text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Cynodon nlemfuensis là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Hyacinthe Julien Robert Vanderyst mô tả khoa học đầu tiên năm 1922.
Phân bố.
Phạm vi bản địa của loài này là từ Ethiopia đến miền nam châu Phi nhiệt đới. Nó là một loại cây lâu năm và phát triển chủ yếu trong quần xã sinh vật nhiệt đới khô theo mùa. Nó được sử dụng làm thức ăn cho động vật, chất độc, y học cổ truyền và có các sử dụng môi trường. | 1 | null |
Cynodon plectostachyus là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Karl Moritz Schumann mô tả khoa học đầu tiên năm 1895 dưới danh pháp "Leptochloa plectostachya". Năm 1907 Robert Knud Friedrich Pilger chuyển nó sang chi "Cynodon" thành "Cynodon plectostachyum", tuy nhiên do "Cynodon" là danh từ giống đực nên danh pháp đúng chính tả là "Cynodon plectostachyus".
Phân bố.
Loài này là bản địa Ethiopia, Kenya, Tanzania, Tchad, Uganda nhưng đã du nhập vào Argentina, Bangladesh, Cộng hòa Dominica, Cuba, Haiti, Hoa Kỳ (California, Florida), Honduras, Madagascar, Mexico, Nepal, Nhật Bản, Paraguay. | 1 | null |
Cynodon radiatus là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Albrecht Wilhelm Roth mô tả khoa học đầu tiên năm 1817, được chính ông bổ sung chi tiết hơn vào năm 1821.
Phân bố.
Loài này là bản địa khu vực Nam Á, Đông Nam Á đại lục và hải đảo, Trung Quốc, Đài Loan, Madagascar nhưng cũng đã du nhập vào New Guinea và Australia (Lãnh thổ Bắc Úc, Queensland, Tây Úc, quần đảo Cocos (Keeling)) và Ấn Độ hải đảo (quần đảo Andaman và Nicobar). | 1 | null |
Cynodon transvaalensis là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được Joseph Burtt-Davy mô tả khoa học đầu tiên năm 1921.
Phân bố.
Loài này là bản địa Nam Phi và Lesotho, nhưng đã du nhập vào Ai Cập, Australia (New South Wales, Victoria), Cộng hòa Dân chủ Congo, Ecuador, Ethiopia, Hoa Kỳ (Alabama, California, Florida, Iowa, Nebraska, Texas), Hy Lạp, Iran, Kenya, Libya, Madagascar, Puerto Rico, Sudan, Tanzania, Uganda. | 1 | null |
Tre mai, mai, mai cây, mai ống (danh pháp khoa học: Dendrocalamus giganteus) là một loài tre lớn miền nhiệt đới-cận nhiệt đới, mọc thành bụi dày sinh sống ở Đông Nam Á. Đây là một trong những loài tre lớn nhất trên thế giới.
Mô tả.
Đây là một loài tre cao, màu xám xanh, mọc thành bụi dày, thường đạt chiều cao 30 mét (98 feet), nhưng một bụi ở Arunachal Pradesh, Ấn Độ đạt chiều cao đến 42 mét. Trong điều kiện phù hợp, nó có thể tăng 40 cm chiều cao trong một ngày. Kỉ lục hiện được ghi nhận là 46 cm (18 inch) trong 24 giờ, thiết lập vào ngày 29-30 tháng 7 năm 1903 ở Vườn thực vật Hoàng gia Peradeniya tại Ceylon (Sri Lanka ngày nay). Ở nơi có khí hậu cận nhiệt đới, mức tăng trưởng của mai sụt giảm mạnh, ít khi đạt đến 20 mét.
Ống tre thẳng, màu xanh xám, bề mặt có phấn phủ, trở màu xanh nâu khi phơi khô. Măng có màu tím than. Chiều dài đốt tre là 25–40 cm, đường kính 10–35 cm. Vỏ mỏng, hiếm khi dày hơn 2,5 cm (1 inch). Cây chỉ rẽ nhánh ở gần ngọn. Rễ khí sinh có thể mọc đến mấu mắt thứ tám.
Bẹ tre màu xanh khi còn non, dần trở màu nâu. Bẹ lớn, chiều dài đạt đến 24–30 cm, chiều rộng 40–60 cm. Mặt lưng bẹ có lông gai màu nâu-vàng. Mặt trong bóng, không có lông gai.
Phân bố.
"Dendrocalamus giganteus" là loài bản địa Ấn Độ, Đông Nam Á lục địa, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Nó sống trong rừng và bờ sông, từ nơi ngang mực nước biển đến . Ở Việt Nam, mai mọc ở khu vực Bắc Bộ.
Với con người.
Mai được dùng trong xây dựng và đan lát. Măng ăn được. | 1 | null |
Dino Stalker hay còn gọi là ở Nhật Bản, là trò chơi điện tử thuộc thể loại bắn súng góc nhìn thứ nhất do hãng Capcom Production Studio 3 phát triển và Capcom phát hành cho hệ máy PlayStation 2 vào ngày 27 tháng 6 năm 2002.
"Dino Stalker" là một nhánh của dòng game bắn súng light gun "Resident Evil" nhưng dựa trên cốt truyện của sê-ri "Dino Crisis". Dù game có thể chơi bằng các phương tiện khác nhưng nhà sản xuất vẫn khuyến khích người chơi sử dụng khẩu súng light gun kèm theo, đây cũng chính là một trong một số tựa game của Capcom đã cố gắng để thu hẹp khoảng cách giữa các trò chơi dùng khẩu súng light gun và trò chơi truyền thống giúp người chơi đạt được tầm kiểm soát lớn hơn lên chuyển động của họ trong trò chơi.
"Dino Stalker" là phần thứ ba trong loạt game "Gun Survivor" của Capcom. Mặc dù các tựa game "Gun Survivor" là một nhánh của dòng game "Resident Evil". Ngoài ra "Dino Stalker" còn là trò chơi duy nhất trong sê-ri mà không có bất kỳ mối quan hệ nào với dòng "Resident Evil". Tiếp theo là "".
Cốt truyện.
Trò chơi tập trung vào nhân vật chính là viên Trung úy Mike Wired, người bị bắt trong một cuộc không chiến dữ dội suốt Thế chiến II. Không còn nơi nào để đi, Mike dường như cam chịu cho đến khi anh đột nhiên dịch chuyển vào bầu trời trong 3.000.000s, rồi phải đối mặt trước hiểm họa khôn lường từ những dã thú biết bay thời tiền sử.
Khi anh hạ cánh vào đất liền, anh trông thấy nhiều con khủng long hơn và phải luôn sẵn sàng giáp chiến với chúng bằng bất cứ vũ khí nào mà anh có thể nhặt được. Bất chợt anh thoáng nghe thấy một giọng nói cất lên từ máy bộ đàm bảo anh nên tìm kiếm một cô gái tên là Paula. Khi anh tìm thấy Paula, cô chỉ đơn giản nói một từ "Trinity" trước bầy khủng long đang xuất hiện. Trinity thực sự là một con khủng long (chính xác hơn là "Troodon") với thông tin tình báo quan trọng cho biết nó có thể gửi những con khủng long khác tới tấn công người chơi, giống như trong các trận đấu trùm.
Cuối cùng, Mike nhìn thấy Paula bị mắc kẹt trong một khe núi và có thể ra tay cứu giúp cô. Sau khi họ trốn thoát trong một chiếc xe jeep băng qua một thành phố bỏ hoang, tại đây đã tiết lộ rằng người đàn ông nói chuyện với Mike là Dylan Morton từ "Dino Crisis 2" và ông cũng chính là cha của Paula.
Sau khi cuộc chiến kết thúc, Mike được trở lại thời kỳ của riêng mình trong cùng chiếc chiến đấu cơ của anh vào lúc đầu game. Một chiếc máy bay đối thủ đã bắn hạ anh, trong khi anh nhảy dù ra, viên đạn được chiếu sắp bắn trúng Mike ngay trước khi Paula dịch chuyển những viên đạn ở nơi khác. Trò chơi kết thúc với cảnh Mike được một chiếc thuyền đi qua cứu vớt lên.
Đóng nhận.
Khi trò chơi được phát hành, tạp chí "Famitsu" đã chấm cho game số điểm 30/40. | 1 | null |
là trò chơi điện tử thuộc thể loại hành động chặt chém do hãng Capcom đồng phát triển và phát hành cho hệ máy PlayStation 2 vào năm 2005. Trò chơi còn có các phần tiếp theo và nguyên một sê-ri anime, tất cả đều sử dụng tên gọi và bối cảnh ban đầu của "Sengoku Basara". Game được phát hành ở châu Âu và Bắc Mỹ dưới cái tên Devil Kings.
Cốt truyện.
"Sengoku Basara" diễn ra trong thời kỳ Chiến Quốc mà Nhật Bản được chia thành nhiều lãnh thổ nhỏ tranh giành quyền lực và đất đai. Trò chơi có hai lãnh chúa có thực trong lịch sử đóng vai trò là nhân vật chính: Sanada Yukimura và Date Masamune. Nhân vật chính trong "Devil Kings" là Quỷ Vương (Oda Nobunaga trong "Sengoku Basara").
Cách chơi.
"Sengoku Basara" có lối chơi y như dòng "Dynasty Warrior"s và "Samurai Warriors" của hãng Koei. Nhà sản xuất đã thêm vào một số thay đổi cho phiên bản tiếng Anh của game như một số nhân vật bị sửa lại thành nhân vật không chơi được và một vài vũ khí bị gỡ bỏ hoặc bổ sung. Các cấp độ khó đã được chuyển sang làm cho trò chơi trở nên khó hơn (độ dễ (Easy) trở thành độ khó vừa (Normal) trong bản tiếng Nhật và độ khó vừa (Normal) trở thành độ khó cao (Hard) trong bản tiếng Nhật) Hệ thống chiến đấu cũng đã được sửa đổi, bổ sung một yếu tố gọi là "Priming" nghĩa là mồi (một trong những chiêu thức tấn công đặc biệt của nhân vật sẽ biến thành chiêu thức ra đòn mồi và được dùng để tấn công những kẻ địch "Ưu tú" làm cho chúng dễ bị tổn thất và cho phép tung ra hàng loạt đòn liên hoàn cao hơn).
Đón nhận.
Phiên bản Tây hóa ("Devil Kings") chỉ nhận được lời phê bình tương đối kém, điểm số trung bình của Metacritic là 64 (đánh giá hỗn hợp hoặc trung bình) và 65,09% trên GameRankings.
Phần tiếp theo.
Hai phần tiếp theo đầu tiên là "Sengoku Basara 2" và "Sengoku Basara Heroes" đã được phát hành tại Nhật Bản cho hệ máy PlayStation 2 vào năm 2006-2007, tiếp theo là hai bản spin-off. Tựa game mới nhất trong sê-ri là "" đã được công bố dành cho Wii và PlayStation 3 và phát hành vào ngày 29 tháng 7 năm 2010 tại Nhật Bản. Game được phát hành ở Bắc Mỹ và châu Âu với cái tên "Sengoku Basara: Samurai Heroes" vào tháng 10 năm 2010. | 1 | null |
Geta (;; 189 – 211), là Hoàng đế La Mã đồng trị vì với cha ông là Septimius Severus và người anh Caracalla từ năm 209 đến 211, về sau bị ám sát theo lệnh của Caracalla.
Tiểu sử.
Thuở thiếu thời.
Geta là con út của Septimius Severus và vợ lẽ Julia Domna. Geta được sinh ra ở Roma vào ngày 7 tháng 3 năm 189, lúc này cha ông chỉ là một thống đốc tỉnh phò tá Hoàng đế Commodus.
Hồi còn nhỏ Geta luôn ở một nơi gần chỗ người anh Lucius, người thừa kế ngôi vị Hoàng đế La Mã sau gọi là Caracalla. Có lẽ vì điều này khiến mối quan hệ giữa hai bên gặp nhiều khó khăn từ những năm thiếu thời. Những cuộc xung đột liên miên đều cần đến sự trung gian hòa giải của mẹ họ. Để an ủi đứa con út của mình, Septimius Severus đã phong cho Geta danh hiệu "Augustus" vào năm 209.
Trong chiến dịch chống lại người Briton (Anh quốc) trong những năm đầu thế kỷ thứ 3, tài liệu tuyên truyền của Đế quốc đã giới thiệu hình ảnh của một gia đình hạnh phúc vì được chia sẻ trách nhiệm trị quốc. Septimus Severus giao cho người vợ Julia Domna làm cố vấn cho ông, trưởng nam Caracalla giữ trọng trách chỉ huy quân đội và Geta được cha trao việc quản lý triều chính. Tuy nhiên, trong thực tế sự ghen ghét và ác cảm ngấm ngầm giữa hai anh em đã không còn cách gì cứu vãn được nữa.
Đồng Hoàng đế.
Khi Septimius Severus mất ở Eboracum vào đầu năm 211, Caracalla và Geta đều tuyên bố là đồng hoàng đế và trở về Rome. Bất chấp việc chia sẻ ngôi vị không thành công: hai anh em đều tranh cãi về mọi quyết định, từ luật lệ đến các sắc lệnh chính trị. Các nguồn tài liệu sau này suy đoán về những khát khao của cả hai đều muốn chia tách Đế quốc thành hai nửa. Đến cuối năm, tình hình đã vô cùng bế tắc. Caracalla cố gắng muốn giết Geta trong lễ hội Saturnalia nhưng không thành công. Sau đó vào cuối tháng 12, ông đã nhờ mẹ sắp xếp một cuộc gặp mặt thân mật với người em trai trong phủ đệ của mẹ mình, rồi sau bí mật phái viên sĩ quan centurion lẻn vào trong nhà giết chết Geta.
Sau vụ ám sát Geta, Caracalla thầm rủa trí nhớ của mình và ra lệnh phải xóa bỏ tên của ông ra khỏi các câu viết khắc trên bia vì sợ người đời chê cười hành động giết em ruột. Giờ đây vị Hoàng đế duy nhất còn nắm lấy cơ hội tống khứ những kẻ thù chính trị của mình, trên cơ sở âm mưu phản nghịch với người quá cố. Nhà sử học Cassius Dio nói rằng khoảng 20.000 người ở cả hai giới đã bị giết hoặc bị lưu đày trong thời gian này. | 1 | null |
Diadumenianus (; 208 – 218), là con trai của Hoàng đế La Mã Macrinus và được cha mình tấn phong là "Caesar" trong một thời gian ngắn từ tháng 5 năm 217 đến 218 và "Augustus" vào năm 218.
Diadumenianus sinh vào ngày 14 tháng 9 năm 208 hoặc theo cuốn sử "Historia Augusta" thì là ngày 19 tháng 9 bởi vì cậu cùng ngày sinh với Hoàng đế Antoninus Pius. Mẹ là Hoàng hậu Nonia Celsa, dù có rất ít thông tin chi tiết về mẹ của ấu đế mà bà chỉ được nhắc đến trong cuốn sử "Historia Augusta". Về phần ấu đế Diadumenianus lúc đầu được sinh ra với cái tên gọi đầy đủ là "Marcus Opellius Diadumenianus" nhưng về sau đã được thay đổi và bổ sung thêm tên lót "Antoninus" để củng cố kết nối với gia đình của Marcus Aurelius giống như cách mà Hoàng đế Caracalla đã làm.
Diadumenianus có ít thời gian để tận hưởng vị trí của mình hoặc tìm hiểu bất cứ điều gì từ các cơ hội này vì các quân đoàn của Syria đã nổi dậy và tuyên bố Elagabalus là tân Hoàng đế của Đế quốc La Mã. Khi Hoàng đế Macrinus đích thân mang quân dẹp loạn và bị đánh bại vào ngày 8 tháng 6 năm 218, ấu đế Diadumenianus cũng bị giết chết cùng cha mình trong đám loạn quân. | 1 | null |
Đại kết về Đức Maria là các thảo luận về Thánh Mẫu Học giữa Chính thống giáo, Tin Lành, Anh Giáo và giáo hội Công giáo Rôma. Đây là kết quả của ủy ban liên giáo hội và các nhóm làm việc trong phong trào Đại kết.
Với Chính thống giáo.
Công giáo Rôma và Chính thống giáo cùng chia sẻ niềm tin về vai trò của Đức Maria vẫn tiếp tục trong Giáo hội và trong cuộc sống của mọi Kitô hữu. Đức Maria như một người đang sống - bây giờ, ở trên trời - có thể nghe thấy mọi lời cầu nguyện thốt ra từ Trái Đất và cầu bầu với Con của Mẹ là Chúa Giêsu ban ơn phúc cho nhân loại. Thánh Mẫu Học không phải là chủ đề chính của các cuộc thảo luận đại kết giữa Công giáo-Chính thống giáo. Công giáo và Chính thống giáo, trong khi rất gần nhau về đức tin lại gặp khó khăn trong sự hiểu biết lẫn nhau về văn hóa và tinh thần.
Kết quả tích cực của việc đối thoại giữa Công giáo và Chính thống giáo được thể hiện qua việc thăm hỏi lẫn nhau và trao đổi thư từ giữa giáo hoàng với các thượng phụ, mối liên lạc thường xuyên ở các giáo hội địa phương và của các tu viện. Một số cuộc gặp gỡ giữa Giáo hoàng và Thượng Phụ đã diễn ra từ sau Công đồng Vatican. Trong Tuyên bố chung giữa Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Thượng phụ Đại kết thành Constantinopolis Batôlômêô I ngày 01 tháng 7 năm 2004, cả hai đã đồng ý rằng trong việc tìm kiếm sự hiệp thông trọn vẹn, sẽ vấp phải những thực tế không mong đợi và những chướng ngại khác nhau.
Các cuộc đối thoại liên tôn đã được thực hiện nhiều hơn và ít khó khăn hơn sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Các Ủy ban quốc tế chung về thần học đối thoại giữa Giáo hội Công giáo và tất cả các Giáo hội Chính Thống đã diễn ra từ năm 1980 đến năm 1990, cho thấy một sự đào sâu hiểu biết về đức tin, giáo hội và các bí tích. Thánh Mẫu Học và Marian thậm chí còn không được đề cập trong bất kỳ văn bản liên tôn nào bởi vì sự khác biệt về thần học Maria được xem là vấn đề nhỏ. Vấn đề tranh luận thần học chủ yếu tập trung vào những khác biệt trong kinh Tin Kính, đó vẫn được xem là rảo càn của sự hiệp nhất, những mâu thuẫn về vị trí của giáo hội Rôma và vai trò của Giáo hoàng.
Ngày 30 tháng 11 năm 2006, Tuyên ngôn Chung giữa Biển Đức XVI và Bathôlômêô I đã có những tác động tích cực đến quá trình hiệp nhất. Vì vậy cho đến nay, không có một ủy ban nghiên cứu chung về thánh mẫu được đã được hình thành, theo một chuyên gia Chính thống giáo, bởi vì thực sự không có sự khác biệt lớn trong thần học giữa 2 tôn giáo về Thánh Mẫu.
Với Tin Lành.
Các cuộc thảo luận về Đức Maria của Tin Lành và Công giáo gặp nhiều khó khăn, bởi vì, không giống như Kitô hữu của Chính thống giáo hoặc Công giáo Rôma, Tin Lành có một loạt các quan điểm đôi khi mâu thuẫn và trái ngược với Công giáo nên rất khó tìm được sự đồng thuận chung.
Cuộc đối thoại giữa giáo hội Lutheran-Công giáo bắt đầu từ những năm 1960 và kết quả là một số báo cáo được đưa ra giữa các nhóm thảo luận về Thánh Mẫu Học. Các cuộc đối thoại đầu tiên giữa các Giáo hội Lutheran và Công giáo chủ yếu tập trung vào những mâu thuẫn trong Kinh Tin Kính Nicea như tín điều của Giáo hội, Phép Rửa để được tha tội, và Bí tích Thánh Thể như sự hy sinh cứu chuộc.
"Đấng Trung Gian, các Thánh, và Đức Maria", là kết quả của cuộc đối thoại 7 năm được đưa đưa ra trong phiên họp chung Luther và Công giáo lần thứ VIII xoay quanh các vấn đề về Chúa Kitô như là một trung gian hòa giải, các Thánh, và Đức Maria. Tuyên bố chung về Maria ngoài phần "Giới thiệu" còn có hai phần chính: "Phần thứ nhất: Các vấn đề và triển vọng" và "Phần thứ hai: "Nền tảng Kinh Thánh và lịch sử".
Vấn đề quan trọng đối với những người Lutheran là vai trò của Đức Mẹ là Đấng Trung Gian trong Giáo hội Công giáo, giáo điều Đức Mẹ Vô Nhiễm và Hồn Xác Lên Trời. Maria không thể được đặt ngang hàng với Chúa Kitô trong vai rò Đấng Trung Gian Mọi Ơn hay Đồng Công Cứu Chuộc với Chúa Kitô, Đấng mà người Tin Lành coi là đấng cứu chuộc duy nhất.
Với Anh Giáo.
Thánh Mẫu Học Anh giáo có một truyền thống lâu đời và lịch sử phong phú. Sùng kính Maria trong Anh giáo gần với sự sùng kính trong công giáo: Không bao giờ suy nghĩ về Mẹ Maria, mà không cần suy nghĩ về Thiên Chúa, và không bao giờ suy nghĩ về Thiên Chúa mà không nghĩ về Mẹ Maria. Từ một sự gần gũi về giáo lý, sự nghiên cứu về Maria đã bị lu mờ giữa Công giáo và Anh giáo bởi các quan điểm về Maria không là bị ràng buộc như một giáo lý trong Anh giáo.
"Ủy ban quốc tế Công giáo Anh giáo Công giáo" (ARCIC) tuyên bố đã được chiếu sáng theo một cách mới nơi Đức Maria. Những nghiên cứu chung dẫn đến kết luận rằng không thể trung thành với Kinh Thánh mà không dành sự chú ý do mẹ người là Đức Maria.
Ngày 16 tháng 5 năm 2005, Công giáo và Anh giáo đã đưa ra Bản tuyên bố chung: "Đức Maria:Niềm hy vọng và ân sủng trong Đức Kitô" (bản tuyên bố Seattle) về vai trò của Đức Maria trong Kitô giáo như là một cách để duy trì sự cộng tác đại kết. Tài liệu này được phát hành ở Seattle, Washington do Alexander Brunett, Tổng Giám mục và Peter Carnley, Tổng Giám mục Anh giáo Perth, Tây Australia, đồng chủ tịch Ủy ban quốc tế Anh giáo, Công giáo. Mặc dù Anh giáo không chấp nhận thẩm quyền của Giáo hoàng nhưng qua tuyên bố này, Anh giáo sẽ ngừng chống đối các giáo huấn của Công giáo về sự Vô nhiễm nguyên tội và Hồn xác lên trời. Đồng thời coi 2 tín điều này như là "phù hợp" với giáo huấn của Kinh Thánh. | 1 | null |
Rau diếp Đài Loan là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được nhà thực vật học người Nga là Karl Maximovich mô tả lần đầu vào năm 1874 với tên Lactuca formosana, lần gần gây nhất nhà thực vật học gốc Hoa là C.Shih miêu tả lại với tên gọi Pterocypsela formosana năm 1988. | 1 | null |
Wisteria brachybotrys là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Philipp Franz von Siebold và Joseph Gerhard Zuccarini miêu tả khoa học đầu tiên năm 1839.
Từ nguyên.
Tính từ định danh brachybotrys xuất phát từ tiếng Hy Lạp "βραχύς" (brakhús, “ngắn”) và "βότρῠς" (bótrus, “bó/chùm”), có nghĩa là "chùm [hoa] ngắn".
Phân bố.
Loài này có ở miền đông Trung Quốc, tây trung và nam Nhật Bản.
Một số tài liệu tham khảo cũ cho rằng nó có nguồn gốc từ cây trồng trong vườn. Nó chắc chắn được gieo trồng rất rộng rãi ở Nhật Bản – quê hương của nó, với các giống cây trồng có hoa màu trắng được gieo trồng rộng rãi hơn các giống cây trồng có hoa màu tím nhạt. Trên thực tế, nó là loài bản địa từ các vùng ở phía tây đảo Honshu cũng như trên các đảo Shikoku và Kyushu, mọc trong khu vực rừng miền núi, ở cao độ từ 100 m đến 900 m.
Mô tả.
Phát triển dài tới 19 m (62 ft) hoặc hơn, nó là loại dây leo thân gỗ mọc xoắn ngược chiều kim đồng hồ có lá sớm rụng, với các lá có lông dài đến 35 cm (14 in), mỗi lá có tới 13 lá chét. Hoa có mùi thơm, xuất hiện vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè, có màu tím nhạt hoặc màu trắng với đốm màu vàng ở đáy. Chúng mọc thành các cành hoa dài tới 15 cm (5,9 inch). Quả là dạng quả đậu màu xanh lục với lớp lông mịn như nỉ, chứa các hạt giống như hạt đậu. Có báo cáo cho rằng chúng gây ngộ độc nếu ăn/nuốt số lượng lớn.
Gieo trồng.
Giống như các loài họ hàng nổi tiếng hơn, như "Wisteria sinensis" (tử đằng Trung Quốc) và "Wisteria floribunda" (tử đằng Nhật Bản), nó cần được chống đỡ khi trồng làm cảnh. Nó có thể được uốn để leo theo cây gỗ, bờ tường hoặc trên giàn leo. Nó cũng có thể được uốn để trông giống như dạng cây nửa thân gỗ. Nó chịu được lạnh tới -20 ° C (-4 ° F) nhưng cần nơi được che chắn ánh nắng hoặc có bóng râm một phần và đất ẩm.
Các giống cây trồng sau đã nhận được Giải thưởng Giá trị Làm vườn của Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia Anh (Royal Horticultural Society, RHS): | 1 | null |
Tử đằng nhiều hoa hay tử đằng Nhật Bản (danh pháp khoa học: Wisteria floribunda) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu.
Tên gọi trong tiếng Nhật là フジ(藤, fuji, đằng) hay ノダフジ (nodafuji)
Lịch sử phân loại.
Loài này được Carl Peter Thunberg mô tả khoa học đầu tiên năm 1784 dưới danh pháp "Dolichos polystachyos" để chỉ một loài thực vật sinh sống ở Nhật Bản. Thunberg dẫn chiếu tới "Dolichos polystachyos" mà ông cho là của Carl Linnaeus trong "Species plantarum" (1753), tuy nhiên Linnaeus chỉ mô tả "Dolichos polystachios", một loài sinh sống ở thuộc địa Virginia (nay là bang Virginia, miền đông Hoa Kỳ). Theo quy tắc của ICBN thì "polystachios" và "polystachyos" là không phân biệt, vì thế "D. polystachyos" là đồng danh (homonym) của "D. polystachios".
Năm 1802, Carl Ludwig von Willdenow thiết lập danh pháp "Glycine floribunda" và dẫn chiếu nó tới "D. polystachyos" của Thunberg. Năm 1825, Augustin Pyramus de Candolle chuyển nó sang chi "Wisteria" với danh pháp "Wisteria floribunda" (nhưng với dấu ? nghi vấn). Candolle dẫn chiếu nó tới cả "Dolichos polystachyos" của Thunberg và "Glycine floribunda" của Willdenow, cũng như chỉ rõ nó không là "Dolichos polystachios" của Linnaeus.
"D. polystachios" hiện nay là danh pháp đồng nghĩa của "Phaseolus polystachios"
Phân bố.
Loài này là bản địa khu vực từ miền trung tới miền nam Nhật Bản, nhưng đã du nhập vào đông nam Hoa Kỳ (các bang Alabama, Illinois, Tennessee), bán đảo Triều Tiên và quần đảo Ogasawara.
Mô tả.
Loài này là một loại cây leo thân gỗ mọc xoắn, lá sớm rụng, có thể phát triển đến 9 m (30 ft). Lần đầu tiên nó được đưa từ Nhật Bản vào Hoa Kỳ là trong thập niên 1830. Kể từ đó, nó đã trở thành một trong những loài cây có hoa trồng trong vườn được lãng mạn hóa rất cao. Nó cũng là một loại cây cảnh phổ biến cho nghệ thuật bonsai, cùng với "Wisteria sinensis" (tử đằng Trung Quốc).
Tập tính nở hoa của tử đằng Nhật Bản có lẽ là đặc biệt nhất trong chi "Wisteria". Nó sinh ra những cành hoa dài nhất so với bất kỳ loài tử đằng nào; một số giống cây trồng này có thể có cành hoa dài tới 2 m (7 ft). Những cành hoa này nở rộ thành những mảng lớn các hoa mọc thành cụm với màu trắng, hồng, tím hoặc lam vào đầu đến giữa mùa xuân. Những bông hoa này mang một hương thơm đặc biệt giống như mùi của nho ("Vitis" spp.). Thời gian nở hoa sớm của tử đằng Nhật Bản có thể gây ra các vấn đề ở vùng khí hậu ôn đới, nơi sương giá sớm có thể phá hủy hoa trong những năm tới. Nó cũng chỉ ra hoa sau khi chuyển sang giai đoạn trưởng thành, một quá trình chuyển đổi có thể mất nhiều năm giống như loài họ hàng của nó là tử đằng Trung Quốc.
Tử đằng Nhật Bản có thể phát triển dài hơn 30 mét (98 ft) trên nhiều loại giá đỡ, thông qua các thân cây to khỏe xoắn theo chiều kim đồng hồ (khác với tử đằng Trung Quốc xoắn theo ngược chiều kim đồng hồ). Tán lá bao gồm các lá kép lông chim màu xanh lục sẫm, bóng, có chiều dài 10–30 cm (3,9–11,8 inch). Các lá gồm 9-13 lá chét thuôn dài, mỗi lá chét dài 2–6 cm (0,79–2,36 inch). Nó cũng ra nhiều quả đậu màu nâu, mịn, có độc, dài 5–10 cm (2,0–3,9 inch), thuần thục vào mùa hè và tồn tại đến mùa đông. Tử đằng Nhật Bản ưa thích đất ẩm và nhiều nắng tại các vùng có độ chịu thực vật của USDA từ 5 tới 9. Cây thường sống trên 50 năm.
Giống cây trồng.
Lưu ý: Giống cây trồng nào có ghi kèm thì nó đã được trao giải giá trị làm vườn (Award of Garden Merit) của Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia (Royal Horticultural Society, RHS). | 1 | null |
Wisteria frutescens là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu.
Lịch sử phân loại.
Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Glycine frutescens". Năm 1818 Thomas Nuttall lập ra chi mới là "Wisteria" và ghi nhận loài "W. speciosa", nhưng dẫn chiếu nó tới "G. frutescens" của Carl Ludwig Willdenow (1802) và nó cũng chính là "G. frutescens" của Linnaeus (1753). Năm 1823, Jean Louis Marie Poiret đã đặt ra tên gọi "Wisteria frutescens" và dẫn chiếu nó tới "G. frutescens" của Linnaeus (1753). Như thế tên gọi "W. speciosa" là tên gọi dư thừa, dù được đặt trước "W. frutescens".
Phân bố.
Miền trung và đông Hoa Kỳ, bao gồm các bang Alabama, Arkansas, Connecticut, Delaware, Florida, Georgia, Illinois, Indiana, Iowa, Kentucky, Louisiana, Maryland, Massachusetts, Michigan, Mississippi, Missouri, New Jersey, New York, North Carolina, Ohio, Oklahoma, Pennsylvania, Rhode Island, South Carolina, Tennessee, Texas, Virginia, West Virginia.
Các phân loài.
Sự phân chia thành 2 phân loài dưới đây lấy theo Compton "et al." (2019).
"W. frutescens" subsp. "frutescens".
"W. frutescens" subsp. "frutescens" có các danh pháp đồng nghĩa sau: "Bradburya scandens" , "W. frutescens" var. "albolilacina" , "W. frutescens" var. "backhouseana" , "W. macrostachya" f. "albolilacina" .
Nó là dạng nguyên chủng, tên gọi thông thường trong tiếng Anh gọi là American wisteria (tử đằng Mỹ). Có tại các bang Connecticut, Delaware, Illinois, Indiana, Iowa, Maryland, Massachusetts, Michigan, Missouri, New Jersey, New York, North Carolina, Ohio, Pennsylvania, Rhode Island, Tennessee, Virginia, West Virginia. Cụm hoa là cành hoa dài 8–15 cm; cuống hoa và đài hoa với các lông đơn; các răng đài hoa gần đều, tất cả đều nhọn. Môi trường sống là những khu vực rừng thưa trong các rừng thường xanh vùng đất thấp hoặc ven sông, ở cao độ 0-650 m.
"W. frutescens" subsp. "macrostachya".
Trước năm 2019 được ghi nhận như là loài "Wisteria macrostachya". Tên gọi thông thường trong tiếng Anh là Kentucky wisteria (tử đằng Kentucky).
"W. frutescens" subsp. "macrostachya" có các danh pháp đồng nghĩa như sau: "Bradlea macrostachys" , "Kraunhia macrostachys" , "W. frutescens" var. "macrostachya" , "W. macrostachya" , "Diplonyx elegans" , "Thyrsanthus floridana" .
Có tại các bang Alabama, Arkansas, Florida, Georgia, Kentucky, Louisiana, Mississippi, Oklahoma, South Carolina, Tennessee, Texas và nói chung là xa hơn về phía nam so với dạng nguyên chủng. Cụm hoa là cành hoa dài (8 –)10–30 cm; cuống hoa và đài hoa được các lông đơn và lông tuyến hình chùy che phủ ở mặt ngoài; môi trên của đài hoa với các răng nhọn trong khi các răng của môi dưới thì dài hơn và nhọn thon.
Mô tả.
Tử đằng Mỹ có thể phát triển dài tới 15 m trên nhiều giá đỡ khác nhau, thông qua thân cây to khỏe và xoắn ngược chiều kim đồng hồ. Nó tạo ra các cụm hoa dày đặc có màu tía lam, 2 môi, các hoa rộng 2 cm (0,75 inch) trên các cành hoa dài 8–15 cm (3,15–6 inch) vào cuối mùa xuân đến đầu mùa hè. Chúng là những cành hoa nhỏ nhất do bất kỳ loài "Wisteria" nào sinh ra. Mặc dù chưa bao giờ được ưa chuộng trong làm vườn vì đặc điểm này, nhưng nhiều nghệ nhân cây cảnh đã sử dụng tử đằng Mỹ vì những bông hoa có kích thước dễ quản lý của nó và nó là quyến rũ trog vai trò của một loại cây dây leo có hoa trong đồng rừng.
Tán lá bao gồm các lá kép lông chim màu xanh lục sẫm, bóng, dài 10–30 cm (4–12 inch). Các lá gồm 9-15 lá chét thuôn dài, mỗi lá chét dài 2–6 cm (0,75–2,25 inch). Nó tạo ra nhiều quả đậu dài 5–10 cm (2–3,88 inch) chứa hạt trông gióng hạt đậu nhưng có độc. Quả thuần thục trong mùa hè và tồn tại đến mùa đông; quả xoắn và có màu nâu ánh lục khi non, chuyển thành màu nâu bóng và nhẵn khi khô. Hạt to, màu nâu. Tử đằng Mỹ ưa đất ẩm. Nó được coi là cây chịu bóng râm, nhưng chỉ ra hoa khi được chiếu nắng một phần hoặc toàn bộ. Nó phát triển tốt nhất trong các khu vực có độ chịu lạnh thực vật của USDA là từ 5 tới 9.
Tử đằng Kentucky sinh ra những bông hoa có mùi thơm nhẹ, màu từ tía ánh lam đến trắng trong các cành hoa dài 15–30 cm (6–12 in), đạt mức trung bình chiều dài cành hoa nói chung đối với chi "Wisteria".
Một số đặc điểm phân biệt tử đằng Mỹ với các loài họ hàng của nó ở châu Á. Nó chỉ cao bằng 2/3, các cành hoa của nó dài bằng 1/2 (ngắn nhất trong chi Tử đằng), và thời gian nở hoa của nó đôi khi ngắn hơn nhiều loài châu Á. Hoa của nó không thơm, và vỏ quả đậu của nó mịn chứ không mượt như nhung khi thuần thục.
Tử đằng Mỹ rất giống với tử đằng Kentucky, nên trong quá khứ có lúc chúng được coi là các loài khác biệt, nhưng cũng có thời gian thì tử đằng Kentucky được coi là một thứ (variety) của tử đằng Mỹ; nhưng tử đằng Kentucky phát triển hơi khác và có mùi thơm tương tự như mùi của nho ("Vitis" spp.).
Độc tính.
Tất cả các loài tử đằng đều chứa một saponin được gọi là wisterin trong vỏ, cành, quả đậu, rễ và hạt. Vẫn tồn tại tranh luận về việc liệu những bông hoa của chúng có độc hay không. Một loại nhựa độc và chưa rõ cũng có mặt. Ngộ độc từ tử đằng có thể xảy ra khi ăn 1-2 quả và dẫn đến viêm dạ dày ruột từ nhẹ đến nặng, buồn nôn, nôn mửa thường xuyên, đau bụng và tiêu chảy. Điều này có thể dẫn đến mất nước và trụy ở những ca nghiêm trọng; sự phục hồi nói chung diễn ra trong vòng 24 giờ. Nồng độ các chất độc biến động ở tất cả các bộ phận của cây và thay đổi theo mùa. Wisterin đã được chứng minh là tương tự về cấu trúc và tác dụng như alkaloid cytisine, nhưng yếu hơn. Nó có vị ngọt đắng. Giống như "Laburnum" chứa cytisine, lá của nó đôi khi được dùng thay thế thuốc lá.
Canavanine là một thành phần α-amino-axit phổ biến được tìm thấy trong hạt của tất cả các loài "Wisteria". Nó đóng vai trò như một hợp chất bảo vệ chống lại động vật ăn cỏ và cung cấp nguồn nitơ quan trọng cho phôi thực vật đang phát triển. Độc tính của canavanine là do cấu trúc của nó rất giống với L-arginine, điều này có thể dẫn tới việc một sinh vật kết hợp nó vào các protein thay cho L-arginine và dẫn đến việc sản xuất các protein khác thường, có thể không hoạt động bình thường trong cơ thể. | 1 | null |
Tử đằng (danh pháp khoa học: Wisteria sinensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu.
Lịch sử phân loại.
Loài này được John Sims miêu tả khoa học đầu tiên năm 1819 dưới danh pháp "Glycine sinensis". Năm 1825 Augustin Pyramus de Candolle chuyển nó sang chi "Wisteria".
Tên gọi.
Trong tiếng Việt tử đằng còn có nhiều tên khác như dây sắn tía, chu đằng, hoa đằng la; tiếng Anh gọi là "Chinese wisteria", tiếng Pháp gọi là "glycine" hay "glycine de Chine", tiếng Nhật gọi là "fuji".
Mô tả.
Tử đằng bám vào các cây nâng đỡ hoặc các cấu trúc nhân tạo bằng cách quấn các thân cây ngược chiều kim đồng hồ. Lá sáng bóng, màu xanh lá cây, lá kép lông chim, 10-30 cm chiều dài, với 9-13 lá chét thuôn dài, với chiều dài lá chét 2-6 cm. Những bông hoa có màu trắng, tím hoặc xanh lam, được tạo ra trên các rãnh dài 15–20 cm trước khi lá ra vào mùa xuân. Những bông hoa trên mỗi nải đồng loạt mở ra trước khi tán lá nở ra và có mùi thơm đặc biệt giống như mùi của nho . Mặc dù có chủng ngắn hơn là "Wisteria floribunda" (hoa tử đằng Nhật Bản), nhưng chủng dài thường có số lượng chủng loại cao hơn. Quả dạng quả đậu dẹt, màu nâu, mịn như nhung, dài 5–10 cm với các hạt dày giống hình đĩa, đường kính khoảng 1 cm, nằm cách đều bên trong; quả chín vào mùa hè, nứt ra và giải phóng hạt; những quả rỗng thường tồn tại cho đến mùa đông. Tuy nhiên, do sản lượng hạt thường thấp, nên hầu hết việc trồng mới là nhờ phương pháp nuôi cấy lát ("layer") hoặc nhân giống từ rễ mầm.
Tất cả các bộ phận của cây đều chứa một loại glycoside là wisteri. Đây là một chất độc, nếu ăn phải có thể gây buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày và tiêu chảy. Đã ghi nhận nhiều vụ tử đằng gây ngộ độc cho trẻ em ở các quốc gia, gây viêm dạ dày, ruột từ nhẹ đến nặng.
Phân bố.
Nó là một loài dây leo thân gỗ, rụng lá, lâu năm bản địa miền trung và nam Trung Quốc ở các tỉnh Quảng Tây, Quý Châu, Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Sơn Tây, và Vân Nam. Du nhập vào Algeria, Australia (Queensland, Nam Úc), Ấn Độ, các quốc gia Baltic, Bangladesh, Bulgaria, Himalaya, Hoa Kỳ (Alabama, Florida, Illinois, Kentucky, Massachusetts, New York, Tennessee, Texas, Vermont), Italia, Krym, Nepal, bắc New Zealand, Kavkaz, Pakistan, Pháp, Romania, Tadzhikistan, Tây Ban Nha, Tunisia, Ukraina, Uzbekistan.
Mặc dù là loài dây leo nhưng cây có thể hình thành dạng giống như cây có thân uốn cong. Dây tử đằng có thể dài 20-30 mét trên cọc hoặc cây chủ quấn quanh theo chiều kim đồng hồ.
Trong văn hóa đại chúng.
Hoa của cây tử đằng là nguồn cảm hứng trong thi ca. Lý Bạch có bài thơ "Tử đằng thụ" (紫藤樹):
Hoa tử đằng cũng xuất hiện trong Anime Kimetsu No Yaiba như là một phương thức khác để giết quỷ (chiết xuất lấy độc) ngoài việc chém cổ chúng bằng thanh Nichirin | 1 | null |
FA Charity Shield 1991 là lần thứ 69 cúp FA Charity Shield tổ chức. Trận đấu được tổ chức tại sân vận động Wembley vào ngày 10 tháng 8 năm 1991. Trận đấu là cuộc đọ sức giữa hai đội bóng Bắc London, giữa Arsenal, đội vô địch Giải hạng nhất (tức là giải Ngoại hạng Anh) với Tottenham, vô địch FA Cup, hai đội vô địch mùa bóng 1990-91. Trận đấu kết thúc với tỷ số hòa 0-0. | 1 | null |
Distichlis spicata là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo, còn được biết đến với tên gọi cỏ muối. Loài này được (L.) Greene mô tả khoa học đầu tiên năm 1887. Cỏ muối có nguồn gốc từ Châu Mỹ, nơi nó mọc phổ biến. Nó cũng có thể được tìm thấy ở các lục địa khác, nơi nó được du nhập. Nó có khả năng chịu mặn cực kỳ tốt.
Phân bố và sinh cảnh.
"Cỏ muối" phát triển mạnh dọc theo bờ biển và trên các bãi muối và đất bị xáo trộn, cũng như các môi trường rừng, núi và sa mạc. Nó có thể hình thành các bãi đơn loài dày đặc, và nó thường phát triển thành quần thể nhân bản vô tính. Các quần thể không vô tính có xu hướng lệch về phần lớn giới tính này hay giới tính khác. Thân rễ của nó có những điểm sắc cho phép nó thâm nhập vào đất cứng và mô khí, cho phép nó phát triển dưới nước và trong bùn.
Cỏ muối từng tạo ra những đồng cỏ bao la, ví dụ như ở Vịnh San Francisco trước khi người châu Âu đặt chân đến. Vùng phân bố của cỏ muối đã bị co hẹp nhiều do hoạt động của con người.
Loại cây này phát triển dễ dàng ở đất mặn và kiềm. Cây chịu mặn tốt nhờ đào thải muối khỏi các mô qua các tuyến muối.
Miêu tả.
"Cỏ muối" là một loại cây lâu năm cứng với thân rễ và đôi khi là đốt. Nó là một loại cỏ mọc thẳng, đôi khi cao gần nửa mét nhưng thường ngắn hơn. Thân cây cứng, chắc, có lá hẹp dài tới 10 cm, có thể đóng muối khi sống trong môi trường mặn.
Loài này là đơn tính, có nghĩa là hoa đực và hoa cái phát triển trên các cá thể riêng biệt. Các cụm hoa cái có thể dài đến 8 cm, với bông màu xanh hoặc ngả tím. Hoa đực trông khá giống, mỏng hơn nhưng tổng thể lớn hơn và dày đặc hơn. Các bộ phận hoa của cả hai giới có thể có màu hồng tím tươi.
Sử dụng.
Vì cỏ muối loại bỏ muối dư thừa bằng cách tiết ra trên bề mặt của nó, người da đỏ Kawaiisu có thể tạo ra các khối muối bằng cách cạo muối khỏi lá.
"Trong điều kiện đất và độ ẩm thuận lợi, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cỏ muối hợp làm đồng cỏ tưới bằng nước mặn. Tổng năng suất chất khô là 9081 kg/ha với tổng sản lượng protein là 1300 kg/ha. Cỏ muối được tiêu thụ bởi cả gia súc và ngựa và có giá trị dinh dưỡng từ khá đến tốt vì nó vẫn xanh khi hầu hết các loại cỏ khác đã khô trong thời kỳ hạn hán và nó có khả năng chống chăn thả và giẫm đạp. Nó được cắt cả khi còn xanh và ở trạng thái khô; tuy nhiên, nó được sử dụng phổ biến nhất vào mùa đông để làm thức ăn chăn nuôi. Cỏ muối dọc theo bờ biển Đại Tây Dương là nguồn cỏ khô chính cho những người thuộc địa đầu tiên." (Cơ sở dữ liệu thực vật USDA, Hồ sơ thực vật) | 1 | null |
Echinochloa colona là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được (L.) Link mô tả khoa học đầu tiên năm 1833.
Phân bố và sinh cảnh.
Cỏ mọc ở khắp vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Phi trên các cánh đồng, ven đường và đường thủy. Nó được coi là một xâm lấn cỏ dại ở Châu Mỹ và Úc. Ở Úc, nó đã lan đến các vùng đầm lầy và đang đe dọa môi trường sống của cây chè đầm lầy.
Trong sử dụng ẩm thực.
Ở Ấn Độ, hạt của loại cỏ này được dùng để chế biến một món ăn gọi là khichdi và được tiêu thụ trong những ngày lễ hội ăn chay. Trong tiếng Gujarati được gọi là "Samo" (સામો) hoặc "Moriyo" (મોરિયો) trong tiếng Marathi nó được gọi là bhagar (भगर) hoặc "Vari cha Tandul" (वरी चा तांदुळ), trong tiếng Hindi là được gọi là "Mordhan" (मोरधन) hoặc "Sava ka chawal" (सवा का चावल). Còn được gọi là samay ke chawal.
Cuốn sách 'Những cây bản địa hữu ích của Úc' năm 1889 ghi lại rằng Panicum Colonum, (tên gọi trước đây của loài cây này) có những tên thông dụng bao gồm "Shama Millet" của Ấn Độ; Ở các vùng của Ấn Độ còn được gọi là "Wild Rice" hay "Jungle Rice" và nó "Có thân cây mọc thẳng cao từ 2 đến 8 feet, và rất mọng nước. Các bông hoa này được thổ dân [sic.] sử dụng như một bài báo của Thực phẩm. Hạt được đập giữa đá, trộn với nước và tạo thành một loại bánh mì. Nó không phải là loài đặc hữu của Úc." | 1 | null |
Chi lồng vực (Echinochloa crus-galli) thuộc thực vật có hoa trong họ Hòa thảo, hình dung giống lúa. Loài này được (L.) P.Beauv. mô tả khoa học đầu tiên năm 1812. Hạt lồng vực được gọi là bại tử (稗子), màu ngà hoặc vàng sệt, hơi đắng và có thể nấu cháo ăn được. | 1 | null |
Elymus cacuminis là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được B.Rong Lu & B.Salomon mô tả khoa học đầu tiên năm 1993.
Đặc điểm sinh sống.
Elymus cacuminis thường mọc ở cánh đồng, thảo nguyên hay khu rừng thưa; thường sống ở vùng Caucaus, Trung Á và dãy Himalaya.
Lợi ích.
Elymus cacuminis được sử dụng như một loại cây trang trí trong các khu vườn và công viên. Nó cũng được sử dụng để kiểm soát sự xói mòn và làm cây che phủ đất trống. Đây là một loại cây mạnh mẽ và có thể chịu được nhiều điều kiện đất và khí hậu khác nhau. | 1 | null |
Alhagi maurorum là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (M. Bieb.) Desv. ex B. Keller & Shap. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1933.
Alhagi maurorum "(=A. pseudalhagi) (camelthorn)" là một loại cây thân thảo lâu năm hoặc cây bụi (họ Fabaceae) được tìm thấy ở thung lũng trung tâm, đông nam Sierra Nevada và một phần của sa mạc Mojave và Sonoran của California, Hoa Kỳ. Loài này ưa các khu vực nông nghiệp khô cằn, đồng cỏ, đồng cỏ và các khu vực ven sông sa mạc. Một cây có thể lan rộng nhanh chóng (khoảng 10 m mỗi năm theo mọi hướng) bằng cách phát triển nhiều cây mới từ hệ thống rễ leo lớn của nó. Cây có thể mọc lại từ rễ còn sót lại sau khi bị nhổ đi và rễ được kích thích mọc lại bằng lửa. Hạt Camelthorn cũng có khả năng phân tán trên diện rộng.
Mô tả và hình thái.
Cây thảo sống lâu năm (cao 50–100 cm) với nhiều nhánh có gai và bộ rễ trục chính rộng. Tuổi thọ 7–25 năm.
Hệ thống rễ phát triển đến độ sâu hơn 2 m và kéo dài 8–15 m về mọi hướng. Cây lây lan nhanh chóng bởi thân rễ mạnh mẽ. Thân rễ ở độ sâu 1,5 m tạo chồi mới và rễ thẳng đứng sâu với khoảng cách 1,0–1,5 m.
Thân: nhẵn, hơi xanh, có khía dọc và phân nhánh nhiều, với nách lá của gần như mọi đốt hỗ trợ một nhánh con không lá hướng lên (dài 2–5 cm), ở đầu có gai (dài khoảng 5 mm).
Lá: mọc so le, có cuống, thưa thớt, dày đơn giản, có lông, hình elip hoặc hình trứng, hình thuôn dài, xẻ đôi với các lá kèm (dài khoảng 1 mm). Mặt trên của lá nhẵn (đôi khi có lông thưa thớt) và được bao phủ bởi những chấm nhỏ màu đỏ. Mặt dưới lá có lông thưa.
Hoa: lưỡng tính; có năm lá, cuống ngắn, mọc xen kẽ dọc theo trục của mỗi nhánh gai, dạng hạt đậu, màu hồng hoặc tím đến đỏ thẫm; các lá đài dai, hợp nhất và giống như cái chén, có răng nhỏ gần bằng nhau. Cụm hoa: ít hoa (1–3, hiếm khi đến 6) mọc thành chùm ở nách lá lỏng lẻo; 10 nhị có gốc gồm 9 chỉ nhị xếp thành ống bao quanh kiểu dáng và một chỉ nhị tự do. Bao phấn hình elip thuôn dài; mở bằng các vết nứt dọc, đôi khi ở đỉnh. Hạt phấn 2 hoặc 3 ô, hình trứng elip, 3 lỗ chân lông. Bầu noãn hình quả trứng, không cuống, nhiều noãn. Kiểu sợi, cong lên, nhẵn; đầu nhụy giống như đầu, nhú dài. Noãn dị hướng, nhân thô, cắn.
Sinh sản.
Hữu tính và sinh dưỡng (thân rễ). Cây ưa côn trùng, hiếm khi tự thụ phấn. Ra hoa: tháng 5-7. Quả chín: tháng 8-9. Quả: loại không tách rời, thân gỗ, nhiều hạt họ đậu (quả dài 2,5–3,8 cm, rộng 0,3 cm), màu nâu đỏ, thắt lại giữa các hạt, mảnh mai, thường cong và có một gai nhỏ ở đầu. Hạt: 5–8 (dài khoảng 3 mm, rộng 2,5 mm), màu vàng nhạt hoặc nâu lục với đốm đen, dạng thận, hình trứng, kết cấu nhẵn với phôi lớn, mọc thẳng, bao quanh bởi nội nhũ. Vỏ hạt chắc, rực rỡ, nhiều tế bào với nhiều hình thù. Hạt mềm và cứng (chiếm tỉ lệ khoảng 86%). Nhạy cảm với bóng tối. Nảy mầm tại ruộng: 9–12%; nảy mầm trong phòng thí nghiệm: 34–38%. Nhiệt độ tối ưu và độ sâu của đất để hạt nảy mầm lần lượt là gần 27 °C và 1 cm. Xử lý sẹo hoặc axit sunfuric (28–30 °C) trong 1–1,5 giờ làm tăng đáng kể khả năng nảy mầm. Đi qua đường tiêu hóa của động vật ăn cỏ dường như kích thích sự nảy mầm. Khả năng tồn tại của hạt từ 2 đến vài năm.
Giá trị thực tế.
Là một trong những cây thức ăn thô xanh có giá trị nhất cho lạc đà, cừu Karakul, cừu non và gia súc quanh năm. Thân non, lá, quả và hạt được coi là thức ăn giúp vỗ béo các loại động vật. Trái cây được ăn bởi động vật ăn cỏ lớn, đặc biệt là gia súc và ngựa. Được nông dân và chủ chăn nuôi tập trung thu thập để làm cỏ khô (thức ăn cho mùa đông) và ủ chua vào thời điểm ra hoa; được sử dụng làm thức ăn dạng hạt cô đặc một phần hoặc nguyên chất. Cỏ khô được coi là tốt như rơm ngũ cốc tốt nhất. Năng suất dự kiến khoảng 0,06–0,20 tấn VCK/ha; 0,35–0,40 t DM/ha trong những năm thuận lợi hoặc khi trồng trên mực nước ngầm cao.
Giá trị thức ăn gia súc: Lúc ra hoa chứa (% VCK): đạm 13; béo 4,1; chiết xuất không chứa nitơ 44; xenlulô 30; xơ 6.4. Giá trị thức ăn gia súc khoảng 33 FU và 4 kg protein tiêu hóa được/100 kg DM.
Lợi ích kinh tế: Thức ăn gia súc. Cây thuốc dùng để điều hòa các đặc tính tiêu hóa hoặc điều trị bệnh đường hô hấp. Cây cố định cát và chắn gió tốt. Được thu gom để làm nhiên liệu và vật liệu xây dựng. Rễ chứa cao su, đường, tanin, nhựa và sáp.
Môi trường sống.
Có mặt ở sa mạc cát và vùng chân đồi, đất hoang ẩm ướt, trên bờ sông khô và vùng đất ẩm thấp, và đất canh tác bị bỏ hoang. Thường mọc trên đất thịt nặng. Chịu được một số độ mặn và mực nước ngầm.
Phân bố: Trung và Đông Á, phía nam của Nga, Iran và khu vực phía đông Địa Trung Hải. | 1 | null |
Saussurea involucrata là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae). Loài này đượcJinzō Matsumura & Gen-ichi Koidzumi miêu tả khoa học đầu tiên năm 1910.
Hoa này được biết đến với tên tuyết liên, từ tiếng Trung 雪莲花 (tuyết liên hoa).
Sở dĩ gọi là tuyết liên (sen tuyết) hay Thiên Sơn tuyết liên (天山雪莲) bởi loài thực vật này có thể sinh trưởng, phát triển và ra hoa ngay cả trong thời tiết cực kỳ lạnh lẽo trên núi đá cao vời vợi. Khi bung nở, loài thực vật này có hình dạng giống hệt như một đóa sen.
Từ xưa, loài hoa này đã được người Trung Quốc sử dụng như một vị thuốc quý không thua gì nhân sâm. Chúng có khả năng trị được những chứng bệnh như đau đầu, cao huyết áp và rối loạn kinh nguyệt. Tuyết Liên chỉ mọc trên những vách đá có độ cao trên 4.000m so với mực nước biển và có thể nở ngay trong tuyết.
Tuyết liên sống trong các kẽ nứt của các vách đá, sườn núi cheo leo, những nơi vô cùng băng giá và lạnh lẽo quanh năm bao phủ bởi tuyết trắng. Thông thường các loại hoa không thể tồn tại ở nơi đây. Tuy nhiên Tuyết liên lại mạnh mẽ kiên cường nở rộ trong điều kiện khắc nghiệt đến mức thiếu oxy, nhiệt độ xuống thấp tới âm hàng chục độ. Sự sinh trưởng vô cùng độc đáo dưới môi trường đó đã làm cho tuyết liên trở thành loài thực vật vô cùng hiếm có đồng thời tạo nên các chức năng tuyệt vời về y học cũng như các hiệu ứng kỳ diệu. Đến nỗi loài hoa này được mệnh danh là tiên dược hay kho báu của y học.
Theo "DBW", tuyết liên được gọi là "Bách thảo chi vương" (Vua của trăm loài dược thảo). Đây là loài cây hiếm, chỉ sinh trưởng ở trên núi cao 2.500-4.000 mét so với mực nước biển. Nó mọc trong các khe núi đá, là loài sinh trưởng chậm, mất 5-7 năm từ lúc nảy mầm đến khi nở hoa, và chỉ 5% số hạt có thể nảy mầm.
Hạt tuyết liên nảy mầm ở nhiệt độ 0 độ C, sinh trưởng trong điều kiện 3-5 độ C, và chịu được lạnh -21 độ C. Nó có thể nảy mầm, sinh trưởng và ra hoa trong thời gian ngắn, là kết quả của quá trình thích nghi với môi trường khắc nghiệt trên núi tuyết ở khu vực Tân Cương, Tây Tạng.
Mặc dù mất 5-7 năm từ lúc nảy mầm đến khi nở hoa nhưng quá trình tăng trưởng thực tế của nó chỉ diễn ra trong khoảng 8 tháng. Đây là đặc điểm sinh học độc đáo mà hiếm loài nào có được.
Tuyết liên được sử dụng trong y học cổ truyền Tây Tạng hàng nghìn năm nay. Nó giàu alkaloid, flavonoid và nhiều chất khác, có tác dụng tăng cường khí huyết, đặc biệt hữu hiệu trong việc thúc đẩy lưu thông máu, từ đó tăng cường âm dương cho nam giới và nữ giới. Ngoài ra, nó có chất hạ sốt và giải độc tự nhiên, thường sử dụng để chữa viêm thấp khớp. | 1 | null |
Callerya bonatiana là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Renato Pampanini miêu tả khoa học đầu tiên năm 1910 dưới danh pháp "Millettia bonatiana". Năm 1996, Phan Kế Lộc chuyển nó sang chi "Callerya".
Tên gọi.
Tại Trung Quốc gọi là 滇桂鸡血藤 (Điền Quế kê huyết đằng), nghĩa là dây máu gà Vân Nam Quảng Tây.
Mô tả.
Dây leo đến 10 m. Cành con có gờ, lông tơ rậm màu vàng, dần dần nhẵn nhụi. Lá 11 hoặc 13 lá chét; trục cuống 25-30 cm, kể cả cuống lá 2-3 cm; không lá kèm nhỏ; phiến lá hình trứng đến hình trứng-elip, 6-10 × 3-4 cm, dạng giấy, cả hai mặt có lông nhung nhưng đặc biệt dày đặc ở mặt xa trục, gân phụ 4 hoặc 5 ở mỗi bên gân giữa, đáy thuôn tròn đến gần hình tim, đỉnh nhọn. Các giả cành hoa mọc ở nách, dài 8-12 cm, có lông tơ màu vàng. Cuống hoa ~1 cm. Hoa ~2,5 cm. Đài hoa ~1,2 cm, dày đặc lông lụa. Tràng hoa màu tử đinh hương (tím); thuôn dài tiêu chuẩn, không có thể sần ở đáy, mặt ngoài có lông lụa màu vàng sẫm, đỉnh rộng đầu. Bầu nhụy có cuống, có lông lụa, với 4-6 noãn. Quả đậu thuôn dài, 10-11 × ~1,8 cm, dạng da, với cuống dài ~1 cm, có lông măng màu nâu ánh xám. Hạt ~4 mỗi quả, màu nâu, dẹt, ~1,1 cm. Ra hoa tháng 4-6, tạo quả tháng 6-10.
Phân bố.
Sinh sống trong các bụi rậm trong thung lũng; ở cao độ khoảng 1.000 m. Khu vực phân bố: Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam), Lào, Việt Nam.
Sử dụng.
Cây có độc nhưng được sử dụng làm thuốc với số lượng nhỏ.
Lưu ý.
Năm 2021, Lei Duan, James A. Compton và Brian David Schrire tách nó ra khỏi "Callerya" để làm loài điển hình (và duy nhất) của chi "Villosocallerya", với danh pháp tổ hợp Villosocallerya bonatiana. | 1 | null |
Wisteriopsis championii là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được George Bentham mô tả khoa học đầu tiên năm 1852 dưới danh pháp "Millettia championii". Năm 2019, James A. Compton và Brian D. Schrire thiết lập chi "Wisteriopsis" và chuyển nó sang chi này.
Lưu ý: Mặc dù Phan Kế Lộc đã thực hiện tổ hợp "Callerya championii" năm 1996 (trong "Bot. Zhurn.", Moscow & Leningrad, 81(10): 97), nhưng nó đã không được công bố hợp lệ (theo Vienna Code, Art. 33.4), do tác giả không cung cấp dẫn chiếu thư viện đầy đủ tới danh pháp đồng nghĩa gốc (basionym).
Tên gọi.
Tên gọi trong tiếng Trung là 绿花鸡血藤 (lục hoa kê tiết đằng), nghĩa là dây máu gà hoa xanh.
Mô tả.
Dây leo, tới 2 m, nhẵn nhụi ngoại trừ cụm hoa. Thân cây màu nâu ánh đỏ, với các bì khổng rải rác. Lá 5 (hoặc 7) lá chét; trục cuống lá 10-20 cm, gồm cả cuống lá dài 3-5 cm; các phiến lá chét hình trứng tới hình trứng-thuôn dài, (3-)4-6 × 1,5-2(-3) cm, dạng giấy, hai mặt nhẵn nhụi và bóng láng, màu xanh lục nhạt khi khô, gân thứ cấp và tam cấp khác biệt và nổi trên cả hai mặt, đáy thuôn tròn, đỉnh nhọn thon tới hình đuôi. Chùy hoa đầu cành, 15-20 cm; các cành mang hoa 6-8 cm, ngẩng cao, thẳng và vững chắc, các mắt dày đặc. Hoa khoảng 1,2 cm. Tràng hoa màu trắng ánh vàng với quầng màu hồng; cánh cờ tròn, nhẵn nhụi, không có thể chai. Bầu nhụy nhẵn nhụi, nhiều noãn. Quả đậu thẳng, 6-12 × 0,5-1,2 cm, phẳng; các mảnh vỏ mỏng. Hạt 2 hay 3 mỗi quả, khi còn non hình hột đậu. Ra hoa tháng 5-8, tạo quả tháng 7-11. Thân và rễ có độc nhưng cũng được sử dụng trong y học truyền thống.
Phân bố.
Trong các bụi cây trong các khe núi thung lũng đá; cao độ 200-800 m. Các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, đặc khu hành chính Hồng Kông. | 1 | null |
Thàn mát Nam Bộ hay mát Nam Bộ (danh pháp: Callerya cochinchinensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1913 dưới danh pháp "Millettia cochinchinensis". Năm 1994, Anne M. Schot chuyển nó sang chi "Callerya".
Mẫu định danh.
Mẫu định danh: "Pierre s.n.", do Jean-Baptiste Louis Pierre thu thập tháng 3 năm 1877 tại tỉnh Biên Hòa, Nam Kỳ. Các mẫu còn lưu giữ tại:
Mô tả.
Cây bụi leo bám hoặc cây bụi xoắn (quấn) hoặc dây leo thân gỗ/nửa thân gỗ, cao 1-20 m. Lá kèm sớm rụng. Lá kép với trục lá dài 4-16 cm, đường kính 1-1,5 mm, thưa lông; thể gối 6-8 × 1,5-2,5 mm. Lá kèm lá chét (lá kèm nhỏ) sớm rụng. Cuống lá chét dài 5-6 mm, đường kính 1-1,2 mm. Lá chét 3-5, màu xanh lục sẫm bóng láng, mặt dưới xanh lục nhạt, hình elip (hẹp), 6-14 × 3,5-8 cm; đáy tù, hơi lệch; đỉnh nhọn đầu; nhẵn nhụi cả hai mặt. Hệ gân rất thưa lông trên gân giữa gần đáy ở mặt dưới, nhẵn nhụi mặt trên. Gân giữa phẳng ở mặt trên. Gân thứ cấp 4-5 đôi, nhô lên ở mặt trên, vòng cung mép ở gần mép lá. Các gân giữa các gân thứ cấp thay đổi tùy biến. Hệ gân khác biệt, hình mắt lưới, nổi rõ ở mặt trên. Cụm hoa là chùy hoa hoặc cành hoa đầu cành hay nách lá, hoặc là chùy hoa có lá ở đầu cành, dài 6-23 cm, trục cụm hoa đường kính 1-1,5 mm, rậm lông. Cuống hoa dài 4-8 mm. Lá bắc kèm trục cụm hoa sớm rụng; lá bắc hoa hình tam giác, dài ~1 mm, phần lớn sớm rụng. Lá bắc con ở đỉnh cuống hoa, hình trứng, 0,8-1 × ~0,5 mm, bền. Hoa dài 18-21 mm. Đài hoa hình chuông, hơi xiên, đài 6-7 × ~10 mm, các răng hơi không đều, gần cắt cụt, dài 0,1-1 mm. Phiến cánh cờ gần tròn, không tai, 15-17 × 14-16 mm, mặt ngoài có lông lụa, có thể chai ở đáy, không ống dẫn mật, vuốt dài 3-5 mm. Các cánh bên ngắn rõ nét so với cánh lưng, các phiến rời, hình trứng ngược hẹp, tai dưới rất nhỏ, 14-16 × 3,5-4,5 mm, nhẵn nhụi, tai trên hơi nhăn nheo tại đáy, vuốt dài 2,5-3,5 mm. Cánh lưng hình trứng ngược, tai trên nhỏ, 13-15,5 × 5-7 mm, nhẵn nhụi, các túi bên không khác biệt, vuốt dài 5-6 mm. Ống nhị dài 13-15 mm. Đĩa khác biệt, có thùy, dài 1-1,5 mm. Bầu nhụy dài 15-17 mm, rậm lông lụa. Vòi nhụy có lông rung ở đáy, nhẵn nhụi dần về phía đỉnh. Noãn 3-4. Hoa màu trắng tới kem tới tím oải hương, cánh cờ màu vàng ánh xám với các sọc tía bên trong, cánh bên và cánh lưng màu hồng, thơm nhẹ. Quả đậu hình elip, có cuống dài và mỏ dài, phồng lên, màu xanh lục, vàng nâu, có lông tơ, 7-10 × 3-4 cm, có lông, nhẵn mịn. Hạt 1 (hoặc 2), hình elipxoit, 20-25 × 30-35 mm, dày 15-20 mm. Ra hoa tháng 3-9; tạo quả tháng 6-10.
Phân bố.
Loài này có tại miền nam Việt Nam. Môi trường sống và sinh thái là trong các bụi cây, rừng, khe núi có rừng, dọc bờ sông suối trên đất sét hay đát cát ẩm. Cao độ 200-1.100 m. | 1 | null |
Callerya congestiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Chen Te-Chao (蔯德昭, Trần Đức Chiêu) mô tả khoa học đầu tiên năm 1954 dưới danh pháp "Millettia congestiflora". Năm 2010, Zhi Wei và Leslie Pedley chuyển nó sang chi "Callerya".
Tên gọi.
Tên gọi thông thường trong tiếng Trung là 密花鸡血藤 (mật hoa kê huyết đằng), nghĩa là dây máu gà dày hoa.
Mô tả.
Dây leo, tới 5 m. Thân thon búp măng, màu nâu ánh vàng, có gờ, rậm lông nhung, sau nhẵn nhụi. Lá kép 5 lá chét; trục lá dài 15–30 cm, gồm cả cuống dài 4,5-8,5 cm; phiến lá chét hình elip rộng tới hình trứng, 11-13 × 6–8 cm với đôi ở đáy nhỏ nhất, dạng giấy, mặt xa trục thưa lông nhung, mặt gần trục nhẵn nhụi trừ gân giữa, đáy tù tới hình nêm rộng, đỉnh nhọn. Chùy hoa đầu cành, dài 14–16 cm; các cành con ra hoa gộp thành nhóm 2 hoặc 3, rậm lông nhung màu vàng, các nốt chật chội. Hoa ~1,6 cm. Đài hoa mặt ngoài rậm lông lụa. Tràng hoa màu trắng hay hồng nhạt; cánh cờ hình trứng rộng, không có thể chai ở đáy, mặt ngoài phần xa trục rậm lông lụa. Bầu nhụy rậm lông nhung, 6-7 noãn. Quả đậu thẳng, 10-12 × 1,2-1,4 cm, phẳng, rậm lông lụa màu nâu, thu hẹp lại ở đoạn giữa các hạt, đáy thon nhỏ, đỉnh với mỏ cong kéo dài. Hạt 3-6 mỗi quả, màu nâu hạt dẻ-nâu và thuôn dài khi chưa thuần thục. Ra hoa tháng 6-8, tạo quả tháng 9-10.
Phân bố.
Rừng thưa miền núi; cao độ 500-1.200 m. Có tại miền nam tỉnh An Huy, miền tây tỉnh Phúc Kiến, các tỉnh Quảng Đông, Quý Châu, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên. | 1 | null |
Callerya dielsiana là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu.
Lịch sử phân loại.
Loài này được Friedrich Ludwig Emil Diels mô tả khoa học đầu tiên năm 1900 theo mẫu do Hermann August Theodor Harms thu thập. Năm 1996, Phan Kế Lộc đưa ra tổ hợp tên gọi mới "Callerya dielsiana" khi đề cập tới "Millettia dielsiana" trong chú thích số 4 phần viết về "C. cinerea", nhưng không công bố hợp lệ các thông tin cho "C. dielsiana". Năm 2010, Zhi Wei và Leslie Pedley đã công bố hợp lệ danh pháp "Callerya dielsiana" trong quyển 10 sách "Flora of China"
Tên gọi.
Tên gọi thông thường trong tiếng Trung là 香花鸡血藤 (hương hoa kê tiết đằng), nghĩa là dây tiết gà hoa thơm.
Phân bố.
Rừng thưa hỗn hợp và bụi rậm trên các sườn dốc, bụi rậm trong thung lũng sông, nhữn nơi thưa cây ở bìa rừng; cao độ 300-2.500 m. Có tại các tỉnh An Huy, nam Cam Túc, Chiết Giang, Giang Tây, Hải Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, nam Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam.
Mô tả.
Cây bụi leo bám, 2-5 m. Thân cây màu vàng ánh xám, chia tách, nhẵn nhụi hoặc có lông măng. Lá kép gồm 5 lá chét; trục lá 15-30 cm, gồm cả cuống lá 5-12 cm; phiến lá chét hình mác, thuôn dài hoặc thuôn dài hẹp, 5-15 × 1.5-6 cm, mặt xa trục nhẵn nhụi màu ánh xám hoặc thưa lông măng hoặc có lông cứng màu vàng, mặt gần trục nhẵn nhụi, gân giữa mặt xa trục nổi lên còn mặt gần trục chìm xuống, gân thứ cấp 6-9 mỗi bên của gân giữa, các gân mắt lưới nổi rõ trên cả hai mặt hoặc chỉ rõ trên mặt xa trục, đáy thuôn tròn hoặc đôi khi gần hình tim, đỉnh nhọn, nhọn thon hoặc hiếm khi tù. Chùy hoa đầu cành, 10-25(-40) cm, có lông măng màu vàng; các cành con mang hoa dài 6-15 cm, tỏa rộng, các nốt gần nhau. Hoa 1,2-2,4 cm. Tràng hoa màu tía; cánh cờ hình trứng rộng, không có thể chai ở đáy, mặt ngoài có lông lụa màu từ trắng bạc tới gỉ sét, đáy gần hình tim. Bầu nhụy thẳng, có lông măng, 8-9 noãn. Quả đậu thẳng tới thuôn dài, 7-12 × 1,5-2 cm, phẳng, lông măng màu xám; các mảnh vỏ mỏng hoặc hóa gỗ. Hạt 3-5 mỗi quả, màu vàng nâu, thuôn dài hoặc gần hình cầu, ~8 × 6 mm. Ra hoa tháng 5-9, tạo quả tháng 6-11. | 1 | null |
Callerya dorwardii là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Henry Collett và William Botting Hemsley mô tả khoa học đầu tiên năm 1890 dưới danh pháp "Millettia dorwardii". Năm 2010, trong tập 10 sách "Flora of China", Zhi Wei & Leslie Pedley đã chuyển nó sang chi "Callerya".
Từ nguyên.
Tính từ định danh "dorwardii" là để vinh danh thiếu tá quân đội Anh là A. Dorward, người đã giúp đỡ Henry Collett (thiếu tướng của Công ty Đông Ấn kiêm nhà thực vật học người Anh) trong việc thu thập mẫu cây, kể cả loài này.
Tên gọi.
Tên gọi thông thường trong tiếng Trung là 滇缅鸡血藤 (Điền Miễn kê tiết đằng), nghĩa là dây tiết gà Vân Nam Miến Điện.
Phân bố.
Các bụi rậm trên sườn dốc; cao độ 800-1.900 m. Có tại Trung Quốc (các tỉnh Quý Châu, Vân Nam), Myanmar, Thái Lan.
Mô tả.
Dây leo tới 6 m. Thân cây màu nâu, thô nhám, không bì khổng. Các cành nhỏ có lông tơ màu trắng ánh vàng, về tổng thể dần nhẵn nhụi. Lá 3 hoặc 5 lá chét; trục lá 12-25(-35) cm, gồm cả cuống lá (4-)6-7(-9) cm; phiến lá chét hình trứng rộng tới hình elip, 8-15(-22) × 3,5-6(-10) cm với cặp lá chét đáy nhỏ nhất, dạng giấy, mặt xa trục với các thể dạng lông màu vàng hay trắng rải rác nhưng trở thành nhẵn nhụi khi cây thuần thục, mặt gần trục nhẵn nhụi hoặc với thể dạng lông thưa thớt trên các gân, đáy hình nêm, thuôn tròn hay hiếm khi hình tim, đỉnh nhọn. Chùy hoa ở nách lá, mập, 12-18 cm, rậm lông tơ; cành con mang hoa ngắn. Hoa 1,8-2,3 cm. Tràng hoa màu tím hoa cà tới tím cẩm quỳ; cánh cờ hình tròn, với 2 thể chai ở đáy, bên ngoài rậm lông lụa, đáy có vuốt ngắn. Bầu nhụy có lông măng, với 5 noãn. Quả đậu thuôn dài, ~9 × 3 cm, phồng lên, lông măng màu vàng, đỉnh có mỏ. Hạt 1 hoặc 2 mỗi quả, màu nâu nhạt, hình trứng rộng, ~2,5 × 2 cm. Ra hoa tháng 4-5, tạo quả tháng 9-10. | 1 | null |
Dây lăng hay thàn mát sơn trà, thàn mát đầy hoa, lăng, lăng yên đầy hoa (danh pháp khoa học: Wisteriopsis eurybotrya) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Emmanuel Drake del Castillo mô tả khoa học đầu tiên năm 1891 dưới danh pháp "Millettia eurybotrya". Năm 1994, Anne M. Schot chuyển nó sang chi "Callerya". Năm 2019, J. Compton & Schrire thiết lập chi mới "Wisteriopsis" và chuyển nó sang chi này.
Phân bố.
Loài bản địa Lào, Thái Lan, Trung Quốc (Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam), Việt Nam. | 1 | null |
Thàn mát Ford hay lăng yên Ford (danh pháp khoa học: Nanhaia fordii) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Stephen Troyte Dunn mô tả khoa học đầu tiên năm 1912 dưới danh pháp "Millettia fordii". Năm 1994, Anne M. Schot chuyển nó sang chi "Callerya". Năm 2019, J. Compton & Schrire thiết lập chi mới "Nanhaia" và chuyển nó sang chi này.
Tên gọi trong tiếng Trung là 广东鸡血藤 (Quảng Đông kê huyết đằng), nghĩa là dây máu gà Quảng Đông.
Mẫu định danh.
"Ford 62", thu thập ven sông Liên Châu, bắc Quảng Đông, Trung Quốc. Lưu giữ tại Vườn thực vật Hoàng gia tại Kew (K).
Mô tả.
Dây leo, 1-2 m. Thân màu nâu sẫm, thon búp măng, thanh mảnh, mềm. Các cành có lông tơ màu vàng khi non, sau nhẵn nhụi. Lá 5-7 lá chét; trục cuống lá 10-20 cm, gồm cả cuống lá 2-4 cm; phiến lá chét thẳng-hình mác tới hình trứng hẹp-elip hẹp, 3-9 × 0,75-4 cm với lá chét ngọn to nhất, dạng giấy, hai mặt hơi bóng và đen khi khô, đáy thuôn tròn tới hình tim, đỉnh nhọn thon tới hình đuôi. Hệ gân lá có lông ở gân giữa tại mặt trên, thưa lông tới nhẵn nhụi trên gân giữa và các gân con ở mặt dưới. Gân giữa phẳng ở mặt trên. Gân con 4-6 đôi, hơi phẳng ở mặt trên, hơi nhô lên ở mặt dưới, không khác biệt, tạo thành các cung ở mép lá tại 2/3-3/4 phiến lá. Các gân liên thứ cấp biến đổi. Hệ gân không khác biệt, phẳng, dạng mắt lưới lỏng lẻo. Lá kèm thẳng, dài ~2 mm, phần lớn có phấn xám. Trục cuống lá 3-10 cm, đường kính ~1 mm, thưa lông, sau nhẵn nhụi; gối 3-6 × ~1 mm. Lá kèm con thẳng, 2-3 mm, phần lớn bền. cành hoa ở đầu cành hay nách lá, đôi khi là chùy hoa đầu cành có lá, 5-7 cm, ngắn hơn lá đối diện, lông măng màu vàng. Lá bắc với trục cụm hoa hình tam giác hẹp, dài 4-5 mm; lá bắc với hoa hình tam giác hẹp, 3-4 mm, có phấn xám. Lá bắc con ở đỉnh cuống hoa, gần đáy đài hoa, hình trứng hẹp, 1,5-4 × ~1 mm, bền. Hoa 1,5-1,9 cm, màu trắng, thơm. Đài hoa hình chuông, hơi lệch, ~8 mm, thưa lông mặt ngoài, rậm lông trên các răng mặt trong, các răng hơi không đều, tù, dài 1,5-3,2 mm. Tràng hoa màu vàng. Cánh cờ hình trứng rộng tới gần tròn, không tai ở đáy, 11,5-18 × 11,5-15 mm, nhẵn nhụi, không có thể chai và đường dẫn mật ở đáy, vuốt dài 3,5-4 mm. Các cánh bên dài như cánh lưng, các phiến rời, hình trứng ngược hẹp, tai phía dưới rất nhỏ, 13-15 × 4-5 mm, nhẵn nhụi, tai phía trên nhăn nheo ở đáy, hơi có nếp nhăn ở bên, vuốt dài 4-4,5 mm. Phiến cánh lưng hình trứng ngược hẹp, tai trên nhỏ, 13-13,5 × 4,5-5 mm, nhẵn nhụi, các túi bên khác biệt, vuốt dài 5-6 mm. Ống nhị dài 14-16 mm. Đĩa khác biệt, hơi có thùy, dài ~0,5 mm. Bầu nhụy hình chân, có lông măng, dài ~14 mm, phần thân có lông lụa toàn bộ hoặc chỉ dọc theo các mép dày lên, nhiều noãn (9-14). Vòi nhụy nhẵn nhụi. Quả đậu thẳng, 10-12 × ~1 cm, phẳng, lông măng màu nâu, đỉnh có mấu nhọn. Hạt 4-8 mỗi quả, màu nâu, hình trứng, ~7 × 6 mm, nhẵn. Ra hoa tháng 6-10, tạo quả tháng 10-1 năm sau.
Phân bố.
Rừng thưa trên sườn dốc; cao độ ~500 m. Có tại Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây) và miền bắc Việt Nam. | 1 | null |
Callerya gentiliana là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu.
Lịch sử phân loại.
Loài này được Augustin Abel Hector Léveillé mô tả khoa học đầu tiên năm 1915 trong sách viết tay "Flore du Kouy-Tchéou" (Thực vật chí Quý Châu) năm 1914-1915 dưới danh pháp "Millettia gentiliniana" (với chữ n trong "-ini-" được gạch bỏ). Năm 2010, trong sách "Flora of China", Zhi Wei và Leslie Pedley chuyển nó sang chi "Callerya" và định danh lại là "Callerya gentiliana".
Tên gọi.
Tên gọi thông thường trong tiếng Trung là 黔滇鸡血藤 (Kiềm Điền kê tiết đằng), nghĩa là dây tiết gà Quý Châu Vân Nam.
Phân bố.
Rừng thưa miền núi, đặc biệt là trong các thung lũng đá vôi; cao độ 1.200-2.500 m. Có tại các tỉnh Quý Châu, Vân Nam và miền nam tỉnh Tứ Xuyên.
Mô tả.
Dây leo 1,5-3 m. Thân cây màu nâu ánh xám, thô nhám, có lông tơ mịn màu xám, sau nhẵn nhụi. Lá gồm 5 lá chét; trục lá 12-18 cm, gồm cả cuống lá 3-5 cm; lá kèm ~1 mm; cuống lá nhỏ 2-3 mm; phiến lá hình trứng-elip tới thuôn dài-elip, các cặp lá chét bên 6-8(-10) × 2-3(-4) cm, lá chét tận cùng ~18 × 8 cm, dạng giấy, với thể dạng lông thưa thớt hoặc sau nhẵn nhụi, đáy hình nêm tới gần hình tim, đỉnh từ nhọn tới tù. Chùy hoa đầu cành, 8-15 cm; các cành con mang hoa tỏa rộng, thẳng, có lông măng màu nâu. Hoa 1,5-2 cm. Tràng hoa màu tía; cánh cờ hình trứng ngược, không có thể chai ở đáy, mặt ngoài rậm lông lụa. Bầu nhụy có lông nhung, nhiều noãn. Quả đậu thẳng, 8-15 × 1,5-2 cm, phồng lên, có lá kèm ngắn, lông măng màu vàng, thu hẹp lại ở đoạn giữa các hạt, đỉnh có mỏ cong. Hạt 5 hay 6 mỗi quả, màu nâu sẫm, hình trứng, ~2 × 1,5 cm; rốn hạt ở giữa. Ra hoa tháng 6-7, tạo quả tháng 10-11. | 1 | null |
Thàn mát Giang Tây (danh pháp khoa học: Wisteriopsis kiangsiensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Tên gọi trong tiếng Trung của nó là 江西鸡血藤 (Giang Tây kê huyết đằng), nghĩa là dây máu gà Giang Tây.
Lịch sử phân loại.
Loài này được Wei Zhi (韦直, Vi Trực) mô tả khoa học đầu tiên năm 1985 dưới danh pháp "Millettia kiangsiensis". Năm 2010, Wei Zhi và Leslie Pedley chuyển nó sang chi "Callerya" thành "Callerya kiangsiensis". Năm 2019, James A. Compton và Brian D. Schrire thiết lập chi "Wisteriopsis" và chuyển nó sang chi này.
Mẫu định danh.
Holotype: "Y.G.Xiong 4143", thu thập tại huyện Vũ Ninh, địa cấp thị Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Mẫu holotype lưu giữ tại Vườn Thực vật Lư Sơn ở Lư Sơn, Giang Tây (LBG); các paratype: "Qin Renchang [Ren-Chang Ching] 2881" = PE00417692, thu thập ở cao độ 250 m ngày 30 tháng 6 năm 1925 tại An Huy, Trung Quốc, “dây leo cao 7 m”, lưu giữ tại Viện Thực vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh (PE) và Vườn Thực vật Hoàng gia tại Kew (K).
Phân bố.
Loài này là đặc hữu Trung Quốc (nam An Huy, tây Chiết Giang, Giang Tây, đông nam Hồ Bắc, đông Hồ Nam, bắc Phúc Kiến). Môi trường sống là các bụi cây thưa hoặc bụi cây trên sườn dốc; cao độ 200-600 m.
Mô tả.
Dây leo. Thân màu nâu ánh đỏ, thon búp măng, thanh mảnh, nhiều bì khổng nhỏ. Lá 7 hoặc 9 lá chét; trục cuống lá 6-18 cm, gồm cả cuống lá 2-3 cm; phiến lá chét hình trứng (1,5-)3-5(-6) × 1-2,5 cm, dạng giấy, hai mặt nhẵn nhụi, mặt xa trục màu xanh lục ánh xám xỉn khi khô, mặt gần trục màu xanh lục sẫm, gân thứ và tam cấp không khác biệt, đáy thuôn tròn, đỉnh nhọn. Cành hoa ở nách lá, 8-12 cm, dài như lá đỡ phía dưới, có lông tơ nhỏ. Hoa 1,2-1,5 cm. Tràng hoa màu trắng hay tía, đỉnh hơi hồng sẫm ở mép; cánh cờ thuôn dài, nhẵn nhụi, không có các thể chai ở đáy. Bầu nhụy có cuống, nhẵn nhụi, nhiều noãn. Quả đậu thẳng, ~10 × 1,2 cm, phẳng, đáy thon nhỏ thành cuống dài ~3 mm, đỉnh với móc cong ngắn. Hạt 5-9 mỗi quả, màu đen, hình hột đậu, ~7 × 5 mm. Ra hoa tháng 6-8, tạo quả tháng 9-10. | 1 | null |
Sigmoidala kityana là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được William Grant Craib mô tả khoa học đầu tiên năm 1927. Năm 1994, Anne M. Schot chuyển nó sang chi "Callerya". Năm 2019, James A. Compton và Brian D. Schrire lập ra chi mới Sigmoidala và chuyển nó sang chi này. Nó cũng là loài duy nhất của "Sigmoidala".
Từ nguyên.
Tên chi phản ánh các cánh bên có hình dạng tựa như chữ cái Hy Lạp sigma (ς) khác biệt của chi/loài này.
Phân bố.
Loài bản địa Myanmar, miền bắc Thái Lan (Chiang Mai, Nan, Lamphun, Sukhothai, Loei.) và Lào. Dây leo trên các cây gỗ trong rừng khô với độ chiếu nắng một phần, cao độ tới 400 m. | 1 | null |
Callerya longipedunculata là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Wei Zhi (韦直, Vi Trực) mô tả khoa học đầu tiên năm 1985 dưới danh pháp "Millettia longipedunculata". Năm 2007, Zhu Xiang Yun (朱相云, Chu Tương Vân) chuyển nó sang chi "Callerya".
Tên gọi.
Tên gọi trong tiếng Trung là 长梗鸡血藤 (trường ngạnh kê huyết đằng), nghĩa là dây máu gà cuống hoa dài.
Mô tả.
Dây leo. Các cành màu nâu, nhẵn và thanh mảnh, lông măng màu vàng sau nhẵn nhụi, không bì khổng. Lá 5 hoặc 7 lá chét; trục cuống lá 30-35 cm, gồm cả cuống lá dài 5-7 cm; phiến lá chét hình mác, cặp lá chét đáy 4-8 × 2,5-3,5 cm, các cặp bên và lá chét tận cùng 12-20 × 3,5-6 cm với lá chét tận cùng là to nhất, dạng giấy, mặt xa trục rậm lông nhung, mặt gần trục lông tơ áp ép, đáy hình nêm rộng đến gần hình tim hẹp, đỉnh hình đuôi. Chùy hoa đầu cành, 20-40 cm, thanh mảnh; các đốt cành con mang hoa thưa thớt; cuống hoa khá dài, lông măng màu vàng. Hoa 1,5-1,7 cm. Tràng hoa đỏ; cánh cờ hình trứng ngược, mặt ngoài rậm lông lụa. Bầu nhụy có lông măng, với 6 noãn. Quả đậu hình á thoi tới thuôn dài, 3,5-8 × ~2,2 cm, lông măng màu nâu sẫm, sau dần chuyển thành nhẵn nhụi, hơi co hẹp ở khoảng giữa các hạt, đỉnh với mỏ khoằm. Hạt 1-3 mỗi quả đậu, màu nâu ánh đỏ, dẹt, ~1,5 × 2 cm. Ra hoa tháng 5-8, tạo quả tháng 7-10.
Phân bố.
Rừng lá rộng thường xanh ở những nơi có bóng râm trong các thung lũng; cao độ khoảng 1.400 m. Tây bắc Quảng Tây, tây nam Quý Châu, đông Vân Nam. | 1 | null |
Callerya oosperma là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Stephen Troyte Dunn mô tả khoa học đầu tiên năm 1912 dưới danh pháp "Millettia oosperma". Năm 2010, Zhi Wei và Leslie Pedley chuyển nó sang chi "Callerya".
Tên gọi.
Tên gọi trong tiếng Trung là 皱果鸡血藤 (trứu quả kê huyết đằng), nghĩa là dây máu gà quả nhăn.
Mô tả.
Dây leo tới 20 m. Thân màu nâu, thon búp măng, mập và có gờ, lông măng màu nâu, nói chung sau trở thành nhẵn nhụi. Lá 5 lá chét; trục cuống lá 20-40 cm, gồm cả cuống lá 6-11 cm; phiến lá chét hình elip-hình mác tới hình trứng-thuôn dài, 8-20 × 4-8 cm với cặp lá chét đáy thường nhỏ nhất, dạng giấy, mặt xa trục rậm lông nhung màu nâu, mặt gần trục nhẵn nhụi hoặc thưa lông nhung, đáy hình nêm tới thuôn tròn, đỉnh tù tới hơi rộng đầu. Chùy hoa đầu cành, 10-20 cm, lông măng màu nâu; các cành mang hoa tỏa rộng. Hoa 1,5-2 cm. Tràng hoa màu đỏ tươi; cánh cờ hình trứng rộng, với 2 thể chai ở đáy và có tai, mặt ngoài rậm lông lụa. Bầu nhụy rậm lông lụa, 5 hay 6 noãn. Quả đậu hình trứng khi chứa 1 hạt hoặc hình trụ khi chứa vài hạt, 6-13 × 2-2,5 cm, phồng lên nhưng co hẹp ở đoạn giữa các hạt, lông măng màu nâu, chậm nứt, đỉnh có mỏ. Hạt 1 hoặc 2-4 mỗi quả, màu vàng nâu, hình trứng đường kính 2-3 cm. Ra hoa tháng 5-7, tạo quả tháng 8-11. Hạt có độc và được dùng làm thuốc trừ sâu.
Phân bố.
Rừng thưa trong các thung lũng; cao độ 200-1.700 m. Trung Quốc (Hải Nam, tây nam Hồ Nam, tây nam Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam) và có thể có ở Việt Nam. | 1 | null |
Callerya sericosema là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Henry Fletcher Hance mô tả khoa học đầu tiên năm 1882 dưới danh pháp "Millettia sericosema". Năm 2010, Zhi Wei và Leslie Pedley chuyển nó sang chi "Callerya".
Tên gọi.
Tên gọi trong tiếng Trung là 锈毛鸡血藤 (tú mao kê huyết đằng), nghĩa là dây máu gà lông gỉ sắt.
Mô tả.
Cây bụi leo bám, 1,5-2 m. Các cành màu nâu, thon búp măng, lông măng màu gỉ sắt sau nhẵn nhụi. Lá 5 lá chét; trục cuống lá 13-18 cm, gồm cả cuống lá 3-6 cm; phiến lá chét hình mác rộng, 6-10 × 1,8-3 cm với cặp lá chét đáy nhỏ nhất, dạng giấy, mặt xa trục lông măng gỉ sắt, mặt gần trục lông tơ áp ép và khá rậm trên gân giữa và mép lá, đáy tù, đỉnh nhọn tới nhọn thon. Chùy hoa đầu cành, 8-10 cm; cành mang hoa thẳng, lông măng gỉ sắt, các mắt dày. Hoa ~1,7 cm. Tràng hoa màu tím hoa cà tới hồng nhạt; cánh cờ hình trứng, không thể chai ở đáy, mặt ngoài rậm lông lụa. Bầu nhụy có lông măng màu vàng, 5 hoặc 6 noãn. Quả đậu thẳng, 4-10 × đường kính ~1,5 cm, phồng lên, lông măng màu nâu, đỉnh có mỏ. Hạt 1-4 mỗi quả, màu nâu, hình trứng tới dẹt. Ra hoa tháng 6-8, tạo quả tháng 8-10.
Phân bố.
Những nơi thông thoáng hay cây bụi thưa trong thung lũng sông; cao độ 500-1.300 m. Các tỉnh tây Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Tây, Quý Châu, Tứ Xuyên, đông bắc Vân Nam. | 1 | null |
Callerya sphaerosperma là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Wei Zhi (韦直, Vi Trực) mô tả khoa học đầu tiên năm 1985 dưới danh pháp "Millettia sphaerosperma". Năm 2007, Zhi Wei và Leslie Pedley chuyển nó sang chi "Callerya".
Tên gọi.
Tên gọi trong tiếng Trung là 球子鸡血藤 (cầu tử kê huyết đằng), nghĩa là dây máu gà quả tròn.
Mô tả.
Cây bụi leo bám. Vỏ cây màu vàng nhạt. Thân có lông tơ mịn khi non, sau nhẵn nhụi, rải rác có các bì khổng nhỏ, gốc màu nâu và dễ tróc vỏ. Lá 3 lá chét; trục cuống lá 15-25 cm, gồm cả cuống lá 4-6 cm; lá kèm con khoảng 2 mm; phiến lá chét hình elip-hình mác, các lá chét bên 9-12 × 3,5-5 cm, lá chét trên cùng 11-18 × 6-9 cm, dạng giấy, mặt xa trục màu xanh lục rơm với các gân rõ nét, mặt gần trục màu xanh lục sẫm và phẳng. Chùy hoa đầu cành 12-15 cm; cành mang hoa tỏa rộng, có lông tơ mịn. Hoa khoảng 1,5 cm. Tràng hoa màu từ đỏ tới tía; cánh cờ thuôn dài, không có thể chai ở đáy, mặt ngoài rậm lông lụa. Bầu nhụy có lông lụa, với 6-8 noãn. Quả đậu hình cầu, 5-6,5 × ~3 cm, dạng da, lông măng màu nâu, đỉnh có mỏ; đường ráp nối rõ rệt. Hạt 1 hoặc 2 mỗi quả, màu nâu sẫm, hình trứng rộng. Ra hoa tháng 6-8, tạo quả tháng 10-11.
Phân bố.
Khe núi có bóng râm; cao độ khoảng 1.000 m. Quảng Tây, Quý Châu. | 1 | null |
Callerya tsui là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Franklin Post Metcalf mô tả khoa học đầu tiên năm 1940 dưới danh pháp "Millettia tsui". Năm 2010, Zhi Wei và Leslie Pedley chuyển nó sang chi "Callerya".
Tên gọi.
Tên gọi trong tiếng Trung là 喙果鸡血藤 (uế quả kê huyết đằng), nghĩa là dây máu gà quả có mỏ.
Mô tả.
Dây leo 3-10 m. Thân màu nâu sẫm, thon búp măng, thẳng, có gờ mịn, lông măng màu nâu, sau nhẵn nhụi, không bì khổng. Lá 3 (hoặc 5) lá chét; trục cuống lá 12-28 cm, gồm cả cuống 5-8 cm; không lá kèm con; phiến lá chét hình elip rộng tới elip, (6-)10-18 × 5-8 cm, gần như da, hai mặt nhẵn nhụi và bóng láng, các gân mắt lưới nổi rõ, đáy tù tới hình nêm rộng, đỉnh thuôn tròn và với mũi nhọn. Chùy hoa đầu cành, 15-30 cm; các cành mang hoa tỏa rộng,thường có lá ở đáy, lông măng màu nâu, các mắt dày đặc. Hoa 1,5-2,5 cm. Tràng hoa màu vàng nhạt ánh màu đỏ hay tím hoa cà; cánh cờ thuôn dài, không có thể chai ở đáy, mặt ngoài rậm lông lụa. Bầu nhụy hình cuống, có lông lụa,với 4-7 noãn. Quả đậu hình elipxoit khi chứa 1 hạt và khoảng 5,5 × 4 cm, thẳng-thuôn dài khi chứa 2 hay 3 hạt và khoảng 7 × 3 cm, phồng lên nhưng co hẹp lại ở đoạn giữa các hạt, lông măng màu nâu nhưng nói chung sau nhẵn nhụi, đáy thon nhỏ thành cuống 5 mm, đỉnh với mỏ dạng móc câu cứng. Hạt 1-3 mỗi quả, màu nâu sẫm, hình gần cầu tới phỏng cầu dẹt, 2-2,5 × 1-2,5 cm. Ra hoa tháng 7-9, tạo quả tháng 10-12. Thân và rễ được sử dụng trong y học truyền thống. Sợi vỏ khá dai và được dùng làm dây thừng. Hạt ăn được sau khi ninh.
Phân bố.
Bụi cây, rừng thưa trong thung lũng; cao độ 200-1.600 m. Hải Nam, nam Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, nam Quý Châu, nam Vân Nam. | 1 | null |
Neonauclea vinkiorum là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được Ridsdale mô tả khoa học đầu tiên năm 1989.
Nơi sống.
Phạm vi bản địa của loài này là phía Tây New Guinea (Bán đảo Vogelkop). Nó là một loại cây bụi mọc chủ yếu ở khu vực nhiệt đới ẩm ướt. | 1 | null |
Glycyrrhiza frearitis là một danh pháp để chỉ một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Pierre Edmond Boissier miêu tả khoa học đầu tiên năm 1872 dưới danh pháp "Glycyrrhiza echinata" var. "frearitis". Năm 1927, Günther von Mannagetta und Lërchenau Beck nâng cấp nó thành loài độc lập.
The Plant List và Tropicos công nhận loài này, nhưng Plants of the World Online thì không.
Carl Frederik Nyman (1878) cho rằng danh pháp này là đồng nghĩa của "Glycyrrhiza echinata", và điều này cũng được Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) công nhận.
Phân bố.
Theo Boissier thì loài này được tìm thấy gần Vodena (nay là Edessa, vùng Macedonia thuộc Hy Lạp.
Mô tả.
Cuống hoa dài 1,5-2 inch, đầu [hoa] thuôn dài-hình trụ dài, quả đậu hình elip thường chứa 3 hạt với các gai cứng mỏng hơn ở "Glycyrrhiza echinata". | 1 | null |
Nhà Rashidun ( "al-khilāfat ar-Rāshidīyah"), (khoảng 632-661) là thuật ngữ chung để chỉ khoảng thời gian cai trị của bốn vị khalip đầu tiên trong lịch sử Hồi giáo, và được thành lập sau khi cái chết của Muhammad năm 632 (năm thứ 10 trong lịch Hồi giáo). Ở thời đỉnh cao, đế quốc kiểm soát một đế chế rộng lớn từ bán đảo Ả Rập, vùng Cận Đông, đến vùng Kavkaz ở phía bắc, Bắc Phi từ Ai Cập cho đến ngày nay Tunisia ở phía tây, và vùng cao nguyên Iran tại Trung Á ở phía đông.
Bốn vị khalip đầu tiên được coi là « chính thống » vì được đa số chi phái công nhận. Danh từ « chính thống » dịch từ chữ 'orthodox' thường dùng trong tiếng Anh hoặc Pháp. Trong tiếng Ả Rập họ được gọi là « Rashidun » (« được dẫn dắt đúng đắn ») vì được tin là những người tuân theo đúng kinh Koran, và làm đúng theo đường lối cư xử ('sunnah') của nhà tiên tri Muhammad của đạo Hồi. Bốn vị khalip ấy là:
Các vị khalip này đều đóng đô ở Medina, trên lãnh thổ nguyên thủy của người Ả Rập, ngoại trừ vị khalip cuối là Ali dời đô đi Kufa (nay ở Iraq).
Đến khalip Ali thì có sự chia rẽ, vùng Iraq và Iran ngày nay theo khalip Ali, từ Syria trở về tây thì theo tổng đốc Syria là Mu'Awiya. Sau cái chết của khalip Ali năm 661, Mu'Awiya thống nhất lãnh thổ và lập nhà Omeyyad. | 1 | null |
Gustav Bernhard Karl Thilo von Schimmelmann (4 tháng 8 năm 1816 – 17 tháng 2 năm 1873) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng đến cấp bậc Thượng tướng Bộ binh.
Tiểu sử.
Schimmelmann đã nhập ngũ trong quân đội Phổ vào năm 1834 và cùng năm đó ông được phong quân hàm thiếu úy. Trong các năm 1846 – 1847, ông được chuyển vào Cục Đo đạc Địa hình của Bộ Tổng tham mưu Phổ. Từ năm 1848 cho đến năm 1853, ông được thuyên chuyển sang Trường Chiến tranh "Allgemeinen Kriegsschule". Được thăng quân hàm trung úy vào năm 1848, ông được bổ nhiệm vào một chức Quyền đại đội trưởng ("Kompanieführer") trong Trung đoàn Dân binh Cận vệ số 4 vào năm 1849. Tiếp theo đó, ông tham gia chiến đấu trong chiến dịch tại Baden và lại được bổ nhiệm vào Cục Đo đạc Địa hình. Vào năm 1850, ông được thăng quân hàm đại úy trong Bộ Tổng tham mưu. Cùng năm đó, ông được lên cấp bậc thiếu tá trong Bộ Tham mưu của Sư đoàn số 16 và trở thành giám đốc các trường sư đoàn ("Divisionsschulen") tổng hợp của các Sư đoàn số 15 và số 16. Vào năm 1855, ông được chuyển sang Bộ Tham mưu của Chính quyền quân sự ("Militärgouvernement") tỉnh Rhein. Ba năm sau, ông được bổ nhiệm làm phụ tá cá nhân của Nhiếp chính vương Wilhelm. Vào năm 1859, ông được phong cấp bậc Thượng tá, và vào năm 1861 ông lên cấp Đại tá và sĩ quan hầu cận của tân vương Wilhelm I, đồng thời là Tư lệnh của Trung đoàn Bắn súng hỏa mai số 39. Cùng năm đó, ông được phong cấp chỉ huy Quân đoàn danh dự của Pháp. Vào năm 1865, ông lên chức Thiếu tướng và được ủy nhiệm làm Lữ trưởng của Lữ đoàn Bộ binh số 9. Ông đã chỉ huy lữ đoàn của mình trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và tham chiến trong trận đánh quyết định ở Königgrätz-Sadowa. Vì những thành tích của mình, vào ngày 20 tháng 9 năm 1866 Schimmelmann được tặng thưởng Huân chương Quân công cao quý nhất của Phổ. Vào năm 1870, ông được lên quân hàm Trung tướng và lãnh chức Tư lệnh của Sư đoàn số 17. Với đơn vị này, ông đã tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), tham chiến trong trận đánh đẫm máu ở Gravelotte-St. Privat và cuộc vây hãm Metz. Vào năm 1871, ông được cử làm quan trấn thủ Magdeburg.
Ông từ trần vào ngày 17 tháng 2 năm 1873. | 1 | null |
Các thành bang ở Ý là một hiện tượng chính trị của các quốc gia độc lập nhỏ nằm ở miền trung và miền bắc bán đảo Ý giữa thế kỷ thứ 10 và 15.
Sau sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã nằm ở khu vưc nước Ý ngày này phần lớn các thành phố ở đây đều tiếp nối được tính liên tục lớn hơn so với các thành phố còn lại. Nhiều trong số các thị trấn này là nạn nhân của thị trấn Etrus và La Mã trước đó đã tồn tại trong đế chế La Mã. Các tổ chức cộng hòa La Mã cũng đã sống sót. Một số lãnh chúa phong kiến tồn tại với một lực lượng lao động nô lệ đông đảo và những vùng đất rộng lớn, nhưng vào thế kỷ 11, nhiều thành phố, bao gồm cả Venezia, Milano, Firenze, Genova, Pisa, Siena, Lucca, Cremona và nhiều người khác, đã trở thành những trung tâm thương mại sầm uất nhất châu Âu thời bấy giờ. | 1 | null |
Mơ tròn còn gọi là ngưu bì đống, mẫu cẩu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô, (tên khoa học: "Paederia foetida"), là một loài thực vật có hoa thuộc họ Thiến thảo, bộ Long đởm, có nguồn gốc từ khu vực ôn đới và nhiệt đới Châu Á; và lan rộng đến các vùng như quần đảo Mascarene, Melanesia, Polynesia, Hawaii, nó cũng được phát hiện thấy ở Bắc Mỹ trong một số nghiên cứu gần đây. Thân và lá của nó có mùi hôi nồng đặc trưng của lưu huỳnh, do tinh dầu có nhiều trong lá chứa hợp chất của lưu huỳnh, phần lớn là dimethyl disulfide, nên cũng còn gọi là "lá Thúi Đ**" (tên này theo tiếng Bru, tiếng Thái Đen dùng để chỉ một vài loài Mơ dây).. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1767.
Phân bố.
Mơ tròn có nguồn gốc ở miền Nam Bangladesh và Bhutan; Campuchia, Đài Loan và Trung Quốc (Hồng Kông và Ma Cao, và các tỉnh An Huy, Phúc Kiến, Cam Túc, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Tây Tạng, Vân Nam, Chiết Giang), Ấn Độ (Andhra Pradesh, Warangal, Arunachal Pradesh, Assam, Manipur, Meghalaya, Mizoram, Nagaland, Sikkim, ở phía bắc của Tây Bengal, quần đảo Andaman và Nicobar), Indonesia, Nhật Bản (Honshu, Kyushu, Shikoku, cũng như trong quần đảo Ryukyu); Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Mô tả.
Mơ tròn là cây thân leo lâu năm lá rộng, có thể leo cao đến 9 m. Lá màu xanh sáng nhạt, hình ôvan mũi mác, dài đến 21 cm và rộng 7 cm, có mùi lưu huỳnh. Hoa màu trắng dài 1.5 cm, họng hoa có màu đỏ sắc tím.
Sử dụng.
Mơ tròn đôi khi được trồng làm cảnh và dùng như một vị thuốc trong y học dân gian. Quả có thể làm đen răng và giảm đau răng. Theo Tuệ Tĩnh, dây và lá Mơ tròn tác dụng như Mơ lông có thể dùng để trị bệnh kiết lỵ. | 1 | null |
Mơ tam thể (danh pháp khoa hoc: Paederia lanuginosa), tên gọi khác: mơ lông, bổ thượng hoàng, là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được Wall. mô tả khoa học đầu tiên năm 1831.
Dây leo nhánh tròn có lông. Lá to, phiến xoan tim, gốc hình tim, mặt dưới ửng tím đỏ, có lông mịn, gân phụ 7-8 cặp, cuống dài 2–6 cm, lá kèm hình tam giác. Cụm hoa hình chùy ở ngọn và nách lá. Hoa có tràng hơp thường màu trắng, miệng tràng hơi tím có 2-3 răng, có lông nhỏ. Nhị hoa có 5 chỉ. Quả hình cầu có đài màu vàng. | 1 | null |
Kalangala là một quận nằm ở phía nam vùng Trung Uganda. Quận này bao trùm toàn bộ quần đảo Ssese nằm trong hồ Victoria và không quản lý phần đất nào trên đất liền. Tương tự như các quận khác ở Uganda, quận được đặt tên theo "thị xã chính" là Kalangala nằm trên đảo Bugala - đảo lớn nhất quần đảo Ssese.
Vị trí.
Quận Kalangala có tọa độ 0°26' vĩ độ nam, 32°15' kinh độ đông. Phía bắc quận Kalangala giáp với quận Mpigi và quận Wakiso, phía đông và đông bắc giáp với Mukono phía nam giáp với Cộng hòa Tazania, phía tây nam giáp với quận Rakai, phía tây giáp với quận Masaka và phía tây bắc giáp với quận Kalungu. Quận lỵ đặt tại Kalangala.
Địa lý.
Quận Kalangala tổng diện tích 9.066,8 km², trong đó chỉ có 432,1 km² đất nổi (chiếm 4,8%), còn lại là diện tích mặt nước. Quận hợp thành từ quần đảo Ssese gồm 84 hòn đảo nằm rải rác ở phần tây bắc hồ Victoria. Trong số này, chỉ có 43 đảo là có người sinh sống. Đảo lớn nhất trong quần đảo là Bugala với diện tích 296 km², chiếm 68,5% tổng diện tích đất của quận.
Quần đảo Ssese gồm hai nhóm đảo chính ở phía tây nam và đông bắc. Nhóm thứ nhất gồm các đảo như Bugala, Bubeke, Bufumira, Bugaba, Bukasa, Buyova, Funve và Serinya; đảo lớn nhất là Bugala. Nhóm thứ hai gồm các đảo như Koome, Damba, Koome và Luwaji; đảo lớn nhất là Koome. Hai nhóm đảo bị phân cách bởi luồng Koome.
Khí hậu quần đảo Ssese mang các đặc trưng khí hậu xích đạo thực sự như nền nhiệt trong năm duy trì ở mức cao từ 24 °C đến 27 °C, mưa nhiều (2.000-2.500 mm), phân bố đều khắp cả năm và đạt cực đại hai lần trong năm vào khoảng tháng 3 và tháng 9, độ ẩm tương đối cao (80%)...
Sinh thái.
Quận có những cánh rừng ngập nước chiếm ưu thế bởi các thực vật thuộc các chi "Mitragyna", "Alchornea" và/hoặc "Syzigium". Không có loài ăn thịt lớn ngoài cá sấu.
Dân cư.
Theo kết quả điều tra dân số toàn quốc năm 2002, dân số của quận là 34.800 người. Tốc độ tăng dân số hàng năm ở mức 3,0%. Ước tính dân số quận Kalangala năm 2010 là xấp xỉ 46.500 người.
Tộc người sống ở đây có ngôn ngữ và văn hóa riêng của mình. Họ chủ yếu làm nghề chài lưới và trồng cà phê, khoai lang, sắn, khoai mỡ và chuối. Đa phần cư dân theo Kitô giáo, trừ một nhóm nhỏ theo Hồi giáo.
Hoạt động kinh tế.
Ba cột trụ của nền kinh tế quận là: ngư nghiệp, du lịch và nông nghiệp. Đa phần dân đảo sống nhờ vào đánh bắt cá và du cư theo đàn cá. Hầu hết hạ tầng dành cho du lịch còn sơ sài mặc dù cơ sở hạ tầng (nhà ở, đường giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước) đang được cải thiện chậm chạp. Năm 2012, Lonely Planet xếp quần đảo Ssese vào danh sách những đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới.
Công ty BIDCO - một doanh nghiệp tư nhân chế biến dầu cọ ở Jinja - triển khai 130 triệu đô la Mỹ để phát triển đồn điền trồng cọ lấy dầu ở quận Kalangala. Các nông dân trồng cọ theo hợp đồng với BIDCO và bán lại sản phẩm cho nhà máy. Vào năm 2010, nhà máy điện chế biến dầu cọ đi vào hoạt động đồng thời sản xuất được 1,5 MW điện năng. Điện không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhà máy mà còn bán cho thị xã Kalangala.
Theo ước tính, tổng đàn vật nuôi của quận đạt 2.999 con gia súc, 250.000 gia cầm (gà, vịt), 1.235 con dê và 7.000 con lợn. Ngoài ra, khai thác gỗ cũng là một loại hình hoạt động kinh tế của quận. | 1 | null |
Senecio radicans hay Curio radicans, (tiếng Việt: "cây lưỡi câu") là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được (L.f.) Sch.Bip. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1845. Đây là loài cây trồng trong nhà mọng nước có nguồn gốc từ Nam Phi. Là một thành viên của họ Cúc, loài này có họ hàng gần với chuỗi ngọc trai và "Curio hallianus" phổ biến. Nó có nhiều tua lá bóng và cong nhẹ, hình giống quả chuối nên thường được gọi là cây chuỗi chuối hoặc cây senecio móc câu.
Giống như hầu hết các thành viên của chi "Curio", "C. radicans" tương đối cứng cáp và dễ trồng, khiến nó trở thành loài cây khởi đầu tuyệt vời cho những người mới làm vườn và những người đang tìm cách tiếp cận sở thích cây xanh mọng nước hoặc trồng trong chậu. Một hình thức trang trí thảm xanh thú vị cho bất kỳ ngôi nhà hoặc khu vườn nào," C. radicans" đặc biệt mọc tốt trong chậu, giỏ treo, vườn cây mọng nước và các khu vực khác cần quan tâm đến kết cấu.
Phân bố.
"Curio radicans" có nguồn gốc từ vùng Tỉnh Cape ở Nam Phi. Trên thực tế, ở các khu vực sa mạc của Nam Phi nơi độ khô cằn tăng lên, bao gồm cả khu vực trung tâm Karroid, thảm thực vật chiếm ưu thế bao gồm cây bụi lùn xerophytic, loài xương rồng và nhiều thành viên của tông Vi hoàng. Ở những khu vực có độ ẩm rất thấp này, đồng cỏ điển hình của các khu vực khác ở Châu Phi nhường chỗ cho những khu vực mà cỏ dại chiếm ưu thế hơn so với những loài thực vật chịu hạn này, chúng thường mọc cách xa nhau với những dải cát hoặc đá trải dài ở giữa.
Môi trường sống và hệ sinh thái.
Là loài bản địa của khu vực Tỉnh Cape ở Nam Phi, "Curio radicans" là một loài mọng nước có thể phát triển ở những vùng nhiệt đới, ấm áp và cả trong khu vực khô cằn. Các mô mọng nước của nó giúp duy trì độ ẩm, khiến nó thích nghi tốt với điều kiện khô, nóng đặc trưng của nhiều vùng ở Nam Phi. Giống như hầu hết các loài mọng nước, loài này rất dễ bị đóng băng và không thể chịu được nhiệt độ đóng băng (dưới 0 độ C hoặc 32 độ F), loài này bị hạn chế trong việc chỉ có thể sinh sống ở những khu vực có nhiệt độ hàng năm không giảm xuống dưới mức này.
Hình thái học.
Các cá thể của loài này có thói quen sinh trưởng phủ phục với các thân tạo thành thảm dài 15–30 cm. Sự phát triển của nó hình thành các tua dài, mờ, làm cho "chuỗi chuối" trở thành một lớp phủ mặt đất tuyệt vời, như cũng như lý tưởng để xếp thành tầng trên các cạnh của thùng chứa hoặc giỏ treo.
Tán lá.
Chúng được trồng để tạo hình dạng, kết cấu và màu sắc do có các tán lá hấp dẫn hơn là trồng để nở hoa, các yếu tố của loài "Curio radicans" thích hợp để tạo kết cấu cho các khu vườn. Loại cây này có những chiếc lá mọng nước, bóng và thon dài, cong, hơi thuôn nhọn về đầu, giống như hình dạng của quả chuối. Mỗi chiếc lá có dạng hình trụ, dài 2–3 cm và có 2 đường vân mờ ở hai bên. Tính năng hấp dẫn nhất của nó là sự sắp xếp xen kẽ của các tán lá và kiểu phân nhánh tinh tế.
Hoa và quả.
"Curio radicans" mọc ra những bông hoa nhỏ, có mùi thơm của quế, màu trắng hoặc trắng nhạt, thường vào cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân, mặc dù một số người trồng có thể ép ra hoa nhiều đợt trong năm. Giống như các loài khác trong chi "Curio", cụm hoa bao gồm nhiều hoa nhỏ trên một ngăn chung. Loài này được trồng nhiều vì màu sắc, hình dạng hoặc kết cấu của tán lá hơn là hoa, do hoa nhỏ, màu trắng và không sặc sỡ. | 1 | null |
Rổng cúc đồng (danh pháp khoa học: Sonchus arvensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "arvensis" là tiếng Latinh có nghĩa là đồng ruộng, đồng cỏ, bãi cỏ; ở đây là nói tới nơi người ta thường nhìn thấy loài này. Tuy nhiên, trong tiếng Việt thì rổng cúc đồng cũng là một trong các tên gọi của "Sonchus wightianus".
Phân bố.
Loài bản địa châu Âu tới Siberia, Kavkaz, Trung Á, Oman, Mông Cổ nhưng đã du nhập vào Bắc Mỹ, Guatemala, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam.
Phân loài.
"S. arvensis" subsp. "arvensis".
"S. arvensis" subsp. "arvensis" là phân loài nguyên chủng. Phân bố và du nhập như của toàn loài.
Các danh pháp đồng nghĩa bao gồm:
"S. arvensis" subsp. "humilis".
"S. arvensis" subsp. "humilis" (đồng nghĩa: "S. humilis" ). Phân bố: Các quốc gia Baltic, Phần Lan, Thụy Điển, Nga phần thuộc Bắc Âu.
"S. arvensis" subsp. "uliginosus".
"S. arvensis" subsp. "uliginosus" (đồng nghĩa: "S. arvensis" var. "uliginosus" , "S. uliginosus" ). Loài bản địa châu Âu tới Siberia, Kazakhstan, Mông Cổ, Ngoại Kavkaz nhưng đã du nhập vào Bắc Mỹ, và Viễn Đông Nga. | 1 | null |
Rổng cúc nhọn hay còn gọi cúc nhọn (danh pháp khoa học: Sonchus asper) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753 như một thứ (var.) của "Sonchus oleraceus" là "Sonchus oleraceus" var. "asper". Năm 1769, John Hill nâng cấp nó thành loài độc lập là "Sonchus asper".
Phân bố.
"Sonchus asper" là loài bản địa châu Âu, Bắc Phi, Tây Á và Siberia. Nó cũng đã du nhập vào các lục địa khác như miền nam châu Phi, Trung Quốc, Đông Nam Á, châu Mỹ, Australia. Nó được coi là một loại cỏ dại độc hại, xâm lấn ở nhiều nơi. Lá ăn được của nó là một loại rau lá ngon miệng và bổ dưỡng.
Phân loài.
"S. asper" subsp. "asper".
"S. asper" subsp. "asper" là phân loài nguyên chủng. Phân bố rộng khắp như của toàn loài.
"S. asper" subsp. "glaucescens".
"S. asper" subsp. "glaucescens" (đồng nghĩa: "S. glaucescens" ) là phân loài bản địa vùng ven Địa Trung Hải cũng như miền tây châu Á từ bán đảo Ả Rập qua Ỉan, Àghanistan, Pakistan tới dãy núi Himalaya. Cũng ghi nhận ở Sri Lanka, New Guinea và du nhập vào Nam Phi. | 1 | null |
Tục đoạn rau hay còn gọi cỏ sữa, rau cúc sữa (danh pháp khoa học: Sonchus oleraceus) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Phân bố.
Loài bản địa châu Âu, Bắc Phi, bán đảo Ả Rập, Iran nhưng đã du nhập rộng khắp thế giới. | 1 | null |
Nhũ cúc đồng hay rổng cúc đồng (danh pháp khoa học: Sonchus wightianus) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Augustin Pyramus de Candolle miêu tả khoa học đầu tiên năm 1838.
Lưu ý rằng tên gọi rổng cúc đồng cũng là tên gọi của loài "Sonchus arvensis".
Phân bố.
Loài này là bản địa Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Đài Loan, Indonesia (Java), Lào, Malaysia bán đảo, Myanmar, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. | 1 | null |
× Ixyoungia yendoi là một loài thực vật có hoa nguồn gốc lai ghép trong họ Cúc. Loài này được Siro Kitamura (北村四郎, Bắc Thôn Tứ Lang, 1906-2002) miêu tả khoa học đầu tiên năm 1942. Kitamura coi nó là lai ghép của 2 loài "Ixeris stolonifera" và "Youngia japonica". Kitamura cũng ghi nhận loài thứ hai của chi lai ghép "× Ixyoungia" (= "Ixeris" × "Youngia") là "× Ixyoungia sekimotoi" = "Ixeris debilis" × "Youngia japonica".
Lưu ý.
The Plants List và World Flora Online ghi nhận danh pháp "Sonchus yendoi" với dẫn nguồn tới TICA (The International Compositae Alliance) theo liên kết GCC-6EAD87D3-7CFE-4236-A045-9C3DDA48ABFE (liên kết hỏng), và thông tin công bố gốc dẫn chiếu tới "Acta Phytotax. Geobot." 11: 131 (1942) - chính là bài báo năm 1942 của Kitamura về "Ixyoungia yendoi" như đề cập trên đây. Tuy nhiên, hiện tại tra cứu cơ sở dữ liệu của TICA chỉ có "Ixyoungia yendoi" mà hoàn toàn không có "Sonchus yendoi".
Phân bố.
Loài lai ghép này là đặc hữu Nhật Bản. | 1 | null |
Johann (Hans) Karl Hermann Gronau, sau năm 1913 là von Gronau (6 tháng 12 năm 1850 tại Alt-Schadow – 22 tháng 2 năm 1940 tại Potsdam) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng đến cấp bậc Thượng tướng Pháo binh, và là Thống đốc quân sự của Thorn. Ông từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ (1870 – 1871) và cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).
Tiểu sử.
Hans Gronau có nguồn gốc từ một gia đình nhà giáo sinh sống ở vùng Bergisches Land vào thế kỷ 17, là con trai của viên kiểm lâm vương quốc Phổ "Johann Karl Ludwig Hermann Gronau" (1816 – 1911), đến từ Köpenick, với bà "Alexandrine Friederike Bertha Leusenthin" (1823 – 1903) đến từ Groß-Puppen (Landkreis Ortelsburg, Ostpreußen) và là cháu gọi vị mục sư và nhà khí tượng học người Berlin Karl Ludwig Gronau (1742 – 1826) bằng cụ.
Vào ngày 13 tháng 4 năm 1869, Gronau đã gia nhập Lữ đoàn Pháo dã chiến số 3 tại Stettin với tư cách là một học viên sĩ quan. Từ năm 1880 cho đến năm 1882, ông được bổ nhiệm vào Bộ Tổng tham mưu. Vào năm 1893, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Sư đoàn số 1 và vào năm 1907 ông lãnh chức Thống đốc Thorn. Đến năm 1908, ông được phong cấp bậc Thượng tướng Pháo binh của Trung đoàn Pháo dã chiến "Tổng quân giới" (Brandenburg 1) số 3, đóng quân ở Brandenburg an der Havel. Vào ngày 8 tháng 6 năm 1911, ông về hưu. Để ghi nhận những cống hiến của ông, ông được liệt vào hàng khanh tướng Phổ vào ngày 16 tháng 6 năm 1903 tại kinh đô Berlin.
Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Gronau được triệu hồi vào quân đội và vào ngày 2 tháng 8 năm 1914, ông nhậm chức Tướng tư lệnh của Quân đoàn Trừ bị IV như một phần thuộc biên chế của Tập đoàn quân số 1 – đạo quân nằm ở cánh phải của các lực lượng tấn công Pháp và Bỉ theo kế hoạch Schlieffen vào tháng 8 năm 1914. Quân đoàn này đã đóng một vai trò quan trọng trong trận sông Marne lần thứ nhất.
Vào tháng 9 năm 1915, ông được ủy nhiệm làm Tướng tư lệnh của Quân đoàn Trừ bị XXXXI, thay thế cho Trung tướng Arnold von Winckler. Quân đoàn đã được nâng cấp để thành lập Cụm quân ("Armee-Gruppe") Gronau vào ngày 20 tháng 9 năm 1915. Gronau vẫn nắm quyền chỉ huy đồng thời của Quân đoàn và Cụm quân. Cụm quân Gronau đã phục vụ trong biên chế của Tập đoàn quân Bug trong suốt thời gian tồn tại của mình. Vào ngày 18 tháng 9 năm 1916, cụm quân được nâng cấp thành Phân bộ quân ("Armee-Abteilung"). Phân bộ quân Gronau tồn tại trên Mặt trận phía Đông cho đến khi giải thể vào ngày 27 tháng 3 năm 1918, như một phần của Cụm tập đoàn quân G.
Vào ngày 4 tháng 10 năm 1916, ông được tặng thưởng Huân chương Quân công vì lòng dũng cảm trong chiến đấu. Đến ngày 6 tháng 8 năm 1918, ông được tặng thưởng Lá sồi của Huân chương Quân công, có ý nghĩa của một phần thưởng thứ hai. Vào tháng 2 năm 1919, ông giải ngũ.
Vào ngày 23 tháng 2 năm 1890, tại Granow (Landkreis Arnswalde), Gronau đã kết hôn với "Luise Gerischer" (20 tháng 7 năm 1867 tại Granow – 25 tháng 6 năm 1926 tại Potsdam). Họ có ba người con trai, trong đó con trai trưởng là Wolfgang von Gronau, người đã lái máy bay vượt biển Đại Tây Dương.
Về cuối đời, ông sinh sống ở Đường Moltke 7 ("Moltkestraße 7") tại Potsdam và từ trần vào ngày 22 tháng 2 năm 1940. | 1 | null |
Psychotria calycosa là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được A.Gray miêu tả khoa học đầu tiên năm 1860.
Phân bổ.
Phạm vi bản địa của chi này là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: Đông Nam Á, Australia, Brazil, Argentina, Trung Quốc... | 1 | null |
Symphyotrichum potosinum (trước đây mang tên "Aster potosinus", thường được gọi là cây cúc tây núi Santa Rita) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc, có nguồn gốc từ Mexico và bang Arizona của Hoa Kỳ. Nó là một loại cây thân thảo lâu năm, có thể cao từ 15 đến 45 cm (6 đến 18 inch). "S. potosinum" được Asa Gray và Guy L. Nesom miêu tả khoa học đầu tiên năm 1995.
Miêu tả.
"Symphyotrichum potosinum" là một loại cây thân thảo lâu năm, ra hoa từ tháng 6 đến tháng 9. Nó có chiều cao từ 15 đến 45 cm (6 đến 18 inch), và mọc thành cụm với thân rễ trong hệ thống rễ của nó. Loài này có từ một đến ba thân, thường mọc lên hoặc mọc thẳng. Thân cây màu xanh lục nhưng đôi khi có màu tía hay nâu tía. Mặc dù không có lông hoặc gần như vậy, nhưng thân cây có một ít lông ở nách lá nơi lá giáp với thân.
Lá cây.
Lá của "S. potosinum" mỏng như cỏ. Giống như thân cây, chúng có rất ít hoặc không có lông. Những chiếc lá ở gốc có cuống dài, có bẹ và thưa thớt, dài từ 4 đến 11 cm (1,6 đến 4,3 inch) và rộng 5–7 mm. Vào thời điểm cây ra hoa, các lá gốc thường bị héo, nhưng các lá thân thường vẫn còn. Các lá dọc theo thân có chiều dài từ 5 đến 12 cm (2 đến 5 in) và đôi khi lên đến 18 cm (7 in). Chúng cũng giống cỏ và thường không rộng như ở gốc, chỉ khoảng từ 1–6 mm. Các lá cao nhất trên thân có dạng giống cỏ hoặc hình dùi với đầu nhọn, dài từ 1 đến 5 cm (0,4 đến 2,0 in) và chỉ rộng 1–2 mm.
Hoa.
Cụm hoa của "Symphyotrichum potosinum" bao gồm từ 3 đến 20 đầu hoa thông thường, với các nhánh của chúng mọc ở góc 45–50° so với thân. Mỗi đầu có một chùm không lông dài 1–4 cm (0,4–1,6 in) với 1–4 lá bắc. Các tổng bao có hình dạng từ hình trụ đến hình bán cầu và dài 5–7,3 mm.
Loài này có 14–27 chùm hoa tia màu trắng, dài từ 4,6 đến 10,3 mm và rộng 1,3–2 mm. Thường có 18–35 bông hoa hình đĩa màu vàng với các thùy trải rộng hình tam giác khi chúng nở.
Nhiễm sắc thể.
"Symphyotrichum potosinum" có bộ năm nhiễm sắc thể với số lượng lưỡng bội là 10.
Phân bố và môi trường sống.
Cây cúc tây núi Santa Rita có nguồn gốc từ Arizona và Mexico. Kể từ tháng 10 năm 2021, ở Hoa Kỳ nó chỉ còn được ghi nhận trong quận Cochise, Arizona. Ở Mexico, nó sinh sống tại bang Aguascalientes, Chihuahua, Durango, Guanajuato, Guerrero, Hidalgo, Jalisco, México, Michoacan, Oaxaca, Puebla, San Luis Potosí, Sonora, Veracruz và Zacatecas. "S. potosinum" sinh trưởng trong trong đất bùn và ẩm ướt trên các bờ suối trên núi, thường có độ cao 1.500–1.900 m (4.920–6.230 ft).
Bảo tồn.
NatureServe liệt kê "Symphyotrichum potosinum" thuộc nhóm Nguy cấp (G2) trên toàn thế giới và Cực kỳ nguy cấp (S1) ở Arizona. Loài này đã bị tuyệt chủng ở dãy núi Santa Rita và có thể cả dãy núi Chiricahua. Nó đang bị đe dọa bởi việc bảo trì đường bộ, giải trí, cùng với sự phá hủy nguồn cung cấp nước và môi trường sống. Tình trạng toàn cầu của nó được NatureServe đánh giá lần cuối vào ngày 15 tháng 12 năm 2015. Tình trạng của loài này ở Mexico không được biết đến. | 1 | null |
Tagetes linifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Seaton miêu tả khoa học đầu tiên năm 1893.
Đây là loài bản địa các bang Tlaxcala, Veracruz, Oaxaca và Puebla ở Mexico.
Tagetes linifolia là một loại thảo mộc không lông cao khoảng 30 cm. Lá mọc đối với 7-11 lá chét. Cây tạo ra một đầu hoa trên mỗi nhánh, mỗi đầu có 5 bông hoa tia màu vàng và 25-30 bông hoa hình đĩa. | 1 | null |
Địa đinh hay còn gọi hoàng hoa địa đinh, cỏ nãi chấp, sư nha, bồ công anh (danh pháp khoa học: Taraxacum officinale) là một loài thực vật có hoa trong chi Địa đinh, họ Cúc. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Leontodon taraxacum". Năm 1780, Friedrich Heinrich Wiggers thiết lập chi "Taraxacum" và chuyển "Leontodon taraxacum" của Linnaeus thành "Taraxacum officinale".
Ở Trung Âu, thời kỳ ra hoa chính là từ tháng Tư đến tháng Năm. Một số ít hoa cũng xuất hiện cho đến mùa thu. | 1 | null |
Tragopogon pratensis là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Loài này được tìm thấy ở Bắc Mỹ từ miền nam Ontario đến Massachusetts; phần lớn nước Anh; trên các cạnh phía đông và phía nam của Scotland; và trung bộ Ireland nhưng không hiện diện ở các khu vực cạnh bờ biển.
Loài này nở hoa giữa tháng Sáu và tháng Mười và hoa có đường kính 3–5 cm. Rễ và chồi đều ăn được, và nó có mủ trắng đục. | 1 | null |
Psydrax odorata là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được (G.Forst.) A.C.Sm. & S.P.Darwin miêu tả khoa học đầu tiên năm 1988. Nó là loài bản địa của quần đảo Thái Bình Dương, Malesia và Australasia. Nó cao từ , tán , và chiều rộng thân gỗ đến . | 1 | null |
Rondeletia nipensis là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được Urb. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1912.
Phân bổ.
Loài này phân bổ ở Cuba. Nó là một loại cây bụi và phát triển chủ yếu ở khí hậu nhiệt đới ẩm ướt. | 1 | null |
Vernonia amygdalina là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Delile miêu tả khoa học đầu tiên năm 1826. Cây thường được gọi là lá đắng trong tiếng Anh vì vị đắng của nó. Các lá nấu chín là một loại rau chính trong các món canh/súp và các món hầm ở vùng châu Phi xích đạo. Tên bản địa của chúng ở châu Phi bao gồm "grawa" (Amharic), "ewuro" (Yoruba), "etidot" (Ibibio), "onugbu" (Igbo), "ityuna" (Tiv), "oriwo" (Edo), "chusar-doki" (Hausa), "mululuza" (Luganda), "labwori" (Acholi), "olusia" (Luo), và "ndoleh" (Cameroon). Là loài cây bụi cao 2–5 m, mọc nhiều ở vùng nhiệt đới châu Phi. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình trái xoan có thể dài tới 20 cm, đầu lá nhọn, đuôi là nhọn hoặc hình nêm.
Ở tự nhiên người ta quan sát thấy một số loài linh trưởng châu Phi đã ăn lá này khi chúng bị nhiễm một số bệnh ký sinh trùng.
Trong một thí nghiệm lâm sàng sơ bộ, người ta dùng nước sắc từ 25g lá tươi của "V.amygdalina" điều trị cho các bệnh nhân sốt rét bởi ký sinh trùng đơn bào "Plasmodium falciparum" mức độ nhẹ ở châu Phi thấy rằng 67% có phản ứng lâm sàng, và trong số đó thì 71% là có các triệu chứng tái phát. Không có phản ứng phụ trong quá trình thí nghiệm sơ bộ. | 1 | null |
Sabicea brasiliensis là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được Wernham miêu tả khoa học đầu tiên năm 1914.
Đặc điểm.
Sabicea brasiliensis là một loại cây bụi có hoa màu trắng nhỏ mọc thành chùm dày đặc và lá màu xanh đậm. Hạt nhỏ, màu đen và tròn. Cây con nhỏ, có một thân và ít lá.
Nơi sống.
Chúng có nguồn gốc từ Nam Mỹ và phạm vi sinh sống tập trung ở Brazil. Chúng được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loài này ưa thích đất ẩm, thoát nước tốt và bóng râm một phần.
Công dụng và lợi ích.
Sabicea brasiliensis đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm sốt, nhức đầu và đau dạ dày. Nó cũng được sử dụng làm cây cảnh và lá của nó được sử dụng để pha trà.
Trồng trọt và nhân giống.
Sabicea brasiliensis nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành. Hạt giống nên được gieo trong hỗn hợp đất cát, thoát nước tốt và giữ ẩm. Nên cắt cành vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu và cắm rễ vào hỗn hợp đất cát. | 1 | null |
René-Robert Cavelier, Sieur de La Salle, hay Robert de La Salle (sinh ngày 21 tháng 11 năm 1643 - mất ngày 19 tháng 3 năm 1687) là một nhà thám hiểm người Pháp. Ông đã khảo sát Ngũ Đại Hồ là năm hồ lớn nằm trên hay gần biên giới Hoa Kỳ – Canada, Sông Mississippi và Vịnh Mexico. | 1 | null |
Zinnia acerosa là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Augustin Pyramus de Candolle mô tả khoa học đầu tiên năm 1836. Năm 1852 Asa Gray chuyển nó sang chi "Zinnia".
Phân bố.
Loài này là bản địa tây nam Hoa Kỳ (các bang Arizona, New Mexico, Texas) và Mexico (trừ vùng đông nam). | 1 | null |
Zinnia bicolor là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Augustin Pyramus de Candolle miêu tả khoa học đầu tiên năm 1836 dưới danh pháp "Mendezia bicolor" như là loài duy nhất của chi "Mendezia". Năm 1881 William Botting Hemsley gộp "Mendezia" vào "Zinnia".
Phân bố.
Loài này là bản địa đông bắc và tây nam Mexico. | 1 | null |
Zinnia citrea là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Andrew M. Torres miêu tả khoa học đầu tiên năm 1960.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "citrea" là để chỉ hoa tia màu vàng chanh của nó.
Phân bố.
Loài này là bản địa đông bắc Mexico (các bang Coahuila, Tamaulipas, San Luis Potosí). | 1 | null |
Zinnia grandiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Thomas Nuttal miêu tả khoa học đầu tiên năm 1841.
Phân bố.
Loài này là bản địa tây nam Hoa Kỳ (các bang Arizona, Colorado, Kansas, New Mexico, Oklahoma, Texas) và Mexico (trừ vùng đông nam).
Lưu ý.
Danh pháp "Z. grandiflora" cũng được Augustin Pyramus de Candolle đề cập như là đồng nghĩa của "Z. hybrida" năm 1836. | 1 | null |
Zinnia peruviana là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Chrysogonum peruvianum". Năm 1759 ông chuyển nó sang chi "Zinnia" cũng do chính ông tạo ra.
Tên gọi thông thường trong tiếng Anh của nó là Peruvian zinnia, trong tiếng Trung là 多花百日菊 (đa hoa bách nhật cúc), 山菊花 (sơn cúc hoa), 疏花百日菊 (sơ hoa bách nhật cúc) và 五色梅 (ngũ sắc mai).
Mô tả.
"Zinnia peruviana" là thực vật một năm, cao 30-100 cm, trung bình khoảng 50 cm; không phân nhánh hoặc phân nhánh thưa ở phần xa gốc, có lông cứng. Thân cây ban đầu màu xanh lục sau chuyển thành màu vàng hoặc tía. Lá hình trứng, elip hay hình mác rộng, dài 2,5–7,0 cm, rộng 0,8–3,5 cm; 3 tới 5 gân; hơi thô ráp. Cuống lá dài 1,0–7,0 cm. Tổng bao hình chuông hẹp tới rộng, 0,9–1,8 × 1,0–2,0 cm. Lá bắc tổng bao hình trứng ngược tới thuôn dài, trở thành khô xác, nhẵn nhụi, đỉnh thuôn tròn, thường nguyên hoặc có khía không đều, đôi khi có lông rung. Vảy trấu (lá bắc con) màu đỏ tới tía hay vàng, đỉnh tù, có khía không đều hoặc gần như nguyên. Đầu hoa với 6–21 hoa tia màu đỏ thắm, nâu sẫm hay vàng (với cánh hoa thẳng hay hình thìa dài 0,8–2,5 cm) bao quanh 12–50 hoa đĩa màu vàng (với thùy tràng hoa dài 0,1 cm). Quả (tựa quả bế 1 hạt) hình mác ngược tới elip hẹp, dài 0,7–1,0 cm, 3 góc hay ép dẹp, có gân và lông rung, mào lông thường 1 râu mập dài 4-6 mm. "2n" = 24.
Ra hoa mùa hè tới mùa thu. Môi trường sống là vệ đường đá, khe núi, đất đá vôi; ở cao độ 1.200–1.600 m.
Phân bố.
Loài bản địa châu Mỹ, từ miền nam Hoa Kỳ ở phía bắc tới miền bắc Argentina ở phía nam. Tìm thấy tại Argentina, Bolivia, Colombia, Ecuador, El Salvador, , Guatemala, Hoa Kỳ (Arizona, Florida, Georgia, North Carolina, South Carolina), Honduras, Mexico, Nicaragua, Paraguay, Peru, Venezuela.
Nó cũng du nhập vào Australia, Bahamas, Bangladesh, Botswana, Cabo Verde, Cuba, Cộng hòa Dominican, Đông Himalaya, Eritrea, Ethiopia, các đảo trong vịnh Guinea, Haiti, Hawaii, quần đảo Leeward, Lesotho, Mauritius, Nam Phi, Namibia, Nepal, Puerto Rico, Rodrigues, Réunion, Swaziland, Trinidad và Tobago, Trung Quốc, quần đảo Tubuai, Zimbabwe. | 1 | null |
Uncaria gambir là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được (Hunter) Roxb. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1814. Vào thế kỷ XIX, các chất chiết xuất từ gambir được sản xuất nhiều tại Malaysia và Indonesia, được xem là một mặt hàng quan trọng trong thương mại bên cạnh hồ tiêu. Chất chiết xuất từ gambir được dùng để thuộc da, nhuộn và làm thuốc thảo dược. Người Ấn Độ đã phát minh ra paan, một loại bột nhão từ gambir, được cho là có thể giúp ngăn ngừa chướng khí; nó được xem là ứng dụng chống suy nhược cơ thể đầu tiên. Câu gambir được tìm thấy nhiều ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka. | 1 | null |
Warszewiczia coccinea là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được (Vahl) Klotzsch miêu tả khoa học đầu tiên năm 1853. Đây là loài hoa biểu tượng của Trinidad và Tobago, vì nó nở vào ngày 31 tháng 8, cũng là ngày độc lập của quốc gia này khỏi Anh. | 1 | null |
Zuccarinia macrophylla là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được Blume miêu tả khoa học đầu tiên năm 1826.
Các loài trước đây.
Trước đây, chi Zuccarinia không đơn loài. Tuy nhiên, về sau có 1 loài đã được xác định là đồng nghĩa và 1 loài được chuyển sang chi "Jackiopsis". | 1 | null |
"Cộng đồng các tín đồ" Bishnoi, chữ "Bishnoi" có nguồn gốc từ nghĩa của chữ "bis" (hai mươi) và "nai" (chín) tức là các tín đồ tuân thủ theo 29 nguyên tắc được đặt ra bởi Giáo sĩ Guru Jambheshwar. Bishnois được biết đến như là nhà bảo tồn thiên nhiên đầu tiên trên thế giới. Guru Jambheshwar đã đưa ra thông điệp để bảo vệ thực vật và động vật hoang dã khoảng 540 năm trước, khi chưa ai dự đoán rằng làm tổn hại đến môi trường có nghĩa là làm hại chính mình. Ông đã trình bày hai mươi chín điều, những giáo lý không chỉ phù hợp với bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực mà còn đảm bảo một cuộc sống xã hội thân thiện với môi trường và lành mạnh cho cộng đồng.
Trong số 29 giáo điều, có 10 điều nói về vệ sinh cá nhân và duy trì tốt sức khỏe cơ bản, bảy hành vi xã hội lành mạnh, và năm nguyên lý để thờ phượng Chúa. Tám giáo lý đã được quy định để bảo tồn đa dạng sinh học và khuyến khích chăn nuôi tốt, chúng bao gồm lệnh cấm giết mổ động vật và hủy hoại cây xanh, dung dưỡng và bảo vệ cho tất cả các cá thể sống khác. Cộng đồng cũng được hướng dẫn để thấy rằng củi (chất đốt) họ sử dụng thì không còn côn trùng ở bên trong. Mặc vải màu xanh là bị cấm vì thuốc nhuộm màu họ thu được bằng cách đốn hạ số lượng lớn cây cỏ.
Năm 1730, 363 Bishnoi nam giới, phụ nữ và trẻ em đã hy sinh để bảo vệ đốn hạ cây từ Quân đội của Hoàng gia. Sự cố này xảy ra tại Khejarli, một ngôi làng ở huyện Jodhpur, Rajasthan, cách 26 km về phía đông của thành phố Jodhpur, Ấn Độ. Trong vụ việc này, 363 Bishnoi hy sinh mạng sống của họ trong khi bảo vệ cây bằng cách dùng thân mình để che chắn, đây là sự kiện đầu tiên của phong trào Chipko trong lịch sử.
Trong điều tra dân số khác nhau của Ấn Độ, cộng đồng các tín đồ Bishnoi được tìm thấy ở Rajasthan, Punjab, Haryana, Madhya Pradesh và Uttar Pradesh. Bishnoi được thành lập bởi Guru Jambheshwar ở Bikaner, sinh năm 1451, và được an táng tại Talwa / Mukam ở Bikaner. Tên tinh thần của ông là Jambhaji. Ông để lại cho những tín đồ của mình một bộ kinh thư, trong đó các nhân vật được gọi là Nagri Shabdwani bao gồm 120 "SHABDS". Những tín đồ của giáo phái này là con cháu của những người nhập cư từ Bikaner, các bộ phận của Haryana và Punjab và được đặc quyền bởi Jat hoặc một số Rajput bởi đặc cấp, mặc dù họ thường từ bỏ tên đặc cấp và mô tả bản thân đơn giản như tín đồ Bishnoi. Họ không cho phép hôn nhân liên giai cấp. Bên cạnh đó, có những người đi theo từ nhiều cấp khác như Vaishya, Agarwals và Guptas được tìm thấy chủ yếu ở Uttar Pradesh. Thường khi công việc chính của họ là kinh doanh, nhưng ngày nay các Bishnoi đã quyết liệt phát triển trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, kỹ thuật, công việc của chính phủ, dịch vụ quốc phòng, ngoại giao, đoàn thể xã hội.
Nội dung của 29 giáo lý.
1. Thực hiện cách ly người mẹ và trẻ sơ sinh trong vòng 30 ngày sau khi sinh để ngăn ngừa nhiễm bệnh cho họ (Được chăm sóc và nghỉ dưỡng sức khỏe sau khi sinh trong giai đoạn khi sức khỏe cả hai đều còn yếu và rất dễ bị nhiễm bệnh)
2. Người phụ nữ phải tránh tất cả các hoạt động trong 5 ngày chu kỳ kinh nguyệt của mình. (nghỉ ngơi bắt buộc với người phụ nữ trong những ngày này)
3. Tắm vào buổi sáng sớm mỗi ngày.
4. Duy trì sự trong sạch thân thể và tâm hồn, luôn giữ hành vi khiêm tốn, không đố kỵ v.v...
5. Thiền định mỗi ngày hai lần: sáng và tối.
Thiền buổi sáng để suy ngẫm về các hoạt động dự kiến trong ngày, cho dù hành động của mình là đúng, chiêm nghiệm tôi sẽ làm điều gì đó chống lại các quan điểm sống của tôi. Ngoài ra, cầu nguyện Thần linh để định hướng và tiếp sức cho hành động sắp tới.
Thiền buổi tối để xem xét kết quả hoạt động trong ngày, tôi có làm điều gì sai trái? Tôi đã làm tổn thương một ai đó? Tôi đã lãng phí thời gian quý báu, hay đã dành cả ngày cho công việc có ích ?.
6. Ca tụng (niệm kinh chú) sự vinh quang và đức hạnh của Thần Vishnu mỗi tối.
7. Thực hiện nghi lễ Sandhya hàng ngày (để hiến dâng ngọn lửa thiêng liêng với trái tim đầy cảm xúc của phúc lợi, tình yêu và sự tận tâm)
Cảm giác hạnh phúc của tất cả chúng sinh.
Tình yêu thiên nhiên (và cả thế giới).
Lòng sùng kính Ngài.
8. Dùng nước, sữa đã tinh lọc và cẩn thận làm sạch chất đốt (củi). (Để làm cho không còn vi khuẩn trong nước và sữa. Trong củi đốt sẽ không có côn trùng bị đốt cháy)
9. Trau chuốt lời nói của mình! Hãy suy nghĩ trước khi nói.
10. Hãy để sự vị tha luôn ngự trị trong lòng. (Sự tha thứ là điều thánh thiện. Đức tính này có thể nâng một người bình thường lên các chuẩn mực của tâm hồn vĩ đại trên thế giới)
11. Làm việc thiện để giúp thanh thản tâm hồn.
12. Không trộm cắp. (hoặc cố gắng để sở hữu những thứ của người khác thông qua gian lận, hoặc hành vi trộm cắp)
13. Không được nhục mạ, lên án hoặc xúc phạm người khác, cũng như nói xấu khi họ vắng mặt. (Điều này khác với phê bình công khai. Phê bình được thực hiện một cách công khai với mục tiêu cải thiện, trong khi mắng / lên án một người nào đó chỉ để phỉ báng của uy tín của họ trong mắt của người nghe hoặc cộng đồng. Chỉ trích người khác là hành động hèn nhát và cũng như ghen tị hay hận thù.
14. Không được nói dối. (Một kẻ nói dối không bao giờ có được sự tôn trọng của người khác).
15. Đừng lãng phí thời gian để tranh luận. (lưu ý: điều này không cản trở những cuộc tranh luận lành mạnh về các vấn đề liên quan đến an sinh của cộng đồng).
16. Thực hiện thiền định trong đêm không trăng (sau đêm trăng tròn khoảng 2 tuần). Nghiệm về những việc làm có ích cho cộng đồng trong tương lai.
17. Luôn niệm danh Thần Vishnu.
18. Xin thương xót tất cả chúng sinh và yêu thương họ.
19. Không đốn hạ cây xanh.
20. Luôn khắc phục lòng ham muốn, giận dữ, ghen tị, tham lam và tấn công kẻ khác.
21. Chấp nhận thực phẩm và nước uống tinh khiết bằng lòng thành khi đi đến nơi ngoại giáo.
22. Luôn che chở, dung dưỡng súc vật để tránh chúng bị giết mổ.
23. Không thiến bò đực.
24. Không dùng thuốc phiện hay bất kỳ sản phẩm có chứa thuốc phiện.
25. Không sử dụng thuốc lá và các sản phẩm của nó.
26. Không dùng cần sa.
27. Không uống rượu.
28. Không ăn thịt động vật, chỉ thuần ăn chay.
29. Không mặc y phục màu xanh.
Nơi Hành Hương.
Các địa điểm hành hương nổi bật nhất của cộng đồng Bishnois nằm ở ngôi làng được gọi là Mukam tại Nokha Tehsil, quận Bikaner, Rajasthan. Địa điểm hành hương quan trọng khác thuộc Bishnoi là Samrathal Dhora (cách 3 km từ Mukam), Pipasar, Jangloo, Lohawat, Lodipur, Bhur Tiba và Prachin Vishnoi Mandir Quận Kanth, Moradabad, Sameliya, Rotu, Lalasar và Jambolav.
Liên kết ngoài.
http://ladyoftheloch.co.uk/bishnois/ | 1 | null |
Chi Minh ty hay còn gọi Chi Minh ti, trong tiếng Trung Quốc đại lục gọi là Quảng Đông vạn niên thanh, tại Đài Loan gọi là thô lặc thảo (danh pháp khoa học: Aglaonema) là một chi thực vật có hoa trong họ Ráy
Loài.
Chi này gồm các loài sau: | 1 | null |
Chi Ráy (danh pháp khoa học: Alocasia) là một chi thực vật có hoa trong họ Ráy. Chi này gồm có 79 loài, đặc hữu đối với vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới trải dài từ châu Á đến đông Úc. Các loài trong chi này phân bố rộng khắp trên thế giới.
Loài.
Chi này gồm các loài sau: | 1 | null |
Anthurium là một chi thực vật có hoa trong họ Ráy Chi này có khoảng 600–800 (có thể 1.000) loài. "Anthurium" được phát hiện năm 1876 ở Colombia.
Loài.
Schott, trong quyển "Prodromus Systematis Aroidearum" (1860), đã nhóm các 183 loài hiện nay vào trong 28 đoạn. Năm 1905 Engler đã xem xét lại và xếp chúng vào 18 đoạn. Năm 1983 Croat & Sheffer đưa ra các đoạn sau: | 1 | null |
Chi Chân bê (danh pháp khoa học: Arum) là một chi thực vật có hoa trong họ Ráy. Chi này có khoảng 32 loài, là các loài bản địa của châu Âu, Bắc Phi, và Tây Á, với độ đa dạng loài cao nhất ở vùng Địa Trung Hải.
Loài.
Chi này gồm các loài sau: | 1 | null |
Monstera là một chi gồm khoảng 50 loài thực vật có hoa thuộc họ Ráy (Araceae), bản địa vùng nhiệt đới châu Âu. Tên khoa học của chi này xuất phát từ tiếng Latinh và có nghĩa là "quái dị" hay "dị thường", bắt nguồn từ những chiếc lá có lỗ khác thường của các thành viên của chi này.
Loài.
"The Plant List" ghi nhận 48 đơn vị phân loại (loài và thứ):
Trước đây được xếp vào: | 1 | null |
Pothos là một chi thực vật có hoa trong họ Ráy.
Các loài trong chi này là bản địa Trung Quốc, tiểu lục địa Ấn Độ, Australia, New Guinea, Đông Nam Á và một số đảo trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Các loài.
Chi này gồm các loài sau: | 1 | null |
Nealchornea là một chi thực vật có hoa trong họ Đại kích (Euphorbiaceae), được Jacques Huber mô tả lần đầu tiên năm 1913. Nó là chi bản địa các khu rừng Amazon vùng đất thấp Nam Mỹ.
Mô tả.
Cây gỗ đơn tính khác gốc. Nhựa mủ ánh trắng hay vàng. Lớp lông đơn, ít. Lá có tuyến-khía tai bèo rất nhỏ, với các tuyến nhỏ xa trục ở đáy hay dưới mép lá. Các lá kèm teo đi. Cụm hoa nách lá và gần đầu cành. Hoa đực dạng chùy hoa và hoa cái dạng cành hoa. Lá bắc không tuyến. Hoa đực có cuống, lá đài 4, mọc thành 2 hàng, hơi xếp lợp, mở trong chồi; nhị 8-15 (-18), khác biệt; bao phấn không cuống, thẳng, nứt dọc; mô liên kết phình to, phần phụ rõ nét ở đoạn cuối; hạt phấn hoa phỏng cầu dẹt, 3 đường xoi, vỏ bọc ngoài phấn hoa có mắt lưới thô. Hoa cái có cuống; lá đài 4, hợp sinh ở gốc, hơi xếp lợp, có tuyến, không rụng ở quả; bầu nhụy 2 ngăn; noãn có nhân lộn ngược (lỗ noãn hướng về cán phôi), các lớp che phủ trong hơi dày, che phủ ngoài có mạch; các vòi nhụy con không thùy, dày, hơi hợp sinh ở đáy. Quả gần giống quả mọng, không nứt đều, vỏ mỏng. Hạt không có mào thịt.
Các loài.
Chi này gồm các loài sau: | 1 | null |
Pimelodendron là một chi thực vật có hoa trong họ Đại kích (Euphorbiaceae), được Justus Carl Hasskarl mô tả lần đầu tiên năm 1855. Các loài thuộc chi này là bản địa khu vực nhiệt đới châu Á (bao gồm miền nam Thái Lan, Malaysia, Indonesia) tới Queensland (Australia).
Mô tả.
Cây gỗ đơn tính khác gốc. Vỏ màu nâu tới đỏ. Nhựa mủ ánh trắng hay vàng. Lớp lông 0 trên các cành con. Lá gần nguyên hoặc khía tai bèo, không tuyến. Lá kèm nhỏ, sớm rụng. Cụm hoa nách lá, đôi khi mọc trên thân, dạnh cành hoa. Lá bắc không tuyến. Hoa đực có cuống, lá đài hợp sinh thành đài hoa 2 môi; nhị 10-16, khác biệt hoặc dính liền, ngắn hơn bao phấn; bao phấn đính đáy, hướng ngoài, nứt dọc; nhụy lép 0. Hoa cái có cuống; đài hoa hình chén, 2-3 thùy, không rụng ở quả; bầu nhụy 2-10 ngăn; noãn có nhân lộn ngược (lỗ noãn hướng về cán phôi), các lớp che phủ trong hơi dày, che phủ ngoài có mạch; các vòi nhụy con hợp lại thành đỉnh dạng đầu nhụy. Quả không nứt, dày cùi thịt. Hạt đơn độc, có mào thịt, dạng á cầu, áo hạt có sọc – mắt lưới.
Các loài.
Chi này gồm các loài sau: | 1 | null |
Acianthera obscura là một loài thực vật có hoa trong họ Lan. Loài này được (A.Rich. & Galeotti) Pridgeon & M.W.Chase mô tả khoa học đầu tiên năm 2001.
Nơi sống.
Loài cây này thường sống ở Mexico (San Luis Potosí, Veracruz, Puebla, Chiapas), ưa thích những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm. | 1 | null |
Adamantinia miltonioides là một loài lan thuộc chi đơn loài Adamantinia của họ Lan ("Orchidaceae"). Tên được đặt theo địa danh nơi có loài lan này là Chapada Diamantina, Brasil.
Loài duy nhất có nguồn gốc từ khu vực Serra do Sincorá (Brasil, Bahia, Nam Mỹ). Nó phát triển phụ sinh ở độ cao vào khoảng 900m tại các vị trí có nắng. Cây có cụm giả hành 1 lá (hiếm khi có 2 lá), lá màu ô liu tối và dai, và có những chùm hoa dài. Hoa màu hồng tươi, cánh hoa và đài hoa màu giống nhau, môi dưới màu hồng hơi tối với thùy bên rất nhỏ. | 1 | null |
Thánh Mẫu học là môn học/ngành học nghiên cứu về Mẹ Maria, mẹ của Chúa Giêsu. (Một số người không hiểu biết vẫn quan niệm đây là một bộ môn của Thần học (Theology), mặc dù sự thật Đức Maria chưa bao giờ được xem là Thần (Theo, God...) - tức là có Thần tính, Thiên tính, ngay cả trong truyền thống đức tin của các giáo hội có lòng sùng kính đặc biệt Mẹ). Phương pháp của Thánh Mẫu Học hiện nay giảng dạy về Maria như một phần của giáo lý đức tin, những lời dạy của Chúa Giêsu, mầu nhiệm cứu chuộc và ân sủng. Thánh Mẫu Học Kitô giáo nhằm mục đích kết nối kinh thánh, truyền thống thiêng liêng với giáo huấn của Giáo hội về Đức Maria. Trong bối cảnh lịch sử xã hội, Thánh Mẫu Học có thể được định nghĩa chung nhất là "nghiên cứu về lòng sùng kính và suy nghĩ về Mẹ Maria trong suốt chiều dài lịch sử của Kitô giáo".
Hiên nay còn tồn tại nhiều quan điểm Ki-tô giáo khác nhau về Đức Maria, từ việc tập trung vào Tôn kính Đức Maria trong Thánh mẫu học Công giáo. Trong khi Tin Lành lại hạn chế niềm tôn kính này với những quan niệm gần như trái ngược với công giáo, còn quan niệm của Anh giáo thì ở giữa. Như một lĩnh vực thần học, trong những thế kỷ gần đây, Thánh Mẫu Học đã có sự phát triển đáng kể trong Công giáo Rôma. Mẹ Maria trong Chính thống giáo chủ yếu được thể hiện trong phụng vụ chứ không được giảng dạy như một giáo điều bắt buộc.
Trong chương VIII của Hiến Chế Tín Lý về Hội Thánh. Công đồng Vatican II của Công giáo không định nghĩa tín điều nào về Đức Maria, nhưng đã trình bày chân dung của bà trong chương trình cứu độ, nghĩa là xét trong tương quan với Chúa Cứu Thế và Hội Thánh. Thậm chí tước hiệu "Theotokos" cũng được coi như là một chức phận trước khi là một vinh dự. Sau công đồng từ năm 1964 cho đến 1974, môn học nghiên cứu về Đức Maria ít được chú ý và được coi như một vấn đề thứ yếu trong chân lý đức tin. Một số lượng lớn ấn phẩm về Maria được viết trong thế kỷ 20, bởi các nhà thần học như Raimondo Spiazzi và Gabriel Roschini với 2500 và 900 bản xuất bản. Các phong trào xã hội Maria trong công giáo cũng đã phát triển đáng kể. Trong phong trào Đại kết, Maria cũng là một chủ đề được đưa ra thảo luận nhằm đạt được những quan điểm và cái nhìn chung về Thánh Mẫu Học. Các Học viện Giáo hoàng Đức Maria và phân khoa Thánh Mẫu học Maria là trung tâm nghiên cứu về Thánh Mẫu học Maria. | 1 | null |
Sandal (tiếng Việt: xăng-đan hoặc dép quai hậu, từ tiếng Pháp "sandale") là một loại dép có cấu trúc mở, bao gồm một đế được giữ vào chân người mang bằng một hệ thống đai và dây vòng qua mu bàn chân và cổ chân. Trong khi sự khác biệt của sandal với các loại giày dép khác đôi khi không rõ ràng (như trường hợp của huaraches— một loại giày da đan ở México), cách hiểu thông thưởng thì sandal để lộ đa số hoặc toàn bộ bàn chân, đặc biệt là các ngón chân. người ta chọn sandal vì nhiều lý do: tiết kiệm (vì dùng ít nguyên liệu hơn các loại giày kín, thoải mái khi mang trong khí hậu ấm áp, và (đặc biệt là phụ nữ) vì các lý do thời trang và để gây chú ý.
Thông thường, sandal được mang ở các vùng khí hậu nóng bức và các quãng thời gian nóng bức của năm vì nó giữ chân khô thoáng. Người mang sandal có khả năng bị nấm chân thấp hơn mang giầy kín, bít mũi, mang sandal cũng là các hỗ trợ điều trị nấm chân.
Lịch sử.
Đôi sandal cổ nhất (và cũng là loại giày dép cổ nhất) tìm thấy tại hang Fort Rock, bang Oregon nước Mỹ; định tuổi bằng đồng vị cacbon của vỏ cây loài Artemisia tridentaòa dệt nên đôi sandal cho biết độ tuổi ít nhất 10.000 năm.
Trong tiếng Anh, từ sandal bắt nguồn từ từ tiếng Hy Lạp sandalon. Người Hy Lạp cổ phân biệt giữa "baxeae", một sandal làm bằng lá liễu, cành cây, hoặc sợi dành cho các diễn viên hài và các triết gia; và "cothurnus", một loại sandal cao cổ cao lên trên phần giữa chân, dành cho các diễn viên bi kịch, kỵ binh, thợ săn, và người có cấp bậc và quyền hạn. Đế giày sau này đôi khi được làm dày hơn bình thường rất nhiều bằng cách chèn các lát bần, để tăng thêm tầm vóc của người mang.
Người Ai Cập cổ mang sandal làm từ lá cọ. Đôi khi chúng được bắt gặp trên bàn chân của các bức tượng Ai Cập. Theo Herodotus, sandal làm từ cây papyrus là một phần thiết yếu của trang phục đặc trưng của các linh mục Ai Cập.
Cấu trúc.
Một sandal thường có đế giày làm từ cao su, da, gỗ, tatami hay dây thừng. Nó được gắn vào chân bằng dây đai hẹp thường vắt qua giữa ngón cái và ngón thú hai của bàn chân hoặc vòng qua mu bàn chân hoặc vòng quanh cổ chân. Sandal có thể có hoặc không có đế cao. | 1 | null |
Trong toán học tài chính, biến động ngụ ý của một hợp đồng quyền chọn là giá trị của các biến động của các công cụ cơ bản đó, mà khi đầu vào trong một mô hình định giá quyền chọn (chẳng hạn như Black-Scholes) sẽ trả về một giá trị lý thuyết bằng với giá thị trường hiện tại của tùy chọn. Một công cụ tài chính phi tùy chọn có nhúng quyền chọn, chẳng hạn như một trần lãi suất, cũng có thể có một biến động ngụ ý. Biến động ngụ ý, một biện pháp hướng tới tương lai và chủ quan, khác với biến động lịch sử bởi vì biến động lịch sử được tính từ các hoàn vốn đã biết quá khứ của một chứng khoán.
Biến động.
Một mô hình định giá quyền chọn, chẳng hạn như Black-Scholes, sử dụng nhiều nguyên liệu đầu vào để lấy được một giá trị lý thuyết cho một lựa chọn. Đầu vào cho mô hình định giá khác nhau tùy thuộc vào loại tùy chọn được định giá và mô hình định giá được sử dụng. Tuy nhiên, nói chung, giá trị của một lựa chọn phụ thuộc vào ước tính của các biến động giá thực hiện trong tương lai, σ, của cơ bản. Hoặc, toán học:
nơi C là giá trị lý thuyết của một lựa chọn, và e là một mô hình giá cả mà phụ thuộc vào σ, cùng với các yếu tố đầu vào khác.
Chức năng f là đơn điệu tăng trong σ, có nghĩa là một giá trị cao hơn cho kết quả biến động trong một lý thuyết giá trị cao hơn của các tùy chọn. Ngược lại, bởi các lý chức năng nghịch đảo, có thể có nhiều nhất một giá trị cho σ rằng, khi áp dụng như một đầu vào formula_2, sẽ dẫn đến một giá trị cụ thể cho C.
Đưa vào các điều khoản khác, giả sử rằng có một số chức năng nghịch đảo g = f -1, như vậy mà
đâu formula_4 là giá thị trường cho một lựa chọn. Giá trị formula_5 là sự biến động ngụ ý bằng giá thị trường formula_4, hoặc các biến động ngụ ý.
Nói chung, nó không phải là có thể cung cấp cho một công thức hình thức đóng cửa cho biến động ngụ ý về giá cả cuộc gọi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (đình công lớn, tấn công thấp, hạn sử dụng ngắn, hết hạn lớn) có thể cung cấp cho một mở rộng tiệm cận của biến động ngụ ý về giá cả cuộc gọi.
Ví dụ.
Một tùy chọn gọi châu Âu, formula_7, trên 100 cổ phiếu không cổ tức chi trả XYZ Corp Tùy chọn này được đánh giá $ 50 và hết hạn trong 32 ngày. Các mức lãi suất phi rủi ro là 5%. Cổ phiếu XYZ hiện đang giao dịch ở mức 51,25 $ và giá thị trường hiện tại formula_7 là $ 2.00. Sử dụng một mô hình định giá Black-Scholes tiêu chuẩn, sự biến động ngụ ý bằng giá thị trường formula_7 là 18,7%, hoặc:
Để xác minh, chúng tôi áp dụng các biến động ngụ ý trở lại vào mô hình định giá, e và chúng tôi tạo ra một giá trị lý thuyết của 2,0004 $:
trong đó khẳng định tính toán của chúng ta về biến động ngụ ý của thị trường.
Giải hàm mô hình giá ngược.
Nói chung, một mô hình chức năng định giá, f, không có một giải pháp thức đóng cho nghịch đảo của nó, g. Thay vào đó, việc tìm kiếm gốc kỹ thuật được sử dụng để giải quyết các phương trình:
Trong khi có nhiều kỹ thuật cho việc tìm kiếm nguồn gốc, hai trong số các thường được sử dụng nhất là phương pháp của Newton và phương pháp Brent. Bởi vì giá tùy chọn có thể di chuyển rất nhanh, nó thường là rất quan trọng để sử dụng phương pháp hiệu quả nhất khi tính toán biến động ngụ ý.
Phương pháp của Newton cung cấp hội tụ nhanh, tuy nhiên, nó đòi hỏi phái sinh đầu tiên một phần của lý thuyết giá trị của tùy chọn liên quan đến biến động với, tức là formula_13, mà còn được gọi là Vega (xem Người Hy Lạp). Nếu chức năng mô hình định giá mang lại một giải pháp đóng dạng cho Vega, đó là trường hợp của Black-Scholes mô hình, sau đó phương pháp của Newton có thể có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhiều mô hình giá thực tế nhất, chẳng hạn như một mô hình nhị thức, đây không phải là trường hợp và Vega phải xuất phát về số lượng. Khi bị buộc phải giải quyết cho Vega số, nó thường chỉ ra rằng phương pháp Brent là hiệu quả hơn như một kỹ thuật gốc phát hiện.
Biến động ngụ ý là thước đo giá trị tương đối.
Thông thường, biến động ngụ ý của một lựa chọn là một biện pháp hữu ích hơn của giá trị tương đối của lựa chọn hơn so với giá của nó. Lý do là giá của một lựa chọn phụ thuộc trực tiếp nhất về giá của tài sản cơ bản của nó. Nếu một lựa chọn được tổ chức như một phần của một trung đồng bằng danh mục đầu tư (có nghĩa là, một danh mục đầu tư được tự bảo hiểm đối với di chuyển nhỏ trong giá của nằm bên dưới), sau đó là yếu tố quan trọng nhất tiếp theo trong việc xác định giá trị của các tùy chọn sẽ biến động ngụ ý của nó.
Biến động ngụ ý là rất quan trọng là lựa chọn thường được trích dẫn trong điều kiện biến động chứ không phải là giá cả, đặc biệt là giữa thương nhân chuyên nghiệp.
Ví dụ.
Một lựa chọn cuộc gọi được giao dịch ở mức 1,50 $ với cơ bản giao dịch ở mức 42,05 $. Các biến động ngụ ý của các tùy chọn được xác định là 18,0%. Một thời gian ngắn sau đó, tùy chọn này là giao dịch ở mức 2,10 $ với cơ bản tại 43,34 $, năng suất một biến động ngụ ý của 17,2%. Mặc dù giá của lựa chọn là cao hơn ở phép đo thứ hai, nó vẫn được coi là rẻ hơn dựa trên biến động. Lý do là các cơ bản cần thiết để tự bảo hiểm tùy chọn cuộc gọi có thể được bán với giá cao hơn.
Biến động ngụ ý là một giá cả.
Một cách khác để nhìn vào biến động ngụ ý là để nghĩ về nó như một giá, không phải là một biện pháp di chuyển cổ phiếu trong tương lai. Theo quan điểm này nó chỉ đơn giản là một cách thuận tiện hơn để giao tiếp giá lựa chọn không phải là tiền. Giá là khác nhau trong tự nhiên từ số lượng thống kê: người ta có thể ước tính biến động của lợi nhuận cơ bản tương lai sử dụng bất kỳ của một số lượng lớn các phương pháp ước lượng, tuy nhiên, số một được không phải là một mức giá. Một mức giá yêu cầu hai đối tác, một người mua và người bán. Giá được xác định bởi cung và cầu. Ước tính thống kê phụ thuộc vào chuỗi thời gian và cấu trúc toán học của mô hình được sử dụng. Nó là một sai lầm để gây nhầm lẫn một mức giá, trong đó hàm ý một giao dịch, với kết quả của một dự toán thống kê, mà chỉ đơn thuần là những gì đi ra của một phép tính. Biến động bất thường ngụ ý là giá: họ đã được bắt nguồn từ các giao dịch thực tế. Nhìn thấy trong ánh sáng này, nó không phải là đáng ngạc nhiên là biến động bất thường ngụ ý có thể không phù hợp với những gì một mô hình thống kê cụ thể sẽ dự đoán.
Biến động ngụ ý phi hằng.
Nói chung, lựa chọn dựa trên cùng cơ bản nhưng với các giá trị cuộc tấn công khác nhau và thời gian hết hạn sẽ mang lại biến động bất thường ngụ ý khác nhau. Điều này thường được xem như là bằng chứng cho thấy biến động của một cơ bản là không đổi nhưng thay vì phụ thuộc vào các yếu tố như mức giá của các cơ sở, không đúng giá của cơ bản gần đây, và thời gian qua. Thấy biến động ngẫu nhiên và biến động nụ cười để biết thêm thông tin.
Các công cụ biến động.
Dụng cụ biến động là những công cụ tài chính theo giá trị biến động ngụ ý của chứng khoán phái sinh khác. Ví dụ, CBOE Volatility Index (VIX) được tính theo bình quân gia quyền của biến động ngụ ý khả năng tùy chọn khác nhau trên 500 chỉ số S & P. Ngoài ra còn có các chỉ số biến động thường tham chiếu khác như chỉ số VXN (chỉ số Nasdaq 100 tương lai chỉ số đo biến động), các QQV (QQQ đo lường biến động), IVX - Index biến động ngụ ý (một biến động cổ phiếu dự kiến trong khoảng thời gian tương lai cho bất kỳ chứng khoán Mỹ và ngoại tệ giao dịch cụ), cũng như các tùy chọn và tương lai các dẫn xuất trực tiếp dựa trên các chỉ số biến động chính mình. | 1 | null |
Aplectrum hyemale là một loài thực vật có hoa trong họ Lan. Loài này được (Muhl. ex Willd.) Nutt. mô tả khoa học đầu tiên năm 1818. Đây là loài duy nhất trong chi Aplectrum. Tên được đặt theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "không có cựa (hoa)". Loài này thường được gọi là Adam và Eve hoặc putty root do một loại chất nhầy thu được khi đập nát củ của nó.
Mô tả.
Lá mọc vào cuối tháng 11 và tiếp tục cho đến tháng 3, gân lá màu trắng bạc và chạy song song dọc lá. Vào cuối hoặc đầu tháng 6 thì cuống hoa sẽ xuất hiện với một ít bông cách nhau vài mm.
Aplectrum hyemale sẽ sinh sản dưới lòng đất bằng sự phát triển của củ. | 1 | null |
Thánh truyền (còn gọi là Truyền thống thiêng liêng hay truyền thống thánh) là một thuật ngữ thần học được sử dụng trong một số truyền thống Kitô giáo, chủ yếu trong Công giáo Rôma, Anh giáo, Chính Thống giáo Đông phương, Chính Thống giáo Cựu Đông phương và Cảnh giáo, đề cập đến nguồn cơ sở hình thành thẩm quyền của giáo hội. Sự truyền đạt liên tục những giáo huấn của Truyền thống được gọi là truyền thống sống động, đây là sự truyền tải giáo huấn từ thế hệ này tới thế hệ sau. Thuật từ "kho tàng đức tin" đề cập tới toàn bộ mặc khải của Chúa Giêsu Kitô, được truyền cho các thế hệ kế tiếp trong hai dạng khác nhau là Thánh Kinh và Thánh Truyền (sự kế vị các tông đồ). Thánh truyền thường được đề cập tới vị Thánh nào đó trong Thánh đạo.
Từ "truyền thống" được lấy từ tiếng Latin "trado", "tradere" có nghĩa là trao cho, giao nộp, truyền lại, để lại. Truyền thống thiêng liêng muốn ám chỉ tới việc truyền lại lời mạc khải của Thiên Chúa. Hai nghĩa này phân biệt với nhau, nhưng liên hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết, truyền thống là tất cả mạc khải của Thiên Chúa, từ lúc khai sinh lịch sử nhân loại đến lúc chấm dứt thời các Tông đồ, được truyền lại từ thế hệ Kitô hữu này sang thế hệ tiếp theo và được Hội thánh do Đức Giêsu lập ra bảo tồn, dưới sự hướng dẫn của Chúa. Hiểu một cách khác, Thánh Truyền là phần Lời Chúa mạc khải, cũng được truyền lại, nhưng không nằm trong Kinh Thánh.
Công đồng Vatican II đã trình bày riêng về cách thế truyền thống Kitô giáo được lưu truyền như sau: "Công việc lưu truyền ấy được các Tông đồ thực hiện:qua lời giảng dạy, qua gương sáng và các thể chế lập nên, các ngài truyền lại những gì mình đã nhận được từ chính miệng Chúa Kitô, từ cách sống và các việc làm của Người, hoặc đã học được nhờ sự gợi ý của Chúa Thánh Thần" (MK 17).
Mục đích của truyền thống các thánh tông đồ nhằm ủng hộ tính chất thánh thiện của Kinh thánh, giải thích các giáo lý quan trọng của Kinh thánh, Kinh thánh ra đời trong một thời gian dài trước khi giáo hội được tổ chức thống nhất. Về tính chất tôn giáo và ý nghĩa giáo lý của truyền thống các thánh tông đồ, giáo hội nhận thấy nó gắn liền với Kinh thánh. Tuy vậy, một số nhà thần học còn coi truyền thống thánh quan trọng hơn Kinh thánh vì nó tập hợp các sách thánh do truyền thống các thánh tông đồ quy định. Giáo hội Chính thống giáo và Công giáo coi các văn kiện của Bảy công đồng đầu tiên và các tác phẩm của các thánh giáo phụ là một bộ phận của truyền thống thánh, các lễ nghi cổ đại của thời kỳ đó được áp dụng để cử hành các phụng vụ hiện nay. Giáo hội Công giáo còn bổ sung thêm các quyết nghi của giáo hoàng. Các nhóm Tin Lành coi chỉ có Kinh Thánh là thành quả của sự mặc khải của Thiên Chúa (thuyết Duy Thánh Kinh "Sola scriptura") nên truyền thống các thánh chỉ là hành động của con người. Trong Hồi giáo cũng có đề cập đến truyền thống các thánh. | 1 | null |
Lan bò cạp tía, lan nhện trung ( Trước đây cũng được gọi là Vũ nữ nhưng giờ đó lại là loại Oncidium),(danh pháp: Arachnis annamensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Lan. Loài này được (Rolfe) J.J.Sm. mô tả khoa học đầu tiên năm 1912. Thân dài, Chùm hoa dài 50–60 cm, số lượng khoảng từ 15-20 chiếc. Hoa to 4–5 cm, nở hoa vào mùa xuân, hoa không có mùi thơm, lá cứng dài từ 30 cm đến 40 cm. | 1 | null |
Công đồng Đại kết hay Công đồng Chung là một hội nghị gồm các vị Giám mục hay các chức sắc hoặc chuyên gia thần học khác, được triệu tập chính thức với mục đích bàn luận và quyết định các vấn đề về giáo lý và đức tin hoặc các quy luật của Giáo hội Công giáo.
Có hai loại Công đồng: Công đồng chung (còn gọi là Công đồng phổ quát) và Công đồng riêng. Sự khác biệt cơ bản là về thành phần tham dự: Trong khi Công đồng chung có thể có tất cả các vị Giám mục trên toàn thế giới, còn Công đồng riêng chỉ gồm một số Giám mục nào đó ở một vùng xác định. Do đó, tầm ảnh hưởng của hai công đồng này là khác nhau, một đằng là toàn thế giới, một đằng là chỉ một vùng nào đó mà thôi. Một khác biệt nữa là công đồng chung do Giáo hoàng triệu tập, còn Công đồng riêng do một Sứ thần Tòa thánh chủ tọa dưới sự cho phép của Giáo hoàng.
Phương cách tổ chức.
So với trước Công đồng Vatican II, việc nhóm họp Công đồng có nhiều thay đổi. Đầu tiên là thành phần tham dự công đồng chung là toàn thế giới, tức là tất cả các Giám mục đều có quyền tham gia, vì mọi vị Giám mục đều thuộc Cộng đoàn Giám mục. | 1 | null |
Benthamia cuspidata là một loài thực vật có hoa trong họ Lan. Loài này được H.Perrier mô tả khoa học đầu tiên năm 1934.
Đặc điểm, nơi sống.
Loài cây này có thân gỗ, lá hình quả trứng và có hoa nhỏ màu vàng có hai cánh hình môi. Hạt là hạt nhỏ, hình bầu dục, màu nâu. Cây giống là những cây con nhỏ, màu xanh, hình bầu dục.
Cây có nguồn gốc ở khu vực Địa Trung Hải, thường tìm thấy ở nơi khô ráo, nhiều nắng như sườn đá, sườn đồi, đồng cỏ thưa, rừng thưa...
Công dụng.
Benthamia cuspidata được sử dụng như một loài cây cảnh. Ngoài ra, nó cò tính sát trùng và chống viêm nên được sử dụng trong các loại trà thảo mộc hay dùng trong ẩm thực. Loài cây này cũng có tác dụng làm dịu cơ thể.
Trồng trọt và nhân giống.
Benthmia cuspidata là một loại thảo dược lâu năm phát triển tốt nhất ở nơi có đầy đủ ánh nắng và đất thoát nước tốt. Nó được nhân giống bằng hạt hoặc chiết cành. Hạt giống nên được gieo vào mùa xuân hoặc mùa thu và nên phủ một lớp đất mỏng. Việc chiết cành cũng nên được thực hiện vào mùa xuân hoặc mùa thu. Cây có thể được chia thành các cụm nhỏ và trồng lại. | 1 | null |
Archicebus achilles là một động vật linh trưởng hóa thạch đã sinh sống trong các khu rừng Eocene sớm (~ 55 triệu năm trước) mà ngày nay là tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc. Loài duy nhất trong chi "Archicebus" và họ Archicebidae, đó là một động vật linh trưởng nhỏ, ước tính nặng khoảng 20-30 gram (0,71-1,1 oz). Năm 2013, đó là bộ xương động vật linh trưởng hóa thạch lâu đời nhất được phát hiện.
Loài này có thể đã có các chi mảnh mai và một cái đuôi dài, có khả năng sống hoàn hảo trên cây vào ban ngày, với thức ăn chủ yếu là côn trùng. Giống với tinh tinh, ngón chân cái của "Archicebus achilles" nằm đối diện với các ngón chân còn lại, giúp nó bám chắc vào cành cây.
Bộ xương loài Archicebus achilles khác hoàn toàn với bất kể các loài linh trưởng nào, bất kể cá thể sống hay hóa thạch từng được biết đến trước đó. Đây là bộ xương loài linh trưởng lâu đời và hoàn thiện nhất so với hóa thạch các loài linh trưởng nguyên thủy từng được phát hiện.
Phát hiện này ngoài việc giúp giải mã những mắt xích còn thiếu, việc phát hiện bộ xương linh trưởng ở Trung Quốc còn góp phần ủng hộ quan điểm cho rằng, châu Á mới thực sự là cái nôi của các loài linh trưởng, chứ không phải châu Phi như các tài liệu trước đây. | 1 | null |
Port Royal là một thành phố nằm ở cuối Palisadoes của Cảng Kingston, thuộc đông nam Jamaica. Được thành lập vào năm 1518, thành phố là trung tâm thương mại vận tải biển trong vùng biển Caribe trong nửa sau của thế kỷ 17. Năm 1692, Nó đã bị phá hủy bởi một trận động đất, một cơn sóng thần và sau đó là hỏa hoạn. Các cơn bão nghiêm trọng đã thường xuyên làm hư hại thành phố này và một trận động đất nghiêm trọng xảy ra trong năm 1907. | 1 | null |
Trong tài chính, Quyền chọn (tiếng Anh: "option") là một dạng hợp đồng chứng khoán phái sinh ("derivative securities") cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa cơ sở nhất định với một mức giá xác định vào một thời điểm đã định trước. Có hai loại quyền chọn cơ bản: quyền chọn mua ("call option") và quyền chọn bán ("put option"). Các hàng hóa cơ sở này có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, tiền hay hợp đồng tương lai.
Quyền chọn mua.
Quyền chọn mua là một loại hợp đồng trong đó người nắm giữ quyền chọn có quyền (nhưng không bị bắt buộc) mua một loại tài sản nào đó (tài sản có thể là cổ phiếu, trái phiếu, hoặc là một món hàng hóa nào đó) với một giá đã được định trước ("strike price") trong một thời gian đã định. Trong giao dịch này có hai phía: người mua quyền chọn mua, hay còn được gọi là người nắm giữ quyền chọn, và người bán quyền chọn mua. Người mua quyền chọn mua phải trả cho người bán quyền một khoản phí giao dịch ("option premium"). Người nắm giữ quyền chọn mua ("call option holder") sẽ quyết định thực hiện quyền của mình khi thấy có lợi nhuận và người bán quyền chọn mua có nghĩa vụ phải bán tài sản đó cho người nắm giữ quyền chọn mua. Trong trường hợp cảm thấy không có lợi vì lý do nào đó (giá trên thị trường giảm...) người nắm giữ quyền chọn có thể không thực hiện quyền (hủy hợp đồng).
Quyền chọn bán.
Quyền chọn bán là một loại hợp đồng trong đó người nắm giữ quyền chọn có quyền (nhưng không bị bắt buộc) bán một loại tài sản nào đó (tài sản có thể là cổ phiếu, trái phiếu, hoặc là một món hàng hóa nào đó) với một giá đã được định trước trong một thời gian đã định. Trong giao dịch này có hai phía: người mua quyền chọn bán, hay còn được gọi là người nắm giữ quyền chọn, và người bán quyền chọn bán. Người mua quyền chọn bán phải trả cho người bán quyền chọn bán một khoản phí giao dịch. Người nắm giữ quyền chọn bán ("put option holder") sẽ quyết định thực hiện quyền của mình khi thấy có lợi nhuận và người bán quyền chọn bán có nghĩa vụ phải mua tài sản đó từ người nắm giữ quyền chọn bán. Trong trường hợp cảm thấy không có lợi vì lý do nào đó (giá trên thị trường tăng...) người nắm giữ quyền chọn có thể không thực hiện quyền (hủy hợp đồng).
Lợi nhuận.
Với cả hai quyền chọn trên cơ bản (kiểu Mỹ hay châu Âu), lợi nhuận (pay-off) khi quyền chọn được thực hiện được tính bằng:
với S là giá giao ngay ("spot price") của tài sản gốc và K là giá điểm ("strike price"). | 1 | null |
Lũ lụt đang diễn ra ở Trung Âu bắt đầu sau nhiều ngày mưa lớn vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2013. Ngập lụt và thiệt hại đã bị ảnh hưởng chủ yếu phía nam và phía đông nước Đức (các bang Thuringia, Saxony, Saxony-Anhalt, Niedersachsen, Bayern và Baden-Württemberg), Cộng hòa Séc (Bohemia) và Áo. Thụy Sĩ, Slovakia, Belarus, Ba Lan và Hungary đã bị ảnh hưởng đến một mức độ thấp hơn. Đỉnh lũ sau đó chuyển xuống sông Elbe và lưu vực thoát Danube và các nhánh, dẫn đến nước cao và lũ lụt dọc theo các bờ đất.
Hậu quả.
Một số thành phố của Đức bao gồm Chemnitz, Passau và Rosenheim, đưa ra cảnh báo thiên tai. Trung tâm lịch sử của Passau, nơi ba con sông hội tụ, nằm dưới nước vào ngày 1 tháng 6. Ở Passau mực nước đạt 12,85 m (42,2 ft), mực tràn nước lũ được ghi nhận cao nhất trong lịch sử.
Ở bang Saxony, thành phố cổ Grimma nằm dưới một mét nước. Trong khu vực xung quanh thành phố Leipzig, khoảng 6.000 người đã phải sơ tán. Các nhà chức trách lo ngại về dòng sông Elbe, ở Dresden một trong những cây cầu bắc qua sông đã bị đóng cửa đối với giao thông. Ở bang Saxony-Anhalt, sông Saale cũng dâng cao đáng quan ngại, với các quan chức lo ngại rằng nó có thể tăng lên cao hơn so với năm 2002. Tại thành phố Magdeburg, chính quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp và cho biết họ dự kiến các sông Elbe dâng tăng cao hơn so mức với năm 2002.
Vận chuyển tàu bè đã được tạm dừng trên các sông Rhine, Main và sông Neckar, trong khi các tuyến đường sắt giữa Munich và thành phố Salzburg của Áo cũng đã bị tạm dừng. Đi lại bằng tàu bè ở dải đất Áo nằm ven sông Donau tạm ngưng.
Ít nhất năm người đã thiệt mạng tại Cộng hòa Séc, một số người khác mất tích ở Đức và Thụy Sĩ (tính đến ngày 02 tháng 6 năm 2013). Một người đàn ông chết ở Áo sau một trận lở đất do lũ lụt gây ra.
Trong thủ đô Praha của Cộng hòa Séc, một số bộ phận của tất cả ba tuyến tàu điện ngầm (bao gồm cả một phần của tuyến A chạy qua trung tâm lịch sử của thành phố) đã bị đóng cửa. Phương tiện quá cảnh chuyển thay thế dưới dạng xe buýt và xe điện đặc biệt. Nước lũ bao phủ các nơi đi dạo dọc theo Vltava, tại thời điểm ngày 3 tháng 6 chảy với tốc độ , compared to the almost (1,320,000 gallons/s) in the devastating floods of 2002. Máy móc hạng nặng đã được đưa vào để bảo vệ các di tích lịch sử cầu Charles trong thành phố, khi một máy đào với tầm với dài 17 m được sử dụng để xóa các mảnh vỡ tích tụ tại cây cầu. 1.000 binh lính từ quân đội Séc đã được huy động đến để giúp đỡ xây dựng tuyến phòng thủ lũ lính cứu hỏa đã giúp sơ tán hơn 7.000 người vào ngày 2-ngày 3 tháng 6 khỏi các khu vực ảnh hưởng bởi lũ lụt, trong khu vực trung tâm, phía bắc và tây Bohemia, kể cả một số khu vực thủ đô Cộng hòa Séc. Ở Praha, Hostivar và các khu dân cư Záběhlice ở phía đông nam của thành phố bị ngập nước. Hàng trăm ngôi nhà trong Modřany và Zbraslav ở phía nam của thành phố cũng đã được sơ tán trong khi một số người trong Lahovice và Velká Chuchle đã được cứu bằng trực thăng. những con hổ tại sở thú Praha đư di dời khỏi nơi nhốt chúng khi có nguy cơ bị ngập lụt. chính phủ Czech tuyên bố một tình trạng khẩn cấp trong bảy khu vực của nước, bao gồm Prague, để ứng phó với lũ lụt. Petr Nečas, thủ tướng Séc, ngày 4 tháng 6 đã thông báo rằng chính phủ sẽ chi 4 tỷ CZK (tương đương 155 triệu euro, hay 133 triệu bảng, hay 203 triệu đô la Mỹ) từ dự trữ nhà nước để sửa chữa hư hỏng. Hơn 19.000 người đã được sơ tán tại Cộng hòa Séc (tính đến ngày 05 tháng 6 năm 2013).
Budapest và Bratislava và các thành phố khác dọc sông Donau đã ban hành các công tác chuẩn bị khẩn cấp. Tại Bratislava, sông Danube đạt đỉnh với lưu lượng dòng chảy khối , đó là lưu lượng dòng chảy cao nhất từng được ghi nhận trong Bratislava. Tại Hungary, Thủ tướng Chính phủ Viktor Orbán tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở một số khu vực dọc theo sông Donau, được dự kiến sẽ đạt mức cao nhất 05 tháng sáu tại các khu vực phía tây và nhấn Budapest cuối tuần sau. Ông công bố chính phủ đã huy động 8.000 binh sĩ, 8.000 nhân viên trường hợp khẩn cấp, 1.400 các chuyên gia quản lý nước và 3.600 nhân viên cảnh sát để đối phó với tình hình
trung tâm khí tượng Áo (ZAMG) cho biết Áo đã trải qua thời gian nhiều mưa nhiều trong hai như lượng mưa bình thường trong hai tháng, vào đầu tháng Sáu. Các tuyến đường xe lửa trong nhiều khu vực của về phía tây bắc Áo đã bị ngưng trệ ngày 1 tháng 6 do sạt lở đất theo Đường sắt liên bang Áo. Các thị trấn của Ettenau đã được sơ tán, trong khi một trong người trong Sankt Johann im Pongau gần Salzburg đã bị kẹt trong một tình trạng lở đất và đã chết. | 1 | null |
Caladenia plicata là một loài thực vật có hoa trong họ Lan. Loài này được Robert Desmond David Fitzgerald mô tả khoa học đầu tiên năm 1882. Loài địa lan này là đặc hữu khu vực tây nam bang Tây Úc. Tên gọi phổ biến trong tiếng Anh là Crab–lipped spider orchid (lan nhện môi cua). | 1 | null |
Calanthe cruciata là một loài thực vật có hoa trong họ Lan. Loài này được Schltr. mô tả khoa học đầu tiên năm 1912. Đây là loài cây có củ giả phình ra trên thân.
Nơi sống.
Loài này thường sống ở Papua New Guinea đến Quần đảo Bismarck, thường sống ở những nơi khí hậu nhiệt đới ẩm. | 1 | null |
OKG-40 Iskra là loại súng phóng lựu gắn dưới nòng súng phát triển sớm nhất tại Liên Xô, công việc được thực hiện bởi TSKIB SOO (ЦКИБ СОО) (một phần của cục Konstruktorskoe Buro Priborostroeniya (Конструкторское бюро приборостроения)). Súng là sản phẩm của nhà thiết kế Viktor Rebrikov dưới sự chỉ đạo của thiết kế trưởng K.V.Demidova, bắt đầu thực hiện năm 1963 và đưa vào chế tạo năm 1965. Ngoài việc thử nghiệm thì nó không được thông qua để trang bị trong quân đội nhưng thiết kế được dùng để phát triển các loại súng khác ngay sau đó.
Lịch sử.
Năm 1963, nhà thiết kế Viktor Rebrikov người làm việc tại TSKIB SOO đã đưa ra về một ý tưởng về một loại lựu đạn phóng từ phía trên nòng súng của khẩu AKM như một loại súng cối cầm tay dễ mang. Tuy nhiên các nhà phát triển khác lại thấy thiết kế này che mất điểm ruồi nên đã chuyển nó đặc dưới nòng súng ở vị trí gắn lưỡi lê. Ban đầu cơ chế phóng được thử nghiệm là sử dụng vỏ đạn nhồi đầy thuốc đạn để phóng quả lựu đạn. Tuy nhiên ý tưởng này lại cho thấy là không hiệu quả khi không cung cấp đủ lực cho lựu đạn có được sơ tốc cần thiết để bay xa như yêu cầu. Vì thế một ý tưởng khác đã được thực hiện là nhồi thuốc phóng vào thẳng bộ phận phóng gắn sau lựu đạn biến lựu đạn thành lựu đạn phóng và vì thế nó không cần vỏ đạn.
Việc thiết kế súng hoàn tất vào năm 1965 và đưa vào chế tạo thử nghiệm. GRAU đã cấp phát kinh phí phát triển loại súng này và gọi nó là Iskra cũng như công bố cho công chúng về dự án này năm 1966 như một thiết kế chỉ có tại Liên Xô vì khi đó M203 của Hoa Kỳ chưa tồn tại còn XM148 thì chưa được công bố. TSKIB SOO thì đăng tên hai nhà thiết kế chính của khẩu súng trên tạp chí TKB số 47 và 48.
Súng được phát triển với tầm bắn 50–400 m. Nó giúp việc triển khai ném lựu đạn ở khoảng cách xa tại những vị trí bất tiện cho việc này như lỗ hỏa mai và tấn công vào các vị trí khó tiếp cận như sau các vật cản khi đạn có thể bay hình cầu vồng ra sau các vật cản này. Súng có thể được sử dụng tấn công các loại xe thiết giáp các thử nghiệm cho thấy với đạn xuyên giáp nếu nó đâm trực diện vào giáp 50 mm thì sẽ để lại vết đạn đầu vào 18×15 mm và đầu ra 9×7 mm còn với giáp 30 mm thì vết đạn đầu vào 33×24 mm và đầu ra 14×10 mm, nếu nó đâm trệt góc 45° thì tỷ lệ xuyên khoảng 33-57% cho loại giáp 30 mm. Cũng như việc kết hợp nó với một loại vũ khí khác mà trong trường hợp này là AKM giúp tăng khả năng tác chiến của người lính.
Nhưng nói chung thì việc thử nghiệm với các lựu đạn nổ mảnh vốn là loại đạn dự tính sử dụng chính thì lại không được thành công lắm khi mà nó thường rơi xuống đất với tư thế nằm ngang hay tự nhiên kích nổ khi đang bay hoặc rơi đâm sâu xuống đất trước khi nổ khiến cho việc tung mảnh không được hiệu quả. Còn việc chống thiết giáp thì đã có các khẩu RPG-7 hiệu quả hơn lo. Cũng như độ giật của loại súng này khá cao do tầm bắn khá xa so với kích thước nên xạ thủ thường sử dụng nó ở tư thế quỳ và bắn theo góc như súng cối chứ rất khó giữ thăng bằng khi nhắm bắn cũng như báng súng bằng gỗ cứng của AKM khi đó chưa có khả năng giúp giảm giật.
Vì thế đến nên loại súng này đã không bao giờ được thông qua để đưa vào phục vụ trong quân đội và việc phát triển nó đã ngừng lại vào đầu những năm 1970 nhưng việc nghiên cứu sớm được nối lại sau đó với thiết kế mới hiệu quả hơn là GP-25 Koster. | 1 | null |
Friedrich von Scholtz (24 tháng 3 năm 1851 tại Flensburg – 30 tháng 4 năm 1927 tại Ballenstedt) là một tướng lĩnh quân đội Đức, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông là tư lệnh của Quân đoàn XX rồi Tập đoàn quân số 8 của Đế quốc Đức trên Mặt trận phía Đông, và sau đó là Tư lệnh của Cụm tập đoàn quân "Sholtz" trên Mặt trận Macedonia.
Đầu đời.
Sinh trưởng tại Ballenstedt, sự nghiệp quân sự của ông khởi đầu vào năm 1870 tại Regensburg với tư cách là một lính pháo thủ và học viên sĩ quan cấp cao. Von Scholtz đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, ông học tại Học viện Quân sự ở Potsdam và vào ngày 9 tháng 3 năm 1872, ông được thụ phong sĩ quan pháo binh với quân hàm trung úy. Từ năm 1874 cho đến năm 1876, ông học tại trường pháo binh ở kinh thành Berlin và vào năm 1901 ông được lên cấp bậc đại tá. Vào năm 1908, ông được lãnh chức tư lệnh Sư đoàn số 21 trong quân đội của Đức hoàng và vào ngày 1 tháng 10 năm 1912, ông được thăng cấp Thượng tướng pháo binh, và được giao nhiệm vụ chỉ huy Quân đoàn XX.
Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, von Schultz cùng với quân đoàn của ông được thuyên chuyển sang Mặt trận phía Đông, nơi ông đã tham chiến trong các trận đánh lớn ở Trận Tannenberg và Łódź. Vào ngày 26 tháng 5 năm 1915, ông được ủy nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân số 8 và phái đến trấn giữ các chiến tuyến ở Verdun.
Vào ngày 22 tháng 4 năm 1917, ông được chuyển đến vùng Balkan, nơi ông thay thế tướng Otto von Below làm tư lệnh của một cụm tập đoàn quân bao gồm Tập đoàn quân số 11 của Đức và Tập đoàn quân số 1 của Bulgaria. Hầu hết lực lượng của ông được hình thành từ các đơn vị Bulgaria, do phần lớn các lực lượng Đức đã được rút khỏi Bulgaria. Tập đoàn quân số 11 của Đức cũng không phải là một ngoại lệ. Vào năm 1918, biên chế của tập đoàn quân này bao gồm 6 sư đoàn bộ binh Bulgaria và một sư đoàn bộ binh dù có bộ tham mưu là người Đức nhưng cũng được hình thành từ các đơn vị Bulgaria. Von Scholtz điều phối được các hoạt động trên Mặt trận Macedonia và được các đồng mình Bulgaria của mình kính nể.
Vào tháng 9 năm 1918, dưới sự chỉ huy của tướng Pháp Louis Franchet d'Espèrey, các lực lượng Đồng minh đã phát động một chiến dịch tấn công dọc theo thung lũng sông Vardar nhằm vào Tập đoàn quân "Scholtz". Quân Đồng minh đã chọc thủng chiến tuyến của Tập đoàn quân số 11 và buộc tướng Scholtz phải phát lệnh triệt binh tại khu vực Dobro Pole, nhưng Tập đoàn quân số 1 của Bulgaria giành chiến thắng trong trận Doiran. Vì vậy, các lực lượng Đồng minh giờ đây tiến xuống sông Vardar nhưng hai bên sườn của họ đã bị hở trước một đòn giáng có thể xảy ra từ cánh phải của Tập đoàn quân số 11, vốn vẫn chiến đấu trong trật tự, và Tập đoàn quân số 1 của Bulgaria. Tuy nhiên, tướng Von Scholtz nghĩ rằng một đợt tấn công như vậy chưa được chuẩn bị đầy đủ, và ông chủ trương ra lệnh rút lui toàn bộ Cụm tập đoàn quân của mình, với hy vọng là tình hình sẽ ổn định. Tổng hành dinh Cụm tập đoàn Scholtz được dời từ Skopje sang Jagodina nhưng tình hình vẫn tiếp tục xấu đi và một số binh sĩ Bulgaria thậm chí còn nổi loạn và tiến đến Sofia để thỏa thuận với chính quyền. Điều này buộc Bulgaria phải đầu hàng vào ngày 29 tháng 9 năm 1918. Tin tức này đã đến với các sĩ quan Bulgaria phục vụ trong các đơn vị cánh phải của Tập đoàn quân số 11 như một cú sốc, nhưng cuối cùng họ đã tuân thủ thượng lệnh và hạ vũ khí. Như một hành động cuối cùng để bày tỏ thiện ý của mình, một số người trong số họ đã cản bước quân Đồng minh đủ lâu cho binh lính và sĩ quan Đức đã chiến đấu bên cạnh họ có thể triệt thoái và tránh bị bắt. Giờ đây, cụm tập đoàn quân bị giải thể và tướng Scholtz được điều đến România để tổ chức phòng ngừ ở đây.
Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, Von Scholtz giải ngũ vào ngày 24 tháng 1 năm 1919. Ông về hưu và 8 năm sau thì từ trần ở độ tuổi 76. | 1 | null |
Christensonia vietnamica là một loài thực vật có hoa trong họ Lan. Loài này được Haager mô tả khoa học đầu tiên năm 1993. Tại Việt Nam, Christensonia vietnamica được biết đến với tên gọi lan Cù Lao Minh. Mặc dù mang tên tiếng Việt là Cù Lao Minh (một địa danh thuộc tỉnh Bến Tre), nhưng loài lan này lại mọc ở Ninh Thuận, Phan Rang, Khánh Hòa. Trong thiên nhiên, Lan Cù Lao Minh được tìm thấy ở những cánh rừng khô và thấp, độ cao dưới 700m so với mặt nước biển, và những vùng rừng tương tự thảo nguyên.
Lan Cù Lao Minh còn được gọi là Uyên Ương, Bạch Môi (do cánh môi màu trắng), nhưng có lẽ tên Cù Lao Minh là phổ biến hơn cả. | 1 | null |
Chocobo Racing (ở Nhật gọi là ) là một game đua xe dành cho hệ máy PlayStation, phát hành vào năm 1999 bởi Electronic Arts Square. Nó là một mô phỏng đua xe, và nó thường được so sánh với Mario Kart và Crash đội đua. Mặc dù hầu hết các nhân vật sử dụng xe ô tô hoặc xe đẩy, một số những người cụ thể chỉ bay, hoặc sử dụng xe tay ga, thảm ma thuật, giày trượt con lăn, một chiếc xe của tôi, và thậm chí cả một đám mây.
Nhân vật trong trò chơi bao gồm chủ yếu là các số liệu định kỳ nổi tiếng từ series Final Fantasy của Square, chẳng hạn như Chocobo, Moogle và Black Mage. Trong đúng phong cách Final Fantasy, trò chơi này cũng có một nhân vật tên Cid. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.