text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Galium baldense là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được Spreng. mô tả khoa học đầu tiên năm 1813. Phạm vi bản địa của loài này là nước Ý (khu vực Đông Nam dãy Alps). Nó là một loại cây con và phát triển chủ yếu trong quần xã sinh vật ôn đới. "Galium baldense" có thể là cây một năm hoặc cây lâu năm, với thân yếu, đôi khi mọc lộn xộn. Lá hẹp và thường là những bông hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng ở cuối chùy.
1
null
Galium kamtschaticum là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được Steller ex Schult. mô tả khoa học đầu tiên năm 1827. Loài này có nguồn gốc từ vùng đông bắc châu Á và phía bắc Bắc Mỹ: Nga (Kamchatka, đảo Sakhalin và quần đảo Kuril), đông bắc Trung Quốc (Hắc Long Giang, Cát Lâm), bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Alaska (bao gồm quần đảo Aleut), Canada (Yukon, Lãnh thổ Tây Bắc, British Columbia, Quebec, Ontario, Newfoundland, Nova Scotia, New Brunswick), và phần phía bắc của tiếp giáp Hoa Kỳ (Maine, New Hampshire, Vermont, New York, Michigan, Washington).
1
null
Lát hoa (danh pháp khoa học: Chukrasia tabularis) là một loài thực vật có hoa thuộc chi Lát ("Chukrasia"), họ Xoan (Meliaceae). Cây được M.Roem. mô tả khoa học năm 1830. Loài lát hoa có kích thước thuộc loại cây gỗ trung bình, cao tới 25m, thân cây thẳng, gốc có bạnh vè lớn, cành rậm, vỏ thân màu nâu nhạt rạn nứt dọc. Cành non có màu đỏ nâu với lớp lông mịn. Lá kép lông chim một lần chẵn mọc cách, lá có kích thước 30–50 cm. Cuống chính (từ đầu cuống đến lá chét đầu tiên) của lá hình trụ, dài 4,5–7 cm. Mỗi lá chính có 10 - 16 lá chét, cuống lá chét dài từ 4-8 mm, lá chét hình trứng hoặc mũi mác thuôn dài (giai đoạn cây non đôi khi là xẻ thùy), đầu lá chét nhọn đôi khi là có mũi nhọn, đuôi lá chét thường lệch, kích thước lá chét dài 7–12 cm và rộng từ 3–5 cm, hệ gân của lá chét là gân lông chim có từ 10-15 cặp gân phụ, mặt trên lá chét nhẵn, mặt dưới không hoặc phủ nhẹ lớp lông mịn màu nâu nhạt. Hoa tự hình chùy mọc ở đầu cành. Hoa màu trắng kem, có mùi thơm nhẹ, kích thước hoa 1,2 - 1,5 cm. Quả hình cầu hoặc bầu dục màu xám vàng đến nâu, kích thước từ 3,5–4 cm. Mùa hoa từ tháng 4 đến thánh 5, mùa quả từ tháng 7 đến tháng 1 năm sau. Sinh thái và phân bổ. Cây ưa sáng sống lâu, giai đoạn non ưa bóng, sinh trưởng nhanh tới 5 tuổi, từ tuổi thứ 6 trở đi sinh trưởng trung bình tới chậm. Phân bổ tự nhiên ở rừng hỗn giao lá rộng thường xanh hoặc rụng lá, cũng thường rải rác ở thảm thực vật thưa thớt. Độ cao phân bổ từ 300 – 1600 m núi đất tới núi đá vôi. Nó có phân bổ rộng rãi ở Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam. Cũng được nhân giống trồng ở nhiều nước khác như Cameroon, Costa Rica, Nigeria, Puerto Rico, Nam Phi, và Hoa Kỳ. Sử dụng. Cây chủ yếu cho giá trị khai thác gỗ đóng đồ dùng nội thất, ván khắc, ván ghép. Trong y học truyền thống Ấn Độ người ta dùng vỏ cây làm thuốc. Lát hoa cũng thường được trồng ven làng bản dùng làm cây bóng mát ở một số nơi và là loài cây biểu tượng của tỉnh Phrae (miền bắc Thái Lan).
1
null
Galium odoratum là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được (L.) Scop. mô tả khoa học đầu tiên năm 1771. Là bản địa đến phần lớn Châu Âu từ Tây Ban Nha và Ireland đến Nga, cũng như Tây Siberia, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Kavkaz, Trung Quốc và Nhật Bản. Nó cũng được du nhập một ở các địa điểm rải rác ở Hoa Kỳ và Canada. Loài này được trồng rộng rãi vì hoa và tán lá có mùi thơm. Một cây thân thảo, có chiều cao , thường nằm trên mặt đất hoặc được dựa vào các cây khác. Loài này có mùi ngọt của với tác nhân gây mùi coumarin, và đôi khi được sử dụng làm chất tạo hương do thành phần hóa học của nó.
1
null
Dolichos linearis là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được E.Mey. miêu tả khoa học đầu tiên. Đặc điểm. Bề ngoài khá bóng bẩy, thanh mảnh; thân mọc thẳng ở gốc, dạng sợi và xoắn lên trên; lá chét hình mác hoặc mác mác, nở ra, cứng, có gân hình lưới và có mép; cuống hoa hình sợi, uốn lượn, vừa đủ dài quá cuống lá ngắn, có 2–4 hoa; đài hoa hình thùy delta, dài bằng nửa ống; cây họ đậu mọc so le, nhọn ở gốc, 4–6 hạt, cùn; kiểu dáng mảnh mai, nhỏ nhắn, với một chùm lông bao quanh bên dưới điểm cực. Rất giống D. angustifolius, và chỉ được phân biệt chính xác qua kiểu dáng, cũng như các loại đậu rộng hơn và tù hơn. Các lá chét nói chung, nhưng không phải luôn luôn, mở rộng, không phức tạp, dài 2–3 inch, rộng 2–4 đường; những lá phía dưới thường có hình mác rộng, dài 1–1 1/2 inch, rộng 3–4 đường. Hoa như ở D. angustifolius. Trong biến. β. các lá dạng bình thường xuất hiện trên cùng một thân với các lá 5 lá, đặc biệt là trên mẫu vật của Burke và Zeyher từ Orange River. Phân bố. Châu Phi.
1
null
Endosamara racemosa là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên trong tập 3 sách "Flora indica" xuất bản năm 1832 (sau khi ông mất), dù ông đã công bố tên gọi (thiếu phần mô tả) từ năm 1814 trong sách "Hortus Bengalensis". Năm 1984, Robert Geesink thiết lập chi "Endosamara" và chuyển nó như là loài điển hình và duy nhất của chi này.
1
null
Glycyrrhiza acanthocarpa là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được John Lindley mô tả khoa học đầu tiên năm 1838 dưới danh pháp "Indigofera acanthocarpa". Năm 1919, John McConnell Black chuyển nó sang chi "Glycyrrhiza". Phân bố. Loài này có tại New South Wales, Queensland, Nam Úc, Victoria, Tây Úc. Mô tả. Cây bụi cao 60-80 cm, thân rễ mập, mọc thẳng đứng và có góc cạnh, nhiều cành, các cành sần sùi, lá kép lông chim với 5 đôi lá chét có lông tơ dính; lá chét thẳng-hình mác, có mấu nhọn, mép sần sùi, cành hoa dài bằng lá. Các tế bào bao phấn hợp lại tại đỉnh, và mảnh vỏ trước nhỏ hơn mảnh vỏ sau ở tất cả các bao phấn, trong số đó 5 bao phấn nhỏ hơn và nằm trên các chỉ nhị ngắn. Quả đậu gần thuôn tròn-hình xoan ép dẹp, có mấu nhọn dạng gai, chứa 1 hạt hình trứng ngược ép dẹp, bóng, màu xanh lục xỉn lốm đốm nâu. Ra hoa tháng 12-4, tạo quả tháng 4-5.
1
null
Glycyrrhiza aspera là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Peter Simon von Pallas miêu tả khoa học đầu tiên năm 1771. Tên tiếng Trung là 粗毛甘草 (thô mao cam thảo), nghĩa là cam thảo lông thô. Phân bố. Từ miền nam Nga phần thuộc châu Âu tới tây bắc Trung Quốc (Cam Túc, Nội Mông, Tân Cương, Thanh Hải, Thiểm Tây), Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Gruzia, Iran, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Liban, Mông Cổ, Syria, Tajikistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Uzbekistan. Môi trường sống là rìa trang trại, bờ sông, thảo nguyên; cao độ 100-800 m. Mô tả. Cây thảo, lâu năm. Rễ và thân rễ thanh mảnh. Thân thẳng đứng hoặc tản mạn, cao 10-30 cm, thưa lông tơ và lông tuyến. Lá 2,5-10 cm, 5 hoặc 7 hoặc 9 lá chét; lá kèm hình trứng-tam giác, 4-6 × 2-4 mm; cuống thưa lông tơ và lông tuyến, lá chét màu xanh lục-xám, hình trứng, hình trứng rộng, hình trứng ngược hoặc hình elip, 10-30 × 3-18 mm, mặt xa trục thưa lông tơ và lông tuyến, mặt gần trục nhẵn nhụi, đáy hình nêm, mép lông gai nhỏ. Cành hoa nhiều hoa; trục cuống dài hơn lá, nhiều lông, lông tuyến; lá bắc thẳng-hình mác, 3-6 mm, dạng màng. Đài hoa hình trụ, 7-12 mm, thưa lông tơ, 5 răng; 2 răng trên hơi hợp lại. Tràng hoa màu tía sáng hoặc tía; cánh cờ thuôn dài, 13-15 × 5-6,5 mm, đáy hẹp lại thành vuốt, đỉnh thuôn tròn; cánh bên 1,2-1,4 cm; cánh lưng 1-1,1 cm. Bầu nhụy có lông sau nhẵn nhụi. Quả đậu thường cong lưỡi liềm tới cong thành vòng, màu nâu, hình chuỗi, 1,5-2,5 cm, nhẵn nhụi. Hạt 2-10, màu nâu-đen, hình cầu. Ra hoa tháng 5-6, tạo quả tháng 7-8. "2n" = 16.
1
null
Glycyrrhiza astragalina là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được William Jackson Hooker và George Arnott Walker Arnott mô tả khoa học đầu tiên năm 1833 theo thông tin từ John Gillies. Mẫu định danh. "Cuming 812", thu thập tại thung lũng Uspallata, vùng núi Andes trong tỉnh Mendoza, Argentina. Phân bố. Loài này có tại Argentina và miền trung Chile.
1
null
Glycyrrhiza bucharica là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Eduard August von Regel mô tả khoa học đầu tiên năm 1884. Từ nguyên. Tính từ định danh loài "bucharica" lấy theo tên Emir quốc Bukhara (1785-1920) dưới sự bảo hộ của đế quốc Nga, nằm trên lãnh thổ ngày nay thuộc Uzbekistan, Tajikistan, Turkmenistan và Kazakhstan. Phân bố. Đông bắc Afghanistan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan.
1
null
Glycyrrhiza echinata là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Từ nguyên. Tính từ định danh "echinata" là tiếng Latinh nghĩa là gai, để nói tới các quả đậu nhiều gai che phủ, như trong mô tả của Linnaeus (Leguminibus echinatis. Glycyrrhiza capite echinato). Phân bố. Loài này có tại Armenia, Azerbaijan, Bắc Macedonia, Bosna và Hercegovina, Bulgaria, Croatia, Gruzia, Hungary, Hy Lạp (gồm cả các đảo Đông Aegea), Iran, Kazakhstan, Kosovo, Liban, Montenegro, Nga (phần thuộc châu Âu và Krym), Palestine, Romania, Serbia, Slovenia, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Ukraina. Mô tả. Cây lâu năm cao 50-130 cm. Thân phủ phục hoặc mọc thẳng. Lá 3-6 cặp lá chét hình elip, lá chét dài tới 45 mm, thu hẹp ở đáy và đỉnh. Lá kèm hình mác. Cụm hoa dày đặc, gần như hình cầu. Hoa dài tới 10 mm, màu tía-lam. Nở hoa trong nửa sau mùa hè. Quả đậu trong đầu hình cầu dày đặc, hình trứng hoặc elip, dài tới 16 mm, nửa trên rậm gai che phủ. Rễ có vị ngọt.
1
null
Glycyrrhiza foetida là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được René Louiche Desfontaines mô tả khoa học đầu tiên năm 1799. Từ nguyên. Tính từ định danh "foetida" là tiếng Latinh có nghĩa là mùi hôi, để chỉ đặc điểm toàn cây tỏa ra mùi hôi. Phân bố. Loài này có tại miền nam Tây Ban Nha và miền tây Bắc Phi, bao gồm Algérie‎, Maroc và Tunisia. Mô tả. Cụm hoa bông thóc, quả đậu hình xoan, có mấu nhọn, có gai. Rễ bò trườn. Thân cây mọc thẳng, có khía, cây cao 30-60 cm, phân nhiều cành. Lá kép lẻ, 9-11, gần mọc đối, có đốm hoặc màng, màu xám tro; các lá chét dưới hình tim ngược; các lá chét trên hình trứng-hình mác, có mấu nhọn, rộng 9-13 mm, dài 13-17 mm. Lá kèm 2, hình dùi, sớm rụng. Hoa mọc thành cụm, cành hoa bông thóc, không cuống trên trục cụm hoa ở nách lá. Cành hoa bông thóc 5-7 cm. Đài hoa 5 răng; các răng nhọn. Tràng hoa màu vàng nhạt. Cánh cờ hẹp, tù, các cánh bên và cánh lưng dài hơn. Nhị hoa 10, hai bó. Vòi nhụy bền. Quả đậu ép dẹp, hình xoan-thuôn dài, có mấu nhọn, có gai, 2-3 hạt. Toàn cây có mùi hôi. Ra hoa đầu mùa xuân. Sinh sống ven dãy núi Atlas và trên các cánh đồng gần Mayan. Lưu ý. "Glycyrrhiza foetida" là danh pháp không hợp lệ (nom. illeg.). Nó được Joseph Franz von Jacquin gán cho hình minh họa tại tab. 56 sách "Eclogae Plantarum Rariorum aut minus Cognitarum", nhưng các đặc điểm hình thái của hình vẽ được xác định là của "Glycyrrhiza echinata".
1
null
Cam thảo nhẵn hay cam thảo (danh pháp khoa học: Glycyrrhiza glabra) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Tên gọi trong tiếng Trung là 洋甘草 (dương cam thảo); tiếng Nga là лакрица, лакричник, солодка голая, солодка гладкая; tiếng Anh là liquorice, licorice; tiếng Pháp là réglisse. Từ nguyên. Tính từ định danh "glabra" là tiếng Latinh nghĩa là nhẵn nhụi, để nói tới các quả đậu với vỏ quả nhẵn nhụi, như trong mô tả của Linnaeus (Leguminibus glabris). Phân bố. Loài này có trong khu vực từ Nam Âu (Italia) về phía đông qua Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia Trung Á tới Mông Cổ, Trung Quốc, về phía đông nam qua Trung Đông tới Arab Saudia, Iran và Pakistan. Loài này cũng du nhập vào các quốc gia và khu vực như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia, Thụy Sĩ, Algeria, Ai Cập, Bangladesh, Nam Phi, Australia, Việt Nam, Bắc Mỹ. Môi trường sống là ven các trang trại, vệ đường, các khu vực đất mặn; cao độ 500-1.300 m. Mô tả. Cây thảo lâu năm. Thân cao 50-150 cm, hóa gỗ ở gốc, rậm lông màu trắng, là lông tuyến dạng vảy có mạch hỗ. Lá 5-14 cm, 11-17 lá chét; lá kèm sớm rụng, thẳng, 1-2 mm; cuống lá rậm lông tuyến màu vàng-nâu và lông nhung; lá chét hình trứng-thuôn dài, thuôn dài-hình mác hoặc hình elip, 1,7-4 × 0,8-2 cm, mặt xa trục rậm lông tuyến dạng vảy có mạch hỗ màu vàng và lông tơ trên các gân, mặt gần trục có lông sau nhẵn nhụi hoặc nhiều lông, đáy thuôn tròn, đỉnh thuôn tròn hoặc rộng đầu và với mấu nhọn. Cành hoa nhiều và dày đặc hoa; trục hoa rậm lông tuyến dạng vảy màu nâu có mạch hỗ, lông nhung và lông măng màu trắng; lá bắc hình mác, ~2 mm, dạng màng. Đài hoa hình chuông, 5-7 mm, thưa lông tuyến màu vàng có mạch hỗ và lông tơ, 5 răng; 2 răng trên hợp lại phần lớn. Tràng hoa màu tía hay tía sáng, 9-12 mm; cánh cờ hình trứng hay thuôn dài, 1-1,1 cm, đáy có vuốt, đỉnh tù; cánh bên 8-9 mm; kcánh lưng thẳng, 7-8 mm. Bầu nhụy nhẵn nhụi. Quả đậu thuôn dài, phẳng, 17-35 × 4,5-7 mm, hiếm khi co lại ở khoảng giữa các hạt, nhẵn nhụi hoặc thưa lông, hiếm khi có lông tuyến. Hạt 2-8, màu xanh lục sẫm, đường kính ~2 mm, nhẵn bóng. Ra hoa tháng 5-6, tạo quả tháng 7-9. "2n" = 16.
1
null
Lôi khoai (danh pháp hai phần: Gymnocladus angustifolius) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (Gagnep.) J.E.Vidal miêu tả khoa học đầu tiên. Cây lá đỏ ở Bảo Lộc là cây có tên khoa học là Lôi Khoai, một loài cây gỗ rụng lá vào cuối đông rồi nảy lộc vào giữa mùa xuân, có thể cao 20 – 30 m. Lá kép lông chim chẵn hai lần, cuống cấp một dài 25 – 40 cm, mang 4 – 6 cặp cuống cấp hai, mỗi cuống mang 8 – 12 cặp lá chét thon, dài 3 – 5 cm. Hoa dạng chùm dài 5 cm, có lông phủ dày, tràng hoa tim tím, 10 nhị. Quả dạng quả đậu, nâu đen, dài 12 cm, chứa 4 – 8 hạt, kích thước hạt 15 x 12 mm. Do cây có lá kép lông chim, dạng như lá cây Lim xanh, nhưng khi non có màu đỏ son chói lọi, nên anh em lâm nghiệp ở Vườn QG Bạch Mã đã gọi nó là “Lim lửa”. Cái tên này cũng hay, vì chính nhà thực vật học người Pháp Gagnepain xếp nó vào chi Lim xanh – Erythrofloeum (Lim xanh) với tên khoa học là Erythrofloeum angustifolium (Gagn) và từ đó cũng đã có nhiều người gọi là Lim lá thắm, thậm chí là Lim xanh lá thắm. Khi nhìn màu sắc đỏ thắm của loài cây này từ xa, người ta mường tượng như những cây Phong ở Nhật Bản, Hàn Quốc… hay cây Thích nảy lộc vào xuân ở đỉnh núi Bảo Lộc. Không ít du khách đã dừng xe, chọn góc nhìn để lấy cho được vài ba kiểu ảnh. Càng chụp cận cảnh, người chụp càng ngạc nhiên. Bởi khi thoạt nhìn cứ tưởng một vòm hoa nở rộ của một loài cây gì đó, nhưng khi nhìn kỹ qua những tấm hình đặc tả mới hiểu rằng đó là màu lá.
1
null
Huyết mộc, tên khoa học Haematoxylum campechianum, là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên. Chất chiết từ gỗ cây huyết mộc là hematoxylin được sử dụng trong "phương pháp nhuộm hematoxyline và eosin" để nhuộm mô kiểm tra sự thay đổi hình thái mô học.
1
null
Trang Đồng Nai (danh pháp: Ixora dongnaiensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được Pierre ex Pit. mô tả khoa học đầu tiên năm 1924. Cây thân bụi cao từ 0,5 – 2 m. Cành non có nhiều lông. Lá đơn mọc đối, phiến lá hình bầu dục, đầu lá hình tù, đuôi lá ngọn hình nêm. Mặt trên phiến lá nhẵn láng, mặt dưới phiến lá co lông, hệ gân lông chim. Lá kèm hình nhọn dài cỡ 1 cm sớm rụng. Hoa tự tán, lá đài của hoa dài 0,6 cm có lông, tràng hoa hợp dưới tạo thành ống vành dài 2,5 – 3 cm, tràng hoa màu trắng. Cây phân bổ chủ yếu vùng thượng nguồn sông Đồng Nai.
1
null
Indigofera australis là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Willd. miêu tả khoa học đầu tiên. Là một loài rất phổ biến và phổ biến ở Úc. Chúng mọc trong một loạt các môi trường sống khác nhau, chủ yếu là rừng mở và rừng bạch đàn, mà còn ở sa mạc và ở rìa rừng mưa nhiệt đới. Phổ biến rộng rãi ở miền nam Australia từ đông nam Tây Úc đến đông bắc Queensland.
1
null
Đậu tằm đắng (danh pháp khoa học: Lathyrus linifolius, đồng danh: "Lathyrus montanus") là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Johann Jacob Reichard miêu tả lần đầu tiên năm 1782 dưới tên gọi "Orobus linifolius". Năm 1971, Manfred Bässler chuyển nó sang chi "Lathyrus". Nguyên xuất loài này từ châu Âu và một số vùng châu Á, phân bố ở các bãi đất hoang, đồng rừng lá rộng, bìa rừng hoặc nương rẫy, ven đường, bờ sông, hàng rào. Loài cây này đáng chú ý bởi khả năng gây ra hiệu ứng không đói do sự xuất hiện của hợp chất transethanol. Miêu tả. "Lathyrus linifolius" là cây lâu năm với các thân củ sẫm màu gắn vào rễ. Thân cây mọc thẳng, cao tới 15–30 cm (6-12 inch), có cánh và gần như không lông. Các lá mọc so le với các cuongs có cánh ngắn và các lá kèm lớn. Phiến lá hình lông chim với 2-4 cặp lá chét hình mũi mác hẹp có chóp lá tù, mép lá nguyên và không có tua cuốn. Cụm hoa có thân cọng dài và 2-6 hoa màu đỏ, mỗi hoa dài 10–16 mm (0,4-0,6 inch), chuyển sang màu xanh lam khi già. Các hoa có 5 lá đài và 5 cánh hoa không đều. Cánh hoa ở cao nhất gọi là "cánh cờ", và 2 cánh bên gọi là "cánh bên" còn 2 cánh thấp nhất hợp nhất để tạo thành "cánh thìa". Hoa có 10 nhị và 1 lá noãn. Quả là dạng quả đậu dài màu nâu đỏ chứa tới 10 hạt. Ra hoa trong tháng 5-6.
1
null
Hương đậu (danh pháp khoa học: Lathyrus odoratus) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu, là thực vật bản địa của miền Đông Địa Trung Hải. Đây là loài thân leo một năm, mọc đến độ cao 1-2 mét nếu có giàn đỡ. Lá phân thành hai thùy và có tay cuốn để bám vào các cây hoặc giá đỡ xung quanh. Hoa của các cá thể mọc hoang dại có màu tím, đường kính khoảng 2-3,5 cm. Các giống cây trồng thường có hoa lớn hơn và màu sắc biến đổi. Loài một năm "L. odoratus" này có thể bị lẫn với loài đậu lâu năm "L. latifolius". Hoa hương đậu mùi hương rất thơm. Loại hoa này được bầu chọn là 1 trong 10 loài hoa thơm nhất thế giới. Kĩ thuật trồng hương đậu. Thời vụ và nhiệt độ trồng hoa hương đậu Thời điểm trồng hoa hương đậu thường tiến hành vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, cho hoa vào Tết âm lịch. Cây hương đậu ưa ánh sáng, đủ ẩm, đất thịt nhẹ có độ pH kiềm 7-8. Cây chịu rét giỏi nên là cây của vụ đông xuân. Kỹ thuật trồng trọt cây hương đậu Cây hương đậu trồng thẳng như cây đậu khác. Đất làm kỹ, phẳng, vơ hết cỏ, đánh rạch dọc luống cách nhau 50 cm. Tra mỗi gốc 3 hạt cách nhau 40 cm. Rạch được bón phân lót trước đó bằng phân mùn trộn đều: 3m3 phân chuồng hoai, 5kg lân, 3kg Kali rồi bón lót cho 1 sào. Bỏ hạt xuống hốc rãnh rồi tưới ẩm. Sau đó lấp đất dày 2cm, không nên lấy sâu, cây khó mọc hay bị kiến cắn mầm. Khi lấy chừa lại ít đất mép rạch để vun 2-3 lần sau này. Hạt tốt, sau 1 tuần nảy mầm. Nếu đất khô cần tưới, đất ẩm sau mưa, sau tưới hay bị váng mặt, phải xới xáo phá váng cho cây dễ mọc. Khi cây mọc bắt đầu ra lá thật, nếu đất xấu phải tưới phân loãng ¼ hay đạm hoà thật loãng để cây có điều kiện vươn cao. Chăm sóc cây hương đậu Khi cây có 3-4 lá nên tưới thúc bằng nước phân loãng. Từ đây trở đi cây không cần bón đạm nữa vì cây tự cố định được đạm khí trời. Vun và cắm giàn. Giàn làm kiểu mái nhà cho cây phân bố đều. Lúc này cần bấm ngọn để cây phát triển nhanh. Nếu trồng 2-3 hạt một hốc thì không cần nhiều nhánh lắm. Từ khi cắm giàn cho đến khi có nụ có thể xới, vun gốc. Từ lúc có hoa trở đi chỉ vun gốc bằng cách hót đất phủ lên gốc. Cứ sau mỗi tuần lại tưới phân thúc 1 lần liều lượng tăng dần cây sẽ cho nhiều hoa. Người trồng hoa thường dùng cây hóp trúc nhỏ cắm làm cao khoảng 2m trở lên như giàn đậu đũa. Thỉnh thoảng tỉa bớt lá già, lá vàng dưới gốc cho thoáng. Từ lúc gieo hạt xuống đến lúc có hoa từ 95-105 ngày. Nhân giống cây hương đậu Để có giống trồng cho vụ sau, người ta thường chọn 1-2 chùm hoa để thành quả ở đợt thứ 2-3. Chọn lấy quả đều, không bị sâu bệnh, phát triển bình thường. Thu quả từ lúc chưa khô, treo vào nơi khô mát. Sau khi buộc các cuống quả thành túm cho quả chín và khô dần. Khi khô hẳn đem phơi giòn đập lấy hạt, phơi lại rồi nhặt hạt tốt để bảo quản. Hạt đậu cũng như hạt hoa hương đậu hay bị mốc và mất sức nảy mầm. Để tránh làm hạt mốc, mất sức nảy mầm thì không nên sờ tay có mồ hôi dính vào hạt, trong quá trình bảo quản hạt trong chai lọ tránh mở ra mở vào. Khi cho vào bình bằng sứ, sành nên lót phía trên một ít lá chuối khô, đậy bằng giẻ khô. Phòng chống sâu bệnh Cây hương đậu vì có nhiều đạm nên hay bị sâu phá hoại nhiều hơn. Bướm sâu đục quả thường để trứng ngay trong hoa. Bệnh rỉ sắt gây nên các vết màu nâu trên lá, cần phun Simel 1-2% hoặc phun Booc đô. Tốt nhất là xử lý hạt trước khi trồng và đất trồng bằng Falizan, Cerezan nồng độ 1-3%. Ngoài ra thân hương đậu cũng thường bị bệnh vi khuẩn thối nhũn, Dinilin 2-3% là thuốc phòng trừ tốt.
1
null
Guillaume de Machaut đôi khi viết Machault (sinh khoảng 1300 - mất tháng 4 năm 1377) là một nhà thơ, nhà soạn nhạc Pháp thời Trung cổ. Ông sáng tác nhiều phong cách hình thức khác nhau, nổi bật với ars nova. Cuộc đời sự nghiệp. Guillaume de Machaut sinh khoảng năm 1300, ông sống xót sau cái chết đen. Khi ông mất đã để lại nhiều sự thương xót, tiếc nuối của các nhà soạn nhạc thế hệ sau như François Andrieu. Các sáng tác của Guillaume de Machaut bao gồm khoảng 400 bài thơ. Trong đó có 235 ballade, 76 rondeau, 39 virelai, 24 lai và 7 chanson. Khác với thánh ca tiếng Latinh của ông có tính chất tôn giáo và một số bài thơ gọi sự khủng khiếp của chiến tranh và bị giam cầm, phần lớn các bài thơ trữ tình Machaut thể hiện tình yêu phong nhã. Về mặt kỹ thuật, ông là một bật thầy về phức điệu. Sinh thời, ông được Công chúa người Bohemia, Jutta là người bảo trợ nghệ thuật vì Bonne rất thích phong cách sáng tác, cũng như các tác phẩm của ông, tuy nhiên công chúa đã không sống được lâu để thấy được những tác phẩm cuối cùng của ông. Bonne qua đời năm 1349 do cái chết đen, cùng năm với Nữ vương Navarra Juana II.
1
null
Scorzoneroides autumnalis là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Lịch sử phân loại. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Leontodon autumnalis" (nguyên văn là "Leontodon autumnale" do Linnaeus coi "Leontodon" là danh từ giống trung). Năm 1794, Conrad Moench thiết lập chi "Scorzoneroides" và chuyển nó sang chi này. Tuy nhiên, trong một thời gian dài người ta định nghĩa chi "Leontodon" theo nghĩa rộng ("sensu lato") và nó từng được coi là loài điển hình của chi này. Năm 1969, Beryl Simpson Vuilleumier đề xuất bảo toàn tên chi "Leontodon" của Linnaeus với "Leontodon hispidus" là loài điển hình được bảo toàn (typus conservandus). Quy tắc ICBN Seattle 1972 đã xác định "L. hispidus" là typus conservandus của chi "Leontodon". Nghiên cứu năm 2006 xác định "Leontodon" nghĩa rộng là đa ngành. Các loài thuộc phân chi "Oporinia" của "Leontodon" từ năm 2006 trở đi đã được xếp lại trong chi được phục hồi là "Scorzoneroides" với "S. autumnalis" là loài điển hình của chi này. Tên gọi. Tên gọi của loài này trong tiếng Anh là "autumn hawkbit" (nghĩa đen là thức ăn của chim ưng mùa thu, do niềm tin thời Trung cổ cho rằng chim ưng ăn loài cây này để cải thiện thị lực của chúng) hay "fall dandelion" (nghĩa đen là bồ công anh mùa thu / sư nha mùa thu) do nó rất giống với bồ công anh châu Âu (một trong các khác biệt chính là thân phân cành với vài đầu hoa), nhưng các "cánh đồng màu vàng" do loài cây này che phủ xuất hiện muộn hơn so với bồ công anh, trong mùa thu ở Đông Âu. Danh pháp đồng nghĩa tiếng Latinh của nó, "Leontodon autumnalis", với "leontodon" có nghĩa là "sư nha / răng sư tử", cũng có nghĩa giống như từ "dandelion" (bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ "dent de lion" hay tiếng Latinh "dēns leōnis" đều có nghĩa là sư nha / răng sư tử). Mô tả. "Scorzoneroides autumnalis" là cây lâu năm, cao 10–80 cm. Thân 1 tới 20 hoặc hơn, mọc bò sát mặt đất, thường phân nhánh ở phần xa, nhẵn ở phần gần, có lông măng ở phần gần với các đầu hoa. Phiến lá hình mác ngược hẹp, 4–35 × 0,5–4 cm, nguyên hoặc có răng cưa sâu hay chia thùy (các thùy hẹp, thẳng hoặc hơi uốn ngược lại), mặt phiến lá nhẵn nhụi hoặc rậm lông, các lông thường là đơn giản. Đầu hoa (1–)2–5 ở dạng các mảng ngù hoa lỏng lẻo. Cuống cụm hoa có lá bắc ở phần gần đầu hoa. Đài hoa 16–20, hình tam giác hẹp đến hình dùi, lá bắc con 2–4 mm, có lông măng con. Tổng bao hình chuông, 7–13 × 8–10 mm. Lá bắc trong tổng bao 18–20, hình mác hẹp, 10–12 mm, gần bằng nhau, nhẵn nhụi, thưa lông măng hoặc có lông thô. Chiếc hoa 20–30; tràng hoa màu vàng sẫm, 13–16 mm. Quả bế hình trụ hoặc hình thoi, 4–7 mm (không có mỏ); mào lông tổng thể màu trắng ánh vàng hoặc nâu vàng, tơ cứng kiểu lông vũ 5–8 mm. "2n" = 12, 24. "S. autumnalis" được nhận dạng bởi các thân thường phân nhánh với (1–)2–5 đầu hoa, các cuống hoa có lá bắc ở phần gần đầu hoa, các quả bế không mỏ và mào lông tổng thể có tơ cứng hình lông vũ. Nó hiện đã thiết lập ở miền đông Bắc Mỹ và lẻ tẻ ở miền tây. Ra hoa từ tháng 6 đến tháng 10. Môi trường sống là ven đường, bãi cỏ, đồng cỏ, bãi đất trống; ở cao độ 10–1.300 m. Phân loài, thứ và phân bố của chúng. "S. autumnalis" subsp. "autumnalis". "S. autumnalis" subsp. "autumnalis" là phân loài nguyên chủng. Phân loài này bản địa khu vực từ châu Âu tới Siberia, Kavkaz, Saudi Arabia nhưng đã du nhập tới Bắc Mỹ và Viễn Đông Nga. "S. autumnalis" subsp. "autumnalis" có các danh pháp đồng nghĩa sau: "S. autumnalis" subsp. "borealis". "S. autumnalis" subsp. "borealis" là phân loài bản địa các quốc gia Baltic (Estonia, Latvia, Litva), Cộng hòa Séc, Slovakia, Phần Lan, Đức, Italia, Ba Lan, Romania, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Ukraina. "S. autumnalis" subsp. "borealis" có các danh pháp đồng nghĩa sau: "S. autumnalis" var. "keretina". "S. autumnalis" var. "keretina" là phân loài bản địa Phần Lan, Ukraina và Nga (phần thuộc châu Âu). "S. autumnalis" var. "keretina" có các danh pháp đồng nghĩa sau:
1
null
Thẻ xanh dương là một loại thẻ phạt trong bóng đá. Thẻ phạt này có màu xanh dương thay vì màu vàng như thẻ vàng (phạt cảnh cáo) và màu đỏ như thẻ đỏ (để truất quyền thi đấu, đuổi khỏi sân cỏ). Công dụng. Loại thẻ này không có trong Luật Bóng đá của FIFA. Một thẻ xanh được sử dụng trong trận đấu bóng đá để biểu thị mười phút từ quả phạt đền. Cầu thủ phạm lỗi bị rút thẻ xanh dương phải rời khỏi khu vực thi đấu và ngồi trên băng ghế dự bị trong 10 phút. Trong 10 phút, bên đội có người phạm lỗi sẽ không có quyền thay cầu thủ phạm lỗi với cầu thủ khác, mặc dù cầu thủ đó có thể được thay ra bằng một cầu thủ khác nhau khi hình phạt đã hết. Một thẻ xanh thường được hiển thị cho hành vi phạm lỗi có nhiều nghiêm trọng so với một thẻ trắng bao gồm cả phạm lỗi với cầu thủ đội khác một cách bạo lực, nguy hiểm, gây ra lợi thế bằng cách cố tình dừng bóng bằng một cây gậy cao rồi đi đến phản đối quyết định của trọng tài. Ứng dụng. Thẻ xanh dương hiện nay chỉ được áp dụng trong giải bóng đá Giáo sĩ, đồng thời giải này cũng không áp dụng thẻ đỏ và thẻ vàng.
1
null
Leontopodium nivale, thường được gọi là Hoa Tuyết Nhung, là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc, mọc ở dãy Anpơ. Loài hoa này thích mọc từ độ cao 1,800 đến 3000 mét ở những nơi có đá vôi. Hoa Tuyết Nhung không có độc và được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương thuốc cho bệnh về bụng và đường hô hấp. Cụm lông rậm của cây giúp bảo vệ cây khỏi lạnh giá, sự hạn và tia cực tím. Hoa Tuyết Nhung là một loài hoa hiếm, có thời gian sống không dài ở những vùng núi hẻo lánh và là biểu tượng của trò Leo núi vì nét đẹp và sự thuần túy gắn liền với dãy Anpơ và Karpat. Nó là quốc hoa của România, Áo, Bulgaria, Slovenia, và Thụy Sĩ. Trong văn hóa, việc hái Hoa Tuyết Nhung và tặng cho ai đó là thể hiện tình yêu và sự gắn kết. Tên. Tên tiếng Anh thường dùng của loài hoa này, "Edelweiss," được viết ra từ Tiếng Đức. "Edel" nghĩa là "nguy nga," và "weiß," "trắng." Trong tiếng Pháp và tiếng Ý, tên của loài hoa này có nghĩa là "ngôi sao của dãy Anpơ." Tên khoa học của nó được suy ra từ Tiếng Hy Lạp, " "leontopódion,"" "móng sư tử." Phân loại. Từ năm 1822, Leontopodium không còn được phân loại vào họ Chi Rau khúc mà được phân vào họ Cúc. Năm 2013, "Leontopodium alpinum" được công nhận là một phân loài của Leontopodium nivale. Do đó, Hoa Tuyết Nhung được chia làm hai phân loài. Miêu tả. Lá và hoa của cây được che phủ bởi lông màu trắng, trông như len. Lá hóa có thể lên đến 3-20 xăng-ti-mét trong tự nhiên, và 40 xăng-ti-mét khi trồng. Mỗi hoa có từ năm đến sáu nhụy hoa màu vàng lớn khoảng 5 mili-mét nằm giữa nhiều cánh hoa màu trắng mọc hình sao đôi. Hoa nở vào giữa tháng bảy và thắng chín. Trồng trọt. Hoa Tuyết Nhung được trồng trong vườn. Hoa có thời gian sống không lâu và có thể được trồng từ hạt. Chất hóa học. Terpenoids, Phenylpropanoids, Axit béo, và Polyacetylenes.
1
null
Lupinus polyphyllus là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Lindl. miêu tả khoa học đầu tiên. Đây là loài bản địa phía tây Bắc Mỹ từ phía nam Alaska và British Columbia đông sang Alberta và phía tây Wyoming, và phía nam Utah và California. Nó thường mọc dọc theo suối và lạch, thích môi trường sống ẩm.
1
null
Stachys affinis có tên là trùng thảo (cỏ sâu, cỏ sùng), tức cây thân cỏ có củ giống con sâu (sùng), TQ gọi là 草石蚕 - thảo thạch tàm (cỏ tằm đá), tiếng Anh gọi là Chinese artichoke, Japanese artichoke, knotroot (rễ gút), artichoke betony (hoắc hương ác ti sô). Là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Bunge miêu tả khoa học đầu tiên năm 1833.
1
null
Chiến tranh Tần-Ba-Thục (316 TCN) là cuộc chiến tranh diễn ra vào giữa thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc với sự tham gia của bốn quốc gia là Tần, Ba và Thục và Tư (苴). Hai nước Ba và Thục nằm ở miền đất hẻo lánh phía tây Trung Quốc, cách xa với các chư hầu ở Trung Nguyên, trong khi nước Tần cũng thuộc vùng phía tây nhưng gần với Trung Nguyên hơn. Sau khi thi hành biến pháp Thương Ưởng, thế lực của Tần trở nên lớn mạnh, nhiều lần xảy ra xung đột với Thục, lấn sâu vào biên giới nước Thục, tiến vào khu vực sông Hán Thủy. Sau khi liên tiếp giành được thắng lợi trước các nước chư hầu ở Trung Nguyên, nước Tần có kế hoạch tiêu diệt Ba, Thục để mở rộng lãnh thổ. Năm 316 TCN, hai nước Ba và Thục xảy ra xung đột. Thục vương cử quân đánh chiếm nước Tư, đồng minh của Ba. Tư hầu sai sứ đến nước Ba cầu cứu. Hai bên giao tranh với nhau. Nước Ba cử sứ đến Tần khuyên vua Tần cử binh giúp, trong khi đó vua Thục cũng đến xin cầu cứu. Tần Huệ Văn vương muốn nhân cơ hội đó, xuất quân vào Ba Thục, nhưng ngại đường sá hiểm trở, nhỏ hẹp khó đi, cùng với việc quân nước Hàn đến xâm lấn. Tướng quốc Trương Nghi bàn nên đánh quân Hàn trước, rồi kết thân với Ngụy, Sở, tiến thẳng tới diệt nhà Chu để mượn lệnh của thiên tử ra lệnh cho chư hầu, làm nên nghiệp bá. Song quan tư mã nước Tần là Tư Mã Thác lại bàn rằng nếu làm theo kế của Nghi thì chỉ mang tiếng là tham lam, chi bằng đem quân đánh diệt Thục, có thể mở đất, lại được tiếng tốt là trừ bạo. Vua Tần Huệ Văn nghe theo kế hoạch của Tư Mã Thác, sai Tư Mã Thác, Trương Nghi và Đô úy Mặc tiến quân vào vùng đất Ba Thục, mười tháng sau thì chiếm được cả Ba, Thục lẫn Tư, bắt được vua nước Ba. Nước Thục đành phải đầu hàng, đổi tước hiệu từ vương xuống hầu. Nước Tần cử Trần Trang (người Tần) ở lại Thục làm tướng quốc, nhưng không lâu sau thì phế, đưa công tử Thông làm Thục hầu. cử Trương Nhược làm Thái thú Thục quận và tổ chức di dân ở vùng Quan Trung vào Ba Thục lập nghiệp, xây dựng "Đại thành" và "Thiếu thành" tại Thành Đô. Với việc tiêu diệt Ba, Thục, lãnh thổ của nước Tần đã được mở rộng đáng kể, tạo được chỗ đứng vững ở phía tây, uy hiếp nước Sở. Thêm nữa, việc chiếm được nguồn tài nguyên của vùng đất Ba Thục cũng giúp nước Tần mau chóng giàu mạnh, phong phú, tiến lên lấn át các chư hầu.
1
null
Leptinella filiformis là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae), chỉ có mặt ở mạn đông nam đảo Nam của New Zealand. Từng bị cho là đã tuyệt chủng vào thập niên 1980, loại này được tái phát hiện trên bãi cỏ một khách sạn năm 1998, rồi ngoài tự nhiên năm 2015. Mô tả. Là một loài cây thân bò sống lâu năm, "L. filiformis" mọc thành bãi thấp, lan rộng nhờ thân rễ mỏng dưới mặt đất. Nó có lá xanh hay nâu, dài chừng . Cụm hoa có dáng nút áo, nhỏ (), trổ ra trên cuống mỏng. Phân loại. Loài nay được Julius von Haast thu thập năm 1862 trên đồng bằng Canterbury, "giữa đám cỏ", và được gửi tới Joseph Dalton Hooker, người đặt cho nó cái tên "Cotula filiformis" năm 1864. David Lloyd, khi thẩm tra "Cotula", ban đầu giữ nguyên loài này trong chi, nhưng sau đó chuyển nó sang chi "Leptinella". Tên chi ("Leptinella") bắt nguồn từ "leptos" ("mỏng") tiếng Hy Lạp, chỉ bầu nhụy mảnh dẻ của nó; tên loài ("filiformis") bắt nguồn từ "filum" ("sợi chỉ") trong tiếng Latinh.
1
null
Liên hoan phim Cannes lần thứ 66 tổ chức tại Cannes, Pháp, từ ngày 15 tới 26 tháng 5 năm 2013. Steven Spielberg là trưởng ban giám khảo cho phim chính. Đạo diễn người New Zealand Jane Campion là trưởng ban giám khảo cho Cinéfondation và phim ngắn. Nữ diễn viên người Pháp Audrey Tautou là MC cho buổi khai mạc và bế mạc liên hoan phim Cannes. Liên hoan mở đầu với trình chiếu phim "The Great Gatsby", do Baz Luhrmann đạo diễn và phim bế mạc "Zulu", do Jérôme Salle đạo diễn. Poster của liên hoan lần này là hình ảnh của cặp diễn viên Paul Newman và vợ ông Joanne Woodward. "The Bling Ring", Sofia Coppola đạo diễn, khai mạc cho buổi Un Certain Regard. Bộ phim "La vie d'Adèle" của Pháp đã chiến thắng giải Palme d'Or. Với một ngoại lệ chưa từng có, ban giám khảo quyết định "bước tiến đặc biệt" đó là trao giải Palme d'Or thêm cho hai nữ diễn viên chính cùng với đạo diễn của bộ phim.
1
null
Nguyễn Hà (sinh 1975) là một nhạc sĩ sáng tác, hòa âm & đạo diễn các chương trình giải trí người Việt Nam. Anh cũng là tác giả của nhạc phẩm "Nhé anh", một trong những ca khúc đầu tiên đánh dấu sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp của nữ ca sĩ Mỹ Tâm và là đối tượng trong một nghi vấn về đạo nhạc do BBC Việt ngữ đưa ra. Nghi vấn này về sau đã được đính chính lại do không có cơ sở. Thân thế sự nghiệp. Anh tên thật là Nguyễn Việt Hà, sinh năm 1975 Nguyễn Hà là chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong ngành giải trí Việt Nam. Anh từng trải qua nhiều vị trí chuyên môn như nhạc sĩ sáng tác, nhạc sĩ hoà âm, giám đốc âm nhạc, sản xuất âm nhạc, đạo diễn chương trình truyền hình, sản xuất chương trình truyền hình & tạo kế hoạch quảng bá các ngôi sao ca nhạc. Bắt đầu sự nghiệp âm nhạc từ những năm 90s, anh đặc biệt thường hay tuyển chọn & tạo dấu ấn thành công cùng những tài năng mới như: Mỹ Linh: Trên đỉnh Phù Vân, Thì thầm mùa Xuân (1996) Thu Phương: Unbreak my heart, Có phải em mùa Thu Hà Nội (1997) Quang Linh: Chị tôi, Hà Nội năm 2000 (1998) Mỹ Tâm: Nhé anh, Yêu dại khờ (1998) Nguyên Vũ: Tình quay gót, Trái tim nhiều ngăn (1998) Nhóm Quả Dưa Hấu gổm Bằng Kiều, Tuấn Hưng, Anh Tú: Mưa, Hè Muộn (1998) Qua các chương trình TV & live concert anh dàn dựng, những tập đoàn lớn đã quảng bá thương hiệu thành công gồm có Rohto Mentholitum, Pepsico, Mobiphone, Masan, Unilever, Hoa Sen Group, Bia Sài Gòn. Nguyễn Hà lập ra Nguyễn Production vào năm 2006 & đánh dấu sự xuất hiện khi tạo ra trào lưu teenpop tại Việt Nam với hàng loạt dự án thành công: lăng-xê thần tượng Lương Bích Hữu – Cô gái Trung Hoa, gameshow TV Thế giới vui nhộn – HTV7, live concert cho teen Ngũ Long Công Chúa tại nhà hát thành phố. Nguyễn Production tập trung tạo ra các dự án quy mô cả nước phục vụ khán giả yêu nhạc & giúp các nhà tài trợ đạt được các mục tiêu xây dựng thương hiệu trong thị trường Việt Nam. Anh cùng vợ là ca sĩ Minh Trang còn đóng góp khả năng của mình cho các dự án vì cộng đồng cùng ca đoàn thiếu nhi Seraphim nhà thờ Mạc Ty Nho, Quỹ từ thiện của Cafe Regina & tham gia các buổi diễn thuyết chia sẻ kinh nghiệm định hướng sự nghiệp với các bạn trẻ mới bắt đầu đi làm. Các thành công tiêu biểu Chú thích. Sau scandal "nghi án đạo nhạc" bài hát "Chắc ai đó sẽ về" của ca sĩ Sơn Tùng, bài hát này vẫn tiếp tục lưu hành phần lời và giai điệu, tuy nhiên bắt buộc đổi phần nhạc nền vì nhạc nền cũ có nét tương đồng với một bài hát Hàn Quốc. Nguyễn Hà phối lại phần nhạc nền bài hát để bài hát tiếp tục lưu hành chính thống trên phim hoặc album hợp pháp.
1
null
Cúc mắt bò (danh pháp khoa học: Leucanthemum vulgare) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được (Vaill.) Lam. mô tả khoa học đầu tiên. Leucanthemum vulgare là loài thực vật có phân bố rộng bản địa châu Âu và các khu vực ôn đới của châu Á và một loài du nhập đến Bắc Mỹ, Australia và New Zealand. Nó là một trong một loài trong họ Asteraceae được gọi là cúc đầu xuân.
1
null
Macrotyloma uniflorum là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (Lam.) Verdc. miêu tả khoa học đầu tiên. Nguyên hạt thường được sử dụng làm thức ăn gia súc. Tuy nhiên, hạt này được người ta ăn dưới dạng giá, hoặc là ăn nguyên hạt ở Ấn Độ, phổ biến đặc biệt là ở các bang miền nam Ấn Độ.
1
null
Thàn mát hay còn gọi mát đánh cá, mác bát, thăn mút, cây duốc cá, (danh pháp khoa học: Millettia ichthyochtona) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Drake miêu tả khoa học đầu tiên. Cây gỗ nhỏ cao từ 6-10m, thân cây hợp trục, tán dày, rụng lá theo mùa phân bổ chủ yếu ở rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa, có độ dày tầng đất sâu. Cành non có lông thưa. Lá kép lông chim lẻ. Thường có từ 5-7 lá chét trên cuống chính. Lá chét có phiến hình trái xoan thuôn, dài 5-7xm, rộng 1,5–3 cm. Mặt trên lá chét thường có màu muội đèn, mặt dưới màu xanh nhạt có từ 7-8 cặp gân phụ. Hoa thường nở tháng 2-3 trước khi ra lá đầy đủ. Hoa màu trắng mọc thành chùm ở nách lá, mỗi bông hoa có kích thước 1,2-1,5 cm. Quả dạng quả đậu dài 11–13 cm, rộng 2–3 cm. Cây chủ yếu được trồng làm cây đường phố. Hạt có thể tán nhỏ trộn với tro bếp rải xuống sông suối, ao hồ để duốc cá. Nhiều nơi ở Việt Nam người ta giã nhỏ hạt, pha thêm với nước với tỉ lệ 4-16% để chế thuốc trừ sâu thảo mộc. Tại miền bắc Việt Nam cây Thàn mát dễ gây nhầm lẫn với cây Sưa "(Dalbergia tonkinensis)" do hình dáng và kích thước lá chét khá tương đồng, màu hoa trắng, hoa mọc thành chùm và cũng nở trước khi lá mọc đầy đủ, thời gian nở hoa trùng lặp và thân cây cũng cùng dạng thân hợp trục.
1
null
Wisteriopsis japonica là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Philipp Franz von Siebold và Joseph Gerhard Zuccarini mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1839. Năm 2019, James A. Compton và Brian D. Schrire thiết lập chi "Wisteriopsis" và chuyển nó sang như là loài điển hình của chi này. Phân bố. Loài này có tại Hàn Quốc (Gyeongsang Bắc, Gyeongsang Nam, Jeolla Bắc và Jeolla Nam), tây trung và nam Nhật Bản (Honshu, Shikoku, Kyushu) và miền bắc quần đảo Lưu Cầu. Môi trường sống là trong rừng ở cao độ 0-1.200 m, dây leo giữa các cây bụi và cây gỗ.
1
null
Cây nánh, còn gọi là tu rủ hay mát đen (Millettia nigrescens) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Gagnep. miêu tả khoa học đầu tiên. Việt Nam. Cây Nánh 200 tuổi tại Miếu thờ Ông tổ nghề Yến, thôn Bãi Hương, đảo Hòn Lao, Cù Lao Chàm được công nhận là cây di sản.
1
null
Volkameria pittieri là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Harold Norman Moldenke mô tả khoa học đầu tiên năm 1938 (trong "Publ. Field Mus. Nat. Hist., Bot." Ser. 18: 1003), in lại trong "Phytologia" 1: 416 năm 1940 dưới danh pháp "Clerodendrum pittieri". Năm 2010 David John Mabberley và Yao-Wu Yuan chuyển nó sang chi "Volkameria". Phân bố. Loài bản địa Colombia, Costa Rica, Ecuador, Guatemala, Nicaragua, Panama, Venezuela.
1
null
Trinh nữ móc (danh pháp khoa học: Mimosa diplotricha) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Sauvalle miêu tả khoa học đầu tiên. Là loài bản địa Brazil, nó là loài xâm lấn cực mạnh ở Thái Bình Dương, nơi loài này đã du nhập trên tất cả các nhóm đảo, ngoại trừ (cho đến nay) Tonga. Loài này được du nhập vào đảo Niue khoảng năm 2000, nhưng một chương trình xóa bỏ đang đã tiêu diệt hết loài cây này ở đó.
1
null
Cúc La Mã, tên khoa học Matricaria chamomilla, là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Carolus Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Phân bố. "M. chamomilla" có thể được tìm thấy ở các vùng đông dân cư khắp châu Âu và vùng ôn đới của châu Á, và nó đã được du nhập rộng rãi vào các vùng ôn đới của Bắc Mỹ và Úc. Chúng thường mọc ven đường, quanh các bãi thải, và mọc trong những cánh đồng ở dạng cỏ dại, do hạt của chúng cần những vùng đất trống, thoáng để phát triển. Sử dụng. Thảo dược. Cúc La Mã là một loại thảo dược dùng để trị các chứng đau bụng, thuốc nhuận tràng nhẹ, chống viêm và diệt khuẩn. Nó có thể được dùng làm trà bông cúc, chỉ cần 2 muỗng trà hoa cúc khô có thể pha thành một tách trà, hoa được ngâm trong nước nóng từ 10 đến 15 phút và có nắp đậy để tránh tinh dầu bay đi. Đối với chứng đau bụng, một số lời khuyên nên uống một tách trà vào mỗi sáng mà không cần ăn sáng trong vòng 2 đến 3 tháng. Một trong những thành phần hoạt động của tinh dầu hoa cúc là chất terpene bisabolol. Các chất hoạt động khác gồm farnesene, chamazulene, các flavonoid (bao gồm apigenin, quercetin, patuletin và luteolin) và coumarin. Tác dụng phụ có thể. Cúc La Mã là nguồn cung cấp chamomile, họ hàng của Cỏ phấn hương, có thể gây ra các triệu chứng dị ứng và có thể phản ứng chéo với phấn hoa Cỏ phấn hương ở những người bị dị ứng với Cỏ phấn hương. Nó cũng chứa coumarin, vì vậy cần thận trọng để tránh khả năng tương tác thuốc, ví dụ như với chất chống đông máu. Dù rất hiếm gặp, nhưng khi sử dụng một liều lớn chamomile có thể gây buồn nôn và ói mửa. Thậm chí hiếm gặp hơn nữa là phát ban. Thực tế đã ghi nhận một người đàn ông 38 tuổi từng bị dị ứng và sốc phản vệ sau khi uống trà cúc chamomile. Trồng trọt. Loại đất: Cúc La Mã sống trên nhiều loại đất, đặc biệt chúng thích hợp với loại đất cát, thoát nước tốt với độ pH trong khoảng 7,0-7,5 và chịu nắng. Trồng trọt: Trong các khu vườn, cây trồng cách nhau 15–30 cm. Loài cúc này không cần một lượng phân lớn, nhưng cần phải kiểm tra chất đất và cần bón một ít phân NPK vào đất trước khi trồng. Hàm lượng dinh dưỡng chính cần cho sự phát triển của cúc La Mã gồm: Thu hoạch. Cây Cúc La Mã thường ra hoa 2 đến 3 lần mỗi năm. Điều này cũng được tính đến bởi nhiều vụ thu hoạch mỗi năm. Thời gian ra hoa là khoảng 50 đến 65 ngày trong khi quá trình phát triển của một bông hoa mất khoảng 20 đến 25 ngày. Ở châu Âu, thời gian ra hoa chinh thường là từ tháng 5 đến tháng 7. Vụ thu hoạch bắt đầu bằng việc ra hoa đầy đủ. Việc lựa chọn ngày thu hoạch phù hợp là rất quan trọng đối với chất lượng của sản phẩm được thu hoạch. Đặc điểm chất lượng quan trọng nhất là hàm lượng tinh dầu trong nụ hoa, hàm lượng này tăng liên tục từ khi bắt đầu hình thành hoa và đạt đến mức tối đa khi các tia hoa nằm ngang hoặc chỉ hơi hướng xuống dưới. Do đó, vụ thu hoạch đã hết khi phần lớn các đầu hoa đã mở.
1
null
Cỏ bồ bặc hay cỏ ống bentgrass ("Agrostis stolonifera") là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Carl von Linné mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Loài này có thể được tìm thấy phát triển trong nhiều môi trường sống khác nhau bao gồm rừng cây, đồng cỏ và đồng cỏ, đất ngập nước, vùng ven sông, và là loài tiên phong trên các địa điểm bị xáo trộn. Là loài bản địa Âu Á và Bắc Phi (Algeria, Morocco và Tunisia). Có thể nó cũng có thể có nguồn gốc từ các vùng phía bắc của Bắc Mỹ, và trong mọi trường hợp, đây là loài được du nhập rộng rãi trên lục địa đó và ở nhiều nơi khác.
1
null
Móc mèo hay mắc mèo, đậu mèo rừng, dây sắn, đậu ngứa, ma niêu, đậu mèo lông bạc (danh pháp: Mucuna pruriens) là loài thực vật có hoa trong họ Đậu được tìm thấy ở Ấn Độ, châu Phi và vùng Caribe. Loài này được (L.) DC. miêu tả khoa học đầu tiên.
1
null
Montanoa andersonii là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Rogers McVaugh (1909-2009) mô tả khoa học đầu tiên năm 1972. Từ nguyên. Tính từ định danh "andersonii" đặt theo tên của William Russel Anderson (1942-2013), sinh viên kiêm trợ tá của Rogers McVaugh, người đã cùng ông thu thập mẫu thực vật Mexico năm 1965. Phân bố. Loài bản địa tây nam México.
1
null
Montanoa atriplicifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Christiaan Hendrik Persoon mô tả khoa học đầu tiên năm 1807 dưới danh pháp "Verbesina atriplicifolia". Năm 1856 Carl Heinrich 'Bipontinus' Schultz chuyển nó sang chi "Montanoa", nhưng sử dụng cách viết chính tả là "Montagnea" như là "Montagnea atriplicifolia". Năm 1887 Friedrich Wilhelm Klatt sửa lại thành "Montanoa atriplicifolia". Phân bố. Loài bản địa khu vực từ đông nam México tới Belize, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua. Lưu ý. IPNI ghi nhận "Verbesina atriplicifolia" do Jean Louis Marie Poiret công bố ngày 22-8-1808, nhưng công bố này là muộn hơn của Christiaan Hendrik Persoon.
1
null
Montanoa bipinnatifida là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Carl Sigismund Kunth mô tả khoa học đầu tiên năm 1847 dưới danh pháp "Uhdea bipinnatifida". Năm 1864 Karl Heinrich Emil Koch chuyển nó sang chi "Montanoa". Phân bố. Loài bản địa México nhưng đã du nhập vào đông bắc Argentina, quần đảo Canaria, Đông Himalaya, Ấn Độ, Madeira, Myanmar, Australia (New South Wales, Queensland) và Việt Nam. Tại Việt Nam nó được gọi là ngân sơn.
1
null
Montanoa frutescens là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Augustin Pyramus de Candolle mô tả khoa học đầu tiên năm 1836 dưới danh pháp "Montagnaea frutescens" theo mô tả năm 1833 nhưng không công bố của Ethel M. Mairet. Năm 1881 William Botting Hemsley chỉnh lại thành "Montanoa frutescens". Phân bố. Loài bản địa México, trừ khu vực tây bắc nước này.
1
null
Montanoa grandiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được được Augustin Pyramus de Candolle mô tả khoa học đầu tiên năm 1836 dưới danh pháp "Montagnaea grandiflora" theo thông tin trao đổi với Lúcas Alamán. Năm 1881 William Botting Hemsley chỉnh lại thành "Montanoa grandiflora". Phân bố. Loài bản địa México, nhưng hiện nay đã du nhập vào Ấn Độ, Indonesia (Java), Lebanon, Syria và Sri Lanka.
1
null
Montanoa hibiscifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được George Bentham mô tả khoa học đầu tiên năm 1852 dưới danh pháp "Montagnaea hibiscifolia". Năm 1975 William Gerald D'Arcy tạo ra tổ hợp tên gọi mới "Montanoa hibiscifolia". Phân bố. Loài bản địa từ miền nam México tới Trung Mỹ (Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua, Panamá). Nó cũng du nhập vào Australia (New South Wales, Queensland), Hawaii, Nam Phi (các tỉnh Bắc, các tỉnh Cape, KwaZulu-Natal), Mauritius, Réunion, quần đảo Société, Zimbabwe.
1
null
Montanoa josei là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Vicki Ann Funk mô tả khoa học đầu tiên năm 1982. Mẫu định danh. Mẫu định danh: "J. Cuatrecasas & R. Romero Castaneda 24768", thu thập ngày 10-10-1959 trong khu vực đồng và rừng ở cao độ 2.400-2.650 m, Cancurua, vùng lõm sông Donachui, sườn dốc đông nam Sierra Nevada de Santa Marta, Magdalena, miền bắc Colombia. Holotype lưu giữ tại Viện Smithsonian (US), các isotype lưu giữ tại Đại học Quốc gia Colombia (COL) và Vườn thực vật New York (NY). Từ nguyên. Tính từ định danh "josei" là để vinh danh nhà thực vật học người Tây Ban Nha, chuyên gia nghiên cứu thực vật lãnh nguyên núi cao Nam Mỹ là José Cuatrecasas (1903-1996), người đã thu thập mẫu định danh. Phân bố. Loài bản địa miền bắc Colombia (Magdalena).
1
null
Montanoa karvinskii hay Montanoa karwinski hoặc Montanoa karwinskii là danh pháp của một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Tên gọi. Mẫu vật do nhà thực vật học người Áo gốc Đức Wilhelm Friedrich von Karwinsky von Karwin (1780-1855) thu thập tại México. Tuy nhiên, trong tiếng Đức thì Karwinsky có thể viết thành Karwinski hay Karvinsky, còn Augustin Pyramus de Candolle thì viết thành Karvinski, từ đây mà có tính từ định danh "karvinskii" trong danh pháp do ông đặt năm 1836. Loài này được Augustin Pyramus de Candolle mô tả khoa học đầu tiên năm 1836 dưới danh pháp "Montagnea karvinskii". Năm 1864 Karl Heinrich Emil Koch điều chỉnh thành "Montanoa karwinskyi". Lưu ý rằng "Montagnea" là cách viết khác của "Montanoa" nên khi điều chỉnh từ "Montagnea karvinskii" thành danh pháp tương ứng trong "Montanoa" thì danh pháp được bảo toàn trọn vẹn nhất là "Montanoa karvinskii", nhưng các cách viết "Montanoa karwinskii", "Montanoa karwinski", "Montanoa karwinskyi" vẫn là hợp lệ. Phân bố. Loài bản địa México.
1
null
Montanoa laskowskii là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Rogers McVaugh (1909-2009) mô tả khoa học đầu tiên năm 1972. Mẫu định danh. Mẫu định danh: "Anderson & Laskowski 3777A", thu thập ngày 26-9-1966 tại bang Jalisco, Mexico; giữa La Huerta và Barra de Navidad, sườn dốc núi, trong rừng cây lá sớm rụng, cao độ dưới 570 m, holotype lưu giữ tại Đại học Michigan (MICH). Từ nguyên. Tính từ định danh "laskowskii" là để vinh danh Chester Walter Laskowski (1941-), học trò và bạn của Rogers McVaugh, cũng là người tham gia lấy mẫu định danh. Phân bố. Loài bản địa tây nam México (Jalisco, Colima).
1
null
Montanoa leucantha là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Mariano Lagasca y Segura mô tả khoa học đầu tiên năm 1816 dưới danh pháp "Rudbeckia leucantha". Năm 1930 Sidney Fay Blake chuyển nó sang chi "Montanoa". Phân bố. Loài bản địa México và Guatemala. Phân loài. "M. leucantha" subsp. "arborescens". Các danh pháp đồng nghĩa bao gồm:
1
null
Montanoa ovalifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Augustin Pyramus de Candolle mô tả khoa học đầu tiên năm 1836 dưới danh pháp "Montagnea ovalifolia" theo thông tin do Jules Paul Benjamin Delessert cung cấp. Năm 1864 Karl Heinrich Emil Koch điều chỉnh thành "Montanoa ovalifolia". Phân bố. Loài bản địa tây bắc Nam Mỹ, có tại Colombia, Ecuador, Peru.
1
null
Montanoa tomentosa là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Vicente Cervantes mô tả khoa học đầu tiên năm 1825. Lịch sử phân loại. Quyển 4 sách "Nova Genera et Species Plantarum" in khổ đôi (folio) công bố tại Paris ngày 26 tháng 10 năm 1818. Tại trang 210-211 và tab.396, Carl Sigismund Kunth công bố chi "Eriocoma" với loài "Eriocoma floribunda" thuộc họ Asteraceae. Tuy nhiên, vào ngày 27 tháng 5 năm 1818 thì Thomas Nuttall đã công bố chi "Eriocoma" với loài "Eriocoma cuspidata" trong "The Genera of North American Plants", thuộc họ Poaceae. Do đó, "Eriocoma" của Kunth là đồng danh muộn và vì thế nó là danh pháp không hợp lệ (nom. illeg.). "Eriocoma floribunda" hiện nay là danh pháp đồng nghĩa của "Montanoa tomentosa" subsp. "tomentosa". Phân bố. Loài bản địa México và Trung Mỹ (Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua).
1
null
Rau nhút hoặc rau rút (danh pháp hai phần: Neptunia oleracea) là loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được João de Loureiro miêu tả khoa học đầu tiên năm 1790. Mô tả. Các mô khí (mô dẫn khí xốp màu trắng tạo ra sức nổi của thân cây trên mặt nước) sinh ra trên các đoạn thân cây nổi trên mặt nước, nhưng không hình thành trên các đoạn thân cây mọc trên cạn. Loài này nói chung mọc cao tới 15 cm (6 inch), nhưng thân lan rộng trên mặt nước tới 90–150 cm (3–5 ft). Thân cây được che phủ bằng các lá hình lông chim kép (2 lần lông chim) nhỏ, giống như lá trinh nữ rất nhạy cảm và khép lại khi bị tiếp xúc. Các đoạn lá chính có 8-40 lá chét nhỏ thuôn dài mọc thành các cặp đối diện. Các hoa nhỏ màu vàng ánh lục mọc dày dặc thành cụm hoa hình cầu mượt như lông tơ, nở vào mùa hè. Quả là các quả đậu dẹp (dài 2,5–5 cm). Các thân cây nổi trên mặt nước thường tạo ra các thảm lá dày và bị coi là thực vật thủy sinh xâm hại tại một số nơi trong vùng nhiệt đới, nơi các thảm lá lớn có thể làm tắc dòng chảy, làm giảm chất lượng nước, giảm hoạt động của cá cũng như kìm hãm phát triển hay làm mất đi một số loài thực vật bản địa vùng ngập nước. Môi trường sống. Chủ yếu tìm thấy ở dạng mọc bò trong vùng đất ẩm ướt gần các vùng nước hoặc nổi trên mặt nước trong những vùng nước chảy tương đối chậm. Môi trường sống bản địa của "Neptunia oleracea" là không rõ, nhưng một số tác giả cho rằng nó là bản địa khu vực từ Mexico tới miền bắc Nam Mỹ. Ngày nay nó phổ biến rộng tại châu Phi, châu Á (nhiệt đới), Mexico và Nam Mỹ. Sử dụng. Ẩm thực. Loài này giàu calci, vitamin A, C, niacin và vì thế được trồng để làm rau ăn tại Đông Nam Á (lá và thân non có mùi vị tương tự như bắp cải). Thân non và quả ăn được và thường được ăn như là rau tươi tại Thái Lan và Campuchia. Lá non, thân non và quả non được chế biến thành các món xào và cà ri, như "kaeng som" trong ẩm thực Thái Lan. Y học. Một vài tác dụng trong y học dân gian Ấn Độ là chống viêm dạ dày, viêm tai, táo bón, lậu mủ, giang mai, đi tiểu buốt, tiêu chảy, chết hoại mũi và vòm miệng, bệnh giun sán v.v. Xử lý nước. Rau rút có khả năng tích lũy một số kim loại nặng như chì, đồng, cadmi, kẽm (chủ yếu trong rễ) và làm giảm nhu cầu oxy sinh học (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) của nước, nhưng vì thế có thể là không an toàn khi sử dụng nó làm rau ăn do sự tích tụ các kim loại nặng trong cơ thể. Người ta cũng xác định nó là nguồn lây truyền sán bã trầu ("Fasciolopsis buski").
1
null
Copa Libertadores de América còn được gọi là Libertadores de América hay đơn giản với cái tên Copa Libertadores, (Tiếng Tây Ban Nha: [Kopa liβertaðoɾes], Bồ Đào Nha: [kɔpɐ libeʁtadoɾis]), là một giải đấu cấp câu lạc bộ hàng đầu ở Nam Mỹ và được tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 1960. Đây cũng là giải đấu bóng đá cấp câu lạc bộ có uy tín nhất tại Nam Mỹ và là một trong những sự kiện được nhiều khán giả theo dõi nhất trên thế giới, phát sóng ở 135 quốc gia trên toàn thế giới. Ngày nay, nó được tài trợ bởi Bridgestone và do đó, tên chính thức được gọi là Copa Bridgestone Libertadores. Giải đấu có tên danh dự là Libertadores (Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha nghĩa là giải phóng quân), nhằm tưởng nhớ các nhà lãnh đạo chính trong các cuộc chiến tranh giành độc lập ở Nam Mỹ. Do đó, dịch theo nghĩa đen tên của giải đấu sẽ là "Cúp giải phóng quân của châu Mỹ". Giải đấu đã có một số thay đổi trong suốt lịch sử của nó. Ban đầu, chỉ có các nhà vô địch của các giải đấu cấp quốc gia ở Nam Mỹ tham gia. Trong năm 1966, các á quân của các giải vô địch quốc gia Nam Mỹ bắt đầu được tham dự. Đến năm 1998, các đội bóng tới từ México đã được mời tham gia và thi đấu thường xuyên kể từ khi phiên bản giải đấu năm 2000, khi giải đấu đã được mở rộng từ 20 lên thành 32 đội. Hiện nay, mỗi quốc gia trong khu vực đều có 3 câu lạc bộ tranh tài trong các giải đấu, trong khi Argentina và Brazil từng có tới 5 câu lạc bộ tham gia. Theo truyền thống, luôn diễn ra các trận thi đấu tại vòng bảng nhưng số lượng của các đội trong mỗi bảng đấu đã thay đổi nhiều lần. Trong giai đoạn hiện nay, giải đấu bao gồm 6 giai đoạn, với giai đoạn đầu tiên diễn ra vào đầu tháng 2. Sáu đội còn lại từ giai đoạn đầu tiên cùng 26 đội trong giai đoạn thứ hai, được chia thành tám bảng đấu thi đấu loạt trận vòng bảng. Tám đội đầu bảng và 8 đội nhì mỗi bảng sẽ vào bước vào 4 giai đoạn, hay còn gọi là vòng loại trực tiếp, mà kết thúc là một trận chung kết được tổ chức tại bất cứ sân vận động nào vào tháng 6 tới tháng 8. Đội chiến thắng ở Copa Libertadores sẽ có cơ hội tham gia thêm hai giải đấu uy tín nữa là: FIFA Club World Cup (Cúp thế giới các câu lạc bộ) và Recopa Sudamericana (Siêu cúp Nam Mỹ). Đương kim vô địch là câu lạc bộ Flamengo của Brazil sau khi đánh bại River Plate trong trận chung kết tại sân Estadio Monumental của Lima, Peru. Câu lạc bộ Independiente của Argentina hiện vẫn là câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử giải đấu, khi có tới 7 lần bước lên bục vinh quang, tiếp sau đó là Boca Juniors với chỉ một lần ít hơn . Argentina cũng là quốc gia hiện có số lần vô địch Copa Libertadores nhiều nhất với 25 lần trong khi Brazil lại là quốc gia có số lượng câu lạc bộ vô địch nhiều nhất, với tổng số là 9 câu lạc bộ đã giành được danh hiệu. Cho tới nay đã có 23 câu lạc bộ khác nhau đã vô địch giải đấu. Tại Việt Nam, giải Copa Libertadores đang được phát sóng trên VTVCab và HTV. Lịch sử. Các cuộc đụng độ tại Copa Río de La Plata giữa các nhà vô địch của Argentina và Uruguay đã nhen nhóm ý tưởng về một giải đấu lục địa trong những năm 1930. Năm 1948, Giải vô địch Nam Mỹ Champions (tiếng Tây Ban Nha: "Campeonato Sudamericano de Campeones") ra đời được tổ chức bởi câu lạc bộ Chile Colo-Colo tổ chức sau nhiều năm lập kế hoạch,đaay chính là giải đấu tiền thân trực tiếp dẫn đến sự ra đời của Copa Libertadores. Giải đấu được tổ chức tại Santiago, với sự tham gia của các nhà vô địch các giải đấu quốc gia hàng đầu trong khu vực. Giải đấu kết thúc với sự đăng quang của câu lạc bộ Vasco da Gama tới từ Brazil . Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1958 cơ sở và định hình của một giải đấu hàng đầu khu vực nhờ vào những nỗ lực của các nhà lãnh đạo hội đồng quản trị câu lạc bộ Peñarol. Ngày 5 tháng 3 năm 1959, tại Đại hội Nam Mỹ lần thứ 24 tổ chức tại Buenos Aires, ý kiến đã được sự chấp thuận bởi Ủy ban Quan hệ Quốc tế. Năm 1966, giải đấu được đặt tên để vinh danh những anh hùng trong phong trào giải phóng Nam Mỹ, chẳng hạn như José Gervasio Artigas, Bernardo O'Higgins, José de San Martín, Pedro I, và Simón Bolívar... cùng nhiều anh hùng dân tộc khác. Giai đoạn khởi đầu (1960-1969). Ấn bản đầu tiên của Copa Libertadores diễn ra trong năm 1960. Bảy đội tham gia giải đấu bao gồm: Bahia của Brazil, Jorge Wilstermann của Bolivia, Millonarios của Colombia, Olimpia của Paraguay, Peñarol của Uruguay, San Lorenzo của Argentina và Universidad de Chile. Trận đấu đầu tiên của giải diễn ra vào ngày 19 tháng 4 năm 1960. Đó là trận thắng của Peñarol trước câu lạc bộ Jorge Wilstermann với tỉ số 7-1. Cầu thủ đầu tiên trong lịch sử Copa Libertadores ghi bàn là Carlos Borges của Peñarol. Đội bóng tới từ Uruguay đã đăng quang trong lần đầu tiên tổ chức sau khi đánh bại Olimpia trong trận chung kết và tiếp tục bảo vệ thành công danh hiệu tại giải đấu năm 1961. Đóng góp lớn Peñarol được coi là một trong những nguyên nhân tạo ra giải đấu, nhưng Copa Libertadores đã không nhận được sự chú ý của quốc tế cho đến khi phiên bản thứ ba của nó, đến từ sự thành công của Santos nhờ vào ông vua bóng đá Pelé, là một trong số các câu lạc bộ thành công nhất. "Os Santásticos", còn được gọi là "O Balé Branco" (hoặc "ba lê trắng"), khiến những người hâm mộ bóng đá thế giới lóa mắt trong thời gian đó, và câu lạc bộ này đã giành danh hiệu năm 1962 sau khi đánh bại Peñarol, đương kim vô địch trong trận chung kết. Một năm sau, "O Rei" và Coutinho đã chứng minh điều đó, với kỹ năng dắt bóng, và tấn công đẹp mắt thể hiện trong trận chung kết lượt về tại La Bombonera, để giành chiến thắng trước Boca Juniors 2-1 và bảo vệ thành công ngôi vô địch. Bóng đá Argentina cuối cùng ghi tên mình vào danh sách người chiến thắng khi vào năm 1964, Independiente trở thành đội vô địch sau khi đánh bại đương kim vô địch Santos trước khi hạ câu lạc bộ của Uruguay là Nacional trong trận chung kết Năm sau đó, họ cũng đã là đội bóng thứ 3 bảo vệ thành công danh hiệu trong năm 1965;. Peñarol đánh bại River Plate trong một trận playoff để giành danh hiệu thứ ba của mình, và Racing Club de AvellanedaRacing khẳng định vị thế khi vô địch vào năm 1967. Sau thời Santos của Pele, đã không có câu lạc bộ nào với lối đá tấn công như vậy cho đến khi vào năm 1968, với sự ra đời của Estudiantes. Estudiantes de La Plata, một câu lạc bộ nhỏ ở vùng bằng đồng Argentina, đã có một phong cách chuẩn bị rất tốt và kết quả đạt được xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra. Được dẫn dắt bởi huấn luyện viên (HLV) Osvaldo Zubeldía cùng một đội hình bao gồm Carlos Bilardo, Oscar Malbernat và Juan Ramón Verón.. đã trở thành các tricampeon đầu tiên của giải đấu. Họ giành danh hiệu đầu tiên của mình vào năm 1968 bằng cách đánh bại Palmeiras. Sau đó là liên tiếp hai năm bảo vệ thành công danh hiệu trong năm 1969 và 1970 khi đối đầu với Nacional và Peñarol trong hai trận chung kết. Mặc dù Peñarol là câu lạc bộ đầu tiên giành ba danh hiệu, nhưng Estudiantes lại là câu lạc bộ đầu tiên trong lịch sử Copa Libertadores vô địch 3 lần liên tiếp. Thập kỷ của các đội bóng Argentina (1970-1979). Những năm 1970, duy nhất có 3 lần là các câu lạc bộ của Argentina không lên ngôi vô địch, còn lại lần lượt Estudiantes, Boca Juniors và Independiente lên ngôi vô địch. Trong trận chung kết tái đấu năm 1969, Nacional trở thành nhà vô địch của giải đấu năm 1971 sau khi vượt qua một đội Estudiantes đang suy giảm lực lượng khi mất đi các cầu thủ chủ chốt mà nhờ vào thế hệ đó đã đem đến vinh quang gần đây cho đội bóng. Với hai danh hiệu đã có, Independiente tiếp tục tạo ra một kỳ tích với những cái tên như Francisco Sa, José Omar Pastoriza, Ricardo Bochini và Daniel Bertoniđã liên tiếp 4 lần vô địch vào các năm 1972, 1973, 1974, và 1975 Cho đến nay, lịch sử bóng đá Nam Mỹ mới chỉ có duy nhất Independiente làm được điều này. Sân nhà của Independiente, La Doble Visera, trở thành một trong những thánh địa đáng sợ nhất của các câu lạc bộ khi ghé thăm. Danh hiệu đầu tiên trong thập niên 70 của câu lạc bộ là vào năm 1972 khi Independiente đối đầu với Universitario de Deportes của Peru trong trận chung kết. Universitario trở thành đội bóng đầu tiên đến từ bờ biển Thái Bình Dương (các quốc gia bên bờ Thái Bình Dương) có mặt trong trận chung kết sau khi loại gã khổng lồ Peñarol và đương kim vô địch Nacional. Trận lượt đi tại Lima kết thúc với tỉ số hòa 0-0, nhưng trận lượt về tại Avellaneda, đội bóng tới từ Peru không thể làm gì hơn khi để đội chủ nhà giành chiến thắng với tỉ số 2-1 và trở thành tân vương. Independiente tiếp tục bảo vệ thành công danh hiệu một năm sau đó khi đánh bại Colo-Colo với tổng tỉ số 2-1. Dưới thời "Los Diablos Rojos", Independiente trở thành đội bóng thứ hai được giữ chiếc cúp Libertadores khi vào năm 1974 họ đánh bại São Paulo 1-0 trong một trận đấu khó khăn. Trong năm 1975, Unión Española, một câu lạc bộ tới từ Chile cũng không thể truất ngôi vô địch của Independiente khi họ thua trong trận chung kết với tổng tỉ số 2-0. Triều đại "Los Diablos Rojos" cuối cùng cũng kết thúc vào năm 1976 khi họ bị đánh bại bởi đội bóng đồng hương là câu lạc bộ River Plate ở giai đoạn thứ hai, trong một trận đấu kịch tính. Tuy nhiên, trong trận chung kết River Plate lại bị đánh bại bởi Cruzeiro của Brazil, kết thúc 13 năm không vô địch Copa Libertadores của các câu lạc bộ Brazil. Sau khi thất bại trong trận chung kết năm 1963 khi thua Santos của Pele, Boca Juniors cuối cùng cũng xuất hiện trên bản đồ bóng đá lục địa. Đến cuối thập kỷ này, "Xeneizes" ba năm liên tiếp vào tới trận chung kết. Năm 1977, Boca Juniors giành được chức vô địch đầu tiên trong lịch sử khi chống lại Cruzeiro đang khát khao bảo vệ ngôi vô địch. Sau khi cả hai đội giành được chiến thắng trên sân nhà cùng với tỉ số 1-0, thì tại trận đấu trên sân trung lập sau loạt sút luân lưu, Boca Juniors đã là đội chiến thắng. Câu lạc bộ tiếp tục giành chức vô địch một lần nữa vào năm 1978 sau khi đánh bại Deportivo Cali của Colombia với tỉ số 4-0 trong trận lượt về của vòng chung kết qua đó giành chiến thắng chung cuộc để lên ngôi vô địch. Trong những năm sau đó, người ta đã nghĩ tới việc Boca Juniors cũng sẽ đạt được dấu mốc 3 lần vô địch liên tiếp, nhưng Olimpia đã kết thúc giấc mơ của đội bóng tới từ Argentina sau trận đấu lượt về tại Buenos Aires. Cũng giống như năm 1963, Boca Juniors phải ngước nhìn đội khách nâng cúp Copa Libertadores ngay trên sân nhà của họ và Olimpia trở thành đội bóng đầu tiên của Paraguay (và duy nhất cho đến nay) làm được như vậy. Danh hiệu. Đội chiến thắng ngoài danh hiệu, tiền thưởng còn được nhận cúp vô địch gọi là Cúp Libertadores hoặc chỉ đơn giản là Cúp, được trao cho đội chiến thắng tại Copa Libertadores. Chiếc cúp được thiết kế bởi nhà thiết kế người Ý Alberto de Gasperi, một người nhập cư sống tại Peru, làm việc tại Trang sức Camusso ở Lima (thuộc sở hữu của Gasperi) theo yêu cầu của CONMEBOL. Phía trên của chiếc cúp được làm bằng bạc, trừ hình ảnh cầu thủ bóng đá ở trên cùng được làm bằng đồng và phủ một lớp phủ bạc. Bệ của chiếc cúp có khắc phù hiệu của đội chiến thắng trong mỗi năm, được làm bằng gỗ ép cứng. Phù hiệu cung cấp năm vô địch, tên đầy đủ của các câu lạc bộ chiến thắng, cùng quê hương của đội bóng (thành phố và quốc gia). Bên trái của thông tin đó là biểu tượng của câu lạc bộ. Chiếc cúp hiện nay là chiếc thứ ba trong lịch sử của giải đấu, vào năm 1970 khi Estudiantes lần thứ ba vô địch giải đấu thì chiếc cúp mang tên của đội bóng đó và họ được giữ chiếc cúp gốc vĩnh viễn. Independiente là đội bóng giữ chiếc cúp thứ hai khi vào năm 1974 họ lần thứ ba liên tiếp vô địch.
1
null
Arthraxon echinatus là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được (Nees) Hochst. mô tả khoa học đầu tiên năm 1856. Nơi sống. Phạm vi bản địa của loài này là Nam Ấn Độ, Nepal, Vân Nam (Trung Quốc). Đây là loài cây một năm và phát triển chủ yếu ở hệ sinh thái cận nhiệt đới.
1
null
Cỏ lá gừng (danh pháp khoa học: Axonopus compressus) là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được (Sw.) P.Beauv. mô tả khoa học đầu tiên năm 1812. Cỏ sống lâu năm có thân mọc bò sát đất, ở các mắt có rễ phụ sinh. Thân và bẹ lá có màu tím. Phiến lá láng mỏng, hơi giúm, có lông đều ở mép lá. Cỏ lá gừng ưa đất ẩm, thường dùng để trồng làm thảm cỏ.
1
null
Axonopus fissifolius trong tiếng Việt có tên gọi cỏ thảm, cỏ lá gừng, là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được (Raddi) Kuhlm. mô tả khoa học đầu tiên năm 1922. Cỏ sống lâu năm, có thân mọc bò. Phiến lá láng không giúm, rìa mép lá không có lông, đầu lá tà hoặc hơi tròn. Loài có ứng dụng trồng làm thảm cỏ, khả năng chịu khô hạn tốt hơn loài "Axonopus compressus."
1
null
Tre lá ngắn hay tre gai, tre là ngà, tre mỡ, tre hóa, tre nhà, tre Đài Loan, gọi chung là tre (danh pháp: Bambusa blumeana) là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Schult.f. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1830. Đây là loài tre châu Á mọc theo bụi. Mô tả. Thân của tre lá ngắn dài tới 25 m (82 ft) và hơi cong. Ở phần gốc, đường kính thân cây dày tới 15 cm (6 in) với lớp vỏ dày từ 2 đến 3 cm (0,8 đến 1,2 in), hay bó chặt lại thành bụi. Thân cây tre bao gồm các đoạn ngắn được ngăn cách bởi các nốt tre (mắt tre). Các cành chính tập trung ở nửa trên của phần thân, những cành ở phần dưới mảnh mai và có nhiều gai. Lá tre mọc so le, hình mác, dài tới 20 cm (8 in), và mỗi lá mọc ra từ mỗi nốt tre, với phần dưới của lá bao quanh thân. Phân bố và môi trường sống. Tre lá ngắn có nguồn gốc vẫn chưa được biết rõ, nhưng nguồn gốc có thể từ Indonesia, như đảo Borneo. Phạm vi của nó hiện bao gồm Philippines, Thái Lan, Việt Nam, miền nam Trung Quốc và Nhật Bản. Nó cũng đã được trồng ở Madagascar, Guam và một số hòn đảo Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương khác. Môi trường sống tự nhiên của nó là sườn đồi, đáy thung lũng và bờ suối, những nơi nó tạo thành những bụi tre chằng chịt, nằm ở độ cao lên đến khoảng 300 m (1.000 ft). Nó chịu được đất chua, đất sét và lũ lụt không thường xuyên, nhưng không chịu được đất mặn. Sử dụng. Các chồi non của tre lá ngắn được luộc và ăn như một loại rau, được thu hoạch khi chúng mới nhú lên khỏi mặt đất. Cây được dùng như một hàng rào sống giữa các cánh đồng, để chắn gió xung quanh nhà dân và chống xói mòn cho các bờ sông. Các cây thẳng được sử dụng làm giàn giáo nhẹ nhưng không đủ bền để xây dựng công trình; các mục đích sử dụng khác bao gồm làm giỏ, sản xuất đồ nội thất, lát gỗ, đồ chơi, đũa và đồ dùng nhà bếp. Phần thân của loại tre này, cùng với phần thân của "tre Mạnh Tông" là nguồn chính của bột tre được sử dụng để làm giấy. Tre lá ngắn đôi khi được trồng làm cây cảnh. Có thể nhân giống từ hạt, nhưng cây chỉ ra hoa vài năm một lần nên thường không có sẵn hạt giống. Bụi tre có thể tách ra khi mới bắt đầu phát triển, hoặc thân có thể được cắt thành nhiều đoạn và được sử dụng làm cành giâm.
1
null
Trong vật lý, đặc biệt là trong cơ học thống kê, đảo ngược mật độ xảy ra khi một hệ thống (chẳng hạn như một nhóm nguyên tử hoặc phân tử) tồn tại ở một trạng thái mà số hạt (nguyên tử hoặc phân tử) ở trạng thái năng lượng kích thích nhiều hơn số hạt ở trạng thái năng lượng cơ bản. Khái niệm này đóng một vai trò quan trọng trong khoa học laser, bởi vì đảo ngược mật độ là một bước cơ bản của một máy phát laser tiêu chuẩn. Phân bố Boltzmann và cân bằng nhiệt. Khái niệm đảo ngược mật độ có liên quan đến nhiệt động lực học và cách ánh sáng tương tác với vật chất. Giả sử có một nhóm các nguyên tử N, mỗi trong số đó có khả năng ở một trong hai trạng thái năng lượng: Số lượng các nguyên tử ở trạng thái cơ bản là "N"1, số lượng các nguyên tử ở trạng thái kích thích là "N"2. Tổng số nguyên tử là "N", Năng lượng chênh lệch giữa 2 trạng thái: Ánh sáng có tần số ν12 sẽ tương tác với nhóm nguyên tử này, ta có mối liên hệ: với "h" là hằng số Planck Nếu hệ các nguyên tử này đang ở trạng thái cân bằng nhiệt, thì theo nhiệt động lực học, tỉ số giữa số lượng của các nguyên tử ở mỗi trạng thái theo phân bố Boltzmann: với "T" là nhiệt độ tuyệt đối, "k" là hằng số Boltzmann. Từ đó, có thể tính được tỉ số giữa mật độ nguyên tử của 2 trạng thái ở nhiệt độ phòng ("T" ≈ 300 K) với lượng chênh lệch năng lượng là Δ"E" và ánh sáng tương tác là ánh sáng thấy được (ν ≈ 5×1014 Hz). Trong trường hợp này thì Δ"E" = "E"2 - "E"1 ≈ 2.07 eV, và "kT" ≈ 0.026 eV. Vì "E"2 - "E"1 ≫ "kT", cho nên mũ số của phương trình trên là một số âm lớn, và tỉ số "N"2/"N"1 là một số vô cùng bé; tức là, gần như không có nguyên tử nào ở trạng thái kích thích. Khi hệ thống ở trạng thái cân bằng nhiệt, rõ ràng số nguyên tử ở trạng thái cơ bản nhiều hơn số nguyên tử ở trạng thái kích thích, và đây chính là trạng thái bình thường của hệ. Khi "T" tăng, thì số nguyên tử ở trạng thái kích thích ("N"2) cũng tăng, nhưng "N"2 không bao giờ có thể vượt quá "N"1 nếu hệ thống ở trạng thái cân bằng nhiệt; chính xác là, khi ở nhiệt độ vô hạn thì "N"2="N"1. Nói một cách khác, đảo ngược mật độ ("N"2/"N"1 > 1) không thể nào tồn tại đối với một hệ thống cân bằng nhiệt. Để đạt được đảo ngược mật độ, thì phải đẩy hệ thống vào một trạng thái biến đổi nhiệt (không cân bằng nhiệt).
1
null
Trúc cần câu hay hóp, hóp sào, trúc bạch, trước, trẫy (danh pháp: Bambusa multiplex) là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được (Lour.) Raeusch. ex Schult. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1830. Đây là loài bản địa Trung Quốc (các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hồ Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam) , Nepal, Bhutan, Assam, Sri Lanka, Đài Loan và phía bắc Đông Dương. Nó cũng được nhập tịch vào Iraq, Madagascar, Mauritius, Seychelles, tiểu lục địa Ấn Độ, một phần của Nam Mỹ, Tây Indies và phía đông nam Hoa Kỳ (Florida, Georgia, Alabama).
1
null
Cỏ mật (tên khoa học Brachiaria distachya), hay Vĩ thảo hai bông, Cỏ chỉ trắng, là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được (L.) Stapf mô tả khoa học đầu tiên năm 1919. Mô tả. Cỏ mật được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Ấn Độ, Australia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và các đảo Thái Bình Dương. Chúng được dùng làm thức ăn cho gia súc, chủ yếu trong chăn nuôi trâu bò. Thân cỏ cao 15 – 80 cm, thường đâm rễ nhiều ở gốc, phân nhánh, to hay mảnh, nhẵn, có lông ở các mấu. Lá có phiến hình dải - ngọn giáo, nhọn mũi, dài 4 – 15 cm, rộng 5 - 8mm, gân giữa mảnh, mép có lông; bẹ có lông ở miệng, lưỡi tạo thành một vòng dày, có lông. Cụm hoa chùy dài 5 – 8 cm gồm 2 - 6 bông đơn, trải ra, nghiêng, cách quãng, thường đơn độc, các bông dưới dài 2 – 10 cm, trục các bông ngoằn ngoèo; cuống hoa rất ngắn. Bông chét xếp 1 - 2 dãy không đều, dài 3 - 4mm; không lông, mày 1 dạng màng, có 5 - 7 gân, mày 2 dài 3 - 4mm, có 7 gân. Hoa dưới trung tính, hoa trên lưỡng tính.
1
null
Cỏ lông tây (danh pháp hai phần: Brachiaria mutica), hay Cỏ lông Para, là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được (Forssk.) Stapf mô tả khoa học đầu tiên năm 1919. Mô tả. Cỏ lông tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được phát triển trồng ở nhiều nơi trên thế giới để dùng làm thức ăn thô ở dạng xanh tươi hoặc phơi khô cho trâu, bò, ngựa. Tại Việt Nam, giống cỏ này được trồng ở Nam bộ từ cuối thế kỷ 19, sau được nhân rộng ra nhiều nơi khắp cả nước. Cỏ ưa khí hậu nóng ẩm, có khả năng chịu được ngập nước ngắn ngày, chịu mặn, chịu phèn. Cỏ khỏe, sống nhiều năm, thân có thể cao tới 1,50m, phân nhánh nhiều, bò trên mặt đất, nhiều rễ, mọc rễ và đâm chồi ở các đốt. Lá hình ngọn giáo, dài đến 25 cm, nhọn đầu, mép lá sắc, bẹ lá có lông trắng, mềm. Cụm hoa chùy có 8 - 20 bông đơn hoặc kép ở gốc, trục có lông thưa, dài; bông chét không lông.
1
null
Cynodon ambiguus là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Jisaburo Ohwi mô tả khoa học đầu tiên năm 1947 dưới danh pháp "Brachyachne ambigua". Năm 2015 Paul M. Peterson chuyển nó sang chi "Cynodon" theo tổ hợp tên gọi mới "Cynodon ambiguus". Phân bố. Loài này là bản địa khu vực Java, New Guinea nhưng đã du nhập vào Lãnh thổ Bắc Úc và Tây Úc.
1
null
Cynodon simonii là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được George Bentham mô tả khoa học đầu tiên năm 1878 dưới danh pháp "Cynodon ciliaris". Tuy nhiên, danh pháp đã được François Vincent Raspail đặt từ năm 1825 cho loài hiện nay là "Eragrostis ciliaris", vì thế mà danh pháp "C. ciliaris" của Bentham là không hợp lệ (nom. illeg.). Năm 1891, Otto Kuntze thiết lập chi "Capriola" và chuyển "Cynodon ciliaris" thành "Capriola ciliaris" và nó là danh pháp hợp lệ đầu tiên cho loài này. Năm 1934, Charles Edward Hubbard chuyển "Capriola ciliaris" sang chi "Brachyachne", và danh pháp này được coi là chính thức tới năm 2015 khi Peterson "et al." xác định "Brachyachne ciliaris" chính xác là thuộc chi "Cynodon" và chuyển nó trở lại chi này. Do "C. ciliaris" của Bentham là không hợp lệ nên Peterson đã thiết lập danh pháp mới cho loài này là "Cynodon simonii" để vinh danh nhà hòa thảo học người Australia là Bryan Kenneth Simon (1943-2015). Phân bố. Loài này là bản địa miền trung Australia, có tại các bang New South Wales, Lãnh thổ Bắc Úc, Queensland và Nam Úc.
1
null
Cynodon convergens là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Ferdinand von Mueller mô tả khoa học đầu tiên năm 1873. Năm 1917, Otto Stapf thiết lập chi "Brachyachne", và năm 1922 thiết lập danh pháp "Brachyachne convergens". Danh pháp này được coi là chính thức cho tới năm 2015, khi Peterson "et al." xác định "B. convergens" là loài thuộc chi "Cynodon" và nhóm tác giả chuyển nó trở lại vị trí mà Mueller đã xếp cho nó từ năm 1873. Phân bố. Loài này là bản địa miền bắc và miền đông Australia, có tại các bang New South Wales, Lãnh thổ Bắc Úc, Queensland và Tây Úc.
1
null
Micrachne fulva là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Otto Stapf mô tả khoa học đầu tiên năm 1922 dưới danh pháp "Brachyachne fulva". Năm 2015, Paul M. Peterson chuyển nó sang làm loài điển hình của chi mới thiết lập là "Micrachne". Phân bố. Loài này là bản địa Angola, Cộng hòa Dân chủ Congo, Malawi, Tanzania, Zambia, Zimbabwe. Liên kết ngoài.
1
null
Micrachne obtusiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được George Bentham mô tả khoa học đầu tiên năm 1849 dưới danh pháp "Microchloa obtusiflora". Năm 1933 Charles Edward Hubbard chuyển nó sang chi "Brachyachne". Năm 2015, Paul M. Peterson chuyển nó sang chi mới thiết lập là "Micrachne". Phân bố. Loài này là bản địa Angola, Benin, Bờ Biển Ngà, Burkina Faso, Chad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi, Ghana, Liberia, Mali, Nigeria, Senegal, Sierra Leone, Togo, Zambia.
1
null
Micrachne patentiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Sydney Margaret Stent và James McFarlane Rattray mô tả khoa học đầu tiên năm 1933 dưới danh pháp "Microchloa patentiflora". Cùng năm này Charles Edward Hubbard chuyển nó sang chi "Brachyachne". Năm 2015, Paul M. Peterson chuyển nó sang chi mới thiết lập là "Micrachne". Phân bố. Loài này là bản địa Angola, Botswana, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe. Liên kết ngoài.
1
null
Micrachne pilosa là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Paul A.J.B. van der Veken (1928-2012) mô tả khoa học đầu tiên năm 1958 dưới danh pháp "Brachyachne pilosa". Năm 2015, Paul M. Peterson chuyển nó sang chi mới thiết lập là "Micrachne". Phân bố. Loài này là đặc hữu Cộng hòa Dân chủ Congo.
1
null
Cynodon prostratus là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Charles Austin Gardner và Charles Edward Hubbard mô tả khoa học đầu tiên năm 1938 dưới danh pháp "Brachyachne prostrata". Năm 2015, Paul M. Peterson chuyển nó sang chi "Cynodon". Phân bố. Loài đặc hữu Australia (các bang Lãnh thổ Bắc Úc, Queensland, Tây Úc).
1
null
Micrachne simonii là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Frances Kristina Kupicha và Thomas Arthur Cope mô tả khoa học đầu tiên năm 1985 dưới danh pháp "Brachyachne simonii". Năm 2015, Paul M. Peterson chuyển nó sang chi "Micrachne". Từ nguyên. Tính từ định danh "simonii" là để vinh danh Bryan Kenneth Simon (1943-2015), cựu giám tuyển cây họ Gramineae thuộc Phòng mẫu cây quốc gia Zimbabwe (giai đoạn gọi là Rhodesia). Phân bố. Loài này là đặc hữu Zambia.
1
null
Cynodon tenellus là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Robert Brown mô tả khoa học đầu tiên năm 1810 dưới danh pháp "Cynodon tenellum" (do tác giả coi "Cynodon" là danh từ giống trung, nhưng thực tế nó là danh từ giống đực nên danh pháp đúng là "Cynodon tenellus"). Năm 1934 Charles Edward Hubbard chuyển nó sang chi "Brachyachne". Năm 2015, Paul M. Peterson "et al." xác định nó là loài "Cynodon" thực thụ và chuyển nó trở lại chi này. Phân bố. Loài bản địa Indonesia (Java, quần đảo Sunda Nhỏ, Tây New Guinea), Papua New Guinea, Australia (lãnh thổ Bắc Úc, Queensland, Tây Úc).
1
null
Brachypodium mexicanum là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được (Roem. & Schult.) Link mô tả khoa học đầu tiên năm 1827. Loài cây này thường phân bố ở Mexico đến Bolivia. Đây là một loài cây sống lâu năm và phát triển chủ yếu ở quần xã nhiệt đới khô hạn theo mùa.
1
null
SRM Arms M1216 là loại súng shotgun bán tự động được phát triển bởi công ty SRM Arms tại Hoa Kỳ. Súng được thiết kế để sử dụng trong việc tự vệ dân sự, thi hành công vụ nhưng cũng có thể dùng cho việc săn bắn và giới thiệu cho các lực lượng quân sự. Nó có một hộp đạn khá lớn giúp cung cấp một hỏa lực mạnh trong khi vẫn giữ được độ nhỏ gọn để tiện cho việc di chuyển trong không gian hẹp. Thiết kế. M1216 sử dụng cơ chế nạp đạn blowback có hãm hiếm khi được sử dụng cho một loại shotgun. Hệ thống khóa hãm của súng gồm hai con lăn được giữ bằng lò xo ấn chắt vào hai rãnh khắc dốc trong thân súng, khi bắn lực ấn sẽ giữ hai con lăn này đứng yên trong một thời gian ngắn lúc áp lực trong nòng rất cao sau đó khi áp lực từ viên đạn tích đủ mạnh nó sẽ đẩy hai con lăn này lùi về sau để tiến hành chu kỳ nạp đạn chống lại lực ấn của lò xo, khi bolt tích đủ động lực để di chuyển thì cũng là lúc áp lực trong nòng đã được giảm xuống mức an toàn. Sau khi chu kỳ nạp đạn hoàn tất hai con lăn này lại được lò xo đẩy trở lại theo dốc rãnh ấn chặt vào khe. Cách hoạt động này khá giống với các sản phẩm đời đầu của Heckler & Koch. Súng có một băng đạn độc đáo với 4 ống đạn gắn kế bên nhau, mỗi ống đạn chứa 4 viên với tổng cộng là 16 viên nên nó có tên 1216. Hộp đạn này sẽ được gắn song song phía dưới nòng súng, ống đạn nằm trên cùng sẽ cung cấp đạn cho súng. Khi bắn hết một ống đạn thì xạ thủ sẽ xoay hộp đạn 90 để đưa ống còn đạn vào vị trí cung cấp đạn và tiếp tục bắn. Thiết kế hộp đạn này kết hợp với thiết kế bullpup giúp súng có chiều dài ngắn hơn so với hầu hết các loại súng shotgun khác nhưng lại mang nhiều đạn hơn. Khi hộp đạn hết đạn thì bolt sẽ được giữ ở vị trí lùi về phía sau, xạ thủ có thể tháo hộp đạn ra bằng cách nhấn vào nút nhả ở phía trước hộp đạn và hộp đạn khác vào. Khe nhả vỏ đạn của súng thường được đặc ở phía bên phải nhưng xạ thủ có thể chuyển vị trí khe này sang bên trái nếu thuận tay trái. Súng được chia làm hai phần trên và dưới, phần dưới từ báng súng đến nơi gắn hộp đạn làm bằng nhựa tổng hợp còn phần trên gồm các bộ phận cho súng hoạt động đến nòng súng làm bằng thép, hai phần này được gắn kết với nhau bằng đinh ghim. Biến thể. Súng có các phiên bản chứa ít đạn hơn để thu ngắn chiều dài của súng như 8 và 12 viên tương ứng với tên 1212 và 1208.
1
null
Parkia bicolor là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được A.Chev. miêu tả khoa học đầu tiên. Đây là loài bản địa miền Tây nhiệt đới và Trung Phi. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng nhiệt đới ẩm thấp, đầm lầy, rừng và thảo nguyên. "Parkia bicolor" là một cây trung bình đến lớn, phát triển đến chiều cao khoảng 40 m (với thân cây có đường kính từ một mét trở lên với các trụ hẹp, lan rộng.
1
null
Phaseolus lunatus là một giống cây trồng thực vật có hoa thuộc loài "Phaseolus vulgaris" nằm trong họ Đậu. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên. Tên gọi. "Phaseolus lunatus" có tên phổ biến ở Việt Nam là đậu ngự (thuộc giống 'Chestnut Lima' / 'Christmas Lima' / 'đậu Lima đốm'), đậu Lima, đậu bơ, đậu sieva Đặc điểm các giống cây trồng. Hầu hết các giống có hạt dẹp nhưng giống "potato" có hình cầu (spherical). Hạt có màu trắng phổ biến nhất nhưng cũng có giống màu đen, [[đỏ, [[màu cam|cam]] và lốm đốm. Các hạt chưa chín thì đồng nhất [[màu xanh lá cây]]. Cây đậu có năng suất tiêu biểu hạt và [[sinh khối]] (biomass) mỗi [[hecta]]. Các giống cây tồn tại ở 2 dạng là Cây bụi (bush). Dạng bụi trưởng thành sớm hơn dạng cột/dây leo. Quả đậu có vỏ (pod) dài tới . Hạt trưởng thành đạt kích cỡ và có hình oval đến hình thận (kidney-shaped) Cột (pole)/dây leo (vine). Dạng cột/dây leo cao từ 1–5 m Liên kết ngoài. [[Thể loại:Chi Đậu cô ve]] [[Thể loại:Đậu ăn được]] [[Thể loại:Cây trồng bắt nguồn từ châu Mỹ]] [[Thể loại:Thực vật được mô tả năm 1753]]
1
null
Prosopis burkartii là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được O.Muniz miêu tả khoa học đầu tiên. "Prosopis burkartii" là một loại cây bụi lớn, mọc bò, cao 0,5–1,5 m. Các vỏ xen kẽ với nhau, tạo thành một khối hình cầu. Loài quý hiếm và biệt lập này có thể có nguồn gốc từ sự lai tạo của loài Prosopis tamarugo X P. strombulifera. Đặc điểm. Vỏ quả dưới dạng cuộn dày 1–3 cuộn; ca. Dài 15–21 mm, rộng 1–18 mm, với các cuộn riêng lẻ khoảng. dày 8mm. Chủ yếu là nhiều quả mọc thành chùm hình cầu. Màu vàng nâu khi trưởng thành. Hạt xếp theo chiều dọc. Các hạt có đường viền hình trứng rộng hoặc hình elip rộng, có umbo, ca. dài 4,2–5,2 mm, rộng 2,6–4 mm, dày 1,5–1,8 mm; hình elip, hình thoi hoặc không đều trong mặt cắt ngang.
1
null
Prosopis cineraria là một loài cây trong họ Đậu (Fabaceae). Đây là loài bản địa vùng khô cằn của Tây Á và tiểu lục địa Ấn Độ (gồm toàn bộ hay một phần Afghanistan, Iran, Ấn Độ, Oman, Pakistan, Ả Rập Xê Út, Bahrain, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen). Nó là một loài du nhập tại một vài nơi ở Đông Nam Á, như Indonesia. Một cá thể nổi tiếng là cây Shajarat al-Hayah (Cây Sự sống) chừng 400 năm tuổi ở Bahrain, mọc giữa một hoang mạc trơ trụi thiếu nguồn nước. Biểu tượng. Loài cây này là quốc thụ của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE, nơi nó được gọi là "Ghaf"). Trong chiến dịch "Give a Ghaf", công dân UAE được khuyến khích trồng cây này trong vườn để chống sa mạc hoá và bảo tồn di sản quốc gia của họ. Khu bảo tồn Al Ghaf nằm tại làng Nazwa trong sa mạc ở UAE. Nó cũng là loài cây biểu tượng của hai bang Rajasthan (nơi nó được gọi là "Khejri") và Telangana (nơi nó được gọi là "Jammi"), Ấn Độ. Mô tả. "P. cineraria" là cây gỗ nhỏ, cao tới . Lá lông chim kép, với mỗi lá gồm 7-14 lá chét và mỗi lá chét gồm 1-3 lá chét con. Các cành có gai dọc theo các gióng. Hoa nhỏ màu vàng kem. Quả đậu nhiều hạt. Loài này được tìm thấy trong điều kiện cực kỳ khô hạn, với lượng mưa hàng năm có thể thấp đến ; nhưng nó là chỉ thị của sự có mặt của mức nước ngầm sâu. Giống như một số loài "Prosopis" khác, "P. cineraria" chịu được các điều kiện môi trường mặn và cao kiềm. Về bề ngoài, loài này rất dễ nhầm lẫn với "Dichrostachys cinerea", và chúng chỉ có thể phân biệt nhờ hoa. "Dichrostachys cinerea". "D. cinerea" có hoa hai màu là vàng và hồng, trong khi "P. cineraria" chỉ có hoa màu vàng, giống như các loài khác trong chi "Prosopis".
1
null
Psophocarpus grandiflorus là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được R.Wilczek miêu tả khoa học đầu tiên. Psophocarpus grandiflorus là loài cây leo lâu năm phát triển từ gốc ghép xơ Phạm vi. Psophocarpus grandiflorus sinh sống tại vùng Nhiệt đới Châu Phi, Ethiopia, Uganda và phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo. Môi trường sống. Psophocarpus grandiflorus sinh sống ở những vùng cao đầy bụi rậm, rừng và các đồng cỏ, bờ của các đầm lầy và ở thung lũng tách giãn với những con suối nhỏ. "Psophocarpus grandiflorus" sinh sống ở độ cao từ 1,600 - 2,300 mét
1
null
Psophocarpus lancifolius là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Harms miêu tả khoa học đầu tiên. Psophocarpus lancifolius là một loài cây leo lâu năm Phạm vi. Psophocarpus lancifolius sinh sống tại Vùng nhiệt đới Châu Phi, Ethiopia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya tới Zambia và Malawi tới Zimbabwe .
1
null
Psophocarpus palustris là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Desv. miêu tả khoa học đầu tiên. Phạm vi. Psophocarpus palustris sinh sống tại các vùng nhiệt đới Châu Phi và từ Sierra Leone tới Sudan. Môi trường sống. Psophocarpus palustris thường sinh sống trong các vùng bụi rậm, các vùng savan, đồng cỏ ẩm ướt, các vùng đầm lấy...
1
null
Psophocarpus scandens là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (Endl.) Verdc. miêu tả khoa học đầu tiên. Phạm vi sinh sống. Psophocarpus scandens sinh sống tại vùng nhiệt đới Châu Phi, Nigeria đến Sudan, Angola, Zambia, Mozambique và Madagascar. Môi trường sống. Psophocarpus scandens thường ưa sống ở các vùng đầm lầy, ngoài ra chúng cũng sống một cách định kỳ ở các khu rừng bị ngập lụt và các bờ sông.
1
null
Pentachaeta bellidiflora là một loài thực vật có hoa trong chi "Pentachaeta" của họ Cúc (Asteraceae). Nó là loài đặc hữu của khu vực vịnh San Francisco của California, Hoa Kỳ. Nó chỉ xuất hiện ở khu vực thấp hơn . "P. bellidiflora" sống ở khu vực nhiều đá, có cỏ. Tình trạng bảo tồn của loài này, vào năm 1999, là số lượng suy giảm mạnh, với nhiều khu vực sống ngày càng nhỏ và rời rạc. Tên loài "bellidiflora" nói đến việc hoa của "P. bellidiflora" có nhiều điểm giống với "Bellis". "Pentachaeta bellidiflora" là hoa dại nhỏ sống hàng năm với rễ cái mãnh. Bề mặt lá nhẵn.
1
null
Trận Yên Dĩnh (chữ Hán: 鄢郢之戰, Hán Việt: "Yên Dĩnh chi chiến"), là cuộc chiến tranh giữa hai nước chư hầu là Tần và Sở, diễn ra vào thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Bối cảnh và nguyên nhân. Giữa thời Chiến Quốc, nước Tần phát triển thế lực lớn mạnh, đem quân uy hiếp và liên tục giành thắng lợi trước các chư hầu ở Trung Nguyên, buộc các nước quy phục mình. Trong khi đó, nước Sở tuy đất đai rộng lớn hơn 5000 dặm, dân số đông, binh lính nhiều, nhưng do chính sách chính trị không đúng đắn nên ngày một suy yếu. Dưới thời Sở Hoài vương, nước Sở nhiều lần giao tranh với nước Tần và đa số là thất bại, kết quả mất 600 dặm đất Hán Trung, bản thân Sở Hoài vương cũng bị nước Tần lừa và bắt giữ (298 TCN) đến khi qua đời. Đến thời Khoảnh Tương vương, chính trị hủ bại, quốc chính suy đồi, lơi lỏng phòng bị, quần thần ghen ghét tranh giành kèn cựa, tìm cách dèm pha nhau để được trọng dụng, trung thần hiền lương không được dùng, lòng dân li tán, thế lực nước Sở vì thế lại càng ngày càng suy yếu. Năm 279 TCN, Sở Khoảnh Tương vương sai tướng Trang Kiểu dẫn quân đánh nước Tần, tiến vào phía tây Kiềm Trung, Ba Quận của Tần. Tần Chiêu Tương vương cử Bạch Khởi đem quân chống trả. Vì quân Sở bạc nhược, nên Bạch Khởi, sau khi phân tích tình hình hai bên, đã quyết định đánh luôn vào lãnh thổ nước Sở. Trận chiến Yên Dĩnh bùng nổ. Diễn biến trận đánh. Chiếm thành Yên. Khi tiến vào nước Sở, Bạch Khởi thể hiện quyết tâm đánh thắng trận bằng cách đốt bỏ thuyền lương nhằm khích lệ quân sĩ quyết tử. Quân Tần nhờ đó nhanh chóng tiến sâu vào đánh bại được quân Sở, tấn công đất Huyền, rồi tiến đến thành Yên, uy hiếp đến Dĩnh đô. Quân Sở tập trung binh lực ra sức cố thủ đất Yên nhằm ngăn chặn sự tấn công của quân nước Tần, do đó quân Tần không sao tiến lên được. Bạch Khởi bèn sử dụng kế, nhân lúc mùa lũ, nước sông chảy về phía đông nam, Bạch Khởi sai đắp đập trước thành ngăn nước lại, đến khi phá đập thì nước lũ lũ lượt tràn vào thành, hơn 10 vạn người trong thành bị ngập chết. Bạch Khởi nhân cơ hội, đưa quân vào chiếm năm thành ở đất Yên rồi chiếm luôn đất Lăng và đất Đặng Chiếm Dĩnh đô, đốt lăng mộ các vua Sở. Năm 278 TCN, Bạch Khởi một lần nữa đánh Sở, tiến vào Dĩnh đô, Khoảnh Tương vương không chống nổi phải bỏ chạy khỏi Dĩnh đô chạy về đất Trần. Bạch Khởi cho thiêu hủy khu lăng mộ của các vua Sở từ thời Xuân Thu ở Di Lăng. Đất ấy sau này chỉ còn phế tích sót lại của các lăng mộ vua Sở nên đổi gọi là Di Lăng. Sau đó, Bạch Khởi tiếp tục tiến về phía đông, hạ thành Cánh Lăng. Đại phu nước Sở là Khuất Nguyên tự sát. Tần Chiêu Tương vương lấy đất chiếm được của nước Sở, lập ra Nam quận, sau đó phong Bạch Khởi làm Vũ An quân. Sang năm 277 TCN, Bạch Khởi tiếp tục bình định đất Vu, đất Kiềm của nước Sở, lập là quận Kiềm Trung. Ý nghĩa. Với chiến thắng ở trận Yên Dĩnh, nước Tần đã mở rộng đáng kể lãnh thổ của mình, bước lên được vị trí nước chư hầu hùng mạnh nhất ở Trung Quốc và gây sức ép ngày một lớn lên các nước chư hầu còn lại, mở đường cho công cuộc thống nhất Trung Quốc gần 60 năm sau. Còn đối với nước Sở, trận thua này khiến cho Sở phải bỏ Dĩnh đô, dời về phía đông, thế nước ngày một suy yếu, không còn là đối trọng với cường Tần, đến năm 223 TCN thì chính thức tiêu diệt bởi nước Tần.
1
null
Vị tha hay Chủ nghĩa Vị tha là nguyên lý hay hành động quan tâm tới lợi ích của người khác. Đây là một đức hạnh truyền thống ở nhiều nền văn hóa và là một khía cạnh nền tảng của rất nhiều truyền thống tôn giáo, mặc dù khái niệm "người khác" ở đây có thể khác nhau giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Chủ nghĩa vị tha là sự đối nghịch của tính ích kỉ. Vị tha có thể được phân biệt với nghĩa vụ và lòng trung thành. Vị tha là động cơ cung cấp một thứ gì đó có giá trị cho một ai mà không phải là bản thân mình, trong khi đó nghĩa vụ tập trung vào bổn phận tinh thần đối với một cá nhân cụ thể nào đó (ví dụ một vị chúa, một vị vua) hay với một tập thể (ví dụ chính phủ). Chủ nghĩa vị tha thuần túy là sự hy sinh một điều gì cho ai đó mà không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được nhận bồi thường hay lợi ích, dù là trực tiếp, hay gián tiếp (ví dụ được ghi nhận cho hành vi ban ơn). Khái niệm. Khái niệm này có một lịch sử lâu dài trong tư tưởng triết học và đạo đức. Thuật ngữ này được sáng tạo vào thế kỷ 19 bởi nhà xã hội học và nhà triết học khoa học Auguste Comte, và đã trở thành một chủ đề chính cho các nhà tâm lý học (đặc biệt là các nhà nghiên cứu tâm lý học tiến hóa), các nhà sinh học tiến hóa và các nhà đạo đức học. Trong khi ý tưởng về lòng vị tha từ một lĩnh vực có thể ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác, các phương pháp khác nhau và tập trung của các lĩnh vực này luôn dẫn đến các quan điểm khác nhau về lòng vị tha. Nói một cách đơn giản, lòng vị tha là quan tâm đến phúc lợi của người khác và hành động để giúp đỡ họ. Nhân chủng học. Cuốn sách Món quà của Marcel Mauss chứa đoạn văn: ""Ghi chú về sự bố thí"." Lời chú thích này mô tả sự tiến hóa của ý niệm bố thí (và bằng cách mở rộng lòng vị tha) khỏi ý tưởng về sự hy sinh. Trong đó, ông viết: "Bố thí, một mặt, là những thành quả của một ý niệm đạo đức về món quà và tài sản, mặt khác là một ý niệm về sự hy sinh. Sự rộng lượng là một nghĩa vụ, bởi vì Nemesis đã trả thù cho người nghèo và các vị thần vì sự dư dật của hạnh phúc và sự giàu có của những người nhất định nên tự giải phóng nó. Đây là đạo đức cổ xưa của món quà, đã trở thành một nguyên tắc của công lý. Các vị thần và thần linh chấp nhận rằng phần lớn của cải và hạnh phúc đã được dâng cúng cho họ, đã bị hủy hoại trong những hy lễ vô ích, nên phục vụ người nghèo và trẻ em". • So sánh chủ nghĩa vị tha (đạo đức) - Nhận thức về lòng vị tha như sự hy sinh. • So sánh lời giải thích của sự khất thực trong các thánh thư khác nhau. Tranh cãi. Hiện vẫn có nhiều tranh cãi liên quan tới việc liệu chủ nghĩa vị tha thực sự có tồn tại hay không. Thuyết vị kỷ tâm lý cho rằng không có hành động chia sẻ, giúp đỡ hay hy sinh nào có thể được coi là vị tha hoàn toàn, bởi người thực hiện sẽ nhận được phần thưởng về bản chất chính là sự hài lòng cá nhân. Tuy nhiên, tính hợp lý của lý luận này còn phụ thuộc vào việc liệu có thể coi những phần thưởng về bản chất như sự hài lòng là một "lợi ích" hay không.
1
null
Pterocarpus santalinus là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được L.f. miêu tả khoa học đầu tiên. Đây là loài đặc hữu dãy núi phía đông Ghats phía Nam Ấn Độ. Cây này có giá trị cho màu đỏ phong phú của gỗ. Gỗ không thơm. Cây không bị nhầm lẫn với cây gỗ đàn hương Santalum thơm mọc tự nhiên ở Nam Ấn Độ. "Pterocarpus santalinus" là một loài cây nhỏ yêu cầu ánh sáng, cao tới 8 mét với thân cây có đường kính 50–150 cm. Chúng phát triển nhanh khi còn trẻ, đạt chiều cao 5 mét trong ba năm, ngay cả trên đất bị thoái hóa. Chúng không chịu được băng giá, bị giết chết bởi nhiệt độ −1 °C. Các lá mọc xen kẽ, dài 3–9 cm, ba lá với ba lá chét. Hoa tạo ra trong các cành hoa ngắn. Quả dài 6–9 cm chứa một hoặc hai hạt. Tên gọi khác. Pterocarpus santalinus được biết tới ở Trung Quốc và Việt Nam với tên gọi cây gỗ Tử Đàn Giai thoại. Gỗ tử đàn cực kỳ cứng chắc và nặng nề, vào nước là sẽ chìm, chế tác vật dụng không cần dùng sơn cũng có màu tím, hơn nữa sinh sản vào những vùng xa xôi, rất khó phát triển, vì vậy được gọi là vua gỗ. Vào thời nhà Minh, dù là hoàng gia cũng chỉ có một số lượng vật dụng rất nhỏ làm bằng gỗ tử đàn, đồng thời cũng chỉ dùng làm những thứ nhỏ nhặt như khung tranh, họa trục, quân cờ. khi Minh Thành Tổ Chu Lệ lên ngôi, vì muốn tuyên dương uy thế mà phái thái giám Trịnh Hòa suất lĩnh một đội thuyền sang Tây Dương, trên thuyền chuyên chở trà lụa, tặng nó cho các nước trên đường đi. Khi quay về thì vì không còn hàng hóa nên thân tàu nhẹ hơn rất nhiều, vì sợ không chịu được sóng gió nên mới cần tìm vật đặt nặng đặt lên. Trịnh Hòa phát hiện một vài nước có những loại gỗ tím cực nặng, vì vậy mà cho người chặt đến đặt vào khoang thuyền. Sau khi thuyền quay về nước thì đám quý tộc hoàng thất bắt đầu dùng thứ gỗ lót sàn thuyền này để làm vật dụng, về sau mọi người phát hiện loại gỗ này cực kỳ rắn chắc lại không sợ nước và mối mọt, vì vậy mới được hoan nghênh nhiệt liệt, sau đó bắt đầu được thu hoạch quy mô lớn. Cuối thời Minh đầu nhà Thanh thì phần lớn gỗ tử đàn mua được trên thế giới đều chảy về Trung Quốc, được tập trung lại ở Nghiễm Châu và Bắc Kinh, đời Minh vì chặt phá rừng rất bừa bãi, vì thế mà những mặt hàng làm bằng gỗ tử đàn thời nhà Thanh hầu như đều là hàng tồn từ thời nhà Minh. Trên phương diện chế tác gỗ tử đàn có câu: "Một đục, hai khắc, bảy đánh bóng", rõ ràng quá trình đánh bóng đã mất bảy phần thời gian, mà công cụ dùng để đánh bóng cũng có chút kỳ công, trước tiên bôi sáp lên, sau đó dùng cỏ và vải bố ma sát, mãi đến khi sáng bóng. Hiện nay ở Trung Quốc có Bảo tàng gỗ Tử đàn (hay gỗ Đàn hương đỏ) là bảo tàng tư nhân đầu tiên và lớn nhất Trung Quốc với các bộ sưu tập, nghiên cứu và trưng bày đồ nội thất cũng như tác phẩm nghệ thuật làm bằng gỗ Tử đàn Chủ nhân của bảo tàng này bà Trần Lệ Hoa và chồng, diễn viên Trì Trọng Thụy, người từng đảm nhận vai Đường Tăng trong phim Tây Du Ký, phiên bản năm 1986.
1
null
Đậu ma (danh pháp khoa học: Neustanthus phaseoloides), là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Lịch sử phân loại. Loài này được William Roxburgh miêu tả khoa học đầu tiên năm 1832 dưới danh pháp "Dolichos phaseoloides". Năm 1852, George Bentham mô tả chi mới Neustanthus, với 4 loài "N. subspicatus", "N. phaseoloides", "N. javanicus" và "N. peduncularis"; trong đó "N. phaseoloides" dẫn chiếu tới "Dolichos phaseoloides" của Roxburgh. Năm 1867, Bentham chuyển "N. phaseoloides" sang chi "Pueraria" với danh pháp "P. phaseoloides". Danh pháp này được sử dụng tới năm 2015 khi nghiên cứu của Egan "et al." đề xuất việc phục hồi chi "Neustanthus" để đảm bảo tính đơn ngành của "Pueraria". Mô tả. Cây thảo leo, nhánh nhỏ, có lông màu vàng mọc ngược và phù ở gốc. Lá kèm nhọn, dài 1 cm; có lông. Lá kép 3 lá chét; lá chét xoan, hình bánh bò, có khía thành 3 thuỳ rõ và có lông ở cả hai mặt, dài đến 6–12 cm. Chùm hoa ở nách lá, dài đến 30 cm, có lông cứng, đứng; hoa tim tím. Quả hình trụ, dài 8–9 cm, chứa 13-15 hạt. Nơi sống và thu hái. Ở Việt Nam, cây mọc rải rác khắp nơi. Người ta thường gặp chúng trong các rừng, rừng thưa hay chỗ trống, ở bờ suối, ven đường đi,v.v... Công dụng, chỉ định và phối hợp. Bộ phận dùng toàn cây. Ở Malaixia cây được dùng trị loét và mụn nhọt của trẻ em; có thể dùng dây sắc uống trong và dùng cây tươi đắp ngoài. Dân gian ở Việt Nam dùng đậu ma chữa sốt rét kinh niên và sốt phát ban, cùng với các loài cây khác như cây lưỡi đòng (hay lưỡi đồng), cây chân chó .
1
null
Danh hoa, muồn dây hay muồng dây (danh pháp khoa học: Sarcodum scandens) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Lour. miêu tả khoa học đầu tiên. João de Loureiro ghi tên gọi tiếng Việt của nó là "cây muòng deei" (= cây muồng dây). Phân bố. Loài này là bản địa Lào, Việt Nam, đông nam Trung Quốc (gồm cả đảo Hải Nam), Philippines và Indonesia (Java, Maluku, Sulawesi).
1
null
Thần học Marian trong Lutheran có nguồn gốc từ quan điểm của Martin Luther coi Chúa Giêsu là con của Mẹ Maria. Nó được phát triển ra khỏi lòng sùng kính Đức Maria trong Kitô giáo mà ông được nuôi dưỡng. Nhìn chung Luther vẫn coi trọng Đức Maria. Các giáo điều mà Luther khẳng định và cho là được thiết lập vững chắc dựa trên nền tảng Kinh Thánh là vai trò Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, tính chất trọn đời đồng trinh và thụ thai vô nhiễm. Ông cho rằng Chúa Kitô là đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người (1Tm 2:5). Do đó, bất cứ lời ca tụng hay lòng tôn sùng nào đối với Đức Mẹ cũng như đối với các thánh đều phải được coi là việc nhìn nhận các công trình vĩ đại của Thiên Chúa thực hiện nơi các ngài và cho các ngài. Đức Maria như chỉ đơn thuần tiếp nhận tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa. Chính vì vậy Luther không coi Đức Maria là Đấng Trung Gian của lời cầu nguyện hay bà Maria cũng không tham gia vào công cuộc cứu độ của chúa Giêsu với vai trò Đồng công cứu chuộc như Công giáo Rôma tuyên bố. Tổng quan. Trọn đời đồng trinh. Luther chấp nhận các niềm tin truyền thống cho rằng Chúa Kitô sinh bởi một trinh nữ và trinh nữ này mãi mãi đồng trinh. "Chúa Kitô… là Con Trai duy nhất của Đức Maria, và Maria không có con nào khác ngoài Người ra". "Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế của ta, là hoa quả thực sự và tự nhiên của lòng dạ đồng trinh Maria… và ngài còn đồng trinh mãi sau đó". Luther còn cho rằng việc hạ sinh Chúa Kitô không hề gây đau đớn cho Đức Mẹ vì ở đây lời chúc dữ với Evà về việc sinh con trong đau đớn không áp dụng cho Đức Mẹ. Vô nhiễm nguyên tội. Luther cho rằng Đức Maria được thụ thai vô nhiễm nguyên tội. Dù quan điểm của Luther về học lý này không hoàn toàn rõ ràng và vẫn còn những tranh luận khác nhau cũng như việc phát biểu không thống nhất của ông về vấn đề này. Trong bài giảng ngày Thụ Thai Mẹ Thiên Chúa, năm 1527, Luther: "Quả là một niềm tin đầy dịu ngọt và đạo hạnh khi cho rằng việc phú ban linh hồn cho Đức Maria đã được thực hiện mà không vướng tội nguyên tổ; đến nỗi chính lúc phú ban linh hồn ấy, Đức Maria đã được thanh tẩy khỏi tội nguyên tổ… khi tiếp nhận một linh hồn trong trắng do Thiên Chúa phú ban; như thế, ngay từ giây phút đầu tiên bắt đầu sống, ngài đã thoát khỏi mọi thứ tội rồi". Luther dựa vào Thánh Augustinô mà nghĩ rằng Đức Maria đã được tượng thai trong tội nhưng đã được thanh tẩy nhờ việc phú ban linh hồn sau khi tượng thai. Luther cũng cho rằng việc Vô Nhiễm Thai của Đức Maria khác với việc Vô Nhiễm Thai của Chúa Kitô: "Trong khi các hữu thể nhân bản đều được tượng thai trong tội, cả phần hồn lẫn phần xác, còn Chúa Kitô được tượng thai không mắc tội cả phần hồn lẫn phần xác, thì Maria, lúc được tượng thai, về phần xác, không có ơn thánh, nhưng về phần hồn thì đầy ơn thánh". Dựa vào ý niệm sola Scriptura (chỉ có Thánh Kinh), Luther không tin việc áp đặt học lý Vô Nhiễm Thai của Đức Mẹ lên mọi tín hữu. Mẹ Thiên Chúa. Trong bài chú giải Kinh Ngợi Khen, Luther nhiều lần cho rằng vì là Mẹ Chúa Kitô nên Đức Maria cũng là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos): "những điều cao cả (ở đây) không là gì khác hơn việc ngài trở thành Mẹ Thiên Chúa, nhờ đó, biết bao nhiêu điều tốt lành vĩ đại khác đã được ban cho ngài đến nỗi không ai có thể hiểu được… Bởi đó, con người đã tóm tắt hết mọi vinh dự của ngài vào một từ ngữ duy nhất để gọi ngài là Mẹ Thiên Chúa". Luther cũng quả quyết: "Đức Maria là Mẹ của Thiên Chúa chân thực và chân thật". Hồn xác lên trời. Để giữ vững nguyên tắc sola Scriptura của mình, Luther không chủ trương thành một tín điều nhưng ông vẫn viết như sau: "Không còn hoài nghi gì nữa việc hiện nay Đức Maria đang ở trên thiên đàng. Làm sao có việc ấy thì ta không biết. Và vì Chúa Thánh Thần không cho ta biết gì về điều ấy, nên ta không thể biến nó thành một tín điều". Tuy nhiên, ông vẫn bác bỏ hai ngày lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội và Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, và chỉ tán thành các ngày lễ như lễ Truyền Tin, Lễ Thăm Viếng và Lễ Dâng Con Vào Đền Thờ. Nữ Vương Thiên Đàng. Trong bài chú giải Kinh Ngợi Khen, Luther đã viết như sau: ""Nhất thiết… phải giữ trong phạm vi và không nên làm quá mà gọi ngài là "Nữ Vương Thiên Đàng", một danh nghĩa rất đúng, ấy thế nhưng không được biến ngài thành một nữ thần có thể ban phát ơn phúc hay trợ giúp người ta, như một số người vốn giả thiết khi họ cầu nguyện và chạy đến với… ngài chứ không chạy đến với Thiên Chúa. Ngài đâu ban được gì, Thiên Chúa mới ban cho ta tất cả"". Dù chấp nhận danh xưng Nữ vương thiên đàng không sai, nhưng Luther cho rằng nên tránh khuynh hướng thờ ngẫu thần đối với Đức Maria. Luther luôn lên án những người nâng Đức Mẹ lên một bậc quá cao, quá phóng đại đến độ làm tương phản với ngài thay vì với Thiên Chúa. Luther nhấn mạnh rằng Chúa Kitô là đấng cứu chuộc duy nhất và tự mình Người đã đủ để cứu chuộc nhân loại, cả Đức Mẹ và các thánh cũng chả làm gì được cho ta, Thiên Chúa làm tất cả. Maria trong giáo hội hiện nay. Hiện nay có những quan điểm khác nhau về tín lý và thực hành giữa các hệ phái trong cộng đồng giáo hội Luther về Đức Maria. Trong bộ Sách Nghị Ước, nói đến Đức Maria rất ít. Điều XXII trong Hộ Giáo cho Tuyên Tín Augsburg, người theo Luther tuyên bố rằng "Đức Maria diễm phúc cầu cho Giáo hội". "Đức Maria xứng đáng được những vinh dự cao qúy nhất" và mong muốn cho "gương sáng của ngài được học hỏi và bắt chước". Trong Phần I của Các Điều Khoản Smalcald, Chúa Giêsu được công bố "sinh ra từ Đức Maria tinh ròng, thánh thiện, và vĩnh viễn đồng trinh". Tại điều VIII của Công Thức Nghị Ước, người theo Luther tuyên xưng rằng: "Đức Maria, nữ trinh diễm phúc nhất, không tượng thai một con người nhân bản tầm thường, mà là một con người nhân bản vốn thực sự là Con của Thiên Chúa chí thánh, như thiên thần đã làm chứng. Người biểu lộ sự uy nghi thần thánh của mình ngay trong bụng Mẹ và cho thấy Người đã sinh ra bởi một trinh nữ và việc sinh hạ này không làm hại tới sự đồng trinh của ngài. Cho nên, ngài thật là Mẹ Thiên Chúa mà vẫn mãi đồng trinh". Tuy vậy, giáo hội Luther không tán thành vai trò của Maria như là Đấng Trung Gian hay Đồng Công Cứu Chuộc với Chúa Kitô, Đấng mà giáo hội Luther coi là đấng cứu chuộc duy nhất. Người Luther cũng không tin việc Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ hay việc ngài không có tội trong suốt cuộc đời ngài. Về việc Đức Mẹ hồn xác lên trời, người Luther tin rằng những ai qua đời đều được cứu rỗi trên thiên đàng cùng với Chúa Kitô, Đức Mẹ cũng giống như các thánh và những người chưa được phong thánh nhưng qua đời trong ân nghĩa Chúa. Lutheran tin rằng Đức Maria đồng trinh khi thụ thai Chúa Kitô nhưng phần lớn cộng đồng Luther cho rằng Mẹ có nhiều con tự nhiên khác và do đó không trọn đời đồng trinh. Điều này dựa trên các trích đoạn nhắc đến các anh chị em của Chúa Giêsu trong Tân Ước (Ga 2:12; Ga 7:3-5) và mặc dù Đức Maria không giao hợp với Thánh Giuse trước khi sinh ra Chúa Giêsu (Mt 1:18), nhưng điều đó không có nghĩa là ngài không bao giờ giao hợp.
1
null
Wish You Were Here là album phòng thu thứ chín của ban nhạc progressive rock người Anh, Pink Floyd, phát hành vào tháng 9 năm 1975. Album lần này khai thác chủ đề về sự trống vắng, nền công nghiệp âm nhạc cũng như các vấn đề tâm thần của cựu thủ lĩnh Syd Barrett. Được viết từ những phần sáng tác nhỏ khi ban nhạc lưu diễn châu Âu, "Wish You Were Here" được thu âm qua rất nhiều giai đoạn ở Abbey Road Studios. Quá trình thực hiện album gặp một vài trục trặc, song chính điều đó giúp Roger Waters quyết định tách ca khúc "Shine On You Crazy Diamond" thành hai phần riêng biệt và xen vào giữa đó ba ca khúc mới. "Shine On" là ca khúc để dành tặng Barrett sau khi anh đột nhiên tới thăm ban nhạc trong quá trình thu âm. Tương tự album trước đó, "The Dark Side of the Moon", ban nhạc tiếp tục sử dụng nhiều hiệu ứng âm thanh cũng như máy chỉnh âm. Roy Harper được mời tới hát chính trong ca khúc "Have a Cigar". Phần thiết kế được Storm Thorgerson phụ trách khi bọc toàn bộ bên ngoài một lớp giấy bóng màu đen nhằm giấu phần bìa chính. "Wish You Were Here" thành công vang dội và thực tế EMI đã không phát hành đủ lượng đĩa yêu cầu. Cho dù những đánh giá ban đầu khá trái chiều, song cuối cùng album vẫn có mặt trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone". Cả hai thành viên Richard Wright và David Gilmour đều coi "Wish You Were Here" là album yêu thích của họ. Hoàn cảnh ra đời. Trong năm 1974, Pink Floyd đã phác thảo nên 3 ca khúc mới là "Raving and Drooling", "You Gotta Be Crazy" và "Shine On You Crazy Diamond". Những ca khúc trên được trình diễn tại rất nhiều buổi diễn ở Anh và Pháp – tour diễn đầu tiên của ban nhạc kể từ sau album "The Dark Side of the Moon" (1973). Do Pink Floyd không có thói quen quảng bá rầm rộ cũng như luôn giữ khoảng cách với cánh báo chí nên mối quan hệ giữa họ với truyền thông nhìn chung không dễ chịu. Sau khi nhận những lời chê bai từ Nick Kent (một người hâm mộ Syd Barrett) và Pete Erskire trên tạp chí "NME" về những chất liệu mới, ban nhạc liền quay trở lại làm việc trong phòng thu ngay tuần đầu tiên của năm 1975. Chủ đề. "Wish You Were Here" là album thứ hai của Pink Floyd mà từ chủ đề tới nội dung đều được Waters dàn dựng toàn bộ. Tất cả liên quan trực tiếp đến những cảm xúc của anh về tình bạn mà ban nhạc đã từng có nhưng hiện nay đã không còn nữa. Album bắt đầu với đoạn hòa âm nhạc cụ dài và phức tạp trước khi tới phần ca từ của ca khúc "Shine On You Crazy Diamond" – một sáng tác tri ân Syd Barrett, vị thủ lĩnh đã phải rời ban nhạc từ nhiều năm trước vì những vấn đề tâm lý. Hình bóng của Barrett được gợi lên ngay từ những câu hát đầu tiên "Remember when you were young, you shone like the sun" và "You reached for the secret too soon, you cried for the moon". "Wish You Were Here" cũng chỉ trích mạnh mẽ nền công nghiệp âm nhạc. "Shine On" nối trực tiếp với ca khúc "Welcome to the Machine", bắt đầu với tiếng đóng cửa (theo Waters, nó gợi liên tưởng tới những khám phá âm nhạc, và những bước đi của ngành công nghiệp âm nhạc tới sự tham lam và cả thành công) và kết thúc bởi tiếng cười nói tiệc tùng minh chứng cho "sự thiếu giao tiếp và cảm xúc của con người". Tương tự, "Have a Cigar" gọi ngành công nghiệp thu âm là "fatcat", ngoài ra còn sử dụng nhiều cụm từ lóng như "can hardly count", "they call it riding the gravy train" và "by the way, which one's Pink?" – câu hỏi mà ban nhạc đã ít nhất một lần đặt ra. Ca khúc chủ đề "Wish You Were Here" bao gồm ca từ không chỉ nói về Barrett mà còn khơi gợi tính cách đối lập trong con người Waters – một người đầy ý tưởng song cũng rất độc đoán. Album kết thúc với ca khúc "Shine On" với nhiều đoạn chơi nhạc cụ phức tạp. Thu âm. Kỹ thuật viên của EMI, Alan Parsons – người từng tham gia sản xuất album trước đó của Pink Floyd, "The Dark Side of the Moon" – từ chối đề nghị tiếp tục cộng tác từ ban nhạc (Parsons sau đó có được ngay thành công với dự án cá nhân The Alan Parsons Project). Ban nhạc từng cộng tác với kỹ thuật viên Brian Humphries trong bộ phim "More" tại phòng thu Pye Studios và họ liền đề nghị anh một lần nữa vào năm 1974 sau khi sa thải một kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm. Humphries cảm thấy cuốn hút với chất liệu mới của nhóm cho dù anh cũng gặp chút khó khăn khi không phải là người của Abbey Road Studios. Vô tình một lần Humphries đã làm lộ phần nhạc nền của ca khúc "Shine On" mà Waters và Mason đã cùng nhau chuẩn bị suốt nhiều giờ, vì thế toàn bộ ca khúc đã phải tiến hành thu âm lại. Tại phòng thu số 3, ban nhạc sớm nhận thấy những khó khăn với những chất liệu mới, đặc biệt vì "The Dark Side of the Moon" đã làm cạn kiệt thể lực và sức sáng tạo của họ. Richard Wright miêu tả những buổi thu đầu tiên "rơi vào thời điểm vô cùng khó khăn" còn Roger Waters thì thấy quãng thời gian này như "tra tấn". Tay trống Nick Mason cảm thấy việc sử dụng máy thu đa-băng mất thời gian và tẻ nhạt, trong khi David Gilmour thì quan tâm nhiều hơn tới khả năng sử dụng chất liệu mới của ban nhạc. Gilmour cũng bắt đầu gia tăng đối đầu với Mason sau khi anh kết hôn với nhiều dèm pha và khó chịu, gây trở ngại trực tiếp tới khả năng chơi trống của anh. Mason sau này cũng nói rằng những đánh giá của Nick Kent trên tờ "NME" đã ảnh hưởng tới ý tưởng tiếp tục làm việc cùng nhau của ban nhạc. Tuy nhiên chỉ sau vài tuần, Waters liền thay đổi chủ đề của album. Ba sáng tác của nhóm trong năm 1974 được nghiên cứu lại cho phù hợp với album, và chỉ còn "Shine On" được giữ lại như là hạt nhân của album lần này. Phần chơi nhạc cụ kéo dài tới hơn 12 phút của ca khúc có nhiều nét tương đồng với "Echoes" với phần gảy 4-nốt guitar mà Gilmour lấy cảm hứng từ Barrett. Gilmour viết nên đoạn guitar hoàn toàn vô tình, song lại có được phản ứng vô cùng tích cực từ Waters. Waters muốn tách ca khúc làm hai và xen vào giữa hai sáng tác mới. Gilmour phản đối và đề nghị ba ca khúc. "Welcome to the Machine" và "Have a Cigar" phê phán trực tiếp ngành công nghiệp âm nhạc trong khi ca từ có nhiều liên hệ với "Shine On" khi nói về phút thăng hoa và gục ngã của Barrett. "Vì tôi thực sự muốn càng sát với cảm xúc càng tốt... thực sự là rất khó miêu tả và lảng tránh sự hụt hẫng khi Barrett ra đi." "Raving and Drooling" và "You Gotta Be Crazy" không còn chỗ trong chủ đề mới của album và được đưa vào album tiếp theo của ban nhạc, "Animals" (1977). Crazy diamond. Một trong những sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thực hiện "Wish You Were Here" xảy ra vào ngày 5 tháng 6 năm 1975. Gilmour kết hôn lần đầu tiên với Virginia Hasenbein và cô theo ban nhạc trong tour diễn thứ hai của Pink Floyd tại Mỹ. Ban nhạc đang trong quá trình hoàn thiện "Shine On" và một người đàn ông béo, nhẵn nhụi cả tóc lẫn lông mày cầm theo một chiếc túi nhỏ bỗng xuất hiện. Waters, vốn đang rất tập trung với phòng thu, đã không nhận ra người đàn ông trên. Wright thì không chắc chắn lắm về nhận định của mình. Người đàn ông tự giới thiệu mình là người quen của Waters đồng thời ngỏ ý muốn nói chuyện; và không lâu sau mọi người đều nhận ra đó là Syd Barrett. Gilmour chợt nhớ ra rằng Barrett chính là một nhân viên của EMI, trong khi Mason thì không thể nhận ra anh."Thật kinh ngạc", Gilmour thốt lên. Trong bộ phim "Inside Out", Mason nhớ lại cuộc trò chuyện với Barrett là "rời rạc và không hoàn toàn cảm động". Storm Thorgerson sau này có nói về sự xuất hiện của Barrett: "hai hay ba người trong số họ đã khóc. Anh ta ngồi xuống và nói chuyện chốc lát nhưng cũng không ở đó tới hết buổi thu." Nhanh chóng gạt đi những giọt nước mắt xúc động, Waters cũng được Barrett giới thiệu Andrew King – người đã thuật lại quá trình tăng cân của anh. Barrett kể rằng mình có một chiếc tủ lạnh rất lớn trong căn bếp, và anh đã ăn rất nhiều thịt lợn nướng. Anh cũng nói thêm rằng bản thân sẵn sàng trợ giúp ban nhạc, song sau khi nghe xong bản nháp của "Shine On", anh bỗng tỏ ý muốn quên đi lời đề nghị trên. Anh cũng tới dự lễ cưới của Gilmour diễn ra tại căng-tin của hãng EMI, tuy nhiên sau đó ra về mà không một lời chào tạm biệt. Kể từ ngày đó, không một thành viên nào của ban nhạc còn gặp lại Barrett cho tới khi anh qua đời vào năm 2006. Cho dù phần ca từ đã được viết từ trước, sự xuất hiện của Barrett vẫn ảnh hưởng rất lớn tới phần còn lại của ca khúc, và phần chơi của Wright trong đoạn điệp khúc của đĩa đơn "See Emily Play" đã được bổ sung thêm vào đoạn cuối của "Shine On". Phòng thu. Tương tự với "The Dark Side of the Moon", Pink Floyd tiếp tục sử dụng máy chỉnh âm EMS VCS 3 (trong "Welcome to the Machine"), nhưng với hiệu ứng nhẹ nhàng hơn phần chơi guitar acoustic của Gilmour và phần chơi định âm của Mason. Đoạn mở đầu của "Shine On" được bổ sung bằng những đoạn thu dang dở của mà sau này được đặt tên là dự án Household Objects. Những cốc rượu được đổ đầy với mực chất lỏng khác nhau và âm thanh được thu âm bằng cách miết những ngón tay ướt quanh miệng những chiếc cốc bằng chất liệu thủy tinh này. Những phần thu trên được đưa vào phần hòa âm đa-băng rồi trở thành phần mở đầu của "Shine On". Hai nghệ sĩ vĩ cầm Stéphane Grappelli và Yehudi Menuhin được mời tham gia vào album khi đang thu âm ở phòng thu kế bên. Menuhin ngồi xem Grappelli chơi trong ca khúc "Wish You Were Here" song cuối cùng ban nhạc thống nhất rằng phần chơi violon đó không phù hợp và cho tới tận năm 2011, hầu hết người nghe đều cho rằng tiếng violon đã bị xóa bỏ. Thực tế, phần chơi này vẫn tồn tại nhưng nó được chỉnh rất nhỏ trong đoạn cuối của ca khúc tới mức ban nhạc không thể đưa tên Grappelli trong thành phần tham gia sản xuất. Họ đã trả 300£ cho phần đóng góp này (tương đương với khoảng 2.100£ vào năm 2014). Dick Parry phụ trách saxophone trong "Shine On You Crazy Diamond". Những phần âm thanh mở đầu của ca khúc "Wish You Were Here" được thu với chiếc radio trong xe của Gilmour vào lúc có ai đó bắt đầu giới thiệu về chương cuối bản Giao hưởng số 4 của Tchaikovsky. Giọng hát. Quá trình thu âm diễn ra xen kẽ tour diễn tại Mỹ của ban nhạc (vào tháng 4 và tháng 6 năm 1975) và giai đoạn cuối cùng diễn ra sau buổi diễn của nhóm tại Knebworth lại khiến Waters lo lắng. Anh cảm thấy phần hát của "Have a Cigar" rất tệ và chấp nhận thu âm nhiều lần nhằm có được bản thu ưng ý. Vấn đề chủ yếu là do giọng hát có phần hạn chế của bản thân anh, mặt khác cũng do anh quá tập trung luyện giọng cho phần hát ca khúc "Shine On". Gilmour đề nghị hát thay thế song bị Waters từ chối, và người bạn thân lâu năm Roy Harper xin được tham gia. Harper lúc đó cũng đang thu âm album của riêng mình trong một phòng thu khác ở Abbey Road Studios và Gilmour thì cũng đang chơi guitar lót cho anh. Waters sau này tỏ ra tiếc nuối vì quyết định này và cho rằng đáng lẽ mình nên hát trong ca khúc trên. Venetta Fields là người hát nền trong ca khúc "Shine On". Thiết kế. "Wish You Were Here" là một trong những sản phẩm được Pink Floyd thiết kế phức tạp. Storm Thorgerson được ban nhạc đưa đi cùng theo tour diễn năm 1974, vì vậy cũng phần nào hiểu được những hàm ý sâu xa trong ca từ mà theo đó liên tưởng tới ý nghĩ về sự "hiện diện không thường trực", chứ không chỉ về tình hình sức khỏe của Barrett. Chủ đề về sự trống vắng có nhiều liên hệ với buổi gặp gỡ xúc động của anh với ban nhạc. Thorgenson có để ý rằng album "Country Life" nhóm Roxy Music được bày bán với phần bìa bọc giấy phản quang màu lam nhằm che đi ảnh bìa nhạy cảm, vậy nên anh cũng muốn lấy ý tưởng này và bọc Wish You Were Here bằng một lớp giấy màu sẫm, hàm ý chỉ "sự trống vắng". Hàm ý nội dung của hai ca khúc "Welcome to the Machine" và "Have a Cigar" đã gợi ý tới hình ảnh cái bắt tay (một hành động đôi lúc sáo rỗng), và George Hardie đã thiết kế ở bên trong 2 miếng bìa dán minh họa cho động tác bắt tay này. Phần ảnh bìa lấy cảm hứng từ ý tưởng con người muốn nắm bắt lấy cảm xúc thật sự của họ trước nỗi sợ "bị thiêu cháy" và một trong số hai người đàn ông đang đứng bắt tay nhau đang bốc cháy phía lưng. "Getting burned" cũng là một cụm từ lóng trong giới nghệ sĩ thu âm nhằm ám chỉ người nghệ sĩ bị tước mất tiền bản quyền của chính mình. Hai diễn viên đóng thế tham gia chụp hình là Ronnie Rondell và Danny Rogers, và một trong số họ đã khoác lên mình bộ veste đang bốc cháy, phần đầu được một chiếc mũ bảo hiểm bảo vệ có gắn tóc giả. Bức ảnh được chụp tại phòng thu ở Los Angeles của hãng Warner Bros. Ban đầu gió đã thổi không đúng như mong muốn và lửa táp cháy mất bộ râu của Rogers. Hai diễn viên liền thay đổi vị trí để chụp ảnh và bức ảnh sau đó được lấy đối xứng ngược lại để có được ý nghĩa mong muốn. Phần mặt sau của album là bức hình người đàn ông không mặt mang tên "người bán hàng Floyd", mà theo lời Thorgenson là "đang bán linh hồn" trên sa mạc (nguyên mẫu là sa mạc Yuma ở California). Chuyện không có cổ tay áo và ống chân là nhằm minh họa cho "bộ veste trống rỗng". Phần bìa bên trong là hình chiếc khăn tang bay trên con đường đồng quê lộng gió ở Norfolk, Virginia; ngoài ra còn có những hình ảnh đặc trưng ở hồ Mono ở California mà theo lời phụ chú ghi tên là "Monosee" (một lần nữa nhấn mạnh chủ đề "trống vắng"). Việc bọc bìa album bằng giấy bóng kính màu đen không được hãng phát hành tại Mỹ, Colombia Records, chấp nhận và họ yêu cầu thay đổi. EMI thì khá thoải mái và họ đã vô cùng hài lòng khi có trong tay sản phẩm hoàn thiện. Trong lần giới thiệu album lần đầu tiên, ban nhạc đã đồng ý để toàn khán phòng vỗ tay. Đón nhận của công chúng. Ban nhạc đã chơi toàn bộ "Wish You Were Here" trong buổi diễn ngày 5 tháng 7 năm 1975 tại Knebworth. Roy Harper, người cũng tham gia buổi diễn, phát hiện ra rằng bộ trang phục của mình thất lạc do một trong những thùng đồ của Pink Floyd bị cháy (bản thân anh cũng bị thương nhẹ). Việc này làm chậm đi ít nhiều việc chuẩn bị âm thanh của ban nhạc. Vì đã thuê một chiếc Spitfire từ thời Thế chiến II bay vòng trong lúc trình diễn nên ban nhạc không thể chậm trễ hơn được. Hậu quả là việc thiếu nguồn điện đã khiến cho âm thanh từ chiếc keyboard của Wright bị lệch tông, ảnh hưởng nghiêm trọng tới buổi diễn. Ngay lúc đó anh rời khỏi sân khấu, nhưng ban nhạc vẫn cố gắng trình diễn giản lược mà không có keyboard, piano và hiệu ứng. Sau một quãng nghỉ ngắn, họ buộc phải trình diễn "The Dark Side of the Moon" nhưng công chúng không hài lòng và đã chặn lối ra từ khu vực trình diễn. Album được phát hành ngày 12 tháng 7 năm 1975 tại Anh, và một ngày sau đó tại Mỹ. Ở Anh, với 250.000 đơn đặt hàng trước, album trực tiếp có được vị trí quán quân cho dù thực tế khả năng của EMI lúc đó chỉ đáp ứng được phân nửa số lượng trên. Ở Mỹ, với 900.000 đơn đặt hàng trước (lớn nhất lịch sử hãng Columbia), album cũng đứng đầu tại "Billboard" chỉ sau 2 tuần. Năm 1991, "Wish You Were Here" trở thành album được tiêu thụ nhanh nhất của Pink Floyd, tuy nhiên các ý kiến đánh giá thì khá trái chiều: Robert Christgau thì nhìn nhận album theo hướng tích cực hơn khi bình luận: "...giai điệu không chỉ đơn giản mà cuốn hút, cùng với máy chỉnh âm tạo nên sự mượt mà và tiếng guitar phản bác lại mọi lời phê bình, song album vẫn xứng đáng phần nào với những giá trị (và cả những liên quan đa chiều) với "The Dark Side of the Moon" vốn rất chất lượng." Sau này, ông viết: "Album mà tôi yêu thích nhất của Pink Floyd luôn là "Wish You Were Here". Các anh biết vì sao không? Vì đó là tâm hồn, đó là lời ai oán của Waters tới Barrett, với tôi thì đó không hẳn là một người anh hùng bi kịch nhưng với Waters thì có lẽ không bao giờ là đủ." Tờ "Melody Maker" thì tỏ rõ ý dèm pha: "Cho dù cố gắng tiếp cận "Wish You Were Here" theo cách nào chăng nữa, nó không thể thuyết phục trong sự nghiêm túc của chính mình và cho thấy rõ việc không hề có chút tưởng tượng khả quan trong mọi khía cạnh." Tuy nhiên những đánh giá sau này lại thiên về hướng tích cực, và tới năm 2012, "Wish You Were Here" được nằm ở vị trí số 211 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone". Năm 1998, độc giả tạp chí "Q" bình chọn đây là album vĩ đại thứ 34 của mọi thời đại, và tới năm 2003 họ lại chọn đây là album vĩ đại thứ 43 trong lịch sử âm nhạc Anh. Năm 2003, một trong số những đài phát thanh lớn nhất nước Đức – WDR 2 – đã tổ chức bình chọn danh sách 200 album vĩ đại nhất và "Wish You Were Here" có được vị trí quán quân. Năm 2004, "Wish You Were Here" cũng có được vị trí số 36 trong danh sách "100 album của thập kỷ 1970" của Pitchfork Media. IGN thì đặt album vào vị trí số 8 trong danh sách album rock kinh điển nhất của mình. Cho dù vẫn có nhiều khiếm khuyết trong khâu sản xuất, đây vẫn là album ưa thích của Wright: "Đây là album mà tôi luôn nghe với sự hài lòng, và không có nhiều album của Floyd như vậy." Gilmour cũng chia sẻ quan điểm: "Nếu để chọn 1 album là album yêu thích, đó hẳn sẽ là "Wish You Were Here". Kết quả là, dù sao đi nữa, chắc chắn đã cho tôi một album mà tôi có thể sống trong hân hoan. Tôi vô cùng thích nó." Doanh thu. Quản lý Steve O'Rourke của Pink Floyd đã tỏ ra vô cùng thất vọng trước cách làm việc của đại diện hãng EMI ở Mỹ, Capitol Records, vậy nên "Wish You Were Here" trở thành album đầu tiên của ban nhạc dưới hãng đĩa mới, Columbia Records, trực thuộc CBS. Tuy nhiên ban nhạc vẫn giữ đại diện của EMI tại châu Âu, Harvest Records. Vì thay đổi hãng đĩa, ban nhạc kể từ đây giữ được bản quyền các sáng tác của mình: tất cả các album kể từ "Wish You Were Here" đều được đưa vào lưu trữ Pink Floyd Music Limited và Pink Floyd (1987) Ltd. (kể từ sau khi Waters chia tay nhóm) bất kể dưới tên hãng đĩa nào. Album có được chứng chỉ Bạc và Vàng (tương ứng với 60.000 và 100.000 đĩa bán) tại Anh vào ngày 1 tháng 8 năm 1975, và Vàng tại Mỹ ngày 19 tháng 9 cùng năm. "Wish You Were Here" sau đó có được chứng chỉ 6x Bạch kim vào ngày 16 tháng 5 năm 1997 và tính tới năm 2004 đã bán được khoảng 13 triệu đĩa trên toàn thế giới. "Have a Cigar" được Columbia chọn làm đĩa đơn quảng bá album tại Mỹ với "Welcome to the Machine" ở mặt B. Chỉnh âm và tái bản. "Wish You Were Here" được tái bản và chỉnh âm dưới nhiều hình thức. Ở Anh và Mỹ, album sớm được tái bản qua âm thanh 4-kênh dưới định dạng SQ vào năm 1976 và vào năm 1980 qua ấn bản tạp chí "Hi-Fi Today" ở Anh. Ấn bản CD được phát hành tại Mỹ vào năm 1983, và tại Anh năm 1985, rồi sau đó được chỉnh âm với phần thiết kế mới vào năm 1994. Tại Mỹ, CBS Mastersound của Columbia Records cho phát hành ấn bản với nửa tốc độ chạy tiêu chuẩn của bản LP vào năm 1981, rồi sau đó Sony Mastersound cho phát hành bản CD với 24 carat vàng, sử dụng Super Bit Mapping với phần ảnh bìa gốc trong phần thiết kế hộp dài giống hộp nữ trang, theo kèm là một bìa bọc cứng bao ngoài phần bìa. Ấn bản này cũng bao gồm box set "Shine On", và 3 năm sau đó, Columbia lại cho bày bán bản CD chỉnh âm mới với 17 giây ngắn hơn (44:28) so với bản chỉnh âm của hãng EMI phát hành năm 1994. Phần logo hãng đĩa được thiết kế lại theo hình hai bàn tay bằng máy màu đen trắng đang bắt tay nhau. Album sau đó cũng được Capitol Records tái bản vào năm 2000 nhân dịp kỷ niệm 25 năm phát hành. Sau đó album cũng được chỉnh sửa trong bản lưu trữ phát hành của nhóm mang tên Why Pink Floyd...? vào năm 2011. Boxset "Immersion" bao gồm bản stereo kỹ thuật số được James Guthrie chỉnh âm dưới định dạng CD, cùng với đó là 5.1 Surround Mix (2009) ở định dạng DVD và Blu-Ray, Quad Mix ở định dạng DVD cùng với đó là bản stereo gốc năm 1975 được chuyển sang dạng DVD và Blu-Ray. Ấn bản này cũng bao gồm phần chỉnh âm năm 2011 được in dưới dạng đĩa than 180g theo kèm là bản 5.1 surround sound mix (2009) dưới định dạng Hybrid SACD.
1
null
Tephrosia apollinea là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), có nguồn gốc ở tây nam châu Á (Levant, Ả Rập, Socotra, Iran, Pakistan, tây bắc Ấn Độ) và đông bắc châu Phi (Ai Cập, Sudan, Ethiopia, Eritrea, Djibouti, Somalia). Quả thường dài 1 đến 2 inch (2.5 tới 5.1 cm), gồm sáu hay bảy hạt màu hơi nâu. Loài này thường mọc trên vùng nhiều cát, đặc biệt khu vực bán khô cằn và wadi. "Tephrosia apollinea" độc với dê. Dù tại Oman nó được dùng để trị viêm cuống phổi, ho, đau tai, nghẹt mũi và rạn xương. Người ta còn dùng cây này để làm chất nhuộm chàm, người Bedouin tại Sinai và Negev dùng lá "T. apollinea" và một số cây khác làm thức uống nóng.
1
null
Maria được ghi là một phụ nữ có vị trí đặc biệt và vinh dự trong Hồi giáo. Tên bà được nhắc đến 34 lần trong Chương III của Kinh Qur'an, hơn cả số lần trong Kinh thánh Tân Ước. Có cả một chương "Mẹ Maria" (Mariam) được các tín đồ Hồi giáo diễn tả là chương hay nhất trong toàn bộ kinh Qur'an. Maria là phụ nữ duy nhất được nêu đích danh trong Kinh Qur'an. đó là Chương III, chương Imran, theo tên của Cha bà Maria. Đây là chương duy nhất có nói đến thân phận của một người phụ nữ ở kinh Qur'an . Trong Hồi giáo, Maria xuất hiện với địa vị là mẹ của "tiên tri Giêsu". Kinh Qur'an nói về việc Maria dâng mình trong Đền thờ Giêrusalem, về lễ tẩy trần, về cuộc truyền tin, về sự trinh thai và về việc sinh Giêsu. Maria được Hồi giáo nhận biết và tôn kính là người được thánh hóa và cao trọng nhất trong các phụ nữ, và là sự hoàn hảo tâm linh: "Các thiên thần nói: "Maria! Thiên Chúa đã chọn bà và thanh tẩy bà – chọn bà hơn hẳn các phụ nữ ở mọi quốc gia"" và "Maria! Xin thờ lạy Thiên Chúa: Xin phủ phục, và quỳ gối (khi cầu nguyện) với những người cùng quỳ gối" . Hồi giáo chấp nhận "sự đồng trinh trọn đời" của Maria, bà Maria được nhận biết là thụ tạo duy nhất không mắc Tội Tổ Tông từ trước khi làm người, được giữ thoát khỏi mọi tội suốt cả đời. Trong lời cầu nguyện của Maria trong kinh Qur'an: "Lạy Chúa, con dấn thân phục vụ Ngài từ trong lòng con. Xin Ngài thương nhận. Chỉ mình Ngài lắng nghe và thấu suốt mọi sự". Và khi Maria sinh Chúa Con, Maria nói: "Lạy Chúa, con được gọi là mẹ của Người. Xin bảo vệ con và con cháu khỏi Satan... và xin Con Chúa chấp nhận con" . Cuộc đời trong kinh Coran. Trong sách này, Maria được tuyên bố (cùng với Đức Kitô) là một Ayat Allah hay Dấu chỉ của Thiên Chúa cho nhân loại (23,50) như một người "đã gìn giữ sự trinh khiết của mình" (66,12), một người biết vâng lời (66,12) được chọn từ mẹ người và được dâng hiến cho Đức Allah khi còn trong bụng mẹ cho Thiên Chúa (3,36). Là người duy nhất (trong số các phụ nữ) được Đức Allah chấp nhận vào phục vụ (3,37) được (Thượng Tế) Dacaria chăm sóc (3,37). Trong thời thơ ấu, Maria đã ở trong đền thờ và duy nhất gần gũi với AlMihrab (được hiểu là Đấng Chí Thánh) và được Đức Allah cung cấp các "lương thực" từ trời (3,37); một Người đã được chọn (3,42), Được thanh tẩy (3,42), một người chân thật (5,75), một sự thực hiện lời ngôn sứ (66,12), một chiếc bình để cho Thần Khí Thiên Chúa thổi vào (66,12). Con bà được thụ thai nhờ "một lời Thiên Chúa" (3,45) và được tôn vinh hơn mọi người phụ nữ của thế giới (3,42). Kinh Coran thuật lại những chuyện kể chi tiết về Maria ở hai trích đoạn 3:35-37 và 19:16-34. Chuyện kể trong thiên 19 của sách Coran gần như đồng nhất với chuyện kể trong sách Tin Mừng của Luca. Cả hai đều bắt đầu bằng một tường thuật về việc một sứ thần viếng thăm ông Daicaria và Tin vui về sự sinh ra của Yahya (Gioan trong Tân Ước), tiếp theo là tường thuật về biến cố truyền tin. Trong thiên 3 của Kinh Coran gần như xác nhận các chuyện kể trong sách ngoại thư được gọi là Tin Mừng của Mátthêu giả và Tin mừng thời thơ ấu của Giacôbê người công chính liên quan đến việc sử dụng "những cái que" (rods) để xác định một người chồng sau khi bà đạt đến tuổi dậy thì (3,44) và chuyện kể về tai tiếng gây ra về việc phát hiện bà có thai (19,27-28). Cả hai chuyện này đều không có trong các Tin Mừng thuộc thư quy của Công giáo.
1
null
Trifidacanthus unifoliolatus có tên là cây ba chia (tên địa phương Phú Yên), ba gai. Trung Quốc gọi là tam xoa thứ (三叉刺: tạm dịch gai ba chĩa). Ở Việt Nam, cây bị gán sai và được gọi sai phổ biến thành linh sam (tức lãnh sam, là những cây thuộc họ Thông). Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Merr. miêu tả khoa học đầu tiên.
1
null
Chẽ-ba đỏ hay còn gọi Đậu chẽ ba hoa đỏ; Cỏ ba lá đỏ. Tiếng Anh là Red Clover; Tiếng Pháp là Trefle rouge (danh pháp khoa học: Trifolium pratense L.) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên.
1
null
Đậu chẽ ba hoa trắng hay còn gọi chẽ ba bò, cỏ ba lá hoa trắng, cỏ chĩa ba, xa trục thảo (danh pháp khoa học: Trifolium repens) là loài thực vật có hoa thuộc họ Đậu, được Carl Linnaeus mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1753. Cây là một loài thực vật thân thảo, sống lâu năm. Nó thường bò sát đất thành thảm với rễ mọc ra từ các đốt, với cụm hoa màu trắng hay ánh hồng và trở thành màu nâu khi hoa tàn. Cụm hoa thường có đường kính từ 1,5 – 2 cm, mọc ở cuối mỗi cuống hoa cao khoảng 7 cm. Những biến dị của cây tạo nên chẽ bốn lá hoặc nhiều hơn và trở thành là một biểu tượng của sự may mắn, thường được gọi là "Shamrock", "cỏ may mắn". Thân cây đậu chẽ ba hoa trắng tăng trưởng dài thêm khoảng 18 cm mỗi năm. Đậu chẽ ba hoa trắng có nguồn gốc từ châu Âu, Bắc Phi và Tây Á. Vì có khả năng phát triển trên nhiều loại đất với độ pH khác nhau nên cỏ ba lá trắng đã được trồng ở rất nhiều nơi trên Thế giới. Cây có bộ nhiễm sắc thể 2n = 32. Sử dụng. Đây là một loài thực vật có ích vì có khả năng cố định đạm trong đất và cạnh tranh môi trường sống với cỏ dại. Bên cạnh đó, việc cố định chất đạm trong đất còn làm giảm quá trình rửa trôi và giảm tỉ lệ mắc một số bệnh đối với các loại cỏ trồng thảm. Ngoài việc là một loại cỏ dành cho gia súc, cỏ ba lá còn là thực phẩm có giá trị: chứa nhiều protein, dễ trồng và dễ phát triển. Nó được dùng làm phụ gia cho món salad, súp hoặc một số món khác được chế biến từ rau củ từ nhiều thế kỉ trước. Hoa khô và hạt có thể xay thành bột dinh dưỡng hoặc thêm vào một số loại trà thảo dược. Danh pháp. Tên gọi "Trifolium occidentale" bắt nguồn từ tiếng Latin, "tres" nghĩa là ""ba", và "folium" nghĩa là "lá". Tên gọi bắt nguồn từ hình dạng của lá chét (thường có 3 lá chét trên một cuống lá). Phần còn lại của danh pháp, "repens", tiếng Latin nghĩa là "bò (nằm sát đất)"". Phận loại dưới loài. Đậu chẽ ba hoa trắng có các loài phụ và thứ:
1
null
Austroderia richardii là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được (Endl.) Zotov mô tả khoa học đầu tiên năm 1963. Austroderia richardii là một trong 5 loài thuộc chi Austroderia, đặc hữu của New Zealand. Nó xảy ra ở Đảo Nam và có thể cả ở Đảo Bắc. Nó cũng là loài được du nhập ở Tasmania, Australia. Đây là loại cỏ thường xanh thường xanh, thường được trồng rộng rãi ở các vùng ôn đới với những đám hoa màu trắng bạc xuất hiện vào mùa hè và kéo dài đến mùa đông, và tăng lên đến 60 cm. Giống như người thân nó được sử dụng nhiều trong hoa khô. Nó đã đạt được Giải thưởng Garden Merit của Hiệp hội Vườn Hoàng gia.
1
null
Cymbopogon martinii trong tiếng Việt gọi tên sả rộng, sả lá rộng, sả ấn độ, là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được (Roxb.) W.Watson mô tả khoa học đầu tiên năm 1882. Trong danh pháp khoa học của loài thì phần thứ hai gọi "-martini" hay "-martinii" được vinh danh nhà tự nhiên học William Martin (1767-1810).
1
null
Cynodon aethiopicus là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được William Derek Clayton & Jack Rodney Harlan mô tả khoa học đầu tiên năm 1970. Phân bố. Loài này là bản địa các quốc gia chủ yếu là miền đông châu Phi như Botswana, Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Kenya, Malawi, Mozambique, Nam Sudan, Rwanda, Sudan, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe cũng như Nigeria nhưng đã du nhập vào Australia (Queensland), Benin, Hoa Kỳ (Florida, Hawaii, Texas), Nam Phi (các tỉnh Bắc, các tỉnh Cape, KwaZulu-Natal), Trinidad và Tobago.
1
null
Cynodon barberi là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được K. Rangachari và C. Tadulingam mô tả khoa học đầu tiên năm 1916. Từ nguyên. Tính từ định danh "barberi" là để vinh danh C. A. Barber, người đã thu thập mẫu vật của loài này ở miền đông nam và nam Ấn Độ giai đoạn 1901-1902. Phân bố. Loài này là bản địa miền nam Ấn Độ và Sri Lanka.
1
null
Cynodon incompletus là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Christian Gottfried Daniel Nees von Esenbeck mô tả khoa học đầu tiên năm 1832. Phân bố. Loài này là bản địa Nam Phi, nhưng đã du nhập vào Angola, Cộng hòa Dân chủ Congo, miền đông Australia, Argentina, Hoa Kỳ (Florida).
1
null
Cynodon × magennisii là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Ruth Hurcombe mô tả khoa học đầu tiên năm 1947. Nó là lai ghép của "C. dactylon" với "C. transvaalensis". Phân bố. Loài này là bản địa các tỉnh Bắc (Gauteng, Mpumalanga, Limpopo, Tây Bắc) ở Nam Phi, nhưng đã du nhập vào miền nam Hoa Kỳ (các bang Alabama, Texas).
1
null