text
stringlengths 246
13.2k
|
---|
Tham ô học phí, hai cán bộ ĐH Luật TPHCM bị bắt
Vào khoảng năm 1999-2001, Trí và Tâm được phân công thu học phí của sinh viên hệ chính qui Đại học Luật sau đó nộp lại phòng tài vụ. Tuy nhiên, do cần tiền để tiêu xài cá nhân, cả Trí và Tâm sau khi thu học phí đã bỏ túi riêng với tổng số tiền hơn 400 triệu đồng.
Chiều 30-6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Huỳnh Thị Vân Khanh (1967), hiệu phó Trường tiểu học Tây Bắc Lân (Hóc Môn, TP.HCM), về hành vi lừa đảo. Trước đó, do bị truy nã nên bà Khanh đã đến công an đầu thú.
Được biết, nạn nhân của bà hiệu phó này là năm ngân hàng và nhiều giáo viên Trường Tây Bắc Lân, với số tiền bị chiếm đoạt trên 800 triệu đồng bằng thủ đoạn làm các giấy tờ giả đứng ra vay tiền cho giáo viên. Bước đầu bà Khanh khai nhận số tiền trên đã mang “cúng” cho một đường dây cho vay nặng lãi. |
Đoạn đường tai họa ở Long An Người dân hai bên đường tránh thị xã Tân An (Long An) thuộc địa bàn phường 6 từng chứng kiến nhiều vụ tai nạn thảm khốc. Mới đây, có một xe du lịch chạy với tốc độ 90 km/giờ đã đâm vào xe gắn máy đang băng ngang đường.
Chiếc xe máy bẹp nát, người điều khiển xe máy bị hất văng xa 20 mét, chết tại chỗ. Ngay từ khi con đường này được đưa vào sử dụng nó trở thành một điểm đen đáng sợ đối với người tham gia giao thông.
Đoạn đường tránh tuy có chiều dài khoảng 6 km, nhưng năm nào cũng xảy ra hàng chục vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, có nhiều vụ làm chết từ 2 người trở lên. Nhiều nhất là tại dốc cầu Tân An mới, vì tại đây có đường cắt ngang cách cầu không quá 200 mét, người qua lại nhiều. Trong khi đó các biển báo hiệu đều rất nhỏ không gây được sự chú ý của tài xế.
Phần lớn những vụ tai nạn xảy ra trên đoạn đường tránh đều là ô tô đâm vào xe 2 bánh và người đi bộ. Nguyên nhân chính của những vụ tai nạn thảm khốc là do tài xế phóng nhanh, không làm chủ tốc độ.
Tuy đây là đường hai chiều, nhưng chỉ dành riêng cho ô tô chạy từ TPHCM đi Tiền Giang, do đó, lúc nào không có lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) tuần tra thì lái xe đua tốc độ, lấn hết phần đường còn lại; có lúc ô tô qua mặt hàng ba, hàng bốn làm cho các phương tiện đi chiều ngược lại không còn chỗ tránh, phải lủi xuống ruộng để bảo toàn sinh mạng.
Cuối tháng 10 năm ngoái, có 2 thanh niên đi xe máy lên dốc cầu Tân An thì bị một ô tô lấn đường cán chết tại chỗ. Xét về nguyên nhân chủ quan, dù đây là đoạn đường tránh, nhưng vẫn là tuyến Quốc lộ 1A, do mặt đường làm quá hẹp, không có con lươn phân ranh nên ô tô tha hồ lấn trái. Mặt khác, CSGT không có mặt thường xuyên trên đoạn đường này nên không ngăn chặn được tình trạng lái xe đua tốc độ, giành đường với các phương tiện khác. Cũng do thiếu sự có mặt của CSGT mà bọn cướp đường ngang nhiên tung hoành trên đoạn đường này. Tuy ngành công an địa phương đã triệt phá nhiều băng cướp đường, nhưng nguy cơ người đi xe 2 bánh bị trấn lột tài sản vẫn chưa được loại trừ. |
Cán bộ ngân hàng rút 2 tỷ đồng cho bạn vay đánh bạc
Kiểm tra quỹ, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) phát hiện bị thụt két gần 2 tỷ đồng. Thủ phạm bị phát hiện không phải là kẻ gian với nhiều mánh khoé lừa đảo, hay sử dụng thẻ tín dụng giả mà chính là một thủ quỹ của nhà băng này.
Đó là Lê Bửu Châu (thủ quỹ Trung tâm thẻ của ACB).
Theo kết quả điều tra ban đầu, Châu rút khoảng 40.000 USD và 1,25 tỷ đồng (tổng cộng gần 2 tỷ) cho đồng nghiệp Võ Lê Trường Thiên vay. Thiên từng là nhân viên của Trung tâm thẻ, nhưng đã bị sa thải. Có tiền trong tay, anh này sử dụng đánh cờ bạc và cá độ bóng đá, không có khả năng thanh toán.
Tháng 6, vụ thụt két bị ACB phát hiện. Ngân hàng yêu cầu trả lại tiền, Thiên liền bỏ trốn. Mới đây, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Bộ Công an đã bắt khẩn cấp Thiên tại tỉnh Long An.
Cơ quan điều tra đang làm rõ vai trò của những người liên quan. |
Không giảm án tù cho bà chủ hành hạ trẻ làm thuê
Hàng nghìn người dân, hôm qua, đã đến Nhà Văn hóa huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) để theo dõi phiên tòa lưu động xét xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Thị Yến (49 tuổi, xã Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần) về tội hành hạ trẻ em.
Tòa phúc thẩm TAND tỉnh Trà Vinh tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm, phạt Nguyễn Thị Yến 12 tháng tù; buộc bồi thường cho bị hại hơn 8,8 triệu đồng.
Theo cáo trạng, tháng 2/2003, Văn Minh Phương (sinh năm 1992) đến nhà bà Yến làm thuê, mỗi tháng 150.000 đồng (ở luôn tại nhà bà Yến). Bà Yến đã lên lịch cho Phương làm việc hằng ngày bắt đầu từ 4h sáng đến tối khuya mới được nghỉ.
Phương nhiều lần bị bà Yến hành hạ bằng cách dùng củi dừa và cây mù u đánh bầm khắp cơ thể. |
Chuyển hồ sơ sai phạm ở Tổng cty Thủy sản sang Bộ CA
Thủ tướng cũng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ "chuyển hồ sơ, tài liệu về những vụ việc có dấu hiệu của tội cố ý làm trái qui định, gây thiệt hại về kinh tế để Bộ Công an chỉ đạo điều tra, xử lý theo qui định của pháp luật".
Ngoài ra, Thủ tướng cũng có ý kiến chỉ đạo các đơn vị liên quan xử lý những sai phạm và các vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực mình. Theo đó, thống đốc Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào kết luận thanh tra để kiểm điểm, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân tại các ngân hàng trực thuộc liên quan đến sai phạm trên.
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Thủy sản làm rõ, xử lý những tồn tại về tài chính tại tổng công ty này. Bộ trưởng Bộ Thủy sản chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm từng sai phạm tại tổng công ty qua các thời kỳ. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Thủy sản cắt cử một thứ trưởng kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Thủy sản để chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các kết luận của Thủ tướng.
Liên quan đến một số dự án xây dựng cảng cá phía Nam do Bộ Thủy sản trực tiếp quản lý và đầu tư, Thủ tướng nhấn mạnh sai phạm chủ yếu tại cảng cá Cà Mau và cảng cá Trần Đề (Sóc Trăng). Thủ tướng yêu cầu Bộ Thủy sản kiểm điểm nghiêm túc việc chỉ đạo, quản lý đối với các dự án này từ khâu qui hoạch, tổ chức và quản lý đầu tư xây dựng, quản lý vốn, kiểm tra giám sát trong quá trình xây dựng...
Chủ tịch UBND các địa phương Cà Mau, Sóc Trăng, Bình Thuận, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế cũng phải chỉ đạo kiểm điểm, xử lý các đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền có liên quan đến các sai phạm ở từng dự án. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng phải xử lý sai phạm của các đơn vị, cá nhân trực thuộc tại các dự án thành phần. Thủ tướng yêu cầu kết quả xử lý các sai phạm trên phải được "phản hồi" trước ngày 31-12. |
Đề nghị truy tố vợ chồng chủ tàu Diễm Tín
Cảnh sát điều tra tỉnh Cà Mau vừa kết thúc giai đoạn điều tra, chuẩn bị chuyển hồ sơ sang Viện KSND, đề nghị truy tố Trần Quốc Khải - chủ tàu Diễm Tín, về tội "vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy" và tội "đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn".
Trần Ánh Tuyết (vợ của Trần Quốc Khải) cũng bị đề nghị truy tố với tội danh trên.
Vào sáng 30/4, vợ chồng Trần Quốc Khải, Trần Ánh Tuyết đã đưa chiếc tàu Diễm Tín, vốn là tàu đánh cá không bảo đảm an toàn, chở gần 150 khách xuất phát từ Viên An đi tham quan đảo Hòn Khoai. Đến 10h30, khi còn cách đảo Hòn Khoai 6 km, tàu Diễm Tín đã bị chìm khiến 39 hành khách tử nạn. |
Bị thôi việc vì “nghi” giám đốc tẩu tán tài liệu Ngày 28-1-2005, giám đốc Yteco Huỳnh Kim Hoàng ra quyết định (số 40/XNKYT) buộc thôi việc đối với nhân viên dán tem thuốc Hồ Minh Ngà. Theo đó, ông Ngà bị buộc thôi việc với lý do: “Vi phạm nội quy lao động của công ty. Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Có thái độ thiếu thành khẩn trong kiểm điểm, tiếp thu ý kiến đóng góp của tập thể”.
Trước đó, ngày 2-12-2004, ông Ngà đã bị kỷ luật, từ nhân viên bảo vệ chuyển sang làm nhân viên dán tem thuốc vì đã viết đơn gửi các cơ quan điều tra và báo chí phản ánh biểu hiện tẩu tán tài liệu của giám đốc Huỳnh Kim Hoàng. Theo ông Ngà, nếu căn cứ vào Luật Lao động thì lý do buộc thôi việc đối với ông là hết sức mơ hồ, trái pháp luật. “Đây chỉ là cái cớ để lãnh đạo Yteco nhổ đi cái gai trong mắt họ mà thôi” - ông Ngà nói. |
Cho vay trái nguyên tắc, giám đốc ngân hàng sắp hầu tòa
Cảnh sát điều tra Phú Yên vừa chuyển hồ sơ đề nghị VKS truy tố Nguyễn Thanh Vũ (giám đốc Công ty liên doanh Thanh niên xung phong Trường Sơn 1) cùng 3 người khác. Trong đó, có Nguyễn Thị Kim Chi (nguyên giám đốc chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Yên).
Bị can Vũ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản. Còn Nguyễn Thị Kim Chi và 2 thuộc cấp là Nguyễn Vinh Hiển (phó phòng tín dụng) và Lê Tấn Đức (cán bộ tín dụng) bị đề nghị truy tố do vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo kết quả điều tra, năm 2000, Công ty Trường Sơn 1 trúng thầu xây lắp gói thầu 1, cầu tàu số 2 cảng Kỳ Hà, Quảng Trị. Tổng giá trị công trình gần 14 tỷ đồng. Đơn vị nộp hồ sơ xin vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Yên. Dù các điều kiện vay không đảm bảo, Nguyễn Thị Kim Chi vẫn ký 2 hợp đồng tín dụng, chỉ đạo cấp dưới lập 15 khế ước cho Trường Sơn 1 vay hơn 11 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra nhận định, các bị can đã gây thất thoát gần 6,2 tỷ đồng, trong đó riêng Nguyễn Thanh Vũ tham ô hơn 420 triệu đồng. |
Cách chức, kỷ luật nguyên ban giám đốc Sở Y tế Long An
Phó chủ tịch UBND Long An Dương Quốc Xuân công bố quyết định miễn nhiệm chức vụ, cho nghỉ việc chờ giải quyết chế độ với 2 lãnh đạo Sở Y tế tỉnh là giám đốc Phạm Công Dũng và phó giám đốc Lưu Trí Dũng. Theo đó, ông Phạm Công Dũng đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quản lý tài chính, gây mất đoàn kết nội bộ.
Còn ông Lưu Trí Dũng bị kỷ luật vì buông lỏng quản lý, để xảy ra một số sai phạm nghiêm trọng ở Bệnh viện đa khoa tỉnh; đồng thời không chỉ đạo xử lý kịp thời khắc phục hậu quả, làm mất uy tín của ngành...
UBND tỉnh Long An cũng quyết định miễn nhiệm chức phó giám đốc Sở Y tế tỉnh của ông Lê Thanh Liêm. Từ ngày 1/2, ông tạm nghỉ việc, chờ bố trí công tác khác. Lê Thanh Liêm được xác định đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ.
Trước đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy Long An đã kỷ luật khai trừ ông Phạm Công Dũng ra khỏi Đảng; ông Lưu Trí Dũng và Lê Thanh Liêm lần lượt nhận các hình thức cảnh cáo và khiển trách về mặt Đảng.
Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Long An, năm 1999-2001, Ban giám đốc Sở Y tế Long An đã có nhiều biểu hiện sai phạm trong nguyên tắc quản lý tài chính, với số tiền 26,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo kết luận của UBND tỉnh thì sai phạm về tài chính chỉ hơn 400 triệu đồng. |
Công an huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vừa phá được đường dây lưu hành tiền giả với số lượng lớn do 2 đối tượng là Phạm Thị Nhung (sinh năm 1953) ở xã Quỳnh Vinh huyện Quỳnh Lưu và Trình Thị Liên (sinh năm 1964), trú cùng xóm cầm đầu.
Khi bị bắt, CA huyện Quỳnh Lưu đã thu được trong người Nhung 175 tờ polymer tiền giả loại 50.000đ và trong người Liên 404 tờ tiền polymer giả loại 100.000đ, 116 tờ tiền loại 50.000đ, tổng cộng là 54.950.000đ. Hiện CA đã tạm giữ 2 đối tượng để tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án. |
Tiếp tục mở rộng điều tra đường dây chạy án
Về các nội dung sai phạm này, bị can Nguyễn Việt Tiến đã có sự thành khẩn nhưng khai báo vẫn nhỏ giọt và chưa cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng cho cơ quan công an. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng hỏi cung ông Tiến về số tài sản đang sở hữu.
Theo bản lý lịch cá nhân, bị can Tiến chỉ có một căn nhà tại ngõ 192 Thái Thịnh và mức thu nhập chỉ đạt 30 triệu đồng/năm, không có tài sản nào khác. Tuy nhiên, có tài liệu cho thấy bị can Nguyễn Việt Tiến đang sở hữu trực tiếp hoặc nhờ người khác đứng tên nhiều tài sản như đất đai, nhà cửa trị giá hàng triệu USD. Thậm chí cơ quan điều tra còn nhận được cáo buộc bị can Nguyễn Việt Tiến có cổ phần tại một dự án xây dựng khách sạn năm sao và cổ phần ở các công ty “sân sau”.
Cùng với việc hỏi cung Nguyễn Việt Tiến, cơ quan điều tra đã hỏi cung bị can Tôn Anh Dũng (Dũng “Huế”) về các nội dung liên quan đến vụ chạy án cho Bùi Tiến Dũng. Cơ quan điều tra đang tiếp tục thẩm vấn Dũng “Huế” đã nhận các khoản tiền như thế nào, đã liên lạc với ai và đưa cho ai để chạy án.
Ngoài ra, khi từ Thái Lan về VN, Dũng “Huế” đã có hành vi hủy hoại chiếc điện thoại di động nhằm loại bỏ tang chứng, vật chứng có liên quan đến vụ án. Hiện cơ quan điều tra đang phục hồi các thông tin trong chiếc máy điện thoại bị Dũng “Huế” phá hỏng và bỏ lại trên máy bay.
Trong quá trình điều tra vụ án tại PMU18, có nhiều thông tin mới về ông Cao Ngọc Oánh bị nghi ngờ liên quan đến vụ việc chạy án của Dũng “Huế”. Một nguồn tin cho biết đối chất với Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao về một bữa ăn bị nghi ngờ chạy án, ông Oánh phủ nhận chuyện chạy án nhưng khi Dũng ở bên Thái Lan, ông Oánh đã nhiều lần gọi điện cho Dũng để trao đổi thông tin.
Đặc biệt, sau khi Bùi Tiến Dũng bị bắt, ông Cao Ngọc Oánh đã gọi ít nhất năm cuộc điện thoại cho một số điều tra viên (kéo dài đến nửa tiếng) để nói chuyện với giọng điệu khá nặng nề. Đây cũng là điều khiến ông Oánh bị đưa vào diện nghi ngờ chạy án cho Bùi Tiến Dũng.
Đến nay, cơ quan điều tra xác định Bùi Tiến Dũng đã ít nhất bốn lần họp hành với đàn em nhằm chạy án và đều có sự tham gia của Nguyễn Mậu Thôn. Một nguồn tin cho biết đã tạm xác định Thôn là người được ủy quyền giao số tiền khoảng 10 tỉ đồng để thiết lập đường dây chạy án cho Dũng.
Sau khi được trao quyền, Thôn đã lên kế hoạch và phân công “anh em, chiến hữu” đi các hướng để quan hệ. Cho đến nay, cơ quan điều tra đã xác định có bốn đường dây chạy án cho Bùi Tiến Dũng và đều có dấu hiệu do Thôn sắp đặt. Cụ thể, một khoản 200.000 USD được giao tiếp cận với cơ quan điều tra và do Tôn Anh Dũng, Phạm Tiến Dũng phụ trách.
Chính Phạm Tiến Dũng đã mang 50.000 USD đến hối lộ một cán bộ công an để lo lót nhưng không thành. Ngoài ra, Thôn giao cho một nhóm khác mang tiền đến tác động vào một số cán bộ thuộc các cơ quan trung ương, một nhóm dùng khoảng 100.000 USD tác động đến cơ quan kiểm sát và nhóm cuối cùng tác động trên mặt trận truyền thông.
Liên quan đến mảng chạy án của vụ án này, lãnh đạo Viện KSND tối cao đã yêu cầu vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội Nguyễn Duy Hồng thôi chỉ đạo kiểm sát điều tra mảng chạy án. Đồng thời, kiểm sát viên chính của vụ án từ trước đến nay cũng đã thôi làm nhiệm vụ và bàn giao công tác cho một cán bộ kiểm sát khác.
Cơ quan điều tra cũng tạm thời có kết luận ban đầu không có nhà báo nào liên quan đến vụ án. Hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng đối với trường hợp Quyết “béo” bị nghi ngờ nhận 35 triệu đồng của Bùi Tiến Dũng nhằm tác động đài truyền hình và một tờ báo phía Nam hạn chế đưa những thông tin tiêu cực tại PMU 18. |
Phát hiện 6 cô gái tổ chức “lắc” tại nhà (NLĐ)- Công an phường 17 và Đội Cảnh sát Điều tra Tội phạm về trật tự xã hội Công an quận Bình Thạnh- TPHCM vừa phát hiện 6 cô gái tụ tập tổ chức “lắc” tại 1 căn nhà trên đường Nguyễn Cửu Vân, P. 17, Q. Bình Thạnh vào 3 giờ sáng 23-8.Lực lượng công an trong lúc tuần tra phát hiện tại nhà này có tiếng nhạc rất lớn nên ập vào kiểm tra. Ngoài Nguyễn Vũ Vân Anh (SN 1975, chủ nhà) còn 5 cô gái khác đang say thuốc “lắc”. Công an đã thu giữ tại nhà này nửa viên thuốc “lắc”. |
Kiểm sát viên không phúc cung là thiếu trách nhiệm
Trước những bản cung do cơ quan điều tra cung cấp có những điều chưa rõ, những lời khai chưa thể yên tâm mà kiểm sát viên không hỏi lại bị can là thiếu trách nhiệm. Việc củng cố thật kỹ các lời khai, chứng cứ, theo ông Trương Hòa Bình, là việc làm hết sức quan trọng để đảm bảo tính khách quan khi buộc tội một con người.
Cũng theo ông Trương Hòa Bình, bên cạnh những mặt đã làm tốt, trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành kiểm sát TP đã bộc lộ một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục: công tác kiểm sát điều tra nhiều nơi ngay từ đầu làm chưa chặt chẽ nên không phát hiện sai sót trong các khâu thủ tục tố tụng, để lọt người, lọt tội, quá hạn giam giữ, án trả điều tra bổ sung nhiều... |
Đưa ra khỏi lực lượng những dân quân quá khích
Chiều qua, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Phạm Văn Chi cho biết, những dân quân tự vệ tham gia cùng với 200 người dân ném đá vào trụ sở công an phường Cam Nghĩa, thị xã Cam Ranh, hôm mùng 3 Tết sẽ phải tiến hành kiểm điểm và bị đưa ra khỏi lực lượng.
Sự việc bắt nguồn từ việc ngày 24/1, tại phường Cam Nghĩa, cảnh sát đã đánh một thanh niên vi phạm luật giao thông. Do vậy, khoảng 200 người dân đã tập trung trước trụ sở công an, ném hơn 2.000 viên đá vào trong. Tham gia cùng đám đông quá khích này có một số dân quân tự vệ.
Cũng tại cuộc họp giao ban các ngành chức năng trong tỉnh Khánh Hoà chiều qua, Chủ tịch Phạm Văn Chi yêu cầu lực lượng công an rút kinh nghiệm trong việc xử lý người vi phạm luật giao thông. |
Bắt kẻ tống tiền giám đốc Cụm cảng hàng không (NLĐ)- Công an tỉnh Khánh Hòa vừa bắt giữ Phan Hữu Tâm (SN 1975, ngụ TP Nha Trang-Khánh Hòa) về hành vi tống tiền.
Theo TTXVN, ngày 9-3, tên Tâm đã gọi điện thoại vào máy di động của ông Lương Văn Thảng (giám đốc Cụm cảng hàng không Cam Ranh -Khánh Hòa) yêu cầu phải nộp 20 triệu đồng, nếu không gia đình ông sẽ không an toàn. Ông Thảng giả vờ tỏ thái độ đồng ý, sau đó ông gọi điện báo công an. Khi tên Tâm đến điểm hẹn trước khách sạn Anamadara trên đường Trần Phú để nhận tiền từ tay ông Thảng thì bị công an bắt giữ. |
TAND Đồng Tháp xin lỗi một công dân bị kết án oan
Chiều 16/8, tại trụ sở UBND phường 2, quận 11, TP HCM Phó chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp, Hà Văn Phượng đã công khai xin lỗi người bị kết án oan là bà Phan Thị Ngọc Hân. Đây là lần đầu tiên tỉnh này công khai xin lỗi người mình đã xử oan.
Tại buổi xin lỗi, bà Phan Thị Ngọc Hân cảm ơn nhà nước đã giải oan cho bà sau gần 7 năm vướng vào vòng lao lý. Tuy nhiên bà còn đề nghị: "Bản thân tôi đã được giải oan nhưng còn em gái tôi thì biết đến bao giờ. Lúc ấy, em gái tôi đang là sĩ quan công an, phó văn phòng Công an huyện Cao Lãnh...". Bà Hân tha thiết đề nghị các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước xem xét đến trường hợp của em gái bà để sớm có quyết định phục hồi đảng tịch và các quyền lợi hợp pháp khác.
Trong vụ án này, em gái của bà Hân đã bị Công an huyện Cao Lãnh gán vào tội thông đồng với chị vi phạm kinh tế. Sau đó, người này đã bị Đảng ủy huyện Cao Lãnh khai trừ ra khỏi Đảng, loại ngũ ra khỏi lực lượng theo đề xuất của công an huyện Cao Lãnh...
Năm 1988, bà Phan Thị Ngọc Hân (ngụ tại 197/21 Hàn Hải Nguyên, phường 2, quận 11, TP HCM) cùng Nguyễn Thanh Hùng (nguyên trưởng công an huyện Cao Lãnh) Đỗ Văn Hưng (nguyên phó công an huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp kiêm giám đốc xí nghiệp chế biến hàng nông sản huyện Cao Lãnh) thỏa thuận hợp tác làm ăn.
Theo đó, bà Hân sẽ bỏ vốn, đầu tư kỹ thuật& còn xí nghiệp chế biến hàng nông sản huyện Cao Lãnh góp vốn bằng pháp nhân, ăn chia theo tỷ lệ. Sau đó, xí nghiệp ký kết hợp đồng với Công ty Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu TP HCM và giao cho bà Hân thực hiện. Bà Hân chịu trách nhiệm về vốn, kỹ thuật nhưng phía xí nghiệp Cao Lãnh lại không bố trí người làm thủ quỹ, kế toán, không mở sổ sách kế toán, không lập chứng từ thu chi&
Hơn 1 năm hoạt động, ông Đỗ Văn Hưng đã ký 6 hợp đồng mua bán với Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu TP HCM theo hình thức trao đổi hàng hai chiều. Kết quả là xí nghiệp Cao Lãnh nợ Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu TP HCM hơn 200 ngàn USD và 18 triệu đồng mà không có tiền chi trả.
Từ việc này, ngày 15/6/1995, TAND tỉnh Đồng Tháp đã xử bà Phan Thị Ngọc Hân 20 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, năm 1997 Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã xử phúc thẩm vụ án và đã tuyên bố bà Phan Thị Ngọc Hân không phạm tội. |
Trung tá Đỗ Huy Kim giải trình về việc Bùi Tiến Dũng khai đưa 20.000 USD tiền chạy án Đường dây gái gọi phục vụ một số khách VIP và sếp PMU 18
Rất tiếc, chúng tôi không ghi âm được lời của thiếu tướng Cao Ngọc Oánh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát kiêm Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, đồng thời trực tiếp là Trưởng ban chuyên án mang bí số 420 (chuyên án cá độ bóng đá quốc tế) hôm ông đến báo cáo với Thủ tướng, lãnh đạo các cơ quan báo chí trung ương và một số tỉnh thành gần Hà Nội vào ngày 25.1 tại Trung tâm hội nghị quốc tế, Hà Nội. Song trong bài viết này, chúng tôi xin được trích nguyên văn một số đoạn đã đăng trên Báo Pháp luật TP.HCM ngày 12.4 để bạn đọc tham khảo, đưa ra nhận xét của mình.
Thành phần đến dự buổi gặp gỡ nói trên còn có các Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Văn phòng Chính phủ (VPCP), lãnh đạo Ban Tư tưởng - Văn hóa trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam.
Nếu đối chiếu với những tình tiết của vụ án cá độ bóng đá và dấu hiệu chạy án (mà báo chí đặt dấu hỏi trong những ngày gần đây) thì thời điểm báo cáo đã là: 10 ngày sau khi nhân vật chạy án Tôn Anh Dũng đứng ra tổ chức bữa cơm tại khách sạn Melia (15.1) giữa các quan chức Văn phòng Chính phủ với ông Cao Ngọc Oánh; 5 ngày sau khi Bùi Tiến Dũng bị bắt (20.1). Vậy mà không hiểu sao, khi báo cáo với Thủ tướng, nhiều bộ trưởng và một số lãnh đạo các cơ quan báo chí, trong phần trình bày của mình, tướng Cao Ngọc Oánh vẫn còn trách cứ báo chí "cầm đèn chạy trước ô tô" (lời của tướng Oánh) và còn nói: "Không hiểu ai cung cấp cho báo chí mà báo chí lại nói Bùi Tiến Dũng đánh bạc lên đến 1,8 triệu đô trong một tháng. Nghe rất rùng rợn. Không hiểu ai đã cung cấp những thông tin như vậy?". Trong một đoạn khác, ông lại đề cập: "Chúng ta vội vã đưa lên báo chí và làm cho mọi chuyện to ra. Thậm chí dẫn đến việc các nhà tài trợ vốn ODA, ADB đang đòi xem lại các dự án đầu tư, làm khó dễ chúng ta...".
Và còn rất nhiều đoạn khác đáng lưu ý, song về cơ bản ông Oánh cho rằng: báo chí làm to chuyện, không có tài liệu nào để nói Bùi Tiến Dũng đánh bạc tới 1,8 triệu USD.
Giá như không có những ý kiến mà ông Oánh đề cập như đã dẫn ra ở phần trên thì có lẽ cũng không ai lần lại sự việc khiến nhiều người phải "ngờ ngợ". Nhiều người đặt dấu hỏi: liệu có "bình thường" không khi ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chủ nhiệm VPCP ký thay Chủ nhiệm VPCP mời 2 cán bộ của Bộ Công an, trong đó có ông Cao Ngọc Oánh, đến cung cấp thông tin cho báo giới xung quanh sự kiện một số cán bộ Nhà nước đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá quốc tế đang gây xôn xao dư luận ?
Hôm qua, Cục CSĐT tội phạm về tệ nạn xã hội (C14) Bộ Công an đã gửi Công văn số 947/C14 do thiếu tướng, Cục trưởng Phạm Xuân Quắc ký gửi tới Ủy ban Kiểm tra trung ương và Ban thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội Đảng lần thứ X kết luận về bữa cơm "thân mật" do Tôn Anh Dũng tổ chức với sự có mặt của thiếu tướng Cao Ngọc Oánh, Chủ nhiệm VPCP Đoàn Mạnh Giao, Phó chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Lâm và ông Nguyễn Hiếu Vinh, Phó vụ trưởng Vụ 1 VPCP. Báo cáo nêu rõ, trong bữa cơm "thân mật" này, ông Đoàn Mạnh Giao hoàn toàn không liên quan đến "phi vụ" chạy án. Hiện vụ việc đang được tiếp tục làm rõ.Nhiều người đang đánh dấu hỏi về văn bản mời ông Oánh đến họp thì do ông Lâm ký, thậm chí được biết còn đóng cả dấu "MẬT" lên góc thư mời, còn các nhà báo lại do một Phó chủ nhiệm VPCP khác - ông Trần Quốc Toản ký như mọi lần trước đây.
Người trong cuộc còn thắc mắc "quái nhỉ, hôm Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp báo chí với không khí rất đầm ấm, chân tình. Thủ tướng đánh giá những mặt được và chưa được của báo chí cả nước trong suốt cả năm 2005 rồi khi ra về, mỗi nhà báo còn được Thủ tướng tặng cho chiếc chặn giấy bằng pha lê rất ý nghĩa. Ấy vậy mà sao riêng với tướng Cao Ngọc Oánh, thư mời lại phải đóng cả dấu "MẬT"? Liệu đây có phải là sự lạm dụng việc dùng con dấu "MẬT" hay chỉ là sự vô tình của VPCP?
Hy vọng đó chỉ là sơ suất do VPCP khi thấy có giấy mời gửi cán bộ công an thì đều "vô tư" đóng dấu "MẬT"? Song, trong vụ này, do có những "lăn tăn" của việc Tôn Anh Dũng đã chạy án những ai, chúng tôi xin nêu một số thông tin trên để cơ quan chức năng lưu ý xác minh.
Trung tá Đỗ Huy Kim giải trình về việc Bùi Tiến Dũng khai đưa 20.000 USD tiền chạy án
Ngày 13.4, Báo Thanh Niên đã đưa tin về việc trong trại tạm giam, bị can Bùi Tiến Dũng và một số bị can khác vừa khai ra một đối tượng đã cầm 20.000 USD tiền chạy án để lo lót cho "con bạc triệu đô" trong vụ án này.
Một nguồn tin cho biết, theo lời khai của Dũng "tổng", số tiền 20.000 USD chạy án này đã được trao cho trung tá Đỗ Huy Kim, 46 tuổi, cán bộ Phòng 5, Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15), Bộ Công an. C15 đã phân công trung tá Kim trực tiếp phụ trách theo dõi các hoạt động của ngành giao thông vận tải nói chung và PMU 18 nói riêng từ hơn 1 năm trước đây. Được biết, khi vụ án "con bạc triệu đô" xảy ra, tuy trung tá Kim không được phân công trực tiếp tham gia thụ lý vụ án liên quan đến PMU 18, nhưng các đối tượng chạy án đã khai: có tiếp xúc với ông Kim để nhờ "quan hệ" với một số cán bộ cơ quan điều tra theo hướng chạy tội có lợi cho Bùi Tiến Dũng.
Sau khi nhận được thông tin về vụ chạy án nghiêm trọng này, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an đã yêu cầu trung tá Đỗ Huy Kim phải giải trình về các mối quan hệ trước đây với Bùi Tiến Dũng và một số người khác trong vụ PMU 18, đặc biệt là các vấn đề xung quanh số tiền 20.000 USD chạy án mà Bùi Tiến Dũng đã khai. Một nguồn tin cho biết, trong quá trình kiểm điểm và giải trình với lãnh đạo Cục C15 và Tổng cục Cảnh sát, trung tá Đỗ Huy Kim một mực phủ nhận ông ta không hề liên quan gì đến việc chạy án và không nhận 20.000 USD của Bùi Tiến Dũng. Lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát cũng yêu cầu trung tá Kim phải tường trình rõ toàn bộ thời gian hoạt động của ông vào cái ngày mà Bùi Tiến Dũng khai rằng đã cho một đối tượng mang 20.000 USD đến đưa cho ông. Trung tá Kim khẳng định, ông có bằng chứng ngoại phạm về việc này: vào thời điểm mà Bùi Tiến Dũng nói là y đưa số tiền trên cho ông thì lúc đó ông đang ngồi "chơi cờ" với người khác (!?). Ông Kim cho rằng, trong vụ việc này, ngoài lời khai "đổ tội" của Bùi Tiến Dũng thì chưa có tài liệu nào chứng minh việc ông nhận tiền chạy án của đối tượng này.
Mặc dù trung tá Kim cho đến chiều 13.4 vẫn phủ nhận toàn bộ vụ việc liên quan đến số tiền chạy án nói trên, nhưng Cục C15 vẫn yêu cầu ông phải tiếp tục viết kiểm điểm về chuyện này.Trung tá Kim còn phải kiểm điểm cả về sự thiếu trách nhiệm trong việc được Phòng 5, C15 phân công theo dõi các hoạt động của PMU 18 trong hơn 1 năm qua mà không phát hiện được những sai phạm tiêu cực của Bùi Tiến Dũng và PMU 18 trong các dự án giao thông cùng việc cho mượn xe công vô tội vạ ở đơn vị này. Hiện nay vụ chạy án 20.000 USD nói trên vẫn đang được CQĐT tiếp tục xác minh, làm rõ.
Ngày 13.4, Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Hồng Hà đã có Thông báo số 1516/UB-THKT cho biết: Sau khi tiến hành kiểm tra, Ban cán sự Đảng và UBND TP khẳng định không có đồng chí lãnh đạo UBND TP nào có con được tặng hoặc mượn xe ô tô như thông tin đăng trên một số tờ báo.Trong một vụ việc khác, liên quan đến chuyện ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chủ nhiệm VPCP ngày 11.4.2003 bỏ quên chiếc cặp số, trong có 10 phong bì đựng 10.300 USD và 20 triệu đồng tại sân bay Nội Bài sau chuyến đi công tác phía Nam, được biết cơ quan chức năng thời điểm ấy đã tiến hành thẩm tra, xác minh. Kết luận xác minh vụ việc cho biết, trong chiếc cặp này không có tài liệu mật, chỉ có một số tiền mặt (ngoại tệ và tiền đồng) mà theo giải trình của ông Lâm, trong số tiền 10.300 USD, có một phần do người khác gửi, phần còn lại là của gia đình ông Lâm góp để mua sừng tê giác về chữa bệnh cho bố mẹ; còn 21,7 triệu đồng, có tiền của ông Lâm và một số phong bì đựng tiền mặt là quà của một số đơn vị mà ông ghé qua trong chuyến đi công tác ở Tây Nguyên và Khánh Hòa. Cơ quan chức năng kết luận: ông Lâm có khuyết điểm là đã thiếu thận trọng trong việc để quên chiếc cặp ở sân bay; còn về các phong bì tiền có tên các cơ quan thì dù số tiền trong phong bì nhiều hay ít, đó cũng là khuyết điểm của ông Lâm đã đơn giản, dễ dãi trong việc nhận phong bì, vi phạm quy định của Trung ương. Do các thiếu sót này, cơ quan chức năng đề nghị ông Lâm phải kiểm điểm nghiêm túc, tiếp thu, tự rút ra bài học sâu sắc cho mình trong công tác. |
415 cơ sở vi phạm về đo lường, vệ sinh thực phẩm (NLĐ) - Theo số liệu sơ bộ của đoàn kiểm tra liên ngành về kiểm tra hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán trên toàn quốc (từ ngày 15-1 đến ngày 2-2) có 415/1.213 cơ sở sản xuất và kinh doanh vi phạm về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu công nghiệp, ghi nhãn, an toàn vệ sinh thực phẩm....Tại Hà Nội, đoàn kiểm tra phát hiện 91% mặt hàng snack trên thị trường có trọng lượng thiếu so với trọng lượng ghi trên bao bì, 100% phụ gia thực phẩm bán trên thị trường không thực hiện đúng quy chế ghi nhãn hàng hóa, trong đó có nhiều loại phụ gia sử dụng không nằm trong danh mục được Bộ Y tế cho phép... Tại miền Trung khi kiểm tra các cơ sở sản xuất kẹo, đoàn kiểm tra phát hiện 21/36 cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa. Tại TPHCM, đoàn kiểm tra cũng phát hiện cơ sở sản xuất nước giải khát Thiên Hương sử dụng đường hóa học sodium cyclamate... Các đoàn kiểm tra liên ngành đã xử phạt 415 cơ sở vi phạm với số tiền 221,35 triệu đồng. |
Ngày mai 6-1, bắt đầu thanh tra SAWACO Chung cư Lê Thị Riêng là điểm sẽ được nhóm nghiên cứu khảo sát hiện trường. Trong ảnh: Súc xả nguồn nước nhiễm bẩn ở chung cư Lê Thị Riêng - Ảnh: T.Thanh (NLĐ)- UBND TPHCM vừa chấp thuận đề nghị của Thanh tra TPHCM về việc lập đoàn thanh tra Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO).
Trước mắt, UBND TPHCM chỉ đạo Thanh tra TPHCM chỉ tiến hành thanh tra về trình tự, thủ tục pháp lý trong việc thực hiện các hợp đồng cung cấp vật tư, thiết bị ngành nước; xây dựng cải tạo đường ống và đấu thầu các dự án của SAWACO và các công ty thành viên. Thanh tra TPHCM đang hoàn tất các thủ tục cần thiết để đoàn thanh tra SAWACO làm việc, dự kiến ngày 6-1. Đồng thời, lãnh đạo Thanh tra TP đã yêu cầu tổng giám đốc SAWACO cung cấp danh sách các hợp đồng cung cấp vật tư, thiết bị ngành nước, xây dựng cải tạo đường ống và đấu thầu các dự án của SAWACO và các đơn vị thành viên.
. Chiều 4-1, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Ứng dụng hạt nhân trong công nghiệp (Viện Hạt nhân Đà Lạt) do kỹ sư Nguyễn Hữu Quang phụ trách đã có buổi làm việc với Chi nhánh Cấp nước Phú Hòa Tân và Chi nhánh Cấp nước Tân Hòa. Các bên đã lên kế hoạch khảo sát hiện trường một số khu vực xảy ra tình trạng nước máy nhiễm bẩn. Theo đó, ngoài việc thu thập các họa đồ mạng lưới đường ống, khoanh vùng một số khu vực, nhóm nghiên cứu đặc biệt chú trọng đến hiện tượng nguồn nước trong từng đợt nhiễm bẩn.
Sau khi nắm rõ các dữ liệu, bắt đầu từ ngày 6-1 nhóm sẽ tiến hành khảo sát hiện trường. Trong đó, chung cư Lê Thị Riêng, phường 15, quận 10 là một trong những điểm đầu tiên ở địa bàn Chi nhánh Cấp nước Phú Hòa Tân sẽ được lấy mẫu nước để phân tích. Sau đó, các mẫu nước sẽ được gởi về Viện Hạt nhân Đà Lạt để phân tích. Trong đợt ra quân đầu tiên, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành lấy khoảng 500 mẫu nước. Dự kiến, sau khi có kết quả phân tích sơ bộ, ngày 10-1, nhóm nghiên cứu sẽ có buổi báo cáo các phương án tìm nguyên nhân nguồn nước nhiễm bẩn với Hội đồng Khoa học ở TPHCM. Nhóm cũng sẽ đi thực tế để thu thập thêm thông tin và lập kế hoạch khảo sát riêng, ngoài kế hoạch của SAWACO. |
Xét xử phúc thẩm vụ án Vietsovpetro (NLĐ)- Hôm nay (6-3), Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đưa vụ án tiêu cực tại Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) ra xét xử phúc thẩm tại TPHCM. Vụ án này được TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đưa ra xét xử vào tháng 10-2005 với 7 bị cáo.
Sau khi án sơ thẩm được tuyên, có 4 bị cáo làm đơn kêu oan gồm: Trần Quang (chung thân), Trần Ngọc Giao (22 năm), Nguyễn Mạnh Hùng (7 năm), Trần Ngọc Long (4 năm). Các bị cáo Dương Quốc Hà (nguyên phó tổng giám đốc Vietsovpetro, 18 năm tù), Nguyễn Quang Thường (nguyên phó tổng giám đốc Petro VN, 21 năm), Cao Duy Chính (11 năm) không kháng cáo. VKSND Bà Rịa - Vũng Tàu cũng kháng nghị một phần bản án sơ thẩm về phần dân sự. |
Bà Rịa - Vũng Tàu: Xe tập lái lao vào bếp, 2 người chết (NLĐ)- Chiếc xe ben 15 tấn biển số 57K-4973 đã lao vào bếp ăn tập thể của Đội Cầu đường Công ty TNHH Phú Thịnh đang thi công Quốc lộ 56 tại ấp Sông Cầu, xã Nghĩa Thành, Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu lúc 16 giờ ngày 13-6, làm 2 người chết tại chỗ. Lái xe là kỹ sư Lê Lý Bảo Châu (1979) của công ty, thấy tài xế xe trên đi vắng nên lên xe tập lái và gây tai nạn.
Lúc 10 giờ 30 ngày 14-6, khi vừa ra khỏi ga Bình Triệu khoảng 1 km, đoàn tàu D2 đã tông và kéo lê một người đàn ông đi xe máy biển số 63F4 – 4570 khoảng 28 mét. Nạn nhân đang cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong tình trạng nguy kịch. Người này đã tìm cách băng ngang qua đường sắt dù đã có chuông cảnh báo tàu đến. Trước đó, lúc 21 giờ 50 ngày 13-6 tại ngã tư Bạch Đằng – Phan Chu Trinh thuộc P.2, Q. Bình Thạnh – TPHCM, xe tải biển số 52LD-1737 đã tông vào xe máy biển số 50S2-4703 chạy cùng chiều, làm một thanh niên chết tại chỗ. Nguyên nhân gây ra tai nạn đang được làm rõ. |
Vụ án: Chôm kính chiếu hậu
Trưa 18-7-2001, Nguyễn Hoàng Tiến, ngụ quận 3, TP.HCM, chạy xe ôm đến chờ khách trước cổng công viên Tao Đàn. Thấy vậy, Thanh (không rõ lai lịch) tới kêu Tiến chở đi, khi nào thấy ôtô thì "ăn hàng".
Cả hai chạy trên đường, gặp một chiếc Mercedes (tài sản của Tổng công ty K., nguyên đơn dân sự trong vụ án) đang đậu, Tiến dừng xe để Thanh lên "vặt" logo mang chữ E240. Vừa xong thì tài xế phát hiện nên cả 2 lên xe chạy mất. Sau đó, chưa thấy đủ "sở hụi", chúng lại táo tợn dí theo. Đến ngã tư, ôtô phải dừng chờ đèn đỏ, Thanh lại xông lên tính bẻ cả cụm kính chiếu hậu bên trái nhưng không được. Tức mình, Thanh liền móc lấy tròng kính. Tài xế thấy, la lên nên Tiến bị bắt quả tang, còn Thanh chạy thoát.
Tòa, viện "chỏi" nhau
Chiều ngày 29-12, tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Viện Kiểm sát quận 3 luận tội: "Cả 2 hành vi của Tiến đều lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của tài xế để chiếm đoạt nên chỉ phạm tội trộm cắp theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự. Vì vậy, đề nghị tòa phạt bị cáo từ 18 đến 24 tháng tù về tội này".
Thế nhưng, quan điểm của tòa hoàn toàn trái ngược với viện. Bản án sơ thẩm nhận định: Tiến là đồng phạm với vai trò giúp sức. hành vi lấy logo với dòng chữ E240 (trị giá hơn 500 ngàn đồng đúng là tội trộm cắp), còn hành vi chiếm đoạt tròng kính chiếu hậu đáng lẽ phải là tội cướp giật. Tuy nhiên, trước đây toà đã trả hồ sơ, đề nghị viện truy tố tội cướp giật nhưng viên không chịu. Vì vậy, dù không đồng tình với viên nhưng tòa "đành" xử bị cáo về tội trộp cắp vì không được quyền "tự ý" xử tội nặng hơn (tội trộm cắp khung hình phạt cao nhất 3 năm tù, còn tội cướp giật thì khung hình phạt cao nhất 5 năm tù).
Hội đồng xét xử đã phạt Tiến hai năm tù về tội trộm cắp và buộc bồi thường gần 7 triệu đồng cho nguyên đơn dân sự. Đồng thời, tòa đề nghị chánh án TAND TP, viện trưởng VKSND TP có ý kiến về việc Viện Kiểm sát quận 3 khôn truy tố Tiến tội cướp giật theo đề nghị của tòa!
Tội gì?
Vụ án này còn có một tình tiết khác: Trước đây, Tiến chung sống như vợ chồng với A. sinh con khi chưa đủ 14 tuổi nhưng cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát quận 3 không khởi tố, truy tố về hành vi này. Vì vậy, tòa đã kiến nghị hai nơi này phải khởi tố vụ án hiếp dâm hoặc giao cấu với trẻ em... Trong vụ này, việc lén lút gỡ dòng chữ E240 của Tiến và Thanh ai cũng công nhận là tội trộm cắp. Thế nhưng hành vi chịếm đoạt tròng kính chiếu hậu là tội gì thì còn gây nhiều ý kiến tranh cãi.
Quan điểm đồng ý với viện thì lập luận rằng: Việc Tiến cho người lên lấy tròng kính chiếu hậu mặc dù tài xế nhìn thấy nhưng vẫn mang tính "lén lút". Việc bị nhìn thấy là ngoài ý muốn của bị cáo. Do đó, Tiến phạm tội trộm cắp tài sản với vai trò giúp sức.
Ý kiến đồng tình với tòa lại cho rằng: Việc Tiến giúp sức cho người khác lên bẻ cụm kính chiếu hậu nhưng không được, phải lấy vội tròng kính rồi "chuồn" là mang tính cướp giật. Hành vi của bị cáo nhằm nhanh chóng giật tài sản một cách công khai, mặc dù người bị hại nhìn thấy nhưng không kịp chống cự (vì vướng kính qua cửa, lại ngồi trong ôtô). Do đó, bị cáo phạm tội cướp giật tài sản.
Ngược với hai ý kiến trên, có người lại nói việc Tiến cho người khác công khai lấy tròng kính mà không dùng vũ lực là hành vi công nhiên chiếm đoạt. Mặc dù chủ sở hữu nhìn thấy nhưng "bất lực", không thể ngăn cản. Do đó, Tiến phải phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Đó là các luồng ý kiến mà chúng tôi thu thập được. Còn theo bạn thì sao? |
Lưu manh giả danh cán bộ
Công an tỉnh Bình Thuận vừa chặn đứng một âm mưu giả làm cán bộ Bộ Kế hoạch - Đầu tư để lừa đảo giới doanh nghiệp trong tỉnh về một dự án được gọi là "Xây dựng trường học thuộc nguồn vốn của Ban quản lý dự án ADB". Đối tượng tự soạn thảo quyết định, rồi đóng dấu và chữ ký giả của lãnh đạo Bộ.
Ngày 1/10, một người gọi điện thoại đến ông Lê Xuân Mai (Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Trinh, huyện Đức Linh, Bình Thuận) tự xưng là cán bộ Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh, nói rằng có 2 dự án xây dựng trường học thuộc nguồn vốn của Ban quản lý dự án ADB đã được Bộ Kế hoạch - Đầu tư phân bổ vốn cho Bình Thuận 2,5 tỷ đồng. Nếu ông Mai muốn có trong tay 2 dự án này thì đến Phan Thiết gặp một chuyên viên Bộ Kế hoạch - Đầu tư để bàn bạc.
Là nhà doanh nghiệp đang cần việc, ông Mai chủ động tới Phan Thiết gặp vị chuyên viên. Theo số điện thoại liên lạc, ông Mai tiếp xúc với một người tự xưng là Manh và được đưa cho quyết định số 2037/QĐĐT ngày 5/9/2004 của Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư (do thứ trưởng Nguyễn Nhạc ký) để làm tin. Mạnh nói muốn nhận công trình thì phải chuẩn bị một bộ hồ sơ về tư cách pháp nhân để làm quyết định chỉ định thầu, với chi phí là 5% trên tổng nguồn vốn được cấp cho dự án.
Sau buổi tiếp xúc này, Giám đốc Công ty Vĩnh Trinh thấy có điều mờ ám liền báo sự việc cho Cơ quan An ninh tỉnh Bình Thuận.
Xác định có dấu hiệu lừa đảo, cơ quan chức năng đã tạm giữ Mạnh. Khám xét túi xách của đối tượng, trinh sát thu nhiều quyết định tương tự như quyết định ông Mai đã được xem, nhưng địa điểm phân bổ vón nằm ở một số tỉnh khác như Long An, Bình Định, Bình Dương, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Tây Ninh.
Cơ quan An ninh đã xác định tên thật của Mạnh là Nguyễn Duy Cường, 45 tuổi, không có hộ khẩu thường trú và nghề nghiệp ổn định. Cường thừa nhận với thủ đoạn làm giả quyết định của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, hắn đã thực hiện thành công nhiều vụ 2 lừa đảo tương tự tại Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ thương mại Đức Hải (Long An) và Công ty TNHH Bình Thuận (Đà Nẵng). Cường còn lấy 1,2 triệu đồng để lo thủ tục xuất cảnh cho một người ở TP HCM nhưng không làm được.
Hiện, Cường đã bị di lý vào Long An để điều tra vì đã gây hậu quả lớn ở tỉnh này. |
Lập hợp đồng giả để giành quyền mua thiết bị cho Interpet VN
Ngày 7/9, HĐXX vụ án tham nhũng trong ngành dầu khí tập trung xét hỏi các bị cáo xung quanh việc thay đổi hợp đồng nguyên tắc đã ký giữa PTSC với Viện Corall, làm giả hợp đồng& tạo tiền đề cho công ty Interpet Việt Nam của Trần Quang rút tiền dự án chia nhau.
Khi liên doanh PTSC - Corall (Ukraina) "trúng thầu" xây dựng dự án nhà ở block 140 chỗ, Trần Quang (điều hành Công ty TNHH Interpet VN) đề xuất với Nguyễn Quang Thường (giám đốc PTSC) phải phân chia lại công việc giữa PTSC và Corall để Công ty Interpet có điều kiện mua bán vật tư thiết bị và lắp đặt cho dự án.
Theo kết luận của cơ quan điều tra, Thường đã cùng Trần Quang chỉ đạo "đàn em" sửa bản nguyên tắc ngày 25/5/1999 (gọi tắt là hợp đồng 25/5) thành 2 bản sửa đổi nguyên tắc, nội dung ngày 10 và 14/11/1999, phân chia lại phần việc: PTSC làm trị giá hơn 8,2 triệu USD, của Corall hơn 8,7 triệu USD. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Corall thực tế chỉ đảm nhận thiết kế và giám sát kỹ thuật, giá trị 1,2 triệu USD. Việc sửa đổi này không hề được bàn thảo với Viện Corall.
Sau đó, Nguyễn Quang Thường đã chỉ đạo Nguyễn Mạnh Hùng (phó giám đốc Công ty PTSC) dựa vào dữ liệu vật tư Quang cung cấp để soạn thảo hợp đồng giả số 02-000/PTSC-SERV và các phụ lục, sau đó liên lạc với Mac Xim (Giám đốc Công ty Interpet ở Nga) điều con dấu giả của Viện Corall về VN hoàn tất bản hợp đồng.
Sau khi hợp đồng 02 được ký, toàn bộ công việc mua sắm thiết bị vật tư được chuyển hóa từ Corall sang Interpet Việt Nam. Interpet Việt Nam cung cấp thiết bị dưới danh nghĩa là nhà thầu phụ cung cấp vật tư cho Corall để chuyển cho PTSC thi công lắp ráp công trình. Số tiền mua vật tư thiết bị được PTSC chuyển vào tài khoản của công ty Leverton do Trần Quang và Mác Xim thành lập.
Theo lời khai của Nguyễn Quang Thường, sở dĩ có việc lập 2 văn bản thỏa thuận phân chia lại công việc giữa PTSC và Viện Corall có nội dung khác hẳn so với hợp đồng nguyên tắc 25/5 là do hợp đồng này có nhiều điểm không thuận lợi cho PTSC trong quá trình thi công công trình. Trả lời câu hỏi của HĐXX, tại sao nội dung thỏa thuận này không được báo lại với chủ đầu tư Vietsovpetro, bị cáo Thường giải thích: "Đây là công việc nội bộ của liên danh PTSC - Corall, không ảnh hưởng gì đến công trình nên không cần báo". Tuy nhiên, Thường thừa nhận, nếu chủ đầu tư biết việc thay đổi này, "có thể họ xem xét vấn đề liên danh PTSC - Corall có được tiếp tục trúng thầu và thi công hay không".
Nguyên phó tổng giám đốc Vietsovpetro, Dương Quốc Hà được gọi lên xét hỏi cũng cho biết, vào thời điểm đó với tư cách là chủ đầu tư, nhưng không được phía liên danh PTSC - Corall thông báo gì về việc thay đổi nội dung thỏa thuận giữa PTSC với Corall.
Trình bày trước toà, Nguyễn Mạnh Hùng khai nhận, được Nguyễn Quang Thường giao soạn thảo bản sửa đổi nguyên tắc vào đầu năm 2000. Bản thỏa thuận này được soạn thảo xong vào tháng 4/2000, nhưng được ghi lùi ngày lại là ngày 10/11/1999 mục đích là "để cho phù hợp với hồ sơ dự thầu".
Theo HĐXX, việc ký lùi này nhằm tạo tiền đề cho việc thiết lập hợp đồng 02 sau này vào tháng 4/2000. Hợp đồng giả con dấu và chữ ký của Viện Corall để Interpet Việt Nam của Trần Quang được chuyển cho mua vật tư thiết bị. Và từ đó, Quang đã cho ra đời các phụ lục, hóa đơn chứng từ nâng khống giá thiết bị, vật tư để rút tiền nhà nước. Chẳng hạn, chỉ một dàn bơm treo, thực tế mua của nhà máy Z751 Bộ Quốc phòng chỉ 200 triệu đồng, nhưng Quang đã nâng lên hơn 100 ngàn USD. Ngoài ra, mục đích của việc thay đổi nội dung hợp đồng 25/5 đã tạo điều kiện cho Trần Quang rút tiền nhà nước.
Cao Duy Chính (giám đốc Xí nghiệp dịch vụ cơ khí hàng hải, Công ty PTSC) là người soạn thảo bản thỏa thuận ngày 14/11/1999 cũng được tòa gọi lên để xét hỏi vấn đề này. Chính phân bua rằng, việc ký bản thỏa thuận "chỉ là phần kỹ thuật cho phù hợp với trình tự của hợp đồng 02 (ký vào năm 2000). Tuy nhiên, khi HĐXX đặt vấn đề, nếu bị cáo cứ soạn thảo xong ngày nào ký ngày đó thì có vấn đề gì không? Chính nhỏ nhẹ lảng tránh: "Bị cáo không nhận thức được vấn đề này".
Phiên tòa sẽ tiếp tục phần thẩm vấn vào ngày 10/10.
Nguyên phó giám đốc Vietsovpetro: 'Thưởng là phấn khởi'(06/10/2005)
Chủ mưu vụ tiêu cực tại Vietsovpetro phủ nhận cáo trạng(05/10/2005)
Triệu tập 2 nguyên tổng giám đốc Vietsovpetro(05/10/2005)
Ngày 5/10 xét xử vụ tham ô tại Vietsovpetro(27/09/2005)
1 bị can vụ tham ô ở Vietsovpetro được đình chỉ điều tra(01/09/2005)
Xem tiếp |
Chưa giải quyết khiếu nại đã bị cưỡng chế
Cũng theo ông Đồng, cuối tuần qua UBND quận 9 đã tổ chức cưỡng chế các hộ dân có đất thuộc dự án xây dựng nhà ở của Công ty TNHH Phú Đức tại phường Phước Long B, trong khi khiếu kiện của các hộ dân này chưa được giải quyết.
Trước đó, tháng 1-2006, Tổng thanh tra Quách Lê Thanh đã có văn bản đề nghị chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo dừng việc cưỡng chế để tổ chức đối thoại và giải quyết khiếu kiện của các hộ dân. Cũng trong tháng 1-2006, phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh có công văn đề nghị Thanh tra Chính phủ thành lập đoàn thanh tra dự án của Công ty TNHH Phú Đức.
Theo điều tra của phóng viên Tuổi Trẻ từ cuối năm 2005, Công ty TNHH Phú Đức là công ty người nhà và là một trong những đối tác có giao dịch nhiều nhất với Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco). |
Mất 200 triệu đồng mua viên ngọc giả
Ông Phạm Văn Bảy (chủ khách sạn Thu Vân, phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang) tố cáo bị lừa trong phi vụ mua bán viên ngọc trong ruột một con ốc biển.
Chánh văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Bảnh cho biết, theo đơn tố cáo trưa 30/10, ông Trần Văn Độ (thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương) điện thoại cho ông Bảy. Đầu dây bên kia thông báo, trong một lần đánh bắt thủy sản bắt được con ốc trên 1 kg trong ruột có viên ngọc (6,5 chỉ) màu vàng rất đẹp.
Do quen biết từ lâu, ông Bảy đồng ý mua viên ngọc trên với giá 200 triệu đồng. Chiều cùng ngày, chủ khách sạn đưa vật quý tới nhờ chuyên gia kim hoàn đánh giá thì biết đây là viên ngọc giả. Ông Bảy đem trả lại người bán nhưng ông này không nhận. |
Bắt giam bà chủ hành hạ 4 trẻ làm thuê
Chiều 22/3, Công an quận Tân Bình, TP HCM, đã thực thi lệnh bắt tạm giam Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1971, tạm trú 31/14A Đồng Xoài, phường 13) để điều tra vì có dấu hiệu phạm tội cố ý gây thương tích, theo khoản 2 điều 104 Bộ luật Hình sự.
Theo kết quả xác minh ban đầu, Nguyễn Thị Nga đã có hành vi ngược đãi 4 trẻ làm thuê tại cơ sở may gia công của mình như đánh gây thương tích, bắt làm việc liên tục... Ngày 15/2, nhân lúc gia đình nhà chủ đi vắng, các em trèo tường trốn ra ngoài, gọi điện thoại cầu cứu cảnh sát 113. Vụ việc được Ủy ban dân số gia đình trẻ em cùng Thành đoàn TP HCM và nhiều cơ quan khác quan tâm.
Ngày 7/3, Viện kiểm sát nhân dân quận Tân Bình đã phê chuẩn lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Nga. Tuy nhiên, ngày thực thi các quyết định trên lại đúng vào ngày Quốc tế phụ nữ (8/3) nên được tạm lùi sang hôm sau. Ngày 9/3, công an đến công bố lệnh bắt thì vợ chồng Nga đột ngột khóa cửa, chở con rời khỏi nhà. Qua xác minh, cháu bé bị bệnh phải điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng, Ban chỉ huy công an quận Tân Bình đồng ý chậm công bố lệnh bắt một thời gian để Nga có thời gian chăm sóc con. |
Ăn cửa giữa, lừa hai bên
Cách lừa đảo của những tay môi giới vay tiền ngân hàng rất đơn giản nên nhiều hộ dân ở TP HCM đã mắc bẫy. Họ mang món nợ hàng chục tỷ đồng, trong khi kẻ môi giới ôm phần lớn số tiền được vay. Cơ quan chức năng nghi ngờ có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng.
Ở một số xã thuộc hai huyện Củ Chi và Hóc Môn, TP HCM, đang xảy ra tình trạng người dân bị lừa khi vay tiền ngân hàng thông qua các người môi giới.
Ngày 7/12, ông Trần Văn Viên, ngụ ấp Trung Đông, Thới Tam Thôn, kể khoảng tháng 5/2004, biết gia đình ông đang gặp khó khăn, bà Tiêu Thị Anh (cùng xã) gợi ý nếu muốn vay tiền ngân hàng lãi suất thấp thì sẽ giúp đỡ làm thủ tục.
Nghe theo lời bà Anh, ông Viên đưa toàn bộ giấy tờ để bà lên UBND xã xin xác nhận tình trạng nhà đất, làm hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. Theo ông Viên, những thủ tục này bà Anh đều tự làm hết và đưa cho ông ký. Ông cũng không hề thấy nhân viên của ngân hàng xuống khảo sát nhà và đất trước khi đồng ý cho thế chấp.
Tại hợp đồng thế chấp tài sản được UBND xã Thới Tam Thôn xác nhận ngày 11/5/2004 thì số tiền vay là 50 triệu đồng. Nhưng có một điều rất không bình thường giữa các con số, đó là bà Anh đã chừa một khoảng trống giữa chữ số 0 của hàng chục triệu và số 0 hàng trăm ngàn, đồng thời ở hàng phía dưới dành để ghi số tiền bằng chữ thì bà Anh đã cố tình không ghi chữ nào.
Sau khi hoàn tất các thủ tục, bà Anh cho xe đến tận nhà chở ông Viên lên Quỹ tín dụng trung ương chi nhánh TP.HCM (quận 1) để nhận tiền.
Lúc ký nhận tiền, ông Viên ngớ người khi nhân viên tín dụng giao cho ông số tiền vay lên đến 500 triệu đồng. Tưởng có sự nhầm lẫn, ông Viên kiểm tra lại hợp đồng tín dụng thì mới biết rằng đúng là con số 500 triệu đồng.
Đến lúc này ông Viên mới lờ mờ hiểu ra chính bà Anh hoặc ai đó đã ghi chen vào khoảng trống thêm con số 0 (thành 500 triệu đồng), đồng thời bên dưới đã ghi thêm dòng chữ năm trăm triệu đồng chẵn. Ông Viên thắc mắc về số tiền này, bà Anh trấn an: Cứ yên tâm nhận đi. Tới kỳ đáo hạn tui trả cho, kể cả tiền lãi hằng tháng.
Trên đường về, bà Anh cho xe dừng lại rồi chìa ra cho ông Viên một bản hợp đồng góp vốn đã được bà soạn sẵn và ký tên với nội dung: bên A đại diện là Trần Anh Tuấn, giám đốc Công ty TNHH Tân Thiên Tài (13/7 quốc lộ 1A, KP4, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM) và Tiêu Thị Anh là người bảo lãnh để vay của ông Viên 300 triệu đồng.
Bà Anh tiếp tục thuyết phục: Chú cứ cho tôi vay 300 triệu. Yên tâm đi, tới kỳ đáo hạn nếu chú không có khả năng trả thì tôi lo hết, cả tiền lãi hằng tháng của chú. Tin lời ngon ngọt của bà Anh, ông Viên đã đưa cho bà ta 300 triệu đồng, phần mình giữ lại 200 triệu đồng. Sau khi giao tiền, bà Anh đòi ông Viên phải trả cho bà 12% trong số tiền 200 triệu đồng (bằng 24 triệu đồng) mà bà nói là tiền lo các thủ tục thế chấp, vay tiền hay còn gọi là tiền dịch vụ.
Tuy nhiên, đến thời hạn trả tiền bà Anh vẫn cố tình lờ đi. Ngay cả tiền lãi hằng tháng bà Anh cũng nuốt lời hứa. Trong khi đó, cán bộ Quỹ tín dụng trung ương đã hai lần đến nhà ông yêu cầu trả tiền lãi.
Ông Viên mếu máo: Vì tin lời ngon ngọt của bà Anh mà vợ chồng tôi phải gánh một khoản nợ quá lớn. Hiện vợ chồng tôi đã già yếu, hết khả năng lao động, con trai thì bệnh nặng nằm một chỗ... Tôi không còn biết phải xoay xở sao đây, trong khi đó đã sắp tới kỳ đáo hạn, tiền lãi, tiền gốc nợ chồng chất....
Cùng chung số phận với ông Viên còn có anh Lê Văn Tuấn (ngụ ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn) chỉ vay 45 triệu đồng bị bà Anh biến thành 450 triệu đồng. Bà Trần Thị Ơi (ấp Thới Tứ, xã Thới Tam Thôn) vay 50 triệu nhưng được Tiêu Thị Anh nâng lên thành... 700 triệu đồng. Tương tự, ông Đặng Văn Chạ trong hợp đồng lưu tại UBND xã chỉ vay 50 triệu, còn trong hợp đồng lưu tại Quỹ tín dụng trung ương ghi số tiền vay lên đến 450 triệu đồng. Hộ ông Phan Văn Bé, trong hợp đồng lưu tại UBND xã ghi số tiền vay 100 triệu đồng, trong khi khoản vay thực tế là 600 triệu đồng...
Một số trường hợp UBND xã không lưu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nhưng có ghi lại trong sổ theo dõi của UBND xã, trong đó cũng thể hiện số tiền xin vay chỉ từ 20 triệu đến 100 triệu đồng. Nhưng hợp đồng lưu tại Quỹ tín dụng trung ương chi nhánh TP HCM đều đã được nâng lên với mức thấp nhất là 220 triệu đồng, cao nhất 600 triệu đồng.
Tiền tỷ của Nhà nước có nguy cơ mất trắng
Phó chủ tịch UBND xã Thới Tam Thôn Trần Văn Châu cho biết, xã chỉ xác nhận theo tình trạng nhà và đất theo quy định để giúp nông dân vay vốn phục vụ sản xuất, chứ không thể biết các thủ tục tiếp theo khi ra Quỹ tín dụng trung ương.
Theo cán bộ địa chính Cao Anh Tuấn, khi tiếp nhận hồ sơ, có trường hợp nào nghi ngờ tranh chấp thì mới xuống kiểm tra, còn thì xác nhận hết. Các thủ tục cho vay hoặc khảo sát, định giá tài sản thế chấp là trách nhiệm của nơi cho vay tiền.
Theo xác minh của cơ quan chức năng, năm 2003-2004 Quỹ tín dụng trung ương chi nhánh TP HCM đã làm thủ tục cho 85 hộ dân vay tiền trị giá trên 40 tỷ đồng, tài sản thế chấp là đất và nhà ở. Số tiền các hộ dân vay được chỉ sử dụng một phần nhỏ, còn phần lớn đều rơi vào tay Tiêu Thị Anh và Trần Anh Tuấn, trị giá khoảng 27 tỷ đồng.
Toàn bộ hồ sơ thủ tục vay tiền đều do Tiêu Thị Anh và Trần Anh Tuấn thực hiện. Nhưng để thực hiện trót lọt việc vay tiền (có kèm theo dấu hiệu sửa chữa tài liệu, chứng từ ) theo cơ quan chức năng là có dấu hiệu móc ngoặc, thông đồng với các cán bộ của Quỹ tín dụng trung ương chi nhánh tại TP HCM. Đáng lưu ý là qua xác minh bước đầu số hợp đồng thế chấp của các xã tại hai huyện Củ Chi và Hóc Môn đã phát hiện 21 trường hợp có dấu hiệu sửa chữa tài liệu, chứng từ.
Ngày 1/3, Trần Anh Tuấn đã cao chạy xa bay ra nước ngoài ôm theo 13 tỷ đồng. Tiêu Thị Anh vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Ngoài số tiền Tuấn đã chiếm đoạt bỏ trốn thì Quỹ tín dụng trung ương chi nhánh TP HCM còn bị thất thoát hơn 7 tỷ đồng. |
Báo Pháp luật TP.HCM: Theo Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh, báo chí đã "nói quá" về Bùi Tiến Dũng Báo Tiền Phong Online: Lật lại vụ chiếc cặp bị bỏ quên tại sân bay Nội Bài của Phó chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Lâm; Con số thất thoát từ 4,5 tỉ còn 4,5 triệu đồng trong báo cáo do Phó tổng Thanh tra Nhà nước thường trực Trần Quốc Trượng ký chỉ là do... lỗi chính tả!; Bộ KH&ĐT thừa nhận 5 thiếu sót trong quản lý ODA Báo Sài Gòn Giải phóng Online: Liên quan đến việc chạy án, nhiều cán bộ, công an nằm trong "tầm ngắm" của CSĐT
Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh từng khẳng định: "Bùi Tiến Dũng không đánh bạc 1,8 triệu USD!"
Tại cuộc gặp của Thủ tướng Phan Văn Khải với báo giới nhân dịp kết thúc năm cũ Ất Dậu, đón năm mới Bính Tuất (ngày 25/1/2006), ông Cao Ngọc Oánh - Phó tổng cục trưởng Tổng cục CSND, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra (lúc bấy giờ đang là trưởng ban chuyên án 420) cũng được mời tới dự. Tại đây, ông Oánh đã thông báo về một số vụ án, đặc biệt là vụ án cá độ bóng đá của Bùi Quang Hưng, trong đó ông từng khẳng định: "Bùi Tiến Dũng không đánh bạc 1,8 triệu USD".
Dưới đây là lược đăng những đoạn ông Oánh đã nói về Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc PMU 18 (lúc chưa bị khởi tố, bắt tạm giam) tại cuộc gặp nói trên:
"Báo chí rất quan tâm đến vụ cá độ bóng đá của Bùi Quang Hưng mà trong đó có chuyện Bùi Tiến Dũng, Tổng giám đốc PMU 18 tham gia cá độ bóng đá. Không hiểu ai cung cấp mà báo chí lại nói Bùi Tiến Dũng đánh bạc lên đến 1,8 triệu USD trong một tháng. Nghe rất rùng rợn. Chúng tôi hỏi thì có nhà báo nói: "Tôi có tài liệu do ban chuyên án cung cấp". Nhưng thực tế chúng tôi không bao giờ cung cấp những thông tin như vậy cả. Bởi vì có chuyện Bùi Tiến Dũng tham gia đánh bạc nhưng đấy chỉ mới là những nguyên liệu thô mà thôi, chưa có một cái gì gọi là chứng cứ cả. Giống như người ta đi ngoài đường nghe tin có tai nạn giao thông khủng khiếp lắm, chưa biết là có chết người thật hay không. Chúng ta vội vã đưa lên báo chí và làm cho mọi chuyện to ra. Thậm chí dẫn đến việc các nhà tài trợ vốn ODA, ADB đang đòi xem lại các dự án đầu tư, làm khó dễ chúng ta. Các thông tin trên báo chí đã vượt quá ngưỡng khách quan cần thiết mà như ông cha ta nói "cầm đèn chạy trước ô tô". Một trong những chức năng của báo chí là thông tin chân thực nhưng ở đây, tính chân thực không tồn tại trong những thông tin này".
"Trong báo cáo cáo của Bộ Công an đâu có nói đến Bùi Tiến Dũng. Cho đến nay chúng tôi chưa có một tài liệu nào nói về Bùi Tiến Dũng đánh bạc cả. Báo cáo nói thế này: "Xác định tổ chức của Bùi Quang Hưng đánh bạc là có thật. Ngày 26/9/2005, Cục CSĐT tội phạm hình sự đã có báo cáo..." thế này, thế này trình đồng chí Tổng cục trưởng. Thực tế vụ án này chúng tôi đã làm khoảng 6 tháng nay rồi. Ngoài các đối tượng chính là Bùi Quang Hưng thì vệ tinh của nó có khoảng 57 đầu mối. Số người này chơi cá độ thông qua Hưng. Trong số này có đối tượng là xã hội đen, có đối tượng là cán bộ trong cơ quan nhà nước, có chức vụ tổng giám đốc. Tính từ khi mở chuyên án 420 đến nay, có người đánh bạc lên đến 1,8 triệu USD. Có tài liệu nào nói đến Bùi Tiến Dũng đánh bạc đâu nhưng báo chí lại khẳng định là Bùi Tiến Dũng đánh bạc.
Bùi Tiến Dũng là con người như thế nào? Đúng là chúng tôi có xác định Bùi Tiến Dũng đánh bạc nhưng Bùi Tiến Dũng không đánh bạc 1,8 triệu USD. Báo cáo còn đây. Báo cáo còn nguyên vẹn, số 07 ngày 13/1/2006 đây. Có Bùi Tiến Dũng đánh bạc đâu. Nhưng báo chí cứ phớt lờ hết, nói là Bùi Tiến Dũng đánh bạc. Đúng là rất nguy hiểm, chuyện "tiều sự trở thành đại sự", thành một việc làm cho đồng chí Thủ tướng, Thường trực Chính phủ rất quan tâm, Ban Bí thư cũng rất quan tâm, làm chúng tôi rất bối rối. Đương nhiên chúng tôi xin lỗi đồng chí Thủ tướng và các đồng chí lãnh đạo là trong quá trình quản lý hoạt động điều tra của mình, ở khâu a khâu b có thể chúng tôi còn có sơ xuất. Tuy nhiên, tài liệu rất khách quan nhưng báo chí lại nêu vấn đề mất tính khách quan đi, nó chênh lệch đến rất xa so với thực tế". |
Xét xử đường dây ma túy quốc tế Minh 'Sứt'
Sáng nay, TAND TP HCM mở phiên tòa xét xử đường dây ma túy lớn nhất từ trước đến nay ở khu vực phía Nam do Ngô Đức Minh (Minh 'Sứt') và Ngô Xuân Phương (Việt kiều Nhật) cầm đầu. 10 trong số 11 bị cáo trong vụ án này bị truy tố về tội mua bán trái phép chất ma tuý với khung hình phạt cao nhất là tử hình.
Khoảng 7h40, cảnh sát trại giam Công an tỉnh Tiền Giang dẫn giải 11 bị cáo đến trụ sở toà án. Hai kiểm sát viên Trần Văn Cảnh và Đỗ Thành Đạt đại diện VKSND TP HCM giữ quyền công tố trước phiên toà. 12 luật sư thuộc các đoàn luật sư TP HCM, Hải Phòng, Vũng Tàu& tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên toà cấp sơ thẩm. Bị cáo Ngô Đức Minh đã mời cùng lúc 2 luật sư Hoàng Huy Được và Nguyễn Phước Thuận cùng bào chữa. Riêng bị cáo Nguyễn Như Hùng (John Nguyễn, Việt kiều Mỹ) đã không mời luật sư, nhưng do bị cáo bị truy tố ở khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình nên toà án đã mời luật sư Hồ Quang Nghĩa thuộc Đoàn Luật sư TP HCM bào chữa chỉ định theo thủ tục tố tụng hình sự bắt buộc. Ngoài 11 bị cáo, 5 đương sự vốn là vợ, mẹ của các bị cáo trong vụ án gồm: Phùng Thị Nga (vợ Trần Văn Tĩnh), Lương Thị Dung (vợ Đặng Văn Rơi), Cao Bích Thủy (vợ Lưu Công Dũng), Trần Thị Thức (mẹ Ngô Xuân Phương) và Hoàng Thị Lựu (mẹ Vũ Hoàng Oanh và Dung Hà đã bị sát hại trong vụ án Năm Cam) cũng được triệu tập đến phiên toà với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan để thẩm vấn làm rõ một số vấn đề liên quan.
Chủ tọa phiên toà, Thẩm phán Hồ Thị Thanh Loan bắt đầu thẩm vấn lý lịch các bị cáo lúc 8h.
Trong quá trình điều tra đường dây ma túy của Nguyễn Duy Dũng (Dũng "Đui") và đồng bọn, Cơ quan cảnh sát điều tra đã phát hiện đường dây buôn bán ma túy quốc tế do Ngô Đức Minh (Minh "Sứt") và Ngô Xuân Phương với hơn 150 đối tượng liên quan. 11 bị cáo bị truy tố và đưa ra xét xử tại phiên toà hôm nay có vai trò đặc biệt quan trọng trong đường dây ma túy này. Ngoài ra, còn hơn 140 đối tượng khác, cơ quan điều tra đã quyết định tách vụ án tiếp tục điều tra và đưa ra xét xử theo từng giai đoạn.
Hai trùm ma túy Ngô Đức Minh (Minh "Sứt") và Ngô Xuân Phương cùng sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng. Ngô Đức Minh trước đó buôn lậu hàng kim khí điện máy qua cảng biển bị TAND TP Hà Nội xử phạt 2 năm tù (năm 1988). Ngô Xuân Phương năm 1989 vượt biên sang Nhật Bản định cư bất hợp pháp sau đó thường xuyên về Việt Nam để làm ăn buôn bán. Quen biết nhau từ trước, nên sau khi mãn hạn tù về tội buôn lậu và gặp lại Ngô Xuân Phương, cả hai đã bàn nhau hợp tác lập đường dây buôn ma túy từ Việt Nam sang Nhật tiêu thụ. Liên tục từ năm 1993 đến năm 2002, Ngô Xuân Phương và Ngô Đức Minh cùng mua gom ma túy tại Việt Nam và Campuchia của Nguyễn Đăng Đắc, Vũ Hoàng Oanh (chị của Dung Hà), Trần Văn Tỉnh. Sau đó, chúng thuê Đặng Văn Rơi, Lưu Công Dũng là thủy thủ công ty vận tải biển Hà Nội cùng một số đối tượng khác vận chuyển sang Nhật Bản cho Ngô Xuân Phương têu thụ. Ngoài ra, Phương còn tổ chức mua thuốc lắc từ Hà Lan chuyển về Việt Nam bán cho Nguyễn Như Hùng (John Nguyễn) tiêu thụ tại TP HCM.
Hoạt động mua bán ma túy của đường dây này trải rộng từ Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM sang Campuchia, Nhật, Hà Lan.
Trong quá trình mở rộng mạng lưới thu mua, tiêu thụ ma túy quốc tế hai chiều, Ngô Xuân Phương và Ngô Đức Minh tổ chức lôi kéo hơn 150 đối tượng khác tham gia thu mua, vận chuyển, phân phối ma túy. Hoạt động của đường dây này vô cùng tinh vi. Với lực lượng là những thủy thủ tàu viễn dương, tiếp viên hàng không có điều kiện qua lại cửa khẩu quốc gia dễ dàng, heroin được chúng ngụy trang giấu vào bình ga, đế giày để vận chuyển qua biên giới với số lượng lớn. Từ phi vụ đầu tiên vào năm 1993 đến khi bị phát hiện năm 2002, Ngô Xuân Phương và Ngô Đức Minh cùng đồng bọn đã mua bán tổng cộng 103 bánh heroin (tương đương 36 kg), 50 kg cần sa, 15 kg ma túy tổng hợp (methamphetamine) và 6.000 viên thuốc lắc (MDMA). Thực tế, theo một số đối tượng liên quan như Nguyễn Duy Dũng (Dũng "Đui") và lời khai những mắt xích khác trong đường dây thì số lượng heroin và thuốc lắc mua bán lớn hơn nhiều, nhưng vì những lời khai này còn nhiều mâu thuẫn, khó xác định chính xác nên cơ quan điều tra sẽ tách vụ án tiếp tục làm rõ.
Qua đấu tranh khai thác, Ngô Xuân Phương còn khai nhận 3 lần mua bán 8 bánh heroin vào năm 2001 cùng với Chu Cẩm Cường, Hồ Xuân Thanh (Việt kiều Nhật), nhưng cơ quan điều tra chưa bắt được các đối tượng này để xem xét. Những đối tượng như Trịnh Văn Lập, Vũ Văn Quang, Trần Quang Minh, Vinh "Say", Vinh "Vổ", Nguyễn Khắc Muôn, Đỗ Hồng Minh, Trần Lệ Xuân, Đinh Minh Thắng&đều là Việt kiều sống tại Anh, Nhật, Mỹ có liên quan trong vụ án, do đó VKSND Tối cao kiến nghị với Cơ quan điều tra - Bộ Công an tiếp tục phối hợp với Interpol làm rõ để xử lý.
Phiên toà dự kiến làm việc trong 4 ngày (23-26/2). |
Hôm qua 15.3, phiên tòa xét xử vụ “cố ý làm trái...”, “buôn lậu”, “đưa hối lộ” xảy ra tại Công ty Sinhanco được tiếp tục với phần thẩm vấn. Những chi tiết cụ thể của chuyện “chạy án” trên 3 tỉ đồng đã được Huỳnh Liên Thuận cùng các bị cáo khác khai rõ. Và từ những lời khai này đã xuất hiện những tình tiết bất ngờ.
“Chạy án” trên... xe ô tô
Theo hồ sơ vụ án, Thuận chi 3,016 tỉ đồng để thực hiện 2 lần chạy án. Lần thứ nhất vào năm 1998, khi Sinhanco bị Hải quan TP.HCM khởi tố trong vụ nhập lậu 120 chiếc xe gắn máy và khai sai nguồn gốc nhập khẩu lô hàng bột ngọt. Vụ này, Thuận chi hết 1,305 tỉ đồng. Trong lần thứ hai, Thuận chi 1,71 tỉ đồng để chạy "đừng bị khởi tố" sau khi biết rằng những sai phạm có hệ thống của Sinhanco đã bị phát hiện. Trước tòa Thuận kể lại, khi biết vụ 120 xe gắn máy có thể bị khởi tố, Thuận nhờ Lê Văn Thắng hỏi thăm xem có giúp gì được hay không? Khoảng 10 ngày sau, Thắng trả lời là có người có thể giúp đỡ được. Người này là Nguyễn Thanh Hải (thường gọi là Hải "đại nhân").
Thuận khai: "Thắng gọi điện kêu bị cáo vào TP.HCM rồi mời Hải từ Hà Nội vào để hai bên cùng bàn bạc. Sáng hôm đó, Thắng đến trước cửa Sinhanco chi nhánh TP.HCM chở bị cáo, trong xe lúc này đã có anh Hải ngồi sẵn. Thắng cầm lái, Hải ngồi phía sau cùng với bị cáo, phía trước xe còn một người khác là anh Thúy. Theo yêu cầu của Hải, Thắng cho xe chạy vòng vòng TP mà không dừng lại ở chỗ nào để cho bị cáo và anh Hải bàn bạc. Anh Hải đưa ra một văn bản photo quyết định khởi tố vụ án đối với Sinhanco của Bộ Công an và yêu cầu bị cáo đưa 70.000 USD. Thấy số tiền lớn quá nên bị cáo nói là phải để bàn bạc lại với ban giám đốc công ty. Và sau khi bàn bạc, bị cáo đồng ý chi tiền để chạy". Chủ tọa Hồ Văn Hùng hỏi: "Văn bản mà bị cáo Hải đưa cho bị cáo cụ thể là dạng văn bản gì? Công văn trao đổi hay là quyết định khởi tố?". "Dạ bị cáo cũng không nhớ rõ, hình như là quyết định khởi tố vụ án, vì nó có một trang thôi. cuối văn bản còn có đóng mộc tròn, do ông Ry ký tên. Ông Ry lúc đó là Phó thủ trưởng cơ quan điều tra thì phải". "Ai đặt vấn đề chi 70.000 USD?". "Dạ anh Hải". "Sau đó bị cáo có chi tiền không?". "Dạ khoảng 10 ngày sau, bị cáo chi tiền. Thông qua anh Thắng, bị cáo chi nhiều lần". "Sau đó vụ án được đình chỉ ?". "Dạ đúng. Khoảng 1-2 tháng sau thì có văn bản đình chỉ vụ án". Chủ tọa đột ngột hỏi: "Bị cáo thấy Hải là người như thế nào?". "Dạ ngay từ lần gặp đầu tiên, bị cáo đã rất ấn tượng về anh Hải. Anh Hải tỏ ra rất trí thức và là người có nhiều quan hệ. Anh ấy nói quen rất nhiều người, từ công an tới viện kiểm sát".
Những tình tiết mới
...nhưng sau lưng Lê Văn Thắng (áo sáng) và Nguyễn Bá Thúy là những ai? ảnh: M.TTrả lời công tố viên Nguyễn Hồ Điệp về lần chạy án thứ hai, Thuận kể: "Năm 2002, bị cáo bị cơ quan điều tra triệu tập nhiều lần nên gọi điện cho anh Thắng nhờ anh Hải lo. Lúc đó anh Thắng đang ở Hà Nội, nói là anh Hải đồng ý rồi và "hối" chuyển tiền ra Hà Nội. Bị cáo đã chuyển".
Khi được gọi lên, bị cáo Lê Văn Thắng cũng khai rằng, khi xảy ra vụ xe máy và bột ngọt, bị cáo Thuận đã có nhờ "chạy" đúng như Thuận khai. Song, theo Thắng, số tiền mà Thuận chi lần đầu lên đến 90.000 USD chứ không phải 70.000 USD. Thắng khai chi cho Hải nhiều lần ở khách sạn Palace và khách sạn Bạch Cung (TP.HCM). Tổng cộng Thắng đã đưa cho Hải trên 1,9 tỉ đồng. Hội thẩm Lê Xuân Quỳnh hỏi: "Khi nhận tiền lần đầu, Hải có nói gì với bị cáo không?". Thắng thưa: "Anh Hải nói là cấp trên đã giải quyết ổn rồi. Bây giờ chỉ còn vấn đề tiền bạc thôi". Hội thẩm Quỳnh chợt hỏi thêm một câu không biết ngụ ý gì: "Nhưng thực ra việc chi tiền này là để mua thông tin thôi, đúng không?". "Dạ sau này bị cáo thấy nó đúng là vô bổ". Ông Quỳnh nói: "Bây giờ bị cáo thấy vậy nhưng vào thời điểm đó thì một thông tin nhỏ về vụ án cũng là cực kỳ quan trọng, đúng không?". Thắng: "Thưa đúng".
Nhưng người gây chú ý trong phiên tòa ngày hôm qua là Nguyễn Bá Thúy, nguyên Giám đốc công ty Bình Minh (thuộc Bộ Công an), rất thân cận với Hải "đại nhân". Tại tòa, Thúy khai quen Hải từ năm 1994 - 1995, khi Hải còn làm ở Tổng cục Tình báo (Bộ Công an). Không lâu sau đó, Hải bị cho ra khỏi ngành và đi làm tư vấn pháp luật cho các công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài. Khi được Thắng nhờ giúp đỡ (Thắng biết Hải thông qua Thúy - PV), Hải đã yêu cầu Thúy "cùng làm phụ" và hứa sẽ cho tiền. Thúy kể : "Tại quán cơm Song Long ở số 66 Triệu Việt Vương (Hà Nội), Hải có nói là sẽ nhờ anh Trần Văn Trí là Trưởng phòng tham mưu của Cơ quan An ninh Điều tra (Bộ Công an) giúp đỡ. Và sau đó không lâu cũng tại quán cơm này, khi ăn cùng với bị cáo và Hải, anh Trí đã nói rằng sẽ trực tiếp giải quyết vụ Sinhanco".
Hội thẩm Đinh Thị Quý hỏi Thúy: "Bị cáo xác định lại là bị cáo nghe ai nói như thế hay là nghe anh Trí trực tiếp nói". Giọng Thúy chắc nịch: "Anh Trí trực tiếp nói trước mặt bị cáo khi ăn cơm chung tại quán Song Long". "Những thông tin liên quan đến vụ án Sinhanco ở đâu mà bị cáo biết?". "Dạ anh Trí cung cấp". Bà Quý "xoáy" vào tình tiết này: "Bị cáo gặp ông Trí bao nhiêu lần?". "Rất nhiều lần, thường là gặp ở quán Song Long ạ". Đây được xem là những tình tiết mới của vụ án vì theo cáo trạng, dù Hải khai đã chi cho ông Trí 470 triệu đồng và 22.000 USD nhưng ông Trí không thừa nhận và cơ quan điều tra vì vậy không có cơ sở để xử lý.
Hôm nay 16.3, tòa sẽ thẩm vấn Hải "đại nhân". |
Thêm một kẻ buôn lậu ma túy bị truy tố
Viện KSND tối cao vừa có quyết định truy tố Trịnh Văn Lập (49 tuổi, ngụ tại quận 1, TP HCM) về tội mua bán trái phép chất ma tuý. Lập chính là một trong những mắt xích quan trọng trong "tập đoàn ma tuý" do Ngô Đức Minh (Minh 'Sứt') và Ngô Xuân Phương (Phương "Trộm trâu") cầm đầu.
Khoảng tháng 1/2001, Lập cùng Minh "Sứt", Phương "Trộm trâu" sang Campuchia để móc nối mua bán heroin với một đối tượng người Campuchia tên là Polo. Lập qua biên giới nhận heroin của Polo, rồi ép 6 bánh heroin (có trọng lượng 2.100g) vào 6 chiếc giày nữ đem về Việt Nam, giao lại cho Phương "Trộm trâu". Từ nguồn hàng này, Phương "Trộm trâu" mang sang Nhật Bản bán lại kiếm lời.
Phương "trộm trâu" nhờ 3 Việt kiều Nhật vận chuyển hàng sang Nhật và bán lại. Phương, Minh và Lập mỗi người kiếm được 10.000 USD. Ngoài ra, Lập còn tham gia mua bán 100 viên ma tuý tổng hợp (có trọng lượng 29g) với các đàn anh trên.
Đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia này đã có 9 bị cáo bị tuyên án tử hình trong đó có hai "trùm" Minh "Sứt" và Phương "Trộm trâu". |
Vụ chạy án của Bùi Tiến Dũng: 3 cơ quan điều tra cùng vào cuộc
Trước hết, tại các buổi hỏi cung, thẩm vấn các bị can của vụ án này, sẽ có các điều tra viên của 3 cơ quan thuộc Bộ Công an cùng tham gia: Cơ quan An ninh điều tra (A24), Văn phòng Cơ quan Điều tra (C16) và Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (C14).
Việc cùng một lúc cả 3 CQĐT đều giám sát việc lấy cung các bị can là để đảm bảo cho việc không để lọt tội phạm và không để oan sai cho những người vô tội, khi các đối tượng như: Bùi Tiến Dũng, Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Mậu Thôn, Lương Mạnh Hoa, Tôn Anh Dũng... đang tiếp tục khai ra những đầu mối rất quan trọng của vụ chạy án nghiêm trọng, trong đó có nhiều người đã nhận tiền chạy án. |
Một lần bị đánh, ba lần tự vẫn
Đang ăn cơm trưa, anh Nguyễn Văn Mậu (trú tại xã Bình An, huyện Dĩ An, Bình Dương) bị em trai là Nguyễn Văn Nở cầm đá xông tới đánh nhiều nhát vào đầu. Nguyên do là hai người đang tranh chấp đất đai.
Sự việc xảy ra ngày 24/8/2003. Nhờ có người can ngăn nên anh Mậu chạy thoát, nhưng bị thương tích nặng. Nở còn đập phá tài sản, hăm doạ khiến cả gia đình anh Mậu phải bỏ nhà, về tá túc ở nhà vợ.
Đã hơn 1 năm qua, nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý kẻ hành hung. Theo lời vợ anh Mậu, sự chậm chạp này đã khiến anh Mậu quẫn trí. Anh đã 3 lần uống thuốc trừ sâu tự vẫn nhưng được phát hiện cứu chữa kịp thời.
Công an huyện Dĩ An cho biết tháng 9/2004, cơ quan điều tra công an huyện đã ra quyết định khởi tố Nguyễn Văn Nở về tội cố ý gây thương tích, hiện còn đang chờ phê chuẩn của Viện Kiểm sát. |
Rà soát toàn bộ sinh viên trúng tuyển nguyện vọng 2
Công an TP Hà Nội vừa phá một đường dây làm giả giấy báo điểm trúng tuyển đại học (theo nguyện vọng 2) do Phạm Huy Hồng cầm đầu. Qua đó, bước đầu đã làm rõ có 5 sinh viên ĐH Sư phạm và 4 sinh viên ĐH Nông nghiệp nhập trường bằng giấy báo trúng tuyển giả.
Sau một thời gian điều tra, vào hồi 17h25 ngày 30/3, Phòng An ninh Văn hóa tư tưởng phối hợp với lực lượng An ninh điều tra Công an Hà Nội đã thi hành lệnh bắt khẩn cấp và khám xét nơi ở của Phạm Huy Hồng để điều tra về các hành vi làm giả và sử dụng giấy tờ giả. Phạm Huy Hồng sinh năm 1964, quê ở xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, có 2 tiền án về tội môi giới mại dâm, đang thuê một ngôi nhà cao tầng ở số 4 ngõ 191 A đường Đại La, P.Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội. Khám xét chiếc cặp khóa số mà Hồng luôn mang theo người, cơ quan công an đã phát hiện hơn 30 con dấu giả, gồm dấu tròn và dấu vuông, đặc biệt có cả dấu giả của Cơ quan Công chứng Nhà nước TP Hà Nội, dấu giả của một số trường đại học, học viện... Mở rộng điều tra, Cơ quan công an đã triệu tập một số người liên quan đến vụ án, trong đó có một đối tượng tên Sửu, quê Bắc Ninh, là người chuyên khắc dấu giả cho Phạm Huy Hồng.
Trao đổi với phóng viên báo Thanh Niên, thượng tá Nguyễn Văn Mỹ, Trưởng phòng An ninh Văn hóa tư tưởng Công an TP Hà Nội cho biết: kết quả điều tra ban đầu cho thấy, đường dây của Phạm Huy Hồng đã áp dụng một thủ đoạn phạm tội rất mới trong lĩnh vực tuyển sinh đại học là làm giả giấy báo trúng tuyển đại học nguyện vọng 2, để đưa một số thí sinh (trượt nguyện vọng 1 ở các trường khác) vào nhập học các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy, để ngăn chặn kịp thời các hoạt động phạm tội theo thủ đoạn mới này trong lĩnh vực tuyển sinh đại học, chiều 4/4, đại tá Đào Trọng Sỹ, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội đã ký văn bản đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo các trường đại học tiến hành rà soát ngay toàn bộ số sinh viên đã nhập học theo nguyện vọng 2 để phát hiện các trường hợp nhập trường bằng giấy báo trúng tuyển giả. |
Nhiều vi phạm trong hoạt động luật sư ở TP HCM
Không lập hợp đồng dịch vụ pháp lý, nội dung hợp đồng không rõ ràng, không xuất hóa đơn đỏ khi thu tiền... là những vi phạm chủ yếu trong hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật ở TP HCM sau 2 năm thi hành Pháp lệnh Luật sư. Vấn đề này được Sở Tư pháp thành phố đưa ra trao đổi sáng nay.
Theo Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Đức Chính, Pháp lệnh Luật sư đã quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức hành nghề luật sư là phải lập hợp đồng khi thực hiện dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên người dân thiếu am hiểu pháp luật nên một số văn phòng luật sư đã lờ đi. Hoặc nếu có lập thì nội dung hợp đồng sơ sài, khó hiểu dễ gây tranh cãi. Phần quyền và nghĩa vụ các bên, phương thức tính thù lao... thường không được đề cập rõ ràng. Với hợp đồng như vậy, tranh chấp giữa luật sư và thân chủ nếu xảy ra thì khó có cơ sở giải quyết, thân chủ có bị thiệt hại cũng khó có thể đòi bồi thường theo quy định của Pháp lệnh Luật sư.
Một số vấn đề khác cũng nảy sinh trong hoạt động luật sư thời gian qua. Có luật sư đặt trụ sở văn phòng luật sư chung với công ty có chức năng tư vấn, hoặc chung với điểm tư vấn miễn phí của hội luật gia. Có trường hợp một người làm việc với 2 tư cách: luật sư của văn phòng luật sư và giám đốc của công ty tư vấn pháp lý. Việc này pháp luật không cấm nhưng dễ nhập nhằng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Sau 2 năm thực hiện Pháp lệnh Luật sư, Đoàn Luật sư TP HCM đã mở rộng gấp đôi, với 676 thành viên (gồm 495 luật sư chính thức và 181 tập sự), trở thành đoàn luật sư có số lượng đông nhất trong cả nước. Sở Tư pháp thành phố cũng đã cấp giấy đăng ký hoạt động cho 311 tổ chức hành nghề trong đó có 255 văn phòng luật sư, 2 công ty luật hợp danh và 54 chi nhánh. Để quản lý tốt hơn hoạt động luật sư, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong lĩnh vực nhạy cảm này, Sở Tư pháp đã có kế hoạch phối hợp với UBND các quận huyện. Địa phương sẽ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để nhắc nhở, xử lý những trường hợp vi phạm. |
Khi hồi hương, được phép mang ôtô về nước
'Tôi đang sống ở Đức (có quyền định cư vĩnh viễn nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam). Nếu tôi về định cư ở Việt Nam, tôi có quyền được mang tài sản về nước và có phải đóng thuế nhập khẩu hay không, ví dụ ôtô? Chúng tôi ở xa quê hương nên không nắm rõ được pháp luật' (bạn đọc Thu Ha)
Trả lời:
Theo quy định tại Thông tư liên Bộ Thương mại - Tổng cục Hải quan số 27/2001/TTLT-BTM-TCHQ ngày 6/12/2001 hướng dẫn việc nhập khẩu ôtô của một số đối tượng theo đường phi mậu dịch thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép hồi hương được nhập khẩu 01 ôtô là tài sản cá nhân đang sử dụng ở nước ngoài. Ôtô nhập khẩu phải có tay lái bên trái (tay lái thuận), được sản xuất trong thời hạn tối đa là 5 năm tính đến thời điểm nhập khẩu và là xe có động cơ sử dụng được xăng không pha chì.
Như vậy, khi hồi hương, bạn được quyền mang theo ngoại tệ và tài sản cá nhân để phục vụ cho cuộc sống ở VN mà không phải nộp thuế. Riêng ôtô, bạn phải chấp hành quy định nói trên. Thuế suất nhập khẩu sẽ phải nộp theo mức Nhà nước quy định cho từng thời kỳ (có ưu đãi hơn so với ôtô nhập theo đường mậu dịch) |
Chuyên trộm bò của dân nghèo
Bọn trộm lợi dụng đêm khuya, tìm đến các hộ nông dân nghèo có nuôi bò để bắt bò, sau đó xẻ thịt đưa đi tiêu thụ. 19 hộ nông dân với 20 con bò nuôi được vay từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo đã trở thành nạn nhân.
6 tháng qua, trên địa bàn các huyện Bắc Trà My, Tiên Phước, Thăng Bình, Quế Sơn... (Quảng Nam) xuất hiện tình trạng bò nuôi của bà con nông dân nghèo bị bắt trộm.
Chiều 1/7, Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội tỉnh Quảng Nam Nguyễn Thế Nghiệp, cho biết vừa bắt khẩn cấp Nguyễn Đức Thanh (1978) cùng đồng bọn trú tại thôn 4, xã Tiên Sơn, Tiên Phước. Thanh là người cầm đầu nhóm chuyên gây ra các vụ trộm bò, xẻ thịt đem bán kể trên. |
Phá đường dây ma túy tại Trung tâm Life-Gap
Hôm 21/9, Công an quận 2, TP HCM, đã kết thúc chuyên án triệt phá đường dây mua bán trái phép ma túy tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Life-Gap, một tổ chức phi chính phủ. Năm người đã bị khởi tố, bắt tạm giam cùng tang vật là trên 0,11 kg heroin.
Đầu năm 2004, tổ chức Life-Gap được thành lập theo Chương trình tiếp cận cộng đồng của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Toàn bộ kinh phí hoạt động của Life-Gap do Mỹ tài trợ với chức năng chính là thâm nhập các nhóm đối tượng nghiện ma túy và gái mại dâm để tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, cấp phát thuốc điều trị.
Thế nhưng, theo phản ánh của người dân địa phương thì một số nhân viên của Life-Gap đã tổ chức mua bán ma túy với nhau và với cả những con nghiện ở bên ngoài.
Các trinh sát công an quận 2 cho biết, theo lịch sinh hoạt định kỳ, cứ ngày thứ 6 hằng tuần có một cuộc họp tổ tư vấn tiếp cận cộng đồng thuộc Life-Gap và lãnh lương tuần (khoảng 60 USD/người). Vào ngày này, 2 tư vấn viên là Trương Hoàng Mạnh cùng Phạm Thị Mai Phương - đang ăn ở với nhau như vợ chồng - đến họp và đem theo heroin giao cho khách hàng là các thành viên đến sinh hoạt tại Life-Gap để sử dụng.
Thậm chí, 2 người này còn sẵn sàng cung cấp hàng cho khách bên ngoài khi nhận được điện thoại yêu cầu. Mạnh là người trực tiếp dùng xe máy đi bán. Hôm nào bận việc, Phương sẽ thay chồng đi giao hàng cho các con nghiện.
Nguồn cung heroin được công an xác định từ Nguyễn Kỷ, sinh năm 1969, tạm trú tại Biên Hoà, Đồng Nai. Cứ khoảng 2-3 ngày, Mạnh đi Đồng Nai lấy hàng từ đại lý heroin Nguyễn Kỷ, mỗi lần lấy 5 phân heroin giá 1,1 triệu đồng. Sau đó. Mạnh mang về nhà chia nhỏ bỏ mối cho các con nghiện, một phần Mạnh, Phương để dành sử dụng hằng ngày.
Ngày 31/8, Công an quận 2 quyết định tung mẻ lưới đầu tiên bắt quả tang Mạnh khi đang trên đường lấy "hàng" từ Đồng Nai về nhà tại phường Thảo Điền, quận 2. Chiều cùng ngày, công an quyết định bắt khẩn cấp đối với Phạm Thị Mai Phương, khám xét nhà thu giữ một số dụng cụ dùng để phân lẻ heroin. Mở rộng điều tra, các trinh sát đã bắt tiếp Nguyễn Kỷ, Vi Thị Luân (vận chuyển heroin từ Đồng Nai về TP HCM) và Nguyễn Công Kỳ (tức Tuất) sinh sống ở phường Cửa Nam, thành phố Vinh, Nghệ An, chuyên bán heroin cho Kỷ.
Kiểm tra trụ sở Life-Gap, điều bất ngờ đã xảy ra khi có đến 5 trong số các tư vấn viên được mời về trụ sở công an làm việc là người nghiện ma túy và là khách hàng ruột của vợ chồng Mạnh, Phương. Điều gây ngạc nhiên cho nhiều người, mặc dù những nhân viên này đeo biển tên đại diện cho trung tâm để hướng dẫn bộ phận thanh niên cách phòng chống HIV trong tình dục và ma túy, nhưng đa phần đều có tiền án, tiền sự.
Hiện Công an quận 2 đã lập hồ sơ xử phạt hành chính và chuyển giao địa phương theo dõi, quản lý 5 người nghiện ma túy là nhân viên Trung tâm Life-Gap đã mua heroin của Kỷ và Phương. |
Củng cố chứng cứ để khởi tố Mueller Peter Ông Mueller Peter (giữa) trả lời thẩm vấn tại cơ quan công an Mueller bước đầu đã khai nhận hành vi xâm hại tình dục trẻ em VN của mình. Cơ quan điều tra cũng đã xác định được các chứng cứ về hành vi phạm tội này
Ngày 27-12, Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về trật tự xã hội phía Nam (C14B) tiếp tục lấy lời khai đối với ông Mueller Peter - tội phạm xâm hại tình dục trẻ em bị Interpol truy nã quốc tế, bị cảnh sát VN bắt giữ vào sáng 26-12 tại TPHCM (Báo Người Lao Động đã đưa tin).
Trước cơ quan điều tra, Mueller khai nhận kể từ khi trốn truy nã, ông đã nhập cảnh vào VN nhiều lần, lần gần đây nhất là vào ngày 23-9-2003 và ở lại cho đến nay. Tại VN, Mueller hợp đồng làm giáo viên dạy tiếng Anh cho một số trung tâm ngoại ngữ tại TPHCM.
Mueller khai nhận trong một lần đến xã Quế Lưu, huyện Hiệp Đức - Quảng Nam vào năm 2003, Mueller đã đến gặp gia đình em L.S.K. (SN 1991), xin phép gia đình em K. cho Mueller được nhận em làm con nuôi, đổi lại Mueller chu cấp cho em K. toàn bộ chi phí sinh hoạt và học tập khi em vào TPHCM, đồng thời hứa sẽ bảo lãnh K. sang nước ngoài sinh sống. Gia đình K. đồng ý. Theo Mueller, đã có lần ông ta chu cấp tiền cho gia đình K. đi du lịch. Từ cuối năm 2003 đến nay, Mueller đưa em K. về sống chung tại phòng thuê trên đường Nguyễn Thành Ý (phường Đa Kao, quận 1 - TPHCM) dưới danh nghĩa “bố nuôi” để quan hệ tình dục đồng tính rất nhiều lần. Tại cơ quan công an, em K. còn cho biết thêm: Ngoài chi phí cho ăn học, mỗi tháng Mueller cho em 200.000 đồng để buộc em phải quan hệ tình dục nhiều lần với ông ta. Em K. đã được cơ quan điều tra cho về trong ngày 27-12.
Ngoài em K., còn nhiều em trai khác người VN là trẻ bụi đời, đánh giày... cũng bị Mueller dùng tiền dụ dỗ rồi bắt quan hệ tình dục đồng tính. Ngày 27-12, cơ quan điều tra tiếp tục điều tra, xác minh các trẻ em VN khác là nạn nhân bị Mueller xâm hại tình dục, đồng thời tiếp tục đấu tranh với Mueller để làm rõ hơn quá trình phạm tội của ông ta tại VN. Cùng ngày, cơ quan công an đã thông báo cho Đại sứ quán Áo tại VN để biết về vụ việc này.
Hiện Mueller đang bị tạm giữ tại Tổng cục Cảnh sát phía Nam để điều tra. |
Tiếp tay cho buôn lậu, 2 nhân viên hải quan bị bắt Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TPHCM vừa tống đạt quyết định khởi tố và bắt tạm giam 2 nhân viên của Cục Hải quan TPHCM là Mạnh Trọng Bắc và Võ Văn Sinh vì tội “Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong việc tiếp nhận nhập vải của Công ty TNHH Tuấn Ngân...
Trốn hơn 8 tỉ đồng thuế nhập khẩu
Công ty TNHH Tuấn Ngân (phường 11, quận 11) do Nguyễn Văn Thảnh làm giám đốc có chức năng sản xuất và gia công hàng may mặc... Thực chất đây là công ty do Phạm Hoàng Sơn (SN 1966, tạm trú phường 10, quận Tân Bình, đã bỏ trốn và đang bị Công an TPHCM truy nã về tội buôn lậu) đứng ra thành lập. Sơn thuê nhà của Nguyễn Văn Thảnh làm công ty và trả tiền lương cho “giám đốc” Thảnh 4 triệu đồng/tháng.
Sau đó, Sơn đã yêu cầu Thảnh ký hợp đồng may mặc với Công ty Jung Ang Trading Co.Ltd và Công ty Comus International Co.Ltd (của Hàn Quốc) để nhập 1.420.935 mét vải gia công 650.000 sản phẩm may mặc các loại.
Đến ngày 7-6-2004, Thảnh đã ký 20 tờ khai đăng ký để nhập 879.975 mét vải, trị giá hơn 693.299 USD. Thế nhưng, không gia công theo hợp đồng, bộ sậu Sơn và Thảnh đã bán hết số vải trên ra thị trường thông qua các chợ đầu mối lớn tại TPHCM. Theo tính toán của cơ quan điều tra, Công ty Tuấn Ngân đã trốn hơn 8 tỉ đồng thuế nhập khẩu.
Làm ngơ cho sai phạm
Theo cơ quan điều tra, trong hồ sơ của Cục Hải quan TPHCM, trong số 879.975 mét vải Công ty Tuấn Ngân nhập, chỉ có 490.158 mét là nhập của Công ty Jung Ang và Công ty Comus Inter. 389.817 mét vải, còn lại là nhập từ nhiều công ty khác, không có tên trong hợp đồng. Thế nhưng, Bắc và Sinh vẫn cho nhập hàng.
Cũng theo kết quả điều tra, chính vì sự dễ dãi của 2 nhân viên hải quan này, trong khoảng thời gian dài, các công ty liên quan đến “trùm” buôn lậu vải Phạm Hoàng Sơn như Công ty T.N, Công ty P. T, DNTN L. H, DNTN H.G... đã tiêu thụ hết hơn 2 triệu mét vải ngoại, nhập trót lọt vào Việt Nam. Hiện cơ quan điều tra đang mở rộng điều tra trách nhiệm của một số nhân viên hải quan khác liên quan đến vụ việc. |
Kiến nghị dùng súng bắn dấu vết để xử lý đua xe máy
Công an TP HCM đề xuất UBND và Ban an toàn giao thông thành phố chỉ đạo áp dụng một số biện pháp đảm bảo trật tự giao thông đô thị năm 2004. Công an kiến nghị cho phép dùng súng bắn dấu vết, quay camera để xác minh lập biên bản, xử lý các đối tượng tụ tập, gây rối đua xe máy.
Theo Công an thành phố, những học sinh sử dụng xe máy trên 50 phân khối, không có giấy phép lái xe, công an sẽ báo về trường để hạ hạnh kiểm. Nếu họ tiếp tục tái phạm hoặc tham gia đua xe trái phép sẽ bị nhận hạnh kiểm kém, thậm chí áp dụng biện pháp xử lý cao hơn...
Các cán bộ đảng viên, công nhân viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang vi phạm luật lệ giao thông, trật tự đô thị (tái phạm lần 2) bị xử lý bằng hình thức từ cắt thi đua đến không xét nâng lương hoặc hạ bậc lương.
Cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị có nhiều cán bộ vi phạm (tái phạm từ lần thứ 3) thì thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm liên đới; và bị xử lý bằng hình thức phù hợp so với nhân viên dưới quyền. |
Prudential VN đề nghị khởi tố 1 khách hàng về tội lừa đảo
Sau hai lần bị toà xử thua trong vụ kiện đòi quyền lợi bảo hiểm của nguyên đơn Vũ Quang Uông và buộc trả gần 900 triệu đồng, mới đây Prudential Việt Nam đã gửi đơn đề nghị xem xét lại vụ việc theo trình tự giám đốc thẩm vì có dấu hiệu lừa đảo để trục lợi.
Ông Vũ Quang Uông (Hải Dương) mua 4 hợp đồng của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam - nơi con trai ông làm đại lý bảo hiểm. Theo trình bày của nguyên đơn, tháng 3/2002, do một tai nạn giao thông ông phải cắt 1/3 chân trái. Vũ Quang Uông yêu cầu công ty trả tiền theo thoả thuận bảo hiểm đã ký. Prudential Việt Nam cho đây là "kịch bản" của vị khách hàng nên không đồng ý. Ông Uông khởi kiện ra tòa. Hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên đơn vị kinh doanh bảo hiểm phải trả tiền cho nguyên đơn.
Prudential Việt Nam không đồng ý với phán quyết trên vì cho rằng kết luận trong bản án không phù hợp trước một vụ án có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm rất rõ ràng. Ngày 17/1, đơn vị kinh doanh bảo hiểm 100% vốn nước ngoài này đã nộp đơn tới lãnh đạo TAND Tối cao và VKSND Tối cao đề nghị xem xét lại toàn bộ vụ án theo trình tự giám đốc thẩm. Cùng thời gian trên, họ gửi đơn tới Bộ Công an tố cáo và kiến nghị xử lý hình sự hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các ông Vũ Quang Uông và Vũ Trung Thành (con trai ông Uông) với Prudential Việt Nam.
Mới đây, theo yêu cầu của Phòng Thi hành án tỉnh Hải Dương, bị đơn đã chuyển 23 triệu đồng án phí và 750 triệu đồng bồi thường (theo phán quyết của bản án phúc thẩm, chưa kể tiền lãi) vào tài khoản đơn vị này. Tổng giám đốc Prudential Việt Nam Huỳnh Thanh Phong cho biết: Việc chuyển tiền thể hiện sự tuân thủ theo pháp luật, và hoàn toàn không có nghĩa là Prudential chấp nhận chi trả tiền bảo hiểm tai nạn cho khách hàng Vũ Quang Uông. |
Dù đáng tiếc nhưng vẫn phải ngừng đề bạt
Dù vậy trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong mới đây, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Trần Đại Hưng xác nhận một số dự kiến đề bạt thiếu tướng Oánh đã bị dừng lại.
Đó là nguyên tắc tổ chức
Ông Hưng nói: “Trong lúc tội pham đang bị truy xét mà gặp gỡ những người có chức vụ và trách nhiệm quan trọng như vậy thì đương nhiên cơ quan chức năng phải làm rõ xem việc gặp gỡ ấy nhằm mục đích gì”.
Dư luận về ông Cao Ngọc Oánh đang được làm rõ. Thế nhưng, Cao Ngọc Oánh thuộc diện được chuẩn bị nhân sự để vào Trung ương và dự kiến đề bạt làm Thứ trưởng Bộ Công an. Nghe nói cả hai việc chuẩn bị vào Trung ương và dự kiến đề bạt này hiện đã bị dừng lại. Vì sao?
- Tôi nghĩ rằng không chỉ riêng trường hợp của đồng chí thủ trưởng cơ quan điều tra mà bất cứ người nào rơi vào hoàn cảnh như thế cũng vậy thôi. Tức là trong quá trình đang được xem xét, chuẩn bị nhân sự mà liên quan đến những việc chưa rõ ràng, cần phải được kiểm tra, kết luận thì đều phải dừng lại. Đó là nguyên tắc để bảo vệ sự trong sạch của tổ chức Đảng. Đã là Đảng viên thì phải chấp hành nguyên tắc đó.
Để được vào diện dự kiến nhân sự Trung ương, dự kiến đề bạt thứ trưởng thì người ta phải phấn đấu trong một thời gian dài. Nay chỉ vì một điều chưa rõ ràng mà đưa ra khỏi diện dự kiến nhân sự thì có gì đó chưa thỏa đáng. Ông có nghĩ như vậy?
- Đã là cán bộ nhà nước, là Đảng viên thì dù có được bầu vào Trung ương hay không cũng phải phấn đấu, nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt công việc của mình. Đương nhiên nếu sau này kết luận rằng đồng chí đó không có tiêu cực thì đó cũng là điều đáng tiếc.
Nhưng tôi tin rằng trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay của vụ án, việc có cuộc gặp gỡ ở khách sạn Melia như thế thì buộc tổ chức phải xem xét làm rõ. Không thể vì một cá nhân mà để tổ chức Đảng không yên tâm, vì mục đích cao nhất của Đảng là xây dựng tổ chức trong sạch, vững mạnh. Trên cơ sở như thế tôi tin rằng đồng chí ấy cũng vui lòng.
Độ “vênh” giữa hai bản giải trình
Trong mọi cuộc trả lời báo chí, ông Cao Ngọc Oánh luôn bày tỏ mong muốn rằng những điều liên quan đến ông sẽ sớm được làm rõ. Theo ông, nếu những nghi vấn ấy không sớm được kết luận thì sẽ rất oan cho ông, một người có nhiều năm đấu tranh với tội phạm, đặc biệt là các tội tham nhũng.
Trong báo cáo giải trình gửi lãnh đạo Bộ Công an, ông Oánh cho biết bữa cơm trưa tại khách sạn Melia có mặt cả ông Đoàn Mạnh Giao, Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Ông Oánh khẳng định, ông đến dự bữa cơm này theo lời mời của hai quan chức vừa nêu và có cả Dũng “Huế” cùng dự.
Trong bữa cơm mọi người không hề nói chuyện “chạy án” mà chỉ chuyện xã giao, quan hệ xã hội. Sau báo cáo này, ông Oánh nhớ thêm một người nữa cũng có mặt trong bữa ăn là ông Nguyễn Hiếu Vinh, nguyên Cục phó cục Cảnh sát phòng chống tội phạm kinh tế và chức vụ, nay về Vụ Theo dõi công tác chống tham nhũng (Vụ 1, Văn phòng Chính phủ).
Tuy nhiên, theo một nguồn tin, báo cáo giải trình của ông Đoàn Mạnh Giao lại cho rằng ông Cao Ngọc Oánh đã mời ông Giao ăn cơm tại khách sạn Melia. Vậy thì sự thực là ai mời ai? Để làm rõ việc này, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã tổ chức một cuộc đối chất giữa một số người có mặt trong bữa cơm. Dự kiến trong tuần này, cơ quan chức năng sẽ có kết luận về bữa ăn gây dư luận này cả về thành phần, lời mời và nội dung câu chuyện trong bữa ăn.
Để tìm hiểu, chúng tôi xem Vụ trưởng Vụ 1, Văn phòng Chính phủ Nguyễn Hiếu Vinh như một nhân chứng. Chiều hôm qua, chủ nhật 9-4, phóng viên báo Pháp luật TP.HCM đã điện thoại cho ông Vinh để hỏi về độ “vênh” giữa giải trình của Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh và Bộ trưởng Đoàn Mạnh Giao. Ông Vinh nói: “Tôi không thể nói đựoc vì với tôi, anh Oánh là thủ trưởng cũ còn anh Giao là thủ trưởng hiện tại”.
Trong khi đó, một nguồn tin cho biết con rể Bộ trưởng Đoàn Mạnh Giao tên là Lâm (biệt hiệu Lâm thái tử) đã từng được Bùi Tiến Dũng “cho mượn dài hạn” một chiếc xe hơi cực xịn, cực đắt tiền của PMU 18. Lâm thường xuyên gửi chiếc xe này tại tầng hầm trung tâm Hội nghị Quốc tế trên phố Lê Hồng Phong (Hà Nội). Ngoài ra, Lâm thái tử là giám đốc một công ty xây dựng có tham gia một số gói thầu mà PMU 18 làm chủ đầu tư.
Đánh giá về vụ án này, ông Trần Đại Hưng cho biết mức độ nghiêm trọng của nó còn hơn cả vụ Năm Cam. Như vậy khả năng diễn biến điều tra trong thời gian tới sẽ còn rất phức tạp |
Nguyên giám đốc Công ty KDXD nhà Cần Giờ lãnh án tù
Chiều 20/2, Tòa án nhân dân TP HCM đã tuyên phạt 9 năm tù dành cho bị cáo Huỳnh Quan Phước, nguyên Giám đốc công ty Kinh doanh Xây dựng nhà Cần Giờ. Mức án này khá thấp so với đề nghị của Viện kiểm sát (14-16 năm). Các bị cáo còn lại cũng được hưởng mức án nhẹ.
Những bị cáo còn lại bị xử phạt từ 3 đến 6 năm tù (trong đó 3 bị cáo được hưởng án treo), dưới khung hình phạt mà VKS đã đề nghị (3-8 năm tù giam).
HĐXX nhận định, tuy hành vi tham ô của các bị cáo rất nghiêm trọng nhưng các bị cáo cũng có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn khai báo, có nhân thân, quá trình công tác tốt và nộp lại phần lớn số tiền thu lợi bất chính... Vì vậy, HĐXX đã xử phạt các bị cáo mức án dưới khung hình phạt mà VKS đã đề nghị. Riêng bị cáo Phước còn được HĐXX xem xét yếu tố tình trạng sức khỏe yếu (bị bại liệt) để giảm án.
Sau khi tuyên án, bị cáo Huỳnh Quan Phước được người thân đưa ra xe trở về nhà. Trước khi khởi tố vụ án, Phước đã bị tai biến mạch máu não, liệt cả hai chân, vì vậy đã được tại ngoại trong giai đoạn điều tra, xét xử. Với tình trạng sức khỏe hiện nay, rất có thể bị cáo Phước sẽ được hoãn thi hành án tù giam để chữa bệnh. |
Truy tìm kẻ cắt dây cáp làm hơn 300 điện thoại bị tê liệt
Liên tiếp những ngày qua, tuyến cáp treo của Công ty Điện báo - Điện thoại thuộc Bưu điện Quảng Nam đã bị kẻ xấu cắt đứt nhiều nơi. Dấu vết ở hiện trường thể hiện, chúng chỉ dùng kìm cắt bấm đứt dây cáp trên cột cao chứ không lấy tài sản.
Đêm 19-21/5, kẻ xấu cắt 11 sợi cáp loại từ 20 đến 50 đôi tại 4 điểm thuộc xã Tam Dân và Tam Thái (thị xã Tam Kỳ) làm 216 máy điện thoại cố định mất liên lạc. Đêm 25/5, chúng tiếp tục cắt 5 sợi cáp khác khiến 126 máy bị tê liệt.
Cơ quan chức năng ở Quảng Nam đang khẩn trương truy tìm thủ phạm vụ xâm hại nghiêm trọng tài sản quốc gia này. |
Sau khi báo chí phanh phui vụ cắt trộm hơn 10 tấn thép tại công trình xây dựng cầu Rạch Miễu, ngày 21/3, chúng tôi đã liên hệ với Viện KSND tỉnh Tiền Giang xin phỏng vấn ông viện trưởng về sự việc có liên quan. Theo yêu cầu của cơ quan này, chúng tôi phải gửi trước các câu hỏi cho ông viện trưởng và nhận được một giấy mời, hẹn sẽ trả lời vào sáng hôm 24/3. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thúy Vân, Phó trưởng phòng Khiếu tố cho biết do lãnh đạo bận nên đã phân công bà làm đại diện tiếp xúc với báo chí...
Bà Vân cho biết: "Viện KSND tỉnh Tiền Giang rất hoan nghênh các nhà báo đã góp phần cùng ngành kiểm sát trong việc chống tiêu cực cũng như đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhưng Viện KSND tỉnh thấy rằng những thông tin đăng trên báo chí chỉ là tài liệu để tham khảo thôi. Chúng tôi muốn có những tài liệu, chứng cứ khác. Nếu các nhà báo có thì cung cấp cho chúng tôi để làm cơ sở chuyển sang cơ quan điều tra (CQĐT) thực hiện chức năng theo Điều 103 của Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS)”. Bà Vân hỏi lại: “Có hay không?".
Thật là trớ trêu khi chúng tôi đi tìm câu trả lời chính thức từ Viện KSND tỉnh, rằng sự việc đó trước đây CQĐT có báo cho Viện KSND không? Và với mức độ, tính chất của vụ trộm hơn 10 tấn thép tại một công trình quốc gia đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay chưa?... thì bị "truy vấn" lại. Bà Vân cho biết thời gian đó bà "đang bận đi học". Khi chúng tôi nói rõ lại rằng sau khi CQĐT bắt tạm giam Lê Xuân Trường và các thợ lặn đang cắt trộm thép đã có báo với Viện KSND hay không thì bà Vân lại nói: "Việc này tôi đi học nên không được báo", trong khi câu hỏi của chúng tôi là Viện KSND tỉnh Tiền Giang có biết hay không? Bởi theo quy định của Bộ luật TTHS thì trong vòng 24 giờ sau khi tạm giữ người, CQĐT phải báo cho Viện KSND cùng cấp. Một lần nữa bà Vân cho biết "thời gian đó tôi đang đi học nên sẽ không trả lời"!
Bà Vân nói tiếp: "Theo sự phân công thì tôi chỉ trả lời "khúc sau" sau khi báo chí đã đăng tải thôi. Còn sự việc xảy ra "khúc trước" thì tôi không nắm được. Nếu chưa thỏa mãn thì có thể yêu cầu gặp ông viện trưởng". Nhưng mục đích của chúng tôi xin gặp Viện KSND tỉnh không phải là để "tố giác tội phạm", bởi sự việc đã xảy ra từ năm 2005. Vấn đề mà dư luận đang muốn biết chính xác là sự việc đó Viện KSND tỉnh có biết không, có được thông báo không? Và vì sao, căn cứ vào điều luật nào mà hồ sơ bị xếp lại, không được khởi tố?
Câu hỏi đang được dư luận đặt ra là căn cứ vào đâu, quy định nào để các cơ quan chức năng địa phương có những động thái làm mọi người hiểu rằng là xếp hồ sơ và "tha bổng" các đối tượng!? |
Bắt tạm giam giám đốc và nguyên giám đốc công ty địa ốc Gò Môn
Vào thời điểm tháng 9-2000, lúc đó Lê Minh Châu là giám đốc, còn Hồ Tùng Lâm là phó giám đốc Công ty địa ốc Gò Môn đã ký công văn đề nghị UBND quận Gò Vấp chuyển nhượng đất của 13 hộ dân cho công ty với tổng diện tích 9,18ha. Các hộ dân này làm giấy tay ủy quyền cho Phạm Thị Tuyết Lan (ngụ tại Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận) đứng ra làm các thủ tục nhà đất.
Theo cơ quan chức năng, giấy ủy quyền trên là không hợp pháp thế nhưng Châu và Lâm vẫn ký hợp đồng chuyển nhượng đất. Từ đó dẫn đến việc 13 hộ dân đã chuyển nhượng cho bà Lan với giá từ 100.000-150.000 đồng/m2, sau đó bà Lan bán lại cho công ty với giá 280.000 đồng/m 2 , được công ty thanh toán trên 22,8 tỉ đồng. Bà Lan được hưởng chênh lệch 11,8 tỉ. Bằng thủ đoạn tương tự, tại một khu đất khác bà Lan cũng đã hưởng lợi bất chính 4,7 tỉ đồng.
Cơ quan chức năng xác định trong việc mua bán đất trái phép nói trên, còn có sự tiếp tay của một số cán bộ địa phương đang được tiếp tục làm rõ. |
“Cổ Mộ quán” bị đóng cửa (NLĐ)- Báo Người Lao Động số ra ngày 26-4 có bài viết “Chuyện buồn nghĩa địa miền Tây” thông tin về một quán rượu đế “ôm” hoạt động công khai nhiều năm liền trong khu nghĩa địa ở phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) nên được mọi người đặt cho cái tên “Cổ Mộ quán”.Sau khi báo nêu, Công an phường Hưng Lợi đã đột nhập vào quán và bắt giữ 5 đối tượng là nữ tiếp viên và 1 “má mì” (tên thường gọi là Bà Sáu) đang hoạt động tại đây. Đến ngày 1-5, “Cổ Mộ quán” đã bị đóng cửa. Nội vụ đang được Công an phường Hưng Lợi và Công an quận Ninh Kiều chuẩn bị đưa ra xử lý. |
Sáng 21/9, TAND tỉnh Ninh Bình đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án làm giả hồ sơ thương binh lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn cả nước, với 21 bị cáo phạm tội "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức".
Trong số ra hầu tòa có Lã Khắc Mạnh - nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Ninh Bình; Hoàng Minh Châu - nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa tỉnh; Đinh Đắc Thành - cán bộ Phòng Chính sách Sở LĐ-TB-XH... Đường dây làm giả hồ sơ đặc biệt nghiêm trọng này liên quan tới gần 700 người, trong đó hơn một chục bị cáo đã trực tiếp làm giả hồ sơ TNXP bị thương cho mình, sau đó móc nối với một số cán bộ có thẩm quyền để hướng dẫn các đối tượng khác làm giả hồ sơ thương binh. Bước đầu, cơ quan chức năng đã phát hiện được 692 hồ sơ giả. |
Điều tra bổ sung vụ ca sĩ Lâm Nhật Ánh (NLĐ)- VKSND quận 3- TPHCM cho biết vừa chuyển cáo trạng vụ án ca sĩ Lâm Nhật Ánh phạm tội “Môi giới mại dâm” sang TAND quận 3 để truy tố ra trước pháp luật. Trước đó, TAND quận 3 đã phải hoãn phiên tòa xử vụ án này vào ngày 7-7 để điều tra bổ sung một số tình tiết.
Tuy nhiên, so với kết luận ban đầu, cơ quan điều tra vẫn không làm rõ những vấn đề dư luận quan tâm cũng như luật sư Phan Hồng Việt nêu ra tại phiên tòa trước. Luật sư Việt đã đưa ra 12 điểm vi phạm tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng; đưa ra trường hợp Nguyễn Thị Tuyết khai tại cơ quan điều tra đã môi giới cho T.T.H.G (chưa thành niên) bán dâm nhiều năm và lấy tiền hoa hồng trên 2,6 triệu đồng, nhưng không bị xác định là môi giới. Theo một nguồn tin, các cơ quan tố tụng đã khắc phục sai sót bằng cách cho Lâm Nhật Ánh ký lại các quyết định, lệnh mà trước đây Ánh đã “quên” ký. Dự kiến phiên tòa lần 2 sẽ được xét xử vào ngày 6-9. |
Một học sinh bị đâm chết
Công an quận 5, TP HCM, đang điều tra vụ ẩu đả giữa hai nhóm thanh niên xảy ra chiều 10/10 trên đường Trần Bình Trọng, hậu quả làm một học sinh thiệt mạng, một người khác trọng thương.
Khoảng 14h15' ngày 10/10, một nhóm thiếu niên ngụ tại phường 2, quận 5, sau khi đi chơi điện tử trên đường trở về nhà thì bị một nhóm thanh niên khác tụ tập tại nhà chờ xe buýt (trước số nhà 520 Trần Hưng Đạo) đuổi theo. Toán côn đồ dùng hung khí đánh và đâm vào 2 người trong nhóm thiếu niên. Nạn nhân là Trần Đức Đô (13 tuổi) và Tăng Hùng Tín (15 tuổi, đều là học sinh). Hai người được đưa cấp cứu, nhưng chỉ có Đô được cứu sống.
Tương tự, vào 2h ngày 11/10, tại khu vực chợ Nancy, giáp ranh giữa địa bàn quận 1 và 5, hai băng nhóm thiếu niên đã có một cuộc hỗn chiến bằng mã tấu. Cả hai nhóm khoảng 10 người đến giao lộ đường Nguyễn Văn Cừ và Trần Hưng Đạo, cầm theo kiếm, mã tấu dài và... choảng nhau. Cuối cùng, một nhóm bỏ chạy, nhóm còn lại đuổi theo và chém nhầm một thanh niên đi đường. |
Tiệc sinh nhật bằng thuốc 'lắc' trị giá 47 triệu đồng
Chiều nay, HĐXX vụ án Hạnh "sự" và đồng bọn đã thẩm vấn xong các bị cáo tham gia hoạt động mua bán thuốc "lắc" trong vụ án tiêu thụ hơn 14.000 viên ở các vũ trường. Điều gây chú ý dư luận là bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng đã mua 400 viên thuốc lắc trị giá 47 triệu đồng để "đãi" bạn bè mừng sinh nhật của mình.
Trong những lần đến vũ trường Gossip Nguyễn Mạnh Hùng (Hùng Hấp) quen biết với Ngô Phương Thủy (Thủy Té) và mua dùng thử 3 viên thuốc "lắc". Sau khi sử dụng, thấy hay" nên Hùng đến quán bar 35 Nguyễn Thông, quận 3 gặp Thủy "Té" để mua tiếp. Cả hai hẹn giao hàng tại vũ trường Gossip, Hùng trả cho Thủy "Té" 3.000 USD và 2 triệu đồng (tương đương khoảng 47 triệu đồng) để nhận 400 viên thuốc "lắc" loại kim cương đựng trong 2 bao lì xì đỏ. Hùng "Hấp" còn rộng rãi cho lại 5 viên khi Thủy "Té" hỏi xin. Nguồn tiền mua ma túy, Hùng nói dối mẹ là bà Dương Mộng Sơn xin vay 10 lượng vàng để đặt cọc mua nhà rồi đem bán lấy tiền giao cho Thủy "Té". Số ma túy này, Hùng đã sử dụng hết cùng bạn bè trong dịp sinh nhật mình.
Không chỉ sử dụng, Nguyễn Mạnh Hùng còn bán cho Trần Thị Thanh Thủy (Thủy Đông) 900 viên thuốc lắc" để Thủy "Đông" mang ra Hà Nội bán. Số ma túy này Hùng mua của A Cố (không rõ địa chỉ), bằng tiền mượn của mẹ và cầm xe máy của anh trai tổng cộng khoảng 140 triệu đồng. Bán thuốc "lắc" nhưng bị Thủy "Đông" "xù" tiền nên Hùng phải nhờ Triệu Tuấn Dũng (Dũng K) đòi nợ hộ. Khổ nỗi khi đòi được tiền Dũng K lại ẵm luôn, không giao cho Hùng.
Ngày mai, HĐXX tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo trong đường dây cá độ bóng đá do Nguyễn Thị Hạnh (Hạnh "Sự") cầm đầu. |
Hai Chi sẽ bị khởi tố về hành vi giết người
Các cơ quan chức năng Bình Thuận thống nhất phục hồi điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Nguyễn Thanh Gương (trùm nhóm Đồi Hoa Mai) về hành vi giết người với vai trò chủ mưu.
Đệ tử của Hai Chi là Hoàng Văn Sửu, Nguyễn Văn Tư (Tư "Gà Lôi") bị truy cứu trách nhiệm về hành vi giết người với vai trò kẻ thủ ác; Hoàng Ngọc Hiếu, Nguyễn Ngọc Ẩn, Hồ Thị Mỹ Dung, Thị Mai (vợ Hai Chi) về hành vi không tố giác tội phạm.
Theo cơ quan điều tra Bộ Công an, việc khởi tố Hai Chi và đồng bọn tội giết người căn cứ vào kết quả xác minh, khám nghiệm hiện trường và lời khai của các bị can liên quan 2 vụ án hình sự đã bị "chìm xuồng".
Đó là vụ anh Nguyễn Trung Đức bị giết ngày 12/9/2001 và anh Huỳnh Văn Hòa bị chết vào đêm 19/10/2000. Theo tài liệu của cơ quan điều tra, sau khi hai vụ án mạng xảy ra, Công an huyện Hàm Tân kết luận không có dấu hiệu phạm tội hình sự nên không khởi tố vụ án. Sau khi Hai Chi và đồng bọn bị bắt, một số bị can đã khai ra kẻ chủ mưu gây ra hai vụ án mạng trên chính là Hai Chi.
Cơ quan điều tra, viện kiểm sát các cấp cũng đã thống nhất đề nghị khởi tố bị can với một phó trưởng công an huyện và một đại úy cảnh sát giao thông vì đã có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, bảo kê, làm sai lệch hồ sơ vụ án. Một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát khẳng định: Hai cán bộ này phải bị xử lý hình sự.
Bao che Hai Chi, Phó công an huyện Hàm Tân bị cách chức(12/11/2005)
Tiếp tục đình chỉ công an bị tố cáo bảo kê Hai Chi(24/10/2005)
Bắt thêm 2 hung thủ là anh họ của Hai Chi(19/10/2005)
Thêm một vụ giết người của Hai Chi(18/10/2005)
Phục hồi điều tra vụ án 'cái chết ngạt' của Nguyễn Trung Đức(24/08/2005) |
Tham ô tiền quỹ XĐGN, một nhân viên bị bắt (NLĐ) - Công an quận 3 - TPHCM vừa bắt tạm giam Lý Thu Trang, sinh năm 1970, nữ nhân viên chuyên trách quỹ xóa đói giảm nghèo (XĐGN) phường 1, quận 3, vì tội tham ô.Từ tháng 6-2003, trong quá trình phụ trách quỹ XĐGN, Thu Trang đã tham ô số tiền lên đến hàng chục triệu đồng. Theo khai nhận ban đầu, toàn bộ số tiền này, Trang sử dụng cho công việc gia đình. Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ. |
Hà Nội: Phát hiện thêm một đường dây làm giả giấy báo trúng tuyển ĐH nguyện vọng 2 Tang vật dùng làm giấy báo trúng tuyển ĐH giả. Cầm đầu đường dây là một “ma cô” dắt gái từng có 2 tiền án và một SV năm thứ 4 ĐH Xây dựng Hà Nội. Sau khi tổ chức “thi thuê, thi kèm” vào các trường ĐH vẫn không đỗ, đường dây này thầu luôn “công đoạn khép kín”: Làm giả giấy báo trúng tuyển NV2 để “thân chủ” vẫn đảm bảo đỗ vào một trường ĐH-CĐ.
Trúng tuyển NV2 bằng giấy báo giả: Giá tối thiểu 10 triệu đồng!
Sáng nay 7-4, Cơ quan An ninh Tư tưởng Văn hóa Công an (CA) TP.Hà Nội đã công bố với báo chí thêm một đường dây “thi thuê, thi kèm” và làm giả giấy báo trúng tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 (NV) vào các trường ĐH-CĐ trên địa bàn TP.Hà Nội. Bước đầu, cơ quan An ninh điều tra CATP.Hà Nội đã xác định được rõ danh tính 4 sinh viên trúng tuyển NV2 vào ĐH Lâm nghiệp bằng kết quả thi tuyển vào Học viện Quân y. Ngoài ra, còn hàng chục sinh viên các trường khác như Học viện Tài chính, ĐH Y Hà Nội, ĐH Vinh, ĐH Huế, ĐH Hải Phòng... đang trong tầm ngắm.
Cầm đầu đường dây là Phan Huy Hồng (SN 1964, quê quán Đại Đồng, Tiên Du, Bắc Ninh) đối tượng không nghề nghiệp, năm 1993 từng bị phạt tù 8 tháng và năm 1996 bị phạt tù 8 năm cùng với tội môi giới mại dâm. Hồng đã bị bắt về tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” hôm 30-3 vừa qua khi đang trên đường chạy trốn. Khám xét chiếc vali Hồng mang theo người, cơ quan điều tra đã thu giữ được 40 con dấu các loại, gồm 15 dấu tròn (đóng vào các bằng tốt nghiệp THPT, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời...) và 25 dấu chức danh, trong đó có cả chức danh giám đốc Học viện Tài chính. Tổng cục Dạy nghề, Bộ Quốc phòng và Phòng Công chứng số 1-TP.Hà Nội. Tại nhà trọ của Hồng, các điều tra viên đã thu được vô số các giấy tờ, văn bằng chứng chỉ sử dụng các loại dấu giả nói trên. Hồng khai, số con dấu này thuê một người làm nghề điện nước tự do tên là Sửu, quê ở Bắc Ninh làm, Hồng trả công cho Sửu 300.000-500.000 đồng/con dấu, tùy loại. Từ manh mối này, các trinh sát đã xác minh được kẻ chuyên làm giả con dấu tên là (SN 1961, quê ở Đáp Cầu, thị xã Bắc Ninh).
Nguyễn Như Sửu, đối tượng chuyên làm con dấu giả đã bị bắt.
Theo lời khai của Hồng, năm 2000, sau khi được đặc xá trước thời hạn, Hồng về Hà Nội thuê nhà sinh sống. Năm 2002, thấy việc tổ chức thi thuê, thi kèm có vẻ ăn nên làm ra, Hồng liền tổ chức đường dây cho riêng mình. Để thực hiện ý đồ này, Hồng đã móc nối với Hoàng Đình Năm (SN 1983, quê Phố Mới, Quế Võ, Bắc Ninh) - SV năm thứ 4 ĐH Xây dựng Hà Nội. Ngoài việc trực tiếp đi thi kèm, thi hộ, Hoàng Đình Năm còn có nhiệm vụ tìm kiếm bạn bè cùng tham gia. Ngày 6-4, khi khám xét và bắt tạm giam Năm, cơ quan công an đã thu giữ được 2 bằng tốt nghiệp THPT giả, hàng loạt giấy chứng minh nhân dân, thẻ sinh viên và Giấy chứng nhận tạm thời đã được thay tên, dán ảnh người khác. Hồng và Năm khai, mỗi khách hàng nếu không trúng tuyển ĐH-CĐ ngay từ vòng thi hộ, thi kèm thì 2 đối tượng này tiếp tục bằng mọi cách, “giúp” đỗ ĐH bằng cách giả giấy báo điểm vào trường NV1 để trúng tuyển và các trường NV2, NV3. Mỗi khách hàng, tùy theo mức độ tình cảm mà Hồng có thể thu từ 10 triệu đồng trở lên.
Thích dấu gì có dấu ấy
Thượng tá Trần Quốc Khánh, Phó trưởng phòng An ninh Tư tưởng Văn hóa Công an cho biết, trong quá trình điều tra, hàng ngày các trinh sát phát hiện số lượng người ra vào nhà Hồng nườm nượp. Hồng còn làm cả dịch vụ môi giới việc làm, môi giới học nghề, đi XKLĐ... Đối với những người có nhu cầu nhờ “chạy” xin việc, đi học nghề hoặc đi XKLĐ, Hồng làm giả giúp các loại giấy tờ như chứng chỉ học nghề và các bằng cấp khác còn thiếu. Theo ông Khánh, 15 con dấu tròn thu được của đối tượng Phan Huy Hồng được chia thành nhóm dấu các trường ĐH-CĐ và THCN, nhóm dấu của các cơ quan, tổ chức và công ty… Làm giả các con dấu này là Nguyễn Như Sửu. Sau khi bị tạm giữ, tại cơ quan công an, trước sự ngạc nhiên của các trinh sát, bằng các dụng cụ thô sơ như chiếc đục, cưa, giấy ráp, đá mài... và bàn tay khéo léo của mình, trong vòng 2 tiếng, Sửu đã hoàn thành việc chế tác con dấu của Học viện Tài chính. So sánh giữa dấu thật và con dấu của “nghệ nhân” này, mắt thường không thể phân biệt được thật giả. Ông Khánh cho biết thêm, 3 đối tượng vừa bị khởi tố mới chỉ là một phần đường dây, tham gia đường dây này còn rất nhiều đối tượng khác mà cơ quan công an đang tiếp tục theo dõi, mở rộng vụ án. Sau khi nghe tin Hồng bị bắt, một số sinh viên trúng tuyển NV2 đã bỏ học. Ngày 4-4, CA TP Hà Nội đã có công văn đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo các trường có biện pháp rà soát “có trọng điểm” đối với một số trường ĐH có nhiều khả năng “lọt lưới” những SV trúng tuyển nhờ sự giúp đỡ của “thầy” Hồng. |
Khám nhà của 2 đội trưởng thi công đường liên cảng A5
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM, ngày 14/5, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can với Lê Bảo Vinh và Trần Ngọc Quang (cán bộ Công ty xây dựng giao thông Sài Gòn - đơn vị thi công đường liên cảng A5) về tội tham ô. Hai trường hợp này được tại ngoại.
Việc khởi tố Lê Bảo Vinh và Trần Ngọc Quang đã được cơ quan điều tra thực hiện trước đó, nhưng chưa công bố vì chờ phê chuẩn của VKS cho phép khám xét nơi ở của bị can. Hôm qua, công an đã thực hiện lệnh khám nhà Vinh và Quang, nhưng không thu giữ được tài liệu gì liên quan vụ án.
Theo cơ quan điều tra, họ bước đầu chứng minh được Vinh và Quang thông qua việc chỉ huy thi công đường liên cảng A5 đã kê khống giá trị xây dựng để tham ô gần 200 triệu đồng. Trước ngày bị khởi tố, hai cán bộ của Công ty xây dựng giao thông Sài Gòn đã tự giác nộp lại số tiền trên.
Ban chuyên án cho biết, liên quan tiêu cực trong quá trình xây dựng đường liên cảng A5, công an sẽ còn điều tra làm rõ trách nhiệm của nhiều cá nhân khác. Hiện đã có 20 cá nhân thuộc các đơn vị tham gia công trình đường liên cảng A5 đã bị xử lý hành chính với các mức độ khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác, cho nghỉ việc&
Chưa kết luận được anh Trương Xuân Đại bị trù dập(12/05/2004)
Mời công nhân tố cáo tiêu cực ở đường A5 trở lại làm việc(02/04/2004)
Đường liên cảng A5: Vụ việc sẽ không bị 'chìm xuồng'(24/03/2004)
Báo Pháp luật TP HCM phải công khai xin lỗi(23/03/2004)
Nguyên đơn xin hủy kết quả hòa giải với Pháp luật TP HCM(19/03/2004) |
Ngày 27/3, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Hải Trung (37 tuổi, ngụ Q.Tân Bình) 1 năm 1 tháng 4 ngày tù về tội "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức". Tháng 5/2003, do không có hạn ngạch nên Công ty liên doanh Phú Thái (chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ) tồn kho 15 container hàng không xuất được. Ho Cheung Hwa (Phó tổng giám đốc) cùng Tu Hung Sheng (Trưởng phòng xuất nhập khẩu công ty) đã tìm gặp Nguyễn Hải Trung nhờ giúp đỡ. Trung mua hạn ngạch giả tại góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi, Q.1 và bán lại cho Công ty Phú Thái.
Sau chuyến đầu tiên trót lọt, từ tháng 6 đến tháng 12/2003, Trung tiếp tục bán cho công ty thêm 7 bộ hồ sơ hạn ngạch giả và doanh nghiệp này đã xuất 5 chuyến với 28 container. Đến chuyến thứ 6 và 7, Hải quan Hoa Kỳ phát hiện sự giả mạo nên thông báo cho công ty và họ đã chủ động làm văn bản báo cáo lên Bộ Công an. |
Sự thật về một phụ nữ thắt cổ chết tại tòa
Huyện Cần Giuộc (Long An) đang xôn xao về việc chị Lê Thị Kim Loan tự tử ngay trong trụ sở tòa án huyện. Xung quanh vụ việc có người cho rằng phụ nữ này tìm đến cái chết vì trót yêu lầm một cán bộ tòa án có máu Sở Khanh.
Hôm qua, ông Đặng Văn Những (Phó chánh án TAND huyện Cần Giuộc) xác nhận việc một phụ nữ tự tử là có thật. Khoảng 12h ngày 4/8, nhân lúc cán bộ tòa án nghỉ trưa, chị Lê Thị Kim Loan (30 tuổi) đã lẻn lên gác dùng dây thắt cổ treo lơ lửng trên hành lang. Khi mọi người phát hiện thì chị Loan đã chết.
Theo ông Những, chị Loan không phải bị một quan tòa dụ dỗ yêu đương rồi ruồng bỏ như dư luận đồn đại. Trái lại, chị là vợ hợp pháp của anh Đào Anh Tuấn - thư ký của TAND huyện Cần Giuộc.
Trước khi lấy chồng, chi Loan có triệu chứng tâm thần hoang tưởng, thường tìm cách tự vẫn khi có điều kiện. Nhờ gia đình tập trung chạy chữa, tâm thần chị Loan trở lại bình thường và kết hôn với anh Tuấn vào năm 1999. Do hoàn cảnh hai người khó khăn, tòa sắp xếp cho họ một căn nhà nhỏ trong khuôn viên tòa án để bán cà phê và giữ xe cho người dân ra vào đây.
Sau khi mẹ qua đời (năm 2003), chị Loan có dấu hiệu tái phát bệnh cũ. Có lúc vợ anh Tuấn trốn chồng nhảy xuống giếng nước, nhưng nhờ có người phát hiện nên được cứu sống. Đầu tháng 8 vừa qua, chị Loan có biểu hiện kiên quyết tìm đến cái chết. Mặc dù anh Tuấn chạy chữa nhưng bệnh tâm thần hoang tưởng của chị không thuyên giảm.
Phó chánh án Những khẳng định anh Tuấn không hề có bồ nhí rồi quay sang ngược đãi vợ dẫn đến việc chị Loan tìm đến cái chết như bên ngoài xã hội đã thêu dệt. |
Trèo lên cây để cảnh giới mua bán heroin
Tụ điểm cung cấp "hàng trắng" do 3 đối tượng hình sự ở Hà Nội thiết lập được tổ chức khá tinh vi. Chúng thuê một nhóm cả ngày chỉ ở trên cây để quan sát công an, đánh động cho đồng bọn. Thậm chí ăn cơm, các đối tượng cũng không xuống mặt đất.
Đầu tháng 7/2003, tại khu vực cảng Hà Nội hình thành một tổ chức bán lẻ heroin do Hà Việt Hưng (1 tiền án và 5 tiền sự), Nguyễn Hồng Quang (1 tiền án về tội trộm cắp) và Đỗ Thị Thu Thủy cầm đầu. Địa điểm chúng bán heroin là đoạn đường 5 m nằm giáp ranh giữa phường Vĩnh Tuy và huyện Thanh Trì, có tường rào sát chân đê. Nơi đây vắng người qua lại, không gian rộng, dễ cảnh giới và cũng dễ tẩu thoát khi bị cơ quan chức năng vây bắt.
Để "hoàn chỉnh" tổ chức bán lẻ này, Hưng, Quang và Thủy thuê một loạt các đối tượng làm nhiệm vụ canh gác và bán hàng gồm: Nguyễn Sinh Thành, Dương Thế Hùng, Nguyễn Hoàng Quân, Sùng Văn Thanh, Trần Thị Thu Hương, Trần Văn Hoàn, Bùi Công Đức, Trần Ngọc Hùng. Đây là những đối tượng có tiền án, tiền sự và nghiện ma tuý nặng.
Trong đường dây, Hà Việt Hưng làm người chỉ đạo chung, hằng ngày giao toàn bộ heroin đã được đóng gói sẵn cho Nguyễn Quang Hồng và Đỗ Thị Thu Thủy. Hai người này sau đó giao lại cho các đối tượng đứng bán trực tiếp cho các con nghiện. Mỗi lần, Thủy giao khoảng 100 gói tương ứng với số tiền trên 3 triệu đồng. Đến 22h trong ngày, Quang và Thủy giao tiền lại cho Hưng, sau đó cùng nhau kiểm tiền, hàng (heroin) và trả công cho các đối tượng tham gia. Một ngày thu về khoảng 25 triệu đồng, trong đó lãi 10-15 triệu đồng.
Việc bán hàng và cảnh giới được phân công thành nhiều lớp. Cụ thể, Trần Ngọc Hùng và Hà Mạnh Hà có nhiệm vụ đứng canh gác ở đầu đường vào khu vực bán hàng. Vừa cảnh giới, chúng vừa có nhiệm vụ chặn xe của các đối tượng nghiện đến mua ma túy, bắt để xe ở ngoài rồi đi bộ vào điểm mua cách đó 50-100 m. Tên Hưng đi xe máy để chỉ đạo việc bán hàng, đồng thời "tuần tra", phát hiện, đuổi những đối tượng từ nơi khác đến bán heroin cạnh tranh và đuổi số con nghiện chính hút tại chỗ đi nơi khác. Các tên còn lại thay nhau bán hàng và cảnh giới. Ngoài các tên thường xuyên "đi tuần" trên đê, chúng cử 2 người ngồi trên cây phượng cao trong khu vực bán hàng để quan sát, báo động cho đồng bọn khi có nghi vấn. Toàn bộ các đối tượng được trang bị điện thoại di động để liên lạc. Đến giờ ăn, Đỗ Thị Thu Thủy mua cơm hộp đến phục vụ tại chỗ, dùng dây chuyển cơm và nước uống cho các đối tượng ở trên cây cao.
Số đối tượng được thuê bán heroin và cảnh giới được trả lương khá cao: 400.000 đồng/ngày cho đối tượng bán hàng và 200.000 đồng/ngày cho đối tượng cảnh giới, có thể trả bằng tiền mặt hoặc heroin. Do đều là con nghiện nên các đối tượng này tham gia hết sức "tích cực" và có sự chống đối quyết liệt với cơ quan công an. Ngoài ra, chúng bắt các đối tượng bán hàng đội mũ, bịt mặt và đeo kính đen để tránh việc bị nhận dạng. Khi bán hàng, chúng chỉ cầm trong tay vài gói heroin, còn lại giấu tại các gốc cây gần đó. Các đối tượng bán được thuê theo kiểu "thời vụ", thay liên tục nhằm đối phó với cơ quan công an. Khi phát hiện có công an, chúng ám hiệu cho nhau bằng các từ: "xích lô" (tức công an phường), "ôtô" (công an quận) và "xe tăng" (cảnh sát phòng chống ma túy)
Ngoài việc ràng buộc các đối tượng bán hàng, canh gác bằng heroin, nhóm Hưng, Quang, Thủy còn bắt các đối tượng "cam kết". Thậm chí, trường hợp Trần Ngọc Hùng khi tham gia vào nhóm này, bố Hùng đã đưa con đến nhà Thủy để "xin việc". Một số đối tượng nghiện đến đây mua heroin, nếu thiếu tiền thì được bọn Hưng, Quang, Thủy thuê bán hàng và canh gác...
17h ngày 2/10/2003, Phòng cảnh sát phòng chống ma túy Công an Hà Nội đã quả tang Dương Thế Hùng, Nguyễn Sinh Thành đang bán heroin, thu giữ hơn 460 gói nhỏ, trọng lượng khoảng 15,6 gam. Căn cứ tài liệu thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra ra lệnh bắt, khám xét các đối tượng còn lại. Tổng số bị bắt giữ gồm 11 tên. Riêng Nguyễn Hồng Quang bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã. |
Chém nhầm người vô can (NLĐ)- Vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 21-2, do mâu thuẫn từ trước với anh Lê Long Thanh Duy (tạm trú P.25, Q. Bình Thạnh - TPHCM), tên Nguyễn Văn Hải (SN 1983, ngụ Vĩnh Long) đã kéo thêm 4 đồng bọn, cầm dao và mã tấu đến tìm anh Duy để chém. Khi đến nhà tìm anh Duy nhưng không gặp, cả bọn đã xông vào chém nhầm 2 anh Võ Hồng Kinh (SN 1986) và Lê Văn Tăng (SN 1963) tạm trú cùng nhà anh Duy, khiến 2 anh bị thương rồi tẩu thoát. Công an quận Bình Thạnh đang truy xét. |
Điều tra xong vụ giết người, bịt đầu mối đường dây buôn đồ cổ
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ đề nghị VKS truy tố Nguyễn Văn Tiến(tạm trú tại phường 2, Tân Bình, TP HCM) về hành vi giết người. Tiến đánh chết người em họ, cho xác vào thùng xốp mang từ Nam ra Bắc phi tang.
Nguyễn Văn Tiến từ Hà Nội vào TP HCM sinh sống bằng nghề buôn bán đồ cổ. Trong quá trình làm ăn, Tiến có vay của anh Nguyễn Trọng Nam (người họ hàng) một khoản tiền lớn nhưng không chịu trả.
Anh Nam nhiều lần đòi, và dọa nếu không thanh toán sẽ tố giác với công an về hành vi buôn bán bất hợp pháp của Tiến.
Sáng 11/5/2003, Tiến điện thoại hẹn anh Nam đến một căn nhà ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, để trả tiền. Anh Nam đến và bị Tiến dùng vật cứng đập vào đầu chết ngay tại chỗ. Kẻ thủ ác cho xác anh Nam vào thùng xốp dán kín rồi thuê xe chở ra nhà em ruột ở huyện Chương Mỹ, Hà Tây. Tại đây, Tiến nói dối với em là chiếc thùng trên chứa đồ cổ quý hiếm, sợ bị phát hiện nên đem chôn ở sau vườn. |
'Gái nhảy' Minh Thư suýt mất 28.000 USD
Đó là số tiền mà diễn viên kiêm ca sĩ Nguyễn Minh Thư đặt cọc để mua một căn nhà. Nhưng do hợp đồng mua bán không đúng quy định, cô đã huỷ giao dịch. Toà sơ thẩm TAND TP HCM đã tuyên cô thua kiện, mất trắng số tiền cọc. Nhưng toà phúc thẩm lại vừa ra quyết định ngược lại.
Tháng 10/2004, diễn viên chính trong phim "Gái nhảy" đã thỏa thuận mua bán căn nhà số 28/62 đường Nguyễn Minh Hoàng, phường 12, Tân Bình, TP HCM với vợ chồng bà Đoàn Thị Thu Hiền và ông Pierre Stephane Muscat. Hai bên ký kết hợp đồng mua bán căn nhà trên với giá 280.000 USD, phía Minh Thư đặt cọc trước 28.000 USD. Trong thời hạn 91 ngày sau đó, bà Hiền sẽ ký hợp đồng tại phòng công chứng nhà nước khi Minh Thư giao hết số tiền còn lại.
Một tuần sau khi ký kết, Minh Thư phát hiện hợp đồng không đúng quy định của pháp luật vì đã giao dịch mua bán bằng ngoại tệ và việc chồng bà Hiền là người nước ngoài đứng tên sở hữu nhà tại Việt Nam là không đúng quy định của pháp luật. Nếu có tranh chấp, hợp đồng trên sẽ bị vô hiệu. Minh Thư yêu cầu phía bà Hiền sửa lại phương thức thanh toán trong hợp đồng cho phù hợp, nhưng bà Hiền từ chối. Minh Thư đã làm đơn khởi kiện.
Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND TP HCM nhận định, bà Hiền đã được cấp giấy chứng nhận sở hữu căn nhà trên. Chồng bà Hiền tuy không được đứng tên sở hữu nhà nhưng có quyền sở hữu giá trị căn nhà nếu bà Hiền thừa nhận đó là tài sản chung. Do đó, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà có ông Muscat đứng tên bán là không vi phạm.
Đối với lý do giao dịch ngoại tệ mà Minh Thư đưa ra, HĐXX tòa sơ thẩm cho rằng, xét hợp đồng mua bán nhà giữa hai bên đã quy định giá mua bán nhà "tương đương" 280.000 USD. Như vậy, các bên có quy định rõ số tiền tương đương bằng đô la Mỹ, chứ không phải là giao dịch bằng ngoại tệ như Minh Thư nêu.
Từ đó, tòa sơ thẩm cho rằng, Minh Thư không tiếp tục thực hiện hợp đồng với lý do nêu trên là không chính đáng. Vợ chồng bà Hiền vẫn có thiện chí tiếp tục thực hiện hợp đồng, Minh Thư đơn phương chấm dứt hợp đồng là lỗi của Thư. Vì vậy, HĐXX tuyên bác yêu cầu hủy hợp đồng của Thư, tuyên chấm dứt hợp đồng đặt cọc mua bán căn nhà trên, Minh Thư phải mất số tiền đặt cọc và phải chịu hơn 16 triệu đồng tiền án phí. Không đồng ý với quyết định này, Thư làm đơn kháng cáo.
Sau khi xem xét các chứng cứ, HĐXX tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM nhận định, trong hợp đồng mua bán nhà, giữa hai bên thỏa thuận thanh toán tiền tương đương là đô la Mỹ nhưng không xác định loại tiền tương đương đó là đồng tiền của quốc gia nào, nên không thể khẳng định đó là tiền đồng Việt Nam như bản án sơ thẩm. Trong hợp đồng đặt cọc xác định rõ: "trong thời hạn 91 ngày... bên A cam kết tiến hành thủ tục ký hợp đồng công chứng khi bên B giao đủ số tiền còn lại cho bên A là 252.000 USD". Tòa phúc thẩm cho rằng, trong điều khoản này, các đương sự đã thỏa thuận giao dịch trực tiếp bằng đô la Mỹ. Hơn nữa, khi nhận tiền đặt cọc, bà Hiền đã ghi "nhận của cô Nguyễn Minh Thư 28.000 USD". Giải thích của bà Hiền do vội nên không kịp ghi chữ "tương đương" là không chấp nhận được, vì thực tế bà Hiền còn cẩn thận ghi số tiền này bằng chữ và ghi cả số chứng minh thư.
Từ đó, HĐXX cho là đã đủ cơ sở xác định loại tiền mà các đương sự thỏa thuận thanh toán là tiền đô la Mỹ và thực tế đã giao dịch bằng loại tiền này. Hợp đồng đã vi phạm quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, nên bị xem là vô hiệu. Tòa phúc thẩm đã tuyên buộc vợ chồng bà Hiền phải hoàn trả cho Minh Thư số tiền 28.000 USD, tương đương gần 445 triệu đồng. |
Thủ thuật chiếm đoạt tiền hoàn thuế VAT ở Vinafimex
Một số cán bộ phòng xuất nhập khẩu Tổng công ty Xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến (Vinafimex) liên kết với nhiều công ty từ Nam ra Bắc để mua bán khống hóa đơn VAT... Kết quả là sau những 'màn phù phép' dối trên lừa dưới, họ đã chiếm đoạt 4 tỷ đồng tiền hoàn thuế.
Chiều nay, TAND Hà Nội kết đã kết thúc phiên sơ thẩm xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên, sau 4 ngày tiến hành. 9 bị cáo đứng trước vành móng ngựa gồm: Đinh Thế Quyết (phó phòng xuất nhập khẩu 4 của Vinafimex), Đặng Thị Lệ Hằng (phòng xuất nhập khẩu 5 Vinafimex), Nguyễn Sỹ Cảo (trưởng phòng xuất nhập khẩu 5), Trịnh Xuân Đài (Công ty Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tỉnh Hải Dương), Huỳnh Văn Hùng (giám đốc Công ty TNHH Xây dựng thương mại vận tải MK, TP HCM), Trần Quốc Hảo (Công ty Thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu tỉnh Hải Dương), Lâm Thế Hậu (lái xe tư nhân), Lê Đình Chiến (giám đốc Công ty TNHH thủy sản Minh Đức, Hà Nôi), Tô Thị Tuyết (trưởng chi nhánh Công ty TNHH phát triển dân tộc, Bình Định).
Năm 2000-2001, cán bộ phòng xuất nhập khẩu 4 và 5 của Vinafimex gồm Đặng Thị Lệ Hằng, Nguyễn Thế Quyết và Nguyễn Thị Hồng Nhung (tạm đình chỉ điều tra do có triệu chứng tâm thần) đã ký kết hàng loạt hợp đồng kinh tế khống mua bán hàng nông sản, xuất khẩu sang Trung Quốc. Tổng lượng hàng trên trên sổ sách là hơn 429 tấn, trị giá trên 76 tỷ đồng.
Thực chất việc ký kết hợp đồng trên là để hợp thức hóa việc mua bán hóa đơn VAT giữa Vinafimex và các doanh nghiệp bán hàng gồm: Công ty Thương mại xây dựng vận tải MK, Công ty Minh Đức và Chi nhánh hỗ trợ phát triển dân tộc miền núi... Các công ty khi tham gia làm ăn với phòng xuất nhập khẩu 4 và 5 đều được nhận tiền hoa hồng theo doanh số ghi trên hóa đơn.
Có được nguồn cung cấp đầu vào, cán bộ Vinafimex làm thủ tục xuất khống hàng sang Trung Quốc. Sau đó, họ làm thủ tục xin hoàn thuế VAT, chiếm đoạt 4 tỷ đồng của Cục Thuế Hà Nội.
VKS nhận định Trịnh Xuân Đài, Huỳnh Văn Hùng, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Đặng Thị Lệ Hằng, Lê Đình Chiến, Đinh Thế Quyết có vai trò quan trọng trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Họ trực tiếp móc nối, giao dịch xây dựng phương án kinh doanh, ban bạc tỷ lệ ăn chia... Còn Trần Quốc Hảo, Lâm Thế Hậu, Tô Thị Tuyết là đồng phạm giúp sức. 9 người bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Riêng Nguyễn Sỹ Cảo khi ký các hợp đồng kinh doanh giả tạo do cấp dưới trình lên đã không nghiên cứu kỹ, không kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động của cán bộ dưới quyền. Vì lẽ đó, dù không tham gia bàn bạc, không ăn chia với những trường hợp trên, Nguyễn Sỹ Cảo vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Xét hành vi của từng bị cáo, HĐXX tuyên phạt Trịnh Xuân Đài 11 năm tù, Huỳnh Văn Hùng 10 năm, Trần Quốc Hảo và Lâm Thế Hậu mỗi người 9 năm, Tô Thị Tuyết 18 tháng. Án tù treo 3 năm, thời hạn thử thách 4 năm được tòa tuyên với bị cáo Lê Đình Chiến và 2 người của Vinafimex là Đặng Thị Lệ Hằng và Đinh Thế Quyết. Bị cáo Nguyễn Sỹ Cảo nhận hình phạt nhẹ nhất 2 năm tù treo.
Trong vụ án này, toàn bộ thiệt hại do các đối tượng gây ra đã được khắc phục. Do vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra miễn truy cứu trách nhiệm hình sự với bị can Nguyễn Văn Thắng, Phạm Văn Đức (Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Vinafimex) về tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Hai người được xác định đã buông lỏng quản lý cán bộ dưới quyền. |
Án dân sự có cần sự tham gia của Viện kiểm sát?
Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự đề cao quyền tự định đoạt của các đương sự. Chuyện dân sự "cốt ở đôi bên", vậy nổi lên vấn đề tranh cãi là kiểm sát viên tham gia phiên tòa với vai trò gì, có cần thiết không? Viện trưởng VKSND Tối cao Hà Mạnh Trí đã trả lời phỏng vấn về việc này.
- Thưa ông, trong những lần góp ý vào dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự, ông đã rất đồng tình với quan điểm "việc dân sự cốt ở đôi bên"?
- Đúng thế. Chúng ta phải khẳng định và kiên trì đeo đuổi nguyên tắc để các đương sự tự định đoạt, tự bảo vệ. Khi có tranh chấp, các bên đương sự phải tự chứng minh.
- Như vậy, theo ông vai trò của VKS trong các phiên tòa này là gì?
- Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự hiện hành đặt vấn đề tòa án phải lập hồ sơ, phải xác minh. Dự luật Tố tụng dân sự cũng nêu trong trường hợp cần thiết, tòa phải đi xác minh. Nhưng tòa án tự đi xác minh, rồi lại ngồi xét xử người ta e rằng không khách quan. Vì thế mới đặt vai trò của VKS là phải kiểm sát việc lập hồ sơ, phải phát biểu quan điểm.
VKS tham gia vào vụ án là nhân danh xã hội để bảo vệ lợi ích của hai bên chứ không phải đứng về bên nào. Mặt khác, trong giải quyết thực tế, ngoài số vụ dân sự các bên đương sự tự hòa giải được với nhau, những vụ đưa ra tòa thường rất phức tạp. Vì lẽ đó, VKS cần phải tham vào các bước tố tụng. Dự thảo đặt vấn đề VKS tham gia những vụ cần thiết. Chữ "cần thiết" ở đây được hiểu là những vụ phức tạp.
- Thế thì VKS chỉ thực hiện chức năng giám sát. Nhưng các đương sự, luật sư của cả hai bên cũng có thể giám sát lẫn nhau rồi, thưa ông?
- Hiện cả nước có trên 2.000 luật sư, làm sao đủ tham gia tất cả mọi việc. Vả lại chẳng phải ai cũng có tiền thuê luật sư. Các đương sự có phải ai cũng nắm bắt, hiểu biết pháp luật tường tận, đầy đủ đâu.
- Theo ông, VKS giám sát cụ thể những gì?
- Hiện nay, VKS vẫn còn chức năng trực tiếp đi điều tra, xác minh khi thấy cần thiết. Nếu dự luật xác định nguyên tắc tự định đoạt thì nên bỏ chức năng này. VKS chỉ cần yêu cầu tòa và các đương sự làm theo đúng trình tự, đúng pháp luật là được.
Mặt khác dự thảo quy định, VKS phải khởi tố một số loại việc mà không có ai khởi kiện như: bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, những vi phạm đến quyền của người lao động, người chưa thành niên, quyền của phụ nữ...
Theo tôi, nếu tổ chức, đoàn thể có thể làm đại diện cho những người này để khởi kiện, hòa giải... thì không cần VKS phải khởi tố. Nếu cắt quyền khởi tố của VKS, ban soạn thảo phải làm việc với các tổ chức xã hội, để họ có trách nhiệm nhiều hơn trong việc bảo vệ lợi ích của các thành viên.
Riêng việc bảo vệ quyền lợi của nhà nước, bắt buộc vẫn phải có vai trò của VKS. Ở đây, VKS không khởi kiện ai cả mà chỉ vì lợi ích của cộng đồng, xã hội để khởi tố; và trong những vụ án này thì VKS tham gia phiên tòa là để bảo vệ lợi ích của nhà nước.
- Thưa ông, có ý kiến cho rằng thay vì để VKS tham gia phiên tòa làm nhiệm vụ giám sát, hãy tạo cơ chế để người dân tự thu thập chứng cứ, như thế sẽ hiệu quả hơn?
- Tôi cũng đồng ý như vậy. Nhưng bấy lâu việc quản lý nhà nước chưa thực hiện tốt được, các tổ chức chưa đáp ứng được những quyền lợi cho dân trong việc chứng nhận hay cấp "khế ước". Vì thế, mới cần phải có sự giúp sức của tòa trong việc thu thập chứng cứ.
Muốn thực hiện được nguyên tắc tự định đoạt mà không cần có sự tham gia của VKS hay tòa án thì phải đặt thêm nguyên tắc: Các cơ quan nhà nước phải tạo điều kiện để công dân có thể thu thập được tư liệu để chứng minh, Nếu không làm sao người dân chứng minh được? Tôi cũng lưu ý thêm là trong điều kiện hiện nay, rất khó có thể thực hiện được việc giao hết việc thu thập chứng cứ cho các đương. Tòa án và VKS vẫn phải hỗ trợ, giúp đỡ nhiều việc trong nhiều trường hợp.
Trước mắt, ngay từ bây giờ, chúng ta phải chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước, phải củng cố phát triển những cơ quan bổ trợ tư pháp như công chứng, luật sư... để tiến tới đương sự có thể thực hiện được nguyên tắc tự định đoạt. |
Sáng qua 11/4, phiên tòa xét xử vụ án "buôn lậu", "đưa hối lộ", "nhận hối lộ" do Trần Thế Hùng (tức Hùng "xì-tẹc”, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thành Phát) cầm đầu tiếp tục với phần thẩm vấn.
Đáng chú ý là tại phiên tòa, Hùng "xì-tẹc" và Phạm Quang Mậu (nguyên Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu Vĩnh Xương, An Giang) khi trả lời Hội đồng xét xử đã cho rằng sở dĩ họ trượt dài theo con đường phạm tội là do... sợ bị tố cáo... Tuy nhiên, Phạm Quang Mậu cho rằng chỉ "giúp đỡ" Hùng "xì-tẹc" vì tình cảm bạn bè chứ hoàn toàn không có thỏa thuận ăn chia gì. Chủ tọa hỏi: "Vậy trong 21 chuyến buôn lậu bị cáo nhận được bao nhiêu tiền?". "Dạ, chỉ có 200 ạ". "200 ngàn đồng hay là 200 triệu đồng?”. Mậu đáp: "Dạ, tự Hùng đưa 200 triệu. Còn lại 1,9 tỉ đồng sau này Hùng nói có nhà, có tàu, có xe, muốn lấy gì thì lấy. Thực ra bị cáo Hùng đưa tiền cho bị cáo chứ bị cáo không đòi hỏi"! Khi được thẩm vấn đến tình tiết này, Hùng "xì-tẹc" khai: "Bị cáo có mua cho anh Mậu một chiếc Toyota Camry trị giá 44.000 USD. Ngoài ra, anh Mậu cũng có nhận riêng 1 tỉ đồng". Hùng khẳng định: "Đây là tiền chia từ việc buôn lậu chứ không phải tiền túi của bị cáo mua riêng cho anh Mậu".
Hôm nay 12/4, tòa tiếp tục phần thẩm vấn. |
Tai nạn làm 30 cựu chiến binh tử nạn do lái xe xử lý kém
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum nhận định, lái xe Nguyễn Việt Hùng lúng túng khi xử lý tình huống, khiến ôtô rơi xuống vực. Nhưng Hùng đã chết nên theo quy định của pháp luật không khởi tố vụ án hình sự.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum vừa có kết luận chính thức về vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 31 người chết (có 30 cựu chiến binh), 2 người bị thương, xảy ra ngày 21/4 trên đường Hồ Chí Minh.
Hình ảnh lễ tiếp nhận thi hài các cựu chiến binh(23/04/2005)
Tổ chức truy điệu các cựu chiến binh tử nạn(23/04/2005)
Lời kể của hai người thoát chết trong tai nạn ở Kon Tum(23/04/2005)
Xem tiếp
Trong quá trình lái ôtô lên xuống đèo dốc quanh co, lái xe đã liên tục thao tác đạp nhả phanh làm cho nhiệt lượng do ma sát giữa má phanh và trống phanh tăng cao, khiến cho bề mặt của các má phanh chai cứng, giảm hệ số ma sát.
Các Cupben (vòng cao su) bên trong các xi lanh phanh chính có các dấu vết mòn lõm không đều và suy giảm độ bền cơ học (mềm nhão mất đàn hồi), tại các má phanh đều phủ một lớp muội đen. Đó là những nguyên nhân làm cho hiệu lực phanh suy giảm, không đảm bảo an toàn khi xuống đoạn đường đèo dốc nguy hiểm.
Hạn kiểm định của ôtô đến ngày 1/5. |
Có đối tượng cược đến 11 tỉ đồng (NLĐ) – 7 giờ 30 sáng qua, 19-1, Tổng Giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng và Phó Tổng Giám đốc Công ty Phát triển đường cao tốc Nguyễn Việt Bắc đã đến giải trình với Bộ GTVT.
Hai ông này phải giải trình về những thông tin phản ánh việc họ tham gia cá độ trong đường dây cá độ quốc tế do cựu CSGT Bùi Quang Hưng tổ chức. Ông Bùi Tiến Dũng xuất hiện với dáng vẻ khá bình thản.
Một nguồn tin cho biết, cả 2 ông Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Việt Bắc đều viết tường trình rất ngắn gọn. Cả 2 đều phủ nhận những thông tin về việc mình trực tiếp tham gia cá độ liên quan đến đường dây cá độ do Bùi Quang Hưng cầm đầu và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ GTVT về giải trình của mình. Tuy nhiên, những lời khai mới nhất của Bùi Quang Hưng cho thấy trong trận M.U hòa Arsenal 0-0 cách đây vài tuần, ông Dũng đã đặt cược đến 320.000 USD, khiến Hưng giật mình hỏi: “Sao anh đặt cao thế?”, vì thông thường, ông Dũng chỉ đánh cá cao nhất 40.000 đến 50.000 USD/trận và cũng như những tay cá độ chuyên nghiệp khác, tính toán rất chi li, có trận chỉ đặt cược 2.000 USD! Có một số nguồn tin cho biết ông Dũng bắt đầu cá độ bóng đá từ năm 2002.
Buổi làm việc kéo dài gần 2 giờ. Sau đó, cả 2 đã rời khỏi trụ sở Bộ GTVT. Khoảng 11 giờ, hai CSĐT cũng đã đến trụ sở PMU 18 tại đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy để làm việc với ông Bùi Tiến Dũng. Trong khi ông Dũng đang phải làm giải trình ở trụ sở Bộ GTVT thì ở trụ sở PMU 18, lái xe Hoan cũng giải trình về sự liên quan của mình. Cơ quan CSĐT cũng đã ra quyết định triệu tập đối với ông Bùi Tiến Dũng. Theo quyết định này, hôm nay, 20-1, ông Dũng sẽ phải đến trình diện tại CQĐT để trả lời về những nội dung xoay quanh bản danh sách đen “khách hàng” của trùm cá độ quốc tế Bùi Quang Hưng có tên vị tổng giám đốc này. Cũng trong danh sách triệu tập của CQĐT còn có ông Nguyễn Việt Bắc và lái xe Hoan.
Trong danh sách “đen” lưu trữ trong ổ cứng máy vi tính của Bùi Quang Hưng, bên cạnh một số khách hàng là dân xã hội đen, còn có nhiều đối tượng là lãnh đạo một số công ty có máu ăn thua còn ghê gớm hơn cả ông Dũng, với 3 tổng giám đốc khác của các ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có ngành xây dựng. Số tiền những người này bỏ ra đánh bạc lên tới nhiều triệu USD. Đường dây cờ bạc xuyên quốc gia Việt Nam – Macau - Hồng Kông – Nga đã vươn ra khỏi phạm vi cá độ bóng đá. Trong một số tài liệu CQĐT thu giữ được, Bùi Quang Hưng còn tổ chức cả đánh bạc dưới hình thức số đề, lô. Các đối tượng tham gia đánh đề với số tiền lớn không kém gì cá độ bóng đá. Trong đó, có vị cực kỳ nổi tiếng khi đã không ngần ngại ghi hẳn một lô đề lên đến trên 11 tỉ đồng. |
Đình chỉ công tác 3 cảnh sát giao thông
Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, khi kiểm tra đột xuất trạm 1-18 cơ quan chức năng đã thu giữ được cuốn sổ ghi chép các biển số ôtô, chủ yếu là xe tải từ năm 2003 đến nay. Khám xét trong người một CSGT thu giữ được 3,4 triệu đồng. |
Đề nghị giảm án phạt cho 2 bị cáo Ngày 22/3, phiên tòa xét xử vụ "cố ý làm trái", "đưa hối lộ" tại Công ty Sinhanco đã kết thúc phần tranh luận. Trả lời đối đáp với luật sư bào chữa cho bị cáo Vũ Tá Thái và Nguyễn Thị Tuyết Hoa (Thái bị đề nghị 4 - 6 năm tù, Hoa bị đề nghị 3 - 4 năm tù về cùng tội danh "tàng trữ, lưu hành giấy tờ có giá giả"), công tố viên đã đề nghị Hội đồng xét xử giảm đáng kể hình phạt đối với 2 bị cáo trên vì theo công tố viên một phần trong trong chuỗi hành vi phạm tội của 2 bị cáo đã xảy ra trước ngày 1/7/2000 (ngày Bộ Luật Hình sự mới có hiệu lực).
Và trong Bộ Luật Hình sự năm 1985 thì không quy định hành vi phạm tội này. Do đó 2 bị cáo này chỉ chịu trách nhiệm đối với những hành vi phạm tội sau ngày 1/7/2000.
Đáng chú ý là tại phiên toà, công tố viên đã đề nghị HĐXX kiến nghị các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ vai trò của 2 nhân chứng là Thái Bình Quốc (nguyên thủ quỹ Công ty Sinhanco chi nhánh TP.HCM. Theo lệnh của bị cáo Thuận, ông Quốc đã chi hàng tỉ đồng để Thuận thực hiện các hành vi vi phạm mà không có bất cứ một hoá đơn chứng từ nào) và Huỳnh Tân (nhân viên Công ty Dịch vụ Thương mại BR - VT. Ông Tân là mắt xích quan trọng liên kết chuyện mua bán hoá đơn giữa Công Sinhanco và Công ty Thương mại Tổng hợp BR - VT. Ngày 23/3, toà nghỉ để nghị án và sẽ tuyên án vào sáng thứ hai, 27/3. |
Ngày 26/11, nguồn tin từ Công an huyện Hàm Tân (Bình Thuận) cho biết Viện KSND huyện này vừa phê chuẩn lệnh bắt tạm giam khẩn cấp đối với bị can Lê Thị Nhàn, 55 tuổi, ở khu phố 1, thị trấn La Gi, huyện Hàm Tân vì tội "lợi dụng chiếm đoạt tài sản công dân". Cùng ngày, công an cũng đã lập biên bản kê biên toàn bộ tài sản gồm nhà cửa, xe... của bị can.
Như Báo Thanh Niên (ngày 31.10) đã đưa tin. Bằng thủ đoạn mua chịu, trả "gối đầu", Lê Thị Nhàn đã giật nợ của ngư dân La Gi số tiền lên đến 2,5 tỉ đồng, sau đó bỏ trốn. Sau khi nhận được gần 30 lá đơn tố cáo, Công an huyện Hàm Tân đã điều tra và khởi tố vụ án. Những ai bị "bà chủ" Nhàn giật nợ có thể liên hệ với Công an huyện Hàm Tân để được thụ lý. |
Cáo trạng sao chép máy móc kết luận điều tra
Theo VKS TP.HCM, trong công tác kiểm sát xét xử sơ thẩm còn một số yếu kém cần khắc phục: việc kiểm tra hồ sơ chưa tốt, chưa phát hiện những vi phạm tố tụng trong các khâu điều tra, truy tố nên có nhiều vụ án phải hủy để điều tra lại hoặc bị hủy án vì vi phạm nghiêm trọng Luật hình sự và tố tụng hình sự.
Nhiều vụ án phức tạp hoặc bị cáo phản cung nhưng do VKS không thẩm tra kỹ, không chuẩn bị đề cương nên không thể tham gia xét hỏi tích cực để làm rõ sự thật vụ án, tội trạng của bị cáo tại phiên tòa.
Ý kiến của đại diện một số VKS quận huyện cũng thừa nhận: Vẫn còn trường hợp kiểm sát viên cả tin vào cơ quan điều tra mà nới lỏng việc kiểm sát nên không phát hiện hết sai sót của quá trình điều tra, kiểm sát viên nể nang không đấu tranh yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung những chứng cứ còn thiếu...
Một vấn đề khác được nhiều đại biểu đồng tình đó là việc “cáo trạng sao chép máy móc nội dung kết luận điều tra”. Việc sao chép này chắc chắn không lột tả được bản chất của vụ án, thiếu toàn diện và không thể nào tránh được thiếu sót.
Các đại biểu cũng đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát xét xử hình sự thực hành quyền công tố của VKS tại phiên tòa. |
Phúc thẩm vụ án 5 công dân kiện UBND tỉnh Bình Thuận
Từ mai đến 23/4, TAND Tối cao sẽ mở phiên phúc thẩm vụ kiện hành chính với bị đơn là UBND tỉnh Bình Thuận, theo đơn chống án của 5 công dân Đặng Thế Vinh, Trần Văn Sách, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thị Truyện và Đồng Thị Triều.
Ngày 24-26/2, vụ án được tòa hành chính TAND tỉnh Bình Thuận xét xử sơ thẩm, sau hai lần tạm hoãn và nhiều lần hòa giải không thành. Tuy nhiên, sau khi dành nhiều thời gian thẩm vấn 5 nguyên đơn, tòa tuyên đình chỉ vụ án vì không thuộc thẩm quyền giải quyết. Vụ kiện bắt nguồn từ các quyết định đền bù giải tỏa nhà dân tại công trình xây dựng bờ kè sông Cà Ty của UBND tỉnh Bình Thuận.
5 hộ dân nộp đơn kháng cáo lên tòa phúc thẩm TAND Tối cao. Theo họ, vấn đề khởi kiện đều thuộc thẩm quyền giải quyết của toà hành chính, nhưng toà đã tránh né.
Đình chỉ cả 5 vụ dân kiện UBND tỉnh Bình Thuận(27/02/2004)
Đình chỉ 2 trong 5 vụ dân kiện UBND tỉnh Bình Thuận(25/02/2004)
Ngày mai xét xử vụ 5 công dân kiện UBND tỉnh Bình Thuận(23/02/2004)
UBND tỉnh Bình Thuận cố gắng tránh hầu tòa(08/11/2003)
Đề nghị kiểm điểm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận(23/10/2003) |
Ít nhất 6 nhân vật có tên tuổi, địa chỉ được lưu trong máy tính của Bùi Quang Hưng sẽ được CQĐT ra lệnh triệu tập trong những ngày sắp tới. Một nguồn tin xác định, trong đó có TGĐ một doanh nghiệp Nhà nước quan trọng và GĐ một Ban quản lý dự án xây dựng công trình giao thông của một thành phố lớn.
Ngoài ra, còn có 2 cán bộ thuộc Bộ GTVT cũng đang nằm trong "tầm ngắm" của CQĐT. Tương tự như TGĐ Bùi Tiến Dũng, các "sếp” này đã ném những khoản tiền lớn vào các canh bạc cá độ. Cũng phải kể đến 2 cựu sĩ quan cảnh sát (cũng thuộc Công an TP Hà Nội), trước đó chơi khá thân với Bùi Quang Hưng với vai trò vừa là con bạc vừa là người "cầm cái" nhận tiền cá độ.
CQĐT xác định Bùi Quang Hưng là một trong những tay trùm với vai trò "tổng thư ký" còn kẻ nắm quyền điều hành toàn bộ mạng lưới cờ bạc, cá độ này lại là 2 nhân vật tầm cỡ "sếp sòng" không xuất đầu lộ diện mà chuyên đứng trong bóng tối. Được biết, trong số gần 60 đại lý cờ bạc chuyên nhận độ của đường dây này, có ít nhất 2 đối tượng quan trọng hiện đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú và đang bị CQĐT truy xét.
Theo một nguồn tin, số tiền lớn mà Bùi Tiến Dũng ném vào các canh bạc cá độ trong đó có cả tiền của một số "cổ đông". Cụ thể, trong việc Bùi Tiến Dũng chơi cá độ với số tiền kỷ lục 320.000 USD cho trận đấu trong khuôn khổ giải ngoại hạng Anh giữa 2 đội bóng Arsenal và Manchester United (tỷ số hòa 0-0) thì có tới 100.000 USD là số tiền của một cá nhân (danh tính chưa được công bố) khác "gửi độ" qua Dũng (bằng cách gọi điện thoại trước khi trận đấu diễn ra 15 phút) theo kiểu: nếu thắng độ trận này thì Dũng phải mang tiền đến hầu ông ta, còn nếu lỡ thua thì Dũng cắn răng chịu hết. Kết quả là sau trận thua mất trắng 320.000 USD nói trên, Dũng đã phải chịu thay cho "sếp".
Vấn đề quan trọng là liệu Bùi Tiến Dũng có chịu khai ra danh tính, địa chỉ thật của toàn bộ các nhân vật "lớn" đã mượn danh của Dũng để chơi các canh bạc cá độ theo dạng đòi hối lộ như vậy không hay chỉ dám khai ra một vài tên tuổi bé để chứng minh cho sự thành khẩn của mình? |
Hai vợ chồng bị tù oan, đòi bồi thường hơn 750 triệu đồng
Ông Nguyễn Sỹ Ân (phường An Phú, quận 2, TP HCM) cùng vợ là Lương Thị Bích Vân vừa gửi đơn yêu cầu TAND thành phố phải bồi thường vì kết tội oan hai vợ chồng. Phán quyết sai lầm của TAND TP HCM khiến ông Ân phải ngồi tù gần 4 năm.
Vợ chồng ông Ân có lô đất hơn 1.200 m2 tại phường Thảo Điền (quận 2) từ năm 1977. Tháng 6/1992, vợ chồng ông Ân làm giấy viết tay bán diện tích trên.
Khi đó, chủ cũ của lô đất là ông Lê Cư phát sinh tranh chấp quyền sử dụng đất với vợ chồng ông Ân và khởi kiện dân sự ra TAND TP HCM. Tòa cho rằng ông Ân có dấu hiệu lừa đảo nên chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan điều tra khởi tố hình sự.
Tháng 3/1999, TAND TP HCM tuyên phạt ông Ân 18 năm tù, bà Vân 8 năm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tòa phúc thẩm TAND Tối cao xử phúc thẩm đã tuyên hai người vô tội. Ông Ân được trả tự do sau gần 4 năm ngồi tù oan. |
Ngày 25.10, tại trụ sở UBND P.Bến Thành, Q.1, ông Nguyễn Văn Chung - Phó trưởng phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và xét xử hình sự sơ thẩm đã thay mặt Viện KSND TP.HCM xin lỗi công khai người bị oan là bà Lê Thị Ngân (51 tuổi, cư trú tại 95 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1) theo tinh thần Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trước đó, Viện KSND TP.HCM đã thỏa thuận bồi thường thiệt hại về tinh thần và thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất vì bị giam oan 325 ngày với số tiền là 25.852.450 đồng cho bà Ngân. Đây là vụ việc đầu tiên Viện KSND TP.HCM tiến hành bồi thường, xin lỗi người bị oan. Trước đây, Viện KSND TP.HCM từng truy tố bà Ngân về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN" do bà Ngân đã cạo sửa chứng thư bảo lãnh thế chấp căn nhà của bà Huỳnh Thị Lê (đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1) từ 20 triệu lên 50 triệu đồng để vay tiền của Ngân hàng công thương chi nhánh 3. Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm do TAND TP.HCM xét xử, sau khi xem xét các chứng cứ, Hội đồng xét xử đã kết luận bà Ngân không phạm tội và trả tự do tại phiên tòa. Ngoài việc xin lỗi công khai, Viện KSND TP.HCM còn đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện cho bà Ngân hòa nhập cộng đồng và hỗ trợ, giúp đỡ gia đình bà Ngân do hoàn cảnh bà hiện rất khó khăn, con đang bị bệnh nặng. |
Đốt chồng cho bõ ghét
Thấy ông "ăn chả" bà cũng "ăn nem". Giữa hai vợ chồng nông dân ấy thường xuyên xảy ra những cuộc cãi vã. Để trả thù, người vợ đã mua xăng rưới lên người chồng lúc ông ta còn đang say men rượu.
Năm 1988, Nguyễn Thị Lệ về làm dâu nhà Trần Quốc Việt ở ấp Lương Văn Huỳnh, xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Không bằng cấp cũng chẳng có nghề nghiệp gì, họ chỉ biết cắm cúi với mảnh ruộng ông cha để lại. Chung sống với nhau khoảng gần chục năm thì anh Việt sinh tật "mèo mỡ". Giận chồng bội bạc, nhưng thấy anh ta thực lòng hối lỗi nên Lệ cũng chấp nhận tha thứ cho yên cửa, yên nhà.
Vài năm trở lại đây, Lệ nảy sinh tình cảm và thường xuyên qua lại với một người đàn ông cùng làng. Nghe mọi người bàn tán nhưng không bắt "quả tang" nên ông Việt thường xuyên uống rượu rồi về nhà tìm cớ đánh đập vợ. Uất ức, người đàn bà ấy đã nảy sinh ý định giết chồng cho bỏ ghét.
Đầu tháng 10/2003, Lệ đã ra chợ huyện tìm mua thuốc chuột để đầu độc chồng nhưng không được. Chẳng từ bỏ ý định trên, ngày 14/10/2003, khi có cơ hội, Lệ đã ra tay sát hại chồng bằng một hành vi hết sức dã man.
Hôm đó, ông Việt tổ chức nhậu với anh em họ hàng trong gia đình. Khoảng 9h tối, tiệc rượu tàn, ông Việt thấy say nên ra chòi giữ tôm sú của gia đình (cách nhà chừng 200 m) để ngủ. Gần nửa đêm, Lệ ghé qua chòi thấy chồng đang say ngủ nên quay vào nhà lấy xăng cùng bật lửa và quay trở lại quyết tâm ra tay sát hại chồng. Người đàn bà ấy đã lấy dây cột hai tay chồng vào hai bên thành giường đồng thời dùng giẻ lau nhà cột chắc hai chân lại rồi tưới xăng lên khắp người chồng. Lệ châm lửa phóng vào giường người chồng đang nằm rồi chạy vội về nhà, bỏ lại sau lưng những tiếng kêu la đau đớn của ông chồng.
Ngay sau đó, ông Việt được mọi người phát hiện trong tình trạng bị cháy toàn thân, nằm co quắp trên giường. Ngay lập tức, ông Việt được đưa đi cấp cứu nhưng chiều ngày hôm sau đã tử vong tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM vì bị bỏng nặng 70% cơ thể.
HĐXX nhận định, hành vi của bị cáo là rất nguy hiểm cho xã hội, tước đi sinh mạng của người khác một cách dã man nhưng xét bị cáo đã tự ra đầu thú, khai báo thành khẩn hơn nữa chính bản thân nạn nhân cũng có lỗi, khi nghi ngờ vợ có quan hệ tình cảm bất chính với người khác, đã thường xuyên uống rượu say kiếm cớ đánh đập vợ... Bởi những nhận xét trên, vừa qua, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tuyên y án sơ thẩm của TAND tỉnh Sóc Trăng là 13 năm tù giam đối với bị cáo Nguyễn Thị Lệ (sinh năm 1966) về tội giết người. |
Thời gian qua, Cơ quan điều tra (CQĐT) liên tục triệu tập ông Lê Tiến Thông, người đã môi giới cho nhiều sếp của PMU 18 mua đất làm trang trại trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Rất nhiều điều cần làm rõ xung quanh những bất động sản đáng giá này, trong đó có khu trang trại của ông Đỗ Kim Quý, một sếp của PMU 18 đã về hưu trước khi vụ việc “con bạc triệu đô” Bùi Tiến Dũng bị vỡ lở.
Xây biệt thự không cần phép
Năm 2001, ông Đỗ Kim Quý, khi ấy là Phó tổng giám đốc PMU 18, nhờ Lê Tiến Thông, Giám đốc Công ty xây dựng Thái Bình ở Hải Dương, tìm mua hộ 2,8 ha đất làm trang trại ở khu vực núi Phượng Hoàng, xã Văn An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông Quý bỏ tiền xây khu biệt thự rộng trên dưới 100m2 mà không xin phép. Sau đó, cả Nguyễn Nhật Anh (con rể nguyên Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến) và ông Phạm Văn Thịnh (bố bị can Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng kế hoạch PMU 18), cũng mua đất tại đây. Riêng diện tích đất hơn 7 ha của Nhật Anh, có nghi vấn cho rằng chữ ký của Nhật Anh trong hồ sơ là chữ ký giả. Việc này đang được xác minh làm rõ.
Ông Nguyễn Hữu Thơ, Giám đốc Ban quản lý (BQL) rừng Hải Dương cho biết: "Theo Quyết định 178 của Chính phủ ban hành ngày 12.11.2001, người trồng rừng được phép làm nhà không quá 200m2, được đào ao, làm chuồng trại chăn nuôi. Văn bản đó cũng không quy định rõ là nhà mấy tầng, nhà kiểu gì. Tuy nhiên, có quy định chủ nhận rừng phải làm văn bản xin phép BQL rừng, được sự đồng ý bằng văn bản của BQL, sau đó người nhận trông nom bảo vệ rừng, như ông Quý, phải trình văn bản chấp thuận cho xây nhà lên UBND xã sở tại. Khi xây nhà, ông Quý không xin phép BQL rừng, cũng không thông qua chính quyền xã sở tại. Theo đo đạc của chúng tôi thì diện tích mặt sàn khu nhà của ông Quý là 112m2, bể bơi rộng 40m2 và 1 gara ô tô rộng 35m2 liền với gian chứa dụng cụ sản xuất".
Theo lời ông Thơ, năm 2002, khi ông Quý mới xây xong phần móng, BQL rừng đã lập biên bản tạm đình chỉ xây dựng và có báo cáo gửi Sở NN&PTNN và UBND huyện Chí Linh. Các cơ quan trên chưa xử lý, ông Quý vẫn tiếp tục xây. tháng 8.2004, BQL rừng Hải Dương lại lập biên bản tạm đình chỉ, ông Quý còn "cãi" là theo hợp đồng thì ông được xây nhà. sau đó, ông vẫn phải ký vào văn bản, BQL rừng lại làm báo cáo lên Sở NN&PTNT và UBND huyện. Song lãnh đạo sở, huyện, vẫn chưa có động thái gì nên ông Quý vẫn tiếp tục cho xây dựng hoàn thiện công trình.
Ông Đỗ Kim Quý nói gì?
Trả lời phóng viên Thanh Niên, ông Đỗ Kim Quý cho biết: "Tháng 12.2001, tôi ký hợp đồng trông coi rừng với lâm trường, trong điều 3 của hợp đồng có quy định là tôi được phép làm nhà, cũng không có ghi rõ là nhà kiểu gì. Nhà tôi làm có 3 phòng ngủ, một phòng sinh hoạt chung gia đình, phòng ăn và chỗ nấu ăn. Cũng không đến 10 phòng như báo chí nêu”.
Ông Lê Tiến Thông, Giám đốc Công ty Thái Bình ở Hải Dương đã giới thiệu cho ông mua khu đất đó?
- Đúng. Ông ấy thông thuộc địa bàn. Tôi nghĩ chuyện nhờ vả đó là chuyện bình thường.
Ông mua trang trại trước hay sau khi có đoạn đường vào đền thờ Chu Văn An?
- Tôi mua khu đất đó khi con đường đang làm. Hồi cuối năm 2001, tôi đang đến kiểm tra việc thi công đoạn đường này. Hồi đó, cả khu vực đó còn rất hoang sơ, tôi thấy đó là chỗ tĩnh mịch, có rừng thông đẹp và đã nhờ Lê Tiến Thông mua giúp. Sự thực là như vậy chứ không có chuyện tôi mua đất rồi lái con đường vào đó. Diện tích của tôi là 2,85 ha; 1,3 ha là đất chuyển đổi trồng cây ăn quả, 1,55 ha là đất trông nom bảo vệ rừng.
Lô đất đó giá bao nhiêu, và ông đã đầu tư bao nhiêu tiền để xây dựng khu nhà hiện nay?
- Diện tích nhà tôi làm trên phần giáp ranh giữa hai lô đất. Tôi xây dần từ năm 2002 nên thống kê là bao nhiêu thì khó. Theo bản vẽ, chính xác khu nhà tôi có 2 tầng. Tầng 1, diện tích tính từ tim tường là gần 80m2, tầng hai thu hẹp hơn, còn chừng 60m2. Trước đây, khi đi công tác qua, tôi thường ở đó. Thứ bảy, chủ nhật tôi cũng thỉnh thoảng đi nhờ xe anh em bạn bè, bắt xe ngoài xuống trông nom nhà cửa. Trồng cây trên đất dốc phải làm cái bể tưới nước, làm bé thì không đủ tưới, nên tôi phải làm to to một tí. Khi xây bể chứa nước lớn, tôi nghĩ tại sao không làm cái bể bơi luôn, nó cũng là nhất cử lưỡng tiện. Chuyện cái bể bơi thực ra là vậy.
Vậy còn chuyện hai lần ông bị lập biên bản tạm đình chỉ xây dựng?
- Một lần vào khoảng tháng 9.2002, sau khi tôi đi công tác về, thấy anh em người ta nói lại là có cán bộ lâm trường vào làm việc, bảo là nhà xây không đúng quy định, không nên xây dựng nữa. Tôi cũng dừng lại 1-2 tháng. Nhưng sau đó tôi thấy rằng đây là nơi vùng sâu vùng xa, mình ký hợp đồng có 50 năm, sau khi hết hạn thì lại trả lại, cũng không làm hại gì cho nhà nước cả. Mình sai là ở chỗ đó. Còn hồi tháng 8.2004, có một cán bộ lâm trường vào kê khai một danh sách các chủ hộ xây nhà ở khu vực rừng trồng, trong danh sách đó có tôi. Anh cán bộ đó thông báo với tôi là nhà tôi xây như vậy là không đúng quy định. Tôi cũng nhận là mình sai và có ký vào. Còn nhà tôi hồi 2004 về cơ bản là đã xong rồi.
Nếu bây giờ cơ quan chức năng có hình thức xử lý đối với khu nhà ông đã xây dựng, ông tính sao?
- Tôi biết mình đã không tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Mình sai thì phải chấp nhận thôi. Cơ quan chức năng yêu cầu sao thì tôi phải làm vậy. |
Có dấu hiệu cố ý làm trái trong vụ PJICO
Ngày 9/9, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Bộ Công an cho biết, cơ quan điều tra đã phát hiện có dấu hiệu cố ý làm trái của ông Trịnh Minh Thủy, nguyên Phó giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico) tại TP HCM, trong vụ đưa, nhận hối lộ tại công ty này.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, ngày 11/11/2002, mặc dù biết rõ động cơ mua bảo hiểm của Công ty Việt Thái Phong nhằm mục đích trục lợi nhưng ông Thủy vẫn bỏ qua các thủ tục cần thiết để ký hợp đồng bán bảo hiểm cho công ty này.
Cơ quan điều tra cũng đã quyết định triệu tập Nguyễn Thị Bích Hợp, nhân viên phòng bảo hiểm hàng hải PJICO TP HCM ra Hà Nội để làm rõ việc thẩm định hồ sơ, cố tình ghi lùi ngày bán bảo hiểm cho Công ty Việt Thái Phong. |
Tạm dừng xem xét các khiếu nại nhà do Nhà nước quản lý
Các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạm dừng xem xét giải quyết đối với khiếu nại đòi lại nhà đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất trước ngày 1/7/1991.
Đó là nội dung chỉ thị mà Thủ tướng vừa đưa ra về việc thực hiện nghị quyết số 23/2003 QH11 của Quốc hội. Chỉ thị này không áp dụng với những trường hợp đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng bằng văn bản trước ngày ban hành chỉ thị.
Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tiến hành rà soát, thống kê và tổng hợp quỹ nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất trước ngày 1/7/1991 theo tinh thần nghị quyết của Quốc hội, báo cáo Chính phủ và Bộ Xây dựng trước ngày 30/2. |
Đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong hoạt động tín dụng
Người gửi tiền phải được quyền tiếp cận thông tin liên quan đến tình hình tài chính, kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Những thay đổi lớn về vốn, báo cáo tài chính, những thay đổi nhân sự của tổ chức tín dụng cần được công bố.
Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (TP HCM) chiều nay đã đưa ra ý kiến này khi đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo ban soạn bổ sung Điều 1 đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin và nghĩa vụ công bố thông tin, trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
Tại kỳ họp thứ tư, trên cơ sở tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế và ngân sách, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án luật này. Ủy ban thường vụ quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra, ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh sửa và sau đó xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, các đoàn đại biểu Quốc hội. Ở kỳ họp lần này Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng được đưa ra với 20 điều đã chỉnh sửa, bỏ 8 điều trên tổng số 120 điều.
Cũng theo đại biểu Đặng Ngọc Tùng, trong dự án Luật này, Điều 51 quy định về hoạt động tín dụng, Điều 61, 62, 63 về hoạt động cho thuê tài chính, song không đề cập đến hoạt động mở tài khoản và ung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Quan hệ giữa ngân hàng và chủ tài khoản có phải là quan hệ hợp đồng hay không? Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng dịch vụ và ngân hàng cung ứng dịch vụ dựa trên cơ sở pháp lý nào? Căn cứ pháp lý nào để khách hàng có thể khởi kiện ngân hàng vi phạm trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán? Do đó cần phải có điều luật chính thức công nhận quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán là một hợp đồng dịch vụ ngay trong Luật các tổ chức tín dụng.
Về xử lý tài sản đảm bảo khi vay nợ, theo đại biểu Tùng, việc quy định các tổ chức tín dụng đảm bảo khi ra tòa án, hoặc phải bán tài sản qua trung tâm đấu giá là cần thiết. Tuy nhiên, qua phản ảnh của các tổ chức tín dụng thì việc xử lý nợ đọng còn nhiều hạn chế, tiến độ chậm do thi hành án chậm, tranh chấp về giá trị tài sản đảm bảo... Đề nghị đưa vào Luật các tổ chức tín dụng các điều khoản khắc phục tình trạng trên. Có cơ chế để tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn vừa đảm bảo quyền lợi ngân hàng, vừa đảm bảo quyền lợi của tổ chức cá nhân vay nợ, đảm bảo định giá tài sản thế chấp đúng với giá thị trường.
Đại biểu Đặng Như Lợi (Cà Mau) và đại biểu Đậu Quang Chín (Điện Biên) còn đề nghị nghiên cứu lại các tiêu chí đề ra đối với Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) các tổ chức tín dụng.
Theo dự kiến ngày 26/5 Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. |
Đối tượng buôn lậu xăng dầu đánh người thi hành công vụ
Giá xăng ở Campuchia hiện cao gấp 2,5 lần so với Việt Nam đang là lực hút đối với dân buôn lậu xăng qua biên giới. Họ dùng nhiều thủ đoạn tinh vi và sẵn sàng chống trả sự truy đuổi của các lực lượng kiểm soát. Liên tục trong tháng 10, tại An Giang và Tây Ninh xảy ra các vụ đối tượng buôn lậu xăng đánh người thi hành công vụ.
Vào 22h ngày 19/10, theo tin báo của quần chúng, tổ kiểm soát buôn lậu hải quan Bắc Đai phát hiện đại lý bán lẻ xăng dầu của bà Trần Bạch Tuyết, thuộc ấp 2, xã Nhơn Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang, đang lén lút bán 30 can xăng (khoảng 900 lít) để xuất lậu sang Campuchia. Các nhân viên kiểm soát yêu cầu chủ hàng về trụ sở Chi cục hải quan Bắc Đai để làm việc. Tuy nhiên, đối tượng buôn lậu không chấp hành mà kéo khoảng 30 người cùng trên 10 chiếc xuồng đến chống trả lại lực lượng hải quan.
Thấy tình hình phức tạp, tổ kiểm soát đã rút về trụ sở Chi cục Hải quan Bắc Đai và nhờ Đồn biên phòng 937 tiếp ứng. Sự việc chưa dừng ở đấy, khoảng 40 đối tượng cùng kéo đến Chi cục Hải quan Bắc Đai dùng gậy gộc và gạch đá đập phá phương tiện và trụ sở của chi cục, hành hung nhân viên hải quan. Gần một tiếng sau, nhờ sự tiếp ứng của công an xã Nhơn Hội, bộ đội biên phòng, đám đông mới được giải tán. Tuy nhiên, chỉ một lát sau, một số đối tượng lại kéo sang đồn Biên phòng 937 lấy cớ quậy phá, dùng vật dụng và chai lọ ném vào đồn.
Theo thông tin ban đầu, các đối tượng quá khích trên là những kẻ chuyên xuất lậu xăng dầu sang Campuchia. Trong đó có tên Gọn và Nhanh là đối tượng cầm đầu, kích động gây ra sự việc vừa qua. UBND tỉnh An Giang đã có công văn yêu cầu phải làm rõ hành vi chống người thi hành công vụ của các đối tượng trên.
Trước đó, vào ngày 7 và 8/10, tỉnh Tây Ninh cũng xảy ra 2 vụ đối tượng xuất lậu xăng dầu chống người thi hành công vụ, xảy ra tại cửa khẩu Xa Mát và Kà Tum. Hàng chục kẻ buôn lậu đã liều lĩnh tấn công cảnh sát kinh tế và bộ đội biên phòng hòng cướp lại tang vật, gây thương tích cho một số cảnh sát của Phòng cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Tây Ninh. |
Dọa giết gia đình người yêu bằng súng K54
Phan Đình Duy (xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc, Long An) tự nhận là đã yêu thắm thiết Nguyễn Thị Ngọc Châu, nhưng bị cha mẹ cô gái ngăn cản vì lúc đó con của họ chưa đủ 18 tuổi. Bực tức hắn mua súng tính chuyện trả thù gia đình Châu.
Lời khai trên của bị cáo Duy được trình bày tại phiên toà phúc thẩm ở TAND Tối cao tại TP HCM. Xét tính chất của vụ án rất nghiêm trọng, mục đích và động cơ phạm tội rất nhỏ nhen, vô cớ, HĐXX tuyên y án sơ thẩm 18 tháng tù về tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng và 7 năm tù về tội giết người với Phan Đình Duy.Năm 1999, trong thời gian học bổ túc ở Thủ Đức, Phan Đình Duy yêu Nguyễn Thị Ngọc Châu (12 tuổi, khu phố 9, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP HCM). Cuối năm 2003, gia đình Duy đến hỏi cưới nhưng cha mẹ của Châu không đồng ý vì con gái còn quá nhỏ. Duy nhiều lần gửi thư đe dọa gia đình Châu và có ý định mua súng về bắn cả gia đình vợ "hụt".Ngày 7/5, Duy mua được một khẩu súng ngắn K54 và 4 viên đạn. Sáng 8/5 đến trạm thu phí qua cầu Bến Sỏi, Duy bị công an huyện Châu Thành, Tây Ninh kiểm tra, phát hiện súng trong người khi chưa kịp gây án. |
12 năm phá rừng rầm rộ chỉ 'dính' 10 vụ cỏn con
Sau những đợt ra quân chống phá rừng của cơ quan chức năng huyện Hàm Tân (Bình Thuận), anh em Hai Chi hí hửng ra mặt, ở đâu cũng khoe: Công an hay kiểm lâm đều là anh em nhà này cả.
Ban Chỉ đạo chống phá rừng huyện Hàm Tân cho biết, trong 12 năm (1993-2005) băng nhóm Hai Chi lộng hành trong việc khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản. Lực lượng kiểm lâm và công an huyện ra quân truy quét nhưng rốt cuộc chỉ "tóm" được 10 vụ.
Dân Bình Thuận gọi đây là 10 vụ cỏn con vì lượng lâm sản bị phát hiện quá ít, chẳng thấm vào đâu so với thực tế hàng trăm vụ xảy ra. Theo thống kê chưa đầy đủ của chính Ban Chỉ đạo chống phá rừng huyện Hàm Tân, từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2005 đã có hơn 270 vụ vận chuyển lâm sản trái phép bị phát hiện và bắt giữ tại xã Tân Nghĩa và Sông Phan.
Nhiều người dân từng tham gia khai thác, vận chuyển gỗ cho băng nhóm Hai Chi khẳng định, mỗi năm các lực lượng như kiểm lâm, Công an Hàm Tân chỉ bắt 1-2 vụ của băng nhóm này. Trước mắt là để nhắc nhở anh em Hai Chi không được quên công các anh đã giúp đỡ, sau nữa là cũng có cái để báo công với huyện, tỉnh.
Do lâm sản bị phát hiện, bắt giữ quá ít nên anh em nhà Hai Chi đã nằm ngoài danh sách bị khởi tố về các tội tổ chức khai thác, buôn bán, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép.
Thêm nhiều nhân vật nghi vấn bảo kê cho Hai Chi
Ngoài một số cán bộ xã Tân Nghĩa, người dân nơi đây còn cung cấp cho Ban chuyên án thêm một loạt những tên tuổi khác nghi vấn bảo kê cho băng nhóm Hai Chi. Đó là ông Lê Văn Chiến và Trần Văn Sơn (cán bộ kiểm lâm trực tiếp phụ trách địa bàn xã Tân Nghĩa năm 2001-2005), ông Nguyễn Thanh Tính và Đàn Hữu Chính (cán bộ kiểm lâm trực tiếp phụ trách địa bàn xã Sông Phan từ tháng 5/2004 đến nay). Những cán bộ này được Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận cử xuống nằm vùng để trực tiếp theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, tham gia công tác tuần tra, kiểm soát lâm sản, chống phá rừng trên địa bàn ... Song quần chúng phát hiện họ thường xuyên giao du với anh em nhà Hai Chi.
Tân Nghĩa và Sông Phan luôn được đánh giá là điểm nóng đặc biệt về phá rừng và kinh doanh vận chuyển lâm sản, huyện Hàm Tân tổ chức 2 đợt ra quân rầm rộ về khu vực này để truy quét. Mỗi đợt có tới vài chục người là công an, kiểm lâm, tỉnh đội, lâm trường... tham gia, nhưng rốt cuộc phá hủy được 13 cái chòi của dân làm rẫy, thu hơn 2,5 m3 gỗ tròn vô chủ. Sau những đợt này, anh em nhà Hai Chi hí hửng ra mặt, nhậu ở đâu cũng khoe: Công an hay kiểm lâm đều là anh em của nhà này cả.
Lật lại hồ sơ vụ chuyến xe bão táp
Ban Chuyên án Đồi Hoa Mai đang củng cố hồ sơ làm rõ vụ chuyến xe bão táp. Năm 2002 chiếc xe biển số 86K-0004, tài xế là Nguyễn Hữu Toàn - một đàn em đắc lực của Hai Chi - liên tục vận chuyển lâm sản nên đã lọt vào tầm ngắm của đội đặc nhiệm thuộc Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận.
Ngày 1/5/2002, Đội đặc nhiệm phát hiện chiếc xe này chở đầy gỗ chạy từ hướng huyện Hàm Thuận Nam vào TP HCM. Một tổ đặc nhiệm rượt theo suốt quãng đường 24 km, liên tục bắn chỉ thiên nhưng tài xế luôn tăng ga và lạng lách. Hỗ trợ cho chiếc xe này là chiếc môtô phân khối lớn do 2 tên trùm khăn kín mặt điều khiển và luôn cản địa khiến xe đặc nhiệm lật ngang sang lề đường.
Khi bị các tổ đặc nhiệm tăng cường hỗ trợ nhau rượt đuổi quyết liệt, tài xế bỏ xe, gài số cho chạy tự do nên đâm sập nhà dân. Sự việc sau đó được dàn xếp êm lẹ và chìm xuồng trước sự ấm ức và bất lực của các cán bộ Chi cục Kiểm lâm.
Điều tra quan hệ giữa Hai Chi và quan chức địa phương(28/07/2005)
Dân oán Hai Chi, tố cáo cán bộ bất tài mê bia ôm(27/07/2005)
Viện phó VKS Bình Thuận từng giúp Hai Chi né pháp luật(27/07/2005)
Kiểm lâm bó tay trước việc buôn lậu gỗ của Hai Chi(26/07/2005)
Vợ bé Hai Chi bị khởi tố(22/07/2005) |
13 cán bộ lãnh đạo và nhân viên đăng kiểm có thể bị kỷ luật
Hạ bậc lương, chuyển công tác khác hai nhân viên đăng kiểm Giang Thiếu Cơ, Mai Đình Thừa vì vi phạm qui trình, tiêu chuẩn khi tiến hành kiểm định xe. Bảo vệ Dương Thanh Hải cũng bị kỷ luật vì vi phạm qui định về sắp xếp xe khi vào đăng kiểm tại trạm ĐK 50-01S.
Ngày 6 và 7-8-2003 báo Tuổi Trẻ đã có loạt phóng sự điều tra về việc “Lọt qua đăng kiểm như thế nào?”. Ngày 8-8 Cục ĐKVN và Sở GTCC TP.HCM đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác 10 cán bộ lãnh đạo và nhân viên ĐK để chờ đoàn thanh tra của cục làm rõ.
Sau hơn một tháng tích cực thanh tra, xác minh, đoàn thanh tra đã kết luận có 13 người vi phạm và có kiến nghị mức kỷ luật như trên. |
Tham nhũng hình thành bởi sự kém hiệu năng hành chính. Để tránh né sự chậm chạp, cồng kềnh và kém hiệu năng của hệ thống hành chính thì việc hối lộ là một giải pháp nhanh lẹ nhất mà người ta phải làm. Nhưng cũng thấy ngay là việc hối lộ lại giúp cho hệ thống hành chánh càng thêm phức tạp, vì người tạo ra luật lệ hành chánh thấy được lợi ích của sự phức tạp sẽ đem lại lợi ích cho mình.
Chúng ta cũng không lấy làm ngạc nhiên về bộ máy hành chính chồng chéo lẫn lộn, lạc hậu và "sách nhiễu" như hiện nay. Hầu như mọi cơ sở chính quyền nào cũng có thể tạo ra sự khó khăn, phức tạp đến phi lý cho cơ sở của riêng mình không ngoài mục đích để được hối lộ. Không có luật hành chính minh bạch được áp dụng trên mọi tầng lớp hành chính. Không có luật lệ trừng phạt rõ ràng đối với những người làm hành chánh khi họ vi phạm luật hành chính. Không có sự đào tạo chuyên môn về quản trị hành chính và từ đó việc thực thi hành chính không có tính chuyên môn và trách nhiệm.
Người ta cũng không ngạc nhiên khi thấy những lời tuyên bố nhan nhản trên báo chí khi có vấn đề hành chính xảy ra, chẳng hạn như: "chúng tôi có báo cáo lên phường để xin ý kiến", "chúng tôi có đề xuất ý kiến lên quận để xin chỉ đạo", "chúng tôi cần có thời gian để rà soát, xem xét và tường trình lên thành phố để thành phố có tập trung chỉ đạo"... Sự việc cho thấy hầu hết những bộ phận hành chính ở mọi tầng lớp không có khả năng quản trị và hiểu biết về luật hành chính. Khi có vấn đề hành chính xảy ra, ở mọi tầng lớp này đều trở nên bối rối và không biết phải làm gì ngoài việc "bán cái" lên cấp trên, và cấp trên lại "bán cái" lên cấp trên cao hơn mình và guồng máy hành chính cứ tiếp tục như vậy cho đến khi sự việc lên đến nơi cao nhất trong hệ thống dày đặc vô số tầng lớp. Một việc như vậy có thể mất rất nhiều thời gian để có được một phán quyết sau cùng. Trong lúc này, việc có thể làm nhanh nhất là hối lộ. Không mất đến một phút thì mọi việc đều xong hết.
Một bằng chứng rõ ràng nhất về sự bất lực hành chính là vụ PMU 18. Không có sự rõ ràng về trách nhiệm hành chính và quyền hạn hành chính. Tham nhũng có nhiều góc cạnh phức tạp hơn là hệ thống hành chính không hiệu quả nhưng rõ ràng hệ thống này đóng góp rất nhiều vào khả năng tạo nên tham nhũng. Để giảm tham nhũng thì cải cách sâu rộng về luật lệ và thực thi hành chính phải được cải tổ. Kèm theo đó là luật hình sự phải có hình phạt nặng nề không những đối với người nhận hối lộ mà hình phạt nặng đối với người đưa hối lộ cũng phải được áp dụng. Người Mỹ có câu: " It takes two to tango" (phải có 2 người mới nhảy tango được). |
Ninh Thuận: manh động sau một vụ án mạng
Tại hiện trường, thi thể nạn nhân được đặt ngay trong sân trụ sở Ban quản lý thôn Hòa Thủy, trong lúc nhiều nhóm thanh niên đập phá bàn ghế, mái ngói và đốt cháy cả giấy tờ, tài liệu của chính quyền.
Hàng chục hộ dân của thôn Hòa Thủy phải bỏ nhà chạy trốn, mặc cho số người quá khích này... tự do đập phá. Hơn mười cán bộ, cảnh sát huyện Ninh Phước cũng đành... bất lực. Đến gần 14g khi các lực lượng chức năng của tỉnh tăng cường mới giải tán được đám đông.
Tin ban đầu cho biết đêm 11-3, Kiều Minh Vũ bị một nhóm thanh niên ở thôn Hòa Thủy đánh bất tỉnh ngay tại đường làng và chết trên đường chuyển viện. Hiện thủ phạm chưa bị bắt giữ. |
Triệu tập 200 người liên quan vụ tai nạn tàu E1 Ngày 27-3, ông Bùi Quốc Hiệp, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh TT-Huế cho biết, liên quan đến vụ tai nạn tàu E1 xảy ra tại Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tòa án sẽ triệu tập 200 người liên quan đến vụ tai nạn này.
Trong đó bao gồm cả những người trực tiếp chạy tàu gây tai nạn, đơn vị chủ quản và cả những người bị hại và người thân của những người bị hại...
Theo đó, vụ án này sẽ được đưa ra xét xử từ ngày 26 đến 30-4-2006. Hiện Tòa án Nhân dân tỉnh TT-Huế đang làm thủ tục để tố tụng. Vụ tai nạn tàu E1 xảy ra ngày 12-3-2005 tại Lăng Cô, làm 11 người chết, hàng chục người bị thương, thiệt hại tài sản lên đến hàng tỷ đồng. |
Khởi tố kẻ lừa đảo chiếm đoạt trên 20 tỷ đồng của các Công ty mía đường
Bước đầu, cơ quan điều tra đã xác định tổng số tiền bà Lan chiếm đoạt của các công ty mía đường và tư thương lên đến trên 20 tỉ đồng. Có ít nhất tám công ty, nhà máy đường từ Nam ra Bắc và 12 tiểu thương ở Tuy Hòa (Phú Yên), TP.HCM là nạn nhân của bà Lan. |
Nhiều điều chưa rõ trong vụ cảnh sát cơ động bắn người
Chiều qua, phiên tòa xét xử vụ án bắn chết người tại Trung đoàn cảnh sát cơ động, Công an TP HCM, đã được mở trở lại. Trong lần thứ 3 xét xử, mấu chốt vẫn là bản chụp phim X quang bị mất.
Nạn nhân Lê Tiến Hiếu và bị cáo Nguyễn Quốc Hoàng cùng là chiến sỹ công an nghĩa vụ tại trung đoàn cảnh sát cơ động Công an TP HCM. Sáng 21/1/2002, sau khi hết ca, Hoàng vào gọi Hiếu dậy để bàn giao ca trực nhưng Hiếu vẫn ngồi trên giường không chịu ra. Hoàng cầm súng, lên đạn, chĩa vào nách của Hiếu vừa cười vừa bóp cò. Đạn nổ làm Hiếu bị thương và chết khi được đưa đến Bệnh viện 30/4.
Trả lời thẩm vấn tại tòa bị cáo Nguyễn Quốc Hoàng luôn khẳng định mình chỉ đùa giỡn với nạn nhân nhưng không ngờ trong súng có đạn. Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa cho rằng đùa giỡn trong khoảng thời gian sáng sớm, khi mọi người còn ngái ngủ là "không hợp lý".
Trong phiên tòa lần trước, ông Lê Tiến Đông (cha nạn nhân) đã đưa ra bản tóm tắt bệnh án của Hiếu tại Bệnh viên 30/4. Các bác sỹ đã kết luận cái chết của Hiếu là từ "vết thương do hỏa khí từ hõm nách trái xuyên sang lồng ngực phải gây tử vong, không thấy bờ ra đầu đạn". Kết quả chụp X quang cũng được bác sỹ kết luận: "Thấy hình ảnh miếng hỏa khí nằm ở lồng ngực bên phải".
Giải thích của Bệnh viện 30/4 mới đây với cơ quan điều tra cho rằng kết luận của bác sỹ về bản phim X quang là không chính xác: đáng lẽ phải ghi "thấy hình ảnh cản quang ở lồng ngực bên phải", hình ảnh cản quang này có thể do mảnh xương sườn vỡ bong ra hoặc vật gì đó trong áo của nạn nhân, hoặc vết bẩn của phim X-quang nhưng bác sỹ lại kết luận là "miếng hỏa khí".
Được triệu tập đến tòa lần này theo yêu cầu của phía gia đình nạn nhân, người ghi bệnh án là bác sỹ Vũ Minh Hùng lại "không nhớ chi tiết, chỉ nhớ có nói là có miếng hỏa khí bên phải và có 1 lỗ bên trái người nạn nhân". Tuy nhiên, khi chủ tọa phiên tòa hỏi tại sao lại xác định đó là miếng hỏa khí, thì ông Hùng lại nói rằng mình "dở", vì "đúng ra phải nói là miếng cản quang".
Ngoài ông Hùng còn có 9 người của Bệnh viện 30/4 được triệu tập với tư cách là nhân chứng nhưng HĐXX không thẩm vấn những người này về việc bản phim X quang bị mất.
Trước đó, nhân chứng Đào Phương Đông, người có mặt khi xảy ra vụ án và là người đưa nạn nhân đến bệnh viện cho biết "Khi đưa Lê Tiến Hiếu vào bệnh viện 30/4, tôi thấy có một bác sỹ cầm phim X quang Hiếu ra xem. Sau đó vị bác sỹ chỉ cho tôi xem hình đầu viên đạn trong bản phim. Tôi nhìn thấy nó giống như là đầu viên đạn". Ông Đông khẳng định như vậy vì "quá trình phục vụ trong ngành công an tôi cũng đã từng nhìn thấy đầu viên đạn".
Bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân, luật sư Lưu Văn Tám cho rằng "cần phải được xác định lại 2 vấn đề thì vụ án mới có thể làm sáng tỏ". Đó là, sự mâu thuẫn của vết thương trên người nạn nhân (vết thương nơi đạn vào lớn hơn nơi đạn ra) và việc bản phim bị mất. Nếu làm rõ 2 vấn đề này thì có thể biết được nạn nhân đã bị bắn 1 hay 2 phát đạn. Luật sư Tám yêu cầu: Cần phải hoãn phiên tòa để điều tra bổ sung vì với hồ sơ hiện nay, phiên tòa chưa đủ cơ sở để xem xét hết chứng cứ trong hồ sơ". Ông Lê Tiến Đông cũng yêu cầu tìm cho được bản phim và giám định đường đi của viên đạn.
Đại diện VKSND TP HCM đã tiến hành luận tội và đề nghị mức án 13-15 năm tù đối với Nguyễn Quốc Hoàng về 2 tội giết người và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Hôm nay, HĐXX sẽ tuyên án. |
Bắt 2 tên cướp đường (NLĐ) - Ngày 19-12, Công an quận 5, TPHCM đã chuyển giao 2 đối tượng cướp giật chuyên nghiệp cho Công an quận 6 tiếp tục điều tra, xử lý, gồm: Trần Ngọc Thương (SN 1982) và Huỳnh Thanh Tân (SN 1984), cùng ngụ quận 8.Trước đó, ngày 15-12, các trinh sát Đội Phòng chống tội phạm về TTXH Công an quận 5, tuần tra đến trước Bệnh viện Chợ Rẫy, phát hiện Tân và Thương đi trên 1 xe máy rảo qua nhiều tuyến đường, có biểu hiện cướp giật nên kiểm tra. Chúng khai, đã thực hiện nhiều vụ cướp giật tại các địa bàn quận 5, 6 và 8. Qua xác minh, chúng vừa thực hiện 1 vụ cướp giật tại quận 6, khi bị truy đuổi đã bỏ lại xe, tẩu thoát. |
Vụ bán ma túy trên sông Sài Gòn: Đề nghị 6 án tử hình
Ngày 7/1, phiên tòa xét xử vụ mua bán ma túy trên sông Sài Gòn do Cù Thị Ngọc Hạnh cùng 39 đồng phạm thực hiện đã kết thúc phần thẩm vấn. Đại diện VKSND TP HCM đã đề nghị HĐXX tuyên phạt 6 bị cáo mức án cao nhất là tử hình, 5 bị cáo mức án chung thân.
Vị đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị một mức hình phạt nghiêm khắc là tử hình đối với 6 bị cáo gồm Cù Thị Ngọc Hạnh (tức Hạnh "Hô") Nguyễn Quốc Cường (Bồ Đà, em rể Hạnh), Nguyễn Văn Dũng (Dũng "Méo"), Tô Điền Thái Minh, Hà Thị Mỹ Dung (Dung "Mập") và Nguyễn Hùng Phi (Mười), đề nghị phạt bổ sung Hạnh "Hô" 200 triệu đồng, 5 bị cáo còn lại mỗi người 100 triệu đồng.
Ngoài ra, VKS cũng đề nghị mức án chung thân đối với năm bị cáo là: Cù Ngọc Châu (Châu "Điên", em ruột Hạnh), Nguyễn Hữu Hậu (Chôm), Nguyễn Thanh Hải (Bé), Từ Thành (Chứng) và Nguyễn Văn Út (Cọp). Hai bị cáo Văn Công Phương và Nguyễn Tấn Phi bị đề nghị phạt tù 20 năm, các bị cáo còn lại 4-16 năm tù.
VKSND TP HCM nhận định, mặc dù một số bị cáo cho là không mua bán số lượng ma túy nhiều như cáo trạng đã truy tố nhưng từ những chứng cứ có trong hồ sơ cũng như từ lời khai của các bị cáo khác, có đủ cơ sở kết luận: Cù Thị Ngọc Hạnh đã trực tiếp mua bán và cung cấp ma túy cho đồng bọn tiêu thụ, tổng cộng đã mua bán khoảng 2.8kg heroin, 2.480 miếng thuốc phiện và 8.160ml thuốc tân dược gây nghiện ở thể lỏng.
Nguyễn Quốc Cường, Cù Ngọc Châu đã thuê Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Út, Nguyễn Thanh Ngọc, Từ Thành và Văn Công Phương mua bán tổng cộng hơn 1,23kg heroin, 990 miếng thuốc phiện và 11.180 ml thuốc tân dược gây nghiện. Hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, làm mất trật tự trị an xã hội, làm cho số lượng người nghiện trên địa bàn TP ngày cành gia tăng, vì vậy cần phải tuyên phạt các bị cáo mức hình thật nghiêm khắc mới có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
Dự kiến ngày 10/1, toà sẽ tuyên án. |
TP.HCM: đối tượng dùng súng cướp sòng bạc đã ra đầu thú
Qua truy xét, cơ quan điều tra Công an Phú Nhuận đã thu được khẩu súng K54 mà Huy sử dụng trước đó cùng bảy viên đạn đang giấu tại nhà người thân của Huy. Trả lời cơ quan điều tra, Dương Minh Quốc Huy nói khẩu súng trên nhặt được ở ĐBSCL (?).
Được biết, khoảng 20g ngày 22-1, sau khi chơi bài thua tiền, Dương Minh Quốc Huy đã bất ngờ rút súng ra khống chế những con bạc khác nhằm cướp tiền trên sòng bạc. Bị phản ứng, Huy đã dùng báng súng đánh vào đầu Đặng Tấn Anh rồi cướp 100 USD và 250.000 đồng, sau đó bỏ trốn. |
Không ngăn được mẹ uống rượu, con trai đâm người
Đêm khuya, thấy mẹ vẫn mải mê nhậu với 3 thanh niên, Trần Thanh Quang (17 tuổi, huyện Củ Chi, TP HCM) khuyên bà vào nghỉ nhưng không có kết quả. Đám bạn rượu của mẹ lời qua tiếng lại với cậu con và án mạng đã xảy ra.
Quang bỏ chạy vào nhà bà ngoại ở cạnh bên lấy ra hai con dao Thái Lan đâm Ngũ Văn Hùng (một trong 3 người ngồi nhậu với bà Võ Thị Mỹ Thu - mẹ Quang) trọng thương rồi bỏ trốn. Sự việc xảy ra đêm 22/10.
Ngày 23/10, Quang bị bắt về hành vi cố ý giết người. Ngũ Văn Hùng bị chấn thương cột sống cổ, thương phần mềm ở cổ, vai, lưng... |
Phúc thẩm vụ án nhận hối lộ tại cửa khẩu Tân Thanh
Ngày 19/7, tòa phúc thẩm thuộc Tòa án Tối cao đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Bế Đức Huân và đồng bọn về tội đưa và nhận hối lộ tại hội trường TAND tỉnh Lạng Sơn. Bị cáo Đinh Văn Tân và Nguyễn Như Hiển đã được HĐXX thẩm vấn.
Cả hai bị cáo đều biện minh số tiền nhận hối lộ giảm xuống so với thực tế để đồng nghĩa với việc giảm tội. Rất có thể tại phiên tòa phúc thẩm, sẽ có nhiều bị cáo khắc phục hậu quả bằng nộp lại tiền đã nhận hối lộ để giảm án. Ngay ngày đầu xét xử, bị cáo Hiển cũng đã khắc phục được 100 triệu đồng.
Tại phiên sơ thẩm ngày 1/3, TAND tỉnh Lạng Sơn đã tuyên tổng hình phạt 224 năm 6 tháng tù giam cho 27 bị cáo; thu hồi sung công quỹ nhà nước hơn 4,4 tỷ đồng từ tiền nhận hối lộ. Trong số 36 bị cáo đã hầu tòa sơ thẩm, có 22 bị cáo có đơn kháng nghị lên TAND tối cao.
Dự kiến, phiên tòa phúc thẩm sẽ kết thúc vào ngày 23/7.
Nguyên cục trưởng Hải quan Lạng Sơn lĩnh án 5 năm tù(02/03/2004)
Nguyên cục trưởng hải quan Lạng Sơn cho rằng bị vu cáo(26/02/2004)
Luật sư yêu cầu làm rõ 3,6 tỷ đồng hối lộ 'ngót' đi đâu(25/02/2004)
Vụ ăn hối lộ ở Tân Thanh: Luật sư phản bác cáo trạng(24/02/2004)
Đề nghị 4-5 năm tù với nguyên cục trưởng hải quan Lạng Sơn(21/02/2004) |
Những điều chưa biết về Lương Quốc Dũng
Nguyên phó chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao Lương Quốc Dũng (bị can tại vụ án hiếp dâm trẻ em) là người mê tín dị đoan. Điều này không chỉ xuất phát từ thông tin Lương Quốc Dũng khi đương chức đã dùng nhiều tiền mua trinh trẻ vị thành niên vì làm như vậy sẽ giúp ông gặp "son".
Hôm thực hiện lệnh bắt, khám xét nơi ở và làm việc của bị can Dũng tại Uỷ ban Thể dục thể thao, nhiều lời đồn cho rằng Cơ quan Cảnh sát điều tra thu giữ nhiều tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Tại phòng làm việc của Lương Quốc Dũng, ngoài chiếc điện thoại di động LG-SE 70 mà bị can sử dụng để liên lạc với Nguyễn Quỳnh Nga (Nga "Chọi", đồng phạm về hành vi hiếp dâm trẻ em) cùng một tập hồ sơ đấu thầu xây dựng và hợp đồng tài trợ cho SEA Games 22, thì tài sản duy nhất mà cơ quan điều tra thu giữ là mấy đĩa VCD. Đây không phải là những chiếc đĩa phim tình cảm hay ca nhạc của một cô ca sĩ Sài Gòn bị đồn đại là có quan hệ đặc biệt với bị can Dũng, mà là... đĩa "lên đồng" trong đó, những "cô đồng" nhảy nhót, múa may và nói toàn những điều vớ vẩn.
Sau buổi bắt giữ đó, trong suốt quãng thời gian dẫn giải từ Uỷ ban Thể dục thể thao về Trại tạm giam B14 - Bộ Công an, bị can Dũng ngồi khá lặng lẽ. Đến trại giam, trong buổi lấy cung đầu tiên, bị can bất ngờ hỏi điều tra viên: "Cán bộ có tin vào bói toán không?", rồi ngồi kể về một thầy bói ở Thanh Hoá mà theo lời của bị can là "rất thiêng".
Đến khi kết thúc cuộc điều tra, vô tình, một điều tra viên nhận ra rằng, thật tình cờ, mọi thứ liên quan đến bị can Lương Quốc Dũng đều gắn với con số 13: Bản kết luận điều tra được Thượng tá Lã Ngọc Tỉnh (Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra) ký vào ngày 13. Bản kết luận gồm 13 trang và để gửi đến đủ các bên liên quan như VKSND, tống đạt đến bị can... nó đã được ký đúng 13 bản. Trong đợt đặc xá vừa qua, một phạm nhân tại Trại tạm giam B14 được ra tù tiết lộ rằng, phòng giam của ông Dũng cũng mang số 13.
Với bị can Lương Quốc Dũng, sự trả giá lớn nhất cho vụ "mua trinh" tại khách sạn Eden không phải là việc bị mất chức, bị bắt giam... Nỗi ám ảnh thường trực đối với bị can trong những ngày ở trại tạm giam là những việc làm của bản thân đã khiến cho hai đứa con nhỏ mất đi cuộc sống bình thường. Và có thể, chúng sẽ phải lớn lên với những mặc cảm về tội lỗi của cha mình. Chính vì vậy, bị can Dũng đã gửi thư cho gia đình, xin lỗi cha mẹ, vợ và các con.
Liên quan vụ "mua trinh" ở khách sạn Eden, bị can Dũng và những người liên quan đã có những lời khai rất mâu thuẫn. Theo Nguyễn Quỳnh Nga, sau khi gặp nhau tại một quán karaoke, Nga cùng bị can Dũng đã đi chơi với nhau nhiều lần tại một nhà nghỉ ở quận Thanh Xuân. Mỗi lần như vậy, bị can Dũng đều cho Nga tiền và nhờ giới thiệu bạn gái cho bị can. Trong vụ "mua trinh" tại khách sạn Eden, bị can Dũng đã đưa cho Nga 6,5 triệu đồng. Lời khai của bị can Dũng về số tiền đã đưa cho Nguyễn Quỳnh Nga là 11 triệu đồng trong khi cháu Y. (bị hại trong vụ án) khai, khi từ khách sạn Eden về một quán chè đã được bị can Nguyễn Quỳnh Nga đưa 100 USD và 3,8 triệu đồng. Tương tự, số tiền được sử dụng để "chạy" gia đình cháu Y. rút đơn, bị can Dũng khai đã đưa cho bà Hoàng An 68.000 USD nhưng bà An khai chỉ nhận số tiền tương đương 1 tỷ đồng là 64.500 USD. Gia đình cháu Y. ban đầu phủ nhận chuyện nhận tiền, sau đó lại trả lời: "Con tôi là bị hại trong vụ án, ai đưa tiền thì tôi cứ nhận". Còn khi được cơ quan điều tra hỏi về việc yêu cầu bồi thường dân sự thì từ chối trả lời và bảo sẽ nêu vấn đề này tại phiên toà.
Hôm thực hiện thủ tục tống đạt kết luận điều tra, sau khi đọc xong, bị can Lương Quốc Dũng tỏ ra rất buồn. Trước đó, bị can đã bày tỏ nguyện vọng, xin phép Ban Giám thị Trại tạm giam B14 cho mượn những cuốn sách pháp luật để tìm hiểu, chuẩn bị cho ngày ra đứng trước vành móng ngựa. Bằng những kiến thức pháp luật của bản thân, bị can Dũng cho rằng, mình chỉ phạm tội giao cấu với trẻ em chứ không phạm tội hiếp dâm. Bị can Dũng dẫn chứng là trước khi diễn ra việc giao cấu, cháu Y. còn ngồi vào lòng bị can (Nguyễn Quỳnh Nga cũng khai về chi tiết này nhưng cháu Y., trong lời khai tại cơ quan công an đã phủ nhận).
Lương Quốc Dũng rất sợ dư luận. Đó là một trong những nguyên nhân mà khi mới bị bắt, bị can đã từ chối không mời luật sư, sợ các luật sư sẽ làm rùm beng khiến cho việc của bị can phạm tội càng trở nên ầm ĩ. Trước đó, khi vụ việc hiếp dâm cháu Y. tại khách sạn Eden vỡ lở, bị can gần như không tiếp xúc với bất cứ ai, cửa sổ phòng làm việc tại Uỷ ban thể dục thể thao luôn bị đóng im ỉm.
Được các điều tra viên hỏi về tình trạng sức khoẻ trong những ngày sống tại Trại tạm giam B14, bị can Dũng trả lời là sống thoải mái hơn khi chưa bị bắt bởi trước đó lúc nào bị can cũng nơm nớp, thấp thỏm về chuyện bao giờ sẽ bị bắt nên không ăn không ngủ được, có hôm 1h sáng phải ra hiệu massage để thư giãn. Những ngày sống trong trại tạm giam, bữa nào bị can Dũng cũng ăn được 3 bát cơm nên sau 8 tháng sống trong trại, bị can Lương Quốc Dũng thậm chí còn tăng cân.
Xét xử kín vụ án Lương Quốc Dũng(15/10/2004)
Có đủ cơ sở để xử kín vụ án Lương Quốc Dũng?(24/09/2004)
Vụ Lương Quốc Dũng: Gia đình bị hại đề nghị xét xử kín(23/09/2004)
Dự kiến ngày 28/10 xét xử Lương Quốc Dũng(18/09/2004)
Tháng 10 sẽ xét xử vụ án Lương Quốc Dũng(09/09/2004) |
Giả danh nữ sinh để lừa đảo
Nhiều cô gái la cà ở những khu gần trường học, tìm hiểu cuộc sống của các nữ sinh viên, lợi dụng sơ hở để trộm cắp thẻ sinh viên và một số giấy tờ khác làm "phương tiện hành nghề". Chờ thời cơ thuận lợi, họ cài bẫy những đối tượng cả tin để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Đầu tháng 11/2004, anh Thanh, (quận Hoàng Mai, Hà Nội), tình cờ quen một cô gái ở khu vực Trường Đại học Công đoàn. Với chiều cao khoảng 1m65, cô gái trông rất hấp dẫn trong bộ quần áo bò và chiếc túi khoác tung tẩy. Cô giới thiệu tên Nga, sinh viên Đại học Công đoàn và thập thò cho xem chiếc thẻ sinh viên cùng một loạt giấy tờ khác như thẻ thư viện, giấy phép lái xe... Vài ba lần gặp nhau trong quán cà phê, Thanh thấy tin và yêu nữ sinh ấy, còn cô gái dường như cũng đã vượt qua những e ấp ban đầu vì một tình yêu "sét đánh". Tối 18/11, Thanh gọi điện thoại cho Nga hẹn đi uống cà phê và hát karaoke. Sau cơn "mây mưa" tại một nhà nghỉ trên phố chùa Bộc, Thanh lăn ra ngủ, Nga lẻn dậy, lấy trộm điện thoại di động trị giá hơn 6 triệu đồng, 1 nhẫn vàng trị giá 1 triệu đồng và 500 nghìn đồng trong ví của anh Thanh rồi mang chứng minh nhân dân của Thanh xuống lễ tân để đổi lấy thẻ sinh viên và biến mất.Chỉ sau đó một ngày, Công an phường Quang Trung, quận Đống Đa, đã bắt được Nga khi thị đang trao đổi, hẹn hò trên điện thoại di động với một chàng trai mới bị cô ta đưa vào "bẫy" và vẫn với cái "mác" sinh viên. Đào Thị Nga (25 tuổi) lộ nguyên hình là một kẻ lang thang, không nghề nghiệp, đã có một tiền án về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Khác với Nga, Phan Thanh Nhàn đã tạo cho mình vỏ bọc khá nhuyễn của một nữ sinh viên Đại học Ngoại ngữ và ung dung đưa "vào bẫy" anh Thi, Giám đốc một công ty chuyên thiết kế trang thiết bị nội thất ở Hà Nội. Nhàn nói rằng được bố mẹ cho 150 triệu đồng để mở một quầy bar cho sinh viên ở khu vực cạnh khách sạn Sông Nhuệ (Hà Đông) và ký hợp đồng thiết kế với Công ty anh Thi. Trước khi ký, Nhàn nhờ Thi đèo về nhà thuê xem xét lại mặt bằng, cấu tạo nhà để thiết kế cho hợp lý. Đến nơi, cô ta chỉ một ngôi nhà ở mặt ngõ, khoá cửa ngoài và nói rằng đó là nhà mình thuê, mượn anh điện thoại di động gọi cho chủ nhà về. Cầm điện thoại của anh Thi, Nhàn vừa giả vờ gọi, vừa tiện chân lững thững đi vào ngõ. Đến đoạn khuất, cô ta biến luôn sang ngách khác... Khi bị cơ quan điều tra bắt giữ, Nhàn vẫn tự nhận mình là sinh viên tại chức năm thứ 3 khoa Trung - Nhật trường Đại học Ngoại ngữ và nói về cuộc sống sinh viên, ký túc xá, các kỳ học... y như thật. Nhàn chỉ chịu cúi mặt khi các điều tra viên của Công an quận Hoàn Kiếm đọc cho nghe kết quả xác minh tại trường Đại học Ngoại ngữ.Cuối năm ngoái, Công an Hà Nội cũng triệt phá một đường dây "gái gọi" cao cấp, gồm 7 cô gái trẻ và đẹp. Đường dây này thuộc diện nổi giữa chốn ăn chơi sành điệu đất Hà thành. Khi đi khách, các cô cũng dùng thủ đoạn giả danh sinh viên, kể lể hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến cho các đấng mày râu lắm của nhiều tiền và đa tình động lòng trắc ẩn. Từ chỗ tin vào cái vỏ sinh viên của các cô, nhiều đấng mày râu nhẹ dạ rơi vào những "bẫy lừa ngọt ngào", song vì lý do tế nhị, đành "ngậm bồ hòn", mất tài sản mà không dám trình báo với cơ quan Công an. |
Một nữ tài xế taxi bị cưỡng hiếp
Nạn nhân là chị P.T. - tài xế taxi của một hãng lớn tại TP HCM - đã bị một gã đàn ông ngoài 30 tuổi khống chế cưỡng hiếp, sau khi đã cướp tiền và tài sản. Vụ việc xảy ra vào rạng sáng 28/3, sau khi chị P.T. nhận chở người đàn ông trên từ đường Lê Duẩn (quận 1) về quận 7.
Khi xe đến quận 7, người khách ngồi sau dùng dao gí vào cổ tài xế, buộc chở đi Long An. Hắn bịt mắt, trói tay nạn nhân rồi thực hiện hành vi đồi bại tại một khu vực vắng vẻ gần Công ty Phú Mỹ Hưng. Ngoài ra, hắn còn cướp lấy 300.000 đồng, một điện thoại di động và phá hỏng máy bộ đàm xe taxi của nạn nhân trước khi bỏ đi.
Nạn nhân sau đó được bảo vệ Công ty Phú Mỹ Hưng phát hiện, đưa vào bệnh viện cấp cứu. |
Thanh tra y tế tống tiền đồng nghiệp
Ông Vũ Trọng Hải (Trưởng đoàn kiểm tra ngành y - dược quận 7, TP HCM) lợi dụng chức vụ, quyền hạn đã đe doạ, nhũng nhiễu nhiều cơ sở bán thuốc chữa bệnh trên địa bàn.
Khi nhà thuốc của bác sĩ Nguyễn Như Tân đã đóng cửa thì có 3 người đàn ông đi trên ôtô xộc vào. Không giới thiệu, không mang bảng tên, một người phanh áo ngực chạy vào nhà bếp. Ông Tân không biết là ai nên chạy xuống hỏi thì bị ông này quát: "Mày chưa nghe tên bác sĩ Hải hay sao? Chống đối thanh tra hả, tao sẽ đóng cửa nhà thuốc của mày", ông Tân trình bày với Công an quận 7.
Nói rồi, ông Vũ Trọng Hải lục thùng rác, lấy mấy vỉ thuốc tránh thai, mấy lọ kem Thanh Thảo, mấy gói Clamoxyl& tất cả đều đã hết hạn và tống tất vào túi nilon. Ông còn lấy rất nhiều thuốc trong quầy bỏ chung vào túi mang đi.
Ông Hải tiếp tục lấy một ống thuốc Adrenalin trong hộp thuốc cấp cứu và tuyên bố là thuốc đã quá hạn. Ông Tân xem lại thấy còn hạn sử dụng đến tháng 7/2006 nên phản ứng. Thấy vậy, bác sĩ Hải bỏ lại, nhưng vẫn ghi vào biên bản kiểm tra là thuốc hết hạn và hành nghề quá phạm vi cho phép. Một lát sau, ông Hải kéo ông Tân xuống bếp hạ giọng: "Không lẽ cùng đồng nghiệp tao lại phạt mày. Trước mặt văn võ bá quan, mày cứ ký biên bản đi tao sẽ tính cho&". Sau đó, ông Hải cho ông Tân số điện thoại và hẹn "gặp lại sau sẽ xóa tội".
Mấy ngày sau, ông Tân điện thoại thì dược sĩ Phước (người đi cùng ông Hải đến nhà hôm trước) nghe máy và hẹn sẽ thông báo "giá" cụ thể. Sự việc được trình báo công an.
Một trường hợp khác cho biết, ngày 24/4, bác sĩ Hải đã đến kiểm tra nhà thuốc tây Trúc Anh và thu được một ống chích trong thùng rác. Chủ nhà thuốc là Phạm Văn Thanh trình bày, ông bị tiểu đường, phải thường xuyên chích loại thuốc này, vỏ thuốc trong thùng rác là của mình. Ông Hải không nghe và lập biên bản là "có tiêm thuốc và khám bệnh".
Ngày 26/4, bác sĩ Hải điện thoại cho ông Thanh, trắng trợn ngã giá: "Mua cho tôi một điện thoại di động Nokia 7610 thì tôi sẽ bỏ qua cho". Nhận được đơn tố cáo của ông Thanh, Công an quận 7 đã bắt quả tang bác sĩ Vũ Trọng Hải nhận 4 triệu đồng của ông Thanh tại quán cà phê.
Sau khi bác sĩ Hải bị bắt, nhiều nhà thuốc tư nhân tại quận 7, tiếp tục gửi đơn đến công an tố cáo hành vi nhũng nhiễu. Dược sĩ Ngô Đặng Sơn Nguyệt (nhà thuốc tư nhân Như Xuân) bức xúc, trong lần đến kiểm tra bác sĩ Hải đã hăm dọa: "Tao sẽ tìm mọi cách đóng cửa nhà thuốc". Sau khi ra về, bác sĩ Hải còn tự ý lấy một số thuốc có giá trị bỏ vào thùng niêm phong mang đi mà không ghi vào biên bản.
Còn chủ nhà thuốc tây Quỳnh Như cho biết: "Ông Hải đến hiệu thuốc của tôi, mua nhiều thứ thuốc trị giá gần 500.000 đồng, sau đó đưa giấy kiểm tra và yêu cầu tôi chấp hành các thủ tục kiểm tra, rồi biểu tính tiền, thì làm sao tôi dám tính&".
Cơ quan điều tra đang tiếp tục củng cố chứng cứ để xử lý ông Hải với hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản của nhiều đồng nghiệp. |
Kiểm điểm bí thư, chủ tịch phường 28, Q. Bình Thạnh
Theo kết luận của Thanh tra quận Bình Thạnh, tình hình vi phạm về nhà đất tại phường 28 (khu vực Bình Quới - Thanh Đa) diễn ra hết sức nghiêm trọng. Qua kiểm tra tại 16/34 tổ dân phố trên địa bàn phường đã phát hiện có đến 335 vụ vi phạm về xây cất, sang nhượng đất trái phép.
Từ năm 1997 đến nay, chủ tịch phường đã tiếp tay cho đầu nậu, ký xác nhận mua bán đất trái phép nhiều trường hợp và còn báo cáo gian dối khi đoàn thanh tra yêu cầu. |