text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Kazakhstan được chia thành 17 tỉnh (/"oblystar"; số ít: облыс/"oblys"; /"oblasti"; số ít: область/"oblast"'). Các tỉnh được chia tiếp thành các huyện (/"audandar"; số ít: аудан/"audan"; /; số ít: /). Ba thành phố là Shymkent, Almaty và Astana không thuộc về tỉnh nào.
Ngày 16 tháng 3 năm 2022, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev công bố sẽ thành lập ba tỉnh mới. Tỉnh Abai được tách ra từ tỉnh Đông Kazakhstan với thủ phủ là Semey. Tỉnh Ulytau được tách ra từ tỉnh Karaganda với thủ phủ tại Jezkazgan. Tỉnh Jetisu tách ra từ tỉnh Almaty với thủ phủ tại Taldykorgan; thủ phủ tỉnh Almaty chuyển từ Taldykorgan đến Qonayev.
Thống kê nhân khẩu.
Năm 2022, ba tỉnh mới được tách ra - Abai (từ Đông Kazakhstan), Jetisu (từ tỉnh Almaty) và Ulytau (từ tỉnh Karaganda). Trong bảng dưới đây, tổng dân số năm 2009 được sửa đổi để phản ánh dân số trong ranh giới mới của các tỉnh có thay đổi.
Ranh giới hành chính cũ.
Trong 60 năm qua, sự phân bố và tên gọi các tỉnh của Kazakhstan đã thay đổi nhiều. Các thay đổi lớn là sáp nhập và chia tách giữa Guryev và Mangystau, Karaganda và Dzhezkazgan, Almaty vf Taldy-Kurgan, Đông Kazakhstan và Semipalatinsk và Kostanay, Turgay và Tselinograd. Thay đổi trong tên gọi các tỉnh thường phù hợp với việc đổi tên các thành phố, như trường hợp Alma-Ata/Almaty. Các quyết định sáp nhập trong thập niên 1990 nhằm làm loãng tỷ lệ dân tộc Nga trong dân số các tỉnh và tránh để có các tỉnh có đa số cư dân là dân tộc Nga. | 1 | null |
Chi Màn màn hay chi Rau màn, chi màng màng, đôi khi còn gọi là "hoa xác pháo", một số tài liệu nước ngoại gọi là "cây nhện" (danh pháp khoa học: Cleome) là một chi thực vật có hoa thuộc họ Màn màn (Cleomaceae). Trước đây, chi này được đặt vào họ Bạch hoa (Capparaceae), đến khi các nghiên cứu DNA cho thấy chi này có liên quan tới họ Cải (Brassicaceae) nhiều hơn là họ Bạch hoa. Hệ thống APG II đặt chi "Cleome" và hai chi khác thuộc họ Màn màn vào trong họ Cải.
Chi này, theo nghĩa hẹp ("sensu stricto") bao gồm 170 loài thân thảo và cây bụi một năm hoặc lâu năm Các loài thực vật thuộc chi này phân bố khắp các vùng nhiệt đới và các vùng có khí hậu nóng ấm trên thế giới. Một số nghiên cứu DNA gần đây đã thất bại trong việc phân biệt các loài thuộc ba chi "Cleome", "Podandrogyne" và "Polanisia", cho nên một số nhà phân loại thực vật đã bỏ qua hai chi sau cùng, đưa các loài trong đó vào chi Màn màn nghĩa rộng ("sensu lato"); lúc này chi Màn màn chứa khoảng 275 loài, chiếm đa số loài trong họ Màn màn.
Các loài tiêu biểu.
Nguồn:
Lai tạo và sử dụng.
Một số loài trong chi Màn màn được sử dụng làm cây cảnh trồng trang tri, dùng trong y học phương Đông hoặc văn hóa ẩm thực. "Cleome hassleriana" là loài cây cảnh được trồng và lai tạo phổ biến, tuy nhiên có thể trở thành cây xâm hại nếu không chú ý loại bỏ nó trước khi nó phát tán hạt giống. | 1 | null |
Tupolev ANT-40, tên trang bị là Tupolev SB ( - "Skorostnoi Bombardirovschik" - "máy bay ném bom tốc độ cao"), đây là một phát triển cùng tên với TsAGI-40, là một máy bay ném bom ba chỗ hai động cơ tốc độ cao bay lần đầu vào năm 1934. Nó là một trong những thiết kế máy bay ném bom hiện đại nhất lúc được
giới thiệu vào thập niên 30, dù đã lỗi thời vào năm 1939. Là xương sống của lực lượng ném bom Xô Viết khi bắt đầu Thế chiến II, nó dần được thay thế bởi chiếc Petlyakov Pe-2 hiện đại hơn. Alexander Arkhanggelsky đã phát triển chiếc Arkhangelsky Ar-2 dựa trên SB sử dụng động cơ Klimov M-105 với khả năng ném bom bổ nhào, như một sự thay thế cho SB nhưng không thành công.
Tính năng kỹ chiến thuật (SB 2M-103).
SB:The Radical Tupolev | 1 | null |
Actinia là một chi động vật không xương sống ở biển thuộc bộ Hải quỳ. Chúng sống đơn độc, không có bộ xương, trong tư thế tự nhiên dưới biển có dạng một bông hoa, màu hồng hoặc màu ô liu rực rỡ. Chúng phân bố rất rộng, khắp các vùng biển từ cực đến xích đạo, từ vùng triều đến biển sâu.
Danh sách loài.
Các loài sau được liệt kê theo World Register of Marine Species (WoRMS): | 1 | null |
Hỏa Diễm Sơn hay Hỏa Diệm Sơn (), các thư tịch cổ cũng viết là "Xích Thạch Sơn" (赤石山) là một vùng đồi sa thạch màu đỏ cằn cỗi và bị xói mòn thuộc dãy Thiên Sơn, Tân Cương, Trung Quốc. Hỏa Diệm Sơn nằm gần rìa phía bắc của sa mạc Taklamakan và ở phía đông của thành phố Turpan (Thổ Lỗ Phồn). Các rãnh có hình dạng ấn tượng của Hỏa Diệm Sơn được tạo thành do sự xói mòn của nền đá sa thạch đỏ, khiến cho dãy núi như đang bừng cháy tại những thời điểm nhất định trong ngày.
Dãy núi dài khoảng và rộng , chạy qua lòng chảo Tarim từ đông sang tây. Phía đông Hỏa Diệm Sơn bắt đầu từ Lưu Sa Hà, phía tây chấm dứt tại rãnh Đào Nhi (桃兒). Độ cao trung bình của Hỏa Diễm Sơn là , với một số đỉnh cao trên . Khí hậu tại khu vực dãy núi khắc nghiệt, có nhiệt độ rất cao vào mùa hè và trở thành nơi nóng nhất tại Trung Quốc, nhiệt độ thường xuyên đạt và nhiệt độ bề mặt từng cao đến trên . Một trong những nhiệt kế lớn nhất tại Trung Quốc nằm gần kề với dãy núi và nó cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng, du khách có thể theo dõi nhiệt độ không khí xung quanh. Hỏa Diệm Sơn đã được phê chuẩn là thắng cảnh cấp 4A của Trung Quốc.
Con đường tơ lụa.
Thời cổ đại, các thương nhân phải tránh sa mạc Taklamakan trên con đường tơ lụa và đi qua các đô thị ốc đảo như Cao Xương, thành bang này được xây dựng ở chân của Hỏa Diệm Sơn trên mép của sa mạc gần một đèo quan trọng, và đã trở thành một điểm dừng chân cho các thương nhân. Các nhà truyền đạo Phật giáo thường đi cùng với các thương nhân trên tuyến thương mại quốc tế tấp nập này, các tu viện và chùa Phật giáo được xây dựng tại các trung tâm thương mại sầm uất và tại các vùng núi hẻo lánh nằm không xa.
Di chỉ Thiên Phật động Bezeklik nằm trong một hẻm núi dưới những vách đá của Hỏa Diệm Sơn, gần đèo cạnh Cao Xương. Đây là một quần thể gồm bảy mươi hang động Phật giáo có niên đại từ thế kỳ 5 đến thế kỷ IX CN, với hàng nghìn bức bích họa về Đức Phật.
Nổi tiếng trong văn học.
Tên gọi "Hỏa Diệm Sơn" bắt nguồn từ tác phẩm Tây Du Ký của nhà văn thời nhà Minh là Ngô Thừa Ân. Câu chuyện giả tưởng này nói về một nhà sư Phật giáo được Tôn Ngộ Không có các phép thần thông hộ tống, và đã phải tìm cách qua một bức tường lửa trong cuộc hành hương đến Ấn Độ. Cuốn tiểu thuyết lấy cảm hứng từ câu chuyện có thực về việc nhà sư Huyền Trang đã đến Ấn Độ vào năm 627 để có được các kinh điển Phật giáo và đã đi qua một đèo tại Thiên Sơn sau khi rời khỏi Cao Xương.
Trong "Tây Du Ký", Tôn Ngộ Không đã đại náo thiên cung và đập phá một lò luyện đan, làm tàn lửa rơi từ trên trời xuống nơi mà nay là Hỏa Diệm Sơn. Trong một truyền thuyết Duy Ngô Nhĩ, một con rồng đã sống tại Thiên Sơn. Bởi con rồng này ăn thịt trẻ nhỏ, một anh hùng người Duy Ngô Nhĩ đã giết chết con rồng và cắt nó làm tám khúc. Máu của con rồng biến thành một ngọn núi có màu máu đỏ tươi và tám khúc của con rồng trở thành tám thung lũng trong Hỏa Diệm Sơn. | 1 | null |
Tư Mã Lượng (司馬亮) (mất 291) tên tự "Tử Dực" (子翼), tước hiệu "Nhữ Nam Văn Thành vương"(汝南文成王), là con thứ tư của Tư Mã Ý, vào hàng chú Tấn Vũ Đế, ông Tấn Huệ Đế. Tư Mã Lượng từng có một thời gian ngắn làm nhiếp chính dưới triều Tấn Huệ Đế nhà Tấn. Lượng là vị vương đầu tiên trong tám vương tham gia vào loạn bát vương.
Tiểu sử.
Tư Mã Lượng là con thứ tư của Tư Mã Ý. Mẹ Lượng là Phục phu nhân. Khi hai người anh trai là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nắm quyền lực, ông chỉ giữ một chức quan hạng trung. Khi cháu ông là Tư Mã Viêm lên ngôi Hoàng đế, lập nhà Tây Tấn, kết thúc nhà Tào Ngụy, Tư Mã Lượng được phong làm Phù Phong Vương, chỉ huy quân đội ở Tần Châu (phía đông Cam Túc ngày nay) và Ung Châu (phía bắc và trung Thiểm Tây ngày nay).
Trong những năm thời Tấn Vũ Đế, ông được biết đến với đức tính hiếu thảo của mình vì vậy ông được phép theo dõi và can ngăn các vương gia thậm chí hoàng đế lúc cần thiết.
Năm 277, Vũ Đế chuyển Tư Mã Lượng tới chỉ huy quân sự Dự Châu (phía đông Hà Nam ngày nay) nhưng không lâu sau hoàng thượng lại đưa ông về kinh đô.
Trong loạn bát vương.
Năm 289, Tấn Vũ Đế lâm bệnh nặng, muốn cho cả Tư Mã Lượng và cha vợ là Dương Tuấn nhiếp chính cho Thái tử Tư Mã Trung sau khi Vũ Đế qua đời. Dương Tuấn sợ Tư Mã Lượng nên biếm Lượng ra giữ Hứa Xương. Năm 290, Vũ Đế băng, di chiếu bị Dương Tuấn lấy được, đem tráo đi, để một mình Dương Tuấn nắm quyền nhiếp chính cho Tư Mã Trung.
Sau đó năm 291, hoàng hậu Giả Nam Phong vợ Tư Mã Trung chuyên quyền muốn giết ngoại thích Dương Tuấn và gia đình ông này (bao gồm Thái hậu Dương thị) bèn cùng Đông An công Tư Mã Do và Nhữ Nam vương Tư Mã Lượng bàn mưu kết tội Dương Tuấn chuyên quyền.
Năm 292, Do và Lượng làm binh biến bắt giết cả nhà Dương Tuấn. Dương thái hậu là con Tuấn cũng bị kết tội, bị phế. Vợ Dương Tuấn, mẹ Dương thái hậu là Bàng thị cũng bị hành hình, dù Dương thái hậu nhẫn nhục viết thư xưng làm thần dân để mẹ được tha cũng không kết quả. Sau đó chính Dương thái hậu cũng bị kết tội chết. Huệ đế ngơ ngác ngồi nhìn ông ngoại, bà ngoại và mẹ bị vợ hành hình.
Giết được Dương Tuấn, Tư Mã Lượng và Tư Mã Do cầm quyền trong triều. Dần dần hai người sinh mâu thuẫn. Lượng sai người gièm pha Do với Giả hậu, Giả hậu bèn cách chức Do. Lượng tiến cử Sở vương Tư Mã Vĩ (con thứ năm của Vũ đế, tức là em Huệ đế) cùng lão thần Vệ Quán thay chức của Do.
Sau một thời gian, chính Vĩ lại lấn át quyền của Lượng. Lượng tức giận bàn mưu với Vệ Quán trừ Vĩ, nhưng việc bại lộ. Vĩ nói vu với Giả hậu rằng Quán và Lượng mưu phế Giả hậu. Giả hậu tức giận bèn sai Vĩ vây bắt, giết chết cả nhà Vệ Quán và Tư Mã Lượng. | 1 | null |
Vickers Valentia (mã định danh của công ty là "Type 264") là một loại máy bay chở hàng hai tầng cánh của Anh, do hãng Vickers chế tạo cho Không quân Hoàng gia. Phần lớn máy bay Valentia được hoán cải từ Vickers Victoria.
Tính năng kỹ chiến thuật (Valentia Mk. I).
Aircraft of the Royal Air Force | 1 | null |
Đông Kazakhstan (tiếng Kazakh: Шығыс Қазақстан облысы, Şığıs Qazaqstan oblısı) là một tỉnh của nước cộng hoà Kazakhstan, nó là tỉnh cực đông của quốc gia này. Lãnh thổ nằm dọc theo sông Irtysh và hồ Zaysan, thủ phủ của tỉnh Đông Kazakhstan là thành phố Oskemen, đồng thời là đô thị lớn nhất của tỉnh.
Phía bắc và đông bắc của tỉnh Đông Kazakhstan tiếp giáp với cộng hoà Altai và vùng Altai của Nga, tiếp giáp với khu tự trị Duy Ngô Nhĩ - Tân Cương của Trung Quốc về phía nam và đông nam. Điểm cực đông của tỉnh Đông Kazakhstan chỉ cách Mông Cổ chỉ 50 km, nhưng không có chung đường biên giới, hai điểm bị ngăn cách bởi một dải biên giới ngắn giữa Nga và Trung Quốc. Ngoài ra tỉnh Đông Kazakhstan còn tiếp giáp với tỉnh Pavlodar về phía tây bắc, tỉnh Karagandy về phía tây và tỉnh Almaty về phía tây nam.
Dân số của tỉnh ước đạt 1.418.300 theo thống kê ngày 4.1.2011, trong đó có đến 318.800 người sống tại thành phố thủ phủ Oskemen. Diện tích toàn tỉnh đạt 283.300 km2.
Tỉnh Đông Kazakhstan được tạo ra bởi sự sáp nhập giữa hai tỉnh thời Xô viết Kazakhstan: Vostochno-Kazakhstanskaya (East Kazakhstan) và Semipalatinsk.
Thiên nhiên.
Tỉnh Đông Kazakhstan toạ lạc trên một vùng địa lý và khí hậu đa dạng, với dãy núi Altai ở phía đông và thảo nguyên Kazakhstan ở phía tây.
Nhân khẩu.
55% dân số là người Kazakh và 41% là người Nga. | 1 | null |
Vickers Wellington là một loại máy bay ném bom hạng trung tầm xa hai động cơ của Anh, được thiết kế vào giữa thập niên 1930 tại Brooklands ở Weybridge, Surrey, bởi kỹ sư thiết kế trưởng của hãng Vickers-Armstrongs là R. K. Pierson thực hiện. Nó được sử dụng rộng rãi làm máy bay ném bom bay đêm vào thời kỳ đầu của Chiến tranh thế giới II, trước khi bị thay thế bởi các loại máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ như Avro Lancaster. Wellington tiếp tục được sử dụng cho đến hết chiến tranh với các vai trò khác nhau, đặc biệt là làm máy bay chống ngầm. Nó là máy bay ném bom duy nhất của Anh được chế tạo mà hoạt động đến hết chiến tranh. Wellington là một trong hai máy bay ném bom được đặt tên theo Quận công Wellington, chiếc kia là Vickers Wellesley.
Tính năng kỹ chiến thuật (Wellington Mark IC).
Vickers Aircraft since 1908 | 1 | null |
Yermolayev Yer-2 là một loại máy bay ném bom hạng trung tầm xa của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II. Nó được phát triển từ mẫu thử máy bay dân dụng chở khách Bartini Stal-7 trước chiến tranh. Nó được sử dụng để ném bom Berlin từ căn cứ tại Estonia sau Chiến dịch Barbarossa năm 1941. Công việc sản xuất chấm dứt vào tháng 8-1941 để nhà máy tập trung vào chế tạo loại máy bay cường kích có độ ưu tiên cao hơn là Ilyushin Il-2, nhưng nó lại được tái khởi động vào cuối năm 1943 với các động cơ máy bay dùng nhiên liệu diesel Charomskiy ACh-30B mới, hiệu quả sử dụng nhiên liệu cao hơn.
Lịch sử hoạt động.
Yer-2 không phục vụ trong phi đội khi Đức xâm lược vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, nhưng trung đoàn ném bom tầm xa 420 và 421 (tiếng Nga: Dahl'niy Bombardirovchnyy Aviapolk-DBAP)đã được thành lập ngay sau đó.Tuy nhiên không phải bất kỳ trung đoàn bay nhiệm vụ hoạt động cho đến khi sau này trong mùa hè. Vào tối ngày 10 tháng 8 những chiếc Yer-2 của DBAP 420, kèm theo Petlyakov Pe-8 của DBAP 432, cố gắng đánh bom Berlin từ sân bay Pushkino gần Leningrad. Sân bay quá ngắn để chứa đầy đủ những chiếc Yer-2, nhưng đã có 3 máy bay dẫn đầu cất cánh. 2 chiếc đánh bom Berlin hoặc ngoại ô của nó, nhưng chỉ có một chiếc trở lại thành công; chiếc khác bị bắn rơi bởi những chiếc Polikarpov I-16 của quân ta khi nó trở lại không phận của Liên Xô và các máy bay thứ ba bị mất tích. Ba phi hành đoàn từ DBAP 420 ném bom Königsberg trong đêm 28-29 tháng 8 và ngày 30 Tháng Tám - 1 tháng 9 từ sân bay Ramenskoye, phía đông nam Moscow.
01 Tháng 10 1941 63 chiếc Yer-2 phục vụ, nhưng chỉ có 34 chiếc hoạt động. Trung đoàn 420th DBAP đã bay 154 phi vụ vào đầu tháng 11 và đã mất ba mươi máy bay hoặc bốn mươi của mình. Hơn một nửa trong số này (19 chiếc) là do thua không chiến. Thiệt hại ước tính rất cao so với mùa thu và mùa đông khi họ không phù hợp cam kết đối với các mục tiêu tiền tuyến chiến thuật của Đức trong trận Moscow ở độ cao thấp và chỉ có mười hai chiếc đã phục vụ trên 18 Tháng ba năm 1942. Vào ngày 4 tháng 8 năm 1942 trung đoàn DBAP 747 chỉ có mười chiếc Yer-2 và nó đã được cam kết một thời gian ngắn trong trận Stalingrad. Những người sống sót đã bay, mặc dù suy giảm con số, cho đến tháng 8 năm 1943 khi những chiếc máy bay cuối cùng đã được chuyển đến các trường của Bộ đội 2 DBAP và DBAP 747.
Các Yer-2 đã được sản xuất lại vào cuối năm 1943, nhưng không ai trong số các máy bay ném bom mới đã được ban hành để chống lại các đơn vị vào 1 tháng 6 năm 1944. Tuy nhiên 42 chiếc phục vụ vào ngày 1 tháng 1 năm 1945 và 101 chiếc vào ngày 10 tháng 5 năm 1945 sau khi chiến tranh kết thúc. Các nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên được thực hiện bởi Yer-2 sau khi trở lại sản xuất là một cuộc đột kích vào Königsberg vào 07 tháng 4 năm 1945 bởi các máy bay ném bom thuộc Trung đoàn không quân 327 và 329 (Tiếng Nga: Bombardirovchnyy Aviatsionyy Polk). Nó vẫn phục vụ với các đơn vị không quân tầm xa cho đến khi được thay thế bằng máy bay ném bom bốn động cơ như Tupolev Tu-4 vào cuối năm 1940.
Tính năng kỹ chiến thuật (Yer-2/ACh-30B).
Gunston, Bill. "Encyclopedia of Russian Aircraft 1875–1995", p. 503 | 1 | null |
Tương lai mô tả khoảng thời gian nối tiếp và là kết quả của hiện tại, trái ngược quá khứ. Đối với thời gian như là một góc độ nhận thức tuyến tính, tương lai là phần thời gian của những sự kiện hiện chưa phát sinh, chưa xảy ra. Có thể nói tương lai là ngày mai, mai mốt...Tương lai còn được hiểu là khái niệm về thời gian sau này, khi mà trình độ khoa học kĩ thuật của con người đã đạt đến mức tối đa.
Định nghĩa tương lai với con người.
Tương Lai chiếm một vị trí quan trọng trong ngành triết học. Có khả năng có thể cho cuộc tranh luận là: bộ não tiến hóa của con người, một phần lớn nhất của sự tiến hóa là khả năng dự đoán trong tương lai cụ thể là: trừu tượng, trí tưởng tượng, logic và cảm nhận. Trí tưởng tượng cho phép chúng ta quyết định các điều kiện, cho phép thấy dường như hợp lý trong mô hình (và do đó suy giảm nguy cơ xảy ra). Hợp lý luận cho phép mọi người để dự đoán hành động, kết quả tất yếu của tình hình, và do đó cung cấp thông tin hữu ích cho các sự kiện trong tương lai. | 1 | null |
Game thủ (tiếng Anh": gamer") là thuật ngữ chỉ chung đến những người chơi các trò chơi mang tính tương tác ("interactive games"), phổ biến nhất là về trò chơi điện tử, mặc dù "trò chơi" ở đây có nghĩa rất rộng, còn có các hình thức khác, chẳng hạn như các trò chơi trên bàn ("boardgame"), chơi bằng thẻ bài hoặc thậm chí là cả thể thao (ở một số quốc gia, như Vương quốc Anh, thuật ngữ "chơi trò chơi" cũng đề cập đến cả cờ bạc hợp pháp). Có rất nhiều cộng đồng game thủ phổ rộng khắp thế giới. Kể từ khi Internet phát triển mạnh, thì các cộng đồng của các game thủ càng trở nên phổ biến thông qua các diễn đàn và các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, và Twitch.
Khái quát.
Ở Mỹ, tuổi trung bình của một người chơi game là 30 tuổi và đã chơi trò chơi điện tử hơn 12 năm. Tại Anh vào năm 2007, con số ấy là khoảng 23 tuổi và đã chơi trò chơi điện tử trong hơn 10 năm, thậm chí là dành khoảng 11 tiếng một tuần để chơi. Theo Trung tâm Nghiên cứu của người Do Thái, 49% phần trăm người lớn đều đã chơi một trò chơi điện tử tại thời điểm nào đó trong cuộc đời. Người chơi điện tử thường được phân chia giữa nam và nữ, nam giới thì chiếm số đông hơn theo định nghĩa của một "Gamer".
Nữ game thủ/Cô gái chơi game (Girl Gamer).
Một nữ game thủ / cô gái chơi game dùng để chỉ đến bất kỳ nữ giới nào thường xuyên chơi trò chơi điện tử. Theo một nghiên cứu do Hiệp hội Phần mềm Giải trí tiến hành năm 2009, 40% số người chơi trò chơi là phụ nữ và phụ nữ từ 18 tuổi trở lên chiếm 34% tổng số game thủ. Ngoài ra, tỷ lệ phụ nữ chơi game online (Trò chơi nhiều người chơi) đã tăng lên đến 43%, tăng thêm 4% so với năm 2004. Nghiên cứu tương tự cho thấy 48% người mua game là phụ nữ. Cách sử dụng từ "girl gamer" vẫn còn đang gây tranh cãi. Một số nhà phê bình tin rằng không có định nghĩa chính xác để nói về một gamer nữ.
Người đồng tính chơi game (Gaymer).
Gaymer hoặc người đồng tính chơi game là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm người nhận mình là LGBT (người đồng tính) và bày tỏ thói quen chơi trò chơi điện tử. Việc tham gia các trò chơi điện tử cho thấy là làm giảm bớt sự "cô lập" đến với cộng đồng người đồng tính từ chính họ và xã hội. Họ cũng tin rằng khi tỉ lệ người đồng tính chơi trò chơi điện tử gia tăng, sẽ góp phần tạo sự bình thường hoá với cộng đồng.
Phân loại.
Thông thường các phương tiện truyền thông trò chơi, các nhà phân tích ngành công nghiệp game phân chia các game thủ thành nhiều cấp độ khác nhau. Các loại này đôi khi được phân chia theo mức độ cống hiến đến cho sản phẩm trong trò chơi đó, đôi khi chỉ đơn thuần là mức độ chơi game, và đôi khi là sự kết hợp của những yếu tố đó. Không có sự nhất trí chung về các định nghĩa của các loại này, mặc dù đã có nhiều nỗ lực để thống nhất trong ngôn từ.
Tổng quan thì có các yếu tố chung sau:
Game thủ chuyên nghiệp (Professional Gamer).
Các game thủ chuyên nghiệp thường chơi trò chơi điện tử vì mục đích kiếm tiền hoặc để săn các giải thưởng chơi game. Họ thường là những người chơi game có kĩ năng tốt hoặc xuất sắc. Những người như vậy thường nghiên cứu kỹ lưỡng trò chơi để làm chủ nó và thường chơi trong các cuộc thi thể thao điện tử (eSports) chẳng hạn như Liên minh Huyền Thoại, DOTA 2... Một gamer chuyên nghiệp cũng có thể là một loại game thủ khác, chẳng hạn như Hardcore Gamer, nếu anh ta đáp ứng các tiêu chí bổ sung cho loại game thủ đó. Tại các quốc gia Châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Trung Quốc, các đội tuyển game thủ chuyên nghiệp được tài trợ bởi các công ty lớn và có thể kiếm được hơn 100.000 đô la Mỹ một năm. Năm 2006, Major League Gaming đã ký hợp đồng với một nhóm người chơi "Halo 2" bao gồm Tom "Tsquared" Taylor và các thành viên của Team Final Boss với số tiền $ 250,000 đô la Mỹ.
Retrogamer.
Là một gamer thích chơi, và thường xuyên thu thập đủ các trò chơi retro, trò chơi điện tử sử dụng đồng xu (arcade). Có thể coi họ là những "game thủ cổ điển" hoặc "game thủ" "thế hệ cũ", những thuật ngữ phổ biến ở Hoa Kỳ. Các trò chơi này được chơi trên những phần cứng thời kì đầu, những thời điểm mà công nghiệp game mới nổi lên.
Phân loại khác.
Có một số phân loại khác về các game thủ dựa trên sở thích của họ về trò chơi đó:
Ngoài ra việc phân loại game thủ còn chia ra nhiều phân loại khác dựa trên quy tắc chơi game của họ, cách thức xây dựng lối chơi, phản ứng của họ khi chơi game.
Clan (Guild).
Một đặc tính khác của các game thủ đó là việc thành lập các clan (guild, group), thường là một nhóm các người chơi được hình thành, thường là dưới sự "lãnh đạo" không chính thức của một cá nhân hay nhóm người nào đó (Admin - quản trị viên). Các clan thường được tạo ra bởi các game thủ có cùng sở thích; các nhóm này kết nối các hội viên thành một cộng đồng "ngoại tuyến", giúp xóa đi các rào cản về địa lý, văn hoá. Một số nhóm chỉ bao gồm các game thủ chuyên nghiệp, những người tham gia giải đấu game; nhưng hầu hết các nhóm này được thành lập ra đơn thuần là gồm những nhóm người chơi có cùng sở thích, hỗ trợ lẫn nhau trong việc chơi, tìm hiểu game.
Người chơi.
Việc chơi game thường gắn liền với con trai, nhưng sự đa dạng đối tượng chơi game ngày càng tăng theo thời gian, đặc biệt ngày nay là phụ nữ. Nhiều nhà phát triển game ngày nay đều nỗ lực tìm cách tối ưu các trò chơi của họ từ máy tính, điện thoại, console... để có thể phù hợp với nhiều thể loại đối tượng. Thị trường game dễ tiếp cận với nhiều loại đối tượng nhất là điện thoại thông minh, vì khác với máy tính cá nhân, console, điện thoại thông minh dễ sử dụng hơn, tiện lợi hơn và cũng đa dụng, ngày càng phát triển rộng thành một xu hướng cho nên game cũng dễ tiếp cận đến hơn.
Trong khi 48% phụ nữ ở Hoa Kỳ nói họ đã từng chơi trò chơi điện tử trong đời, thì trong số đó chỉ có 6% tự nhận là game thủ, trong khi ở nam giới thì con số đó là 15%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã tăng lên 9% ở phụ nữ tuổi từ 18-29. Chỉ có 4% trong số những người từ 50 tuổi trở lên tự nhận mình là game thủ. | 1 | null |
Histidin (viết tắt là His hoặc H) là một α-amino acid có một nhóm chức imidazole. Nó là một trong 22 amino acid sinh protein. Các codon của nó là CAU và CAC. Histidin được phân lập lần đầu tiên bởi thầy thuốc người Đức Albrecht Kossel vào năm 1896. Histidin là một amino acid thiết yếu trong cơ thể người và các loài động vật có vú khác. Lúc đầu người ta cho rằng histidin chỉ thiết yếu đối với trẻ sơ sinh, nhưng các nghiên cứu về sau cho thấy nó cũng thiết yếu đối với người lớn.
Tính chất hóa học.
Nhánh bên imidazole của histidin có pKa xấp xỉ 6,0, và toàn bộ phân tử amino acid có pKa bằng 6,5. Điều đó có nghĩa là, tại các giá trị pH sinh lý tương đương, các sự thay đổi pH tương đối nhỏ sẽ làm thay đổi điện tích trung bình của phân tử amino acid. Khi pH dưới 6, nhân imidazole gần như bị proton hóa hoàn toàn theo phương trình Henderson–Hasselbalch. Khi bị proton hóa, nhân imidazole sẽ mang hai liên kết NH và mang điện tích dương. Điện tích dương được phân bố đều trên cả hai nguyên tử nitơ và phân tử có thể được biểu diễn dưới dang hai cấu trúc cộng hưởng tương đương.
Tính thơm.
Nhân imidazole histidin có tính thơm ở mọi giá trị pH. Nó chứa sáu electron pi: bốn electron từ hai liên kết đôi và hai electron từ một nguyên tử nitơ đơn cặp. Nó có thể tạo ra phản ứng tương tác pi, nhưng phản ứng khá phức tạp do phân tử mang điện tích dương. Cả hai trạng thái đều không hấp thụ bước sóng 280 nm, nhưng đối với các bước sóng bé hơn thì nó hấp thụ nhiều hơn các amino acid khác.
Hóa sinh.
Nhán bên imidazole của histidin là một phối tử phổ biến trong các metalloprotein và là một phần trong các vùng xúc tác của một vài enzym. Trong các bộ ba xúc tác, nguyên tử nitơ base của histidin lấy một proton từ serin, threonin, hoặc cystein để hoạt hóa nó thành một chất ái nhân. Trong kênh vận chuyển proton histidin, histidin được dùng làm chất vận chuyển nhanh proton, bằng cách histidin lấy một proton nhờ nguyên tử nitơ base để tạo ra một chất trung gian mang điện tích dương, rồi sau đó dùng một phân tử khác, một chất đệm, để lấy proton từ nguyên tử nitơ axit của nó. Trong enzym carbonic anhydrase, một kênh vận chuyển proton histidin được dùng để vẩn chuyển nhanh proton ra khỏi một phân tử nước được gắn với kẽm để nhanh chóng kích hoạt dạng hoạt động của enzym. Histidin cũng quan trọng trong vòng xoắn E và F của hemoglobin. Histidin giúp làm bền oxyhemoglobin và tăng phân giải hemoglobin gắn với CO. Do đó, liên kết giữa carbon monoxid với hemoglobin chỉ mạnh hơn gấp 200 lần, so với 20.000 lần nếu CO liên kết với hem tự do.
Cộng hưởng từ nguyên tử.
Theo như dự đoán, độ dời hóa học 15N của các nguyên tử nitơ không thể phân biệt được (khoảng 200 ppm). Khi pH tăng đến xấp xỉ 8, sự proton hóa của nhân imidazole biến mất. Proton còn lại của nhóm imidazole trung tính bây giờ có thể tồn tại trên một trong hai nguyên tử nitơ, tạo nên đồng phân tautome N-1 hoặc N-3. Cộng hưởng từ hạt nhân cho thấy độ dời hóa học của N-1 giảm nhẹ, trong khi đó độ dời hóa học của N-3 giảm mạnh (190 so với 145 ppm). Điều này có nghĩa rằng dạng tautome N-1-H chiếm ưu thế, có thể do liên kết hydro được tạo nên với nhóm amoni gần đó.
Chuyển hóa.
Histidin là tiền chất trong sinh tổng hợp của histamin và carnosin.
Enzym histidin amonia-lyase chuyển hóa histidin thành amonia và axit urocanic. Sự thiếu hụt enzym này dẫn đến một rối loạn chuyển hóa hiếm gặp là histidin huyết. Trong Actinobacteria và các loại nấm dạng chỉ, như "Neurospora crassa", histidin có thể được chuyển hóa thành chất chống oxy hóa ergothionein.
Thực phẩm bổ sung.
Thức ăn được bổ sung thêm histidin được cho thấy là làm tăng sự đào thải kẽm ở chuột cống lên gấp 3 đến 6 lần bình thường. | 1 | null |
Imidazole là một hợp chất hữu cơ có công thức (CH)2N(NH)CH. Nó là một chất rắn không màu, tan trong nước tạo dung dịch hơi có tính base. Trong hóa học, nó là một hợp chất dị vòng thơm, là một diazole và là một alkaloid.
Các dẫn xuất của imidazole, là một họ các hợp chất dị vòng có cùng nhân 1,3-C3N2, nhưng khác nhau về nhóm thế. Hệ vòng này xuất hiện trong nhiều cấu trúc sinh học quan trọng, như histidin, và hormon liên quan histamin. Nhiều loại thuốc có chứa một nhân imidazole, như các loại thuốc kháng nấm, nitroimidazole, và thuốc an thần midazolam. | 1 | null |
5-Nitroimidazole là một dẫn xuất của imidazole chứa một nhóm nitro.
Nhiều dẫn xuất của nitroimidazole hợp thành một nhóm các thuốc kháng sinh nitroimidazole được dùng để chống lại sự nhiễm trùng các vi khuẩn kị khí và ký sinh trùng. Ví dụ điển hình nhất là metronidazole (Flagyl). Các hợp chất dị vòng khác như các nitrothiazole (thiazole) cũng có tác dụng tương tự. Các hợp chất dị vòng nitro có thể được hoạt hóa trong các tế bào thiếu oxy, rồi sau đó được tái chế bằng phản ứng oxy hóa khử hoặc phân hủy thành các sản phẩm độc. | 1 | null |
Mammuthus imperator ("Mammuthus imperator") là một loài voi ma mút đã tuyệt chủng đặc hữu Bắc Mỹ từ thế Pleistocene.
Nó được coi là loài voi ma mút lớn nhất Tây bán cầu đạt đến chiều cao ở vai là 4,9 m (16 ft) và trọng lượng là 13 tấn. Nó hơi cao hơn voi ma mút lông xoăn, voi ma mút thảo nguyên và nhiều loài khác và hơi ngắn hơn "Deinotherium". Do ở trung và tây nam Bắc Mỹ ấm hơn ở bắc Eurasia và Bắc Mỹ, loài Mammuthus imperator được cho là không có bộ lông dày như một số bà con họ hàng của nó. Nó đã sinh sống dọc cùng với voi ma mút Columbia ("Mammuthus columbi"), một loài thường bị nhầm lẫn với "M. imperator" do có kích cỡ và phạm vi hóa thạch tương tự. Cách nguyên thủy nhất để phân biệt hai loài voi mamut này là ngà của voi "M. imperator" uốn cong về điểm chồng lấn còn ngà của voi "M. columbi"' thì không. "M. imperator" ban đầu được miêu tả là một loài hóa thạch của "Elephas" bởi Joseph Leidy vào năm 1858.
Các hóa thạch tuyệt vời của Mammuthus imperator được tìm thấy ở La Brea Tar Pits, phía nam California.
Không phải tất cả các nhà cổ sinh vật học xem "M. imperator" là một loài hợp lệ. Larry Agenbroad, một nhà nghiên cứu tin rằng "M. imperator" là một danh pháp không hợp lệ thường đặt cho loài "M. columbi". Cho rằng ngà phát triển suốt đời con vật, những con già hơn có xu hướng có ngà dài hơn và nhiều khả năng cắt nhau. Ông cũng tranh luận rằng cách hiểu khác thì "M. imperator" là một phân loài của "M. columbi". | 1 | null |
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp không có biểu hiện viêm khớp và sự có mặt của "yếu tố dạng thấp" trong máu. Đây là một trong các bệnh khớp viêm mạn tính thường gặp nhất ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, chiếm khoảng 0,5-2 % dân số. Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác trên cơ thể.
Nguyên nhân.
Nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Gần đây người ta cho rằng VKDT là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các yếu tố sau:
Triệu chứng.
Giai đoạn khởi phát.
Bệnh thường khởi phát từ từ, tăng dần, chỉ khoảng 10-15% bệnh bắt đầu đột ngột và cấp tính. Trước khi có triệu chứng của khớp, bệnh nhân có thể có biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi, tê các đầu chi. Giai đoạn này kéo dài vài tuần đến vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Giai đoạn toàn phát.
Thường xuất hiện viêm đau nhiều khớp (nên còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp). Trong đó hay gặp nhất là các khớp cổ tay (90%), khớp ngón gần bàn tay (80%), khớp bàn ngón (70%), khớp gối (90%), khớp cổ chân (70%), khớp ngón chân (60%), khớp khuỷu (60%). Các khớp ít gặp như: khớp háng, cột sống, khớp vai, khớp ức đòn, nếu có viêm các khớp này cũng thường là ở giai đoạn muộn.
Nhóm triệu chứng viêm khớp dạng thấp do bệnh lý
- Đau, cứng khớp: Hiện tượng viêm khiến khớp tổn thương và đau âm ỉ, đau nhiều về đêm, tăng khi gần sáng và cơ cứng khớp lúc thức dậy, hạn chế vận động. Đặc biệt, viêm khớp dạng thấp có tính đối xứng, chỉ cần 1 bên khớp bị viêm đau thì bên còn lại cũng có biểu hiện tương tự.
- Sưng khớp: Khớp tay - cổ tay - ngón tay hoặc khớp gối, khớp chân bị sưng đỏ do dịch tụ lại trong khớp.
- Đỏ và nóng da: Vùng da khớp bị viêm sẽ ấm hơn, có màu hồng nhạt hoặc đỏ hơn so với vùng xung quanh.
Chẩn đoán.
Tiêu chuẩn của hội thấp khớp Mỹ ACR (American College of Rheumatology) - 1958.
Gồm 11 tiêu chuẩn, trong đó có 6 tiêu chuẩn lâm sàng và 5 tiêu chuẩn cận lâm sàng:
Chẩn đoán chắc chắn khi có 7 tiểu chuẩn trở lên và thời gian bị bệnh trên 6 tuần. Chẩn đoán xác định khi có 5 tiểu chuẩn trở lên và thời gian bị bệnh trên 6 tuần. Chẩn đoán nghi ngờ khi có 4 tiểu chuẩn và thời gian bị bệnh 4 tuần.
Tiêu chuẩn ACR - 1987.
Có 7 tiêu chuẩn:
Chẩn đoán xác định khi có 4 tiêu chuẩn trở lên.
Trong điều kiện ở Việt Nam.
Do thiếu các phương tiện chẩn đoán cần thiết, nên chẩn đoán xác định dựa vào các yếu tố sau: | 1 | null |
Người hiện đại Châu Âu sơ khai (; viết tắt là EEMH), hay người Cro-Magnon (: Crômanhôn hay Crô-manhông), là các quần thể người hiện đại sơ khai ("Homo sapiens") từ Tây Á đầu tiên đặt chân đến Châu Âu, và sinh sống liên tục tại đây từ khoảng sớm nhất là 56.800 năm trước. Họ đã tiếp xúc và giao phối với các quần thể Neanderthal bản địa ("H. neanderthalensis") của Châu Âu và Tây Á, loài mà về sau tuyệt chủng vào khoảng 40.000 đến 35.000 năm trước. Tất cả người EEHM kể từ thời điểm 37.000 năm trước trở đi đều là hậu duệ của một quần thể nền móng duy nhất, có đóng góp thành phần di truyền cho người Châu Âu hiện đại. Người EEMH là chủ nhân của nhiều nền văn hóa hậu kỳ đá cũ, quan trọng nhất trong số đó là văn hóa Aurignac, được tiếp nối bởi văn hóa Gravette vào khoảng 30.000 năm trước. Do biến đổi khí hậu trong giai đoạn Cực đại băng hà cuối cùng (LGM), văn hóa Gravette chia tách tiếp thành hai nền văn hóa là Epi-Gravette ở phía đông và Solutré ở phía tây, đạt đỉnh cao cách đây 21.000 năm. Đồng thời với sự ấm lên của Châu Âu lục địa, văn hóa Solutré dần chuyển biến thành văn hóa Magdalénien vào 20.000 năm trước, và quần thể người này đã tái chiếm Châu Âu. Văn hóa Magdalénien và Epi-Gravette đã mở đường cho sự phát triển của các nền văn hóa thời đại đồ đá giữa, song song với sự tuyệt chủng của các loài mồi lớn và sự khép lại của thời kỳ băng hà cuối cùng.
Về mặt giải phẫu, người EEMH tương đối giống người Châu Âu hiện đại, song họ có thân hình lực lưỡng hơn, khuôn mặt rộng hơn, đường gờ lông mày nổi bật hơn, và răng to hơn. Các mẫu vật EEMH cổ nhất sở hữu một số đặc điểm giống người Neanderthal. Những người EEMH đầu tiên có làn da sẫm màu; trên thực tế, phải tới khoảng 30.000 năm trước thì tính trạng da trắng ở người mới xuất hiện. Họ rất cao lớn, có vóc dáng ngang bằng người hiện đại hậu-công nghiệp; họ đã kiến tạo các tuyến giao thương có thể kéo dài tới , và thường xuyên săn bắt những loài thú lớn. Trước giai đoạn LGM, mật độ dân số EEMH còn khá thấp, tuy lại lớn hơn đáng kể mật độ dân số Neanderthal, có lẽ bởi tỉ lệ chết trẻ cao hơn của người Neanderthal; tuổi thọ trung bình của cả hai loài người đương thời đều dưới 40 tuổi. Sau thời kỳ LGM, mật độ dân số của họ tăng lên do các cộng đồng ít di chuyển hơn, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao song song với sự khan hiếm thú mồi cỡ lớn đã khiến họ phải lệ thuộc hơn vào thú mồi cỡ nhỏ và thủy sản, hơn nữa còn khiến họ phải áp dụng kiểu săn lùa mồi và giết thịt cả đàn. Người EEMH biết chế tác vũ khí săn bắn như giáo mác, gẩy phóng lao và lao móc. Ngoài ra, họ đã thuần chủng được chó. Người EEMH dường như dựng các trại tạm bợ trên đường di chuyển, ví dụ như những chiếc lều làm bằng xương voi ma-mút trên Đồng bằng Đông Âu của văn hóa Gravette .
Niên đại.
Khi người hiện đại sơ khai ("Homo sapiens") di cư vào Châu Âu, họ tiếp xúc với người Neanderthal ("H. neanderthalensis") đã có mặt ở đó từ hàng trăm ngàn năm trước. Năm 2019, nhà cổ nhân học người Hy Lạp Katerina Harvati và đồng sự lập luận rằng hai mẫu sọ 210.000 năm tuổi được tìm thấy trong Hang Apidima, Hy Lạp, thuộc về người hiện đại chứ không phải người Neanderthal — nếu điều này đúng thì chứng tỏ quần thể người hiện đại ở đây có một lịch sử lâu dài đáng ngạc nhiên — song vào năm 2020, kết luận này bị bác bỏ bởi nhà cổ nhân học người Pháp và các đồng sự. Khoảng 60.000 năm trước, giai đoạn đồng vị oxy 3 khởi phát, đặc trưng với các kiểu mẫu khí hậu hỗn loạn kèm theo sự thoái lui bất thường của rừng cây cạnh các khu vực thảo nguyên.
Dấu hiệu sớm nhất về sự di cư của người hiện đại hậu kỳ đá cũ vào Châu Âu là một loạt các mảnh răng cùng nhiều công cụ đá thuộc kỹ nghệ Neronian ở Grotte Mandrin, Malataverne, Pháp. Một nghiên cứu năm 2022 định tuổi các mẫu vật vào khoảng 56.800-51.700 năm trước. Văn hóa Neronian là một trong những kỹ nghệ có liên hệ với người hiện đại mà được coi là sự quá độ từ trung kỳ sang hậu kỳ đá cũ. Ngoài ra, ta cũng đã phát hiện kỹ nghệ Bohunician Balkan bắt đầu từ 48.000 năm trước, rất có thể là hậu duệ của kỹ nghệ Emiran Levant, và các hóa thạch cổ thứ nhì có niên đại trong khoảng 45–43 ngàn năm trước ở Bulgaria, Ý, và Anh. Không rõ những người này khi tây tiến đã men theo sông Danube hay theo đường bờ Địa Trung Hải. Khoảng 45-44 ngàn năm trước, văn hóa tiền-Aurignac — nền văn hóa hậu kỳ đá cũ Châu Âu được công nhận rộng rãi nhất, có lẽ phát sinh từ văn hóa Ahmar Cận Đông — đã di tản khắp Châu Âu. Sau thời điểm 40.000 năm trước, đồng thời với sự kiện Heinrich 4, văn hóa Aurignac lõi biến đổi ở miền Nam-Trung Châu Âu, rồi nhanh chóng thay thế tất cả các nền văn hóa khác trên lục địa. Làn sóng nhập cư này của người hiện đại đã thay thế các quần thể Neanderthal cũng như kỹ nghệ Moustier của họ. Ở thung lũng Danube, nếu so sánh với các nền văn hóa trước, các địa điểm khảo cổ thuộc văn hóa Aurignac rất thưa thớt và lẻ tẻ cho tới tầm 35.000 năm trước. Từ đó trở đi, "văn hóa Aurignac Điển hình" cực kỳ phổ biến và kéo dài cho tới 29.000 năm trước.
Văn hóa Aurignac từng bước một bị thế chỗ bởi văn hóa Gravette, song ta chưa rõ văn hóa Aurignac tuyệt diệt khi nào bởi vì định nghĩa của nó còn mơ hồ. Các công cụ "Aurignacoid" (có dạng thù Aurignac) hoặc "Epi-Aurignac" đã được xác định là tồn tại cho đến khoảng 18-15 nghìn năm trước. Hơn nữa ta cũng chưa rõ văn hóa Gravette bắt nguồn từ đâu, bởi lẽ nó rất khác biệt so với văn hóa Aurignac (có lẽ không phải hậu duệ). Dẫu vậy, bằng chứng di truyền cho thấy dòng dõi Aurignac đã hoàn toàn tuyệt nòi. Các giả thuyết về sự nở rộ của văn hóa Gravette bao gồm sự chuyển biến ở Trung Âu từ văn hóa Szeleta (phát triển từ văn hóa Bohunician) tồn tại từ 41-37 nghìn năm trước; hoặc từ văn hóa Ahmar hoặc các nền văn hóa tương tự tồn tại ở Cận Đông hoặc dãy Kavkaz trước thời điểm 40.000 năm trước. Hơn nữa cũng có tranh cãi tương ứng về niên đại xuất hiện sớm nhất của kỹ nghệ Gravette: giả thuyết trước thì cho rằng nó tọa lạc ở Đức tầm 37.500 năm trước, còn giả thuyết sau cho rằng nó là mái đá III 38-36 nghìn năm tuổi ở bán đảo Krym. Dù gì đi chăng nữa, văn hóa Gravette xuất hiện đúng thời điểm khí hậu Trái Đất hạ nhiệt đáng kể. Quần thể nền móng của tất cả người EEMH hậu thế đã từng tồn tại vào khoảng 37.000 năm trước, và Châu Âu sẽ tiếp tục bị cô lập về mặt di truyền khỏi phần còn lại của thế giới trong vòng 23.000 năm tới.
Khoảng 29.000 năm trước, giai đoạn đồng vị oxy 2 bắt đầu, khiến nhiệt độ toàn cầu sụt giảm. Quá trình này đạt đỉnh điểm tầm 21.000 năm trước trong Cực đại băng hà cuối cùng (LGM) khiến Scandinavia, vùng Baltic, và Quần đảo Anh bị phủ băng hà, và tạo điều kiện cho băng mùa đông lan tới tận bờ biển Pháp. Dãy Alps cũng bị đóng băng và phần lớn Châu Âu biến thành hoang mạc địa cực. Vùng bờ Địa Trung Hải bị chi phối bởi đồng bằng ma-mút và đồng bằng xen lẫn rừng cây. Theo hệ quả, phần lớn Châu Âu không thích hợp cho con người định cư, và hai văn hóa hoàn toàn mới xuất hiện để thích ứng với môi trường đổi thay: văn hóa Solutré ở tây nam Châu Âu, phát minh ra nhiều kỹ thuật mới; và văn hóa Epi-Gravette trải dài từ Ý tới Đồng bằng Đông Âu, cải biến các kỹ thuật Gravette trước đó. Tộc Solutré chiếm cứ khu vực đóng băng vĩnh cửu, còn tộc Epi-Gravette bị mặc kẹt ở những vùng tuy ít khắc nghiệt hơn song vẫn đóng băng theo mùa. Rất ít di chỉ khảo cổ trong khoảng niên đại này đã được phát hiện. Các sông băng bắt đầu thoái lui vào khoảng 20.000 năm trước, và văn hóa Solutré đã diễn tiến thành văn hóa Magdalénien rồi tái chiếm Tây-Trung Âu trong vòng vài nghìn năm kề sau. Bắt đầu từ sự kiện Dryas Già (khoảng 14.000 năm trước) trở đi, các truyền thống Magdalénien cuối cùng như Azilian, Hamburgian, và Creswellian, mới dần xuất hiện. Trong giai đoạn ấm Bølling–Allerød, các gen Cận Đông bắt đầu hiện diện ở người Châu Âu, báo hiệu sự kết thúc cô lập di truyền tại lục địa này. Có lẽ do động vật lớn ngày một khan hiếm, văn hóa Magdalénien và Epi-Gravette dần bị thay thế hoàn toàn bởi kỹ nghệ đồ đá giữa khi Châu Âu bước vào thế Toàn Tân.
Người hiện đại đã hoàn toàn tái định cư Châu Âu vào đợt tối ưu khí hậu Toàn Tân (9-5 nghìn năm trước). Quần thể săn bắt-hái lượm phía tây ("Western Hunter-Gatherers" hay "WHG") đồ đá giữa, cùng với quần thể Bắc Á-Âu cổ ("Ancient North Eurasians" hay "ANE") hậu duệ của văn hóa Mal'ta–Buret' Siberi và quần thể săn bắt-hái lượm Caucasus ("Caucasus Hunter-Gatherers" hay "CHG"), đã đóng góp phần lớn thành phần di truyền của họ vào bộ gen người Châu Âu ngày nay (một bộ gen Âu châu điển hình có thể chứa từ 40–60% thành phần WHG). Di cốt Loschbour 8.000 năm tuổi thuộc thời đại đồ đá giữa dường như cũng có thành phần di truyền tương tự. Nông dân thời đại Đồ đá mới ở Cận Đông, tách ra từ các quần thể săn bắt-hái lượm Châu Âu khoảng 40.000 năm trước, đã tỏa khắp Châu Âu vào thời điểm 8.000 năm trước, mở ra thời đại đồ đá mới với các quần thể Nông dân Âu châu Sơ khai (EEF). EEF đóng góp 30% thành phần tổ tiên cho các quần thể Baltic ngày nay, và lên tới 90% cho các quần thể Địa Trung Hải ngày nay. Quần thể Địa Trung Hải có lẽ thừa kế di truyền từ WHG thông qua quá trình xâm nhập gen EEF. Quần thể săn bắt-hái lượm phía đông (EHG) xác định quanh dãy núi Ural cũng đã phát tán, và quần thể săn bắt-hái lượm Scandinavia (SHG) có vẻ là sự hỗn dung giữa WHG và EHG. Khoảng 4.500 năm trước, các nền văn hóa Yamna và Corded Ware từ những đồng cỏ phương đông đã mang đến Châu Âu đồ đồng, tiếng Ấn-Âu nguyên thủy, và ít nhiều thành phần di truyền như ngày nay mà ta thấy ở người Châu Âu.
Phân loại học.
Người EEMH thường được gọi là "người Cro-Magnon" trong các tài liệu chuyên ngành lịch sử cho tới những năm 1990 khi mà thuật ngữ "người hiện đại về mặt giải phẫu" trở nên phổ biến hơn. Danh ngữ "Cro-Magnon" bắt nguồn từ 5 bộ cốt được phát hiện bởi nhà cổ sinh học người Pháp Louis Lartet vào năm 1868 tại Mái đá Cro-Magnon, Les Eyzies, Dordogne, Pháp, sau khi khu vực này được phát lộ trong quá trình thi công trạm xe lửa. Các hóa thạch và di vật từ thời đá cũ thực chất đã được biết đến từ hàng thập kỷ trước, song chúng lại được giới khoa học Tây phương bấy giờ diễn giải theo mô hình tạo hóa (vì quan niệm tiến hóa chưa được hiểu rõ). Chẳng hạn, mẫu vật Aurignac có biệt danh Red Lady of Paviland (thực chất là nam giới) từ Nam Wales từng được nhà địa chất học Reverend William Buckland hồi năm 1822 nhận dạng nhầm là một công dân của Anh thuộc La Mã. Các tác giả hậu thế thì tranh luận về vấn đề liệu bộ xương có phải là bằng chứng của người tiền-hồng thủy ở Anh, hay là nó đã bị cuốn trôi khỏi vùng định cư bởi một trận lũ lớn. Buckland cho rằng mẫu vật này là nữ giới bởi vì nó được chôn cùng các đồ tùy táng như vỏ sò, các cây gậy và vòng làm từ ngà, và một cái xiên làm từ xương chó sói; ngoài ra còn khẳng định (dường như chỉ mang tính chất cợt nhảm) đống trang sức là bằng chứng về thuật phù thủy. Phong trào đồng nhất luận lúc bấy giờ đang ngày càng được chấp thuận bởi đông đảo các nhà địa chất học, dẫn đầu bởi Charles Lyell; theo đó lập luận rằng các chất liệu hóa thạch có thể còn lâu đời hơn những gì được ghi trong Kinh Thánh.
Sau khi trước tác "Nguồn gốc các loài" của Charles Darwin được xuất bản vào năm 1859, các nhà nghiên cứu chủng tộc bắt đầu phân chia nhân loại thành các cận loài hoặc cận chủng giả định, dựa trên các chỉ số không đáng tin cậy và ngụy khoa học lấy từ các ngành nhân trắc học, tướng mạo học, và não tướng học, cho tới tận thế kỷ thứ 20. Đây có thể coi là sự tiếp nối của công trình "Systema Naturae" (1735) do Carl Linnaeus khởi xướng, trong đó ông trình bày mô hình phân loại sinh vật như ta đã biết ngày nay. Theo đó, con người được định danh là "Homo sapiens", kèm theo các cận loài phỏng đoán dựa trên các định nghĩa về hành vi mang tính phân biệt chủng tộc (tuân theo các khái niệm của học thuyết chủng tộc lịch sử): "H. s. europaeus" (người gốc Âu, chi phối bởi pháp quyền), "H. s. afer" (người gốc Phi, bốc đồng), "H. s. asiaticus" (người gốc Á, thiển kiến), và "H. s. americanus" (người bản địa châu Mỹ, phong tục tập quán). Hệ thống phân loại chủng tộc được áp dụng rộng ra cho các mẫu hóa thạch, bao trọn cả người EEMH và người Neanderthal, sau khi chiều sâu niên đại của chúng đã được công nhận rộng rãi. Năm 1869, Lartet đã đề xuất đặt danh pháp "H. s. fossilis" cho các di cốt Cro-Magnon. Một số cận chủng ví dụ khác của 'chủng Cro-Magnon' bao gồm: "H. pre-aethiopicus" cho một mẫu sọ ở Dordogne có "nét Ethiopic"; "H. predmosti" hay "H. predmostensis" cho một loạt các sọ tìm thấy ở Brno, Cộng hòa Czech, được cho là dạng quá độ giữa người Neanderthal và EEMH; "H. mentonensis" cho một mẫu sọ ở Menton, Pháp; "H. grimaldensis" cho người Grimaldi và các bộ cốt gần Grimaldi, Monaco; và "H. aurignacensis" hay "H. a. hauseri" cho mẫu sọ Combe-Capelle.
Các 'chủng tộc hóa thạch' này, kèm theo các ý tưởng của Ernst Haeckel về sự tồn tại của các chủng tộc lạc hậu chưa đạt đến độ chín muồi văn minh (còn gọi là chủ nghĩa Darwin xã hội), đã gieo rắc vào tâm thức người Châu Âu bấy giờ cái quan điểm cho rằng: người da trắng văn minh tiến hóa từ tổ tiên vượn nhân nguyên thủy ngu đần thông qua một loạt các chủng tộc man dã trung gian. Hồi đó, đường gờ lông mày nổi bật được cho là tính trạng giống vượn, do vậy nên người Neanderthal (kể cả thổ dân Úc) bị coi là chủng tộc thấp kém. Những hóa thạch ở Châu Âu lúc ấy được xem như là những tổ tiên của các chủng Châu Âu sinh tồn. Một trong những nỗ lực sớm nhất nhằm phân loại người EEMH đã được thực hiện bởi hai nhà nhân chủng học Joseph Deniker và William Z. Ripley vào năm 1900. Hai ông nhận xét EEMH là những người tiền-Arya cao ráo và thông minh, thượng đẳng hơn các chủng khác, phát tích từ vùng Scandinavia và Đức. Học thuyết chủng tộc về sau xoay quanh các chủng tộc (cận loài) thượng đẳng, tóc vàng hơn, da trắng hơn, tiến hóa ở Trung Âu và phát tán theo các làn sóng thay thế tổ tiên da tối màu, cô đọng ở "chủng Bắc Âu". Những khẳng định kiểu này cộng hưởng với chủ nghĩa duy Bắc Âu và chủ nghĩa Toàn Đức (tức là, chủng Arya thượng đẳng), nổi tiếng ngay trước Thế chiến I, về sau được Đức Quốc xã sử dụng để hợp thức hóa cuộc chinh phục Châu Âu và tính thượng đẳng của dân tộc Đức trong Thế chiến II. Vóc dáng là một trong các đặc điểm dùng để nhận dạng cận chủng, vậy nên các mẫu EEMH cao lớn ở các di chỉ Cro-Magnon, Paviland, và Grimaldi của Pháp được cho là tổ tiên của "chủng Bắc Âu", và các mẫu nhỏ nhắn hơn ở Combe-Capelle và Chancelade (cũng từ Pháp) được coi là tiền thân của "chủng Địa Trung Hải" hay "chủng Eskimoid". Các bức tượng Vệ Nữ — khắc họa những người phụ nữ mang thai với bầu vú và hông phồng to lên — được dùng làm bằng chứng chỉ tới sự hiện diện của "chủng Negroid" ở Châu Âu thời đá cũ, bởi vì chúng được diễn giải là hình tượng phụ nữ mắc chứng mông nhiều mỡ (thường thấy ở phụ nữ tộc San của Nam Phi) và kiểu tóc ở một số bức cũng trông giống tóc của Ai Cập cổ đại. Tới những năm 1940, phong trào thực chứng chủ nghĩa — chủ trương đấu tranh loại bỏ chủ quan văn hóa-chính trị khỏi khách quan khoa học, vốn đã bắt đầu từ khoảng một thế kỷ trước — trở nên thời thượng trong giới nhân chủng học Châu Âu. Chính vì điều này và mối liên hệ của thuyết chủng tộc với chủ nghĩa Đức Quốc xã, nghiên cứu chủng tộc đã rơi vào quên lãng.
Sinh học.
Đặc tính thể chất.
Thể tích nội sọ trung bình của 28 mẫu vật người hiện đại trong khoảng 190-25 nghìn năm trước được ước tính là , và đối với mẫu hẹp hơn gồm 13 cá thể thì thể tích nội sọ trung bình là . Để đối chiếu, theo một ước tính, thể tích sọ trung bình của người ngày nay là , rõ ràng nhỏ hơn. Sở dĩ có điều này là bởi não EEMH, tuy vẫn nằm trong phạm vi khả dĩ của não người ngày nay, có chiều dài thùy trán trung bình lớn hơn và thùy chẩm ở vị trí cao hơn. Tuy nhiên, thùy đỉnh của EEMH lại khá ngắn. Không rõ liệu đặc điểm này có tạo nên sự khác biệt hành vi giữa người hiện đại thời đó và người hiện đại ngày nay hay không.
Về mặt thể chất, người EEMH giống người ngày nay ở nhiều bình diện: hộp sọ hình cầu, khuôn mặt dẹt, gờ lông mày mảnh dẻ, và cằm nổi rõ. Tuy vậy, xương EEMH dày và khỏe hơn. Những EEMH sớm nhất thường sở hữu các đặc điểm giống người Neanderthal. Cụ thể, tộc Aurignac thể hiện nhiều tính trạng giống người Neanderthal nhất, ví dụ như chỏm sọ hơi bẹt và búi chẩm trồi ra phía sau sọ (đôi khi khá nổi bật). Các đặc điểm này ở tộc Gravette có tần suất ít đi hẳn. Trong chuyên luận hình thái học năm 2007 của mình, nhà cổ nhân học Erik Trinkaus kết luận rằng những đặc điểm như thế là kết quả của sự xâm nhập gen Neanderthal, rốt cuộc đã bị chắt lọc khỏi vốn gen của người hiện đại.
Ở Tây Âu hậu kỳ đá cũ sớm, vóc dáng trung bình của 20 nam và 10 nữ người hiện đại được ước tính lần lượt ở mức và , ngang bằng người hiện đại hậu-công nghiệp. Trái lại, đối với mẫu 21 nam và 15 nữ Tây Âu hậu kỳ đá cũ muộn, mức trung bình là và . Không rõ vì sao người EEMH cao lớn hơn, nhất là khi các động vật sống ở đới khí hậu lạnh thường có chi vận động ngắn và thấp lùn để giữ nhiều nhiệt nhất có thể. Một số giả thuyết giải thích cho điều này bao gồm: sự lưu tồn vóc dáng cao lớn của tổ tiên; chế độ ăn đủ dinh dưỡng hơn từ thịt của các loài thú mồi lớn mà về sau bị tuyệt chủng ở Châu Âu; sự thích nghi chức năng để có sải tay sải chân rộng hơn, nhằm tối ưu di chuyển để có thể bắt kịp hươu nai; tính lãnh thổ tăng cao trong các quần thể EEMH muộn làm giảm dòng gen giữa các cộng đồng và làm tăng tỉ lệ hôn phối cận huyết; thiên vị thống kê gây ra bởi cỡ mẫu nhỏ; hoặc bởi lẽ những cá nhân cao lớn thời tiền-LGM có ưu thế xã hội nên được mai táng chu toàn hơn.
Trước khi ngành di truyền học phát triển như ngày nay, người ta đã từng lầm tưởng rằng EEMH có làn da màu trắng giống người Châu Âu hiện nay, đặc điểm mà giúp họ hấp thụ vitamin D từ ánh sáng yếu ớt của Mặt Trời phương bắc. Tuy nhiên, trong số 3 gen chính góp phần tạo nên làn da trắng ấy — KITLG, SLC24A5, và SLC45A2 — thì hai cái sau, cũng như gen TYRP1 có liên hệ với màu tóc và màu mắt sáng, mới chỉ trải qua chọn lọc dương tính vào khoảng muộn nhất là 19-11 nghìn năm về trước trong thời kì quá độ đồ đá giữa. Biến thể gen liên quan đến mắt xanh ở người hiện nay, OCA2, có vẻ được thừa kế từ một tổ tiên chung cách đây 10–6 nghìn năm sống đâu đó ở Bắc Âu. Thời điểm muộn như vậy dường như là do dân số thấp và/hoặc sự di cư vượt lục địa cần thiết cho sự thay đổi màu da, màu tóc, và màu mắt hiếm khi xảy ra. Riêng gen KITLG trải qua chọn lọc dương tính ở người EEMH (cũng như ở người Đông Á) sớm tận 30.000 năm về trước.
Di truyền học.
Tuy người hiện đại về mặt giải phẫu đã có mặt bên ngoài châu Phi dường như sớm tận 250.000 năm trước trong các quãng thời gian biệt lập, song các quần thể người ngoại-Phi châu hiện nay bắt nguồn chủ yếu từ cuộc bành trướng diễn ra cách đây 65–55 nghìn năm. Sự biến này vốn phát sinh từ làn sóng mở rộng nội vùng Đông Phi của nhóm đơn bội ADN ty thể L3. Phân tích ADN ty thể xác định EEMH là nhánh chị em của các nhóm người Đông Á hậu kỳ đá cũ, theo đó thì sự phân tách giữa hai dòng người có lẽ xảy ra cách đây 50.000 năm.
Các nghiên cứu di truyền ban đầu về EEMH vào năm 2014, cụ thể là mẫu Kostenki-14 37.000 năm tuổi, đã xác định 3 dòng dõi chính mà cũng xuất hiện ở người Châu Âu hiện nay: một dòng liên hệ với tất cả EEMH hậu thế; một dòng "Basal Eurasian" tách khỏi tổ tiên chung của người Âu và người Đông Á trước khi hai nhóm này phân kỳ; và một dòng có liên hệ với di cốt 24.000 năm tuổi tìm thấy tại di chỉ văn hóa Mal'ta–Buret' Siberi (gần Hồ Baikal). Trái lại, Fu et al. (2016), khi đánh giá các mẫu vật Châu Âu cổ hơn, bao gồm hai mẫu Ust'-Ishim và Oase-1 đã 45.000 năm tuổi, không tìm thấy bất cứ dấu vết nào của dòng "Basal Eurasian", và họ cũng không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho sự xâm nhập gen Mal'ta–Buret' khi xem xét cỡ mẫu EEMH lớn hơn bao quát toàn bộ giai đoạn hậu kỳ đá cũ. Thay vào đó, nghiên cứu cho rằng phần gen lạ kia của người Châu Âu có lẽ bắt nguồn từ sự xâm nhập gen của các quần thể Cận Đông và Siberia diễn ra vào thời kỳ đá mới và đồ đồng (bắt đầu khá muộn vào khoảng 14.000 năm trước). Tất cả các mẫu EEMH, tính từ Kostenki-14 trở đi, đều đóng góp cho bộ gen người hiện nay và gần với người Châu Âu hơn người Đông Á trên phả hệ di truyền. Các mẫu EEMH trước dường như không để lại hậu duệ nào, và dường như cũng chẳng có quan hệ họ hàng, bởi lẽ mỗi mẫu lại đại diện cho một dòng dõi biệt lập khác nhau, hoặc sở hữu thành phần di truyền lai tạp giữa các dòng lớn, hoặc là hậu duệ của các tổ tiên đã phân kỳ từ lâu. Vì vậy, nghiên cứu kết luận rằng, kể từ khoảng 37.000 năm trước trở đi, EEMH đã phát sinh từ một quần thể nền móng duy nhất và bị cô lập sinh sản khỏi phần còn lại của thế giới. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho biết di cốt Aurignac tại Grottes de Goyet, Bỉ, có quan hệ mật thiết với các cư dân Magdalénien tại Cueva de El Mirón, Tây Ban Nha, hơn là với các cư dân Gravette Đông Âu.
Văn hóa.
Dường như kỹ nghệ đồ đá ở Châu Âu trở nên phức tạp hơn sau khi người EEMH thay thế người Neanderthal trong bản ghi khảo cổ. Dựa vào điều này mà giới khảo cổ mới phân định giữa "trung kỳ đá cũ" và "hậu kỳ đá cũ". Giai đoạn quá độ giữa hai niên đại có tên là "Cách mạng thượng kỳ đá cũ," và khái niệm "hiện đại hành vi" thường được liên kết với sự biến đó. Phần lớn giới khảo đồng thuận cho rằng kỹ nghệ và văn hóa thời hậu kỳ đá cũ tiến bộ hơn thời trung kỳ đá cũ, song vẫn chưa có thống nhất xung quanh vấn đề hiện đại hành vi có phải một sự kiện đột biến duy nhất hay nó là một diễn trình bắt đầu rất lâu trước hậu kỳ đá cũ, nhất là khi ta xem xét các bằng chứng khảo cộ ngoài Châu Âu. Các dấu hiệu của hiện đại hành vi bao gồm: sự sản xuất các microlith ("vi thạch"), sự vận dụng xương và gạc vào việc chế tác công cụ, việc sử dụng các công cụ đập và nghiền, việc trang hoàng bản thân và sự sản xuất biểu tượng, các mạng lưới mậu dịch đường dài, cũng như các kỹ nghệ săn bắt tân tiến. Văn hóa Magdalénien thời đá cũ sản xuất rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, thậm chí còn biết trang trí các vật dụng đơn sơ hàng ngày.
Sắn bắt hái lượm.
Trong lịch sử, các nghiên cứu dân tộc chí về chiến lược tự cung tự cấp của các xã hội săn bắt-hái lượm chỉ mới chú trọng vào sự phân công lao động dựa trên giới tính và quá trình săn bắt động vật lớn của đàn ông. Ví dụ đáng chú ý của phương pháp luận này là cuốn sách "Man the Hunter" (1966) gây nhiều tranh cãi do chỉ đề cập đến tầm quan trọng của đàn ông trong xã hội săn bắt hái lượm. Lúc bấy giờ thì làn sóng nữ quyền thứ hai đang rất lớn mạnh, khiến cho tác phẩm này bị các nhà khảo cổ nữ phản đối kịch liệt. Nhà khảo cổ người Úc Betty Meehan viết bài báo "Woman the Gatherer" vào năm 1974 để phản biện rằng: đàn bà đóng vai trò cốt yếu trong các cộng động người bởi lẽ họ thu lượm các nguồn thức ăn ổn định hơn như thực vật và thú nhỏ, do việc săn bắt các loài thú lớn rất khó thành công. Kể từ đó, quan niệm "Đàn bà hái lượm" dần nhận được nhiều sự ủng hộ.
Xã hội.
Tôn ti xã hội.
Trái ngược với sự phổ biến của chế độ phụ quyền trong các xã hội lịch sử, ý tưởng về một xã hội tiền sử chủ yếu là chế độ mẫu quyền hay trọng mẫu (centred on motherhood) lần đầu tiên được nêu lên vào năm 1861 bởi học giả luật khoa Johann Jakob Bachofen. Các mô hình sớm nhất về giả thuyết này cho rằng chế độ một vợ một chồng không quá phổ biến trong quá khứ vì vậy, dòng cha khó có thể được truy gốc một cách tường tận bằng dòng mẹ kết quả là sự hình thành một xã hội mẫu hệ (và mẫu quyền). Sau đó, các chế độ mẫu quyền bị chinh phục bởi các chế độ phụ quyền vào thuở khai sinh văn minh. Sự biến chuyển từ mẫu quyền sang phụ quyền và sự chấp nhận giả sử chế độ đơn phối được coi là những bước tiến lớn trong ngành khảo cổ. Tuy nhiên, khi những đại biểu hiện vật đá cũ đầu tiên của nhân loại được phát hiện, cái gọi là hình nhân Vệ nữ thường khắc họa hình ảnh ngực, mông, và âm hộ của phụ nữ (những khu vực trên cơ thể mà thường bị tình dục hóa trong văn hóa phương Tây) lại được diễn giải là những hình ảnh khiêu dâm về bản chất. Ví dụ, bức tượng Vệ nữ đầu tiên được phát hiện có tên là "Vénus impudique" ("Vệ nữ khiếm nhã") theo lựa chọn của nhà thám hiểm Paul Hurault, Đệ bát Hầu tước Vibraye, vì nó không mặc quần áo và lộ rõ âm hộ. | 1 | null |
Sự kiện Vũng Rô diễn ra từ ngày 16 đến ngày 24 tháng 2 năm 1965 tại vịnh Vũng Rô (tỉnh Phú Yên), nói về việc phá hủy tàu C-143 (thuộc đoàn tàu Không số) của Lữ đoàn 125 Hải quân Nhân dân Việt Nam trong lúc bốc dỡ khí tài chi viện miền Nam thì bị máy bay tải thương của Quân đội Mỹ phát hiện.
Sự kiện này chấm dứt bí mật của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, đồng thời thúc đẩy phía Mỹ triển khai Chiến dịch Market Time ngăn chặn sự xâm nhập theo đường biển từ miền Bắc vào Việt Nam Cộng Hòa .
Bối cảnh sự kiện.
Vịnh Vũng Rô là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà. Vì nằm ngay sát rìa dãy núi Đèo Cả và có thế nước sâu (tàu có trọng tải lớn di chuyển dễ dàng) nên Vũng Rô được chọn để trở thành một bến tiếp nhận chi viện của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.
Bằng các yếu tố thuận lợi, Lữ đoàn 125 Hải quân Nhân dân Việt Nam vận chuyển thành công 3 chuyến bằng tàu C-41 (có tải trọng 50 tấn) trong vòng hơn 2 tháng:
Lợi dụng giai đoạn xảy ra nhiều giao tranh với Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại vùng Nam Trung Bộ, đồng thời là dịp xuân Ất Tỵ, Lữ đoàn 125 tiếp tục cho vận chuyển chuyến thứ tư ngày 02 tháng 2 năm 1965 bằng tàu C-143 với 63,114 tấn vũ khí rời cảng Bính Động vào bến Lộ Diêu (tỉnh Bình Định). Tàu có thuyền trưởng là Lê Văn Thêm, chính trị viên là Phan Văn Bảng cùng 18 thủy thủ đoàn. Tuy nhiên tàu thay đổi lộ trình, không đến Lộ Diêu mà cập bến Vũng Rô lúc 23 giờ ngày 15 tháng 2 và được lực lượng tiếp nhận (gồm các đại đội du kích Hòa Hiệp, K.60, K.64 và tiểu đoàn 83) bốc dỡ khí tài đến 03 giờ sáng hôm sau thì neo gặp sự cố bất ngờ khiến tàu không thể rời bến. Khi tờ mờ sáng, thuyền trưởng Lê Văn Thêm cho chặt cây lá để ngụy trang, đồng thời ép sát tàu C-143 vào chân núi tại bãi Chùa và ở lại trong ngày.
Cùng khoảng thời gian đầu tháng 2 năm 1965, giao tranh giữa Quân Giải phóng miền Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại trận Dương Liễu - Đèo Nhông thuộc huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) gây ra nhiều thương vong. Suốt tuần lễ sau đó, máy bay tải thương của Quân đội Mỹ liên tục bay qua khu vực Vũng Rô để chở thương binh vào các bệnh viện Quảng Ngãi, Quy Nhơn và Nha Trang.
Diễn biến.
Khoảng 10 giờ ngày 16 tháng 2 năm 1965 (tính theo giờ Việt Nam), trong lúc lái một chiếc máy bay tải thương UH-1B bay dọc đường số 1 ven biển từ Quy Nhơn về Nha Trang, Trung úy James S. Bowers của Quân đội Mỹ phát hiện "một mỏm đá lạ nhô ra trên vách núi phía tây Vũng Rô" mà những ngày trước chưa có. Ngay lập tức, trung úy James báo cáo những gì nhìn thấy cho Harvey P. Rodgers - Thiếu tá Hải quân Mỹ, Cố vấn cấp cao Bộ tư lệnh Vùng II chiến thuật đóng tại Nha Trang. Harvey báo lại cho Thiếu tá Hồ Văn Kỳ Thoại - Tư lệnh Quân chủng Hải quân khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam Cộng hòa. Một tiếng sau, ông Thoại điều một số máy bay trinh sát đến khu vực Vũng Rô chụp ảnh và xác minh nghi ngờ.
Đến 14 giờ cùng ngày, 2 máy bay A-1 Skyraider của Không lực Việt Nam Cộng hòa bắn phá bãi Môn bằng tên lửa Rocket (tài liệu Lữ đoàn 125 viết thả bom xăng), cây lá ngụy trang cháy rụi và tàu tàu C-143 bị lộ. Chi huy trưởng đội du kích K.60 - Hồ Thanh Bình lệnh cho hai khẩu DShK-38 ở bãi lau nhả đạn 12,7mm vào các máy bay. Thủy thủ tàu và bộ binh dưới bến bắn trả binh lính Việt Nam Cộng hòa trên đồn Đèo Cả tràn xuống, thuyền trưởng Lê Văn Thêm bị thương.
Thống nhất cuộc họp lúc 16 giờ, nhằm xóa bỏ dấu vết và không để tàu bị Quân đội Việt Nam Cộng hòa chiếm dụng, Nguyễn Long An và một thủy thủ khác được ban chỉ huy lệnh xuống tàu đánh bộc phá 500 ki-lô-gam thuốc nổ. Tuy nhiên, do không tiếp cận được khoang máy nên phương án thất bại, 2 người bơi lại vào bờ.
Đêm ngày 16 tháng 2 năm 1965, Không lực Việt Nam Cộng hòa thả pháo sáng khu Vũng Rô.
Ngày 17 tháng 2 năm 1965, tướng Nguyễn Phúc Vĩnh Lộc chỉ huy Trung đoàn 46 Việt Nam Cộng hòa tấn công bãi Bàng và bãi Chính của khu Vũng Rô. Tối cùng ngày, Ban chỉ huy bến Vũng Rô cử một tiểu đội Công binh xuống và dùng 01 tấn thuốc nổ để phá hủy tàu C-143. Tuy nhiên sau khi giật nổ, tàu không tan xác mà chỉ xẻ làm đôi.
Từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 2 năm 1965, hai bên tham chiến tiếp tục giao tranh. Phía Việt Nam Cộng hòa triển khai kế hoạch đánh từ trên cao xuống nhằm siết chặt vòng vây. Đêm ngày 24, quân lực hai bên chênh lệch, phía Quân Giải phóng miền Nam dùng mìn hủy các hang đá chứa khí tài, đồng thời phá vòng vây rồi rút về dãy Trường Sơn, theo đường 559 trở lại miền Bắc.
Kết quả.
Sự kiện Vũng Rô kết thúc cùng bí mật của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, 12 lính du kích thuộc đại đội K.60 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tử vong. Tàu C-143 cùng khoảng 100 tấn khí tài được cất giấu trên tàu và ven vịnh bị phá hủy.
Phía Quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa ước tính thiệt hại về chi phí hỏa lực rất lớn, trong đó có 2 xe bọc thép M-113 bị bắn cháy. Đồng thời có một trung đội trưởng và 100 binh lính tử vong.Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và cố vấn Hải quân Mỹ, Đại úy Franklin W. Anderson lập tức tổ chức dò tìm vũ khí , khoảng 100 tấn khí tài chiến tranh xuất xứ Liên Xô và Trung Quốc được phát hiện, bao gồm 4.000 khẩu súng trường và súng máy, 1 triệu viên đạn cỡ nhỏ, 1.500 quả lựu đạn, 2.000 quả đạn súng cối và khoảng 245 ki-lô-gam thuốc nổ.
Xác C-143 dài 39m cũng được cho trục vớt, tuy nhiên chỉ tháo gỡ được một số bộ phận tàu rồi đưa về Sài Gòn mở triển lãm và công bố trước báo chí. Điều này gây tranh cãi không chỉ trong nội bộ Quân đội Mỹ mà còn ở thế giới về số lượng vũ khí được chuyển vào miền Nam Việt Nam.
Tại tờ Naval Institute Press, Đại tá Mỹ R. Schrosbay nhận định: | 1 | null |
Öskemen (tiếng Kazakhstan: Өскемен) hoặc Ust-Kamenogorsk tiếng Nga: Усть-Каменогорск) là thủ phủ của tỉnh Đông Kazakhstan, Kazakhstan. Thành phố có sân bay Ust-Kamenogorsk.
Lịch sử.
Được thành lập năm 1720 tại hợp lưu của sông Irtysh và sông Ulba như một pháo đài và tiền đồn kinh doanh với tên là Ust-Kamennaya. Thành phố được thành lập năm 1720 theo lệnh của Nga hoàng Peter Đại đế, người đã gửi một đoàn thám hiểm quân sự dưới sự chỉ huy của thiếu tá Ivan Vasilievich Likharev đến tìm kiếm vàng Yarkenda. Đoàn thám hiểm của Likharev đi theo hướng ngược lên sông Irtysh đến hồ Zaysan. Ở đó, tại hợp lưu của Ulba và sông Irtysh pháo đài mới được xây dựng, pháo đài Ust-Kamennaya. Pháo đài Ust-Kamennaya xuất hiện trên bản đồ của Đế quốc Nga, cuối phía nam của dòng Irtysh. Năm 1868 thành phố trở thành thủ phủ của Oblast Semipalatinsk. Nó đã là địa điểm của người lưu vong trong 30 năm Georgy Malenkov, trong đó ông quản lý một nhà máy thủy điện địa phương.
Thành phố phát triển thành một trung tâm khai thác mỏ và luyện kim lớn trong thời kỳ Liên Xô. Khai thác kim loại màu, đặc biệt là uranium, beryllium, tantali, đồng, bạc, chì, kẽm vẫn còn quan trọng. Nó là một trung tâm cho ngành công nghiệp xây dựng sản xuất nhà sản xuất và bê tông cốt sắt. Lịch sử sau chiến tranh công nghiệp của thành phố gắn bó rất chặt chẽ với dự án bom hạt nhân của Liên Xô, và thành phố do đó được đóng cửa với người bên ngoài. Một trong những doanh nghiệp công nghiệp chính, Ulba Metal Works (UMW) đã và đang sản xuất các sản phẩm uranium, được giữ hoàn toàn bí mật mặc dù nhà máy sử dụng hàng ngàn công nhân. Một vụ nổ tại dòng beryllium ở UMW trong năm 1990 đã dẫn đến sự khuếch tán của một "đám mây" có độc tính cao có chứa beryllium trên thành phố. Sự ảnh hưởng của sự cố này là không hoàn toàn được biết đến, một phần do thực tế rằng vụ việc đã được giữ bí mật của chính quyền Xô Viết. | 1 | null |
Chiến dịch Yên Viên hay còn được gọi là trận 23 tháng 8 năm 1967 là một trận không chiến quy mô, có sự tham dự của các đơn vị không quân của Không quân Nhân dân Việt Nam (KQNDVN) và Không quân Hoa Kỳ (KQHK). Trận đánh diễn ra trên bầu trời miền Bắc và là một phần của chiến dịch Sấm Rền trong chiến tranh Việt Nam.
Diễn biến.
Theo lời kể của Trung tướng Nguyễn Văn Cốc, thời tiết ngày 23/08/1967 rất tốt, tầm nhìn xa trên 10 km, mây vừa phải. Phía Không quân Nhân dân Việt Nam quyết định tập kích vào đội hình máy bay cường kích của Không quân Hoa Kỳ.
14h15. Radar phòng không Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hiện có máy bay Mỹ, dự kiến sẽ ném bom Hà Nội lúc 15h00.
14h40. Trinh sát tầm xa Phòng không nhân dân Việt Nam phát hiện một cụm máy bay Mỹ bay hướng Sầm Nưa (Lào) vào Việt Nam.
14h52. Đài radar trinh sát tầm xa RLCP-35 khẳng định có máy bay Mỹ.
14h54. Máy bay Mỹ vượt qua biên giới Việt – Lào và bắt đầu gây nhiễu
14h58. Phi công Nguyễn Nhật Chiêu số 1 và Phi công Nguyễn Văn Cốc số 2 xuất kích.
15h08. Phi công Nguyễn Nhật Chiêu phát hiện 20 máy bay ném bom chiến thuật của Mỹ. Xác định mình vẫn chưa bị phát hiện, Phi công Nguyễn Nhật Chiêu và Phi công Nguyễn Văn Cốc quyết định tấn công tốp thứ hai và máy bay Mỹ bị hạ. | 1 | null |
Bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 là bảng xếp hạng các đĩa đơn thành công nhất trên thị trường âm nhạc Mỹ. Các số liệu được tổng hợp bởi Nielsen SoundScan dựa trên doanh số đĩa thường, nhạc số và tần suất phát thanh. Trong thập niên 2010, từ năm 2010 tới nay đã có tổng cộng 39 đĩa đơn quán quân trên bảng xếp hạng này. | 1 | null |
Nằm tại tiểu bang New Mexico, Công viên lịch sử bao gồm các di tích tại hẻm núi Chaco, một số khu khảo cổ và tàn tích của người Aztec. Hẻm núi Chaco là một trung tâm của nền văn hóa Pueblo trong khoảng thời gian từ năm 850 đến 1250. Là một đô thị cổ, kiến trúc ở hẻm Chaco được những người Anasazi Chaco xây dựng bao gồm những tòa nhà công cộng diễn ra các hoạt động thương mại, thực hiện nghi lễ, tôn giáo, chính trị và cả thiên văn học, giữa các khu vực được kết nối với nhau bởi những con đường giao thông được xây dựng một cách cẩn thận. Các công trình ở Chaco được xây dựng trong điều kiện khắc nghiệt ở Tây Nam Hoa Kỳ và giới hạn về tài nguyên thiên nhiên nên nó thể hiện giá trị đặc biệt của nền văn hóa Pueblo.
Công viên lịch sử quốc gia Chaco được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987 nhờ thành tựu, kỹ thuật xây dựng của người Anasazi Chaco đã vượt lện trên sự khắc nghiệt để tạo thành một nền văn minh thống trị qua 4 thế kỷ ở Tây Nam Hoa Kỳ. | 1 | null |
Tràng Tiền (場錢) là con phố nổi tiếng của Hà Nội, Việt Nam. Phố Tràng Tiền nằm ở khu trung tâm, có từ lâu đời, chạy từ đông sang tây. Thời thuộc Pháp phố này có tên là Rue Paul Bert, đặt tên theo Thống sứ Bắc kỳ Paul Bert. Phố Tràng Tiền bắt đầu từ khu vực Hồ Hoàn Kiếm ở phía tây, nối với phố Hàng Khay, còn phía đối diện, phía đông kéo dài tới Nhà hát Lớn Hà Nội. Mặc dù phố Tràng Tiền không dài nhưng nó có một vị trí khá quan trọng. Có rất nhiều hiệu sách và cửa hàng trên phố Tràng Tiền. Phố còn nổi tiếng với kem Tràng Tiền. Một đoạn phố nối với phố Hàng Khay giờ đã trở thành khu phố đi bộ vào tối thứ bảy đến chủ nhật.
Lịch sử.
Phố Tràng Tiền xưa kia là một con đường dài, phía tây giáp phủ Chúa Trịnh, phía đông giáp với cửa ô Tây Long, tức là Nhà hát Lớn Hà Nội ngày nay, thông ra căn cứ Đồn Thủy và bến sông Hồng. Đường này đi qua đất của ba thôn Tây Long, Thạch Tần, Cựu Lâu, thuộc tổng Phúc Lâm (Hữu Túc), huyện Thọ Xương cũ. Khoảng năm 1808, một xưởng đúc tiền được vua Gia Long nhà Nguyễn cho lập ra ở đây, tên chữ là Bảo Tuyền Cục, dân quen gọi là Tràng Tiền. Phố ngày nay thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.
Ngày ngày 20 tháng 11 năm 1873 Francis Garnier chỉ huy quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất. Sau đó thì dải đất dọc đê sông Hồng dài khoảng 1 km từ chỗ Bảo tàng Lịch sử trở xuống Viện Quân y 108 đã bị triều đình Huế cắt làm khu nhượng địa Đồn Thủy. Pháp xây doanh trại và bệnh xá trong khu này cùng một chiếc cổng ở chỗ Nhà hát Lớn bây giờ, đặt tên là Porte de France (Cổng Pháp quốc).
Chiếm xong toàn thành Hà Nội (1882), chính quyền thực dân lập quy hoạch đô thị, lấp sông Tô Lịch, phá chùa Báo Ân, xây công sở và chia lô bán đất cho người giàu. Các phố Tây nhanh chóng hình thành và lối sống Pháp cũng thế. Năm 1885, riêng từ cổng Pháp Quốc đến hết phố Hàng Khay đã có 6 quán cà phê, trong khi từ đường kính, bơ sữa cho tới...nước đá (!) vẫn còn phải nhập khẩu.
Đặc điểm và vị trí.
Phố Tràng Tiền nằm theo hướng đông - tây, kéo dài từ đầu hồ Gươm, chỗ phố Hàng Khay, cho tới nhà hát Lớn Hà Nội. Đoạn giữa cắt với phố Tràng Tiền là phố Ngô Quyền và phố Nguyễn Xí. Đây là một con phố tuy ngắn nhưng quan trọng. Hai bên phố có nhiều hiệu sách, cửa hàng... Phố Nguyễn Xí cạnh đó là nơi có các nhà sách tư nhân hạ giá. Phố Tràng Tiền còn nổi tiếng có kem Tràng Tiền với lịch sử trên 50 năm đến nay vẫn tồn tại và luôn là một điểm đến để thưởng thức của người dân Hà Nội và cả nước. | 1 | null |
Đá An Nhơn Bắc hoặc "bãi An Nhơn Bắc" hay "đá Cuội" (tiếng Anh: chưa rõ; , Hán-Việt: "Khố Quy tiêu") là một rạn san hô "nửa nổi nửa chìm" (cạn nước khi thủy triều thấp) thuộc cụm Loại Ta của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đá An Nhơn khoảng 4,5 hải lý (8,3 km) về phía đông bắc với tổng diện tích vào khoảng 50 ha. Giữa đá này và đá An Nhơn còn có một rạn san hô nhỏ hơn nhưng chưa rõ tên gọi.
Đá An Nhơn Bắc là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát rạn san hô này. | 1 | null |
Rạp Công Nhân là một công trình kiến trúc tại số 42 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, có công năng phục vụ biểu diễn đa năng như sân khấu, chiếu phim. Đây là một trong những rạp hát lâu đời tại Việt Nam.
Lịch sử.
Nguyên tên gốc của rạp là Cinéma Palace, do người Pháp khởi công xây dựng năm 1917 và hoàn thành năm 1920. Rạp được thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển của Pháp, với mục đích trở thành một rạp chiếu phim sang trọng bậc nhất của vùng Đông Dương.
Khi người Pháp tái chiếm Hà Nội, năm 1947, rạp được đổi tên thành Eden.
Sau khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản Hà Nội, rạp được đổi tên thành Rạp Công Nhân và giữ tên gọi này cho đến ngày nay. Ban đầu, rạp thuộc quyền chủ quản của Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội. Năm 1995, rạp được chuyển sang cho Nhà hát Kịch Hà Nội quản lý và sử dụng, với các hoạt động biểu diễn đa dạng: Kịch, chèo, cải lương, ca múa nhạc. Ngày nay Rạp là nơi đóng trụ sở của Nhà hát Kịch Hà Nội.
Cải tạo.
Là một công trình có kiến trúc độc đáo theo phong cách Pháp, tuy nhiên sau nhiều năm khai thác và bảo dưỡng kém, công trình bị xuống cấp nhiều. Năm 1990, rạp được cải tạo, nâng cấp, và chuyển đổi công năng từ rạp chiếu phim thành rạp biểu diễn đa năng. Năm 2007, rạp được sửa chữa mới toàn bộ. Tuy nhiên, việc sửa chữa, cải tạo cẩu thả đã làm hỏng kiến trúc nguyên thủy của rạp, chịu nhiều chỉ trích của người dân.
Gallery.
Tầng một của Rạp Công Nhân hiện nay được cho thuê để làm phòng trưng bày tranh. Cửa hàng tranh Gallery 42 có uy tín cao trong giới giao dịch mỹ thuật tại Hà Nội. Gallery này và Rạp Công Nhân đã từng xuất hiện trong chương trình . | 1 | null |
Bãi Đường (tiếng Anh: chưa rõ; , Hán-Việt: "Trường tiêu") là một rạn san hô lớn thuộc cụm Loại Ta của quần đảo Trường Sa. Rạn này nằm về phía đông của cụm Thị Tứ, phía tây của đảo Bến Lạc và phía bắc của đá An Nhơn. Ở đầu mút đông bắc của bãi Đường có một rạn san hô mang tên là đá An Lão.
Bãi Đường là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát rạn san hô này. | 1 | null |
Acris crepitans là một loài nhái bén nhỏ bản địa Hoa Kỳ và Đông Bắc Mexico. Có ba phân loài được công nhận. Nó là một trong hai loài động vật có xương sống nhỏ nhất của Bắc Mỹ, dài từ 19–38 mm. Màu sắc lưng của nó rất khác nhau, và bao gồm màu xám, xanh và nâu.
Loài này hoạt động vào ban ngày và thường hoạt động quanh năm, ngoại trừ ở giữa mùa đông ở khu vực phía Bắc, khi nước đông lạnh. Chế độ ăn uống chính của chúng là côn trùng nhỏ dài 0,5 inch đến 1,5 inch, bao gồm cả muỗi. Chúng là môi của một số loài, bao gồm chim, cá, và loài ếch khác. Để trốn tránh kẻ thù, chúng có khả năng nhảy lên đến 2 mét trong một bước nhảy duy nhất và là loài bơi lội tuyệt vời. | 1 | null |
Đá An Lão là một rạn san hô thuộc cụm Loại Ta của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm ở đầu mút đông bắc của bãi Đường, cách "bãi Loại Ta" (tiếng Anh: "Loaita Bank") khoảng 18 hải lý (33,3 km) về phía đông bắc.
Đá An Lão là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này. | 1 | null |
Lư Nhất Vũ ("tên khai sinh là Lê Văn Gắt"), sinh ngày 13 tháng 3 năm 1936, tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa III. Phó tổng thư ký hội âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh (1981). Nguyên Phân viện trưởng Phân viện Âm nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự nghiệp.
Tháng 6 năm 1962, tốt nghiệp khoa sáng tác của trường Âm nhạc Việt nam ("nay là Nhạc viện Hà Nội"), sau đó về nhận công tác ở Đoàn ca múa miền Nam.
Năm 1967, ông công tác tại phòng chỉ đạo Văn công thuộc Vụ Âm nhạc và múa, theo dõi chỉ đạo hoạt động của Đoàn ca múa nhân dân Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên.
Năm 1970, Lư Nhất Vũ trở về chiến trường miền Nam Việt Nam, công tác ở Tiểu ban Văn nghệ giải phóng, hoạt động ở chiến trường miền Tây Nam bộ.
Sau năm 1975, ông công tác ở cơ quan Văn nghệ Giải phóng, sau đó là Viện Nghiên cứu Âm nhạc ("sau này là Viện Văn hóa Nghệ thuật tại TP HCM") cho đến nay.
Các tác phẩm tiêu biểu.
"Chiều trên bản Mèo" (1961, hợp xướng), "Hàng em mang tới chiến hào" (1964), "Cô gái Sài Gòn đi tải đạn" (Giải A của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Ban Thống nhất Trung ương), "Bên tượng đài Bác Hồ", "Hãy yên lòng mẹ ơi", "Tiếng cồng vượt thác", "Hòn Khoai" (nhạc cảnh). Đã xuất bản hai tuyển tập "Tiếng đàn quê em" và "Hãy yên lòng mẹ ơi" . "nhạc cho kịch múa" (Truyền thuyết về cây đàn đá, Tay không thắng giặc), "Bài ca đất Phương Nam, Chú bé đi tìm cha" (phim Đất Phương Nam), "Tỳ bà khúc" (phim Thanh gươm để lại), "Lời ru sau cơn giông" (phim Còn lại một mình), "Tiếng đàn Thạch Sanh" (phim Thạch Sanh - Lý Thông), Lý Mù U (dân ca Trung Bộ)...
Ông có một loạt những công trình nghiên cứu đồ sộ về dân ca các miền Nam bộ đã xuất bản (cùng viết với một số tác giả Lê Giang, Nguyễn Đồng Nai, Thạch An, Nguyễn Văn Hoa, Quách Vũ): Dân ca Bến Tre, Kiên Giang, Cửu Long, Sông Bé, Hậu Giang... | 1 | null |
"We Are Never Ever Getting Back Together" là một bài hát được thu âm bởi nữ ca sĩ kiêm người viết bài hát người Mỹ Taylor Swift. Bài hát nằm trong album phòng thu thứ tư của cô, "Red" (2012), và được sáng tác bởi Taylor Swift, Max Martin và Shellback, trong đó Max Martin và Shellback cũng đảm nhiệm luôn vai trò sản xuất âm nhạc cho bài hát. Đây là đĩa đơn đầu tiên từ "Red", được phát hành trên các trang phân phối âm nhạc trực tuyến vào ngày 14 tháng 8 năm 2012 bởi hãng thu âm Big Machine Records. Về phần nhạc, "We Are Never Ever Getting Back Together" là một bài hát mang ảnh hưởng mạnh mẽ của dòng nhạc pop mà cô thử nghiệm trong album mới của mình; còn về phần lời, bài hát miêu tả sự chán nản của Swift khi người yêu cũ của cô muốn hàn gắn lại mối quan hệ giữa hai người. Tạp chí "Rolling Stone" đã xếp bài hát này vị trí thứ hai trong số các bài hát xuất sắc nhất năm 2012, trong khi đó trên bảng bình chọn cuối năm của tạp chí "Time", bài hát đứng ở hạng thứ tư. "We Are Never Ever Getting Back Together" đã nhận được đề cử cho Giải Grammy ở hạng mục Thu âm của năm. Ngoài ra, bài hát còn được đề cử ở Giải Sự lựa chọn của Công chúng cho hạng mục Bài hát yêu thích của năm.
"We Are Never Ever Getting Back Together" đã nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công về mặt thương mại, trở thành bài nhạc số được tiêu thụ nhanh nhất trong tuần đầu tiên được trình bày một nữ nghệ sĩ, đứng đầu các bảng xếp hạng iTunes trên thế giới và vượt qua được kỷ lục mà đĩa đơn "Born This Way" của Lady Gaga và "Tik Tok" của Kesha đã từng làm được. Đây là bài hát đầu tiên trong sự nghiệp của Swift giành được vị trí quán quân trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, và cũng là bài hát đầu tiên giữ được ngôi vị này trong hơn một tuần lễ sau một cú nhảy vọt thứ hạng, kể từ khi "My Life Would Suck Without You" của nữ ca sĩ Kelly Clarkson nắm vị trí quán quân trong hai tuần lễ sau khi nhảy từ vị trí thứ 97 lên ngôi vị đầu bảng. Video âm nhạc của bài hát, do Declan Whitebloom làm đạo diễn, được đăng tải trên kênh VEVO chính thức của Swift vào ngày 31 tháng 8 năm 2012. Đây là video âm nhạc đầu tiên có độ phân giải 4K và video này cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giới phê bình. Đĩa đơn CD của bài hát được phát hành vào tháng 9 năm 2012 trên cửa hàng trực tuyến chính thức của Swift, trang Amazon.com và các cửa hàng Walmart ở Mỹ. Đĩa đơn này đã được chứng nhận năm đĩa Bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA). "We Are Never Ever Getting Back Together" hiện là một trong những đĩa đơn bán chạy nhất thế giới với tổng doanh số toàn cầu đến nay đã vượt mức 7 triệu bản (theo IFPI).
Bối cảnh và phát hành.
Sau khi sáng tác toàn bộ album "Speak Now" (2010) hoàn toàn độc lập, Taylor Swift quyết định hợp tác với nhiều người viết bài hát và nhà sản xuất âm nhạc khác nhau cho album "Red". Do đó, cô đã liên lạc với Max Martin và Shellback, hai người viết bài hát và nhà sản xuất âm nhạc mà cô ngưỡng mộ, để bàn luận về việc hợp tác nếu có thể. Cả ba người bắt đầu hình thành những ý tưởng cho "We Are Never Ever Getting Back Together" một thời gian ngắn sau khi một người bạn của bạn trai cũ của Swift bước vào phòng thu âm và kể cho cô nghe về những tin đồn mà anh ta nghe được về việc Swift và người tình cũ đang tái hợp. Sau khi người bạn đó rời đi, Martin và Shellback đã hỏi cô chi tiết về mối quan hệ này, và cô miêu tả nó "chia tay, rồi lại quay lại, chia tay, rồi lại quay lại, chỉ là, ugh, rất tệ". Khi Martin gợi ý về việc viết một bài hát về vấn đề ấy, Swift bắt đầu lấy guitar ra và hát "We are never ever...", và cứ như thế, bài hát dần dần được phát triển. Cô miêu tả quá trình sáng tác bài hát là một trong những trải nghiệm hài hước nhất mà cô từng có trong khi thu âm, và Swift cũng thêm rằng hai đối tác âm nhạc rất tâm đầu ý hợp với cô. Một đoạn âm ngắn có chứa giọng của Swift mỉa mai nói về những lần chia tay có thể được nghe thấy trước đoạn điệp khúc cuối cùng của bài hát. Bài hát này được cho rằng nói về Jake Gyllenhaal, một người yêu cũ của Swift, hai người họ đã chia tay vào tháng 1 năm 2011 nhưng một vài ngày sau đó lại thấy họ đi hẹn hò cùng nhau. Sau khi video âm nhạc của bài hát được phát hành, thêm nhiều manh mối kết nối bài hát với Gyllenhaal lại nảy sinh, trong đó bao gồm việc diễn viên nam chính nhìn khá giống Gyllenhaal, và việc anh đưa cho Swift một chiếc khăn quàng cổ ở trong video cũng y hệt như việc mà Gyllenhaal đã từng làm trước đó, thêm vào đó là chiếc vòng tay mà Swift đeo trong video được cho là tương đồng với chiếc vòng mà Gyllenhaal được đồn là đã tặng Swift trong ngày sinh nhật của cô.
Swift ra mắt đĩa đơn này vào ngày 13 tháng 8 năm 2012 trong một buổi trò chuyện trực tuyến qua Google+, bài hát đã được phát hành trên Google Play dưới định dạng nhạc số cùng ngày hôm đó và trên iTunes và Amazon.com vào ngày kế tiếp, 14 tháng 8. Một video lời bài hát cũng được ra mắt trên kênh VEVO chính thức của Swift. "We Are Never Ever Getting Back Together" được gửi đến đài phát thanh Adult contemporary vào ngày 13 tháng 8 năm 2012 và tới các đài phát thanh mainstream vào ngày hôm sau. Bài hát sau đó được phát hành trên đài phát thanh đồng quê vào ngày 21 tháng 8 năm 2012. Video của bài hát được ra mắt vào ngày 30 tháng 8 năm 2012. Một phiên bản đĩa đơn CD giới hạn có đánh số thứ tự được phát hành trên cửa hàng trực tuyến chính thức của Swift và trang Amazon.com vào ngày 4 tháng 9,2012. Đĩa đơn CD giới hạn này được gói kèm cùng với một áo thun và một ba lô "We Are Never Ever Getting Back Together", Đĩa đơn này cũng có thể được mua riêng lẻ. Ngoài ra một phiên bản CD khác cũng được phát hành tại các cửa hàng Walmart Mỹ cùng ngày.
Biên soạn và ca từ.
Với tổng thời lượng ba phút và mười hai giây, "We Are Never Ever Getting Back Together" mang nặng ảnh hưởng của nhạc điện tử và phong cách nhạc pop, đây được coi là một sự đổi mới trong âm nhạc của Swift. Phiên bản nhạc đồng quê được phát hành trên các đài phát thanh có nhiều sự cải biên nhất định so với phiên bản gốc khi thay thế các nhạc cụ như guitar, máy trống, synthesiser bằng băng cầm, măng cầm, fiddle, hạ uy cầm và trống lẫy. Bài hát được viết ở khóa Son trưởng trên nhịp 4/4, nhịp độ chậm với 86 nhịp trên phút. Giọng ca của Taylor Swift dao động trên một quãng tám và bốn nốt, từ G3 tới D5. Bài hát có xuất hiện những âm thanh của guitar thùng (với một vài âm thanh bị nghịch đảo) và nhiều âm synthesizer trên nền nhịp trống điện tử. Bài hát được sáng tác bởi Swift cùng với Max Martin và Shellback. Phần lời bài hát nói về sự chán nản của Swift khi người bạn trai cũ của cô luôn muốn hàn gắn lại mối quan hệ của hai người. AllMusic miêu tả đây là một bài hát mang thể loại dance-pop.
Đánh giá chuyên môn.
Kể từ khi phát hành, "We Are Never Ever Getting Back Together" đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía các nhà phê bình âm nhạc. Robert Myers của tờ "The Village Voice" cảm thấy bài hát mặc dù "hay" nhưng vẫn chưa phải là bài hát hay nhất mà Swift có thể thực hiện được. Cô cho rằng Swift quyết định chọn bài hát này làm đĩa đơn đầu tiên là vì mục đích thương mại: "Tôi nghi ngại 'Never Ever' gần như sẽ là bài hát hay nhất trong "Red"; đây là một trích đoạn, một dấu hiệu cho những người hâm mộ của cô ấy về những gì sắp diễn ra. Điều này nghe giống như một phép toán thương mại tồi tệ nhất vậy, nhưng tôi lại không nghĩ như thế. Sự kết nối của Swift với khán giả có lẽ còn quan trọng hơn cả sự kết nối của cô ấy với những người bạn trai. Và ở đây có một nét tài hoa: đoạn nói chuyện ngắn ở sau phần middle 8." Grady Smith của tờ "Entertainment Weekly" thì lại đưa ra một phép so sánh nhỏ với âm nhạc của Avril Lavigne, đồng thời anh cũng ca ngợi "đoạn hook không thể phủ nhận, cuốn hút ngay tức khắc". Trong khi miêu tả bài hát này bằng từ "hân hoan", anh cũng không quên bày tỏ sự quan tâm của mình tới việc "sự đa cảm thiếu niên" trong bài hát đã đánh dấu một bước lùi sau tất cả những cố gắng của cô trong album "Speak Now". Jody Rosen từ "Rolling Stone" cũng đề cao đoạn hook của bài hát này với "một sức sống Stockholm hơn là Nashville. Nhưng vẫn không thể nhầm lẫn được đó chính là Taylor: một mối quan hệ dí dỏm sau khi kết thúc, được mang tới bằng thứ ngôn ngữ không thể bắt chước được của một cô gái rất-con-gái. Và đoạn ngắn này – "I'm just, I mean, this is exhausting. Like, we are never getting back together. Like, ever" – có lẽ là đoạn thoại giang tấu siêu phàm nhất của dòng nhạc pop kể từ khi Barry White qua đời."
Marah Eakin từ "The A.V. Club" bình luận: "Với tiếng trống đập mạnh, sự nhấn lệch rõ ràng, và ca từ quái đản một cách nhẹ nhàng, đây là một giấc mơ thiếu niên theo phong cách của những bài ca dễ thuộc khác của Swift như "Love Story" hay "You Belong with Me." Trong khi đó, Kevin Coyne của "Country Universe" lại chấm bài hát này một điểm D và gọi đây là "một bước lùi lớn". James Montgomery từ MTV cho rằng bài hát "ảo diệu" này có thể "đại diện cho một bước ngoặt trong sự nghiệp của cô ấy... Swift đã không còn cảm thấy hứng thú khi phải làm một nạn nhân... [Cô ấy] đã phô bày ra những nét ngang ngạnh và tự do của mình". Anh cũng cho rằng bài hát sẽ "chế ngự được các đài phát thanh... tất cả những thứ guitar sáng láng, óng ánh và những đoạn điệp khúc cừ khôi, mạnh mẽ ấy". Amy Sciarretto của "Popcrush" ca ngợi Swift vì đã bắt được "cảm xúc chung trong một bài hát lạc quan, quyền lực" và mô tả bài hát này là "một trong những giai điệu bắt tai nhất mà cô từng sáng tác". Jonathan Keefe từ Slant Magazine lại miêu tả "đoạn hook đầy giai điệu" là phần hay nhất của bài hát, nhưng cũng phê bình "ngữ cú khoa trương" của Swift. Anh miêu tả phần phô giọng của cô giống như một "phát súng tịt hoàn toàn", chỉ ra rằng giọng hát của cô đang ở mức độ "khó chịu và giống âm mũi nhất". Tuy nhiên, Keefe cảnh báo rằng cũng khá là "hấp tấp" khi nói bài hát "pop toàn bộ" này "chẳng có gì hơn ngoài một cuộc chia tay nhất thời". David Malitz từ "The Washington Post" thấy bài hát này quá non nớt và cũng chỉ ra "đoạn điệp khúc rất bắt tai nhưng nếu đây là đại diện cho những gì được chờ đón từ "Red", thì thật là khó để có thể trở nên quá vui mừng". Glenn Gamboa của "Newsday" lại mô tả bài hát này "tràn đầy giai điệu theo một cách pop thú vị, phần nào hơn là phong cách đồng quê hiện đại thường thấy của cô ấy... Một phần phép thuật của T. Swizzle là cái cách mà cô ấy làm cho các bài hát của mình nghe chân thật và vui chuyện và 'Never Ever' cũng không phải ngoại lệ". Billy Dukes của "Taste of Country" cũng nói rõ rằng "[Swift] đã bắt được cơn nóng giận của tình yêu trẻ lạc lối hơn bất kỳ một ai khác kể từ, ừ thì… [Taylor] Swift" và rằng giai điệu của bài hát rất "khó để nắm rõ ngay." Trong khi đó, Camille Mann của CBS News lại nghĩ rằng bài hát khá "bắt tai".
"Rolling Stone" xếp "We Are Never Ever Getting Back Together" làm bài hát hay thứ nhì năm 2012 trong cuộc bình chọn cuối năm của các nhà phê bình: "Nó cũng giống như "Cuộc chiến giữa các vị thần": Swift, ca sĩ hay người viết bài hát nhạc pop nổi tiếng nhất thế giới, hợp tác với Max Martin, nhà sản xuất người Thụy Điển đại tài đã từng là Dr. Evil của giới trash-disco trong hơn một thập kỷ. Cũng không mấy ngạc nhiên, họ đã bày ra một cơn thịnh nộ tuổi trẻ hoàn hảo dài ba phút về những cô gái nông thôn trở nên điên cuồng trước những chàng trai indie xúc cảm, dẫn đầu các bảng xếp hạng còn nhanh hơn cả khi bạn kịp nói "Thật là hết sức." Đây là một bài hát chia tay mà có thể sẽ có ít cái để nói về chàng trai mà nó nhắm tới hơn là một lượng lớn những cô gái nông thôn giận dữ mà Swift đã đưa tới đỉnh cao của giới âm nhạc. Bài hát này đứng vị trí thứ tư trong "Danh sách 10 bài hát đứng đầu năm 2012" của tạp chí "Time". Bài hát cũng được bầu chọn làm đĩa đơn xuất sắc thứ sáu của năm 2012 trong cuộc bầu chọn Pazz & Jop của các nhà phê bình hàng năm lần thứ 40 từ "The Village Voice". "We Are Never Ever Getting Back Together" ngoài ra cũng nhận được đề cử Grammy cho Thu âm của năm ở Giải Grammy năm 2013.
Thành tích thương mại.
Khu vực Bắc Mỹ.
Bài hát ra mắt tại vị trí thứ thứ 72 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 dựa trên số lượt phát thanh chỉ trong hai ngày của tuần lễ kết thúc ngày 25 tháng 8 năm 2012. Trong tuần lễ thứ hai, bài hát nhảy vọt lên vị trí quán quân. Đây là bài hát đầu tiên trong sự nghiệp của Swift giữ vị trí đầu bảng "Billboard" Hot 100 và cũng là bài hát thứ mười một của cô lọt vào top mười, đứng ngang hàng với Kenny Rogers về số lượng các bài hát của một nghệ sĩ nhạc đồng quê lọt vào top mười trong lịch sử bảng xếp hạng này. Điều này cũng giúp cho Swift trở thành nữ ca sĩ nhạc đồng quê đầu tiên dẫn đầu bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 kể từ khi Carrie Underwood ra mắt ở vị trí quán quân vào tháng 7 năm 2005 với đĩa đơn "Inside Your Heaven." "We Are Never Ever Getting Back Together" giữ vững vị trí này trong hai tuần sau một cú nhảy vọt thứ hạng lớn, giúp Swift trở thành nghệ sĩ thứ hai có được danh hiệu này sau "My Life Would Suck Without You" của Kelly Clarkson. Trong tuần lễ thứ năm xuất hiện trên bảng xếp hạng, "We Are Never Ever Getting Back Together" quay trở lại vị trí quán quân sau một tuần bị đẩy xuống vị trí thứ hai, giúp bài hát trở thành bài hát đồng quê thứ hai giữ được vị trí quán quân trong ba tuần kể từ khi "Lady" của Kenny Rogers đứng đầu bảng xếp hạng trong sáu tuần vào năm 1980. Đĩa đơn giữ vững vị trí ở top mười trong tổng cộng mười ba tuần, cùng hạng với "Love Story" trở thành đĩa đơn thứ hai trong sự nghiệp của Swift nằm trong top mười trong thời gian lâu nhất, trên tổng cộng hai mươi tư tuần đĩa đơn xuất hiện trong bảng "Billboard" Hot 100.
"We Are Never Ever Getting Back Together" lọt vào bảng xếp hạng "Billboard" Radio Songs ở vị trí thứ hai mươi lăm, vị trí ra mắt cao nhất của một nữ nghệ sĩ nhạc đồng quê trong lịch sử 21 năm của bảng xếp hạng này. Đĩa đơn lọt vào top mười ở vị trí thứ mười trong tuần lễ thứ tư sau khi phát hành, trở thành bài hát thứ tư của Swift lọt vào top mười của bảng xếp hạng "Billboard" Radio Songs. Bài hát đạt cao nhất là vị trí thứ ba trong tuần lễ kết thúc ngày 3 tháng 10 năm 2012 và tiếp tục nắm giữ vị trí này trong tổng cộng ba tuần lễ không liên tiếp.
Trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot Country Songs, bài hát ra mắt tại vị trí thứ mười ba trong tuần lễ kết thúc ngày 1 tháng 9 năm 2012, cùng giữ danh hiệu bài hát có vị trí ra mắt cao thứ hai trên bảng xếp hạng này cùng với "Feel Like a Rock Star" của Kenny Chesney và Tim McGraw, và cũng giữ danh hiệu bài hát có vị trí ra mắt cao nhất đối với một nữ nghệ sĩ đồng quê hát đơn, vượt qua "So Small" của Carrie Underwood. Ngày 11 tháng 10 năm 2012, "Billboard" bổ sung một chính sách mới cho bảng xếp hạng Hot Country Songs rằng các số liệu về lượt tải nhạc số và nghe thử sẽ bao gồm 50 vị trí thứ hạng, cùng với những số liệu về lượt phát trên các đài phát thanh được giám sát bởi Nielsen BDS. Cũng vì sự thay đổi về phương pháp này, "We Are Never Ever Getting Back Together" nhảy vọt từ vị trí hai mươi mốt lên vị trí thứ nhất của bảng "Billboard" Hot Country Songs và trở thành bài hát thứ bảy của Swift có được vị trí này. Nhờ vậy, "We Are Never Ever Getting Back Together" trở thành bài hát đầu tiên dẫn đầu cả hai bảng xếp hạng đồng quê và Hot 100 kể từ "Amazed" của Lonestar vào tháng 3 năm 2000. Khi bài hát dẫn đầu bảng xếp hạng ở tuần lễ thứ chín vào ngày 15 tháng 12, bài hát đã vượt qua "Once a Day" của Connie Smith (thứ tháng 11 năm 1964 tới tháng 1 năm 1965) về thời gian giữ vị trí quán quân đối với một nữ nghệ sĩ hát đơn; thêm vào đó, bài hát đã trở thành bài hát đầu tiên giữ vị trí quán quân trong chín tuần lễ liên tiếp kể từ khi David Houston làm được với "Almost Persuaded" (từ tháng 8 tới tháng 10 năm 1966). Sau khi bị đẩy xuổng vị trí thứ hai trong ba tuần kế đó, bài hát quay trở lại với vị trí quán quân vào ngày 12 tháng 1 năm 2013 nhờ sự tăng trong lượt tải kỹ thuật số vào tuần lễ trước đó, giúp cho bài hát có được tổng cộng mười tuần lễ đứng ở vị trí quán quân, trở thành bài hát đầu tiên có được ít nhất mười tuần lễ đứng đầu bảng xếp hạng này kể từ "Love's Gonna Live Here" của Buck Owens (16 tuần lễ vào năm 1963-1964). Tuy nhiên đây cũng là đĩa đơn đầu tiên của Swift không lọt được vào Top 10 của bảng xếp hạng Country Airplay do bài hát bị nhiều đài phát thanh nhạc đồng quê cho là quá pop.
Trên bảng xếp hạng "Billboard" Pop Songs, "We Are Never Ever Getting Back Together" ra mắt tại vị trí thứ mười tám, vị trí ra mắt cao thứ năm trong lịch sử bảng xếp hạng, và nhanh chóng vươn lên nắm giữ vị trí á quân trong bốn tuần, xếp sau đĩa đơn "One More Night" của Maroon 5. Bài hát ra mắt tại vị trí thứ mười sáu trên bảng xếp hạng "Billboard" Adult Contemporary, vị trí mở đầu cao nhất cho một bài hát không phải nhạc nghỉ lễ của một nữ nghệ sĩ kể từ khi "There You'll Be" của Faith Hill ra mắt ở vị trí thứ mười lăm trong tuần lễ ngày 2 tháng 6 năm 2001. Ở tuần lễ kết thúc ngày 20 tháng 10 năm 2012, bài hát lọt vào top mười ở vị trí thứ mười và giữ nguyên vị trí này trong tổng cộng mười tuần lễ không liên tục.
"We Are Never Ever Getting Back Together" ra mắt ở vị trí quán quân trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot Digital Songs, với doanh số 623,000 bản kỹ thuật số trong tuần lễ kết thúc ngày 1 tháng 9 năm 2012. Đây là đĩa đơn quán quân thứ tư của Swift trên bảng xếp hạng này. Điều này giúp cho bản thu trở thành đĩa đơn có doanh thu nhạc số tuần đầu lớn nhất từ trước tới nay đối với bài hát của một nữ nghệ sĩ, vượt qua kỷ lục được tạo ra bởi "Tik Tok" của Kesha với 610,000 bản kỹ thuật số trong tuần lễ có doanh thu cao nhất. "We Are Never Ever Getting Back Together" cũng vượt mặt "Born This Way" của Lady Gaga trở thành bài hát của một nữ nghệ sĩ có doanh thu tuần đầu lớn nhất. Đây cũng là bài hát có doanh thu tuần đầu lớn thứ hai trong lịch sử. Trước đó chỉ có "Right Round" của Flo Rida mới có doanh số cao hơn, khi bài hát này giữ vị trí đầu bảng Digital Songs với 636,000 bản vào tuần lễ ngày 28 tháng 2 năm 2009. "We Are Never Ever Getting Back Together" tiếp tục giữ vị trí đầu bảng xếp hạng Digital Songs với 307,000 lượt tải về. Dù doanh số giảm 51%, Bài hát vẫn trở thành một trong năm bài hát của năm 2012 có số lượt tải về lớn hơn 300,000 trong nhiều tuần. Bài hát vẫn nắm giữ vị trí quán quân trong ba tuần lễ tiếp đó, trở thành bài hát đầu tiên giữ vị trí đầu bảng xếp hạng "Billboard" Hot Digital Songs kể từ khi Eminem và Rihanna có được vị trí này với "Love the Way You Lie" vào tháng 7 năm 2010. "We Are Never Ever Getting Back Together" đạt mốc ba triệu lượt tải về vào tháng 11 năm 2012 và đã được chứng nhận năm đĩa Bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ, giúp nó trở thành bài hát thứ sáu của Swift vượt mức doanh số hai triệu, nhiều hơn bất cứ một ca sĩ nhạc đồng quê nào tại Mỹ. Tính tới tháng 11 năm 2014, bài hát đã được tiêu thụ 3.9 triệu bản tại Hoa Kỳ.
"We Are Never Ever Getting Back Together" trở thành đĩa đơn quán quân thứ hai của Swift ở Canada, theo sau "Today Was a Fairytale," sau khi bài hát này ra mắt ở vị trí đầu bảng xếp hạng Canadian Hot 100, đồng hạng Eminem và Katy Perry về số lượng bài hát ra mắt ở vị trí quán quân. Bài hát đã dẫn đầu bảng xếp hạng này trong bốn tuần không liên tục, nằm trong top mười tổng cộng mười ba tuần và xuất hiện trong bảng xếp hạng trong tổng cộng hai mươi tư tuần. Đĩa đơn đã được chứng nhận đĩa Vàng bởi Music Canada với lượng tải kỹ thuật số đạt mốc 40,000.
Châu Âu và châu Đại Dương.
"We Are Never Ever Getting Back Together" giúp Swift có được bài hát thứ hai lọt vào top mười của bảng xếp hạng UK Singles Chart của Vương quốc Anh sau khi bài hát ra mắt tại vị trí thứ năm, và sau đó leo lên vị trí cao nhất tại quốc gia này là vị trí thứ tư. Đĩa đơn đã bán được 465,000 bản tại Vương quốc Anh trong năm 2012, giúp nó trở thành đĩa đơn bán chạy thứ 26 trong năm đó. Bài hát nằm trong bảng xếp hạng của Vương quốc Anh tổng cộng hai mươi chín tuần; trong đó thời gian đĩa đơn này nằm trong top mười là mười tuần. "We Are Never Ever Getting Back Together" đã được chứng nhận đĩa Bạch kim vào tháng 7 năm 2014 bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Anh với tổng cộng 600,000 lượt tải về và nghe thử. Tại Ireland, bài hát nhảy lên vị trí thứ tư ở tuần lễ thứ hai sau khi ra mắt ở vị trí thứ mười một, trở thành đĩa đơn thứ hai của Swift lọt vào top mười ở đất nước này sau "Love Story" năm 2009. "We Are Never Ever Getting Back Together" ngoài ra cũng là đĩa đơn lọt top mười thứ hai của Swift tại Na Uy khi bài hát có được vị trí thứ bảy sau ba tuần phát hành. Bài hát cũng xuất hiện trên bảng xếp hạng Dutch Top 40 của Hà Lan tại vị trí thứ mười sáu, và trên bảng xếp hạng PROMUSICAE của Tây Ban Nha ở vị trí thứ chín.
"We Are Never Ever Getting Back Together" trở thành đĩa đơn thứ sáu của Swift lọt vào bảng xếp hạng ARIA Charts của Úc sau khi bài hát này nhảy từ vị trí thứ mười ba lên vị trí thứ ba ở tuần lễ thứ hai sau khi đĩa đơn được phát hành. Bài hát tiếp tục giữ vững vị trí thuộc top mười trong bảy tuần trên tổng cộng hai mươi tư tuần có mặt trong bảng xếp hạng. Đĩa đơn đã được chứng nhận năm đĩa Bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc với doanh số hơn 350,000 bản, trở thành bài hát được chứng nhận cao nhất ở quốc gia này. Tại New Zealand, bài hát ra mắt tại vị trí thứ hai, là đĩa đơn có thứ hạng ra mắt cao nhất tuần đó, và tới tuần thứ hai bài hát vươn thẳng lên vị trí đầu bảng, trở thành đĩa đơn đầu tiên của Swift dẫn đầu bảng xếp hạng này. Bài hát giữ vững vị trí top mười trong chín tuần, với tổng số tuần có mặt trong bảng xếp hạng là mười chín, và đạt thứ hạng mười chín trong bảng xếp hạng cuối năm 2012 của New Zealand.
Video âm nhạc.
Bối cảnh và phát hành.
Video âm nhạc của bài hát được ra mắt trên kênh CMT, MTV và TeenNick vào ngày 30 tháng 8 năm 2012 lúc 19 giờ 49 phút theo giờ phương Đông, và sau đó trên trang MTV.com, CMT.com và VH1.com cùng ngày vào lúc 20 giờ theo giờ phương Đông. Video được đạo diễn bởi Declan Whitebloom, người đã từng giúp Swift thực hiện hai video âm nhạc trước đó của cô là "Mean" và "Ours". Video được quay theo phong cách giở sách với một máy quay Sony F65 Cinealta trong một cảnh quay liên tục không chỉnh sửa, với Swift xuất hiện trong tổng cộng năm bộ đồ khác nhau. Đây cũng là video âm nhạc đầu tiên có độ phân giải 4K. Theo Swift, cô muốn video này cũng phải "mưu mô y như bài hát ấy" và thêm rằng "Chỉ là đồ đan len ở khắp mọi nơi; chỉ là có nhiều sinh vật rừng rú được hiện ra." Trước khi video được phát hành, một đoạn xem trước dài mười bốn giây được đăng tải trên kênh YouTube chính thức của CMT vào ngày 30 tháng 8 năm 2012. Cuối tháng 5 năm 2015, video đã đạt mốc 300 triệu lượt xem trên YouTube.
Nội dung.
Video bắt đầu với cảnh Swift ngồi bên cửa sổ trong một bộ đồ ngủ sặc sỡ kể lại về mối quan hệ lúc chia tay lúc quay lại của cô với người bạn trai cũ (Noah Mills vào vai). Video sau đó chuyển sang cảnh Swift bước vào phòng khách nơi ban nhạc của cô xuất hiện trong những bộ đồ giả trang các loài động vật và Swift hát đoạn điệp khúc của bài hát. Video tiếp tục chuyển tới một chiếc TV đang chiếu cảnh Swift nói "Like, ever." và sau đó tới một phòng ăn nơi cô tiếp tục kể lại mối quan hệ của mình và nhận được một cuộc gọi từ người yêu cũ khi anh ta đang ở một hộp đêm. Swift dập máy và anh người yêu cũ cũng lọt ra ngoài màn hình. Sau đó cảnh quay chuyển sang một chiếc xe tải mà cả hai người đang bàn luận với nhau ở trong đó, rồi tới cảnh tản bộ của cặp đôi trong một công viên. Swift chạy đi và có một cuộc điện thoại, cô nói với người ở đầu dây bên kia rằng cô và người bạn trai sẽ không bao giờ quay trở lại với nhau và sự thất vọng của cô trong mối quan hệ ấy. Video cuối cùng trở lại với phòng khách của Swift nơi có một bữa tiệc đang được tổ chức và người bạn trai cũ của cô tới bày tỏ mong muốn được hàn gắn mối quan hệ, và cô đóng sập cánh của lại. Video kết thúc với cảnh Swift ngồi bên của sổ như lúc video mới bắt đầu và hát câu cuối cùng của bài hát.
Tiếp nhận.
James Montgomery từ MTV đề cao video âm nhạc của bài hát và cho rằng video "quả thực là một sự thiết đãi". Jim Farber của tờ New York Daily News lại bình luận về video rằng "Tông giọng và cách xử sự [của Swift] trong video thật vui chuyện và châm biếm, phù hợp một cách lý tưởng với hội người hâm mộ nữ thiếu niên đồ sộ của cô." Carl Williott của Idolator bình luận về nội dung của video "bạn còn đòi hỏi gì thêm từ phần nhìn của một bài pop #1?" "Rolling Stone" gọi đây là "một thứ hỗn xược cứng cỏi được vứt ra". David Greenwald của "Billboard" cho rằng video "là một bữa tiệc đầy mưu mẹo mà trong đó Swift đã hát và nhảy nhót với các thành viên của ban nhạc trong những bộ đồ thú vật xen giữa những cảnh hồi tưởng của mối quan hệ -- tất cả được quay trong một cảnh quay dài phức tạp. Swift đeo một cặp kính to và mặc những bộ đồ ngủ và nhún vai coi khinh người bạn trai cũ không-mấy-tốt-đẹp của mình."
Biểu diễn trực tiếp.
Taylor Swift biểu diễn trực tiếp "We Are Never Ever Getting Back Together" lần đầu tiên tại Giải Video âm nhạc của MTV năm 2012 vào ngày 6 tháng 9 năm 2012 tại Trung tâm Staples ở Los Angeles. Swift là nghệ sĩ cuối cùng tham gia biểu diễn vào đêm hôm đó, cô mặc một chiếc áo thun kẻ sọc đỏ trắng và một chiếc quần soóc ngắn, bắt đầu biểu diễn ở một nơi nhìn giống như một phòng thu âm rồi sau đó mới lên biểu diễn ở sân khấu cùng với các ca sĩ hát bè, các vũ công và ban nhạc (trong trang phục động vật). Swift cũng biểu diễn bài hát này ở lễ hội âm nhạc iHeartRadio Music Festival. Ngày 14 tháng 10 năm 2012, cô biểu diễn bài hát trong chương trình "The X Factor" của Anh. Bài hát này cũng được Swift trình diễn trong chương trình truyền hình Đức "Schlag Den Raab". Ngày 25 tháng 1 năm 2013, Swift mang "We Are Never Ever Getting Back Together" lên sân khấu giải thưởng Los Premios 40 Principales của Tây Ban Nha, và ngày kế sau đó tại Cannes, Pháp trong Giải thưởng Âm nhạc NRJ. Ngày 10 tháng 2 năm 2013, Swift biểu diễn "We Are Never Ever Getting Back Together" tại Giải Grammy năm 2013, đây là tiết mục mở màn của lễ trao giải.
Bài hát cũng nằm trong danh sách biểu diễn chính thức của cô cho chuyến lưu diễn Red Tour nhằm quảng bá cho album "Red".
Trong văn hóa đại chúng.
Phiên bản nhại lại.
Video âm nhạc nhại lại từ loạt phim "Breaking Bad" lấy tên "We Are Never Ever Gonna Cook Together" được đăng tải trên YouTube vào ngày 18 tháng 10 năm 2012 trên tài khoản teddiefilms. Tập 22 của mùa thứ mười loạt phim "Grey's Anatomy" được lấy tên là "We Are Never Ever Getting Back Together". Ngày 8 tháng 9 năm 2012, ngôi sao YouTube Shane Dawson, nhại lại bài hát này, phát hành riêng một phiên bản thu âm trong phòng thu và phát hành một video âm nhạc trên kênh YouTube của anh.
Kênh Sky News phối khí lại bài diễn thuyết của David Cameron khiến nó nhìn giống như anh đang nói lại phần điệp khúc của bài hát.
Những người thực hiện.
Đội ngũ thực hiện được lấy dựa theo phần ghi chú bìa của đĩa đơn CD.
Xếp hạng và chứng nhận.
Doanh số.
!scope="col" colspan="3"| Lượng nghe thử | 1 | null |
Người Anh-Ấn là người lai giữa người Anh và người Ấn Độ hoặc những người nguồn gốc Anh sinh ra và sống trên tiểu lục địa Ấn Độ hay Myanmar. Những người Anh sống ở Ấn Độ dùng từ "Eurasians" để chỉ người lai giữa châu Âu và Ấn Độ. Cộng đồng Anh-Ấn Độ hiện tại là một cộng đồng thiểu số nhỏ riêng biệt nguồn gốc ở Ấn Độ. Tổ tiên người Anh-Ấn Độ thông thường được truyền bên nội.
Từ điển Oxford định nghĩa Người Anh-Ấn là người lai giữa bố mẹ người Anh và Ấn Độ hoặc người gốc Ấn nhưng sinh ra hoặc sống ở Anh, hoặc người gốc Anh nhưng sinh ra hoặc sống hay có thời gian dài sống ở Ấn Độ. | 1 | null |
Người Ấn Độ là người mang quốc tịch Ấn Độ, hiện chiếm một phần lớn ở Nam Á và là 17.31% dân số toàn cầu. Những người mang quốc tịch Ấn Độ thuộc rất nhiều nhóm dân tộc-ngôn ngữ khác biệt phản ánh lịch sử phong phú và phức tạp của Ấn Độ.
Dân gốc Ấn Độ, nhờ các cuộc di cư, đã đến sống ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, đáng chú ý nhất trong khu vực Đông Nam Á, Nam Phi, Australia, Vương quốc Anh, Trung Đông và Bắc Mỹ. Theo các ước tính khách nhau, số dân Ấn Độ hải ngoại là từ 12.000.000 đên 20.000.000 dân. | 1 | null |
Acris crepitans blanchardi là một phân loài nhái bén của loài acris crepitans. Nó là một loài nhái nhỏ với màu tối. Nó được nhìn thấy trên khắp miền Trung Tây Hoa Kỳ, và mặc dù không được coi là bị đe dọa ở cấp độ liên bang, là một đe dọa hoặc nguy cơ tuyệt chủng ở Michigan, Wisconsin, và Minnesota.
Da của phân loài nhái bén này có nốt sần nhỏ thường có màu nâu, xám, nâu hoặc màu xanh ô liu với các mảng đậm màu sắc trên chân. Giữa hai mắt có một mảng tối hình tam giác. Chúng là loài nhái nhỏ, với chiều dài dao động từ 1,5 và 3,8 cm. Chúng thường sống ở các vùng nước di chuyển chậm hoặc tù đọng, và là loài sống ở nước nhiều nhất trong số các loài nhái bén ở Bắc Mỹ. Chúng ngủ đông trong những tháng lạnh, ra khỏi nơi ngủ đông vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 và bắt đầu ngủ đông vào cuối tháng 10. Thời gian sinh sản diễn ra từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7, và con cái đẻ cụm trứng nhỏ. Nòng nọc xuất hiện vào cuối mùa hè. Con đực trong mùa sinh sản kêu lách cách âm kim loại đặc trung của phân loài này. Phân loài đã được đặc tên theo Frank N. Blanchard, một nhà nghiên cứu bò sát Mỹ.
Phân loài nhái này có thể được tìm thấy qua hầu hết Tây trung bộ Hoa Kỳ, từ Michigan và Wisconsin ở phía bắc đến phía nam Texas ở phía nam và từ Colorado ở phía tây West Virginia ở phía đông. Mặc dù không được liệt kê trong cấp liên bang, phân loài nhái này được coi là có nguy cơ ở một số bang. Nó là một phân loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Wisconsin, và là một loài bị đe dọa ở Michigan, do một sự suy giảm dân số đáng kể từ cuối những năm 1970. Sự mất môi trường sống, chất gây ô nhiễm hóa học và cạnh tranh cho các nguồn tài nguyên đã được thừa nhận như là lý do cho sự suy giảm này. Dân số vẫn có thể được tìm thấy trong các phần phía nam và phía tây của Lower Peninsula. "A. crepitans", including "A. c. blanchardi", is also considered endangered in Minnesota. của Michiganrepitans, "A. crepitans", bao gồm "A. c. blanchardi", cũng được xem là bị đe dọa ở Minnesota.. | 1 | null |
Amphiprion biaculeatus là loài cá hề thuộc chi "Amphiprion" trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1790.
Phân loại học.
Ban đầu, "A. biaculeatus" được Bloch mô tả dưới danh pháp là "Chaetodon biaculeatus", nhưng sau đó đã được xếp hẳn vào một chi đơn loài là "Premnas".
Allen (1972) chỉ xem "Premnas" là phân chi của "Amphiprion" vì ông cho rằng, hai đặc điểm nổi bật nhất được sử dụng để xác định "Premnas" là có ngạnh dưới ổ mắt và số lượng vảy cá theo đường chéo từ trước vây lưng chéo xuống trước vây hậu môn ("transverse scale rows") nhiều hơn, theo ông là có “tầm quan trọng tương đối nhỏ về mặt phát sinh loài”.
Allen sau đó đã bác bỏ suy nghĩ này trong bản báo cáo của mình vào năm 1975 và công nhận "Premnas" là một chi hợp lệ. Tuy vậy, phần lớn những nghiên cứu phân tử sinh học ở thế kỷ 21, và gần đây nhất là báo cáo của Tang và các cộng sự (2021), đều cho rằng, "Premnas" chỉ là một danh pháp đồng nghĩa của "Amphiprion".
Từ nguyên.
Từ định danh của loài được ghép bởi hai từ trong tiếng Latinh: "bi" ("hai") và "aculeatus" ("có gai, ngạnh"), hàm ý đề cập đến hai ngạnh nhô ra dưới mắt của cá trưởng thành.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
"A. biaculeatus" có phạm vi phân bố tập trung ở khu vực Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Loài này được ghi nhận từ quần đảo Andaman và Nicobar (Ấn Độ) trải dài đến vùng biển các nước Đông Nam Á, Papua New Guinea, quần đảo Solomon và Vanuatu, giới hạn phía nam đến các rạn san hô vòng ngoài khơi Tây Úc và eo biển Torres (phía bắc bang Queensland, Úc).
"A. biaculeatus" sống cộng sinh với hải quỳ "Heteractis magnifica" và "Entacmaea quadricolor", thường được quan sát trên các rạn san hô gần bờ và trong các đầm phá, độ sâu đến ít nhất là 18 m.
Mô tả.
"A. biaculeatus" có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 17 cm. Như đã đề cập ở trên, "A. biaculeatus" có một ngạnh lớn trên nắp mang (ngay dưới mắt) giúp phân biệt với các đồng loại có cùng kiểu màu. Có ít nhất ba biến thể kiểu màu được quan sát và ghi nhận ở loài cá này.
Ở Đông Ấn Độ Dương, "A. biaculeatus" đực và cái đều có màu hạt dẻ, màu gỗ gụ hay màu nâu sẫm với ba dải sọc màu vàng tươi nổi bật trên cơ thể. Những dải sọc vàng ở cá cái có thể biến mất (từ dưới ngược lên lưng) khi chúng già đi. Biến thể này nhiều khả năng là một loài hợp lệ, từng được Fowler mô tả với danh pháp là "Premnas epigrammata".
Ở Tây Thái Bình Dương, cơ thể cá con và cá đực có màu đỏ tươi hay màu cam ửng đỏ với 3 dải sọc trắng. Nhưng ở phần lớn khu vực, như đã được quan sát tại Philippines, phía bắc đảo Sulawesi cũng như một số nhóm đảo ở phía tây Indonesia, sọc trên đầu của những con cá cái lớn lại chuyển sang màu vàng (đôi khi có màu vàng ở cả sọc giữa nhưng rất hiếm thấy sọc vàng ở đuôi). Không như biến thể Ấn Độ Dương (tất cả cá thể trên một năm tuổi đều có màu vàng trên các dải sọc), hầu như chỉ cá thể cái đã trưởng thành hoàn toàn mới có dải vàng trên đầu.
Ngoài ra, ở Papua New Guinea, quần đảo Solomon và rạn san hô Great Barrier, cá cái trưởng thành không có dải vàng trên đầu, thay vào đó vẫn giữ lại dải trắng như cá đực, và các dải sọc trắng lại rất hẹp (ở cả cá đực) so với những biến thể kể trên.
Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 17–18; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 13–15.
Sinh thái học.
Thức ăn của "A. akindynos" là động vật phù du và tảo.
"A. biaculeatus" là một loài lưỡng tính tiền nam (cá cái trưởng thành đều phải trải qua giai đoạn là cá đực), nên cá đực thường có kích thước nhỏ hơn cá cái. Một con "A. allardi" cái sẽ sống thành nhóm cùng với một con đực lớn (đảm nhận chức năng sinh sản) và nhiều con non nhỏ hơn. Trứng bám dính vào chất nền, được cá đực lớn bảo vệ và chăm sóc đến khi chúng nở.
Thương mại.
"A. biaculeatus" được đánh bắt bởi những người thu mua cá cảnh và đã được nhân giống nuôi nhốt. | 1 | null |
Phạm Thanh Tâm (sinh ngày 29 tháng 3 năm 1989), thường được biết đến với nghệ danh Tâm Tít, là một nữ ca sĩ, diễn viên điện ảnh, người dẫn chương trình và người mẫu ảnh người Việt Nam. Cô được biết đến như một trong những hot girl đời đầu tại Việt Nam.
Tiểu sử và sự nghiệp.
Phạm Thanh Tâm sinh ra và lớn lên tại khu nhà ở đường Triều Khúc, Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thủ đô Hà Nội. Từ nhỏ Tâm đã sống với ông bà nội. Bố mẹ Thanh Tâm ly hôn từ khi cô lên 3 tuổi. Bố mẹ cùng sang nước ngoài nhưng mỗi người lại ở một nơi khác nên mỗi lần liên lạc đều là những cuộc gọi ngắn ngủi và vội vàng. Thời gian đầu bố mẹ về thăm Thanh Tâm đều mỗi năm một lần. Do công việc ngày một nhiều hơn, bận rộn hơn kéo theo việc thời gian bố mẹ có thể thu xếp về thăm con cũng giảm đi. Bố của Thanh Tâm về nước cũng là thời điểm Tâm bắt đầu vào Sài Gòn lập nghiệp. Bố cô qua đời năm 2014 do cảm mạo đột ngột.
Trước khi vào Nam, cô từng là ca sĩ độc quyền của công ty Madona và là người mẫu ảnh cho nhiều game online như "FIFA Online 2", "Linh Vương", "Con đường tơ lụa", "Fly for Fun". Năm 2009, Tâm Tít đã về nhì trong cuộc thi "Người đẹp Hoa anh đào", sau thí sinh Trần Thị Thùy Dương. Sau khi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cô tham gia các hoạt động nghệ thuật làm người mẫu ảnh cho một số công ty thời trang danh tiếng và làm người đại diện cho một số game mới. Cô còn tham gia gây quỹ cho các hoạt động xã hội từ thiện. Cô từng được khán giả biết đến với phong cách trẻ trung, trong sáng, nhưng sau khi nam tiến cô đã dần chuyển sang hình tượng gợi cảm và quyến rũ.
Năm 2009, sau khi gặp và quen biết nhạc sĩ Nguyễn Đằng Phương, quản lý của ca sĩ Đông Nhi, cô bắt đầu bước chân vào lĩnh vực ca hát và làm ca sĩ độc quyền cho công ty Tinu Production của nhạc sĩ Nguyễn Đằng Phương và ca sĩ Đông Nhi đồng sáng lập. Tâm Tít sau đó đã liên tiếp ra mắt những bài hát mới của mình. Ngoài việc làm ca sĩ và người mẫu ảnh, Tâm Tít còn thử sức vào lĩnh vực điện ảnh, truyền hình với bộ phim: "Giữa hai thế giới", "Chạm vào quá khứ", "Chiếc giường chia đôi" và series phim "Tiểu thư giao thông" – một bộ phim tuyên truyền về an toàn giao thông. Không những thế, cô còn làm MC cho chương trình "Mix & Match", "Đẹp hơn mỗi ngày", "Yan break" trên kênh YanTV. Năm 2012, cô đăng ký tham gia Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh nhưng sau đó đã rút lui. Năm 2013, Tâm Tít bắt đầu lấn sân sang kinh doanh khi khai trương một quán bar. Tuy nhiên quán bar này đã đóng cửa khi scandal liên quan đến Tâm Tít và Thế Bảo nổ ra vào tháng 7 năm 2014.
Đời tư.
Vào khoảng năm 2011, mối quan hệ giữa Tâm Tít và cầu thủ bóng đá Lê Sỹ Mạnh được nhiều người quan tâm khi cả hai thường xuyên xuất hiện cùng nhau. Tâm Tít đã lên tiếng ngầm nhận định cô và Sỹ Mạnh chỉ là anh em thân thiết sau khi bức ảnh thân mật của cả hai xuất hiện trên mặt báo. Mặc dù mối quan hệ này nhanh chóng không còn được nhắc đến sau khi sự nghiệp của cầu thủ này xuống dốc, nhưng nhiều người vẫn nhận định Sỹ Mạnh từng là bạn trai của Tâm Tít.
Tháng 7 năm 2014, một làn sóng tranh cãi nổ ra xung quanh mối quan hệ giữa Tâm Tít và Thế Bảo – anh trai của Bảo Thy. Tranh cãi bắt đầu khi Thế Bảo đăng lên trang cá nhân của mình dòng trạng thái kể về những khoảng chi phí tương đối lớn khi trong mối quan hệ yêu đương với Tâm Tít, và Tâm Tít nhanh chóng đáp trả cho rằng Thế Bảo là "đàn bà". Khi cuộc tranh cãi bắt đầu có sự tham gia của bạn bè hai phía và những ý kiến từ cộng đồng mạng Việt Nam liên quan đến việc Tâm Tít bị bạn trai bạo hành, mâu thuẫn đã bị đẩy lên cao. Cuộc tranh cãi gây xôn xao dư luận một thời gian không ngắn chỉ hạ nhiệt và khép lại sau khi Bảo Thy lên tiếng và Tâm Tít tỏ thái độ không muốn tiếp tục scandal lần này.
Đến tháng 11 năm 2014, khi đang quay bộ phim "Tỷ phú chăn vịt", Tâm Tít vướng phải nghi ngờ "phim giả tình thật" với Quách Ngọc Ngoan. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Tâm Tít bị truyền thông bắt gặp tại quán bar ở Hà Nội với bạn trai Chu Ngọc Thành, doanh nhân sinh năm 1983. Ngày 27 tháng 12 năm 2014, Tâm Tít và Ngọc Thành bí mật tổ chức lễ ăn hỏi khi cô đang mang thai ở tháng thứ 3. Sáng ngày 6 tháng 1 năm 2015, Tâm Tít cùng chồng và gia đình hai bên đã làm lễ Hằng thuận tại Thiền viện Sùng Phúc, Hà Nội. Đám cưới của hai người đã thu hút nhiều sự quan tâm từ báo chí và độc giả kể từ lễ đính hôn. Hôn lễ của cả hai diễn ra vào chiều ngày 10 tháng 1 năm 2015 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội với khoảng 800 khách mời.
Sáng ngày 19 tháng 6 năm 2015, Tâm Tít sinh con trai đầu lòng Chu Chí An bằng phương pháp sinh mổ tại bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội). Em bé được đặt tên thân mật là Alex. Ngày 5 tháng 4 năm 2017, Tâm Tít đăng ảnh tiết lộ đang mang thai con trai thứ 2 được 22 tuần trên trang Facebook cá nhân. Cũng trong năm này, tiếp tục một scandal liên quan đến tình yêu của Tâm Tít nổ ra khi diễn viên Maya cho biết Tâm Tít là người thứ ba chen vào mối quan hệ giữa cô và Chu Ngọc Thành, còn Tâm Tít thì tiết lộ con gái của Maya là con chung của Maya và Chu Ngọc Thành. Cuộc "khẩu chiến" nhanh chóng nổ ra khi cả hai liên tục công kích lẫn nhau. Sự việc đã gây chú ý không nhỏ trong cộng đồng mạng Việt Nam và nhận được nhiều ý kiến trái chiều. | 1 | null |
Chiến dịch Không vận Trẻ em (tiếng Anh: Operation Babylift) là một chiến dịch di tản quy mô lớn của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam diễn ra từ ngày 3 đến ngày 26 tháng tư năm 1975, ngay trước khi Sài Gòn thất thủ. Chiến dịch này nhằm mục tiêu đưa trẻ em từ Nam Việt Nam sang Hoa Kỳ và các quốc gia khác, trong đó bao gồm Pháp, Úc, Canada và Tây Đức. Tính đến khi chuyến bay cuối cùng rời khỏi Nam Việt Nam, đã có trên 3 300 trẻ sơ sinh và trẻ em được di tản, mặc dù con số báo cáo trên thực tế rất khác biệt. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.
Bối cảnh.
Sau khi thành phố ở miền Trung Việt Nam Đà Nẵng bị thất thủ trong tháng 3, và khi Sài Gòn bị pháo kích, các tổ chức nhân đạo giúp đỡ trẻ em mồ côi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ hãy di tản khẩn cấp các trẻ em này. Với sự đồng ý miễn cưỡng của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, ngày 3/4/1975, tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford tuyên bố là chính phủ Hoa Kỳ sẽ bắt đầu di tản trẻ em mồ côi từ Sài Gòn bằng một số tiền 2 triệu USD qua một quỹ ngoại quốc đặc biệt giúp đỡ trẻ em. 30 chuyến máy bay vận tải C-5A Galaxy được dự định để thực hiện chiến dịch này.
Các chuyến bay đã tiếp tục đến khi phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích. Chiến dịch này gây nhiều tranh cãi về việc đó có phải là cách giải quyết tốt nhất cho các trẻ em này, ngoài ra không phải tất cả các trẻ em đều là trẻ mồ côi (việc đưa những trẻ em không phải mồ côi ra nước ngoài đã cắt đứt liên hệ của những em bé này với cha mẹ và quê hương).
Báo Nhân dân của Đảng Lao động Việt Nam dẫn lại nguồn tin của AFP cho biết ngày 6/4 những người đối lập với Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn trong đó có luật sư Trần Ngọc Liễng, thượng tọa Thích Hiến pháp, linh mục Chân Tín và bà Ngô Bá Thành đã công bố một bản sao bức thư của Phan Quang Đán gửi Trần Thiện Khiêm cho biết đại sứ Mỹ G.Martin bày mưu. Trong thư Đán nói: ""Việc ra đi của một số lớn trẻ con sẽ gây nên sự xúc động sâu sắc trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, sẽ có lợi cho chính phủ Nam Việt Nam. Đại sứ đã hứa sẽ giúp tôi nếu bảo đảm đưa được một số lớn trẻ con đi. Đại sứ nhấn mạnh rằng việc đưa được một số lớn trẻ con đi sẽ giúp chúng ta hướng dư luận về phía có lợi cho chúng ta. Khi những trẻ con này tới Mỹ, báo chí, vô tuyến truyền hình và đài phát thanh sẽ đưa tin về sự kiện này và ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn". Bức thư trên đề ngày 2/4. Tờ báo cũng trích dẫn AFP cho biết tại Washington (Mỹ), Stockholm (Thụy Điển) đã diễn ra biểu tình phản đối chiến dịch này, ba trung tâm bảo dưỡng trẻ mồ côi ở Nam Việt Nam cũng phản đối. Ngay tại Sài Gòn, những người đối lập với Thiệu cũng phản đối. Báo trích dẫn hãng tin UPI cho biết bà Cora Uây, một người lãnh đạo trong Ủy ban những người Mỹ chống chiến tranh ở Việt Nam tuyên bố đây là "một cuộc ăn cướp những trẻ em sơ sinh. Chúng ta phải gửi tiền sang Việt Nam để nhân dân Việt Nam dạy con em trong nền văn hóa của họ"".
Tai nạn.
Cuộc di tản đầu tiên với máy bay vận tải quân sự C5-Galaxy đã gặp tai nạn. Cách 64 km từ Sài Gòn, trên độ cao 7000 m, những chốt khóa cửa đưa hàng hóa ở đằng sau bị hư, làm cho cửa mở và văng mất. Máy bay do đó bị giảm sức ép không còn điều khiển được nữa, và phải bay trở lại phi trường Tân Sơn Nhất. Khi phải đáp khẩn cấp xuống một cánh đồng cách phi trường 3 km, bụng dưới của máy bay bị xé nát, khiến 155 người đã chết. Đa số là trẻ em, ngoài ra còn có 5 trong số 17 phi hành đoàn. Những người sống sót đa số ngồi ở tầng trên của máy bay, trong khi những người ở tầng dưới hầu như đã chết hết.
Khi doanh nhân Hoa Kỳ Robert Macauley nghe tin, là phải cần ít nhất 1 tuần để di tản các trẻ em mồ côi còn sống sót, ông đã mướn cả chiếc Boeing 747 của hãng Pan Am và tổ chức để cho 300 trẻ em mồ côi có thể ra khỏi nước, trả tiền cho chuyến đi này bằng cách cầm ngôi nhà của ông.
Lên phim.
Chiếc máy bay C5-Galaxy bị tại nạn này đã được ghi lại trong một phim tài liệu, của loạt phim Mayday – Alarm im Cockpit. Phim này được chiếu lần đầu tiên ở Đức trong tháng 11 năm 2009 trên đài truyền hình N24.
Một phim tài liệu khác về tai nạn này 2009 đã được giải thưởng ở Cannes. Phim này có tên là "Operation Babylift, the lost children of Vietnam."
Trẻ em Babylift.
Theo báo Spiegel, trong số 3.300 trẻ em được di tản, 2.000 được đưa sang Hoa Kỳ, 1 300 còn lại sang Canada, một số nước châu Âu và Úc, và những đứa trẻ được nhận làm con nuôi ở các nước đó.
Những người đã bày tỏ về hoàn cảnh của mình:
Anh.
Ngày 6 tháng 4 năm 1975, một chiếc máy bay Boeing 747 được mướn bởi tờ báo Anh Daily Mail chở 99 trẻ mồ côi đã tới Anh. Những đứa trẻ này, nhiều em bé chỉ vài tháng tuổi, được hộ tống bởi bác sĩ và y tá Anh trong một chuyến bay kéo dài 18 tiếng từ Sài Gòn. Có ít nhất 30 đứa trẻ bị sưng phổi và 6 phải được đưa vào bệnh viện. Đa số những trẻ em này là từ những trại mồ côi được điều hành bởi tổ chức từ thiện Ockenden Venture, ở Sài Gòn. Ba đứa trẻ đã chết trong bệnh viện lúc mới tới. 51 trẻ được nhận làm con nuôi. Những trẻ em còn lại, gồm có cả những trẻ tàn tật đưa vào những trại điều hành bởi Ockenden Venture và chương trình trẻ em mồ côi Việt Nam của Anh.
Úc.
Từ ngày 4 tới 17 tháng 4 năm 1975, chính quyền Úc đã tham dự vào với 2 cuộc không vận, di tản khoảng 300 trẻ mồ côi từ Sài Gòn sang Úc. | 1 | null |
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, ở khu vực Trung du Miền núi phía Bắc, được thành lập từ năm 1951. Có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc miền núi vùng Đông bắc Việt Nam. Bệnh viện đóng trên địa bàn trung tâm của tỉnh Thái Nguyên tại số 479 - Đường Lương Ngọc Quyến - TP. Thái Nguyên.
Lịch sử thành lập.
- Tháng 12/1954 Bệnh viện được chuyển về Thị xã Thái Nguyên (vị trí hiện nay), khi đó là cơ sở cũ của đồn điền Kepler (vì là cơ sở cũ của kepler, nên trước đây nhân dân hay gọi: Bệnh viện Kép – le).
- Ngày 01/7/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 268-SL, thành lập khu tự trị Việt Bắc, cùng trong thời gian đó Bệnh viện được đổi tên thành: Bệnh viện Khu tự trị Việt Bắc, trực thuộc Ủy ban hành chính khu tự trị Việt Bắc, và sáp nhập Bệnh viện Thái Nguyên vào Bệnh viện Khu tự trị Việt Bắc vào cuối năm này.
- Ngày 26/3/1976 Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số 275/BYT-QĐ "Tiếp nhận Bệnh viện Đa khoa Khu tự trị Việt Bắc thuộc Ủy ban hành chính khu tự trị Việt Bắc về Bộ Y tế trực tiếp quản lý kể từ ngày 01/4/1976 và đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên".
- Ngày 26/10/1985, Bộ Y tế có Quyết định số 1157 BYT/QĐ "Phân hạng tổ chức Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên thuộc hạng II (hai)".
- Ngày 29/4/1997, Bộ Y tế có Quyết định số 744/QĐ-BYT đổi tên Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên thành Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trực thuộc Bộ Y tế.
- Ngày 11/5/2007, Bộ Y tế có Quyết định số 1689/QĐ-BYT "xếp hạng I đối với Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên".
- Ngày 3/7/2016, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên tổ chức Lễ khánh thành khối nhà kỹ thuật nghiệp vụ (15 tầng) và hoàn thành dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (giai đoạn 1). Tòa nhà Kỹ thuật nghiệp vụ được thiết kế, xây dựng hiện đại 15 tầng, trên diện tích 1.570m2, với quy mô 250 giường bệnh, gồm các khoa chẩn đoán hình ảnh, sinh hóa, vi sinh, Giải phẫu bệnh, phòng mổ, khu cấp cứu ngoại khoa. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại: can thiệp tim mạch, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hóa, vi sinh, huyết học, gây mê hồi sức, chụp cắt lớp, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ… Trong đó, 20 phòng mổ thiết kế tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, bảo đảm nguyên tắc hoạt động 1 chiều, chống nhiễm khuẩn bệnh viện, có khu chuẩn bị bệnh nhân đầy đủ tiện ích, có hệ thống oxy, khí hút, khí nén trung tâm…
Hiện bệnh viện đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp giai đoạn 2 với thêm 850 giường bệnh nữa trong thời gian tới.
- Ngày 14/7/2021, Bộ Nội vụ đã chính thức công nhận Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện hạng đặc biệt, trung tâm y tế chuyên sâu, tuyến cuối của khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Trở thành 1 trong 6 bệnh viện hạng đặc biệt trên toàn quốc.
Các trung tâm, khoa, phòng trực thuộc.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên có trên 1700 giường bệnh với trên 45 khoa, phòng và trung tâm: | 1 | null |
To the Beautiful You (tạm dịch: "Gửi người xinh tươi", Hàn tự: 아름다운 그대에게, Phiên âm: A-reum-da-woon Geu-dae-e-ge) còn có tên tiếng Anh chính thức là For You in Full Blossom (gọi tắt là For You), hay còn được gọi là Hana-Kimi Hàn và tên bộ phim khi được trình chiếu tại Việt Nam là Chỉ vì yêu - là bộ phim truyền hình thần tượng Hàn Quốc được sản xuất năm 2012 bởi sự cộng tác của công ty SM Entertainment và đài truyền hình SBS với sự tham gia diễn xuất của Choi Min-ho (thành viên nhóm nhạc SHINee), Sulli Choi (thành viên nhóm nhạc f(x)) và Lee Hyeon-woo cùng sự góp mặt của nhiều thần tượng K-pop, trong đó có nhóm nhạc tân binh EXO. Bộ phim bắt đầu lên sóng vào ngày 15/8/2012 trên kênh SBS Hàn Quốc.
Bộ phim là tác phẩm chuyển thể từ bộ truyện tranh Nhật Bản mang tên Hanazakari no Kimitachi e (hay thường gọi tắt là Hana-Kimi) của tác giả Nakajou Hisaya và là một tác phẩm làm lại từ loạt phim truyền hình Hanazakari no Kimitachi e ~Ikemen-Paradise~ của đài truyền hình Fuji TV sản xuất năm 2006 của Nhật Bản.
Thông tin bên lề.
Ngày 10/3/2011, SM Entertainment thông báo rằng họ đã nhận được sự cho phép sản xuất một bộ phim truyền hình dựa trên một bộ truyện tranh Nhật Bản (hay còn gọi là manga). Công bố viên tiết lộ: "Phiên bản Hàn Quốc của bộ phim sẽ có tổng cộng 16 tập, tái hiện một câu chuyện trẻ trung về niềm hy vọng và ước mơ được thổi một luồng gió mới. Mặc dù là một câu chuyện của lứa tuổi mới lớn dễ thương và hài hước, nhưng cốt truyện của bộ phim không vì thế mà kém phần mạnh mẽ và hiện thực. Với một dàn diễn viên tài năng, xinh đẹp, chúng tôi dự kiến sẽ cho lên sóng bộ phim vào mùa hè này."
Sau hàng loạt các lượt dự đoán, bình chọn về thành phần diễn viên cùng với một lực lượng ứng cử viên lớn áp đảo từ phía dàn "sao" của SM Entertainment, bao gồm: TVXQ!, Super Junior, Girls' Generation, SHINee, f(x), EXO... cuối cùng, Min-ho của SHINee và Sulli của f(x) được công bố là diễn viên chính của bộ phim vào ngày 26/4/2012. Thông tin cũng được xác nhận bộ phim được đạo diễn bởi Jeon Ki-sang của đài SBS Hàn Quốc, người đã đạo diễn nên bộ phim Boys Over Flowers có tiếng vang trước đó. Ngày 24/5/2012, biên kịch của bộ phim được công bố là Lee Young-cheol - người cũng là đồng biên kịch của loạt phim tình huống hài hước (hay còn gọi là sitcom) High Kick! trước đó. Vào ngày 6/6/2012, thành viên nhóm nhạc ZE:A - Hwang Kwang-hee được xác nhận sẽ tham gia vào dàn diễn viên cùng với thành viên L của nhóm Infinite. Ngày 7/6/2012, đến lượt Seo Joon-young xác nhận tham gia vào bộ phim. Ngày 8/6/2012, Kang Kyeong-joon được xác nhận sẽ tham gia bộ phim với vai trò thầy giáo bộ môn Giáo dục thể chất, trong khi Ki Tae-young sẽ đóng vai bác sỹ của trường học, người phát hiện ra bí mật của nữ chính đầu tiên. Lee Young-eun sẽ đóng vai cô giáo, người có quan hệ tình tay ba với Kang Kyeong-joon và Ki Tae-young. Kang Ha-neul đóng vai đối thủ của nam chính, và An Hye-kyeong cùng Lee Han-wi cũng đồng thời tham gia diễn xuất. Sau nhiều dự đoán khác nhau trước đó, cuối cùng Lee Hyeon-woo được chọn vào vai nam thứ quan trọng ngày 13/6/2012. Thêm vào đó, Kim Ji-won được duyệt vào danh sách ngày 14/6/2012 và Yoo Min-kyoo được xác nhận vào ngày 10/7/2012. Ngày 12/7/2012, Ko So-young cũng xác nhận sẽ trở lại màn ảnh nhỏ với một vai tham dự vào bộ phim.
Buổi đọc kịch bản đầu tiên diễn ra ngày 7/6/2012 tại Trung tâm sản xuất Il-san của đài SBS. Ngày 9/7/2012, Min-ho cùng Sulli, Lee Hyeon-woo, Kwang-hee và các thành viên của nhóm nhạc EXO tham dự buổi chụp hình áp-phích quảng cáo cho bộ phim. Để chuẩn bị cho vai diễn Tae-joon, Min-ho đã phải theo học huấn luyện viên Kim Tae-young, cựu vận động viên Nhảy cao quốc gia Hàn Quốc và là một trong các thành viên của Hiệp hội Điền kinh nước này trong một tháng rưỡi, kỷ lục cá nhân của ông là 180 cm. Bộ phim bắt đầu được thu hình từ đầu tháng 7/2012. Trong buổi phỏng vấn với tạp chí Vogue Girl Hàn Quốc, Min-ho xác nhận bộ phim sẽ lên sóng tập đầu tiên vào ngày 15/8/2012, thay vì dự kiến 8/8/2012 trước đó. Học viện quốc tế Han-kook, thành phố Yong-in, tỉnh Kyeong-ki đã được sử dụng làm quang cảnh cho ngôi trường nam sinh trong phim - Trường Trung học Thể dục - Thể thao Genie, và những cảnh quay mùa hè sẽ diễn ra tại đảo An-myeon, Hàn Quốc. Để có được những cảnh quay bộ môn nhảy cao đẹp nhất, Min-ho đã phải luyện tập rất chăm chỉ với giáo trình gấp rút cùng sự hướng dẫn của huấn luyện viên Kim Tae-young và trường quay đã phải lắp đặt dàn camera 105 high-speed.
Bộ phim tuy không thành công về mặt rating nhưng lại nhận được phản ứng tích cực của người xem lẫn giới phê bình dù mô típ Nữ giả Nam không còn xa lạ trên màn ảnh. Các diễn viên chính lần phụ đều hoàn thành vai diễn của mình một cách xuất sắc. Đây cũng được xem là bộ phim quy mô nhiều thần tượng nhất xứ kim chi trong năm 2012.
Nội dung sơ lược.
Kang Tae-joon (do Min-ho đóng) là vận động viên từng đoạt huy chương Vàng Olympic Quốc tế bộ môn Nhảy cao với kỉ lục 2m30, nhưng do bị chấn thương nặng, Tae-joon bị chìm vào trong vũng lầy của sự khủng hoảng tuyệt vọng. Để giúp lấy thần tượng của mình, một cô gái tên Goo Jae-hee (do Sulli đóng) đã quyết định bay từ Mỹ về Hàn Quốc và cải trang nam sinh để có thể trà trộn vào ngôi trường mà Tae-joon đang theo học - Trường Trung học Thể dục - Thể thao Genie. Kể từ đó những chuyện dở khóc dở cười liên tiếp xảy ra. Dần dần Tae-joon đã được tình cảm cùng sự chân thành của Jae-hêe thức tỉnh, khiến anh có động lực để trở lại với bộ môn nhảy cao. Cuối cùng anh đã vượt qua chấn thương và lấy lại phong độ trong sự nghiệp thể thao của mình và nhận ra tình cảm của mình dành cho Jae-Hêe.
Nhạc phim.
Part.1.
Phát hành ngày 15/8/2012 tại Hàn Quốc, bao gồm:
Part.2.
Phát hành ngày 22/8/2012 tại Hàn Quốc, bao gồm:
Part.3.
Phát hành ngày 29/8/2012 tại Hàn Quốc, bao gồm:
Part.4.
Phát hành ngày 5/9/2012 tại Hàn Quốc, bao gồm:
Full Album.
Phát hành ngày 19/9/2012 tại Hàn Quốc, bao gồm các ca khúc trong 4 single trước kèm theo các ca khúc, bản nhạc nền mới, bao gồm:
Đánh giá.
Theo AGB Nielsen Media Research, tập công chiếu trên toàn quốc được đánh giá với 7.4 % người xem, xếp sau đối thủ của nó là "Arang Sử đạo truyện" của MBC với 13.3 % của tập đầu và 19.4 % bộ phim "Bridal Mask" của KBS. | 1 | null |
Amphiprion perideraion, còn có tên thông thường là cá khoang cổ tím, là một loài cá hề thuộc chi "Amphiprion" trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1855.
Từ nguyên.
Danh từ định danh của loài trong tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là "vòng cổ", hàm ý đề cập đến dải sọc phía sau mắt của chúng.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
Từ quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), phạm vi của "A. perideraion" trải dài đến hầu hết vùng biển các nước Đông Nam Á và nhiều đảo quốc thuộc châu Đại Dương (xa nhất ở phía đông là đến quần đảo Samoa), phía nam đến Tây Úc và rạn san hô Great Barrier, và cả quần đảo Cocos (Keeling) và đảo Giáng Sinh. Nghiên cứu di truyền cho thấy, quần thể ở biển Java có sự khác biệt với phần còn lại của quần đảo Mã Lai.
"A. perideraion" sống cộng sinh với 4 loài hải quỳ, là "Heteractis magnifica" (thường thấy nhất), "Heteractis crispa", "Macrodactyla doreensis" và "Stichodactyla gigantea". Chúng được quan sát gần các rạn san hô ngoài khơi và trong các đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 38 m.
Mô tả.
"A. perideraion" có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 10 cm. Loài cá hề này có màu hồng đến màu cam phớt hồng; các vây màu trắng nhạt. Có một dải sọc trắng ở sau đầu, và một dải sọc trắng dày hơn từ đỉnh đầu, ngay giữa mắt kéo dài dọc theo gốc vây lưng. Cá đực trưởng thành có viền cam trên vây lưng mềm cũng như rìa trên và dưới của vây đuôi.
Sọc trắng sau đầu giúp phân biệt "A. perideraion" với hai loài cá hề khác là "Amphiprion akallopisos" và "Amphiprion sandaracinos".
Số gai ở vây lưng: 9–10; Số tia vây ở vây lưng: 16–17; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 12–13.
Sinh thái học.
Thức ăn của "A. perideraion" là động vật phù du, một số loài thủy sinh không xương sống và tảo.
"A. perideraion" là một loài lưỡng tính tiền nam (cá cái trưởng thành đều phải trải qua giai đoạn là cá đực) nên cá đực thường có kích thước nhỏ hơn cá cái. Một con cá cái sẽ sống thành nhóm cùng với một con đực lớn (đảm nhận chức năng sinh sản) và nhiều con non nhỏ hơn. Trứng được cá đực lớn bảo vệ và chăm sóc đến khi chúng nở.
Ở một rạn san hô ngoài khơi Okinawa (Nhật Bản), cả "A. perideraion" và "Amphiprion clarkii" cùng sống cộng sinh với "H. crispa". Những nhóm cá thể trưởng thành của hai loài thường không chia sẻ vật chủ với nhau. Ngược lại, các nhóm "A. perideraion" đang lớn và cá con lại luôn sống chung với "A. clarkii". Ở những nhóm này, khả năng sinh sản của "A. perideraion" lại bị ức chế bởi "A. clarkii" (một loài có kích thước lớn hơn), mặc dù "A. perideraion" đực trưởng thành đã chuyển đổi thành cá cái. Sau khi tất cả các thành viên của "A. clarkii" rời đi, "A. perideraion" trưởng thành mới có thể bắt đầu sinh sản.
Thương mại.
"A. perideraion" được đánh bắt bởi những người thu mua cá cảnh và cũng đã được nhân giống nuôi nhốt. | 1 | null |
Căn cứ không quân Clark từng là một căn cứ Không quân Hoa Kỳ nằm trên đảo Luzon, Philippines. Căn cứ này nằm cách thành phố Angeles 3 dặm về phía tây và cách vùng đô thị Manila 40 dặm về phía tây bắc. Clark là căn cứ quân sự của Mỹ từ năm 1903 đến 1991. Căn cứ nằm trên một diện tích 37 km² với vùng mở rộng là 596 km² về phía bắc.
Căn cứ này là một đồn lũy của các lực lượng của cả Mỹ và Philippines từ cuối chiến tranh thế giới thứ hai cho đến tận năm 1975. Đây là xương sống cho các hỗ trợ hậu cần trong chiến tranh Việt Nam. Sau khi Mỹ rời bỏ căn cứ này vào năm 1991, nơi đây trở thành địa điểm xây dựng sân bay quốc tế Clark, Vùng Cảng Tự do Clark và Thành phố Không quân của không quân Philipines. | 1 | null |
Trần Đức Nguyên là một nhà nghiên cứu và là một chuyên gia tư vấn độc lập về các vấn đề xã hội người Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều bài báo phân tích tình hình chính trị xã hội kinh tế Việt Nam đối nội và đối ngoại thu hút được chú ý của dư luận.
Thân thế sự nghiệp.
Không có nhiều thông tin công khai về thân thế và bước đầu sự nghiệp của ông. Nhiều khả năng ông sinh vào năm 1933 căn cứ trên các dữ kiện ông nghỉ hưu đầu năm 2003 và ông ngoài 70 tuổi vào năm 2007.
Theo tài liệu "Trường Cao đẳng Thống kê - 50 năm xây dựng và phát triển" thì tháng 10 năm 1962, Trường Trung cấp Kế hoạch - Thống kê (tiền thân của trường Cao đẳng Thống kê) thành lập trên cơ sở sáp nhập hai trường Trung cấp Thống kê và Nghiệp vụ Kế hoạch, ông được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng của trường. Tháng 1 năm 1966, khi Trường Trung cấp Kế hoạch - Thống kê đổi tên thành Trường Cán bộ Thống kê, ông vẫn lưu nhiệm ở chức vụ Phó Hiệu trưởng và giữ chức vụ này cho đến tháng 8 năm 1969 thì được điều chuyển về Tổng cục Thống kê rồi Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Văn phòng Trung ương Đảng.
Giữa năm 1980, ông là Trợ lý và Thư ký của Ủy viên Thường trực Ban bí thư, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Lê Thanh Nghị, đảm trách việc soạn thảo và biên tập nhiều bài nói quan trọng về vấn đề khoán sản lượng cho xã viên hợp tác xã.
Cuối tháng 12 năm 1982, ông tham gia nhóm nghiên cứu của Tổng bí thư, cùng tham gia công tác cố vấn cho Tổng bí thư Trường Chinh trong các vấn đề về xã hội và kinh tế.
Cuối tháng 9 năm 1986, ông được cử tham gia bổ sung vào Tổ biên tập văn kiện Đại hội VI và được phân công trách nhiệm hệ thống hóa lại ba quan điểm cải cách gồm cơ cấu phát triển kinh tế nhiều thành phần (thay vì chỉ có quốc doanh và tập thể); chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư (tập trung làm hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng thay vì hàng công nghiệp; bỏ, hoãn các dự án lớn nhưng không hiệu quả...) và đổi mới quản lý (thay vì tập trung quan liêu bao cấp bằng tự chủ và cơ cấu mở).
Tháng 6 năm 1991, ông được cử tham gia vào Tổ biên tập văn kiện "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000" của Đại hội VII với cương vị Tổ phó. Sau kỳ Đại hội này, ông được cử làm Trợ lý cho Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phan Văn Khải, đồng thời là một chuyên gia tư vấn theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt. Ngày 5 tháng 10 năm 1993, ông được bổ nhiệm làm Tổ phó "Tổ chuyên gia tư vấn về cải cách kinh tế và cải cách hành chính" (gọi tắt là "Tổ tư vấn cải cách") trực tiếp giúp Thủ tướng trong việc hoạch định chương trình tiến hành cải cách từng thời gian, kiến nghị các chủ trương, chính sách theo tinh thần đổi mới, tham gia soạn thảo hoặc giám định và hoàn chỉnh các văn bản thể chế mang nội dung đổi mới chính sách.
Năm 1996, Tổ tư vấn cải cách được tổ chức lại thành "Tổ nghiên cứu đổi mới kinh tế, xã hội và hành chính" (gọi tắt là "Tổ nghiên cứu đổi mới"). Ông được bổ nhiệm làm Tổ trưởng Tổ nghiên cứu đổi mới. Ngày 30 tháng 5 năm 1998, Thủ tướng Phan Văn Khải nâng cấp Tổ nghiên cứu đổi mới thành "Ban Nghiên cứu của Thủ tướng". Ông được cử làm Trưởng ban và giữ cương vị này cho đến khi nghỉ hưu vào đầu năm 2003. Người kế nhiệm ông trong cương vị Trưởng ban là nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Xuân Giá.
Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn được Thủ tướng Phan Văn Khải mời tiếp tục làm chuyên gia tư vấn của Ban. Tuy nhiên, ngày 28 tháng 7 năm 2006, Thủ tướng kế nhiệm Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định Giải thể Ban Nghiên cứu và Tổ Nghiên cứu về kinh tế đối ngoại của Thủ tướng. Ông cùng các thành viên cũ của Ban Nghiên cứu đã thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển ("Institutes of Development Studies" - IDS), một tổ chức nghiên cứu và tư vấn độc lập với sứ mệnh nghiên cứu, tư vấn các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế và xã hội; đưa ra các giải pháp, những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức (doanh nghiệp, các tổ chức nhà nước và các tổ chức khác). | 1 | null |
Sân bay quốc tế Clark (Filipino: "Pandaigdigang Paliparan ng Clark" hay "Pandaigdigang Paliparan ng Klark") , tên cũ là Sân bay quốc tế Diosdado Macapagal (DMIA; Filipino: "Pandaigdigang Paliparan ng Diosdado Macapagal"; Kapampangan: "Pangyatung Sulapawan ning Diosdado Macapagal"), là sân bay chính phục vụ khu vực phụ cạn của Khu cảng tự do Clark và khu vực Thành phố Angeles ở Philippines. Sân bay cũng phục vụ các khu vực bắc và trung Luzon; và có cự ly từ Sân bay quốc tế Ninoy Aquino (NAIA) phục vụ Manila, DMIA cũng phục vụ Metro Manila và vùng phụ cận. Sân bay này trước đây là Căn cứ Không quân Clark bị đóng cửa năm 1991 bởi Không quân Hoa Kỳ sau vụ phun trào của núi Pinatubo.
Sân bay có hai đường băng có thể phục vụ hạ cánh cho tàu con thoi không gian NASA nhưng hiện không còn được đưa vào danh sách các địa điểm hạ cánh tàu con thoi còn hoạt động, và chưa từng có tàu con thoi hạ cánh ở đây. | 1 | null |
Canthigaster solandri là một loài cá nóc. Chúng có chiều dài đến 11,5 cm. Loài cá nóc này sinh sống ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhiệt đới: từ Đông Phi đến quần đảo Line và Tuamotu, phía bắc quần đảo Ryukyu, phía nam Nouvelle-Calédonie và Tonga, quần đảo Hawaii. Chúng có khả năng nhanh chóng điền đầy nước vào mình giống như một quả bóng nước, để bảo vệ mình khỏi các kẻ thù. Da của chúng cũng chứa một chất độc. | 1 | null |
Trong âm nhạc, trường độ là một khoảng thời gian cụ thể. Nó chính là độ dài của một nốt nhạc tùy thuộc vào thời gian tồn tại của sóng âm trong không khí. Trường độ là một đặc tính của nốt và cũng là một trong những nền tảng của nhịp điệu. | 1 | null |
Chandrikapersad Santokhi (sinh năm 1959), còn gọi là Chan Santokhi, là một chính khách và cựu tư lệnh cảnh sát người Surinam.
Chan Santokhi sinh ngày 3 tháng 2 năm 1959, tại Lelydorp, huyện Suriname (nay là huyện Wanica). Ông là con út trong một gia đình chín người con ở nông thôn. Cha ông làm việc tại bến cảng Paramaribo và mẹ ông làm phụ bán hàng tại Lelydorp. | 1 | null |
Tây Kazakhstan (Kazakh: Батыс Қазақстан облысы, Batıs Qazaqstan oblısı; Tiếng Anh: West Kazakhstan) là một tỉnh trong số 14 tỉnh của nước cộng hoà Kazakhstan, thủ phủ của nó là thành phố Oral (còn được gọi là Uralsk hay Ural'sk), đồng thời là thành phố lớn nhất của tỉnh này, với dân số khoảng 200.000 dân.
Địa lý.
Tỉnh Tây Kazakhstan có chung đường biên giới trên bộ với các tỉnh Orenburg, Saratov và Volgograd của Nga và nằm gần dãy núi Ural. Sông Ural chảy từ Nga đổ vào vùng biển Caspi có chảy qua tỉnh này. Hơn một nửa lãnh thổ của Tây Kazakhstan nằm ở bờ tây sông Ural (tức là lãnh thổ thuộc Đông Âu - Châu Âu) đó là sự khác biệt. Tỉnh này giáp với Nga về phía Bắc và phía Tây, giáp với tỉnh Aktobe về phía đông và giáp với tỉnh Atyrau về phía nam.
Nhân khẩu.
Tuy có chung đường biên giới về phía bắc và tây với Nga, nhưng người Nga ở đây không nhiều so với những tỉnh khác của nước cộng hoà Kazakhstan. Người Kazakh chiếm 69,8% dân số, người Nga chiếm 27,4%. Ngoài ra còn có người Ukraine, Ba Lan và Đức nhưng chiếm không nhiều do phân bố về địa lý.
Hành chính.
Toàn tỉnh được chia thành 12 huyện và thành phố trực thuộc. | 1 | null |
Oral (), Uralsk () trong tiếng Nga, tên cũ là Yaitsk (tiếng Nga: "Яицк", cho đến năm 1775) là thành phố thủ phủ tỉnh Tây Kazakhstan. Thành phố nằm ở nơi hợp lưu hai con sông Ural và Chogan gần biên giới Nga. Dân số năm 2009 là 221.388 người. 60% dân số là người Kazakh. Oral là một trung tâm nông nghiệp và công nghiệp, và đã là một điểm dừng chân thương mại quan trọng kể từ khi thành lập. Sà lan chuyên chở hàng hóa đã thông qua và xuống sông Ural giữa biển Caspi và dãy núi Ural trong nhiều thế kỷ. Ngày nay nó là một trong những điểm nhập chính cho giao thông đường sắt từ châu Âu đến Siberia, phục vụ các mỏ dầu nhiều ở lưu vực Caspi và các thành phố công nghiệp của Ural phía Nam. Thành phố có sân bay Oral Ak Zhol.
Lịch sử.
Oral, được thành lập năm 1613 bởi người Cossack, ban đầu được đặt tên là Yaitsk, theo sông Yaik, tên của sông Ural vào thời điểm đó. Bởi vì người Cossack Yaik (Cossack Ural) đứng về phía những người khởi nghĩa trong cuộc nổi loạn của Stenka Razin, Pugachev, Ekaterina II của Nga tuyên bố vào ngày 15 tháng 1 năm 1775 rằng sông Yaik từ nay trở đi sẽ được đổi tên thành sông Ural và Yaitsk sẽ được đổi tên thành Uralsk.
Thành phố đã bị chiếm bởi Pugachev, và pháo đài bị bao vây từ ngày 30 tháng 12 năm 1773 đến ngày 17 tháng 4 năm 1774. Quân Sa hoàng dưới sự chỉ huy của Mantsurov đã chiếm thành phố sau khi Golytsin đã giành lại được thành phố Orenburg từ các lực lượng nổi dậy.
Pushkin đã đến thăm thành phố với bạn ông Vladimir Dahl trong tháng 9 năm 1833 trong khi làm nghiên cứu cho cuốn sách "Lịch sử của Pugachev" và cuốn tiểu thuyết "Người con gái viên đại úy".
Thành phố bị người Cossack vây hãm trong thời gian cuộc nội chiến Nga. Mikhail Frunze, Vasily Chapaev và Georgy Zhukov đã tham gia việc bảo vệ thành phố. Uralsk được đổi tên thành Oral (nó không bao giờ được chính thức đổi tên thành Oral, Oral là kiểu dịch của tiếng Kazakhstan của Uralsk) sau khi Kazakhstan độc lập vào năm 1991.
Khí hậu.
Khí hậu Oral là lục địa với mùa đông lạnh và mùa hè ấm áp, thường nóng. Theo phân loại khí hậu Köppen, Oral có khí hậu lục địa nóng ẩm mùa hè (Köppen là Dfa). Mùa hè cực kỳ nóng khi xem xét vị trí của nó ở phía bắc vĩ tuyến 51, nhưng mùa đông gợi nhớ nhiều hơn đến khí hậu lục địa xa hơn về phía đông thay vì phía Nga. | 1 | null |
Aktobe (Kazakhstan: Ақтөбе облысы, Aqtobe oblısı, اقتوبە وبلىسى) là một tỉnh của nước cộng hoà Kazakhstan, thủ phủ là thành phố Aktobe, đồng thời là đô thị lớn nhất tỉnh, với dân số 340.000 người (chiếm hơn 50% dân số tỉnh Aktobe). Toàn tỉnh có 678.900 người, với diện tích đạt 300.600 km2, là tỉnh lớn thứ hai của Kazakhstan, sau tỉnh Karagandy. Aktobe có chung đường biên giới với tỉnh Orenburg của Cộng hòa Liên bang Nga ở phía bắc và tỉnh Qaraqalpaqstan của Cộng hòa Uzbekistan ở phía nam. Ngoài ra Aktobe còn giáp với 6 tỉnh khác của Kazakhstan: về phía tây giáp với tỉnh Tây Kazakhstan, Atyrau và Mangistau; về phái đông giáp với các tỉnh Kostanay, Karagandy và Kyzylorda. Sông Ilek, một nhánh của sông Ural, chảy qua địa bàn tỉnh.
Tên gọi.
Cái tên Aktobe có nguồn ngóc trừ tiếng Kazakh "Ақ" (màu trắng) and "төбе" (ngọn đồi), có nghĩa là ngọn đồi hay ngọn núi màu trắng. Có thể rằng những người định cư đầu tiên ở vùng đất này đã trong thấy những ngọn núi tuyết phủ xa xa về phía bắc từ nơi họ định cư.
Nhân khẩu.
Theo điều tra dân số quốc gia năm 2009, dân số của Aktobe là 779.542 người, trong đó có 407.217 là phụ nữ và 372.325 là nam giới. Người Kazakhs - 614.961 người chiếm 79%, không giống những tỉnh khác của trong nước, cộng đồng người Kazakhs chiếm đa số áp đảo. Ngoài ra trong tỉnh còn có người Nga, Tatars, Ukraina, Đức, Hàn Quốc, Moldavians, người Do Thái, Armenia, Chechnya và một số dân tộc khác trong tỉnh.
Hành chính.
Tỉnh Aktobe được chia thành 12 huyện và thành phố trực thuộc.
Có 8 địa phương của tỉnh Aktobe có thị trấn: Aktobe, Alga, Embi, Kandyagash, Khromtau, Shelkar, Temir, và Zhem. Có 2 địa phương là đô thị: Shubarkuduk và Shubarshi. | 1 | null |
Made in Vietnam là album phòng thu của ca sĩ Mỹ Linh được Viết Tân phát hành vào ngày 20 tháng 2 năm 2003. Album đã bán được hơn 100.000 bản và là một trong những album bán chạy nhất lịch sử nhạc Việt. Đây cũng là album đầu tiên của Việt Nam được phát hành chính thức ở nước ngoài, với bản in tiếng Anh và Tây Ban Nha, qua sự cộng tác của Blue Tiger Records. Mỹ Linh đã dành được thành tích lớn tại Nhật Bản, khi phiên bản tái phát hành album đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng "Album của tháng" tại đây vào năm 2007.
Album là sự tiếp nối thành công từ những album trước đó của Mỹ Linh là "Tóc ngắn" (1998) và "Vẫn mãi mong chờ" (2000). Ban nhạc Anh Em cùng nhạc sĩ Dương Thụ tiếp tục là ê-kíp chính cộng tác thực hiện album. Đây là album đầu tiên kể từ khi saxophone Hồng Kiên chính thức gia nhập ban nhạc Anh Em và cũng là lần đầu tiên AE Records là nhãn đĩa trong album của Mỹ Linh.
Hoàn cảnh ra đời.
Sau thành công từ 2 album bước ngoặt "Tóc ngắn I" và "Tóc ngắn II", Mỹ Linh tiếp tục lựa chọn R&B làm phong cách chính của mình. Một chủ đề mới cần được khai thác, và Mỹ Linh quyết định chọn nhiều về những ca khúc hoài niệm "với những giấc mơ xưa, những ký ức đẹp, khó quên về cuộc sống bình dị hàng ngày". Được chuẩn bị suốt 3 năm, album này bao gồm 11 bài hát của các nhạc sĩ Dương Thụ, Bảo Chấn, Huy Tuấn, Anh Quân và Hồng Kiên.
Ban nhạc Anh Em tiếp tục là ê-kíp sản xuất chính cho Mỹ Linh. Bên cạnh đó, ban nhạc đã tìm tới cách làm chuyên nghiệp hơn khi sử dụng một công ty để tiến hành tiếp thị và quảng bá ngay từ trước khi album phát hành. Đầu tư ra sản phẩm, nhóm thực hiện còn bận lòng với việc xây dựng và duy trì trang web riêng của Mỹ Linh. Họ còn đầu tư cho ca sĩ một logo riêng, logo ấy có mặt trong các sản phẩm của cô trong các quà tặng trang nhã, lịch sự dành cho những người hâm mộ. Những nón, áo thun, lọ sứ, decal... được thực hiện như những gì không thể thiếu bên cạnh một tiếng hát chuyên nghiệp.
Nhạc sĩ Dương Thụ tiếp tục được lựa chọn là người viết lời cho toàn bộ album. Ông nói: "Một người ca sĩ có chất giọng hay, hát những bài hát hay, được khán giả đón nhận và yêu mến, đó là điều rất đáng quý. Nhưng ca sĩ nếu hát bằng chính trái tim mình, bằng chính những cảm xúc thực của mình thì sự trân trọng lớn hơn nhiều. Chính vì vậy, phần ca từ tôi sáng tác cho Made in Vietnam đều bắt nguồn từ những câu chuyện thực có liên quan đến cuộc sống và sự nghiệp ca hát của chính Mỹ Linh".
Về tên của album, Mỹ Linh nói: "Mỹ Linh là người Việt Nam mang tâm hồn Việt – đó chính là thế mạnh và nguồn cảm hứng nghệ thuật của giọng hát – vì vậy Mỹ Linh đặt tên album nhạc mới này là "Made in Vietnam", tên gọi rất đơn giản nhưng đáng tự hào. Mỹ Linh muốn dành tặng nó cho tất cả thính giả Việt Nam đã và sẽ yêu mến giọng hát mình".
Con gái của gia đình Mỹ Linh – Anh Quân, Anna, tham gia hát bè trong bài hát "Có thấy tôi tuổi 15". Đây cũng là ca khúc được nhạc sĩ Dương Thụ tặng riêng cho Mỹ Linh với nhiều kỹ thuật khó. Một ca khúc nữa là "Hát cho anh" được nhạc sĩ viết nhằm khai phá chất "thính phòng" trong giọng Mỹ Linh.
Ảnh bìa được chụp bởi nhiếp ảnh gia Dương Minh Long, thiết kế bởi nghệ sĩ Nguyễn Bích Thủy.
Phát hành.
Tranh cãi về tựa đề album.
Nhan đề chính là sự kiện gây tranh cãi nhất cho sản phẩm này ngay từ khi nó còn chưa được phát hành, tới mức trở thành "scandal" tai tiếng xung quanh nó. Các nhà quản lý cho rằng tên album của cô dễ gây nhầm lẫn cho khán giả nước ngoài rằng, đây là một sản phẩm đại diện cho âm nhạc Việt Nam. Ông Lê Tiến Thọ, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, nói: "Chúng tôi đã rút kinh nghiệm với ca sĩ Mỹ Linh và nhà sản xuất về việc lấy tên album này. Mỹ Linh đã nhận lỗi. Album đó chỉ là một sản phẩm cá nhân, chưa thể đại diện cho cả một nền âm nhạc Việt Nam". Mỹ Linh tâm sự: "Tôi nhận được văn bản đề nghị đổi tên album. Nhưng thực sự cái tên này chỉ có ý nghĩa: đây là một sản phẩm từ A đến Z do người Việt làm. Mà đây là sản phẩm đỉnh cao chứ không phải nhố nhăng gì. Giả sử đó là album của một ca sĩ trẻ thì không nói làm gì, nhưng chí ít thì tôi cũng là một ca sĩ lâu năm, có cống hiến cho khán giả, nên phải có một cái nhìn khác chứ. Tôi rút ruột, rút gan [..] để làm album này mà nay lại bị như thế thì rất buồn." Sự việc này khiến Mỹ Linh phải tốn rất nhiều công sức để đảm bảo việc giữ được tên gốc và các sự kiện giới thiệu album không bị gián đoạn.
"Made in Vietnam" cuối cùng được phát hành ngày 20 tháng 2 năm 2003 qua một buổi diễn ra mắt tại Nhà hát Hòa Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Ở Hà Nội, buổi diễn ra mắt album chỉ được tổ chức vào ngày 2 tháng 3 thay vì 28 tháng 2 như dự kiến vì những vấn đề về nhan đề album vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết.
Phân phối.
Tại Việt Nam, Viết Tân Studio tiếp tục là nhà phân phối chính thức của Mỹ Linh. Bước đột phá là việc Mỹ Linh trở thành nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên ký kết phát hành album ra nước ngoài với việc cộng tác với hãng đĩa Blue Tiger Records. Blue Tiger cũng là người đại diện của Mỹ Linh trong các chương trình biểu diễn, quảng cáo cũng như liên hệ với các nhà phân phối tại thị trường nước ngoài. Tại buổi họp báo, ông Jeff Haall, giám đốc sản xuất hãng Blue Tiger, cho biết: ""Album hợp tác giữa chúng tôi sẽ truyền tải một phong cách nhạc phương Tây nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của âm nhạc hiện đại châu Á. Tôi tin tưởng Mỹ Linh sẽ là vị sứ giả của Việt Nam thông qua âm nhạc, mang hình ảnh đất nước tươi đẹp của các bạn đến với thế giới"."
Ngày 24 tháng 9 năm 2007, Mỹ Linh tạo tiếng vang lớn khi phát hành 3 album "Made in Vietnam", "Chat với Mozart" (2005) và "Để tình yêu hát" (2006) tại Nhật Bản<ref name='Dep Online 11/09/2007'></ref> thông qua nhà phát hành Pony Canyon Records. Theo kèm album là bộ ảnh chụp Mỹ Linh trong trang phục áo dài. Ấn bản này đưa "Made in Vietnam" trở thành album đầu tiên của Mỹ Linh được đưa lên trang bán hàng trực tuyến Amazon. "Made in Vietnam" được đài phát thanh radio-I của thành phố Nagoya đề cử là album hay nhất của tháng.
"Em mơ về anh" được Mỹ Linh chọn để làm video tham dự chương trình "VTV Bài hát tôi yêu" lần thứ 2 (2004).
Tiếp nhận.
"Made in Vietnam" nhận được đánh giá trung lập từ các nhà báo và những đánh giá trái chiều từ khán giả. Trong bài tổng hợp nhận xét từ các khán giả của báo "Thể thao & Văn hóa", bên cạnh những lời khen về chất lượng âm thanh và việc khai thác chất giọng đặc trưng thiên về kỹ thuật của Mỹ Linh, khá nhiều ý kiến lại cho rằng thực tế album đã quá rùm beng tới mức như "marketing" cho sản phẩm trong khi thực tế nó chưa thực sự thoát khỏi hình ảnh của 2 album "Tóc ngắn" trước đó.
Báo "Sài Gòn – Tiếp thị" đưa nhiều nhận xét rất tích cực cho album: "Mỹ Linh đã tìm thấy (tiếng hát) chưa thật đầy đặn trong "Tóc ngắn" nhưng đã thật sự đậm đà trong "Made in Vietnam". [..] "Made in Vietnam" là một sản phẩm có chất lượng cao bởi quy trình tạo tác ra nó không chỉ được làm nên bằng sự ngẫu hứng của một ê kíp sáng tạo. Nó chứng thực một loại lao động nghiêm túc, đầy hứng thú nhưng không phải không nghiệt ngã. [..] Trong một quy trình sáng tạo đầy nghiêm túc đó, tiếng hát Mỹ Linh quả đã vút cao hơn, rực rỡ không chỉ như một giọng hát trời cho. Đó là sự mài giũa hết sức nghiêm khắc bởi những người thân, người bạn chân tình nhất của cô: ban nhạc Anh Em, nhạc sĩ Dương Thụ. Và đến lượt mình, những người bạn ấy đã thăng hoa trong "Made in Vietnam" bằng sự cộng hưởng tuyệt vời. Cùng với tiếng hát Mỹ Linh, với "Made in Vietnam", Anh Quân, Huy Tuấn và ban nhạc Anh Em cũng lại bước một bước thật dài và chắc chắn trong sự chinh phục người nghe. Trên đôi cánh vững chắc của ê kíp sáng tạo đó, tiếng hát của Mỹ Linh, một lần nữa tìm tới được đỉnh cao."
Nói về "Made in Vietnam", báo "Gia đình Xã hội" khá dè dặt: "(Mỹ Linh) vẫn chung thủy với phong cách của "Tóc ngắn". Cách hát và trình diễn của Mỹ Linh bắt đầu đi vào một thói quen, vẫn lộng lẫy, nồng nàn, quyến rũ nhưng không còn mới. Funk, soul là thể loại nhạc chằn chặn về cấu trúc, nên Mỹ Linh rất dễ bị khoanh vùng lại, không có đất tung hoành cho hết cá tính của mình."
Dù được đánh giá tốt ở Nhật Bản và được trợ giúp từ nhiều nhà phân phối lớn, thậm chí được đề cử giải album của tháng tại đây, Mỹ Linh không thể có được thành công như mong muốn tại thị trường Nhật khi album không tồn tại lâu tại các bảng xếp hạng và có doanh thu hạn chế.
Thành phần tham gia sản xuất.
Theo bìa sau của album: | 1 | null |
Thập Điện Diêm Vương (十殿閻王) hay Thập Điện Diêm La (十殿閻羅), Thập Điện Minh Vương (十殿冥王) là các vị thần cai quản cõi chết và phán xét con người ở Địa ngục căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống theo tín ngưỡng Á Đông. Đạo Lão và tín ngưỡng dân gian Trung Hoa vào thời nhà Đường mà những chi tiết này nhập vào rồi kết hợp theo.
Tại Việt Nam.
Tranh và tượng Diêm Vương thường được bố trí trong chùa, thường được xếp thành hai hàng, mỗi bên năm vị ngồi quay hướng vào trục giữa. Chùa Trăm Gian ở Chương Mỹ, Hà Nội thì có bộ tranh khắc nổi có nhiều giá trị lịch sử và mỹ thuật nhưng đã bị trộm lấy mất bốn bức. | 1 | null |
Kostanay là một tỉnh của nước cộng hoà Kazakhstan, với thủ phủ là thành phố Kostanay chiếm 23% dân số (207.000 người) trên 900.300 người dân số toàn tỉnh. Ngoài thành phố Kostanay, trên địa bàn của tỉnh còn có thành phố Rudni cũng là một thành phố lớn.
Địa lý.
Tỉnh Kostanay có chung đường biên giới với Nga ở phía bắc và tây bắc, tiếp giáp với các tỉnh Chelyabinsk, Kurgan và Orenburg của Nga và toạ lạc gần dãy núi Ural. Kostanay cũng tiếp giáp với 4 tỉnh khác của Kazakhstan: giáp với tỉnh Aktobe về phía tây nam, và về phía tây lần lượt từ đông bắc xuống đông nam là tỉnh Bắc Kazakhstan, Akmola và Karagandy. Sông Tobol (Tobyl), một nhánh của sông Irtysh, bắt nguồn ở đây và chảy qua địa bàn tỉnh và ngược lên phía bắc vào nước Nga. Tỉnh Kostanay có diện tích 197.000 km2, là tỉnh có diện tích lớn thứ sáu của Kazakhstan.
Khí hậu.
Nhiệt độ trung bình: Tháng Giêng: -18 đến -19 ° С, tháng bảy: 19-22 ° С. Trong mùa đông, nhiệt độ có thể lạnh đến -25 đến -30 °C. Vào mùa hè, nhiệt độ có thể lên đến 30 °C. Lượng mưa hàng năm là 300–350 mm ở khu vực phía Bắc và 240 đến 280 mm ở phía nam. Mùa sinh trưởng 150-175 ngày ở phía bắc và 180 ngày ở phía nam.
Nhân khẩu.
Theo điều tra dân số năm 1999, các nhóm dân tộc chủ yếu là Nga (42,27%) và Kazakhs (30,93%). Dân tộc thiểu số quan trọng nhất là Ukraina (12,82%), Đức (5,64%), Byelorussian (2,46%), Tatar (1,97%), Pole (0.21%) và những dân tộc khác (3,70%).
Đến năm 2006, Kazakhs chiếm 33,8% và Nga chiếm 41,7% dân số. Đức đã giảm xuống còn 3,9%.
Cấu trúc Kazakhs - Nga 46,6% - 28,6%
Hành chính.
Tỉnh Kostanay được chia thành 16 huyện và các thành phố Kostanay, Arkalyk, Lisakovsk, và Rudniy.
Năm địa phương sau đây trong Kostanay tỉnh có tư cách thị trấn: Kostanay, Arkalyk, Lisakovsk, Rudniy, và Zhetikara. | 1 | null |
Cầu Nại Hà (phồn thể: 奈何橋, Nại Hà kiều) là cây cầu ở Địa ngục thứ 10 (Thập Điện Chuyển Luân Vương) bắc qua Vong Xuyên () và được xem như ranh giới cuối cùng của Địa ngục. Những linh hồn sau khi đi qua cầu Nại Hà sẽ phải lựa chọn hoặc là uống một loại nước (canh Mạnh Bà hay còn gọi là cháo lú) để quên đi mọi thứ từ kiếp trước và bắt đầu một kiếp mới, hoặc là không uống, nhưng họ sẽ không được đầu thai ngay mà phải chịu đựng nỗi dày vò ngàn năm dưới dòng Vong Xuyên. Nếu ai chọn uống canh Mạnh Bà, linh hồn của họ sẽ được chuyển đến Phong Đô - nơi đầu thai chuyển kiếp.
Ý nghĩa Nại Hà.
Nại: Làm sao? Thế nào?
Hà: tiếng dùng để hỏi.
Nại Hà?: Làm sao? Làm thế nào?
Nại Hà kiều: Cầu Nại Hà, là cây cầu bắc ngang sông lớn mà người đi đến đó không biết cách nào để đi qua cầu cho khỏi té xuống sông, nên hỏi nhau: "Nại hà?", "Làm sao?"
Truyền thuyết.
Tương truyền, cõi Âm phủ có một cây cầu rất mỏng manh, bắc ngang một con sông lớn, ván lót gập ghềnh, trơn trượt, rất khó lên cầu để đi qua sông. Hơn nữa, dưới cầu là sông lớn có đủ các thứ rắn độc, cua kình hung dữ, đợi người nào lọt xuống thì chúng xúm lại xé thây ăn thịt.
Các chơn hồn nơi Âm phủ, khi đến cầu này, muốn lên cầu qua sông, nhìn thấy cảnh tượng như thế thì nản lòng thối bước, không biết làm thế nào để đi qua cầu cho được an toàn. Nhiều người cố đi qua, nhưng đến giữa cầu thì bị té xuống sông, rắn rít cua kình giành nhau phanh thây ăn thịt, thật là ghê gớm.
Có tất cả là sáu loại cầu Nại Hà: cầu làm bằng vàng, bạc, ngọc, đá, gạch, cây. Tương ứng với Lục đạo. Điện thứ mười là nơi nhận những quỷ hồn của các điện khác chuyển đến. Sau khi thẩm định phước phần của mỗi hồn, sẽ cho đi Đầu thai vào các nơi tương xứng, theo các tình trạng: nam hay nữ, giàu hay nghèo, sang hay hèn, khôn hay dại, thọ hay yểu v.v…Mỗi tháng, các điện sẽ chuyển giao một lần các quỷ hồn đến đây. Việc thọ sanh (đi đầu thai) này rất chi tiết, tỉ mỉ, phức tạp như là: đường nào trong bốn đường thai, noãn, thấp, hóa; như loài vật thì có loài không chân, hai chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Có loài thì tự chết, có loài thì bị giết chết… Việc đúc kết rất cẩn thận vì tầm quan trọng lớn lao của nó. Kết quả sẽ ghi kỹ lưỡng cho mỗi quỷ hồn để đưa đến Phong Đô đầu thai.
Truyền thuyết Trung Quốc nói rằng, điện Diêm Vương thứ 10 (Thập Điện Chuyển Luân Vương) cai quản việc chuyển kiếp đầu thai. Tại điện này có cầu Nại Hà bắc qua Vong Xuyên hình cầu vồng, rất trơn. Ven dòng Vong Xuyên có một tảng đá gọi là Tam Sinh Thạch. Những kẻ giết người, gian ác phải leo qua cầu, dưới sông đầy thuồng luồng, cá sấu; hai đầu cầu lại lại có bầy chó ngao sẵn sàng cắn xé. Những linh hồn được đi đầu thai trở lại làm người đều phải qua Vong Đài (Đài Quên), uống canh Quên Lãng của Mạnh Bà để quên hết chuyện kiếp trước. Canh Mạnh Bà khiến người quên đi hết thảy, Tam Sinh Thạch ghi lại kiếp trước kiếp này của con người. Nhiều người còn nói là "uống nước sông Nại Hà" để quên đi kiếp trước trước khi đầu thai. | 1 | null |
Khối đồng minh không thuộc NATO ( (MNNA), ) là một tổ chức toàn cầu của các quốc gia không thuộc NATO nhưng có liên minh chặt chẽ về kinh tế - chính trị - quân sự với Hoa Kỳ. Mục tiêu của tổ chức này là cùng với NATO tăng cường sự hiện diện cùng sức ảnh hưởng của mình lên hầu hết các khu vực trên khắp thế giới. Những thành viên trong khối không chỉ thực hiện các nhiệm vụ quân sự với Hoa Kỳ mà còn làm hậu phương vững chắc giúp nước này tham chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố cũng như can thiệp vào các điểm nóng xung đột trên toàn cầu, đặc biệt là tại Bắc Phi và Trung Đông.
Danh sách thành viên.
Nhiệm kỳ Ronald Reagan: | 1 | null |
The Vệ nữ Brassempouy (tiếng Pháp: "la Dame de Brassempouy", nghĩa là "Người phụ nữ ở Brassempouy", hay "Dame à la Capuche", "Người phụ nữ với chiếc nón") là một hình nhân bằng ngà tạo ra trong thời đại đồ đá. Pho tượng được khám phá ra trong một căn hầm ở Brassempouy, Pháp in 1892. Được tạo ra vào khoảng 25.000 năm trước đây, nó là một trong những biểu hiện xưa nhất miêu tả gương mặt và kiểu tóc của con người.
Miêu tả.
Pho tượng được tạc ra từ ngà voi ma mút. Chiều cao là 3,65, chiều sâu 2,2 cm và chiều rộng là 1,9 cm. Gương mặt hình tam giác và có vẽ bình yên. Thấy hiện rõ lên trán, mũi và chân mày nhưng không thấy miêng. Trên đầu có đội một mảnh có hình bàn cờ, có thể đó là một mái tóc giả, một chiếc mũ hay đơn giản chỉ là một kiểu làm tóc.
Tuy rằng cách thể hiện có vẻ là thực tế nhưng tỷ lệ kích thước của đầu không giống như một chủng tộc nào trong quá khứ hay hiện tại. Tác giả Randall White ghi nhận là lúc đầu có nhiều câu hỏi về chủng tộc của pho tượng nhưng đã chuyển qua thành những quan tâm về khả năng sinh sản và giới tính. | 1 | null |
Chiến dịch Niagara là chiến dịch không kích yểm trợ của Tập đoàn không quân số 7 Hoa Kỳ diễn ra từ tháng 1 - tháng 3 năm 1968 trong Chiến tranh Việt Nam. Mục đích chiến dịch này là tạo ra một lá chắn bằng hỏa lực đường không để phòng thủ cho căn cứ Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ ở Khe Sanh, phía tây tỉnh Quảng Trị, Việt Nam Cộng hòa. Căn cứ khi đó đang bị vây hãm bởi một lực lượng cỡ ba sư đoàn của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. | 1 | null |
Vệ nữ Dolní Věstonice (tiếng Séc:Věstonická Venuše) là một pho tượng nhỏ bằng gốm thể hiện một phụ nữ khỏa thân tạo ra vào khoảng từ 29,000 đến 25,000 trước Công nguyên. Tượng được tìm ra tại một vùng khảo cổ thời đồ đá tại Moravian basin phía nam Brno, Séc. Pho tượng này và vài pho tượng khác từ những vùng gần đó là những tác phẩm bằng gốm xưa nhất trên thế giới.
Miêu tả.
Tượng cao khoảng và có chiều ngang lớn nhất là . Tượng được làm bằng đất sét nung ở nhiệt độ thấp.
Pho tượng tạc theo phong cách những pho tượng Vệ nữ khác: ngực to quá đáng, mông và bụng, có thể là dấu hiệu của sự phì nhiêu, với một chiếc đầu nhỏ và ít chi tiết trên những bộ phận khác của cơ thể. Có suy đoán cho rằng pho tượng này tượng trưng cho khả năng sinh sản phụ nữ cũng giống như bao nhiêu pho tượng khác trong vài ngàn năm đã phóng đại những đặc tính của người phụ nữ như ngực mông để thể hiện một người mẹ chúa.
Tượng được tìm ra vào ngày 13 tháng 7 năm 1925 dưới một lớp tro tàn, bị gảy làm 2 phần. Lúc trước nó được triển lảm tại Moravian Museum ở Brno, ngày nay nó được bảo vệ và ít khi trình bày trước công chúng. Nó được chưng bày tại National Museum ở Prague từ 11 tháng 10 năm 2006 đến ngày 2 tháng 9 năm 2007 trong cuộc triển lảm tên "Lovci mamutů" ("The Mammoth Hunters"). Năm 2004 người ta tìm được một dấu tay trẻ em khoảng 7 đến 15 tuổi trên pho tượng, do một đứa bé cầm pho tượng trước khi nó được nung. Králík, Novotný and Oliva (2002) cho rằng đứa bé khó có thể là tác giả của pho tượng. | 1 | null |
Phần nhìn thấy được của mũi người chính là phần nhô ra trên khuôn mặt mà có lỗ mũi. Hình dáng mũi người được quyết định bởi xương sàng và vách ngăn mũi (bộ phận cấu tạo chủ yếu từ sụn, ngăn cách hai lỗ mũi). Nhìn chung, mũi nam giới thường lớn hơn mũi phụ nữ.
Mũi có những tế bào chuyên dụng có chức năng đánh hơi (là một phần của hệ thống khứu giác). Mũi còn có chức năng khác là điều tiết, làm ấm và tăng độ ẩm cho không khí hít vào. Lông mũi có tác dụng ngăn không cho những bụi bẩn bay vào phổi. | 1 | null |
Amphiprion frenatus, tên thông thường là cá khoang cổ đỏ, là một loài cá hề thuộc chi "Amphiprion" trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1856.
Từ nguyên.
Tính từ định danh của loài trong tiếng Latinh có nghĩa là "có đeo dây cương", hàm ý đề cập đến dải sọc trắng ngay sau mắt của chúng.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
Từ vùng biển phía nam Nhật Bản (bao gồm quần đảo Ogasawara), "A. frenatus" được ghi nhận dọc theo bờ đông Trung Quốc và trải rộng khắp Biển Đông (bao gồm cả vịnh Thái Lan ở phía tây và giới hạn đến eo biển Karimata ở phía nam); cũng được biết đến tại Palau.
"A. frenatus" được quan sát gần các rạn san hô ngoài khơi và trong các đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 15 m. Trước đây, loài cá hề này được biết là chỉ sống cộng sinh với một loài hải quỳ là "Entacmaea quadricolor", nhưng trong một lần khảo sát ở Singapore, "A. frenatus" được nhìn thấy trong các bụi hải quỳ "Heteractis magnifica", khi mà hải quỳ "E. quadricolor" trong khu vực đang bị tẩy trắng. Ngoài ra, nhiều cá thể "A. frenatus" còn sống chung lãnh thổ hải quỳ với "Amphiprion ocellaris", nhưng cả hai lại không có sự tương tác với nhau.
Mô tả.
"A. frenatus" có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 14 cm. Loài cá hề này có một dải sọc trắng ngay sau mắt. Cá cái gần như có màu đen ở hai bên thân, trừ vùng mõm, ngực, bụng và các vây là màu đỏ. Cá đực lại không có màu đen, thay vào đó là đỏ hoàn toàn và có kích thước nhỏ hơn cá cái.
So với "A. frenatus", vệt sọc trắng ở "Amphiprion rubrocinctus" không có viền đen, còn cá đực lại có màu hơi đen ở hai bên thân; "Amphiprion melanopus" cũng có kiểu hình tương tự như "A. frenatus" nhưng lại có vây bụng và vây hậu môn màu đen.
Số gai ở vây lưng: 9–10; Số tia vây ở vây lưng: 16–18; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 13–15.
Sinh thái học.
Thức ăn của "A. frenatus" là động vật phù du, một số loài thủy sinh không xương sống và tảo.
"A. frenatus" là một loài lưỡng tính tiền nam (cá cái trưởng thành đều phải trải qua giai đoạn là cá đực) nên cá đực thường có kích thước nhỏ hơn cá cái. Một con "A. frenatus" cái sẽ sống thành nhóm cùng với một con đực lớn (đảm nhận chức năng sinh sản) và nhiều con non nhỏ hơn. Trứng được cá đực lớn bảo vệ và chăm sóc.
Thương mại.
"A. frenatus" được đánh bắt bởi những người thu mua cá cảnh. | 1 | null |
Vườn quốc gia Mesa Verde là vườn quốc gia nằm ở phía Tây nam tiểu bang Colorado, ở độ cao 2.600 mét so với mực nước biển, Hoa Kỳ, vì vậy một vườn quốc gia đã được thành lập vào năm 1906 bởi tổng thống Theodore Roosevelt để bảo vệ các tòa nhà trong vách đá được bảo quản tốt nhất trên thế giới. Mesa Verde là khu vực khảo cổ lớn nhất tại Hoa Kỳ, có diện tích 81,4 dặm vuông (211 km 2), gần Four Corners. Với rất nhiều tàn tích là những ngôi nhà và làng từng là nơi tập trung lâu đời của nền văn minh Pueblo kéo dài 900 năm (từ năm 450 đến năm 1300). Được xây dựng từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 12, công viên khảo cổ này có đến 4.400 địa điểm khảo cổ học, bao gồm những ngôi làng xây dựng trên đỉnh Mesa và những ngôi nhà được xây dựng bằng đá trong các vách đá với khoảng 600 ngôi nhà, trong đó có cả vách đá Palace, vách đá lớn nhất Bắc Mỹ. Có những ngôi nhà được xây thành nhiều tầng, có ban công, và có cả quảng trường.
Các địa điểm khảo cổ đặc biệt của Mesa Verde là dẫn chứng của một nền văn hóa bộ tộc da đỏ cổ xưa ở Bắc Mỹ, thể hiện cuộc sống cổ xưa của tổ tiên những người Pueblo phía Tây Nam Hoa Kỳ. UNESCO đã công nhận Mesa Verde là di sản thế giới vào năm 1978.
Địa lý và khí hậu.
Vườn quốc gia Mesa Verde có diện tích 52.000 mẫu Anh ở phía Tây nam Colorado. Tại đây có các hẻm núi được tạo ra bởi sự xói mòn bởi nước từ các đại dương cổ đại rút xuống, mà kết quả trong vườn quốc gia Mesa Verde đã hình thành nhiều khu vực có độ cao khác nhau, từ khoảng 6.000 đến 8.572 feet (1,829 để 2.613 m), điểm cao nhất tại đây là Park Point. Địa hình trong vườn quốc gia bây giờ là một vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên sa mạc thấp và dãy núi Rocky.
Khí hậu bán khô hạn. Nước cho sinh hoạt và nông nghiệp của tổ tiên người Pueblo cổ đại được cung cấp bởi những cơn mưa mùa hè, mùa đông có tuyết rơi và thấm vào các suối nước gần các làng Mesa Verde. Các làng tại độ cao 7.000 feet (2.100 m) có khí hậu mát mẻ hơn, rất lý tưởng cho nông nghiệp, tuy nhiên nhiệt độ thấp làm giảm lượng nước cần thiết cho nông nghiệp. Các ngôi nhà trong vách đá được xây dựng để lợi dụng nguồn năng lượng mặt trời. Góc của mặt trời chiếu ít ỏi trong mùa đông chiếu vào những ngôi nhà vách đá, gió ấm áp thổi từ thung lũng, và nhiệt độ không khí là 10-20 độ C trong hốc hẻm núi, ấm hơn ở phía trên. Vào mùa hè, với ánh nắng mặt trời nhiều, các ngôi làng đã được bảo vệ khỏi ánh sáng trực tiếp từ mặt trời trong những ngôi nhà vách đá cao.
Năm 1300, hạn hán kéo dài đã gây ra sự sụp đổ của nền văn minh Pueblo và khu vực Mesa Verde đã bị bỏ rơi. Những người sống sót tại Mesa Verde đã lui về phía nam và phía đông. | 1 | null |
Orange là hệ điều hành nhân bản của Linux (dòng Minimal X của OpenSUSE). Hệ điều hành này dựa trên kiến trúc x86 (32-bit) của Intel và chạy được dưới bộ vi x86 của Intel hay AMD. Orange 1.0.0 là hệ điều hành giống như Windows 1.0 của Microsoft. Orange 1.0.0 sử dụng công nghệ X của SUSE.inc. Hiện phiên bản này chưa được bán với dạng đĩa CD/DVD mà dưới dạng tải về file.iso để dùng trong máy ảo.
Orange 1.0.0 sử dụng LibreOffice, Mozilla Firefox và các ứng dụng x86 khác của hãng SUSE. Một điều khá kỳ lạ là tác giả của Orange là một đứa trẻ 9 tuổi, đây là bước ngoặt mới trong ngành tin học.
Các hệ điều hành khác của Orange: | 1 | null |
Trần Cung công hay Trần Cộng công (chữ Hán: 陳共公; trị vì: 631 TCN-614 TCN), tên thật là Quy Sóc (媯朔), là vị vua thứ 18 của nước Trần – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Trần Cung công là con của Trần Mục công – vua thứ 17 nước Trần. Năm 632 TCN, Mục công mất, Quy Sóc lên nối ngôi, tức là Trần Cung công.
Năm 626 TCN, nước Vệ bị nước Tấn đánh. Vệ Thành công bèn báo với Trần Cung công. Ông khuyên vua Vệ nên giảng hòa với nước Tấn. Vệ Thành công nghe theo, Tấn Tương công cho giảng hòa. Sang năm 624 TCN, Vệ Thành công đích thân sang nước Trần tạ ơn Trần Cung công về việc này.
Năm 625 TCN, Trần Cung công hội binh với quân nước Tấn, Trịnh, Tống cùng đánh nước Tần, đánh bại quân Tần. Năm sau, liên quân có thêm quân nước Lỗ họp, cùng đánh nước Thẩm là chư hầu của nước Sở, đánh bại quân Thẩm.
Năm 614 TCN, Trần Cung công qua đời. Ông ở ngôi được 17 năm. Con ông là Quy Bình Quốc lên nối ngôi, tức là Trần Linh công. | 1 | null |
Kostanay (tiếng Kazakhstan: Қостанай / Qostanay), trước đây gọi là Kustanay (Nga: Кустанай, cho đến năm 1997) và Nikolayevsk (tiếng Nga: Николаевск, cho đến khi năm 1895), là một thành phố nằm ở phần phía bắc của Kazakhstan tại sông Tobol. Kostanay là trung tâm hành chính của tỉnh Kostanay. Dân số: 214.916 (kết quả điều tra dân số năm 2009), 222.816 người (kết quả điều tra dân số 1999).
Các tuyến đường vận chuyển chính kết nối các trung tâm khu vực với các thành phố sau đây ở Nga: Chelyabinsk, Magnitogorsk, Troitsk, Yekaterinburg, Kurgan và Tyumen. Chúng cũng kết nối với Astana, Almaty, Kazakhstan, và các khu vực liền kề. Dầu được cung cấp từ Nga và từ các nhà máy lọc dầu ở Kazakhstan bằng đường sắt.
Đường băng của sân bay Kostanay có thể chấp nhận các loại sau đây của máy bay Tu-134, Tu-154, An-22, Il-86 và một số dòng máy bay Boeing. Từ sân bay quốc tế Kostanay, có chuyến bay thường lệ và thuê chuyến nối với nhiều thành phố ở Kazakhstan, nhiều nước cộng hòa Liên Xô cũ, Đức (Frankfurt và Hanover), Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, và những nước khác. | 1 | null |
Vịt đen Thái Bình Dương (danh pháp khoa học: Anas superciliosa) là một loài chim thuộc phân họ Vịt, họ Vịt. Nó được tìm thấy trong nhiều của Indonesia, New Guinea, Australia, New Zealand, và nhiều hòn đảo ở phía tây nam Thái Bình Dương, đạt đến quần đảo Caroline ở phía bắc và Polynesia thuộc Pháp ở phía đông. Nó thường được gọi là vịt xám ở New Zealand, nơi mà nó còn được gọi bằng tên Maori, Pārera. | 1 | null |
Aero A.100 là một loại máy bay ném bom hạng nhẹ/trinh sát chế tạo ở Tiệp Khắc trong thập niên 1930. Nó là mẫu máy bay cuối cùng trong loạt thiết kế lấy nguồn gốc từ loại Aero A.11 một thập kỷ trước đó. A.100 tiếp tục phục vụ trong suốt Chiến tranh thế giới II vài năm sau chiến tranh. | 1 | null |
Dây thường xuân, còn gọi là cây Vạn niên, (danh pháp khoa học: Hedera helix) là một loài thực vật thuộc chi Dây thường xuân ("Hedera"), Họ Cuồng (Araliaceae). Cây có nguồn gốc ở châu Âu và Tây Á, là loài cây leo, thường xanh. Chúng có khả năng sinh sống và lan trên bề mặt dốc cao tới 20-30 mét. Ở nhiều nơi, chúng được trồng để tạo màu xanh và để làm hàng rào. Thường xuân không đòi hỏi nhiều ánh sáng. Chăm sóc dễ dàng. Có nghiên cứu cho rằng thường xuân có thể hấp thụ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hay các chất gây ô nhiễm không khí do máy tính hoặc các thiết bị văn phòng tạo ra có thể gây đau đầu và buồn nôn. Cây thường xuân còn có khả năng xanh tốt quanh năm | 1 | null |
Scelophysa trimeni là một loài bọ hung trong họ Scarabaeidae. Loài này chỉ sống ở châu Phi, đặc biệt là ở vùng Namaqualand. Chúng có những móng di động được ở chi sau, nhất là ở những con đực. Các con đực có màu xanh da trời đậm trong khi con cái thì màu nâu đỏ. Loài bọ hung này đóng vai quan trọng trong việc thụ phấn hoa ở vùng Namaqualand, đặc biệt là cho loài "Mesembryanthemum" và vài loài hoa cúc vì chúng ăn phấn của loài này. | 1 | null |
61-K (tiếng Nga: 37-мм автоматическая зенитная пушка образца 1939 года (61-К)) là một loại pháo phòng không tự động có cỡ nòng 37 mm được Liên Xô sản xuất từ cuối năm 1939. Được dùng chủ yếu để phòng không, nhưng 61-K cũng có thể được dùng như một loại pháo bắn thẳng nhằm chống bộ binh, Xe bọc thép chở quân hoặc Xe tăng hạng nhẹ. Tham chiến lần đầu tiên trong Thế chiến thứ hai, nó phục vụ chủ yếu ở mặt trận Xô-Đức và đã bắn hạ 14.657 máy bay của Luftwaffe. Sau này, nó bị thay thế bởi pháo phòng không tự động S-60 AZP 57 mm có tầm bắn xa cũng như có độ chính xác cao hơn. Ký hiệu của NATO đối với 61-K là M1939.
Phát triển.
Vào năm 1935, Hải quân Liên Xô đặt mua một số pháo phòng không tự động Bofors 25 mm Model 1933 (phiên bản xuất khẩu của mẫu pháo Bofors 25 mm M/32) từ hãng Bofors của Thụy Điển. Các cuộc thử nghiệm với pháo này đã thành công và họ quyết định phát triển phiên bản sử dụng đạn 45 mm được đặt tên là 49-K dưới sự giám sát của các kỹ sư pháo binh hàng đầu của Liên Xô khi ấy là M.N. Loginov, I.A. Lyamin và L.V. Lyuliev. Mẫu thiết kế tuy rất thành công nhưng phía quân đội lại cho rằng cỡ đạn 45 mm là khá lớn so với một mẫu pháo phòng không dã chiến tự động. Vào tháng 1 năm 1938, Nhà máy Pháo binh số 8 nhận được lệnh phát triển một mẫu pháo phòng không tự động mới sử dụng cỡ đạn 37 mm nhỏ hơn dựa theo thiết kế của mẫu 49-K trước đó. Thử nghiệm lần đầu với mẫu pháo mới được tiến hành vào tháng 10 cùng năm và nó được đặt tên là 61-K. Vào năm 1940, Liên Xô đã so sánh 61-K với mẫu Bofors 40 mm của Thụy Điển. Không có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy giữa chúng.
Năm 1939, các mẫu 61-K đầu tiên được sản xuất trên quy mô nhỏ, đến năm 1940 thì việc sản xuất được mở rộng trên quy mô lớn. Nhiều phiên bản 61-K được sản xuất như phiên bản pháo 1 nòng, pháo 1 nòng có tấm chắn đạn, pháo 2 nòng, phiên bản 70-K của Hải quân...
Phiên bản bộ binh.
61-K bắt đầu được biên chế chính thức trong Hồng quân từ năm 1940. Một tổ súng phòng không 61-K thường có tám người (có thể giảm tùy theo tình hình chiến sự hoặc thiếu người), có thể mang theo 200 viên đạn mỗi súng. Đạn được đóng và nạp vào pháo theo kẹp sắt (giống mẫu Bofors 40 mm của Thụy Điển), mỗi kẹp chứa được 5 viên đạn. Vỏ đạn thoát ra qua một cửa thoát vỏ đạn hình vuông phía sau hộp khoá nòng, còn kẹp đạn thì thoát ra qua một rãnh dọc phía bên dưới hộp khoá nòng. 61-K có thể quay 360° và có thể hạ thấp nòng xuống -5°, cao nhất là 85°, tầm bắn trung bình là 8,5 km. Tính đến năm 1945, đã có 20.000 khẩu 61-K được chế tạo tại Liên Xô. Sau này chúng còn được sản xuất tại Ba Lan, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Phiên bản hải quân.
Phiên bản Hải quân của 61-K là súng phòng không 70-K 37 mm, sau khi sản xuất, chúng bắt đầu thay thế các khẩu 21-K 45 mm trên các tàu chiến của Liên Xô, nhưng việc thay thế chưa hoàn thành thì Quân đội Phát xít Đức bắt đầu tấn công Liên Xô. Chỉ có loại tàu phóng lôi lớp T-301 là được trang bị 70-K đầy đủ. Phiên bản V70-K còn được sản xuất đến năm 1955 thì ngừng lại. Tổng cộng có 3.113 khẩu được sản xuất. Sau này, Liên Xô tiếp tục sản xuất phiên bản hiện đại hóa của nó là V-11M.
ZSU-37.
ZSU-37 là phiên bản pháo phòng không tự hành của 61-K, được phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hệ thống bao gồm tháp pháo là khẩu pháo phòng không 61-K được đặt trên thân của pháo chống tăng tự hành SU-76.
Lịch sử hoạt động.
61-K từng được sử dụng trong Thế chiến thứ hai, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, Nội chiến Lào, Nội chiến Campuchia và nhiều cuộc chiến khác. Nó rất hiệu quả trong việc tạo hỏa lực phòng không tầm thấp đến tầm trung, kể cả việc hạ nòng để bắn mục tiêu mặt đất.
Thế chiến thứ hai.
61-K chính thức được sử dụng tại Mặt trận Xô-Đức năm 1941. Ở trạng thái chiến đấu, nó tạo một màn hỏa lực dày đặc từ 0m đến độ cao 6.000 mét. Bấy giờ, gần như tất cả máy bay của phát xít Đức đều nằm trong tầm bắn của 61-K. Nó phối hợp cùng các loại pháo 57 mm, 85 mm, súng máy DShK 12,7 mm lập bức tường phòng không đa tầm hiệu quả. Tổng cộng đã có 14.657 máy bay các loại của Đức Quốc xã bị bắn hạ bởi pháo 37 mm.
Chiến tranh Triều Tiên.
Trong Chiến tranh Triều Tiên, 61-K 37 mm được sử dụng nhằm bảo vệ các khu vực chỉ huy, căn cứ, kho tàng vật chất của quân Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Liên Xô. Nó phối hợp cùng các máy bay tiêm kích MiG-15 của không quân đã bẻ gãy nhiều cuộc tấn công của máy bay Hoa Kỳ như F-86 Sabre, F9F Panther, F4U Corsair và máy bay ném bom tầm trung như B-25. Khoảng mấy trăm máy bay Hoa Kỳ đã bị bắn hạ bởi 61-K.
Chiến tranh Đông Dương.
Sau Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu có được những viện trợ quý giá từ Liên Xô thông qua chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vào tháng 5 năm 1951, Việt Nam thành lập Đại đội 612, đơn vị phòng không chính quy đầu tiên, sử dụng 4 khẩu 61-K 37mm loại 1 nòng có tấm chắn, làm nhiệm vụ bảo vệ cầu Tà Lùng (Cao Bằng), một vị trí quan trọng trên tuyến đường giao thông với Trung Quốc.
Ngày 1 tháng 4 năm 1953, Trung đoàn Pháo cao xạ 367 được thành lập với 2.700 người, có khí tài nòng cốt là những khẩu pháo cao xạ 61-K 37 mm viện trợ từ Liên Xô thông qua Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được biên chế thành 6 tiểu đoàn mang các phiên hiệu: 381, 383, 385, 392, 394, 396. Mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội pháo 37mm (mỗi đại đội có 4 khẩu) và 1 đại đội súng máy phòng không DShK 12,7mm (12 khẩu). Một tiểu đoàn lái xe kéo pháo, xe vận tải và thợ sửa chữa mang phiên hiệu tiểu đoàn 690. Trong thư gửi cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 367 ngày 10 tháng 6 năm 1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "“Trong hoàn cảnh một đất nước, một quân đội chưa có không quân, thì Binh chủng Pháo cao xạ lại càng quan trọng. Trung đoàn 367 là một trong những đơn vị có trang bị tương đối hiện đại đầu tiên của quân đội ta, sẽ làm cơ sở và nòng cốt cho việc phát triển lực lượng phòng không to lớn sau này. Sự ra đời của Pháo cao xạ đánh dấu một bước trưởng thành mới của quân đội ta trên con đường tiến lên chính quy, hiện đại”"
Đến đầu năm 1953, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có 8 tiểu đoàn phòng không, với 500 súng máy phòng không 12,7mm và 6 tiểu đoàn pháo cao xạ 61-K 37mm.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng phòng không Việt Nam đã kết hợp hỏa lực của pháo phòng không 61-K cùng với súng máy DShK 12,7 mm đã bắn rơi 50 máy bay, 2 trực thăng, gây hư hại cho 167 chiếc khác, góp phần làm giảm ưu thế trên không của quân Pháp, ngăn chặn khả năng tiếp viện cho quân Liên hiệp Pháp đồn trú tại Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch có 7 khẩu 37mm bị hư hại, chiến sỹ kỹ thuật đã sửa chữa, dồn lắp tại chỗ được 3 khẩu, còn 4 khẩu phải kéo về trạm Quân khí Tiền phương ở Km 52, đường Tuần Giáo đi Điện Biên Phủ để sửa. Kết thúc chiến dịch, bộ đội Pháo cao xạ đã được khen thưởng: 1 huân chương Quân công Hạng 2; 35 huân chương Quân công Hạng 3; 27 huân chương Chiến công Hạng nhất cho các đơn vị; 200 cán bộ, chiến sĩ được thưởng huân chương Chiến công các loại. Khẩu đội trưởng Tô Vĩnh Diện, người đã hi sinh khi cứu pháo được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Chiến tranh Việt Nam.
Vào thời kỳ những năm 1956-1960, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận được nhiều pháo phòng không 61-K hơn với nhiều phiên bản khác nhau từ Liên Xô. Hàng chục đơn vị pháo phòng không kết hợp súng DShK 12,7 mm, 14,5 mm, 57 mm cùng 37 mm, ZU-23-2 23mm đã được thành lập, được bố trí khắp miền Bắc và dọc theo Đường Trường Sơn. Các đơn vị này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ các cơ quan, căn cứ quân sự, khu dân cư và các khu công nghiệp ở miền Bắc cùng những binh trạm ở Trường Sơn, ví dụ như trung đoàn pháo phòng không 218. Từ khi thành lập (21 tháng 3 năm 1958) đến khi kết thúc chiến tranh, trung đoàn không chỉ tham gia phòng không mà còn hỗ trợ hỏa lực mặt đất, đã đánh 1.977 trận, bắn rơi 320 máy bay Mỹ, bắn chìm một tàu biệt kích, phá hủy một giàn radar, một kho xăng, phối hợp cùng bộ binh tiêu diệt 2.000 quân đối phương. Ngoài ra, 61-K cũng cực kỳ hữu ích khi dùng để chống bộ binh, với tốc độ bắn nhanh và đầu đạn nổ mảnh sẽ khiến kẻ địch phải dùng xô để mang thương binh về.Vví dụ điển hình là vào cuối năm 1972, tiểu đội bảo vệ trận địa 4 khẩu pháo 61-K của Đoàn 559, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã sử dụng pháo 37 mm tấn công bộ binh của địch trong chiến dịch Không Sê Đôn tại Lào.
Hiện nay.
Pháo 61-K 37 mm vẫn còn được sử dụng trong lực lượng phòng không của nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng vẫn còn hữu ích trong việc tiêu diệt các máy bay tầm thấp, tầm trung, Trực thăng, Phương tiện bay không người lái và đánh chặn tên lửa hành trình bay thấp. Hiện nay, 61-K đang được nhiều quân đội trên thế giới hiện đại hóa để có thể đáp ứng được với chiến tranh hiện đại, trong đó có Việt Nam.Tại Việt Nam, loại vũ khí này còn được sử dụng để phòng thủ bờ biển, chống lại cuộc đổ bộ của Xe tăng hạng nhẹ
Các quốc gia sử dụng.
<br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br><br>
Biến thể.
Do Norinco Trung Quốc sản xuất:
Do Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sản xuất: Tự sản xuất với giấy phép của Liên Xô | 1 | null |
Cá hiên chấm (danh pháp khoa học: Drepane punctata) là một loài cá thuộc họ Cá hiên. Con đực có chiều dài khoảng 40 cm. Loài này sinh sống ở đáy cát, bùn, cửa biển. Nó phân bố ở vùng biển nhiệt đời từ Ấn Độ tới bắc Australia, New Guinea, Indonesia, Philippines, Đài Loan và Nhật. | 1 | null |
Quản bào hay tế bào ống ()là những tế bào nằm trong mạch gỗ của các loại thực vật có mạch giúp đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ đi khắp các bộ phận khác của cây. Quản bào là một trong hai loại tế bào dạng mạch ống (loại thứ hai là yếu tố mạch, thành phần của các mạch ống). Chúng có vách tế bào dày chứa hàm lượng lignin rất cao, và khi trưởng thành thì hệ nguyên sinh chất sẽ dần dần biến mất - nói cách khác các quản bào sẽ chết khi trưởng thành. Sự hiện diện của các tế bào dạng ống như thế này là đặc điểm phân biệt giữa thực vật có mạch và thực vật không mạch.
Hai chức năng chính của quản bào là chức vận chuyển các chất và chức năng củng cố độ bền của cấu trúc cơ thể thực vật. Trong nhiều trường hợp, chức năng chính của quản bào là vận chuyển nước, tỉ như tại các bó mạch, thông qua các phần không-phải-gỗ của cây và cung cấp nước, muối khoáng do rễ hút được đến lá và các bộ phận khác như chồi, hoa, quả. Về chức năng cấu trúc, vai trò của quản bào có thể thấy rõ nhất trong các loại cây gỗ mềm, nơi yếu tố mạch gần như không tồn tại. Khi đó, quản bào là loại tế bào chủ yếu và là nhân tố chủ yếu gây nên độ bền cơ học của gỗ mềm.
Do quản bào có tỉ lệ diện tích trên thể tích lớn hơn nhiều so với yếu tố mạch, tác động mao dẫn của nó hiệu quả hơn tế bào ống và quản bào sẽ là nơi giữ cho nước không bị tụt xuống bởi trọng lực khi cây không có biện pháp hiệu quả để tạo lực hút nước từ dưới lên (tỉ như bốc thoát hơi nước qua lá). Cơ chế này có thể cũng là biện pháp ngăn chặn hiện tượng nghẽn mạch do khí của cây. | 1 | null |
Living Things là album phòng thu thứ năm của ban nhạc rock Mỹ Linkin Park. Nó được phát hành bởi Warner Bros. Records và Machine Shop vào ngày 20 tháng 6 năm 2012, tại Nhật Bản và trên toàn thế giới trong tuần tiếp theo. Sản xuất được đảm nhận bởi giọng ca Mike Shinoda và Rick Rubin, cả hai đều đồng sản xuất hai album phòng thu trước đó của ban nhạc, "Minutes to Midnight" (2007) và "A Thousand Suns" (2010). "Living Things" sẽ là album cuối cùng của họ do Rubin sản xuất.
Ban nhạc tuyên bố rằng "Living Things" kết hợp các yếu tố từ bốn album phòng thu trước của họ để tạo ra một âm hưởng mới. Họ cho biết cuối cùng họ đã cảm thấy mình đang ở trong "vùng quen thuộc" và "thoải mái với chính mình" sau nhiều năm thử nghiệm, kết quả là hai album phòng thu trước đó của họ, "Minutes to Midnight" và "A Thousand Suns". "Living Things" được chọn làm tiêu đề của album vì có nhiều chủ đề cá nhân trong album.
Đĩa đơn chính của album, "Burn It Down", được gửi đến đài phát thanh và phát hành cho các nhà bán lẻ nhạc số vào ngày 16 tháng 4 năm 2012. "Living Things" đứng đầu "bảng xếp hạng Billboard" 200 với doanh thu 223.000 bản tại Hoa Kỳ trong tuần lễ ra mắt. Đĩa đơn thứ hai cho album, "Lost in the Echo", được phát hành vào ngày 19 tháng 10 năm 2012. Đĩa đơn thứ ba "Powerless" được phát hành vào ngày 31 tháng 10 năm 2012. Đĩa đơn thứ tư và cũng là đĩa đơn cuối cùng của album, "Castle of Glass", được phát hành dạng vật lý vào ngày 1 tháng 2 năm 2013. Album đã được chứng nhận Bạch kim bởi RIAA vào tháng 8 năm 2017.
Hoàn cảnh và thu âm.
Quá trình thu âm của "Living Things" bắt đầu vào tháng 3 năm 2011 và kết thúc vào tháng 4 năm 2012. Vào tháng 6 năm 2011, ca sĩ chính Chester Bennington đã tiết lộ với "Kerrang!" rằng Linkin Park đã bắt đầu tạo ra sản phẩm mới cho album thứ năm của họ. Ông giải thích, "Chúng tôi đã bắt đầu làm việc để tạo ra một đĩa nhạc mới hai tháng qua. Âm nhạc thật tuyệt và chúng tôi đang đi trước dự tính. Không có nhiều bài ồn ào, nhưng có rất nhiều bài hát hay."
Giọng ca chính kiêm rapper của ban nhạc, Mike Shinoda, và Rick Rubin trở thành nhà sản xuất cho album. "Thông thường, chúng tôi sẽ có một cuộc họp mỗi tuần để nghe những bài hát họ đang suy nghĩ và nói về chúng. Trong giai đoạn đầu của dự án, họ đã tiến xa hơn nhiều so với hai album trước của chúng tôi. Trong "A Thousand Suns" vẫn còn rất nhiều điểm chưa được tôi luyện hoàn chỉnh. Chúng tôi biết điều đó, 'Được rồi, chúng tôi không thể làm mãi một việc. Hãy để lô này lại và chúng tôi sẽ quay lại và giải quyết nó sau khi chúng tôi bắt đầu lại , Rubin nói. Bennington giải thích rằng Rubin "cho chúng tôi không gian để là chính mình và tự làm việc... Anh ấy đưa cho chúng tôi một mô tả rõ ràng và ngắn gọn về những thứ anh ấy thích... Anh ấy muốn chúng tôi thúc đẩy bản thân tiếp nhận một cách mới mẻ hơn về thứ âm hưởng cụ thể đó." Ông cũng nói rằng Shinoda hướng dẫn ban nhạc trong quá trình thực hiện từng bài hát, và gọi sự hợp tác của Shinoda và Rubin là "tấm vé vàng của chúng tôi."
Vào tháng 7 năm 2011, Bennington nói với "Rolling Stone" rằng Linkin Park đặt mục tiêu sản xuất một album mới sau mỗi mười tám tháng, và ông sẽ rất ngạc nhiên nếu một album mới không được tung ra vào năm 2012. Ban nhạc tiếp tục thu âm và sản xuất sản phẩm mới ngay cả khi đang lưu diễn. Bennington nhận xét về lịch trình của Linkin Park, nói rằng, "Lưu diễn trong hai năm là rất nhiều. Khi chúng tôi lưu diễn trong hai năm, ngay cả người kiên cường nhất trong ban nhạc, vào cuối thời gian đó, đã rất kiệt quệ." Ông nói rõ thêm về ý tưởng của họ trong một cuộc phỏng vấn với MTV rằng, "Chúng tôi đã có một khởi đầu thực sự tuyệt vời. Chúng tôi có một số bản nhạc tuyệt vời, một số ý tưởng hay. Sự sáng tạo đã liên tục tuôn chảy trong chúng tôi trong vài năm qua." Sau đó, ông tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn khác vào tháng 9 năm 2011 rằng ban nhạc vẫn đang trong giai đoạn đầu của album tiếp theo, nói rằng "Chúng tôi chỉ mới bắt đầu. Chúng tôi muốn giữ cho nguồn cảm hứng sáng tạo luôn chảy, vì vậy chúng tôi cố gắng duy trì điều đó mọi lúc... chúng tôi thích hướng đi mà chúng tôi đang đi." Shinoda nói với "Complex" rằng họ đã dành một năm để làm album, cũng như trau chuốt âm nhạc của album, nói rằng "Nó không làm mất đi sự sáng tạo của những thứ mới hơn và nó còn mang lại năng lượng của những thứ cũ hơn. đồ đạc. Đó kiểu như là một loại âm hưởng toàn diện. Tôi cảm thấy như chúng tôi đã có thể lấy tất cả những gì chúng tôi đã học được từ trước đến giờ và kết hợp tất cả lại với nhau trong mỗi bài hát và vẫn giữ cho nó luôn mới mẻ và có tư duy hướng về tương lai."
Shinoda đã nói chuyện với "Co.Create" về nghệ thuật của album, nói rằng nó sẽ "thổi bay [người hâm mộ] đi... một người bình thường sẽ không thể nhìn vào nó và chấp nhận, tôi hiểu rằng nó hoàn toàn mới, không chỉ về hình ảnh mà cả cách hình ảnh được tạo ra cũng hoàn toàn mới." Ban nhạc đã trải qua quá trình quét toàn thân 360 độ cho nhiều video lời bài hát và ảnh bìa cho album. Tranh ảnh của album được phát hành vào ngày 16 tháng 4 năm 2012, cùng với đĩa đơn đầu tiên của album, "Burn It Down".
Sáng tác.
Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên "tạp chí Kerrang!" ngày 21 tháng 3 năm 2012, Bennington tuyên bố rằng ban nhạc đã trở lại vùng 'quen thuộc' hơn trong đĩa nhạc mới của họ, nói rằng "với album [mới] này, chúng tôi đã kết hợp rất nhiều nhạc guitar với những đoạn điệp khúc dài và nội dung điện tử nặng hơn để mang lại cảm giác của một bức tường âm thanh thực sự lớn mà không thiên về thể loại metal nhiều quá. Điều này sẽ khiến mọi người cảm thấy quen thuộc hơn so với "A Thousand Suns"." Bennington cũng nói rằng lời bài hát của album mới sẽ mang tính cá nhân và tránh mang tính chính trị, thêm vào đó "Chúng tôi đã viết rất nhiều ca từ về các mối quan hệ." Bennington và Shinoda lặp lại những tuyên bố tương tự trong một cuộc phỏng vấn với "Spin", với Shinoda nói rằng "Giờ đây chúng tôi biết rằng chúng tôi có các kỹ năng và công cụ để cầm lấy những ý tưởng đó và biến chúng thành những gì chúng tôi thực sự đang tìm kiếm, thay vì dấn sâu vào nó và khám phá ra rằng nó thực sự chỉ nghe giống nhạc nü-metal. Chúng tôi sẽ luôn cảm thấy khó chịu với thể loại nhạc đó, nhưng chúng tôi có thể lấy các yếu tố đó và tái tạo lại cảm xúc, làm cho nó mới mẻ." Cả hai đã cho xem trước năm bài hát trong album, cũng như thông báo rằng họ đã hợp tác với nhạc sĩ người Canada Owen Pallett. Các ca sĩ cũng nói rằng họ đã mang vào nhiều ảnh hưởng và chủ đề cho album, đặc biệt là về con người.
Bennington nói với Live 105 rằng ban nhạc đang "đón nhận mọi thứ mà [họ] đã từng làm ra trong quá khứ," lấy những "tác phẩm hay nhất" trong bốn album trước của họ và "ghép chúng vào đĩa nhạc mới này." Shinoda giải thích trong một cuộc phỏng vấn với "NME" rằng album sẽ không trở lại với âm hưởng nu metal của họ, tuy nhiên ông đảm bảo rằng đĩa nhạc sẽ "trở lại nguồn gốc của chúng tôi và nó ghi lại những cảm xúc mà chúng tôi đã không còn cảm thấy sau nhiều năm." Ông cũng phát biểu tương tự với Bennington về việc kết hợp các yếu tố của cả bốn album, nói rằng, "Chúng tôi đã học được rất nhiều điều từ tất cả các album mà chúng tôi đã thực hiện, vì vậy chúng tôi đã lấy tất cả những gì chúng tôi đã học và phối tất cả thành một." Shinoda nói rằng album này "tập trung vào rap" hơn so với hai album trước của họ. Shinoda nói với "Musique Mag" rằng ban nhạc muốn album "có nhiều năng lượng hơn [và] phụ thuộc vào giai điệu hơn", trái ngược với album trước của họ, "A Thousand Suns", nó giống một đĩa nhạc ý tưởng hơn.
Ban nhạc đã nhận nhiều ảnh hưởng và cảm hứng cho "Living Things" . Shinoda nói với "Rolling Stone" rằng "Castle of Glass", "Skin to Bone" và "Roads Untraveled" chứa đựng những âm nhạc dân gian chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm của Bob Dylan, cũng như những cảm hứng của Dylan. Trong ca khúc thứ bảy "Victimized", được "Rolling Stone" mô tả là "ca khúc hung dữ nhất của ban nhạc trong nhiều năm", bị ảnh hưởng bởi các ban nhạc punk rock như Pennywise và Dirty Rotten Imbeciles. Shinoda đề cập rằng nội dung tối thiểu của nhiều bài hát punk rock đã ảnh hưởng đến độ ngắn của "Victimized". Giống như hai album đầu tiên của ban nhạc, ca khúc áp chót ("Tinfoil") là một bài nhạc cụ. Brad Delson, tay guitar của ban nhạc, góp giọng hát trong ca khúc thứ mười "Until It Breaks", đó là ý tưởng của Delson. Album khám phá các thể loại alternative rock, electronic rock và rap rock.
Phát hành và quảng bá.
Ban nhạc đã đi lưu diễn với Incubus và Mutemath trong Honda Civic Tour 2012. Buổi biểu diễn của ban nhạc tại Nhà hát Admiralspalast ở Berlin, Đức đã được thu âm và chiếu tại rạp vào ngày 25 tháng 6 năm 2012 chỉ trong một đêm. Ban nhạc đã thực hiện một buổi hòa nhạc riêng tại Thế vận hội X 2012 ở Los Angeles. Vào ngày 23 tháng 7 năm 2012, Linkin Park thông báo họ sẽ lưu diễn tại Nam Phi lần đầu tiên, biểu diễn tại Johannesburg và Cape Town vào tháng 11 năm 2012.
Vào ngày 28 tháng 3 năm 2012, Shinoda xác nhận rằng đĩa đơn đầu tiên của album là " Burn It Down ". Vào ngày 11 tháng 4 năm 2012, nó được xác nhận rằng nó sẽ được gửi để phát sóng trên radio và phát hành bản tải xuống kỹ thuật số iTunes vào ngày 16 tháng 4 năm 2012. Shinoda cũng xác nhận rằng họ đang quay một video âm nhạc cho bài hát, với người xoay đĩa của ban nhạc là Joe Hahn đạo diễn video. Ban nhạc đã hợp tác với đội Lotus F1 để tạo ra một ứng dụng iPad đua âm nhạc có tên "Linkin Park GP", nơi người chơi lái một chiếc Lotus E20 và tương tác với môi trường cho phép người chơi tạo ra một bản phối lại của "Burn It Down". Video âm nhạc cho "Burn It Down" ra mắt trên MTV vào ngày 24 tháng 5 năm 2012.
Vào ngày 15 tháng 4 năm 2012, Mike Shinoda đã cập nhật trên blog xác nhận rằng tên album mới là "Living Things" và album sẽ có sẵn để đặt hàng trước thông qua trang web của họ, bắt đầu từ ngày 16 tháng 4. "Living Things" được phát hành vào ngày 26 tháng 6 năm 2012. Đặt hàng trước cho album bắt đầu vào ngày 17 tháng 4 năm 2012; khi mua, người hâm mộ sẽ được đăng ký "Living Things Remix", những bài hát được phối lại từ album. Để ăn mừng việc phát hành "Living Things", ban nhạc đã hợp tác với trang web phát nhạc trực tuyến Spotify để phát hành các bản tổng hợp trực tiếp của từng thời đại album.
Vào ngày 9 tháng 5 năm 2012, một trò chơi săn tìm rác thải (scavenger hunt) tương tác trên toàn thế giới đã bắt đầu. Shinoda tuyên bố khi sắp kết thúc trò chơi vào ngày 23 tháng 5 năm 2012, rằng ông sẽ gọi cho DJ Zane Lowe của BBC Radio 1 vào ngày hôm sau để công chiếu một bài hát mới từ "Living Things", cũng là kết quả cuối cùng của trò chơi. Bài hát ra mắt lần đầu trên BBC Radio 1 vào ngày 24 tháng 5 năm 2012 là bài hát thứ tư của album, "Lies Greed Misery".
Vào ngày 4 tháng 6 năm 2012, video lời bài hát chính thức của "Lies Greed Misery" được công chiếu. Cùng ngày, "Lies Greed Misery" được giới thiệu trong đoạn giới thiệu trò chơi điện tử ', được Electronic Arts tiết lộ tại E3 2012. "Castle of Glass" cũng đã được xác nhận sẽ xuất hiện trong "Medal of Honor: Warfighter". "Powerless", ca khúc thứ mười hai và là ca khúc cuối cùng của album, được góp mặt trong phần kết của bộ phim '. Một video ca nhạc biểu diễn của "Powerless" có các cảnh trong phim đã được phát hành trên Yahoo! . MV do Timur Bekmambetov, đạo diễn của "Abraham Lincoln: Vampire Hunter" thực hiện. Video lời chính thức cho "Lost in the Echo" được phát hành trên trang YouTube chính thức của Linkin Park vào ngày 29 tháng 6 năm 2012. và video âm nhạc chính thức được phát hành vào ngày 4 tháng 9 năm 2012. Vào ngày 5 tháng 10 năm 2012, "Lost in the Echo" được phát hành làm đĩa đơn thứ hai của album. Vào ngày 10 tháng 10 năm 2012, Linkin Park đã phát hành video âm nhạc cho "Castle of Glass". Vào ngày 31 tháng 10 năm 2012, "Powerless" được phát hành dưới dạng đĩa đơn duy nhất trên iTunes tại Nhật Bản, mặc dù chưa có tuyên bố chính thức nào về việc "Powerless" là đĩa đơn cũng như không có bất kỳ quảng bá nào về ngày phát hành. "I'll Be Gone" được phát sóng trên đài phát thanh alternative làm đĩa đơn quảng cáo vào ngày 5 tháng 12 năm 2012, trong khi "Castle of Glass" được phát hành làm đĩa đơn thứ ba của album vào ngày 1 tháng 2 năm 2013 và cập bến đài phát thanh Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 1 năm 2013.
Đón nhận.
Thương mại.
"Living Things" ra mắt ở vị trí số một trên "Billboard" 200, bán được 223.000 bản, đánh bại "Overexposed" của Maroon 5 với 1.000 bản, theo Nielsen SoundScan, và rơi xuống vị trí thứ 5 trong tuần thứ hai trên bảng xếp hạng khi bán được 64.000 bản. Album đã đạt vị trí thứ nhất tại mười bảy quốc gia, trở thành album xếp hạng tốt nhất của họ cho đến thời điểm đó và đã được chứng nhận Vàng ở Úc cho lô hàng ít nhất 35.000 bản, và cũng đạt chứng nhận Vàng ở Thụy Sĩ. Nó cũng ra mắt ở vị trí số một trên UK Albums Chart, bán được 41.000 bản đánh bại album của Maroon 5 một lần nữa. Tại Canada, album cũng đứng đầu với số lượng bán ra ít nhất 20.000 bản. Tính đến năm 2014, album đã bán được 681.000 bản tại Hoa Kỳ.
Giới phê bình đón nhận.
Khi phát hành, album đã vấp phải nhiều đánh giá trái chiều từ các nhà phê bình. Theo trang web tổng hợp đánh giá Metacritic, "Living Things" giữ số điểm 60 trên 100 dựa trên 15 bài đánh giá được thu thập, cho kết quả "đánh giá trái chiều đến trung bình."
Chad Childers của "Loudwire" nói rằng "toàn bộ album tiếp tục mở rộng thế giới quan của họ giống như những gì người nghe cảm nhận được với "A Thousand Suns", nhưng nó cũng được tăng thêm sự tức giận đã từng phổ biến trong tác phẩm đầu tiên của họ, "Hybrid Theory."" Stephen Thomas Erlewine từ AllMusic đã cho rằng "cấu trúc của nó được định nghĩa, một số đoạn điệp khúc có thể lôi kéo bạn mà không cần quá nhiều nỗ lực - nhưng cả album này là một cảm xúc kéo dài, không phải chỉ có vài khoảnh khắc riêng lẻ" và kết luận rằng album là "một đĩa nhạc phim phù hợp dành cho các rap-rocker già cỗi, những người thoải mái bên ngoài nhưng trong lòng lại bồn chồn". Nhà văn Dave Simpson của "The Guardian" nhận xét rằng ""Living Things" mang tính cá nhân hơn là "A Thousand Suns", với chủ đề chính là phục hồi sau những trải nghiệm đau thương. Ngoại lệ là, Burn It Down, mang đến cảm xúc phản chiến qua kiểu nhạc electro-bounce của Depeche Mode, trong khi Roads Untraveled cũng nổi bật như là một bản ballad thú tội kỳ lạ", và kết luận rằng ""Living Things" đáng lẽ phải thu về nhiều hơn từ cuộc phiêu lưu như vậy, nhưng họ vẫn giống như một ban nhạc đang tận hưởng một cơ hội thứ hai trong đời bất ngờ". Johan Wippsson của "Melodic" đã viết rằng album này "hơi thiên về pop và được tạo ra với chủ ý lên bảng xếp hạng nhiều hơn trước. Phần synthesizer hơi quá với ý đồ bắt chước Coldplay, nhưng có lẽ ban nhạc cảm thấy đã đến lúc chinh phục các bảng xếp hạng một lần nữa." Jordan Blum của PopMatters kết luận rằng ""Living Things" là một tác phẩm rất tốt, đơn giản là nó không quá đặc biệt như tiền thân của nó." Phil Mongredien từ "The Observer" bình luận về việc họ không chấp nhận sự cẩn thận và khen ngợi sự táo bạo của họ.
Tim Grierson tại About.com cho rằng "Living Things" là "một bộ sưu tập rõ ràng thể hiện thế mạnh rap-rock của họ và mặc dù nó thường hấp dẫn về mặt âm nhạc, nhưng 12 bài hát này không có đủ tác động về lâu dài. Kết quả là, đĩa nhạc cuối cùng trở thành một trải nghiệm chuyển hướng chứ không phải là lưu giữ." Tại "The AV Club", Evan Rytlewski nhận xét rằng ban nhạc "có thể giảm bớt (hoặc loại bỏ) tất cả những âm hưởng nặng nề, tuyển dụng những nhà sản xuất với kinh nghiệm chinh phục Grammy, và bắt kịp thời đại với những âm hưởng electronic mới nhất, nhưng những nước đi đó chỉ có thể giúp Linkin Park phần nào khi tất cả các bài hát của họ chỉ có những cung bậc cảm xúc của một trận đấu MMA". Một đánh giá trái chiều khác từ Hamish MacBain tại "NME" nói rằng "... sự xâm nhập của họ vào thể loại được họ đề cập ở đây bị giới hạn chỉ trong ba phút của 'Castle of Glass'. Phần còn lại là... nói sao nhỉ, công bằng mà nói, họ rõ ràng đã nghe một chút Skrillex, và do đó, tiếng guitar nặng nề của thời xưa đã được thay thế bằng một âm hưởng điện tử nặng nề mới..."
Nhân sự.
Linkin Park
Nhạc sĩ bổ sung
Nhân sự kỹ thuật
Nguồn: AllMusic và tập sách "Living Things" .
Chứng nhận.
!scope="row"|India (IMI)
"Living Things (Acapellas and Instrumentals)".
Living Things (Acapellas and Instrumentals) là album nhạc cụ và a capella đầu tiên được thực hiện bởi ban nhạc rock Mỹ Linkin Park, trích từ album phòng thu thứ năm "Living Things" . Album được phát hành trên iTunes, và được phát hành thông qua Warner Bros. và Machine Shop vào ngày 25 tháng 6 năm 2012, nó được sản xuất bởi Rick Rubin và Mike Shinoda. Album này được phát hành trước khi phát hành "Living Things" vào ngày 26 tháng 6 năm 2012. Album được Linkin Park phát hành sau khi Shinoda nghe tất cả các bản phối lại các bài hát của họ bởi các nhà sản xuất khác và nó đã được xác nhận trên trang web chính thức của họ. | 1 | null |
Đặng Thị Mỹ Dung (sinh ngày 5 tháng 10 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh) thường được biết đến với nghệ danh Midu là một nữ diễn viên, giảng viên, người mẫu ảnh kiêm doanh nhân người Việt Nam. Cô từng tham gia phim điện ảnh "Thiên mệnh anh hùng" của đạo diễn Victor Vũ. Cô là cựu sinh viên của Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh và hiện tại còn là giảng viên cho bộ môn Thiết kế thời trang tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiểu sử.
Gia đình.
Midu sinh ra trong một gia đình có hai chị em, ba làm công an, mẹ làm nội trợ. Em trai của Midu tên là Đặng Trung Hiếu sinh năm 1995.
Sở thích và đam mê.
Midu từng cho biết cô thích ngắm mưa và thích màu tím. Đam mê của cô là làm diễn viên và kinh doanh.
Học vấn.
Midu theo học trường THCS Lê Văn Tám và từng là thành viên đội tuyển văn của trường tham gia kỳ thi học sinh giỏi văn cấp thành phố. Sau đó, cô học Trường Trung học phổ thông Gia Định. Suốt 12 năm, Midu luôn đạt học sinh giỏi. Năm 2008 cô đã xuất sắc đỗ á khoa của Trường Đại học Kiến trúc, chuyên ngành thiết kế thời trang.
Hai năm sau khi đoạt giải quán quân cuộc thi Miss Teen, khi đó Midu 19 tuổi, cô đã dấn thân vào kinh doanh cửa hàng thời trang. Sau đó vì đam mê công việc nên cô đã không còn thời gian học tập, cuối cùng cô đã nộp đơn xin bảo lưu một năm vào hè năm hai.
Điện ảnh.
Midu bắt đầu đóng phim từ năm 2009, bộ phim đầu tiên trong sự nghiệp của cô là "Những thiên thần áo trắng" của đạo diễn Lê Hoàng. Trong phim cô vào vai Ngọc - một cô gái xinh đẹp, dịu dàng, thông minh lanh lợi, là một trong bốn nhân vật nữ sinh (ba người còn lại là Miu Lê, Nhã Phương, và Mai Phương).
Tốt nghiệp.
Trong buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp vào sáng ngày 24 tháng 7 năm 2013, Midu đã giới thiệu bộ sưu tập thời trang The Mysterious Tibet, lấy cảm hứng từ Phật giáo và đất nước Tây Tạng. Bộ sưu tập của cô được các thầy cô trong hội đồng giám khảo đánh giá cao.
Midu đã mời người mẫu Kha Mỹ Vân là Á quân cuộc thi Vietnam’s Next Top Model 2012 thể hiện bộ sưu tập của mình, lấy cảm hứng từ vẻ đẹp phóng khoáng của những cô gái Tây Tạng. Bộ sưu tập của cô được trình diễn bởi những người mẫu của như Kha Mỹ Vân, Huyền Trang, Thùy Trang, Trang Phạm...
Ngày 30 tháng 10 năm 2013, Midu đã chính thức nhận tấm bằng tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế thời trang của Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Midu xúc động chia sẻ: “"Đây là niềm vui và hạnh phúc rất lớn đối với Du vì sau bao năm tháng miệt mài ở giảng đường đại học Du cũng đã hoàn thành được giấc mơ của mình. Cũng từ đây, Du sẽ có thêm niềm tin và động lực để bắt đầu một hành trình mới nhiều thử thách hơn khi bước vào đời và chinh phục những khó khăn của cuộc sống"”.
Giải thưởng.
Năm 2007, Midu đã giành được ngôi vị quán quân trong cuộc thi Hot V-teen, khởi đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình.
Năm 2016, đoạt giải Giải thưởng Ngôi Sao Xanh với hạng mục "Nữ diễn viên điện ảnh được yêu thích nhất"
Tại lễ trao giải ""Korean Culture Entertainment Awards 2016" ," Midu nhận "Diễn viên Châu Á xuất sắc"
Năm 2017, Midu đã giành giải Cánh diều vàng với hạng mục "Nữ diễn viên phụ xuất sắc" trong phim "Mẹ chồng."
Công việc hiện tại.
Ngoài việc tham gia hoạt động nghệ thuật, cô còn điều hành cửa hàng thời trang Midu Boutique ở đường Võ Văn Tần tại Quận 3. Cuối năm 2017, cô khai trương khu tổ hợp ăn chơi Zone 87, nằm tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, số vốn đầu tư là 15 tỷ đồng.
Từ tháng 5 năm 2017 cô nhận lời mời tham gia công tác trợ giảng tại ĐH HUTECH với vai trò hướng dẫn môn Đồ án Xử lý chất liệu thời trang cho sinh viên ngành Thiết kế Thời trang. Sau đó được giữ lại làm giảng viên mỹ thuật công nghiệp tại trường Đại học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Giữa năm 2019, cô tham gia làm cố vấn chương trình Shark Tank Việt Nam phiên bản nhí Kiddie Shark.
Vào ngày 22 tháng 11 năm 2020, cô chính thức trở thành CEO thương hiệu mỹ phẩm YU Cosmetics do cô tự gây dựng. Được biết số vốn đầu tư là 10 tỷ đồng và cô đã ấp ủ dự án này trong vòng 3 năm. Toạ lạc tại 252 Lý Tự Trọng, Phường Bến Thành, Quận 1.
Đời tư.
Midu từng yêu Phan Thành - một thiếu gia ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng sau đó hai người đã chia tay vào năm 2016.
Vài năm trở lại đây, cô bị vướng vào tin đồn tình cảm với nam diễn viên Harry Lu sau khi đóng chung phim "4 năm, 2 chàng, 1 tình yêu" công chiếu vào cuối năm 2016. Hai người còn đóng chung phim ngắn "Tôi là Lụa" vào năm 2018.
Midu phát hành single đầu tay "Anh Nghĩ Anh Là Ai?" vào ngày 30 tháng 12 năm 2019. | 1 | null |
Danh sách đĩa nhạc của nam ca sĩ người Mỹ Adam Lambert bao gồm 2 album phòng thu, 3 album tổng hợp, 2 đĩa mở rộng, 11 đĩa đơn và 6 video âm nhạc. Tới tháng 1 năm 2011, Adam Lambert đã bán được tổng cộng 1,2 triệu album và 4,2 triệu đĩa đơn trên toàn thế giới. | 1 | null |
Gỗ mềm, còn gọi là gỗ lá kim, là các loại gỗ được lấy từ các thực vật hạt trần hay thực vật có quả nón, tỉ như các thực vật thuộc ngành Thông. Nó cũng được dùng để miêu tả các thực vật hạt trần thuộc dạng cây thường xanh, một số ngoại lệ nổi bật là cây bụt mọc ("Taxodium distichum") và thông rụng lá ("Larix").
Trong tiếng Việt, định nghĩa về gỗ mềm có một số khác biệt đáng kể và mang nặng nghĩa "mềm cứng" hơn. Các loại gỗ mềm có thể là gỗ của cây lá kim hay lá rộng (nhưng chủ yếu là cây lá kim), có đặc tính là nhẹ, tính chất cơ học thấp, dễ gia công cắt gọt bằng các công cụ thông thường.
Tính chất.
Gỗ mềm có thể được xem là một "đối trọng" của gỗ cứng, tức gỗ lấy từ các thực vật hạt kín. Ở đây, do các thực vật hạt trần không có các tế bào sợi (loại tế bào này có vách rất dày) cũng như các tế bào đạo quản, nên nhìn chung gỗ của thực vật hạt trần "mềm" hơn so với gỗ của thực vật hạt kín. Tuy nhiên một cây "gỗ cứng" chưa chắc đã cứng hơn "gỗ mềm" và ngược lại. Nói cách khác, độ cứng mềm của các thành viên trong hai loại này dao động trong một khoảng khá lớn. Một số cây "gỗ cứng" như chân thỏ lại rất mềm, còn mềm hơn cả các cây gỗ mềm thông thường, trong khi các loại cây "gỗ mềm" như thông lá dài ("Pinus palustris"), linh sam Douglas ("Pseudotsuga") và thủy tùng ("Taxus") thì cứng hơn rất nhiều so với các loại gỗ cứng thông thường. Những loại cây gỗ cứng bền chắc nhất thì có độ cứng mà không loại gỗ mềm nào sánh được.
Xét cấu trúc vi mô của gỗ mềm, 90% thành phần của loại gỗ này là các quản bào ("tracheid") có nhiệm vụ vận chuyển nước, muối khoáng và cũng đảm nhận luôn chức năng về cấu trúc. 10% còn lại là các tế bào mô mềm hay nhu mô có chức năng vận chuyển các chất theo chiều ngang. Một số cây gỗ mềm còn có các đường ống dẫn resin có nhiệm vụ vận chuyển nước.
80% sản lượng gỗ xẻ hiện nay là các loại gỗ mềm. Các trung tâm sản xuất gỗ mềm hiện tại nằm ở vùng Baltic, bán đảo Scandinavia, một số khu vực của Nga và miền Bắc Mỹ. So với gỗ cứng, giá thành của gỗ mềm rẻ hơn và số lượng cũng sẵn có hơn, một trong những nguyên do là các cây gỗ mềm thường lớn khá nhanh, dễ khai thác và có xu hướng ít ảnh hưởng đến môi trường (mặc dù việc sử dụng các chất bảo quản khiến yếu tố này bị giảm đi phần nào). Ngoài ra, do các cây cho gỗ mềm thường mọc thẳng và mọc khá cao, người thợ gỗ cũng có thể dễ dàng chế tạo các thanh gỗ có chiều dài cực lớn từ các cây gỗ mềm. Ngoài ra, tính chất "mềm" về cơ học của nhiều loại gỗ mềm cũng khiến nó khá dễ tạo tác so với gỗ cứng.
Ứng dụng.
Do các đặc điểm nói trên, gỗ mềm có mức độ phổ biến khá cao so với gỗ cứng và nó được dùng trong nhiều lĩnh vực, tỉ như:
Một số loại gỗ mềm.
! style="text-align: left; background: #aacccc;"|Tên
! style="text-align: left; background: #aacccc;"|Hình ảnh
! style="text-align: left; background: #aacccc;"|Tính chất
! style="text-align: left; background: #aacccc;"|Ứng dụng | 1 | null |
Jennifer Beals (sinh ngày 19 tháng 12 năm 1963) là nữ diễn viên điện ảnh, người mẫu thời trang người Mỹ. Thành công lớn nhất trong sự nghiệp diễn xuất của cô phải nhắc đến vai diễn Alexandra "Alex" Owens trong bộ phim "Flashdance" (1983) và Bette Porter trong loạt phim truyền hình "The L Word" của đài Showtime do Mỹ và Canada hợp tác sản xuất.
Tiểu sử.
Cuộc sống.
Jennifer Beals (tên khai sinh Jennifer Sue Beals) sinh ra tại miền Nam Chicago. Cha của cô - Alfred Beals là một người Mỹ gốc Phi, ông làm chủ một cửa hàng tạp hóa trên đường 82 và đại lộ Indiana; còn mẹ của cô bà Jeanne Anderson là một giáo viên tiểu học, bà mang trong mình hai dòng máu của Mỹ và Ailen. Jennifer Beals là người con thứ hai trong gia đình, anh trai cô tên Gregory sinh năm 1958, đã trở thành nhà báo sau khi tốt nghiệp đại học Yale và hiện nay đang làm việc cho Liên Hợp Quốc; người em trai mang tên Bobby sinh năm 1964.
Cha của Jennifer Beals qua đời năm 1974 ở tuổi 61, khi đó cô chỉ mới 9 tuổi. Sau khi ông qua đời, cả gia đình chuyển lên khu phía Bắc của thành phố và sinh sống gần công viên Lincoln. Năm 1981, mẹ cô tái giá với Edward Cohen.
Khi 13 tuổi, Jennifer Beals bắt đầu đi làm việc ở hiệu kem Baskin-Robbins để kiếm tiền trang trải học phí và nhờ chiều cao mà cô thuyết phục được ông chủ rằng mình đã đủ 16 tuổi. Hiện nay Jennifer Beals cao 5 feet 9 inches (tương đương 1.75m). Tuy nhiên công việc này không kéo dài bao lâu vì cô cảm thấy nhàm chán.
Jennifer Beals học trung học ở trường Francis W. Parker School danh tiếng. Cô tốt nghiệp Đại học Yale và nhận bằng cử nhân ngành văn học vào năm 1987. Khi quay bộ phim Flashdance, cô phải hoãn lại một học kỳ đại học của mình. Trong suốt thời gian học tập tại Yale, cô trọ tại ký túc xá trường Cao đẳng Morse.
Sự nghiệp diễn xuất.
Phim điện ảnh.
Jennifer Beals xuất hiện lần đầu tiên với một vai diễn khiêm tốn trong My Bodyguard (1980) sau đó trở nên nổi tiếng nhờ vai diễn Alex Owens trong phim Flashdance. Bộ phim này có doanh thu cao thứ ba trong ngành điện ảnh Hoa Kỳ vào năm 1983. Flashdance kể về câu chuyện của cô bé Alex 18 tuổi tràn đầy ước mơ và khát vọng, Alex ban ngày làm thợ hàn nhưng về đêm lại hóa thân thành một vũ công vô cùng rực lửa trên sân khấu, mục tiêu của cô là có thể được nhận vào học ở trường dạy khiêu vũ danh tiếng. Cô được đề cửa giải Quả cầu vàng và bộ phim giành được giải Oscar cho Bài hát xuất sắc nhất.
Sau khi quay xong Flashdance, cô trở về trường tiếp tục học tập và chỉ quay duy nhất một bộ phim trong suốt thời gian đó. Jennifer Beals quay bộ phim kinh dị The Bride (1985) trong kỳ nghỉ hè, phóng tác dựa trên tác phẩm kinh điển Bride of Frankenstein (1935). Đạo diễn Joel Schumacher mời cô tham gia bộ phim St. Elmo's Fire nhưng cô từ chối vì muốn tập trung cho việc học.
Năm 1989, cô quay trở lại với vai diễn của một ma cà rồng dữ dội và khát máu bên cạnh nam diễn viên Nicolas Cage trong bộ phim Vampire's Kiss. Jennifer Beals đóng cặp cùng với nam diễn viên Denzel Washington trong bộ phim Devil in a Blue Dress (1995) và The Book of Eli (2010). Đến nay, Jennifer Beals đã tham gia diễn xuất trên 50 bộ phim.
Phim truyền hình.
2000 "Malibu Road" (1992) là bộ phim truyền hình đầu tiên mà cô tham gia diễn xuất trong vai Perry Quinn.
Năm 2007, Jennifer Beals đóng vai Sarah Winston trong bộ phim truyền hình mang tên "My Name Is Sarah". Trong phim, cô đóng vai một phụ nữ hoàn toàn tỉnh táo nhưng lại tham gia vào Hội những người nghiện rượu vô danh với mục đích tìm tư liệu để viết sách. Sau đó, Sarah nhận ra mình đã nảy sinh tình yêu với một hội viên khác; cuối cùng Sarah phải đối mặt với những hậu quả khi sự thật được phơi bày.
Vai diễn nổi bật nhất của Jennifer Beals chính là từ series phim truyền hình The L Word, cô thủ vai Bette Porter, một nhân vật đồng tính nữ có học thức được trưởng thành từ hệ thống giáo dục Ivy League. Và theo yêu cầu của cô, nhân vật Bette cũng là một người da màu với những mối quan hệ xã hội phức tạp. Cô đầu tư nghiên cứu sâu sắc nhân vật Bette Porter trên khía cạnh là giám đốc của một viện bảo tàng nghệ thuật tại California: "Tôi bị ám ảnh bởi công việc của Bette, bởi vì chính Bette cũng bị nhiều ám ảnh bởi chính công việc của mình."
Loạt phim truyền hình này kéo dài 6 năm và kết thúc vào tháng 3/2009.
Ngoài ra, Jennifer Beals cũng tham gia bộ phim "Lie To Me", cô đóng vai Zoe Landau - vợ cũ của nhân vật Cal Lightman do Tim Roth thủ vai.
Năm 2011, Jennifer Beals đóng vai nữ chính trong series phim truyền hình điều tra, hành động The Chicago Code của đài Fox. Nhân vật Teresa Colvin của cô là nữ sĩ quan cảnh sát cao cấp đầu tiên ở thành phố Chicago.
Jennifer Beals đã từng từ chối lời đề nghị tham gia chương trình Dancing with the Stars và phát biểu rằng: "Tôi không phải là vũ công. Phía ban tổ chức đã đưa ra lời mời nhưng tôi phải từ chối. Người ta có thể cho một chiếc xe tải chở đầy tiền đến đỗ trước cổng nhà tôi nhưng tôi sẽ không tham gia."
Cuộc sống riêng tư.
Jennifer Beals kết hôn với đạo diễn Alexandre Rockwell vào năm 1986 tại New York và cuộc hôn nhân này kéo dài đến năm 1996.
Ngày 14 tháng 6 năm 1998, cô kết hôn lần thứ hai với Kenneth L. Dixon - một doanh nhân người Canada tại Michigan. Ken có hai người con, một trai và một gái từ cuộc hôn nhân trước. Ngày 18 tháng 10 năm 2005, Jennifer Beals sinh người con gái đầu lòng và cả gia đình hiện đang sinh sống tại thành phố Los Angeles.
Một số bạn thân của Jennifer Beals: Elizabeth Berkley ("Saved By The Bell", "Showgirls"), Isabel Snyder (nhà nhiếp ảnh), Marlee Matlin ("Children of a Lesser God", "The L Word"), Jodie Foster ("Silence of the Lambs"), Pam Grier ("Foxy Brown", "The L Word") và đạo diễn Quentin Tarantino ("Pulp Fiction"), Steve Buscemi, Jon Stewart, Jennifer Jason Leigh.
Hoạt động xã hội.
Jennifer Beals miêu tả mình là người theo chủ nghĩa tinh thần, cô quan tâm sâu sắc đến Kinh Thánh, đạo Thiên Chúa và đạo Phật.
Cô cũng là người đứng lên bảo vệ quyền lợi cho những người đồng tính: "Sau sáu năm sống với nhân vật Bette Porter, tôi cảm nhận được rằng mình đã trở thành một thành viên danh dự trong cộng đồng đồng tính".
Jennifer Beals rất yêu thích nhiếp ảnh và quyển sách The L Word Book tuyển tập với hơn 400 bức ảnh đen trắng mà cô từng chụp trong quá trình đóng phim The L Word đã được xuất bản vào năm 2010. Năm 1989, Jennifer Beals đã từng đến Haiti để chụp ảnh cho những cuộc bầu cử.
Jennifer Beals là đại biểu danh dự cho buổi diễu hành Sanfrancisco Pride Parade vào năm 2006. Năm 2010, cô tiếp tục làm đại biểu danh dự trong buổi diễu hành thường niên McDonald's Thanksgiving Parade tại Chicago. Jennifer Beals cho biết hai tổ chức từ thiện mà cô yêu quý nhất đó là Matthew Shepard Foundation và Pablove.
Cô cũng là vận động viên ba môn phối hợp bao gồm bơi, đạp xe và điền kinh. Năm 2008, cô tham gia gây quỹ cho những tổ chức từ thiện bằng việc tham gia thực hiện ba môn phối hợp tại Vancouver.
Năm 2008, Jennifer Beals là người phát ngôn tình nguyện ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông Obama. Cô hai lần đến bang Ohio và Pennsylvania để vận động tranh cử, cô gõ cửa từng nhà để thảo luận về nhiều vấn đề và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cộng đồng LGBT.
Jennifer Beals theo học rất nhiều tôn giáo và tín ngưỡng. Tháng 7 năm 2011, trong chuyến viếng thăm đến Chicago của nhà sư Đạt-lại Lạt-ma, cô đã diễn thuyết trong buổi thuyết giảng Bắc nhịp cầu giữa các Niềm Tin (Bridging the Faith Divide).
Các phim đã tham gia.
Tháng 8 năm 2012, Jennifer Beals đóng vai Thiếu tá Jo Stone trong một bộ phim ngắn mang tên "Lauren" bên cạnh nữ diễn viên Troian Bellisario. Bộ phim được chiếu trên Kênh WIGS tại Youtube. "Lauren" phản ánh khía cạnh rất nhạy cảm về một nữ quân nhân bị xâm hại tình dục khi đang phục vụ trong quân đội Mỹ. | 1 | null |
SS "Ourang Medan" hay Urang Medana là một truyền thuyết thành thị từ những năm 1940. Nó được cho là một con tàu chở hàng của Hà Lan được tìm thấy tại eo biển Malacca (thuộc vùng biển Đông Ấn Hà Lan, ngày nay thuộc Indonesia) trong trình trạng không còn bất cứ thủy thủ đoàn nào sống sót và sau đó đột ngột bốc cháy và bị đắm. Sự kiện này được cho là xảy ra vào năm 1948, 1947, hay 1940 tùy theo nguồn tin báo chí. Tuy nhiên, trên thực tế, không có ghi chép đáng tin cậy nào về một con tàu có tên là "Ourang Medan" và cũng không có tàu đắm nào được phát hiện. Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra về câu chuyện được cho là con tàu ma này, nhưng thiếu nguồn xác thực.
Nguồn tin.
Một báo cáo tiếng Anh về con tàu và sự kiện đã được xuất bản vào tháng 5 năm 1952 trên tờ "Proceedings of the Merchant Marine Council", ban hành bởi Tuần duyên Hoa Kỳ. Một báo cáo trước đó được xuất bản vào ngày 10 tháng 10 năm 1948 trên tờ "The Albany Times" tại Albany, New York với nguồn tham khảo là "Tuần báo Elsevier" của Hà Lan. Trong tên con tàu, từ "Ourang" (còn được viết là "Orang") là từ tiếng Mã Lai hoặc tiếng Indonesia nghĩa là "người" hay "đàn ông", còn Medan là thành phố lớn nhất trên đảo Sumatra của Indonesia, như vậy có thể được tạm dịch là "Người đến từ Medan". Tường thuật về tai nạn đắm tàu này đã xuất trên nhiều sách và tạp chí, chủ yếu là về Forteana, và trên internet. Tuy nhiên, tính chính xác thực tế và ngay cả sự tồn tại của bản thân con tàu này không được công nhận, và chi tiết về sự sản xuất và lịch sử hải trình của con tàu nếu có vẫn chưa được biết. Nhiều người đã cố gắng tìm kiếm trong các danh sách đăng kiểm chính thức và hồ sơ điều tra tai nạn hàng hải nhưng đều không thành công.
Câu chuyện về con tàu ma xuất hiện lần đầu trong một loạt gồm ba bài báo trên tờ báo tiếng Hà Lan-Indonesia "De locomotief: Samarangsch handels- en advertentie-blad" (3 tháng 2 năm 1948 với chỉ hai đoạn văn, 28 tháng 2 năm 1948, và 13 tháng 3 năm 1948). Tên của con tàu phát hiện ra tàu "Ourang Medan" không bao giờ được nhắc đến, nhưng địa điểm được mô tả là về phía tây nam của quần đảo Marshall. Trong bài báo thứ hai và thứ ba, người sống sót duy nhất của thủy thủ đoàn "Ourang Medan" được tìm thấy bởi một nhà truyền giáo người Ý và thổ dân trên đảo san hô Taongi của quần đảo Marshall. Anh ta, trước khi chết, thuật lại với nhà truyền giáo rằng con tàu đang chở đầy hàng hóa chất axit sunfuric đặc không được xếp đặt đảm bảo, và do đó hầu hết thủy thủ đoàn đã chết do khói độc thoát ra từ những thùng hàng bị vỡ. Theo câu chuyện này, tàu "Ourang Medan" đang trên hành trình từ một cảng nhỏ nào đó của Trung Quốc tới Costa Rica, và đang cố vận chuyển lậu tránh chính quyền. Người sống sót duy nhất này, một người Đức chưa biết tên, cuối cùng đã chết sau khi thuật lại câu chuyện của anh ta với nhà truyền giáo, và sau đó nhà truyền giáo đưa câu chuyện tới tác giả, Silvio Scherli đến từ Trieste, Ý. Tờ báo Hà Lan kết thúc câu chuyện với những lời sau:"Đây là phần cuối của câu chuyện của chúng tôi về bí ẩn của tàu "Ourang Medan". Chúng tôi phải nhắc lại rằng chúng tôi không có bất kỳ dữ liệu nào khác về 'bí ẩn của đại dương' này. Chúng tôi cũng không thể trả lời nhiều câu hỏi chưa được giải đáp trong câu chuyện. Có vẻ rõ ràng toàn bộ câu chuyện này là một câu chuyện giả tưởng, một câu chuyện lãng mạn đầy ly kỳ của biển cả. Mặt khác, tác giả Silvio Scherli đảm bảo với chúng ta về tính xác thực của câu chuyện."Silvio Scherli được cho là đã viết một báo cáo trên Trieste "Export Trade" vào ngày 28 tháng 9 năm 1959.
Những bằng chứng mới được tìm thấy bởi The Skittish Library cho thấy đã có những tờ báo năm 1940 đưa tin về vụ việc được lấy từ Associated Press, trên các tờ báo của Anh "Daily Mirror" và "Yorkshire Evening Post". Ngoài ra, có nhiều sự sai khác trong câu chuyện: địa điểm là ở quần đảo Solomon, và các tín hiệu SOS hoàn toàn khác với những báo cáo sau đó. Câu chuyện vẫn dường như bắt nguồn từ Silvio Scherli ở Trieste.
Diễn biến.
Truyền thuyết thành thị về con tàu này rất khác so với những câu chuyện đầu tiên được phát hành.
Theo lưu truyền phổ biến, vào khoảng tháng 6-1947 (Gaddis và một số tác giả khác ghi chú ngày gần đúng tới đầu tháng 2-1948) hai tàu Mỹ - chiếc "City of Baltimore" và "Silver Star" (của hãng Grace Lines, New York) đang chạy trong eo biển Malacca đã tiếp nhận được tín hiệu cấp cứu từ tàu "Ourang Medan" của Hà Lan, với nội dung: "SOS từ tàu "Ourang Medan" * * * tàu chúng tôi vẫn còn nổi... Tất cả chỉ huy kể cả thuyền trưởng đều đã chết trong phòng hải đồ và trên buồng lái. Có lẽ toàn bộ thủy thủ đoàn đã chết * * *." tiếp sau đó là hàng loạt các ký tự lộn xộn và các dấu chấm. Một lát sau tín hiệu được nối lại, nhưng chỉ có hai từ duy nhất rõ ràng và rừng rợn là "Tôi chết.", rồi kết thúc bằng một sự im lặng.
Các thủy thủ tàu "Silver Star" đã định vị và phát hiện con tàu "SS Ourang Medan" trong tình trạng không bị hư hại. Khi họ đổ bộ lên con tàu Hà Lan để tiến hành cứu hộ, họ phát hiện ra con tàu đầy những xác chết của thủy thủ đoàn nằm ngổn ngang khắp tàu. Những xác chết được tìm thấy nằm ngửa dài ra, các khuôn mặt đông cứng (và được cho là vô cùng sợ hãi) của những người đã chết hướng lên trên phía mặt trời, miệng há hốc và mắt nhìn thẳng về phía trước, giống như những bức tranh biếm họa khủng khiếp, đoàn cứu hộ còn phát hiện thấy một con chó cũng đã chết trong trạng thái nhe răng. Không một người sống sót nào được phát hiện và những xác chết không có dấu hiệu tổn thương nào trông thấy được. Ngay khi con tàu đang chuẩn bị để được kéo vào một cảng gần đó bởi tàu "Silver Star", một đám cháy đột nhiên bùng phát trong khoang chứa hàng số 4, buộc thủy thủ cứu hộ phải rút lui khỏi tàu chở hàng Hà Lan gặp nạn và do đó không thể thực hiện bất kỳ cuộc điều tra sâu hơn nào. Sau đó, tàu "SS Ourang Medan" nổ tung, bốc cháy rồi chìm rất nhanh. Sức nổ mạnh đến nỗi con tàu "bị nhấc lên khỏi mặt biển", theo tường thuật của thủy thủ tàu Mỹ.
Những sự đồn đoán.
Hàng hóa vật liệu nguy hiểm.
Con tàu này gặp nạn tại eo biển Malacca, một eo biển nổi tiếng về cướp biển, nhưng con tàu Ourang Medan không nằm trong trường hợp này, đoàn cứu nạn cho biết trên tàu lúc họ đổ bộ lên dường như nguyên hiện trạng, không có mất mát gì. Bainton và những tác giả khác đặt ra giả thuyết rằng tàu "Ourang Medan" có thể đã tham gia vào hoạt động vận chuyển lậu các chất hóa học, chẳng hạn hỗn hợp kali cyanide và nitroglycerine và thậm chí là các mặt "hàng tử thần" chứa chất độc thần kinh thừa thãi sau Chiến tranh thế giới II. Theo những đồn đoán này, nước biển có thể đã thâm nhập vào kho hàng hóa của con tàu, phản ứng với hàng và làm tỏa ra các khí độc, sau đó khiến cho thủy thủ đoàn bị chết ngạt và/hoặc ngộ độc. Sau đó, nước biển có thể cũng đã phản ứng với nitroglycerin, và gây ra đám cháy và vụ nổ được báo cáo.
Một giả thuyết khác đó là con tàu đang vận chuyển khí độc thần kinh mà quân đội Nhật Bản đã cất giữ ở Trung Quốc trong chiến tranh, và đang được giao lại cho quân đội Mỹ vào cuối cuộc chiến. Các tàu Mỹ không thể vận chuyển mặt hàng này bởi phải tránh để lại bằng chứng giấy tờ, do đó nó đã được giao cho một con tàu không có đăng kiểm để vận chuyển tới Mỹ hoặc một đảo nào đó ở Thái Bình Dương.
Ngộ độc khí cacbon monoxit (CO).
Gaddis đưa ra giả thuyết rằng một đám cháy âm ỉ không được phát hiện hay hệ thống máy đun hơi nước của con tàu gặp trục trặc có thể là nguyên nhân khiến cho con tàu bị đắm. Khí cacbon monoxit thoát ra có thể đã gây ra cái chết của toàn bộ thủy thủ đoàn, trong khi ngọn lửa dần bùng cháy ngoài tầm kiểm soát, dẫn đến sự phá hủy của con tàu.
Sự hoài nghi.
Một số tác giả ghi chú rằng không tìm thấy vụ việc được nhắc đến trong hồ sơ hàng hải Lloyd's Shipping Register. Ngoài ra, không có dữ liệu đăng kiểm nào cho con tàu với tên gọi "Ourang Medan" có thể được tìm thấy ở những quốc gia khác nhau, kể cả Hà Lan. Trong khi tác giả Roy Bainton khẳng định rằng sự tồn tại của tàu "Silver Star" mà theo báo cáo đã tham gia vào nỗ lực cứu hộ thất bại, đã được xác định với khả năng cao, sự thiếu thông tin hoàn toàn về chính con tàu bị chìm đã dẫn đến những sự hoài nghi về nguồn gốc và tính xác thực của lời tường thuật. Nhật trình của tàu "Silver Star" không cho thấy một ghi chép nào về một nỗ lực cứu hộ nào như vậy. Bainton và những tác giả khác đã đưa ra khả năng rằng các chi tiết trong đó có ngày tháng, địa điểm, tên của các con tàu có liên quan, và diễn biến của vụ tai nạn có thể không chính xác hoặc đã bị thổi phồng, hay rằng chính câu chuyện này có thể hoàn toàn là bịa đặt hư cấu.
Một nhà nghiên cứu người Anh đã tìm thấy câu chuyện tương tự về tàu "Ourang Medan", xảy ra tại quần đảo Solomon, nhưng cũng có liên hệ tới Trieste, trong hai tờ báo của Anh năm 1940 (tờ "The Yorkshire Evening Post" vào ngày 21 tháng 11 năm 1940 và tờ "The Daily Mirror" vào ngày 22 tháng 11 năm 1940), cả hai đều trích dẫn cơ quan báo chí AP (The Associated Press). | 1 | null |
Bánh bó là một loại bánh nén chặt có nhân trái cây trộn lẫn với bột nếp có xuất xứ từ Quảng Ngãi, Việt Nam.
Bánh bó thường được làm trong dịp Tết trung thu, Tết Nguyên đáng ở nông thôn Việt Nam.
Nguyên liệu.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn gồm cà chua, thơm, bí đao, gừng, dừa và cà rốt.
Quy trình thực hiện.
Tuy nhiều công đoạn, nhưng bánh bó tương đối dễ làm. Đầu tiên, xắt cà chua, thơm, bí đao, gừng, dừa ra từng miếng nhỏ bằng đầu ngón tay út, riêng cà rốt xắt sợi, mỏng. Để có mùi hương đặc trưng, rắc một ít bột vani vào hỗn vừa xắt, hoặc có thể dùng dầu chuối thay vani, rồi rim tất cả với đường, để lửa nhỏ tránh tình trạng đường bị đen, mau khô khi vừa tắt bếp. Rim đến khi nổi những bong bóng nhỏ trên mặt sau đó trộn đều và canh cho đến khi cạn hẳn phần nước đường, bắt bếp sau đó để nguội.
Hoà một phần đường với hai phần nước nấu sôi, rây bột nếp vào xoong nước đường, khuấy đều cho bột hòa tan, không vón cục. Khi bột ngấm nước đặc lại,đổ ra nhồi cho mảng bột thật dẻo, mềm, mịn và không được dính tay.
Cán bột thành từng miếng mỏng, tỉa các cạnh rồi lần lượt xếp số mứt dẻo lên giữa mảng bột, nhẹ nhàng cuốn tròn mảng bột như cuốn chiếu, bó kín phần nhân. Bó với nilon, bó vuông, bó tròn tùy theo ý thích.
Trình bày.
Thành phẩm là một khối hộp hình chữ nhật, tròn nhiều màu sắc, khi ăn thường xắt lát mỏng. | 1 | null |
Vũ Văn Uyên (Chữ Hán: 武文淵) (1479 - 1557), tước Khánh Dương Hầu, là người khai quốc cho sự nghiệp của các Chúa Vũ cát cứ 172 năm, ông đóng góp rất nhiều công sức chống Mạc nên được Nhà Lê cho cai quản đất Tuyên Quang, mở đầu cho cơ nghiệp này..
Thân thế.
Vũ Văn Uyên quê ở làng Ba Động, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ngày nay. Ông vốn là một võ sĩ gan dạ, cường tráng. Do mang trọng tội, ông phải lánh nạn lên Tuyên Quang.
Bấy giờ tù trưởng ở Đại Đồng không được lòng dân, dân oán thán khiến tình hình rất lộn xộn. Là người giỏi võ nghệ, Vũ Văn Uyên giúp đỡ người dân chống cường hào, dần dần được nhiều người đi theo, Vũ Văn Uyên đánh bại và tiêu diệt tù trưởng, làm yên lòng dân, làm chủ cả một vùng rộng lớn gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Tuyên Quang ngày nay.
Lúc này tại triều đình rất rối ren, Trịnh Tuy, Nguyễn Hoằng Dụ, Trần Chân làm phản. Vua Lê Chiêu Tông ở thế suy yếu, muốn có thêm thế lực ủng hộ mình, nên phong cho Vũ Văn Uyên làm Khánh Bá Hầu.
Vũ Văn Uyên chọn vùng đất Nặm Ràng (tức Phố Ràng, tỉnh Lào Cai ngày nay) là nơi quy tụ các đầu mối giao thông để xây dựng căn cứ. Năm 1527 Vũ Văn Uyên huy động người dân trong vùng xây thành Nghị Lang (còn gọi là thành Bầu hay phủ Bầu), thành được xây trên đỉnh đồi Tấp giữa thung lung Phố Ràng.
Đến năm 1533 thì thành được xây dựng xong, biến nơi đây trở thành căn cứ kinh tế, quân sự vững chắc lúc bấy giờ.
Trong thành có lầu chỉ huy, có xưởng rèn vũ khí, có xưởng đúc tiền, có trại lính, có khu gia binh, trường học…
Ngoài thành Nghị Lang, Vũ Văn Uyên cho xây dựng một số thành khác như thành Trung Đô (Bảo Nhai – Bắc hà ngày nay), thành Bảo Hà, thành Nghĩa Đô…. tạo thành một hệ thống phòng thủ vững chắc.
Phù Lê diệt Mạc.
Trong khi Vũ Văn Uyên xây dựng được một một “vương quốc riêng” để người dân yên vui an cư lạc nghiệp, thì tại triều đình, các phe phái vẫn tranh đoạt quyền lực.Năm 1527, thái phó Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc, bắt đầu chiêu mộ nhân tài. Dù vậy, Uyên vẫn giữ vững miền Tuyên Quang, cát cứ một phương, không chịu thần phục nhà Mạc.
Năm 1533, Nguyễn Kim lập Lê Trang Tông lên ngôi ở Sầm Châu, khôi phục cơ nghiệp cho họ Lê. Uyên đem quân đến giúp trên danh nghĩa "phù Lê, diệt Mạc", vua phong cho ông làm Gia quốc công, hẹn cùng nhau tiêu diệt nhà Mạc.
Sau khi liên hệ với Nguyễn Kim, Văn Uyên chủ động cử binh tiến đánh quân Mạc. Cuộc giao tranh giữa quân nhà Mạc, do Mạc Phúc Hải cầm quân, với Vũ Văn Uyên diễn ra kịch liệt vào năm 1533 khi họ Mạc tiếm ngôi được 6 năm. Lúc bấy giờ quân Mạc huy động lực lượng lớn nhằm dẹp tan quân của Vũ Văn Uyên. Sau vài trận giao chiến, quân của Văn Uyên thua bèn rút về tự thủ ở Đại Đồng. Quân Mạc thừa thắng, tiếp tục cử đại binh ngược sông Hồng tiến đánh Văn Uyên. Thấy sức mình chưa đủ để đánh bại quân Mạc, mà, rất có thể Văn Uyên sử dụng chiến thuật "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu" đã cho lui quân. Quân Mạc thừa thế, vượt qua Đại Đồng, tiến đến miền Văn Bàn, Thủy Vĩ. Văn Uyên đợi khi quân Mạc rút lui, quan quân lại trở về Đại Đồng tiếp tục xây dựng lực lượng. Quân nhà Mạc muốn dẹp tan thế lực họ Vũ ở đây, tướng Mạc do Mạc Phúc Hải chỉ huy đã tổ chức mấy vạn quân tấn công tiến đánh Vũ Văn Uyên trận nữa. Nhưng, sau những chuẩn bị tích cực và thực hiện chiến thuật "bất ngờ", Văn Uyên đã nhử quân Mạc vào ổ phục kích, khiến quân Mạc bị đánh tan. Sau thất bại này, nhà Mạc đành phải để cho họ Vũ cát cứ vùng này.
Năm 1551, được sự tín nhiệm của vua Lê Trung Tông,ông cùng em là Vũ Văn Mật phối hợp với lão tướng Lê Bá Ly tiến đánh Thăng Long. Uyên và Mật chiếm được 2 phủ Tam Đái và Bắc Hà.
Năm 1557, Lê Anh Tông lên ngôi, thái sư Trịnh Kiểm cất quân đánh Mạc, theo đường Thiên Quan ra Hưng Hóa, tới Tuyên Quang. Vũ Văn Uyên ra đón. Trịnh Kiểm rất mừng, cho ông trấn giữ Đại Đồng. Vì có nhiều công giúp vua Lê, ông được ban quyền thế tập trấn giữ Tuyên Quang.
Cũng trong năm đó, Vũ Văn Uyên chết không có con nối dõi, em là Vũ Văn Mật nối quyền, xưng là Gia Quốc Công.
Công lao.
Trên cơ sở làm chủ một vùng đất đai rộng lớn, cộng với uy danh của mình, nhất là mục đích của các chúa là diệt Mạc - phù Lê, họ Vũ được dân địa phương hết lòng ủng hộ. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, mục đích ấy là chính nghĩa nên càng được nhân dân các nơi ở miền xuôi theo về giúp sức, không chỉ tạo nên sự lớn mạnh về quân đội, mà còn tăng cường lực lượng lao động cho vùng Đại Đồng, tạo nên trên vùng đất này cảnh trù phú, ấm no, giúp nhà Lê về lương thực và binh lính trong công cuộc trung hưng. Sức mạnh về quân sự, về kinh tế mà các chúa Bầu cùng nhân dân tạo dựng được ở Tuyên Quang, đã là điều kiện quan trọng để các chúa và con cháu chúa giữ vững miền biên giới phía Tây của đất nước.
Công lao của các chúa bầu đã được các sử gia hết lời ca ngợi, Lê Quý Đôn viết: “ "Vũ Văn Uyên là viên tuớng nơi biên giới, giữ trọn vẹn được Tuyên Quang... đem nghĩa lớn cương thường thanh minh với thiên hạ, dùng hình thế hiểm trở khống chế miền Thượng du, làm cho ngụy Mạc không thể dốc toàn lực để nhòm ngó miền Nam được, giữ vững phên dậu mặt Tây, truyền cho con cháu đời đời giữ khí tiết bầy tôi, nộp lương cấp lính, giúp vào công nghiệp Trung hưng, so với Trương Thực nhà Tấn, Lý Khắc Dụng nhà Đường, sự nghiệp lại có phần rạng rỡ hơn, cũng có thể gọi là người đại trung vậy"”. Sử nhà Nguyễn nhận xét, đánh giá cao vai trò của Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật: “"Uy thế nhà Lê nổi là nhờ sức Văn Uyên. Không được bao lâu thì chết em là Văn Mật lên thay... Mật giúp nhà Lê chống nhà Mạc, nhân dân trong cõi được yên, vì có công được phong tước Gia quốc công, cho con cháu được thế tập giữ chức Trấn thủ Tuyên Quang. Năm Gia Long thứ nhất, Mật được liệt vào hàng công thần trung hưng nhà Lê bực thứ nhì"”.
Tưởng nhớ công lao của Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật ở vùng Đại Đồng, trấn Tuyên Quang xưa, tỉnh Lào Cai nay, nhân dân đã lập đền thờ gọi là đền Gia Quốc công. Đến thời Nguyễn, vào năm Tự Đức thứ 7, nhà vua đã có sắc phong cho các chúa Bầu, gia tặng là Cường trung tuấn mại chi thân. | 1 | null |
Trận Katholisch-Hennersdorf và Görlitz là một trận đánh diễn ra trong các ngày 24 và 25 tháng 11 năm 1745 ở Trung Âu, trong cuộc Chiến tranh Schlesien lần thứ hai là một phần của cuộc Chiến tranh Kế vị Áo. Trong trận chiến này, Quân đội Phổ do vua Friedrich II (tức "Friedrich Đại đế") thống lĩnh sau khi nhanh chóng kéo đến biên giới Schlesien - Sachsen đã chủ động tiến công, gây choáng ngợp và đánh tan tác một trong hai đạo quân của Đế quốc La Mã Thần thánh được lệnh tiến công kinh đô Berlin của Vương quốc Phổ trong một cuộc giao tranh khốc liệt, khiến cho đối phương trở nên hỗn loạn nghiêm trọng trong ngày 24 tháng 11 năm 1745. Quân đội của ông đã thu được không ít tù binh và chiến lợi phẩm từ tay đối phương. Sang đến ngày hôm sau, ông chiếm giữ thành phố Görlitz và đoạt được thêm chiến lợi phẩm. Xứ Sachsen đã trở nên hoảng hốt trước thất bại của mình. Trong khi Quân đội Phổ chỉ chịu thiệt hại nhẹ nhàng, thất bại này đã gây thiệt hại không nhỏ cho quân Đồng minh Áo - Sachsen do Vương công Karl Alexander xứ Lothringen chỉ huy và chấm dứt mối hiểm họa của họ đến xứ Brandenburg cũng như đến Berlin. Tuy rằng ông đã không thể sử dụng chiến thắng mới mẻ của mình để buộc người Sachsen phải ký kết hòa ước với mình, chiến thắng của ông trong trận Hennersdorf đã mở đường cho ông tấn công xứ Sachsen, trước khi một đạo quân khác của Đế quốc La Mã Thần thánh bị đoàn quân Phổ dưới quyền Leopold I xứ Anhalt-Dessau đánh bại hoàn toàn trong trận Kesselsdorf cùng năm đó.
Theo một nhà ngoại giao Pháp, nhà vua nước Phổ đã làm nên chiến công hiển hách này bất chấp thời tiết khắc nghiệt cũng như sự rệu rã của quân đội ông. Sau thất bại của liên quân Áo - Sachsen trong trận chiến Katholisch-Hennersdorf và Görlitz, họ phải rút chạy về Böhmen trong khi đội hậu binh của họ đã bị truy kích dữ dội xuyên suốt Zittau và bị mất trang thiết bị của mình. Friedrich Đại đế đã làm chủ toàn bộ vùng Lusatia thuộc Sachsen. Đồng thời, người Phổ cũng đánh bật một cuộc tấn công của người Áo vào tỉnh Schlesien.
Bối cảnh lịch sử.
Sau khi đánh tan tành quân Áo dưới quyền Vương công Karl trong trận Soor tại Böhmen vào cuối tháng 9 năm 1745, Đại đế Friedrich II kéo quân trở về Berlin vào cuối tháng 10 năm ấy, và được chào đón như một nhà chinh phạt. Ông tin chắc rằng cuộc chiến tranh đã chấm dứt. Nhưng, mới chỉ an hưởng thái bình sau 1 tuần lễ thì ông đã nhận được hung tin: người Áo và người Sachsen đang chuẩn bị tiến công bất ngờ trong một chiến dịch mùa đông. Không chỉ được biết rằng quân đội Áo và Sachsen đang chuẩn bị hội quân để tiến đánh vùng Mark Brandenburg, ngoài ra không lâu sau đó ông cũng nhận được các nguồn tin chứng thực rằng không ít kho vũ khí dành cho người Áo đã được đặt ở Lusatia thuộc Sachsen. Theo tác giả David Fraser, Đại đế Friedrich II đã được nhiều nguồn đáng tin cậy cung cấp những thông tin nêu trên, và trong các nguồn đó có Đại sứ Thụy Điển tại Dresden thực chất là một gián điệp của vua Phổ tại Sachsen: ông đã báo lại mọi chuyện cho Đại sự Thụy Điển tại Phổ - người đã giữ mối quan hệ tốt đẹp với Triều đình Phổ.
Thật vậy, sau thảm họa tại Soor, Đại Công nương Maria Theresia của Áo và người Sachsen vẫn kiên trì theo đuổi cuộc chiến. Bá tước Brühl của Sachsen cảm thấy mình bị sỉ nhục trong một số nội dung của tuyên ngôn chống Sachsen của Friedrich Đại đế, nên quyết tâm trả thù vào ngày 8 tháng 11 năm 1745 khi những chiến lợi phẩm của trận Hohenfriedberg đang được trưng bày trong các nhà thờ tại Berlin. Karl đã thu thập quân tiếp viện và lần này, với 2 vạn quân Áo và Sachsen, ông không đánh vào tỉnh Schlesien như lần trước nữa (khi đó ông đã bị thảm bại trong trận Hohenfriedberg vào ngày 4 tháng 6 năm 1745). Ông quyết định tiến đánh từ lãnh thổ Hạ Lusatia thuộc Sachsen. Vùng đất này kéo dài 50 dặm Anh về hướng Tây và cung cấp cho ông con đường thẳng tiến vào vùng trung tâm của xứ Brandenburg. Trong khi đó, một quân đoàn Áo ven sông Rhine dưới quyền tướng Grünne vốn dĩ đã tiến đánh Berlin.
Quyết định của Friedrich Đại đế.
Tuy nhiên, Đại đế Friedrich II đã nhanh chóng làm chủ tình hình. Ông quyết định tiến hành một cuộc phản công gồm hai giai đoạn. Gọng kìm thứ hai của cuộc phản kích này được giao cho "Binh đoàn Elbe" ("Elbe-Armee") bao gồm 25.000 người mà Vương công Leopold I xứ Anhalt Dessau đã quy tụ trong suốt hai tháng trời. Binh đoàn này sẽ tiến công miền Bắc và miền Trung Sachsen từ Halle. Trong khi đó, ông trực tiếp chỉ huy một đoàn quân tại Schlesien. Vào ngày 16 tháng 11 năm 1745, nhà vua nước Phổ đã đem đoàn quân chiến thắng của trận đánh Soor đến Schlesien để phát động một chiến dịch tấn công mới, với mục tiêu là để thọc sâu vào Lusatia từ hướng Đông trước khi đối phương có thể hội quân đầy đủ để mở một trận đánh. Qua việc tiến đánh vùng Görlitz tại Sachsen, vị Quốc vương có thể ngăn ngừa Karl tiến chiếm Berlin theo như dự kiến của ông này. Nhìn chung, Đại đế Friedrich II dự định sẽ tiến công kinh đô Dresden của xứ Sachsen bằng hai gọng kìm.
Ngoài ra, ông cũng để lại một lực lượng đồn trú tại Berlin để phòng ngự thủ đô, và không ít thị dân Berlin đã tham gia một lữ đoàn để góp phần đánh bật bất kỳ cuộc tập kích đột ngột nào. Ngoài ra, người Phổ cũng đào hào và thiết lập hệ thống công sụ phụ để bảo vệ kinh thành.
Diễn biến trận chiến.
Trong vòng vài ngày, Đại đế Friedrich II không để đoàn quân của ông đến gần biên giới Schlesien - Sachsen, trước khi tình hình cho thấy rõ ràng là người Sachsen đã cho phép quân đội Áo tiến qua lãnh thổ của họ và qua đó trở thành một phe tham chiến chính thức trong chiến tranh. Ông vốn dĩ đã đến Liegnitz, đại bản doanh của đoàn quân Schlesien vào ngày 15 tháng 11 năm 1745; và trong khi quân Áo đang thọc sâu vào Lusatia, ông một lần nữa tiến hành thủ đoạn đã đem lại đại thắng cho ông trong trận chiến tại Hohenfriedberg: ông đã tung tin rằng hiện giờ ông đang bận tâm đến tình hình an ninh của các lãnh thổ của ông và ông có dự kiến kéo quân trở về để bảo vệ đất nước. Và, ông cũng phải tiến hành vài bước để minh chứng những điều này là sự thật. Và, đây là lần thứ hai Vương công Karl cắn câu. Nhờ đó, quân đội của ông đã dễ dàng tiến vào Lusatia: vào ngày 23 tháng 11 năm 1745, bốn đội hình hàng dọc của Phổ đã vượt qua sông Queiss và đến được Lusatia qua các cầu và chỗ cạn tại Naumburg. Lúc khoảng 4 giờ chiều, đội tiền quân của ông đã tiếp cận đến Katholisch-Hennersdorf - một ngôi làng dài và rời rạc, cách Görlitz 12 dặm Anh về hướng Tây, mà không vấp phải sự kháng cự nào.
Cũng trong buổi chiều tuyệt vời ngày hôm đó, lực lượng "Khinh Kỵ binh đen" của Phổ do tướng Hans Joachim von Zieten chỉ huy đã bắt gặp một đạo quân Sachsen - đội tiền quân của quân đội Áo. Zieten đã báo cáo rằng lực lượng quân Sachsen gồm thâu 3 sư đoàn kỵ binh và hai tiểu đoàn, nhưng ông hứa hẹn phải tiến công và cầm chân đối phương cho đến khi quân tiếp viện kéo tới. Tuy quân đội của ông đã bất ngờ tấn công đối phương, người sĩ quan dũng cảm này đang phải thực hiện một trách nhiệm khó khăn: quân Sachsen đẩy lùi hai cuộc tấn công của quân đội Phổ, và ngay cả đợt tấn công thứ ba của Zieten được sự hỗ trợ của 3 sư đoàn Thiết Kỵ binh cũng thất bại. Cuối cùng, lực lượng "Khinh kỵ binh trắng" của Phổ đến ứng chiến và đánh bọc sườn quân đội Sachsen, trong khi "Khinh kỵ binh đen" đã bọc hậu đối phương. Đồng thời, 7 sư đoàn kỵ binh của Phổ cũng được tăng viện cho Zieten trên tiền tuyến. Trước sức tiến công của quân đội Phổ với thế mạnh áp đảo về quân số, quân kỵ mã Sachsen phải triệt thoái. Tuy nhiên, lực lượng bộ binh Sachsen vẫn cố gắng cầm cự và chống trả quyết liệt, trước khi lính phóng lựu cùng với lực lượng pháo binh Phổ kéo đến khiến cho sự kháng trả của họ bị vô hiệu. Quân Sachsen đã bị đè bẹp. Theo Giáo sư Spencer Tucker (người Mỹ) 900 quân Sachsen đã bị bắt làm tù binh, trong khi một tác giả người Mỹ khác là Herbert Tuttle đã ghi nhận trong cuốn "History of Prussia: 1745-1756" rằng quân đội Phổ thắng trận đã thu được nhiều cờ hiệu, một khẩu đại bác và 1.000 tù binh. Sĩ quan quân đội Anh [[David Fraser (Sĩ quan Quân đội Anh)|David Fraser trong cuốn [[tiểu sử]] "Frederick the Great: King of Prussia" thì cho biết quân đội Phổ đã thu được gần 1.000 tù binh. Chiến bại của người Sachsen đã khiến cho quân chủ lực Áo bị lâm vào náo loạn đến mức mà họ phải rút chạy qua hết này đến nơi khác.
Sang đến ngày hôm sau ([[25 tháng 11]]), các chi đội di chuyển nhanh gọn của Phổ đã chiếm giữ một kho đạn dược quan trọng của quân đồng minh tại thành phố Görlitz, gần như là trước sự chứng kiến tận mắt của Karl. Görlitz buộc phải đầu hàng nhà vua Friedrich Đại đế. Không những đoạt được nguồn tiếp tế quan trọng, ông còn bắt giới lãnh đạo thành phố phải nộp cho mình một khoản chiến phí lớn. Hai ngày sau, khi quân đội Áo rút chạy về xứ [[Čechy|Böhmen]], đội hậu binh của họ bị truy kích trong hỗn loạn xuyên suốt Zittau. Quân đội Phổ đã chiếm được Zittau - nơi đội hậu binh mưu tính trú ẩn, cùng với trang bị cầm tay của quân đội Áo. Trong khi quân Áo phải triệt thoái về Böhmen, một cuộc tiến công của họ vào Schlesien cũng bị bẻ gãy với thiệt hại nặng nề. Toàn thể xứ Sachsen đã trở nên kinh hãi, và quân đoàn của tướng Grünne, dù đã tiến sát đến xứ Brandenburg, bị triệu hồi cùng với toàn bộ đội quân viễn chinh của ông về gia nhập quân chủ lực của Sachsen. Trong khi quân đội Phổ chỉ hứng chịu thiệt hại không đáng kể, theo nhà lý luận [[quân sự]] [[người Đức]] là [[Carl von Clausewitz|Karl von Clausewitz]], quân đội Áo thiệt hại đến 2.000 người trong trận chiến này. Nhà [[lịch sử|sử học]] [[quân sự]] người Anh là [[Christopher Duffy]] thì cho rằng đối thủ của Friedrich Đại đế đã chịu tổn thất đến 5.000 người cùng với những nguồn dự trữ và phương tiện vận tải quý báu.
Nhận định.
[[Đại sứ]] [[Vương quốc Pháp|Pháp]] là Hầu tước de Valori đã cho rằng chiến công của Đại đế Friedrich II tại Hennersdorf có lẽ còn vĩ đại hơn cả hai chiến thắng của ông ở Hohenfriedberg và Soor:
"Thật không sai khi nói rằng kẻ thù đã buộc Ngài phải động binh, và những gì Ngài làm không phải là không đáng phục. Ngài đã chiến đấu với sự liều lĩnh còn trội hơn tín ngưỡng, với một đội quân đã kiệt quệ và suy giảm... hiệu lực. Và, nổi bật hơn cả, cuộc chiến đã diễn ra trong thời tiết khắc nghiệt." – Valori, [[1820]], I, 260
Sau trận chiến.
Sau chiến thắng, Friedrich Đại đế nghỉ ngơi tại Görlitz trong vòng vài ngày. Ông đã tận dụng những chiến thắng mới mẻ của ông để buộc Tuyển hầu tước [[August III của Ba Lan|Friedrich August II]] của Sachsen phải ký kết hòa ước với ông, dựa trên những điều khoản của thỏa ước mà ông đã ký kết với [[Vương quốc Anh (1707-1801)|Vương quốc Anh]] tại [[Hannover|Hanover]] trước khi trận Soor bùng nổ (để biết thêm về thỏa ước này, xin xem bài [[trận Soor]]). Nhưng, August II, hay đúng hơn là Brühl, đã đề xuất một điều khoản sơ bộ là hai phía phải ngưng chiến ngay lập tức và người Phổ phải bồi thường cho tất cả những gì mà họ gây ra trong cuộc tấn công của họ vào xứ Sachsen. Dĩ nhiên, Friedrich Đại đế khước từ điều khoản này, và không lâu sau đó thì các cuộc đàm phán bị đình chỉ. Trước mầm mống hiểm nguy, Bá tước Brühl đã khôn khéo đưa Tuyển hầu tước từ Dresden đến [[Praha]], qua đó August không thể nhìn nhận sự kinh hoàng của chiến tranh và có lẽ sẽ dễ dàng chấp thuận các đề xướng của Brühl ngay từ đầu.
Friedrich Đại đế cũng xuống lệnh cho [[Trung tướng]] [[Hans von Lehwaldt]] đem 8.500 binh sĩ để đe dọa Dresden từ hướng Đông và thiết lập liên lạc với Leopold I xứ Anhalt-Dessau trong thời gian nghỉ ngơi của mình. Cho đến lúc này, cuộc chiến đã diễn ra quyết liệt hơn. Xem ra vị vua nước Phổ vẫn có thể bị sự câm lặng của [[người Áo]] gây bất ngờ. Vào ngày [[5 tháng 11]] năm 1745, ông nhận được tin Karl xứ Lothringen đã kéo quân xuống đằng sau vùng núi đồi, và tiến xuống phần [[elbe|sông Elbe]] thuộc xứ Böhmen để hỗ trợ cho quân đội Sachsen. Thực ra, một Chi đội gồm có 6.000 quân Áo dưới quyền Grünne đã hội quân với người Sachsen gần Dresden. Tuy nhiên, Friedrich Đại đế chưa vội tiến đánh Dresden, và trong khi đó Binh đoàn Elbe của Leopold I xứ Anhalt-Dessau có vẻ như đang di chuyển rất chậm rãi. Cuối cùng, vào ngày [[13 tháng 12]] năm 17145, nhà vua đã hay tin Leopold vừa mới tiến đến [[Meissen]], và sai Lehwaldt hội quân với Leopold tại bờ tây sông Elbe. Từ đây, quân đội của họ sẽ tiến bước và đánh một trận với quân đội Sachsen và Grünne gần Dresden. Vào ngày [[15 tháng 12]] năm 1745, quân đội của nhà vua đã tiến qua Meissen. Đến tối hôm đó, một sĩ quan đem đến cho ông tin tức về chiến thắng của Leopold trước liên quân Áo - Sachsen trong [[trận Kesselsdorf]] đẫm máu. Vào ngày [[17 tháng 12]] năm 1745, ông đã hội quân với Leopold bên ngoài thành Dresden.
Đến lúc này, hào khí của Maria Theresia đã tan vỡ. Người Sachsen cũng đã chấp nhận thất bại. Sau 4 chiến bại liên tiếp của các đạo quân của mình trong vòng 7 tháng, bà đã thừa nhận [[Hiệp định Dresden]] vào ngày [[Lễ Giáng Sinh|Giáng sinh]] để kết thúc cuộc chiến tranh, theo đó Friedrich Đại đế nắm vững quyền kiểm soát Schlesien.
Chú thích.
[[Thể loại:Trận đánh liên quan tới Phổ]]
[[Thể loại:Trận đánh liên quan tới Áo]]
[[Thể loại:Trận đánh trong Chiến tranh Silesia]]
[[Thể loại:Xung đột năm 1745]]
[[Thể loại:Trận đánh trong chiến tranh Kế vị Áo]]
[[Thể loại:Quân chủ Habsburg năm 1745]] | 1 | null |
Súng trường M1903 Springfield là mẫu súng trường lên đạn bằng khóa nòng thủ công rất nổi tiếng, được trang bị cho quân đội Hoa Kỳ trong suốt nửa đầu của thế kỷ 20. Quân đội Hoa Kỳ chính thức sử dụng khẩu súng này vào ngày 19 tháng 6 năm 1903 . Vào năm 1936, Quân đội Hoa Kỳ thay thế khẩu súng này bằng khẩu súng trường bán tự động M1 Garand dùng chung cỡ đạn.30-06 nhưng có tốc độ bắn nhanh hơn. Mặc dù vậy nhưng nhiều đơn vị Hoa Kỳ ở Philippines trong thời gian Chiến dịch Philippines diễn ra vẫn sử dụng khẩu M1903 làm vũ khí chiến đấu tiêu chuẩn. Ngoài ra, nó còn được sử dụng như một khẩu súng bắn tỉa của Quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến 2, Chiến tranh Triều Tiên và giai đoạn đầu Chiến tranh Việt Nam nhờ có uy lực mạnh và độ chính xác cao.
Giai đoạn chế tạo.
Trước khi khẩu M1903 Springfield ra đời thì quân đội Hoa Kỳ sử dụng phổ biến súng trường Springfield 1892-99 do Springfield Armory thiết kế theo mẫu Krag-Jørgensen của Đan Mạch. Trong khi đó, các cường quốc quân sự lớn trên thế giới khi đó như:Đức (Mauser Gewehr 98), Anh (Lee-Enfield), Pháp (Lebel 1886), Áo-Hung (Mannlincher 1895), Nga (Mosin-Nagant), Nhật Bản (Arisaka Type 30)... đều đã có cho riêng mình những khẩu súng trường do họ tự nghiên cứu thiết kế và sản xuất nội địa. Chính phủ Mỹ nhận thấy rằng quân đội không thể sử dụng mãi những khẩu súng trường Springfield 1892-99 đó được. Quân đội Mỹ cần phải có một khẩu súng trường do chính người Mỹ tự thiết kế và tự sản xuất. Nhà máy vũ khí Springfield Armory nổi tiếng đã nhận nhiệm vụ thiết kế và họ cam kết với chính phủ rằng nhất định họ sẽ thiết kế ra một khẩu súng trường mới đáp ứng đúng như những gì mà chính phủ đã mong muốn. Khẩu súng mới được thiết kế với khoảng 60% yếu tố là dựa theo khẩu Springfield 1892-99 (Springfield Armory sản xuất Krag-Jorgensen tại Mỹ (với một số sửa đổi) theo giấy phép do Đan Mạch cấp), khoảng 30% thì dựa vào khẩu Mauser 1893 mà quân đội Mỹ thu giữ được với số lượng lớn sau khi dành thắng lợi áp đảo trước quân Tây Ban Nha trong cuộc chiến Tây Ban Nha–Mỹ (1898) và khoảng 10% còn lại thì do hãng Springfield tự thiết kế khác biệt cho nó. Vào ngày 19 tháng 6 năm 1903, Quân đội Hoa Kỳ chính thức đưa khẩu súng này vào phục vụ trong biên chế với tên gọi là: M1903 Springfield.
Trong thế chiến thứ nhất.
Trong thế chiến thứ nhất, súng trường M1903 Springfield đã trở thành khẩu súng trường chính của quân đội Hoa Kỳ. Bằng chứng là trong một bộ phim của Charlie Chaplin có tựa là "Shoulder Arms", trong bộ phim này khẩu M1903 Springfield được mang theo và sử dụng bởi hầu hết những người lính trong quân đội Mỹ lẫn cả quân đội Đức, nhưng trên thực tế thì quân Đức không bao giờ dùng chung vũ khí Springfield chung với quân Đồng Minh, họ cũng có những khẩu súng trường Gewehr 98 cũng không hề kém cạnh khẩu M1903 một tí nào của riêng họ. Trong thế chiến thứ nhất, mỗi khi quân Mỹ tấn công quân Đức bằng cách xông lên và đánh nhau theo kiểu giáp lá cà với binh lính Đức trong chiến hào thì đa số súng trường đều bị vứt lại ở hào cho nó đỡ vướng víu, họ giết nhau bằng cách dùng súng ngắn M1911 hay súng ổ quay Smith & Wesson Model 10 (nhưng chỉ sĩ quan mới được trang bị súng này mà thôi). Còn lại đa số lính Mỹ lại chọn cách đó là dùng lưỡi lê hoặc mũ cối sắt mà họ đội trên đầu để đánh nhau với kẻ thù. Chính phủ Mỹ nhận thấy điều đó rất tốn kém nhưng họ không biết nên làm cách gì để giải quyết.
Trong thế chiến thứ hai.
Khi thế chiến thứ hai diễn ra, vì quân đội Mỹ đã đưa vào sử dụng hai mẫu súng trường bán tự động danh tiếng M1 Garand (sau này còn có thêm cả M1 Carbine) nên số lượng súng trường M1903 Springfield được sử dụng đã bị ít dần đi. Một phần lớn số súng trường M1903 Springfield đã được giao lại cho những người lính bắn tỉa, lính hải quân và một số người lính dù, nó cũng được dùng rất nhiều bởi Thủy quân lục chiến vào những ngày đầu của mặt trận Thái Bình Dương.
Khẩu súng trường M1903 Springfield có ưu điểm là khá nhẹ, độ chính xác cao nên cho dù có kính ngắm hay không có kính ngắm thì nó vẫn giữ được ưu thế của súng trường bắn tỉa. M1903 Springfield được biết là một trong những khẩu súng bắn tỉa mạnh nhất thời thế chiến thứ hai, may mắn thay đạn của M1903 Springfield sử dụng lại chính là loại đạn tiêu chuẩn của quân sự Mỹ suốt năm 1903 đến năm 1960 nên không có vấn đề gì trong việc cung cấp đạn cho nó, ống ngắm của M1903 Springfield là ống ngắm M84, một loại ống ngắm của súng trường M1 Garand nên việc cung cấp ống ngắm cho nó cũng rất dễ.
Trong Thế chiến II, Quân đội Hoa Kỳ cũng thử dùng súng trường M1 Garand làm súng bắn tỉa nhưng lực giật của cây súng trường M1 Garand tương đối lớn khiến những người lính bắn tỉa Mỹ rất khó bắn trúng quân địch, đặc biệt là khẩu súng trường M1 Garand có thể nạp đạn bằng ổ đạn 8 viên vào phiên bản bình thường nhưng phải nạp đạn từng viên một cho phiên bản bắn tỉa vì ống ngắm đã chiếm gần hết vị trí của ổ tiếp đạn, chính lý do này đã làm binh lính Mỹ không thích phiên bản bắn tỉa M1C Garand cho lắm.
Quân đội Hoa Kỳ còn thương mại hóa mẫu súng này khi họ bán nó cho Canada và Anh với số lượng lớn để họ có vũ khí chống quân phát xít Đức. Trong Thế chiến II, người Canada cũng sử dụng khẩu M1903 Springfield và đạn.30-06 của nó như là mẫu súng trường chiến đấu bắn phát một tiêu chuẩn để thay thế cho những khẩu súng trường Ross và cỡ đạn.280 Ross đã lạc hậu từ cuối Thế chiến I của họ.
Những cuộc chiến khác.
Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương, nhất là từ sau năm 1918 trở đi, Pháp đã thay thế những khẩu súng trường cổ điển Lebel 1886 bằng súng trường M1903 Springfield mà họ bỏ tiền túi ra đặt mua của Mỹ. Nó được trang bị rộng rãi bởi quân đội Pháp sau khi mua một lượng lớn từ nước Mỹ. Quân Pháp cũng lấy kính ngắm M84 gắn vào nó và đưa lại cho những người lính bắn tỉa sử dụng trong khi những người lính bắn tỉa trong quân đội Việt Minh được sử dụng Mosin Nagant. Có thể nói: M1903 Springfield và Mosin Nagant là đối thủ của nhau trong suốt thời gian chiến tranh Đông Dương. Vì khẩu M1903 Springfield được sản xuất từ nhà máy Remington nên quân đội Việt Nam lẫn cả những người dân miền Nam Việt Nam gọi nó là súng trường Rơ-manh-tông. Khẩu Springfield được phục vụ rất hạn chế trong chiến tranh Việt Nam và nhiều cuộc chiến khác sau này. Chủ yếu nó được sử dụng để đóng vai trò làm súng trường bắn tỉa chứ không cần làm súng trường chiến đấu bình thường vì đã có khẩu M16 thay thế.
Quân du kích từ khắp nơi trên thế giới chỉ thích mua và sử dụng vũ khí của Liên Xô (AK, SKS, Mosin, Tokarev...) chứ không thích sử dụng vũ khí của Hoa Kỳ, vì quân đội Hoa Kỳ kẻ thù của họ cũng như súng trường Springfield là súng của Hoa Kỳ. | 1 | null |
Trận Custoza, còn gọi là Trận Custozza, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ ba và Chiến tranh Áo-Phổ, diễn ra vào ngày 24 tháng 6 năm 1866. Trong trận chiến này, Quân đội Đế quốc Áo do Thống chế Đại Công tước Albrecht chỉ huy đã đánh tan tác Quân đội Ý do tướng Alfonso Ferrero la Marmora chỉ huy, làm tái tạo chiến thắng của quân Áo trong trận Custoza (1848). Mặc dù quân Ý có quân số vượt trội, quân Áo linh động hơn và được chỉ đạo bài bản hơn. Trận Custoza (1866) đã thể hiện thành công vang dội của chiến thuật xung kích của quân đội Áo (mặc dù là ở cái giá đắt), đồng thời là thất bại đỉnh cao của quân Ý trong chiến tranh. Thất bại này đã đập tan danh tiếng quân sự của La Marmora vốn đã được tạo nên từ lâu, đồng thời thể hiện sức mạnh của đội quân của Albrecht cũng như khả năng của bộ tham mưu của ông. Ngoài ra, thảm họa này cũng chứng tỏ những khuyết điểm của Nhà nước Ý non trẻ.
Vào ngày 23 tháng 9 năm 1866, La Marmora đã vượt sông Mincio để đương đầu với quân Áo dưới quyền Albrecht đang chiếm giữ Verona. Vốn các đội hình hàng dọc của Ý đã bị phân rã trên đường tiến, họ phải đối mặt với quân Áo vốn đã chờ đợi họ - điều mà họ không biết - vào ngày 24 tháng 6 năm ấy. Trận đánh không cho thấy một kế hoạch nào từ cả hai phía: quân Ý tiến công lần lượt; quân cánh phải của Marmora đã bị một cuộc tấn công dũng mãnh theo lối cổ của lực lượng Thương Kỵ binh Áo chặn lại tại Sommacampagna, cho dù người Ý đã dễ dàng đẩy lùi đợt tấn công này. Tuy nhiên, nhiều binh sĩ Ý đào ngũ và sự hỗn loạn này đã khiến cho viện binh Ý không thể vượt qua các cầu ở sông Mincio. Trong vùng đồi núi này, hai tổng hành dinh không thể quan sát chiến sự và Albrecht và La Marmora giành cả một ngày để dong ngựa đi thu nhặt tin tức. Tình hình chiến trận đã được giao cho các tư lệnh quân đoàn và thậm chí là sư đoàn. Quân Ý đã không thể tiến lên các ngọn đồi, và ngôi làng Custoza trở thành tâm điểm cho cuộc kháng cự ủa quân Ý trước bước tiến của quân Áo về sông Mincio. Các cánh quân Ý đã dần dần bị đẩy về phía sau con sông này và các lực lượng Áo đã thận trọng tiến bước và vây khốn Custoza. Cuối cùng, các lực lượng tinh nhuệ Ý buộc phải bỏ Custoza. Quân Ý rút chạy qua sông Mincio trong hỗn loạn.
Trận Custoza đã chứng tỏ sự khôn khéo của Albrecht trong việc lựa chọn địa hình thuận lợi và dụ đối phương vào đó, và đem lại vinh quang cho ông. Tuy nhiên, do thiệt hại nặng nề của quân đội ông, Albrecht không truy kích quân Ý để tận dụng thảm họa của họ. Thắng lợi này cũng khiến cho ông có thể chi viện cho quân đội Áo đang liên tục bị quân đội Phổ đánh bại tại Böhmen. Sau cùng, chiến thắng Custoza cùng với thắng lợi quan trọng của người Áo trong trận hải chiến Lissa không hề đem lại ý nghĩa chính trị quan trọng, do quân Áo đã bị quân Phổ đánh cho đại bại trong trận Königgrätz. Với thất bại của nước Áo trong cuộc chiến, chiến thắng của Albrecht đã được xem là sự an ủi duy nhất đối với người Áo trong tinh thế khó khăn.
Kết quả.
Giống như trận Custoza năm 1848, lần này quân đội Áo đã giành được chiến thắng quan trọng về cả chiến lược lẫn chiến thuật. Quân đội Ý đã bị đẩy bật qua bờ bên kia sông Mincio và phải rút khỏi Venetia. Tuy nhiên, đây không phải là chiến thắng mang ý nghĩa quyết định cục diện cuộc chiến. Để có thể triệt để đánh bại quân đội Ý, Đại Công tước Albrecht buộc phải đánh mạnh xuống phía Nam nhằm đoạt lấy chiếc cầu vượt sông Mincio mà quân Ý quên phòng bị. Nếu thành công, hai quân đoàn Ý bị đánh tan ở bên bờ Đông sông Mincio sẽ bị bao vây và quân đội Áo sẽ có một bàn đạp thuận lợi để đánh thẳng vào bản thổ nước Ý.
Tuy nhiên, Albrecht không cho quân truy kích vì ông cho rằng quân đội mình đã khá mệt mỏi, bản thân lực lượng kỵ binh Áo đã tổn hao khá nhiều sau trận đánh dữ dội vừa rồi; nói cách khác viên chủ tướng Áo đã vuột mất cơ hội tiêu diệt "Binh đoàn Mincio" lúc này đang hoang mang và mất tinh thần. Ngày 26 tháng 6 năm 1866, Albrecht di chuyển tổng hành dinh về Verona vì ông lo sợ rằng người Pháp sẽ phản ứng trước việc Áo tấn công Lombardia. Về vấn đề ngoại giao, dường như Albrecht tỏ ra khá dè dặt vì ngay bản thân Hoàng đế Áo cũng đảm bảo với ông rằng viên tướng Áo không cần phải lo gì về vấn đề chính trị hay ngoại giao.
Sự chần chừ đã khiến quân Áo trả giá. Say khi bị quân Phổ đánh bại tại Königgrätz (3 tháng 7), quân đội Áo phải chuyển gấp một quân đoàn từ Ý lên bảo vệ kinh thành Viên, trong khi đó, người Ý sau thời gian nghỉ ngơi quý báu đã hồi sức. Quân Ý do Cialdini chỉ huy đã vượt sông Po và liên tiếp đánh chiếm Rovigo (11 tháng 7), Padua (12 tháng 7), Treviso (14 tháng 7), San Donà di Piave (18 tháng 7), Valdobbiadene và Oderzo (20 tháng 7), Vicenza (21 tháng 7) và cuối cùng là Udine tại Friuli (22 tháng 7). Trong khi đó đoàn quân tình nguyện của người anh hùng dân tộc Garibaldi đã tiến thẳng đến Brescia, nhằm tới Tretino và đánh bại quân Áo tại trận Bezzecca ngày 21 tháng 7.
Chiến thắng Königgrätz của quân Phổ đã khiến thành quả của trận Custoza và trận hải chiến ở Lissa thành công cốc. Chiến tranh kết thúc với thất bại triệt để của người Áo và họ phải cắt miền Venetia cho Vương quốc Ý. | 1 | null |
Aero A.304 là một loại máy bay ném bom của Tiệp Khắc. Ban đầu nó được thiết kế làm một máy bay dân dụng có tên gọi A.204, nhưng khi Aero không tìm được khách hàng mua nó, họ đã quyết định quân sự hóa và đã giới thiệu thành công cho Không quân Tiệp Khắc. Nó còn được xuất khẩu cho Bulgaria với tên gọi "Pelikan". | 1 | null |
Blackburn T.5 Ripon là một loại máy bay ném bom thả ngư lôi/trinh sát hai tầng cánh trên tàu sân bay của Anh. Nó bay lần đầu vào năm 1926. Không quân Hải quân Hoàng gia sử dụng nó làm máy bay ném bom thả ngư lôi từ năm 1930 tới năm 1935. Ngoài ra nó còn được bán cho Phần Lan, nó được sử dụng trong Chiến tranh Mùa đông và Chiến tranh Tiếp tục cho đến năm 1944. | 1 | null |
Blackburn Shark là một loại máy bay ném bom ngư lôi trên tàu sân bay của Anh, do hãng Blackburn Aircraft chế tạo. Nó bay lần đầu vào ngày 24/8/1933 và đưa vào trang bị của Không quân Hải quân Hoàng gia, Không quân Hoàng gia Canada, Hải quân Bồ Đào Nha, nhưng nó nhanh chóng lỗi thời và đến năm 1938, Fairey Swordfish bắt đầu thay thế nó trong quân đội. | 1 | null |
Breda Ba.64 là một loại máy bay cường kích một động cơ của Italy trang bị cho "Regia Aeronautica" (không quân Italy) trong thập niên 1930.
Ba.64 được Antonio Parano và Giuseppe Panzeri thiết kế, nó chỉ trang bị hạn chế với 2 đơn vị từ năm 1936, cùng với loại Caproni A.P.1. Đến năm 1939 nó bắt đầu bị thải loại, và được thay thế bằng loại Ba.65. | 1 | null |
Bắc Kazakhstan (tiếng Kazakh: Солтүстік Қазақстан облысы, Soltüstik Kazakhstan oblısı), là một tỉnh của cộng hoà Kazakhstan, với dân số 665.800 người. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Petropavl với 193.300 dân. Tỉnh có chung đường biên giới với các tỉnh Omsk, Tyumen và Kurgan của Liên bang Nga ở phía bắc, ngoài ra còn có chung đường biên giới với 3 tỉnh khác của Kazakhstan là: Pavlodar về phía đông, Akmola về phía nam và Kostanay về phía tây. Diện tích của Bắc Kazakhstan 98.040 km2, là tỉnh có diện tích nhỏ thứ tư của Kazakhstan. Sông Ishim (Esil), một nhánh của sông Irtysh, chảy từ Karagandy đến Nga có ngang qua tỉnh Bắc Kazakhstan.
Nhân khẩu.
Nga (48,5% trong năm 2006, 49,79% vào năm 1999 và 51,49% vào năm 1989).
Hành chính.
Toàn tỉnh được chia thành 13 huyện và thành phố Petropavl.
Năm địa phương tại tỉnh Bắc Kazakhstan sau đây có thị trấn: Petropavl, Bulayevo Mamlyutka, Sergeyevka, và Taiynsha. | 1 | null |
Nguyễn Thị Ánh Viên (sinh ngày 9 tháng 11 năm 1996 tại ấp Ba Cau, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ) là cựu nữ vận động viên bơi lội thuộc Đoàn Thể thao Quân đội và Đội tuyển Bơi lội Quốc gia với quân hàm Trung tá quân đội nhân dân Việt Nam. Khi mới 19 tuổi cô đã giành 8 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng cho Việt Nam và đã phá 8 kỷ lục và được công nhận là vận động viên ngoài Singapore xuất sắc nhất tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015 ở Singapore., với 8 huy chương vàng giành được, Ánh Viên là người giành nhiều huy chương vàng thứ 2 sau vận động viên bơi lội nam Joseph Schooling của Singapore tại Seagame 28. Cô còn đứng thứ 25 thế giới cự ly 400m tự do của nữ và thứ 9 thế giới nội dung 400m hỗn hợp. Năm 2023, cô là trung tá quân nhân chuyên nghiệp trẻ nhất tại Việt Nam và được tặng Huân chương lao động hạng nhì.
Cô cũng là vận động viên duy nhất của Việt Nam, từ khi hội nhập 1993, được đầu tư trọng điểm. Việc tập huấn dài hạn trong 6 năm tại Florida, Hoa Kỳ, cường quốc số 1 về bơi lội, của cô có kinh phí lên tới gần 7 tỷ đồng.
Sự nghiệp thể thao.
Ban đầu được ông nội dạy bơi, đến khi học lớp 5, Ánh Viên được nhà trường chọn đi thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện. Với thành tích xuất sắc, Ánh Viên tiếp tục được chọn đi thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố. Và tại đây, Ánh Viên đã được các huấn luyện viên của Trung tâm TDTT Quốc phòng 4 (Quân khu 9) lựa chọn. Khi mới 16 tuổi, cô đã cao 1m7, sải tay dài 1m98, bàn chân to và có các nhóm cơ suôn dài. Đây là những tố chất rất thích hợp với môn bơi.
2011 – 2019.
Năm 2011, Nguyễn Thị Ánh Viên đã đạt được 10 HCV trong 10 nội dung đăng ký thi đấu tại Giải bơi lội các nhóm tuổi vô địch toàn quốc. Tại SEA Games 26 tổ chức tại Indonesia, cô đã giành được 2 HCB ở nội dung 100 m bơi ngửa và 400 m hỗn hợp.
Năm 2012, Nguyễn Thị Ánh Viên phá chuẩn B Olympic ở nội dung 200 m bơi ngửa với thời gian 2 phút 13 giây 66, giành HCV, vượt 4 chuẩn B Olympic tại Giải bơi lội Đông Nam Á. Ánh Viên đã đại diện cho Việt Nam tại Thế vận hội Mùa hè 2012, trong các môn 200m bơi ngửa và 400m bơi hỗn hợp cá nhân.
Năm 2013, Tại Đại hội Thể thao trẻ châu Á lần 2 diễn ra ở Nam Ninh, Trung Quốc (từ 19 - 22/8), Ánh Viên giành được 4 huy chương (3 HCV, 1 HCB). Tại SEA Games 27 diễn ra ở Myanmar (12/2013), Ánh Viên giành được 6 huy chương (3 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ), phá 2 kỷ lục Sea Games ở các cự ly 200 m ngửa (2 phút 14 giây 80) và 400 m hỗn hợp (4 phút 46 giây 16), được bình chọn là " Ấn tượng vàng SEA Games 27 ".
Ngày 26 tháng 8 năm 2013, Nguyễn Thị Ánh Viên được Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đặc cách trao cho quân hàm Thượng úy Quân nhân chuyên nghiệp và khen thưởng vì những thành tích mà cô đã đạt được khi đem về cho thể thao Việt Nam nhiều vinh quang .
Cuối năm 2013, sau khi thi đoạt 3 huy chương vàng tại SEA Games 27 (diễn ra tháng 12 năm 2013 tại Myanmar) và đoạt 4 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, phá kỹ lục cự ly 400m hỗn hợp tại Giải bơi Mùa xuân bang Florida, Mỹ (tháng 3-2014), Ánh Viên được Bộ tư lệnh Quân khu 9 đã tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và Bộ Quốc phòng thăng quân hàm từ Thượng úy lên Đại úy trước niên hạn. Lúc đó, Nguyễn Thị Ánh Viên mới chỉ 18 tuổi.
Tháng 8 năm 2014, Ánh Viên đoạt huy chương vàng Olympic trẻ nội dung 200m hỗn hợp. Tháng 9 năm 2014, Ánh Viên đoạt 2 huy chương đồng nội dung 200m ngửa và 400m hỗn hợp tại Đại hội thể thao châu Á (Asian Games 2014)
Năm 2015, sau gần 2 năm khoác áo câu lạc bộ bơi Saint Augustine (bang Florida), Ánh Viên chuyển sang khoác áo CLB nổi tiếng Ebiscobal và được dẫn dắt bởi chuyên gia Cray Anthony Teeters, một trong những HLV giỏi nhất của làng bơi lội Mỹ. Ánh Viên được nhận đầu tư hàng tỷ đồng để tập huấn dài hạn ở Mỹ, quốc gia có môn bơi phát triển nhất thế giới và đã được đền đáp xứng đáng.
Tại chặng một FINA World Cup 2015 tại Moscow, Nga, Ánh Viên đã xuất sắc mang về 2 tấm huy chương danh giá cho đoàn thể thao Việt Nam: huy chương đồng ở nội dung 200m hỗn hợp và huy chương bạc ở nội dung 400m hỗn hợp cá nhân. Tại chặng 2 ở Paris, Ánh Viên tiếp tục giành thêm 1 tấm huy chương Bạc nội dung 400m hỗn hợp cá nhân. Sau khi đạt thành tích vô cùng ấn tượng tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017, Ánh Viên được đề xuất thăng hàm từ Đại úy lên Thiếu tá.
Năm 2016, cô tham gia Thế vận hội Mùa hè 2016, nhưng không thể vượt qua vòng bảng hay giành được danh hiệu nào.
Năm 2017, cô đã lập kỉ lục khi có riêng cho mình 8 chiếc HCV ở các nội dung 200m tự do, 50m ngửa, 400m hỗn hợp, 200m hỗn hợp, 800m tự do, 400m tự do, 200m ngửa, 100m ngửa; hai HCB ở các nội dung 200m ếch, 100m tự do và phá 3 kỉ lục của Sea Games.
Tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 ở Philippines diễn ra vào năm 2019, cô đã tiếp tục đem về 6 Huy chương vàng và 2 Huy chương bạc, trở thành Vận động viên xuất sắc nhất đại hội.
Từ 2020 và tuyên bố giải nghệ.
Tại Thế vận hội Mùa hè 2020, Ánh Viên thất bại ngay từ vòng bảng các nội dung bơi, các thông số cũng chỉ ra phong độ của cô không còn như trước đây. Thất bại này khiến báo chí Việt Nam đặt câu hỏi lý do thất bại khi dù đã được đầu tư đến hơn 20 tỷ đồng và tập huấn dài hạn ở Mỹ đến 7 năm. Theo báo chí Việt Nam trích dẫn Tổng cục Thể dục Thể thao, việc Ánh Viên thất bại được chỉ ra là do "đã chạm ngưỡng giới hạn" và "đầu tư không định hướng đúng" được cho là nguyên do chính. Báo "Dân Trí" còn dẫn việc tập luyện thực chất chỉ "đi tập nhờ bể bơi, rồi thi đấu tranh huy chương ở các giải đấu dành cho sinh viên", cho rằng việc "sai lầm trong khâu đầu tư, tập luyện sai quy trình", đầu tự sự nghiệp của cô chỉ để tranh thành tích huy chương ở Sea Games khiến cô không thể vươn xa ở Olympic hay các giải tầm châu lục khác.
Ngày 8 tháng 10 năm 2021, Ánh Viên tuyên bố giải nghệ, với lý do để chăm lo bản thân và tiếp tục việc học. Việc tuyên bố khiến Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam bất ngờ, nhưng do Ánh Viên nằm trong kế hoạch chuẩn bị Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 nên vẫn chưa đồng ý giải nghệ. Báo chí Việt Nam cho biết là Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam đang cố gắng thuyết phục Ánh Viên thi đấu đến Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021, đồng thời tìm hướng giải quyết với bên Quân đội. Đến ngày 16 tháng 11 năm 2021, Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam chấp thuận việc giải nghệ của Ánh Viên.
Cá nhân.
Ánh Viên rất mạnh mẽ khi thi đấu nhưng ngoài đời là một cô gái hiền lành và có phần hơi nhút nhát. Cô yêu thích môn lịch sử và ngán nhất là ăn. Vì với chế độ ăn uống nghiêm ngặt của vận động viên đỉnh cao, hàng ngày Ánh Viên có 4 bữa ăn chính, chưa kể các bữa phụ. Trong đó, bữa chính có ít nhất 1 kg thịt bò, 50 con tôm, 1 đĩa mỳ to, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa tươi.
Vì phải thường xuyên tập huấn liên tục, cô không có nhu cầu chi xài, hầu hết tiền cô nhận được đều gửi về cho cha mẹ. Nhờ số tiền đó mà họ đã xây được nhà cửa khang trang.
Cô phát biểu tại SEA Games 28:
Những nhận xét về Nguyễn Thị Ánh Viên.
Joseph Schooling (kình ngư số 1 Singapore): "Cô ấy đã thực hiện mọi thứ một cách chuẩn mực, tôi chưa từng thấy một vận động viên nào làm được như vậy. Ánh Viên có một trái tim thép, tinh thần thi đấu vô cùng tuyệt vời. Tôi thấy vui bởi những thành tích cô ấy đạt được".
Báo "The Straits Times" của Singapore: Ánh Viên là vận động viên giá trị nhất của đoàn thể thao Việt Nam.
Báo The New Paper đặt cho Ánh viên biệt danh "Cô Gái Thép".
Huấn luyện viên David Lim của đội tuyển bơi lội Singapore: Ánh Viên đã tiến bộ rất đáng kể, cô ấy tập luyện cùng thời điểm với đội tuyển Singapore và chúng tôi thấy cô ấy thể hiện rất tuyệt". | 1 | null |
Petropavl (tiếng Kazakh: Петропавл/Petropavl, tiếng Nga: Петропавловск, chuyển tự: "Petropavlovsk"), không nên nhầm lẫn với Petropavlovsk-Kamchatsky) là thành phố thủ phủ tỉnh Bắc Kazakhstan, Kazakhstan.
Thành phố nằm bên sông Ishim ở phía bắc Kazakhstan, gần biên giới với Nga, khoảng 261 km về phía tây của Omsk dọc theo tuyến đường sắt xuyên Xibia. Dân số: 201.446 người (kết quả điều tra dân số 209), [2] 203.523 (kết quả điều tra dân số 1999) Population: .
Lịch sử.
Petropavl được thành lập năm 1752 như một pháo đài Nga mở rộng khu định cư và ảnh hưởng của Nga vào lãnh thổ du mục Kazak về phía nam. Pháo đài có tên của nó sau hai vị thánh Thiên chúa giáo, tông đồ Phêrô và Phaolô. Nó được nâng thành thành phố vào năm 1807. Petropavl là một trung tâm thương mại quan trọng đối với lụa và thảm cho đến khi cuộc Cách mạng Nga năm 1917.
Giáo dục.
Petropavl có trường đại học nhà nước Bắc Kazakhstan, được thành lập vào năm 1937 như với tên Trường sư phạm Petropavlovsk. | 1 | null |
Breda Ba.65 là một loại máy bay cường kích của "Aviazione Legionaria" trong Nội chiến Tây Ban Nha và của "Regia Aeronautica" (Không quân Italy) trong Chiến tranh thế giới II. Nó là máy bay cường kích duy nhất của Italy tham chiến. Nó có mặt ở hầu hết các chiến trường, trừ mặt trận Bắc Phi. Tổng cộng có 55 chiếc được xuất khẩu cho Iraq, Chile và Bồ Đào Nha. | 1 | null |
Breguet 19 (Breguet XIX, Br.19 hay Bre.19) là một loại máy bay ném bom/trinh sát hạng nhẹ của Pháp, nó còn dùng để bay các chuyến bay khoảng cách dài, do công ty Breguet thiết kế và sản xuất từ năm 1924.
Biến thể.
Các biến thể chở khách khác với khung vỏ được làm lại hoàn toàn được định danh: | 1 | null |
Sóc chuột (tiếng Anh: chipmunk) là những loài gặm nhấm nhỏ có sọc trên lưng của Họ Sóc. Sóc chuột được tìm thấy ở Bắc Mỹ, ngoại trừ sóc chuột Siberia chủ yếu được tìm thấy ở châu Á.
Các chi.
Sóc chuột có thể được phân loại như một chi đơn "Tamias" hay ba chi: "Tamias", gồm sóc chuột phương Đông là loài còn tồn tại duy nhất; "Eutamias", gồm sóc chuột Siberia là loài còn tồn tại duy nhất và "Neotamias", gồm 23 loài còn lại, chủ yếu ở phía tây Bắc Mỹ.
Chi "Eutamias"
Chi "Tamias"
Chi "Neotamias"
Thức ăn.
Sóc chuột là loại ăn tạp. Các thứ nó ăn gồm có hạt, đậu, trái cây, trứng chim, cóc nhỏ, nấm, giun, côn trùng và một đôi khi những con vật nhỏ như chuột mới sinh. Đầu mùa thu, sóc chuột bắt đầu dự trữ thức ăn trong hang của chúng để dành ăn trong mùa đông. Một vài loài khác lại cất giấu thức ăn vào nhiều chỗ khác nhau. Thường thường chúng sống trong ổ cho đến mùa xuân. Chúng có thể phùng miệng ra và dùng má như là túi đựng thức ăn để đem về tổ.
Sinh thái và đời sống.
Sóc chuột ở bắc mĩ giao phối vào đầu mùa xuân và đầu mùa hè, mỗi lần sinh ra khoảng 4 hay 5 sóc con, 2 lần trong một năm. Sóc ở á châu chỉ sinh 1 lần mỗi năm. Sóc con chui ra khỏi tổ sau khoảng 6 tuần và khoảng 8 tuần thì chúng tự đi sống độc lập.
Sóc chuột có chức năng quan trọng trong sinh thái học. Chúng rải hạt của các cây và rải phấn từ những nấm mà chúng ăn, do dó giúp cho cây và nấm sinh sôi thêm.
Sóc chuột xây dựng những chiếc tổ to lớn có thể dài hơn 3,5 m và có nhiều lối đi vào được giấu kín. Chỗ ngủ được giữ rất sạch sẽ. Chúng là con mồi cho những loài hữu nhủ và chim ăn thịt khác. Trong vài trường hợp chúng lại tấn công những ổ chim để cướp trứng.
Chúng thường thọ khoảng 3 năm, tuy nhiên đã có con sống khoảng 9 năm khi bị giam cầm.
Khi bị giam cầm, chúng ngủ 15 giờ một ngày. | 1 | null |
Lớp thiết giáp hạm "King George V" là một loạt bốn thiết giáp hạm siêu-dreadnought được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất và đã phục vụ trong cuộc xung đột này. Một chiếc trong lớp, "Audacious", bị đắm do trúng phải thủy lôi do Đức cài ngoài khơi Bắc Ireland vào tháng 10 năm 1914; những chiếc còn lại được cho ngừng hoạt động sau khi chiến tranh kết thúc và lần lượt bị tháo dỡ hay đánh đắm làm đê chắn sóng sau đó.
Thiết kế.
Lớp "King George V" được dự định như một sự lặp lại của lớp "Orion" dẫn trước, chỉ có trọng lượng choán nước gia tăng thêm đôi chút do áp dụng một số cải tiến nhỏ trong thiết kế. Khác biệt đáng kể nhất trong dáng vẽ bên ngoài so với lớp "Orion" là việc tái bố trí cột ăn-ten chính và ống khói phía trước, và bản thân các ống khói có các mặt bên mỏng. Chúng trang bị cùng cỡ pháo 13,5 inch Mark V như đối với lớp "Orion", nhưng bắn ra loại đạn pháo nặng hơn đôi chút; và dàn pháo hạng hai được bố trí lại để tăng cường hỏa lực bắn ra phía trước, là khu vực nguy hiểm nhất khi bị tấn công bằng các tàu phóng lôi.
Hai chiếc đầu tiên trong lớp "King George V" và "Centurion" thoạt tiên được trang bị cột ăn-ten phía trước dạng cột; nhưng việc phát triển hệ thống kiểm soát hỏa lực đòi hỏi phải có cột ăn-ten chắc chắn hơn, nên chúng được tái trang bị với cột ăn-ten ba chân nặng hơn. "Audacious" và "Ajax" được trang bị cột ăn-ten ba chân ngay từ đầu. Nói chung chúng là những thiết kế thành công, mặc dù không được công chúng và báo chí đón nhận đặc biệt nồng nhiệt; về căn bản chúng được quảng bá là sự tiến bộ đáng kể so với lớp "Orion", đặc biệt là được kỳ vọng để trang bị pháo 6 inch cho dàn pháo hạng hai. Trong thực tế mãi đến lớp "Iron Duke" tiếp theo mới được trang bị pháo 6 inch cho dàn pháo hạng hai.
Hệ thống động lực.
Những chiếc trong lớp "King George V" được trang bị bốn turbine hơi nước Parsons dẫn động trực tiếp bốn trục chân vịt mà không có hộp số giảm tốc. Hơi nước được cung cấp bởi 18 nồi hơi Babcock and Wilcox, bố trí trong ba phòng nồi hơi gồm sáu nồi hơi mỗi phòng. Công suất thiết kế là nhằm cho phép đạt được tốc độ tối đa . Dự trữ nhiên liệu mang theo bao gồm than và dầu, cho phép có được tầm hoạt động tối đa khi di chuyển với tốc độ đường trường hoặc ở tốc độ .
Dàn pháo chính.
Dàn pháo chính của lớp "King George V" bao gồm mười khẩu hải pháo BL Mark V đặt trên năm tháp pháo nòng đôi, tất cả đều được bố trí ngay trên trục dọc của con tàu. Chúng được đặt tên theo ký tự, một thông lệ của hải quân vào thời đó: tháp pháo "A" được đặt ở sàn trước, tháp pháo "B" ngay phía sau nhưng cao hơn một sàn tàu, về lý thuyết sẽ bắn thượng tầng bên trên tháp pháo "A". Tháp pháo "Q" đặt giữa tàu ở mức sàn chính, giữa ống khói phía sau và khối cấu trúc thượng tầng phía sau. Tháp pháo "X" được đặt ngay sau khối cấu trúc thượng tầng phía sau ở mức sàn sau; trong khi tháp pháo "Y" được đặt ngay sau tháp pháo "X" ở mức sàn chính, cho phép "X" bắn thượng tầng bên trên "Y". Tuy nhiên trong thực hành, do các nóc quan sát được đặt trên nóc tháp pháo, việc bắn thượng tầng ngay bên trên gây ảnh hưởng mạnh đến pháo thủ tháp pháo bên dưới.
Góc nâng tối đa của các khẩu pháo này là 20°, một sự cải tiến so với các lớp dreadnought trước đây. Góc bắn của các tháp pháo "A", "B", "X", "Y" trên danh nghĩa là 300°, cho dù trong thực hành người ta nhận ra việc bắn quá gần sẽ gây hư hại cấu trúc thượng tầng. Tháp pháo "Q" cũng được cho là có góc bắn tối đa 300°, với điều kiện nòng pháo được nâng tối đa để đạn pháo vượt qua khối cấu trúc thượng tầng phía sau; nếu không nâng tối đa, góc bắn của nó chỉ đạt 115° cho cả hai bên mạn, một lần nữa phô bày nguy cơ chớp lửa đạn gây hư hại cho cấu trúc thượng tầng phía trước hay phía sau nếu bắn quá gần. Các khẩu pháo bắn ra đạn pháo nặng với tốc độ bắn tối đa hai phát mỗi phút; cho dù trong thực tế để trinh sát điểm rơi chúng chỉ được bắn với tốc độ một phát mỗi phút.
Dàn pháo hạng hai.
Dàn pháo hạng hai của lớp "King George V" bao gồm mười sáu khẩu pháo BL Mark VII bố trí trên các tháp pháo đơn. Để đối phó lại nhận thức về nguy cơ từ các tàu phóng lôi đối phương chủ yếu đến từ mạn phía trước, mười hai khẩu trong số chúng có thể xoay ra phía trước và chỉ có bốn khẩu hướng ra phía sau. Khi hoàn tất, các khẩu pháo hạng hai phía trước được sắp xếp trên ba tầng khác nhau: mỗi bên mạn gồm một khẩu bên dưới tháp chỉ huy ngang với tháp pháo "Y", ba khẩu trên cấu trúc thượng tầng ngang với sàn trước, và hai khẩu trên lườn tàu sàn trước ngang với bệ tháp pháo "B". Các tháp pháo phía sau được bố trí thượng tầng ngay phía trước tháp pháo "X". Tất cả các khẩu pháo đều được bảo vệ bởi vỏ giáp dày . Tuy nhiên trong hoạt động, các khẩu pháo phía sàn trước bị xem là vô dụng ở bất kỳ hoàn cảnh thời tiết nào; chúng bị tháo dỡ và hàn kín lại vào những năm của Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Vào lúc mà lớp "King George V" được thiết kế, pháo hạng hai trên những thiết giáp hạm dreadnought của các cường quốc hải quân khác đều đã được trang bị cỡ nòng lớn hơn: đối với Hoa Kỳ, đối với Pháp và đối với Đức, Nhật Bản và Áo. Những chiếc trong lớp "King George V" chỉ được trang bị cỡ pháo nhỏ hơn vì hai lý do: chính phủ Anh đang theo đuổi một chính sách cắt giảm chi tiêu vũ trang, đã không chuẩn bị để bù đắp một ngân khoảng bổ sung ước lượng khoảng 170.000 Bảng Anh cho việc nâng cấp này; và Thứ trưởng Hải quân Anh, Đô đốc Jackie Fisher, người chịu trách nhiệm cao nhất cho các ý tưởng thiết kế căn bản, đã phản đối việc tăng thêm cỡ nòng cho dàn pháo hạng hai vì lý do kinh tế, và đồng thời ông tin rằng chúng sẽ vô dụng khi thời tiết xấu.
Các con tàu còn được trang bị một khẩu pháo 12 pounder, bốn khẩu pháo chào 3 pounder, năm súng máy Maxim và mười súng máy Lewis. Giống như mọi thiết giáp hạm dreadnought vào thời đó, chúng còn có ba ống phóng ngư lôi, gồm hai bên mạn và một phía đuôi, bắn ra loại ngư lôi . Trong những năm chiến tranh, hai khẩu 4-inch phòng không được trang bị bổ sung trên sàn sau của những chiếc còn sống sót.
Vỏ giáp.
Đai giáp chính của các con tàu dày và kéo dài từ ngang bệ tháp pháo "A" cho đến ngang bệ tháp pháo "Y". Đai giáp trên có cùng chiều dài như vậy, và dày phía giữa tàu, vuốt mỏng phía hai đầu còn . Ở tải trọng bình thường, đai giáp sẽ mở rộng bên trên mực nước và bên dưới mực nước. Ở phần thành trì trung tâm, nơi bố trí các bộ phận thiết yếu nhất của con tàu quyết định độ nổi và khả năng chiến đấu, được đóng lại phía trước bởi vách ngăn dày kéo dài từ phần cuối của đai giáp và kết hợp với vỏ giáp trước của bệ tháp pháo; tương tự như vậy, một vách ngăn dày 10 inch đóng lại phần cuối của thành trì. Cả hai vách ngăn được vuốt mỏng ở phần bên dưới sàn bọc thép, còn ở phía trước và ở phía sau.
Sàn tàu được bọc giáp ở ba mức: sàn chính có lớp giáp dày , sàn giữa dày ; trong khi sàn dưới, vốn được thiết kế như lớp bảo vệ chính chống lại đạn pháo bắn tới và được đặt ngay bên trên hầm đạn, phòng đạn pháo và các khoang động cơ, dày ở phía trước và ở phía sau.
Mặt trước của tháp pháo được bọc giáp dày trong khi các mặt hông vốn không phải phô bày trước đối phương chỉ dày , và nóc tháp pháo dày . Bệ tháp pháo được bọc giáp dày tùy theo mức độ bảo vệ cần đến được cung cấp bởi các cấu trúc lân cận. Tháp chỉ huy phía trước có vỏ giáp dày , nhưng tháp phía sau chỉ được bảo vệ với lớp giáp .
Vỏ giáp được bố trí lại đôi chút, xem như một sự cải tiến. Việc bảo vệ dưới nước cũng được cải thiện, nhưng những thay đổi này cũng không cứu được "Audacious" khi nó trúng phải một quả thủy lôi Đức vào cuối năm 1914.
Những cải tiến đối với "Audacious" và "Ajax".
Mặc dù được dự định như là sự lặp lại của lớp "Orion" dẫn trước, kinh nghiệm đối với lớp "King George V" cho phép tích hợp những cải tiến cho "Audacious" và chiếc tàu chị em "Ajax" vào giai đoạn sớm của việc chế tạo. Cải tiến đáng kể nhất góp phần vào hiệu quả chiến đấu của chúng là bố trí cột ăn-ten trước ra phía trước ống khói thay vì phía sau ống khói thứ nhất. Người ta phát hiện nếu tháp quan sát đặt trên cột ăn-ten bố trí phía sau ống khói, như trên chính chiếc "Dreadnought" và những chiếc "Colossus", khói từ ống khói làm cho tháp quan sát hầu như không ở được. Ngoài ra, không giống như "King George V" và "Centurion", "Audacious" và "Ajax" được thiết kế để trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực vốn yêu cầu một cột ăn-ten trước chắc chắn hơn. Vỏ giáp bảo vệ bên trong được cải tiến, vũ khí chống ngư lôi được tăng cường, và tốc độ tăng thêm khoảng một knot.
Lịch sử phục vụ.
Cả bốn chiếc trong lớp đều được đưa ra hoạt động trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Không lâu sau khi xung đột bắt đầu, "Audacious", bị đắm do trúng phải thủy lôi do tàu rải mìn Đức cài ngoài khơi Bắc Ireland vào tháng 10 năm 1914; những chiếc còn lại được cho ngừng hoạt động sau khi chiến tranh kết thúc, và lần lượt bị tháo dỡ do vượt quá hạn ngạch tàu chiến chủ lực mà Hiệp ước Hải quân Washington quy định. Chỉ riêng "Centurion" được giữ lại sau khi tháo bỏ vũ khí để phục vụ như một tàu mục tiêu. Cuối cùng nó đánh đắm làm đê chắn sóng ngoài khơi các bãi đổ bộ ở Normandy trong Chiến dịch Overlord năm 1944. | 1 | null |
HMS "Centurion" là một thiết giáp hạm dreadnought thuộc lớp "King George V" thứ nhất được Hải quân Hoàng gia chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Thiết kế và chế tạo.
"Centurion" được chế tạo tại Xưởng tàu Devonport. Nó được đặt lườn vào ngày 16 tháng 1 năm 1911; được hạ thủy vào ngày 18 tháng 11 năm 1911 và được đưa ra hoạt động cùng Hải quân Hoàng gia Anh vào tháng 5 năm 1913
Lịch sử hoạt động.
Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Sau khi hoàn tất, "Centurion" được phối thuộc về Hải đội Chiến trận 2 do con tàu chị em "King George V" dẫn đầu. Nó đã có mặt trong trận Jutland trong thành phần chủ lực của Hạm đội Grand dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân Michael Culme-Seymour. Nó là chiếc thứ ba trong Đội 1 của Hạm đội Grand, ngay phía sau "King George V" và "Ajax".
Sau lượt phục vụ tại Bắc Hải, nơi mà trong một giai đoạn nó đặt dưới quyền chỉ huy của Roger Keyes, "Centurion" được gửi đến khu vực Đông Địa Trung Hải vào năm 1918 cùng với chiếc "Superb" để giám sát việc chiếm đóng Đế quốc Ottoman. Đến năm 1919, "Centurion" được cho tách ra để đi đến hoạt động tại Hắc Hải trong vụ can thiệp của Đồng Minh vào cuộc Nội chiến Nga.
Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Sau khi Hiệp ước Hải quân Washington được ký kết, "Centurion" được cho ngừng hoạt động và giải giáp để phục vụ như một tàu mục tiêu thay thế cho chiếc "Agamemnon" vào năm 1924. Nó tiếp tục hoạt động trong vai trò này tại cảng Portsmouth cho đến tháng 4 năm 1941, khi được tái trang bị với một cấu trúc thượng tầng giả nhằm mô phỏng chiếc "Anson" vốn đang được chế tạo tại xưởng tàu Portsmouth.
Vào ngày 4 tháng 4 năm 1941, Bộ Hải quân Anh đề nghị Hạm đội Địa Trung Hải tiến hành một cuộc bắn phá lớn nhắm vào thành phố Tripoli của Libya, tiếp nối bằng việc phong tỏa cảng này bằng cách đánh chìm "Centurion" như một tàu ụ cản. Tuy nhiên, Đô đốc Andrew Cunningham bỏ qua đề xuất này do tốc độ chậm chạp của nó cũng như hoạt động tích cực của không quân đối phương, nên ý tưởng này bị bỏ xó.
Đến tháng 6 năm 1942, "Centurion" lên đường trong Chiến dịch Vigorous tại khu vực Đông Địa Trung Hải ngụy trang như một thiết giáp hạm đang hoạt động. Trong giai đoạn từ năm 1942 đến năm 1944, nó đặt căn cứ ngoài khơi Suez như một tàu phòng không và hiện diện để răn đe hoạt động của Hải quân Ý tại khu vực này; người Ý tin rằng các tháp pháo giả 13,5 inch bằng gỗ của nó là thật nên đã giữ những chiếc siêu-dreadnought của họ ở cách xa.
Hoạt động cuối cùng của "Centurion" sau một quãng đời hoạt động dài nhưng ít nổi bật của nó là bị đánh chìm như một đê chắn sóng ngoài khơi các bãi đổ bộ ở Normandy trong Chiến dịch Overlord. Báo cáo cho biết quân Đức nghĩ rằng chiếc tàu chiến cũ, bị các khẩu pháo bờ biển của Sư đoàn Bộ binh 352 Đức đánh chìm, đã gây ra tổn thất lớn về nhân mạng, khi chỉ quan sát thấy có 70 người thoát ra khỏi con tàu đang chìm. Thực chất 70 người đó là toàn bộ thủy thủ đoàn của con tàu. | 1 | null |
Túy điệp (danh pháp hai phần: "Cleome hassleriana") hay còn gọi là hoa nhện, phong điệp thảo, hoa hồng ri, là một loài thực vật thuộc chi Màng màng ("Cleome"), bản địa Nam Mỹ ở Argentina, Paraguay, Uruguay, và đông nam Brazil. Cây có chiều cao 150 cm, lá xoắn. Các lá kép chân vịt, với năm hoặc bảy lá nhỏ, lá nhỏ dài 12 cm và rộng 4 cm, cuống lá lên đến 15 cm. Hoa có màu tím, hồng hoặc trắng, với bốn cánh hoa và nhị hoa dài. Quả hình nang dài 15 cm và rộng 3 mm, có chứa hạt. Thời gian nở hoa kéo dài từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu.
Nó thường được trồng làm cảnh. Các loài được nhân giống và lai tạo cho nhiều màu sắc hoa và các đặc điểm khác nhau. Loạt cây trồng "Nữ hoàng" bao gồm "Nữ hoàng tím", "Nữ hoàng hồng", và "Nữ hoàng trắng". | 1 | null |
Cáo tai dơi (danh pháp khoa học: Otocyon megalotis) là một loài động vật thuộc họ Chó. Loài này sinh sống ở xavan châu Phi. Hai quần thể cáo tai dơi riêng biệt sinh sống ở châu Phi được xem như hai phân loài gồm "O. m. megalotis" phân bố ở khu vực phía Nam bao gồm cả miền nam Zambia, Angola và Nam Phi, và "O. m. virgatus" phân bố ở Ethiopia và miền nam Sudan kéo dài đến Tanzania. Cáo tai dơi thường hiện diện trong vùng đất cỏ ngắn cũng như các vùng đất khô cằn của hoang mạc. Ngoài ra để nuôi con non, chúng đào hang nhỏ hẹp để trú ngụ tránh nhiệt độ và gió khắc nghiệt.
Chế độ ăn.
Cáo tai dơi là loài ăn sâu bọ, chúng sử dụng đôi tai lớn của mình để xác định vị trí con mồi của nó. 80-90% khẩu phần ăn uống của chúng là loài mối "Hodotermes mossambicus". Khi loài mối này không có thì nó ăn các loài mối khác và cũng ăn bọ cánh cứng, dế, châu chấu, rết, sâu bướm, bọ cạp, nhện, và hiếm khi các loài chim, động vật có vú nhỏ, và các loài bò sát. Những con côn trùng mà chúng ăn cung cấp phần lớn nhu cầu nước. | 1 | null |
Flavonol là một loại hợp chất thuộc họ Flavonoid có tác dụng như chất chống oxy hóa thuộc nhóm Hydroxide - 3OH. Chất này tồn tại trong các loại trái cây và rau củ và được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, chất flavonol trong chocolate tốt cho não, theo đó khi những bệnh nhân mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ tiêu thụ một liều cao flavonol có trong chocolate thì cải thiện rõ chức năng nhận thức, Chất flavonol giúp duy trì và cải thiện không chỉ sức khỏe tim mạch mà còn cho sức khỏe của não bộ.
Drug interactions.
Flavonoid có tác dụng trên hoạt tính CYP (P450). Flavonol là chất ức chế của CYP2C9 và CYP3A4, mà là enzyme mà chuyển hóa hầu hết các thuốc trong cơ thể. | 1 | null |
Kim Jun-myeon (, Hanja: 金俊勉, Hán-Việt: Kim Tuấn Miên; sinh ngày 22 tháng 5 năm 1991), thường được biết đến với nghệ danh Suho () là một nam ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên người Hàn Quốc. Anh là trưởng nhóm của nhóm nhạc nam EXO do SM Entertainment thành lập và quản lý. Anh đã diễn vai chính trong một số phim điện ảnh và truyền hình như "One Way Trip" (2016), "The Universe's Star" (2017), "Rich Man" (2018), "Middle School Girl A" (2018) và "How Are U Bread" (2020). Suho ra mắt với tư cách ca sĩ solo với mini-album đầu tay "Self-Portrait" vào tháng 5 năm 2020.
Tiểu sử.
Suho sinh ngày 22 tháng 5 năm 1991 tại Seoul, Hàn Quốc. Được SM Entertainment tuyển chọn vào năm 2004, anh là người trở thành thực tập sinh của công ty sớm nhất trong các thành viên của EXO. Trước khi ra mắt cùng với EXO, Suho đã xuất hiện trong bộ phim điện ảnh "Attack on the Pin-up Boys" vào năm 2007 và video âm nhạc cho bài hát "HaHaHa Song" của nhóm nhạc nam TVXQ vào năm 2008.
Sự nghiệp.
2012–2019: Ra mắt và khởi đầu sự nghiệp diễn xuất.
Suho được công bố là thành viên chính thức thứ 10 của EXO vào ngày 15 tháng 2 và sau đó ra mắt công chúng cùng nhóm vào ngày 8 tháng 4 năm 2012.
Tháng 11 năm 2013, Suho tham gia lồng tiếng cho phiên bản tiếng Hàn của bộ phim hoạt hình "Saving Santa" trong vai Bernard, bên cạnh thành viên nhóm nhạc nữ Apink Eunji và nghệ sĩ hài Shin Dong-yup. Tháng 1 năm 2014, Suho xuất hiện với tư cách khách mời trong tập 11 của bộ phim truyền hình "Prime Minister and I", do nghệ sĩ cùng công ty YoonA thủ vai chính. Từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014, Suho đảm nhận vai trò người dẫn chương trình cho chương trình âm nhạc "Inkigayo" cùng với thành viên cùng nhóm Baekhyun.
Tháng 1 năm 2015, Suho đảm nhận vai Hans trong vở nhạc kịch "School OZ" do SM Entertainment sản xuất, bên cạnh thành viên cùng nhóm Xiumin và các nghệ sĩ khác cùng công ty bao gồm Changmin, Key, Luna và Seulgi. Tháng 4 năm 2015, Suho được xác nhận là sẽ tham gia diễn xuất trong bộ phim điện ảnh "Glory Day" cùng với nam diễn viên Ji-soo và thành viên nhóm nhạc nam Shinhwa - Dongwan. Từ ngày 10 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5 năm 2015, Suho xuất hiện trong chương trình truyền hình "Fluttering India" của đài KBS cùng với các nghệ sĩ khác bao gồm Kyuhyun, Choi Minho, Sungkyu và Lee Jong-hyun.
Tháng 1 năm 2016 Suho thủ vai nam chính Woo Joo trong bộ phim truyền hình đặc biệt "The Universe's Star" của đài MBC. Ngày 24 tháng 3 bộ phim điện ảnh "One Way Trip" với sự tham gia của anh được phát hành tại Hàn. Trước đó bộ phim này từng được lên kế hoạch phát hành vào tháng 10 năm 2015.Tháng 4 năm 2016, Suho bắt đầu ghi hình cho web drama "How Are You Bread" trong vai nam chính Han Do-woo. Phim được lên kế hoạch phát sóng tại Hàn Quốc và Trung Quốc trong nửa sau năm 2016. Tháng 6 năm 2016, Suho hợp tác với Leeteuk, Kassy và nhạc sĩ Cho Young-soo trong bài hát "My Hero" thuộc dự án âm nhạc Station của SM Entertainment. Sau đó anh và thành viên cùng nhóm Chen phát hành bài hát nhạc phim "Beautiful Accident" của bộ phim điện ảnh Trung Quốc cùng tên.
Tháng 1 năm 2017, web drama "The Universe's Star" mà Suho thủ vai nam chính được trình chiếu. Tháng 2 năm 2017, anh hợp tác với nghệ sĩ dương cầm Song Young Joo trong bài hát "Curtain", đĩa đơn cuối cùng trong mùa thứ nhất của dự án Station. Tháng 9 năm 2017, Suho được xác nhận rằng là sẽ thủ vai nam chính trong bộ phim điện ảnh "Female Middle Schooler A". Tháng 10 năm 2017, anh được công bố là sẽ đảm nhận vai thái tử Rudolf trong vở nhạc kịch "The Last Kiss" từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018.
2020–nay: Ra mắt với tư cách ca sĩ solo và nghĩa vụ quân sự.
Ngày 30 tháng 3 năm 2020, Suho trở thành thành viên thứ tư của EXO ra mắt với tư cách ca sĩ solo với mini-album đầu tay "Self-Portrait". Album lọt vào bảng xếp hạng Gaon Album Chart ở vị trí thứ nhất và đã bán được trên 281.445 bản tại Hàn Quốc. Suho bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự vào ngày 14 tháng 5 năm 2020.
Giải thưởng và đề cử.
Chương trình âm nhạc.
Music Bank.
!Điểm
Show! Music Core.
!Điểm
Inkigayo.
!Điểm | 1 | null |
Byun Baek-hyun (, sinh ngày 6 tháng 5 năm 1992), thường được biết đến với nghệ danh Baekhyun, là một nam ca sĩ, diễn viên người Hàn Quốc, giọng ca chính của nhóm nhạc nam Hàn Quốc EXO, nhóm nhỏ EXO-CBX, trưởng nhóm của nhóm nhạc dự án SuperM do SM Entertainment thành lập và quản lý.
Anh ra mắt với tư cách ca sĩ solo vào tháng 7 năm 2019 với mini-album đầu tay "City Lights", bán được hơn nửa triệu bản, là album bán chạy nhất của một nghệ sĩ solo tại Hàn Quốc trong thập niên 2010. Năm 2020, mini-album thứ 2 "Delight" của anh đạt cột mốc doanh thu hơn 1 triệu bản trên Gaon, giúp Baekhyun trở thành nghệ sĩ solo đầu tiên của K-pop làm được điều này sau 19 năm.
Tiểu sử.
Baekhyun sinh ngày 6 tháng 5 năm 1992 tại thành phố Bucheon, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc. Năm 2011, khi đang theo học tại trường trung học Jungwon, Baekhyun tham gia vào một ban nhạc của trường và giành giải thưởng tại một chương trình biểu diễn nhạc rock địa phương. Khi đang chuẩn bị cho kì thi đại học, anh được nhân viên của SM Entertainment phát hiện và trở thành thực tập sinh của công ty. Baekhyun từng cho biết Rain là một trong những người gây ảnh hưởng tới quyết định trở thành ca sĩ của mình.
Sự nghiệp.
2012–nay: Ra mắt với EXO, diễn xuất và EXO-CBX.
Baekhyun là một trong những thành viên cuối cùng gia nhập vào EXO và được công bố là thành viên chính thức thứ 9 của nhóm vào ngày 30 tháng 1 năm 2012. Anh đảm nhận vai trò hát chính của nhóm.
Từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014, Baekhyun và thành viên cùng nhóm Suho đảm nhận vai trò người dẫn chương trình cho chương trình âm nhạc "Inkigayo". Ngày 8 tháng 7 năm 2014, anh tham gia phiên bản Hàn Quốc của vở nhạc kịch "Singin' in the Rain" do SM C&C sản xuất, đảm nhận vai chính Don Lockwood.
Tháng 4 năm 2015, Baekhyun phát hành bài hát "Beautiful", nhạc phim của web drama "EXO Next Door". Bài hát đứng đầu trên nhiều bảng xếp hạng ở cả Trung Quốc và Hàn Quốc. Tháng 5 năm 2015, Baekhyun và diễn viên Yeo Jingoo được xác nhận sẽ tham gia bộ phim điện ảnh "Dokgo", tuy nhiên việc sản xuất bộ phim được công bố là đã bị hủy bỏ vào tháng 1 năm 2016. Ngày 28 tháng 12 năm 2015, Baekhyun biểu diễn bài hát "Like Rain Like Music" để tưởng nhớ nam ca sĩ Hàn Quốc quá cố Kim Hyun-sik trong chương trình âm nhạc cuối năm "Gayo Daejun" của đài SBS. Ngay sau đó phiên bản phòng thu của bài hát được phát hành trực tuyến trên các trang web âm nhạc Hàn Quốc.
Ngày 7 tháng 1 năm 2016, Baekhyun và Suzy, thành viên nhóm nhạc nữ miss A, phát hành bài hát song ca "Dream". Bài hát nhanh chóng đứng đầu tất cả các bảng xếp hạng âm nhạc thời gian thực tại Hàn Quốc và đạt vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng đĩa đơn của Gaon, đồng thời giành chiến thắng năm lần trên các chương trình âm nhạc "Music Bank" và "Inkigayo". Tháng 4 năm 2016, Baekhyun nhận được giải thưởng Ca sĩ Hàn Quốc được yêu thích nhất tại lễ trao giải YinYueTai V-Chart Awards lần thứ 4.
Tháng 8 năm 2016, Baekhyun xuất hiện lần đầu tiên trên màn ảnh nhỏ với vai diễn Thập hoàng tử Wang Eun bên cạnh các diễn viên như Lee Joon-gi, Kang Ha-neul, Lee Ji-eun và Seohyun trong bộ phim truyền hình cổ trang "" có kịch bản được chuyển thể từ tiểu thuyết Trung Quốc "Bộ Bộ Kinh Tâm". Anh cũng cùng với hai thành viên cùng nhóm Xiumin và Chen phát hành bài hát "For You" làm nhạc phim cho bộ phim. Tháng 10 năm 2016, cùng với Chen và Xiumin, Baekhyun ra mắt với tư cách EXO-CBX, nhóm nhỏ đầu tiên của EXO.
Tháng 2 năm 2017, Baekhyun và Soyou, thành viên nhóm nhạc nữ Sistar, phát hành bài hát song ca "Rain". Bài hát đạt vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng nhạc số của Gaon. Tháng 4 năm 2017, anh phát hành bài hát "Take You Home" thuộc mùa thứ hai của dự án Station. Bài hát đạt vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng nhạc số của Gaon. Tháng 8 năm 2018, Baekhyun và rapper Loco phát hành một bài hát nữa với tên gọi "Young" cho dự án Station.
2019–nay: Ra mắt với tư cách ca sĩ solo và SuperM.
Ngày 10 tháng 7 năm 2019, Baekhyun phát hành mini-album đầu tay "City Lights" và trở thành thành viên thứ ba của EXO ra mắt với tư cách ca sĩ solo. Album đứng đầu bảng xếp hạng album của Gaon và đã được chứng nhận 2x Bạch kim. Tháng 8 năm 2019, Baekhyun trở thành viên của SuperM, một nhóm nhạc dự án đặc biệt của SM Entertainment hoạt động chủ yếu tại thị trường Mỹ. Nhóm phát hành mini-album đầu tay "Super M" vào tháng 10 năm 2019. Tháng 12 năm 2019, Baekhyun nhận được giải Nghệ sĩ nam xuất sắc nhất tại lễ trao giải Mnet Asian Music Awards 2019.
Đầu năm 2020, Baekhyun phát hành hai đĩa đơn nhạc phim, bao gồm "My Love" cho bộ phim truyền hình "Người thầy y đức" và "On the Road" cho bộ phim truyền hình "Hyena". Tháng 5, anh hợp tác với Bolbbalgan4 trong ca khúc mang tên "Leo". Bài hát đạt vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng kỹ thuật số hàng tuần của Gaon. Ngày 25 tháng 5, Baekhyun phát hành mini-album thứ hai "Delight" bao gồm 7 bài hát, trong đó ca khúc chính mang tựa đề "Candy". Trong tháng 6, album đạt doanh số 971.000 bản, giúp Baekhyun trở thành ca sĩ solo đầu tiên đủ điều kiện nhận được chứng nhận 3x Bạch Kim của KMCA. Ngày 1 tháng 7, "Delight" được công bố là đã bán được trên 1 triệu bản - lần đầu tiên album của một ca sĩ solo Hàn Quốc làm được điều này trong suốt 19 năm kể từ sau "Another Days" (2001) của "Kim Gun-mo". Cũng trong tháng 7, Baekhyun phát hành bản làm lại ca khúc "Garden in the Air" của BoA từ album "Girls on Top (2005)" thông qua SM Station trong dự án kỷ niệm 20 năm ra mắt của BoA. Vào cuối năm 2020, anh đã phát hành thêm hai ca khúc nhạc phim, bao gồm "Every Second" cho bộ phim truyền hình "Ký sự thanh xuân" và "Happy" cho bộ phim truyền hình "Em có thích Brahms không?". Ngày 6 tháng 12, Baekhyun giành được Giải thưởng Âm nhạc Châu Á Mnet cho "Nam nghệ sĩ xuất sắc nhất" năm thứ hai liên tiếp. Ngày 21 tháng 12, anh phát hành một đĩa đơn nhạc số có tựa đề "Amusement Park".
Ngày 3 tháng 1 năm 2021, Baekhyun tổ chức buổi hòa nhạc solo đầu tiên, Baekhyun: Light, một cách trực tuyến do không thể tổ chức một buổi hòa nhạc thông thường trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Đêm diễn được phát sóng trên Beyond Live và thu hút hơn 110.000 khán giả từ 120 quốc gia. Một ngày sau, anh phát hành đĩa đơn nhạc số "Get You Alone" từ mini-album tiếng Nhật đầu tay "Baekhyun (EP)". Album được phát hành vào ngày 21 tháng 1 và đã được Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản chứng nhận đĩa Vàng. Ngày 30 tháng 3, Baekhyun phát hành mini album thứ tư "Bambi" với bài hát chủ đề cùng tên, hoạt động cuối cùng của anh trước khi nhập ngũ vào ngày 6 tháng 5. Album đã phá kỉ lục album của một ca sĩ solo được đặt trước nhiều nhất tại Hàn Quốc của "Delight". Album lọt vào bảng xếp hạng Gaon Album Chart ở vị trí thứ nhất và là album tiếng Hàn thứ hai liên tiếp của Baekhyun bán được hơn 1 triệu bản.
Đời tư.
Tháng 2 năm 2014, Baekhyun bắt đầu một mối quan hệ tình cảm với Taeyeon - nghệ sĩ cùng công ty và thành viên nhóm nhạc nữ Girls' Generation. Tháng 9 năm 2015, công ty chủ quản của cả hai là SM Entertaiment xác nhận họ đã chia tay do lịch trình làm việc bận rộn.
Từ ngày 6 tháng 5 năm 2021, Baekhyun đang thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Vì mắc bệnh suy giáp, anh thực hiện nghĩa vụ trong vai trò nhân viên phục vụ cộng đồng thay vì lính tại ngũ.và anh sẽ xuất ngũ vào ngày 5 tháng 2 năm 2023 | 1 | null |
Park Chan-yeol (Hangul: 박찬열, Hanja: 朴灿烈, Hán-Việt: Phác Xán Liệt, sinh ngày 27 tháng 11 năm 1992), thường được biết đến với nghệ danh Chanyeol, là một ca sĩ kiêm nhạc sĩ, rapper, diễn viên người Hàn Quốc, thành viên nhóm nhạc nam Hàn Quốc EXO do SM Entertainment thành lập và quản lý.
Tiểu sử.
Chanyeol sinh ngày 27 tháng 11 năm 1992 tại Seoul, Hàn Quốc. Anh từng theo học tại trường Trung học Hyundai Chungun ở Dong-gu, Ulsan, Hàn Quốc và học viện tư về diễn xuất vào năm 16 tuổi. Chanyeol rất thích các nhạc cụ từ khi còn học tiểu học và yêu thích phim "School of Rock". Chính điều đó đã thôi thúc anh theo đuổi môn học đánh trống. Anh cũng đã từng học violin từ thời mẫu giáo. Anh còn có nghệ danh khác là LOEY. LOEY là viết ngược lại của từ "Yeol" trong "Chanyeol", nghệ danh này được anh sử dụng khi sáng tác ca khúc.
Sự nghiệp.
Chanyeol là một trong những thành viên cuối cùng của EXO được SM Entertainment giới thiệu với công chúng thông qua một MV teaser được đăng tải vào ngày 23 tháng 2 năm 2012. Cậu ấy chính thức ra mắt công chúng cùng với nhóm EXO vào tháng 4 năm 2012 với mini-album đầu tay "MAMA". Năm 2013, Chanyeol tham gia chương trình truyền hình thực tế "Law of the Jungle in Micronesia", đồng thời sáng tác và thể hiện bài hát "Last Hunter" cho chương trình.
Năm 2014, Chanyeol sáng tác lời rap cho bài hát "Run" nằm trong mini-album "Overdose" của EXO, đồng thời góp mặt trong các mini-album "Fantastic" của Henry và "Rewind" của Zhou Mi. Từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2014, cậu tham gia chương trình truyền hình thực tế "Roommate".
Tháng 4 năm 2015, Chanyeol đảm nhận vai diễn đầu tay của mình trong bộ phim điện ảnh "Salut d'Amour" cùng với nữ diễn viên Moon Ga-young. Sau đó cậu thủ vai nam chính bên cạnh thành viên cùng nhóm D.O. và nữ diễn viên Moon Ga-young trong web-drama "EXO Next Door". Tháng 6 năm 2015, cậu cùng với hai thành viên cùng nhóm Lay và Chen sáng tác bài hát "Promise" nằm trong album tái bản "Love Me Right" của EXO. Sau đó cậu viết lời rap cho bài hát "Lightsaber" mà EXO phát hành nhằm quảng bá cho bộ phim điện ảnh "".
Năm 2016, Chanyeol sáng tác và trình bày lời rap cho bài hát "Confession" nằm trong mini-album "Here I Am" của Yesung. Cậu cũng viết lời cho bài hát "Heaven" nằm trong album phòng thu thứ ba "Ex'Act" của EXO. Tháng 6 năm 2016, Chanyeol thủ vai nam chính bên cạnh Viên San San và Seohyun trong bộ phim điện ảnh Trung Quốc "Tôi và anti-fan kết hôn". Cậu cũng đã cùng Viên San San thể hiện bài hát nhạc phim "I Hate You" cho bộ phim. Tháng 10 năm 2016, Chanyeol và Tinashe góp mặt trong bài hát "Freal Luv" từ album "Identity" của Far East Movement. Tháng 12 năm 2016, Chanyeol và nữ ca sĩ Hàn Quốc Punch phát hành bài hát nhạc phim "Stay with Me" cho bộ phim truyền hình "Goblin" của đài tvN. Bài hát đạt vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng Gaon Digital Chart.
Tháng 1 năm 2017, Chanyeol đảm nhận vai phụ "Lee Yeol" trong bộ phim truyền hình "Missing 9" của đài MBC. Tháng 2 năm 2017, cậu hợp tác với nam ca sĩ "Junggigo" trong bài hát "Let Me Love You". Vào tháng 9 năm 2017, Chanyeol được mời tham dự buổi trình diễn thời trang của Tommy Hilfiger tại London.
Tháng 5 năm 2018, Chanyeol được xác nhận nhận vai phụ "Jung Se Joo" trong bộ phim truyền hình "Memories of the Alhambra" của tvN. Ngày 14 tháng 9 năm 2018, Chanyeol và thành viên cùng nhóm Sehun đã hợp tác để ra mắt đĩa đơn "We Young" cho dự án âm nhạc SM Station X 0.
Ngày 25 tháng 4 năm 2019, Chanyeol phát hành bài hát solo đầu tiên của mình với tên gọi "SSFW" thông qua dự án SM Station X 0. Ngày 5 tháng 6 năm 2019, SM Entertainment công bố Chanyeol và Sehun sẽ ra mắt với tư cách nhóm nhỏ chính thức thứ hai và bộ đôi đầu tiên của EXO với tên gọi EXO-SC. EXO-SC đã ra mắt với mini-album đầu tay "What A Life" gồm 6 bài hát vào ngày 22 tháng 7 năm 2019. Ngày 30 tháng 10 năm 2019, Chanyeol phát hành kênh " NNG ᄂᄂᄀ " của mình trên YouTube.
Ngày 21 tháng 1 năm 2020, Chanyeol và nữ ca sĩ Punch phát hành bài hát nhạc phim "Go away go away" cho bộ phim truyền hình Người thầy y đức 2 ("Romantic Doctor, Teacher Kim 2") của đài SBS. Chanyeol sẽ góp giọng trong bài hát chủ đề "Regards" thuộc full album vol.16 của Lee Sun Hee (một trong những giọng ca thành công và có ảnh hưởng nhất trong nền công nghiệp âm nhạc hiện tại của Hàn Quốc). Đây là lần đầu tiên sau 36 năm sự nghiệp, Lee Sun Hee hợp tác với một idol trong sản phẩm âm nhạc của mình. Album sẽ được phát hành vào ngày 15/06/2020.
Chanyeol bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự vào ngày 29 tháng 3 năm 2021 và ngày 6 tháng 4 cậu ấy đã phát hành bài hát "Tomorrow" thông qua SM Station. Cậu ấy được dự kiến sẽ xuất ngũ vào ngày 28 tháng 9 năm 2022.
Danh sách phim.
Chương trình truyền hình.
"Xem thêm: Danh sách chi tiết chương trình của EXO"
Liên kết ngoài.
| 1 | null |
Doh Kyung-soo (tiếng Hàn: 도경수, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1993), thường được biết đến với nghệ danh D.O., là một nam ca sĩ và diễn viên người Hàn Quốc. Được biết đến là thành viên và đảm nhiệm vị trí giọng ca chính của nhóm nhạc nam Hàn-Trung EXO do SM Entertainment thành lập và quản lý, anh ra mắt với tư cách ca sĩ solo vào tháng 7 năm 2021 với mini-album đầu tay "Empathy".
Ngoài sự nghiệp âm nhạc, D.O. còn tham gia diễn xuất trong một số bộ phim truyền hình và điện ảnh nổi bật như "Pure Love" (2016), "Anh tôi vô số tội" (2016), "Positive Physique" (2016), "Room No.7" (2017), "Lang quân 100 ngày" (2018), ' và "Swing Kids" (2018), "Công tố viên lách luật" (2022) và ' (2023).
Tiểu sử.
Doh Kyungsoo sinh ra tại Gangnam, Seoul, Hàn Quốc vào ngày 12 tháng 1 năm 1993, lớn lên tại tỉnh Gyeonggi, theo học tại trường tiểu học Goyang Poongsan, trường cấp hai Baekshin và trường cấp ba Baekseok. Anh có một người chị gái hơn 5 tuổi tên là Doh Jisoo và một anh trai lớn hơn 3 tuổi tên là Doh Seungsoo.
Năm 2010, sau khi chiến thắng tại một cuộc thi hát địa phương, D.O. tham gia thử giọng cho SM Entertainment với các bài hát "Anticipation" của Na Yoon-kwon và "My Story" của Brown Eyed Soul. Anh trở thành thực tập sinh của công ty trong hai năm cuối học cấp ba.
Sự nghiệp.
2012–2015: Ra mắt và khởi đầu sự nghiệp diễn xuất.
D.O. được công bố là thành viên chính thức thứ sáu của EXO vào ngày 30 tháng 1, và sau đó ra mắt công chúng cùng nhóm vào ngày 08 tháng 4 năm 2012. Tháng 7 năm 2013, D.O. góp mặt trong bài hát "Goodbye Summer" nằm trong album phòng thu thứ hai "Pink Tape" của nhóm nhạc nữ cùng công ty f(x). Tháng 12 năm 2013, D.O. cùng hai thành viên Baekhyun và Chen thể hiện "Miracles in December", bài hát chủ đề nằm trong mini-album mùa đông cùng tên của EXO.
Tháng 9 năm 2014, D.O. đảm nhận vai diễn đầu tiên của mình trong bộ phim điện ảnh "Cart" với vai Choi Tae-young, một học sinh cấp ba. Trong phim, mẹ của Tae-young (diễn viên Yum Jung-ah) làm việc tại một cửa hàng tạp hóa lớn và đã đứng lên đòi lại quyền lợi cho mình sau khi bị sa thải một cách bất công. Anh cũng thể hiện bài hát nhạc nền "Crying Out" của bộ phim. Nhờ vai diễn này, anh được đề cử giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất tại lễ trao giải "Grand Bell Awards" lần thứ 52. Sau đó D.O. xuất hiện trong bộ phim truyền hình "Chỉ có thể là yêu" bên cạnh hai diễn viên gạo cội Gong Hyo-jin và Jo In-sung. Anh đảm nhận vai Han Kang-woo, một hình tượng trong ảo tưởng của nhân vật chính Jang Jae-yeol (Jo In-sung), người mắc căn bệnh tâm thần phân liệt. Vai diễn này tiếp tục giúp anh được đề cử giải Diễn viên nam mới xuất sắc nhất tại lễ trao giải "Baeksang Arts Awards" lần thứ 51 và đạt được hai giải thưởng: "Diễn viên trẻ xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Quốc tế Seoul lần thứ 16 và "Diễn viên mới xuất sắc nhất" tại lễ trao giải "APAN Star Awards" lần thứ 3.
Đầu năm 2015, D.O. được các nhà phê bình bình chọn là ca sĩ thần tượng có diễn xuất tốt nhất. Tháng 6 năm 2015, anh xuất hiện với tư cách khách mời trong bộ phim truyền hình "Hello Monster (I Remember You)" của đài KBS trong vai tên giết người máu lạnh Lee Joon-young và tiếp tục gây ấn tượng với người xem và giới phê bình.
2016–2020: Các vai chính và nghĩa vụ quân sự.
Tháng 1 năm 2016, D.O. được công bố là sẽ lồng tiếng cho nhân vật chính Moongchi, một chú chó bị thất lạc chủ, trong bộ phim hoạt hình "Underdog". Phim được lên kế hoạch khởi chiếu vào năm 2017 nhưng sau đó được lùi tới tận 16 tháng 1 năm 2019 mới công chiếu. Tháng 2 năm 2016, anh song ca với Yoo Young-jin trong bài hát "Tell Me What Is Love" thuộc dự án âm nhạc Station của SM Entertainment. Trước đó anh đã biểu diễn một phần của bài hát trong chuyến lưu diễn EXO from EXO Planet #1: The Lost Planet của EXO. Sau đó D.O. thủ vai nam chính bên cạnh nữ diễn viên Kim So-hyun trong bộ phim điện ảnh tình cảm nhẹ nhàng "Pure Love". Với vai diễn này, anh đã đạt được giải "Nam diễn viên phim điện ảnh được yêu thích nhất" tại lễ trao giải Baeksang Arts Awards lần thứ 52 (2016).
Tháng 4 năm 2016, D.O. được xác nhận tham gia bộ phim điện ảnh "" của đạo diễn Kim Yong-hwa bên cạnh các diễn viên như Ha Jung-woo, Cha Tae-hyun và Ju Ji-hoon. Trong phim, anh vào vai quân nhân Won - một người lính trẻ mang trong mình đầy bi kịch khi anh vô tình giết chết người đồng đội - người anh em thân yêu nhất của mình. Tháng 10 năm 2016, anh thủ vai nam chính bên cạnh nữ diễn viên "Chae Seo-jin" trong web drama "Be Positive" do Samsung sản xuất. Tháng 11 năm 2016, anh được công bố là sẽ tham gia bộ phim điện ảnh "Room 7", khởi quay vào tháng 1 năm 2017. Tháng 11 năm 2016, anh đảm nhận vai Doo-young, một vận động viên Judo quốc gia, bên cạnh Jo Jung-suk và Park Shin-hye trong bộ phim điện ảnh "Anh tôi vô số tội". Anh và Jo Jung-suk cũng đã thể hiện bài hát chủ đề "Don't Worry" của bộ phim. Cùng với năng lực diễn xuất đa dạng và không ngừng tiến bộ được thể hiện rõ nét thông qua vai diễn này, D.O. đã đạt được năm giải thưởng ở năm lễ trao giải khác nhau.
Vào năm 2018, anh tham gia bộ phim điện ảnh "Swing Kids" có bối cảnh trong một trại tập trung ở Bắc Triều Tiên trong Chiến tranh Triều Tiên. Anh đóng vai một người lính Bắc Triều Tiên yêu thích nhảy múa. Cùng năm, anh nhận đóng vai hoàng tử trong "Dear Husband of 100 Days". Bộ phim gây cơn sốt ở Hàn Quốc và đạt raitings ấn tượng khi kết thúc, đứng thứ 5 trên bảng xếp hạng raitings ở đài cáp. Vai diễn này đã giúp anh giành được giải Nam diễn viên được yêu thích nhất tại lễ trao giải Baeksang Arts Awards lần thứ 55. Ngày 1 tháng 7 năm 2019, D.O. bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự. Cùng ngày, anh phát hành bài hát do mình đồng sáng tác "That's Okay" thông qua dự án SM Station.
2021–nay: Ra mắt với tư cách ca sĩ solo.
D.O. xuất ngũ vào ngày 25 tháng 1 năm 2021. Tháng 2 năm 2021, anh được công bố là sẽ thủ vai nam chính trong "Secret", một bản làm lại của bộ phim điện ảnh Đài Loan "Bí mật không thể nói". Tháng 6 năm 2021, SM Entertainment công bố là D.O. sẽ ra mắt với tư cách ca sĩ solo vào tháng 7 năm 2021. Mini-album đầu tay của anh, "Empathy", và bài hát chủ đề "Rose" được phát hành vào ngày 26 tháng 7. Album bán được hơn 300.000 bản trong tuần đầu tiên và lọt vào bảng xếp hạng Gaon Album Chart ở vị trí thứ nhất. Năm 2023, anh ra mắt mini-album thứ hai của mình mang tên "Expectation", ngoài ra anh còn đóng chính trong bộ phim "".
Giải thưởng và đề cử.
Chương trình âm nhạc.
Music Bank.
!Điểm | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.