filename
stringlengths 1
96
| chunk_index
int64 0
400
| content
stringlengths 200
1k
|
---|---|---|
sapporo | 0 | Sapporo (tiếng Nhật: 札幌市 Sapporo-shi, Trát Hoảng thị) là thành phố có dân số lớn thứ năm, diện tích lớn thứ ba ở Nhật Bản. Sapporo là một thành phố quốc gia và là trung tâm hành chính của tỉnh Hokkaidō.
Mọi người biết đến Sapporo là chủ nhà của Thế vận hội mùa đông 1972, Lễ hội Tuyết thường niên, yuki matsuri, đã thu hút 2 triệu khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. |
sapporo | 1 | == Lịch sử ==
Từ xưa, vùng đất Sapporo là nhà của cộng đồng dân tộc Ainu. Năm 1866, cuối thời kì Edo, bắt đầu xây dựng một con kênh đào từ Aomori qua vùng đất này, và những người đi khai hoang bắt đầu lập nên khu làng Sapporo. Cái tên này được lấy từ tiếng Ainu, nghĩa là "con sông lớn chảy qua đồng bằng".
Năm 1868 (năm được coi là ra đời Sapporo), chính phủ Minh Trị thiết lập quyền hành ở Hokkaido, thời điểm mà các cảng biển ở Hakodate nằm trong khu vực bất lợi cho phát triển và quân sự. Cuối cùng, một thủ phủ mới, nằm trên đồng bằng Ishikari, được thiết lập. Đó chính là Sapporo.
Từ 1870 đến 1871, Kiyotaka Kuroda, phó chủ tịch Hội đồng phát triển Hokkaido, đã mở rộng quan hệ với chính phủ Hoa Kỳ. Thành phố được xây dựng theo phong cách Mỹ, từ đường phố đến những khu nhà ở.
== Khu hành chính ==
Thành phố có 10 khu hành chính:
Atsubetsu-ku (厚別区)
Chuo-ku (中央区)
Higashi-ku (東区)
Kita-ku (北区)
Kiyota-ku (清田区)
Minami-ku (南区)
Nishi-ku (西区)
Shiroishi-ku (白石区)
Teine-ku (手稲区)
Toyohira-ku (豊平区) |
sapporo | 2 | == Dân số ==
Năm 2005 thành phố có 1.882.424 người, mật độ dân số là 1668 người/km² (tổng diện tích 1.121,12 km²).
== Đại học ==
Đại học Quốc gia
Đại học Hokkaido(北海道大学 - Hokkaidō daigaku, Hokkaido University)
北海道教育大学札幌校, Hokkaido University of Education, Sapporo Campus
Đại học công lập
札幌医科大学, Sapporo Medical University
札幌市立大学, Sapporo City University
== Thể thao ==
Năm 1972, Sapporo tổ chức Thế vận hội mùa đông. Nhiều công trình được xây dựng phục vụ Thế vận hội vẫn còn được sử dụng.
Năm 2006 Saporo tổ chức một số trận của Giải Vô địch Bóng rổ thế giới 2006.
Năm 2007, Sapporo là chủ nhà của Giải vô địch trượt tuyết thế giới FIS Nordic.
== Tham khảo == |
tiêu khiển | 0 | Tiêu khiển hay thú tiêu khiển được hiểu là việc làm cho tâm trạng thoái mái bằng những thú vui chơi giải trí nhẹ nhàng, nó là một yếu tố thiết yếu của con người về mặt sinh học và tâm lý học nhằm hướng đến niềm vui. Tùy theo từng người, nhóm xã hội, tâm trạng, hoàn cảnh mà người ta có những trò tiêu khiển khai thú tiêu khiển khác nhau. Một số tầng lớp những người giàu có, thành đạt thường có những thú tiêu khiển độc đáo và khá tốn kém như nuôi chó Tây, chim hiếm, cá cảnh độc, nuôi trăn khổng lồ, rắn độc, gấu, hổ, cá sấu, ăn uống dát vàng. hoặc có những bộ sưu tập đắt tiền chơi những môn thể thao, lập kỷ lục... hoặc một số trò tiêu khiển khác người thậm chí là quái đản, dị hợm
== Chú thích ==
== Xem thêm ==
Sở thích
Giải trí |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 0 | Siddhārtha Gautama hay Tất-đạt-đa Cồ-đàm (phiên âm Hán Việt từ tiếng Phạn) cũng được Phật tử gọi là Phật Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni Buddha) hay gọi đơn giản là Đức Phật, là một người giác ngộ (Phật) và là một đạo sư có thật sống vào thời kỳ Ấn Độ cổ đại. Theo tương truyền và sử liệu, ông đã sống và truyền dạy giáo lý ở phía đông tiểu lục địa Ấn Độ vào giữa thế kỷ thứ 6 và 4 TCN. Siddhārtha đã đề xướng con đường Trung đạo (Majjhimāpaṭipadā), vừa từ bỏ đời sống xa hoa và cũng vừa từ bỏ lối tu ép xác khổ hạnh thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đó. Những lời giáo pháp trong thời gian ông đi truyền bá đã đặt nền tảng cho sự hình thành của Phật giáo. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 1 | Siddhārtha Gautama được các Phật tử coi là một bậc đạo sư đã giác ngộ viên mãn và tự giải thoát hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi, hiểu rõ được sự vận hành của thế giới xung quanh, đồng thời truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người khác để họ có thể tự chấm dứt khổ đau bản thân, nhận sự hạnh phúc tối thượng. Chi tiết về cuộc đời, những lời dạy và các giới luật của ông được những học trò ghi nhớ và tổng hợp lại sau khi Siddhārtha Gautama qua đời. Hàng loạt những bản kinh ghi lại lời dạy của ông được lưu giữ qua truyền miệng và được viết thành sách 400 năm sau đó. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 3 | Dù có nhiều hoài nghi và do dự trước đây, nhưng hầu hết các học giả đều công nhận ông đã sống và truyền dạy giáo lý trong thời Mahajanapada dưới thời cai trị của Tần Bà Sa La ( 558 - 491 TCN) và qua đời trong thời gian đầu của triều đại Ajatashatru (A xà thế), là người kế thừa của Tần Bà Sa La. Cuộc đời của Tất-đạt-đa không những trùng hợp với thời kỳ phát triển của Bà La Môn, mà còn trùng với sự phát triển của trường phái tu khổ hạnh Sramana như Kỳ Na giáo, Ājīvika, Ajñana, Cārvāka (triết học duy vật khoái lạc).
Tất-đạt-đa sinh khoảng năm 624 trước Công nguyên và qua đời khi 80 tuổi (năm 543 TCN), trong một gia đình hoàng tộc thuộc dòng Thích-ca (sa. śākya) tại Kapilavastu (hv. Ca-tì-la-vệ, zh. 迦毘羅衛) thuộc Nepal ngày nay. Cha của ông là vua Tịnh Phạn (zh. 淨飯, sa. śuddhodana), mẹ là hoàng hậu Maya (sa., pi. māyādevī), sinh ra ông trong khu vực vườn Lumbini (hv. Lâm-Tỳ-Ni, zh. 嵐毘尼), một thị trấn thuộc Ấn Độ. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 4 | Có nhiều truyền thuyết về Tất-đạt-đa. Có thuyết cho rằng một đêm bà mẹ nằm mơ thấy một vị Bồ Tát với dạng con voi trắng vào bụng mình. Thái tử sinh ra từ hông phải của mẹ, sau đó đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất nói:
Trong kinh A-hàm có ghi bốn câu nói của ông khi mới sinh. Bốn câu đó nguyên văn chữ Hán là:
Thiên thượng thiên hạ,
Duy ngã độc tôn.
Nhất thiết thế gian,
Sinh lão bệnh tử. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 5 | === Cuộc sống ban đầu và hôn nhân ===
Ngay lúc sinh ra, ông đã có đầy đủ tướng tốt (Ba mươi hai tướng tốt). Do đó, các nhà tiên tri đều cho rằng ông sẽ trở thành một đại đế vĩ đại (Chuyển Luân Thánh Vương) hoặc là một thánh nhân xuất thế, một bậc giác ngộ tối thượng (Phật). Bảy ngày sau khi sinh thì hoàng hậu Maya - mẹ của ông mất, ông được người dì là Mahāprajāpatī (hv. Ma-ha-ba-xà-ba-đề, zh. 摩呵波闍波提) chăm sóc. Năm lên 16 tuổi, Tất-đạt-đa kết hôn với công chúa Yaśodharā (hv. Da-du-đà-la, zh. 耶輸陀羅). Ông đã sống một cuộc sống thanh tịnh dù là một thái tử đến năm 29 tuổi cho đến khi bắt đầu lên đường tìm chân lý đích thực. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 6 | Vua cha Tịnh Phạn vốn muốn con ông nối nghiệp mình nên không muốn thái tử đi tu. Ông đã cho nhiều người danh tiếng dạy dỗ cho con rất kỹ lưỡng, nhất là không để ông tiếp xúc với cảnh khổ của cuộc đời. Tuy thế, do nhân duyên không thể tránh khỏi, sau bốn lần ra bốn cửa thành và thấy cảnh người già, người bệnh, người chết và một vị tu sĩ, thái tử phát tâm rồi từ biệt hoàng cung, sống cảnh không nhà. Tương truyền rằng, bốn cảnh ngộ vừa kể là những cảnh tượng do các vị người trời tạo ra nhằm nhắc nhở ông lên đường tu học Phật quả. Tất-đạt-đa thấy rằng ba cảnh đầu tượng trưng cho cái Khổ trong thế gian và hình ảnh tu sĩ chính là cuộc đời của ông. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 7 | === Xuất gia và giác ngộ ===
Năm 29 tuổi, sau khi công chúa Da-du-đà-la hạ sinh một bé trai - được đặt tên là La-hầu-la (zh. 羅睺羅, sa. rāhula) (nghĩa là Chướng ngại), Tất-đạt-đa quyết định từ bỏ cuộc sống xa hoa, lìa cung điện bất chấp nỗ lực ngăn cản của cha mình. Ông gọi người nô bộc trung thành là Channa (Sa Nặc) lấy con ngựa Kantaka (Kiền Trắc) rồi ra đi. Khi tới bờ sông Anomà, Thái tử dừng lại, bỏ ngựa, cạo râu, tóc, trao y phục và đồ trang sức cho Channa, lệnh cho Channa trở về. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 8 | Ông bắt đầu thử cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau. Ông quyết tâm tìm cách diệt khổ và tìm mọi đạo sư với các giáo pháp khác nhau. Theo truyền thống Ấn Độ bấy giờ chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Các vị đạo sư khổ hạnh danh tiếng thời đó là A-la-la Ca-lam (阿羅邏迦藍, sa. ārāda kālāma, pi. āḷāra kālāma) và Ưu-đà-la La-ma tử (優陀羅羅摩子, sa. rudraka rāmaputra, pi. uddaka rāmaputta). Nơi A-la-la Ca-lam, Tất-đạt-đa nhanh chóng đạt đến cấp Thiền Vô sở hữu xứ (sa. ākiṃcanyāyatana, pi. ākiñcaññāyatana), nơi Ưu-đà-la La-ma tử thì học đạt đến cấp Phi tưởng phi phi tưởng xứ (sa. naivasaṃjñā-nāsaṃñāyatana, pi. nevasaññā-nāsaññāyatana), đều là những trạng thái siêu việt của thiền định. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 9 | Nhưng Tất-đạt-đa cũng không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc của mình, chưa đạt đến mức độ triệt để cho việc giải thoát khổ đau, không phải là chân lý tối hậu, nên quyết tâm tự mình tìm đường giải thoát và có năm Tỳ-kheo (năm anh em Kiều Trần Như, sa. Koṇḍañña) đồng hành. Sau nhiều năm tu khổ hạnh gần kề cái chết, ông nhận ra đó không phải là phép tu dẫn đến giác ngộ, bắt đầu ăn uống bình thường, năm tỉ-khâu kia thất vọng bỏ đi. Cách tu cực khổ được Phật nhắc lại sau khi thành đạo như sau: |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 10 | Này Aggivessana, rồi Ta tự suy nghĩ như sau: "Ta hãy giảm thiểu tối đa ăn uống, ăn ít từng giọt một, như súp đậu xanh, súp đậu đen hay súp đậu hạt hay súp đậu nhỏ." Và này Aggivessana, trong khi Ta giảm thiểu tối đa sự ăn uống, ăn từng giọt một, như súp đậu xanh, xúp đậu đen hay súp đậu hột hay xúp đậu nhỏ, thân của Ta trở thành hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo; vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà; vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh; vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột một nhà sàn hư nát; vì Ta ăn quá ít, nên con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu; vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 11 | thâm sâu; vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ da bụng", thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: "Ta hãy rờ xương sống", thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Aggivessana, da bụng của Ta đến bám chặt xương sống. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: "Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện" thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Aggivessana, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Aggivessana, trong khi Ta xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít. Lại nữa, này Aggivessana, có người thấy vậy nói như sau: "Sa-môn Gotama có da đen." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama, da không đen, Sa-môn Gotama có da màu xám." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama da không đen, da không xám." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama da không đen, da không xám, |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 12 | "Sa-môn Gotama, da không đen, Sa-môn Gotama có da màu xám." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama da không đen, da không xám." Một số người nói như sau: "Sa-môn Gotama da không đen, da không xám, Sa-môn Gotama có da màu vàng sẫm." Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, da của Ta vốn thanh tịnh, trong sáng bị hư hoại vì Ta ăn quá ít." |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 13 | Không đạt giải thoát với cách tu khổ hạnh, ông từ bỏ phép tu này. Quả quyết rằng mình đã đi đến chỗ cùng cực của công phu tu khổ hạnh và khổ hạnh không dẫn đến giác ngộ, ông tìm phương pháp khác, và nhớ lại một kinh nghiệm thời thơ ấu, lúc đang ngồi dưới gốc cây mận:
Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc dòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (pi. jambu), Ta li dục, li pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỉ lạc do li dục sinh, có tầm, có tứ." Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: "Đạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Đây là đạo lộ đưa đến giác ngộ." Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta có sợ chăng lạc thụ này, một lạc thọ li dục, li pháp bất thiện?" Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: "Ta không sợ lạc thụ này, một lạc thọ li dục, li pháp bất thiện." |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 14 | Sau đó Tất-đạt-đa ăn uống bình thường trở lại, đến Giác Thành, ngồi dưới gốc một cây Bồ-đề ở Bồ Ðề Ðạo Tràng và nguyện sẽ nhập định không rời chỗ ngồi cho đến lúc tìm ra nguyên nhân và cơ chế của Khổ. Sau 49 ngày thiền định—mặc dù bị Ma vương quấy nhiễu bằng nhiều phương thức—Tất-đạt-đa đã đạt giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 35. Từ thời điểm đó, Tất-đạt-đa biết mình là Phật, là một bậc Giác ngộ, và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh một lần nào nữa. Kinh nghiệm giác ngộ của Phật được ghi lại như sau trong kinh sách theo chính lời của Tất-đạt-đa như sau:
"... Sau khi hoàn lại sinh lực (sau khi tu khổ hạnh vô ích), ta chú tâm giải thoát khỏi những tư tưởng tham ái, bất thiện và đạt được sơ thiền, sau đó nhị thiền, tam thiền và tứ thiền (Tứ thiền), nhưng những cảm giác hỉ lạc này không để lại dấu vết gì trong tâm ta. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 15 | Khi tâm ta được an tịnh, thanh lọc, không bị dục vọng cấu uế, nhạy bén, chắc chắn, bất động, ta hướng nó về những ký ức và nhận thức về các kiếp trước. Ta nhớ lại nhiều tiền kiếp, một, hai, ba, bốn, năm,..., trăm ngàn kiếp trước, nhớ những chu kì của thế giới. 'Nơi đó ta đã sống, tên của ta đã như thế, gia đình của ta là như thế, nghề nghiệp của ta, giai cấp xã hội của ta... Ta đã chết như vầy...'. Sự hiểu biết (sa. vidyā, pi. vijjā) đầu tiên này ta đã đạt được trong canh đầu ... |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 16 | Sau đó ta chú tâm đến sự sinh thành và hoại diệt của chúng sinh. Với con mắt của chư thiên, trong sáng, siêu việt mọi giới hạn nhân thế, ta thấy chúng sinh hình thành và tiêu hoại,...chúng sinh tái sinh theo nghiệp lực. Ta nhận ra rằng 'Chúng sinh tạo nghiệp bất thiện qua ba ải thân khẩu ý đều chìm đắm sau khi chết, tái sinh trong đoạ xứ, địa ngục. Các chúng sinh nào tạo thiện nghiệp bằng thân khẩu ý được tái sinh trong thiện đạo, sau khi chết được lên cõi thiên'... Sự hiểu biết thứ hai này ta đã đạt được trong canh hai . |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 17 | Sau đó ta chú tâm nhận thức về sự tiêu diệt các lậu hoặc (漏, sa. āsrava, pi. āsava) và nhìn nhận như thật: 'Đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là phương pháp tiêu diệt khổ, đây là con đường tiêu diệt khổ', và khi ta nhận thức được điều này, tâm ta thoát khỏi dục vọng, ham muốn tồn tại, vô minh. Ta tự hiểu chân lý 'Tái sinh ta đã đoạn, cuộc sống tu tập của ta đã hoàn tất, ta đã hoàn thành những gì phải làm. Cuộc sống (khổ đau) này ta đã vượt qua'... Sự hiểu biết thứ ba này ta đã đạt được trong canh ba ...". |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 18 | Ông lúc đó biết rằng kinh nghiệm giác ngộ của mình không thể dùng ngôn từ hay bất cứ một cách nào khác để truyền đạt cũng như ông thấy con người đã bị áp đảo bởi vô minh, tham lam và thù hận nên họ rất khó có thể nhận ra "con đường", vốn rất sâu sắc và khó nắm bắt nên ông tiếp tục yên lặng ngồi quán chiếu tâm chúng sinh dưới gốc cây Bồ-đề một thời gian. Cuối cùng, được sự thỉnh cầu, với lòng thương yêu chúng sinh, ông chấm dứt sự yên lặng và quyết định chuyển Pháp luân, dựa vào căn cơ của chúng sinh thuyết Pháp cứu độ. Từ đó ông có danh hiệu Thích-ca Mâu-ni — "Trí giả của dòng dõi Thích-ca". |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 19 | === Thành lập tăng đoàn và truyền giảng giáo lý ===
Sau khi giác ngộ, Tất-đạt-đa có ý định gặp 2 vị thầy cũ của mình là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta, nhưng cả 2 vị đều đã qua đời cách đây không lâu. Ông lại thấy năm người bạn đồng tu xưa kia của mình đang ở tại vườn Nai gần Benarès và truyền dạy giáo lý của mình cho họ. Tất cả năm vị sau đó đều trở thành A-la-hán. Sự kiện này diễn ra vào một ngày trăng rằm, đúng hai tháng sau khi Tất-đạt-đa thành đạo. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 20 | Ông bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát. Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, ông đã giảng Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Vô ngã, Vô thường, Luân hồi, Duyên khởi, quy luật Nhân quả (Nghiệp) và nhiều bài pháp khác mở rộng phù hợp với căn cơ của nhiều người. Tại vườn Lộc Uyển ở Sarnath gần Ba-la-nại (Benares hay còn gọi là Varanasi), ông bắt đầu những bài giảng đầu tiên, gọi là "Chuyển Pháp luân". Ông đi nhiều nơi, nhiều vùng miền ở lục địa Ấn Độ, giảng giải giáo pháp và điều này diễn ra liên tục từ năm này qua năm khác. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 21 | Ông hay lưu trú tại Vương-xá (zh. 王舍城, sa. rājagṛha), Xá-vệ (zh. 舍衛城, sa. sāvatthī) và Phệ-xá-li (zh. 吠舍釐, sa. vaiśālī), sống bằng khất thực, không nhà ở cố định. Thông qua những lời dạy của mình về phương pháp đem lại an lạc, hạnh phúc cho chúng sinh, Tất-đạt-đa đã dần dần gây dựng được một đội ngũ đệ tử lớn gồm 4 thành phần: tỳ-kheo (nam tu sĩ), tỳ-kheo-ni (nữ tu sĩ), ưu-bà-tắc (nam cư sĩ), ưu-bà-di (nữ cư sĩ). Trong hàng đệ tử tại gia của ông có những nhân vật quyền thế như vua Tần-bà-sa-la (zh. 頻婆娑羅, sa. bimbisāra) và vương hậu Vi-đề-hi (Vaideli) của xứ Ma-kiệt-đà, vua Ba-tư-nặc và vương hậu Mạt-lợi (Mallika) nước Kiều-tát-la. Chính Vua Tần-bà-sa-la đã dâng cung cho Tăng đoàn ngôi tu viện đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, đó là Tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana) tại kinh đô Vương-xá. Ngoài ra trưởng giả Cấp Cô Độc, một thương gia giàu có ở kinh thành Xá-vệ, cũng cúng dường cho giáo đoàn của Phật Thích-ca cũng được một ngôi tịnh xá trong khu vườn của Thái tử Kỳ-đà tại Xá-vệ, được kinh |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 22 | ra trưởng giả Cấp Cô Độc, một thương gia giàu có ở kinh thành Xá-vệ, cũng cúng dường cho giáo đoàn của Phật Thích-ca cũng được một ngôi tịnh xá trong khu vườn của Thái tử Kỳ-đà tại Xá-vệ, được kinh điển gọi là tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana). Kinh Phật cho biết Cấp Cô Độc đã lót vàng khắp sân vườn để mua lại nó từ tay Thái tử Kỳ-đà, con trai quốc vương Ba-tư-nặc. Các đệ tử quan trọng của ông là A-nan-đà, Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Ma-ha-ca-diếp, A-na-luật và Phú-lâu-na. Cũng trong thời gian này, đoàn Tỉ-khâu-ni (sa. bhikṣuṇī) được thành lập do di mẫu của Tất-đạt-đa là bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề làm ni trưởng. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 23 | Cuộc đời ông cũng gặp nhiều người xấu muốn ám hại. Trong số đó, có Đề-bà-đạt-đa là người em họ, muốn giành quyền thống lĩnh Tăng-già, nên rắp tâm tìm cách giết hại ông nhiều lần nhưng không thành. Tuy thế Đề-bà-đạt-đa đã chia rẽ được một số thành viên khỏi Tăng-già ở Phệ-xá-li. Tất-đạt-đa đi con đường trung đạo và tùy thuận chúng sinh, ngược lại Đề-bà-đạt-đa chủ trương một cuộc sống khổ hạnh cực đoan. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 24 | === Qua đời ===
Trong kinh điển Pali, Tất-đạt-đa sống thọ được 80 tuổi. Tuy trải qua suốt phần đời còn lại - 45 năm đi giảng dạy (có tài liệu nói là 49 năm), nhưng ông lại tuyên bố Như Lai chưa từng nói lời nào, bởi tất cả lời dạy của Như Lai vốn đã là chân lý từ muôn thuở, bất chấp sự tồn tại của chúng sinh hay Phật. Lời dạy cuối cùng của ông là: "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, chịu biến hoại, hãy tinh tiến tu học (để đạt giải thoát)!". Theo kinh Đại bát-niết-bàn (pi. mahāparinibbāna-sutta), ông qua đời tại thành phố Câu-thi-na (zh. 拘尸那, sa. kuṣinagara) của bộ tộc Malla vào năm 486 (hay 483 trước Công nguyên). Trước đó sức khoẻ của ông đã trở nên rất yếu sau khi dùng bữa cúng dường tại nhà thí chủ Thuần-đà (zh. 純陀, pi. cunda), tuy nhiên sau đó ông có nhấn mạnh cho tôn giả A-nan-đà hiểu là Tăng chúng không nên khiển trách, người thợ rèn đó đã có thiện ý tối thượng. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 25 | Trước khi qua đời, Tất-đạt-đa tạo điều kiện cho các tỳ-kheo cơ hội cuối cùng để chất vấn hay hỏi đáp nếu như có những vấn đề hay những điểm nào còn chưa sáng tỏ có thể đưa đến các kiến giải khác nhau về sau, tuy nhiên các vị này đã im lặng.
Theo các Phật tử, ông đã nhập Niết-bàn thông qua các mức thiền định, một trạng thái giải thoát hoàn toàn khổ đau của cuộc sống. Theo truyền thuyết Pali thì ông mất vào ngày rằm tháng tư, còn văn bản Phạn ngữ chép ngày mất của ông là ngày rằm tháng 11. Trong buổi hoả thiêu xác của Tất-đạt-đa có nhiều hiện tượng lạ xảy ra.
Mặc dù cuộc đời Tất-đạt-đa có nhiều huyền thoại bao phủ nhưng các nhà khảo cổ học và nhân chủng học - vốn hay có nhiều hoài nghi và thành kiến - cũng đều nhất trí công nhận ông là một nhân vật lịch sử và là người đã thành lập ra Phật giáo. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 27 | == Ngoại hình ==
Có nhiều miêu tả về ngoại hình của Tất-đạt-đa trong các kinh điển Phật giáo. Là một vị hoàng tử có đầy đủ 32 tướng tốt, ông đã được tập huấn, rèn luyện sức mạnh, được nuôi dạy rất chu đáo về cả văn lẫn võ. Từ năm 13 tuổi ông được truyền thụ võ nghệ và có sở trường bắn cung. Từ lúc trước khi ra đi tìm đạo, ông đã là người có cơ thể cường tráng, phi phàm hơn người.
Một người Bà la môn Sonadanda miêu tả ngoại hình ông là "đẹp trai, ưa nhìn, cùng với một làn da rất đẹp. Ông ta có vẻ ngoài thần thái và oai nghiêm..."
Ngài đẹp đẽ, xinh tươi, dễ nhìn, một hình sắc tốt đẹp nhất, hình thể và nét trang nghiêm của ngài như Brahma, ngoại hình của Ngài đẹp đẽ (Digha Nikaya, Kinh số 4).
Ngài đẹp đẽ, gây được niềm tin, với ý thức điềm tĩnh và tâm trí thanh tịnh, trầm tĩnh và tự chủ, như một con voi được thuần phục một cách hoàn hảo (Anguttara Nikaya, Kinh số 36). |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 28 | Ngài đẹp đẽ, gây được niềm tin, với ý thức điềm tĩnh và tâm trí thanh tịnh, trầm tĩnh và tự chủ, như một con voi được thuần phục một cách hoàn hảo (Anguttara Nikaya, Kinh số 36).
Có những đệ tử của ông đang trong quá trình tu tập chưa trở thành A la hán, bị mê hoặc bởi vẻ ngoài của ông, nhưng đã được ông khuyên chấm dứt việc đó, và nhắc nhở rằng không nên nhìn ông bằng hình tướng bên ngoài, mà nên nhìn vào giáo pháp của ông truyền dạy thì mới thấy được một Như Lai chân thật. Trong kinh Kim cang có bài kệ: “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai”, tức là nếu dùng sắc thấy Ta, dùng âm thanh cầu Ta, người đó hành đạo tà, không thể thấy Như Lai. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 29 | Không có một tác phẩm, văn bản nào miêu tả rõ ngoại hình Tất-đạt-đa Cồ-đàm dưới dạng con người cho đến khoảng thế kỷ thứ 1 TCN, sau thời gian đó thì mới bắt đầu có những mô tả về hình dáng được cho là của ông trong Kinh Lakkhaṇa Sutta. Ngoài ra, Yasodhara mô tả sơ lược hình dáng của Tất-đạt-đa Cồ-đàm sau khi ông lần đầu tiên trở lại cung điện của mình trong kinh điển Pali, Narasīha Gāthā.
Trong 32 tướng tốt, nhiều người nói rằng ông có đôi mắt xanh biếc. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 31 | == Các danh xưng khác của Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Thập hiệu) ==
Như Lai (zh. 如來, sa., pi. tathāgata), là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi Chân như". Phật giáo Mật Tông còn gọi là "Tỳ Lô Giá Na", dịch ý nghĩa là "Đại Nhật Như Lai". Theo tiếng Phạn, "Tỳ Lô Giá Na" là tên gọi khác của Mặt Trời. Dùng danh hiệu "Tỳ Lô Giá Na" có nghĩa coi Tất-đạt-đa Cồ-đàm là Mặt Trời hồng không bao giờ tắt; tuệ giác của ông như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối vô minh.
Ứng Cúng (zh. 阿羅漢, sa. arhat, pi. arahant), dịch nghĩa là A La Hán (zh. 應供), là "Người đáng được cúng dường", đáng được tôn kính.
Chính Biến Tri (zh. 正遍知, sa. samyaksaṃbuddha), dịch theo âm là Tam-miệu-tam-phật-đà (zh. 三藐三佛陀), là "Người hiểu biết đúng tất cả các pháp".
Minh Hạnh Túc (zh. 明行足, sa. vidyācaraṇasaṃpanna), nghĩa là "Người có đủ trí huệ và đức hạnh", tức là có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh). |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 32 | Thiện Thệ (zh. 善逝, sa. sugata), là "Người đã đi một cách tốt đẹp"
Thế Gian Giải (zh. 世間解, sa. lokavid), là "Người đã thấu hiểu thế giới"
Vô Thượng sĩ (zh. 無上士, sa. anuttarapuruṣa), là "Đấng tối cao, không ai hơn"
Điều Ngự Trượng Phu (zh. 調御大丈夫, sa. puruṣadamyasārathi), nghĩa là "Người đã chế ngự được bản ngã và nhân loại". Điều Ngự Trượng Phu còn một nghĩa khác nữa là Tất-đạt-đa Cồ-đàm có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo.
Thiên Nhân Sư (zh. 天人師, sa. devamanuṣyānāṃ śāstṛ), là "Bậc thầy của cõi người và cõi trời"
Phật Thế Tôn (zh. 佛世尊, sa. buddhalokanātha, buddhalokajyeṣṭha, bhagavān), là "Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính" |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 33 | == Hình ảnh của Tất-đạt-đa Cồ-đàm trong các tôn giáo khác trên thế giới ==
Nhiều người theo Hindu giáo cho rằng Tất-đạt-đa Cồ-đàm là hóa thân thứ 9 của thần Vishnu. Tuy nhiên qua các lời dạy của ông thì tất cả đều đi ngược lại giáo điều tôn giáo của họ, điển hình là phủ nhận quyền năng của Vedas và phủ nhận sự tồn tại của Ngã, linh hồn trường tồn, bất biến (Atman) nên chi tiết này có lẽ là do họ thêm bớt.
Tất-đạt-đa Cồ-đàm được một giáo phái Hồi giáo Ahmadiyya coi như là một nhà tiên tri. Một số tín đồ Phật giáo Trung Quốc thời sơ khai từng nghĩ Tất-đạt-đa Cồ-đàm là hóa thân của Laozi (Lão Tử) trong Đạo giáo (Lão giáo).
Các tín đồ của Đạo Cao Đài tôn thờ ông như một bậc thầy tôn giáo lớn của họ. Hình ảnh của Tất-đạt-đa Cồ-đàm có thể được tìm thấy trong cả Tòa Thánh và trên bàn thờ ở nhà. Ông cũng được họ cho là có mối liên hệ với những người sáng lập tôn giáo lớn khác như Jesus, Lão Tử hoặc Khổng Tử. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 34 | Kể từ thời kỳ Nara ở Nhật Bản, thuyết "bản địa thùy tích" được khởi xướng với quan điểm rằng các vị thần của Nhật Bản thực tế là hóa thân của Phật, và người ta đã xác định "nguồn gốc Phật" của nhiều vị thần và tạo tác các tượng thần dưới hình dáng tăng lữ.
Câu chuyện của hai vị thánh - Barlaam và Josaphat trong Thiên Chúa giáo đã được "Công giáo hóa" từ chính câu chuyên thật của cuộc đời Tất-đạt-đa Cồ-đàm, được dịch ra từ tiếng Ấn sang tiếng Ba Tư rồi sang Tiếng Ả- rập để cuối cùng chuyển ngữ thành tiếng Hy Lạp.
Trong giáo phái Gnostic cổ của Manichaeism, Tất-đạt-đa Cồ-đàm được cho là một trong số những vị thầy giảng đạo của Đức Chúa Trời trước khi Mani xuất hiện. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 35 | == Tất-đạt-đa Cồ-đàm trong nghệ thuật và điện ảnh ==
=== Phim ===
Little Buddha, bộ phim của Bernado Bertolucci năm 1994
Prem Sanyas, bộ phim câm 1925, đạo diễn bởi Franz Ostenn và Himansu Rai
Con đường giác ngộ, bộ phim nhựa Việt Nam do Công Hậu làm đạo diễn. Phim được chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh) và Công ty Nghiệp Thắng sản xuất vào năm 2013. Diễn viên Tuấn Phương diễn vai Đức Phật. Ngày 8 tháng 6 năm 2014, phim đạt Giải nhất trong Liên hoan phim Vesak, được tiến hành nhân dịp Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak lần thứ 11 ở Việt Nam với sự tham dự của 95 quốc gia.
=== Phim truyền hình ===
Buddha, phim truyền hình lịch sử của Ấn Độ năm 2013, do diễn viên Himanshu Soni đảm nhận vai Tất-đạt-đa Cồ-đàm. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 36 | === Phim truyền hình ===
Buddha, phim truyền hình lịch sử của Ấn Độ năm 2013, do diễn viên Himanshu Soni đảm nhận vai Tất-đạt-đa Cồ-đàm.
=== Văn học ===
The Light of Asia, một bài thơ sử thi của Edwin Arnold năm 1879.
Buddha, một loạt truyện manga từ 1972-1983 của Osamu Tenzuka.
Tất Đạt Đa, bộ tiểu thuyết của Hermann Hesse, viết bằng tiếng Đức vào năm 1922.
Lord of Light, một cuốn tiểu thuyết của Roger Zelazny, nói về một con người trong tương lai xa ở Trái Đất, sẽ dùng Phật pháp để giảng dạy con người, chống đối lại các vị thần.
=== Âm nhạc ===
Karuna Nadee, một vở kịch diễn xướng của Dinesh Subasinghe năm 2010.
Ánh sáng Á Châu, một vở kịch diễn xướng của Dubley Buck năm 1886. |
tất-đạt-đa cồ-đàm | 37 | === Âm nhạc ===
Karuna Nadee, một vở kịch diễn xướng của Dinesh Subasinghe năm 2010.
Ánh sáng Á Châu, một vở kịch diễn xướng của Dubley Buck năm 1886.
== Xem thêm ==
Nhiên Đăng Cổ Phật (Dipankara)
Phật Tỳ Bà Thi (hay Phật Bỳ Lư Thi, Vipasyin)
Phật Thi Khí (Sikhin)
Phật Tỳ Xá Phù (hay Phật Tỳ Xá Bà, Visvabhu)
Phật Câu Lưu Tôn (hay Phật Câu Lâu Tôn, Krakucchanda)
Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni)
Phật Ca Diếp (Kasyapa)
Phật Di Lặc (sa. maitreya, pi. metteyya)
Phật
Phật giáo
Lịch sử Phật giáo
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài == |
danh sách thiên hoàng (nhật bản) | 0 | Sau đây là danh sách truyền thống các Thiên hoàng Nhật Bản. Ngày tháng của 28 vị Thiên hoàng đầu tiên, đặc biệt là 16 người đầu, là dựa trên hệ thống lịch Nhật Bản. Dường như quốc gia Nhật Bản không phải thực sự được sáng lập vào năm 660 TCN, xem thêm bài thời kỳ Yamato và Himiko. Danh sách những người tự xưng hay được gọi là Thiên hoàng (追尊天皇, 尊称天皇, 異説に天皇とされる者, 天皇に準ずる者, 自称天皇) có thể xem tại wikipedia tiếng Nhật 天皇の一覧.
== Danh sách Thiên hoàng Nhật Bản ==
== Chú thích == |
danh sách thiên hoàng (nhật bản) | 1 | == Tham khảo ==
Ackroyd, Joyce. (1982). [ Arai Hakuseki, 1712] Tokushi yoron; "Lessons from History: the Tokushi yoron" translated by Joynce Ackroyd. Brisbane: University of Queensland Press. 10-ISBN 0-7022-1485-X; 13-ISBN 978-0-702-2148-5
Brown, Delmer and Ichiro Ishida, eds. (1979). [ Jien, kh.1220], Gukanshō; "The Future and the Past: a translation and study of the 'Gukanshō,' an interpretive history of Japan written in 1219" translated from the Japanese and edited by Delmer M. Brown & Ichirō Ishida. Berkeley: University of California Press. ISBN 0-520-03460-0 |
danh sách thiên hoàng (nhật bản) | 2 | Titsingh, Isaac. (1834). [Siyun-sai Rin-siyo/Hayashi Gahō, 1652]. Nipon o daï itsi ran; ou, Annales des empereurs du Japon, tr. par M. Isaac Titsingh avec l'aide de plusieurs interprètes attachés au comptoir hollandais de Nangasaki; ouvrage re., complété et cor. sur l'original japonais-chinois, accompagné de notes et précédé d'un Aperçu d'histoire mythologique du Japon, par M. J. Klaproth. Paris: Oriental Translation Society of Great Britain and Ireland.Download bản đầy đủ (bằng tiếng Pháp)
Varley, H. Paul, ed. (1980). [ Kitabatake Chikafusa, 1359], Jinnō Shōtōki ("A Chronicle of Gods and Sovereigns: Jinnō Shōtōki of Kitabatake Chikafusa" translated by H. Paul Varley). New York: Columbia University Press. ISBN 0-231-04940-4 |
20 tháng 12 | 1 | == Sự kiện ==
403 – Tấn An Đế sai người dâng tỉ thiện vị cho Sở vương Hoàn Huyền, kết thúc triều Đông Tấn, tức ngày Canh Thìn (20) tháng 11 năm Quý Mão.
933 – Tống vương Lý Tòng Hậu trở thành hoàng đế của Hậu Đường, ngày Tân Sửu (29) tháng 11 năm Quý Tị.
1803 – Thương vụ mua vùng đất Louisiana hoàn thành trong một buổi lễ tại New Orleans.
1860 – Nam Carolina trở thành bang đầu tiên trong số 11 bang duy trì chế độ nô lệ ly khai khỏi Hoa Kỳ.
1917 – Ủy ban Đặc biệt toàn Nga (Cheka), cơ quan mật vụ của nước Nga Xô Viết, được thành lập.
1946 – Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
1955 – Cardiff được tuyên bố là thủ đô của Wales, Anh Quốc.
1960 – Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
1963 - Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Gò Công.
1971 – Zulfikar Ali Bhutto trở thành tổng thống thứ tư của Pakistan.
1977 – Djibouti và Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc. |
20 tháng 12 | 2 | 1963 - Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Gò Công.
1971 – Zulfikar Ali Bhutto trở thành tổng thống thứ tư của Pakistan.
1977 – Djibouti và Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc.
1987 – Phà chở khách MV Doña Paz bị đắm sau khi va chạm với một tàu chở dầu tại eo biển Tablas, Philippines, khiến khoảng 4.000 người thiệt mạng.
1989 – Hoa Kỳ đưa quân vào Panama nhằm lập đổ chính phủ của Tổng thống Manuel Noriega.
1991 – Paul Keating tuyên thệ nhậm chức thủ tướng thứ 24 của Úc sau khi đánh bại Bob Hawke trong cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo Đảng Lao động Úc.
1994 – Khánh thành Nhà máy thủy điện Hòa Bình tại Việt Nam.
1995 – NATO bắt đầu sứ mạnh gìn giữ hòa bình tại Bosna và Hercegovina.
1999 – Bồ Đào Nha chuyển giao chủ quyền Ma Cao cho Trung Quốc. |
20 tháng 12 | 3 | == Sinh ==
1820 – Julius Heinrich von Boehn, tướng lĩnh người Đức (s. 1893)
1890 – Jaroslav Heyrovský, nhà hóa học người Séc, đoạt giải Nobel (m. 1967)
1894 – Robert Menzies, chính trị gia người Úc, thủ tướng thứ 12 của Úc (m. 1978)
1915 – Aziz Nesin, tác gia người Thổ Nhĩ Kỳ (m. 1995)
1924 – Nguyễn Đình Thi, nhà thơ người Việt Nam (m. 2003)
1927 – Kim Young-sam, chính trị gia người Hàn Quốc tổng thống thứ 7 của Hàn Quốc
1940 – Đa Minh Mai Thanh Lương, linh mục người Việt-Mỹ
1956 – Mohamed Ould Abdel Aziz, tướng lĩnh và chính trị gia người Mauritania, Tổng thống Mauritania
1958 – Nguyễn Thị Quyết Tâm, chính trị gia người Việt Nam
1960 – Kim Ki Duk, đạo diễn người Hàn Quốc
1963 – Elena, Công chúa Tây Ban Nha
1976 – Lý Ngọc, diễn viên người Trung Quốc
1978 – Geremi Njitap, cầu thủ bóng đá người Cameroon
1980 – Ashley Cole, cầu thủ bóng đá người Anh
1980 – Martín Demichelis, cầu thủ bóng đá người Argentina
1982 – David Cook, ca sĩ-người viết ca khúc, tay chơi guitar người Mỹ |
20 tháng 12 | 4 | 1980 – Ashley Cole, cầu thủ bóng đá người Anh
1980 – Martín Demichelis, cầu thủ bóng đá người Argentina
1982 – David Cook, ca sĩ-người viết ca khúc, tay chơi guitar người Mỹ
1983 – Lara Stone, người mẫu người Hà Lan
1988 – Aso Nozomi, diễn viên khiêu dâm người Nhật Bản
1990 – Joanna Noëlle Blagden Levesque, nghệ danh JoJo, ca sĩ-người viết ca khúc và diễn viên người Mỹ
1995 – Feliks Zemdegs, vận động viên rubic người Úc |
20 tháng 12 | 5 | == Mất ==
217 – Giáo hoàng Đêphyrinô
1355 – Stefan Dushan, "quốc vương của người Serbia và người Hy Lạp" (m. 1308)
1590 – Ambroise Paré, thầy thuốc người Pháp (s. 1510)
1722 – Ái Tân Giác La Huyền Diệp, tức Khang Hy Đế, hoàng đế của triều Thanh, tức 13 tháng 11 năm Nhâm Dần (s. 1654)
1873 – Nguyễn Tri Phương, danh tướng nhà Nguyễn Việt Nam, tức 1 tháng 11 năm Quý Dậu (s. 1800)
1921 – Hans Hartwig von Beseler, tướng người Đức (s. 1850)
1921 – Julius Richard Petri, nhà vi khuẩn học người Đức (s. 1852)
1929 – Émile Loubet, chính trị gia người Pháp, tổng thống thứ 8 của Pháp (s. 1838)
1937 – Erich Ludendorff, tướng người Đức (s. 1865)
1941 – Igor Severyanin, nhà thơ người Nga (s. 1887)
1954 – James Hilton, tác gia người Anh (s. 1900)
1954 – Phạm Viết Muôn, chính trị gia người Việt Nam
1961 – Earle Page, chính trị gia người Úc, thủ tướng thứ 11 của Úc (s. 1880)
1968 – John Steinbeck, nhà văn, giải thưởng Nobel người Mỹ (s. 1902) |
20 tháng 12 | 6 | 1954 – Phạm Viết Muôn, chính trị gia người Việt Nam
1961 – Earle Page, chính trị gia người Úc, thủ tướng thứ 11 của Úc (s. 1880)
1968 – John Steinbeck, nhà văn, giải thưởng Nobel người Mỹ (s. 1902)
1968 – Max Brod, tác gia, nhà soạn nhạc, nhà báo người Do Thái sinh tại Áo-Hung, sau trở thành người Israel (s. 1884)
1971 – Suzuki Shigeyoshi, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản (s. 1902)
1982 – Arthur Rubinstein, nghệ sĩ dương cầm người Ba Lan (s. 1887)
1990 – Trần Văn Đỗ, chính trị gia người Việt Nam (s. 1903)
1996 – Carl Sagan, nhà thiên văn, nhà văn người Mỹ (s. 1934)
2009 – Brittany Murphy, diễn viên người Mỹ (s. 1977)
2012 – Duy Quang, ca sĩ và nhạc sĩ người Việt Nam-Mỹ (s. 1950)
2013 – Việt Dzũng, ca sĩ và nhạc sĩ người Việt Nam-Mỹ (s. 1958) |
latvia | 0 | Latvia (phiên âm tiếng Việt: Lát-vi-a, tiếng Latvia: Latvija [ˈlatvija]), tên chính thức là Cộng hòa Latvia (tiếng Latvia: Latvijas Republika) là một quốc gia theo thế chế cộng hòa tại khu vực châu Âu. Latvia giáp với Estonia về phía bắc, giáp với Litva về phía nam, giáp với Nga và Belarus về phía đông và giáp biển Baltic về phía tây. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số của Latvia là 2.259.810 người, mật độ dân số khoảng 36 người/km². Các dân tộc ở Latvia chủ yếu là người Latvia (chiếm 59%) và người Nga (chiếm 28,3%), ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác.
Latvia là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu. Trong lịch sử, nước này đã từng bị đô hộ bởi nhiều quốc gia láng giềng. Kể từ thế kỷ 18, Latvia trực thuộc nước Nga Sa hoàng. Ngày 18 tháng 11 năm 1918, nền cộng hòa của Latvia chính thức được thành lập. |
latvia | 1 | Nhưng đến năm 1940, sau hiệp ước Xô-Đức 1939, Latvia sáp nhập vào Liên Xô với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Latvia. Vào năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Latvia lại trở thành một quốc gia độc lập.
Ngày nay, Latvia là một thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, NATO. Ngày 1 tháng 5 năm 2004, Latvia chính thức trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu. Đất nước này đang phát triển hết sức nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Latvia trong năm 2006 đạt 11,9%, cao nhất châu Âu. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất Latvia là Riga, một địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới với rất nhiều những công trình lịch sử và văn hóa. |
latvia | 2 | == Lịch sử ==
=== Thời tiền sử ===
Tổ tiên của người Latvia là những bộ lạc Baltic cổ đã sống ở phía đông bờ biển Baltic từ thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên. Từ thời đó, Latvia đã là một nơi giao thương quan trọng để người Viking đi từ bán đảo Scandinavia qua sông Daugava đến nước Nga và Đế quốc Byzantine. Bờ biển Latvia nổi tiếng toàn châu Âu bởi mặt hàng hổ phách quý hiếm của nó. Vào thế kỉ 10, các bộ lạc Baltic bắt đầu thành lập các vương quốc tại khu vực này. Bốn nền văn hóa phát triển tại khu vực là các vương quốc của người Couronia, Latgallia, Selonia và Semigallia. Trong đó, vương quốc của người Latgallia là phát triển nhất và có ảnh hưởng sâu rộng về chính trị và xã hội. Người Couronia thì vẫn tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược và cướp bóc trong một thời gian dài. Còn người Selonia và Semgallia lại là những nông dân thịnh vượng và ít có những xung đột hay chiến tranh.
=== Thời thuộc Đức === |
latvia | 3 | Do nằm ở một vị trí chiến lược, Latvia thường xuyên bị xâm chiếm bởi những quốc gia lớn hơn xung quanh. Vào cuối thế kỉ 12, Latvia được nhiều thương nhân Tây Âu ghé thăm do con sông dài nhất nước này, sông Daugava, là một cửa ngõ quan trọng để sang nước Nga. Các nhà buôn và nhà truyền đạo Cơ Đốc người Đức cũng nằm trong số này. Nhưng người Baltic ngoại đạo vẫn chưa sẵn sàng theo tôn giáo mới nên họ đã nổi dậy chống lại. Giáo hoàng ở Roma đã quyết định gửi một đạo quân viễn chinh đến Latvia để gây ảnh hưởng tại vùng đất này. Sự xuất hiện của quân viễn chinh Đức đã chấm dứt sự phát triển của những bộ lạc Baltic tại Latvia, thay vào đó là sự cải đạo của hàng loạt dân địa phương sang Kitô giáo. |
latvia | 4 | Người Đức đã thành lập thành phố Riga vào năm 1201, và Riga đã dần dần phát triển thành đô thị rộng lớn và xinh đẹp nhất trên bờ nam biển Baltic. Vào thế kỉ 13, Liên bang Livonia bao gồm Estonia là Latvia đã phát triển mạnh mẽ dưới quyền lực của người Đức. Năm 1282, Riga rồi sau đó là Cēsis, Limbaži, Koknese và Valmiera đã nằm trong Liên minh Hanse. Từ đó, Riga trở thành một địa điểm giao thương quan trọng giữa đông và tây, trở thành trung tâm thương mại lớn ở phía đông Baltic và có những mối liên hệ văn hóa ngày càng gần gũi với Tây Âu. Đầu thế kỉ 13, dòng Hiệp sĩ Porte-Glaive và dòng Hiệp sĩ Teuton sáp nhập tạo thành Dòng Livonia. Dòng này truyền đạo và cai trị lãnh thổ Latvia cho đến khi bị giải thể năm 1561. Đất nước bị chia cắt và thuộc quyền thống trị của Ba Lan và Thụy Điển. |
latvia | 5 | === Thời thuộc Ba Lan và Thụy Điển ===
Cuối thế kỉ 15, đầu thế kỉ 16, Liên bang Livonia bắt đầu suy tàn và tan rã. Sau cuộc chiến tranh Livonia (1558-1583), phần đất Latvia ngày nay bị đặt dưới sự cai trị của Ba Lan-Litva, trong đó có Riga. Vào thế kỉ 17, Lãnh địa Courtland, một phần của Livonia cũ đã đạt được sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và thành lập hai thuộc địa, một ở hòn đảo cửa sông Gambia (châu Phi) và đảo Tobago ở biển Caribbean.
Sau cuộc chiến tranh Ba Lan - Thụy Điển (1600-1629), Riga lại nằm dưới sự cai trị của Thụy Điển và trở thành thành phố rộng lớn và phát triển nhất trong các thành phố của đất nước này. Trong khi đó thì thành phố Vidzeme lại được biết đến với cái tên giỏ bánh mì của Thụy Điển vì nơi này cung cấp phần lớn lượng lúa mì cho vương quốc. Phần còn lại của Latvia nằm trong Ba Lan cho đến năm 1793. |
latvia | 6 | Đất nước Latvia trong thế kỉ 17 đã được củng cố vững chắc. Với sự hợp nhất của các dân tộc Couronia, Latgallia, Selonia, Semgallia và Livonia, một quốc gia với nền văn hóa thống nhất và ngôn ngữ chung đã được hình thành, với tên gọi Latvia. |
latvia | 7 | === Thời thuộc Nga ===
Năm 1700, cuộc Đại chiến Bắc Âu nổ ra, Thụy Điển thất bại và phải cắt Latvia cho Nga, và Latvia trở thành một bộ phận của Đế chế Nga. Sa hoàng đã nhanh chóng kiểm soát tất cả những thành phố giàu có của đất nước Latvia.
Giai cấp nông nô chính thức được giải phóng tại Courland vào năm 1818 và Vidzeme vào năm 1819. Một bộ luật được thông qua vào năm 1849 là tiền đề công nhận sự sở hữu đất đai của nông dân. Công nghiệp phát triển mạnh mẽ đồng thời với việc dân số cũng tăng lên nhanh. Latvia trở thành một trong những vùng đất phát triển nhất của nước Nga. |
latvia | 8 | Vào thế kỉ 19, Phong trào Vận động Dân tộc Latvia đầu tiên xuất hiện trong tầng lớp trí thức. Phong trào được lãnh đạo bởi nhóm Người Latvia trẻ từ thập niên 1850 đến 1880 với những cuộc vận động ngôn ngữ và văn hóa. Tuy nhiên sự bần cùng hóa ở nông thôn vẫn tiếp tục diễn ra trong hoàn cảnh các đô thị ngày càng giàu có đã dẫn đến những cuộc vận động cánh tả vào khoảng những năm 1880, lãnh đạo bởi Rainis và Pēteris Stučka, mang màu sắc của chủ nghĩa Marx và dẫn đến sự thành lập Đảng Lao động Xã hội Dân chủ Latvia. |
latvia | 10 | Năm 1918, Latvia tuyên bố độc lập, nhưng chỉ được Nga Xô Viết công nhận chủ quyền sau hòa ước Riga 1920. Đến năm 1940, sau hiệp ước Xô-Đức 1939, Liên Xô tiến quân vào nước này và Latvia sáp nhập vào Liên Xô sau một cuộc trưng cầu dân ý mà phương Tây cho là gian lận. Sau đó, năm 1941, Đức tấn công Liên Xô và chiếm Latvia trong Thế chiến thứ II (1941-1944). |
latvia | 11 | Sau này, chính phủ Latvia, Mỹ Nghị viện châu Âu Tòa án Nhân quyền châu Âu cho rằng ba nước này bị Liên Xô chiếm đóng trái phép và sát nhập vào Liên Xô. Ngược lại theo quan điểm của Nga, thì vào thời điểm đó, người dân và chính phủ hợp pháp của các nước Baltic đã tình nguyện gia nhập Liên Xô. Họ và người Nga đã có quan hệ lâu bền, cùng thuộc một đất nước là Đế quốc Nga kể từ thập niên 1720 trở đi (tức là cùng lúc với việc Scotland và Anh thống nhất để hình thành Vương quốc Anh). Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ivanov đã tuyên bố: "Nói rằng Liên Xô đã chiếm đóng các quốc gia vùng Baltic là vô lý và vô nghĩa. Người ta không thể chiếm một cái gì đó vốn thuộc về anh ta." |
latvia | 12 | Đương thời, Quốc hội Mỹ yêu cầu tổng thống Mỹ và Ngoại trưởng Mỹ thúc giục chính phủ Nga phải nhận ra rằng việc Liên Xô chiếm đóng Estonia, Latvia và Litva theo Hiệp ước Molotov-Ribbentrop là bất hợp pháp: "Hoa Kỳ không bao giờ công nhận sự chiếm đóng bất hợp pháp và bạo lực và các đời Tổng thống Mỹ tiếp theo không gián đoạn việc duy trì quan hệ ngoại giao với các quốc gia này trong suốt sự chiếm đóng của Liên Xô, không bao giờ công nhận chúng như là nước cộng hòa thuộc Liên Xô." Cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine, ông William B. Taylor đã khẳng định trên tờ báo The New York Times khẳng định lập trường Hoa Kỳ không bao giờ công nhận sự sáp nhập của Liên Xô đối với Latvia, Estonia và Lithuania trong Thế chiến II. Tuy nhiên, tại Hội nghị Teheran 1943, Tổng thống Mỹ là Franklin Roosevelt trong trao đổi với Joseph Stalin ngày 01/12/1943, đã công nhận chủ quyền của Liên Xô ở vùng Baltic: "Tại Hoa Kỳ đang dấy lên nghi vấn về các nước cộng hòa Baltic thuộc Liên Xô, và tôi tin rằng công luận thế giới |
latvia | 13 | với Joseph Stalin ngày 01/12/1943, đã công nhận chủ quyền của Liên Xô ở vùng Baltic: "Tại Hoa Kỳ đang dấy lên nghi vấn về các nước cộng hòa Baltic thuộc Liên Xô, và tôi tin rằng công luận thế giới cho là các dân tộc của các nước cộng hòa này có một tương lai bấp bênh. Vì vậy, tôi hy vọng rằng Nguyên soái Stalin sẽ đi vào xem xét yêu cầu này. Cá nhân tôi không có nghi ngờ rằng người dân ở các nước này sẽ bỏ phiếu để gia nhập Liên Xô cũng như cùng nhau như họ đã làm vậy trong những năm 1940... Thực tế là dư luận không biết rõ lịch sử." |
latvia | 14 | Cuối năm 1989, hai năm trước sự sụp đổ của Liên Xô, Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô đã chính thức lên án nội dung trong Hiệp ước Molotov-Ribbentrop về việc sáp nhập các nước vùng Baltic (Estonia, Latvia, Litva) là bất hợp pháp,. còn chính phủ Nga hiện nay thì phủ nhận hành động của Liên Xô là chiếm đóng
Trong thời gian này có khoảng 70.000 người Do Thái sống tại Latvia, 95% trong số họ bị sát hại trong thời gian Đức quốc xã chiếm đóng nước này. Năm 1944, Latvia tái sáp nhập vào Liên bang Xô Viết. |
latvia | 15 | Trong thời gian này có khoảng 70.000 người Do Thái sống tại Latvia, 95% trong số họ bị sát hại trong thời gian Đức quốc xã chiếm đóng nước này. Năm 1944, Latvia tái sáp nhập vào Liên bang Xô Viết.
Khoảng 120 cho tới 300 ngàn người Latvia gốc Đức đã bỏ sang Đức hoặc Thụy Điển. Vào tháng 3/1949, 43,000 người từng phục vụ cho Đức Quốc xã bị đưa sang Siberia trong chiến dịch Priboi được tiến hành tại cả ba nước Baltic, mà đã được hoạch định cẩn thận và được chấp thuận bởi Moskva vào tháng 1 năm 1949. Khoảng chừng 136,000 cho tới 190,000 người Latvia, tùy theo nguồn, đã bị bắt giam trong những năm sau chiến tranh, từ năm 1945 cho tới 1952 vì đã cộng tác với quân Đức Các vùng nông thôn ở Latvia bắt đầu tập thể hóa. Tiếng Latvia bị giới hạn trong những nơi công cộng, thay thế vào đó tiếng Nga được dùng làm ngôn ngữ chính. Vào khoảng năm 1959, chừng 400,000 người chuyển tới Litva sinh sống từ các nước cộng hòa Xô viết khác và dân địa phương Latvia giảm xuống chỉ còn 62% dân số cả nước. |
latvia | 16 | Năm 1991, Latvia trở thành nước cộng hòa. Bởi vì tính đồng nhất của dân tộc Latvia bị hủy bỏ trong thời kì lịch sử nhà cầm quyền nước ngoài cai trị, nên chính quyền Latvia đặt ra các luật lệ về quyền công dân rất chặt chẽ, hạn chế quyền công dân cho người Latvia và những người sống trong vùng này kể từ trước khi bị sáp nhập vào Liên Xô năm 1940. Chính điều đó đã làm cho khoảng 452.000 trong số 740.000 người Latvia gốc Nga không được thừa nhận có quyền công dân do di dân từ Nga sang trong thời kỳ Xô Viết dù họ đã sống tại Litva từ lâu. |
latvia | 17 | Năm 1995, Latvia đệ đơn xin gia nhập Liên hiệp châu Âu. Những cố gắng xin gia nhập Liên hiệp châu Âu không được chấp nhận trong các cuộc đàm phán bắt đầu từ năm 1997. Latvia đã cải thiện hệ thống quản lý hành chính, và gia tăng hợp pháp hóa vấn đề quốc tịch cho cộng đồng thiểu số các dân tộc khác đặc biệt là cộng đồng người Nga. Latvia đã phải đương đầu với cuộc suy thoái kinh tế xuất phát từ cuộc khủng hoảng của Nga năm 1998. Liên hiệp châu Âu bắt đầu các cuộc thương lượng việc xin gia nhập của Latvia từ năm 1999. Tháng 5 năm 2001, Latvia và 8 nước khác ở Trung Âu và Đông Âu xin gia nhập tổ chức NATO. Nhằm tạo điều kiện để được gia nhập vào NATO, Quốc hội Latvia năm 2002 đã thông qua luật không đòi hỏi các ứng cứ viên vào Quốc hội phải biết tiếng Latvia. Năm 2004, Latvia gia nhập Liên hiệp châu Âu. |
latvia | 19 | Thể chế nhà nước: Cộng hoà nghị viện.
Tổng thống:
Tổng thống là công dân Latvia đủ 40 tuổi trở lên, không có quốc tịch khác, không giữ các chức vụ khác, được không ít hơn 51/100 đại biểu Quốc hội bầu nhiệm kỳ bốn năm (không quá 2 nhiệm kỳ liên tục).
Tổng thống có thể bị miễn nhiệm theo đề nghị của không ít hơn 1/2 số đại biểu Quốc hội và trong bỏ phiếu kín với không ít hơn 2/3 số đại biểu. Trong trường hợp, Tổng thống đề nghị giải tán Quốc hội, mà trong trưng cầu dân ý hơn 1/2 số phiếu phản đối thì Tổng thống mặc nhiên bị phế truất. Tổng thống đại diện cho nhà nước trong quan hệ quốc tế, thực hiện các quyết định của Quốc hội về phê duyệt các điều ước quốc tế, là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền sáng kiến lập pháp.
Quốc hội (Saeima):
Cơ quan lập pháp của Latvia là Quốc hội 1 viện với 100 đại biểu được bầu bởi phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ bốn năm. |
latvia | 20 | Quốc hội (Saeima):
Cơ quan lập pháp của Latvia là Quốc hội 1 viện với 100 đại biểu được bầu bởi phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ bốn năm.
Quốc hội Latvia Khóa 10 được bầu ngày 2 tháng 10 năm 2010. Liên minh Thống nhất của đương kim Thủ tướng Valdis Dombrovskis (Đảng "Thời mới", Liên minh dân sự, Hội vì một chính sách khác) đứng đầu với 31.2% phiếu bầu, chiếm 33 ghế; "Trung tâm Hòa hợp" – 26%, chiếm 29 ghế; Liên minh xanh và Nông dân – 19,7%, chiếm 22 ghế; Liên minh " vì một nước Latvia tốt đẹp" và Khối "Tất cả vì Latvia "-"Tổ quốc và Tự do" đều đạt 7,6%, cùng chiếm 8 ghế.
Liên minh Thống nhất cùng với Liên minh xanh và Nông dân, với 55 đại biểu đã thành lập phái đa số cầm quyền tại Quốc hội. Lực lượng cánh tả đối lập không ủng hộ Chính phủ tại Quốc hội, với 45 đại biểu, gồm "Trung tâm Hòa hợp", Liên minh " vì một nước Latvia tốt đẹp", Khối "Tất cả vì Latvia "-"Tổ quốc và Tự do".
Chủ tịch Quốc hội do thành viên Quốc hội bầu. |
latvia | 21 | Chủ tịch Quốc hội do thành viên Quốc hội bầu.
Chính phủ (Nội các) do Thủ tướng bổ nhiệm và được Quốc hội thông qua, đứng đầu là Thủ tướng thực hiện các chức năng và quyền hạn của cơ quan hành pháp. Chính phủ Latvia gồm Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ và 13 Bộ.
Thủ tướng do Tổng thống đề cử đứng ra thành lập Chính phủ (còn gọi là Nội các), được Quốc hội thông qua.
Thủ tướng Latvia hiện nay là ông Valdis Dombrovskis. |
latvia | 22 | === Chính sách đối ngoại ===
Trở thành thành viên của EU và NATO là mục tiêu chính sách đối ngoại lớn của Latvia trong những năm 1990. Trong một cuộc trưng cầu toàn quốc vào ngày 20 tháng 9 năm 2003, trong số 100% cử tri tham gia bỏ phiếu, 66,9% cử tri Latvia ủng hộ gia nhập Liên minh châu Âu. Latvia trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 1 tháng 5 năm 2004. Latvia trở thành thành viên NATO kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2004.
Hiệp ước phân định biên giới với Nga đã được ký kết và phê chuẩn trong năm 2007. Theo hiệp ước, huyện Abrene thông qua Nga đàm phán về tranh chấp biên giới biển với Litva đang được tiến hành (các mối quan tâm chính là quyền thăm dò dầu khí).
Gần đây, Latvia cũng bắt đầu quan tâm đến hợp tác với các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đông Nam Á.
== Địa lý == |
latvia | 23 | == Địa lý ==
Latvia nằm ở phía bắc châu Âu, giáp biển Baltic về phía tây, có vĩ tuyến từ 55° đến 58° B, kinh tuyến từ 21° đến 29° Đ. Latvia có tổng diện tích 64.559 km2 (24.926 sq mi) trong đó 62.157 km2 (23.999 sq mi) là đất liền, 18.159 km2 (7.011 sq mi) là đất nông nghiệp, 34.964 km2 (13.500 sq mi) là đất rừng và 2.402 km2 (927 sq mi) là vùng nước nội địa.
Tổng chiều dài biên giới quốc gia là 1.866 km (1.159 mi). Tổng chiều dài biên giới đất liền là 1.368 km (850 mi), trong đó 343 km (213 mi) giáp với Estonia về phía bắc, 276 km (171 mi) với Nga về phía đông, 161 km (100 mi) với Belarus về phía đông nam và 588 km (365 mi) với Litva về phía nam. Tổng chiều dài biên giới được biến là 498 km (309 mi), giáp với Estonia, Thụy Điển và Litva.
== Kinh tế == |
latvia | 24 | Latvia có nền kinh tế mở. Xuất khẩu đóng vai trò đáng kể vào GDP. Do vị trí địa lý, lĩnh vực dịch vụ chiếm phần lớn trong hoạt động kinh tế. Dịch vụ vận chuyển hàng quá cảnh được đánh giá phát triển cao. Ngành khai thác gỗ và chế biến gỗ, nông nghiệp và chế biến thực phẩm, và sản xuất các thiết bị máy móc và điện tử phát triển mạnh. Kinh tế Latvia có tăng trưởng GDP trên 10%/năm trong thời gian 2006-2007, nhưng từ năm 2008 bước vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng: thâm hụt ngân sách, nợ công lớn. GDP sụt giảm 18% trong năm 2009. Nhờ thực hiện chính sách tăng trưởng xuất khẩu mạnh, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại: GDP hàng quý năm 2010 tăng 2,9%. |
latvia | 25 | IMF, EU, và các nhà tài trợ quốc tế khác có. Thỏa thuận hỗ trợ tài chính để Latvia gia nhập eurozone. Thỏa thuận này kêu gọi giảm thâm hụt tài chính của Latvia xuống dưới mức 3% GDP vào năm 2012 để đáp ứng tiêu chuẩn gia nhập eurozone. Chính phủ ban hành cắt giảm chi tiêu lớn nhằm giảm thâm hụt ngân sách tối đa 8,5% GDP năm 2010. Latvia đã thông qua ngân sách năm 2011 với mức thâm hụt ngân sách dự kiến là 5,4% GDP.
Đa số các công ty, ngân hàng và bất động sản đã được tư nhân hóa, mặc dù nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần khá lớn trong một vài doanh nghiệp lớn. Latvia chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 2 năm 1999. Tính đến năm 2016, GDP của Estonia đạt 27.945 USD, đứng thứ 101 thế giới và đứng thứ 33 châu Âu. |
latvia | 26 | Năm 2010, GDP: đạt 23,39 tỷ USD, trong đó nông nghiệp - 4,2%, công nghiệp - 20,6%, dịch vụ - 75,2%. Tỷ lệ thất nghiệp là 14,3%. Tỷ lệ lạm phát là 1,2%. Nợ công - 46,2% GDP. Ngân sách: thu: 8,028 tỷ USD, chi 9,863. Nợ nước ngoài: 3,728 tỷ USD. Thế mạnh của Latvia là nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, điện tử, bưu điện, thiết bị giao thông vận tải, du lịch... Nông nghiệp sản phẩm: ngũ cốc, dầu hạt cải, khoai tây, rau, thịt lợn, gia cầm, sữa, trứng, cá. Công nghiệp: thực phẩm chế biến, gia công sản phẩm gỗ, dệt may, kim loại chế biến, dược phẩm, xe ô tô đường sắt, sợi tổng hợp, điện tử. |
latvia | 27 | === Thương mại ===
Xuất khẩu và công nghiệp là động lực chính của tăng trưởng kinh tế chủ yếu là xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc và thiết bị, kim loại, hàng dệt. Xuất khẩu: Năm 2010 đạt 7,894 tỷ USD. Mặt hàng chính: sản phẩm thực phẩm, gỗ và sản phẩm gỗ, kim loại, máy móc, thiết bị, dệt may. Đối tác: Litva - 15,19%, Estonia - 13,57%, Nga - 13,17%, Đức - 8,13%, Thụy Điển - 5,7% Nhập khẩu: Năm 2010 đạt 9,153 tỷ USD. Mặt hàng chính: máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, hóa chất, nhiên liệu, xe ô tô. Đối tác: Litva 16,36%, Đức 11,34%, Nga 10,68%, Ba Lan 8,11%, Estonia 7,69%.
=== Đầu tư ===
Đầu tư trong nước: 15,7% GDP (2010). Đầu tư trực tiếp của nước ngoài: 1,171 tỷ USD (2010). Đầu tư ra nước ngoài: 1,097 triệu USD năm 2010.
== Tôn giáo == |
latvia | 28 | Tôn giáo lớn nhất ở Latvia là Kitô giáo, mặc dù chỉ có khoảng 7% dân số tham dự nghi lễ tôn giáo thường xuyên Các nhóm Kitô giáo lớn nhất tính đến năm 2011 là:
Giáo hội Luther: 708,773 tín hữu
Công giáo Rôma: 500.000 tín hữu
Chính Thống giáo Đông phương: 370.000 tín hữu
Trong cuộc phỏng vấn do tổ chức Eurobarometer bình chọn năm 2005, 37% công dân Latvia trả lời rằng "họ tin rằng có một vị thần", trong khi 49% trả lời rằng "họ tin rằng có một số loại tinh thần hay thế lực siêu nhiên" và 10% nói rằng "họ không tin rằng có bất kỳ loại tinh thần, thần, hay thế lực siêu nhiên" nào. |
latvia | 29 | Trước thời gian chiếm đóng của Liên Xô, Giáo hội Luther là tôn giáo nổi bật nhất, tôn giáo này được các nước Bắc Âu và dân chúng miền Bắc Đức tin theo. Kể từ sau sự sáp nhập của Liên Xô, Giáo hội Luther đã giảm số lượng tín hữu hơn một chút so với Công giáo La Mã ở cả ba quốc gia vùng Baltic trong đó có Latvia. Các tín hữu của Giáo hội Luther, với ước tính khoảng 600.000 thành viên vào năm 1956, đã bị ảnh hưởng nhất. Một tài liệu nội bộ được ban hành ngày 18 tháng 3 năm 1987, ở gần cuối của chế độ Xô viết tồn tại ở nước này, nói rằng các tín hữu tích cực đã bị thu hẹp chỉ còn 25.000 người ở Latvia, nhưng đức tin Kitô cũng đã trải qua một sự hồi sinh sau khi Liên Xô sụp đổ. Kitô hữu Chính Thống giáo của quốc gia này thuộc về Giáo hội Chính Thống giáo Latvia, một cơ quan bán tự trị trong Giáo hội Chính thống giáo Nga. Trong năm 2011, đã có 416 người Do Thái giáo và 319 người Hồi giáo sống ở Latvia. |
latvia | 31 | == Xem thêm ==
Riga
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
http://www.lonelyplanet.com/maps/europe/latvia/ Bản đồ Latvia
http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/europe/country_profiles/1106666.stm Thông tin Latvia trên BBC News
http://www.latviatourism.lv/ Cổng du lịch Latvia
http://www.lv/ Chào mừng đến Latvia |
hang đá long môn | 0 | Hang đá Long Môn (tiếng Trung: 龍門石窟) hay Long Môn động, phiên âm Hán-Việt Long Môn thạch quật tọa lạc cách thành phố Lạc Dương 12 km về phía nam, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Các hang động này, chủ yếu mô tả các chủ đề về Phật giáo, được chạm khắc rải rác dọc theo hai núi Xiangshan (về phía đông) và Long Môn sơn (về phía tây). Sông Y Hà chảy theo hướng bắc giữa chúng. Vì lý do này, khu vực này thường được gọi là Y Khuyết (Cổng của sông Y). Từ phía bắc đến phía nam, khoảng cách có hang đá là 1 km. Cùng với hang Mạc Cao và Hang đá Vân Cương, hang đá Long Môn là một trong 3 địa điểm điêu khắc cổ đại nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.
== Thống kê ==
Theo Viện nghiên cứu hang động Long Môn, có 2.345 hang động và hốc, 2.800 câu khắc, 43 chùa và hơn 100.000 tượng Phật tại đây. 30% hang có niên đại từ thời Bắc Ngụy, 60% từ thời nhà Đường, và số hang thuộc các triều đại khác nhỏ hơn 10%. |
hang đá long môn | 1 | == Lịch sử ==
Thời Chiến Quốc, tướng Bạch Khởi của Tần đã từng đánh bại liên minh của Hàn và Ngụy tại nơi này.
Việc xây dựng các hang đá này bắt đầu vào năm 493.
Khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tháng 11/2000.
== Các hang đơn lẻ xếp theo triều đại hoàn thành ==
=== Bắc Ngụy ===
Động Cổ Dương
Động Tân Dương Trung (140)
Động Liên Hoa
Động Ngụy Tự
Động Hoàng Phủ Công
=== Tùy ===
Động Tân Dương Nam (159)
=== Đường ===
Chùa Phụng Tiên
Động Vạn Phật
Động chùa Tiềm Khê (20)
Chùa Khán Kinh
Động Đại Vạn Ngũ Phật
Động Tân Dương Bắc (104)
== Tham quan ==
Long Môn được mở cửa cho công chúng và dù các động không thể vào được, các tác phẩm nghệ thuật có thể chiêm ngưỡng từ bên ngoài.
== Tham khảo == |
rajshahi (phân khu) | 0 | Phân vùng Rajshahi (tiếng Bengal: রাজশাহী বিভাগ) là một trong bảy đơn vị hành chính của Bangladesh. Phân vùng có diện tích 18.174,4 km² và dân số theo điều tra năm 2011 là 18.329.000 (kết quả sơ bộ). Phân khu Rajshahi bao gồm 8 huyện (Bogra, Joypurhat, Naogaon, Natore, Nawabganj, Pabna, Rajshahi, Sirajganj), 70 Upazila (phó huyện) and 1.092 liên hiệp. Phân khu này có điểm đặc trưng là nguồn lao động giá rẻ. Cho đến năm 2010, phân khu có 16 huyện, song đến đầu năm đó nó lại bị tách làm đôi để tạo ra phân khu Rangpur từ 8 huyện phía bắc.
== Tham khảo ==
Banglapedia: Rajshahi Division |
vườn quốc gia south downs | 0 | Vườn quốc gia South Downs vườn quốc gia tại miền nam nước Anh. Đây là vườn quốc gia mới được thành lập và hoạt động đầy đủ từ ngày 1 tháng 4 năm 2011.Nó có diện tích 1.627 km vuông (628 sq mi), trải dài 140 km (87 dặm) từ Winchester ở phía tây đến Eastbourne ở phía đông, thông qua các hạt Hampshire, Tây và Đông Sussex. Ngoài các sườn núi đá phấn của South Downs, nơi đây còn nổi tiếng với cảnh quan vách đá trắng phấn mang tính biểu tượng của Beachy Head, cùng rất nhiều sa thạch, rừng cây cối rậm rạp và đồi đất sét. |
vườn quốc gia south downs | 1 | == Lịch sử ==
Ý tưởng về việc thành lập vườn quốc gia South Downs có từ những năm 1920, Khi công chúng quan tâm ngày càng nhiều về các mối đe dọa đối với môi trường tuyệt đẹp ở Downland, đặc biệt là tác động của phát triển nhà ở, đầu cơ bừa bãi tại phía đông Sussex Downs (Peacehaven là một ví dụ nổi tiếng cho điều này). Vào năm 1929, Hội đồng Bảo tồn Nông thôn Anh gửi một yêu cầu tới Thủ tướng Chính phủ để đôn đốc trường hợp thành lập các vườn quốc gia, để hình thành một phần của South Downs như là vườn quốc gia cần được bảo vệ.
== Tham khảo == |
trà cọc rào | 0 | Trà cọc rào hay chè tàu (danh pháp hai phần: Acalypha siamensis Oliv. ex Gage, 1922 hay Acalypha evrardii Gagnep., 1924) là một loại cây thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae). Loài này được Oliv. ex Gage miêu tả khoa học đầu tiên năm 1922.
Phân bố chủ yếu tại Lào và Việt Nam (từ miền trung trở vào).
Là loài cây có xuất xứ hoang dại, dễ trồng, có thể trồng bằng cách giâm cành bánh tẻ rất nhanh bén rễ, đâm cành. Cành dài dễ uốn và lá rậm rạp, thường cao từ 1,5 m đến 2,3 m tạo thành các bụi rậm độc lập. Chịu hạn tốt.
Cây trà này không uống được. Nguồn gốc được du nhập từ Trung Hoa.
Người dân ở 3 miền Việt Nam thường trồng nó làm hàng rào xung quanh vườn nhà. Khi thường xuyên cắt xén, tỉa bớt những cành nhánh tua ra ngoài, hàng chè tàu quanh nhà sẽ tạo thành một bức tường xanh đẹp mắt. Có thể ngăn gia súc vào phá vườn và nhà.
Cành dài uốn cành dễ dàng theo một dáng hình trong Nghệ thuật tạo hình, nếu cắt tỉa khéo một hình dạng theo thời gian có thể tạo thành hình dáng con vật, chùa, tháp... |
trà cọc rào | 1 | Cành dài uốn cành dễ dàng theo một dáng hình trong Nghệ thuật tạo hình, nếu cắt tỉa khéo một hình dạng theo thời gian có thể tạo thành hình dáng con vật, chùa, tháp...
Cùng với hàng rào dâm bụt, hàng rào chè tàu là một trong những nét rất gần gũi của thôn quê Việt Nam. |
ném biên (bóng đá) | 0 | Ném biên từ đường biên dọc là hình thức bắt đầu lại trận đấu khi bóng bị bay ra khỏi đường biên dọc ở hai bên sân, người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội bất kỳ. Đội còn lại sẽ được ném biên từ đường biên dọc (điểm bóng dừng lại ngoài sân).
Một đội được hưởng quả ném biên khi:
toàn bộ trái bóng, sau khi chạm vào một cầu thủ của đội bất kỳ, ra khỏi đường biên dọc phía bên trái hoặc bên phải sân, trên mặt đất hay trong không gian.
Từ quả ném biên, bàn thắng chỉ được công nhận là hợp lệ khi tiếp xúc chân ít nhất một cầu thủ khác.
== Quy định ==
Quay mặt vào trong sân.
Có thể dẫm một phần chân lên biên dọc hoặc đứng hẳn ra ngoài đường biên dọc.
Dùng lực đều cả 2 tay.
Ném bóng từ phía sau liên tục, qua đầu. Cầu thủ ném biên không được chạm bóng lần nữa nếu bóng chưa chạm một cầu thủ khác. Bóng trong cuộc ngay sau khi vào trong sân. |
ném biên (bóng đá) | 1 | == Xử lý các lỗi vi phạm ==
Cầu thủ thực hiện quả ném biên không phải là thủ môn:
Nếu sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ ném biên lại chạm bóng lần thứ 2 (không phải bằng tay) trước khi bóng một cầu thủ khác: Cầu thủ đó bị phạt quả gián tiếp cho đội đối phương được hưởng tại nơi phạm lỗi.
Nếu cầu thủ sau khi ném bóng vào cuộc lại cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm một cầu thủ khác:
Phạt quả trực tiếp cho đội đối phương được hưởng tại nơi phạm lỗi.
Quả phạt đền nếu vị trí phạm lỗi ở trong khu phạt đền của đội phạm lỗi. |
ném biên (bóng đá) | 2 | Nếu thủ môn sau khi ném bóng vào cuộc lại chạm bóng lần thứ 2 (không phải bằng tay), trước khi bóng chạm một cầu thủ khác: Phạt quả gián tiếp cho đội đối phương được hưởng tại vị trí phạm lỗi.
Nếu thủ môn sau khi ném bóng vào cuộc lại cố tình dùng tay chơi bóng lần nữa trước khi bóng chạm một cầu thủ khác:
Vị trí phạm lỗi ở ngoài khu phạt đền sẽ phạt quả trực tiếp cho đội đối phương được hưởng tại nơi phạm lỗi.
Vị trí phạm lỗi ở trong khu phạt đền sẽ phạt quả gián tiếp cho đội đối phương được hưởng tại vị trí phạm lỗi.
Nếu đối phương có hành vi khiểm nhã hoặc ngăn cản cầu thủ ném biên: Cầu thủ đó bị coi là có hành vi khiếm nhã và nhận thẻ vàng.
Đối với những vi phạm khác: Quyền ném biên được chuyển cho đội đối phương.
== Kĩ thuật ném biên ==
Có 2 kĩ thuật ném biên là đứng tại chỗ ném biên và chạy lấy đà ném biên. |
ném biên (bóng đá) | 3 | == Kĩ thuật ném biên ==
Có 2 kĩ thuật ném biên là đứng tại chỗ ném biên và chạy lấy đà ném biên.
=== Đứng tại chỗ ném biên ===
Mặt đối diện với hướng bóng đi, hai chân đứng chân trước chân sau hoặc đứng mở ra. Khớp gối hơi gập lại, phần thân trên ngửa ra sau thành hình cánh cung ngược, hai tay mở tự nhiên, hai ngón tay cái đối diện nhau bàn tay cầm ở phần sau của bóng, co khuỷu tay đưa bóng ra phía sau đầu. Khi ném bóng, chân sau hoặc cả hai chân đạp mạnh xuống đất, hai gối duỗi thẳng nhanh chóng di chuyển cơ thể, hai tay cầm bóng vung từ sau ra trước, khi bóng đã đưa qua đầu, dùng lực vút của cổ tay ném bóng vào trong sân. Khi ném bóng, chân sau có thể kéo lướt thẳng trên mặt đất, nhưng tuyệt đối hai chân đều không được rời khỏi mặt đất. |
ném biên (bóng đá) | 4 | === Chạy lấy đà ném biên ===
Chạy, hai tay cầm bóng ở trước ngực, đến bước đà cuối cùng đưa bóng ra phía sau đầu, đồng thời ngửa phần thân trên về phía sau tạo thành hình cánh cung ngược và thực hiện động tác ném bóng tương tự như động tác ném bóng tại chỗ. Chạy lấy đà ném biên là nhờ vào tốc độ chạy đà để ném bóng được xa hơn, nhằm tăng thêm uy lực tấn công. Khi ném biên, mặt phải hướng về hướng bóng đi, hai tay đưa bóng ra phía sau đầu, động tác ném bóng phải liên tục, hai tay dùng lực đều nhau, hai chân không được rời khỏi mặt đất. Chú ý khi ném biên, hai chân phải đứng ở bên ngoài hoặc trên đường biên dọc.
== Chiến thuật ném biên == |
ném biên (bóng đá) | 5 | == Chiến thuật ném biên ==
=== Chiến thuật tấn công khi ném biên ===
Trong thi đấu cả hai bên đều có rất nhiều cơ hội để thực hiện các quả ném biên. Ngày nay ném biên không chỉ đơn thuần là việc đưa bóng vào cuộc, mà nó còn là cơ hội để tổ chức tấn công, đặc biệt là khi được hưởng quả ném biên ở gần đường biên ngang trên sân đối phương thì sự uy hiếp lại càng tăng thêm. Khi đồng đội thực hiện quả ném biên, các cầu thủ khác phải tích cực chạy chỗ, cắt đuôi, lôi kéo đối phương tiếp ứng, yểm hộ đồng đội... để tạo ra các khoảng trống thuận tiện cho việc nhận bóng.
=== Chiến thuật phòng thủ khi đối phương ném biên ===
Khi đối phương ném biên, các cầu thủ của đội phòng thủ phải tiến hành kèm chặt các cầu thủ tấn công ở gần bóng của đối phương. Khi kèm người các cầu thủ phòng ngự phải đứng đúng vị trí, tránh để bị đối phương cắt đuôi và phải chú ý hỗ trợ, bọc lót cho nhau.
== Chú thích == |
ném biên (bóng đá) | 6 | == Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Toàn văn Luật bóng đá Việt Nam
The current Laws of the Game (FIFA)
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
Văn bản pháp quy về bóng đá tại Việt Nam
Văn bản sửa đổi, bổ sung luật thi đấu bóng đá năm 2005
Văn bản sửa đổi, bổ sung luật thi đấu bóng đá năm 2006
Quy định về kỷ luật của FIFA (FDC) |
ubuntu mate | 0 | Ubuntu MATE là một bản phân phối Linux phát sinh từ Ubuntu. Khác biệt chính giữa bản phân phối này so với Ubuntu là nó sử dụng môi trường desktop MATE làm giao diện đồ họa người dùng mặc định (dựa trên GNOME 2 vốn được sử dụng trên Ubuntu 11.04 về trước) thay cho Unity làm giao diện mặc định trên Ubuntu.
Dự án Ubuntu MATE được thành lập bởi Martin Wimpress và Alan Pope và bắt đầu như là một phái sinh không chính thức của Ubuntu, sử dụng Ubuntu 14.10 làm nền tảng cho bản phát hành đầu tiên; một bản phát hành ngay sau 14.04 LTS một thời gian ngắn. Đến tháng 2/2015, Ubuntu MATE nhận được hỗ trợ chính thức của Canonical Ltd. từ bản phát hành 15.04 Beta 1. Ngoài IA-32 và x86-64 là những nền tảng hỗ trợ ban đầu, Ubuntu MATE cũng hỗ trợ cho các nền tảng PowerPC và ARMv7 (trên Raspberry Pi 2 và 3). |
ubuntu mate | 1 | Vào tháng 4 năm 2015, Ubuntu MATE tuyên bố hợp tác với hãng phân phối máy tính Anh Quốc Entroware, cho phép khách hàng của Entroware có thể mua desktop và laptop cà sẵn Ubuntu MATE với các hỗ trợ đầy đủ. Một số giao dịch phần cứng khác đã được công bố sau đó.. |
đế quốc nhật bản | 0 | Đế quốc Nhật Bản hay Đại Nhật Bản Đế quốc (Kanji mới: 大日本帝国, Kanji cũ: 大日本帝國, だいにっぽんていこく, だいにほんていこく, Dai Nippon Teikoku) là một quốc gia dân tộc trong lịch sử Nhật Bản tồn tại từ cuộc cách mạng Minh Trị năm 1868 cho đến khi Hiến pháp Nhật Bản được ban hành vào năm 1947
Quá trình công nghiệp hóa và quân phiệt hóa nhanh chóng dưới khẩu hiệu Fukoku Kyōhei (富國強兵, phú quốc cường binh) đã giúp Nhật Bản nổi lên như một cường quốc và kèm theo đó là sự thành lập của một đế quốc thực dân. Tình hình kinh tế và chính trị hỗn loạn trong thập niên 1920 đã dẫn tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt, và đỉnh điểm là việc Nhật Bản gia nhập phe Trục rồi đi chinh phạt phần lớn vùng châu Á-Thái Bình Dương. |
đế quốc nhật bản | 1 | Sau một vài thắng lợi lớn trong Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945) và Chiến tranh Thái Bình Dương, đế quốc cũng đã phải đón nhận tai tiếng vì những tội ác chiến tranh gây ra đối với nhân dân các lãnh thổ xâm chiếm. Tuy nhiên, giai đoạn thành công trôi qua là hàng loạt thất bại kéo đến. Theo sau sự kiện Liên Xô tuyên chiến và xâm lược Mãn Châu, cùng hai vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, đế quốc đã phải đầu hàng trước quân Đồng minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Tiếp đến là thời kỳ Đồng minh chiếm đóng, và với việc hiến pháp mới được tạo lập vào năm 1947, Đế quốc Nhật Bản chính thức tan rã. |
đế quốc nhật bản | 3 | Khoảng thời gian bao gồm các thời kỳ lịch sử Minh Trị (明治時代), Đại Chính (大正時代) và Chiêu Hòa (昭和時代). Những Thiên hoàng trong giai đoạn này gồm có Thiên hoàng Minh Trị, Thiên hoàng Đại Chính và Thiên hoàng Chiêu Hòa.
Những biến cố quan trọng của thời kỳ này:
3 tháng 1 năm 1868: Phục hồi quyền lực của thiên hoàng (王政復古の大号令)
3 tháng 5 năm 1868: Sự sụp đổ của chế độ Đức Xuyên Mạc phủ (Tokugawa Bakufu - 徳川幕府)
29 tháng 8 năm 1871: Hủy bỏ giai cấp lãnh chúa địa phương (廃藩置県)
29 tháng 11 năm 1890: Ban hành Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản
Nhật Bản phát triển nhanh chóng về mặt kỹ nghệ và quân sự, trở thành một cường quốc
Chiến tranh thế giới thứ hai: Đế quốc Nhật Bản tham chiến theo ký kết liên hiệp với khối Trục, xâm chiếm nhiều nước, lãnh thổ khắp châu Á và Thái Bình Dương.
2 tháng 9 năm 1945: Nhật Bản đầu hàng khối Đồng Minh và chấm dứt thể chế đế quốc.
3 tháng 5 năm 1947: Ban hành Hiến pháp của Nhà nước Nhật Bản (giải thể Đế quốc Nhật Bản). |
đế quốc nhật bản | 4 | 2 tháng 9 năm 1945: Nhật Bản đầu hàng khối Đồng Minh và chấm dứt thể chế đế quốc.
3 tháng 5 năm 1947: Ban hành Hiến pháp của Nhà nước Nhật Bản (giải thể Đế quốc Nhật Bản).
Theo hiến pháp, Đế quốc Nhật Bản khởi đầu từ 29 tháng 11 năm 1890 - sau cuộc cải cách chính trị phục hưng đem quyền lực cai trị cả nước Nhật về tay Thiên hoàng Minh Trị - và giải thể hệ thống Mạc phủ Tokugawa. Tuy vậy, chính sách đế quốc bắt đầu trước đó, từ năm 1871, khi Nhật chú trọng việc bảo vệ lãnh thổ và đồng thời phát huy quân sự dòm ngó các nước láng giềng. Thời đại đế quốc kéo dài qua ba triều đại: Minh Trị (1868 - 1912), Đại Chính (1912 - 1926) và 21 năm đầu (1927 - 1945) của Chiêu Hòa (Thiên hoàng Hirohito trị vì cho đến 1989). |
đế quốc nhật bản | 5 | Đế quốc Nhật Bản, Phát xít Ý và Đức Quốc xã nằm trong khối Trục trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cả ba đều có chủ trương làm bá chủ toàn cầu. Trước cuộc chiến này, hải quân Nhật thuộc hạng mạnh nhất nhì thế giới, đủ sức đánh bại Liên Xô và Trung Quốc. Sau năm 1940, khi kỹ nghệ phát triển vượt bực và quân lực tăng cường tối đa, Nhật bắt đầu đặt kế hoạch xâm lăng các nước láng giềng - Trung Quốc, Triều Tiên và Đông Nam Á. |
đế quốc nhật bản | 6 | == Lịch sử ==
Cội nguồn của Đại Nhật Bản Đế quốc có từ cuộc khôi phục hoàng quyền vào thời kỳ Minh Trị. Đây là một cuộc thay đổi chính trị rất lớn trong lịch sử Nhật Bản. Trước đó, Mạc phủ Togukawa lấn át Thiên hoàng, nắm mọi quyền hạn trong tay cai trị các đảo của Nhật Bản, bế môn tỏa cảng, chú tâm trùng tu xây dựng văn hóa, nghệ thuật. Lúc bấy giờ, các thế lực đế quốc Tây phương như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức và Hà Lan đang nỗ lực lấn chiếm các nước châu Á. Do sức ép của thay đổi bên ngoài, chính quyền Nhật Bản phải chịu ký hiệp ước "bất bình đẳng" với Hoa Kỳ tại Kanagawa. Dân chúng Nhật lấy làm bất mãn khi thấy Nhật chịu yếu thế. |
đế quốc nhật bản | 7 | Fukuzawa Yukichi, một nhà tư tưởng Nhật, đưa ra kế hoạch cải tiến Nhật Bản bằng cách thay đổi hoàn toàn hệ thống chính trị, bỏ những tư tưởng Á châu hủ lậu, dồn sức canh tân kỹ nghệ để theo kịp Tây phương, và đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng Nhật đối với các nước láng giềng. Fukuzawa Yukichi thúc đẩy Nhật Bản vào đường lối chính trị thực tiễn, xa rời những tư tưởng có tính chất tình cảm hay lý tưởng không thực. Ông kêu gọi dân Nhật thoát khỏi vòng suy nghĩ Á châu, học hỏi theo Tây phương, biện minh rằng xã hội muốn theo kịp văn minh phải thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Ông viết:
"Văn minh lây giống như bệnh sởi. Nó còn hay hơn bệnh sởi vì nó đem lại nguồn lợi".
Ông đòi hỏi dân Nhật phải ráng "nếm mùi văn minh" - đó là văn minh Tây phương - và chấp nhận thay đổi. Fukuzawa Yukichi phát huy tinh thần tự tin, tự tạo sức mạnh thể chất và giáo dục của từng cá nhân. Trong vòng 30 năm, nước Nhật thay đổi nhanh chóng và trở thành một trong các đại cường quốc trên thế giới. |