n\nNgành học này đào tạo cho các sinh viên kiến thức cơ bản về sinh thái, môi trường, bảo vệ động thực vật và khuyến nông. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về nông nghiệp, kinh doanh và quản lý nông nghiệp,…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã số ngành là: 7620201. Các bạn có thể lựa chọn các khối thi sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lý, Hóa học\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nB08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh\nC00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành học này thuộc top các ngành hot nên mức điểm chuẩn không cao. Năm 2020, điểm chuẩn của ngành này dao động trong khoảng từ 15 – 18 điểm. Tuỳ theo tiêu chí tuyển sinh của từng trường nên mức điểm chuẩn sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi này không khác biệt lớn so với năm cũ.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgành khuyến nông ở nước ta vẫn còn khá mới nên chưa có nhiều trường đào tạo ngành này. Hiện nay, cả nước ta có 2 trường đào tạo ngành này. Đó là:\n\n\n\nTrường Đại học Nông lâm – Đại học Huế\nTrường Đại học Vinh\n\n\n\nLựa chọn trường thi bạn cần quan tâm đến nhiều yếu tố như điểm sàn vào trường và điểm chuyên ngành để biết được cơ hội trúng tuyển là bao nhiêu. Từ đó lựa chọn trường thi phù hợp với năng lực của mình. Bên cạnh đó, yếu tố học phí cũng là vấn đề mà bạn cần quan tâm. Bởi với 4 năm học thì vấn đề học phí không phải là con số nhỏ. Vì thế bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nĐể biết được câu trả lời bạn hãy tham khảo một trong các tiêu chí sau:\n\n\n\nĐể học tập và làm việc tốt ngành này thì trước tiên bạn phải có đam mê và yêu thích công việc này. Có niềm đam mê và sự yêu thích thì dù có khó khăn nhường nào bạn cũng sẽ chinh phục được nó.\nNgoài sự yêu thích, đam mê công việc thì bạn cần có tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường, yêu thích việc chăm sóc cây trồng và vật nuôi.\nCó khả năng ghi nhớ tên và phân loại các loài động vật.\nThích xem các chương trình thế giới tự nhiên, chương trình về nông nghiệp, thế giới động vật,…\nCó khả năng học tốt các môn tự nhiên như hóa, sinh,…\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành khuyến nông là ngành thuộc nhóm ngành nông nghiệp. Để học tốt ngành này các bạn sinh viên cần học tốt các môn như Hóa học, Sinh học, Địa lý, Tiếng Anh. Bởi:\n\n\n\nMôn hóa, sinh là các môn liên quan đến các hoá chất hữu cơ, vô cơ hay các quá trình phân huỷ có trong đất. Vì thế học tốt 2 môn này sẽ là một điểm cộng lớn đối với sinh viên theo học.\nMôn Tiếng Anh cũng là một môn khá quan trọng. Bởi vốn tiếng Anh tốt sẽ giúp ta học hỏi thêm nhiều kiến thức từ nước ngoài thông qua các bài viết chuyên ngành, tài liệu nghiên cứu được viết bằng ngôn ngữ này.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi hoàn thành xong chương trình học, bạn được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia làm việc tại các đơn vị sau:\n\n\n\nLàm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến phát triển nông thôn \nLàm việc trong các trung tâm, các trạm khuyến nông quốc gia, tỉnh,huyện.\nCác tổ chức kinh tế như các trang trại, cơ sở chế biến,…\nLàm giảng viên tại các trường đại học, học viện đào tạo ngành khuyến nông.\nCác viện nghiên cứu về nông lâm ngư nghiệp.\nThan gia các dự án, các chương trình khuyến nông và phát triển nông thôn.\nTham gia các cơ quan truyền thông các cấp, kênh truyền hình, phát thanh truyền thông về nông nghiệp và phát triển nông thôn.\nTham gia hoạt động nông nghiệp trong các hợp tác xã, thôn, bản.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\nThực tế, mức lương của ngành phục thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí làm việc, địa điểm và trình độ chuyên môn. Với những người mới vào nghề thì mức lương dao động khoảng 5 – 8 triệu VNĐ. Với những người có thâm niên thì mức lương có thể lên đến 15 triệu đồng mỗi tháng. Ngoài ra, các cán bộ làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước được hưởng thêm tiền phụ cấp. Phụ cấp hàng tháng được tính bằng mức lương tối thiểu nhân với hệ số 0,8.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTuy ngành học này không hot như một số ngành y, ngành dược nhưng nó là một ngành không thể thiếu với một nước chiếm đến 70% là hoạt động nông nghiệp. Vì thế lựa chọn học ngành khuyến nông sẽ đem lại cho bạn cơ hội việc làm rộng mở. Với những thông tin tổng quan trên sẽ giúp bạn có cái nhìn mở rộng hơn trong ngành học này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khoa-hoc-dat", "rid": "7620103", "major": "Khoa học đất", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Khoa học đất là ngành khoa học nghiên cứu về đất và đất là một tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng trên Trái Đất. Hoạt động nghiên cứu về khoa học đất là nghiên cứu về sự hình thành, phân loại và xây dựng nên những tấm bản đồ về đất. Những nhà khoa học đất tập trung nghiên cứu về các thuộc tính vật lý, các chất, độ phân giải và đặc tính màu mỡ của đất. Các chuyên viên ngành Khoa học đất sẽ có những phương pháp nhận diện, giải thích và quản lý sử dụng đất một cách hợp lý. Mục đích của ngành là đem lại hiệu quả sử dụng cao trong nông nghiệp, lâm nghiệp, hệ sinh thái, các khu đô thị hay các vùng khai thác quặng, mỏ,…\n\n\nTheo học ngành khoa học đất, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về đánh giá các đặc tính lý, hóa, sinh của đất; các mối quan hệ đất – nước – dinh dưỡng – cây trồng,… Bên cạnh đó các bạn được trang bị thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng vận dụng các công cụ hiện đại trong việc phân tích đất, nước, phân bón,…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể theo học ngành khoa học đất, bạn có thể lựa chọn các khối thi như sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học.\nKhối B08: Toán Học, Sinh Học, Tiếng Anh.\nKhối D07: Toán Học, Hóa Học, Tiếng Anh.\nKhối D08: Toán Học, Sinh Học, Tiếng Anh.\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành học này không phải là ngành học thuộc nhóm ngành “hot”. Vì thế, điểm chuẩn của các trường đào tạo ngành này thường không cao. Theo thông tin tuyển sinh của một số trường, năm 2020 thì mức điểm chuẩn từ 15 điểm trở lên. Tùy thuộc vào các tiêu chí tuyển sinh của từng trường qua các năm đều có sự thay đổi. Nhưng sự thay đổi này không lớn so với các năm trước.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nBạn có thể học tại một số trường đại học như:\n\n\n\nTrường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội)\nTrường Đại học Khoa học Tự nhiên( Đại học Quốc gia TP.HCM)\nTrường Đại học Nông nghiệp 1\nTrường Đại học Nông Lâm TP.HCM\nTrường Đại học An Giang\nTrường Đại học Cần Thơ\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được bạn có phù hợp với ngành này hay không bạn hãy tham khảo các tiêu chí sau:\n\n\nVề kiến thức\n\n\nKhi tham gia học, sinh viên được đào tạo các kiến thức cơ bản và chuyên sâu, mở rộng kiến thức về khoa học đất và môi trường đất. Mục tiêu của việc đào tạo này là hướng dẫn người dân sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý để đưa nền kinh tế phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các bạn sẽ được học lĩnh vực quản lý đất nhiệt đới, quy hoạch môi trường đất, đánh giá những tác động do hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người tác động vào đất.\n\n\nVề Kỹ năng\n\n\nChương trình đào tạo sẽ trang bị cho các bạn sinh viên những kỹ năng về thao tác phân tích, phát hiện và đánh giá những vấn đề đã đang và sẽ xảy ra. Trên cơ sở đó, nắm được quá trình hình thành đất đai, các loại đất trên thực địa và các phương pháp đánh giá tổng hợp số liệu. Ngoài ra, bạn còn được rèn luyện các kỹ năng lý giải mối quan hệ biện chứng liên quan giữa đất – nước – phân bón – cây trồng.\n\n\nVề năng lực\n\n\nSau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo, các bạn sinh viên có đủ năng lực để tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, các Viện, các Bộ, sở tài nguyên và môi trường. Bạn cũng có thể trực tiếp tham gia công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn; quản lý tài nguyên đất và nước. Các cử nhân cũng có thể tự lập các dự án về quản lý và sử dụng tài nguyên đất; đề xuất các biện pháp tích cực nhằm cải thiện các tác động do hoạt động sản xuất của con người.\n\n\nVề thái độ\n\n\nĐào tạo cử nhân ngành học này là đào tạo ra những con người có phẩm chất chính trị, đạo đức chuẩn mực, có sức khỏe tốt và có khả năng nắm vững các kiến thức chuyên môn. Việc đào tạo này nhằm mục đích góp phần phát triển cho nền nông nghiệp nước nhà. \n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành học này như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi hoàn thành xong chương trình học, bạn sẽ trở thành các cử nhân tài năng của ngành học này. Các nhà khoa học đất có vai trò rất quan trọng trong những quyết định sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý và hiệu quả. Nhà khoa học đất có thể làm việc cho các công ty tư nhân hoặc nhà nước chuyên về tư vấn sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất.\n\n\nCác bạn sinh viên mới ra trường có thể đảm nhận các công việc sau:\n\n\n\nChuyên viên tư vấn về việc sử dụng tài nguyên đất và nước.\nTham gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.\nChuyên viên đánh giá về tình hình của đất.\nChuyên viên công tác về xử lý các chất thải độc hại và không độc hại.\nChuyên viên ứng dụng phân bón và hoá chất nông dược.\nLàm chuyên viên hoặc quản lý tại các nghiên cứu về đất đai, đồng ruộng.\nLàm giảng viên tham gia giảng dạy trực tiếp ngành khoa học đất tại các trường đại học, cao đẳng. \n\n\n\n", "mức lương cho ngành là bao nhiêu?": "\n\nLà ngành được đánh giá là một trong những ngành có mức lương hấp dẫn trong nhóm ngành nông nghiệp. Mức lương khởi điểm cho các cử nhân khoa học đất vào khoảng 6 triệu. Sau một thời gian làm việc đúc kết được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thì mức lương có thể lên đến 15 triệu mỗi tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là toàn bộ những thông tin hướng nghiệp về ngành Khoa học đất. Đây là một ngành khá thú vị và hấp dẫn mà Reviewedu.net muốn gửi gắm đến các bạn học sinh. Nếu cảm thấy yêu thích và nhận ra bản thân thích hợp với ngành này, các bạn hãy ứng tuyển vào ngôi trường mà mình yêu thích để thực sự trở thành Cử nhân Khoa học đất đầy tài năng và nhiệt huyết."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chan-nuoi", "rid": "7620105", "major": "Chăn nuôi", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành chăn nuôi, hiểu một cách đơn giản là ngành nuôi lớn vật nuôi để sản xuất ra các sản phẩm như: thực phẩm, lông và sức lao động. Các sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người.\n\n\nHay nói cách khác, là ngành chuyên nghiên cứu về khoa học dinh dưỡng của các loài động vật, ứng dụng các công nghệ trong vào việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, thiết kế chuồng trại, nuôi dưỡng và chăm sóc,… Ngoài ra, các kỹ sư chăn nuôi còn phối hợp với các bác sĩ thú y đảm nhiệm việc trợ giúp vật nuôi trong quá trình hồi phục sức khỏe, sử dụng các thiết bị chuyên dụng để phân tích chất lượng, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi.\n\n\nTheo học ngành này, các bạn được trang bị kiến thức từ kiến thức cơ bản đến chuyên sâu với các môn học như: Động vật học, Giải phẫu động vật, sinh lý động vật, di truyền động vật, thiết kế chuồng trại, bệnh truyền nhiễm thú ý, quản lý chất thải chăn nuôi,…\n\n\n", "ngành học này thi khối nào?": "\n\nNếu bạn yêu thích ngành chăn nuôi, bạn hãy lựa chọn cho mình khối thi phù hợp để theo học. Có rất nhiều tổ hợp khối thi cho các bạn lựa chọn như sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán học, Vật Lý, Hóa học\nKhối A01: Toán học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối A02: Toán học, Vật Lý, Sinh học\nKhối A16: Toán học, KHTN, Ngữ Văn\nKhối A18: Toán học, KHXH, Hóa học\nKhối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học\nKhối B02: Toán học, Sinh học, Địa lý\nKhối B03: Toán học, Sinh học, Ngữ Văn\nKhối B04: Toán học, Sinh học, GDCD\nKhối B08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh\nKhối C02: Ngữ Văn, Toán học, Hóa học\nKhối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "ngành lấy điểm chuẩn bao nhiêu?": "\n\nTiêu chí tuyển sinh các trường đại học  khác nhau nên mức điểm chuẩn cũng khác nhau. Những trường top đầu đào tạo sẽ có điểm chuẩn cao hơn các trường khác.\n\n\nTheo số liệu thống kê thì điểm chuẩn năm 2020 ngành chăn nuôi tương đối thấp. Mức điểm chuẩn dao động từ 14 – 19 điểm. Cao nhất là trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh với 19 điểm.\n\n\nCơ hội để học tại các trường đại học không quá khó. Với năng lực thi dưới 20 điểm bạn “thừa sức” có thể theo học ngành này. Bạn hãy lựa chọn trường học phù hợp với năng lực cũng như nguyện vọng của bản thân nhé.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành": "\n\nCác trường đào tạo ngành học này trải dài từ miền Nam đến miền Bắc. Do đó, bạn có thể lựa chọn môi trường học phù hợp với năng lực của mình. Cụ thể là:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Tân Trào\nĐại học Tây Bắc\nĐại học Hải Dương\nĐại học Hùng Vương\nĐại học Nông lâm Bắc Giang\nĐại học Thái Nguyên phân hiệu Lào Cai\nĐại học Nông lâm Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nĐại học Hồng Đức\nĐại học Vinh\nĐại học Tây Nguyên\nĐại học Nông lâm Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Nông lâm TPHCM\nĐại học Tây Đô\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Lâm nghiệp Việt Nam phân hiệu Đồng Nai\nĐại học An Giang\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Bạc Liêu\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành này?": "\n\n\n\nBên cạnh việc học tốt các môn trong tổ hợp khối thi bạn cần có những tố chất sau để có thể thành công hơn trong công việc:\n\n\n\nBạn là người yêu thích động vật, tiếp xúc với chúng hằng ngày là niềm vui, là động lực để bạn cố gắng.\nBạn là người luôn muốn tìm hiểu nắm vững những thói quen sinh hoạt, lối sống của các loài động vật, gia súc, gia cầm khác nhau như thế nào.\nCó năng lực làm việc tốt, có khả năng tư duy sáng tạo, làm việc nhóm hiệu quả.\nLập kế hoạch cụ thể trong quá trình chăn nuôi để đem lại hiệu quả kinh tế cao.\nYêu thích các chương trình, thông tin truyền thông về thế giới tự nhiên.\nCó trách nhiệm và tinh thần tự giác cao trong công việc. \n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành xong chương trình học, sinh viên ra trường hoàn toàn có thể đảm nhận các công việc sau:\n\n\n\nTham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.\nKỹ sư di truyền giống, vật nuôi làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước liên quan về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi.\nNghiên cứu, sản xuất ra những con giống, vật nuôi chất lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao.\nTham gia nghiên cứu về chăn nuôi – thú y tại các học viện, các trường đại học.\nSản  xuất, kinh doanh, quản lý thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.\nLàm kỹ sư tại các trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp của địa phương.\nTự quy mô, làm chủ trang trại chăn nuôi.\nLàm tiếp thị về thức ăn chăn nuôi.\n\n\n\n", "mức lương cho người học ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\nTrong các nhóm ngành thuộc nông nghiệp, ngành chăn nuôi được đánh giá là ngành có mức thu nhập “hấp dẫn”. Mức lương cơ bản của sinh viên mới ra trường dao động trong khoảng 5 – 8 triệu đồng. Sau khi đã có nhiều kinh nghiệm, mức lương có thể lên 15 – 20 triệu đồng mỗi tháng. Nếu bạn tự mở trang trại chăn nuôi, dựa vào các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”  sau một thời gian chăn nuôi có kỹ thuật thì mức thu nhập của bạn có thể lên cao hơn nữa.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những thông tin tổng quan về ngành Chăn nuôi, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này. Nếu bạn muốn theo học bạn hãy học tốt các môn thi và trang bị thêm cho những tố chất cần thiết. Chúc bạn có một kỳ thi thật tốt."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-nong-hoc", "rid": "7620109", "major": "Nông học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nTuy rằng nước ta đang trong thời kỳ phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng không thể thiếu ở nước ta. Bởi có đến 70% dân số nước ta vẫn hoạt động nông nghiệp. Khi nông nghiệp không thể thiếu ở nước ta thì ngành nông học cũng được chú trọng không kém.\n\n\nVậy ngành nông học là gì? Đây là ngành công nghệ thực phẩm chuyên nghiên cứu các loại thực vật biến thành thực phẩm nhằm phục vụ nhu cầu sống và gia tăng sản xuất. Nông học giúp cho ngành nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế hơn. Không những thế nó còn giúp cải thiện nhiều giống cây trồng mới, đưa ra những sản phẩm chất lượng đạt năng suất.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNếu bạn mong muốn tham gia học ngành này thì hãy lựa chọn khối thi là điểm mạnh của mình nhé. Ngành nông học xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán, Lý, Hoá\nA01: Toán, Lý, Tiếng Anh\nA02: Toán, Lý, Sinh\nB00: Toán, Hoá, Sinh\nB03: Toán, Sinh, Văn\nB04: Toán, Sinh, GDCD\nD01: Văn, Toán, Tiếng Anh\nD07: Toán, Hóa, Tiếng Anh\nD08: Toán, Sinh, Tiếng Anh\nD90: Toán, KHTN, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo số liệu thống kê năm 2020 cho thấy điểm chuẩn vào các trường đại học không quá cao. Mức điểm chuẩn dao động trong khoảng từ 14,5 – 18 điểm. Đây chính là cơ hội tốt giúp cho các bạn có được sự lựa chọn đúng đắn. Điểm chuẩn của các trường sẽ có sự thay đổi theo từng năm. Nhưng sự thay đổi này không lớn. Vì thế các bạn hãy yên tâm nộp hồ sơ dự thi ngành học này.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNếu bạn muốn theo học ngành này thì dù bạn ở miền Bắc, Trung hay Nam thì đều có thể theo đuổi ước mơ của mình. Cụ thể các trường đào tạo ngành nông học là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Tây Bắc\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Hồng Đức\nĐại học Vinh\nĐại học Nông lâm – Đại học Huế\nĐại học Đà Lạt\nĐại học Quy Nhơn\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Nông lâm TP.HCM\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Dân lập Cửu Long\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nĐây là ngành khá gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam ta. Để thành công trong lĩnh vực này bạn không chỉ học tốt các môn trong khối thi mà còn phải có những tố chất sau:\n\n\n\nHọc tốt các môn học tự nhiên. Bên cạnh đó cần học cách tư duy logic để đạt hiệu quả cao trong công việc.\nCó tình yêu với nông nghiệp. Khi học bất cứ một ngành nghề nào cũng cần có sự tâm huyết, yêu thích nghề đó. Nếu không có tình yêu vào nghề vào công việc thì chắc chắn bạn không thể thành công.\nThích thú với công việc nghiên cứu, luôn muốn tìm tòi và khám phá về các loài thực vật.\nCó một sức khỏe tốt. Khi học ngành nông nghiệp không phải chúng ta làm việc hoàn toàn trong nhà. Bởi nhiều khi chúng ta phải đi khảo sát thực tế ở ngoài trời hay làm việc trong các phòng nghiên cứu đầy căng thẳng. Vì thế yếu tố sức khỏe là cần thiết để hoàn thành tốt công việc của mình.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi học xong, các bạn được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng nhằm đáp ứng nhu cầu của công việc. Bạn có thể đảm nhiệm công việc tại một số vị trí sau:\n\n\n\nLàm công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp: các phòng ban nông nghiệp của xã, phường; các sở nông nghiệp, trạm khuyến nông,…\nLàm việc cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất nông nghiệp như kinh doanh về cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…\nLàm việc trong các công ty giống cây trồng, các trang trại, công ty hóa chất nông nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn.\nLàm việc trong sở nghiên cứu nông – lâm – ngư nghiệp từ các cấp xã, phường; các công ty hóa chất nông nghiệp\nBạn có thể tự lập trang trại, kinh doanh các giống cây trồng.\nNghiên cứu và đưa ra các giống cây năng suất đạt hiệu quả cao trong nông nghiệp.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người học ngành này là bao nhiêu?": "\n\n\n\nMức lương dành cho người học ngành này không chỉ dựa vào trình độ học vấn mà còn phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí công tác, địa điểm làm việc và kinh nghiệm chuyên môn nên có các mức lương khác nhau. Mức lương trung bình cho sinh viên mới ra trường dao động trong khoảng 5 – 8 triệu. Khi bạn đã có kinh nghiệm thực tế mức lương của bạn cũng sẽ được tăng lên. Con số này có thể lên đến 20 triệu đồng mỗi tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNếu bạn không học ngành nông học này thì bạn sẽ không biết được sự thú vị mà môn học này mang lại. Bạn được học về thế giới tự nhiên, được nghiên cứu cho ra các loại giống cây trồng cho năng suất và hiệu quả cao. Điều này thật thú vị phải không nào? Vậy lựa chọn học ngành này là sự lựa chọn sáng suốt của bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khoa-hoc-cay-trong", "rid": "7620110", "major": "Khoa học cây trồng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNước Việt Nam ta là một nước nông nghiệp. Vì thế ngành khoa học cây trồng là ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp nên được được rất nhiều các thí sinh quan tâm. Ngành khoa học cây trồng được định nghĩa là ngành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng như: ánh sáng, nhiệt độ, phân bón,… Kết hợp với các yếu tố gây bệnh cho cây như sâu bệnh, cỏ dại, cây trồng. Ngoài ra học ngành này bạn sẽ học được cách nhân giống cây trồng khác nhau, các kỹ thuật canh tác cây trồng, các biện pháp bảo vệ thực vật. Ngành này tác động trực tiếp đến năng suất cây trồng.\n\n\n", "ngành thi khối nào?": "\n\nCác tổ hợp môn để xét tuyển của ngành học như sau:\n\n\n\nA00: Toán, Lý, Hoá\nA01:Toán, Lý, Tiếng Anh\nA02: Toán, Lý, Sinh\nA11: Toán, Hoá, GDCD\nA16: Toán, KHTN, Văn\nB00: Toán, Hoá, Sinh\nB02: Toán, Sinh, Địa\nB03: Toán, Sinh, Văn\nB04: Toán, Sinh, GDCD\nB08: Toán, Sinh, Anh\nC02: Văn, Toán, Hoá\nD01: Văn, Toán, Tiếng Anh\nD07: Toán, Hóa, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy thuộc vào điều kiện tuyển sinh của từng trường nên sẽ có những thang điểm chuẩn khác nhau. Ngành học này không phải là một trong các ngành hot nên mức điểm chuẩn cũng khá thấp. Do đó sẽ là lợi thế cho các bạn yêu thích trồng và chăm sóc cây trồng. Trong những năm gần đây điểm xét tuyển ngành này dao động từ 15 – 19 điểm. Với mức điểm xét tuyển này sẽ phù hợp với năng lực của nhiều bạn thí sinh.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành này": "\n\nNgành học này được đào tạo ở khắp nơi trên cả nước. Dù bạn ở miền Bắc, miền Nam hay miền Trung cũng đều theo học được ngành này. \n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Hải Phòng\nĐại học Tân Trào\nĐại học Nông lâm Bắc Giang\nĐại học Lâm Nghiệp\nĐại học Hùng Vương\nĐại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nĐại học Kinh tế Nghệ An\nĐại học Hà Tĩnh\nĐại học Nông lâm – Đại học Huế\nĐại học Tây Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Kiên Giang\nĐại học Cần Thơ\nĐại học An Giang\nPhân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai\nĐại học Tiền Giang\n\n\n\n", "ngành có những chuyên ngành nào?": "\n\n\n\nNgành học được chia làm 3 chuyên ngành chính.\n\n\nChuyên ngành khoa học cây trồng\n\n\nChuyên ngành khoa học cây trồng nghiên cứu, phân tích, giải quyết các vấn đề liên quan đến cây trồng như chọn tạo và nhân giống, kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây,… Bên cạnh đó, người học còn được tiếp cận với các phương pháp hiện đại nhằm đem lại các giống cây trồng sạch, an toàn và chất lượng.\n\n\nChuyên ngành chọn giống cây trồng\n\n\nChuyên ngành chọn giống cây trồng cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về sinh học, kỹ thuật canh tác, kiến thức cơ bản và hiện đại về di truyền; phương pháp chọn tạo giống nhằm đem lại giống cây trồng chất lượng, cho năng suất cao. \n\n\nChuyên ngành khoa học cây dược liệu\n\n\nViệt Nam là nước có tiềm năng lớn về cây dược liệu trong nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc quy hoạch, phân vùng và sản xuất nguyên liệu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội. Nhận thấy được tầm quan trọng của cây dược liệu trong nông nghiệp. Một số trường mở khoa đào tạo chuyên ngành khoa học cây dược liệu này. Với mục đích đào tạo các cán bộ có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong việc tuyển chọn, nhân giống, chăm sóc, sơ chế, chế biến và bảo quản dược liệu,…\n\n\n", "các tố chất cần thiết nào để học tốt ngành ?": "\n\n\n\nĐể có thể tiếp cận tốt với ngành này, ngoài việc học tập tốt bạn cần có những tố chất nhất định để thành công hơn trong công việc. Cụ thể là:\n\n\n\nBạn là người yêu thích nông nghiệp.\nBạn đam mê, muốn tìm hiểu và khám phá những cái mới mẻ trong nông nghiệp.\nCó khả năng nhận định, phân tích vấn đề.\nBiết tiếp nhận, thu thập thông tin trong quá trình học tập và làm việc.\nCó tư duy logic và có tinh thần trách nhiệm.\nHọc giỏi các môn tự nhiên như: sinh học, hoá học.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi học xong với vốn kiến thức và kinh nhiệm bạn tích lũy được trong quá trình học bạn có thể làm việc tại các vị trí:\n\n\n\nLàm việc tại các cơ quan quản lý nông nghiệp, bộ nông nghiệp, sở nông nghiệp hay các trung tâm nghiên cứu về giống cây trồng,…\nLàm việc trong các trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp,…\nLàm việc tại các công ty, doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.\nLàm việc về nghiên cứu trong các trung tâm nghiên cứu hay các tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu về giống cây trồng.\nLàm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng. \nTự tạo cơ sở kinh doanh, sản xuất cây trồng\n\n\n\n", "mức thu nhập cho người học ngành này là bao nhiêu?": "\n\nĐây là một trong những ngành được đánh giá là ngành có mức thu nhập “hấp dẫn” trong các ngành thuộc nhóm nông nghiệp. Tuỳ từng vị trí đảm nhiệm và nơi làm việc sẽ có những mức lương khác nhau. Mức lương dao động trong khoảng từ 5 – 15 triệu đồng mỗi tháng.\n\n\n", "kết luận.": "\n\nVới những thông tin về ngành khoa học cây trồng là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo như thế nào? Hay các tố chất cần thiết để bạn có thể thành công trong ngành này. Hy vọng sẽ giúp ích bạn trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-bao-ve-thuc-vat", "rid": "7620112", "major": "Bảo vệ thực vật", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNhắc đến tên ngành là chúng ta đã hiểu ngay đây là ngành bảo vệ thực vật và cây trồng. Vậy chúng cần được bảo vệ như thế nào? Đó chính là kiến thức mà chúng ta sẽ được học khi theo học ngành này.\n\n\nChính xác hơn thì ngành bảo vệ thực vật là ngành chuyên nghiên cứu về đất, môi trường sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng. Đặc biệt là các kiến thức về sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng,… Qua đó, tổ chức xây dựng và điều hành mạng lưới bảo vệ thực vật các cấp; sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Nhằm mục đích cải thiện thu nhập cho người nông dân, sản xuất những giống cây trồng đem lại chất lượng cao, đạt năng suất.\n\n\nThực trạng nền nông nghiệp Việt Nam đang tồn tại việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hay sử dụng chúng thiếu kiểm soát dẫn tới các tổn hại tới môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái nông nghiệp. Lúc này, ngành bảo vệ thực vật càng mang trọng trách to lớn trong việc xây dựng một nền nông nghiệp bền, sạch và vững mạnh.\n\n\nNhững người làm ngành này chuyên nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây bệnh hại cây trồng. Mục đích của việc bảo vệ này là đem lại hiệu quả kinh tế cây trồng, gìn giữ đa dạng sinh học,…\n\n\n", "ngành thi khối nào?": "\n\nHiện tại ngành học này xét tuyển các tổ hợp sau:\n\n\n\nA00: Toán học – Lý học – Hóa học\nA01: Toán học – Lý học – Tiếng Anh\nA02: Toán học – Lý học – Sinh học\nA11: Toán học – Hoá học – GDCD\nA16: Toán học – KHTN – Ngữ Văn\nB00: Toán học – Hóa học – Sinh học\nB02: Toán học – Sinh học – Địa lý\nB03: Toán học – Sinh học – Ngữ Văn\nB04: Toán học – Sinh học – GDCD\nB08: Toán học – Sinh học – Tiếng  Anh\nC02: Ngữ Văn- Toán học – Hoá học\nD01: Ngữ văn – Toán học – Tiếng Anh\nD09: Toán học – Lịch Sử – Tiếng Anh\nD08: Toán học – Sinh học – Tiếng Anh\nD07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Bảo vệ thực vật cũng là một trong những vấn đề mà các bạn cần phải tìm hiểu. Bởi dựa vào điểm chuẩn của các năm trước ta có thể lựa chọn được môi trường đào tạo phù hợp với năng lực của bản thân. Mức điểm chuẩn dao động trong khoảng từ 15 –  18 điểm. Trong năm 2020 vừa qua, trường đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh là trường có điểm chuẩn cao nhất với 18 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNếu bạn muốn theo học ngành này, bạn có thể tham khảo thông tin tuyển sinh của các trường sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Nông lâm Bắc Giang\nĐại học Tây Bắc\nĐại học Lâm nghiệp\nĐại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nông lâm – Đại học Huế\nĐại học Quảng Nam\nĐại học Tây Nguyên\nĐại học Hồng Đức\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Nông lâm TP.HCM\nĐại học Cần Thơ\nĐại học An Giang\nĐại học Bạc Liêu\nPhân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai\nĐại học Dân lập Cửu Long\n\n\n\nNếu muốn rút ngắn thời gian theo học, bạn có thể theo học hệ trung cấp tại các trường sau:\n\n\n\nTrường cao đẳng công nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ.\nTrường cao đẳng Cộng đồng Lai Châu.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nBạn muốn theo học và thành công thì bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\nCó tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường.\nNhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên\nHọc giỏi các môn tự nhiên như sinh, hóa.\nChịu khó tìm hiểu các thông tin về thế giới tự nhiên trên các chương trình, sách, báo,..\nTìm tòi, nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của thiên nhiên.\nCó khả năng ghi nhớ và phân loại tốt tên các loài động, thực vật.\nYêu thích và tham gia các hoạt động ngoài trời như cắm trại, làm vườn, leo núi,…\nThích trồng, chăm sóc cây trồng và vật nuôi.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành Bảo vệ thực vật là ngành có đa dạng về tổ hợp khối thi của các trường đại học. Do đó, có nhiều lựa chọn để các bạn có thể lựa chọn môn học là thế mạnh của mình. Tuy nhiên học tốt các môn tự nhiên sẽ là lợi thế cho bạn như môn Toán, Hoá, Sinh. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên học tốt Tiếng Anh nhé. Bởi nó sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức bổ ích từ các tài liệu nước ngoài.\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành học này như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi tốt nghiệp bạn có thể làm việc tại các cơ quan vị trí sau:\n\n\n\nLàm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, các hội khuyến nông, công tác trồng trọt từ các cấp tỉnh, thành phố xuống đến các đơn vị xã phường,…\nLàm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng có các lĩnh vực liên quan đến Nông nghiệp, các cơ sở, các viện, các trung tâm nghiên cứu như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện di truyền Nông nghiệp,…\nLàm việc cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.\nCác tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.\nTu nghiệp sinh ở nước ngoài.\nTự khởi nghiệp bằng cách mở các doanh nghiệp hay các cơ sở sản xuất kinh doanh các giống cây trồng\nNghiên cứu và phát triển các giống cây mới có năng xuất tốt hơn.\n\n\n\n", "mức thu nhập ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐể đánh giá mức thu nhập của bất kỳ ngành nghề nào cũng cần dựa vào vị trí và địa điểm làm việc,… Ngành này có mức thu nhập khá ổn định. Nó dao động trong khoảng 5 -7 triệu đối với sinh viên mới ra trường. Sau khi thành thạo công việc, mức lương có thể lên đến 15 triệu mỗi tháng.\n\n\n", "kết luận.": "\n\nVới những thông tin hữu ích trên chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ ngành bảo vệ thực vật là gì? Điểm chuẩn và khối thi ngày này như thế nào? Cơ hội việc làm ra làm sao? Chúc các bạn có một kỳ thi đầy ý nghĩa."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-nghe-rau-hoa-qua-va-canh-quan", "rid": "7620113", "major": "Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nĐây là một trong số những chuyên ngành thuộc nhóm ngành Nông nghiệp. Theo học ngành này, bạn được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng về cảnh quan hoa viên môi trường, ứng dụng khoa học công nghệ sinh học để cho ra các dòng hoa cảnh và cây cảnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khi vào học chuyên ngành bạn sẽ được học các kỹ năng trong lĩnh vực thiết kế, thi công và quản lý, có khả năng phân tích, hoạch định và giải quyết các vấn đề về cảnh quan theo yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của xã hội.\n\n\nMục tiêu của ngành học này chính là tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. Các mẫu sản phẩm này đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ góp phần bảo vệ môi trường và kết hợp với các cảnh quan như: xây dựng và quy hoạch đô thị, kiến trúc công trình,…\n\n\n", "ngành thi khối nào?": "\n\nNgành công nghệ rau hoa quả và cảnh quan có mã ngành là 7620113. Để học ngành này bạn có thể thi các khối như:\n\n\n\nB00: Toán – Hóa – Sinh học\nB02: Toán – Sinh học – Địa lý\nB04: Toán – Sinh học – Giáo dục công dân\nA00: Toán – Lý – Hóa học\nA09:  Toán – Địa – Giáo dục công dân\nC20: Ngữ văn – Địa – Giáo dục công dân\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành này có cao không?": "\n\nTheo số liệu thống kê điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành này dao động trong khoảng 15 – 16 điểm. Dựa vào điều kiện và chỉ tiêu tuyển sinh của các trường khác nhau nên mức điểm chuẩn cũng khác nhau. Để biết thêm thông tin chi tiết, các bạn có thể theo dõi trên các website thông tin tuyển sinh riêng của từng trường.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành ?": "\n\nHiện ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành học này như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nông lâm – Đại học Huế\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Nông lâm TP.HCM\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\nNhư vậy, ở mỗi khu vực đều có ít nhất 01 trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Việc này sẽ giúp các thí sinh thuận tiện hơn trong việc lựa chọn cơ sở đào tạo phù hợp với nơi mình sinh sống.\n\n\n", "ngành học này có các chuyên ngành gì?": "\n\n\n\nNgành học gồm 2 chuyên ngành chính. Đó là:\n\n\n\nCảnh quan và kỹ thuật hoa viên. Trong chuyên ngành này các bạn sinh viên được học kiến thức về cảnh quan hoa viên môi trường, ứng dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất các loại hoa và cây cảnh; Được trang bị kiến thức về kỹ thuật tạo giống, gieo trồng, chăm sóc và bảo dưỡng cây canh, hoa. Việc này nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ góp phần bảo vệ môi trường.\nChuyên ngành thiết kế cảnh quan. Ngoài các kiến thức được học chung về cảnh quan và kỹ thuật hoa viên. Các bạn sinh viên còn được học chuyên ngành về thiết kế, tổ chức thi công xây dựng các công trình có liên quan đến cảnh quan, thực hiện các đề án về tôn tạo cảnh quan,…\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp ngành ?": "\n\nĐây là ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế để theo học ngành này bạn cần có một số tố chất sau:\n\n\n\nLà người yêu thiên nhiên, yêu môi trường.\nLà người tinh ý, nhạy cảm và sống hòa hợp với thiên nhiên.\nThích trồng bà chăm sóc cây trồng.\nYêu thích các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên.\nThích tham gia các hoạt động giã ngoại.\nThái độ học tập nghiêm túc.\nCó đam mê với ngành học.\nThận trọng trong công việc.\nTinh thần làm việc đội, nhóm.\nCó năng khiếu thẩm mỹ tốt.\nCó khả năng học tốt các môn tự nhiên như sinh học, hoá học.\nHam học hỏi, tìm tòi và khám phá nhiều khía cạnh khác nhau của thiên nhiên.\n\n\n\n", "học ngành này có dễ xin việc không?": "\n\n\n\n Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí sau:\n\n\n\nTrở thành cán bộ, giảng viên về lĩnh vực rau hoa quả và cảnh quan trong các cơ quan, viện nghiên cứu hay các trường đại học trong nước và quốc tế.\nTrở thành chuyên viên quản lý công trình cảnh quan trong các doanh nghiệp, các công ty về sản xuất nông nghiệp, các công trình đô thị hay các khu du lịch sinh thái,…\nLàm kỹ sư thiết kế, quản lý trong các tổ chức tư vấn, sở xây dựng, sở quy hoạch kiến trúc.\nLàm giám sát viên, quản lý cảnh quan tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,…\nMở vườn kinh doanh rau hoa quả và cảnh quan tư nhân.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành này là bao nhiêu?": "\n\n\n\nTrong những năm gần đây các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất,… mọc lên rất nhiều. Do đó cũng cần nguồn nhân lực ngành học này rất lớn. Tuy nhiên, tuỳ mỗi vùng miền và vị trí làm việc nên mức thu nhập sẽ khác nhau. Mức thu nhập bình quân sẽ dao động trong khoảng từ 5 – 15 triệu đồng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nQua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan. Từ những vấn đề về điểm thi, trường học và tố chất để theo học ngành này sẽ giúp bạn quyết định được mình có nên theo học ngành này hay không. Chúc bạn sẽ có sự lựa chọn đúng cho sự nghiệp của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-doanh-nong-nghiep", "rid": "7620114", "major": "Kinh doanh nông nghiệp", "payload": {"là gì?": "\n\n\n\nKinh doanh nông nghiệp là một hình thức kinh doanh liên quan đến các hoạt động sản xuất và phân phối nông nghiệp. Nó được thực hiện từ quá trình sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản và các sản phẩm liên quan khác.\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được học các kiến thức và kỹ năng về nguyên lý cơ bản của ngành kinh doanh, môi trường và có khả năng ứng dụng chúng vào các hoạt động kinh doanh thực tiễn.\n\n\nNgoài ra, các bạn sinh viên còn được học các kỹ năng phân tích, đánh giá và hoạch định các chiến lược phát triển nông nghiệp. Có các hướng kinh doanh sáng tạo, mới mẻ và chủ động hơn trong các hoạt động kinh doanh hội nhập quốc tế.\n\n\n", "học thi khối nào?": "\n\nChắc hẳn bạn đang rất quan tâm đến khối thi ngành kinh doanh nông nghiệp?Muốn biết khối thi để bạn có thể đánh giá năng lực học tập của mình có đỗ được ngành kinh doanh nông nghiệp này hay không? Vậy thì bạn có thể lựa chọn một trong các khối thi sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Lý, Hóa\nKhối A01: Toán, Lý, Tiếng Anh\nKhối A10: Toán, Lý, Giáo dục công dân\nKhối B00: Toán, Hóa, Sinh\nKhối C02: Văn, Toán, Hóa\nKhối C15: Văn, Toán, Khoa học xã hội\nKhối D01: Văn, Toán, Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCũng như một số ngành học khác, ngành kinh doanh nông nghiệp xét tuyển theo 2 hình thức. Với hình thức xét tuyển theo điểm thi THPT thì mức điểm chuẩn dao động từ 14 – 16 điểm. Còn theo hình thức xét học bạn thì dao động trong khoảng 16 – 18 điểm. Với mức điểm chuẩn này các bạn có thể dễ dàng đạt được để theo học ngành này.\n\n\n", "học ở đâu?": "\n\nNgành kinh doanh nông nghiệp hiện đang có mặt tại khắp các vùng miền trên cả nước.\n\n\n\nNếu bạn đang sinh sống và học tập ở miền Bắc bạn có thể lựa chọn học tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên.\nBạn ở khu vực miền Trung có thể học tại các trường: Trường Đại học kinh tế – Đại học Huế, trường đại học Đà Nẵng ở Kon Tum và trường đại học Hồng Đức.\nỞ khu vực miền Nam bạn có thể học tại trường đại học Nông lâm TPHCM.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể theo học ngành KDNN bạn cần bổ túc cho mình các kỹ năng và tố chất sau:\n\n\n\nBạn cần có khả năng phân tích và định hướng đúng đắn.\nCó khả năng làm việc độc lập, tự chủ về thời gian\nChủ động trong công tác để đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.\nCó khả năng xây dựng và tổ chức các hoạt động.\nCó khả giao tiếp tiếng Anh cơ bản.\nCó kỹ năng làm việc nhóm và tập hợp các thành viên cùng làm việc.\nKhông ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức chuyên môn.\nSử dụng các phần mềm ứng dụng, các công cụ hiện đại trong nông nghiệp.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi tốt nghiệp chuyên ngành KDNN bạn có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:\n\n\n\nLĩnh vực kinh doanh: bán hàng, lên kế hoạch kinh doanh, quản lý doanh số..\nLĩnh vực nông nghiệp: Quản lý và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp.\nLĩnh vực dịch vụ và chăm sóc khách hàng: Thực hiện các hoạt động dịch vụ thiết kế, chăm sóc khách hàng.\nLĩnh vực nghiên cứu thị trường: Đảm nhận công việc phân tích và nghiên cứu thị trường.\nLĩnh vực quản trị: là lĩnh vực sản xuất cho ra mắt những nguyên vật liệu, những dự án đầu tư,…\nLĩnh vực truyền thông: Thực hiện thiết kế các hoạt động truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện,…\nLĩnh vực quản lý nhà nước về kinh doanh: đăng ký, quản lý, hợp tác kinh doanh,…\n\n\n\nBạn có thể đảm nhận các vị trí từ nhân viên, trưởng các bộ phận, giám đốc hay ban lãnh đạo. Bạn có thể làm việc tại một số cơ quan công tác như:\n\n\n\nLàm việc tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn\nCác cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước\nLàm việc trong các hợp tác xã kinh doanh nông nghiệp hay các trang trại.\nCác sở đào tạo, nghiên cứu nông nghiệp.\n\n\n\nHoặc sau khi học xong ở các trường đại học trình độ cử nhân, bạn có thể tiếp tục nghiên cứu và học tập các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.\n\n\n", "mức thu nhập của ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành kinh doanh nông nghiệp là ngành có tính cạnh tranh cao. Do đó, tùy thuộc vào vị trí và địa điểm làm việc mà sẽ có những mức thu nhập khác nhau. Đối với các bạn sinh viên mới ra trường mức lương khởi điểm sẽ dao động trong khoảng 4 – 5 triệu đồng. Sau khi đã có kinh nghiệm hay lên các vị trí cao hơn thì mức thu nhập của bạn cũng sẽ thay đổi theo.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNhư vậy, sau khi tìm hiểu vấn đề ngành kinh doanh nông nghiệp là học gì? Bạn có thể thấy được ngành này đem lại cơ hội việc làm rất lớn cho các bạn. Vì thế bạn hãy cố gắng, quyết tâm học tập khối thi mà bạn mạnh nhất để theo học ngành này. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình.."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-te-nong-nghiep", "rid": "7620115", "major": "Kinh tế nông nghiệp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nKinh tế nông nghiệp là một ngành học chuyên về hoạt động kinh tế, tài chính, thương mại,… trong nông nghiệp. Với mục đích khai thác và sử dụng tối ưu hóa các nguồn lực trong nông nghiệp để góp phần phát triển nền kinh tế chung. Sinh viên theo học ngành KTNN sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về kinh tế, kiến thức chuyên môn về nông nghiệp – nông thôn. Bên cạnh đó, các bạn còn được nghiên cứu về thị trường, phương thức sản xuất, chiến lược kinh doanh, kỹ năng làm việc với người dân,…\n\n\n", "ngành thi khối gì?": "\n\nHầu hết các cơ sở đào tạo ngành KTNN đều dựa vào kết quả thi THPT của các tổ hợp môn sau: \n\n\n\nTổ hợp môn A00: Toán, Lý, Hoá\nTổ hợp môn A00: Toán, Lý, Anh\nTổ hợp môn A09: Toán, Địa lí, Giáo dục công dân\nTổ hợp môn A10: Toán, Vật lý, Giáo dục công dân\nTổ hợp môn B00: Toán, Hóa học, Sinh học\nTổ hợp môn D01: Văn, Toán, tiếng Anh\nTổ hợp môn C02: Văn, Toán, Hóa học\nTổ hợp môn C15: Văn, Toán, Khoa học xã hội\nTổ hợp môn B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh\nTổ hợp môn C00: Văn, Hóa học, Sinh\nTổ hợp môn C04: Văn, Toán, Địa lí\nTổ hợp môn C14: Văn, Toán, Giáo dục công dân\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\nTrong năm 2020 một số trường đào tạo ngành KTNN có mức điểm chuẩn khá cao. Mức điểm chuẩn dao động trong khoảng từ 15 – 25,6 điểm. Cao nhất là trường Đại học Kinh Tế Quốc dân với điểm chuẩn là 25,6 điểm.\n\n\n", "học ngành ở đâu?": "\n\nCác trường đào tạo ngành KTNN có thể kể đến ở Việt Nam là::\n\n\nCác trường khu vực miền Bắc\n\n\n\nTrường đại học Kinh Tế Quốc Dân\nĐại học Thái Bình (chuyên ngành kinh tế)\nĐại học kinh tế và quản trị Thái Nguyên (ngành kinh tế) \nĐại học Nông lâm Thái Nguyên\nĐại học Tân Trào\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\n\n\n\nCác trường khu vực miền Trung và Tây Nguyên\n\n\n\nĐại học Vinh\nĐại học kinh tế Huế\nĐại học Tây Nguyên\nĐại học Quang Trung\n\n\n\nCác trường khu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "ngành nông nghiệp học gì?": "\n\nHiện nay, Việt Nam đang ngày càng hiện đại hóa, công nghiệp hóa công việc làm nông. Theo học ngành này, sinh vên sẽ tiếp cận được những kiến thức liên ngành ở 2 lĩnh vực như Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Một số môn học sẽ giúp bạn có được nền tảng khoa học vững chắc về nông nghiệp như:\n\n\n\nNghiên cứu sinh học\nMôi trường tự nhiên\nKhoa học nông nghiệp\nSản xuất nông nghiệp\nCông nghệ di truyền\nCông nghệ chế biến thực phẩm\nKỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.\n\n\n\n", "các tố chất để thành công trong lĩnh vực": "\n\n\n\nNgoài việc chuẩn bị cho bản thân các kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn thì bạn cần có những yếu tố nhất định để theo đuổi ngành KTNN. Từ đó cố gắng đạt được mục tiêu đề ra một cách nhanh hơn. Cụ thể là:\n\n\n\nCó khả năng phân tích, định hướng phát triển thị trường và môi trường nông nghiệp\nBiết cách xác định mục tiêu một cách rõ ràng và đưa ra phương pháp tổ chức thực hiện một cách hiệu quả\nCó khả năng làm việc nhóm linh hoạt, chia sẻ, nắm bắt cơ hội để thúc đẩy hiệu quả công việc cao hơn.\nCó khả năng giao tiếp tốt nhằm mở rộng các mối quan hệ đặc biệt ở các vị trí quản lý\nCó khả năng lãnh đạo, quản lý nhân viên tốt. \nNắm bắt được hầu hết các công cụ và các phần mềm ứng dụng áp dụng trong công việc để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi tốt nghiệp, các cử nhân ngành KTNN có thể làm việc ở các vị trí sau:\n\n\n\nLàm việc trong các tổ chức, các dự án kinh tế – xã hội trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.\nTrở thành các nghiên cứu viên hay giảng viên. Nghiên cứu và giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học hay các cơ sở nghiên cứu. Bạn cũng có thể tham gia nghiên cứu các học phần liên quan đến kinh tế học hay kinh tế ứng dụng trong nông nghiệp\nLàm nhân viên/ quản lý tại các doanh nghiệp hay các tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp\nTrở thành chuyên viên tư vấn các dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm xóa đói giảm nghèo.\nNgoài ra bạn cũng có thể tổ chức hoạt động kinh doanh nông nghiệp.\n\n\n\n", "mức thu nhập ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành kinh tế nông nghiệp được đánh giá là một trong những ngành có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất so với các ngành khác. Vì thế các bạn sinh viên ngành KTNN không cần quá lo lắng về vấn đề việc làm. Tại các trường Đại học đã có rất nhiều các công ty liên kết nhận sinh viên sau khi tốt nghiệp.\n\n\nĐối với sinh viên mới ra trường tuy chưa có kinh nghiệm nhưng được rất nhiều các công ty săn đón với mức lương dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Sau khi được đào tạo nâng cao hơn về kỹ năng và trình độ chuyên môn mức lương dao động từ 8 – 10 triệu.\n\n\nBên cạnh đó, với các bạn có vốn ngoại ngữ làm việc trong các công ty nước ngoài sẽ có mức lương dao động từ 20 – 40 triệu. Mức lương này sẽ còn tăng hơn nữa cùng với sự phát triển của đất nước.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNhư vậy trong bài viết này Reviewedu.net đã giúp bạn giải thích rõ hơn ngành kinh tế nông nghiệp là gì? Điểm chuẩn các trường đại học đào tạo và cơ hội việc làm của ngành này như thế nào? Đồng thời, bài viết cũng đưa ra các tố chất cần có để theo học ngành kinh tế nông nghiệp. Khi bạn đã trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức và tố chất ấy trong công việc thì bạn không chỉ tìm được một công việc phù hợp mà cơ hội thăng tiến cũng không còn xa vời đối với bạn. Vì thế bạn không cần lo lắng về vấn đề việc làm của ngành này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-phat-trien-nong-thon", "rid": "7620116", "major": "Phát triển nông thôn", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nỞ Việt Nam, nông nghiệp có một vị trí vô cùng quan trọng. Các yếu tố này là cơ sở và lực lượng cho để phát triển nền kinh tế – xã hội nước ta bền vững. Vì thế, phát triển nông thôn là một chiến lược trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.\n\n\nNgành phát triển nông thôn là ngành hoạt động về lĩnh vực môi trường, kinh tế – xã hội, văn hoá đời sống con người và các vấn đề về cộng đồng sống ở nông thôn. Chuyên ngành này mong nhằm tạo ra sự phát triển ở các vùng miền nhất là các vùng núi, vùng xa,.. để làm giảm đi sự phân hoá giàu nghèo và nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Việc phát triển mô hình nông thôn hoá cũng nhằm mục đích khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, hiệu quả. \n\n\n", "ngành thi khối nào?": "\n\nNgành PTNT có các tổ hợp môn thi như sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Lý, Hoá\nKhối A01: Toán, Lý, Tiếng Anh\nKhối B00: Toán, Hoá, Sinh\nKhối B02: Toán, Sinh, Địa\nKhối B03: Toán, Sinh, Ngữ Văn\nKhối C00: Ngữ Văn, Sử, Địa\nKhối C02: Ngữ Văn, Toán, Hoá\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh\nKhối D10: Toán, Địa Lí, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nCũng giống như các ngành học khác, ngành PTNT xét tuyển theo 2 hình thức.\n\n\n\nHình thức 1: Xét theo kết quả thi của kỳ thi THPT. Điểm chuẩn sẽ dao động trong khoảng từ 13 – 18 điểm. \nHình thức 2: Xét theo học bạ THPT. Điểm chuẩn sẽ dao động từ 18 – 20 điểm.\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgành PTNT được một số trường đào tạo trên cả 3 vùng miền của đất nước ta.\n\n\nCác trường khu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên\nHọc viện Nông Nghiệp Việt Nam\nĐại học Hải Dương\n\n\n\nCác trường khu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nông Lâm – Đại học Huế\nĐại học Quảng Bình\n\n\n\nCác trường khu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học An Giang\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "ngành có những chuyên ngành gì?": "\n\n\n\nNgành PTNT được chia thành các chuyên ngành nhỏ. Điều này giúp các bạn sinh viên chọn được chuyên ngành chính mà mình muốn theo học chứ không cần học nhiều, không chuyên sâu về một vấn đề.\n\n\n\nChuyên ngành về PTNT\nChuyên ngành về quản lý PTNT\nChuyên ngành tổ chức sản xuất, dịch vụ PTNT và khuyến nông\nChuyên ngành công tác xã hội trong phát PTNT\n\n\n\n", "những kiến thức có được khi theo học ngành ?": "\n\n\nSinh viên theo học ngành Phát triển nông thôn sẽ được cung cấp những thông tin kiến thức cơ bản về xã hội học, quản lý và phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn, phát triển cộng động xã hội.\nSinh viên sau khi học sẽ có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn để đánh giá hiện trạng và đưa ra các quyết định phát triển kinh tế xã hội nông thôn.\nNgoài ra, sinh viên sẽ có được kỹ năng làm việc với cộng đòng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập chiến lược, lên kế hoạch phát triển, quản lý tổ chức thực hiện dự án phát triển nông thôn.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp ngành ?": "\n\n\n\nCó lẽ bạn cũng đã đặt ra câu hỏi “Liệu mình có phù hợp với ngành PTNT không?” Vậy để trả lời cho câu hỏi này bạn hãy xem mình có những tố chất dưới đây không nhé.\n\n\n\nCó năng lực học tập tốt các môn khoa học tự nhiên như: Toán, hoá,..\nLà người có sự yêu thích vật nuôi, cây trồng\nCần có khả năng tư duy chiến lược.\nCần cù, chịu khó, chịu được áp lực trong công việc\nCó khả năng tư duy và quản lý tốt\nCó kỹ năng giao tiếp tốt\n\n\n\n", "ngành ra trường làm gì?": "\n\n\n\nSau khi ra trường ngành PTNT bạn được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên ngành để có thể đáp ứng yêu cầu của công việc. Bạn có thể xin việc tại các vị trí sau:\n\n\n\nBạn có thể làm việc tại các cơ quan thuộc ngành nông nghiệp và PTNT. \nLàm việc trong các sở kế hoạch đầu tư, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.\nTrở thành các nghiên cứu viên, giảng viên dạy về ngành PTNT tại các trường đại học.\nLàm việc tại các nhà máy, xí nghiệp liên quan đến ngành PTNT. \nThực hiện nghiên cứu các chương trình đại học và sau đại học.\nVới vốn kiến thức về tiếng anh và tin học trong suốt 4 năm học, bạn có thể xin đi làm chuyên gia tại các nước đang khó khăn về nông nghiệp\n\n\n\nNếu bạn vẫn chưa hiểu rõ cơ hội việc làm của ngành này thì bạn hãy nghe lời khuyên của người thân, các sinh viên đã và đang theo học, các cô chú đang làm việc trong lĩnh vực PTNT. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên thực tế nhất. Từ đó sẽ giúp bạn định hướng chính xác được ngành nghề mà bạn theo học. Hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trên các trang tuyển dụng. Bởi trên các trang thông tin tuyển dụng sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ về quyền lợi, mức lương, mô ta công việc bạn phải làm,…\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nTuỳ thuộc vào vị trí và môi trường làm việc nên sẽ có những mức lương khác nhau. Nhìn chung, đối với các bạn sinh viên mới ra trường thì mức lương dao động khoảng 5 – 7 triệu/ tháng và sẽ tăng theo hằng năm. Mức lương trong lĩnh vực nghiên cứu hay với các cán bộ lâu năm thì khoảng 9 – 10 triệu trở lên. \n\n\n", "kết luận": "\n\nQua bài viết trên các bạn cũng đã thấy được tầm quan trọng của ngành PTNT ở nước ta hiện nay. Đây là vấn đề quan trọng được nhà nước quan tâm. Vì thế các bạn đang có dự định học ngành này thì hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể đỗ ngành này. Chúc các bạn thành công. "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-lam-hoc", "rid": "7620201", "major": "Lâm học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nLâm học hay còn gọi là Lâm nghiệp (tiếng Anh: Forestry) đây là ngành học đào tạo các cán bộ kỹ thuật trình độ đại học có lập trường chính trị và tư tưởng vững vàng. Họ là những người có kiến thức và kỹ năng về lâm nghiệp; có thái độ lao động và đạo đức nghề nghiệp nghiêm túc; có sức khỏe tốt; có khả năng thích ứng với đa dạng các loại công việc ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp,…\n\n\nNgành học này trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên ngành về hệ sinh thái, lâm sinh, công việc trồng rừng, điều tra, bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng; quy hoạch và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thực hiện nghiên cứu về các lĩnh vực nông nghiệp, áp dụng và khai thác kỹ thuật khai thác và tài nguyên rừng; đề xuất, lựa chọn các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm từ rừng; tham gia tập huấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ lâm nghiệp.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nLâm học có mã ngành: 7620201.\n\n\nĐể học ngành này bạn có thể lựa chọn thi các khối thi sau:\n\n\n\nA00: Toán học – Vật Lý – Hóa học\nA01: Toán học – Vật Lý  – Tiếng Anh\nA02: Toán học – Vật Lý – Sinh học\nA16: Toán học – Ngữ Văn – Khoa học tự nhiên\nB00: Toán học – Hóa học – Sinh học\nB03: Toán học – Sinh học – Ngữ Văn\nD01: Toán học – Ngữ văn – Tiếng Anh\nD08: Toán học – Sinh học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào tiêu chí tuyển sinh, điều kiện xét tuyển mà mỗi trường sẽ có những mức điểm chuẩn khác nhau. Theo số liệu thống kê thì trong năm 2020 ngành Lâm học có điểm chuẩn dao động từ 14 – 16 điểm. Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế có điểm chuẩn là 18 điểm, áp dụng với hình thức xét học bạ.\n\n\n", "những trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là danh sách các trường đại học có đào tạo lĩnh vực này trên khắp cả nước:\n\n\n Khu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Lâm nghiệp\nĐại học Thành Tây\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Hồng Đức\nĐại học Kinh tế Nghệ An\nĐại học Nông lâm – Đại học Huế\nPhân hiệu Đại học Nông lâm TP. HCM tại Gia Lai\nĐại học Quảng Bình\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành Lâm học là ngành khá gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam. Để thành công trong lĩnh vực này bạn không chỉ học tốt các môn trong khối thi mà còn phải có những tố chất sau:\n\n\n\nHọc tốt các môn học tự nhiên. Bên cạnh đó cần học cách tư duy logic để đạt hiệu quả cao trong công việc.\nCó tình yêu với công việc. Khi học bất cứ một ngành nghề nào cũng cần có sự tâm huyết, yêu thích nghề đó. Nếu không có tình yêu vào nghề vào công việc thì chắc chắn bạn không thể thành công.\nThích thú với công việc nghiên cứu, luôn muốn tìm tòi và khám phá về các loài thực vật.\nCó một sức khỏe tốt. Bởi nhiều khi chúng ta phải đi khảo sát thực tế ở ngoài trời. Vì thế yếu tố sức khỏe là cần thiết để hoàn thành tốt công việc của mình.\nCó khả năng ghi nhớ tốt để có thể nhớ tên phân loại các loại động thực vật.\nThích các chương trình truyền thông, thông tin về thế giới tự nhiên.\nYêu thích cây trồng và vật nuôi.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSinh viên sau khi ra trường sẽ có đủ năng lực và chuyên môn thực hiện các công việc sau:\n\n\n\nKiểm kê diện tích rừng\nVẽ bản đồ rừng\nĐánh giá thực trạng và đưa ra hướng giải quyết cho rừng\nQuy hoạch rừng: thực hiện các công việc: thu hoạch, vận chuyển gỗ tươi, trồng cây gây rừng, phát quang cây rừng, tỉa cành\nQuy hoạch khu vui chơi và cảnh quan\nTích hợp quản lý rừng\nĐánh giá hiện trạng các lô đất rừng\nBảo vệ rừng chống lại côn trùng có hại, bệnh cây và hỏa hoạn\nChụp ảnh bản đồ rừng\nTư vấn việc lựa chọn và sử dụng máy móc lâm nghiệp\nTham gia công tác giảng dạy về ngành lâm học\n\n\n\nVới những công việc này bạn có thể xin vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị sau:\n\n\n\nLàm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng Cục lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm, Chi cục lâm nghiệp, Trung tâm Khuyến nông – khuyến lâm quốc gia…\nCác doanh nghiệp lâm nghiệp, sản xuất và chế biến sản phẩm lâm nghiệp, trung tâm chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp.\nCác viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu lâm nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc…\nCơ sở giáo dục đào tạo: Đại học, Cao đẳng, Trung học, dạy nghề…\nCác tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế.\nCác cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo lâm nghiệp.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người học ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\nNgành lâm nghiệp có mức lương khá cạnh tranh. Tùy thuộc vị trí và địa điểm làm việc mà sẽ có những mức lương khác nhau. Theo số liệu thống kê, mức lương trung bình dao động từ 5 – 10 triệu đồng mỗi tháng. Với những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao thì mức thu nhập không chỉ dừng lại ở con số này.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrong bài viết trên, Reviewedu.net đã chia sẻ đến bạn những thông tin tổng quan về ngành Lâm học. Hy vọng, với những thông tin này giúp bạn hiểu thêm được ngành lâm học là học gì? Điểm chuẩn và các trường đại học như thế nào? Từ đó sẽ có những lựa chọn đúng cho nghề nghiệp tương lai của bạn. Chúc bạn có kỳ thi thành công."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-lam-nghiep-do-thi", "rid": "7620202", "major": "Lâm nghiệp đô thị", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nLâm nghiệp đô thị (tiếng Anh: Urban Forestry), đây là lĩnh vực nghiên cứu khoa học tổng hợp có vai trò quan trọng trong lĩnh vực khoa học đô thị. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của Lâm nghiệp đô thị bao gồm: thực vật, hệ sinh thái, kỹ thuật trồng cây cảnh quan môi trường, quy hoạch thiết kế, thi công và giám sát cảnh quan cây xanh đô thị.\n\n\nLâm nghiệp đô thị được xem là một bộ phận góp phần tạo nên sự hoàn chỉnh tại các thành phố lớn, các khu đô thị, đường phố, công viên,… Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.\n\n\nNgành lâm nghiệp đô thị đào tạo cho các sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành về hệ sinh thái, môi trường, kiến trúc cảnh quan,… Đồng thời sinh viên cũng được học các chuyên ngành như sản xuất cây trồng và trồng cây đô thị, quy hoạch cảnh quan đô thị, xây dựng và quản lý dự án,…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\n Mã ngành: 7620202. Để theo học ngành này bạn có thể đăng ký dự thi một trong các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán học – Vật lý – Hóa học\nA02: Toán học – Vật lý – Sinh học\nA16: Toán học – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn\nB00: Toán học- Hóa học – Sinh học\nD01: Toán học – Ngữ văn – Tiếng Anh\nD08: Toán học – Sinh học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành Lâm nghiệp đô thị năm 2020 vừa qua có mức điểm chuẩn dao động từ 16 – 18 điểm. Tùy theo điều kiện xét tuyển của từng trường sẽ có những thang điểm khác nhau. Với mức điểm chuẩn này thì tỷ lệ đỗ vào các trường đại học là khá cao. Đây chính là cơ hội để các bạn có thể cố gắng theo học ngành này.\n\n\n", "những trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay có khá ít trường đào tạo ngành Lâm nghiệp đô thị. Vì thế, nếu bạn muốn theo học ngành này, bạn có thể tham khảo một số trường sau:\n\n\n\nĐại học Nông lâm – Đại học Huế\nĐại học Lâm nghiệp Hà Nội\nĐại học Nông lâm Bắc Giang\nĐại học Nông lâm Thái Nguyên\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nĐể thành công trong lĩnh vực ngành Lâm nghiệp đô thị, học tốt các môn trong khối thi là chưa đủ, bạn cần phải có những tố chất sau:\n\n\n\nHọc tốt các môn học tự nhiên. Bên cạnh đó cần học cách tư duy logic để đạt hiệu quả cao trong công việc.\nCó tình yêu với công việc. Khi học bất cứ một ngành nghề nào cũng cần có sự tâm huyết, yêu thích nghề đó. Nếu không có tình yêu với nghề và công việc thì chắc chắn bạn không thể thành công.\nThích thú với công việc nghiên cứu, luôn muốn tìm tòi và khám phá về các loài thực vật.\nCó một sức khỏe tốt. Bởi nhiều khi chúng ta phải đi khảo sát thực tế ở ngoài trời. Vì thế yếu tố sức khỏe là cần thiết để hoàn thành tốt công việc của mình.\nCó khả năng ghi nhớ tốt để có thể nhớ tên phân loại các loại động thực vật.\nThích các chương trình truyền thông, thông tin về thế giới tự nhiên.\nYêu thích cây trồng và vật nuôi.\nCó kỹ năng làm việc nhóm.\nKỹ năng lập kế hoạch, dự toán và giám sát, thi công các công trình cảnh quan.\nCó khả năng thu thập, phân tích thông tin.\nCó kỹ năng hướng dẫn, khuyến cáo áp dụng kỹ thuật trong quy hoạch, thiết kế và thi công các công trình cảnh quan đô thị.\nCó khả năng giao tiếp tốt.\nCần có thái độ cởi mở, hòa nhập, luôn biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến,…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\n\n\nNgành Lâm nghiệp đem lại cơ hội việc làm khá rộng mở cho các bạn trẻ. Chính vì thế, sau khi ra trường các bạn có thể dễ dàng xin được công việc phù hợp như:\n\n\n\nLàm việc trong các công ty cây xanh đô thị của các tổ chức quốc tế và phi quốc tế.\nQuản lý các công ty về cảnh quan, khu công nghiệp, khu bảo tồn, vườn quốc gia.\nTham gia nghiên cứu về lâm nghiệp và biến đổi khí hậu tại các viện nghiên cứu.\nTrở thành các kỹ sư thiết kế cảnh quan đô thị.\nLàm việc trong các vườn ươm cây lâm nghiệp và cây xanh đô thị, các khu bảo tồn di tích lịch sử, các đơn vị kinh doanh sản xuất.\nLàm kỹ thuật về cảnh quan hoa viên đô thị và môi trường; giám sát các công trình trồng hoa, cây cảnh, cây xanh đô thị và đường phố.\nTham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, hay các trung tâm dạy nghề có đào tạo ngành này.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nSo với một số ngành Nông nghiệp thì ngành Lâm nghiệp đô thị có mức lương khá cạnh tranh và hấp dẫn. Tùy thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc và trình độ chuyên môn mà người làm ngành này sẽ có mức thu nhập khác nhau. Mức lương dao động trong khoảng từ 6 –  12 triệu đồng mỗi tháng. Mức lương này sẽ tăng theo kinh nghiệm làm việc của bạn.\n\n\n", "kết luận": "\n\nVới những thông tin cơ bản trong bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu ngành Lâm nghiệp đô thị là học gì. Nó không chỉ đem lại cơ hội việc làm rộng mở mà mức thu nhập cũng khá hấp dẫn. Hy vọng bạn sẽ đưa ra được sự lựa chọn đúng cho sự nghiệp sau này của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-lam-sinh", "rid": "7620205", "major": "Lâm sinh", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Lâm sinh (tiếng Anh: Silviculture ) là một ngành chuyên đào tạo các cán bộ Lâm sinh với trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, bảo tồn, quản lý nguồn tài nguyên môi trường.\n\n\n\n\nChương trình đào tạo ngành Lâm sinh trang bị cho sinh viên một hệ thống kiến thức chuyên sâu về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng. Ngoài ra sinh viên học ngành Lâm sinh còn được trang bị kiến thức về thiết kế, chỉ đạo thực hiện công trình xây dựng và phát triển rừng, khả năng điều tra, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, rừng và môi trường, quy hoạch lâm nghiệp và quản lý đất sử dụng trong lâm nghiệp.\n\n\nKhung chương trình đào tạo của các ngành sẽ do Bộ Đào tạo quy định nhưng mỗi trường sẽ có sự thay đổi nhất định để có thể phù hợp với chuyên ngành đào tạo của mình, sẽ có những học phần bắt buộc phải học như: Thực vật học, Sinh lý thực vật, Thống kê sinh học, Đất – Phân bón,…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là khối nào?": "\n\nCó rất nhiều khối học bạn có thể đăng ký để trở thành sinh viên của ngành Lâm sinh. Cụ thể:\n\n\nMã ngành: 7620205\n\n\n\nA00: Toán, Vật lý, Hóa học\nA01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh\nA02: Toán, Vật lý, Sinh học\nA16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nB04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân\nC02: Ngữ văn, Toán, Hóa học\nC15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh \n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn năm 2020 của ngành khá thấp, dao động từ 14,5 đến 15 điểm. Trường Đại học Tây Bắc là trường lấy điểm thấp nhất với 14,5 điểm. Ngoài ra, có vài trường lấy điểm chuẩn bằng nhau như đại học Tây Nguyên, đại học Lâm nghiệp (cơ sở 1), đại học Nông – Lâm Thái Nguyên, đại học Tân Trào.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành ?": "\n\nTrên cả nước ta có một số cơ sở đào tạo ngành học này. Các bạn có thể tham khảo danh sách sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Lâm nghiệp\nĐại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Nông lâm Bắc Giang\nĐại học Tây Bắc\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Tây Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Cần Thơ\nPhân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai\n\n\n\nVì đây là một ngành mới nhưng tiềm năng lớn nên có rất nhiều lựa chọn về trường, cơ sở đào tạo cho các bạn sinh viên nếu muốn theo học ngành này.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể học tập và thành công với ngành học này, bạn cần hội tụ rất nhiều tố chất. Cụ thể như sau:\n\n\n\n\n\nKhi theo học một ngành nghề gắn liền với rừng, với đại ngàn thì bạn phải có một lòng yêu thiên nhiên, yêu thực vật – động vật\nCó khả năng làm việc trong các tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực là một ưu điểm lớn\nCó khả năng teamwork – làm việc theo nhóm tốt\nNăng động, lạc quan, thích học hỏi, thích khám phá tự nhiên\nCó một sức khỏe dẻo dai vì làm Lâm sinh bạn sẽ phải đi rừng thực địa, chăm chỉ, trung thực, kiên trì\n\n\n\nNếu bạn thấy mình có những yếu tố trên, thì bạn đừng ngần ngại mà hãy đăng ký ngành học tiềm năng này. Những yếu tố trên có thể giúp bạn phát triển và tiến xa hơn trong tương lai.\n\n\n", "cơ hội việc làm trong ngành là gì?": "\n\nSau khi sinh viên đã tốt nghiệp và ra trường thì vấn đề việc làm luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Sinh viên ngành Lâm sinh sau khi ra trường có thể đảm nhận rất nhiều công việc liên quan đến chuyên ngành của mình. Họ có thể làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý về lâm nghiệp. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể thử sức trong những cơ quan nhà nước về nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Cụ thể:\n\n\n\n\n\nCác cơ quan thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn\nTổng cục lâm nghiệp\nChi cục kiểm lâm\nTrung tâm khuyến nông – lâm quốc gia\nPhòng Nông nghiệp\nTrung tâm khuyến nông các cấp\nCác công, các doanh nghiệp, hoặc bạn cũng có cơ hội làm việc cho những tổ chức chức quốc tế trong lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.\nLàm việc trong các sở ban ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở tài nguyên – Môi trường, những trung tâm khuyến nông.\nNhững trường, các dự án hỗ trợ và bảo vệ tài nguyên rừng và chống biến đổi khí hậu. Các cơ sở dược liệu, khu bảo tồn, các vườn quốc gia như Cúc Phương.\nLàm tư vấn viên cho những trường trình hay các dự án chuyên về nông lâm nghiệp \nThử sức làm giảng viên giảng dạy cho các trường, cho các viện các trạm nghiên cứu.\nLàm chuyên viên cho những công ty kinh doanh cây giống, hạt giống, nông lâm trường, những trang trại trồng cây, những dự án phát triển lâm nghiệp.\n\n\n\n", "mức lương trong ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của người công tác trong ngành này không hề nhỏ. Nó có thể dao động từ từ 7 – 15 triệu đồng tùy thuộc vào ngành, nghề, công việc, kỹ năng và kinh nghiệm của mỗi người.\n\n\n", "chương trình đào tạo dành cho sinh viên ngành": "\n\nSinh viên khi học ngành này được trang bị kiến thức về quản lý bảo tồn hệ sinh thái rừng như luật lâm nghiệp, khuyến lâm, sinh thái học. Ngoài ra còn được tiếp cận đến các nội dung về điều tra và thống kê rừng, các nguồn bệnh, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu,…\n\n\nBên cạnh đó, sinh viên còn được tiếp cận đến các ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ sinh thái rừng. Bao gồm: đo đạc lâm nghiệp, hệ thống thông tin địa lý và định vị,.. Ngoài ra, các kiến thức phân loại, chọn giống và trồng rừng cũng được giảng dạy cho các bạn sinh viên ngành Lâm nghiệp. Đồng thời các nội dung về quy hoạch lâm nghiệp, khai khác và chế biến lâm sản cũng là các môn trong khung đào tạo tại các trường đại học.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Lâm sinh thoạt đầu nghe hơi khô khan và không hấp dẫn. Nhưng nếu bạn quyết định học và tìm hiểu sâu về chuyên ngành này bạn sẽ thấy nó thú vị và đáng để học. Hi vọng bạn có thể đưa ra cho mình sự lựa chọn thích hợp nhất. Chúc bạn thành công."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-tai-nguyen-rung", "rid": "7620211", "major": "Quản lý tài nguyên rừng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nTài nguyên rừng chính là một phần tài sản lớn của tài nguyên thiên nhiên. Đây chính là loại tài nguyên mà sau khi sử dụng có thể tái tạo lại được. Tài nguyên rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đất đai, mùa màng và bầu khí quyển. Rừng là nơi cung cấp nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Không chỉ vậy, rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí.\n\n\nCon người sử dụng tài nguyên thiên nhiên rừng để để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày. Vì thế, chúng ta cần có những biện pháp sử dụng, quản lý rừng một cách hiệu quả.\n\n\nNgành Quản lý tài nguyên rừng (tiếng Anh: Forest Resources Management) là ngành học đào tạo ra đội ngũ cán bộ, kỹ sư lâm nghiệp kỹ thuật có trình độ, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có kiến thức vững chắc về lý thuyết và có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, có khả năng quản lý, tổ chức phát triển bền vững tài nguyên môi trường và các chức năng nghiệp vụ khác của rừng.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7620211\n\n\nNếu muốn theo học, bạn có thể lựa chọn xét tuyển một trong số các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán học – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán học – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán học – Vật lý – Sinh học\nA14: Toán học – KHTN – Địa Lý\nB00: Toán học – Hóa học – Sinh học\nB03: Toán học – Sinh học – Ngữ Văn\n\n\n\n\nC02: Ngữ văn – Toán học – Hóa học\nD01: Ngữ văn – Toán học – Tiếng Anh\nD08: Toán học – Sinh học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức điểm chuẩn ngành học này trong kỳ tuyển sinh năm 2020 dao động trong khoảng từ 15 – 18 điểm tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường. Các thí sinh có thể theo dõi kênh thông tin chính thức của trường mà mình đăng ký xét tuyển để cập nhật thông tin chính xác.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nViệc lựa chọn trường đại học phù hợp là việc hết sức cần thiết đối với các bạn thí sinh. Sau đây là danh sách các trường đào tạo mà các bạn có thể tham khảo và lựa chọn.\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Lâm nghiệp\nĐại học Nông Lâm Bắc Giang\nĐại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nông Lâm – Đại học Huế\nĐại học Tây Nguyên\nĐại học Quảng Bình\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Nông Lâm TP.HCM\nPhân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành này?": "\n\nNgoài việc học tốt các môn trong khối thi bạn cần phải có những tố chất cần thiết sau đây:\n\n\n\nYêu thích nghiên cứu về rừng.\nCần cù, sáng tạo.\nCó khả năng chịu áp lực trong công việc.\nCó sức khoẻ tốt, kiên trì và trung thực.\nNăng động, yêu thích sự tìm tòi, khám phá tự nhiên.\n\n\n\n\nCó khả năng làm việc theo nhóm.\nCó khả năng làm việc trong các tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực.\nYêu thiên nhiên, yêu rừng, yêu thế giới động thực vật nói chung.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nTheo một số kinh nghiệm của các cựu sinh viên, để học tốt ngành này bạn cần học tốt các môn tự nhiên như Toán, Vật Lý, Sinh học. Bởi các môn này hỗ trợ bạn trong quá trình học chuyên ngành và tạo cho bạn tính tư duy logic. Bên cạnh đó việc học tốt tiếng Anh sẽ hỗ trợ, giúp ích cho bạn nhiều hơn trong việc tìm kiếm các nguồn tài liệu từ nước ngoài. Vốn tiếng Anh tốt sẽ giúp bạn tìm được vị trí làm việc tốt hơn.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên theo học sẽ được đào tạo một cách bài bản bạn có thể tìm được công việc phù hợp với chuyên môn của mình như:\n\n\n\nLàm việc tại các cơ quan quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ như Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Bảo vệ rừng chuyên trách trong các Ban Quản lý rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp.\nCơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên rừng và môi trường các cấp, như Kiểm Lâm, Tài nguyên Môi trường, Hải quan, Cảnh sát môi trường…\nCác doanh nghiệp nhà nước như công ty lâm nghiệp, công ty công viên, cây xanh…\nCác tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp tư nhân về nông lâm nghiệp, cảnh quan đô thị…\nCác tổ chức phi chính phủ như WWF, ENV, Birdlife, IUCN, SNV, FFI…\nCán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, viện, trung tâm nghiên cứu có giảng dạy và nghiên cứu về lâm nghiệp và phát triển nông thôn.\nThực tập sinh tại nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Israel…\nLàm chuyên gia tư vấn cho các chương trình, dự án về quản lý tài nguyên rừng và phát triển lâm nghiệp.\n\n\n\n", "các kỹ năng có được sau tốt nghiệp?": "\n\n\nCó khả năng phân tích các hệ sinh thái môi trường, sinh thái rừng, các hệ thống kỹ thuật và công nghệ trong quản lý tài nguyên rừng và môi trường.\nCó khả năng giám sát và đánh giá diễn biến tài nguyên rừng và môi trường.\nTổ chức thực hiện các chương trình điều điều tra, phân tích đánh giá tài nguyên rừng.\nCó khả năng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, bản đồ, công nghệ viễn thám trong quản lý và giám sát tài nguyên rừng.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người học ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành học này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mức lương dao động trong khoảng 5 – 10 triệu tùy từng vị trí và địa điểm làm việc. Với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc họ còn có thể nhận được mức lương lên đến 15 triệu đồng mỗi tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nSau khi đọc xong bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về ngành quản lý tài nguyên rừng là gì? Biết được thông tin điểm chuẩn, khối thi cũng như các trường đào tạo ngành học này. Hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn được khối thi và trường thi phù hợp với năng lực của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-nuoi-trong-thuy-san", "rid": "7620301", "major": "Nuôi trồng thủy sản", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nNuôi trồng thủy sản (tiếng Anh: Aquaculture) là hoạt động nuôi các loài thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, nước mặn, nước lợ; bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ, an toàn vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu thủy sản. Hiểu một cách đơn giản, Nuôi trồng thủy sản là một ngành kỹ thuật nhằm đào tạo kỹ sư nuôi hay sản xuất động và thực vật dưới nước cùng với việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào việc nuôi trồng, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết như thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản, tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài; tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện tại, có tất cả 11 tổ hợp xét tuyển đối với ngành học này, cụ thể:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh học\nA11: Toán – Hóa học – GDCD\nA16: Toán – KHTN – Ngữ văn\nA18: Toán – Hóa học – KHXH\nB00: Toán – Hóa – Sinh học\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh\nD10: Toán – Hóa học – Địa lý\nD90: Toán – KHTN – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin tìm hiểu, ngành NTTS được xét ở mức điểm 14 – 18 điểm. Đây là điểm số dựa trên kết quả thi THPTQG. Tuy nhiên, trường đại học Nông Lâm TP.HCM còn sử dụng thêm phương thức dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực với số điểm là 650.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại, ngành học này được đưa vào giảng dạy ở rất nhiều cơ sở giáo dục đào tạo trên khắp cả nước. Các bạn có thể tham khảo danh sách các trường theo khu vực dưới đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Hạ Long\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nha Trang\nĐại học Nông lâm – Đại học Huế\nĐại học Vinh\nĐại học Hồng Đức\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kiên Giang\nĐại học Cần Thơ\nPhân hiệu Đại học Cần Thơ tại Hậu Giang\nĐại học An Giang\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học Bạc Liêu\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Tây Đô\nĐại học Nông lâm TP.HCM\nĐại học Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận\nĐại học Tiền Giang\n\n\n\nNhư vậy có thể thấy rằng ở mỗi miền đều có ít nhất 01 trường đại học đào tạo về chuyên ngành này, sinh viên có thể lựa chọn theo học ở bất cứ trường nào mình muốn mà không phải lo ngại về khoảng cách địa lý.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được liệu bạn có phù hợp với ngành học này hay không, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê với ngành học\nYêu thiên nhiên, môi trường\nSức khỏe đạt yêu cầu\nThái độ học tập nghiêm túc\nThận trọng, tỉ mỉ trong công việc\nKhả năng học tốt các môn như Sinh học, toán học,…\nKhả năng thuyết trình tốt\nSử dụng ngoại ngữ và tin học khá\nCó kiến thức về ngành khoa học tự nhiên\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có đầy đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết để có thể ứng tuyển vào một trong số các vị trí công việc sau:\n\n\n\n\n\nCơ quan quản lý nhà nước: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tại các tỉnh, huyện, trạm khuyến nông và các bộ, sở, ban ngành liên quan.\nDoanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn thủy sản, sản xuất và chế biến thủy hải sản.\nCơ sở giáo dục đào tạo: đại học, trung học, cao đẳng, dạy nghề…\nTổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế…\nCác cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo\nĐảm nhận công tác quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh: Cán bộ kỹ thuật,  cán bộ khuyến ngư, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ thị trường\nViện nghiên cứu: Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện nghiên cứu NTTS, Viện Hải dương học, Viện Di truyền…\n\n\n\nCó thể kết luận rằng, sinh viên ngành NTTS sau khi ra trường có đa dạng cơ hội việc làm tại các công ty, doanh nghiệp hay thậm chí là các cơ quan quản lý nhà nước về canh tác, nuôi trồng thủy hải sản. Sinh viên sẽ không phải đối diện với nỗi lo lắng làm trái ngành hay thất nghiệp khi theo học ngành này.\n\n\n", "mức lương của người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nNuôi trồng thủy sản là một ngành có mức lương “mở”, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khả năng xử lý công việc hay vị trí công việc mà mức thu nhập sẽ khác nhau. Thông thường, mức thu nhập sẽ nằm trong khoảng 8 – 20 triệu VNĐ/tháng đối với những người có hơn 1 năm kinh nghiệm trong nghề.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành nuôi trồng thủy sản hiện đang đóng góp vai trò không nhỏ vào việc phát triển kinh tế đất nước trên lĩnh vực thủy, hải sản, nó còn tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp một cách đáng kể. Bài viết trên đã chia sẻ một số thông tin hữu ích về ngành nuôi trồng thủy sản, hy vọng có thể giúp các bạn trẻ đang đứng trước thềm kỳ thi THPTQG có những lựa chọn đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-benh-hoc-thuy-san", "rid": "7620302", "major": "Bệnh học thủy sản", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nBệnh học thủy sản (Aquatic Pathobiology) được hiểu là trạng thái bất thường về cấu trúc, chức năng của cơ thể sinh vật, dưới tác động gián tiếp hoặc trực tiếp của các nhân tố khác nhau. Sự rối loạn của cơ thể khi có nguyên nhân tác động là dấu hiệu cơ thể sinh vật bị bệnh. Lúc này, cơ thể sinh vật mất đi trạng thái cân bằng, giảm khả năng thích nghi với môi trường và biểu hiện triệu chứng bệnh. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà động vật thủy sản bị nhiều bệnh, chủ yếu là do môi trường và sự phản ứng của cơ thể với môi trường xung quanh.\n\n\nNgành học này được ra đời với mục đích đào tạo những sinh viên có trình độ, năng lực chuyên môn trong công tác chẩn đoán, phòng trị bệnh trên động vật thủy sản và có kiến thức thực tế về bệnh học thủy sản để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực này cũng như tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành : 7620302  \n\n\nTổ hợp xét tuyển của ngành Bệnh học thủy sản bao gồm:\n\n\n\nKhối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học\nKhối A11: Toán học, Hóa học, Giáo dục công dân\nKhối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học\nKhối B08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh\nKhối D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh\nKhối D08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào mỗi trường mà các năm có mức điểm chuẩn khác nhau. Theo thông tin tìm hiểu, điểm chuẩn của ngành BHTS dao động trong khoảng 15 điểm. Mức điểm này tùy thuộc vào hình thức xét tuyển của từng trường. Để biết thêm thông tin chi tiết, thí sinh có thể theo dõi tại các trang tuyển sinh của các trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại, trên cả nước có 03 trường xét tuyển ngành BHTS, cụ thể:\n\n\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\n\n\nĐược thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956. Học viện có đội ngũ cán bộ, giảng viên giỏi chuyên môn, tâm huyết. Sinh viên sẽ được học tập trong môi trường năng động, đầy đủ trang thiết bị, đảm bảo phục vụ chương trình học tốt nhất trong quá trình theo học tại trường.\n\n\nĐại học Cần Thơ\n\n\nĐược đánh giá là một trong những trường đào tạo ngành Bệnh học thủy sản chất lượng trên cả nước. Với đội ngũ giảng viên ưu tú, dày dặn chuyên môn chắc chắn sẽ giúp sinh viên nắm bắt được kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu về ngành học.\n\n\nĐại học Nông lâm- Đại học Huế\n\n\nTại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế được xác định là cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng cao về Nông, Lâm, Ngư nghiệp. Sau 12 năm đào tạo với gần 600 kỹ sư ngành BHTS với tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường đạt 100%, nhà trường vẫn đang tiếp tục đào tạo cho thị trường lao động những kỹ sư thực sự có chất lượng, chuẩn về kiến thức – kỹ năng.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể biết được câu trả lời, các bạn có thể tham khảo một số tiêu chí dưới đây:\n\n\n\n\n\nCó kiến thức tổng quát về động vật thủy sản\nCó sức khỏe tốt, chịu được áp lực cao trong công việc\nCó khả năng xét nghiệm/chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh phổ biến trên các đối tượng nuôi thủy sản\nNhận biết, phân loại được một số đối tượng nuôi thủy sản \nVận dụng được những kiến thức về BHTS để nhận diện được quy luật phát sinh, phát triển của một số bệnh thủy sản phổ biến.\nCó khả năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nTheo trương trình đào tạo, sinh viên cần trau dồi những môn học chính như: Toán học, Ngoại ngữ và Sinh học,…\n\n\n\nToán học: Giỏi môn này giúp sinh viên có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực BHTS\nNgoại ngữ: Có kỹ năng ngoại ngữ, người học có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu chuyên ngành trong lĩnh vực này. Do đó, đây là môn học nên được đầu tư bài bản.\nSinh học: Giúp sinh viên có khả năng nghiên cứu và chuyển giao các hoạt động về bệnh học thủy sản, quản lý dịch bệnh thủy sản.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có thể làm việc tại một số vị trí như:\n\n\n\n\n\nChi cục nuôi trồng thủy sản\nChi cục thú y, thủy sản\nTrường đại học, cao đẳng, trung cấp,… đào tạo về thủy sản\nTự tổ chức sản xuất và kinh doanh thủy sản.\nPhòng kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh thủy sản\nCác công ty sản xuất và kinh doanh giống, thức ăn, thuốc thú ý thủy sản\nKỹ sư chuyên về xét nghiệm/chẩn đoán bệnh thủy sản\nCông ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng và quản lý dịch bệnh thủy sản – Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư.\nLàm chủ doanh nghiệp về kinh doanh, tư vấn và quản lý bệnh thủy sản\nCửa hàng thuốc và hóa chất nuôi trồng thủy sản\nPhòng thí nghiệm chuyên sâu về nghiên cứu BHTS\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy thuộc vào nhiều yếu tố mà mức lương của những người công tác trong ngành BHTS cũng khác nhau, dao động trong khoảng từ 7 – 15 triệu VNĐ tùy vào từng vị trí công việc.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến ngành bệnh học thủy sản. Nếu bạn là một người năng động, quan tâm tới các loài động vật thủy sinh thì ngành Bệnh học thủy sản sẽ là một gợi ý đáng cân nhắc. Chúc các bạn có một kỳ thi THPTQG đạt được kết quả cao."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khoa-hoc-thuy-san", "rid": "7620303", "major": "Khoa học thủy sản", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Khoa học thủy sản (Mã ngành: 7620303) mới được thành lập vào tháng 3 năm 2015. Đây là ngành đào tạo dựa trên liên kết khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành thuộc các lĩnh vực khoa học về Nuôi trồng thủy sản, khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản, kinh tế và chế biến thủy sản để phục vụ cho các chương trình nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật để phát triển lĩnh vực thủy sản và nghề cá của cả nước, đặc biệt là khu vực phía Bắc Việt Nam. \n\n\nCụ thể, người học được trang bị các khối kiến thức về sinh học thủy sản, khoa học biển, quản lý đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, nhóm môn học kỹ thuật và công nghệ về nuôi trồng thủy sản,nhóm các môn học về công nghệ sau thu hoạch và chế biến, nhóm các môn học về quản lý sản xuất và thương mại thủy sản.\n\n\n", "ngành thi khối gì?": "\n\nĐể đăng ký xét tuyển ngành Khoa học thủy sản vào các trường đại học, bạn có thể sử dụng 1 trong các khối thi sau:\n\n\n\n\n\n\nKhối thi\n\n\nMôn thi\n\n\n\nA00\nToán, Vật lý, Hóa học\n\n\nA01\nToán, Vật lý, Tiếng Anh\n\n\nB00\nToán, Hóa học, Sinh học\n\n\nD07\nToán, Hóa học, Tiếng Anh\n\n\n\n\n\nTrước đó, chỉ có duy nhất trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đào tạo ngành Khoa học thủy sản. Từ năm 2022, trường đã dừng tuyển sinh ngành này. \n\n\nDo đó, hiện nay, ở Việt Nam chưa có trường nào đào tạo ngành Khoa học thủy sản.\n\n\n\nNăm 2021, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM công bố điểm chuẩn ngành Khoa học thủy sản là 16 điểm.\nTừ năm 2022, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã dừng tuyển sinh ngành này.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nCác phẩm chất cần có để học tốt ngành Khoa học Thủy sản bao gồm:\n\n\n\nSự quan tâm đến môi trường và sự sống của sinh vật: Người học ngành này phải có sự quan tâm về môi trường và sự sống của sinh vật trên trái đất.\nKỹ năng nghiên cứu và phân tích: Người học ngành này phải có khả năng tư duy logic, nghiên cứu và phân tích và tổng hợp dữ liệu thủy sản một cách chính xác.\nSự chăm chỉ và kiên trì: Người học ngành này phải có sự chăm chỉ và kiên trì trong việc học tập và làm việc.\nKỹ năng làm việc nhóm: Người học ngành này phải có khả năng làm việc với những người khác trong môi trường nghiên cứu.\nSự tự tin và sáng tạo: Người học ngành này phải có sự tự tin và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề thủy sản.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nKỹ sư tốt nghiệp ngành Khoa học thủy sản có thể làm việc ở những vị trí như:\n\n\n\nCán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất, trang trại nuôi trồng thủy sản;\nCán bộ quản lý chất lượng, cán bộ phân tích, kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trong các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản;\nCán bộ quản lý trong các khu công nghiệp – khu chế xuất, các Sở/PhòngNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ; các đơn vị hành chính, sự nghiệp quản lý ngành Thủy sản địa phương và trung ương;\nNghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu thuộc ngành thủy sản;\nCán bộ tham gia đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành thủy sản;\n\n\n\nTại các doanh nghiệp: Nhân viên kinh doanh; Nhân viên thị trường; Nhân viên R&D; Nhân viên quản lý chất lượng; Nhân viên kỹ thuật; Quản lý nông trại; Nhân viên tư vấn và chăm sóc khách hàng\n\n\nTại các đơn vị quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập: Chuyên viên; Nhân viên kỹ thuật; Kiểm nghiệm viên; Nghiên cứu viên; Thanh tra viên; Giảng viên\n\n\nCá nhân khởi nghiệp: Mở đại lý, tự kinh doanh, phát triển sản xuất, kinh doanh thương mại thủy sản.\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương trong ngành Khoa học Thủy sản có thể khác nhau tùy theo chức danh, kinh nghiệm và nơi làm việc của mỗi cá nhân. Trung bình, các chuyên gia trong ngành này có thể kiếm được mức lương trung bình từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng một tháng tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực của họ.\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể thấy, ngành Khoa học thủy sản hiện nay chưa được phát triển. Tuy nhiên, ngành này có khả năng sẽ phát triển trong vài năm tới. Bài viết trên là tất cả những thông tin mà Reviewedu.net đã tổng hợp về ngành Khoa học thủy sản. Chúc bạn đọc có thể lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khai-thac-thuy-san-la-gi-diem-chuan-va-cac-truong-dao-tao", "rid": "7620304", "major": "Khai thác thủy sản", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nKhai thác thủy sản (KTTS) là những hoạt động của con người, thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và những biện pháp khai thác nguồn lợi thủy sản sao cho đảm bảo được nguồn tài nguyên biển cũng như cuộc sống ổn định của ngư dân.\n\n\n\n\nSau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ có khả năng vận dụng được các kiến thức khoa học kỹ thuật cơ bản và lý thuyết khai thác thủy sản để giải quyết các tình huống cụ thể trong lĩnh vực chuyên môn, có được kỹ năng quản lý, tổ chức sản xuất, thiết kế, chế tạo các ngư cụ. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể nghiên cứu đánh giá, tổ chức thăm dò và dự báo khai thác thủy sản, có kỹ năng hàng hải và vận hành các hệ thống kỹ thuật trên tàu, hiểu biết về công tác an toàn sản xuất.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7620304\n\n\nNgành Khai thác thủy sản xét tuyển các tổ hợp môn sau: A00, A01, B00, D07.\n\n\n\nA00: Toán học – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán học – Vật lý – Tiếng Anh\nB00: Toán học – Hóa học – Sinh học\nD07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn ngành Khai thác thủy sản là 15 điểm. Số điểm có thể sẽ dao động tại năm 2021 đối với phương thức xét tuyển của từng trường, thí sinh nên theo dõi thêm thông tin trên các trang tuyển sinh của các trường để có được những cập nhật chính xác.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, Ngành khai thác thủy sản chỉ có trường Đại học Nha Trang đào tạo và giảng dạy.\n\n\nChương trình đào tạo ngành KTTS tại trường Đại học Nha Trang được xây dựng với sự tư vấn của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Khi học tại đây, sinh viên sẽ được hướng dẫn, tạo điều kiện để phát huy tốt nhất khả năng của mình, các bạn sẽ có cơ hội được thực hành tại các phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất, làm việc với các ban ngành liên quan: Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Viện Nghiên cứu Hải sản, cảng biển, cảng cá, cảng vụ hàng hải, các doanh nghiệp vận tải biển, v.v\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nViệc bạn có phù với với ngành KTTS tùy thuộc vào sự cố gắng, chăm chỉ của bản thân cũng như các yếu tố sau:\n\n\n\n\n\nThích nghiên cứu, tìm hiểu về các sinh vật sống dưới nước\nCó sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu công việc\nCó khả năng ghi nhớ và nhận biết tốt các loài vật dưới nước\nKhả năng tư duy, làm việc nhóm\nLuôn chủ động, sáng tạo trong công việc\nChịu được áp lực công việc \nKhả năng xử lý tình huống tốt\nTrí nhớ tốt\nCó khả năng đánh giá, tổ chức thăm dò và dự báo khai thác thủy sản\nCó ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi hải sản\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể theo học ngành này, sinh viên cần học giỏi các môn tự nhiên, xã hội: sinh học, địa lí, toán học,… Cụ thể:\n\n\n\nĐịa lý: Nắm vững kiến thức địa lý sẽ giúp chúng ta dễ dàng quan sát cũng như xác định được phương thức đánh bắt phù hợp,… đem lại hiệu quả cao về số lượng, năng suất đánh bắt.\nSinh học: giỏi sinh học cũng chính là một điểm cộng khi theo học ngành này, người học có thể biết được hệ sinh thái, môi trường sống của sinh vật dưới nước. Từ đó có thể khoanh vùng được những khu vực cần khai thác.\nToán học: Môn học giúp tăng khả năng tư duy logic, xử lý vấn đề trong suốt quá trình học tập và làm việc.\nTiếng anh: Là môn học cần đầu tư bài bản, sinh viên sẽ được tiếp cận với các giáo trình, tài liệu từ những quốc gia có nền khoa học tiên tiến để cải thiện vốn kiến thức của bản thân.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên sau khi hoàn thành chương trình học và đào tạo ngành Khai thác thủy sản sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu công việc cho các bạn. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp có thể công tác hay làm việc tại một số đơn vị như:\n\n\n\n\n\nTổng cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư, Vụ Khai thác Thủy sản và Vụ Bảo tồn và Phát triển NL Thủy sản\nSở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn\nCác trường cao đẳng, đại học và viện nghiên cứu thủy/hải sản\nChi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản\nCác phòng: Nông nghiệp và PT Nông thôn.\nCác công ty: Sản xuất và kinh doanh ngư cụ, xuất và nhập khẩu thủy sản, máy khai thác, thiết bị điện tử hàng hải và tàu cá, hoa tiêu, bảo hiểm, vận tải biển…\nCác trung tâm: Tìm kiếm cứu nạn hàng hải, khuyến nông (khuyến ngư), quản lý khai thác các công trình thủy sản, đăng kiểm tàu cá\nCảng vụ hàng hải, cảng biển, cảng cá\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào vị trí cũng như khu vực làm việc mà những người công tác trong ngành sẽ có mức lương khác nhau, dao động từ 7 – 13 triệu VNĐ/tháng. Đối với những người làm việc cho các công ty khai thác thủy sản tại nước ngoài, các công ty liên doanh mức lương có thể cao hơn, trong khoảng 15 – 25 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nBài viết trên đã cung cấp cho các bạn và quý bậc phụ huynh một số thông tin liên quan đến ngành khai thác thủy sản. Chúc các bạn sớm có những định hướng riêng cho bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-thuy-san", "rid": "7620305", "major": "Quản lý thủy sản", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nQuản lý thủy sản (tiếng Anh: Fisheries Management ) hay ngành quản lý tài nguyên thủy sinh trong một vùng nước tự nhiên một cách khoa học để có thể phát triển ngành khai thác thủy sản nhưng vẫn giữ được cân bằng sinh thái và nguồn lợi thủy sản.\n\n\nMục tiêu của ngành này chính là đào tạo ra một nguồn nhân lực nhằm quản lý cũng như phát triển hiệu quả nguồn lợi thủy sản sẵn có dựa trên việc áp dụng chương trình đào tạo bài bản với thực tiễn nhằm hướng tới nghiên cứu công nghệ mang tính chiến lược cho ngành thủy sản Việt Nam.\n\n\n\n\nChương trình đào tạo ngành Quản lý thủy sản sẽ cung cấp cho người học những kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, những kiến thức nền về pháp luật. Sinh viên cũng sẽ được cung cấp những kiến thức về những nhóm sinh vật trong môi trường nước như cá, động vật thực vật thủy sinh…\n\n\nHơn thế nữa, người học sẽ được đào tạo, trang bị những phương pháp đánh giá, nghiên cứu và phân tích các đối tượng liên quan đến nghề cá như: phương pháp phân tích các động vật, thực vật phù du, loài thân mềm, nhuyễn thể, thảm thực vật sống chìm trong nước, những thông số lý hóa của môi trường nước, nhằm tính toán các chỉ số đánh giá chủng quân nghề cá và nguồn lợi thủy sản.\n\n\n", "các khối để thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7620305\n\n\nCác bạn có thể xét tuyển các khối, tổ hợp sau đây đối với ngành QLTS:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nB00: Toán – Hóa học – Sinh học\nB04: Toán – Sinh học – Giáo dục công dân\nC13: Ngữ văn – Sinh học – Địa lý\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh\n\n\n\nNhư vậy, ngành QLTS xét tuyển rất nhiều tổ hợp nhóm môn học khác nhau. Do vậy, sĩ tử nên xác định tổ hợp khối môn học và ngành học càng sớm càng tốt để có định hướng đúng đắn cho bản thân.\n\n\n", "điểm chuẩn vào ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn đầu vào ngành QLTS còn tùy thuộc vào từng trường khác nhau nhằm phù hợp với ngành nghề cần đào tạo và đảm bảo tuyển chọn chất lượng sinh viên đầu vào tốt nhất. Cụ thể mức điểm như sau:\n\n\n\nTrường Đại học Cần Thơ lấy điểm đầu vào năm 2020: 15 điểm\nTrường đại học Nha Trang: 16 điểm\nTrường đại học Nông – Lâm Huế: 18 điểm\n\n\n\nNgoài ra cũng có một số trường xét tuyển đầu vào bằng hình thức xét học bạ với mức điểm dao động từ 18 – 20 điểm.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành là trường nào?": "\n\nCó thể nhận định rằng, đây là một ngành mới trong trong ngành Thủy sản nhưng đang rất phát triển và được các trường đại học chú trọng đào tạo. Cụ thể:\n\n\n\nĐại học Nông Lâm – Đại học Huế\nĐại học Nha Trang\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể biết được câu trả lời, bạn có thể tham khảo một số kỹ năng và tố chất sau đây:\n\n\n\n\n\nCó một khả năng tự chủ, hiểu biết rộng về văn hóa, kỹ năng làm việc nhóm tốt, có khả năng phân tích và tính toán để làm báo cáo chuyên môn\nCó khả năng tự học là một lợi thế, khả năng thích ứng cùng với sự phức tạp của thị trường lao động, không ngừng cập nhật các kiến thức phương pháp hiện đại nhằm nâng cao năng lực của cá nhân\nVận dụng được kỹ năng giao tiếp, tư vấn trong lĩnh vực thủy, hải sản\nSử dụng được kỹ năng quản lý và lãnh đạo như: điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác; khả năng đàm phán, thuyết phục khách hàng…\n\n\n\n", "cơ hội việc làm trong ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể sử dụng kiến thức trong nhiều công việc khác nhau liên quan đến ngành học như:\n\n\n\n\n\nCó thể thử sức làm nghiên cứu viên trong lĩnh vực quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản cho các công ty tư nhân và công ty nhà nước.\nLàm cán bộ quản lý và chuyên viên làm việc ở các cơ quan nhà nước chuyên về lĩnh vực quản lý những nguồn lợi thủy sản/chi cục biển, hải đảo, đầm phá (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các cấp, Tổng cục thủy sản, Cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản,…)\nLàm việc tại những cơ sở nuôi trồng – chế biến thủy, hải sản\nCơ sở sản xuất, chuyên dịch vụ giống và thức ăn cho thủy sản\nCán bộ phụ trách các dự án thủy sản, các tổ chức bảo tồn biển, thiên nhiên, các hiệp hội quốc tế trong và ngoài nước\nLàm nhân viên cho các công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản\nQuản lý và chỉ đạo trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản\nLàm về mảng Marketing trong nuôi trồng\nTự bản thân lập dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản\nCó thể trở thành những cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu có liên quan.\n\n\n\n", "mức lương khi làm trong ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành học này có mức lương khá cạnh tranh tùy thuộc vào khả năng, chức vụ, kinh nghiệm. Thông thường, mức lương sẽ dao động từ 7 – 15 triệu đồng/tháng.\n\n\n", "sinh viên được học gì khi chọn ngành ?": "\n\nSinh viên thuộc ngành này được cung cấp những kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, xã hội nhân văn, nhà nước và pháp luật. Đây chính là nền tảng lý luận và thực tiễn trong ngành Quản lý Thủy sản. Sinh viên cũng được cung cấp kiến thức về các nhóm sinh vật trong môi trường nước (cá, động, thực vật, tảo vi khuẩn). Ngoài ra, các bạn còn được tiếp nhận các kiến thức về môi trường nước, khí hậu và bảo tồn động vật tại Việt Nam\n\n\n\n\n\nSong song đó, sinh viên còn được trang bị các phương pháp đánh giá, nghiên cứu và tính toán các chỉ số đánh giá chủng quần nghề cá và nguồn lợi thủy sản. Từ đó, sinh viên sẽ được thực hành xây dựng và quản lý bảo tồn tài nguyên ven biển, và đất ngập nước và công tác tái tạo bảo vệ nguồn lợi.\n\n\n", "kết luận": "\n\nReviewedu.net đã giới thiệu cho bạn biết một số thông tin liên quan đến ngành Quản lý thủy sản. Nếu bạn đang có ý định theo học ngành này, bạn có thể tự tin theo đuổi nó. Nếu cố gắng học tập và quyết tâm mạnh mẽ, bạn nhất định sẽ trở thành một nhà Quản lý thủy sản thành công trong tương lai."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thu-y", "rid": "7640101", "major": "Thú y", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Thú y (Veterinary Medicine) là ngành học đào tạo bác sĩ thú y chuyên chăm sóc và chữa bệnh cho thú nuôi. Ngành này đào tạo kỹ năng chuyên môn về thú y, chẩn đoán, phòng trị bệnh, các thao tác trong thí nghiệm về vật nuôi. Giúp người học biết sử dụng các loại thuốc, hóa chất, dược phẩm, vắc xin để phòng bệnh cho chúng. Đây là ngành học rất đặc biệt. Bởi khi bạn đảm bảo được quy trình chăm sóc thú nuôi tốt thì đó cũng chính là cách bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng mình.\n\n\nTheo học ngành Thú y, bạn sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng chẩn đoán bệnh, thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm thông thường. Bên cạnh đó, bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vacxin phòng trị bệnh cho động vật. Có kỹ năng tổ chức các chương trình vui nhộn cho thú cưng. Hơn nữa, bạn sẽ được tìm hiểu về thị trường thú y, luật thú y. Các kiến thức về tiếp thị, giao tiếp sẽ được đào tạo và nâng cao. Đồng thời, có một số ngành liên quan đến công việc cũng được biết đến và tiếp nhận kiến thức quan trọng.\n\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7640101\n\n\nNgành Thú y có khá nhiều trường đào tạo nên số lượng các khối bạn có thể lựa chọn để xét tuyển vào ngành học này lại rất đa dạng. Dưới đây là những tổ hợp môn các thí sinh có thể tham khảo xét tuyển:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nB00: Toán – Hóa – Sinh học\nC02: Ngữ văn – Toán – Hóa học\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh\nD08: Toán – Sinh học- Tiếng Anh\nD90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Thú y tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo. Dưới đây là điểm chuẩn được cập nhật mới nhất vào năm 2020. Các bạn thí sinh tham gia kỳ thi THPT QG có thể tham khảo mức điểm để đưa ra lựa chọn phù hợp. \n\n\n\nĐối với các trường ở khu vực miền Bắc thì mức điểm chuẩn dao động từ 15 – 17 điểm \nĐối với các trường ở khu vực miền Nam thì mức điểm chuẩn dao động từ 15 – 18 điểm. Riêng 2 trường Đại học Cần Thơ và Đại học Nông Lâm TP.HCM thì mức điểm chuẩn lần lượt là 22,25 – 24,5 điểm. \n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nỞ nước ta hiện có khá nhiều trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Thú y, nếu bạn có mong muốn trở thành Bác sĩ Thú y thì có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Hùng Vương\nĐại học Lâm Nghiệp\nĐại học Lương Thế Vinh\nĐại học Nông lâm Bắc Giang\nĐại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nPhân hiệu Đại học Nông lâm TP.HCM tại Gia Lai\nĐại học Nông lâm – Đại học Huế\nĐại học Kinh tế Nghệ An\nĐại học Hà Tĩnh\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Sư Phạm kỹ thuật Vĩnh Long\nĐại học Lâm nghiệp phân hiệu Đồng Nai\nPhân hiệu Đại học Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận\nĐại học Công nghệ TP.HCM\nĐại học Nông lâm TP.HCM\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Tây Đô\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể theo học ngành Thú y, người học cần có một số tố chất sau:\n\n\n\nCó niềm yêu thích với động vật, thiên nhiên và môi trường;\nThích chăm sóc vật nuôi;\nThích xem các thông tin, chương trình về thế giới động vật:\nHọc khá tốt các môn thuộc khoa học tự nhiên;\nCó trí thông minh và khả năng tư duy logic;\nCó sự ham học hỏi và luôn thử thách tìm tòi những cái mới;\nLuôn quyết đoán trong khám, điều trị và xử lý vật nuôi bị bệnh.\nNhững tố chất cần có để học ngành này\n\n\n\n\n", "học ngành này cần giỏi những môn gì?": "\n\nĐể trả lời câu hỏi trên, ta cần xem xét các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Thú y. Có thể thấy dù là tổ hợp môn nào cũng không thể thiếu sự xuất hiện của môn Toán. Do đó, để học tốt Thú y, bạn cần có kiến thức nền tảng vững chắc về môn Toán. Nó không chỉ giúp bạn xét tuyển thành công mà còn hỗ trợ bạn ở các môn học liên quan. Đồng thời, bạn không thể bỏ qua các môn Lý, Hóa và Sinh. Các môn này sẽ giúp bạn hiểu biết sâu hơn về động vật. Và bổ trợ cách dùng thuốc đối với từng thú nuôi bị bệnh. Bên cạnh đó, Ngoại ngữ cũng là môn học rất cần thiết. Nó phục vụ cho tìm hiểu và nghiên cứu về các loại thuốc, bệnh của động vật. Các môn học này chính là những bước nền tảng vững chắc để chào đón bạn vào ngành Thú y.\n\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành ra sao?": "\n\nSau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Thú y, sinh viên đã được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn. Vì vậy, khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhận các công việc tại các đơn vị sau:\n\n\n\n​Bác sĩ Thú y tại các bệnh xá, phòng khám thú nuôi;\nBác sĩ thú y tại các Viện thú y, Viện chăn nuôi…;\nBác sĩ chuyên chăm sóc sức khỏe động vật tại vườn thú, trung tâm giải trí;\nChuyên viên, trợ lý hỗ trợ những công ty thuốc, phòng khám, phòng xét nghiệm, các cơ sở hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y;\nGiảng viên nghiên cứu và đào tạo sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng. Hoặc các trung tâm bảo vệ động vật, viện chuyên ngành;\nChuyên viên tại các công ty quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu. Đảm nhận  chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái…\nTự mở phòng khám thú y hoặc cơ sở kinh doanh về thuốc chữa bệnh cho thú nuôi.\nCơ hội việc làm\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?": "\n\nMức lương khởi điểm của một bác sĩ hoặc kỹ sư thú y mới ra trường là 6 – 8 triệu đồng/tháng, và sẽ tăng lên theo kinh nghiệm cũng như kỹ năng. Còn mức lương ở mức phổ biến là 3 – 5 triệu/tháng. Điều này cho thấy, mức lương cho công việc này là khá ổn định. Với nhu cầu cần nhân lực chất lượng cao mà nhân viên lại khan hiếm. Hiện nay, nhiều công ty, doanh nghiệp ngành thú y sẵn sàng trả mức lương trên 20 triệu đồng/tháng cho vị trí kỹ sư thú y.\n\n\n\n\n", "những ai nên theo học ngành ?": "\n\n\nMuốn theo đuổi ngành Thú y, các bạn phải là người thực sự yêu thương động vật, kiên trì theo đuiổi ngành.\nHiểu hơn về đời sống vật nuôi, sự liên kết giữa vật nuôi và con người.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là toàn bộ thông tin về ngành Thú y mà ReviewEdu.net đã cung cấp cho các bạn. Ngành Thú y là ngành tiềm năng phát triển nhiều trong tương lai. Vì thế, nhân lực cho vị trí này cũng càng ngày càng được chú trọng và tăng lên. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các khía cạnh của ngành Thú y. Và các thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn định hướng được công việc và chinh phục được ước mơ của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-y-khoa", "rid": "7720101", "major": "Y khoa", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Y khoa (hay Y đa khoa) hoạt động với sứ mệnh đào tạo ra đội ngũ y bác sĩ có đạo đức, có kiến thức y học, tay nghề chẩn đoán và phẫu thuật tốt để tham gia vào sự nghiệp phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sinh viên ngành Y khoa có chương trình học kéo dài từ 6 – 7 năm. Sau khi hoàn thành các học phần trong chương trình, sinh viên có thể lựa chọn học tiếp để nâng cao trình độ chuyên môn hoặc tham gia thi cấp chứng chỉ hành nghề để bắt đầu công tác.\n\n\n\n\nVề chương trình đào tạo, bên cạnh những học phần lý luận chính trị và ngoại ngữ – tin học bắt buộc như: Đường lối của Đảng CSVN, Tiếng Anh, Tin học cơ sở…, ngành Y khoa còn cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về giải phẫu, ký sinh trùng, ngoại bệnh lý, răng – hàm – mặt, da liễu, phụ sản, ung thư… Vì chương trình học trải rộng trên nhiều khía cạnh của y học nên đòi hỏi sinh viên phải tự giác, chủ động nghiên cứu thêm tài liệu sau giờ học để đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được trau dồi các kỹ năng mềm như: thuyết trình, làm việc nhóm, tổ chức – quản lý… để phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn thể chất.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay, ngành Y khoa ở các trường Đại học lớn thường chỉ xét tuyển một khối thi quen thuộc là B00 bao gồm ba môn: Toán, Hóa học, Sinh học. Bên cạnh đó, vẫn có một số cơ sở đào tạo chấp nhận các khối thi mở rộng như:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lý, Hóa học.\nA01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.\nB08: Toán, Sinh học, tiếng Anh.\nA16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn.\nD90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.\nD08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTrong tư duy của nhiều bậc phụ huynh và các bạn học sinh, để đậu vào ngành Y khoa thì phải thi được điểm cao. Tuy nhiên, tùy số lượng thí sinh đăng ký vào từng cơ sở đào tạo mà điểm đầu vào của ngành học này có sự chênh lệch đáng kể từ 18,5 – 28,9 điểm. Một số trường có thể yêu cầu thêm tiêu chí phụ để xét tuyển, ví dụ như:\n\n\n\nĐiểm môn Sinh học ≥ 8,25 và Toán ≥ 7.\nThí sinh có hộ khẩu ở TPHCM (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).\nTTNV<=1 (Đại học Y Hà Nội).\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nVì đây là ngành hot, luôn dẫn đầu về số lượng thí sinh nộp đơn xét tuyển nên số lượng cơ sở giáo dục giảng dạy chuyên ngành Y khoa trên cả nước vô cùng phong phú. Cụ thể như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.\nKhoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội.\nĐại học Y Hà Nội.\nĐại học Y Dược Thái Bình.\nĐại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên.\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.\nHọc viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.\nĐại học Y Dược Hải Phòng.\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Y Dược – Đại học Huế.\nĐại học Phan Châu Trinh.\nĐại học Dân lập Duy Tân.\nĐại học Y khoa Vinh.\nKhoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng.\nĐại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng.\nĐại học Tây Nguyên.\nĐại học Buôn Ma Thuột.\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Trà Vinh.\nKhoa Y – Đại học Quốc gia TP. HCM.\nĐại học Y Dược TP. HCM.\nĐại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.\nĐại học Nguyễn Tất Thành.\nĐại học Y Dược Cần Thơ.\nĐại học Nam Cần Thơ.\nĐại học Tân Tạo.\nĐại học Võ Trường Toản.\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nCũng giống như các ngành khác thuộc lĩnh vực Y tế, ngành Y khoa đòi hỏi sinh viên khá nhiều yếu tố để có thể học tập tốt và gắn bó lâu dài với nghề. Một số yêu cầu đặc thù có thể kể đến như:\n\n\n\n\n\nCẩn thận, tỉ mỉ.\nChăm chỉ, cố gắng trong mọi hoàn cảnh.\nCó nền tảng chuyên môn tốt.\nCó khả năng giao tiếp tốt.\nĐọc, viết thành thạo ít nhất một ngoại ngữ.\nCó tinh thần trách nhiệm cao.\nSẵn sàng công tác trong mọi hoàn cảnh.\nCó sức khỏe tốt, chịu được cường độ làm việc cao.\nThấu hiểu, đồng cảm với người bệnh.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nVề cơ bản, ba môn nền tảng của ngành Y khoa gồm Toán học, Sinh học và Hóa học là những môn mà bạn bắt buộc phải học tốt để có vốn kiến thức cơ bản phục vụ cho quá trình học tập ở bậc Đại học. Bạn gần như không có lựa chọn nào khác vậy nên hãy tập trung thật nhiều thời gian, công sức cho ba môn này để gặt hái được kết quả như ý!\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNgành Y Khoa có cơ hội công việc hết sức phong phú. Bạn có thể tham khảo một số vị trí dưới đây để đặt ra định hướng thích hợp với mong muốn của bản thân ngay từ những ngày đầu theo học.\n\n\n\n\n\nLàm bác sĩ tại các cơ quan, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.\nLàm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng.\nTham gia vào công tác thiện nguyện như: cứu chữa người bệnh, thăm khám trẻ em ở các vùng sâu vùng xa, chăm sóc bệnh nhân ở trung tâm bảo trợ xã hội…\nTham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ sức khỏe.\nMở phòng khám đa khoa riêng.\nGiảng dạy tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Y đa khoa.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương trung bình của một điều dưỡng viên hoặc bác sĩ tốt nghiệp ngành Y khoa thường dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Nếu bạn công tác tại các cơ sở khám, chữa bệnh do tư nhân điều hành, quản lý thì thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn, có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng cho người chưa có nhiều kinh nghiệm và hàng chục triệu đồng/tháng cho những vị trí cao cấp, đòi hỏi thâm niên, tay nghề cao.\n\n\n", "kết luận": "\n\nDù là hiện tại hay tương lai, Y khoa chắc chắn là ngành nói không với hai từ “thất nghiệp”. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người sẽ không bao giờ dừng lại. Vậy nên, nếu bạn có đam mê theo đuổi ngành học này thì hãy đăng ký xét tuyển ngay vào kỳ thi sắp tới. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-y-hoc-du-phong", "rid": "7720110", "major": "Y học dự phòng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Y học dự phòng (Preventive healthcare) là một lĩnh vực Y tế liên quan việc thực hiện các biện pháp để phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển, kiểm soát nguồn bệnh. Trong khi Y học quan tâm đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho một bệnh nhân thì ngàn này quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Nó được thực hiện nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và chính sách thúc đẩy, bảo vệ sức khỏe, giám sát vấn đề sức khỏe của người dân. Sau đó xác định nhu cầu sức khỏe của người dân và lập kế hoạch, quản lý, đánh giá các dịch vụ y tế.\n\n\n Mục tiêu hàng đầu của ngành học là nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh, kiểm soát bệnh của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nVới mã mã ngành: 7720110, ngành y học dự phòng xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nB00: Toán – Hóa –  Sinh\nB08: Toán – Sinh – Anh\nD08: Toán – Sinh – Anh\nD07: Toán – Hóa – Anh\nA00: Toán – Lý – Hóa\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy theo đề án tuyển sinh của từng trường mà sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau. Bởi sự khác nhau này được thay đổi để phù hợp hơn với điều kiện tuyển sinh của từng trường. Nhưng nhìn chung trong năm 2020, điểm chuẩn ngành y học dự phòng dao động từ 19 đến 24 điểm. \n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrong năm 2020 có 9 trường tuyển sinh và đào tạo ngành này. Tùy theo bạn đang ở đâu, khả năng của bạn thế nào mà lựa chọn trường đào tạo phù hợp nhé. Bạn có thể theo học y học dự phòng tại các trường đào tạo sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Y Hà Nội\nĐại học Y dược Hải Phòng\nĐại học Y dược Thái Nguyên \nĐại học Y dược Thái Bình.\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Y dược Huế \nĐại học Y khoa Vinh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Y dược TP.HCM\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Nguyễn Tất Thành \nĐại học Y dược Cần Thơ \n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành này?": "\n\n\n\nĐể có thể học tập và làm việc trong ngành này, bạn cần có những tố chất và điều kiện như sau:\n\n\n\nCó trí tuệ tốt để có thể thành công qua các môn học trong quá trình học tập tại trường đại học mà mình theo học.\nCó tính cần cù, chăm chỉ để hoàn thành mọi bài tập hoặc các bài thực hành, thực tế.\nDành nhiều thời gian để học tập, hiểu lượng thông tin lớn, do ngành học này là ngành học có rất nhiều kiến thức cần phải ghi nhớ.\nCó sức khỏe tốt để học tập và làm việc hiệu quả. Bởi chúng ta cũng biết rằng ngành y là một ngành học khá vất vả so với các ngành học khác trong hệ thống Giáo dục.\nNgoại ngữ tốt cũng là một trong những điều kiện tất yếu của người học y nói chung và y tế dự phòng nói riêng.\nCó niềm đam mê, yêu thích đặc biệt với ngành y tế dự phòng.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi những môn gì?": "\n\nĐể trở thành 1 bác sĩ y học bạn cần học giỏi những môn sau đây:\n\n\n\nTiếng Anh: Ngành này của nước ngoài có rất nhiều cuốn sách hay. Vì thế, vốn Tiếng Anh của bạn tốt sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hay và bổ ích.\nHóa học và vật lý sẽ giúp chúng ta có nguồn kiến thức tốt hơn.\n\n\n\nChỉ cần các bạn học tập chăm chỉ và đam mê ngành học này thì các bạn sẽ học được.\n\n\n", "học ra làm gì?": "\n\n\n\nSau khi học xong các bạn có thể làm các công việc tại các đơn vị sau:\n\n\n\nLàm việc tại Bộ y tế, các viện nghiên cứu chuyên ngành Y học dự phòng.\nGiảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… có các ngành về y tế.\nLàm việc tại các trung tâm y tế dự phòng từ cơ sở tới trung ương.\nLàm việc tại các phòng tiêm chủng vắc xin, phòng chống bệnh dịch.\nChăm sóc cho bệnh nhân và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng tại các trung tâm y tế.\nLàm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại các trường học, bệnh viện, cơ quan nhà nước…\nXây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về Y tế dự phòng như phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân.\nTham gia quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng: Các bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng.\n\n\n\n", "mức lương cho ngành này là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào khả năng và trình độ học tập của bạn mà sẽ có những mức lương sẽ khác nhau. Sinh viên ngành Y học dự phòng mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở y tế dự phòng sẽ có mức lương cơ bản từ 4 – 6 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành thì mức lương từ 8 – 13 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn.\n\n\n", "tương lai của ngành": "\n\nTheo số liệu nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ y bác sĩ ngành Y học dự phòng tăng 25-30% so với toàn ngành, tuy nhiên số lượng trên vẫn chưa thực sự đủ. Minh chứng cho điều đó, số lượng nhân sư ở các cơ sở y tế tuyến quận, huyện đang thếu trầm trọng.\n\n\nVì vậy có thể thấy rằng, để bổ sung cho nguồn nhân lực thiếu hụt, không còn cách nào khác ngoài việc đẩy mạnh tăng cường chất lượng đạo tạo, thu hút thí sinh, đầu tư mạnh cho ngành. Như vậy, triển vọng nghề nghiệp trong ngành Y tế dự phòng là rất lớn.\n\n\n", "kết luận": "\n\nY học dự phòng là một ngành được kết hợp hài hòa giữa các phương pháp khám chữa và phòng bệnh khác nhau với mục đích nâng cao và bảo vệ sức khỏe người dân. Nó còn là cầu nối giữa nền y học cổ truyền và y học hiện đại. Như vậy, trong bài viết trên chúng ta đã hiểu rõ hơn về ngành Y học dự phòng phải không nào? Hy vọng rằng những thông tin mà Reviewedu.net cung cấp sẽ hữu ích cho bạn trong việc định hướng nghề nghiệp của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-y-khoa", "rid": "7720115", "major": "Y học cổ truyền", "payload": {"ngành y khoa là gì?": "\n\nNgành Y khoa (hay Y đa khoa) hoạt động với sứ mệnh đào tạo ra đội ngũ y bác sĩ có đạo đức, có kiến thức y học, tay nghề chẩn đoán và phẫu thuật tốt để tham gia vào sự nghiệp phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sinh viên ngành Y khoa có chương trình học kéo dài từ 6 – 7 năm. Sau khi hoàn thành các học phần trong chương trình, sinh viên có thể lựa chọn học tiếp để nâng cao trình độ chuyên môn hoặc tham gia thi cấp chứng chỉ hành nghề để bắt đầu công tác.\n\n\n\n\nVề chương trình đào tạo, bên cạnh những học phần lý luận chính trị và ngoại ngữ – tin học bắt buộc như: Đường lối của Đảng CSVN, Tiếng Anh, Tin học cơ sở…, ngành Y khoa còn cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về giải phẫu, ký sinh trùng, ngoại bệnh lý, răng – hàm – mặt, da liễu, phụ sản, ung thư… Vì chương trình học trải rộng trên nhiều khía cạnh của y học nên đòi hỏi sinh viên phải tự giác, chủ động nghiên cứu thêm tài liệu sau giờ học để đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được trau dồi các kỹ năng mềm như: thuyết trình, làm việc nhóm, tổ chức – quản lý… để phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn thể chất.\n\n\n", "các khối thi vào ngành y khoa là gì?": "\n\nHiện nay, ngành Y khoa ở các trường Đại học lớn thường chỉ xét tuyển một khối thi quen thuộc là B00 bao gồm ba môn: Toán, Hóa học, Sinh học. Bên cạnh đó, vẫn có một số cơ sở đào tạo chấp nhận các khối thi mở rộng như:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lý, Hóa học.\nA01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.\nB08: Toán, Sinh học, tiếng Anh.\nA16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn.\nD90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.\nD08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành y khoa là bao nhiêu?": "\n\nTrong tư duy của nhiều bậc phụ huynh và các bạn học sinh, để đậu vào ngành Y khoa thì phải thi được điểm cao. Tuy nhiên, tùy số lượng thí sinh đăng ký vào từng cơ sở đào tạo mà điểm đầu vào của ngành học này có sự chênh lệch đáng kể từ 18,5 – 28,9 điểm. Một số trường có thể yêu cầu thêm tiêu chí phụ để xét tuyển, ví dụ như:\n\n\n\nĐiểm môn Sinh học ≥ 8,25 và Toán ≥ 7.\nThí sinh có hộ khẩu ở TPHCM (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).\nTTNV<=1 (Đại học Y Hà Nội).\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành y khoa?": "\n\nVì đây là ngành hot, luôn dẫn đầu về số lượng thí sinh nộp đơn xét tuyển nên số lượng cơ sở giáo dục giảng dạy chuyên ngành Y khoa trên cả nước vô cùng phong phú. Cụ thể như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.\nKhoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội.\nĐại học Y Hà Nội.\nĐại học Y Dược Thái Bình.\nĐại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên.\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.\nHọc viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.\nĐại học Y Dược Hải Phòng.\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Y Dược – Đại học Huế.\nĐại học Phan Châu Trinh.\nĐại học Dân lập Duy Tân.\nĐại học Y khoa Vinh.\nKhoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng.\nĐại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng.\nĐại học Tây Nguyên.\nĐại học Buôn Ma Thuột.\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Trà Vinh.\nKhoa Y – Đại học Quốc gia TP. HCM.\nĐại học Y Dược TP. HCM.\nĐại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.\nĐại học Nguyễn Tất Thành.\nĐại học Y Dược Cần Thơ.\nĐại học Nam Cần Thơ.\nĐại học Tân Tạo.\nĐại học Võ Trường Toản.\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành y khoa?": "\n\nCũng giống như các ngành khác thuộc lĩnh vực Y tế, ngành Y khoa đòi hỏi sinh viên khá nhiều yếu tố để có thể học tập tốt và gắn bó lâu dài với nghề. Một số yêu cầu đặc thù có thể kể đến như:\n\n\n\n\n\nCẩn thận, tỉ mỉ.\nChăm chỉ, cố gắng trong mọi hoàn cảnh.\nCó nền tảng chuyên môn tốt.\nCó khả năng giao tiếp tốt.\nĐọc, viết thành thạo ít nhất một ngoại ngữ.\nCó tinh thần trách nhiệm cao.\nSẵn sàng công tác trong mọi hoàn cảnh.\nCó sức khỏe tốt, chịu được cường độ làm việc cao.\nThấu hiểu, đồng cảm với người bệnh.\n\n\n\n", "học ngành y khoa cần học giỏi môn gì?": "\n\nVề cơ bản, ba môn nền tảng của ngành Y khoa gồm Toán học, Sinh học và Hóa học là những môn mà bạn bắt buộc phải học tốt để có vốn kiến thức cơ bản phục vụ cho quá trình học tập ở bậc Đại học. Bạn gần như không có lựa chọn nào khác vậy nên hãy tập trung thật nhiều thời gian, công sức cho ba môn này để gặt hái được kết quả như ý!\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành y khoa như thế nào?": "\n\nNgành Y Khoa có cơ hội công việc hết sức phong phú. Bạn có thể tham khảo một số vị trí dưới đây để đặt ra định hướng thích hợp với mong muốn của bản thân ngay từ những ngày đầu theo học.\n\n\n\n\n\nLàm bác sĩ tại các cơ quan, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.\nLàm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng.\nTham gia vào công tác thiện nguyện như: cứu chữa người bệnh, thăm khám trẻ em ở các vùng sâu vùng xa, chăm sóc bệnh nhân ở trung tâm bảo trợ xã hội…\nTham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ sức khỏe.\nMở phòng khám đa khoa riêng.\nGiảng dạy tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Y đa khoa.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành y khoa là bao nhiêu?": "\n\nMức lương trung bình của một điều dưỡng viên hoặc bác sĩ tốt nghiệp ngành Y khoa thường dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Nếu bạn công tác tại các cơ sở khám, chữa bệnh do tư nhân điều hành, quản lý thì thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn, có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng cho người chưa có nhiều kinh nghiệm và hàng chục triệu đồng/tháng cho những vị trí cao cấp, đòi hỏi thâm niên, tay nghề cao.\n\n\n", "kết luận": "\n\nDù là hiện tại hay tương lai, Y khoa chắc chắn là ngành nói không với hai từ “thất nghiệp”. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người sẽ không bao giờ dừng lại. Vậy nên, nếu bạn có đam mê theo đuổi ngành học này thì hãy đăng ký xét tuyển ngay vào kỳ thi sắp tới. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-duoc-hoc", "rid": "7720201", "major": "Dược học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành dược học (hay còn gọi là ngành dược) là ngành chuyên về lĩnh vực bào chế, sản xuất các loại thuốc, dược phẩm cũng như thực hiện việc khám chữa bệnh, phân phối thuốc. Dược học được phân chia thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người. Ngành này có liên quan tới ngành hóa học, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc, là ngành học được tổng hợp dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu là hóa học và sinh học.\n\n\n", "ngành dược thi khối nào?": "\n\nNgành dược học có mã ngành là: 7720201. Và xét tuyển các tổ hợp sau:\n\n\n\nA00: Toán – Lý – Hóa\nA02: Toán – Lý – Sinh\nA11: Toán – Hóa – GDCD\nB00: Toán – Hóa – Sinh\nB03: Toán – Sinh – Văn\nD07: Toán – Hóa – Tiếng anh\nC02: Toán – Văn – Hóa\nC05: Văn – Lý – Hóa\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\n\nMỗi trường đại học sẽ có điểm chuẩn tuyển sinh vào ngành khác nhau. Tùy thuộc vào đề án tuyển sinh của từng trường mà điểm chuẩn sẽ khác nhau. Nhưng điểm chuẩn ngành này năm 2020 dao động từ 21 – 29 điểm. Bạn có thể tham khảo điểm chuẩn của một số trường đại học năm 2020 như sau:\n\n\n\nTrường đại học Dược Hà Nội: 26,9 điểm\nTrường Đại học Y Hà Nội: từ 22,4 – 28,9 điểm\nTrường Đại học Duy Tân: 21 điểm\nHọc Viện Quân Y: Từ 25,5 – 28,65 điểm\nTrường Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng: 25,6 điểm\n\n\n\nNgành học này có điểm chuẩn khá cao nên không phải thí sinh nào cũng có thể đỗ được. Vì thế, một số trường còn mở rộng cơ hội cho các bạn thí sinh bằng cách xét tuyển học bạ. Điểm xét tuyển của một trường sẽ có theo 3 nguyện vọng: nguyện vọng 1, nguyện vọng 2, nguyện vọng 3.\n\n\n", "ngành trường nào?": "\n\n", "ở nước ta có rất nhiều trường đào tạo ngành cụ thể như sau:": "\n\n\nĐại học Y Hà Nội\nĐại Học Y Dược Huế\nĐại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch\nĐại học kỹ thuật y tế Hải Dương\nĐại học Dược Hà Nội\nHọc viện y dược cổ truyền Việt Nam\nĐại học Y Thái Bình\nĐại học Y dược Thái Nguyên\nKhoa Y dược – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Y dược Hải Phòng\nKhoa Y dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội\nĐại Học Y Dược Cần Thơ\nĐại Học Y Dược TP.HCM\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nNgành học này có 5 chuyên ngành chính sau đây:\n\n\nChuyên ngành dược lâm sàng\n\n\nChuyên ngành dược lâm sàng: là một chuyên khoa y tế mô tả các hoạt động và dịch vụ của dược sĩ lâm sàng việc sử dụng hợp lý và đúng đắn các thuốc và vật dụng y tế, thực hành tại bệnh viện, các nhà thuốc cộng đồng, các nhà an dưỡng, các dịch vụ chăm sóc tại nhà, các dưỡng đường và các đơn vị khác, nơi có thuốc được kê đơn và sử dụng.\n\n\nChuyên ngành sản xuất và phát triển thuốc\n\n\nChuyên ngành sản xuất và phát triển thuốc: là chuyên ngành được đánh giá cao nhất, có mức lương vô cùng hấp dẫn. Sinh viên theo học sẽ được cung cấp kiến thức như Hóa dược, bào chế dược và tính chất dược học của thuốc dựa trên mối quan hệ cấu trúc và hoạt tính.\n\n\nChuyên ngành Dược liệu và Dược học cổ truyền\n\n\nChuyên ngành Dược liệu và Dược học cổ truyền: chuyên ngành này được đánh giá khá cao. Khối kiến thức cơ bản bao gồm dược liệu và hóa học. Ngành học cung cấp cho sinh viên kiến thức về tính chất vật lý và hóa học của các hợp chất thiên nhiên có tính sinh học, định lượng, định tính chúng trong dược liệu, cách phân loại, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá.\n\n\nChuyên ngành kiểm tra chất lượng thuốc\n\n\nChuyên ngành kiểm tra chất lượng thuốc: đây là chuyên ngành quan trọng, kiểm tra chất lượng thuốc trước khi đưa ra thị trường. Việc làm này nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và đảm bảo sức khỏe của mỗi người.\n\n\nChuyên ngành quản lý cung ứng thuốc\n\n\nChuyên ngành quản lý cung ứng thuốc: sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức kinh tế những nguyên lý và ứng dụng của nó trong ngành dược. Không chỉ vậy, nó còn cung cấp kiến thức về Pháp luật Việt Nam để sinh viên nắm được các quy định đảm bảo công việc đạt yêu cầu cao nhất.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\n\nNgành dược học nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh. Để có thể học được ngành này thành công và chuyên nghiệp thì bạn cần có một số tố chất sau:\n\n\n\nTư duy logic và thiên hướng về khoa học tự nhiên.\nSự kiên trì, tỉ mỉ, chính xác, trung thực và ý thức về trách nhiệm xã hội.\nChăm chỉ, ham học hỏi, luôn nỗ lực trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng.\nKhả năng thích nghi nhanh chóng với các thay đổi và áp lực công việc.\nQuan trọng hơn nữa các bạn phải yêu nghề, tâm huyết với nghề.\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi những môn gì?": "\n\nĐể học Dược, bạn cần học giỏi 2 môn học là Hóa học và Sinh học. Đây cũng là hai môn học quan trọng trong chương trình đào tạo của ngành với một số môn học liên quan như: Hóa sinh học, Sinh lý học, Hóa trị liệu và chuyển hóa thuốc, Sinh lý bệnh – miễn dịch…\n\n\nVà nếu bạn sử dụng thành thạo môn Tiếng Anh sẽ giúp sinh viên ngành dược dễ dàng tiếp cận thông tin thuốc, những nghiên cứu khoa học tiến hành trên toàn thế giới, đọc hiểu và dịch thuật các tài liệu chuyên sâu…\n\n\n", "ngành ra làm gì?": "\n\n\n\n\nNgành Dược học được đánh giá là một ngành học có nhiều cơ hội việc làm và mức lương ổn định. Sau khi theo học ngành dược học, bạn có đủ năng lực và kỹ năng chuyên môn để có thể dễ dàng xin được việc làm tại các đơn vị tuyển dụng. Cụ thể như sau:\n\n\n\nLàm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế: Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc như thế nào, đúng liều và hiệu quả nhất có thể,…\nLàm việc tại cơ sở sản xuất thuốc hoặc các chế phẩm liên quan: Dược sĩ tham gia vào quy trình sản xuất, tạo công thức, bào chế, hoạt chất mới,…\nLàm việc tại các trường cao đẳng, đại học có đào tạo Y Dược: Tham gia nghiên cứu và giảng dạy trực tiếp tại trường,…\nLàm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm Thuốc: Công việc của họ là trực tiếp kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng,…\nKinh doanh Thuốc: mở cửa hàng thuốc kinh doanh, làm việc cho các cơ sở bán lẻ, bán buôn hay công ty xuất – nhập khẩu thuốc.\n\n\n\n", "kỹ năng và kiến thức có được sau khi học ngành ?": "\n\n\nSinh viên tốt nghiệp ngành Dược học sẽ có được những kiến thức chung về thuốc, cách chăm sóc dược lâm sàng, chế độ dinh dưỡng phù hợp trong quá trình điều trị bệnh, những trường hợp gây sốc phản vệ cơ thể do dùng thuốc,..\nSinh viên trong quá trình học sẽ được tranh bị những kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức về dược học, công nghệ y dược hiện đại.\nTrong qua trình học tập tại trường, sinh viên sẽ có những kinh nghiệm thông qua quá trình tham gia nghiên cứu những phản ứng của thuốc, sự tương hợp giữa các loại thuốc, công thức phối hợp các loại thuốc với nhau.\n\n\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của những sinh viên mới tốt nghiệp khởi điểm khoảng từ 7 – 10 triệu đồng. Đối với những sinh viên có nhiều kinh nghiệm hơn thì sẽ dao động 15 – 20 triệu đồng. Nếu kinh doanh quầy thuốc thì mức thu nhập cao hơn, từ 30 – 40 triệu đồng/tháng. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTóm lại, ngành dược học là 1 trong những ngành khó nhưng rất nhiều các bạn trẻ quan tâm. Tuy khó nhưng nó đem lại cho bạn công việc có mức thu nhập cao và dễ xin việc. Bài viết này đã giúp các bạn giải đáp các thắc mắc về ngành dược học. Hi vọng các bạn sẽ có được định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-hoa-duoc", "rid": "7720203", "major": "Hoá dược", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành hóa dược là ngành nghiên cứu về khoa học, sinh học, y học và dược học dựa trên nền tảng là hóa học. Ngành này tìm hiểu, nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu về phân tích sinh học và sinh hóa, thiết kế, tổng hợp dược. Do đó, đây là một ngành khoa học có sự kết hợp giữa các yếu tố hóa hữu cơ với sinh hóa, dược lý, sinh học phân tử, hóa tin học, hóa lý và toán thống.\n\n\nSinh viên ngành Hóa dược được trang bị đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, được đào tạo song song giữa kiến thức và thực hành. Việc này được thực hiện nhằm vận dụng các kiến thức được học vào thực tế công việc sau này. Trong quá trình thực hành bạn sẽ nắm được các vấn đề liên quan đến dược lý học và các tác động của thuốc đến cơ thể con người. \n\n\nBên cạnh đó, học ngành hóa dược bạn cũng sẽ được đào tạo các quá trình nhu sàng lọc, thiết kế, chế tạo ra các ứng dụng,…\n\n\n", "ngành thi khối gì?": "\n\nNgành Hóa dược với mã ngành 7720203 và xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán – Lý –  Hóa\nB00: Toán – Hóa – Sinh\nC02: Toán – Văn – Hóa\nD01: Toán – Văn – Anh\nD07: Toán – Hóa –  Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nMỗi trường đại học, cao đẳng lại có tiêu chí về điểm chuẩn khác nhau. Điểm chuẩn của các trường sẽ có sự dao động từ 17 đến 23 điểm. Đặc biệt ở một số trường top đầu như trường đại học Bách Khoa sẽ có điểm chuẩn cao hơn các trường khác. Tùy theo đề án tuyển sinh riêng của từng trường thì mức điểm ngành hóa học có thể thay đổi nhất định để cho phù hợp và đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường. Khi lựa chọn và tìm hiểu về ngành học bạn cần quan tâm hơn đến vấn đề điểm chuẩn tại các trường. Có như vậy thì khả năng trúng tuyển theo học ngành hóa dược mới cao.\n\n\n", "học ngành ở đâu?": "\n\nNgành hóa dược đang là ngành được các bạn trẻ quan tâm. Chính vì vậy, có một số trường đào tạo ngành học này, đáp ứng nhu cầu học tập và tuyển dụng nhân sự của nhà tuyển dụng. Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành Hóa dược mà các bạn có thể lựa chọn:\n\n\n\nĐại học khoa học tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội  \nĐại học Cần Thơ\nĐại  học Bách Khoa \nĐại học Tôn Đức Thắng.\nĐại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng     \n\n\n\n", "ngành hóa dược học bao lâu?": "\n\nNhư đã biết, lĩnh vực Y tế – Sức Khỏe có thời gian đào tạo lâu nhất trong tất các các ngành. Đối với hệ đào tạo ngành Dược của các trường Đại học thì thời gian học của sinh viên chủ yếu là đào tạo trong 5 năm. Còn đối với Hệ cao đăng Dược thì sinh viên chỉ mất 3 năm để hoàn thành chương trình học. Với những ai muốn học cao hơn, học bậc Thạc sĩ. Tương tự như các bậc Thạc sĩ ở các ngành khác, Thạc sĩ Dược học trong vòng 2 năm, chương trình đào tạo kéo dài từ 18-24 tháng.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\n\n\nNgành hóa dược là một trong những ngành học khó và bạn cần phải có những tố chất phù hợp thì mới có thể hoàn thành tốt công việc của mình.\n\n\n\nYếu tố đầu tiên là đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và nhẫn nại. \nYếu tố thứ 2 đó là sự thông minh, tư duy logic, có khả năng sáng tạo tốt,…\nThứ 3 bạn là người đam mê học, có tinh thần tự học, tự nghiên cứu.\nThứ 4 là có sự nhiệt huyết, đam mê với nghề.\nThứ 5 là có đầu óc quan sát nhạy bén, sáng tạo.\nThứ 6 là có trình độ ngoại ngữ và thành thạo máy tính.\nThứ 7 là có sự tiếp thu, ham học hỏi.\n\n\n\n", "học ngành này cần học giỏi những môn gì?": "\n\n  Để học được ngành hóa dược bạn cần học giỏi các môn như: Toán, Hóa, Lý. Bởi:\n\n\n\nMôn Hóa học. Đây là một môn học mà chúng ta không thể bỏ qua khi học ngành hóa dược. Ngay cái tên của ngành học đã nói đến môn học này. Trong chương trình đào tạo cũng có đến 85% các môn chuyên ngành liên quan đến Hóa.\nMôn thứ 2 là môn Toán. Môn toán hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán logic,…\nMôn thứ 3 là môn Lý. Môn Lý này hỗ trợ các bạn học các môn liên quan. Ví dụ như các chất vô cơ, các thí nghiệm hóa lý,…\n\n\n\n", "học ngành ra làm gì?": "\n\n\n\nDù ngành hóa dược là ngành học khá mới nhưng được nhiều thí sinh theo đuổi, nhu cầu tuyển dụng cũng ngày càng nhiều hơn. Vì vậy dẫn đến tham hiếm nhân lực ngành hóa dược. Sau khi tốt nghiệp các cử nhân có thể làm việc, hoạt động tại các vị trí như:\n\n\n\nCán bộ giảng dạy hóa dược trong các trường đại học hoặc cao đẳng \nCán bộ nghiên cứu các trung tâm, công ty, nhà máy,…\nChuyên viên tư vấn, lập kế hoạch, soạn thảo chính sách ngành hóa dược \nLàm tại các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo thuộc ngành công nghệ hóa học và hóa dược, mỹ phẩm\nLàm công tác quản lý trong các công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm, thuốc\nKỹ sư Hóa dược còn có thể tham gia vào các ngành như công nghệ nano, công nghệ sinh học, y sinh, thực phẩm và phụ gia thực phẩm, dinh dưỡng, mỹ phẩm và sản phẩm cá nhân \nCác doanh nhân trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, y tế\nCán bộ phân tích kiểm nghiệm dược phẩm – mỹ phẩm\nLàm công tác quản lý, kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sản phẩm tại các cơ sở, trung tâm sản xuất, kiểm định chất lượng dược liệu, kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, công ty tư vấn về dược phẩm.\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành hóa dược hiện nay rất là hấp dẫn đối với các bạn trẻ. \n\n\nVới các bạn mới tốt nghiệp chưa có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm trong nghề thì mức lương dao động từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Những ai đã làm việc 10 năm trở lên thì sẽ được 10 triệu đồng/tháng, tùy vào năng lực của mỗi người. Với những chuyên viên cấp cao trong ngành hóa dược thì mức lương có thể lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng nếu nghiên cứu  các dự án, sản phẩm lớn thành công. Còn với những ai đang hoạt động ở các lĩnh vực kinh doanh hay là các doanh nhân về Hóa dược thì sẽ có mức thu nhập khá tốt tùy vào khả năng kinh doanh của mình.\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể nói, ngành hóa dược là một trong những ngày có sức hút trong giới trẻ hiện nay. Nó vừa đem lại cho bạn nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập khá cao và ổn định. Reviewedu.net hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu biết hơn về ngành hóa dược. Chúc các bạn có thể xác định và lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dieu-duong", "rid": "7720301", "major": "Điều dưỡng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nĐiều dưỡng là một nghiệp vụ thuộc lĩnh vực y tế giữ vai trò chăm sóc sức khỏe, kiểm tra sức khoẻ bệnh nhân từ khi bắt đầu nhập viện cho đến khi phục hồi. Đảm bảo sức khoẻ cho bệnh nhân tránh tình trạng nguy cơ bệnh nặng thêm do chăm sóc không đúng cách. Những người học ngành này ra trường được gọi là điều dưỡng viên. \n\n\nĐiều dưỡng là một ngành độc lập, cùng cộng tác với các y tá, bác sỹ, dược sỹ,… để cùng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Một người điều dưỡng viên giỏi sẽ chủ động trong công việc theo dõi, phát hiện những biểu hiện bất thường của người bệnh để thông báo kịp thời cho bác sĩ điều trị. Họ đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của công tác điều trị. Ngược lại, nếu một điều dưỡng viên không chuyên nghiệp sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nVới mã ngành 772030, các khối thi chủ yếu vào ngành điều dưỡng là khối:\n\n\n\nB00: Toán – Hóa – Sinh (là khối đặc thù trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe)\nA00: Toán – Lý – Hóa\nD07: Toán – Hóa – Anh\nC08: Văn – Hóa – Sinh\nD08: Toán – Anh – Sinh\nA02: Toán – Lý – Sinh\n\n\n\n", "ngành lấy bao nhiêu điểm?": "\n\nSo với ngành y đa khoa thì điểm chuẩn ngành này có phần thấp hơn, mức độ cạnh tranh cũng được đánh giá là “vừa phải”. Vì vậy, các thí sinh hoàn toàn có thể yên tâm. Điểm chuẩn ngành này ở các trường Đại học dao động từ 21 đến 24 điểm. Trong đó đại học Y Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất vào 24 điểm. Như vậy, mỗi môn thi các bạn phải đạt được 7 điểm mới có thể theo học điều dưỡng.    \n\n\n", "ngành học trường nào?": "\n\nHầu hết các trường Đại học, cao đẳng Y đều đào tạo ngành học này. Bởi đây cũng là một trong các ngành hot được nhiều sinh viên và phụ huynh quan tâm.\n\n\nCụ thể ngành điều dưỡng học này có ở các trường Đại học, cao đẳng sau:\n\n\nHệ Đại Học:\n\n\n\nĐại Học Y Hà Nội\nĐại học Điều Dưỡng Nam Định\nHọc Viện Quân Y – Hệ Quân sự\nĐại Học Y Tế Công Cộng\nĐại Học Y Thái Bình\nĐại Học Y Hải Phòng\nĐại Học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương\nĐại Học Y Dược – Đại Học Thái Nguyên\nĐại Học Y Khoa Vinh…\n\n\n\nHệ Cao Đẳng:\n\n\n\nCao đẳng y tế Hà Đông\nCao đẳng Y tế Phú Thọ\nCao đẳng y tế Hà Nội…\n\n\n\n", "ngành có những chuyên ngành gì?": "\n\nNhững chuyên ngành của ngành học này bao gồm: điều dưỡng đa khoa, chăm sóc người già và điều dưỡng hộ sinh .\n\n\n   Trong đó, điều dưỡng đa khoa có 12 chuyên ngành khác nhau sau:\n\n\n\nĐiều dưỡng tâm thần\nĐiều dưỡng hồi sức cấp cứu\nĐiều dưỡng ngoại thần kinh\nĐiều dưỡng tai, mũi, họng\nĐiều dưỡng tim mạch, hô hấp\nĐiều dưỡng khoa nội tiết\nĐiều dưỡng da liễu\nĐiều dưỡng nhi khoa\nĐiều dưỡng nội khoa\nĐiều dưỡng nhãn khoa\nĐiều dưỡng nha khoa\nĐiều dưỡng phẫu thuật tạo hình\n\n\n\nĐiều dưỡng chăm sóc người già: là ngành chăm sóc người cao tuổi tuy nhiên sẽ hơi khó khăn bởi bạn phải học tính kiên nhẫn và chan hòa với người già.\n\n\nĐiều dưỡng hộ sinh: thường là chăm sóc mẹ bầu và em bé khi chào đời và đồng thời hỗ trợ mẹ bầu trước và sau khi sinh.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nĐây là nghề không kén chọn giới tính nên dù là nam hay nữ cũng đều có thể theo học. Do tính đặc thù của công việc nên ngành học này cũng cần phải có những phẩm chất, đạo đức nhất định như sau:\n\n\n\nCó ý thức trách nhiệm cao trong công việc.\nCần có sự đồng cảm, ân cần, thấu hiểu tâm tư, suy nghĩ của người bệnh.\nCần có sự nhạy bén, linh hoạt trong việc đánh giá các giai đoạn bệnh lý của người bệnh\nCó tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn.\nCó lòng yêu nghề thì bạn mới có động lực, cố gắng thành công trong công việc.\n\n\n\n", "học ngành này cần học giỏi những môn gì?": "\n\nNếu bạn muốn trở thành điều dưỡng viên chuyên nghiệp bạn cần phải học giỏi những môn như: Toán, Lý, Hóa, Sinh và Tiếng Anh.\n\n\n", "ngành làm việc ở những bộ phận nào?": "\n\n \n\n\n\n\nĐiều dưỡng là một ngành khá “hot” xét về khía cạnh cung – cầu của thị trường lao động ở nhiều nước phát triển, khi nguồn cung nhân lực hạn chế không thể đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của xã hội. Các báo cáo mới đây cho thấy, thực trạng thiếu hụt điều dưỡng Việt Nam nói riêng và các nước phát triển như Anh, Nhật, Úc,..đang ở mức độ đáng báo động.\n\n\nTrước cả khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, rất nhiều dự báo của các cơ quan chính phủ và hiệp hội nghề nghiệp trên thế giới đã đưa ra những con số đáng báo động về sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng của ngành này trong tương lai gần. Mức độ lây lan chóng của đại dịch càng làm thiếu nguồn năng lực hơn. Qua đó có thể thấy ngành nghề này đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng trên toàn cầu, mở ra cơ hội việc làm lớn cho các bạn sinh viên đang hoặc sắp theo học.\n\n\nSInh viên tốt nghiệp ngành điều dưỡng sẽ làm việc tại các chuyên khoa trong hệ thống y tế như bệnh viện lớn, phòng khám tư nhân, các trung tâm điều dưỡng, trung tâm y tế quận/huyện, các bộ phận y tế trong trường học và trong doanh nghiệp.\n\n\n", "mức lương của các viên là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào kinh nghiệm và đơn vị công tác mà mức lương điều dưỡng viên sẽ dao động khác nhau.\n\n\n\nỞ Việt Nam, mức lương Điều dưỡng viên dao động 7,000,000 VND – 15,000,000 VND\nTại Nhật Bản thu nhập của một Điều dưỡng viên dao động từ 150.000 – 170.000 yên/ tháng, tương đương với 30.600.000 đến 34.600.000 VNĐ/tháng (cùng các quyền lợi, chính sách ưu đãi và phụ cấp khác)\nTại Đức thu nhập của một Điều dưỡng viên dao động 1.900 – 3.500 Euro tương đương 50,000,000 VND – 90,000,000 VND\nTại Úc thu nhập của một Điều dưỡng viên dao động 5,900 – 8,000 USD/tháng tương đương 90,000,000 VND – 120,000,000 VND\n\n\n\n", "những khó khăn của ngành": "\n\n\nNguy cơ lây bệnh cao\nYêu cầu người theo học ngành này phải có tính cẩn thận và tỉ mỉ\nPhụ trách nhiều công việc khác nhau như: tiêm thuốc, phát thuốc, ghi chép các bệnh lý,..\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTóm lại, ngành điều dưỡng là một trong những ngành học được đánh giá cao trong xã hội hiện nay và có cơ hội nghề nghiệp rất tốt. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ biết thêm được ngành điều dưỡng là gì? Điểm chuẩn và cơ hội việc làm của ngành học này như thế nào? Chúc các bạn một mùa thi thật tốt và thành công !"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ho-sinh", "rid": "7720302", "major": "Hộ sinh", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nHầu hết mọi người đều biết nhân viên hộ sinh sẽ là người thực hiện các ca đỡ đẻ thường để giúp những thiên thần nhỏ chào đời an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trách nhiệm của họ không chỉ dừng lại ở đó. Đội ngũ nhân viên chuyên ngành này cũng là người phụ trách theo dõi tình hình của các thai phụ trong suốt thai kỳ, chuẩn bị dụng cụ y tế cho các ca đỡ đẻ và đặc biệt là chăm sóc cho các sản phụ và em bé trong khoảng 1 tháng sau khi sinh. Theo đuổi ngành Hộ sinh, các học viên sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên ngành và kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc trên.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nLà một trong các chuyên ngành của ngành Y, ngành Hộ sinh thường xét tuyển bằng kết quả thi THPTQG của các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Sinh Học. Sau đây là một số khối thi thường xét tuyển trong ngành Hộ sinh:\n\n\n\nKhối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học\nKhối D07: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học\nKhối D08: Toán Học, Sinh Học, Tiếng Anh\n\n\n\nNgoài ra, nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh muốn theo đuổi ngành Hộ sinh nhưng không tự tin với môn Sinh Học, một số trường còn xét tuyển bằng khối A00 (Toán Học, Vật Lý, Hóa Học).\n\n\n", "điểm chuẩn thi vào ngành là bao nhiêu?": "\n\n\n\n\nĐiểm chuẩn để theo học ngành Hộ sinh luôn thay đổi từng năm tùy theo chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo ngành này. Thông thường, các trường đào tạo ngành Hộ sinh yêu cầu thí sinh đạt từ 17.5 – 22.5 điểm đối với phương thức xét điểm thi THPTQG. Con số này khá cao so với các ngành khác. Tuy nhiên một số trường cũng áp dụng hình thức xét học bạ với điểm chuẩn dao động từ 8 – 18 điểm. Đây là một hình thức xét tuyển đáng để các thí sinh cân nhắc vì thí sinh có thể theo đuổi ngành học này mà không cần phải chịu áp lực của kỳ thi đại học.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nSau đây là danh sách các cơ sở đào tạo chuyên ngành này trên toàn quốc:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Y Hà Nội\nĐại học Y – Dược Hải Phòng\nĐại học Dược Hà Nội\nHọc viện Quân y\nĐại học Y – Dược Thái Bình\nĐại học điều dưỡng Nam Định\nĐại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Y – Dược Huế\nĐại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng\nĐại học Y khoa Vinh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Y – Dược Tp.HCM\nĐại học Y – Dược Cần Thơ\nĐại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Quốc gia Tp.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNhân viên hộ sinh là những người thực hiện các ca đỡ đẻ, nên công việc của họ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của sản phụ và trẻ sơ sinh. Chính vì thế, ngành Hộ sinh có rất nhiều yêu cầu đối với người học. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành này, bạn sẽ cần có các tố chất sau:\n\n\n\n\n\n\nCẩn thận, chu đáo trong công việc\nCó sức khỏe tốt\nBình tĩnh khi gặp sự cố\nCó tinh thần trách nhiệm và lòng nhân hậu\nCó khả năng chịu áp lực\nKhả năng ứng biến linh hoạt, nhanh nhạy\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nNgành Hộ sinh là một bộ phận của ngành Y, vì thế Sinh Học là bộ môn quan trọng nhất trong số tất cả các môn. Mặc dù bạn có thể thi khối A00 hoặc xét tuyển học bạ, bạn vẫn cần học tốt môn Sinh. Hầu hết các môn chuyên ngành đều có liên quan đến Sinh Học nên bạn sẽ khó mà theo kịp chương trình học nếu không giỏi môn này. Ngoài ra, rất nhiều tài liệu chuyên ngành được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Vì vậy, bạn cũng nên đầu tư vào hai ngoại ngữ trên. Nếu bạn yêu thích ngành hộ sinh, hãy đầu tư vào Sinh Học và các môn ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Pháp) ngay từ bây giờ.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Hộ sinh thường sẽ đảm nhiệm vị trí hộ sinh. Trách nhiệm của các nhân viên hộ sinh là chăm sóc sức khỏe và quan tâm tâm lý của các thai phụ từ khi mang thai cho đến lúc sinh con. Nhân viên hộ sinh sẽ hướng dẫn thai phụ trong quá trình thăm khám tại bệnh viện và báo cáo cho các bác sĩ nếu sức khỏe thai phụ có biểu hiện bất thường. Khi thai phụ chuyển dạ, nhân viên hộ sinh sẽ phụ trách đỡ đẻ các ca đẻ thường và hỗ trợ các bác sĩ trong các ca sinh mổ hoặc sinh khó. Thông thường, các nhân viên hộ sinh có thể lựa chọn công tác tại:\n\n\n\nBệnh viện tư\nBệnh viện công\nCác trung tâm y tế vì cộng đồng\nCác dịch vụ hộ sinh tại gia\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành như thế nào?": "\n\nThu nhập của người làm trong lĩnh vực này phụ thuộc khá nhiều vào vị trí công tác. Một nhân viên hộ sinh tại bệnh viện công thường nhận mức lương khoảng 6 – 7 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, thu nhập của vị trí này tại các bệnh viện tư dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Ngoài ra nhân viên hộ sinh có thể cải thiện thu nhập bằng cách cung cấp các dịch vụ hộ sinh tại gia. Từ lâu, rất nhiều gia đình chi tiêu mạnh tay để thuê hộ sinh chăm sóc tại nhà khi con cái mới ra đời. Các hộ lý thường nhận 100,000 – 300,000 đồng cho một lần chăm sóc bé sơ sinh tại nhà.\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể nói hộ sinh là một trong những ngành nghề cao quý nhất bởi họ là những người đưa các thiên thần nhỏ đến với thế giới này. Nếu muốn theo đuổi con đường này, sinh viên cần có sự chuẩn bị sẵn sàng tâm lý vượt qua chương trình học nặng nề và điều kiện làm việc khắc nghiệt. Không chỉ vậy, người học và làm trong ngành này cũng cần miệt mài trau dồi kiến thức chuyên môn và năng lực làm việc để có thể làm việc lâu dài và thăng tiến trong lĩnh vực mình đã chọn lựa."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dinh-duong", "rid": "7720401", "major": "Dinh dưỡng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Dinh dưỡng là ngành đào tạo những chuyên gia tư vấn, bác sĩ để làm việc trong hệ thống dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, đồng thời đưa ra những tư vấn cũng như lời khuyên cho mọi người. Mục đích là giúp cho họ có lối sống lành mạnh trong ăn uống. Từ đó có thể hiểu được tầm quan trọng của ngành dinh dưỡng với sức khỏe của con người cũng như các cơ chế, cách hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể.\n\n\n\n\nMục tiêu của ngành Dinh dưỡng chính là nâng cao hiểu biết của con người về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Từ đó mà lập kế hoạch bữa ăn, ước lượng kinh tế cùng với những chuẩn bị cần thiết, đưa ra tư vấn và những lời khuyên tốt nhất đối với sức khỏe của người cần được tư vấn về vấn đề dinh dưỡng. Những lời khuyên dinh dưỡng bổ ích đó giúp mọi người phòng ngừa và khắc phục những sai sót trong chế độ dinh dưỡng của mình trước khi phát bệnh và phải sử dụng đến thuốc.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Dinh dưỡng là một ngành quan trọng trong hệ thống y học của nhiều quốc gia. Sĩ tử có không ít lựa chọn các khối học để thi vào ngành Dinh dưỡng. Cùng Reviewedu.net tìm hiểu xem những khối học đó là gì nhé.\n\n\nMã ngành: 7720401\n\n\n\nA00: Toán, Vật Lý, Hóa học\nA01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nD01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh\nD07: Toán, Tiếng Anh, Hóa học\nD08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh\nD90: Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh\n\n\n\nCác khối học trên hoàn toàn có thể đăng ký vào chuyên ngành Dinh dưỡng. Việc xác định được khối học và ngành học sẽ giúp bạn có một định hướng rõ ràng hơn trong tương lai.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgành dinh dưỡng là một ngành có tiềm năng phát triển tốt nên không ít trường đào tạo chuyên ngành này. Dưới đây Reviewedu.net sẽ liệt kê một số trường đào tạo sinh viên ngành Dinh dưỡng trên cả nước. Cụ thể:\n\n\n\nĐại học Y tế Công cộng\nĐại học Y Hà Nội\nĐại học Thăng Long\nĐại học Công nghiệp TP.HCM\nĐại học Y dược TP.HCM\n\n\n\nViệc lựa chọn trường đại học cũng rất quan trọng. Việc chọn được trường đại học phù hợp giúp bạn có thể xác định được khả năng kinh tế, và chuẩn bị những thứ cần thiết cho việc học trong tương lai.\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác trường khác nhau sẽ điều chỉnh mức điểm chuẩn khác nhau cho phù hợp nhằm tuyển chọn được những sinh viên đầu vào xuất sắc nhất. Cụ thể:\n\n\n\nĐại học Y tế Cộng đồng: Điểm chuẩn năm 2020 là 15,5. Ngoài ra trường cũng nhận hồ sơ xét học bạ điểm chuẩn là 19,86 điểm.\nĐại học Y Hà Nội: năm 2020: 24,7 điểm.\nĐại học Thăng Long: Năm 2020: 16,75 điểm.\nĐại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: 17 điểm.\nĐại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh: 23,4 điểm.\n\n\n\nĐiểm chuẩn của các trường dao động từ 15,5 đến 24,7 điểm. Có thể thấy, đây là mức điểm khá phù hợp với sức học của nhiều thí sinh trên khắp cả nước.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nMục đích của người làm trong ngành Dinh dưỡng chính là bảo vệ sức khỏe và đảm bảo cho mọi người có một lối sống khỏe mạnh. Vậy bạn phải có tố chất gì mới phù hợp với ngành này:\n\n\n\n\n\nĐầu tiên ý thức và trách nhiệm với nghề luôn là ưu tiên hàng đầu\nĐức tính trung thực\nKỹ năng giao tiếp giúp bệnh nhân cần tư vấn là một lợi thế quan trọng\nCẩn thận, tỉ mỉ\nTác phong nhanh nhẹn, tư vấn nhiệt tình và tự tin\nBên cạnh đó bạn cũng phải có một chuyên môn nghiệp vụ cao\nCó lòng yêu thích và đam mê với ngành học\nKhả năng chẩn đoán và đánh giá bệnh cũng như nguồn dinh dưỡng phù hợp\nNên là người lạc quan để hỗ trợ tinh thần cho người bệnh\n\n\n\nNếu bạn có tố chất trên đừng ngần ngại mà đăng ký và theo đuổi ngành học tiềm năng này. Những tố chất trên giúp bạn trở thành một chuyên gia dinh dưỡng thành công trong tương lai.\n\n\n", "cơ hội việc làm trong ngành như thế nào?": "\n\nNgày nay khi kinh tế càng phát triển, đời sống của người dân cũng tăng lên, nhu cầu quan tâm về vấn đề dinh dưỡng như thế nào để có một cuộc sống khỏe mạnh ngày càng cao. Ngành Dinh dưỡng tuy là ngành mới nhưng lại có tiềm năng phát triển rất lớn đòi hỏi một nguồn nhân lực lớn, có trình độ chuyên môn cao trong tương lai. Một ngành có tiềm năng như vậy, cử nhân ngành Dinh dưỡng có rất nhiều cơ hội khi ra trường:\n\n\n\n\n\nCác chi cục bảo vệ về an toàn thực phẩm\nCác bệnh viện từ trung ương đến địa phương\nLàm giáo viên giảng dạy cho các trường đại học Y, cán bộ cho Bộ Y tế,…\nLàm trong các viện nghiên cứu dinh dưỡng và thực phẩm\nCác viện chăm sóc sức khỏe\nTrung tâm y tế dự phòng các tuyến\nCác tổ chức phi chính phủ hoạt động trong ngành Y tế công cộng\nCác công ty du lịch, các viện nhi, viện dưỡng lão…\n\n\n\nNhiệm vụ chính của người trong ngành đó chính là giám sát việc ăn uống và đưa ra những nhận xét và lời khuyên cho những cá nhân có nhu cầu. Quan tâm tới khẩu phần ăn hàng ngày từ đó quản lý và xây dựng cho mọi người một lối sống lành mạnh.\n\n\n", "mức lương khi làm việc trong ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐể có một sức khỏe tốt thì chế độ ăn và dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Khi nhu cầu sức khỏe của người dân ngày càng cao, các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đều trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mức lương của sinh viên khi ra trường được quan tâm hơn khi học tại một ngành tiềm năng như vậy.\n\n\n\nVới những sinh viên mới ra trường mức lương sẽ giao động từ 4 – 6 triệu đồng/tháng.\nNhững cử nhân ngành Dinh dưỡng, nhưng bác sĩ dày kinh nghiệm mức lương có thể cao hơn từ 8 triệu đồng/tháng trở lên.\nNhững du học sinh có cơ hội làm việc ở nước ngoài tương lai rộng mở, đặc biệt là những nước chú trọng sức khỏe và dinh dưỡng như Đức thi thu nhập là con số khổng lồ từ 2,300 đến 2,500 euro/tháng.\n\n\n\n", "sinh viên ngành được học những gì?": "\n\nCử nhân của ngành dinh dưỡng được các trường đào tạo kiến thức cơ bản, kiến thức về chuyên ngành và được thực hành thực tế tại các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện. Cụ thể là sinh viên được học cách tư vấn dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế trong việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Ngoài ra, bạn sẽ được học về cách thu thập thông tin, phân tích và đánh giá tình trạng dinh dưỡng, xây dựng quy trình chăm sóc, tư vấn chế độ dinh dưỡng,…Bên cạnh đó, sinh viên còn được tiếp cận đến cách giám sát quy trình bảo quản, chế biến, vận chuyển và phân phối thực phẩm tại bệnh viện, nhà ăn. Đồng thời, cũng được trang bị một số kiến thức về dinh dưỡng và cơ chế hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể của con người.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành học Dinh dưỡng là một ngành mới nhưng lại phù hợp với cuộc sống phát triển hiện đại. Do vậy, nó có rất nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Là một ngành đầy triển vọng, mức lương khá cao, cơ hội việc làm nhiều,… đây chính là những lý do để bạn lựa chọn phát triển sự nghiệp của mình. Trên đây là tất cả thông tin mà ReviewEdu.net chia sẻ cho các bạn về ngành Dinh dưỡng. Mong rằng các bạn sớm định hướng được lựa chọn của bản thân mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-rang-ham-mat", "rid": "7720501", "major": "Răng – Hàm – Mặt", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Răng – Răng – Hàm – Mặt (tiếng anh: Odonto – Stomatology – Dentistry) là một ngành học chuyên đào tạo những bác sĩ ngành Răng – Hàm – Mặt nhằm đề xuất và tham gia giải quyết những vấn đề liên quan đến dự phòng chuẩn đoán và điều trị những bệnh về răng, hàm, mặt cho các cá nhân, tổ chức, cộng đồng. Ngoài ra họ cũng có thể thực hiện những công tác tư vấn, bảo vệ sức khỏe, kịp thời chữa trị những bệnh lý liên quan đến răng, hàm, mặt của con người.\n\n\nSinh viên theo học ngành này có nhiều lợi ích về môi trường học tập, cơ hội tiếp xúc thực tế, khả năng phát triển sau khi ra trường. Bên cạnh được đào tạo các môn chuyên ngành như lý luận về giải phẫu răng, mô phôi miệng, da liễu,… sinh viên ngành còn được học những môn đại cương, cơ sở ngành như giải phẫu, sinh lý, sinh hóa,… nhằm phát triển năng lực một cách toàn diện.\n\n\nNgoài ra việc thực hành trực tiếp tại các bệnh viện cũng giúp sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm, được trải nghiệm thực tập từ môi trường thực tế, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm của bạn sau này.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay có tất cả 5 khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành học này. Cụ thể như sau:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lí, Hóa học\nA16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nC02: Ngữ văn, Toán, Hóa học\nD90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\n\n\n\nNhư vậy ngành học này có một tổ hợp xét tuyển rất đa dạng có cả ban tự nhiên và xã hội. Nếu bạn thực sự hứng thú với ngành này hãy tìm hiểu xem thế mạnh của mình nằm ở những môn học nào và tự tin xét tuyển. Định hướng khối học và ngành học từ sớm sẽ giúp bạn có một cơ sở và động lực học tập.\n\n\n", "trường đại học nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐây là câu hỏi được quý bậc phụ huynh cùng các bạn học sinh quan tâm, các bạn có thể tham khảo danh sách các trường theo khu vực như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nKhoa Y – Đại học Quốc gia Hà Nội\n\n\n\n\nĐại học Kinh Công – Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Y Dược Hải Phòng\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Duy Tân\nĐại học Y Dược – Đại học Huế\nKhoa Y dược – Đại học Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Y Dược TP.HCM\nĐại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Y Dược Cần Thơ\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐây là một chuyên ngành khó, để có thể học tập trong chuyên ngành này, người học cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó tinh thần nhân đạo cao, tình yêu thương và thấu hiểu với những nỗi đau mà người bệnh phải chịu.\nĐi kèm với lòng nhân đạo, người bác sĩ cũng cần sự tỉ mỉ, có sự cẩn thận và kiên nhẫn cao\nPhương pháp học tập đúng đắn, logic.\nBạn phải can đảm, có thể chịu được một cường độ và áp lực công việc cao. Sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình học tập, bạn phải sẵn sàng và có một tâm lý ổn định.\nPhải rèn luyện một khả năng quan sát tốt, nhạy bén với dấu hiệu bệnh và có phán đoán chính xác.\nMột sức khỏe tốt và sức chịu đựng trong một thời gian làm việc dài là một lợi thế tiên quyết.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNgành Răng – Hàm – Mặt là một ngành học có tiềm năng việc làm và cơ hội phát triển lâu dài. Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể làm việc tại rất nhiều nơi. Cụ thể những vị trí đó là:\n\n\n\n\n\nLàm việc tại Bộ y tế\nCác bệnh viện từ cơ sở đến trung ương\nBác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt làm việc cho các bệnh viện công lập hoặc tư nhân\nNếu bạn có đủ năng lực và đủ kinh nghiệm có thể tự mình mở phòng khám chuyên khoa về Răng – Hàm – Mặt\nCác cơ sở điều trị: Có thể trở thành một bác sĩ trực tiếp thăm khám hoặc quản lý các bệnh viện công và tư nhân\nGiảng viên: giảng dạy tại các trường đại học Y, Cao đẳng Y khoa\nCác viện nghiên cứu: Chuyên nghiên cứu về những lĩnh vực sức khỏe và vấn đề liên quan\nCác cơ quan quản lý: Bạn có thể chọn và thử sức mình làm chuyên viên ở các cơ quan quản lý y tế\n\n\n\n", "mức lương cho ngành là bao nhiêu?": "\n\nNếu theo học ngành Răng – Hàm – Mặt không những có cơ hội phát triển sự nghiệp tốt hơn các ngành khác mà còn giúp cho bác sĩ ngành này có một mức thu nhập có thể nói là khá hơn mặt bằng chung trên thị trường lao động. Cùng Reviewedu.net tìm hiểu mức lương hấp dẫn của ngành này.\n\n\n\nThông thường, mức lương thấp nhất sẽ từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.\nVới những người có kinh nghiệm trong nghề lâu năm, hoặc đã có phòng khám tư nhân riêng thì mức thu nhập chắc chắn sẽ không dưới mức 10 triệu đồng/tháng.\n\n\n\n", "các môn chuyên ngành được học của ngành": "\n\nBên cạnh các kiến thức căn bản trong ngành Y, các bạn sinh viên phải nắm chắc các kiến thức chuyên sâu. Cụ thể là các môn có liên quan đến chuẩn đoán, điều trị vấn đề về Răng Hàm Mặt. Có các môn học như:\n\n\n\nGiải phẫu răng\nMô phôi răng miệng và Sinh học miệng\nVật liệu – thiết bị nha khoa\nMô phỏng lâm sàng răng trẻ em\nMô phỏng LS nha khoa phục hồi, phục hình cố định và tháo lắp\nMô phỏng lâm sàng nội nha\nKhớp cắn học\nGiải phẫu ứng dụng\nPhẫu thuật thực hành miệng hàm mặt\nChẩn đoán hình ảnh RHM\nPhẫu thuật trong miệng\nBệnh lý miệng 1, 2\nPhẫu thuật hàm mặt\nChữa răng nội nha 1, 2\nNha chu 1, 2\nPhục hình tháo lắp\nTháo lắp hàm khung\nPhục hình cố định\nRăng trẻ em 1, 2\nChỉnh hình răng mặt\nNha khoa công cộng và cấy ghép\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Răng – Hàm – Mặt là một nghề đang được quan tâm chú trọng phát triển. Trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, những ngành y học luôn là những ngành mũi nhọn hướng tới bảo vệ sức khỏe cho con người và một xã hội khỏe mạnh. Hi vọng bài viết trên của reviewedu.net sẽ giúp các bạn có một cái nhìn đa chiều về ngành Răng – Hàm – Mặt và có định hướng rõ ràng trong tương lai."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-phuc-hinh-rang", "rid": "7720502", "major": "Kỹ thuật phục hình răng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\n\nNgành Kỹ thuật phục hình răng (tiếng Anh là Dental Technology) là ngành học đào tạo ra kỹ thuật viên phục hình răng, hàm. Người làm việc trong lĩnh vực này có nhiệm vụ hỗ trợ bác sĩ trong việc gia công, chế tác răng giả, khí cụ chỉnh hình (Nẹp, niềng răng, chống ngáy, chỉnh hàm…). Không chỉ vậy ngành này còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên môn trong việc quản lý, vận hành trang thiết bị của một labo hoàn chỉnh như: chỉnh hình răng hàm mặt, tháo lắp từng phần, hoàn toàn, cố định khung liên kết thường, khung liên kết sứ và các loại phục hình cao cấp khác.\n\n\nCơ hội việc làm của ngành này rất rộng mở. Do nhu cầu làm đẹp và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng được chú trọng hơn. Bạn có thể làm việc trong các viện nghiên cứu, bệnh viện khoa răng hàm mặt, các bệnh viện thẩm mỹ,…\n\n\n", "các khối thi vào ngành này là gì?": "\n\nMã ngành là 7720520. Hiện nay các tổ hợp xét tuyển vào ngành còn nhiều hạn chế. Khối thi duy nhất đó là khối B00: Toán – hóa – Sinh.\n\n\n", "ngành lấy bao nhiêu điểm?": "\n\nĐây là một trong các ngành hot thuộc nhóm ngành Y. Vì thế điểm chuẩn để học ngành này khá cao. Theo số liệu thì điểm chuẩn ngành này trong năm 2020 là 24,85 điểm. Đây là con số khá cao nên các bạn yêu thích ngành này hãy cố gắng thi các môn khối thi đạt 8 điểm trở lên.\n\n\nĐối với hệ cao đẳng và trung cấp, các trường thường dùng phương thức xét tuyển học bạ để chọn lựa thí sinh trúng tuyển vào ngành.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay danh sách các trường đào tạo về ngành này chưa nhiều. Bạn có thể theo học ngành này tại một số trường sau: Trường trung học kỹ thuật Y tế II – Bộ Y tế; Trường đại học Y – Dược TP.Hồ Chí Minh; Khoa Răng – Hàm – Mặt trường Đại học Hồng bàng;…\n\n\nNgoài ra, bạn có thể học tại trường cao đẳng Dược Sài Gòn, trường cao đẳng Đại Việt Đà Nẵng, trường trung cấp Quốc tế Sài Gòn,…\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nBất cứ lĩnh vực nào trong việc bảo vệ sức khỏe con người thuộc lĩnh vực y tế thì người làm việc và hoạt động trong đó đều phải có những tố chất và phẩm chất nhất định. Trong ngành này bạn phải có những tố chất sau:\n\n\n\nCó tinh thần nhân đạo và lòng yêu thương người\nCó sự tập trung cao độ trong làm việc\nCó khả năng giao tiếp\nCó khả năng ngoại ngữ\nCó đầu óc khéo léo và khiếu thẩm mỹ cao\nCó sự kiên nhẫn, kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ và phương pháp học tập, nghiên cứu logic\nCó sự can đảm và có thể chịu đựng áp lực công việc cũng như áp lực dư luận\nCó khả năng quan sát tốt, sự nhạy bén, đưa ra phán đoán chính xác\nCó sức khỏe tốt, dẻo dai và có thể làm việc trong thời gian dài.\n\n\n\n", "học ngành này bạn cần học giỏi những môn gì?": "\n\nĐây là ngành có khối thi duy nhất là 3 môn Toán, Hóa, Sinh. Do đó bạn cần học giỏi cả 3 môn để có thể học tốt ngành này. Bên cạnh đó việc học tốt Tiếng Anh sẽ giúp bạn có thêm kiến thức từ sách nước ngoài. Việc học tốt Tiếng Anh sẽ đem lại cho bạn cơ hội cạnh tranh với các đối thủ cao hơn trước các nhà tuyển dụng.\n\n\n", "học ngành ra làm gì?": "\n\n\n\nĐây là ngành nghề siêu thời thượng trong những năm trở lại đây. Khi mà con người ta đã không cần ăn no mặc ấm mà thay vào đó là ăn ngon mặc đẹp, thì nhu cầu thẩm mỹ để được đẹp hơn là nhu cầu cần thiết. Chính vì điều này nên ngành răng trở thành nghề “hái ra tiền”. Sau khi tốt nghiệp bạn có thể đảm nhận công việc tại các đơn vị sau:\n\n\n\nLàm việc tại Bộ y tế, các bệnh viện, khoa răng, hàm, mặt\nTham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành  phục hình răng.\nVận hành, bảo quản các trang thiết bị, vật tư, hóa chất… phục hình răng tại các cơ sở, trung tâm về thẩm mỹ răng.\nPhụ trách chuyên môn Kỹ thuật ở labo phục hình răng thuộc tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh.\nTại các cơ sở răng hàm mặt với chức danh Kỹ thuật viên phục hình răng.\nTại các đơn vị thuộc khối ngành khoa học sức khỏe với công việc tổ chức, quản lý và điều hành các bộ phận liên quan đến phục hình răng hàm mặt.\nTại các cơ sở thuộc khối ngành đào tạo khoa học sức khỏe với chức danh giảng viên phục hình răng hàm mặt.\nMở các phòng khám răng tư nhân.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành này là bao nhiêu?": "\n\n\n\nRăng – Hàm – Mặt là những bộ phận rất quan trọng của con người. Nhất là đối với nhu cầu làm đẹp thì đây sẽ là mảnh đất tốt cho một người Kỹ thuật viên phục hình răng. Mức lương đối với những ai tay nghề mới của ngành này là 7 đến 9 triệu đồng. Còn đối với những ai có kinh nghiệm nhiều hơn, hay làm ở phòng nha khoa tư thì mức lương trên 30 triệu đồng hoặc còn cao hơn thế nhiều lần.\n\n\n", "những lý do bạn nên chọn học ngành": "\n\n\nThời gian đào tạo không lâu: Thường ngành y khoa phải mất 5-6 năm để hoàn thành. Tuy nhiên, ngành này chỉ cần khoảng 4 năm đối với bậc đại học và từ 1-3 năm với trung cấp, cao đẳng.\nCó nhiều cơ sở đào tạo uy tín\nCó nhiều cơ hội nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm việc tại các cơ sở răng hàm mặt với chức danh Kỹ thuật viên phục hình răng. Ngoài ra, có thể ứng tuyển các vị trí tại các labo chế tạo, phục hình, dựng mẫu răng giả trong và ngoài nước.\nMức thu nhập hấp dẫn: mức lương khởi điểm có thể dao động trong khoảng 7 – 9 triệu đồng\nCó thể tiếp tục nâng cao trình độ: Nếu bạn đã học Trung cấp, Cao đẳng, thì bạn có thể liên thông học Đại học cùng chuyên ngành. Còn nếu đã hoàn thành bậc Đại học, bạn cũng có thể đăng ký học Thạc sỹ, Tiến sỹ để nghiên cứu chuyên sâu hơn.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn thông ngành kỹ thuật phục hình răng là gì? Ra trường làm gì? Và Ở đâu? Bạn muốn trở thành một kỹ thuật viên phục hình răng giỏi hãy cố gắng học tốt 3 môn trên và trau dồi cho mình vốn tiếng Anh để công việc của bạn được thuận lợi hơn. Chúc các bạn có sự lựa chọn đúng nghề cho tương lai của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-xet-nghiem-y-hoc", "rid": "7720601", "major": "Kỹ thuật xét nghiệm y học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Kỹ thuật xét nghiệm y học (tiếng Anh: Laboratory Medicine Technique) là ngành học đào tạo về kỹ thuật kiểm tra, giám sát các quy trình sử dụng hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng, an toàn cho sinh học trong phòng thí nghiệm, phân tích các mẫu bệnh phẩm (máu, phân, nước tiểu, dịch,…), giám sát quy chế vô khuẩn. Thông qua xét nghiệm y học có thể chẩn đoán lâm sàng và xác định rõ bệnh tình. Từ đó đưa ra các quyết định điều trị bệnh phù hợp và kịp thời. Không chỉ vậy, đây còn là ngành học có tính ứng dụng cao của kỹ thuật công nghệ vào y tế, chăm sóc sức khỏe. Hiện nay không chỉ còn là khám chữa bệnh thông thường mà con người dần đẩy mạnh qua phòng chống bệnh tật.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\n Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học có mã ngành là 7720601, xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán – Lý –  Hóa\nA01: Toán – Lý – Anh\nB00: Toán – Hóa – Sinh\nB01: Toán – Văn – Sinh\nC08: Văn – Hóa – Sinh\nD01: Toán – Văn – Anh\nD07: Toán –  Hóa – Anh\nD90: Toán –  Khoa học tự nhiên – Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nVì là ngành học thu hút được đông đảo thí sinh nên lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ngành khá nhiều. Do đó, điểm chuẩn của ngành này khá cao và có sự chênh lệch lớn giữa các trường. Năm 2020, điểm chuẩn ngành này dao động từ 19 – 26.5 điểm. Như vậy bạn phải cố gắng rất nhiều để vào đc ngành này.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrong năm 2020, có tới hơn 20 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc tuyển sinh ngành kỹ thuật xét nghiệm y học. Dưới đây là danh sách các trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành này.\n\n\n Hệ đại học\n\n\n  Khu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại học Y Hà Nội\nKhoa Y dược – ĐHQG Hà Nội\nĐại học Y dược Thái Nguyên\nĐại học Y dược Hải Phòng\nĐại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương\nĐại học Y tế Công cộng\nĐại học Y khoa Tokyo\nĐại học Phenikaa\n\n\n\n  Khu vực miền Trung và miền Tây: \n\n\n\nĐại học Y dược Huế\nĐại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng\nĐại học Tây Nguyên\nĐại học Phan Châu Trinh\nĐại học Y khoa Vinh\n\n\n\n  Khu vực miền Nam: \n\n\n\nĐại học Y dược TPHCM\nĐại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch\nĐại học Văn Lang\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Cửu Long\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Nam Cần Thơ\nĐại học Tân Tạo\nĐại học Công nghệ Đồng Nai\nĐại học Công nghệ TPHCM\nĐại học Y dược Cần Thơ\n\n\n\nHệ cao đẳng\n\n\n\nCao đẳng y tế Bạch Mai\nCao đẳng y tế Hà Nội \nCao đẳng y tế Hà Đông \nCao đẳng y tế Phú Thọ \n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nXét nghiệm là một trong những ngành cận lâm sàng rất quan trọng, góp phần giúp bác sĩ chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh. Ngành xét nghiệm được chia thành 6 chuyên ngành như sau:\n\n\n\nHuyết học: là tiến hành các xét nghiệm mẫu máu và phân tích các kết quả để tìm ra những bất thường trong máu.\nVi sinh: là phương pháp xét nghiệm phân tích, chẩn đoán hình ảnh để tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng.\nSinh hóa: là xét nghiệm theo dõi một chất trong máu,đánh giá chức năng của một số bộ phận cơ thể\nKý sinh trùng: xét nghiệm các sinh trùng, các bệnh ở cơ thể người, xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét, các bệnh nấm da, tóc, móng,..\nSinh học phân tử: nghiên cứu, phát hiện và định lượng các đối tượng như DNA, RNA, protein,..\nGiải phẫu bệnh: làm các xét nghiệm vi thể mô bệnh học, các xét nghiệm sinh học phân tử trong bệnh ung thư,…\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành này?": "\n\n\n\nĐể học tập và làm việc trong ngành này bạn cần phải phù hợp và có những tố chất sau:\n\n\n\nĐức tính tỉ mỉ, cẩn thận\nĐam mê, nhiệt huyết với nghề\nSự nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh\nTính nhanh nhạy và chính xác\nCó đầu óc phán đoán mọi vấn đề\nChịu được áp lực công việc, áp lực dư luận\nMạnh mẽ và dũng cảm\nCó sức khỏe tốt để làm việc lâu dài\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành ?": "\n\n\n\nCơ hội làm việc trong ngành này được mở rộng, chỉ cần học tập chọn lựa ngành này là bạn đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho chính mình. Bạn có thể đảm nhận các công việc sau:\n\n\n\nLàm việc tại Bộ Y tế\nLàm tại khoa xét nghiệm của các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương\nLàm việc tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, trung tâm bảo vệ sức khỏe môi trường lao động, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản cấp tỉnh\nLàm việc tại Bệnh viện các tuyến, Viện xét nghiệm Trung ương, phòng xét nghiệm tại các Viện vệ sinh dịch tễ, trung tâm Y tế dự phòng cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác có hoạt động xét nghiệm về môi trường, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các trung tâm xét nghiệm tư nhân.\nTham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành học này là bao nhiêu?": "\n\n\n\nMức lương đối với ngành này sẽ dao động từ 5 – 7 triệu/ tháng với các đối tượng mới vào nghề. Với những người đã làm lâu năm và có kinh nghiệm mức lương dao động từ 10-15 triệu/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nVới những thông tin bổ ích trên, có lẽ “Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là câu hỏi khó. Bên cạnh đó các thông tin về khối thi, điểm chuẩn, các trường đào tạo, tố chất cần thiết,… sẽ giúp bạn thêm thông tin lựa chọn ngành học phù hợp cho mình. Chúc các bạn  lựa chọn trường học và ngành nghề phù hợp cho mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-xet-nghiem-y-hoc", "rid": "7720602", "major": "Kỹ thuật hình ảnh y học", "payload": {"ngành kỹ thuật xét nghiệm y học là gì?": "\n\n\n\nNgành Kỹ thuật xét nghiệm y học (tiếng Anh: Laboratory Medicine Technique) là ngành học đào tạo về kỹ thuật kiểm tra, giám sát các quy trình sử dụng hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng, an toàn cho sinh học trong phòng thí nghiệm, phân tích các mẫu bệnh phẩm (máu, phân, nước tiểu, dịch,…), giám sát quy chế vô khuẩn. Thông qua xét nghiệm y học có thể chẩn đoán lâm sàng và xác định rõ bệnh tình. Từ đó đưa ra các quyết định điều trị bệnh phù hợp và kịp thời. Không chỉ vậy, đây còn là ngành học có tính ứng dụng cao của kỹ thuật công nghệ vào y tế, chăm sóc sức khỏe. Hiện nay không chỉ còn là khám chữa bệnh thông thường mà con người dần đẩy mạnh qua phòng chống bệnh tật.\n\n\n", "các khối thi vào ngành kỹ thuật xét nghiệm y học là gì?": "\n\n Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học có mã ngành là 7720601, xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán – Lý –  Hóa\nA01: Toán – Lý – Anh\nB00: Toán – Hóa – Sinh\nB01: Toán – Văn – Sinh\nC08: Văn – Hóa – Sinh\nD01: Toán – Văn – Anh\nD07: Toán –  Hóa – Anh\nD90: Toán –  Khoa học tự nhiên – Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành kỹ thuật xét nghiệm y học là bao nhiêu?": "\n\nVì là ngành học thu hút được đông đảo thí sinh nên lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ngành khá nhiều. Do đó, điểm chuẩn của ngành này khá cao và có sự chênh lệch lớn giữa các trường. Năm 2020, điểm chuẩn ngành này dao động từ 19 – 26.5 điểm. Như vậy bạn phải cố gắng rất nhiều để vào đc ngành này.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành kỹ thuật xét nghiệm y học?": "\n\nTrong năm 2020, có tới hơn 20 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc tuyển sinh ngành kỹ thuật xét nghiệm y học. Dưới đây là danh sách các trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành này.\n\n\n Hệ đại học\n\n\n  Khu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại học Y Hà Nội\nKhoa Y dược – ĐHQG Hà Nội\nĐại học Y dược Thái Nguyên\nĐại học Y dược Hải Phòng\nĐại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương\nĐại học Y tế Công cộng\nĐại học Y khoa Tokyo\nĐại học Phenikaa\n\n\n\n  Khu vực miền Trung và miền Tây: \n\n\n\nĐại học Y dược Huế\nĐại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng\nĐại học Tây Nguyên\nĐại học Phan Châu Trinh\nĐại học Y khoa Vinh\n\n\n\n  Khu vực miền Nam: \n\n\n\nĐại học Y dược TPHCM\nĐại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch\nĐại học Văn Lang\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Cửu Long\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Nam Cần Thơ\nĐại học Tân Tạo\nĐại học Công nghệ Đồng Nai\nĐại học Công nghệ TPHCM\nĐại học Y dược Cần Thơ\n\n\n\nHệ cao đẳng\n\n\n\nCao đẳng y tế Bạch Mai\nCao đẳng y tế Hà Nội \nCao đẳng y tế Hà Đông \nCao đẳng y tế Phú Thọ \n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành kỹ thuật xét nghiệm y học là gì?": "\n\nXét nghiệm là một trong những ngành cận lâm sàng rất quan trọng, góp phần giúp bác sĩ chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh. Ngành xét nghiệm được chia thành 6 chuyên ngành như sau:\n\n\n\nHuyết học: là tiến hành các xét nghiệm mẫu máu và phân tích các kết quả để tìm ra những bất thường trong máu.\nVi sinh: là phương pháp xét nghiệm phân tích, chẩn đoán hình ảnh để tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng.\nSinh hóa: là xét nghiệm theo dõi một chất trong máu,đánh giá chức năng của một số bộ phận cơ thể\nKý sinh trùng: xét nghiệm các sinh trùng, các bệnh ở cơ thể người, xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét, các bệnh nấm da, tóc, móng,..\nSinh học phân tử: nghiên cứu, phát hiện và định lượng các đối tượng như DNA, RNA, protein,..\nGiải phẫu bệnh: làm các xét nghiệm vi thể mô bệnh học, các xét nghiệm sinh học phân tử trong bệnh ung thư,…\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành này?": "\n\n\n\nĐể học tập và làm việc trong ngành này bạn cần phải phù hợp và có những tố chất sau:\n\n\n\nĐức tính tỉ mỉ, cẩn thận\nĐam mê, nhiệt huyết với nghề\nSự nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh\nTính nhanh nhạy và chính xác\nCó đầu óc phán đoán mọi vấn đề\nChịu được áp lực công việc, áp lực dư luận\nMạnh mẽ và dũng cảm\nCó sức khỏe tốt để làm việc lâu dài\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật xét nghiệm y học?": "\n\n\n\nCơ hội làm việc trong ngành này được mở rộng, chỉ cần học tập chọn lựa ngành này là bạn đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho chính mình. Bạn có thể đảm nhận các công việc sau:\n\n\n\nLàm việc tại Bộ Y tế\nLàm tại khoa xét nghiệm của các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương\nLàm việc tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, trung tâm bảo vệ sức khỏe môi trường lao động, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản cấp tỉnh\nLàm việc tại Bệnh viện các tuyến, Viện xét nghiệm Trung ương, phòng xét nghiệm tại các Viện vệ sinh dịch tễ, trung tâm Y tế dự phòng cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác có hoạt động xét nghiệm về môi trường, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các trung tâm xét nghiệm tư nhân.\nTham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành học này là bao nhiêu?": "\n\n\n\nMức lương đối với ngành này sẽ dao động từ 5 – 7 triệu/ tháng với các đối tượng mới vào nghề. Với những người đã làm lâu năm và có kinh nghiệm mức lương dao động từ 10-15 triệu/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nVới những thông tin bổ ích trên, có lẽ “Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là câu hỏi khó. Bên cạnh đó các thông tin về khối thi, điểm chuẩn, các trường đào tạo, tố chất cần thiết,… sẽ giúp bạn thêm thông tin lựa chọn ngành học phù hợp cho mình. Chúc các bạn  lựa chọn trường học và ngành nghề phù hợp cho mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-phuc-hoi-chuc-nang", "rid": "7720603", "major": "Kỹ thuật phục hồi chức năng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành kỹ thuật phục hồi chức năng là một chuyên ngành y tế chuyên nghiên cứu và áp dụng các biện pháp y học, xã hội, giáo dục và kỹ thuật nhằm hồi phục và cải thiện khả năng hoạt động bình thường của bệnh nhân. Đối tượng cho ngành này là bệnh nhân không may bị khiếm khuyết, suy giảm chức năng vận động của cơ thể. Ngành này không chỉ huấn luyện người tàn tật thích nghi với môi trường sống mà còn tạo cơ hội cho những người tàn tật hội nhập với xã hội. Giúp người bệnh có thể tham gia mọi hoạt động của xã hội, có những cơ hội bình đẳng như những con người khác.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nVới mã ngành: 7720603, các bạn sinh viên muốn theo học ngành phục hồi chức năng có thể thi vào những khối sau:\n\n\n\nA00: Toán –  Lý – Hóa\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nA02: Toán – Vật lý – Sinh\nB00: Toán –  Hóa –  Sinh\nD08: Toán – Sinh học -Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa – Tiếng Anh\nC02: Ngữ văn –  Toán – Hóa học\nD90: Toán –  Khoa học tự nhiên – Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành Y là ngành học thu hút được đông đảo thí sinh tham gia theo học, nhất là đối với những thí sinh có lực học khá giỏi thì đây là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Năm 2020 các trường đại học có điểm chuẩn cho ngành này dao động từ 19 đến 23.5 điểm. Mức điểm chuẩn khá cao nên các bạn cố gắng thi mỗi môn đạt 7 đến 8 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐây là ngành không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe cho con người. Trên cả nước hiện nay đã có một số trường đào tạo sau đây:\n\n\n Khu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương\nĐại học Y khoa Tokyo Việt Nam\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nĐại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\n\n\n\n", "ngành có những chuyên ngành nào?": "\n\nNgành này gồm hai chuyên ngành chính: Vật lý trị liệu và Hoạt động trị liệu.\n\n\n\nVật lý trị liệu là: sử dụng các lý luận y học phương Tây và vận dụng những biện pháp Vật lý như cơ học (vận động, trị liệu bằng tay), nhiệt, sức nước, dòng điện, ánh sáng,… để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa, điều trị và phục hồi chức năng.\nHoạt động trị liệu là: giúp những người gặp khó khăn trong hoạt động thực hiện được công việc họ cần và muốn làm thông qua việc sử dụng chính các hoạt động thường ngày (như lau bàn, quét nhà, ra vào nhà tắm, pha trà, …).\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành này?": "\n\n\n\nLàm việc trong lĩnh vực sức khỏe là môi trường cần nhiều tố chất, kỹ năng và chuyên môn nhất. Đối với một bác sĩ trong ngành thì nhất định bạn cần trau dồi và rèn  luyện cho mình có đủ những tố chất sau đây:\n\n\n\nCó nhiệt huyết và đam mê, tình yêu với nghề sâu sắc.\nThông cảm thấu hiểu nỗi đau của người bệnh, giúp tâm lý tinh thần bệnh nhân ổn định.\nChăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân điều trị và phục hồi lại những chức năng cơ thể của người bệnh.\nHọc tập kinh nghiệm từ những anh chị đi trước trong nghề, chân thành hợp tác với đồng nghiệp.\nTrung thực, khách quan, nghiêm túc trong công việc. Đáp ứng, hoàn thành mọi công việc mà cấp trên giao phó.\nTuân thủ mọi quy tắc mà cơ quan, nơi làm việc đề ra.\n\n\n\n", "học ngành này cần học giỏi những môn gì?": "\n\nNếu bạn muốn học giỏi ngành này bạn cần phải học giỏi những môn sau:\n\n\n\nNhững kiến thức khoa học cơ bản, nguyên lý kỹ thuật công nghệ.\nTrau dồi thêm vốn ngoại ngữ như: tiếng Anh, tiếng Nhật,… Việc học tiếng này để sau khi tốt nghiệp bạn còn có cơ hội làm việc ở nước ngoài.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm như thế nào?": "\n\n\n\nCơ hội việc làm trong ngành này có rất nhiều. Sau khi bạn tốt nghiệp bạn có thể đảm nhận các vị trí như:\n\n\n\nGiảng dạy trong các đại học, cao đẳng, trung cấp,… \nLàm việc trong các Viện, các bệnh viện.\nTrung tâm Điều dưỡng – Phục hồi Chức Năng\nTrung tâm Chỉnh hình – Phục hồi chức năng ở các cơ sở y tế công lập và tư nhân trong nước.\nLàm việc các bệnh viện, Trung tâm VLTL-PHCN ở nước ngoài có ký kết với Việt Nam trong vấn đề trao đổi nguồn nhân lực.\nTrở thành những kỹ thuật viên, bác sĩ vật lý trị liệu – phục hồi chức năng. Bạn có thể làm việc tại các bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng, các trung tâm phục hồi chức năng.\nLàm việc tại các trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành là bao nhiêu?": "\n\nNói một cách dễ hiểu, lương ngành KTPHCN thường đánh giá là khá so với nghề khác. Trung bình mỗi bác sĩ phục hồi chức năng sẽ được trả 200.000 đồng – 300.000 đồng cho 1 giờ làm việc. Tuy nhiên, mức lương hoàn toàn có thể thay đổi được nếu bạn chứng minh được trình độ, sự nỗ lực của bản thân.\n\n\n", "kết luận.": "\n\nHy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng là gì? Với mức lương và cơ hội việc làm hấp dẫn sẽ giúp bạn có thêm động lực theo học ngành này. Chúc các bạn có một mùa thi tốt và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-y-te-cong-cong", "rid": "7720701", "major": "Y tế công cộng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành Y tế công cộng (Tiếng Anh: Public health) là ngành khoa học và nghệ thuật trong phòng chống dịch bệnh. Ngành học có nhiệm vụ chính là chăm sóc và tăng cường nâng cao sức khỏe cho con người. Đạt được điều này thì cần sự kết hợp, sự cố gắng chữa bệnh và phòng chống của các tổ chức xã hội khác nhau. Không chỉ vậy, ngành y tế công cộng nhấn mạnh các hoạt động có lợi tới sức khỏe cá nhân, cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và duy trì môi trường sống lành mạnh cho con người. Ngành này thường sẽ tập trung vào vấn đề phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Việc này thông qua giám sát, khuyến khích các hành động tốt cho sức khỏe của cộng đồng xã hội. Theo dõi và phân tích tình hình sức khỏe, giám sát dịch tễ học phòng ngừa và kiểm soát dịch. Có những chiến lược và kế hoạch rõ ràng trong việc bảo vệ sức khỏe con người.\n\n\n", "chức năng của": "\n\n\nTheo dõi phân tích tình hình sức khỏe của cộng đồng trong địa phương\nGiám sát và phòng ngừa dịch bệnh\nXây dựng chinh sách\nQuản lí có tính chiến lược các hệ thống và dịch vụ sức khỏe cộng đồng.\nLập quy chế và thực hành pháp luật để bảo vệ sức khỏe cộng đồng\nPhát triển nguồn nhân lực và lập kế hoạch trong YTCC\nĐảm bảo chất lượng y tế cho cá nhân và cộng đồng.\n\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7720701 xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán học – Vật Lý – Hóa học\nB00: Toán học – Hóa học – Sinh học\nB04: Toán học – Sinh học – GDCD\nC08: Văn – Hóa học – Sinh học\nD01: Toán học – Ngữ Văn – Tiếng Anh\nD08: Toán học – Sinh học – Tiếng Anh\nD13: Ngữ Văn – Sinh học – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào chỉ tiêu, các trường đại học đào tạo sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau. Điểm chuẩn ngành này năm 2020 của các trường dao động khoảng 15 – 22.4 điểm.\n\n\n", "học ngành ở đâu?": "\n\nỞ thời điểm hiện tại, cuộc sống xã hội của chúng ta ngày càng được phát triển.  Vì thế nhu cầu chăm sóc sức khỏe được nâng cao. Hiện nay Việt Nam đang có khá nhiều trường đào tạo, cụ thể trong năm 2020 có 8 trường đại học trên toàn quốc tuyển sinh và đào tạo ngành này. Cụ thể:\n\n\n   Khu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Y tế Công Cộng.\nĐại học Y Hà Nội.\nĐại học Y dược Thái Bình.\n\n\n\n  Khu vực miền Trung và Tây Nguyên\n\n\n\nĐại học Y dược Huế.\nĐại học Buôn Ma Thuột.\nĐại học Quang Trung.\nĐại học Y khoa Vinh.\n\n\n\n   Khu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.\nĐại học Trà Vinh.\nĐại học Y dược Cần Thơ.\n\n\n\n", "tương lai của ngành ?": "\n\nNgay khi dịch Covid 2019 xuất hiện khiến hệ thống y tế nước ta gần như là khủng hoảng trước mức nhu cầu đạt đỉnh điểm của xã hội về y tế. Như đã biết, ngành YTCC nhằm phòng chữa bệnh, nâng sao sức khỏe của một cộng đồng. Đây cũng chính là mục tiêu đáng quan tâm của nhà nước.\n\n\nHiện nay, nhà nước đang dần đầu tư và tăng cao nhu cầu nhân lực về ngành Y tế công cộng này.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\n\n\nKhi học ngành Y bạn cần phải có những tố chất sau:\n\n\n\nCó lối sống trung thực, đoàn kết\nĐức tính trung thực, giản dị\nCó đức tính chăm chỉ, tỉ mỉ\nYêu và thương bệnh nhân của mình\nCó kỹ năng giao tiếp\nCó khả năng ngoại ngữ\nLuôn chấp hành mọi nguyên tắc, quy định của nhà nước, nơi làm việc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi những môn gì?": "\n\n\nHọc tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là khối B như Toán, Hóa, Sinh sẽ giúp bạn có được tư duy logic tốt hơn.\nCó khả năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp cho bạn tìm đọc các tài liệu sẽ thuận tiện hơn. Đặc biệt khi mà tài liệu tiếng Việt về y khoa chưa có nhiều thì bạn cần phải tìm đọc các tài liệu nước ngoài.\n\n\n\nNhư vậy, các bạn có ý định theo học chuyên ngành này cần đầu tư học tập thật nghiêm túc và chăm chỉ để có thể đạt được nguyện vọng theo học của mình.\n\n\n", "học ra làm gì?": "\n\n\n\nSinh viên tốt nghiệp sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp. Dưới đây là một số công việc mà bạn có thể đảm nhận:\n\n\n\nCán bộ làm việc tại các cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực y tế xã hội.\nLàm việc tại các cơ quan, ban ngành thuộc Bộ Y tế.\nLàm việc ở trung tâm y tế xã, huyện, quận…\nLàm việc ở các tổ chức y tế phi chính phủ\nCác Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Chi cục Dân số, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.\nCác Viện nghiên cứu, các Trung tâm nghiên cứu về Y tế công cộng như: Viện dinh dưỡng, Viện vệ sinh dịch tễ…\nBệnh viện các tuyến, các cơ sở y tế khác có liên quan đến y tế công cộng và y học dự phòng.\nQuản lý thông tin y tế, Quản lý số liệu, thông tin, thống kê\nNghiên cứu viên, quản lý nghiên cứu.\nQuản lý các dự án chương trình điều phối, tham gia chương trình, thanh tra, giám sát, đánh giá.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐược biết, sinh viên mới tốt nghiệp ngành nàycó thể nhận được mức lương là 5 đến 6 triệu đồng. Còn những nhân viên, y bác sĩ hoạt động lâu năm hơn thì có mức lương tốt hơn rất nhiều, tùy vào năng lực và kinh nghiệm làm việc.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNếu bạn đang theo đuổi ngành này hãy trang bị cho mình thật tốt các kiến thức chuyên ngành. Bên cạnh đó, học tốt Tiếng Anh sẽ là một lợi thế cho bạn trước các nhà tuyển dụng và các đối thủ các. Hy vọng bài viết trên đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te", "rid": "7720801", "major": "Tổ chức và quản lý y tế", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Tổ chức & quản lý y tế là một ngành học đào tạo ra các cán bộ chuyên nghiệp. Các cán bộ y tế được học về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân như y tế dự phòng, khám và chữa bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm,… Khi theo học các bạn sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về tổ chức & quản lý y tế. Đào tạo các tư tưởng quan điểm của Đảng về công tác y tế và Luật bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Đào tạo các sinh viên ra trường có đủ phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn. Nhằm phục vụ tốt công tác quản lý và tổ chức các đơn vị, cơ quan y tế từ cấp cơ sở đến cấp trung ương.\n\n\nKhông chỉ vậy, theo học ngành này các bạn sinh viên được học các chuyên ngành nhằm bổ trợ cho việc tổ chức & quản lý các cơ sở y tế sau này. Các bạn sẽ được trang bị thêm các kỹ năng mềm để thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất. \n\n\n", "chức năng và nhiệm của tổ chức, quản lý y tế": "\n\n\nNghiên cứu sức khỏe của tập thể nhân dân lao động dưới tác động của môi trường sống, nhất là trong môi trường xã hội. Từ đó, xác lâp đúng đắn các biện pháp y tế và xã hội để ngăn ngừa nguy hại cho cộng đồng.\nNghiên cứu nhu cầu y tế, lên kế hoạch xây dựng và phát triển cơ sở y tế, phân tích các hoạt động y tế\nNghiên cứu các hình thức và phương pháp tổ chức về công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh cũng như Quản lý y tế phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng.\n\n\n\n", "nguyên tắc cơ bản tổ chức hệ thống quản lý ngành y tế": "\n\n\nPhục vụ nhân dân tốt và hiệu quả cao\nXây dựng theo hướng dự phòng chủ động và tích cực\nCác cơ sở y tế xây dựng phù hợp với tình hình kinh tế địa phương\nCác cơ sở y tế xây dựng phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng quản lý.\nĐảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ.\n\n\n\n", "ngành thi khối nào?": "\n\n\n\nTrong những năm gần đây ngành quản lý & tổ chức y tế đang được nhiều thí sinh biết đến hơn. Do đó vấn đề khối thi đối với ngành quản lý & tổ chức y tế cũng là một câu hỏi cần trả lời. Hiện nay, ngành học này vẫn chưa có nhiều trường đào tạo ở hệ đại học chính quy. Chỉ có một trường duy nhất đào tạo ngành học này đó là trường Đại học y tế cộng đồng.\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại ngành quản lý & tổ chức y tế chuyên đào tạo cho các cán bộ, các lãnh đạo bệnh viện cơ sở y tế. Trường Đại học y tế cộng đồng là trường duy nhất đào tạo ngành này. Do đó không có điểm chuẩn rõ ràng như một số ngành học khác.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDo đặc thù của ngành này còn khá mới mẻ nên hiện tại trên cả nước có duy nhất một trường đào tạo ngành này. Đó là trường Đại học Y Tế Cộng Đồng chuyên bồi dưỡng các cán bộ quản lý ngành y tế.\n\n\nTrường Đại học Y Tế Cộng Đồng đào tạo chuyên khoa cấp II ngành tổ chức & quản lý y tế dành cho các đối tượng đáp ứng điều kiện tuyển sinh như sau:\n\n\n\nTốt nghiệp CKI hoặc tốt nghiệp Thạc sĩ và bác sĩ nội trú (khối ngành sức khỏe) từ 36 tháng trở lên.\nCó chứng chỉ lớp bổ sung kiến thức chuyên ngành YTCC chưa qua thời hạn 5 năm tính đến ngày dự thi do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp\nCó đủ sức khoẻ để nghiên cứu và học tập\n\n\n\n", "các tố chất cần có của một chuyên viên": "\n\nTố chất cần có để phù hợp với đặc thù và tính chất công việc. Cụ thể như sau:\n\n\n\nĐầu tiên bạn cần phải có phẩm chất đạo đức chính trị tốt. Đây là yếu tố cơ bản cần phải có đối với tất cả các ngành nghề không riêng gì ngành quản lý và tổ chức bệnh viện.\nCần nắm vững các trình độ chuyên môn về việc quản lý cơ sở y tế và dược. Đây là yếu tố chủ đạo của ngành hoc. Bởi bạn muốn quản lý tốt thì bạn cần phải nắm vững các kiến thức liên quan đến y học,…\nCó sức khỏe để có thể làm việc lâu dài, có thể phải làm các ca đêm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn.\nCó một tinh thần vững vàng, chịu được áp lực từ công việc và từ cấp trên đưa xuống.\nPhù hợp với những người có tính cẩn thận, tỉ mỉ, biết sắp xếp công việc một cách  khoa học.\nCó khả năng thích nghi với công việc một cách nhạy bén.\nCó khả năng phân tích và giải quyết công việc một cách nhanh chóng và chính xác.\nMột yếu tố cũng rất quan trọng đó là tình yêu và niềm đam mê với nghề. Bởi có tình yêu và đam mê thì dù công việc có khó khăn, áp lực như thế nào thì bạn cũng sẽ cố gắng để vượt qua.\n\n\n\n", "học ra làm gì?": "\n\n\n\nSau khi học xong bạn có thể lựa chọn cho mình một đơn vị có thể làm việc như:\n\n\n\nLàm việc tại các cơ sở y tế, các bệnh viện tuyến huyện trở lên\nLàm quản lý thiết bị vật tư y tế và con người, các trung tâm y tế.\nCó thể kinh doanh trong các tổ chức y tế và cộng đồng\nLàm giảng viên tại các trường Đại học y có chuyên ngành này.\n\n\n\n", "mức lương dành cho ngành quản lý & tổ chức y tế là bao nhiêu?": "\n\nNgành tổ chức & quản lý y tế còn khá mới mẻ ở nước ta. Do đó nguồn nhân lực của ngành nghề này còn ít dẫn đến mức lương được nâng cao hơn. Mức lương dao động khoảng 7 đến 8 triệu. Đây là mức lương khá cao và ổn định so với một số ngành nghề khác. Do vậy các bạn không phải lo lắng về mức lương nhé.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành quản lý & tổ chức y tế tuy không hot nhưng nó lại là một trong những bộ phận không thể thiếu trong các bộ máy tổ chức bệnh viện, cơ sở y tế. Và trong bài viết trên là tất cả những thông tin bổ ích mà Rivewedu.net muốn gửi tới bạn đọc. Điều này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về ngành tổ chức & quản lý y tế. Chúc các bạn có một sự lựa chọn đúng cho ngành nghề tương lai của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-benh-vien", "rid": "7720802", "major": "Quản lý bệnh viện", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nNgành quản lý bệnh viện là ngành được ít người biết đến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành này bắt đầu đã được nhiều phụ huynh và các thí sinh biết đến. \n\n\nNgành quản lý bệnh viện trong tiếng Anh được gọi là Hospital Management. Nhiệm vụ của ngành này là đào tạo ra các cử nhân có kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ quản trị bệnh viện nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Nhằm đảm bảo phục vụ tốt quá trình hoạt động và phát triển của bệnh viện. \n\n\nNói cách khác cụ thể và dễ hiểu hơn thì tại mỗi bệnh viện khi các bác sĩ, các điều dưỡng viên, y sĩ, y tá, trực tiếp chăm sóc và chữa trị. Công việc chính của họ là bên các giường bệnh nên họ không thể đảm nhiệm được hết các công việc như nhập danh sách các bệnh nhân, quản lý các thiết bị y tế, giường bệnh,… Những đầu việc quản lý này sẽ do các nhân viên quản lý bệnh viện phụ trách. \n\n\nSự phân chia này tạo ra một cách quản lý một cách bài bản, có tổ chức. Giúp bệnh viện giải quyết các vấn đề phát sinh một cách dễ dàng hơn. \n\n\n", "ngành thi khối nào?": "\n\n\n\nChắc hẳn những bạn đang có dự định thi ngành quản lý bệnh viện đang rất lo lắng vì không biết ngành này sẽ thi tổ hợp môn gì? Liệu có môn “tủ” của mình hay không? Đó cũng là vấn đề mà rất nhiều thí sinh quan tâm. Ngành quản lý bệnh viện cũng có khá nhiều tổ hợp môn phổ biến như:\n\n\n\nTổ hợp môn B00 bao gồm các môn: Toán, Hóa, Sinh.\nTổ hợp môn B03 bao gồm các môn: Toán, Sinh, Ngữ Văn.\nTổ hợp môn C00 bao gồm các môn: Văn, Sử, Địa.\nTổ hợp môn C01 bao gồm các môn: Văn, Toán, Lý.\nTổ hợp môn C02 bao gồm các môn: Văn, Toán, Hóa.\nTổ hợp môn C12 bao gồm các môn: Văn, Sử, Sinh.\n\n\n\nĐây là các tổ hợp môn để thi ngành quản lý bệnh viện. Các tổ hợp môn này xét tuyển cũng khá đa dạng bởi có cả các môn về xã hội và các môn tự nhiên. Trong các tổ hợp môn này, bạn hãy cân nhắc, suy nghĩ xem những môn nào là thế mạnh của mình để tham gia xét tuyển nhé. Việc chọn khối thi rất quan trọng. Do đó bạn cần xác định sớm để có kế hoạch ôn thi được tốt nhất.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành và điểm chuẩn": "\n\nViệc chọn ngành học đã khó, chọn tổ hợp môn để xét tuyển cũng khó, giờ việc chọn trường không chỉ gây khó khăn cho các bạn thí sinh mà cũng là vấn đề đau đầu cho các bậc phụ huynh. Tâm lý chung của hầu hết các bậc phụ huynh là đều muốn chọn trường chất lượng cho con. Thế nhưng việc chọn trường còn phụ thuộc vào yếu tố điểm chuẩn. Nếu chọn trường vượt quá khả năng của mình thì sẽ không đỗ. Đó sẽ là cả một sự nuối tiếc của bạn.\n\n\nHiện nay, một số trường đào tạo ngành quản lý bệnh viện như:\n\n\nTrường Đại học Hùng Vương TPHCM\n\n\nTrường xét tuyển với các tổ hợp môn là B00, B03, C01, C02 với điểm chuẩn là 14 điểm.\n\n\nSố điểm này cũng không phải là một con số cao. Do đó nó đem lại nhiều cơ hội học cho các bạn sinh viên. Đặc biệt là các bạn hiện đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.\n\n\nTrường Đại học Thăng Long\n\n\nTổ hợp môn xét tuyển: B00\n\n\nĐiểm chuẩn dao động trong khoảng 14 đến 16 điểm. Với những bạn theo khối B00 này thì cũng không hề khó để có thể đạt được con số này..\n\n\nTrường Đại học kinh tế Hồ Chí Minh\n\n\nTrường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh xét tuyển với các tổ hợp môn A00, A01, D01, D07.\n\n\nĐiểm chuẩn nằm trong khoảng 22 – 23 điểm. Điểm chuẩn của trường này khá cao. Do đó bạn cần xem xét kỹ khả năng của mình để nộp hồ sơ nhé.\n\n\n", "các tố chất phù hợp với ngành": "\n\n\n\nKhi làm bất cứ một công việc gì thì bạn cũng cần có những phẩm chất phù hợp để có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Các phẩm chất cần có của một nhân viên quản lý bệnh viện như:\n\n\n\nCó tầm nhìn xa trông rộng\nCó sự sáng tạo, đổi mới trong công tác quản lý và tổ chức\nCó khả năng quyết đoán trong mọi công việc\nCó khả năng giao tiếp tốt\nXử lý công bằng, văn minh trong mọi trường hợp\nLà tấm gương tốt, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để mọi người noi theo\n\n\n\n", "học ra làm gì?": "\n\nCó lẽ đây cũng là một trong những câu hỏi cần được giải đáp cho các bạn thí sinh. Có khi các bạn cũng vẫn chưa thể hình dung và hiểu rõ được là sau khi học xong ngành quản lý bệnh viện sẽ làm các công việc gì?\n\n\nSau khi tốt nghiệp chuyên ngành  này, các tân cử nhân được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để có thể hoàn thành các công việc như:\n\n\n\nBạn có thể tham gia vào ban tổ chức điều hành của bệnh viện, của các cơ sở y tế với các chức vụ như giám đốc, phó giám đốc hay trưởng các ban phòng,…\nCó thể ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều hành như quản lý các bệnh viện hay các cơ sở y tế,…\nCó thể làm quản lý nhân viên, quản lý hồ sơ bệnh án, quản lý dụng cụ cơ sở y tế,…\nCó thể làm quản lý điều hành các công ty tư nhân kinh doanh vật tư y tế,…\nBên cạnh đó, bạn cũng có thể đảm nhận nhiều chức vụ, nhiều vị trí khác nhau khác. Do đó bạn không cần phải lo lắng về vấn đề việc làm.\n\n\n\nNgày nay do các bệnh viện cũng khá đông các bệnh nhân. Dó đó cũng cần nguồn nhân lực quản lý bệnh viện. Đó cũng là cơ hội việc làm tốt cho các bạn thí sinh. Không chỉ có các bệnh viện mới đem lại cơ hội việc làm cho các bạn, mà các bạn có thể làm tại các trung tâm y tế tư nhân. Hay các cơ sở kinh doanh trang thiết bị, vật tư y tế,…\n\n\n", "mức lương đối với ngành này là bao nhiêu?": "\n\nHầu hết ai cũng mong muốn cho mình một mức lương cao và ổn định ngay sau khi ra trường. Đối với ngành này, sau khi ra trường đi làm bạn sẽ nhận được mức thu nhập từ 5 – 7 triệu. Mức lương này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và thâm niên làm việc của bạn. Bạn cần khẳng định năng lực làm việc của mình để có một mức lương tốt hơn. \n\n\nTuy rằng, mức lương của ngành quản lý bệnh viện không cao. Nhưng nó lại khá ổn định so với các bạn sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Nó khá phù hợp cho những bạn muốn có một công việc và mức lương ổn định, không muốn nhảy nhiều việc.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là toàn bộ những thông tin bổ ích chúng tôi muốn gửi đến các bạn thí sinh và các bậc phụ huynh. Hy vọng nó sẽ là kim chỉ nam định hướng nghề nghiệp cho bạn trong tương lai. Như vậy câu hỏi ngành quản lý bệnh viện học gì? Điểm chuẩn và cơ hội việc làm đã được giải đáp. Chúc các bạn thành công."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-y-sinh-hoc-the-duc-the-thao", "rid": "7729001 ", "major": "Y sinh học thể dục thể thao", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Y sinh học thể dục thể thao là một ngành thuộc lĩnh vực Y tế chuyên đào tạo đội ngũ bác sĩ và y sĩ có chuyên môn về y tế vận động, giải quyết các vấn đề sức khỏe thể chất và việc điều trị cũng như phòng chống các chấn thương liên quan tới thể dục và thể thao, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, đóng góp vào sự phát triển của thể dục thể thao nước nhà.\n\n\n\n\nĐội ngũ y bác sĩ có đầy đủ chuyên môn, phẩm chất đạo đức để chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa chấn thương bệnh lý xuất hiện trong hoạt động thể dục thể thao… chính là mục tiêu của ngành Y sinh học thể dục thể thao. Bên cạnh đó, việc đào tạo sinh viên có năng lực chuyên môn, thực hành, biết vận dụng kiến thức Y sinh học trong học tập, nghiên cứu khoa học, biết kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của người tập luyện TDTT… cũng được quan tâm nhấn mạnh.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành học này là gì?": "\n\nNgành Y sinh học thể dục thể thao có tất cả 04 tổ hợp xét tuyển. Cụ thể:\n\n\n\nT00: Toán học – Sinh học – Năng khiếu TDTT\nT02: Ngữ văn – Sinh học – Năng khiếu TDTT\nT03: Ngữ văn – Địa lý – Năng khiếu TDTT\nT04: Toán học – Vật Lý – Năng khiếu TDTT\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin năm 2019, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15 – 20 điểm. Điểm này được tính theo kết quả của kì thi THPTQG. Phương thức xét học bạ với mức điểm 20 cũng được trường đại học Sư phạm Thể Dục Thể Thao TP.HCM đón nhận.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại trên cả nước chỉ có duy nhất 02 trường đại học chịu trách nhiệm giảng dạy, đào tạo chuyên ngành này ở khu vực phía Nam. Đó là:\n\n\n\nĐại Học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao TPHCM\nĐại Học Thể Dục Thể Thao TPHCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này, các sĩ tử có thể tham khảo một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê với ngành học\nThận trọng trong công việc\nSức khỏe đạt yêu cầu của ngành\nTinh thần nhân đạo và yêu thương con người\nBao dung với người bệnh\nKỹ năng chuyên môn tốt\nKhả năng quan sát tốt, đưa ra các phán đoán chuẩn xác\nCó khả năng chịu đựng áp lực công việc, áp lực dư luận\nĐịnh hướng phục vụ con người và xã hội\nSử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ\nThông minh, nhạy bén\nĐạo đức nghề nghiệp, coi trọng việc nâng cao chăm sóc sức khỏe con người\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nCó 03 môn mà sinh viên theo đuổi môn này cần trau dồi, học tập. Đó là:\n\n\n\nToán học: Môn học hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích, nâng cao khả năng tư duy và làm việc độc lập…\nSinh học: Học tốt môn này sẽ là một điểm cộng lớn cho sinh viên của ngành. Thông qua môn này, các cấu trúc, cấu tạo cơ thể con người sẽ được đề cập tới cùng một số chuyên môn liên quan.\nTiếng Anh: Sinh viên cần sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu tài liệu học thuật, từ vựng chuyên ngành cũng như phục vụ trong các chuyến công tác cùng đoàn sau này.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho những người làm trong lĩnh vực này như thế nào?": "\n\nCác sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại một trong số các vị trí như:\n\n\n\n\n\nThực hiện các công việc chuyên môn liên quan tại Bộ Y tế.\nCông tác y tế trực tiếp cho trong các trung tâm thể thao, thể thao quốc gia để đảm nhiệm phục hồi chức năng vận động cho vận động viên.\nNghiên cứu khoa học trong các viện nghiên cứu ở khoa thể dục thể thao trong những trường đại học, cao đẳng có liên quan.\nGiảng viên: chịu trách nhiệm giảng dạy các môn học liên quan tại các trường cao đẳng, đại học.\nLàm việc tại bệnh viện để có thể khám chữa, điều trị hoặc tiến hành nắn chỉnh cho những vận động viên gặp vấn đề về sức khỏe trong quá trình hoạt động TDTT.\nCố vấn viên cho vận động viên để nhằm phòng tránh các chấn thương có thể gặp phải trong quá trình vận động.\n\n\n\nCó thể thấy rằng, sau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành này có cơ hội làm việc rất linh hoạt và đa dạng. Tùy theo khả năng và nguyện vọng của bản thân mà các sinh viên có thể quyết định được vị trí công việc của mình.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay, mức thu nhập của những cán bộ, y bác sĩ làm việc trong ngành khá là hấp dẫn. Cụ thể, một sinh với mới ra trường có thể nhận được trung bình khoảng 8 triệu VNĐ/tháng. Đối với những người đã có kinh nghiệm thì mức lương nhận được sẽ không dưới 15 triệu VNĐ/tháng.\n\n\nTrên thế giới, cụ thể ở Hoa Kỳ, những cán bộ, y bác sĩ làm việc trong ngành TDTT trung bình có thể kiếm được 81.485 USD/năm. Đây thực sự là những con số đáng mơ ước.\n\n\n", "kết luận": "\n\nBên cạnh những tấm huân, huy chương làm rạng danh quốc gia, dân tộc thì đâu đó luôn có sự hy sinh, đóng góp thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ làm việc trong ngành, đảm bảo sức khỏe cho các vận động viên trong chặng đường chinh phục những thành tích đó. Có thể nói rằng, chính họ là những nhân tố đặc biệt quan trọng không thể thiếu ở mỗi đội tuyển, mỗi giải đấu."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-tac-xa-hoi", "rid": "7760101", "major": "Công tác xã hội", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Công tác xã hội là ngành học chuyên đào tạo những con người với trình độ chuyên môn cao cùng với các kỹ năng nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội nhằm giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.\n\n\n\n\nNgành học Công tác xã hội hướng đến sứ mạng đào tạo sinh viên có tài và có đức, đủ năng lực giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội của con người. Xây dựng và bồi dưỡng các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, tham vấn để xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.\n\n\nHọc 4 năm hệ cử nhân Công tác xã hội, người học sẽ có kiến thức về các lĩnh vực như phương pháp thực hành Công tác xã hội, về tâm lý, chính sách, quản lý cùng kỹ năng làm việc với những người gặp các vấn đề đặc thù như đồng tính, bạo lực, xâm hại, các vấn đề về tình dục hay sức khỏe tâm thần. Sinh viên sẽ có những trải nghiệm rất đặc biệt để hiểu rõ sự nhân văn, những giá trị tốt đẹp của con người.\n\n\n", "vai trò của ngành": "\n\nMột nhân viên thuộc ngành Công tác xã hội có vai trò giúp đỡ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt. Hạnh phúc của người làm công tác xã hội chính là mang lại nụ cười và niềm vui cho người khác. Ngành công tác xã hội là lá cờ đầu cho các phong trào, chương trình nhân đạo, lấy sức mạnh của tình thương làm động lực thúc đẩy phát triển xây dựng một cộng đồng xã hội ấm no, tốt đẹp hơn.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành này có nhiều tổ hợp môn khác nhau để đăng ký xét tuyển, vì vậy bạn có thể lựa chọn một khối phù hợp với năng lực học tập của bản thân như sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học\nKhối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý\nKhối D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh\nKhối D02: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Nga\nKhối D03: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Pháp\nKhối D04: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Trung\nKhối D05: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Đức\nKhối D06: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Nhật\nKhối D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\nKhối D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức\nKhối D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga\nKhối D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật\nKhối D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp\nKhối D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung\nKhối C04: Ngữ văn, Toán học, Địa lí\nKhối C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử\nKhối C14: Ngữ văn, Toán học, Giáo dục công dân\nKhối D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nKhối D41: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Đức\nKhối D42: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nga\nKhối D43: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nhật\nKhối D44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp\nKhối D45: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Trung\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành Công tác xã hội được đào tạo tại nhiều cơ sở giáo dục khác nhau, do đó điểm xét tuyển vào ngành cũng có sự khác biệt. Những năm gần đây, ngành này có điểm chuẩn rơi vào khoảng 18 – 24 điểm, tùy thuộc vào từng trường đại học.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nVới ngành Công tác xã hội bạn có nhiều lựa chọn cho mình bởi hiện nay trên cả nước có rất nhiều trường đào tạo ngành. Sau đây là chi tiết các tên trường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công tác xã hội:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội\nHọc viện Báo chí và Tuyên truyền\nĐại học Lao động Xã hội (Cơ sở Hà Nội)\nĐại học Công đoàn\nHọc viện Phụ nữ Việt Nam\nĐại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Hòa Bình\nĐại học Y tế Công cộng\nĐại học Tân Trào\nHọc viện Thanh thiếu niên Việt Nam\nĐại học Thủ đô Hà Nội\nĐại học Lâm nghiệp (Cơ sở 1)\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nĐại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Văn hóa, Thể thao Và Du lịch Thanh hóa\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Lao động Xã hội (Cơ sở phía Nam)\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Sư Phạm TP.HCM\nHọc viện Cán bộ TP.HCM\nHọc viện Thanh thiếu niên Việt Nam (cơ sở phía Nam)\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Cửu Long\nĐại học Mở TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể biết được bản thân mình có phù hợp với ngành nghề không thì điều đầu tiên là phải xác định được mục tiêu, định hướng và những tố chất của bản thân so với nghề.  Vậy, để trở thành một nhà hoạt động Công tác xã hội chuyên nghiệp, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau đây:\n\n\n\n\n\nThích sinh hoạt cộng đồng, năng động, tự tin.\nĐam mê cống hiến và chia sẻ công việc xã hội.\nKiên trì, nhẫn nại.\nGiao tiếp tốt, hoạt ngôn và có khả năng làm việc nhóm.\nTrung thực, thật thà.\nCó lòng bao dung, độ lượng, yêu thương con người.\nKỹ năng lập kế hoạch, theo dõi giám sát, thúc đẩy, làm việc theo nhóm, giao tiếp, nghiên cứu.\nCó sức khỏe tốt.\nTiếng Anh giao tiếp thành thạo.\nSử dụng thành thạo tin học văn phòng.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\nHiện nay, nhu cầu nhân lực ngành Công tác xã hội rất lớn, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nCán bộ đào tạo quản lý, nghiên cứu dự án phát triển cộng đồng.\nNhân viên công tác xã hội.\nNhà quản trị công tác xã hội.\nGiảng viên giảng dạy Công tác xã hội trong các cơ sở đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học…\nLàm nhà tư vấn, tham vấn trong các công ty, trung tâm làm dịch vụ tư vấn tâm lý.\nCán bộ trong các lĩnh vực xã hội như: cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Công tác xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước…\nCán bộ hỗ trợ mặt xã hội như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong các bệnh viện, trường học.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nVới cơ hội làm việc đa dạng, từ trong nước đến ngoài nước, từ các các tổ chức tổ chức chính phủ đến các tổ chức phi chính phủ, mức lương dành cho cử nhân tốt nghiệp ngành Công tác xã hội khá hấp dẫn. Những người làm việc trong ngành này có thể nhận được mức thu nhập tương đối ổn định vào khoảng từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Nếu bạn làm việc cho các tổ chức phi chính phủ thì thu nhập bạn sẽ cao hơn nhiều, rơi vào khoảng 10 – 14 triệu đồng/tháng. Đối với một nhân viên Công tác xã hội làm việc tại nước ngoài thì mức thu nhập lên tới 4300 USD/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nBạn mong ước được góp phần nào đó sức lực của mình vào sự phát triển của xã hội, giúp đỡ những người gặp khó khăn như người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thì Công tác xã hội có thể là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Hãy lan tỏa tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm của bạn để xây dựng một xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn.\n\n\nHy vọng qua những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để giúp bạn định hướng nghề nghiệp và lựa chọn chuyên ngành phù hợp."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-cong-tac-thanh-thieu-nien", "rid": "7760102", "major": "Công tác thanh thiếu niên", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành CTTTN là ngành học đào tạo cán bộ làm công tác thanh thiếu niên. Ngành học này chuyên về nghiên cứu, tìm hiểu, bổ trợ và điều phối các hoạt động giáo dục, rèn luyện về thể chất, tinh thần và định hướng tư tưởng cho thanh niên.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên được trang bị các kiến thức, kỹ năng công tác thanh thiếu niên. Người học sẽ có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng và chính quyền về các chính sách liên quan đến thanh thiếu niên. Ngành này hướng đến đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, nắm vững kiến thức, kỹ năng CTTTN. Người học sẽ có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động thanh thiếu niên, có tư duy logic, linh hoạt và giúp đỡ những thanh, thiếu niên gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn, có kỹ năng hoàn thành công việc đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong những bối cảnh khác nhau.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNếu bạn có định hướng thi vào ngành CTTTN, bạn có thể lựa chọn các khối thi sau để đăng ký xét tuyển:\n\n\n\nKhối A09: Toán học, Địa lý, Giáo dục công dân\nKhối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí\nKhối C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân\nKhối C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân\nKhối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nKhối D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTrong các năm học gần đây, điểm chuẩn ngành Công tác thanh thiếu niên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là 15 điểm dựa vào kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia và 18 điểm theo hình thức xét điểm học bạ.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, trên cả nước chỉ duy nhất Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đào tạo cử nhân ngành học này. Mỗi năm, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành này là khoảng 150 sinh viên với phạm vi trong cả nước.\n\n\nHọc viện Thanh thiếu niên Việt Nam có 2 cơ sở đào tạo ở 2 khu vực Bắc – Nam. Cụ thể:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Thanh thiếu niên Việt Nam\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nHọc viện Thanh thiếu niên Việt Nam (cơ sở phía Nam)\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐây là ngành học yêu cầu nhiều kỹ năng và phẩm chất của người học. Cụ thể, bạn cần có:\n\n\n\n\n\nSự năng động và nhiệt tình.\nLòng đam mê, tâm huyết và yêu nghề.\nHiểu được tâm lý thanh niên.\nCó kỹ năng giao tiếp tốt, nói chuyện thuyết phục.\nSống hòa đồng, chan hòa với tập thể.\nNắm vững trình độ chuyên môn nghề nghiệp.\nCó sức khỏe tốt để làm việc lâu dài.\nSẵn sàng chấp nhận gian khó và hy sinh.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\nMỗi cử nhân tốt nghiệp ngành này đều có cơ hội việc làm rất thuận lợi. Do chỉ có một trường đại học đào tạo nên ngành CTTTN trở nên khan hiếm nguồn nhân lực. Vì vậy, bạn có thể làm việc tại các cơ quan như:\n\n\n\nCán bộ UBND, HĐND các cấp từ Trung ương đến địa phương.\nCán bộ quản lý Nhà nước về Công tác thanh niên tại vụ Quản lý Nhà nước về Công tác thanh niên, Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam.\nCán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp.\nCán bộ Đoàn chuyên trách tạo các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân.\nBí thư Đoàn trường, giáo viên Tổng phụ trách tại các hệ thống trường Cấp 1, Cấp 2, Cấp 3 hoặc Liên cấp công lập, tư thục.\n\n\n\n\n\n\nCán bộ Hội đồng Đội (Đội TNTP Hồ Chí Minh).\nChuyên viên, chuyên gia đào tạo kỹ năng cho các Trung tâm giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.\nChuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện tại các Công ty, đơn vị truyền thông và tổ chức sự kiện.\nTư vấn viên tại các Trung tâm cộng đồng, Trường Đại học trong Ban y tế chăm sóc sức khỏe sinh viên, học sinh.\nMC, Biên đạo múa, dàn dựng chương trình nghệ thuật cho thanh niên và thiếu nhi khắp cả nước.\nLàm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo.\n\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nSinh viên sau khi tốt nghiệp và làm việc trong ngành có mức thu nhập khá ổn định. Thông thường, khi làm tại cấp địa phương, cấp cơ sở hoặc trung ương, mức lương sẽ được tính theo quy định mà nhà nước ban hành. Còn nếu như làm việc tại các tổ chức tư nhân, bạn sẽ nhận được mức lương từ 7 – 10 triệu/tháng tùy vào cơ sở và vị trí làm việc.\n\n\n", "sinh viên ngành được kiến thức nào?": "\n\nCác bạn được cung cấp kiến thức chuyên sâu về công tác thanh thiếu niên trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng nghiên cứu, tư duy logic và các vấn đề liên quan đến phát triển bản thân. Khi học ngành này, khung chương trình học tập và đào tạo được phân bố từ căn bản đến chuyên môn trong nghiệp vụ nghề. Cụ thể như cách tiếp cận giúp đỡ đối tượng thanh thiếu niên đang gặp khó khăn trong cuộc sống hay là cách giúp người khác định hướng lại mục tiêu của bản thân,…\nNgoài ra, có các môn học tiêu biểu phải kể đến như: xây dựng các tổ chức thanh niên, kỹ năng truyền thông và tổ chức hoạt động, kỹ năng quản lý,…Song song với lý thuyết là các buổi thực hành nhằm làm quen với nghề nghiệp và linh hoạt trong cách xử lý vấn đề.\n\n\n", "kết luận": "\n\nThanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là nhân tố quyết định thành công hay thất bại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Do đó, ngành CNTTN đã và đang đào tạo ra những đội ngũ cán bộ chuyên trách với trình độ lý luận và kỹ năng nghiệp vụ thực tiễn giải quyết được các vấn đề thanh niên và công tác thanh niên trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, sinh viên còn có có cơ hội được cháy hết mình, sống đúng với tuổi trẻ nhiệt huyết của mình thông qua chuyên ngành CTTTN. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn hướng đi trong tương lai của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ho-tro-giao-duc-nguoi-khuyet-tat", "rid": "8760103", "major": "Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nNgành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật là ngành đào tạo cử nhân các khối kiến thức cơ bản của ngành và chuyên ngành.\n\n\n\n\nKhối kiến thức cơ sở chung phát triển năng lực hỗ trợ giáo dục người khuyết tật gồm: Xây dựng môi trường giáo dục, Giao tiếp trong hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, Phát triển chương trình hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, Chính sách đối với người khuyết tật, Phát triển cộng đồng trong hỗ trợ giáo dục người khuyết tật…\n\n\nKhối kiến thức chuyên ngành gồm: Lập kế hoạch hỗ trợ & giáo dục người khuyết tật; Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và an toàn người khuyết tật; Giao tiếp thay thế và tăng cường; Chữ nổi Braille và định hướng di chuyển; Ngôn ngữ kí hiệu thực hành; Hỗ trợ phát triển giác quan và thể chất cho người khuyết tật; Hỗ trợ công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục người khuyết tật; Hỗ trợ tổ chức hoạt động can thiệp và trị liệu cho người khuyết tật…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác cơ sở đào tạo chuyên ngành này có xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nC00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nD02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga\nD03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay trên cả nước chỉ có một cơ sở đào tạo ngành này. Đó là trường Đại học Sư phạm Hà Nội.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có thể hoàn thành tốt và đạt được kiến thức, kỹ năng trong thời gian theo học, bạn cần có những tố chất như sau:\n\n\n\n\n\nCó tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;\nCó sự kiên nhẫn cao;\nKhả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;\nCó tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;\nYêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu;\nCó tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi;\nCó ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe;\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nCó thể thấy, Ngữ văn là môn học không thể thiếu và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc nắm vững kiến thức nền môn này khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn có thể sử dụng ngôn ngữ, truyền đạt tốt hơn trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó nếu bạn không có sở trường là môn Ngữ văn nhưng có đam mê với ngành này bạn có thể lựa chọn việc tập trung vào những môn sở trường khác của bạn. Từ đó nâng cao khả năng trúng tuyển vào các trường đại học.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:\n\n\n\n\n\nNhân viên hỗ trợ, làm việc trong các cơ sở giáo dục có người khuyết tật học tập cơ sở giáo dục mầm non, trường chuyên biệt,…;\nNhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở chăm sóc, bảo trợ xã hội có người khuyết tật;\nNhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các tổ chức văn hóa, chính trị – xã hội, đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế;\nCán bộ nghiên cứu về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở nghiên cứu (viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu);\nLàm việc trong các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ liên quan đến các vấn đề về an sinh xã hội…\n\n\n\n", "mức lương dành cho nhân viên trong ngành như thế nào?": "\n\nThống kê khảo sát, sinh viên ra trường từ năm 2015 đến 2019 cho thấy mức lương khởi điểm trung bình là 6.5 – 8 triệu đồng/tháng. Bởi hiện nay số lượng về vị trí nhân viên hỗ trợ người khuyết tật đã qua đào tạo là vô cùng thiếu hụt.\n\n\n", "định hướng khi đào tạo ngành": "\n\nCác bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ là những người hỗ trợ trực tiếp việc học tập của trẻ khuyết tật. Công việc bao gồm: dạy học, can thiệp, trị liệu tại nhà trường, cơ sở giáo dục,.. Bên cạnh đó, tham gia và thực hiện các hoạt động trong cộng đồng và xã hội. Tiếp cận các chính sách, nguồn trợ cấp của xã hội và đảm bảo cho người khuyết tật được hưởng mọi quyền lợi và sự yêu thương, đồng cảm.\n\n\n\nĐối với các lớp hòa nhập trong nhà trường, các bạn đóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên nắm bắt tình hình học sinh. Ngoài ra, xây dựng kế hoạch giáo dục cho học sinh khuyết tật nhằm đảm bảo chất lượng dạy học cho mọi học sinh trong lớp hòa nhập. Từ đó thúc đẩy, hướng dẫn giáo viên và nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục, hòa nhập đối với trẻ khuyết tập\nĐối với gia đình người khuyết tật và cộng đồng, các bạn sẽ là người tư vấn, hỗ trợ gia đình tìm kiếm các cơ sở giáo dục, cơ sở chăm sóc sức khỏe, y tế, phúc lợi xã hội, việc làm cho người khuyết tật. Đồng thời là người kết nối gia đình của người khuyết tật tiếp cận với chính sách, chế độ và nguồn trợ cấp từ xã hội.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể thấy, ngành Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật đang là một ngành nghề sở hữu nhiều tiềm năng, có cơ hội việc làm và phát triển rộng mở cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đây cũng là một ngành học năng động, cho phép người học được trải nghiệm ở nhiều hình thức trường, cơ sở giáo dục khác nhau và còn là một ngành học mang tính nhân văn cao với ý nghĩa hỗ trợ xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-du-lich", "rid": "7810101", "major": "Du lịch", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Du lịch có sứ mệnh đào tạo ra đội ngũ nhân lực có kỹ năng chuyên môn cao trong việc tổ chức, điều hành và quản lý khách sạn. Sau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân Du lịch, các bạn sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và trải nghiệm để sẵn sàng làm việc linh hoạt ở nhiều vị trí như: hướng dẫn viên, quản lý nhà hàng, điều hành khách sạn…\n\n\n\n\nTheo học ngành Du lịch, trước hết bạn cũng cần phải hoàn thành các học phần lý luận chính trị bắt buộc như: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của ĐCSVN… Ngoài ra, chương trình còn được thiết kế đa dạng với các học phần chuyên môn về văn hóa, lịch sử, kỹ năng tổ chức quản lý, hướng dẫn tour, Marketing… nhằm cung cấp cho các bạn hệ thống kiến thức chuyên ngành vững chắc, toàn diện. Hiện nay các trường ĐH phần lớn đều chọn tiếng Anh là ngoại ngữ chính nhưng các bạn sinh viên luôn được khuyến khích làm giàu hơn vốn ngoại ngữ của mình bằng cách tiếp xúc thêm với một vài thứ tiếng khác. \n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nNgành Du lịch hiện nay có khá nhiều khối thi với các môn thi đa dạng. Do đó ngành được đánh giá là lựa chọn phù hợp với hầu hết tất cả các bạn học sinh. Một số khối thi phổ biến bao gồm:\n\n\n\nKhối D01 Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nKhối C00 Văn, Sử, Địa\nKhối A00 Toán, Lý, Hóa\nKhối A01 Toán, Vật lí, Tiếng Anh\nKhối D07 Toán, Hóa, Anh\nKhối D14 Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh \nKhối D15 Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nKhối D10 Toán, Địa lí, Tiếng Anh\nKhối D78 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\nKhối D90 Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\nKhối C02 Ngữ văn, Toán, Hóa học\nKhối D96 Toán, Khoa học xã hội, Anh\nKhối D79 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức\nKhối D81 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật \nKhối D82 Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành Du lịch thay đổi theo từng năm tùy thuộc vào số lượng thí sinh nhưng nhìn chung sẽ có sự chênh lệch rõ rệt giữa hai phương thức: xét tuyển theo kết quả thi THPT và xét học bạ. Từ 14 đến 27 điểm khi dùng kết quả thi THPT và từ 18 điểm trở lên nếu lựa chọn xét kết quả học bạ. Ngoài ra, tùy theo từng cơ sở đào tạo sẽ có thể yêu cầu thêm một số tiêu chí phụ (TCP) như sau:\n\n\n\nTCP1 Ngữ văn > 8.5; TCP2 Ngữ văn = 8.5, nv<=4\nTTNV<=NV2\nTổng điểm 2 học kỳ lớp 12 của 3 môn học thuộc tổ hợp môn xét tuyển (chưa tính điểm ưu tiên) đạt 36,0 trở lên\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nVì nhu cầu theo học ngày càng cao của các bạn học sinh nên cơ sở đào tạo ngành Du lịch trải dài trên khắp ba miền Tổ quốc. Dưới đây là một số trường uy tín, có kinh nghiệm dày dặn trong việc đào tạo cử nhân Du lịch để các bạn tham khảo.\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Văn hóa Hà Nội\nĐại học Hùng Vương\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nKhoa Du lịch – Đại học Huế\nĐại học Hồng Đức\nPhân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM\nĐại học An Giang\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nLà sinh viên ngành Du lịch, bạn cần phải đáp ứng được một trong các yếu tố dưới đây nếu muốn đi xa và lâu hơn với nghề.\n\n\n\nCó tình yêu thiên nhiên, ham thích khám phá những vùng đất mới.\n\n\n\nĐây là yêu cầu cơ bản đối với một cử nhân ngành Du lịch. Bạn cần phải có tình yêu lớn, chân thành với thiên nhiên, con người, luôn hào hứng tham gia các chuyến đi xa, khám phá những miền đất mới, gặp gỡ những người xa lạ và học hỏi thêm nhiều điều hay.\n\n\n\n\n\nCó sức khỏe tốt, dẻo dai.\n\n\n\nVới đặc thù công việc yêu cầu di chuyển nhiều, bạn cần phải có nền tảng thể lực tốt để làm việc dưới cường độ áp lực cao. Bên cạnh đó, việc rèn luyện cho mình một cơ thể dẻo dai, săn chắc còn giúp bạn cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, nuôi dưỡng một tâm hồn trẻ trung, khỏe mạnh.\n\n\n\nCó khả năng sử dụng ngoại ngữ lưu loát.\n\n\n\nNgoại ngữ là yêu cầu không thể thiếu của một sinh viên ngành Du lịch. Nếu bạn có thể sử dụng linh hoạt nhiều hơn một ngoại ngữ để phục vụ giao tiếp trong công việc, đó chắc chắn là một điểm cộng lớn cho hồ sơ của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.\n\n\n", "học cần giỏi những môn nào?": "\n\nVới số lượng khối thi đầu vào đa dạng môn học, các bạn học sinh hoàn toàn có thể tin rằng mình sẽ chọn được một khối thi phù hợp với bản thân nếu muốn thi tuyển vào ngành Du lịch. Nếu bạn có thế mạnh ở các môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý… thì chỉ cần trau dồi thêm tiếng Anh nữa là đã có thể an tâm nộp đơn vào các trường. Nhưng nếu tiếng Anh là điểm yếu của bạn? Đừng lo, khối A00 với tổ hợp Toán, Lý, Hóa có thể sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc đấy!\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp ngành Du lịch, bạn sẽ có vô vàn lựa chọn về cơ hội việc làm. Dưới đây là một số vị trí phù hợp với sinh viên ngành Du lịch sau khi ra trường:\n\n\n\n\n\nHướng dẫn viên du lịch\nChuyên viên quản lý nhà hàng, khách sạn\nChuyên viên Marketing, tiếp thị và chăm sóc khách hàng\nĐiều hành trung tâm thông tin du lịch\nQuản lý các văn phòng công ty du lịch\nChuyên viên tổ chức sự kiện\n\n\n\n", "mức lương của nhóm ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgoài các yếu tố như quy mô công ty, hiệu suất công việc… thì tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của bạn mà mức lương sẽ có sự thay đổi tương xứng. Ví dụ:\n\n\n\nHướng dẫn viên du lịch: 8 – 10 triệu đồng/tháng\nChuyên viên quản lý nhà hàng, khách sạn: 12 triệu đồng/tháng\nChuyên viên Marketing, tiếp thị và chăm sóc khách hàng: 10 triệu đồng/tháng\nĐiều hành trung tâm thông tin du lịch: 8 triệu đồng/tháng\nQuản lý các văn phòng công ty du lịch: 6 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tổ chức sự kiện: 9 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Du lịch được dự đoán sẽ sớm ‘bùng nổ’ trong tương lai gần với nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Đón đầu được xu hướng đó, việc các bạn học sinh tự tin đăng ký theo học ngành Du lịch hiện nay sẽ là bước chuẩn bị tốt cho con đường sau này. Nếu bạn có đủ đam mê, nhiệt huyết và tình yêu với nghề thì hãy cân nhắc theo đuổi ngành Du lịch trong quãng đời Đại học sắp tới nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-tri-dich-vu-du-lich-va-lu-hanh", "rid": "7810103", "major": "Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành", "payload": {"ngành quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành là gì?": "\n\nNgành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (tiếng Anh: Tourism and Hospitality Management) là ngành học bao gồm quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho hướng dẫn viên du lịch, thiết kế các tour du lịch và giải quyết các vấn đề phát sinh.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức vững vàng về địa lý, văn hóa, tập quán của du khách trong nước và quốc tế, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, thiết kế tour và quản lý tour. Mục tiêu của Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là đào tạo sinh viên trở thành người năng động, sáng tạo, yêu nghề, có đủ bản lĩnh và kiến thức để theo đuổi nghề.\n\n\n", "các khối thi vào ngành quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành là gì?": "\n\nĐể theo học ngành Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có khá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)\nKhối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)\nKhối B00 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)\nKhối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)\nKhối A16 (Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên)\nKhối C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lý)\nKhối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)\nKhối C20 (Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân)\nKhối C14 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân)\nKhối A07 (Toán, Lịch sử, Địa lý)\nKhối D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)\nKhối D97 (Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)\nKhối D84 (Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)\nKhối C02 (Toán, Ngữ văn, Hóa học)\n\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm trúng tuyển vào ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành còn tùy thuộc vào từng trường đại học khác nhau, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn cũng như chỉ tiêu xét tuyển của mỗi trường. Do đó sẽ không thể có một con số chính xác về điểm chuẩn. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây điểm trúng tuyển dựa trên kết quả thi THPTQG thường dao động từ 14 – 27 điểm. Một số trường đại học còn tuyển sinh dựa theo phương thức xét học bạ THPT với mức điểm là 18 – 26 điểm. \n\n\n", "các trường đại học nào đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành?": "\n\nHiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành học này trên cả nước. Dưới đây sẽ liệt kê danh sách các trường để giúp phụ huynh cũng như các bạn học sinh dễ dàng lựa chọn cho mình một ngôi trường yêu thích và phù hợp:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại học Mở Hà Nội\nĐại học Thương mại\nĐại học Văn hóa Hà Nội\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nĐại học Hùng Vương\nĐại học Thủ Đô Hà Nội\nĐại học Thăng Long\nHọc viện Phụ nữ Việt Nam\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội\nĐại học Lâm nghiệp\nĐại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nĐại học Duy Tân\nĐại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Quy Nhơn\nKhoa Du lịch – Đại học Huế\nĐại học Nha Trang\nĐại học Đà Lạt\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Mở TP.HCM\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Công nghệ TPHCM\nĐại học Tài chính – Marketing\nĐại học Kinh Tế TPHCM\nĐại học Văn Hiến\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Tây Đô\nĐại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM\n\n\n\n", "các chuyên ngành nào thuộc ngành ?": "\n\nQuản trị dịch vụ du lịch & lữ hành được xem là ngành “công nghiệp không khói”, là ngành kinh tế mũi nhọn, góp vai trò lớn trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Để xác định được kế hoạch cũng như ngành nghề trong tương lai cho bản thân, sinh viên cần nắm được những chuyên ngành cơ bản của QTDVDL&LH bao gồm:\n\n\n\n\n\nQuản trị dịch vụ lữ hành\nHướng dẫn viên du lịch\nMarketing Du lịch\nTổ chức sự kiện\nQuản trị kinh doanh nhà hàng\nQuản trị kinh doanh khách sạn\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể có thể học tập và làm việc trong ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, bạn cần hội tụ những tố chất sau:\n\n\n\nAm hiểu kiến thức chuyên ngành, nắm vững nghiệp vụ, có hiểu biết về văn hóa, lịch sử sâu rộng\nLà một người hướng ngoại, năng động, sáng tạo\nKhả năng ngoại ngữ thành thạo\nCó thể chịu được áp lực công việc, biết cách điều phối và sắp xếp tour\nĐam mê với nghề, chỉ có đam mê mới giúp bạn theo đuổi được với nghề\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm đối với các sinh viên chuyên ngành này rất nhiều. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nHướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên tại các bộ phận lưu trú, chăm sóc khách hàng hay tổ chức sự kiện\nLàm việc tại các Bộ, Sở ban ngành văn hóa, du lịch\nQuản trị, điều hành, thiết kế tour du lịch tại các công ty du lịch trong và ngoài nước\nNghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng\nKinh doanh, mở công ty riêng về du lịch\n\n\n\n", "mức lương của ngành là bao nhiêu?": "\n\nMột trong những lý do thu hút các bạn trẻ theo học ngành này chính là mức lương cao ngất ngưởng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp và theo đuổi ngành này sẽ được hưởng mức lương lên đến trăm hoặc ngàn USD/tháng. Bên cạnh đó, các bạn còn được nhận tiền thưởng thêm của khách hàng, do vậy sẽ không thể có con số cụ thể về mức lương của ngành này.\n\n\n", "các tiêu chí chọn trường ngành": "\n\nViệc lựa chọn trường Đại học là một vấn đề nan giải đối với các bạn thí sinh. Trường Đại học là nơi mà bạn sẽ gắn bó suốt 4 năm liền, là nơi định hình bạn là ai trong tương lai. Vậy nên việc chọn trường là một việc vô cùng quan trọng và cần cân nhắc kỹ lưỡng. Một số tiêu chí chọn trường như sau:\n\n\n\nXếp hạng thứ bậc của trường\nChi phí học tập\nMôi trường học tập\nĐội ngũ giảng viên của trường ( xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc tế, xấp hạng theo tiêu chuẩn Việt Nam, đánh giá từ các sinh viên,..)\nCó chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy chuẩn quốc tế và liên tục được cập nhập, đổi mới\nCơ sở vật chất đạt chuẩn\nGIá trị được công nhận của bằng cấp\nHỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nHiện nay, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đang được chú trọng đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục. Đây được xem là một trong những ngành cực kỳ phát triển trong tương lai. Trên đây là những thông tin hữu ích chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng sẽ giúp các sĩ tử dễ dàng lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-tri-du-lich-va-khach-san", "rid": "7810104", "major": "Quản trị du lịch và khách sạn", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành quản trị du lịch và khách sạn (Mã ngành: 7810104) là chuyên ngành về quản lý và tổ chức hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý nhất. \n\n\nCông việc của ngành cụ thể là:\n\n\n\nPhân công, đôn đốc cho các hướng dẫn viên du lịch; \nNhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh trong lĩnh vực du lịch; \nLên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch; \nThiết lập các báo cáo kết quả tài chính, lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành quản trị du lịch và khách sạn bạn có thể tham gia thi các khối sau đây:\n\n\n\nC00 (Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý)\nA00 (Toán – Vật lý – Hóa học)\nD01 (Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh)\nA01 (Toán – Vật lý – Tiếng Anh)\n\n\n\nNgoài ra, một số trường có xét tuyển theo khối giúp thí sinh có thể lựa chọn thêm hình thức xét tuyển cho mình, cụ thể:\n\n\n\nD03 (Toán – Ngữ văn – Tiếng Pháp)\nD96 (Toán – KHXH – Tiếng Anh)\nD78 (Ngữ văn – KHXH – Tiếng Anh)\nD04 (Toán – Ngữ văn – Tiếng Trung)\nD90 (Toán – KHTN – Tiếng Anh)\n\n\n\n", "trường đào tạo ngành": "\n\nDanh sách trường đại học đào tạo ngành quản trị du lịch và khách sạn tại miền Bắc:\n\n\n\nĐại học kinh tế quốc dân\nĐại học Hà Nội\nĐại học Mở Hà Nội\nTrường Đại học Công nghiệp Hà Nội\nTrường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội\nĐại học Thương mại\nĐại học Văn hoá Hà Nội\nĐại học Lâm nghiệp\nĐại học Dân lập Đông Đô\nĐại học Dân lập Phương Đông\n\n\n\nDanh sách trường đại học đào tạo ngành quản trị du lịch và khách sạn tại miền Nam:\n\n\n\nĐại Học Kinh Tế TP.HCM\nĐại Học Tài Chính – Marketing\nĐại Học Công Nghiệp TP.HCM\nĐại Học Văn Hóa TP.HCM\nĐại Học Công Nghệ TP.HCM\nĐại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TP.HCM\nĐại Học Tôn Đức Thắng\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành không?": "\n\nĐể biết mình có phù hợp với ngành Quản trị du lịch và khách sạn không thì bạn phải xem xét những tố chất sau đây:\n\n\n\nKỹ năng giao tiếp: Ngành du lịch và khách sạn là ngành dịch vụ, yêu cầu nhân viên có khả năng giao tiếp và tương tác tốt với khách hàng. Điều này bao gồm khả năng lắng nghe, giải quyết vấn đề, thuyết phục và xử lý các tình huống khó khăn. \nKỹ năng quản lý: Quản trị du lịch và khách sạn yêu cầu nhân viên có khả năng quản lý và điều hành các hoạt động trong khách sạn hoặc khu du lịch. Điều này bao gồm khả năng lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, quản lý nhân viên và giải quyết các vấn đề phát sinh.\nKỹ năng tiếng Anh: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong ngành Quản trị du lịch và khách sạn, và đó là yếu tố quan trọng giúp nhân viên có thể giao tiếp với khách hàng quốc tế, làm việc với đối tác nước ngoài và đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nMột trong những lý do nên theo học ngành quản trị du lịch khách sạn là nhu cầu tuyển dụng hiện nay của ngành nghề nào chiếm tỷ trọng rất cao. Điều này đem đến nhiều tiềm năng nghề nghiệp trong tương lai dành cho các bạn trẻ. \n\n\nRất nhiều nhà hàng, khách sạn có thương hiệu lớn hình thành tại thị trường Việt Nam như: Accor, IHG, Hilton, Marriott, v.v. Ngoài ra, dịch vụ du lịch quốc tế ngày càng mở rộng, điều này đã kéo theo sự xuất hiện của rất nhiều nhà hàng, khách sạn 3 – 5 sao. \n\n\nTheo thống kê, ngành quản trị nhà hàng – khách sạn đem đến rất nhiều cơ hội mới cho sinh viên mới ra trường. Với nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao, ngành quản trị du lịch khách sạn chính là một trong số những ngành mà bạn nên theo học.\n\n\nBạn có thể làm việc tại một số vị trí chẳng hạn như:\n\n\n\nNhân viên lễ tân\nQuản lý nhà hàng\nQuản lý dịch vụ phòng\nQuản lý kinh doanh du lịch\nHướng dẫn viên du lịch\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của ngành Quản trị du lịch và khách sạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí làm việc, kinh nghiệm, trình độ và quy mô của khách sạn hoặc doanh nghiệp du lịch. Dưới đây là một số thông tin về mức lương trung bình của một số vị trí quan trọng trong ngành Quản trị du lịch và khách sạn tại Việt Nam: \n\n\n\nNhân viên lễ tân: Mức lương trung bình từ 5-8 triệu VNĐ/tháng.\nGiám đốc khách sạn: Mức lương trung bình từ 30-100 triệu VNĐ/tháng. \nQuản lý nhà hàng: Mức lương trung bình từ 10-20 triệu VNĐ/tháng. \nQuản lý dịch vụ phòng: Mức lương trung bình từ 8-15 triệu VNĐ/tháng. \nQuản lý kinh doanh du lịch: Mức lương trung bình từ 15-30 triệu VNĐ/tháng.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là các thông tin cơ bản, mức lương của ngành Quản trị du lịch và khách sạn mà reviewedu đã chia sẻ. Hy vọng nội dung trên sẽ có ích cho bạn, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này. Chúc bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-tri-khach-san", "rid": "7810201", "major": "Quản trị khách sạn", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Quản trị khách sạn (Hotel Management) là ngành học về quản lý và tổ chức vận hành khách sạn. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về lập kế hoạch, quản lý, viết báo cáo kết quả tài chính – thu chi, tổ chức sắp xếp nhân sự, lên kế hoạch quảng bá, thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng… Sau khi tốt nghiệp, một cử nhân ưu tú ngành Quản trị khách sạn sẽ hoàn toàn có đủ năng lực đảm đương vị trí quản lý tại các cơ sở nhà hàng, khách sạn quy mô lớn.\n\n\n\n\nChương trình học của ngành về cơ bản bao gồm hai phần chính: các học phần bắt buộc theo quy định và các học phần chuyên môn. Cũng giống như những chuyên ngành khác, sinh viên ngành Quản trị khách sạn cũng phải hoàn thành các học phần lý luận chính trị, tin học cơ sở, giáo dục thể chất… Ngoài ra, các bạn sẽ có những học phần chuyên môn về quản lý nguồn nhân lực, quản trị kinh doanh, kinh tế du lịch, quản trị các phòng ban trực thuộc khách sạn… Với kết cấu chương trình học chú trọng thực hành, các bạn sẽ có nhiều cơ hội để rèn luyện các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc sau này như thuyết trình, làm việc nhóm, lên kế hoạch, tổ chức chương trình…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nKhối thi vào ngành QTKS có các môn thi hết sức đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, cụ thể như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật Lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật Lý – tiếng Anh\nD01: Toán – Ngữ Văn – tiếng Anh\nC00: Ngữ Văn – Lịch sử – Địa lý\nC01: Toán – Ngữ Văn – Địa Lý\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành QTKS thường dao động ở mức cao, các phương thức xét tuyển cũng vô cùng đa dạng tùy theo từng cơ sở đào tạo. \n\n\n\nNếu xét tuyển theo kết quả thi THPT, điểm đầu vào sẽ thường nằm trong ngưỡng từ 14 – 26 tùy các trường. \nNếu sử dụng phương thức xét học bạ thì mức điểm sẽ dao động từ 18 – 26 kèm thêm tiêu chí phụ (nếu có). \nNgoài ra, một số trường Đại học còn chấp nhận kết quả kì thi ĐGNL, điểm đầu vào có thể dao động từ 550 – 750.\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKhắp cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo ngành Quản trị khách sạn dù là công lập hay dân lập. Các bạn có thể tham khảo danh sách một số trường uy tín dưới đây.\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nĐại học Công nghiệp Hà Nội\nĐại học Hạ Long\nĐại học Thủ đô Hà Nội\nĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Thương mại\nĐại học FPT\nĐại học Thành Đô\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nKhoa Du lịch – Đại học Huế\nĐại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Phan Thiết\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa\nĐại học Đông Á\nĐại học Phan Thiết\nĐại học Công nghệ Vạn Xuân\n\n\n\n Khu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM\nĐại học Văn Lang\nĐại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH\nĐại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM\nĐại học Quốc tế Hồng Bàng\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Công nghiệp TP.HCM\nĐại học Tài chính – Marketing\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Văn Hiến\nĐại học Văn Lang\nĐại học Kinh tế TP. HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể trở thành một nhà quản lý khách sạn chuyên nghiệp với kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, tổ chức, sắp xếp nhân sự – hành chính tốt, bạn phải luôn nỗ lực học hỏi và rèn luyện bản thân. Bởi lẽ, ngành Quản trị khách sạn có tỷ lệ cạnh tranh hết sức khốc liệt. Nếu bạn không đáp ứng được một trong các yếu tố dưới đây thì sẽ rất khó có thể xây dựng được chỗ đứng vững chắc trong nghề.\n\n\n\nKỹ năng giao tiếp, đàm phán, tổ chức tốt.\n\n\n\nGiao tiếp là yêu cầu bắt buộc phải trau dồi khi quyết định theo đuổi ngành QTKS. Nếu bạn không có khả năng giao tiếp linh hoạt thì sẽ khó có thể đàm phán tốt khi tham gia ký kết hợp đồng cũng như những tìm kiếm cơ hội hợp tác có lợi cho công ty.\n\n\n\n\n\nCó trình độ ngoại ngữ tốt.\n\n\n\nLà quản lý, biết ngoại ngữ thôi chưa đủ, bạn cần phải sử dụng lưu loát được nó mới có thể làm việc hiệu quả. Trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay, việc biết nhiều hơn một ngoại ngữ sẽ là nền tảng vững chắc giúp bạn tìm kiếm được nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc.\n\n\n\nHướng ngoại, năng nổ, nhiệt tình.\n\n\n\nNói như vậy không có nghĩa là người hướng nội sẽ không phù hợp với ngành Quản trị khách sạn. Tuy nhiên, do đặc thù công việc đòi hỏi phải giao tiếp, đàm phán, xây dựng quan hệ xã hội rộng rãi nên nếu bạn có phần hướng ngoại, năng động thì sẽ dễ thích ứng hơn.\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nSố lượng khối thi tuy hạn chế nhưng các môn thi lại hết sức đa dạng. Nếu bạn có thế mạnh về các môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thì có thể đăng ký khối C00. Nếu học tốt hai môn Toán và Ngoại ngữ, bạn có thể xem xét khối A01 hoặc D01. Do vậy, việc tìm ra một khối thi phù hợp với bản thân để có thể có cơ hội học tập trong ngành là điều không hề khó.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nVới một ngành có mức độ cạnh tranh khốc liệt như Quản trị khách sạn, trái ngược với suy nghĩ của phần đông các bạn học sinh, cơ hội việc làm của ngành hiện nay không hề khan hiếm chút nào. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí sau:\n\n\n\n\n\nLàm việc tại một trong các bộ phận trực thuộc khách sạn như: Lễ tân, Phòng, Bếp, Hội nghị,…\nLàm quản lý cho một trong các bộ phận Tiền sảnh, Buồng phòng, Nhà hàng trong khách sạn quốc tế.\nQuản trị viên tại các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.\nĐiều hành nhân sự, hành chính tại các khu du lịch.\nQuản lý tại các khu nghỉ dưỡng, spa cao cấp.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành QTKS luôn có mức lương cao hơn so với mặt bằng chung các ngành lao động khác trong xã hội. Tùy thuộc vào kinh nghiệm công tác, vị trí đảm nhiệm, quy mô nơi làm việc mà mức lương sẽ có sự thay đổi khác nhau.\n\n\n\nLàm việc tại một trong các bộ phận trực thuộc khách sạn: 8 – 10 triệu đồng/tháng\nLàm quản lý cho một trong các bộ phận trực thuộc khách sạn: 15 – 20 triệu đồng/tháng\nQuản lý tại công ty tổ chức sự kiện: 12 triệu đồng/tháng\nĐiều hành nhân sự, hành chính tại các khu du lịch: 20 triệu đồng/tháng\nQuản lý tại các khu nghỉ dưỡng, spa cao cấp: 35 triệu đồng/tháng\n\n\n\n", "những lý do nên chọn ngành": "\n\n\nCó nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực có chuyên môn cao: Hiện nay, ngành du lịch tại Việt Nam đang trên đà phát triển rất mạng mẽ. Lượng khách du lịch quốc tế và trong nước ngày càng tăng cao, dẫn đến nhiều chuỗi nhà hàng, khách sạn 3-5 sao được xây dựng nhiều. Đòi hỏi một lượng nhân sự để làm việc và nâng cao chất lượng dịch vụ trong thời gian tới.\nCó mức thu nhập cao sau khi ra trường: Sinh viên ngành này có thể đạt được mức lương khá từ 7 đến 10 triệu đồng. Với những cử nhân có trình độ, kinh nghiệm nhiều năm thì mức lương dao động trên 18 triệu đồng đến 45 triệu đồng (tùy vào phân khúc của khách sạn)\nCơ hội việc làm tiềm năng: Cơ hội hội nhập ngày càng nhiều và đây cũng chính là cơ hội để bạn được thử sức tại các hệ thống khách sạn quốc tế.\nCó cơ hội được trải nghiệm ở nước ngoài\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù ngành QTKS luôn có tỷ lệ cạnh tranh và khả năng đào thải cao, đây vẫn là ngành có nhiều triển vọng thăng tiến trong tương lai. Khi du lịch ngày càng được đầu tư khai thác thì QTKS lại càng có nhiều cơ hội để phát triển nhanh, mạnh. Nếu bạn thật sự quan tâm và muốn theo đuổi ngành này, bạn cần phải thật sự nghiêm túc trau dồi bản thân ngay hôm nay để trở nên ‘sáng giá’ hơn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-tri-nha-hang-va-dich-vu-an-uong", "rid": "7810202", "major": "Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nĐây là ngành học nghiên cứu chuyên sâu về quản lý bộ phận ẩm thực của các nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ ăn uống khác. Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được giảng dạy về nhiều khía cạnh của việc quản trị dịch vụ ăn uống để thấu hiểu về văn hóa ẩm thực các vùng miền và các quốc gia trên thế giới. Từ những kiến thức nền kể trên, các chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống sẽ xây dựng và sáng tạo nên những món ăn vừa độc đáo vừa phù hợp với khẩu vị của đa số thực khách.\n\n\n\n\nNgoài ra, ngành này cũng sẽ trang bị cho người học những kỹ năng mềm cần thiết để làm việc và thăng tiến trong công việc. Đầu tiên phải kể đến tiếng Anh, chìa khóa không thể thiếu để bước đến cánh cổng hội nhập. Đa số các trường sẽ đào tạo bạn sử dụng tiếng Anh giao tiếp thành thạo, đặc biệt là đối với chủ đề ẩm thực. Tiếp đến, ắt hẳn không thể thiếu các kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, chăm sóc khách hàng và chiến lược truyền thông. Ba yếu tố này sẽ giúp bạn thăng tiến rất nhanh trong môi trường các nhà hàng, khách sạn.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác trường đào tạo Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống thường xét điểm thi THPTQG của các khối sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học\nKhối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý\nKhối C15: Ngữ Văn, Toán Học, KHXH\nKhối D01: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Anh\nKhối D03: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Pháp\nKhối D04: Ngữ Văn, Toán Học, Tiếng Trung\nKhối D09: Toán Học, Lịch Sử, Tiếng Anh\nKhối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, Tiếng Anh\nKhối D90: Toán Học, KHTN, Tiếng Anh\nKhối D96: Toán Học, KHXH, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành học này thay đổi tùy theo cơ sở đào tạo và hình thức xét tuyển. Thông thường, điểm chuẩn cho phương thức xét học bạ dao động từ 6 điểm đến 21.5 điểm. Đối với phương thức xét điểm thi THPTQG, các trường thường yêu cầu thí sinh đạt từ 14 đến 25 điểm. Một số trường cũng lấy kết quả kỳ thi đánh giá năng lực làm chuẩn xét tuyển. Kỳ thi năng đánh giá năng lực được Đại học Quốc gia Tp.HCM tổ chức gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm. Điểm chuẩn cho hình thức này thường nằm trong khoảng 550 – 625 điểm.\n\n\nNgoài ra, các thí sinh cũng cần lưu ý các tiêu chí phụ để tránh thiếu sót không đáng có trong hồ sơ. Sau đây là một số tiêu chí phụ thường gặp:\n\n\n\nĐiểm chuẩn học bạ 21.5\n\n\n\n\nĐiểm chuẩn xét học bạ cao hơn điểm chuẩn thi THPTQG từ 1 – 2 điểm\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Hạ Long\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nKhoa Du lịch – Đại học Huế\nĐại học Phan Thiết\nĐại học Duy Tân\nĐại học Đông Á\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH)\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Công nghiệp thực phẩm Tp.HCM\nĐại học Tài chính – Marketing\nĐại học Nguyễn Tất Thành\nĐại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM\n\n\n\n", "ngành gồm những chuyên ngành nào?": "\n\nNgành quản trị nhà hàng – Bar\n\n\nChuyên ngành này sẽ tập trung đào tạo các kiến thức chuyên sâu về quản lý mảng dịch vụ ăn uống của các nhà hàng và bar. Cụ thể, sinh viên sẽ học cách xây dựng thực đơn, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu phục vụ thực khách. Các sinh viên cũng sẽ học cách làm việc với các đầu bếp/bartenders để đảm bảo đồ ăn thức uống của nhà hàng/quầy bar đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, hương vị và thẩm mỹ. Đặc biệt, học viên sẽ được đào tạo bài bản cách tổ chức hội nghị, tiệc tùng và các sự kiện khác tại nhà hàng/quầy bar.\n\n\n\n\nNgành quản trị ẩm thực\n\n\nTương tự với ngành Quản trị nhà hàng – bar, chuyên ngành Quản trị ẩm thực cũng sẽ cung cấp cho người học các kiến thức về việc quản trị nhà hàng/quầy bar đã kể trên. Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo về các kiến thức tổng quan hơn chứ không chỉ dừng ở quy mô nhà hàng/quầy bar. Ví dụ, một số trường thường giảng dạy các môn như quản trị chuỗi cung ứng thực phẩm trong dịch vụ ăn uống, nghiệp vụ ẩm thực, nghiệp vụ nhà hàng, v.v. Ngoài các kiến thức trên, sinh viên còn được tham gia vào các tiết thực hành để có thêm kinh nghiệm thực tế.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nLà một người làm dịch vụ, luôn đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu là điều không thể thiếu.Tuy nhiên, để thăng tiến trong ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, bạn sẽ cần có thêm nhiều phẩm chất khác:\n\n\n\nTinh thần trách nhiệm và khả năng chịu áp lực\n\n\n\nNhư đã nói, bạn sẽ là người lãnh đạo và định hướng cho cả bộ phận ẩm thực của một nhà hàng, khách sạn hoặc quầy bar. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ trách nhiệm của mình trong công việc.\n\n\n\nKhả năng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống\n\n\n\nLàm việc trong ngành dịch vụ ăn uống, đặc biệt là ở vị trí quản lý thì không thể tránh khỏi việc xảy ra các sự cố hoặc mâu thuẫn. Trong trường hợp đó, bạn cần giữ vững lý trí và thái độ chuyên nghiệp để giải quyết xung đột một cách êm đẹp.\n\n\n\n\n\nCó óc sáng tạo và năng lực ứng biến linh hoạt\n\n\n\nĐây là những tố chất rất cần thiết đối với người học trong lĩnh vực này. \n\n\n\nTinh thần cầu tiến, ham học hỏi\n\n\n\nKhách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống có thể đến từ nhiều nơi khác nhau và có nhiều sở thích, yêu cầu khác nhau. Người làm trong lĩnh vực này cần không ngừng học hỏi thêm về văn hóa ẩm thực và đổi mới trong cách xây dựng thực đơn.\n\n\n", "học ngành cần học giỏi những môn gì?": "\n\nTừ các khối thi vào ngành, có thể dễ dàng nhận thấy ngành này thường xét tuyển kết quả thi các môn Toán Học, Ngữ Văn và các môn ngoại ngữ. Ba môn học trên được ưu ái bởi vì đây cũng là ba yếu tố cần có khi theo đuổi ngành này: tư duy logic (Toán Học), kỹ năng giao tiếp và sáng tạo (Ngữ Văn), đặc biệt là năng lực sử dụng ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Pháp). Vậy thì, phải làm sao khi các môn trên lại không phải thế mạnh của bạn? Bạn có thể lựa chọn các phương án sau:\n\n\n\nLựa chọn các tổ hợp có môn thế mạnh của mình\nĐăng ký xét tuyển học bạ\nĐăng ký thi đánh giá năng lực\n\n\n\n", "cơ hội việc làm cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành xong chương trình học, các bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí:\n\n\n\n\n\nChuyên viên tư vấn và điều hành tại nhà hàng, khách sạn, quán cafe và các cơ sở dịch vụ ăn uống khác\nQuản lý cấp cao tại các chuỗi nhà hàng, khách sạn, quán cafe…\nGiám đốc điều hành hoặc trưởng bộ phận lập kế hoạch\nChuyên viên tổ chức sự kiện tại các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống\nHướng dẫn viên du lịch\nGiảng viên tại các trường cao đẳng, đại học\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm như thế nào?": "\n\nĐây là ngành học tuy không mới nhưng vẫn luôn hot bởi mức thu nhập khủng của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Thông thường, bạn có thể nhận mức lương 8 – 12 triệu đồng/tháng khi mới tốt nghiệp. Con số này còn có thể tăng nhiều nếu như bạn có năng lực làm việc, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có khả năng sử dụng ngoại ngữ lưu loát. Sau đây là một số mức lương tham khảo:\n\n\n\nHướng dẫn viên du lịch – 15 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tư vấn và điều hành các cơ sở dịch vụ ăn uống – 30 triệu đồng/tháng\nChuyên viên tổ chức sự kiện tại các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống – 20 triệu đồng/tháng\nGiám đốc điều hành hoặc trưởng bộ phận lập kế hoạch – 50 triệu đồng/tháng\nGiảng viên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống – 12 triệu đồng/ tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgoài thị trường việc làm tiềm năng và mức lương béo bở, ngành này còn mang lại cho người học nhiều giá trị không thể đong đếm. Đến với ngành này, bạn sẽ được thỏa sức sáng tạo với văn hóa ẩm thực để tạo nên những thực đơn hoặc món ăn mang đậm dấu ấn cá nhân. Nếu bạn là một người đam mê ẩm thực và sự đổi mới, vậy còn chần chừ gì mà chưa đăng ký liền tay?"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-the-duc-the-thao", "rid": "7810301", "major": "Quản lý thể dục thể thao", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Quản lý thể dục thể thao (tiếng Anh: Sports Management) là ngành học đào tạo sinh viên trở thành người nắm vững những kỹ năng và phương pháp quản lý Thể dục thể thao (TDTT) hiện đại. Đồng thời, họ cũng chính là những người có khả năng vận dụng những trí thức này vào thực tế tổ chức, quản lý phong trào TDTT, có năng lực đảm đương công tác quản lý hành chính, quản lý kinh doanh, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực TDTT.\n\n\n\n\nSinh viên theo học ngành QLTDTT sẽ được đào tạo và bồi dưỡng để trở thành những người có đủ điều kiện tố chất, đạo đức có thể hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời, họ cũng được trang bị những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, khoa học, về TDTT đặc biệt là quản lý trong kinh doanh, quản lý lĩnh vực TDTT trong các tổ chức và doanh nghiệp. Thông qua chương trình đào tạo, sinh viên có khả năng tự lập và làm việc hiệu quả cùng với những kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành để phục vụ cho ngành nghề của mình sau này.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nĐối với ngành QLTDTT, có một số khối và tổ hợp xét tuyển. Các bạn có thể xem xét một số tổ hợp dưới đây:\n\n\n\nT00: Toán học – Sinh học – Năng khiếu TDTT\nT01: Toán – Ngữ văn – Năng khiếu TDTT\nT03: Ngữ văn – Địa lý – Năng khiếu TDTT\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\nB04: Toán – Sinh học – GDCD\nD01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2022, chuyên ngành này có mức điểm chuẩn từ 15 – 27 điểm. Phổ điểm này còn tùy thuộc vào từng tiêu chí xét tuyển của từng trường. Các bạn truy cập các website tuyển sinh riêng của trường đại học để theo dõi cụ thể nhất.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTính đến năm 2022, tại Việt Nam có nhiều trường đào tạo ngành QLTDTT. Cụ thể theo khu vực như sau: \n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Thanh Hóa\nĐại học Thể Dục Thể Thao Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Văn Hiến\nĐại học Trà Vinh\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Quản Lý & Công Nghệ TP.HCM\nĐại học Thể dục và Thể thao TP.HCM\n\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Đại Nam\nĐại học Thể Dục Thể Thao Bắc Ninh\n\n\n\nTại 3 miền của đất nước đều có các trường đại học đào tạo QLTDTT. Điều này thật thuận lợi để các bạn cân nhắc và lựa chọn trường phù hợp với bản thân trong tương lai.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có thể theo học và thành công trong ngành QLTDTT này, các bạn có thể xem xét một số các yếu tố như:\n\n\n\n\n\nCó đam mê với chuyên ngành đang theo học\nKỹ năng chuyên môn vững vàng\nSức khỏe đạt yêu cầu công việc\nThông minh, linh hoạt\nHiểu được tâm lý khách hàng, người tập đối với những người kinh doanh trong lĩnh vực TDTT riêng biệt\nÓc tổ chức tốt\nKhả năng thiết lập mối quan hệ và làm việc theo nhóm\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐối với các cử nhân chuyên ngành QLTDTT, các bạn cần đầu tư tối thiểu 03 môn học sau:\n\n\n\nToán: Môn học không thể thiếu trong đa số chương trình đào tạo. Môn học này sẽ giúp các bạn phát huy hết khả năng tư duy tính toán, xử lý số liệu,…\nTiếng Anh: Sử dụng thành thạo tiếng Anh là một trong những điểm cộng lớn đối với sinh viên theo học. Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên ngành được viết bằng tiếng Anh. Do đó, đây là môn học cần được đầu tư bài bản.\nThể dục: Có thể thấy, 3 trên tổng số 6 tổ hợp xét tuyển đều có sự xuất hiện của môn năng khiếu thể dục. Nếu muốn theo học ngành này, chú trọng môn thể dục sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nCác cử nhân chuyên ngành này có cơ hội làm việc đa dạng ở nhiều vị trí phù hợp với trình độ chuyên môn và kĩ năng tích lũy được. Họ có thể ứng tuyển vào một số vị trí như sau:\n\n\n\n\n\nChuyên viên quản lý công trình thể thao, quản lý CLB thể thao ở trường quốc tế và trường đại học\nChuyên viên quản lý thể thao giải trí\nChuyên viên quản lý, tổ chức sự kiện thể thao\nChuyên viên nghiên cứu thị trường thể thao\nChuyên viên quản lý thể thao chuyên nghiệp\nChuyên viên quản lý công trình thể thao tại resort\nNgười đại diện thể thao\nChuyên viên đàm phán tài trợ\nGiám đốc kinh doanh thể thao\nChuyên viên marketing thể thao\nChuyên viên quản lý phòng GYM\nChuyên viên quản lý du lịch thể thao, quản lý khu thể thao ở khách sạn và Resort\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của những người làm trong ngành QLTDTT được chia ra làm nhiều loại. Nhìn chung, họ sẽ có mức thu nhập trung bình từ 7 triệu VNĐ/tháng nếu làm trong các tổ chức doanh nghiệp, công ty. Đối với các cá nhân ở vị trí quản lý, mức thu nhập họ có thể đạt được là trên 10 triệu VNĐ/tháng. Cuối cùng, đối với các cá nhân tự mở các cơ sở, loại hình kinh doanh TDTT, thì mức thu nhập có thể sẽ cao hơn nhiều.\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể nhận định rằng, ngành quản lý thể dục thể thao là một ngành học đem lại tiềm năng, cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên trong tương lai. Nếu bạn có đam mê theo học, hãy tự tin thử sức mình vì đây sẽ là ngành học đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm mới mẻ trong suốt thời gian theo học cũng như sau khi đi làm."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-huan-luyen-the-thao", "rid": "7810302", "major": "Huấn luyện thể thao", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nHuấn luyện thể thao (Sport Coaching) là quá trình đào tạo, tổ chức một cách khoa học các hoạt động thể dục, thể thao với mục đích rèn luyện sức khỏe hoặc cải thiện khả năng tâm sinh lý của người học. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người cũng theo đó đi lên. Gián tiếp tạo ra môi trường việc làm rộng mở cho các bạn cử nhân ngành Huấn luyện thể thao. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để trở thành một huấn luyện viên, giảng viên có đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần quyết tâm để tham gia giảng dạy, đào tạo cho cá nhân, tổ chức hoặc các đội tuyển thể thao chuyên nghiệp.\n\n\n\n\n\nChương trình đào tạo của ngành gồm các học phần bắt buộc: lý luận chính trị (có bổ sung “Đường lối TDTT của Đảng Cộng Sản Việt Nam”), ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Trung), tin học đại cương, giáo dục quốc phòng – an ninh, pháp luật đại cương, giáo dục học đại cương… Ngoài ra, sinh viên sẽ có 8 học phần phương pháp giảng dạy và thực hành các môn thể thao như: điền kinh, bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, thể dục, bóng bàn, bóng rổ và cầu lông. Sau khi hoàn thành các học phần nói trên, sẽ tiếp tục có thêm 7 học phần thể thao chuyên ngành để trau dồi thêm kỹ thuật và kinh nghiệm.\n\n\n", "các khối thi ngành là gì?": "\n\nSố lượng khối thi đầu vào của ngành không được đa dạng như những chuyên ngành khác vì có yêu cầu đặc thù về sức khỏe.\n\n\n\nKhối T00: Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT\nKhối T02: Ngữ văn, Sinh, Năng khiếu TDTT\nKhối T04: Toán, Vật lí,  Năng khiếu TDTT\nKhối T03:  Ngữ văn, Địa lí, Năng khiếu TDTT\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nTùy vào số lượng thí sinh và quy mô lớn nhỏ của cơ sở đào tạo thì mức điểm trúng tuyển sẽ có sự dao động khác nhau theo từng năm. Nhưng nhìn chung điểm chuẩn của ngành thường dao động từ ngưỡng 15 điểm trở lên. Mức điểm này đã bao gồm điểm của bài thi năng khiếu và điểm các môn còn lại xét theo kết quả thi THPTQG hoặc học bạ lớp 12 tùy theo phương thức xét tuyển mà thí sinh lựa chọn.\n\n\nNgoài ra, một số cơ sở đào tạo có thể đưa ra thêm các tiêu chí phụ như:\n\n\n\nĐiểm thi môn năng khiếu >=5.0\nTổng điểm trung bình 2 môn Toán và Sinh >=10.5 (thi THPTQG)\nTổng điểm trung bình 2 môn Toán và Sinh >=10 (xét học bạ lớp 12)\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Thể dục thể thao Bắc Ninh\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Thể dục thể thao Đà Nẵng\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Thể dục thể thao TP.HCM\nĐại Học Sư phạm thể dục thể thao TPHCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNhững người lựa chọn ngành Huấn luyện thể thao để theo học cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:\n\n\n\nCó sức khỏe tốt, ngoại hình khỏe khoắn.\n\n\n\nĐây là yêu cầu cơ bản nhất đối với các bạn học sinh có hứng thú theo đuổi ngành này. Bởi khi nộp hồ sơ xét tuyển vào các cơ sở đào tạo, bạn sẽ bắt buộc phải vượt qua vòng sơ loại với nhiều yêu cầu về sức bền, thể lực để có thể đến gần hơn với ước mơ của mình.\n\n\n\n\n\n\nCó năng khiếu thể thao.\n\n\n\nNếu có thể chơi tốt ít nhất một môn thể thao thì đó là điểm mạnh của bạn. Bạn nhất định sẽ ghi được “điểm cộng” vào hồ sơ của mình đấy!\n\n\n\nCó lòng nhiệt huyết, sự đam mê.\n\n\n\nĐây gần như là yêu cầu bắt buộc để bạn có thể đi xa hơn với nghề. Nếu không có đủ tình yêu và nhiệt huyết, bạn sẽ dễ chán nản bỏ cuộc. Mà một người giáo viên như vậy thì làm sao có thể truyền lửa cho học sinh của mình được đúng không?\n\n\n", "học cần giỏi những môn nào?": "\n\nVì bản chất của Huấn luyện thể thao là thực hành các hoạt động thể dục thể chất nên bạn không cần phải đạt thành tích quá xuất sắc trong học tập, chỉ cần có sức khỏe tốt, cơ thể dẻo dai và quyết tâm cao độ là đủ.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp bài bản ngành Huấn luyện thể thao, bạn sẽ có cho mình nhiều cơ hội việc làm với các vị trí đa dạng như sau:\n\n\n\n\n\n\nHuấn luyện viên chuyên nghiệp ở các đội tuyển\nGiáo viên thể dục ở các trường, cơ sở đào tạo\nCán bộ thể dục thể thao các cấp\nHuấn luyện viên thể hình ở các phòng tập\nHuấn luyện viên cá nhân\nVận động viên\n\n\n\n", "mức lương của các khối ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của từng vị trí kể trên sẽ phụ thuộc vào quy mô tổ chức của nơi bạn làm việc, kinh nghiệm trong nghề và các thành tích cá nhân bạn đã đạt được trước đó. Nhưng nhìn chung thì mức lương khởi điểm của mỗi vị trí sẽ dao động như sau:\n\n\n\nHuấn luyện viên chuyên nghiệp – 15 triệu VNĐ/tháng\nGiáo viên thể dục ở các trường, cơ sở đào tạo – 4 triệu VNĐ/tháng\nCán bộ thể dục thể thao các cấp – 5 triệu VNĐ/tháng\nHuấn luyện viên thể hình ở các phòng tập – 7 triệu VNĐ/tháng\nHuấn luyện viên cá nhân – 7 triệu VNĐ/tháng\nVận động viên – 6 triệu VNĐ/tháng\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nVới nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của xã hội, Huấn luyện thể thao được dự đoán sẽ sớm trở thành một trong những ngành ‘hot’ trong tương lai gần. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, cơ hội việc làm và khả năng thăng tiến của ngành đang rất rộng mở, có đủ tiềm năng cho tất cả các bạn sinh viên khai thác."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-te-gia-dinh", "rid": "7810501", "major": "Kinh tế gia đình", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kinh tế gia đình là ngành học đào tạo sinh viên có nghiệp vụ chăm sóc và làm thành thạo các việc trong gia đình cách quản lý kinh tế, chăm sóc trẻ, chăm sóc người già cũng như các nghiệp vụ khác trong gia đình.\n\n\n\n\nMục tiêu đào tạo ngành học này đó là dạy cho người học làm thành thạo mọi công việc, có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng làm việc trong các gia đình như cách quản lý kinh tế, chăm sóc trẻ, chăm sóc người già… Đào tạo các tân cử nhân có đủ trình độ, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, có ý thức trách nhiệm với xã hội và con người.\n\n\nSinh viên theo học ngành KTGĐ sẽ được học những môn học từ cơ bản đến chuyên ngành nhằm phục vụ tối đa cho công việc sau này khi tốt nghiệp và đi làm. Ví dụ như: Quy trình chế biến món ăn, Cắt may căn bản, Món ăn Việt Nam, Trang phục thường ngày, Cắm hoa tươi… và các kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành khác.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nHiện nay, ngành KTGĐ chưa có khối tuyển sinh nhất định mà phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tuyển sinh của từng trường. Vì vậy, nếu bạn muốn theo học ngành này, bạn có thể tìm hiểu thông tin tuyển sinh riêng trên trang web của trường.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành hiện đang được theo dõi và cập nhật.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, các dữ liệu về cơ sở đào tạo ngành này ở Việt Nam đang được tìm hiểu. Chúng tôi sẽ cập nhật, bổ sung sau ngay khi có thông tin chính xác và cụ thể.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nSinh viên muốn theo đuổi ngành KTGĐ có thể tham khảo một số tiêu chí như sau:\n\n\n\n\n\nĐam mê tìm hiểu về kinh tế\nTự tin, có khả năng đàm phán, thuyết phục\nSáng tạo, tư duy linh hoạt và quyết đoán\nKiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ\nTinh thần ham học hỏi, chịu khó\nKhả năng khai thác, nghiên cứu tốt\nKhả năng phân tích tổng hợp\nKhả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian, khối lượng công việc\nSự cẩn thận, khéo léo trong công việc được giao\nTính cách tỉ mỉ, sạch sẽ trong các khâu để đảm bảo được độ an toàn vệ sinh thực phẩm\nSức khỏe đạt yêu cầu để có thể làm việc trong một khoảng thời gian nhất định\nKhả năng quản lý, quản trị hệ thống\nKỹ năng thiết kế và sắp xếp\nKỹ năng làm việc nhóm\nThận trọng, có trách nhiệm trong công việc\nThái độ học tập nghiêm túc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nĐể có thể theo học và thành công trong ngành KTGĐ, sinh viên cần tập trung vào môn Toán, Tin học và tiếng Anh. Cụ thể:\n\n\n\nToán: môn học chiếm phần đa khối lượng kiến thức chuyên ngành, kiến thức thực tế. Do đó, bạn không nên bỏ qua môn học này.\nTin học: Khả năng tin học tốt sẽ giúp bạn xử lý được nhiều vấn đề liên quan tới các con số bằng máy tính.\nTiếng Anh: Môn học bắt buộc ở hầu hết tất cả các trường đại học. Thông qua tiếng Anh, sinh viên sẽ phát huy hết khả năng hội nhập, làm việc của mình. Do đó, sinh viên cần chú trọng tập trung cải thiện các kỹ năng, nâng cao trình độ cá nhân trong môn học này.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên có thể tham khảo ứng tuyển ở một trong số các vị trí làm việc sau đây sau khi tốt nghiệp:\n\n\n\n\n\nCác doanh nghiệp chế biến thực phẩm\nCác trung tâm dinh dưỡng\nTư vấn quản lý kinh tế hoặc làm ở các trung tâm điều dưỡng\nCác viện nghiên cứu về thực phẩm\nCác doanh nghiệp may\nNhà hàng, khách sạn, bếp ăn công nghiệp\nTư vấn dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi, tham gia sự kiện dinh dưỡng trong và ngoài nước\nSản xuất và dịch vụ tại các công ty\nChuyên viên quản lý bếp ăn tập thể, bếp ăn công nghiệp, khách sạn – nhà hàng\nCán bộ kỹ thuật trong các cơ sở chế biến thực phẩm, các doanh nghiệp may và thời trang…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của người làm trong ngành Kinh tế gia đình tại các công ty, doanh  nghiệp hay trung tâm dinh dưỡng… từ 5 đến 6 triệu đồng một tháng. Trong xã hội hiện đại, nhiều người không biết, không thành thạo những công việc gia đình cần được dạy bài bản, cho nên bạn cũng có thể mở những trung tâm tư nhân, lúc này mức thu nhập của bạn sẽ phụ thuộc vào tiếng tăm và uy tín của bản thân với người học.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành kinh tế gia đình hiện nay đang là một ngành học mới, thu hút được nhiều bạn học theo học bởi tính linh hoạt của nó. Những nhà kinh tế gia đình có cơ hội trau dồi các kỹ năng cần thiết ngay từ khi mới bước chân vào cánh cổng trường đại học cùng với nền tảng lý thuyết, những buổi thực hành hay các diễn đàn liên quan… tất cả tạo cho những sinh viên này khi ra trường có đầy đủ năng lực chuyên môn có thể tham gia vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khai-thac-van-tai", "rid": "7840101", "major": "Khai thác vận tải", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Khai thác vận tải là ngành chuyên đào tạo sinh viên với khả năng lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, vật tư, nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào và đầu ra, từ điểm sản xuất tới điểm tiêu thụ. Với chức năng và vai trò của nó, ngành này còn được gọi là ngành hậu cần trong quá trình vận chuyển.\n\n\n\n\nNgành Khai thác vận tải đào tạo những kỹ sư có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao về vận tải, giao nhận và quy hoạch logistics. Bên cạnh đó, ngành này cũng cung cấp kiến thức cho sinh viên về các mảng như Marketing, hệ thống phân phối, phương thức vận tải… với mục đích tiết kiệm được chi phí và thời gian cung ứng.\n\n\nSau khi học, sinh viên có thể thực hành nghiệp vụ giao nhận hàng hóa, phân tích tốt các luồng hàng, nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng, có khả năng quản trị các quy trình phân phối hàng hóa kể từ khâu sản xuất cho tới khâu tiêu dùng.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNếu bạn có đam mê và muốn theo đuổi ngành Khai thác vận tải, bạn có thể đăng ký xét tuyển các khối thi nằm trong những tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học\nKhối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh\nKhối D90: Toán học, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn của ngành KTVT dao động trong khoảng 15 đến 23,8 điểm, theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia. Theo phương thức xét điểm học bạ, điểm trúng tuyển dao động từ 18 đến 24,4 tùy từng cơ sở đào tạo. Tuy nhiên con số này có thể thay đổi theo từng năm bởi số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường là khác nhau.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgành Khai thác vận tải đang được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm và lựa chọn. Bởi ngành này mở ra cơ hội lớn về nghề nghiệp và có một mức lương khá hấp dẫn. Trên cả nước hiện nay đã và đang có một số trường đào tạo ngành học này như các trường dưới đây:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Giao thông Vận tải (cơ sở Hà Nội)\nĐại học Công nghệ Giao thông Vận tải (Cơ Sở Hà Nội)\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Giao thông Vận tải (cơ sở TP.HCM)\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nChuyên ngành Quản lý và điều hành vận tải đường sắt\n\n\nChuyên ngành này tập trung đào tạo kiến thức chuyên môn toàn diện về quản lý sản xuất và công nghệ vận tải đường sắt để phân tích, tổng hợp và tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của doanh nghiệp vận tải đường sắt.\n\n\n\n\nChuyên ngành Quản lý và điều hành vận tải đường bộ\n\n\nChuyên ngành Quản lý và điều hành vận tải đường bộ cung cấp kiến thức chuyên môn về quản lý sản xuất vận tải đường bộ. Các kiến thức về việc lập kế hoạch liên quan đến tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải; thực hiện và điều hành quá trình vận tải trên các tuyến vận chuyển; vận tải hàng hóa và hành khách; quản lý, phân tích, tổng hợp các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh; xây dựng các dự án đầu tư cải tạo thiết bị, phương tiện, tăng cường năng lực tài chính cho doanh nghiệp vận tải.\n\n\nChuyên ngành Logistics và Vận tải đa phương thức\n\n\nNgành này trang bị kiến thức chuyên sâu về lập kế hoạch và tổ chức quá trình kinh doanh, phân tích đề ra giải pháp cải tiến nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức.\n\n\nChuyên ngành Quản lý và kinh doanh vận tải\n\n\nChuyên ngành Quản lý và kinh doanh vận tải đào tạo cán bộ làm công tác quản lý, kinh doanh và khai thác giao thông vận tải thủy, đường bộ và đô thị, vận tải đường sắt và metro, vận tải hàng không. Có đủ năng lực chuyên môn để có thể quản lý, kinh doanh và khai thác giao thông vận tải trên các phương diện vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt – metro và hàng không.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgành Khai thác vận tải đem lại nhiều cơ hội hấp dẫn cho những ai đam mê ngành này. Tuy nhiên để theo đuổi đam mê và tạo nên hiệu quả công việc trong ngành Khai thác vận tải, bạn cần phải có chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết để đáp ứng những yêu cầu của công việc. Cụ thể đó là:\n\n\n\n\n\nCó kinh nghiệm trong ngành Khai thác vận tải là một lợi thế.\nKhả năng nói và viết tiếng Anh tốt.\nSự năng động, sáng tạo trong công việc.\nKhả năng làm việc độc lập và quyết đoán.\nCó khả năng xử lý tình huống, giám sát và huấn luyện nhân viên.\nTràn đầy nhiệt huyết và năng động với tinh thần trách nhiệm cao.\nCó sức khỏe tốt để làm việc được lâu dài.\nChịu được áp lực lớn từ công việc bởi đây là ngành khá vất vả.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\nHiện nay, ngành Khai thác vận tải đang có nhu cầu về nhân lực rất lớn. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể làm ở các vị trí công việc tại các cơ sở sau:\n\n\n\nTrở thành nhân viên tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận.\nLàm các công việc, bộ phận liên quan đến việc lên kế hoạch, khai thác, Marketing, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán.\nDoanh nghiệp vận tải: vận tải thủy nội địa, vận tải ôtô, vận tải hàng hóa, vận tải bằng taxi, vận tải container.\nVận tải khách bằng xe buýt, vận tải khách theo tuyến cố định, vận tải khách bằng taxi, vận tải khách du lịch.\nBộ phận khai thác, điều hành tại bến xe.\nKho bãi hàng hóa, cảng thủy nội địa, cảng biển.\nDoanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.\nDoanh nghiệp Logistic và doanh nghiệp có đội xe, đội tàu.\nTrung tâm điều hành vận tải.\nPhòng vận tải, phòng quản lý phương tiện và người lái.\nCảng vụ đường thủy nội địa hoặc quốc tế.\n\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành Khai thác Vận tải luôn luôn trong tình trạng thiếu nhân lực, các doanh nghiệp vận tải sẵn sàng đồng ý trả cho các ứng viên mức lương cao để mời họ về làm việc cho doanh nghiệp của mình. Đối với những cử nhân có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, phục vụ tốt cho công việc thì sẽ được trả mức lương hậu hĩnh, đặc biệt những bạn nào sử dụng tiếng Anh thành thạo thì sẽ có nhiều cơ hội việc làm cùng với mức lương cao hơn hẳn. Cụ thể, những bạn có kinh nghiệm và năng lực sẽ nhận được mức lương cao, dao động trong khoảng từ 400 – 500 USD/tháng. Còn đối với những người có thâm niên làm việc lâu năm với trình độ chuyên môn cao thì mức lương có thể lên đến hàng ngàn USD một tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nDịch vụ vận tải đã và đang phát triển mạnh mẽ và đang dần trở thành một ngành công nghiệp quan trọng tại Việt Nam. Các doanh nghiệp logistics và vận tải tại Việt Nam mang lại cơ hội việc làm rộng mở và tiềm năng phát triển mạnh cho những người có niềm đam mê với lĩnh vực này. Như vậy, ngành này đang thực hiện tốt vai trò cung cấp nguồn nhân lực chủ chốt cho các doanh nghiệp. Vì vậy, các bạn sinh viên chuyên ngành KTVT trở thành tầm ngắm của những doanh nghiệp vận tải và logistics. Với những chia sẻ trên đây, chúc bạn đưa ra được những lựa chọn về ngành học và trường phù hợp cho bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-hoat-dong-bay", "rid": "7840102", "major": "Quản lý hoạt động bay", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Quản lý hoạt động bay (QLHĐB) là ngành đào tạo những sinh viên trở thành người kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực Quản lý hoạt động bay đồng thời thích ứng với sự phát triển kỹ thuật công nghệ của ngành.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức cơ bản của ngành như khí tượng hàng không, dẫn đường hàng không, sân bay, quy tắc bay, dịch vụ không lưu,… Sinh viên sẽ có năng lực giải thích được vai trò, chức năng của các hệ thống và các phương thức mới sử dụng trong ngành. Phân tích được các kiến thức chuyên sâu và có khả năng giảng giải được các kiến thức về vấn đề tổ chức, quản lý trong ngành quản lý hoạt động bay như: quản lý hoạt động bay (dịch vụ không lưu, quản lý vùng trời); quản lý luồng không lưu; thiết kế và tổ chức vùng trời…\n\n\nBên cạnh đó, sinh viên còn được rèn luyện và trau dồi các kỹ năng như kỹ năng sử dụng công cụ tin học, máy văn phòng, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, kỹ năng giải quyết vấn đề cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác bạn khi muốn theo đuổi ngành này thì hãy tìm hiểu những khối thi để chuẩn bị trước về mặt kiến thức, kỹ năng nhằm tạo thuận lợi cho việc đăng ký xét tuyển và khả năng trúng tuyển dễ dàng và chắc chắn hơn. Sau đây là các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành này:\n\n\n\nKhối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học\nKhối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh\nKhối D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh\nKhối D96: Toán học, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành này là bao nhiêu?": "\n\nNgành QLHĐB là một ngành khá “hot” và có lượng thí sinh đăng ký theo học rất nhiều, tuy nhiên chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm lại khá ít. Do đó, điểm trúng tuyển ngành Quản lý hoạt động bay cũng khá cao. Năm 2020, điểm chuẩn ngành này tại Học viện hàng không là 26,2 điểm. Một mức điểm được đánh giá khá cao so với nhiều ngành học phổ biến hiện nay.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNgành học này không giống với nhiều ngành khác được nhiều trường đào tạo, nó mang tính chất khá là đặc thù và chỉ phục vụ cho ngành hàng không. Chính vì thế mà số lượng các trường đào tạo khối ngành này không nhiều. Hiện nay chỉ có duy nhất một trường cơ sở đào tạo ngành này đó là Học viện hàng không Việt Nam.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nNgười làm việc trong ngành Hàng không nói chung và ngành Quản lý hoạt động bay nói riêng phải tuân thủ những quy định vô cùng khắt khe. Với tính chất công việc nắm trực tiếp sự an toàn của toàn bộ hành khách trong từng chuyến bay thì những người theo đuổi ngành này cần phải rèn luyện và đảm bảo có những tố chất và kỹ năng sau:\n\n\n\n\n\nCó sự sáng tạo và năng động, nhanh nhẹn, linh hoạt trong mọi việc.\nCó tinh thần trách nhiệm đối với từng nhiệm vụ được giao, yêu cầu sự chính xác tuyệt đối trong bất cứ nhiệm vụ nào.\nĐề cao tính chuyên nghiệp của bản thân, tác phong làm việc.\nCó niềm đam mê và yêu thích đối với công việc, luôn có tinh thần phấn đấu trong công việc.\nNgoại ngữ là một yếu tố quan trọng giúp các bạn làm việc hiệu quả với các du khách nước ngoài.\nSức khỏe chính là yếu tố cần để bạn có thể làm tốt công việc mà không gây ảnh hưởng nhiều tới công việc.\nKhả năng định hình không gian tốt, trí nhớ tốt và khả năng tư duy nhanh.\nKhả năng tập trung cao độ.\nCó khả năng quyết định nhanh, thực hiện nhiều việc cùng lúc, tự tin, quyết đoán.\nCó thể thích ứng với căng thẳng và bình tĩnh khi gặp áp lực; có sức khỏe, thị lực và thính giác tốt.\nCó sức khỏe tốt để làm việc lâu dài.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\nHiện nay sự giao thương quốc tế cũng như sự toàn cầu hóa đã góp phần thúc đẩy ngành hàng không phát triển. Do vậy, nhu cầu nhân lực cho ngành Quản lý hoạt động bay tại các sân bay quốc tế cũng như các sân bay nội địa tương đối lớn. Sau tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau tại các cơ sở như:\n\n\n\n\n\nKiểm soát viên không lưu tham gia công tác điều hành bay tại các cơ sở điều hành bay: Kiểm soát tại sân, Trung tâm kiểm soát tiếp cận, Trung tâm kiểm soát Đường dài.\nTổng công ty Quản lý bay Việt Nam: chuyên viên ban không lưu, chuyên viên ban an toàn chất lượng và an ninh, chuyên viên phòng an toàn, chất lượng an ninh.\nChuyên viên phòng không lưu tại các công ty quản lý bay khu vực, nhân viên không lưu thuộc trung tâm quản lý luồng không lưu.\nNhân viên thông báo tin tức hàng không, nhân viên thiết kế phương thức bay tại trung tâm thông báo tin tức hàng không.\nChuyên viên phòng quản lý hoạt động bay hoặc phòng tiêu chuẩn an toàn, phòng thanh tra của Cục Hàng không Việt Nam.\nNhân viên điều độ, khai thác bay tại các hãng hàng không.\nNhân viên/chuyên viên cảng vụ hàng không Việt Nam.\nCán bộ nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu, giảng viên trong các trường đại học đào tạo chuyên ngành Quản lý hoạt động bay.\nTham gia làm việc tại các Bộ, Ngành có lĩnh vực đòi hỏi chuyên ngành Quản lý hoạt động bay, chuyên ngành về Hàng không dân dụng\n\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nChúng ta không thể phủ nhận rằng ngành hàng không là ngành mang lại cho chúng ta mức lương hấp dẫn nhất so với nhiều ngành nghề khác. Vì thế mà trở thành nhân viên làm việc trong ngành hàng không là mơ ước của rất nhiều người. Ngành Quản lý hoạt động bay cũng vậy, đây là một trong những ngành có mức lương khủng. Tuy công việc có nhiều áp lực, vất vả và khắt khe nhưng người làm việc lại được trả đồng lương xứng đáng với công sức và tâm huyết mà họ bỏ ra.\n\n\nVới các sinh viên mới ra trường thì mức lương được trả dao động trong khoảng từ 10 – 15 triệu/tháng. Còn với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành thì mức lương mà họ nhận được có thể lên tới 50 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, những người làm việc trong ngành này còn nhận được rất nhiều đãi ngộ, các khoản tiền thưởng hậu hĩnh, tiền trợ cấp và hỗ trợ. Không những thế, nếu bạn đảm nhận các vị trí lãnh đạo trong ngành thì chắc chắn mức lương của bạn có cơ hội lên đến cả trăm triệu đồng cùng nhiều chế độ vô cùng hấp dẫn khác.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Quản lý hoạt động bay là một ngành đòi hỏi khá khắt khe và vất vả. Tuy nhiên, ngành này lại là một ngành nghề khá hấp dẫn không chỉ do tính đặc thù của công việc này mà còn do những đãi ngộ đặc biệt mà công việc này mang lại. So với các ngành nghề khác thì ngành này đang đứng trong top đầu về mức lương. Chỉ với lý do này mà ngành này ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của người học. Còn bạn thì sao? Thông qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn có cái nhìn toàn diện hơn về ngành này và đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-te-van-tai", "rid": "7840104", "major": "Kinh tế vận tải", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kinh tế vận tải (KTVT) là ngành có vai trò nghiên cứu hoạt động sản xuất giao thông vận tải. Đồng thời ngành này cũng tập trung nghiên cứu về phương pháp tối ưu cho vấn đề đầu tư, khai thác và quản lý nhằm đưa ra những giải pháp tối đa công suất và chức năng của đội vận tải, lập ra những kế hoạch kinh doanh hiệu quả.\n\n\n\n\nChương trình đào tạo chuyên ngành KTVT được xây dựng và triển khai nhằm đào tạo kỹ sư ngành có kiến thức về lĩnh vực này, bao gồm hàng hóa, địa lý vận tải, thiết bị xếp dỡ, lý thuyết tàu và kiến thức chuyên sâu về kinh tế vận tải, quản lý khai thác, nghiệp vụ ngoại thương, giao nhận vận tải,…\n\n\nNgoài ra, ngành học còn hướng tới đào tạo sinh viên có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực vận tải. Có khả năng vận dụng các kiến thức để tham gia quản lý, điều hành, thực hành nghiệp vụ chuyên môn và xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển doanh nghiệp theo từng thời kỳ.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nDưới đây là danh sách các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành KTVT. Cụ thể là:\n\n\n\nKhối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học\nKhối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh\nKhối D90: Toán học, KHTN, Tiếng Anh\nKhối C01: Ngữ văn, Toán học, Vật lý\nKhối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh\nKhối D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn của ngành là một vấn đề nóng, được tìm kiếm nhiều nhất trong mùa tuyển sinh. Điểm chuẩn góp một phần vào việc quyết định chọn khối thi và ngành học. Với ngành KTVT, trong năm 2020, điểm chuẩn rơi vào khoảng từ 14,5 đến 25,7 điểm, tùy vào từng cơ sở giáo dục.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrên cả nước hiện nay chỉ có một số trường đại học đào tạo ngành học này. Đó là các trường:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Giao thông Vận tải\nĐại học Hàng hải Việt Nam\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Giao thông vận tải – Cơ sở 2 tại TP.HCM\nĐại học Giao thông Vận tải TP.HCM\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nTrong bất cứ ngành nghề nào, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của mỗi cá nhân là điều vô cùng quan trọng. Dù bạn đang theo đuổi ngành nghề nào, muốn gắn bó lâu dài và thành công hơn trong ngành đó thì cũng cần phải đảm bảo những đức tính này, ngành KTVT cũng vậy. Ngoài ra để tiến xa hơn trong ngành này, bạn cần phải có những phẩm chất sau đây:\n\n\n\n\n\nCó năng lực chuyên môn sâu.\nCó tinh thần làm việc, đam mê và lòng yêu nghề.\nTính chuẩn xác trong công việc.\nSự trung thực, thật thà.\nCó sức khỏe tốt để làm việc lâu dài.\nCó kỹ năng giao tiếp tốt.\nTrình độ ngoại ngữ giỏi là một ưu tiên.\nCó kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.\nKỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh nhanh chóng, gọn gàng.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\nSinh viên ngành học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí tại các doanh nghiệp vận tải. Cụ thể đó là:\n\n\n\n\n\nGiao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và các lĩnh vực có liên quan đến kinh tế và ngoại thương, kế toán.\nQuản lý điều hành sản xuất.\nThẩm định các dự án đầu tư.\nGiám sát và nghiệm thu công trình xây dựng về mặt tài chính, định mức tổ chức lao động.\nCác lĩnh vực có liên quan đến công tác quản lý kinh tế và đối ngoại.\nTham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học cao đẳng liên quan.\n\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐây là một ngành học khá hấp dẫn, ngoài những kiến thức và tính chất công việc mới mẻ, năng động thì ngành còn mang lại mức lương ổn định cho những ai làm việc trong ngành. Mức lương cho sinh viên ngành KTVT mới ra trường thường từ 5 – 8 triệu đồng/tháng. Còn đối với những người có nhiều kinh nghiệm và năng lực thì có thể nhận được mức lương trên 10 triệu đồng. Với các vị trí quản lý tại các doanh nghiệp thì mức lương họ có thể nhận được khoảng từ trên 20 triệu/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành KTVT không chỉ đào tạo ra các nhà kinh tế, họ còn là nhà khoa học, những người làm công nghệ. Đây là ngành vừa khai thác vừa sử dụng, quản lý ngành vận tải nên nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành này còn hiếm. Vì vậy, ngành này được đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai với cơ hội việc làm đa dạng. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành KTVT và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-khoa-hoc-hang-hai", "rid": "7840106", "major": "Khoa học hàng hải", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Khoa học hàng hải là ngành học học thuật liên ngành nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau liên quan đến hàng hải dựa trên khoa học và kỹ thuật bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận khoa học khác nhau phối hợp với khoa học xã hội. Ngành này tập trung đào tạo những sinh viên trở thành các sỹ quan hàng hải trong tương lai, làm việc trên các tàu biển hành trình khắp thế giới hoặc trên các tàu dịch vụ phục vụ công trình dầu khí, nghiên cứu biển, quốc phòng. Ngành KHHH cũng đào tạo các bậc học sau đại học, giúp học viên trở thành những nhà quản lý hàng hải, nghiên cứu, giảng dạy có chuyên môn sâu rộng.\n\n\n\n\nNgành Khoa học hàng hải hướng tới đào tạo sinh viên có chuyên môn vững vàng, phương pháp làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng thực hành tốt, khả năng thích ứng cao, làm việc tốt trong môi trường mang tính chuẩn quốc tế.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nViệc lựa chọn khối thi phù hợp với trình độ học tập của mình quả là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi sĩ tử. Bạn có thể lựa chọn một số tổ hợp dưới đây đối với chuyên ngành này:\n\n\n\nKhối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học\nKhối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối D90: Toán học, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh\nKhối C01: Ngữ văn, Toán học, Vật lý\nKhối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh\nKhối D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTrong những năm gần đây, điểm chuẩn ngành của các trường đại học nằm ở mức trung bình, dao động trong khoảng 14 đến 20 điểm, theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT quốc gia.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTrên cả nước hiện nay chỉ có 2 trường đại học đào tạo ngành đó là:\n\n\n\nĐại học Nha Trang\nĐại học Giao thông Vận tải TP.HCM\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nChuyên ngành Điều khiển tàu biển\n\n\nChuyên ngành này cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ sở ngành hàng hải, bao gồm hệ thống trang thiết bị trên tàu biển, kết cấu tàu biển và kiến thức chuyên ngành bao gồm kỹ thuật dẫn tàu, xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa, kiểm soát hoạt động tàu, các kỹ năng để hình thành ý tưởng, xây dựng, vận hành và đánh giá các quy trình khai thác tàu biển.\n\n\nChuyên ngành Vận hành khai thác máy tàu thủy\n\n\nChuyên ngành Khai thác máy trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp khai thác, vận hành trang thiết bị hệ thống động lực, kỹ năng bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, máy móc trên tàu, kỹ năng về quản lý an toàn, an ninh hàng hải và quản trị tàu.\n\n\n\n\nChuyên ngành Công nghệ máy tàu thủy\n\n\nChuyên ngành chuyên đào tạo về thiết kế kỹ thuật, thi công quy trình lắp ráp và sửa chữa, kiểm định và giám định các trang thiết bị của hệ thống năng lượng tàu thủy.\n\n\nChuyên ngành Quản lý hàng hải\n\n\nChuyên ngành Quản lý hàng hải đào tạo cử nhân có năng lực chuyên môn để giải quyết những vấn đề liên quan đến xây dựng, thực hiện và đánh giá các quy trình quản lý hàng hải về cảng biển, an toàn hàng hải, khai thác cảng biển, khai thác vận tải biển, quản lý kho vận bến bãi.\n\n\nChuyên ngành Điện tàu thủy\n\n\nChuyên ngành này đào tạo các kiến thức về tàu biển và các hệ thống điện tàu thủy liên quan. Sinh viên sẽ có năng lực thiết kế kỹ thuật, thi công, lắp ráp và sửa chữa, kiểm định và giám định các trang thiết bị điện của hệ thống tàu thủy vận tải hàng khô, hàng lỏng, khí hóa lỏng.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nBạn cần có những tố chất sau để họ tốt và thành công trong ngành Khoa học hàng hải:\n\n\n\nCó sức khỏe, khả năng chịu đựng vất vả (sóng gió, nắng), cường độ lao động cao, không ngại khó khăn.\nCó khả năng tự học, đọc hiểu tài liệu kỹ thuật, sách vở.\nCó tinh thần làm việc tốt, ham học hỏi, ham làm.\nCó lòng yêu nghề, đam mê và gắn bó lâu dài với nghề nghiệp.\nBiết phối hợp làm việc nhóm, có kỹ năng mềm, biết tổ chức, quản lý và làm việc khoa học, hiệu quả.\nKhả năng giao tiếp tốt.\nHọc tập và rèn luyện trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) để giao tiếp tốt và sử dụng như ngôn ngữ chính thức trong công việc.\nKhả năng tin học tốt.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành này thực sự rất rộng mở. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí tại các cơ quan khác nhau như:\n\n\n\n\n\nGiảng dạy ở trường đại học có đào tạo ngành hàng hải.\nĐi tàu (điều khiển, vận hành khai thác tàu biển).\nQuản lý kỹ thuật, an toàn, pháp chế tại công ty vận tải biển, quản lý tàu biển.\nChuyên viên kỹ thuật tại công ty đảm bảo an toàn hàng hải.\nĐăng kiểm viên tại các tổ chức đăng kiểm hàng hải.\nChuyên viên bảo hiểm, giám định bồi thường tại các công ty bảo hiểm hàng hải.\nGiám định viên tại các công ty giám định hàng hải, xăng dầu.\nKỹ thuật viên tại các công ty dịch vụ hàng hải, sửa chữa tàu, cung ứng vật tư, thiết bị hàng hải.\nChuyên viên kỹ thuật, vận hành điều khiển máy móc, thiết bị, hệ thống tại nhà máy lọc hóa dầu, kho xăng dầu, nhà máy sản xuất, khu công nghiệp…\nChuyên viên kỹ thuật, điều hành sản xuất tại các nhà máy đóng, sửa chữa tàu biển.\nChuyên gia tư vấn về các lĩnh vực liên quan đến hàng hải.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nCũng giống như những ngành nghề khác thì thu nhập ngành KHHH phụ thuộc nhiều vào thâm niên làm việc và năng lực của bạn. Đối với những sinh viên mới tốt nghiệp bạn sẽ nhận được mức lương trong khoảng từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Còn nếu bạn có kinh nghiệm làm việc từ 3 năm, mức thu nhập sẽ từ 15 – 20 triệu/tháng. Sau 5 năm làm việc, mức lương bình quân sẽ dao động từ 25 – 40 triệu/tháng.\n\n\n", "mục tiêu khi đào tạo sinh viên ngành": "\n\n\nĐảm bảo sau khi ra trường, các bạn nhận thức được về lý luận chính trị, quân sự. Hơn nữa, hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học nhằm tiếp cận các vấn đề chuyên môn. Từ đó áp dụng các kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn\nVận dụng được các kiến thức căn bản ngành về Hàng hải, Luật vận tải, khoa học quản lý để có thể học tốt hơn những kiến thức chuyên môn của ngành\nBên cạnh kiến thức về ngành, các bạn còn được trang bị rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo và phản biện. Mục đích để có thể giao tiếp, đàm phán tốt. Hơn hết là trau dồi về ngoại ngữ, tin học để tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn.\nCuối cùng, có lập trường vững chắc về lợi ích của tập thể, nghiêm túc và có trách nghiệm trong công việc được giao phó.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgày nay, ngành Khoa học hàng hải đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế. Do đó, ngành KHHH đang được đánh giá là ngành học có tiềm năng phát triển rất lớn với cơ hội việc làm rộng mở. Đây cũng là ngành hứa hẹn sẽ mở ra cho các bạn trẻ một tương lai tươi sáng hơn. Vì vậy, hãy lựa chọn nếu bạn thấy phù hợp với sở trường, nguyện vọng bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-tai-nguyen-va-moi-truong", "rid": "7850101", "major": "Quản lý tài nguyên và môi trường", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nĐây là ngành học đào tạo sinh viên với những kiến thức cơ bản về quản lý các loại TN&MT. Từ đó, giúp cho sinh viên có đủ phẩm chất và kỹ năng chuyên môn để sống và làm việc trong ngành, quản lý được tình hình TN&MT tại khu vực mình làm, có kiến thức cơ bản về sinh học, khoa học tự nhiên và xã hội để giải quyết các vấn đề chung trong lĩnh vực này.\n\n\n\n\nSinh viên theo học ngành QLTN&MT sẽ được trang bị kiến thức nền tảng, áp dụng kiến thức các môn như toán, khoa học tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn. Bên cạnh đó, sinh viên còn có khả năng phân tích ảnh hưởng của chính sách, pháp luật trong công tác QLTN&MT. Ngoài ra sinh viên còn có thể đánh giá công tác quản lý để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng nguồn tài nguyên và môi trường đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững của Việt Nam và toàn cầu.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể xét tuyển vào ngành học này, thí sinh có thể tham khảo các tổ hợp xét tuyển sau đây:\n\n\n\nA00: Toán, Vật lý, Hóa học\nB00: Toán, Hóa học, Sinh học\nC01: Ngữ văn, Toán, Vật lý\nC02: Ngữ văn, Toán, Hóa học\nD07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh\nD08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh\nA01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh\nD12: Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh\nD90: Toán, KHTN, Tiếng Anh\nD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nC14: Ngữ văn, Toán, GDCD\nD14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh\nD15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh\nD84: Toán, GDCD, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành QLTN&MT trong năm 2020 có nhiều sự thay đổi so với những năm về trước, ngành học này có mức điểm chuẩn từ 13 đến 20,5 điểm.\n\n\n", "các trường đào tạo ngành": "\n\nChắc hẳn đây là chuyên mục khiến nhiều thí sinh quan tâm nhất. Theo thông tin tìm hiểu, ở nước ta hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành học này. Danh sách các trường như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Tài nguyên và Môi trường\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nĐại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội\nPhân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai\nĐại học Hạ Long\nĐại học Nông lâm Bắc Giang\nĐại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Duy Tân\nĐại học Nông lâm TP. HCM – Phân hiệu tại Gia Lai\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\nĐại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Vinh\nĐại học Quảng Bình\nĐại học Quy Nhơn\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Hoa Sen\nĐại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM\nĐại học Công nghiệp TP.HCM\nĐại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Cần Thơ\nĐại học An Giang\nĐại học Tây Đô\nĐại học Nguyễn Tất Thành\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể theo học ngành QLTN&MT, ngoài những kiến thức đã học, bạn cần chuẩn bị cho mình rất nhiều kĩ năng. Cụ thể như:\n\n\n\n\n\nLập trường, tư tưởng chính trị vững vàng\nÝ thức tổ chức kỷ luật, chịu được áp lực công việc cao\nNăng động, tự tin, sáng tạo\nCó sức khỏe tốt\nCó kỹ năng chuyên môn và chuyên nghiệp\nTrung thực, chủ động\nCó trách nhiệm cao với công việc\nThái độ giao tiếp lịch sự\nÝ thức xây dựng môi trường làm việc thân thiện\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nĐây là câu hỏi mà nhiều thí sinh thắc mắc. Cụ thể, các thí sinh cần học tốt các môn toán, lý, hóa, sinh để phục vụ cho việc học tập được tốt hơn. Do vậy, thí sinh phải nắm vững các kiến thức phổ thông về các môn trên để có thể thích ứng với chương trình đào tạo của ngành.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nNgành QLTN&MT hiện đang là ngành học vô cùng hấp dẫn và có cơ hội việc làm rất đa dạng. Bạn có thể tham khảo và đảm nhận các công việc như sau:\n\n\n\nKỹ sư công nghệ môi trường\nKỹ sư kỹ thuật môi trường\nKỹ sư quản lý môi trường\nKỹ sư quản lý tài nguyên rừng\nKỹ sư quản lý môi trường và du lịch sinh thái\nKỹ sư khoa học môi trường\n\n\n\n\n\nVới các công việc trên bạn có thể công tác tại một số đơn vị bao gồm:\n\n\n\nLàm việc tại các cơ quan nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường\nLàm việc tại các tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ và phi chính phủ\nLàm việc tại các đơn vị tư vấn hoạt động trong lĩnh vực khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường.\nNghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai các đề tài nghiên cứu vào trong thực tiễn thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường…\nGiảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành này.\n\n\n\n", "mức lương của ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của nhân viên, cán bộ hoạt động trong ngành được đánh giá là khá ổn định, làm việc trong ngành này bạn sẽ nhận được trong khoảng từ 7 triệu đồng trở lên đối với sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Đối với những người có kinh nghiệm lâu năm thì mức thu nhập sẽ cao hơn.\n\n\n", "sinh viên ngành được kiến thức nào?": "\n\nKhi theo học ngành quản lý tài nguyên và môi trường, các bạn sinh viên được đào tạo từ căn bản đến chuyên sâu ngành. Trước hết là phải hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, năng lượng, đất, nước, không khí, rừng, đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, là phải nắm rõ sự tác động của con người đến môi trường như thế nào. Vì là ngành thiên hướng về mặt ‘quản lý’ nên sinh viên còn được làm quen với thao tác hệ thống máy tính kết nối với nguồn dữ liệu. Từ đó các bạn sẽ biết được cách thu thập thông tin, xử lý dữ liệu đánh giá môi trường dựa vào vị trí và thuộc tính, hiển thị dữ liệu thông tin địa lý cần phục vụ cho phân tích quản lý môi trường,…\nKhi đã nắm kỹ các nội dung trên, sinh viên tiếp tục được đào tạo về cách quản lý ô nhiễm môi trường, hoạch định chính sách và luật tài nguyên môi trường, đánh giá,…Đặc biệt, ngành này rất đề cao phương châm học đi đôi với hành. Do đó, tại các cơ sở đào tạo, trường đại học thường dành đến 40% chương trình đào tạo cho việc thực hành.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành QLTN&MT đang cần có nguồn nhân lực dồi dào đầy đủ kinh nghiệm, năng lực chuyên môn. Khi theo học ngành này, cơ hội việc làm sẽ rộng mở cho tất cả các sinh viên sau khi ra trường. Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin quan trọng về ngành quản lý tài nguyên và môi trường. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chọn ngành nghề, trường học, khối thi và các thông tin khác liên quan đến ngành nghề bạn yêu thích."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-kinh-te-tai-nguyen-thien-nhien", "rid": "7850102", "major": "Kinh tế tài nguyên thiên nhiên", "payload": {"ngành là học gì?": "\n\nNgành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên (tiếng Anh: Environmental and Resource Economics) là một ngành khoa học nghiên cứu sự tương tác giữa hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường; nghiên cứu cách thức khai thác, sử dụng tối ưu, bền vững nguồn TNTN và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường từ các hoạt động kinh tế.\n\n\n\n\nĐến với ngành KTTNTN, sinh viên sẽ có khả năng phân tích kinh tế các giá trị tài nguyên thiên nhiên, các dự án về tài nguyên và môi trường, các chính sách môi trường và quản lý tài nguyên các cấp, các chính sách thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó sinh viên còn được phát triển những kỹ năng cần thiết để tiếp tục tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành và nâng cao khả năng thích nghi với sự thay đổi liên tục của môi trường làm việc.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác trường đào tạo ngành KTTNTN thường xét tuyển những khối thi sau đây:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật lý, Hóa học\nKhối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối B00: Toán, Hóa học, Sinh học\nKhối C00: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý\nKhối C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học\nKhối C07: Vật Lý, Ngữ văn, Lịch sử\nKhối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh\nKhối D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành này trong năm 2020 khoảng từ 15 đến 21,5 điểm. Các cơ sở đào tạo sẽ đưa ra mức điểm chuẩn trúng tuyển khác nhau và sẽ có sự thay đổi theo từng năm học.\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, trên cả nước có một số trường đại học đào tạo ngành KTTNTN như sau:\n\n\n\nĐại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nĐại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM\nĐại học Cần Thơ\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\n\n\nNếu bạn muốn học tập và gắn bó công tác lâu dài trong ngành, bạn sẽ cần có những phẩm chất sau đây:\n\n\n\nCó đạo đức và nhân phẩm tốt\n\n\n\nCông nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam khiến cho chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào tài nguyên sẵn có. Từ đó dẫn đến nhiều cá nhân và doanh nghiệp vì lợi ích kinh tế mà không màng đến những tác động xấu mà mình gây ra cho môi trường. Do đó, người làm trong ngành KTTNTN cần có đạo đức và nhân phẩm tốt để có cái nhìn đúng đắn, khách quan trước những hành vi sai trái.\n\n\n\nCó đam mê với nghề \n\n\n\nSự đam mê và nhiệt huyết với nghề chính là điều các bạn cần tới trong lĩnh vực này. Bởi nếu bạn không có niềm đam mê làm động lực thì việc bỏ dở giữa chừng là không thể tránh khỏi trước những áp lực và khó khăn do tính chất đặc thù của công việc thuộc ngành này.\n\n\n\nCó sức khỏe tốt để làm việc lâu dài\n\n\n\nSức khỏe và tri thức chính là hai tài sản quý giá nhất của con người. Nếu bạn đã nắm vững các kiến thức chuyên môn nhưng lại thiếu đi sức khỏe để có thể cống hiến những giá trị và làm việc lâu dài trong ngành thì sẽ là một điều vô cùng đáng tiếc. Hãy bắt đầu rèn luyện cho mình một sức khỏe tốt để có thể theo đuổi công việc mơ ước của mình tại ngành KTTNTN bạn nhé.\n\n\n", "học cần giỏi những môn gì?": "\n\nNhư các ngành thuộc nhóm kinh tế thì môn Toán chính là một trong những môn tiêu biểu giúp bạn nâng cao khả xét tuyển vào ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó trong quá trình học tập, việc nắm vững kiến thức môn Toán còn giúp bạn hoàn thành tốt các học phần trên lớp. Ngoài ra, khoa KTTNTN của một số cơ sở đào tạo cũng xét tuyển khối C, tạo điều kiện cho các bạn không có sở trường về môn Toán. \n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nMột số vị trí công việc chuyên ngành mà sinh viên tốt nghiệp có thể thử sức đó là:\n\n\n\n\n\nChuyên gia phân tích và xây dựng các chính sách quản lý kinh tế, tài nguyên môi trường tại các cơ quan nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên\nChuyên viên, cán bộ ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, ban quản lý vườn quốc gia, quản lý di sản thiên nhiên, quản lý các dự án tài nguyên và môi trường\nChuyên viên quản lý tại các bộ phận kinh tế, kế hoạch, thị trường tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan tới tài nguyên môi trường\nCán bộ quản lý dự án tại các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế nhằm thực hiện các dự án bảo tồn tài nguyên và sử dụng bền vững tài nguyên, thiên nhiên môi trường\nGiảng viên nghiên cứu và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu kinh tế và quản lý tài nguyên môi trường\nChuyên viên định giá tại ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan tới hàng hóa tài nguyên thiên nhiên và môi trường\n\n\n\n", "mức lương của người làm là bao nhiêu?": "\n\nNhìn chung mức lương trong ngành KTTNTN đối với những sinh viên mới ra trường sẽ dao động trong khoảng từ 5 – 7 triệu mỗi tháng. Đối với những người đã có từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm, thu nhập nhận được sẽ là 7 – 10 triệu/tháng. Và trên 13 triệu/tháng đối với những người có từ 4 đến 5 năm kinh nghiệm làm việc.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là một trong những ngành được được đánh giá cao bởi ý nghĩa và giá trị mà nó mang lại. Bởi lẽ hiện nay tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng bị khai thác quá mức và môi trường ngày càng bị ô nhiễm do các lợi ích kinh tế. Ngành KTTNTN không chỉ được chú trọng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội mà còn là công cụ đào tạo ra nhân lực chất lượng có thể sử dụng tối ưu và bền vững tài nguyên thiên nhiên môi trường."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-dat-dai", "rid": "7850103", "major": "Quản lý đất đai", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Quản lý đất đai (QLĐĐ) có tên tiếng Anh là Land Management. Đây là ngành đào tạo về công tác quản lý đất đai, lập hồ sơ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Mục tiêu của ngành này là đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất đạo đức, văn hóa, năng lực chuyên môn để có thể quản lý được đất đai.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ nắm được những kiến thức chuyên môn về công nghệ địa chính, các nguyên tắc, quy trình, kế hoạch sử dụng đất cũng như các chính sách của nhà nước liên quan đến đất đai. Từ đó đảm bảo thực hiện đúng quy trình, thủ tục đăng ký đất đai, lập, cập nhật, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai các cấp, lập các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCác sĩ tử tham gia thi THPTQG có thể xét tuyển vào ngành QLĐĐ bằng các khối thi cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Lý, Hóa\nKhối A01: Toán, Lý, Anh\nKhối A02: Toán, Lý, Sinh \nKhối A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Văn\nKhối B00: Toán, Hóa, Sinh\nKhối B03: Toán, Sinh, Văn\nKhối B05: Toán, Sinh, Khoa học xã hội\nKhối B08: Toán, Sinh, Anh\nKhối C00: Văn, Sử, Địa\nKhối C01: Văn, Toán, Lý\nKhối C03: Văn, Toán, Sử\nKhối C04: Văn, Toán, Địa\nKhối C08: Văn, Hóa, Sinh\nKhối D01: Toán, Văn, Anh\nKhối D07: Toán, Hóa, Anh\nKhối D10: Toán, Địa, Hóa\nKhối D96: Toán, Khoa học xã hội, Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành này nằm trong khoảng từ 13 đến 20,5 điểm. Mặc dù trong những năm gần đây điểm chuẩn ngành QLĐĐ có khá nhiều sự thay đổi. Nhưng những thay đổi này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh tuyển sinh của từng năm học và từng trường. \n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, có nhiều trường đại học đào tạo ngành QLĐĐ trên cả 3 khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thí sinh có thể chọn trường và phù hợp với khu vực mình sinh sống. Cụ thể các trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nĐại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội\nHọc viện Nông nghiệp Việt Nam\nĐại học Kinh tế Quốc dân\nĐại học Mỏ – Địa chất Hà Nội\nĐại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội\nĐại học Nông lâm Bắc Giang\nĐại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Thành Tây\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nĐại học Nông lâm – Đại học Huế\nĐại học Nông lâm TP. HCM – Phân hiệu tại Gia Lai\nĐại học Quy Nhơn\nĐại học Kinh Tế Nghệ An\nĐại học Vinh\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học Nông lâm TP.HCM\nĐại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM\nĐại học Thủ Dầu Một\nĐại học Cần Thơ\nĐại học Đồng Tháp\nĐại học Tây Đô\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nMặc dù hiện nay thị trường lao động đang tạo cơ hội việc làm cho sinh viên đến từ ngành này. Tuy nhiên như bao nghề khác, ngành này đòi hỏi một số tố chất quan trọng bạn cần có như sau:\n\n\n\n\n\nCó kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt\n\n\n\nNhiều người lầm tưởng rằng những công việc thuộc ngành QLĐĐ là những công việc liên quan đến giấy tờ và đòi hỏi bạn phải ở yên trong văn phòng cả ngày. Tuy nhiên sự thật là để trở thành một cán bộ giỏi đòi hỏi bạn phải có khả năng truyền đạt cũng như lắng nghe và chia sẻ với người dân.\n\n\n\nKỹ năng giải quyết vấn đề\n\n\n\nNếu bạn đang sở hữu khả năng giải quyết vấn đề một cách khéo léo và tinh tế thì chắc chắn bạn đang sở hữu một trong những tố chất quan trọng để thành công trong ngành nghề này. Bởi việc trau dồi và rèn luyện kỹ năng này sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết các vấn đề một cách chính xác và làm hài lòng người dân trong quá trình trao đổi và làm việc.\n\n\n\nKiên nhẫn và nhẫn nại\n\n\n\nỞ bất kỳ ngành nghề nào thì đây cũng là yếu tố vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân. Tương tự như những ngành nghề khác, ngành này cũng khiến cho nhiều sinh viên mới ra trường cảm thấy áp lực và gò bó bởi những quy trình, những nguyên tắc và chính sách,… Tuy nhiên, với một tinh thần thép, sự kiên trì và không từ bỏ trước khó khăn thì tin chắc rằng những quả ngọt mà bạn gặt hái được ở ngành này sẽ vô cùng ngọt ngào. \n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nMột trong những câu hỏi gây trăn trở cho rất nhiều tử sĩ yêu thích ngành QLĐĐ khi đứng trước kỳ thi đại học đó là họ không biết với ngành này mình phải tập trung vào môn học nào. Có thể nói ngành Quản lý đất đai không hề đòi hỏi sinh viên đầu vào về khối thi vì có rất nhiều trường xét tuyển học sinh từ các khối A,B,C và cả D. Điều này khiến cho việc lựa chọn khối xét tuyển vào ngành trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn cho học sinh sinh viên.\n\n\n", "cơ hội việc làm nào cho ngành ?": "\n\nSau đây là một số vị trí hấp dẫn cho những sinh viên thuộc ngành Quản lý đất đai có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp:\n\n\n\n\n\nCán bộ tại Bộ tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp thành phố, Văn phòng đăng ký đất đai các cấp, cán bộ địa chính cấp phường\nCán bộ công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành học Quản lý đất đai…\nCán bộ tại các cơ quan chuyên ngành: cục quản lý đất đai, trung tâm phát triển quỹ đất, viện nghiên cứu địa chính…\nNhân viên tại các công ty bất động sản, môi giới, định giá\nNhân viên tại công ty bản đồ, trắc địa, quy hoạch\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành Quản lý đất đai là ngành học có được nhiều chỗ đứng trong xã hội. Khi tốt nghiệp ngành này, nhìn chung với một sinh viên mới ra trường, bạn có thể nhận mức lương từ 5 – 7 triệu. Ngoài ra, tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc của bản thân và căn cứ vào trách nhiệm, sự hoạt động trong từng vị trí mà các doanh nghiệp sẽ đưa ra những mức lương khác nhau hoặc tăng lương qua các thời kỳ.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTình trạng các hoạt động mua bán ngày càng xảy ra thường xuyên trong đời sống hàng ngày của người dân đã dẫn đến phát sinh nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này. Hiện nay, nhiều trường đang chú trọng đẩy mạnh số lượng cũng như chất lượng của sinh viên Quản lý đất đai để có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như tạo ra những cán bộ tốt phục vụ xã hội."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-bao-ho-lao-dong", "rid": "7850201", "major": "Bảo hộ lao động", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Bảo hộ lao động là ngành đào tạo sinh viên trở thành những người bảo đảm, nâng cao mức độ an toàn cũng như bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc của họ dựa trên cách xác định nghĩa vụ, quyền và quan hệ lẫn nhau về bảo hộ lao động giữa người thuê lao động, người lao động và người được người lao động ủy quyền làm đại diện.\n\n\n\n\nTheo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng thực hành thực tế, lý thuyết cùng với những môn học chuyên ngành. Từ đó đảm bảo được an toàn lao động như Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng và vận chuyển, An toàn thiết bị chịu áp lực, Kỹ thuật an toàn, An toàn trong xây dựng, Kỹ thuật an toàn điện…\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể theo học ngành BHLĐ, các sĩ tử tham gia thi THPTQG có thể xét tuyển bằng các khối thi cụ thể như sau:\n\n\n\nA00: Toán, Lý, Hóa\nA01: Toán. Lý, Anh\nD01: Toán, Văn, Anh\nB00: Toán, Hóa, Sinh\nD08: Toán, Sinh, Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành tại các trường là bao nhiêu?": "\n\nChỉ có hai ngôi trường đào tạo chuyên ngành này cho nên cũng khá dễ dàng cho các tử sĩ biết được điểm chuẩn chính xác. Ở mỗi trường đều đưa ra mức điểm chuẩn riêng dựa vào nhu cầu tuyển sinh, yêu cầu đào tạo, chuẩn đầu ra như sau:\n\n\n\nĐại học Tôn Đức Thắng: Các môn thi sẽ được nhân hệ số 2 trong đó môn điều kiện là Hóa học. Mức điểm chuẩn là 23,50 điểm\nĐại học Công Đoàn: Điểm chuẩn sẽ xét theo kết quả thi Trung học Phổ thông Quốc gia từng năm với mức trung bình là 15 điểm.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nMặc dù hiện nay trên thị trường lao động đang khan hiếm nhân lực đến từ ngành này tuy nhiên không phải ai cũng có thể trụ lâu và đạt được nhiều thành công với nó. Sau đây là một số tố chất quan trọng bạn cần có để theo đuổi ngành nghề này.\n\n\n\nYêu nghề mà mình đã chọn\n\n\n\nĐây là tố chất vô cùng quan trọng. Bởi vì dù bạn có làm bất cứ công việc gì thì đam mê và nhiệt huyết của bạn chính là chìa khóa giúp bạn gặt hái thành công. Tương tự với kỹ sư Bảo hộ lao động, việc thiếu đi ngọn lửa nhiệt huyết sẽ khiến bạn nhanh chóng đầu hàng trước áp lực và căng thẳng trong nghề.\n\n\n\n\n\nBiết yêu thương và thông cảm với người khác\n\n\n\nNếu bạn là một người có trái tim nhân hậu, biết cảm thông và yêu thương con người thì bạn đang sở hữu một tố chất cực kỳ cần thiết để trở thành một kỹ sư Bảo hộ lao động.\n\n\n\nCó sức khỏe dẻo dai để phục vụ nghề nghiệp lâu dài\n\n\n\nNgành Bảo hộ lao động đòi hỏi bạn cần có một thể chất tốt vì bạn sẽ phải trải nghiệm thực tế môi trường làm việc của người lao động nhằm hình dung được những rủi ro và nguy hiểm trong công việc họ.\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nCó thể thấy dù là tất cả các tổ hợp môn xét tuyển nào cũng không thể thiếu sự xuất hiện của môn Toán. Do đó, để học tốt ngành này, bạn cần có kiến thức nền tảng vững chắc về môn Toán. Nó không chỉ giúp bạn xét tuyển thành công mà còn hỗ trợ bạn ở các môn học liên quan như môn Lý và môn Hóa. Ngoài ra, nếu bạn có dự định làm việc trong các môi trường đa quốc gia thì việc trau dồi và rèn luyện tiếng Anh ngay từ bây giờ sẽ nâng cao cơ hội xét tuyển ở khối D01 và mở ra các cơ hội làm việc mới.\n\n\n", "cơ hội việc làm nào cho ngành ?": "\n\nMột số vị trí hấp dẫn cho những sinh viên thuộc ngành học này có thể lựa chọn là:\n\n\n\n\n\nChuyên viên An toàn – Vệ sinh lao động\nCán bộ giảng dạy chuyên ngành liên quan \nNhân viên kiểm tra vấn đề về BHLĐ trong các công đoàn ở các công ty, xí nghiệp, nhà máy sản xuất\nNhân viên Thanh tra vấn đề an toàn lao động, làm việc trong cơ quan Nhà nước\nNhân viên trong các công ty chuyên hoạt động về lĩnh vực tư vấn và cung cấp cho các công ty khác những dịch vụ hệ thống quản lý đảm bảo đạt mức chuẩn của quốc tế quy định.\nKỹ sư BHLĐ làm việc trong những cơ quan quản lý thuộc Nhà nước, các viện nghiên cứu chuyên về lĩnh vực an toàn lao động.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nCăn cứ vào trách nhiệm, sự hoạt động trong từng vị trí mà các doanh nghiệp sẽ đưa ra những mức lương khác nhau. Nhưng nhìn chung thì thu nhập trung bình của sinh viên tốt nghiệp ngành này là 5-7 triệu đồng/tháng. Nếu có nhiều kỹ năng chuyên môn liên quan khác, bạn có thể làm việc cho công ty nước ngoài với mức lương cao hơn. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTình trạng khan hiếm nhân lực kỹ sư BHLĐ dẫn đến nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp tuy nhiên tình trạng này cũng đồng thời gây khó khăn trong việc cạnh tranh các vị trí hiếm hoi chỉ trong hai trường đại học trên toàn quốc. Nhưng nếu bạn thực sự yêu thương và quan tâm đến con người cũng như trang bị cho mình một tinh thần vượt khó thì tin chắc rằng bạn sẽ thật sự tỏa sáng với ngành học này. Bởi những giá trị nhân văn mà nó mang lại là không thể đong đếm."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-trinh-sat-an-ninh", "rid": "7860101", "major": "Trinh sát an ninh", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Trinh sát an ninh là một ngành chuyên đào tạo đội ngũ cán bộ công an có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; phương pháp tư duy khoa học; kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn; có sức khỏe tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngành có những tính chất riêng, đặc thù như tính bảo mật, phức tạp, tính chủ động, sáng tạo, tính tập trung, thống nhất, tính chất chính trị sâu sắc và rất nhạy cảm.\n\n\n\n\nTheo học ngành TSAN, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các vấn đề thực tiễn tổ chức, quản lý hoạt động trinh sát an ninh trên các lĩnh vực, địa bàn… cũng được đề cập tới trong chương trình học. Từ đó trong quá trình công tác sau này có thể đưa ra các đề xuất, kiến nghị về phương hướng, giải pháp và nghiên cứu phát triển lý luận hoạt động trinh sát.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNgành Trinh sát an ninh xét tuyển các tổ hợp sau:\n\n\n\nKhối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử\nKhối D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm chuẩn ngành khá cao, dao động từ 19,54 – 28,18 điểm. Cụ thể điểm trúng tuyển của ngành này là:\n\n\nHọc viện an ninh nhân dân\n\n\nĐối với thí sinh Nam:\n\n\n\nKhối A01: 21,54 điểm\nKhối C03: 20,66 điểm\nKhối D01: 21,78 điểm\n\n\n\nĐối với thí sinh Nữ:\n\n\n\nKhối A01: 27,7 điểm\nKhối C03: 28,1 điểm\nKhối D01: 28,18 điểm\n\n\n\nĐại học An ninh nhân dân\n\n\nĐối với thí sinh Nam:\n\n\n\nKhối A01: 19,54 điểm\nKhối C03: 20,06 điểm\nKhối D01: 21,54 điểm\n\n\n\nĐối với thí sinh Nữ:\n\n\n\nKhối A01: 25,29 điểm\nKhối C03: 26,6 điểm\nKhối D01: 25,21 điểm\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nỞ nước ta hiện nay có 2 cơ sở giáo dục tuyển sinh và đào tạo ngành học này. Cụ thể là:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nHọc viện An ninh nhân dân\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học An ninh nhân dân\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nSau khi theo học ngành Trinh sát an ninh, sinh viên sẽ được phân chia vào các chuyên ngành cụ thể tùy vào nguyện vọng của bản thân. Cụ thể 4 chuyên ngành là:\n\n\n\nTrinh sát phòng chống tội phạm kinh tế (cảnh sát kinh tế).\nTrinh sát phòng chống tội phạm về môi trường.\nTrinh sát phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội (cảnh sát hình sự).\nTrinh sát phòng chống tội phạm về ma túy.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nNgành Trinh sát an ninh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Những điều kiện tuyển sinh và môi trường học tập của ngành này được xem là khá khắt khe và nghiêm khắc. Do đó, những người có nguyện vọng muốn theo học và làm việc trong ngành này sẽ cần phải có được những phẩm chất như:\n\n\n\n\n\nCó niềm đam mê, tận tâm với ngành trinh sát.\nCó sự dũng cảm, gan dạ và dám đối mặt với mọi thử thách, nguy hiểm trong công việc.\nCó sơ yếu lý lịch trong sạch.\nCó lòng yêu nước, trung thành với Đảng và Nhà nước, lập trường tư tưởng vững vàng.\nCó phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao và tinh thần đoàn kết.\nThông minh, tư duy logic, nhanh nhạy trong mọi tình huống.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm cho sinh viên của ngành như thế nào?": "\n\nChắc hẳn, vấn đề việc làm luôn là mối quan tâm lớn của người học khi đưa ra quyết định ngành nghề tương lai cho bản thân. Người học luôn lo lắng liệu học ngành này ra mình sẽ làm gì? Liệu ngành này trong 5 năm hay 10 năm và trong tương lai có tiềm năng phát triển hay không? Tuy nhiên, khi lựa chọn theo đuổi ngành học này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp. Cụ thể những chiến sĩ trinh sát an ninh sẽ được phân công công việc cụ thể tại các đơn vị:\n\n\n\n\n\nTrinh sát đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm tại các Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm các tỉnh thành.\nTrinh sát phòng chống tội phạm về kinh tế làm việc tại Cục cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng.\nLàm việc tại Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường.\nLàm việc tại các phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội của tỉnh, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm…\nLàm việc tại các các cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu khoa học của ngành công an.\nCông an xã, quận, huyện, tại các địa phương.\nCông an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nNgành Trinh sát an ninh đào tạo ra những cán bộ, chiến sĩ công an, thuộc viên chức của Nhà nước. Vì thế mức thu nhập của ngành này cũng được hưởng theo biên chế. Cụ thể, mức lương trong ngành Công an sẽ áp dụng theo quy định của Nhà nước, phụ thuộc vào cấp bậc và hệ số của mỗi cán bộ. Mức lương được quy định căn cứ theo nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Trinh sát an ninh không những trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn mà còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tiễn đời sống. Người học có cơ hội học tập và làm việc trong môi trường công tác nghiêm túc, giúp rèn luyện được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, góp phần bảo vệ an ninh trật tự xã hội; từ đó làm cho đất nước ngày càng văn minh hơn. Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành TSAN, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về ngành này, từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-trinh-sat-canh-sat", "rid": "7860102", "major": "Trinh sát cảnh sát", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Trinh sát cảnh sát là một ngành thuộc lực lượng vũ trang. Trong đó, những chiến sĩ trinh sát có nhiệm vụ trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Ngoài ra, các cán bộ trinh sát cảnh sát còn có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và sự bình yên cho xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật.\n\n\n\n\nNhiệm vụ của các chiến sĩ cảnh sát nhân dân tốt nghiệp ngành trinh sát cảnh sát được quy định cụ thể như sau:\n\n\n\nThi hành án hình sự, tạm giữ tạm giam, bảo vệ và hỗ trợ tư pháp.\nPhát hiện nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật theo đúng quy định.\nQuản lý các thủ tục giấy tờ hành chính, an ninh trật tự, an toàn giao thông, tham gia cứu hộ cứu nạn theo đúng quy định của pháp luật.\nPhòng ngừa và phát hiện phòng chống đấu tranh tội phạm, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật về trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.\nThực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của cấp trên.\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNếu bạn có nguyện vọng được thi tuyển vào ngành Trinh sát cảnh sát, bạn có thể đăng ký tổ hợp xét tuyển trong số các khối thi sau:\n\n\n\nKhối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử\nKhối D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nMỗi năm, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào nhóm ngành Công an nói chung và ngành Trinh sát cảnh sát khá cao. Vì vậy, ngành này được đánh giá là một trong những nhóm ngành có điểm trúng tuyển cao, đặc biệt đối với thí sinh nữ. Năm 2020, điểm trúng tuyển vào ngành Trinh sát cảnh sát cụ thể như sau:\n\n\n\nĐối với nam: rơi vào khoảng từ 19 – 24 điểm\nĐối với nữ: dao động từ 27,16 – 27,73 điểm\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐây là ngành học có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực quan trọng cho công cuộc xây dựng đất nước, đảm bảo an ninh trật tự. Vì vậy chỉ có một số cơ sở mang tính đặc thù tuyển sinh đào tạo ngành này. Cụ thể là:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nHọc viện Cảnh sát nhân dân\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Cảnh sát nhân dân\n\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành là gì?": "\n\nKhi theo học ngành Trinh sát cảnh sát, bạn có thể được lựa chọn một trong những chuyên ngành sau:\n\n\n\nTrinh sát phòng, chống tội phạm trật tự xã hội\nTrinh sát phòng, chống tội phạm kinh tế\nTrinh sát phòng, chống tội phạm ma túy\nTrinh sát phòng, chống tội phạm môi trường\nTrinh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nNgành Trinh sát cảnh sát là ngành đòi hỏi khắt khe bởi nhiệm vụ hết sức quan trọng của nó. Vì vậy để có thể học tập và hoàn thành tốt nhiệm vụ, bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó phẩm chất đạo đức tốt\n\n\n\nMột người chiến sĩ công an nhân dân phải có 4 đức tính: Cần – kiệm – liêm – chính (cần cù, tiết kiệm, liêm khiết, chính trực). Là một người chăm chỉ, hoàn thành tốt nhiệm vụ; không hoang phí; trong sạch, không quan liêu, chống lại tham ô lãng phí; ngay thẳng, đứng đắn.\n\n\n\nTuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước\n\n\n\nLòng trung thành được thể hiện qua lập trường của những người cán bộ, qua công việc, chiến đấu, sự cố gắng không ngừng nghỉ, ý chí vươn lên, tư duy sáng tạo trong công tác chuyên môn.\n\n\n\nLuôn giúp đỡ, bảo vệ nhân dân\n\n\n\nMục đích của lực lượng công an nhân dân là vì dân phục vụ, không chỉ bảo vệ lợi ích nhân dân mà còn thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đoàn kết thương yêu nhau từ đó xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Công an với nhân dân.\n\n\n\nLuôn tận tụy với công việc\n\n\n\nMột khi đã nhận nhiệm vụ thì cần phải hoàn thành tốt, thể hiện tinh thần trách nhiệm và đạo đức cao cả của người chiến sĩ công an nhân dân; sự bền bỉ, sáng tạo, xây dựng vì mục đích của nhân dân.\n\n\n\nCó sự khôn khéo và cương quyết\n\n\n\nMột người chiến sĩ công an cần phải có bản lĩnh chiến đấu, ý chí kiên định, không bị lung lay trước những thủ đoạn của kẻ thù, trước khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nMột trong những lợi thế của sinh viên ngành Trinh sát cảnh sát là không phải chật vật tìm kiếm việc làm, không có nỗi lo thất nghiệp. Sinh viên sau khi ra trường sẽ đảm nhận các công việc như sau:\n\n\n\nPhòng chống tội phạm về ma túy làm việc tại Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm ở các tỉnh thành, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm…\nPhòng chống tội phạm về môi trường làm việc tại Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường.\nCảnh sát kinh tế công tác tại Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng.\nCảnh sát hình sự làm việc tại Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm ở các tỉnh thành, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm…\n\n\n\n\n\nNgoài ra, các chiến sĩ trinh sát sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại những cơ sở sau:\n\n\n\nPhòng hình sự Công an quận, tỉnh, huyện tại các địa phương.\nCục Khoa học chiến lược và lịch sử Bộ Công an.\nCục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.\nCục An ninh điều tra.\nCục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.\nCục CSĐTTP về ma túy.\nCục CSQL trại giam.\nCục CSĐTTP về tham nhũng kinh tế buôn lậu.\nViện khoa học hình sự.\n\n\n\n", "mức lương của người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo quy định của Nhà nước, mức lương sẽ được phân theo quân hàm, chức vụ như sau:\n\n\n\nMức lương căn cứ theo cấp bậc quân hàm sĩ quan công an.\nMức lương chuyên nghiệp chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.\nMức lương phụ cấp theo quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ thuộc bộ công an.\nMức lương phụ cấp chức vụ lãnh đạo công an nhân dân.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNếu bạn có đam mê trở thành một người chiến sĩ công an nhân dân, muốn đứng trong hàng ngũ của lực lượng vũ trang nhân dân, thì ngành học này là một lựa chọn hấp dẫn cho bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về ngành Trinh sát cảnh sát và giúp bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-trinh-sat-ky-thuat", "rid": "7860103", "major": "Trinh sát kỹ thuật", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành trinh sát kỹ thuật (Trinh sát công nghệ) có mã ngành là 7860103. Được xem là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ, phương pháp, thiết bị và kỹ thuật để thu thập, phân tích và xử lý thông tin. \n\n\nNgành học này cung cấp các giải pháp quan trọng và hỗ trợ ra quyết định trong các hoạt động quân sự, an ninh, tình báo, pháp luật.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể trở thành chuyên gia trinh sát kỹ thuật, thí sinh phải trúng tuyển vào đại học chính quy thông qua các tổ hợp xét tuyển như sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học\nKhối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử\nKhối D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Trinh sát kỹ thuật thường rơi vào khoảng 20 – 27 điểm. Tuy nhiên điểm chuẩn chính xác nhất sẽ phụ thuộc vào từng trường đại học và năm tuyển sinh. Ngoài ra, điểm trúng tuyển giữa nam và nữ cũng có sự khác biệt.\n\n\n\nĐối với nam: Rơi vào khoảng từ 19 – 24 điểm\nĐối với nữ: Dao động từ 27,16 – 27,73 điểm\n\n\n\nTrinh sát kỹ thuật là ngành học quan trọng và đặc thù liên quan đến công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đảm bảo an ninh trật tự. Do đó chỉ có một số cơ sở đặc thù do nhà nước xây dựng mới đào tạo ngành này. Cụ thể là:\n\n\n\nMiền Bắc: Học viện Cảnh sát nhân dân\nMiền Nam: Đại học cảnh sát nhân dân\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nNgành trinh sát kỹ thuật tuyển sinh rất nghiêm khắc bởi nhiệm vụ chấp hành hết sức quan trọng và khó khăn. Do đó thí sinh phải có đủ những tố chất sau mới có thể học tập và làm nhiệm vụ dễ dàng:\n\n\n\nCó phẩm chất đạo đức tốt, chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ; trong sạch, không quan liêu, tham nhũng; không phung phí; ngay thẳng và đứng đắn.\n\n\n\n\nTuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước; có ý chí vươn lên không ngừng, sáng tạo trong chuyên môn.\n\n\n\n\nLuôn giúp đỡ, bảo vệ nhân dân; thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân từ đó xây dựng mối quan hệ gắn bó, đoàn kết yêu thương nhau.\n\n\n\n\nLuôn tận tụy với công việc; hoàn thành tốt các nhiệm vụ; có tinh thần trách nhiệm cao cả.\n\n\n\n\nCó sự khôn khéo và cương quyết, không bị lung lay trước kẻ thù.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSinh viên học ngành trinh sát kỹ thuật sau khi ra trường không lo thất nghiệp. Bạn có thể đảm nhận các công việc như sau:\n\n\n\nPhòng chống tội phạm về ma túy làm việc tại Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm ở các tỉnh thành, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm…\nPhòng chống tội phạm về môi trường làm việc tại Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường.\nCảnh sát kinh tế công tác tại Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng.\nCảnh sát hình sự làm việc tại Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm ở các tỉnh thành, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm…\n\n\n\nNgoài ra, các chiến sĩ trinh sát sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại những cơ sở sau:\n\n\n\nPhòng hình sự Công an quận, tỉnh, huyện tại các địa phương.\nCục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.\nCục Khoa học chiến lược và lịch sử Bộ Công an.\nCục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.\nCục CSĐTTP về tham nhũng kinh tế buôn lậu.\nCục An ninh điều tra.\nCục CSĐTTP về ma túy.\nCục CSQL trại giam.\nViện khoa học hình sự.\n\n\n\nMức lương ngành Trinh sát công nghệ được xếp vào mức trung bình và cao khoảng 10 – 20 triệu đồng. Tuy nhiên cụ thể mức lương sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, quân hàm và chức vụ. \n\n\n", "kết luận": "\n\nNếu bạn có đam mê trở thành một người chiến sĩ công an nhân dân, muốn đứng trong hàng ngũ của lực lượng vũ trang nhân dân, thì ngành học này là một lựa chọn hấp dẫn cho bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về ngành Trinh sát cảnh sát và giúp bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-dieu-tra-hinh-su", "rid": "7860104", "major": "Điều tra hình sự", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Điều tra hình sự là một chuyên ngành có nhiệm vụ đào tạo ra các cán bộ công an có nghiệp vụ phá án, truy lùng tội phạm hình sự. Những người có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe dẻo dai, bền bỉ, có tư duy nhạy bén, logic để sẵn sàng chiến đấu và nhận nhiệm vụ.\n\n\n\n\nNhững vụ án hình sự là những vụ án mang tính chất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng như giết người, cưỡng bức, lừa đảo, những hành vi suy đồi đạo đức quy mô lớn. Do đó, những chiến sĩ hình sự luôn là những người đi đầu trong công tác phá án, đem lại cuộc sống ổn định, bình yên cho nhân dân. \n\n\nNhiệm vụ cụ thể của ngành Điều tra hình sự:\n\n\n\nThu thập và nắm rõ thông tin về tội phạm đồng thời thực hiện những nghiệp vụ theo đúng pháp luật.\nXác minh các đối tượng phạm tội bằng cách thu thập, tổng hợp đầy đủ các chứng cứ.\nTiến hành hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục giấy tờ vụ án theo quy định Pháp luật.\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nCụ thể các khối thi vào ngành này mà các sĩ tử có thể tham khảo bao gồm:\n\n\n\nKhối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử\nKhối D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm đầu vào của ngành dao động trong khoảng từ 23 – 26 điểm, tùy theo phương án tuyển sinh của từng trường và tùy theo từng tổ hợp môn xét tuyển. Các trường đào tạo ngành này thực hiện tuyển sinh theo hình thức xét điểm thi THPTQG và căn cứ vào những điều kiện riêng của ngành như đối tượng dự thi, sức khỏe…\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nCác bạn có nguyện vọng theo học ngành Điều tra hình sự thì có thể đăng ký xét tuyển vào các trường sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc viện Cảnh sát nhân dân\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nĐại học An ninh nhân dân\nĐại học Cảnh sát nhân dân\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐiều tra hình sự không phải là công việc đơn giản, dễ dàng. Bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nguy hiểm luôn rình rập. Vì vậy, để học tập và làm việc trong ngành Điều tra hình sự, bạn cần có những phẩm chất như sau:\n\n\n\n\n\nBản thân phải có lập trường, quan điểm và tư tưởng chính trị vững vàng, thực hiện các đường lối và nghị quyết của Đảng và Nhà nước; cần nắm rõ và chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.\nCó tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc chấp hành theo sự phân công, điều động của cấp trên. Hãy tập thói quen nghiêm túc và trách nhiệm, phân chia giờ làm việc phù hợp để đạt được hiệu quả trong công việc Điều tra hình sự tốt nhất.  \nCó tính trung thực và công bằng, giữ vững nguyên tắc và khách quan trong công việc. Công việc này vô cùng phức tạp, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Nếu như người điều tra mà không công bằng, khách quan thì chắc chắn không thể đưa kẻ phạm tội ra pháp luật, gây ảnh hưởng xấu tới nhiều người khác.\nKỹ càng, tỉ mỉ trong công việc, không được bỏ qua bất kỳ một chi tiết nào để có thể tìm ra kết quả sớm và chính xác nhất trong từng vụ án. \nTận tâm, tận tụy, một lòng phục vụ nhân dân, gương mẫu trong các công việc. Đấu tranh vì Đảng, vì cuộc sống yên bình và ổn định của nhân dân. Chấp nhận khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi ra trường, các chiến sĩ công an ngành điều tra hình sự có thể trực tiếp làm việc tại các đơn vị khác nhau hay các đơn vị trực thuộc Bộ Công an. Cụ thể là:\n\n\n\n\n\nCục Cảnh sát điều tra tội phạm về những đối tượng tham nhũng kinh tế buôn lậu.\nCục Cảnh sát điều tra tội phạm về chất kích thích ma túy.\nCục Cảnh sát quản lý hành chính về vấn đề an toàn trật tự xã hội.\nCục Cảnh sát quản lý giam giữ, tạm giam và thi hành án phạt hình sự tại cộng đồng.\nCục An ninh mạng và phòng chống đối tượng tội phạm sử dụng công nghệ cao.\nCục An ninh điều tra.\nCục Công tác Đảng/chính trị.\nCông an tại các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.\nCông an hình sự của quận/huyện/ thành phố trực thuộc tỉnh.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nNhững người công tác trong lĩnh vực này sẽ được hưởng mức lương theo quy định của Nhà nước. Mức lương được quy định căn cứ theo nghị định số 204/2004/NĐ – CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, viên chức, công chức và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, mức lương của công an, cảnh sát được đánh giá một cách khách quan thì không hề thấp bởi trọng trách của ngành hết sức quan trọng và nặng nề. Tùy vào hệ số, cấp bậc và điều kiện làm việc thì mức lương có sự khác nhau giữa những cán bộ công tác trong ngành.\n\n\n", "những khó khăn, thử thách của ngành": "\n\nNgành Điều tra hình sự luôn phải đối mặt với những thách thức, nguy hiểm trong suốt quá trình đấu tranh điều tra chuyên án. Đặc biệt là khi tham gia vào các chuyên án đấu tranh để phòng, chống tội phạm ma túy. Các đồng chí công an thuộc chuyên ngành Điều tra hình sự phải thường xuyên gặp khó khăn trong công tác thu thập chứng cứ. Trong hiện nay càng ngày càng xuất hiện nhiều loại tội phạm công nghệ, tinh vi chiếm chiếm đoạt tài sản thông qua điện thoại và tài khoản trên mạng xã hội.\n\n\nChúng ta có thể thấy được rằng ngành Điều tra hình sự là một ngành nghề phải đối mặt với nhiều sự khó khăn, nguy hiểm. Vì vậy luôn đòi hỏi các đồng chí công an phải thật đầu tư, phát triển năng lực tư duy nhạy bén, sắc sảo cũng như tư duy phản biện và có một sự suy đoán tốt để bắt kịp hành vi phạm pháp của tội phạm hình sự.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Điều tra hình sự là ngành có nhiều khó khăn và nguy hiểm, bởi tính chính xác và cả độ nhạy bén trong công việc. Chúng ta có thể thấy qua bộ truyện vô cùng nổi tiếng của Nhật Bản – Thám tử lừng danh Conan với những tình tiết phá án vô cùng đỉnh cao bởi tư duy logic, thông minh của nhân vật Conan. Công việc của các Cảnh sát hình sự cũng vậy, các chiến sĩ công an cũng cần chuẩn bị cho mình những yếu tố trên để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đem lại cuộc sống ổn định, bình yên cho nhân dân.\n\n\nChúc bạn có quyết định đúng đắn cho bản thân và có một kỳ thi THPTQG đầy ý nghĩa!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-cong-an-nhan-dan", "rid": "7860107", "major": "Kỹ thuật Công an nhân dân", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật Công an nhân dân (Mã ngành: 7860107). Ngành Kỹ thuật Công an nhân dân được đào tạo dựa trên mục đích duy trì trật tự an ninh xã hội quốc gia, trật tự an ninh công cộng cũng như bảo vệ quyền con người. \n\n\nNgành này tập trung sử dụng các kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, y học, quản lý…để tiến hành phòng ngừa, kiểm soát, xử lý các công nghệ phạm pháp và tội phạm.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể vào được ngành Kỹ thuật Công an nhân dân, thí sinh phải trúng tuyển vào đại học chính quy thông qua các tổ hợp xét tuyển như sau:\n\n\n\n\n\n\nKhối thi\n\n\nMôn thi\n\n\n\nA00\nToán học, Vật lý, Hóa học\n\n\nA01\nToán học, Vật lý, Tiếng Anh\n\n\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Kỹ thuật Công an nhân dân thường rơi vào khoảng 17 – 25 điểm. Tuy nhiên điểm chuẩn chính xác nhất sẽ phụ thuộc vào từng trường đại học và năm tuyển sinh. Ngoài ra, điểm trúng tuyển giữa nam và nữ cũng có sự khác biệt.\n\n\n\nĐối với nam: Rơi vào khoảng từ 17,5 – 20 điểm\nĐối với nữ: Dao động từ 21 – 25 điểm\n\n\n\nKỹ thuật Công an nhân dân là ngành học quan trọng và đặc thù liên quan đến công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đảm bảo an ninh trật tự. Do đó chỉ có một số cơ sở đặc thù do nhà nước xây dựng mới đào tạo ngành này. Cụ thể là: Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân \n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nNgành Kỹ thuật Công an nhân dân tuyển sinh rất nghiêm khắc bởi nhiệm vụ chấp hành hết sức quan trọng và khó khăn. Do đó thí sinh phải có đủ những tố chất sau mới có thể học tập và làm nhiệm vụ dễ dàng:\n\n\nCó sự nhiệt huyết và yêu thương con người\n\n\nĐối với một chiến sĩ công an, đây là phẩm chất bắt buộc cần phải có bởi nghề này mang đậm tính nhân văn, giữu gìn sự bình yên và hạnh phúc cho nhân dân.\n\n\nCó tính kỷ luật cao\n\n\nNgành Kỹ thuật Công an luôn đòi hỏi chúng ta phải có một tinh thần thép. Bởi nếu xảy ra một sơ hở nhỏ, thiếu tính kỷ luật thì sẽ dễ dàng dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó, một khi lựa chọn chuyên ngành này, bạn phải luôn đặt tính kỷ luật lên hàng đầu.\n\n\nCó tính sáng tạo, ứng dụng linh hoạt\n\n\nCó thể nói, Kỹ thuật Công an là một trong những chuyên ngành có tính ứng dụng thực tiễn vô cùng cao. Chính vì vậy, bạn cần phải biết cách ứng dụng những gì đã học vào thực tiễn cuộc sống, qua đó góp phần nâng cao hiệu suất công việc.\n\n\nCó tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc\n\n\nCông việc của những người chiến sĩ công an luôn gắn liền với lợi ích nhân dân. Bởi vậy mà tận tụy hết mình và có tinh thần trách nhiệm cao là đức tính quý báu của những người anh hùng dân tộc này.\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Công an, sinh viên có thể tham gia làm việc tại các cơ sở sau đây:\n\n\n\nCục khoa học chiến lược và lịch sử Bộ Công an.\nCục An ninh điều tra.\nCục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.\nViện khoa học hình sự.\nPhòng hình sự Công an quận, tỉnh, huyện tại các địa phương.\nPhòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Bộ Công an hoặc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương ngành Kỹ thuật Công an nhân dân được xếp vào mức trung bình và cao khoảng 10 – 20 triệu đồng. Tuy nhiên cụ thể mức lương sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, quân hàm và chức vụ.  \n\n\n", "kết luận": "\n\nNếu bạn có đam mê trở thành một người chiến sĩ công an nhân dân, muốn đứng trong hàng ngũ của lực lượng vũ trang nhân dân, thì ngành học này là một lựa chọn hấp dẫn cho bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về ngành Kỹ thuật Công an nhân dân và giúp bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-ky-thuat-hinh-su", "rid": "7860108", "major": "Kỹ thuật hình sự", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật hình sự (KTHS) được coi là ngành học kết hợp giữa khoa học và kỹ thuật công nghệ để phân tích những chứng cứ hiện trường vụ án giúp cơ quan an ninh trong quá trình điều tra phá án. Những người làm trong lĩnh vực này luôn có mặt tuyến đầu tại hiện trường để tìm kiếm, thu thập và vận dụng khoa học, khả năng phân tích, phán đoán sau đó giám định, khám nghiệm góp phần mở ra hướng điều tra đúng đắn.\n\n\n\n\nChức năng, nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh trong giám định tư pháp quy định tại Điều 10 Nghị định 85/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp. Cụ thể như sau:\n\n\n\nThực hiện giám định kỹ thuật hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp.\nNghiên cứu khoa học về chuyên ngành kỹ thuật hình sự.\nBáo cáo Công an tỉnh, Sở Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định kỹ thuật hình sự; báo cáo Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Tư pháp, Viện pháp y quốc gia về giám định pháp y tử thi theo định kỳ hàng năm; đồng thời gửi báo cáo về Viện khoa học hình sự.\nThực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể có khả năng trúng tuyển vào ngành học này, bạn cần hiểu rõ năng lực học tập của mình cũng như  bạn có xu hướng học tập tốt môn nào trong tổ hợp nào. Để từ đó đưa ra lựa chọn về khối thi phù hợp. Ngành KTHS xét tuyển các khối thi sau:\n\n\n\nKhối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử\nKhối D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành này là bao nhiêu?": "\n\nCác trường đào tạo ngành KTHS tuyển sinh theo hình thức xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia đối với các tổ hợp môn theo quy định, kèm theo những quy định về tiêu chí phụ của ngành. Cụ thể điểm trúng tuyển ngành này vào năm 2020 là:\n\n\nHọc viện cảnh sát nhân dân:\n\n\nĐối với thí sinh Nam:\n\n\n\nKhối A01: 23.09 điểm\nKhối C03: 18,88 điểm\nKhối D01: 19,61 điểm \n\n\n\nĐối với thí sinh Nữ:\n\n\n\nKhối A01: 27,16 điểm\nKhối C03: 27,73 điểm\nKhối D01: 27,36 điểm\n\n\n\nĐại học cảnh sát nhân dân:\n\n\nĐối với thí sinh Nam:\n\n\n\nKhối A01: 22,66 điểm\nKhối C03: 21,55 điểm\nKhối D01: 21,68 điểm\n\n\n\nĐối với thí sinh Nữ:\n\n\n\nKhối A01: 25,83 điểm\nKhối C03: 26,36 điểm\nKhối D01: 26,45 điểm\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nNếu có mong muốn theo học ngành Kỹ thuật hình sự, bạn có thể tham khảo 2 cơ sở đào tạo sau đây:\n\n\n\nHọc viện Cảnh sát nhân dân\nĐại học Cảnh sát nhân dân\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nNgành Kỹ thuật hình sự là một ngành học đặc thù trong lực lượng công an nhân dân. Ngành học này đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ và độ chính xác cao trong kết luận giám định để không bỏ sót tội phạm và hàm oan cho người vô tội. Chính vì thế, khi theo học ngành KTHS, bạn cần có những tố chất sau:\n\n\n\n\n\nCó sự nhiệt huyết và yêu thương con người\nCó tính kỷ luật cao\nCó tinh thần đoàn kết\nLà một người can đảm và chấp nhận khó khăn\nLà một người thông minh, nhanh nhạy, tư duy tốt, khôn khéo, có khả năng xử lý tình huống nhanh chóng\nNắm bắt được tâm lý tội phạm\nCó tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành Kỹ thuật hình sự xét tuyển các tổ hợp môn từ Khoa học tự nhiên cho tới Khoa học xã hội. Vì thế, để trả lời câu hỏi này thì còn phụ thuộc vào khối thi mà bạn đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn khối thi mà trong đó có môn là môn bạn có lực học tốt. Từ đó để học tập và ôn luyện kiến thức một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh kiến thức, bạn cần rèn luyện bản thân để vượt qua vòng loại hồ sơ và khám sức khỏe và những tiêu chí phụ khác của ngành này. Không những thế, bạn cần trang bị những kỹ năng mềm như sự linh hoạt, tư duy khôn khéo, sự kỹ càng để chuẩn bị thật tốt cho hành trang tương lai của mình. \n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nSau khi hoàn thành khóa học, sinh viên ngành Kỹ thuật hình sự sẽ được phân công nhiệm vụ vào các đơn vị phù hợp với chuyên môn đào tạo theo đúng quy định của Nhà nước, cụ thể sẽ làm việc tại những đơn vị sau:\n\n\n\n\n\nCục Khoa học chiến lược và lịch sử Bộ Công an.\nCục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.\nCục An ninh điều tra.\nCục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.\nCục CSĐTTP về ma túy.\nCục CSQL trại giam.\nCục CS PCCC và cứu hộ.\nCục cảnh sát giao thông.\nCục CS quản lý giam giữ tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng.\nCục CSĐTTP về tham nhũng kinh tế buôn lậu.\nViện khoa học hình sự.\nPhòng hình sự Công an quận, tỉnh, huyện tại các địa phương.\nCác đơn vị nghiệp vụ khác thuộc Bộ Công an.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm trong ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức lương của ngành này được quy định căn cứ theo nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Kỹ thuật hình sự là ngành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đào tạo cán bộ chiến sĩ lực lượng cảnh sát nhân dân. Theo học ngành này, bạn sẽ được trang bị khối kiến thức đa lĩnh vực từ khoa học, kỹ thuật đến hình sự. Ngoài ra, bạn còn được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cùng nhiều kỹ năng mềm khác. Có thể đọc qua thông tin trên đây bạn lại có chút ngại ngần khi cảm thấy có quá nhiều điều mình chưa đạt. Tuy nhiên chỉ cần có niềm say mê thì bạn có thể tự rèn luyện cho bản thân những phẩm chất cần thiết đối với một người chiến sĩ công an. Chúc bạn sớm đưa ra được quyết định về ngành nghề của mình trong tương lai."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-nha-nuoc-ve-an-ninh-trat-tu", "rid": "7860109", "major": "Quản lý nhà nước về an ninh trật tự", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự (QLNN&ANTT) là một hoạt động quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Trong đó, lực lượng Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội.\n\n\n\n\nNhiệm vụ của ngành QLNN&ANTT bao gồm:\n\n\n\nGiữ gìn tình hình an ninh trật tự trên địa bàn hoạt động, đảm bảo tình hình trật tự tại địa phương.\nXử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trên địa bàn đặc biệt đối với những trường hợp có dấu hiệu hình sự.\nXây dựng lòng tin trong quần chúng nhân dân.\nGiáo dục tuyên truyền cho nhân dân nâng cao cảnh giác đối với các loại tội phạm, có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân. Phát huy tối đa vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác phòng chống tội phạm.\nĐưa ra những giải pháp giúp giữ gìn tình hình trật tự an ninh trên địa bàn quản lý.\nĐóng góp kinh nghiệm và phát huy những ưu điểm, tìm ra giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của cán bộ chiến sĩ công an.\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐối với ngành QLNN&ANTT, tổ hợp môn xét tuyển không có quá nhiều. Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành này là:\n\n\n\nKhối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử\nKhối D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành này là bao nhiêu?": "\n\nTheo thống kê năm 2020, để xét tuyển vào ngành học này, các thí sinh phải đạt được các mức điểm như sau:\n\n\n\nĐối với nam: dao động từ 19 – 24 điểm\nĐối với nữ: dao động từ 27,16 – 27,36 điểm\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nỞ nước ta hiện có các trường đại học đào tạo ngành QLNN&ANTT như sau:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nHọc viện Cảnh sát nhân dân\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học cảnh sát nhân dân\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nMôi trường làm việc trong ngành công an rất nghiêm khắc. Vì vậy bạn cần phải tự rèn luyện cho mình những bản lĩnh cùng với tinh thần trách nhiệm để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Cụ thể, những tố chất bạn cần có để theo học ngành này là:\n\n\n\n\n\nCó lập trường để giữ vững tấm lòng trung thành với Đảng và Nhà nước, hết lòng phục vụ Tổ quốc.\nNêu cao tinh thần đoàn kết chính trị, đoàn kết dân tộc.\nNhiệt huyết, yêu thương con người.\nTính kỷ luật cao, kiên định, vững vàng về lập trường, tư tưởng, bình tĩnh, tự tin.\nTinh thần đoàn kết.\nCan đảm, chấp nhận khó khăn gian khổ.\nNhanh trí, nhạy bén, khôn khéo.\nLuôn có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc.\nĐặt vấn đề an ninh, quản lý nhà nước lên hàng đầu.\nNắm rõ những quy định, chính sách của nhà nước.\nPhản ứng nhanh nhạy với những đổi mới của dân tộc, của thế giới.\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nNgành QLNN&ANTT là một ngành học có điều kiện thi tuyển khá khắt khe. Mỗi năm, điểm chuẩn vào ngành này cũng khá cao. Bởi vậy, bạn cần tập trung học tập tốt và trau dồi kiến thức tất cả các môn nằm trong tổ hợp đăng ký xét tuyển. Vì điểm số của mỗi môn đều quan trọng như nhau. Ngoài ra, để thi tuyển vào ngành này, bạn cần phải đáp ứng các điều kiện như về độ tuổi, đối tượng, trình độ văn hóa (học lực 3 năm cấp 3 đạt mức trung bình trở lên), về phẩm chất đạo đức, chính trị (3 năm cấp 3 theo học cần đạt mức hạnh kiểm khá trở lên) và đặc biệt là sức khỏe tốt.\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành như thế nào?": "\n\nNgay sau khi tốt nghiệp ngành này bạn sẽ trở thành một cán bộ được phân công việc theo đúng quy định của nhà nước làm việc tại các cơ quan ban ngành liên quan sau:\n\n\n\n\n\nCơ quan Công an thuộc khối tỉnh, quận, huyện…\nCơ quan thanh tra, quản lý thuộc Chính phủ.\nCông an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.\nCông an quận, huyện, phường, xã… tại các địa phương.\nLàm việc tại các cơ sở đào tạo của ngành công an.\n\n\n\nNgoài ra đối với từng cơ quan và bộ phận tham gia thì do đặc thù nhiệm vụ mà sẽ đảm nhận công việc tại các cơ quan như:\n\n\n\nBộ Công an: có chức năng quản lý Nhà nước về an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn xã hội trên phạm vi cả nước, phụ trách về nghiệp vụ tại một số đơn vị trực Bộ trưởng.\nTổng cục cảnh sát: Có nhiệm vụ thống nhất chỉ đạo, chỉ huy lực lượng cảnh sát trong cả nước, tiến hành những biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống mọi hoạt động của tội phạm hình sự.\nTổng cục an ninh: Đây là cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an có nhiệm vụ thống nhất chỉ đạo và chỉ huy lực lượng an ninh trên cả nước về công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm quốc gia.\n\n\n\n", "mức lương của ngành quản lý nhà nước và an ninh trật tự là bao nhiêu?": "\n\nĐối với mức lương dành cho cán bộ công an nhân dân thì sẽ được căn cứ theo nghị định số 204/2004/ NĐ – CP ban hành ngày 14/12/2004 của chính phủ. Bởi vậy, để có thể đề cập tới con số cụ thể là rất khó mà chúng ta sẽ cần xem xét thật kỹ về quy định về mức lương nhận được theo công sức và thành tích.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự là ngành nằm trong top những ngành có sự cạnh tranh khốc liệt và ngặt nghèo từ vòng loại tuyển sinh cho đến thi tuyển. Vì thế, nếu bạn muốn đăng ký xét tuyển vào ngành học này, bạn không chỉ cần trang bị kiến thức mà còn phải cố gắng rèn luyện và đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện dự thi khác. Hy vọng với tất cả thông tin được chia sẻ trên bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt được cơ hội đăng ký vào ngành QLNN&ANTT."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-ly-trat-tu-an-toan-giao-thong", "rid": "7860110", "major": "Quản lý trật tự an toàn giao thông", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Quản lý trật tự an toàn giao thông ( Mã ngành: 7860110)  là một hoạt động quan trong luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Quản lý là một hoạt động có từ lâu đời trong xã hội. Nói đến hoạt động quản lý trong hội là trực tiếp đề cập đến sự tác động, chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng với ý chí của chủ thể quản lý. \n\n\nQuản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý bằng các phương pháp nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của nhà quản lý. \n\n\nTrật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng, nhằm đảm bảo cho giao thông thông suốt, trật tự an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông là một yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của mọi quốc gia và xem đó là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng và ổn định trật tự xã hội.\n\n\nCác khối thi vào ngành Quản lý trật tự an toàn giao thông là gì?\n\n\n\nHiện tại chưa có thông tin các khối thi vào ngành Quản lý trật tự an toàn giao thông. Các bạn hãy thường xuyên theo dõi Reviewedu.net để cập nhật thông tin mới nhất.\n\n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Quản lý trật tự an toàn giao thông là bao nhiêu?\n\n\n\nĐiểm chuẩn ngành Quản lý trật tự an toàn giao thông dao động từ 15 – 20 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Bên cạnh đó, điểm chuẩn có thể thay đổi do số lượng và chất lượng thí sinh đăng ký vào trường.\n\n\n\nTrường nào đào tạo ngành Quản lý trật tự an toàn giao thông?\n\n\n\nHiện tại chưa có thông tin các trường đào tạo ngành Quản lý trật tự an toàn giao thông. Các bạn hãy thường xuyên theo dõi Reviewedu.net để cập nhật thông tin mới nhất.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể phù hợp với ngành Quản lý trật tự an toàn giao thông, bạn cần rèn luyện cho bản thân về kiến thức và kỹ năng để thực hiện các việc sau: \n\n\n\nGiữ gìn tình hình an ninh trật tự giao thông trên địa bàn hoạt động, đảm bảo tình hình trật tự tại địa phương.\nXử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trên địa bàn đặc biệt đối với những trường hợp có dấu hiệu hình sự.\nGiáo dục tuyên truyền cho nhân dân nâng cao về tầm quan trọng của việc thực hiện luật giao thông khi sử dụng các phương tiện di chuyển. Phát huy tối đa vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác trật tự an toàn giao thông.\nĐưa ra những giải pháp giúp giữ gìn tình hình trật tự an ninh trên địa bàn quản lý.\nĐóng góp kinh nghiệm và phát huy những ưu điểm, tìm ra giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và giữ gìn trật tự an toàn giao thông.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp ngành Quản lý trật tự an toàn giao thông, các bạn có thể đảm nhận các công việc sau: \n\n\n\nXây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ;\nBan hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông đường bộ;\nTuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ;\nTổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;\nĐăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông đường bộ; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ\nQuản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ\nQuản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; tổ chức cứu nạn giao thông đường bộ\nTổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông đường bộ\nKiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ\nHợp tác quốc tế về giao thông đường bộ.\n\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của ngành Quản lý trật tự an toàn giao thông phụ thuộc vào vị trí làm việc, kinh nghiệm và cơ sở làm việc của từng cá nhân. Thông thường, mức lương trung bình cho ngành này là từ 10 – 12 triệu đồng/tháng. \n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những chia sẻ của ReviewEdu.net về ngành Quản lý trật tự an toàn giao thông để các thí sinh tham khảo. Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với ngôn ngữ thì đây là ngành học đáng để cân nhắc. Chúc bạn thành công!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-thi-an-hinh-su-va-ho-tro-tu-phap", "rid": "7860111", "major": "Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp ( Mã ngành: 7860111) là ngành đào tạo nhân lực với chức năng quản lý Nhà nước về thi hành án hình sự, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và thực hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước trong giáo dục, cải tạo người phạm tội, nhằm thực hiện nghiêm minh bản án, quyết định của Tòa án, tính thống nhất của chính sách hình sự.\n\n\nCác khối thi vào ngành Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp là gì?\n\n\n\nHiện nay chưa có thông tin về các khối thi vào ngành Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.\n\n\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp là bao nhiêu?\n\n\n\nMức điểm chuẩn của các trường sẽ có sự khác nhau. Thông thường, điểm chuẩn trúng tuyển sẽ dao động từ 18 điểm đến 22 điểm.\n\n\n\nTrường nào đào tạo ngành Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp?\n\n\n\nHiện nay chưa có trường đào tạo ngành Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học và làm việc trong ngành Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, bạn cần có những tố chất phù hợp như: Phẩm chất chính trị cách mạng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; trung thành, tận tụy, mưu trí, sáng tạo, nhạy bén, dũng cảm, trách nhiệm, chuyên nghiệp.\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nNgành Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao. Các vị trí tuyển dụng bao gồm tham mưu trưởng, chỉ huy trưởng, chuyên viên tham mưu, chuyên viên tư vấn, văn thư,…\n\n\nVới sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội của đất nước ngày càng tăng cao. Do đó, ngành Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp được xem là một trong những ngành có triển vọng và cơ hội việc làm tốt trong tương lai.\n\n\nNgoài ra, cơ hội việc làm trong ngành cũng phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và năng lực của từng cá nhân. Những ứng viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tế và có khả năng giải quyết vấn đề tốt sẽ có nhiều cơ hội để được tuyển dụng vào các vị trí quan trọng trong ngành Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nMức lương của ngành dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên đây là mức lương tham khảo và có thể tùy vào kinh nghiệm và vị trí làm việc.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHy vọng rằng qua bài viết trên thì các bạn đã có thông tin về ngành  Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Nếu bạn yêu thích ngành học này, ReviewEdu chúc bạn ôn luyện chăm chỉ và có một kỳ thi thật tốt!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-tham-mu-chi-huy-cong-an-nhan-dan", "rid": "7860112", "major": "Tham mưu, chỉ huy công an nhân dân", "payload": {"ngành là gì? thi khối nào?": "\n\nNgành Tham mưu, chỉ huy công an nhân dân (Mã ngành: 7860112) là một ngành trong lĩnh vực an ninh, bảo vệ trật tự và an toàn của đất nước. Ngành này bao gồm các chức danh và công việc liên quan đến tư vấn; chỉ đạo và quản lý hoạt động của lực lượng Công an nhân dân. \n\n\nCác chức danh và công việc trong ngành này bao gồm chỉ huy các đơn vị Công an, phân tích và dự đoán tình hình an ninh. Đề xuất các biện pháp đối phó và phòng chống tội phạm; đưa ra các đề xuất chính sách pháp luật và tư vấn cho lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn cho cộng đồng và quốc gia.\n\n\nCác tổ hợp xét tuyển vào ngành Tham mưu, chỉ huy công an nhân dân là:\n\n\n\nKhối A00: Toán, Vật lý, Hoá học\nKhối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.\nKhối C03: Toán, Văn, Lịch sử.\nKhối D01: Toán, Văn, Tiếng Anh.\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nDưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành học này:\n\n\n\nHọc viện An ninh nhân dân\nHọc viện Cảnh sát nhân dân\nHọc viện Chính trị Công an nhân dân\nHọc viện Chính trị Công an nhân dân\n\n\n\nHiện chưa có trường nào ở khu vực miền Trung tuyển sinh và đào tạo ngành Tham mưu, chỉ huy công an nhân dân.\n\n\nTùy vào từng điều kiện như: tổ hợp xét tuyển, khu vực, giới tính mà mỗi trường sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau nhưng dao động từ 18 – 26 điểm.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học và làm việc trong ngành Tham mưu, chỉ huy công an nhân dân, bạn cần có những tố chất phù hợp như: Phẩm chất chính trị cách mạng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; trung thành, tận tụy, mưu trí, sáng tạo, nhạy bén, dũng cảm, trách nhiệm, chuyên nghiệp.\n\n\n", "cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nNgành Tham mưu, chỉ huy Công an nhân dân là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao của lực lượng Công an nhân dân. Các vị trí tuyển dụng bao gồm Tham mưu trưởng, chỉ huy trưởng, chuyên viên tham mưu, chuyên viên tư vấn, văn thư,…\n\n\nVới sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội của đất nước ngày càng tăng cao. Do đó, ngành Tham mưu, chỉ huy Công an nhân dân được xem là một trong những ngành có triển vọng và cơ hội việc làm tốt trong tương lai.\n\n\nNgoài ra, cơ hội việc làm trong ngành cũng phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và năng lực của từng cá nhân. Những ứng viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tế và có khả năng giải quyết vấn đề tốt sẽ có nhiều cơ hội để được tuyển dụng vào các vị trí quan trọng trong ngành Tham mưu, chỉ huy Công an nhân dân.\n\n\n", "mức lương ngành là bao nhiêu?": "\n\nThông tin về mức lương cụ thể của ngành Tham mưu, chỉ huy công an nhân dân có thể khác nhau tùy theo cấp bậc, chức vụ, kinh nghiệm, vùng miền và đơn vị công tác. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo một số thông tin trung bình về mức lương của ngành này dưới đây:\n\n\n\nMức lương cơ bản của Chỉ huy Công an Nhân dân từ khoảng 7-15 triệu đồng/tháng.\nVới Tham mưu viên công an cấp trung, mức lương khoảng 10-20 triệu đồng/tháng.\nVới Tham mưu viên cấp cao, trưởng phòng, giám đốc đơn vị, mức lương có thể từ 20-40 triệu đồng/tháng trở lên.\n\n\n\nTuy nhiên, các con số trên chỉ mang tính chất tham khảo và không đại diện cho mức lương chính thức của ngành Tham mưu, chỉ huy công an nhân dân. Nếu bạn quan tâm đến ngành này, nên tìm hiểu kỹ trên các trang thông tin tuyển dụng, hoặc liên hệ trực tiếp với các cơ quan, đơn vị để biết thêm thông tin chi tiết.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHy vọng rằng qua bài viết trên thì các bạn đã có thông tin về ngành Tham mưu, chỉ huy công an nhân dân. Nếu bạn yêu thích ngành học này, ReviewEdu chúc bạn ôn luyện chăm chỉ và có một kỳ thi thật tốt!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-phong-chay-chua-chay-va-cuu-nan-cuu-ho", "rid": "7860113", "major": "Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nPhòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) là ngành nghề với nhiệm vụ đào tạo ra những chiến sĩ PCCC có năng lực và chuyên môn để sẵn sàng đứng đầu chiến tuyến để chiến đấu với những trận hỏa hoạn, đảm bảo an toàn cho nhân dân.\n\n\n\n\nSau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có khả năng tham mưu đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; đủ năng lực và chuyên môn thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra; trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Ngoài ra, các chiến sĩ PCCC và cứu nạn cứu hộ còn là những người trực tiếp hướng dẫn, tuyên truyền cho nhân dân những phương pháp ứng phó với lửa kịp thời khi có sự cố để bảo vệ tính mạng và tài sản một cách kịp thời nhất.\n\n\n", "khối thi vào ngành phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ là gì?": "\n\nCó thể nhận định rằng, PCCC&CNCH là một ngành học đặc thù. Điều này cũng làm hạn chế khối thi vào ngành này. Cho đến hiện tại, ngành này chỉ xét tuyển một tổ hợp môn. Cụ thể là:\n\n\n\nKhối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2022, điểm trúng tuyển ngành PCCC&CNCH dao động từ 17.88 đến 20.45 điểm. Cụ thể như sau:\n\n\nĐiểm chuẩn ngành PCCC&CNCH hệ quân sự:\n\n\nKhu vực phía Bắc:\n\n\n\nĐối với thí sinh Nam: 19,11 điểm\nĐối với thí sinh Nữ: 20.45 điểm\n\n\n\nKhu vực phía Nam:\n\n\n\nĐối với thí sinh Nam:17.88 điểm\nĐối với thí sinh Nữ: 20.86 điểm\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nỞ nước ta hiện nay, chỉ có duy nhất trường Đại học Phòng cháy chữa cháy tuyển sinh và đào tạo ngành học này.\n\n\n", "các chuyên ngành thuộc ngành phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ là gì?": "\n\nNgành Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ là một ngành lớn. Những thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào trường sẽ được phân chia vào những ngành học cụ thể tùy vào nguyện vọng của sinh viên như:\n\n\n\nChuyên ngành Kỹ thuật ô tô và máy bơm chữa cháy\nChuyên ngành Phòng cháy\nChuyên ngành Cứu nạn cứu hộ\nChuyên ngành Chữa cháy\nChuyên ngành Quản lý phương tiện kỹ thuật PCCC\nChuyên ngành An toàn phòng cháy\nChuyên ngành Tổ chức cứu nạn cứu hộ\nChuyên ngành Chỉ huy chữa cháy\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể học tập và làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong ngành học này, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:\n\n\n\n\n\nCó khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giao tiếp ứng xử và thiết lập, duy trì mối quan hệ với nhân dân.\nKhả năng phán xét tình huống và xử lý nhanh nhẹn, chuyên nghiệp.\nLàm việc có kế hoạch và có hệ thống.\nTuân thủ những chỉ đạo của cấp trên.\nCó sức khỏe, tâm lý tốt.\nNgoại ngữ tốt: giao tiếp thông thường với người sử dụng tiếng Anh, dịch các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.\nKhả năng sử dụng tin học cơ bản.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nMột lợi thế của nhóm ngành Công an và Quân đội là bạn không cần tự mình đi xin việc. Sau khi tốt nghiệp ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, bạn sẽ được phân công nhiệm vụ tại các đơn vị trực thuộc Bộ Công an:\n\n\n\nỞ Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực tiếp quản lý các đội phòng cháy, chữa cháy khu vực.\nSở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, trực tiếp quản lý các Phòng Cảnh sát PCCC quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.\n\n\n\n\nỞ Bộ Công an có Cục cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm trong ngành phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ là bao nhiêu?": "\n\nMức lương làm trong ngành PCCC&CNCH áp dụng theo quy định của Nhà nước tùy theo cấp bậc, hệ số. Mức lương căn cứ theo nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.\n\n\n\n\nNgoài mức lương chính thì các cán bộ trong ngành còn được hưởng các hỗ trợ, theo Điều 35 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ. Cụ thể như sau:\n\n\nCăn cứ theo Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định về các chế độ của các cán bộ, đội viên đội PCCC được điều động trực tiếp và phục vụ chữa cháy theo lệnh thì được hưởng chế độ:\n\n\n\nNếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,5 ngày lương cơ sở.\nNếu thời gian chữa cháy từ 2 – 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,75 ngày lương cơ sở.\nNếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 01 ngày lương cơ sở.\nNếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 – 6  giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên.\n\n\n\nMặt khác, theo Khoản 4 Điều 35 quy định về chế độ của cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện và bồi dưỡng, mỗi ngày được hưởng thêm một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,5 ngày lương.\n\n\nTrong đó, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành Phòng cháy chữa cháy & Cứu nạn cứu hộ là một lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống hiện đại ngày nay, nhất là khi mà trái đất đang ngày càng nóng lên, những thiên tai liên quan đến lửa như cháy rừng liên tục nổ ra. Điều này cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của những chiến sĩ, cán bộ PCCC. Đồng thời, nếu bạn đang lo lắng về một khoản học phí khổng lồ cho những năm tháng đại học thì hãy đến với ngành học này. Đây cũng là một điểm thu hút đặc biệt của ngành. Vì vậy, hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành và đưa ra lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình trong tương lai."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-hau-can-cand", "rid": "7860116", "major": "Hậu cần công an nhân dân", "payload": {"ngành hậu cần cand là gì?": "\n\n\n\nNgành hậu cần CAND là ngành học đào tạo các chiến sĩ kiến thức về kỹ thuật nghiệp vụ về mảng hậu cần cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ làm công tác kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần trong Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ và hậu cần CAND, phục vụ yêu cầu đảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Nói cách khác, ngành này đào tạo ra những chiến sỹ công an có phẩm chất tư cách tốt đẹp cùng với các lĩnh vực họ đảm nhiệm chính xác là tham mưu, đánh giá tình hình cho các chỉ huy cấp trên trước khi đưa ra các quyết định cuối cùng.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành hậu cần cand là gì?": "\n\nNgành hậu cần chỉ xét duy nhất 2 tổ hợp xét tuyển là A00 và A01. Cụ thể: \n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\nNhư có thể thấy, ngành HC CAND có tổ hợp xét tuyển không nhiều, các thí sinh nên đầu tư thật kỹ cho các tổ hợp này để có được kết quả tốt nhất.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin năm 2020, ngành HC CAND xét tuyển với mức điểm từ 22.35 – 26.1 điểm. Ngoài ra, điểm số này còn phụ thuộc các tiêu chí khác như tổ hợp xét tuyển, giới tính nam hay nữ. Các thí sinh quan tâm có thể theo dõi trên các websites tuyển sinh của các trường đại học, cơ sở đào tạo.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành hậu cần cand?": "\n\nTheo thông tin được biết, ngành hậu cần chỉ có duy nhất 01 cơ sở đào tạo ở khu vực phía Bắc, đó là: Đại Học Kỹ Thuật – Hậu Cần Công An Nhân Dân. Địa chỉ tại: Thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hậu cần cand?": "\n\nĐể biết được mình có phù hợp với ngành HC CAND hay không, các bạn có thể xem xét một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nĐảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng\nMắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,… theo quy chuẩn của Bộ công an\nThái độ học tập nghiêm túc\nCó chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước\nTư duy linh hoạt, thông minh\nCó đủ phẩm chất cần thiết\nTuân theo các quy định của nhà trường\nChịu được áp lực, sức ép lớn\nCó tính kỷ luật cao\nTrung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa\nYêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc\nƯu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết\nSẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh gọi\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nTác phong đứng đắn, nghiêm minh\nLối sống lành mạnh, trung thực, giản dị\nTinh thần đoàn kết, hợp tác trong công việc\nÝ thức chủ động tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ\nKhả năng truyền đạt tốt, rõ ràng, mạch lạc\n\n\n\n", "học ngành hậu cần cand cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành HC CAND yêu cầu các sinh viên phải học tốt ít nhất 4 môn để phục vụ cho công tác chuyên ngành. Cụ thể:\n\n\n\nHóa học: Đây là một môn học không thể bỏ qua. Nó hỗ trợ người học trong các tình huống phân tích, xử lý các vấn đề liên quan trong môn chuyên ngành.\nToán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, đặt giả thiết, khả năng loại trừ, xác suất…\nVật lý: Hầu như không thể thiếu khi tham gia xét tuyển đầu vào. Lý do: Môn học này hỗ trợ người học trong các bộ môn chuyên sâu sau này. \nTiếng Anh: Là yêu cầu bắt buộc ở tất cả các trường đại học. Sinh viên sẽ phải nghiên cứu các tài liệu liên quan, tham gia công tác đánh giá nghiên cứu cá nhân cũng như trao đổi trực tiếp với bạn bè thông qua ngôn ngữ này. Do đó, đầu tư cho môn học này là một việc đáng được lưu tâm.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho sinh viên của ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi tốt nghiệp trường đại học, các chiến sĩ sẽ tùy theo đánh giá năng lực của các giáo viên, giảng viên cùng đội ngũ cán bộ cấp cao mà sẽ được phân công công tác tại một cơ quan nhà nước phù hợp như tổ trọng án, tổ hậu cần, tổ tham mưu… Tất cả các cơ quan này đều thuộc phạm vi của Bộ Công An. Như vậy có thể thấy rằng, ngành này đem lại cơ hội việc làm ổn định cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đúng với chuyên ngành đã được đào tạo, giảng dạy.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành hậu cần cand là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của một chiến sĩ hậu cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, chiến sĩ mới ra trường thường có mức lương từ 7 triệu VNĐ/tháng theo cấp bậc thiếu úy. Mức lương này sẽ tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:\n\n\n\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương định kỳ\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nLương tháng thứ 13\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)\nƯu đãi cho nhân viên có con nhỏ…\nPhụ cấp xăng xe\nChế độ nghỉ thai sản đối với những người đang mang thai\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành hậu cần CAND có các tiêu chí rất khắt khe từ khâu tuyển chọn. Không chỉ dựa trên kết quả kỳ thi THPT QG, các thí sinh tham gia tuyển chọn còn phải khám sức khỏe kỹ càng. Nhờ đó mà đảm bảo được chất lượng sinh viên của ngành. Nhìn chung, đây là một ngành học khá thử thách. Tuy nhiên, nếu ai có đam mê chinh phục thì hoàn toàn có thể thành công trên con đường này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-tinh-bao-an-ninh", "rid": "7860117", "major": "Tình báo an ninh", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Tình Báo An Ninh (Mã ngành: 7860117) là một lĩnh vực quan trọng trong việc quản lý an ninh quốc gia của một quốc gia, bao gồm việc thu thập, phân tích và đánh giá thông tin liên quan đến các hoạt động của các đối tượng có khả năng gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, bao gồm các tổ chức khủng bố, các quốc gia hoặc các cá nhân có dấu hiệu xâm phạm an ninh quốc gia. \n\n\nNhiệm vụ của ngành Tình báo an ninh là theo dõi các hoạt động của các đối tượng này bằng cách sử dụng các phương tiện thu thập thông tin khác nhau, bao gồm cả các hoạt động gián điệp do bộ máy tình báo chính phủ thực hiện. \n\n\nNgoài việc thu thập thông tin, ngành Tình báo an ninh còn phải phân tích và đánh giá thông tin này để đưa ra dự đoán và đánh giá về các hoạt động có tiềm năng gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, đồng thời đưa ra các giải pháp để phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động này.\n\n\nHiện tại, ngành Tình báo an ninh (hay Tình báo quốc gia) không được liệt kê trong danh sách các ngành học được xét tuyển bằng khối thi Đại học.\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nCác trường đại học ở Việt Nam hiện chưa có chương trình đào tạo chuyên ngành về Tình báo an ninh, do đó không có điểm chuẩn chính thức cho ngành này. Tuy nhiên, thí sinh có thể tìm hiểu các ngành liên quan như An ninh mạng, Quản lý an ninh, Tâm lý học tội phạm, Luật,… để nắm vững kiến thức và kỹ năng cơ bản liên quan đến lĩnh vực Tình báo an ninh.\n\n\nỞ Việt Nam hiện tại chưa có trường đại học nào có chương trình tuyển sinh và đào tạo về ngành về Tình báo an ninh. \n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nĐể học và làm việc trong ngành Tình báo an ninh, sinh viên cần phải có những tố chất phù hợp, bao gồm:\n\n\nTrình độ chuyên môn\n\n\n\nĐây là yếu tố quan trọng nhất để có thể học tốt và làm việc hiệu quả trong ngành Tình báo an ninh. Sinh viên cần có kiến thức cơ bản về an ninh mạng, quản lý an ninh, tâm lý học tội phạm, luật,… để hiểu sâu hơn về lĩnh vực này.\n\n\n\nKỹ năng giải quyết vấn đề\n\n\n\nNgành Tình báo an ninh đòi hỏi phải có khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề phức tạp. Do đó, sinh viên cần có khả năng tư duy logic, sáng tạo, kỹ năng phân tích và đánh giá thông tin.\n\n\n\nKỹ năng ngoại ngữ\n\n\n\nTình báo an ninh là lĩnh vực quốc tế, vì vậy sinh viên cần có kỹ năng ngoại ngữ tốt để có thể đọc hiểu tài liệu và giao tiếp với các chuyên gia đến từ các quốc gia khác.\n\n\n\nĐạo đức và sự tận tâm\n\n\n\nNgành Tình báo an ninh yêu cầu các chuyên gia phải có đạo đức cao, luôn tận tâm với công việc và tuân thủ các quy định, chính sách của đất nước.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành ra sao?": "\n\nCơ hội việc làm trong lĩnh vực Tình báo an ninh ở Việt Nam hiện vẫn khá hạn chế bởi tính nhạy cảm và yêu cầu bảo mật cao, chỉ tuyển dụng những người có đạo đức, trình độ, kinh nghiệm tốt. Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế và công nghệ thông tin, nhu cầu về các chuyên gia Tình báo an ninh đang tăng. Các cơ hội việc làm có thể tìm thấy trong các cơ quan, tổ chức liên quan đến an ninh quốc gia như Cục Tình báo Tổng hợp, Cục An ninh, Cục Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, Tổng cục An ninh, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,…\n\n\nNgoài ra, các công ty bảo mật mạng và doanh nghiệp cũng cần các chuyên gia Tình báo an ninh để bảo vệ thông tin và dữ liệu. Tuy nhiên, để có cơ hội việc làm trong ngành, ứng viên cần có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện tốt, khả năng làm việc độc lập và nhóm, ngoại ngữ tốt và đạo đức tốt.\n\n\n", "mức lương ngành như thế nào?": "\n\nThông tin về mức lương của ngành Tình báo an ninh không được công bố công khai và thường rất khó để tìm hiểu. Điều này liên quan đến tính bảo mật cao của ngành, nên thông tin về mức lương của các chuyên gia Tình báo an ninh thường được giữ bí mật.\n\n\nTuy nhiên, mức lương của các chuyên gia Tình báo an ninh thường khá cao. Điều này phần lớn là do yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm của ngành. Ngoài ra, họ thường làm việc trong các cơ quan, tổ chức liên quan đến an ninh quốc gia, nơi có thể được hưởng nhiều chế độ phúc lợi và đánh giá cao về đóng góp của mình cho đất nước.\n\n\n", "kết luận": "\n\nHy vọng rằng qua bài viết trên thì các bạn đã có thông tin về ngành Tình báo an ninh. Nếu bạn yêu thích ngành học này, ReviewEdu chúc bạn ôn luyện chăm chỉ và có một kỳ thi thật tốt!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chi-huy-tham-muu-luc-quan", "rid": "7860201", "major": "Chỉ huy tham mưu Lục quân", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nChỉ huy tham mưu lục quân chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định trở thành Sĩ quan Chỉ huy – Tham mưu Lục quân cấp phân đội. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và huấn luyện bộ đội. Ngoài ra, các sĩ quan chỉ huy còn có thể lực tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đảng và nhà nước giao phó.\n\n\n\n\nHọc viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân quân sự ngành Chỉ huy – Tham mưu Lục quân và đảm nhiệm chức vụ ban đầu là trung đội trưởng, phát triển lên đại đội trưởng và các chức vụ tương đương, có tiềm năng phát triển lâu dài.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu lục quân chỉ xét duy nhất 2 tổ hợp truyền thống là A00 và A01. Cụ thể: \n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\nNhư có thể thấy, ngành này có tổ hợp xét tuyển không nhiều, các thí sinh nên đầu tư thật kỹ cho các tổ hợp này để có được kết quả tốt nhất.\n\n\n", "điểm chuẩn đối với ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin năm 2020, ngành Chỉ huy tham mưu lục quân xét tuyển với mức điểm từ 24.5 – 25.5 điểm. Ngoài ra, điểm số này còn phụ thuộc các tiêu chí phụ (TCP) khác. Ví dụ như:\n\n\n\nTuyển các thí sinh nam quân khu IV, V, VII, IX\nThí sinh mức 24.35 điểm: điểm môn Toán >= 8.6\nThí sinh mức 24.80 điểm: TCP1: Toán >=8.8, TCP2: Lý >=7.75, TCP3:  Hóa>=8.0\nThí sinh mức điểm 25.30: TCP1: Toán >=8.8, TCP2: Lý >=7.75, TCP3: Hóa (TA) >=8.5\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại trên cả nước ta chỉ có duy nhất 02 trường đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể các trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nTrường Sĩ Quan Lục Quân 1 – Đại học Trần Quốc Tuấn\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nTrường Sĩ Quan Lục Quân 2 – Đại học Nguyễn Huệ\n\n\n\nNhư vậy, ở 2 đầu Bắc – Nam, đều có 1 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Điều đó sẽ dễ dàng hơn cho thí sinh trong việc lựa chọn cơ sở học tập phù hợp với nơi mình đang sinh sống.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể có thể biết được liệu mình có phù hợp với ngành học hay không, bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau đây:\n\n\n\nPhẩm chất đạo đức tốt\nÝ thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh\nGiữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội\nTác phong, phương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán\nCó khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình\nGiữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc\nCó đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị\nĐảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng\nMắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,.. theo quy chuẩn\nThái độ học tập nghiêm túc\nCó chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước\nTư duy linh hoạt, thông minh\n\n\n\n\n\n\nCó đủ phẩm chất cần thiết\nTuân theo các quy định của nhà trường\nChịu được áp lực, sức ép lớn trong công việc, học tập\nCó tính kỷ luật cao\nTrung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa\nYêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc\nƯu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết\nSẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh gọi\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nTác phong đứng đắn, nghiêm minh\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo chương trình đào tạo chuyên ngành, có rất nhiều môn cần sự nỗ lực của người học. Cụ thể như:\n\n\n\nCông binh\n\n\n\nMôn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật xây dựng công sự, ngụy trang, hào, hầm chiến đấu; những hiểu biết chung khi sử dụng thuốc nổ, cách tính toán gói buộc, sử dụng lượng nổ phá trong chiến đấu,..\n\n\n\n\n\nĐịa hình quân sự \n\n\n\nMôn học này cung cấp những kiến thức cơ bản về bản đồ, ký hiệu bản đồ địa hình, cách xác định toạ độ, sử dụng bản đồ ngoài thực địa, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện chỉ huy như địa bàn, ống nhòm, thước chỉ huy…\n\n\n\nKỹ thuật Bắn súng bộ binh 1\n\n\n\nTrang bị cho người học nắm chắc tính năng, cấu tạo, quy tắc, tư thế động tác bắn các loại súng bộ binh, lựu đạn, kỹ năng bắn bài 1 các loại súng BB, qua đó từng bước nâng cao kỹ thuật bắn các bài bắn cơ bản.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp trường đại học, các chiến sĩ sẽ tùy theo đánh giá năng lực của các giáo viên, giảng viên cùng đội ngũ cán bộ cấp cao mà sẽ được phân công công tác tại một cơ quan phù hợp. Tất cả các cơ quan này đều thuộc phạm vi của Quân đội Nhân Dân Việt Nam. Như vậy có thể thấy rằng, ngành này đem lại cơ hội việc làm ổn định cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đúng với chuyên ngành đã được đào tạo, giảng dạy.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của một chỉ huy tham mưu lục quân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, chiến sĩ mới ra trường thường có mức lương từ 7 triệu VNĐ/tháng. Mức lương này sẽ tăng dần theo thời gian khi cấp bậc càng cao, thu nhập sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:\n\n\n\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương định kỳ\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)\nPhụ cấp xăng xe\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù ngành chỉ huy tham mưu lục quân có các tiêu chí rất khắt khe từ khâu tuyển chọn, không chỉ dựa trên kết quả của kỳ thi THPTQG, những người tham gia tuyển chọn còn phải khám sức khỏe nhiều vòng một cách cẩn thận và chặt chẽ. Từ đó, chất lượng sinh viên của ngành được ổn định và bảo đảm cho các vị trí công việc sau này. Nhìn chung, đây là một ngành học đáng để thử sức mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chi-huy-tham-muu-hai-quan", "rid": "7860202", "major": "Chỉ huy tham mưu Hải quân", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nChỉ huy tham mưu hải quân chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Lữ đoàn trưởng và Sĩ quan tham mưu các cấp của Hải quân. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý cũng như là công tác tham mưu. Ngoài ra, họ còn có thể lực tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đảng và nhà nước giao phó.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành học này chỉ xét duy nhất 2 tổ hợp là A00 và A01. Cụ thể: \n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\nNhư có thể thấy, ngành này có tổ hợp xét tuyển không nhiều, các thí sinh nên đầu tư thật kỹ cho các tổ hợp này để có được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, ngành này chỉ tuyển các thí sinh nam có đủ tiêu chuẩn.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin năm 2020, ngành Chỉ huy tham mưu hải quân xét tuyển với mức điểm từ 24.85 – 25.2 điểm. Ngoài ra, điểm số này còn phụ thuộc các tiêu chí phụ (TCP) khác. Ví dụ như:\n\n\n\nThí sinh Nam miền Nam có mức 24.85 điểm: điểm môn Toán >= 8.6, TCP2: Lý >=7.5, TCP3: Hóa (TA) >=8.5\nThí sinh Nam miền Bắc có mức 25.2 điểm: TCP1: Toán >=8.8, TCP2: Lý >=7.75, TCP3:  Hóa>=8.0\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại trên cả nước ta chỉ có duy nhất 01 trường đào tạo chuyên ngành này. Đó là Học Viện Hải Quân. Trụ sở chính: Số 30, đường Trần Phú, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.\n\n\nNhư vậy, các sĩ tử phải cố gắng hết mình thì mới có cơ hội vào ngành học này. Lý do: Ngành học này yêu cầu rất khắt khe về các tiêu chí xét tuyển cũng như số lượng chỉ tiêu.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có thể biết được câu trả lời, các bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nPhẩm chất đạo đức tốt\nÝ thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh\nGiữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội\nPhương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán\nCó khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình\nGiữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc\n Có đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị\nĐảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng\nMắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,… theo quy chuẩn\nThái độ học tập nghiêm túc\nCó chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước\nTư duy linh hoạt, thông minh\nCó đủ phẩm chất cần thiết\nTuân theo các quy định của nhà trường\nChịu được áp lực, sức ép lớn\nCó tính kỷ luật cao\nTrung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa\nYêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc\nƯu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết\nSẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh gọi\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nTác phong đứng đắn, nghiêm minh\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo chương trình đào tạo chuyên ngành, có rất nhiều môn cần sự nỗ lực của người học. Cụ thể như:\n\n\n\nBộ môn Chỉ huy lực lượng\nBộ môn Huấn luyện chiến đấu\nBộ môn Lịch sử quân sự, Đường lối quân sự\nBộ môn Trinh sát hải quân\nBộ môn Địa lý hải quân\n\n\n\nTuy nhiên, sẽ tốt hơn khi các chiến sỹ tham mưu phát huy được cho mình tinh thần tự học tập, nghiên cứu các môn khoa học, lý luận chính trị, tiếng Anh… Tất cả điều này hỗ trợ các chiến sĩ rất nhiều trong việc công tác ở đơn vị.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho học viên trong ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi tốt nghiệp trường đại học, tùy theo đánh giá năng lực của các giáo viên, giảng viên cùng đội ngũ cán bộ cấp cao mà các chiến sĩ sẽ được phân công công tác tại một cơ quan phù hợp. Tất cả các cơ quan này đều thuộc phạm vi của Quân đội Nhân Dân Việt Nam. Như vậy có thể thấy rằng, ngành này đem lại cơ hội việc làm ổn định cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đúng với chuyên ngành đã được đào tạo, giảng dạy.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của một sĩ quan chỉ huy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, các chiến sĩ mới ra trường thường có mức lương từ 8.5 – 13 triệu VNĐ/tháng. Mức lương này sẽ tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:\n\n\n\nTăng lương định kỳ\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)\nPhụ cấp xăng xe\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nTrên đây là những thông tin về ngành chỉ huy tham mưu hải quân, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn phần nào trong việc chọn trường, chọn ngành trước thềm kỳ thi THPTQG. Chúc các bạn sức khỏe và thành công."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chi-huy-tham-muu-khong-quan", "rid": "7860203", "major": "Chỉ huy tham mưu Không quân", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nChỉ huy tham mưu không quân (CHTMKQ) chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy – Tham mưu Không quân các cấp. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý. Ngoài ra, các sĩ quan chỉ huy còn có thể lực tốt, đáp ứng tốt những yêu cầu nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao phó.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành CHTMKQ chỉ xét duy nhất 2 tổ hợp là A00 và A01. Cụ thể: \n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\nNhư có thể thấy, ngành này có tổ hợp xét tuyển không nhiều, các thí sinh nên đầu tư thật kỹ cho các tổ hợp này để có được kết quả tốt nhất.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin năm 2020, ngành CHTMKQ được xét tuyển với mức điểm từ 17 điểm. Ngoài ra, điểm số này còn phụ thuộc các tiêu chí phụ (TCP) khác tùy theo quy định. Để biết thêm thông tin chi tiết, các thí sinh nên theo dõi thêm trên trang tuyển sinh của trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại trên cả nước ta chỉ có duy nhất 01 trường đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể là: Trường Sĩ Quan Không Quân (Air Force Officers College) – Hệ đại học. Trụ sở chính: Cổng 3 đường Biệt Thự, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu Không quân có một số các tiêu chí đối với người học như sau:\n\n\n\n\n\nPhẩm chất đạo đức tốt\nÝ thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh\nGiữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội\nPhương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán\nCó khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình\nGiữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc\n Có đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị\nĐảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng\nMắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,… theo quy chuẩn\nThái độ học tập nghiêm túc\nCó chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước\nTư duy linh hoạt, thông minh\nCó đủ phẩm chất cần thiết\nTuân theo các quy định của nhà trường\nChịu được áp lực, sức ép lớn\nCó tính kỷ luật cao\nTrung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa\nYêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc\nƯu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết\nSẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh gọi\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nTác phong đứng đắn, nghiêm minh\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo chương trình đào tạo chuyên ngành, có rất nhiều môn cần sự nỗ lực của người học. Ví dụ như: Dẫn đường Không quân và tham mưu tác huấn không quân.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi tốt nghiệp, các chiến sĩ sẽ tùy theo đánh giá năng lực của các giáo viên, giảng viên cùng đội ngũ cán bộ cấp cao mà sẽ được phân công công tác tại một cơ quan phù hợp ví dụ như các sân bay. Tất cả các cơ quan này đều thuộc phạm vi của Quân đội Nhân Dân Việt Nam. Như vậy có thể thấy rằng, ngành này đem lại cơ hội việc làm ổn định cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đúng với chuyên ngành đã được đào tạo, giảng dạy.\n\n\nNgoài ra, các sĩ quan tham mưu không quân còn có cơ hội trở thành các giảng  viên sau khi tham gia các khóa huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm trong ngành này là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của một sĩ quan chỉ huy tham mưu Không quân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, mức thu nhập của các sĩ quan sẽ tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:\n\n\n\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương định kỳ\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)\nPhụ cấp xăng xe\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nMặc dù ngành chỉ huy tham mưu Không quân có các tiêu chí rất khắt khe từ khâu tuyển chọn, không chỉ dựa trên kết quả của kỳ thi THPTQG, những người tham gia tuyển chọn còn phải khám sức khỏe nhiều vòng một cách cẩn thận và chặt chẽ. Từ đó, chất lượng sinh viên của ngành được ổn định và bảo đảm cho các vị trí công việc sau này. Nhìn chung, đây là một ngành học rất có triển vọng cho những ai có đam mê theo đuổi."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chi-huy-tham-muu-phong-khong", "rid": "7860204", "major": "Chỉ huy tham mưu Phòng không", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nChỉ huy tham mưu Phòng không (CHTMPK) chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy – Tham mưu Phòng không. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và huấn luyện bộ đội. Ngoài ra, họ còn có thể lực tốt, đáp ứng tốt những yêu cầu, nhiệm vụ của đảng và nhà nước giao phó.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành CHTMPK chỉ xét duy nhất 2 tổ hợp xét tuyển là A00 và A01. Cụ thể: \n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin năm 2020, ngành Chỉ huy tham mưu Phòng không xét tuyển với mức điểm từ 22.9 – 24.4 điểm. Ngoài ra, điểm số này còn phụ thuộc các tiêu chí phụ (TCP) khác về quy định điểm đối với từng vùng, miền cùng các tiêu chuẩn về thể lực.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTheo thông tin được biết, hiện tại cả nước có 01 trường đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể: Học Viện Phòng Không – Không Quân. Trụ sở chính: xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể biết được câu trả lời cho bản thân, các bạn nên tham khảo một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nPhẩm chất đạo đức tốt\nÝ thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh\nGiữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội\nPhương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán\nCó khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình\nGiữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc\nCó đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị\nĐảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng\nMắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,… theo quy chuẩn\nThái độ học tập nghiêm túc\nCó chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước\nTư duy linh hoạt, thông minh\nCó đủ phẩm chất cần thiết\nTuân theo các quy định của nhà trường\nChịu được áp lực, sức ép lớn\nCó tính kỷ luật cao\nTrung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa\nYêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc\nƯu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết\nSẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nTác phong đứng đắn, nghiêm minh\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu Không quân hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo chương trình đào tạo chuyên ngành, có rất nhiều môn cần sự nỗ lực của người học. Cụ thể như:\n\n\n\nPháo\n\n\n\nMôn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật phá cùng những hiểu biết chung về cơ cấu máy móc, thuộc tính, đặc điểm của từng loại pháo.\n\n\n\nTên lửa\n\n\n\nLà một bộ môn trong chương trình đào tạo. Hiểu một cách đơn giản hơn, môn này hướng dẫn cho người học cách bắn máy bay, chỉ huy bộ đội tác chiến trên không.\n\n\n\nRadar\n\n\n\nĐược chia làm 2 mảng là radar cảnh giới: chuyên phòng thủ, quét máy bay địch do thám, máy bay địch tấn công bằng radar. Mảng thứ 02 là radar dẫn đường. Mảng này hướng dẫn các phi công bay đúng đường bay.\n\n\n\nTác chiến điện tử\n\n\n\nTrang bị cho người học nắm chắc về phương pháp tác chiến trong không gian mạng liên quan đến vấn đề phòng không, không quân.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi tốt nghiệp trường đại học, các chiến sĩ sẽ tùy theo đánh giá năng lực của các giáo viên, giảng viên cùng đội ngũ cán bộ mà sẽ được phân công công tác tại một cơ quan phù hợp. Tất cả các cơ quan này đều thuộc phạm vi của Bộ Quốc Phòng. Như vậy có thể thấy rằng, ngành này đem lại cơ hội việc làm ổn định cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đúng với chuyên ngành đã được đào tạo, giảng dạy.\n\n\nBên cạnh đó, những sĩ quan có trình độ chuyên môn tốt cùng nghiệp vụ sư phạm ổn định, họ có thể trở thành các giảng viên chuyên ngành liên quan.\n\n\n", "mức lương dành cho người công tác trong ngành này là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của một sĩ quan chỉ huy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, mức thu nhập này sẽ tăng dần theo thời gian. Bên cạnh đó, họ vẫn sẽ được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:\n\n\n\nTăng lương định kỳ\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)\nPhụ cấp xăng xe\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu Phòng không có các tiêu chí rất khắt khe từ khâu tuyển chọn. Không chỉ dựa trên kết quả kỳ thi THPT QG, các thí sinh tham gia tuyển chọn còn phải khám sức khỏe kỹ càng. Nhờ đó mà đảm bảo được chất lượng sinh viên của ngành. Nhìn chung, đây là một ngành học khá thử thách. Tuy nhiên, nếu ai có đam mê chinh phục thì hoàn toàn có thể thành công trên con đường này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chi-huy-tham-muu-phao-binh", "rid": "7860205", "major": "Chỉ huy tham mưu Pháo binh", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nChỉ huy tham mưu Pháo binh chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy và Tham mưu Pháo binh cấp phân đội. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và huấn luyện bộ đội. Ngoài ra, các sĩ quan chỉ huy còn có thể lực tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đảng và nhà nước giao phó.\n\n\n\n\nHọc viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân quân sự ngành Chỉ huy – Tham mưu Pháo binh và đảm nhiệm chức vụ ban đầu là trung đội trưởng, phát triển lên đại đội trưởng Pháo binh và các chức vụ tương đương, có tiềm năng phát triển lâu dài.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành học này là gì?": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu Pháo binh có mã ngành là: 7860205. Ngành này chỉ xét duy nhất 2 tổ hợp xét tuyển là A00 và A01. Cụ thể:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin năm 2020, các cơ sở đào tạo xét tuyển ngành này với mức điểm từ 22.1 – 24.4 điểm. Ngoài ra, điểm số này còn phụ thuộc các tiêu chí phụ (TCP) khác. Ví dụ như:\n\n\n\nThí sinh mức 22.1 điểm: Thí sinh nam miền Nam\nThí sinh mức 24.4 điểm: Thí sinh nam miền Bắc. TCP1: Toán >=8.4, TCP2: Lý >=8.25\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại trên cả nước ta chỉ có duy nhất 01 trường đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể trường đó là: Trường Sĩ Quan Pháo Binh. Đặt tại: Xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Các bạn có thể cập nhật thêm thông tin qua trang tuyển sinh riêng của trường.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có được câu trả lời cho câu hỏi trên, các bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nPhẩm chất đạo đức tốt\nÝ thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh\nGiữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội\nPhương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán\nCó khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình\nGiữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc\n Có đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị\nĐảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng\nMắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,… theo quy chuẩn\nThái độ học tập nghiêm túc\nCó chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước\nTư duy linh hoạt, thông minh\nCó đủ phẩm chất cần thiết\nTuân theo các quy định của nhà trường\nChịu được áp lực, sức ép lớn\nCó tính kỷ luật cao\nTrung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa\nYêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc\nƯu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết\nSẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nTác phong đứng đắn, nghiêm minh\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Hầu như ở năm 1 và 2 các bạn sẽ phải tập trung vào các môn đại cương như những chuyên ngành khác. Tuy nhiên, theo chương trình đào tạo chuyên ngành, có rất nhiều môn cần sự nỗ lực rất lớn của học viên. Cụ thể như:\n\n\n\nChiến thuật Binh chủng hợp thành\n\n\n\nTrang bị cho người học những kiến thức cơ bản về lý luận chiến đấu, hiểu biết về trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn BB trong chiến đấu tiến công và phòng ngự, làm cơ sở cho học tập nghiên cứu và chỉ huy đơn vị.\n\n\n\nKhí tài\n\n\n\nHuấn luyện cho ng­ười học những kiến thức cơ bản về nguyên lý cấu tạo, yêu cầu công tác bảo quản giữ gìn khí tài quang học quân sự làm cơ sở để học tập, quản lý và bảo quản, bảo d­ưỡng các loại khí tài đư­ợc trang bị cho phân đội pháo binh.\n\n\n\nCông binh, Công trình pháo binh\n\n\n\nTrang bị cho người học những kiến thức cơ bản về công sự ngụy trang cho người, vũ khí, khí tài, một số loại thuốc nổ và khí tài gây nổ sử dụng ở các phân đội Pháo binh làm cơ sở để học tập các môn học chuyên ngành.\n\n\nNội dung gồm: Công sự ẩn nấp, chiến đấu của cá nhân, của tổ chiến đấu, của tiểu đội, trung đội bộ binh; hình dáng, kích thước các công sự chiến đấu của các phân đội pháo binh (người, đài quan sát, sở chỉ huy, công sự xe, pháo, cối, khí tài…); động tác chỉ huy và thực hành phác họa, đào công sự; sử dụng các loại thuốc nổ và khí tài gây nổ.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi tốt nghiệp, các Sinh viên ngành Chỉ huy tham mưu Pháo binh không cần lo tìm việc khi ra trường mà sẽ được nhà nước điều chuyển đến các đơn vị công tác, đơn vị quân đội pháo binh trên cả nước. Quá trình thăng tiến của sĩ quan Chỉ huy tham mưu Pháo binh diễn ra như sau: từ Trung đội trưởng lên Đại đội trưởng pháo binh, sau đó là các vị trí tương đương. Đây có thể xem như là một lợi thế lớn cho các học viên chuyên ngành này.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của một chỉ huy tham mưu Pháo binh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, mức lương của các sĩ quan tham mưu sẽ tăng dần theo thời gian. Ngoài ra, họ vẫn sẽ được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:\n\n\n\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương định kỳ\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)\nPhụ cấp xăng xe\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu Pháo binh là một ngành học rất vất vả và đầy thử thách, đòi hỏi ở người học nhiều nỗ lực. Tuy nhiên, nếu bạn có đam mê và ý chí vươn lên, ngành học này chắc chắn dành cho bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chi-huy-tham-muu-tang-thiet-giap", "rid": "7860206", "major": "Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nChỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp (CHTMTTG) chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy – Tham mưu Tăng – thiết giáp cấp phân đội. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và huấn luyện bộ đội. Ngoài ra, các sĩ quan chỉ huy còn có thể lực tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao phó.\n\n\n\n\nHọc viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân quân sự ngành Chỉ huy – Tham mưu Tăng – thiết giáp và đảm nhiệm chức vụ ban đầu là trung đội trưởng, phát triển lên đại đội trưởng và các chức vụ tương đương, có tiềm năng phát triển lâu dài.\n\n\nThông tin thêm: Bên cạnh việc học, sinh viên của trường vẫn phải tiếp tục duy trì chặt chẽ và nghiêm túc các chế độ nề nếp trong ngày, trong tuần cũng như việc chấp hành kỷ luật của cán bộ, học viên trong nhà trường. Hàng ngày, các học viên thực hiện đủ 11 chế độ. Tuy nhiên, một số nội dung cũng được linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của môi trường sư phạm. Chẳng hạn như việc nhà trường cho phép một số lượng nhỏ các học viên được ra ngoài về thăm gia đình (từ trưa thứ 7 đến chiều chủ nhật) chẳng hạn. Hay việc cho phép sử dụng điện thoại “cục gạch” vào 2 ngày cuối tuần hoặc lễ tết để liên lạc về cho gia đình.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành CHTMTTG chỉ xét duy nhất 2 tổ hợp là A00 và A01. Cụ thể: \n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin năm 2020, ngành Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp xét tuyển với mức điểm từ 22.5 – 24.5 điểm. Ngoài ra, điểm số này còn phụ thuộc các tiêu chí phụ (TCP) khác. Ví dụ như:\n\n\n\nĐối với mức 22.5 điểm: Thí sinh Nam miền Nam\nĐối với mức 24.5 điểm: Thí sinh Nam miền Bắc\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại trên cả nước ta chỉ có duy nhất 01 trường đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể trường đó là: Trường Sĩ Quan Tăng – Thiết Giáp. Trụ sở chính: Km6 – đường Vĩnh Yên – Tam Đảo, xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.\n\n\nThông tin bổ sung: Năm 2021, chỉ tiêu xét tuyển đối với chuyên ngành này tại trường Sĩ Quan Tăng – Thiết Giáp cụ thể là:\n\n\n\nThí sinh có hộ khẩu thường trú phía Bắc: 94 học viên\nThí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam: 50 học viên\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có được câu trả lời cho câu hỏi trên, các bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nPhẩm chất đạo đức tốt\nÝ thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh\nGiữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội\nPhương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán\nCó khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình\nGiữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc\n Có đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị\nĐảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng\nMắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,… theo quy chuẩn\nThái độ học tập nghiêm túc\nCó chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước\nTư duy linh hoạt, thông minh\nCó đủ phẩm chất cần thiết\nTuân theo các quy định của nhà trường\nChịu được áp lực, sức ép lớn\nCó tính kỷ luật cao\nTrung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa\nYêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc\nƯu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết\nSẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh gọi\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nTác phong đứng đắn, nghiêm minh\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo chương trình đào tạo chuyên ngành, có rất nhiều môn cần sự nỗ lực của người học. Ngoài ra, các học viên cũng sẽ phải học các môn đại cương, cơ sở từ năm 1 và năm 2. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng là một môn học bắt buộc như ở các trường đại học trên cả nước. Do đó, sẽ là một điểm cộng nếu học viên có thể sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong học tập, nghiên cứu tài liệu…\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp trường đại học, các Sinh viên ngành CHTMTTG không cần lo tìm việc khi ra trường mà sẽ được nhà nước điều chuyển đến các đơn vị công tác, đơn vị quân đội tăng – thiết giáp trên cả nước. Quá trình thăng tiến của sĩ quan Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp diễn ra như sau: từ Trung đội trưởng lên Đại đội trưởng Tăng – Thiết giáp, sau đó là các vị trí tương đương.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của một sĩ quan tham mưu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, mức lương của các sĩ quan tham mưu sẽ tăng theo cấp bậc. Cấp bậc càng cao, thu nhập sẽ càng nhiều. Ngoài ra, họ còn được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:\n\n\n\n\n\nTăng lương định kỳ\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)\nPhụ cấp xăng xe\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp có các tiêu chí rất khắt khe từ khâu tuyển chọn. Không chỉ dựa trên kết quả của kỳ thi THPTQG mà còn phải khám sức khỏe nhiều vòng một cách kỹ lưỡng và chặt chẽ. Từ đó, đảm bảo sinh viên của ngành có khả năng đảm nhiệm các vị trí mai sau. Nhìn chung, đây là một ngành học không dễ dàng bị chinh phục. Nó chỉ bị chinh phục bởi những ai có đam mê mãnh liệt cùng ý chí phấn đấu không ngừng nghỉ."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chi-huy-tham-muu-dac-cong", "rid": "7860207", "major": "Chỉ huy tham mưu Đặc công", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nChỉ huy tham mưu đặc công chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành sĩ quan Chỉ huy – Tham mưu đặc công cấp phân đội. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và huấn luyện bộ đội. Ngoài ra, các sĩ quan chỉ huy còn có thể lực tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao phó.\n\n\n\n\nHọc viên sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân quân sự ngành Chỉ huy – Tham mưu đặc công và đảm nhiệm chức vụ ban đầu là mũi trưởng Đặc công (trung đội trưởng), phát triển lên đội trưởng (đại đội trưởng) và tương đương.\n\n\nTheo học ngành này, học viên sẽ được trang bị những kỹ thuật, chiến thuật Đặc công, thành thạo động tác từng người, giỏi chỉ huy cấp Tổ, Mũi, làm được cấp Đội, biết 1 phần cấp Liên đội Đặc công. Quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả vũ khí, trang bị được biên chế. Ngoài ra, sinh viên còn có kiến thức đầy đủ về những điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định, để chỉ huy và quản lý đơn vị, bảo đảm chặt chẽ, kỷ luật nghiêm…\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu đặc công chỉ xét duy nhất 2 tổ hợp là A00 và A01. Cụ thể: \n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin năm 2020, ngành Chỉ huy tham mưu đặc công xét tuyển với mức điểm từ 23.6 – 24.15 điểm. Ngoài ra, điểm số này còn phụ thuộc các tiêu chí phụ (TCP) khác. Ví dụ như:\n\n\n\nĐối với mức 23.6 điểm: Thí sinh Nam miền Nam\nĐối với mức 24.15 điểm: Thí sinh Nam miền Bắc\n\n\n\nĐể biết cụ thể hơn các tiêu chí xét tuyển cũng như thông tin cập nhật thêm, các bạn có thể theo dõi website tuyển sinh riêng của trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại trên cả nước ta chỉ có duy nhất 01 trường đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể trường đó là: Trường Sĩ Quan Đặc Công. Đặt tại: Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có được câu trả lời cho câu hỏi trên, các bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nPhẩm chất đạo đức tốt\nÝ thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh\nGiữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội\nPhương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán\nCó khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình\nGiữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc\n Có đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị\nĐảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng\nMắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,… theo quy chuẩn\nThái độ học tập nghiêm túc\nCó chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước\nTư duy linh hoạt, thông minh\nCó đủ phẩm chất cần thiết\nTuân theo các quy định của nhà trường\nChịu được áp lực, sức ép lớn\nCó tính kỷ luật cao\nTrung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa\nYêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc\nƯu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết\nSẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh gọi\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nTác phong đứng đắn, nghiêm minh\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo chương trình đào tạo chuyên ngành, có rất nhiều môn cần sự nỗ lực của người học. Ngoài ra, các học viên cũng sẽ phải học các môn đại cương, cơ sở từ năm 1 và năm 2. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng là một môn học bắt buộc như ở các trường đại học trên cả nước. Do đó, sẽ là một lợi thế nếu học viên có thể sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong học tập, nghiên cứu tài liệu…\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi tốt nghiệp trường đại học, các Sinh viên ngành Chỉ huy tham mưu đặc công không cần lo tìm việc khi ra trường mà sẽ được nhà nước điều chuyển đến các đơn vị công tác, đơn vị quân đội đặc công trên cả nước. Quá trình thăng tiến của sĩ quan Chỉ huy tham mưu đặc công sẽ từ Trung đội trưởng lên Đại đội trưởng đặc công, sau đó là các vị trí tương đương. Đây có thể xem như là một điểm cộng lớn cho các học viên chuyên ngành này.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của một chỉ huy tham mưu đặc công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, mức lương của các sĩ quan tham mưu sẽ tăng dần theo cấp bậc càng cao. Ngoài ra, họ còn được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:\n\n\n\nTăng lương định kỳ\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)\nPhụ cấp xăng xe\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu đặc công là một ngành học có yêu cầu cao đối với người học, do đó, sinh viên cần cố gắng nỗ lực hết mình để có thể trở thành một sĩ quan chỉ huy giỏi, đảm nhận tốt nhiệm vụ của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-bien-phong", "rid": "7860214", "major": "Biên phòng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Biên phòng là ngành chuyên đào tạo lực lượng nòng cốt, then chốt, chịu trách nhiệm canh gác, quản lý bảo vệ chủ quyền biên giới của đất nước, gìn giữ trật tự an ninh quốc gia trên đất liền và những huyện đảo của tổ quốc. Vì thế, bộ đội ngành Biên phòng luôn phải làm việc ở những nơi có địa bàn nguy hiểm và phức tạp, khó khăn và thử thách luôn luôn rình rập.\n\n\n\n\nNgành Biên phòng với nhiệm vụ đào tạo những chiến sĩ Biên phòng, thực hiện phối hợp chặt chẽ với các lực lượng và chính quyền ở địa phương để quản lý gìn giữ biên giới quốc gia, phát hiện và phòng chống những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng tội phạm khác nhau. Những cán bộ, chiến sĩ tham gia vào đối ngoại biên phòng, thiết lập hòa bình và mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng để tạo một môi trường phát triển, ổn định và làm tiền đề cho những chủ trương mở rộng hợp tác với các quốc gia trên thế giới.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNếu dự thi vào ngành này, bạn có khá ít sự lựa chọn về tổ hợp đăng ký xét tuyển. Bởi ngành Biên phòng chỉ xét tuyển 2 khối thi sau:\n\n\n\nKhối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, điểm trúng tuyển vào ngành Biên phòng được đánh giá là khá cao so với nhiều ngành khác. Riêng điểm chuẩn vào ngành học này còn phụ thuộc vào đối tượng/khu vực. Cụ thể như sau:\n\n\nKhối A01:\n\n\n\nThí sinh miền Bắc: 24,7 điểm\nThí sinh Quân khu 4: 27 điểm\nThí sinh Quân khu 5: 25,4 điểm\nThí sinh Quân khu 7: 20,4 điểm\nThí sinh Quân khu 9: 22,25 điểm\n\n\n\nKhối C00:\n\n\n\nThí sinh miền Bắc: 28,5 điểm (Tiêu chí phụ: Điểm môn: Văn ≥ 8,25, Sử ≥ 9,75, Địa = 10)\nThí sinh Quân khu 4: 27 điểm\nThí sinh Quân khu 5: 27 điểm (Tiêu chí phụ: Điểm môn Văn ≥ 8,25).\nThí sinh Quân khu 7: 26,25 điểm (Tiêu chí phụ: Điểm môn Văn ≥ 8,0)\nThí sinh Quân khu 9: 27,5 điểm\n\n\n\n", "trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nĐối với Ngành Biên phòng, hiện tại thì chỉ có duy nhất Học viện Biên phòng đang tuyển sinh và đào tạo. Bởi ngành này là ngành đặc thù, đặc biệt phục vụ lực lượng quân nhân cho Nhà nước cho nên công tác đào tạo thực hiện theo chủ trương của Nhà nước.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể học tập và làm việc trong ngành Biên phòng, các bạn cần phải có một số tố chất quan trọng sau:\n\n\n\nLòng yêu Tổ quốc, yêu ngành Biên phòng\n\n\n\nĐây là yếu tố cần thiết làm nền tảng cho việc học của bạn. Là một cán bộ có nhiệm vụ gìn giữ Tổ quốc trong tương lai mà không có lòng yêu Tổ quốc, yêu nghề thì chắc chắn các bạn sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.\n\n\n\nLà người có tính kỷ luật trong khi làm nhiệm vụ\n\n\n\nMôi trường quân đội là một môi trường vô cùng nghiêm khắc và kỷ cương rất cao. Vì vậy nếu bạn không có phẩm chất này chắc chắn bạn sẽ không thể gắn bó được với nghề.\n\n\n\n\n\nTinh thần đoàn kết, luôn giúp đỡ mọi người, luôn lạc quan và yêu đời\n\n\n\nVới nhiệm vụ hết sức cao cả là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ biên giới của đất nước thì đoàn kết là một yếu tố không thể thiếu, làm nên sức mạnh để vượt qua khó khăn, chống lại kẻ thù.\n\n\n\nLòng can đảm, chấp nhận mọi gian nan, khó khăn và thử thách\n\n\n\nMôi trường làm việc của ngành này chủ yếu là ở vùng biên giới. Nơi đây, điều kiện sống còn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, ngành này rất cần những người có thể làm việc trong môi trường đặc biệt, quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Đất nước.\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nGiống như ngành Công an, sinh viên theo học ngành Biên phòng sẽ không phải lo về tình trạng thất nghiệp. Bạn sẽ được phân công công tác ở nhiều vị trí khác nhau trong quân đội tùy theo trình độ, khả năng và nguyện vọng. Cụ thể một số vị trí đó là:\n\n\n\n\n\nSĩ quan quân đội\nQuân nhân chuyên nghiệp\nTrở thành Công nhân viên quốc phòng\nHạ sĩ quan và binh sĩ\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐối với môi trường quân đội, các chiến sỹ sẽ được hưởng lương theo mức lương quy định của Nhà nước. Theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2012 là 1.050.000 đồng/tháng, tăng 220.000 đồng/tháng. Những chức vụ, cấp bậc tăng dần từ Thiếu úy cho đến Trung tướng là khoảng từ 6 – 13 triệu/tháng. Ngoài ra, các cán bộ Biên phòng còn nhận được những khoản phụ cấp khác như phụ cấp do công tác ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên, tiền phụ cấp trách nhiệm, vượt khung.\n\n\n", "kết luận": "\n\nTuy điều kiện làm việc ngành Biên phòng khá khó khăn nhưng đây là một ngành học khá thú vị và đem lại việc làm cũng như mức lương ổn định. Nếu bạn có đam mê thì dù học bất cứ ngành nghề nào thì bạn vẫn có thể phát triển, tạo cho bạn sự vui vẻ mỗi khi làm nhiệm vụ. Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành Biên phòng mà tôi muốn chia sẻ tới tất cả những độc giả đang theo dõi. Hy vọng là sau bài viết này, các bạn có thể xác định đúng đắn trong việc lựa chọn ngành nghề. Vì vậy, hãy suy nghĩ và đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý nhất để có thể thực hiện ước mơ của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-hau-can-quan-su", "rid": "7860218", "major": "Hậu cần quân sự", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Hậu cần quân sự là ngành đào tạo các cán bộ nhằm bảo đảm vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải, huấn luyện và tác chiến của quân đội cho lực lượng vũ trang. Các hoạt động này bao gồm:\n\n\n\n\n\nThiết kế, bảo quản, tàng trữ, phân phối các trang thiết bị quân sự.\nDi chuyển, hộ tống, đưa quân nhân đi chữa trị.\nCung cấp các dịch vụ quân sự.\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nNếu bạn đang có mong muốn theo học ngành, bạn có thể đăng ký xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học\nKhối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm trúng tuyển ngành HCQS ở mức khá cao và có sự chênh lệch giữa vùng miền và giới tính. Dưới đây là điểm chuẩn ngành này vào năm 2020. Cụ thể đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nThí sinh Nam: 26.45 điểm (Tiêu chí phụ : Toán ≥ 9.2; Lý ≥ 8.5; Hóa hoặc Tiếng Anh ≥ 8.25).\nThí sinh Nữ: 28.15 điểm.\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nThí sinh Nam: 25.10 điểm (Tiêu chí phụ: Toán ≥ 8.60; Lý ≥ 8).\nThí sinh Nữ: 27.1 điểm.\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nCho đến nay, chỉ có một trường tuyển sinh và đào tạo ngành này. Đó là Học Viện Hậu Cần.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể biết được câu trả lời, bạn cần xem xét một số tiêu chí sau để có thể học tập và hoàn thành tốt nhiệm vụ:\n\n\n\nCó lòng yêu nước, thương dân\n\n\n\nĐã là một công dân của Việt Nam chắc hẳn ai cũng phải có lòng yêu nước. Đặc biệt, những cán bộ ngành Hậu cần quân sự, đây là yếu tố vô cùng quan trọng. Chỉ khi bạn yêu nước, thương dân, bạn mới có thể nỗ lực hết mình, cống hiến để hoàn thành trọng trách của mình.\n\n\n\n\n\nCó tinh thần lạc quan\n\n\n\nVới tinh thần ấy cho dù khó khăn khắc nghiệt như thế nào thì người lính vẫn mỉm cười vượt qua tất cả.\n\n\n\nCó tinh thần đoàn kết, luôn sẵn sàng giúp đỡ đồng đội\n\n\n\nNgười chiến sĩ sống và làm việc với tinh thần tập thể, vì vậy mà phải có tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống.\n\n\n\nCó tính kỷ luật cao\n\n\n\nQuân đội được xem là môi trường đào tạo với tính kỷ luật cao. Chính vì thế, những người làm trong ngành này phải chấp hành mọi quy định của đơn vị từ trang phục, giờ giấc, ăn uống đến công việc.\n\n\n\nCó tính trung thực\n\n\n\nNhững chiến sĩ trong quân đội luôn phải mang trên vai những trọng trách nặng nề, liên quan đến sự tồn vong của cả một quốc gia. Vì vậy, nếu như thiếu tính trung thực thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Một môi trường tập thể muốn tồn tại thì mọi người cần phải có sự trung thực, không gian dối.\n\n\n", "cơ hội việc làm trong ngành như thế nào?": "\n\n\n\nKhi đến với ngành này, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề việc làm. Bởi những ngành thuộc nhóm ngành Quân đội nói chung, bạn sẽ được Nhà nước phân công công việc, đơn vị công tác cùng với mức thu nhập ổn định. Cán bộ Hậu cần quân sự sẽ nhận nhiệm vụ theo sự điều động của cấp trên. Những người trong ngành sẽ phải làm việc ở bất cứ đâu dù ở những nơi xa xôi đến những nơi nguy hiểm nhất. Nơi nào thiếu nhân lực, học viên sẽ là người được điều động, nhận nhiệm vụ và thực hiện.\n\n\nVậy nên học ngành HCQS bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề thất nghiệp mà chỉ cần nỗ lực không ngừng nghỉ, cống hiến hết mình hoàn thành tốt trọng trách được giao.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHọc viên ngành Hậu cần quân sự sẽ được học tập và làm việc trong môi trường quân đội. Chính vì thế, người làm trong ngành này sẽ được hưởng mức lương theo quy định chung của Nhà nước. Theo nghị định 31/2012/NĐ – CP của chính phủ, mức lương tối thiểu chung được thực hiện từ 1/5/2012 là 1.050.000 đồng/tháng. Mức lương đó đã tăng 220.000 đồng/tháng so với mức lương cũ là 820.000 đồng/tháng. Đây là mức lương tối thiểu tuy nhiên, mức lương này có thay đổi và tăng dần tùy vào vị trí công tác và số năm công tác ở đơn vị. Ngoài mức lương cơ bản này, người làm trong ngành hậu cần quân sự còn được nhận nhiều chế độ đãi ngộ khác của Nhà nước.\n\n\n", "kết luận": "\n\nBất cứ công việc nào, muốn công việc được phát triển thuận lợi thì công tác hậu cần đóng một vai trò hết sức quan trọng. Lĩnh vực này đóng một vai trò nền tảng, giúp công tác quân sự có sự chuẩn bị tốt hơn về mọi mặt để mọi nhiệm vụ được triển khai một cách thuận lợi nhất. Với vai trò cùng với những đãi ngộ đặc biệt như vậy, mỗi năm ngành học này vẫn luôn thu hút đông đảo lượng thí sinh đăng ký xét tuyển. Vậy bạn có hứng thú với ngành học này hay không? Mong bạn sớm đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất cho mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chi-huy-tham-muu-thong-tin", "rid": "7860220", "major": "Chỉ huy tham mưu thông tin", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nChỉ huy tham mưu thông tin (CHTMTT) chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy – Tham mưu thông tin cấp phân đội. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và huấn luyện bộ đội. Ngoài ra, các sĩ quan chỉ huy còn có thể lực tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đảng và nhà nước giao phó.\n\n\n\n\nHọc viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân quân sự ngành Chỉ huy – Tham mưu thông tin và đảm nhiệm chức vụ ban đầu là trung đội trưởng, phát triển lên đội trưởng (đại đội trưởng) và tương đương.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nNgành CHTMTT chỉ xét duy nhất 2 tổ hợp là A00 và A01. Cụ thể:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo thông tin năm 2020, ngành CHTMTT xét tuyển với mức điểm từ 23.95 – 28.15 điểm. Ngoài ra, điểm số này còn phụ thuộc các tiêu chí phụ (TCP) khác. Để có thể hiểu rõ hơn về các tiêu chí này, các bạn có thể tìm hiểu, theo dõi trên website tuyển sinh riêng của trường.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện tại trên cả nước ta chỉ có duy nhất 03 trường đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể trường đó là:\n\n\nKhu vực miền Bắc\n\n\n\nHọc Viện Kỹ Thuật Quân Sự – Hệ Quân sự\n\n\n\nKhu vực miền Trung\n\n\n\nTrường Sĩ Quan Thông Tin – Hệ Quân sự – Đại Học Thông Tin Liên Lạc\n\n\n\nKhu vực miền Nam\n\n\n\nTrường Sĩ Quan Kỹ Thuật Quân Sự – Hệ Quân sự – Đại Học Trần Đại Nghĩa\n\n\n\nNhư vậy, ở mỗi khu vực đều có ít nhất 01 trường đào tạo chuyên ngành này. Điều đó tạo điều kiện cho học viên thuận lợi lựa chọn nơi mình theo học phù hợp với vị trí mình đang sinh sống.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có được câu trả lời cho câu hỏi trên, các bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nPhẩm chất đạo đức tốt\nÝ thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh\nGiữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội\nPhương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán\nCó khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình\nGiữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc\nCó đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị\nĐảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng\nMắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,… theo quy chuẩn\nThái độ học tập nghiêm túc\nCó chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước\nTư duy linh hoạt, thông minh\nCó đủ phẩm chất cần thiết\nTuân theo các quy định của nhà trường\nChịu được áp lực, sức ép lớn\nCó tính kỷ luật cao\nTrung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa\nYêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc\nƯu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết\nSẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh gọi\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nTác phong đứng đắn, nghiêm minh\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo chương trình đào tạo chuyên ngành, có rất nhiều môn cần sự nỗ lực của người học. Ngoài ra, các học viên cũng sẽ phải học các môn đại cương, cơ sở từ năm 1 và năm 2. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng là một môn học bắt buộc như ở các trường đại học trên cả nước. Do đó, sẽ là một điểm cộng nếu học viên có thể sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong học tập, nghiên cứu tài liệu…\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\n\n\nSau khi tốt nghiệp, các Sinh viên không cần lo tìm việc khi ra trường mà sẽ được nhà nước điều chuyển đến các đơn vị công tác, đơn vị quân đội thông tin trên cả nước. Quá trình thăng tiến của sĩ quan CHTMTT như sau: từ Trung đội trưởng lên Đại đội trưởng thông tin, sau đó là các vị trí tương đương và có sự phát triển lâu dài.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của một sĩ quan CHTMTT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, mức lương của các sĩ quan tham mưu sẽ tăng dần theo cấp bậc. Bên cạnh đó, họ còn được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:\n\n\n\nTăng lương định kỳ\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)\nPhụ cấp xăng xe\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nNgành chỉ huy tham mưu thông tin có các tiêu chí rất khắt khe từ khâu tuyển chọn. Không chỉ dựa trên kết quả của kỳ thi THPTQG mà còn phải khám sức khỏe nhiều vòng một cách kỹ lưỡng và chặt chẽ. Từ đó, đảm bảo sinh viên của ngành có khả năng đảm nhiệm các vị trí mai sau. Nhìn chung, đây là một ngành học không dễ dàng bị chinh phục. Nó chỉ bị chinh phục bởi những ai có đam mê mãnh liệt cùng ý chí phấn đấu không ngừng nghỉ."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-quan-su-co-so", "rid": "7860222", "major": "Quân sự cơ sở", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Quân sự cơ sở đào tạo những cán bộ phục vụ trong quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự cấp xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp cơ sở. Đây là đội ngũ cán bộ quân sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ của người Chỉ huy trưởng quân sự cấp cơ sở. Ngoài ra, họ còn có khả năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng quân sự và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, nhiệm vụ của địa phương.\n\n\n\n\nLoại hình đào tạo:\n\n\nCó 2 loại hình đào tạo, phù hợp với nhiều đối tượng theo học, giúp các bạn có nhiều điều kiện thuận lợi hơn:\n\n\n\n\nLoại hình đào tạo chính quy tập trung\n\n\n\n\nBạn sẽ phải thực hiện khóa đào tạo huấn luyện, sinh hoạt tập trung tại cơ sở đào tạo cho đến khi kết thúc khóa học. Chương trình này đào tạo đội ngũ cán bộ quân sự thuộc Ban chỉ huy quân sự cấp cơ sở có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học có bản lĩnh chính trị vững vàng; trình độ chuyên môn và lý luận chính trị từ trung cấp trở lên để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.\n\n\n\n\nLoại hình đào tạo hệ vừa học vừa làm\n\n\n\n\nTùy vào hình thức đào tạo và văn bằng được cấp mà thời gian đào tạo sẽ từ 18 – 48 tháng. Hình thức này chỉ áp dụng cho hệ liên thông, mỗi năm từ 2 – 3 kỳ, mỗi kỳ kéo dài ít nhất 2 tháng. Thời gian đào tạo hệ vừa học vừa làm phải dài hơn so với chương trình hệ chính quy từ nửa năm đến 1 năm.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nHiện nay, ngành Quân sự cơ sở chỉ xét tuyển tổ hợp môn sau:\n\n\n\nKhối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nBắt đầu từ năm 2016, một số trường quân đội mở tuyển mã ngành mới có tên Quân sự cơ sở. So với mặt bằng chung thì cả điểm chuẩn hệ Đại học và Cao đẳng đều tương đối thấp, phù hợp với sức học trung bình. Năm 2020, điểm chuẩn của ngành QSCS này được chia như sau:\n\n\n\nHệ Cao đẳng: điểm chuẩn dao động từ 10,5 – 15,25 điểm\nHệ Đại học: Mức điểm trong khoảng từ 15 – 17 điểm tùy cơ sở đào tạo. \n\n\n\nNgoài 2 hệ trên thì còn có hệ Trung cấp ngành Quân sự cơ sở. Đây là hệ đào tạo nguồn cán bộ được chính quyền địa phương cử đi học.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHệ Trung cấp:\n\n\n\nCác trường quân sự tỉnh.\n\n\n\nHệ Cao đẳng:\n\n\n\nTrường Quân sự quân khu 1,2,3,4, Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và trường Quân sự quân khu 5,7,9 hoặc trường sĩ quan lục quân 1, trường sĩ quan lục quân 2 liên kết đào tạo.\n\n\n\nHệ Đại học:\n\n\n\nTrường sĩ quan lục quân 1.\nTrường sĩ quan lục quân 2.\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể theo đuổi bất kỳ một ngành nghề nào đó thì bạn cần phải có những yếu tố nhất định để có thể phát triển và thành công trong ngành đó. Vậy đối với ngành quân sự cơ sở này thì bạn cần phải có những tố chất nào? Cụ thể đó là:\n\n\n\n\n\nCó bản lĩnh về chính trị vững vàng, lý tưởng của Đảng, trung thành với mục tiêu, với Nhân dân, Tổ quốc.\nCó một tinh thần yêu nước, niềm tin vững chắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.\nCó ý thức chấp hành nghiêm đường lối và chính sách của Đảng, Nhà nước, các chính sách pháp luật.\nQuyết đoán, tích cực và sáng tạo trong mọi công việc.\nĐề cao tinh thần phê bình, tự phê bình, xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh toàn diện.\nCó phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, giản dị; trung thực, thẳng thắn, uy tín với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương.\nLà một người không ngại khó, ngại khổ, chịu được áp lực công việc lớn.\nCó sức khỏe phục vụ lâu dài trong hệ thống chính trị.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm của ngành như thế nào?": "\n\nVới một ngành học khá vất vả và khắt khe như ngành quân sự cơ sở như vậy thì không ít bạn lo lắng về cơ hội cũng như việc làm trong tương lai của mình. Bởi hầu hết hiện nay khi tìm hiểu về một ngành học nào đó, điều khiến cho các bạn lưu tâm nhiều hơn chính là tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm trong tương lai. Cụ thể những công việc và địa điểm là việc mà sinh viên ngành QSCS sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận:\n\n\n\n\n\nBan Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn.\nCó thể phát triển lên các cương vị cao hơn của Đảng và chính quyền ở địa phương.\nNguồn quy hoạch cán bộ quân sự địa phương có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức và năng lực toàn diện để thực hiện nhiệm vụ, chức trách theo chỉ đạo của Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã.\nNgười tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành này có đủ điều kiện được tiếp tục đào tạo trình độ cao hơn thuộc lĩnh vực quốc phòng quân sự địa phương tại các nhà trường quân đội.\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nVề lương của chỉ huy trưởng quân sự \n\n\nTheo quy định, công chức tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh mà họ đang đảm nhiệm thì xếp lương như công chức hành chính tại bảng lương số 2 bảng lương số 4 theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể:\n\n\n\nTốt nghiệp trình độ đại học trở lên thì xếp lương theo ngạch chuyên viên\nTốt nghiệp trình độ cao đẳng được xếp lương theo ngạch chuyên viên cao đẳng\nTốt nghiệp trình độ trung cấp được xếp lương theo ngạch cán sự\n\n\n\nVề phụ cấp chỉ huy trưởng quân sự\n\n\n\nPhụ cấp trách nhiệm của chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn\n\n\n\nMức phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ được tính và chi trả theo tháng, bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số 0,24 đối với chức danh chỉ huy trưởng quân sự. Mức lương cơ sở hiện tại là 1,490 triệu đồng/tháng.\n\n\n\nChế độ phụ cấp thâm niên\n\n\n\nNgoài chế độ tiền lương, phụ cấp hàng tháng thì còn được tính phụ cấp thâm niên. Cụ thể, khi cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, phường, thị trấn có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên sẽ được hưởng loại hình phụ cấp này. Sau 5 năm (đủ 60 tháng) công tác liên tục thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng. Từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.\n\n\n", "kết luận": "\n\nNếu bạn cũng đang muốn đứng trong hàng ngũ quân nhân, muốn tận dụng sức lực để cống hiến vào sự phát triển, đảm bảo sự an toàn của đất nước thì cũng có thể theo đuổi ngành này. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về ngành học này, từ đó đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chi-huy-ky-thuat-phong-khong", "rid": "7860226", "major": "Chỉ huy kỹ thuật Phòng không", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nChỉ huy kỹ thuật Phòng không chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy – kỹ thuật Phòng không. Những sĩ quan này đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và huấn luyện bộ đội, chịu trách nhiệm trong công tác chuyên môn về kỹ thuật. Ngoài ra, các sĩ quan chỉ huy còn có thể lực tốt, đáp ứng tốt những yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao phó.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành học này là gì?": "\n\nNgành chỉ huy kỹ thuật Phòng không chỉ xét duy nhất 2 tổ hợp xét tuyển là A00 và A01. Cụ thể:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2022, điểm chuẩn ngành Chỉ huy kỹ thuật Phòng không xét tuyển theo kỳ thi THPT Quốc Gia. Ngoài ra, điểm số này còn phụ thuộc các tiêu chí phụ (TCP) khác về quy định điểm đối với từng vùng, miền cùng các tiêu chuẩn về thể lực. Cụ thể:\n\n\n\nĐối với thí sinh nam khu vực miền Nam: 23,95 điểm\nĐối với thí sinh nam khu vực miền Bắc: 23,65 điểm \n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTheo thông tin được biết, hiện tại cả nước có duy nhất 01 trường đào tạo chuyên ngành này. Điều đó đồng nghĩa với việc tỉ lệ cạnh tranh đầu vào rất cao, bạn nên nỗ lực hết sức để có được hiệu quả tốt nhất. Đó là: Học Viện Phòng Không – Không Quân. Đặt tại: xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể biết được câu trả lời, bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nPhẩm chất đạo đức tốt\nÝ thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh\nGiữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội\nPhương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán\nCó khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình\nGiữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc\nCó đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị\nĐảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng\nMắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,… theo quy chuẩn\nThái độ học tập nghiêm túc\nCó chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước\nTư duy linh hoạt, thông minh\nCó đủ phẩm chất cần thiết của một quân nhân\nTuân theo các quy định của nhà trường\nChịu được áp lực, sức ép lớn\nCó tính kỷ luật cao\nTrung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa\nYêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc\nƯu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết\nSẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nTác phong đứng đắn, nghiêm minh\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành CHKTPK hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, sinh viên cần phải nỗ lực rất nhiều trong quá trình học tập mới có thể đáp ứng được lượng kiến thức khổng lồ từ chương trình đào tạo, đặc biệt từ năm 3 và năm 4, học viên sẽ phải dành nhiều thời gian tập luyện, thực hành.\n\n\nBên cạnh đó, tiếng Anh là môn học được quy định trong chương trình giáo dục đào tạo ở tất cả các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, và điều này cũng không phải ngoại lệ với các sinh viên ngành CHKTPK. Do vậy, dành nhiều thời gian để học tập, trau dồi kiến thức môn tiếng Anh là điều nên được chú trọng phát triển.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp, các học viên sẽ được nhà nước điều chuyển đến các đơn vị công tác, đơn vị quân đội PKKQ trên cả nước. Đây có thể xem như là một điểm cộng lớn cho các học viên chuyên ngành này.\n\n\n\n\nBên cạnh đó, những sĩ quan có trình độ chuyên môn tốt cùng nghiệp vụ sư phạm ổn định có thể trở thành các giảng viên chuyên ngành liên quan.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của một chỉ huy kỹ thuật phòng không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, mức thu nhập này sẽ tăng dần theo thời gian, khi cấp bậc càng cao, thu nhập sẽ càng nhiều. Tuy vậy, họ vẫn sẽ được nhận các chế độ ưu đãi như những người công tác trong ngành nghề khác. Ví dụ như:\n\n\n\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương định kỳ\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)\nPhụ cấp xăng xe\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể nhận định rằng, ngành chỉ huy kỹ thuật phòng không là một ngành học chứa nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, nó sẽ là ngành học rèn giũa cho con người nghị lực kiên cường, dám đương đầu với chông gai, gian khổ. Từ đó, họ – các sĩ quan chỉ huy sẽ có đủ năng lực quản lý, lãnh đạo các cấp nhỏ hơn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chi-huy-ky-thuat-tang-thiet-giap", "rid": "7860227", "major": "Chỉ huy kỹ thuật Tăng – thiết giáp", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nChỉ huy kỹ thuật Tăng – thiết giáp chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy – kỹ thuật Tăng – Thiết giáp cấp phân đội. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, chịu trách nhiệm về việc lãnh đạo, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật tăng – thiết giáp cho các cấp nhỏ hơn. Ngoài ra, họ còn có thể lực tốt, đảm bảo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đảng và nhà nước giao phó.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nThông tin về các tổ hợp xét tuyển và điểm chuẩn của ngành đang được cập nhật.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTheo thông tin ghi nhận, năm 2021, chưa có cơ sở đào tạo nào xét tuyển chuyên ngành này. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo thêm về ngành chỉ huy tham mưu tăng – thiết giáp của trường Sĩ Quan Tăng – Thiết Giáp trên website tuyển sinh của trường.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học này?": "\n\nĐể có được câu trả lời cho câu hỏi trên, các bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nPhẩm chất đạo đức tốt\nÝ thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh\nGiữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội\nTác phong, phương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán\nCó khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình\nGiữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc\nCó đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị\nĐảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng\nMắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,.. theo quy chuẩn\nThái độ học tập nghiêm túc\nCó chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước\nTư duy linh hoạt, thông minh\nCó đủ phẩm chất cần thiết của người chiến sĩ\nTuân theo các quy định của nhà trường\nChịu được áp lực, sức ép lớn\nCó tính kỷ luật cao\nTrung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa\nYêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc\nƯu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết\nSẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh gọi\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nTác phong đứng đắn, nghiêm minh\nCó khả năng sử dụng tốt các trang, thiết bị\n\n\n\n", "học ngành này cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành chỉ huy kỹ thuật hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, có rất nhiều môn cần sự nỗ lực của người học. Ngoài ra, các học viên cũng sẽ phải học các môn đại cương, cơ sở từ năm 1 và năm 2. Bắt đầu từ năm 3 và 4 trở đi, học viên chuyên ngành này sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập, cụ thể là học thực hành, cọ xát với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Để từ đó họ có thể đáp ứng tốt hơn trong công việc được giao phó, đảm nhiệm.\n\n\nBên cạnh đó, ngoại ngữ cũng là một môn học bắt buộc như ở các trường đại học trên cả nước. Do đó, sẽ là một điểm cộng nếu học viên có thể sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong học tập, nghiên cứu tài liệu cũng như trao đổi thông tin khi cần.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nHiện tại, vì ngành này năm 2021 chưa có bất cứ thông tin gì, nên sẽ rất khó khi đề cập đến vấn đề này. Theo góc độ đánh giá cá nhân, tương tự những lĩnh vực trong quân đội, các sinh viên ngành học này không cần phải quá lo lắng về vấn đề tìm việc. Lý do là khi ra trường, họ sẽ được nhà nước điều chuyển đến các đơn vị công tác, đơn vị quân đội có chuyên ngành liên quan. Cấp bậc, quân hàm thì sẽ được đánh giá và đi lên theo thời gian tại ngũ. Đây có thể xem như là một điểm cộng lớn cho các học viên chuyên ngành này.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của một chỉ huy kỹ thuật Tăng – thiết giáp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, mức lương của các sĩ quan kỹ thuật sẽ tăng dần theo thời gian khi cấp bậc càng cao, thu nhập sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:\n\n\n\n\n\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương định kỳ\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)\nPhụ cấp xăng xe\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nThông qua bài viết này, mong rằng các sĩ tử sẽ có một cái nhìn tổng quan về ngành chỉ huy kỹ thuật Tăng thiết giáp ở nước ta. Nếu có đam mê theo học, các bạn có thể theo học tại các trường quân sự, học viện ở các quốc gia khác có đào tạo. Ví dụ như: Mỹ, Trung Quốc, Úc, Canada… Hy vọng trong tương lai gần, sẽ có nhiều thông tin hơn về ngành này để có thể cung cấp được tới cho bạn đọc một cái nhìn chân thực và khách quan nhất. Nếu bạn có mong muốn theo đuổi, đừng ngần ngại thử sức mình nhé! Với sự nhiệt huyết và nghị lực cố gắng thì không gì là không thể, đây cũng chính là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chi-huy-ky-thuat-cong-binh", "rid": "7860228", "major": "Chỉ huy kỹ thuật Công binh", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nChỉ huy kỹ thuật công binh chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy – kỹ thuật công binh. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và huấn luyện bộ đội, chịu trách nhiệm trong công tác chuyên môn kỹ thuật. Ngoài ra, các sĩ quan chỉ huy còn có thể lực tốt, đáp ứng tốt những yêu cầu, nhiệm vụ của đảng và nhà nước giao phó.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành này là gì?": "\n\nCụ thể, ngành học này chỉ xét 2 tổ hợp xét tuyển là A00 và A01 như sau:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nNăm 2020, ngành CHKTCB xét tuyển với mức điểm từ 23.65 – 24.1 điểm. Ngoài ra, điểm số này còn phụ thuộc các tiêu chí phụ (TCP) khác về quy định điểm đối với từng vùng, miền cùng các tiêu chuẩn về thể lực. Cụ thể:\n\n\n\nMức điểm 23.65: Dành cho các thí sinh nam miền Nam\nMức điểm 24.1: Dành cho thí sinh nam miền Bắc\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTheo thông tin được biết, hiện tại cả nước có duy nhất 01 trường đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể: Trường Sĩ Quan Công Binh – Hệ Quân sự – Đại học Ngô Quyền. Trụ sở chính: Số 229B, Bạch Đằng, Phường Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể có thể biết được câu trả lời, bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nPhẩm chất đạo đức tốt\nÝ thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh\nGiữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội\nPhương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán\nCó khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình\nGiữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc\nCó đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị\nĐảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng\nMắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,.. theo quy chuẩn\nThái độ học tập nghiêm túc\nCó chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước\nTư duy linh hoạt, thông minh\nCó đủ phẩm chất cần thiết của một sĩ quan chỉ huy\nTuân theo các quy định của nhà trường\nChịu được áp lực, sức ép lớn trong công việc, học tập\nCó tính kỷ luật cao\nTrung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa\nYêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc\nƯu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết\nSẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nTác phong đứng đắn, nghiêm minh\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành chỉ huy kỹ thuật Không quân hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo chương trình đào tạo được chia làm 2 giai đoạn chính:\n\n\n\nGiai đoạn 1: Năm 1, 2: Học viên cũng phải trải qua các khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành, các môn khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ… như những sinh viên chuyên ngành khác.\nGiai đoạn 2: Năm 3, 4 trở đi: Học viên sẽ được tiếp cận sâu hơn với các môn chuyên ngành, thực hành cũng như việc kiểm tra đánh giá. Do đó, sinh viên cần phải nỗ lực rất nhiều để có thể đáp ứng được chương trình đào tạo đưa ra.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp trường đại học, các Sinh viên ngành CHKTCB sẽ được nhà nước điều chuyển đến các đơn vị công tác, đơn vị quân đội trên cả nước đúng với chuyên ngành đã được đào tạo. Đây có thể xem như là một điểm cộng lớn cho các học viên ngành này.\n\n\nBên cạnh đó, những sĩ quan có trình độ chuyên môn tốt cùng nghiệp vụ sư phạm ổn định, họ có thể trở thành các giảng viên chuyên ngành liên quan.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của một chiến sỹ trong lĩnh vực này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, mức thu nhập này sẽ tăng dần theo thời gian, khi cấp bậc càng cao, thu nhập sẽ nhiều hơn. Tuy vậy, họ vẫn sẽ được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:\n\n\n\n\n\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương định kỳ\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)\nPhụ cấp xăng xe\n\n\n\n", "những phẩm chất của sĩ quan thuộc ngành": "\n\n\nĐối với phẩm chất chính trị: Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tuyệt đối trung thành với mục tiêu lí tưởng của Đảng, với Tổ quốc Việt Nam XHCN, với nhân dân, có niềm tin vững chắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kiên định vững vàng trong mọi tình huống, có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; có quan điểm quần chúng tốt, trung thực thẳng thắn, khiêm tốn, giản dị, đoàn kết, có tác phong sâu sát, cụ thể, dân chủ; phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.\nĐối với phẩm chất nghề nghiệp: Phải có tinh thần, tâm lí vững vàng khi hoạt động trong mọi điều kiện. Luôn có ý thức tổ chức, kỉ luật cao, sống và làm việc theo pháp luật, thực hiện nghiêm điều lệnh, điều lệ QĐND Việt Nam.\nVề đạo đức, lối sống: Có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị. Ngoài ra, có phương pháp tư duy khoa học, sâu sát, tỉ mỉ, dân chủ, gắn bó mật thiết với đơn vị, được quần chúng tín nhiệm.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể nhận định rằng, ngành chỉ huy kỹ thuật công binh là một ngành học chứa nhiều khó khăn, thử thách. Đồng thời, đây cũng sẽ là ngành học rèn giũa cho con người nghị lực kiên cường, dám đương đầu với chông gai, gian khổ. Từ đó, họ – các sĩ quan chỉ huy có đủ năng lực quản lý, lãnh đạo các cấp nhỏ hơn cùng với chuyên môn vững vàng của mình."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chi-huy-ky-thuat-hoa-hoc", "rid": "7860229", "major": "Chỉ huy kỹ thuật Hóa học", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nChỉ huy kỹ thuật hóa học chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy – kỹ thuật trong lĩnh vực hóa học. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, chịu trách nhiệm trong công tác chuyên môn về kỹ thuật. Ngoài ra, các sĩ quan chỉ huy còn có thể lực tốt, đáp ứng tốt những yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao phó.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nTương tự các ngành kỹ thuật trong Bộ Quốc Phòng, ngành CHKTHH chỉ xét duy nhất 2 tổ hợp xét tuyển là A00 và A01. Cụ thể:\n\n\n\nA00: Toán – Vật lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn của ngành là bao nhiêu?": "\n\nTheo cập nhật điểm năm 2022, ngành CHKTHH được xét theo kỳ thi Tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, điểm số này còn phụ thuộc vào tiêu chí phụ theo từng vùng miền. Cụ thể:\n\n\n\nĐối với khu vực phía Nam: 20,5 điểm\nĐối với khu vực phía Bắc: 22,15 điểm\n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nTheo thông tin được biết, hiện tại cả nước có duy nhất 01 trường đào tạo chuyên ngành này. Điều đó đồng nghĩa với việc tỉ lệ cạnh tranh đầu vào rất cao, các thí sinh nên nỗ lực hết sức để có được kết quả tốt nhất. Cụ thể trường đó là: Trường Sĩ Quan Phòng Hóa. Đặt tại: xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học?": "\n\nĐể biết được câu trả lời, bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nPhẩm chất đạo đức tốt\nĐam mê với ngành nghề đang theo học, rèn luyện\nÝ thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh\nGiữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội\nPhương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán\nCó khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình\nGiữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc\nCó đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị\nĐảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng\nMắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,… theo quy chuẩn\nThái độ học tập nghiêm túc\nCó chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước\nTư duy linh hoạt, thông minh\nCó đủ phẩm chất cần thiết\nTuân theo các quy định của nhà trường\nChịu được áp lực, sức ép lớn\nCó tính kỷ luật cao\nTrung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa\nYêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc\nƯu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết\nSẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh gọi\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nTác phong đứng đắn, nghiêm minh\nKhả năng sử dụng thuần thục các trang thiết bị, vũ khí\nCó quan điểm, lập trường riêng\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành CHKTHH hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, ngành này cũng là một ngành yêu cầu người học sự cố gắng cao độ thì mới có thể vượt qua được các môn chuyên ngành.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp trường đại học, các Sinh viên ngành CHKTHH sẽ được nhà nước điều chuyển đến các đơn vị công tác, đơn vị cụ thể. Đây có thể xem như là một lợi thế lớn cho các học viên chuyên ngành này.\n\n\n\n\nBên cạnh đó, những sĩ quan có trình độ chuyên môn tốt cùng nghiệp vụ sư phạm ổn định, họ có thể trở thành các giảng viên chuyên ngành liên quan.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm trong ngành này là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của một sĩ quan chỉ huy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, mức thu nhập này sẽ tăng dần theo thời gian, khi cấp bậc càng cao, thu nhập sẽ nhiều hơn. Tuy vậy, họ vẫn sẽ được nhận các chế độ ưu đãi như những người công tác trong những ngành nghề khác. Ví dụ như:\n\n\n\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương định kỳ\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)\nPhụ cấp xăng xe\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể nhận định rằng, ngành CHKTHH là một ngành học chứa nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, nó sẽ là ngành học mang lại nhiều trải nghiệm mà các ngành khác không có được. Nhìn chung, đây là một ngành học không dễ dàng bị chinh phục. Nếu có đam mê, hãy theo đuổi tới cùng để đạt được thành công nhé!"}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-trinh-sat-ky-thuat", "rid": "7860231", "major": "Trinh sát kỹ thuật", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành trinh sát kỹ thuật (Trinh sát công nghệ) có mã ngành là 7860103. Được xem là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ, phương pháp, thiết bị và kỹ thuật để thu thập, phân tích và xử lý thông tin. \n\n\nNgành học này cung cấp các giải pháp quan trọng và hỗ trợ ra quyết định trong các hoạt động quân sự, an ninh, tình báo, pháp luật.\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nĐể trở thành chuyên gia trinh sát kỹ thuật, thí sinh phải trúng tuyển vào đại học chính quy thông qua các tổ hợp xét tuyển như sau:\n\n\n\nKhối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học\nKhối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh\nKhối C03: Ngữ văn, Toán học, Lịch sử\nKhối D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn trúng tuyển ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn trúng tuyển ngành Trinh sát kỹ thuật thường rơi vào khoảng 20 – 27 điểm. Tuy nhiên điểm chuẩn chính xác nhất sẽ phụ thuộc vào từng trường đại học và năm tuyển sinh. Ngoài ra, điểm trúng tuyển giữa nam và nữ cũng có sự khác biệt.\n\n\n\nĐối với nam: Rơi vào khoảng từ 19 – 24 điểm\nĐối với nữ: Dao động từ 27,16 – 27,73 điểm\n\n\n\nTrinh sát kỹ thuật là ngành học quan trọng và đặc thù liên quan đến công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đảm bảo an ninh trật tự. Do đó chỉ có một số cơ sở đặc thù do nhà nước xây dựng mới đào tạo ngành này. Cụ thể là:\n\n\n\nMiền Bắc: Học viện Cảnh sát nhân dân\nMiền Nam: Đại học cảnh sát nhân dân\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành hay không?": "\n\nNgành trinh sát kỹ thuật tuyển sinh rất nghiêm khắc bởi nhiệm vụ chấp hành hết sức quan trọng và khó khăn. Do đó thí sinh phải có đủ những tố chất sau mới có thể học tập và làm nhiệm vụ dễ dàng:\n\n\n\nCó phẩm chất đạo đức tốt, chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ; trong sạch, không quan liêu, tham nhũng; không phung phí; ngay thẳng và đứng đắn.\n\n\n\n\nTuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước; có ý chí vươn lên không ngừng, sáng tạo trong chuyên môn.\n\n\n\n\nLuôn giúp đỡ, bảo vệ nhân dân; thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân từ đó xây dựng mối quan hệ gắn bó, đoàn kết yêu thương nhau.\n\n\n\n\nLuôn tận tụy với công việc; hoàn thành tốt các nhiệm vụ; có tinh thần trách nhiệm cao cả.\n\n\n\n\nCó sự khôn khéo và cương quyết, không bị lung lay trước kẻ thù.\n\n\n\n", "cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?": "\n\nSinh viên học ngành trinh sát kỹ thuật sau khi ra trường không lo thất nghiệp. Bạn có thể đảm nhận các công việc như sau:\n\n\n\nPhòng chống tội phạm về ma túy làm việc tại Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm ở các tỉnh thành, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm…\nPhòng chống tội phạm về môi trường làm việc tại Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường.\nCảnh sát kinh tế công tác tại Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng.\nCảnh sát hình sự làm việc tại Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm ở các tỉnh thành, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm…\n\n\n\nNgoài ra, các chiến sĩ trinh sát sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại những cơ sở sau:\n\n\n\nPhòng hình sự Công an quận, tỉnh, huyện tại các địa phương.\nCục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.\nCục Khoa học chiến lược và lịch sử Bộ Công an.\nCục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.\nCục CSĐTTP về tham nhũng kinh tế buôn lậu.\nCục An ninh điều tra.\nCục CSĐTTP về ma túy.\nCục CSQL trại giam.\nViện khoa học hình sự.\n\n\n\nMức lương ngành Trinh sát công nghệ được xếp vào mức trung bình và cao khoảng 10 – 20 triệu đồng. Tuy nhiên cụ thể mức lương sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, quân hàm và chức vụ. \n\n\n", "kết luận": "\n\nNếu bạn có đam mê trở thành một người chiến sĩ công an nhân dân, muốn đứng trong hàng ngũ của lực lượng vũ trang nhân dân, thì ngành học này là một lựa chọn hấp dẫn cho bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về ngành Trinh sát cảnh sát và giúp bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chi-huy-ky-thuat-hai-quan", "rid": "7860232", "major": "Chỉ huy kỹ thuật Hải quân", "payload": {"ngành là gì?": "\n\n\n\nChỉ huy kỹ thuật hải quân chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Lữ đoàn trưởng và Sĩ quan kỹ thuật các cấp của Hải quân. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý cũng như công tác kỹ thuật. Ngoài ra, họ còn có thể lực tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao phó.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành là gì?": "\n\nThông tin về các tổ hợp xét tuyển đang được cập nhật.\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại chưa ghi nhận thông tin điểm chuẩn về chuyên ngành này.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành học này?": "\n\nTheo thông tin ghi nhận, năm 2021, chưa có cơ sở đào tạo nào xét tuyển chuyên ngành này. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo thêm về ngành chỉ huy tham mưu Hải quân của Học Viện Hải Quân trên website tuyển sinh của trường.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành?": "\n\nĐể biết được câu trả lời thỏa đáng cho bản thân, các bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:\n\n\n\n\n\nPhẩm chất đạo đức tốt\nÝ thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh\nGiữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội\nTác phong, phương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán\nCó khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình\nGiữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc\nCó đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị\nĐảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng\nMắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,.. theo quy chuẩn\nThái độ học tập nghiêm túc\nCó chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước\nTư duy linh hoạt, thông minh\nCó đủ phẩm chất cần thiết\nTuân theo các quy định của nhà trường\nChịu được áp lực, sức ép lớn\nCó tính kỷ luật cao\nTrung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa\nYêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc\nƯu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết\nSẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh gọi\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nTác phong đứng đắn, nghiêm minh\nSử dụng thành thục về trang thiết bị được cung cấp\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành chỉ huy kỹ thuật hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, có rất nhiều môn cần sự nỗ lực của người học. Ngoài ra, các học viên cũng sẽ phải học các môn đại cương, cơ sở từ năm 1 và năm 2. Bắt đầu từ năm 3 và 4 trở đi, học viên chuyên ngành này sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập, cụ thể là học thực hành, cọ xát với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Để từ đó họ có thể đáp ứng tốt hơn trong công việc được giao phó, đảm nhiệm.\n\n\n\n\nBên cạnh đó, ngoại ngữ cũng là một môn học bắt buộc như ở các trường đại học trên cả nước. Do đó, sẽ là một điểm cộng nếu học viên có thể sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong học tập, nghiên cứu tài liệu cũng như trao đổi thông tin khi cần.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nVì ngành này năm 2021 chưa có bất cứ thông tin gì, nên sẽ rất khó khi đề cập đến vấn đề này. Theo nhận định cá nhân, cũng như bao ngành khác thuộc lĩnh vực quân đội, người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được thuyên chuyển công tác tới một số cơ quan đơn vị trong ngành. Đây có thể xem như là một lợi thế lớn đối với học viên sĩ quan ngành học này.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nHiện tại, chưa có bất kỳ số liệu thống kê nào liên quan tới thu nhập của người trong ngành… Tuy vậy, họ vẫn sẽ được nhận các chế độ ưu đãi như những người làm trong ngành nghề khác. Ví dụ như:\n\n\n\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương định kỳ\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)\nPhụ cấp xăng xe\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nThông qua bài viết này, mong rằng các sĩ tử sẽ có một cái nhìn tổng quan về ngành chỉ huy kỹ thuật Hải quân ở nước ta. Nếu có đam mê theo học, các bạn có thể theo học tại các trường quân sự, học viện ở các quốc gia khác có đào tạo. Ví dụ như: Mỹ, Trung Quốc, Úc, Canada… Hy vọng trong tương lai gần, sẽ có nhiều thông tin hơn về ngành này để có thể cung cấp được tới cho bạn đọc một cái nhìn chân thực và khách quan nhất. Nếu bạn có mong muốn theo đuổi, đừng ngần ngại thử sức mình nhé! Với sự nhiệt huyết và nghị lực cố gắng thì không gì là không thể, đây cũng chính là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của bạn."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-chi-huy-ky-thuat-tac-chien-dien-tu", "rid": "7860233", "major": "Chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nTác chiến điện tử  (tiếng Anh: Electronic Warfare – EW), viết tắt TCĐT, là một phương thức tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động của quân đội, được tiến hành thống nhất theo mục đích, nhiệm vụ, địa điểm và thời gian nhằm loại trừ, ngăn cản hoặc làm giảm hiệu quả các hệ thống chỉ huy, khả năng điều khiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đối phương và bảo đảm ổn định tối đa cho hoạt động của các hệ thống đó của mình trước các tác động của đối phương trong chiến tranh.\n\n\n\n\nChỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy – kỹ thuật trong lĩnh vực tác chiến điện tử. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, chịu trách nhiệm trong công tác chuyên môn về kỹ thuật. Ngoài ra, các sĩ quan chỉ huy còn có thể lực tốt, đáp ứng tốt những yêu cầu, nhiệm vụ của đảng và nhà nước giao phó.\n\n\n", "các khối, tổ hợp xét tuyển vào ngành này là gì?": "\n\nHiện tại thông tin cụ thể về tổ hợp xét tuyển, trường đào tạo và điểm chuẩn đối với chuyên ngành này vẫn đang được tiếp tục cập nhật.\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành học ?": "\n\nĐể biết được câu trả lời, bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:\n\n\n\nPhẩm chất đạo đức tốt\nĐam mê với ngành nghề đang theo học, rèn luyện\nÝ thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh\nGiữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội\nTác phong, phương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán\nCó khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình\nGiữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc\nCó đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị\nĐảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng\nMắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,.. theo quy chuẩn\nThái độ học tập nghiêm túc\n\n\n\n\n\n\nCó chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước\nTư duy linh hoạt, thông minh\nCó đủ phẩm chất cần thiết\nTuân theo các quy định của nhà trường\nChịu được áp lực, sức ép lớn\nCó tính kỷ luật cao\nTrung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa\nYêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc\nƯu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết\nSẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh gọi\nKhả năng làm việc nhóm tốt\nTác phong đứng đắn, nghiêm minh\nKhả năng sử dụng thuần thục các trang thiết bị, vũ khí\nCó quan điểm, lập trường riêng\n\n\n\n", "học ngành cần học giỏi môn gì?": "\n\nNgành chỉ huy kỹ thuật Không quân hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, ngành tác chiến điện tử cũng là một ngành yêu cầu người học sự cố gắng cao độ thì mới có thể vượt qua được. Cụ thể các lĩnh vực TCĐT như:\n\n\n\nTrinh sát điện tử\n\n\n\nLà loại hình trinh sát quân sự dùng phương tiện điện tử, được tiến hành từ mặt đất, trên không, trên vũ trụ, trên và dưới mặt nước. Trinh sát điện tử bao gồm sáu loại trinh sát sau: trinh sát vô tuyến điện, trinh sát vô tuyến truyền hình, trinh sát nhiệt (trinh sát hồng ngoại), trinh sát radar, trinh sát âm thanh, trinh sát thủy âm.\n\n\n\nBảo vệ điện tử\n\n\n\nGồm toàn bộ các hoạt động làm cho các phương tiện điện tử làm việc an toàn, ổn định, chống đối phương gây nhiễu và đánh phá, chống tự nhiễu lẫn nhau của các phương tiện điện tử.\n\n\n\nChế áp điện tử\n\n\n\nLà toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm hai loại là chế áp cứng và chế áp mềm.\n\n\n", "cơ hội việc làm dành cho ngành như thế nào?": "\n\nSau khi tốt nghiệp trường đại học, các Sinh viên ngành CHKTTCĐT sẽ được nhà nước điều chuyển đến các đơn vị công tác cụ thể. Ví dụ như: Cục tác chiến điện tử, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây có thể xem như là một điểm cộng lớn cho các học viên chuyên ngành này.\n\n\nBên cạnh đó, những sĩ quan có trình độ chuyên môn tốt cùng nghiệp vụ sư phạm ổn định, họ có thể trở thành giảng viên các chuyên ngành liên quan.\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành là bao nhiêu?": "\n\nMức thu nhập của một sĩ quan chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, mức thu nhập này sẽ tăng dần theo thời gian, khi cấp bậc càng cao, thu nhập sẽ nhiều hơn. Tuy vậy, họ vẫn sẽ được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:\n\n\n\n\n\nChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương định kỳ\nKhám sức khỏe định kỳ\nNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng\nLàm việc trong môi trường chuyên nghiệp\nCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp\nTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam\nPhụ cấp ăn trưa\nNghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)\nPhụ cấp xăng xe\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nCó thể nhận định rằng, ngành chỉ huy kỹ thuật tác chiến điện tử là một ngành học chứa nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, nó sẽ là ngành học mang lại nhiều trải nghiệm mà các ngành khác không có được. Nhìn chung, ngành CHKTTCĐT là một ngành học không dễ dàng bị chinh phục. Nếu có đam mê, hãy theo đuổi tới cùng để đạt được thành công trong lĩnh vực này."}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-toan-ung-dung", "rid": "7460112", "major": "Toán ứng dụng", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nToán ứng dụng (Tiếng Anh là Applied Mathematics) là ngành học áp dụng khối kiến thức về toán học cho các lĩnh vực khác. Đồng thời, nó cũng bổ trợ cho đời sống thực tiễn của con người. Ngành Toán ứng dụng rất đa dạng, nó bao gồm giải tích số, tính toán và mô hình toán học. Bên cạnh đó, ngành học này còn ứng dụng các phương pháp toán học vào giải quyết các vấn đề trong khoa học máy tính, kỹ thuật, tài chính, kinh tế.\n\n\nTheo học ngành Toán ứng dụng, người học sẽ được đào tạo chuyên sâu về mảng Toán học và Tin học. Ví dụ: Toán rời rạc (Logic toán – kỹ năng tư duy toán học). Đại số tuyến tính (Ma trận, định thức,…). Giải tích (Vi phân và tích phân, phương trình vi phân thường, giải tích phức, giải tích hàm). Ngôn ngữ lập trình (Kỹ năng lập trình). Thống kê, mô hình toán học và lý thuyết tối ưu.\n\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nMã ngành: 7460112\n\n\nNgành Toán ứng dụng xét tuyển các tổ hợp môn sau:\n\n\n\nA00: Toán – Lý – Hóa học\nA01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh \nA02: Toán – Vật lý – Sinh học \nB00: Toán – Hóa học – Sinh học \nC01: Ngữ văn – Toán – Vật lý\nC14: Toán – Văn Giáo dục công dân\nD01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh\nD07: Toán – Hóa – Anh\nD90:Toán – Tiếng Anh – Khoa học tự nhiên\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn ngành Toán ứng dụng tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo. Bạn cần tìm hiểu điểm chuẩn hằng năm để có thể lựa chọn cơ sở đào tạo phù hợp. Bạn nắm được học lực của mình thì sẽ dễ dàng tìm được trường xét tuyển hơn. Và bạn nên tìm hiểu điểm chuẩn của các trường qua các năm để có tỉ lệ trúng tuyển cao hơn. Đối với xét điểm thi THPT QG, mức điểm chuẩn đạt mức từ 15 – 21 điểm. Đối với hình thức xét tuyển học bạ, mức điểm chuẩn đạt mức từ 22 – 24 điểm.\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nHiện nay, ở nước ta có khá nhiều trường đại học đào tạo ngành Toán ứng dụng, bao gồm:\n\n\nKhu vực miền Bắc:\n\n\n\nĐại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội\nĐại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên\nĐại học Thủ đô Hà Nội\nĐại học Thăng Long\nĐại học Giao thông Vận tải\n\n\n\nKhu vực miền Trung:\n\n\n\nĐại học Khoa học – Đại học Huế\nĐại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng\nĐại học Quy Nhơn\n\n\n\nKhu vực miền Nam:\n\n\n\nĐại học Tôn Đức Thắng\nĐại học Sài Gòn\nĐại học Cần Thơ\nĐại học An Giang\nĐại học Trà Vinh\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nĐể có thể theo học ngành Toán ứng dụng. Người học cần có một số tố chất và kỹ năng sau:\n\n\n\nTư duy toán học logic, tốt trong các lĩnh vực đại số, giải tích;\nCó khả năng lập trình, thiết kế tạo ra ứng dụng trên các ngôn ngữ khác nhau;\nCó khả năng tổ chức, lưu trữ, sàng lọc và truy vấn thông tin, lập trình hướng đối tượng;\nCó kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày vấn đề, kỹ năng quản lý thuộc phạm vi chuyên môn;\nCó óc sáng tạo và kiên trì, bền bỉ với nghề;\nKhả năng phân tích, suy luận, xâu chuỗi các sự kiện;\nKhả năng sáng tạo và tìm ra các phương hướng, các giả thuyết mới;\nYêu thích, đam mê khoa học, thích các trò chơi trí tuệ;\nHọc tốt môn toán, đặc biệt là môn đại số, giải tích, thống kê;\nVốn ngoại ngữ là cần thiết cho học tập và công việc sau này.\nLiệu bạn có phù hợp với ngành học này?\n \n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nTrên phương diện các khối để xét tuyển thì ta nhận thấy môn Toán là môn học quan trọng nhất. Vì vậy, trang bị kiến thức cũng như nền tảng vững chắc cho môn toán là rất cần thiết. Nó không chỉ giúp bạn xét tuyển mà còn hỗ trợ bạn sau này. Ngoài ra, tùy theo định hướng nghề nghiệp, bạn cũng cần trang bị thêm những kiến thức cần thiết về Tin học. Bạn cần nắm được khối kiến thức cơ bản của excel, word,… Để khi bạn làm quen với chuyên ngành sẽ không cảm thấy khó khăn. Bên cạnh đó, Ngoại ngữ là vô cùng cần thiết với hiện đại công nghệ hiện nay. Bạn hiểu được ngoại ngữ, tức là bạn hiểu được tài liệu chuyên ngành. Điều này rất có lợi và dễ dàng nắm bắt thông tin trên toàn thế giới.\n\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành này như thế nào?": "\n\nSinh viên sau khi kết thúc chương trình học tập sẽ có nhiều cơ hội việc làm khác nhau và có thể đảm nhận các vị trí theo từng lĩnh vực sau: \n\n\nLĩnh vực kinh tế:\n\n\n\nChuyên viên phân tích đầu tư, chuyên viên kế hoạch tài chính,…\nCác công ty tài chính: công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm;…( Nhân viên ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm,…)\nCác cơ quan chính phủ, phi chính phủ: Chuyên viên phân tích ngân sách \n\n\n\nLĩnh vực giáo dục:\n\n\n\nGiảng viên các trường đại học, cao đẳng.\n\n\n\nLĩnh vực kỹ thuật:\n\n\n\nKỹ sư phần mềm, kỹ sư điện, kỹ sư điện tử,…\nKỹ sư thiết kế, cơ khí, điều khiển tự động hóa,…\n\n\n\n", "mức lương dành cho người làm ngành này": "\n\nNhững người làm công việc phân tích dữ liệu, phân tích tài chính tại các nước phát triển. Những kỹ sư đánh giá rủi ro, thống kê hay những kỹ sư phần mềm vững kiến thức về Toán học. Tất cả luôn được rất nhiều công ty, doanh nghiệp săn đón với mức lương vô cùng hấp dẫn. Đồng thời, ngành này bắt đầu chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ bởi tính ứng dụng đa dạng cùng với triển vọng việc làm rất khả quan.\n\n\nNgành Toán ứng dụng áp dụng vào các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Vì vậy, mức lương thưởng ngành này cũng rất hấp dẫn. Mức lương trung bình từ 8 – 12 triệu/tháng. Trong đó, chuyên viên phân tích tài chính nhận được mức lương trung bình khoảng 15 đến 16 triệu/tháng. Kỹ sư phần mềm hưởng mức lương 18 đến 30 triệu/tháng.\n\n\n\n\n", "những khó khăn khi theo đuổi ngành": "\n\n\nToán ứng dụng là ngành sẽ ứng dụng lý thuyết toán vào các lĩnh vực khác nên người học cần phải có kiến thức sâu rộng, cập nhật về các lĩnh vực khác của đời sống đa dạng.\nÁp dụng các kiến thức toán gặp một số khó khăn về thông tin, tài liệu thực tế vì các lĩnh vực như kinh tế, kỹ thuật, xã hội của nước ta vẫn chưa có những bước phát triển\nLà một ngành có yêu cầu khắc nghiệt vì các sản phẩm, các mô hình của bạn làm ra yêu cầu phải chạy thật, đem lại hiệu quả rõ rệt thì mới mong được ghi nhận.\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nToán học đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, khi tất cả các vấn đề trong xã hội đều cần sự trợ giúp của Toán học để giải quyết. Hơn nữa, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chính nhờ Toán học, các tổ chức, doanh nghiệp sở hữu được các công cụ định lượng và định tính để phân tích những dữ liệu khổng lồ, qua đó tiếp cận khoa học một cách tích cực và tìm ra những giải pháp hợp lý. Trên đây là mọi thông tin được giải đáp về ngành Toán ứng dụng. Mong rằng các bạn sẽ hiểu sâu về các lĩnh vực và chuyên ngành. Chúc bạn sẽ lựa chọn được ngành học phù hợp và thành công!\n\n\n "}} {"url": "https://reviewedu.net/nganh-toan-tin", "rid": "7460117", "major": "Toán tin", "payload": {"ngành là gì?": "\n\nNgành Toán Tin (Mathematics – Informatics) là ngành học được hiểu đơn giản là xây dựng những chương trình máy tính giải được những bài toán thực tế. Đòi hỏi rất cao về các loại mô hình toán và giải thuật. Ví dụ như về nghiên cứu, phát triển, áp dụng các phương pháp toán và tin học, thiết kế, xây dựng,bảo mật, truyền thông, giáo dục, công nghiệp, giải trí, thủy lợi… \n\n\nNgười học cũng được trang bị thêm các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành học. Rèn luyện tư duy chính xác về toán học, toán học ứng dụng như giải tích, đại số đại cương, xác suất thống kê, toán tài chính, đạo hàm riêng, giải tích phức, điều khiển tối ưu, phân tích số liệu, mô hình mô phỏng các hệ sinh thái… Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được bổ trợ kiến thức và kỹ năng thực hành về khoa học máy tính: kỹ thuật lập trình, cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, phân tích…\n\n\n\n\n", "nhu cầu của xã hội đối với ngành": "\n\n\nHiện nay, xã hội yêu cầu nhân lực trình độ cao cho các doanh nghiệp công nghệ: một số doanh nghiệp công nghệ lớn của VN và nước ngoài đều đặt những văn phòng lớn có tính chât nghiên cứu phát triển tại VN.\nNhà nước đang có những chính sách về cách mạng công nghiệp, toàn cầu hóa phát triển đất nước, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp là điều tất yếu dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực về Khoa học dữ liệu là khá lớn.\nNhân lực để giảng dạy ở bậc cao đẳng đại học, nghiên cứu: để giảng dạy ở cấp này thì đòi hỏi người dạy phải là người có học vị ở bằng thạc sĩ trở lên.\n\n\n\n", "các khối thi vào ngành là gì?": "\n\nTheo học Ngành Toán Tin, các sĩ tử tham gia thi THPTQG có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể như sau:\n\n\n\nKhối A: Toán – Lý – Hóa\nKhối A1: Toán – lý – Anh\nKhối D7: Toán – Hóa – Anh\nKhối D8: Toán – Sinh – Anh\n\n\n\n", "điểm chuẩn ngành là bao nhiêu?": "\n\nĐiểm chuẩn tương ứng của từng trường dựa theo điểm thi THPT QG là:\n\n\n\nTrường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đây là ngôi trường nổi tiếng nhất khu vực miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Với cách xét tuyển điểm thi THPT QG có 2 bài thi. Điểm chuẩn môn chính Toán 2020 là 27,56 điểm. Điểm chuẩn môn chính Kiểm tra tư duy là 23.90 điểm. Vì vậy, mức điểm dao động cho ngành Toán Tin là 23 điểm – 28 điểm.\nTrường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc Gia Hà Nội) ngôi trường có truyền thống lâu đời. Về các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, toán tin, khoa học và tự nhiên. Trường này có 2 phương thức xét tuyển nhiều nhất:  Xét tuyển dựa vào kỳ thi ĐGNL: 40% tổng chỉ tiêu. Điểm chuẩn 2020 là 609 điểm. Xét tuyển dựa vào kỳ thi Tốt nghiệp THPT tối thiểu 35% tổng chỉ tiêu. Điểm chuẩn 2020 là 20.00 điểm. \nTrường Đại học Thái Nguyên đưa ra 2 hình thức xét tuyển. Đối với hình thức xét tuyển điểm thi THPT QG thì điểm chuẩn 2020 là 15 điểm. Đối với hình thức xét tuyển học bạ thì điểm chuẩn là 18 điểm. \n\n\n\n", "các trường nào đào tạo ngành ?": "\n\nCác trường đại học nước ngoài rất quan tâm và đầu tư cho việc đào tạo đội ngũ Toán – Tin để phục vụ nhu cầu công việc của thị trường. Họ tuyển dụng nhân lực tốt và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. Nhờ đó mà, cánh cửa nghề nghiệp cũng như sự quan tâm đến ngành Toán tin ngày càng đông đảo và rộng mở hơn. Thậm chí là nó còn lớn hơn bất kì ngành nào. Thế nhưng tìm được trường có uy tín đào tạo tốt nhất thì không phải ai cũng biết đến. Với tính đặc thù chuyên sâu cần chuyên môn cao và nguồn giảng viên giảng dạy chất lượng còn khan hiếm. Hiện nay, quy mô đào tạo của ngành Toán tin vẫn đang được triển khai. Trong đó tại Việt Nam, có 3 trường đại học đào tạo chuyên ngành này. Đó là :\n\n\n\nTrường Đại học Bách khoa Hà Nội\nTrường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc Gia Hà Nội).\nTrường Đại học Thái Nguyên\n\n\n\n", "liệu bạn có phù hợp với ngành ?": "\n\nNgười học chuyên ngành Toán Tin phải có tố chất thực sự với ngành này và không ngừng rèn luyện, phát triển tốt nhất khả năng của mình. Vì vậy, bạn  cần có một số tố chất dưới đây:\n\n\n\nThông minh, có tư duy logic;\nCó khả năng phân tích con số và suy luận;\nYêu thích và đam mê với công nghệ thông tin;\nCó khả năng sáng tạo và đưa ra định luật giả thuyết mới và quy luật các con số;\nCó khả năng làm việc lâu được với máy tính;\nYêu thích các con số, nghiên cứu khoa học, các trò chơi trí tuệ;\nHọc tốt khá tốt môn toán, tin và các môn tư duy liên quan;\nCó khả năng giao tiếp, ngữ pháp ngoại ngữ tốt.\nNhững tố chất cần có để theo học ngành này\n\n\n\n", "học ngành cần giỏi môn gì?": "\n\nTrên phương diện các khối để xét vào ngành học thì ta nhận thấy môn Toán là môn học có mặt trong cả 4 khối. Vì vậy, trang bị một bề dày kiến thức và nền tảng vững chắc của môn Toán là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn xét tuyển mà còn hỗ trợ bạn rất nhiều sau này. Bên cạnh đó, bạn sẽ không thể bỏ bê những tiết tin học ở trường. Bởi việc thành thạo office, pascal, network… sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn khi mới làm quen với ngành Toán Tin. Và giỏi ngoại ngữ cũng là một ưu thế với người theo học Toán Tin. Lý do là vì các bạn sẽ phải thường xuyên đọc các tài liệu bằng tiếng Anh. Một số trường thậm chí còn áp dụng giảng dạy  Toán Tin 100% bằng tiếng Anh. Vì thế, để học ngành Toán Tin, bạn nên đầu tư ít nhất 3 môn học là Toán, Tin và Anh.\n\n\n\n\n", "cơ hội việc làm ngành học này như thế nào?": "\n\nCơ hội việc làm dành cho ngành Toán tin hiện nay khá đa dạng. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Toán Tin có thể đảm nhiệm các vị trí sau:\n\n\n\nLập trình phần mềm\nLập trình viên \nChuyên viên nghiên cứu và phát triển (R&D)\nNhà phân tích hệ thống\nNhà quản trị mạng\nNhững chuyên gia tin học \nNghiên cứu Toán tin\nGiảng viên Toán tin các trường Đại học\nChuyên viên kinh tế tại các doanh nghiệp \nCơ hội việc làm vô cùng rộng mở\n\n\n\nMột số công việc cụ thể như sau: \n\n\n\nChuyên viên kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển tại các công ty công nghệ, bưu chính viễn thông, thương mại điện tử\nGiảng viên Toán Tin tại các trường Cao đẳng và Đại học\nChuyên viên kinh tế tại các doanh nghiệp, xí nghiệp, ngân hàng, doanh nghiệp tài chính \nChuyên viên nghiên cứu về Toán tin\n\n\n\n", "mức lương của ngành học này là bao nhiêu?": "\n\nHiện nay trên thị trường lao động, sinh viên theo ngành Toán tin có thể tự tin về cơ hội việc làm của mình. Thu nhập của các bạn sinh viên sau tốt nghiệp có thể hưởng mức lương trung bình dao động từ 10 triệu – 15 triệu đồng/tháng.\n\n\nĐặc biệt khi bạn đã có kinh nghiệm và năng lực làm việc, mức thu nhập không chỉ dừng lại ở đó mà còn cao hơn rất nhiều. Ví dụ nếu bạn là ông chủ, bạn có khả năng tự mở ra công ty riêng của mình trong lĩnh vực công nghệ thông tin, về khoa học… thì thu nhập của bạn sẽ còn gấp nhiều lần so với vị trí công việc của các nhân viên toán tin khác.\n\n\nChúng ta có thể thấy được rằng, mức lương của ngành này sẽ tỷ lệ thuận với kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm của mỗi chúng ta. Nếu năng suất công việc bạn làm nhanh, hiệu quả, làm việc tốt thì chắc chắn bạn sẽ được xã hội săn đón. Ngược lại, nếu bạn không cố gắng, không phấn đấu thì chắc hẳn bạn sẽ mất đi cơ hội việc làm. Đồng thời, bạn cũng không thể thành công trong lĩnh vực này.\n\n\n\n\n", "kết luận": "\n\nVới thời đại công nghệ số hiện nay, vai trò của toán học và khoa học máy tính cũng như nhu cầu nhân lực ngành Toán tin ngày càng tăng. Vì vậy, ngành Toán Tin đang là xu hướng trong tương lai. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các khía cạnh của ngành Toán Tin. Và các thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn định hướng được công việc và chinh phục được ước mơ của mình. "}}