Datasets:
Search is not available for this dataset
text
stringlengths 6
577k
| source
stringclasses 2
values |
---|---|
Chi (sinh học)
Chi, một số tài liệu về phân loại động vật trong tiếng Việt còn gọi là giống (tiếng Latinh số ít genus, số nhiều genera), là một đơn vị phân loại sinh học dùng để chỉ một hoặc một nhóm loài có kiểu hình tương tự và mối quan hệ tiến hóa gần gũi với nhau. Trong danh pháp hai phần, in nghiêng, tên một loài gồm chữ thứ nhất là tên chi được viết hoa, chữ thứ hai chỉ một đặc điểm nổi bật của loài. Ví dụ loài người có tên khoa học Homo sapiens, thuộc chi Homo; loài hổ có tên khoa học là Panthera tigris, thuộc chi Panthera. Phân loại học Sinh học ^ “Thuật ngữ "Chi" và "Giống" trong phân loại học sinh vật”. | wikipedia |
Chính phủ Philippines
Chính phủ Philippines (tiếng Filipino: Pamahalaan ng Pilipinas) là chính quyền quốc gia của Philippines. Nó được điều hành dưới sự thống nhất của một nền dân chủ đại nghị Tổng thống chế và nền Cộng hòa lập hiến. Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước và vừa là người đứng đầu chính phủ của đất nước trong một hệ thống đa Đảng. Chính phủ gồm ba nhánh quyền lực phụ thuộc lẫn nhau: lập pháp, hành pháp, và tư pháp. Quyền hạn của các nhánh do Hiến pháp Philippines quy định trong các điều sau đây: Quyền lập pháp được trao cho Quốc hội lưỡng viện của Philippines - Thượng nghị viện và Viện dân biểu (tức Hạ nghị viện). Quyền hành pháp được thực hiện bởi Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống. Quyền tư pháp được trao cho tòa án với Toà án Tối cao của Philippines là cơ quan tư pháp cao nhất. Quyền lập pháp được trao cho Quốc hội Philippines bao gồm Thượng viện và Viện dân biểu (tức Hạ viện). Thượng viện được đặt tại thành phố Pasay, trong khi Hạ viện nằm ở thành phố Quezon. Cả hai đều thuộc Metro Manila. Ở Viện dân biểu, quận và các đại diện khu vực được bầu cho nhiệm kỳ ba năm. Họ có thể được tái đắc cử nhưng không được phép tham gia nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp. Thượng nghị sĩ được bầu vào nhiệm kỳ sáu năm. Họ có thể được tái đắc cử nhưng không được tranh cử lần thứ ba liên tiếp. Viện dân biểu có thể lựa chọn để bỏ trống một vị trí lập pháp, dẫn đến một cuộc bầu cử đặc biệt. Người chiến thắng trong cuộc bầu cử đặc biệt đó sẽ phục vụ nhiệm kỳ chưa hoàn thành của đại biểu khu vực trước đó và sẽ được coi là một nhiệm kỳ chọn lọc. Quy tắc tương tự cũng được áp dụng trong Thượng viện, tuy nhiên nó chỉ được áp dụng nếu ghế đã bị bỏ trống trước một cuộc bầu cử lập pháp thông thường. Chủ tịch Thượng viện đương nhiệm là ông Aquilino Pimentel III, và Phát ngôn viên Viện dân biểu là ông Pantaleon Alvarez. Nhánh lập pháp: Chính quyền quốc gia Thượng viện Viện dân biểu Chính quyền địa phương Sangguniang Panlalawigan (Cấp tỉnh) Hội đồng Lập pháp Vùng Sangguniang Panlungsod (Cấp thành phố) Sangguniang Bayan (Cấp đô thị tự trị) Sangguniang Barangay (Cấp Barangay) Quyền hành pháp được trao cho Tổng thống Philippines. Tổng thống được bầu theo phiếu phổ thông. Nơi làm việc chính của Tổng thống là Điện Malacañang ở San Miguel, Manila. Nhánh hành pháp hiện đứng đầu bởi Tổng thống Rodrigo Duterte. Tổng thống cũng là Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Philippines. Đứng hàng thứ hai là Phó Tổng thống được bầu cử độc lập với Tổng thống. Phó Tổng thống là người kế nhiệm thứ nhất nếu Tổng thống từ chức, bị buộc tội hoặc chết. Phó Tổng thống thường, mặc dù không phải luôn luôn, là thành viên của Nội các của Tổng thống. Nếu vị trí Phó Tổng thống bỏ trống, Tổng thống sẽ chỉ định một thành viên của Quốc hội (thường là một Đảng viên) làm Phó tổng thống mới. Sự bổ nhiệm phải được phê chuẩn bởi ba phần tư phiếu của Quốc hội. Ban lãnh đạo hành pháp: Chính quyền quốc gia Tổng thống Phó Tổng thống Thư ký Nội các Chính quyền địa phương Thống đốc Tỉnh / Vùng Phó Thống đốc Tỉnh / Vùng Thị trưởng Đô thị tự trị / Thành phố Phó thị trưởng Đô thị tự trị / Thành phố Chủ tịch Barangay Quyền tư pháp được trao cho Tòa án Tối cao Philippines và các tòa án cấp thấp được thành lập theo luật. Tòa án tối cao, do Chánh án đứng đầu và 14 Thẩm phán liên đới, giữ vị trí cao nhất trong hệ thống tư pháp. Các thẩm phán phục vụ cho đến tuổi 70. Các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội đồng Luật và Tòa án của Philippines. Chánh án đương nhiệm là bà Maria Lourdes Sereno, Chánh án thứ 24 của Philippines. Các loại tòa án khác, có thẩm quyền khác nhau xung quanh quần đảo là:: Các toà án cấp thấp hơn: Tòa phúc thẩm Tòa phúc thẩm thuế Sandiganbayan (Tòa phúc thẩm đặc biệt) Các toà án cấp thông thường: Toà án xét xử khu vực Toà án xét xử phạm vi đô thị tự trị Các toà án Hồi giáo: Tòa Sharia cấp quận Tòa Sharia yessy cấp khu vực Điều 9 của Hiến pháp Philippines thiết lập ba Ủy ban hiến pháp gồm: Ủy ban Công vụ, Ủy ban Bầu cử và Ủy ban Kiểm toán. Chính phủ và cả ba nhánh quyền lực được kiểm soát độc lập bởi Văn phòng Thanh tra (tiếng Filipino: Tanodbayan). Thanh tra Philippines được trao nhiệm vụ điều tra và truy tố bất kỳ quan chức chính phủ nào bị cáo buộc phạm tội, đặc biệt là tội hối lộ và tham nhũng. Thanh tra Philippines có sáu người gồm Tổng đại diện, Đại diện Luzon, Đại diện Visayas, Đại diện Mindanao, Đại diện Lực lượng vũ trang và Kiểm sát viên Đặc biệt. Philippines có bốn cấp chính của các đơn vị hành chính được bầu, thường gộp lại với nhau thành các đơn vị chính quyền địa phương (LGUs). Đó là: Vùng tự trị Tỉnh (lalawigan, probinsiya, kapuoran) và các thành phố độc lập (lungsod, siyudad/ciudad, dakbayan, dakbanwa, lakanbalen) Đô thị tự trị (bayan, balen, bungto, banwa) và các thành phố trực thuộc (lungsod, siyudad/ciudad, dakbayan, dakbanwa, lakanbalen) Barangays (hay barrio) Ngoài ra, chính phủ cũng nhóm các tỉnh và thành phố độc lập vào các vùng, ví dụ: Metro Manila hoặc Vùng VI. Tổng thống có đặc quyền thành lập, bãi bỏ và xác định thành phần của các vùng, được thực hiện thường xuyên nhất với sự tham vấn của các đơn vị địa phương bị ảnh hưởng; nhưng ngoại trừ các khu vực tự trị, nơi mà các người dân của đơn vị địa phương đó phải phê chuẩn trong một cuộc trưng cầu ý kiến của họ trong việc thiết lập như vậy. Nội các Philippines Quốc hội Philippines Tổng thống Philippines ^ “Philippine Government”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2017. ^ Redden, R.K. 1984. Modern Legal System Cyclopedia - Asia Chapter 7(b) "The legal system of the Philippines" W.B. Hein, Buffalo NY | wikipedia |
Phún xạ cathode
Phún xạ (tiếng Anh: Sputtering) hay Phún xạ cathode (Cathode Sputtering) là kỹ thuật chế tạo màng mỏng dựa trên nguyên lý truyền động năng bằng cách dùng các ion khí hiếm được tăng tốc dưới điện trường bắn phá bề mặt vật liệu từ bia vật liệu, truyền động năng cho các nguyên tử này bay về phía đế và lắng đọng trên đế. Khác với phương pháp bay bốc nhiệt, phún xạ không làm cho vật liệu bị bay hơi do đốt nóng mà thực chất quá trình phún xạ là quá trình truyền động năng. Vật liệu nguồn được tạo thành dạng các tấm bia (target) và được đặt tại điện cực (thường là cathode), trong buồng được hút chân không cao và nạp khí hiếm với áp suất thấp (cỡ 10−2 mbar). Dưới tác dụng của điện trường, các nguyên tử khí hiếm bị ion hóa, tăng tốc và chuyển động về phía bia với tốc độ lớn và bắn phá bề mặt bia, truyền động năng cho các nguyên tử vật liệu tại bề mặt bia. Các nguyên tử được truyền động năng sẽ bay về phía đế và lắng đọng trên đế. Các nguyên tử này được gọi là các nguyên tử bị phún xạ. Như vậy, cơ chế của quá trình phún xạ là va chạm và trao đổi xung lượng, hoàn toàn khác với cơ chế của phương pháp bay bốc nhiệt trong chân không. Phún xạ phóng điện phát sáng một chiều (DC discharge sputtering) Là kỹ thuật phún xạ sử dụng hiệu điện thế một chiều để gia tốc cho các ion khí hiếm. Bia vật liệu được đặt trên điện cực âm (cathode) trong chuông chân không được hút chân không cao, sau đó nạp đầy bởi khí hiếm (thường là Argon) với áp suất thấp (cỡ 10−2 mbar). Người ta sử dụng một hiệu điện thế một chiều cao thế đặt giữa bia (điện cực âm) và đế mẫu (điện cực dương). Quá trình này là quá trình phóng điện có kèm theo phát sáng (sự phát quang do ion hóa). Vì dòng điện là dòng điện một chiều nên các điện cực phải dẫn điện để duy trì dòng điện, do đó kỹ thuật này thường chỉ dùng cho các bia dẫn điện (bia kim loại, hợp kim...). Phún xạ phóng điện phát sáng xoay chiều (RF discharge sputtering) Là kỹ thuật sử dụng hiệu điện thế xoay chiều để gia tốc cho ion khí hiếm. Nó vẫn có cấu tạo chung của các hệ phún xạ, tuy nhiên máy phát là một máy phát cao tần sử dụng dòng điện tần số sóng vô tuyến (thường là 13,56 MHz). Vì dòng điện là xoay chiều, nên nó có thể sử dụng cho các bia vật liệu không dẫn điện. Máy phát cao tần sẽ tạo ra các hiệu điện thế xoay chiều dạng xung vuông. Vì hệ sử dụng dòng điện xoay chiều nên phải đi qua một bộ phối hợp trở kháng và hệ tụ điện có tác dụng tăng công suất phóng điện và bảo vệ máy phát. Quá trình phún xạ có hơi khác so với phún xạ một chiều ở chỗ bia vừa bị bắn phá bởi các iôn có năng lượng cao ở nửa chu kỳ âm của hiệu điện thế và bị bắn phá bởi các electron ở nửa chu kỳ dương. Phún xạ magnetron Là kỹ thuật phún xạ (sử dụng cả với xoay chiều và một chiều) cải tiến từ các hệ phún xạ thông dụng bằng cách đặt bên dưới bia các nam châm. Từ trường của nam châm có tác dụng bẫy các điện tử vào trong vùng gần bia nhờ đó làm tăng hiệu ứng iôn hóa do làm tăng tần số va chạm giữa các điện tử với các nguyên tử khí ở gần bề mặt bia do đó làm tăng tốc độ lắng đọng đồng thời giảm sự bắn phá của điện tử và iôn trên bề mặt màng, giảm nhiệt độ đế và có thể tạo ra sự phóng điện ở áp suất thấp hơn. Áp suất phóng điện càng thấp thì càng giảm được nồng độ các tạp chất trong màng và tăng động năng của các nguyên tử đến lắng đọng trên màng (do quảng đường tự do trung bình (mean free path) của các nguyên tử khí càng tăng, và do đó tấn số va chạm với các nguyên tử lắng động càng giảm, khi áp suất càng thấp). Có nguyên tắc giống với phương pháp phún xạ phát sáng, tuy nhiên người ta sử dụng các súng phóng ion hoặc chùm electron riêng biệt bắn trực tiếp vào bia, do đó điều khiển các thông số của quá trình tạo màng một cách hiệu quả hơn. Có thể ứng dụng cho rất nhiều loại vật liệu bia khác nhau: vật liệu dẫn điện hay không dẫn điện, vật liệu có nhiệt độ nóng chảy cao hay có áp suất hơi bão hòa thấp Dễ dàng chế tạo các màng đa lớp nhờ tạo ra nhiều bia riêng biệt. Đồng thời, đây là phương pháp rẻ tiền, và dễ thực hiện nên dễ dàng triển khai ở quy mô công nghiệp. Độ bám dính của màng trên đế rất cao do các nguyên tử đến lắng đọng trên màng có động năng khá cao (cõ vài eV) so với phương pháp bay bốc nhiệt. Màng tạo ra có độ mấp mô bề mặt thấp và có hợp thức gần với của bia, có độ dày chính xác hơn nhiều so với phương pháp bay bốc nhiệt trong chân không. Do các chất có hiệu suất phún xạ khác nhau nên việc khống chế thành phần với bia tổ hợp trở nên phức tạp. Khả năng tạo ra các màng rất mỏng với độ chính xác cao của phương pháp phún xạ là không cao. Hơn nữa, không thể tạo ra màng đơn tinh thể. HIệu suất năng lượng của quá trình phún xạ thấp: phần lớn năng lượng bắn phá của các ion biến thành nhiệt năng nung nóng bia (vì thế bia cần phải dược làm mát tốt). Phương pháp bay bốc nhiệt Epitaxy chùm phân tử ^ Nguyễn Hữu Đức (2003). Vật liệu từ liên kim loại. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 1K-02044-01403. | wikipedia |
Lý Huyền Bá
Lý Huyền Bá (chữ Hán: 李玄霸; 21/1/598 - 614) còn gọi là Lý Nguyên Bá (chữ Hán 李元霸), tự Đại Đức (大德), con thứ ba của Đường Cao tổ Lý Uyên, được phong là Vệ Hoài vương. Năm thứ 10 Đại Nghiệp nhà Tùy (614), tương truyền rằng lúc đó Huyền Bá ngoài ý muốn ngã ngựa mà chết, lúc chết 16 tuổi, chưa có con cái. "Tân Đường Thư", liệt truyện thứ 4, "Cao Tổ chư tử" viết: Vệ Hoài vương Huyền Bá tên chữ là Đại Đức, thuở nhỏ khôn khéo. Năm thứ 10 Đại Nghiệp hoăng, 16 tuổi, không con. Năm đầu Vũ Đức, được truy phong tước vương và tên thụy, lại tặng Tần Châu tổng quản, Tư không. Sau đó, lấy Lý Thái, con trai thứ tư của nhị ca Tần vương Lý Thế Dân, làm con thừa tự. Sau khi Lý Thế Dân kế vị là Đường Thái tông, Lý Thái lại quay về làm hoàng tử của Thái tông, được phong là Việt vương. Đường Thái tông lại lấy Lý Bảo Định con trai của Tây Bình vương Lý Quỳnh làm con thừa tự (của Huyền Bá). Sau Lý Bảo Định chết cũng không có con, thì tước phong của Lý Huyền Bá cũng bị tước bỏ. Lý Huyền Bá là nhân vật thường xuất hiện trong tiểu thuyết, hý kịch, truyện kể, trải qua nhiều triều đại, bị ảnh hưởng bởi kỵ húy của từng thời kỳ nên có khi được gọi là Lý Huyền Bá, đôi khi lại là Lý Nguyên Bá. Chữ "nguyên", "huyền" là chữ thông dụng trong tiếng Hán, nên hay trùng với chữ kỵ húy như Triệu Huyền Lãng (theo truyền thuyết là tổ tiên của hoàng thất nhà Tống), Chu Nguyên Chương (Minh Hồng Vũ), Huyền Diệp (Thanh Khang Hy)... Nhưng dựa theo tên chính xác của Lý Nguyên Cát (con thứ tư của Lý Uyên) thì "Lý Nguyên Bá" có vẻ chính xác nhất. Tống Chân Tông được tiên nhân Triệu Huyền Lãng báo mộng, tự xưng là tổ tiên của hoàng thất nhà Tống, nên từ thời Tống về sau kỵ húy chữ "huyền", từ đó Lý Huyền Bá chuyển thành Lý Nguyên Bá. Nhưng lại có một số điển tịch ngược lại, lại kỵ húy chữ "nguyên", sửa thành chữ "huyền", cho nên con trai thứ ba của Lý Uyên trong "Tân Đường Thư" thời Tống được ghi là "Huyền Bá", nhưng trong "Toàn Đường văn" lại ghi là "Nguyên Bá" ("Toàn Đường văn" không hề kỵ húy chữ "huyền" của "Huyền Diệp" vì vẫn ghi đúng tên Phòng Huyền Linh nên không có lý do sửa tên "Huyền Bá" thành "Nguyên Bá"). Thời Tống lại có "Đường đại chiếu lệnh tập", trong quyển 39 ghi "Con trai thứ ba của hoàng đế được truy phong là Vệ vương". Trong tiểu thuyết "Thuyết Đường", Lý Nguyên Bá sức mạnh vô cùng, không ai địch lại. Sau khi giết Vũ Văn Thành Đô, cầm song chùy ném lên trời, bị chùy rơi trúng đầu mà chết, cũng có ghi chép rằng Nguyên Bá cùng Thành Đô đều là thiên thần đầu thai, nên mới có báo ứng. Lại có dị bản chép, Lý Nguyên Bá từ Ngõa Cương rút quân về, gặp phải dông tố, hay tay nâng chùy chửi trời, bị sét đánh chết. Lại có ghi chép là bị sư phụ Thành Đô là Ngư Câu La giết chết. Trong "Hưng Đường truyện", Lý Nguyên Bá là kim chùy tướng trong bát đại chùy, vũ khí là Lôi cổ úng kim chùy. Tân Đường thư | wikipedia |
Iwao Takamoto
Iwao Takamoto (tiếng Nhật: タカモト・イワオ Takamoto Iwao; 29 tháng 4 năm 1925 - 8 tháng 1 năm 2007) là một nhà làm phim hoạt hình người Mĩ gốc Nhật, người sản xuất truyền hình và là đạo diễn phim. Đồng thời, ông cũng là tác giả của chú chó Scooby-Doo. Cha của Takamoto đã di cư từ Hiroshima đến Mĩ vì lý do sức khỏe của ông. Ông chỉ trở lại Nhật Bản một lần để cưới vợ. Takamoto sinh ngày 29 tháng 4 năm 1925 tại Los Angeles, California. Sau vụ đán bom Trân Châu Cảng, gia đình Takamoto, giống như nhiều gia đình người gốc Nhật khác đã bị buộc đến một trại người Mỹ gốc Nhật. Họ đã ở đó cho đến thời kì còn lại của Thế chiến II. Chính trong thời gian này ông đã được đào tạo cơ bản về minh hoại từ một đôi nạn nhân trại cùng cảnh ngộ. | wikipedia |
Fukui
Fukui (Nhật: 福井県 (ふくいけん) (Phúc Tỉnh huyện), Hepburn: Fukui-ken?) là một tỉnh của Nhật Bản nằm ở tiểu vùng Hokuriku, vùng Chūbu trên đảo Honshu. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Fukui. Fukui phía Tây trông ra vịnh Wakasa (biển Nhật Bản), phía Bắc giáp tỉnh Ishikawa, phía Đông giáp tỉnh Gifu, phía Đông Nam giáp tỉnh Shiga, phía Nam giáp tỉnh Kyoto. Xưa kia, trên địa bàn tỉnh Fukui là các xứ Wakasa và Echizen. Fukui gồm 18 đơn vị hành chính cấp hạt, trong đó có 10 thành phố. Làng và thị trấn: == Kinh tế == Đa phần là làm nông nghiệp, bến cảng , sông vào đất liền, thiên nhiên hài hoà để làm du lịch,rất bình yên khi dưỡng già. Fukui có thành Maruoka, thành lập năm 1576, một trong những thành quách cổ nhất Nhật Bản vẫn còn đứng vững. Chùa Eihei thành lập từ năm 1244 là một trong những trung tâm đào tạo sư sãi Phật giáo của Nhật Bản. Trên địa phận của tỉnh Fukui, người ta đã khai quật được nhiều hóa thạch khủng long và đem trưng bày tại Bảo tàng Khủng long Fukui. Đại học Fukui Bảo tàng Khủng long Fukui Bờ biển của Fukui có nhiều cảnh đẹp. ^ ジュラチック Juratic 恐竜王国 福井県 (bằng tiếng Nhật). Fukui Prefectural Government. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2016. Website chính thức của tỉnh (tiếng Nhật) Website giới thiệu giấy truyền thống Echizen của vùng này. Lưu trữ 2021-09-27 tại Wayback Machine | wikipedia |
RNA
Acid ribonucleic (ARN hay RNA) là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gen. RNA và DNA là các acid nucleic, và, cùng với lipid, protein và carbohydrat, tạo thành bốn loại đại phân tử cơ sở cho mọi dạng sự sống trên Trái Đất. Giống như DNA, RNA tạo thành từ một chuỗi nucleotide, nhưng không giống DNA là thường tìm thấy nó ở dạng tự nhiên là một sợi đơn gập lại vào chính nó, hơn là sợi xoắn kép. Các sinh vật tế bào sử dụng RNA thông tin (mRNA) đề truyền đạt các thông tin di truyền (sử dụng các base nitric guanine, uracil, adenine, và cytosine, ký hiệu tương ứng bằng các chữ cái G, U, A, và C) cho phép tổng hợp trực tiếp lên các protein chuyên biệt. Nhiều virus mã hóa thông tin di truyền của chúng trong bộ gene RNA. Một số phân tử RNA đóng vai trò hoạt động bên trong tế bào như là những chất xúc tác cho các phản ứng sinh học, kiểm soát biểu hiện gen, hoặc những đáp ứng cảm nhận và liên lạc trong quá trình truyền tín hiệu tế bào. Một trong những quá trình hoạt động chính là sinh tổng hợp protein, một chức năng phổ biến mà các phân tử RNA trực tiếp tham gia tổng hợp protein trên phân tử ribosome. Quá trình này sử dụng các phân tử RNA vận chuyển (tRNA) mang các amino acid đến phức hệ ribosome, nơi các phân tử RNA ribosome (rRNA) thực hiện ghép nối các amino acid với nhau tạo thành chuỗi tiền protein. Cấu trúc hóa học của RNA có những điểm giống với DNA, nhưng có ba điểm khác biệt cơ bản: Không như sợi xoắn kép DNA, RNA là phân tử sợi đơn trong hầu hết các chức năng sinh học của nó và chứa chuỗi các nucleotide ngắn hơn nhiều. Tuy nhiên, RNA có thể, bằng cách bắt cặp base bổ sung, tạo thành sợi xoắn kép tự gập từ một sơn đơn, như ở trường hợp tRNA. Trong khi "bộ khung" đường-phosphate của DNA chứa deoxyribose, thì bộ khung của RNA là phân tử ribose. Đường ribose có một nhóm hydroxyl gắn với mạch vòng pentose ở vị trí 2', trong khi ở phân tử deoxyribose không có. Nhóm hydroxyl trong bộ khung ribose làm cho RNA ít ổn định so với DNA bởi vì chúng dễ bị thủy phân hơn. Base bổ sung của adenine trong DNA là thymine, trong khi ở RNA, nó là uracil, mà là một dạng chưa metyl hóa của thymine. Giống như DNA, hầu hết các hoạt động sinh học của RNA, bao gồm mRNA, tRNA, rRNA, snRNA, và các RNA không mã hóa khác, chứa các trình tự bổ sung cho phép một phần RNA gập lại và bắt cặp với chính nó để tạo thành sợi kép xoắn ốc. Phân tích những RNA này cho thấy chúng có dạng cấu trúc bậc cao. Không giống như DNA, không chứa một sợi xoắn kép quá dài, mà là một hệ bao gồm các sợi xoắn kép ngắn đính cùng các cấu trúc tương tự như ở protein. Theo dạng cấu trúc này, RNA có thể trở thành các chất xúc tác (giống như enzyme). Ví dụ, khi xác định cấu trúc của ribosome—một phức hợp RNA-protein tham gia xúc tác hình thành chuỗi peptide—các nhà sinh học phát hiện thấy vị trí hoạt động của nó chứa hoàn toàn của RNA. Mỗi nucleotide trong RNA chứa một đường ribose, với carbon được đánh thứ tự từ 1' đến 5'. Nhìn chung, một base được gắn vào vị trí 1' là adenine (A), cytosine (C), guanine (G), hoặc uracil (U). Adenine và guanine là các purine, cytosine và uracil là các pyrimidine. Một nhóm phosphat gắn vào vị trí 3' của một đường ribose và vào vị trí 5' của đường ribose tiếp theo. Nhóm phosphat tích điện âm, khiến cho RNA là phân tử mang điện (polyanion). Các base tạo thành liên kết hiđrô giữa các cytosine và guanine, giữa adenine và uracil và giữa guanine và uracil. Tuy thế, cũng có thể có những tương tác khác, như một nhóm base adenine liên kết với một nhóm khác trong chỗ phình, hoặc tại vòng bốn (tetraloop) GNRA có liên kết cặp base guanine–adenine. Một thành phần cấu trúc quan trọng của RNA khác biệt với DNA đó là sự có mặt của nhóm hydroxyl tại vị trí 2' trong đường ribose. Sự có mặt của nhóm chức này làm cho dạng xoắn của RNA có dạng A-hình học (A-form geometry), mặc dù trong trường hợp sợi đơn dinucleotide, có thể hiếm gặp RNA trong dạng B-hình học như quan sát thấy ở hầu hết DNA. Dạng A-hình học khiến cho trên phân tử RNA có rãnh (groove) lớn hẹp và rất sâu và một rãnh nhỏ rộng và nông. Hệ quả thứ hai của sự có mặt nhóm 2'-hydroxyl đó là trong các vùng có hình dáng linh hoạt (conformationally flexible regions) của một phân tử RNA (tức là không tham gia vào sự tạo thành sợi xoắn kép), có thể tấn công hóa học vào liên kết phosphodiester bên cạnh để cắt bộ khung RNA. RNA được phiên mã chỉ ở bốn base (adenine, cytosine, guanine và uracil), nhưng các base này và nhóm đường gắn cùng có thể được chỉnh sửa theo nhiều cách khi RNA trưởng thành. Ở pseudouridine (Ψ), mà trong đó mối liên kết giữa uracil và ribose bị chuyển từ liên kết C–N thành liên kết C–C, và ribothymidine (T) được tìm thấy ở nhiều nơi (nổi bật nhất là nó xuất hiện ở vòng TΨC của tRNA). Một ví dụ base biến đổi khác đó là hypoxanthine, một base adenine đã khử amin mà nucleoside của nó được gọi là inosine (I). Inosine đóng vai trò quan trọng trong giả thuyết cặp base linh hoạt (wobble hypothesis) của mã di truyền. Có hơn 100 nucleoside biến đổi xuất hiện trong tự nhiên. Sự đa dạng lớn nhất trong cấu trúc của sửa đổi này có thể tìm thấy ở tRNA, trong khi pseudouridine và nucleoside với 2'-O-methylribose thường có mặt trong rRNA là dạng phổ biến nhất. Các nhà sinh học vẫn chưa hiểu đầy đủ vai trò đặc trưng của nhiều biến đổi này trong RNA. Tuy nhiên, đáng chú ý là, trong RNA ribosome, nhiều thay đổi sau phiên mã xảy ra ở những vùng có chức năng cao như trung tâm peptidyl transferase và giao diện tiểu đơn vị, ngụ ý rằng chúng quan trọng đối với chức năng bình thường. Dạng chức năng của các phân tử RNA sợi đơn, giống như các protein, thường đòi hỏi một cấu trúc bậc ba cụ thể. Các bộ khung cho cấu trúc này được cung cấp bởi các yếu tố cấu trúc bậc hai là liên kết hydro trong phân tử. Điều này dẫn đến một số "miền" có thể nhận biết được của cấu trúc bậc hai như vòng kẹp tóc (hairpin loop), phình và vòng lặp nội bộ (internal loop). Vì RNA mang điện tích, các ion kim loại như Mg2+ cần thiết có mặt để ổn định nhiều cấu trúc bậc hai và bậc ba của RNA. Dạng đồng phân lập thể enantiomer xuất hiện tự nhiên của RNA là D-RNA chứa các D-ribonucleotide. Mọi trung tâm đối xứng đều nằm trong D-ribose. Bằng cách sử dụng L-ribose hoặc L-ribonucleotide, có thể tổng hợp được L-RNA.L-RNA có tính ổn định lớn hơn chống lại sự thoái biến của RNase. Giống như các phân tử sinh học có cấu trúc khác như protein, có thể định nghĩa tô pô của một phân tử RNA đã gập. Điều này thường dựa trên sự sắp xếp các vị trí tiếp xúc nội chuỗi bên trong RNA đã gập, gọi là mạch tô pô (circuit topology). Quá trình tổng hợp RNA gọi là phiên mã, luôn cần sự xúc tác của enzym RNA polymerase sử dụng một mạch khuôn của gen trên DNA. Sự khởi đầu phiên mã bắt đầu bằng enzyme gắn kết vào trình tự khởi động trong DNA ở phía "thượng nguồn" của gen. Chuỗi xoắn kép DNA ở vùng có gen cần phiên mã đầu tiên phải được tháo xoắn nhờ topoisomerase, sau đó được dãn mạch và tách đôi nhờ enzym helicase. Enzym RNA polymerase trượt dọc theo sợi khuôn mẫu (mạch gốc) theo chiều 3’ đến 5’ của gen, tổng hợp lên chuỗi polyribonucleotide theo nguyên tắc bổ sung, được kéo dài theo hướng 5’ đến 3’ (ngược lại với hướng di chuyển của enzym này). Trình tự các deoxyribonucleotide trên mạch gốc của gen không chỉ quyết định trình tự chuỗi polyribonucleotide của RNA, mà còn quy định cả sự kết thúc của quá trình phiên mã. Ở tế bào nhân thực, RNA vừa được phiên mã mới chỉ là tiền RNA (pre RNA) hay RNA sơ khai. Nó phải trải qua quá một quá trình gọi là biến đổi sau phiên mã mới tạo nên RNA trưởng thành. Trong quá trình xử lý RNA: Đầu 5' của nó được gắn "chóp" GTP, còn đầu 3' của nó sẽ được gắn "đuôi" là pôlyA. RNA sơ khai cần phải được cắt bỏ hết các intron (vùng không mã hóa), rồi các intron này sẽ bị phân giải; Các intron (đoạn không có mã) của nó bị cắt bỏ, còn các exon (đoạn có mã) sẽ nối với nhau tạo thành một chuỗi bộ ba mã di truyền liên tục. Giai đoạn này gọi là cắt nối RNA. Quá trình trên được thực hiện nhờ nhiều nhân tố, nhưng quan trọng nhất là spliceosome (thể chế biến) là một tổ hợp phân tử lớn và phức tạp. Sau khi chế biến hoàn tất, RNA trưởng thành được tạo ra và mới được xuất ra tế bào chất qua lỗ nhân. Ở một số ít nhóm sinh vật, còn có một số RNA polymerase phụ thuộc RNA (RNA-dependent RNA polymerase) sử dụng RNA làm khuôn mẫu cho tổng hợp lên sợi RNA mới. Ví dụ, một số virus RNA (như poliovirus) sử dụng loại enzyme này để sao chép vật liệu di truyền của chúng. Cũng vậy, RNA polymerase phụ thuộc RNA là một phần trong lộ trình can thiệp RNA ở nhiều sinh vật. RNA thông tin (mRNA) là RNA mang thông tin từ DNA đến ribosome, các vị trí dịch mã để sinh tổng hợp protein trong tế bào. Trình tự mã hóa của mRNA xác định lên trình tự amino acid trong protein được tổng hợp ra. Tuy nhiên, nhiều RNA không có vai trò mã hóa cho protein (khoảng 97% sản phẩm RNA từ quá trình phiên mã là những protein không mã hóa trong sinh vật nhân thực). Những RNA không mã hóa ("ncRNA") này có thể được mã bởi chính bộ gene của chúng (RNA gene), nhưng cũng có thể được tạo thành từ các intron mRNA. Ví dụ nổi bật nhất cho các RNA không mã hóa đó là RNA vận chuyển (tRNA) và RNA ribosome (rRNA), mà cả hai đều tham gia vào quá trình dịch mã. Có các RNA không mã hóa tham gia vào điều hòa biểu hiện gene, xử lý RNA và các vai trò khác. Một số RNA có thểm làm chất xúc tác cho phản ứng sinh hóa như cắt và nối các phân tử RNA khác, và xúc tác tạo thành liên kết peptide trong ribosome; chúng được biết với tên gọi ribozyme. Nếu phân theo độ dài của một chuỗi RNA, có thể chia RNA thành các RNA nhỏ và RNA dài. Bình thường, các RNA nhỏ có độ dài ngắn hơn 200 nt, và các RNA dài có độ dài hơn 200 nt. Các phân tử RNA dài, hay còn gọi là RNA lớn, chủ yếu bao gồm các RNA không mã hóa dài (lncRNA) và mRNA. Phân tử RNA nhỏ bao gồm chủ yếu tiểu đơn vị 5.8S RNA ribosome (rRNA), 5S rRNA, RNA vận chuyển (tRNA), microRNA (miRNA), RNA can thiệp nhỏ (small interfering RNA, siRNA), RNA neucleolar nhỏ (small nucleolar RNA, snoRNAs), RNA tương tác Piwi (Piwi-interacting RNA, piRNA), RNA nhỏ bắt nguồn từ tRNA (tRNA-derived small RNA, tsRNA) và RNA nhỏ bắt nguồn từ rDNA (small rDNA-derived RNA, srRNA). RNA thông tin (mRNA) mang các thông tin di truyền về trình tự của một protein đến ribosome, nhà máy tổng hợp protein bên trong tế bào. Nó mã hóa sao cho cứ mỗi ba nucleotide (bộ ba mã hóa hay một codon) tương ứng với một amino acid. Trong tế bào sinh vật nhân thực, một phân tử tiền mRNA (pre-mRNA) được phiên mã từ DNA, sau đó nó được xử lý để trở thành mRNA trưởng thành. Quá trình này bao loại bỏ các đoạn intron—các vùng không mã hóa của pre-mRNA. Sau đó mRNA được đẩy từ nhân tế bào vào bào tương, nơi nó sẽ tìm đến các ribosome và thực hiện dịch mã thành protein tương ứng với sự tham gia cùng tRNA. Trong tế bào sinh vật nhân sơ, mà không có nhân và các gian xoang bào, mRNA có thể liên kết ngay với ribosome trong khi nó đang được phiên mã từ DNA. Sau một thời gian nhất định, các phân tử thông tin này thoái hóa thành các thành phần nucleotide với sự trợ giúp của ribonuclease. RNA vận chuyển (tRNA) là một sợi RNA nhỏ dài khoảng 80 nucleotide mà vận chuyển một loại amino acid nhất định đến gắn vào chuỗi polypeptide đang dài dần tại vị trí của ribosome đang tổng hợp lên protein trong quá trình dịch mã. Nó có các vị trí cho phép gắn amino acid và một vùng codon đối mã (anticodon) cho phép nhận ra codon gắn trên mRNA thông tin thông qua liên kết hydro. RNA ribosome (rRNA) là thành phần xúc tác của ribosome. Ribosome ở sinh vật nhân thực chứa bốn loại phân tử rRNA khác nhau: 18S, 5.8S, 28S và 5S rRNA. Ba phân tử rRNA được tổng hợp trong nhân con, và phân tử còn lại được tổng hợp ở nơi khác. Trong bào tương, RNA ribosome và protein kết hợp lại thành phức hệ nucleoprotein gọi là ribosome. Ribosome gắn với mRNA và thực hiện quá trình tổng hợp protein. Một số ribosome thường lúc nào cũng gắn với một sợi mRNA. Gần như mọi RNA tìm thấy trong mọi tế bào sinh vật nhân thực là rRNA. RNA thông tin-vận chuyển (transfer-messenger RNA, tmRNA) được tìm thấy ở nhiều vi khuẩn và lạp thể. Nó đánh dấu các protein mã hóa bởi mRNAs mà thiếu những codon kết thúc cho sự thoái hóa và ngăn cản ribosome khỏi bị dừng. Một vài loại RNA có khả năng điều hòa làm sụt giảm quá trình biểu hiện gene bằng cách gắn bổ sung vào một phần của mRNA hoặc đoạn DNA của gene. Các microRNA (miRNA; dài 21-22 nt) đã được tìm thấy ở sinh vật nhân thực và tác động thông qua can thiệp RNA (RNAi), nơi một phức hệ bộ phận tác động của miRNA và các enzyme có thể cắt mRNA, cản trở mRNA đang trong quá trình dịch mã, hoặc làm tăng tốc sự thoái hóa của nó. Trong khi các RNA can thiệp nhỏ (small interfering RNA, siRNA; 20-25 nt) thường được tạo ra bằng cách phá vỡ RNA của virus, cũng có những nguồn nội sinh siRNA. siRNAs hoạt động thông qua quá trình can thiệp RNA theo cách tương tự như miRNA. Một số miRNAs và siRNAs có thể gây cho các gene chúng tác động tới bị methyl hóa, do đó làm giảm hoặc tăng hoạt động phiên mã ở các gene này. Ở những động vật có RNA tương tác Piwi (piRNA; 29-30 nt) mà hoạt động trong các tế bào dòng mầm (germline) và được cho là những phân tử phòng thủ chống lại transposon và đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành giao tử (gametogenesis). Nhiều sinh vật nhân sơ có các RNA CRISPR, một hệ thống điều hòa tương tự như của can thiệp RNA. Các RNA đối nghĩa (antisense RNA) được lan rộng; mà hầu hết điều hòa làm giảm sự hoạt động của một gene, nhưng có một số là những phân tử kích hoạt quá trình phiên mã. Một cách RNA đối nghĩa hoạt động là khi nó gắn vào một mRNA, tạo thành sợi kép RNA mà chức năng enzyme bị suy giảm đi. Có nhiều RNA không mã hóa sợi dài tham gia điều hòa gene ở sinh vật nhân thực, ví dụ những RNA như thế là Xist, mà nó bao lấy nhiễm sắc thể X ở con cái trong động vật có vú và bất hoạt nó. Một mRNA có thể chứa những phần tử điều hòa trong chính nó, như các đoạn riboswitch, nằm trong vùng đầu 5' không được dịch mã hoặc vùng đầu 3' không được dịch mã; các yếu tố điều hòa trong vùng (cis-regulatory element) này điều hòa sự hoạt động của chính mRNA. Những vùng không tham gia dịch mã cũng có thể chứa các đoạn mà tham gia vào điều hòa ở các gene khác. Nhiều RNA tham gia vào sửa đổi các RNA khác. Những đoạn intron bị cắt ra khỏi pre-mRNA bởi spliceosome, mà trong nó chứa một vài RNA hạt nhân nhỏ (small nuclear RNA, snRNA), hoặc các intron có thể là ribozyme mà dùng để cắt chính những đoạn intron khác. RNA cũng có thể được chỉnh sửa bằng dùng các nucleotide A, C, G và U trong một RNA này để thay đổi các nucleotide trong một RNA khác. Ở sinh vật nhân thực, sự chỉnh sửa các nucleotide của RNA nói chung được điều khiển bởi các RNA nucleolar nhỏ (small nucleolar RNA, snoRNA; 60–300 nt), được tìm thấy trong nhân con và các thể Cajal. snoRNAs phối hợp với các enzyme đến một vị trí trên RNA bằng cách bắt cặp base với RNA. Các enzyme này sau đó thực hiện sửa đổi nucleotide. rRNA và tRNA là những phân tử được sửa đổi rất nhiều, nhưng snRNA và mRNA cũng có thể là những mục tiêu cho sửa đổi base. RNA cũng có thể bị methyl hóa. Giống như DNA, RNA có thể được dùng để mang thông tin di truyền. Các virus RNA có bộ gene chứa RNA mã hóa cho các protein của chúng. Bộ gene virus được tái bản bằng một số protein này, trong khi các protein khác có chức năng bảo vệ bộ gene khi hạt virus chuyển sang tế bào vật chủ mới. Viroid là một nhóm thể sinh bệnh khác, nhưng chúng chỉ chứa RNA, và không mã hóa cho bất kỳ một protein nào và được sao chép nhờ các polymerase của tế bào thực vật chủ. Các virus có bộ gen là RNA phải được tổng hợp ngược trở lại thành DNA nhờ enzyme phiên mã ngược; từ đó tạo nên DNA bổ sung rồi sau đó mới được phiên mã thành những RNA mới để làm khuôn dịch mã. Retrotransposon cũng được lan rộng nhờ cách sao chép DNA và RNA từ tế bào này sang tế bào khác, và telomerase chứa một RNA được sử dụng làm khuôn mẫu cho việc lắp ráp những đoạn cuối của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực. RNA sợi kép (dsRNA) là RNA mà có hai sợi bổ sung, tương tự như ở DNA trong mọi tế bào. dsRNA tạo thành vật liệu di truyền ở một số virus (virus có RNA sợi kép, double-stranded RNA viruses). RNA sợi kép chẳng hạn như ở RNA virus hoặc siRNA có thể kích hoạt can thiệp RNA ở sinh vật nhân thực, cũng như hoạt hóa các protein interferon trong động vật có xương sống. Cuối thập niên 1990, các nhà sinh học đã phát hiện có một loại sợi đơn RNA khép kín ở động vật. Sau đó loại này được chính thức xác nhận và gọi là RNA vòng (circRNA). Xem chi tiết về loại này ở trang RNA vòng. Nghiên cứu về RNA đã dẫn đến nhiều khám phá sinh học quan trọng cũng như nhiều giải Nobel. Acid nucleic được Friedrich Miescher khám phá ra lần đầu tiên vào năm 1868, khi ông gọi các vật liệu này là 'nuclein' do chúng được tìm thấy trong nhân tế bào. Sau đó người ta khám phá ra tại các tế bào sinh vật nhân sơ, mà không có nhân, cũng thấy chứa acid nucleic. Giải thuyết về vai trò của RNA trong sinh tổng hợp protein đã được nêu ra từ năm 1939. Severo Ochoa nhận giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1959 (cùng với Arthur Kornberg) cho khám phá của ông về một enzyme cho phép tổng hợp được RNA trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, loại enzyme khám phá bởi Ochoa (polynucleotide phosphorylase) sau này được chứng minh là có vai trò làm thoái hóa RNA, chứ không phải tổng hợp lên RNA. Năm 1956 Alex Rich và David Davies cho lai hai dòng RNA để tạo thành tinh thể RNA đầu tiên mà cấu trúc của nó có thể xác định bằng kỹ thuật nhiễu xạ tia X (tinh thể học tia X). Trình tự của 77 nucleotide trong tRNA của một loài nấm men được Robert W. Holley xác định lần đầu tiên vào năm 1965, giúp Holley đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa 1968 (cùng với Har Gobind Khorana và Marshall Nirenberg). Trong đầu thập niên 1970, các retrovirus và enzyme phiên mã ngược được phát hiện, và lần đầu tiên chứng tỏ rằng các enzyme tham gia quá trình sao chép từ RNA vào DNA (quá trình ngược so với chu trình thông thường của sự truyền thông tin di truyền). Nhờ khám phá này, David Baltimore, Renato Dulbecco và Howard Temin được trao giải Nobel Y học năm 1975. Năm 1976, Walter Fiers cùng các đồng nghiệp lần đầu tiên đã giải trình tự thành công RNA trong một bộ gene của virus, hay bacteriophage MS2. Năm 1977, các intron và quá trình ghép RNA (RNA splicing) được phát hiện ở cả virus trên động vật và ở gene tế bào, đưa Philip Sharp và Richard Roberts đến giải Nobel năm 1993. Các phân tử RNA xúc tác (ribozyme) được phát hiện vào đầu thập kỷ 1980, và mang lại cho Thomas Cech và Sidney Altman giải Nobel năm 1989. Năm 1990, người ta tìm thấy trong thực vật Petunia (dã yên thảo) là có thể dùng các gene để tắt các gene tương tự trong chính loài thực vật này, một khám phá đã mở đường cho kỹ thuật can thiệp RNA sau này. Trong khoảng cùng thời gian này, các sợi RNA dài 22 nt, mà hiện nay gọi là microRNA, được tìm thấy có vai trò trong sự phát triển của C. elegans. Nghiên cứu can thiệp RNA đưa đến giải Nobel Y học năm 2006 cho Andrew Fire và Craig Mello, và giải Nobel Hóa học cho nghiên cứu về quá trình phiên mã RNA trao cho Roger Kornberg trong cùng năm. Sự khám phá các RNA điều hòa biểu hiện gene đã dẫn đến những nỗ lực phát triển các loại thuốc là từ RNA, như siRNA, có chức năng làm tắt một số gene. Năm 1967, Carl Woese nêu ra giả thuyết rằng RNA có thể là chất xúc tác và gợi ý những dạng sống nguyên thủy nhất (các phân tử tự tái bản) có thể dựa trên RNA cả về mặt chứa đựng thông tin di truyền và làm chất xúc tác cho các phản ứng hóa sinh—hay còn gọi là giả thuyết thế giới RNA. Tháng 3 năm 2015, các nucleotide phức tạp của DNA và RNA, bao gồm uracil, cytosine và thymine, được thông báo là đã tổng hợp được trong phòng thí nghiệm dưới những điều kiện của không gian ngoài thiên thể, sử dụng các hóa chất ban đầu, như pyrimidine, một hợp chất hữu cơ phổ biến tìm thấy trong các vẫn thạch. Pyrimidine, giống như các hydrocarbon thơm đa vòng (polycyclic aromatic hydrocarbons, PAHs), là một trong những hợp chất giàu carbon nhất tìm thấy trong Vũ trụ và có thể hình thành trong môi trường quanh các sao khổng lồ đỏ hoặc các đám mây bụi và khí liên sao. RNA origami Cấu trúc phân tử sinh học Đại phân tử DNA Transcriptome ^ “RNA: The Versatile Molecule”. University of Utah. 2015. ^ “Nucleotides and Nucleic Acids” (PDF). University of California, Los Angeles. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2018. ^ Shukla RN (ngày 30 tháng 6 năm 2014). Analysis of Chromosomes. ISBN 9789384568177.[liên kết hỏng] ^ a b c Berg JM, Tymoczko JL, Stryer L (2002). Biochemistry (ấn bản 5). WH Freeman and Company. tr. 118–19, 781–808. ISBN 0-7167-4684-0. OCLC 179705944. ^ Tinoco I, Bustamante C (tháng 10 năm 1999). “How RNA folds”. Journal of Molecular Biology. 293 (2): 271–81. doi:10.1006/jmbi.1999.3001. PMID 10550208. ^ Higgs PG (tháng 8 năm 2000). “RNA secondary structure: physical and computational aspects”. Quarterly Reviews of Biophysics. 33 (3): 199–253. doi:10.1017/S0033583500003620. PMID 11191843. ^ a b Nissen P, và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2000). “The structural basis of ribosome activity in peptide bond synthesis”. Science. 289 (5481): 920–30. Bibcode:2000Sci...289..920N. doi:10.1126/science.289.5481.920. PMID 10937990. ^ a b Lee JC, Gutell RR (tháng 12 năm 2004). “Diversity of base-pair conformations and their occurrence in rRNA structure and RNA structural motifs”. Journal of Molecular Biology. 344 (5): 1225–49. doi:10.1016/j.jmb.2004.09.072. PMID 15561141. ^ Barciszewski J, Frederic B, Clark C (1999). RNA biochemistry and biotechnology. Springer. tr. 73–87. ISBN 0-7923-5862-7. OCLC 52403776. ^ Salazar M, và đồng nghiệp (tháng 4 năm 1993). “The DNA strand in DNA.RNA hybrid duplexes is neither B-form nor A-form in solution”. Biochemistry. 32 (16): 4207–15. doi:10.1021/bi00067a007. PMID 7682844. ^ Sedova A, Banavali NK (tháng 10 năm 2015). “RNA approaches the B-form in stacked single strand dinucleotide contexts”. Biopolymers. 105 (2): 65–82. doi:10.1002/bip.22750. PMID 26443416. ^ Hermann T, Patel DJ (tháng 3 năm 2000). “RNA bulges as architectural and recognition motifs”. Structure. 8 (3): R47–54. doi:10.1016/S0969-2126(00)00110-6. PMID 10745015. ^ Mikkola S, và đồng nghiệp (1999). “The mechanism of the metal ion promoted cleavage of RNA phosphodiester bonds involves a general acid catalysis by the metal aquo ion on the departure of the leaving group”. Perkin transactions 2 (8): 1619–26. doi:10.1039/a903691a. ^ Jankowski JA, Polak JM (1996). Clinical gene analysis and manipulation: Tools, techniques and troubleshooting. Cambridge University Press. tr. 14. ISBN 0-521-47896-0. OCLC 33838261. ^ Yu Q, Morrow CD (tháng 5 năm 2001). “Identification of critical elements in the tRNA acceptor stem and T(Psi)C loop necessary for human immunodeficiency virus type 1 infectivity”. Journal of Virology. 75 (10): 4902–6. doi:10.1128/JVI.75.10.4902-4906.2001. PMC 114245. PMID 11312362. ^ Elliott MS, Trewyn RW (tháng 2 năm 1984). “Inosine biosynthesis in transfer RNA by an enzymatic insertion of hypoxanthine”. The Journal of Biological Chemistry. 259 (4): 2407–10. PMID 6365911. ^ Cantara WA, và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2011). “The RNA Modification Database, RNAMDB: 2011 update”. Nucleic Acids Research. 39 (Database issue): D195–201. doi:10.1093/nar/gkq1028. PMC 3013656. PMID 21071406. ^ Söll D, RajBhandary U (1995). TRNA: Structure, biosynthesis, and function. ASM Press. tr. 165. ISBN 1-55581-073-X. OCLC 183036381. ^ Kiss T (tháng 7 năm 2001). “Small nucleolar RNA-guided post-transcriptional modification of cellular RNAs”. The EMBO Journal. 20 (14): 3617–22. doi:10.1093/emboj/20.14.3617. PMC 125535. PMID 11447102. ^ King TH, và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2003). “Ribosome structure and activity are altered in cells lacking snoRNPs that form pseudouridines in the peptidyl transferase center”. Molecular Cell. 11 (2): 425–35. doi:10.1016/S1097-2765(03)00040-6. PMID 12620230. ^ Mathews DH, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2004). “Incorporating chemical modification constraints into a dynamic programming algorithm for prediction of RNA secondary structure”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 101 (19): 7287–92. Bibcode:2004PNAS..101.7287M. doi:10.1073/pnas.0401799101. PMC 409911. PMID 15123812. ^ Tan ZJ, Chen SJ (tháng 7 năm 2008). “Salt dependence of nucleic acid hairpin stability”. Biophysical Journal. 95 (2): 738–52. Bibcode:2008BpJ....95..738T. doi:10.1529/biophysj.108.131524. PMC 2440479. PMID 18424500. ^ Vater A, Klussmann S (tháng 1 năm 2015). “Turning mirror-image oligonucleotides into drugs: the evolution of Spiegelmer(®) therapeutics”. Drug Discovery Today. 20 (1): 147–55. doi:10.1016/j.drudis.2014.09.004. PMID 25236655. ^ Nudler E, Gottesman ME (tháng 8 năm 2002). “Transcription termination and anti-termination in E. coli”. Genes to Cells. 7 (8): 755–68. doi:10.1046/j.1365-2443.2002.00563.x. PMID 12167155. ^ Hansen JL, và đồng nghiệp (tháng 8 năm 1997). “Structure of the RNA-dependent RNA polymerase of poliovirus”. Structure. 5 (8): 1109–22. doi:10.1016/S0969-2126(97)00261-X. PMID 9309225. ^ Ahlquist P (tháng 5 năm 2002). “RNA-dependent RNA polymerases, viruses, and RNA silencing”. Science. 296 (5571): 1270–3. Bibcode:2002Sci...296.1270A. doi:10.1126/science.1069132. PMID 12016304. ^ a b c Cooper GC, Hausman RE (2004). The Cell: A Molecular Approach (ấn bản 3). Sinauer. tr. 261–76, 297, 339–44. ISBN 0-87893-214-3. OCLC 174924833. ^ Mattick JS, Gagen MJ (tháng 9 năm 2001). “The evolution of controlled multitasked gene networks: the role of introns and other noncoding RNAs in the development of complex organisms”. Molecular Biology and Evolution. 18 (9): 1611–30. doi:10.1093/oxfordjournals.molbev.a003951. PMID 11504843. ^ Mattick JS (tháng 11 năm 2001). “Non-coding RNAs: the architects of eukaryotic complexity”. EMBO Reports. 2 (11): 986–91. doi:10.1093/embo-reports/kve230. PMC 1084129. PMID 11713189. ^ Mattick JS (tháng 10 năm 2003). “Challenging the dogma: the hidden layer of non-protein-coding RNAs in complex organisms” (PDF). BioEssays. 25 (10): 930–9. doi:10.1002/bies.10332. PMID 14505360. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2009. ^ Mattick JS (tháng 10 năm 2004). “The hidden genetic program of complex organisms”. Scientific American. 291 (4): 60–7. doi:10.1038/scientificamerican1004-60. PMID 15487671. ^ a b c Wirta W (2006). Mining the transcriptome – methods and applications. Stockholm: School of Biotechnology, Royal Institute of Technology. ISBN 91-7178-436-5. OCLC 185406288. ^ Rossi JJ (tháng 7 năm 2004). “Ribozyme diagnostics comes of age”. Chemistry & Biology. 11 (7): 894–5. doi:10.1016/j.chembiol.2004.07.002. PMID 15271347. ^ Storz G (tháng 5 năm 2002). “An expanding universe of noncoding RNAs”. Science. 296 (5571): 1260–3. Bibcode:2002Sci...296.1260S. doi:10.1126/science.1072249. PMID 12016301. ^ Fatica A, Bozzoni I (tháng 1 năm 2014). “Long non-coding RNAs: new players in cell differentiation and development”. Nature Reviews. Genetics. 15 (1): 7–21. doi:10.1038/nrg3606. PMID 24296535. ^ Chen Q, Yan, và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2016). “Sperm tsRNAs contribute to intergenerational inheritance of an acquired metabolic disorder”. Science. 351 (6271): 397–400. Bibcode:2016Sci...351..397C. doi:10.1126/science.aad7977. PMID 26721680. ^ Wei H, Zhou, và đồng nghiệp (2013). “Profiling and identification of small rDNA-derived RNAs and their potential biological functions”. PLOS One. 8 (2): e56842. Bibcode:2013PLoSO...856842W. doi:10.1371/journal.pone.0056842. PMC 3572043. PMID 23418607. ^ Gueneau de Novoa P, Williams KP (tháng 1 năm 2004). “The tmRNA website: reductive evolution of tmRNA in plastids and other endosymbionts”. Nucleic Acids Research. 32 (Database issue): D104–8. doi:10.1093/nar/gkh102. PMC 308836. PMID 14681369. ^ Carthew RW, Sontheimer EJ (tháng 2 năm 2009). “Origins and Mechanisms of miRNAs and siRNAs”. Cell. 136 (4): 642–55. doi:10.1016/j.cell.2009.01.035. PMC 2675692. PMID 19239886. ^ Liang KH, Yeh CT (tháng 5 năm 2013). “A gene expression restriction network mediated by sense and antisense Alu sequences located on protein-coding messenger RNAs”. BMC Genomics. 14: 325. doi:10.1186/1471-2164-14-325. PMC 3655826. PMID 23663499. ^ Wu L, Belasco JG (tháng 1 năm 2008). “Let me count the ways: mechanisms of gene regulation by miRNAs and siRNAs”. Molecular Cell. 29 (1): 1–7. doi:10.1016/j.molcel.2007.12.010. PMID 18206964. ^ Matzke MA, Matzke AJ (tháng 5 năm 2004). “Planting the seeds of a new paradigm”. PLoS Biology. 2 (5): E133. doi:10.1371/journal.pbio.0020133. PMC 406394. PMID 15138502. ^ Vazquez F, và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2004). “Endogenous trans-acting siRNAs regulate the accumulation of Arabidopsis mRNAs”. Molecular Cell. 16 (1): 69–79. doi:10.1016/j.molcel.2004.09.028. PMID 15469823. ^ Watanabe, Toshiaki; Totoki, Yasushi; Toyoda, Atsushi; Kaneda, Masahiro; Kuramochi-Miyagawa, Satomi; Obata, Yayoi; Chiba, Hatsune; Kohara, Yuji; Kono, Tomohiro (22 tháng 5 năm 2008). “Endogenous siRNAs from naturally formed dsRNAs regulate transcripts in mouse oocytes”. Nature. 453 (7194): 539–543. doi:10.1038/nature06908. ISSN 1476-4687. PMID 18404146. ^ Sontheimer EJ, Carthew RW (tháng 7 năm 2005). “Silence from within: endogenous siRNAs and miRNAs”. Cell. 122 (1): 9–12. doi:10.1016/j.cell.2005.06.030. PMID 16009127. ^ Doran G (2007). “RNAi – Is one suffix sufficient?”. Journal of RNAi and Gene Silencing. 3 (1): 217–19. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2007. ^ Pushparaj PN, và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2008). “RNAi and RNAa--the yin and yang of RNAome”. Bioinformation. 2 (6): 235–7. doi:10.6026/97320630002235. PMC 2258431. PMID 18317570. ^ Horwich MD, và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2007). “The Drosophila RNA methyltransferase, DmHen1, modifies germline piRNAs and single-stranded siRNAs in RISC”. Current Biology. 17 (14): 1265–72. doi:10.1016/j.cub.2007.06.030. PMID 17604629. ^ Girard A, và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2006). “A germline-specific class of small RNAs binds mammalian Piwi proteins”. Nature. 442 (7099): 199–202. Bibcode:2006Natur.442..199G. doi:10.1038/nature04917. PMID 16751776. ^ Horvath P, Barrangou R (tháng 1 năm 2010). “CRISPR/Cas, the immune system of bacteria and archaea”. Science. 327 (5962): 167–70. Bibcode:2010Sci...327..167H. doi:10.1126/science.1179555. PMID 20056882. ^ Wagner EG, Altuvia S, Romby P (2002). “Antisense RNAs in bacteria and their genetic elements”. Advances in Genetics. Advances in Genetics. 46: 361–98. doi:10.1016/S0065-2660(02)46013-0. ISBN 9780120176465. PMID 11931231. ^ Gilbert SF (2003). Developmental Biology (ấn bản 7). Sinauer. tr. 101–3. ISBN 0-87893-258-5. OCLC 154656422.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Amaral PP, Mattick JS (tháng 8 năm 2008). “Noncoding RNA in development”. Mammalian Genome. 19 (7–8): 454–92. doi:10.1007/s00335-008-9136-7. PMID 18839252. ^ Heard E, và đồng nghiệp (tháng 6 năm 1999). “Human XIST yeast artificial chromosome transgenes show partial X inactivation center function in mouse embryonic stem cells”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 96 (12): 6841–6. Bibcode:1999PNAS...96.6841H. doi:10.1073/pnas.96.12.6841. PMC 22003. PMID 10359800. ^ Batey RT (tháng 6 năm 2006). “Structures of regulatory elements in mRNAs”. Current Opinion in Structural Biology. 16 (3): 299–306. doi:10.1016/j.sbi.2006.05.001. PMID 16707260. ^ Scotto L, Assoian RK (tháng 6 năm 1993). “A GC-rich domain with bifunctional effects on mRNA and protein levels: implications for control of transforming growth factor beta 1 expression”. Molecular and Cellular Biology. 13 (6): 3588–97. PMC 359828. PMID 8497272. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2018. ^ Steitz TA, Steitz JA (tháng 7 năm 1993). “A general two-metal-ion mechanism for catalytic RNA”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 90 (14): 6498–502. Bibcode:1993PNAS...90.6498S. doi:10.1073/pnas.90.14.6498. PMC 46959. PMID 8341661. ^ Xie J, và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2007). “Sno/scaRNAbase: a curated database for small nucleolar RNAs and cajal body-specific RNAs”. Nucleic Acids Research. 35 (Database issue): D183–7. doi:10.1093/nar/gkl873. PMC 1669756. PMID 17099227. ^ Omer AD, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2003). “RNA-modifying machines in archaea”. Molecular Microbiology. 48 (3): 617–29. doi:10.1046/j.1365-2958.2003.03483.x. PMID 12694609. ^ Cavaillé J, và đồng nghiệp (tháng 10 năm 1996). “Targeted ribose methylation of RNA in vivo directed by tailored antisense RNA guides”. Nature. 383 (6602): 732–5. Bibcode:1996Natur.383..732C. doi:10.1038/383732a0. PMID 8878486. ^ Kiss-László Z, và đồng nghiệp (tháng 6 năm 1996). “Site-specific ribose methylation of preribosomal RNA: a novel function for small nucleolar RNAs”. Cell. 85 (7): 1077–88. doi:10.1016/S0092-8674(00)81308-2. PMID 8674114. ^ Daròs JA, Elena SF, Flores R (tháng 6 năm 2006). “Viroids: an Ariadne's thread into the RNA labyrinth”. EMBO Reports. 7 (6): 593–8. doi:10.1038/sj.embor.7400706. PMC 1479586. PMID 16741503. ^ Kalendar R, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2004). “Large retrotransposon derivatives: abundant, conserved but nonautonomous retroelements of barley and related genomes”. Genetics. 166 (3): 1437–50. doi:10.1534/genetics.166.3.1437. PMC 1470764. PMID 15082561. ^ Podlevsky JD, và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2008). “The telomerase database”. Nucleic Acids Research. 36 (Database issue): D339–43. doi:10.1093/nar/gkm700. PMC 2238860. PMID 18073191. ^ Blevins T, và đồng nghiệp (2006). “Four plant Dicers mediate viral small RNA biogenesis and DNA virus induced silencing”. Nucleic Acids Research. 34 (21): 6233–46. doi:10.1093/nar/gkl886. PMC 1669714. PMID 17090584. ^ Jana S, và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2004). “RNA interference: potential therapeutic targets”. Applied Microbiology and Biotechnology. 65 (6): 649–57. doi:10.1007/s00253-004-1732-1. PMID 15372214. ^ Schultz U, Kaspers B, Staeheli P (tháng 5 năm 2004). “The interferon system of non-mammalian vertebrates”. Developmental and Comparative Immunology. 28 (5): 499–508. doi:10.1016/j.dci.2003.09.009. PMID 15062646. ^ Whitehead KA, và đồng nghiệp (2011). “Silencing or stimulation? siRNA delivery and the immune system”. Annual Review of Chemical and Biomolecular Engineering. 2: 77–96. doi:10.1146/annurev-chembioeng-061010-114133. PMID 22432611. ^ Dahm R (tháng 2 năm 2005). “Friedrich Miescher and the discovery of DNA”. Developmental Biology. 278 (2): 274–88. doi:10.1016/j.ydbio.2004.11.028. PMID 15680349. ^ Caspersson T, Schultz J (1939). “Pentose nucleotides in the cytoplasm of growing tissues”. Nature. 143 (3623): 602–3. Bibcode:1939Natur.143..602C. doi:10.1038/143602c0. ^ Ochoa S (1959). “Enzymatic synthesis of ribonucleic acid” (PDF). Nobel Lecture. ^ Rich A, Davies D (1956). “A New Two-Stranded Helical Structure: Polyadenylic Acid and Polyuridylic Acid”. Journal of the American Chemical Society. 78 (14): 3548–3549. doi:10.1021/ja01595a086. ^ Holley RW, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 1965). “Structure of a ribonucleic acid”. Science. 147 (3664): 1462–5. Bibcode:1965Sci...147.1462H. doi:10.1126/science.147.3664.1462. PMID 14263761. ^ Fiers, W.; Contreras, R.; Duerinck, F.; Haegeman, G.; Iserentant, D.; Merregaert, J.; Min Jou, W.; Molemans, F.; Raeymaekers, A. (8 tháng 4 năm 1976). “Complete nucleotide sequence of bacteriophage MS2 RNA: primary and secondary structure of the replicase gene”. Nature. 260 (5551): 500–507. doi:10.1038/260500a0. ISSN 0028-0836. PMID 1264203. ^ Napoli C, Lemieux C, Jorgensen R (tháng 4 năm 1990). “Introduction of a Chimeric Chalcone Synthase Gene into Petunia Results in Reversible Co-Suppression of Homologous Genes in trans”. The Plant Cell. 2 (4): 279–289. doi:10.1105/tpc.2.4.279. PMC 159885. PMID 12354959. ^ Dafny-Yelin M, và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2007). “pSAT RNA interference vectors: a modular series for multiple gene down-regulation in plants”. Plant Physiology. 145 (4): 1272–81. doi:10.1104/pp.107.106062. PMC 2151715. PMID 17766396. ^ Ruvkun G (tháng 10 năm 2001). “Molecular biology. Glimpses of a tiny RNA world”. Science. 294 (5543): 797–9. doi:10.1126/science.1066315. PMID 11679654. ^ Fichou Y, Férec C (tháng 12 năm 2006). “The potential of oligonucleotides for therapeutic applications”. Trends in Biotechnology. 24 (12): 563–70. doi:10.1016/j.tibtech.2006.10.003. PMID 17045686. ^ Siebert S (2006). “Common sequence structure properties and stable regions in RNA secondary structures” (PDF). Dissertation, Albert-Ludwigs-Universität, Freiburg im Breisgau. tr. 1. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2012. ^ Szathmáry E (tháng 6 năm 1999). “The origin of the genetic code: amino acids as cofactors in an RNA world”. Trends in Genetics. 15 (6): 223–9. doi:10.1016/S0168-9525(99)01730-8. PMID 10354582. ^ Marlaire, Ruth (ngày 3 tháng 3 năm 2015). “NASA Ames Reproduces the Building Blocks of Life in Laboratory”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2015. RNA tại Từ điển bách khoa Việt Nam RNA (biochemistry) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) RNA World website Link collection (structures, sequences, tools, journals) Nucleic Acid Database Images of DNA, RNA and complexes. Anna Marie Pyle's Seminar: RNA Structure, Function, and Recognition | wikipedia |
Vũ Tùng
Vũ Tùng (1917 - 1965), tên thật là Nguyễn Văn Thọ, là một nhà cách mạng, nhà báo Việt Nam. Ông nguyên quán ở Bắc Ninh, nhưng sinh tại Thanh Hóa, nơi thân phụ làm việc. Thuở nhỏ ông học ở quê, sau ra Hà Nội học Đại học dở dang, về làm việc tại nhà máy diêm Thanh Hóa. Tại đây ông tham gia đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, bị truy lùng, ông phải bỏ xứ vào sinh sống và hoạt động ở Sài Gòn. Tại đây ông làm báo, cộng tác với báo Justice (Công lý). Ông dần trở thành một cây bút trụ cột cho báo này với bút danh Vũ Tùng. Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông vẫn sống công khai tại Sài Gòn, tiếp tục hoạt động trong giới báo chí, với lập trường công kích chính sách thực dân cũ. Tháng 4 năm 1947, ông cùng các nhà báo tiến bộ, có xu hướng chống thực dân, đấu tranh đòi quyền độc lập thống nhất của Việt Nam như Phan Văn Thiết, Dương Tử Giang, Thiếu Sơn... bị chính phủ ly khai Nam Kỳ bắt giam một thời gian. Năm 1948, ông làm liên lạc đưa ông Chesneaux - một đảng viên đảng Xã hội Pháp - ra chiến khu gặp các nhà lãnh đạo kháng chiến Nam Bộ. Trên đường đi ông bị bắt, ông Chesneaux bị trục xuất về Pháp. Sau đó ông được các tổ chức tiến bộ ở Pháp can thiệp nên được trả tự do. Năm 1949, ông thoát ly ra chiến khu. Năm 1954, ông được phân công ở lại Sài Gòn công tác, phụ trách báo chí công khai. Năm 1962, chính quyền Ngô Đình Diệm siết chặt kiểm soát báo chí, đồng thời theo dõi gắt gao ông vì đoán biết ông hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Do vậy, ông tìm cách đào thoát lại ra chiến khu một lần nữa, được phân công phụ trách công tác tuyên huấn ở Trung ương Cục miền Nam. Khi Hội Nhà báo yêu nước và dân chủ miền Nam Việt Nam được thành lập, ông được bầu làm Chủ tịch. Năm 1965, ông tử thương trong một cuộc càn quét lớn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào vùng Hố Bò, Củ Chi, hưởng dương 48 tuổi. Tên ông được đặt cho một con đường tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. ^ Phong trào Báo chí thống nhứt ^ Hội Nhà báo Việt Nam, từ đại hội đến đại hội[liên kết hỏng] | wikipedia |
Akita (thành phố)
Thành phố Akita (kanji: 秋田市, kana: あきたし, Akita-shi, Hán Việt: Thu Điền thị) là tỉnh lị của tỉnh Akita ở vùng Tohoku trên đảo Honshu của Nhật Bản. Thành phố có diện tích là 905,67 km², dân số là 323.996 người (ngày ngày 1 tháng 4 năm 2010), mật độ dân số là 358 người/km². Chảy qua thành phố có các sông Omono, Asahi, và Iwami. Trên địa bàn thành phố Akita có các cơ sở lọc dầu, chế biến gỗ, gia công kim loại, dệt lụa. Thời Edo, vùng đất là thành phố Akita hiện nay là lãnh địa của các daimyō Ashina và Satake. Thành thị Kubota được xây dựng ở đây từ năm 1604. Năm 1889 (năm Meiji thứ 22), Akita được thành lập và được hiện đại hóa. Trong thời kì Chiến tranh thế giới II, ngày 14 tháng 8 năm 1945, thành phố Akita bị không quân Mĩ tàn phá nặng nề. 134 lượt máy bay B-29 đã oanh tạc thành phố từ nửa đêm tới tận sáng. 137 người đã bị giết chết. Năm 1997, thành phố được công nhận là một đô thị trung tâm vùng. Tháng 1 năm 2005, hai thị trấn là Kawabe và Yuwa được nhập vào thành phố, khiến cho thành phố Akita trở thành đô thị trung tâm lớn nhất của vùng Tohoku. 5 tháng 8 năm 1982: Lan Châu, Trung Quốc 8 tháng 8 năm 1984: Passau, Đức 22 tháng 1 năm 1992: Kenai, Alaska, Hoa Kỳ 1993: St. Cloud, Minnesota, Hoa Kỳ (với Yūwa, Akita, trong đó sáp nhập vào Akita) 29 tháng 6 năm 1992: Vladivostok, Nga Hitachiōta, Ibaraki Daigo, quận Kuji, Ibaraki Trang web chính thức (tiếng Nhật) Trang web chính thức Lưu trữ 2006-02-07 tại Wayback Machine (tiếng Anh) | wikipedia |
Pachara Chirathivat
Pachara Marcel Chirathivat (tiếng Thái: พชร จิราธิวัฒน์; sinh ngày 10 tháng 5 năm 1993), còn được gọi là Peach, là một diễn viên, ca sĩ và người mẫu Thái Lan. Anh nổi tiếng qua các bộ phim điện ảnh như Rock học trò (2011), Thiếu niên bạc tỷ (2011), Nam thần xe ôm (2018)... Tên tuổi anh thực sự được biết đến mạnh mẽ qua vai diễn Win trong series phim học đường Tuổi nổi loạn, bộ phim là bệ phóng giúp các diễn viên trẻ lên hàng ngôi sao. Năm 2015, anh rời công ty quản lý Nadao Bangkok và chuyển sang đài Channel 3. Anh còn đảm nhận vai trò huấn luyện viên The Face Men Thailand mùa đầu tiên năm 2017. Trước khi là một diễn viên nổi tiếng, Peach Pachara đã là "bạch mã hoàng tử" trong mơ của hàng nghìn cô gái trẻ Thái Lan. Đẹp trai, nổi tiếng, profile của Peach càng hoàn hảo hơn khi anh sinh ra trong gia tộc Chirathivat lừng lẫy. Theo tạp chí Forbes, gia tộc của anh xếp thứ ba trong Top 50 gia tộc giàu có nhất Thái Lan, xếp thứ 14 trong Top 50 gia tộc giàu nhất Châu Á. Gia đình Chirathivat vốn được biết là đại gia trong ngành bán lẻ Thái Lan khi sở hữu trung tâm thương mại Central World, thương hiệu nổi tiếng Centara Hotel cùng nhiều cửa hàng bách hóa lớn trên khắp Thái Lan như cửa hàng bách hóa ZEN & Robinson, Tops Market, Watson, BigC, B2S, PowerBuy... Bố của Peach là ông Thirayuth Chirathivat, giám đốc điều hành công ty bất động sản bán lẻ lớn nhất của Thái Lan là Central Pattana CPN - trong đó có Central World, khu mua sắm lớn thứ 3 thế giới. CPN là một chi nhánh của Central Group thuộc sở hữu của gia tộc Chirathivat. Mẹ của Peach là bà Chanadda Chirathivat, chủ sở hữu của thương hiệu trang sức Diamond Today và thương hiệu đồng hồ Toy Watch. Ngoài ra Peach còn có một chị gái tên Pimpisa và em gái tên Khemmanat (Pine). Chị gái Peach là Pimpisa (Pear) hiện cũng đang hoạt động trong làng giải trí Thái (ca sĩ của công ty Smallroom). Anh có một người chú tên Pok Patsonkorn (hiện là chồng của nữ diễn viên Rasri Balenciaga) sở hữu Big C Việt Nam. Ông của Peach là triệu phú sở hữu chuỗi khách sạn cao cấp. Còn bà nội là Apasra Hongsakula, cựu Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 1965. Bà cũng là người phụ nữ Thái Lan đầu tiên đăng quang danh hiệu này trong lịch sử. Về học vấn, Peach tốt nghiệp ngành Quản lý kinh doanh quốc tế - Khoa Thương mại và Kế toán của Đại học Chulalongkorn, một trong những ngôi trường danh giá nhất Thái Lan. Có thể gọi đây là ngôi trường Hoàng Gia khi tên gọi của trường được đặt theo tên của vua Chulalongkorn (Rama V) và được thành lập bởi con trai ông và là vua kế vị Vajiravudh (Rama VI). Cả Peach và chị gái đều theo học ở ngôi trường này. Từ một ca sĩ/guitarist nổi tiếng trong nhóm nhạc Rooftop Band, Peach sớm lấn sân sang nghiệp diễn và nhanh chóng đạt được những thành tích ấn tượng. Với chiều cao 1m83, gương mặt điển trai, Peach sớm đã được đảm nhận vai chính trong hàng loạt bộ phim dành cho giới trẻ như SuckSeed, The Billionaire (bộ phim được khán giả Việt biết đến nhiều nhất), Countdown... Sự nghiệp của anh chàng lên như diều gặp gió sau vai Win trong series truyền hình tuổi teen Thái Lan đình đám: Tuổi nổi loạn. Đến thời điểm này, nam ca sĩ, diễn viên 24 tuổi có thể tự hào nói rằng mình là một trong những ngôi sao trẻ nổi tiếng nhất xứ sở Chùa Vàng. Ở series phim Tuổi nổi loạn, anh đóng vai Win, một cậu học trò thông minh nhưng ngỗ ngược, luôn đầu têu gây ra những rắc rối đi ngược lại với quy định của nhà trường. Tuy nhiên, Win vẫn được rất nhiều bạn nữ thương thầm nhớ trộm vì ngoại hình siêu long lanh và "khí phách" của mình mỗi lúc chống đối nội quy nhà trường. Ngoài diễn xuất, anh còn tham gia ca hát và ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt. Nhiều người cho rằng, Pachara Chirathivat chính là thế hệ diễn viên tài năng nối tiếp sự nghiệp diễn xuất thành công của những "ông vua" phòng vé xứ Chùa Vàng như Mario Maurer. Năm 2017, anh còn đảm nhận vai trò Huấn luyện viên của cuộc thi The Face Men Thailand mùa đầu tiên, cuộc thi lần đầu có sự tham gia của các thí sinh nam cùng với 2 huấn luyện viên Metinee Kingpayom và Moo Asava. Ở tuổi 20, Peach đã xuống tóc đi tu báo hiếu cha mẹ trong ba tuần. Đầu năm 2015, Peach đã nộp đơn xin hoãn nghĩa vụ quân sự vì chuyện học tập. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh khởi nghiệp riêng với thương hiệu Potato Corner. Peach từng hẹn hò với ca sĩ Note Panayanggool trong 3 năm nhưng đã chia tay. Sau đó, anh hẹn hò với nữ diễn viên trẻ Patricia Tanchanok Good - diễn viên đài Channel 3. Họ chia tay vào năm 2019. Hiện anh đang hẹn hò người mẫu Minnie Lin. ^ Chaiyong, Suwitcha; Thamma, Ploy (ngày 17 tháng 10 năm 2011). “Secret success”. Student Weekly. Post Publishing. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2012. ^ “2 ทายาทคนดัง ดาวดวงใหม่ประดับวงการ”. Post Today (bằng tiếng Thái). ngày 16 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2012. ^ http://vtv.vn/truyen-hinh/the-nay-bao-sao-chang-hlv-cua-the-face-men-hot-hon-ca-thi-sinh-20170901101424089.htm ^ “"พีช พชร" ทายาทเซ็นทรัล บวชแล้วที่วัดบวรฯ เป็นเวลา 3 สัปดาห์”. manager.co.th (bằng tiếng Thái). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2013. Truy cập 31 tháng 5 năm 2016. ^ “Behind the sword”. Nation Multimedia (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2018. Truy cập 31 tháng 5 năm 2016. ^ “Prestige Pick: Falling in Love with Cire Trudon”. Prestige Online - Society's Luxury Authority (bằng tiếng Anh). ^ “หวานได้อีก-นท-เดอะสตาร์-เขิน-พีช-พชร-ใช้ความคิดถึงแต่งเพลงรักให้/ หวานได้อีก! "นท เดอะสตาร์" เขิน "พีช พชร" ใช้ความคิดถึงแต่งเพลงรักให้”. sanook (bằng tiếng Thái). Truy cập 13 tháng 5 năm 2019. ^ “'พีช'กัน'หนัง'ออกจากคดีรัก อึกอักลำบากใจพูดสาเหตุเลิก'นท'”. thairath (bằng tiếng Thái). Truy cập 13 tháng 5 năm 2019. ^ “'แพทริเซีย' แฮปปี้คบ 'พีช' พร้อมเรียกแฟน แม่ไฟเขียว ปัดไปหาหวานใจที่บ้านถี่”. thairath (bằng tiếng Thái). Truy cập 13 tháng 5 năm 2019. ^ “พีช พชร ตอบตรงจนหน้าชา ปมแชตหลุด แพทริเซีย "ไม่เคยอยากได้คืน" (คลิป)”. thairath (bằng tiếng Thái). Truy cập 3 tháng 9 năm 2019. ^ “คอนเฟิร์ม พีช พชร-มินนี่ แฟนกันจริง พ่อแม่รับรู้แล้ว”. thairath (bằng tiếng Thái). Truy cập 28 tháng 6 năm 2020. Pachara Chirathivat trên IMDb Pachara Chirathivat trên Instagram | wikipedia |
Đại Chính tân tu Đại tạng kinh
Đại Chính tân tu Đại tạng kinh (kanji: 大正新脩大蔵経, romaji: Taishō Shinshū Daizōkyō), thường gọi tắt Đại Chính Tạng (大正藏, Taishōzō) hoặc Taishō Tripiṭaka trong tiếng Anh, là bộ Đại tạng kinh bằng chữ Hán do Hội Xuất bản các Kinh điển Quan trọng Taisho (大正一切經刊行會, Taishō Issai-kyō Kankō-kai) ấn hành từ năm 1924 đến năm 1934. Đại Chính Tạng là phiên bản Đại tạng kinh được sử dụng rộng rãi nhất và tương đối hoàn chỉnh trong giới học thuật, được sử dụng khắp nơi trên thế giới kể các phân khoa Phật học trong các trường Đại học Âu Mỹ. Đại Chính Tạng cơ bản dựa trên Bát vạn đại tạng kinh của Triều Tiên, được tập thành, bổ sung, san định và hiệu đính bởi các học giả Phật giáo danh tiếng của Nhật Bản thời bấy giờ như Takakusu Junjiro (高楠順次郎), Watanabe Kaikyoku (渡邊海旭), Ono Genmyo (小野玄妙)... Toàn tạng gồm 100 tập, tổng cộng 13.520 quyển, 80.634 trang, với hơn 12 vạn chữ. Cấu trúc Đại Chính Tạng được phân thành Chính tạng 55 tập gồm các bản kinh, luật, luận trong yếu; Tục tạng 30 tập gồm các kinh văn Hán ngữ của tông sư Phật giáo Nhật Bản và các nghi kinh, và Biệt quyển 15 tập (gồm 12 tập hình họa và 3 tập mục lục kinh văn sưu tầm được ghi nhận ở Nhật Bản đến thập niên 1930). Đại Chính Tạng khi được xuất bản, là bộ tổng tập kinh điển Phật giáo lớn nhất và đầy đủ nhất thời bấy giờ, với tổng cộng 2920 bản kinh văn các loại. Mỗi bản kinh, luận đều được tham khảo, hiệu đính tỉ mỉ, đồng thời trong phần ghi chú còn chú thêm các thuật ngữ bằng tiếng Pali và Sankrit. Tuy nhiên, Đại Chính Tạng cũng bị các học giả hiện đại phê bình do xuất hiện nhiều sai sót trong khâu hiệu đính, làm giảm sút tính học thuật phải có đối với các phiên bản Đại tạng kinh tiêu chuẩn. Năm 1960, Hội Xuất bản Đại Chính tân tu Đại tạng kinh (大正新修大藏經刊行會, Taishō Shinshū Daizōkyō Kankō-kai) của Nhật Bản đã khởi xướng việc tái bản và sửa chữa một số sai sót trong lần in đầu tiên.. Bát vạn đại tạng kinh Càn Long đại tạng kinh ^ Takakusu, Junjirō; Watanabe, Kaigyoku (eds) (1924). The Taisho shinshu daizokyo (100 volumes) . Tokyo: Taisho shinshu daizokyo kanko kai (repr. 1962).Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết) ^ Lưu Đức Hữu, Mã Hưng Quốc chủ biên (1992). Trung Nhật văn hóa giao lưu sự điển (中日文化交流事典). Thẩm Dương: Liêu Ninh Giáo dục Xuất bản xã. tr. 592. ISBN 7-5382-1736-3. ^ Vương Kế Hồng (2014). Cơ vu Phạn Hán đối khám đích A-tì-đạt-ma câu-xá luận ngữ pháp nghiên cứu (基于梵汉对勘的阿毗达磨俱舍论语法研究). Thượng Hải: Trung Tây thư cục. tr. 55. ISBN 978-7-5475-0672-1. ^ Lý Phú Hoa, Hà Mai (2003). Hán văn Phật giáo Đại tạng kinh nghiên cứu (汉文佛教大藏经研究). Bắc Kinh: Tôn giáo văn hóa Xuất bản xã. tr. 612. ISBN 7-80123-541-X. ^ Vương Ninh chủ biên (2014). Dân tục điển tịch văn tự nghiên cứu, đệ 14 tập. Bắc Kinh: Thương vụ Ấn thư quán. tr. 112–113. ISBN 978-7-100-10936-9. ^ Trung Quốc văn tự học hội "Trung Quốc văn tự học báo" biên tập bộ biên (2015). Trung Quốc văn tự học báo, đệ 6 tập. Bắc Kinh: Thương vụ Ấn thư quán. tr. 184. ISBN 978-7-100-11520-9. Matsumoto, T. (1934), Taishō Shinshū Daizōkyō oder kurz „Taishō Issaikyō“, Zeitschrift der Deutschen Morgenländischen Gesellschaft 88 (n.F. 13), No. 2, 194-199 Các tập của Đại chính tân tu đại tạng kinh bằng tiếng Nhật The SAT Daizōkyō Text Database at the University of Tokyo Chinese Buddhist Electronic Text Association (CBETA) NTI Buddhist Text Reader 中國傳統佛教資料下載[liên kết hỏng] 佛教電子書 大正大藏經 【大正藏網頁版】 Lưu trữ 2015-02-16 tại Wayback Machine Bukkyo Dendo Kyokai Japan provides some English translations (pdf) from the BDK English Tripitaka series. Bibliography of Translations from the Chinese Buddhist Canon into Western Languages Chinese-English Tripitaka with All Titles and Known Translations in English Giới thiệu sơ lược về Đại chánh tân tu Đại tạng kinh | wikipedia |
Biển Okhotsk
Biển Otkhost (Nga: Охо́тское мо́ре, chuyển tự. Okhotskoye More, IPA: [ɐˈxotskəɪ ˈmorʲɪ]; tiếng Nhật: オホーツク海, chuyển tự Ohōtsuku-kai) là vùng biển phía tây bắc Thái Bình Dương, nằm giữa bán đảo Kamchatka, quần đảo Kuril, đảo Sakhalin của Nga và đảo Hokkaidō của Nhật. Tên của nó được lấy theo tên của khu dân cư người Nga đầu tiên ở miền Viễn Đông. Người Châu Âu biết đến biển Okhotsk là nhờ hai nhà thám hiểm Nga Ivan Moskvitin và Vassili Poyarkov giữa thế kỷ XVII. Tổng diện tích biển Okhotsk là 1.583.000 km², độ sâu trung bình 859 m, nơi sâu nhất là 3.372 m. Vào mùa đông, giao thông trên biển Okhotsk gần như đình trệ bởi biển đóng băng. Nước từ sông Amur chảy vào biển làm giảm độ mặn và do đó tăng nhiệt độ đóng băng của nước. Băng trên biển không đều nhau ở mọi nơi, phân bố và độ dày phụ thuộc vào địa điểm, thời điểm, dòng nước và nhiệt độ nước biển. Trừ đảo Hokkaidō, tất cả các đảo và đất liền quanh biển Okhotsk đều thuộc Nga. Vì thế có thể coi biển này nằm dưới sự quản lý của Nga. Trong tiếng Nhật, tên ban đầu của biển là Hokkai (北海), có nghĩa là "biển bắc". Tên này dễ nhầm lẫn với Biển Bắc ở Châu Âu nên ngày nay nó được gọi là Ohōtsuku-kai (オホーツク海) theo tên của Nga. Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, biển Okhotsk là vùng biển căn cứ của các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Hạm đội Thái Bình Dương Xô Viết. Hiện nay, Nga vẫn tiếp tục chiến lược đó. Trên vùng biển này, ngày 1 tháng 9 năm 1983, không quân Liên Xô đã bắn hạ chiếc máy bay dân dụng Boeing 747-230B của Hàn Quốc bay lạc hai lần vào không phận của nước này. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn 269 người tử nạn, trong đó có Lawrence McDonald – Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ. Có 29 khu vực có tiềm năng dầu khí đã được xác định ở thềm lục địa dọc theo bờ biển Okhotsk. Tổng trữ lượng ước tính khoảng 1,2 tỷ tấn dầu và 1,5 tỷ mét khối khí tự nhiên. ^ Biển Okhotsk, Từ điển bách khoa Britannica trực tuyến | wikipedia |
Carbanion
Carbanion (carbanion) là một anion mà nguyên tử carbon trong đó có một cặp điện tử không chia. Do đó, để đạt cấu hình 8 điện tử, nguyên tử carbon mang điện tích âm với 3 nhóm thế. carbanion là base liên hợp của acid carbon. R3C-H + B− → R3C− + H-B trong đó B là base. Bất kỳ phân tử có liên kết C-H đều có thể mất proton để tạo thành carbanion. Do đó, các hydrocarbon chứa liên kết C-H đều được coi là một acid với giá trị pKa tương ứng. carbocation ^ Equilibrium acidities in dimethyl sulfoxide solution Frederick G. Bordwell Acc. Chem. Res.; 1988; 21(12) pp 456 - 463; doi:10.1021/ar00156a004 | wikipedia |
Peter Chen
Peter Pin-Shan Chen (tiếng Trung: 陳品山; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1947) là tác giả của mô hình thực thể-kết hợp (entity-relationship model hoặc ER model). Ông đã nhận bằng kỹ sư điện tại Đại học quốc gia Đài Loan vào năm 1968 và bằng tiến sĩ về khoa học máy tính và toán ứng dụng tại Đại học Harvard vào năm 1973. Giáo sư Peter Chen hiện đang giữ danh hiệu "M. J. Foster Distinguished Chair Professor" của Khoa Khoa học máy tính thuộc Đại học Tiểu bang Louisiana từ năm 1983 đến nay. Mô hình thực thể-kết hợp được xem như là nền tảng trong các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống, trong các công cụ hỗ trợ công nghệ phần mềm (computer-aided software engineering hoặc CASE) và trong các hệ thống cơ sở dữ liệu (repository system). Mô hình này đã được sử dụng trong hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý MVS của IBM và hệ thống CDD/Plus của DEC. Các thuật ngữ "mô hình thực thể-kết hợp" (ER model), "sơ đồ thực thể-kết hợp" (ER diagram) và "Peter Chen" đã trở nên quen thuộc trong các tự điển trực tuyến, các sách, các bài báo, các trang web, đề cương của các khoá học và trong các sản phẩm thương mại. Bài báo nguyên thủy về mô hình thực thể-kết hợp của Peter Chen là một trong những bài báo được tham khảo nhiều nhất trong lãnh vực phần mềm máy tính. Thông qua một khảo sát gần đây với 1000 giáo sư dạy về khoa học máy tính, bài báo nguyên thủy của Peter Chen đã được bầu chọn là một trong 38 bài báo có nhiều ảnh hưởng nhất trong khoa học máy tính. Vào năm 1998, ông được đề cử như là một thành viên của Hiệp hội Máy tính (Association for Computing Machinery). Thành tựu của Giáo sư Peter Chen là nền tảng cho công nghệ phần mềm, cụ thể là các công cụ hỗ trợ công nghệ phần mềm. Vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, mô hình chu kỳ phát triển ứng dụng của IBM (application development cycle hoặc AD/Cycle) và phần mềm DB2 đã dựa trên mô hình thực thể-kết hợp này. Các phần mềm cơ sở dữ liệu khác như CDD+ của Digital cũng dựa trên mô hình này. Giáo sư Chen cũng có nhiều hoạt động hiệu quả cho các CASE trong kỹ nghệ thông qua các nghiên cứu và các bài giảng về các phương pháp phát triển hệ thống có cấu trúc khắp nơi trên thế giới. Mô hình thực thể-kết hợp cũng ảnh hưởng đến đến các CASE phần mềm như ERWIN của Computer Associates, Designer/2000 của Oracle Corporation, PowerDesigner của Sybase, thậm chí công cụ vẽ thông dụng như Visio của Microsoft và chuẩn IDEF1X. Khái niệm hypertext rất phổ biến trong World Wide Web cũng tương tự với các khái niệm chính trong mô hình thực thể-kết hợp. Giáo sư Chen hiện đang nghiên cứu về mối liên hệ này như là một chuyên gia cho một số nhóm làm về XML trong cộng đồng World Wide Web (W3C). Mô hình thực thể-kết hợp cũng được xem như là nền tảng cho một số nghiên cứu gần đây như các phân tích và thiết kế hướng đối tượng (object-oriented) và ngữ nghĩa Web (semantic web). Mô hình UML cũng xuất phát từ mô hình thực thể-kết hợp. ^ The Entity Relationship Model - Toward A Unified View of Data ^ Xem Great Papers in Computer Science ^ Laplante, P., ed. Great Papers in Computer Science. West Publishing Co. 1996. ISBN 0-314-06365 Trang thông tin của Giáo sư Peter Chen ở Đại học Tiểu bang Louisiana | wikipedia |
RNA polymerase
RNA polymerase thường được gọi trong tiếng Việt là RNA pôlymêraza là một loại enzym chuyên xúc tác quá trình tổng hợp các loại phân tử RNA từ gen. RNA pôlymêraza còn được gọi tên theo chức năng của nó là enzym phiên mã. RNA polymeraza có khả năng nhận biết gen khuôn mẫu tương ứng, gắn vào vùng điều hoà của gen này và tiến hành phiên mã. Sau khi đã gắn vào vùng điều hoà của gen, RNA pôlymêraza có khả năng chuyển đổi trình tự pôliđêôxiribônuclêôtit (DNA) (poly DRN) thành trình tự chuỗi ribônuclêôtit (poly RN) mang mã phiên, từ đó dịch mã mới tiến hành được. Sự tổng hợp (tạo thành) hoặc phân giải (loại bỏ) enzym này có liên quan đến biểu hiện gen. Gồm có nhân tố xích ma(nhận biết promoter). Enzym lõi(kéo dài chuỗi ribonucleotid) enzym lõi có hai chuỗi anpha, 1 chuỗi beta, 1 chuỗi beta ‘ Phiên mã. Danh sách RNA. ^ Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010. ^ Phạm Thành Hổ: "Di truyền học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 1998. ^ Đỗ Lê Thăng: "Di truyền học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2000. ^ "Sinh học 12" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2019. ^ “RNA polymerase”. | wikipedia |
Xổ số
Xổ số là một dạng đánh bạc liên quan đến việc chọn các con số cho một giải thưởng. Trong quá khứ xổ số đã bị một số chính phủ coi là bất hợp pháp, trong khi những chính phủ khác ủng hộ nó đến mức họ tổ chức các giải xổ số cấp quốc gia hay cấp tiểu bang. Thường có một số quy định về xổ số của các chính phủ; các quy định phổ biến nhất là cấm bán vé số cho trẻ dưới 18 tuổi. Mặc dù xổ số đã phổ biến ở nhiều nước trong thế kỷ 19, vào đầu thế kỷ 20, hầu hết các hình thức cờ bạc, bao gồm xổ số và rút thăm trúng thưởng, được coi là bất hợp pháp ở Hoa Kỳ và hầu hết các nước châu Âu cũng như nhiều quốc gia khác. Điều này vẫn còn đúng cho đến sau chiến tranh thế giới thứ II. Vào thập niên 1960 sòng bạc và xổ số bắt đầu lại xuất hiện trên khắp thế giới như là một phương tiện để các chính phủ tăng ngân sách mà không phải tăng thuế. Xổ số có nhiều hình thức. Ví dụ, giải thưởng có thể là một số tiền mặt cố định hoặc hàng hoá. Trong hình thức này, có nguy cơ người tổ chức sẽ bị lỗ nếu không bán được đủ số vé. Một cách khác phổ biến hơn là quỹ giải thưởng sẽ là một tỷ lệ phần trăm cố định của tổng số tiền vé (phổ biến là 50% tiền vé). Nhiều loại xổ số gần đây cho phép người mua lựa chọn số trên vé số, dẫn đến việc có thể có nhiều người chiến thắng trong một kỳ quay số. Có những bằng chứng ghi nhận đầu tiên về một trò chơi xổ số là các phiếu keno từ triều đại Hán Quốc Trung Quốc giữa năm 205 và 187 TCN. Tin rằng những trò chơi xổ số này đã giúp tài trợ cho các dự án chính phủ quan trọng như Vạn Lý Trường Thành. Từ tác phẩm Sách Nhạc Trung Quốc (thế kỷ 2 TCN), có một đề cập đến một trò chơi về may mắn như "việc rút một mảnh gỗ", trong ngữ cảnh dường như mô tả việc rút thăm. Những cuộc xổ số châu Âu đầu tiên được biết đến đã được tổ chức trong thời kỳ Đế chế La Mã, chủ yếu là một hình thức giải trí trong các bữa tiệc tối. Mỗi khách mời sẽ nhận được một vé và các giải thưởng thường là những món đồ tinh tế như bộ đồ ăn. Mỗi người giữ vé đều được đảm bảo có phần thưởng. Tuy nhiên, loại xổ số này chỉ đơn giản là việc phân phát quà tặng bởi những quý tộc giàu có trong các buổi tiệc vui mừng Saturnalia. Các hồ sơ sớm nhất về một cuộc xổ số bán vé là cuộc xổ số do Hoàng đế La Mã Augustus tổ chức. Tiền được sử dụng để sửa chữa Thành phố Rome và những người chiến thắng sẽ được trao giải thưởng dưới dạng các món đồ có giá trị không đồng đều. Các cuộc xổ số đầu tiên được ghi nhận để bán vé với giải thưởng dưới dạng tiền mặt đã được tổ chức ở vùng Vùng đất thấp vào thế kỷ 15. Các thị trấn khác nhau đã tổ chức các cuộc xổ số công cộng để gây quỹ cho các công trình phòng thủ thị trấn và giúp đỡ người nghèo. Hồ sơ của các thị trấn Ghent, Utrecht, và Bruges cho thấy rằng các cuộc xổ số có thể còn cổ hơn. Một bản ghi ngày 9 tháng 5 năm 1445 tại L'Ecluse đề cập đến việc gây quỹ để xây tường và công trình phòng thủ thị trấn, với một cuộc xổ số có 4.304 vé và tổng giải thưởng 1737 florin (tương đương khoảng 170.000 USD vào năm 2014). Trong thế kỷ 17, việc tổ chức xổ số ở Hà Lan để gây quỹ cho người nghèo hoặc để thu tiền cho mục đích công cộng rất phổ biến. Các cuộc xổ số rất được ưa chuộng và được ca ngợi như một hình thức thuế không đau đớn. Staatsloterij, một công ty xổ số do nhà nước Hà Lan sở hữu, là công ty xổ số lâu đời nhất (năm 1726). Từ "lot" trong tiếng Hà Lan có nghĩa là "định mệnh", từ đó có từ tiếng Anh "lottery" để chỉ cuộc xổ số. Cuộc xổ số Ý đầu tiên được ghi nhận đã được tổ chức vào ngày 9 tháng 1 năm 1449 tại Milan do Cộng hòa Ambrosian Vàng tổ chức để tài trợ cho cuộc chiến chống lại Cộng hòa Venice. Tuy nhiên, tại Genoa, Lotto trở nên rất phổ biến. Người ta đã đặt cược vào tên của các thành viên Hội đồng lớn, được rút thăm, năm trong số chín mươi ứng cử viên mỗi sáu tháng. Loại cờ bạc này được gọi là Lotto hoặc Semenaiu. Khi người ta muốn đánh cược thường xuyên hơn hai lần một năm, họ bắt đầu thay thế tên ứng cử viên bằng các số và xổ số hiện đại ra đời, từ đó cả xổ số hợp pháp hiện đại và trò chơi số bất hợp pháp có thể được truy nguồn gốc từ đó. Vua Francis I của Pháp đã khám phá ra xổ số trong những cuộc chiến ở Italy và quyết định tổ chức một cuộc xổ số như vậy trong vương quốc của mình để giúp tài chính quốc gia. Cuộc xổ số Pháp đầu tiên, Loterie Royale, được tổ chức vào năm 1539 và được ủy quyền bằng sắc lệnh Châteaurenard. Nỗ lực này đã thất bại, vì vé rất đắt đỏ và các tầng lớp xã hội có khả năng mua vé phản đối dự án này. Trong hai thế kỷ tiếp theo, xổ số ở Pháp bị cấm hoặc, trong một số trường hợp, được dung tha. Mặc dù người Anh có thể đã thử nghiệm với việc tổ chức raffles và các trò chơi tương tự dựa trên may rủi, cuộc xổ số chính thức đầu tiên được ghi nhận được công nhận bởi Nữ hoàng Elizabeth I, vào năm 1566 và được tổ chức vào năm 1569. 400.000 vé được phát hành với giá 10 xilling mỗi vé (khoảng ba tuần lương của công dân thông thường), với giải thưởng chính trị giá khoảng 5.000 bảng Anh. Cuộc xổ số này được thiết kế để gây quỹ cho "sửa chữa các cảng biển và củng cố vững chắc của Vương quốc, và các công trình tốt công cộng khác", bao gồm xây dựng các cảng và tàu mới cho hạm đội hoàng gia. Mỗi người nắm giữ vé đều được nhận giải thưởng, và tổng giá trị của các giải thưởng bằng với số tiền gây quỹ. Các giải thưởng có dạng "tiền mặt sẵn có" và hàng hóa có giá trị như bát bạc, thảm và vải lanh tốt. Ngoài ra, mỗi người tham gia còn được miễn truy nã một lần, "miễn là tội phạm không phải là cướp biển, giết người, tội ác nghiêm trọng hoặc phản quốc". Cuộc xổ số được quảng cáo bằng những cuộn giấy dán trên khắp đất nước với các bản phác thảo của các giải thưởng. Do đó, số tiền từ xổ số được nhận là một khoản vay không lãi suất cho chính phủ trong suốt ba năm mà các vé ('mà không có bất kỳ vé trống nào') được bán. Trong những năm sau đó, chính phủ đã bán quyền mua vé xổ số cho các nhà môi giới, người sau đó thuê đại lý và nhân viên bán vé. Những nhà môi giới này cuối cùng trở thành những nhà môi giới chứng khoán hiện đại cho các dự án thương mại khác nhau. Đa phần người dân không thể đủ khả năng chi trả toàn bộ giá vé xổ số, vì vậy các nhà môi giới sẽ bán cổ phần trong một vé; điều này dẫn đến việc phát hành các vé với chú thích như "Mười sáu phần" hoặc "Lớp ba". Nhiều xổ số tư nhân đã được tổ chức, bao gồm việc gây quỹ cho Tổng công ty Luân Đôn để hỗ trợ việc định cư tại Jamestown, Mỹ. Xổ số Nhà nước Anh đã diễn ra từ năm 1694 đến năm 1826. Do đó, xổ số Anh đã kéo dài hơn 250 năm, cho đến khi chính phủ, dưới áp lực không ngừng từ đối lập trong Quốc hội, tuyên bố một cuộc xổ số cuối cùng vào năm 1826. Cuộc xổ số này đã bị những nhà bình luận đương thời chế giễu là "cuộc đấu tranh cuối cùng của những nhà đầu tư trong lòng tin của công chúng để tạo sự phổ biến cho cuộc xổ số cuối cùng của họ". Một cuộc xổ số Anh, được sự cho phép của Vua James I, được cấp cho Tổng công ty Luân Đôn vào năm 1612, cho phép họ gây quỹ để giúp định cư cho các dân cư trong thuộc địa Anh đầu tiên tại Jamestown, Virginia. Xổ số ở định cư thuộc địa Mỹ chủ yếu đã đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho cả dự án tư nhân và công cộng. Đã được ghi nhận rằng hơn 200 cuộc xổ số đã được phê chuẩn từ năm 1744 đến 1776, và chúng đã đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho đường sá, thư viện, nhà thờ, trường đại học, kênh đào, cầu cống, v.v. Vào những năm 1740, sự thành lập của Đại học Princeton và Đại học Columbia đã được tài trợ bởi các cuộc xổ số, cũng như Đại học Pennsylvania thông qua Cuộc xổ số Học viện vào năm 1755. Trong thời kỳ Chiến tranh Pháp - Ấn Độ, một số thuộc địa đã sử dụng xổ số để hỗ trợ tài chính cho các công trình phòng thủ và đội quân dân cư địa phương của họ. Vào tháng 5 năm 1758, Quận Massachusetts Bay đã gây quỹ bằng cuộc xổ số cho "Cuộc vận động chống lại Canada". Benjamin Franklin đã tổ chức một cuộc xổ số để gây quỹ mua pháo để bảo vệ Philadelphia. Một số cuộc xổ số này đã cung cấp các giải thưởng dưới dạng "Pieces of Eight". Cuộc xổ số Mountain Road Lottery của George Washington vào năm 1768 không thành công, nhưng các vé xổ số hiếm có mang chữ ký của Washington đã trở thành đối tượng sưu tầm; một ví dụ đã được bán với giá khoảng 15.000 đô la vào năm 2007. Washington cũng là một người quản lý cho "Slave Lottery" của Đại tá Bernard Moore vào năm 1769, trong đó quảng cáo đất đai và nô lệ làm giải thưởng trên The Virginia Gazette. Khi khởi đầu cuộc Cách mạng, Quốc hội Liên lục địa đã sử dụng xổ số để gây quỹ hỗ trợ Quân đội Thirteen Colonies. Alexander Hamilton đã viết rằng xổ số nên được giữ đơn giản và rằng "Mọi người... sẽ sẵn lòng mạo hiểm một khoản nhỏ vì cơ hội có thể thu được lợi nhuận đáng kể... và sẽ ưu tiên cơ hội nhỏ để có cơ hội chiến thắng lớn hơn là cơ hội lớn để có cơ hội chiến thắng ít". Thuế chưa bao giờ được chấp nhận là một phương thức gây quỹ công cộng cho các dự án, và điều này đã dẫn đến niềm tin phổ biến rằng xổ số là một hình thức thuế ẩn. Cuối cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ, các tiểu bang phải sử dụng xổ số để gây quỹ cho nhiều dự án công cộng. Cuộc xổ số lớn đầu tiên trên lãnh thổ Đức đã được tổ chức vào năm 1614 tại Hamburg. Ở Áo, cuộc xổ số đầu tiên được tổ chức vào năm 1751, trong thời kỳ của Nữ hoàng Maria Theresia, và được đặt tên là Lotto di Genova vì nó dựa trên 90 số. Tây Ban Nha có nhiều trò chơi xổ số phong phú, trong đó đa số được vận hành bởi Loterías y Apuestas del Estado, và các xổ số còn lại do ONCE và chính phủ Catalonia vận hành. Trò chơi xổ số Tây Ban Nha đầu tiên đã được chơi từ năm 1763 và, trong hai thế kỷ qua, việc chơi xổ số ở Tây Ban Nha đã trở thành một truyền thống. Xổ số Giáng sinh Tây Ban Nha (chính thức là Sorteo Extraordinario de Navidad [soɾˈteo ekstɾaorðiˈnaɾjo ðe naβiˈðað] hoặc đơn giản là Lotería de Navidad [loteˈɾia ðe naβiˈðað]) là một cuộc xổ số quốc gia. Nó được tổ chức hàng năm kể từ năm 1812 bởi một chi nhánh của Bộ Công vụ Tây Ban Nha, hiện được gọi là Loterías y Apuestas del Estado. Tên Sorteo de Navidad được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1892. Xổ số Giáng sinh Tây Ban Nha là cuộc xổ số có thời gian liên tục thứ hai dài nhất trên thế giới. Điều này bao gồm cả thời kỳ Chiến tranh Dân sự Tây Ban Nha khi cuộc quay xổ số được tổ chức tại Valencia sau khi phe Cộng hòa buộc phải di chuyển thủ đô từ Madrid. Sau khi chế độ Cộng hòa bị lật đổ, cuộc xổ số tiếp tục diễn ra liên tục dưới chế độ Franco. Một nghiên cứu của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (National Bureau of Economic Research) đã phát hiện ra rằng những người ở Thụy Điển giành được số tiền lớn từ xổ số thường giữ được tài sản của họ trong vòng 10 năm, thường tiếp tục giữ công việc nhưng có nhiều kỳ nghỉ hơn, và duy trì hoặc tăng cường sự hạnh phúc và sức khỏe tâm thần của họ. Cùng một nghiên cứu cũng cho biết rằng câu chuyện thông thường "70% người nhận một lượng tiền lớn sẽ mất hết nó trong vài năm" là sai, và câu chuyện này đã bị đặt sai nguồn từ Tổ chức Giáo dục Tài chính Quốc gia (National Endowment for Financial Education - NEFE). NEFE đã phát đi thông cáo tách biệt với tuyên bố đó. Tạp chí Time đề cập đến "lời nguyền của xổ số". Cố vấn tài chính Don McNay đã đưa ra những chuyện kể ủng hộ khẳng định này trong cuốn sách của ông, Life Lessons from the Lottery (Những bài học về cuộc sống từ xổ số). Số tiền thắng (ở Hoa Kỳ) không nhất thiết được trả theo hình thức trọn gói, trái ngược với mong đợi của nhiều người tham gia xổ số. Ở một số quốc gia, chủ yếu là Hoa Kỳ, người chiến thắng có quyền lựa chọn giữa việc nhận trả theo hình thức trả theo kỳ hạn và một lần trả. Số tiền trả một lần (theo hình thức tiền mặt hoặc trọn gói) ít hơn số tiền thưởng được quảng cáo (theo hình thức trả theo kỳ hạn), xem xét giá trị thời gian của tiền, ngay cả trước khi áp dụng bất kỳ thuế thu nhập nào mà giải thưởng phải chịu. Mặc dù số tiền bị giữ lại thay đổi theo quy định của từng khu vực và cách đầu tư số tiền thưởng, nhưng có nghiên cứu cho rằng người chiến thắng lựa chọn trả một lần mong đợi giành được 1/3 của số tiền thưởng được quảng cáo vào cuối năm thuế. Do đó, một người chiến thắng giải thưởng trị giá 90 triệu đô la Hoa Kỳ lựa chọn nhận tiền mặt có thể mong đợi thu về 30 triệu đô la Hoa Kỳ sau khi nộp các tài liệu thuế thu nhập cho năm mà giải thưởng được giành được. Hợp đồng trả theo kỳ hạn của xổ số thường kéo dài từ 20 đến 30 năm. Một số trò chơi xổ số ở Hoa Kỳ, đặc biệt là những trò chơi cung cấp giải thưởng "trọn đời", không cung cấp tùy chọn trả một lần. Theo một số chuyên gia, lựa chọn trả theo kỳ hạn tốt hơn so với lựa chọn trả một lần, đặc biệt đối với những người thiếu kinh nghiệm đầu tư. Trong một số loại xổ số trực tuyến, số tiền trả theo kỳ hạn hàng năm chỉ là 25.000 đô la, với một khoản trả một lần lớn vào năm cuối. Hình thức trả góp này thường được thực hiện thông qua đầu tư vào các chứng khoán được bảo đảm bởi chính phủ. Các công ty xổ số trực tuyến trả giải thưởng cho người chiến thắng thông qua bảo hiểm. Tuy nhiên, nhiều người chiến thắng chọn lựa trả một lần, vì họ tin rằng mình có thể nhận được mức lợi suất đầu tư tốt hơn ở nơi khác. Ở một số quốc gia, số tiền thưởng xổ số không chịu thuế thu nhập cá nhân, do đó không có hậu quả thuế phải xem xét khi chọn lựa phương thức thanh toán. Ở Pháp, Canada, Úc, Đức, Ireland, Ý, New Zealand, Phần Lan và Vương quốc Anh, tất cả các giải thưởng được trả một lần, không chịu thuế và miễn phí cho người chiến thắng. Ở Liechtenstein, tất cả các giải thưởng đều không chịu thuế và người chiến thắng có thể chọn nhận một lần trả hoặc theo hình thức trả theo kỳ hạn đối với các giải thưởng giải độc đắc. Ở Hoa Kỳ, tòa án liên bang đã liên tục xác định rằng các khoản thanh toán một lần nhận được từ bên thứ ba đổi lấy quyền sở hữu các hợp đồng trả theo kỳ hạn của xổ số không được coi là tài sản vốn theo mục đích thuế. Thay vào đó, số tiền trả một lần phải chịu xử lý thuế thu nhập thông thường. Một số người thuê một bên thứ ba để đổi phiếu xổ số cho họ. Điều này có thể được thực hiện để tránh trả thuế thu nhập, che giấu số tiền thắng được để tránh bị tịch thu để trả tiền trợ cấp nuôi con, hoặc để rửa tiền lợi nhuận từ hoạt động bất hợp pháp; một số khu vực điều tra những người "thắng lớn" quá thường xuyên và có thể đóng băng thanh toán để ngăn chặn những lạm dụng này. Ở các khu vực yêu cầu tiết lộ công khai cho người chiến thắng để nhận giải thưởng của họ, một số người chiến thắng có thể thuê một luật sư thành lập một quỹ tin tưởng mù để họ có thể nhận giải thưởng và duy trì quyền ẩn danh. Điều này được thực hiện để người chiến thắng có thể tránh lừa đảo, ghen tỵ và các bất lợi khác có thể xảy ra khi giành được giải thưởng xổ số. Cơ hội giành giải thưởng xổ số có thể thay đổi rất lớn tùy thuộc vào thiết kế của xổ số và được xác định bởi một số yếu tố, bao gồm số lượng số có thể chọn, số lượng số trúng được rút, xem liệu thứ tự có quan trọng hay không, và xem số đã rút có được trả lại cho khả năng rút thêm hay không. Trong một trò xổ số đơn giản như "chọn 6 số từ 49 số" (không cho phép số trùng nhau), người chơi chọn sáu số từ 1 đến 49. Nếu tất cả sáu số trên vé của người chơi trùng khớp với các số được rút trong kết quả chính thức (bất kể thứ tự các số được rút), thì người chơi là người chiến thắng jackpot. Đối với loại xổ số như vậy, cơ hội giành giải thưởng jackpot là 1 trên 13.983.816. Trong các loại xổ số có số bóng thưởng bắt buộc, khả năng giành giải thưởng thường còn thấp hơn. Trong xổ số đa bang Mega Millions ở Hoa Kỳ, có 5 số được rút từ một nhóm 70 số và 1 số được rút từ một nhóm 25 số, và người chơi phải khớp tất cả 6 số để giành giải thưởng jackpot. Cơ hội giành giải thưởng jackpot là 1 trên 302.575.350. Khả năng giành giải cũng có thể được giảm bớt bằng cách tăng số lượng số từ đó rút. Trong trò xổ số SuperEnalotto của Ý, người chơi phải khớp 6 số từ 90 số. Cơ hội giành giải thưởng jackpot là 1 trên 622.614.630. Hầu hết các loại xổ số trao những giải thưởng nhỏ hơn cho việc khớp một phần của các số trúng, với giải thưởng nhỏ hơn cho việc khớp ít số hơn. Mặc dù những giải thưởng bổ sung này không ảnh hưởng đến cơ hội giành giải thưởng jackpot, chúng cải thiện khả năng giành được một số thứ gì đó và do đó gia tăng một chút giá trị của vé. Tại Việt Nam, có hai loại xổ số: xổ số thường, được tách theo quy mô cấp tỉnh và xổ số điện tử (tiêu biểu như Vietlott). Bộ Tài chính quản lý các công ty xổ số cấp tỉnh, và các công ty xổ số này thực hiện quay xổ số và trả thưởng cho người trúng. Ăn theo xổ số là lô đề - một dạng xổ số bất hợp pháp trong dân, lấy kết quả của giải độc đắc xổ số thường làm kết quả trả thưởng. Tại Hà Nội, hệ thống "đại lý" số đề đã phát triển bám vào các cửa hàng xổ số thường và các quán trà đá, hoạt động khá công khai. Ngoài ra, một số người chơi đã chuyển qua đánh lô đề qua mạng Internet. Theo các công ty xổ số thường, doanh thu xổ số thường đang càng ngày càng giảm vì không cạnh tranh nổi với Vietlott và số đề. Xổ số được lấy ngẫu nhiên từ các quả bóng có in số, xác suất trúng từ 1 chữ số đến cả sáu chữ số trên cả sáu quả bóng. Xác suất trúng được viết trong bản dưới đây. Cơ hội giành giải thưởng xổ số có thể thay đổi rất lớn tùy thuộc vào thiết kế của xổ số và được xác định bởi một số yếu tố, bao gồm số lượng số có thể chọn, số lượng số trúng được rút, xem liệu thứ tự có quan trọng hay không, và xem số đã rút có được trả lại cho khả năng rút thêm hay không. Trong một trò xổ số đơn giản như "chọn 6 số từ 49 số" (không cho phép số trùng nhau), người chơi chọn sáu số từ 1 đến 49. Nếu tất cả sáu số trên vé của người chơi trùng khớp với các số được rút trong kết quả chính thức (bất kể thứ tự các số được rút), thì người chơi là người chiến thắng jackpot. Đối với loại xổ số như vậy, cơ hội giành giải thưởng jackpot là 1 trên 13.983.816. Trong các loại xổ số có số bóng thưởng bắt buộc, khả năng giành giải thưởng thường còn thấp hơn. Trong xổ số đa bang Mega Millions ở Hoa Kỳ, có 5 số được rút từ một nhóm 70 số và 1 số được rút từ một nhóm 25 số, và người chơi phải khớp tất cả 6 số để giành giải thưởng jackpot. Cơ hội giành giải thưởng jackpot là 1 trên 302.575.350. Khả năng giành giải cũng có thể được giảm bớt bằng cách tăng số lượng số từ đó rút. Trong trò xổ số SuperEnalotto của Ý, người chơi phải khớp 6 số từ 90 số. Cơ hội giành giải thưởng jackpot là 1 trên 622.614.630. Hầu hết các loại xổ số trao những giải thưởng nhỏ hơn cho việc khớp một phần của các số trúng, với giải thưởng nhỏ hơn cho việc khớp ít số hơn. Mặc dù những giải thưởng bổ sung này không ảnh hưởng đến cơ hội giành giải thưởng jackpot, chúng cải thiện khả năng giành được một số thứ gì đó và do đó gia tăng một chút giá trị của vé. Đánh bạc Số đề Vietlott Melodia Dla Zuzi - nhạc hiệu Xổ số kiến thiết Miền Bắc ^ R. Shelley (1989). The Lottery Encyclopedia. Austin, TX: Byron Pub. Services. tr. 109. ^ Lewis, Danny (ngày 13 tháng 1 năm 2016). “Queen Elizabeth I Held England's First Official Lottery 450 Years Ago”. Smithsonian Magazine (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021. ^ John Ashton, A History of English Lotteries, 1893. ^ John Samuel Ezell, Fortune's Merry Wheel, 1960. ^ “Everything You Know About the Fate of Lottery Winners Is Probably Wrong, According to Science”. Time. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2020. ^ Lindqvist, Erik; Östling, Robert; Cesarini, David (tháng 11 năm 2020). “Long-run Effects of Lottery Wealth on Psychological Well-being”. The Review of Economic Studies (bằng tiếng Anh). 87 (6): 2703–2726. doi:10.3386/w24667. S2CID 149483108. ^ “Here's How Winning the Lottery Makes You Miserable”. Time. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2020. ^ McNay, Don. (2012). Life lessons from the lottery: protecting your money in a scary world. Richmond, Ky.: RRP International. ISBN 978-0-9793644-2-6. OCLC 824623185. ^ “The Jaafar Family Kept Winning, Despite Mass. Rule. Now, They're Suing The Lottery”. www.wbur.org. ^ “The State Lottery Has A New Rule To Stop Repeat Winners — But So Far, They Keep Winning”. www.wbur.org. ^ 13983816 = 49 ! 6 ! , 43 ! {\displaystyle 13983816={\frac {49!}{6!,43!}}} ^ a b “Mega Millions”. ^ 622614630 = 90 ! 6 ! , 84 ! {\displaystyle 622614630={\frac {90!}{6!,84!}}} ^ “Doanh nghiệp xổ số sắp phải "phát triển trong khuôn khổ"”. VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam. Truy cập 17 tháng 11 năm 2017. ^ “Thâm nhập "thế giới lô, đề" giữa Thủ đô”. Báo điện tử của Báo Gia đình và Xã hội. 1 tháng 5 năm 2017. Truy cập 17 tháng 11 năm 2017. ^ “Bí mật chiêu thức "thầu đề" thời công nghệ”. VietNamNet. Truy cập 17 tháng 11 năm 2017. ^ “Xổ số kiến thiết 'kêu' khó vì nạn số đề và… Vietlott”. VietNamNet. Truy cập 17 tháng 11 năm 2017. ^ 13983816 = 49 ! 6 ! , 43 ! {\displaystyle 13983816={\frac {49!}{6!,43!}}} ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên superenalotto.it ^ 622614630 = 90 ! 6 ! , 84 ! {\displaystyle 622614630={\frac {90!}{6!,84!}}} | wikipedia |
Mao hoàng hậu (Tào Ngụy Minh Đế)
Minh Điệu Mao hoàng hậu (chữ Hán: 明悼毛皇后; ? - 22 tháng 9, năm 237), kế thất nhưng là Hoàng hậu đầu tiên của Ngụy Minh đế Tào Duệ. Minh Điệu Mao hoàng hậu người quận Hà Nội (河内郡; nay là phía bắc Hà Nam, phía nam của Hà Bắc và phía tây của Sơn Đông), xuất thân ti tiện thấp hèn, cha bà là Mao Gia (毛嘉) chỉ là "Điển ngu xa công" (典虞车工). Những năm Hoàng Sơ (220 - 226), Mao thị nhập phủ hầu Bình Nguyên vương Tào Duệ. Mao thị trời sinh quyến rũ, mỹ mạo động lòng người, rất được Tào Duệ sủng ái, khi ra vào bằng xe đều để bà ngồi cùng. Năm thứ 7 Hoàng Sơ (226), Tào Duệ đăng cơ, phong Mao thị là Quý tần (贵嫔). Năm Thái Hòa nguyên niên (227), Mao Quý tần được lập làm Hoàng hậu. Cha Mao Gia được bái "Kỵ đô úy" (骑都尉), em trai Mao Tằng (毛曾) làm Lang trung. Vợ cả Tào Duệ là Bình Nguyên vương phi Ngu thị bị Mao hoàng hậu xuất thân hàn vi lại đoạt đi vị trí Hoàng hậu, giận mắng Tào gia chỉ lập người hạ tiện làm Hoàng hậu (bà nội Tào Duệ là Biện Thái hoàng thái hậu, mẹ kế Hoàng thái hậu Quách Nữ Vương cùng Mao hoàng hậu đều xuất thân ti tiện lại là thiếp thất, sau lại được tấn phong Hoàng hậu), Tào Duệ nghe đến giận lắm, phế bỏ Ngu phi. Lời trách cứ của Ngu phi như sau: Năm Thái Hòa nguyên niên (217), tháng 12, Tào Duệ lại tiến Mao Gia là "Bác Bình Hương hầu" (博平乡侯), lên chức "Quang Lộc đại phu" (光禄大夫); Mao Tằng làm "Phò mã đô úy" (驸马都尉). Mao Gia vốn là người xuất thân ngu tiện, không có học thức, trong một đêm trở mình thành người phú quý, cử chỉ không hề theo nền nếp. Khi đó, Tào Duệ lệnh các quan đến nhà họ Mao dự yến, Mao Gia luôn tự xưng "Hầu thân", cử chỉ thô bỉ, thiên hạ cười chê. Tào Duệ sau đó lại ban Mao Gia là Đặc tiến, Mao Tằng là "Tán kỵ thị lang" (散骑侍郎) để gia tăng danh thế. Năm Thanh Long thứ 3 (235), Mao Gia chết, truy tặng "Quang Lộc đại phu", đổi phong An Quốc hầu (安国侯), tăng thực ấp lên 500 hộ, tính cả khi trước cộng lại là 1.000 hộ, thụy là Tiết hầu (节侯). Năm sau (236), truy phong mẹ Mao hoàng hậu là Hạ thị là Dã Vương quân (野王君). Mao Hoàng hậu nhan sắc chóng suy, trong khi đó Quách phu nhân trong hậu cung tuổi trẻ xinh đẹp, đã thay thế Mao Hoàng hậu trở thành người được Tào Duệ chuyên sủng. Năm Cảnh Sơ nguyên niên (237), Tào Duệ mang Quách phu nhân cùng nhiều tài tử, phi tần ở hậu uyển nghe hát, Quách thị thuyết phục nên mời Mao hoàng hậu, Tào Duệ không cho phép, đặc biệt dặn dò tùy tùng không cho Mao hoàng hậu biết. Nhưng ngày thứ hai, Mao hoàng hậu liền biết nên hỏi Tào Duệ, hôm qua tiệc du lịch ở vườn bắc vườn phải chăng khoái hoạt. Tào Duệ giận dữ, đem tả hữu hơn mười người cùng lúc xử tử. Tháng 9, Tào Duệ đem Mao hoàng hậu ban chết. Nhưng sau khi Mao hoàng hậu chết, Tào Duệ cũng không tước đoạt tư cách Hoàng hậu của bà, vẫn cho thụy hào là Điệu Hoàng hậu (悼皇后), vẫn như cũ lấy lễ Hoàng hậu chôn ở Mẫn lăng (愍陵). Gia đình bà vẫn được trọng dụng như cũ, em trai Mao Tằng thăng lên làm "Tán kỵ Thường thị" (散骑常侍), sau phong là Vũ Lâm dũng tướng Trung Lang tướng (羽林虎贲中郎将). Tào Duệ Tào Ngụy Minh Nguyên Quách hoàng hậu ^ 《三国志·卷三·魏书三·明帝纪第三》:十一月,立皇后毛氏。 ^ Tam quốc chí, quyển 5, "Hậu phi truyện": 初,明帝为王,始纳河内虞氏为妃,帝即位,虞氏不得立为后,太皇卞太后慰勉焉。虞氏曰:"曹氏自好立贱,未有能以义举者也。然后职内事,君听外政,其道相由而成,苟不能以善始,未有能令终者也。殆必由此亡国丧祀矣!" ^ 《三国志·卷三·魏书三·明帝纪第三》:十二月,封后父毛嘉为列侯。 ^ 《三国志·卷五·魏书五·后妃传第五》:虞氏遂绌还邺宫。进嘉为奉车都尉,曾骑都尉,宠赐隆渥。顷之,封嘉博平乡侯,迁光禄大夫,曾驸马都尉。嘉本典虞车工,卒暴富贵,明帝令朝臣会其家饮宴,其容止举动甚蚩騃,语辄自谓"侯身",时人以为笑。后又加嘉位特进,曾迁散骑侍郎。 ^ 《三国志·卷五·魏书五·后妃传第五》:青龙三年,嘉薨,追赠光禄大夫,改封安国侯,增邑五百,并前千户,谥曰节侯。四年,追封后母夏为野王君。 ^ 《资治通鉴·卷七十三》:西平郭夫人有宠于帝,毛后爱驰。帝游后园,曲宴极乐。郭夫人请延皇后,帝不许,因禁左右使不得宣。后知之,明日,谓帝曰:"昨日游宴北园,乐乎?"帝以左右泄之,所杀十余人。庚辰,赐后死,然犹加谥曰悼。癸丑,葬愍陵。 ^ 《三国志·卷五·魏书五·后妃传第五》:帝之幸郭元后也,后爱宠日弛。景初元年,帝游后园,召才人以上曲宴极乐。元后曰"宜延皇后",帝弗许。乃禁左右,使不得宣。后知之,明日,帝见后,后曰:"昨日游宴北园,乐乎?"帝以左右泄之,所杀十馀人。赐后死,然犹加谥,葬愍陵。迁曾散骑常侍,后徙为羽林虎贲中郎将、原武典农。 Tam quốc chí - Ngụy thư - Hậu phi truyện | wikipedia |
Công cụ đá
Công cụ bằng đá hay công cụ đá, theo nghĩa chung nhất, là bất kỳ dụng cụ nào được làm bằng đá một phần hay hoàn toàn. Mặc dù các xã hội và nền văn hoá dựa vào công cụ đá vẫn tồn tại ngày nay, hầu hết các công cụ bằng đá đều có liên quan đến thời tiền sử, đặc biệt là các nền văn hoá của thời đại đồ đá cổ xưa. Các nhà khảo cổ học thường nghiên cứu các xã hội tiền sử như thế, và tham chiếu nghiên cứu về các công cụ bằng đá như là sự phân tích thạch học (lithic analysis). Khảo cổ học dân tộc (Ethnoarchaeology) là một lĩnh vực nghiên cứu có giá trị nhằm nâng cao hiểu biết và ý nghĩa văn hoá của việc sử dụng và chế tạo dụng cụ bằng đá . Một sưu tập đồ đá Một công cụ cắt tỉa Oldowan điển hình. Đầu rìu bằng đá lửa, Winchester, Anh quốc Rìu tay ở Valladolid, Tây Ban Nha Khỉ capuchin dùng đồ đá ^ Sillitoe, P. and K. Hardy 2003 Living lithics: ethnoarchaeology in highland Papua New Guinea. Antiquity 77:555-566 ^ Clarke, David (1978). Analytical Archaeology (ấn bản 2). New York, NY: Columbia University Press. tr. 372–373. ISBN 0231046308. Đá lửa Michaels, George H.; Fagan, Brian M. (1990–1998). “Principles of Lithic Technology”. University of California. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. Gunness, Jo Lynn (1998). “Lithic Technologies Notes”. University of Hawaii Anthropology Department. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2001. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. Prindle, Tara (1994–2011). “Flaked Stone Tool Technology”. Nativetech.org. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. “Typology”. Stone Age Reference Collection (SARC), University of Oslo. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. “Stone Tools of Texas Indians”. Texas Beyond History, University of Texas at Austin. 2001. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. Prindle, Tara (1994–2011). “Common Stone Types and Northeastern Lithic Technologies”. Nativetech.org. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. Grace, Roger. “Interpreting the Function of Stone Tools”. Stone Age Reference Collection (SARC), University of Oslo. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. “How to recognize prehistoric stone tools”. newarchaeology.com. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. “The World Museum of Man and Prehistory”. World Museum of Man. 2004–2011. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. | wikipedia |
Viện kiểm sát
Viện kiểm sát có chức năng thực hiện quyền công tố. Viện kiểm sát và toà án là hai cơ quan thuộc nhánh Tư pháp trong bộ máy nhà nước (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp). Việt Nam là một nước theo hệ thống Xã hội chủ nghĩa. Bộ máy nhà nước của các nước nằm trong hệ thống các nước XHCN được xây dựng trên nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân, nhân nhân thực hiện quyền lực của mình thông qua các cơ quan đại diện là Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Mọi quyền lực đều tập trung ở Quốc hội, nhưng Quốc hội không trực tiếp thực thi quyền lực mà giao cho các cơ quan nhà nước, trong đó Viện kiểm sát nhân dân được giao chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung (Hiến pháp 1960, 1980). Hiến pháp 1992 quy định VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố; Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2002 quy định VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. chức năng thực hành quyền công tố là chức năng chủ yếu của Viện kiểm sát. Ở Việt Nam Viện kiểm sát được tổ chức ở các cấp: Cấp trung ương: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cấp huyện: Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Còn có một hệ thống Viện kiểm sát quân sự bao gồm: Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Viện Kiểm sát quân khu và tương đương, Viện Kiểm sát khu vực. VIỆN KIỂM SÁT HAY VIỆN CÔNG TỐ? Lưu trữ 2015-04-02 tại Wayback Machine, NGUYỄN THÁI PHÚC, PGS.TS luật học, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh | wikipedia |
Shinjuku
Shinjuku (tiếng Nhật: 新宿区) là một trong 23 khu đặc biệt đồng thời được coi là trung tâm hành chính của Tokyo bởi vì tòa nhà chính quyền thủ đô Tokyo đóng tại đây. Shinjuku còn là một khu thương mại sầm uất bậc nhất ở Tokyo, đặc biệt là khu vực quanh ga Shinjuku, nơi được mệnh danh là "hố đen tiêu dùng". Shinjuku ở vị trí trung tâm của vùng 23 khu đặc biệt của Tokyo. Nó giáp với Chiyoda ở phía Đông, Bunkyo và Toshima ở phía Bắc, Nakano ở phía Tây, và Shibuya, Minato ở phía Nam. Thời Edo, vùng đất là Shinjuku ngày nay nằm ngay sát thành Edo, do đó nó đã trở thành một khu vực có nền văn hóa phát triển. Nhiều đền chùa đã được xây dựng ở Yotsuya của Shinjuku. Shinjuku bắt đầu phát triển với hình dạng như hiện nay từ sau Đại thảm họa động đất Kantō 1923. Tây Shinjuku, nơi bị động đất tàn phá nặng nề về sau được xây dựng lại với những tòa nhà chọc trời. Chiến dịch oanh tạc Tokyo của không quân Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã phá hủy khoảng 90% các công trình kiến trúc trong và xung quanh ga Shinjuku. Shinjuku hiện đại chính thức được thành lập vào ngày 15 tháng 3 năm 1947 trên cơ sở sáp nhập ba khu Yotsuya, Ushigome và Yodobashi với nhau. Giống như các khu đặc biệt khác của Tokyo, Shinjuku là một đơn vị hành chính cấp hạt và là một thành phố. Dưới nó không còn một đơn vị hành chính đầy đủ nào. Thị trưởng Shinjuku được bầu ra bằng hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Shinjuku là một đầu mối giao thông bận rộn. Ga Shinjuku mỗi ngày phục vụ khoảng 3 triệu lượt hành khách. Nó là ga đường sắt tấp nập nhất thế giới. Đường cao tốc Shuto và quốc lộ 20 của Nhật Bản chạy qua Shinjuku. Trên địa bàn của Shinjuku có một số cơ sở của các trường đại học danh tiếng như Đại học Chuo, Đại học Keio, Đại học Khoa học Tokyo, Đại học Waseda và Đại học Sophia. Các tòa nhà chọc trời của Shinjuku trong đêm Tòa nhà chính quyền thủ đô Tokyo Website chính thức của Shijuku Lưu trữ 2005-04-04 tại Wayback Machine bằng tiếng Anh. | wikipedia |
Friedrich Paulus
Friedrich Wilhelm Ernst Paulus (1890 – 1957) là Thống chế quân đội Đức Quốc xã. Ông là vị chỉ huy cao cấp nhất của lực lượng quân Đức và đồng minh công phá Stalingrad, thất trận và bị bắt chỉ một ngày sau khi Adolf Hitler thăng lên cấp bậc Thống chế. Friedrich Paulus sinh ngày 23 tháng 9 năm 1890, tại Breitenau, Hesse-Nassau. Ông là con trai của một giáo viên. Bước vào thời thanh niên, ông đã xin vào làm học viên của Học viện Kaiserliche Marine nhưng không thành. Sau đó, ông đã nộp đơn xin học luật tại trường đại học Marburg. Sau khi rời trường đại học mà không có một bằng cấp nào, tháng 2 năm 1910, ông gia nhập quân đội, phục vụ trong Trung đoàn bộ binh 111 với tư cách là một sĩ quan thực tập. Ông lập gia đình với bà Elena Rosetti-Solescu vào ngày 4 tháng 7 năm 1912. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, trung đoàn của Paulus tham gia mũi tấn công vào nước Pháp. Một thời gian sau đó, ông là sĩ quan tham mưu phục vụ trong Quân đoàn Alpen (Alpenkorps) cho đến hết chiến tranh. Kết thúc Thế chiến I, ông mang quân hàm Đại úy. Sau Hiệp ước Versailles, ông được chỉ định vào chức vụ Đại đội trưởng trong Trung đoàn Bộ binh 13 ở Stuttgart (1921-1933), rồi chỉ huy trưởng tiểu đoàn môtô cơ giới (1934-1935), trước khi trở thành Tham mưu trưởng Lực lượng Thiết giáp Panzer vào tháng 10 năm 1935, được phân công nhiệm vụ tổ chức và xây dựng 3 sư đoàn Panzer. Tháng 5 năm 1939, ông được thăng Thiếu tướng (Generalmajor) và làm Tham mưu trưởng Tập đoàn quân X tấn công Ba Lan. Qua 2 chiến dịch, đơn vị được đổi thành Tập đoàn quân VI và chinh chiến qua các mặt trận Hà Lan và Bỉ. Tháng 8 năm 1940, ông được thăng Trung tướng (Generalleutnant) và được cử làm Tham mưu phó Lục quân, và trên cương vị này ông tham gia việc trù định chiến dịch xâm lăng Nga. Tháng 1 năm 1942, ông là Tư lệnh Tập đoàn quân VI trong mũi tiến công đến Stalingrad. Trong thế trận của quân Đức năm 1942, Tập đoàn quân VI dưới quyền Paulus giữ vị trí chủ chốt. Đích thân Hitler ra lệnh Tập đoàn quân VI và Tập đoàn quân thiết giáp IV tiến quân dọc sông Volga thành một vòng cung rộng để sau cùng ép vùng trung nước Nga và Moskva giữa hai gọng kìm phía đông và phía tây. Ngày 23 tháng 8 năm 1942, Tập đoàn quân VI đã tiến đến sông Volga, kế cận phía bắc Stalingrad. Hitler không hề ngờ vực tin tức quân báo của Đức ngày 9 tháng 9 cho rằng Liên Xô đã tung ra hết lực lượng dự phòng trên toàn mặt trận. Tuy nhiên, quân Đức không có đủ nguồn lực để đảm bảo cho các mục tiêu của mình. Sườn bắc của Tập đoàn quân VI bị kéo dài hơn 560 kilômét dọc phòng tuyến sông Đông từ Stalingrad đến Voronezh. Để tạm thời che chắn cho điểm yếu này, Hitler đã đặt ba Tập đoàn quân của quân chư hầu: Tập đoàn quân II Hungari phía nam Voronezh, Tập đoàn quân VIII của Ý xa hơn về phía đông-nam, và Tập đoàn quân III Rumani phía tây Stalingrad. Dù thế, ngoài năng lực tác chiến đáng nghi ngờ, tất cả các đơn vị này đều thiếu trang bị, thiếu hỏa lực thiết giáp và đại pháo, thiếu cả phương tiện vận chuyển. Thêm nữa, họ bị trải mỏng trên phòng tuyến quá dài. Tập đoàn quân III Rumani trấn giữ phòng tuyến dài gần 170 kilômét mà chỉ có 69 tiểu đoàn. Nhưng Hitler chỉ có thể huy động những đơn vị quân chư hầu đến thế. Nhưng chính phòng tuyến này là mấu chốt cho cả Tập đoàn quân VI cùng Tập đoàn quân thiết giáp IV ở Stalingrad cũng như Cụm Tập đoàn quân A ở Kavkaz. Nếu sườn sông Đông bị xuyên thủng, các lực lượng Đức ở Stalingrad sẽ bị bao vây và quân Đức ở Kavkaz sẽ bị cắt đứt đường tiếp vận hoặc đường về. Trận chiến cứ mãi dằng dai cho đến tháng 9 năm 1942, với hai mũi tiến công của quân Đức đến Stalingrad và Kavkaz đều phải dừng lại vì Liên Xô chống cự mãnh liệt. Suốt tháng 10 năm 1942, nhiều trận đánh ác liệt diễn ra trên đường phố Stalingrad. Quân Đức đạt được vài thành công, tiến đánh từ tòa nhà này sang tòa nhà khác, nhưng chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều vùng đổ nát của thành phố vĩ đại này tạo cơ hội mà quân Nga khai thác cho việc phòng thủ kiên cường và dằng dai. Dù Đại tướng Franz Halder (bị Hitler cách chức ngày 24 tháng 9) và người kế nhiệm Zeitzler cảnh báo Hitler rằng binh sĩ ở Stalingrad đã kiệt sức, Hitler vẫn thúc đẩy họ phải tiến. Từng sư đoàn còn nguyên vẹn được tung vào rồi bị nghiền nát trong chiến trường địa ngục. Dù bước tiến khó khăn và thiệt hại nặng nghiêm trọng, ngày 25 tháng 10 năm 1942 tướng Paulus gọi vô tuyến về thông báo với Hitler rằng ông hy vọng sẽ chiếm được hoàn toàn Stalingrad chậm lắm là vào ngày 10 tháng 11. Phấn khích với lời trấn an này, Hitler ra lệnh Tập đoàn quân VI và Tập đoàn quân Thiết giáp IV, lúc này đang giao chiến ở phía nam thành phố, phải chuẩn bị để tiến công theo hướng bắc và nam dọc sông Volga sau khi chiếm được Stalingrad. Trong khi chiến sự diễn ra phần nào có vẻ có lợi cho quân Đức thì những tin tức về đợt phản công của Liên Xô rạng sáng ngày 19 tháng 11 đi đến. Bộ tổng chỉ huy quân Liên Xô cuối cùng cũng đã phát hiện và chuẩn bị sẵn sàng để khai thác điểm yếu ở cạnh sườn trái của cánh quân Paulus. Để phản công trên mặt trận quanh Stalingrad, họ đã tập trung một lực lượng mạnh mẽ dưới sự chỉ huy của tướng G.K.Zhukov gồm có 3 Phương diện quân (Tây Nam, Sông Don và Stalingrad) với nhiều đơn vị xe tăng, cơ giới, với 13.500 pháo và cối, hơn 1.000 pháo phòng không, 115 tiểu đoàn pháo phản lực, gần 900 xe tăng, 1.115 máy bay. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, lực lượng xung kích của Phương diện quân Tây Nam gồm tập đoàn quân 21 và tập đoàn quân xe tăng 5, một phần lực lượng của tập đoàn quân cận vệ 1, với sự hỗ trợ của các đơn vị thiết giáp có hỏa lực vượt trội đã đánh xuyên qua Tập đoàn quân III Rumani dọc sông Đông, tây-bắc Stalingrad. Về phía nam thành phố, các tập đoàn quân 24, 65 và 66 của Phương diện quân Sông Don cũng tấn công mãnh liệt Tập đoàn quân Thiết giáp IV của Đức và Tập đoàn quân IV Rumani. Mục đích của quân Liên Xô rất rõ ràng là để cắt đứt Stalingrad và ép Tập đoàn quân VI của Đức hoặc phải vội vã rút về hướng tây hoặc chịu bao vây. Ngay nhận thấy tình hình diễn ra, Zeitzler thúc giục Hitler cho phép Tập đoàn quân VI rút ra khỏi Stalingrad để quay về khúc rẽ của sông Don rồi tái lập phòng tuyến ở đây. Tuy nhiên, điều này chỉ Hitler nổi cơn giận dữ và ra một quyết định dẫn đến thảm họa: Tập đoàn quân VI phải trụ lại quanh Stalingrad. Ngày 22 tháng 11, 2 cánh quân Liên Xô đã hợp vây hoàn tất ở Kalach, cách Stalingrad 60 kilômét về hướng tây trên khúc rẽ của sông Don. Vào buổi tối, tướng Paulus gửi điện về xác nhận đơn vị của ông đã bị bao vây. Hitler lập tức ra lệnh Paulus dời tổng hành dinh vào thành phố và lập cứ điểm phòng vệ. Tập đoàn quân VI sẽ được tiếp tế bằng máy bay cho đến khi được giải cứu. Nhưng đấy chỉ là động thái vô vọng. Hiện giờ có 20 sư đoàn Đức và 2 sư đoàn Rumani bị cắt đứt tại Stalingrad. Paulus cho biết họ cần tối thiểu 750 tấn hàng hậu cần mỗi ngày. Số lượng này vượt quá khả năng của Không quân vì thiếu máy bay vận tải. Ngay cả nếu có đủ máy bay, họ bị trở ngại vì bão tuyết và phải bay trên vùng trời mà không quân Liên Xô đã chiếm ưu thế. Tuy thế, Tư lệnh Không quân Hermann Göring trấn an Hitler rằng Không quân sẽ thực hiện nhiệm vụ. Có tài liệu ghi Không quân Đức không hề thực hiện nhiệm vụ này và có tài liệu cho biết Không quân Đức thật sự tiến hành đưa hàng tiếp tế đến nhưng chỉ thỏa mãn được khoảng 10% nhu cầu của 500 tấn hàng tiếp tế mỗi ngày, vì lý do súng phòng không và chiến đấu cơ Nga ngăn chặn, thời tiết xấu.... Việc giải cứu Tập đoàn quân VI là biện pháp thực tế hơn. Ngày 25 tháng 11, Hitler triệu hồi Thống chế Erich von Manstein, vị Tư lệnh chiến trường tài ba nhất, từ mặt trận Leningrad xuống và giao cho ông chỉ huy một đơn vị được thành lập mới: Cụm Tập đoàn quân Don. Nhiệm vụ của Manstein là đánh lên từ phía tây-nam để giải cứu Tập đoàn quân VI tại Stalingrad. Kế hoạch của Manstein là cho Tập đoàn quân VI rút ra khỏi Stalingrad đi về hướng tây trong khi Cụm Tập đoàn quân Don do Tập đoàn quân Thiết giáp IV dẫn đầu tiến lên hướng đông-bắc, đánh xuyên qua quân Liên Xô đang ở giữa hai lực lượng của Đức. Nhưng một lần nữa, Hitler từ khước việc rút khỏi sông Volga. Tập đoàn quân VI phải trụ lại Stalingrad và Manstein phải tiến công đến đấy. Bị buộc phải tuần lệnh, ngày 12 tháng 12 Manstein mở cuộc tấn công mang tên "Chiến dịch Bão mùa Đông". Khởi đầu, cuộc tiến công đạt tiến bộ; Tập đoàn quân Thiết giáp IV dưới quyền Thượng tướng Hermann Hoth mở đường tiến lên hướng đông-bắc theo hai bên tuyến đường sắt hướng đến Stalingrad cách xa 120 kilômét. Ngày 19 tháng 12, họ tiến đến cách chu vi phía nam của thành phố hơn 60 kilômét; ngày 21 còn cách 50 kilômét, và qua vùng thảo nguyên phủ tuyết vào ban đêm binh sĩ của Tập đoàn quân VI có thể nhìn thấy ánh sáng của hỏa châu do quân bạn đến giải cứu bắn lên. Theo lời khai sau này của tướng lĩnh Đức, lúc ấy Tập đoàn quân VI có thể đánh ra hướng về phía Tập đoàn quân Thiết giáp IV đang tiến đến họ. Nhưng một lần nữa, Hitler lại ngăn cấm. Ngày 21 tháng 12, Zeitzler cố thúc giục, Hitler đồng ý cho binh sĩ của Paulus đánh ra miễn là họ vẫn giữ được Stalingrad. Lệnh điên rồ này khiến cho Zeitzler gần nổi khùng. Ông kể lại: Buổi tối kế tiếp, tôi van nài Hitler cho phép việc đánh ra. Tôi vạch rõ rằng đây thật sự là cơ hội cuối cùng để giải cứu hai trăm nghìn binh sĩ của Paulus. Hitler không chịu. Trong nỗi vô vọng, tôi mô tả cho ông ấy biết tình cảnh bên trong: binh sĩ đói khát đang tuyệt vọng, họ mất tin tưởng nơi Bộ Chỉ huy Tối cao, thương binh mong ước được chiếu cố đúng mức trong khi hàng nghìn người bị tê cóng mà chết. Ông ấy vẫn không tiếp thu những luận cứ này cũng như những lý do khác mà tôi đưa ra. Khi gặp sức kháng cự càng lúc càng mạnh của quân Liên Xô phía trước và hai bên sườn, Tướng Hoth không có đủ lực lượng để tiến thêm 50 kilômét còn lại. Ông tin rằng nếu Tập đoàn quân VI đánh ra, ông vẫn có thể bắt tay với họ rồi cả hai lực lượng cùng rút về. Trong quyển hồi ký sau chiến tranh, Thống chế von Manstein nói rằng vào ngày 19 tháng 12, ông trái lệnh Hitler mà thật sự chỉ đạo cho Tập đoàn quân VI đánh ra khỏi Stalingrad về hướng đông-nam để bắt tay với Tập đoàn quân Thiết giáp IV. Có lẽ họ làm được việc này trong một hoặc hai ngày – giữa 21 và 22 tháng 12 – nhưng sau đấy là bất khả thi. Vì lẽ, Hoth không biết rằng Hồng quân đã đánh về hướng bắc và bây giờ đang đe dọa sườn trái của cả Cụm Tập đoàn quân Don dưới quyền Manstein. Ngày 23 tháng 12, Manstein ra lệnh Hoth dỡ bỏ bước tiến, điều một trong số ba sư đoàn thiết giáp về phòng tuyến phía bắc và tự bảo vệ tại chỗ với lực lượng còn lại. Nỗ lực giải cứu đã thất bại. Manstein ra lệnh mới sau khi nhận được tin đáng lo ngại vào ngày 17 tháng 12. Sáng hôm ấy, quân Liên Xô đã xuyên thủng phòng tuyến của Tập đoàn quân VIII của Ý phía thượng nguồn sông Đông, và đến tối đã mở ra một khoảng hở rộng hơn 40 kilômét. Trong vòng ba ngày, khoảng hở rộng hơn 140 kilômét, quân Ý đang hoảng hốt tháo chạy, còn Tập đoàn quân III Rumani về phía nam cũng tan rã sau khi đã bị đánh vùi dập từ ngày đầu 19 tháng 11 của cuộc phản công từ Liên Xô. Không lạ gì mà Manstein phải lấy về một phần lực lượng thiết giáp của Hoth để lấp vào khoảng hở. Tiếp theo đấy là phản ứng dây chuyền. Không những Cụm Tập đoàn quân Don mà cả lực lượng của Hoth cũng phải rút lui sau khi đã tiến gần Stalingrad đến thế. Những cuộc rút lui này gây nguy hiểm cho quân Đức ở Kavkaz: họ sẽ bị cắt đứt nếu quân Nga tiến đến Rostov trên bờ biển Azov. Một hoặc hai ngày sau Giáng sinh, Zeitzler vạch rõ với Hitler: "Nếu ông không ra lệnh rút lui từ Kavkaz, chẳng bao lâu ta sẽ có một Stalingrad thứ hai". Ngày 29 tháng 12, Hitler đành phải ra lệnh cho Cụm Tập đoàn quân A của Thống chế Paul von Kleist, gồm Tập đoàn quân Thiết giáp I và Tập đoàn quân XVII đã thất bại trong việc tiến chiếm các mỏ dầu Grozny, phải rút về. Quân Đức ở Kavkaz và bên sông Đông không tháo chạy, nhưng đang rút lui càng nhanh càng tốt để tránh bị cắt đứt. Mỗi ngày khi năm 1943 bắt đầu, họ càng rời xa Stalingrad hơn một chút. Giờ đã đến lúc quân Nga xử lý quân Đức còn lại ở đây. Nhưng trước nhất, họ cho binh sĩ của Tập đoàn quân VI một cơ hội để tự cứu mạng sống. Vào buổi sáng 8 tháng 1 năm 1943, ba sĩ quan trẻ của Hồng quân, với một lá cờ trắng, đi vào phòng tuyến của quân Đức trên chu vi phía bắc của Stalingrad, trao cho tướng Paulus tối hậu thư của tướng Rokossovski, Tư lệnh các lực lượng Liên Xô trên mặt trận sông Đông. Tình trạng của binh sĩ ông là tuyệt vọng. Họ đang khổ sở vì thiếu ăn, bệnh tật và giá lạnh. Mùa đông Nga khắc nghiệt chỉ mới bắt đầu... Binh sĩ của ông không được cung cấp quần áo mùa đông và đang sống trong điều kiện vệ sinh tồi tệ... Tình trạng của ông là tuyệt vọng, chống cự thêm là vô nghĩa. Xét qua điều này và để tránh đổ máu vô ích, chúng tôi đề nghị ông chấp nhận những điều kiện đầu hàng dưới đây... Đấy là những điều kiện danh dự. Tất cả tù binh sẽ được cung cấp "khẩu phần bình thường", có thể giữ lại quân phù, huy chương và vật dụng cá nhân. Người bị thương, bị bệnh và cóng lạnh sẽ được điều trị. Paulus có 24 tiếng đồng hồ để trả lời. Ông lập tức gọi cho Hitler về nội dung tối hậu thư và yêu cầu được tự do hành động. Hitler bác bỏ yêu cầu của ông. Buổi sáng ngày 10 tháng 1, 24 giờ sau khi thời hạn đầu hàng đã hết, quân Liên Xô mở đợt tấn công cuối bằng trận địa pháo với 5.000 đại bác. Trận chiến diễn ra dữ dội và đẫm máu. Cả hai bên chiến đấu với lòng dũng cảm và liều lĩnh khó tin trên vùng không người lạnh giá của đống gạch vụn của thành phố – nhưng không được lâu. Trong vòng 6 ngày, quân Đức co cụm lại còn phân nửa diện tích với phòng tuyến dài 24 kilômét và rộng 15 kilômét. Đến ngày 24 tháng 1 năm 1943, quân Đức bị cắt ra làm hai khu vực và mất quyền kiểm soát đường băng khẩn cấp cuối cùng. Máy bay Đức không còn có thể hạ cánh để mang đến hàng hậu cần, nhất là thuốc men cho thương bệnh binh. Một lần nữa, quân Liên Xô cho kẻ thù dũng cảm của họ một cơ hội để đầu hàng. Đại diện phía Nga đi đến phòng tuyến của Đức ngày 24 tháng 1 với lời đề nghị mới. Một lần nữa, bị dằng co giữa nghĩa vụ phải tuân lệnh Lãnh tụ điên rồ và trách nhiệm cứu vớt các binh sĩ còn lại để tránh cho họ bị tiêu diệt, Paulus kêu gọi đến Hitler: Binh sĩ không còn đạn hoặc thức ăn... Không còn có thể chỉ huy được hiệu quả... 18.000 thương binh không có đồ tiếp tế hoặc bông băng hoặc dược phẩm... Tiếp tục phòng thủ là vô nghĩa. Sụp đổ là không tránh khỏi. Đại đoàn yêu cầu được phép đầu hàng ngay để cứu vớt số binh sĩ còn lại. Câu trả lời của Hitler vẫn là bảo lưu: Cấm đầu hàng! Tập đoàn quân VI phải giữ vững vị trí cho đến người cuối cùng và viên đạn cuối cùng, sự chịu đựng anh hùng sẽ có một đóng góp khó quên cho việc thành lập phòng tuyến bảo vệ và cứu nguy thế giới phương Tây. Thế giới phương Tây! Đấy là liều thuốc đắng cho những người lính của Tập đoàn quân VI đã xâm lăng thế giới này ở Hà Lan và Bỉ không lâu trước đây. Chống cự thêm không những là vô nghĩa, vô vọng mà còn bất khả thi. Đến ngày 28 tháng 1, một Tập đoàn quân có thời hùng mạnh bị cắt ra làm 3 mảnh nhỏ, mảnh phía nam là nơi Paulus đặt tổng hành dinh trong một trung tâm bách hóa một thời phát đạt Univermag. Theo một nhân chứng, vị Tư lệnh hay ngồi trên chiếc giường dã chiến đặt ở một góc tối trong tình trạng thần kinh gần như sụp đổ. Ông cũng như các binh sĩ không còn lòng dạ nào mà đón nhận những cuộc gọi vô tuyến tới tấp chúc mừng họ. Sau khi đã vui hưởng mùa đông trên nước Ý ấm áp và khệnh khạng đây đó trong chiếc áo choàng lông thú và phô bày các món trang sức bằng đá quý, ngày 29 tháng 1 Hermann Göring gọi vô tuyến đến, dùng những từ ngữ "kiên cường", "gan lì", "dũng cảm" và "tự xả thân." Cũng không ai lấy làm phấn khởi vào buổi tối 30 tháng 1 năm 1943, kỷ niệm 10 năm Quốc xã lên cầm quyền, khi họ nghe giọng của Göring trên sóng vô tuyến: Một nghìn năm sau, người Đức sẽ nói đến trận đánh với lòng sùng kính và thán phục, và sẽ nhớ rằng dù sao đi nữa, chiến thắng chung cuộc được quyết định ở đây... Trong nhiều năm người ta sẽ nói đến trận đánh anh hùng bên sông Volga: Khi bạn đi đến Đức, hãy nói bạn đã trông thấy chúng tôi nằm xuống ở Stalingrad, vì danh dự của chúng tôi và những lãnh đạo của chúng tôi đã phong cho chúng tôi vinh dự này, cho vinh quang cao to tát hơn của nước Đức. Vinh quang và nỗi thống khổ khủng khiếp của Tập đoàn quân VI bây giờ đã đến lúc chấm dứt. Ngày 30 tháng 1, Paulus gọi vô tuyến cho Hitler: Sự sụp đổ cuối cùng sẽ đến trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Tin báo này khiến cho Bộ Tư lệnh Tối cao của Hitler ban một cơn mưa thăng thưởng cho các sĩ quan, với hy vọng là những vinh dự như thế sẽ củng cố quyết tâm muốn hy sinh một cách vinh quang ngay tại mặt trận đẫm máu. Hitler nhận xét với Jodl: Lịch sử quân sự chưa từng ghi thống chế Đức nào đã bị bắt làm tù binh. Rồi ông phong cho Paulus, qua sóng vô tuyến, quân hàm thống chế. Khoảng 117 sĩ quan khác cũng được thăng cấp. Đấy là một động thái trong trò ma quỷ: Hitler muốn Paulus chiến đấu cho đến chết. Cuối ngày 31 tháng 1 năm 1943, Paulus gửi tin cuối cùng đến tổng hành dinh: Tập đoàn quân VI, theo đúng lời tuyên thệ của họ và ý thức được tầm quan trọng cao cả trong nhiệm vụ của họ, đã giữ vững vị trí cho đến người cuối cùng và viên đạn cuối cùng cho Lãnh tụ và Tổ quốc cho đến phút cuối. Lúc 19 giờ 45 phút, nhân viên trực vô tuyến của Tập đoàn quân VI gửi bản tin cuối cùng: Quân Nga đang tiến vào cửa boong-ke của chúng tôi. Chúng tôi đang phá hủy máy móc. Anh thêm chữ CL – ký hiệu vô tuyến có nghĩa "Đài này không còn truyền tín hiệu nữa." Tại tổng hành dinh không xảy ra cuộc đọ súng nào. Paulus và quân nhân dưới quyền không chiến đấu đến người cuối cùng. Một toán quân Liên Xô do một sĩ quan cấp thấp dẫn đầu ghé mắt nhìn vào khu vực tối tăm của vị Tư lệnh dưới tầng hầm. Quân Nga yêu cầu đầu hàng và Tham mưu trưởng Tập đoàn quân VI, Tướng Schmidt chấp nhận. Paulus ngồi trên giường của ông với vẻ buồn nản. Schmidt nói với ông: Tôi xin hỏi Thống chế có lời nào cần nói thêm không?. Paulus không trả lời. Về phía bắc, một nhóm nhỏ quân Đức – tàn quân của 2 sư đoàn thiết giáp và 3 sư đoàn bộ binh – vẫn còn trụ lại trong đống đổ nát của một xưởng chế tạo máy kéo. Vào đêm 1 tháng 2 năm 1943, họ nhận tin từ Hitler: Dân tộc Đức mong các anh thi hành nghĩa vụ đúng như binh sĩ đang trụ vững ở pháo đài phía nam. Mỗi ngày và mỗi giờ các anh còn chiến đấu sẽ tạo điều kiện để thiết lập một mặt trận mới. Ngay trước giữa trưa ngày 2 tháng 2, nhóm quân này cũng đầu hàng sau khi đã gửi bản tin cuối cùng đến Tư lệnh Tối cao: Đã chiến đấu đến người cuối cùng với những lực lượng ưu thế vượt trội. Nước Đức muôn năm! Cả bãi chiến trường phủ tuyết, đẫm máu trở nên yên ắng. Lúc 14 giờ 46 phút ngày 2 tháng 2, một máy bay trinh sát của Đức lượn trên thành phố và gọi điện về: Không thấy dấu hiệu giao chiến tại Stalingrad. Vào lúc này, 91.000 chiến binh Đức – kể cả 24 tướng lĩnh – đói khát, cóng lạnh, nhiều người mang thương tích, tất cả đều mê mụ, đau khổ, níu lấy tấm chăn lấm máu phủ lên đầu chống lại giá lạnh ở -24 °C, đi khập khiễng trên lớp băng tuyết hướng đến các trại tù binh ở Siberia. Trừ 20.000 quân Rumani và 29.000 thương binh đã được đưa về bằng máy bay, đấy là tất cả những gì còn lại của một Tập đoàn quân có quân số 285.000 người chỉ hai tháng trước. Những người khác đã bị tàn sát. Trong số 91.000 người vào ngày mùa đông ấy đi đến chốn giam cầm, chỉ có 5.000 người được trở về Tổ quốc của họ. Trong lúc ấy, tại tổng hành dinh được sưởi ấm ở Đông Phổ, nhà độc tài Quốc xã Hitler nhiếc móc các tướng lĩnh ở Stalingrad, trong khi chính ông vì ương ngạnh và ngu xuẩn phải nhận trách nhiệm về thảm họa này. Biên bản ghi buổi họp ngày 1 tháng 2 năm 1943 sau này được tìm lại và cho thấy rõ bản chất của Hitler trong giai đoạn thử thách của cuộc đời ông cũng như của Quân đội và đất nước ông: Họ đã đầu hàng ở đấy – một cách chính thức và hoàn toàn. Đáng lẽ họ phải củng cố hàng ngũ, phân tán mỏng, và tự bắn vào mình với viên đạn cuối cùng... Con người ấy [Paulus] đáng lẽ phải tự kết liễu đời mình như những Tư lệnh thuở xưa gieo mình lên thanh gươm của họ khi thấy đã thất bại... Lời nói của Hitler đối với Paulus càng độc địa hơn khi ông tiếp tục mắng nhiếc: Các anh phải tưởng tượng: Ông ta được mang đến Moskva... Rồi ông ta sẽ ký vào bất kỳ văn kiện gì. Ông ta sẽ khai nhận, sẽ có lời tuyên bố – các anh sẽ thấy... Chỉ không đầy một tuần Seydlitz và Schmidt và ngay cả Paulus sẽ phát biểu trên sóng truyền thanh... Làm thế nào người ta có thể hèn nhát như thế? Tôi không hiểu được... Cuộc sống là gì? Cuộc sống là Đất nước. Cá nhân dù sao cũng chết. Vượt lên cuộc sống của cá nhân là Đất nước. Nhưng làm thế nào người ta lại sợ hãi thời khắc ấy của cái chết, mà theo đấy ông ta có thể tự giải thoát khỏi cơn thống khổ này... Có quá nhiều người phải chết, và rồi một người như thế làm nhơ nhuốc anh hùng tính của nhiều người khác vào phút cuối. Đáng lẽ ông ta có thể tự giải thoát khỏi mọi nỗi đau khổ và đi lên cõi vĩnh hằng và miền bất diệt của quốc gia, nhưng ông ta lại thích đi Moskva!... Điều làm cho cá nhân tôi bị xúc phạm nhất là tôi vẫn thăng cấp cho ông ấy lên thống chế. Tôi muốn mang đến cho ông ấy sự mãn nguyện chung cuộc. Đây là thống chế cuối cùng mà tôi phong trong cuộc chiến này... Hitler đã tiên đoán đúng sự kiện Paulus sẽ phát biểu trên sóng truyền thanh Liên Xô, nhưng sai về thời gian. Vào tháng 7 năm sau, Paulus và Seydlitz lên tiếng trên đài phát thanh Moskva kêu gọi Quân đội Đức loại trừ Hitler. Ngày 3 tháng 2 năm 1943, Bộ Tổng tham mưu Đức ra một bản tin đặc biệt: Trận đánh Stalingrad đã kết thúc. Theo đúng lời tuyên thệ của họ, Tập đoàn quân VI dưới quyền lãnh đạo gương mẫu của Thống chế Paulus đã bị chế ngự bởi quân địch mạnh áp đảo và bởi những hoàn cảnh không được thuận lợi mà quân ta gặp phải. Đài truyền thanh Đức phát một loạt trống trận và đoạn thứ hai trong Bản Giao hưởng thứ Năm của Beethoven trước khi đọc bản tin. Hitler tuyên bố bốn ngày quốc tang. Tất cả nhà hát, rạp chiếu phim và nhà văn nghệ tạp lục đều đóng cửa trong thời gian này. Hitler đã có đề nghị với Stalin trao đổi Paulus với Iacov Dzugashvili (con trai của Stalin) nhưng Stalin bác bỏ. Sau chiến tranh Paulus đã ra làm nhân chứng trong Tòa án Nürnberg xử các lãnh tụ Phát xít Đức. Năm 1953, Paulus được thả. 2 năm sau đó, toàn bộ những tù binh Đức còn sống sót (chủ yếu là tù binh sau trận Stalingrad) cũng được phía Liên Xô cho hồi hương. Trong số 91.000 tù binh Đức, chỉ còn khoảng 6.000 người trở về nhà. Paulus trở thành thanh tra cảnh sát tại Dresden, Cộng hòa Dân chủ Đức vào lúc cuối đời. Ông mất ngày 1 tháng 2 năm 1957 vì một căn bệnh thần kinh. Tập đoàn quân số 6 ^ Nhớ lại và suy nghĩ - G.Zhukov ^ Thật ra, sau Paulus có thêm 7 người được phong thống chế, người cuối cùng là Robert von Greim được phong 4 ngày trước khi Hitler tự sát. Một số bài về Paulus hoặc do Paulus viết tại Sovetika.ru Lưu trữ 2007-03-10 tại Wayback Machine (tiếng Nga) | wikipedia |
Ngô Xuân Quýnh
Ngô Xuân Quýnh (sinh ngày 16 tháng 3 năm 1933, mất ngày 25 tháng 12 năm 2005) là cựu cầu thủ bóng đá Việt Nam. Ông là một trong những cầu thủ đầu tiên của đội bóng đá Thể Công. Ông sinh ra tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Năm 1954, khi Đoàn Công tác Thể dục Thể thao Quân đội (Thể Công) được thành lập, ông là một trong 11 cầu thủ bóng đá đầu tiên của đoàn. Năm 1967, ông làm trưởng đoàn bóng đá trẻ của Thể Công sang Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tập luyện. Chuyến tập huấn này đã tạo ra một lứa cầu thủ tài năng của Thể Công và bóng đá Việt Nam như Nguyễn Thế Anh (Ba Đẻn), Nguyễn Trọng Giáp, Phan Văn Mỵ, Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Duy Phú, Nguyễn Văn Nhật, Vương Tiến Dũng, Hoàng Gia, Vũ Đình Bội, Bùi Xuân Thêu, Nguyễn Viết Cầu, Bùi Ngọc Chi, Trần Quốc Nghị, Lê Quang Minh, Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Đức Minh... Năm 1989, ông được bầu làm Phó chủ tịch khóa 1 của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Ông có 2 người con trai, một trong số đó là Ngô Quang Tùng, là bình luận viên bóng đá trên truyền hình (thường làm việc chung với BLV Quang Huy) và từng là giám đốc điều hành câu lạc bộ bóng đá Hòa Phát Hà Nội. Ngô Quang Tùng cũng là sĩ quan quân đội mang quân hàm Trung tá (bây giờ là Thượng tá). Ông mất ngày 25 tháng 12 năm 2005 tại Bệnh viện 108 (Hà Nội). ^ “Chuyên gia bóng đá Ngô Xuân Quýnh qua đời”. VnExpress. 25 tháng 12 năm 2005. Truy cập 19 tháng 2 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp) ^ “Đội trẻ Thể Công tập huấn tại CHDCND Triều Tiên (1967-1968) - Thép đã tôi thế đấy!”. Báo Quân đội nhân dân. 18 tháng 1 năm 2012. Truy cập 19 tháng 2 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp) ^ “Một giờ với GĐĐH HP.HN Ngô Quang Tùng”. Báo Thể thao & Văn hóa. 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập 19 tháng 2 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp) Nhớ ông Ngô Xuân Quýnh[liên kết hỏng], VTC News, ngày 23 tháng 10 năm 2007. | wikipedia |
Đặng Tích Hầu
Đặng Tích Hầu (Chinese: 邓锡侯; 1889–1964) là một tướng lĩnh và chính trị gia Trung Hoa. Đặng sinh năm 1889, tại Doanh Sơn, Tứ Xuyên, Trung Hoa. Năm 1906, ông được nhận vào trường quân sự Tứ Xuyên, và năm 1909 tốt nghiệp, rồi vào học tại trường quân sự Nam Kinh. Trong Cách mạng Tân Hợi, ông bỏ học và trở về Tứ Xuyên. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc thành lập, Đặng gia nhập Sư đoàn 4 Tứ Xuyên của Lưu Tồn Hậu. Ông nhanh chóng lên chức sĩ quan tiểu đoàn, Đại đội trưởng, rồi Tiểu đoàn trưởng. Năm 1917, ông trở thành Tư lệnh Lữ đoàn 5. Tháng 2 năm 1918, Hùng Khắc Vũ bổ nhiệm ông làm Tư lệnh Lữ đoàn độc lập. Từ 1920-1923, ông tham gia chiến tranh quân phiệt tại Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên và được bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 3. Ngày 10 tháng 12 năm 1923, Chính phủ Bắc Kinh phe Trực Lệ thăng Đặng lên cấp tướng. Tháng 5 năm 1924, ông được Chính phủ Bắc Kinh bổ nhiệm làm Chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên. Năm 1926, Đặng đem quân gia nhập Quân đội Cách mạng Quốc dân, được thăng chức Tư lệnh Binh đoàn 28 và chức Đốc quân từ 1926 - 1927. Ông được cử chỉ huy Binh đoàn 45 năm 1927, với vỏ bọc là Giám đốc Phòng Tài chính Tứ Xuyên. Năm 1928, ông trở thành Tư lệnh Lộ quân 14. Khi Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai bắt đầu năm 1937, Đặng trở thành Tư lệnh Quân đoàn 4 rồi Quân đoàn 45, quân đoàn này tham chiến trong Trận Từ Châu năm 1938. Tại đó ông được thăng chức Tham mưu trưởng Tập đoàn quân 22, hợp thành từ các sư đoàn quân Tứ Xuyên đánh Nhật trong trận Đài Nhi Trang. Lực lượng của ông phòng thủ Lâm Chương và Đặng Huyện, phía bắc Đài Nhi Trang. Từ 1939 – 1945, ông cũng là Ủy viên Quân vụ Tứ Xuyên và Tân Cương. Trong Nội chiến Trung Hoa, Đặng được bổ nhiệm làm Thống đốc và Chủ tịch Chính phủ tỉnh Tứ Xuyên từ năm 1947 - 1948. Đặng, cùng các tướng Lưu Văn Huy và Pan Wenhua, đầu hàng quân Cộng sản tại Bành Huyện, Tứ Xuyên. Ông quản lý Bộ Thủy điện sau khi phe Cộng sản chiến thắng, rồi trở thành Phó chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên. Ông chết ngày 30 tháng 3 năm 1964, tại Thành Đô, Tứ Xuyên. Thời kỳ quân phiệt Deng Xihou in Chinese Provinces of China Rulers,Index De-Dh: Deng Xihou with photo Generals from China, Deng Xihou Cổng thông tin Lịch sử Cổng thông tin Trung Quốc | wikipedia |
Meu Pé de Laranja Lima
Meu Pé de Laranja Lima là một bộ phim truyền hình thuộc thể loại telenovela của hãng truyền hình Rede Bandeirantes. | wikipedia |
Thái Đình Khải
Thái Đình Khải (giản thể: 蔡廷锴; phồn thể: 蔡廷鍇; bính âm: Cài Tíngkǎi; Wade–Giles: Ts'ai T'ing-k'ai; 1892–1968) là một tướng lĩnh Trung Hoa. Thái là Tư lệnh Lộ quân 19 Quân đội Cách mạng Quốc dân Trung Hoa Dân Quốc và các lực lượng Trung Hoa khác, chịu trách nhiệm cầm chân Quân đội Đế quốc Nhật Bản trong trận Thượng Hải bắt đầu ngày 28 tháng 1 năm 1932. Tháng 11 năm 1933, Thái và Lý Tế Thâm nổi dậy chống lại chính quyền Quốc dân đảng, và cùng với Tưởng Quang Nãi, họ thành lập Chính phủ Nhân dân Phúc Kiến ngày 22 tháng 11 năm 1933. Tuy nhiên cuộc chính biến, có tên Sự biến Phúc Kiến, không được phe Cộng sản ủng hộ, và ngày 21 tháng 1 năm 1934, bị Quốc dân đảng đánh bại. Thái phải rời khỏi Trung Hoa trong vài năm. Sau đó, trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai (Thế chiến II), Thái đề nghị được quay lại chỉ huy và được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Binh đoàn 26 trong trận Nam Quảng Tây. Ông cũng từng đến Hoa Kỳ kêu gọi Hoa kiều ủng hộ chiến tranh chống Nhật. Trong giai đoạn cuối Nội chiến Trung Hoa, Thái ủng hộ phe Cộng sản Trung Hoa và là một trong những người ký vào bản "Tuyên ngôn của Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" ngày 1 tháng 10 năm 1949. Ban đầu Thái được chôn cất tại Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn, Bắc Kinh, nhưng từ năm 1997, di hài ông đã được đưa về Bảo tàng tưởng niệm các anh hùng Lộ quân 19 trong Chiến trang kháng Nhật tại Bắc Thượng Hải. Tư lệnh Sư đoàn 10 Tư lệnh Sư đoàn 60 Tư lệnh Quân đoàn 19 1934 Tư lệnh Lộ quân 19 1939 - 1940 Tư lệnh Binh đoàn 26 1945 Tư lệnh Binh đoàn 16 ^ John Gunther (1939). Inside Asia. Harper & Brothers. tr. 269. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2011. ^ "Proclamation of the Central People's Government of the PRC" at Selected Works of Mao Tse-tung website. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2007. "Cai Tingkai" at The Generals of World War II website Hsu Long-hsuen and Chang Ming-kai, History of The Sino-Japanese War (1937–1945) 2nd Ed., 1971. Translated by Wen Ha-hsiung, Chung Wu Publishing; 33, 140th Lane, Tung-hwa Street, Taipei, Taiwan Republic of China. Cổng thông tin Lịch sử Cổng thông tin Trung Quốc | wikipedia |
Robin Hood (phim 1973)
Robin Hood là một bộ phim hoạt hình ca nhạc hài phiêu lưu Mỹ vào năm 1973 sản xuất bởi Walt Disney Productions và công chiếu tại rạp ngày 8 tháng 11 năm 1973. Bộ phim kể về một anh hùng trong lịch sử dân gian nước Anh. Đó là một huyền thoại về một người anh hùng - một tên cướp, chuyên cướp của người giàu cho người nghèo. Đó là một câu chuyện có một kết thúc thật hạnh phúc tại khu rừng Sherwood, thời trị vì của vua Richard. Một ngày kia, Robin Hood và anh bạn Little John đang lang thang trong rừng và bắt gặp kiệu của Thái tử John. Bên trong kiệu là Thái tử John và cận thần Sir Hiss đang đếm những đồng tiền vàng vừa cướp được của dân làng Nottingham. Robin và Little John bèn giả dạng thành hai bà thầy bói và mon men lại gần kiệu của Thái tử John. Mời gọi John xem bói, đồng thời cướp sạch sẽ vàng bạc châu báu trên kiệu. Sau lần đó, Thái tử John rất căm hận Robin Hood, hắn ra lệnh cho quân lính truy nã Robin Hood khắp nơi. Trở lại với dân làng Nottingham, ở đây tên cảnh sát trưởng tham lam không kém gì thái tử John, hắn đặt ra đủ thứ các loại thuế và đi vơ vét, cướp bóc của tất cả dân làng. Cả cha xứ Friar Tuck mà hắn cũng không tha, hắn cướp luôn những đồng tiền được giấu trong chân què của lão Otto và cả một đồng vàng duy nhất mừng sinh nhật của Skippy. Tất cả dân làng đều rất căm uẩn, cho đến khi Robin Hood xuất hiện trong bộ dạng của một kẻ ăn mày. Anh giả dạng để đi phân phối những gì vừa cướp được từ Thái tử John. Anh trở về khu rừng Sherwood, để lại sau lưng những tiếng cười hạnh phúc và biết ơn của dân làng Nottingham. Tiểu thư Marian là người yêu của Robin Hood. Biết được điều này, Thái tử John đã tổ chức một cuộc thi bắn cung nếu ai thắng sẽ được tặng một nụ hôn từ tiểu thư Marian, hòng lừa Robin Hood xuất hiện để bắt anh. Cuộc thi "mũi tên vàng" được đông đảo trai tráng lũ lượt kéo đến dự thi. Tiểu thư Marian và vú nuôi Bà Kluck xuất hiện mà vẫn không nhận ra Robin trong lốt một chú sếu cao lêu nghêu. Và trong cuộc thi này, tất nhiên là Robin Hood đã chiến thắng vì bắn cung là sở trường của anh. Lúc chiến thắng cũng là lúc Robin bị phát hiện, tưởng chừng anh sẽ bị bắt, nhưng anh đã thoát nhờ sự giúp đỡ của dân làng và anh bạn "nhỏ bé" Little John. Về phần Thái tử John, ông ta cùng với Hiss và tỉnh trưởng vùng Nottingham bị bắt đi lao động ở mỏ đá hoàng gia. Về phần Robin Hood, anh đem được tiểu thư Marian vào rừng. Hai người đã làm đám cưới trong rừng trước sự chứng kiến của dân làng và bạn bè của Robin, sau một cuộc "viếng thăm" ngoại mục cung điện của Thái tử John. Những nhân vật trong phim là những con thú được nhân hoá một cách ấn tượng. Robin Hood - thảo khấu của rừng xanh, có biệt tài hóa trang và bắn cung bách phát bách trúng. Nhân vật này được nhân hoá thành một chú cáo. Tiểu thư Marian - người trong mộng của Robin Hood. Nhân vật dễ thương này được nhân hoá thành một cô cáo. John "nhỏ" - người bạn vào sinh ra tử cùng Robin Hood, rất háu ăn và tuy chẳng nhỏ bé chút nào mà vẫn được mọi người gọi là "nhỏ". Nhân vật này được nhân hoá thành một chú gấu. Alan-a-Dale - vật người dẫn chuyện của bộ phim. Được nhân hoá thành một con gà trống. Friar Tuck - cha xứ nghèo khổ luôn che chở cho dân làng Nottingham. Nhân vật này được nhân hoá thành một chú lửng. Thái tử John - kẻ tham lam, có thói quen mút tay khi ai đó nhắc đến mẹ của mình. Nhân vật này được nhân hoá thành một chú sư tử. Ngài Hiss - cận thần của thái tử John, gian xảo và có tài thôi miên kẻ khác. Nhân vật này được nhân hoá thành một con rắn. Bà Kluck - vú nuôi của tiểu thư Marian, tốt bụng và ngộ nghĩnh. Nhân vật này được nhân hoá thành một cô gà. Tỉnh trưởng vùng Nottingham - tham lam và gian xảo. Nhân vật này được nhân hoá thành một chú sói. Trigger và Nutsy - con kên kên. Những đứa trẻ ở Nottingham - rất thần tượng Robin Hood. Những nhân vật được nhân hoá thành con thỏ và một con rùa. Otto - con chó. ^ Uddy, John (7 tháng 11 năm 1973). “Disney Coming Out with "Robin Hood"”. Toledo Blade. Truy cập 11 tháng 8 năm 2016. ^ “Robin Hood, Box Office Information”. The Numbers. Truy cập 17 tháng 1 năm 2012. Trang web chính thức Robin Hood trên Internet Movie Database Robin Hood tại TCM Movie Database Robin Hood tại Big Cartoon DataBase Robin Hood tại Rotten Tomatoes | wikipedia |
Windows Live
Windows Live là một thương hiệu bao gồm một nhóm các dịch vụ và sản phẩm phần mềm từ Microsoft. Đa số các dịch vụ này là các ứng dụng web, có thể truy cập từ một trình duyệt web, nhưng cũng có những ứng dụng đòi hỏi phải được cài đặt. Có ba nhóm dịch vụ cơ bản: những trải nghiệm nhiều thông tin, kết nối và được bảo vệ. Windows Live được công bố vào 1 tháng 11 năm 2005. Vài thuộc tính của Windows Live được đặt thương hiệu khác và được tăng cường từ nhóm các dịch vụ và sản phẩm MSN của Microsoft. Tuy nhiên, MSN vẫn tồn tại song song với Windows Live như một phương tiện để gửi nội dung được lập trình sẵn (trái ngược với nội dung và truyền thông tùy biến). Mặc dù việc đặt nhãn hiệu mới có thể đưa ra sự liên kết kỹ thuật chặt chẽ hơn với hệ điều hành và dịch vụ Microsoft Windows, cả hai vẫn tồn tại độc lập với nhau. Microsoft đã nói Windows Live "là một cách để mở rộng trải nghiệm của người dùng Windows". Tuy nhiên, một vài trình duyệt dựa trên ứng dụng Windows Live nằm ngoài Windows, và Windows cũng không kèm theo ứng dụng Windows Live. Vài dịch vụ và chương trình Windows Live đã phát hành bao gồm bộ máy tìm kiếm Live Search, chương trình tin nhắn nhanh Windows Live Messenger, dịch vụ webmail Windows Live Hotmail, dịch vụ bảo mật máy tính Windows Live OneCare, và dịch vụ mạng xã hội Windows Live Spaces. Ngoài Windows Live, chủ yếu nhắm tới người dùng cá nhân, có những thuộc tính Web từ Microsoft cũng được gán nhãn "Live": Microsoft Office Live dành cho doanh nghiệp nhỏ, hệ thống chơi game nhiều người chơi và truyền tải nội dung Xbox Live dành cho Xbox và Xbox 360, và dịch vụ game nhiều người chơi Games for Windows - LIVE dành cho Microsoft Windows. Vào ngày 21 tháng 3 năm 2007, Microsoft đã quyết định tách rời sự phát triển Live Search ra khỏi gia đình Windows Live, tạo thành một phần của Live Search and Ad Platform. Live Search (trước đây là Windows Live Search và MSN Search) sẽ hợp nhất với Microsoft adCenter trong một nhóm mới lãnh đạo bởi Satya Nadella, một phần của chi nhánh Platform and Systems của Microsoft. Ngoài các trang web tìm kiếm, những dịch vụ khác của Live Search bao gồm: Live Search Academic Live Search Books Live Search Feeds Live Search Images Live Search Local Live Search Macros Live Search Maps Live Search News Live Product Search Live QnA Live Search Video Thêm vào đó Live Product Upload và Live Search Books Publisher Program cung cấp những dịch vụ tải lên nội dung đến người bán và người phát hành để thêm nội dung vào Live Search. Microsoft Live Labs là một nhóm giữa MSN và Microsoft Research có nhiệm vụ tập trung vào nghiên cứu ứng dụng dành cho sản phẩm và dịch vụ Internet ở Microsoft. Live Labs dẫn đầu bởi Ts. Gary William Flake, người trước khi gia nhập Microsoft là nhà khoa học trưởng ở Yahoo! Research Lab và là cựu trưởng nhóm nghiên cứu ở cổng điện tử Web phân nhánh Overture Services. Tiêu điểm của Live Labs là nghiên cứu ứng dụng và phần mềm thực tiễn trong lĩnh vực khoa học máy tính bao gồm xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học máy, truy xuất thông tin, khai thác dữ liệu, ngôn ngữ máy tính, tính toán phân bố, v.v... Đa số các ứng dụng và dịch vụ Windows Live sử dụng theme (phối màu) được biết đến như Blue Vapor (Hơi nước xanh) hay Flair. Với sự phát hành ảnh beta mới nhất của Windows Live Messenger 8.5, Mail, Writer và Photo Gallery, được biết đến với tên Windows Live Wave 2.0 Suite ("Wave" dùng để chỉ một nhóm hoặc một đợt sản phẩm phát hành), một theme mới cũng được phát hành để cho phép hiệu ứng trong suốt Aero trong Windows Vista. Nó cũng được thông báo là có thanh tiêu đề chuẩn được biết đến như Flair dành cho Windows Live sẽ được đổi thành một cái khác mới hơn. Sau đây là ví dụ: Windows Live Messenger 8.5 Windows Live Gallery Windows Live Account Để công nhận sự đóng góp của các thử nghiệm viên beta, Microsoft đã khởi động một chương trình phần thưởng Windows Live Butterfly(trước đây là MSN Butterfly). Những 'con bướm' tương lai được chọn bởi những đội ngũ sản phẩm Windows Live (nội bộ Microsoft) và được đề cử cho một nhiệm kỳ tối thiểu một năm, sau đó họ phải được chọn lại bởi những đội ngũ sản phẩm nội bộ nếu không thành viên trong nhóm sẽ bị loại. Những 'con bướm' được cung cấp những phần mềm mới của Microsoft để kiểm thử trước khi bản beta được phát hành rộng rãi và được liên hệ trực tiếp với các trưởng chương trình của phần mềm Windows Live. Những Butterflies được chọn đã được tổ chức lại cho năm 2007. officelive Xbox Live ^ “What is Windows Live?”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2007. ^ a b “Microsoft Previews New Windows Live and Office Live Services (press release)”. Microsoft PressPass. ngày 1 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2007. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp) ^ Thurrott, Paul (ngày 18 tháng 1 năm 2006). “Windows Live Preview”. Paul Thurrott's SuperSite for Windows. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2007. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp) ^ Windows Live Dev - Windows Live Contacts Gadget ^ Windows Live Drive[liên kết hỏng] ^ CNN ^ Mary Jo Foley: Microsoft severs Live Search from the rest of the Windows Live family ^ “Live Labs Manifesto”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2007. ^ Windows Live 2.0 release notes[liên kết hỏng] ^ “Post on LiveSide about the new look for Windows Live”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2007. Bùi Thế Tâm. Hướng dẫn dùng Skydrive - ổ đĩa ảo miễn phí của Microsoft (tiếng Việt) Hướng dẫn sử dụng windows live (tiếng Việt) leuxua.com tiếng việt Lưu trữ 2011-12-30 tại Wayback Machine Live.com Homepage Windows Live Betas Lưu trữ 2008-05-11 tại Wayback Machine LiveSide: Windows Live News Windows Live Blog on Windows Live Spaces Lưu trữ 2006-10-07 tại Wayback Machine Microsoft Live Labs Lưu trữ 2007-06-09 tại Wayback Machine BBC article CNET reviews[liên kết hỏng] | wikipedia |
Những người sống bên tôi
Những người sống bên tôi là một phim Văn nghệ Chủ Nhật của đạo diễn Đặng Tất Bình, trình chiếu lần đầu năm 1996. Bộ phim gồm có 2 phần, công chiếu lần lượt vào các năm 1995 và 1996, với tổng số 10 tập và một đoạn phim giới thiệu dài chừng 20 phút. Phần 1 : Thi Thi đại diện cho những phẩm giá tạm được coi là ưu tú nhất của con người Việt Nam đi từ chiến tranh tới kinh tế bao cấp, sẵn sàng cam chịu khổ nhục để vươn lên xây dựng cuộc đời mới. Anh sinh ra trong một làng quê nghèo, gia cảnh cũng túng bấn. Anh phải bỏ ngang lớp 8 để đi học mộc, rồi vào bộ đội. Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh cậu thanh niên Thi trong những năm kháng chiến tranh chống Mỹ đã phải bỏ dở việc học phổ thông vì nhà nghèo và đi học nghề làm thợ mộc trong đội mộc của ông Hội. Thi sau đó vào bộ đội, vào Nam chiến đấu, rồi trở lại làng sau khi hòa bình lập lại. Thi thầm yêu Lý trước đó nhưng đã không dám ngỏ lời nên Lý dù cũng yêu Thi nhưng đã lấy chồng sau đó vì không nhận được tin tức của Thi. Sau chiến tranh, Thi về làng với thuơng tật và lại tiếp tục trở lại trường học để học nốt bậc phổ thông còn dang dở và anh lại tiếp tục học lớp của thầy giáo Kha - người luôn ủng hộ anh và lấy anh làm tấm gương với các bạn cùng lớp. Thế nhưng sau bao năm, ông giáo già vẫn mong anh "quay về lớp 8A". Cậu học trò nghèo đó phải bỏ học giữa chừng để theo nghề thợ mộc rồi đi bộ đội. Dù vậy, đam mê với con chữ, bài toán luôn thôi thúc Thi tiếp tục đến trường sau khi rời quân ngũ. Anh học giỏi, được giữ lại trường làm giảng viên, đi tu nghiệp rồi trở thành giảng viên đại học. Hết phổ thông, anh bộ đội Thi tiếp tục học lên đại học ở Hà Nội. Ngoài việc đi học, anh làm nghề sửa xe đạp để kiếm sống và vô tình quen Nguyệt Hà khi anh giúp cô sửa xe đạp miễn phí. Nguyệt Hà sau này đến trường tìm anh, cảm phục nghị lực của Thi và hai người bắt đầu yêu nhau. Tốt nghiệp xuất sắc, Thi được giữ lại trường làm giảng viên khoa toán, nhưng để giúp vợ chồng em gái trả nợ, anh đã đến quán phở làm thêm buổi tối với việc thái bánh phở để kiếm thêm tiền giúp em gái. Ở đó, hàng xóm của gia đình quán phở, Lâm Oanh, một học sinh lớp 12 đã vô tình kết thân với anh khi nhiều lần được anh giúp đỡ học môn toán. Lâm Oanh thầm yêu Thi khi biết về thân thế của anh. Khi Lâm Oanh đỗ đại học, cô ngỏ lời Thi nhưng anh đã từ chối và cho cô biết anh đã có người yêu. Sau đó, Lâm Oanh đã giúp anh và Nguyệt Hà đến với nhau khi giải thích rõ hoàn cảnh của anh để Nguyệt Hà hiểu. Sau khi Thi và Nguyệt Hà kết hôn sau đó, Lâm Oanh, lúc này theo học y khoa, đã trở thành bạn thân của vợ chồng anh. Nhiều năm sau, Thi ở chiến trường với đầy thương tích và nỗi ám ảnh đạn bom. Anh bắt đầu đối diện với bao thói đời bày ra trước mắt : Người yêu đi lấy chồng, gia đình liên tiếp gặp tai ương ở cái buổi cơ chế hợp tác xã tàn tạ. Rồi Thi vào đại học, ở lại trường làm giảng viên, nhưng hằng đêm vẫn đi bưng phở kiếm thêm thu nhập gửi về nhà. Thi sau đó tiếp tục sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh (phó tiến sĩ) và tiếp tục ở lại làm tiến sĩ khoa học khi vợ anh, Nguyệt Hà ở nhà sinh con trai. Khi Thi trở lại Việt Nam công tác, Nguyệt Hà đã bỏ biên chế nhà nước để thành lập doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế những năm 1990. Mâu thuẫn gia đình bắt đầu xảy ra khi Thi sống với phong cách một nhà giáo giản dị, chân thành, tốt bụng với mọi người và học trò, còn Nguyệt Hà thì có cách sống mới của thời kỳ mở cửa kinh tế thị trường ở Việt Nam. Mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm khi Nguyệt Hà say nắng với Bình, giám đốc công ty và việc này bị phát hiện, cô đã uống thuốc ngủ tự tử nhưng được cứu sống. Hai người lại trở lại với nhau và phần thứ nhất kết thúc. Phần 2 : Nguyệt Hà Nguyệt Hà đại diện lối sống gấp, dễ thích nghi với những trào lưu thời thượng, ham hưởng thụ và bất chấp mọi luân lí trong cơ chế kinh tế thị trường, hay là "thời mở cửa". Nguyệt Hà - vợ Thi - bỏ cơ quan nhà nước đi làm ở doanh nghiệp tư nhân, là điều không chấp nhận được trong định kiến trưởng giả những năm Đổi Mới. Nhưng mặc dị nghị của họ hàng cùng lời trách móc của bố mẹ, Hà lao vào kinh tế thị trường như con thiêu thân, dần dà giữa cô và chồng nảy sinh những "khoảng trời riêng" không thể dung hòa được. Trong khi Thi đánh mất dần hình ảnh người con trai lí tưởng thời bao cấp vì không bắt kịp lối sống chạy đua kiếm sống và cả tồn tại giữa xã hội kim tiền, anh dần phải chấp nhận cái mác ăn bám vợ, bản thân cũng trở thành "ông giáo cổ hủ lạc hậu" y như bóng dáng thầy Kha trường làng. Còn Nguyệt Hà cũng tự đánh mất tự chủ, từ từ rơi vào cạm bẫy của những ông lớn và lợi nhuận giăng ra. Thiều Tiến – nhà báo tự do và Robert Phuơng – Việt kiều, đối tác công ty của Nguyệt Hà là hai nhân vật mới của phần phim này. Thiều Tiến làm quen với Lâm Oanh, lúc này đã là một bác sĩ chuyên khoa mắt, và cả hai đã nhanh chóng đến với nhau. Đám cưới diễn ra và Thi đã đến đám cưới hai người còn Nguyệt Hà đã vì mãi các phi vụ làm ăn mà không thể đến dự. Nhưng cuộc hôn nhân của Lâm Oanh nhanh chóng tan vỡ vì Thiều Tiến trở lại quan hệ mờ ám với một người tình cũ thời anh còn đi buôn ở Liên Xô. Lâm Oanh tận mắt chứng kiến chồng mình trong khách sạn với người tình đã sụp đổ, Thiều Tiến sau đó theo bạn ra đi trước khi viết thư li dị và tạ lỗi với Lâm Oanh. Lâm Oanh đau khổ trở lại khu tập thể cũ, Thi đến thăm và dường như sự xuất hiện của anh trong tình huống cô đau khổ là bước đầu tiên đưa hai người đến gần nhau. Sự xuất hiện của Robert Phuơng đã một lần nữa kéo Nguyệt Hà ra khỏi ra đình đang trong quá trình hàn gắn. Công ty của Bình và Nguyệt Hà đã tiến hành nhiều phi vụ mờ ám liên quan tới các dự án bất động sản và kéo theo chồng của Lý là Hải, người lúc này đang là một cán bộ phòng giáo dục, bị bắt vì liên quan tới các sai phạm của công ty của Nguyệt Hà. Mâu thuẫn hai vợ chồng lại trở lại căng thẳng khi Thi thường sống với những hồi ức xưa cũ và vô tình như một cách dằn vặt vợ với những ghen tuông. Công ty bị khởi tố và Nguyệt Hà theo lời dụ dỗ của Robert Phương đã lừa để Thi về quê thăm ông phó mộc Hội đang ốm nặng, còn mình đã cùng với Bình đem con trai của Thi và Nguyệt Hà trốn sang Mỹ. Trước khi đi, Nguyệt Hà đã để lại tài sản cho Thi và viết thư báo cho Lâm Oanh cũng như thư nhận hết tội lỗi của mình với Thi. Thi trở lại nhà sau khi về thăm quê phát hiện sự mất tích của vợ con thì đã quá muộn. Phim kết thúc khi Lâm Oanh chạy tới tìm Thi và nói lời động viên anh, dường như hai người bắt đầu đến với nhau. Phim được thực hiện tại Hà Nội các năm 1995 và 1996. Thiết kế sản xuất : Trương Đức Hải Âm thanh : Đào Văn Biên Quốc Tuấn ... Thi Nguyễn Lan Hương ... Nguyệt Hà Nguyệt Hằng ... Lâm Oanh Mạnh Linh ... Bố Hà Lê Mai ... Mẹ Hà Vân Hà Minh Hằng Thanh Nga ... Lý (trẻ) Lan Hương ... Lý (già) Trần Hạnh ... Ông Đoán Ngọc Thoa ... Bà Đoán Ngọc Quốc ... Ông Hội Trung Anh ... Thầy giáo Kha Mỹ Hạnh Thái Ninh ... Hải Thu Hương Đức Trung Văn Quý Quang Đại Liên Hương Hoàng Phương Thu Hải Thanh Hiền Duy Hậu Đình Chiến Hồng Hạnh ... Mơ Kim Oanh Như Ý Trọng Phan Tiến Đạt Trần Quốc Trọng Huệ Đàn Nguyễn Trung Hiếu Công Lý Việt Thắng Hồng Minh Hoàng Dũng ... Paul Phương Ở thời điểm 1995, hệ thống truyền hình công lập Việt Nam vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, cho nên Hãng phim truyền hình Việt Nam áp dụng hình thức sản xuất những cuốn phim kinh phí thấp rồi phát hành đại trà qua băng video, thường là do Trung tâm Làng Văn và Hãng phim Mỹ Vân phổ biến. Trong suốt khoảng mười mấy năm sau khi Những người sống bên tôi công chiếu lần đầu, bộ phim vẫn gây cảm xúc vô cùng lớn trong khán giả Việt Nam, đặc biệt những người từng tha hương xứ người để kiếm sống. Mà về sau, Hãng phim truyện Việt Nam lại dựa theo thực tế này để chế tác những bộ phim như Trăng nơi đất khách và Cái tát sau cánh gà. Theo ý đạo diễn Tất Bình, truyện phim ban đầu chỉ coi là kết thúc ở cảnh nhân vật Lâm Oanh đi ra khỏi phòng bệnh để tạo khoảng trống mênh mang cho số phận các nhân vật, không ai biết diễn biến cuộc đời họ sẽ đi về đâu. Nhưng khi phim chiếu đến tập cuối, lập tức khán giả gửi hàng ngàn lá thư về ban biên tập chương trình tương tác Hộp thư khán giả (tiền thân các chương trình Với khán giả VTV3 và Dành cho người hâm mộ), cho nên nhà sản xuất chính Nguyễn Khải Hưng đề nghị tiến hành tập tiếp. Phần này bắt đầu bằng cảnh giả thiết một anh phóng viên đến hiện trường phỏng vấn đoàn phim, nhưng anh ta bị kéo vào làm diễn viên. Đoạn kịch ngắn này nhằm mục đích tri ân khán giả. Mặc dù phim chiếu ở khung 3 giờ chiều và phát lại hôm giữa tuần sau, tức là toàn khung giờ kén khán giả, thế nhưng báo giới đương thời ghi nhận Những người sống bên tôi gây được lượng quan tâm vô cùng lớn trong dư luận Việt Nam. Đạo diễn Đặng Tất Bình cũng phát biểu trên nhật báo Công An Nhân Dân rằng, vì toàn bộ quá trình sản xuất cho đến thuê địa điểm quay phim đều do ông và một số đồng nghiệp góp vốn, cho nên ngân quỹ cho mỗi tập ở phần đầu chỉ có 10 triệu đồng (1 USD = 10 ngàn VNĐ), sang đến phần hai thì hãng phim ưu ái cho hơn nên con số này tăng lên gấp đôi, nhờ vậy phần sau có những cảnh quay ở không gian trang hoàng hơn để khắc họa lối sống thời Đổi Mới. Theo diễn viên Quốc Tuấn, có lần ông được mời sang Cộng hòa Séc giao lưu với cộng đồng Việt kiều, ở khán phòng lớn đang chiếu phim Những người sống bên tôi, dù "màu đã nhòe lắm rồi" nhưng trong hàng khán giả có nhiều người nhòa lệ. Cũng vào một hôm khi ông đi trên đường Hà Nội, một vị trung niên kéo ông lại xin gặp, hỏi chuyện ra thì được biết người này có cuộc đời khá giống nhân vật Thi, và tâm trạng đầy bồi hồi khi xem phim. Ông cũng thổ lộ về sau rằng, thời điểm 1995 ông đã định đi xuất khẩu lao động vì nghề diễn lúc đó không có lối thoát, nên bấm bụng đóng nốt phim Những người sống bên tôi rồi nghỉ hẳn. Tuy nhiên thành công quá mong đợi đã khiến Quốc Tuấn từ một diễn viên chuyên đóng vai phụ trên sân khấu bỗng trở thành minh tinh truyền hình, liên tục được mời vào những vai đa tính cách, nên ít năm sau ông quyết tâm đi học nghề đạo diễn. Vai Nguyệt Hà ngay từ đầu là ý của nữ diễn viên Lan Hương, vì trước đó bà chỉ đóng những vai không mấy nổi trội về cá tính, nên đã yêu cầu phu quân - đạo diễn Đặng Tất Bình - bổ sung thêm nhiều nét diễn để nhân vật này được nhiều màu vẻ hơn. Những cuộc tranh cãi đầy triết lí giữa Thi và Hà được nhiều khán giả coi là điểm nhấn thú vị của phim, vì gói ghém rất nhiều thông điệp và nội hàm văn hóa. Vai này thành công tới mức, sau rất nhiều năm mà thế hệ khán giả trẻ cũng nhớ Lan Hương qua nhân vật Nguyệt Hà mà thôi. Trong phim còn có nhân vật ông bố triết lí do NSƯT Mạnh Linh thủ diễn, là một thành công đến với ông rất lạ sau Tướng về hưu và Người Hà Nội. Yếu tố này cũng góp phần báo hiệu một dạng nhân vật sẽ liên tục xuất hiện trong các phim truyền hình Việt Nam thập niên 2000. Ngoài ra, nhân vật Lâm Oanh dù xuất hiện ít nhưng lại được coi là điểm sáng nhất của phim. Từ đầu chí cuối, đây là mẫu nhân vật hoàn toàn ngây thơ trước gió bão cuộc đời, lúc nào cũng tin vào tình yêu thơ mộng. Vai diễn này được coi là ấn tượng nhất của nữ diễn viên Nguyệt Hằng, và đây cũng là vai điện ảnh truyền hình đầu đời của bà. Với phim này, nữ diễn viên Hồng Minh tiếp tục vào vai ả giang hồ dạt từ bên Nga về, tương tự vai trong phim Người Hà Nội, đây là phim cuối cùng bà đóng. Những người sống bên tôi cũng là phim mở màn phát sóng kênh VTV4 (thành lập năm 1995). Ảo ảnh trắng Con nhện xanh Ngọt ngào và man trá Người Hà Nội Nụ tầm xuân ^ Dàn diễn viên "Những người sống bên tôi" ngày ấy - bây giờ ^ Lời tự sự : NSND Lan Hương ^ “Văn hóa nghệ thuật, số phát hành 151-157”. Bộ Văn hóa và Thông tin. 1997: 90. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2022. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) Những nấc thang của phim truyền hình Việt Nam - Tuổi Trẻ Online // Thứ Tư, 3-8-2005, 11:05 (GMT+7) Quốc Tuấn : Tôi vừa thương vừa phục con mình - VNExpress // Thứ Sáu, 9-7-2010, 07:00 (GMT+7) | wikipedia |
End of preview. Expand
in Dataset Viewer.
Vietnamese Combined Corpus
Dataset Statistics
- Total documents: {<15M:,}
- Wikipedia articles: {>1.3M:,}
- News articles: {>13M:,}
- Text documents: {>200K:,}
Processing Details
- Processed using Apache Spark
- Minimum document length: {10} characters
- Text cleaning applied:
- HTML/special character removal
- Whitespace normalization
- URL removal
- Empty document filtering
Data Format
Each document has:
- 'text': The document content
- 'source': Origin of the document (wikipedia/news/text)
Usage Example
from datasets import load_dataset
# Load full dataset
dataset = load_dataset("{username}/{dataset_name}")
# Filter by source
wiki_docs = dataset.filter(lambda x: x["source"] == "wikipedia")
Updates
Released: 2024-12-17
- Downloads last month
- 715