text
stringlengths
9
544k
Internet Society hay ISOC là một tổ_chức quốc_tế hoạt_động phi_lợi_nhuận , phi_chính_phủ và bao_gồm các thành_viên có trình_độ chuyên_ngành . Tổ_chức này chú_trọng đến : tiêu_chuẩn , giáo_dục và các vấn_đề về chính_sách . Với trên 145 tổ_chức thành_viên và 65.000 thành_viên cá_nhân , ISOC bao_gồm những con_người cụ_thể trong cộng_đồng Internet . Mọi chi_tiết có_thể tìm thấy tại website của ISOC. Internet Society nằm ở gần thủ_đô Washington , DC , Hoa_Kỳ và Geneva , Thụy_Sĩ . Số hội_viên của nó bao_gồm hơn 145 tổ_chức thành_viên và hơn 65.000 cá_nhân . Thành_viên còn có_thể tự_lập một chi_nhánh của tổ_chức tùy theo vị_trí hoặc sở_thích . Hiện_nay tổ_chức có tới 90 chi_nhánh trên toàn thế_giới . Nhiệm_vụ và mục_đích hoạt_động Bảo_đảm , cổ_vũ cho sự phát_triển , mở_rộng và sử_dụng Internet được thuận_lợi nhất cho mọi người trên toàn thế_giới . Xem thêm Lịch_sử Internet Tham_khảo Liên_kết ngoài ISOC Việt_Nam IETF_and the Internet_Society - Về Internet Engineering Task_Force và ISOC , bài của Vint_Cerf 18/7/1995_L’Association Internationale_de Lutte Contre_la Cybercriminalité bản lưu_Public Interest_Registry Internet Tổ_chức quốc_tế Tổ_chức phi_lợi_nhuận Tiêu_chuẩn Internet_Khởi_đầu năm 1992 Quản_lý Internet
Tiếng Việt , cũng gọi_là tiếng Việt_Nam hay Việt_ngữ là ngôn_ngữ của người Việt và là ngôn_ngữ chính_thức tại Việt_Nam . Đây là tiếng_mẹ_đẻ của khoảng 85 % dân_cư Việt_Nam cùng với hơn 4 triệu người Việt_kiều . Tiếng Việt còn là ngôn_ngữ thứ hai của các dân_tộc_thiểu_số tại Việt_Nam và là ngôn_ngữ dân_tộc_thiểu_số được công_nhận tại Cộng_hòa Séc . Dựa trên từ vựng cơ_bản , tiếng Việt được phân_loại là một ngôn_ngữ thuộc_ngữ hệ Nam_Á . Tiếng Việt là ngôn_ngữ có nhiều người nói nhất trong ngữ_hệ này ( nhiều hơn tổng_số người nói của tất_cả các ngôn_ngữ còn lại trong ngữ_hệ ) . Vì Việt_Nam thuộc Vùng_văn_hóa Đông_Á , tiếng Việt cũng chịu nhiều ảnh_hưởng về từ tiếng Hán , do_vậy là ngôn_ngữ có ít điểm tương_đồng nhất với các ngôn_ngữ khác trong ngữ hệ Nam_Á . Lịch_sử Theo A. G._Haudricourt giải_thích từ năm 1954 , nhóm ngôn_ngữ Việt-Mường ở thời_kỳ khoảng đầu Công_nguyên là những ngôn_ngữ hay phương_ngữ không thanh_điệu . Về sau , qua quá_trình giao_thoa với Hoa_ngữ và nhất_là với các ngữ thuộc_ngữ hệ Tai-Kadai vốn có hệ_thống thanh_điệu phát_triển cao hơn , hệ_thống thanh_điệu trong tiếng Việt xuất_hiện và có diện_mạo như ngày_nay , theo quy_luật hình_thành thanh_điệu . Sự xuất_hiện các thanh_điệu , bắt_đầu khoảng thế_kỷ thứ VI ( thời_kỳ Bắc_thuộc trong lịch_sử Việt_Nam ) với 3 thanh_điệu và phát_triển thêm vào_khoảng thế_kỷ XII ( nhà_Lý ) với 6 thanh_điệu . Sau đó một_số phụ_âm đầu biến_đổi cho tới ngày_nay . Trong quá_trình biến_đổi , các phụ_âm cuối rụng đi làm thay_đổi các kết_thúc âm_tiết và phụ_âm đầu chuyển từ lẫn_lộn vô_thanh với hữu_thanh sang tách_biệt . Ví_dụ của A.G._Haudricourt . Trước thời Pháp thuộc Tiếng Việt là ngôn_ngữ dùng trong sinh_hoạt giao_tiếp của dân_thường từ khi lập nước . Giai_đoạn từ đầu Công_nguyên , tiếng Việt có những âm không có trong tiếng Trung . Từ khi tiếng Trung có ảnh_hưởng tới Việt_Nam thông_qua các con đường và bao_gồm các giai_đoạn khác nhau , tiếng Việt bắt_đầu có những âm vay_mượn từ tiếng Trung . Các tác_giả Mai_Ngọc_Chừ , Vũ_Đức_Nghiệu và Hoàng_Trọng_Phiến trong cuốn sách Cơ_sở ngôn_ngữ học và tiếng Việt chia quá_trình tiếp_xúc Hán – Việt thành 2 giai_đoạn chính : Giai_đoạn từ đầu Công_nguyên đến đầu thời nhà Đường ( đầu thế_kỷ VIII ) , từ vựng tiếng Hán ảnh_hưởng tới tiếng Việt trong giai_đoạn này gọi_là từ Hán_cổ ; Giai_đoạn từ thời nhà_Đường ( thế_kỷ VIII – thế_kỷ X ) trở về sau , từ vựng tiếng Hán ảnh_hưởng tới tiếng Việt trong giai_đoạn này gọi_là từ Hán_Việt . Từ Hán_cổ và từ Hán_Việt gọi chung là từ gốc Hán . 1 số từ_ngữ Hán_cổ có_thể kể đến như " đầu " , " gan " , " ghế " , " ông " , " bà " , " cô " , " chè " , " ngà " , " chén " , " chém " , " chìm " , " buồng " , " buồn " , " buồm " , " mùi " , " mùa " ... Từ Hán_cổ là những từ gốc Hán du_nhập vào tiếng Việt từ lâu hơn , đã đồng_hóa mạnh hơn , nên những từ này hiện_nay là từ thông_thường trong hoạt_động xã_hội đối_với người Việt . Hệ_thống từ Hán_Việt trong tiếng Việt bằng cách đọc các chữ Hán theo ngữ_âm hiện có của tiếng Việt ( tương_tự như người Nhật_Bản áp_dụng kanji đối_với chữ Hán và katakana với các tiếng nước_ngoài khác ) . Hiện_nay có 1945 chữ Hán thông_dụng trong tiếng Nhật , cũng có khoảng 2000 từ Hán – Hàn thông_dụng . Số_lượng từ vựng tiếng Việt có thêm hàng_loạt các yếu_tố Hán – Việt . Như là " chủ " , " ở " , " tâm " , " minh " , " đức " , " thiên " , " tự_do " , ... giữ nguyên_nghĩa chỉ khác cách đọc ; hay thay_đổi vị_trí như " nhiệt_náo " thành " náo_nhiệt " , " thích_phóng " thành " phóng_thích " , " đảm_bảo " thành " bảo_đảm " ... ; hoặc rút gọn như " thừa_trần " thành " trần " ( trong trần nhà ) , " lạc hoa_sinh " thành " lạc " ( trong củ_lạc , còn gọi_là đậu_phộng ) ... ; hoặc đọc chệch đi như sáp_nhập ( chữ Hán : 插入 ) thành sát nhập , thống_kế ( 統計 ) thành thống_kê , để kháng ( 抵抗 ) thành đề_kháng , chúng_cư ( 眾居 ) thành chung_cư , bảo cô ( 保辜 ) thành báo cô , vãng_cảnh ( 往景 ) thành vãn_cảnh ( 晚景 ) , khuyến_mãi ( 勸買 ) thành khuyến_mại ( 勸賣 ) , vân_vân ; hay đổi khác_nghĩa hoàn_toàn như " phương_phi " trong tiếng Hán có nghĩa_là " hoa cỏ thơm_tho " thì trong tiếng Việt lại là " béo tốt " , " bồi_hồi " trong tiếng Hán nghĩa_là " đi_đi_lại_lại " sang tiếng Việt thành " bồn_chồn , xúc_động " ... Mặt_khác , người Trung_Quốc gọi_là Thái_Sơn , Hoàng_Hà , cổ_thụ ... thì người Việt lại đọc là núi Thái_Sơn , sông Hoàng_Hà , cây_cổ_thụ ( mặc_dù sơn = núi , hà_= sông , thụ = cây ) ... Do tính quy_ước của ngôn_ngữ mà phần_nào đó các cách đọc sai khác với tiếng Hán vẫn có ai đó chấp_nhận và sử_dụng trong khi các nhà_nghiên_cứu ngôn_ngữ tiếng Việt hiện_nay cũng như các cơ_quan , các cấp quản_lý , tổ_chức xã_hội – nghề_nghiệp lẫn các nhà_khoa_học Việt_Nam có_thể chưa tìm được tiếng_nói_chung trong việc chuẩn_hóa cách sử_dụng tên_riêng và từ vựng mượn từ tiếng nước_ngoài . Bên_cạnh đó , có những từ có_thể đã dùng sai như " quan_ngại " dùng và hiểu như " lo_ngại " , " vấn_nạn " hiểu là " vấn_đề nan_giải " , " vô_hình_trung " thì viết thành " vô_hình chung " hay " vô_hình_dung " , " việt_dã " là " chạy dài " ; " trứ_tác " dùng như " sáng_tác " , " phong_thanh " dùng như " phong_phanh " , " bàng_quan " dùng như " bàng_quang " , " đào_ngũ " dùng là " đảo_ngũ " , " tham_quan " thành " thăm_quan " , " xán_lạn " thành " sáng lạng " … Theo ước_lượng của các nhà_nghiên_cứu , từ Hán_Việt chiếm khoảng trên_dưới 70 % vốn từ trong phong_cách chính_luận , khoa_học ( Maspéro thì cho rằng , chúng chiếm hơn 60 % lượng từ tiếng Việt ) . Tác_giả Lê_Nguyễn_Lưu_trong cuốn sách Từ chữ Hán đến chữ_Nôm thì cho rằng về lĩnh_vực chuyên_môn và khoa_học tỉ_lệ này có_thể lên đến 80 % nhưng khi nhận_xét về văn_ngữ trong một cuốn tiểu_thuyết thì chỉ còn 12,8 % , kịch nói rút xuống còn 8,9 % và ngôn_ngữ nói_chuyện hằng ngày còn thấp hơn_nữa . Các từ và từ tố_Hán Việt tạo ra các từ_ngữ mới cho tiếng Việt như_sĩ diện , phi_công , bao_gồm , sống_động , sinh_đẻ , vân_vân . Trong khi tiếng Việt gọi_là phát_thanh ( 發聲 ) thì tiếng Hán lại gọi_là 廣播 quảng_bá ; tiếng Việt gọi_là truyền_hình ( 傳形 ) thì tiếng Hán gọi_là 電視 điện_thị ; tiếng Việt gọi_là thành_phố ( 城鋪 ) , thị_xã ( 市社 ) thì tiếng Hán gọi_là 市_thị . Tiếng Việt đã lợi_dụng được những thành_tựu ngôn_ngữ trong tiếng Hán để tự cải_tiến mình . Kể từ đầu thế_kỷ thứ XI , Nho_học phát_triển , việc học cổ_văn_gia_tăng , tầng_lớp trí_thức mở_rộng tạo tiền_đề cho một nền văn_chương của người Việt bằng cổ_văn phát_triển với các áng văn_thư ví_dụ như Nam_quốc sơn_hà bên sông Như_Nguyệt ( sông Cầu ) . Cùng thời_gian này , ai đó xây riêng 1 hệ_thống chữ_viết cho người Việt theo nguyên_tắc ghi_âm_tiết phát_triển , đó là chữ_Nôm . Để tiện cho việc học chữ_Hán và chữ_Nôm của người Việt , Ngô_Thì_Nhậm ( 1746 – 1803 ) đã biên_soạn cuốn sách Tam_thiên_tự giải_âm ( còn gọi_là Tam_thiên_tự , Tự học toản_yếu ) . Tam_thiên_tự giải_âm chỉ lược dạy 3000 chữ_Hán , Nôm thông_thường , đáp_ứng nhu_cầu cần_thiết , nhớ chữ , nhớ_nghĩa từng chữ , mỗi câu 4 chữ . Hiệp_vần cũng có điểm đặc_biệt , tức_là vần lưng ( yêu_vận , vần giữa câu ) . Tiếng thứ 4 câu đầu_hiệp với tiếng thứ hai câu dưới rồi cứ thế mãi đến 3000 chữ , 750 câu . Ví_dụ : Thiên – trời , địa – đất , cử – cất , tồn – còn , tử – con , tôn – cháu , lục – sáu , tam – ba , gia – nhà , quốc – nước , tiền – trước , hậu – sau , ngưu – trâu , mã – ngựa , cự – cựa , nha – răng , vô – chăng , hữu – có , khuyển – chó , dương – dê , ... Trần_Văn_Giáp đánh_giá đây tuy chỉ là quyển sách dạy_học vỡ_lòng về chữ_Hán như đã nêu ở trên nhưng thực_ra cũng có_thể coi nó chính là sách Từ_điển Hán_Việt thông_thường và phổ_biến ở cuối thế_kỷ XVIII , cùng thời với các sách Chỉ nam ngọc_âm , Chỉ nam bị loại và xuất_hiện trước các sách Nhật_dụng thường_đàm , Thiên_tự_văn và Đại_Nam_quốc_ngữ . Thời Pháp thuộc Từ khi Pháp xâm_lược Việt_Nam vào nửa cuối thế_kỷ thứ XIX , tiếng Pháp dần thay_thế vị_trí của cổ_văn , trở_thành ngôn_ngữ chính_thức trong giáo_dục , hành_chính và ngoại_giao . Chữ Quốc_ngữ ( chữ Latinh tiếng Việt ) , do một_số nhà truyền_giáo châu_Âu tạo ra , đặc_biệt là hai tu_sĩ người Bồ_Đào_Nha_Gaspar do Amaral và Antonio_Barbosa , với mục_đích ban_đầu là dùng ký tự_Latinh ghi lại tiếng Việt , được chính_quyền Pháp thuộc bảo_hộ sử_dụng nhằm thay_thế chữ_Hán với chữ_Nôm để đồng_văn_tự với tiếng Pháp , dần_dần sử_dụng phổ_biến trong xã_hội cùng tiếng Pháp . Gia_Định báo là tờ báo đầu_tiên mà phát_hành bằng chữ Quốc_ngữ tại Nam_Kỳ vào năm 1865 , đặt nền_móng cho sự phát_triển và xu_hướng của chữ Quốc_ngữ như là chữ_viết chính của tiếng Việt sau_này . Mặt_khác , những khái_niệm chính_trị xã_hội , kỹ_thuật mới dẫn đến việc nhập các thuật_ngữ , từ_ngữ mới . Có 2 xu_hướng về cách_thức nhập thuật_ngữ là : Nhập từ phiên_âm của ngôn_ngữ phương Tây , chủ_yếu là từ tiếng Pháp và có_thể sử_dụng bởi tầng_lớp thị_dân có_thể vốn không thạo chữ Hán như ghi đông , phanh , lốp , găng , pê đan , phuốc tăng ( nay gọi là phuộc ) , ... Nhập qua âm_Hán Việt của chữ Hán từ tiếng Trung và tiếng Nhật ( từ Hán-Việt gốc Nhật ) như chính_đảng , kinh_tế , giai_cấp , bán_kính , câu_lạc_bộ , ... Trong giới văn_hoa thì các tên_riêng phương_tây mà dùng là từ Hán_Việt như Á Căn_Đình ( Argentina ) , Nã_Phá Luân ( Napoleon ) , ... hay Tòa Bạch_Ốc ( Nhà_Trắng ) , ... Sau năm 1945 Tiếng Việt thay_thế hoàn_toàn tiếng Pháp và văn_ngôn , trở_thành ngôn_ngữ làm_việc cấp quốc_gia duy_nhất của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa . Trong thời_kỳ chiến_tranh Việt_Nam , sự phát_triển tiếng Việt trong chính_thể Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa ở miền Bắc và Việt_Nam Cộng_hòa ở miền Nam diễn ra có khác nhau , chủ_yếu ở sử_dụng từ Hán-Việt và phiên âm_tên trong tiếng nước_ngoài . Tại miền Bắc ( Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa ) có xu_hướng chuyển sang sử_dụng từ thuần_Việt thay_thế từ Hán_Việt cùng nghĩa còn ở miền Nam ( Việt_Nam Cộng_hòa ) thì vẫn giữ nguyên việc sử_dụng từ Hán_Việt như thời trước 1945 . Ví_dụ như miền Nam vẫn giữ tên " Ngân_hàng Quốc_gia " trong khi miền Bắc đổi thành " Ngân_hàng Nhà_nước " ( 1960 ) , miền Nam gọi_là " phi_trường " thì miền Bắc gọi_là " sân_bay " , miền Nam gọi_là " Ngũ_Giác_Đài " thì miền Bắc gọi_là " Lầu Năm_Góc " , miền Nam gọi_là " Đệ_nhứt thế_chiến " thì miền Bắc gọi_là " Chiến_tranh thế_giới thứ nhất " , miền Nam gọi_là " hỏa_tiễn " thì miền Bắc gọi_là " tên_lửa " , miền Nam gọi_là " thủy quân lục_chiến " còn miền Bắc đổi thành " lính thủy đánh bộ " , ... Ngược_lại ở miền Bắc lại dùng một_số danh từ bắt_nguồn từ tiếng Hán như " tham_quan " , " sự_cố " , " nhất_trí " , " đăng_ký " , " đột_xuất " , " vô_tư " , ... thì miền Nam lại dùng những chữ " thăm_viếng " , " trở_ngại / trục_trặc " , " đồng_lòng " , " ghi tên " , " bất_ngờ " , " thoải_mái " , ... Việc phiên_dịch địa_danh_tiếng nước_ngoài thì ở miền Nam vẫn theo cách trước 1945 là dùng tên theo từ Hán_Việt , như Băng_Đảo ( Iceland ) , Úc Đại_Lợi ( Australia ) , Hung_Gia_Lợi ( Hungary ) , Ba_Tây ( Brazil ) , ... Tại miền Bắc thì chuyển sang dùng tên gọi bắt_nguồn từ ngôn_ngữ không phải tiếng Hán ( thí_dụ : Ai-xơ-len , Ô-xtrây-li-a , Hung-ga-ri ... ) , trừ ra một_số tên Hán_Việt phổ_biến như " Pháp " , " Đức " , " Anh " , " Nga " ... Cá_biệt ( có_thể là duy_nhất ) 1 tên tiếng Trung là Zhuang ( người Tráng ) " phiên_âm trực_tiếp " thành Choang trong tên gọi chính_thức " Khu_tự_trị dân_tộc Choang Quảng_Tây " . Sau khi Việt_Nam thống_nhất vào năm 1975 , quan_hệ Bắc-Nam đã kết_nối lại . Gần đây , sự phổ_biến hơn của các phương_tiện truyền_thanh và truyền_hình trên toàn_quốc góp_phần chuẩn hóa tiếng Việt về chính_tả và âm_điệu . Từ Hán_Việt và từ thuần_Việt được người Việt sử_dụng song_song tùy thuộc ngữ_cảnh hay văn_phong . Sự di_cư để học_tập và làm_việc giữa các vùng_miền giúp mọi người ở Việt_Nam được tiếp_xúc và hiểu nhiều hơn với các phương_ngữ tiếng Việt . Phân_bố Theo Ethnologue , tiếng Việt có tại Anh , Ba_Lan , Campuchia , Côte_d'Ivoire , Đức , Hà_Lan , Lào , Na_Uy , Nouvelle-Calédonie , Phần_Lan , Pháp , Philippines , Cộng_hòa Séc , Sénégal , Thái_Lan , Vanuatu , Đài_Loan , Nga ... Riêng Trung_Quốc có người Kinh bản_địa ở Đông_Hưng , tiếng Việt của họ có pha_trộn âm_giọng của các ngôn_ngữ Hán ( Quan_thoại , tiếng Quảng_Đông , ... ) . Tiếng Việt là ngôn_ngữ dân_tộc_thiểu_số tại Cộng_hòa Séc vì người Việt được công_nhận là " dân_tộc_thiểu_số " tại Séc . Phương_ngữ Tiếng Việt có sự thay_đổi trong giọng nói từ Bắc vào Nam , không đột_ngột mà tiệm tiến dần theo từng vùng liền nhau . Trong đó , giọng Bắc ( Nam_Định – Thái_Bình ) , giọng Trung_Huế và giọng Nam_Sài_Gòn là 3 phân_loại chính . Những tiếng địa_phương này khác nhau ở giọng_điệu và từ địa_phương . Thanh_ngã và thanh_hỏi ở miền Bắc rõ hơn ở miền Nam và Trung . Miền_Bắc phát_âm một_số phụ_âm ( tr , ch , n , l ... ) khác với miền Nam và miền Trung . Giọng Huế có nhiều từ vựng địa_phương hơn những giọng khác . Từ_điển Việt-Bồ-La ( 1651 ) của Alexandre_de Rhodes lấy tiếng miền Bắc làm nền_tảng , Dictionarium Anamitico_Latinum ( 1772 - 1773 ) của Pierre Pigneaux_de Béhaine lấy tiếng miền Nam làm nền_tảng . Theo trang thông_tin của Đại_sứ_quán Việt_Nam tại Trung_Quốc và học_giả Laurence_Thompson thì cách đọc tiêu_chuẩn hiện_nay dựa vào giọng Hà_Nội . Tuy_nhiên , chưa có quy_định nào nói rằng giọng Hà_Nội là chuẩn quốc_gia . Ngữ_âm_Nguyên_âm Dưới đây là bảng các nguyên_âm theo giọng Hà_Nội . Trong bảng trên , các nguyên_âm trước , giữa và nguyên_âm_mở là nguyên_âm không tròn môi , còn lại là nguyên_âm tròn môi . Ă và â là dạng ngắn của a và ơ . Đồng_thời , tiếng Việt còn có hệ_thống nguyên_âm đôi và nguyên_âm ba . Phụ_âm_Bảng dưới đây trình_bày các phụ_âm trong tiếng Việt và cách viết . { |_class = wikitable style = text-align : center | - ! colspan = 2 | !_Môi ! Chân_răng ! Quặt_lưỡi ! Vòm ! Vòm_mềm !_Thanh hầu_| - ! colspan = 2 | Mũi | m |_n | |_nh | ng / ngh |_| - ! rowspan = 3 |_Tắc !_thường |_p |_t |_tr |_ch | c / k / q |_| - !_thanh hầu_hóa |_b | đ | |_| |_| - ! bật hơi | | th |_| |_rowspan = 2 | kh |_| - ! rowspan = 2 |_Xát ! vô_thanh |_ph | x | s | |_h | - !_hữu thanh_| v |_d | rowspan = 2 | r | gi | g / gh |_| - ! colspan = 2 | Tiếp_cận |_u / o |_l |_y / i |_| |_} 1 số phụ_âm chỉ có một_cách viết ( như b , p ) nhưng một_số có nhiều hơn một_cách viết như k , có_thể biểu_diễn bằng c , k hay q . Đồng_thời , các phụ_âm có thay_đổi tùy theo địa_phương . Sự khác_biệt về phụ_âm giữa các vùng_miền trình_bày kỹ_càng hơn trong bài phương_ngữ tiếng Việt . Thanh_điệu Tiếng Việt là ngôn_ngữ thanh_điệu , mọi âm_tiết của tiếng Việt luôn mang 1 thanh_điệu nào đó . Do các thanh_điệu của tiếng Việt trong chữ quốc_ngữ biểu_thị bằng các dấu_thanh còn gọi_là dấu nên một_số người quen gọi các thanh_điệu của tiếng Việt là các " dấu " . Có sự khác_biệt về số_lượng thanh_điệu và điệu_trị của thanh_điệu giữa các phương_ngôn của tiếng Việt , thanh_điệu có tên gọi giống nhau không đồng_nghĩa với việc nói chúng sẽ giống nhau trong mọi phương_ngôn của tiếng Việt . Phương_ngôn tiếng Việt_Bắc_Bộ có 6 thanh_điệu , phương_ngôn tiếng Việt Trung_Bộ và Nam_Bộ có 5 thanh_điệu . Thanh_điệu của tiếng Việt tiêu_chuẩn gồm 6 thanh : ngang ( còn gọi_là thanh không dấu do chữ quốc_ngữ không có dấu_thanh cho thanh_điệu này ) , sắc , huyền , hỏi , ngã , nặng nhưng lại thiếu các quy_định cụ_thể về việc lấy cách phát_âm trong phương_ngôn nào của tiếng Việt làm cách phát_âm tiêu_chuẩn cho 6 thanh_điệu này . Các âm_tiết mang vần nhập_thanh , tức_là các vần kết_thúc bằng 1 trong 3 phụ_âm cuối ( chữ quốc_ngữ ghi lại bằng chữ_cái " c " hoặc chữ_cái nhị_hợp " ch " ) , ( chữ quốc_ngữ ghi lại bằng chữ_cái " t " ) , ( chữ quốc_ngữ ghi lại bằng chữ_cái " p " ) chỉ có_thể mang thanh_sắc hoặc thanh nặng . 3 âm_tắc trên đã làm cho các âm_tiết mang vần nhập_thanh chỉ có_thể mang các thanh_điệu có điệu_trị ngắn và nhanh . Trong thơ_ca các thanh_điệu phân_thành 2 nhóm : thanh bằng gồm có ngang và huyền , thanh_trắc gồm các thanh còn lại . Trong các thể_thơ cổ như Đường_luật và lục_bát , có_thể có sự hòa_hợp thanh_điệu bằng trắc giữa các tiếng trong 1 câu_thơ . Ngữ_pháp Tiếng Việt là 1 ngôn_ngữ đơn_lập . Các quan_hệ ngữ_pháp thể_hiện chủ_yếu thông_qua hệ_thống hư từ và cách sắp_xếp trật_tự từ trong câu . Trật_tự từ thông_dụng nhất trong tiếng Việt là chủ_ngữ - vị_ngữ - tân_ngữ ( SVO ) . Tuy_nhiên , trật_tự trong câu có_thể trong một_số trường_hợp sắp_xếp theo kiểu ngôn_ngữ nổi_bật chủ_đề , vì_thế mà 1 câu có_thể theo trật_tự Tân_ngữ - Chủ_ngữ - Vị_ngữ ( OSV ) . Vị_trí các từ sắp_xếp theo thứ_tự , từ mang ý_chính đứng trước từ mang ý phụ đứng sau bổ_sung_nghĩa cho từ mang ý chính , tương_tự như danh từ đứng trước tính từ đứng sau bổ_sung_nghĩa cho danh_từ . Tuy_nhiên trong một_số trường_hợp , bổ_ngữ ( bao_gồm từ mang ý_phụ và tính từ ) sẽ đứng trước danh_từ . Tiếng Việt còn có hệ_thống đại từ nhân_xưng dựa trên các từ_ngữ chỉ quan_hệ xã_hội và hệ_thống danh từ đơn_vị . Từ vựng Từ vựng tiếng Việt có 2 bộ_phận chính : từ thuần_Việt và từ mượn . Ngoài_ra còn có những từ hỗn_chủng là kết_quả của sự kết_hợp các yếu_tố thuần_Việt và ngoại_lai . Từ thuần_Việt Từ thuần_Việt là những từ xuất_hiện lâu hơn trong tiếng Việt , biểu_thị những sự_vật , hiện_tượng , khái_niệm cơ_bản nhất trong đời_sống hằng ngày . Do có sự tiếp_xúc từ sớm hơn với các ngôn_ngữ nhóm Tày-Thái nên nhiều từ thuần_Việt và các từ tương_ứng trong các tiếng này có sự giống nhau nhất_định về ngữ_âm và ngữ_nghĩa . Trước 1960 , một_số từ thuần Việt dùng để đặt tên thông_tục cho người trong tầng_lớp bình_dân hoặc để tránh bị ma_quỷ thần_thánh bắt đi . Tại miền Bắc có các tên như " Rụt " , " Tằm " , " Cột " , " Cu " , " Gái " , ... Tại miền Nam có các tên như " Đực " , ... Sự phát_triển dân_trí dẫn đến cách đặt tên thông_tục giảm dần . Từ Hán Việt_Sự tiếp_xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán bắt_đầu khi nhà_Hán của Trung_Quốc xâm_chiếm khu_vực Việt_Nam . Quá_trình tiếp_xúc đã đưa vào tiếng Việt một khối_lượng từ_ngữ của tiếng Hán . Giai_đoạn đầu , hiện_tượng này diễn ra lẻ_tẻ , rời_rạc hơn chủ_yếu thông_qua đường khẩu_ngữ qua sự tiếp_xúc giữa người Việt và người Hán , tạo nên 1 lớp từ có nguồn_gốc Hán_cổ mà đã hòa lẫn với các từ thuần_Việt . Đến đời Đường , tiếng Việt mới có sự tiếp_nhận các từ_ngữ Hán một_cách có hệ_thống qua đường sách_vở . Các từ_ngữ gốc Hán này chủ_yếu đọc theo ngữ âm_đời Đường tuân_thủ nguyên_tắc_ngữ_âm tiếng Việt gọi_là âm_Hán – Việt . Khi đưa vào tiếng Việt , bên cạnh việc thay_đổi về mặt ngữ_âm , một_số từ Hán_Việt thay_đổi cả ngữ_nghĩa . Từ Hán-Việt chiếm 1 phần trong vốn từ vựng tiếng Việt , chúng hiện_diện một_số lĩnh_vực của đời_sống xã_hội . Từ có nguồn_gốc Ấn – Âu_Kể từ khi Việt_Nam trở_thành thuộc_địa của Pháp , tiếng Pháp đã có ảnh_hưởng đến tiếng Việt và các từ_ngữ gốc Pháp thâm_nhập vào tiếng Việt . Sự ảnh_hưởng này là do tiếng Pháp có sử_dụng trong các văn_bản , giấy_tờ của Nhà_nước và trong giảng_dạy ở nhà_trường cũng như trong các loại sách_báo khác . Ảnh_hưởng này kéo_theo sự xuất_hiện của các từ gốc Pháp trong các lĩnh_vực khác nhau đặc_biệt là trong khoa_học_kỹ_thuật . Trong thời_kỳ Chiến_tranh Việt_Nam , miền Bắc Việt_Nam chịu ảnh_hưởng của Liên_Xô . Do_đó , một_số từ_ngữ gốc Nga có điều_kiện du_nhập vào tiếng Việt . Đồng_thời , cùng_với sự tiếp_xúc , hội_nhập sâu_rộng hơn với thế_giới , trong tiếng Việt cũng xuất_hiện các từ_ngữ có nguồn_gốc từ tiếng Anh . Nhìn_chung , khi đưa vào tiếng Việt , những từ này đã Việt_hóa về mặt âm_đọc ( thêm thanh_điệu , thay_đổi âm_hoặc giảm bớt âm_tiết ) . Những từ đơn âm_tiết ( hoặc đơn âm_hóa ) , vay_mượn qua khẩu_ngữ thâm_nhập vào tiếng Việt . Trong khi đó , những từ có 2 âm_tiết trở lên , vay_mượn thông_qua sách_vở vẫn còn dấu_ấn ngoại_lai . Có những từ vay_mượn nguyên_dạng nên tạo ảnh_hưởng trong cách phát_âm . Từ có nguồn_gốc tiếng dân_tộc_thiểu_số_Là 1 nước đa_sắc_tộc với 54 dân_tộc đã công_nhận , tiếng Việt phổ_thông tiếp_nhận 1 phần tiếng dân_tộc_thiểu_số , gồm từ thông_dụng và tên_riêng của người hay địa_vật và các từ này có_thể có vần " phi_Việt " . Quá_trình này diễn ra trong lịch_sử . Dựa theo tên người / danh xưng đăng_tải trên báo_chí và các địa_danh trên các bản_đồ hành_chính , chúng_ta có_thể phân_loại các cách nhập_tiếng dân_tộc_thiểu_số như sau : Từ tiếng_nói của hầu_hết các dân_tộc từ Quảng_Bình trở ra , đã cư_trú lâu hơn cùng người Kinh và / hoặc thuộc vùng Văn_hóa Đông_Á , như người Mường , Tày , Nùng , Thái , ... thì họ tên người thì theo từ Hán_Việt như các họ " Triệu " , " Đàm " , " Cầm " , " Đèo " , ... , còn địa_danh thì theo ghi_âm như " Nậm " , " Huổi / Khuổi " , " Pắc " , ... Đôi_khi sự giao_lưu với người Kinh dẫn đến những tên hỗn_hợp như Hang_Bua ( tên tiếng Thái là Thẩm_Bua , nghĩa_là Hang_Sen ) . Từ tiếng H'Mông thì theo ghi_âm mà không theo từ Hán_Việt , mặc_dù tiếng H'Mông có quan_hệ gần hơn với tiếng Hoa . Ví_dụ như các họ Vàng ( Vương , Vang ) , Giàng ( Dương , Yang ) , ... hay các địa_danh như Lào_Cai ( nghĩa_chữ là Chợ_Cũ , từ Hán_Việt là Lão_Nhai 老街 ) , Sa_Pa ( Sa_Pả , nghĩa_chữ là Bãi_Cát ) , ... Trường_hợp loại_trừ là họ tên vua Mèo mà dùng từ Hán_Việt như Vương_Chí_Sình . Từ tiếng_nói của các dân_tộc ở Tây_Nguyên , Nam_Bộ , ... thì theo ghi_âm là chính , như Đắk_Lắk , Krông_Pắc , ... hoặc biến_âm như Sóc_Trăng , Nha_Trang , ... Cá_biệt có việc giới_chức biên_phòng đã " Kinh_hóa " địa_danh đặt tên đồn biên_phòng , ví_dụ tại xã Pờ_Y có Đồn / Cửa_khẩu Bờ_Y. Các chữ và vần " phi_Việt " viết theo hướng_dẫn trong Quyết_định 240 / QĐ " Về tên_riêng không phải tiếng Việt " , trong đó các chữ_cái F , J , W , Z có_thể tùy_nghi sử_dụng . Từ hỗn_chủng Từ hỗn_chủng là những từ tạo thành từ các yếu_tố có nguồn_gốc khác nhau như giữa yếu_tố thuần_Việt và Hán_Việt , giữa yếu_tố thuần_Việt và yếu_tố Ấn-Âu . Cùng_với sự phát_triển của tiếng Việt , các từ hỗn_chủng đã gia_tăng , đóng 1 vai_trò trong việc diễn_đạt các khái_niệm mới hơn trong xã_hội . Ví_dụ : vôi hóa ( ) – " vôi " là thuần_Việt , " hóa " là Hán-Việt . ôm kế – " ôm " là từ tiếng Đức_Ohm , " kế " là Hán-Việt . nhà băng – " nhà " là thuần_Việt , " băng " là từ tiếng Pháp banque . game_thủ – " game " là tiếng Anh , " thủ " là Hán-Việt . Chữ viết liên_kết = https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:I_speak_vietnamese.JPG|nhỏ|"Tôi nói tiếng Việt_Nam " ( 碎呐㗂越南 ) , bên trên viết bằng Chữ Quốc_ngữ ( chữ Latinh ) , bên dưới viết bằng chữ_Nôm ( gạch chân ) với chữ Hán Theo dòng lịch_sử phát_triển , tiếng Việt có 3 dạng ký tự để viết là chữ Hán , chữ_Nôm ( dựa trên chữ Hán ) và chữ Quốc_ngữ ( chữ Latinh ) . Chữ_Hán và chữ_Nôm là văn_tự chính của Việt_Nam trước thế_kỷ 20 . Tất_cả các tác_phẩm sử_học và văn_học cổ_truyền Việt_Nam đều viết bằng chữ Hán , chữ_Nôm như Chiếu dời_đô , Hịch tướng_sĩ , Bình_Ngô đại_cáo , Đoạn_trường tân_thanh , Đại_Việt sử_ký toàn thư , ... Chữ Quốc_ngữ là chữ Latinh dựa trên bảng chữ_cái và âm_vị của tiếng Bồ_Đào_Nha_đối_chiếu với tiếng Việt , do các nhà_truyền_giáo Dòng Tên Bồ_Đào_Nha xây_dựng vào đầu thế_kỷ 17 rồi do giáo_sĩ Alexandre_de Rhodes người Avinhon chuẩn_định . Đây là người cho in cuốn Dictionarium Annamiticum Lusitanum_et Latinum năm 1651 . Cuối thế_kỷ 18 tại Đàng_Trong diễn ra cuộc chỉnh_lý chữ Quốc_ngữ dưới sự điều_phối của Giám_mục Pierre Pigneau_de Behaine ( hay còn biết tới dưới tên Bá_Đa_Lộc ) , từ_điển có tên Dictionarium Anamatico-Latinum_soạn quãng năm 1772 – 1773 nhưng mới chỉ là bản viết_tay . Sau đó , từ_điển của Taberd mang tên Nam_Việt – Dương_Hiệp_Tự_vị ( tựa Latinh giống với tựa cuốn của Bá_Đa_Lộc ) xuất_bản năm 1838 tại Serampore , Ấn_Độ . Chữ Quốc_ngữ từ lúc ra_đời tuy có hơn 200 năm hình_thành và phát_triển , nhưng chưa đủ phổ_biến để là văn_tự chính ở Việt_Nam vì chữ Hán và chữ_Nôm vẫn là dạng văn_tự phổ_biến của tiếng Việt . Phải đến cuối thế_kỷ 19 , vào thời_kỳ Pháp thuộc , chính_quyền thuộc_địa bảo_hộ chữ Quốc_ngữ và cổ_súy thay_thế chữ Hán và chữ_Nôm để tiếng Việt đồng_văn tự_Latinh với tiếng Pháp , bắt_đầu từ Nam_Kỳ rồi tới Bắc_Kỳ và Trung_Kỳ để dễ_dàng phổ_biến tiếng Pháp và văn_hóa Pháp . Còn các nhà cải_cách Việt_Nam ủng_hộ việc truyền_bá hệ chữ Latinh như phương_tiện để khai dân_trí , chấn_dân khí . Cải_cách giáo_dục năm 1906 của vua Thành_Thái cũng bao_gồm chương_trình dạy chữ Quốc_ngữ . Tuy_vậy trong giai_đoạn này , sự bóc_lột của Thực_dân Pháp khiến người Việt không được đi học đầy_đủ , nên hầu_hết người Việt giai_đoạn này trở_nên mù_chữ với cả chữ_Hán , chữ_Nôm và chữ Quốc_ngữ . Ngay sau khi Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa lập_quốc , Chính_phủ phát_động Bình_dân học_vụ với mục_tiêu nhanh_chóng giải_quyết nạn mù_chữ bằng cách đẩy_mạnh dạy chữ Quốc_ngữ cho người_dân . Chữ_Hán và chữ_Nôm vẫn được một lượng người Việt sử_dụng song_song cùng chữ Quốc_ngữ , nhưng đến năm 1950 , giảng_dạy chữ Hán_Nôm bị loại ra khỏi chương_trình giáo_dục của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa vì độ phổ_biến ở Việt_Nam không còn nhiều . Tại Việt_Nam hiện_nay , người_dân chủ_yếu sử_dụng chữ Quốc_ngữ là chính , còn chữ_Hán và chữ_Nôm thường dùng trong các hoạt_động liên_quan tới văn_hóa truyền_thống như viết thư_pháp , câu_đối , tìm_hiểu lịch_sử và văn_học cổ , và được giảng_dạy trong chuyên_ngành Hán_Nôm bậc đại_học cũng như tại các tổ_chức phong_trào dạy_học chữ_Hán và chữ_Nôm được sử_dụng trong tiếng Việt . Trái_ngược_lại là cộng_đồng người Kinh bản_địa ở Đông_Hưng ( Trung_Quốc ) , do không bị ảnh_hưởng bởi chính_sách thay_thế chữ Hán và chữ_Nôm bằng chữ Quốc_ngữ của Thực_dân Pháp ( vùng_đất họ sống trở_thành lãnh_thổ Đại_Thanh theo Công_ước Pháp-Thanh ký năm 1887 , nên họ không bị Thực_dân Pháp đô_hộ ) , những thế_hệ con_cháu ở đây không bị gián_đoạn chuyện đi học và không bị mù_chữ . Người Kinh_bản_địa ở Đông_Hưng vẫn duy_trì được sự phổ_biến của chữ_Hán và chữ_Nôm trong cộng_đồng và vẫn dùng làm văn_tự chính cho tiếng Việt ở thời hiện_đại giống như người Việt xưa , thay_vì dùng chữ Latinh như người Việt ở Việt_Nam hiện_tại . Hiến_pháp nước Cộng_hòa xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam 2013 , tại Chương I Điều 5 Mục 3 , ghi tiếng Việt là ngôn_ngữ quốc_gia của Việt_Nam . Không có bất_kỳ văn_bản nào ở cấp nhà_nước quy_định giọng chuẩn và quốc_tự ( " chữ_viết quốc_gia " hoặc văn_tự chính_thức ) của tiếng Việt . Phần_lớn các văn_bản hành_chính tiếng Việt ở Việt_Nam được viết bằng chữ Quốc_ngữ theo " Quy_định về chính_tả tiếng Việt và về thuật_ngữ tiếng Việt " áp_dụng cho các sách_giáo_khoa , báo và văn_bản của ngành giáo_dục , nêu tại Quyết_định của Bộ Giáo_dục số 240 / QĐ ngày 5 tháng 3 năm 1984 do những người thụ_hưởng giáo_dục đó sau_này ra làm_việc trong mọi lĩnh_vực xã_hội hướng tới việc chuẩn_hóa chính_tả tiếng Việt . Không có luật_lệ nào cấm người Việt viết tiếng Việt hiện_đại bằng chữ Hán_Nôm . Thư_pháp Cùng_với chữ Hán , Kana và Hangul , có người " yêu_thích " thư_pháp nâng chữ_viết tiếng Việt lên thành một bộ_môn nghệ_thuật . Thư_pháp chữ Việt ban_đầu là thư_pháp chữ_Nôm và chữ_Hán . Sau_này chữ Quốc_ngữ trở_nên phổ_biến hơn trong khi nhu_cầu và sở_thích treo chữ trong nhà vẫn còn , người chơi chữ đã khởi_xướng thư_pháp chữ Quốc_ngữ . Còn thư_pháp chữ Hán và chữ_Nôm hiện_nay vẫn duy_trì song_song . Bộ gõ tiếng Việt và giao_tiếp tiếng Việt qua mạng Tuy cùng là chữ Latinh , ngoài 22 ký tự không dấu có trong bảng chữ_cái tiếng Anh thì chữ Quốc_ngữ còn chứa_lượng ký tự có dấu , bao_gồm 7 ký tự_Ă , Â , Đ , Ê , Ô , Ơ , Ư cùng 60 chữ nguyên_âm ( A , Ă , Â , E , Ê , I , O , Ô , Ơ , U , Ư , Y ) mang thanh_điệu sắc-huyền-hỏi-ngã-nặng . Tổng_cộng là máy_tính hay điện_thoại cần phải nạp thêm 67 ký tự , gấp hơn 2,5 lần bảng chữ_cái của tiếng Anh ( 26 ký tự ) thì mới đủ để viết tiếng Việt . Nên để có_thể viết tiếng Việt trên máy_tính và điện_thoại_di_động cần có bộ gõ là phần_mềm hỗ_trợ soạn_thảo văn_bản bằng tiếng Việt đi kèm một_số phông chữ Quốc_ngữ . Người dùng cũng có_thể cài_đặt thêm các phông ký tự chữ Quốc_ngữ khác phục_vụ trang_trí và nghệ_thuật . Các bộ gõ tiếng Việt khác nhau sẽ quy_định các phím bấm khác nhau để hiển_thị các dấu_thanh , dấu mũ và dấu_móc . Có những quy_ước chuẩn_dấu tiếng Việt , bộ_mã , cách gõ và những phần_mềm khác nhau . Có bộ_mã chữ Việt theo chuẩn quốc_tế Unicode . Do ký tự có dấu phải mã_hóa mất_lượng bộ_nhớ lớn hơn ký tự không dấu , việc tin nhắn_SMS bằng tiếng Việt có dấu bị hạn_chế 70 ký tự / tin nhắn ( ít hơn một_nửa so với 180 ký tự / tin nhắn của tiếng Anh ) nên trước_đây người Việt thường nhắn_tin SMS không dấu để có_thể viết nhiều nội_dung hơn và tiết_kiệm tiền hơn dù nội_dung bằng tiếng Việt không dấu có_thể gây hiểu nhầm . Một_số trường_hợp lợi_dụng viết tắt , biến_đổi ký tự nhằm giảm số_lượng ( j = gi ; f = ph ; bỏ h trong " gh " , " ngh " ) hay thể_hiện rõ_âm ( z = d vì " đ " viết không dấu thành " d " ) . Hiện_nay nhờ sự phát_triển của Internet trên di_động ( như Wi-Fi , 4G không giới_hạn dung_lượng ) cùng các ứng_dụng OTT và mạng xã_hội , việc nhắn_tin bằng tiếng Việt có dấu trở_nên thoải_mái hơn mà không lo bị hạn_chế ký tự . Đối_với việc gõ chữ Hán và chữ_Nôm bằng tiếng Việt , do dạng ký_tự này hiện không được sử_dụng phổ_biến ở Việt_Nam nên các hãng sản_xuất máy_tính , điện_thoại hay phần_mềm coi như loại_bỏ . Thời_gian gần đây để phục_vụ cho nhu_cầu tìm_hiểu về lịch_sử hay văn_học cổ cũng như chuyên_ngành Hán_Nôm , một_số cá_nhân hay tổ_chức đã tạo ra những trang_web hay phần_mềm giúp viết chữ Hán và chữ_Nôm bằng bộ gõ chữ Quốc_ngữ . Với chữ Hán do đồng_bộ với các chữ của bộ gõ tiếng Trung và tiếng Nhật nên việc hiển_thị không khó_khăn , còn chữ_Nôm do một lượng chữ chưa được mã_hóa đầy_đủ nên có_thể hiển_thị bị lỗi trên một_số máy_tính và điện_thoại dưới dạng ô_vuông hay dấu hỏi chấm . Xem thêm Tiếng Việt tại Hoa_Kỳ Chú_thích Tham_khảo Thư_mục Tiếng Việt Tiếng Anh Liên_kết ngoài Từ_điển Việt-Bồ-La của Alexandre_de Rhodes trên mạng Từ_điển tiếng Việt xưa trên mạng nhà_sách Sông_Hương : Từ_điển Việt-Latinh của J.L._Taberd , Từ_điển Việt Bồ_La , Đại_Nam_Quấc_Âm_Tự_Vị Giáo_sĩ Bồ_Đào_Nha và chữ Quốc_ngữ * GS Lâm_Văn_Bé , Sách tiếng Việt và Việt_học tại các thư_viện ngoài Việt_Nam ( Phần 1 ) , Phần 2 , hay_là Phần 1 , Phần 2 Ngôn_ngữ phân_tích Ngôn_ngữ đơn_lập Ngôn_ngữ tại Đài_Loan Ngôn_ngữ tại Campuchia Ngôn_ngữ tại Trung_Quốc Ngôn_ngữ tại Lào Ngôn_ngữ chủ-động-tân Ngôn_ngữ tại Việt_Nam Ngôn_ngữ tại Séc_Nhóm ngôn_ngữ Việt-Mường
Ohio ( viết tắt là OH , viết tắt cũ là O. ) là một tiểu_bang khu_vực Trung_Tây ( cũ ) nằm ở miền đông bắc Hoa_Kỳ . Tên " Ohio " theo tiếng Iroquois có nghĩa_là " sông đẹp " và đó cũng là tên của một dòng sông dùng làm ranh_giới phía nam của tiểu_bang này với tiểu_bang Kentucky . Hải_quân Hoa_Kỳ có đặt tên một_vài con tàu được đặt tên là USS_Ohio ( Chiến_Hạm Hoa_Kỳ Ohio ) để tỏ_lòng trân_trọng tiểu_bang này . Đây là nơi sinh của các Tổng_thống : Ulysses S._Grant ( tại Point_Pleasant ) , Rutherford B._Hayes ( tại Delaware ) , James A._Garfield ( tại Orange , Cuyahoga_County ) , Benjamin_Harrison ( tại North_Bend ) , William_McKinley ( tại Niles ) , William_Howard Taft ( tại Cincinnati ) , Warren G._Harding ( tại Blooming_Grove ) . Ngoài_ra đây còn là nơi sinh của nhà phát_minh nổi_tiếng Thomas_Edison ( tại Milan ) . Lịch_sử Ohio là tiểu_bang đầu_tiên được chia ra từ Lãnh_thổ Tây_Bắc . Vào thế_kỷ 18 , Pháp xây_dựng lên các cửa_khẩu dùng để buôn_bán , trao_đổi hàng hóa ( chủ_yếu là lông_thú ) tại đây . Vào năm 1754 , Pháp và Anh giao_chiến trên đất Mỹ vì xung_đột quyền_lợi trong một cuộc_chiến mà sau_này được gọi_là Chiến_tranh Pháp với người da đỏ . Vì Hiệp_ước Paris , Pháp đành phải chuyển quyền quản_lý Ohio cho phía Anh . Anh thông_qua Tuyên_ngôn 1763 cấm những thực_dân Mỹ đừng bố_trí trong Vùng_Ohio . Quyền kiểm_soát của Anh đối_với Ohio kết_thúc bởi chiến_thắng của Mỹ trong Cuộc cách_mạng Mỹ . Hoa_Kỳ tạo ra vùng lãnh_thổ Tây_Bắc vào năm 1787 . Ohio nằm trong vùng lãnh_thổ Tây_Bắc . Vùng lãnh_thổ Indiana sau đó được tạo ra do Ohio chuẩn_bị được trở_thành tiểu_bang , làm vùng lãnh_thổ Tây_Bắc nhỏ đi bằng Ohio ngày_nay cộng với khoảng một_nửa diện_tích phía đông của đồng_bằng Michigan ( Mi-chi-gân ) . Theo Sắc_lệnh Tây_Bắc ( Northwest_Ordinance ) , Ohio có_thể được trở_thành tiểu_bang khi mà dân_số có hơn 60.000 người . Ngày 19 tháng 2 năm 1803 , Tổng_thống Jefferson ký một đạo_luật của Quốc_hội công_nhận Ohio là tiểu_bang thứ 17 . Thông_lệ của Quốc_hội về công_bố ngày chính_thức có quyền tiểu_bang không diễn ra cho đến tận năm 1812 , khi Louisiana được nhận vào , cho_nên vào năm 1953 Tổng_thống Eisenhower ký một đạo_luật công_bố ngày 1 tháng 3 năm 1803 là ngày chính_thức mà Ohio được trở_thành tiểu_bang Mỹ . Vào năm 1835 , Ohio chiến_đấu với Michigan trong một cuộc_chiến không đổ_máu để có được thành_phố Gargamesh ( ngày_nay là Toledo ) , cuộc_chiến này được gọi_là Chiến_tranh Toledo . Luật_pháp và chính_quyền Thủ_phủ của Ohio là Columbus , gần trung_tâm tiểu_bang . Thống_đốc hiện_nay là John_Kasich ( đảng Cộng_hòa ) , với hai thượng_nghị_sĩ liên_bang là J._D. Vance ( Cộng_hòa ) và Sherrod_Brown ( đảng_Dân_chủ ) . Địa_lý Sông_Ohio là biên_giới phía nam của Ohio ( chính_xác là ở mực nước sông thấp nhất vào năm 1793 ở bờ bắc của dòng sông ) và nhiều đoạn biên_giới phía bắc của tiểu_bang được xác_định theo hồ Erie của Ngũ_Đại_Hồ ( giáp tỉnh Ontario của Canada ) . Ohio tiếp_giáp với Pennsylvania ở phía đông , Michigan ở phía bắc , Indiana ở phía tây , Kentucky ở phía nam , và Tây_Virginia ở phía đông nam . Nhiều vùng ở Ohio là đồng_bằng bị băng xói_mòn , trừ một vùng bằng_phẳng về phía tây bắc , ngày_xưa gọi_là Đầm_Lầy Tối_Tăm ( Great Black_Swamp ) . Vùng_đất bị băng xói_mòn này ở vùng tây_bắc và miền trung bị ngăn_cách về phía đông và đông_nam bởi vùng bị băng xói_mòn thuộc Cao_Nguyên_Allegheny , tiếp_theo đó là một vùng gọi_là vùng chưa bị băng xói_mòn thuộc Cao_Nguyên_Allegheny . Nhiều phần của Ohio là vùng_đất thấp , nhưng vùng không bị băng xói_mòn thuộc cao_nguyên Allegheny có núi và rừng nhấp_nhô . Những dòng sông quan_trọng thuộc tiểu_bang này có_thể kể là Sông_Miami , Sông_Scioto , Sông_Cuyahoga , và Sông_Muskingum . Kinh_tế Ohio là tiểu_bang quan_trọng trong sản_xuất máy_móc , công_cụ , và nhiều vật khác , là một trong những tiểu_bang công_nghiệp chính của Hoa_Kỳ . Vì Ohio nằm trong khu_vực trồng ngô của Mỹ , nông_nghiệp cũng đóng vai_trò quan_trọng trong kinh_tế của tiểu_bang . Ngoài_ra , các địa_danh lịch_sử , những thắng_cảnh và các hoạt_động giải_trí của Ohio là nền_tảng cho ngành du_lịch phát_triển . Hơn 2.500 hồ và 70.000_kilômét của những thắng_cảnh bên sông là thiên_đường cho những người du_lịch bằng thuyền , người đánh_cá và người đi bơi . Những địa_điểm khảo_cổ_học về dân da đỏ bao_gồm các ngôi mộ và các địa_điểm khác thu_hút được sự quan_tâm đặc_biệt về lịch_sử . Tổng_sản_phẩm của Ohio vào năm 1999 là 362 tỷ Mỹ kim , đứng thứ_bảy trên toàn nước Mỹ . Thu_nhập tính theo đầu người của tiểu_bang vào năm 2000 là $_28.400 ( USD ) , đứng thứ 19 trong cả nước . Sản_phẩm nông_nghiệp chính của Ohio là đậu_nành , sản_phẩm từ sữa , ngô , cà_chua , lợn , bò , gia_cầm và trứng . Sản_phẩm công_nghiệp là thiết_bị chuyên_chở , sản_phẩm kim_loại đúc sẵn , máy_móc , chế_biến đồ_ăn và thiết_bị điện . Dân_số Theo Thống_kê Dân_số năm 2000 , dân_số là 11.353.140 người . Dân_số tăng lên 4,7 % ( 506.025 người ) so với năm 1990 . Theo thống_kê 2000 : 85 % ( 9.645.453 người ) là người da trắng . 11,5 % ( 1.301.307 người ) là người da đen . 1,9 % ( 217.123 người ) là người Hispanic hay Latino ( người Mỹ nói tiếng Tây_Ban_Nha hay Bồ_Đào_Nha ) . 1,2 % ( 132.633 người ) là người Mỹ gốc châu_Á . 0,2 % ( 24.486 người ) là người da đỏ . 0,02 % ( 2.749 người ) là người gốc Hawaii hay từ các đảo ngoài Thái_Bình_Dương . Trong số đó : 0,8 % ( 88.627 người ) là chủng_tộc khác . 1,4 % ( 157.885 người ) là người có máu hỗn_hợp . Năm nhóm người chính theo chủng_tộc là người Đức ( 25,2 % ) , Ailen ( 12,7 % ) , Mỹ gốc Phi ( 11,5 % ) , Anh ( 9,2 % ) , Mỹ ( 8,5 % ) . 6,6 % dân_số Ohio dưới 5 tuổi ; 25,4 % dưới 18 tuổi ; và 13,3 % từ 65 tuổi trở lên . Nữ_giới chiếm khoảng 51,4 % số dân . Những thành_phố quan_trọng Giáo_dục Trường đại_học 13 trường đại_học công_lập , trong đó trường lớn nhất là Đại_học Tiểu_bang Ohio . 24 chi_nhánh các trường đại_học công_lập và khu_vực . 46 trường nghệ_thuật tự_do . 2 trường y_tế nhận sự hỗ_trợ công . 15 trường cộng_đồng . 8 trường kỹ_thuật . Trên 24 trường độc_lập phi lợi_nhuận . Xem Danh_sách các trường đại_học ở Ohio Thể_thao chuyên_nghiệp Tham_khảo Liên_kết ngoài Ohio . gov – website chính_thức của chính_phủ tiểu_bang Ohio Tối_cao Pháp Viện Ohio_Hạ_viện Ohio_Thượng_viện Ohio Đảng Dan_Chủ Ohio Đảng Cộng_Hòa Ohio_Đài Tin_Ohio ( ONN ) Tiểu_bang Hoa_Kỳ Trung_Tây_Hoa_Kỳ_Cựu thuộc_địa và xứ bảo_hộ Anh tại châu_Mỹ Cựu thuộc_địa của Pháp
California ( phát_âm như " Ca-li-phót-ni-a " hay " Ca-li-phoóc-ni-a " , nếu nhanh : " Ca-li-phoóc-nha " ) , còn được người Việt gọi vắn_tắt là Cali hay phiên âm_Hán Việt là Cựu Kim_Sơn , là một tiểu_bang ven biển phía tây của Hoa_Kỳ . Với dân_số là 38 triệu người và diện_tích 410,000 km² ( 158,402_mi2 ) , lớn hơn Việt_Nam ( 331,000 km2 ) California là tiểu_bang đông dân nhất Hoa_Kỳ và lớn thứ ba theo diện_tích . Đây là nơi sinh của Tổng_thống Richard_Nixon ( tại Yorba_Linda ) . Địa_lý California kề_cận với Thái_Bình_Dương , Oregon , Nevada , Arizona và tiểu_bang Baja_California của México . Tiểu_bang này có nhiều cảnh tự_nhiên rất đẹp , bao_gồm Central_Valley rộng_rãi , núi cao , sa_mạc nóng_nực , và hàng trăm dặm bờ biển đẹp . Với diện_tích 411,000 km² ( 160,000_mi2 ) , nó là tiểu_bang lớn thứ ba của Hoa_Kỳ và lớn hơn cả nước Đức và cũng như Việt_Nam . Hầu_hết các thành_phố lớn của tiểu_bang nằm sát hay gần bờ biển Thái_Bình_Dương , đáng chú_ý là Los_Angeles , San_Francisco , San_Jose , Long_Beach , Oakland , Santa_Ana / Quận Cam , và San_Diego . Tuy_nhiên , thủ_phủ của tiểu_bang , Sacramento , là một thành_phố lớn nằm trong thung_lũng Trung_tâm . Trung_tâm địa_lý của tiểu_bang thuộc về Bắc_Fork , California . Địa_lý California phong_phú , phức_tạp và đa_dạng . Giữa tiểu_bang có thung_lũng Trung_tâm , một thung_lũng lớn , màu_mỡ được bao quanh bởi những dãy núi bờ biển ở phía tây , dãy núi đá granit Sierra_Nevada ở phía đông , dãy núi Cascade có đá lửa ở miền bắc , và dãy núi Tehachapi ở miền nam . Các sông , đập nước , và kênh chảy từ các núi để tưới thung_lũng Trung_tâm . Nguồn nước của phần_lớn tiểu_bang do Dự_án Nước_Tiểu_bang cung_cấp . Dự_án Thung_lũng Trung_tâm hỗ_trợ hệ_thống nước của một_số thành_phố , nhưng chủ_yếu cung_cấp cho việc tưới_tiêu nông_nghiệp . Nhờ nạo_vét , vài con sông đã đủ rộng và sâu để cho vài thành_phố nội_địa ( nhất_là Stockton ) được trở_thành hải_cảng . Trung_lũng Trung_tâm nóng_nực và màu_mỡ là trung_tâm nông_nghiệp của California và trồng một phần_lớn cây_lương_thực của Mỹ . Tuy_nhiên , việc trồng_trọt bị tàn_phá bởi nhiệt_độ thấp gần điểm đông trong mùa đông . Phía nam của thung_lũng , một phần là sa_mạc , được gọi_là thung_lũng San_Joaquin , do nước chảy xuống sông San_Joaquin , còn phía bắc được gọi_là thung_lũng Sacramento , do nước chảy xuống sông Sacramento . Châu_thổ vịnh Sacramento – San_Joaquin vừa là cửa_sông quan_trọng hỗ_trợ hệ_sinh_thái nước_mặn và vừa là nguồn nước chủ_yếu của phần_lớn dân_cư tiểu_bang . Dãy núi Sierra_Nevada ( tức " dãy núi tuyết " trong tiếng Tây_Ban_Nha ) ở phía đông và trung_tâm tiểu_bang , có núi Whitney là đỉnh núi cao nhất trong 48 tiểu_bang ( 4,421 mét ( 14,505_feet ) ) . Trong dãy Sierra còn có Công_viên Quốc_gia Yosemite và hồ Tahoe ( một hồ nước_ngọt sâu và là hồ lớn nhất của tiểu_bang theo thể_tích ) . Bên phía đông của dãy Sierra là thung_lũng Owens và hồ Mono – nơi sinh_sống chủ_yếu của chim biển . Còn bên phía tây là hồ Clear , hồ nước_ngọt lớn nhất của California theo diện_tích . Vào mùa đông , nhiệt_độ ở dãy Sierra Nevada xuống tới nhiệt_độ đóng_băng và ở đây có hàng chục dòng sông băng nhỏ , trong đó có sông băng cực nam của Hoa_Kỳ , sông băng_Palisade . Rừng che_phủ khoảng 35 % tổng diện_tích tiểu_bang và California có nhiều loại thông hơn bất_cứ tiểu_bang nào khác . Về diện_tích rừng , California chỉ đứng sau Alaska mặc_dù tỉ_lệ rừng theo diện_tích nhỏ hơn một_số tiểu_bang khác . Phần_lớn của rừng ở đây ở phía tây bắc tiểu_bang và triền phía tây dãy Sierra_Nevada . Những cánh rừng nhỏ hơn với chủ_yếu là cây sồi dọc theo những dãy núi California gần bờ biển hơn , và cả những đồi thấp dưới chân dãy Sierra_Nevada . Những rừng thông nhỏ hơn có ở các dãy núi San_Gabriel và San_Bernardino ở miền Nam_California cũng như trên những vùng núi ở miền trung Quận San_Diego . Các sa_mạc ở California chiếm 25 % tổng diện_tích . Ở miền nam có dãy núi Transverse và một hồ nước_mặn lớn – biển Salton . Sa_mạc phía trung_nam được gọi_là Mojave . Phía đông_nam của sa_mạc này là thung_lũng Chết , là nơi có Badwater_Flat – điểm thấp nhất và nóng nhất của Bắc_Mỹ . Điểm thấp nhất của thung_lũng Chết cách đỉnh của núi Whitney ít hơn 322 km ( 200 dặm ) . Con_người đã vài lần cố_gắng đi bộ từ điểm này tới điểm kia và người nổi_tiếng nhất là Lee_Bergthold . Thực_sự hầu_như cả miền đông nam_California là sa_mạc khô_cằn và nóng_bức , và các thung_lũng Coachella và Imperial thường có nhiệt_độ rất cao vào mùa hè . Nằm theo bờ biển dài và đông_đúc dân_cư của California là vài khu_vực đô_thị lớn , bao_gồm San_Jose – San_Francisco – Oakland , Los_Angeles – Long_Beach , Santa_Ana – Irvine – Anaheim , và San_Diego . Thời_tiết gần Thái_Bình_Dương rất ôn_hòa so với những khí_hậu trong đất_liền . Nhiệt_độ không bao_giờ xuống tới điểm đông vào mùa đông ( hầu_như không có tuyết ) và nhiệt_độ hiếm khi lên trên 30 °C ( gần 80 °F ) . California được biết đến với động_đất vì có nhiều vết đứt_gãy , nhất_là vết đứt_gãy San_Andreas . Tuy ở nhiều tiểu_bang khác như Alaska , Washington , Oregon , và Missouri đã xảy ra các trận động_đất rất mạnh ( gây ra bởi vết đứt gãy New_Madrid ) , nhưng nhiều người biết đến những động_đất ở California hơn vì chúng xảy ra thường_xuyên và hay xảy ra ở những vùng đông dân_cư . California cũng có vài núi lửa , một_số còn hoạt_động như núi lửa Mammoth . Những núi lửa khác bao_gồm đỉnh Lassen , nó phun nham_thạch từ 1914 đến 1921 , và núi lửa Shasta . Các thành_phố quan_trọng Tiểu_bang California có 478 thành_phố , trong đó phần_lớn nằm trong những khu_vực đô_thị lớn . 68 % của dân_cư California sống trong hai khu_vực đô_thị lớn nhất gồm vùng Đại_Los_Angeles và vùng vịnh San_Francisco . Dân_số vài thành_phố lớn ( 2000 ) : Los_Angeles : 3.694.820_San_Jose : 894.943_San_Francisco : 776.733_San_Diego : 1.223.400_Các công_viên quốc_gia Dịch_vụ Vườn_Quốc_gia ( NPS ) quản_lý nhiều công_viên quốc_gia ở California : Đảo_Alcatraz gần San Francisco_Đài kỷ_niệm Quốc_gia Cabrillo tại San_Diego Đường_mòn California Công_viên Quốc_gia Quần_đảo Eo_biển gần Ventura Công_viên Quốc_gia Thung_lũng Chết_Đài kỷ_niệm Quốc_gia Devils_Postpile gần Mammoth_Lakes Khu tưởng_niệm Eugene_O'Neill tại Danville Pháo_đài Pointtại_Presidio Khu giải_trí Quốc_gia Cổng_Vàng trong San_Francisco Khu tưởng_niệm John_Muir tại Martinez Công_viên Quốc_gia Joshua_Tree , trụ_sở tại Twentynine_Palms Đường_mòn Juan Bautista_de Anza Công_viên Quốc_gia Kings_Canyon Công_viên Quốc_gia Núi_lửa Lassen gần Mineral_Đài kỷ_niệm Quốc_gia Lớp_dung nham gần Tulelake Trại_giam Manzanar tại Independence Khu bảo_tồn Quốc_gia Mojave , trụ_sở tại Barstow_Đài kỷ_niệm Quốc_gia Muir_Woods tại Thung_lũng_Mill Đường_mòn Tây_Ban_Nha Cũ_Đài kỷ_niệm Quốc_gia Pinnacles gần Paicines Bờ_biển Quốc_gia Mũi_Reyes gần Mũi_Reyes Đường_mòn Pony Express_Đài kỷ_niệm Quốc_gia Kho đạn Hải_quân Cảng Chicago tại Trạm Vũ_khí Hải_quân Concord Công_viên Quốc_gia Redwood Công_viên lịch_sử Quốc_gia Hậu_phương Chiến_tranh thế_giới thứ hai Rosie_the Riveter tại Richmond Công_viên lịch_sử Quốc_gia Hàng_hải_San Francisco_Khu giải_trí Quốc_gia Dãy núi Santa_Monica Công_viên Quốc_gia Củ_tùng Khu giải_trí Quốc_gia Whiskeytown gần Whiskeytown Công_viên Quốc_gia Yosemite Lịch_sử Trước khi người châu_Âu đến California thì đây là một trong những vùng đa_dạng về văn_hóa và ngôn_ngữ nhất ở Bắc_Mỹ thời thổ_dân . Nhiều người ở bờ biển phía tây Hoa_Kỳ săn những con thú biển , câu cá_hồi và thu nhặt tôm_cua , trong khi những dân_tộc cơ_động hơn ở bên trong California đi săn thú rừng và hái_lượm những quả_hạch , quả đầu , và quả mọng . Các dân_tộc ở California có nhiều hình_thức tổ_chức khác nhau như nhóm , bộ_lạc , tiểu_bộ lạc , và các cộng_đồng lớn hơn trên bờ biền dồi_dào tài_nguyên như dân_tộc Chumash , Pomo , và Salinas . Việc buôn_bán , hôn_nhân khác dân_tộc , và liên_minh quân_sự làm cho những dân_tộc khác nhau có nhiều mối liên_hệ xã_hội và kinh_tế . João Rodrigues_Cabrilho người Bồ_Đào_Nha là người châu_Âu đầu_tiên thám_hiểm một phần bờ biển California năm 1542 . Còn Francis_Drake là người đầu_tiên thám_hiểm cả bờ biển và tuyên_bố chủ_quyền đối_với vùng_đất này năm 1579 . Từ cuối thế_kỷ 18 , các hội truyền_giáo Tây_Ban_Nha đã xây_dựng các ngôi làng rất nhỏ trên những vùng_đất trợ_cấp lớn khổng_lồ thuộc miền rộng_rãi về phía bắc của Baja_California . Ban_đầu , vùng_đất có tên California bao_gồm vùng tây_bắc của Đế_quốc Tây_Ban_Nha , tức_là bán_đảo Baja_California ( Hạ_California ) , và phần_lớn những vùng_đất hiện_nay của các tiểu_bang California , Nevada , Utah , Arizona , và Wyoming , được gọi_là Alta_California ( Thượng_California ) . Trong thời_kỳ đầu , những ranh_giới của biển Cortez và bờ biển Thái_Bình_Dương chưa được thám_hiểm đầy_đủ , cho_nên California được vẽ như một hòn đảo trên những bản_đồ thời đó . Tên California được đặt ra cho vùng này theo hòn đảo lạc_viên California trong Las sergas de Esplandián ( Các truyện phiêu_lưu của Splandian ) , một tiểu_thuyết tiếng Tây_Ban_Nha do Garci Rodríguez_de Montalvo viết vào thế_kỷ 16 . Vùng_đất này có người thổ_dân trước khi có các cuộc thám_hiểm lác_đác của người châu_Âu vào thế_kỷ 16 . Đến cuối thế_kỷ 18 , Tây_Ban_Nha chiếm vùng này thành thuộc_địa của mình . Và khi Mexico giành được độc_lập trong cuộc Chiến_tranh_giành độc_lập México ( 1810 – 1821 ) , California thành một phần của nước này . Hơn 200 năm sau khi Mexico giành được độc_lập , California là tỉnh xa thuộc miền bắc của quốc_gia . Các trại rất lớn nuôi bò , được gọi rancho , trở_thành chế_độ_chính của California thuộc Mexico . Các thương_gia và thực_dân bắt_đầu đến từ Hoa_Kỳ , báo_hiệu những thay_đổi quyết_liệt sẽ xảy ra khắp miền California . Vào thời_kỳ này , một_số quý_tộc Nga cũng thử thám_hiểm và tuyên_bố chủ_quyền một phần California , nhưng các lần thám_hiểm này không thành_công do Sa_hoàng không quan_tâm và do chính_phủ Mexico xây_dựng một_số pháo_đài ( presidio ) để chặn những cuộc xâm_nhập vào miền này . California không có nhiều người sinh_sống cho đến khi y_học hiện_đại loại_trừ được sự bùng_nổ các bệnh sốt_vàng , sốt_rét , và dịch hạch gây ra bởi muỗi và bọ_chét , những loài sẽ bị giết chết khi bị đông cứng , mà ở California lại thiếu điều này . Khi Mexico giành được độc_lập từ Tây_Ban_Nha thì các hội truyền_giáo Tây_Ban_Nha tại California thuộc về chính_phủ Mexico , và họ vội_vàng giải_tán và bãi_bỏ những hội này . Tuy_nhiên , nhiều thành_phố lớn của California đã phát_triển xung_quanh những hội truyền_giáo này , bởi_vậy những thành_phố đó có tên thánh , thí_dụ như Los_Angeles được đặt tên theo Đức_Bà Maria , San_Francisco theo Thánh_Phanxicô thành Assisi , San_Jose theo Thánh_Giuse , và San_Diego theo Thánh_Điđacô . Vào Chiến_tranh Mỹ-Mexico ( 1846 – 1848 ) , người_dân Mỹ nổi lên chống lại chính_phủ Mexico . Năm đầu_tiên của cuộc_chiến , 1846 , Cộng_hòa California được thành_lập và Cờ_Gấu tung bay . Trên lá cờ này có hình một con gấu vàng và một ngôi_sao . Tuy_nhiên , nền cộng hòa bị chấm_dứt đột_ngột khi Thiếu_tướng John_D. Sloat của Hải_quân Hoa_Kỳ tiến vào vịnh San_Francisco và tuyên_bố chủ_quyền của Hoa_Kỳ đối_với California . Sau chiến_tranh , California bị chia thành 2 phần thuộc Mexico ( phía nam ) và Hoa_Kỳ ( phía bắc ) . Phần phía bắc , đầu_tiên được gọi Alta_California , rồi trở_thành tiểu_bang California thuộc Hoa_Kỳ ; còn phần phía nam được Mexico chia thành hai tiểu_bang Baja_California và Baja California_Sur . Vào năm 1848 , có khoảng 4.000 người Tây_Ban_Nha ở vùng thượng_California tới vào người , nhưng vàng đã được phát hiệm gần Sacramento , làm cho nhiều người đến đây từ Mỹ , Âu_Châu , và những nơi khác với hy_vọng tìm vàng trong cuộc đổ_xô tìm vàng ở California năm 1849 . Do_đó , rất nhiều người nhập_cư vào miền này , và California được trở_thành tiểu_bang thứ 31 của Hoa_Kỳ năm 1850 . Khi tiểu_bang này gia_nhập Liên_bang , nó được coi là một trong những tiểu_bang tự_do , tức_là nó cấm chế_độ nô_lệ . Đầu_tiên , việc đi_lại_lại giữa miền Tây và các trung_tâm ở miền Đông_tốn thì_giờ và nguy_hiểm . Hành_khách phải đi theo các chuyến đường_biển dài hoặc đi bằng xe_ngựa hay đi bộ rất khó_khăn trên những con đường_đất . Năm 1869 , đường xe_lửa xuyên lục_địa đầu_tiên được hoàn_thành , tạo ra một lối đi thẳng hơn . Sau đó , hàng trăm_ngàn người Mỹ tới California , nơi những người mới đến khám_phá ra rằng nếu tưới đất vào những tháng_hè khô cạn , đất đó rất hợp để trồng cây_ăn_quả và làm nông_nghiệp nói_chung . Các loại cây giống cam_quýt được trồng phổ_biến ( nhất_là cây cam ) , và từ đó ngành sản_xuất nông_nghiệp California bắt_đầu rất thành_công đến ngày_nay . Đầu thế_kỷ 20 , sự di_trú đến California tăng nhanh sau khi hoàn_thành những con đường xuyên lục_địa lớn như Đường_Lincoln và Xa_lộ 66 . Từ 1900 đến 1965 , dân_số California tăng tới gần một_triệu và California trở_thành tiểu_bang đông dân nhất Liên_bang . Từ năm 1965 đến nay , nhân_khẩu của tiểu_bang thay_đổi hoàn_toàn làm California trở_thành một trong những địa_điểm có nhiều chủng_loại người nhất trên thế_giới . Nói_chung , tiểu_bang có khuynh_hướng tự_do , hiểu_biết về kỹ_thuật và văn_hóa , và là trung_tâm quốc_tế về công_ty kỹ_thuật , ngành công_nghiệp điện_ảnh và truyền_hình , công_nghiệp âm_nhạc , và ngành sản_xuất nông_nghiệp đã nói ở trên . Nhân_khẩu Dân_số Năm 2006 , California có khoảng 36.132.147 người , tăng 290.109 người hay 0,8 % so với năm 2005 và tăng 2.260.494 người hay 6,7 % so với năm 2000 . Với tỷ_lệ tăng này , California đứng hàng thứ 13 trong số các tiểu_bang tăng dân_số nhanh nhất . Số người tăng lên gồm 1.557.112 tăng_trưởng tự_nhiên ( 2.781.539 người sinh_trừ 1.224.427 người chết ) và 751.419 người nhập_cư . California là tiểu_bang đông dân nhất với trên 12 % người Mỹ sống tại đây . Nếu là một quốc_gia riêng , California sẽ là nước đông dân thứ 34 trên thế_giới . California nhiều hơn Canada 4 triệu dân . Chủng_tộc Không sắc_tộc nào chiếm đa_số tại California . Đây là một trong ba tiểu_bang ( California , Hawaii và New_Mexico ) mà người_thiểu_số nhiều hơn người da trắng . Người da trắng không có gốc từ châu_Mỹ Latinh vẫn là nhóm đông nhất , nhưng họ không chiếm đại_đa_số . Người gốc từ châu_Mỹ Latinh chiếm trên một_phần_ba số dân ; các nhóm khác , theo thứ_tự là : Người Mỹ gốc Á , Người Mỹ gốc Phi và Người thổ_dân da đỏ . Vì có nhiều người nhập_cư từ châu_Mỹ Latinh , nhất_là từ México , và tỉ_lệ sinh_sản của người Mỹ Latinh cao hơn , các nhà_nghiên_cứu phỏng_đoán rằng họ sẽ chiếm đa_số vào năm 2040 . California có tỉ_lệ người gốc châu_Á cao thứ_nhì toàn_quốc , chỉ sau Hawaii . Ngôn_ngữ Tính đến năm 2000 , số người California từ 5 tuổi trở lên sử_dụng tiếng Anh và tiếng Tây_Ban_Nha tại nhà lần_lượt là 60,5 % và 25,8 % . Tiếng Trung_Quốc đứng thứ ba với 2,6 % , sau đó là tiếng Tagalog ( 2,0 % ) và tiếng Việt ( 1,3 % ) . Có trên 100 ngôn_ngữ thổ_dân tại đây , nhưng hầu_hết đang ở tình_trạng mai_một . Từ năm 1986 , Hiến_pháp California đã chỉ_định tiếng Anh làm ngôn_ngữ phổ_thông và chính_thức trong tiểu_bang . Tôn_giáo_Người_dân California theo các tôn_giáo sau ( 2014 ) : Kitô_giáo – 75 % Giáo_hội Công_giáo_Rôma – 32 % Tin_Lành – 28 % Baptist – 8 % Trưởng_Lão – 3 % Giám_Lý – 2 % Giáo_hội Luther – 2 % Các giáo_hội Kháng_Cách khác – 23 % Các giáo_phái Kitô khác – 3 % Do Thái_giáo – 2 % Phật_giáo – 2 % Hồi_giáo – 1 % Các tôn_giáo khác – 3 % Không tôn_giáo – 27 % Như các tiểu_bang miền tây khác , số người tự nhận là " không tôn_giáo " cao hơn các nơi khác tại Hoa_Kỳ . Kinh_tế Tuy tiểu_bang có tiếng về thái_độ thoải_mái khi so_sánh với các tiểu_bang ở bờ biển đông Hoa_Kỳ , nền kinh_tế California lớn thứ_sáu trên thế_giới và đóng_góp 13 % vào tổng_sản_phẩm quốc_nội ( GDP ) Hoa_Kỳ . Các ngành công_nghiệp lớn nhất của tiểu_bang bao_gồm nông_nghiệp , hàng_không vũ_trụ , giải_trí , công_nghiệp_nhẹ , và du_lịch . California cũng có vài trung_tâm kinh_tế quan_trọng như Hollywood ( về điện_ảnh ) , thung_lũng Trung_tâm California ( về nông_nghiệp ) , thung_lũng Silicon ( về máy_tính và công_nghệ_cao ) , và vùng Rượu_vang ( về rượu_vang ) . Chính_phủ Giống chính_phủ liên_bang Hoa_Kỳ , California có chính_phủ kiểu cộng_hòa , với ba nhánh chính_phủ : hành_pháp gồm Thống_đốc California và các quan_chức được bầu riêng_rẽ ; Cơ_quan lập_pháp_bang California gồm Hạ_viện và Thượng_viện ; và tư_pháp có Tòa_án Tối_cao California và các tòa cấp dưới . Tiểu_bang cũng để cử_tri tham_gia vào quá_trình chính_phủ qua kiến_nghị , trưng_cầu_dân_ý , bãi_miễn , và phê_chuẩn . Giáo_dục Do một tu chính_án của hiến_pháp tiểu_bang , California phải chi_phí 40 % của thu_nhập tiểu_bang cho hệ_thống trường_công . California là tiểu_bang duy_nhất có điều_khoản như_vậy . Các trường tiểu_học công_lập có chất_lượng khác nhau tùy theo trường . Chất_lượng của các trường địa_phương phần_lớn tùy theo tiền thuế ở vùng đấy và cỡ của ban phụ_trách các trường . Ở một_số vùng , chi_phí quản_lý tốn một phần_lớn của tiền đã dùng cho giáo_dục . Ở những vùng nghèo , tỷ_lệ người biết đọc viết có_thể ít hơn 70 % dân_cư . Hệ_thống trường trung_học công_lập dạy những lớp tùy chọn về nghề_nghiệp , ngôn_ngữ , và khoa_học nhân_văn có cấp riêng cho những học_sinh giỏi , sinh_viên tương_lai , và học_sinh công_nghiệp . Họ nhận học_sinh bắt_đầu từ khoảng 14 – 18 tuổi , và chính_phủ ngừng đòi_hỏi người phải đi học khi đến 16 tuổi . Ở nhiều khu_vực trường_học , những trường trung_học_cơ_sở có lớp tùy chọn với chương_trình tập_trung vào cách học , người 11 – 13 tuổi đi những trường_học này . Những trường tiểu_học chỉ dạy về cách học , lịch_sử , và xã_hội , và có trường mẫu_giáo tùy chọn nửa ngày bắt_đầu từ 5 tuổi . Chính_phủ đòi_hỏi trẻ_em phải đến trường từ 6 tuổi . Hệ_thống các viện đại_học nghiên_cứu chính của tiểu_bang là hệ_thống Viện Đại_học California ( UC ) , có nhiều nhà_nghiên_cứu đã đoạt giải Nobel hơn bất_cứ cơ_sở nào trên thế_giới và được coi như một trong những hệ_thống viện đại_học công_lập hàng_đầu của Hoa_Kỳ . Hệ_thống UC có mục_đích nhận 12,5 % của những học_sinh cao_điểm nhất và thực_hiện nghiên_cứu sau_đại_học . UC hiện có 10 viện đại_học thành_viên và 1 trường luật liên_kết ở San_Francisco : UC-Berkeley_UC-San Francisco chỉ đào_tạo những sinh_viên sau_đại_học ngành y_UC-Los Angeles_UC-San Diego_UC-Davis UC-Santa_Cruz UC-Santa_Barbara UC-Irvine_UC-Riverside UC-Merced_Trường Đại_học Luật_Hastings ( Hastings College of_Law ) liên_kết với UC , tồn_tại độc_lập và không bị kiểm_soát bởi UC_UC cũng quản_lý một_số phòng_thí_nghiệm liên_bang cho Bộ Năng_lượng Hoa_Kỳ : Phòng_thí_nghiệm Quốc_gia Lawrence_Berkeley ( Berkeley , California ) do UC trực_tiếp quản_lý và điều_hành , tiến_hành nghiên_cứu chưa được phân_loại trên nhiều lĩnh_vực khoa_học với những nỗ_lực chính tập_trung vào nghiên_cứu cơ_bản về vũ_trụ , sinh_học định_lượng , khoa_học nano , hệ_thống năng_lượng mới và giải_pháp môi_trường và sử_dụng điện_toán tích_hợp làm công_cụ khám_phá . Phòng_thí_nghiệm Quốc_gia Lawrence_Livermore ( Livermore , California ) UC quản_lý và vận_hành thông_qua một công_ty trách_nhiệm hữu_hạn tư_nhân riêng_biệt và là đối_tác hạn_chế , sử_dụng khoa_học và công_nghệ tiên_tiến để đảm_bảo rằng vũ_khí hạt_nhân của Mỹ vẫn đáng tin_cậy . Tại đây cũng có các chương_trình nghiên_cứu lớn về mô_hình siêu máy_tính và dự_đoán , năng_lượng và môi_trường , sinh_học và công_nghệ_sinh_học , khoa_học_cơ_bản và công_nghệ ứng_dụng , chống phổ_biến vũ_khí hủy_diệt hàng_loạt và an_ninh nội_địa . Đây cũng là nơi có những siêu máy_tính mạnh nhất thế_giới . Phòng_thí_nghiệm Quốc_gia Los_Alamos ( Los_Alamos , New_Mexico ) UC quản_lý và vận_hành thông_qua một công_ty trách_nhiệm hữu_hạn tư_nhân riêng_biệt và là đối_tác hạn_chế , tập_trung hầu_hết các công_việc của mình vào việc đảm_bảo độ tin_cậy của vũ_khí hạt_nhân Mỹ . Các công_việc khác tại đây liên_quan đến các chương_trình nghiên_cứu nhằm ngăn_chặn sự lây_lan của vũ_khí hủy_diệt hàng_loạt và an_ninh quốc_gia Hoa_Kỳ , như bảo_vệ Hoa_Kỳ khỏi cuộc tấn_công khủng_bố . Hệ_thống Viện Đại_học California_State ( CSU ) cũng được coi như một trong những hệ_thống trường_học ưu_việt trên thế_giới . Hệ_thống CSU bao_gồm 23 viện đại_học : Đại_học Tiểu_bang Humboldt Đại_học Tiểu_bang Chico Đại_học Tiểu_bang Sonoma Đại_học Tiểu_bang Sacramento Đại_học Tiểu_bang San_Francisco Đại_học Tiểu_bang California tại Vịnh_Đông Đại_học Tiểu_bang California tại Bakersfield Đại_học Tiểu_bang California tại Quần_đảo Eo_biển Đại_học Tiểu_bang California tại Dominguez_Hills Đại_học Tiểu_bang California tại Fresno Đại_học Tiểu_bang California tại Fullerton Đại_học Tiểu_bang California tại Long_Beach Đại_học Tiểu_bang California tại Los_Angeles Học_viện Hàng_hải_California Đại_học Tiểu_bang California tại Vịnh_Monterey Đại_học Tiểu_bang California tại Northridge Đại_học Bách_khoa Tiểu_bang California tại Pomona Đại_học Tiểu_bang California tại San_Bernardino Đại_học Tiểu_bang San_Diego Đại_học Tiểu_bang San_Jose Đại_học Bách_khoa Tiểu_bang California tại San_Luis Obispo Đại_học Tiểu_bang California tại San_Marcos Đại_học Tiểu_bang California tại Stanislaus Với hơn 400.000 sinh_viên , hệ_thống CSU là hệ_thống viện đại_học lớn nhất của Hoa_Kỳ . Nó có mục_đích nhận_phần_ba học_sinh trung_học_phổ_thông cao_điểm nhất . Các viện đại_học thuộc hệ_thống CSU phần_nhiều dành cho sinh_viên đại_học , nhưng nhiều trường lớn trong hệ_thống , như là CSU-Long_Beach , CSU-Fresno , San_Diego State_University , và San_Jose State_University , đang quan_tâm thêm về nghiên_cứu , nhất_là về những ngành khoa_học ứng_dụng . CSU sắp làm trái với một phần của Sơ_đồ Kerr năm 1960 vào năm 2007 khi họ bắt_đầu phong_học vị tiến_sĩ ( Ph . D. ) về giáo_dục . Cán_bộ Thư_viện Tiểu_bang Kevin_Star và các người khác đã nói rằng thay_đổi nhỏ này là bước_đầu_tiên để cải_tổ hệ_thống đại_học ở California . Hệ_thống Trường Đại_học Cộng_đồng California ( California_Community Colleges_System - CCCS ) cung_cấp những lớp " giáo_dục tổng_quát " , có_thể chuyển đơn_vị lớp_học qua những hệ_thống CSU và UC , và cũng cung_cấp chương_trình dạy nghề , dạy lớp thấp , và học tiếp . Các trường này cấp giấy chứng_nhận và bằng cao_đẳng ( associate's degree ) . Nó bao_gồm 109 trường đại_học được tổ_chức thành 72 khu_vực , dạy hơn 2,9 triệu sinh_viên . Những viện đại_học tư_thục có tiếng bao_gồm : Viện Đại_học Stanford_Viện Đại_học Nam_California ( USC ) Viện Đại_học Santa_Clara ( SCU ) Viện Đại_học Claremont_Viện Công_nghệ_California ( Caltech ) . Caltech cũng quản_lý Phòng_Thí_nghiệm Sức_đẩy Phản_lực cho NASA._California có thêm hàng trăm trường và viện đại_học tư_thục , bao_gồm nhiều học_viện tôn_giáo và học_viện chuyên_biệt . Bởi_vậy California có nhiều cơ_hội đặc_biệt về giải_trí và giáo_dục cho dân_cư . Cho thí_dụ , miền nam California , một trong những vùng đông đại_học nhất trên thế_giới , có rất nhiều người hát giỏi mà thi trong đại_hội ca_đoàn lớn . Gần Los_Angeles có nhiều học_viện nghệ_thuật và điện_ảnh , bao_gồm Học_viện Nghệ_thuật California ( CalArts ) . Chú_thích Tham_khảo Welcome to California – Chính_phủ California ( tiếng Anh ) Counting_California – Thư_viện Đại_học California ( tiếng Anh ) Tiểu_bang Hoa_Kỳ Tây_Hoa_Kỳ
{ {_Hộp thông_tin quốc_gia |_conventional_long_name = Vương_quốc Thụy_Điển |_native_name = |_common_name = Thụy_Điển |_linking_name = Thụy_Điển |_image_flag = Flag of_Sweden . svg | image_coat = Greater coat of_arms of_Sweden . svg |_symbol_type = Đại_quốc_huy | symbol = Huy_hiệu hoàng_gia Thụy_Điển |_national_motto = " " | national_anthem = ( ) |_royal_anthem = ( ) |_image_map = |_map_caption = Vị_trí của Thụy_Điển ( đỏ ) trong Liên_minh châu_Âu ( trắng ) |_map_width = 250 px | official_languages = Tiếng Thụy_Điển ( de facto ) ³Ngôn_ngữ_thiểu_số chính_thức : Phần LanTiếng_SamiTiếng DiganTiếng_Yiddish | ethnic_groups = Không có số_liệu thống_kê chính_thức |_demonym = |_capital = Stockholm |_coordinates = |_largest_city = thủ_đô | government_type = Đơn_nhất quân_chủ_lập_hiến đại_nghị_chế | |_leader_title1 =_Quốc_vương | leader_name1 = Carl_XVI Gustaf |_leader_title2 = Chủ_tịch Quốc_hội |_leader_name2 = Andreas_Norlén |_leader_title3 = Thủ_tướng |_leader_name3 = Ulf_Kristersson |_legislature = Riksdag đơn_viện |_sovereignty_type = Hình_thành | established_event1_= Vương_quốc thống_nhất |_established_date1 = Đầu thế_kỷ XII |_established_event2 = Liên_minh Kalmar |_established_date2 = 1397 – 1523 |_established_event3 = Thụy Điển-Na_Uy | established_date3 = 4 tháng 11 năm 1814 – tháng 8 năm 1905 |_established_event4 = Gia_nhập Liên_minh châu_Âu | established_date4 = 1 tháng 1 năm 1995 |_area_km2 = 450.295 |_area_sq_mi = 175.896 |_area_rank = 55 | area_magnitude = 1 E11 |_percent_water = 8.67 |_population_census = 10.053.061 |_population_census_year = 2017 |_population_census_rank = 89 |_population_density_km2 = 22 |_population_density_rank = 196 |_GDP_PPP_year = 2016 | GDP_PPP = |_GDP_PPP_rank = 34 |_GDP_PPP_per_capita = 49.678 USD |_GDP_PPP_per_capita_rank = 17 |_GDP_nominal_year = 2016 |_GDP_nominal = |_GDP_nominal_rank = 21 |_GDP_nominal_per_capita = 51.603 USD |_GDP_nominal_per_capita_rank = 11 |_Gini = 28,0_| Gini_year = 2017 |_Gini_change = increase |_Gini_ref = |_Gini_rank = |_HDI = 0,933_| HDI_year = 2017 |_HDI_change = increase |_HDI_ref = |_HDI_rank = 7 |_currency = Krona ( kr ) |_currency_code = SEK |_time_zone = CET | utc_offset = + 1 | utc_offset_DST = + 2 | drives_on = phải |_date_format = nn / tt / nnnn ( AD ) | cctld = . se | calling_code = + 46 |_iso3166code = SE_| ISO_3166 – 1 _alpha2 = |_ISO_3166 – 1 _alpha3 = |_sport_code = |_vehicle_code = |_footnotes = ¹ För_Sverige – i_tiden ( tiếng Thụy_Điển : Cho Thụy_Điển – theo thời_gian ) được Carl_XVI Gustaf sử_dụng là khẩu_hiệu cá_nhân làm vai_quốc_vương . ² Không có nghị_quyết nào tuyên_bố rằng bản_nhạc này là quốc_ca . ³ Xem đoạn về ngôn_ngữ . | Bản_đồ 2 = EU-Sweden . svg | Chú_thích bản_đồ = Vị_trí Thụy_Điển trên thế_giới | Chú_thích bản_đồ 2 = |_GDP_PPP = |_today = }_} Thụy_Điển ( , , tiếng Anh : Sweden ) , tên chính_thức là Vương_quốc Thụy_Điển ( , tiếng Anh : Kingdom of_Sweden ) , là một quốc_gia ở Bắc_Âu , giáp Na_Uy ở phía Tây và Phần_Lan ở phía Đông_Bắc , nối với Đan_Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam , phần biên_giới còn lại giáp Biển_Baltic và Biển_Kattegat . Với diện_tích 449 964 km² , Thụy_Điển là nước_lớn thứ ba trong Liên_minh châu_Âu , với dân_số 10.2 triệu người , trong đó có khoảng 2,4 triệu người được sinh ra ở nước_ngoài . Thụy_Điển có mật_độ dân_số thấp với 21 người / km² nhưng lại tập_trung cao ở nửa phía Nam của đất_nước . Khoảng 85 % dân_số sống ở thành_thị và theo dự_đoán con_số này sẽ tăng dần vì quá_trình đô_thị hóa đang diễn ra . Thủ_đô của Thụy_Điển là Stockholm , đây cũng là thành_phố lớn nhất nước . Thành_phố lớn thứ hai là Göteborg với dân_số khoảng 500.000 người và 900.000 người trên tổng_vùng . Thành_phố lớn thứ ba là Malmö với dân_số khoảng 260.000 người và 650.000 người ở tổng_vùng . Ngày_nay , Thụy_Điển là một nước quân_chủ_lập_hiến với thể_chế đại_nghị . Quyền_lực lập_pháp của đất_nước thuộc về Quốc_hội ( Riksdag ) đơn_viện gồm 349 đại_biểu . Quyền hành_pháp được thực_hiện bởi chính_phủ do thủ_tướng chủ_trì . Thụy_Điển là một nhà_nước đơn_nhất , được chia thành 21 hạt và 290 đô_thị . Một nhà_nước độc_lập của Thụy_Điển đã xuất_hiện trong đầu thế_kỷ 12 . Sau khi đại_dịch Cái Chết_Đen bùng_nổ vào giữa thế_kỷ 14 giết chết khoảng một_phần_ba dân_số Scandinavia , Liên_minh Hanse xuất_hiện và trở_thành mối đe_dọa đối_với văn_hóa , tài_chính và ngôn_ngữ của người Scandinavia . Điều này dẫn đến việc hình_thành Liên_minh_Kalmar giữa các nước Scandinavia vào năm 1397 , tuy_vậy sau đó Thụy_Điển đã rời bỏ Liên_minh vào năm 1523 . Khi Thụy_Điển tham_gia vào_cuộc Chiến_tranh Ba_mươi năm bên phe Tân_giáo , họ bắt_đầu quá_trình mở_rộng lãnh_thổ của mình và sau đó không lâu Đế_chế Thụy_Điển đã được hình_thành , trở_thành một trong những thế_lực hùng_mạnh nhất của châu_Âu cho đến đầu thế_kỷ 18 . Lãnh_thổ của Thụy_Điển nằm ngoài bán_đảo Scandinavia đã dần_dần bị mất trong thế_kỷ 18 và thế_kỷ 19 . Nửa phía Đông của Thụy_Điển ( Phần_Lan ngày_nay ) , rơi vào tay Đế_quốc Nga năm 1809 . Cuộc chiến_tranh cuối_cùng Thụy_Điển tham_gia trực_tiếp vào năm 1814 , khi Thụy_Điển sử_dụng quân_sự ép_Na_Uy nhập vào Liên_minh Thụy_Điển và Na_Uy , một liên_minh tồn_tại đến tận năm 1905 . Kể từ đó , Thụy_Điển là một nước hòa_bình , áp_dụng chính_sách đối_ngoại không liên_kết vào thời_bình và chính_sách trung_lập thời_chiến . Thụy Điển_giữ vai_trò trung_lập trong cả hai cuộc chiến_tranh thế_giới và Chiến_tranh Lạnh , mặc_dù từ năm 2009 Thụy_Điển đã chuyển sang hợp_tác công_khai với NATO. Sau khi kết_thúc Chiến_tranh Lạnh , Thụy_Điển gia_nhập Liên_minh châu_Âu vào ngày 1 tháng 1 năm 1995 , nhưng đã từ_chối trở_thành một thành_viên của NATO , cũng như từ_chối gia_nhập Khu_vực đồng euro sau một cuộc trưng_cầu_dân_ý . Thụy_Điển hiện là thành_viên của nhiều tổ_chức như Liên_Hợp_Quốc , Hội_đồng Bắc_Âu , Hội_đồng Châu_Âu , Tổ_chức Thương_mại_Thế_giới và Tổ_chức Hợp_tác và Phát_triển Kinh_tế ( OECD ) . Thụy_Điển là một nước có nền kinh_tế phát_triển cao , duy_trì một hệ_thống phúc_lợi xã_hội rộng_rãi theo mô_hình Bắc_Âu , cung_cấp dịch_vụ chăm_sóc sức_khỏe tổng_quát và giáo_dục đại_học miễn_phí cho người_dân . Thụy_Điển đứng thứ 11 thế_giới về thu_nhập bình_quân đầu người , ngoài_ra nước này cũng đạt thứ_hạng cao trong nhiều bảng xếp_hạng quốc_tế , đặc_biệt là về chất_lượng cuộc_sống , y_tế , giáo_dục , bảo_vệ_tự_do dân_sự , cạnh_tranh kinh_tế , bình_đẳng , thịnh_vượng và phát_triển con_người . Từ_nguyên Tên gọi của Thụy_Điển trong tiếng Việt bắt_nguồn từ tiếng Trung . Trong tiếng Anh , Thụy_Điển được gọi_là " Sweden " . Bằng tiếng Trung , " Swe-den " được phiên_âm là " 瑞典 " ( pinyin : " Ruì_diǎn " ) . " 瑞典 " có âm_Hán Việt là " Thụy_Điển " . Tên gọi Thụy_Điển ( Sweden ) được mượn từ tiếng Hà_Lan trong thế_kỉ 17 nói tới Thụy_Điển như một cường_quốc mới nổi . Trước khi đế_quốc Thụy_Điển bành_trướng , tiếng Anh hiện_đại thời_kì đầu sử_dụng từ Swedeland . Sweden ( Thụy_Điển ) được bắt_nguồn từ sự tái_tạo từ tiếng Anh cổ_Swēoþēod , có nghĩa là dân_Swedes ( Old Norse_Svíþjóđ , Latin_Suetidi ) . Từ đó nguồn_gốc từ Sweon / Sweonas ( Old Norse_Sviar , Latin_Suiones ) . Người Thụy_Điển ( Swedish ) gọi_là Sverige , nghĩa_là vương_quốc của người Swedes ( Thụy_Điển ) . Biến_thể của tên Sweden ( Thụy_Điển ) được sử_dụng trong hầu_hết các ngôn_ngữ , ngoại_trừ tiếng Đan_Mạch và tiếng Na_Uy sử_dụng từ Sverige , tiếng Faroese dùng từ Svøríki , tiếng Iceland_Svíþjóđ , và ngoại_lệ đáng chú_ý hơn của một_số ngôn_ngữ Finnic nơi mà từ Ruotsi ( tiếng Phần_Lan ) và Rootsi ( tiếng Estonia ) được sử_dụng , những cái tên thường được coi là đề_cập đến những người từ các khu_vực ven biển của Roslagen , Uppland ( thuộc Thụy_Điển ) , những người được biết đến với cái tên Rus , và thông_qua họ có liên_quan về mặt từ_ngữ với tên tiếng Anh của Russia ( Nga ) . Lịch_sử Vào cuối thời_kỳ băng_hà ( khoảng 12.000 TCN ) , những người đầu_tiên đã bắt_đầu di_dân đến các vùng ven biển bằng đường_bộ ở giữa Đức và Scania ( miền Nam Thụy_Điển ngày_nay ) . Các di_chỉ khảo_cổ lâu_đời nhất có niên_đại vào_khoảng 13.000 năm trước_đây được tìm thấy ở vùng Scania . Khi con đường_bộ này biến mất vào_khoảng 5.000 năm TCN miền Trung và vùng ven biển của Thụy_Điển đã có dân_cư . Cũng theo các di_chỉ khảo_cổ , trong thời_gian từ Công_Nguyên cho đến năm 400 đã có một nền thương_mại phát_đạt với Đế_quốc La_Mã . Vùng_Scandinavia được nhắc đến lần đầu_tiên trong các văn_kiện của La_Mã từ năm 79 như trong Naturalis_Historiae của Gaius Plinius_Secundus hay trong De_Origine et situ Germanorum của Gaius Cornelius_Tacitus . Đầu thế_kỷ XI , vương_quốc này là một liên_minh lỏng_lẻo của các vùng tự_trị với các hội_đồng , luật_lệ và tòa_án riêng_biệt , chỉ được liên_kết với nhau qua cá_nhân của vị vua có quyền_lực tương_đối ít . Vương_quốc thật_ra được thành_lập trong thời_kỳ Trung_Cổ , giữa năm 1000 và 1300 , đồng_thời với việc theo Công_giáo . Sau năm 1000 danh_hiệu vua bắt_đầu thành_hình ở Götaland ( miền nam Thụy_Điển ) và ở Svealand ( miền trung Thụy_Điển ) . Ban_đầu chức_vị này thường hay bị tranh_cãi , không bền_vững và thường chỉ có tầm quan_trọng trong vùng . Dưới thời của Birger_Jarl , người có quan_hệ mật_thiết với anh rể của ông là vua Erik_Eriksson , bắt_đầu có những cải_cách xã_hội và chính_trị rộng_lớn , mang lại một quyền_lực tập_trung và một xã_hội được tổ_chức theo gương của các quốc_gia phong_kiến châu_Âu . Năm 1388 , nữ_hoàng Đan_Mạch Margarethe I được một phái quý_tộc chống_đối_công_nhận là người trị_vì Thụy_Điển . Năm 1397 cháu của Margarethe là Erik của Pommern lên_ngôi vua trị_vì 3 vương_quốc Đan_Mạch , Na_Uy và Thụy_Điển , thành_lập Liên_minh Kalmar . Năm 1611 , sau khi vua cha qua_đời , Gustav II Adolf lên_ngôi lúc 17 tuổi , bắt_đầu thời_kỳ Thụy_Điển vươn lên trở_thành cường_quốc . Ông tham_chiến trong nhiều cuộc chiến_tranh thời đó . Vào năm 1700 , ba nước láng_giềng là Đan_Mạch , Ba_Lan và Nga mở_đầu cuộc Đại_chiến_Bắc_Âu ( 1700 - 1721 ) chống lại Thụy_Điển . Vua Karl_XII của Thụy_Điển lần_lượt đánh tan_tác_quân Đan_Mạch , quân_Nga và cả quân Ba_Lan . Nhưng vào năm 1709 , một vị vua lớn trong lịch_sử Nga là Pyotr_Đại_Đế đánh tan tác_quân Thụy_Điển trong trận Poltava ( 1709 ) . Vua Karl_XII chết vào năm 1718 , và rồi Thụy_Điển không còn là cường_quốc nữa , mất đất về tay Đế_quốc_Nga và Vương_quốc_Phổ . Tuy_thế , chính_phủ Thụy_Điển vẫn mong_muốn lập lại vai_trò liệt_cường của đất_nước . Họ đẩy đất_nước vào_cuộc chiến_tranh với quân_Nga trong thập_niên 1740 , kết_quả là quân Thụy_Điển lại bại_trận . Từ đó , Nga_hoàng càng can_thiệp vào nội_bộ Thụy_Điển Trong cuộc_Chiến_tranh Bảy năm ( 1756 - 1763 ) , Thụy_Điển tham_chiến trong liên_quân Áo - Pháp - Nga , để đánh nước Phổ với mong_muốn giành lại tỉnh Pomerania . Nhưng một vị vua lớn trong lịch_sử Phổ là Friedrich II Đại_Đế đã đấu_tranh anh_dũng , sau_cùng liên_quân dần_dần tan_rã và quân Thụy_Điển cũng phải rút_lui . Trong cuộc cuộc_chiến chống Nga ( 1788 – 1790 ) của vua Gustav III , Quân_đội Thụy_Điển_gặt không ít rắc_rối và cũng chẳng nhận được một vùng_đất nào .. Không_những vậy , cuộc chiến_tranh chống Napoléon của vua Gustav_IV Adolf còn gây cho Thụy_Điển nhiều thiệt_hại hơn . Do Nga_hoàng_Aleksandr I lúc đó liên_minh với Napoléon ( 1807 ) , quân_Nga đánh_đuổi quân Thụy_Điển ra khỏi xứ Phần_Lan , và điều này khiến một nhóm quý_tộc Thụy_Điển nổi_điên lật_đổ vua Gustav_IV Adolf vào năm 1809 . Vào năm 1813 , Thụy_Điển tham_chiến trong liên_quân chống Pháp - một liên_minh có cả Nga và Phổ ; sau khi Hoàng_đế Napoléon đại_bại trong trận Leipzig , vua Karl_XIV Johan còn lâm_chiến với Đan_Mạch . Trong Hiệp_ước Kiel năm 1814 Đan_Mạch bắt_buộc phải nhượng Na_Uy để đổi lại phần đất Vorpommern của Thụy_Điển . Khi Na_Uy tuyên_bố độc_lập sau đó , trong một cuộc_chiến ngắn_ngủi và gần như không đổ_máu vua Karl_XIV Johan đã thành_công trong việc ép_buộc thành_lập liên_minh Thụy_Điển – Na_Uy mà trong đó Na_Uy vẫn là một vương_quốc riêng_biệt . Sau cuộc chiến_tranh cuối_cùng này Karl XIV_Johan đã áp_dụng một chính_sách hòa_bình nhất_quán , là cơ_sở cho nền trung_lập của Thụy_Điển . Thời_gian 200 năm hòa_bình của Thụy_Điển_tính từ thời_điểm này cho đến nay là độc_nhất trên toàn thế_giới ngày_nay . Dân_số Thụy_Điển tăng rõ_rệt trong thế_kỷ XIX , từ năm 1750 đến 1850 dân_số đã tăng gấp đôi . Nhiều người ở vùng nông_thôn , là nơi cư_ngụ của đa_phần người_dân , không có việc_làm , đi đến nghèo_nàn và nghiện rượu . Vì_thế trong thời_gian từ 1850 đến 1910 đã có một cuộc di_dân lớn mà chủ_yếu là đến Mỹ . Mặc_dầu vậy khi cuộc Cách_mạng công_nghiệp bắt_đẩu tiến_triển tại Thụy_Điển , người_dân từng bước gia_nhập vào thành_phố và tổ_chức các công_đoàn xã_hội_chủ_nghĩa . Một cuộc cách_mạng của những người theo chủ_nghĩa_xã_hội đang đe_dọa xảy ra được tránh khỏi vào năm 1917 , sau đó là việc tái thành_lập chế_độ nghị_viện và quốc_gia này trở_thành dân_chủ . Trong thế_kỷ XX , Thụy_Điển trung_lập trong Chiến_tranh thế_giới thứ nhất và Chiến_tranh thế_giới thứ hai , mặc_dầu là sự trung_lập của quốc_gia này trong Chiến_tranh thế_giới thứ hai vẫn còn bị tranh_cãi . Thụy_Điển tiếp_tục trung_lập trong cuộc Chiến_tranh Lạnh và cho đến ngày_nay , vẫn không là thành_viên của một liên_minh quân_sự nào . Sau Chiến_tranh thế_giới thứ hai , nhờ nguồn tài_nguyên thiên_nhiên không bị tàn_phá , Thụy_Điển đã có_thể phát_triển ngành công_nghiệp cung_cấp cho công_cuộc tái xây_dựng châu_Âu và vì_thế trở_thành một trong những quốc_gia giàu_có nhất trên thế_giới vào thập_niên 1960 . Khi các nền kinh_tế khác bắt_đầu vững_mạnh , Thụy_Điển tuy đã bị vượt qua vào thập_niên 1970 nhưng vẫn thuộc về các quốc_gia đứng đầu về mặt hạnh_phúc của người_dân . Ngày 19 tháng 12 năm 1946 , Thụy_Điển gia_nhập Liên_Hợp_Quốc , tháng 11 năm 1959 gia_nhập Hiệp_hội mậu_dịch tự_do châu_Âu ( EFTA ) . Dưới triều vua Gustavus_V ( 1907 - 1950 ) , kinh_tế phát_triển thịnh_vượng chưa từng có . Thụy_Điển duy_trì tính trung_lập trong Chiến_tranh thế_giới thứ_I. Một lần nữa , Thụy_Điển vẫn giữ vai_trò trung_lập trong Chiến_tranh thế_giới thứ_II. Đảng Dân_chủ xã_hội liên_tục cầm_quyền dưới thời Thủ_tướng Per Albin_Hasson ( 1932 - 1946 ) , Thủ_tướng Tage_Erlander ( 1946 - 1969 ) . Kinh_tế vẫn phát_triển và mô_hình Thụy_Điển tiếp_tục được củng_cố . Tuy_nhiên , dưới thời Thủ_tướng Olof_Palme ( 1969 - 1979 ) , Chính_phủ phải đương_đầu vớị cuộc khủng_hoảng_kinh_tế - xã_hội . Năm 1976 , phe bảo_thủ lên cầm_quyền . Năm 1982 , O._Palme trở_lại giữ chức Thủ_tướng . Palme bị Ám_sát năm 1986 , Ingvar_Carlsson trở_thành người kế_nhiệm . Năm 1991 , lãnh_đạo phe bảo_thủ , Carl_Bildt , trở_thành Thủ_tướng . Năm 1994 , Đảng Dân_chủ Xã_hội trở_lại cầm_quyền . Năm 1995 , Thụy_Điển gia_nhập Liên_hiệp châu_Âu , nhưng từ_chối thông_qua việc sử_dụng đồng euro năm 1999 . Trong những thập_kỷ gần đây , Thụy_Điển đã trở_thành một quốc_gia đa_dạng về văn_hóa do làn_sóng nhập_cư ồ_ạt vào quốc_gia này ; trong năm 2013 , người ta ước_tính rằng 15 % dân_số Thụy_Điển_sinh ra ở nước_ngoài . Dòng người nhập_cư đã mang lại những thách_thức mới về xã_hội . Nhiều sự_cố bạo_lực đã xảy ra có liên_quan đến những người nhập_cư trong đó có cuộc bạo_loạn tại Stockholm năm 2013 xảy ra sau vụ_việc một người nhập_cư Bồ_Đào_Nha_già bị bắn chết bởi một viên cảnh_sát . Để đối_phó với những sự_kiện bạo_lực này , đảng_Dân_chủ Thụy_Điển , một đảng đối_lập có lập_trường chống người nhập_cư , đã thúc_đẩy các chính_sách chống nhập_cư của họ , trong khi phe đối_lập cánh_tả đổ lỗi cho sự bất_bình_đẳng ngày_càng tăng do những chính_sách kinh_tế xã_hội sai_lầm của chính_phủ trung_hữu . Thụy_Điển đã bị ảnh_hưởng nặng_nề bởi cuộc khủng_hoảng di_cư châu_Âu năm 2015 , tình_trạng này cuối_cùng cũng đã buộc chính_phủ nước này phải thắt chặt hơn các quy_định về nhập_cư . Chính_trị Thụy_Điển có bốn đạo_luật cơ_bản ( ) kết_hợp với nhau hình_thành nên hiến_pháp của đất_nước , bao_gồm : Văn_kiện của chính_phủ ( ) , Đạo_luật Kế_vị ( ) , Đạo_luật về quyền tự_do báo_chí ( ) , Luật_Cơ_bản về quyền tự_do ngôn_luận ( ) . Petersson : pp . 38 – 40 . Thụy_Điển là một nhà_nước quân_chủ_lập_hiến với Vua Carl XVI_Gustaf là người đứng đầu nhà_nước kể từ năm 1973 , song vai_trò của quốc_vương chỉ giới_hạn trong các chức_năng nghi_lễ và đại_diện . Theo quy_định của Văn_kiện Chính_phủ năm 1974 , nhà_vua không có bất_kỳ quyền_lực chính_trị chính_thức nào . Nhà_vua là người mở phiên họp Quốc_hội hàng năm , tổ_chức Hội_đồng_Thông_tin thường_kỳ với Thủ_tướng và Chính_phủ , chủ_trì các cuộc họp của Hội_đồng Tư_vấn Ngoại_giao ( Tiếng Thụy_Điển : Utrikesnämnden ) và là người tiếp_nhận quốc_thư của các đại_sứ nước_ngoài gửi tới Thụy_Điển cũng như đóng_dấu quốc_thư gửi ra nước_ngoài . Ngoài_ra , nhà_Vua cũng là người thanh_toán chi_phí cho những chuyến thăm_cấp nhà_nước ở nước_ngoài và tiếp_đón khách nước_ngoài với tư_cách là chủ nhà . Ngoài những nhiệm_vụ chính_thức , Vua và những thành_viên khác trong gia_đình hoàng_gia cũng thực_hiện một loạt các nhiệm_vụ đại_diện không chính_thức khác cả ở trong nước và ngoài nước . Cơ_quan lập_pháp là Riksdag ( tức Quốc_hội ) chỉ có một viện bao_gồm 349 đại_biểu và được bầu 4 năm một lần , đứng đầu bởi một Chủ_tịch . Các cuộc tổng_tuyển_cử được tổ_chức bốn năm một lần , vào ngày chủ_nhật thứ hai của tháng chín . Luật_pháp có_thể được soạn_thảo bởi chính_phủ hoặc bởi thành_viên của Riksdag . Các thành_viên của Riksdag được bầu lên theo cơ_sở đại_diện tỷ_lệ cho một nhiệm_kỳ bốn năm . Các đạo_luật cơ_bản chỉ có_thể được thay_đổi nếu đạt được sự đồng_thuận bởi Riksdag . Chính_phủ Thụy_Điển ( ) nắm vai_trò hành_pháp , bao_gồm một vị thủ_tướng được bổ_nhiệm hoặc miễn_nhiệm bởi Chủ_tịch Riksdag ( dựa trên một cuộc bỏ_phiếu bởi các thành_viên của Riksdag ) và các bộ_trưởng ( ) , được bổ_nhiệm hoặc bị sa_thải tùy thuộc vào quyết_định của thủ_tướng . Chính_phủ là cơ_quan hành_pháp tối_cao và chịu trách_nhiệm về mọi hành_động của mình trước Quốc_hội . Cơ_quan tư_pháp của Thụy_Điển hoàn_toàn độc_lập với Quốc_hội , chính_phủ và các cơ_quan_hành_chính nhà_nước . Vai_trò của việc xem_xét pháp_lý về pháp_luật không được thực_hiện bởi các tòa_án ; mà thay vào đó , Hội_đồng Pháp_luật đưa ra những ý_kiến không ràng_buộc về tính hợp_pháp . Tòa_án không bị ràng_buộc bởi tiền lệ_pháp , mặc_dù nó có ảnh_hưởng . Tại Thụy_Điển có nguyên_tắc công_khai , tức_là giới báo_chí và tất_cả các cá_nhân đều có_thể xem các văn_kiện của công_sở nhà_nước , ngoại_trừ một số_ít trường_hợp đặc_biệt . Không một người nào phải nêu lý_do tại_sao muốn xem một văn_kiện nhất_định và cũng không phải trình chứng_minh_thư . Một điều đặc_biệt khác là hệ_thống các thanh_tra_viên ( ombudsman ) . Những người này bảo_vệ quyền_lợi của cá_nhân trong khi họ tiếp_xúc với chính_quyền và theo_dõi việc thi_hành các luật_lệ quan_trọng . Người công_dân khi cho rằng bị đối_xử không công_bằng có_thể tìm đến thanh_tra_viên , những người sẽ điều_tra trường_hợp này và có_thể mang vụ_việc ra trước tòa_án với tư_cách là nguyên_cáo đặc_biệt . Đồng_thời họ cũng có nhiệm_vụ cộng_tác với các cơ_quan nhà_nước để nắm_bắt tình_hình trong phạm_vi của họ , thi_hành các công_tác giải_thích và đưa ra những đề_nghị thay_đổi luật_lệ . Bên_cạnh những thanh_tra_viên về luật_pháp còn có thanh_tra_viên của người tiêu_dùng , thanh_tra_viên về trẻ_em , thanh_tra_viên về quyền bình_đẳng và các thanh_tra_viên về phân_biệt đối_xử chủng_tộc và phân_biệt đối_xử vì các khuynh_hướng tình_dục . Trong một thời_gian dài Thụy_Điển đã được xem như là một nước dân_chủ xã_hội điển_hình và nhiều người theo cánh_tả ở châu_Âu đã xem Thụy_Điển như_là một thí_dụ điển_hình cho một " con đường thứ ba " , kết_hợp giữa chủ_nghĩa_xã_hội và kinh_tế_thị_trường . Vào ngày 14 tháng 9 năm 2003 , việc đưa đồng euro vào sử_dụng làm_tiền_tệ quốc_gia được biểu_quyết tại Thụy_Điển . Những người hoài_nghi euro đã thắng thế ( tỷ_lệ đi bầu : 81,2 % , kết_quả bầu_cử : 56,1 % chống , 41,8 % thuận , 2,1 % phiếu trắng và 0,1 % phiếu không hợp_lệ ) . Đảng chính_trị và các cuộc bầu_cử Đảng Dân_chủ Xã_hội Thụy_Điển đã đóng một vai_trò chủ_đạo trong nền chính_trị Thụy_Điển kể từ năm 1917 , thời_điểm những người_dân_chủ xã_hội đã khẳng_định được sức_mạnh của mình và những người cách_mạng cánh_tả thành_lập đảng_phái riêng của họ . Kể từ năm 1932 tới nay , hầu_hết các chính_phủ nắm quyền ở Thụy_ĐIển đều chịu sự chi_phối của Đảng Dân_chủ Xã_hội . Trong các cuộc tổng_tuyển_cử kể từ sau thế_chiến II cho tới nay , các đảng_phái cánh_hữu chỉ có 5 lần đạt đủ số ghế trong Quốc_hội để có_thể lập thành chính_phủ Trong hơn 50 năm , Thụy_Điển chỉ có 5 đảng liên_tục nhận được đủ số phiếu bầu để giành được ghế trong Quốc_hội - đó là Đảng Dân_chủ Xã_hội , Đảng Ôn_hòa , Đảng Trung_tâm , Đảng_Nhân_dân Tự_do và Đảng Cánh_tả — trước khi Đảng_Xanh trở_thành đảng thứ 6 có ghế trong Quốc_hội sau cuộc bầu_cử năm 1988 . Trong cuộc bầu_cử năm 1991 , trong khi Đảng_Xanh bị mất ghế , thì lại có hai đảng mới giành được ghế lần đầu_tiên : Đảng Dân_chủ Thiên_chúa_giáo và Đảng Dân_chủ_Mới . Cuộc bầu_cử năm 1994 đã chứng_kiến sự trở_lại của Đảng_Xanh và sự sụp_đổ của Đảng Dân_chủ mới . Mãi cho đến khi cuộc bầu_cử vào năm 2010 mới có một đảng thứ tám , đảng_Dân_chủ Thụy_Điển , giành được ghế trong Riksdag . Trong cuộc tổng_tuyển cử năm 2014 , 4 đảng trung_hữu là Đảng Ôn_hòa , Đảng_Nhân_dân Tự_do , Đảng Trung_tâm và Đảng Dân_chủ Thiên_chúa_giáo đã tiếp_tục hợp_thành một liên_minh cánh_hữu có tên gọi_là Liên_minh Thụy_Điển , với hi_vọng có lần thứ ba liên_tiếp thắng_lợi cuộc bầu_cử ( Ở hai cuộc bầu_cử trước đó , Liên_minh này đều đã chiến_thắng và thành_lập được chính_phủ ) . Ở chiều ngược_lại , ba đảng lớn nhất của phe cánh_tả ( Đảng Dân_chủ Xã_hội , Đảng_Xanh , và Đảng Cánh_tả ) lại tham_gia chiến_dịch bầu_cử này hoàn_toàn độc_lập chứ không còn liên_minh với nhau như cuộc bầu_cử năm 2010 . Ngoài_ra bên cánh_hữu còn có Đảng Dân_chủ Thụy_Điển là đảng cực_hữu , đảng này không lập liên_minh với bất_kỳ đảng nào khác . Kết_quả chung_cuộc ba đảng cánh_tả lớn nhất đã vượt qua Liên_minh Thụy_Điển , với cách_biệt là 159 ghế và 141 ghế . Đảng Dân_chủ Thụy_Điển nhận được sự ủng_hộ lớn gấp đôi so với cuộc bầu_cử trước đó khi giành được 49 ghế còn lại . Fredrik_Reinfeldt , Thủ_tướng đương_nhiệm thuộc Liên_minh Thụy_Điển , đã không_thể có nhiệm_kỳ thứ ba liên_tiếp nắm quyền . Vào ngày 3 tháng 10 , ông được thay_thế bởi Stefan_Löfven , người đã thành_lập một chính_phủ thiểu_số bao_gồm các thành_viên của đảng_Dân_chủ Xã_hội và Đảng_Xanh . Tỉ_lệ cử_tri đi bầu_cử ở Thụy_Điển luôn_luôn cao so với tiêu_chuẩn quốc_tế . Mặc_dù đã có sự suy_giảm trong một_vài thập_kỳ qua , những cuộc bầu_cử gần đây đã ghi_nhận tỉ_lệ cử_tri đi bầu ngày_càng tăng ( 80.11 % trong năm 2002 , 81.99 % vào năm 2006 , 84.63 % trong năm 2010 và 85.81 trong năm 2014 . Các chính_trị_gia Thụy_Điển luôn nhận được sự tin_tưởng cao từ các công_dân kể từ những năm 1960 . Tuy_nhiên , mức_độ tin_tưởng đó đã giảm dần , và hiện đang ở mức thấp hơn đáng_kể so với các nước láng_giềng Scandinavia . Phân_chia hành_chính Vương_quốc này được chia thành 21 hạt ( län ) . Các nhiệm_vụ quản_lý_nhà_nước ở cấp tỉnh được thống_đốc ( hoặc thủ_hiến ) ( landshövding ) và chính_quyền cấp tỉnh ( länsstyrelse ) thi_hành . Theo truyền_thống Thụy_Điển được chia ra thành ba vùng ( landsdelar ) là Götaland , Svealand và Norrland . Vùng lịch_sử thứ tư của Thụy_Điển cho đến năm 1809 là Österland , thuộc nước Phần_Lan ngày_nay . Cho đến cuộc cải_cách hành_chính do Axel_Oxenstierna tiến_hành năm 1634 các vùng này được chia là 25 khu_vực ( landskap ) 21 đơn_vị hành_chính chính_thức ( län ) không hoàn_toàn trùng_hợp với các khu_vực trên là : Thành_phố lớn nhất là thủ_đô Stockholm . Các thành_phố quan_trọng khác là Göteborg , Malmö , Uppsala , Linköping , Västerås , Örebro và Norrköping . Nói_chung Thụy_Điển có_thể được chia ra làm vùng phía Nam đông dân_cư và phát_triển nhiều hơn là vùng_miền Bắc rất ít dân_cư . Miền_Bắc bắt_đầu từ phía bắc của các thành_phố Borlänge , Falun và Gävle , khoảng trên đường nối_Söderhamn-Mora . Vào_khoảng năm 1900 miền Bắc Thụy_Điển bắt_đầu được khai_thác . Trong thời_gian từ năm 1907 đến 1937 đường_sắt Thụy_Điển được xây_dựng giữa Kristinehamn và Gällivare nhằm để đẩy_mạnh công_cuộc khai_thác này . Việc tự quản_lý ở cấp làng_xã được phân_chia thành 2 cấp : các nhiệm_vụ của làng_xã như hệ_thống trường_học , phục_vụ xã_hội , chăm_sóc người già và trẻ_em và hạ_tầng_cơ_sở của làng_xã thuộc về nhiệm_vụ của 289 làng ( kommun ) , các khu_vực vượt quá khả_năng của từng làng_xã một như hệ_thống y_tế , giao_thông trong vùng , kế_hoạch hóa giao_thông , ... thuộc về quyền_hạn của các hội_đồng tỉnh ( landsting ) . Làng_xã và các hội_đồng tỉnh dùng thuế_thu_nhập , các khoản thu khác và trợ_cấp quốc_gia để chi_phí cho các hoạt_động này . Quân_đội Luật_pháp được thực_thi ở Thụy_Điển bởi các cơ_quan của chính_phủ . Cảnh_sát Thụy_Điển là cơ_quan của Chính_phủ liên_quan đến các vấn_đề của cảnh_sát . Lực_lượng Đặc_Nhiệm Quốc_gia là một đơn_vị SWAT quốc_gia trực_thuộc Bộ Cảnh_Sát . Trách_nhiệm của Cơ_quan An_ninh Thụy_Điển là các hoạt_động chống gián_điệp , chống khủng_bố , bảo_vệ hiến_pháp và bảo_vệ người_dân . Försvarsmakten ( lực_lượng_vũ_trang Thụy_Điển ) trực_thuộc Bộ Quốc_phòng Thụy_Điển , chịu trách_nhiệm về hoạt_động trong thời_bình của lực_lượng_vũ_trang Thụy_Điển . Nhiệm_vụ chính của cơ_quan là đào_tạo và triển_khai lực_lượng hỗ_trợ hòa_bình ở nước_ngoài , đồng_thời duy_trì khả_năng tập_trung dài_hạn vào việc bảo_vệ Thụy_Điển trong trường_hợp chiến_tranh . Lực_lượng_vũ_trang được chia thành Lục_quân , Không_quân và Hải_quân . Người đứng đầu lực_lượng_vũ_trang là Tư_lệnh tối_cao ( Överbefälhavaren , ÖB ) , sĩ_quan cao_cấp nhất trong cả nước . Cho tới năm 1974 , nhà_vua là Tư_lệnh tối_cao của quân_đội , nhưng trên thực_tế trong suốt thế_kỷ 20 nhà_vua hoàn_toàn không nắm vai_trò lãnh_đạo quân_sự . Cho đến thời_điểm kết_thúc Chiến_tranh Lạnh , hầu_hết nam_giới ở Thụy_Điển đều phải thực_hiện nghĩa_vụ_quân_sự bắt_buộc khi họ đủ tuổi . Đến ngày 1 tháng bảy , năm 2010 Thụy_Điển bãi_bỏ chế_độ nghĩa_vụ_quân_sự bắt_buộc , chuyển sang chế_độ nghĩa_vụ_quân_sự tự_nguyện . Điều này khiến cho tổng_số quân hiện_dịch của lực_lượng_vũ_trang Thụy_Điển chỉ còn khoảng 60.000 người . Con_số này thua xa những năm 1980 thời_điểm trước sự sụp_đổ của Liên_Xô , với 1,000,000_quân . Tuy_nhiên , ngày 11 tháng 12 năm 2014 , do căng_thẳng ở khu_vực Baltic , chính_phủ Thụy_Điển khôi_phục lại một phần hệ_thống nghĩa_vụ_quân_sự bắt_buộc , đào_tạo bồi_dưỡng . Ngày 2 tháng 3 năm 2017 chính_phủ Thụy_Điển khôi_phục lại hoàn_toàn chế_độ nghĩa_vụ_quân_sự bắt_buộc , bắt_đầu có hiệu_lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 . Các lực_lượng Thụy_Điển đã tham_gia vào những hoạt_động gìn_giữ hòa bình tại Cộng_hòa Dân_chủ Congo , Síp , Bosnia và Herzegovina , Kosovo , Liberia , Liban , Afghanistan và Chad . Quan_hệ ngoại_giao Trong suốt thế_kỷ 20 , chính_sách đối_ngoại của Thụy_Điển dựa trên nguyên_tắc không liên_kết trong thời_bình và trung_lập trong thời_chiến . Nguyên_tắc trung_lập của Thụy_Điển đã bắt_nguồn từ thế_kỷ 19 khi đất_nước này đã không ở trong trạng_thái chiến_tranh kể từ khi kết_thúc chiến_dịch chống lại Na_Uy vào năm 1814 . Trong Thế_chiến thứ hai Thụy_Điển đứng ngoài cuộc_chiến và không gia_nhập cả hai phe Đồng_minh cũng như phe_Trục . Tuy_nhiên sự trung_lập của quốc_gia này trong Chiến_tranh thế_giới thứ hai vẫn còn đang là một chủ_đề gây tranh_cãi . Trong một_số trường_hợp , Thụy_Điển đã cho_phép quân_đội Đức_Quốc_xã sử_dụng hệ_thống đường_sắt của họ để vận_chuyển quân_đội và hàng hóa . đặc_biệt là quặng sắt từ mỏ ở phía bắc Thụy_Điển , một nguyên_liệu tối quan_trọng đối_với bộ_máy chiến_tranh của Đức . Tuy_nhiên , Thụy_Điển cũng gián_tiếp góp_phần bảo_vệ Phần_Lan trong Chiến_tranh mùa đông , và đã đồng_ý cho quân Đồng_minh được đào_tạo binh_lính Na_Uy và Đan_Mạch ở Thụy_Điển sau năm 1943 . Trong những năm đầu Chiến_tranh Lạnh , Thụy_Điển kết_hợp chính_sách không liên_kết và một sự tham_gia thấp trong các vấn_đề quốc_tế với chính_sách an_ninh dựa trên quốc_phòng mạnh_mẽ . Nhiệm_vụ của quân_đội Thụy_Điển là ngăn_chặn mọi cuộc tấn_công vào quốc_gia này . Đồng_thời , nước này duy_trì một mối quan_hệ gần_gũi không chính_thức với khối phương Tây , đặc_biệt là trong lĩnh_vực trao_đổi thông_tin tình_báo . Năm 1952 , một chiếc DC-3 của Thụy_Điển bị bắn rơi trên Biển Baltic bởi một máy_bay_phản_lực Mig-15 của Liên_Xô . Sau đó một cuộc điều_tra cho thấy chiếc máy_bay này thực_sự đã thu_thập thông_tin cho NATO._Một chiếc máy_bay khác , máy_bay tìm_kiếm và cứu_hộ Catalina , được gửi đi vài ngày sau đó và đã bị Liên_Xô bắn hạ . Thủ_tướng Olof_Palme đã có chuyến thăm chính_thức tới Cuba trong những năm 1970 , trong đó ông lên_án chính_phủ của Fulgencio_Batista và ca_ngợi những người cộng_sản cách_mạng Cuba và Campuchia trong một bài phát_biểu . Bắt_đầu từ cuối những năm 1960 , Thụy_Điển đã cố_gắng đóng một vai_trò tích_cực hơn , quan_trọng hơn và độc_lập hơn trong quan_hệ quốc_tế . Họ đã có những đóng_góp đáng_kể trong nỗ_lực giữ_gìn hòa_bình quốc_tế , đặc_biệt là thông_qua Liên_Hợp_Quốc , cũng như hỗ_trợ cho các nước nghèo thuộc thế_giới thứ ba . Vào ngày 27 tháng 10 năm 1981 , một tàu ngầm lớp Whiskey ( U 137 ) của Liên_bang Xô_viết bị mắc_cạn gần căn_cứ hải_quân tại Karlskrona ở miền nam Thụy_ĐIển . Vụ_việc đã gây ra một cuộc khủng_hoảng ngoại_giao giữa Thụy_Điển và Liên_Xô . Sau vụ ám_sát Olof_Palme năm 1986 và sự kết_thúc của Chiến_tranh Lạnh , Thụy_Điển đã thực_hiện một chính_sách đối_ngoại mang tính truyền_thống hơn . Tuy_nhiên , đất_nước vẫn hoạt_động tích_cực trong các nhiệm_vụ gìn_giữ hòa bình và duy_trì một ngân_sách đáng_kể dành cho viện_trợ nước_ngoài . Từ năm 1995 Thụy_Điển đã trở_thành một thành_viên của Liên_minh châu_Âu , và trong bối_cảnh tình_hình an_ninh thế_giới có những biến_đổi_mới , chính_sách đối_ngoại của Thụy_Điển đã có sự điều_chỉnh , qua đó Thụy_Điển đóng một vai_trò tích_cực hơn trong vấn_đề hợp_tác bảo_đảm an_ninh trên toàn châu_Âu . Thụy_Điển thiết_lập quan_hệ ngoại_giao với Việt_Nam ngày 11 tháng 1 năm 1969 . Địa_lý Thụy_Điển có biên_giới với biển Kattegatt , các quốc_gia Na_Uy và Phần_Lan và Biển_Đông ( Thụy_Điển ) . Hai đảo lớn của Biển_Đông thuộc về Thụy_Điển là Gotland ( khoảng 3.000 km² ) và Öland ( khoảng 1.300 km² ) . Ngoài_ra , Thụy_Điển còn có khoảng 221.800 đảo , làm cho đất_nước này trở_thành quốc_gia có nhiều đảo nhất thế_giới . Chiều dài lớn nhất từ Bắc đến Nam là 1.572 km , từ Đông sang Tây là 499 km . Trong khi địa_hình đất_nước phần_lớn là bằng_phẳng hay có đồi thì dọc theo biên_giới với Na_Uy là dãy núi Scandinavia ( Skanderna ) cao đến trên 2.000 m với đỉnh_cao nhất là Kebnekaise ( 2.111 m ) . Có rất nhiều vườn_quốc_gia rải_rác trên toàn nước . Địa_hình Miền_Nam và Trung_Thụy_Điển ( Götaland và Svealand ) , hai vùng mà chỉ bao_gồm 2/5 Thụy_Điển , được chia từ Nam đến Bắc ra thành 3 vùng_đất lớn . Miền_Bắc Thụy_Điển , bao_gồm 3/5 còn lại của Thụy_Điển được chia từ Đông sang Tây ra thành 3 vùng có phong_cảnh khác nhau . Phần cực_Nam , tỉnh Skåne , là phần đất nối_tiếp của vùng đồng_bằng miền Bắc nước Đức và Đan_Mạch . Điểm thấp nhất của Thụy_Điển với 2,4 m dưới mặt_biển cũng ở Schonen . Trải dài từ phía bắc của vùng này là cao_nguyên Nam Thụy_Điển , miền đất nhiều đồi với rất nhiều hồ có hình_dáng dài được hình_thành qua xói_mòn của thời_kỳ băng_hà . Vùng_đất lớn thứ ba là vùng trũng Trung_Thụy_Điển , là một vùng bằng_phẳng nhưng lại bị chia_cắt nhiều với các đồng_bằng lớn , đồi_núi , vịnh hẹp và nhiều hồ ( trong đó có 4 hồ lớn nhất Thụy_Điển là Vänern , Vättern , Mälaren và Hjälmaren ) . Phía tây của Bắc_Thụy_Điển là dãy núi Bắc_Âu , là biên_giới với Na_Uy , có chiều cao từ 1.000 m đến 2.000 m trên mực nước_biển . Trên dãy núi Bắc_Âu là ngọn núi cao nhất Thụy_Điển , ngọn núi Kebnekaise ( 2.111 m ) . Nối_liền về phía Đông là vùng_đất lớn nhất của Thụy_Điển . Dọc theo dãy núi là các vùng_cao_nguyên rộng_lớn ở độ cao 600 m đến 700 m trên mực nước_biển và chuyển_tiếp sang thành một vùng_đất có nhiều đồi với địa_thế mấp_mô thấp dần đi về phía Đông . Các mỏ lớn ( sắt , đồng , kẽm , chì ) của Thụy_Điển cũng nằm trong vùng_đất này . Các sông lớn của Thụy_Điển đều bắt_nguồn từ dãy núi Bắc_Âu và chảy gần như song_song với nhau qua các đồng_bằng về hướng Biển_Đông . Dọc theo bờ Biển_Đông là vùng_đất bằng_phẳng bị chia_cắt giữa Härnösand và Örnsköldsvik bởi một nhánh núi ( Höga_kusten ) . Các sông dài nhất của Thụy_Điển là Klarälven , Torneälv , Dalälven , Umeälv và Ångermanälven . Khí_hậu So với vị_trí địa_lý , khí_hậu của Thụy_Điển tương_đối ôn_hòa vì trước_tiên là do gần Đại_Tây_Dương với dòng hải_lưu_Gơn strim ấm_áp . Phần_lớn nước Thụy_Điển có khí_hậu ẩm , mưa nhiều và nhiệt_độ tương_đối ít thay_đổi giữa mùa đông và mùa hè . Tại miền nam Thụy_Điển , được cây lá rộng chi_phối , rừng lá kim phát_triển ở phía bắc , với thông và vân sam_thống_trị cảnh_quan . Vì Thụy_Điển nằm giữa 55 ° vĩ_độ và 69 ° vĩ_độ và một phần ở trong vòng cực_Bắc nên sự cách_biệt giữa ánh_sáng ban_ngày dài trong mùa_hè và ban_đêm dài trong mùa đông rất lớn . Ở phần phía bắc , với sự xuất_hiện của nhiều núi và biểu_hiện của khí_hậu cận cực , mùa đông_lạnh hơn và tuyết rơi nhiều hơn so với miền nam . Vào một phần của mùa hè mặt_trời sẽ xuất_hiện tới nữa đêm hoặc không lặn và vào mùa đông , mặt_trời chỉ xuất_hiện trong vài giờ hoặc không xuất_hiện . Lượng mưa trung_bình hàng năm là khoảng 1.000 mm , với lượng mưa tương_đối lớn ở phía tây cao_nguyên Småland và bờ biển phía tây . Tháng_giêng , nhiệt_độ trung_bình ban_ngày vào_khoảng 0 độ C ở phía nam , nhiệt_độ âm ở miền trung và - 16 độ C ở phía bắc . Vào tháng bảy , nhiệt_động trong bình vào_khoảng 17 - 18 độ C ở Götaland och_Svealand , và chỉ hơn 10 độ C ở phía cực bắc của Thụy_Điển . Nhiệt_độ thấp nhất được ghi_nhận ở Thụy_Điển là và ngày 2 tháng 2 năm 1966 ở Vuoggatjålme , Lappland với - 52,6_độ C. Nhiệt_độ cao nhất được ghi_nhận là 38 độ C ở Ultuna , Uppland ( ngày 9 tháng 7 năm 1933 ) và Målilla , Småland ( ngày 29 tháng 6 năm 1947 ) . Hệ_thực_vật và động_vật Miền_Bắc Thụy_Điển có nhiều rừng cây lá kim rộng_lớn , càng về phía Nam thì càng có nhiều rừng tạp . Tại miền Nam Thụy_Điển , các rừng cây lá rộng đã phải nhường chỗ cho canh_nông hay được thay_thế bằng cây lá kim vì chúng có độ tăng_trưởng nhanh hơn . Hai đảo Gotland và Öland có một hệ thực_vật đa_dạng gây nhiều ấn_tượng , đặc_biệt là có rất nhiều loài hoa_lan . Heo rừng và Hươu_đỏ ( Cervus_elaphus ) phân_bố ở đây nhiều . Heo rừng tuy đã bị tiêu_diệt trong tự_nhiên vào cuối thế_kỷ XIX nhưng sau khi thoát ra khỏi được các khu_vực cấm săn_bắn đã lại phát_triển đến một dân_số có_thể tự sống được . Các dã_thú như gấu , sói và linh_miêu đã phát_triển trở_lại trong những năm gần đây nhờ vào các quy_định bảo_vệ môi_trường nghiêm_ngặt . Năm 1910 , Thụy_Điển là quốc_gia đầu_tiên của châu_Âu thành_lập các vùng bảo_vệ thiên_nhiên và cho đến ngày hôm_nay vẫn luôn_luôn bảo_vệ thiên_nhiên của đất_nước . Người Thụy_Điển có ý_thức bảo_vệ môi_trường rất cao . Kinh_tế Thụy_Điển đứng thứ 7 thế_giới về GDP ( tổng_sản_phẩm quốc_nội ) bình_quân đầu người và công_dân nước này được hưởng một mức_sống rất cao . Kinh_tế Thụy_Điển là một nền kinh_tế hỗn_hợp theo định_hướng xuất_khẩu . Gỗ , thủy_điện và quặng sắt là những nguồn tài_nguyên quan_trọng nhất của Thụy_Điển . Lĩnh_vực kỹ_thuật của Thụy_Điển chiếm 50 % sản_lượng và xuất_khẩu , trong khi viễn_thông , công_nghiệp ô_tô và các ngành công_nghiệp dược_phẩm cũng rất quan_trọng . Thụy_Điển là nước xuất_khẩu vũ_khí đứng thứ 9 trên thế_giới . Nông_nghiệp chiếm 2 % trong cơ_cấu GDP và tổng_số lao_động . Thụy_Điển cũng là một trong những nước có tỉ_lệ người_dân sử_dụng điện_thoại và truy_cập internet cao nhất trên thế_giới Năm 2010 , hệ_số Gini thu_nhập của Thụy_Điển thấp thứ ba trong số các nước phát_triển : 0,25 - cao hơn một_chút so với Nhật_Bản và Đan_Mạch - cho thấy Thụy_Điển có sự bất_bình_đẳng thu_nhập ở mức thấp . Tuy_nhiên , hệ_số Gini tài_sản của Thụy_Điển lại lên tới 0,853 , cao thứ hai trong các nước phát_triển , và cao hơn mức trung_bình của châu_Âu và Bắc_Mỹ , cho thấy sự bất_bình_đẳng tài_sản ở mức khá cao . Về cơ_cấu , nền kinh_tế Thụy_Điển được đặc_trưng bởi một khu_vực chế_tạo quy_mô lớn , tập_trung tri_thức và định_hướng xuất_khẩu ; các ngành dịch_vụ kinh_doanh ngày_càng phát_triển , nhưng quy_mô vẫn tương_đối nhỏ ; và một ngành dịch_vụ công_lớn theo tiêu_chuẩn quốc_tế . Các tổ_chức lớn , cả về sản_xuất và dịch_vụ , đều thống_trị nền kinh_tế Thụy_Điển . Các ngành sản_xuất công_nghệ_cao và trung_bình chiếm khoảng 9.9 % tổng_số GDP. 20 công_ty lớn nhất Thụy_Điển ( tính theo doanh_thu ) vào năm 2007 là Volvo , Ericsson , Vattenfall , Skanska , Sony_Ericsson Mobile Communications_AB , Svenska Cellulosa_Aktiebolaget , Electrolux , Volvo_Personvagnar , TeliaSonera , Sandvik , Scania , ICA , Hennes & Mauritz , IKEA , Nordea , Preem , Atlas_Copco , Securitas , Nordstjernan và SKF. 20 công_ty lớn nhất Thụy_Điển ( tính theo doanh_thu ) vào năm 2013 là Volvo , Ericsson , Vattenfall , Skanska , Hennes & Mauritz , Electrolux , Volvo_Personvagnar , Preem , TeliaSonera , Sandvik , ICA , Atlas_Copco , Nordea , Svenska Cellulosa_Aktiebolaget , Scania , Securitas , Nordstjernan , SKF , ABB Norden_Holding , and_Sony Mobile Communications_AB. Phần_lớn các ngành công_nghiệp của Thụy_Điển thuộc quyền kiểm_soát của tư_nhân , không giống như nhiều nước phương Tây khác , và hầu_hết các doanh_nghiệp thuộc sở_hữu của nhà_nước có tầm quan_trọng rất nhỏ . Ước_tính khoảng 4,5 triệu người_dân Thụy_Điển hiện có việc_làm và khoảng một_phần_ba lực_lượng lao_động tại Thụy_Điển đã hoàn_thành giáo_dục đại_học . Xét về GDP mỗi giờ làm_việc , thước_đo năng_suất của một quốc_gia khi không tính đến tỷ_lệ thất_nghiệp hoặc số giờ làm_việc mỗi tuần thì Thụy_Điển đứng thứ chín trên thế_giới vào năm 2006 với 31 USD , so với 22 USD ở Tây_Ban_Nha và 35 USD ở Hoa_Kỳ . Thụy_Điển là nước dẫn_đầu thế_giới về các khoản trợ_cấp hưu_trí và các vấn_đề về lương hưu ở Thụy_Điển là tương_đối ít so với một_số nước Tây_Âu khác . Một người lao_động điển_hình của Thụy_Điển sẽ chỉ còn nhận được 40 % chi_phí lao_động của họ sau khi nộp thuế . Tỉ_lệ ngân_sách thu được từ thuế trong GDP của Thụy_Điển đạt tới 52.3 % vào năm 1990 . Nước này phải đối_mặt với cuộc khủng_hoảng ngân_hàng và bất_động_sản trong hai năm 1990 - 1991 , và do_đó đã thông_qua cải_cách thuế năm 1991 để thực_hiện cắt_giảm thuế và mở_rộng cơ_sở thuế theo thời_gian . Từ năm 1990 , tỉ_lệ thu thuế trên GDP của Thụy_Điển đã giảm , với tổng mức thuế đánh vào nhóm người có thu_nhập cao đã giảm nhiều nhất .. Trong năm 2010 thì 45,8 % GDP của Thụy_Điển có được từ việc thu thuế , cao thứ hai trong số các nước OECD , và gần gấp đôi so với tỷ_lệ ở Mỹ và Hàn_Quốc . Thụy_Điển là nền kinh_tế đứng thứ tư_thế_giới về tính cạnh_tranh theo Báo_cáo cạnh_tranh toàn_cầu 2012 – 2013 của Diễn_đàn Kinh_tế Thế_giới . Thụy_Điển là quốc_gia đứng hàng_đầu trong Chỉ_số Kinh_tế_Xanh toàn_cầu năm 2014 ( GGEI ) .. Thụy_Điển được xếp thứ tư trong Niên giám_cạnh_tranh thế_giới IMD 2013 . Dù đã gia_nhập EU , Thụy_Điển tiếp_tục duy_trì đồng_tiền riêng của mình , đồng_krona Thụy_Điển ( SEK ) , do dân Thụy_Điển đã chống lại việc đưa euro trở_thành đồng_tiền chính_thức của quốc_gia sau một cuộc trưng_cầu_dân_ý được tổ_chức vào năm 2003 . Riksbank Thụy_Điển - được thành_lập năm 1668 và là ngân_hàng trung_ương lâu_đời nhất trên thế_giới - hiện đang tập_trung vào nhiệm_vụ ổn_định_giá với mục_tiêu duy_trì mức lạm_phát ở ngưỡng 2 % . Theo khảo_sát kinh_tế của Thụy_Điển năm 2007 thực_hiện bởi OECD , từ giữa những năm 1990 Thụy_Điển luôn nằm trong số những nước có tỉ_lệ lạm_phát trung_bình thấp nhất châu_Âu . Những đối_tác thương_mại lớn nhất của Thụy_Điển là Đức , Hoa_Kỳ , Na_Uy , Anh , Đan_Mạch và Phần_Lan . Trong nửa sau của thế_kỷ XIX , mặc_dầu đã có xây_dựng đường_sắt , Thụy_Điển vẫn còn là một quốc_gia nông_nghiệp rõ_rệt với 90 % dân_số sống nhờ vào nông_nghiệp . Mãi cho đến thập_niên cuối_cùng của thế_kỷ XIX mới có công_nghiệp hóa rộng_lớn , làm cơ_sở cho một xã_hội công_nghiệp hiện_đại cho đến cuộc khủng_hoảng_kinh_tế thế_giới năm 1929 . Sau Chiến_tranh thế_giới thứ hai Thụy_Điển trở_thành một trong những quốc_gia công_nghiệp dẫn_đầu của thế_giới . Việc phát_triển công_nghiệp đạt đến đỉnh_cao vào giữa thập_niên 1960 , từ thập_niên 1970 số người lao_động trong công_nghiệp giảm xuống trong khi khu_vực dịch_vụ tăng_trưởng thêm . Trong năm 2012 nông_nghiệp chỉ chiếm hơn 1.8 % của tổng_sản_phẩm quốc_nội , tỷ_lệ của khu_vực công_nghiệp là 27.4 % trong khi 70.7 % của tổng_sản_phẩm quốc_nội là do khu_vực dịch_vụ tạo nên . Tính đến năm 2016 , GDP của Thụy_Điển đạt 517.440 USD , đứng thứ 23 thế_giới và đứng thứ 10 châu_Âu . Năm 2017 , mức tăng_trưởng GDP của Thụy_Điển là 2.4 % Nông_nghiệp và lâm_nghiệp Nền nông_nghiệp Thụy_Điển mang dấu_ấn của những điều_kiện về địa_chất và của khí_hậu . Khoảng 10 % diện_tích quốc_gia được sử_dụng trong nông_nghiệp . 90 % diện_tích trồng_trọt là ở miền Nam và miền Trung của Thụy_Điển . Một phần_lớn các công_ty trong nông_nghiệp là sở_hữu gia_đình . Được trồng nhiều nhất là ngũ_cốc , khoai_tây và các loại cây cho dầu . Thế nhưng hơn phân_nửa thu_nhập trong nông_nghiệp ( 58 % ) là từ chăn_nuôi mà nhiều nhất là sản_xuất sữa . Trợ_giá nông_nghiệp của Liên_minh châu_Âu chiếm 24 % thu_nhập . 3/4 các công_ty nông_nghiệp đều có rừng và kết_hợp nông_nghiệp với lâm_nghiệp . Do Thụy_Điển là một trong những nước giàu rừng nhất thế_giới ( 25 % diện_tích quốc_gia là rừng ) nên lâm_nghiệp cũng đóng vai_trò quan_trọng trong nền kinh_tế . Khai_thác mỏ và công_nghiệp Thụy_Điển giàu về khoáng_sản và đã bắt_đầu khai_thác từ thời_kỳ Trung_Cổ . Sau cuộc khủng_hoảng sắt và thép của thập_niên 1970 , quặng sắt chỉ còn được khai_thác ở Norrland ( thành_phố Kiruna ) và được xuất_khẩu . Đồng , chì và kẽm đều vượt quá nhu_cầu trong nước gấp nhiều lần và cũng được xuất_khẩu trong khi bạc chỉ đáp_ứng được 60 % và vàng 80 % nhu_cầu trong nước . Cũng còn có nhiều dự_trữ quặng nhưng việc khai_thác trong thời_gian này không có hiệu_quả kinh_tế . Điểm đặc_biệt của nền công_nghiệp Thụy_Điển là thành_phần của các công_ty lớn tương_đối cao . Sau một cuộc khủng_hoảng vào đầu những năm 1990 ( sản_xuất giảm 10 % trong vòng 2 năm ) công_nghiệp bắt_đầu phục_hồi . Các ngành công_nghiệp lớn nhất là chế_tạo xe_cơ_giới ( chiếm 13 % giá_trị sản_xuất năm 1996 ) với các công_ty như Volvo , Scania , Saab và Saab_AB ( máy_bay và kỹ_thuật du_hành vũ_trụ ) , công_nghiệp gỗ và giấy ( cũng chiếm 13 % giá_trị sản_xuất ) với 4 công_ty lớn , chế_tạo_máy ( 12 % ) với các công_ty như Electrolux , SKF , Tetra-Pak , Alfa-Laval và công_nghiệp điện-điện_tử ( 19 % ) với các công_ty chiếm ưu_thế là Ericsson và ABB. Dịch_vụ Khu_vực dịch_vụ đóng_góp 70 % của tổng_sản_phẩm quốc_nội mà trước_tiên là do khu_vực nhà_nước đã tăng_trưởng rất mạnh trong các thập_niên gần đây . Mặc_dù vậy khu_vực dịch_vụ tư_nhân vẫn chiếm hơn 2/3 sản_lượng . Ngoại_thương Kinh_tế Thụy_Điển phụ_thuộc mạnh vào ngoại_thương . Trong năm 2017 các nước xuất_khẩu chính là Đức ( 11 % ) , Na_Uy ( 10,2 % ) , Phần_Lan ( 6,9 ) , Hoa_Kỳ ( 6,8 % ) , Đan_Mạch ( 6,8 % ) , Vương_quốc_Anh ( 6.2 % ) , Hà_Lan ( 5,4 % ) , Trung_Quốc ( 4,6 % ) . Các sản_phẩm nhập_khẩu quan_trọng nhất là máy_móc , xăng_dầu và các sản_phẩm dầu_mỏ , hóa_chất , phương_tiện cơ_giới , sắt_thép ; thực_phẩm , quần_áo ... Tỷ_lệ đầu_tư trực_tiếp của nước_ngoài tại Thụy_Điển tương_đối cao . Nguyên_nhân là do một số_ít tập_đoàn kinh_doanh quốc_tế chiếm_thế áp_đảo trong nền kinh_tế của Thụy_Điển . Vào_khoảng 50 tập_đoàn chiếm_2/3 xuất_khẩu của Thụy_Điển . Năng_lượng Thị_trường năng_lượng của Thụy_Điển phần_lớn được tư_nhân hóa . Thị_trường năng_lượng Bắc_Âu là một trong những thị_trường năng_lượng tự_do đầu_tiên ở châu_Âu , được giao_dịch tại NASDAQ_OMX Commodities_Europe và Nord Pool_Spot . Năm 2006 , trong tổng_sản_lượng điện 139 TWh của Thụy_Điển , thì có 61 TWh ( 44 % ) được sản_xuất từ thủy điện , 65 TWh ( 47 % ) được sản_xuất bằng năng_lượng hạt_nhân . Đồng_thời , việc sử_dụng nhiên_liệu sinh_học , than_bùn ... cũng sản_xuất được 13 TWh ( 9 % ) điện , trong khi năng_lượng gió sản_xuất 1 TWh ( 1 % ) . Cuộc khủng_hoảng dầu_mỏ năm 1973 đã tăng_cường nỗ_lực của Thụy_Điển nhằm giảm sự phụ_thuộc vào nhiên_liệu hóa_thạch nhập_khẩu . Kể từ đó , điện chủ_yếu được sản_xuất từ thủy_điện và năng_lượng hạt_nhân . Tuy_nhiên , năng_lượng hạt_nhân đã dần bị hạn_chế . Ngoài_ra , tai_nạn của Trạm phát_điện hạt_nhân Three Mile_Island ( Hoa_Kỳ ) đã thúc_giục Riksdag đưa ra quy_định cấm xây thêm các nhà_máy điện hạt_nhân mới . Vào tháng 3 năm 2005 , một cuộc thăm_dò ý_kiến cho thấy 83 % chính_trị_gia ủng_hộ việc giảm sự phụ_thuộc vào dầu_mỏ , khí_thiên_nhiên và các nguyên_liệu hóa_thạch ở Thụy_Điển , đồng_thời giảm điện hạt_nhân_và đầu_tư hàng tỷ_đô la vào năng_lượng tái_tạo và năng_lượng hiệu_quả . Nước này đã nhiều năm theo_đuổi một chiến_lược đánh thuế gián_tiếp như là một phần của chính_sách môi_trường , bao_gồm cả thuế năng_lượng nói_chung và thuế carbon dioxide . Vào năm 2014 Thụy_Điển là một nước xuất_khẩu ròng_điện với lợi_nhuận 16 TWh ; sản_lượng từ các nhà_máy_điện gió đã tăng lên đến 11,5_TWh . Du_lịch Du_lịch tham_gia đóng_góp vào_khoảng 3 % ( 4 tỉ USD năm 2000 ) trong tổng_sản_phẩm quốc_nội . 4/5 khách du_lịch là người trong nước và chỉ có 1/5 là đến từ nước_ngoài . Trong số khách du_lịch từ nước_ngoài năm 1998 , 23 % đến từ Đức , 19 % từ Đan_Mạch , 10 % từ Na_Uy , 9 % từ Anh và 9 % từ Hà_Lan . An_sinh xã_hội Thụy_Điển là một trong những nhà_nước phúc_lợi phát_triển cao nhất trên thế_giới . Theo báo_cáo của OECD năm 2012 , quốc_gia này có mức chi_tiêu dành cho phúc_lợi xã_hội cao thứ hai theo tỷ_lệ phần_trăm GDP , chỉ xếp sau Pháp ( 27,3 % và 28,4 % ) , và chi_tiêu phúc_lợi xã_hội ( công_cộng và tư_nhân ) ở mức 30,2 % GDP , chỉ xếp sau Pháp và Bỉ ( tương_ứng là 31,3 % và 31,0 % ) . Thụy_Điển dành 6,3 % GDP của nước này , cao thứ 9 trong số 34 nước OECD , để cung_cấp quyền tiếp_cận giáo_dục bình_đẳng cho mọi người_dân . Quốc_gia này cũng dành khoảng 10 % GDP cho hệ_thống chăm_sóc sức_khỏe . Sau Thế_chiến II các chính_phủ của Thụy_Điển đã liên_tục mở_rộng nhà_nước phúc_lợi bằng cách tăng các loại thuế . Trong giai_đoạn này kinh_tế của Thụy_Điển cũng là một trong những nền kinh_tế đạt mức tăng_trưởng cao nhất . Một loạt các cải_cách xã_hội liên_tiếp đã biến Thụy_Điển trở_thành một trong những đất_nước bình_đẳng và phát_triển nhất trên Trái_Đất . Sự tăng_trưởng nhất_quán của nhà_nước phúc_lợi đã dẫn đến thành_quả rực_rỡ hiện_nay là người Thụy_Điển được hưởng một mức_sống rất cao , chất_lượng cuộc_sống của người_dân Thụy_Điển_đứng hàng_đầu thế_giới . Ngày_nay Thụy_Điển luôn đứng đầu trong các bảng xếp_hạng quốc_gia về y_tế , giáo_dục và phát_triển con_người - vượt xa một_số nước giàu hơn ( ví_dụ như Hoa_Kỳ ) . Tuy_nhiên , từ thập_niên 1970 trở đi , mức tăng_trưởng GDP của Thụy_Điển đã có sự giảm so với các nước công_nghiệp khác và thứ_hạng về thu_nhập bình_quân đầu người của nước này đã tụt từ vị_trí thứ 4 xuống vị_trí thứ 14 thế_giới chỉ trong vài thập_kỷ . Từ giữa những năm 1990 đến nay , tăng_trưởng kinh_tế của Thụy_Điển đã một lần nữa có sự tăng_tốc và đạt mức cao hơn so với hầu_hết các nước công_nghiệp khác ( kể_cả Mỹ ) trong 15 năm qua . Một báo_cáo của Chương_trình Phát_triển Liên_Hợp_Quốc dự_đoán rằng Chỉ_số phát_triển con_người của Thụy_Điển sẽ giảm từ 0,949 trong năm 2010 - xuống còn 0,906 vào năm 2030 . Thụy_Điển bắt_đầu làm chậm lại sự mở_rộng của nhà_nước phúc_lợi trong những năm 1980 . Gần đây Thụy_Điển đã áp_dụng các chính_sách mang hơi_hướng chủ_nghĩa_tân tự_do , như tư_nhân hóa , tài_chính hóa và bãi_bỏ các quy_định ngặt_nghèo của nhà_nước đối_với nền kinh_tế . Chính_phủ Thụy_Điển hiện_nay đang tiếp_tục xu_hướng khôi_phục vừa_phải các cải_cách xã_hội trước_đây . Cũng kể từ giữa những năm 1980 , mức_độ bất_bình_đẳng ở Thụy_Điển đã tăng nhanh hơn so với tất_cả các quốc_gia phát_triển khác , theo OECD. Tình_trạng này xảy ra chủ_yếu là do việc giảm phúc_lợi của nhà_nước và sự chuyển_dịch sang tư_nhân hóa các dịch_vụ công . Theo Barbro_Sorman , một nhà hoạt_động của Đảng Cánh_tả đối_lập , " Người giàu đang ngày_càng giàu hơn , và người nghèo đang trở_nên nghèo hơn . Thụy_Điển bắt_đầu trở_nên giống như Mỹ " . Tuy_nhiên , rõ_ràng là Thụy_Điển vẫn còn bình_đẳng hơn nhiều so với hầu_hết các quốc_gia khác . Hệ_thống an_sinh xã_hội của Thụy_Điển chủ_yếu được quản_lý bởi Cơ_quan Bảo_hiểm_xã_hội Thụy_Điển và bao_gồm rất nhiều phúc_lợi khác nhau . Những khoản trợ_cấp chủ_yếu bao_gồm : " Barnbidrag " : khoản trợ_cấp dành cho trẻ_em từ khi mới sinh cho đến khi 16 tuổi ( trợ_cấp cũng có sẵn dành cho sinh_viên lớn_tuổi ) , được trao cho các bậc cha_mẹ để giảm gánh nặng phải nuôi con . Khoản trợ_cấp này thường là 1500 SEK ( tức 165 USD ) / tháng cho mỗi đứa trẻ . " Föräldrapenning " : Khoản tiền trợ_cấp dành cho các cặp cha_mẹ nghỉ_phép để chăm_sóc đứa con mới sinh của họ . Mỗi cặp vợ_chồng mới sinh con sẽ được nghỉ làm 480 ngày liên_tiếp ( tức 16 tháng ) kèm theo khoản tiền này . Ngoài_ra còn có một khoản trợ_cấp chăm_sóc trẻ_em , " vårdbidrag " , dành cho các cặp vợ_chồng có con bị mắc bệnh . " Bostadsbidrag " : Trợ_cấp nhà ở cho bất_kỳ ai không có khả_năng mua nhà ở . " Sjukpenning " , " Sjukersättning " , " Aktivitetsersättning " và " Handikappersättning " : Khoản trợ_cấp dành cho người bị bệnh hoặc bị khuyết_tật và không_thể làm_việc . " Arbetslöshetsersättning " : Khoản trợ_cấp dành cho người thất_nghiệp ( thời_gian giới_hạn 300 ngày , năm ngày_một tuần , có nghĩa là 60 tuần ) " Ålderspension " , " Garantipension " : Khoản trợ_cấp cho những người đã nghỉ hưu . " Försörjningsstöd " : Khoản trợ_cấp dành cho bất_cứ ai không_thể có được một mức_sống hợp_lý . Giao_thông Thụy_Điển có 162.707 km ( 101.101_dặm ) đường trải nhựa và 1.428 km ( 887 mi ) đường_cao_tốc . Đường cao_tốc chạy ngang qua lãnh_thổ Thụy_Điển và qua Cầu_Øresund để đến Đan_Mạch . Nhiều tuyến đường_cao_tốc mới vẫn đang được xây_dựng và một tuyến đường_cao_tốc mới từ Uppsala đến Gävle đã được hoàn_thành vào ngày 17 tháng 10 năm 2007 . Thụy_Điển duy_trì giao_thông tay_trái ( Vänstertrafik trong tiếng Thụy_Điển ) từ khoảng năm 1736 và tiếp_tục duy_trì đến thế_kỷ 20 . Các cử_tri đã từ_chối chuyển sang giao_thông tay_phải vào năm 1955 , nhưng sau khi Riksdag thông_qua luật vào năm 1963 , sự thay_đổi đã diễn ra vào ngày 3 tháng 9 năm 1967 , được biết đến bằng tiếng Thụy_Điển là Dagen_H. Kể từ đó , Thụy_Điển thực_hiện quy_tắc giao_thông tay_phải . Tàu_điện_ngầm Stockholm là hệ_thống tàu_điện_ngầm duy_nhất ở Thụy_Điển và phục_vụ trong thành_phố thủ_đô Stockholm với 100 nhà_ga . Thị_trường vận_tải đường_sắt được tư_nhân hóa , nhưng trong khi có nhiều doanh_nghiệp tư_nhân , các nhà điều_hành lớn nhất vẫn thuộc sở_hữu của nhà_nước . Các hạt ( county ) có trách_nhiệm về tài_chính , vé và tiếp_thị cho các chuyến tàu địa_phương . Các nhà điều_hành lớn bao_gồm SJ , Veolia_Transport , DSB , Green_Cargo , Tågkompaniet và Inlandsbanan . Hầu_hết mạng_lưới đường_sắt đều do Trafikverket_sở_hữu và điều_hành . Các sân_bay lớn nhất của Thụy_Điển bao_gồm sân_bay Stockholm-Arlanda ( 16,1 triệu hành_khách trong năm 2009 ) cách Stockholm 40 km về phía bắc , sân_bay Göteborg_Landvetter ( 4,3 triệu hành_khách trong năm 2008 ) và sân_bay Stockholm-Skavsta ( 2,0 triệu hành_khách ) . Nhân_khẩu Dân_số Tổng_dân_số của Thụy_Điển là 10.142.686 người vào ngày 31 tháng 3 năm 2018 . Dân_số Thụy_Điển đã vượt mốc 9 triệu người vào ngày 12 tháng 8 năm 2004 và 9,5 triệu vào mùa xuân năm 2012 , theo Thống_kê Thụy_Điển . Mật_độ dân_số là 22,5 người / km² ( 58,2 mỗi dặm vuông ) , trong đó mật_độ dân_số ở miền nam của đất_nước cao hơn đáng_kể so với miền bắc . Khoảng 85 % dân_số sống ở các đô_thị . Thành_phố thủ_đô Stockholm có dân_số khoảng 950.000 người ( chưa bao_gồm dân_số của vùng đô_thị ) . Các thành_phố lớn thứ hai và thứ ba là Gothenburg và Malmö . Vùng đô_thị Gothenburg chỉ có hơn một_triệu cư_dân và phần phía tây của Scania , dọc theo Öresund cũng có số dân tương_tự . Vùng đô_thị Copenhagen và Skåne , nằm ở biên_giới Đan_Mạch-Thụy_Điển xung_quanh Öresund mà thành_phố Malmö là một phần ( khu_vực này trước_đây gọi_là Vùng_Öresund ) , có dân_số 4 triệu người . Bên_cạnh các thành_phố lớn , các khu_vực có mật_độ dân_số cao hơn đáng_kể so với phần còn lại của đất_nước bao_gồm khu_vực nông_nghiệp của Östergötland , vùng bờ biển phía tây , khu_vực xung_quanh hồ Mälaren và khu_vực nông_nghiệp quanh Uppsala . Norrland , chiếm khoảng 60 % lãnh_thổ Thụy_Điển , có mật_độ dân_số rất thấp ( dưới 5 người mỗi km2 ) . Vùng núi cao và hầu_hết các vùng_ven biển xa_xôi hầu_như không có dân_cư . Ở những vùng rộng_lớn phía tây Svealand , hay phần phía nam và trung_tâm của Småland mật_độ dân_số cũng rất thấp . Một khu_vực được gọi_là Finnveden , nằm ở phía tây_nam của Småland , cũng có_thể coi là gần như không có sự hiện_diện của con_người . Từ năm 1820 tới năm 1930 , khoảng 1,3 triệu người Thụy_Điển , tức một_phần_ba dân_số của đất_nước , đã di_cư đến Bắc_Mỹ , và hầu_hết trong số họ đến Hoa_Kỳ . Hiện có hơn 4,4 triệu người Mỹ gốc Thụy_Điển theo ước_tính của Cục Điều_tra Dân_số Hoa_Kỳ năm 2006 . Tại Canada người gốc Thụy_Điển có khoảng 330.000 người . Theo Thống_kê Thụy_Điển thì vào năm 2017 , khoảng 3.193.089 người tức 31,5 % dân_số của Thụy_Điển có nguồn_gốc nước_ngoài , được định_nghĩa_là những người sinh ra ở nước_ngoài hoặc sinh ra ở Thụy_Điển nhưng có bố hoặc mẹ ( hoặc cả hai ) sinh ra ở nước_ngoài . Những người Thụy_Điển gốc nước_ngoài có xuất_xứ nhiều nhất từ các nước Syria ( 1,70 % ) , Phần_Lan ( 1,49 % ) , Iraq ( 1,39 % ) , Ba_Lan ( 0,90 % ) , Iran ( 0,73 % ) và Somalia ( 0,66 % ) . Ngôn_ngữ Ngôn_ngữ chính_thức của Thụy_Điển là tiếng Thụy_Điển , một ngôn_ngữ German_Bắc , rất giống với tiếng Đan_Mạch và tiếng Na_Uy , chỉ khác về cách phát_âm và chính_tả . Người Na_Uy có_thể dễ_dàng hiểu được tiếng Thụy_Điển , và người Đan_Mạch cũng có_thể hiểu nó tuy sẽ gặp một_chút khó_khăn hơn so với người Na_Uy . Ngược_lại , những người nói tiếng Thụy_Điển cũng có_thể dễ_dàng hiểu được tiếng Na_Uy hoặc tiếng Đan_Mạch , tuy_nhiên tiếng Na_Uy sẽ dễ hơn một_chút đối_với họ . Các phương_ngữ được nói ở Scania , phần cực nam của đất_nước , chịu ảnh_hưởng lớn bởi tiếng Đan_Mạch bởi_vì khu_vực này trước_đây là một phần lãnh_thổ của Đan_Mạch và ngày_nay vẫn nằm tiếp_giáp với quốc_gia này . Những người Thụy_Điển nói tiếng Phần_Lan chiếm khoảng 5 % dân_số Thụy_Điển , và tiếng Phần_Lan đã được công_nhận là một ngôn_ngữ_thiểu_số tại Thụy_Điển . Do những người nói tiếng Ả_rập nhập_cư vào Thụy_Điển rất nhiều trong những năm gần đây , việc sử_dụng tiếng Ả_Rập có_thể đã trở_nên phổ_biến rộng_rãi ở trong nước hơn so với tiếng Phần_Lan . Tuy_nhiên , không có thống_kê chính_thức nào về điều này . Tại Thụy_Điển , tiếng Phần_Lan , tiếng Meänkieli , tiếng Jiddisch , tiếng Romani và tiếng Sami có địa_vị là các ngôn_ngữ_thiểu_số được công_nhận . Gần 90 % người Thụy_Điển có khả_năng nói được tiếng Anh vì một phần tiếng Anh là ngoại_ngữ bắt_buộc trong trường_học và phần khác là vì tiếng Anh có rất nhiều trong chương_trình truyền_hình . Đa_số học_sinh chọn tiếng Đức là ngoại_ngữ thứ_nhì , nhưng gần đây tiếng Tây_Ban_Nha đang được ưa_chuộng và đã vượt qua tiếng_Đức tại một_số trường . Thật_ra tiếng Đức là ngoại_ngữ đầu_tiên tại Thụy_Điển cho đến năm 1950 cũng như trong phần còn lại của Bắc_Âu . Tôn_giáo_Giáo_hội Thụy_Điển , một giáo_hội Lutheran , đã là giáo_hội quốc_gia từ 1527 cho đến 1999 . Tỉ_lệ thành_viên của Giáo_hội trên tổng dân_số suy_giảm dần qua các năm : từ 95,2 % năm 1972 xuống còn 67,5 % năm 2012 và 61,5 % vào năm 2016 . Số người của nhóm lớn thứ nhì , những người theo Hồi_giáo , rất khó được đoán chính_xác . Sự hiện_diện của những người Hồi_giáo ở Thụy_Điển vẫn còn yếu cho đến những năm 1960 , khi Thụy_Điển bắt_đầu nhận được những người di_cư từ vùng Balkan và Thổ_Nhĩ_Kỳ . Làn_sóng nhập_cư ồ_ạt từ Bắc_Phi và Trung_Đông đã đưa dân_số Hồi_giáo tại Thụy_Điển tăng đáng_kể , ngày_nay ước_tính lên đến 600.000 người . Công_giáo_Rôma có vào_khoảng 150.000 người và Chính_thống_giáo Đông_phương khoảng 100.000 người . Bên_cạnh đó tại Thụy_Điển có khoảng 23.000 người của Nhân_chứng_Jehova , 20.000 người là tín_đồ Phật_giáo và vào_khoảng 10.000 người theo Do Thái_giáo . Theo cuộc thăm_dò ý_kiến Eurobarometer vào năm 2010 : 18 % công_dân Thụy_Điển trả_lời rằng họ tin Thượng_đế là có thật 45 % trả_lời rằng họ tin có một dạng thế_lực tâm_linh nào đó . 34 % còn lại tin rằng không có bất_kỳ vị thần_linh , thượng_đế nào . Nhập_cư Nhập_cư đã và đang là nguồn tăng_trưởng dân_số và thay_đổi văn_hóa quan_trọng trong suốt chiều dài lịch_sử Thụy_Điển , và trong nhiều thế_kỷ gần đây , Thụy_Điển từ một quốc_gia di_cư ròng sau Thế_chiến_thứ nhất đã trở_thành một quốc_gia_nhập cư_ròng kể từ Thế_chiến II trở đi . Các khía_cạnh về kinh_tế , xã_hội và chính_trị của vấn_đề nhập_cư đã gây ra rất nhiều tranh_cãi . Trong năm 2016 , ước_tính 2.320.302_cư_dân Thụy_Điển có nguồn_gốc nước_ngoài , chiếm khoảng 23 % dân_số Thụy_Điển . Số người_dân Thụy_Điển có cha_mẹ là người nước_ngoài lên tới 3.060.115 người , chiếm 30 % dân_số cả nước . Trong số những người này , 1.784.497 người hiện sống ở Thụy_Điển nhưng được sinh ra ở nước_ngoài . Ngoài_ra , 535.805 người được sinh ra ở Thụy_Điển nhưng có cả cha và mẹ sinh ra ở nước_ngoài và 739,813 người khác có một trong hai người cha hoặc mẹ sinh ra ở nước_ngoài ( còn người còn lại sinh ra ở Thụy_Điển ) . Theo Eurostat , trong năm 2010 , đã có 1,33 triệu người Thụy_Điển được sinh ra ở nước_ngoài , tương_ứng với 14,3 % tổng dân_số . Trong số này , 859.000 ( 9,2 % ) được sinh ra ở các nước_ngoài EU và 477,000 ( 5,1 % ) được sinh ra ở một nước thành_viên EU khác . Năm 2009 , số người nhập_cư đạt mức kỷ_lục , với 102.280 người đã di_cư đến Thụy_Điển chỉ riêng trong năm này . Người nhập_cư ở Thụy_Điển chủ_yếu tập_trung trong các khu_vực đô_thị ở Svealand và Götaland . Từ đầu những năm 1970 , những người nhập_cư vào Thụy_Điển chủ_yếu là dân tị_nạn và những người tới Thụy_Điển để đoàn_tụ với gia_đình từ các nước Trung_Đông và châu_Mỹ Latinh . Mười nhóm di_dân nước_ngoài lớn nhất trong sổ đăng_ký dân_sự Thụy_Điển năm 2016 tới từ các nước sau : ( 153,620 ) ( 149,418 ) ( 135,129 ) ( 88,704 ) ( 70,637 ) ( 66,539 ) ( 63,853 ) ( 58,181 ) ( 50,189 ) Tội_phạm Các số_liệu từ Khảo_sát Tội_phạm Thụy_Điển ( SCS ) năm 2013 cho thấy tỉ_lệ tội_phạm nhìn_chung đã giảm trong khoảng thời_gian từ năm 2005 đến năm 2013 . Kể từ năm 2014 đã có tình_trạng gia_tăng ở một_số loại tội_phạm , bao_gồm gian_lận thuế , một_số tội_phạm liên_quan đến tài_sản và đặc_biệt là tội_phạm tình_dục ( vào năm 2016 tỉ_lệ tội_phạm tình_dục đã tăng 70 % so với năm 2013 ) . Mức_độ tham_nhũng ở Thụy_Điển là rất thấp . Hệ_thống pháp_lý và thể_chế ở Thụy_Điển được coi là có hiệu_quả trong việc chống tham_nhũng , và đặc_trưng của các cơ_quan chính_phủ tại Thụy_Điển là mức_độ minh_bạch , liêm_chính và trách_nhiệm cao . Tỷ_lệ giết người ở Thụy_Điển là khá thấp , với khoảng 1.14 vụ giết người trên 100.000 dân vào năm 2015 . Số vụ " bạo_lực chết người được xác_nhận " đã dao_động giữa 68 và 112 vụ trong giai_đoạn 2006 - 2015 , giảm từ 111 vụ năm 2007 xuống còn 68 vụ vào năm 2012 , tiếp_theo là tăng lên 112 vụ vào năm 2015 và giảm xuống 106 vụ vào năm 2016 . Các nghiên_cứu về những vụ bạo_lực gây chết người ở Thụy_Điển đã chỉ ra rằng hơn một_nửa các vụ án được báo_cáo không thực_sự là những vụ giết người hay ngộ_sát . Nhiều vụ án giết người được báo_cáo trên thực_tế là những vụ tự_tử , tai_nạn hoặc tử_vong tự_nhiên . Tuy_vậy tỉ_lệ những vụ bạo_lực liên_quan đến súng_đạn ở Thụy_Điển là cao hơn đáng_kể so với nhiều nước Tây_Âu khác . Theo SCS năm 2016 , 1,7 % số người Thụy_Điển được hỏi đã trả_lời rằng họ là nạn_nhân của hành_vi bạo_lực tình_dục . Con_số này tăng hơn 100 % so với năm 2012 và 70 % so với năm 2014 . Nạn_nhân của tội_phạm tình_dục thường là phổ_biến hơn ở phụ_nữ so với nam_giới , và phổ_biến nhất trong khung tuổi 20-24 . Tội_phạm tình_dục xảy ra phổ_biến nhất ở nơi công_cộng và trong hầu_hết các trường_hợp , thủ_phạm không hề quen_biết với nạn_nhân . Trong năm 2014 , đã có 6,697_vụ hiếp_dâm tại Thụy_Điển được báo_cáo cho cảnh_sát nước này , tỉ_lệ là 69 vụ trên 100.000 dân , theo Hội_đồng Quốc_gia Thụy_Điển về Phòng_chống tội_phạm ( BRÅ ) , tăng 11 % so với năm 2013 . Trong năm 2016 , tổng_số vụ hiếp_dâm được báo_cáo đã tăng lên 6.715_vụ . Vào tháng 8 năm 2018 , SVT báo_cáo rằng thống_kê hiếp_dâm ở Thụy_Điển cho thấy 58 % nam_giới bị kết_án hiếp_dâm trong 5 năm qua được sinh ra ngoài Liên_minh châu_Âu , phần_lớn là dân nhập_cư từ các nước Nam_Phi , Bắc_Phi , Ả_Rập , Trung_Đông và Afghanistan . Những con_số chính_thức cho thấy tỷ_lệ tội_phạm tình_dục tại Thụy_Điển đang tiếp_tục có dấu_hiệu gia_tăng . Giáo_dục Trẻ_em từ 1-5_tuổi ở Thụy_Điển được đảm_bảo theo học tại các trường mẫu_giáo công_lập ( förskola ) . Giáo_dục tại trường_học là bắt_buộc đối_với mọi trẻ_em từ 6 đến 16 tuổi . Sau khi hoàn_thành lớp 9 , khoảng 90 % học_sinh tại Thụy_Điển tiếp_tục theo học tại một trường trung_học trong vòng ba năm . Hệ_thống trường_học tại Thụy_Điển phần_lớn được tài_trợ bởi các loại thuế . Chính_phủ Thụy_Điển đảm_bảo sự đối_xử công_bằng cho cả trường công_lập cũng như trường tư_thục . Bất_cứ ai cũng có_thể thành_lập một trường_học nhằm mục_đích thu lợi_nhuận và các khu_vực đô_thị phải cấp cho các trường tư_thục một_số tiền tương_đương với số tiền mà các trường thuộc sở_hữu của chính_quyền thành_phố nhận được . Bữa ăn trưa ở trường cho học_sinh là miễn_phí tại tất_cả các trường_học ở Thụy_Điển , và việc cung_cấp bữa sáng miễn_phí cũng được khuyến_khích . Có một_số trường đại_học và cao_đẳng khác nhau ở Thụy_Điển , lâu_đời nhất và lớn nhất trong số đó nằm ở các thành_phố Uppsala , Lund , Gothenburg và Stockholm . Năm 2000 , 32 % người Thụy_Điển có bằng đại_học , đưng thứ 5 trong các nước OECD . Cùng_với một_số quốc_gia châu_Âu khác , chính_phủ Thụy_Điển cũng trợ_cấp học_phí cho các sinh_viên quốc_tế theo học tại các học_viện ở Thụy_Điển , mặc_dù một dự_luật gần đây được thông_qua tại Riksdag sẽ hạn_chế khoản rợ cấp này cho sinh_viên đến từ các nước EEA và Thụy_Sĩ . Sự gia_tăng của dòng người nhập_cư vào Thụy_Điển là nguyên_nhân chính khiến cho Thụy_Điển tụt_hạng liên_tục trong bảng xếp_hạng PISA ( Chương_trình đánh_giá học_sinh quốc_tế ) . Y_tế Hệ_thống chăm_sóc sức khỏe Thụy_Điển chủ_yếu là do chính_phủ tài_trợ , mặc_dù chăm_sóc sức_khỏe tư_nhân cũng tồn_tại . Nguồn kinh_phí dành cho hệ_thống chăm_sóc sức khỏe ở Thụy_Điển chủ_yếu là thông_qua các loại thuế . Hệ_thống chăm_sóc sức khỏe ở Thụy_Điển có chất_lượng rất cao , tương_đương với các quốc_gia phát_triển khác . Thụy_Điển nằm trong top 5 quốc_gia có tỷ_lệ tử_vong trẻ sơ_sinh thấp nhất thế_giới . Tuổi_thọ trung_bình của người_dân Thụy_Điển cũng thuộc top_đầu thế_giới . Nước uống ở Thụy_Điển cũng được cho là an_toàn bậc nhất thế_giới . Theo bảng xếp_hạng của EHCI về những quốc_gia có dịch_vụ y_tế tốt nhất ở châu_Âu năm 2016 , Thụy_Điển_xếp ở vị_trí thứ 12 . Cuộc_sống xã_hội " Mô_hình Thụy_Điển " , một khái_niệm của thập_niên 1970 , ám_chỉ hệ_thống phúc_lợi xã_hội , một hệ_thống phúc_lợi và chăm_lo xã_hội rộng khắp , là kết_quả của sự phát_triển hằng trăm_năm . Trong thời_gian từ năm 1890 đến 1930 một phần cơ_sở cho một hệ_thống phúc_lợi xã_hội đã thành_hình , nhưng mãi đến những năm của thập_niên 1930 , đặc_biệt là từ khi Đảng Công_nhân_Dân_chủ Xã_hội Thụy_Điển thành_lập chính_phủ năm 1932 , việc xây_dựng một quốc_gia phúc_lợi xã_hội mới trở_thành một dự_án chính_trị và được đẩy_mạnh . Hệ_thống phúc_lợi xã_hội Thụy_Điển cuối_cùng đã bao_gồm tất_cả mọi người từ trẻ_em ( thông_qua hệ_thống chăm_sóc trẻ_em của làng_xã ) cho đến những người về hưu ( thông_qua hệ_thống chăm_sóc người già của làng_xã ) . Mãi đến thập_niên vừa_qua mới có những thay_đổi lớn . Một cuộc khủng_hoảng_kinh_tế trầm_trọng đầu thập_niên 1990 đã dẫn đến việc cắt_giảm các phúc_lợi xã_hội và sự phát_triển nhân_khẩu như đã dự_đoán đã buộc phải xây_dựng lại toàn_bộ hệ_thống hưu_trí , hệ_thống mà từ nay được gắn liền vào phát_triển kinh_tế . Thế nhưng các cuộc bầu_cử vừa_qua đã cho thấy là chính những phần cốt_lõi của hệ_thống phúc_lợi xã_hội rất được người công_dân yêu_mến . Khoa_học và kỹ_thuật Trong thế_kỷ 18 , cuộc cách_mạng_khoa_học của Thụy_Điển đã diễn ra . Năm 1739 , Viện_Hàn_lâm Khoa_học Hoàng_gia_Thụy_Điển được thành_lập , với những cá_nhân kiệt_xuất như Carl_Linnaeus và Anders_Celsius ( người phát_minh ra Nhiệt_kế_Celsius ) là thành_viên ban_đầu . Nhiều công_ty được thành_lập bởi những người tiên_phong đầu_tiên cho đến nay vẫn là những thương_hiệu quốc_tế lớn . Nhà_vật_lý Thụy_Điển Gustaf_Dalén là người đã thành_lập nên công_ty AGA và nhận giải Nobel Vật_lý cho phát_minh ra van mặt_trời của mình . Nhà hóa_học Thụy_Điển Alfred_Nobel là người đã phát_minh ra thuốc_nổ và là người sáng_lập nên giải Nobel . Nhà phát_minh Thụy_Điển Lars Magnus_Ericsson đã thành_lập công_ty mang tên của mình , Ericsson , đến nay đây vẫn là một trong những công_ty viễn_thông lớn nhất thế_giới . Nhà_vật_lý Thụy_Điển Jonas_Wenström là người tiên_phong đầu_tiên trong những nghiên_cứu về dòng_điện xoay chiều và cùng với nhà phát_minh người Serbia Nikola_Tesla , ông được công_nhận là một trong những người đã phát_minh ra hệ_thống điện ba pha . Tetra_Pak là một phát_minh dùng để lưu_trữ thực_phẩm lỏng , được phát_minh bởi Erik_Wallenberg . Omeprazole , một loại thuốc chữa bệnh_loét dạ_dày , là loại thuốc bán_chạy nhất thế_giới trong những năm 1990 và được phát_triển bởi công_ty Thụy_Điển_AstraZeneca . Gần đây hơn , Håkan_Lans là người đã phát_minh ra Hệ_thống nhận_dạng tự_động ( AIS ) . Các nhà phát_minh Thụy_Điển đang nắm giữ 47.112 bằng sáng_chế tại Hoa_Kỳ vào năm 2014 , theo Văn_phòng Sáng_chế và Nhãn_hiệu Hoa_Kỳ . Chỉ có mười quốc_gia khác trên thế_giới nắm giữ nhiều bằng sáng_chế hơn Thụy_Điển . Theo tỷ_lệ phần_trăm GDP , chính_phủ Thụy_Điển phân_bổ nguồn_lực dành cho nghiên_cứu và phát_triển nhiều hơn bất_cứ quốc_gia nào khác trên thế_giới . Thụy_Điển đứng đầu châu_Âu về số_lượng các sản_phẩm khoa_học được công_bố tính theo bình_quân đầu người . Trong năm 2009 , các quyết_định về việc xây_dựng hai cơ_sở khoa_học lớn nhất của Thụy_Điển , các cơ_sở bức_xạ synchrotron MAX_IV và European Spallation_Source , đã được thông_qua . Cả hai cơ_sở đều sẽ được xây_dựng tại Lund . European Spallation_Source , tốn 14 tỷ_SEK để xây_dựng , sẽ bắt_đầu hoạt_động vào năm 2019 và sẽ cung_cấp chùm tia neutron mạnh hơn khoảng 30 lần so với bất_kỳ hệ_thống cung_cấp neutron nào hiện_nay .. MAX_IV , chi_phí khoảng 3 tỷ_SEK , đi vào hoạt_động từ năm 2015 . Cả hai cơ_sở này đều có ý_nghĩa lớn đối_với nghiên_cứu vật_chất . Văn_hóa Văn_học Vào đầu Phong_trào Cải_cách nền_tảng cho một tiếng Thụy_Điển thống_nhất bắt_đầu hình_thành . Văn_học mang tính_chất tôn_giáo chiếm_lĩnh ưu_thế trong suốt thời_kỳ này . Vào năm 1732 số đầu_tiên của tờ tuần_báo đầu_tiên , Then_swänska Argus , được phát_hành . Olof_Dalin , người phát_hành tờ tuần báo này , chủ_yếu hướng về giới bạn_đọc là người thường_dân . Trong những người cùng thời với Dalin nổi_bật nhất là bà Hedvig Charlotta_Nordenflycht ._Thơ của bà một phần mang tính_chất cá_nhân và trữ_tình , một phần khác mang dấu_ấn của cuộc đấu_tranh vì các quyền trí_thức của phụ_nữ . Erik Gustaf_Geijer cũng như người sau ông là Esaias_Tegnér là những người đại_diện cho trường_phái lãng_mạn quốc_gia trong Thời_kỳ Lãng_mạn . Với bài thơ Vikingen_Geijer đã đưa hình_tượng của người Viking đi vào văn_học . Cũng trong thời_kỳ này các tiểu_thuyết đầu_tiên bắt_đầu được phát_hành , đáng_kể nhất là Carl_Jonas Love_Almqvist với quyển tiểu_thuyết Drottningens_juvelsmycke ( Châu_báu của hoàng_hậu ) . August_Strindberg và Selma_Lagerlöf là hai nhà_văn nổi_bật nhất trong thời_gian từ cuối thế_kỷ XIX cho đến Chiến_tranh thế_giới thứ nhất . Với hai tác_phẩm Fadren ( Cha ) năm 1887 và Fröken_Julie ( Người con gái tên Julie ) Strindberg đã đạt đến giới bạn_đọc quốc_tế . Người đoạt giải Nobel Selma_Lagerhöf bắt_đầu được giới công_khai biết đến qua quyển tiểu_thuyết Gösta Berlings_saga . Nền văn_học sau năm 1914 hướng về các đề_tài xã_hội nhiều hơn thời_gian trước đó . Sigfrid_Siwertz , Elin_Wägner và Hjalmar_Bergman miêu_tả đất_nước Thụy_Điển đương_thời trong thời_gian chuyển_đổi từ xã_hội nông_nghiệp sang xã_hội công_nghiệp . Thời_kỳ Hiện_đại trong văn_học Thụy_Điển bắt_đầu trong những thập_niên sau Chiến_tranh thế_giới thứ hai . Giữa những năm 1960 bắt_đầu có một cuộc đổi hướng trong văn_học Thụy_Điển . Nhận_thức mới về chính_trị thế_giới đòi_hỏi một nền văn_học phê_bình xã_hội . Per Olov_Enquist viết quyển tiểu_thuyết mang tính_chất tài_liệu về việc trục_xuất những người Balt từ Thụy_Điển về Liên_bang Xô_viết . Các nhà_văn khác như Pär_Westberg và Sara_Lidman viết về tình_trạng của thế_giới bên ngoài . Trong những năm của thập_kỷ 1970 văn_học Thụy_Điển trở về đề_tài sử_thi . Trong nhiều tác_phẩm cùng chủ_đề , từng vùng_đất của Thụy_Điển đã được miêu_tả lại trong lúc chuyển_đổi giữa cũ và mới . Lars_Norén với bi_kịch gia_đình Modet att döda ( Can_đảm để giết người ) năm 1980 đã trở_thành nhà viết bi_kịch nổi_tiếng nhất của những thập_niên kế_tiếp . Phim Vào_khoảng năm 1910 Thụy_Điển bắt_đầu sản_xuất phim thường_xuyên . Chẳng bao_lâu phim Thụy_Điển đạt chất_lượng đến một mức_độ làm cho cả thế_giới biết đến . Thế nhưng khi phim có âm_thanh ra_đời và kèm theo đó là việc tự giới_hạn trong thị_trường nhỏ nói tiếng Thụy_Điển , phim Thụy_Điển giảm_sút xuống mức_độ thấp về nghệ_thuật . Mãi đến sau Chiến_tranh thế_giới thứ hai phim Thụy_Điển mới trải qua một cuộc đổi_mới về chất_lượng nghệ_thuật . Trước_tiên là trong thể_loại phim_tài_liệu , thí_dụ như phim Con_người trong thành_phố của Arne_Sucksdorf đã đoạt được giải_thưởng Oscar . Thể_loại phim thiếu_niên và nhi_đồng cũng đạt được sự quan_tâm của thế_giới . Âm_nhạc Năm 2007 , với doanh_thu hơn 800 triệu đô_la , Thụy_Điển là nước xuất_khẩu âm_nhạc lớn thứ ba trên thế_giới , chỉ xếp sau Mỹ và Anh Interesting facts about EU_countries . casgroup.fiu.edu . ABBA là một trong những ban_nhạc Thụy_Điển nổi_tiếng thế_giới đầu_tiên , và hiện_nay vẫn nằm trong số những ban_nhạc nổi_tiếng nhất trên thế_giới . Với ABBA , nền âm_nhạc Thụy_Điển bước vào một kỷ_nguyên mới , khi mà nhạc_pop Thụy_Điển đạt được danh_tiếng ở tầm quốc_tế . Đã có nhiều ban_nhạc của Thụy_Điển đạt được thành_công quốc_tế kể từ đó , chẳng_hạn như Roxette , Ace of_Base , Europe , A-teens , The_Cardigans , Robyn , The_Hives và Soundtrack_of Our_Lives . Thụy_Điển cũng là một đất_nước có nền nhạc_Metal phát_triển cực_kì mạnh_mẽ với những cái tên đã quá quen_thuộc với các rockfan trên toàn thế_giới như Arch_Enemy , In_Flames , Dark_Funeral , Dark_Tranquillity hay Pain Of_Salvation . Thụy_Điển cũng là một trong những quốc_gia thành_công nhất tại cuộc thi Eurovision Song_Contest , với tổng_cộng sáu lần giành chiến_thắng ( 1974 , 1984 , 1991 , 1999 , 2012 và 2015 ) , chỉ xếp sau Ireland với bảy lần chiến_thắng . Kiến_trúc Các lễ_hội và phong_tục tập_quán đặc_trưng Ngày 6 tháng 1 là ngày lễ Trettondedag_jul ( lễ Ba_Vua còn gọi là lễ Hiển_Linh ) , đây là ngày lễ quốc_gia tại Thụy_Điển chủ_yếu theo đạo Tin_Lành . Vào ngày 13 tháng 1 , Tjugondedag_jul ( còn gọi_là Tjugondag_jul hay Knut ) , mùa Giáng_Sinh chấm_dứt . Thỉnh_thoảng có lễ_hội cuối_cùng , nến và các vật_trang_hoàng được tháo_gỡ xuống và cây Nô_en được mang ra ngoài . Valborgsmässoafton được chào_mừng vào ngày 30 tháng 4 . Người_dân quay quanh các lửa trại lớn , có phát_biểu chào_mừng mùa_Xuân và hát các bài ca về mùa_Xuân . Đặc_biệt ở tại Lund và Uppsala thì Valborg vào đêm trước ngày 1 tháng 5 là một lễ_hội sinh_viên quan_trọng . Đúng 15 giờ tất_cả mọi người đều đội mũ sinh_viên lên là hát những bài ca sinh_viên . Vào đêm đó thường người ta uống nhiều rượu . Ngày 6 tháng 6 , Svenska flaggans dag , là ngày lễ quốc_khánh của Thụy_Điển . Đầu_tiên là " Flaggentag " ( Ngày Quốc_kỳ ) , ra_đời vào năm 1916 , ngày 6 tháng 6 là lễ quốc_khánh từ năm 1983 và từ năm 2005 cũng là ngày lễ chính_thức . Lễ_hội giữa hè ( Midsommarfest ) được mừng vào đêm rạng sáng ngày thứ_Bảy đầu_tiên sau ngày 21 tháng 6 . Lễ_hội này được ăn_mừng lớn chỉ có_thể so_sánh được với lễ Giáng_Sinh . Thụy_Điển đẹp nhất vào đêm " midsommarafton " cuối tháng 6 , khi ánh_sáng mặt_trời có_thể nhìn thấy 24 tiếng liên_tục ở miền Bắc và ở miền Nam chỉ có vài tiếng là hoàng_hôn và rạng sáng . Ngày lễ này có truyền_thống rất lâu_đời và có nguồn_gốc từ các lễ_hội chào_mừng mùa Hè từ thời_kỳ Tiền Lịch_sử . Trên khắp mọi nơi ở Thụy_Điển người_dân ca_hát và nhảy_múa chung_quanh cây nêu tháng 5 được trang_hoàng bằng cành cây và bông hoa , có_lẽ là biểu_tượng quốc_gia Thụy_Điển nổi_tiếng nhất . Vào tháng 8 bắt_đầu có tôm cua tươi_đầu mùa ở chợ . Lễ_hội chào_mừng được gọi_là Kräftskiva và được tổ_chức không có thời_điểm nhất_định . Người_dân ăn tôm cua luộc cho đến khi no và uống kèm theo đó là rượu_mạnh . Tại miền Bắc Thụy_Điển còn có Surströmmingsfest vào cuối mùa Hè . Việc ăn cá_trích được ủ trước cùng với khoai_tây hay với tunnbröd ( một loại bánh_mì khô ) trong dịp lễ này đòi_hỏi phải có khẩu_vị " cứng_cáp " . Lễ Lucia ( Luciafest ) bắt_đầu vào sáng ngày 13 tháng 12 và tại Thụy_Điển là ngày của Nữ_hoàng ánh_sáng . Người con gái đầu trong gia_đình xuất_hiện với một váy trắng và mang trên đầu một vòng_hoa được làm từ cành cây của một loài cây việt_quất ( Vaccinium_vitis-idaea ) và nến , đánh_thức gia_đình và mang thức_ăn sáng đến tận giường . Trường_học và nơi làm_việc trên toàn nước được các đoàn diễu_hành đến thăm_viếng vào sáng sớm . Các cô gái trẻ mang váy trắng dài đến gót chân cùng với nến trên đầu và tay , đi cùng là các nam thiếu_niên mang quần_áo trắng và đội nón chóp dài được trang_điểm bằng nhiều ngôi_sao . Thể_thao Thể_thao là một phong_trào quần_chúng tại Thụy_Điển với khoảng độ một_nửa dân_số tham_gia tích_cực . Hai_môn thể_thao chính là bóng_đá và khúc côn_cầu trên băng . Zlatan_Ibrahimovic , Henrik_Larsson và Fredrik_Ljungberg thuộc về những ngôi_sao bóng_đá của Thụy_Điển và trong số những người nổi_tiếng trong bộ_môn khúc côn_cầu trên băng phải kể đến Markus_Näslund , Peter_Forsberg , Mats_Sundin , Daniel_Alfredsson , Niklas_Lidström , Börje_Salming và Pelle_Lindbergh . Số người chơi các môn thể_thao cưỡi ngựa nhiều chỉ sau bóng_đá , phần_lớn là phụ_nữ . Tiếp_theo sau đó là golf , điền_kinh và các môn thể_thao đồng_đội như bóng ném , khúc côn_cầu trong nhà ( tiếng Anh : Floorball ' ' ) , bóng_rổ và ngoài_ra là bandy tại các vùng phía Bắc . Các vận_động_viên quần_vợt thành_công bao_gồm Björn_Borg , Mats_Wilander , Stefan_Edberg và Robin_Soderling . Rất nhiều người Thụy_Điển đã lập thành_tích quốc_tế trong điền_kinh , thí_dụ như Patrik_Sjöberg - kỷ_lục nhảy cao_nam châu_Âu , hay Kajsa_Bergqvist - kỷ_lục nhảy cao_nữ , và người đoạt huy_chương vàng_Thế_vận_hội Stefan_Holm . Hai vận_động_viên Thụy_Điển khác_đoạt huy_chương vàng tại Thế_vận_hội mùa Hè 2004 là Carolina_Klüft trong bộ_môn điền_kinh_nữ bảy môn và Christian_Olsson trong bộ_môn nhảy ba bước . Các vận_động_viên nổi_tiếng khác của Thụy_Điển bao_gồm Ingemar_Johansson ( đấm bốc hạng nặng ) , Annika_Sörenstam ( đánh golf ) , Jan-Ove_Waldner ( nguyên vô_địch bóng bàn 5 lần ) và Tony_Rickardsson ( đua mô_tô ) . Trong trường_học , trên bãi cỏ hay trong công_viên brännboll , một bộ_môn thể_thao tương_tự như bóng_chày , thường hay được chơi để giải_trí . Trong các thế_hệ lớn_tuổi các bộ_môn thể_thao giải_trí khác là kubb và boules . Ẩm_thực Ẩm_thực Thụy_Điển là thực_phẩm truyền_thống của người Thụy_Điển . Do Thụy_Điển trải dài từ bắc tới nam , nó nhiều khác_biệt giữa ẩm_thực phía bắc và phía nam . Trong lịch_sử , ở phía Bắc , người ta từng ăn các loại thịt như tuần_lộc , hoặc các loại thịt thú săn khác , nó có nguồn_gốc từ văn_hóa Sami , trong khi các loại rau tươi có vai_trò quan_trọng hơn ở phía Nam . Những ngày lễ Biểu_tượng quốc_gia Quốc_kỳ_Quốc_kỳ_Thụy Điển_hình chữ_nhật , nền cờ màu_lam , chữ_thập_màu vàng chia mặt cờ thành 4 hình_chữ_nhật màu lam . Diện_tích của 2 hình_chữ_nhật trên và dưới bên trái bằng nhau , 2 hình_chữ_nhật trên và dưới bên phải cũng có diện_tích bằng nhau . Hai màu_lam và vàng bắt_nguồn từ màu của Hoàng_gia Thụy_Điển . Lá cờ chữ_thập_màu vàng từng là quân_kỳ của hải_quân Hoàng_gia Thụy_Điển . Ngày 22/06/1906 chính_thức quy_định lá quốc_kỳ này . Quốc_huy_Lai lịch_quốc_huy Thụy_Điển có_thể truy_nguyên về những năm 1408 – 1470 . Phía trên tấm áo choàng là chiếc vương_miện , mặt tấm lá_chắn trong tấm áo choàng có màu_lam . Một chữ_thập_màu vàng chia mặt tấm lá chắn thành 4 phần : phần trên bên trái và phần dưới bên phải mỗi phần có 3 phần chiếc vương_miện màu vàng , phần trên bên phải và phần dưới bên trái có con sư_tử vàng_đội vương_miện vàng thè lưỡi đỏ . Trung_tâm lá_chắn lớn có một lá_chắn tương_đối nhỏ , mặt tấm lá_chắn chia 2 phần phải và trái : mặt bên trái do các sọc chéo 3 màu lam , trắng_bạc , đỏ và một chiếc bình vàng tạo thành , mặt bên phải có vẽ một tháp chuông kiểu lô_cốt và một con chim ưng vàng . Hình trên tấm lá_chắn nhỏ là phù_hiệu của Hoàng_gia_Thụy_Điển khoảng năm 1200 . Phía trên tấm lá_chắn là một chiếc vương_miện , 2 bên là hai con sư_tử vàng đầu_đội vương_miện ngoảnh về phía sau đỡ lấy . Sư_tử đứng trên đế tấm lá_chắn , đuôi cong hướng lên trên , thè lưỡi đỏ . Xung_quanh tấm lá_chắn là huân_chương trang_trí . Năm 1908 chính_thức chế_định quốc_huy dạng tấm áo choàng này . Xem thêm Truyền_thanh và truyền_hình tại Thụy_Điển Danh_sách các trường Đại_học tại Thụy_Điển Quan_hệ quốc_tế của Thụy_Điển Quân_đội Thụy_Điển Danh_sách các cuộc chiến_tranh của Thụy_Điển Viện_Hàn_lâm Hoàng_gia_Thụy_Điển Giao_thông tại Thụy_Điển Danh_sách các công_ty Thụy_Điển Danh_sách báo_chí Thụy_Điển_Người nói tiếng Thụy_Điển ở Phần_Lan Tham_khảo Liên_kết ngoài Trang_web chính_thức của chính_phủ Thụy_Điển Trang_web chính_thức của Quốc_hội Thụy_Điển - Học_tập và nghiên_cứu tại Thụy_Điển Du_lịch Thụy_Điển Sweden_Info - Kingdom of_Sweden ( ENG ) Sách tài_liệu của CIA về Thụy_Điển Thông_tin về Thụy_Điển của Bộ Ngoại_giao Mỹ Quốc_gia châu_Âu Quốc_gia thành_viên Liên_minh châu_Âu Quốc_gia Scandinavia_Quốc_gia Bắc_Âu_Quốc_gia thành_viên Ủy_hội châu_Âu Quốc_gia thành_viên của Liên_Hợp_Quốc_Các nước Bắc_Âu Scandinavia_Quốc_gia Kitô_giáo_Quốc_gia và vùng lãnh_thổ German_Quốc_gia thành_viên Liên_minh Địa_Trung_Hải
Thành_phố Hồ_Chí_Minh ( viết tắt_TP.HCM ) hay Sài_Gòn , là thành_phố lớn nhất Việt_Nam và là một siêu đô_thị trong tương_lai gần . Đây còn là trung_tâm kinh_tế , giải_trí , một trong hai trung_tâm văn_hóa và giáo_dục quan_trọng tại Việt_Nam . Thành_phố Hồ_Chí_Minh là thành_phố trực_thuộc trung_ương thuộc loại đô_thị đặc_biệt của Việt_Nam . Nằm trong vùng chuyển_tiếp giữa Đông_Nam_Bộ và Tây_Nam_Bộ , thành_phố này hiện có 16 quận , 1 thành_phố và 5 huyện , tổng diện_tích 2.095_km2 ( 809 dặm vuông_Anh ) . Theo kết_quả điều_tra dân_số sơ_bộ vào năm 2021 thì dân_số thành_phố là 9.166.800 người ( chiếm 9,3 % dân_số Việt_Nam ) , mật_độ dân_số trung_bình 4.375 người / km² ( cao nhất cả nước ) . Tuy_nhiên , nếu tính những người cư_trú không đăng_ký hộ_khẩu thì dân_số thực_tế của thành_phố này năm 2018 là gần 14 triệu người . Thành_phố Hồ_Chí_Minh năm 2011 chiếm 21,3 % tổng_sản_phẩm ( GDP ) và 29,38 % tổng_thu ngân_sách của cả Việt_Nam . Thành_phố có chỉ_số phát_triển con_người ở mức cao , đứng thứ hai trong số các đơn_vị hành_chính của Việt_Nam . Năm 2020 , thành_phố có GRDP theo giá hiện_hành_ước là 1.372_ngàn tỷ đồng , theo giá so_sánh 2010 đạt 991.424 tỷ đồng ( số_liệu địa_phương cung_cấp , Tổng_cục Thống_kê sẽ công_bố GRDP đánh_giá lại ) , tăng 1,39 % so với năm 2019 , đóng_góp trên 22 % GDP và 27 % tổng_thu ngân_sách cả nước . GRDP bình_quân đầu người ước năm 2020 là 6.328 USD / người , xếp thứ 4 trong số các tỉnh_thành cả nước , nhưng so với năm 2019 là giảm . Thu_nhập bình_quân đầu người năm 2019 sơ_bộ là 6,758 triệu VND / tháng , cao thứ hai cả nước sau Bình_Dương . Nhờ điều_kiện tự_nhiên , Thành_phố Hồ_Chí_Minh trở_thành một đầu_mối giao_thông của Việt_Nam và Đông_Nam_Á , bao_gồm cả đường_bộ , đường_sắt , đường thủy và đường_hàng_không . Vào năm 2019 , thành_phố đón khoảng 8,6 triệu khách du_lịch quốc_tế . Các lĩnh_vực giáo_dục , truyền_thông , thể_thao , giải_trí , Thành_phố Hồ_Chí_Minh đều giữ vị_thế hàng_đầu . Tuy_nhiên , khoảng một thập_kỷ gần đây , dưới nhiều tác_động và áp_lực khác nhau , các chỉ_số trên của thành_phố có sự giảm_sút . Thành_phố cần được tháo_gỡ nhiều điểm nghẽn để đóng_góp nhiều hơn cho đất_nước . Tên gọi Vùng_đất này ban_đầu được gọi_là Prey_Nokor theo tiếng Khmer của người_dân bản_địa , có nghĩa_là " thành trong rừng " . Vì sự sụp_đổ của đế_chế_Khmer , vùng Nam_Bộ trở_thành đất vô_chủ , về sau đã sáp_nhập vào Đại_Việt nhờ công_cuộc khai_phá miền Nam của chúa Nguyễn . Năm 1698 , Nguyễn_Hữu_Cảnh cho lập huyện Tân_Bình thuộc phủ Gia_Định , đánh_dấu sự ra_đời thành_phố . Phủ Gia_Định khi đó bao_gồm Sài_Gòn và các tỉnh xung_quanh hiện_nay ( Tây_Ninh , Long_An ... ) , còn huyện Tân_Bình là chỉ vùng_đất Sài_Gòn . Địa_danh Sài_Gòn có trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu_vực với diện_tích khoảng 1 km² ( Chợ_Lớn ) có đông người Hoa_sinh_sống trong thế_kỷ 18 . Địa_bàn đó gần tương_ứng với khu Chợ_Lớn ngày_nay . Năm 1747 , theo danh_mục các họ đạo trong Launay , Histoire de_la Mission_Cochinchine , có ghi_chép " Rai_Gon Thong " ( Sài_Gòn_Thượng ) và " Rai Gon_Ha " ( Sài_Gòn Hạ ) . Theo Phủ_biên_tạp_lục của Lê_Quý_Đôn viết năm 1776 , năm 1674 , Thống_suất Nguyễn_Dương_Lâm_vâng lệnh_chúa Nguyễn đánh_Cao_Miên và phá vỡ " Lũy Sài_Gòn " ( theo chữ Hán viết là 柴棍 - " Sài_Côn " ) . Đây là lần đầu_tiên chữ " Sài_Gòn " xuất_hiện trong tài_liệu Việt_Nam . Vì thiếu chữ_viết nên chữ Hán_棍 - " Côn " được dùng thế cho " Gòn " . Nếu đọc theo chữ Nôm là " Gòn " , còn đọc theo chữ Hán thì là " Côn " . Trong tiếng Trung thì Sài_Gòn còn được gọi_là " Tây_Cống " ( chữ Hán : 西貢 , bính_âm : Xī_Gòng , Việt_bính : Sai1Gung3 ) . Sau đó , danh_xưng Sài_Gòn được dùng để chỉ các khu_vực nằm trong " lũy Lão_Cầm " ( năm 1700 ) , " lũy Hoa_Phong " ( năm 1731 ) và " lũy Bán_Bích " ( năm 1772 ) , chỉ với diện_tích 5 km² . Ngoài_ra theo một_số nhà_nghiên_cứu thì Thụ_Nại cũng từng là tên gọi của vùng_đất Sài_Gòn xưa trước khi Nguyễn_Hữu_Cảnh đến khai_phá . Khi Pháp vào Đông_Dương , để phục_vụ công_cuộc khai_thác thuộc_địa , thành_phố Sài_Gòn được thành_lập và nhanh_chóng phát_triển , trở_thành một trong hai đô_thị quan_trọng nhất Việt_Nam . Địa_giới Sài_Gòn lúc này bao_gồm vùng_đất Sài_Gòn và Bến_Nghé cũ . Sài_Gòn cũng là thủ_đô của Liên_bang Đông_Dương giai_đoạn 1887 – 1901 ( về sau , Pháp chuyển thủ_đô Liên_bang Đông_Dương ra Hà_Nội ) . Năm 1931 Khu Sài_Gòn - Chợ_Lớn được thành_lập , bao_gồm Thành_phố Sài_Gòn và Thành_phố Chợ_Lớn . Năm 1941 Chợ_Lớn được sáp_nhập vào Sài_Gòn . Năm 1946 , Sài_Gòn trở_thành thủ_đô của Cộng_hòa tự_trị Nam_Kỳ rồi Quốc_gia Việt_Nam , và sau_này là thủ_đô của Việt_Nam Cộng_hòa sau Hiệp_định Genève năm 1954 với tên gọi chính_thức là Đô_Thành Sài_Gòn . Kể từ đó , Sài_Gòn được xem là thủ_đô và trở_thành một trong những đô_thị quan_trọng nhất của miền Nam Việt_Nam . Sau khi Việt_Nam Cộng_hòa sụp_đổ trong sự_kiện 30 tháng 4 năm 1975 , Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam tiếp_quản chính_quyền và quyết_định hợp nhất Đô_thành Sài_Gòn và tỉnh Gia_Định thành Thành_phố Sài_Gòn – Gia_Định . Ngày 2 tháng 7 năm 1976 , Việt_Nam tái_thống_nhất và Quốc_hội nước Việt_Nam thống_nhất quyết_định đổi tên " Sài_Gòn – Gia_Định " thành " Hồ_Chí_Minh " , theo tên Chủ_tịch nước đầu_tiên của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa . Hiện_nay trong văn_bản hành_chính thì thành_phố luôn được gọi đầy_đủ là " Thành_phố Hồ_Chí_Minh " ( viết tắt là " TP. HCM " ) thay_vì chỉ gọi " Hồ_Chí_Minh " , để tránh nhầm_lẫn với chủ_tịch Hồ_Chí_Minh . Tương_tự với tiếng Anh là " Ho_Chi_Minh_City " ( viết tắt là " HCMC " ) . Tên " Sài_Gòn " vẫn được sử_dụng thường_xuyên vì sự lâu_đời và thân_thuộc của nó . Lịch_sử Thời_kỳ hoang_sơ Con_người xuất_hiện ở Sài_Gòn từ khá sớm . Các cuộc khai_quật khảo_cổ trên địa_phận Sài_Gòn và khu_vực lân_cận cho thấy , ở đây đã tồn_tại nhiều nền văn_hóa từ thời_kỳ đồ đá cho tới thời kim_khí . Những cư_dân cổ từ nhiều thiên_niên_kỷ về trước đã biết đến kỹ_thuật canh_tác nông_nghiệp . Văn_hóa Sa_Huỳnh_từng tồn_tại trên khu_vực này với những nét rất riêng . Thời_kỳ văn_hóa Óc_Eo , từ đầu Công_Nguyên cho tới thế_kỷ 7 , khu_vực miền Nam Đông_Dương có nhiều tiểu_quốc và Sài_Gòn khi đó là miền đất có quan_hệ với những vương_quốc này . Sau khi Đế_quốc Khmer hình_thành , lãnh_thổ miền Nam Đông_Dương thuộc quyền kiểm_soát của đế_chế này . Tuy_nhiên , dân_cư của Đế_quốc Khmer sống ở vùng này rất thưa_thớt , không có khu dân_cư lớn nào hình_thành tại đây . Cho đến trước thế_kỷ 16 , vị_trí tiếp_giáp với các quốc_gia cổ cũng khiến Sài_Gòn trở_thành nơi gặp_gỡ của nhiều cộng_đồng dân_cư như Khmer , Châu_Ro , S'Tiêng . Sài_Gòn – Gia_Định vẫn là địa_bàn của một_vài nhóm dân_cư cổ cho tới khi người Việt xuất_hiện . Khai_phá Những người Việt đầu_tiên tự_động vượt biển tới khai_phá vùng_đất này hoàn_toàn không có sự tổ_chức của nhà Nguyễn . Nhờ cuộc hôn_nhân giữa Công_nữ Ngọc_Vạn với vua Chân_Lạp Chey_Chetta II từ năm 1620 , mối quan_hệ giữa Đại_Việt và Chân_Lạp trở_nên êm_đẹp , dân_cư hai nước có_thể tự_do qua_lại sinh_sống . Khu_vực Sài_Gòn , Đồng_Nai bắt_đầu xuất_hiện những người Việt định_cư . Trước đó , người Khmer , người Chăm , người Man cũng sinh_sống rải_rác ở đây từ xa_xưa . Giai_đoạn từ 1623 tới 1698 được xem như thời_kỳ hình_thành của Sài_Gòn sau_này . Năm 1623 , chúa Nguyễn_sai một phái_bộ tới yêu_cầu con rể là vua Chey_Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prey_Nokor ( Sài_Gòn ) và Kas_Krobei ( Bến_Nghé ) . Tuy đây là vùng rừng rậm hoang_vắng , nhưng lại nằm trên đường giao_thông của các thương_nhân Việt_Nam , Trung_Quốc , ... qua Campuchia và Xiêm . Hai sự_kiện quan_trọng tiếp_theo của thời_kỳ này là lập doanh_trại và dinh_thự của Phó vương_Nặc Nộn và lập đồn dinh ở Tân_Mỹ ( gần ngã tư Cống_Quỳnh – Nguyễn_Trãi ngày_nay ) . Có_thể nói Sài_Gòn hình_thành từ 3 cơ_quan chính_quyền này . Năm 1679 , chúa Nguyễn_Phúc_Tần cho một_số nhóm người Hoa_tị nạn triều Mãn_Thanh tới Mỹ_Tho , Biên_Hòa và Sài_Gòn để lánh_nạn . Đến năm 1698 , chúa Nguyễn sai_tướng Nguyễn_Hữu_Cảnh vào kinh_lý miền Nam . Trên cơ_sở những lưu_dân Việt đã tự_phát tới khu_vực này trước đó , Nguyễn_Hữu_Cảnh cho lập phủ Gia_Định và hai huyện Phước_Long , Tân_Bình . Vùng Đông_Nam_Bộ được sáp_nhập vào cương_vực Việt_Nam . Thời_điểm ban_đầu này , khu_vực Biên_Hòa , Gia_Định có khoảng 10.000 hộ với 200.000_khẩu . Công_cuộc khai_hoang được tiến_hành theo những phương_thức mới , mang lại hiệu_quả hơn . Cuối thế_kỷ 17 và đầu thế_kỷ 18 , Mỹ_Tho và Cù_lao Phố là hai trung_tâm thương_mại lớn nhất Nam_Bộ . Tuy_nhiên , cuối thế_kỷ 18 , sau các biến_loạn và chiến_tranh , thương_nhân dần chuyển về vùng Chợ_Lớn . Khu_vực Sài_Gòn dần trở_thành trung_tâm kinh_tế lớn nhất Nam_Bộ . Năm 1788 , chúa Nguyễn_Ánh tái_chiếm Sài_Gòn , lấy nơi đây làm cơ_sở để chống lại Tây_Sơn . Năm 1790 , với sự giúp_đỡ của hai sĩ_quan công_binh người Pháp là kỹ_sư Theodore_Lebrun và Victor Olivier_de Puymanel ( 1768 – 1799 ) , Chúa Nguyễn_Ánh cho xây_dựng Thành_Bát_Quái làm trụ_sở của chính_quyền mới . " Gia_Định thành " khi đó được đổi thành " Gia_Định kinh " . Năm 1802 , sau khi chiến_thắng Tây_Sơn , vua Gia_Long lên_ngôi và đẩy_mạnh công_cuộc khai_khẩn miền Nam . Miền_Nam được chia thành 5 trấn , gọi_là " Gia_Định_ngũ trấn " . Các công_trình kênh đào Rạch_Giá – Hà_Tiên , Vĩnh_Tế ... được thực_hiện . Qua 300 năm , các trung_tâm nông_nghiệp phát_triển bao quanh những đô_thị sầm_uất được hình_thành . Sáu năm sau , 1808 , " Gia_Định trấn " lại được đổi thành " Gia_Định thành " . Trong khoảng thời_gian 1833 đến 1835 , Lê_Văn_Khôi khởi_binh chống lại nhà Nguyễn , Thành_Bát_Quái trở_thành địa_điểm căn_cứ . Sau khi trấn_áp_cuộc nổi_dậy , năm 1835 , vua Minh_Mạng cho phá_Thành Bát_Quái , xây_dựng Phụng_Thành thay_thế . Thời_kỳ Pháp thuộc Ngay sau khi chiếm được thành Gia_Định vào năm 1859 , thực_dân Pháp gấp_rút quy_hoạch lại Sài_Gòn thành một đô_thị lớn nhằm phục_vụ mục_đích khai_thác thuộc_địa và làm nơi cư_trú cho quan_chức Pháp . Đồ_án thiết_kế được Phó Đô_đốc Pháp là Page ( về sau là Charner ) cử trung_tá công_binh Pháp là Paul_Florent Lucien_Coffyn ( 1810 – 1871 ) , nguyên Lãnh_sự Pháp ở Hoa_Kỳ , thiết_kế . Theo bản_đồ của Coffyn được công_bố vào ngày 13/5/1862 , quy_hoạch ban_đầu của Sài_Gòn bao_gồm cả tỉnh Chợ_Lớn với khoảng 500.000 dân ( Saigon_ville de 500.000 âmes ) , tức khoảng 20.000 dân / km² . Quy_hoạch này tương_ứng với quy_hoạch khu_vực phòng_thủ của tướng Nguyễn_Cửu_Đàm năm 1772 , khi dân_số Sài_Gòn chỉ khoảng 20.000 – 30.000 người . Nhưng đến 1864 , nhận thấy diện_tích dự_kiến của thành_phố quá rộng , khó bảo_đảm về an_ninh , Soái_phủ Pháp ở Nam_Kỳ ( Gouverneur_Amiral de_la Cochinchine ) lúc đó là Chuẩn đô_đốc Pierre_Rose quyết_định tách Chợ_Lớn khỏi Sài_Gòn . Ngày 3 tháng 10 năm 1865 , Pierre_Rose ra_lệnh quy_hoạch lại Sài_Gòn chỉ còn là khu_vực nằm giữa rạch Thị_Nghè , sông Sài_Gòn , rạch Bến_Nghé và đường mới khu cầu Ông_Lãnh hiện_nay . Toàn_bộ quy_hoạch chỉ còn rộng khoảng 3 km² . Rất nhanh_chóng , các công_trình quan_trọng của thành_phố , như Dinh_Thống_đốc Nam_Kỳ , Dinh Toàn_quyền , được Pháp thiết_kế và huy_động nhân_công xây_dựng . Sau 2 năm người Pháp xây_dựng và cải_tạo , khu quy_hoạch rộng khoảng 3 km² nói trên đã hoàn_toàn thay_đổi . Thành_phố Sài_Gòn khi đó được thiết_kế theo mô_hình châu_Âu , nơi đặt văn_phòng nhiều cơ_quan công_vụ như : dinh thống_đốc , nha giám_đốc nội_vụ , tòa_án , tòa thượng_thẩm , tòa sơ_thẩm , tòa_án thương_mại , tòa giám_mục , ... Nam_Kỳ Lục_tỉnh là thuộc_địa của Pháp và Sài_Gòn nằm trong tỉnh Gia_Định . Vào năm 1861 , địa_phận Sài_Gòn được giới_hạn bởi một bên là rạch Thị_Nghè và rạch Bến_Nghé với một bên là sông Sài_Gòn cùng con đường nối_liền chùa Cây_Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ_Hòa . Đến năm 1867 , việc quản_lý Sài_Gòn được giao cho Ủy_ban thành_phố gồm một ủy_viên và 12 hội_viên ; đứng đầu là viên Thị_trưởng người Pháp tên là Charles_Marie Louis_Turc ( 1867 – 1871 ) . Cho tới nửa đầu thập_niên 1870 , thành_phố Sài_Gòn vẫn nằm trong địa_hạt hành_chính tỉnh Gia_Định . Ngày 15 tháng 3 năm 1874 , Tổng_thống Pháp Jules_Grévy ký sắc_lệnh thành_lập thành_phố Sài_Gòn . Đứng đầu là viên Thị_trưởng người Pháp , đầu_tiên là G._Vinson ( 1874 – 1876 ) . Đến năm 1879 thì Pháp cho lập thêm Hội_đồng thành_phố Sài_Gòn ( hay đúng_ra là Ủy_hội thành_phố – Commission_municipale ) . Sau Cách_mạng Tháng_Tám , ngày 23 tháng 9 năm 1945 , quân Pháp tái_chiếm thành_phố . Tháng 8 năm 1946 , phòng Nam_Bộ Trung_ương đã tổ_chức họp , bác_sĩ Trần_Hữu_Nghiệp đã đề_nghị đổi tên Sài_Gòn thành Thành_phố Hồ_Chí_Minh , và 57 người phòng Nam_Bộ Trung_ương ( đứng đầu danh_sách là Trần_Hữu_Nghiệp , Trần_Công_Tường , Nguyễn_Tấn_Gi_Trọng , ... ) đã ra quyết_nghị , gửi lên Quốc_hội và Chính_phủ Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa đề_xuất này , tuy_nhiên , do nhiều việc cấp_bách phải giải_quyết nên chưa được quyết_định chính_thức . Về danh_hiệu Hòn_ngọc viễn_Đông_thời Pháp thuộc Trong suốt thời_kỳ Pháp thuộc , Sài_Gòn trở_thành trung_tâm quan_trọng , cả về hành_chính lẫn kinh_tế , văn_hóa , giáo_dục của Liên_bang Đông_Dương , được thực_dân Pháp mệnh_danh là Hòn_ngọc Viễn_Đông ( " la perle de l'Extrême - Orient " ) hoặc một Paris nhỏ ở Viễn_Đông ( " le petit Paris_de l'Extrême - Orient " ) trong số các thuộc_địa của Pháp . Trước đó , thực_dân_Anh đã chiếm Ấn_Độ và gọi nước này là " hòn ngọc trên vương_miện của Nữ_hoàng_Anh " , vì_vậy Pháp đặt ra danh_xưng này cho Sài_Gòn để tỏ ý_muốn cạnh_tranh việc xâm_chiếm thuộc_địa với đối_thủ_Anh . Tuy được Pháp gọi_là " Hòn_ngọc Viễn_Đông " , nhưng thực_ra thời ấy Sài_Gòn rất nhỏ , chỉ cần đi xa 20 km là có_thể săn thú rừng . Theo quy_hoạch của Pháp , Sài_Gòn khi đó chỉ rộng khoảng 3 km² ; gần bằng một_nửa Quận 1 hiện_nay ( rộng khoảng 8 km² ) , bao_bọc bởi sông Sài_Gòn – Nguyễn_Thái_Học – Nguyễn_Thị_Minh_Khai – rạch Bến_Nghé . Chính_quyền thuộc_địa Pháp tập_trung tất_cả những gì sang_trọng , giàu_có nhất mà họ có được ở diện_tích 3 km² này , phần còn lại của Sài_Gòn thì vẫn còn rất hoang_sơ , đầm lầy ngổn_ngang . Theo Sơn_Nam trong " Bến_Nghé xưa " thì khi Chợ Bến_Thành hoàn_thành năm 1914 , " trước mặt còn là ao vũng sình_lầy . Giữa Sài_Gòn và Chợ_Lớn phía đất thấp ( ... ) , còn ruộng lúa với người cày , ao nuôi vịt , ngọn rạch cạn . Giữa Sài_Gòn và ở phần đất cao còn nhiều chòm tre , cây da , mồ_mả to_xen vào những đám rẫy trồng rau cải và bông hoa , những xóm nhà_ổ_chuột ; bầy bò dê đi lang_thang ăn cỏ " . Khu Hòa_Hưng ( Quận 10 hiện_nay ) cho đến ngã tư Bảy_Hiền hiện_nay có vô_số nghĩa_trang , mồ_mả . Khu Nguyễn_Thiện_Thuật , Lý_Thái_Tổ , Nguyễn_Đình_Chiểu ( Quận 3 hiện_nay ) toàn nhà lá nền đất xây_dựng tạm_bợ không theo quy_hoạch nào . Khu Quận 4 , Quận 7 , khu Cầu_Ông_Lãnh , Cầu_Kho , ... sát cạnh chợ Bến_Thành đa_số là nhà tranh vách lá tạm_bợ . Sau Chiến_tranh thế_giới thứ nhất , kiến_trúc_sư He'brerd được mời sang Đông_Dương chỉnh_lý lại các dự_án quy_hoạch Sài_Gòn . Ông đề ra hướng phát_triển công_nghiệp và xuất_khẩu cho Sài_Gòn , điều_chỉnh hệ_thống kỹ_thuật hạ_tầng , củng_cố thêm phố thị_Khánh_Hội và Nhà_Bè . Nhưng kế_hoạch bất_thành do thiếu ngân_sách , đụng_chạm quyền_lợi của giới độc_quyền kinh_doanh địa_ốc , cũng như xung_đột nội_bộ . Nó chứng_minh rằng các mô_hình lý_thuyết về quy_hoạch xây_dựng thường vấp phải trở_ngại từ giới cầm_quyền thực_dân , giới tư_bản chỉ nhìn thấy quyền_lợi trước_mắt . Như_vậy , từ lúc đánh chiếm Gia_Định năm 1859 cho đến khi rời Sài_Gòn ( năm 1954 ) , người Pháp chỉ tập_trung " trau_chuốt " khu_vực rộng 3 km² , nơi mà kiều_dân Pháp sinh_sống ( Quận 1 hiện_nay ) . Dù nhiều lần điều_chỉnh địa_giới mở_rộng , nhưng những khu mở_rộng này không được Pháp đầu_tư nên khá là tạm_bợ . Đến năm 1954 , những phần Sài_Gòn mở_rộng này ( rộng khoảng 50 km² ) vẫn hoang_sơ , thậm_chí đầm lầy ngổn_ngang . Phê_phán quy_hoạch thành_phố Sài_Gòn thời_kỳ Pháp thuộc , nhiều nhà_nghiên_cứu phương Tây cho rằng : người Pháp nặng về việc phô_trương quyền_lực thực_dân với một_số trục đường hoành_tráng , cửa nhà khang_trang , nhưng lại chưa xây_dựng được cơ_sở_hạ_tầng đô_thị , và nhất_là đẩy người bản_xứ vào các khu ở chật_chội , lầy_lội , thiếu vệ_sinh . Nhà_nghiên_cứu Mỹ Gwendolyn_Wright khi nghiên_cứu về các đô_thị thuộc_địa Pháp cho rằng kiểu làm đó là lối " quy_hoạch giả_tạo " không giải_quyết được các vấn_đề cơ_bản của đô_thị và mang tính phân_biệt đối_xử giữa người Pháp và dân thuộc_địa . Theo cụ Vương_Hồng_Sển ghi_chép thì danh_xưng " Hòn_ngọc Viễn_Đông " do quan_chức thực_dân Pháp đặt ra để chỉ nơi ăn_chơi của họ , người Việt chẳng được thụ_hưởng gì mà_còn phải chịu sự bóc_lột để người Pháp duy_trì sự xa_xỉ đó , và rằng " Nó hoàn_toàn không phải là " hòn ngọc " với thợ thuyền người Việt ở xưởng đóng_tàu Ba_Son , cu_li bốc_vác ở cảng Sài_Gòn , phu xe_kéo và đông_đảo người_dân bản_xứ mang trên mình bản_án kiếp nô_lệ , kẻ mất nước . Để phục_vụ cho hòn ngọc ấy , cả một xã_hội Sài_Gòn trở_thành thuộc_địa , phải cung_phụng cho Pháp mà nhiều địa_danh còn được giữ đến tận bây_giờ : Xóm_Củi , Xóm_Than , Xóm_Dầu , Xóm Bàu_Sen ( gần đồn Cây_Mai ) , Xóm_Giá ( làm_giá đậu xanh gần cầu Cây_Gõ ) , xóm Lò_Bún ( gần giếng Hộ_Tùng ) , Xóm Ụ_Ghe , Xóm_Rẫy_Cái , Xóm Cây_Cui ... " Nhà sử_học Henry_Kamn nhận_xét về sự tương_phản giữa đời_sống của giới thượng_lưu_Pháp với người_dân Sài_Gòn địa_phương : So với các thuộc_địa của Nhật_Bản hoặc một_số nước thực_dân khác ( Anh , Mỹ , Hà_Lan , ... ) , các thuộc_địa của Thực_dân Pháp ở Đông_Dương chỉ có một trạng_thái mong_manh yếu_ớt . Chủ_nghĩa_thực_dân Pháp ở Việt_Nam kiếm lợi_nhuận chủ_yếu thông_qua việc bóc_lột tài_nguyên thuộc_địa , nên Pháp không cần thành_lập một bộ_máy hành_chính hiệu_quả nhằm tăng năng_suất , cũng không cần thực_hiện công_nghiệp hóa ở quy_mô lớn . Quy_mô nền công_nghiệp của thực_dân Pháp ở Việt_Nam quá nhỏ , kinh_tế Việt_Nam khi đó vẫn chủ_yếu là nông_nghiệp . Điều này dẫn tới quy_mô các đô_thị do Pháp xây_dựng ở thuộc_địa Đông_Dương ( tiêu_biểu là Sài_Gòn ) cũng khá nhỏ_bé , ngay cả khi so_sánh với các thành_phố thuộc_địa của Anh , Mỹ và Hà_Lan . Xét về quy_mô dân_số , các phương_pháp thống_kê khác nhau từ những nguồn khác nhau cho ra những số_liệu khác nhau . Năm 1940 , theo điều_tra dân_số , khu_vực đô_thị Sài_Gòn và tỉnh Chợ_Lớn có tổng_cộng 256.000 dân . So với các thành_phố lớn trong khu_vực thì khá nhỏ , như Singapore năm 1940 có 755.000_dân , Hồng_Kông năm 1941 có 1,6 triệu dân , Manila hay Jakarta cũng có khoảng gần một_triệu dân . Đô_thành Sài_Gòn Từ năm 1946 , Sài_Gòn đã là thủ_đô của Cộng_hòa tự_trị Nam_Kỳ rồi năm 1949 là thủ_đô của Quốc_gia Việt_Nam . Đến năm 1955 , Việt_Nam Cộng_hòa được thành_lập , Sài_Gòn khi đó là thành_phố lớn nhất tại miền Nam Việt_Nam đã được chọn làm thủ_đô với tên gọi chính_thức " Đô_thành Sài_Gòn " ( lưu_ý , cách viết thông_dụng thời đó là " Saigon " hoặc " Sài-gòn " ) . Sau năm 1955 , tên đường_phố Sài_Gòn vốn trước_kia toàn là tên Pháp nay đồng_loạt đổi tên tiếng Việt ( trừ một_số ngoại_lệ ) . Việc này do Phòng Họa_đồ thuộc_Ty Kỹ_thuật do Ngô_Văn_Phát điều_hành ; ông sắp_xếp và chọn_lựa tên các danh_nhân dựa trên tầm_vóc lịch_sử và quy_tụ gần nhau những nhân_vật cùng thời_kỳ có liên_quan với nhau , như đường Cô_Giang và Cô_Bắc thì phải gần đường Nguyễn_Thái_Học ; đường Lê_Lai thì nhỏ , gần Đại_lộ Lê_Lợi lớn hơn . Những ý_tưởng như Công_lý , Tự_do , Cộng_hòa cũng được dùng đặt tên , tạo cho thành_phố những đặc_trưng mới . Khi Chiến_tranh Đông_Dương_lan rộng thì di_dân từ nông_thôn lên thành_thị tăng nhanh . Vào thời_điểm 1948 , vùng Sài_Gòn dân_số đã lên đến 1,179 triệu người , đến năm 1949 thì dân_số khu_vực đã tăng lên 1.200.000 , và sang năm 1954 với hàng trăm_ngàn người di_cư mới ( phần_đông là người Công_giáo , còn gọi_là dân Bắc_Kỳ_Công_giáo ) từ phía bắc vĩ_tuyến 17 thì dân_số Sài_Gòn leo cao , đạt 2.000.000 . Dân di_cư tập_trung tại các khu_vực như Xóm_Mới – Gò_Vấp , Bình_An – Quận 8 , và rải_rác tại các quận khác . Với Nghị_định số 110 - NV ngày 27 tháng 3 năm 1959 của Tổng_thống Ngô_Đình_Diệm , từ 6 quận , Sài_Gòn được chia lại thành 8 quận với tổng_cộng 41 phường . Vào nửa cuối thập_niên 1950 , nhờ viện_trợ đáng_kể của Chính_phủ Hoa_Kỳ , Sài_Gòn trở_thành một trung_tâm về chính_trị , kinh_tế , văn_hóa , giải_trí tại miền Nam Việt_Nam , là thành_phố lớn nhất của kinh_tế Việt_Nam Cộng_hòa Từ giữa thập_niên 1960 đến những năm đầu thập_niên 1970 , việc Quân_đội Hoa_Kỳ vào tham_chiến tại miền Nam Việt_Nam cũng gây nên những xáo_trộn đối_với thành_phố . Nhiều cao_ốc , công_trình quân_sự mọc lên . Lối sống của giới trẻ Sài_Gòn cũng chịu ảnh_hưởng bởi văn_hóa phương Tây được du_nhập từ binh_lính và sách_báo Mỹ . Trung_tâm thành_phố có một_số công_trình , khu_phố được xây_dựng to_đẹp và sang_trọng , tuy_nhiên , các công_trình này chủ_yếu do Pháp xây_dựng từ thập_niên 1940 , các khu nhà mới rất ít được xây_dựng kể từ sau năm 1950 , trong khi đó dân_cư nông_thôn đổ về thành_thị tìm việc và tránh chiến_sự khiến một_số khu_vực ở Sài_Gòn dần trở_thành những khu ổ_chuột khổng_lồ . Khảo_sát cho thấy khoảng 40 % dân_số khu_vực Sài_Gòn khi đó ( tức khoảng 1,2 triệu người ) phải sống tại khu ổ_chuột với những điều_kiện về y_tế , vệ_sinh rất kém Trên tạp_chí Xây_dựng tháng 9/1967 , tác_giả Phạm_Hoàng_Thanh viết : " Mỗi ngày dân_chúng ở quê lũ_lượt kéo lên thành_phố khiến dân_số nơi đây gia_tăng một_cách kinh_khủng , có nơi mật_độ lên tới 28.000 người một cây_số vuông . Người ta chen_lấn giành giựt nhau từng tấc đất để xây_cất . Hiện_giờ ở Sài_Gòn , sau những cao_ốc đẹp_đẽ , có ai_ngờ là hàng ngàn hàng vạn ngôi nhà ván lợp tôn_chèn ép nhau , tối_tăm bẩn_thỉu , bên cạnh những ao_tù nước_đọng , những đống rác thối tha ghê_tởm " . Để giải_quyết nạn khan_hiếm nhà hết_sức trầm_trọng ở Sài_Gòn lúc đó , theo tính_toán , thành_phố cần xây mới 50.000 căn_hộ và giải_tỏa 110.000 nhà_ổ_chuột . Thế nhưng , trong suốt 10 năm , chỉ có 15.700 căn_hộ được xây_dựng . Trong thời_kỳ chiến_tranh leo_thang , viện_trợ kinh_tế dồi_dào từ Mỹ đã tạo ra một khuynh_hướng tiêu_thụ xa_xỉ " quá trớn " trong dân_chúng ( nhất_là việc người giàu đua nhau mua xe_máy , ô_tô ) . Trong giai_đoạn 1964 – 1969 , số xe_du_lịch nhập_khẩu đã bằng 80 % số xe nhập_khẩu trong suốt 10 năm trước , năm 1966 , số xe_gắn_máy được nhập_khẩu cao gấp 5 lần so với năm 1963 . Nhiều người ngoại_quốc tới Sài_Gòn lúc đó đã đặt cho thành_phố cái tên là " thành_phố Honda " , do có nhiều xe_máy hiệu Honda được nhập_khẩu . Nhìn bề_ngoài thì nền kinh_tế Sài_Gòn đang " phát_triển phồn_vinh " , nhưng thực_ra đó chỉ là bề_ngoài mang tính tạm_thời và bất_ổn , bởi đó là do yếu_tố bên ngoài đem lại ( viện_trợ của Mỹ ) chứ không phải nhờ khả_năng sản_xuất nội_tại của nền kinh_tế . Quan_chức kinh_tế chính_phủ Sài_Gòn cũng cảm_thấy lo_ngại về tình_trạng này , khi nguồn ngoại_tệ bị phung_phí vào những mặt_hàng xa_xỉ chứ không được dùng để mua phương_tiện sản_xuất . Tuy số_lượng xe_máy , xe ô_tô tăng nhanh nhờ viện_trợ của Mỹ từ năm 1963 , nhưng nhìn_chung vẫn còn khá ít xét theo tỷ_lệ dân_số . Đầu thập_niên 1970 , toàn thành_phố Sài_Gòn có khoảng 250.000 xe_gắn_máy , 800 xe_buýt và khoảng 20.000 xe ô_tô ( trên tổng dân_số 2,5 triệu ) , trung_bình cứ 10 người_dân thì mới có một xe_máy . Phần_lớn người_dân không có phương_tiện di_chuyển nào khác hơn là đi bộ hoặc đi xe_đạp , người nghèo từ các khu ổ_chuột ngoại_ô thường phải đi bộ 2 giờ để tới làm_việc ở trung_tâm thành_phố . Khi Mỹ dần rút quân thì các phương_tiện giao_thông cũng xuống_dốc do thiếu tiền . Đến cuối năm 1969 , do Mỹ ngừng thuê lao_động người Việt và giảm viện_trợ , nên kinh_tế Việt_Nam Cộng_hòa bị suy_thoái , lạm_phát trở_nên nghiêm_trọng , Chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa phải ban_lệnh cấm nhập_khẩu xe_hơi từ nước_ngoài . Cuộc Khủng_hoảng dầu_mỏ 1973 tiếp_tục giáng một đòn mạnh vào hệ_thống giao_thông Sài_Gòn . Do giá dầu nhập_khẩu tăng cao trong khi Mỹ giảm viện_trợ kinh_tế , xăng_dầu trở_nên khan_hiếm , nhiều loại xe_cộ phải xếp_xó do chủ_nhân không có đủ tiền mua xăng . Ngay cả ở Sài_Gòn , số_lượng người_dân đi làm bằng xe_đạp cũng tăng nhanh_chóng từ năm 1973 . Viện_trợ của Mỹ có vai_trò rất quan_trọng đối_với nền kinh_tế Sài_Gòn thời_kỳ này . Cơ_quan Phát_triển Quốc_tế Hoa_Kỳ ( USAID ) giống như một " Phủ Toàn_quyền Đông_Dương " có quyền_lực cao hơn cả Chính_phủ Sài_Gòn . Nếu sức sản_xuất của Sài_Gòn kém , viện_trợ từ Mỹ sẽ cung_cấp một lượng hàng hóa nhập_khẩu để tiêu_thụ , nếu ngân_sách bị thâm_hụt thì viện_trợ của Mỹ sẽ giúp bù_đắp từ Quỹ đối_giá . Kết_quả là nền kinh_tế Sài_Gòn bị hàng nhập_khẩu chi_phối quá mức , cả những nhu_yếu_phẩm hàng ngày như gạo , thịt , cá cũng phải nhập_khẩu . Sự sống của nền kinh_tế Sài_Gòn phụ_thuộc chủ_yếu vào nhập_khẩu , mà nhập_khẩu lại phụ_thuộc vào viện_trợ của Mỹ . Do_vậy , khi nguồn viện_trợ Mỹ bị cắt_giảm đột_ngột thì nền kinh_tế của Sài_Gòn cũng bị cắt nguồn sống , sức tiêu_thụ cũng hết và ngân_sách cũng cạn_kiệt . Giáo_sư Nguyễn_Cao_Hách – Phó Chủ_tịch Hội_đồng Kinh_tế Xã_hội của Chính_phủ Sài_Gòn nhận_định rằng " nếu Hoa_Kỳ cắt_giảm viện_trợ , chính_phủ chỉ có_thể sống được 4 tháng thôi " . Nói_chung , từ năm 1963 , nguồn viện_trợ lớn từ Hoa_Kỳ đã không giải_quyết vấn_đề cơ_bản và cốt_lõi nhất của nền kinh_tế là " sự tự_chủ " . Trái_lại , nó đã trở_thành một loại ma_túy nguy_hại cho bản_thân Sài_Gòn . Nó tạo ra sự ỷ_lại của người_dân và quan_chức , nền kinh_tế_phụ_thuộc nặng vào viện_trợ và thiếu động_lực để tự_lực cánh_sinh . Về bản_chất , viện_trợ mà Hoa_Kỳ cho Việt_Nam Cộng_hòa là mấu_chốt để duy_trì một lãnh_thổ phụ_thuộc vào Mỹ thay_vì xây_dựng một đất_nước có_thể tự_lực Tới năm 1973 thì hậu_quả của việc phụ_thuộc quá mức vào viện_trợ đã xảy đến : nền kinh_tế miền Nam ( trong đó có Sài_Gòn ) lâm vào khủng_hoảng do Mỹ giảm viện_trợ kinh_tế . Nạn lạm_phát trở_nên nghiêm_trọng : Năm 1970 , tỷ_lệ lạm_phát ( tính_toán dựa trên chỉ_số giá tiêu_dùng tại Sài_Gòn áp_dụng cho tầng_lớp lao_động ) đã là 36,8 % . Năm 1973 , tỷ_lệ lạm_phát tăng lên 44,5 % , và năm 1974 đã vượt quá 200 % . Hệ_lụy và hậu_quả trực_tiếp của cuộc khủng_hoảng_kinh_tế gây ảnh_hưởng xấu tới Sài_Gòn . Với việc Mỹ giảm viện_trợ trong khi nền sản_xuất nội_tại thì yếu_kém , nền kinh_tế tiêu_dùng dựa vào viện_trợ của Việt_Nam Cộng_hòa đã không_thể phát_triển ổn_định , bền_vững Việc rút đi của hơn nửa triệu quân Mỹ đã để lại một khoảng trống khổng_lồ trong nền kinh_tế : hàng tỷ đôla hàng năm trước_đây được lính viễn_chinh Mỹ tung vào xã_hội qua các dịch_vụ mua_sắm ở thành_phố , nay không còn nữa . Một khối_lượng lớn người lao_động làm_việc trong các " sở Mỹ " ( các văn_phòng , trụ_sở quân_sự của Mỹ ) cũng không còn việc_làm . Số_lượng công_nhân làm ở các cơ_sở của Mỹ năm 1971 là 100.000 người , đến tháng 12 năm 1972 chỉ còn lại 10.000 người , tạo ra thất_nghiệp hàng_loạt " . Theo phúc_trình của VECCO xuất_bản tháng 1/1975 thì : Sài_Gòn năm 1974 có 3 triệu dân thì có đến 600.000 người thất_nghiệp . Chênh_lệch giàu nghèo rất lớn khi thu_nhập của thiểu_số " tầng_lớp trên " chiếm 43,5 % GDP , tầng_lớp dưới chỉ đạt 1,8 % . Nhà_văn_đoạt giải Nobel_Gabriel García_Márquez đã đến thăm Việt_Nam mô_tả : " Dưới thời Mỹ chiếm_đóng , thành_phố không còn giữ được bản_sắc văn_hóa của mình , trở_thành một thiên_đường nhân_tạo được bao_bọc bởi quân_đội và sự trợ_giúp của Mỹ , của hàng tấn đồ tiếp_tế . Người_dân Sài_Gòn cuối_cùng lại tin rằng đây là cuộc_sống thực của họ . Vì_thế , chiến_tranh kết_thúc khiến họ trở_nên lạc_lõng và xa_rời thực_tế , để rồi 4 năm sau khi người Mỹ cuối_cùng rút đi , họ không_thể gượng dậy được . " Sau sự_kiện 30 tháng 4 năm 1975 , nhiều thường_dân ở thành_phố hoặc binh_lính , sĩ_quan , viên_chức Việt_Nam Cộng_hòa và những người cộng_tác với Mỹ đã ra nước_ngoài định_cư . Cũng trong thời_gian này , ước_tính 700.000 người khác được vận_động đi kinh_tế mới ; nền văn_hóa có ảnh_hưởng phương Tây bị lu_mờ rồi tàn_lụi . 20 năm chiến_tranh đã để lại cho Sài_Gòn nhiều di_sản nặng_nề về xã_hội . Theo một ước_tính , thời_điểm năm 1975 , dân_số Sài_Gòn có khoảng 4 triệu người thì trong số đó đã có tới 150.000 người nghiện heroin . Thời_điểm năm 1972 , 500.000 người là gái mại_dâm và gái quán bar , và khoảng 800.000 trẻ mồ_côi lang_thang trên các đường_phố . Thành_phố Hồ_Chí_Minh Từ 30 tháng 4 năm 1975 , chế_độ Việt_Nam Cộng_hòa bị xóa bỏ và Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam quản_lý miền Nam . Đô_thành Sài_Gòn , tỉnh Gia_Định và 2 quận Củ_Chi và Phú_Hòa kế_cận dưới thời Việt_Nam Cộng_hòa được hợp nhất thành một đơn_vị hành_chính gọi_là thành_phố Sài_Gòn – Gia_Định . Đầu năm 1976 , Đảng_bộ và Ủy_ban_Nhân_dân thành_phố bắt_đầu hoạt_động . Ngày 2 tháng 7 năm 1976 , Quốc_hội đầu_tiên của nước Việt_Nam thống_nhất quyết_định đổi tên nước thành Cộng_hòa Xã_hội_Chủ_nghĩa_Việt_Nam , đồng_thời đổi tên thành_phố Sài_Gòn – Gia_Định thành Thành_phố Hồ_Chí_Minh , theo tên của nhà_lãnh_đạo cộng_sản và Chủ_tịch nước Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa đầu_tiên , Hồ_Chí_Minh . Sau năm 1975 , vấn_đề người Hoa tại Sài_Gòn trở_nên trầm_trọng . Người Hoa_treo quốc_kỳ Trung_Quốc và ảnh Mao_Trạch_Đông trong vùng Chợ_Lớn , đồng_thời từ_chối đăng_ký quốc_tịch Việt_Nam . Hoa_kiều kiểm_soát gần như toàn_bộ các vị_trí kinh_tế quan_trọng ở miền Nam từ năm 1963 đến năm 1975 , và đặc_biệt nắm chắc 3 lĩnh_vực quan_trọng : sản_xuất , phân_phối , và tín_dụng . Đến cuối năm 1974 , người Hoa kiểm_soát hơn 80 % các cơ_sở sản_xuất của các ngành công_nghiệp thực_phẩm , dệt_may , hóa_chất , luyện kim , điện ... và gần như đạt được độc_quyền thương_mại : 100 % bán_buôn , hơn 50 % bán_lẻ , và 90 % xuất_nhập_khẩu . Hoa_kiều ở miền Nam gần như hoàn_toàn kiểm_soát giá_cả thị_trường . Cuối năm 1976 , chính_quyền mới đóng_cửa tất_cả trường_học và tòa_báo của người Hoa . Năm 1978 , các tư_doanh bị quốc hữu_hóa . Trong bối_cảnh quan_hệ Hà_Nội – Bắc_Kinh chuyển_biến xấu , tâm_lý bài Hoa_lan rộng khắp miền Bắc Việt_Nam . Chính_quyền Hà_Nội thúc_ép nhiều gia_đình gốc Hoa hồi_hương về Quảng_Tây .. Vấn_đề Hoa_kiều được Chính_phủ Việt_Nam xem là một thử_thách đối_với chủ_quyền quốc_gia hơn là một vấn_đề nội_bộ đơn_giản . Các chiến_dịch Cải_tạo tư_sản miền Nam nhằm xóa bỏ giai_cấp tư_sản và thực_hiện công_hữu_hóa theo nguyên_lý của chủ_nghĩa_xã_hội được tiến_hành . Nhà_nước đã quốc hữu_hóa các cơ_sở sản_xuất , xí_nghiệp công_quản của tầng_lớp tư_sản lớn bỏ lại , chủ_yếu là của người Hoa . Các doanh_nghiệp vừa như nhà in , xưởng thủ_công , cửa_hàng , cửa_hiệu quy_mô nhỏ buộc phải kê_khai tài_sản , vốn_liếng trưng_thu , trưng_mua , tịch_thu chuyển thành hợp_tác_xã . Nhiều chủ doanh_nghiệp bị buộc_tịch biên_không được làm kinh_doanh phải chuyển qua sản_xuất nông_nghiệp hoặc đi kinh_tế mới . Năm 1978 , Nhà_nước hoàn_thành căn_bản cải_tạo tư_sản công_nghiệp loại vừa và nhỏ ở miền Nam , xóa bỏ_việc người Hoa kiểm_soát nhiều ngành công_nghiệp . Đến tháng 5 năm 1979 , tất_cả các xí_nghiệp công_quản lúc đầu ở miền Nam đều đã được chuyển thành xí_nghiệp quốc_doanh . Khó_khăn về kinh_tế , sự lo_sợ về chiến_tranh biên_giới Tây_Nam khiến cho nhiều người_người Hoa rời thành_phố . Số_lượng người Hoa tại thành_phố đã giảm đi hơn một_nửa trong giai_đoạn này . Chính_sách quản_lý kinh_tế quan_liêu và cơ_chế bao_cấp của Nhà_nước lên nền kinh_tế ( cải_cách giá-lương-tiền ) khiến cho kinh_tế lâm vào trì_trệ , lạm_phát phi_mã mà đỉnh_điểm của nó là vào năm 1985 . Khi công_cuộc Đổi_mới toàn_diện 1986 bắt_đầu , Thành_phố Hồ_Chí_Minh đứng ở vị_trí tiên_phong và đi đầu trong thu_hút vốn , công_nghệ và đầu_tư nước_ngoài . Sau khi Luật đầu_tư nước_ngoài được ban_hành năm 1987 , trong vòng 3 năm 1988 đến 1990 , Thành_phố đã cấp 88 giấy_phép với tổng_số vốn đầu_tư là 976 triệu USD. Cơ_cấu ngành công_nghiệp bắt_đầu chuyển_dịch từ sản_xuất công_nghiệp_nặng sang các ngành công_nghiệp_nhẹ , hàng_tiêu_dùng định_hướng xuất_khẩu . Với sự phát_triển mạnh_mẽ về hạ_tầng và cởi trói về cơ_chế thương_mại , mậu_dịch , Thành_phố ngày_càng khẳng_định là đi đầu kinh_tế của Việt_Nam và đạt nhiều chỉ_số và thành_tựu phát_triển kinh_tế khá ấn_tượng . Đến cuối năm 2018 , GDP bình_quân đầu người của Thành_phố ước_đạt hơn 6000 USD / người , cao gấp gần 2.5 lần so với mức trung_bình cả nước . Nếu_như năm 2000 , Thành_phố đóng_góp khoảng 19 % GDP cả nước thì đến năm 2014 , thành_phố đã chiếm 30 % GDP của cả nước . Tuy_nhiên tỷ_lệ ngân_sách được giữ lại của Thành_phố Hồ_Chí_Minh là thấp , năm 2000 tỷ_lệ ngân_sách được giữ lại là 33 % nhưng giảm xuống còn 18 % trong giai_đoạn 2017 - 2020 . Đây là một trong những lý_do khiến tốc_độ tăng_trưởng kinh_tế của thành_phố so với bình_quân cả nước đang giảm . Trong giai_đoạn 2001 - 2010 tốc_độ này bằng 1,6 lần cả nước , thì đến giai_đoạn 2011 - 2019 chỉ bằng 1,2 lần . Về cán_cân thu - chi , năm 2017 TP HCM bội_chi 2.900 tỷ đồng ; năm 2018 bội_chi hơn 4.880 tỷ đồng ; 2019 bội_chi gần 3.560 tỷ đồng . Vì_thế , Trung_ương luôn phải cấp thêm từ nguồn ngân_sách để bù_đắp cho các khoản chi của thành_phố Đến cuối những năm 2000 , thành_phố bước vào công_cuộc đổi_mới cơ_bản về hạ_tầng giao_thông vận_tải , tiến_hành xây_dựng và khai_trương nhiều công_trình trọng_điểm như Đại_lộ Nguyễn_Văn_Linh , Đại_lộ Đông_Tây , cầu Phú_Mỹ . Nhiều cảng biển quốc_tế được khánh_thành và nhiều đường_cao_tốc được xây_dựng nối Thành_phố với các tỉnh_thành lân_cận tạo thuận_lợi cho thông_thương hàng hóa và phát_triển giao_thương ngày_càng lớn cho thành_phố . Thành_phố Hồ_Chí_Minh hiện_nay có diện_tích rộng 2.095 km² , lớn hơn gấp 30 lần so với đô_thị Sài_Gòn trước năm 1975 ( 67,5 km² ) . Trong đó , tính riêng diện_tích khu đô_thị là 820 km² ( năm 2010 ) , lớn gấp 33 lần so với trước năm 1975 ( rộng 25 km² ) . Thành_phố Hồ_Chí_Minh ngày_nay bao_gồm toàn_bộ đô_thành Sài_Gòn cũ , cộng thêm toàn_bộ tỉnh Gia_Định , quận Phú_Hòa của tỉnh Bình_Dương và quận Củ_Chi của tỉnh Hậu_Nghĩa cũ ( hợp nhất thành huyện Củ_Chi ) . Theo đà phát_triển của kinh_tế , lượng người nhập_cư đổ vào thành_phố cũng ngày_càng tăng . Về dân_số , tháng 4 năm 2014 , toàn Thành_phố Hồ_Chí_Minh có 7,95 triệu dân ( trong đó khoảng 6,7 triệu dân sống ở khu đô_thị ) , như_vậy là đã tăng 3,2 lần so với mức 2,5 triệu dân của đô_thị Sài_Gòn ở thời_điểm tháng 4 năm 1975 . Năm 2017 , nếu tính cả người cư_trú không đăng_ký thì dân_số toàn thành_phố đã đạt đến 13 triệu người , tăng gấp 5,2 lần so với thời_điểm tháng 4 năm 1975 . Thống_kê giữa năm 2017 cho thấy thành_phố có tới gần 7,6 triệu xe_máy ( chiếm 1/3_lượng xe_máy cả nước ) và khoảng 700.000 xe ôtô . Như_vậy , số xe_máy lưu_thông trong thành_phố đã tăng gấp 30 lần , số xe ô_tô đã tăng gấp 35 lần so với giai_đoạn trước năm 1975 . Với tổng diện_tích 2.096 km² và hơn 9 triệu dân ( số_liệu 2021 ) , Thành_phố Hồ_Chí_Minh là đô_thị lớn thứ 2 Việt_Nam về diện_tích ( sau Hà_Nội ) và lớn nhất về dân_số . 11 quận nội_thành của Sài_Gòn trước_đây được chia lại thành 8 quận . 4 quận Gò_Vấp , Phú_Nhuận , Bình_Thạnh , Tân_Bình được thành_lập . Khu_vực ngoại_thành gồm 5 huyện : Thủ_Đức , Hóc_Môn , Củ_Chi , Bình_Chánh , Nhà_Bè . Năm 1978 , thành_phố nhận thêm huyện Duyên_Hải của tỉnh Đồng_Nai . Năm 1979 , các đơn_vị hành_chính cơ_sở được phân_chia lại , toàn thành_phố có 261 phường , 86 xã . Sau đợt điều_chỉnh tiếp_theo vào năm 1989 , thành_phố còn 182 phường và 100 xã , thị_trấn . Đến năm 1997 , phân_chia hành_chính của thành_phố lại thay_đổi , gồm 17 quận , 5 huyện với 303 phường_xã , thị_trấn . Năm 2004 , Thành_phố Hồ_Chí_Minh gồm 19 quận nội_thành và 5 huyện ngoại_thành với 322 phường , xã và thị_trấn .. Hiện_nay , Thành_phố Hồ_Chí_Minh gồm 16 quận , 1 thành_phố và 5 huyện với 312 phường , xã , thị_trấn . Ngày 24 tháng 11 năm 2017 , Quốc_hội Việt_Nam ra Nghị_quyết về thí_điểm cơ_chế , chính_sách đặc_thù phát_triển Thành_phố Hồ_Chí_Minh , trong đó tăng thêm quyền_hạn cho chính_quyền thành_phố trong việc quản_lý đất_đai , quản_lý đầu_tư , quản_lý tài_chính – ngân_sách nhà_nước . Thành_phố Hồ_Chí_Minh sẽ có nhiều quyền_hạn hơn trong việc quyết_định chuyển_đổi mục_đích sử_dụng đất , phê_duyệt đầu_tư công ; có thêm những nguồn thu mới , có_thể được giữ lại ngân_sách nhiều hơn và được hưởng một phần số thu từ cổ_phần hóa của các doanh_nghiệp nhà_nước do Ủy_ban_nhân_dân Thành_phố Hồ_Chí_Minh quản_lý hoặc đại_diện sở_hữu , được chủ_động vay vốn bằng các hình_thức khác nhau . Ngoài_ra , chính_quyền thành_phố các cấp còn được chủ_động phân_quyền cho chính_quyền cấp dưới ; quyết_định mức thu_nhập bình_quân tăng thêm cho cán_bộ , công_chức , viên_chức , chuyên_gia thuộc thành_phố quản_lý . Địa_lý Vị_trí địa_lý Thành_phố Hồ_Chí_Minh có tọa_độ 10 ° 10 ' – 10 ° 38 ' Bắc và 106 ° 22 ' – 106 ° 54 '_Đông . Phía bắc giáp tỉnh Bình_Dương . Phía tây giáp tỉnh Tây_Ninh và tỉnh Long_An Phía đông giáp tỉnh Đồng_Nai và Bà_Rịa – Vũng_Tàu . Phía nam giáp Biển_Đông và tỉnh Tiền_Giang . Nằm ở phía Nam , thuộc miền Đông_Nam_Bộ , Thành_phố Hồ_Chí_Minh cách Hà_Nội 1.730 km theo đường_bộ , trung_tâm thành_phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường_chim_bay . Với vị_trí tâm_điểm của khu_vực Đông_Nam_Á , Thành_phố Hồ_Chí_Minh là một đầu_mối giao_thông quan_trọng về cả đường_bộ , đường thủy và đường_không , nối_liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa_ngõ quốc_tế . Nằm trong vùng chuyển_tiếp giữa miền Đông_Nam_Bộ và Đồng_bằng sông Cửu_Long , địa_hình thành_phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông . Vùng_cao nằm ở phía bắc – Đông_Bắc và một phần Tây_Bắc , trung_bình 10 đến 25 mét . Xen_kẽ có một_số gò đồi , cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long_Bình ở Thủ_Đức . Ngược_lại , vùng trũng nằm ở phía nam – tây_nam và đông_nam thành_phố , có độ cao trung_bình trên_dưới một mét , nơi thấp nhất 0,5 mét . Các khu_vực trung_tâm , một phần thành_phố Thủ_Đức , toàn_bộ huyện Hóc_Môn và Quận 12 có độ cao trung_bình , khoảng 5 tới 10 mét . Các điểm cực của thành_phố Hồ_Chí_Minh : Điểm cực Bắc tại : xã Phú_Mỹ_Hưng , huyện Củ_Chi . Điểm cực Tây tại : xã Thái_Mỹ , huyện Củ_Chi . Điểm cực Nam tại : xã Long_Hòa , huyện Cần_Giờ . Điểm cực_Đông tại : xã Thạnh_An , huyện Cần_Giờ . Điều_kiện tự_nhiên Địa_chất , thủy_văn_Địa_chất Thành_phố Hồ_Chí_Minh bao_gồm chủ_yếu là hai tướng trầm_tích Pleistocen và Holocen_lộ ra trên bề_mặt . Trầm_tích Pleistocen chiếm hầu_hết phần phía Bắc , Tây_Bắc và Đông_Bắc thành_phố . Dưới tác_động của các yếu_tố tự_nhiên và hoạt_động của con_người , trầm_tích phù_sa cổ hình_thành nhóm đất đặc_trưng riêng : đất xám . Với hơn 45 ngàn hecta , tức khoảng 23,4 % diện_tích thành_phố , đất xám ở Thành_phố Hồ_Chí_Minh có ba loại : đất xám cao , đất xám có tầng loang_lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley . Trầm_tích Holocen ở Thành_phố Hồ_Chí_Minh có nhiều nguồn_gốc : biển , vũng vịnh , sông biển , bãi bồi ... hình_thành nhiều loại đất khác nhau : nhóm đất phù_sa biển với 15.100 ha , nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha . Ngoài_ra còn có một diện_tích khoảng hơn 400 ha là " giồng " cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói_mòn trơ sỏi_đá ở vùng đồi gò . Về thủy_văn , nằm ở vùng hạ_lưu hệ_thống sông Đồng_Nai – Sài_Gòn , Thành_phố Hồ_Chí_Minh có mạng_lưới sông_ngòi , kênh_rạch rất đa_dạng . Sông Đồng_Nai bắt_nguồn từ cao_nguyên Lâm_Viên , hợp_lưu bởi nhiều sông khác , có lưu_vực lớn , khoảng 45.000 km² . Với lưu_lượng bình_quân 20 – 500 m³ / s , hàng năm cung_cấp 15 tỷ m³ nước , sông Đồng_Nai trở_thành nguồn nước_ngọt chính của thành_phố . Sông Sài_Gòn bắt_nguồn từ vùng Hớn_Quản , chảy qua Thủ_Dầu_Một đến Thành_phố Hồ_Chí_Minh , với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa_phận thành_phố dài 80 km . Sông Sài_Gòn có lưu_lượng trung_bình vào_khoảng 54 m³ / s , bề rộng tại thành_phố khoảng 225 m đến 370 m , độ sâu tới 20 m . Nhờ hệ_thống kênh Rạch_Chiếc , hai con sông Đồng_Nai và Sài_Gòn nối thông ở phần nội_thành mở_rộng . Một con sông nữa của Thành_phố Hồ_Chí_Minh là sông Nhà_Bè , hình_thành ở nơi hợp_lưu hai sông Đồng_Nai và Sài_Gòn , chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài_Rạp và Gành_Rái . Trong đó , ngả Gành_Rái chính là đường thủy_chính cho tàu ra_vào bến cảng Sài_Gòn . Ngoài các con sông chính , Thành_phố Hồ_Chí_Minh còn có một hệ_thống kênh_rạch chằng_chịt : Láng_The , Bàu_Nông , rạch_Tra , Bến_Cát , An_Hạ , Tham_Lương , Cầu_Bông , Nhiêu_Lộc – Thị_Nghè , Bến_Nghé , Tàu_Hủ , Kênh_Tẻ , Kênh_Đôi , ... Hệ_thống sông , kênh_rạch giúp Thành_phố Hồ_Chí_Minh trong việc tưới_tiêu , nhưng do chịu ảnh_hưởng dao_động triều bán_nhật của biển Đông , thủy triều thâm_nhập sâu đã gây nên những tác_động xấu tới sản_xuất nông_nghiệp và hạn_chế việc tiêu_thoát nước ở khu_vực nội_thành . Nhờ trầm_tích Pleistocen , khu_vực phía bắc Thành_phố Hồ_Chí_Minh có được lượng nước_ngầm khá phong_phú . Nhưng về phía nam , trên trầm_tích Holocen , nước_ngầm thường bị nhiễm phèn , nhiễm mặn . Khu_vực nội_thành cũ có lượng nước_ngầm đáng_kể , tuy chất_lượng không thực_sự tốt , vẫn được khai_thác chủ_yếu ở ba tầng : 0 – 20 m , 60 – 90 m và 170 – 200 m ( tầng trầm_tích Miocen ) . Tại Quận 12 , huyện Hóc_Môn và huyện Củ_Chi , chất_lượng nước tốt , trữ_lượng dồi_dào , thường được khai_thác ở tầng 60 – 90 m , trở_thành nguồn nước bổ_sung quan_trọng . Khí_hậu Nằm trong vùng nhiệt_đới xavan , cũng như một_số tỉnh Nam_Bộ khác , Thành_phố Hồ_Chí_Minh không có bốn mùa : xuân , hạ , thu , đông . Nhiệt_độ cao đều và mưa quanh_năm ( mùa khô ít mưa ) . Trong năm , Thành_phố Hồ_Chí_Minh có 2 mùa là biến_thể của mùa hè : mùa mưa – khô rõ_rệt . Mùa mưa được bắt_đầu từ tháng 5 tới tháng 11 ( khí_hậu nóng ẩm , nhiệt_độ cao mưa nhiều ) , còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau ( khí_hậu khô , nhiệt_độ cao và mưa ít ) . Trung_bình , Thành_phố Hồ_Chí_Minh có 160 tới 270 giờ nắng / tháng , nhiệt_độ trung_bình 27 °C , cao nhất lên tới 40 °C , thấp nhất xuống 13,8_°C . Hàng năm , thành_phố có 330 ngày nhiệt_độ trung_bình 25 tới 28 °C . Lượng mưa trung_bình của thành_phố đạt 1.949 mm / năm , trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718_mm , thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958 . Một năm , ở thành_phố có trung_bình 159 ngày mưa , tập_trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11 , chiếm khoảng 90 % , đặc_biệt hai tháng 6 và 9 . Trên phạm_vi không_gian thành_phố , lượng mưa phân_bố không đều , khuynh_hướng tăng theo trục Tây_Nam – Đông_Bắc . Các quận nội_thành và các huyện phía bắc có lượng mưa cao hơn khu_vực còn lại . Thành_phố Hồ_Chí_Minh chịu ảnh_hưởng bởi hai hướng gió chính là gió_mùa Tây – Tây_Nam và Bắc – Đông_Bắc . Gió_Tây – Tây_Nam từ Ấn_Độ_Dương , tốc_độ trung_bình 3,6 m / s , vào mùa mưa . Gió Gió_Bắc – Đông_Bắc từ biển Đông , tốc_độ trung_bình 2,4 m / s , vào mùa khô . Ngoài_ra còn có gió mậu_dịch theo hướng Nam – Đông_Nam vào_khoảng tháng 3 tới tháng 5 , trung_bình 3,7 m / s . Có_thể nói Thành_phố Hồ_Chí_Minh thuộc vùng không có gió_bão . Cũng như lượng mưa , độ_ẩm không_khí ở thành_phố lên cao vào mùa mưa ( 80 % ) , và xuống thấp vào mùa khô ( 74,5 % ) . Bình_quân độ_ẩm_không_khí đạt 79,5 % / năm . Với những biến_đổi khí_hậu , Sài_Gòn thuộc danh_sách 10 thành_phố trên thế_giới bị đe_dọa vì nguy_cơ mực nước_biển dâng cao . Theo dự_tính của Liên_Hợp_Quốc thì đến năm 2050 nước_biển sẽ dâng 26 cm và 70 % khu đô_thị Sài_Gòn sẽ bị ngập_lụt . Ngân_hàng Phát_triển Á_châu_ước_lượng hậu_quả là thiệt_hại kinh_tế lên đến hàng tỷ_USD. Môi_trường Với tốc_độ gia_tăng dân_số quá nhanh , cơ_sở_hạ_tầng chưa kịp quy_hoạch nâng_cấp tổng_thể , ý_thức một_số người_dân lại quá kém trong nhận_thức và bảo_vệ môi_trường chung , ... Vì_vậy , Thành_phố Hồ_Chí_Minh hiện_nay đang phải đối_mặt với vấn_đề ô_nhiễm môi_trường rất lớn . Hiện_trạng nước_thải không được xử_lý đổ thẳng vào hệ_thống sông_ngòi còn rất phổ_biến . Nhiều cơ_sở sản_xuất , bệnh_viện và cơ_sở y_tế chưa có hệ_thống xử_lý nước_thải là một thực_trạng đáng báo_động . Tình_trạng ngập_lụt trong trung_tâm thành_phố đang ở mức báo_động cao , xảy ra cả trong mùa khô . Diện_tích khu_vực ngập_lụt khoảng 140 km² với 85 % điểm ngập nước nằm ở khu_vực trung_tâm thành_phố . Thiệt_hại do ngập nước gây ra ước_tính 8 tỷ đồng mỗi năm . Nguyên_nhân là do hệ_thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống_cấp . Ngoài_ra , việc xây_dựng các khu_công_nghiệp và đô_thị ở khu_vực phía nam – khu_vực thoát nước của thành_phố này đã làm cho tình_hình ngập càng nghiêm_trọng hơn . Việc thoát nước ở Sài_Gòn vốn dựa vào hệ_thống sông và kênh , rạch tự_nhiên nhưng khoảng 30 % diện_tích kênh_rạch đã bị chính_quyền thành_phố ra_lệnh lấp . Theo một nghiên_cứu của Viện Khoa_học Thủy_lợi miền Nam thì chỉ trong 12 năm từ 1996 đến 2008 , tại Sài_Gòn đã có hơn 100 kênh , rạch với tổng diện_tích khoảng 4000 hecta bị người_dân lấp và bị lấn_chiếm . Thậm_chí , các con kênh thoát nước cho sân_bay quốc_tế Tân_Sơn_Nhất cũng bị lấn_chiếm với nhiều hình_thức , các hộ dân xây lấn ra làm hẹp_lòng mương , cùng với việc xả rác_thải vào đó nên lưu_lượng các con kênh này bị giảm đi Ngoài_ra , sai_lầm của chính_quyền trong việc quy_hoạch cũng khiến cho tình_trạng ngập_lụt Thành_phố Hồ_Chí_Minh trở_nên nghiêm_trọng . Trước những bức_xúc về thực_trạng môi_trường , Thành_phố Hồ_Chí_Minh đang khẩn_trương tìm mọi cách nâng cao chất_lượng cuộc_sống của người_dân trên địa_bàn . Việc trích ra một nguồn vốn lớn nhiều tỷ đồng đầu_tư xây_dựng hồ sinh_học cải_tạo nước kênh Ba_Bò là một ví_dụ . Từ 2017 tới 2025 , thành_phố đặt mục_tiêu giải_tỏa di_dời 28.500 căn nhà và tổ_chức lại cuộc_sống của người_dân đang sống ven kênh , rạch để làm thông_thoáng các kênh thoát nước này . Mật_độ cây_xanh của thành_phố chỉ khoảng 1 – 2 m² / người , thuộc hàng rất thấp so với các thành_phố trên thế_giới ( Stockholm trên 70 m² / người ) . Việc thiếu cây_xanh đã gây ảnh_hưởng đến chất_lượng không_khí của thành_phố . Tổ_chức hành_chính và chính_quyền Tổ_chức hành_chính Thành_phố Hồ_Chí_Minh hiện_nay là một trong 5 thành_phố trực_thuộc Trung_ương của Việt_Nam . Về mặt hành_chính , thành_phố được chia thành 16 quận , 1 thành_phố và 5 huyện ; trong đó có 312 đơn_vị hành_chính cấp xã , bao_gồm 249 phường , 58 xã và 5 thị_trấn . Vào năm 1995 , hệ_thống quản_lý hành_chính nhà_nước trên địa_bàn Thành_phố Hồ_Chí_Minh có 976 địa_chỉ , trong đó 47 thuộc trung_ương , 73 thuộc thành_phố , 549 thuộc các quận , huyện và 307 thuộc_cấp phường_xã . Các tổ_chức đoàn_thể , chính_trị bao_gồm cấp trung_ương và thành_phố có 291 địa_chỉ , các đơn_vị sự_nghiệp có 2.719 địa_chỉ . Đảng_bộ và chính_quyền Chính_quyền thành_phố bao_gồm Hội_đồng_Nhân_dân , Ủy_ban_Nhân_dân và Tòa_án Nhân_dân . Hội_đồng_Nhân_dân thành_phố , với các đại_biểu được bầu_cử trực_tiếp nhiệm_kỳ 5 năm , có quyền quyết_định các kế_hoạch phát_triển dài_hạn về kinh_tế , văn_hóa , giáo_dục , ... của thành_phố . Đứng đầu HĐND gồm một Chủ_tịch , một Phó Chủ_tịch và một Ủy_viên thường_trực . HĐND chịu sự giám_sát và hướng_dẫn hoạt_động của Ủy ban_Thường_vụ_Quốc_hội , chịu sự hướng_dẫn và kiểm_tra của Chính_phủ trong việc thực_hiện các văn_bản của cơ_quan nhà_nước cấp trên theo quy_định của Ủy ban_Thường_vụ_Quốc_hội . Hội_đồng_nhân_dân Thành_phố Hồ_Chí_Minh_nhiệm_kỳ khóa X ( 2021 - 2026 ) gồm 94 đại_biểu . Chủ_tịch HĐND Thành_phố hiện_tại là bà Nguyễn_Thị_Lệ . Hội_đồng_Nhân_dân thành_phố bầu ra Ủy_ban_Nhân_dân thành_phố , cơ_quan trực_tiếp chịu trách_nhiệm quản_lý về mọi hoạt_động chính_trị , an_ninh , kinh_tế và văn_hóa trên địa_bàn thành_phố . Đứng đầu Ủy_ban_Nhân_dân gồm một Chủ_tịch và các Phó Chủ_tịch . Các sở , ngành của Ủy_ban_Nhân_dân sẽ quản_lý về các lĩnh_vực cụ_thể , như y_tế , giáo_dục , đầu_tư , tư_pháp , tài_chính , ... Tương_tự , cấp quận , huyện cũng có Hội_đồng_Nhân_dân và Ủy_ban_Nhân_dân chịu sự chỉ_đạo chung của cấp thành_phố . Ngoài_ra , Ủy_ban_Nhân_dân còn quản_lý một_số tổng_công_ty trên địa_bàn thành_phố . UBND Thành_phố nhiệm_kỳ khóa X ( 2021 – 2026 ) được HĐND Thành_phố nhiệm_kỳ 2021 – 2026 bầu ra gồm 24 thành_viên và bầu ông Nguyễn_Thành_Phong làm Chủ_tịch UBND Thành_phố . Tuy_nhiên cuối tháng 8/2021 , ông Nguyễn_Thành_Phong đã được Bộ_Chính_trị điều_động giữ chức Phó_Trưởng Ban Kinh_tế Trung_ương . HĐND Thành_phố sau đó cũng đã tiến_hành biểu_quyết miễn_nhiệm chức_vụ Chủ_tịch UBND thành_phố của ông và bầu mới Chủ_tịch UBND TP ( nhiệm_kỳ 2021 – 2026 ) đương_nhiệm là ông Phan_Văn_Mãi . Tòa_án nhân_dân Thành_phố Hồ_Chí_Minh bao_gồm hai cấp : Tòa_án nhân_dân Thành_phố và 22 Tòa_án nhân_dân cấp huyện . Tại cấp thành_phố có 5 tòa chuyên_trách : Tòa Hình_sự , Tòa_Dân_sự , Tòa Kinh_tế , Tòa_Hành_chính và Tòa Lao_động . Hiện_tại Việt_Nam thực_hiện hệ_thống tòa_án hai cấp , có nghĩa là tòa_án nhân_dân cấp huyện có thẩm_quyền xét_xử sơ_thẩm những vụ án trong phạm_vi quyền_hạn của mình . Còn Tòa_án nhân_dân Thành_phố Hồ_Chí_Minh cũng có thẩm_quyền xét_xử sơ_thẩm , đồng_thời có_thể phụ_trách xét_xử phúc_thẩm các vụ án mà tòa cấp dưới đã tuyên nhưng bản_án bị kháng_cáo , kháng_nghị . Chánh_án TAND Thành_phố hiện_nay là ông Lê_Thanh_Phong . Về phía Đảng ủy , Ban_Chấp_hành Đảng_bộ Thành_phố Hồ_Chí_Minh ( hay thường gọi là Thành_ủy Thành_phố Hồ_Chí_Minh ) là cơ_quan lãnh_đạo cao nhất của Đảng_bộ Thành_phố . Thành_ủy Thành_phố Hồ_Chí_Minh khóa XI_nhiệm_kỳ 2020 – 2025 gồm 62 ủy_viên chính_thức , bầu ra Ban Thường_vụ gồm 16 ủy_viên . Cùng_với Hà_Nội , đứng đầu Đảng ủy Thành_phố là Bí_thư Thành_ủy của thành_phố và phải là một đảng_viên do Bộ_Chính_trị chỉ_định chứ không do Thành_ủy bầu ra , thường là một thành_viên của cơ_quan này . Bí_thư Thành_ủy Thành_phố Hồ_Chí_Minh hiện_tại là ông Nguyễn_Văn_Nên . Ủy_ban Mặt_trận Tổ_quốc Thành_phố nhiệm_kỳ 10 ( 2014 – 2019 ) gồm 140 ủy_viên , bầu ra Ban Thường_trực UBMTTQ Thành_phố gồm 13 ủy_viên . Chủ_tịch UBMTTQ đương_nhiệm là bà Tô_Thị_Bích_Châu , Ủy_viên Ban Thường_vụ Thành_ủy ( được bầu ngày 22/2/2017 thay_thế ông Nguyễn_Hoàng_Năng do được điều_động thuyên_chuyển công_tác ) . Kinh_tế Thành_phố Hồ_Chí_Minh_giữ vai_trò đi đầu trong nền kinh_tế Việt_Nam . Thành_phố chiếm 0,6 % diện_tích và 8,34 % dân_số của Việt_Nam nhưng chiếm tới 20,5 % tổng_sản_phẩm GDP , 27,9 % giá_trị sản_xuất công_nghiệp và 37,9 % dự_án nước_ngoài . Vào năm 2005 , Thành_phố Hồ_Chí_Minh có 2.966.400 lao_động có độ tuổi từ 15 trở lên , trong đó 139 ngàn người ngoài độ tuổi lao_động nhưng vẫn đang tham_gia làm_việc . Năm 2008 , lực_lượng lao_động có độ tuổi từ 15 trở lên trên địa_bàn thành_phố gồm có 3.856.500 người , năm 2009 là 3.868.500 người , năm 2010 đạt 3.909.100 người , đến 2011 con_số này đạt 4.000.900 người . Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2012 , GRDP đạt 404.720 tỷ đồng , tăng khoảng 8,7 % . Năm 2021 , GRDP đã đạt mức 1.298.791 tỉ đồng ( tương_ứng 56,47 tỉ USD ) , trong đó khu_vực thương_mại dịch_vụ đạt khoảng 63,4 % , khu_vực công_nghiệp và xây_dựng đạt 22,4 % , khu_vực nông-lâm-thủy_sản chỉ chiếm 0,6 % . GRDP bình_quân đầu người năm 2021 đạt 142,6 triệu đồng ( tương_đương 6.173 USD ) . Thu ngân_sách năm 2012 ước_đạt 215.975 tỉ đồng , đến năm 2021 đã tăng lên là 383.703 tỉ đồng . Trong đó , thu nội_địa năm 2021 đạt 253.281 tỷ đồng , vượt 2 % dự_toán ; thu từ hoạt_động xuất_nhập_khẩu đạt 116.400 tỉ đồng , vượt 7 % dự_toán . Năm 2013 , Ủy_ban_nhân_dân Thành_phố Hồ_Chí_Minh đã trình Hội_đồng_nhân_dân Thành_phố 29 chỉ_tiêu về kinh_tế và xã_hội trong năm 2013 , đặt mục_tiêu thu_nhập bình_quân đầu người năm 2013 . Trong đó có một_số chỉ_tiêu kinh_tế gồm có GDP bình_quân đầu người đạt khoảng 4.000 USD / người / năm , tổng_sản_phẩm trong nước ( GDP ) dự_kiến tăng 9,5 - 10 % , tốc_độ kim_ngạch xuất_khẩu là 13 % , tổng vốn đầu_tư phát_triển toàn xã_hội dự_kiến khoảng 248.500 - 255.000 tỷ đồng , bằng 36-37 % GDP , chỉ_số giá tiêu_dùng thấp hơn tốc_độ tăng của cả nước . Nền kinh_tế của Thành_phố Hồ_Chí_Minh đa_dạng về lĩnh_vực , từ khai_thác mỏ , thủy_sản , nông_nghiệp , công_nghiệp chế_biến , xây_dựng đến du_lịch , tài_chính ... Cơ_cấu kinh_tế của thành_phố , khu_vực nhà_nước chiếm 33,3 % , ngoài quốc_doanh chiếm 44,6 % , phần còn lại là khu_vực có vốn đầu_tư nước_ngoài . Về các ngành kinh_tế , dịch_vụ chiếm tỷ_trọng cao nhất : 51,1 % . Phần còn lại , công_nghiệp và xây_dựng chiếm 47,7 % , nông_nghiệp , lâm_nghiệp và thủy_sản chỉ chiếm 1,2 % . Ngành công_nghiệp thành_phố hiện đang hướng tới các lĩnh_vực công_nghệ_cao , đem lại hiệu_quả kinh_tế hơn . Tính đến giữa năm 2006 , 3 khu chế_xuất và 12 khu công_nghiệp Thành_phố Hồ_Chí_Minh đã thu_hút được 1.092 dự_án đầu_tư , trong đó có 452 dự_án có vốn đầu_tư nước_ngoài với tổng vốn đầu_tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5_ngàn tỉ_VND. Thành_phố cũng đứng đầu Việt_Nam tổng_lượng vốn đầu_tư trực_tiếp nước_ngoài với 2.530 dự_án FDI , tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007 . Riêng trong năm 2007 , thành_phố thu_hút hơn 400 dự_án với gần 3 tỷ_USD. Trong bảng xếp_hạng về Chỉ_số năng_lực cạnh_tranh cấp tỉnh của Việt_Nam năm 2017 , Thành_phố Hồ_Chí_Minh_xếp ở vị_trí thứ 8/63 tỉnh_thành . Về thương_mại , Thành_phố Hồ_Chí_Minh có một hệ_thống trung_tâm mua_sắm , siêu_thị , chợ đa_dạng . Chợ Bến_Thành là biểu_tượng về giao_lưu thương_mại từ xa_xưa của thành_phố , hiện_nay vẫn giữ một vai_trò quan_trọng . Những thập_niên gần đây , nhiều trung_tâm thương_mại hiện_đại xuất_hiện như Saigon_Trade Centre , Diamond_Plaza ... Mức tiêu_thụ của Thành_phố Hồ_Chí_Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt_Nam và gấp 1,5 lần thủ_đô Hà_Nội . Sở Giao_dịch Chứng_khoán Thành_phố Hồ_Chí_Minh , có mã giao_dịch là VN-Index , được thành_lập vào tháng 7 năm 1998 . Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 , toàn thị_trường đã có 507 loại chứng_khoán được niêm_yết , trong đó có 138 cổ_phiếu với tổng giá_trị vốn hóa đạt 365 ngàn tỷ đồng . Tuy_vậy , nền kinh_tế của Thành_phố Hồ_Chí_Minh vẫn phải đối_mặt với nhiều khó_khăn . Toàn thành_phố chỉ có 10 % cơ_sở công_nghiệp có trình_độ công_nghệ hiện_đại . Trong đó , có 21/212 cơ_sở ngành dệt_may , 4/40 cơ_sở ngành da_giày , 6/68 cơ_sở ngành hóa_chất , 14/144 cơ_sở chế_biến thực_phẩm , 18/96 cơ_sở cao_su nhựa , 5/46 cơ_sở chế_tạo_máy , ... có trình_độ công_nghệ , kỹ_thuật sản_xuất tiên_tiến . Cơ_sở_hạ_tầng của thành_phố lạc_hậu , quá_tải , chỉ giá tiêu_dùng cao , tệ_nạn xã_hội , hành_chính phức_tạp ... cũng gây khó_khăn cho nền kinh_tế . Đầu_tư hạ_tầng tại Thành_phố Hồ_Chí_Minh không tương_xứng với vai_trò kinh_tế của nó do tỷ_lệ ngân_sách mà thành_phố này được giữ lại ngày_càng giảm . Năm 2021 , GRDP Thành_phố Hồ_Chí_Minh sụt_giảm chưa từng có trong lịch_sử do đại_dịch COVID-19 , với mức 6,78 % . Mọi thành_phần của GRDP đều tăng_âm , cao nhất là ngành dịch_vụ với - 54,93 % . Các ngành thông_tin - truyền_thông , tài_chính - ngân_hàng - bảo_hiểm , giáo_dục , y_tế thì có mức tăng_trưởng dương , nhất_là ngành tài_chính với 8,16 % . Sau khi nới lỏng giãn cách vào cuối năm 2021 , thành_phố lên kế_hoạch phục_hồi và phát_triển kinh_tế cho năm 2022 . Trong 8 tháng , nền kinh_tế thành_phố phục_hồi gần như hoàn_toàn . Xã_hội Dân_cư_Dân_số năm 1929 là 123.890 người , trong số đó có 12.100 người Pháp . Gần 40 năm sau , năm 1967 , thành_phố đã tăng gấp 10 lần với dân_số là 1.485.295 . Kể từ sau năm 1976 , dân_số Sài_Gòn gia_tăng nhanh , nhất_là dân nhập_cư . Theo thống_kê chính_thức , dân_số Sài_Gòn năm 1975 là 3.498.120 người . Năm 2021 , dân_số toàn Thành_phố Hồ_Chí_Minh là 9.166.800 người , chiếm 9,3 % dân_số cả nước ; với diện_tích 2095,39 km² , mật_độ dân_số đạt 4.375 người / km² . Trong đó dân_số sống tại thành_thị đạt gần 7.239.600 người , chiếm 79 % dân_số toàn thành_phố và dân_số sống tại nông_thôn đạt 1.927.200 người , chiếm 21 % dân_số thành_phố . Dân_số nam đạt 4.510.400 người , trong khi đó nữ đạt 4.656.400 người . Trong các thập_niên gần đây , Thành_phố Hồ_Chí_Minh luôn có tỷ_số giới_tính thấp nhất Việt_Nam ( 2019 : 95 nam / 100 nữ ) , luồng nhập_cư từ các tỉnh khác vào Thành_phố Hồ_Chí_Minh luôn có số nữ nhiều hơn số nam . Thành_phố Hồ_Chí_Minh gặp phải tình_trạng quá_tải dân_số , tạo áp_lực lớn lên nền kinh_tế và đời_sống người_dân . Cứ 5 năm , dân_số Thành_phố Hồ_Chí_Minh tăng thêm trung_bình 1 triệu người . Sự phân_bố dân_cư ở Thành_phố Hồ_Chí_Minh không đồng_đều . Năm 2019 , trong khi một_số quận như 4 , 5 , 10 và 11 có mật_độ lên tới trên 40.000 người / km² , thì huyện ngoại_thành Cần_Giờ có mật_độ là 102 người / km² . Về mức_độ gia_tăng dân_số , trong khi tỷ_lệ tăng tự_nhiên khoảng 1,07 % thì tỷ_lệ tăng cơ_học lên tới 2,5 % . Những năm gần đây , dân_số các quận trung_tâm có xu_hướng giảm , trong khi dân_số các quận mới lập vùng_ven tăng nhanh , do đón_nhận dân từ trung_tâm chuyển ra và người nhập_cư từ các tỉnh_thành khác đến sinh_sống . Theo ước_tính năm 2005 , trung_bình mỗi ngày có khoảng một triệu khách_vãng_lai tại Thành_phố Hồ_Chí_Minh . Đến năm 2010 , con_số này còn có_thể tăng lên tới 2 triệu . Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019 , toàn thành_phố có 13 tôn_giáo khác nhau đạt 1.738.411 người , nhiều nhất là Công_giáo đạt 845.720 người , tiếp_theo là Phật_giáo có 770.220 người , đạo Cao_Đài chiếm 56.762 người , đạo Tin_lành có 45.678 người , Hồi_giáo chiếm 9.220 người , Phật_giáo Hòa_Hảo đạt 7.220 người , Tịnh_độ cư_sĩ Phật_hội Việt_Nam có 2.267 người . Còn lại các tôn_giáo khác như Ấn_Độ_giáo có 395 người , Đạo_Tứ_Ân Hiếu_Nghĩa có 298 người , Minh_Sư_Đạo có 283 người , đạo Bahá'í có 192 người , Bửu_Sơn Kỳ_Hương 89 người và 67 người theo Minh_Lý_Đạo .. Theo thống_kê của Tổng_cục Thống_kê Việt_Nam , tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009 , toàn Thành_phố Hồ_Chí_Minh có đủ 54 thành_phần dân_tộc cùng người nước_ngoài sinh_sống . Trong đó , nhiều nhất là người Kinh có 6.699.124 người , các dân_tộc khác như người Hoa có 414.045 người , người Khmer có 24.268 người , người Chăm_7.819 người , người Tày có 4.514 người , người Mường_3.462 người , ít_nhất là người La_Hủ chỉ có một người . Những khu_vực tập_trung nhiều người nước_ngoài hay Việt_kiều sinh_sống tại Thành_phố Hồ_Chí_Minh đã tạo thành một nét rất riêng đó là những khu chợ , cửa_hàng , dịch_vụ , món ăn đặc_sản của nước đó . Có_thể kể đến : Phố_Mã_Lai tập_trung người Mã_Lai , người Chăm tại đường Nguyễn_An_Ninh , phường Bến_Thành , Quận 1 ) ; chợ Campuchia từ đình_chợ Lê_Hồng_Phong , chạy dọc dài theo đường Hồ_Thị_Kỷ , Phường 1 , Quận 10 đa_phần là Việt_kiều trở về từ Campuchia ; phố Hàn_Quốc tại đường Hậu_Giang đến các đường lân_cận thuộc Phường 4 , quận Tân_Bình ; phố Nhật_Bản tại giao_lộ Thái_Văn_Lung – Lê_Thánh_Tôn thuộc phường Bến_Nghé , Quận 1 , khu đô_thị Phú_Mỹ_Hưng ( Năm 2018 , Phú_Mỹ_Hưng có trên 30.000 người sinh_sống , chiếm hơn 50 % là người nước_ngoài đến từ hàng chục quốc_gia , đông hơn cả vẫn là công_dân các nước và vùng lãnh_thổ châu_Á , nhiều nhất đến từ Hàn_Quốc , Nhật_Bản , Đài_Loan , Trung_Quốc ) . Y_tế Thành_phố Hồ_Chí_Minh , với dân_số đông , mật_độ cao trong nội_thành , cộng thêm một lượng lớn dân vãng_lai , đã phát_sinh nhu_cầu lớn về y_tế và chăm_sóc sức khỏe . Các tệ_nạn xã_hội , như mại_dâm , ma_túy , tình_trạng ô_nhiễm môi_trường ... gây ảnh_hưởng lớn tới sức khỏe dân_cư thành_phố . Tuổi_thọ trung_bình của nam_giới ở thành_phố là 73,19 , con_số ở nữ_giới là 77,00 . Vào năm 2005 , Thành_phố Hồ_Chí_Minh có 21.780 nhân_viên y_tế , trong đó có 3.399 bác_sĩ . Tỷ_lệ bác_sĩ đạt 5.45 trên 10 ngàn dân , giảm so với con_số 7.31 của năm 2002 . Toàn thành_phố có 19.442 giường_bệnh , 56 bệnh_viện , 317 trạm y_tế và 5 nhà hộ_sinh . Thế nhưng , mạng_lưới bệnh_viện chưa được phân_bổ hợp_lý , tập_trung chủ_yếu trong nội_ô . Theo con_số năm 1994 , chỉ riêng Quận 5 có tới 13 bệnh_viện với 5.290 giường , chiếm 37 % số giường_bệnh toàn thành_phố . Bù lại , hệ_thống y_tế cộng_đồng tương_đối hoàn_chỉnh , tất_cả các xã , phường đều có trạm y_tế . Bên_cạnh hệ_thống nhà_nước , thành_phố cũng có 2.303 cơ_sở y_tế tư_nhân và 1.472 cơ_sở dược tư_nhân , góp_phần giảm áp_lực cho các bệnh_viện lớn . Cũng tương_tự hệ_thống y_tế nhà_nước , các cơ_sở này tập_trung chủ_yếu trong nội_ô và việc đảm_bảo các nguyên_tắc chuyên_môn chưa được chặt_chẽ . Sở Y_tế Thành_phố hiện_nay quản_lý 8 bệnh_viện đa_khoa và 20 bệnh_viện chuyên_khoa . Nhiều bệnh_viện của thành_phố đã liên_doanh với nước_ngoài để tăng chất_lượng phục_vụ . Giáo_dục Về mặt hành_chính , Sở Giáo_dục_và_Đào_tạo Thành_phố Hồ_Chí_Minh chỉ quản_lý các cơ_sở giáo_dục từ bậc mầm_non tới trung_học_phổ_thông . Các trường đại_học , cao_đẳng phần_lớn trực_thuộc Bộ_Giáo_dục_và_Đào_tạo Việt_Nam . Trong năm_học 2008 – 2009 , toàn thành_phố có 638 cơ_sở giáo_dục mầm_non , 467 trường cấp I , 239 trường cấp II , 81 trường cấp III và 55 trường cấp II , III. Ngoài_ra , theo con_số từ 1994 , Thành_phố Hồ_Chí_Minh còn có 20 trung_tâm xóa mù_chữ , 139 trung_tâm tin_học , ngoại_ngữ và 12 cơ_sở giáo_dục đặc_biệt . Tổng_cộng 1.308 cơ_sở giáo_dục của thành_phố có 1.169 cơ_sở công_lập và bán_công , còn lại là các cơ_sở dân_lập , tư_thục . Hệ_thống các trường từ bậc mầm_non tới trung_học_trải đều khắp thành_phố . Trong khi đó , những cơ_sở xóa mù_chữ , phổ_cập giáo_dục tập_trung chủ_yếu vào 4 huyện ngoại_thành Củ_Chi , Bình_Chánh , Nhà_Bè , Cần_Giờ . Các trường ngoại_ngữ ở Thành_phố Hồ_Chí_Minh không_chỉ giảng_dạy những ngôn_ngữ phổ_biến mà_còn một trường dạy quốc_tế_ngữ , một trường dạy Hán_Nôm , 4 trường dạy tiếng Việt cho người nước_ngoài . Thành_phố Hồ_Chí_Minh hiện_nay cũng có 40 trường quốc_tế do các lãnh_sự_quán , công_ty giáo_dục đầu_tư . Là thành_phố lớn nhất Việt_Nam , Thành_phố Hồ_Chí_Minh cũng là một trong hai trung_tâm giáo_dục bậc đại_học lớn nhất . Đại_học Quốc_gia Thành_phố Hồ_Chí_Minh với 8 trường đại_học thành_viên thuộc Chính_phủ . Nhiều trường đại_học lớn khác của thành_phố như Trường Đại_học Kiến_trúc , Đại_học Y_Dược , Trường Đại_học Ngân_hàng , Trường Đại_học Luật , Trường Đại_học Kinh_tế , Trường Đại_học Sư_phạm , Trường Đại_học Mở , Trường Đại_học Tài_chính – Marketing đều là các đại_học quan_trọng của Việt_Nam . Trong số học_sinh , sinh_viên đang theo học tại các trường đại_học , cao_đẳng của thành_phố , 40 % đến từ các tỉnh khác của quốc_gia .. Giáo_dục bậc đại_học , trên địa_bàn thành_phố có trên 80 trường , đa_số do Bộ_Giáo_dục_và_Đào_tạo quản_lý , trong đó chỉ có 2 trường đại_học công_lập ( Trường Đại_học Sài_Gòn và Trường Đại_học Y_khoa Phạm_Ngọc_Thạch ) do thành_phố quản_lý . Mặc_dù đạt được những bước_tiến quan_trọng trong thời_gian gần đây , nhưng giáo_dục Thành_phố Hồ_Chí_Minh vẫn còn nhiều khiếm_khuyết . Trình_độ dân_trí chưa cao và chênh_lệch giữa các thành_phần dân_cư , đặc_biệt là ngoại_ô so với nội_ô . Tỷ_lệ trẻ_em người Hoa không biết chữ vẫn còn nhiều , gấp 13 lần trẻ_em người Kinh . Giáo_dục đào_tạo vẫn chưa tương_xứng với nhu_cầu của xã_hội . Hệ_thống cơ_sở vật_chất ngành giáo_dục thành_phố còn kém . Nhiều trường_học_sinh phải học 3 ca . Thu_nhập của giáo_viên chưa cao , đặc_biệt ở các huyện ngoại_thành . Giao_thông vận_tải Nhờ điều_kiện tự_nhiên thuận_lợi , Thành_phố Hồ_Chí_Minh trở_thành một đầu_mối giao_thông quan_trọng của Việt_Nam và Đông_Nam_Á . Khác với Hà_Nội , vận_tải thủy ở Thành_phố Hồ_Chí_Minh chiếm tỷ_lệ quan_trọng . Tính riêng vận_tải hàng_hóa , đường_biển chiếm khoảng 29 % và đường_sông chiếm khoảng 20 % tổng khối_lượng thông_qua đầu_mối thành_phố . Đường_bộ chỉ chiếm 44 % vận_tải hàng hóa nhưng chiếm tới 85,6 % vận_tải hành_khách . Về giao_thông đường không , Sân_bay quốc_tế Tân_Sơn_Nhất_là sân_bay lớn nhất Việt_Nam về diện_tích và công_suất nhà_ga . Năm 2006 , vận_tải thành_phố đã vận_chuyển tổng_cộng 73.743 tấn hàng hóa , 239 triệu lượt người và bốc_xếp 44.341 tấn hàng . Đến tháng 9 năm 2011 , toàn thành_phố có 480.473 xe ôtô và 4.883.753 xe môtô . Đường_bộ Thống_kê giữa năm 2017 cho thấy thành_phố có tới gần 7,6 triệu xe_máy ( chiếm 1/3_lượng xe_máy cả nước ) và khoảng 700.000 ôtô , trong khi tổng dân_số là 13 triệu . Ùn_tắc giao_thông ảnh_hưởng đến sự phát_triển kinh_tế và là một trong những thách_thức của thành_phố . Những năm gần đây , hạ_tầng đường_bộ của thành_phố đã có nhiều đổi_thay ngoạn_mục . Hiện_nay , thành_phố được kết_nối với các vùng qua hai đường_cao_tốc chính : Đường cao_tốc Thành_phố Hồ_Chí_Minh - Long_Thành - Dầu_Giây và Đường cao_tốc Thành_phố Hồ_Chí_Minh - Trung_Lương . Ngoài_ra , các tuyến Quốc_lộ và Xa_lộ cửa_ngõ cũng đã được đầu_tư mở_rộng đáng_kể , như tuyến Đại_lộ Nguyễn_Văn_Linh ( Nam_Sài_Gòn ) , Xa_lộ Hà_Nội ( đi Biên_Hòa ) và Đại_lộ_Đông – Tây cùng Hầm Thủ_Thiêm vượt sông Sài_Gòn . Thành_phố cũng đầu_tư nhiều cầu lớn để tăng_cường giảm tải lưu_lượng xe_cộ ra ngoại_thành , tiêu_biểu là Cầu_Phú_Mỹ , Cầu_Sài_Gòn 2 và Cầu Thủ_Thiêm . Giao_thông trong nội_đô , do tốc_độ tăng dân_số nhanh , quy_hoạch yếu , hệ_thống đường_sá nhỏ ... khiến thành_phố luôn phải đối_mặt với vấn_đề ùn_tắc . Thành_phố có 239 cây cầu nhưng phần_lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nên gây khó_khăn cho các phương_tiện giao_thông . Không_những thế , một phần các cây cầu có trọng_tải thấp hay đang trong tình_trạng xuống_cấp . Tại các huyện ngoại_thành , hệ_thống đường vẫn phần_nhiều là đường đất_đá . Thành_phố có 2 bến xe_khách liên tỉnh được phân_bố ở các cửa_ngõ ra_vào : Miền_Đông , Miền_Tây cùng vài bến_xe phụ_trợ ở Quận 8 , An_Sương và Ngã_Tư_Ga . Mạng_lưới khả_năng tiếp_nhận trên 1.200 xe / ngày , vận_chuyển gần 41.000 khách / ngày đi các tỉnh Nam_Trung_Bộ , Tây_Nguyên , Đông_Nam_Bộ , Đồng_bằng sông Cửu_Long . Nhiều hãng xe tư_nhân cũng tham_gia vận_chuyển hành_khách vào các bến_bãi không chính_thức ở nhiều khu_vực nội_đô , gần khu dân_cư và trung_tâm du_lịch . Cũng theo số_liệu từ 1994 , tổng_lượng hành_khách liên tỉnh qua thành_phố khoảng 106,4 triệu lượt người / năm , nhiều nhất qua Quốc_lộ 1 . Đường_sắt Giao_thông đường_sắt của thành_phố gồm tuyến nội_ô và khu_vực phụ_cận do Xí_nghiệp Liên_hiệp đường_sắt 3 quản_lý , tuyến Bắc - Nam và một_vài đoạn đường chuyên_dụng , hiện hầu_như đã ngưng khai_thác . Trong thành_phố có hai nhà_ga chính : Sóng_Thần và Sài_Gòn . Bên_cạnh đó còn có một_số nhà_ga nhỏ như Dĩ_An , Thủ_Đức , Bình_Triệu , Gò_Vấp . Do mạng_lưới đường_sắt không được nối trực_tiếp với các cảng , cơ_sở đã cũ_kỹ nên giao_thông đường_sắt Thành_phố Hồ_Chí_Minh không phát_triển , chỉ chiếm khoảng 6 % khối_lượng hàng hóa và 0,6 % khối_lượng hành_khách . Đường_thủy Thành_phố hiện có tuyến đường thủy chở hành_khách liên_tỉnh là tuyến tàu_cánh ngầm nối Cảng Nhà_Rồng với Cảng Cầu_Đá , Thành_phố Vũng_Tàu . Ngoài_ra còn có khoảng 50 bến đò , phà phục_vụ giao_thông hành_khách , trong đó lớn nhất là Phà Cát_Lái nối thành_phố Thủ_Đức với huyện Nhơn_Trạch , tỉnh Đồng_Nai . Khu_vực Thành_phố Hồ_Chí_Minh có 4 cảng biển chính : Sài_Gòn , Bến_Nghé , Nhà_Bè , Tân_Cảng cùng các cảng sông Bình_Đông , Tân_Thuận , Tôn_Thất_Thuyết , Bình_Lợi , Bình_Phước ... Cảng Sài_Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt_Nam , chiếm 25 % trong tổng khối_lượng hàng hóa thông_qua các cảng biển_cả nước . Cảng Bến_Nghé nằm phía hạ_lưu sông Sài_Gòn , rộng 32 ha , tổng chiều dài cầu_cảng 528 m , có_thể cho tàu có tải_trọng từ 15.000 – 20.000 tấn cập bến . Tuy năng_lực của các cảng của Thành_phố Hồ_Chí_Minh lớn nhưng việc chuyển_tiếp giữa giao_thông đường_bộ , đường_biển và đường_sông gặp khó_khăn . Tại hầu_hết các cảng đường_sông , do thiết_bị thiếu , vẫn phải bốc_dỡ thủ_công . Đường hàng_không Sân_bay quốc_tế Tân_Sơn_Nhất nằm trên địa_bàn Quận Tân_Bình , Thành_phố Hồ_Chí_Minh , cách trung_tâm thành_phố chỉ 7 km . Đây là sân_bay nhộn_nhịp nhất và có lưu_lượng vận_chuyển cao nhất cả nước , là cửa_ngõ hàng_không quốc_tế lớn của khu_vực Đông_Nam_Á , với hơn 41 triệu lượt khách đi và đến năm 2019 . Hiện có 43 hãng hàng_không quốc_tế mở đường_bay đến sân_bay này . Nhà_ga thứ 3 sẽ được xây_dựng nhằm nâng công_suất sân_bay Tân_Sơn_Nhất lên 45 triệu khách / năm , dự_kiến khởi_công vào quý III / 2022 . Trong tương_lai , khi sân_bay quốc_tế Long_Thành được hoàn_tất xây_dựng và mở_cửa , sân_bay này sẽ gánh một lượng hành_khách đáng_kể từ Tân_Sơn_Nhất , giúp giảm tình_trạng quá_tải toàn_diện hiện_tại . Giao_thông công_cộng Để giải_quyết vấn_đề giao_thông đô_thị , Thành_phố Hồ_Chí_Minh đang đầu_tư cho hệ_thống giao_thông công_cộng . Năm 2008 , thành_phố có 3.250 xe_buýt và 8.000 xe taxi , mỗi năm chỉ đáp_ứng khoảng 10 % nhu_cầu đi_lại . Trong đó , hệ_thống xe_buýt được phục_hồi từ năm 2002 đóng vai_trò chủ_đạo của thành_phố . Mặc_dù được đầu_tư nâng_cấp cơ_sở_vật_chất và trợ_giá trên hầu_hết các tuyến , mạng_lưới này chưa đem lại hiệu_quả cao , 65 % tuyến trùng_lặp . Cùng mạng_lưới xe_buýt , dự_án tàu_điện_ngầm Thành_phố Hồ_Chí_Minh cũng được đang tiến_hành . Theo quy_hoạch được duyệt vào năm 2013 , thành_phố sẽ có 8 tuyến đường_sắt đô_thị , tổng chiều dài hơn 160 km . Dự_kiến đến đầu năm 2024 , tuyến metro đầu_tiên ( tuyến metro số_một Bến_Thành - Suối_Tiên ) khởi_công tháng 3 năm 2007 sẽ đi vào hoạt_động sau hơn 17 năm xây_dựng . Đây là tuyến đường_sắt đô_thị có tổng vốn đầu_tư cao nhất , đội vốn nhiều nhất lên tới 2,7 lần so với dự_toán ban_đầu cụ_thể chi_phí ban_đầu 17.387 tỷ đồng điều_chỉnh hiện_tại 43.757,15 tỷ đồng_đội vốn tương_đương khoảng 26.400 tỷ đồng . Bên_cạnh đó , dự_án các tuyến_buýt đường_sông Thành_phố Hồ_Chí_Minh cũng đã được lên kế_hoạch và vận_hành . Hiện_nay , tuyến_buýt đường_sông số_một ( Bạch_Đằng , Q. 1 - Linh_Đông , TP.Thủ_Đức ) đã được vận_hành khai_thác từ ngày 25 tháng 11 năm 2017 . Biển số xe Xe ô_tô 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59A 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59D 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59C 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59B 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59LD . Xe_gắn_máy Quận 1 : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – T1 , 59 – T2 Quận 3 : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – F1 , 59 – F2 Quận 4 : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – C1 , 59 - C3 Quận 5 : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 - H1 , 59 - H2 Quận 6 : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – K1 , 59 - K2 Quận 7 : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – C2 , 59 - C4 Quận 8 : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – L1 , 59 – L2 , 59 - L3 Quận 10 : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – U1 , 59 – U2 Quận 11 : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – M1 , 59 – M2 Quận 12 : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – G1 , 59 – G2 Quận Gò_Vấp : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – V1 , 59 – V2 , 59 – V3 Quận Phú_Nhuận : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – E1 , 59 – E2 Quận Tân_Bình : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – P1 , 59 – P2 , 59 – P3 Quận Tân_Phú : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – D1 , 59 - D2 Quận Bình_Thạnh : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – S1 , 59 – S2 , 59 – S3 Quận Bình_Tân : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – N1 , 50 – N1 , 50 - N2 Thành_phố Thủ_Đức : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – B1 , 50 - X1 , 59 – X1 , 59 – X2 , 59 - X3_Huyện Hóc_Môn : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 - Y1 , 50 – Y1_Huyện Củ_Chi : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 - Y2 , 59 – Y3_Huyện Bình_Chánh : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – N2 , 59 – N3_Huyện Nhà_Bè : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – Z1_Huyện Cần_Giờ : 41 , 50 , 51 , 52 , 53 , 54 , 55 , 56 , 57 , 58 và 59 – Z2 . Xe phân_khối lớn 59 - A3 . Quy_hoạch và kết_cấu đô_thị Theo thiết_kế đô_thị ban_đầu của người Pháp vào năm 1860 , thành_phố Sài_Gòn sẽ là nơi sinh_sống cho 500.000 dân . Thời Việt_Nam Cộng_hòa , quy_mô dân_số của thành_phố đã lên đến 3 triệu dân . Tính đến năm 2019 , thành_phố có dân_số ( kể_cả số_lượng người cư_trú tạm_thời ) là 8,99 triệu người , kết_cấu đô_thị đã quá_tải . Khi còn thưa dân , Sài_Gòn từng là thành_phố nhiều cây_xanh với không_gian kiến_trúc theo quy_hoạch của Pháp . Sau_này , do dân_số tăng nhanh , thành_phố đã thay_đổi với việc thu_hẹp không_gian xanh để xây_dựng nhà_cửa , không_gian kiến_trúc trở_nên chật_chội bởi nhiều công_trình xây_dựng hỗn_độn thiếu tính thống_nhất . Công_tác quy_hoạch có nhiều bất_cập và yếu_kém . Đến thời_điểm đầu năm 2008 , mới chỉ có 23 % khối_lượng công_tác quy_hoạch 1/2000 được thực_hiện . Quy_hoạch cho hệ_thống công_trình ngầm vẫn chưa được thực_hiện xong . Công_tác xây quy_hoạch và xây_dựng đô_thị mới vẫn mang nặng tư_duy thời_kỳ bao_cấp . Trong 10 năm gần đây , khu_vực đô_thị mới để lại dấu_ấn lớn trong quá_trình phát_triển thành_phố này là khu đô_thị Phú_Mỹ_Hưng do nước_ngoài đầu_tư xây_dựng . Quy_hoạch Thành_phố Hồ_Chí_Minh_tính tới thời_điểm 2010 có khoảng trên_dưới 600 dự_án quy_hoạch tại 13 quận_huyện . Chiến_lược quy_hoạch của Thành_phố hiện_nay là tránh dồn ứ dân_cư về nội_thành , đồng_thời phát_triển một_số khu đô_thị mới góp_phần làm giảm mật_độ dân_số vốn đã quá cao như hiện_nay . Tuy_nhiên số_lượng khu đô_thị mới còn rất ít . Quá_trình đô_thị hóa phần_lớn diễn ra một_cách tự_phát do sự gia_tăng dân_số chứ không phải bằng việc xây_dựng các khu đô_thị mới được quy_hoạch bài_bản . Hạ_tầng cũng không phát_triển kịp với sự gia_tăng dân_số trong quá_trình đô_thị hóa . Du_lịch Trước khi xảy ra đại_dịch COVID-19 , trong khoảng 18 triệu khách quốc_tế đến Việt_Nam vào năm 2019 , 8,5 triệu khách đã tới thăm Thành_phố Hồ_Chí_Minh , khoảng 47 % cả nước và tăng 13 % so với cùng kỳ . Ngoài_ra , 33 triệu lượt khách nội_địa đã đến thành_phố . Doanh_thu ngành du_lịch 2019 đạt 150.000 tỷ VND , tăng 14,5 % . Là một thành_phố trẻ chỉ với 300 năm lịch_sử , nhưng Thành_phố Hồ_Chí_Minh đã xây_dựng được không ít công_trình kiến_trúc và sở_hữu một nền văn_hóa đa_dạng . Hiện_nay , Thành_phố Hồ_Chí_Minh có 2.320 khách_sạn ( 2019 ) với 48.182_phòng ( 2017 ) . Phục_vụ những khách cao_cấp , thành_phố có 20 khách_sạn 5 sao , gồm : Caravelle , Sheraton , Mövenpick ( Omni cũ ) , New_World , Equatorial , Lotte_Legend , Renaissance_Riverside , Windsor_Plaza , Sofitel_Plaza , Park_Hyatt , Majestic với tổng_cộng 3.592 phòng . Hầu_hết các khách_sạn này đều do những tập_đoàn quốc_tế như Accor , Furama , Mariot hay Sheraton quản_lý và tập_trung nhiều nhất tại Quận 1 . Bên_cạnh đó , thành_phố còn 8 khách_sạn 4 sao với 1.281 phòng , 20 khách_sạn 3 sao với 1.621_phòng . Do sự phát_triển của du_lịch , số phòng cao_cấp tại thành_phố hiện đang thiếu trầm_trọng . Mặc_dù nhiều nhà_đầu_tư có ý_định xây_dựng tiếp các khách_sạn sang_trọng tại Thành_phố Hồ_Chí_Minh nhưng họ lại gặp khó_khăn trong việc tìm địa_điểm . Theo dự_kiến , đến năm 2020 , thành_phố sẽ có thêm 10.000 phòng 4 hoặc 5 sao . Các địa_điểm du_lịch của thành_phố tương_đối đa_dạng . Với hệ_thống 11 viện_bảo_tàng , chủ_yếu về đề_tài lịch_sử , Thành_phố Hồ_Chí_Minh đứng đầu Việt_Nam về số_lượng viện_bảo_tàng . Bảo_tàng lớn nhất và cổ nhất thành_phố là Bảo_tàng Lịch_sử Thành_phố Hồ_Chí_Minh với 30 ngàn hiện_vật . Trong khi phần_lớn khách thăm Bảo_tàng Chứng_tích chiến_tranh là người nước_ngoài thì bảo_tàng thu_hút nhiều khách nội_địa nhất là Bảo_tàng Hồ_Chí_Minh . Thành_phố Hồ_Chí_Minh cũng là một đô_thị đa_dạng về tôn_giáo . Trên địa_phận thành_phố hiện_nay , có hơn 1000 ngôi chùa , đình , miếu được xây_dựng qua nhiều thời_kỳ . Còn các nhà_thờ xuất_hiện chủ_yếu trong thế_kỷ 19 theo các phong_cách Roman , Gothic . Nhà_thờ lớn và nổi_tiếng nhất của thành_phố là Nhà_thờ Đức_Bà , nằm ở Quận 1 , hoàn_thành năm 1880 . Thời_kỳ thuộc_địa đã để lại cho thành_phố nhiều công_trình kiến_trúc quan_trọng , như Trụ_sở Ủy_ban_Nhân_dân Thành_phố , Nhà_hát_Lớn , Bưu_điện trung_tâm , Bến_Nhà_Rồng , ... Dinh Độc_Lập và Thư_viện Khoa_học Tổng_hợp được xây_dựng dưới thời Việt_Nam Cộng_hòa . Kiến_trúc hiện_đại ghi dấu_ấn ở thành_phố bằng các cao_ốc , khách_sạn , trung_tâm thương_mại như Diamond_Plaza , Saigon_Trade Center ... Khu_vực ngoài trung_tâm , Địa_đạo Củ_Chi , Rừng ngập_mặn Cần_Giờ , Vườn_cò Thủ_Đức cũng là những địa_điểm du_lịch quan_trọng . Thành_phố Hồ_Chí_Minh còn là một trung_tâm mua_sắm và giải_trí . Bên_cạnh các phòng trà ca_nhạc , quán bar , vũ_trường , sân_khấu , thành_phố có khá nhiều khu vui_chơi như Công_viên Đầm_Sen , Suối_Tiên , Thảo_Cầm_Viên . Các khu mua_sắm , như Chợ Bến_Thành , Diamond_Plaza , ... hệ_thống các nhà_hàng , quán ăn cũng là một thế mạnh của du_lịch thành_phố . Văn_hóa Truyền_thông Là một trong hai trung_tâm truyền_thông của Việt_Nam , Thành_phố Hồ_Chí_Minh năm 2009 có 38 đơn_vị báo_chí thành_phố và 113 văn_phòng đại_diện báo_chí trung_ương và các tỉnh , 3 nhà_xuất_bản của thành_phố và 21 chi_nhánh nhà_xuất_bản trung_ương cùng mạng_lưới thông_tấn xã , các đài_phát_thanh , truyền_hình địa_phương và trung_ương . Tổng_cộng , trên địa_bàn thành_phố hiện_nay có trên 1000 người hoạt_động trong lĩnh_vực báo_chí . Năm 2020 , thành_phố còn 28 cơ_quan báo_chí địa_phương ( 16 báo , 1 đài_truyền_hình , 1 đài tiếng_nói và 10 tạp_chí ) , 161 văn_phòng đại_diện cơ_quan báo_chí trung_ương , 10 chi_nhánh đơn_vị truyền_hình trả tiền , 46 đơn_vị truyền_hình vệ_tinh . Năm 2022 , sau khi sắp_xếp giai_đoạn 1 theo đề_án , Thành_phố Hồ_Chí_Minh còn 19 cơ_quan báo_chí địa_phương , gồm 8 cơ_quan báo in , 9 tạp_chí , 1 đài_truyền_hình và 1 đài_phát_thanh . Trong giai_đoạn 2 , 2021 - 2025 , thành_phố sẽ nghiên_cứu để sắp_xếp báo_chí còn 1 cơ_quan truyền_thông đa phương_tiện . Trong lĩnh_vực xuất_bản , từ năm 1995 tới nay , 3 nhà_xuất_bản của thành_phố chiếm 1/7_số đầu_sách xuất_bản của cả Việt_Nam . Ước_tính khoảng 60 đến 70 % số_lượng sách của cả nước được phát_hành tại Thành_phố Hồ_Chí_Minh . Những năm gần đây , nhiều trung_tâm sách , cửa_hàng sách hiện_đại xuất_hiện . Sài_Gòn cũng là nơi ra_đời tờ Gia_Định báo , tờ báo quốc_ngữ đầu_tiên . Sài_Gòn giải_phóng , Thanh_Niên , Tuổi_Trẻ nằm trong số những tờ báo lớn nhất Việt_Nam hiện_nay . Ngoài_ra , còn có_thể kể đến những báo và tạp_chí lớn khác như Công_an thành_phố , Người lao_động , Thời_báo kinh_tế Sài_Gòn , Thời_trang , Thế_giới mới , Kiến_thức ngày_nay ... Ngoài báo_chí tiếng Việt , Thành_phố Hồ_Chí_Minh còn có Saigon_Times , Thanhniennews bằng tiếng Anh ( đã ngừng hoạt_động ) , một ấn_bản Sài_Gòn giải_phóng bằng tiếng Hoa . Truyền_hình đã xuất_hiện tại Sài_Gòn từ trước năm 1975 do Mỹ xây_dựng nhằm phục_vụ quân viễn_chinh Mỹ , khi miền Bắc còn đang trong giai_đoạn thử_nghiệm . Ngay sau ngày Chính_phủ Sài_Gòn sụp_đổ , Đài_truyền_hình Giải_phóng đã thu_giữ các cơ_sở do Mỹ để lại và bắt_đầu phát_sóng . Đến nay , Đài_Truyền_hình_Thành_phố Hồ_Chí_Minh – HTV trở_thành đài_truyền_hình địa_phương quan_trọng bậc nhất Việt_Nam . Ngoài 2 kênh phát trên sóng analog là HTV7 và HTV9 , HTV còn phát_triển dịch_vụ truyền_hình_cáp , truyền_hình kỹ_thuật_số và truyền_hình độ nét cao HD._Hiện từ ngày 15/06/2016 và 16/08/2016 , HTV đã tắt sóng analog lần_lượt hai kênh HTV7 và HTV9 , tất_cả các kênh_truyền_hình của HTV đang được phát qua hệ_thống truyền_hình số mặt_đất DVB-T2 , truyền_hình_cáp và truyền_hình kỹ_thuật số theo Lộ_trình số hóa của Chính_phủ . Đối_tượng chính của HTV là dân_cư thành_phố và đa_số các tỉnh miền Nam . Về phát_thanh , Đài Tiếng_nói Nhân_dân Thành_phố Hồ_Chí_Minh ( VOH ) hiện_nay đang phát_sóng các kênh phát_thanh FM_99.9 ( phát_sóng từ những năm 60 ) , 95.6 , 87.7_MHZ và AM 610 KHZ phục_vụ nhu_cầu thông_tin văn_hóa giải_trí của khán_thính giả thành_phố và các tỉnh lân_cận . Thể_dục , thể_thao Theo số_liệu thống_kê vào năm 1994 , toàn Thành_phố Hồ_Chí_Minh có 492,7_hecta dành cho hoạt_động thể_thao , tức trung_bình 1,02 m² / người , trong đó nội_thành là 0,26 m² / người . Với sự gia_tăng dân_số , con_số thực_tế hiện_nay thấp hơn . Vào năm 2005 , toàn thành_phố có 91 sân bóng_đá , 86 bể bơi , 256 phòng tập thể_thao . Sân_vận_động lớn nhất thành_phố hiện_nay là sân Thống_Nhất , với 25.000 chỗ ngồi . Sân_vận_động lớn thứ hai là sân Quân_khu 7 , nằm ở quận Tân_Bình . Không_chỉ dành cho thi_đấu thể_thao , đây còn là địa_điểm tổ_chức nhiều chương_trình ca_nhạc quy_mô lớn . Một địa_điểm thể_thao quan_trọng khác của thành_phố là Trường_đua Phú_Thọ . Xuất_hiện từ thời thuộc_địa , Trường_đua Phú_Thọ hiện_nay là trường_đua ngựa duy_nhất của Việt_Nam . Sở Thể_dục – Thể_thao thành_phố cũng quản_lý một_số câu_lạc_bộ như Phan_Đình_Phùng , Thanh_Đa , Yết_Kiêu . Thành_phố Hồ_Chí_Minh cũng có những câu_lạc_bộ thể_thao giàu thành_tích . Môn bóng_đá , Câu_lạc_bộ Thép Miền_Nam – Cảng Sài_Gòn , có sân_nhà là sân Thống_Nhất , từng 4 lần vô_địch V-League . Đội bóng_đá Công_an Thành_phố cũng từng một lần vô_địch vào năm 1995 . Các bộ_môn thể_thao khác có_thể kể đến Câu_lạc_bộ Bưu_điện Thành_phố Hồ_Chí_Minh môn bóng_chuyền , các câu_lạc_bộ bóng_rổ , cờ_vua , điền_kinh , bóng bàn , ... của thành_phố . Câu_lạc_bộ bóng_chuyền Thành_phố Hồ_Chí_Minh là đội bóng chuyên_nghiệp đang thi_đấu tại Giải_vô_địch bóng_chuyền quốc_gia Việt_Nam Trung_tâm văn_hóa , giải_trí Những lý_do lịch_sử và địa_lý đã khiến Sài_Gòn luôn là thành_phố đa_dạng văn_hóa . Ngay từ giai_đoạn thành_lập , dân_cư của Sài_Gòn đã thuộc nhiều dân_tộc khác nhau : Kinh , Hoa , Chăm , ... Thời_kỳ thuộc_địa rồi Chiến_tranh Việt_Nam , Sài_Gòn hấp_thụ thêm nền văn hóa_Âu – Mỹ . Cho tới những thập_niên gần đây , những hoạt_động kinh_tế , du_lịch tiếp_tục giúp thành_phố có nền văn_hóa đa_dạng hơn . Với vai_trò trung_tâm văn_hóa của Việt_Nam , Thành_phố Hồ_Chí_Minh hiện_nay có 22 đơn_vị nghệ_thuật , 9 rạp hát , 11 bảo_tàng , 22 rạp chiếu_phim , 25 thư_viện . Hoạt_động của ngành giải_trí ở Thành_phố Hồ_Chí_Minh nhộn_nhịp hơn bất_cứ thành_phố nào ở Việt_Nam . Hầu_hết các hãng phim tư_nhân lớn của Việt_Nam hiện_nay , như Phước_Sang , Thiên_Ngân , HKFilm , Việt_Phim ... đều có trụ_sở chính ở Thành_phố Hồ_Chí_Minh . Doanh_thu các rạp của thành_phố chiếm khoảng 60 – 70 % doanh_thu chiếu_phim của cả nước . Thành_phố Hồ_Chí_Minh cũng sở_hữu những sân_khấu đa_dạng . Nhà_hát kịch Sân_khấu nhỏ tại Quận 3 với những vở kịch thử_nghiệm , những vở thư_giãn ở Sân_khấu Hài 135 Quận 1 , Sân_khấu kịch_IDECAF với những vở lấy từ tuồng_tích cổ hoặc tái_hiện các danh_tác trên thế_giới . Lĩnh_vực ca_nhạc , Thành_phố Hồ_Chí_Minh là thị_trường sôi_động nhất , điểm đến của phần_lớn các ca_sĩ nổi_tiếng . Ngoài những sân_khấu lớn như Nhà_hát Thành_phố , Nhà_hát Bến_Thành , Nhà_hát Hòa_Bình , Sân_khấu Trống_Đồng , ... hoạt_động âm_nhạc ở thành_phố ở những phòng trà , quán cà_phê đa_dạng : Tiếng Tơ_Đồng , M&T , Catinat , ATB , Bodega , Carmen ... Thành_phố kết_nghĩa Thành_phố Hồ_Chí_Minh đã kết_nghĩa với các thành_phố khác trên thế_giới như sau : Champasak , Lào Viêng_Chăn , Lào Phnôm_Pênh , Campuchia Manila , Philippines_Bangkok , Thái_Lan Yangon , Myanmar_Thượng_Hải , Trung_Quốc Thẩm_Dương , Liêu_Ninh , Trung_Quốc Quảng_Châu , Quảng_Đông , Trung_Quốc Hyogo , Nhật_Bản Yokohama , Kanagawa , Nhật_Bản Osaka , Osaka , Nhật_Bản Busan , Hàn_Quốc Đài_Bắc , Đài_Loan Almaty , Kazakhstan_Moskva , Nga Yekaterinburg , Sverdlovsk , Nga Minsk , Belarus_Barcelona , Barcelona , Catalunya , Tây_Ban_Nha_Sevilla , Sevilla , Andalucía , Tây_Ban_Nha_Auvergne-Rhône-Alpes , Pháp Lyon , Rhône , Auvergne-Rhône-Alpes , Pháp Leipzig , Sachsen , Đức_Genève , Genève , Thụy_Sĩ_San_Francisco , California , Hoa_Kỳ Thành_phố New_York , New_York , Hoa_Kỳ Thành_phố México , México_Toronto , Ontario , Canada_Johannesburg , Gauteng , Nam_Phi Xem thêm Danh_sách vùng đô_thị châu_Á Ghi_chú Chú_thích Liên_kết ngoài Trang chính_thức của Thành_phố Hồ_Chí_Minh CỔNG_THÔNG_TIN ĐIỆN_TỬ CHÍNH_PHỦ Thành_phố Hồ_Chí_Minh Danh_sách các trường cao_đẳng tại TP Hồ_Chí_Minh Bản_đồ Thành_phố Hồ_Chí_Minh ( Sài_Gòn ) năm 1961 – Số 1 – Số 2 – trên website Thư_viện Đại_học Texas tại Austin ( The_University_of Texas_at Austin ) , Hoa_Kỳ . Thành_phố cảng Bài Việt_Nam chọn_lọc Thành_phố cảng Việt_Nam Đông_Nam_Bộ Thủ_đô cựu quốc_gia Đơn_vị hành_chính Việt_Nam đặt tên theo tên người Khởi_đầu năm 1698 ở Việt_Nam H
Lào_Cai là một tỉnh vùng_cao biên_giới thuộc vùng Tây_Bắc_Bộ , Việt_Nam . Năm 2020 , Lào_Cai là đơn_vị hành_chính Việt_Nam đông thứ 55 về số dân , xếp thứ 45 về Tổng_sản_phẩm trên địa_bàn ( GRDP ) , xếp thứ trong 15 trong 16 về GRDP bình_quân đầu người , đứng thứ 11 về tốc_độ tăng_trưởng GRDP. Với 730.420 người_dân , GRDP đạt 49.310 tỉ Đồng ( tương_ứng với 2,14 tỉ USD ) , GRDP bình_quân đầu người đạt 76,29 triệu đồng ( tương_ứng với 3.317 USD ) , tốc_độ tăng_trưởng GRDP đạt 6,55 % . Vị_trí địa_lý Tỉnh Lào_Cai giáp_ranh giữa vùng Tây_Bắc và vùng Đông_Bắc . Trung_tâm hành_chính của tỉnh là thành_phố Lào_Cai , cách trung_tâm thủ_đô Hà_Nội khoảng 290 km , có vị_trí địa_lý : Phía đông giáp tỉnh Hà_Giang Phía tây giáp tỉnh Lai_Châu Phía nam giáp tỉnh Yên_Bái Phía bắc giáp tỉnh Vân_Nam của Trung_Quốc với đường biên_giới dài khoảng 182 km . Các điểm cực của tỉnh Lào_Cai_Điểm cực Bắc tại : thôn Lồ_Cô Chin , xã Pha_Long , huyện Mường_Khương . Điểm cực Tây tại : xã Y_Tý , huyện Bát_Xát . Điểm cực_Đông tại : thôn Ban_Bang , xã Việt_Tiến , huyện Bảo_Yên . Điểm cực Nam tại : xã Nậm_Tha , huyện Văn_Bàn . Địa_danh Tên gọi Lào_Cai hình_thành từ cuối thế_kỷ 19 khi người Pháp để_ý đến Việt_Nam và khám_phá vùng núi Bắc_Việt . Tại vùng_đất Lào_Cai ở đầu cầu Cốc_Lếu ngày_nay , thì xưa kia có một khu chợ . Vùng biên_giới trở_nên nhộn_nhịp khi vào những năm 1870 người Pháp như Jean_Dupuis đến " thám_hiểm " , mở_đường buôn_bán vũ_khí và mua khoáng_sản với Vân_Nam , Trung_Quốc . Người Pháp dựa vào người H'Mông để tiếp_xúc , buôn_bán , vận_chuyển và tránh mặt_giới chức_Việt địa_phương . Tuy_nhiên chợ đã bị quân Cờ đen chiếm_giữ đóng đồn , nên người ta mở ra một chợ mới ở nơi nay là Phố_Mới . Chợ cũ trong tiếng H'Mông là " Lao_Cai " ( RPA : Log_Kab , Chữ Hmông_Việt : Laol_Caz ) , và Jean_Dupuis ghi vào Bản_đồ Bắc_Kỳ năm 1879 ở chỗ chợ này là " Lao-kai , residence du_Chef des Pavillone noirs " ( Lao-kai , dinh_thủ_lĩnh quân Cờ_đen ) . Sau_này người Pháp quen dùng nên thành tên của thủ_phủ vùng . Giáo_sư Đào_Duy_Anh do không để_ý tiếng địa_phương , nên nói khi làm bản_đồ , người Pháp viết " Lão Nhai " là " Lao_Cai " và sau thành " Lao_Kay " . Tên " Lao_Kay " đã được người Pháp sử_dụng trong các văn_bản và con_dấu hành_chính . Sau tháng 11 năm 1950 , đã thống_nhất gọi_là Lào_Cai cho đến ngày_nay . Dân_số Dân_số năm 2007 của tỉnh Lào_Cai là 593.600 người , trong đó số người trong độ tuổi lao_động : 314.520 người , chiếm khoảng 53 % . Theo kết_quả điều_tra dân_số ngày 01/04/2009 dân_số tỉnh là 613.075 người . Dân_số năm 2014 của tỉnh Lào_Cai là 665.200 người , trong đó số người trong độ tuổi lao_động : 412.600 người , chiếm khoảng 62 % Thành_thị : 30 % Nông_thôn : 70 % Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019 , toàn tỉnh có 7 tôn_giáo khác nhau đạt 30.162 người , nhiều nhất là đạo Tin_Lành có 10.996 người , tiếp_theo là Công_giáo đạt 9.009 người , Phật_giáo có 8.680 người . Còn lại các tôn_giáo khác như Hồi_giáo có 12 người , đạo Cao_Đài có ba người , Minh Lý_đạo và Tịnh_độ cư_sĩ Phật_hội Việt_Nam mỗi tôn_giáo chỉ có một người . Dân_số tính đến ngày 1/4/2019 của toàn tỉnh đạt 730.420 người , bao_gồm dân_số thành_thị 171.401 người , chiếm 23,5 % ; dân_số nông_thôn 559.019 người , chiếm 76,5 % ; dân_số nam 371.306 người , chiếm 50,83 % ; dân_số nữ 359.114 nghìn người , chiếm 49,17 % . Dân_tộc Kinh có 246.756 người , chiếm 33,8 % dân_số toàn tỉnh , còn lại các dân_tộc khác có 483.664 người , chiếm 66,2 % dân_số toàn tỉnh . Lịch_sử Lào_Cai là một vùng_đất cổ , diện_mạo địa_hình được hình_thành cách nay 50-60 triệu năm , trong đợt tạo sơn cuối_cùng , vỏ trái_đất vặn mình , đứt_gãy . Hơn vạn năm trước , con_người đã có_mặt tại địa_bàn tại đây . Tổ_tiên người bản_địa_Lào_Cai nay hồi đó cư_trú khá tập_trung ở các dải đồi ven sông Hồng , sông Chảy , các cửa ngòi_Mi , ngòi_Nhù . Các chủ_nhân văn_hóa Hòa_Bình ở Lào_Cai đã biết làm nông_nghiệp . Trong buổi đầu các bộ_tộc xác_định ranh_giới chủ_quyền , thời Hùng_Vương thuộc Tân_Hưng , là một trong 15 bộ của Nhà_nước Văn_Lang . Thời_Âu_Lạc thì vùng phía đông và phía nam Lào_Cai thuộc bộ_lạc Tây_Vu , còn một phần đất phía tây và phía bắc Lào_Cai hiện_nay thuộc phạm_vi của các bộ_lạc nhỏ hơn không chịu thuần_phục Lạc_Việt . Thời Bắc_thuộc , ban_đầu là địa_phận thuộc huyện Tây_Vu , quận Giao_Chỉ . Sau_này thuộc là quận Tân_Hưng , đất Giao_Châu ( thời Tây_Tấn ) , sau là đất châu_Đan Đường , Chu_Quý thuộc Giao_Chỉ ( thời Tùy ) , tiếp_đổi Lâm_Tây_châu , Đức_Hóa châu_thuộc phủ An_Nam ( thời_Đường , 679 ) Năm Điều_Lộ đầu_tiên ( 679 ) , vua Cao_Tông nhà Đường_lập ra An_Nam đô_hộ phủ , đất tỉnh Lào_Cai ngày_nay , là Lâm_Tây_Nguyên ( 林西原 , Cao_nguyên Lâm_Tây ) thuộc An_Nam đô_hộ phủ thời đó . Đất châu_Thủy Vĩ , theo lời chú trong Đồng_Khánh_địa_dư_chí , là phần_lớn đất tỉnh Lào_Cai ngày_nay , theo đó cũng thuộc Lâm_Tây_Nguyên , vùng biên_giới của An_Nam đô_hộ phủ nhà Đường với vương_quốc Nam_Chiếu . Vùng_đất huyện Hà_Khẩu ( châu_Hồng_Hà ) , huyện Mã_Quan ( châu_Văn_Sơn ) và một phần huyện Kim_Bình châu_Hồng Hà_tỉnh Vân_Nam Trung_Quốc ngày_nay là là động Thất_Quán ( 七綰洞 ) , thuộc Lâm_Tây_Nguyên của An_Nam đô_hộ phủ . Đại_Việt địa_dư toàn_biên của Nguyễn_Văn_Siêu chép rằngː " Lâm_Tây_nguyên ở phía tây Phong_Châu , bên cạnh Lâm_Tây_Nguyên có động Thất_Quán của người dân_tộc_thiểu_số mà thủ_lĩnh là Lý_Do_Độc ( 李猶獨 ) , bộ thuộc có thêm các động như_động Đào_Hoa ( 桃花 ) , tất_cả đều giúp Trung_Quốc canh_phòng và thu thuế nơi biên_ải với Nam_Chiếu . Đường thư_chép : Lâm_Tây_Nguyên trước có binh_lính canh_phòng cả vào mùa đông . Vào năm Đại_Trung thứ tám ( 854 ) ( thời vua Đường Tuyên_Tông ) , Lý_Trác , giữ chức đô_hộ An_Nam , đã bãi_bỏ binh_lính biên_phòng và giao hết việc phòng_biên cho thổ_tù Lý_Do_Độc . Lý_Do Độc ở vào thế cô_lập không có đủ quân để canh_phòng . Nhân đó , viên Thác_Đông tiết_độ sứ nước Nam_Chiếu dụ_dỗ mua_chuộc ông ta theo về Nam_Chiếu . Từ đó , An_Nam bắt_đầu bị Nam_Chiếu xâm_lấn . Tân_Đường Thư_chép rằngː An_Nam Đô_hộ phủ cai_trị quản_lĩnh châu_Lâm_Tây ( 林西州 ) . Châu này có 2 huyện làː_Lâm_Tây và Cam_Quất ( 甘橘 ) . " Động Đào_Hoa về sau có_thể là ải Lê_Hoa , tức_ải Liên_Hoa , nằm trên biên_giới Đại_Việt và Trung_Hoa , nay là hương Liên_Hoa_Than ( Ghềnh Liên_Hoa ) của huyện Hà_Khẩu . Cam_Quất có_thể là đất thị_xã Cam_Đường tỉnh Lào_Cai Việt_Nam ngày_nay . Sách Tân_Đường_thư cũng chépː " An_Nam Đào_Lâm_nhân giả , cư_Lâm Tây_nguyên , Thất_Quán_động thủ_lĩnh Lý_Do Độc_chủ chi , tuế_tuế thú_biên_。 Lý_Trác_chi tại An_Nam , dã_tấu bãi phòng đông_binh_lục thiên_nhân , vị Do Độc khả_đương nhất_đội , át_man chi_nhập 。_Man tù_dĩ nữ thê_Do Độc_tử , Thất_Quán_động cử phụ_man , Vương_Khoan bất_năng_chế_。 " . Dịch_nghĩa làː_Một người gốc Đào_Lâm ( 桃林 ) ở An_Nam , sống ở Lâm_Tây_Nguyên ( 林西原 ) , là chúa Lý_Do_Độc ( 李由獨 ) , thủ_lĩnh của động Thất_Quán ( 七綰洞 ) , canh_gác biên_giới hàng năm . Lý_Trác ( 李琢 ) cũng ở An_Nam , tuyên_bố rút bỏ 6000 binh_lính phòng biên_mùa đông , và bảo với Lý_Do Độc hãy dùng đội thổ_binh duy_nhất thuộc quyền để mà kiềm_chế sự xâm_nhập của Nam_Chiếu . Vua Nam_Chiếu_kết thông_gia với Lý_Do_Độc . Độc đem toàn_bộ động Thất_Quán theo về Nam_Chiếu , mà Vương_Khoan ( 王寬 ) không_thể kiểm_soát được . ( Vương_Khoan làm đô_hộ An_Nam năm 861 ) . Đại_Việt_sử ký tiền biên_viết : " ... Người Đào_Lâm , Phong_Châu , An_Nam ở động Thất_Quán [ thuộc ]_Lâm_Tây_Nguyên , do thủ_lĩnh Lý_Do_Độc làm_chủ , hàng năm vẫn đóng_thú biên_giới gọi_là phòng_thủ_binh , lại thường giúp Trác [_thu ] nộp tô thuế . Viên_tri châu_Phong_Châu nói với Trác hãy xin bãi_quân đóng_thú , chuyên_ủy cho Do Độc phòng giữ . Trác_tâu xin bãi 6 nghìn người ở phòng thú_binh và bảo Do Độc có_thể tương_đương một đội . Thế_là Do Độc_thế cô không tự_lập được . Quan_Thác đông tiết_độ của Nam_Chiếu viết thư mời Do Độc , rồi đem gả con gái cho con trai Độc , bổ làm Thác đông Thác_nha ( Thác đông là nói sẽ khai_thác biên_giới phía đông . Giao_Chỉ ở phía đông Nam_Chiếu cho_nên đặt chức ấy ) . Từ đó An_Nam bắt_đầu có mối lo về người Man_[ Nam_Chiếu ] . " Đất Hà_Khẩu Vân_Nam Trung_Quốc ngày_nay , thuộc_động Thất_Quán thời_kỳ ( 854 - 860 ) cũng theo về sáp_nhập vào Thác_Đông tiết_độ sứ ( 拓東節度使 ) của Nam_Chiếu . Phần còn lại của Lâm_Tây_Nguyên , thuộc An_Nam đô_hộ phủ , là đất hai huyện Lâm_Tây và Cam_Quất sau có_lẽ lập thành_đạo Lâm_Tây ( 林西道 ) , ( hay châu_Lâm_Tây ) , nay là tỉnh Lào_Cai của Việt_Nam . Trong thời tự_chủ phong_kiến thuộc đạo Lâm_Tây ( 林西 ) , hay Đại_Cồ_Việt thời_Đinh , Tiền_Lê và Đại_Việt thời_Lý ; đất Đăng_Châu ( 鐙州 ) thời_Lý ; tiếp là huyện Thủy_Vĩ , trấn_Quy_Hóa , đạo Đà_Giang ( 水尾縣光化鎭沱江道 ) thời nhà Trần . Đại_Việt sử_ký toàn thư_chépː " Vào năm Quý_Sửu , niên_hiệu Thuận_Thiên_thứ tư ( 1013 ) , mùa đông , tháng 10 âm_lịch , châu_Vị Long ( 渭龍 ) liên_kết với man Nam_Chiếu ( vương_quốc Đại_Lý ) nổi_dậy chống nhà_Lý . Vua Lý_Thái_Tổ tự dẫn_quân đi đánh_châu này . Thủ_lĩnh châu_Vị Long là Hà_Yến_Tuấn ( 何晏俊 ) sợ_hãi , dẫn các thuộc hạ chạy vào rừng_núi … Vào năm Giáp_Dần niên_hiệu Thuận_Thiên_thứ năm ( 1014 , tức năm Đại_Trung_Tường Phủ thứ_bảy nhà Tống ) , mùa xuân , tháng_Giêng âm_lịch , các tướng nước Đại_Lý là Dương_Trường_Huệ ( 楊長惠 ) , Đoàn Kính_Chí ( 段敬至 ) dẫn 200000 quân Đại_Lý vào cướp phá lãnh_thổ Đại_Cồ_Việt , lập doanh_trại ở bến Kim_Hoa ( 金華步 ) , đặt tên là Ngũ_Hoa trại ( 五花寨 ) . Châu_mục châu_Bình_Lâm ( 平林 ) là Hoàng_Ân_Vinh ( 黃恩榮 ) đã báo_cáo vụ_việc cho nhà_Lý . Vua sai Dực_Thánh_Vương ( 翊聖王 ) đưa quân đi đánh_quân Đại_Lý xâm_lược , chặt đầu_hàng nghìn người và bắt sống vô_số binh_lính và ngựa chiến . Vua ban_chiếu cho các viên ngoại_lang là Phùng_Chân ( 馮真 ) và Lý_Thạc ( 李碩 ) sang nước Tống_báo tin thắng trận , và đem biếu 100 ngựa thu được của quân Đại_Lý . Vua Tống_ban chiếu cho nơi sở_tại đưa các sứ nước Việt đến cửa khuyết và đón_tiếp đầy_đủ . Khi đến_nơi , vua Tống cho mời đoàn của Phùng_Chân vào yết_kiến tại cung Sùng_Đức , rồi theo thứ_bậc ban thưởng mũ , áo , vải_lụa … Vào năm Ất_Mão , niên_hiệu Thuận_Thiên thứ_sáu ( 1015 ) , mùa xuân , … tháng 2 âm_lịch , … Vua ban chiếu cho Dực_Thánh_Vương , Vũ_Đức_Vương ( 武德王 ) đi đánh các châu_Đô_Kim ( 都金 ) , Vị_Long , Thường_Tân ( 常新 ) , Bình_Nguyên ( 平原 ) , bắt được thủ_lĩnh Hà_Yến_Tuấn đem về kinh_sư , bêu_đầu ở chợ_Đông . " " Năm Đinh_Sửu_niên_hiệu Thông_Thụy thứ 4 ( 1037 ) , mùa xuân , ngày mồng 1 tháng 2 , vua Lý_Thái_Tông_thân đi đánh_đạo Lâm_Tây ( 林西道 ) , sai Khai_Hoàng_Vương Nhật_Tôn làm Đại_nguyên soái đánh các châu_Đô_Kim , Thường_Tân , Bình_Nguyên , cho Phụng Càn_Vương Nhật_Trung làm Kinh_sư lưu_thủ . Quân đi từ Kinh_sư đến đóng ở Lâm_Tây , dẹp yên được . Tháng 3 , vua từ_đạo Lâm_Tây về đến kinh . " Năm 1397 , Hồ_Quý_Ly làm phụ_chính thái_sư , sửa_đổi chế_độ hành_chính , đã đổi các bộ phủ làm trấn và Đà_Giang đổi thành trấn_Thiên_Hưng ( 天興 ) . Trong đó , huyện Thủy_Vĩ , huyện Văn_Bàn ( 文盤 ) được thành_lập trực_thuộc châu_Quan Hóa . Từ nay Thủy_Vĩ , Văn_Bàn ( vùng_đất Lào_Cai xưa ) đã chính_thức trở_thành tên đơn_vị hành_chính của nhà_nước phong_kiến Đại_Việt . Triều Lê_đổi đổi_lộ làm phủ và đổi trấn làm châu , khi đó lộ Quy_Hóa đổi thành phủ Quang_Hóa , huyện Văn_Bàn , huyện Thủy_Vĩ trở_thành châu_Văn_Bàn , châu_Thủy Vĩ_trực_thuộc Phủ_Quang_Hóa , thừa tuyên_Hưng_Hóa . Năm_Hồng_Đức thứ 31 ( 1490 ) đạo_thừa tuyên_Hưng_Hóa đổi thành xứ Hưng_Hóa . Đến đời Hồng_Thuận Lê_Tương_Dực ( 1509 - 1516 ) đổi xứ Hưng_Hóa thành trấn_Hưng_Hóa ( 興化鎭 ) . Đến đời nhà Nguyễn , vùng_đất Lào_Cai chủ_yếu thuộc đất của châu_Thủy Vỹ , châu_Văn_Bàn , một phần thuộc châu_Chiêu_Tấn và một phần nhỏ thuộc châu_Lục_Yên thuộc phủ Quy_Hóa , tỉnh Hưng_Hóa . Sau khi đánh chiếm Lào_Cai ( tháng 3 năm 1886 ) , đế_quốc Pháp cai_quản địa_hạt Lào_Cai theo chế_độ quân_sự , cai_trị đầu_tiên là Đại_tá De_Maussion . Ngày 7 tháng 1 năm 1899 , đạo quan_binh_IV được thành_lập bao_gồm Tiểu_quân_khu Yên_Bái và Tiểu_quân_khu Lào_Cai Lào_Cai là đạo_lỵ , thủ_phủ của đạo quan_binh IV._Để dễ_bề kiểm_soát và tiến_hành khai_thác , thực_dân Pháp đã chia lại khu_vực hành_chính và thay_đổi chế_độ cai_trị . Ngày 12 tháng 7 năm 1907 , Toàn_quyền Đông_Dương ra nghị_định bãi_bỏ đạo quan_binh_IV Lào_Cai , chuyển từ chế_độ quân_quản sang chế_độ cai_trị dân_sự , thành_lập tỉnh Lào_Cai . Emmerich được cử làm_Công_sứ Pháp đầu_tiên của Lào_Cai thay tướng Louis Edouard_Messager đang làm Tư_lệnh Đạo_quan_binh số 4 Lào_Cai . Từ đây địa_danh tỉnh Lào_Cai được xác_định trên bản_đồ Việt_Nam . Ngày 12 tháng 7 năm 1907 được xác_định là ngày thành_lập tỉnh Lào_Cai . Trải qua những biến_động thăng_trầm của lịch_sử , địa_lý Lào_Cai cũng có nhiều thay_đổi . Sau khi Lào_Cai vừa được thành_lập , Toàn_quyền Pháp ra Nghi_định chia lại đơn_vị hành_chính Lào_Cai : phần đất của châu_Thủy Vỹ bên hữu_ngạn sông Hồng sáp_nhập vào Chiêu_Tấn , vẫn lấy tên là châu_Thủy Vỹ ; phần đất của châu_Thủy Vỹ bên tả_ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu_Bảo_Thắng . Tỉnh Lào_Cai gồm hai châu_Thủy Vỹ , Bảo_Thắng và các đại_lý Mường_Khương , Phong_Thổ , Bát_Xát , Bắc_Hà ( Pa_Kha ) và thị_xã Lào_Cai . Đến 1910 , dưới thời của Công_sứ Emmerich , một_số tổng của Lào_Cai ( ở châu_Thủy Vĩ ) được trích ra cùng với một_số tổng của Lai_Châu_lập ra châu_Than Uyên do Công_sứ Pháp_Hernández của tỉnh Sơn_La_quản hạt . Năm 1930 , thời công_sứ Pháp ở Lào_Cai Henry_Wintrebert , địa_lý của Lào_Cai cơ_bản như sau : - Châu_Bảo_Thắng ( bên tả_ngạn ) có 10 xã và khu tương_đương với 34 thôn và 1 khu_phố Lào_Cai với 3 phố là Tân_Bảo , Tân_Tèo , Cốc_Lếu . - Châu_Thủy Vỹ ( bên hữu_ngạn ) có 4 xã là xã Nhạc_Sơn ( 16 thôn_bản ) , xã Xuân_Giao ( 14 thôn_bản ) , xã Cam_Đường ( 37 thôn_bản ) , xã Gia_Phú ( 16 thôn_bản ) . Tổng_cộng là 83 thôn_bản . - Đại_lý Mường_Khương có 3 xã là xã Mường_Khương ( 45 thôn_bản ) , xã Pha_Long ( 39 thôn_bản ) , xã Bản_Lầu ( 57 thôn_bản ) . - Đại_lý Pa_Kha ( Bắc_Hà ) có 3 xã là xã Bắc_Hà_Đông , xã Bắc_Hà_Tây , xã Si_Ma_Cai ; 149 thôn_bản và 1 khu_phố với 2 dãy phố . - Đại_lý Phong_Thổ có 4 xã là xã Phong_Thổ ( có 80 thôn_bản ) , xã Giào_San ( 28 thôn_bản ) , xã Tam_Đường ( có 58 thôn_bản ) , xã Bình_Lư ( có 28 thôn_bản ) . Tổng_cộng có 194 thôn_bản . - Đại_lý Bát_Xát có 3 xã : Bát_Xát ( 8 thôn_bản ) , Trịnh_Tường ( 20 thôn_bản ) , Mường_Hum ( 4 thôn_bản ) . - Khu hành_chính Sa_Pa có 37 thôn_bản . Sau năm 1954 , tỉnh Lào_Cai có 7 đơn_vị hành_chính trực_thuộc , bao_gồm thị_xã thị_xã Lào_Cai ( tỉnh_lỵ ) và 6 huyện : Bắc_Hà , Bảo_Thắng , Bát_Xát , Mường_Khương , Phong_Thổ , Sa_Pa . Ngày 13 tháng 5 năm 1955 , chuyển huyện Phong_Thổ về khu_tự_trị Thái - Mèo quản_lý ( nay địa_bàn Phong_Thổ là thành_phố Lai_Châu và 2 huyện Phong_Thổ , Tam_Đường thuộc tỉnh Lai_Châu ) . Ngày 11 tháng 2 năm 1963 , thành_lập thị_xã Cam_Đường trên cơ_sở tách một phần diện_tích và dân_số của xã Cam_Đường thuộc huyện Bảo_Thắng . Ngày 15 tháng 11 năm 1966 , chia huyện Bắc_Hà_thành 2 huyện : Bắc_Hà và Si_Ma_Cai . Ngày 27 tháng 12 năm 1975 , tỉnh Lào_Cai được hợp nhất với 2 tỉnh Yên_Bái và Nghĩa_Lộ_hợp nhất thành tỉnh Hoàng_Liên_Sơn . Ngày 17 tháng 4 năm 1979 , sáp_nhập thị_xã Cam_Đường vào thị_xã Lào_Cai ; sáp_nhập huyện Si_Ma_Cai vào huyện Bắc_Hà . Ngày 12 tháng 8 năm 1991 , tỉnh Hoàng_Liên_Sơn chia lại thành 2 tỉnh Lào_Cai và Yên_Bái . Khi tách ra , tỉnh Lào_Cai có 9 đơn_vị hành_chính gồm thị_xã Lào_Cai và 8 huyện : Bắc_Hà , Bảo_Thắng , Bảo_Yên , Bát_Xát , Mường_Khương , Sa_Pa , Than_Uyên , Văn_Bàn ( riêng huyện Than_Uyên trước_đây thuộc tỉnh Nghĩa_Lộ cũ , hai huyện Bảo_Yên và Văn_Bàn trước_đây thuộc tỉnh Yên_Bái ) . Ngày 9 tháng 6 năm 1992 , tái_lập thị_xã Cam_Đường . Ngày 18 tháng 8 năm 2000 , tái_lập 2 huyện Bắc_Hà và Si_Ma_Cai trên cơ_sở tách huyện Bắc_Hà . Ngày 31 tháng 1 năm 2002 , tái_sáp_nhập thị_xã Cam_Đường vào thị_xã Lào_Cai . Ngày 26 tháng 12 năm 2003 , chuyển huyện Than_Uyên về tỉnh Lai_Châu quản_lý . Ngày 30 tháng 11 năm 2004 , chuyển thị_xã Lào_Cai thành thành_phố Lào_Cai . Ngày 30 tháng 10 năm 2014 , thành_phố Lào_Cai được công_nhận là đô_thị loại II. Ngày 1 tháng 1 năm 2020 , chuyển huyện Sa_Pa thành thị_xã Sa_Pa . Tỉnh Lào_Cai có 1 thành_phố , 1 thị_xã và 7 huyện như hiện_nay . Hành_chính Tỉnh Lào_Cai có 9 đơn_vị hành_chính cấp huyện trực_thuộc , bao_gồm 1 thành_phố , 1 thị_xã và 7 huyện với 152 đơn_vị hành_chính cấp xã , bao_gồm 16 phường , 9 thị_trấn và 127 xã . Kinh_tế - xã_hội Lào_Cai là một trong những tỉnh liên_tục đứng ở vị_trí tốp đầu về chỉ_số năng_lực cạnh_tranh cấp tỉnh trong bảng xếp_hạng những năm gần đây . Trong bảng xếp_hạng về Chỉ_số năng_lực cạnh_tranh cấp tỉnh của Việt_Nam năm 2011 , tỉnh Lào_Cai_xếp ở vị_trí thứ 1/63 tỉnh_thành . Dân_tộc_Người Pa_Dí tên gọi của một nhóm nhỏ dân_tộc Tày_Người Giáy có khoảng 38.000 người , cư_trú ở Lào_Cai , Hà_Giang , Lai_Châu và Cao_Bằng . Người Giáy còn có tên gọi khác là Nhắng , Dẳng , Pâu_Thìn , Cùi_Chu , Xạ . Tiếng Giáy thuộc nhóm ngôn_ngữ Tày-Thái . Người Giáy làm_ruộng nước là chính , rẫy chỉ là nguồn thu_nhập thêm và thường cũng là chỗ chăn_nuôi lợn , gà . Đồng_bào nuôi nhiều trâu , ngựa , lợn , gà , vịt , có truyền_thống dùng ngựa để cưỡi , thồ , dùng trâu kéo cày , kéo gỗ . Người Dao , tên tự gọi : Kìm_Miền , Kìm_Mùn ( người_rừng ) . Tên gọi khác : Mán . Nhóm địa_phương : Dao_Đỏ ( Dao Cóc_Ngáng , Dao_sừng , Dao Dụ_lạy , Dao Đại_bản ) , Dao Quần_chẹt ( Dao_Sơn đầu , Dao Tam_đảo , Dao Nga_hoàng , Dụ_Cùn ) , Dao Lô_gang ( Dao Thanh_phán , Dao_Cóc Mùn ) , Dao_Tiền ( Dao Đeo tiền , Dao Tiểu_bản ) , Dao Quần_trắng ( Dao Họ ) , Dao_Thanh_Y , Dao Làn_Tẻn ( Dao_Tuyển , Dao áo_dài ) . Dân_số : 473.945 người . Ngôn_ngữ : Tiếng_nói thuộc_ngữ hệ_Hmông - Dao . Lịch_sử : Người Dao có nguồn_gốc từ Trung_Quốc , việc chuyển_cư sang Việt_Nam kéo_dài suốt từ thế_kỷ XII , XIII cho đến nửa đầu thế_kỷ XX. Họ tự nhận mình là con_cháu của Bản_Hồ ( Bàn_vương ) , một nhân_vật huyền_thoại rất phổ_biến và thiêng_liêng ở người Dao . Người H'Mông . Tên tự gọi : Hmông , Na_Miẻo . Tên gọi khác : Mẹo , Mèo , Miếu_Hạ , Mán_Trắng . Nhóm địa_phương : Hmông_Trắng , Hmông_Hoa , Hmông_Đỏ , Hmông_Đen , Hmông_Xanh , Na_Miẻo . Dân_số : 558.053 người . Ngôn_ngữ : Tiếng_nói thuộc ngôn_ngữ hệ_Hmông - Dao . Chữ_viết của người H'Mông : zoo nkauj ntxhais ( Gái đẹp ) và poppy tsob ntoo ( Cây anh_túc ) . Nguồn sống chính là làm nương_định_canh hoặc nương_du_canh trồng ngô , lúa , lúa_mạch . Nông_dân có truyền_thống trồng xen_canh trên nương cùng với cây_trồng chính là các cây ý_dĩ , khoai , rau , lạc , vừng , đậu ... Chiếc cày của người Hmông rất nổi_tiếng về độ_bền cũng như tính hiệu_quả . Trồng_lanh , thuốc_phiện ( trước_đây ) , các cây_ăn_quả như táo , lê , đào , mận , dệt vải_lanh là những hoạt_động sản_xuất đặc_sắc của người Hmông . Rau Cải_mèo là đặc_sản của người H'Mông . Người Tày có_mặt ở Việt_Nam từ rất sớm , có_thể từ nửa cuối thiên_niên_kỷ thứ nhất trước Công_nguyên . Tên gọi khác : Thổ . Dân_số : 1.190.342 người . Nhóm địa_phương : Thổ , Ngạn , Phén , Thu_Lao và Pa_Dí . Ngôn_ngữ : Tiếng_nói thuộc nhóm ngôn_ngữ Tày - Thái ( ngữ_hệ Thái - Ka_Đai ) . Người Tày là cư_dân nông_nghiệp có truyền_thống làm_ruộng nước , từ lâu_đời đã biết thâm_canh và áp_dụng rộng_rãi các biện_pháp thủy_lợi như đào mương , bắc_máng , đắp phai , làm cọn lấy nước tưới ruộng . Họ có tập_quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ mà họ gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà . Ngoài lúa_nước người Tày còn trồng lúa khô , hoa_màu , cây_ăn_quả ... Chăn_nuôi phát_triển với nhiều loại gia_súc , gia_cầm nhưng cách nuôi thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ_biến . Các nghề thủ_công gia_đình được chú_ý . Nổi_tiếng nhất là nghề dệt thổ_cẩm với nhiều loại hoa_văn_đẹp và độc_đáo . Chợ là một hoạt_động kinh_tế quan_trọng . Người Nùng phần_lớn từ Quảng_Tây ( Trung_Quốc ) di_cư sang cách đây khoảng 200 - 300 năm . Tên tự gọi : Nồng . Nhóm địa_phương : Nùng_Giang , Nùng_Xuồng , Nùng_An , Nùng_Inh , Nùng_Lòi , Nùng_Cháo , Nùng Phàn_Slình , Nùng Quy_Rịn , Nùng_Dín , ... Dân_số : 705.709 ngườiNgôn_ngữ : Tiếng Nùng thuộc nhóm ngôn_ngữ Tày - Thái_Hệ ngôn_ngữ Tai-Kadai , cùng nhóm với tiếng Tày , tiếng Thái , và nhất_là tiếng Choang ở Trung_Quốc ... Cư_dân Hà_Nhì đã từng sinh_sống lâu_đời ở nam Trung_Quốc và Việt_Nam . Từ thế_kỷ thứ 8 , thư_tịch cổ đã viết về sự có_mặt của họ ở Tây_bắc Việt_Nam . Nhưng phần_lớn tổ_tiên người Hà_Nhì hiện_nay là lớp cư_dân di_cư đến Việt_Nam khoảng 300 năm trở_lại đây . Tên tự gọi : Hà_Nhi_gia . Tên gọi khác : U_Ní , Xá U_Ní . Nhóm địa_phương : Hà_Nhì , Cồ_Chồ , Hà_Nhì La_Mí , Hà_Nhì đen . Dân_số : 12.489 người . Ngôn_ngữ : Tiếng_nói thuộc nhóm ngôn_ngữ Tạng-Miến ( ngữ hệ_Hán - Tạng ) , gần với Miến hơn . Người Phù_Lá : Nhóm Phù_Lá_Lão - Bồ_Khô_Pạ là cư_dân có_mặt tương_đối sớm ở Tây_Bắc nước ta . Các nhóm khác đến muộn hơn , khoảng 200 - 300 năm trở_lại , quá_trình hội_nhập của nhóm Phù_Lá_Hán còn tiếp_diễn cho tới những năm 40 của thế_kỷ XX Tên tự gọi : Lao Va_Xơ , Bồ_Khô_Pạ , Phù_Lá . Tên gọi khác : Xá_Phó , Cần_Thin . Nhóm địa_phương : Phù_Lá_Lão , Bồ_Khô_Pạ , Phù_Lá_Đen , Phù_Lá_Hán . Dân_số : 6.500 người . Ngôn_ngữ : Tiếng_nói thuộc nhóm ngôn_ngữ Tạng_Miến ( ngữ hệ_Hán - Tạng ) , gần với Miến hơn . Người Thái có cội_nguồn ở vùng Đông_Nam_Á lục_địa , tổ_tiên xa_xưa của người Thái có_mặt ở Việt_Nam từ rất sớm . Tên tự gọi : Tay hoặc Thay Tên gọi khác : Tay_Thanh , Man_Thanh , Tay_Mười , Tày_Mường , Hàng_Tổng , Tay_Dọ , Thổ . Nhóm địa_phương : Ngành Đen ( Tay_Đăm ) , Ngành trắng ( Tay_Đón hoặc Khao ) . Dân_số : 1.040.549 người . Ngôn_ngữ : Thuộc_nhóm ngôn_ngữ Tày - Thái ( ngữ_hệ Thái - Ka_Đai ) Người Thái sớm đi vào nghề trồng lúa_nước trong hệ_thống thủy_lợi thích_hợp được đúc_kế như một thành_ngữ - " mương , phai , lái , lịn " ( khơi_mương , đắp đập , dẫn nước qua_vật chướng_ngại , đặt_máng ) trên các cánh đồng thung_lũng . Họ làm_ruộng cấy một vụ lúa_nếp , nay chuyển sang 2 vụ lúa_tẻ . Họ còn làm nương để trồng thêm lúa , ngô , hoa_màu , cây thực_phẩm và đặc_biệt bông , cây thuốc_nhuộm , dâu_tằm để dệt vải . Tổ_tiên người Việt từ rất xa_xưa đã định_cư chắc_chắn ở Bắc_bộ và bắc Trung_bộ . Trong suốt tiến_trình phát_triển của lịch_sử Việt_Nam , người Việt luôn là trung_tâm thu_hút và đoàn_kết các dân_tộc anh_em xây_dựng và bảo_vệ Tổ_quốc . Tên gọi khác : Kinh Dân_số : 55.900.224 người , chiếm 86,83 % dân_số toàn_quốc . Ngôn_ngữ : Người Việt có tiếng_nói và chữ_viết riêng . Tiếng Việt nằm trong nhóm ngôn_ngữ Việt_Mường ( ngữ_hệ Nam_Á ) . Nông_nghiệp lúa_nước đã được hình_thành và phát_triển ở người Việt từ rất sớm . Người Kháng là một trong số các dân_tộc cư_trú lâu_đời nhất ở miền Tây_Bắc nước ta . Nương_rẫy là hình_thái_kinh_tế chủ_đạo với cách_thức phát_đốt , chọc lỗ_tra hạt . Có_thể phân_thành 3 nhóm : Nhóm sống du_canh du_cư : làm rẫy . Nhóm du_canh bán định_cư : làm rẫy kết_hợp làm_ruộng . Nhóm định_canh định_cư : làm_ruộng kết_hợp làm rẫy . Tập_quán trồng lúa nếp kết_hợp trồng ngô , sắn , vừng ... Chăn_nuôi khá phát_triển : lợn , gà , vịt , trâu , bò . Nghề phụ nổi_tiếng là đan lát_đồ gia_dụng ( hòm , ghế mây , mây , gùi ... ) Người Kháng giỏi đóng và đi thuyền độc_mộc , thuyền đuôi én . Thuyền của họ đóng được các dân_tộc anh_em ưa mua dùng . Người La_Chí có lịch_sử cư_trú lâu_đời ở Hà_Giang , Lào_Cai . Tên tự gọi : Cù_tê . Tên gọi khác : Thổ_Đen , Mán , Xá . Dân_số : 7.863 người . Ngôn_ngữ : Tiếng_nói thuộc nhóm ngôn_ngữ Ka_Đai ( ngữ_hệ Thái – Ka_Đai ) , cùng nhóm với tiếng La_Ha , Cơ_Lao , Pu_Péo . Người La_Chí giỏi nghề khai_khẩn và làm_ruộng bậc_thang , trồng lúa_nước . Họ gặt lúa nếp bằng hái_nhắt còn gặt lúa_tẻ bằng liềm , đập lúa vào máng gỗ lấy thóc ngay ở ngoài ruộng . Họ sử_dụng cả ba loại nương với các công_cụ sản_xuất khác nhau : gậy chọc_lỗ , cuốc , cày . Người ta dành nương tốt nhất để trồng chàm , bông . Người La_Ha có_mặt sớm ở miền Tây_Bắc nước ta . Theo những tài_liệu chữ Thái_cổ thì vào thế_kỷ XI , XII khi người Thái_Đen thiên_di_tới vùng_đất này , họ đã gặp tổ_tiên của người La_Ha hiện_nay . Chính vì_vậy , khi làm lễ cúng_Mường , người Thái vẫn còn tục đặt cỗ " trâu trắng " để tế_thần ¡ m Poi - một thủ_lĩnh nổi_tiếng của người La_Ha vào đầu thế_kỷ XI._Người La_Ha bắt_đầu làm_ruộng nước nhưng loại_hình kinh_tế chính vẫn là nương_rẫy du_canh du_cư và săn_bắt , hái_lượm . Phương_thức canh_tác đơn_giản , dùng gậy chọc_lỗ và dao phát_nương . Cây_trồng chủ_yếu là lúa_nếp , ngô , đậu_tương , bông . Phụ_nữ La_Ha không biết dệt vải , do_đó họ phải đem bông đổi vải của người Thái để may_mặc . Người Sán_Chay từ Trung_Quốc di_cư sang cách đây khoảng 400 năm . Tên tự gọi : Sán_Chay . Tên gọi khác : Hờn_Bán , Chùng , Trại ... Nhóm địa_phương : Cao_Lan và Sán_Chỉ . Dân_số : 114.012 người . Ngôn_ngữ : Tiếng Cao_Lan thuộc nhóm ngôn_ngữ Tày - Thái ( ngữ_hệ Thái - Ka_Đai ) còn tiếng Sán_Chỉ thuộc nhóm ngôn_ngữ Hán ( ngữ_hệ Hán_Tạng ) . Sản_xuất : Là cư_dân nông_nghiệp , làm_ruộng nước thành_thạo nhưng nương_rẫy vẫn có vai_trò to_lớn trong đời_sống kinh_tế và phương_thức canh_tác theo lối chọc_lỗ , tra hạt vẫn tồn_tại đến ngày_nay . Đánh_cá có vị_trí quan_trọng . Với chiếc vợt ôm và chiếc giỏ có hom việc đánh_cá đã cung_cấp thêm nguồn thực_phẩm giàu_đạm , góp_phần cải_thiện bữa ăn . Người Hoa di_cư đến Việt_Nam vào những thời_điểm khác nhau từ thế_kỷ XVI , và sau_này vào cuối thời_Minh , đầu thời_Thanh , kéo_dài cho đến nửa đầu thế_kỷ XX. Tên gọi khác : Khách , Hán , Tàu . Nhóm địa_phương : Quảng_Đông , Quảng_Tây , Hải_Nam , Triều_Châu , Phúc_Kiến , Sang_Phang , Xìa_Phống , Thoòng_Nhằn , Minh_Hương , Hẹ ... Dân_số : 900.185 người . Ngôn_ngữ : Tiếng_nói thuộc nhóm ngôn_ngữ Hán ( Ngữ_hệ Hán - Tạng ) . Người Hoa ở vùng nông_thôn chủ_yếu sống bằng nghề nông , coi lúa_nước là đối_tượng canh_tác chính , ở các thành_phố , thị_xã , thị_trấn họ làm nghề dịch_vụ , buôn_bán ... Tiểu_thủ_công_nghiệp khá phát_triển như nghề gốm ( Quảng_Ninh , Sông_Bé , Đồng_Nai ) , làm giấy súc , làm nhang ( thành_phố Hồ_Chí_Minh ) ... Một bộ_phận người Hoa_cư_trú ở ven biển sống chủ_yếu bằng nghề làm muối và đánh_cá . Trong hoạt_động sản_xuất kinh_doanh , người Hoa luôn coi_trọng chữ " tín " . Người Bố_Y di_cư từ Trung_Quốc sang cách đây khoảng 150 năm . Tên tự gọi : Bố_Y.Tên gọi khác : Chủng_Chá , Trọng_Gia ... Nhóm địa_phương : Bố_Y và Tu_Dí . Dân_số : 1.420 người . Ngôn_ngữ : Nhóm Bố Y_nói ngôn_ngữ Tày - Thái ( ngữ_hệ Thái - Ka_Đai ) , còn nhóm Tu_Dí nói ngôn_ngữ Hán ( ngữ hệ_Hán - Tạng ) . Người Bố_Y vốn giỏi làm_ruộng nước nhưng đến Việt_Nam cư_trú ở vùng_cao nên chủ_yếu phải dựa vào canh_tác nương_rẫy và lấy ngô làm cây_trồng chính . Bên_cạnh đó mỗi gia_đình thường có một mảnh vườn để trồng rau . Ngoài nuôi gia_súc , gia_cầm họ còn nuôi cá ruộng và biết làm nhiều nghề thủ_công như dệt , rèn , gốm , đục đá , chạm_bạc , đan_lát , làm đồ gỗ ... Người Khơ_Mú là một trong những cư_dân đã cư_trú lâu_đời nhất ở miền Tây_Bắc Việt_Nam . Bộ_phận Khơ_Mú cư_trú tại miền núi các tỉnh Thanh_Hóa , Nghệ_An do chuyển_cư từ Lào sang . Tên tự gọi : Kmụ , Kưm_Mụ . Tên gọi khác : Xá_Cẩu , Khạ_Klẩu , Mãng_Cẩu , Tày_Hạy , Mứn_Xen , Pu_Thềnh , Tềnh . Dân_số : 42.853 người . Ngôn_ngữ : Tiếng_nói thuộc nhóm ngôn_ngữ Môn-Khơ_Me ( ngữ_hệ Nam_Á ) . Khơ_Mú là cư_dân sinh_sống chủ_yếu bằng canh_tác nương_rẫy nên được gọi_là " Xá ăn_lửa " . Ngoài hình_thái du_canh du_cư là chủ_yếu , bộ_phận định_cư thường canh_tác nương theo chu_trình vòng_tròn khép_kín . Cây_trồng ngoài lúa ngô ra còn có bầu_bí , đỗ và các loại cây có củ . Công_cụ sản_xuất gồm rìu , dao , cuốc , trong đó đáng lưu_ý nhất là chiếc gậy chọc_lỗ . Hoặc gậy_đơn hoặc gậy_kép ( bịt sắt ) có_thể dùng nhiều năm . Hái_lượm và săn_bắn vẫn có vai_trò quan_trọng trong đời_sống kinh_tế . Nghề phụ gia_đình chủ_yếu là đan lát_đồ gia_dụng . Một_số nơi biết thêm nghề rèn , mộc , dệt vải . Việc trao_đổi , mua_bán chủ_yếu là hình_thức hàng đổi hàng . Vỏ ốc " kxoong " trước_kia được coi như vật ngang giá . Người Khơ_Mú chăn_nuôi trâu , bò , lợn , gà phục_vụ sức_kéo và nhu_cầu tiêu_dùng , tín_ngưỡng . Người Lô_Lô là cư_dân có_mặt rất sớm ở vùng cực bắc của Hà_Giang . Tên tự gọi : Lô_Lô . Tên gọi khác : Mùn_Di , Di , Màn_Di , La_La , Qua_La , Ô_Man , Lu_Lộc Màn . Nhóm địa_phương : Lô Lô_hoa và Lô_Lô đen . Dân_số : 3.134 người . Ngôn_ngữ : Tiếng_nói thuộc nhóm ngôn_ngữ Tạng-Miến ( ngữ_hệ Hán-Tạng ) , gần với Miến hơn . Người Lô_Lô chủ_yếu làm_ruộng nước và nương_định_canh với các cây_trồng chính như lúa_nếp , lúa_tẻ và ngô . Chăn_nuôi gia_đình tương_đối phát_triển và là một nguồn lợi đáng_kể . Người Mường : Nông_nghiệp ruộng nước chiếm vị_trí hàng_đầu , cây lúa là cây_lương_thực chính . Công_cụ làm đất phổ_biến là chiếc cày_chìa vôi và chiếc bừa_đơn , nhỏ có răng bằng gỗ hoặc tre . Lúa chín dùng hái gặt bó thành cum gùi về nhà phơi khô_xếp để trên gác , khi cần dùng , lấy từng cum bỏ vào máng gỗ , dùng chân_chà lấy hạt rồi đem giã . Trong canh_tác ruộng nước , người Mường có nhiều kinh_nghiệm làm thủy_lợi nhỏ . Tên tự gọi : Mol ( hoặc Mon , Moan , Mual ) . Nhóm địa_phương : Ao_Tá ( Âu_Tá ) , Mọi_Bi . Dân_số : 914.596 người . Ngôn_ngữ : Tiếng_nói thuộc nhóm ngôn_ngữ Việt - Mường ( ngữ_hệ Nam_Á ) . Lịch_sử : Cùng nguồn_gốc với người Việt cư_trú lâu_đời ở vùng Hòa_Bình , Thanh_Hóa , Phú_Thọ ... Người Ngái_sinh_sống trong nội_địa lấy việc trồng lúa_nước làm nguồn sống chính . Ngoài_ra họ còn trồng ngô , khoai , sắn , chăn_nuôi ... Bộ_phận ở ven biển và hải_đảo sống bằng nghề đánh_cá là chủ_yếu . Thủ_công_nghiệp với các nghề như làm mành_trúc , dệt_chiếu , mộc , nề , rèn , gạch_ngói , nung vôi ... cũng đóng vai_trò đáng_kể trong đời_sống của người Ngái . Tên tự gọi : Sán_Ngải . Tên gọi khác : Ngái Hắc_Cá , Ngái_Lầu Mần , Hẹ , Sín , Đản , Lê , Xuyến . Dân_số : 1.154 người . Ngôn_ngữ : Thuộc_nhóm ngôn_ngữ ( Miêu-Dao ) Hệ_ngôn_ngữ H'Mông - Miền . Lịch_sử : Người Ngái có nhiều gốc khác nhau và thiên_di_tới Việt_Nam làm nhiều đợt . Quá_trình này diễn ra suốt thời_kỳ Trung và Cận_đại . Người Sán_Dìu có làm_ruộng nước nhưng không nhiều , canh_tác ruộng khô là chính . Ngoài các loại cây_trồng thường thấy ở nhiều vùng như lúa , ngô , khoai , sắn ... họ còn trồng nhiều cây có củ . Từ rất lâu họ biết dùng phân_bón ruộng . Nhờ đắp thêm mũi phụ , lưỡi cày của họ trở_nên bền , sắc và thích_hợp hơn với việc cày ở nơi đất cứng , nhiều sỏi_đá . Tên tự gọi : San_Déo Nhín ( Sơn Dao_Nhân ) . Tên gọi khác : Trại , Trại_Đất , Mán Quần_cộc , Mán_Váy_xẻ ... Ngôn_ngữ : Người Sán_Dìu nói thổ_ngữ Hán_Quảng_Đông ( ngữ hệ_Hán - Tạng ) . Dân_số : 91.530 người . Lịch_sử : Người Sán_Dìu di_cư đến Việt_Nam khoảng 300 năm nay . Tài_nguyên_Đất : Lào_Cai Có 10 nhóm đất chính , được chia làm 30 loại đất . 10 nhóm đất là : đất phù_sa , đất lầy , đất đen , đất_đỏ vàng , đất mùn vàng đỏ , đất mùn alit trên núi , đất mùn_thô trên núi , đất_đỏ vàng bị biến_đổi do trồng lúa , đất xói_mòn mạnh trơ sỏi_đá và đất dốc tụ . Nước : hệ_thống sông_suối dày_đặc được phân_bố khá đều trên địa_bàn tỉnh với hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt_nguồn Trung_Quốc và hàng nghìn sông , suối lớn_nhỏ . Đây là điều_kiện thuận_lợi cho Lào_Cai phát_triển các công_trình thủy điện vừa và nhỏ . Trên địa_bàn tỉnh có bốn nguồn nước_khoáng , nước nóng có nhiệt_độ khoảng 40 °C và nguồn nước siêu_nhạt ở huyện Sa_Pa , hiện chưa được khai_thác , sử_dụng . Rừng : 278.907 ha , chiếm 43,87 % tổng diện_tích tự_nhiên , trong đó có 229.296,6 ha rừng tự_nhiên và 49.604 ha rừng trồng , rất phong_phú cả về số_lượng loài và tính điển_hình của thực_vật . Động_vật rừng Lào_Cai có 442 loài chim , thú , bò_sát , ếch_nhái . Khoáng_sản : Lào_Cai đã phát_hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng_sản , trong đó có một_số mỏ chất_lượng thuộc loại quy_mô lớn nhất nước và khu_vực như : mỏ apatit Cam_Đường với trữ_lượng 2,5 tỷ tấn , mỏ sắt Quý_Xa trữ_lượng 124 triệu tấn , mỏ đồng_Sin Quyền trữ_lượng 53 triệu tấn , mỏ Molipden Ô_Quy_Hồ trữ_lượng 15,4 nghìn tấn . Hạ_tầng Lào_Cai là một trong số_ít tỉnh miền núi có mạng_lưới giao_thông vận_tải đa_dạng , bao_gồm : đường_bộ , đường_sắt , đường_sông , và hiện_tại đang xây_dựng sân_bay Sa_Pa ở địa_bàn xã Cam_Cọn , huyện Bảo_Yên , dự_kiến đi vào hoạt_động năm 2026 . Đây cũng là điểm cuối của đường_cao_tốc Nội_Bài – Lào_Cai tại vị_trí đấu_nối với đường_cao_tốc Côn_Minh – Hà_Khẩu thuộc phường Duyên_Hải , thành_phố Lào_Cai . Tuyến đường này đi qua địa_bàn 4 huyện_thị : Văn_Bàn , Bảo_Yên , Bảo_Thắng và thành_phố Lào_Cai . Được thiết_kế theo tiêu_chuẩn đường_cao_tốc hiện_đại nhất Việt_Nam với tốc_độ chạy xe tối_thiểu từ 80 km – 100 km / h , Dự_án có tổng mức đầu_tư lên tới 19.984 tỷ đồng ( 1,249 tỷ USD ) , trong đó 1,096 tỷ USD là vốn vay của Ngân_hàng Phát_triển châu_Á ( ADB ) . Đây là dự_án đường_cao_tốc đầu_tiên tại Việt_Nam được xây_dựng do nhà_đầu_tư ( Công_ty Đầu_tư Phát_triển đường_cao_tốc Việt_Nam - VEC ) tự huy_động vốn , không sử_dụng vốn ngân_sách nhà_nước . Với tổng mức đầu_tư lên tới 1,24 tỷ USD , Dự_án có_thể coi là " một gói kích_cầu lớn " đầu_tư vào lĩnh_vực đường_bộ cho vùng Tây_Bắc và các tỉnh thuộc lưu_vực sông Hồng . Tuyến đường_cao_tốc từ Lào_Cai về Hà_Nội có ý_nghĩa quan_trọng không_chỉ ở tầm quốc_gia mà_còn là con đường thúc_đẩy phát_triển kinh_tế của 6 nước trong tiểu_vùng sông Mê_Kông là : Campuchia , Lào , Myanmar , Thái_Lan , Trung_Quốc và Việt_Nam . Toàn_bộ dự_án được hoàn_thành vào năm 2014 , dự_kiến hoàn vốn sau 32 năm khai_thác thu phí , với mức phí là 1000 đồng / km / phương_tiện quy_đổi . Tuyến đường_sắt Hà_Nội - Lào_Cai dài 296 km , đoạn qua địa_phận Lào_Cai dài 62 km được nối với đường_sắt Trung_Quốc , năng_lực vận_tải khoảng 1 triệu tấn / năm và hàng ngàn lượt khách / ngày_đêm . Du_lịch Với 25 dân_tộc cùng sinh_sống , Lào_Cai trở_thành mảnh đất phong_phú về bản_sắc văn_hóa , về truyền_thống lịch_sử , di_sản văn_hóa . Trong đó Người Việt chiếm số đông , có_mặt khá sớm và đặc_biệt chiếm tỉ_lệ cao trong những năm 1960 bởi phong_trào khai_hoang và cán_bộ được điều_động từ thành_phố Hải_Phòng các tỉnh Phú_Thọ , Thái_Bình , Hà_Nam ... lên . Trong số các dân_tộc khác thì đông hơn cả là Người_H'Mông , Tày , Dao , Người Dáy , ... Người Hoa_chiếm tỉ_lệ đáng_kể . Chính_sự phong_phú về đời_sống các dân_tộc đã tạo ra một bản_sắc riêng của Lào_Cai . Việc các tỉnh Phú_Thọ , Yên_Bái , Lào_Cai cùng phối_hợp tiến_hành khai_thác Du_lịch về cội_nguồn chính là phát_huy thế mạnh này và đã thu_hút được dự quan_tâm của du_khách . Là tỉnh miền núi cao , đang phát_triển nên Lào_Cai còn giữ được cảnh_quan môi_trường đa_dạng và trong_sạch . Đây sẽ là điều quan_trọng tạo nên một điểm du_lịch lý_tưởng đối_với du_khách trong và ngoài nước . Khu du_lịch nghỉ_mát Sa_Pa - là một trong 21 khu du_lịch quốc_gia của Việt_Nam . Đây là khu du_lịch nổi_tiếng hội_tụ đủ những giá_trị văn_hóa đặc_sắc , lâu_đời của nhiều dân_tộc bản_địa cùng với khung_cảnh thiên_nhiên núi_non hùng_vĩ và khí_hậu mát_mẻ mang theo săc_thái của vùng ôn_đới với nhiệt_độ trung_bình 15-18_°C . Sa_Pa nằm ở độ cao trung_bình từ 1.200 m - 1.800 m , khí_hậu mát_mẻ quanh_năm , có phong_cảnh rừng cây núi đá , thác nước và là nơi hội_tụ nhiều hoạt_động văn_hóa truyền_thống của đồng_bào các dân_tộc như chợ vùng_cao , chợ tình_Sa_Pa . Sa_Pa là một trong những địa_điểm hiếm_hoi có tuyết rơi tại Việt_Nam , từ 1957 tới 2013 đã có 21 lần tuyết rơi tại Sa_Pa . Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968 , liên_tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày , dày tới 20 cm . Dãy núi Hoàng_Liên_Sơn có đỉnh Fansipan được mệnh_danh là nóc nhà của ba nước Đông_Dương ( Việt_Nam , Lào và Campuchia ) và có khu bảo_tồn thiên_nhiên Hoàng_Liên_đa_dạng_sinh_học , hấp_dẫn nhiều nhà_khoa_học , khách du_lịch đến tham_quan , nghiên_cứu . Lào_Cai có nhiều địa_danh lịch_sử , hang_động tự_nhiên và các vùng sinh_thái nông_nghiệp đặc_sản như mận Bắc_Hà , rau ôn_đới , cây dược_liệu quý , cá_hồi , cá_tầm ... Cặp cửa_khẩu quốc_tế Lào_Cai ( Việt_Nam ) - Hà_Khẩu thuộc Vân_Nam ( Trung_Quốc ) tách nhau qua sông Nậm_Thi cũng là một điểm du_lịch thú_vị cho người tham_quan . Hình_ảnh thumb | 257x257_px |_Nóc nhà Đông_Dương – đỉnh Phan_Si_Păng_Văn_hóa Cư_dân sinh_sống ở tỉnh Lào_Cai gồm nhiều dân_tộc khác nhau . Mỗi dân_tộc đều có những phong_tục , tập_quán , trang_phục , kiểu kiến_trúc khác nhau mang dấu_ấn văn_hóa riêng . Đặc_điểm này đã tạo cho Lào_Cai_bức tranh văn_hóa rất đa_dạng và phong_phú . Nét văn_hóa đặc_sắc của tỉnh là những phiên chợ vùng_cao . Chợ không_chỉ là nơi mua_bán , trao_đổi hàng hóa mà phiên chợ ở đây cũng là dịp giao_lưu , hát_múa , vui_chơi . Chợ còn là nơi trai_gái hò_hẹn , gặp_gỡ hay tìm_hiểu bạn đời ... Các dân_tộc trong tỉnh có một kho_tàng văn_hóa nghệ_thuật dân_gian rất đa_dạng như truyện_cổ , thơ_ca , tục_ngữ . Người Tày có lối hát giao_duyên khá phổ_biến với các làn_điệu như lượn , phong_slu ... Người Mường có hát xéc_bùa , hát bọ_mẹng , hát đồng_dao , hát_ru ... Người Dao_thích múa . Người Thái có các điệu múa_xòe , sạp , hát_thơ ... Người H'Mông lại có điệu thổi_khèn hay dùng kèn lá , đàn môi để trao_đổi tâm_tình ... Một_số lễ_hội văn_hóa tiêu_biểu ở Lào_Cai : Hội múa_xòe ở Tả_Chài Đây là lễ_hội của người Tày ở Tả_Chài diễn ra cào rằm tháng Giêng hàng năm để suy_tôn Thần_Nông , một vị thần cai_quản ruộng_nương . Trong lễ_hội có nghi_lễ và nhiều trò_chơi dân_gian thú_vị , đậm bản_sắc dân_tộc vùng núi . Hội chơi núi mùa xuân Là lễ_hội của người H'Mông còn được gọi_là Gầu_Tào hay Sán_Sải . Lễ_hội thường diễn ra sau Tết_nguyên_đán . Hội mang màu_sắc tín_ngưỡng như cầu_may , cầu_mệnh , cầu_phúc ... và còn là nơi vui_chơi như đôi nam_nữ , bắn nỏ , hát giao_duyên , múa_khèn , ném pa páo ( giống quả còn ) ... Tết_nhảy của người Dao_Đỏ Khoảng cuối giờ Thìn_đầu giờ Tỵ ngày mùng một hoặc mùng hai Tết ba dòng_họ lớn ở Tả_Phìn là Lý , Bàn , Triệu tổ_chức nhảy trong nhà ông trưởng họ . Toàn_bộ có 14 điệu nhảy như : mở_đường , bắc_cầu đưa_đón thần_linh , chào tổ_tiên bố_mẹ , mời lên nương , tiểu_nữ giáng_trần , tổ_sư , thầy cả về dự_Tết ... Sau đó là lễ_rước và tắm_tượng tổ_tiên . Tết nhảy giàu bản_sắc , độc_đáo , đậm_tính nhân_văn . Hội Lồng_Tồng của người Tày_Đây là lễ_hội của nhiều tỉnh có người Tày_sinh_sống trong đó có huyện Văn_Bàn , tỉnh Lào_Cai . Lễ_hội tổ_chức vào tháng Giêng . Lễ_hội phản_ánh ước_nguyện được_mùa , con_người khỏe mạnh , sinh nhiều con_cháu ... Phần lễ có nhiều nghi_thức như rước nước , cúng thần_bản , thần núi , thần suối , cúng cây . Trong lễ_hội còn có rất nhiều trò_chơi . Lễ_hội Roóng_Poọc của người Dáy_Đây là lễ_hội của người Dáy ở Tả_Van , thị_xã Sa_Pa được được tổ_chức vào ngày Thìn đầu_tiên của tháng_Giêng hàng năm . Đây là lễ_hội cầu mùa thu_hút đông_đảo dân quanh vùng Mường_Hoa nên đã trở_thành lễ_hội chung . Lễ Lập_tịch của người Dao_Lễ_hội ở vùng Khe_Mạ , Bảo_Thắng được tổ_chức trước hoặc sau Tết . Đây là nghi_lễ của các gia_đình khi có con trai 14 - 15 tuổi thì mời thầy đến làm lễ . Nghi_lễ có nhảy từ tháp xuống lưới võng , lễ răn_dạy . Nghi_lễ cũng là ngày vui của cộng_đồng . Sau nghi_lễ có múa trống đất , múa_sạp , múa gà , ca_hát ... Ẩm_thực Đặc_điểm Lào_Cai là tỉnh có nhiều đặc_sản ẩm_thực_phong_phú và đặc_sắc . Có được điều này vì đây là nơi có nhiều dân_tộc đang sinh_sống trong đó có dân_tộc Mông , Dao , Tày , Dáy , Nùng là nhiều nhất . Mỗi dân_tộc lại có những món ẩm_thực đặc_trưng riêng . Người Mông sinh_sống nhiều nhất ở các huyện Mường_Khương , Si_Ma_Cai , Sa_Pa , Bát_Xát , Bắc_Hà với những ẩm_thực phổ_biến như lợn_cắp nách , gà đen , thắng_cố , mèn_mén , thịt gác bếp ... Người Dao sinh_sống nhiều nhất ở các huyện thấp và các huyện hữu_ngạn sông Hồng với các ẩm_thực như lạp_xưởng , xôi màu , bánh lá rừng , thịt nướng ... Người Tày sinh_sống chủ_yếu ở các huyện thấp_như Bảo_Yên , Bảo_Thắng , Văn_Bàn có các ẩm_thực như cơm_lam , bánh_chưng đen , xôi_ngũ sắc , phở chua , bánh_khảo , lạp_xưởng ... Cộng_đồng người Dao và người Tày do cùng sinh_sống gần nhau nên nét ẩm_thực có phần hơi tương_đồng . Người Nùng ở Lào_Cai sinh_sống chủ_yếu ở các huyện Si_Ma_Cai , Mường_Khương , Bắc_Hà cũng có các món ăn đặc_trưng của dân_tộc và ảnh_hưởng của ẩm_thực người Mông do cùng sinh_sống . Ngoài_ra còn người Dáy ở Bát_Xát và số_ít các dân_tộc khác như Hà_Nhì , Phù_Lá , Bố_Y , La_Chí , Mường ... càng làm thêm phong_phú về ẩm_thực . Sự giao_thoa giữa văn_hóa ẩm_thực người Kinh ở vùng đồng_bằng sông_Hồng như các tỉnh Thái_Bình , Hải_Dương , Nam_Định ... với nhiều người trước_đây lên lập_nghiệp sinh_sống và ở lại đã mang đến và để lại tại nơi đây . Sự phân_hóa đa_dạng của tự_nhiên , từ vùng thung_lũng bằng_phẳng và núi thấp ở Bảo_Yên , Bảo_Thắng đến vùng núi cao_Sa_Pa , Bát_Xát ; từ vùng mưa nhiều sườn đông_Hoàng Liên_Sơn đến vùng núi đá , vùng cao_nguyên Bắc_Hà , vùng ít mưa hơn , vùng Mường_Khương , Si_Ma_Cai làm đa_dạng_hệ thực_vật từ các đặc_sản nhiệt_đới phổ_biến đến các loại rau củ quả , dược_liệu làm thực_phẩm , dược_liệu quý của vùng ôn_đới như rau cải_mèo , rau củ_khởi , đỗ_trọng , cải_xoăn , đương_quy , mắc cọp , đào , táo , sa_nhân , hồng , atiso ... Danh_sách các đặc_sản , ẩm_thực_Cá hồi_Sa_Pa , mận tam_hoa Bắc_Hà , rượu sán_lùng Bát_Xát , hạt_dẻ Sa_Pa , măng_Văn_Bàn , nấm chân chim Bắc_Hà , gà đen , óc đậu dưa chua Bắc_Hà , nấm hương rừng Sa_Pa - Y_Tý , khẩu rang Bắc_Hà , thịt gừng Nùng_Dín , chè san_bản Liền , nộm rau_dớn Tả_Van , cải_mèo , phở cốn sủi , lợn_cắp nách , bánh tam_giác_mạch Si_Ma_Cai , rượu nấm ngọc_cẩu , mèn_mén , phở chua Bắc_Hà , đào Sa_Pa , bánh_chưng đen_Văn_Bàn , bánh_bỏng Mường_Khương , vịt Sín_Chéng , bánh_phở Nàn_Sán , bánh_đúc ngô , rượu táo_mèo Sa_Pa , sâm_đất Y_Tý , mận Tả_Van , bia Hà_Nhì , thảo_quả , củ ấu_tẩu , phở hồng Bắc_Hà , rượu men lá Na_Lang , gừng Cán_Cấu , khâu nhục Mường_Khương , cải_xoăn Lùng_Phình , gạo séng_cù , quế Bảo_Yên , hạt mắc khén , rượu ngô Bản_Phố , nem_măng đắng Bảo_Yên , atiso_Sa_Pa , gà đen nướng mắc khén Bắc_Hà , dứa Bản_Lầu , quả thanh_mai Si_Ma_Cai , đậu phụ_nhự Tà_Chải , bưởi múc Thái_Niên , rượu sâu_chít Sa_Pa , lê_Si_Ma_Cai , thắng cố Bắc_Hà , trám_Nghĩa_Đô , đương_quy_Bắc_Hà , rượu thóc Sim_San , phở chua Bắc_Hà , nậm_pịa , thịt chó nấu rau cải_Bát_Xát , cải mầm đá Sa_Pa , thịt chuột La_Chí , rau pạ phì , bánh_lẳng Bảo_Yên , chấm_chéo , su_su Sa_Pa , xôi bảy màu Nùng_Dín , rượu Mán_Thẩn , chè_xanh Bảo_Yên , lạp_xưởng Mường_Khương , canh gà đen Mường_Khương , rượu thóc Nậm_Pung , miến_đao Bản_Xèo , khoai_môn Bảo_Yên , tương_ớt Mường_Khương , chuối_ngự Cam_Cọn , lợn đen Mường_Khương , cá suối Mường_Hum , bánh hạt_dẻ Sa_Pa , bánh_khoải Mường_Khương , lá hoa đu_đủ xào Bắc_Hà , trâu Bảo_Yên , chè san Tà_Thàng , nếp khẩu_tan Thẩm_Dương . Ghi_chú Tham_khảo Liên_kết ngoài Tỉnh Lào_Cai Tây_Bắc_Bộ
World_Wide Web_Consortium ( W3C ) là tổ_chức tiêu_chuẩn quốc_tế chính cho World_Wide_Web . Được thành_lập vào năm 1994 và hiện do Tim_Berners-Lee lãnh_đạo , hiệp_hội này bao_gồm các tổ_chức thành_viên duy_trì đội_ngũ nhân_viên toàn thời_gian làm_việc cùng nhau trong việc phát_triển các tiêu_chuẩn cho World_Wide_Web . , W3C có 443 thành_viên . W3C cũng tham_gia vào giáo_dục và tiếp_cận cộng_đồng , phát_triển phần_mềm và phục_vụ như một diễn_đàn mở để thảo_luận về Web . Mỗi tiêu_chuẩn đi qua bốn giai_đoạn : Phác_thảo ( Working_Draft ) , Chỉnh_sửa Cuối_cùng ( Last_Call ) , Trình_chuẩn ( Proposed_Recommendation ) và Chuẩn_đủ Tư_cách Ứng_cử ( Candidate_Recommendation ) , trước khi được gọi_là Chuẩn Chính_thức ( Recommendation ) . Các nhà_công_nghiệp phần_mềm được tự quyết_định có theo tiêu_chuẩn hay không . Thông_thường , nhiều trong số họ theo các tiêu_chuẩn này . Lịch_sử World_Wide Web_Consortium ( W3C ) được thành_lập vào năm 1994 bởi Tim_Berners-Lee sau khi ông rời Tổ_chức nghiên_cứu hạt_nhân châu_Âu ( CERN ) . vào tháng 10 năm 1994 . Nó được thành_lập tại Phòng_thí_nghiệm khoa_học công_nghệ Massachusetts ( MIT / ) LCS ) với sự hỗ_trợ của Ủy_ban Châu_Âu , Cơ_quan Dự_án Nghiên_cứu Quốc_phòng Tiên_tiến ( DARPA ) , đã tiên_phong cho ARPANET , một trong những tiền_thân của Internet . Nó được đặt tại Quảng_trường Công_nghệ cho đến năm 2004 , khi nó di_chuyển , với CSAIL , đến Trung_tâm Stata . Tổ_chức cố_gắng thúc_đẩy sự tương_thích và thỏa_thuận giữa các thành_viên trong ngành trong việc áp_dụng các tiêu_chuẩn mới được xác_định bởi W3C . Các phiên_bản HTML không tương_thích được cung_cấp bởi các nhà_cung_cấp khác nhau , gây ra sự không nhất_quán trong cách hiển_thị các trang_web . Hiệp_hội cố_gắng để tất_cả các nhà_cung_cấp đó thực_hiện một tập_hợp các nguyên_tắc và thành_phần cốt_lõi được tập_đoàn lựa_chọn . Ban_đầu dự_định Cern sẽ tổ_chức chi_nhánh W3C ở châu_Âu ; tuy_nhiên , Cern muốn tập_trung vào vật_lý hạt chứ không phải công_nghệ_thông_tin . Vào tháng 4 năm 1995 , Viện Nghiên_cứu Khoa_học Máy_tính và Tự_động hóa Pháp ( INRIA ) đã trở_thành chủ nhà châu_Âu của W3C , với Viện Nghiên_cứu Đại_học Keio tại SFC ( KRIS ) trở_thành chủ nhà châu_Á vào tháng 9 năm 1996 . Bắt_đầu_từ năm 1997 , W3C đã tạo ra các văn_phòng khu_vực trên khắp thế_giới . Tính đến tháng 9 năm 2009 , nó đã có mười tám Văn_phòng Thế_giới bao_gồm Úc , các nước Benelux ( Hà_Lan , Luxembourg và Bỉ ) , Brazil , Trung_Quốc , Phần_Lan , Đức , Áo , Hy_Lạp , Hồng_Kông , Hungary , Ấn_Độ , Israel , Ý , Hàn_Quốc , Morocco , Nam_Phi , Tây_Ban_Nha , Thụy_Điển và , kể từ năm 2016 , Vương_quốc_Anh và Ireland . Vào tháng 10 năm 2012 , W3C đã triệu_tập một cộng_đồng những người chơi và nhà_xuất_bản_web lớn để thiết_lập một wiki wiki tìm cách ghi lại các tiêu_chuẩn web mở được gọi_là WebPl_Platform và WebPl Platform_Docs . Vào tháng 1 năm 2013 , Đại_học Beihang trở_thành chủ nhà Trung_Quốc . Sự bão_hòa của đặc_tả kỹ_thuật Đôi_khi , khi một đặc_tả trở_nên quá lớn , nó được chia thành các mô-đun độc_lập có_thể trưởng_thành theo tốc_độ của riêng chúng . Các phiên_bản tiếp_theo của mô-đun hoặc thông_số kỹ_thuật được gọi_là cấp_độ và được biểu_thị bằng số nguyên đầu_tiên trong tiêu_đề ( ví_dụ : CSS3_= Cấp_độ 3 ) . Các sửa_đổi tiếp_theo trên mỗi cấp được biểu_thị bằng một_số nguyên theo dấu thập_phân ( ví_dụ : CSS2 . 1 = Phiên_bản 1 ) . Quá_trình hình_thành tiêu_chuẩn W3C được xác_định trong tài_liệu quy_trình W3C , phác_thảo bốn mức trưởng_thành mà qua đó mỗi tiêu_chuẩn hoặc khuyến_nghị mới phải tiến_triển . Dự_thảo công_tác ( WD ) Sau khi đã thu_thập đủ nội_dung từ ' bản_nháp của biên_tập_viên và thảo_luận , nó có_thể được xuất_bản dưới dạng bản_nháp ( WD ) để cộng_đồng xem_xét . Tài_liệu WD là hình_thức đầu_tiên của tiêu_chuẩn được công_khai . Bình_luận bởi hầu_như bất_cứ ai cũng được chấp_nhận , mặc_dù không có lời hứa nào được thực_hiện liên_quan đến hành_động đối_với bất_kỳ yếu_tố cụ_thể nào được nhận_xét . Ở giai_đoạn này , tài_liệu tiêu_chuẩn có_thể có sự khác_biệt đáng_kể so với hình_thức cuối_cùng của nó . Như_vậy , bất_cứ ai thực_hiện các tiêu_chuẩn WD nên sẵn_sàng sửa_đổi đáng_kể việc triển_khai của họ như các kỳ_hạn chuẩn . Đề_nghị ứng_viên ( CR ) Đề_xuất ứng_cử_viên là phiên_bản của một tiêu_chuẩn trưởng_thành hơn WD. Tại thời_điểm này , nhóm chịu trách_nhiệm về tiêu_chuẩn hài_lòng rằng tiêu_chuẩn đáp_ứng mục_tiêu của nó . Mục_đích của CR là khơi_gợi sự viện_trợ từ cộng_đồng phát_triển về việc thực_hiện tiêu_chuẩn như_thế_nào . Tài_liệu tiêu_chuẩn có_thể thay_đổi hơn_nữa , nhưng tại thời_điểm này , các tính_năng quan_trọng chủ_yếu được quyết_định . Thiết_kế của các tính_năng này vẫn có_thể thay_đổi do phản_hồi từ người thực_hiện . Đề_xuất ( PR ) Một đề_xuất được đề_xuất là phiên_bản của một tiêu_chuẩn đã vượt qua hai cấp_độ trước đó . Những người sử_dụng tiêu_chuẩn cung_cấp đầu_vào . Ở giai_đoạn này , tài_liệu được đệ_trình lên Hội_đồng tư_vấn W3C để phê_duyệt lần cuối . Mặc_dù bước này rất quan_trọng , nhưng nó hiếm khi gây ra bất_kỳ thay_đổi đáng_kể nào đối_với một tiêu_chuẩn khi nó chuyển sang giai_đoạn tiếp_theo . Đề_xuất W3C ( REC ) Đây là giai_đoạn phát_triển trưởng_thành nhất . Tại thời_điểm này , tiêu_chuẩn đã trải qua quá_trình xem_xét và thử_nghiệm rộng_rãi , trong cả điều_kiện lý_thuyết và thực_tiễn . Tiêu_chuẩn này hiện được W3C xác_nhận , cho thấy sự sẵn_sàng triển_khai ra công_chúng và khuyến_khích sự hỗ_trợ rộng_rãi hơn giữa những người thực_hiện và tác_giả . Các khuyến_nghị đôi_khi có_thể được thực_hiện không chính_xác , một phần hoặc hoàn_toàn không , nhưng nhiều tiêu_chuẩn xác_định hai hoặc nhiều mức_độ tuân_thủ mà các nhà phát_triển phải tuân theo nếu họ muốn gắn nhãn sản_phẩm của họ là tuân_thủ W3C . Sửa_đổi sau Một khuyến_nghị có_thể được cập_nhật hoặc mở_rộng bằng các bản nháp lỗi hoặc kỹ_thuật soạn_thảo được xuất_bản riêng cho đến khi có đủ các chỉnh_sửa đáng_kể để tạo ra một phiên_bản mới hoặc mức_độ khuyến_nghị . Ngoài_ra , W3C xuất_bản các loại ghi_chú thông_tin khác nhau sẽ được sử_dụng làm tài_liệu tham_khảo . Chứng_nhận Không giống như ISOC và các cơ_quan tiêu_chuẩn quốc_tế khác , W3C không có chương_trình chứng_nhận . Hiện_tại , W3C đã quyết_định rằng không phù_hợp để bắt_đầu một chương_trình như_vậy , do rủi_ro tạo ra nhiều nhược_điểm cho cộng_đồng hơn là lợi_ích . Quản_trị_viên Hiệp_hội được phối_hợp quản_lý bởi Phòng_thí_nghiệm trí_tuệ nhân_tạo và khoa_học máy_tính MIT ( CSAIL , đặt tại Trung_tâm Stata ) ở Hoa_Kỳ , Hiệp_hội nghiên_cứu về tin_học và toán_học châu_Âu ( ERCIM ) ( tại Sophia_Antipolis , Pháp ) , Đại_học Keio ( tại Nhật_Bản ) và Đại_học Beihang ( tại Trung_Quốc ) . W3C cũng có Văn_phòng Thế_giới tại mười_tám khu_vực trên thế_giới . Văn_phòng W3C làm_việc với các cộng_đồng web khu_vực của họ để quảng_bá các công_nghệ W3C_bằng ngôn_ngữ địa_phương , mở_rộng cơ_sở địa_lý của W3C và khuyến_khích sự tham_gia của quốc_tế vào các Hoạt_động của W3C . [ Cần dẫn nguồn ]_W3C có một đội_ngũ nhân_viên 70 7080 trên toàn thế_giới vào năm 2015 . W3C được điều_hành bởi một nhóm quản_lý phân_bổ các nguồn_lực và thiết_kế chiến_lược , do Giám_đốc_điều_hành Jeffrey_Jaffe ( kể từ tháng 3 năm 2010 ) , cựu_CTO của Novell . Nó cũng bao_gồm một ban cố_vấn hỗ_trợ trong các vấn_đề chiến_lược và pháp_lý và giúp giải_quyết xung_đột . Phần_lớn công_việc tiêu_chuẩn hóa được thực_hiện bởi các chuyên_gia bên ngoài trong các nhóm làm_việc khác nhau của W3C . Thành_viên Hiệp_hội được điều_hành bởi các thành_viên của nó . Danh_sách các thành_viên có sẵn cho công_chúng . Thành_viên bao_gồm các doanh_nghiệp , tổ_chức phi_lợi_nhuận , trường đại_học , các tổ_chức chính_phủ và cá_nhân . Yêu_cầu thành_viên là minh_bạch ngoại_trừ một yêu_cầu : Đơn đăng_ký làm thành_viên phải được W3C xem_xét và phê_duyệt . Nhiều hướng_dẫn và yêu_cầu được nêu chi_tiết , nhưng không có hướng_dẫn cuối_cùng về quy_trình hoặc tiêu_chuẩn mà cuối_cùng thành_viên có_thể được phê_duyệt hoặc từ_chối . Chi_phí thành_viên được đưa ra trên một thang trượt , tùy thuộc vào đặc_điểm của tổ_chức áp_dụng và quốc_gia nơi nó được đặt . Các quốc_gia được phân_loại theo nhóm gần đây nhất của Ngân_hàng Thế_giới theo GNI ( " Tổng_thu_nhập_quốc_dân " ) trên đầu người . Sự chỉ_trích Vào năm 2012 và 2013 , W3C đã bắt_đầu xem_xét thêm Tiện_ích mở_rộng phương_tiện mã_hóa dành riêng cho DRM ( EME ) vào HTML5 , vốn bị chỉ_trích là chống lại tính mở , khả_năng tương_tác và tính trung_lập của nhà_cung_cấp mà các trang_web phân_biệt được xây_dựng chỉ sử_dụng các tiêu_chuẩn W3C từ các trang_web yêu_cầu trình cắm độc_quyền như Flash . Vào ngày 18 tháng 9 năm 2017 , W3C đã xuất_bản thông_số kỹ_thuật EME dưới dạng Khuyến_nghị , dẫn đến sự từ_chức của Tổ_chức biên_giới điện_tử khỏi W3C . Tiêu_chuẩn Các tiêu_chuẩn W3C / IETF ( bộ giao_thức Internet ) : ActivityPub_CGI CSS_DOM EME_GRDDL HTML_JSON-LD MathML_OWL P3P_PROV RDF_SISR SKOS_SMIL SOAP_SPARQL SRGS_SSML SVG_VoiceXML WAI-ARIA_WCAG WebAssembly_WSDL XForms XHTML_XHTML + Voice_XML XML_Events XML_Information Set_XML Schema_XPath XQuery_XSL-FO XSLT_XTiger Tham_khảo Liên_kết ngoài Website chính_thức Dịch các tài_liệu của W3C sang tiếng Việt ( with links to local_Offices , and_many others ) About_the World_Wide Web_Consortium W3C_Technical Reports_and Publications_W3C Process_Document W3C_History How to read W3C specs_Consortium công_nghệ Tổ_chức tiêu_chuẩn Hoa_Kỳ Tim_Berners-Lee Dịch_vụ web Phát_triển_web Tổ_chức thành_lập năm 1994
Bộ Kế_hoạch và Đầu_tư là một cơ_quan của Chính_phủ nước Cộng_hòa xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam , thực_hiện chức_năng quản_lý_nhà_nước về kế_hoạch , đầu_tư phát_triển và thống_kê , bao_gồm : Tham_mưu tổng_hợp về chiến_lược , quy_hoạch , kế_hoạch phát_triển kinh_tế - xã_hội , kế_hoạch đầu_tư công của quốc_gia ; cơ_chế , chính_sách quản_lý kinh_tế ; đầu_tư trong nước , đầu_tư của nước_ngoài vào Việt_Nam và đầu_tư của Việt_Nam ra nước_ngoài ; khu kinh_tế ; nguồn hỗ_trợ phát_triển chính_thức ( ODA ) , vốn vay ưu_đãi và viện_trợ phi_chính_phủ nước_ngoài ; đấu_thầu ; phát_triển doanh_nghiệp , kinh_tế tập_thể , hợp_tác_xã ; thống_kê ; quản_lý_nhà_nước các dịch_vụ công trong các ngành , lĩnh_vực thuộc phạm_vi quản_lý_nhà_nước của Bộ theo quy_định của pháp_luật . Chức_năng , nhiệm_vụ Căn_cứ theo Nghị_định số 123 / 2016 / NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính_phủ quy_định chức_năng , nhiệm_vụ , quyền_hạn và cơ_cấu tổ_chức của bộ , cơ_quan ngang bộ , Nghị_định số 101 / 2020 / NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính_phủ sửa_đổi , bổ_sung một_số điều của Nghị_định số 123 / 2016 / NĐ-CP và Nghị_định số 89/2022 / NĐ-CP ngày 28/10/2022 của Chính_phủ quy_định chức_năng , nhiệm_vụ , quyền_hạn và cơ_cấu tổ_chức của Bộ Kế_hoạch và Đầu_tư , Bộ có những nhiệm_vụ , quyền_hạn chính sau đây : Trình Chính_phủ dự_án luật , dự_thảo nghị_quyết của Quốc_hội , dự_án pháp_lệnh , dự_thảo nghị_quyết của Ủy ban_Thường_vụ_Quốc_hội , dự_thảo nghị_quyết , nghị_định của Chính_phủ theo chương_trình , kế_hoạch xây_dựng pháp_luật hằng năm của Bộ đã được phê_duyệt và các dự_án , đề_án theo sự phân_công của Chính_phủ , Thủ_tướng Chính_phủ . Trình Chính_phủ chiến_lược , kế_hoạch phát_triển kinh_tế - xã_hội 5 năm và hằng năm của cả nước , các cân_đối vĩ_mô của nền kinh_tế quốc_dân ; kế_hoạch xây_dựng , sửa_đổi các cơ_chế , chính_sách quản_lý kinh_tế vĩ_mô ; quy_hoạch ; chiến_lược huy_động vốn đầu_tư phát_triển , kế_hoạch đầu_tư công_trung_hạn và hằng năm ; chủ_trương đầu_tư các chương_trình mục_tiêu quốc_gia , các chương_trình mục_tiêu ; các chương_trình , dự_án khác theo sự phân_công của Chính_phủ . Có trách_nhiệm quản_lý_nhà_nước về các lĩnh_vực : Chiến_lược , quy_hoạch , kế_hoạch Đầu_tư phát_triển và phân_bổ ngân_sách nhà_nước Đầu_tư trong nước , đầu_tư của nước_ngoài và đầu_tư của Việt_Nam ra nước_ngoài Vốn_ODA , vốn vay ưu_đãi Đấu_thầu Các khu kinh_tế Đăng_ký và phát_triển doanh_nghiệp Kinh_tế tập_thể , hợp_tác_xã Thống_kê . Thực_hiện các nhiệm_vụ , quyền_hạn khác do Chính_phủ , Thủ_tướng Chính_phủ giao và theo quy_định của pháp_luật . Lịch_sử Ngược trở_lại lịch_sử , ngay từ khi nước Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa mới được thành_lập , ngày 31 tháng 12 năm 1945 , Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh thay_mặt Chính_phủ lâm_thời nước Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa đã ra Sắc_lệnh số 78 - SL thành_lập Ủy_ban Nghiên_cứu Kế_hoạch Kiến_thiết nhằm nghiên_cứu , soạn_thảo và trình Chính_phủ một kế_hoạch kiến_thiết quốc_gia về các ngành kinh_tế , tài_chính , xã_hội và văn_hóa . Ủy_ban gồm các ủy_viên là tất_cả các Bộ_trưởng , Thứ_trưởng , có các Tiểu_ban chuyên_môn , được đặt dưới sự lãnh_đạo của Chủ_tịch Chính_phủ . Ngày 31 tháng 12 năm 1945 trở_thành ngày truyền_thống của Bộ Kế_hoạch và Đầu_tư . Theo dòng lịch_sử , chúng_ta có_thể điểm lại các mốc quan_trọng trong quá_trình xây_dựng và trưởng_thành của ngành Kế_hoạch và Đầu_tư và Bộ Kế_hoạch và Đầu_tư : Ngày 14 tháng 5 năm 1950 , Chủ_tịch nước Việt_Nam dân_chủ cộng hòa ra Sắc_lệnh số 68 - SL thành_lập Ban Kinh_tế Chính_phủ ( thay cho Ủy_ban Nghiên_cứu Kế_hoạch Kiến_thiết ) . Ban Kinh_tế Chính_phủ có nhiệm_vụ nghiên_cứu , soạn_thảo và trình Chính_phủ những đề_án về chính_sách , chương_trình , kế_hoạch kinh_tế hoặc những vấn_đề quan_trọng khác . Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955 , Hội_đồng Chính_phủ đã quyết_định thành_lập Ủy_ban Kế_hoạch Nhà_nước và ngày 14 tháng 10 năm 1955 , Thủ_tướng Chính_phủ đã ra Thông_tư số 603 - TTg thông_báo quyết_định này . Đây chính là tiền_thân của Bộ Kế_hoạch và Đầu_tư hiện_nay . Chủ_nhiệm đầu_tiên là Phạm_Văn_Đồng . Ủy ban Kế_hoạch Nhà_nước và các Bộ_phận kế_hoạch của các Bộ ở Trung_ương , Ban kế_hoạch ở các khu , tỉnh , huyện có nhiệm_vụ xây_dựng các dự_án kế_hoạch phát_triển kinh_tế , văn_hóa , và tiến_hành thống_kê kiểm_tra việc thực_hiện kế_hoạch . Ngày 9-10-1961 , Hội_đồng Chính_phủ đã ra Nghị_định số 158 - CP quy_định nhiệm_vụ , quyền_hạn và tổ_chức bộ_máy của Ủy_ban Kế_hoạch Nhà_nước , trong đó xác_định rõ Ủy_ban Kế_hoạch Nhà_nước là cơ_quan của Hội_đồng Chính_phủ có trách_nhiệm xây_dựng kế_hoạch hàng năm và kế_hoạch dài_hạn phát_triển kinh_tế và văn_hóa quốc_dân theo đường_lối , chính_sách của Đảng và Nhà_nước . Ngày 27 tháng 11 năm 1986 , Hội_đồng_Bộ_trưởng có Nghị_định 151 / HĐBT giải_thể Ủy_ban Phân_vùng kinh_tế Trung_ương , giao công_tác phân_vùng kinh_tế cho Ủy_ban Kế_hoạch Nhà_nước . Ngày 1 tháng 1 năm 1993 , Ủy_ban Kế_hoạch Nhà_nước tiếp_nhận Viện Nghiên_cứu Quản_lý Kinh_tế Trung_Ương , đảm_nhận nhiệm_vụ xây_dựng chính_sách , luật_pháp kinh_tế phục_vụ công_cuộc đổi_mới . Ngày 1 tháng 11 năm 1995 , Chính_phủ đã ra Nghị_định số 75 / CP quy_định chức_năng , nhiệm_vụ , quyền_hạn và tổ_chức bộ_máy của Bộ Kế_hoạch và Đầu_tư trên cơ_sở hợp nhất Ủy_ban Kế_hoạch Nhà_nước và Ủy_ban Nhà_nước về Hợp_tác và Đầu_tư . Bộ_trưởng đầu_tiên là Đỗ_Quốc_Sam . Ngày 17 tháng 8 năm 2000 , Thủ_tướng Chính_phủ có Quyết_định số 99/2000 / TTg giao_Ban Quản_lý các khu công_nghiệp Việt_Nam về Bộ Kế_hoạch và Đầu_tư . Ngày 25 tháng 7 năm 2017 , Chính_phủ ra Nghị_định số 86/2017 / NĐ-CP quy_định chức_năng , nhiệm_vụ , quyền_hạn và cơ_cấu tổ_chức của Bộ Kế_hoạch và Đầu_tư . Ngày 28 tháng 10 năm 2022 , Chính_phủ ra Nghị_định số 89/2022 / NĐ-CP quy_định chức_năng , nhiệm_vụ , quyền_hạn và cơ_cấu tổ_chức của Bộ Kế_hoạch và Đầu_tư . Lãnh_đạo Bộ Bộ_trưởng : Nguyễn_Chí_Dũng , Ủy_viên Trung_ương Đảng , Bí_thư Ban Cán_sự Đảng Thứ_trưởng : Trần_Quốc_Phương , Bí_thư Đảng ủy Bộ , nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng_hợp kinh_tế quốc_dân Trần_Duy_Đông , nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh_tế địa_phương và lãnh_thổ Nguyễn_Thị_Bích_Ngọc , nguyên Vụ trưởng Vụ Quản_lý các khu kinh_tế Đỗ_Thành_Trung , nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng_hợp kinh_tế quốc_dân Cơ_cấu tổ_chức Khối cơ_quan quản_lý_nhà_nước Văn_phòng Bộ Thanh_tra Bộ Vụ Tổ_chức cán_bộ Vụ Pháp_chế Vụ Tổng_hợp kinh_tế quốc_dân Vụ Kinh_tế địa_phương và lãnh_thổ Vụ Tài_chính , tiền_tệ Vụ Kinh_tế công_nghiệp , dịch_vụ Vụ Kinh_tế nông_nghiệp_Vụ Phát_triển hạ_tầng và đô_thị Vụ Quản_lý các khu kinh_tế Vụ Giám_sát và Thẩm_định đầu_tư Vụ Kinh_tế đối_ngoại Vụ Lao_động , văn_hóa , xã_hội Vụ Khoa_học , Giáo_dục , Tài_nguyên_và_Môi_trường Vụ Quản_lý quy_hoạch Vụ Quốc_phòng , An_ninh Cục Quản_lý đấu_thầu Cục Phát_triển doanh_nghiệp Cục Đầu_tư nước_ngoài Cục Quản_lý đăng_ký kinh_doanh Cục Kinh_tế hợp_tác Tổng_cục Thống_kê Khối đơn_vị sự_nghiệp Viện Chiến_lược phát_triển Viện Nghiên_cứu quản_lý kinh_tế Trung_ương Trung_tâm Công_nghệ_thông_tin và Chuyển_đổi số Báo Đầu_tư Học_viện Chính_sách và Phát_triển Trường Cao_đẳng Kinh_tế - Kế_hoạch Đà_Nẵng_Quỹ Phát_triển doanh_nghiệp nhỏ và vừa Trung_tâm Đổi_mới sáng_tạo Quốc_gia Danh_sách Bộ_trưởng , Chủ_nhiệm Ủy_ban qua các thời_kỳ Danh_sách Thứ_trưởng , Phó Chủ_nhiệm Ủy_ban qua các thời_kỳ • Lê_Văn_Hiến ( 1959 - 1962 ) • Nguyễn_Côn ( 1960 - 1965 ) • Đặng_Việt_Châu ( 1960 - 1965 ) • Trần_Quý_Hai ( 1961 - 1963 ) • Trần_Sâm ( 1963 - 1965 ) • Nguyễn_Văn_Kha ( 1969 - 1974 ) • Đặng_Thí ( 1969 - 1971 ) • Trần_Quỳnh ( 1969 - 1973 ) • Nguyễn_Lam ( 1969 - 1973 ) • Lê_Trung_Toản ( 1973 - 1982 ) • Đinh_Đức_Thiện ( 1974 - 1977 ) • Nguyễn_Hữu_Mai ( 1975 - 1976 ) , ( 1976 - 1980 ) • Hoàng_Văn_Thái ( 1977 - 1980 ) •_Hồ_Viết_Thắng ( 1961 - 1983 ) • Bùi_Phùng ( 1980 - 1992 ) • Trần_Phương ( 2/1980 - 1/1981 ) •_Đậu Ngọc_Xuân ( 1980 - 1987 ) •_Hoàng_Quy ( 1983 - 2/1987 ) • Vũ_Đại ( 1983 - 1987 ) • Nguyễn_Hà_Phan ( 1987 - 1989 ) •_Bùi_Công_Trừng_• Nguyễn_Văn_Vịnh • Lê_Văn_Hiến • Trần_Hữu_Dực • Võ_Hồng_Phúc ( 1988 - 1992 ) • Nguyễn_Mại ( 1989 - 1995 ) • Trần_Xuân_Giá ( 1992 - 1995 ) • Phạm_Gia_Khiêm ( 1993 - 1995 ) • Trần_Đình_Khiển • Trương_Văn_Đoan ( 2003 - 2010 ) • Nguyễn_Bích_Đạt • Cao_Viết_Sinh • Bùi_Quang_Vinh • Đào_Quang_Thu • Đặng_Huy_Đông_• Nguyễn_Đức_Trung ( 28/1/2019 - 27/2/2020 ) , nay là Phó Bí_thư Tỉnh_ủy , Chủ_tịch UBND tỉnh Nghệ_An • Lê_Quang_Mạnh , nay là Ủy_viên Trung_ương Đảng , Chủ_nhiệm Ủy_ban Tài_chính - Ngân_sách của Quốc_hội • Nguyễn_Chí_Dũng , nay là Ủy_viên Trung_ương Đảng , Bộ_trưởng Bộ Kế_hoạch và Đầu_tư • Nguyễn_Văn_Hiếu - nguyên Chủ_tịch UBND tỉnh Bến_Tre • Võ_Thành_Thống Tham_khảo Liên_kết ngoài Trang_web chính_thức của Bộ Kế_hoạch và Đầu_tư Huân_chương Sao_Vàng Kinh_tế Việt_Nam
Lào ( , , Lao ) , tên chính_thức là Cộng_hòa Dân_chủ_Nhân_dân Lào ( , sǎːtʰáːlanalat pásáːtʰipátàj pásáːsón láːw ) , là quốc_gia nội_lục có chủ_quyền tại bán_đảo Đông_Dương , Đông_Nam_Á , phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung_Quốc , phía đông giáp với Việt_Nam , phía đông nam giáp với Campuchia , phía tây và tây_nam giáp với Thái_Lan . Lào là nước cộng_hòa xã_hội_chủ_nghĩa_độc_đảng , theo chủ_nghĩa_Marx và do Đảng Nhân_dân Cách_mạng Lào cầm_quyền . Thủ_đô của Lào , đồng_thời là thành_phố lớn nhất , là Viêng_Chăn . Các thành_thị lớn khác là Luang_Prabang , Savannakhet , và Pakse . Đây là một quốc_gia đa dân_tộc , người Lào chiếm khoảng 60 % dân_số , họ chủ_yếu cư_trú tại vùng thấp và chiếm ưu_thế về chính_trị và văn_hóa . Các dân_tộc Môn-Khmer , H'Mông và dân_tộc bản_địa vùng_cao khác chiếm khoảng 40 % dân_số và sống tại khu_vực đồi_núi . Quốc_gia Lào hiện_tại có nguồn_gốc lịch_sử và văn_hóa từ Vương_quốc Lan_Xang . Do vị_trí địa_lý " trung_tâm " ở Đông_Nam_Á , vương_quốc này trở_thành một trung_tâm thương_mại trên đất_liền , trau_dồi về mặt kinh_tế cũng như văn_hóa . Sau một giai_đoạn xung_đột nội_bộ , Lan_Xang chia thành ba vương_quốc Luang_Phrabang , Viêng_Chăn và Champasak cho đến năm 1893 khi chúng hợp_thành một lãnh_thổ bảo_hộ thuộc Pháp . Lào được tự_trị vào năm 1949 và độc_lập vào năm 1953 với chính_thể quân_chủ_lập_hiến . Cuộc nội_chiến_Lào kết_thúc vào năm 1975 với kết_quả là chấm_dứt chế_độ_quân_chủ , phong_trào Pathet Lào lên nắm quyền . Lào phụ_thuộc lớn vào viện_trợ quân_sự và kinh_tế từ Liên_Xô cho đến năm 1991 . Theo Tổ_chức Minh_bạch quốc_tế , Lào vẫn là một trong những nước có tình_trạng tham_nhũng thuộc mức trung_bình cao trên thế_giới . Điều này đã ngăn_cản đầu_tư từ nước_ngoài và tạo ra những vấn_đề lớn với quy_định của pháp_luật , bao_gồm cả khả_năng của quốc_gia để thực_thi hợp_đồng và quy_định kinh_doanh . Điều này đã góp_phần làm cho khoảng một_phần_ba dân_số Lào hiện đang sống dưới mức nghèo_khổ theo mức quốc_tế ( dưới mức 1,25_đô_la Mỹ mỗi ngày ) . Kinh_tế Lào là một nền kinh_tế đang phát_triển với thu_nhập thấp , với một trong những quốc_gia có bình_quân thu_nhập đầu người hàng năm thấp nhất trên thế_giới và một trong các nước kém phát_triển nhất . Năm 2014 , Lào chỉ xếp_hạng 141 trên Chỉ_số Phát_triển Con_người ( HDI ) . Theo Chỉ_số đói_nghèo toàn_cầu ( 2015 ) , Lào đứng thứ 29 trong danh_sách 52 quốc_gia có tình_trạng đói_nghèo nhất . Chiến_lược phát_triển của Lào dựa trên sản_xuất thủy_điện và bán điện_năng sang các quốc_gia láng_giềng , cũng như trở_thành một quốc_gia liên_kết giao_thương lục_địa . Ngoài_ra , lĩnh_vực khai_mỏ của Lào cũng khá phát_triển , quốc_gia này được đánh_giá là một trong các nền kinh_tế có tốc_độ tăng_trưởng nhanh nhất khu_vực Đông_Nam_Á và Thái_Bình_Dương . Lào là thành_viên của Hiệp_định thương_mại châu_Á - Thái_Bình_Dương ( APTA ) , Hiệp_hội các quốc_gia Đông_Nam_Á ( ASEAN ) , Hội_nghị cấp cao Đông_Á và Cộng_đồng Pháp ngữ . Lào xin trở_thành thành_viên của Tổ_chức Thương_mại_Thế_giới ( WTO ) vào năm 1997 ; vào ngày 2 tháng 2 năm 2013 , Lào đã trở_thành thành_viên chính_thức của tổ_chức này . Tên gọi Từ_nguyên của từ Lào chưa được biết một_cách rõ_ràng , song nó có_thể liên_hệ với các bộ_tộc được gọi_là Ai_Lao ( tiếng Lào : ອ ້_າຍລາວ , tiếng Isan : อ ้_ายลาว , ) xuất_hiện trong các ghi_chép từ thời nhà_Hán tại khu_vực mà nay là tỉnh Vân_Nam . Cái tên Laos trong tiếng Anh bắt_nguồn từ Laos trong tiếng Pháp . Đế_quốc thực_dân Pháp thống_nhất vương_quốc Lào vào Liên_bang Đông_Dương vào năm 1893 và đặt tên quốc_gia theo tên của nhóm dân_tộc chiếm đa_số , đó là người Lào . Trong tiếng Lào , nước này được gọi_là Muang_Lao ( ເມ_ື ອງ_ລາວ ) hoặc Pathet_Lao ( ປະ ເທດ_ລາວ ) , cả hai đều có nghĩa là Quốc_gia Lào . Lịch_sử Sơ_khai Phát_hiện một sọ người cổ_đại trong hang Tam_Pa Ling thuộc Dãy Trường_Sơn tại miền bắc Lào ; hộp sọ có niên_đại ít_nhất là 46.000 năm , là hóa_thạch người hiện_đại có niên_đại_xa nhất được phát_hiện_tại Đông_Nam_Á . Các đồ tạo_tác bằng đá , trong đó có đồ theo kiểu văn_hóa Hòa_Bình , được phát_hiện trong các di_chỉ có niên_đại từ thế Canh_Tân_muộn tại miền bắc Lào . Bằng_chứng khảo_cổ_học cho thấy xã_hội nông_nghiệp phát_triển trong thiên_niên_kỷ 4 TCN. Các bình và các loại đồ khác được chôn cho thấy một xã_hội phức_tạp , có các đồ_vật bằng đồng xuất_hiện khoảng năm 1500 TCN , và các công_cụ đồ sắt được biết đến từ năm 700 TCN. Thời_kỳ lịch_sử nguyên_thủy có đặc_điểm là tiếp_xúc với các nền văn_minh Trung_Hoa và Ấn_Độ . Theo bằng_chứng_ngôn_ngữ học và lịch_sử khác , các bộ_lạc nói tiếng Thái di_cư về phía tây_nam đến các lãnh_thổ Lào và Thái_Lan ngày_nay từ Quảng_Tây khoảng giữa các thế_kỷ 8 và 9 . Lan Xang_Lào có nguồn_gốc lịch_sử từ Vương_quốc_Lan Xang ( Triệu_Voi ) được Phà_Ngừm thành_lập vào thế_kỷ XIV , . Phà_Ngừm là hậu_duệ của một dòng dõi quân_chủ_Lào , có tổ_tiên là Mông_Bì La_Các . Ông lập Phật_giáo_Thượng tọa_bộ làm quốc_giáo và khiến Lan_Xang trở_nên thịnh_vượng . Trong vòng 20 năm hình_thành , vương_quốc bành trướng về phía đông đến Chăm_Pa và dọc Dãy Trường_Sơn . Tuy_nhiên , các triều_thần không chịu được tính tàn_nhẫn của ông nên họ đày ông đến khu_vực mà nay thuộc tỉnh Nan của Thái_Lan vào năm 1373 , . Con trai cả của Phà_Ngừm là Oun_Heuan đăng_cơ với tước_hiệu Samsenthai , Lan_Xang trở_thành một trung_tâm mậu_dịch quan_trọng trong thời_gian 43 năm Samsenthai cai_trị . Sau khi Samsenthai mất vào năm 1421 , Lan_Xang sụp_đổ thành các phe_phái xung_khắc trong 100 năm sau đó . Năm 1520 , Photisarath đăng_cơ và dời_đô từ Luang_Prabang đến Viêng_Chăn nhằm tránh Miến_Điện xâm_chiếm . Setthathirat trở_thành quốc_vương vào năm 1548 sau khi cha_ông bị ám_sát , ông ra_lệnh xây_dựng That_Luang , công_trình hiện trở_thành biểu_trương quốc_gia của Lào . Setthathirat mất_tích khi trở về sau một cuộc viễn_chinh sang Cao_Miên , Lan_Xang bắt_đầu suy_yếu nhanh_chóng . Phải đến năm 1637 , khi Sourigna_Vongsa đăng_cơ , Lan_Xang mới bành_trướng biên_giới hơn_nữa . Thời_gian Sourigna_Vongsa cai_trị thường được đánh_giá là thời hoàng_kim của Lào . Đến khi ông mất , Lan_Xang không có người kế_vị và bị phân thành ba thân vương_quốc : Luang_Phrabang , Viêng_Chăn và Champasak . Từ năm 1763 đến năm 1769 , các đội quân Miến Điện_tràn vào miền Bắc_Lào và sáp_nhập Luang_Phrabang , trong khi Champasak cuối_cùng nằm dưới quyền bá_chủ của Xiêm_La . Chao_Anouvong được người Xiêm_phong làm vua chư_hầu của Viêng_Chăn . Ông khuyến_khích phục_hưng mỹ_thuật và văn_học Lào , cải_thiện quan_hệ với Luang_Phrabang . Chao_Anouvong tiến_hành khởi_nghĩa chống Xiêm_La vào năm 1826 , kết_quả là thất_bại và Viêng_Chăn bị cướp phá . Một chiến_dịch quân_sự của Xiêm_La tại Lào vào năm 1876 được một nhà quan_sát Anh mô_tả là đã " chuyển_đổi thành một cuộc tập_kích săn nô_lệ quy_mô lớn " . Pháp thuộc Đến cuối thế_kỷ 19 , Luang_Prabang bị Quân Cờ_Đen từ Trung_Quốc sang cướp phá . Pháp giải_cứu Quốc_vương Oun_Kham và đưa Luang Phrabang thành một xứ bảo_hộ . Ngay sau đó , Vương_quốc Champasak và lãnh_thổ Viêng_Chăn cũng trở_thành xứ bảo_hộ của Pháp . Quốc_vương Sisavang_Vong của Luang_Phrabang trở_thành quân_chủ của một nước Lào thống_nhất và Viêng_Chăn lại trở_thành thủ_đô . Lào chưa từng quan_trọng đối_với Pháp , đây chỉ là một vùng_đệm giữa Thái_Lan chịu ảnh_hưởng của Anh với Trung_Kỳ và Bắc_Kỳ vốn quan_trọng hơn về kinh_tế . Trong thời_gian cai_trị , người Pháp đưa vào hệ_thống sưu_dịch , buộc mọi nam_giới tại Lào đóng_góp 10 ngày lao_động chân_tay mỗi năm cho chính_phủ thực_dân . Lào sản_xuất thiếc , cao_su và cà_phê , song chưa từng chiếm hơn 1 % xuất_khẩu của Đông_Dương thuộc Pháp . Đến năm 1940 , có khoảng 600 công_dân Pháp sống tại Lào . Dưới sự cai_trị của Pháp , người Việt_Nam được khuyến_khích di_cư sang Lào , những người thực_dân Pháp nhìn_nhận như_là một giải_pháp hợp_lý cho một vấn_đề thực_tế . Đến năm 1943 , dân_số Việt_Nam chiếm gần 40.000 người , chiếm đa_số ở các thành_phố lớn nhất của Lào và được hưởng quyền bầu lãnh_đạo của họ . Kết_quả là 53 % dân_số Viêng_Chăn , 85 % người Thakhek và 62 % người Pakse là người Việt_Nam , ngoại_trừ Luang_Phrabang nơi dân_số chủ_yếu là người Lào . Cuối năm 1945 , Pháp thậm_chí còn lập kế_hoạch đầy tham_vọng để di_chuyển dân_số Việt_Nam sang ba vùng trọng_điểm , tức_là vùng đồng_bằng Viêng_Chăn , vùng Savannakhet , cao_nguyên Bolaven . Nếu không , theo Martin_Stuart-Fox , Lào có_thể đã mất quyền kiểm_soát đất_nước của họ . Trong Chiến_tranh thế_giới thứ hai , các lực_lượng Pháp Vichy , Thái_Lan , Đế_quốc Nhật_Bản , Pháp Tự_do , Trung_Quốc lần_lượt chiếm_đóng Lào . Ngày 9 tháng 3 năm 1945 , một nhóm dân_tộc chủ_nghĩa tuyên_bố Lào độc_lập , thủ_đô là Luang_Prabang song đến ngày 7 tháng 4 năm 1945 binh_sĩ Nhật_Bản chiếm_đóng thành_phố . Người Nhật nỗ_lực ép_buộc Sisavang_Vong tuyên_bố Lào độc_lập song đến ngày 8 tháng 4 cùng năm , ông chỉ tuyên_bố Lào chấm_dứt là lãnh_thổ bảo_hộ của Pháp . Sau đó ông bí_mật phái_Thân vương_Kindavong đại_diện cho Lào trong Đồng_Minh và Hoàng_tử Sisavang làm đại_diện bên người Nhật . Khi Nhật_Bản đầu_hàng , một_số nhân_vật dân_tộc chủ_nghĩa tại Lào ( bao_gồm Thân_vương_Phetsarath ) tuyên_bố Lào độc_lập , song đến đầu năm 1946 , người Pháp tái_chiếm_đóng và trao_quyền tự_trị hạn_chế cho Lào . Trong Chiến_tranh Đông_Dương , Đảng Cộng_sản_Đông_Dương thành_lập tổ_chức kháng_chiến Pathet_Lào . Pathet_Lào bắt_đầu chiến_tranh chống lực_lượng thực_dân Pháp với viện_trợ của Việt_Minh . Năm 1950 , Pháp trao cho Lào quyền bán tự_trị với vị_thế một " nhà_nước liên_kết " trong Liên_hiệp Pháp . Pháp duy_trì quyền kiểm_soát thực_tế cho đến ngày 22 tháng 10 năm 1953 thì Pháp quyết_định trao_trả chủ_quyền trong hòa_bình , khi Lào độc_lập hoàn_toàn với chính_thể quân_chủ_lập_hiến . Độc_lập Hiệp_định Genève năm 1954 kết_thúc Chiến_tranh Đông_Dương . Năm 1955 , Hoa_Kỳ lập một đơn_vị đặc_biệt nhằm thay_thế Pháp ủng_hộ Lục_quân Hoàng_gia_Lào chống Pathet_Lào cộng_sản . Năm 1960 , giao tranh bùng_phát giữa Lục_quân Hoàng_gia_Lào và các du_kích Pathet_Lào được Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Liên_Xô hậu_thuẫn . Một chính_phủ lâm_thời đoàn_kết dân_tộc thứ nhì được Thân_vương_Souvanna Phouma thành_lập vào năm 1962 song thất_bại , và tình_hình dần xấu đi và biến thành nội_chiến quy_mô lớn giữa chính_phủ Hoàng_gia_Lào và Pathet_Lào . Pathet_Lào được quân_đội và Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam ủng_hộ . Lào giữ vai_trò quan_trọng trong Chiến_tranh Việt_Nam do Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam tiến vào và nắm giữ nhiều lãnh_thổ của Lào để mở_đường tiếp_tế cho chiến_trường miền Nam Việt_Nam . Đáp lại , Hoa_Kỳ oanh_tạc các vị_trí của quân_đội Việt_Nam , ủng_hộ các lực_lượng chống cộng_sản chính_quy và không chính_quy tại Lào và hỗ_trợ quân Việt_Nam Cộng_hòa xâm_nhập Lào . Năm 1968 , Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam phát_động tấn_công giúp Pathet_Lào chống lại lực_lượng Hoàng_gia_Lào . Cuộc tấn_công này khiến lực_lượng Quân_đội Hoàng_gia_Lào tan_rã ở mức_độ lớn , thế_lực chống cộng chính tại Lào chuyển sang lực_lượng H'Mông dưới quyền Vàng_Pao do Hoa_Kỳ và Thái_Lan ủng_hộ . Cuộc oanh_tạc trên không chống lại Pathet_Lào và Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam đã được thực_hiện bởi Hoa_Kỳ để ngăn_chặn sự sụp_đổ của Chính_phủ Hoàng_gia_Lào và từ_chối việc sử_dụng Đường_mòn Hồ_Chí_Minh để tấn_công lực_lượng Hoa_Kỳ tại Cộng_hòa Việt_Nam . Từ năm 1964 đến năm 1973 , Hoa_Kỳ ném hai triệu tấn bom tại Lào , gần bằng lượng bom họ ném tại châu_Âu và châu_Á trong Chiến_tranh thế_giới thứ hai , khiến Lào trở_thành quốc_gia bị ném bom nặng_nề nhất trong lịch_sử nếu so với dân_số ; The_New_York Times lưu_ý rằng " mỗi người Lào nhận gần một tấn bom . " Khoảng 80 triệu quả bom không phát_nổ và vẫn còn rải_rác khắp đất_nước , khiến nhiều vùng_đất rộng_lớn không_thể canh_tác và làm thiệt_mạng hàng chục người Lào mỗi năm . Năm 1975 , Pathet_Lào cùng Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam lật_đổ chính_phủ Vương_quốc Lào , buộc_Quốc_vương_Savang Vatthana thoái_vị vào ngày 2 tháng 12 năm 1975 . Từ 20.000 đến 70.000 người Lào chết trong nội_chiến . Vào ngày 2 tháng 12 năm 1975 , sau khi nắm quyền kiểm_soát đất_nước , chính_phủ Pathet dưới quyền Kaysone_Phomvihane đổi tên nước thành Cộng_hòa Dân_chủ_Nhân_dân Lào và ký_kết các thỏa_thuận cho Việt_Nam quyền được bố_trí lực_lượng_vũ_trang và bổ_nhiệm các cố_vấn hỗ_trợ giám_sát đất_nước . Trong một bài báo được xuất_bản năm 1990 , nhà hoạt_động nhân_quyền Hmong_Vang Pobzeb đã viết rằng Lào là lãnh_thổ thuộc_địa của Việt_Nam kể từ ngày 2 tháng 12 năm 1975 và được chỉ_đạo bởi Việt_Nam trong các vấn_đề nội_bộ và đối_ngoại . Mối quan_hệ chặt_chẽ giữa Lào và Việt_Nam đã được chính_thức hóa thông_qua một hiệp_ước được ký năm 1977 , từ đó không_chỉ cung_cấp hướng_dẫn cho chính_sách đối_ngoại của Lào mà_còn là cơ_sở cho sự tham_gia của Việt_Nam ở tất_cả các cấp chính_trị và kinh_tế Lào . Năm 1979 , Việt_Nam yêu_cầu Lào kết_thúc quan_hệ với Trung_Quốc , khiến Lào bị Trung_Quốc , Hoa_Kỳ và các quốc_gia khác cô_lập về thương_mại . Xung_đột giữa phiến quân người H'Mông với Pathet_Lào và Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam tiếp_tục sau nội_chiến tại các khu_vực trọng_yếu của Lào . Năm 1979 có 50.000_quân Việt_Nam đóng quân tại Lào và có tới 6.000 quan_chức dân_sự Việt_Nam , trong đó có 1.000 người trực_tiếp gắn_bó với các bộ ở Viêng_Chăn . Cuộc xung_đột giữa phiến quân_H'mong và Quân_đội Nhân_dân Cộng_hòa xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam ( SRV ) cũng như Pathet_Lào do SRV hậu_thuẫn tiếp_tục tại các khu_vực trọng_yếu của Lào , bao_gồm cả Vùng_quân_sự khép_kín Saysaboune , Khu quân_sự khép_kín Xaisamboune gần tỉnh Viêng_Chăn và tỉnh Xieng_Khouang . Từ năm 1975 đến năm 1996 , Hoa_Kỳ tái định_cư khoảng 250.000 người tị nạn Lào từ Thái_Lan , trong đó có 130.000 người H'Mông . ( Xem : Khủng_hoảng tị_nạn Đông_Dương ) Ngày 2 tháng 12 năm 2015 , Lào kỷ_niệm 40 năm thành_lập nước . Địa_lý Lào là quốc_gia nội_lục duy_nhất tại Đông_Nam_Á , hầu_hết lãnh_thổ nắm giữa vĩ_độ 14 ° và 23 °_Bắc , và kinh_độ 100 ° và 108 °_Đông . Lào có cảnh_quan rừng rậm , hầu_hết là các dãy núi gồ_ghề , đỉnh núi cao nhất là Phou_Bia cao 2.818 m , cùng một_số đồng_bằng và cao_nguyên . Sông_Mekong tạo thành một đoạn dài biên_giới phía tây với Thái_Lan , còn dãy Trường_Sơn tạo thành hầu_hết biên_giới phía đông với Việt_Nam , dãy núi Luangprabang_tạo thành biên_giới tây_bắc với các vùng_cao Thái_Lan . Có hai cao_nguyên là Xiangkhoang tại phía bắc và Bolaven tại phía nam . Lào có khí_hậu nhiệt_đới , chịu ảnh_hưởng của gió_mùa . Lào có_thể được phân thành ba khu_vực địa_lý : bắc , trung và nam . Mùa mưa riêng_biệt và kéo_dài từ tháng 5 đến tháng 11 , tiếp đến là mùa khô kéo_dài từ tháng 12 đến tháng 4 . Theo truyền_thống địa_phương , một năm có ba mùa là mùa mưa , mùa lạnh và mùa nóng , do hai tháng cuối của mùa khô nóng hơn đáng_kể so với bốn tháng trước đó . Thủ_đô của Lào là Viêng_Chăn , các thành_thị lớn khác là Luang_Prabang , Savannakhet và Pakse . Năm 1993 , chính_phủ Lào dành ra 21 % diện_tích đất cho bảo_tồn môi_trường sống tự_nhiên . Đây là một trong các quốc_gia thuộc khu_vực trồng thuốc_phiện " Tam_giác_Vàng " . Theo cuốn sách thực_tế của UNODC vào tháng 10 năm 2007 về trồng_trọt thuốc_phiện ở Đông_Nam_Á , diện_tích trồng cây thuốc_phiện là 15 km vuông , giảm 3 km vuông so với năm 2006 . Lào có_thể được coi là bao_gồm ba khu_vực địa_lý : bắc , trung và nam . Hành_chính Lào được phân thành 17 tỉnh ( khoueng ) và thủ_đô Viêng_Chăn . Tỉnh mới nhất là Xaisomboun , được thành_lập vào năm 2013 . Các tỉnh được chia thành huyện ( muang ) rồi đến bản ( ban ) . Một bản " đô_thị " về cơ_bản là một thị_trấn . Môi_trường Lào ngày_càng gặp nhiều vấn_đề về môi_trường , với nạn phá rừng là một vấn_đề đặc_biệt quan_trọng như mở_rộng khai_thác thương_mại rừng , kế_hoạch bổ_sung các công_trình thủy điện , nhu_cầu nước_ngoài cho động_vật hoang_dã và lâm_sản ngoài gỗ cho thực_phẩm và thuốc truyền_thống và dân_số tạo ra áp_lực ngày_càng tăng . Chương_trình Phát_triển Liên_Hợp_Quốc cảnh_báo : " Bảo_vệ môi_trường và sử_dụng bền_vững tài_nguyên thiên_nhiên ở Lào là yếu_tố quan_trọng để giảm nghèo và tăng_trưởng kinh_tế . " Vào tháng 4 năm 2011 , tờ The_Independent_đưa tin Lào đã bắt_đầu làm_việc trên đập Xayaburi gây tranh_cãi trên sông Mekong mà không được chính_thức phê_duyệt . Các nhà môi_trường nói rằng đập sẽ ảnh_hưởng xấu đến 60 triệu người và Campuchia và Việt_Nam - quan_ngại về dòng_chảy của nước - chính_thức phản_đối dự_án . Ủy_ban sông Mê_Kông , một cơ_quan liên_chính_phủ khu_vực được thiết_kế để thúc_đẩy " quản_lý bền_vững " dòng sông , nổi_tiếng với cá da_trơn khổng_lồ của nó , đã thực_hiện một nghiên_cứu cảnh_báo nếu Xayaburi và các kế_hoạch tiếp_theo đi trước , nó " cơ_bản sẽ làm suy_yếu sự phong_phú , năng_suất và sự đa_dạng của các nguồn tài_nguyên cá_Mekong " . Quốc_gia láng_giềng Việt_Nam cảnh_báo rằng con đập sẽ gây hại cho đồng_bằng sông Cửu_Long , nơi có gần 20 triệu người và cung_cấp khoảng 50 % sản_lượng gạo của Việt_Nam và hơn 70 % sản_lượng thủy_sản và trái_cây . Milton_Osborne , Tham_dự_viên tại Viện Chính_sách Quốc_tế_Lowy , người đã nghiên_cứu chuyên_sâu về sông Mekong , cảnh_báo : " Kịch_bản tương_lai của sông Mekong không còn là nguồn của cá . " Khai_thác gỗ bất_hợp_pháp cũng là một vấn_đề lớn . Các nhóm môi_trường ước_tính 500.000 mét_khối đang bị các công_ty hợp_tác với Quân_đội Nhân_dân Lào khai_thác và sau đó vận_chuyển từ Lào sang Việt_Nam hàng năm , với hầu_hết đồ nội_thất cuối_cùng được xuất_khẩu sang các nước phương Tây . Một cuộc điều_tra của chính_phủ năm 1992 chỉ ra rằng rừng chiếm khoảng 48 phần_trăm diện_tích đất của Lào . Độ che_phủ rừng giảm xuống còn 41 % trong một cuộc khảo_sát năm 2002 . Chính_quyền Lào đã nói rằng , trên thực_tế , độ che_phủ của rừng có_thể không quá 35 % do các dự_án phát_triển như thủy điện . Chính_trị Lào là một nhà_nước xã_hội_chủ_nghĩa công_khai tán_thành chủ_nghĩa_cộng_sản . Chính_đảng hợp_pháp duy_nhất là Đảng Nhân_dân Cách_mạng Lào . Nguyên_thủ quốc_gia là Chủ_tịch nước , người này đồng_thời là Tổng_Bí_thư Đảng_Nhân_dân Cách_mạng Lào . Thủ_tướng là một thành_viên trong Bộ_Chính_trị Đảng_Nhân_dân Cách_mạng Lào . Các chính_sách của chính_phủ được Đảng xác_định thông_qua Bộ_Chính_trị gồm 11 thành_viên và Ủy_ban Trung_ương Đảng gồm 61 thành_viên . Các quyết_định quan_trọng của chính_phủ do Hội_đồng_Bộ_trưởng xem_xét . Việt_Nam duy_trì ảnh_hưởng đáng_kể đến Bộ_Chính_trị Đảng_Nhân_dân Cách_mạng Lào . Hiến_pháp đầu_tiên của Lào được ban_hành vào ngày 11 tháng 5 năm 1947 , trong đó tuyên_bố Lào là một nhà_nước độc_lập trong Liên_hiệp Pháp . Hiến_pháp sửa_đổi vào ngày 11 tháng 5 năm 1957 bỏ_qua đề_cập đến Liên_hiệp Pháp , song vẫn còn quan_hệ mật_thiết về giáo_dục , y_tế , kỹ_thuật với cường_quốc thực_dân cũ . Văn_kiện năm 1957 bị bãi_bỏ vào ngày 3 tháng 12 năm 1975 , khi thành_lập chế_độ mới theo chủ_nghĩa_cộng_sản . Một hiến_pháp mới được thông_qua vào năm 1991 , trong đó xác_định " vai_trò lãnh_đạo " của Đảng Nhân_dân Cách_mạng Lào . Cuộc bầu_cử quốc_hội 1992 bầu ra 85 đại_biểu , số đại_biểu tăng lên 99 vào năm 1997 , 115 vào năm 2006 và 132 vào năm 2011 . Quân_đội Nhân_dân Lào có quy_mô nhỏ , ít ngân_sách và không đủ nguồn_lực ; sứ_mệnh của họ tập_trung vào an_ninh biên_giới và nội_địa , chủ_yếu là chống lại các nhóm nổi_dậy người H'Mông và đối_lập khác . Cùng_với Đảng Nhân_dân Cách_mạng Lào và chính_phủ , Quân_đội Nhân_dân Lào là trụ_cột thứ ba của bộ_máy nhà_nước , và được dự_kiến ngăn_chặn bất_ổn chính_trị và dân_sự hoặc tình_huống khẩn_cấp tương_tự . Không tồn_tại mối đe dọa từ bên ngoài đối_với Lào , và Quân_đội Nhân_dân Lào duy_trì quan_hệ mạnh_mẽ với Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam . Ngoại_giao Kinh_tế Là một quốc_gia không giáp biển , lại có cơ_sở_hạ_tầng chưa hoàn_thiện và phần_lớn lực_lượng lao_động thiếu kĩ_năng , Lào vẫn là một trong những nước nghèo nhất Đông_Nam_Á . Kinh_tế Lào phụ_thuộc nhiều vào đầu_tư và thương_mại với các nước láng_giềng . Năm 2009 , dù Lào về chính_thức vẫn là nhà_nước cộng_sản , song chính_quyền Obama tuyên_bố Lào không còn là nước Marx – Lenin và bỏ lệnh cấm các công_ty Lào_nhận tài_chính từ Ngân_hàng Xuất_nhập_khẩu Hoa_Kỳ ( Ex-Im_Bank ) . Năm 2011 , Sở Giao_dịch Chứng_khoán Lào bắt_đầu giao_dịch . Năm 2016 , Trung_Quốc là nhà_đầu_tư nước_ngoài lớn nhất vào kinh_tế Lào , tính lũy_kế họ đã đầu_tư 5,395 tỷ USD trong giai_đoạn 1989 – 2014 , xếp thứ_nhì và thứ ba trong giai_đoạn này là Thái_Lan ( 4,489 tỷ USD ) và Việt_Nam ( 3,108 tỷ USD ) .. Nông_nghiệp tự_cấp vẫn chiếm đến một_nửa GDP và tạo 80 % số việc_làm . Chỉ có 4,01 % diện_tích lãnh_thổ là đất canh_tác và chỉ 0,34 % diện_tích lãnh_thổ được sử_dụng làm đất trồng_trọt lâu_dài , đây là tỷ_lệ thấp nhất trong Tiểu_vùng Sông_Mekong Mở_rộng . Lúa chi_phối nông_nghiệp Lào do khoảng 80 % diện_tích đất canh_tác dành cho trồng lúa . Khoảng 77 % nông_hộ Lào tự cung_cấp gạo . Sản_lượng lúa tăng 5 % mỗi năm từ năm 1990 đến năm 2005 nhờ cải_tiến về giống và cải_cách kinh_tế , Lào lần đầu đạt được cân_bằng ròng về xuất_nhập_khẩu gạo vào năm 1999 . Lào có_lẽ có nhiều giống gạo nhất trong Tiểu_vùng Sông_Mekong Mở_rộng . Từ năm 1995 , chính_phủ Lào làm_việc cùng Viện Nghiên_cứu_Lúa Quốc_tế tại Philippines nhằm thu_thập các mẫu hạt của hàng nghìn giống lúa tại Lào . Kinh_tế Lào nhận được viện_trợ phát_triển từ IMF , ADB và các nguồn quốc_tế khác , cũng như đầu_tư trực_tiếp nước_ngoài về phát_triển xã_hội , công_nghiệp thủy_điện và khai_mỏ ( đáng chú_ý nhất là đồng và vàng ) . Du_lịch là ngành tăng_trưởng nhanh_chóng . Phát_triển kinh_tế tại Lào bị cản_trở do chảy_máu chất_xám . Lào giàu tài_nguyên thiên_nhiên , song phải nhập_khẩu dầu_khí . Luyện_kim là một ngành quan_trọng và chính_phủ hy_vọng thu_hút đầu_tư nước_ngoài để phát_triển các mỏ than , vàng , bô_xít , thiếc , đồng và kim_loại có giá_trị khác . Ngoài_ra , nguồn tài_nguyên nước phong_phú và địa_hình núi_non cho_phép Lào sản_xuất và xuất_khẩu thủy_điện với số_lượng lớn . Lào xuất_khẩu điện sang Thái_Lan và Việt_Nam . Ngành du_lịch Lào tăng_trưởng nhanh_chóng , đạt gần 4,7 triệu du_khách quốc_tế trong năm 2015 , đông nhất là khách Thái_Lan ( 2,32 triệu ) , Việt_Nam ( 1,19 triệu ) và Trung_Quốc ( 0,51 triệu ) Du_lịch đóng_góp 679,1 triệu USD cho GDP vào năm 2010 , dự_tính tăng lên 1,5857 tỷ USD vào năm 2020 . Năm 2010 , 1/10 , 9 số công_việc là trong lĩnh_vực du_lịch . Thu_nhập xuất_khẩu từ du_khách quốc_tế và hàng hóa du_lịch dự_kiến tăng lên 484,2 triệu USD vào năm 2020 , chiếm 12,5 % xuất_khẩu . Luang_Prabang với văn_hóa Phật_giáo và kiến_trúc thuộc_địa , cùng tổ_hợp đền cổ_Khmer Wat_Phu là các di_sản thế_giới UNESCO , Cánh đồng_Chum cũng được đề_cử . Các sân_bay chính của Lào là sân_bay quốc_tế Wattay tại Viêng_Chăn và sân_bay quốc_tế Luang_Prabang , sân_bay quốc_tế Pakse cũng có một_vài đường_bay quốc_tế . Hãng hàng_không quốc_gia của Lào là Lao_Airlines . Các hãng hàng_không khác có đường_bay đến Lào là Bangkok_Airways , Vietnam_Airlines , AirAsia , Thai Airways_International , China_Eastern_Airlines và Silk_Air . Phần_lớn nước Lào thiếu cơ_sở_hạ_tầng đẩy đủ . Lào chỉ có một đoạn đường_sắt ngắn nối Viêng_Chăn với Thái_Lan qua cầu Hữu_nghị Thái-Lào . Các tuyến đường_bộ liên_kết các trung_tâm đô_thị lớn , đặc_biệt là Đường 13 , được nâng_cấp trung_thời_gian qua , song các làng nằm xa các đường chính chỉ có_thể tiếp_cận bằng đường_mòn . Tồn_tại hạn_chế về viễn_thông , song điện_thoại_di_động trở_nên phổ_biến tại các trung_tâm đô_thị . Trong nhiều khu_vực nông_thôn , ít_nhất cũng có điện_năng cục_bộ . Xe Songthaew được sử_dụng để vận_chuyển đường dài và địa_phương . Tại Lào , người Hoa là thế_lực chi_phối nền kinh_tế . Hiện Lào có khoảng 13 đặc_khu kinh_tế của Trung_Quốc , trong đó có Đặc_khu Kinh_tế Tam_giác vàng ( GTSEZ ) rộng 10.000 hecta . Paul_Chamber , giám_đốc nghiên_cứu của Viện nghiên_cứu các vấn_đề Đông_Nam_Á tại Thái_Lan , cho biết : " Phía bắc nước Lào giờ_đây đã gần như bị biến thành một đất_nước Trung_Quốc mới " . Vào năm 2014 , nhiều người_dân Lào sống tại GTSEZ đã biểu_tình chống lại việc chính_quyền giải_tỏa và thu_hồi đất để mở_rộng đặc_khu kinh_tế này . Theo lời của chuyên_gia tư_vấn Linh tại Bokeo : " Trung_Quốc sẽ tiếp_tục xây_dựng mối quan_hệ tại đây và có_thể biến_Lào thành một Tây_Tạng kế_tiếp " . Nhân_khẩu Dân_số Lào ước_tính đạt 6,5 triệu người vào năm 2012 , phân_bổ không đều trên lãnh_thổ . Hầu_hết dân_chúng sống tại các thung_lũng của sông Mekong và các chi_lưu của nó . Thủ_đô Viêng_Chăn có 740 nghìn cư_dân vào năm 2008 . Mật_độ dân_số Lào đạt 27 / km² . Cư_dân Lào thường được phân_chia theo độ cao , gần tương_ứng với dân_tộc . Hơn một_nửa dân_số ( 60 % ) là người Lào , chiếm phần_lớn cư_dân vùng thấp , họ là dân_tộc chiếm ưu_thế về chính_trị và văn_hóa tại Lào . Người Lào thuộc nhóm ngôn_ngữ Thái , họ bắt_đầu di_cư từ Trung_Quốc về phía nam vào thiên_niên_kỷ 1 . 10 % dân_số là các nhóm vùng thấp khác , họ cùng với người Lào hợp_thành Lào Loum . Tại vùng núi miền trung và miền nam , các bộ lạc_Môn-Khmer gọi chung là Lào Theung , hay Lào vùng giữa , chiếm ưu_thế . Họ từng là cư_dân bản_địa tại miền bắc Lào . Một_số người Việt , Hoa và Thái vẫn ở lại , đặc_biệt là tại các đô_thị , song nhiều người dời đi khi Lào độc_lập vào cuối thập_niên 1940 , nhiều người trong số họ tái định_cư tại Việt_Nam , Hồng_Kông hay sang Pháp . Lào Theung chiếm khoảng 30 % dân_số . Các dân_tộc vùng_cao như H'Mông , Dao , Shan và một_số dân_tộc Tạng-Miến sống trong các khu_vực cô_lập tại Lào trong thời_gian dài . Các bộ_lạc vùng đồi_núi có nguồn_gốc hỗn_hợp về dân_tộc / văn hóa-ngôn_ngữ tại miền bắc Lào bao_gồm người Lua và người Khơ_Mú , họ là dân_tộc bản_địa của Lào . Các dân_tộc này được gọi chung là Lào_Soung hay Lào vùng_cao . Người Lào Soung chiếm khoảng 10 % dân_số . Ngôn_ngữ chính_thức và chi_phối tại Lào là tiếng Lào , đây là một ngôn_ngữ có thanh_điệu thuộc nhóm ngôn_ngữ Thái . Tuy_nhiên , chỉ hơn một_nửa dân_chúng nói tiếng Lào bản_ngữ , phần còn lại nói các dân_tộc_thiểu_số , đặc_biệt là ở nông_thôn . Chữ_cái Lào tiến_triển trong khoảng giữa thế_kỷ XIII và XIV , bắt_nguồn từ chữ_viết Khmer_cổ và tương_đồng với chữ Thái_Lan . Ngoài_ra , còn có các ngôn_ngữ_thiểu_số như Khơ_Mú và Mông , đặc_biệt là tại vùng giữa và vùng_cao . 67 % người Lào là tín_đồ Phật_giáo_Thượng tọa_bộ , 1,5 % là tín_đồ Cơ_Đốc_giáo và 31,5 % theo các tôn_giáo khác hoặc không xác_định theo điều_tra nhân_khẩu năm 2005 . Phật_giáo từ lâu đã là một thế_lực xã_hội quan_trọng tại Lào . Phật_giáo_Thượng tọa_bộ tồn_tại hòa_bình với thuyết đa_thần địa_phương từ khi được truyền_bá đến . Tuổi_thọ dự_tính khi sinh của nam_giới Lào là 60,85 năm , còn của nữ_giới là 64,76 năm tính đến 2012 . Tuổi_thọ triển_vọng khỏe mạnh là 54 năm vào năm 2007 . Năm 2008 , 43 % dân_số không được tiếp_cận nguồn nước vệ_sinh , song con_số này giảm còn 33 % vào năm 2010 . Tỷ_lệ biết chữ của người thành_niên tại Lào vượt quá hai_phần_ba . Tỷ_lệ biết chữ của nam_giới cao hơn của nữ_giới . Tỷ_lệ biết chữ đạt 73 % theo ước_tính vào năm 2010 . Năm 2004 , tỷ_lệ nhập_học tiểu_học đạt 84 % . Đại_học Quốc_gia Lào là đại_học công_lập , thành_lập vào năm 1996 . Văn_hóa Phật_giáo_Thượng tọa_bộ có ảnh_hưởng chi_phối trong văn_hóa Lào , được phản_ánh trên khắp đất_nước từ ngôn_ngữ trong chùa và trong mỹ_thuật , văn_học , nghệ_thuật trình_diễn . Nhiều yếu_tố trong văn_hóa Lào có trước khi Phật_giáo_truyền đến , chẳng_hạn như âm_nhạc Lào do nhạc_cụ dân_tộc là khèn chi_phối , nó có nguồn_gốc từ thời tiền_sử . Tiếng khèn theo truyền_thống đi kèm với người hát theo phong_cách dân_gian_lam . Trong các phong_cách lam , lam_saravane có_lẽ được phổ_biến nhất . Gạo_nếp là một loại lương_thực đặc_trưng và có ảnh_hưởng văn_hóa và tôn_giáo đối_với người Lào . Gạo nếp thường được ưa_chuộng hơn gạo nhài , và trồng lúa nếp được cho là bắt_nguồn tại Lào . Tồn_tại nhiều truyền_thống và nghi_lễ liên_quan đến sản_xuất lúa trong các môi_trường khác nhau và trong nhiều dân_tộc . Chẳng_hạn , các nông_dân Khơ_Mú tại Luang_Prabang trồng loại lúa Khao_Kam với số_lượng nhỏ gần lều để tưởng_nhớ cha_mẹ đã mất , hoặc tại góc ruộng để thể_hiện cha_mẹ vẫn sống . Trong thời_gian gần đây , Beerlao của nhà_máy bia quốc_doanh_Lào đã trở_nên phổ_biến ở Lào và được người nước_ngoài và cư_dân trong nước đánh_giá rất cao . Năm 2004 , tạp_chí Time đã ca_ngợi Beerlao là loại bia tốt nhất châu_Á . Sinh là một loại trang_phục truyền_thống mà nữ_giới Lào_mặc trong sinh_hoạt thường_ngày , tương_tự như áo_dài của Việt_Nam . Đây là một loại váy lụa dệt tay , có_thể nhận_diện nữ_giới mặc nó theo nhiều cách , chẳng_hạn như khu_vực xuất_thân . Đa_thê là một tội tại Lào theo pháp_luật , song hình_phạt ở mức thấp , và đa_thê vẫn phổ_biến trong người H'Mông . Toàn_bộ báo_chí tại Lào đều do chính_quyền phát_hành , trong đó có nhật_báo Anh_ngữ Vientiane_Times và tuần báo Pháp ngữ Le_Rénovateur . Thông_tấn_xã chính_thức của quốc_gia là Khao_San Pathet_Lao , hãng này phát_hành các phiên_bản tiếng Anh và Pháp tờ báo của họ . Lào hiện có chín nhật_báo , 90 tạp_chí , 43 đài_phát_thanh , và 32 đài_truyền_hình hoạt_động khắp đất_nước . , Báo Nhân_Dân của Việt_Nam và Tân_Hoa_xã của Trung_Quốc là các tổ_chức truyền_thông ngoại_quốc duy_nhất được phép mở văn_phòng tại Lào . Chính_phủ Lào kiểm_soát nghiêm_ngặt toàn_bộ các kênh truyền_thông nhằm ngăn_chặn phê_bình các hành_động của họ . Công_dân Lào chỉ_trích chính_phủ là đối_tượng bị mất_tích , bắt_giữ tùy_tiện và tra_khảo . Kể từ khi thành_lập nước Cộng_hòa Dân_chủ_Nhân_dân Lào , chỉ có rất ít phim được sản_xuất tại Lào . Một trong các phim thương_mại đầu_tiên là Sabaidee Luang_Prabang , sản_xuất vào năm 2008 . Nhà làm phim người Úc_Kim_Mordount sản_xuất The_Rocket tại Lào với dàn diễn_viên nói tiếng Lào , phim xuất_hiện trong Liên_hoan_Phim quốc_tế Melbourne 2013 và thắng ba giải tại Liên_hoan_Phim quốc_tế Berlin . Gần đây , một_vài công_ty sản_xuất địa_phương kế_tục sản_xuất các phim_Lào và giành được công_nhận quốc_tế . Trong số đó có At_the Horizon do Anysay_Keola làm đạo_diễn và Chanthaly do Mattie_Do làm đạo_diễn . Muay_Lào là môn thể_thao quốc_gia , tương_tự như Muay_Thái , Lethwei_Myanmar và Pradal_Serey Campuchia . Bóng_đá phát_triển thành môn thể_thao phổ_biến nhất tại Lào . Giải vô_địch Lào là giải đấu chuyên_nghiệp cao nhất của các câu_lạc_bộ bóng_đá Lào . Từ khi bắt_đầu giải đấu , Câu_lạc_bộ Quân_đội Lào là đội thành_công nhất . Câu nói Ngày 13-3-1963 , tại sân_bay Gia_Lâm trong lễ tiễn Vua Sri Savan_Vatthana cùng các vị khách Lào lên_đường về nước kết_thúc chuyến thăm Việt_Nam , Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh đã đọc một câu_thơ về quan_hệ Việt - Lào : Tham_khảo Liên_kết ngoài Hồ_sơ quốc_gia trên BBC News_Lào trên UCB_Libraries GovPubs_Lào trên Encyclopædia_Britannica Cộng_hòa Quốc_gia thành_viên của Liên_Hợp_Quốc_Quốc_gia Đông_Nam_Á_Quốc_gia cộng_sản_Quốc_gia nội_lục Nước_kém phát_triển Quốc_gia thành_viên Cộng_đồng Pháp ngữ_Quốc_gia thành_viên ASEAN
Hợp chúng_quốc Hoa_Kỳ ( ) , gọi tắt là Hoa_Kỳ ( tiếng Anh : United_States , US hoặc U.S. ) hoặc ngắn_gọn là Mỹ là một quốc_gia cộng hòa lập_hiến liên_bang ở châu_Mỹ , nằm tại Tây Bán_cầu , lãnh_thổ bao_gồm 50 tiểu_bang và một đặc_khu liên_bang ( trong đó có 48 tiểu_bang lục_địa ) , thủ_đô là Washington , D.C. , thành_phố lớn nhất là New_York . Hoa_Kỳ nằm ở giữa Bắc_Mỹ , giáp biển Thái_Bình_Dương ở phía tây , Đại_Tây_Dương ở phía đông , Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam . Tiểu_bang Alaska nằm trong vùng tây_bắc của lục_địa Bắc_Mỹ , giáp với Canada ở phía đông và Nga ở phía tây qua eo_biển Bering . Tiểu_bang Hawaii nằm giữa Thái_Bình_Dương . Hoa_Kỳ có 14 vùng lãnh_thổ trực_thuộc nằm rải_rác trong vùng_biển Caribe và Thái_Bình_Dương cùng 326 Biệt khu thổ_dân châu_Mỹ . Với 3,8 triệu dặm vuông ( 9,8 triệu km² ) và hơn 331 triệu người , Hoa_Kỳ là quốc_gia lớn thứ ba về tổng diện_tích cũng như đứng thứ ba về quy_mô dân_số . Hoa_Kỳ là quốc_gia của người nhập_cư , đây là quốc_gia đa_chủng_tộc và văn_hóa nhiều nhất trên thế_giới do kết_quả của những cuộc di_dân đến từ nhiều quốc_gia khác nhau trên toàn_cầu . Hoa_Kỳ được thành_lập ban_đầu với 13 thuộc_địa của Đế_quốc_Anh nằm dọc theo bờ biển Đại_Tây_Dương . Sau khi tự tuyên_bố trở_thành các tiểu_bang độc_lập , 13 cựu thuộc_địa đưa ra tuyên_ngôn_độc_lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 và đánh_bại người Anh trong chiến_tranh Cách_mạng Mỹ , đây là cuộc chiến_tranh thuộc_địa giành độc_lập thành_công đầu_tiên trong lịch_sử . Hội_nghị Liên_bang quyết_định sử_dụng bản Hiến_pháp Hoa_Kỳ vào ngày 17 tháng 9 năm 1787 . Việc thông_qua bản hiến_pháp này một năm sau đó đã biến các cựu thuộc_địa thành một phần của nước cộng_hòa chung duy_nhất . Đạo_luật nhân_quyền Hoa_Kỳ gồm mười_tu chính_án hiến_pháp được thông_qua năm 1791 . Sau khi giành độc_lập , theo học_thuyết_Vận_mệnh hiển_nhiên , Hoa_Kỳ bắt_đầu công_cuộc đánh_đuổi người da đỏ bản_địa và mở_rộng lãnh_thổ mạnh_mẽ trên khắp Bắc_Mỹ trong suốt thế_kỷ 19 . Nội_chiến_Hoa_Kỳ kết_thúc với thắng_lợi của lực_lượng chính_phủ liên_bang đã chấm_dứt chế_độ nô_lệ cũng như sự chia_rẽ tư_tưởng . Đến cuối thế_kỷ 19 , Hoa_Kỳ đã mở_rộng sự ảnh_hưởng lên toàn_bộ Thái_Bình_Dương và trở_thành nền kinh_tế lớn nhất thế_giới từ đó tới nay . Chiến_thắng trong chiến_tranh với Tây_Ban_Nha cùng chiến_tranh thế_giới thứ nhất đã xác_định vị_thế đại_cường_quốc toàn_cầu của Hoa_Kỳ . Thắng_lợi trong chiến_tranh thế_giới thứ hai và chiến_tranh Lạnh tiếp_tục khẳng_định và giữ vững vị_thế siêu_cường của quốc_gia này . Hoa_Kỳ là nước phát_triển , thành_viên của hầu_hết các tổ_chức quốc_tế lớn như Liên_Hợp_Quốc , NATO và Khối Đồng_minh không thuộc NATO , Liên_minh Tình_báo Toàn_cầu , OECD , WTO , các nhóm G7 , G20 , Câu_lạc_bộ Paris , ... Nền kinh_tế Hoa_Kỳ lớn nhất thế_giới theo GDP thực_tế , danh_nghĩa , xếp thứ hai theo sức_mua tương_đương . Hoa_Kỳ có chỉ_số phát_triển con_người ở nhóm rất cao , đứng hạng nhất về tổng giá_trị thương_hiệu quốc_gia , hạng nhì trong báo_cáo cạnh_tranh toàn_cầu , hạng 17 về chỉ_số tự_do kinh_tế , hạng nhất về ngân_sách quốc_phòng . Đô_la Mỹ là loại tiền_tệ được giao_dịch nhiều nhất và Hoa_Kỳ có số_lượng tỷ_phú cùng triệu_phú nhiều nhất thế_giới . Hoa_Kỳ đi đầu trong lĩnh_vực khám_phá vũ_trụ , là quốc_gia đầu_tiên đưa con_người đặt_chân lên Mặt_trăng cũng như sở_hữu_vũ_khí hạt_nhân . Hoa_Kỳ có số_lượng công_dân và tổ_chức đoạt nhiều giải Nobel nhất trong lịch_sử . Văn_hóa Hoa_Kỳ có tầm ảnh_hưởng trên toàn_cầu . Dù_vậy , Hoa_Kỳ cũng phải đối_mặt với nhiều thách_thức như chênh_lệch giàu nghèo , quản_lý súng_đạn bất_hợp_phát , bất_bình_đẳng xã_hội như nạn phân_biệt chủng_tộc vẫn tồn_tại , nhập_cư bất_hợp_pháp và chi_phí y_tế đắt_đỏ . Tên gọi Tên tiếng Anh Tên tiếng Anh đầy_đủ của nước Mỹ là United States of_America , xuất_hiện lần đầu_tiên vào năm 1776 , lúc này chỉ mới có 13 bang đầu_tiên . Ngày_nay , Hoa_Kỳ gồm 50 bang , Đặc_khu Columbia trực_thuộc liên_bang , 326 Biệt khu thổ_dân châu_Mỹ và một_số lãnh_thổ hải_ngoại . Cách viết tắt thông_thường của United States_of America gồm có United_States , U.S. , và U.S.A._Các tên thông_tục cho quốc_gia này bao_gồm thuật từ thường sử_dụng là America ( Mỹ ) hay_là the_States . Thuật từ Americas để chỉ các vùng_đất Tây bán_cầu được đặt vào đầu thế_kỷ XVI theo tên của nhà thám_hiểm kiêm chuyên_gia vẽ bản_đồ người Ý là Amerigo_Vespucci ( 9 tháng 3 năm 1454 - 22 tháng 2 năm 1512 ) . Tên đầy_đủ của quốc_gia này lần đầu_tiên được dùng chính_thức trong Tuyên_ngôn Độc_lập như sau " Tuyên_ngôn nhất_trí đồng_thuận của 13 tiểu_bang Hợp_chúng quốc_Hoa_Kỳ " được " Các đại_biểu của Hợp_chúng quốc_Hoa_Kỳ " chấp_thuận ngày 4 tháng 7 năm 1776 . Tên hiện_tại được khẳng_định một lần nữa vào ngày 15 tháng 11 năm 1777 khi Đệ_Nhị Quốc_hội Lục_địa_chấp_thuận Những Điều_khoản Liên_hiệp . Điều_khoản đầu phát_biểu như sau " Kiểu liên_bang này sẽ là The_United_States of_America . " Tên Columbia cũng có một thời là tên thông_dụng để chỉ châu_Mỹ và Hoa_Kỳ . Nó được lấy ra từ tên của Christopher_Columbus , người khám_phá ra châu_Mỹ và tên này xuất_hiện trong tên District of_Columbia ( chính là thủ_đô Washington_D.C. của Hoa_Kỳ ) . Hình_tượng Columbia với đặc_điểm của một người phụ_nữ xuất_hiện trên một_số tài_liệu chính_thức , bao_gồm một_số loại tiền của Hoa_Kỳ . Cách thông_thường để nói đến một công_dân Hoa_Kỳ là dùng từ người Mỹ ( American ) . Tên tiếng Việt Trong tiếng Việt đương_đại , nước Mỹ có hai cách gọi chính là Mỹ và Hoa_Kỳ . Tên gọi Mỹ được sử_dụng rộng_rãi trong cả khẩu_ngữ lẫn văn_viết tiếng Việt . Trong tên tiếng Việt của một_số thứ có liên_quan đến Mỹ , chẳng_hạn như trong tên gọi đô_la Mỹ , nước Mỹ hầu_như luôn được gọi_là Mỹ , chứ không gọi_là Hoa_Kỳ . Thay_thế Mỹ trong các tên gọi này bằng Hoa_Kỳ sẽ tạo ra tên gọi khiến người bản_ngữ tiếng Việt cảm_thấy kỳ_quặc . Hoa_Kỳ là tên chính_thức thường được sử_dụng trong các văn_bản hành_chính hay học_thuật . Phiên_bản tiếng Việt website Đại_sứ_quán Hoa_Kỳ tại Hà_Nội dùng tên gọi Hoa_Kỳ . Hoa_Kỳ Tên gọi Hoa_Kỳ trong tiếng Việt bắt_nguồn từ chữ Hán " 花旗 " , là một trong số nhiều tên gọi cổ hiện không còn được sử_dụng trong tiếng Trung nữa của nước Mỹ . Tên gọi này ra_đời vào năm 1784 . Trong năm này , con tàu có tên gọi_là Hoàng_hậu Trung_Quốc ( tiếng Anh : Empress of_China ) tới Quảng_Châu . Con tàu này là thương_thuyền Mỹ đầu_tiên đến Trung_Quốc . Trong cảm_nhận của người_dân Quảng_Châu , những hình_sao " ☆ " nằm ở góc trái lá cờ Mỹ giống như là hình bông hoa ( khái_niệm ☆ gọi_là ngôi_sao khi đó chưa có ) . Họ bèn gọi cờ Mỹ là " 花旗 " hoa_kỳ ( nghĩa_mặt chữ là " cờ hoa " ) , gọi xứ có " cờ hoa " là " 花旗國 " Hoa_Kỳ_quốc ( " nước cờ hoa " ) . Về sau , trong tiếng Hán , " 花旗 " Hoa_Kỳ không cần phải có từ " 國 " quốc ở đằng sau cũng có_thể dùng để chỉ nước Mỹ . Vì Hoa_Kỳ có nghĩa mặt chữ là " cờ hoa " nên đôi_khi trong sách_báo tiếng Việt nước Mỹ được gọi_là xứ cờ hoa .. Tại Trung_Quốc , Hoa_Kỳ chưa bao_giờ là tên gọi quan_phương của nước Mỹ . Tên gọi tiếng Việt_Hợp chúng_quốc Hoa_Kỳ nếu dịch sát_nghĩa từng từ một sang Trung_văn thì sẽ là " 花旗合眾國 " Hoa_Kỳ_hợp chúng_quốc . Trong tiếng Hán , nước Mỹ chưa từng được gọi như_vậy . Trước_đây tại miền Nam Việt_Nam , có_lẽ vì tập_tục húy_kỵ chữ " Hoa " ( tên bà Hồ_Thị_Hoa ) nên người ta cũng gọi và viết là Huê_Kỳ . Mỹ / Mĩ Tên gọi Mỹ trong tiếng Việt được lấy từ âm_tiết đầu_tiên trong tên gọi Mỹ_quốc . Tên gọi Mỹ_quốc thì bắt_nguồn từ chữ hán " 美國 " ( Mỹ_quốc ) . Những người sử_dụng tiếng Hán đã tạo ra tên gọi tắt chỉ có hai âm_tiết cho một_số quốc_gia bằng cách lấy âm_tiết đầu_tiên trong tên gọi dài hơn , có nhiều âm_tiết hơn của quốc_gia đó đem ghép với từ " 國 " quốc , nghĩa_là " nước , quốc_gia " . Các tên gọi " 法國 " Pháp_quốc ( gọi tắt của " 法蘭西 " Pháp Lan_Tây ) , " 德國 " Đức_quốc ( gọi tắt của " 德意志 " Đức_Ý_Chí ) , " 美國 " Mỹ_quốc , tên gọi tắt trong tiếng Hán của Pháp , Đức , Mỹ , đều được tạo ra theo cách này . Tên tiếng Hán gọi tắt hai âm_tiết có âm_tiết cuối là quốc của một_số quốc_gia sau khi được tiếng Việt vay_mượn đã dần_dần bị bỏ đi âm_tiết quốc ở cuối , chỉ giữ lại âm_tiết đầu , Pháp_quốc , Đức_quốc , Mỹ_quốc trở_thành Pháp , Đức , Mỹ . Bằng tiếng Trung , " A-me-ri-ca " được phiên âm_thành " Yǎ měi lì_jiā " , chữ Hán viết là 亞美利加 ( Á_mỹ lợi_gia ) . Nhưng do trùng với tên châu_Mỹ , nên người Trung_Quốc lấy tính từ sở_hữu " American " , bỏ chữ " A " còn lại " me-ri-can " được phiên âm_thành " měi lì_jiān " , chữ Hán viết là 美利堅 ( Mỹ_lợi kiên ) . Do_đó hiện_nay , quốc_hiệu đầy_đủ ( The_United_States of_America ) của nước Mỹ được dịch sang tiếng Trung_Quốc là " Mỹ_Lợi Kiên_hợp chúng_quốc " ( 美利堅合眾國 - Měi_lì jiān hé zhòng guó ) , gọi tắt là " Mỹ_quốc " ( 美國 - Měi_guó ) . Trong bản tiếng Trung của " Điều_ước_Vọng_Hạ " , một hiệp_ước bất_bình_đẳng được Mỹ và Trung_Quốc ký_kết năm 1844 , nước Mỹ được gọi_là " Á Mỹ Lý_Giá châu_đại_hợp chúng_quốc " ( 亞美理駕洲大合眾國 ) . " Hợp chúng_quốc " ( 合眾國 ) mang ý là quốc_gia do nhiều tiểu_bang liên_hợp lại mà thành ( The_United_States ) , " chúng " ( 眾 ) trong " quần_chúng , chúng_tôi " ở đây có nghĩa_là " nhiều " , nhưng người Việt hay bị nhầm thanh_điệu sang chữ " chủng " ( 種 ) trong " chủng_tộc " , nên nhiều khi bị gọi nhầm thành " hợp_chủng_quốc " vì nhiều người cho nó mang nghĩa_là quốc_gia do nhiều chủng_tộc hợp_thành . Tuy_nhiên cách gọi này không chính_xác , bản_thân quốc_hiệu Hoa_Kỳ là " The_United_States of_America " cũng không có từ nào đề_cập đến chủng_tộc như từ " race " . Tên gọi cổ_Sử nhà Nguyễn , Đại_Nam_thực_lục_chính biên vào thế_kỷ XIX còn phiên_âm tên nước này là " Mỹ_Lợi Kiên " , " Ma_Ly_Căn " và " Nhã Di_Lý " ( thông_qua ) . Lịch_sử Thổ_dân châu_Mỹ và người di_cư từ châu_Âu Những thổ_dân của Hoa_Kỳ lục_địa , kể_cả thổ_dân Alaska , đã di_cư từ miền Bắc châu_Á sang bằng việc lợi_dụng sự đóng_băng trên vùng_biển thuộc giao_điểm của Nga và bang Alaska . Họ bắt_đầu di_cư sang châu_Mỹ ít_nhất là 12.000 năm và có_thể xa nhất là 40.000 năm trước_đây . Một_số cộng_đồng bản_thổ trong thời_kỳ tiền Colombo đã phát_triển nông_nghiệp tiên_tiến , đại_kiến_trúc , và những xã_hội cấp tiểu_quốc . Nhà thám_hiểm Christopher_Columbus đến Puerto Rico ngày 19 tháng 11 năm 1493 và đã tiếp_xúc lần đầu_tiên với những người thổ_dân châu_Mỹ . Những năm sau đó , đa_số thổ_dân châu_Mỹ bị bệnh_dịch Á_Âu giết chết . Người Tây_Ban_Nha thiết_lập các thuộc_địa châu_Âu sớm nhất trên đất_liền tại vùng mà bây_giờ là Florida . Sau đó , các khu định_cư Tây_Ban_Nha trong miền Tây_Nam Hoa_Kỳ ngày_nay đã thu_hút hàng ngàn người khắp México . Những thương_buôn da_thú người Pháp thiết_lập các tiền_trạm của Tân_Pháp quanh_Ngũ Đại_Hồ . Các khu định_cư thành_công ban_đầu của người Anh là Thuộc_địa Virginia ở Jamestown năm 1607 và Thuộc_địa Plymouth năm 1620 . Việc thiết_lập Thuộc_địa_Vịnh Massachusetts năm 1628 tạo ra một làn_sóng di_dân ; đến năm 1634 , New_England đã có khoảng 10.000 người theo Thanh_giáo định_cư . Giữa cuối thập_niên 1610 và cuộc cách_mạng , người Anh đã đưa khoảng 50.000 tội_phạm đến các thuộc_địa_Mỹ của họ . Bắt_đầu năm 1614 , Hà_Lan đã thiết_lập các khu định_cư dọc theo hạ_lưu sông Hudson , gồm có Tân_Amsterdam trên đảo Manhattan . Khu định_cư nhỏ Tân_Thụy_Điển được thiết_lập dọc theo Sông_Delaware năm 1638 sau đó bị người Hà_Lan chiếm vào năm 1655 . Trong cuộc Chiến_tranh Pháp và thổ_dân châu_Mỹ , Vương_quốc_Anh đã thừa_cơ giành lấy Canada từ tay người Pháp , nhưng dân_chúng nói tiếng Pháp vẫn được tự_do về chính_trị và tách_biệt khỏi các thuộc_địa ở phía Nam . Năm 1674 , người Anh đã chiếm được các cựu thuộc_địa của Hà_Lan trong Chiến_tranh_Anh – Hà_Lan ; tỉnh Tân_Hà_Lan bị đổi tên thành New_York . Với việc phân_chia Carolinas năm 1729 và thuộc_địa hóa Georgia năm 1732 ; 13 thuộc_địa của Anh , mà sau_này trở_thành Hoa_Kỳ , được thành_lập . Tất_cả đều có chính_quyền thuộc_địa và địa_phương cùng với bầu_cử mở_rộng cho đa_số đàn_ông tự_do . Tất_cả thuộc_địa đều hợp_pháp hóa việc buôn_bán nô_lệ châu_Phi . Với tỷ_lệ sinh_sản cao và tử_vong thấp , cộng thêm việc di_dân mới đến đều_đặn , các thuộc_địa đã tăng gấp đôi dân_số sau mỗi 25 năm . Phong_trào chấn_hưng đức_tin của tín_hữu_Cơ_Đốc trong thập_niên 1730 và thập_niên 1740 được biết đến là Đại_Tỉnh_thức đã khiến cho dân_chúng quan_tâm đến cả tôn_giáo và sự tự_do tín_ngưỡng . Vào năm 1770 , các thuộc_địa có số người Anh_giáo ngày gia_tăng lên đến khoảng 3 triệu người , bằng khoảng nửa dân_số của Vương_quốc Anh vào lúc đó . Mặc_dù các thuộc_địa chịu thuế do Anh đề ra nhưng họ không có một đại_diện nào trong Quốc_hội Vương_quốc_Anh . Giành độc_lập Căng_thẳng giữa mười ba thuộc_địa Mỹ và người Anh trong giai_đoạn cách_mạng trong thập_niên 1760 và đầu thập_niên 1770 dẫn đến cuộc Chiến_tranh Cách_mạng Mỹ nổ ra ngày 14 tháng 6 năm 1775 , Đệ_Nhị Quốc_hội Lục_địa họp tại Philadelphia đã thành_lập một Quân_đội Lục_địa dưới quyền chỉ_huy của Tổng_Tư_lệnh Lục_quân George_Washington đã tuyên_bố rằng " tất_cả con_người được sinh ra đều có quyền bình_đẳng " và được ban cho " một_số quyền bất_khả_nhượng " . Quốc_hội chấp_thuận bản Tuyên_ngôn Độc_lập mà phần_nhiều là do Thomas_Jefferson soạn_thảo , vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 . Năm 1777 , Những Điều_khoản Liên_hiệp được chấp_thuận , thống_nhất các tiểu_bang dưới một chính_phủ liên_bang lỏng_lẻo mà hoạt_động cho đến năm 1788 . Khoảng 70.000 – 80.000 người trung_thành với Vương_miện_Anh đào thoát khỏi các tiểu_bang nổi_dậy , nhiều người đến Nova_Scotia và những vùng Vương_quốc_Anh mới chiếm được tại Canada . Người bản thổ_Mỹ bị chia_rẽ vì liên_minh với hai phía đối_nghịch đã sát_cánh bên phía của mình trên mặt_trận phía tây của cuộc_chiến . Sau khi các lực_lượng Mỹ với sự giúp_đỡ của Pháp đánh_bại quân_đội Anh , Vương_quốc_Anh công_nhận chủ_quyền của mười ba tiểu_bang vào năm 1783 . Một hội_nghị hiến_pháp được tổ_chức năm 1787 bởi những người muốn thành_lập một chính_phủ quốc_gia mạnh hơn với quyền_lực trên các tiểu_bang . Vào tháng 6 năm 1788 , 9 tiểu_bang đã thông_qua bản Hiến_pháp Hoa_Kỳ , tuyên_bố thành_lập một chính_phủ mới . Mỗi bang tự_nguyện chấp_nhận sự liên_kết nhưng đồng_thời vẫn giữ tự_do trong nhiều lĩnh_vực . Họ hòa nhập vào cộng_đồng nhưng không từ_bỏ bản_sắc của mình . Những người sáng_lập Hoa_Kỳ đã soạn_thảo Hiến_pháp dựa trên những tư_tưởng cấp_tiến nảy_sinh trong phong_trào Khai_sáng tại châu_Âu bao_gồm những lý_tưởng của chủ_nghĩa tự_do cùng với ý_tưởng về một chính_thể đại_diện tồn_tại dưới hình_thức nền cộng hòa dân_cử . Nước Mỹ là quốc_gia độc_đáo vì nó không được sinh ra từ một quá_trình lịch_sử lâu_dài như các nước khác mà từ những ý_tưởng chính_trị và triết_học . Thượng và Hạ_viện đầu_tiên của cộng_hòa và Tổng_thống George_Washington nhậm_chức năm 1789 . Thành_phố New_York là thủ_đô liên_bang khoảng 1 năm trước khi chính_phủ di_chuyển đến Philadelphia . Năm 1791 , các tiểu_bang thông_qua Đạo_luật Nhân_quyền , đó là mười_tu chính_án Hiến_pháp nghiêm_cấm việc hạn_chế của liên_bang đối_với các quyền tự_do cá_nhân và bảo_đảm một_số bảo_vệ về pháp_lý . Thái_độ đối_với chế_độ nô_lệ dần_dần có thay_đổi ; một điều_khoản trong Hiến_pháp nói đến sự bảo_đảm buôn_bán nô_lệ châu_Phi chỉ tồn_tại đến năm 1808 . Các tiểu_bang miền Bắc bãi_bỏ chế_độ nô_lệ giữa năm 1780 và năm 1804 , để lại các tiểu_bang với chế_độ nô_lệ ở miền Nam . Năm 1800 , chính_phủ liên_bang di_chuyển đến Washington , D.C. mới thành_lập . Mở_rộng lãnh_thổ Thâu_tóm lãnh_thổ nước khác Khi mới thành_lập , Hoa_Kỳ không phải là nước ủng_hộ chủ_nghĩa_đế_quốc , thậm_chí người_dân Hoa_Kỳ còn có tinh_thần chống chủ_nghĩa_thực_dân do họ từng là thuộc_địa của Anh . Nhưng trong một_số thời_điểm lịch_sử , Hoa_Kỳ đã đi xâm_chiếm đất_đai nước khác . Hoa_Kỳ có nhu_cầu mở_rộng lãnh_thổ và chiếm_lĩnh thị_trường mới , tuy_nhiên , dư_luận trong nước chống lại việc họ sẽ trở_thành một nước đế_quốc trong khi Hoa_Kỳ có đầy_đủ điều_kiện trở_thành một đế_quốc . Chính vì_vậy , Chính_phủ Hoa_Kỳ phải thực_hiện bành_trướng lãnh_thổ một_cách âm_thầm , khéo_léo để vừa thỏa mãn nhu_cầu của nền kinh_tế vừa không bị dư_luận chỉ_trích . Sự bành_trướng này đôi_khi được Chính_phủ Hoa_Kỳ giải_thích bằng sứ_mệnh " cứu thế_giới " để làm yên_lòng dân_chúng . Người Mỹ đã đến các vùng Texas , New_Mexico , California để lập_nghiệp , sau đó Chính_phủ Mỹ chinh_phục các vùng_đất này bằng quân_sự . Nước Mỹ cũng lấy cớ bảo_vệ những doanh_nhân kinh_doanh tại Samoa , Hawaii để chiếm những quần_đảo này . Việc mua vùng_đất Louisiana , lãnh_thổ mà Pháp tuyên_bố chủ_quyền , được thực_hiện dưới thời Tổng_thống Thomas_Jefferson năm 1803 đã thực_sự làm tăng gấp đôi diện_tích Hoa_Kỳ . Chiến_tranh năm 1812 , nổ ra giữa Hoa_Kỳ và Anh vì nhiều bất_đồng , đã không phân_thắng bại , nhưng cũng đồng_thời làm gia_tăng chủ_nghĩa quốc_gia của người Mỹ . Một loạt các cuộc tiến_công quân_sự của Hoa_Kỳ vào Florida đưa đến việc Tây_Ban_Nha_nhượng lại vùng_đất Florida và nhiều lãnh_thổ duyên_hải Vịnh_Mexico khác cho Hoa_Kỳ năm 1819 . Hoa_Kỳ sáp_nhập Cộng_hòa Texas năm 1845 . Khái_niệm về Vận_mệnh hiển_nhiên ( Manifest_Destiny ) rất phổ_biến đối_với công_chúng trong suốt thời_kỳ này . Năm 1845 , Hoa_Kỳ đe dọa chiến_tranh với Vương_quốc_Anh để tranh_giành quyền_lợi tại vùng Tây_Bắc . Hiệp_ước Oregon với Anh năm 1846 đưa đến việc Hoa_Kỳ kiểm_soát vùng mà ngày_nay là tây_bắc Hoa_Kỳ . Chiến_thắng của Hoa_Kỳ trong Chiến_tranh Mexico – Mỹ năm 1848 đưa đến việc Mexico buộc phải ký Hòa_ước bất_bình_đẳng Guadalupe_Hidalgo , họ phải trao cho Mỹ vùng California và phần_nhiều những vùng_đất mà ngày_nay là bang Texas . Mỹ còn gây áp_lực ép_México phải bán vùng_đất Mexican_Cession ( ngày_nay là vùng tây_nam Hoa_Kỳ ) trù_phú cho Mỹ với giá chỉ 15 triệu USD. Năm 1853 , để làm một dự_án đường_ray xe_lửa , Mỹ lại ép Mexico bán rẻ lãnh_thổ ở một vùng_đất tiềm_năng giáp_ranh biên_giới Hoa_Kỳ – Mexico , với giá 10 triệu USD. Vùng này ngày_nay là phía Nam_Arizona và Tây_Nam New_Mexico . Tổng_cộng Mỹ đã giành được gần 3 triệu km² sau các cuộc_chiến với México , trên các lãnh_thổ đó đã thành_lập 6 bang mới của nước Mỹ ( California , một_nửa bang New_Mexico , hầu_hết Arizona , Nevada và một phần của bang Utah và Colorado ) . Lãnh_thổ_Mexico vào năm 1821 rộng 4.925.283 km² , nhưng sau khi bị Hoa_Kỳ chiếm nhiều vùng_đất , đã thu_hẹp lại chỉ còn 1.972.550 km² như ngày_nay . Sau đó , Hoa_Kỳ tiếp_tục mở_rộng lãnh_thổ ra Thái_Bình_Dương . Trong cuộc_chiến với Tây_Ban_Nha năm 1898 , Mỹ_chiến_thắng và được chuyển_nhượng quyền_sở_hữu_Philippines , Cuba , đảo Guam và Puerto_Rico – các thuộc_địa của Tây_Ban_Nha . Vương_quốc Hawaii có liên_hệ gần_gũi với Hoa_Kỳ qua việc giao_thương và công_tác truyền_giáo vào thập_niên 1880 . Năm 1893 , các nhà_lãnh_đạo thương_mại Mỹ đã lật_đổ nữ_hoàng của Hawaii và tìm cách sáp_nhập lãnh_thổ này vào Hoa_Kỳ . Quần_đảo Hawaii chính_thức trở_thành một lãnh_thổ của Hoa_Kỳ vào năm 1900 . Lãnh_thổ_Hawaii trở_thành tiểu_bang thứ 50 của Hoa_Kỳ . Chiến_tranh với người da đỏ bản_xứ Cơn_sốt vàng California 1848 – 1849 càng hấp_dẫn di_dân về miền Tây . Các đường_sắt mới xây_dựng tạo cho người định_cư dễ_dàng di_chuyển khắp_nơi hơn nhưng làm gia_tăng các cuộc xung_đột với người thổ_dân Châu_Mỹ . Trên nữa thế_kỷ , có đến 40 triệu bò rừng bison , thường được gọi_là trâu , bị giết để lấy da và thịt , và giúp cho việc mở_rộng các tuyến đường_sắt . Việc mất_mát quá nhiều bò rừng bison , vốn là một nguồn kinh_tế , thực_phẩm chính của những người thổ_dân Mỹ tại vùng đồng_bằng , là một cú đánh sống_còn vào nhiều nền văn_hóa thổ_dân bản_xứ và không_gian sinh_tồn của họ . Sự hăng_hái mở_rộng lãnh_thổ của người Mỹ về phía tây đã khởi_sự một loạt cuộc chiến_tranh với người bản_địa_Mỹ kéo_dài cho đến cuối thế_kỷ XIX , khi những thổ_dân da đỏ châu_Mỹ bị đuổi khỏi đất_đai của họ . Tại nhiều nơi , người da_đỏ tổ_chức chiến_đấu chống lại quân_Mỹ nhưng cuối_cùng họ vẫn bị đánh_bại . Theo báo_cáo của Gregory_Michno dựa theo hồ_sơ lưu_trữ quân_đội thì chỉ trong 40 năm từ 1850 đến 1890 , khoảng 21.586 người ( lính lẫn thường_dân ) bị giết , bị_thương hay bị bắt . Theo Russell_Thornton thì khoảng 45.000 người da đỏ và 19.000 người da trắng bị giết – trong đó có đàn_bà và trẻ_em của cả hai bên . Một_số cuộc kháng_chiến nổi_bật của người da_đỏ chống lại Mỹ gồm : Năm 1776 , Chiến_tranh Cherokee lần 2 xảy ra , dân_tộc bản_xứ Cherokee chiến_đấu chống sự xâm_lấn của Mỹ vào khu_vực Đông_Tennessee và Đông_Kentucky của họ . Sau đó , cuộc xung_đột dai_dẳng tiếp_diễn với cuộc Chiến_tranh Chickamaga khi các bộ_tộc , bộ_lạc bản_xứ liên_minh lại với nhau chống quân_đội Mỹ . Năm 1794 , họ thất_bại hoàn_toàn và khu_vực này bị sáp_nhập vào bang Tennessee và Kentucky của Mỹ . Năm 1785 , Chiến_tranh Da_đỏ Tây_Bắc nổ ra , một chuỗi trận đánh đẫm máu giữa nhiều bộ_tộc , bộ_lạc bản_xứ với quân_đội Mỹ nhằm bảo_vệ lãnh_thổ của họ ở Ohio . Chiến_tranh kết_thúc năm 1795 với phần thắng thuộc về Mỹ . Năm 1810 , người da_đỏ ở Tây_Florida tuyên_bố độc_lập . Tổng_thống Mỹ James_Madison ra_lệnh cho lục_quân Hoa_Kỳ đến tiêu_diệt nhà_nước non_trẻ và sáp_nhập Tây_Florida vào liên_bang Mỹ . Năm 1812 , Mỹ đánh chiếm vùng Ohio . Năm 1816 , Mỹ_viện cớ người da đỏ_Seminole chứa_chấp những nô_lệ da đen đang ẩn_náu , và cho quân đánh chiếm , sáp_nhập lãnh_thổ của người Seminole vào Bắc_Florida . Năm 1819 , tất_cả những vùng ở Florida sáp_nhập vào nước Mỹ . Năm 1835 – 1842 , người Seminole lần nữa nổi_dậy giành lại Florida nhưng đều bị quân Mỹ đàn_áp triệt_để . Chính_phủ Mỹ cưỡng_ép lưu_đày người Seminole qua phía Tây_Mississippi , kết_thúc 7 năm kháng_chiến của người Seminole . Năm 1893 , quân_đội Mỹ xâm_lược và đảo_chính , lật_đổ vương_quốc Hawaii , sáp_nhập nước này vào liên_bang Hoa_Kỳ . Mỹ đồng_thời chiếm luôn đảo Palmyra gần đó . Hawaii là bang thứ 50 của Mỹ và là bang cuối_cùng mà Mỹ chiếm được vào lãnh_thổ nước này . Ngoài_ra còn có khoảng 100 cuộc_chiến và hàng chục ngàn trận chiến_nhỏ khác đã diễn ra từ năm 1783 đến 1924 . Năm 1924 , Chiến_tranh Apache tại mặt_trận Tây_Nam giữa bộ_tộc Apache chống_đỡ cuộc xâm_lăng của quân_đội Mỹ kết_thúc với thất_bại của bộ_tộc Apache , đã đánh_dấu thất_bại cuối_cùng của cuộc kháng_chiến dài 302 năm của người da đỏ chống thực_dân châu_Âu ( kể từ trận Jamestown năm 1622 giữa thực_dân_Anh và liên_minh Powhatan ở thuộc_địa_Virginia ) và 141 năm chống quân_Mỹ của thổ_dân da đỏ bản_xứ . Các vụ thảm_sát bởi quân_đội và dân_quân , bắt làm nô_lệ , chiến_tranh , nạn đói , dịch_bệnh , các hiệp_ước cưỡng_chiếm đất_đai , và diệt_chủng văn_hóa diễn ra trong các trại tập_trung của người Mỹ gốc Âu ( Euro-American ) đã thực_sự hữu_hiệu trong việc tiêu_diệt người da đỏ bản_xứ và nền văn_hóa của họ . Dân_số người da đỏ ban_đầu có khoảng vài triệu , đến năm 1800 chỉ còn 600.000 Tiến_sĩ Martin_Luther King_Jr . từng tuyên_bố : " Chúng_ta có_lẽ là quốc_gia duy_nhất đã có một chính_sách quốc_gia nhằm cố_gắng quét sạch dân_cư bản_địa của mình " Những quan_điểm phản_bác cho rằng không có một chính_sách tận_diệt nào từng được chính_thức lập ra . Nhà sử_học David_Cook cho rằng : không_thể phủ_nhận nhiều vụ thảm_sát người da đỏ đã diễn ra , nhưng đa_phần những cái chết của người Mỹ bản_địa là hậu_quả của dịch_bệnh mà người Châu_Âu vô_tình mang tới như đậu_mùa và sởi . Nội_chiến và kỹ_nghệ hóa Căng_thẳng giữa các tiểu_bang miền Bắc vốn phản_đối sự chiếm_hữu nô_lệ và các tiểu_bang miền Nam có chế_độ nô_lệ ngày_một gia_tăng trong quan_hệ giữa chính_phủ liên_bang và các chính_quyền tiểu_bang cùng với những cuộc xung_đột bạo_lực về việc mở_rộng chế_độ nô_lệ vào các tiểu_bang mới thành_lập . Abraham_Lincoln , ứng_viên của Đảng Cộng_hòa là đảng mà phần_đông chống chủ_nghĩa nô_lệ , được bầu làm Tổng_thống năm 1860 . Trước khi ông nhậm_chức , 7 tiểu_bang có chế_độ nô_lệ tuyên_bố ly khai khỏi Hoa_Kỳ và thành_lập Liên_minh các tiểu_bang miền nam Hoa_Kỳ . Chính_phủ liên_bang luôn cho rằng việc ly khai là bất_hợp_pháp , và khi quân Liên_minh tấn_công Đồn_Sumter , Nội_chiến_Hoa_Kỳ bắt_đầu và thêm 4 tiểu_bang có chế_độ nô_lệ gia_nhập Liên_minh . Liên_bang trả tự_do cho các nô_lệ_thuộc Liên_minh khi Quân_đội Liên_bang tiến qua miền nam . Sau chiến_thắng của Liên_bang năm 1865 , ba tu chính_án được thêm vào Hiến_pháp Hoa_Kỳ bảo_đảm quyền tự_do cho gần 4 triệu người Mỹ gốc châu_Phi từng là nô_lệ , cho họ quyền_công_dân , và cho họ quyền bầu_cử . Cuộc_chiến đã ngăn_ngừa sự tan_rã của Hoa_Kỳ và kết_cục của nó đã mang đến sự gia_tăng quyền_lực đáng_kể của chính_phủ liên_bang . Sau chiến_tranh , sự_kiện Tổng_thống Abraham_Lincoln bị ám_sát đã cấp_tiến hóa chính_sách tái_thiết của Đảng Cộng_hòa nhằm tái_thống_nhất và tái_kiến_thiết các tiểu_bang miền nam trong lúc đó bảo_đảm quyền_lợi của những người nô_lệ mới được tự_do . Cuộc tranh_cãi kết_quả bầu_cử tổng_thống năm 1876 được giải_quyết bằng thỏa_hiệp năm 1877 đã kết_thúc công_cuộc tái_thiết . Luật Jim_Crow , những luật địa_phương và tiểu_bang ở các bang miền nam được thông_qua chẳng bao_lâu sau đó , đã tước quyền_công_dân của nhiều người Mỹ gốc châu_Phi bằng lập_luận cho rằng luật bảo_đảm công_bằng nhưng tách_ly giữa các chủng_tộc . Tại miền Bắc , đô_thị hóa và một loạt di_dân ào_ạt chưa từng có đã đẩy nhanh tiến_độ công_nghiệp hóa Hoa_Kỳ . Làn_sóng di_dân tồn_tại cho đến năm 1929 đã cung_ứng lực_lượng lao_động cho các ngành_nghề của Hoa_Kỳ và chuyển_đổi nền văn_hóa Mỹ . Bảo_vệ chống thuế cao , xây_dựng hạ_tầng_cơ_sở quốc_gia , và luật_lệ quy_định mới về ngân_hàng đã khuyến_khích sự phát_triển công_nghiệp . Việc mua vùng_đất Alaska năm 1867 từ Nga đã hoàn_thành việc mở_rộng lãnh_thổ Hoa_Kỳ trên lục_địa . Thảm_sát Wounded Knee năm 1890 là xung_đột_vũ_trang chính trong Chiến_tranh với người bản thổ_Mỹ . Năm 1893 , Vương_quyền của Vương_quốc_Hawaii Thái_Bình_Dương bị lật_đổ trong một cuộc đảo_chính do cư_dân người Mỹ lãnh_đạo ; quần_đảo bị sáp_nhập vào Hoa_Kỳ năm 1898 . Chiến_thắng trong Chiến_tranh Tây_Ban Nha-Mỹ cũng trong năm đó chứng_tỏ rằng Hoa_Kỳ là một siêu_cường chính của thế_giới và kết_quả là việc sáp_nhập Puerto_Rico , Guam và Philippines vào Liên_bang . Philippines giành được độc_lập nửa thế_kỷ sau đó ; Puerto_Rico và Guam hiện vẫn là lãnh_thổ của Hoa_Kỳ . Giữa hai cuộc đại_chiến Lúc khởi_sự Chiến_tranh thế_giới thứ nhất năm 1914 , Hoa_Kỳ vẫn giữ thế trung_lập . Người Mỹ có thiện_cảm với người Anh và người Pháp mặc_dù nhiều công_dân , đa_số là người Ireland và người Đức nhập_cư , chống lại việc can_thiệp vào cuộc_chiến . Năm 1917 , Hoa_Kỳ tham_chiến cùng với phe_Hiệp_Ước đã làm thay_đổi cục_diện theo chiều_hướng bất_lợi cho phe Liên_minh Trung_tâm . Do_dự can_thiệp vào nội_bộ của châu_Âu , Thượng_viện Hoa_Kỳ đã không thông_qua Hòa_ước Versailles để thành_lập Hội_Quốc_Liên . Hoa_Kỳ theo_đuổi một chính_sách của chủ_nghĩa đơn_phương có chiều_hướng chủ_nghĩa cô_lập . Năm 1920 , phong_trào nữ quyền đã giành được chiến_thắng để một tu chính_án hiến_pháp ra_đời cho_phép phụ_nữ quyền bầu_cử . Một phần vì có nhiều người phục_vụ trong chiến_tranh nên người da đỏ bản_địa_Mỹ đã giành được quyền_công_dân Hoa_Kỳ theo Đạo_luật Công_dân dành cho người bản thổ_Mỹ năm 1924 . Trong suốt thập_niên 1920 , Hoa_Kỳ_hưởng được một thời_kỳ thịnh_vượng không cân_bằng khi lợi_nhuận của các nông_trại giảm sâu thì lợi_nhuận của nhà_máy công_nghiệp lại tăng vọt . Nợ gia_tăng và thị_trường_chứng_khoán lạm_phát đã tạo ra sự sụp_đổ của thị_trường_chứng_khoán năm 1929 và gây nên Đại_khủng_hoảng , cuộc suy_thoái kinh_tế lớn nhất trong lịch_sử Hoa_Kỳ . Sau khi đắc_cử tổng_thống năm 1932 , Franklin Delano_Roosevelt đã đối_phó với tình_trạng trên bằng một kế_hoạch gọi_là Chính_sách kinh_tế mới ( New_Deal ) . Đó là một loạt các chính_sách gia_tăng quyền_hạn can_thiệp của chính_phủ vào nền kinh_tế . Bão cát giữa thập_niên 1930 đã làm cho các chủ trang_trại và nông_dân Mỹ mất_trắng và khích_lệ một làn_sóng mới di_dân về miền tây . Kinh_tế Hoa_Kỳ không hồi_phục được hoàn_toàn cho đến khi có cuộc huy_động công_nghiệp nhằm hỗ_trợ Hoa_Kỳ tham_chiến trong Chiến_tranh thế_giới thứ hai . Hoa_Kỳ , hầu_như trung_lập suốt thời_gian đầu của cuộc_chiến sau khi Đức_Quốc xã xâm_lược Ba_Lan vào tháng 9 năm 1939 , đã bắt_đầu cung_cấp các trang_thiết_bị quân_sự cho Đồng_minh trong tháng 3 năm 1941 qua chương_trình có tên là Lend-Lease ( cho thuê ) . Ngày 7 tháng 12 năm 1941 , Hoa_Kỳ tham_chiến chống Phe_Trục sau vụ tấn_công Trân_Châu_Cảng bất_ngờ của Nhật_Bản . Chiến_tranh thế_giới thứ hai tiêu_hao nhiều tiền của hơn bất_cứ cuộc_chiến nào trong lịch_sử Hoa_Kỳ , nhưng nó đã đẩy_mạnh nền kinh_tế bằng cách cung_cấp sự đầu_tư vốn và công_việc làm trong khi đưa nhiều phụ_nữ vào thị_trường lao_động . Các hội_nghị của phe Đồng_Minh tại Bretton_Woods và Yalta đã phác_thảo ra một hệ_thống mới các tổ_chức liên_chính_phủ mà đặt Hoa_Kỳ và Liên_Xô ở vị_trí trung_tâm trong những vấn_đề nóng_bỏng trên thế_giới . Khi chiến_thắng đạt được tại châu_Âu , một hội_nghị quốc_tế năm 1945 được tổ_chức tại San_Francisco đã cho ra_đời bản Hiến_chương Liên_Hợp_Quốc mà đã bắt_đầu có hiệu_lực sau chiến_tranh . Hoa_Kỳ là nước đầu_tiên phát_triển vũ_khí nguyên_tử và đã sử_dụng chúng trên hai thành_phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật_Bản lần_lượt vào ngày 6 và 9 tháng 8 , buộc Nhật_Bản phải đầu_hàng vào ngày 2 tháng 9 , kết_thúc Chiến_tranh thế_giới thứ hai . Chiến_tranh lạnh và phản_đối chính_trị Hoa_Kỳ và Liên_Xô tranh_giành vị_thế cường_quốc sau Chiến_tranh thế_giới thứ hai trong Chiến_tranh lạnh , chi_phối các vấn_đề quân_sự của châu_Âu bằng Tổ_chức Liên_phòng Bắc_Đại_Tây_Dương ( NATO ) và Hiệp_ước_Warsaw . Hoa_Kỳ quảng_bá dân_chủ tự_do và chủ_nghĩa_tư_bản trong khi Liên_Xô cổ_vũ_chủ_nghĩa_cộng_sản và một nền kinh_tế kế_hoạch tập_quyền . Hoa_Kỳ ủng_hộ các chính_phủ có tư_tưởng chống cộng , kể_cả những chế_độ độc_tài và Liên_Xô cũng ủng_hộ những chính_phủ có lập_trường chống chủ_nghĩa_tư_bản , và cả hai tham_gia vào các cuộc chiến_tranh ủy_nhiệm ( Proxy_War ) trên toàn thế_giới . Quân_đội Hoa_Kỳ đã đánh nhau với lực_lượng Cộng_hòa Nhân_dân Trung_Hoa trong Chiến_tranh Triều_Tiên năm 1950 – 53 . Ủy_ban Hạ_viện điều_tra về các hoạt_động chống Hoa_Kỳ đã theo_đuổi một loạt các cuộc điều_tra về sự phá_hoại của thành_phần thiên_tả tình_nghi khi Thượng_nghị_sĩ Joseph_McCarthy trở_thành người đứng đầu nhóm có thái_độ bài cộng_sản ở Quốc_hội Hoa_Kỳ . Liên_Xô phóng_phi thuyền có người lái đầu_tiên năm 1961 khiến Hoa_Kỳ phải nỗ_lực nâng cao trình_độ về toán_học và khoa_học_kỹ_thuật . Tổng_thống John_F. Kennedy lên_tiếng rằng Hoa_Kỳ phải là nước đầu_tiên đưa " con_người lên Mặt_Trăng " và mong_muốn của ông đã hoàn_thành vào năm 1969 . Kennedy cũng đối_phó với một cuộc đối_đầu hạt_nhân căng_thẳng với lực_lượng Xô_Viết tại Cuba . Trong lúc đó , Hoa_Kỳ trải qua sự phát_triển kinh_tế mạnh_mẽ . Một phong_trào nhân_quyền lớn_mạnh do những người Mỹ gốc châu_Phi nổi_tiếng lãnh_đạo , như mục_sư Martin_Luther King_Jr . , đã chống_đối_việc tách_biệt và kỳ_thị đối_với người da đen dẫn đến việc bãi_bỏ luật Jim_Crow . Sau khi John_F. Kennedy bị ám_sát năm 1963 , Đạo_luật Nhân_quyền năm 1964 được thông_qua dưới thời Tổng_thống Lyndon B._Johnson . Johnson và người kế_nhiệm là Richard_Nixon đã mở_rộng một cuộc chiến_tranh ủy_nhiệm ( Proxy_War ) tại Đông_Nam_Á là Chiến_tranh Việt_Nam . Với kết_cục của Vụ tai_tiếng Watergate năm 1974 , Tổng_thống Richard_Nixon đã trở_thành vị tổng_thống đầu_tiên của Hoa_Kỳ từ_chức ; ông được Gerald_Ford thay_thế chức tổng_thống . Trong thời chính_phủ của Tổng_thống Jimmy_Carter cuối thập_niên 1970 , kinh_tế của Hoa_Kỳ trải qua thời_kỳ đình_lạm . Ronald Reagan đắc_cử tổng_thống năm 1980 đánh_dấu một sự chuyển_dịch về phía hữu ( bảo_thủ ) trong nền chính_trị Mỹ , được phản_ánh trong những mục_tiêu ưu_tiên về sử_dụng ngân_sách và chính_sách thuế . Cuối thập_niên 1980 và trong thập_niên 1990 , quyền_lực của Liên_Xô bị suy_yếu dẫn đến sự sụp_đổ của nó . Với sự sụp_đổ của Liên_Xô , Mỹ trở_thành siêu_cường duy_nhất còn lại trên thế_giới . Sau chiến_tranh thế_giới thứ II , trước xu_thế phi_thực_dân_hóa trên toàn_cầu nên Hoa_Kỳ không_thể tiếp_tục bành_trướng lãnh_thổ mà_còn trao_trả độc_lập cho một_số lãnh_thổ hải_ngoại của mình nhưng họ cố_gắng xây_dựng ảnh_hưởng tại nhiều nơi trên thế_giới bằng các biện_pháp kinh_tế và chính_trị để có_thể an_tâm khai_thác tài_nguyên và thị_trường ở những nơi đó . Lúc này các công_ty đa quốc_gia Mỹ sử_dụng đồng USD thay_vì súng_đạn để thay chính_phủ Mỹ mở_rộng ảnh_hưởng kinh_tế , văn_hóa , thậm_chí là chính_trị của nước Mỹ . Việc này vừa mang lại lợi_nhuận vừa được những nơi tiếp_nhận đầu_tư của tư_bản Mỹ biết_ơn lại không mang_tiếng là thực_dân như các đế_quốc Châu_Âu . Những nước thuộc_địa vừa giành được độc_lập trở_thành mục_tiêu chủ_yếu của Hoa_Kỳ . Họ tích_cực đầu_tư , xuất_khẩu văn_hóa , viện_trợ kinh_tế - quân_sự và can_thiệp vào chính_trị nội_bộ của những nước vừa giành được độc_lập . Họ cạnh_tranh với Liên_Xô trong việc xây_dựng ảnh_hưởng trên toàn_cầu . Các hoạt_động này mang nhãn_hiệu chống cộng_sản để bảo_vệ nền dân_chủ trên toàn thế_giới . Làm như_vậy Hoa_Kỳ không_những tránh được sự chỉ_trích trong nước mà_còn được nước_ngoài biết_ơn vì đã góp_phần mang lại phồn_vinh và tiến_bộ cho họ . Dư_luận Hoa_Kỳ rất hài_lòng trước sự tỏa sáng của văn_minh Hoa_Kỳ ở nước_ngoài mà họ xem là xuất_khẩu giấc mơ Mỹ ra toàn thế_giới và chứng_minh nó là ưu_việt . Thời hiện_đại Vai_trò lãnh_đạo của Hoa_Kỳ và đồng_minh của mình trong Chiến_tranh Vùng_Vịnh được Liên_Hợp_Quốc ủng_hộ dưới quyền của Tổng_thống George_H. W._Bush , và sau đó là Chiến_tranh Nam_Tư giúp duy_trì vị_thế của Hoa_Kỳ như siêu_cường duy_nhất còn lại . Sự phát_triển kinh_tế dài nhất trong lịch_sử Hoa_Kỳ từ 3/1991 đến 3/2001 đã bao_trùm hết hai nhiệm_kỳ của Tổng_thống Bill_Clinton . Cuộc Bầu_cử Tổng_thống Hoa_Kỳ năm 2000 gây nhiều tranh_cãi được Tối_cao Pháp_viện Hoa_Kỳ can_thiệp và giải_quyết với kết_quả là chức tổng_thống về tay Thống_đốc bang Texas là George W._Bush , con trai của George_H. W._Bush . Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 , bọn khủng_bố dùng máy_bay dân_sự cướp được đánh vào Trung_tâm Thương_mại Thế_giới tại Thành_phố New_York và Ngũ_Giác Đài gần Washington , D.C. , giết chết gần 3000 người . Sau vụ đó , Tổng_thống Bush mở cuộc Chiến_tranh chống khủng_bố dưới triết_lý quân_sự nhấn_mạnh đến chiến_tranh phủ_đầu mà bây_giờ được biết như Học_thuyết_Bush . Cuối năm 2001 , các lực_lượng Hoa_Kỳ đã lãnh_đạo một cuộc tiến_công của NATO vào Afghanistan lật_đổ Chính_phủ Taliban và phá_hủy các trại huấn_luyện khủng_bố của al-Qaeda . Du_kích quân_Taliban tiếp_tục cuộc chiến_tranh du_kích chống lực_lượng do NATO lãnh_đạo . Năm 2002 , Chính_phủ Bush bắt_đầu gây áp_lực cho sự thay_đổi chế_độ tại Iraq với các lý_do gây nhiều tranh_cãi . Thiếu sự ủng_hộ của NATO , Bush thành_lập một Liên_minh tự_nguyện và Hoa_Kỳ xâm_chiếm Iraq năm 2003 , lật_đổ nhà độc_tài Saddam Hussein khỏi quyền_lực . Mặc_dù đối_phó với áp_lực từ cả bên ngoài và bên trong nước đòi rút quân , Hoa_Kỳ vẫn duy_trì sự hiện_diện quân_sự tại Iraq . Năm 2005 , bão_Katrina gây sự tàn_phá nặng dọc theo phần_lớn Vùng_Duyên_hải_Vịnh của Hoa_Kỳ , tàn_phá New_Orleans . Ngày 4 tháng 11 năm 2008 , trong cuộc khủng_hoảng_kinh_kế lớn , Hoa_Kỳ đã bầu Barack_Obama làm tổng_thống . Ông được tuyên_thệ nhậm_chức và ngày 20 tháng 1 năm 2009 , trở_thành người Mỹ gốc Phi đầu_tiên giữ chức_vụ tổng_thống Hoa_Kỳ . Năm 2011 , thủ_lĩnh al-Qaeda là Osama_Bin Laden đã bị quân_đội Mỹ tiêu_diệt sau một cuộc phục_kích tại Pakistan . Quân_đội Mỹ cũng chính_thức chấm_dứt cuộc_chiến tại Iraq trong năm đó . Tuy_vậy , ở Iraq những năm sau đó , tình_hình hỗn_loạn vẫn tiếp_tục với sự nổi lên của nhóm khủng_bố Hồi_giáo cực_đoan ISIS hay Nhà_nước Hồi_giáo_Iraq và Levant , thay_thế Al-Qaeda trong khu_vực . Đến năm 2014 , Hoa_Kỳ bình_thường hóa quan_hệ ngoại_giao với Cuba . Cuộc bầu_cử tổng_thống vào cuối năm 2016 đem đến thắng_lợi cho ứng_viên Đảng Cộng_hòa Donald_Trump trước ứng_viên nữ của Đảng Dân_chủ là bà Hillary_Clinton . Đây là một cuộc bầu_cử Tổng_thống đặc_biệt . Người chiến_thắng , ông Donald_Trump , là vị Tổng_thống Tân_cử có tuổi_đời cao nhất trong lịch_sử , là vị Tổng_thống Tân_cử chưa từng đảm_nhận các chức_vụ chính_trị chính_thống nào trước đó , là vị Tổng_thống Tân_cử thu được số phiếu phổ_thông cao thứ hai . Trong khi đó , bà Hillary_Clinton là người phụ_nữ đầu_tiên trở_thành ứng_cử_viên Tổng_thống đại_diện cho một trong hai đảng lớn nhất trong hệ_thống chính_trị , là ứng_cử_viên Tổng_thống nữ có số phiếu đại_cử_tri cao nhất trong một cuộc bầu_cử , là ứng_cử_viên Tổng_thống nữ có số phiếu phổ_thông cao nhất thu được trong một cuộc bầu_cử , và là ứng_cử_viên Tổng_thống thất_cử nhưng thu được nhiều phiếu phổ_thông nhất trong một cuộc bầu_cử . Đã có những cáo_buộc về sự can_thiệp của Liên_Bang Nga làm thay_đổi kết_quả cuộc bầu_cử này . Mặc cho các cáo_buộc và hàng_loạt các cuộc biểu_tình phản_đối , vào ngày 20 tháng 1 năm 2017 , Donald_Trump nhậm_chức trở_thành Tổng_thống thứ 45 của Hoa_Kỳ . Vào ngày 20 tháng 1 năm 2020 , ca nhiễm COVID-19 đầu_tiên ở Hoa_Kỳ đã được xác_nhận . Tính đến ngày 7 tháng 3 năm 2021 , Hoa_Kỳ có gần 29 triệu ca nhiễm COVID-19 và hơn 520.000_ca tử_vong . Cho_đến nay , Hoa_Kỳ là quốc_gia có nhiều người nhiễm COVID-19 được xác_nhận nhất kể từ ngày 11 tháng 4 năm 2020 . Cuộc bầu_cử tổng_thống vào cuối năm 2020 khiến Donald_Trump thất_cử và ứng_viên Đảng Dân_chủ Joe Biden đã chiến_thắng . Những người ủng_hộ Donald_Trump cho rằng cuộc bầu_cử đã xảy ra gian_lận , họ tiến_hành Bạo_loạn tại Điện_Capitol Hoa_Kỳ 2021 . Lần đầu_tiên kể từ năm 1814 , tòa nhà Quốc_hội Mỹ bị tấn_công và cướp_phá . Địa_lý Hoa_Kỳ là quốc_gia có tổng diện_tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế_giới , trước hoặc sau Trung_Quốc , tùy theo hai lãnh_thổ mà Ấn_Độ và Trung_Quốc đang tranh_chấp có được tính vào lãnh_thổ Trung_Quốc hay không . Nếu chỉ tính về phần mặt_đất thì Hoa_Kỳ lớn hạng ba sau Nga và Trung_Quốc nhưng đứng ngay trước Canada ( Canada lớn hơn Hoa_Kỳ về tổng diện_tích nhưng phần_lớn lãnh_thổ phía bắc của Canada_phủ băng_tuyết , không phải là mặt_đất ) . Hoa_Kỳ lục_địa trải dài từ Đại_Tây_Dương đến Thái_Bình_Dương và từ Canada đến México và Vịnh_Mexico . Alaska là tiểu_bang lớn nhất về diện_tích , giáp Thái_Bình_Dương và Bắc_Băng_Dương và bị Canada chia cách khỏi Hoa_Kỳ lục_địa . Hawaii gồm một chuỗi các đảo nằm trong Thái_Bình_Dương , phía tây_nam Bắc_Mỹ . Puerto_Rico , lãnh_thổ quốc_hải đông dân nhất và lớn nhất của Hoa_Kỳ , nằm trong đông bắc Caribbe . Trừ một_số lãnh_thổ như Guam và phần cận_tây nhất của Alaska , hầu_như tất_cả Hoa_Kỳ nằm trong tây bán_cầu . Đồng_bằng sát duyên_hải Đại_Tây_Dương nhường_phần xa hơn về phía bên trong đất_liền cho các khu rừng dễ rụng lá theo mùa và các ngọn đồi trập_chùng của vùng Piedmont . Dãy núi Appalachia chia vùng sát duyên_hải phía đông ra khỏi vùng Ngũ_Đại_Hồ và thảo_nguyên Trung_Tây . Sông_Mississippi – Missouri là hệ_thống sông dài thứ tư trên thế_giới chảy qua giữa nước Mỹ theo hướng chính là bắc – nam . Vùng đồng_cỏ phì_nhiêu và bằng_phẳng của Đại_Bình_nguyên trải dài về phía tây . Dãy núi Rocky ở rìa phía tây của Đại_Bình_nguyên kéo_dài từ bắc xuống nam băng ngang lục_địa và có lúc đạt tới độ cao hơn 14.000_ft ( 4.300 m ) tại Colorado . Vùng phía tây của dãy núi Rocky đa_số là hoang_mạc như Hoang_mạc Mojave và Đại_Bồn_địa có nhiều đá . Dãy núi Sierra_Nevada chạy song_song với dãy núi Rocky và tương_đối gần duyên_hải Thái_Bình_Dương . Ở độ cao 20.320_ft ( 6.194 m ) , núi Denali của Alaska là đỉnh_cao nhất của Hoa_Kỳ . Các núi lửa còn hoạt_động là thường thấy khắp Quần_đảo Alexander và Quần_đảo Aleutian . Toàn_bộ tiểu_bang Hawaii được hình_thành từ các đảo núi lửa nhiệt_đới . Siêu núi lửa nằm dưới Công_viên Quốc_gia Yellowstone trong dãy núi Rocky là một di_thể núi lửa lớn nhất của lục_địa . Vì Hoa_Kỳ có diện_tích lớn và có nhiều địa_hình rộng_lớn nên Hoa_Kỳ gần như có tất_cả các loại khí_hậu . Khí_hậu ôn_hòa có ở đa_số các vùng , khí_hậu nhiệt_đới ở Hawaii và miền Nam_Florida , khí_hậu địa_cực ở Alaska , nửa khô_hạn trong Đại_Bình_nguyên phía Tây kinh_tuyến 100 độ , khí_hậu hoang_mạc ở Tây_Nam , khí_hậu Địa_Trung_Hải ở duyên_hải California , và khô_hạn ở Đại_Bồn_địa . Thời_tiết khắc_nghiệt thì hiếm khi thấy – các tiểu_bang giáp_ranh Vịnh_Mexico thường bị đe_dọa bởi bão và phần_lớn lốc xoáy của thế_giới xảy ra trong Hoa_Kỳ lục_địa , chủ_yếu là miền Trung_Tây . Môi_trường Với nhiều vùng sinh_trưởng từ khí_hậu nhiệt_đới đến địa_cực , cây_cỏ của Hoa_Kỳ rất đa_dạng . Hoa_Kỳ có hơn 17.000 loài thực_vật bản_địa được xác_định , bao_gồm 5.000 loài tại California ( là nơi có những cây cao nhất , to nhất , và già nhất trên thế_giới ) . Hơn 400 loài động_vật có vú , 700 loài chim , 500 loài bò_sát và loài lưỡng_cư , và 90.000 loài côn_trùng đã được ghi_chép thành tài_liệu . Vùng_đất ngập nước như Everglades của Florida là nơi sinh_sôi của phần_nhiều các loài đa_dạng vừa nói . Hệ_sinh_thái của Hoa_Kỳ gồm có hàng ngàn loài động_thực_vật lạ , không phải xuất_xứ bản_địa và thường gây tác_hại đến các cộng_đồng động_thực_vật bản_địa . Đạo_luật các loài có nguy_cơ tuyệt_chủng năm 1973 đã giúp bảo_vệ các loài vật hiếm_quý , có nguy_cơ tuyệt_chủng . Nơi cư_ngụ của các loài được bảo_vệ thường_xuyên được Cục Cá và Động_vật hoang_dã Hoa_Kỳ theo_dõi . Năm 1872 , công_viên quốc_gia đầu_tiên trên thế_giới được thiết_lập tại Yellowstone . 57 công_viên quốc_gia khác và hàng trăm công_viên và rừng do liên_bang đảm_trách khác đã được hình_thành từ đó . Các khu hoang_dã đã được thiết_lập quanh khắp quốc_gia để bảo_đảm sự bảo_vệ nơi cư_ngụ ban_sơ của các loài động_thực_vật một_cách dài_hạn . Tổng_cộng , Chính_phủ Hoa_Kỳ điều_hợp 1.020.779_dặm vuông ( 2.643.807 km² ) , hay 28,8 % tổng diện_tích đất của quốc_gia . Các công_viên và đất rừng được bảo_vệ chiếm đa_số phần đất này . Cho đến tháng 3 năm 2004 , khoảng 16 % đất công_cộng dưới quyền của Cục Quản_lý Đất đã được thuê_mướn cho việc khoan tìm khí_đốt thiên_nhiên và dầu_hỏa thương_mại ; đất công cũng được cho thuê để khai_thác mỏ và chăn_nuôi bò . Hoa_Kỳ là nước_thải khí carbon_dioxide ( CO2 ) đứng thứ hai , sau Trung_Quốc , trong việc đốt cháy các nhiên_liệu hóa_thạch . Chính_sách năng_lượng của Hoa_Kỳ bị bàn_cãi khắp_nơi ; nhiều lời kêu_gọi đưa ra yêu_cầu nước này nên đóng vai_trò lãnh_đạo trong cuộc_chiến chống hiện_tượng nóng lên của Trái_Đất . Chính_trị Hoa_Kỳ là nhà_nước cộng_hòa liên_bang tồn_tại lâu_đời nhất trên thế_giới . Quốc_gia này là một cộng hòa lập_hiến mà " trong đó khối đa_số cầm_quyền bị kiềm_chế bởi quyền của khối_thiểu_số được luật_pháp bảo_vệ . " Trên cơ_bản , Hoa_Kỳ có cơ_cấu giống như một nền Dân_chủ đại_nghị mặc_dù các công_dân Hoa_Kỳ sinh_sống tại các lãnh_thổ không được tham_gia bầu trực_tiếp các viên_chức liên_bang .. Tổng_thống , Quốc_hội và Tòa_án cùng nắm giữ và chia_sẻ quyền_lực của chính_quyền liên_bang ( tam_quyền_phân_lập ) theo Hiến_pháp . Trong khi đó , chính_phủ liên_bang lại chia_sẻ quyền_lực với chính_quyền của từng tiểu_bang . Chủ_nghĩa liên_bang tại Hoa_Kỳ khuyến_khích các bang đoàn_kết với nhau và ủng_hộ các quyết_định , các luật_lệ do chính_quyền trung_ương ban_hành , tuy_nhiên vẫn tồn_tại xu_hướng ly_tâm khi các bang cố_gắng bảo_vệ các quyền_hạn và lợi_ích riêng của mình . Một_mặt các bang phải tuân_thủ những quyết_định của chính_quyền trung_ương , mặt_khác chúng lại muốn bảo_vệ quyền_tự_trị đã được Hiến_pháp bảo_đảm . Điều này ngày_càng khó_khăn khi các bang phải phụ_thuộc chính_quyền trung_ương về mặt tài_chính . Chính_phủ luôn bị chỉnh_lý bởi một hệ_thống kiểm_tra và cân_bằng do Hiến_pháp Hoa_Kỳ_định_nghĩa . Hiến_pháp Hoa_Kỳ là tài_liệu pháp_lý tối_cao của quốc_gia và đóng vai_trò như một bản khế_ước xã_hội đối_với nhân_dân Hoa_Kỳ . Các nhà soạn_thảo Hiến_pháp Hoa_Kỳ quy_định Hiến_pháp là " bộ_luật tối_cao của đất_nước " . Các tòa_án đã cho rằng câu này có nghĩa_là khi có các bộ_luật được các bang ( kể_cả hiến_pháp từng bang ) hay Quốc_hội đưa ra mà mâu_thuẫn với hiến_pháp liên_bang , những luật đó không có hiệu_lực . Các quyết_định của Tòa_án Tối_cao trong hai_thể kỷ_qua đã củng_cố cách nhìn này . Hiến_pháp đặt quyền người_dân trên_hết . Quyền_hạn của chính_phủ được người_dân ủy_nhiệm . Vì_thế , hiến_pháp đưa ra nhiều hạn_chế quyền_hạn của các viên_chức này . Các đại_biểu chỉ được tiếp_tục phục_vụ nếu họ được tái bầu_cử trong các cuộc bầu_cử có định_kỳ . Các viên_chức bổ_nhiệm chỉ phục_vụ khi người bổ_nhiệm cho_phép . Một ngoại_trừ của điều này là các thẩm_phán của Tòa_án Tối_cao , được tổng_thống bổ_nhiệm trọn đời , để tránh các ảnh_hưởng chính_trị . Hiến_pháp còn cho_phép người_dân thay_đổi nó qua các tu chính_án . Trong hệ_thống liên_bang của Hoa_Kỳ , công_dân Hoa_Kỳ có ba cấp_bậc chính_quyền , đó là liên_bang , tiểu_bang , và địa_phương . Nhiệm_vụ của chính_quyền địa_phương thông_thường được phân_chia giữa chính_quyền quận và chính_quyền khu_tự_quản ( thành_phố ) . Trong đa_số trường_hợp , các viên_chức hành_pháp và lập_pháp được bầu lên theo thể_thức công_dân bầu ra duy_nhất một ứng_viên trong từng khu_vực bầu_cử . Không có đại_biểu theo tỷ_lệ ở cấp_bậc liên_bang , và rất hiếm khi có ở cấp_bậc thấp hơn . Các viên_chức nội_các và tòa_án của liên_bang và tiểu_bang thường được ngành hành_pháp đề_cử và phải được ngành lập_pháp chấp_thuận . Tuổi bầu_cử là 18 và việc đăng_ký cử_tri là trách_nhiệm cá_nhân ; không có luật bắt_buộc phải tham_gia bầu_cử . Chính_quyền của Liên_bang gồm có ba nhánh quyền_lực : Lập_pháp : Quốc_hội Hoa_Kỳ là nhánh lập_pháp của Chính_quyền liên_bang Hoa_Kỳ . Quốc_hội lưỡng_viện gồm có Thượng_viện ( còn gọi_là Viện nghị_sĩ ) và Hạ_viện ( còn gọi_là Viện dân_biểu ) đặc_trách làm_luật liên_bang , tuyên_chiến , phê_chuẩn các hiệp_ước , có quyền quyết_định về ngân_sách , và có quyền ít khi được dùng đến là truất_phế mà có_thể bãi_bỏ chức_vụ của các viên_chức đương_nhiệm của chính_phủ . Hạ_viện có 435 thành_viên , số thành_viên mỗi bang phụ_thuộc vào dân_số của bang đó . Mỗi bang có tối_thiểu 1 hạ_nghị_sĩ . Mỗi hạ_nghị_sĩ có nhiệm_kỳ 2 năm . Một người muốn trở_thành hạ_nghị_sĩ thì phải từ 25 tuổi trở lên , phải là công_dân Hoa_Kỳ ít_nhất 7 năm , và phải là cư_dân tại bang mà người đó đại_diện . Không có giới_hạn số nhiệm_kì cho mỗi hạ_nghị_sĩ . Thượng_viện có tổng_cộng 100 thượng_nghị_sĩ , mỗi bang có 2 thượng_nghị_sĩ . Mỗi thượng_nghị_sĩ phục_vụ trong nhiệm_kỳ 6 năm . Cứ mỗi 2 năm thì 1/3 số ghế trong Thượng_viện được bầu lại . Một người muốn được bầu làm thượng_nghị_sĩ thì phải ít_nhất 30 tuổi , phải là công_dân Hoa_Kỳ ít_nhất 9 năm , phải là cư_dân tại bang mà họ đại_diện trong thời_gian bầu_cử . Mỗi viện đều có quyền_lực riêng_biệt . Thượng_viện có nhiệm_vụ cố_vấn và phê_chuẩn các sự bổ_nhiệm của tổng_thống , trong khi Hạ_viện có trách_nhiệm đệ_trình các dự_luật từ dân_biểu và nâng cao thu_nhập quốc_gia . Tuy_nhiên , cần có sự đồng_thuận của cả hai viện để có_thể thông_qua các dự_luật rồi trở_thành đạo_luật . Hiến_pháp cũng quy_định nhiều quyền khác nhau cho Quốc_hội : quyền đánh thuế và thu thuế để trả nợ , cung_ứng phương_tiện quốc_phòng và phúc_lợi chung cho nước Mỹ ; vay_mượn tiền ; lập ra các quy_định thương_mại với các nước khác và giữa các tiểu_bang ; thiết_lập những quy_định thống_nhất về nhập_tịch ; phát_hành tiền và quy_định mệnh_giá ; trừng_phạt các hình_thức lừa_đảo ; thiết_lập bưu_điện và công_lộ , cổ_xúy sự tiến_bộ khoa_học , thiết_lập các tòa_án trực_thuộc Tối_cao Pháp_viện , định_nghĩa và trừng_phạt tội vi_phạm bản_quyền và các trọng_tội , tuyên_chiến , tổ_chức và hỗ_trợ quân_đội , cung_ứng và duy_trì hải_quân , làm_luật lãnh_thổ và lực_lượng hải_quân , cung_ứng lực_lượng dân_quân , trang_bị vũ_khí và duy_trì kỷ_luật các lực_lượng dân_quân , thi_hành hệ_thống luật đặc_biệt ở Washington , D._C. , và ban_hành những luật_lệ cần_thiết để thực_thi quyền_lực của Quốc_hội . Hành_pháp : Tổng_thống điều_hành nhánh hành_pháp của Chính_phủ liên_bang . Tổng_thống là nguyên_thủ quốc_gia , người đứng đầu nhà_nước , đứng đầu chính_phủ và là tổng_tư_lệnh quân_đội , cũng là nhà ngoại_giao trưởng . Tổng_thống cũng có quyền phủ_quyết các đạo_luật của ngành lập_pháp trước khi các đạo_luật trở_thành luật , bổ_nhiệm Nội_các và các viên_chức khác giúp quản_trị và thi_hành chính_sách cũng như luật liên_bang . Tổng_thống , theo Hiến_pháp , còn có trách_nhiệm đôn_đốc việc tuân_thủ luật_pháp . Tổng_thống có quyền phủ_quyết các đạo_luật đã được Quốc_hội thông_qua . Tổng_thống có_thể bị luận_tội bởi đa_số dân_biểu ở Hạ_viện và bị dời bỏ khỏi chức_vụ bởi đa_số hai_phần_ba tại Thượng_viện vì những cáo_buộc như " phản_quốc , hối_lộ hoặc những trọng_tội và hành_vi bất_chính khác " . Tổng_thống không_thể giải_tán quốc_hội hoặc tổ_chức các cuộc bầu_cử đặc_biệt , nhưng có quyền ân_xá những người bị buộc_tội theo luật liên_bang , ban_hành sắc_lệnh hành_pháp và bổ_nhiệm ( với sự chuẩn_thuận của Thượng_viện ) thẩm_phán Tối_cao Pháp_viện và thẩm_phán liên_bang . Dù tổng_thống có quyền đệ_trình các dự_luật ( như ngân_sách liên_bang ) , thường thì tổng_thống phải dựa vào sự hỗ_trợ của các nghị_sĩ để vận_động cho các dự_luật . Sau khi các dự_luật được thông_qua ở hai viện Quốc_hội , cần có chữ_ký của tổng_thống để trở_thành luật , đó là lúc tổng_thống có_thể sử_dụng quyền phủ_quyết , dù không thường_xuyên , để bác_bỏ chúng . Quốc_hội có_thể vượt qua phủ_quyết của tổng_thống nếu có được đa_số ở cả hai viện . Phó Tổng_thống Hoa_Kỳ là viên_chức hành_pháp đứng hàng thứ nhì trong chính_quyền . Là nhân_vật số_một theo thứ_tự kế_nhiệm tổng_thống , Phó Tổng_thống sẽ đảm_nhiệm chức_vụ tổng_thống trong trường_hợp tổng_thống qua_đời , từ_nhiệm hoặc bị bãi_nhiệm . Các bộ_trưởng của 15 bộ khác nhau , được chọn bởi tổng_thống và được phê_chuẩn bởi Thượng_viện , cấu_thành một hội_đồng cố_vấn cho tổng_thống gọi là " Nội_các " . Các thành_viên Nội_các chịu trách_nhiệm điều_hành những bộ_ngành khác nhau của chính_phủ như Bộ Quốc_phòng , Bộ_Tư_pháp và Bộ Ngoại_giao . Ngoài_ra , còn có một_số tổ_chức được xếp vào nhóm Văn_phòng Hành_pháp của Tổng_thống gồm có ban_nhân_viên Tòa Bạch_Ốc , Văn_phòng Đại_diện Thương_mại Hoa_Kỳ , Văn_phòng Chính_sách Kiểm_soát Ma_túy Quốc_gia và Văn_phòng Chính_sách Khoa_học Kỹ_thuật . Bên_cạnh có các cơ_quan độc_lập khác như Cơ_quan Tình_báo Quốc_gia ( CIA ) , Cơ_quan Hàng_không và Vũ_trụ ( NASA ) , Cơ_quan Quản_lý Dược và Thực_phẩm , hay Cơ_quan Bảo_vệ Môi_trường . Tư_pháp : Gồm Tòa_án Tối_cao và những tòa_án liên_bang thấp hơn trong đó các thẩm_phán được tổng_thống bổ_nhiệm với sự chấp_thuận của Thượng_viện . Nhiệm_vụ của ngành là diễn_giải về luật và có_thể đảo_ngược các luật mà họ cho rằng vi_hiến . Thiết_chế đứng đầu nhánh tư_pháp là Tối_cao Pháp_viện Hoa_Kỳ ( Tòa_án Tối_cao ) , gồm có chín thẩm_phán . Tòa_án tối_cao xét_xử các sự_vụ liên_quan đến Chính_phủ liên_bang và những vụ tranh_tụng giữa các tiểu_bang , có quyền giải_thích Hiến_pháp và tuyên_bố các hoạt_động lập_pháp và hành_pháp ở mọi cấp chính_quyền là vi_hiến , cũng như có quyền vô_hiệu hóa các luật_lệ , tạo tiền_lệ cho luật_pháp và các phán_quyết sau_này . Dưới Tòa_án Tối_cao là các Tòa Kháng_án , dưới nữa là tòa_án cấp quận , đây là cấp tòa_án thực_hiện nhiều vụ xét_xử nhất theo luật liên_bang . Tòa_án liên_bang cấp quận là nơi các vụ án được đem ra xét_xử sơ_thẩm và phán_quyết . Tòa kháng_án là nơi xử phúc_thẩm các vụ án ở tòa_án quận . Tối_cao Pháp_viện Hoa_Kỳ xem_xét các vụ kháng_án từ tòa kháng_án và từ tòa tối_cao tiểu_bang ( liên_quan đến các vấn_đề hiến_pháp ) , cũng như tổ_chức xét_xử một_số vụ_việc khác . Hạ_viện có 435 thành_viên , mỗi thành_viên đại_diện cho một khu bầu_cử quốc_hội với nhiệm_kỳ hai năm . Các ghế ở Hạ_viện được chia theo tỉ_lệ dân_số tại 50 tiểu_bang ( trung_bình mỗi dân_biểu đại_diện khoảng 646.946 cư_dân ) . Theo Điều_tra Dân_số Hoa_Kỳ năm 2010 ( lần điều_tra dân_số kế_tiếp sẽ là năm 2020 ) , 7 tiểu_bang chỉ có một đại_diện tại Hạ_viện trong khi California , tiểu_bang đông dân nhất có đến 53 đại_diện tại Hạ_viện . Mỗi tiểu_bang cho_dù có đông dân hay ít dân cũng chỉ có hai Thượng_nghị_sĩ , được bầu với nhiệm_kỳ 6 năm ; một_phần_ba số Thượng_nghị_sĩ sẽ hết nhiệm_kỳ cứ mỗi hai năm . Tổng_thống nắm quyền một nhiệm_kỳ 4 năm và có_thể được tái đắc_cử nhưng không được phục_vụ nhiều hơn hai nhiệm_kỳ ( trừ một_số trường_hợp đặc_biệt ) . Tổng_thống không được bầu trực_tiếp , mà qua một hệ_thống đại_cử_tri đoàn trong đó số phiếu định_đoạt được chia theo tỉ_lệ từng tiểu_bang ( theo dân_số ) . Tối_cao Pháp_viện , do Thẩm_phán_trưởng Hoa_Kỳ lãnh_đạo , có chín thành_viên phục_vụ cả đời_trừ khi tự từ_chức hay qua_đời . Tất_cả các luật_lệ và thủ_tục pháp_lý của chính_phủ liên_bang và chính_quyền tiểu_bang đều phải chịu sự duyệt_xét , và bất_cứ luật nào bị xét thấy là vi_phạm hiến_pháp bởi ngành tư_pháp đều phải bị đảo_ngược . Văn_bản gốc của Hiến_pháp thiết_lập cơ_cấu và những trách_nhiệm của chính_phủ liên_bang , quan_hệ giữa liên_bang và từng tiểu_bang , và những vấn_đề trọng_yếu về thẩm_quyền kinh_tế và quân_sự . Điều một của Hiến_pháp bảo_vệ quyền đòi bồi_thường nếu bị giam_cầm bất_hợp_pháp , và Điều ba bảo_đảm quyền được xét_xử bởi một đoàn bồi_thẩm trong tất_cả các vụ_án hình_sự . Để sửa_đổi Hiến_pháp ( tu chính_án ) cần phải có sự chấp_thuận của ba_phần tư tổng_số các tiểu_bang . Hiến_pháp cho đến nay đã được sửa_đổi 27 lần ; mười_tu chính_án đầu_tiên tạo nên Đạo_luật Nhân_quyền , và Tu chính_án 14 hình_thành cơ_bản trọng_tâm các quyền cá_nhân tại Hoa_Kỳ . Giống chính_quyền quốc_gia , chính_quyền tiểu_bang cũng có ba nhánh : hành_pháp , lập_pháp và tư_pháp ; có sự tương_đồng rất lớn trong chức_năng và mục_tiêu giữa chính_quyền tiểu_bang và Chính_quyền liên_bang . Chức_danh đứng đầu nhánh hành_pháp tiểu_bang là thống_đốc , được bầu theo cách phổ_thông đầu_phiếu , thường là theo nhiệm_kỳ 4 năm ( trong một_vài tiểu_bang , nhiệm_kỳ này chỉ kéo_dài hai năm ) . Ngoại_trừ bang Nebraska theo thể_chế độc_viện , nhánh lập_pháp của các tiểu_bang còn lại đều là lưỡng_viện , với viện trên gọi_là Thượng_viện và viện dưới gọi là Viện Dân_biểu , Viện Đại_biểu hoặc Đại_Hội_đồng . Một_số tiểu_bang gọi toàn_bộ nhánh lập_pháp của mình , bao_gồm hai viện , là " Đại_Hội_đồng " Trong hầu_hết các tiểu_bang , thượng_nghị_sĩ phục_vụ theo nhiệm_kỳ 4 năm trong khi thành_viên hạ_viện có nhiệm_kỳ kéo_dài hai năm . Tách khỏi , nhưng không hoàn_toàn độc_lập , với hệ_thống tòa_án liên_bang là các hệ_thống tòa_án riêng_lẻ thuộc tiểu_bang , có thẩm_quyền xét_xử các vụ án theo luật tiểu_bang với trình_tự riêng của mình . Tối_cao pháp_viện của mỗi tiểu_bang có thẩm_quyền tối_hậu giải_thích hiến_pháp và luật tiểu_bang . Có_thể kháng_án lên tòa liên_bang sau khi chịu xét_xử bởi tòa tiểu_bang nếu vụ án có liên_quan đến các vấn_đề liên_bang . Hiến_pháp của các tiểu_bang khác nhau trong một_số chi_tiết , nhưng nhìn_chung tuân theo một mô_thức tương_tự với hiến_pháp liên_bang , gồm có một tuyên_ngôn về quyền của người_dân và một phác_đồ tổ_chức chính_quyền . Về các lĩnh_vực như điều_hành doanh_nghiệp , ngân_hàng , tiện_ích công_cộng , và các định_chế từ_thiện , hiến_pháp các tiểu_bang có những quy_định rõ_ràng và chi_tiết hơn hiến_pháp liên_bang . Mỗi bản hiến_pháp tiểu_bang đều tuyên_bố thẩm_quyền tối_thượng thuộc về nhân_dân , và thiết_lập các tiêu_chuẩn và nguyên_tắc nền_tảng cho chính_quyền . Chính_trị tại Hoa_Kỳ hoạt_động dưới một hệ_thống lưỡng_đảng gần như suốt chiều dài lịch_sử Hoa_Kỳ . Các đảng sử_dụng các cuộc bầu_cử sơ_bộ để tìm ra một_số ứng_cử_viên trong đảng của mình trước khi đại_hội đề_cử toàn_quốc của đảng mình khai_mạc . Tại đại_hội đảng đề_cử toàn_quốc , ứng_cử_viên nào thành_công nhất trong các cuộc bầu_cử sơ_bộ sẽ được đề_cử ra đại_diện đảng của mình tranh_cử chức_vụ tổng_thống . Các ứng_cử_viên tổng_thống sau đó sẽ tham_gia vào các cuộc tranh_luận trực_tiếp trên truyền_hình toàn_quốc . Các ứng_cử_viên tổng_thống sẽ vận_động tranh_cử khắp_nơi tại Hoa_Kỳ để giải_thích quan_điểm của họ , thuyết_phục cử_tri bầu cho họ và vận_động gây quỹ tranh_cử . Từ lần tổng_tuyển cử năm 1856 , hai đảng có ảnh_hưởng chi_phối là Đảng Dân_chủ được thành_lập năm 1824 ( mặc_dù nguồn_gốc của đảng có_thể lần tìm ngược về năm 1792 ) , và Đảng Cộng_hòa thành_lập năm 1854 . Tổng_thống đương_nhiệm , Joe_Biden , là một người thuộc Đảng Dân_chủ . Theo sau cuộc Tổng_tuyển_cử Hoa_Kỳ năm 2016 , Đảng Cộng_hòa kiểm_soát cả Thượng_viện và Hạ_viện . Thượng_viện Hoa_Kỳ có hai thượng_nghị_sĩ độc_lập ( không thuộc đảng nào ) – một là cựu đảng_viên của Đảng Dân_chủ , người kia là người tự cho mình là theo chủ_nghĩa_xã_hội . Trong cuộc bầu_cử giữa nhiệm_kỳ năm 2018 , Đảng Cộng_hòa tiếp_tục kiểm_soát Thượng_viện , trong khi Đảng Dân_chủ đã giành lại thế đa_số ở Hạ_viện . Mỗi thành_viên của Hạ_viện hiện_tại hoặc là thuộc Đảng Dân_chủ hoặc là thuộc Đảng Cộng_hòa . Đa_số gần như tuyệt_đối các viên_chức địa_phương và tiểu_bang cũng hoặc là thuộc Đảng Dân_chủ hoặc là thuộc Đảng Cộng_hòa . Trong suốt chiều dài lịch_sử , các cuộc bầu_cử tổng_thống ở Hoa_Kỳ luôn_luôn có các ứng_cử_viên độc_lập ra tranh_cử tổng_thống nhưng hầu_hết đều không nổi_bật và hầu_như không giành được phiếu đại_cử_tri nào ( và cũng chỉ chiếm một lượng rất nhỏ_phiếu phổ_thông ) . Tuy_nhiên , trong một_vài dịp hiếm_hoi cũng xuất_hiện nhiều nhân_vật thứ ba có ảnh_hưởng lớn và có khả_năng thách_thức tới vị_thế của hai đảng_Dân_chủ và Cộng_hòa . Năm 1892 , lãnh_đạo phe xã_hội cánh_tả James_Weaver giành được 8,5 % phiếu phổ_thông và 22 phiếu đại_cử_tri . Điển_hình nhất_là trong cuộc bầu_cử tổng_thống năm 1912 , cựu Tổng_thống Theodore_Roosevelt thuộc Đảng Cấp_tiến giành được 27,4 % phiếu phổ_thông ( 88 phiếu đại_cử_tri ) , lãnh_đạo cánh_tả xã_hội_chủ_nghĩa_Eugene_V. Debs giành được 6,1 % phiếu phổ_thông . Năm 1924 , Robert_M. La_Follette , Sr . thuộc Đảng Cấp_tiến giành được 16,1 % phiếu phổ_thông ( 13 phiếu đại_cử_tri ) . Năm 1948 , Strom_Thurmond của Đảng Dixiecrat_giành 39 phiếu đại_cử_tri . Năm 1968 , George_Wallace của Đảng Độc_lập giành 46 phiếu đại_cử_tri . Năm 1992 , Ross_Perot , ứng_cử_viên độc_lập , giành 20 triệu phiếu phổ_thông , chiếm 18,9 % . Theo Tu chính_án 12 , nhiệm_kỳ của tổng_thống bắt_đầu vào đúng trưa ngày 20 tháng 1 của năm kế_tiếp năm diễn ra bầu_cử . Vào ngày này , được biết là ngày nhậm_chức , đánh_dấu sự khởi_đầu nhiệm_kỳ 4 năm của cả tổng_thống và phó tổng_thống . Trước khi hành_xử quyền_lực chức_vụ , một vị tổng_thống , theo hiến_pháp quy_định , phải tuyên_thệ nhậm_chức : " Tôi trịnh_trọng tuyên_thệ ( hay xác_nhận ) rằng tôi sẽ hành_xử chức_vụ Tổng_thống Hoa_Kỳ một_cách trung_thành , và sẽ cố_gắng hết khả_năng của mình bảo_tồn , bảo_vệ và che_chở Hiến_pháp Hoa_Kỳ " . Mặc_dù không bắt_buộc nhưng các tổng_thống có truyền_thống sử_dụng một quyển thánh_kinh để tuyên_thệ nhậm_chức và đọc thêm lời cuối " thế xin Thượng_đế giúp tôi ! " để kết_thúc lời tuyên_thệ . Trong văn_hóa chính_trị Mỹ , Đảng Cộng_hòa được xem là " center-left " hay_là bảo_thủ và Đảng Dân_chủ được xem là " center-right " hay cấp_tiến , nhưng thành_viên của cả hai đảng có một tầm mức quan_điểm rộng_lớn . Trong một cuộc thăm_dò tháng 6 năm 2010 , 42 % người Mỹ tự nhận mình là " bảo_thủ , " 35 % là " ôn_hòa , " và 20 % là " cấp_tiến " . Theo một cuộc bầu_chọn khác vào năm 2007 , tính theo số đông người_lớn thì có 35,9 % tự nhận là người thuộc Đảng Dân_chủ , 32,9 % độc_lập , và 31,3 % nhận là người thuộc Đảng Cộng_hòa .. Các tiểu_bang đông bắc , Ngũ_Đại_Hồ , và Duyên_hải miền Tây tương_đối thiên_lệch về cấp_tiến – họ được biết theo cách nói chính_trị là " các tiểu_bang xanh " , " Các tiểu_bang đỏ " của miền Nam và khu_vực dãy núi Rocky có chiều_hướng bảo_thủ . Khảo_sát của hãng Gallup vào tháng 8/2018 cho thấy 51 % số người trẻ ở Mỹ và 57 % số người theo đảng_Dân_Chủ_thích chủ_nghĩa_xã_hội . Các nhóm theo chủ_nghĩa_xã_hội và dân_chủ xã_hội hầu_như đều gia_nhập Đảng Dân_chủ tạo thành cánh_tả của đảng này . Trong cuốn sách_Văn_minh Hoa_Kỳ , Jean Piere_Fichou cho rằng các chính_đảng lớn ở Hoa_Kỳ không có một ý_thức_hệ cố_định . Họ cố_gắng đưa ra một chương_trình hành_động làm vừa_lòng đa_số cử_tri . Khi biểu_quyết ở Quốc_hội cũng không có kỷ_luật đảng_phái . Một đảng_viên Dân_chủ sẵn_sàng hùa theo một người Cộng_hòa bỏ_phiếu chống lại một đảng_viên Dân_chủ khác . Các đảng chỉ mong thắng_cử để cầm_quyền , không cần nhân_danh nguyên_lý này hay luận_thuyết khác . Trong Đảng Dân_chủ và Đảng Cộng_hòa đều có cánh_tả và cánh_hữu nhưng thường khó phân_biệt ranh_giới giữa một đảng_viên Cộng_hòa cánh_tả và một đảng_viên Dân_chủ cánh_hữu . Để chiến_thắng , các chính_trị_gia_Mỹ không ngại sử_dụng những thủ_thuật mà các nước văn_minh khác e_ngại . Các chiến_lược tranh_cử y_hệt những chiến_dịch quảng_cáo nhằm bán hàng hóa . Tổ_chức của các chính_đảng thường_ngày ngủ yên và chỉ bừng tỉnh khi bắt_đầu tranh_cử . Ngoại_giao Hoa_Kỳ có ảnh_hưởng kinh_tế , chính_trị và quân_sự vô_cùng to_lớn , vì_vậy chính_sách ngoại_giao của Hoa_Kỳ là một đề_tài được quan_tâm lớn nhất trên khắp thế_giới . Hầu_như tất_cả các quốc_gia có tòa đại_sứ tại Washington , D.C. , và nhiều lãnh_sự_quán khắp đất_nước . Tương_tự , gần như tất_cả các quốc_gia đều có các sứ_bộ ngoại_giao tại Mỹ . Tuy_nhiên , Iran , CHDCND Triều_Tiên , Bhutan và Đài_Loan không có quan_hệ ngoại_giao chính_thức với Hoa_Kỳ . Hoa_Kỳ không phải là nước đế_quốc vì họ từng có rất ít thuộc_địa và những thuộc_địa của họ thường là những hòn đảo có ý_nghĩa về mặt quân_sự nhưng Hoa_Kỳ là một " đế_quốc " ở chỗ họ có ảnh_hưởng rộng_lớn trên toàn thế_giới về mặt chính_trị – kinh_tế – văn_hóa . Lãnh_thổ_Hoa_Kỳ không mở_rộng nhưng họ củng_cố địa_vị trên một vùng ảnh_hưởng rộng_lớn . Thay_vì cử quân_đội đi xâm_chiếm nước khác , họ xuất_khẩu tư_bản và văn_hóa ra nước_ngoài . Họ không bổ_nhiệm thống_đốc trực_tiếp cai_trị lãnh_thổ hải_ngoại , nhưng họ có_thể tác_động vào kinh_tế và can_thiệp vào chính_trị nội_bộ các quốc_gia khác . Để bảo_vệ lãnh_thổ và duy_trì ảnh_hưởng toàn_cầu , họ phải có những căn_cứ_quân_sự ở nước_ngoài . Để mở_rộng vùng ảnh_hưởng , Hoa_Kỳ sử_dụng 6 biện_pháp bao_gồm thương_lượng , ủng_hộ các phong_trào nổi_dậy , can_thiệp quân_sự , đầu_tư tư_bản , mua lãnh_thổ nước khác , gây_chiến để bảo_vệ kiều_dân . Tâm_lý chống chủ_nghĩa_đế_quốc khá phổ_biến ở Hoa_Kỳ , hơn_nữa trong suốt thế_kỷ 19 , Hoa_Kỳ đang bận mở_rộng về phía Tây và quân_đội của họ còn yếu . Chính vì_vậy , Hoa_Kỳ không trở_thành một đế_quốc thật_sự như_Anh , Pháp , Nga mà là một dạng của chủ_nghĩa_đế_quốc mới . Theo Jean Piere_Fichou thì người Mỹ tin rằng nước Mỹ ra_đời sau_cùng là ân_huệ mà Chúa_ban tặng cho loài_người , do_đó tại Hoa_Kỳ sẽ phát_sinh một cuộc cách_mạng lan rộng ra toàn thế_giới nhằm thiết_lập một xã_hội mới theo ý_muốn của Chúa , chính vì_thế Chúa luôn đứng bên người Mỹ . Họ quên mất nước Mỹ là sự pha_trộn của nhiều nền văn_hóa và dân_tộc Mỹ là sự pha_trộn của nhiều chủng sắc_tộc . Họ không muốn nhìn thấy sự khác_biệt văn_hóa ở các vùng_đất khác và cứ hăm_hở một_cách ngây_thơ muốn nhào nặn người khác theo hình_ảnh của mình mà không hiểu rằng đó là việc không_thể làm và không nên làm . Họ làm thế không hẳn vì_sĩ diện dân_tộc mà vì thực_tâm muốn chia_sẻ cho người khác cái mà họ coi là tốt nhất . Người Mỹ tin rằng họ có sứ_mệnh làm cho thế_giới trật_tự , hạnh_phúc hơn , và các nước khác muốn vậy cứ bắt_chước làm theo họ . Họ muốn đưa nền dân_chủ Mỹ lên làm mẫu mực cho toàn_cầu và không_thể hiểu nổi những nền dân_chủ hoạt_động không theo cách hiểu của người Mỹ . Những hành_động can_thiệp quân_sự – chính_trị của Mỹ vào nước khác đều nhân_danh dân_chủ tuy rằng động_cơ thật_sự đằng sau các hành_động đó không đơn_thuần là ý_thức_hệ mà_còn là bảo_vệ lợi_ích của Mỹ . Lúc đó nhà_nước sẽ cố_gắng tuyên_truyền để thuyết_phục dân_chúng ủng_hộ các hoạt_động can_thiệp này bằng cách khoác lên chúng sứ_mệnh_cứu thế có mục_đích đem văn_minh , tiến_bộ , dân_chủ , tự_do đến cho nước khác . Tuy_nhiên các nước khác không phải lúc_nào cũng ưa_thích nền dân_chủ và văn_hóa Mỹ như châu_Âu sau Thế_chiến II từng nhận viện_trợ_Mỹ để tái_thiết nhưng vẫn bảo_vệ nền văn_hóa của họ và chống lại sự chi_phối chính_trị của Mỹ . Việt_Nam là một điển_hình mà viện_trợ Mỹ không đem lại sự phồn_vinh cho quốc_gia này , sự can_thiệp chính_trị – quân_sự của Mỹ chỉ đem lại đau_khổ cho một dân_tộc và nền dân_chủ kiểu Mỹ không_thể hình_thành ở đây . Người Mỹ can_thiệp vào các quốc_gia khác với thiện_ý nhưng họ chỉ tạo ra chiến_tranh , hỗn_loạn và suy_thoái tại những nơi này . Khi nhận ra sự có_mặt của họ không được ưa_chuộng , người Mỹ lại co vào chủ_nghĩa_biệt_lập . Lòng hăng_hái đi cứu_thế tàn_lụi nhanh_chóng . Người Mỹ không còn có tham_vọng thiết_lập nền dân_chủ ở nơi khác mà chỉ đơn_giản duy_trì các chính_quyền thân_Mỹ tại_chỗ dù là chính_quyền độc_tài để bảo_vệ lợi_ích của nước Mỹ . Hoa_Kỳ cố_gắng duy_trì các nước đồng_minh đi theo đường_lối của mình và trong phạm_vi có_thể kiểm_soát hành_động của họ . Chính_sách này của Hoa_Kỳ có xu_hướng đế_quốc hơn là do lòng hăm_hở cứu thế . Một_số lực_lượng ở Mỹ theo chủ_nghĩa_đế_quốc vì họ bị hấp_dẫn bởi ý_tưởng cần nhiều không_gian hơn_nữa để chiếm_lĩnh và Mỹ_hóa cũng như có thêm tài_nguyên và thị_trường . Công_cuộc mở_rộng sang phía Tây của người Mỹ là hành_động đế_quốc vì họ sáp_nhập lãnh_thổ do các cường_quốc khác kiểm_soát hoặc chiếm_đóng . Luận_thuyết của bản " Tuyên_ngôn_Định_mệnh " là để biện_minh cho hành_động đế_quốc đó . Những người khác theo chủ_nghĩa_cứu_thế muốn đem văn_minh Hoa_Kỳ chia_sẻ cho người khác , đem giấc mơ Mỹ phổ_biến ra toàn_cầu . Những người theo chủ_nghĩa_biệt_lập lại muốn tránh dính_dáng đến những diễn_biến chính_trị ngoài nước Mỹ . Đây là một thiên_hướng cơ_bản của văn_minh Hoa_Kỳ có từ thời lập_quốc khi George_Washington cảnh_báo đồng_bào mình không nên dính_líu đến những tranh_chấp chính_trị triền_miên ở Châu_Âu . Trên thực_tế , trong thời_gian dài khi Hoa_Kỳ còn yếu , họ đã tránh can_thiệp vào tình_hình chính_trị châu_Âu và được bảo_vệ bởi hai đại_dương . Tuy_nhiên , từ Chiến_tranh thế_giới thứ I , Hoa_Kỳ đã từ_bỏ chủ_nghĩa_biệt_lập để tham_gia vào cuộc_chiến nhưng ảnh_hưởng của chủ_nghĩa_biệt_lập lên nền chính_trị Mỹ vẫn kéo_dài đến tận ngày_nay . Người theo chủ_nghĩa_biệt_lập Mỹ thường hay bất_hòa với những người theo chủ_nghĩa_quốc_tế cũng giống như những người theo chủ_nghĩa_chống đế_quốc bất_hòa với những người đề_xướng cổ võ cho thuyết_Vận_mệnh hiển_nhiên ( Manifest_Destiny ) và Đế_quốc Mỹ . Chủ_nghĩa_đế_quốc Mỹ tại Philippines đã bị nhà_văn Mark_Twain , triết_gia William_James , và nhiều người khác chỉ_trích nặng_nề . Sau_này , Tổng_thống Woodrow_Wilson đã đóng vai_trò chính trong việc thành_lập Hội_Quốc_Liên nhưng Thượng_viện Hoa_Kỳ cấm Hoa_Kỳ trở_thành thành_viên của tổ_chức này . Chủ_nghĩa_biệt_lập đã trở_thành một chuyện trong quá_khứ khi mà ngày_nay Hoa_Kỳ nắm vai_trò lãnh_đạo trong việc thành_lập Liên_Hợp_Quốc , trở_thành thành_viên thường_trực của Hội_đồng Bảo_an Liên_Hợp_Quốc và là nơi đặt Trụ_sở Liên_Hợp_Quốc . Hoa_Kỳ cũng là thành_viên chủ_chốt của các tổ_chức như G7 , G20 và OECD. Tuy_vậy Hoa_Kỳ đã chọn không tham_gia vào một_số điều_ước toàn_cầu lớn chẳng_hạn như Công_ước_Quốc_tế_về các Quyền Kinh_tế , Xã_hội và Văn_hóa , Công_ước về Quyền trẻ_em hay Nghị_định_thư Kyoto . Tùy vào tình_hình kinh_tế - chính_trị trong và ngoài nước Mỹ mà chủ_nghĩa_đế_quốc , chủ_nghĩa_cứu_thế hay chủ_nghĩa_biệt_lập sẽ chiếm ưu_thế . Hoa_Kỳ có mối quan_hệ đặc_biệt với Anh_quốc và liên_minh chặt_chẽ với Australia , New_Zealand , Nhật_Bản , Hàn_Quốc , Israel , cùng_với các thành_viên thuộc khối NATO như Đức , Pháp , Ý và Tây_Ban_Nha . Hoa_Kỳ cũng làm_việc bên cạnh các quốc_gia láng_giềng qua Tổ_chức các quốc_gia châu_Mỹ và những thỏa_thuận tự_do mậu_dịch như Hiệp_định Thương_mại Tự_do Bắc_Mỹ ba bên với Canada và México . Năm 2008 , Hoa_Kỳ đã chi_tiêu 25,4 tỷ_đô la trong chương_trình trợ_giúp phát_triển chính_thức , đứng nhất trên thế_giới , Mối quan_hệ giữa Nga và Hoa_Kỳ trở_nên căng_thẳng trong những năm gần đây sau những sự_kiện như cuộc khủng_hoảng ở Ukraine năm 2014 , việc Nga sáp_nhập Crimea vào năm 2015 cùng_với sự can_thiệp quân_sự của Nga trong cuộc Nội_chiến_Syria , và từ cuối năm 2016 với những nghi_ngờ về một sự can_thiệp của Nga vào_cuộc bầu_cử tổng_thống . Hoa_Kỳ cũng có một mối quan_hệ khá phức_tạp với Trung_Quốc , khi hai nước đều nhìn_nhận về nhau như một kẻ_thù đầy tiềm_năng nhưng cũng đồng_thời là một đối_tác kinh_tế cực_kỳ quan_trọng . Theo một cuộc khảo_sát toàn_cầu được thực_hiện bởi Pewglobal vào năm 2014 , có 33 quốc_gia được khảo_sát có quan_điểm tích_cực ( 50 % trở lên ) về Hoa_Kỳ . Trong đó , các quốc_gia có cái nhìn tích_cực nhất về Hoa_Kỳ là Philippines ( 92 % ) , Israel ( 84 % ) , Hàn_Quốc ( 82 % ) , Kenya ( 80 % ) , El_Salvador ( 80 % ) , Ý ( 78 % ) , Ghana ( 77 % ) , Việt_Nam ( 76 % ) , Bangladesh ( 76 % ) và Tanzania ( 75 % ) . Các quốc_gia có cái nhìn tiêu_cực nhất về Hoa_Kỳ gồm có Ai_Cập ( 10 % ) , Jordan ( 12 % ) , Pakistan ( 14 % ) , Thổ_Nhĩ_Kỳ ( 19 % ) , Nga ( 23 % ) , Lãnh_thổ_Palestine ( 30 % ) , Hy_Lạp ( 34 % ) , Argentina ( 36 % ) , Liban ( 41 % ) , Tunisia ( 42 % ) . Ngày_nay , Hoa_Kỳ chủ_trương mở_rộng quan_hệ hợp_tác trên mọi lĩnh_vực với rất nhiều nước trên thế_giới . Cùng_với xu_thế toàn_cầu hóa , những chính_sách của Hoa_Kỳ ảnh_hưởng tương_đối lớn tới an_ninh chính_trị , kinh_tế của từng khu_vực . Gần đây , một_số nhà_nghiên_cứu lý_giải về chính_sách đối_ngoại của Hoa_Kỳ với lý_thuyết về toàn_cầu hóa . Khi mà Hoa_Kỳ càng có quan_hệ tốt với nhiều nước , lượng hàng hóa lưu_thông sẽ càng nhiều . Nói cách khác , chính_sách của Hoa_Kỳ trong thời_đại mới là đầu_tư và xuất_khẩu văn_hóa sang các nước khác trên thế_giới , với mục_đích tìm_kiếm lợi_nhuận và phổ_biến các giá_trị mà người Mỹ cho là đúng trong một thế_giới không còn tồn_tại " cực " . Hiện_nay trong quan_hệ quốc_tế , tương_quan_lực_lượng vẫn là yếu_tố quyết_định . Sự sụp_đổ của Liên_Xô khiến Hoa_Kỳ không còn đối_trọng . Hoa_Kỳ luôn muốn giành ưu_thế trong quan_hệ với các quốc_gia khác . Họ luôn ý_thức về sức_mạnh và khả_năng chiến_thắng của mình nên sẵn_sàng can_thiệp quân_sự vào nước khác . Mỹ đóng vai_trò sen_đầm quốc_tế trong trật_tự thế_giới hiện_hành . Tuy_nhiên , Chính_phủ Hoa_Kỳ bị kiềm_chế bởi dư_luận trong và ngoài nước khiến họ không_thể dễ_dàng theo_đuổi các cuộc phiêu_lưu quân_sự . Hoa_Kỳ bành_trướng ra thế_giới chủ_yếu bằng các công_ty đa quốc_gia . Các công_ty Mỹ xâm_nhập các thị_trường nước_ngoài , đè_bẹp đối_thủ sau đó thâu_tóm chúng . Sau khi đè_bẹp đối_thủ cạnh_tranh người Mỹ lại ra_tay cứu_giúp họ bằng cách chỉ cho họ cách làm_ăn , hướng_dẫn họ bắt_chước mô_hình Mỹ . Doanh_nhân Mỹ ra oai với mọi người vì lợi_ích của mình và vì lợi_ích của cả thiên_hạ . Công_chúng Mỹ hoan_nghênh tình_trạng đó nhưng không chấp_nhận gọi đó là chủ_nghĩa_thực_dân về mặt kinh_tế . Quân_sự Tổng_thống giữ chức_vụ tổng_tư_lệnh các lực_lượng_vũ_trang quốc_gia và bổ_nhiệm các lãnh_đạo của quân_đội , Bộ_trưởng Quốc_phòng và Bộ Tổng_Tham_mưu Liên_quân Hoa_Kỳ ( Joint Chiefs of_Staff ) . Bộ Quốc_phòng Hoa_Kỳ giám_sát các lực_lượng_vũ_trang , bao_gồm Lục_quân , Hải_quân , Thủy_quân lục_chiến , Không_quân và Lực_lượng Không_gian . Tuần_duyên Hoa_Kỳ nằm dưới quyền quản_trị của Bộ Nội_An trong thời_bình và thuộc Bộ Hải_quân trong thời_chiến . Năm 2016 , quân_đội Hoa_Kỳ có 1.681.900 quân_nhân chuyên_nghiệp , cùng với hàng trăm_ngàn trong mỗi ngành như Lực_lượng Trừ bị và Vệ_binh Quốc_gia . Tổng_cộng tất_cả hơn 2 triệu người . Bộ Quốc_phòng cũng mướn khoảng 700.000 nhân_viên dân_sự , không kể những nhân_công hợp_đồng . Quân_đội Hoa_Kỳ là một trong các quân_đội lớn nhất tính theo quân_số . Không_quân Hoa_Kỳ cũng là lực_lượng không_quân lớn nhất trên thế_giới . Tính chung , các lực_lượng_vũ_trang Hoa_Kỳ sở_hữu số_lượng lớn các trang_bị mạnh và tiên_tiến mà giúp cho họ khả_năng lớn cả về phòng_thủ và tấn_công . Phục_vụ quân_sự là tình_nguyện mặc_dù tổng_động_viên có_thể xảy ra trong thời_chiến_qua hệ_thống tuyển_chọn nhập_ngũ . Việc khai_triển nhanh các lực_lượng Mỹ được cung_ứng bởi một đội_ngũ lớn phi_cơ vận_tải của Không_quân và các phi_cơ tiếp_liệu trên không , hạm_đội của Hải_quân với 11 hàng_không mẫu hạm hiện dịch , và các đơn_vị Thủy_quân lục_chiến viễn_chinh trên biển thuộc các Hạm_đội Đại_Tây_Dương và Hạm_đội Thái_Bình_Dương của Hải_quân . Quân_đội Hoa_Kỳ cũng đang duy_trì 800 căn_cứ_quân_sự ở nước_ngoài , trải dài trên tất_cả các lục_địa_trừ Nam_Cực . Vì mở_rộng sự hiện_diện quân_sự trên toàn_cầu , các học_giả cho rằng Hoa_Kỳ đang duy_trì một " Đế_quốc của các căn_cứ " . Hoa_Kỳ cũng là nước có kho vũ_khí hạt_nhân lớn thứ hai thế_giới . Tính đến năm 2010 , Hoa_Kỳ chi_tiêu khoảng 692 tỷ_đô la Mỹ mỗi năm để tài_trợ cho các lực_lượng quân_sự của mình , chiếm khoảng 42 % chi_tiêu quân_sự thế_giới , lớn hơn chi_tiêu quân_sự của 14 nước xếp kế_tiếp cộng lại . Chi_tiêu quân_sự tính theo đầu người là 1.756 đô_la , khoảng 10 lần trung_bình của thế_giới . Chi_tiêu dành cho quân_sự của Hoa_Kỳ chiếm khoảng 3,1 % GDP quốc_gia theo số_liệu năm 2017 . Ngân_sách chính_thức của Bộ Quốc_phòng năm 2017 là 610 tỷ_USD. Tổn_phí tổng_cộng được ước_tính cho cuộc_chiến của Hoa_Kỳ tại Iraq đến năm 2016 là 2.267 tỷ_đô la . Đến ngày 4 tháng 9 năm 2008 , Hoa_Kỳ đã mất 4.152_binh_sĩ trong suốt cuộc_chiến và 30.324 bị_thương . Trả_lời phỏng_vấn năm 2008 , Lý_Quang_Diệu tin rằng trong 2-3 thập_niên đầu của thế_kỷ 21 , " không có vấn_đề lớn gì liên_quan đến hòa_bình và ổn_định của quốc_tế lại có_thể giải_quyết được mà không có vai_trò lãnh_đạo của Hoa_Kỳ , và không một quốc_gia hay nhóm nào có_thể thay_thế Mỹ làm cường_quốc toàn_cầu " . Tuy_nhiên , ông cũng cho rằng Mỹ sẽ dần đánh mất điều đó trong 40 , 50 năm nữa_trừ phi_Mỹ có_thể tiếp_tục thu_hút nhân_tài , bởi sự cạnh_tranh đang tới từ Trung_Quốc và một_số nước khác , họ đang nỗ_lực trong cuộc đua về kinh_tế và công_nghệ giữa các cường_quốc . Lục_quân Vũ_khí phổ_biến nhất mà Lục_quân Hoa_Kỳ sử_dụng là súng_trường M4A1_carbine phiên_bản nâng_cấp của M16A4 Súng_trường M4 hiện đã thay_thế hoàn_toàn loại súng M16 trong Lục_quân Hoa_Kỳ . Biệt_kích Hoa_Kỳ được trang_bị loại súng_trường SCAR-H , trong khi các lực_lượng đặc_biệt sẽ được trang_bị súng_trường HK416 . Loại súng lục_đeo bên mình và phổ_biến nhất trong Lục_quân Hoa_Kỳ là súng_lục M9 9 mm cùng với súng lục_M11 . Cả hai loại súng này sẽ được thay_thế bằng súng lục_M17 trong chương_trình hiện_đại hóa súng_lục của Quân_đội Hoa_Kỳ . Lục_quân Hoa_Kỳ sử_dụng nhiều loại lựu_đạn khác nhau như lựu_đạn nổ M67 , lựu_đạn khói M18 và lựu_đạn choáng M84 . Nhiều loại vũ_khí đặc_biệt khác nhau được cung_cấp để tăng_cường hỏa_lực cho cấp tiểu_đội gồm có súng máy nhẹ_M249 , súng máy_MK48 là loại súng máy chuẩn hạng nhẹ của Lục_quân trang_bị cho các lực_lượng đặc_biệt , súng phóng lựu_M320 và M203 cũng được cung_cấp . Súng shotgun Benelli_M4 Super 90 , M26_Mass hay Mossberg 590 dùng để bật tung cửa_khóa và cận_chiến . Đối_với vũ_khí bắn tỉa Lục_quân Hoa_Kỳ sử_dụng súng_trường M14 , súng trường_bắn tỉa tầm xa_M2010 , súng trường_bắn tỉa bán tự_động M110 hay súng trường_bắn tỉa hạng nặng có khả_năng phá_vật cản Barrett_M82 , các lực_lượng đặc_biệt được trang_bị súng bắn tỉa FN_SCAR. Súng máy M240 là loại chuẩn tầm_trung của Lục_quân . Súng máy hạng nặng M2 được dùng như súng máy chống cá_nhân và chống_phá vật_cản . Loại súng_cối lớn nhất của Lục_quân là súng_cối M120 120 mm hay M121 . Các loại pháo_binh kéo_theo xe được sử_dụng để yểm_trợ hỏa_lực cho các đơn_vị bộ_binh nhẹ trong đó có pháo_binh M119A1 105 mm và pháo_binh M777 155 mm . Lục_quân Hoa_Kỳ cũng dử_dụng nhiều loại tên_lửa vác vai khác nhau để hỗ_trợ bộ_binh trong khả_năng tấn_công và phòng_thủ chống cơ_giới . Vũ_khí tấn_công đa mục_đích được bắn từ trên vai AT4 , M141 và M72_LAW là những loại tên_lửa không điều_khiển có_thể tiêu_diệt các công_trình phòng_vệ cố_định hay cơ_giới ở tầm xa . M3_MAAWS là súng chống tăng không giật . BGM-71_TOW là loại tên_lửa chống tăng hạng nặng có điều_khiển . Tên_lửa FGM-148_Javelin là loại tên_lửa " bắn rồi không phải điều_khiển nữa " ( fire-and-forget ) có_thể chọn đánh từ trên xuống để tránh phần bọc thép dày phía trước ; Javelin và TOW là các loại tên_lửa hạng nặng , có khả_năng xuyên phá cơ_giới ở tầm xa 2.000 mét . Loại xe phổ_biến nhất của Lục_quân là Humvee , có khả_năng phục_vụ đa nhiệm_vụ với các vai_trò như chở binh_sĩ , tiếp_liệu , nơi đặt vũ_khí , tải_thương và còn nhiều vai_trò khác nữa . , xe Humvee được thay_thế dần bằng loại xe Oshkosh_L-ATV từ năm 2015 . Mặc_dù lục_quân sử_dụng nhiều loại xe hỗ_trợ tác_chiến khác nhau nhưng loại phổ_biến nhất là nhóm xe chiến_thuật cơ_động mở_rộng hạng nặng HEMTT. M1_Abrams là loại xe_tăng tác_chiến_chính của lục_quân , trong khi đó M2A3_Bradley là xe chiến_đấu bộ_binh chuẩn của lục_quân . Các loại xe quân_sự khác gồm có xe tác_chiến_kỵ binh_M3A3 thuộc dòng xe chiến_đấu Bradley , dòng xe Stryker , và thiết_vận xa bộ_binh M113 , và nhiều loại xe bộ_binh bọc_thép có_thể chống được mìn bẫy như MRAP. Vũ_khí pháo_binh của Lục_quân Hoa_Kỳ khá đa_dạng . AN / TWQ-1 Avenger , Patriot và THAAD là 3 hệ_thống tên_lửa phòng_không . Pháo mặt_đất gồm lựu_pháo M777 , M119 , pháo tự_hành M109_howitzer , M109A6_Paladin , hệ_thống pháo phóng_loạt cơ_động cao M142_HIMARS và hệ_thống phóng nhiều tên_lửa M270 . Lục_quân Hoa_Kỳ sử_dụng nhiều loại máy_bay_trực_thăng . Trong số đó là trực_thăng tấn_công AH-64_Apache , trực_thăng tấn_công hạng nhẹ / trinh_sát vũ_trang OH-58_Kiowa , trực_thăng vận_tải tiện_ích chiến_thuật UH-60 Black_Hawk và trực_thăng vận_tải hạng nặng CH-47_Chinook .. Theo kế_hoạch giảm từ 7 xuống còn bốn loại máy_bay_trực_thăng . Đối_với UAV. Lục_quân Hoa_Kỳ triển_khai các máy_bay không người lái MQ-1C Gray_Eagle . Không_quân Vào năm 2018 , Không_quân Hoa_Kỳ có tổng_cộng 5047 máy_bay các loại và 406 tên_lửa đạn_đạo xuyên lục_địa . Cường_kích : Các phi_cơ cường_kích của Không_quân Hoa_Kỳ được chế_tạo cho mục_đích tấn_công các cứ_điểm trên mặt_đất . Chúng thường được sử_dụng để hỗ_trợ bộ_binh Hoa_Kỳ . Các loại phi_cơ_cường_kích đang được sử_dụng bao_gồm A-10 , AC-130 , MQ-9 . Oanh tạc_cơ : B-1B , B-2 , B-52H Vận_tải cơ_:: C-5M , C-12 , C-17 , C-21 , C-32 , C-37 , C-130 , C-40 , CV-22 , VC-25 Tác_chiến_điện_tử : E-3 , E-4 , E-8 , EC-130 Tiêm_kích : F-15 , F-15E , F-16 , F-22 , F-35A Tên_lửa : AGM-86_ALCM ( tên_lửa hành_trình không đối_đất ) , AGM-129A ( tên_lửa hành_trình tàng_hình hạt_nhân ) , AGM-130_MISSILE ( tên lủa không đối_đất có điều_khiển ) , AGM-65_Maverick ( tên lủa không đối_đất có điều_khiển ) , AGM-88_HARM ( tên lủa diệt rada ) , AGM-158_JASSM ( tên_lửa hành_trình tàng_hình ) , AIM-120_AMRAAM ( tên_lửa không đối_không tầm trung_tân tiến ) , AIM-7_SPARROW ( tên_lửa không đối không có điều_khiển ) , AIM-9_Sidewinder ( tên_lửa không đối không tầm_nhiệt ) , GBU-15 ( Bom_lượn có điều_khiển ) , GBU-39B ( Bom điều_khiển ) , JDAM_GBU - 31/32/38 ( Bom_chùm có điều_khiển ) , LGM-30G_MINUTEMAN III ( tên_lửa hạt_nhân đạn_đạo liên_lục địa ) . Hải_quân Hải_quân Hoa_Kỳ hiện sở_hữu 11 tàu sân_bay , 9 tàu tiến_công đổ_bộ , 11 tàu vận_tải đổ_bộ , 12 tàu bến đổ_bộ , 22 tàu tuần_dương , 69 tàu khu trục , 19 tàu duyên_hải , 13 tàu tuần_tra ven biển , 14 tàu ngầm mang tên_lửa đạn_đạo , 4 tàu ngầm_vũ_trang tên_lửa có điều_khiển , 52 tàu ngầm tấn_công cùng vài trăm chiếc phi_cơ hải_quân các loại . Hệ_thống vũ_khí trên tàu Hải_quân Hoa_Kỳ gần như hoàn_toàn là tập_trung vào các tên_lửa . Không_kích vào đất_liền là nhiệm_vụ của tên_lửa BGM-109_Tomahawk , đối_với nhiệm_vụ tấn_công chống tàu thì tên_lửa Harpoon_missile là vũ_khí được ưa_chuộng của Hải_quân Hoa_Kỳ . Để phòng_vệ chống tên_lửa địch tấn_công thì Hải_quân Hoa_Kỳ sử_dụng một_số hệ_thống được điều_hợp bởi Hệ_thống Chiến_đấu Aegis . Phòng_vệ tầm_xa và tầm_trung thì do tên_lửa Standard 2 đảm_trách . Phòng_vệ chống tên_lửa tầm ngắn thì do Phalanx_CIWS và RIM-162_Evolved Sea_Sparrow . Ngoài tên_lửa , Hải_quân Hoa_Kỳ cũng sử_dụng các loại ngư_lôi như Mk 46 , Mk 48 , Mk 50 và Mk 54 cùng nhiều loại thủy lôi . Các phi_cơ_cánh cố_định của Hải_quân Hoa_Kỳ cũng được gắn nhiều loại vũ_khí như các phi_cơ của Không_quân Hoa_Kỳ cho cả không chiến_hoặc không đối_đất . Kinh_tế Nền kinh_tế Hoa_Kỳ là nền kinh_tế hỗn_hợp có mức_độ phát_triển cao . Đây là nền kinh_tế lớn nhất thế_giới_tính theo giá_trị GDP_danh_nghĩa ( nominal ) và lớn thứ hai thế_giới_tính theo ngang giá sức_mua ( PPP ) . Nó có GDP bình_quân đầu người đứng thứ 7 thế_giới_tính theo giá_trị danh_nghĩa và thứ 11 thế_giới_tính theo PPP năm 2016 . Đồng_đô la_Mỹ ( USD ) là đồng_tiền được sử_dụng nhiều nhất trong các giao_dịch quốc_tế và là đồng_tiền dự_trữ phổ_biến nhất thế_giới , được bảo_đảm bằng nền khoa_học công_nghệ tiên_tiến , quân_sự vượt_trội , niềm tin vào khả_năng trả nợ của chính_phủ Mỹ , vai_trò trung_tâm của Hoa_Kỳ trong hệ_thống các tổ_chức toàn_cầu kể từ sau chiến_tranh thế_giới thứ 2 ( WWII ) và hệ_thống đô_la dầu_mỏ ( petrodollar_system ) . Một_vài quốc_gia sử_dụng đồng_đô_la Mỹ là đồng_tiền hợp_pháp chính_thức , và nhiều quốc_gia khác coi nó như đồng_tiền thứ hai phổ_biến nhất ( de facto currency ) . Những đối_tác thương_mại lớn nhất của Hoa_Kỳ bao_gồm Trung_Quốc , Canada , Mexico , Nhật_Bản , Đức , Hàn_Quốc , Anh_Quốc , Pháp , Ấn_Độ và Đài_Loan . Nền kinh_tế Hoa_Kỳ phát_triển nhờ nguồn tài_nguyên thiên_nhiên dồi_dào , hệ_thống cơ_sở_hạ_tầng phát_triển đồng_bộ và năng_suất lao_động cao . Giá_trị nguồn tài_nguyên thiên_nhiên đứng cao thứ hai thế_giới , ước_đạt 45.000 tỷ_đô la năm 2016 . Người Mỹ có mức thu_nhập hộ gia_đình và mức tiền công trung_bình cao nhất trong khối các quốc_gia thuộc Tổ_chức Hợp_tác và Phát_triển kinh_tế ( OECD ) , và đứng thứ 4 về mức thu_nhập bình_quân năm 2010 , giảm 2 bậc so với mức cao nhất năm 2007 . Hoa_Kỳ cũng có nền kinh_tế quốc_dân lớn nhất thế_giới ( không bao_gồm vùng thuộc_địa ) kể từ những năm 1890 . Trong năm 2016 , Mỹ là quốc_gia có kim_ngạch thương_mại lớn nhất , cũng như là nhà_sản_xuất hàng hóa lớn thứ 2 toàn_cầu , đóng_góp vào 20 % tổng_sản_lượng thế_giới . Nước Mỹ không_chỉ có nền kinh_tế lớn nhất , mà_còn có sản_lượng công_nghiệp lớn nhất theo báo_cáo Diễn_đàn Thương_mại và Phát_triển ( UNCTAD ) . Nước Mỹ không_chỉ có thị_trường nội_địa lớn nhất cho các loại hàng hóa , mà_còn chiếm vị_trí tuyệt_đối trong thị_trường dịch_vụ . Tổng giao_dịch thương_mại đạt 4,92_nghìn tỷ_đô la năm 2016 . Trong tổng_số 500 công_ty lớn nhất thế_giới , có 134 công_ty đặt trụ_sở tại Hoa_Kỳ . Năm 2013 , tám trong số mười công_ty lớn nhất thế_giới_tính theo vốn hóa thị_trường đều là các công_ty của Mỹ : Apple_Inc . , ExxonMobil , Berkshire_Hathaway , Walmart , General_Electric , Microsoft , IBM và Chevron_Corporation . Hoa_Kỳ có một trong những thị_trường tài_chính lớn nhất và ảnh_hưởng nhất toàn_cầu . Thị_trường_chứng_khoán New_York ( NYSE ) hiện là thị_trường_chứng_khoán có mức vốn hóa lớn nhất . Các khoản đầu_tư nước_ngoài tại Mỹ đạt 2,4 nghìn tỷ_đô la , trong khi những khoản đầu_tư của Mỹ ra nước_ngoài vượt 3,3_nghìn tỷ đô_la . Nền kinh_tế Mỹ luôn dẫn_đầu trong các khoản đầu_tư trực_tiếp và tài_trợ cho nghiên_cứu và phát_triển . Chi_tiêu tiêu_dùng chiếm 71 % GDP năm 2013 . Hoa_Kỳ có thị_trường tiêu_dùng lớn nhất thế_giới , với chi_tiêu trung_bình hộ gia_đình lớn gấp 5 lần tại Nhật_Bản . Thị_trường lao_động Mỹ đã thu_hút người nhập_cư từ khắp_nơi trên thế_giới và tỷ_lệ nhập cư_ròng tại đây luôn nằm trong mức cao nhất thế_giới . Hoa_Kỳ nằm trong bảng xếp_hạng một trong các quốc_gia có nền kinh_tế cạnh_tranh và hoạt_động hiệu_quả nhất theo các báo_cáo của Ease_of Doing_Business , Báo_cáo cạnh_tranh toàn_cầu và các báo_cáo khác . Nền kinh_tế Hoa_Kỳ đã trải qua đợt suy_thoái theo sau khủng_hoảng tài_chính năm 2007 – 08 , với sản_lượng năm 2013 vẫn dưới mức tiềm_năng theo báo_cáo cơ_quan ngân_sách quốc_hội . Tuy_nhiên nền kinh_tế đã bắt_đầu hồi_phục từ nửa sau năm 2009 , và tới tháng 10 năm 2017 , tỷ_lệ thất_nghiệp đã giảm từ mức cao 10 % xuống còn 4,1 % . Vào tháng 12 năm 2014 , tỷ_lệ nợ công đã chiếm hơn 100 % GDP._Tổng tài_sản có tài_chính nội_địa đạt tổng 131 nghìn tỷ_đô la và tổng_nợ tài_chính nội_địa là 106 nghìn tỷ đô_la . Hoa_Kỳ là một nước có nền kinh_tế tư_bản chủ_nghĩa_điển_hình . Hoa_Kỳ có chủ_nghĩa_tư_bản thương_nghiệp , chủ_nghĩa_tư_bản hoang_dã , chủ_nghĩa_tư_bản công_nghiệp , chủ_nghĩa_tư_bản tài_chính và cả chủ_nghĩa_tư_bản nhân_dân . Chủ_nghĩa_tư_bản phát_triển mạnh tại Hoa_Kỳ vì nơi đây hội_tụ mọi điều_kiện thuận_lợi . Ngoài_ra , chế_độ kinh_tế và văn_hóa tại Hoa_Kỳ lại gắn liền với đạo_đức_luận Tin_lành . Max_Weber từng khẳng_định đạo Tin_Lành đã sản_sinh ra chủ_nghĩa_tư_bản vì nó đoạn_tuyệt với xã_hội và Giáo_hội thời_Trung_Cổ vốn chỉ trầm_tư nhiều hơn hành_động . Đó là trào_lưu tư_tưởng của tầng_lớp trung_lưu coi lao_động và tiết_kiệm là phương_tiện chắc_chắn dẫn đến tiến_bộ . Tính theo phần_trăm tổng_sản_phẩm nội_địa , nợ của Hoa_Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc_gia mà số_liệu sẵn có vào năm 2007 .. Nợ quốc_gia đã tăng lên nhanh_chóng trong những thập_niên gần đây , vào 28 tháng 1 năm 2010 , tổng_nợ của Hoa_Kỳ đã tăng lên 14,3_nghìn tỷ_đô la . Theo ngân_sách liên_bang Hoa_Kỳ năm 2010 , tổng_nợ quốc_gia sẽ tăng lên bằng gần 100 % GDP , so với mức xấp_xỉ 80 % năm 2009 .. Đến tháng 10 năm 2013 , tổng_nợ bằng 107 % GDP. Khoản nợ này tính theo GDP vẫn thấp hơn số nợ của Nhật_Bản cung năm ( 192 % ) và tương_đương với một_số quốc_gia Tây_Âu .. Đến năm 2017 , tổng_nợ chỉ còn chiếm 77,4 % GDP . Tính đến năm 2014 , Trung_Quốc là chủ_nợ lớn nhất của Hoa_Kỳ với việc nắm giữ 1,26 nghìn tỷ_đô la trái_phiếu kho_bạc . Thành_phần tư_nhân chiếm phần_lớn nền kinh_tế . Trong năm 2009 , hoạt_động kinh_tế của chính_phủ liên_bang chiếm 4,3 % GDP , của chính_quyền tiểu_bang và địa_phương chiếm 9,3 % , trong khi khu_vực tư_nhân được ước_tính là 86,4 % . Nền kinh_tế Hoa_Kỳ là nền kinh_tế hậu_công_nghiệp , với ngành dịch_vụ đóng_góp 67.8 % tổng_sản_phẩm nội_địa . Ngành thương_nghiệp dẫn_đầu trong số các ngành dịch_vụ , tính theo tổng doanh_thu là buôn_bán_sỉ và lẻ ; theo lợi_tức khấu_trừ là tài_chính và bảo_hiểm . Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 , có tổng_cộng 5.177 ngân_hàng thương_mại và tổ_chức tín_dụng tại Hoa_Kỳ . Trong số đó , 5 ngân_hàng lớn nhất là JPMorgan_Chase , Bank of_America , Wells_Fargo , Citigroup , và Goldman_Sachs . Hoa_Kỳ vẫn là một siêu_cường công_nghiệp với các sản_phẩm hóa_học dẫn_đầu ngành sản_xuất .. Hoa_Kỳ hiện là nhà_sản_xuất hàng hóa lớn thứ hai thế_giới , với tổng_sản_lượng công_nghiệp năm 2013 đạt 2,4 nghìn tỷ_đô la . Sản_lượng này lớn hơn Đức , Pháp , Ấn_Độ và Brazil_cộng lại . Những ngành công_nghiệp chính bao_gồm dầu_mỏ , thép , ô_tô , máy_móc xây_dựng , hàng_không , máy nông_nghiệp , viễn_thông , hóa_chất , điện_tử , chế_biến thực_phẩm , hàng_tiêu_dùng , gỗ , và khai_khoáng . Hoa_Kỳ hiện là nước sản_xuất dầu_mỏ và khí_đốt đứng đầu thế_giới . Ngành công_nghiệp dầu_mỏ của Hoa_Kỳ đạt sản_lượng khai_thác ở mức cao kỷ_lục 4,46 tỷ_thùng dầu_thô vào năm 2019 . Mỹ chính_thức vượt Ả_Rập Xê_Út để trở_thành nước xuất_khẩu dầu_mỏ nhiều nhất thế_giới vào cuối năm 2019 . Hoa_Kỳ còn là nước sản_xuất năng_lượng điện và hạt_nhân số_một của thế_giới cũng như khí_đốt thiên_nhiên hóa_lỏng , nhôm , sulfur , phosphat , và muối . Nông_nghiệp của Hoa_Kỳ chỉ chiếm 1 % GDP nhưng chiếm 60 % sản_xuất nông_nghiệp của thế_giới . Vụ mùa hái ra tiền dẫn_đầu của Hoa_Kỳ là cần sa mặc_dù luật liên_bang nghiêm_cấm trồng và bán cần sa . Mặc_dù nông_nghiệp chỉ đóng_góp 1 % vào sản_lượng kinh_tế , Hoa_Kỳ vẫn là nước xuất_khẩu lương_thực hàng_đầu thế_giới . Với những vùng_đất trồng_trọt ôn_đới rộng_lớn , những tiến_bộ về kỹ_thuật canh_tác nông_nghiệp , và chính_sách trợ_giá nông_nghiệp , Hoa_Kỳ kiểm_soát gần một_nửa lượng xuất_khẩu lúa_gạo của thế_giới . Các sản_phẩm bao_gồm lúa_mì , ngô , các loại hạt khác , hoa_quả , rau , bông , thịt bò , thịt lợn , gia_cầm , sản_phẩm từ sữa , lâm_sản và cá . Hoa_Kỳ là nhà_sản_xuất ngô và đậu_tương đứng đầu thế_giới đồng_thời là quốc_gia đi đầu trong việc phát_triển và sản_xuất các loại thực_phẩm_biến_đổi_gen . 75 % các cơ_sở làm_ăn tại Hoa_Kỳ không có lập sổ lương_bổng , nhưng chúng chỉ chiếm một phần nhỏ giao_dịch . Các hãng có sổ lương từ 500 hoặc nhiều hơn chiếm 49,1 % tất_cả các công_nhân được trả lương ; năm 2002 , chiếm 59,1 % giao_dịch . Hoa_Kỳ xếp_hạng ba trong danh_sách chỉ_số thuận_lợi làm_ăn của Ngân_hàng Thế_giới . So với châu_Âu , tài_sản của Hoa_Kỳ và thuế lợi_tức thu được từ các tập_đoàn thông_thường cao hơn trong khi thuế tiêu_thụ và nhân_lực thấp hơn . Sở Giao_dịch Chứng_khoán New_York và NASDAQ là hai sàn giao_dịch chứng_khoán lớn nhất thế_giới theo giá_trị đô_la . Xã_hội Mỹ luôn đề_cao doanh_nhân khởi_nghiệp và kinh_doanh . Doanh_nhân được định_nghĩa_là người thực_hiện những cải_tiến kỹ_thuật , tập_hợp tài_chính cùng những nhạy_bén về kinh_doanh , tổng_hợp nỗ_lực để chuyển hóa những ý_tưởng cải_tiến thành hàng hóa dịch_vụ có giá_trị kinh_tế . Điều này góp_phần tạo nên những tổ_chức , công_ty mới hoặc một phần hoặc cải_cách , chuyển hóa những tổ_chức già cỗi để đón_nhận những cơ_hội mới . Tài_sản được xem là một tiêu_chí để đánh_giá con_người . Người ta công_bố thu_nhập của mình để nhận được sự kính_trọng của xã_hội . Giáo_hội rao giảng về đồng_tiền , đánh_giá chính_xác quyền_lực thuyết_giáo của đồng_tiền . Dư_luận tôn_vinh tư_bản công_nghiệp bao_nhiêu thì cũng chối bỏ tư_bản đầu_cơ bấy_nhiêu . Nhà_tư_bản nào tạo ra của_cải vật_chất , công_ăn_việc_làm thì được kính_trọng . Những kẻ làm_giàu bằng những thủ_đoạn ám_muội thì bị phỉ báng . Khi nhà_tư_bản tự_phát_triển doanh_nghiệp của mình thì được xã_hội ca_ngợi , khi họ xin_xỏ của công để làm lợi cho bản_thân thì bị chỉ_trích . Lợi_nhuận vẫn là động_lực chủ_yếu của nền văn_minh Hoa_Kỳ . Lao_động là yếu_tố cơ_bản trong cuộc_sống ở Hoa_Kỳ . Trẻ_em , sinh_viên đều làm_việc rất sớm và được khuyến_khích kinh_doanh . Người Mỹ không thích_chủ_nghĩa_cộng_sản và dị_ứng với tất_cả những gì định thay_đổi tổ_chức xã_hội . Nền_tảng văn_minh Hoa_Kỳ dựa vào sự tiêu_thụ , sản_xuất , nâng cao không ngừng mức_sống cho_nên nó không chấp_nhận điều hòa , quản_lý lao_động , lợi_nhuận , tài_nguyên . Nếu chủ_nghĩa_tư_bản tại Mỹ có bị nhà_nước điều_chỉnh thì cũng chỉ làm cho nó bớt hung_hăng nhằm bảo_vệ nguyên_tắc tự_do kinh_doanh và cạnh_tranh bình_đẳng . Người Mỹ xem_trọng hiệu_quả . Tính hiệu_quả của người Mỹ gắn liền với chủ_nghĩa thực_dụng của họ . Ý_thức_hệ không quan_trọng và cái hữu_hiệu được ưa_chuộng hơn cái đẹp vì hiệu_quả sẽ dẫn đến thành_công . Hệ_thống thuế của Hoa_Kỳ là hệ_thống lũy_tiến và rất phức_tạp , được thu bởi ít_nhất là 4 cấp chính_quyền với nhiều loại thuế khác nhau như thuế_thu_nhập , thuế tài_sản , thuế doanh_nghiệp , thuế nhập_khẩu , thuế tiền_lương , thuế bất_động_sản , ... Nguồn thu từ thuế chiếm 25 % tổng_GDP của cả nước vào năm 2011 . Thị_trường chợ_đen trong nền kinh_tế Mỹ rất hiếm so với các nước khác . Cả công_dân Mỹ không cư_trú trong nước và người có thẻ xanh sống ở nước_ngoài đều bị đánh thuế_thu_nhập của họ bất_kể họ sống ở đâu hoặc họ kiếm được thu_nhập ở đâu , ngoài Hoa_Kỳ thì trên thế_giới chỉ Eritrea là có chính_sách như_vậy . Có khoảng 160,4 triệu người trong lực_lượng lao_động Hoa_Kỳ vào năm 2017 , đây là lực_lượng lao_động lớn thứ tư sau Trung_Quốc , Ấn_Độ và Liên_minh châu_Âu . Chính_phủ ( liên_bang , tiểu_bang và địa_phương ) sử_dụng 22 triệu nhân_công vào năm 2010 . 85 % người lao_động Mỹ làm_việc trong khu_vực tư_nhân . Một_số doanh_nghiệp và nhà tuyển_dụng lớn nhất trên thế_giới hiện_nay là các công_ty của Mỹ . Trong số đó có Walmart , vừa là doanh_nghiệp lớn nhất vừa là nhà tuyển_dụng khu_vực tư_nhân lớn nhất trên thế_giới . Khoảng 12 % công_nhân Mỹ là thành_viên của công_đoàn , thấp hơn so với mức 30 % tại Tây_Âu . Các_nghiệp đoàn không theo một ý_thức_hệ cố_định nào . Họ chỉ cần đạt yêu_sách của mình ở cấp địa_phương . Thường thì_nghiệp đoàn_thân Đảng Dân_chủ hơn nhưng nếu cần họ quay sang ủng_hộ Đảng Cộng_hòa . Nghiệp_đoàn thường có mối liên_hệ với mafia và không ngại dùng các thủ_đoạn đáng ngờ . Lãnh_tụ_nghiệp đoàn là những người chuyên_nghiệp , đôi_khi là những người kém đạo_đức hoặc thậm_chí là những tên tội_phạm .. Không như các nhóm lao_động ở một_số nước khác , các nghiệp_đoàn Hoa_Kỳ tìm cách hoạt_động ngay trong hệ_thống doanh_nghiệp tự_do đang tồn_tại – một chiến_lược làm thất_vọng các nhà_xã_hội_chủ_nghĩa . Hoa_Kỳ không trải qua chế_độ phong_kiến , và chỉ có rất ít người lao_động cho rằng họ bị lôi_cuốn vào một cuộc đấu_tranh_giai_cấp . Thay vào đó , phần_lớn người lao_động chỉ đơn_giản nhận_thức rằng họ đang đòi các quyền bình_đẳng để tiến_bộ như những người khác . Một yếu_tố khác làm giảm đối_kháng giai_cấp là việc công_nhân Mỹ , ít_nhất là công_nhân nam da trắng , được có quyền bầu_cử sớm hơn công_nhân ở các nước khác . Hoa_Kỳ đứng hạng nhất về dễ mướn và sa_thải công_nhân theo Ngân_hàng Thế_giới . Người Mỹ có chiều_hướng làm_việc nhiều giờ hơn mỗi năm so với công_nhân tại các quốc_gia phát_triển khác , dùng ngày nghỉ_phép ít hơn và ngắn hơn . Giữa năm 1973 và 2003 , công_việc một năm cho mỗi người Mỹ trung_bình tăng 199 giờ . Kết_quả một phần , Hoa_Kỳ vẫn là nước có hiệu_suất lao_động cao nhất trên thế_giới . Tuy_nhiên , Hoa_Kỳ không còn dẫn_đầu hiệu_suất sản_xuất tính trên mỗi giờ như đã từng như_vậy giữa thập_niên 1950 và thập_niên 1990 ; công_nhân tại Na_Uy , Pháp , Bỉ , và Luxembourg hiện_nay là các nước có hiệu_suất sản_xuất trên giờ lao_động cao hơn . Lợi_tức , phát_triển con_người và giai_cấp xã_hội Chiếm 4,24 % dân_số toàn_cầu thế nhưng Mỹ chiếm tới 29,4 % tổng tài_sản thế_giới , đây là tỷ_lệ lớn nhất trong số các quốc_gia . Mỹ cũng là quê_hương của nhiều tỉ_phú và triệu_phú nhất thế_giới . Vào năm 2019 , cả ba cá_nhân giàu nhất thế_giới ( Jeff_Bezos , Bill_Gates và Warren_Buffett ) đều là người Mỹ . Vào tháng 3 năm 2013 , Mỹ_xếp số 1 thế_giới về Chỉ_số An_ninh Lương_thực Toàn_cầu . Năm 2017 , Hoa_Kỳ xếp thứ 13 trong số 189 quốc_gia về Chỉ_số Phát_triển Con_người ( HDI ) . Trong năm 2014 , 14,8 % dân_số Mỹ sống trong nghèo_khó . Báo_cáo của Feeding_America chỉ ra trong năm 2014 có 49 triệu người Mỹ lâm vào tình_trạng không bảo_đảm về đủ thực_phẩm . Trong tháng 6 năm 2016 , tổ_chức IMF đã cảnh_báo Hoa_Kỳ rằng tỷ_lệ nghèo_khó tăng cao cần được giải_quyết khẩn_cấp . Hoa_Kỳ có một mạng_lưới an_sinh xã_hội thấp nhất trong các quốc_gia phát_triển .. Tuy_vậy mức_sống của người nghèo tại Mỹ lại thuộc hàng cao nhất thế_giới . Theo khảo_sát thì 80 % hộ nghèo tại Mỹ_sở_hữu máy_lạnh , 92 % hộ nghèo có lò_vi_sóng , gần 3/4 có ô_tô hoặc xe_tải và 31 % có hai ô_tô hoặc xe_tải trở lên . Trung_bình một người nghèo tại Mỹ có nhiều không_gian sống hơn những người không nghèo điển_hình ở Thụy_Điển , Pháp hoặc Anh . Robert_Rector , nghiên_cứu_viên Cao_cấp tại Phòng Nghiên_cứu Chính_sách Nội_địa cho rằng tình_trạng nghèo_đói tại Mỹ đã bị thổi_phồng quá mức bởi truyền_thông và giới chính_trị_gia . Theo ông thì " Chiến_lược của giới truyền_thông là lấy 3 phần_trăm hoặc 4 phần_trăm số người nghèo kém may_mắn nhất và miêu_tả tình_trạng của họ như_là đại_diện cho hầu_hết những người nghèo tại Mỹ " . Mike Brownfield trích_dẫn dữ_liệu của Bộ Nông_nghiệp Hoa_Kỳ năm 2009 cho thấy 96 % các bậc cha_mẹ nghèo tại Mỹ nói rằng con_cái của họ không bao_giờ đói vào bất_cứ thời_điểm nào trong năm , 83 % các hộ gia_đình nghèo cho biết họ có đủ thức_ăn để ăn . Theo Tim_Worstall , nhà_nghiên_cứu của học_viện Adam_Smith thì những cá_nhân có thu_nhập thấp tại Mỹ vẫn có thu_nhập cao hơn khoảng 70 % dân_số thế_giới . Dân_số nằm trong mức cực nghèo_khó đã gia_tăng trong khoảng thời_gian từ năm 2000 đến 2009 . Người_dân thuộc diện này thường không được tiếp_cận với giáo_dục chất_lượng cao ; tỷ_lệ phạm_tội cao hơn , tỷ_lệ cao hơn về những tổn_thương thể_chất và tâm_lý , thiếu tiếp_cận tới tín_dụng và tích_lũy của_cải ; chịu giá hàng hóa dịch_vụ cao , và khó tiếp_cận những cơ_hội nghề_nghiệp hơn .. Trong năm 2017 , tiểu_bang có tỷ_lệ hộ nghèo thấp nhất là bang New_Hampshire ( 7,3 % ) , và khu_vực có tỷ_lệ nghèo cao nhất là Samoa thuộc Mỹ ( 65 % ) . Trong số các bang , tỷ_lệ hộ nghèo cao nhất là ở bang Mississippi ( 21,9 % ) Hoa_Kỳ là quốc_gia có mức thu_nhập bình_quân hộ gia_đình cao nhất trong số các quốc_gia OECD , và năm 2010 là nước có mức thu_nhập bình_quân hộ gia_đình ( median household incom ) ) cao thứ 4 , xuống 2 bậc so với 2007 . Theo một nghiên_cứu độc_lập , mức thu_nhập của tầng_lớp trung_lưu tại Mỹ đã giảm xuống mức ngang_bằng với mức tại Canada năm 2010 , và xuống mức thấp hơn vào 2014 , trong khi một_vài quốc_gia phát_triển khác đã thu_hẹp khoảng_cách này trong những năm gần đây . Theo cục điều_tra dân_số , mức thu_nhập hộ gia_đình điều_chỉnh theo lạm_phát đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 59.039 đô_la năm 2016 . Mức_độ bất_bình_đẳng về thu_nhập cũng ở mức cao kỷ_lục , với top một phần năm ( 20 % ) người giàu nhất kiếm được hơn 50 % tổng toàn_bộ thu_nhập . Theo báo_cáo của Cục Dự_trữ Liên_bang Mỹ ( Federal_Reserve ) tháng 9 năm 2017 , bất_bình_đẳng về tài_sản cũng ở mức cao kỷ_lục ; top 1 % số người giàu nhất kiểm_soát 38,6 % của_cải của toàn quốc_gia năm 2016 . Hãng tư_vấn Boston Consulting_Group đã chỉ ra trong báo_cáo tháng 6 năm 2017 rằng 1 % số người giàu nhất nước Mỹ sẽ kiểm_soát 70 % tổng tài_sản toàn quốc_gia vào năm 2021 . Nhóm 1 % người thu_nhập cao nhất đóng_góp vào việc tạo ra 52 % tổng thu_nhập từ năm 2009 đến 2015 , trong đó thu_nhập được định_nghĩa_là thu_nhập từ thị_trường không bao_gồm những khoản tái phân_phối từ chính_phủ , và tỷ_trọng thu_nhập của họ trên tổng thu_nhập đã được tăng lên gấp đôi từ 9 % năm 1976 lên 20 % năm 2011 . Theo báo_cáo năm 2014 của OECD , 80 % tăng trường của tổng thu_nhập ( từ thị_trường ) trước thuế thuộc về nhóm 10 % cao nhất từ năm 1957 đến 2007 . Nhóm 10 % giàu_có nhất sở_hữu 80 % tổng tài_sản tài_chính . Bất_bình_đẳng về tài_sản tại Mỹ hiện lớn hơn hầu_hết các quốc_gia phát_triển khác . Thừa_kế tài_sản có_thể lý_giải tại_sao nhiều người Mỹ trở_nên giàu_có vì có một bước khởi_đầu thuận_lợi đáng_kể ( substantial head start ) . Vào tháng 9 năm 2012 , theo nghiên_cứu của Viện chính_sách , hơn 60 % trong tổng_số 400 người Mỹ trong danh_sách giàu nhất của Forbes đã lớn lên trong những đặc_quyền và khởi_đầu thuận_lợi như_vậy . Một_số những nhà_kinh_tế_học và hoạt_động đã thể_hiện những nghi_ngại về vấn_đề bất_bình_đẳng trong thu_nhập , gọi nó là ' lo_ngại sâu_sắc ' , sự bất_công , một mối hiểm_họa cho ổn_định nền dân_chủ và xã_hội , hoặc một dấu_hiệu của sự yếu đi của quốc_gia .. Trong khi các giai_cấp xã_hội Mỹ thiếu ranh_giới định_nghĩa rõ_ràng , các nhà_xã_hội_học đã cho rằng giai_cấp xã_hội là một biến_số xã_hội quan_trọng . Nghề_nghiệp , hấp_thụ giáo_dục , và lợi_tức được dùng như những chỉ_số chính nói đến tình_trạng kinh_tế xã_hội . Dennis_Gilbert của Cao_đẳng Hamilton đã đưa ra một hệ_thống , được những nhà_xã_hội_học khác áp_dụng , theo đó xã_hội Mỹ có_thể chia làm sáu giai_cấp xã_hội : một giai_cấp thượng_lưu hay đại_tư_bản gồm những người giàu_có và quyền_lực ( 1 % ) , một giai_cấp thượng_trung_lưu gồm các nhà_nghiệp_vụ có giáo_dục cao ( 15 % ) , một giai_cấp trung_lưu gồm những người bán nghiệp_vụ và các thợ lành_nghề ( 33 % ) , một giai_cấp lao_động gồm những người lao_động chân_tay và thư_ký ( 33 % ) , và hai giai_cấp thấp hơn - lao_động nghèo ( 13 % ) và hạ_cấp phần_lớn là thất_nghiệp ( 12 % ) . 1 % trên đầu danh_sách giữ 33,4 % tài_sản của đất_nước , bao_gồm phân_nửa tổng giá_trị cổ_phiếu giao_dịch công_khai . Người Mỹ có thu_nhập cao nhưng mức thuế cao , chi_phí cho cuộc_sống cao và có nhiều nhu_cầu cần đáp_ứng nên khả_năng tiếp_kiệm của người Mỹ không cao . Theo một khảo_sát vào năm 2017 , chỉ có 25 % người Mỹ được hỏi có số tiền tiết_kiệm từ 10.000 USD trở lên trong khi có đến 39 % không có tiết_kiệm , 36 % người Mỹ còn lại có tiết_kiệm dưới 10.000 USD. Những người Mỹ từ 55-64_tuổi chỉ có trung_bình 120.000 USD tiền tiết_kiệm hưu_trí mỗi người trong khi đó nhiều chuyên_gia khuyến_nghị cần 1 triệu USD cho tuổi già . Một nghiên_cứu cho thấy 66 % người Mỹ tin rằng họ sẽ không có đủ tiền tiết_kiệm để sống cho tới lúc qua_đời .. Ngược_lại , theo một báo_cáo vào năm 2018 cho thấy , cứ 6 người đã về hưu tại Mỹ thì lại có một người là triệu_phú . Khoa_học và kỹ_thuật Hoa_Kỳ trở_thành nhà tiên_phong trong những cải_tiến kỹ_thuật kể từ cuối thế_kỷ 19 và nghiên_cứu khoa_học từ giữa thế_kỷ 20 . Hoa_Kỳ đã và đang dẫn_đầu trong nhiều ngành kỹ_thuật và nghiên_cứu khoa_học từ cuối thế_kỷ XIX , là miền đất hấp_dẫn các nhà_khoa_học nước_ngoài như Albert_Einstein , Niels_Bohr , Victor_Weisskopf , Otto_Stern . Phần_lớn quỹ nghiên_cứu và phát_triển với khoảng 64 % đến từ phía tư_nhân . Hoa_Kỳ dẫn_đầu thế_giới trong các tài_liệu nghiên_cứu khoa_học và yếu_tố tác_động . Năm 1876 , Alexander_Graham Bell được công_nhận bằng sáng_chế đầu_tiên của Mỹ về điện_thoại . Thomas_Edison đã phát_triển máy_hát , bóng_đèn_điện sáng duy_trì lâu đầu_tiên , và chiếc máy_chiếu_phim thông_dụng đầu_tiên . Nikola Tesla tiên_phong trong động_cơ cảm_ứng và bộ truyền tần_số cao sử_dụng ở đài thu_thanh . Trong đầu thế_kỷ 20 , công_ty chế_tạo ô_tô của Ransom E._Olds và Henry_Ford đã nhân rộng và phổ_biến dây_chuyền lắp_ráp xe . Anh_em nhà Wright năm 1903 đã chế_tạo thành_công chiếc máy_bay đầu_tiên của thế_giới . Trong Chiến_tranh thế_giới thứ hai , Hoa_Kỳ phát_triển vũ_khí nguyên_tử , mở_đầu thời_đại nguyên_tử . Cuộc đua_vũ_trụ đã tạo ra những bước_tiến nhanh trong lãnh_vực phát_triển hỏa_tiễn , khoa_học vật_chất , máy_vi_tính , và nhiều lĩnh_vực khác . Hoa_Kỳ là nước đầu_tiên phát_triển ARPANET , tiền_thân của Internet ngày_nay . Người Mỹ_hưởng được cấp bực_cao cận_kề với các hàng hóa tiêu_dùng kỹ_thuật .. Tính đến năm 2013 , 83,8 % hộ gia_đình người Mỹ sở_hữu ít_nhất một chiếc máy_tính và 73,3 % có dịch_vụ Internet tốc_độ cao . 91 % người Mỹ cũng sở_hữu ít_nhất một chiếc điện_thoại_di_động vào tháng 5 năm 2013 . Hoa_Kỳ là nước có thứ_hạng cao liên_quan đến quyền tự_do sử_dụng Internet . Hoa_Kỳ là quốc_gia phát_triển và trồng_trọt chính_yếu các thực_phẩm_biến_đổi_gen ; trên phân_nửa những vùng_đất thế_giới được dùng trồng các vụ mùa kỹ_thuật sinh_học là ở tại Hoa_Kỳ . Việc phát_minh ra bóng bán_dẫn vào những năm 1950 , một thành_phần quan_trọng trong hầu_hết các thiết_bị điện_tử hiện_đại , đã dẫn đến nhiều tiến_bộ công_nghệ và sự mở_rộng đáng_kể của ngành công_nghiệp công_nghệ_cao ở Hoa_Kỳ . Điều này dẫn tới sự ra_đời của nhiều tập_đoàn công_nghệ mới và các khu_vực tập_trung công_nghệ_cao trên khắp đất_nước như thung_lũng Silicon ở California . Những thành_công của các công_ty vi_xử_lý Mỹ như Advanced_Micro Devices ( AMD ) và Intel cùng với các công_ty sản_xuất phần_mềm và phần_cứng máy_tính bao_gồm Adobe_Systems , Apple_Inc . , IBM , Microsoft và Sun_Microsystems đã góp_phần làm_nên sự ra_đời và phổ_biến của máy_tính cá_nhân . ARPANET được phát_triển vào những năm 1960 để đáp_ứng các yêu_cầu của Bộ Quốc_phòng và đã trở_thành nền_tảng cho sự ra_đời của Internet . Hoa_Kỳ hiện là quốc_gia có nhiều người đoạt giải Nobel nhất , với 383 cá_nhân người Mỹ đã giành tổng_cộng 385 giải Nobel trong mọi lĩnh_vực , trong đó Hoa_Kỳ đứng đầu thế_giới về số giải_thưởng Nobel Vật_lý ( 94 ) , Nobel Hóa_học ( 63 ) , Nobel Y_học ( 100 ) và Nobel Kinh_tế ( 55 ) . Giao_thông Hoa_Kỳ có tỉ_lệ sở_hữu phương_tiện cơ_giới cao nhất thế_giới , với 765 xe trên 1.000 người Mỹ . Khoảng 39 % xe cá_nhân là xe Van , xe SUV , hay xe có sàn chở hàng loại nhỏ . Người Mỹ trưởng_thành trung_bình dành khoảng 55 phút mỗi ngày lái trên đoạn đường dài trung_bình 29 dặm_Anh ( 47 km ) . Năm 2001 , 90 % người Mỹ đi làm bằng xe_hơi .. Năm 2017 , 91 % hộ gia_đình tại Mỹ_sở_hữu ô_tô .. Tỉ_lệ sở_hữu ô_tô thấp nhất là ở các thành_phố có hệ_thống giao_thông công_cộng phát_triển như New_York ( 44 % ) hay Washington_DC ( 62 % ) Hệ_thống đường_sắt nhẹ chở khách liên thành_phố của Hoa_Kỳ tương_đối yếu_kém . Chỉ có 9 % tổng_số lượt đi làm_việc ở Hoa_Kỳ là dùng giao_thông công_cộng so với 38,8 % tại châu_Âu . Việc sử_dụng xe_đạp rất ít , thua xa mức_độ sử_dụng của châu_Âu . Công_nghệ hàng_không dân_sự hoàn_toàn tư_hữu_hóa trong lúc đa_số các phi_trường chính là của công . 5 hãng hàng_không lớn nhất trên thế_giới_tính theo số khách_hàng được vận_chuyển đều là của Hoa_Kỳ ; American_Airlines là công_ty hàng_không lớn nhất thế_giới . Trong số 30 phi_trường hành_khách bận_rộn nhất trên thế_giới thì có 16 là ở Hoa_Kỳ , bao_gồm Phi_trường Quốc_tế Hartsfield-Jackson_Atlanta ( ATL ) bận_rộn nhất thế_giới . Năng_lượng Tính đến năm 2019 , có tới 80 % nguồn năng_lượng ở Hoa_Kỳ được lấy từ nhiên_liệu hóa_thạch . Năm 2019 , phần_lớn nguồn năng_lượng của đất_nước được lấy từ dầu_mỏ ( 36,6 % ) , tiếp_theo là khí tự_nhiên ( 32 % ) , than_đá ( 11,4 % ) , năng_lượng tái_tạo ( 11,4 % ) và hạt_nhân ( 8,4 % ) . Kể từ năm 2007 , tổng_lượng phát thải khí nhà_kính của Hoa_Kỳ cao thứ hai trong số các quốc_gia , chỉ xếp sau Trung_Quốc . Hoa_Kỳ trong lịch_sử là nhà_sản_xuất khí nhà_kính lớn nhất thế_giới , và lượng phát thải khí nhà_kính trên đầu người vẫn duy_trì ở mức cao . Du_lịch Hoa_Kỳ đứng thứ 3 thế_giới về tổng_số khách du_lịch đến tham_quan ( chỉ xếp sau Pháp và Tây_Ban_Nha ) . Năm 2011 , các điểm du_lịch được ghé thăm nhiều nhất ở Mỹ gồm : Quảng_trường Thời_đại ( New_York ) , Công_viên Trung_tâm ( New_York ) , Ga Washington_Union ( Washington_DC ) , Dải Las_Vegas ( Las_Vegas ) , Nhà_ga Grand_Central ( New_York ) , Walt Disney_World ( Orlando ) , Disneyland_Resort ( Anaheim ) , Cầu Cổng_Vàng ( San_Francisco ) . Nhân_khẩu Vào ngày 1 tháng 7 năm 2017 , Cục Thống_kê Dân_số Hoa_Kỳ ước_tính dân_số của đất_nước là 325.719.178 người và sẽ tăng thêm 1 người sau mỗi 13 giây , nghĩa_là tăng khoảng 6.646 người mỗi ngày . Dân_số Hoa_Kỳ đã tăng gần gấp 4 lần trong thế_kỷ 20 , từ 76,2 triệu người năm 1900 lên 281,4 triệu người vào năm 2000 .. Hiện Hoa_Kỳ là nước đông dân thứ ba trên thế_giới , chỉ xếp sau Trung_Quốc và Ấn_Độ . Tỉ_lệ tăng dân_số trung_bình là 0,7 % vào năm 2014 . Tỉ_lệ sinh_13/1 . 000 người , thấp hơn mức trung_bình của thế_giới . Năm 2006 , 1,27 triệu di_dân được cấp phép cư_ngụ hợp_pháp . México đã và đang là nguồn dẫn_đầu các di_dân mới của Hoa_Kỳ trên hai thập_niên qua ; kể từ năm 1998 , Trung_Quốc , Ấn_Độ , và Philippines là các quốc_gia có số_lượng người nhập_cư đến Mỹ mỗi năm đông nhất .. Tính đến năm 2015 , 47 % người nhập_cư là người gốc Latinh , 26 % là người gốc châu_Á , 18 % là người da trắng và 8 % là người da đen . Tỷ_lệ người nhập_cư là người châu_Á đang tăng lên trong khi tỷ_lệ người gốc Latinh đang giảm . Hoa_Kỳ là quốc_gia công_nghiệp hóa duy_nhất mà sự gia_tăng dân_số lớn_lao được tiên_đoán . Hoa_Kỳ đã và đang là nước đứng đầu về số người nhập_cư trong nhiều thập_kỷ qua , tiếp_nhận số người nhập_cư nhiều hơn toàn_bộ các nước khác trên thế_giới cộng lại . Trong năm 2018 , Mexico , Cuba , Trung_Quốc và Cộng_hòa Dominica là 4 nước dẫn_đầu về số người nhập_cư vào Hoa_Kỳ . Làn_sóng nhập_cư đã khiến dân_số Hoa_Kỳ tiếp_tục tăng nhanh_chóng với dân_số sinh ra ở ngoại_quốc tăng gấp đôi từ gần 20 triệu vào năm 1990 đến hơn 40 triệu trong năm 2010 . Dân_số sinh ra ở nước_ngoài đạt 45 triệu người trong năm 2015 . Hoa_Kỳ có một dân_số đa_chủng tộc-31 nhóm sắc_tộc có dân_số trên 1 triệu người . Người da trắng là nhóm chủng_tộc lớn nhất trong đó người gốc Đức , gốc Ireland , và gốc Anh chiếm ba trong số bốn nhóm sắc_tộc lớn nhất . Người Mỹ gốc châu_Phi , đa_số là con_cháu của các cựu nô_lệ , là nhóm chủng_tộc_thiểu_số đông nhất Hoa_Kỳ và là nhóm sắc_tộc lớn hạng ba . Người Mỹ gốc châu_Á là nhóm chủng_tộc_thiểu_số lớn hạng nhì của Hoa_Kỳ ; hai nhóm sắc_tộc_người Mỹ gốc châu_Á lớn nhất là người Hoa và người Filipino . Năm 2010 , dân_số Hoa_Kỳ bao_gồm một con_số ước_tính là 5,2 triệu người thuộc sắc_tộc bản thổ_châu_Mỹ hoặc bản thổ_Alaska và gần 1 triệu người gốc bản thổ_Hawaii hay người đảo Thái_Bình_Dương . Có_thể coi Hoa_Kỳ là nước có độ đa_dạng sắc_tộc , dân_tộc ( cộng_đồng | dân_tộc ]_] , văn_hóa cao nhất thế_giới . Cho đến phong_trào đòi quyền_công_dân trong những năm 1960 , các nhóm chủng_tộc_thiểu_số ở Hoa_Kỳ , nhất_là người da đen và người da đỏ bản_địa đã phải đối_mặt với sự phân_biệt đối_xử cả về quyền_lợi chính_trị lẫn kinh_tế . Hành_vi phân_biệt chủng_tộc chính_thức bị cấm dưới thời Tổng_thống Johnson qua Đạo_luật về Quyền_Công_dân năm 1964 và trở_thành hành_vi không_thể chấp_nhận cả về mặt xã_hội lẫn đạo_đức . Nhiều người cho rằng cuộc bầu_cử tổng_thống Hoa_Kỳ năm 2008 là một bước_tiến trong mối quan_hệ giữa các chủng_tộc ở Mỹ : người Mỹ da_trắng đã đóng vai_trò quan_trọng trong việc bầu Barack_Obama trở_thành tổng_thống da màu đầu_tiên của nước này . Sự gia_tăng dân_số của người nói tiếng Tây_Ban_Nha là một chiều_hướng nhân_khẩu chính . Khoảng 44 triệu người Mỹ gốc nói tiếng Tây_Ban_Nha tạo thành chủng_tộc_thiểu_số lớn nhất tại Hoa_Kỳ . Khoảng 64 % người nói tiếng Tây_Ban_Nha có gốc từ México . Giữa năm 2000 và 2004 , dân_số nói tiếng Tây_Ban_Nha của Hoa_Kỳ tăng 14 % trong khi dân_số không phải người nói tiếng Tây_Ban_Nha tăng chỉ 2 % . Phần_nhiều sự gia_tăng dân_số là vì di_dân : Đến năm 2004 , 12 % dân_số Hoa_Kỳ_sinh ra ở ngoại_quốc , trên phân_nửa con_số đó là từ châu_Mỹ Latinh . Sinh_sản cũng là một yếu_tố : Phụ_nữ nói tiếng Tây_Ban_Nha trung_bình_sinh ba người con trong đời của mình . Tỉ_lệ tương_tự là 2,2 đối_với phụ_nữ da đen không nói tiếng Tây_Ban_Nha và 1,8 cho phụ_nữ da trắng không nói tiếng Tây_Ban_Nha ( dưới con_số quân_bình thay_thế là 2,1 ) . Người nói tiếng Tây_Ban_Nha chiếm gần như phân_nửa con_số gia_tăng dân_số quốc_gia 2,9 triệu từ tháng 7 năm 2005 đến tháng 7 năm 2006 . Ước_tính theo chiều_hướng hiện_tại thì vào năm 2050 , người da trắng gốc không nói tiếng Tây_Ban_Nha sẽ là 50,1 % dân_số , so với 69,4 % năm 2000 . Người da trắng không nói tiếng Tây_Ban_Nha đã ít hơn phân_nửa dân_số tại bốn tiểu_bang : California , New_Mexico , Hawaii , và Texas , cũng như tại Đặc_khu Columbia . Theo một cuộc khảo_sát được thực_hiện bởi Viện Williams , 9 triệu người Mỹ , hoặc khoảng 3,4 % số người trưởng_thành tại Mỹ tự nhận mình là người đồng_tính , song_tính hoặc chuyển_giới . Một cuộc thăm_dò của Gallup năm 2016 cũng kết_luận rằng 4,1 % người Mỹ trưởng_thành được xác_định là thuộc cộng_đồng LGBT. Tỷ_lệ cao nhất đến từ Đặc_khu Columbia ( 10 % ) , trong khi tiểu_bang thấp nhất là Bắc_Dakota với 1,7 % . Trong một cuộc khảo_sát năm 2013 , Trung_tâm kiểm_soát và phòng_ngừa dịch_bệnh cho thấy 96,6 % người Mỹ được xác_định là thẳng ( dị_tính ) , trong khi 1,6 % được xác_định là đồng_tính nam hoặc đồng_tính nữ và 0,7 % được xác_định là người lưỡng_tính . Hoa_Kỳ có mức_độ đô_thị hóa cao , khoảng 83 % dân_số sống trong 361 vùng đô_thị . Năm 2005 , 254 khu hợp nhất tại Hoa_Kỳ có dân_số trên 100.000 người , 9 thành_phố có hơn 1 triệu dân , và 4 thành_phố cấp thế_giới có trên 2 triệu dân ( Thành_phố New_York , Los_Angeles , Chicago , và Houston ) . Hoa_Kỳ có 50 vùng đô_thị có dân_số trên 1 triệu dân . Trong số 50 vùng đô_thị phát_triển nhanh nhất , 23 vùng đô_thị nằm ở miền Tây và 25 vùng đô_thị ở miền Nam . Trong số 20 vùng đô_thị đông dân nhất của Hoa_Kỳ , các vùng đô_thị như Dallas ( hạng tư lớn nhất ) , Houston ( hạng sáu ) , và Atlanta ( hạng chín ) cho thấy có con_số gia_tăng lớn nhất giữa năm 2000 và 2006 trong khi vùng đô_thị Phoenix ( hạng 13 ) phát_triển con_số lớn nhất về phần_trăm dân_số . Ngôn_ngữ Mặc_dù Hoa_Kỳ không có ngôn_ngữ chính_thức ở cấp liên_bang , nhưng tiếng Anh Mỹ ( American_English ) là ngôn_ngữ quốc_gia . Năm 2010 , khoảng 230 triệu người hay 80 % dân_số tuổi từ 5 trở lên nói tiếng Anh tại nhà . Tiếng Tây_Ban_Nha , có trên 10 % dân_số nói tại nhà , là ngôn_ngữ thông_dụng thứ hai và được dạy rộng_rãi như ngôn_ngữ ngoại_quốc . Các di_dân muốn nhập_tịch phải_biết tiếng Anh . Một_số người Mỹ cổ_vũ việc biến tiếng Anh thành ngôn_ngữ chính_thức của Hoa_Kỳ vì nó là ngôn_ngữ chính_thức tại ít_nhất 32 tiểu_bang . Cả tiếng Hawaii và tiếng Anh là ngôn_ngữ chính_thức tại Hawaii theo luật tiểu_bang . Một_số lãnh_thổ vùng quốc_hải cũng công_nhận ngôn_ngữ bản_thổ của họ là ngôn_ngữ chính_thức cùng với tiếng Anh : Tiếng Samoa và tiếng Chamorro được Samoa thuộc Mỹ và Guam lần_lượt công_nhận là ngôn_ngữ chính_thức của họ ; tiếng Caroline và tiếng Chamorro được Quần_đảo Bắc_Mariana công_nhận ; tiếng Tây_Ban_Nha là tiếng chính_thức của Puerto_Rico . Trong lúc cả hai tiểu_bang này không có một tiếng chính_thức nào , New_Mexico có luật cho_phép sử_dụng cả tiếng Anh và tiếng Tây_Ban_Nha giống như Louisiana làm_vậy đối_với tiếng Anh và tiếng Pháp . Các ngoại_ngữ được dạy rộng_rãi nhất ở Hoa_Kỳ , về số_lượng học_sinh từ mẫu_giáo đến đại_học , là : tiếng Tây_Ban_Nha ( khoảng 7,2 triệu người học ) , tiếng Pháp ( 1,5 triệu ) , và tiếng Đức ( 500.000 ) . Các ngôn_ngữ thường được dạy khác ( từ 100.000 đến 250.000 người học ) bao_gồm tiếng Latinh , tiếng Nhật , ASL , tiếng Ý và tiếng Trung . 18 % số người Mỹ nói được ít_nhất một thứ ngôn_ngữ khác ngoài tiếng Anh . Tôn_giáo_Hoa_Kỳ là một trong những quốc_gia đa_dạng tôn_giáo nhất thế_giới . Chính_phủ Hoa_Kỳ không kiểm_soát tín_ngưỡng của người_dân . Trong một cuộc thăm_dò tư_nhân thực_hiện năm 2014 , có khoảng 70,6 % người Mỹ trưởng_thành tự xem mình là tín_hữu Kitô_giáo , giảm từ 86,4 % trong năm 1990 . Các giáo_phái Tin_Lành chiếm 46,5 % trong khi Giáo_hội Công_giáo_Rôma hiện là nhánh Kitô_giáo độc_lập lớn nhất , chiếm 20,8 % . Một cuộc nghiên_cứu khác vào năm 2007 cho thấy người da_trắng Tin_Lành trường_phái phúc_âm ( evangelical ) chiếm 26,3 % dân_số ; đây là nhóm Tin_Lành đông nhất ; tổng_số người theo Tin Lành_phái phúc_âm của tất_cả các chủng_tộc chiếm từ 30 tới 35 % . Nhiều nhóm cư_dân châu_Âu đến định_cư tại Bắc_Mỹ là những người mong_muốn xây_dựng cuộc_sống mới được đảm_bảo tự_do tôn_giáo để thực_hành tín_ngưỡng của mình . Các quan_niệm được đề_cao ở Hoa_Kỳ như tự_do , dân_chủ , nền cộng_hòa , trách_nhiệm cá_nhân , sự chăm_chỉ , đạo_đức lao_động , sự thịnh_vượng và chủ_nghĩa_tư_bản được cho là tương_thích với tư_tưởng của nhiều phái Tin_Lành . Sự sùng_đạo là một đặc_điểm của Hoa_Kỳ và tôn_giáo là một nhân_tố quan_trọng trong xã_hội tại đây . Hầu_hết các Tổng_thống Mỹ đều đặt tay tuyên_thệ trên cuốn Kinh_Thánh và tự đặt mình dưới sự che_chở của Chúa . Tổng_số người ngoài Kitô_giáo theo số_liệu năm 2014 là 5,9 % , tăng từ 3,3 % hồi năm 1990 . Các tôn_giáo không phải Kitô_giáo có số người theo đông nhất là Do Thái_giáo ( 1,9 % ) , Hồi_giáo ( 0,9 % ) , Phật_giáo ( 0,7 % ) , Ấn_Độ_giáo ( 0,7 % ) . Giữa năm 1990 và 2001 , số người theo Hồi_giáo và Phật_giáo gia_tăng gấp đôi . Năm 1990 có 8,2 % và năm 2014 có 22,8 % dân_số tự nhận mình là người theo thuyết bất_khả_tri , thuyết vô_thần , hoặc không tôn_giáo , vẫn tương_đối ít hơn so với một_số quốc_gia phát_triển khác như Anh_Quốc và Thụy_Điển . Cấu_trúc gia_đình Tính đến năm 2007 , 58 % người Mỹ từ 18 tuổi trở lên đã kết_hôn , 6 % là góa phụ , 10 % đã ly_hôn và 25 % chưa bao_giờ kết_hôn . Tỷ_lệ mang thai ở tuổi vị_thành_niên của Hoa_Kỳ là 26,5 trên 1.000 phụ_nữ . Tỷ_lệ này đã giảm 57 % kể từ năm 1991 . Năm 2013 , tỷ_lệ sinh ở tuổi vị_thành_niên cao nhất là ở bang Alabama và thấp nhất ở bang Wyoming . Phá_thai là hợp_pháp trên toàn_bộ lãnh_thổ Hoa_Kỳ , sau vụ Roe v . Wade , một quyết_định mang tính bước_ngoặt vào năm 1973 của Tòa_án Tối_cao Hoa_Kỳ . Trong khi tỷ_lệ phá_thai đang giảm , tỷ_lệ phá_thai là 15 trên 1.000 phụ_nữ trong độ tuổi từ 15-44 vẫn cao hơn so với hầu_hết các quốc_gia phương Tây . Năm 2013 , độ tuổi trung_bình khi sinh con đầu_lòng là 26 và 40,6 % ca sinh con đầu_lòng là của phụ_nữ chưa kết_hôn . Tổng tỷ_suất sinh ( TFR ) năm 2016 là 1,82 ca_sinh trên 1000 phụ_nữ . Việc nhận con_nuôi ở Hoa_Kỳ là phổ_biến và tương_đối dễ_dàng từ quan_điểm pháp_lý ( so với các nước phương Tây khác ) . Năm 2001 , với hơn 127.000 con_nuôi , Hoa_Kỳ chiếm gần một_nửa tổng_số con_nuôi trên toàn thế_giới . Hôn_nhân đồng_giới là hợp_pháp trên toàn_quốc , sau phán_quyết của Tòa_án Tối_cao năm 2015 . Tuy_vậy chế_độ đa_thê là bất_hợp_pháp trên toàn lãnh_thổ Hoa_Kỳ . Giáo_dục Giáo_dục công_lập Hoa_Kỳ do chính_quyền tiểu_bang và chính_quyền địa_phương đảm_trách và do Bộ Giáo_dục Hoa_Kỳ điều_phối bằng những quy_định hạn_chế liên_quan đến những khoản trợ_giúp của liên_bang . Ở hầu_hết các tiểu_bang , trẻ_em từ 6 hoặc 7 tuổi bắt_buộc phải đi học cho đến khi đủ 18 tuổi ; một_vài tiểu_bang cho_phép học_sinh thôi_học ở tuổi 16 hay 17 .. Giáo_dục bắt_buộc được chia thành ba cấp : tiểu_học , trung_học_cơ_sở và trung_học_phổ_thông . Trẻ_em thường được chia theo nhóm tuổi thành các lớp , từ các lớp mẫu_giáo ( 5 – 6 tuổi ) và lớp 1 ( 6-7_tuổi ) đối_với những trẻ nhỏ_tuổi nhất , cho đến lớp 12 ( 17 – 18 tuổi ) là năm cuối cấp ba . Hệ_thống xe_buýt trường_học cung_cấp khoảng 8,8 tỷ chuyến đi , chở hơn 24 triệu học_sinh Mỹ đi học và về nhà mỗi năm . Vào năm 2013 , khoảng 87 % trẻ_em trong độ tuổi đi học theo học tại các trường công_lập do nhà_nước tài_trợ , khoảng 10 % học tại các trường tư_thục và khoảng 3 % học tại nhà . Hoa_Kỳ có nhiều trường đại_học và viện đại_học tư_thục cũng như công_lập nổi_tiếng có chính_sách tuyển_chọn sinh_viên khắt_khe như Đại_học Harvard , nhưng cũng có các trường đại_học cộng_đồng ở địa_phương cho_phép sinh_viên tự_do ghi_danh vào học . SAT và ACT là những bài kiểm_tra tiêu_chuẩn phổ_biến nhất mà học_sinh thực_hiện khi nộp đơn vào đại_học . Trong số những người Mỹ tuổi từ 25 trở lên , 84,6 % tốt_nghiệp trung_học , 52,6 % có theo học đại_học , 27,2 % có bằng đại_học , và 9,6 % có bằng sau_đại_học . Tỉ_lệ biết đọc biết viết ở mức cơ_bản là khoảng 99 % . Năm 2015 , Liên_Hợp_Quốc đánh_giá Hoa_Kỳ có chỉ_số giáo_dục là 0.90 , đứng thứ 8 trên thế_giới . Y_tế Tuổi_thọ trung_bình của người Mỹ vào năm 2013 là 78,9_tuổi . Tuổi_thọ trung_bình của người Mỹ vào năm 2006 là 77,8_tuổi , thấp hơn con_số tính chung của Tây_Âu 1 năm , thấp hơn Na_Uy 3 năm và ngắn hơn Thụy_Sĩ 4 năm . Hơn 20 năm qua , thứ_hạng về tuổi_thọ trung_bình của quốc_gia đã giảm từ hạng 11 vào năm 1987 xuống hạng 42 của thế_giới vào năm 2007 . Tỷ_lệ tử_vong trẻ sơ_sinh là 6,17 trên một ngàn trẻ vào năm 2014 , đứng thứ 56 trong tổng_số 224 quốc_gia , đứng sau tất_cả các nước Tây_Âu . Khoảng 1/3 dân_số trưởng_thành béo_phì và thêm 1/3 có trọng_lượng cân quá_khổ ; tỉ_lệ béo phì là cao nhất trong số các nước phát_triển , đã tăng gấp đôi trong 1/4 thế_kỷ qua . Bệnh tiểu_đường loại 2 có liên_quan đến béo phì là căn_bệnh thế_kỷ đáng lo_ngại đối_với các nhà chăm_sóc sức khỏe nghiệp_vụ . Tỉ_lệ có_thai ở tuổi vị_thành_niên là 79,8 / 1.000 phụ_nữ thì cao gấp 4 lần so với Pháp và 5 lần so với Đức . Việc phá_thai tại Hoa_Kỳ là một nguồn tạo ra tranh_cãi chính_trị sôi_động . Nhiều tiểu_bang cấm dùng công_quỹ vào việc phá_thai và có luật hạn_chế việc phá_thai vào thời_kỳ sắp sinh_nở , bắt_buộc thông_báo cho cha_mẹ của trẻ vị_thành_niên muốn phá_thai , và cưỡng_bách một thời_kỳ chờ_đợi trước khi tiến_hành phá_thai . Trong khi việc phá_thai có giảm_sút , tỉ_lệ phá_thai tại Hoa_Kỳ 241 vụ trên 1.000 trẻ sinh ra_đời và tỉ_lệ 15 vụ trên 1.000 phụ_nữ tuổi từ 15 – 44 thì vẫn còn cao hơn so với đa_số các quốc_gia Tây_Âu . Hệ_thống chăm_sóc sức_khỏe của Hoa_Kỳ vượt mức chi_tiêu bất_cứ quốc_gia nào khác , tính theo cả số chi_tiêu cho mỗi đầu người và phần_trăm GDP. Không như đa_số các quốc_gia phát_triển khác , hệ_thống chăm_sóc sức_khỏe của Hoa_Kỳ không hoàn_toàn là công_ích , thay vào đó nó dựa vào tiền chi_trả của cả công_cộng và tư_nhân . Năm 2004 , bảo_hiểm tư_nhân đã trả khoảng 36 % chi_tiêu về sức khỏe cho cá_nhân , tiền_túi của bệnh_nhân chiếm 15 % và chính_phủ liên_bang , tiểu_bang và địa_phương trả khoảng 44 % . Chi_phí y_tế ở Mỹ nhìn_chung là rất cao , một đợt khám bệnh nhẹ cũng có_thể phải trả hàng trăm USD , bệnh nặng điều_trị dài ngày có_thể tốn_kém hàng trăm_ngàn USD. Chi_phí y_tế quá cao là lý_do thông_thường nhất khiến cá_nhân , hộ gia_đình lâm vào cảnh phá_sản tại Hoa_Kỳ . Mỹ là một quốc_gia phát_triển nhưng chưa có một nền bảo_hiểm_y_tế phổ_cập toàn dân . Người_dân Mỹ phải đóng bảo_hiểm_y_tế cao hơn dân Canada tới 14 lần ( tức_là tới gần 11.000 USD / năm ) . Cũng có loại bảo_hiểm rẻ hơn , khoảng 3.000 USD / năm cho một người còn trẻ , khỏe mạnh và không tiền sử_bệnh nghiêm_trọng , nhưng loại bảo_hiểm đó chỉ chi_trả phần_nào cho những lúc ốm nặng , còn bệnh nhẹ thì người_bệnh phải tự trả tiền . Những gia_đình có thu_nhập trung_bình thấp ở Mỹ sẽ không_thể có đủ tiền mua bảo_hiểm_y_tế . Năm 2005 , 46,6 triệu người Mỹ hay 15,9 % dân_số không có bảo_hiểm_y_tế , 5,4 triệu người hơn so với năm 2001 . Nguyên_nhân chính con_số người không có bảo_hiểm_y_tế gia_tăng là vì số người Mỹ có bảo_hiểm do công_ty nơi họ làm_việc bảo_trợ giảm từ 62,6 % năm 2001 xuống còn 59,5 % năm 2005 . Khoảng 1/3 số người không bảo_hiểm_y_tế sống trong các hộ gia_đình có lợi_tức hàng năm trên 50.000 đôla , phân_nửa số hộ gia_đình đó có lợi_tức trên 75.000 đô_la . Một_phần_ba số người khác có tiêu_chuẩn nhưng không đăng_ký xin bảo_hiểm_y_tế công_cộng .. Năm 2006 , Massachusetts trở_thành tiểu_bang đầu_tiên yêu_cầu phải có bảo_hiểm_y_tế ; California đang xem_xét một luật tương_tự .. Đạo_luật Obamacare , được thông_qua vào đầu năm 2010 , đã giúp cho số người không có bảo_hiểm_y_tế trên toàn_quốc giảm một_nửa , mặc_dù nội_dung của đạo_luật và hiệu_lực cuối_cùng của nó vẫn còn là vấn_đề gây tranh_cãi . Năm 2017 , 12,2 % dân_số Mỹ không có bảo_hiểm_y_tế . Chi_phí cao cho hệ_thống chăm_sóc sức_khỏe tại Hoa_Kỳ có nhiều nguyên_nhân khác nhau từ tiến_bộ công_nghệ , chi_phí quản_lý , giá thuốc , các nhà_cung_cấp tính phí cao hơn cho trang_thiết_bị , người_dân Mỹ được nhận nhiều chăm_sóc y_tế hơn tại các quốc_gia khác , mức lương cao của bác_sỹ , chính_sách kiểm_soát của chính_phủ , tác_động của tố_tụng , và hệ_thống thanh_toán của bên thứ ba giúp giảm chi_phí điều_trị . Theo một cuộc khảo_sát của Gallup được thực_hiện tại cả 50 bang của Hoa_Kỳ vào cuối năm 2018 thì hầu_hết người Mỹ vẫn đánh_giá rất tích_cực về hệ_thống y_tế của quốc_gia . Theo đó , 80 % số người tham_gia khảo_sát đánh_giá rằng chất_lượng của hệ_thống chăm_sóc sức_khỏe mà họ nhận được là " xuất_sắc " , 69 % đánh_giá chất_lượng bảo_hiểm_y_tế của họ là " rất tốt " , trong khi đó đánh_giá chung về chất_lượng chăm_sóc sức_khỏe trên toàn_quốc lại có phần kém hơn ( chỉ 55 % đánh_giá " rất tốt " khi nói đến chất_lượng tổng_thể của hệ_thống y_tế Hoa_Kỳ ) . Đối_với những người trên 65 tuổi tham_gia khảo_sát , có 68 % bày_tỏ sự hài_lòng về chi_phí khám_chữa bệnh nói_chung . Tội_phạm và hình_phạt Tình_trạng tội_phạm Thi_hành luật_pháp tại Hoa_Kỳ là trách_nhiệm chính_yếu của cảnh_sát địa_phương và sở cảnh_sát quận , với sự trợ_giúp rộng_lớn hơn của cảnh_sát tiểu_bang . Các cơ_quan Liên_bang như Cục Điều_tra Liên_bang ( FBI ) và Cục Bảo_vệ Tòa_án Hoa_Kỳ ( United_States Marshals_Service ) có những nhiệm_vụ đặc_biệt . Ở cấp liên_bang , và gần như ở mọi tiểu_bang , pháp_chế đều dựa vào một hệ_thống luật phổ_thông . Các tòa_án tiểu_bang thi_hành đa_số các vụ xử_án hình_sự ; các tòa_án liên_bang nhận thụ_lý một_số tội_ác đã được quy_định nào đó cũng như các vụ chống_án từ các hệ_thống tòa tiểu_bang . So với các quốc_gia trong Liên_minh châu_Âu và Khối Thịnh_vượng chung , Hoa_Kỳ có một tỉ_lệ tội_phạm_tính chung là trung_bình . Trong số các quốc_gia phát_triển , Hoa_Kỳ có mức_độ tội_phạm bạo_lực trên trung_bình và đặc_biệt có mức_độ cao về bạo_lực do súng gây ra và hành_động giết người . Năm 2005 , có 56 vụ giết người trên con_số 1 triệu cư_dân , so với 10 tại Đức và 19 tại Canada . Tỉ_lệ các vụ giết người tại Hoa_Kỳ giảm 36 % từ năm 1986 đến 2000 và gần như không đổi kể từ đó . Theo báo_cáo năm 2013 của Văn_phòng Ma_túy và Tội_phạm của Liên_Hợp_Quốc ( UNODC ) , từ năm 2005 đến 2012 , tỷ_lệ giết người trung_bình tại Hoa_Kỳ là 4,9 / 100.000 dân , thấp hơn so với mức trung_bình trên toàn_cầu là 6,2 . Tuy_nhiên , tỷ_lệ này vẫn cao hơn nhiều so với hầu_hết các nước phát_triển khác trên thế_giới . Tỷ_lệ giết người trong năm 2015 là 4,9 / 100.000 người . Năm 2016 có 17.250_vụ giết người , tăng 8,6 % so với năm 2015 Hoa_Kỳ cũng là nơi tồn_tại nhiều băng_đảng tội_phạm khi ước_tính có khoảng 33.000 băng_nhóm đang hoạt_động tại quốc_gia này . Các băng_đảng đường_phố quy_mô lớn có xu_hướng tập_trung ở những khu đô_thị đông dân như New_York City , Los_Angeles , Chicago , Philadelphia , Miami , Denver . Hoa_Kỳ có tỉ_lệ người bị tống_giam có lập hồ_sơ và tổng dân_số tù_nhân cao nhất trên thế_giới và hơn xa các con_số cao nhất trong các quốc_gia phát_triển dân_chủ : năm 2006 , 750 trong mỗi 100.000 người Mỹ bị cầm_tù trong năm đó , hơn 3 lần con_số tại Ba_Lan , quốc_gia thuộc Tổ_chức Hợp_tác và Phát_triển kinh_tế ( OECD ) có tỉ_lệ cao nhất kế_tiếp . Tỉ_lệ hiện_tại của Hoa_Kỳ gần như cao gấp 5 lần rưỡi con_số năm 1980 là 139 mỗi 100.000 người . Đàn_ông người Mỹ gốc châu_Phi bị bắt giam có tỉ_lệ gấp 6 lần tỉ_lệ của đàn_ông da trắng và ba lần so với tỉ_lệ của đàn_ông nói tiếng Tây_Ban_Nha . Tỉ_lệ bị cầm_tù ngày_càng cao của Hoa_Kỳ phần_lớn là do những thay_đổi trong việc xử_phạt và những chính_sách chống chất ma_túy . Trong năm 2013 , Louisiana là bang có tỷ_lệ bị giam_giữ cao nhất ( 1.082 trên 100.000 người ) , còn bang Maine là thấp nhất ( 285 trên 100.000 người ) . Khoảng 9 % tù_nhân bị giam_giữ trong các nhà_tù thuộc sở_hữu tư_nhân . Người Mỹ gốc Phi là nhóm chủng_tộc có tỉ_lệ phạm_tội cao nhất tại Mỹ . Một thống_kê vào năm 2015 cho thấy phần_lớn thủ_phạm trong các vụ giết người tại Mỹ là người Mỹ gốc Phi , trong đó số người Mỹ da trắng bị sát_hại bởi người Mỹ gốc Phi cao hơn đáng_kể so với số người Mỹ gốc Phi bị người da trắng sát_hại . Mặc_dù chỉ chiếm 13 % dân_số Mỹ , thế nhưng , người Mỹ gốc Phi là thủ_phạm trong 52.5 % số vụ giết người tại Mỹ từ năm 1990 đến năm 2008 . Theo thống_kê của FBI thì người Mỹ gốc Phi đã gây ra 52 % số vụ giết người và 54 % số vụ cướp tại Mỹ trong năm 2016 . Mặc_dù hình_phạt tử_hình đã bị xóa bỏ tại phần_lớn các quốc_gia Tây_phương , nó vẫn còn tồn_tại ở Hoa_Kỳ đối_với một_số tội liên_bang và quân_sự nào_đó , và hiện_nay hình_phạt tử_hình vẫn còn tồn_tại ở 30 tiểu_bang . Từ khi hình_phạt tử_hình được phục_hồi vào năm 1976 , đã có trên 1.300_vụ xử_tử tại Hoa_Kỳ , phần_lớn là ở ba bang : Texas , Virginia và Oklahoma . Năm 2015 , Hoa_Kỳ đứng thứ 5 về số vụ xử_tử cao nhất trên thế_giới sau Trung_Quốc , Iran , Pakistan , và Ả_Rập Saudi . Nước Mỹ hiện cũng có 31/51_bang có áp_dụng hình_phạt tử_hình . Bên_cạnh đó , nước Mỹ còn có những án tù ngang_bằng với vô_số án chung_thân kỷ_lục trong lịch_sử tư_pháp hiện_đại . Tranh_cãi về quyền_sở_hữu súng_đạn Một_số học_giả quy_kết tỉ_lệ cao các vụ giết người có mối tương_quan với tỉ_lệ số người sở_hữu súng rất cao ở Hoa_Kỳ , và sau đó là có liên_quan đến luật sở_hữu_súng của Hoa_Kỳ , rất dễ_dàng được phép sở_hữu súng nếu so với các nước phát_triển khác . Theo các cuộc khảo_sát của Trung_tâm nghiên_cứu Pew ( Mỹ ) , dân_số Mỹ chiếm chưa tới 5 % dân_số toàn_cầu , nhưng đã sở_hữu khoảng 45 % số súng cá_nhân trên toàn thế_giới . Ngay cả cảnh_sát Mỹ cũng thường_xuyên sử_dụng súng để bắn chết tại_chỗ những người có dấu_hiệu chống_cự . Riêng trong năm 2015 , cảnh_sát Mỹ đã bắn chết 986 người Năm 2018 , 998 người đã bị cảnh_sát Mỹ bắn chết . Năm 2017 , con_số này là 987 người và năm 2016 là 963 người . Mapping Police_Violence , một trang theo_dõi các vụ bắn súng , thì cho rằng cảnh_sát Mỹ đã giết 1.166 người vào năm 2018 . Nạn xả súng giết người hàng_loạt ở Mỹ diễn ra nghiêm_trọng do luật_pháp cho_phép sở_hữu súng rất dễ_dàng so với các nước khác . Riêng trong năm 2015 , 13.286 người Mỹ đã bị giết bởi súng , không kể những người tự_sát bằng súng Năm 2017 , có tới 39.773 người Mỹ chết vì súng ( chưa kể số bị_thương ) , tăng hơn 10.000 người chết so với năm 1999 ( 28.874 người ) . Trong số những người chết do súng trong năm 2017 , 23.854 người chết vì tự_sát ( con_số cao nhất trong 18 năm ) và 15.919 chết do bị người khác giết . Tỷ_lệ tử_vong do súng theo độ tuổi trên 100.000 người tăng từ 10,3 / 100.000 vào năm 1999 lên 12/100 . 000 trong năm 2017 . Trong số những trường_hợp tử_vong liên_quan đến súng_đạn ở Hoa_Kỳ , gần 2/3 là do tự_tử , số còn lại là bị người khác giết bằng súng . Trong năm 2013 có khoảng 51,5 % số vụ tự_tử ở Mỹ được thực_hiện bằng súng_đạn , và các vụ tự_tử chiếm tới 63 % tổng_số những cái chết liên_quan đến súng . Khoảng 1,4 triệu người Mỹ đã bị giết bởi súng kể từ năm 1968 tới 2011 , nhiều hơn số lính Mỹ chết trong các cuộc chiến_tranh cộng lại . Quyền_sở_hữu súng_đạn từ lâu đã là một khía_cạnh đầy tranh_cãi trong chính_trị Hoa_Kỳ , thường chia thành hai luồng quan_điểm đối_lập : Những người ủng_hộ việc kiểm_soát súng_đạn ủng_hộ các động_thái của chính_phủ nhằm tăng các quy_định liên_quan đến quyền_sở_hữu súng ; trong khi những người ủng_hộ quyền sử_dụng súng_đạn kêu_gọi giảm bớt các quy_định liên_quan đến quyền_sở_hữu súng . Các nhà_lập_pháp Mỹ_thời lập_quốc đã thông_qua Tu chính_án thứ hai của Hiến_pháp Hoa_Kỳ , được thông_qua vào ngày 15 tháng 12 năm 1791 , trong đó nêu rõ " Xét thấy lực_lượng dân_quân có tổ_chức nghiêm_chỉnh là rất cần_thiết cho nền an_ninh của một quốc_gia tự_do , quyền của dân_chúng được giữ và sử_dụng vũ_khí sẽ không bị vi_phạm " . Những cuộc tranh_luận xoay quanh lối diễn giải_tu chính_án đó ra sao . Nhiều người diễn giải_Tu chính_án thứ 2 có nghĩa là người_dân có quyền tự_do vũ_trang mà không bị Chính_phủ hạn_chế . Nhưng sử_gia Saul_Cornell của Đại_học Fordham nhận_định rằng tu chính_án thứ hai chú_trọng hơn tới nghĩa_vụ bảo_vệ quốc_gia của lực_lượng dân_quân , hơn là bảo_vệ quyền_sở_hữu súng của mỗi cá_nhân , nó không cấm việc Chính_phủ đặt ra quy_định kiểm_soát súng . Tự_do mua_bán vũ_khí đã giúp người định_cư Hoa_Kỳ chiếm_lĩnh vùng miền tây hoang_dã của đất_nước trong thế_kỷ 19 . Tuy_nhiên , khi biên_giới biến mất và một hệ_thống quốc_phòng toàn_quốc phát_triển , mối liên_kết giữa công_dân và binh_sĩ đã phai dần . Một lực_lượng dân_quân_vũ_trang đã không còn thích_hợp trong một xã_hội Mỹ hiện_đại , nhưng Tu chính_án số 2 thì đã không thay_đổi suốt 200 năm qua Ngoài_ra , khi Tu chính_án thứ 2 ra_đời thì loại súng duy_nhất tồn_tại là những khẩu súng hỏa_mai , sau 200 năm thì súng_ống hiện_đại đã trở_nên rất đa_dạng và có sức sát_thương vượt xa súng hỏa_mai , dẫn tới việc diễn giải_Tu chính_án này phát_sinh thêm mâu_thuẫn trong việc : liệu người_dân được phép hoặc không được phép giữ những loại súng gì ? Ví_dụ như Thẩm_phán William_Young của tòa liên_bang khu_vực Massachusetts đã phán_định vào năm 2018 rằng : Tu Chính_Án Số 2 cho_phép công_dân sở_hữu súng , nhưng không cho_phép người_dân sở_hữu một khẩu súng_AR-15 hay những loại súng_trường quân_sự khác với băng_đạn lớn Sau nhiều vụ xả súng xảy ra trong thời_gian gần đây , một bộ_phận công_chúng Mỹ liên_tục kêu_gọi thắt chặt quyền_sở_hữu súng_đạn , nhưng họ vấp phải sự phản_đối mạnh_mẽ của Hiệp_hội Súng_trường quốc_gia Hoa_Kỳ ( NRA ) . NRA ra_đời năm 1871 , là tổ_chức tự_phát do những thợ_săn và người thích súng ở Mỹ thành_lập . Nhưng từ những năm 1960 , khi nhiều người Mỹ lên_tiếng yêu_cầu kiểm_soát súng_đạn chặt_chẽ hơn , các tập_đoàn buôn_bán vũ_khí Mỹ đã hỗ_trợ kinh_phí để biến_NRA đã trở_thành một đoàn_thể chính_trị phản_đối yêu_cầu này , họ hoạt_động rất hiệu_quả ở cả cấp_độ bang và liên_bang . Tính đến thời_điểm 2018 , NRA có hơn 5 triệu hội_viên và là một trong số các tổ_chức có thế_lực nhất nước Mỹ , có tới tám tổng_thống Mỹ từng là hội_viên của tổ_chức này . NRA có tiềm_lực tài_chính hùng_hậu , tính riêng trong năm 2013 , quỹ hoạt_động của NRA lên đến 350 triệu USD , đến từ đóng_góp của các thành_viên và các tập_đoàn sản_xuất và buôn_bán vũ_khí . NRA thường_xuyên chi rất nhiều tiền cho các chiến_dịch vận_động bầu_cử Quốc_hội cũng như bầu Tổng_thống Mỹ . Đầu tháng 2/2019 , Hạ_viện Mỹ đã thông_qua " Dự_luật An_toàn súng_đạn " cho_phép mở_rộng việc kiểm_tra lai_lịch đối_với gần như mọi trường_hợp mua_bán súng . Tuy_nhiên , dự_luật đã vấp phải sự chống_đối mạnh_mẽ tại Thượng_viện , nơi đảng Cộng_hòa nắm đa_số và được NRA hỗ_trợ . Theo một cuộc khảo_sát của Gallup được tiến_hành vào năm 2015 , phần_đông ( 52 % ) người Mỹ vẫn tin rằng việc bảo_vệ quyền_sở_hữu súng_đạn của người_dân là quan_trọng hơn việc thắt chặt các quy_đinh về sử_dụng và sở_hữu súng_đạn . Tuy_nhiên sau một loạt các vụ xả súng thời_gian gần đây , nhiều cử_tri đã ủng_hộ thực_hiện các biện_pháp quyết_liệt hơn nhằm ngăn_ngừa bạo_lực súng_đạn . Một cuộc thăm_dò ý_kiến cử_tri của Fox_News tháng 8 năm 2019 cho thấy 90 % số người ủng_hộ kiểm_tra lý_lịch phổ_quát , 81 % ủng_hộ việc tước súng từ những người có nguy_cơ gây án và 67 % ủng_hộ việc cấm vũ_khí tấn_công , tuy_vậy cũng có tới 57 % số người tham_gia khảo_sát cho biết rằng họ thích sống ở những bang cho_phép người_dân sở_hữu súng hơn là những bang cấm súng . Văn_hóa Hoa_Kỳ là một quốc_gia đa_văn_hóa , là nơi sinh_sống của nhiều nhóm đa_dạng chủng_tộc , truyền_thống , và giá_trị . Nói đến văn_hóa chung của đa_số người Mỹ là có ý nói đến " văn_hóa đại_chúng Mỹ " , đó là một nền văn_hóa Tây_phương phần_lớn là sự đúc_kết từ những truyền_thống của các di_dân từ Tây_Âu , bắt_đầu là các dân định_cư người Hà_Lan và người Anh trước_tiên . Văn_hóa Đức , Ireland và Scotland cũng có nhiều ảnh_hưởng . Một_số truyền_thống của người bản thổ_Mỹ và nhiều đặc_điểm văn_hóa của người nô_lệ Tây_Phi_châu được hấp_thụ vào đại_chúng người Mỹ . Xã_hội Mỹ_đa sắc_tộc được thành_lập trên hiến_pháp có chủ_trương chống lại đàn_áp , bóc_lột , bóp_nghẹt tiềm_năng phát_triển của con_người . Sự năng_động là một đặc_trưng của người Mỹ , họ luôn có nhu_cầu hành_động để đạt mục_đích . Chính nhu_cầu này tạo ra tinh_thần hướng tới tương_lai , lạc_quan , uyển_chuyển và không ngừng vận_động . Sự mở_rộng biên_cương về phía tây đã đưa người Mỹ tiếp_xúc gần đến nền văn_hóa Mexico , và sự di_dân mức_độ lớn trong cuối thế_kỷ XIX và đầu thế_kỷ XX từ Nam_Âu và Đông_Âu đã mang đến thêm nhiều yếu_tố văn_hóa mới . Sự di_dân gần đây hơn từ châu_Á và đặc_biệt là từ châu_Mỹ Latinh có nhiều ảnh_hưởng rộng_lớn . Kết_quả sự trộn_lẫn các nền văn_hóa lại với nhau có_thể có đặc_tính như là một cái nồi súp nấu chảy mọi thứ văn_hóa thành một thứ văn_hóa chung mà người Mỹ thường gọi từ xưa đến nay là melting pot , hay_là một khái_niệm mới salad bowl là một tô xà-lách_trộn có đủ thứ rau , gia_vị mà trong đó những người di_dân và con_cháu của họ vẫn giữ các đặc_tính văn_hóa riêng_biệt của mình . Ngoài_ra có những cách lý_giải khác về văn_hóa Hoa_Kỳ như thuyết nông_bản , thuyết dân_chủ , thuyết_biên_cương , thuyết phồn_vinh , chủ_nghĩa thực_dụng , thuyết đa_dạng bất_định , thuyết_Darwin xã_hội . Thuyết nông_bản xem con_người tính bản_thiện , chính xã_hội khi muốn chỉ_đạo , áp_đặt quá mức đã sinh ra điều xấu , phái nông_bản cho rằng xã_hội Mỹ cho_phép mỗi người đạt tới hạnh_phúc dễ hơn các xã_hội châu_Âu vì nó tôn_trọng các nguyên_tắc này và sẽ mất hết phẩm_chất nếu bị xói_mòn bởi chủ_nghĩa_tư_bản và đô_thị hóa . Thuyết dân_chủ dựa trên tác_phẩm Nền dân_chủ Mỹ của Alexis_de Tocqueville miêu_tả các đặc_tính dân_chủ của xã_hội Hoa_Kỳ và xem đây là những đặc_trưng nổi_bật của nền văn_hóa Hoa_Kỳ . Thuyết_biên_cương xem quá_trình mở_rộng lãnh_thổ nước Mỹ đã tạo nên tính_cách của người Mỹ như táo_bạo , lạc_quan , không ngừng đổi_mới , mềm_dẻo , dễ thích_nghi , sáng_tạo , yêu lao_động , ... Thuyết phồn_vinh cho rằng người Mỹ luôn hướng tới sự thịnh_vượng . Điều này có_mặt trong mọi mối quan_hệ xã_hội , ảnh_hưởng đến toàn_bộ các điều_kiện xã_hội , góp_phần quyết_định hình_thành văn_hóa và tính_cách Mỹ . Chủ_nghĩa_thực_dụng cũng là một đặc_trưng văn_hóa của Hoa_Kỳ . Người Mỹ có khuynh_hướng chối_bỏ mọi định_kiến , mọi hệ_thống sẵn có , mọi lý_thuyết , những thứ cấm_kỵ và khuôn_mẫu làm tê_liệt hành_động và chỉ coi_trọng kinh_nghiệm vì người Mỹ muốn đi lên từ số không về văn_hóa . Thuyết đa_dạng bất_định cho rằng xã_hội Hoa_Kỳ tồn_tại nhiều nghịch_lý trên lĩnh_vực văn_hóa nhưng những nghịch_lý này không ngừng thay_đổi tạo nên sự đa_dạng và sự bất_định . Thuyết_Darwin xã_hội cho rằng xã_hội Mỹ luôn chạy_đua để thích_nghi , để_dành thắng_lợi tuy_nhiên vẫn có những chuẩn_mực đạo_đức mà toàn xã_hội phải tuân theo . Trong khi văn_hóa Mỹ xác_định rằng Hoa_Kỳ là một xã_hội không giai_cấp do mọi người đều tự_do , bình_đẳng và có cơ_hội ngang nhau , các nhà_kinh_tế và xã_hội_học đã nhận ra sự khác_biệt văn_hóa giữa các giai_cấp xã_hội của Hoa_Kỳ . Giai_cấp nghiệp_vụ và trung_lưu Mỹ đã và đang là nguồn của nhiều chiều_hướng thay_đổi xã_hội hiện_đại_như chủ_nghĩa_bình_đẳng nam_nữ , chủ_nghĩa bảo_vệ môi_trường , và chủ_nghĩa đa_văn_hóa . Phụ_nữ , trước_đây chỉ hạn_chế với vai_trò nội_trợ , bây_giờ hầu_hết làm_việc bên ngoài và là nhóm đa_số lấy được bằng cử_nhân . Giữa thế_kỷ 20 trở_lại đây chứng_kiến sự thay_đổi trong văn_hóa gia_đình Mỹ : tỷ_lệ ly_hôn , con ngoài giá_thú và số người không kết_hôn tăng nhanh . Năm 2005 , số hộ gia_đình chỉ có một người ( sống độc_thân ) chiếm 30 % tổng_số hộ gia_đình ; nhiều cặp vợ_chồng không có con là chuyện bình_thường với tỉ_lệ 28 % . Việc nới rộng quyền kết_hôn cho những người đồng_tính luyến_ái là một vấn_đề gây tranh_luận , các tiểu_bang cấp_tiến cho_phép sống chung giữa những người đồng_tính ( civil_union ) và những tiểu_bang phía bắc như Massachusetts , Vermont , Iowa , Connecticut , Maine và New_Hampshire vừa_qua đã hợp_thức hóa hôn_nhân đồng_tính . Tiểu_bang California cũng đã hợp_pháp hóa hôn_nhân đồng_tính vào tháng 4 năm 2008 , nhưng sau đó những người đồng_tính lại bị tước quyền kết_hôn sau khi Dự_luật 8 được ban_hành vào tháng 11 năm 2008 .. Đến năm 2015 kết_hôn đồng_tính chính_thức được hợp_pháp hóa tại tất_cả các bang của Hoa_Kỳ . Nước Mỹ là nơi chủ_nghĩa_cá_nhân thịnh_hành . Chủ_nghĩa_cá_nhân ở đây có_thể hiểu là " sự khẳng_định các quyền của cá_nhân và của từng nhóm đối_với tập_thể " và mở_rộng ra là " bảo_hộ các thực_thể văn_hóa nhỏ chống các thực_thể lớn " . Chủ_nghĩa_cá_nhân bắt_nguồn từ những cha_xứ chạy trốn khỏi sự đàn_áp của các chính_phủ Châu_Âu sau năm 1620 . Chủ_nghĩa_cá_nhân được hoàn_chỉnh thêm bằng thuyết đa_nguyên cho rằng mọi tư_tưởng , mọi khuynh_hướng đều được tự_do phát_biểu và thực_hiện , bảo_đảm ai cũng có cơ_hội như nhau . Chủ_nghĩa_cá_nhân còn thể_hiện qua việc mỗi người , mỗi nhóm tình_nguyện gia_nhập cộng_đồng dân_tộc nhưng không từ_bỏ cá_tính , quyền lựa_chọn ; mỗi bang hòa nhập vào liên_bang mà không bỏ bản_sắc văn_hóa và những quyền được coi là bất_khả_xâm_phạm của mình . Do xã_hội Mỹ không thuần nhất , đa_văn_hóa , đa_chủng_tộc nên người Mỹ theo chủ_nghĩa đa_nguyên . Sự khác_biệt giữa các cá_nhân , địa_phương , tôn_giáo , chủng_tộc , nghề_nghiệp , nhóm xã_hội , quan_điểm , ý_thức_hệ , ... được tôn_trọng và có_thể tồn_tại hòa_bình bên cạnh nhau . Người Mỹ cũng theo chủ_nghĩa_bình_quân hiểu theo nghĩa mọi người đều bình_đẳng trước pháp_luật và có cơ_hội thăng_tiến ngang nhau . Vai_trò của nhà_nước là bảo_vệ sự bình_đẳng này . Người Mỹ không hiểu bình_đẳng là mọi người được hưởng_thụ ngang nhau nên họ phản_đối dùng áp_lực để phân_phối lại của_cải mà chỉ khuyến_khích làm từ_thiện để giảm bớt sự chênh_lệch của_cải giữa người giàu và người nghèo . Chủ_nghĩa_tự_do là nền_tảng của nước Mỹ . Người Mỹ không thích nhà_nước can_thiệp vào đời_sống xã_hội cũng không ỷ_lại vào nhà_nước . Họ không trông_chờ nhà_nước giải_quyết các vấn_đề của họ cũng không đổ lỗi cho nhà_nước về những thất_bại của họ . Nếu nhà_nước không_thể làm điều gì thì họ sẽ làm thay nhà_nước . Người Mỹ cũng không thích ý_tưởng dùng ngân_sách nhà_nước để trợ_cấp cho các cá_nhân và doanh_nghiệp . Quyền có việc_làm , quyền được hưởng trợ_giúp xã_hội không phải là những ý_tưởng dễ được chấp_nhận . Khi nhà_nước tỏ ra lấn_lướt , xã_hội sẽ phản_ứng lại ; tuy_nhiên , nước Mỹ vẫn cần sự can_thiệp có chừng_mực , có cân_nhắc của nhà_nước để bảo_vệ tự_do của đa_số dù thực_tế là nó hạn_chế tự_do cá_nhân . Dù theo chủ_nghĩa cá_nhân nhưng người Mỹ vẫn có tinh_thần cộng_đồng rất cao . Họ có thói_quen tham_gia vào các hoạt_động chính_trị , xã_hội , văn_hóa mà không hưởng lương . Tinh_thần tự_nguyện này bắt_nguồn từ khái_niệm dân_chủ trực_tiếp đề_cao trách_nhiệm cá_nhân , không đổ thừa thất_bại cho người khác hoặc cho tổ_chức . Chính vì_thế , xã_hội dân_sự ở Mỹ phát_triển rất mạnh với rất nhiều tổ_chức tồn_tại trong mọi lĩnh_vực . Các hoạt_động thiện_nguyện cũng phát_triển mạnh ở Mỹ và được xã_hội khuyến_khích . Tất_nhiên , văn_hóa Mỹ cũng như các nền văn_hóa khác trên thế_giới , có_mặt tích_cực lẫn cái tiêu_cực . Trong bức thư tháng 2/2002 của 60 trí_thức lớn của Mỹ , các tác_giả công_nhận những tiêu_cực của văn_hóa Mỹ hiện_nay : đôi_khi tỏ ra hung_hăng và kém hiểu_biết đối_với các xã_hội khác , đôi_khi theo_đuổi những chính_sách không đúng hướng và phi_nghĩa . Có những giá_trị văn_hóa Mỹ ít hấp_dẫn hoặc tai_hại , như_là Chủ_nghĩa tiêu_thụ được coi là tiêu_chuẩn , sự tự_do quá trớn không còn quy_luật , sự suy_yếu của văn_hóa gia_đình và đời_sống gia_đình . Các sản_phẩm văn_hóa Mỹ có những thứ đề_cao bạo_lực , kích_thích sự quái_gở , hoặc thể_hiện sự trống_rỗng trong tâm_hồn . Truyền_thông đại_chúng Năm 1878 , Eadweard_Muybridge đã chứng_minh khả_năng của thuật nhiếp_ảnh có_thể chụp được ảnh di_động . Năm 1894 , triển_lãm hình_ảnh di_động thương_mại đầu_tiên của thế_giới được trình_diễn tại thành_phố New_York , sử_dụng máy_ảnh của Thomas_Edison chế_tạo . Năm sau đó , người ta thấy phim thương_mại đầu_tiên được chiếu trên màn bạc , cũng tại New_York , và Hoa_Kỳ luôn đi đầu trong việc phát_triển phim có tiếng_nói trong những thập_niên sau đó . Kể từ đầu thế_kỷ 20 , ngành công_nghiệp điện_ảnh Hoa_Kỳ chủ_yếu tập_trung ở khu_vực Hollywood thuộc thành_phố Los_Angeles , California . Bộ phim Citizen_Kane ( 1941 ) của Đạo_diễn Orson_Welles luôn được bình_chọn như là một bộ phim vĩ_đại nhất của mọi thời_đại . Các diễn_viên điện_ảnh như John_Wayne và Marilyn_Monroe đã trở_thành những khuôn_mặt biểu_tượng trong khi đó nhà_sản_xuất phim kiêm kinh_doanh Walt_Disney là một người đi đầu trong cả lĩnh_vực phim_hoạt_hình và dùng phim_ảnh để quảng_cáo các sản_phẩm . Trong những năm 1970 , các đạo_diễn phim như Martin_Scorsese , Francis Ford_Coppola và Robert_Altman là một thành_phần quan_trọng trong cái được gọi_là " Tân_Hollywood " hay " Hollywood Phục_hưng " , với những bộ phim kinh_điển chẳng_hạn như The_Godfather ( 1974 ) . Các phim trường chính của Hollywood cũng là nơi sản_xuất ra các bộ phim thương_mại thành_công nhất trên thế_giới như Star_Wars ( 1977 ) , Titanic ( 1997 ) , Avatar ( 2010 ) và Avengers : Endgame ( 2019 ) . Các sản_phẩm của Hollywood ngày_nay chiếm_lĩnh công_nghệ điện_ảnh thế_giới . Giải_Oscar là giải_thưởng điện_ảnh uy_tín nhất thế_giới đã được tổ_chức hàng năm bởi Viện_Hàn_lâm_Khoa_học và Nghệ_thuật Điện_ảnh kể từ năm 1929 . Người Mỹ là những người nghiện xem truyền_hình nhất trên thế_giới , và thời_gian trung_bình dành cho xem truyền_hình tiếp_tục tăng cao , lên đến 5 giờ mỗi ngày vào năm 2006 . Tất_cả bốn hệ_thống truyền_hình lớn là thuộc truyền_hình thương_mại . Tỷ_lệ sở_hữu_TV của các hộ gia_đình trong cả nước là 96,7 % . Bốn đài_truyền_hình lớn nhất tại Hoa_Kỳ là NBC , CBS , ABC và Fox . Người Mỹ cũng lắng_nghe các chương_trình radio , phần_lớn là thương_mại hóa , trung_bình là trên 2 tiếng rưỡi một ngày .. Các tờ báo nổi_tiếng nhất tại Hoa_Kỳ bao_gồm The_Wall_Street Journal , The_New_York_Times , và USA_Today . Ngoài các cổng trang_mạng ( web_portal ) và trang tìm_kiếm trên mạng ( search engine ) , các trang_mạng phổ_biến nhất là Google , Facebook , YouTube , Twitter , Instagram , Wikipedia , eBay , Amazon . com , Reddit , Yahoo , Netflix và Pornhub . Năm 2007 , 12 triệu người Mỹ viết blog . Loại nhạc có nhịp_điệu và trữ_tình của người Mỹ gốc châu_Phi nói_chung đã ảnh_hưởng sâu đậm_âm_nhạc Mỹ , làm cho nó khác_biệt với âm_nhạc truyền_thống châu_Âu . Những làn_điệu từ nhạc cổ_truyền như nhạc_blues và loại nhạc mà bây_giờ được biết như là old-time music đã được thu_thập và đưa vào trong âm_nhạc bình_dân mà được thưởng_thức khắp_nơi trên thế_giới . Nhạc Jazz được phát_triển bởi những nhà sáng_tạo âm_nhạc như Louis_Armstrong và Duke_Ellington đầu thế_kỷ XX._Nhạc đồng_quê , rhythm and_blues , và rock and_roll xuất_hiện giữa thập_niên 1920 và thập_niên 1950 , với những cái tên nổi_tiếng chẳng_hạn như Elvis_Presley . Những sáng_tạo mới gần đây của người Mỹ gồm có funk và hip_hop . Những ngôi_sao âm_nhạc đại_chúng của Mỹ như Whitney_Houston được mệnh_danh là " Nữ_hoàng_nhạc R&B " , Michael_Jackson được mệnh_danh là " Ông hoàng_nhạc pop " , Madonna được mệnh_danh là " Nữ_hoàng_nhạc pop " , và còn nhiều ca_sĩ khác nữa như Aretha_Franklin , Stevie_Wonder , Prince , Luther_Vandross , Frank_Sinatra , Billie_Holiday , Frank_Ocean đã trở_thành những huyền_thoại âm_nhạc . Văn_chương , triết_học , kiến_trúc và nghệ_thuật Trong thế_kỷ XVIII và đầu thế_kỷ XIX , văn_chương và nghệ_thuật Mỹ bị ảnh_hưởng đậm_nét của châu_Âu . Những nhà_văn như Nathaniel_Hawthorne , Edgar Allan_Poe , và Henry David_Thoreau đã lập nên một nền văn_chương Mỹ rõ_rệt vào_khoảng giữa thế_kỷ XIX. Mark_Twain và nhà_thơ Walt_Whitman là những gương_mặt lớn trong nửa cuối thế_kỷ ; Emily_Dickinson , gần như không được biết đến trong suốt đời bà , đã được công_nhận là nhà_thơ quan_trọng khác của Mỹ . 12 công_dân Hoa_Kỳ đã đoạt được Giải Nobel_Văn_chương , gần đây nhất là Bob_Dylan năm 2016 . Ernest_Hemingway , người đoạt giải Nobel năm 1954 , thường được coi là một trong những nhà_văn có ảnh_hưởng nhất thế_kỷ XX. Một tác_phẩm được xem như cô_đọng mọi khía_cạnh cơ_bản kinh_nghiệm và đặc_tính của quốc_gia – như Moby-Dick ( 1851 ) của Herman_Melville , Những cuộc phiêu_lưu của Huckleberry_Finn ( 1885 ) của đại_văn_hào Mark_Twain , Giết con húng_nhại của Harper_Lee và Đại_gia_Gatsby ( 1925 ) của F._Scott Fitzgerald – có_thể được tặng cho danh_hiệu là " đại tiểu_thuyết Mỹ . " Các thể_loại văn_chương bình_dân như văn_chương miền Tây và tiểu_thuyết tội_phạm đã phát_triển tại Hoa_Kỳ . Người theo thuyết_tiên_nghiệm do Ralph Waldo_Emerson và Thoreau khởi_xướng đã thiết_lập nên phong_trào triết_học Mỹ đầu_tiên . Sau Nội_chiến Hoa_Kỳ , Charles Sanders_Pierce và rồi William_James và John_Dewey là những người tiên_phong trong việc phát_triển chủ_nghĩa_thực_dụng . Trong thế_kỷ XX , công_trình của Willard_Van Orman_Quine và Richard_Rorty đã giúp đưa triết_học phân_tích trở_nên nổi_bật trong nền triết_học Mỹ Về nghệ_thuật thị_giác , Trường_phái Sông_Hudson là một phong_trào quan_trọng giữa thế_kỷ XIX theo truyền_thống chủ_nghĩa_tự_nhiên châu_Âu . Chương_trình Armory năm 1913 tại thành_phố New_York là một triển_lãm nghệ_thuật đương_đại châu_Âu đã gây cơn_sốt đến công_chúng và góp_phần thay_đổi nghệ_thuật Hoa_Kỳ . Georgia_O'Keefe , Marsden_Hartley , và những người khác đã thử_nghiệm những phong_cách mới , mang hướng cá_nhân nhiều hơn . Những phong_trào mỹ_thuật chính như chủ_nghĩa_biểu_hiện trừu_tượng của Jackson_Pollack và Willem_de Kooning hay nghệ_thuật văn_hóa dân_gian của Andy_Warhol và Roy_Lichtenstein đã phát_triển rộng khắp Hoa_Kỳ . Làn_sóng chủ_nghĩa hiện_đại và sau đó là chủ_nghĩa_hậu hiện_đại cũng đã đưa các kiến_trúc_sư Mỹ như Frank Lloyd_Wright , Philip_Johnson , và Frank_Gehry lên đỉnh_cao trong lĩnh_vực của họ . Một trong những người lừng_danh đầu_tiên trong việc phát_triển thể_loại kịch mới của Mỹ là ông bầu P. T._Barnum . Ông khởi_đầu bằng việc điều_hành một nhà_hát ở hạ_Manhattan năm 1841 . Kịch_đoàn Harrigan_and_Hart đã dàn_dựng một loạt những vở nhạc hài_kịch thu_hút đông công_chúng tại New_York bắt_đầu vào cuối thập_niên 1870 . Trong thế_kỷ XX , hình_thức nhạc_kịch hiện_đại đã xuất_hiện trên Sân_khấu Broadway nơi mà các bản_nhạc của các nhà_soạn nhạc_kịch như Irving_Berlin , Cole_Porter , và Stephen_Sondheim đã trở_thành những tiêu_chuẩn cho thể_loại nhạc văn_hóa dân_gian . Nhà soạn_kịch Eugene_O'Neill đã đoạt được giải Nobel_văn_chương năm 1936 ; những nhà soạn_kịch nổi_danh khác của Hoa_Kỳ còn có nhiều người đoạt Giải_Pulitzer như Tennessee_Williams , Edward_Albee , và August_Wilson . Mặc_dù bị coi nhẹ vào lúc đương_thời , công_trình của Charles_Ives trong thập_niên 1910 đã đưa ông lên thành một nhà_soạn nhạc lớn đầu_tiên của Hoa_Kỳ về thể_loại nhạc truyền_thống cổ_điển ; những người tiếp bước theo sau như Henry_Cowell và John_Cage đã tạo được một bước_tiến gần hơn trong việc sáng_tác_nhạc cổ_điển có màu_sắc riêng của Mỹ . Aaron_Copland và George_Gershwin đã phát_triển một thể_loại nhạc cổ_điển và bình_dân tổng_hợp riêng_biệt của Mỹ . Các nhà_biên_đạo múa Isadora_Duncan và Martha_Graham là những gương_mặt tiêu_biểu trong việc sáng_tạo ra khiêu_vũ hiện_đại ; George_Balanchine và Jerome_Robbins là những người đi đầu về múa_balê của thế_kỷ XX. Kiến_trúc Hoa_Kỳ ảnh_hưởng bởi các phong_cách kiến_trúc từ khắp_nơi trên thế_giới . Hiện_nay , kiến_trúc Hoa_Kỳ chủ_yếu mang phong_cách hiện_đại , như được thể_hiện trong những tòa nhà_chọc trời được xây từ thế_kỷ 20 . Hoa_Kỳ từ lâu luôn đi đầu trong lĩnh_vực nghệ_thuật nhiếp_ảnh hiện_đại với những nhà nhiếp_ảnh như Alfred_Steiglitz , Edward_Steichen , Ansel_Adams , và nhiều người khác . Truyện_tranh nhiều kỳ trên báo gọi_là comic_strip và sách truyện_tranh là hai thứ sáng_tạo của người Mỹ . Superman của hãng DC_Comics hay Captain_America của hãng truyện tranh_Marvel , những siêu anh_hùng trong sách truyện_tranh tinh_hoa , đã trở_thành hình_tượng Mỹ . Thực_phẩm và quần_áo Nghệ_thuật nấu_ăn đại_chúng của Mỹ thì tương_tự như của các quốc_gia Phương_Tây . Lúa mì là loại ngũ_cốc chính_yếu . Ẩm_thực truyền_thống Mỹ sử_dụng các loại nguyên_liệu nấu_ăn như gà_tây , thịt nai đuôi trắng , khoai_tây , khoai_lang , bắp , bí_rợ loại trái dài ( squash ) , và xi-rô cây phong , là các loại thực_phẩm được người bản thổ_Mỹ và dân định_cư xưa từ châu_Âu đến chế_biến . Thịt heo nấu theo phương_pháp nấu chậm ( Slow-cooked_pork ) , thịt bò nướng , bánh thịt cua ( crab cake ) , khoai_tây thái mỏng từng miếng và chiên ( potato chips ) , và bánh_tròn nhỏ có những hạt sô cô la_trộn lẫn gọi là chocolate chip cookie là những loại thực_phẩm chính cống Mỹ . Thực_phẩm chua của người nô_lệ phi_Châu , phổ_biến khắp miền Nam và tại những nơi có người Mỹ gốc Phi . Gà chiên kết_hợp với nghệ_thuật ẩm_thực truyền_thống của người Mỹ gốc Phi và người Scotland là một món khoái_khẩu quốc_gia . Các món ăn mang tính biểu_tượng của Mỹ như bánh_nhân_táo , pizza , hamburger , và hot_dog là những món ăn đúc_kết từ những phương_thức chế_biến thức_ăn đa_dạng của các di_dân đến từ châu_Âu . Loại thức_ăn gọi_là khoai_tây chiên kiểu Pháp , các món Mexico như burritos và taco , pasta là có nguồn_gốc từ Ý được mọi người khắp_nơi thưởng_thức . Trong hai thập_niên cuối_cùng của thế_kỷ XX , lượng calorie mà người Mỹ trung_bình ăn vào cơ_thể tăng 24 % , khi tỉ_lệ số người Mỹ ăn thức_ăn bên ngoài tăng từ 18 đến 32 % . Ăn_uống thường_xuyên tại những nhà_hàng thức_ăn nhanh như McDonald's , KFC hay Burger_King gần như có liên_quan đến hiện_tượng mà các nhà_nghiên_cứu của chính_phủ gọi đó là " dịch_bệnh béo_phì . " Người Mỹ thích uống cà_phê hơn trà với khoảng hơn phân_nửa dân_số người_lớn uống ít_nhất một tách cà_phê một ngày . Các loại rượu Mỹ có Bourbon_whiskey , Tennessee_whiskey , applejack , và Rượu_Rum Puerto_Rico . Rượu martini là loại rượu trái_cây đặc_trưng của Mỹ . Một người Mỹ trung_bình tiêu_thụ 81,6 lít bia mỗi năm . Các loại bia nhẹ kiểu Mỹ mà điển_hình là thương_hiệu hàng_đầu Budweiser nhẹ cả trong người và trong hương_vị ; Chủ_nhân của Budweiser là Anheuser-Busch đang chiếm_lĩnh 50 % thị_trường bia quốc_gia . Trong những thập_niên vừa_qua , việc sản_xuất và tiêu_thụ rượu đã gia_tăng đáng_kể . Việc_làm rượu hiện_tại là một ngành công_nghiệp hàng_đầu tại California . Ngược với các truyền_thống châu_Âu , người Mỹ uống rượu trước bữa ăn , thay_vì uống các loại rượu trái_cây khai_vị . Công_nghiệp Hoa_Kỳ phần_lớn sản_xuất ra đồ uống cho ăn sáng gồm có sữa và nước cam . Các loại nước_ngọt có ga được ưa_chuộng khắp_nơi ; các loại nước uống có đường chiếm 9 % lượng calorie tiêu_thụ hàng ngày của một người Mỹ trung_bình , gấp đôi tỉ_lệ của 3 thập_niên về trước . Nhà_sản_xuất nước_ngọt hàng_đầu Coca-Cola là thương_hiệu được công_nhận nhất trên thế_giới , xếp trên McDonald's . Không kể đến kiểu quần_áo nghiệp_vụ chỉnh_tề , thời_trang Hoa_Kỳ có tính trung_hòa và thường là không nghi_thức . Trong khi nguồn_gốc văn_hóa đa_dạng của người Mỹ phản_ánh trong cách ăn_mặc , đặc_biệt là các di_dân vừa_mới đến gần đây , mũ cao_bồi , giày cao_bồi và áo_khoác ngoài kiểu đi xe mô_tô là hình_tượng kiểu Mỹ đặc_biệt . Quần_áo Jeans rất phổ_biến như quần_áo lao_động trong thập_niên 1850 của thương_nhân Levi_Strauss , một di_dân Đức tại San_Francisco , đã được giới trẻ Mỹ tiếp_nhận một thế_kỷ sau đó . Hiện_nay , quần_áo Jeans được mặc khắp_nơi trên mọi lục_địa bởi mọi giới và mọi giai_cấp xã_hội . Song_song với việc sử_dụng làm quần_áo thông_dụng được bày_bán đầy ở các chợ , quần_áo jeans có_thể nói rằng là đóng_góp chính_yếu của văn_hóa Mỹ vào thời_trang thế_giới . Hoa_Kỳ cũng là nơi đặt trụ_sở của nhiều nhãn_hiệu thiết_kế thời_trang hàng_đầu như Ralph_Lauren và Calvin_Klein . Thể_thao Từ cuối thế_kỷ XIX , bóng chày được xem là môn thể_thao quốc_gia ; bóng bầu_dục Mỹ , bóng_rổ và khúc côn_cầu là 3 môn thể_thao đồng_đội chuyên_nghiệp khác của quốc_gia . Bóng bầu_dục Đại_học và Bóng_rổ Đại_học cũng hấp_dẫn nhiều khán_giả . Hiện_nay , bóng bầu_dục , tính theo một_số khía_cạnh , là môn thể_thao có nhiều người xem nhất tại Hoa_Kỳ . Giải_bóng bầu_dục quốc_gia ( NFL ) là giải đấu thể_thao có số_lượng khán_giả trung_bình cao nhất trên thế_giới và trận đấu_tranh Siêu_cúp bóng bầu_dục Mỹ ( Super_Bowl ) hàng năm nhận được sự quan_tâm rất lớn không_chỉ ở nước Mỹ , mà cả trên khắp hành_tinh . Quyền_Anh và đua ngựa trước_đây là các môn thể_thao cá_nhân được nhiều người xem nhất , nhưng nay đã phải nhường chỗ cho golf và đua xe_hơi , đặc_biệt là Hội Đua xe NASCAR. Mặc_dù bóng_đá không phải là một môn thể_thao chuyên_nghiệp hàng_đầu tại Hoa_Kỳ , nó được giới trẻ và giới tài_tử mọi lứa tuổi chơi khắp_nơi . Đội_tuyển bóng_đá nam Hoa_Kỳ đã từng tham_dự FIFA World_Cup 10 lần với thành_tích tốt nhất là hạng 3 năm 1930 và vòng tứ_kết năm 2002 , và vô_địch CONCACAF 6 lần vào các năm : 1991 , 2002 , 2005 , 2007 , 2013 và 2017 , với bên cạnh 1 chức vô_địch CONCACAF_Nations League vào năm 2021 . Đội_tuyển bóng_đá nữ quốc_gia Hoa_Kỳ đã 4 lần giành chức vô_địch thế_giới . Hoa_Kỳ là nước chủ nhà World_Cup 1994 và sẽ tiếp_tục đăng_cai giải đấu này vào năm 2026 ( đồng chủ nhà với Canada và Mexico ) . Ngoài các môn kể trên , tennis và các môn thể_thao ngoài_trời cũng được ưa_chuộng . Đa_số các môn thể_thao chính của Hoa_Kỳ tiến_hóa từ các môn tương_tự của châu_Âu . Tuy_nhiên , bóng_rổ đã được Tiến_sĩ James_Naismith sáng_tạo tại Springfield , Massachusetts năm 1891 , và môn thể_thao quen_thuộc lacrosse là một môn thể_thao của người bản thổ_Mỹ , đã có từ trước thời thuộc_địa . Về mặt thể_thao cá_nhân , lướt_ván và lướt_tuyết là những môn sáng_tạo của Mỹ trong thế_kỷ XX._Chúng có liên_hệ với môn lướt sóng là một môn thể_thao của người Hawaii có trước khi tiếp_xúc với Tây_phương . Đã có 8 lần Thế_vận_hội được đăng_cai ở Hoa_Kỳ : 4 thế_vận_hội mùa_hè và 4 thế_vận_hội mùa đông . Hoa_Kỳ sẽ có lần thứ 9 tổ_chức một kỳ_Thế_vận_hội vào năm 2028 . Tính đến năm 2017 , Hoa_Kỳ đã đoạt được 2.522 huy_chương tổng_cộng trong các kỳ_Thế_vận_hội mùa_hè , hơn bất_cứ quốc_gia nào , và 305 trong các kỳ_Thế_vận_hội mùa đông , xếp vị_trí thứ hai sau Na_Uy . Một_số vận_động_viên Mỹ đã trở_thành lừng_danh thế_giới , đặc_biệt là cầu_thủ bóng chày Babe_Ruth , võ_sĩ Muhammad_Ali , cầu_thủ bóng_rổ Michael_Jordan , vận_động_viên quần_vợt Pete_Sampras và Serena_Williams , vận_động_viên bơi lội Michael_Phelps và tay golf Tiger_Woods . Tiểu_bang Hoa_Kỳ là một liên_bang gồm 50 tiểu_bang . 13 tiểu_bang ban_đầu là hậu_thân của 13 thuộc_địa nổi_dậy chống sự cai_trị của Đế_quốc_Anh . Đa_số các tiểu_bang còn lại đã được thành_lập từ những lãnh_thổ chiếm được qua chiến_tranh hoặc được Chính_phủ Hoa_Kỳ mua lại từ những quốc_gia khác . Ngoại_trừ Vermont , Texas và Hawaii ; mỗi tiểu_bang vừa kể xưa kia là một cộng_hòa độc_lập trước khi gia_nhập vào liên_bang . Trừ một khoảng thời_gian tạm_thời các tiểu_bang miền nam ly khai trong Nội_chiến Hoa_Kỳ , con_số các tiểu_bang của Hoa_Kỳ chưa bao_giờ bị thu nhỏ lại . Trong lịch_sử Hoa_Kỳ từ thời mới lập_quốc , có 3 tiểu_bang được thành_lập từ lãnh_thổ của các tiểu_bang đã tồn_tại : Kentucky được tách ra từ Virginia ; Tennessee từ Bắc_Carolina ; và Maine từ Massachusetts . Tây_Virginia tự tách ra khỏi Virginia trong Nội_chiến_Hoa_Kỳ nhưng sau đó được sáp_nhập trở_lại . Ngoài_ra , ranh_giới giữa các tiểu_bang phần_lớn là không thay_đổi ; trừ vài lần chính duy_nhất là Maryland và Virginia_nhường một phần đất để thành_lập Đặc_khu Columbia ( phần đất của Virginia sau đó được trả lại ) ; một lần nhường đất của Georgia ; và việc mở_rộng tiểu_bang Missouri và Nevada . Hawaii trở_thành tiểu_bang gần đây nhất gia_nhập Liên_bang vào ngày 21 tháng 8 năm 1959 . Các tiểu_bang bao_phủ phần_lớn lãnh_thổ rộng_lớn của Hoa_Kỳ ; các vùng khác được xem là lãnh_thổ không_thể bị chia_cắt của quốc_gia là Đặc_khu Columbia , thủ_đô của Hoa_Kỳ ; và Đảo_Palmyra , một lãnh_thổ chưa hợp nhất của Hoa_Kỳ nhưng không có người ở trong Thái_Bình_Dương . 13 trong 14 lãnh_thổ hiện_tại của Hoa_Kỳ vẫn chưa được hợp nhất chính_thức vào Liên_bang nên tình_trạng chính_trị có_thể thay_đổi trong tương_lai ( được phép độc_lập , trở_thành tiểu_bang hay vẫn giữ nguyên tình_trạng hiện_tại ) . Thí_dụ Puerto_Rico đã từng được phép tiến_hành trưng_cầu_dân_ý để thay_đổi tình_trạng chính_trị của lãnh_thổ , nhưng cuối_cùng chọn giữ nguyên tình_trạng hiện_tại . Những ngày lễ liên_bang Dưới đây là những ngày lễ liên_bang tại Hoa_Kỳ . Đa_số các ngày lễ tại Hoa_Kỳ được ấn_định theo kiểu ngày trong tuần , khác kiểu ngày trong tháng mà người Việt quen dùng đến . Lấy ngày Lễ Tạ_ơn để làm thí_dụ thì ngày lễ rơi vào ngày thứ năm lần thứ tư trong tháng 11 ( không phải thứ năm cuối_cùng của tháng 11 , thí_dụ năm 2012 có đến 5 ngày thứ năm trong tháng 11 ) . Có nghĩa_là vào đầu tháng 11 , ta đếm ngày thứ năm lần thứ nhất , ngày thứ năm lần thứ hai , ngày thứ năm lần thứ ba và ngày thứ năm lần thứ tư thì chính là ngày Lễ Tạ_ơn . Xem thêm Lịch_sử Hoa_Kỳ Sự tiến_hóa lãnh_thổ của Hoa_Kỳ Ghi_chú Tham_khảo Đọc thêm Liên_kết ngoài Hoa_Kỳ - Những nét đặc_trưng : Toàn_cảnh nước Mỹ Đại_sứ_quán Hoa_Kỳ tại Việt_Nam FirstGov – Website chính_thức của chính_phủ Hoa_Kỳ White_House ( Nhà_Trắng ) – Website chính_thức của Tổng_thống Mỹ Senate . gov – Website chính_thức của Thượng Nghị_Viện Hoa_Kỳ House . gov – Website chính_thức của Hạ Nghị_Viện Hoa_Kỳ SCOTUS – Website chính_thức của Tòa_án Tối_cao Hoa_Kỳ Miêu_tả sinh_động cho Hoa_Kỳ – Xuất_bản bởi Cơ_quan Thông_tin Hoa_Kỳ , tháng 9 năm 1997 . US Census Housing_and Economic_Statistics – Thống_kê về nhà ở và kinh_tế của Thống_Kê Dân_số Hoa_Kỳ , cập_nhật hoàn_toàn bởi Cục Thống_Kê Dân_số Hoa_Kỳ . Bản_đồ Quốc_gia Hoa_Kỳ_Mục từ cho Hoa_Kỳ trong CIA World_Factbook Bản_đồ địa_lý Hoa_Kỳ US National_Debt Clock_Bài Hoa_Kỳ chọn_lọc Quốc_gia thành_viên NATO_Quốc_gia và vùng lãnh_thổ nói tiếng Anh Thành_viên G20 Siêu_cường Quốc_gia thành_viên của Liên_Hợp_Quốc_Quốc_gia Bắc_Mỹ Cộng_hòa lập_hiến liên_bang Quốc_gia G7_Quốc_gia G8
Hà_Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông_Bắc_Bộ , Việt_Nam . Năm 2018 , Hà_Giang là đơn_vị hành_chính Việt_Nam đông thứ 48 về số dân , xếp thứ 58 về Tổng_sản_phẩm trên địa_bàn ( GRDP ) và là tỉnh nghèo trong số 6 tỉnh nghèo nhất cả nước , có huyện Xín_Mần thuộc diện huyện nghèo trong 6 huyện nghèo nhất cả nước , xếp thứ 63 về GRDP bình_quân đầu người , đứng thứ 58 về tốc_độ tăng_trưởng GRDP. Với 846.500 người_dân , GRDP đạt 20.772 tỉ Đồng ( tương_ứng với 0,7610 tỉ USD ) , GRDP bình_quân đầu người đạt 20,7 triệu đồng ( tương_ứng với 899 USD ) , tốc_độ tăng_trưởng GRDP đạt 6,76 % . Địa_lý Vị_trí địa_lí_Tỉnh Hà_Giang nằm ở cực bắc Việt_Nam , có vị_trí địa_lý : Phía đông giáp tỉnh Cao_Bằng Phía tây giáp tỉnh Lào_Cai Phía nam giáp tỉnh Tuyên_Quang và tỉnh Yên_Bái Phía bắc giáp châu_tự_trị dân_tộc Choang và Miêu_Văn_Sơn thuộc tỉnh Vân_Nam và địa_cấp thị_Bách_Sắc thuộc khu_tự_trị dân_tộc Choang Quảng_Tây , Cộng_hòa Nhân_dân Trung_Hoa . Các điểm cực của tỉnh Hà_Giang : Điểm cực bắc tại : xã Lũng_Cú , huyện Đồng_Văn . Điểm cực đông tại : bản Lủng_Chỉn , xã Sơn_Vĩ , huyện Mèo_Vạc . Điểm cực_tây tại : bản Ma_Li_Sán , xã Pà_Vầy_Sủ , huyện Xín_Mần . Điểm cực nam tại : xã Đồng_Yên , huyện Bắc_Quang . Trung_tâm hành_chính của tỉnh là Thành_phố Hà_Giang , cách trung_tâm Thủ_đô Hà_Nội khoảng 320 km . Địa_hình của tỉnh Hà_Giang khá phức_tạp , có nhiều ngọn núi đá cao và sông_suối , có_thể chia làm 3 vùng . Vùng_cao núi đá phía bắc nằm sát_chí tuyến bắc , có độ dốc khá lớn , thung_lũng và sông_suối bị chia_cắt nhiều . Nằm trong vùng khí_hậu cận_nhiệt_đới ẩm nhưng do địa_hình cao nên khí_hậu Hà_Giang mang nhiều sắc_thái ôn_đới . Vùng_cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng_nguồn sông Chảy , sườn núi dốc , đèo cao , thung_lũng và lòng suối hẹp . Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi_núi , thung_lũng sông Lô và Thành_phố Hà_Giang . Hà_Giang có nhiều núi_non hùng_vĩ , ngoài hai đỉnh núi cao là Tây_Côn_Lĩnh ( 2419 m ) và Chiêu_Lầu_Thi ( 2402 m ) , ở đây còn có các cao_nguyên đá_tai_mèo lởm_chởm đặc_trưng với những vách đá dựng_đứng . Về thực_vật , Hà_Giang có nhiều khu rừng nguyên_sinh , nhiều gỗ quý , và có tới 1000 loại cây dược_liệu . Động_vật có hổ , chim_công , chim_trĩ , tê_tê , và nhiều loài khác . Khí_hậu Nằm trong vùng nhiệt_đới gió_mùa và là miền núi cao , khí_hậu Hà_Giang về cơ_bản mang những đặc_điểm của vùng núi Việt_Bắc – Hoàng_Liên_Sơn , song cũng có những đặc_điểm riêng , mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông_Bắc , nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây_Bắc . Khí_hậu tỉnh Hà_Giang mang nét đặc_trưng của khí_hậu nhiệt_đới gió_mùa kết_hợp với khí_hậu á_nhiệt_đới vùng núi cao , có mùa đông_lạnh kéo_dài , lạnh nhất từ tháng XII đến tháng I năm sau . Mùa_hè nóng , mưa nhiều , nóng nhất vào tháng VII và tháng VIII. - Nhiệt_độ Nhiệt_độ trung_bình năm tại khu_vực thực_hiện nhiệm_vụ từ 21,8 oC đến 23,6 oC . Nhiệt_độ tại khu_vực thành_phố Hà_Giang và huyện Bắc_Quang thường cao hơn khu_vực huyện Bắc_Mê và Hoàng_Su Phì khoảng 1 oC đến 2 oC . Nhiệt_độ trung_bình tháng thấp nhất vào tháng I từ 14,5 oC đến 19,5 oC , nhiệt_độ trung_bình tháng cao nhất vào tháng VI , VII , VIII từ 25,9 oC đến 35,6 oC . Theo số_liệu quan_trắc nhiều năm , có những thời_điểm về mùa đông nhiệt_độ xuống rất thấp , nhất_là vùng_cao núi đá có khu_vực xuất_hiện băng , tuyết có những nơi nhiệt_độ thấp nhất xuống tới - 0,1 oC đo được tại trạm Hoàng_Su Phì ngày 27/12/1982 . Nhiệt_độ thấp nhất tại các trạm vào mùa đông thường nhỏ hơn 10 oC . Nhiệt_độ cao nhất đo được có thời_điểm lên tới 41 oC vào ngày 03/5/1994 , nhiệt_độ cao nhất ngày của các trạm ghi được khoảng 35,2 oC đến 41 oC . - Độ_ẩm Hà_Giang là một trong những vùng có độ_ẩm cao ở hầu_hết các mùa trong năm , độ_ẩm bình_quân năm là 77-88 % , trong đó độ_ẩm_thấp nhất trung_bình tháng là 71 % vào tháng 3/1986 và tháng 4/2012 đo được tại trạm Hoàng_Su_Phì . Độ_ẩm cao nhất là 99 % vào tháng 10/1997 . Độ_ẩm cao diễn ra vào các tháng cuối mùa hạ ( tháng VII và tháng VIII ) . - Nắng Số giờ nắng bình_quân năm thời_kỳ 1981 - 2019 cả tỉnh khoảng 1.586 giờ , trong năm số giờ nắng nhiều là năm 1981 với 2.241 giờ nắng đo được tại trạm Hà_Giang và số giờ nắng ít là năm 2011 với 1.104 giờ đo được tại trạm Bắc_Quang . Trong năm , tháng có giờ nắng nhiều nhất rơi vào tháng VII , tháng VIII với số giờ nắng lên tới 348,6_giờ vào tháng IX năm 2010 . Tháng có số giờ nắng ít_nhất là tháng I , tháng II với số giờ nắng trong tháng chỉ là 10,6_giờ vào tháng I năm 2013 . - Gió Hướng_gió chính ở Hà_Giang phụ_thuộc vào địa_hình thung_lũng , gió trong các thung_lũng thường_yếu với tốc_độ trung_bình khoảng 1-1 , 3 m / s , trong đó tháng VII , tháng VIII là tháng có tốc_độ gió lớn nhất : từ 20 m / s ( trạm Hoàng_Su_Phì ) đến 35 m / s ( trạm Bắc_Mê ) . - Mưa_Mùa mưa kéo_dài từ tháng V đến cuối tháng IX và mùa khô bắt_đầu từ tháng X đến tháng IV năm sau . Lượng mưa năm biến_động rất mạnh so với yếu_tố khí_tượng khác , giá_trị cực_tiểu , cực_đại của lượng mưa có_thể chênh nhau từ hai đến ba lần . Xét theo không_gian lượng mưa năm thời_kỳ 1990 - 2019 thì trong khu_vực dao_động trong khoảng 1.200 - 4.600 mm , trong đó tâm_mưa lớn nhất là khu_vực Bắc_Quang , theo kết_quả quan_trắc lượng mưa tại trạm Bắc_Quang thì với lượng mưa năm trung_bình thời_kỳ 1961 - 2019 khoảng 4.551 mm , là một trong những tâm_mưa lớn của khu_vực , vào năm 1971 lượng mưa năm lớn nhất đạt 6.366 mm . Lượng mưa nhiều nhất vào tháng VI và tháng VII. Địa_phương có lượng mưa lớn nhất là huyện Bắc_Quang có tháng tới 1.429 mm và mưa ít_nhất là huyện Hoàng_Su_Phì , có tháng chỉ 24,2 mm . Ngoài_ra , tỉnh Hà_Giang còn có hiện_tượng mưa_phùn ( 32 ngày / năm ) nhưng ít chịu ảnh_hưởng trực_tiếp từ bão . Tuy_nhiên , vào mùa mưa dễ gây lũ_quét , lũ ống , mưa_đá làm ảnh_hưởng không nhỏ đến đời_sống và sinh_hoạt của nhân_dân địa_phương . Đặc_điểm địa_hình Do cấu_tạo địa_hình khá phức_tạp , thiên_nhiên tạo ra và ưu_đãi cho Hà_Giang một nguồn tiềm_năng to_lớn về khí_hậu , đất_đai , tài_nguyên và khoáng_sản , ... Từ những đặc_điểm khí_hậu , thổ_nhưỡng , địa_hình Hà_Giang được chia thành ba vùng với những điều_kiện tự_nhiên , kinh_tế và xã_hội khác_biệt , mỗi vùng có tiềm_năng và thế mạnh riêng đó là : - Vùng I : Là vùng_cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện : Đồng_Văn , Mèo_Vạc , Yên_Minh và Quản_Bạ . Diện_tích toàn vùng là 2.352,7 km² , dân_số trên 20 vạn người chiếm xấp_xỉ 34,3 % dân_số toàn tỉnh . Do điều_kiện khí_hậu rét đậm về mùa đông , mát_mẻ về mùa hè nên rất thích_hợp với việc phát_triển các loại cây ôn_đới như cây dược_liệu thảo_quả , đỗ_trọng ; Cây_ăn_quả như mận , đào , lê , táo ... Cây_lương_thực chính ở vùng này là cây ngô . Chăn_nuôi chủ_yếu là bò , dê , ngựa và nuôi ong . Những giống gia_súc trên đây là giống riêng của vùng ôn_đới , có đặc_điểm to hơn và chịu được rét đến cả độ_âm . Đàn ong ở đây chủ_yếu chỉ phát_triển vụ hè - thu với 2 loại hoa chính là hoa_ngô và hoa bạc_hà . Mật_ong hoa bạc_hà là thứ mật_ong đặc_biệt có giá_trị trong việc chữa bệnh và bồi_dưỡng sức khỏe . - Vùng II : Là vùng_cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng_Su_Phì và Xín_Mần . Diện_tích tự_nhiên 1.211,3 km² , dân_số chiếm 15,9 % . Điều_kiện tự_nhiên vùng này thích_hợp cho việc phát_triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa . Cây_lương_thực chính vùng này là lúa_nước và ngô . Chăn_nuôi chủ_yếu là trâu , ngựa , dê và các loại gia_cầm . Vùng này là vùng_đất của chè Shan_tuyết và chủ_nhân lâu_đời của nó là người Dao - Một dân_tộc có kinh_nghiệm trồng và chăm_sóc cây chè núi lâu_đời . - Vùng III : Là vùng núi thấp gồm các huyện : Bắc_Quang , Vị_Xuyên , Bắc_Mê , Quang_Bình và thành_phố Hà_Giang là vùng trọng_điểm kinh_tế của Hà_Giang . Diện_tích tự_nhiên 4.320,3 km² , dân_số chiếm 49,8 % . Điều_kiện tự_nhiên thích_hợp với các loại cây nhiệt_đới , thuận_lợi cho việc phát_triển nghề rừng , trồng các loại cây nguyên_liệu giấy như bồ_đề , mỡ , thông và đây cũng là vùng tre , nứa , vầu , luồng lớn nhất trong tỉnh ... Ngoài_ra đây còn là vùng trồng các loại cây_ăn_quả có múi như cam , quýt , chanh ... Tài_nguyên thiên_nhiên a . Thổ_nhưỡng Thổ_nhưỡng của Hà_Giang rất phong_phú với 9 nhóm đất chính , trong đó nhóm đất xám chiếm diện_tích lớn nhất với 585.418 ha , chiếm 74,28 % diện_tích tự_nhiên . Đây là nhóm đất rất thích_hợp để trồng và phát_triển các loại cây_ăn_quả ( cam , quýt , lê , mận .... ) , cây_công_nghiệp ( chè , cà_phê .... ) , cây dược_liệu ( đỗ_trọng , thảo_quả , huyền_sâm .... ) . Các nhà_khoa_học đã xác_định và phân_chia các khu_vực thổ_nhưỡng chính của Hà_Giang như sau : - Khu vòm nâng sông Chảy , lớp thổ_nhưỡng hình_thành trên nền 2 nhóm đá chính là măcma_axit và đá biến_chất . Địa_hình nơi đây được xếp vào kiểu núi khối tảng dạng vòm trên nền nguyên_sinh phân cắt mạnh . Khu_vực này có lượng mưa trung_bình hàng năm khá lớn ( 3.000 mm ) . Với những điều_kiện như_vậy , đã tạo nên ở đây một lớp phủ thổ_nhưỡng đa_dạng , trong đó phần_lớn là đất mùn màu vàng đỏ , phù_hợp để phát_triển những cánh rừng thuộc kiểu á_nhiệt_đới . - Khu Quản_Bạ - Bắc_Mê , lớp thổ_nhưỡng hình_thành trên nền 3 nhóm đá chính là trầm_tích đá hạt mịn bị biến_chất , tướng đá_lục hoặc lục_yếu tiếp đến là loại đá_vôi hoặc sét vôi và đá lục_nguyên hạt vừa và mịn . Địa_hình ở đây được xếp vào kiểu núi khối_tảng trên nền nguyên_sinh , bị phân_cắt rất mạnh . Đây cũng là khu_vực có lượng mưa trung_bình năm khá lớn ( 3.000 mm ) . Vì_vậy , lớp phủ thổ_nhưỡng ở đây đa_phần là nhóm đất mùn màu vàng đỏ và mùn xám_sẫm , tạo nên một thảm_thực_vật hết_sức phong_phú với những cánh rừng kiểu á_nhiệt_đới thường xanh . Khu_vực Đồng_Văn - Mèo_Vạc , lớp thổ_nhưỡng hình_thành trên nền đá_vôi bị phân_hóa mạnh , địa_hình karst . Phần_lớn lớp phủ thổ_nhưỡng ở đây là loại đất_đỏ xám hoặc vàng_sẫm , với thảm_thực_vật chủ_yếu là các loại cây thấp , mật_độ thưa . Rừng ở khu_vực này thường có các loại cây lấy gỗ thuộc nhóm tứ_thiết như trai , nghiến ... - Khu tây_bắc Vĩnh_Tuy , lớp thổ_nhưỡng hình_thành trên cấu_trúc địa_chất của vòm nâng sông Chảy . Địa_hình nơi đây có đặc_trưng là các dải đồi , núi và gò thấp , sườn ít dốc . Khu_vực này có lượng mưa lớn nhất cả nước , do_vậy lớp phủ thổ_nhưỡng ở đây chủ_yếu là nhóm đất_màu xám sẫm hơi đen , phù_hợp với trồng cây_ăn_quả nhất là cam . b . Tài_nguyên khoáng_sản Căn_cứ trên những cứ_liệu về cấu_trúc địa_chất , các nhà_khoa_học đã dự_báo rằng Hà_Giang là một địa_bàn có tiềm_năng và triển_vọng lớn về khoáng_sản như sắt , mangan , chì , thiếc , antimon , vàng , đá quý ... Sắt ở dạng manhetit - hematit - sulfide đã từng thấy ở Tùng_Bá - Bắc_Mê . Cũng ở khu_vực này còn có mỏ chì - kẽm . Ở vùng đông nam vòm nâng sông Chảy đã phát_hiện các mỏ và điểm quặng mangan . Ơ_Bắc_Quang đã gặp các điểm quặng đồng ( Cu - Ni ) có nguồn_gốc măcma . Ở khu_vực từ Cao_Bồ đến Việt_Lâm có nhiều mạch quặng đa_kim - vàng . Đồng_thời dọc theo các bãi bồi nhất là từ chỗ gặp nhau giữa sông Lô và sông Gâm trở lên thượng_nguồn là nơi có nhiều vàng sa_khoáng . Ngoài_ra , Hà_Giang còn có một trữ_lượng khá lớn các loại khoáng_sản không kim_loại như : Cao_lanh , sét gốm , đá_vôi , cát , sỏi , cát_kết , đá_phiến , laterit , granit , gabro , ryolit ... và có cả than , trong đó quan_trọng hơn cả là vỉa than Phó Bảng . c . Tài_nguyên rừng Là một tỉnh vùng núi cao , núi_đồi chiếm hơn 3/4 diện_tích , môi_trường thuận_lợi cho thực_vật tự_nhiên cũng như rừng trồng phát_triển . Rừng là thế mạnh kinh_tế chủ_yếu của Hà_Giang và còn có ý_nghĩa lớn vào khoa_học và bảo_vệ môi_trường . Do đặc_điểm địa_hình , thổ_nhưỡng , khí_hậu , rừng Hà_Giang khá phong_phú và được coi là một trong những khu_vực đặc_trưng của kiểu loại rừng á_nhiệt_đới , với nhiều chủng_loại . Diện_tích đất rừng của Hà_Giang thuộc vào loại lớn của cả nước . Diện_tích có rừng tính đến 31/12/2005 là 345.860 ha , đất trống quy_hoạch cho lâm_nghiệp 262.918 ha . Những năm gần đây , với những chủ_trương , chính_sách của nhà_nước , biện_pháp tích_cực của địa_phương trong triển_khai chính_sách giao đất , giao rừng , phủ xanh đất trống , đồi_núi trọc , nên hàng năm tỉnh trồng thêm được từ 3.000 - 5.000 ha rừng tập_trung , do_đó đưa độ che_phủ đạt 42,9 % vào cuối năm 2005 . Điều đó không_những có tác_dụng chống xói_mòn đất bề_mặt , mà vành_đai rừng_phòng_hộ đầu nguồn đã khống_chế phần_nào lũ_lụt , bảo_vệ môi_trường_sinh thấy . Rừng còn cung_cấp nguồn nguyên_liệu quan_trọng cho công_nghiệp giấy , vật_tư xây_dựng ... Người ta đã từng phát_hiện ở rừng Hà_Giang có nhiều loại động_vật quý_hiếm như : hổ , báo gấm , vọc má trắng , gấu ngựa , lợn rừng , khỉ , hoẵng , ... Riêng khu_vực Tây_Côn_Lĩnh đã thống_kê được 47 loài thú , 140 loài chim thuộc 25 bộ , 75 họ . Rừng xã Phong_Quang ( Vị_Xuyên ) được xếp vào hệ_thống các khu bảo_tồn thiên_nhiên điển_hình của hệ rừng_núi đá vùng Đông_Bắc Việt_Nam , với hệ_động_thực_vật rừng phong_phú và có giá_trị kinh_tế cao . d . Tài_nguyên thủy_sản_Tuy là một tỉnh miền núi không có thế mạnh về thủy_sản nhưng ở khu_vực Hà_Giang lại có_thể tìm thấy những loài thủy_sản quý , hiếm , có giá_trị đặc_biệt . Trên lưu_vực sông Gâm có_thể tìm thấy các loại tôm , cua , cá chỉ có ở khu_vực nguồn sông có nhiều ghềnh đá . Đặc_biệt ở đây có loại cá Dầm_xanh , cá_Anh vũ_ngon nổi_tiếng , đã từng là những loại đặc_sản cúng_tiến cung_đình . Trên sông Lô , cũng có một_số loài cá , tôm theo nguồn nước sông Hồng ngược lên và được coi là đặc_sản ở sông Lô như : cá_chép , cá_bống , cá_măng , ba_ba ... Phát_huy nguồn lợi thủy_sản , những năm gần đây , ở nhiều nơi nhân_dân đã biết tận_dụng mặt_nước , các đầm , ao , hồ để chăn_thả các loại tôm_cá có thời_gian sinh_trưởng ngắn , năng_suất cao . Một_số nơi bà_con nông_dân còn kết_hợp trồng lúa và thả cá trên những chân ruộng nước . Nhiều trang_trại của họ đã phát_triển theo mô_hình VACR ( vườn , ao , chuồng , rừng ) đem lại hiệu_quả kinh_tế rõ_rệt . Lịch_sử Vào thời Hùng_Vương , mảnh đất Hà_Giang đã là một trong 15 bộ của quốc_gia Lạc_Việt . Thời_Thục Phán_An_Dương_Vương_lập nước Âu_Lạc , Hà_Giang thuộc bộ_lạc Tây_Vu . Trong thời_kỳ đô_hộ của phong_kiến phương_Bắc kéo_dài nghìn năm , khu_vực Hà_Giang vẫn nằm trong địa_phận huyện Tây_Vu thuộc quận Giao_Chỉ . Từ năm 1075 ( đời nhà_Lý ) . Miền đất Hà_Giang lúc đó thuộc về châu_Bình_Nguyên . Vào đầu đời Trần , khu_vực Hà_Giang , Tuyên_Quang lúc đó gọi_là châu_Tuyên_Quang thuộc lộ_Quốc_Oai . Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên_Quang . Địa_danh Hà_Giang lần đầu_tiên được nhắc đến trong bài minh_khắc trên chuông chùa Sùng_Khánh ( xã Đạo_Đức , Vị_Xuyên ) , được đúc nhân_dịp trùng_tu chùa vào đầu thời_Vua Lê_Dụ_Tông_tức năm Ất_Dậu 1707 . Năm_Minh_Mệnh thứ 16 ( năm 1835 ) , nhà Nguyễn_bỏ_châu_Bảo_Lạc , chia làm hai huyện : Vĩnh_Điện ( khoảng Bắc_Mê , Yên_Minh và một phần Quản_Bạ ngày_nay và huyện Để_Định ( khoảng huyện Bảo_Lạc , Cao_Bằng và một phần Đồng_Văn , Mèo_Vạc ngày_nay ) . Lấy sông Lô phân_giới để chia châu_Vị Xuyên_thành hai đơn_vị hành_chính mới : Khu_vực phía hữu_ngạn sông Lô được gọi_là huyện Vĩnh_Tuy , còn phía tả ngạn sông Lô là huyện Vị_Xuyên . Năm Thiệu_Trị thứ hai ( năm 1842 ) , triều_đình nhà Nguyễn_chia Tuyên_Quang làm ba hạt : Hà_Giang , Bắc_Quang , Tuyên_Quang . Hạt Hà_Giang có một phủ là Tương_Yên với bốn huyện : Vị_Xuyên , Vĩnh_Tuy , Vĩnh_Điện , Để_Định . Năm Thiệu_Trị thứ tư ( năm 1844 ) , nhà_Vua lại phê_chuẩn cho các huyện châu_thuộc tỉnh hạt biên_giới phía Bắc , Tây_Bắc , trong đó có Hà_Giang , " vẫn theo như cũ đặt chức thổ_quan " . Đến đời Tự_Đức thì chế_độ " thổ_quan " bị bãi_bỏ trên phạm_vi cả nước . Năm 1858 , sau khi đánh chiếm hầu_hết các tỉnh Nam_Kỳ , Bắc_Kỳ . Năm 1887 , thực_dân Pháp đánh chiếm Hà_Giang và thay_đổi chế_độ cai_trị bằng cách thiết_lập các đạo quan_binh . Ngày 20 tháng 8 năm 1891 , tỉnh Hà_Giang được thành_lập , bao_gồm phủ Tương_Yên và huyện Vĩnh_Tuy ( tỉnh Tuyên_Quang ) . Năm 1893 , trong dịp cải_tổ trong các quân_khu , Hà_Giang trở_thành trung_tâm của một quân_khu và cùng với Tuyên_Quang hợp_thành Đạo_quan_binh thứ ba ( quân_khu 3 ) . Ngày 17 tháng 9 năm 1895 , Toàn_quyền Đông_Dương ra Quyết_định số 1432 chia khu quân_sự thứ ba thành ba tỉnh : Tuyên_Quang , Bắc_Quang và Hà_Giang . Trong đó , Hà_Giang bao_gồm huyện Vị_Xuyên ( trừ tổng_Phú_Loan và Bằng_Hành ) , cộng thêm các tổng_Phương_Độ và Tương_Yên . Ngày 28 tháng 4 năm 1904 , Toàn_quyền Đông_Dương lại ra quyết_định sáp_nhập tỉnh Bắc_Quang và tỉnh Hà_Giang thành_Đạo quan_binh Hà_Giang . Đến thời_điểm này , Đạo_quan_binh thứ ba Hà_Giang đã được xác_định ranh_giới rõ_ràng và tương_đối ổn_định . Trước Cách_mạng_tháng_Tám năm 1945 , Hà_Giang có 4 châu_Bắc_Quang , Vị_Xuyên , Đồng_Văn , Hoàng_Su_Phì và thị_xã Hà_Giang . Ngày 23 tháng 3 năm 1959 , Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh ký sắc_lệnh giải_tán Khu_Lao - Hà - Yên , sáp_nhập tỉnh Hà_Giang vào Khu_tự_trị Việt_Bắc . Ngày 15 tháng 12 năm 1962 , Hội_đồng Chính_phủ ban_hành Quyết_định số 211 / QĐ-CP về việc : Chia huyện Đồng_Văn_thành 3 huyện : Đồng_Văn , Mèo_Vạc và Yên_Minh Chia huyện Vị_Xuyên thành 2 huyện : Vị_Xuyên và Quản_Bạ . Ngày 1 tháng 4 năm 1965 , Hội_đồng Chính_phủ ban_hành Quyết_định số 49 – CP về việc chia huyện Hoàng_Su Phì_thành 2 huyện : Hoàng_Su_Phì và Xín_Mần . Tháng 12 năm 1974 , tỉnh Hà_Tuyên được thành_lập trên cơ_sở hợp nhất hai tỉnh Hà_Giang và Tuyên_Quang . Ngày 14 tháng 5 năm 1981 , Hội_đồng Chính_phủ ban_hành Quyết_định 185 / 1981 / QĐ-CP về việc điều_chỉnh địa_giới một_số xã thuộc các huyện Mèo_Vạc , Quản_Bạ , Vị_Xuyên , Hoàng_Xu_Phì , Xín_Mần . Ngày 21 tháng 12 năm 1982 , Hội_đồng_Bộ_trưởng ban_hành Quyết_định 179 - HĐBT về việc điều_chỉnh địa_giới các huyện Yên_Minh , Mèo_Vạc và Đồng_Văn . Ngày 18 tháng 11 năm 1983 , Hội_đồng_Bộ_trưởng ban_hành Quyết_định 136 - HĐBT về việc điều_chỉnh địa_giới một_số huyện thuộc tỉnh Hà_Tuyên : Chia huyện Vị_Xuyên thành 2 huyện : Vị_Xuyên và Bắc_Mê Điều_chỉnh địa_giới các huyện Vị_Xuyên , Xín_Mần , Hoàng_Su_Phì , Bắc_Quang . Ngày 19 tháng 2 năm 1986 , Hội_đồng_Bộ_trưởng ban_hành Quyết_định số 14 - HĐBT về việc chia tách một_số xã , thị_trấn thuộc huyện Bắc_Quang , tỉnh Hà_Tuyên . Ngày 13 tháng 2 năm 1987 , Hội_đồng_Bộ_trưởng ban_hành Quyết_định 28 - HĐBT về việc chia một_số xã và thành_lập thị_trấn của các huyện Bắc_Mê , Na_Hang và Yên_Sơn thuộc tỉnh Hà_Tuyên . Ngày 12 tháng 8 năm 1991 , tại kỳ họp thứ 9 khóa VIII , Quốc_hội nước Cộng_hòa xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam đã quyết_định chia tỉnh Hà_Tuyên thành hai tỉnh Hà_Giang và Tuyên_Quang . Tỉnh Hà_Giang được tái_lập gồm 10 đơn_vị hành_chính là thị_xã Hà_Giang và 9 huyện , tỉnh_lỵ đặt tại thị_xã Hà_Giang . Ngày 29 tháng 8 năm 1994 , Chính_phủ ban_hành Nghị_định số 112 / 1994 / NĐ-CP về việc : Thành_lập một_số phường , xã , thị_trấn thuộc thị_xã Hà_Giang và các huyện Vị_Xuyên , Bắc_Quang Điều_chỉnh địa_giới huyện Hoàng_Su_Phì và huyện Xín_Mần . Ngày 29 tháng 1 năm 1997 , Chính_phủ ban_hành Nghị_định 8 - CP về việc chia tách một_số xã thuộc các huyện Yên_Minh , Bắc_Quang và Vị_Xuyên thuộc tỉnh Hà_Giang . Ngày 20 tháng 8 năm 1999 , Chính_phủ ban_hành Nghị_định 74/1999 / NĐ-CP về việc điều_chỉnh địa_giới hành_chính để thành_lập thị_trấn và xã thuộc các huyện Mèo_Vạc , Yên_Minh , Quản_Bạ , Bắc_Quang , Hoàng_Su_Phì và thị_xã Hà_Giang , tỉnh Hà_Giang . Ngày 1 tháng 12 năm 2003 , Chính_phủ ban_hành Nghị_định 146 / 2003 / NĐ-CP về việc : Chia_tách một_số xã thuộc huyện Bắc_Quang_Thành_lập huyện Quang_Bình được thành_lập trên cơ_sở tách một phần thuộc huyện Bắc_Quang_Thành_lập các xã thuộc huyện Hoàng_Su_Phì và huyện Xín_Mần . Ngày 9 tháng 8 năm 2005 , Chính_phủ ban_hành Nghị_định 104 / 2005 / NĐ-CP về việc điều_chỉnh địa_giới hành_chính , thành_lập phường , xã thuộc thị_xã Hà_Giang và huyện Mèo_Vạc , tỉnh Hà_Giang . Ngày 23 tháng 6 năm 2006 , Chính_phủ ban_hành Nghị_định 64/2006 / NĐ-CP về việc điều_chỉnh địa_giới thị_xã Hà_Giang và huyện Vị_Xuyên , tỉnh Hà_Giang . Ngày 31 tháng 3 năm 2009 , Chính_phủ ban_hành Nghị_định số 11 / NĐ-CP về việc thành_lập các thị_trấn huyện_lỵ tại các huyện Đồng_Văn , Bắc_Mê và Xín_Mần thuộc tỉnh Hà_Giang . Ngày 27 tháng 9 năm 2010 , Thủ_tướng Chính_phủ đã ban_hành Nghị_quyết số 35 / NQ-CP về việc thành_lập thành_phố Hà_Giang thuộc tỉnh Hà_Giang trên cơ_sở toàn_bộ thị_xã Hà_Giang . Ngày 1 tháng 1 năm 2020 , Ủy_ban_Thường_vụ_Quốc_hội ban_hành Nghị_quyết số 827 / NQ-UBTVQH14 về việc sắp nhập một_số xã thuộc các huyện Hoàng_Su_Phì , Xín_Mần thuộc tỉnh Hà_Giang : Sáp_nhập toàn_bộ xã Bản_Péo thuộc huyện Hoàng_Su_Phì vào xã Nậm_Dịch Sáp_nhập toàn_bộ xã Ngán_Chiên thuộc huyện Xín_Mần vào xã Trung_Thịnh . Hành_chính Tỉnh Hà_Giang có 11 đơn_vị hành_chính cấp huyện , bao_gồm 1 thành_phố và 10 huyện với 193 đơn_vị hành_chính cấp xã , bao_gồm 5 phường , 13 thị_trấn và 175 xã . Đến năm 2012 , tỉnh Hà_Giang có 2.069_thôn , tổ_dân_phố . Toàn_bộ các đơn_vị hành_chính của Hà_Giang đều thuộc khu_vực miền núi . Dân_cư_Dân_số tỉnh Hà_Giang theo điều_tra dân_số ngày 1/4/2019 là 854.679 người . Trong đó , dân_số thành_thị là 135.465 người ( chiếm khoảng 15,8 % dân_số ) . So với các tỉnh miền núi phía Bắc khác thì dân_số Hà_Giang tương_đối đông . Các dân_tộc : H'Mông ( chiếm 32,9 % tổng dân_số toàn tỉnh ) , Tày ( 23,2 % ) , Dao ( 14,9 % ) , Việt ( 12,8 % ) , Nùng ( 9,7 % ) ... Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019 , toàn tỉnh có 7 tôn_giáo khác nhau đạt 40.393 người , nhiều nhất là đạo Tin_Lành có 35.960 người , tiếp_theo là Công_giáo đạt 4.110 người , Phật_giáo có 290 người . Còn lại các tôn_giáo khác như Hồi_giáo có 26 người , đạo Cao_Đài có ba người , Phật_giáo Hòa_Hảo có ba người và 1 người theo Minh Lý_đạo . Du_lịch Hà_Giang là tỉnh có nhiều tiềm_năng du_lịch cả về thiên_nhiên và văn_hóa . Cao_nguyên đá Đồng_Văn nằm trải rộng trên bốn huyện Quản_Bạ , Yên_Minh , Đồng_Văn , Mèo_Vạc được công_nhận là Công_viên địa_chất Toàn_cầu vào năm 2010 . Đây là một trong những vùng đá_vôi đặc_biệt , chứa_đựng những dấu_ấn tiêu_biểu về lịch_sử phát_triển vỏ Trái_Đất , những hiện_tượng tự_nhiên , cảnh_quan đặc_sắc về thẩm_mỹ , tính đa_dạng_sinh_học cao và truyền_thống văn_hóa lâu_đời của cộng_đồng cư_dân bản_địa như các dân_tộc Mông , Lô_Lô , Pu_Péo , Dao . Cao_nguyên đá cũng là nơi có nhiều di_tích danh_thắng quốc_gia đã được công_nhận như : Di_tích kiến_trúc nhà_Vương , Cột cờ Lũng_Cú , phố cổ Đồng_Văn , đèo Mã_Pì_Lèng , hẻm vực Tu_Sản , núi Đôi Quản_Bạ v.v... Đồng_Văn còn nổi_tiếng về các loại hoa_quả : đào , mận , lê , táo , hồng ... về dược_liệu : tam_thất , thục_địa , đại_hồi , quế_chi ... Ruộng_bậc thang_Hoàng_Su_Phì - di_tích danh_thắng cấp quốc_gia trải dài trên một khoảng diện_tích hơn 3.700 ha , nằm trong địa_giới hành_chính của 24 xã , thị_trấn thuộc huyện Hoàng_Su_Phì . Cảnh_quan nơi này được cho là đẹp nhất vào mùa gieo_cấy ( từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm ) và mùa lúa chín ( từ tháng 8 đến giữa tháng 10 hàng năm ) . Hệ_thống các hang_động : Hang_Phương_Thiện : cách thành_phố Hà_Giang 7 km ( 4,38_dặm ) xuôi về phía nam . Đây là nơi có nhiều phong_cảnh , nhiều hang_động tự_nhiên . Động_Tiên và Suối_Tiên nằm cách thành_phố Hà_Giang 2 km ( 1.25_dặm ) . Nhân_dân quanh vùng vẫn thường đến Động_Tiên lấy nước và cầu may_mắn vào lúc giao_thừa .. Hang_Chui : cách thành_phố Hà_Giang 7 km ( 4,38_dặm ) về phía nam . Hang ăn sâu vào lòng núi khoảng 100 m ( 300 ft ) . Cửa_hang hẹp phải lách người mới qua được . Vào trong lòng hang mở_rộng , vòm hang cao_vút , nhiều nhũ_đá . Hang có nhiều dơi , có dòng suối dâng cao đổ xuống thành_thác . Dinh_thự họ Vương thuộc xã Sà_Phìn là một công_trình kiến_trúc đẹp và độc_đáo được xếp_hạng cấp quốc_gia năm 1993 . Đường_dẫn vào dinh được lát bằng những phiến đá lớn vuông_vức , phẳng lỳ . Dinh được bao_bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá_hộc . Dinh_thự được xây_dựng chủ_yếu bằng đá xanh , gỗ pơ-mu , ngói đất_nung già , các chi_tiết được chạm_trổ tỉ_mỉ , công_phu , đẹp_mắt , được xây theo cấu_trúc hình_chữ " vương " , tọa_lạc trên quả đồi hình mai_rùa . Đây là một điển_hình về sự giao_thoa nghệ_thuật kiến_trúc của người Mông và người Hán ở khu_vực biên_giới Việt – Trung . Chợ_tình_Khau Vai họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm_lịch tại xã Khau_Vai , huyện Mèo_Vạc . Bắt_nguồn từ 1 câu_chuyện tình , Khau_Vai trở_thành nơi hò hẹn chung cho tất_cả những người yêu nhau trong vùng . Chợ_Khau Vai ban_đầu họp không có người mua , không có người bán . Khoảng mười_năm trở_lại đây , do nhu_cầu cuộc_sống nên ngày chợ họp ngoài việc hò_hẹn , gặp_gỡ , người ta mang cả hàng hóa đến bán ở chợ . Do_vậy đến chợ Khau_Vai , người ta cũng có_thể mua , bán , trao_đổi những sản_vật vùng_cao . Tiểu_khu Trọng_Con Cách đường_quốc_lộ số 2 , 20 km về phía đông_nam , cách Thành_phố Hà_Giang khoảng 60 km về phía bắc ở tại Xã Bằng_Hành , huyện Bắc_Quang , Tỉnh Hà_Giang ( đã được Nhà_nước xếp_hạng là di_tích lịch_sử năm 1996 ) . Đây được xem là cái nôi của phong_trào cách_mạng ở Hà_Giang . Chùa Sùng_Khánh_cách Thành_phố Hà_Giang 9 km về phía nam thuộc thôn Làng_Nùng , xã Đạo_Đức , huyện Vị_Xuyên , được nhà_nước xếp_hạng là di_tích lịch_sử nghệ_thuật năm 1993 . Chùa được xây_dựng thời Triệu_Phong ( 1356 ) , do thời_gian , chùa bị hư_hại , đến năm 1989 được nhân_dân xây_dựng trên nền chùa cũ . Ở đây còn lưu_giữ hai di_vật : Bia đá thời_Trần ( 1367 ) ghi lại công_lao của người sáng_lập ra chùa và một quả Chuông cao 0.90 m , đường k ính 0.67 m , được đúc_thời Hậu_Lê ( 1705 ) . Nghệ_thuật khắc trên đá , trên Chuông đồng và kỹ_thuật đúc_Chuông là một bằng cứ nói_lên bàn_tay tinh_xảo của các nghệ_nhân vùng biên_giới phía bắc này , và từ đó biết thêm lịch_sử phát_triển thời_Trần và Lê_tới tận vùng_biên_ải Hà_Giang . Thảo_nguyên Suôi_Thầu nằm giữa xã Nàn_Ma và thị_trấn Cốc_Pài của huyện Xín_Mần . Đây là một địa_điểm mới được khám_phá trong thời_gian gần đây , nổi_tiếng với hình_ảnh cánh đồng rộng_lớn nhìn xuống thung_lũng sông Chảy , điểm_xuyết bởi các cây sa_mộc đứng đơn_lẻ . Đây là điểm thu_hút du_lịch chính của huyện Xín_Mần . Bãi_đá cổ Nấm_Dẩn thuộc xã Nấm_Dẩn , huyện Xín_Mần cách trung_tâm huyện_lỵ 15 km về phía nam . Tại đây đã thống_kê được hơn 80 hình_khắc về bàn_chân , tay người , ruộng_bậc_thang và nhiều hình_học khác trên đá . Các nhà_khoa_học bước_đầu xác_định các hình_khắc này xuất_hiện từ hơn hai nghìn năm trước . Đây là nguồn tư_liệu quý về những cư_dân Việt_cổ ở vùng_đất Hà_Giang . Chùa Bình_Lâm thuộc địa_phận thôn Tông_Mường xã Phú_Linh , Thành_phố Hà_Giang . Chùa còn có tên gọi chữ Hán là " Bình_Lâm_Tự " . Nhân_dân ở đây còn lưu_giữ một quả chuông thời Trần được đúc vào tháng 3 năm Ất_Mùi ( 1295 ) chuông có chiều cao 103 cm , đường_kính miệng 65 cm , quai được cấu_tạo bởi hai hình rồng , trên chuông có khắc bài_Minh bằng chữ Hán gồm 309 chữ năm Bính_Thân , niên_hiệu Hưng_Long thứ 4 ( 1296 ) . Trên quả chuông ta bắt_gặp tiêu_bản rồng nổi trên chất_liệu đồng ( thế_kỷ 13 ) . Cùng với quả chuông , tại chùa Bình_Lâm còn phát_hiện được một_số di_vật như Tháp đất_nung , mái ngói có họa_tiết hoa chanh .... là những nét quen_thuộc và tiêu_biểu của văn_hóa thời_Trần . Lễ_hội Hà_Giang là nơi có nhiều sản_phẩm văn_hóa đặc_sắc từ truyền_thống lâu_đời của hơn 20 dân_tộc , một địa_danh du_lịch đáng nhớ bởi cảnh_quan thiên_nhiên và con_người ở đây . Không giống với bất_kỳ một nơi du_lịch nào ở Việt_Nam , đến Hà_Giang , du_khách có_thể thấy được những sản_phẩm kết_tinh từ truyền_thống văn_hóa độc_đáo của người miền núi , đó là các loại khăn thêu , túi vải , áo_váy với các loại hoa_văn rực_rỡ . Du_khách sẽ tham_dự những phiên chợ vùng_cao đầy thơ_mộng . Lễ mừng nhà mới dân_tộc Lô_Lô : Lễ mừng nhà mới kéo_dài khoảng 2 ngày 2 đêm ở ngôi nhà mới của người dân_tộc Lô_Lô . Cả bản kéo tới ăn_mừng cho ngôi nhà mới . Thầy_cúng đi hát , sau đó cùng ăn_uống vui_chơi , hòa_tấu kèn_sáo và hát giao_duyên nam_nữ . Lễ_hội mùa xuân : Đây là lễ_hội vui_xuân của dân_tộc H'mông và dân_tộc Dao , thường được tổ_chức vào những ngày sau Tết_Nguyên_Đán và kéo_dài từ 3 đến 7 ngày . Lễ_hội mang tính_chất tổng_hợp mừng_công , cầu mưa , cầu con trai . Lễ_hội có thi bắn nỏ , hát giao_duyên , ném pa páo , uống rượu , mở tiệc đãi khách . Lễ_hội vỗ_mông của dân_tộc Mông : Ngày mùng 5 Tết_Nguyên_Đán hằng năm , cái chàng trai , cô gái đổ về Mèo_Vạc nhằm tìm cho mình vợ ( chồng ) . Khi tham_gia lễ_hội , các chàng trai , cô gái tìm đối_tượng mà họ cảm_thấy phù_hợp với mình rồi vỗ_mông đối_tượng và chờ " đối_phương " đáp lại . Đáng buồn , tục_lệ tảo_hôn vẫn tiếp_diễn trong lễ_hội này . Lễ_hội nhảy_lửa của người Pà_Thẻn : Lễ_hội được tổ_chức vào buổi tối_ngày cuối năm . Bên đống lửa hồng có nhiều nghi_lễ như mừng_mùa , cầu thần_linh phù_hộ cho năm mới . Tại đây có nhiều người nhảy qua đống lửa , than . Trước đó họ đã được thầy_mo cúng " nhập_hồn " với sức_mạnh của thần_linh . Kinh_tế Tổng_thu ngân_sách trên địa_bàn tỉnh năm 2018 ước_đạt 2.033 tỉ đồng . Hà_Giang là vùng miền núi nên dân_số_ít , mật_độ dân_số thấp , người Mông chiếm đa_số , còn lại là các sắc_dân gồm Thổ , La_Chí , Tày , Dao , Mán , Nùng , Giáy và Lô_Lô ... Phần_đông đều thờ_cúng tổ_tiên , thần_linh ; và đều có những sắc_thái văn_hóa đặc_thù . Cũng vì địa_thế toàn rừng_núi nên kinh_tế Hà_Giang tương_đối kém phát_triển . Lâm_sản chính là vài loại gỗ quý như lát hoa , lát da đồng ; và các loại gỗ cứng như lim , sến , trai , táu , đinh . Củ_nâu , vầu , nứa ở đâu cũng có . Nông_sản gồm lúa , ngô , khoai và các loại đậu đỗ . Vùng chân núi Tây_Côn_Lĩnh trồng nhiều trà . Dân_chúng cũng trồng cây_ăn_trái , mận và lê ở vùng Đồng_Văn , Hoàng_Su_Phì rất nổi_tiếng . Nghề nuôi ong lấy mật khá thịnh_hành . Rừng Hà_Giang có nhiều động_vật hoang_dã như trăn , rắn , chim_công , chim_trĩ ... Khoáng_sản có quặng sắt , mỏ chì , đồng , thủy_ngân và cát trộn vàng . Sông_Năng và Bảo_Lạc có các kỹ_nghệ lọc vàng nhưng vẫn còn thô_sơ , ngoài_ra chỉ toàn những tiểu_công_nghệ sản_xuất vật_dụng hàng ngày . Nền thương_mại Hà_Giang chỉ giới_hạn ở sự trao_đổi lâm_sản với miền xuôi và với Trung_Quốc . Các vùng núi thấp như Vị_Xuyên , Bắc_Quang có kinh_tế phát_triển hơn vùng núi . Dựa vào sông Lô và lượng mưa lớn , các ngành nông_nghiệp ở khu_vực này rất phát_triển , không kém gì vùng núi trung_du . Nơi đây có vùng trồng cam_sành nổi_tiếng , những cánh đồng phì_nhiêu ... Rải_rác từ Vĩnh_Tuy lên đến Vị_Xuyên là các nhà_máy sản_xuất trà , đặc_sản của Hà_Giang có trà Shan_tuyết cổ_thụ ( xã Cao_Bồ ) . Đặc_điểm trà Shan_Tuyết là sạch_sẽ , không có thuốc_trừ_sâu và thuốc kích_thích , các nhà_máy sản_xuất trà hiện_nay còn khuyến_khích nhân_dân trong vùng trồng xen_kẽ cây_gừng giữa các luống trà . Trà_Shan_tuyết cổ_thụ của Hà_Giang thường được xuất_khẩu sang thị_trường Đài_Loan , Nhật_Bản và một_số nước Tây_Âu , chưa thịnh_hành trong thị_trường nội_địa như trà Tân_Cương - Thái_Nguyên . Ẩm_thực_Các đặc_sản , ẩm_thực của Hà_Giang như : cam_sành Bắc_Quang , thắng_cố , mận đỏ_Hoàng_Su_Phì , chè Lũng_Phìn , cơm_lam Bắc_Mê , măng nứa , gà đen Hà_Giang , gạo_tẻ Già_Diu , cháo ấu_tẩu , lê Đồng_Văn , hạt bí_mèo đen Hà_Giang , tam_thất , bánh_khảo Yên_Minh , sâu tre Mèo_Vạc , bánh tam_giác_mạch , tương_đậu xị Hà_Giang , thảo_quả , bánh_gai Tân_Quang , mật_ong bạc_hà Mèo_Vạc , phở Tráng_Kìm , thịt ba chỉ hoa chuối rừng cuốn lá_vả , xôi_ngũ sắc Hà_Giang , bún vịt làng người Tày , rượu ngô Thanh_Vân , mèn_mén , ý_dĩ Chí_Cà , bánh_ngô Đồng_Văn , cua đá Hà_Giang , thịt lợn_cắp nách , bánh_cuốn chan Đồng_Văn , phở ngô , bánh_chưng gù Hà_Giang , lạp_xưởng , bánh cuốn trứng , cải_mèo , hồng không hạt Quản_Bạ , phở chua Hà_Giang , tai_chua , rêu_nướng , thịt chuột La_Chí , quả hồ đào , cá bỗng Hà_Giang , thịt trâu gác_bếp , thịt lợn gác bếp , chè san_tuyết , thắng dền , bún_vịt Hà_Giang , ớt_gió Bản_Mồ , rau_dớn , thịt bò vàng Mèo_Vạc , gừng Suối_Thầu , quả công_xào thịt , bánh_khoải Sà_Phìn , chè Phìn_Hồ , lá hoa đu_đủ xào , rượu thóc Nàng_Đôn , cốm Hòa_Sơn , lợn đen Lũng_Pù . Giao_thông Đường_bộ Hà_Giang có Quốc_lộ 2 , Quốc_lộ 4C , Quốc_lộ 279 ( nối các tỉnh miền núi phía Bắc là Quảng_Ninh , Bắc_Giang , Lạng_Sơn , Bắc_Kạn , Tuyên_Quang , Hà_Giang , Lào_Cai , Lai_Châu , Sơn_La và Điện_Biên với nhau ) và đường_cao_tốc Tuyên_Quang – Hà_Giang . Đoạn cuối quốc_lộ 279 , từ chỗ giao với quốc_lộ 6 đến cửa_khẩu quốc_tế Tây_Trang là một phần của đường Xuyên_Á AH13 . Biển số xe_cơ_giới Biển số xe mô_tô tỉnh Hà_Giang được quy_định cụ_thể đối_với từng huyện : - Thành_phố . Hà_Giang : 23B1 - Huyện Bắc_Quang : 23D1 - Huyện Quang_Bình : 23E1 - Huyện_Hoàng_Su_Phì : 23F1 - Huyện Xín_Mần : 23G1 - Huyện Vị_Xuyên : 23H1 - Huyện Bắc_Mê : 23K - Huyện Mèo_Vạc : 23P1 - Huyện Đồng_Văn : 23N1 - Huyện Yên_Minh : 23M1 - Huyện Quản_Bạ : 23L1_Các hình_ảnh Ghi_chú Chú_thích Liên_kết ngoài Trang_chủ của tỉnh Hà_Giang Đông_Bắc_Bộ
Cao_Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông_Bắc_Bộ , Việt_Nam . Địa_lý Tỉnh Cao_Bằng nằm ở phía đông bắc Việt_Nam , có vị_trí địa_lý : Phía bắc và đông bắc giáp với khu_tự_trị dân_tộc Choang Quảng_Tây ( Trung_Quốc ) với đường biên_giới dài 333,125 km Phía tây giáp tỉnh Hà_Giang Phía tây_nam giáp tỉnh Tuyên_Quang Phía nam giáp các tỉnh Bắc_Kạn và Lạng_Sơn . Các điểm cực của tỉnh Cao_Bằng : Điểm cực bắc tại : thôn Lũng_Mẩn , xã Đức_Hạnh , huyện Bảo_Lâm . Điểm cực đông tại : xã Lý_Quốc , huyện Hạ_Lang . Điểm cực_tây tại : xã Quảng_Lâm , huyện Bảo_Lâm . Điệm cực nam tại : thôn Na_Phai , xã Trọng_Con , huyện Thạch_An . Trung_tâm hành_chính của tỉnh là Thành_phố Cao_Bằng , cách Hà_Nội 279 km . Chiều dài của tỉnh theo chiều bắc - nam là 80 km , từ 23 ° 7 ' 12 " B đến 22 ° 21 ' 21 " B ( tính từ xã Trọng_Con huyện Thạch_An đến xã Đức_Hạnh huyện Bảo_Lâm ) . Chiều rộng theo chiều đông - tây là 170 km , từ 105 ° 16 ' 15 " Đ - 106 ° 50 ' 25 " Đ ( tính từ xã Quảng_Lâm , huyện Bảo_Lâm đến xã Lý_Quốc_huyện Hạ_Lang ) , trung_tâm địa_lý của tỉnh nằm ở xã Trương_Lương , huyện Hòa_An . Điều_kiện tự_nhiên Tỉnh Cao_Bằng có diện_tích đất tự_nhiên 6.690,72 km² , là cao_nguyên đá_vôi xen_lẫn núi đất , có độ cao trung_bình trên 200 m , vùng sát_biên có độ cao từ 600 – 1.300 m so với mặt nước_biển . Núi_non trùng_điệp . Rừng_núi chiếm hơn 90 % diện_tích toàn tỉnh . Từ đó hình_thành nên 3 vùng rõ_rệt : Miền đông có nhiều núi đá , miền tây núi đất xen núi đá , miền tây_nam phần_lớn là núi đất có nhiều rừng rậm . Trên địa_bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là sông Gâm ở phía tây và sông Bằng_Giang ở vùng trung_tâm và phía đông , ngoài_ra còn có một_số sông_ngòi khác như sông Quây_Sơn , sông Bắc_Vọng , sông Nho_Quế , sông Năng , sông Neo hay sông Hiến . Đa_số diện_tích Cao_Bằng được che_phủ bởi rừng vì_thế không_khí khá trong_sạch ở các vùng nông_thôn , các khu dân_cư và ở trung_tâm thành_phố . Các tuyến đường chính của Cao_Bằng có mức_độ ô_nhiễm bụi không cao , do phương_tiện giao_thông ít , mật_độ dân_số thấp . Nguồn nước sông đang bị ô_nhiễm do ý_thức vứt rác bữa bãi của một_số người_dân cùng với ngành khai_thác cát đã làm cho các dòng sông ở đây bị ô_nhiễm , hệ_sinh_thái bị ảnh_hưởng . Các phương_tiện giao_thông trong tỉnh chủ_yếu là xe_máy , phương_tiện ít làm cho mức tiêu_thụ nhiên_liệu không cao , Cao_Bằng không bị ô_nhiễm bởi các khí_thải nhà_kính và nhiều khí độc khác . Bởi_vậy , so với các địa_phương khác của Việt_Nam , Cao_Bằng là một trong những tỉnh có khí_hậu trong_lành và ít ô_nhiễm nhất . Khí_hậu Nhìn_chung Cao_Bằng có khí_hậu ôn_hòa dễ_chịu . Với khí_hậu cận_nhiệt_đới ẩm , địa_hình đón gió nên chịu ảnh_hưởng trực_tiếp từ các đợt không_khí lạnh từ phương bắc . Tuy_nhiên nhiệt_độ của Cao_Bằng chưa bao_giờ xuống thấp quá 0 °C , hầu_như vào mùa đông trên địa_bàn toàn tỉnh không có băng_tuyết ( trừ một_số vùng núi cao có băng đá xuất_hiện vào mùa đông ) . Mùa_hè ở đây có đặc_điểm nóng ẩm , nhiệt_độ cao trung_bình từ 30 - 32 °C và thấp trung_bình từ 23 - 25 °C , nhiệt_độ không lên đến 39 - 40 °C . Vào mùa đông , do địa_hình Cao_Bằng đón gió nên nó có kiểu khí_hậu gần giống với ôn_đới , nhiệt_độ trung_bình thấp từ 5 - 8 °C và trung_bình cao từ 15 - 28 °C , đỉnh_điểm vào những tháng 12 , 1 và 2 nhiệt_độ có_thể xuống thấp hơn khoảng từ 6 - 8 °C , độ_ẩm_thấp , trời hanh khô vào đầu mùa . Mùa xuân và mùa thu không rõ_rệt , thời_tiết thất_thường ; mùa xuân thường có tiết trời nồm , mùa thu mát , dễ_chịu . Dân_cư_Dân_số toàn tỉnh là 530.341 người ( theo điều_tra dân_số ngày 01/04/2019 của Cục Thống_kê tỉnh Cao_Bằng ) . Thành_thị : 123.407 người . Nông_thôn : 406.934 người . Tỷ_lệ đô_thị hóa ( 2022 ) : 23,2 % Các dân_tộc ở Cao_Bằng gồm Tày : 216.577 người ( chiếm 40,84 % dân_số ) , Nùng : 158.114 người ( 29,81 % ) , Mông : 61.579 người ( 11,65 % ) , Dao : 54.947 người ( 10,36 % ) , Kinh : 27.170 người ( 5,12 % ) , Sán_Chay : 7.908 người ( 1,49 % ) , Lô_Lô : 2.861 người ( 0,54 % ) , các dân_tộc khác : 1005 người ( 0.19 % ) . Lịch_sử Vùng_đất tỉnh Cao_Bằng bắt_đầu thuộc lãnh_thổ Việt_Nam vào năm 1039 , khi Lý_Thái_Tông đánh_thủ_lĩnh châu_Thảng Do và châu_Quảng_Nguyên ( sau_này là huyện Quảng_Uyên ) là Nùng Tồn_Phúc . Năm 1041 vợ A_Nùng và con trai của Tồn_Phúc là Nùng_Trí_Cao từ_động Lôi_Hỏa ( Hạ_Lôi , nay là khoảng hương Hạ_Lôi huyện Đại_Tân_địa_cấp thị Sùng_Tả tỉnh Quảng_Tây Trung_Quốc , phía đông bắc huyện Trùng_Khánh ) về chiếm lại 2 châu trên , nhà Lý_cử_quân lên đánh_bắt được Trí_Cao nhưng không giết mà cho làm quan nhà Lý_cai_quản các châu_động trên . Nhà Lý_gộp thêm các động_Vật_Dương , động Lôi_Hỏa , động Bình_An , động_Bà Tư ( là các động vốn trong số 10 động thuộc quyền cai_quản của Tồn_Phúc ) , cùng châu_Thảng Do vào đất Quảng_Nguyên và gọi chung là châu_Quảng_Nguyên . Ngoài châu_Quảng_Nguyên , thì năm 1041 , châu_Tư_Lang ( nay là đất 2 huyện Trùng_Khánh và Hạ_Lang tỉnh Cao_Bằng ) nằm ở phía đông bắc châu_Quảng_Nguyên , nhà_Lý cũng phụ vào đất cai_quản của Trí_Cao , coi như đất Đại_Cồ_Việt vùng_Trí Cao_cai_quản mà sau đó nhà Lý_đòi chủ_quyền với nhà Tống_gồm 2 châu_Tư_Lang và Quảng_Nguyên ( gộp cả Bình_An ( nay thuộc Cao_Bằng ) , Bà_Tư ( nay thuộc Cao_Bằng ) , Thảng_Do , Lôi_Hỏa ( phía đông_nam Vật_Dương ) , Vật_Dương ( phía đông Vật_Ác ) , Vật_Ác ( vùng phía nam trấn_An_Đức của Tĩnh_Tây Quảng_Tây ngày_nay ) ) . Tuy bề_ngoài thần_phục nhà_Lý , nhưng bên trong Nùng_Trí Cao_nuôi_chí tự_cường lập quốc_gia độc_lập . Năm 1048 Trí Cao_lại nổi_dậy đánh chiếm động_Vật_Ác ( vùng phía nam An_Đức_trấn của Tĩnh_Tây Trung_Quốc ngày_nay ) , vốn thuộc nhà Lý_từ năm 1039 , nhà_Lý đem quân lên đánh . Sau khi gây sự với nhà_Lý không thành , Trí_Cao đánh chiếm châu_An_Đức ( Ande Zhou_安德州 , nay là khoảng địa_bàn trấn_An_Đức của thành_phố cấp huyện Tĩnh_Tây ) và vùng biên_giới các tỉnh Quảng_Tây , Quảng_Đông Trung_Quốc . Nhà Tống_tiêu_diệt quốc_gia của Trí_Cao năm 1055 . Các thủ_lĩnh địa_phương cai_quản châu_động kế_thừa Trí_Cao , không thực_sự thần_phục nhà_Lý , đem một_số động thuộc châu_Quảng_Nguyên ( là phần đất phía bắc Cao_Bằng ngày_nay thuộc thành_phố cấp huyện Tĩnh_Tây Trung_Quốc ) sang thần_phục nhà Tốngː Nùng_Tông_Đán ( Tông_Đản ) năm 1049 đem động_Vật_Ác ( sau thuộc Tống bị nhà Tống_đổi thành Thuận_An_châu , nay là các hương_trấn biên_giới thuộc thành_phố cấp huyện Tĩnh_Tây địa_cấp thị_Bách_Sắc khu_Tự_trị Dân_tộc Choang Quảng_Tây , nằm ở phía tây_nam thành_phố Tĩnh_Tây tiếp_giáp các huyện Hà_Quảng , Trà_Lĩnh tỉnh Cao_Bằng , có_thể là vùngː hương Nam_Pha , hương Thôn_Bàn , hương An_Ninh , trấn_Long_Bang ( An_Bang ) , ... ) , Nùng_Trí Hội năm 1062 đem động_Vật_Dương sang Tống ( nhà Tống_đổi tên thành Quy_Hóa châu , nay là các hương trấn phía đông nam thành_phố cấp huyện Tĩnh_Tây , tiếp_giáp huyện Trùng_Khánh Cao_Bằng , có_lẽ làː_hương Nhâm_Trang ( Nhâm_Động ) , trấn_Nhạc_Vũ , trấn_Hồ_Nhuận ( Nhuận_Động ) , trấn Hóa_Động , ... Kèm theo đất Vật_Dương_nhập Tống_đợt này , có_thể có cả đất_động Lôi_Hỏa ( Hạ_Lôi ) , ... ) . Đến Chiến_tranh Tống-Việt , 1075 - 1077 , châu_Quảng_Nguyên ( bao_gồm các vùng_đất ngày_nay là các huyện Hà_Quảng , Trà_Lĩnh , Quảng_Uyên , Hòa_An , thành_phố Cao_Bằng , Phục_Hòa ) , châu_Tư_Lang ( nay là Trùng_Khánh , Hạ_Lang ) , cùng các châu_nay thuộc Lạng_Sơn làː Thất_Nguyên ( Thất_Khê , Tràng_Định ) , Môn ( Cao_Lộc ) , Tô_Mậu ( Đình_Lập ) , bị Quách_Quỳ_tướng nhà Tống_chiếm_đóng không trả lại Đại_Việt sau chiến_tranh ( Giai_đoạn này châu_Quảng_Nguyên bị nhà Tống_đổi tên thành Thuận_châu ) . Bằng chiến_thuật vừa gây xung_đột biên_giới ( lùng bắt Nùng_Trí Hội ) , vừa ngoại_giao triều cống và đàm_phán , từ năm 1077 đến năm 1088 , vua_quan nhà Lý_thời Lý_Nhân_Tông dần thu_phục lại gần như hoàn_toàn các vùng_đất bị nhà Tống_chiếm từ nhà Lý trước đó và trong cuộc_chiến Tống - Việt . Kết_quả đàm_phán của phái_đoàn Đào_Tông_Nguyên sứ_thần nhà Lý năm 1079 , thu lại được toàn_bộ các châu_nay là đất Lạng_Sơn ( là châu_Tô_Mậu , châu_Môn và châu_Thất_Nguyên ) , đất nay thuộc Cao_Bằng thì thu lại được châu_Tư_Lang , và phần_lớn châu_Quảng_Nguyên ( Thuận_châu nhà Tống , phần đất nhà Tống_chiếm trong cuộc_chiến 1076 - 1077 ) , trừ phân_đất Vật_Ác ( châu_Thuận_An nhà_Tống ) , Vật_Dương ( châu_Quy Hóa nhà Tống ) , Lôi_Hỏa mất về nhà Tống trước chiến_tranh thì nhà_Tống không trả . Năm 1084 , phái_đoàn Lê_Văn_Thịnh sứ_thần nhà_Lý , tiếp_tục sang Bằng_Tường Quảng_Tây Trung_Quốc đàm_phán đòi lại đất hai động_Vật_Dương và Vật_Ác từ nhà_Tống . Nhưng thay_vì trả đất hai động_Vật_Dương và Vật_Ác của châu_Quảng_Nguyên , thì nhà Tống_đổi lại trả cho nhà_Lý vùng_đất 6 huyệnː Bảo_Lạc , Luyện , Miêu ( Pác_Miêu ) , Đinh , Phóng , Cận ( là đất nay thuộc các huyện Bảo_Lạc , Bảo_Lâm tỉnh Cao_Bằng ) cùng 2 động_Túc ( Tĩnh_Túc ) , Tang ( nay là khoảng vùng_đất huyện Nguyên_Bình Cao_Bằng ) . Các huyện_động này vốn là các châu_động ki_mi nằm kẹp giữa hai nước Lý , Tống , nằm ở phía tây châu_Quảng_Nguyên , ở phía đông châu_Bình_Nguyên ( Vị_Xuyên , Hà_Giang ) . Tuy_nhiên , nhà_Lý vẫn kiên_trì tiếp_tục đàm_phán đòi đất 2 động_Vật_Dương , Vật_Ác cho đến năm 1088 , nhưng không thành_công . Từ đó đất 2 động_Vật_Ác ( châu_Thuận_An nhà_Tống ) , Vật_Dương ( châu_Quy Hóa nhà_Tống ) vĩnh_viễn thuộc Trung_Quốc ( ngày_nay chúng là vùng_đất phía nam của thành_phố cấp huyện Tĩnh_Tây địa_cấp thị_Bách_Sắc khu_Tự_trị Dân_tộc Choang tỉnh Quảng_Tây , tiếp_giáp biên_giới với các huyện Hà_Quảng , Trà_Lĩnh , và Trùng_Khánh của Cao_Bằng ) . Đại_Việt_sử ký tiền_biên , Ngô_Thì_Sĩ_chépː " Giáp_Tý năm thứ 9 ( 1084 , Tống_Nguyên_Phong năm thứ 7 ) mùa Hạ tháng 6 , sai_Thị_lang_bộ_Binh là Lê_Văn_Thịnh sang Tống_bàn việc biên_giới . Họp với Hữu_giang tuần kiểm_nhà Tống là Thành_Tác ở Quảng_Tây bàn về biên_giới Thuận_An , Quy_Hóa . Văn_Thịnh đến_nơi , mọi việc đều lựa chiều uốn_nắn , không hề biện_bác , chỉ từ_từ lấy_lý mà giảng_giải , có câu rằngː " Bồi_thần này không dám tranh_chấp " . Vua Tống nghe tin , ban_chiếu cho Văn_Thịnh là biết theo ý kính_thuận , ban cho áo_dài rồi nhân đó trả cho ta 6 huyện thuộc Bảo_Lạc , 6 động thuộc Túc_Tang ở phía ngoài cửa_ải . " Thời Lê_sơ , Lê_Thánh_Tông cho lập thừa tuyên_Thái_Nguyên ( Ninh_Sóc ) , thì Cao_Bằng là 1 trong 3 phủ của thừa tuyên_Thái_Nguyên . Phủ Cao_Bằng lúc này gồm 4 châuː Thượng_Tư_Lang ( châu_Thượng_Lang , nay là huyện Trùng_Khánh ) , Hạ_Tư_Lang ( châu_Hạ_Lang , nay là huyện Hạ_Lang ) , Quảng_Uyên ( đổi từ châu_Quảng_Nguyên , nay là các huyện Quảng_Uyên , Phục_Hòa ) , Thạch_Lâm ( nay là các huyện Hà_Quảng , Trà_Lĩnh , Thạch_An , Hòa_An , Nguyên_Bình , và thành_phố Cao_Bằng ) . Phần phía tây tỉnh Cao_Bằng ngày_nay lại thuộc thừa tuyên Tuyên_Quang là châu_Bảo_Lạc thuộc phủ Yên_Bình , ( châu_Bảo Lạc_nay là đất các huyện Bảo_Lạc , Bảo_Lâm của tỉnh Cao_Bằng ) . Năm 1499 niên_hiệu Cảnh_Thống thứ 2 , vua Lê_Hiến_Tông tách phủ Cao_Bằng ra khỏi Thái_Nguyên lập thành một trấn_riêng mang tên Cao_Bằng . Từ đây Cao_Bằng trở_thành đơn_vị hành_chính tương_đương cấp tỉnh ngày_nay . Nên hiện_nay , Việt_Nam lấy năm 1499 là năm thành_lập tỉnh Cao_Bằng .. Tuy_nhiên , Đào_Duy_Anh thì cho rằng Cao_Bằng chỉ thực_sự tách khỏi Thái_Nguyên thành một trấn ( đơn_vị hành_chính cấp tỉnh ) từ sau khi nhà_Mạc bị diệt . Trong cuốn Đất_nước Việt_Nam qua các đời , Đào_Duy_Anh viếtː " Phủ Cao_Bằngː_Nhất_thống_chí ( Cao_Bằng ) chép rằng đời Lê_Quang_Thuận là phủ Bắc_Bình ; đời Hồng_Đức mới đổi làm Cao_Bình , tức Cao_Bằng . Sau khi họ Mạc bị diệt hẳn mới đổi làm trấn_Cao_Bằng , vẫn lãnh một phủ là phủ Cao_Bằng ; đầu đời Gia_Long đặt trấn_thủ ; năm thứ 7 ( 1808 ) đổi tên phủ làm [_phủ ] Trùng_Khánh , năm Minh_Mạng thứ 12 ( 1831 ) làm tỉnh Cao_Bằng . " Sau khi thất_thủ_Thăng_Long năm 1592 , nhà_Mạc chạy lên Cao_Bằng và xây_dựng vùng_đất này để chống lại nhà Lê_Trịnh_cho đến 1677 mới chấm_dứt . Thời Pháp thuộc Từ năm 1886 – 1945 , tên gọi , địa_giới và số_lượng các đơn_vị hành_chính tỉnh Cao_Bằng luôn có sự thay_đổi . Cuối thế_kỷ XIX , tỉnh Cao_Bằng gồm có phủ Trùng_Khánh ( với 3 châu : Thượng_Lang , Hạ_Lang , Quảng_Uyên ) và phủ Hòa_An ( với 3 châu : Thạch_Lâm , Thạch_An , Nguyên_Bình ) . Tháng 10 năm 1886 , thực_dân Pháp đánh chiếm Cao_Bằng , đặt J._Gallieni làm chỉ_huy chính . Năm 1888 , Cao_Bằng là một quân_khu , do Oudri làm chỉ_huy trưởng . Quân_khu Cao_Bằng gồm Tiểu_quân_khu Cao_Bằng và các đồn_binh : Cao_Bằng , Sóc_Giang , Nguyên_Bình , Ngân_Sơn , Trà_Lĩnh , Trùng_Khánh , Hạ_Lang , Phục_Hòa , Nặm_Nàng . Thực_dân Pháp đã phân_chia địa_bàn từ Thanh_Hóa trở ra bắc thành 14 quân_khu . Mỗi quân_khu do một sĩ_quan cấp đại_tá hoặc cấp_tướng trực_tiếp chỉ_huy . Ngày 06/8/1891 , Toàn_quyền Đông_Dương ra nghị_định bãi_bỏ các quân_khu và thiết_lập các đạo quan_binh . Đạo quan_binh là đơn_vị hành_chính đặc_biệt do giới quân_sự nắm quyền cai_trị . Mỗi đạo quan_binh do một sĩ_quan đứng đầu làm tư_lệnh với đầy_đủ quyền dân_sự và quân_sự , thời_kỳ đầu về dân_sự ngang với Thống_sứ Bắc_Kỳ . Ngày 20/8/1891 , Toàn_quyền Đông_Dương ra nghị_định thành_lập tại Bắc_Kỳ 4 đạo quan_binh : Đạo quan_binh 1 Phả_Lại , Đạo_quan_binh 2 Lạng_Sơn , Đạo quan_binh 3 Yên_Bái , Đạo_quan_binh 4 Sơn_La . Đạo_quan_binh thứ 2 thủ_phủ đặt tại Cao_Bằng ( Cao_Bằng là tiểu_quân_khu thuộc Đạo_quan_binh 2 ) . Tư_lệnh trưởng đầu_tiên là Escoubet . Sau đó chuyển thành Đạo_quan_binh 2 Cao_Bằng , đạo_lỵ đặt tại Cao_Bằng , gồm 3 tiểu_quân_khu : Cao_Bằng , Bảo_Lạc , Bắc_Kạn . Ngày 01/01/1906 , Toàn_quyền Đông_Dương ra quyết_định : " các Đạo_quan_binh 2 , 3 và 4 được đặt lại , về phương_diện tài_chính dưới quyền của Thống_sứ Bắc_Kỳ và được cai_trị theo luật_lệ hiện_hành tại các tỉnh dân_sự ; chỉ_huy Pháp ở Cao_Bằng lúc này là A._de Salins . Việc cai_trị các Đạo_quan_binh 2 , 3 và 4 vẫn đặt dưới quyền một sĩ_quan cao_cấp cấp đại_tá hoặc trung_tá . Mỗi đạo quan_binh được phân_thành 2 hạt . Việc chia thành khu_vực bị bãi_bỏ " . Từ sau Nghị_định của Toàn_quyền Đông_Dương ngày 16/4/1908 , đạo quan_binh chia thành các đơn_vị hành_chính và tư_pháp ngang với công_sứ các tỉnh dân_sự . Cao_Bằng lúc này ( năm 1908 ) do M._Panescorse làm chỉ_huy chính Năm 1926 , theo sách Địa_dư các tỉnh Bắc_Kỳ , " Cao_Bằng là Đạo_quan_binh thứ nhì " gồm 1 phủ : Hòa_An ( phủ_lỵ ở Nước_Hai ) ; 7 châu : Hà_Quảng , Thạch_An , ( châu_lỵ ở Đông_Khê ) , Nguyên_Bình , Phục_Hòa ( châu_lỵ ở Tà_Lùng ) , Quảng_Uyên , Thượng_Lang ( châu_lỵ ở Trùng_Khánh_phủ ) và Hạ_Lang ; 3 đại_lý : Quảng_Uyên , Nguyên_Bình và Đông_Khê . Sau năm 1945 Năm 1948 , Chính_phủ quyết_định bãi_bỏ cấp tổng , phủ , đạo , châu . Cấp trên cấp xã và dưới cấp tỉnh thống_nhất gọi là huyện . Tỉnh Cao_Bằng lúc đó gồm thị_xã Cao_Bằng và 10 huyện : Bảo_Lạc , Hạ_Lang , Hà_Quảng , Hòa_An , Nguyên_Bình , Phục_Hòa , Quảng_Uyên , Thạch_An , Trấn_Biên , Trùng_Khánh . Ngày 3 tháng 10 năm 1950 , Cao_Bằng hoàn_toàn được giải_phóng khỏi ách thống_trị của thực_dân Pháp . Ngày 1 tháng 7 năm 1956 , Cao_Bằng cùng các tỉnh Bắc_Kạn , Lạng_Sơn , Thái_Nguyên , Tuyên_Quang , Hà_Giang hợp_thành Khu_tự_trị Việt_Bắc . Ngày 20 tháng 3 năm 1958 , huyện Trấn_Biên được đổi tên thành huyện Trà_Lĩnh . Ngày 14 tháng 3 năm 1963 , thành_lập thị_trấn Tĩnh_Túc trực_thuộc tỉnh Cao_Bằng theo Quyết_định số 26 - CP. Ngày 7 tháng 4 năm 1966 , chia huyện Hà_Quảng_thành hai huyện Hà_Quảng và Thông_Nông . Ngày 8 tháng 3 năm 1967 , hai huyện Phục_Hòa và Quảng_Uyên hợp nhất thành huyện Quảng_Hòa theo Quyết_định số 27 - CP. Ngày 15 tháng 9 năm 1969 , giải_thể huyện Hạ_Lang , nhập vào hai huyện Quảng_Hòa và Trùng_Khánh theo Quyết_định số 176 - CP. Đến ngày 27 tháng 12 năm 1975 , Quốc_hội nước Việt_Nam_Dân_chủ cộng hòa ( khóa V ) kỳ họp thứ 2 quyết_nghị bỏ cấp khu trong hệ_thống các đơn_vị hành_chính . Tỉnh Cao_Bằng và Lạng_Sơn_hợp nhất thành một tỉnh là Cao_Lạng , tỉnh_lỵ đặt tại thị_xã Cao_Bằng . Ngày 29 tháng 12 năm 1978 , tái_lập tỉnh Cao_Bằng từ tỉnh Cao_Lạng , đồng_thời nhập hai huyện Ngân_Sơn và Chợ_Rã của tỉnh Bắc_Thái vào tỉnh Cao_Bằng theo Nghị_quyết của Quốc_hội khóa_VI , kỳ họp thứ 4 . Khi đó tỉnh Cao_Bằng có tỉnh lị là thị_xã Cao_Bằng và 11 huyện : Bảo_Lạc , Chợ_Rã , Hà_Quảng , Hòa_An , Ngân_Sơn , Nguyên_Bình , Quảng_Hòa , Thạch_An , Thông_Nông , Trà_Lĩnh , Trùng_Khánh . Ngày 17 tháng 2 năm 1979 , quân Trung_Quốc chiếm được thị_xã Cao_Bằng và đã hủy_diệt hầu_như toàn thị_xã , các công_trình kiến_trúc đã bị phá tan_tành , kể_cả chùa chiền_đền miếu . Khu di_tích chủ_tịch Hồ_Chí_Minh tại hang Pác_Bó , xã Trường_Hà , huyện Hà_Quảng cũng bị đặt bom_mìn phá sập cửa hang và các di_tích của Bác , bức bia đá Bác viết khi vừa trở về Tổ_quốc cũng bị nứt làm đôi . Ngày 1 tháng 9 năm 1981 , tái_lập huyện Hạ_Lang từ các xã đã nhập vào hai huyện Quảng_Hòa và Trùng_Khánh theo Quyết_định số 44 - HĐBT ngày 1 tháng 9 năm 1981 . Cùng ngày , chuyển thị_trấn Tĩnh_Túc trực_thuộc huyện Nguyên_Bình Quyết_định số 44 - HĐBT. Ngày 6 tháng 11 năm 1984 , huyện Chợ_Rã đổi tên thành huyện Ba_Bể theo Quyết_định số 144 - HĐBT. Cuối năm 1995 , tỉnh Cao_Bằng có 1 thị_xã Cao_Bằng và 12 huyện : Ba_Bể , Bảo_Lạc , Hạ_Lang , Hà_Quảng , Hòa_An , Ngân_Sơn , Nguyên_Bình , Quảng_Hòa , Thạch_An , Thông_Nông , Trà_Lĩnh , Trùng_Khánh . Năm 1996 , trả hai huyện Ngân_Sơn và Ba_Bể về tỉnh Bắc_Kạn mới tái_lập . Ngày 25 tháng 9 năm 2000 , chia huyện Bảo_Lạc thành huyện Bảo_Lạc mới và huyện Bảo_Lâm theo Nghị_định số 52/2000 / NĐ-CP . Ngày 13 tháng 12 năm 2001 , tái_lập hai huyện Phục_Hòa và Quảng_Uyên từ huyện Quảng_Hòa . Ngày 25 tháng 8 năm 2012 , chuyển thị_xã Cao_Bằng thành thành_phố Cao_Bằng theo Nghị_quyết 60 / NQ-CP . Ngày 1 tháng 2 năm 2020 , sáp_nhập huyện Thông_Nông vào huyện Hà_Quảng . Ngày 1 tháng 3 năm 2020 , sáp_nhập huyện Phục_Hòa , huyện Quảng_Uyên và xã Quốc_Toản thuộc huyện Trà_Lĩnh thành huyện Quảng_Hòa ; sáp_nhập phần còn lại của huyện Trà_Lĩnh vào huyện Trùng_Khánh . Tỉnh Cao_Bằng có 1 thành_phố và 9 huyện như hiện_nay . Hành_chính Tỉnh Cao_Bằng có 10 đơn_vị hành_chính cấp huyện , bao_gồm 1 thành_phố và 9 huyện với 161 đơn_vị hành_chính cấp xã , bao_gồm 14 thị_trấn , 8 phường và 139 xã . Du_lịch Nằm ở phía bắc vùng Việt_Bắc , nơi địa_đầu Tổ_quốc , Cao_Bằng được thiên_nhiên ưu_đãi những tiềm_năng du_lịch phong_phú . Thắng cảnh Cao_Bằng có núi , rừng , sông , suối trải dài hùng_vĩ , bao_la , thiên_nhiên còn nhiều nét hoang_sơ , nguyên_sinh . Khu_vực thác Bản_Giốc và động Ngườm_Ngao tại huyện Trùng_Khánh là một thắng_cảnh đẹp . Thác nằm trên dòng_chảy của sông Quây_Sơn , được ca_ngợi là một trong những thác nước đẹp nhất trong khu_vực và trên thế_giới ._Động Ngườm_Ngao ( dịch theo tiếng địa_phương là hang_hổ ) là thế_giới của nhũ_đá thiên_nhiên gồm hàng nghìn hình_khối khác nhau , có cái như đụn gạo , đụn vàng , đụn_bạc , hình_voi , rồng , hổ báo , mây_trời , cây_cối , hoa lá , chim_muông , các khe suối ngầm róc_rách mát_rượi . Nơi đây đã hình_thành điểm du_lịch hấp_dẫn , thu_hút các du_khách đến từ khắp_nơi trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn . Ngoài_ra phải kể đến hồ núi Thang_Hen ở huyện Quảng_Hòa , núi Phia_Oắc ở huyện Nguyên_Bình . Ngày 12-4-2018 , tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris , Hội_đồng Chấp_hành UNESCO đã thông_qua Nghị_quyết công_nhận Công_viên Địa_chất Non_Nước Cao_Bằng là Công_viên địa_chất toàn_cầu UNESCO ( CVĐCTC ) . Với danh_hiệu này , CVĐC_non nước Cao_Bằng trở_thành CVĐC toàn_cầu thứ 2 ở Việt_nam , sau CVĐC Cao_nguyên đá Đồng_Văn , Hà_Giang . Du_lịch văn_hóa Cao_Bằng là vùng_đất có truyền_thống cách_mạng lâu_đời , là nơi cội_nguồn của cách_mạng Việt_Nam . Tiêu_biểu như khu di_tích lịch_sử cách_mạng Pác_Bó , thuộc xã Trường_Hà , huyện Hà_Quảng . Nơi đây Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh đã đặt_chân về nước , sống và làm_việc , lãnh_đạo cách_mạng Việt_Nam giành độc_lập cho dân_tộc từ năm 1941 đến 1945 . Khu di_tích Kim_Đồng được xây_dựng gồm có mộ anh Kim_Đồng và tượng_đài khang_trang tại chân Rặng núi đá cao đồ_sộ , tượng_đài anh Kim_Đồng với bộ quần_áo nùng và tay nâng cao con chim bồ_câu đưa thư , trước tượng_đài có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh_ngắt . Nơi đây có một khoảng sân rộng , hàng năm thiếu_niên và Nhi_đồng của tỉnh Cao_Bằng , cả nước thường tụ_hội tại đây cắm trại , vui_chơi ca_hát . Khu di_tích lịch_sử Rừng Trần_Hưng_Đạo , huyện Nguyên_Bình , nơi đây đã thành_lập Đội Việt_Nam tuyên_truyền giải_phóng_quân , tiền_thân của Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam , hay được gọi_là Việt_Minh . Ở gần đây có Di_tích về chiến_thắng của Việt_Minh trước quân_đội Pháp đã chiếm_đóng ở hai đồn Phai_Khắt và Nà_Ngần . Khu di_tích Đông_khê thuộc huyện Thạch_An tỉnh Cao_Bằng : Là chứng_tích ghi lại chiến_thắng lịch_sử thời_kỳ đầu kháng_chiến của Việt_Nam dân_chủ cộng hòa chống lại chính_quyền Pháp để giải_phóng đất_nước : Đồn_Đông_Khê và khu tưởng_niệm Hồ_Chí_Minh đã chỉ_huy mặt_trận . Đền_Xuân_Lĩnh ở huyện Thạch_An_thờ Trần_Quyết . Năm 1682 , ông làm tướng tiên_phong đi đánh nhà_Mạc bị trọng_thương và mất . Ông được phong làm Phúc_thần , tên hiệu là Kỳ_Lịch Đại_Vương được dân bản dựng đền thờ_phụng . Di_tích có ý_nghĩa lịch_sử về truyền_thống đấu_tranh , khát_vọng hòa bình thống_nhất của dân_tộc trên vùng_cao biên_cương địa_đầu Tổ_quốc . Chùa_Viên_Minh tọa_lạc tại xã Xuân_Lĩnh , huyện Thạch_An . Chùa được xây_dựng từ thời Lê_đầu_đời Cảnh_Hưng , chùa từng bị hoang_phế . Đến lúc yên_hàn chùa được mở_rộng tiền đường Phật_điện , đúc chuông lớn chu_vi 7 thước 5 tấc . Chùa là điểm văn_hóa tâm_linh và điểm du_lịch của vùng . Làng_rèn Phúc_Sen là một làng_nghề truyền_thống ở một vùng sơn_cước núi đá_vôi thuộc huyện Quảng_Uyên đã có cách đây hơn một trăm_năm . Lễ_hội mời Mẹ_Trăng là lễ_hội của người Tày vùng Đông_Khê được tổ_chức vào đầu mùa xuân sau tết_Nguyên_Đán kéo_dài 7 đến 10 ngày . Hội chỉ mở riêng trong từng bản hoặc có mời thêm các người_thân từ các bản lân_cận cùng tham_gia . Lễ_hội với ước_muốn cầu Mẹ_Trăng ban điều tốt_lành , mùa_màng bội_thu , gia_súc cũng nhanh lớn không ốm_đau . Lễ_hội có nhiều trò vui như giao_lưu , đánh quay , đánh yến ... Lễ_hội kết_thúc gọi_là Slống_Hai tức_là tiễn_trăng về trời . Thành_Bản Phủ_thời nhà_Mạc và chùa Đống_Lân thời Đinh_ở huyện Hòa_An . Ẩm_thực_Các đặc_sản , ẩm_thực_Cao_Bằng như : miến rong Phia_Đén , đường phên_Bó Tờ , bánh_khẩu si_Nà Giàng , chè Đoỏng_Lẹng , phở chua Cao_Bằng , trám đen , lợn Hạ_Lang , bí_hương Thạch_An , măng ngâm ớt , cốm Nà_Pò , lê_mắc cọp , bánh_khảo Thông_Huề , thịt chua , rau_sắng , vịt cỏ Trùng_Khánh , quả mắc_kham , bún khô_ngũ sắc Hồng_Quang , bánh_ngô non , giảo cổ_lam , bánh_bò Cao_Bằng , rượu báng Lũng_Cải , bánh trứng_kiến , vịt quay Cao_Bằng , quýt_Quang_Hán , bánh_chưng đen Bảo_Lạc , rau bò khai , bò_u Bảo_Lâm , rượu men lá Thông_Nông , mía vàng_Thể_Dục , bánh_cuốn Cao_Bằng , bánh_coóng phù , hạt_dẻ Trùng_Khánh , chè dây , bánh_pẻng khua Đông_Khê , lạp_xưởng hun_khói , gạo nếp Pì_Pất , măng , gà_đen Bảo_Lạc , khâu nhục , tương_Mẹc Cảng , rau_dớn , đường phên Vinh_Quý , thịt bò gác bếp , rượu mía Phục_Hòa , bánh coóc_mò , mận máu Xuân_Trường , bánh_áp_chao , rượu ngô , thạch_đen Thạch_An , mắc_mật , lợn_Hương , cá trầm_hương Trùng_Khánh , bánh_cuốn canh Cao_Bằng , hoa hồi , nếp cẩm_Yên_Thổ , chè_xanh , đậu phụ_chao Thông_Huề , lợn sữa quay Cao_Bằng , xôi_trám , gạo nếp ong Trùng_Khánh . Kinh_tế - xã_hội Năm 2018 , Cao_Bằng là đơn_vị hành_chính Việt_Nam đông thứ 60 về số dân , xếp thứ 62 về Tổng_sản_phẩm trên địa_bàn ( GRDP ) , xếp thứ 62 về GRDP bình_quân đầu người , đứng thứ 49 về tốc_độ tăng_trưởng GRDP. Với 540.400 người_dân , GRDP đạt 14.429 tỉ Đồng ( tương_ứng với 0,6267 tỉ USD ) , GRDP bình_quân đầu người đạt 26,7 triệu đồng ( tương_ứng với 1.160 USD ) , tốc_độ tăng_trưởng GRDP đạt 7,15 % . Trong bảng xếp_hạng về Chỉ_số năng_lực cạnh_tranh cấp tỉnh của Việt_Nam năm 2018 , tỉnh Cao_Bằng_xếp ở vị_trí thứ 58/63 tỉnh_thành . Thực_hiện giai_đoạn 5 năm 2016 - 2020 , Cao_Bằng không ngừng đổi_mới , phát_triển , đã đạt được những kết_quả quan_trọng : Tăng_trưởng kinh_tế ước_đạt 6,57 % / năm ; thu_nhập bình_quân đầu người ước_đạt 1.100 USD / người / năm ; tổng vốn đầu_tư toàn xã_hội đạt 58,72 % so với GRDP ; thu ngân_sách trên địa_bàn tỉnh có bước phát_triển ổn_định , vượt so với dự_toán Trung_ương giao bình_quân 27 % / năm ; tỷ_lệ giảm nghèo bình_quân trên 3 % / năm , trong đó các huyện nghèo_giảm bình_quân trên 4 % / năm ; tỷ_lệ che_phủ rừng 54,5 % ; tỷ_lệ dân_cư thành_thị được dùng nước_sạch đạt trên 86 % ; tỷ_lệ dân_cư nông_thôn được dùng nước hợp vệ_sinh trên 88 % . Giai_đoạn 2016 – 2018 , có 87 dự_án được cấp chứng_nhận đầu_tư , với tổng_số vốn đầu_tư : 12.308 tỷ đồng . Dự_kiến cả 17/17 chỉ_tiêu đều đạt và vượt kế_hoạch đề ra , trong đó một_số chỉ_tiêu chính như sau : Tốc_độ tăng_trưởng kinh_tế ( GRDP ) ước tăng 7 % ; GRDP bình_quân đầu người / năm ước đạt 24,9 triệu đồng , tương_đương 1.100 USD , đạt kế_hoạch ; tổng_thu ngân_sách trên địa_bàn ước đạt 1.550 tỷ đồng , tăng 37,9 % so với dự_toán TW giao ; tổng_kim_ngạch xuất , nhập_khẩu qua địa_bàn ước đạt 680 triệu USD. Tổng_kim_ngạch tính cả kim_ngạch giám_sát đạt trên 2.500 triệu USD ; giảm tỷ_lệ hộ nghèo trên 3 % theo chuẩn nghèo đa_chiều ; tỷ_lệ che_phủ rừng 54,5 % . Năm 2018 , có 26 dự_án được cấp chứng_nhận đầu_tư , với tổng_số vốn đầu_tư 2.025 tỷ đồng . Giao_thông Đường_bộ có quốc_lộ 3 , quốc_lộ 4A , quốc_lộ 4C , quốc_lộ 34 đi qua và có dự_án đường_cao_tốc Đồng_Đăng – Trà_Lĩnh đi qua hiện đang được triển_khai xây_dựng . Đường_thủy có sông Bằng_Giang chảy qua . Hình_ảnh Chú_thích Liên_kết ngoài Tỉnh Cao_Bằng trên website tỉnh Cao_Bằng Đông_Bắc_Bộ
Iraq , tên đầy_đủ là Cộng_hòa Iraq ( phát_âm tiếng Việt như I-rắc , tiếng Ả_Rập : الجمهورية_العراقية Al-Jumhuriyah_Al-Iraqiyah , tiếng Kurd : عیراق Komara_Iraqê ) , là một quốc_gia ở khu_vực Trung_Đông . Nước này giáp với Ả_Rập Xê_Út , Kuwait về phía nam , Thổ_Nhĩ_Kỳ về phía bắc , Syria về phía tây bắc , Jordan về phía tây , và Iran ( Tỉnh_Kurdistan ) về phía đông . Thủ_đô Bagdad là trung_tâm của đất_nước này . Quốc_gia này có khoảng 36-37 triệu người , trong đó khoảng 97 % theo đạo_Hồi , chủ_yếu là Shia , Sunni , và các nhóm Kurd . Iraq có một dải bờ biển hẹp khoảng ở phía bắc Vịnh Ba_Tư và lãnh_thổ bao_gồm đồng_bằng Lưỡng_Hà , phần tận_cùng phía tây_bắc của dãy núi Zagros , và phần phía đông của hoang_mạc Syria . Hai sông chính là Tigris và Euphrates , chảy về phía nam qua trung_tâm của Iraq và chảy vào Shatt_al-Arab gần vịnh Ba_Tư . Các sông này cung_cấp nhiều chất dinh_dưỡng cho vùng_đất này . Khu_vực giữa hai sông Tigris và Euphrates thường được gọi_là Lưỡng_Hà và được cho là nơi sinh ra chữ_viết và các nền văn_minh cổ nhất của nhân_loại . Vùng_đất này cũng là nơi sinh ra nhiều nền văn_minh kể từ thiên_niên_kỷ 6 TCN. Trong các giai_đoạn khác nhau của lịch_sử quốc_gia này , Iraq từng là trung_tâm của đế_quốc Akkadia , Assyria , và Babylon . Nó cũng là một phần của các đế_quốc Media , Achaemenid , Hellenistic , Parthia , Sassanid , La_Mã , Rashidun , Umayyad , Abbasid , Mông_Cổ , Safavid , Afsharid , và Ottoman . Biên_giới hiện_đại của Iraq đã được phân_định chủ_yếu vào năm 1920 bởi Hội_Quốc_Liên khi Đế_quốc_Ottoman đã được phân_chia theo Hiệp_ước Sèvres . Iraq được đặt dưới thẩm_quyền của Vương_quốc_Anh với tên mới là Ủy_trị Lưỡng_Hà thuộc Anh . Một chế_độ_quân_chủ được thành_lập vào năm 1921 và Vương_quốc Iraq giành được độc_lập từ Anh năm 1932 . Năm 1958 , chế_độ_quân_chủ bị lật_đổ và Cộng_hòa Iraq đã được thành_lập . Iraq được kiểm_soát bởi của đảng_Ba'ath từ năm 1968 cho đến năm 2003 . Sau Cuộc xâm_lược của Hoa_Kỳ và lực_lượng đa quốc_gia , Saddam_Hussein của đảng_Ba'ath đã bị truất_phế và cuộc bầu_cử quốc_hội diễn ra . Sự hiện_diện của Mỹ ở Iraq kết_thúc năm 2011 , nhưng các cuộc nổi_dậy ở Iraq tiếp_tục diễn ra và các chiến_binh từ nội_chiến_Syria tràn sang nước này . Iraq là một thành_viên sáng_lập của Liên_Hợp_Quốc cũng như Liên_đoàn Ả_Rập , Tổ_chức Hợp_tác Hồi_giáo , Phong_trào không liên_kết và Quỹ_Tiền_tệ Quốc_tế . Iraq theo thể_chế cộng hòa nghị_viện liên_bang , gồm có 19 tỉnh và một vùng tự_trị ( Kurdistan thuộc Iraq ) . Tôn_giáo chính_thức của Iraq là Hồi_giáo . Lịch_sử Vùng_đất màu_mỡ Lưỡng_Hà nằm giữa hai con sông Euphrates và Tigris là nơi hình_thành một_số nền văn_minh cổ_đại trên thế_giới như Sumer , Babylon , Assyria . Sau một thời_gian dài là một bộ_phận của Ba_Tư , nó đã bị người Ả_Rập xâm_chiếm vào năm 637 và năm 762 Khalif đã được chuyển tới thành_phố mới Bagdad ( gần Babylon cổ ) . Thành_phố này là trung_tâm của thế_giới Ả_Rập cho đến khi bị sáp_nhập vào Đế_chế Ottoman năm 1534 . Năm 1915 , quân_đội Anh xâm_chiếm Iraq và thiết_lập chế_độ thuộc_địa theo sự phân_chia của Hội_Quốc_Liên , chế_độ này bị kết_thúc bằng sự độc_lập của Iraq năm 1932 . Những người theo đường_lối chủ_nghĩa_xã_hội Ả_Rập , đảng_Ba'ath , đã giành quyền lãnh_đạo vào năm 1968 và thiết_lập một chế_độ hà_khắc , đặc_biệt là sau khi Saddam Hussein lên nắm quyền năm 1979 . Trong thập_niên 1980 đã xảy ra Chiến_tranh Iran-Iraq giữa Iraq và nước láng_giềng Iran , được kết_thúc năm 1988 . Sau khi Iraq tấn_công Kuwait năm 1990 và Chiến_tranh Vùng_Vịnh năm 1991 tiến_hành bởi các lực_lượng quốc_tế nhằm đáp_trả hành_động xâm_lược của Iraq thì Iraq đã bị cô_lập trên trường quốc_tế đến mùa xuân năm 2003 khi các quân_đội Mỹ , Anh , Úc và Ba_Lan tấn_công vào Iraq bằng không_quân , hải_quân và lục_quân sau khi Iraq không đồng_ý cho các lực_lượng quốc_tế vào tìm_kiếm vũ_khí hủy_diệt hàng_loạt . Đảng Ba'ath và Saddam_Hussein bị lật_đổ vì sức kháng_cự của quân_đội Iraq hết_sức yếu_ớt . Chính_trị Từ năm 1979 cho đến năm 2003 Iraq là một quốc_gia độc_tài , toàn_bộ quyền_lực quốc_gia tập_trung trong tay đảng_Ba'ath dưới sự lãnh_đạo của tổng_thống Saddam_Hussein . Nghị_viện duy_nhất của Iraq là Quốc_hội hay Majlis_al-Watani có 325 ghế với nhiệm_kỳ 4 năm . Cũng giống như bầu_cử tổng_thống , không có ứng_viên nào không phải là đảng_viên đảng_Ba'ath . Iraq hiện_nay ( thời_điểm 2004 - 2005 ) nằm dưới sự chiếm_đóng của Mỹ sau Chiến_tranh Iraq-Mỹ và liên_quân làm tan_rã đảng_Ba'ath vào tháng 4 năm 2003 . Tương_lai chính_trị của đất_nước này hiện_nay không chắc_chắn do hàng_loạt các cuộc tấn_công của du_kích quân vào quân_đội Mỹ và liên_quân làm cho hy_vọng về sự ổn_định hậu_chiến trở_nên mong_manh . Cướp_bóc tràn_lan , tội_phạm cũng như các vấn_đề về hạ_tầng_cơ_sở vẫn tiếp_tục tàn_phá đất_nước này . Người đứng đầu quản_lý dân_sự của lực_lượng chiếm_đóng là ông L. Paul_Bremer . Chính_quyền lâm_thời chỉ_định hội_đồng_bộ_trưởng và các chức_vụ khác . Tháng 11 năm 2003 Mỹ thông_báo có kế_hoạch trao_trả quyền độc_lập cho chính_quyền lâm_thời Iraq vào giữa năm 2004 . Kế_hoạch do Mỹ cam_kết hỗ_trợ ( tiến_hành tổ_chức họp kín để bầu ra các chức_vụ lãnh_đạo ) đã bị giáo_chủ Ali_al-Sistani phản_đối . Kết_quả của việc phản_đối này là hàng_loạt các cuộc biểu_tình hòa_bình phản_đối kế_hoạch kể trên . Sistani , giáo_sĩ có uy_tín nhất tại Iraq nói rằng kế_hoạch này dễ bị biến_tướng và chỉ tạo ra một chính_quyền thân_Mỹ mà không đại_diện cho nhân_dân . Mỹ đã phải tìm_kiếm sự hỗ_trợ của Liên_Hợp_Quốc để giải_quyết những bất_đồng này . Việc chuyển_giao chủ_quyền diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 2004 . Tổng_thống tạm quyền là Sheikh_Ghazi Mashal Ajil_al-Yawer , và thủ_tướng tạm quyền là Iyad_Allawi . Theo luật về điều_hành Iraq trong giai_đoạn chuyển_tiếp ( Hiến_pháp tạm_thời ) ký tháng 3 năm 2004 thì việc điều_hành đất_nước do Hội_đồng tổng_thổng gồm 3 thành_viên đảm_nhiệm . Hệ_thống bầu_cử sẽ đảm_bảo một_cách có hiệu_quả để đại_diện cho ba sắc_tộc chính ở Iraq đều có sự hiện_diện . Hiến_pháp công_nhận các quyền tự_do cơ_bản như tự_do tôn_giáo , tự_do ngôn_luận , tự_do hiệp_hội và trên nhiều phương_diện nó cởi_mở hơn so với Hiến_pháp Mỹ . Tuy_nhiên có nhiều điểm gây tranh_cãi như việc công_nhận mọi đạo_luật có hiệu_lực kể từ ngày chuyển_giao quyền_lực không_thể bãi_bỏ hay sự không rõ_ràng trong việc lực_lượng liên_quân có_thể kiểm_soát đất_nước hay không cho_dù có sự chuyển_giao quyền_lực . Lực_lượng quân_đội , cảnh_sát Iraq hiện_nay với trang_thiết_bị nghèo_nàn khó có_thể kiểm_soát tình_hình an_ninh trong nước . Điều đó có nghĩa_là liên_quân sẽ còn ở Iraq trong nhiều năm tới . Cuối tháng 1 năm 2005 người_dân Iraq lần đầu_tiên kể từ tháng 4 năm 2003 đã thực_hiện quyền và nghĩa_vụ của mình là đi bỏ_phiếu bầu_cử tổng_thống . Với 48 % số phiếu nhận được , liên_minh của người Shi’ite đã giành thắng_lợi trong cuộc bầu_cử lịch_sử của Iraq . Liên_minh của cộng_đồng Kurd đứng thứ hai với 26 % phiếu , theo công_bố 13/2/2005 của Ủy_ban bầu_cử . Sau bầu_cử là cuộc chạy_đua để thành_lập một chính_quyền mới với nhiều khó_khăn , và đến tận 07/4 Tổng_thống lâm_thời mới của Iraq Jalal_Talabani chính_thức làm lễ tuyên_thệ . Phân_cấp hành_chính Iraq được chia thành 18 tỉnh ( tiếng Ả_Rập : muhafazat , số_ít muhafazah ; tiếng Kurd : پاریزگه hay Pârizgah ) . Lúc thì gọi nó là " chế_độ thống_đốc , " nhất là trong những văn_kiện của chính_phủ Iraq . Al Anbar_Al Basrah_Al Karbala_Al Muthanna_Al Qadisyah_An_Najaf Arbil_As Sulaymaniyah_At Ta'mim_Babil Baghdad_Dahuk Dhi_Qar Diyala_Maysan Ninawa Salah ad_Din Wasit Địa_lý Phần_lớn đất_đai Iraq là sa_mạc , nhưng khu_vực giữa hai con sông lớn Euphrates và Tigris là đất màu_mỡ do hai con sông này bồi_đắp phù_sa cho đồng_bằng châu_thổ khoảng 60 triệu mét_khối hàng năm . phía bắc đất_nước là khu_vực miền núi rộng_lớn với đỉnh_cao nhất là Haji_Ibrahim cao 3.600 m . phía nam Iraq có bờ biển ngắn nhìn ra vịnh Ba_Tư . Gần phía bờ biển và dọc theo Shatt_al-Arab là những khu đầm_lầy , tuy_nhiên phần_lớn khu_vực này đã được cải_tạo tưới_tiêu những năm thập_niên 1990 . Khí_hậu phần_lớn là khí_hậu miền sa_mạc với mùa đông ôn_đới lạnh và mùa hè khô , nóng , ít mưa . Vùng núi phía bắc có mùa đông_lạnh , thỉnh_thoảng có nhiều tuyết rơi có_thể gây ngập_lụt . Thủ_đô Baghdad nằm ở phần trung_tâm đất_nước trên bờ sông Tigris . Các thành_phố lớn khác như Basra ở phía nam , Mosul ở phía bắc . Iraq được coi là một trong số 15 quốc_gia thuộc " cái nôi của nhân_loại " . Kinh_tế Kinh_tế Iraq phụ_thuộc chủ_yếu vào nguồn lợi thu được từ dầu_mỏ , hàng năm thu được khoảng 95 % cho nguồn ngoại_tệ của đất_nước . Việc thiếu sự phát_triển trong các lĩnh_vực khác làm cho tỉ_lệ thất_nghiệp 18 % – 30 % và kéo tụt GDP đầu người còn 4.000 USD. Việc_làm trong lĩnh_vực công_chiếm gần 60 % số lao_động toàn thời_gian năm 2011 . Ngành công_nghiệp xuất_khẩu dầu tạo ra rất ít việc_làm . Hiện_nay chỉ có một tỷ_lệ khiêm_tốn phụ_nữ ( ước_tính cao nhất cho năm 2011 là 22 % ) tham_gia vào lực_lượng lao_động . Tính đến năm 2016 , GDP của Iraq đạt 156.323 USD ( đứng thứ 56 thế_giới , đứng thứ 20 châu_Á và đứng thứ 6 Trung_Đông ) . Trong thập_niên 1980 các chi_phí khổng_lồ cho Chiến_tranh Iraq-Iran do Saddam_Hussein phát_động cũng như các tổn_thất nặng_nề cho ngành khai_thác dầu_khí đã gây ra nhiều khó_khăn về tài_chính cho Iraq và chính_quyền Saddam phải sử_dụng các biện_pháp bắt_buộc như thực_hiện chính_sách tài_chính buộc chặt , vay lãi , chậm trả nợ . Thiệt_hại của Iraq do cuộc chiến_tranh này gây ra ước_độ 100 tỷ_đô la_Mỹ . Sau khi kết_thúc chiến_tranh vào năm 1988 , xuất_khẩu dầu_mỏ của Iraq lại tăng lên do việc xây_dựng các đường_ống dẫn dầu mới và phục_hồi của các cơ_sở khai_thác dầu . Iraq xâm_lược Kuwait vào tháng 8 năm 1990 với hậu_quả là trừng_phạt kinh_tế của cộng_đồng quốc_tế cũng như tổn_thất của chiến_tranh Vùng_Vịnh do liên_quân , đứng đầu là Mỹ , tiến_hành tháng 1 năm 1991 đã làm suy_giảm các hoạt_động kinh_tế của I-rắc . Chính_sách sử_dụng vũ_lực cũng như các chi_phí để duy_trì an_ninh của chính_quyền Iraq đã làm cho nền kinh_tế suy_yếu . Việc Liên_Hợp_Quốc cho_phép Iraq thực_thi chương_trình " đổi dầu lấy lương_thực " vào tháng 12 năm 1996 đã góp_phần cải_thiện đời_sống cho người_dân Iraq . Trong sáu tháng giai_đoạn đầu_tiên của chương_trình này Iraq được phép xuất_khẩu một lượng giới_hạn dầu_mỏ để đổi lấy lương_thực , thuốc_men và một_số nhu_yếu_phẩm khác . Tháng 12 năm 1999 Hội_đồng Bảo_an Liên_Hợp_Quốc cho_phép Iraq xuất_khẩu dầu_mỏ theo chương_trình này với một lượng đủ để đảm_bảo các nhu_cầu dân_sự . Dầu_mỏ đã được xuất_khẩu nhiều hơn 3/4 sản_lượng của thời_kỳ trước chiến_tranh . Tuy_nhiên 28 % thu_nhập của Iraq từ xuất_khẩu dầu_mỏ theo chương_trình này đã bị chiết_trừ vào quỹ đền_bù và dành cho các chi_phí quản_lý của Liên_Hợp_Quốc . Tổng_sản_phẩm quốc_nội ( GDP ) trong năm 2001 đã bị giảm mạnh do kinh_tế thế_giới đi xuống cũng như giá dầu_mỏ giảm mạnh . Kể từ sau chiến_tranh Iraq vào 2003 đã có những cố_gắng để đưa nền kinh_tế nước này thoát khỏi các hậu_quả chiến_tranh cũng như thế_giới tội_phạm tràn_lan . Dầu và năng_lượng Với trữ_lượng dầu đã được xác_định , Iraq_xếp thứ 2 trên thế_giới sau Ả_Rập Xê_Út về trữ_lượng dầu . Sản_lượng dầu đạt 3,4 triệu thùng / ngày vào tháng 12 năm 2012 . Iraq dự_định tăng sản_lượng đến 5 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2014 . Chỉ có khoảng 2.000 giếng dầu đã được khoan ở Iraq , so với khoảng 1 triệu giếng chỉ tính riêng ở Texas . Iraq là một trong những nhà sáng_lập của tổ_chức OPEC._Tính đến năm 2010 , mặc_dù cải_thiện an_ninh và hàng tỷ_đô la_doanh_thu dầu , Iraq vẫn tạo ra khoảng một_nửa lượng điện cho nhu_cầu của khách_hàng , dẫn đến các cuộc biểu_tình trong những tháng_hè nóng_bức . Ngày 14 tháng 3 năm 2014 , Cơ_quan Năng_lượng Quốc_tế cho biết sản_lượng dầu của Iraq đã tăng nửa triệu thùng một ngày vào tháng Hai tới trung_bình 3,6 triệu thùng một ngày . Đất_nước này đã không được bơm nhiều dầu như_thế nhiều kể từ năm 1979 , khi Saddam Hussein lên nắm quyền . Dân_số Theo ước_tính tháng 4 năm 2009 , tổng dân_số Iraq là 31.234.000 , dân_số năm 1878 chỉ khoảng 2 triệu người . Chính_phủ Iraq công_bố dân_số đạt 35 triệu do bùng_nổ dân_số sau chiến_tranh . Khoảng 75 % dân_số Iraq là người Ả_Rập , dân_tộc_người thiểu_số chính là người Kurd ( 15 % ) sống tại khu_vực miền bắc và đông bắc nước này . Nhũng dân_tộc khác có_thể kể đến là người Turkoman , Assyria , Iran , Lur , Armenia . Khoảng 20.000 Người Ả_Rập Marsh sống ở miền nam Iraq . Iraq cũng có khoảng 2.500 người Chechen . Miền_nam Iraq bao_gồm những người Iraq gốc Phi , một di_sản của chế_độ nô_lệ thực_hành thời_Caliphate Hồi_giáo bắt_đầu trước Zanj_Rebellion của thế_kỷ thứ IX , và vai_trò của Basra là một cổng chính . Tôn_giáo_Iraq là một quốc_gia theo đạo_Hồi ; Người theo đạo hồi chiếm khoảng 97 % dân_số , bao_gồm Shia và Sunni . Các nguồn tham_khảo cho thấy khoảng 65 % người theo đạo_Hồi ở Iraq là Shia , và khoảng 35 % là Sunni . Người theo Sunni than_phiền phải đối_mặt với phân_biệt đối_xử trong gần như tất_cả các khía_cạnh của cuộc_sống của chính_phủ . Tuy_nhiên , Thủ_tướng Nouri_al-Maliki từ_chối điều này . Người Iraq theo công_giáo đã định_cư ở vùng_đất ngày_nay là Iraq cách nay 2000 năm . Người theo công_giáo khoảng 1,4 triệu năm 1987 . người Assyria bản_địa , hầu_hết trong số họ là tín_đồ của Chaldean Catholic_Church , Giáo_hội Đông_phương Assyria và Giáo_hội Chính_thống Syria chiếm hầu_hết dân_số Kitô_giáo . Ước_tính số_lượng các Kitô_hữu giảm từ 8-10 % trong giữa thế_kỷ XX đến 5 % trong năm 2008 . Hơn một_nửa số Kitô_hữu_Iraq đã trốn sang các nước láng_giềng kể từ đầu chiến_tranh , và số nhiều đã không quay trở_lại , mặc_dù một_số di_cư trở về quê_hương Assyria truyền_thống trong khu_vực tự_trị của người Kurd . Ngoài_ra còn có các nhóm tôn_giáo nhỏ của dân_tộc_thiểu_số như Mandaean , Shabaks , Yarsan và Yezidi . Cộng_đồng người Do Thái_Iraq có số_lượng khoảng 150.000 vào năm 1941 , đã gần như hoàn_toàn rời khỏi đất_nước này . Iraq có hai nơi linh_thiêng nhất trên thế_giới trong nhóm Hồi_giáo_Shia là Najaf và Karbala . Ngôn_ngữ Tiếng Ả_Rập là ngôn_ngữ chính , Tiếng Kurd được nói trong số khoảng 10 – 15 % dân_số , tiếng Azerbaijan , tiếng Neo-Aramaic của Assyria và các nhóm khác khoảng 5 % . Trước cuộc xâm_lược năm 2003 , tiếng Ả_Rập là ngôn_ngữ chính_thức duy_nhất . Kể từ khi Hiến_pháp Iraq được thông_qua tháng 6 năm 2004 , cả tiếng Ả_Rập và Kurdish là hai ngôn_ngữ chính_thức , trong khi Assyria_Neo-Aramaic và tiếng Turkmen ( được gọi theo thứ_tự là " Syriac " và " Turkmen " trong Hiến_pháp ) được công_nhận là các ngôn_ngữ địa_phương . Ngoài_ra , bất_kỳ vùng hay tỉnh có_thể tuyên_bố ngôn_ngữ chính_thức khác nếu phần_lớn dân_cư chấp_thuận trong cuộc trưng_cầu_dân_ý . Theo Hiến_pháp Iraq : " Tiếng Ả_Rập và Kurd là 2 ngôn_ngữ chính_thức của Iraq . Để giáo_dục trẻ_em tiếng_mẹ_đẻ của chúng , như tiếng Turkmen , Syriac / Assyria , và Armenian nên được bảo_đảm trong cơ_sở giáo_dục của chính_phủ theo hướng_dẫn giáo_dục , hoặc trong bất_kỳ ngôn_ngữ khác trong các cơ_sở giáo_dục tư_nhân " . Tị_nạn Sự di_tản của người Iraq bản_địa đến các quốc_gia khác được gọi_là diaspora Iraq . Cao_ủy Tị_nạn Liên_Hợp_Quốc_ước_tính có khoảng 2 triệu ngưới Iraq đã rời khỏi đất_nước của họ sau sự xâm_lược của lực_lượng đa quốc_gia vào Iraq năm 2003 , chủ_yếu sang Syria và Jordan . Trung_tâm Giám_sát di_tản nội_bộ ước_tính hiện có thêm 1,9 triệu người hiện đã di_tản trong đất_nước này . Năm 2007 , U.N. nói rằng khoảng 40 % tầng_lớp trung_lưu Iraq được tin là đã chạy trốn và hầu_hết đang chạy trốn khỏi cuộc đàn_áp có hệ_thống và không có mong_muốn quay trở_lại . Người tị_nạn đang bị sa_lầy trong nghèo_đói như họ thường bị cấm làm_việc tại nước họ đến . Trong những năm gần đây diaspora có_vẻ đã trở_lại với an_ninh được tăng_cường ; chính_phủ Iraq tuyên_bố có 46.000 người tị_nạn đã tự trở về nhà của họ vào tháng 10 năm 2007 . Đến năm 2011 , gần 3 triệu người Iraq đã di_tản , với 1,3 triệu trong lãnh_thổ Iraq và 1,6 triệu đã ra nước láng_giềng , chủ_yếu là Jordan và Syria . Hơn phân_nửa người Iraq theo công_giáo đã chạy trốn khỏi quốc_gia này từ năm 2003 . Theo thống_kê của cơ_quan Di_dân và Công_dân Hoa_Kỳ , 58.811 người Iraq đã được cấp quyền_công_dân Hoa_Kỳ theo cơ_chế tị_nạn đến ngày 25 tháng 5 năm 2011 . Để thoát khỏi cuộc nội_chiến , hơn 160.000 người tị_nạn Syria thuộc nhiều sắc_tộc khác nhau đã chạy trốn đến Iraq từ năm 2012 . Sự gia_tăng bạo_lực trong cuộc nội_chiến_Syria đã làm cho số người Iraq trở về quê_hương của họ từ Syria ngày_càng tăng . Văn_hóa Bài đọc chính : Văn_hóa Iraq_Nhạc của Iraq Xem thêm Liên_lạc viễn_thông Vận_tải Quân_đội Iraq Chính_sách đối_ngoại của Iraq Danh_sách các nhà_vua Iraq_Danh_sách các tổng_thống Iraq Danh_sách các thủ_tướng Iraq_Vi_phạm nhân_quyền tại Iraq Danh_sách các địa_danh ở Iraq Chú_thích Liên_kết ngoài Indepth Analysis of_the Gulf_War Bush in Baghdad Iraq_News On_a Small Bridge in Iraq CIA information on Iraq_Iraq . gov Quốc_gia thành_viên Tổ_chức Hợp_tác Hồi_giáo_Quốc_gia thành_viên Liên_đoàn Ả_Rập_Bài cơ_bản dài_Lưỡng Hà_Cộng hòa Ả_Rập Quốc_gia và vùng lãnh_thổ nói tiếng Ả_Rập Quốc_gia thành_viên của Liên_Hợp_Quốc_Quốc_gia Trung_Đông Quốc_gia Cận_Đông_Quốc_gia thành_viên OPEC_Quốc_gia châu_Á Cộng_hòa liên_bang
Hà_Nội là thủ_đô , thành_phố trực_thuộc trung_ương và là một trong hai đô_thị loại đặc_biệt của nước Cộng_hòa xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam . Đây là thành_phố lớn thứ hai , có vị_trí là trung_tâm chính_trị , văn_hóa , giáo_dục , một trong hai trung_tâm kinh_tế quan_trọng tại Việt_Nam . Hà_Nội nằm về phía tây_bắc của trung_tâm vùng đồng_bằng châu_thổ sông_Hồng , với địa_hình bao_gồm vùng đồng_bằng trung_tâm và vùng đồi_núi ở phía bắc và phía tây thành_phố . Với diện_tích 3.359,82 km² , và dân_số 8,4 triệu người , Hà_Nội là thành_phố trực_thuộc trung_ương có diện_tích lớn nhất Việt_Nam , đồng_thời cũng là thành_phố đông dân thứ hai và có mật_độ dân_số cao thứ hai trong 63 đơn_vị hành_chính cấp tỉnh của Việt_Nam , nhưng phân_bố dân_số không đồng_đều . Hà_Nội có 30 đơn_vị hành_chính cấp huyện , gồm 12 quận , 17 huyện và 1 thị_xã . Hà_Nội đã sớm trở_thành một trung_tâm chính_trị , kinh_tế và văn_hóa ngay từ những buổi đầu của lịch_sử Việt_Nam . Với vai_trò thủ_đô , Hà_Nội là nơi tập_trung nhiều địa_điểm văn_hóa giải_trí , công_trình thể_thao quan_trọng của đất_nước , đồng_thời cũng là địa_điểm được lựa_chọn để tổ_chức nhiều sự_kiện chính_trị và thể_thao quốc_tế . Đây là nơi tập_trung nhiều làng_nghề truyền_thống , đồng_thời cũng là một trong ba vùng tập_trung nhiều hội lễ của miền Bắc Việt_Nam . Thành_phố có chỉ_số phát_triển con_người ở mức cao , dẫn_đầu trong số các đơn_vị hành_chính của Việt_Nam . Nền ẩm_thực Hà_Nội với nhiều nét riêng_biệt cũng là một trong những yếu_tố thu_hút khách du_lịch tới thành_phố . Năm 2019 , Hà_Nội là đơn_vị hành_chính Việt_Nam xếp thứ 2 về tổng_sản_phẩm trên địa_bàn ( GRDP ) , xếp thứ 8 về GRDP bình_quân đầu người và đứng thứ 41 về tốc_độ tăng_trưởng GRDP. Thành_phố được UNESCO trao_tặng danh_hiệu " Thành_phố vì hòa_bình " vào ngày 16 tháng 7 năm 1999 . Khu Hoàng_thành Thăng_Long cũng được tổ_chức UNESCO công_nhận là di_sản văn_hóa thế_giới . Tên gọi Trước khi có tên gọi như hiện_nay , Hà_Nội đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau . Tên gọi " Hà_Nội " bắt_đầu được dùng làm địa_danh ở Việt_Nam từ năm Minh_Mạng thứ 12 ( năm 1831 ) khi có một tỉnh có tên là tỉnh Hà_Nội được thành_lập ở Bắc_Thành . " Hà_Nội " viết bằng chữ Hán là " " , nghĩa_là " bao quanh bởi các con sông " , tên gọi này phản_ánh vị_trí địa_lý của tỉnh Hà_Nội . Tỉnh này nằm giữa hai con sông là sông Nhị ở phía đông bắc và sông Thanh_Quyết ở phía tây_nam . Tỉnh Hà_Nội gồm có bốn phủ là Hoài_Đức , Thường_Tín , Ứng_Hòa và Lý_Nhân . Tòa thành nơi có đặt trị_sở của tỉnh Hà_Nội , tức tỉnh lị của tỉnh Hà_Nội , được gọi_là thành Hà_Nội theo tên tỉnh . Thành Hà_Nội nằm trên địa_phận hai huyện Thọ_Xương và Vĩnh_Thuận . Cả hai huyện Thọ_Xương và Vĩnh_Thuận đều cùng thuộc phủ Hoài_Đức . Ngày 1 tháng 10 năm 1888 , vua Đồng_Khánh ký chỉ dụ cắt toàn_bộ huyện Thọ_Xương và một phần huyện Vĩnh_Thuận của tỉnh Hà_Nội làm nhượng_địa cho Pháp để Pháp thành_lập thành_phố Hà_Nội . Trước đó , ngày 19 tháng 7 , tổng_thống Pháp Marie_François Sadi_Carnot ký sắc_lệnh thành_lập thành_phố Hà_Nội trước khi có sự công_nhận của Triều_đình Việt_Nam . Năm 1890 , phủ Lý_Nhân bị tách khỏi tỉnh Hà_Nội , đổi thành tỉnh Hà_Nam . Năm 1896 , tỉnh lị của tỉnh Hà_Nội được dời ra làng Cầu_Đơ thuộc tổng_Thanh_Oai_Thượng , huyện Thanh_Oai . Để tránh trùng tên với thành_phố Hà_Nội , năm 1902 , tỉnh Hà_Nội được đổi tên thành tỉnh Cầu_Đơ theo tên của tỉnh lị . Ngày 6 tháng 12 năm 1904 , quan toàn_quyền Đông_Dương ra nghị_định đổi tên tỉnh Cầu_Đơ và tỉnh lị của tỉnh này thành " Hà_Đông " . Tên gọi " Hà_Đông " là do quan_đốc học tỉnh Cầu_Đơ Vũ_Phạm_Hàm_đề_xuất , lấy từ một câu nói của Lương_Huệ_vương được ghi trong sách_Mạnh_Tử là " " ( âm_Hán Việt : Hà_Nội hung , tắc di_kỳ dân ư Hà_Đông , di_kỳ_túc ư Hà_Nội ) , có nghĩa_là Hà_Nội bị mất_mùa thì chuyển dân ở Hà_Nội sang Hà_Đông , chuyển lương_thực ở Hà_Đông sang Hà_Nội . " Hà_Nội " trong câu nói trên của Lương_Huệ_vương là chỉ vùng phía bắc sông Hoàng_Hà , còn " Hà_Đông " là chỉ vùng phía đông sông Hoàng_Hà , thuộc tây_nam_bộ tỉnh Sơn_Tây của Trung_Quốc ngày_nay . Lịch_sử Thời_kỳ tiền Thăng_Long Những di_chỉ khảo_cổ tại Cổ_Loa cho thấy con_người đã xuất_hiện ở khu_vực Hà_Nội từ cách đây 2 vạn năm , giai_đoạn của nền văn_hóa Sơn_Vi . Nhưng đến thời_kỳ băng_tan , biển tiến sâu vào đất_liền , các cư_dân của thời_đại_đồ đá mới bị đẩy_lùi lên vùng núi . Phải tới khoảng 4 hoặc 5 ngàn năm trước Công_Nguyên , con_người mới quay lại sinh_sống ở nơi đây . Các hiện_vật khảo_cổ giai_đoạn tiếp_theo , từ đầu thời_đại đồ đồng đến đầu thời_đại đồ sắt , minh_chứng cho sự hiện_diện của Hà_Nội ở cả bốn thời_đại văn_hóa : Phùng_Nguyên , Đồng_Đậu , Gò_Mun và Đông_Sơn . Những cư_dân Hà_Nội thời_kỳ đó sinh_sống nhờ trồng_trọt , chăn_nuôi và chài_lưới . Giai_đoạn tiền sử này tương_ứng với thời_kỳ của các Vua_Hùng trong truyền_thuyết . Thế_kỷ III trước Công_Nguyên , trong cuộc_chiến với quân_Tần từ phương_Bắc , Thục_Phán quyết_định đóng_đô ở Cổ_Loa , nay là huyện Đông_Anh , cách trung_tâm Hà_Nội khoảng 15 km . Sự xuất_hiện của thành Cổ_Loa ghi dấu Hà_Nội lần đầu_tiên trở_thành một đô_thị trung_tâm về chính_trị và xã_hội . Thất_bại của Thục Phán_đầu thế_kỷ II trước Công_Nguyên đã kết_thúc giai_đoạn độc_lập của Âu_Lạc , bắt_đầu giai_đoạn một ngàn năm do các triều_đại phong_kiến Trung_Hoa thống_trị . Thời_kỳ nhà Hán , Âu_Lạc cũ được chia thành ba quận Giao_Chỉ , Cửu_Chân và Nhật_Nam , Hà_Nội khi đó thuộc quận Giao_Chỉ . Vắng bóng trong sử_sách suốt năm thế_kỷ đầu , đến khoảng năm 454 – 456 thời Lưu_Tống , Hà_Nội mới được ghi lại là trung_tâm của huyện Tống_Bình . Năm 226 Nhà_Hán khi cai_trị Giao_Châu đã đổi tên Tống_Bình_thành Long_Uyên ( hoặc Long_Biên ) . Năm 544 , Lý_Bí nổi_dậy chống lại nhà_Lương , tự_xưng hoàng_đế , đặt quốc_hiệu là Vạn_Xuân , đóng_đô ở Long_Uyên . Người cháu của Lý_Bí là Lý_Phật_Tử tới đóng_đô ở Cổ_Loa , nhưng nền độc_lập này chỉ kéo_dài tới năm 602 . Thời_kỳ Nhà_Đường , An_Nam được chia thành 12 châu với 50 huyện , Long_Uyên lại được đổi thành Tống_Bình , là trung_tâm của An_Nam đô_hộ phủ . Năm 866 , viên tướng nhà Đường Cao_Biền xây_dựng một thành_trì mới , Tống_Bình được đổi tên thành " Đại_La " – thủ_phủ của Tĩnh Hải_quân . Theo truyền_thuyết , khi đắp thành , Cao_Biền thấy một vị thần hiện lên tự_xưng là thần_Long Đỗ . Vì_vậy , sử_sách còn gọi Thăng_Long là đất " Long_Đỗ " . Thế_kỷ X , sau chiến_thắng của Ngô_Quyền trước quân Nam_Hán , Cổ_Loa một lần nữa trở_thành kinh_đô của nước Việt . Thăng_Long , Đông_Đô , Đông_Quan , Đông_Kinh Sau khi lên_ngôi năm 1009 tại Hoa_Lư , năm 1010 , Lý_Thái_Tổ quyết_định dời_đô về Đại_La . Theo một truyền_thuyết phổ_biến , khi tới Đại_La , Lý_Thái_Tổ nhìn thấy một con rồng bay lên , vì_vậy đặt tên kinh_thành mới là " Thăng_Long " . Kinh_thành Thăng_Long khi đó giới_hạn bởi ba con sông : sông Hồng ở phía Đông , sông Tô_phía Bắc và sông Kim_Ngưu phía Nam . Khu hoàng_thành được xây_dựng gần hồ Tây với cung_điện hoàng_gia cùng các công_trình chính_trị . Phần còn lại của đô_thị là những khu dân_cư , bao_gồm các phường cả nông_nghiệp , công_nghiệp và thương_nghiệp . Ngay trong thế_kỷ X , nhiều công_trình tôn_giáo nhanh_chóng được xây_dựng như chùa Diên_Hựu phía Tây_hoàng thành xây năm 1049 , chùa Báo_Thiên_xây năm 1057 , Văn_Miếu xây năm 1070 , Quốc_Tử Giám_dựng năm 1076 . Chỉ sau một thế_kỷ , Thăng_Long trở_thành trung_tâm văn_hóa , chính_trị và kinh_tế của cả quốc_gia . Nhà Trần_nối bước nhà Lý_cai_trị Đại_Việt , coi Thăng_Long là kinh_đô thứ nhất và Thiên_Trường là kinh_đô thứ hai , nơi các Thượng_hoàng ở . Kinh_thành Thăng_Long tiếp_tục được xây_dựng . Hoàng_thành được củng_cố và xuất_hiện thêm những cung_điện . Năm 1230 , Thăng_Long được chia thành 61 phường , kinh_thành đông_đúc hơn dù địa_giới không thay_đổi . Giai_đoạn này cũng ghi_nhận sự xuất_hiện của những cư_dân ngoại_quốc , như người Hoa , người Java và người Ấn_Độ . Nền kinh_tế công_thương_nghiệp cũng sản_sinh tầng_lớp thị_dân và Thăng_Long còn là nơi quy_tụ của nhiều học_giả , trí_thức như Hàn_Thuyên , Lê_Văn_Hưu và Chu_Văn_An . Trong cuộc chiến_tranh với nhà_Nguyên , kinh_thành Thăng_Long ba lần bị chiếm_giữ nhưng đều kết_thúc trong chiến_thắng của Đại_Việt . Cuối thế_kỷ XIV , thời_kỳ nhà Trần_suy_vi , một quý_tộc ngoại_thích là Hồ_Quý_Ly thâu_tóm quyền_lực , ép_vua Trần_dời kinh_đô về Thanh_Hóa . Khi Hồ_Quý_Ly chính_thức lên_ngôi , lập nên nước Đại_Ngu năm 1400 , kinh_đô mới mang tên Tây_Đô , Thăng_Long được đổi thành " Đông_Đô " . Nhưng vương_triều của nhà_Hồ chỉ tồn_tại trong thời_gian ngắn_ngủi . Năm 1406 , nhà_Minh đưa quân xâm_lược Đại_Ngu , Thăng_Long bị chiếm_đóng và đổi tên thành " Đông_Quan " . Thời_kỳ Bắc thuộc thứ tư bắt_đầu từ năm 1407 và kéo_dài tới năm 1428 . Các nho_sĩ và người_dân Thăng_Long thời ấy cũng thường tự nhận Thăng_Long là " Tràng_An " , mang ý_nghĩa " bình_yên lâu_dài " hoặc " phồn_thịnh mãi_mãi " . Tuy_nhiên một_số nhà_nghiên_cứu cho rằng Tràng_An là để chỉ vùng_đất của Ninh_Bình chứ không phải Thăng_Long . Sau chiến_thắng của khởi_nghĩa Lam_Sơn , Lê_Lợi thành_lập nhà Lê_và Đông_Đô cũng lấy lại vị_thế kinh_thành . Năm 1430 , thành_phố được đổi tên thành " Đông_Kinh " , đến 1466 được gọi_là phủ Trung_Đô . Hoàng_thành Thăng_Long dưới thời nhà Lê_tiếp_tục được mở_rộng . Bên_cạnh , khu_vực dân_cư được chia thành 2 huyện Vĩnh_Xương và Quảng_Đức , mỗi huyện 18 phường . Thời_kỳ này , đứng đầu bộ_máy hành_chính là chức Phủ_doãn . Thành_phố tiếp_tục một thời_kỳ của những phường hội buôn_bán , tuy bị hạn_chế bởi tư_tưởng ức_thương của nhà_Lê . Trong giai_đoạn tranh_giành quyền_lực giữa nhà_Lê , nhà_Mạc và chúa_Trịnh , Thăng_Long vẫn duy_trì vị_trí kinh_đô . Sự phức_tạp của chính_trị thời_kỳ này cũng đem lại cho thành_phố một điểm đặc_biệt : Bên_cạnh hoàng_thành của vua Lê , phủ Chúa Trịnh_được xây_dựng và là trung_tâm quyền_lực thực_sự . Nhờ nền kinh_tế hàng hóa và sự phát_triển của ngoại_thương , đô_thị Thăng_Long bước vào thời_kỳ phồn_vinh , thu_hút thêm nhiều cư_dân tới sinh_sống . Câu_ca " Thứ nhất Kinh_kỳ , thứ nhì Phố_Hiến " nói lên sự sầm_uất giàu_có của thành_phố , giai_đoạn này còn có tên gọi khác là " Kẻ_Chợ " . Nhà truyền_giáo người Pháp Alexandre_de Rhodes ước_tính dân_số Thăng_Long khi đó khoảng 1 triệu người . William_Dampier , nhà phiêu_lưu người Anh , đưa ra con_số thường được xem hợp_lý hơn , khoảng 2 vạn nóc nhà . Mùa hè năm 1786 , quân Tây_Sơn tiến ra miền Bắc lật_đổ chính_quyền chúa_Trịnh , chấm_dứt hai thế_kỷ chia_cắt Đàng_Trong – Đàng_Ngoài . Sau khi Nguyễn_Huệ cùng quân Tây_Sơn quay về miền Nam , năm 1788 , nhà_Thanh đưa quân xâm_lược Đại_Việt . Tại Phú_Xuân , Nguyễn_Huệ lên_ngôi ngày 22 tháng 12 năm 1788 rồi đưa quân ra Bắc . Sau chiến_thắng ở trận Ngọc_Hồi – Đống_Đa , nhà Tây_Sơn trị_vì Đại_Việt với kinh_đô mới ở Phú_Xuân . Hoàng_đế Quang_Trung_đổi tên Thăng_Long thành " Bắc_Thành " . Thời nhà Nguyễn_và Pháp thuộc Triều_đại Tây_Sơn sụp_đổ sau một thời_gian ngắn_ngủi , Gia_Long lên_ngôi năm 1802 lấy kinh_đô ở Phú_Xuân , bắt_đầu nhà Nguyễn . Năm 1805 , Gia_Long cho phá tòa thành cũ của Thăng_Long , xây_dựng thành mới mà dấu_vết còn lại tới ngày_nay , bao_bọc bởi các con đường Phan_Đình_Phùng , Hùng_Vương , Trần_Phú và Phùng_Hưng . Năm 1831 , trong cuộc cải_cách hành_chính của Minh_Mạng , toàn_quốc được chia thành 29 tỉnh , Thăng_Long thuộc tỉnh " Hà_Nội " . Với hàm_nghĩa " nằm trong sông " , tỉnh Hà_Nội khi đó gồm 4 phủ , 15 huyện , nằm giữa sông Hồng và Sông_Đáy . Tỉnh Hà_Nội gồm thành Thăng_Long , phủ Hoài_Đức của trấn_Sơn_Tây , và ba phủ Ứng_Hòa , Thường_Tín , Lý_Nhân của trấn_Sơn_Nam ; trong đó Phủ_Hoài_Đức gồm 3 huyện : Thọ_Xương , Vĩnh_Thuận , Từ_Liêm ; phủ Thường_Tín gồm 3 huyện : Thượng_Phúc , Thanh_Trì , Phú_Xuyên ; phủ Ứng_Hòa gồm 4 huyện : Sơn_Minh ( nay là Ứng_Hòa ) , Hoài_An ( nay là phía nam Ứng_Hòa và một phần Mỹ_Đức ) , Chương_Đức ( nay là Chương Mỹ – Thanh_Oai ) ; và phủ Lý_Nhân gồm 5 huyện : Nam_Xang ( nay là Lý_Nhân ) , Kim_Bảng , Duy_Tiên , Thanh_Liêm , Bình_Lục . Hà_Nội có tên gọi bắt_đầu từ đây . Nền kinh_tế Hà_Nội nửa đầu thế_kỷ XIX cũng khác_biệt so với Thăng_Long trước đó . Các phường , thôn phía Tây và Nam_chuyên về nông_nghiệp , còn phía Đông , những khu dân_cư sinh_sống nhờ thương_mại , thủ_công làm_nên bộ_mặt của đô_thị Hà_Nội . Bên_cạnh một_số cửa ô được xây_dựng lại , Hà_Nội thời_kỳ này còn xuất_hiện thêm những công_trình tín_ngưỡng , tôn_giáo như đền_Ngọc_Sơn , chùa Báo_Ân . Năm 1858 , Pháp bắt_đầu nổ_súng xâm_chiếm Đông_Dương . Sau khi chiếm ba tỉnh Đông_Nam_Kỳ , quân_đội Pháp dưới sự chỉ_đạo của Francis Garnier_tiến đến Hà_Nội đầu tháng 11 năm 1873 . Mặc_dù triều_đình nhà Nguyễn_chủ_hòa , nhưng dân_chúng Hà_Nội vẫn tiếp_tục chống lại người Pháp dưới sự chỉ_huy của Nguyễn_Tri_Phương và Hoàng_Diệu . Năm 1884 , nhà Nguyễn_ký hòa_ước công_nhận sự bảo_hộ của Pháp trên toàn_bộ lãnh_thổ Việt_Nam , Hà_Nội cũng bước vào thời_kỳ thuộc_địa . Ngày 19 tháng 7 năm 1888 , Tổng_thống Pháp Sadi_Carnot ký sắc_lệnh thành_lập thành_phố Hà_Nội . Thành_phố Hà_Nội lúc này có diện_tích nhỏ bao_gồm 2 huyện Thọ_Xương và huyện Vĩnh_Thuận thuộc phủ Hoài_Đức . Phạm_vi thành_phố bó_hẹp nằm trong khu_vực thành Đại_La mở_rộng thời nhà_Mạc . 3 phủ Hoài_Đức , Thường_Tín , Ứng_Hòa thuộc về tỉnh Hà_Đông . Phủ Lý_Nhân_tách ra tạo thành tỉnh Hà_Nam . Một thời_gian ngắn sau , khu_vực phía Tây_vườn bách_thảo và khu_vực tương_ứng với các quận Đống_Đa , Tây_Hồ ngày_nay được tách ra thành huyện Hoàn_Long , trực_thuộc tỉnh Hà_Đông , đến khoảng năm 1940 thì sáp_nhập trở_lại . Đến năm 1902 , Hà_Nội trở_thành thủ_đô của toàn Liên_bang Đông_Dương . Nhờ sự quy_hoạch của người Pháp , thành_phố dần có được bộ_mặt mới . Lũy thành thời Nguyễn đã bị triệt_hạ , chỉ còn lại Cột_Cờ , Cửa_Bắc với vết đạn năm 1873 , Đoan_Môn và lan_can rồng đá ở trong hoàng thành cũ ; đến năm 1897 thì lũy thành hầu_như bị phá_hủy hoàn_toàn . Năm 1901 , các công_trình phủ_Thống_sứ , Nhà bưu_điện , Kho_bạc , Nhà_đốc_lý , Nhà_hát lớn , cầu Long_Biên , Ga Hà_Nội , những quảng_trường , bệnh_viện ... được xây_dựng . Hà_Nội cũng có thêm trường_đua ngựa , các nhà_thờ Cơ_Đốc_giáo , trường Đại_học Y_khoa , Đại_học Đông_dương , Đại_học Mỹ_thuật , các trường Cao_đẳng Pháp_lý , Nông_lâm cùng những nhà_máy sản_xuất rượu_bia , diêm , hàng dệt , điện , nước ... Khi những nhà_tư_bản người Pháp tới Hà_Nội ngày_một nhiều hơn , các rạp chiếu_phim , nhà_hát , khách_sạn ... dần xuất_hiện , những con phố cũng thay_đổi để phù_hợp với tầng_lớp dân_cư mới . Vào năm 1921 , toàn thành_phố có khoảng 4.000 dân châu_Âu và 100.000 dân bản_địa . Sự xuất_hiện của tầng_lớp tư_sản_Việt_Nam khiến văn_hóa Hà_Nội cũng thay_đổi . Nền văn_hóa phương Tây theo chân người Pháp du_nhập vào Việt_Nam kéo_theo những xáo_trộn trong xã_hội . Không còn là một kinh_thành thời phong_kiến , Hà_Nội ít_nhiều mang dáng_dấp của một đô_thị châu_Âu . Thành_phố vẫn tiếp_tục giữ vai_trò trung_tâm tri_thức , nghệ_thuật của cả quốc_gia , nơi tập_trung các nhà_thơ mới , những nhạc_sĩ tân_nhạc cùng những trí_thức , học_giả nổi_tiếng . Trong hai cuộc chiến_tranh Giữa thế_kỷ XX , Hà_Nội chịu những biến_cố phức_tạp của lịch_sử . Sự_kiện Nhật_Bản tấn_công Đông_Dương năm 1940 khiến Việt_Nam phải nằm dưới sự cai_trị của cả đế_quốc Pháp và Nhật . Ngày 9 tháng 3 năm 1945 , tại Hà_Nội , quân_đội Nhật_đảo chính_Pháp . Nhưng chỉ năm tháng sau , quốc_gia này phải đầu_hàng quân Đồng_Minh , kết_thúc cuộc_Chiến_tranh thế_giới thứ hai . Vào thời_điểm thuận_lợi đó , lực_lượng Việt_Minh tổ_chức cuộc Cách_mạng_tháng_Tám thành_công , lật_đổ nhà_nước Đế_quốc_Việt_Nam , buộc vua Bảo_Đại thoái_vị , giành lấy quyền_lực ở Việt_Nam . Ngày 2 tháng 9 năm 1945 , Hồ_Chí_Minh đọc tuyên_ngôn_độc_lập tại quảng_trường Ba_Đình , khai_sinh nước Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa với thủ_đô Hà_Nội . Sau độc_lập , thành_phố chia thành các khu_phố , đổi tên nhiều vườn hoa , đường_phố , như đại_lộ ( Avenue ) Paul_Doumer đổi tên là Nhân_quyền , đường ( Rue de_la ) République_đổi tên là Dân_Quyền , đại_lộ Puginier_đổi tên là Dân_Chủ Cộng_Hòa , đường Ollivier_đổi là Hạnh_Phúc , đường Dr Morel_đổi là Tự_Do ... Cuối năm 1945 , quân_đội Pháp quay lại Đông_Dương . Sau những thương_lượng không thành , Chiến_tranh Đông_Dương bùng_nổ vào tháng 12 năm 1946 và thành_phố Hà_Nội nằm trong vùng kiểm_soát của người Pháp . Sau khi Quốc_gia Việt_Nam được thành_lập năm 1949 , Hà_Nội được Pháp chuyển_giao cho Quốc_gia Việt_Nam quản_lý . Quốc_trưởng Quốc_gia Việt_Nam Bảo_Đại bổ_nhiệm dược_sĩ Thẩm_Hoàng_Tín làm_Thị_trưởng thành_phố . Năm 1954 , chiến_thắng Điện_Biên_Phủ giúp Việt_Minh kiểm_soát toàn_bộ miền Bắc Việt_Nam , Hà_Nội tiếp_tục giữ vị_trí thủ_đô của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa . Ngày 30 tháng 9 năm 1954 , Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Pháp ký Hiệp_định chuyển_giao Hà_Nội về quân_sự ; ngày 2 tháng 10 , ký Hiệp_định chuyển_giao Hà_Nội về hành_chính . Vào thời_điểm được tiếp_quản , thành_phố gồm 4 quận nội_thành với 34 khu_phố , 37.000_dân và 4 quận ngoại_thành với 45 xã , 16.000_dân . Cuối thập_niên 1950 và đầu thập_niên 1960 , Hà_Nội nhiều lần thay_đổi về hành_chính và địa_giới . Năm 1958 , bốn quận nội_thành bị xóa bỏ và thay bằng 12 khu_phố . Năm 1959 , khu_vực nội_thành được chia lại thành 8 khu_phố , Hà_Nội cũng có thêm 4 huyện ngoại_thành . Tháng 4 năm 1961 , Quốc_hội quyết_định mở_rộng địa_giới Hà_Nội , sáp_nhập thêm một_số xã của Hà_Đông , Bắc_Ninh , Vĩnh_Phúc và Hưng_Yên . Toàn thành_phố có diện_tích 584 km² , dân_số 91.000 người . Ngày 31 tháng 5 năm 1961 , bốn khu_phố nội_thành Hoàn_Kiếm , Hai_Bà_Trưng , Ba_Đình , Đống_Đa và 4 huyện ngoại_thành Đông_Anh , Gia_Lâm , Thanh_Trì , Từ_Liêm được thành_lập . Khi cuộc Chiến_tranh Việt_Nam leo_thang , Hà_Nội phải hứng_chịu những cuộc tấn_công trực_tiếp từ Hoa_Kỳ . Riêng trong chiến_dịch Linebacker II năm 1972 , trong khoảng 2.200 người_dân bị thiệt_mạng ở miền Bắc , số nạn_nhân ở Hà_Nội được thống_kê là 1.318 người . Nhiều cơ_quan , trường_học phải sơ_tán tới các tỉnh lân_cận . Hà_Nội ngày_nay Sau chiến_tranh , Hà_Nội tiếp_tục giữ vai_trò thủ_đô của quốc_gia Việt_Nam thống_nhất . Hà_Nội đã được UNESCO trao danh_hiệu " Thành_phố vì hòa_bình " vào ngày 16 tháng 7 năm 1999 . Năm 2000 , Chủ_tịch nước Trần_Đức_Lương đã tặng_thưởng thành_phố Hà_Nội danh_hiệu " Thủ_đô anh_hùng " vào ngày 4 tháng 10 . Với tuổi_đời hơn 1000 năm , Hà_Nội chính là thủ_đô lâu_đời nhất trong 11 thủ_đô của các quốc_gia thuộc khu_vực Đông_Nam_Á . Ngày 21 tháng 12 năm 1978 , Quốc_hội Việt_Nam phê_chuẩn mở_rộng địa_giới Hà_Nội , sáp_nhập thêm 5 huyện Ba_Vì , Thạch_Thất , Phúc_Thọ , Đan_Phượng , Hoài_Đức và thị_xã Sơn_Tây của tỉnh Hà_Sơn_Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh_Phú là Mê_Linh , Sóc_Sơn . Dân_số Hà_Nội lên tới con_số 2,5 triệu người . Bên cạnh lượng dân_cư các tỉnh tới định_cư ở thành_phố , trong khoảng thời_gian từ 1977 tới 1984 , Hà_Nội cũng đưa 12.861 hộ , 21.587 nhân_khẩu tới Lâm_Đồng theo chính_sách xây_dựng kinh_tế mới . Ngày 12 tháng 8 năm 1991 , ranh_giới Hà_Nội lại được điều_chỉnh , chuyển lại 5 huyện và 1 thị_xã đã lấy của Hà_Sơn Bình năm 1978 cho Hà_Tây và Mê_Linh được nhập vào tỉnh Vĩnh_Phúc . Hà_Nội còn lại 4 quận nội_thành và 5 huyện ngoại_thành , với diện_tích đất tự_nhiên 924 km² . Ngày 28 tháng 10 năm 1995 , quận Tây_Hồ được thành_lập trên cơ_sở toàn_bộ diện_tích tự_nhiên và dân_số của 3 phường Bưởi , Thụy_Khuê , Yên_Phụ_thuộc quận Ba_Đình và 5 xã Tứ_Liên , Nhật_Tân , Quảng_An , Xuân_La , Phú_Thượng thuộc huyện Từ_Liêm . Ngày 26 tháng 11 năm 1996 , quận Thanh_Xuân được thành_lập trên cơ_sở toàn_bộ diện_tích tự_nhiên và dân_số của 5 phường Thanh_Xuân_Bắc , Thanh_Xuân , Thượng_Đình , Kim_Giang , Phương_Liệt cùng một phần phường Nguyễn_Trãi và Khương_Thượng thuộc quận Đống_Đa , với toàn_bộ diện_tích tự_nhiên và dân_số của xã Nhân_Chính thuộc huyện Từ_Liêm và xã Khương_Đình thuộc huyện Thanh_Trì . Cùng lúc đó , quận Cầu_Giấy cũng được thành_lập trên cơ_sở toàn_bộ diện_tích tự_nhiên và dân_số của 4 thị_trấn Cầu_Giấy , Nghĩa_Đô , Nghĩa_Tân , Mai_Dịch và 3 xã Dịch_Vọng , Yên_Hòa , Trung_Hòa thuộc huyện Từ_Liêm . Ngày 6 tháng 11 năm 2003 , thành_lập quận Long_Biên trên cơ_sở toàn_bộ diện_tích tự_nhiên và dân_số của 10 xã Thượng_Thanh , Giang_Biên , Ngọc_Thụy , Việt_Hưng , Hội_Xá , Gia_Thụy , Bồ_Đề , Long_Biên , Thạch_Bàn , Cự_Khối và 3 thị_trấn Gia_Lâm , Đức_Giang , Sài_Đồng thuộc huyện Gia_Lâm . Cùng lúc đó , quận Hoàng_Mai cũng được thành_lập trên cơ_sở toàn_bộ diện_tích tự_nhiên và dân_số của 9 xã Định_Công , Đại_Kim , Hoàng_Liệt , Thịnh_Liệt , Thanh_Trì , Vĩnh_Tuy , Lĩnh_Nam , Trần_Phú , Yên_Sở cùng một phần diện_tích xã Tứ_Hiệp thuộc huyện Thanh_Trì , và toàn_bộ diện_tích tự_nhiên và dân_số của 5 phường Mai_Động , Tương_Mai , Tân_Mai , Giáp_Bát , Hoàng_Văn_Thụ thuộc quận Hai_Bà_Trưng . Sau thời_kỳ bao_cấp , từ cuối thập_niên 1990 , sự phát_triển về kinh_tế dẫn đến các khu_vực ngoại_ô Hà_Nội nhanh_chóng được đô_thị hóa . Những cao_ốc mọc lên ở khu_vực nội_đô và các trung_tâm công_nghiệp cũng được xây_dựng ở những huyện ngoại_thành . Sự phát_triển cũng kéo_theo những hệ lụy . Do không được quy_hoạch tốt , giao_thông thành_phố thường_xuyên ùn_tắc khi số_lượng xe_máy tăng cao . Nhiều khu_phố phải chịu tình_trạng ngập_úng mỗi khi mưa lớn . Mật_độ dân_số quá cao khiến những dân_cư nội_ô phải sống trong tình_trạng chật_chội và thiếu tiện_nghi . Vào năm 2003 , 30 % dân_số Hà_Nội sống dưới mức 3 m² một người . Mật_độ cây_xanh của thành_phố chỉ khoảng 1 – 2 m² / người , thuộc hàng rất thấp so với các thành_phố trên thế_giới . Song việc tăng dân_số quá nhanh cùng quá_trình đô_thị hóa thiếu quy_hoạch tốt đã khiến Hà_Nội trở_nên chật_chội , ô_nhiễm và giao_thông nội_ô thường_xuyên ùn_tắc . Nhiều di_sản kiến_trúc đang dần biến mất , thay vào đó là những ngôi nhà ống nằm lộn_xộn trên các con phố . Hà_Nội còn là một thành_phố phát_triển không đồng_đều với giữa các khu_vực như giữa các quận nội_thành và huyện ngoại_thành , nhiều nơi người_dân vẫn chưa có được những điều_kiện sinh_hoạt thiết_yếu . Năm 2012 , Hà_Nội được đánh_giá là một trong những thành_phố ô_nhiễm nhất khu_vực Đông_Nam_Á , với hàm_lượng bụi cao gấp nhiều lần mức cho_phép . Ngày 29 tháng 5 năm 2008 , Quốc_hội Việt_Nam thông_qua nghị_quyết điều_chỉnh địa_giới hành_chính thủ_đô Hà_Nội và các tỉnh , có hiệu_lực từ 1 tháng 8 cùng năm . Theo nghị_quyết , toàn_bộ tỉnh Hà_Tây , huyện Mê_Linh của tỉnh Vĩnh_Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương_Sơn , tỉnh Hòa_Bình được sáp_nhập về Hà_Nội . Từ diện_tích gần 1.000 km² và dân_số khoảng 3,4 triệu người , Hà_Nội sau khi mở_rộng có diện_tích 3.324,92 km² và dân_số 6.232.940 người , nằm trong 17 thủ_đô lớn nhất thế_giới . Ngày 8 tháng 5 năm 2009 , địa_giới các huyện Thạch_Thất và Quốc_Oai được điều_chỉnh lại . Cũng trong cùng thời_điểm này , quận Hà_Đông được thành_lập từ thành_phố Hà_Đông trước_đây và thành_phố Sơn_Tây được chuyển thành thị_xã Sơn_Tây như cũ . Năm 2010 , Hà_Nội đã tổ_chức thành_công Đại_lễ 1000 năm Thăng_Long – Hà_Nội để lại dấu_ấn trong lòng người_dân và bạn_bè quốc_tế . Hoàng_thành Thăng_Long , văn_bia tại Văn_Miếu – Quốc_Tử_Giám và Lễ_hội Thánh_Gióng đã được UNESCO công_nhận là di_sản văn_hóa thế_giới . Nhiều công_trình quan_trọng như cầu Vĩnh_Tuy , Bảo_tàng Hà_Nội , công_viên Hòa_Bình đã được khánh_thành . Ngày 27 tháng 12 năm 2013 , huyện Từ_Liêm được chia thành hai quận là Bắc Từ_Liêm và Nam Từ_Liêm . Ngày 4 tháng 7 năm 2023 , quận Đông_Anh được thành_lập trên cơ_sở nguyên_trạng diện_tích tự_nhiên và dân_số của huyện Đông_Anh cũ . Từ đó , Hà_Nội có 13 quận , 12 huyện và 1 thị_xã . Địa_lý Vị_trí và lãnh_thổ Thủ_đô Hà_Nội nằm về phía tây_bắc của trung_tâm vùng đồng_bằng châu_thổ sông_Hồng , trong phạm_vi từ 20 ° 34 ' đến 21 ° 18 ' vĩ_độ Bắc và từ 105 ° 17 ' đến 106 ° 02 ' kinh_độ_Đông , tiếp_giáp với 8 tỉnh là Thái_Nguyên , Vĩnh_Phúc ở phía Bắc , Hà_Nam , Hòa_Bình phía Nam , Bắc_Giang , Bắc_Ninh và Hưng_Yên phía Đông , Hòa_Bình cùng Phú_Thọ phía Tây . Hà_Nội cách thành_phố cảng Hải_Phòng 120 km , cách thành_phố Nam_Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng_bằng sông Hồng . Hiện_nay , thành_phố có diện_tích 3358,6 km² , chiếm khoảng 1 % diện_tích tự_nhiên của cả nước , đứng hàng thứ 41 về diện_tích trong 63 tỉnh , thành_phố ở nước ta , và là 1 trong 17 thủ_đô có diện_tích trên 3000 km² . Các điểm cực của thủ_đô Hà_Nội là : Điểm cực Bắc tại : thôn Đô_Lương , xã Bắc_Sơn , huyện Sóc_Sơn . Điểm cực Tây tại : thôn Lương_Khê , xã Thuần_Mỹ , huyện Ba_Vì . Điểm cực Nam tại : khu danh_thắng Hương_Sơn , xã Hương_Sơn , huyện Mỹ_Đức . Điểm cực_Đông tại : thôn Cổ_Giang , xã Lệ_Chi , huyện Gia_Lâm . Địa_hình Đại_bộ_phận diện_tích Hà_Nội nằm trong vùng đồng_bằng châu_thổ sông_Hồng với độ cao trung_bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước_biển . Địa_hình của Hà_Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông_phản_ánh rõ nét qua hướng dòng_chảy tự_nhiên của các con sông chính chảy qua Hà_Nội , và có_thể chia ra làm hai vùng . Vùng đồng_bằng thấp và khá bằng_phẳng , chiếm đại_bộ_phận diện_tích của các huyện thị_xã và các quận nội_thành , được bồi_đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện_đại , bãi bồi_cao và các bậc thềm . Xen giữa các bãi bồi hiện_đại và các bãi bồi_cao còn có các vùng trũng với các hồ , đầm ( dấu_vết của các dòng sông cổ ) . Đó là các ô_trũng tự_nhiên rất dễ bị úng_ngập trong mùa mưa_lũ và khi có mưa lớn ở các huyện Đông_Anh , Gia_Lâm , Thanh_Trì , Thanh_Oai , Quốc_Oai , Chương_Mỹ , Ứng_Hòa , Mỹ_Đức . Do được khai_phá và canh_tác từ lâu_đời nên hiện_nay ở Hà_Nội có hệ_thống đê_điều ngăn lũ chạy dọc những triền sông . Hệ_thống đê_điều này khiến cho các cánh đồng trong đê không được bồi_đắp phù_sa hằng năm và phải xây_dựng nhiều công_trình thủy_lợi để tưới và tiêu nước . Vùng đồi_núi tập_trung ở ngoại_thành phía bắc và phía tây thành_phố , thuộc các huyện Sóc_Sơn , Thạch_Thất , Ba_Vì , Quốc_Oai và Mỹ_Đức , với các đỉnh núi cao như Ba_Vì ( 1296 m ) , Viên_Nam ( 1031 m ) , Hàm_Lợn ( 462 m ) ; trong đó đỉnh Ba_Vì là điểm cao nhất của thành_phố Hà_Nội . Khu_vực nội_thành có một_số gò đồi thấp như gò Đống_Đa , núi Nùng , núi Sưa . Phần_lớn các gò đồi trong nội_thành tập_trung ở quận Ba_Đình . Thủy_văn Sông_Hồng là con sông chính của thành_phố , bắt_đầu chảy vào Hà_Nội ở huyện Ba_Vì và ra khỏi thành_phố ở khu_vực huyện Phú_Xuyên tiếp_giáp Hưng_Yên rồi xuôi về Nam_Định , đã có nhiều gắn_kết với Thăng_Long từ thời nhà Trần . Sông_Hồng đoạn chảy qua Hà_Nội dài 163 km , chiếm khoảng một_phần_ba chiều dài của con sông này trên đất Việt_Nam . Hà_Nội còn có sông Đà là ranh_giới giữa Hà_Nội với Phú_Thọ , hợp_lưu với sông Hồng ở phía Bắc thành_phố tại huyện Ba_Vì . Ngoài_ra , trên địa_phận Hà_Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy , sông Đuống , sông Cầu , sông Cà_Lồ ... Các sông nhỏ chảy trong khu_vực nội_thành như sông Tô_Lịch , sông Kim_Ngưu ... là những đường tiêu_thoát nước của Hà_Nội . Hà_Nội cũng là một thành_phố đặc_biệt nhiều đầm hồ , là dấu_vết còn lại của các dòng sông cổ . Trong khu_vực nội_thành , hồ Tây có diện_tích lớn nhất , khoảng 500 ha , đóng vai_trò quan_trọng trong khung_cảnh đô_thị , ngày_nay được bao quanh bởi nhiều khách_sạn , biệt_thự . Hồ_Gươm nằm ở trung_tâm lịch_sử của thành_phố , khu_vực sầm_uất nhất , luôn giữ một vị_trí đặc_biệt đối_với Hà_Nội . Trong khu_vực nội_ô có_thể kể tới những hồ khác như Trúc_Bạch , Thiền_Quang , Thủ_Lệ ... Ngoài_ra , còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa_phận Hà_Nội như Đồng_Mô , Suối_Hai , Đồng_Quan , Mèo_Gù , Xuân_Khanh , Đồng_Đò , Tuy_Lai - Quan_Sơn . Do quá_trình đô_thị hóa mạnh_mẽ từ năm 1990 đến nay , phần_lớn các sông_hồ Hà_Nội đều rơi vào tình_trạng ô_nhiễm nghiêm_trọng . Theo PGS – TS Trần_Đức_Hạ – Phó viện trưởng Viện Nghiên_cứu Cấp_thoát_nước và_Môi_trường thuộc Hội Cấp_thoát_nước Việt_Nam , lượng nước_thải chưa qua xử_lý xả thẳng ra môi_trường quá lớn . Chỉ tính riêng trong khu_vực nội_đô , mỗi ngày lượng nước_thải xả thẳng ra hệ_thống sông_hồ vào_khoảng 650.000 m³ / ngày ( 2015 ) . Sông Tô_Lịch , trục tiêu_thoát nước_thải chính của thành_phố , hàng ngày phải tiếp_nhận khoảng 250.000 m³ nước_thải xả thẳng xuống dòng sông mà không hề qua xử_lý . Nó bị ô_nhiễm nặng_nề : nước sông càng lúc càng cạn , màu nước càng_ngày_càng đen và bốc mùi hôi_thối nặng . Với chiều dài gần 20 km chảy qua địa_bàn thủ_đô , nhiều khúc của sông Nhuệ nước đen_kịt , đặc quánh , mùi hôi_thối bốc lên nồng_nặc và gần như không còn xuất_hiện sự sống dưới lòng_sông . Tương_tự , sông Kim_Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ nước_thải sinh_hoạt mỗi ngày . Sông_Lừ và sông Sét trung_bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim_Ngưu khoảng 110.000 m³ . Lượng nước_thải sinh_hoạt và công_nghiệp này đều có hàm_lượng hóa_chất độc_hại cao . Các sông mương_nội và ngoại_thành , ngoài vai_trò tiêu_thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác_thải của người_dân và chất_thải công_nghiệp . Những làng_nghề thủ_công cũng góp_phần vào gây nên tình_trạng ô_nhiễm này . Khí_hậu Khí_hậu Hà_Nội mang đặc_điểm của khí_hậu nhiệt_đới gió_mùa , được nêu trên trang_web chính_thức của Hà_Nội . Tuy_nhiên , dựa theo Phân_loại khí_hậu Köppen , trang_web ClimaTemps . com lại xếp Hà_Nội mang khí_hậu cận_nhiệt_đới ẩm với mã_Cwa . Thời_tiết có sự khác_biệt rõ_ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh , do nằm khá sâu trong nội_địa và gần như không có một vùng nước_lớn nào giúp điều hòa khí_hậu . Mặc_dù thời_tiết được chia làm hai mùa chính là mùa mưa – từ tháng 4 tới tháng 10 – và mùa khô – từ tháng 11 tới tháng 3 , nhưng Hà_Nội vẫn được tận_hưởng thời_tiết bốn mùa nhờ các tháng giao mùa . Mùa nóng bắt_đầu từ tháng 5 đến hết tháng 8 , khí_hậu nóng ẩm vào đầu mùa và cuối mùa mưa nhiều rồi mát_mẻ , khô_ráo vào tháng 9 và tháng 10 . Mùa lạnh bắt_đầu từ cuối tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau . Từ cuối tháng 11 đến nửa đầu tháng 2 rét và hanh khô , từ nửa cuối tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh ẩm và mưa_phùn kéo_dài từng đợt . Đôi_khi mưa_phùn còn có_thể kéo_dài đến tận cuối tháng 4 . Trong khoảng tháng 9 đến giữa tháng 11 , Hà_Nội có những ngày thu với tiết_trời mát_mẻ ( rõ_rệt hơn Hải_Phòng , Nam_Định và nhiều tỉnh phía Bắc khác ) do đón vài đợt không_khí lạnh_yếu tràn về . Tuy_nhiên , do chịu sự tác_động mạnh_mẽ của gió_mùa nên thời_gian bắt_đầu và kết_thúc của mỗi mùa thường không đồng_đều nhau giữa các năm , nên sự phân_chia các tháng chỉ mang tính tương_đối . Nhiệt_độ trung_bình mùa đông của thành_phố từ tháng 11 đến tháng 3 không vượt quá 22 °C , với tháng lạnh nhất là tháng 1 với nhiệt_độ trung_bình 16,4_°C , lúc thấp xuống tới 2,7_°C . Nhiệt_độ trung_bình mùa hạ của Hà_Nội từ tháng 5 đến tháng 9 đều vượt 27 °C , với tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt_độ trung_bình đạt 29,2_°C , lúc cao nhất lên tới 42,8_°C . Nhiệt_độ trung_bình cả năm là 23,6_°C , lượng mưa trung_bình hàng năm vào mức 1.500 mm đến 1.900 mm . Vào tháng 5 năm 1926 , nhiệt_độ tại thành_phố được ghi lại ở mức kỷ_lục 42,8_°C . Tháng 1 năm 1955 , nhiệt_độ xuống mức thấp nhất , 2,7_°C do chịu ảnh_hưởng của La_Niña . Vào đầu tháng 6 năm 2017 với việc bị ảnh_hưởng bởi El_Niño trên toàn thế_giới , Hà_Nội phải hứng_chịu đợt nóng dữ_dội trong 1 tuần với nhiệt_độ lên tới 42,5_°C , là nhiệt_độ kỷ_lục ghi_nhận trong lịch_sử . Hơn_nữa , do chịu ảnh_hưởng của hiệu_ứng đô_thị và là vùng khí_hậu có độ_ẩm cao nên những đợt nắng_nóng , nhiệt_độ cảm_nhận thực_tế luôn cao hơn mức đo_đạc , có_thể lên tới 50 °C . Nơi có tuyết vào mùa đông ở Hà_Nội là đỉnh núi Ba_Vì ngày 24 tháng 1 năm 2016 với mức nhiệt_đo được là 0 °C . Môi_trường Hà_Nội thường_xuyên nằm ở top đầu các thành_phố ô_nhiễm , thậm_chí nhiều ngày trong năm là thành_phố ô_nhiễm không_khí nhất thế_giới , với chỉ_số bụi mịn ở mức nguy_hiểm cho sức_khỏe con_người . Theo Báo_cáo chất_lượng không_khí toàn_cầu 2018 , Hà_Nội có hàm_lượng bụi mịn cao gấp 4 lần mức khuyến_cáo của WHO ( 40,8 mg / m³ , mức khuyến_cáo : 10 mg / m³ ) . Theo báo_cáo của Bộ_Tài_nguyên_và_Môi_trường Việt_Nam thì Hà_Nội là thành_phố ô_nhiễm không_khí nhất với số ngày chất_lượng không_khí lên mức kém , xấu , nguy_hại chiếm tỷ_lệ cao . Ngoài_ra , các con sông chảy qua Hà_Nội ( sông Nhuệ , sông Tô_Lịch , sông Kim_Ngưu , sông Lừ , sông Sét ) và các hồ cũng bị ô_nhiễm rất nặng do 78 % nước_thải của Hà_Nội xả thẳng trực_tiếp ra sông , hồ mà không qua xử_lý , trong đó mỗi con sông của Hà_Nội tiếp_nhận hàng vạn m³ nước_thải đổ vào mỗi ngày . Tổ_chức hành_chính và chính_quyền Tổ_chức hành_chính Hà_Nội là một trong năm thành_phố trực_thuộc trung_ương của Việt_Nam , cùng_với Thành_phố Hồ_Chí_Minh , Hải_Phòng , Đà_Nẵng và Cần_Thơ . Riêng Hà_Nội và Thành_phố Hồ_Chí_Minh được xếp vào đơn_vị hành_chính cấp tỉnh loại đặc_biệt và cũng đồng_thời là đô_thị loại đặc_biệt , thỏa_mãn các tiêu_chuẩn như tỷ_lệ lao_động phi nông_nghiệp trong tổng_số lao_động trên 90 % , quy_mô dân_số trên 5 triệu , mật_độ dân_số bình_quân từ 15.000 người / km² trở lên , cơ_sở_hạ_tầng hoàn_chỉnh . Sau những thay_đổi về địa_giới hành_chính , tính đến năm 2023 , Hà_Nội có 30 đơn_vị hành_chính cấp huyện , gồm 13 quận , 16 huyện , 1 thị_xã với 579 đơn_vị hành_chính cấp xã , gồm 360 xã , 199 phường và 20 thị_trấn . Đây là thành_phố trực_thuộc trung_ương duy_nhất của Việt_Nam có thị_xã . Chính_quyền Cũng_như các tỉnh và thành_phố khác của Việt_Nam , Hội_đồng_Nhân_dân Thành_phố Hà_Nội do người_dân thành_phố trực_tiếp bầu lên , là cơ_quan_quyền_lực Nhà_nước ở thành_phố . Hội_đồng_Nhân_dân Hà_Nội hiện_nay , nhiệm_kỳ 2021 – 2026 , gồm 95 đại_biểu . Chủ_tịch HĐND Hà_Nội hiện_nay là ông Nguyễn_Ngọc_Tuấn . Ủy ban_nhân_dân thành_phố Hà_Nội là cơ_quan chấp_hành của hội_đồng_nhân_dân và là cơ_quan_hành_chính nhà_nước ở thành_phố , chịu trách_nhiệm chấp_hành hiến_pháp , pháp_luật , các văn_bản của Chính_phủ và các nghị_quyết của hội_đồng_nhân_dân thành_phố . Chủ_tịch UBND Hà_Nội hiện_nay là ông Trần_Sỹ_Thanh . Ngoài các sở , ban như những tỉnh khác , thuộc Ủy_ban_nhân_dân thành_phố Hà_Nội còn có thêm báo Hà_Nội mới , báo Kinh_tế và Đô_thị , Đài_Phát_thanh – Truyền_hình Hà_Nội , Ban Chỉ_đạo 1000 năm Thăng_Long , Ban quản_lý khu_phố cổ ... và một_số tổng_công_ty trên địa_bàn thành_phố . Hội_đồng_nhân_dân và Ủy_ban_nhân_dân Hà_Nội có trụ_sở nằm ở số 12 phố Lê_Lai , bên cạnh hồ Hoàn_Kiếm . Tòa_án nhân_dân thành_phố Hà_Nội là cơ_quan xét_xử ở thành_phố . Chánh_án TAND Hà_Nội hiện_nay là ông Nguyễn_Hữu_Chính . Về phía Đảng ủy , Ban_chấp_hành Đảng_bộ Thành_phố Hà_Nội – thường gọi tắt là Thành_ủy Hà_Nội – là cơ_quan lãnh_đạo cao nhất của Đảng_bộ Thành_phố Hà_Nội giữa hai kỳ đại_hội đại_biểu của Đảng_bộ Thành_phố . Ban_chấp_hành Đảng_bộ Hà_Nội khóa XVII_nhiệm_kỳ 2020 - 2025 gồm có 71 người , bầu ra Ban Thường_vụ Thành_ủy Hà_Nội 2020 – 2025 gồm 16 ủy_viên . Đứng đầu Đảng ủy Thành_phố là Bí_thư Thành_ủy và phải là ủy_viên Bộ_Chính_trị Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam . Bí_thư Thành_ủy hiện_tại là ông Đinh_Tiến_Dũng , Ủy_viên Bộ_Chính_trị khóa XIII. Ủy_ban Mặt_trận_Tổ_quốc_Việt_Nam thành_phố Hà_Nội nhiệm_kỳ_XVII ( 2019 – 2024 ) được Đại_hội đại_biểu MTTQ Việt_Nam TP Hà_Nội lần thứ XVII ( 2019 – 2024 ) bầu ngày 25 tháng 7 năm 2019 gồm 132 ủy_viên , bầu ra Ban thường_trực UBMTTQ Thành_phố gồm 12 thành_viên . Chủ_tịch UBMTTQ TP Hà_Nội đương_nhiệm là bà Nguyễn_Lan_Hương ( được bầu ngày 14 tháng 3 năm 2019 thay_thế ông Vũ_Hồng_Khanh đã nhận quyết_định nghỉ hưu từ ngày 1-2-2019 . ) . Kiến_trúc và quy_hoạch_đô_thị Lịch_sử lâu_đời cùng nền văn_hóa phong_phú đã giúp Hà_Nội có được kiến_trúc đa_dạng và mang dấu_ấn riêng . Nhưng sau một thời_gian phát_triển thiếu quy_hoạch , thành_phố hiện_nay tràn_ngập những ngôi nhà ống trên các con phố lắt_léo , những công_trình tôn_giáo nằm sâu trong các khu dân_cư , những cao_ốc bên các khu_phố cũ , những cột điện_chăng kín dây ... Nhưng thiếu_vắng không_gian công_cộng . Năm 2010 , Hà_Nội lập Đồ_án Quy_hoạch chung xây_dựng Thủ_đô Hà_Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cho một thành_phố 9,1 triệu dân vào năm 2030 và trên 10 triệu người vào năm 2050 . Về mặt kiến_trúc , có_thể chia Hà_Nội ngày_nay thành bốn khu_vực : khu_phố cổ , khu thành cổ , khu_phố Pháp và các khu mới quy_hoạch . Khu_phố cổ Khu_phố cổ Hà_Nội , trung_tâm lịch_sử của thành_phố , hiện_nay vẫn là khu_vực đông_đúc nhất . Địa_giới không_gian khu_phố cổ có_thể coi là một hình tam_giác_cân với đỉnh là phố Hàng_Than , cạnh phía Đông là đê sông Hồng , cạnh phía Tây là Hàng_Cót , Hàng_Điếu , Hàng_Da , còn đáy là trục Hàng_Bông – Hàng_Gai – Cầu_Gỗ . Qua nhiều năm , những cư_dân sinh_sống nhờ các nghề thủ_công , buôn_bán tiểu_thương đã hình_thành những con phố nghề đặc_trưng mang những cái tên như Hàng_Bạc , Hàng_Bồ , Hàng_Đường , Hàng_Thùng ... Tất_cả các ngôi nhà hai bên đường khu_phố cổ đều theo kiểu nhà ống , mang nét đặc_trưng : bề ngang_hẹp , chiều dài sâu , đôi_khi thông sang phố khác . Bên trong các ngôi nhà này cũng có cách bố_trí gần như nhau : gian ngoài là nơi bán hoặc làm hàng , tiếp đó là khoảng sân lộ_thiên để lấy ánh_sáng , trên sân có bể cạn trang_trí , quanh sân là cây_cảnh , giàn hoa , gian nhà trong mới là nơi ăn_ở và nối_tiếp là khu phụ . Những năm gần đây , mật_độ dân_số cao khiến phố cổ Hà_Nội xuống_cấp khá nghiêm_trọng . Một phần cư_dân ở đây phải sống trong điều_kiện thiếu tiện_nghi , thậm_chí bất_tiện , nguy_hiểm . Một_vài trường_hợp đặc_biệt được ghi_nhận như ba người sống trong một diện_tích 1,5 m² hay bốn người sống trong một căn phòng 10 m² nhưng trên nóc một nhà_vệ_sinh chung . Trong khu 36 phố_phường thuộc dự_án bảo_tồn , hiện chỉ còn một_vài nhà cổ có giá_trị , còn lại hầu_hết đã được xây mới hoặc cải_tạo tùy_tiện . Khu thành cổ Khu thành cổ , tức_hoàng thành Thăng_Long , nằm ở khoảng giữa hồ Tây và hồ Hoàn_Kiếm , xuất_hiện cùng với kinh_đô Thăng_Long . Trải qua nhiều lần phá_hủy , xây_dựng lại rồi tiếp_tục bị tàn_phá , hoàng_thành Thăng_Long hiện chỉ lưu lại ở một_vài dấu_vết . Trên phố Phan_Đình_Phùng hiện_nay còn cửa_Bắc của thành được xây bằng đá và gạch rất kiên_cố . Cột cờ Hà_Nội xây năm 1812 hiện nằm trên đường Điện_Biên_Phủ . Công_trình cao 40 mét này gồm ba nền thềm rộng và tháp cổ_hình lăng_trụ , bên trong có cầu_thang xoắn_ốc dẫn lên kỳ_đài . Phía Nam thành cổ còn lưu lại được một quần_thể di_tích đa_dạng là Văn_Miếu-Quốc Tử_Giám , được xây từ đầu thế_kỷ XI. Gồm hai di_tích chính , Văn_Miếu – nơi thờ Khổng_Tử , các bậc hiền_triết của Nho_giáo và Chu_Văn_An – và Quốc_Tử_Giám – trường quốc_học cao_cấp đầu_tiên của Việt_Nam – công_trình không_chỉ là điểm du_lịch hấp_dẫn mà_còn là nơi tổ_chức nhiều hoạt_động văn_hóa . Ngày 31 tháng 7 năm 2010 , tại kỳ họp lần thứ 34 tại Brasilia , thủ_đô của Brasil , Ủy_ban di_sản thế_giới của UNESCO đã công_nhận khu Trung_tâm Hoàng_thành Thăng_Long là di_sản văn_hóa thế_giới dựa trên 3 tiêu_chí : Chiều dài lịch_sử văn_hóa , Tính liên_tục của tài_sản với tư_cách là một trung_tâm quyền_lực , và Các tầng di_tích di_vật đa_dạng , phong_phú . Sáng ngày 1 tháng 10 năm 2010 , trong buổi khai_mạc Đại_lễ 1000 năm Thăng_Long – Hà_Nội , Tổng_Giám_đốc UNESCO Irina_Bokova đã trao bằng Di_sản văn_hóa thế_giới khu Trung_tâm Hoàng_thành Thăng_Long cho lãnh_đạo Thành_phố Hà_Nội . Khu_phố Pháp Năm 1883 , người Pháp bắt_đầu lên kế_hoạch xây_dựng lại thành_phố . Dựa trên các khu_phố Hà_Nội vốn có , những kiến_trúc_sư người Pháp vạch thêm các con đường mới , xây_dựng các công_trình theo hướng thích_nghi với môi_trường sở_tại , tạo nên một phong_cách ngày_nay được gọi_là kiến_trúc thuộc_địa . Khu_vực đô_thị do người Pháp quy_hoạch và xây_dựng gồm ba khu : nhượng_địa , thành cũ và nam_hồ Hoàn_Kiếm , ngày_nay mang tên chung là khu_phố cũ , hay khu_phố Pháp . Khu nhượng_địa mang hình_chữ_nhật được giới_hạn bởi các con phố Bạch_Đằng , Tràng_Tiền , Lê_Thánh_Tông , Trần_Nhân_Tông và Nguyễn_Huy_Tự hiện_nay . Vốn là đồn thủy_quân của Hà_Nội cổ , đến năm 1875 , khu_vực này được nhượng lại cho quân_đội Pháp xây doanh_trại , dinh_thự và bệnh_viện . Những công_trình kiến_trúc ở đây có mái lợp ngói đá đen , hành_lang xung_quanh , nhà cuốn hình_cung . Dinh_thự Tổng_tham_mưu_trưởng quân Pháp , ngày_nay là Nhà_khách Bộ Quốc_phòng xây_dựng trong khoảng thời_gian 1874 đến 1877 . Bệnh_viện Lanessan , hiện là Quân_y_viện 108 và Bệnh_viện Hữu_Nghị , khánh_thành năm 1893 . Khu thành cũ gồm các phố Phan_Đình_Phùng , Hùng_Vương , Hoàng_Diệu , Điện_Biên_Phủ , Lê_Hồng_Phong , Chu_Văn_An , Trần_Phú . Những con đường ở đây rộng , dài và được trồng nhiều cây_xanh . Các biệt_thự mang kiến_trúc miền Bắc nước Pháp với trang_trí cầu_kỳ , tỷ_mỉ . Một công_trình kiến_trúc tiêu_biểu và quan_trọng của khu thành cũ là Phủ Toàn_quyền , ngày_nay là Phủ Chủ_tịch , được xây_dựng trong khoảng 1900 đến 1902 . Khu nam_hồ Hoàn_Kiếm cũng là một hình_chữ_nhật với hai cạnh dài là phố Tràng_Thi – Tràng_Tiền và phố Trần_Hưng_Đạo , hai cạnh ngang là phố Phan_Bội_Châu và phố Phan_Chu_Trinh . Khu_vực này được xây_dựng đồng_thời với khu thành cũ song quy_trình quy_hoạch có chậm hơn do phải giải_tỏa nhiều làng_xóm . Một công_trình quan_trọng của thành_phố là Nhà_hát_Lớn nằm ở đầu phố Tràng_Tiền , được xây từ 1902 tới 1911 , theo mẫu Opéra_Garnier của Paris . Kiến_trúc Pháp thường được xem như một di_sản của Hà_Nội , nhưng ngày_nay đã phải chịu nhiều biến_đổi . Những công_trình cao_tầng và các ngôi nhà giả_phong_cách Pháp làm khu_phố cũ trở_nên khó nhận_diện . Bên_cạnh đó , nhiều thửa đất được sáp_nhập để xây_dựng các cao_ốc khiến cảnh_quan bị phá vỡ . Những hàng_rào thấp dọc các con phố , những màu_sắc tiêu_biểu – tường vàng và cửa gỗ màu xanh – cũng bị thay_đổi và che_lấp bởi các biểu_hiệu quảng_cáo . Hiện Sở Quy_hoạch Kiến_trúc Hà_Nội với sự giúp_đỡ của vùng Île-de-France đang triển_khai dự_án bảo_tồn và phát_triển khu_phố này . Kiến_trúc hiện_đại Vào những năm 1960 và 1970 , hàng_loạt các khu nhà_tập_thể theo kiểu lắp_ghép xuất_hiện ở những khu_phố Khương_Thượng , Trung_Tự , Giảng_Võ , Thành_Công , Thanh_Xuân_Bắc ... Do sử_dụng các cấu_kiện bê_tông_cốt thép sản_xuất theo quy_trình thủ_công , với những dãy nhà 4 tầng đầu_tiên ở khu Khương_Thượng và sau đó là 5 tầng . Riêng khu Kim_Liên xây_dựng nhà hộp kiểu Trung_Quốc . những công_trình này hiện rơi vào tình_trạng xuống_cấp nghiệm_trọng . Không_chỉ vậy , do thiếu diện_tích sinh_hoạt , các cư_dân những khu nhà_tập thế lắp_ghép còn xây_dựng thêm những lồng sắt gắn ngoài_trời xung_quanh các căn_hộ – thường được gọi_là chuồng cọp – gây mất mỹ_quan đô_thị . Hiện những nhà_tập_thể này đang dần được thay_thể bởi các chung_cư mới . Cuối thập_niên 1990 và thập_niên 2000 , nhiều con đường giao_thông chính của Hà_Nội , như Giải_Phóng , Nguyễn_Văn_Cừ , Láng_Hạ , Ngọc_Khánh , Thái_Hà ... được mở_rộng . Các khách_sạn , cao_ốc văn_phòng mọc lên , những khu đô_thị mới như Khu đô_thị mới Nam_Thăng_Long , Bắc_Thăng_Long , Du_lịch Hồ_Tây , Định_Công , Bắc_Linh_Đàm ... Cũng dần xuất_hiện . Khoảng thời_gian gần đây , khu_vực Mỹ_Đình được đô_thị hóa nhanh_chóng với hàng_loạt những ngôi nhà cao_tầng mọc lên . Tuy_vậy , các khu đô_thị mới này cũng gặp nhiều vấn_đề , như công_năng không hợp_lý , thiếu quy_hoạch đồng_bộ , không đủ không_gian công_cộng . Trong trận mưa kỷ_lục cuối năm 2008 , Mỹ_Đình là một trong những khu_vực chịu thiệt_hại nặng_nề vì nước ngập . Cùng_với dự phát_triển , đô_thị hóa các khu_vực Hà_Nội mở_rộng , nhiều đường_phố mới đã được đặt tên : Năm 2010 là 43 và năm 2012 là 34 đường , phố mới . Khoảng thời_gian 2010 – 2012 chứng_kiến sự bùng_nổ các dự_án đầu_tư xây_dựng các khu đô_thị , tòa cao_ốc , chung_cư bình_dân và cao_cấp , trung_tâm thương_mại với giá bán cao hơn giá_thành tương_đối nhiều . Tính đến giữa năm 2017 , cảnh_sát phòng cháy và chữa_cháy thành_phố Hà_Nội thống_kê được 994 tòa nhà cao_tầng . Các công_trình nổi_bật Trước khi trở_thành một trung_tâm chính_trị – vào thế_kỷ V với triều_đại nhà Tiền_Lý – Hà_Nội đã là một trung_tâm của Phật_giáo với các thiền_phái danh_tiếng . Theo văn_bia , từ giữa thế_kỷ VI , chùa Trấn_Quốc được xây_dựng trên bãi Yên_Hoa ngoài sông Hồng , tới 1615 do bãi sông bị lở , chùa mới dời về địa_điểm hiện_nay . Đến thế_kỷ XI , với sự xuất_hiện của kinh_đô Thăng_Long , khi Phật_giáo trở_thành quốc_giáo , các chùa_chiền , thiền_viện , sư tăng mới phát_triển thực_sự mạnh_mẽ . Trong nhiều thế_kỷ , Hà_Nội tiếp_tục xây_dựng các ngôi chùa , trong đó một_số vẫn tồn_tại tới ngày_nay . Có_thể kể tới các ngôi chùa như_chùa Một_Cột xây lần đầu năm 1049 , chùa Láng từ thế_kỷ XII , chùa Quán_Sứ , chùa Kim_Liên xuất_hiện vào thế_kỷ XVII. Tuy_vậy , hầu_hết các ngôi chùa trong nội_ô ngày_nay đều được xây_dựng lại vào thế_kỷ XIX. Những triều đại_Lý , Trần , Lê_để lại rất ít dấu_tích . Vùng ngoại_thành Hà_Nội cũng có nhiều ngôi chùa nổi_tiếng . Ở xã Hương_Sơn , Mỹ_Đức , huyện Mỹ_Đức , một quần_thể văn_hóa – tôn_giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ_Phật , các ngôi đền thờ_thần , các ngôi đình thờ tín_ngưỡng nông_nghiệp ... thường được gọi chung là Chùa_Hương . Từ lâu , di_tích này đã trở_thành một địa_điểm du_lịch quan_trọng , đặc_biệt với lễ_hội Chùa_Hương được tổ_chức vào mỗi mùa xuân . Cách trung_tâm Hà_Nội khoảng 20 km về phía Tây , Chùa_Thầy nằm trên địa_phận của xã Sài_Sơn , huyện Quốc_Oai . Ngôi chùa , thường gắn liền với tên_tuổi vị thiền_sư Từ_Đạo_Hạnh , là một di_sản kiến_trúc , văn_hóa , lịch_sử giá_trị . Giống như Chùa_Hương , lễ_hội Chùa_Thầy cũng được tổ_chức vào mùa xuân , đầu tháng 3 hàng năm . Cùng_với các ngôi chùa , Hà_Nội còn có không ít đền thờ_Đạo_Lão , Đạo_Khổng hay các thần bảo_hộ như Thăng_Long tứ_trấn , Văn_Miếu-Quốc Tử_Giám , Đền_Ngọc_Sơn ... Trong khu_phố cổ còn nhiều ngôi đình vẫn được những người_dân thường_xuyên tới lui_tới bày_tỏ lòng thành_kính . Kitô_giáo theo chân những người châu_Âu vào Việt_Nam , giúp Hà_Nội có được Nhà_thờ Lớn , Nhà_thờ Cửa_Bắc , Nhà_thờ Hàm_Long ... Ngoài_ra có thánh_đường Hồi_Giáo Jamia_Al Noor tại Hàng_Lược , Thánh_thất Cao_Đài thủ_đô . Các công_trình tôn_giáo ngày_nay là một phần quan_trọng của kiến_trúc thành_phố , nhưng không ít hiện phải nằm trong những khu dân_cư đông_đúc , thiếu không_gian . Thời_kỳ thuộc_địa đã để lại Hà_Nội rất nhiều các công_trình kiến_trúc lớn , hiện vẫn đóng vai_trò quan_trọng về công_năng , như Nhà_hát_Lớn , Phủ Chủ_tịch , Bắc_Bộ phủ , trụ_sở Bộ Ngoại_giao , Bảo_tàng Lịch_sử , Khách_sạn Sofitel_Metropole ... Một_số công_trình bị phá_bỏ để xây mới – như Tòa_thị chính được thay_thế bằng trụ_sở Ủy_ban_nhân_dân thành_phố – hoặc tu_sửa nhưng không giữ được kiến_trúc cũ – như ga Hàng_Cỏ . Thời_kỳ tiếp_theo , Hà_Nội cũng có thêm các công_trình mới . Lăng_Hồ_Chí_Minh , Bảo_tàng Hồ_Chí_Minh , Hội_trường Ba_Đình , ghi đậm dấu_ấn của giai_đoạn này . Từ những năm 2000 , cùng_với sự phát_triển về kinh_tế , rất nhiều cao_ốc và khách_sạn như Daewoo , Sofitel_Plaza , Melia , tòa nhà_Tháp Hà_Nội ... Mọc lên mang lại cho thành_phố dáng_vẻ hiện_đại . Hà_Nội cũng chứng_kiến sự ra_đời của những công_trình quan_trọng như Trung_tâm Hội_nghị Quốc_gia , Sân_vận_động Quốc_gia Mỹ_Đình ... Để kỷ_niệm lễ 1.000 năm Thăng_Long – Hà_Nội , hiện_nay rất nhiều công_trình được xây_dựng , có_thể kể đến Keangnam_Hanoi Landmark_Tower , Lotte_Center Hà_Nội , Bảo_tàng Hà_Nội và Tòa nhà Quốc_hội . Kinh_tế Tổng_quan Năm 2010 Hà_Nội đạt được những kết_quả khả_quan_trọng trong phát_triển kinh_tế . GDP tăng 11 % , thu_nhập bình_quân đầu người xấp_xỉ đạt 2.000 Đô_la Mỹ . Tổng_thu ngân_sách trên địa_bàn vượt 100.000 tỷ đồng . Năm 2019 , Hà_Nội là đơn_vị hành_chính Việt_Nam xếp thứ 2 về tổng_sản_phẩm trên địa_bàn ( GRDP ) , xếp thứ 8 về GRDP bình_quân đầu người , đứng thứ 41 về tốc_độ tăng_trưởng GRDP._GRDP của thành_phố đạt 971.700 tỷ đồng ( 41,85 tỷ USD ) , GRDP bình_quân đầu người đạt 120,6 triệu đồng ( 5.200 USD ) , tốc_độ tăng_trưởng GRDP đạt 7,62 % . Quy_mô GRDP năm 2020 theo giá hiện_hành_ước đạt 1.016_nghìn tỷ đồng , xếp thứ hai các tỉnh_thành cả nước ; GRDP bình_quân đầu người đạt 122,7 triệu đồng ( 5.285 USD , xếp_hạng 7 ) , GRDP theo giá so_sánh năm 2010 ước tăng 3,94 % , cao gấp khoảng 1,5 lần mức tăng của cả nước ( xếp_hạng 26 ) ( báo_cáo của địa_phương , Tổng_cục Thống_kê sẽ công_bố số_liệu đánh_giá lại ) . Thu_nhập bình_quân đầu người sơ_bộ năm 2019 là 6,403 triệu đồng / tháng ( xếp_hạng 3 ) . Năm 2020 , GRDP của Thành_phố tăng 3,98 % so với năm 2019 ( quý 1 tăng 4,13 % ; quý II tăng 1,76 % ; quý III tăng 3,95 % ; quỷ IV tăng 3,77 % ) , đạt mức thấp so với kế_hoạch và mức tăng_trưởng của năm 2019 , chủ_yếu do ảnh_hưởng nặng_nề từ đại_dịch Covid-19 . Khu_vực nông , lâm_nghiệp và thủy_sản năm 2020 ước_tính tăng 4.2 % so với năm 2019 , đóng_góp 0,09 % vào mức tăng GRDP. Đây là khu_vực ghi_nhận tốc_độ tăng cao hơn mức tăng chung và cao hơn mức tăng của nhiều năm qua . Nguyên_nhân chủ_yếu do dịch_tả lợn châu_Phi cơ_bản được kiểm_soát , công_tác tái_đàn được quan_tâm , quy_mô đàn lợn hiện có 1,36 triệu con , tăng 26,2 % so với cùng kỳ ; chăn_nuôi gia_cầm và hoạt_động thủy_sản phát_triển tốt ( quy_mô đàn gia_cầm hiện có 39,9 triệu con , tăng 9,3 % ; sản_lượng thịt gia_cầm xuất chuồng năm 2020 tăng 25,3 % ; sản_lượng thủy_sản tăng 3,5 % ) . Bên_cạnh đó , thời_tiết giai_đoạn lúa trỗ bông khá thuận_lợi , cùng_với công_tác bảo_vệ thực_vật được chú_trọng đã góp_phần tăng năng_suất lúa ; sản_lượng lúa vụ mùa 2020 toàn Thành_phố ước_đạt 447,2 nghìn tắn , tăng 2,4 % so với vụ mùa 2019 . Khu_vực công_nghiệp và xây_dựng ước_tính năm 2020 tăng 6,39 % so với năm 2019 , đóng_góp 1,43 % vào mức tăng GRDP. Trong đó : Ngành công_nghiệp cả năm tăng 4,91 % , đóng_góp 0,69 % vào mức tăng chung . Năm 2020 , ngành công_nghiệp Hà_Nội đang dần chuyển_dịch theo hướng phát_triển các khu_vực công_nghiệp hiện_đại có giá_trị xuất_khẩu lớn như : Điều_khiển kỹ_thuật_số , tự_động hóa , rô-bốt , nano , plasma , laser , công_nghệ_sinh_học . Tuy_nhiên , ngành này cũng chịu ảnh_hưởng nặng_nề từ đại_dịch Covid-19 , nhất_là các ngành sản_xuất , xuất_khẩu sản_phẩm và sử_dụng nhiều nguyên , vật_liệu , phụ_kiện nhập_khẩu ; Nghị_định 100 / 2019 / NĐ-CP của Chính_phủ cũng ảnh_hưởng đến ngành sản_xuất đồ uống của Thành_phố . Ngành xây_dựng tiếp_tục tăng cao 8,9 % so với năm 2019 , đóng_góp 0,74 % vào mức tăng chung , trong đó công_tác giải_ngân vốn đầu_tư công có chuyền biến tích_cực ; đã khởi_công một_số công_trình lớn và hoàn_thành đưa vào sử_dụng một_số công_trình trọng_điểm , góp_phần phát_triển kinh_tế – xã_hội Thủ_đô . Khu_vực dịch_vụ năm 2020 tăng 3,29 % so với năm trước ( đóng_góp 2,1 % vào mức tăng GRDP ) , thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,27 % năm 2018 và 7,59 % năm 2019 do chịu ảnh_hưởng nặng_nề từ đại_địch Covid-19 , nhất_là các ngành , lĩnh_vực : Du_lịch , khách_sạn , nhà_hàng , vận_tải , xuất_nhập_khẩu , vui_chơi , giải_trí ... Ngành bán_buôn , bán_lẻ là điểm sáng trong khu_vực dịch_vụ năm 2020 với mức tăng 8,84 % , là một trong những ngành đóng_góp tích_cực vào tăng_trưởng chung của Thành_phố ( đóng_góp 0,81 % vào mức tăng GRDP ) . Một_số ngành duy_trì tăng_trưởng khá : Tài_chính , ngân_hàng , bảo_hiểm tăng 7,21 % ; thông_tin và truyền_thông tăng 6,89 % . Năm 2020 , hoạt_động y_tế , giáo_dục được quan_tâm , chú_trọng ; giá_trị tăng thêm ngành y_tế và trợ_giúp xã_hội_ước tăng 14,23 % so với năm 2019 ; ngành giáo_dục và đào_tạo tăng 7,01 % . Một_số ngành dịch_vụ bị ảnh_hưởng trực_tiếp bởi dịch Covid-19 có mức tăng_trưởng âm trong năm nay , trong đó : Dịch_vụ lưu_trú và ăn_uống giảm 18,93 % so với 2019 ; hoạt_động hành_chính và dịch_vụ hỗ_trợ ( trong đó du_lịch , lữ_hành chiếm 30 % ) giảm 16,88 % ; hoạt_động nghệ_thuật , vui_chơi và giải_trí giảm 6,15 % ; ngành vận_tải , kho_bãi giảm 1,25 % ; kinh_doanh bất_động_sản giảm 0,16 % . Quy_mô GRDP năm 2020 theo giá hiện_hành_ước đạt 1.016_nghìn tỷ đồng ; GRDP bình_quân đầu người đạt 122,7 triệu đồng ( tương_đương 5.285 USD ) , tăng 2,34 % so với năm 2019 . Cơ_cấu khu_vực nông , lâm_nghiệp và thủy_sản chiếm 2,24 % GRDP ; khu_vực công_nghiệp và xây_dựng chiếm 23,67 % ; khu_vực dịch_vụ chiếm 62,79 % ; thuế sản_phẩm trừ trợ_cấp sản_phẩm chiếm 11,3 % ( Cơ_cầu tương_ứng năm 2019 là : 2,02 % ; 22,9 % ; 63,73 % và 1 1,35 % ) . Tổng_thu ngân_sách Nhà_nước trên địa_bàn năm 2020 ước thực_hiện 280,5_nghìn tỷ đồng , đạt 100,6 % dự_toán HĐND Thành_phố giao , tăng 3,9 % so với thực_hiện năm 2019 , trong đó : Thu từ hoạt_động xuất , nhập_khẩu_ước thực_hiện 18,9_nghìn tỷ đồng , đạt 102,7 % dự_toán và bằng 99,8 % so với thực_hiện năm 2019 ; thu từ dầu_thô 2,1 nghìn tỷ đồng , đạt 99,5 % và bằng 63,2 % ; thu nội_địa ( không kể đầu_thô ) 259,5 nghìn tỷ , đạt 100,5 % và tăng 4,7 % . Du_lịch So với các tỉnh , thành_phố khác của Việt_Nam , Hà_Nội là một thành_phố có tiềm_năng để phát_triển du_lịch . Trong nội_ô , cùng_với các công_trình kiến_trúc , Hà_Nội còn sở_hữu một hệ_thống bảo_tàng đa_dạng bậc nhất Việt_Nam . Thành_phố cũng có nhiều lợi_thế trong việc giới_thiệu văn_hóa Việt_Nam với du_khách nước_ngoài thông_qua các nhà_hát sân_khấu dân_gian , các làng_nghề truyền_thống . Du_lịch Hà_Nội đang ngày_càng trở_nên hấp_dẫn hơn với các du_khách . Năm 2007 , Hà_Nội đón 1,1 triệu lượt khách du_lịch ngoại_quốc . Năm 2008 , trong 9 triệu lượt khách của thành_phố , có 1,3 triệu lượt khách nước_ngoài . Tỷ_lệ du_khách tới thăm các bảo_tàng Hà_Nội cũng không cao . Một trong các bảo_tàng thu_hút nhiều khách tham_quan nhất là Bảo_tàng dân_tộc_học . Hàng năm , Bảo_tàng Dân_tộc_học , điểm đến được yêu_thích trong các sách hướng_dẫn du_lịch , có 180.000 khách tới thăm , trong đó một_nửa là người nước_ngoài . Theo thống_kê năm 2019 , Hà_Nội có 3.499 cơ_sở lưu_trú với tổng_số 60.812 buồng phòng . Trong số này 561 cơ_sở lưu_trú du_lịch đã xếp_hạng với 22.749 buồng phòng bao_gồm 67 khách_sạn được xếp_hạng từ 3 – 5 sao và 7 khu căn_hộ du_lịch cao_cấp từ 4 – 5 sao . Với mức giá được coi là khá đắt ở Việt_Nam , khoảng 126,26 USD một đêm cho phòng khách_sạn 5 sao , hiệu_suất thuê phòng các khách_sạn 3 – 5 sao ở Hà_Nội hiện dao_động từ 80 % đến 90 % . Ngoài 11 khách_sạn 5 sao là Daewoo , Horison , Hilton Hanoi_Opera , Melia , Nikko , Sofitel_Metropole , Sheraton , Sofitel_Plaza , và InterContinental , Crown_Plaza , Marriot , thành_phố còn 6 khách_sạn 4 sao và 19 khách_sạn 3 sao . Du_lịch ở Hà_Nội cũng còn không ít những tệ_nạn , tiêu_cực . Trang_Lonely Planet cảnh_báo tình_trạng du_khách nước_ngoài bị taxi và xe_buýt lừa đến một_số khách_sạn giả_danh và bị đòi giá cao ; ở quanh khu_vực hồ Hoàn_Kiếm du_khách đồng_tính nam có_thể bị mời_mọc vào những quán karaoke , nơi hóa_đơn thanh_toán cho một_vài đồ uống có_thể tới 100 USD hoặc hơn . Xã_hội Dân_cư Từ rất lâu , Thăng_Long đã trở_thành điểm đến của những người_dân tứ_xứ . Vào thế_kỷ XV , dân các trấn về Thăng_Long quá đông khiến vua Lê_Thánh_Tông có ý_định buộc tất_cả phải về nguyên_quán . Nhưng khi nhận thấy họ chính là lực_lượng lao_động và nguồn thuế quan_trọng , triều_đình đã cho_phép họ ở lại . Tìm đến kinh_đô Thăng_Long còn có cả những cư_dân ngoại_quốc , phần_lớn là người Hoa . Trong hơn một ngàn năm Bắc_thuộc , rất nhiều những người Hoa đã ở lại sinh_sống thành_phố này . Trải qua các triều đại_Lý , Trần , Lê , vẫn có những người Hoa tới xin phép cư_ngụ lại Thăng_Long . Theo Dư_địa_chí của Nguyễn_Trãi , trong số 36 phường họp thành kinh_đô Thăng_Long có một phường người Hoa là phường Đường_Nhân , nay có_thể là khu_vực phố Hàng_Ngang . Những thay_đổi về dân_cư vẫn diễn ra liên_tục và kéo_dài cho tới ngày_nay . Cùng_với đó , quá_trình đổi_thay liên_tục của địa_giới hành_chính ( đặc_biệt là sau khi sát nhập Gia_Lâm trong thời_gian 1954 – 1961 , phần_lớn tỉnh Phúc_Yên khoảng năm 1980 và toàn_bộ tỉnh Hà_Tây năm 2008 ) , đã phần_nào thay_đổi định_nghĩa người Hà_Nội trong từng thời_kỳ lịch_sử . Trong thời_kỳ Pháp thuộc , với vai_trò là thủ_phủ của Liên_bang Đông_Dương , Hà_Nội đã thu_hút một lượng đáng_kể người Pháp , người Hoa và người Việt từ những vùng lân_cận . Vào thập_niên 1940 , dân_số thành_phố được thống_kê là 132.145 người , nhưng đến năm 1954 thì giảm xuống chỉ còn 53.000_dân trên một diện_tích 152 km² , điều này là do phần_lớn người_dân đã di_tản lên những vùng Việt_Minh kiểm_soát sau khi thực_dân Pháp trở_lại chiếm_đóng Hà_Nội năm 1946 . Sau khi chính_quyền Việt_Minh tiếp_quản Hà_Nội , hầu_hết người Pháp và người Hoa đã rời bỏ thành_phố để vào miền Nam hoặc trở về quê_hương . Ở những làng ngoại_thành , ven đô cũ , nơi người_dân sống chủ_yếu nhờ nông_nghiệp , thường không có sự thay_đổi lớn . Nhiều gia_đình nơi đây vẫn giữ được gia_phả từ những thế_kỷ XV , XVI. Trong nội_thành , chỉ còn lại vài dòng_họ đã định_cư liên_tục tại Thăng_Long từ thế_kỉ XV như dòng_họ Nguyễn_ở phường Đông_Tác . Do tính_chất của công_việc , nhiều thương_nhân và thợ_thủ_công ít khi trụ nhiều đời tại một điểm . Gặp khó_khăn trong kinh_doanh , những thời_điểm sa_sút , họ tìm tới vùng_đất khác . Cũng có những trường_hợp , một gia_đình có người đỗ_đạt được bổ_nhiệm làm quan tỉnh khác và đem theo gia_quyến , đôi_khi cả họ_hàng . Các thống_kê trong lịch_sử cho thấy dân_số Hà_Nội tăng nhanh trong nửa cuối thế_kỷ XX. Vào thời_điểm năm 1954 , thành_phố có 53.000_dân , trên một diện_tích 152 km² . Đến năm 1961 , thành_phố mở_rộng diện_tích lên 584 km² với dân_số 91.000 người . Năm 1978 , Quốc_hội quyết_định mở_rộng thủ_đô lần thứ hai với diện_tích đất tự_nhiên 2.136 km² , dân_số 2,5 triệu người . Tới năm 1991 , địa_giới Hà_Nội tiếp_tục thay_đổi , chỉ còn 924 km² , nhưng dân_số vẫn ở mức hơn 2 triệu người . Trong suốt thập_niên 1990 , với việc các khu_vực ngoại_ô dần được đô_thị hóa , dân_số Hà_Nội tăng đều_đặn , đạt con_số 2.675.166 người vào năm 1999 . Sau đợt mở_rộng địa_giới hành_chính vào tháng 8 năm 2008 , thành_phố Hà_Nội có hơn 6,23 triệu dân và nằm trong 17 thủ_đô có diện_tích lớn nhất thế_giới . Theo kết_quả cuộc điều_tra dân_số ngày 1 tháng 4 năm 2009 , dân_số toàn Hà_Nội là 6.451.909 người . Dân_số trung_bình của thành_phố năm 2010 là 6.561.900 người . Tính đến hết năm 2015 , dân_số Hà_Nội là 7.558.956 người . Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019 , dân_số Hà_Nội là 8.053.663 người , trong đó 49,2 % dân_số ( tức 3,96 triệu người ) sống ở thành_thị , và 50,8 % dân_số sống ở nông_thôn ( tức 4,09 triệu người ) . Về cơ_cấu dân_số , cư_dân Hà_Nội chủ_yếu là người Kinh , chiếm tỷ_lệ khoảng 99 % , theo sau là người Mường , người Tày và các dân_tộc_thiểu_số khác . Đồng_bào các dân_tộc_thiểu_số sinh_sống xen_kẽ với người Kinh ở tất_cả 30 đơn_vị hành_chính cấp huyện của thành_phố , trong đó cư_trú tập_trung ở 14 xã của 5 huyện Ba_Vì , Thạch_Thất , Quốc_Oai , Chương_Mỹ và Mỹ_Đức . Tính đến năm 2019 , toàn thành_phố có 278.450 người theo 9 tôn_giáo khác nhau , nhiều nhất là Công_giáo có 192.958 người , tiếp_theo là Phật_giáo đạt 80.679 người , đạo Tin_lành có 4.226 người , còn lại các tôn_giáo khác như đạo Cao_Đài , Hồi_giáo , Baha'i_giáo , Phật_giáo Hòa_Hảo , Minh Lý_đạo , Minh_Sư_đạo và Tịnh_độ cư_sĩ Phật_hội Việt_Nam . Hà_Nội là đơn_vị hành_chính cấp tỉnh đông dân thứ hai Việt_Nam với 8,05 triệu dân_cư ( 2019 ) , trong đó 49,2 % dân_cư là người thành_thị . Cũng theo số_liệu năm 2019 , mật_độ dân_số của Hà_Nội là 2.398 người / km² , cao thứ hai trong tất_cả các tỉnh , nhưng phân_bố dân_số không đồng_đều ; khoảng_cách về dân_số giữa quận và huyện , giữa thành_thị và nông_thôn còn lớn với xu_hướng tiếp_tục gia_tăng . Mật_độ dân_số cao nhất là ở quận Đống_Đa lên tới hơn 42.000 người / km² ( 2018 ) , trong khi đó , ở những huyện ngoại_thành như Ba_Vì , Mỹ_Đức mật_độ dưới 1.000 người / km² . Nhà_ở Mặc_dù là thủ_đô của một quốc_gia thu_nhập bình_quân đầu người trung_bình thấp , nhưng Hà_Nội lại là một trong những thành_phố đắt_đỏ nhất thế_giới và giá bất_động_sản không thua_kém các quốc_gia giàu_có . Điều này đã khiến người_dân Hà_Nội , đặc_biệt tầng_lớp có thu_nhập thấp , phải sống trong điều_kiện chật_chội , thiếu tiện_nghi . Theo số_liệu năm 2003 , 30 % dân_số Hà_Nội sống dưới mức 3 m² một người . Ở những khu_phố trung_tâm , tình_trạng còn bi_đát hơn rất nhiều . Nhà_nước cũng không đủ khả_năng để hỗ_trợ cho người_dân . Chỉ khoảng 30 % cán_bộ , công_nhân , viên_chức được phân_phối nhà ở . Do truyền_thống văn_hóa và những khó_khăn về chỗ ở , hiện_tượng ba , bốn thế_hệ cùng sống chung trong một ngôi nhà rất phổ_biến ở Hà_Nội . Hầu_hết các hộ dân_cư của thành_phố đều có nhà ở và chủ_yếu sống trong các loại nhà kiên_cố và bán kiên_cố . Mỗi năm , thành_phố xây_dựng mới hàng triệu mét_vuông nhà , nhưng giá vẫn ở mức quá cao so với phần_lớn người_dân . Gần như 100 % các gia_đình trẻ ở Hà_Nội chưa có nhà ở , phải sống ghép chung hoặc thuê nhà ở tạm . Với giá từ 500 triệu tới 1,5 tỷ đồng một căn_hộ chung_cư , một người_dân có thu_nhập trung_bình chỉ có_thể mua được sau nhiều năm tích_lũy tài_chính . Bên_cạnh những khu chung_cư mới mọc thêm ngày_càng nhiều , vẫn còn những bộ_phận dân_cư phải sống trong những điều_kiện hết_sức lạc_hậu . Tại các khu_vực ven sông Hồng và các bãi bồi_thuộc trung_tâm thành_phố , hàng trăm gia_đình sống trong những ngôi nhà lợp mái tre , không có điện , không có trường_học và không được chăm_sóc về y_tế . Y_tế Năm 2010 , thành_phố Hà_Nội có 650 cơ_sở khám_chữa bệnh trực_thuộc sở Y_tế thành_phố , trong đó có 40 bệnh_viện , 29 phòng_khám khu_vực và 575 trạm y_tế . Số giường_bệnh trực_thuộc sở Y_tế Hà_Nội là 11.536 giường , chiếm khoảng một phần hai mươi số giường_bệnh toàn_quốc ; tính trung_bình ở Hà_Nội 569 người / giường_bệnh so với 310 người / giường_bệnh ở Thành_phố Hồ_Chí_Minh . Điều này dẫn đến tình_trạng nhiều bệnh_viện 1 giường_bệnh có đến 2-3 bệnh_nhân nằm điều_trị là thường_xuyên gặp . Cũng theo thống_kê năm 2010 , thành_phố Hà_Nội có 2.974 bác_sĩ , 2.584 y_sĩ và 3.970 y_tá . Do sự phát_triển không đồng_đều , những bệnh_viện lớn của Hà_Nội , cũng là của cả miền Bắc , chỉ tập_trung trong khu_vực nội_ô thành_phố . Các bệnh_viện Việt_Đức , Bạch_Mai , Bệnh_viện Nhi Trung_ương và Bệnh_viện Phụ_sản Hà_Nội đều trong tình_trạng quá_tải . Cùng_với hệ_thống y_tế của nhà_nước , Hà_Nội cũng có một hệ_thống bệnh_viện , phòng_khám tư_nhân đang dần phát_triển . Năm 2007 , toàn thành_phố có 8 bệnh_viện tư_nhân với khoảng 300 giường_bệnh . Theo đề_án đang được triển_khai , đến năm 2010 , Hà_Nội sẽ có thêm 8 đến 10 bệnh_viện tư_nhân . Khi đó , tổng_số giường_bệnh tư_nhân sẽ lên tới khoảng 2.500 giường . Điều_kiện chăm_sóc y_tế giữa nội_ô và các huyện ngoại_thành Hà_Nội có sự chênh_lệch lớn . Sau đợt mở_rộng địa_giới hành_chính năm 2008 , mức chênh_lệch này càng tăng , thể_hiện qua các chỉ_số y_tế cơ_bản . Nếu_như tại địa_phận Hà_Nội cũ , tỷ_lệ trẻ_em suy_dinh_dưỡng là 9,7 % , thì ở Hà_Tây , con_số lên tới 17 % . Tương_tự , tuổi_thọ trung_bình tại khu_vực Hà_Nội cũ khá cao , 79 tuổi , nhưng sau khi mở_rộng , con_số này bị giảm xuống còn 75,6_tuổi . Tại không ít khu_vực thuộc các huyện ngoại_thành , cư_dân vẫn phải sống trong điều_kiện vệ_sinh yếu_kém , thiếu nước_sạch để sinh_hoạt , phải sử_dụng nước ao , nước giếng . Giáo_dục Từ nhiều thế_kỷ , vị_thế kinh_đô đã giúp Thăng_Long – Hà_Nội trở_thành trung_tâm giáo_dục của Việt_Nam . Từ giữa thế_kỷ XV cho tới cuối thế_kỷ XIX , Hà_Nội luôn là một trong những địa_điểm chính để tổ_chức các cuộc thi thuộc hệ_thống khoa_bảng , nhằm chọn những nhân_vật tài_năng bổ_sung vào bộ_máy quan_lại . Tuy_vậy , về số_lượng trạng_nguyên , Hà_Nội lại thấp hơn những vùng_đất truyền_thống khác như Bắc_Ninh , Hải_Dương , Nam_Định . Tới thời Pháp thuộc , với vị_trí là thủ_đô của Liên_bang Đông_Dương . Một thời_kì trường thi Hà_Nội bị nhập vào với trường Nam_Định gọi là trường Hà_Nam thi tại Nam_Định ( 1884 đến 1915 ) . Hà_Nội là một trung_tâm giáo_dục của khu_vực , nơi người Pháp đặt các trường dạy nghề và giáo_dục bậc đại_học , trong đó có Viện Đại_học Đông_Dương , Trường Y_khoa Đông_Dương , Trường Bách_nghệ Hà_Nội là các trường mà sau_này trở_thành nền_móng của giáo_dục đại_học ở Việt_Nam . Năm 2009 , Hà_Nội có 677 trường tiểu_học , 581 trường trung_học_cơ_sở và 186 trường trung_học_phổ_thông ( THPT ) với 27.552 lớp_học , 982.579 học_sinh . Hệ_thống trường trung_học_phổ_thông , Hà_Nội có 40 trường công_lập , một_vài trong số đó có chất_lượng giảng_dạy và truyền_thống lâu_đời , như trường THPT chuyên Hà_Nội – Amsterdam , trường THPT chuyên Nguyễn_Huệ , trường THPT Chu_Văn_An , trường THPT Trần_Phú . Bên_cạnh các trường công_lập , thành_phố còn có 65 trường dân_lập và 5 trường bán_công . Hà_Nội cũng là địa_điểm của ba trường trung_học đặc_biệt , trực_thuộc các trường đại_học , là trường THPT chuyên ngoại_ngữ thuộc trường Đại_học Ngoại_ngữ , Đại_học Quốc_gia Hà_Nội , trường THPT chuyên_Khoa_học Tự_nhiên thuộc trường Đại_học Khoa_học Tự_nhiên , Đại_học Quốc_gia Hà_Nội và trường THPT chuyên Đại_học Sư_phạm Hà_Nội thuộc trường Đại_học Sư_phạm Hà_Nội . Cùng_với các trung_học_danh_tiếng , hệ_thống giáo_dục của thành_phố vẫn duy_trì những trường bổ_túc và cả các lớp_học xóa mù_chữ . Sau khi Hà_Tây được sáp_nhập vào thành_phố , Hà_Nội hiện đứng đầu Việt_Nam về số_lượng người không biết chữ . Năm 2008 , toàn thành_phố có gần 235.000 người mù_chữ trên tổng_số 1,7 triệu người của cả quốc_gia , tuy_nhiên đến năm 2017 , thành_phố xác_nhận đã hoàn_thành chương_trình xóa mù_chữ mức_độ 2 . Là một trong hai trung_tâm giáo_dục đại_học lớn nhất quốc_gia , trên địa_bàn Hà_Nội có trên 50 trường đại_học cùng nhiều cao_đẳng , đạo_tạo hầu_hết các ngành_nghề quan_trọng . Năm 2007 , tại thành_phố có 606.207 sinh_viên , Hà_Tây cũng tập_trung 29.435 sinh_viên . Nhiều trường đại_học ở đây như Đại_học Quốc_gia Hà_Nội , Đại_học Y Hà_Nội , Đại_học Bách_khoa Hà_Nội , Học_viện An_ninh nhân_dân , Học_viện Kỹ_thuật Quân_sự , Đại_học Kinh_tế Quốc_dân , Đại_học Ngoại_thương , Đại_học Sư_phạm Hà_Nội , Học_viện Nông_nghiệp Việt_Nam là những trường đào_tạo đa ngành và chuyên_ngành hàng_đầu của Việt_Nam . Dù_vậy , giáo_dục đại_học phải đối_mặt với nhiều bất_cập . Khuôn_viên có tính truyền_thống , phong_cách sư_phạm và có hồn văn_hóa của những trường lập ra từ xưa_nay bị xẻ thịt thành nhà ở , nhà_hàng , nhà băng ... Đại_học Bách_khoa bị cắt bởi đường_phố , và còn lập ra cả phường như phường Bách_Khoa quận Hai_Bà_Trưng . Khuôn_viên cổ_kính của Viện Đại_học Đông_Dương thì chen vào nhà_hàng 23 Lê_Thánh_Tông phục_vụ dân nhậu . Các ký_túc_xá cũ lẫn mới thường được tạo điều_kiện để sinh_viên không ở được , như cho hộ gia_đình thuê trọ , mở nhà_hàng .. để sinh_viên tự tìm chỗ ở yên_tĩnh mà học_tập , từ đó chuyển_đổi sử_dụng ký_túc . Phái thực_dụng còn lên_tiếng đòi các trường phải di_dời đi đâu_đó quang_đãng mà học , nhường lại " đất vàng " cho các hoạt_động hái ra tiền trước_mắt . Văn_hóa Thể_thao Với vai_trò thủ_đô , Hà_Nội là nơi tập_trung nhiều câu_lạc_bộ thể_thao lớn cùng các công_trình thể_thao quan_trọng của Việt_Nam . Hiện_nay thành_phố có một câu_lạc_bộ bóng_đá nam : Hà_Nội FC thi_đấu tại V.League 1 và hai câu_lạc_bộ bóng_đá nữ : Câu_lạc_bộ bóng_đá nữ Hà_Nội I và Câu_lạc_bộ bóng_đá nữ Hà_Nội II. Ngoài_ra , trong quá_khứ , Hà_Nội từng có nhiều đội bóng mạnh như Thể_Công , Công_an Hà_Nội , Tổng_cục Đường_sắt , Tổng_cục Bưu_điện ( thành_lập năm 1957 ) , Phòng_không Không_quân , Thanh_niên Hà_Nội , Quân_khu Thủ_đô , Công_nhân Xây_dựng Hà_Nội . Những vận_động_viên của Hà_Nội luôn đóng vai_trò quan_trọng trong đoàn thể_thao Việt_Nam tham_dự các kỳ thi_đấu quốc_tế . Từ năm 2001 đến 2003 , các vận_động_viên của thành_phố đã đạt được tổng_cộng 3.414 huy_chương , gồm : 54 huy_chương thế_giới , 95 huy_chương châu_Á , 647 huy_chương Đông_Nam_Á và quốc_tế , cùng 2.591 huy_chương tại các giải đấu quốc_gia . Hà_Nội dẫn_đầu Việt_Nam về tỷ_lệ người thường_xuyên tập_luyện thể_thao với 28,5 % . Nhưng dân_số quá đông , không_gian đô_thị ngày_càng chật_chội khiến những địa_điểm thể_thao trở_nên khan_hiếm và không đáp_ứng đủ nhu_cầu của người_dân . Hầu_hết các trường đại_học và cao_đẳng tại Hà_Nội đều trong tình_trạng thiếu sân_chơi . Một_vài trường có diện_tích rộng , nhưng lại sử_dụng một phần để xây_dựng sân quần_vợt với hiệu_suất sử_dụng không cao . Các sinh_viên của thành_phố thường phải chơi bóng trong những khoảng sân có diện_tích nhỏ_hẹp . Sau nhiều năm sử_dụng Sân_vận_động Hàng_Đẫy , được xây_dựng năm 1958 , nằm trong trung_tâm thành_phố làm nơi thi_đấu chính , từ năm 2003 , Hà_Nội có thêm Sân_vận_động Mỹ_Đình nằm tại phía Nam thành_phố , sức chứa 40.192 chỗ ngồi . Sân_vận_động Quốc_gia Mỹ_Đình , nằm trong Liên_hợp thể_thao quốc_gia , từng là địa_điểm chính của Đại_hội Thể_thao Đông_Nam_Á 2003 , nơi tổ_chức lễ khai_mạc , lễ bế_mạc , các trận thi_đấu bóng_đá nam & các cuộc tranh_tài trong môn điền_kinh . Tại Giải_vô_địch bóng_đá Đông_Nam_Á 2008 , trước bốn vạn khán_giả , Mỹ_Đình là nơi chứng_kiến Đội_tuyển quốc_gia Việt_Nam bước lên_ngôi cao nhất của bóng_đá Đông_Nam_Á . Một_số trung_tâm thể_thao lớn khác của thành_phố có_thể kể tới như Nhà thi_đấu Quần_Ngựa , Trung_tâm Huấn_luyện thể_thao Quốc_gia I. .. Cùng hơn 20 điểm sân bãi , nhà_tập khác . Ngày 8 tháng 11 năm 2012 , Hà_Nội được Hội_đồng Thể_thao châu_Á trao quyền đăng_cai ASIAD 18 , nhưng đến ngày 17 tháng 4 năm 2014 , Việt_Nam đã xin rút quyền đăng cai_giải do vấn_đề về kinh_phí tổ_chức . Địa_điểm văn_hóa , giải_trí Theo con_số giữa năm 2008 , toàn thành_phố Hà_Nội có 17 rạp hát , trong đó 12 rạp thuộc hai quận Hoàn_Kiếm và Hai_Bà_Trưng . Nhà_hát_Lớn của thành_phố , nằm tại số 1 phố Tràng_Tiền , quận Hoàn_kiếm do người Pháp xây_dựng và hoàn_thành vào năm 1911 . Ngày_nay , đây là nơi biểu_diễn các loại_hình nghệ_thuật cổ_điển như opera , nhạc thính_phòng , kịch nói , cũng là trung_tâm của các hội_nghị , gặp_gỡ . Nằm tại số 91 phố Trần_Hưng_Đạo , Cung_Văn_hóa Hữu_nghị Hà_Nội cũng là một địa_điểm biểu_diễn quan_trọng , nơi diễn ra các hoạt_động văn_hóa , nghệ_thuật , thời_trang , các cuộc thi hoa_hậu ... Cùng các hoạt_động khoa_học , hội_thảo , hội_nghị , triển_lãm . Dành cho sân_khấu kịch , thành_phố có Nhà_hát Tuổi_trẻ tại số quận Hai_Bà_Trưng với 650 chỗ ngồi , Nhà_hát Chuông_Vàng tại quận Hoàn_kiếm với 250 ghế_ngồi , Nhà_hát Kịch Việt_Nam nằm trên con đường nhỏ sau lưng Nhà_hát_Lớn với 170 ghế . Các môn nghệ_thuật truyền_thống của Việt_Nam cũng có sân_khấu riêng . Nhà_hát Hồng_Hà tại Đường_Thành dành cho sân_khấu tuồng . Nhà_hát Cải_lương Trung_ương nằm tại quận Hai_Bà_Trưng . Môn nghệ_thuật chèo cũng có riêng Nhà_hát Chèo Việt_Nam ở khu Văn_công Mai_Dịch , huyện Từ_Liêm , và từ năm 2007 thêm một điểm biểu_diễn ở Kim_Mã , Giang_Văn_Minh . Rạp múa_rối nước Thăng_Long ở phố Đinh_Tiên_Hoàng , bờ hồ Hoàn_Kiếm , thường được nhiều khách du_lịch tìm đến . [ 125 ] Hà_Nội là thành_phố có hệ_thống bảo_tàng đa_dạng bậc nhất Việt_Nam . Một phần_lớn trong số đó là các bảo_tàng lịch_sử , như Bảo_tàng Lịch_sử Quân_sự , Bảo_tàng Lịch_sử Việt_Nam , Bảo_tàng Chiến_thắng B52 , Bảo_tàng Cách_mạng ... Các lĩnh_vực khác có_thể kể tới Bảo_tàng Mỹ_thuật Việt_Nam , Bảo_tàng Dân_tộc_học Việt_Nam , Bảo_tàng Phụ_nữ Việt_Nam . Tổng_cộng , Hà_Nội có hơn 10 bảo_tàng , so với hệ_thống gần 120 bảo_tàng của Việt_Nam . Năm 2009 , tại Hà_Nội có 32 thư_viện do địa_phương quản_lý với lượng sách 565 nghìn bản . Như_vậy , số thư_viện địa_phương của Hà_Nội hiện_nay lớn hơn Thành_phố Hồ_Chí_Minh – 26 thư_viện với 2.420_ngàn cuốn – nhưng lượng sách chỉ bằng khoảng một phần_tư . Ngoài hệ_thống thư_viện địa_phương , tại Hà_Nội còn phải kể tới các thư_viện trong trường đại_học . Thư_viện Quốc_gia tọa_lạc tại 31 phố Tràng_Thi , với 800.752 đầu_sách , 8.677_tựa báo , tạp_chí , có_thể xem như thư_viện quan_trọng nhất của Việt_Nam . Trong hơn 10 rạp chiếu_phim của Hà_Nội , chỉ một_vài rạp được trang_bị hiện_đại và thu_hút khán_giả , như hệ_thống rạp CGV , Lotte_Cinema , Platinum_Cineplex , Galaxy_Cinema , BHD Star_Cineplex hay Trung_tâm Chiếu_phim Quốc_gia . Những rạp khác như Đặng_Dung , Tháng 8 thì vắng người xem hơn . Fansland , rạp chiếu_phim một thời với các tác_phẩm điện_ảnh kinh_điển , đã phải đóng_cửa vào giữa năm 2008 bởi không có khán_giả . Các quán bar , vũ_trường cũng là điểm đến của một bộ_phận thanh_niên Hà_Nội , trong đó nổi_bật là vũ_trường 1900 Le_Theatre nằm trong top 100 vũ_trường nổi_tiếng nhất thế_giới năm 2019 của tạp_chí DJ_Mag . Nhiều vũ_trường từng nổi_tiếng nhưng chỉ tồn_tại một thời_gian rồi đóng_cửa vì nhiều lý_do . Vũ_trường New_Century trên phố Tràng_Thi mở_cửa từ năm 1999 , từng là tụ_điểm ăn_chơi bậc nhất của Hà_Nội , đã phải đóng_cửa vào năm 2007 bởi dính_líu tới mại_dâm và ma_túy . Trước đó , vũ_trường Đêm Màu_Hồng ở phố Hàng_Chiếu cũng kết_thúc trong một vụ cháy lớn vào năm 1999 . Nằm ở quận Tây_Hồ , Công_viên_nước Hồ_Tây là một địa_điểm giải_trí hấp_dẫn của Hà_Nội . Công_viên có diện_tích 35.560_m² , chia thành 5 khu vui_chơi được trang_bị hiện_đại với các đường trượt cao_tốc , bể tạo sóng , bể massage . Trong nội_ô thành_phố cũng có một_vài công_viên lớn như Công_viên Thống_Nhất , Công_viên Thủ_Lệ , Công_viên Tuổi_Trẻ , Công_viên Yên_Sở . Hàng_loạt các trung_tâm thương_mại lớn được xây_dựng như : Vinhomes Royal_City , Vinhomes Times_City , AEON_Mall Long_Biên , Aeon_Mall Hà_Đông , Big_C Thăng_Long , Metro_Hoàng_Mai , Metro Từ_Liêm , Melinh_Plaza ... Là nơi tập_trung mua_sắm của đông_đảo người_dân . Khu_vực phố đi bộ Hồ_Gươm được đưa vào hoạt_động ngày 1 tháng 9 năm 2016 gồm 16 tuyến phố . Làng_nghề truyền_thống Thành_phố Hà_Nội trước_kia đã có những làng_nghề phong_phú , thể_hiện qua câu thành_ngữ quen_thuộc " Hà_Nội 36 phố_phường " . Theo thời_gian , bộ_mặt đô_thị của khu_phố cổ đã có nhiều thay_đổi , nhưng những con phố nơi đây vẫn giữ nguyên những cái tên thuở trước và không ít trong số đó vẫn là nơi buôn_bán , kinh_doanh những mặt_hàng truyền_thống cũ . Sau khi Hà_Tây được sáp_nhập vào Hà_Nội , Hà_Nội còn có thêm nhiều làng_nghề danh_tiếng khác . Theo số_liệu cuối năm 2008 , toàn Hà_Nội có 1.264 làng_nghề , là nơi tập_trung làng_nghề đông_đúc bậc nhất Việt_Nam . Nằm trong trung_tâm khu_phố cổ , Hàng_Bạc trước_đây là nơi tập_trung những người sinh_sống bằng các nghề đúc bạc_nén , kim_hoàn và đổi tiền . Những thợ kim_hoàn của Hàng_Bạc có kỹ_thuật tinh_xảo , xuất_thân từ ba làng_nghề làm đồ vàng_bạc của miền Bắc Việt_Nam : làng Châu_Khê ở tỉnh Hải_Dương , làng Định_Công ở quận Hoàng_Mai và làng Đồng_Xâm thuộc tỉnh Thái_Bình . Thế_kỷ XV , Lưu_Xuân_Tín , vị quan thượng_thư_bộ Lại vốn người làng Châu_Khê , được triều_đình nhà Lê_giao cho việc lập_xưởng đúc bạc nén tại kinh_thành Thǎng_Long . Nhờ vậy , những người thợ Châu_Khê tới Hà_Nội và không_chỉ làm bạc_nén , họ làm cả nghề trang_trí vàng_bạc . Khi nhà Nguyễn_lấy Huế làm kinh_đô , xưởng đúc bạc_nén cũng chuyển tới kinh_thành mới , nhưng những người thợ Châu_Khê vẫn ở lại Thăng_Long và lập nên con phố Hàng_Bạc ngày_nay . Vào thời_kỳ thuộc_địa , con phố Hàng_Bạc còn được mang tên Rue_changeurs , có nghĩa phố Đổi_Bạc . Dân_cư ở đây không_chỉ sản_xuất đồ kim_hoàn mà_còn buôn_bán , đổi bạc nén lấy bạc vụn . Ngày_nay , nghề buôn_bán vàng_bạc xuất_hiện ở nhiều con phố khác , nhưng Hàng_Bạc vẫn là nơi đông_đúc bậc nhất . Làng gốm Bát_Tràng nằm ở huyện Gia_Lâm , phía Nam thành_phố từ lâu đã có các sản_phẩm gốm mang tên chính ngôi làng này . Làng xuất_hiện vào thế_kỷ XIV khi những người_dân làm gốm từ làng Bồ_Bát , Ninh_Bình và làng Ninh_Tràng , Thanh_Hóa tụ_họp về đây lập nên ngôi làng mới mang tên Bát_Tràng . Những người_dân Bát_Tràng trước_kia ít sống với nghề gốm và nông_nghiệp , chủ_yếu buôn_bán cau khô , nước_mắm . Nghề gốm ở đây chỉ thực_sự phát_triển sau năm 1954 , khi miền Bắc Việt_Nam bước vào thời_kỳ hòa_bình . Nhiều mẫu_mã , các loại men truyền_thống được những nghệ_nhân của làng phục_hồi , sản_phẩm gốm Bát_Tràng nhanh_chóng đạt được danh_tiếng . Bát_Tràng hiện_nay không_chỉ là một làng_nghề sản_xuất thuần_túy . Với nhiều công_trình tín_ngưỡng , văn_hóa cùng sản_phẩm gốm , ngôi làng trở_thành một địa_điểm du_lịch thu_hút của thành_phố Hà_Nội . Một làng_nghề khác của Hà_Nội ngày_nay là làng lụa Vạn_Phúc , vốn thuộc thành_phố Hà_Đông tỉnh Hà_Tây trước_đây , nay là quận Hà_Đông . Sản_phẩm lụa của làng từ rất lâu đã có tiếng với tên gọi " lụa Hà_Đông " , từng được ca_ngợi trong âm_nhạc , thi_ca và điện_ảnh . Tương_truyền , bà tổ làng lụa Vạn_Phúc vốn người Hàng_Châu , Trung_Quốc , theo chồng chinh_chiến rồi tới ở lại và truyền nghề dệt cho làng . Theo một truyền_thuyết khác , cách đây hơn 1200 năm , một cô gái người Cao_Bằng tên là A_Lã_Thị_Nương đã đến làm dâu và mang nghề dệt_lụa tới làng . Trải qua thời_gian , nghề lụa trở_thành nghề truyền_thống của Vạn_Phúc . Ngày_nay , phần_lớn các gia_đình ở đây vẫn sống bằng nghệ_dệt . Bên_cạnh các khung dệt cổ , nhiều gia_đình sử_dụng những khung dệt cơ_khí hiện_đại . Các con phố Hàng_Gai , Hàng_Đào của Hà_Nội là nơi tập_trung nhiều cửa_hàng bán sản_phẩm lụa Vạn_Phúc . Lễ_hội truyền_thống Thăng_Long – Hà_Nội là một trong ba vùng tập_trung nhiều hội lễ của miền Bắc Việt_Nam , cùng_với vùng_đất tổ Phú_Thọ và xứ Kinh_Bắc . Cũng như các vùng_đất khác , những lễ_hội truyền_thống ở khu_vực Hà_Nội được tổ_chức nhiều nhất vào mùa xuân . Phần_nhiều các lễ_hội tưởng_nhớ những nhân_vật lịch_sử , truyền_thuyết như Thánh_Gióng , Hai_Bà_Trưng , Quang_Trung , An_Dương_Vương ... Một_vài lễ_hội có tổ_chức những trò_chơi dân_gian độc_đáo như hội thổi cơm thi làng Thị_Cấm , hội bơi cạn và bắt chạch làng_Hồ , hội chạy cờ làng Đơ_Thao , lễ_hội thả diều truyền_thống Bá_Giang . Lễ_hội Bình_Đà , di_sản văn_hóa phi vật_thể quốc_gia đầu_tiên của thành_phố Hà_Nội , được tổ_chức hàng năm tại làng Bình_Đà , xã Bình_Minh , huyện Thanh_Oai . Đây là lễ_hội cổ_truyền từ xa_xưa , một trong những lễ_hội lớn nhất trong vùng và cả nước . Lễ_hội kéo_dài từ ngày 24 tháng 2 đến ngày mồng 6 tháng 3 âm_lịch hằng năm nhằm kết_hợp lễ tưởng_nhớ Quốc_tổ Lạc_Long_Quân , và Thành_Hoàng Làng_Linh Lang_Đại_Vương đã có nhiều công_đức trong việc xây_dựng và bảo_vệ đất_nước . Với lòng thành_kính , từ hàng nghìn năm nay , người_dân Bình_Đà đã duy_trì lễ_hội truyền_thống với những hình_thức thực_hành tín_ngưỡng độc_đáo . Nghi_thức thả bánh_thánh đặc_biệt và thần_bí , chứa_đựng nhiều giá_trị lịch_sử – văn_hóa đặc_sắc , thu_hút đông_đảo các thế_hệ dân_cư trong vùng và địa_phương khác về dự_hội . Đây là lễ_hội mang đậm bản_sắc văn_hóa của người Việt_Nam nhằm ôn lại ký_ức của buổi đầu khai_sinh lập_địa . Từ ngày 9 đến 12 tháng Giêng âm_lịch , lễ_hội Triều_Khúc được tổ_chức tại ngôi làng cùng tên , thuộc xã Tân_Triều , huyện Thanh_Trì , nơi có nghề làm nón quai_thao và may các đồ thờ như lọng , tàn , trướng , y_môn , tán_tía . Lễ_hội được mở_đầu bằng lễ rước long_bào từ đình_Sắc về đình_Lớn . Khi cuộc tế_lễ trong đình bắt_đầu thì ngoài sân_đình các trò vui cũng được tổ_chức . Một trong những trò vui được nhiều người ưa_thích nhất là trò " con đĩ đánh bồng " . Đĩ đánh bồng do hai nam thanh_niên mặc trang_phục nữ_giới biểu_diễn , nhún_nhảy và đánh chiếc trống Bồng_đeo trước bụng . Nhiều trò vui khác như múa_lân hí cầu , đấu_vật , hát Chèo_Tàu sẽ được tổ_chức cho tới ngày 12 , hội kết_thúc bằng lễ rã đám . Một trong những hội lễ lớn nhất ở đồng_bằng Bắc_Bộ là lễ_hội Thánh_Gióng hay còn gọi_là hội làng Phù_Đổng , xã Phù_Đổng , huyện Gia_Lâm , xuất_phát từ một câu_chuyện truyền_thuyết về Thánh_Gióng , một trong Tứ_bất_tử của tín_ngưỡng dân_gian Việt_Nam . Vào 9 tháng 4 âm_lịch hàng năm , những người_dân ở khắp_nơi tụ_hội về đây tham_dự , xem lễ_hội làng . Lễ_hội làng Gióng được cử_hành trên một diễn_trường rộng_lớn dài khoảng 3 km gồm đền_Thượng , đền_Mẫu và chùa Kiến_Sơ . Bắt_đầu từ ngày 6 , người_dân_làng tổ_chức rước lễ rước cờ tới đền_Mẫu , rước cơm chay lên đền_Thượng và ngày chính_hội tổ_chức hội_trận , tái_hiện cảnh Thánh_Gióng phá giặc Ân . Các ngày từ 10 đến 12 được tiếp_nối bằng các lễ rửa khí_giới , rước cờ báo tin thắng trận với trời_đất và cuối_cùng là lễ khao_quân , đến đêm có hát chèo . Ngoài lễ_hội chính tại làng Phù_Đổng , một_vài nơi khác cũng tổ_chức hội_Gióng như hội đền_Sóc ở huyện Sóc_Sơn , hội Gióng_Xuân_Tảo ở phường Xuân_Đỉnh , quận Bắc Từ_Liêm , hội Phù_Thánh_Gióng ở làng Chi_Nam , xã Lệ_Chi , huyện Gia_Lâm . Trong nội_ô thành_phố , vào ngày 5 Tết_Nguyên_Đán , lễ_hội Đống_Đa được tổ_chức ở gò Đống_Đa , thuộc quận Đống_Đa . Địa_điểm này từng là nơi diễn ra trận đánh giữa nhà Tây_Sơn và quân_Thanh vào đêm 4 rạng ngày 5 tháng 1 năm Kỷ_Dậu , tức 1789 . Lễ_hội Đống_Đa được tổ_chức với nhiều trò vui , trong đó tiết_mục rước rồng lửa do thanh_niên mặc quần_áo võ_sinh thời cổ_rước đi quanh sân lớn , cùng một đám võ_sinh múa côn_quyền tái_hiện hình_ảnh của quá_khứ . Ở xã Hương_Sơn , huyện Mỹ_Đức , lễ_hội chùa Hương_tấp_nập du_khách từ giữa tháng 1 tới tận tháng 3 âm_lịch , nhưng đông nhất vào_khoảng từ ngày rằm tháng_giêng đến 18 tháng 2 . Với cảnh núi_non , sông_nước cùng quần_thể di_tích chùa Hương , lễ_hội là điểm đến của các tăng_ni , phật_tử , những người hành_hương và khách du_lịch . Theo hành_trình phổ_biến , khách trẩy_hội thường bắt_đầu từ bến Đục , ngồi đò theo dòng suối Yến ghé lễ đền_Trình . Từ đó , du_khách tiếp_tục đi qua cầu Hội , hang Sơn_thủy hữu_tình , núi Đồi_Chèo , núi Con_Voi , núi Mâm Xôi , núi Con_Gà ... Rồi cập bến vào chùa Thiên_Trù . Từ đây , du_khách bắt_đầu hành_trình đi bộ thăm chùa_Tiên , chùa Giải_Oan , đền Cửa_Võng và đến đệ nhất_động Hương_Tích . Đây là một trong những lễ_hội lớn và kéo_dài nhất Việt_Nam . Ẩm_thực_Là trung_tâm văn_hóa của cả miền Bắc từ nhiều thế_kỷ , tại Hà_Nội có_thể tìm thấy và thưởng_thức những món ăn của nhiều vùng_đất khác , nhưng ẩm_thực Hà_Nội cũng có những nét riêng_biệt . Cốm làng Vòng được những người_dân của ngôi làng cùng tên thuộc quận Cầu_Giấy làm đặc_trưng bởi mùi thơm và màu_sắc . Cốm làm từ giống nếp vàng gặt khi còn non , gói trong những tàu lá_sen màu ngọc_thạch và được những người bán hàng rao bán ngay từ sáng sớm . Tuy phổ_biến nhất là cốm_tươi , nhưng món ăn này còn được chế_biến thành món chả_cốm . Đây cũng là một món quà được dùng trong các dịp vui . Thanh_Trì , làng vùng ngoại_ô khác thuộc phường Thanh_Trì , quận Hoàng_Mai , với món bánh_cuốn Thanh_Trì . Bánh được làm từ gạo gié_cánh , tám thơm , tráng mỏng như tờ giấy . Những phụ_nữ vùng Thanh_Trì cho bánh vào thúng , đội trên đầu và đi rao khắp các ngõ phố của Hà_Nội . Bánh_xếp trong thúng , từng lớp gối nhau trên những tàu lá chuối . Khi ăn , bánh được bóc từng lớp rồi cuộn lại , bày trên những chiếc đĩa . Món bánh_cuốn Thanh_Trì được ăn cùng với loại nước_mắm pha theo công_thức đặc_biệt của người Thanh_Trì xưa kia được thêm tinh_dầu từ con Cà_cuống với mùi thơm đặc_trưng , đậu phụ rán nóng , chả quế . Ngày_nay , bánh còn được ăn với thịt ba chỉ quay giòn . Một món ăn khác có tiếng của Hà_Nội là chả cá Lã_Vọng . Vào thời Pháp thuộc , gia_đình họ Đoàn_phố Hàng_Sơn , ngày_nay là 14 phố Chả_Cá , đã tạo nên một món ăn mà danh_tiếng của nó làm thay_đổi cả tên con phố . Chả được làm từ thịt cá_lăng – hoặc cá_quả , cá_nheo nhưng sẽ kém ngon hơn – thái mỏng ướp với nước riềng , nghệ , mẻ , hạt tiêu , nước_mắm rồi kẹp vào cặp tre nướng trên lò than ngay trên bàn ăn của thực_khách . Chả cá Lã_Vọng phải ăn nóng , kèm với bánh đa_nướng hay bún_rối , lạc_rang , rau mùi , húng_láng , thì là , hành_củ tươi_chẻ nhỏ , chấm với mắm_tôm . Phở là món ăn rất phổ_biến ở Việt_Nam , nhưng phở Hà_Nội có những cách chế_biến đặc_trưng riêng . Phở Hà_Nội mang vị ngọt của xương bò , thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà không dai , màu nước phở trong , bánh phở mỏng và mềm . Sau khi được trần qua nước nóng , bánh_phở được dàn đều trong bát , bên trên là những lát thịt mỏng cùng hành_hoa , rau_thơm . Cùng_với thời_gian , nhiều món phở mới xuất_hiện với những cách chế_biến khác nhau , như phở xào , phở rán , phở cuốn . Làng Lệ_Mật nổi_tiếng với những món ăn chế_biến từ rắn . Rượu ngâm xương_rắn được phục_vụ miễn_phí . Ở Hà_Nội còn có nhiều món ăn đặc_trưng khác như phở cuốn , bún_thang , bún_chả , bún_nem , bún_bung , bún_mọc , đậu phụ_Mơ , bánh_tôm Hồ_Tây , bún_ốc , xôi_Phú_Thượng , bánh_tẻ Phú_Nhi , tào_phớ An_Phú , nem chua_Đông_Ngạc , nem_Phùng , giò chả Ước_Lễ . Văn_hóa ứng_xử Hà_Nội thường được xem như nơi tập_trung những tinh_hoa văn_hóa của miền Bắc và cả Việt_Nam . Trong hàng ngàn năm , vị_trí kinh_đô khiến thành_phố này trở_thành nơi quy_tụ của những nhân_vật ưu_tú , những thương_nhân , những nghệ_nhân , những thợ_thủ_công lành_nghề . Họ tới đây lập_nghiệp , mang theo những phong_tục , tập_quán địa_phương và tỉnh Hà_Nội trở_thành mảnh đất tiêu_biểu cho nền văn_hóa của cả Việt_Nam . Những danh_nhân , nhân_vật của Việt_Nam phần_đông xuất_thân từ những vùng_đất khác , nhưng kinh_đô Thăng_Long thường là nơi họ xây_dựng nên sự_nghiệp . Môi_trường cạnh_tranh của đất kinh_thành khiến những thương_nhân , thợ_thủ_công_trụ vững lại Hà_Nội phải là những người xuất_sắc , tài_năng . Khi những người_dân tứ_xứ về định_cư tại Thăng_Long , các phong_tục tập_quán mà họ mang theo cũng dần thay_đổi , tạo nên nét văn_hóa của Hà_Nội . Thăng_Long – Hà_Nội , kinh_đô của Việt_Nam , còn là nơi giao_thoa của những nền văn_hóa lớn . Hơn một nghìn năm Bắc_thuộc đã để lại trên vùng_đất Hà_Nội ít_nhiều những dấu_ấn của nền văn_minh Trung_Hoa . Khi những người Pháp vào Việt_Nam , nhiều người trong số họ chỉ coi Hà_Nội như một tỉnh của Trung_Quốc , hoặc đơn_thuần là một vùng chuyển_tiếp giữa Ấn_Độ và Trung_Hoa . Qua những người Pháp , Hà_Nội – trung_tâm văn_hóa của quốc_gia – biết tới nền văn_minh phương Tây để rồi xây_dựng nên những cơ_sở đầu_tiên của nền nghệ_thuật Việt_Nam hiện_đại với tân_nhạc , thơ mới , hội_họa , văn_học hiện_đại , điện_ảnh , nhiếp_ảnh . Nhưng Hà_Nội đầu thế_kỷ XX cũng là nơi những giá_trị Pháp thống_trị , cửa_sổ mở ra thế_giới mới của giới thượng_lưu Việt_Nam . Như lời của sử_gia về Đông_Nam_Á Pierre-Richard_Féray : " Ngay khi một người Việt_Nam đạt được giàu_sang và sống tại thành_phố , anh ta bắt_đầu trở_nên đặc_trưng Pháp . Anh ta cố_gắng nói đúng giọng Pháp . Anh ta ăn , sống và thở theo cách Pháp " . Những thập_niên gần đây , Hà_Nội cùng Việt_Nam lại tiếp_nhận những làn_sóng văn_hóa từ châu_Âu và Mỹ . Tuy là thủ_đô , trung_tâm văn_hóa của Việt_Nam , nhưng một_số sự_kiện văn_hóa tổ_chức ở Hà_Nội gần đây đã xảy ra nhiều sự_việc đáng chú_ý , điển_hình là vụ tàn_phá hoa của người Hà_Nội tại Lễ_hội hoa anh đào diễn ra giữa thủ_đô năm 2008 , hay những hành_động thiếu ý_thức , kém văn_minh tại Lễ_hội phố hoa Hà_Nội vào Tết_Dương_lịch 2009 tổ_chức tại hồ Hoàn_Kiếm , dấy lên làn_sóng phản_đối mạnh_mẽ từ dư_luận cả nước trên các phương_tiện_thông_tin_đại_chúng , đặt câu hỏi lớn về " văn_hóa người Tràng_An " trong thời_đại ngày_nay . Có nhiều ý_kiến nhận_xét lối_cư xử nhã_nhặn , thanh_lịch của người Hà_Nội đang mất dần , thay vào đó là cách cư_xử thiếu văn_hóa nhất là ở giới trẻ Hà_Nội . Hà_Nội còn có " bún_mắng , cháo_chửi " ngày_càng trở_nên phổ_biến đã bị nhiều báo phản_ánh và phê_phán tuy_nhiên các quán ăn có phong_cách phục_vụ vô_văn_hóa , thô_lỗ , xem_thường , xúc_phạm khách_hàng này vẫn thu_hút được nhiều người đến ăn . Sau sự_kiện " bún_chửi " Hà_Nội lên sóng CNN trong mục " món ăn đặc_sắc " tháng 9 năm 2016 thì giới_chức Hà_Nội " tuyên_chiến với nói_tục , chửi bậy " . Âm_nhạc Hà_Nội là một niềm cảm_hứng sáng_tác của nhiều nhạc_sĩ . Đã có hàng nghìn bài hát viết về Hà_Nội trong nhiều đề_tài . Trước_hết đó là hình_ảnh của một Hà_Nội với khí_thế hào_hùng và mạnh_mẽ trong vị_thế thủ_đô trong cuộc đấu_tranh vệ_quốc . Trong những năm_tháng này , Văn_Cao đã viết cho Hà_Nội một_số hành_khúc như Thăng_Long_hành khúc ca , Gò_Đống_Đa , Tiến về Hà_Nội . Khi những người lính thuộc Trung_đoàn Thủ_Đô phải rời xa Hà_Nội , một trong số đó , nhạc_sĩ Nguyễn_Đình_Thi đã viết ca_khúc " Người Hà_Nội " , ngày_nay đã trở_nên quen_thuộc . Hình_ảnh Hà_Nội trong cuộc_chiến với thực_dân Pháp cũng là đề_tài của các tác_phẩm như : " Sẽ về Thủ_đô " của Huy_Du , " Cảm_xúc tháng_Mười " của Nguyễn_Thành , " Ba_Đình_nắng " của Bùi_Công_Kỳ . Trong những tháng_năm chống Mỹ , Thủ_đô anh_hùng trong chiến_đấu và kiến_thiết được khắc_họa đâm nét trong các tác_phẩm như " Bài ca Hà_Nội " của Vũ_Thanh , " Hà_Nội – Điện_Biên_Phủ " của Phạm_Tuyên , " Khi thành_phố lên_đèn " của Thái_Cơ , " Tiếng_nói Hà_Nội " của Văn_An_v.v... Bên_cạnh đó , Hà_Nội hiện lên với dáng_vẻ cổ_xưa , kiêu_kỳ và lãng_mạn , với " ánh đèn giăng mắc " , " có bóng trăng_thơ in trên mặt hồ " , với hình_ảnh người con gái " khăn san_bay lả_lơi trên vai ai " , " áo trắng_Trưng_Vương , Tây_Sơn em tan_trường về " trong những nhạc_phẩm mang nhiều tính_chất hoài_niệm như Hướng về Hà_Nội của Hoàng_Dương , Nỗi_lòng người đi của Anh_Bằng , Hà_Nội ngày_tháng cũ của Song_Ngọc hay Gửi người em_gái miền Nam của Đoàn_Chuẩn . Vẻ đẹp của thiên_nhiên , cảnh_vật , con_người , truyền_thống lịch_sử và nét thanh_lịch độc_đáo của Hà_Nội được khắc họa đậm_nét qua giai_điệu của nhiều nhạc_sĩ Việt_Nam thuộc nhiều thế_hệ khác nhau , như Hoàng_Hiệp với " Nhớ về Hà_Nội " , Phan_Nhân với " Hà_Nội niềm tin và hy_vọng " , Hoàng_Vân với " Tình_yêu Hà_Nội " , Văn_Ký với " Trời Hà_Nội xanh " và " Hà_Nội mùa xuân " , Nguyễn_Đức_Toàn với " Hà_Nội trái_tim hồng " , Trần_Hoàn với " Khúc hát người Hà_Nội " , Trịnh_Công_Sơn với " Nhớ mùa thu Hà_Nội " , Nguyễn_Cường với " Mãi vẫn là tuổi_thơ tôi Hà_Nội " , Dương_Thụ với " Mong về Hà_Nội " , Phú_Quang với " Em ơi , Hà_Nội phố " , " Hà_Nội ngày trở về " , " Im_lặng đêm Hà_Nội " , Phạm_Minh_Tuấn với " Hà_Nội ơi_thầm hát trong tôi " , Nguyễn_Tiến với " Chiều mưa Hà_Nội " , Trần_Quang_Lộc với " Có phải em mùa thu Hà_Nội " , Trương_Quý_Hải với " Hà_Nội mùa vắng những con mưa " , Lê_Vinh với " Hà_Nội và tôi " , Vũ_Quang_Trung với " Chiều Hà_Nội " v.v... Một_số địa_danh của Hà_Nội cũng đi trở_thành chủ_đề sáng_tác trong âm_nhạc như " Một thoáng Tây_Hồ " của Phó Đức_Phương , " Ngẫu_hứng sông Hồng " của Trần_Tiến , " Chiều Hồ_Gươm " của Đặng_An_Nguyên , " Truyền_thuyết Hồ_Gươm " của Hoàng_Phúc_Thắng , " Bên lăng Bác_Hồ " của Dân Huyền_v.v... Có một_số tác_phẩm tuy không nhắc đến địa_danh Hà_Nội trong tựa đề hoặc trong ca từ nhưng được lấy cảm_hứng hoặc viết về chính mảnh đất này như : " Những ánh sao đêm " của Phan_Huỳnh_Điểu , " Từ một ngã tư đường_phố " của Phạm_Tuyên , " Mùa xuân làng lúa làng hoa " của Ngọc_Khuê , " Hoa_sữa " của Hồng_Đăng , " Thu quyến_rũ " của Đoàn_Chuẩn , " Phố_nghèo " , " Ngẫu_hứng phố " của Trần_Tiến_.. Một Hà_Nội với ngập_tràn các loài hoa đã được nhạc_sĩ Giáng_Son khắc_họa trong " Hà_Nội 12 mùa hoa " – Đây cũng là một vẻ đẹp rất riêng của thủ_đô Hà_Nội . Văn_học Trong văn_học Việt_Nam , Hà_Nội hiện ra như một đô_thị có lịch_sử lâu_đời , giàu truyền_thống và bản_sắc văn_hóa . Thời phong_kiến , thành Thăng_Long từng là đề_tài của nhiều bài thơ như Long_thành cầm giả_ca của Nguyễn_Du hay Thăng_Long thành hoài_cổ của Bà_Huyện_Thanh_Quan . Ba nhà_văn thường được nhắc đến khi nói về đề_tài Hà_Nội trong văn_học là Nguyễn_Tuân , Vũ_Bằng và Thạch_Lam . Nguyễn_Tuân , người sinh ra và lớn lên trong môi_trường nho_giáo , thất_vọng bởi cuộc_sống trong xã_hội " kim_khí " xô_bồ , thường tìm về những giá_trị cũ . Bóng_dáng Hà_Nội trong tác_phẩm của Nguyễn_Tuân là những thú_chơi của các bậc tao_nhân mặc khách trong Vang_bóng một thời như thưởng trà , thả_thơ , đánh_thơ , hát ca_trù ... Vũ_Bằng lại qua những trang viết , như Miếng ngon Hà_Nội và Thương nhớ mười hai , thể_hiện nỗi nhớ và tình_yêu Hà_Nội , ca_ngợi sự tinh_tế của các món ăn , khung_cảnh thiên_nhiên , đất_trời , cảnh_vật , con_người , văn_hóa của thành_phố . Thạch_Lam được biết đến qua tập bút ký Hà_Nội 36 phố_phường . Tác_phẩm của Thạch_Lam thể_hiện sự thương_xót trước những người nghèo_khó , miêu_tả hương_vị của những món quà quê , những tiếng rao ... tất_cả những thứ tạo nên văn_hóa Hà_Nội . Nhiều nhà_văn khác cũng có các tác_phẩm về thành_phố này như Phố của Chu_Lai , Sống mãi với thủ_đô của Nguyễn_Huy_Tưởng . Bảo_Ninh trong Nỗi buồn chiến_tranh cũng dành nhiều trang viết về Hà_Nội . Điện_ảnh và truyền_hình Hình_ảnh Hà_Nội xuất_hiện rất nhiều trên cả màn_ảnh lớn và màn_ảnh nhỏ . Sau khi được giải_phóng vào năm 1954 , không ít những bộ phim của điện_ảnh cách_mạng đã nói về Hà_Nội , trong đó có_thể đến đến Giông_tố , Sao tháng Tám , Hà_Nội mùa đông năm 1946 , Em bé Hà_Nội , Phía bắc Thủ_đô , Tiền_tuyến gọi . Em bé Hà_Nội , tác_phẩm của đạo_diễn Hải_Ninh , khắc_họa cuộc_sống của Hà_Nội trong thời_gian quân_đội Hoa_Kỳ ném bom miền Bắc đã giành Bông_sen vàng tại Liên_hoan phim Việt_Nam năm 1975 và giải đặc_biệt của ban giám_khảo LHP Liên_hoan phim Moskva cùng năm đó . Sau khi Việt_Nam thống_nhất , một_số bộ phim điện_ảnh khai_thác đề_tài về lớp thanh_niên sống ở Hà_Nội thời_kỳ sau chiến_tranh , như Tuổi mười_bảy , Những người đã gặp , Hãy tha_thứ cho em , Cách sống của tôi , Hà_Nội mùa chim làm tổ . Dưới thời bao_cấp , bộ phim_tài_liệu của đạo_diễn Trần_Văn_Thủy Hà_Nội trong mắt ai đã trở_thành tác_phẩm tiêu_biểu cho không_khí của giai_đoạn nhưng cũng từng vấp phải không ít tranh_cãi ở khâu kiểm_duyệt . Kể từ năm 1990 , trong suốt một thập_niên , phim về Hà_Nội dường_như vắng bóng trên màn_ảnh của điện_ảnh Việt_Nam . Năm 2000 , đạo_diễn Việt_kiều Trần_Anh_Hùng về Việt_Nam sản_xuất Mùa_hè chiều thẳng_đứng , một bộ phim chính_kịch , xoay quanh cuộc_sống của ba chị_em_gái với bối_cảnh Hà_Nội . Để chuẩn_bị cho lễ kỷ_niệm 1000 năm Thăng_Long – Hà_Nội , nhiều nhà làm phim Việt_Nam đã sản_xuất một_vài bộ phim về đề_tài này . Hội họa Trong hội_họa , họa_sĩ Bùi_Xuân_Phái là một trong những người thành_công và gắn_bó nhất với Hà_Nội . Trong tranh của Bùi_Xuân_Phái , Hà_Nội mang đầy vẻ xưa cũ với những ngôi nhà mái nâu , những con phố nhỏ . Những bức vẽ về phố cổ Hà_Nội của Bùi_Xuân_Phái ngày_nay thường được biết đến với tên gọi Phố_Phái . Ngoài_ra , còn có một_số họa_phẩm của các họa_sĩ khác vẽ về người Hà_Nội đã đi vào lịch_sử như Thiếu_nữ bên hoa_huệ của Tô_Ngọc_Vân , Em Thúy của Trần_Văn_Cẩn , Tan_ca mời chị_em ra họp thi thợ giỏi của Nguyễn_Đỗ_Cung . Giao_thông Là thành_phố thủ_đô và có vị_trí ở khu_vực trung_tâm của miền Bắc , bên cạnh con sông Hồng , giao_thông từ Hà_Nội đến các tỉnh khác của Việt_Nam tương_đối thuận_tiện , bao_gồm cả đường_không , đường_bộ , đường thủy và đường_sắt . Giao_thông đường không , ngoài sân_bay quốc_tế Nội_Bài cách trung_tâm khoảng 35 km , thành_phố còn có sân_bay Gia_Lâm ở phía Đông , thuộc quận Long_Biên , từng là sân_bay chính của Hà_Nội những năm 1970 , hiện sân_bay Gia_Lâm chỉ phục_vụ cho các chuyến bay dịch_vụ của trực_thăng , gồm cả dịch_vụ du_lịch . Bên_cạnh đó là sân_bay Bạch_Mai thuộc quận Thanh_Xuân được xây_dựng từ năm 1919 và có thời_gian đóng vai_trò như một sân_bay quân_sự . Ngoài_ra , Hà_Nội còn có sân_bay quân_sự Hòa_Lạc tại huyện Thạch_Thất , sân_bay quân_sự Miếu_Môn tại huyện Chương_Mỹ . Hà_Nội là đầu_mối giao_thông của năm tuyến đường_sắt trong nước và một tuyến liên_vận sang Bắc_Kinh , Trung_Quốc , đi nhiều nước châu_Âu , một tuyến quốc_tế sang Côn_Minh , Trung_Quốc . Các bến_xe Phía Nam , Gia_Lâm , Nước_Ngầm , Giáp_Bát , Yên_Nghĩa , Mỹ_Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp đất_nước theo các Quốc_lộ 1 xuyên Bắc – Nam và rẽ Quốc_lộ 21 đi Nam_Định , Quốc_lộ 2 đến Hà_Giang , Quốc_lộ 3 đến Bắc_Kạn , Cao_Bằng , Thái_Nguyên ; Quốc_lộ 5 đi Hải_Phòng , Quốc_lộ 17 đi Quảng_Ninh , Quốc_lộ 6 và Quốc_lộ 32 đi các tỉnh Tây_Bắc . Hà_Nội có nhiều tuyến đường_cao_tốc trên địa_bàn như Đại_lộ Thăng_Long , Pháp_Vân – Cầu_Giẽ , Hà_Nội – Bắc_Giang , Hà_Nội – Hải_Phòng , Nội_Bài – Lào_Cai , Hà_Nội – Thái_Nguyên , Hà_Nội – Hòa_Bình , được xây_dựng và hoàn_thành nhằm kết_nối nhanh_chóng , thuận_tiện thủ_đô với các tỉnh . Về giao_thông đường thủy , Hà_Nội cũng là đầu_mối giao_thông quan_trọng với bến Phà_Đen đi Hưng_Yên , Nam_Định , Thái_Bình , Việt_Trì và bến Hàm_Tử_Quan đi Phả_Lại . Trong nội_ô , các con phố của Hà_Nội thường_xuyên ùn_tắc do cơ_sở_hạ_tầng đô_thị còn thấp_kém , lượng phương_tiện tham_gia giao_thông quá lớn – đặc_biệt là xe_máy – , và ý_thức chưa tốt của các cư_dân thành_phố . Lại thêm khâu xử_lý vi_phạm giao_thông của cảnh_sát giao_thông hiện_nay chưa nghiêm , việc quản_lý_nhà_nước và tổ_chức giao_thông còn nhiều bất_cập , luôn thay_đổi tùy_tiện . Giáo_sư Seymour_Papert – nhà_khoa_học máy_tính từ Viện Công_nghệ Massachusetts bị tai_nạn ở Hà_Nội vào cuối năm 2006 – đã miêu_tả giao_thông của thành_phố như một ví_dụ minh_họa cho giả_thuyết về " hành_vi hợp_trội " , phương_thức mà các đám đông , tuân theo các nguyên_tắc đơn_giản và không cần sự lãnh_đạo , tạo ra các vận_động và hệ_thống phức_tạp . Trên những đường_phố Hà_Nội , vỉa_hè thường bị chiếm_dụng khiến người đi bộ phải đi xuống lòng_đường . Trong những năm gần đây , Hà_Nội chỉ phát_triển thêm 5 tới 10 km đường mỗi năm . Nhiều trục đường của thành_phố thiết_kế chưa khoa_học , không đồng_bộ và hệ_thống đèn giao_thông ở một_vài điểm cũng thiếu hợp_lý . Thêm nữa , hiện_tượng ngập_úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó_khăn cho người tham_gia giao_thông . Trong thập_niên 2000 , hệ_thống xe_buýt – loại_hình phương_tiện giao_thông công_cộng duy_nhất – của thành_phố có phát_triển mạnh , nhưng phần_đông người_dân vẫn sử_dụng các phương_tiện cá_nhân , chủ_yếu là xe_máy . Theo quy_hoạch giao_thông Hà_Nội được Thủ_tướng chính_phủ Nguyễn_Tấn_Dũng phê_duyệt năm 2008 , chi_phí cho phần phát_triển đường_bộ lên tới 100.000 tỷ đồng . Ba tuyến đường_vành_đai , 30 tuyến đường_trục chính cùng nhiều tuyến phố sẽ được xây_dựng mới hoặc cải_tạo lại . Cho đến cuối năm 2011 , Hà_Nội có 7.365 km đường giao_thông , trong đó 20 % là trục đường chính , 7 trục hướng_tâm và 3 tuyến vành_đai , cũng như đang quản_lý hơn 4,3 triệu phương_tiện giao_thông các loại , trong đó riêng xe_máy chiếm gần 4 triệu . Vinh_danh Tên gọi của thành_phố cũng được sử_dụng cho nhiều loài sinh_vật : Aderus hanoiensis Bellatheta_hanoiensis ( tên khác : Emmelostiba_hanoiensis ) Adoretus_hanoiensis Anosia_hanoiensis Camptothlipsis_hanoiensis Coccophagus_hanoiensis Coniophora_hanoiensis Dasyhelea_hanoiensis Diduga_hanoiensis Draconarius_hanoiensis Drusilla_hanoiensis Floresorchestia_hanoiensis Heterapoderus_hanoiensis Icerya_hanoiensis Issatchenkia_hanoiensis : loài nấm tìm thấy và công_bố 1 tháng 10 năm 2003 . Miridiba hanoiensis Oberea_hanoiensis Scydmaenus_hanoiensis Silesis_hanoiensis Stenomastax_hanoiensis Stethorus_hanoiensis Tomato leaf curl Hanoi virus Trachys hanoiensis Guaranisaria_hanoi Lemyra_hanoica Dermatopelte_hanoica Spilosoma_hanoica Siler_hanoicus Elasmus_hanoicus Tên Hà_Nội còn được đặt cho tiểu_hành tinh 7816 Hanoi phát_hiện năm 1987 có đường_kính gần 3 km . Thành_phố kết_nghĩa Viêng_Chăn ( Lào ) Phnôm_Pênh ( Campuchia ) Bắc_Kinh ( Trung_Quốc ) Hồng_Kông ( Trung_Quốc ) Jakarta ( Indonesia ) Manila ( Philippines ) Bangkok ( Thái_Lan ) Seoul ( Hàn_Quốc ) Fukuoka ( Nhật_Bản ) Islamabad ( Pakistan ) Ulaanbaatar ( Mông_Cổ ) Ankara ( Thổ_Nhĩ_Kỳ ) Warszawa ( Ba_Lan ) Moskva ( Nga ) Toulouse , Haute-Garonne , Occitanie ( Pháp ) Palermo , Sicilia , Palermo ( Ý ) Washington_D.C ( Hoa_Kỳ ) Victoria ( Seychelles ) Tham_khảo Ghi_chú Chú_thích Đọc thêm . Liên_kết ngoài Hanoi trên Citizendium của Larry Sanger_Thống_kê dân_số và lao_động ở Hà_Nội Bản_đồ thành_phố Hà_Nội năm 1968 trên website Thư_viện Đại_học Texas tại Austin ( The_University_of Texas_at Austin ) , Hoa_Kỳ . Bài Việt_Nam chọn_lọc Khởi_đầu năm 1010T hủ_đô của châu_Á Đồng_bằng sông Hồng
Campuchia ( , ) , tên chính_thức là Vương_quốc Campuchia ( , ) , còn có tên gọi khác là Khao_Mên hoặc Cao_Mên ( sau khi cải_cách chữ_viết , trong các văn_bản người Việt ghi thành Cao_Miên ) và Cam_Bốt ( bắt_nguồn từ tên tiếng Pháp Cambodge ) , là một quốc_gia độc_lập có chủ_quyền nằm trên bán_đảo Đông_Dương ở vùng Đông_Nam_Á . Campuchia giáp với vịnh Thái_Lan ở phía tây_nam , Thái_Lan ở phía tây bắc , Lào ở phía đông bắc và Việt_Nam ở phía đông . Campuchia có dân_số hơn 15 triệu người . Phật_giáo là quốc_giáo chính_thức và được hơn 97 % dân_số thực_hành . Các nhóm dân_tộc_thiểu_số của Campuchia bao_gồm người Việt , người Hoa , người Chăm và 30 bộ_tộc trên đồi_núi . Thủ_đô và thành_phố lớn nhất là Phnôm_Pênh , là trung_tâm chính_trị , kinh_tế và văn_hóa của Campuchia . Campuchia theo chế_độ_quân_chủ_lập_hiến theo hình_thức tuyển_cử , đứng đầu là quốc_vương , hiện là Norodom_Sihamoni , được Hội_đồng_Tôn_vương_lựa_chọn làm nguyên_thủ quốc_gia . Người đứng đầu chính_phủ là Thủ_tướng Hun_Manet . Năm 802 sau Công_nguyên , Jayavarman II tự_xưng là vua , thống_nhất các hoàng_tử Khmer đang tham_chiến ở Chân_Lạp với tên gọi " Kambuja " . Jayavarman II đã tuyên_bố độc_lập khỏi Java ở vùng núi Kulen . Điều này đánh_dấu sự khởi_đầu của Đế_chế Khmer , phát_triển mạnh_mẽ trong hơn 600 năm , cho_phép các vị vua kế_tiếp kiểm_soát và gây ảnh_hưởng trên phần_lớn Đông_Nam_Á , đồng_thời tích_lũy quyền_lực và tài_sản khổng_lồ . Vương_quốc Ấn_Độ_Dương đã tạo điều_kiện cho việc truyền_bá Ấn_Độ_giáo đầu_tiên và sau đó là Phật_giáo đến phần_lớn Đông_Nam_Á và thực_hiện nhiều dự_án cơ_sở_hạ_tầng tôn_giáo khắp khu_vực , bao_gồm việc xây_dựng hơn 1.000 ngôi đền và di_tích chỉ riêng ở Angkor . Angkor_Wat là công_trình nổi_tiếng nhất trong số những công_trình kiến_trúc này và được công_nhận là Di_sản Thế_giới . Vào thế_kỷ 15 , sau cuộc nổi_dậy của Ayutthaya , nơi trước_đây thuộc quyền cai_trị của Đế_chế Khmer , Campuchia đã trải qua sự suy_giảm quyền_lực . Campuchia phải đối_mặt với hai nước láng_giềng ngày_càng hùng_mạnh , Ayutthaya của Thái_Lan và triều Nguyễn_của Việt_Nam , và đánh_dấu sự đi xuống của số_phận Campuchia . Năm 1863 , Campuchia trở_thành một quốc_gia bảo_hộ của Pháp , và sau đó được hợp nhất thành Đông_Dương thuộc Pháp . Campuchia giành độc_lập từ Pháp năm 1953 . Chiến_tranh Việt_Nam kéo_dài sang cả nước này vào năm 1965 với việc mở_rộng Đường_mòn Hồ_Chí_Minh và thành_lập Đường_mòn Sihanouk . Điều này dẫn đến việc Mỹ ném bom Campuchia từ năm 1969 đến năm 1973 . Sau cuộc đảo_chính Campuchia năm 1970 , thành_lập Cộng_hòa Khmer_cánh hữu_thân Mỹ , Quốc_vương bị phế_truất Sihanouk đã ủng_hộ kẻ_thù cũ của mình , Khmer_Đỏ . Với sự ủng_hộ của chế_độ_quân_chủ và Bắc_Việt_Nam , Khmer_Đỏ nổi lên thành một cường_quốc , chiếm Phnôm_Pênh vào năm 1975 . Khmer_Đỏ sau đó đã thực_hiện chế_độ diệt_chủng Campuchia từ năm 1975 đến năm 1979 , khi họ bị Việt_Nam lật_đổ và Cộng_hòa Nhân_dân Campuchia do Việt_Nam hậu_thuẫn , được Liên_Xô hỗ_trợ , trong Chiến_tranh Campuchia - Việt_Nam . Sau Hiệp_định Hòa_bình Paris năm 1991 , Campuchia được một phái_bộ của Liên_Hợp_Quốc điều_hành trong mọt thời_gian ngắn ( 1992 – 93 ) . LHQ_rút_lui sau khi tổ_chức bầu_cử , trong đó khoảng 90 % cử_tri đã đăng_ký bỏ_phiếu . Cuộc_chiến giữa các phe_phái năm 1997 dẫn đến việc lật_đổ chính_phủ của Thủ_tướng Hun_Sen và Đảng Nhân_dân Campuchia . Campuchia là thành_viên của Liên_Hợp_Quốc từ năm 1955 , ASEAN , Hội_nghị cấp cao Đông_Á , WTO , Phong_trào Không liên_kết và La_Francophonie . Theo một_số tổ_chức nước_ngoài , đất_nước này có tình_trạng nghèo_đói phổ_biến , tham_nhũng tràn_lan , thiếu tự_do chính_trị , chỉ_số phát_triển con_người ( HDI ) ở mức thấp và tỷ_lệ đói_nghèo cao . Giám_đốc Đông_Nam_Á của Tổ_chức Theo_dõi Nhân_quyền , David_Roberts , mô_tả Campuchia là một " liên_minh tương_đối độc_tài thông_qua một nền dân_chủ ở bề_ngoài " . Về mặt hiến_pháp là một nền dân_chủ tự_do đa_đảng , nhưng trên thực_tế quốc_gia này được quản_lý theo chế_độ độc_đảng kể từ năm 2018 . Trong khi thu_nhập bình_quân đầu người vẫn ở mức thấp so với hầu_hết các nước láng_giềng , Campuchia là một trong những nền kinh_tế đang phát_triển có tốc_độ tăng_trưởng nhanh nhất ở châu_Á , với mức tăng_trưởng trung_bình 7,6 % trong thập_kỷ qua . Nông_nghiệp vẫn là ngành kinh_tế chủ_đạo , với sự tăng_trưởng mạnh_mẽ của dệt_may , xây_dựng và du_lịch dẫn đến đầu_tư nước_ngoài và thương_mại quốc_tế tăng . Liên_Hợp_Quốc_xếp Campuchia vào nhóm các quốc_gia kém phát_triển nhất trên thế_giới . Chỉ_số Nhà_nước về Pháp_quyền năm 2015 của Dự_án Tư_pháp Thế_giới ( Hoa_Kỳ ) xếp Campuchia thứ 125 trên 126 quốc_gia , thấp hơn nhiều so với các quốc_gia khác trong khu_vực . Nguồn_gốc tên gọi Tên tiếng Khmer_Tên gọi Kămpŭchéa ( កម_្ ព_ុ ជ_ា ) trong tiếng Khmer bắt_nguồn từ tên gọi Kambuja của vương_quốc ra_đời năm 802 , do vua Jayavarman II_lập sau khi hợp nhất các hoàng_tử Khmer của vương_quốc Chenla đang gây_chiến với nhau . Tên tiếng Việt Tên gọi Campuchia trong tiếng Việt bắt_nguồn từ tên gọi tiếng Khmer . Trước thế_kỷ XX , người Việt gọi nước này là Chân_Lạp ( chữ Hán : 真臘 ) , Cao_Miên ( 高棉 ) hoặc Cao_Man ( 高蠻 ) . Một_số dẫn_liệu đã ghi là Cao_Mên ( phiên_âm của từ Khmer ) được dùng rộng_rãi trong khẩu_ngữ từ khoảng giữa thế_kỉ XVII Sau khi cải_cách chữ_viết , người Việt ghi sai từ Cao_Mên thành Cao_Miên . Nhưng đây là thông_tin sai_lệch , hai chữ Hán_高棉 có âm_Hán-Việt là Cao ( 高 ) Miên ( 棉 ) , không phải Cao_Mên như một_số nguồn dẫn , chữ 棉 không đọc là Mên mà là Miên trong âm_Hán-Việt tiêu_chuẩn . Tên gọi " Chân_Lạp " được dùng để chỉ nước Campuchia thời_hậu Angkor , ứng với thời các chúa Nguyễn tại Việt_Nam . Nhưng thật_ra Chân_Lạp , tên nước và người , chỉ tồn_tại từ thế_kỷ VI và chấm_dứt vào thế_kỷ IX ( 802 ) . Kế_tiếp thời Chân_Lạp là thời Angkor với Đế_quốc_Khmer kéo_dài đến thế_kỷ XV. " Cao_Miên " là danh từ thường được dùng để chỉ các triều_đại Campuchia hậu_Chân Lạp cho đến ngày_nay . Cao_Miên có_thể dùng để chỉ Đế_quốc_Khmer nói_riêng , hoặc nước Campuchia hay người Campuchia nói_chung . Trong sử triều Nguyễn , do từ Cao_Miên_phạm húy tên Miên_Tông của vua Thiệu_Trị nên vẫn gọi tên cũ là Chân_Lạp , tới năm Thiệu_Trị thứ 7 mới gọi lại đúng tên Cao_Miên nhưng đọc chệch đi thành Cao_Man . Lịch_sử Tiền_sử Có rất ít bằng_chứng về sự có_mặt của con_người trong thời_kỳ Pleistocen trên đất Campuchia ngày_nay , bao_gồm các công_cụ bằng đá cuội_thạch anh và đá_thạch anh được tìm thấy trong các ruộng_bậc_thang dọc theo sông Mekong , ở các tỉnh Stung_Treng và Kratié , và ở tỉnh Kampot , mặc_dù niên_đại của chúng là không đáng tin_cậy . Một_số bằng_chứng khảo_cổ_học nhỏ cho thấy các cộng_đồng săn_bắn hái_lượm đã sinh_sống trong khu_vực trong thời_kỳ Holocen : địa_điểm phát_hiện khảo_cổ cổ_đại nhất ở Campuchia được coi là hang_động L'aang_Spean , thuộc tỉnh Battambang , thuộc thời_kỳ Hoabinhian . Các cuộc khai_quật ở các lớp thấp hơn của nó đã tạo ra một loạt cácbon phóng_xạ có niên_đại khoảng 6000 năm TCN._Các lớp trên trong cùng một địa_điểm đã đưa ra bằng_chứng về sự chuyển_đổi sang thời_kỳ đồ đá mới , chứa_đựng những đồ gốm bằng đất_nung có niên_đại_sớm nhất ở Campuchia . Các hồ_sơ khảo_cổ_học cho thời_kỳ giữa Holocen và thời_kỳ đồ sắt vẫn còn hạn_chế . Một sự_kiện quan_trọng trong thời tiền_sử của Campuchia là sự thâm_nhập chậm_chạp của những nông_dân trồng lúa đầu_tiên từ phía bắc , bắt_đầu vào cuối thiên_niên_kỷ thứ 3 TCN. Bằng_chứng_thời tiền_sử gây tò_mò nhất ở Campuchia là các " thành đất hình_tròn " khác nhau được phát_hiện trong các vùng_đất_đỏ gần Memot và ở Tây_Ninh và Bình_Phước của Việt_Nam vào những năm sau của thập_niên 1950 . Chức_năng và tuổi của chúng vẫn còn đang tranh_cãi , nhưng một_số có_thể có niên_đại từ thiên_niên_kỷ 2 TCN._Các địa_điểm tiền_sử khác có niên_đại_hơi không chắc_chắn là Samrong_Sen ( không xa cố_đô Oudong ) , nơi các cuộc điều_tra đầu_tiên bắt_đầu vào năm 1875 , và Phum_Snay , ở tỉnh phía bắc Banteay_Meanchey . Một cuộc khai_quật tại Phum_Snay cho thấy 21 ngôi mộ có vũ_khí bằng sắt và chấn_thương sọ não , có_thể chỉ ra những xung_đột trong quá_khứ , có_thể xảy ra với các thành_phố lớn hơn ở Angkor . Các đồ tạo tác_thời tiền sử thường được tìm thấy trong các hoạt_động khai_thác ở Ratanakiri . Sắt được tạo ra vào_khoảng 500 năm TCN , với bằng_chứng hỗ_trợ đến từ Cao_nguyên Khorat , ở Thái_Lan ngày_nay . Ở Campuchia , một_số khu định_cư thời_kỳ đồ sắt đã được tìm thấy bên dưới Baksei_Chamkrong và các ngôi đền Angkorian khác trong khi các công_trình đất hình_tròn được tìm thấy bên dưới Lovea cách Angkor vài km về phía tây bắc . Burials , phong_phú hơn nhiều so với các loại tìm thấy khác , minh_chứng cho việc cải_thiện tình_trạng sẵn có và thương_mại lương_thực ( ngay cả trên những khoảng_cách xa : vào thế_kỷ thứ 4 TCN , các mối quan_hệ thương_mại với Ấn_Độ đã được mở ra ) và sự tồn_tại của một cấu_trúc xã_hội và tổ_chức lao_động . Trong số các đồ khảo_cổ từ thời_kỳ đồ sắt , hạt thủy_tinh là bằng_chứng quan_trọng . Các loại hạt thủy_tinh khác nhau được thu_hồi từ một_số địa_điểm trên khắp Campuchia , chẳng_hạn như địa_điểm Phum_Snay ở phía tây_bắc và địa_điểm Prohear ở phía đông nam , cho thấy có hai mạng_lưới giao_dịch chính vào thời_điểm đó . Hai mạng_lưới được phân_tách theo thời_gian và không_gian , điều này cho thấy đã có sự chuyển_dịch từ mạng_lưới này sang mạng_lưới kia vào_khoảng thế_kỷ thứ 2 - 4 sau Công_nguyên , có_thể là do những thay_đổi về quyền_lực chính_trị - xã_hội . Thời_kỳ tiền Angkor và Angkor_Trong các thế_kỷ 3 , 4 và 5 , các quốc_gia Ấn_Độ_Dương của Phù_Nam và người kế_vị của nó , Chân_Lạp , đã hợp nhất ở Campuchia ngày_nay và tây_nam Việt_Nam . Trong hơn 2.000 năm , Campuchia đã hấp_thụ ảnh_hưởng từ Ấn_Độ , truyền sang các nền văn_minh Đông_Nam_Á khác mà ngày_nay là Thái_Lan và Lào . Người ta còn biết rất ít về một_số chính_thể này , tuy_nhiên các biên_niên_sử và hồ_sơ triều cống của Trung_Quốc có đề_cập đến chúng . Người ta tin rằng lãnh_thổ Phù_Nam có_thể đã nắm giữ cảng mà nhà địa_lý học người Alexandria Claudius_Ptolemy gọi là " Kattigara " . Các biên_niên sử Trung_Quốc cho rằng sau khi Jayavarman I của Chân_Lạp qua_đời vào_khoảng năm 681 , tình_trạng hỗn_loạn xảy ra sau đó dẫn đến sự phân_chia vương_quốc thành Chân Lạp_Đất và Chân Lạp_Nước , vốn được cai_trị lỏng_lẻo bởi các hoàng_tử yếu_kém dưới sự thống_trị của Java . Đế_chế Khmer đã phát_triển từ những tàn_tích này của Chân_Lạp , trở_nên vững_chắc vào năm 802 khi Jayavarman II ( trị_vì khoảng 790 - 835 ) tuyên_bố độc_lập khỏi Java và tự_xưng là Devaraja . Ông và những người theo ông đã thiết_lập sự sùng_bái Chúa-vua và bắt_đầu một loạt các cuộc chinh_phạt để hình_thành một đế_chế phát_triển mạnh_mẽ trong khu_vực từ thế_kỷ 9 đến thế_kỷ 15 . Trong thời_kỳ cai_trị của Jayavarman_VIII , đế_chế Angkor đã bị tấn_công bởi quân_đội Mông_Cổ của Hốt Tất_Liệt , tuy_nhiên nhà_vua có_thể đã dùng tiền mua hòa_bình . Vào_khoảng thế_kỷ 13 , các nhà_sư từ Sri_Lanka đã du_nhập Phật_giáo_Nguyên_thủy đến Đông_Nam_Á . Tôn_giáo này lan rộng và cuối_cùng thay_thế Ấn_Độ_giáo và Phật_giáo Đại_thừa trở_thành tôn_giáo phổ_biến của Angkor ; tuy_nhiên nó không phải là quốc_giáo chính_thức cho đến năm 1295 khi Indravarman III nắm quyền . Đế_chế Khmer là đế_chế lớn nhất Đông_Nam_Á trong thế_kỷ 12 . Trung_tâm quyền_lực của đế_chế là Angkor , nơi có một loạt thủ_đô được xây_dựng trong thời_kỳ cực_thịnh của đế_chế . Năm 2007 , một nhóm nghiên_cứu quốc_tế của các nhà_nghiên_cứu sử_dụng ảnh vệ_tinh và kỹ_thuật hiện_đại khác đã kết_luận rằng Angkor đã từng là thành_phố thời_kỳ tiền công_nghiệp lớn nhất trên thế_giới với mức phát_triển đô_thị lên tới . Thành_phố Angkor có_thể có dân_số lên đến một_triệu người và Angkor_Wat , ngôi đền tôn_giáo được biết đến và được bảo_tồn tốt nhất tại địa_điểm , vẫn là lời nhắc_nhở về quá_khứ của Campuchia với tư_cách là một cường_quốc lớn trong khu_vực . Đế_chế này mặc_dù đã suy_tàn , vẫn là một thế_lực đáng_kể trong khu_vực cho đến khi sụp_đổ vào thế_kỷ 15 . Thời_kỳ hậu Angkor Sau một loạt các cuộc chiến_tranh kéo_dài với các vương_quốc láng_giềng , Angkor bị Vương_quốc Ayutthaya cướp_phá và bỏ_hoang vào năm 1432 vì sự thất_bại về hệ_sinh_thái và cơ_sở_hạ_tầng . Điều này dẫn đến một thời_kỳ trì_trệ về kinh_tế , xã_hội và văn_hóa khi các vấn_đề nội_bộ của vương_quốc ngày_càng nằm dưới sự kiểm_soát của các nước láng_giềng . Vào thời_điểm này , xu_hướng xây_dựng tượng_đài của người Khmer đã không còn . Các tín_ngưỡng cũ hơn như Phật_giáo Đại_thừa và tín_ngưỡng thờ_thần của Ấn_Độ_giáo đã được thay_thế bằng Phật_giáo Nguyên_thủy . Triều_đình dời_đô đến Longvek nơi vương_quốc tìm cách lấy lại vinh_quang thông_qua thương_mại hàng_hải . Lần đầu_tiên đề_cập đến Campuchia trong các tài_liệu châu_Âu là vào năm 1511 bởi người Bồ_Đào_Nha . Các du_khách Bồ_Đào_Nha mô_tả thành_phố này là nơi phát_triển của sự giàu_có và ngoại_thương . Các cuộc_chiến tiếp_diễn với Ayutthaya và người Việt dẫn đến việc mất thêm lãnh_thổ và Longvek bị vua Naresuan_Đại_đế Ayutthaya chinh_phục và tiêu_diệt vào năm 1594 . Một thủ_đô mới của người Khmer được thành_lập tại Oudong , phía nam Longvek vào năm 1618 , nhưng các quốc_vương của nó chỉ có_thể tồn_tại bằng cách tham_gia vào những mối quan_hệ chư hầu xen_kẽ với người Xiêm và Việt_Nam trong ba thế_kỷ tiếp_theo với chỉ một_vài giai_đoạn độc_lập tương_đối ngắn_ngủi .. Những người Khmer_Loeu ở Campuchia đã bị " người Xiêm ( Thái ) , người An_Nam ( Việt ) và người Campuchia săn_đuổi không ngừng và đem làm nô_lệ " . Vào thế_kỷ 19 , một cuộc đấu_tranh mới giữa Xiêm và Việt_Nam để giành quyền kiểm_soát Campuchia đã dẫn đến thời_kỳ các quan_chức Việt_Nam cố_gắng ép_buộc người Khmer áp_dụng phong_tục của Việt_Nam . Điều này dẫn đến một_số cuộc nổi_dậy chống lại người Việt_Nam và kêu_gọi sự trợ_giúp của Thái_Lan . Chiến_tranh Xiêm-Việt ( 1841 – 1845 ) kết_thúc với một thỏa_thuận đặt đất_nước dưới quyền thống_trị chung . Điều này sau đó đã dẫn đến việc Quốc_vương_Norodom Prohmborirak ký hiệp_ước Bảo_hộ Campuchia của Pháp . Thời_kỳ người Pháp cai_trị Năm 1863 , Vua_Norodom , người được Xiêm_La đưa lên_ngôi , tìm cách bảo_vệ Campuchia khỏi ách thống_trị của Pháp . Năm 1867 , Rama_IV ký một hiệp_ước với Pháp , từ_bỏ quyền độc_tôn đối_với Campuchia để đổi lấy quyền kiểm_soát các tỉnh Battambang và Siem_Reap chính_thức trở_thành một phần của Xiêm . Các tỉnh này được nhượng trở_lại cho Campuchia theo hiệp_ước biên_giới giữa Pháp và Xiêm năm 1907 . Campuchia tiếp_tục là quốc_gia bảo_hộ của Pháp từ năm 1867 đến năm 1953 , được quản_lý như một phần thuộc_địa của Đông_Dương thuộc Pháp , mặc_dù bị đế_quốc Nhật_Bản chiếm_đóng từ năm 1941 đến năm 1945 . Từ năm 1874 đến năm 1962 , tổng dân_số nước này tăng từ khoảng 946.000 người lên 5,7 triệu . Sau cái chết của Vua Norodom vào năm 1904 , Pháp thao_túng việc lựa_chọn nhà_vua , và Sisowath , anh_trai của Norodom , được lên_ngôi . Ngôi vị bị bỏ trống vào năm 1941 với cái chết của Monivong , con trai của Sisowath , và Pháp chuyển_giao cho con trai của Monivong , Monireth , cảm_thấy ông ta có tư_duy quá độc_lập . Thay vào đó , Norodom_Sihanouk , cháu ngoại của Vua Sisowath lên_ngôi . Người Pháp nghĩ rằng Sihanouk trẻ tuổi sẽ dễ_dàng bị kiểm_soát . Tuy_nhiên , họ đã sai và dưới thời trị_vì của Vua Norodom_Sihanouk , Campuchia đã giành được độc_lập từ Pháp vào ngày 9 tháng 11 năm 1953 . Độc_lập và chiến_tranh Việt_Nam Campuchia trở_thành một quốc_gia quân_chủ_lập_hiến dưới thời_Quốc_vương Norodom_Sihanouk . Khi Đông_Dương thuộc Pháp được trao_trả độc_lập , Campuchia mất hy_vọng giành lại quyền kiểm_soát đồng_bằng sông Cửu_Long khi Pháp trao vùng này cho Việt_Nam . Trước_đây đồng_bằng này là một phần của Đế_chế Khmer , khu_vực này do người Việt_Nam kiểm_soát từ năm 1698 , với việc Vua Chey_Chettha II đã cho_phép người Việt_Nam đến định_cư trong khu_vực này nhiều thập_kỷ trước năm 1698 . Tại đây có hơn một_triệu người Khmer_Krom sinh_sống . Sau_này Khmer_Đỏ đã cố_gắng thực_hiện các cuộc tấn_công Việt_Nam để phục_hồi lãnh_thổ Năm 1955 , Sihanouk thoái_vị để cha tham_gia chính_trường và được bầu làm thủ_tướng . Sau khi cha của Sihanouk qua_đời vào năm 1960 , Sihanouk một lần nữa trở_thành nguyên_thủ quốc_gia , lấy danh_hiệu Thái_tử . Khi Chiến_tranh Việt_Nam tiến_triển , Sihanouk áp_dụng chính_sách trung_lập chính_thức trong Chiến_tranh Lạnh . Sihanouk cho_phép_cộng_sản_Việt_Nam sử_dụng Campuchia như một nơi ẩn_náu và một con đường tiếp_tế vũ_khí và viện_trợ khác cho các lực_lượng_vũ_trang của họ đang chiến_đấu ở miền Nam Việt_Nam . Chính_sách này bị nhiều người Campuchia cho là nhục_nhã . Vào tháng 12 năm 1967 , nhà_báo Stanley_Karnow của Washington_Post được Sihanouk cho biết nếu Mỹ muốn ném bom vào các mật khu của cộng_sản_Việt_Nam , ông sẽ không phản_đối , trừ khi người Campuchia bị chết . Thông_điệp tương_tự đã được chuyển tới phái_viên Chester_Bowles của Tổng_thống Mỹ_Johnson vào tháng 1 năm 1968 . Tuy_nhiên , trước công_chúng , Sihanouk bác_bỏ quyền của Mỹ không kích ở Campuchia , vào ngày 26 tháng 3 , ông nói rằng " các cuộc tấn_công tội_phạm này phải dừng lại ngay_lập_tức và dứt_khoát " . Vào ngày 28 tháng 3 , một cuộc họp_báo đã được tổ_chức và Sihanouk kêu_gọi các phương_tiện truyền_thông quốc_tế : " Tôi kêu_gọi các bạn công_bố ra nước_ngoài lập_trường rất rõ_ràng về Campuchia_— nghĩa_là , trong mọi trường_hợp , tôi sẽ phản_đối tất_cả các vụ đánh bom trên lãnh_thổ Campuchia với bất_kỳ lý_do gì . " Tuy_nhiên , sự phản_đối của Sihanouk đã bị phớt_lờ và các vụ đánh bom vẫn tiếp_tục . Các thành_viên trong chính_phủ và quân_đội Campuchia trở_nên bất_bình với phong_cách cai_trị của Sihanouk cũng như việc ông ta rời xa nước Mỹ . Cộng_hòa Khmer ( 1970 - 1975 ) Khi đến thăm Bắc_Kinh năm 1970 , Sihanouk đã bị Thủ_tướng Lon_Nol và Vương_tử_Sisowath Sirik_Matak lật_đổ trong một cuộc đảo_chính quân_sự . Sự ủng_hộ của Hoa_Kỳ đối_với cuộc đảo_chính vẫn chưa được chứng_minh . Tuy_nhiên , ngay khi cuộc đảo_chính hoàn_tất , chế_độ mới đã ngay_lập_tức yêu_cầu cộng_sản_Việt_Nam rời Campuchia . Việc này đã khiến chế_độ mới có được sự ủng_hộ chính_trị của Hoa_Kỳ . Các lực_lượng Bắc_Việt và Việt Cộng , với nỗ_lực tuyệt_vọng để giữ lại các mật khu và đường tiếp_tế từ Bắc_Việt , ngay_lập_tức mở các cuộc tấn_công vũ_trang vào chính_phủ mới . Nhà_vua kêu_gọi các tín_đồ của mình giúp_đỡ trong việc lật_đổ chính_phủ mới này , khiến cuộc nội_chiến được đẩy_mạnh . Ngay sau đó , phiến_quân Khmer_Đỏ bắt_đầu sử_dụng hình_ảnh nhà_vua để được người_dân hỗ_trợ . Tuy_nhiên , từ năm 1970 đến đầu năm 1972 , xung_đột Campuchia chủ_yếu là giữa chính_phủ và quân_đội Campuchia , và các lực_lượng_vũ_trang của Bắc_Việt . Khi Bắc_Việt giành được quyền kiểm_soát lãnh_thổ Campuchia , những người cộng_sản_Việt_Nam đã áp_đặt một cơ_sở_hạ_tầng chính_trị mới , cơ_sở_hạ_tầng này cuối_cùng bị thống_trị bởi những người cộng_sản Campuchia , nay được gọi_là Khmer_Đỏ . Trong khoảng thời_gian từ 1969 đến 1973 , Việt_Nam Cộng_hòa và lực_lượng Hoa_Kỳ đã ném bom Campuchia trong một nỗ_lực nhằm chống lại Việt Cộng và Khmer_Đỏ . Các tài_liệu được tiết_lộ từ các kho lưu_trữ của Liên_Xô sau năm 1991 cho thấy rằng việc Bắc_Việt cố_gắng đánh chiếm Campuchia vào năm 1970 đã được thực_hiện theo yêu_cầu rõ_ràng của Khmer_Đỏ và được Nuon_Chea , người chỉ_huy thứ hai của Pol_Pot yêu_cầu . Các đơn_vị Bắc_Việt chiếm nhiều vị_trí của quân_đội Campuchia trong khi Đảng Cộng_sản_Kampuchea ( CPK ) mở_rộng các cuộc tấn_công quy_mô nhỏ vào các đường liên_lạc . Để đối_phó với cuộc xâm_lược của Bắc_Việt , Tổng_thống Hoa_Kỳ Richard_Nixon tuyên_bố rằng các lực_lượng bộ_binh Hoa_Kỳ và Nam_Việt_Nam đã tiến vào Campuchia trong một chiến_dịch nhằm tiêu_diệt các khu căn_cứ của Bắc_Việt ở Campuchia ( xem Cuộc tấn_công Campuchia ) . Mặc_dù một số_lượng đáng_kể vũ_khí , thiết_bị quân_sự đã bị quân_đội Hoa_Kỳ và Nam_Việt_Nam thu_giữ hoặc phá_hủy , việc ngăn_chặn các lực_lượng Bắc_Việt_Nam tỏ ra khó_khăn . Ban lãnh_đạo của Cộng_hòa Khmer đã bị cản_trở bởi sự mất đoàn_kết giữa ba nhân_vật chính của nó : Lon_Nol , Sirik_Matak , em họ của Sihanouk , và lãnh_đạo Quốc_hội In_Tam . Lon_Nol vẫn nắm quyền , một phần vì không ai trong số những người khác chuẩn_bị thay_thế vị_trí của ông . Năm 1972 , hiến_pháp được thông_qua , quốc_hội được bầu ra và Lon_Nol trở_thành tổng_thống . Nhưng sự mất đoàn_kết trong chính_quyền , những vấn_đề trong việc chuyển_đổi một đội quân 30.000 người thành một lực_lượng chiến_đấu quốc_gia với hơn 200.000 người , và nạn tham_nhũng lan rộng đã làm suy_yếu chính_quyền dân_sự và quân_đội . Các cuộc nổi_dậy của Cộng_sản ở Campuchia tiếp_tục phát_triển , được Bắc_Việt_Nam hỗ_trợ bằng tiếp_tế và giúp_đỡ quân_sự . Pol_Pot và Ieng_Sary khẳng_định quyền thống_trị của họ đối_với những người cộng_sản do Việt_Nam đào_tạo , nhiều người trong số họ đã bị thanh_trừng . Đồng_thời , lực_lượng CPK trở_nên mạnh hơn và độc_lập hơn với những người bảo_trợ Việt_Nam của họ . Đến năm 1973 , CPK đã chiến_đấu chống lại các lực_lượng chính_phủ với ít hoặc không có sự hỗ_trợ của quân_đội Bắc_Việt_Nam , và họ kiểm_soát gần 60 % lãnh_thổ và 25 % dân_số của Campuchia . Chính_phủ Campuchia đã ba lần cố_gắng trong việc đàm_phán với quân nổi_dậy nhưng không thành_công . Đến năm 1974 , các sư_đoàn CPK đã hoạt_động công_khai và một_số lực_lượng chiến_đấu của quân_đội Bắc_Việt_Nam đã di_chuyển vào miền Nam Việt_Nam . Quyền kiểm_soát của Lon_Nol bị giảm xuống các khu_vực nhỏ xung_quanh các thành_phố và các tuyến đường giao_thông chính . Hơn 2 triệu người tị_nạn chiến_tranh sống ở Phnôm_Pênh và các thành_phố khác . Vào ngày đầu năm mới 1975 , quân_đội Cộng_sản đã mở một cuộc tấn_công , trong 117 ngày chiến_đấu cam_go nhất của cuộc_chiến , đã làm sụp_đổ Cộng_hòa Khmer . Các cuộc tấn_công đồng_thời xung_quanh vành_đai Phnôm_Pênh đã chèn_ép các lực_lượng Cộng_hòa , trong khi các đơn_vị CPK khác áp_đảo các căn_cứ hỏa_lực kiểm_soát tuyến đường tiếp_tế quan_trọng ở hạ_lưu sông Mekong . Một cuộc vận_chuyển đạn_dược và gạo do Hoa_Kỳ tài_trợ đã kết_thúc khi Quốc_hội từ_chối viện_trợ bổ_sung cho Campuchia . Chính_phủ Lon_Nol ở Phnôm_Pênh đầu_hàng ngày 17 tháng 4 năm 1975 , chỉ năm ngày sau khi phái_bộ Hoa_Kỳ sơ_tán khỏi Campuchia . Khmer_Đỏ nắm quyền ( 1975 - 1978 ) Khmer_Đỏ đến Phnôm_Pênh và nắm quyền vào năm 1975 . Do Pol_Pot lãnh_đạo , họ đổi tên chính_thức của đất_nước thành Campuchia Dân_chủ . Chế_độ mới đã mô_phỏng theo Trung_Quốc thời_Maoist trong thời_kỳ Đại_nhảy_vọt , ngay_lập_tức sơ_tán dân_chúng khỏi các thành_phố , và gửi toàn_bộ người_dân đi tuần_hành cưỡng_bức đến các dự_án công_trình nông_thôn . Họ đã cố_gắng xây_dựng lại nền nông_nghiệp của đất_nước theo mô_hình của thế_kỷ 11 , loại_bỏ y_học phương Tây và phá_hủy các ngôi đền , thư_viện và bất_cứ thứ gì được coi là phương Tây . Ước_tính có khoảng từ một đến ba triệu người bị chế_độ Khmer_Đỏ giết_hại ; con_số được trích_dẫn phổ_biến nhất là hai triệu ( khoảng một phần_tư dân_số Campuchia lúc đó ) . Thời_đại này đã sinh ra thuật_ngữ Cánh đồng chết , và nhà_tù Tuol_Sleng trở_nên khét_tiếng với lịch_sử giết người hàng_loạt . Hàng trăm nghìn người đã chạy qua biên_giới sang nước láng_giềng Thái_Lan . Chế_độ này nhắm vào các nhóm dân_tộc_thiểu_số một_cách không cân_đối . Người Chăm Hồi_giáo phải chịu những cuộc thanh_trừng nghiêm_trọng với khoảng một_nửa dân_số của họ bị tiêu_diệt . Pol_Pot quyết_tâm giữ quyền_lực và tước_quyền của bất_kỳ kẻ_thù hoặc mối đe dọa tiềm_tàng nào , và do_đó gia_tăng các hành_động bạo_lực và hung_hãn chống lại người_dân . Hồi_hương cưỡng_bức vào năm 1970 và những cái chết trong thời_kỳ Khmer_Đỏ đã làm giảm dân_số người Việt_Nam ở Campuchia từ 250.000 đến 300.000 người năm 1969 xuống còn 56.000 người được báo_cáo vào năm 1984 . Tuy_nhiên , hầu_hết nạn_nhân của chế_độ Khmer_Đỏ không phải là người dân_tộc_thiểu_số mà là người dân_tộc Khmer . Các chuyên_gia , chẳng_hạn như bác_sĩ , luật_sư và giáo_viên , cũng được nhắm mục_tiêu . Theo Robert_D. Kaplan , " kính đeo mắt là thứ chết_chóc như ngôi_sao vàng Do_Thái " vì chúng được coi là dấu_hiệu của trí_thức . Các tổ_chức tôn_giáo cũng không được Khmer_Đỏ bỏ_qua . Tôn_giáo bị đàn_áp dã_man đến_nỗi phần_lớn các kiến_trúc lịch_sử của Campuchia , 95 % các ngôi chùa Phật_giáo của Campuchia , đã bị phá_hủy hoàn_toàn . Chống diệt_chủng và tái_thiết quốc_gia ( 1978 - 1992 ) Tháng 11 năm 1978 , Quân_đội nhân_dân Việt_Nam mở cuộc chiến_tranh biên_giới Tây_Nam để đối_phó với các cuộc tấn_công ở biên_giới của Khmer_Đỏ . Cộng_hòa Nhân_dân Kampuchea ( PRK ) , một quốc_gia thân Liên_Xô do Đảng Cách_mạng Nhân_dân Kampuchea lãnh_đạo được thành_lập . Đây là đảng do người Việt_Nam thành_lập vào năm 1951 , và do một nhóm lãnh_đạo Khmer_Đỏ trốn khỏi Campuchia để tránh bị Pol_Pot và Ta_Mok thanh_trừng đứng đầu . Đảng này hoàn_toàn đi theo quân_đội Việt_Nam và chịu sự chỉ_đạo của đại_sứ Việt_Nam tại Phnôm_Pênh . Việt_Nam và Liên_Xô cung_cấp vũ_khí cho tổ_chức này . Đối_lập với nhà_nước mới được thành_lập , một chính_phủ lưu_vong được gọi_là Chính_phủ Liên_minh Dân_chủ Kampuchea ( CGDK ) được thành_lập vào năm 1981 từ ba phe_phái . Chính_phủ này bao_gồm Khmer_Đỏ , một phe bảo_hoàng do Norodom_Sihanouk lãnh_đạo , và Mặt_trận Giải_phóng Dân_tộc Nhân_dân Khmer . Sự tồn_tại của nó được Liên_Hợp_Quốc công_nhận . Đại_diện của Khmer_Đỏ tại LHQ , Thiounn_Prasith được giữ lại nhưng ông phải làm_việc với sự tham_vấn của đại_diện các đảng phi_cộng_sản Campuchia . Từ tháng 4 năm 1975 đến tháng 1 năm 1979 , Cộng_hòa Nhân_Dân Trung_Hoa là đối_tác bên ngoài quan_trọng nhất của chính_phủ Khmer_Đỏ . Sự_kiện Việt_Nam đưa quân vào tiêu_diệt Khmer_Đỏ đã khiến Trung_Quốc thừa_cơ phát_động cuộc chiến_tranh biên_giới phía Bắc Việt_Nam năm 1979 với sự khởi_xướng của Đặng_Tiểu_Bình . Việc Việt_Nam từ_chối rút quân khỏi Campuchia đã dẫn đến các biện_pháp cấm_vận của Hoa_Kỳ và các đồng_minh đối_với Việt_Nam . Các nỗ_lực hòa_bình cho Campuchia bắt_đầu ở Paris vào năm 1989 dưới thời Nhà_nước Campuchia , lên đến đỉnh_điểm vào hai năm sau đó vào tháng 10 năm 1991 trong Thỏa_thuận Hòa_bình Toàn_diện Paris . Liên_Hiệp_Quốc được giao nhiệm_vụ thực_thi một lệnh ngừng_bắn và đối_phó với người tị_nạn và giải_trừ quân bị , và bộ_phận Liên_Hiệp_Quốc làm_việc này được gọi_là Cơ_quan Chuyển_tiếp Liên_Hiệp_Quốc tại Campuchia ( UNTAC ) . Khôi_phục chế_độ_quân_chủ Năm 1993 , Norodom_Sihanouk được phục_hồi trở_lại làm Quốc_vương Campuchia , nhưng tất_cả quyền_lực nằm trong tay chính_phủ được thành_lập sau cuộc bầu_cử do UNTAC bảo_trợ . Sự ổn_định được thiết_lập sau cuộc xung_đột đã bị lung_lay vào năm 1997 bởi một cuộc đảo_chính do đồng Thủ_tướng Hun_Sen lãnh_đạo chống lại các đảng không phải cộng_sản trong chính_phủ . Sau khi chính_phủ ổn_định dưới thời Hun_Sen , Campuchia được gia_nhập Hiệp_hội các quốc_gia Đông_Nam_Á ( ASEAN ) vào ngày 30 tháng 4 năm 1999 . Trong những năm gần đây , các nỗ_lực tái_thiết đã tiến_triển và dẫn đến một_số ổn_định chính_trị thông_qua chế_độ_dân_chủ đa_đảng theo chế_độ_quân_chủ_lập_hiến . Mặc_dù sự cai_trị của Hun_Sen gây ra nhiều vi_phạm nhân_quyền và tham_nhũng , hầu_hết công_dân Campuchia trong suốt những năm 2000 vẫn chấp_nhận chính_phủ này ; các cuộc phỏng_vấn với những người_dân nông_thôn Campuchia vào năm 2008 cho thấy họ ưa_thích một hiện_trạng ổn_định hơn là các thay_đổi có_thể gây ra bạo_lực . Nền kinh_tế Campuchia tăng_trưởng nhanh_chóng trong những năm 2000 và 2010 , và nước này nhận được sự hỗ_trợ đầu_tư và phát_triển cơ_sở_hạ_tầng đáng_kể từ Trung_Quốc trong khuôn_khổ Một vành_đai , Một con đường . Là một tòa_án xét_xử tội_ác chiến_tranh do Liên_Hiệp_Quốc hậu_thuẫn , Tòa_án Khmer_Đỏ đã tìm cách điều_tra các tội_ác đã xảy ra trong thời_kỳ Kampuchea_Dân_chủ và truy_tố các nhà_lãnh_đạo của nó . Tuy_nhiên , Hun_Sen đã phản_đối các cuộc xét_xử hoặc điều_tra mở_rộng đối_với các cựu quan_chức Khmer_Đỏ . Vào tháng 7 năm 2010 , Kang Kek_Iew là thành_viên Khmer_Đỏ đầu_tiên bị kết_tội chiến_tranh và tội_ác chống lại loài_người trong vai_trò cựu chỉ_huy của trại tiêu_diệt S21 và đã bị kết_án tù chung_thân . Vào tháng 8 năm 2014 , tòa_án đã kết_án Khieu_Samphan , cựu nguyên_thủ quốc_gia 83 tuổi của chế_độ , và Nuon_Chea , 88 tuổi , người có tư_tưởng chính của nó , tù chung_thân về tội_ác chiến_tranh vì vai_trò của họ trong vụ khủng_bố đất_nước . trong những năm 1970 . Các phiên tòa bắt_đầu vào tháng 11 năm 2011 . Cựu Bộ_trưởng Ngoại_giao Ieng Sary qua_đời vào năm 2013 , trong khi vợ ông , Bộ_trưởng Các vấn_đề xã_hội Ieng_Thirith , được cho là không đủ khả_năng để hầu_tòa do chứng mất trí_nhớ vào năm 2012 . Sau cuộc tổng_tuyển_cử ở Campuchia năm 2013 , các cáo_buộc gian_lận cử_tri từ đảng đối_lập Đảng Cứu_nguy_Quốc_gia Campuchia đã dẫn đến các cuộc biểu_tình chống chính_phủ lan rộng kéo_dài sang năm sau . Các cuộc biểu_tình kết_thúc sau một cuộc đàn_áp của lực_lượng chính_phủ . Đảng Cứu_hộ Quốc_gia Campuchia đã bị giải_thể trước cuộc tổng_tuyển_cử Campuchia năm 2018 và Đảng Nhân_dân Campuchia cầm_quyền cũng ban_hành các biện_pháp hạn_chế chặt_chẽ hơn trên các phương_tiện_thông_tin_đại_chúng . CPP đã giành được mọi ghế trong Quốc_hội mà không có phe đối_lập lớn , củng_cố một_cách hiệu_quả chế_độ độc_đảng trên thực_tế ở nước này . Đại_dịch COVID-19 toàn_cầu lây_lan sang Campuchia vào đầu năm 2020 . Mặc_dù đã giảm_thiểu sự lây_lan của căn_bệnh này trong phần_lớn năm 2020 hệ_thống y_tế của đất_nước đã bị căng_thẳng do một đợt bùng_phát lớn vào đầu năm 2021 , điều này đã dẫn đến một_số đợt phong_tỏa . Nó cũng có tác_động kinh_tế nghiêm_trọng , với ngành du_lịch đặc_biệt bị ảnh_hưởng do các hạn_chế về du_lịch quốc_tế . Chính_trị Chính_trị Campuchia được nhiều người nước_ngoài biết đến bởi thời_kỳ diệt_chủng của Khmer_Đỏ , việc này gây ra những đổ_vỡ lớn trong nội_bộ những nước đã từng ủng_hộ chế_độ này . Vương_quốc Campuchia hiện là một nước Quân_chủ lập_hiến theo hình_thức quân_chủ tuyển_cử . Trên thực_tế Quốc_vương không điều_hành đất_nước . Vị_Quốc_vương được lựa_chọn bởi một Hội_đồng_Tôn_vương gồm 9 người theo Hiến_pháp . Nguyên_thủ đầu_tiên của đất_nước là Quốc_vương_Norodom Sihanouk sau khi ông trở_lại làm vua vào tháng 9 năm 1993 . Cuối tháng 10 năm 2004 , Quốc_vương_Norodom Sihanouk thoái_vị làm Thái_thượng_vương , Hội_đồng_Tôn_vương đã đưa Thái_tử Norodom Sihamoni lên làm tân_Quốc_vương . Nghị_viện Campuchia theo hệ_thống lưỡng_viện với cả Thượng_viện ( 61 ghế ) nhiệm_kỳ 6 năm và Quốc_hội ( 123 ghế ) nhiệm_kỳ 5 năm . Thể_chế hiện_tại của Campuchia là thể_chế đại_nghị hệ_thống Đảng_phái ưu_thế . Đảng cầm_quyền hiện_nay Đảng Nhân_dân Campuchia ( CPP ) đã nắm quyền kể từ năm 1981 và luôn chiếm đa_số ghế trong cả Thượng_viện và Quốc_hội . Thủ_tướng đương_nhiệm là Hun_Manet thuộc Đảng Nhân_dân Campuchia , đứng đầu Nội_các Campuchia - cơ_quan hành_pháp của nước này . Campuchia là thành_viên của Liên_hiệp_quốc và Hiệp_hội các quốc_gia Đông_Nam_Á . Nước này đã đạt được sự ổn_định tương_đối về chính_trị từ thập_niên 1990 trở_lại đây . Quan_hệ đối_ngoại Quan_hệ đối_ngoại của Vương_quốc Campuchia được điều_phối bởi Bộ Ngoại_giao và Hợp_tác quốc_tế Campuchia , đứng đầu là Bộ_trưởng Prak_Sokhonn . Campuchia là thành_viên của Liên_Hợp_Quốc , Ngân_hàng thế_giới và Quỹ_tiền_tệ Quốc_tế . Nó là một thành_viên của Ngân_hàng Phát_triển châu_Á ( ADB ) , ASEAN , và trở_thành thành_viên của WTO ngày 23.10.2004 . Năm 2005 Campuchia đã tham_dự Hội_nghị thượng_đỉnh Đông_Á khai_mạc tại Malaysia . Vào ngày 23 tháng 11 năm 2009 , Campuchia phục_hồi lại là thành_viên của Cơ_quan Năng_lượng Nguyên_tử Quốc_tế ( IAEA ) . Campuchia lần đầu_tiên trở_thành thành_viên của IAEA vào ngày 06 tháng 2 năm 1958 nhưng đã từ_bỏ vị_trí thành_viên của mình vào ngày 26 tháng 3 năm 2003 . Campuchia đã thiết_lập quan_hệ ngoại_giao với nhiều quốc_gia , bao_gồm 20 Đại_sứ_quán bao_gồm nhiều nước láng_giềng châu_Á và những đối_tác quan_trọng trong các cuộc đàm_phán hòa bình_Paris , trong đó có Mỹ , Úc , Canada , Trung_Quốc , Liên_minh châu_Âu ( EU ) , Nhật_Bản , và Nga_Như một kết_quả của quan_hệ quốc_tế , tại Campuchia còn có các tổ_chức nhân_đạo khác nhau đã hỗ_trợ các nhu_cầu cơ_sở_hạ_tầng xã_hội , kinh_tế và dân_sự ... Xếp_hạng quốc_tế Hành_chính Campuchia sau năm 2008 được chia thành 25 đơn_vị hành_chính địa_phương cấp một gồm 24 tỉnh ( ខ េ_ត ្_ត - khet ) và 1 đơn_vị hành_chính đặc_biệt ( ក ្_រ ុ_ង - krong ) ( thủ_đô Phnôm_Pênh ) . Các tỉnh được chia thành các huyện ( hay quận ) ( ស ្_រ ុ_ក - srok / ខណ ្_ឌ - khan ) và huyện đảo . Mỗi tỉnh lại có một quận / thành_phố thủ_phủ ( ក ្_រ ុ_ង - krong ) . Dưới huyện là các xã ( ឃ ុ_ំ - khum ) , và dưới quận là các phường ( សង_្ ក_ា ត_់ - sangkat ) . Phường và xã là cấp hành_chính địa_phương cuối_cùng ở Campuchia . Trong một xã có_thể có một hoặc nhiều hơn một làng , nhưng làng không phải là một cấp hành_chính chính_thức . Địa_lý Diện_tích Campuchia khoảng 181.035 km² , nằm trọn_vẹn trong khu_vực nhiệt_đới ; từ vĩ_độ 10 đến vĩ_độ 15N kinh_độ 102 đến 108E . Đất_nước có 800 km biên_giới với Thái_Lan về phía bắc và phía tây , 541 km biên_giới với Lào về phía đông bắc , và 1.137 km biên_giới với Việt_Nam về phía đông và đông_nam . Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái_Lan . Nhìn trên bản_đồ , lãnh_thổ Campuchia có hình_dáng gần giống như lưỡi_rìu tứ_giác , cạnh không đều . Đặc_điểm địa_hình nổi_bật là một vùng đồng_bằng lớn nằm giữa những ngọn núi thấp bao_gồm vùng hồ Tonle_Sap ( Biển_Hồ ) và vùng thượng_lưu đồng_bằng sông Cửu_Long . Biển_Hồ có diện_tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa . Đây là một đồng_bằng đông dân , phù_hợp cho cấy lúa_nước , tạo thành vùng_đất trung_tâm Campuchia . Phần_lớn ( khoảng 75 % ) diện_tích đất_nước nằm ở cao_độ dưới 100 mét so với mực nước_biển , ngoại_trừ dãy núi Cardamon ( điểm cao nhất là 1.771 m ) , phần kéo_dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó là dãy Voi ( cao_độ 500 - 1.000 m ) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek ( cao_độ trung_bình 500 m ) dọc theo biên_giới phía bắc với Thái_Lan . Khí_hậu Campuchia cũng giống như khí_hậu các nước Đông_Nam_Á khác , bị chi_phối bởi gió_mùa . Khí_hậu khô và ẩm_ướt rõ_rệt theo mùa . Nhiệt_độ dao_động trong khoảng 21 °C - 35 °C . Campuchia có các mùa mưa nhiệt_đới : gió tây_nam từ Vịnh Thái_Lan / Ấn_Độ_Dương đi vào đất_liền theo hướng đông bắc mang theo hơi ẩm_tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10 , trong đó lượng mưa lớn nhất vào_khoảng tháng 9 , tháng 10 ; gió đông_bắc thổi theo hướng tây_nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 , với thời_kỳ ít mưa nhất là tháng 1 , tháng 2 . Theo Trung_tâm Nghiên_cứu Phát_triển Quốc_tế và Liên_hợp_quốc , Campuchia được xem là quốc_gia dễ bị tổn_thương nhất của Đông_Nam_Á trước ảnh_hưởng của biến_đổi khí_hậu , cùng với Phillippines . Dân_số nông_thôn ven biển đặc_biệt có nguy_cơ cao hơn . Theo Hiệp_hội Cải_cách Khí_hậu Campuchia , tình_trạng thiếu nước_sạch , lũ_lụt cực_đoan , lở đất , mực nước_biển dâng cao và các trận bão có khả_năng phá_hoại là mối quan_tâm đặc_biệt . Campuchia có hai mùa rõ_rệt . Mùa mưa , kéo_dài từ tháng 5 đến tháng 10 , có_thể thấy nhiệt_độ giảm xuống 22 °C ( 71,6_°F ) và thường có độ_ẩm cao . Mùa khô kéo_dài từ tháng 11 đến tháng 4 khi nhiệt_độ có_thể tăng lên đến 40 °C ( 104 °F ) vào_khoảng tháng 4 . Lũ_lụt trầm_trọng xảy ra vào năm 2001 và một lần nữa vào năm 2002 , với mức_độ ngập_lụt gần như mỗi năm . Campuchia cũng là quốc_gia có nhiều loài động_vật quý_hiếm trên thế_giới sinh_sống , nổi_bật nhất là hổ , voi và bò_tót khổng_lồ . Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm_họa diệt_chủng do nạn săn_trộm và phá rừng . Kinh_tế Vương_quốc Campuchia đã bị tàn_phá gần như hoàn_toàn sau thời_kỳ Polpot Khmer_Đỏ , thành_phố lớn nhất Phnompenh phục_hồi từ một thành_phố chết không một bóng người và được khôi_phục với vẻ huy_hoàng như ngày_nay . Ảnh_hưởng của chiến_tranh nghiêm_trọng hơn ở Việt_Nam nên cho đến nay nền kinh_tế vẫn còn nhiều điều bất_cập , tình_trạng tham_nhũng lớn và luật_pháp lỏng_lẻo khiến cho đất_nước có nhiều điều cần phải giải_quyết . Tính đến năm 2016 , GDP của Campuchia đạt 19,368 tỷ USD , đứng thứ 113 thế_giới , đứng thứ 35 châu_Á và đứng thứ 8 Đông_Nam_Á . Sự phát_triển của nền kinh_tế Campuchia bị chậm lại một_cách đáng_kể trong thời_kỳ 1997 - 1998 vì khủng_hoảng_kinh_tế trong khu_vực , bạo_lực và xung_đột chính_trị . Đầu_tư nước_ngoài và du_lịch giảm mạnh . Trong năm 1999 , năm đầu_tiên có được hòa_bình thực_sự trong vòng 30 năm , đã có những biến_đổi trong cải_cách kinh_tế và tăng_trưởng đạt được ở mức 5 % . Mặc_dù bị lũ_lụt , GDP tăng_trưởng ở mức 5.0 % trong năm 2000 , 6.3 % trong năm 2001 và 5.2 % trong năm 2002 . Du_lịch là ngành dịch_vụ tăng_trưởng mạnh nhất của Campuchia , với số du_khách tăng 34 % trong năm 2000 và 40 % trong năm 2001 trước sự_kiện khủng_bố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ . Mặc_dù đạt được những sự tăng_trưởng như_vậy nhưng sự phát_triển dài_hạn của nền kinh_tế sau hàng chục năm chiến_tranh vẫn là một thách_thức to_lớn . Dân_cư thất_học và thiếu các kỹ_năng nghề_nghiệp , đặc_biệt là ở vùng nông_thôn nghèo_đói gần như chưa có các điều_kiện cần_thiết của cơ_sở_hạ_tầng . Sự lo_ngại về không ổn_định chính_trị và tệ_nạn tham_nhũng trong một bộ_phận chính_quyền làm chán_nản các nhà_đầu_tư nước_ngoài và làm chậm_trễ các khoản trợ_giúp quốc_tế . Chính_quyền đang phải giải_quyết các vấn_đề này với sự hỗ_trợ của các tổ_chức song_phương và đa_phương . Campuchia bị Liên_Hợp_Quốc xem là một trong các nước kém phát_triển nhất tại Châu_Á do mức thu_nhập thấp , nguồn_lực con_người nghèo_nàn và có nền kinh_tế dễ bị tổn_thương . Campuchia đã gia_nhập tổ_chức Tổ_chức Thương_mại_Thế_giới từ ngày 13 tháng 10 năm 2004 . Dân_cư và ngôn_ngữ Campuchia là quốc_gia thuần nhất về dân_cư với hơn 90 % dân_số là người Khmer và nói tiếng Khmer , ngôn_ngữ chính_thức . Số còn lại là người Việt , người Campuchia gốc Hoa , người Chàm và người Thượng_sống tập_trung ở miền núi phía bắc và đông_bắc . Phật_giáo_Theravada hay còn gọi_là Phật_giáo_nguyên thủy bị Khmer_Đỏ hủy_diệt đã được phục_hồi là tôn_giáo chính_thức , với khoảng 95 % dân_số . Phật_giáo Đại_thừa Bắc_tông chủ_yếu tập_trung trong cộng_đồng người Việt và người Hoa . Hồi_giáo và đạo_Bà la_môn ở các cộng_đồng Chăm , Ki-tô_giáo chiếm khoảng 2 % dân_số ... Tiếng Pháp và tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử_dụng như_là ngôn_ngữ thứ hai và thông_thường là ngôn_ngữ phải học trong các trường phổ_thông và đại_học . Nó cũng được sử_dụng thường_xuyên trong chính_quyền . Một_số lớn trí_thức mới của Campuchia được đào_tạo tại Việt_Nam là một thuận_lợi cho quan_hệ kính_tế , văn_hóa ba nước Đông_Dương . Cuộc nội_chiến và nạn diệt_chủng dưới thời Khmer_Đỏ có ảnh_hưởng mạnh đến cấu_trúc dân_số Campuchia . Độ tuổi trung_bình là 20,6 , với hơn 50 % dân_cư trẻ hơn 25 tuổi . Tỷ_lệ nam / nữ là 0.95 , thấp nhất trong số các quốc_gia tiểu khu_vực sông Mê_Kông . Trong số người Campuchia_độ tuổi hơn 65 , tỷ_lệ nữ / nam là 1,6 : 1 . Bên_cạnh đó tiếng Việt cũng được nói nhiều ở khu_vực biên_giới Việt_Nam - Campuchia và vùng Tonlé_Sap vì có nhiều người gốc Việt sinh_sống tại những khu_vực này hoặc người có cha hoặc mẹ là người Việt . Một trong những nguyên_do khác là người Campuchia ở vùng này học tiếng Việt để giao_tiếp được với người Việt ở biên_giới và để giao_thương với người Việt . Du_lịch Vương_quốc Campuchia là một trong những địa_điểm du_lịch mới và hẫp dẫn nhất trên thế_giới . Sau hơn 25 năm cô_lập , Campuchia mở_cửa đón khách du_lịch vào những năm đầu của thập_niên 90 và lượng khách du_lịch tăng lên qua từng năm Những điểm du_lịch hấp_dẫn nhất của Vương_quốc Campuchia là đền Angkor_Wat và những ngôi đền thuộc quần_thể Angkor thuộc tỉnh Siem_Reap , cũng như các địa_điểm văn_hóa hẫp dẫn thuộc thủ_đô Phnôm_Pênh và những bãi biển thuộc tỉnh Sihanoukville với đầy_đủ các dịch_vụ cần_thiết như khách_sạn , nhà_hàng , điểm vui_chơi giải_trí và một_số dịch_vụ du_lịch khác . Các điểm tham_quan khác có_thể phải kể đến vùng đồi_núi thuộc tỉnh Ratanakiri và tỉnh Mondulkiri , những ngôi đền nằm_biệt_lập thuộc tỉnh Preah_Viherd và Banteay_Chhmar và các khu_vực kinh_tế quan_trọng như Battambang , Kep và Kampot là những địa_danh mới được khám_phá gần đây . Campuchia là vùng_đất của những cái đẹp , các ngôi đền cổ_kính thuộc quần_thể Angkor , đền Bayon và sự sụp_đổ của đế_chế Khmer luôn mang dấu_ấn của sự trang_trọng , hùng_vĩ và chiếm vị_trí trung_tâm trong các kỳ_quan thế_giới – có_thể so_sánh với Machu_Picchu , Kim_tự_tháp Ai_Cập hay Vạn_lý trường_thành . Nhưng sự hùng_vĩ này lại trái_ngược với Cánh đồng chết và bảo_tàng diệt_chủng Toul_Sleng , cũng như trái_ngược với những chứng_tích lịch_sử cận_đại của Campuchia , thời_gian mà lực_lượng Polpot và chế_độ cực_đoan Khmer_Đỏ cai_trị cuối những năm 1970 , gây nên một trong những tội_ác ghê_rợn và tàn_bạo nhất của thế_kỷ XX. Ngày_nay , người Khmer vốn chiếm 95 % dân_số Campuchia đã tạo ra những ấn_tượng sâu_đậm cho khách du_lịch , họ chính là những người thân_thiện và hạnh_phúc nhất mà du_khách từng gặp . Nụ cười người Khmer có ở khắp_nơi , như trong chuyện cổ_tích và truyền_thống đậm_đà bản_sắc riêng của dân_tộc này . Campuchia vì_vậy thật_sự là vùng_đất của sự tương_phản : giữa ánh_sáng và bóng_tối , giữa những bản hùng_ca và những bi_kịch , giữa sự quặn_đau tuyệt_vọng và nguồn cảm_hứng tương_lai . Dường_như đó là một đặc_điểm vô_song của đất_nước Campuchia . Điều đó thúc_đẩy bất_cứ du_khách nào cũng khát_khao một lần đặt_chân lên mảnh đất này . Du_lịch tại Campuchia tập_trung chia làm 5 vùng trọng_điểm . Thủ_đô Phnôm_Pênh : Vương_cung Campuchia Chùa_Bạc_Bảo_tàng Quốc_gia Phnôm_Pênh Tượng_đài Độc_lập Phnôm_Pênh ( Vimean_Akareach ) Tượng_đài Hữu_nghị Việt_Nam - Campuchia Bảo_tàng diệt_chủng Tuol Sleng_Chùa Wat_Phnom Trung_tâm Diệt_chủng Choeung_Ek Cố_đô Oudong Phnom_Đa / Angkor_Borei Tháp_Bà Đen - Prasat Neang_Khmau Tonle_Bati / Ta_Prohm Núi Ta_Mao và Vườn_thú Ta Khmau_Đảo Mekong - làng thủ_công Koh Okhna_Tey Siêm_Riệp : Toàn_bộ quần_thể di_tích Angkor_Tonlé Sap_Prasat Preah_Vihear Núi_Kulen và sông ngàn Linga_Ratanakiri Banlung_Stung Treng_Sen Monorom Thành_phố Sihanouk Kok_Kong Kep_Pailin Batambang Poipet_Sisophon Nghệ_thuật Kiến_trúc của Campuchia phần_lớn được biết đến nhờ vào những công_trình được xây_dựng từ thời Khmer cổ_đại ( khoảng cuối thế_kỷ XII , đầu thế_kỷ XIII ) . Đạo_Phật và tư_duy huyền_thoại có ảnh_hưởng lớn đến nghệ_thuật trang_trí các công_trình kiến_trúc vĩ_đại này . Đặc_trưng cơ_bản của kiến_trúc giai_đoạn này là được xây_dựng từ vật_liệu gỗ , tre_nứa hoặc rơm_rạ và đá . Nhưng những gì còn lại ngày_nay người ta có_thể chiêm_ngưỡng là các công_trình bằng đá_tảng như các bức tường thành , đường_sá , ... và các ngôi đền hoặc các con đường có những bao_lơn tạc_hình con rắn chín đầu , vươn cao 2 – 3 m , xòe rộng phủ bóng xuống mặt đường . Còn hình_thức chung của các ngôi đền là có đỉnh chóp nhọn , bốn mặt đền được chạm_trổ các bức phù_điêu miêu_tả cuộc_sống con_người ở thế_giới bên kia , hoặc cuộc_sống hiện_tại của người_dân Campuchia bấy_giờ , hay cuộc_chiến với nước láng_giềng vũ_nữ dân_gian ( Ápsara ) với thân_hình mềm_mại , cân_đối đang múa khá uyển_chuyển , và sự tham_gia của cả những con khỉ , con ngựa trong sử_thi Ramanaya của Ấn_Độ . Bên_cạnh đó , hình_thức khắc những ký tự hay con_số cũng rất phổ_biến ở công_trình . Các ngôi đền thường có một cửa còn ở ba phía còn lại của đền cũng có cửa nhưng chỉ là giả , để tạo cảm_giác đối_xứng cho ngôi đền . Công_trình có tiếng nhất ở đây là ngôi đền Bayon với 200 gương_mặt của thần_Avalokitesvara ( một dạng của Quan_Âm Bồ_Tát ) . Chiêm_ngưỡng những công_trình này , ta không_thể không khâm_phục sức_mạnh phi_thường và bàn_tay tài_ba của những người_dân Khmer cổ_đại . Kiến_trúc của Campuchia cũng có ảnh_hưởng lớn đến kiến_trúc của Thái_Lan và người Chăm của Việt_Nam . Văn_hóa Nền văn_hóa Campuchia có lịch_sử phong_phú đa_dạng trải qua nhiều thế_kỷ và chịu ảnh_hưởng nặng của Ấn_Độ . Nền văn_hóa Campuchia gây ảnh_hưởng mạnh và được coi là mẹ đẻ của văn_hóa Thái_Lan , Lào . Trong lịch_sử Campuchia , tôn_giáo có vai_trò lớn trong các hoạt_động văn_hóa . Trải qua gần 2000 năm , người_dân Campuchia đã phát_triển một tín_ngưỡng Khmer độc_đáo với các tín_ngưỡng hỗn_hợp gồm tín_ngưỡng thuyết_vật linh_bản_địa và các tôn_giáo Ấn_Độ như Phật_giáo và Hindu_giáo . Ẩm_thực Ẩm_thực Campuchia , cũng như thói_quen ẩm_thực của nhiều dân_tộc thuộc nền văn_minh lúa_nước trong khu_vực châu_Á , cho thấy những đặc_điểm riêng_biệt . Người_dân Campuchia có thói_quen ăn gạo_tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt . Vào các ngày lễ_tết , nông_thôn cũng như thành_thị đều có gói bánh_tét , bánh_ít . Phần_lớn trong mỗi gia_đình đều có mắm bồ_hóc để ăn quanh_năm . Ẩm_thực Campuchia ảnh_hưởng phong_cách mạnh_mẽ của Ấn_Độ và Trung_Hoa , hầu_hết các món ăn có vị lạt , ngọt và béo . Món ăn Ấn_Độ tìm thấy hầu_hết ở các gia_vị được dùng chủ_yếu là cay như sa_tế , ớt , tiêu , nhục , hồi_v.v. Món ăn Trung_Hoa được tìm thấy nhiều với vị lạt và khá béo , nhiều dầu_mỡ nhất là mang phong_cách ẩm_thực_vùng Tứ_Xuyên . Âm_nhạc Dàn_nhạc ping_peat ( ngũ_âm ) và các nhạc_cụ truyền_thống tạo ra vô_số các tác_phẩm nghệ_thuật đỉnh_cao và độc_đáo . Âm_nhạc truyền_thống của Thái_Lan và Lào cũng chịu ảnh_hưởng lớn từ Campuchia . Văn_học Nổi_tiếng nhất là thể_loại trường_ca Riêm_kê là thể_loại sáng_tác bằng thơ_ca dân_gian dài hàng vạn câu . Cốt_truyện chủ_yếu vay_mượn từ sử_thi Ramayana của Ấn_Độ . Những ngày lễ chính Người Campuchia cũng giống như các quốc_gia khác đều sử_dụng Tây_lịch . Tuy_nhiên , trừ một_số ngày lễ của người Khmer , họ sử_dụng lịch Campuchia như ngày lễ_Tết , lễ nhập_điền hay lễ cầu_hôn . Lịch_Khmer có_thể sớm hay muộn hơn lịch Tây_tùy vào thời_điểm của năm . Sự giao_thoa về văn_hóa và dân_cư khiến cho một_số ngày lễ của Campuchia có thêm một_số ngày lễ như Tết Việt_Nam và Trung_Quốc , tết Đoan_Ngọ , ... Ngày 1 tháng 1 hằng năm : Tết_Tây . Ngày 7 tháng 1 hằng năm : Ngày giải_phóng đất_nước khỏi chế_độ Khmer_Đỏ . Ngày 15 tháng 1 ( âm_lịch ) hằng năm : Ngày Māgha_Pūjā ( Lễ rằm tháng_giêng ) . Ngày 8 tháng 3 hằng năm : Ngày Quốc_tế_Phụ_nữ . Ngày 13 – 15 tháng 4 hằng năm : Ngày tết Chol Chnam_Thmey của người Khmer . Ngày 13 – 15 tháng 5 hằng năm : Sinh_nhật nhà_vua Norodom_Sihamoni . Ngày 15 tháng 4 ( âm_lịch ) hằng năm : Lễ Phật_Đản . Ngày 1 tháng 5 hằng năm : Ngày Quốc_tế Lao_động . Ngày 23 tháng 5 hằng năm : Ngày lễ cầu mùa Vương_Cung . Ngày 18 tháng 6 hằng năm : Ngày sinh_nhật_Vương_thái_hậu Norodom_Moninaeth . Ngày 24 tháng 9 hằng năm : Ngày Hiến_pháp quốc_gia . Ngày 28 – 30 tháng 9 hằng năm : Ngày Pchum_Ben ( lễ báo hiếu ông_bà ) . Ngày 23 tháng 10 hằng năm : Ngày ký Hiệp_định hòa bình_Paris . Ngày 29 tháng 10 hằng năm : Ngày nhà_vua đăng_quang . Ngày 31 tháng 10 hằng năm : Ngày sinh_nhật Thượng_vương Norodom_Sihanouk . Ngày 09 tháng 11 hằng năm : Ngày Quốc_khánh . Ngày 11 – 13 tháng 11 hằng năm : Ngày lễ_hội cúng_trăng , đua thuyền ( ghe Ngo ) . Ngày 10 tháng 12 hằng năm : Ngày Nhân_quyền Quốc_tế . Giáo_dục Tỷ_lệ biết chữ ở Campuchia khoảng 77,2 % , trong đó tỷ_lệ nam biết chữ cao hơn nữ và thành_thị cao hơn nông_thôn . Trong thời_kỳ Khmer Đỏ_thống_trị , giáo_dục Campuchia bị tàn_phá nặng_nề và hiện_nay đang từng bước được phục_hồi . Tôn_giáo_Phật_giáo Nguyên_thủy là tôn_giáo chính_thức của Campuchia , được thực_hành bởi hơn 95 % dân_số . Phật_giáo là tôn_giáo phổ_biến và phát_triển mạnh_mẽ trong tất_cả các tỉnh , với ước_tính khoảng 4.392 đền thờ , tu_viện trong cả nước . Phần_lớn sắc_tộc Khmer theo đạo_Phật , và có những hiệp_hội gần_gũi giữa Phật_giáo , truyền_thống văn_hóa và cuộc_sống hằng ngày . Tuân_thủ Đạo_Phật thường được xem là bản_sắc dân_tộc và văn_hóa của đất_nước . Tôn_giáo ở Campuchia , trong đó có Phật_giáo , đã bị đàn_áp bởi chế_độ Khmer_Đỏ trong thời_gian cuối những năm 1970 nhưng kể từ khi chế_độ này bị lật_đổ , Phật_giáo đã hồi_sinh trở_lại trên đất_nước này . Hồi_giáo là tôn_giáo của đa_số người Chăm và người Mã_Lai_thiểu_số ở Campuchia . Đa_số là người Hồi_giáo_Sunni và tập_trung đông ở tỉnh Kampong_Cham . Hiện_nay có hơn 250.000 người Hồi_giáo trong nước . 1 % dân_số Campuchia được xác_định là Kitô_hữu , trong đó Công_giáo_Rôma tạo thành nhóm lớn nhất tiếp_theo là cộng_đồng Tin_Lành . Hiện_nay có 20.000 người Công_giáo tại Campuchia , chiếm 0,15 % tổng dân_số . Các nhánh Kitô_giáo khác bao_gồm Baptist , Liên_minh Kitô_giáo và truyền_giáo , Phong_trào Giám_Lý , Nhân_chứng_Giê-hô-va , Phong_trào Ngũ_Tuần , và Giáo_hội Các Thánh_hữu Ngày sau của Chúa Giêsu_Kitô . Phật_giáo Đại_thừa là tôn_giáo của đa_số Hoa_kiều và Việt_kiều tại Campuchia . Các yếu_tố của thực_hành tôn_giáo khác , chẳng_hạn như việc tôn_kính các anh_hùng dân_gian và tổ_tiên , Khổng_giáo và Đạo_giáo kết_hợp với Phật_giáo Trung_Hoa cũng được thực_hành . Trước chế_độ Khmer_Đỏ , có 73.164_tín_đồ đạo Cao_Đài ở Campuchia , trong đó Việt_kiều chiếm 64.954 người và số người Campuchia là 8210 người . Hiện_nay , chỉ còn khoảng 2.000 tín_đồ Cao_Đài ở Campuchia tập_trung ở thủ_đô Phnôm_Pênh với một Thánh_thất Cao_Đài . Dữ_liệu chung_Chính_trị Kinh_tế Địa_lý và hành_chính Văn_hóa và giáo_dục Xem thêm Các chủ_đề về Campuchia Viễn_thông của Campuchia Ngoại_giao của Campuchia Quân_sự của Campuchia Giao_thông tại Campuchia Quan_hệ ngoại_giao Việt_Nam - Campuchia Tham_khảo Liên_kết ngoài CIA World_Factbook – Hoa_Kỳ Department_of State_website Phan_Minh_Châu - Cùng bạn khám_phá thế_giới - Đất_nước Campuchia - Sách hướng_dẫn du_lịch Cựu thuộc_địa của Pháp Quốc_gia Đông_Nam_Á Quốc_gia thành_viên của Liên_Hợp_Quốc_Quốc_gia thành_viên Cộng_đồng Pháp ngữ_Quốc_gia và vùng lãnh_thổ nói tiếng Pháp Quốc_gia châu_Á Quốc_gia thành_viên ASEAN_Nước kém phát_triển
VIQR ( viết tắt của tiếng Anh Vietnamese_Quoted-Readable ) là một quy_ước để viết chữ tiếng Việt dùng bảng_mã ASCII 7 bit . Vì tính tiện_lợi của nó , quy_ước này được sử_dụng phổ_biến trên Internet , nhất_là khi bảng_mã Unicode chưa được áp_dụng rộng_rãi . Hiện_nay quy_ước VIQR vẫn còn được một_số người hay nhóm thư sử_dụng . Quy_tắc Quy_ước VIQR sử_dụng ký tự có trên bàn_phím để biểu_thị dấu : Một ví_dụ của VIQR : Việt_Nam đất_nước mến yêu => Vie_^ . t Nam_dda ^ ' t nu * o * ' c me ^ ' n ye ^_u Quy_ước VIQR dùng DD cho chữ Đ , và dd cho đ . Dấu cách \ được dùng trước dấu chấm câu ( . ) ( ? ) nếu dấu chấm câu này đặt ngay sau nguyên_âm và trong từ có nguồn_gốc nước_ngoài . Ví_dụ : O_^ ng te ^ n gi `_\ ? To_^ i te ^ n_la ` .... Ông tên gì ? Tôi tên là ...._Một biến_thể của quy_ước VIQR là VIQR * . Trong đó , dấu * được dùng thay cho dấu + để bỏ dấu_móc . Lịch_sử Quy_ước VIQR đã được dùng tại miền Nam trước 1975 trong việc lưu_giữ các tài_liệu của quân_đội . Năm 1992 , quy_ước này được Nhóm Viet-Std ( Vietnamese-Standard Working_Group - Nhóm Nghiên_cứu Tiêu_chuẩn Tiếng Việt ) thuộc TriChlor_group tại California chuẩn_hóa . Lối viết này hiện_nay cũng được dùng thường_xuyên trên mạng , khi chat , vì tiện_lợi , không cần dùng phần_mềm nào cả và có_thể dùng mọi lúc mọi nơi . Xem thêm Mnemonic_Encoding Specification_for Vietnamese VISCII_VNI Tham_khảo Liên_kết ngoài The_VIQR_Convention RFC 1456 – Conventions_for Encoding_the Vietnamese_Language ( VISCII và VIQR ) Mã_ký tự Kiểu gõ chữ Việt
Việt_Nam Cộng_hòa ( VNCH ) là một nhà_nước ở Đông_Nam_Á được Ngô_Đình_Diệm tuyên_bố thành_lập sau cuộc trưng_cầu_dân_ý ngày 26 tháng 10 năm 1955 với thủ_đô là Sài_Gòn đã từng tồn_tại từ năm 1955 đến năm 1975 . Trong các tài_liệu quốc_tế , chính_phủ này còn được gọi_là South_Vietnam ( ) để chỉ phạm_vi địa_lý kể từ khi Hiệp_định Genève được ký_kết và Việt_Nam bị chia_cắt thành hai vùng tập_kết quân_sự tạm_thời . Với sự hậu_thuẫn của Hoa_Kỳ , Việt_Nam Cộng_hòa bác_bỏ việc thực_hiện tổng_tuyển_cử thống_nhất Việt_Nam vào năm 1956 theo Hiệp_định Genève với lý_do họ không ký hiệp_định này mặc_dù với việc kế_thừa nghĩa_vụ của Liên_hiệp Pháp , chính_phủ này vẫn phải thực_thi . Chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa đối_chọi với Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam thành_lập năm 1969 do Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam lãnh_đạo . Việt_Nam Cộng_hòa là nhà_nước độc_lập đi theo chế_độ Tư_bản chủ_nghĩa . Nguồn_gốc của Việt_Nam Cộng_hòa bắt_nguồn từ Chiến_tranh Đông_Dương . Sau Thế_chiến II , phong_trào Việt_Minh do Hồ_Chí_Minh lãnh_đạo đã tuyên_bố thành_lập nước Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 và tổ_chức thành_công Tổng_tuyển_cử toàn_quốc vào tháng 1/1946 để chính_thức trở_thành nhà_nước duy_nhất có chủ_quyền trên toàn_bộ hai miền của Việt_Nam . Tổng_tuyển_cử được diễn ra thành_công bất_chấp việc thực_dân Pháp tái xâm_lược Việt_Nam từ cuối năm 1945 . Với Hiệp_định Élysée được ký vào tháng 3/1949 , một nhóm chính_trị_gia chống Cộng do Bảo_Đại đứng đầu đã cùng thực_dân Pháp thành_lập Quốc_gia Việt_Nam trở_thành một thành_viên độc_lập một phần trong Liên_hiệp Pháp . Sau khi thất_bại trong Chiến_dịch Điện_Biên_Phủ , Pháp buộc phải ký Hiệp_định Genève , theo đó Pháp từ_bỏ chủ_quyền ở Đông_Dương , Việt_Nam tạm_thời bị chia_cắt thành hai vùng tập_kết quân_sự với việc Quân_đội nhân_dân Việt_Nam rút về vùng tập_kết phía Bắc vỹ tuyến 17 , quân_đội Liên_hiệp Pháp ( bao_gồm Quân_đội quốc_gia Việt_Nam ) rút về vùng tập_kết phía Nam vỹ tuyến 17 . Trong thời_gian chờ Tổng_tuyển_cử để hình_thành nhà_nước thống_nhất trên cả hai vung tập_kết quân_sự , Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa nắm quyền quản_lý hành_chính ở vùng lãnh_thổ phía Bắc vỹ tuyến 17 , Liên_hiệp Pháp mắm_quyền quản_lý hành_chính ở vùng lãnh_thổ phía Nam vỹ tuyến 17 . Pháp hoàn_toàn rút khỏi Việt_Nam vào giữa năm 1955 và quyền quản_lý hành_chính ở miền Nam Việt_Nam được giao lại cho Quốc_gia Việt_Nam .. Từ đây , Hoa_Kỳ_thế chỗ Pháp , tiếp_tục hậu_thuẫn chế_độ Quốc_gia Việt_Nam nhằm ngăn_chặn Tổng_tuyển_cử thống_nhất Việt_Nam về mặt nhà_nước . Thủ_tướng Ngô_Đình_Diệm đã phế_truất Bảo_Đại vào năm 1955 sau một cuộc trưng_cầu_dân_ý với nhiều gian_lận . Quốc_gia Việt_Nam được đổi tên thành Việt_Nam Cộng_hòa vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 , với Ngô_Đình_Diệm là tổng_thống đầu_tiên . Chính_phủ này lập_tức được Hoa_Kỳ công_nhận và lần_lượt có quan_hệ ngoại_giao với 77 quốc_gia . Năm 1957 , Việt_Nam Cộng_hòa đệ đơn xin gia_nhập Liên_Hợp_Quốc nhưng đề_nghị này bị Liên_Xô phủ_quyết . Sau những hỗn_loạn nội_bộ ngày_càng gia_tăng , Ngô_Đình_Diệm bị ám_sát trong cuộc đảo_chính năm 1963 do tướng Dương_Văn_Minh cầm_đầu và được Hoa_Kỳ hậu_thuẫn . Sau đó , một loạt chính_quyền quân_sự được thành_lập nhưng liên_tục sụp_đổ do các cuộc đảo_chính lẫn nhau . Tướng Nguyễn_Văn_Thiệu sau đó nắm quyền trong giai_đoạn 1967 – 1975 sau cuộc tuyển_cử tổng_thống . Với sự can_dự của Mỹ , cục_diện ở Việt_Nam bắt_đầu chuyển sang một giai_đoạn mới đó là Chiến_tranh Việt_Nam . Ngày 20/12/1959 , Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa đã hỗ_trợ thành_lập Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam ( mà Mỹ gọi_là Việt Cộng ) để chính_thức chuyển_hướng từ đấu_tranh_chính_trị đơn_thuần sang đấu_tranh_chính_trị kết_hợp đấu_tranh vũ_trang .. Tới ngày 15/02/1961 , Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam - lực_lượng quân_đội của Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam được thành_lập . Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam nhận được sự trợ_giúp từ nguồn viện_trợ và trang_bị từ Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa , Liên_Xô , Cộng_hòa Nhân_dân Trung_Hoa , Cộng_hòa Dân_chủ_Nhân_dân Triều_Tiên và các thành_viên Khối_Xã_hội_chủ_nghĩa . Sau những bất_ổn nội_bộ và sự lớn_mạnh của phong_trào cách_mạng ở miền Nam , Việt_Nam Cộng_hòa đứng trên bờ vực sụp_đổ . Điều này dẫn tới việc Hoa_Kỳ và đồng_minh trực_tiếp tham_chiến ở Việt_Nam từ ngày 08/3/1965 sau khi cưỡng_ép Việt_Nam Cộng_hòa phải chấp_nhận sự hiện_diện quân_sự của Hoa_Kỳ tại Việt_Nam . Tiếp_theo là các đơn_vị bộ_binh Hoa_Kỳ để bổ_sung cho đội_ngũ cố_vấn quân_sự hướng_dẫn những lực_lượng của Quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa . Một chiến_dịch ném bom thường_xuyên ở miền Bắc Việt_Nam đã được các phi_đội không_quân Hoa_Kỳ thực_hiện từ năm 1966 và 1967 . Chiến_tranh Việt_Nam đã đạt đến đỉnh_điểm trong sự_kiện Tết Mậu_Thân tháng 2 năm 1968 , khi có hơn 600.000 lính Mỹ và đồng_minh ( Úc , New_Zealand , Hàn_Quốc , Thái_Lan ) cùng 600.000_lính Việt_Nam Cộng_hòa tham_chiến ở miền Nam Việt_Nam , cùng với hải_quân và không_quân Hoa_Kỳ bắn phá miền Bắc Việt_Nam . Với Hiệp_định Paris ký ngày 27 tháng 1 năm 1973 , Hoa_Kỳ chính_thức rút toàn_bộ quân_đội của mình và đồng_minh khỏi Việt_Nam . Tuy_nhiên , chiến_tranh Việt_Nam vẫn tiếp do Mỹ và đồng_minh vẫn tiếp_tục can_thiệp chính_trị và viện_trợ quân_sự cho Việt_Nam Cộng_hòa . Tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 , chiến_tranh kết_thúc và Việt_Nam Cộng_hòa sụp_đổ sau khi Tổng_thống Dương_Văn_Minh đầu_hàng Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam .. Ngày 25 tháng 4 năm 1976 , Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam tổ_chức Tổng_tuyển_cử để thành_lập nhà_nước thống_nhất mang tên Cộng_hòa Xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam . Tên gọi " Việt_Nam " là tên gọi được vua Gia_Long đặt ra vào năm 1804 . Đây là một biến_thể của " Nam_Việt " ( chữ Hán : 南越 ) , một cái tên được sử_dụng trong thời cổ_đại . Vào năm 1839 , vua Minh_Mạng đã đổi tên nước thành " Đại_Nam " . Tiền_thân của Việt_Nam Cộng_hòa là Quốc_gia Việt_Nam do Pháp thành_lập năm 1949 , trong thời_kỳ Chiến_tranh Đông_Dương . Ngày 26 tháng 10 năm 1955 thì chính_thức đổi tên thành Việt_Nam Cộng_hòa . Tên chính_thức của Việt_Nam Cộng_hòa dịch sang tiếng Pháp được gọi_là République_du Viêt_Nam . Tuy_vậy , thuật_ngữ " South_Vietnam " thường được sử_dụng phổ_biến ở phương Tây vào năm 1954 , khi Hội_nghị Genève phân_vùng Việt_Nam thành 2 vùng tập_kết quân_sự tạm_thời . Các tên khác mà chính_phủ này thường tự gọi mình trong thời_gian tồn_tại là " Chính_phủ Việt_Nam " hoặc " Chính_phủ quốc_gia " . Lịch_sử Quốc_gia Việt_Nam 1949 - 1955 Tiền_thân của Việt_Nam Cộng_hòa là Quốc_gia Việt_Nam , một chính_phủ do Pháp thành_lập năm 1949 , trong thời_kỳ Chiến_tranh Đông_Dương . Quốc_gia Việt_Nam là thành_viên của Liên_hiệp Pháp , có nhiệm_vụ hỗ_trợ quân Pháp chống lại phong_trào kháng_chiến chống Pháp của nhà_nước Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa do Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh lãnh_đạo . Đệ_Nhất Cộng_hòa 1955 - 1963 Sau khi Pháp thua_trận Điện_Biên_Phủ ( 1954 ) và ký Hiệp_định Genève , Quốc_gia Việt_Nam cùng Pháp tập_kết về vùng phía Nam vĩ_tuyến 17 của Việt_Nam . Theo kế_hoạch , quân Pháp sẽ rút dần sau 2 năm và Việt_Nam sẽ tiến_hành Tổng_tuyển_cử thống_nhất đất_nước . Tuy_nhiên , báo_cáo của CIA cho Tổng_thống Mỹ Dwight_Eisenhower thấy rằng khoảng 80 % dân_số Việt_Nam sẽ bầu cho Hồ_Chí_Minh nếu cuộc tổng_tuyển_cử được thi_hành . Không_thể chấp_nhận việc Hồ_Chí_Minh sẽ thắng_cử và lập chính_phủ trên toàn_bộ lãnh_thổ Việt_Nam , Hoa_Kỳ đã hậu_thuẫn Quốc_gia Việt_Nam để cuộc tuyển_cử không_thể diễn ra nhằm chia_cắt Việt_Nam vĩnh_viễn thành 2 quốc_gia . Hoa_Kỳ muốn có một chính_phủ chống Cộng tồn_tại ở miền Nam Việt_Nam , bất_kể chính_phủ đó có tôn_trọng dân_chủ hay không . Năm 1954 , đội bán quân_sự của Mỹ do tướng Edward_Lansdale ( sĩ_quan cao_cấp của Tình_báo Mỹ và đã làm cố_vấn cho Pháp tại Việt_Nam từ 1953 ) đã huấn_luyện các lực_lượng_vũ_trang của Quốc_gia Việt_Nam ; xây_dựng các cơ_sở_hạ_tầng phục_vụ quân_sự tại Philippines ; bí_mật đưa một lượng lớn vũ_khí và thiết_bị quân_sự vào Việt_Nam ; giúp_đỡ phát_triển các kế_hoạch " bình_định Việt_Minh và các vùng chống_đối " . Ngày 13-12-1954 , Mỹ và Pháp ký_kết văn_kiện cho_phép các cố_vấn quân_sự Mỹ thay_thế dần cho sĩ_quan Pháp tham_gia huấn_luyện quân_đội Quốc_gia Việt_Nam ở miền Nam Việt_Nam . Tháng 1 năm 1955 , Mỹ chính_thức viện_trợ quân_sự trực_tiếp cho Quốc_gia Việt_Nam . Thượng_nghị_sĩ ( 4 năm sau trở_thành Tổng_thống ) John_F. Kennedy tuyên_bố vào ngày 1 tháng 6 năm 1956 : " Nếu chúng_ta không phải là cha_mẹ của nước Việt_Nam bé_nhỏ [ chỉ Việt_Nam Cộng_hòa ] thì chắc_chắn chúng_ta cũng là cha_mẹ đỡ_đầu của nó . Chúng_ta là chủ_tọa khi nó ra_đời , chúng_ta viện_trợ để nó sống , chúng_ta giúp định_hình tương_lai của nó ( … ) . Đó là con_đẻ của chúng_ta - chúng_ta không_thể bỏ_rơi nó , chúng_ta không_thể không biết tới những nhu_cầu của nó " Trong những năm 1954 – 1956 , Mỹ đã bỏ ra 414 triệu USD giúp trang_bị cho các lực_lượng thường_trực Quốc_gia Việt_Nam , gồm 170.000_quân và lực_lượng cảnh_sát 75.000_quân ; 80 % ngân_sách quân_sự của Quốc_gia Việt_Nam là do Mỹ viện_trợ . Từ năm 1955 đến 1960 , có tất_cả 800 chuyến tàu chở vũ_khí và phương_tiện quân_sự của Mỹ vào miền Nam Việt_Nam . Số viện_trợ này giúp Quốc_gia Việt_Nam đủ sức duy_trì bộ_máy hành_chính và quân_đội khi không còn viện_trợ của Pháp . Quân_đội Quốc_gia Việt_Nam dần thay_thế chiến_thuật và vũ_khí của Pháp bằng của Mỹ . Đến lúc này lại xảy ra mâu_thuẫn giữa Thủ_tướng Ngô_Đình_Diệm với Quốc_trưởng Bảo_Đại ( nguyên là Hoàng_đế nhà Nguyễn ) . Năm 1955 , với kết_quả cuộc trưng_cầu_dân_ý gian_lận ( mà các tài_liệu ngày_nay của Chính_phủ Việt_Nam thường gọi là " trò hề trưng_cầu_dân_ý " ) , Thủ_tướng Ngô_Đình_Diệm đã phế_truất Quốc_trưởng Bảo_Đại , lên làm Tổng_thống đầu_tiên của chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa . Sau đó , Quốc_gia Việt_Nam tổ_chức bầu_cử Quốc_hội Lập_hiến . Quốc_hội này ban_hành Hiến_pháp thành_lập Việt_Nam Cộng_hòa trên cơ_sở kế_thừa Quốc_gia Việt_Nam , thủ_đô là thành_phố Sài_Gòn , ngày ban_hành Hiến_pháp 26 tháng 10 trở_thành ngày Quốc_khánh của Đệ_Nhất Cộng_hòa . Việt_Nam Cộng_hòa theo thể_chế chính_trị đa_đảng , kinh_tế tư_bản chủ_nghĩa và được Mỹ giúp_đỡ , bảo_vệ để chống lại Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam tại miền Nam . Dưới thời Tổng_thống Ngô_Đình_Diệm , ông đề ra chủ_nghĩa " Cần_lao Nhân_vị " , duy_trì tình_trạng đối_lập với Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa . Trong khoảng 5 năm , Việt_Nam Cộng_hòa đã có một_số thành_tựu : xã_hội ổn_định , kinh_tế phát_triển , định_cư gần 1 triệu dân di_cư từ miền Bắc , thành_lập Viện Đại_học Huế ... Tuy_nhiên , chính_quyền Tổng_thống Ngô_Đình_Diệm bị giới đối_lập xem là chính_phủ độc_tài gia_đình trị , dần_dần tích_lũy nhiều mâu_thuẫn nội_bộ . Từ năm 1955 và đặc_biệt là từ 1959 , cùng_với sự hậu_thuẫn của Hoa_Kỳ ( do lo_ngại ảnh_hưởng của phong_trào Việt_Minh ) , chính_quyền Ngô_Đình_Diệm thực_hiện chính_sách đàn_áp những người cộng_sản , tố_cộng diệt cộng trên toàn_bộ Nam_Việt_Nam , dựa theo Luật_10-59 ( đạo_luật quy_định việc thiết_lập các phiên_tòa quân_sự đặc_biệt để xét_xử những phạm_nhân bị tình_nghi là ủng_hộ Việt_Minh và chủ_nghĩa_cộng_sản ) . Phong_trào Đồng_khởi năm 1960 ( do Đảng Lao_động Việt_Nam lãnh_đạo ) và cuộc đảo chính_hụt năm 1960 là những đòn giáng mạnh vào chế_độ Ngô_Đình_Diệm . Mâu_thuẫn tôn_giáo cũng trở_nên gay_gắt . Sự_kiện Phật_Đản năm 1963 , việc cấm treo cờ Phật_giáo ở Huế đã gây ra phản_ứng mạnh_mẽ từ các Phật_tử , dẫn đến các hoạt_động đàn_áp Phật_giáo của chính_quyền . Việc Thượng_tọa Thích_Quảng_Đức tự_thiêu giữa đường_phố Sài_Gòn cùng những phát_biểu của bà Ngô_Đình_Nhu ( tức Dân_biểu Trần_Lệ_Xuân ) làm chế_độ Ngô_Đình_Diệm bị báo_chí phương Tây_đả_kích kịch_liệt và mất hết mọi sự ủng_hộ từ phương Tây . Ngày 1 tháng 11 năm 1963 , nền Đệ_Nhất Cộng_hòa bị lật_đổ bởi một nhóm quân_nhân dưới sự chỉ_huy của một_số tướng_lĩnh ( trong đó có tướng Dương_Văn_Minh ) ; về sau , ngày này được xem là ngày Quốc_khánh của Đệ_Nhị Cộng_hòa Việt_Nam . Cả ba anh_em Ngô_Đình_Diệm , Ngô_Đình_Nhu và Ngô_Đình_Cẩn đều bị giết . Theo băng ghi_âm tại Nhà_Trắng , tổng_thống Kennedy nói rằng ông bàng_hoàng về cái chết của 2 anh_em Diệm và Nhu , cái chết của hai người thật là kinh_khủng . Theo như hồi_ký của Bộ_trưởng Quốc_phòng Mỹ Robert_McNamara , chính_CIA đã hỗ_trợ cho việc lật_đổ và sau_này McNamara xem đó là một sai_lầm nghiêm_trọng mà Hoa_Kỳ mắc phải . Khi được thông_báo anh_em Ngô_Đình_Diệm đã bị giết , Đại_sứ Hoa_Kỳ Cabot_Lodge , đã vui_vẻ thốt lên bằng tiếng Pháp : " C’est_formidable ! C’est_formidable ! " ( Thật là tuyệt_diệu . Thật là tuyệt_diệu ) . Kể từ đây , sự phụ_thuộc của Việt_Nam Cộng_hòa vào viện_trợ của Hoa_Kỳ ngày_càng lớn , cả về tài_chính cũng như về quân_sự . Sự can_thiệp của Tòa đại_sứ Mỹ vào công_việc nội_bộ về chính_trị và quân_sự của Việt_Nam Cộng_hòa ngày_càng lên cao . Thời_kỳ quân_quản 1963 - 1967 Tiếp sau đó là giai_đoạn khủng_hoảng lãnh_đạo chính_trị ở miền Nam bởi một loạt các cuộc đảo_chính liên_tiếp cho đến khi tướng Nguyễn_Văn_Thiệu thiết_lập nền Đệ_Nhị Cộng_hòa Việt_Nam . Trong thời_gian 18 tháng sau cuộc đảo_chính 1963 , miền Nam phải chứng_kiến hơn 10 cuộc khủng_hoảng chính_trị ( cuộc đảo_chính năm 1964 của tướng Nguyễn_Khánh ; thành_lập Tam đầu_chế ; phong_trào chống Hiến_chương Vũng_Tàu ; chính_phủ dân_sự Trần_Văn_Hương lên rồi đổ ; chính_phủ dân_sự Phan_Huy_Quát lên rồi đổ ; đảo chính_hụt ngày 13 tháng 9 , 1964 của tướng Dương_Văn_Đức và Lâm_Văn_Phát ; đảo chính_hụt ngày 20 tháng 2 , 1965 của đại_tá Phạm_Ngọc_Thảo ) . Phe quân_đội lần_lượt hạ_bệ lẫn nhau cùng những chính_phủ dân_sự liên_tiếp được dựng lên rồi lại phải rút_lui . Cùng khi đó về mặt xã_hội , các khối Phật_giáo và Công_giáo cũng nhiều lần xuống_đường biểu_tình gây áp_lực . Về mặt pháp_lý , bản Hiến_pháp năm 1956 bị vô_hiệu hóa . Thay vào đó là một loạt hiến_chương có tính_chất tạm_thời như : Hiến_chương 4 tháng 11 năm 1963 . Hiến_chương 7 tháng 2 năm 1964 . Hiến_chương 16 tháng 8 năm 1964 ( thường gọi là Hiến_chương Vũng_Tàu ) . Hiến_chương 20 tháng 10 năm 1964 . Về mặt quân_sự , Việt_Nam Cộng_hòa , Hoa_Kỳ cùng với các đồng_minh tiếp_tục chiến_đấu chống lại các hoạt_động quân_sự của lực_lượng Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam và Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa trong Chiến_tranh Việt_Nam . Quy_mô và mức_độ ác_liệt của chiến_tranh ngày_càng tăng . Trong phúc_trình gửi Tổng_thống Johnson ngày 16 tháng 3 năm 1964 , McNamara đưa ra một bức tranh bi_thảm , hậu_quả của cuộc đảo_chính lật_đổ chế_độ Ngô_Đình_Diệm : " Trong số đất_đai của 22 tỉnh ( trong 44 tỉnh ) , Việt Cộng kiểm_soát tới 50 % hoặc nhiều hơn . Tại Phước_Tuy , Việt Cộng kiểm_soát 80 % ; Bình_Dương 90 % ; Hậu_Nghĩa 90 % ; Long_An 90 % ; Định_Tường 90 % ; Kiến_Hòa 90 % ; An_Xuyên ( Cà_Mau ) 85 % . Quận Mõ_Cày và các xã Định_Thủy , Bình_Khánh , Phước_Hiệp , " đỏ 100 % " ; trên 900 xã như trong trường_hợp ba xã này ... " . Sau đảo chính 1963 , trong một thời_gian ngắn , đường_mòn Hồ_Chí_Minh trở_thành một " xa_lộ thênh_thang " , lượng hàng vận_chuyển vào miền Nam tăng vọt . Trước_đây , đoàn vận_tải ô_tô chỉ vào Khe_Hó đổ hàng rồi từ đây dùng voi hay sức người chuyển vào Palin Thừa_Thiên . Đầu năm 1964 , các đoàn ô_tô đã có_thể đi tới điểm trạm ngã ba biên_giới Kontum , số_lượng vận_tải tăng 40 lần so với năm trước , tỉ_trọng vận_tải cơ_giới là 51 % . Trước những thất_bại này , Tổng_thống Mỹ quyết_định huy_động quân viễn_chinh trực_tiếp tham_chiến tại miền Nam Việt_Nam . Báo Quân_đội Nhân_dân nhận_định " Đầu năm 1965 , tình_hình cách_mạng miền Nam đã có những tiến_bộ vượt_bậc . Cuộc " chiến_tranh đặc_biệt " của Mỹ-ngụy ngày_càng bị khủng_hoảng và thất_bại nghiêm_trọng . Đế_quốc Mỹ đã tìm mọi cách cố tạo ra một " sức_mạnh " để cứu_vãn sự sụp_đổ của chính_quyền Việt_Nam Cộng_hòa . Chúng ồ_ạt đưa quân viễn_chinh và quân_chư hầu vào miền Nam Việt_Nam , đồng_thời mở_rộng hoạt_động ném bom đánh_phá miền Bắc . " . Ngày 8 tháng 3 năm 1965 , Mỹ chính_thức đổ quân viễn_chinh lên Đà_Nẵng . Phía Mỹ đã không thông_báo cho Việt_Nam Cộng_hòa về thời_gian và địa_điểm đổ quân , mặc_dù bản tin của Bộ Quốc_phòng Mỹ 2 ngày_trước tuyên_bố rằng Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt_Nam là theo yêu_cầu của chính_phủ Sài_Gòn . Sáng ngày 8 tháng 3 , một sĩ_quan Mỹ đến gặp Thủ_tướng Việt_Nam Cộng_hòa là Phan_Huy_Quát , yêu_cầu soạn_thảo một thông_cáo chung bằng hai thứ tiếng Anh-Việt để thông_báo rộng_rãi , lúc đó ông Quát mới biết quân_Mỹ đã đổ_bộ vào Việt_Nam . Khi biết tin thì quân_Mỹ đã đổ_bộ rồi , Thủ_tướng Việt_Nam Cộng_hòa phải hợp_thức hóa việc này bằng cách gọi Tổng_trưởng Phủ Thủ_tướng là Bùi_Diễm cùng với một viên_chức Mỹ là Melvin Manfull_soạn ngay thông_cáo chào_mừng quân_Mỹ , với chỉ_đạo : " Viết càng ngắn càng tốt . Chỉ mô_tả sự_kiện rồi khẳng_định rằng chúng_ta đã đồng_ý mà thôi " . Trong những tháng sau đó , Mỹ đổ_bộ hàng chục vạn quân , lính Mỹ hiện_diện ở khắp miền Nam . Đệ_Nhị Cộng_hòa 1967 – 1975 Để chấm_dứt tình_trạng rối_ren về chính_trị , tháng 6 năm 1966 , Ủy_ban Lãnh_đạo Quốc_gia do tướng Nguyễn_Văn_Thiệu và Nguyễn_Cao_Kỳ điều_hành tuyên_bố mở cuộc bầu_cử Quốc_hội lập_hiến vào ngày 3 tháng 9 . Theo đó 118 đại_biểu đắc_cử gồm nhiều thành_phần và đến 1 tháng 4 năm 1967 thì_ra tuyên_cáo bản Hiến_pháp Đệ_Nhị Cộng_hòa Việt_Nam . Hiến_pháp này là cơ_sở pháp_lý của Việt_Nam Cộng_hòa cho đến 30 tháng 4 năm 1975 . Cuộc Tổng_tuyển_cử Tổng_thống và Quốc_hội diễn ra ngày 3 tháng 9 năm 1967 với 11 liên_danh tranh_cử trong đó có những ứng_cử_viên là chính_trị_gia_kỳ_cựu như Phan_Khắc_Sửu và Trần_Văn_Hương . Trong số hơn sáu triệu cử_tri thì năm triệu người đi bầu , tức tỷ_lệ 80 % . Liên_danh Nguyễn_Văn_Thiệu-Nguyễn Cao_Kỳ đắc_cử với 35 % số phiếu . Về nhì là luật_sư Trương_Đình_Dzu với 17 % . Tháng 6 năm 1969 , trong vùng kiểm_soát của Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam đã diễn ra Đại_hội đại_biểu quốc_dân và thành_lập ra Chính_phủ Cách_mạng Lâm_thời Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam , do Huỳnh_Tấn_Phát làm chủ_tịch và Hội_đồng Cố_vấn do Nguyễn_Hữu_Thọ làm Chủ_tịch . Năm 1971 là cuộc Tổng_tuyển_cử thứ_nhì của nền Đệ_Nhị Cộng_hòa . Kỳ này Tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu tái đắc_cử nhiệm_kỳ thứ hai một_cách dễ_dàng vì không có đối_thủ nào khác ra tranh_cử . Khi sự_việc này xảy ra , nhiều người cho là do điều_luật mới thông_qua ngày 3 tháng 6 năm 1971 nhằm hạn_chế khả_năng tham_gia của ứng_cử_viên đối_lập . Theo đó thì ứng_cử_viên phải có 40 chữ_ký ủng_hộ của Dân_biểu hay Nghị_sĩ Quốc_hội và 100 chữ_ký của các thành_viên trong Hội_đồng tỉnh . Dương_Văn_Minh và Nguyễn_Cao_Kỳ vì không thỏa_mãn được quy_định trên đã phải rút tên , chỉ còn Nguyễn_Văn_Thiệu là ứng_cử_viên duy_nhất trong cuộc bầu_cử . Vào năm 1973 , sau Hiệp_định Paris ( được thảo_luận giữa bốn bên tham_chiến là Việt_Nam_Dân_chủ Cộng_hòa , Hoa_Kỳ , Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam và Việt_Nam Cộng_hòa ) , quân_đội Hoa_Kỳ đã rút khỏi Việt_Nam . Việt_Nam Cộng_hòa cố_gắng trì_hoãn việc ký_kết hiệp_định , nhưng phía Mỹ đã có quyết_định dứt_khoát về việc này và gây áp_lực cho chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa . Cuối_cùng , Việt_Nam Cộng_hòa phải chấp_nhận ký_kết hiệp_định . Suy_vong Bị mất viện_trợ về tài_lực và quân_sự từ phía Hoa_Kỳ , Việt_Nam Cộng_hòa không_thể tự đứng vững được . Theo nhà sử_học Vũ_Ngự_Chiêu thì Việt_Nam Cộng_hòa giống như " một lâu_đài xây trên cát , trông bề_thế bên ngoài nhưng chỉ cần một con sóng nhỏ là tan_vỡ " , mầm_mống của sụp_đổ gồm những lý_do sau : Không có lãnh_đạo đủ khả_năng : Người được Mỹ đưa lên cầm_quyền năm 1967 ( Nguyễn_Văn_Thiệu ) chỉ là một bù nhìn , giống như khởi_đầu binh_nghiệp làm thông_ngôn Pháp của ông ta . Chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa không tự đưa ra được quyết_sách gì , chính_sách từ lớn xuống bé đều do Tòa Đại_sứ Mỹ , các tướng_lĩnh MACV ( Trung_tâm Chỉ_huy Tác_chiến_Hoa_Kỳ tại Việt_Nam ) , sau_này là USAID ( Cơ_quan Quản_lý Viện_trợ Hoa_Kỳ ) soạn_thảo , đôn_đốc thực_hiện . Đại_sứ Ellsworth_Bunker và rồi Graham_Martin có quyền_lực không khác_gì những " Toàn_quyền Đông_Dương " của Pháp trước_kia – dù Việt_Nam Cộng_hòa không ngừng tự_xưng là " Đồng_minh " của Mỹ . Không có sự ủng_hộ của người_dân : Mặc_dù cơ_quan tuyên_truyền của Mỹ và Việt_Nam Cộng_hòa luôn kêu_gọi tinh_thần chống Cộng với dân_chúng miền Nam , nhưng thực_ra họ chỉ có_thể kiểm_soát được khoảng 20-30 % dân_số miền Nam . Phần còn lại sống trong những vùng quân Giải_phóng miền Nam kiểm_soát một phần hoặc toàn_bộ . Ngay trong số 20-30 % dân_chúng trong vùng do Việt_Nam Cộng_hòa kiểm_soát , nhiều người cũng không ủng_hộ chế_độ này và chia làm nhiều phe_phái chống lại nhau vì những lý_do như tôn_giáo ( Thiên_Chúa_giáo - Phật_giáo ) , sắc_tộc ( người Việt - người Hoa ) , vùng_miền ( người thành_thị - người nhập_cư ) ... Nền kinh_tế_phụ_thuộc vào viện_trợ_Mỹ , khi Mỹ giảm viện_trợ thì lập_tức lâm vào khủng_hoảng . Cuộc khủng_hoảng_kinh_tế 1973 - 1974 khiến đời_sống người_dân rất khó_khăn , lương_bổng cho binh_sĩ bị cắt_giảm , làm suy_sụp ý_chí chiến_đấu của đa_số binh_sĩ . Quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa thiếu chỉ_huy có kinh_nghiệm : qua màng_lọc của hệ_thống phe_đảng và tham_nhũng , những cấp chỉ_huy có tiềm_năng nhất nhưng không có thế_lực chính_trị đỡ_đầu thì thường chết trận hay bị loại_ngũ . Khi tác_chiến thì quen dựa vào hỏa_lực mạnh của Quân_đội Hoa_Kỳ , nên khi không còn hỏa_lực Mỹ nữa thì bị lâm vào lúng_túng . Bản_thân tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu lên chức đều là do đảo_chính chứ không phải vì thành_tích mặt_trận . Có được ghế Tổng_thống rồi , ông Thiệu lại tập_trung hết quyền bính trong tay , biến Bộ Tổng_Tham_mưu thành một cơ_cấu thư_ký , không được tự ra quyết_sách ( vì ông Thiệu sợ rằng đến lượt chính mình sẽ bị người khác đảo_chính lật_đổ ) . Hiệp_định Paris 1973 khiến binh_sĩ hoang_mang rằng " Mỹ đã bỏ_rơi chăng ? Nếu Mỹ còn không đánh lại thì sao mà tự đánh được ? " , thế_là tinh_thần chiến_đấu càng sụt_giảm . Có đơn_vị tự_ý bỏ chạy khi vừa bị một viên pháo_nã vu_vơ vào đồn , đơn_vị khác thì vừa nghe tiếng máy_cày trong đêm đã thấy hoảng_sợ , vội báo_cáo xe_tăng địch xuất_hiện . Trong bản ghi_âm được giải_mật sau_này về cuộc trao_đổi giữa Tổng_thống Mỹ Richard_Nixon và ngoại_trưởng Henry Kissinger vào cuối năm 1972 , Nixon nói rõ việc ông sẵn_sàng bỏ mặc " đứa con " Việt_Nam Cộng_hòa để nước Mỹ có_thể thoát khỏi cuộc_chiến ở Việt_Nam Henry_Kissinger : Tôi nghĩ Thiệu nói đúng đấy . Hiệp_định đó ( Hiệp_định Paris ) sẽ đẩy Việt_Nam Cộng_hòa vào thế nguy_hiểm Richard_Nixon : Nó ( Việt_Nam Cộng_hòa ) phải tự chống_đỡ thôi ... Nếu nó chết thì cứ để cho nó chết . Nó lớn rồi , chúng_ta không_thể cứ cho nó bú_mớm mãi được Việt_Nam Cộng_hòa duy_trì chủ_yếu nhờ vào khoản viện_trợ kinh_tế và quân_sự rất lớn của Mỹ , nhưng do nạn tham_nhũng nên viện_trợ bị sử_dụng rất phung_phí và kém hiệu_quả . Quy_mô tham_nhũng bên trong chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa là rất lớn : cả nửa triệu tấn gạo biến mất khỏi các kho lương_thực trong năm 1967 , súng cũng được tuồn ra bán với giá 25-30 đôla một khẩu , ngay cả xe_bọc_thép hoặc máy_bay lên thẳng cũng có_thể tuồn ra được . Hồi_ký Nguyễn_Cao_Kỳ nêu trường_hợp tướng Tư_lệnh đồng_bằng sông Cửu_Long đã lấy cắp 8.000_đài vô_tuyến và 24.000_vũ_khí cá_nhân do Hoa_Kỳ viện_trợ và sớm bán hết sạch ra chợ_đen , tài_liệu mật từ Tòa Đại_sứ Mỹ cho biết phần_lớn số đó đã lọt vào tay quân Giải_phóng . Nhà_báo người Mỹ William J._Lederer , trong chuyến điều_tra năm 1968 , nhận_xét : kẻ_thù tồi_tệ nhất của Mỹ trong chiến_tranh Việt_Nam chính là nạn tham_nhũng của Việt_Nam Cộng_hòa . Hàng tỷ USD viện_trợ kinh_tế và quân_sự của Mỹ đã bị các quan_chức Việt_Nam Cộng_hòa tham_ô rồi bán ra chợ_đen . Ông đã chứng_kiến những kho hàng lậu đầy_ắp hàng hóa và vũ_khí quân_dụng , có tới cả 1.000 khẩu súng_trường , bao_gồm cả loại M16 hiện_đại . William J._Lederer nhận_xét : " Tôi đã thấy trước Hoa_Kỳ sẽ bị đánh_bại như_thế_nào - không phải chỉ bằng sức_mạnh của đối_phương , mà bởi chính những sai_lầm của mình , sự bất_lực của chính mình " . Việt_Nam Cộng_hòa dưới sự lãnh_đạo của Nguyễn_Văn_Thiệu cũng không có một chính_sách kinh_tế phù_hợp để xây_dựng nền_tảng công_nghiệp quốc_gia mà ngày_càng phụ_thuộc vào viện_trợ Mỹ nên khi Mỹ cắt viện_trợ thì nền kinh_tế gặp khó_khăn ; tinh_thần công_chức , quân_nhân và dân_chúng xuống thấp rồi chính_quyền sụp_đổ . Năm 1975 , sau khi thất_thủ Ban_Mê_Thuột ( nay gọi_là Buôn_Ma_Thuột ) , trước sự tấn_công mãnh_liệt của Quân Giải_phóng , cộng thêm các sai_lầm chiến_lược , quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa đã nhanh_chóng tan_rã , mất quyền kiểm_soát lãnh_thổ . Nhiều tướng lãnh cao_cấp Việt_Nam Cộng_hòa đã tự_ý rời bỏ hàng_ngũ . Tổng_thống Dương_Văn_Minh , người được đề_cử chức_vụ này vào ngày 29 tháng 4 năm 1975 , đã ra_lệnh đầu_hàng vô_điều_kiện trước Quân Giải_phóng và Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 . Sụp_đổ Ngày 30 tháng 4 năm 1975 , Tổng_thống cuối_cùng của Việt_Nam Cộng_hòa Dương_Văn_Minh tuyên_bố đầu_hàng khi Quân Giải_phóng miền Nam tiến vào Sài_Gòn . Sau khi tiếp_nhận sự đầu_hàng của Chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa , Chính_phủ Cách_mạng Lâm_thời Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam ( gọi tắt là Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam ) ra tuyên_bố : " Chính_phủ Cách_mạng Lâm_thời Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam hiện_nay thực_hiện chủ_quyền trên toàn_vẹn lãnh_thổ của mình trên toàn_bộ miền Nam Việt_Nam , là người đại_diện chân_chính và hợp_pháp duy_nhất của nhân_dân miền Nam Việt_Nam , có đầy_đủ quyền_hành giải_quyết những vấn_đề quốc_tế của miền Nam Việt_Nam " . Thông_qua tuyên_bố này và việc tiếp_nhận sự đầu_hàng của Chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa , Chính_phủ Cách_mạng Lâm_thời Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam đã khẳng_định Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam chính_thức thực_hiện chủ_quyền quốc_gia đối_với lãnh_thổ miền Nam Việt_Nam , trong đó có hai quần_đảo Hoàng_Sa và Trường_Sa . Trên thực_tế , sau năm 1975 , Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam đã kế_thừa lãnh_thổ , các cơ_quan đại_diện ở nước_ngoài , tư_cách thành_viên tại các tổ_chức quốc_tế ( WHO , ILO , UNESCO , ICAO , IAEA , IMF , Ngân_hàng Thế_giới , … ) . Tất_cả những kế_thừa này của Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam đều được thực_hiện theo đúng thông_lệ quốc_tế và Công_ước về kế_thừa quốc_gia đối_với Điều_ước quốc_tế năm 1978 . Chính_quyền Đệ_Nhất Việt_Nam Cộng_hòa Theo Hiến_pháp 1956 , mô_hình tổ_chức nhà_nước của Đệ_Nhất Việt_Nam Cộng_hòa như sau : Lập_pháp_Quyền lập_pháp thuộc về Quốc_hội được tổ_chức đơn_viện . Số_lượng Dân_biểu do Luật_định . Dân_biểu được bầu_cử theo lối đầu_phiếu phổ_thông , trực_tiếp và kín , theo những thể_thức và điều_kiện do đạo_luật tuyển_cử quy_định . Nhiệm_kỳ Dân_biểu là ba năm . Các Dân_biểu có_thể được tái_cử . Trong tình_trạng khẩn_cấp , chiến_tranh , nội_loạn , khủng_hoảng_kinh_tế hoặc tài_chính , Quốc_hội có_thể biểu_quyết một đạo_luật ủy cho Tổng_thống , trong một thời_gian , với những hạn_định rõ , quyền ký các sắc_luật để thực_hiện chánh_sách mà Quốc_hội ấn_định trong đạo_luật ủy quyền . Các sắc_luật phải được chuyển đến Văn_phòng Quốc_hội ngay sau khi ký . 30 ngày sau khi mãn thời_hạn đã ấn_định trong đạo_luật ủy_quyền , nếu Quốc_hội không bác_bỏ , các sắc_luật ấy sẽ được coi hẳn như những đạo_luật . [ Điều 42 ] Quyền_hạn : Biểu_quyết các đạo_luật , chấp_thuận các điều_ước và các hiệp_định quốc_tế . Chỉ_định một Ủy_ban kiểm_soát để phụ_trách việc phúc_trình về vấn_đề kiểm_soát tánh cách hợp_thức cuộc bầu_cử các Dân_biểu . Chỉ_định các Ủy_ban . Ấn_định nội_quy , Tổ_chức nội_bộ Quốc_hội và Văn_phòng ; Thủ_tục Quốc_hội và quyền_hạn Văn_phòng ; Kỷ_luật trong Quốc_hội và các sự chế_tài về kỷ_luật ; Thành_phần và quyền_hạn các Ủy_ban . Mỗi năm Quốc_hội họp 2 lần , tổng thời_gian 2 lần họp không quá 3 tháng . Lần 1 bắt_đầu từ ngày thứ 2 đầu_tiên trong tháng 4 dương_lịch . Lần 2 bắt_đầu ngày thứ 2 đầu_tiên trong tháng 10 dương_lịch . Ngoài_ra có_thể họp bất_thường . Hành_pháp Tổng_thống nắm quyền hành_pháp , do Nhân_dân trực_tiếp bầu lên với nhiệm_kỳ 5 năm , có_thể được tái_nhiệm thêm 2 nhiệm_kỳ . Mặc_dù trong Hiến_pháp 1956 có quy_định " Chủ_quyền thuộc về toàn dân " nhưng Đoạn 3 , Điều 3 thì lại xác_định " Tổng_thống lãnh_đạo quốc_dân " Tổng_thống có các quyền : Ký_kết , và sau khi được Quốc_hội chấp_thuận , phê_chuẩn các điều_ước và hiệp_định quốc_tế . Bổ_nhiệm các sứ_thần , tiếp_nhận ủy_nhiệm thư của các đại_diện ngoại_giao , thay_mặt Quốc_gia trong việc giao_thiệp với ngoại_quốc . Với sự thỏa_thuận của một_nửa tổng_số Dân_biểu Quốc_hội , Tổng_thống tuyên_chiến hoặc phê_chuẩn hòa_ước . Bổ_nhiệm và cách_chức tất_cả các công_chức dân_sự và quân_sự . Thành_lập Nội_các . Là tư_lệnh tối_cao của các lực_lượng quân_sự . Ban các loại huy_chương . Có quyền ân_xá , ân_giảm , hoán_cải_hình_phạt và huyền_án . Có_thể gia_hạn nhiệm_kỳ dân_biểu . Có_thể dự các phiên họp Quốc_hội và tuyên_bố trước Quốc_hội . Mỗi năm vào đầu khóa họp thường_lệ thứ nhì và mỗi khi thấy cần , Tổng_thống thông_báo cho Quốc_hội biết tình_hình Quốc_gia và chánh_sách đối_nội , đối_ngoại của Chính_phủ . Với sự thỏa_thuận của Quốc_hội , Tổng_thống có_thể tổ_chức trưng_cầu_dân_ý . Tổng_thống có_thể ký sắc_luật ngân_sách cho tài_khóa sau trong một_số trường_hợp nhất_định . Ký_sắc_lệnh tuyên_bố tình_trạng khẩn_cấp , báo_động hoặc giới_nghiêm trong một hay nhiều vùng ; các sắc_lệnh này có_thể tạm đình_chỉ sự áp_dụng một hoặc nhiều đạo_luật tại những vùng đó . Tư_pháp Tòa_án Ngành Tư_pháp được tổ_chức theo nguyên_tắc bình_đẳng của mọi người trước pháp_luật và nguyên_tắc độc_lập của Thẩm_phán xử_án . [ Điều 70 ] Thẩm_phán xử_án quyết_định theo lương_tâm mình , trong sự tôn_trọng luật_pháp và quyền_lợi Quốc_gia . Hệ_thống Tòa_án nằm dưới sự kiểm_soát của Bộ_Tư_Pháp . Đặc_biệt Pháp_viện Đặc_biệt Pháp_viện là một tòa_án đặc_biệt có thẩm_quyền xét_xử Tổng_thống , Phó Tổng_thống , Chánh_án Tòa Phá_án và Chủ_tịch Viện Bảo_hiến trong trường_hợp bị_can phạm_tội phản_quốc và các trọng_tội . Đặc_biệt Pháp_viện gồm có : Chánh_án Tòa Phá_án , Chánh_án ; 15 Dân_biểu do Quốc_hội bầu ra mỗi nhiệm_kỳ , Hội_thẩm . Khi Chánh_án Tòa Phá_án là bị_can , Chủ_tịch Viện Bảo_hiến sẽ ngồi ghế Chánh_án . Ban Điều_tra của Đặc_biệt Pháp_viện gồm 5 dân_biểu do Quốc_hội bầu ra mỗi nhiệm_kỳ . Đặc_biệt Pháp viện họp để nghe Ban Điều_tra và đương_sự trình_bày và phán_quyết theo đa_số 3/4 tổng_số nhân_viên . Viện Bảo_hiến Viện Bảo_hiến đưa ra các phán_quyết về tính_cách hợp_hiến của các đạo_luật , sắc_luật và quy_tắc hành_chánh . Viện Bảo_hiến , về mỗi nhiệm_kỳ Quốc_hội , gồm có : một Chủ_tịch do Tổng_thống cử ra với sự chấp_thuận của Quốc_hội , kèm theo 4 thẩm_phán cao_cấp hay luật_gia do Tổng_thống cử ; kèm theo 4 dân_biểu do Quốc_hội cử . Hành_chính địa_phương Toàn_bộ lãnh_thổ Việt_Nam Cộng_hòa được chia thành các tỉnh . Thành_phố thủ_đô được gọi_là Đô_thành Đô_thành là Sài_Gòn Cấp tỉnh : đứng đầu là tỉnh_trưởng . Vào thời Đệ_Nhị Cộng_hòa thì tỉnh_trưởng luôn là quân_nhân . Phó tỉnh_trưởng mới là dân_sự . Cấp quận : đứng đầu là quận trưởng . Cấp thị_xã : đứng đầu là đô_trưởng , thị_trưởng Cấp xã : đứng đầu là xã trưởng Chính_quyền Đệ_Nhị Việt_Nam Cộng_hòa Hiến_pháp 1967 xác_lập cơ_cấu tổ_chức chính_quyền Việt_Nam Cộng_hòa rất hoàn_chỉnh , theo mô_hình của Nhà_nước Hoa_Kỳ . Hiến_pháp Việt_Nam Cộng_hòa đã thể_hiện khá đầy_đủ tinh_thần của chủ_nghĩa_hợp_hiến . Lập_pháp_Quyền lập_pháp thuộc về Quốc_hội với Hạ nghị_viện ( 159 thành_viên được gọi_là dân_biểu với nhiệm_kỳ 4 năm ) và Thượng nghị_viện ( 60 thành_viên được gọi_là nghị_sĩ , nhiệm_kỳ 6 năm ) . Thượng_viện được bầu theo liên_danh . Một liên_danh có_thể có ứng_cử_viên từ nhiều vùng khác nhau nhưng chung một liên_danh . Hạ_viện thì chọn theo số phiếu từng địa_phương căn_cứ trên dân_số . Tính đến năm 1974 thì mỗi dân_biểu đại_diện khoảng 50.000 cử_tri . Cử_tri đầu_phiếu trực_tiếp để chọn đại_biểu ở Hạ_viện và Thượng_viện . Nhiệm_kỳ cuối_cùng của Hạ_viện bắt_đầu ngày 29 tháng 8 năm 1971 , đáng_ra sẽ kết_thúc vào tháng 8 năm 1975 . Thượng_viện thì phân_nửa bắt_đầu nhiệm_kỳ vào tháng 8 năm 1970 , sẽ kết_thúc năm 1976 . Phân_nửa kia bắt_đầu vào tháng 8 năm 1973 , đáng_ra sẽ kết_thúc năm 1979 . Trong 159 ghế Hạ_viện thì có 6 ghế dành riêng cho người Việt gốc Miên , 6 ghế cho người Thượng , 2 ghế cho người thiểu_số di_cư từ thượng_du miền Bắc và 2 ghế cho người Chàm . Quốc_hội có những quyền_hạn sau : Biểu_quyết các đạo_luật Phê_chuẩn các hiệp_ước và hiệp_định quốc_tế Quyết_định việc tuyên_chiến và nghị_hòa , quyết_định tuyên_bố tình_trạng chiến_tranh Kiểm_soát chính_phủ trong việc thi_hành chính_sách quốc_gia Hợp_thức hóa sự đắc_cử của dân_biểu hoặc nghị_sĩ quốc_hội Quyền khuyến_cáo thay_thế từng phần hay toàn_thể Chính_phủ với đa_số 2/3 tổng_số dân_biểu và nghị_sĩ . Nếu Tổng_thống không có lý_do đặc_biệt để khước_từ , sự khuyến_cáo sẽ có hiệu_lực . Trong trường_hợp Tổng_thống khước_từ , Quốc_hội có quyền chung_quyết sự khuyến_cáo với đa_số 3/4 tổng_số dân_biểu và nghị_sĩ . Ở tỉnh , thị_xã có Hội_đồng tỉnh , thị_xã , Đô_thành Sài_Gòn có Hội_đồng Đô_thành , đều do dân bầu trực_tiếp với nhiệm_kỳ 3 năm ; thành_viên Hội_đồng gọi là nghị_viên . Các Hội_đồng này có thẩm_quyền quyết_định ngân_sách và các vấn_đề dân_sinh của địa_phương . Hành_pháp Phủ Tổng_thống Tổng_thống là người nắm quyền hành_pháp , do bầu_cử lên với nhiệm_kỳ 4 năm và có những quyền_hạn sau : Ban_hành các đạo_luật Hoạch_định chính_sách quốc_gia Bổ_nhiệm Thủ_tướng và các thành_viên của Chính_phủ , cải_tổ một phần hay toàn_bộ Chính_phủ ( hoặc tự_ý , hoặc sau khi có sự khuyến_cáo của Quốc_hội ) Bổ_nhiệm các đại_sứ , các tỉnh_trưởng , thị_trưởng , đô_trưởng Chủ_tọa Hội_đồng Tổng_trưởng Tổng_tư_lệnh tối_cao của Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa Chủ_tịch Hội_đồng An_ninh Quốc_gia Ký_kết và ban_hành các hiệp_ước và hiệp_định quốc_tế Tuyên_bố tình_trạng báo_động , giới_nghiêm bằng sắc_luật . Sau vụ tu_chính hiến_pháp Tháng_Giêng năm 1974 thì nhiệm_kỳ tổng_thống đổi từ 4 thành 5 năm . Ngoài_ra tổng_thống và phó tổng_thống được phép tái đắc_cử 2 lần thay_vì 1 lần . Phó Tổng_thống có những nhiệm_vụ sau : Chủ_tịch Hội_đồng_Văn_hóa Giáo_dục Chủ_tịch Hội_đồng Kinh_tế Xã_hội Chủ_tịch Hội_đồng các Sắc_tộc . Phó Tổng_thống không được kiêm_nhiệm một chức_vụ nào trong các cơ_quan Chính_phủ khác . Theo lý_thuyết thì Tổng_thống không được quyền can_thiệp vào nhánh lập_pháp , nhưng trong thực_tế thì khác . Ví_dụ như năm 1969 , Tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu đã vượt quyền hiến_pháp , cụ_thể là điều_luật quy_định sự bất_khả_xâm_phạm của dân_biểu , để bắt_giữ và mở tòa_án quân_sự kết_án dân_biểu Trần_Ngọc_Châu 10 năm khổ_sai , sau khi vị dân_biểu này đề_nghị thành_lập một đoàn gồm các nhà_lập_pháp Việt_Nam Cộng_hòa để đàm_phán với Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa . Nội_các Đệ_Nhị Việt_Nam Cộng_Hòa Thủ_tướng điều_khiển Chính_phủ và các cơ_cấu hành_chính quốc_gia . Thủ_tướng chịu trách_nhiệm về sự thi_hành chính_sách quốc_gia trước Tổng_thống . Chức_vụ này do Tổng_thống bổ_nhiệm . Chính_quyền Trung_ương được tổ_chức thành 19 Bộ ; đứng đầu mỗi bộ là tổng_trưởng : Bộ Ngoại_giao Bộ Quốc_phòng Bộ Nội_vụ Bộ Thông_tin Bộ Chiêu_hồi Bộ Tài_chính Bộ Kinh_tế Bộ_Tư_pháp_Bộ Phát_triển Nông_thôn Bộ Cải_cách Điền_địa và Pháp triển_Nông – Ngư_nghiệp Bộ Công_chánh Bộ Giao_thông và Bưu_điện Bộ Giáo_dục Bộ Y_tế Bộ Xã_hội Bộ Lao_động Bộ Cựu_chiến_binh_Bộ Phát_triển Sắc_tộc Bộ Đặc_trách liên_lạc Quốc_hội Ngoài_ra còn có 3 Quốc_vụ_khanh : Quốc_vụ_khanh đặc_trách văn_hóa Quốc_vụ_khanh đặc_trách tái_thiết và phát_triển Văn_phòng Quốc_vụ_khanh Đứng đầu các Bộ là các Tổng_trưởng hoặc Bộ_trưởng . Các Tổng_trưởng và Bộ_trưởng là các thành_viên của Chính_phủ , thành_viên của Hội_đồng Nội_các ( Hội_đồng Tổng_trưởng ) . Trong mỗi bộ , dưới tổng_trưởng theo thứ_tự là đổng_lý văn_phòng , chánh văn_phòng , công_cán ủy_viên , tham_chánh văn_phòng . Các Tổng_trưởng , Bộ_trưởng do Thủ_tướng đề_cử lên Tổng_thống , Tổng_thống bổ_nhiệm . Thủ_tướng và các thành_viên Chính_phủ có_thể tham_dự các phiên họp của Quốc_hội hoặc của các Ủy_ban để trình_bày và giải_quyết về các vấn_đề liên_quan đến chính_sách quốc_gia và sự thi_hành các chính_sách quốc_gia do Tổng_thống hoạch_định . Hành_chính địa_phương Toàn_bộ lãnh_thổ Việt_Nam Cộng_Hòa được chia thành các Tỉnh . Thủ_đô Quốc_gia được gọi_là Đô_thành Đô_thành Sài_Gòn , thị_xã : đứng đầu là đô_trưởng , thị_trưởng Cấp tỉnh : đứng đầu là tỉnh_trưởng . Vào thời Đệ_Nhị Cộng_hòa thì tỉnh_trưởng là quân_nhân . Phó tỉnh_trưởng mới là dân_sự . Cấp quận : đứng đầu là quận trưởng Cấp xã : đứng đầu là xã trưởng Tư_pháp_Luật_pháp_Luật_pháp Việt_Nam Cộng_hòa được xây_dựng căn_cứ theo Bộ Hoàng_Việt Hộ_luật ( 1936 - 39 ) do triều_đình Nguyễn_ban_hành ở Trung_Kỳ cùng Bộ Dân_luật Giản_yếu ( 1883 ) áp_dụng ở Nam_Kỳ , sau châm_chước thêm một_số điều_khoản của Bộ Dân_luật Bắc_Kỳ ( 1931 ) . Hình_luật thì có Bộ Hoàng_Việt Hình_luật ( 1933 ) , Tố_tụng_tu chính của Trung_Kỳ ( 1935 ) và Hình_luật Nam_Kỳ Canh_cải ( 1912 ) . Di_sản luật_pháp từ thời Pháp thuộc dần được thống_nhất thành một bộ_luật cho toàn_quốc năm 1972 với tên Bộ Hình_luật Việt_Nam ban_hành ngày 20 tháng 12 năm 1972 . Theo đó có năm hạng : Bộ_luật_Hình_sự tố_tụng ; Bộ_luật này đã được Tổng_thống Việt_Nam Cộng_hòa ban_hành qua Sắc_luật số 027 / TT-SLU Bộ Dân_luật ; Sắc_luật số 028 / TT / SLU Bộ Quân_luật và các văn_kiện thi_hành của Bộ Quốc_phòng Bộ_luật_Dân_sự và Thương_sự tố_tụng ; Sắc_luật số 030 / TT / SLU Bộ_luật Thương_mại 1972 . Phần này gồm 5 quyển và 1051 điều quy_định các điều_khoản tổng_quát về nhà buôn , nhiệm_vụ của các nhà_buôn và các cửa_hàng thương_mại ; thương_hội ; hành_vi thương_mại ; thương_mại hàng_hải ; khánh_tận , phá_sản và thanh_toán tư_pháp . Tối_cao Pháp Viện Việt_Nam Cộng_Hòa Tối_cao Pháp_viện Việt_Nam Cộng_hòa gồm 9 thẩm_phán , sau tăng thành 15 thẩm_phán do Quốc_hội tuyển_chọn và Tổng_thống bổ_nhiệm . Nhiệm_kỳ của thẩm_phán Tối_cao Pháp_viện là 6 năm . Theo Hiến_pháp 1967 , Tối_cao Pháp_viện có những quyền_hạn sau : Giải_thích Hiến_pháp , phán_quyết về tính hợp_hiến hay không hợp_hiến của các Đạo_luật , Sắc_luật , Sắc_lệnh , Nghị_định , Quyết_định hành_chính Phán_quyết về việc giải_tán một chính_đảng có chủ_trương và hành_động chống lại chính_thể cộng_hòa . Những quyết_định của Tối_cao Pháp_viện tuyên_bố một đạo_luật không hợp_hiến hoặc giải_tán một chính_đảng phải được 3/4 tổng_số thẩm_phán tán_thành . Ở cấp Trung_ương , ngoài Tối_cao Pháp_viện còn có Đặc_biệt Pháp_viện và Giám_sát viện . Đặc_biệt Pháp_viện gồm có Chủ_tịch Tối_cao Pháp_viện và 10 dân_biểu , nghị_sĩ , có thẩm_quyền truất_quyền Tổng_thống , Phó Tổng_thống , Thủ_tướng , Tổng_trưởng , Bộ_trưởng , thẩm_phán Tối_cao Pháp_viện trong trường_hợp can_tội phản_quốc và các trọng_tội khác . Giám_sát viện ( tiếng Anh : Inspectorate_General ) gồm từ 9-18 giám_sát viện , 1/3 do Quốc_hội , 1/3 do Tổng_thống và 1/3 do Tối_cao Pháp_viện chỉ_định . Giám_sát viện có thẩm_quyền : Thanh_tra , kiểm_soát và điều_tra nhân_viên các cơ_quan công_quyền và tư_nhân can_tội tham_nhũng , đầu_cơ , hối_mại quyền_thế Kiểm_kê tài_sản của nhân_viên các cơ_quan công_quyền , kể_cả Tổng_thống , Phó Tổng_thống , Thủ_tướng , dân_biểu , Nghị_sĩ và Chủ_tịch Tối_cao Pháp_viện Có quyền đề_nghị các biện_pháp chế_tài và kỷ_luật hoặc yêu_cầu truy_tố trước tòa_án có thẩm_quyền những đương_sự phạm lỗi Thẩm_tra kế_toán các cơ_quan công_quyền và hợp_doanh . Tổ_chức Tòa_án Ở địa_phương , có các tòa_án thường ( gồm các tòa Thượng_thẩm , tòa Đại_hình , tòa Sơ_thẩm , tòa Hòa_giải , tòa Vi_cảnh ) và các tòa_án đặc_biệt ( gồm các tòa Hành_chính , tòa Lao_động , tòa_án Điền_địa , tòa_án cho Thiếu_nhi ( thành_lập năm 1958 ) , tòa_án Cấp_dưỡng , tòa_án Sắc_tộc , tòa_án Quân_sự đặc_biệt - trong đó có các tòa_án Quân_sự tại mặt_trận ) . Cấp thấp nhất là Tòa_Vi_cảnh , ở nông_thôn có_khi do quận trưởng chủ tọa . Cao hơn thì có hệ_thống Tòa Sơ_thẩm có một chánh_thẩm và ba phụ_thẩm . Tòa_Thượng_thẩm_thời Đệ_Nhất Cộng_hòa có hai sở , một ở Sài_Gòn , một ở Huế . Mỗi phiên tòa này có ba thẩm_án ngồi xử_án . Phân_cấp hành_chính Các đơn_vị hành_chính cấp tỉnh Đầu năm 1956 , thành_lập thêm các tỉnh Tam_Cần ( 9 tháng 2 năm 1956 ) , Mộc_Hóa ( 17 tháng 2 năm 1956 ) , Phong_Thạnh ( 17 tháng 2 năm 1956 ) , Cà_Mau ( 9 tháng 3 năm 1956 ) . Theo sắc_lệnh 143 - NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của chính_quyền Việt_Nam Cộng_hòa thì Nam_phần ( tức Nam_Bộ ) gồm 22 tỉnh và Đô_thành Sài_Gòn . Như_vậy , toàn_bộ lãnh_thổ Việt_Nam Cộng_hòa lúc này có 35 tỉnh : Quảng_Trị , Thừa_Thiên , Quảng_Nam , Quảng_Ngãi , Bình_Định , Phú_Yên , Khánh_Hòa , Ninh_Thuận , Bình_Thuận , Kon_Tum , Pleiku , Darlac , Đồng_Nai_Thượng , Phước_Long ( tên cũ : Bà Rá ) , Bình_Long ( tên cũ : Hớn_Quản ) , Long_Khánh ( tên cũ : Xuân_Lộc ) , Biên_Hòa , Bình_Tuy , Phước_Tuy ( tên cũ : Bà Rịa-Vũng_Tàu ) , Bình_Dương ( tên cũ : Thủ_Dầu_Một ) , Tây_Ninh , Gia_Định , Long_An ( gộp Chợ_Lớn và Tân_An ) , Kiến_Tường ( tên cũ : Mộc_Hóa ) , Kiến_Phong ( tên cũ : Phong_Thạnh ) , Định_Tường ( gộp Mỹ_Tho và Gò_Công ) , Kiến_Hòa ( tên cũ : Bến_Tre ) , Vĩnh_Long , Vĩnh_Bình ( tên cũ : Trà_Vinh ) , An_Giang ( gộp Long_Xuyên và Châu_Đốc ) , Phong_Dinh ( tên cũ : Cần_Thơ ) , Kiên_Giang ( gộp Rạch_Giá và Hà_Tiên ) , Ba_Xuyên ( gộp Bạc_Liêu và Sóc_Trăng ) , An_Xuyên ( tên cũ : Cà_Mau ) , Côn_Sơn và Đô_thành Sài_Gòn . Ngày 19 tháng 5 năm 1958 , lập 2 tỉnh Lâm_Đồng và Tuyên_Đức từ tỉnh Đồng_Nai_Thượng . Ngày 23 tháng 1 năm 1959 , lập 2 tỉnh Quảng_Đức và Phước_Thành . Ngày 21 tháng 1 năm 1961 , lập tỉnh Chương_Thiện . Năm 1962 , lập 2 tỉnh Quảng_Tín ( 31 tháng 7 năm 1962 ) và Phú_Bổn ( 1 tháng 9 năm 1962 ) . Năm 1963 , lập 2 tỉnh Hậu_Nghĩa ( 15 tháng 10 năm 1963 ) và Gò_Công ( 20 tháng 12 năm 1963 ) . Ngày 8 tháng 9 năm 1964 , lập 2 tỉnh Châu_Đốc và Bạc_Liêu . Năm 1965 , bỏ 2 tỉnh Côn_Sơn ( 21 tháng 4 năm 1965 ) và Phước_Thành ( 6 tháng 7 năm 1965 ) . Ngày 24 tháng 9 năm 1966 , lập tỉnh Sa_Đéc . Từ đó cho đến năm 1975 , Việt_Nam Cộng_hòa có 44 tỉnh và Đô_thành Sài_Gòn : Quảng_Trị | Thừa_Thiên_| Quảng_Nam | Quảng_Tín | Quảng_Ngãi | Kon_Tum | Bình_Định |_Pleiku |_Darlac | Phú_Yên | Phú_Bổn |_Khánh_Hòa |_Ninh_Thuận_| Tuyên_Đức_| Quảng_Đức | Bình_Thuận_| Lâm_Đồng | Phước_Long_| Bình_Long_| Bình_Tuy |_Long_Khánh_| Bình_Dương |_Tây_Ninh |_Phước_Tuy |_Biên_Hòa |_Hậu_Nghĩa |_Gia_Định | Long_An |_Kiến_Tường | Gò_Công |_Định_Tường |_Kiến_Phong | Châu_Đốc |_Kiến Hòa_| Vĩnh_Long |_Sa Đéc_| An_Giang | Kiên_Giang | Vĩnh_Bình |_Phong Dinh_| Ba_Xuyên_| Chương_Thiện | Bạc_Liêu |_An_Xuyên . Đơn_vị đông dân nhất là Đô_thành Sài_Gòn ; ít dân nhất là tỉnh Quảng_Đức . Đứng đầu tỉnh là Tỉnh_trưởng do tổng_thống bổ_nhiệm và báo_cáo lên thủ_tướng và bộ_trưởng Bộ Nội_vụ . Trách_nhiệm của tỉnh_trưởng gồm soạn ngân_sách , điều_hành lực_lượng Nhân_dân Tự_vệ , giữ_gìn an_ninh trật_tự và kiểm_soát việc hành_chánh . Các đơn_vị hành_chính dưới cấp tỉnh Năm 1966 , 44 tỉnh của Việt_Nam Cộng_hòa được chia thành 241 quận , sau tăng lên 247 quận . Quận_trưởng do tỉnh_trưởng đề_cử và thủ_tướng bổ_nhiệm . Dưới quận là xã có Xã_trưởng và thôn có Thôn_trưởng . Toàn_quốc có 2.589 xã . Tính đến năm 1974 thì chính_phủ kiểm_soát 2.159 xã . Ngoài Đô_thành Sài_Gòn ra còn có 10 thị_xã tự_trị trong đó có Huế , Đà_Nẵng , Quy_Nhơn , Nha_Trang , Cam_Ranh , Đà_Lạt , Vũng_Tàu , Mỹ_Tho , Cần_Thơ và Rạch_Giá . Dưới xã là thôn ấp , tổng_cộng có hơn 15.000 đơn_vị . Cấp tổng bị loại_bỏ dần kể từ năm 1962 . Việc cai_trị ở cấp xã trước_kia tự_trị thì năm 1956 thời Đệ_Nhất Cộng_hòa hội_đồng xã phải do tỉnh_trưởng bổ_nhiệm . Sang_thời Đệ_Nhị Cộng_hòa thì việc điều_hành ở cấp xã trả lại cho địa_phương . Hội_đồng xã do cư_dân 18 tuổi trở lên bầu ra . Những xã dưới 2.000 dân thì bầu ra hội_đồng 6 người . Xã trên 10.000 dân thì được bầu 12 người . Quân_sự Quân_lực Việt_Nam Cộng_Hòa là lực_lượng quân_đội của chính_quyền Việt_Nam Cộng_hòa . Thành_lập từ năm 1955 với nòng_cốt là lực_lượng quân_đội Quốc_gia Việt_Nam trong Liên_hiệp Pháp , chủ_yếu là Bảo_an_đoàn , Bảo_chính đoàn . Ngày truyền_thống ( còn gọi_là ngày Quân_lực ) là ngày 19 tháng 6 . Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa được trang_bị hùng_hậu với sức cơ_động cao và hỏa_lực mạnh , được sự hỗ_trợ tích_cực của Mỹ và các đồng_minh , để chống lại Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam , vốn được sự hậu_thuẫn của chính_phủ Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa . Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa còn bị gọi_là " quân_đội Sài_Gòn " hay " ngụy_quân " theo cách gọi của chính_quyền Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và quân Giải_phóng miền Nam . Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa cũng là lực_lượng chính trong cuộc đảo_chính 1963 lật_đổ chế_độ Ngô_Đình_Diệm và tham_chính trong chính_quyền cho đến ngày Việt_Nam Cộng_hòa sụp_đổ . Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa là một quân_đội trang_bị hiện_đại , tốn_kém , đòi_hỏi kinh_phí hoạt_động gần 3 tỷ đôla Mỹ mỗi năm . Nền kinh_tế Việt_Nam Cộng_hòa không_thể cáng_đáng được kinh_phí này , nên Việt_Nam Cộng_hòa đã gần như phải dựa hoàn_toàn vào viện_trợ của Mỹ để có_thể chu_cấp cho ngân_sách quân_sự . Khi Mỹ giảm viện_trợ xuống còn 1,1 tỷ_đô la vào năm 1974 , nền kinh_tế Việt_Nam Cộng_Hòa lâm vào_cuộc khủng_hoảng với lạm_phát ở mức 200 % , Quân_lực Việt_Nam Cộng_Hòa không còn đủ kinh_phí hoạt_động , tình_trạng thiếu đạn_dược , vũ_khí , xăng_dầu đã dẫn đến hỏa_lực yếu và giảm tính cơ_động . Nhà_báo Mỹ_William J._Lederer , trong chuyến điều_tra năm 1968 , đã nhận thấy quân_đội Việt_Nam Cộng_Hòa sử_dụng viện_trợ rất phung_phí và kém hiệu_quả do nạn tham_nhũng . Hàng tỷ USD viện_trợ kinh_tế và quân_sự của Mỹ đã bị các quan_chức , sĩ_quan tham_ô rồi bán ra chợ_đen . William J._Lederer đã chứng_kiến những kho hàng lậu đầy_ắp hàng hóa và vũ_khí quân_dụng , có tới cả 1.000 khẩu súng_trường , bao_gồm cả loại M16 hiện_đại . Chính_phủ Hoa_Kỳ biết rõ vấn_nạn này , nhưng họ làm_ngơ . William J._Lederer nhận_xét : " Tôi thấy Hoa_Kỳ sẽ bị đánh_bại như_thế_nào - không phải chỉ bằng sức_mạnh của đối_phương , mà bởi chính những sai_lầm của mình , sự bất_lực của chính mình " . Quy_mô buôn_lậu lên tới hàng tỷ USD , với sự tham_gia của đủ thành_phần : quan_chức và doanh_nhân Việt_Nam Cộng_hòa , thương_nhân Mỹ và Đài_Loan , binh_lính Mỹ , Hàn_Quốc , Philippines ... Ngay cả Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng cũng tận_dụng thị_trường chợ_đen , tại đây họ mua hàng hóa Mỹ để đánh lại chính_quân Mỹ . Craig A._Lockard nhận_xét rằng " trong sự khinh_thường của những người Mỹ mà họ phục_vụ , Việt_Nam Cộng_hòa chỉ là một thứ công_cụ để hợp_thức hóa việc phê_chuẩn , nếu không phải là thường bị loại ra khỏi sự chỉ_đạo của Mỹ . Việt_Nam Cộng_hòa hiếm khi đưa ra chính_sách lớn , họ thậm_chí còn không được tham_khảo ý_kiến về quyết_định của Mỹ năm 1965 đưa một lực_lượng lớn quân vào tham_chiến trên bộ . " Suốt nhiều năm phụ_thuộc vào quân Mỹ đã khiến các chỉ_huy Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa không còn đủ khả_năng để tự chiến_đấu . Ký_giả Alan_Dawson nhận_xét : Đội quân này trang_bị vũ_khí tốt hơn bất_kỳ nước châu_Á nào khác , có nhiều máy_bay chiến_đấu , có nhiều đạn_dược , xăng_dầu , quân_cụ , xe_cộ và lương_thực hơn hầu_hết các quân_đội trên thế_giới . Nó chỉ thiếu mỗi_một điều thôi . Một người Mỹ nói với một binh_sĩ Sài_Gòn rằng : Chúng_tôi đã cho anh mọi thứ anh cần , trừ sự dũng_cảm . Chỉ tại các anh không có thứ ấy . Với nhiều điểm yếu về chỉ_huy và tinh_thần chiến_đấu , Quân_lực Việt_Nam Cộng_Hòa đã bị đánh tan_vỡ nhanh_chóng trong Chiến_dịch Mùa_Xuân 1975 . Sau sự_kiện 30 tháng 4 năm 1975 , lực_lượng quân_đội này đã tan_rã hoàn_toàn . Ngoại_giao Tính đến năm 1975 thì Việt_Nam Cộng_hòa đã thiết_lập ngoại_giao với 91 quốc_gia trên thế_giới , Tòa_Thánh_Vatican và 3 quốc_gia ở cấp lãnh_sự . Lập_trường ngoại_giao của Việt_Nam Cộng_hòa là không chấp_nhận bang giao với chính_phủ nào đã công_nhận chính_phủ Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa hoặc Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam . Riêng năm 1974 , tức sau khi ký_kết Hiệp_định Paris thì 12 quốc_gia cuối_cùng thiết_lập bang giao với Việt_Nam Cộng_hòa là : Ả_Rập Xê_Út ( Tháng_Hai ) , Chile ( Tháng Ba ) , Uruguay và Costa_Rica ( Tháng Năm ) , Nicaragua ( Tháng Sáu ) , Guatemala ( Tháng_Tám ) , Honduras , Grenada và Paraguay ( Tháng Chín ) , Haiti và Ecuador ( Tháng 10 ) . Năm 1957 , Việt_Nam Cộng_hòa đứng đơn gia_nhập Liên_hiệp_quốc do Hoa_Kỳ đề_cử . Đại_hội_đồng ( General_Assembly ) bỏ_phiếu 40 thuận , 8 chống . Việc này chuyển lên Hội_đồng Bảo_an quyết_định . Liên_Xô muốn Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa cùng gia_nhập , nhưng Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa từ_chối việc này với lý_do đất_nước Việt_Nam không chấp_nhận bị chia_cắt 2 miền , nên chỉ có_thể có 1 chính_phủ đại_diện ở Liên_Hiệp_quốc . Vì_vậy , đơn của Việt_Nam Cộng_hòa bị Liên_Xô phủ_quyết . Cho đến khi chấm_dứt tồn_tại ( năm 1975 ) , Việt_Nam Cộng_hòa vẫn không được gia_nhập Liên_Hiệp_quốc . Các nước lân_bang Ngày 2 tháng 2 năm 1956 Ngô_Đình_Diệm đã đóng_cửa biên_giới không cho hàng hóa nhập vào Campuchia vì nước này không công_nhận chính_phủ Ngô_Đình_Diệm . Với Lào , quốc_gia láng_giềng , Việt_Nam Cộng_hòa đã quyết_định đoạn giao khi Chính_phủ của Hoàng_thân_Souvanna Phouma công_nhận và thiết_lập liên_lạc ngoại_giao với Chính_phủ Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa vào năm 1962 . Ngày 27 tháng 8 năm 1963 thì Campuchia cắt đứt_bang giao với Việt_Nam Cộng_hòa vì tình_hình biên_giới , nhất_là đòi_hỏi của Campuchia muốn thu_hồi toàn đất Nam_Kỳ vốn họ cho là đất cũ của người Miên . Năm 1964 Việt_Nam Cộng_hòa đoạn giao với Indonesia , khi nước này tuyên_bố công_nhận Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa . Ngày 9 Tháng 5 năm 1966 , Campuchia chính_thức công_nhận Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng Miền_Nam Việt_Nam công_khai công_kích Sài_Gòn . Như_vậy , thất_bại lớn nhất trong chính_sách đối_ngoại_giao của chính_phủ Ngô_Đình_Diệm ở Đông_Nam_Á là không lôi_kéo được Lào và Campuchia ủng_hộ mình . Tuy_nhiên sang thời Đệ_nhị Cộng_hòa thì tái_lập bang giao với Lào . Với Campuchia thì phải đợi sau khi Tổng_công_kích Tết Mậu_Thân thất_bại năm 1968 và chính_phủ của vua Sihanouk bị Lon_Nol lật_đổ , lập nên nước Cộng_hòa Khmer thì ngày 5 Tháng 5 , 1970 , Cộng_hòa Khmer trục_xuất phái_đoàn Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam , công_nhận và tái_lập bang giao với Việt_Nam Cộng_hòa . Các nước tham_chiến Trong khi đó chiến_cuộc leo_thang . Bắt_đầu_từ năm 1964 , một_số đồng_minh của Việt_Nam Cộng_hòa ngoài viện_trợ tài_lực hoặc nhân_lực còn trực_tiếp tham_chiến như Hoa_Kỳ ( 1964 ) , Nam_Triều_Tiên ( 03.1965 ) , Úc ( 06/1965 ) , New_Zealand ( 07 / . 1965 ) , Thái_Lan ( 02/1966 ) và Philippines ( 10.1966 ) . Nhóm này mang tên Quân_lực Thế_giới Tự_do ( tiếng Anh : The_Free_World_Military Assistance_Forces ) . Lực_lượng quân_sự của các đồng_minh dần_dần rút đi vào năm 1973 với Hòa_đàm Paris đang diễn_tiến và rồi kết_thúc . Tổ_chức quốc_tế Việt_Nam Cộng_hòa là thành_viên trong một_số tổ_chức quốc_tế như Ủy_ban Kinh_tế của Liên_hiệp_quốc về Á_châu và Viễn_Đông_ECAFE ( 1954 ) , Tổ_chức Nông_nghiệp và Lương_thực_FAO ( 1950 ) ; Cơ_quan Năng_lượng Nguyên_tử Quốc_tế_IAEA ( 1957 ) ; Tổ_chức Hàng_không Dân_sự Quốc_tế_ICAO ( 1954 ) ; Hiệp_hội Phát_triển Quốc_tế_IDA ; Tổ_chức Lao_động Quốc_tế_ILO ( 1950 ) ; Quỹ_Tiền_tệ Quốc_tế_IMF ( 1956 ) ; Liên_hiệp Viễn_thông Quốc_tế_ITU ( 1951 ) ; Tổ_chức Giáo_dục , Khoa_học và Văn_hóa Liên_hiệp_quốc UNESCO ( 1951 ) ; Quỹ Thiếu_nhi Liên_hiệp_quốc UNICEF , Liên_hiệp Bưu_chính Quốc_tế_UPU ( 1951 ) ; Tổ_chức Y_tế Quốc_tế_WHO ( 1950 ) ; Tổ_chức Khí_tượng_Thế_giới WMO ( 1955 ) , Ngân_hàng Thế_giới ( 1956 ) , và Ngân_hàng Phát_triển châu_Á ( 1966 ) . Đối_với Tổ_chức Hiệp_ước Đông_Nam_Á ( SEATO ) , Việt_Nam Cộng_hòa là quan_sát_viên . Kinh_tế Nền kinh_tế Việt_Nam Cộng_hòa là nền kinh_tế_thị_trường , chưa phát_triển và mở_cửa . Mức_độ tự_do của nền kinh_tế khá cao trong những năm 1963 đến 1973 . Tuy_nhiên , phát_triển kinh_tế vẫn được triển_khai dựa trên các kế_hoạch kinh_tế 5 năm hoặc kế_hoạch bốn năm . Nền kinh_tế phát_triển ổn_định trong giai_đoạn 1955 - 1963 dưới thời Tổng_thống Ngô_Đình_Diệm , sau đó do tác_động của chiến_tranh leo_thang đã trở_nên mất ổn_định với những đặc_trưng như tốc_độ tăng_trưởng kinh_tế không đều ( có nhiều năm bị âm ) , tỷ_lệ lạm_phát cao , thâm_hụt ngân_sách nhà_nước và thâm_hụt thương_mại . Chính_quyền đã phải tiến_hành cải_cách_ruộng_đất hai lần . Mỹ đóng vai_trò to_lớn đối_với phát_triển kinh_tế của Việt_Nam Cộng_hòa thông_qua viện_trợ kinh_tế cũng như hỗ_trợ kỹ_thuật . Trải qua 21 năm , khối_lượng viện_trợ kinh_tế mà Hoa_Kỳ cho Việt_Nam Cộng_Hòa là rất lớn , đạt hơn 10 tỷ USD ( thời giá thập_niên 1960 ) . Đây là con_số viện_trợ kinh_tế cao nhất của Hoa_Kỳ so với bất_cứ nước nào khác trên thế_giới kể từ sau Chiến_tranh thế_giới thứ hai . Ví_dụ , Ấn_Độ trong 20 năm ( 1950 - 1970 ) được Hoa_Kỳ viện_trợ 9,3 tỷ USD ( trong khi dân_số Ấn_Độ lớn hơn 20 lần ) ; Philippines trong 22 năm được viện_trợ gần 2 tỷ USD ( 1945 - 1967 ) ; Thái_Lan nhận được gần 1,2 tỷ USD , Indonesia nhận được gần 1 tỷ_USD. Ở châu_Phi , tính suốt trong 25 năm ( 1946 - 1970 ) tổng_số viện_trợ Hoa_Kỳ cho tất_cả các nước chỉ là 4,9 tỷ_USD. Tại miền Nam Việt_Nam , " thu_nhập_quốc_dân chưa bao_giờ vượt quá 2 tỷ USD / năm , nhưng trong 5 năm cuối_cùng ( 1971 - 1975 ) , viện_trợ_Hoa_Kỳ hàng năm đạt hơn 2 tỷ USD / năm , tức_là lớn hơn tổng_số của_cải do miền Nam Việt_Nam làm ra " Giới_thương_nhân Hoa_kiều cũng nắm giữ vị_thế gần như độc_quyền các ngành trong nền kinh_tế , đặc_biệt là sau năm 1963 . Trước năm 1975 , ở miền Nam , Hoa_kiều kiểm_soát gần như toàn_bộ các vị_trí kinh_tế quan_trọng và đặc_biệt nắm chắc 3 lĩnh_vực quan_trọng : sản_xuất , phân_phối và tín_dụng . Hoa_kiều ở miền Nam gần như hoàn_toàn kiểm_soát giá_cả thị_trường . Đến cuối năm 1974 , người Hoa kiểm_soát hơn 80 % các cơ_sở sản_xuất của các ngành công_nghiệp thực_phẩm , dệt_may , hóa_chất , luyện kim , điện ... và gần như đạt được độc_quyền thương_mại : 100 % bán_buôn , hơn 50 % bán_lẻ và 90 % xuất_nhập_khẩu Nhìn_chung , kinh_tế Việt_Nam Cộng_hòa có quy_mô nhỏ và bị hạn_chế vì tình_hình bất_ổn , sự tàn_phá của chiến_tranh và lệ_thuộc vào viện_trợ ngoại_quốc . Trong giai_đoạn 1955 - 1960 , nền kinh_tế tăng_trưởng khá nhanh và đạt được một_số thành_tích về nông_nghiệp , công_nghiệp , nhưng giai_đoạn sau ( 1960 - 1975 ) thì liên_tục bị sụt_giảm . Lợi_tức quốc_gia mỗi đầu người năm 1967 là 21.013 đồng , tính theo hối_suất Mỹ kim là 176,87_USD. GDP bình_quân đầu người năm cao nhất ( 1971 ) của Việt_Nam Cộng_hòa là 200 USD , tuy_nhiên đến năm 1974 đã sụt xuống còn 54 USD do Mỹ cắt_giảm viện_trợ và tiền Việt_Nam Cộng_hòa mất giá khoảng 400 % trong 2 năm Theo tiến_sĩ Nguyễn_Tiến_Hưng , nền kinh_tế có nhiều triển_vọng " nếu hội đủ điều_kiện cần_thiết để tiến tới chỗ thoát khỏi tình_trạng lạc_hậu " , nhưng điều_kiện chiến_tranh khiến kinh_tế thường_xuyên bị đình_trệ . Một tiềm_năng mới là dầu_hỏa ngoài khơi . Từ năm 1968 Việt_Nam Cộng_hòa đã xúc_tiến hợp_tác với CCOP ( Coordinating Committee_for Offshore Prospecting in Asia ) để tài_trợ và thu_hút kỹ_thuật tìm dầu . Đến năm 1973 chính_phủ cho đấu_thầu 18 ô ( mỗi ô là 4800 km² ) để các hãng quốc_tế mở cuộc thăm_dò . Hãng Shell_nhận ba ô , Sumingdale nhận hai ô , Mobil Oil nhận hai ô , và Esso nhận một . Đến Tháng_Tám , 1974 thì tìm được mạch dầu nhưng chiến_sự ngày_càng nặng khiến triển_vọng khai_thác mỏ dầu hỏa bị bỏ_dở . Nhân_khẩu Theo Viện Quốc_gia Thống_kê của Việt_Nam Cộng_hòa thì tính đến ngày 30 tháng 6/1968 , dân_số toàn miền ( từ Quảng_Trị trở xuống ) là 16.259.334 . Tuy_nhiên , trong thực_tế thì Việt_Nam Cộng_hòa chỉ kiểm_soát được một phần số dân này , phần còn lại thuộc kiểm_soát của Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam . Nông_thôn là nơi cư_trú của 71 % dân_số . Dân thành_thị là 29 % . Gia_tăng tự_nhiên là 2 % - 2,2 % với lớp trẻ dưới 20 tuổi chiếm 57 % . Trung_bình thì mật_độ là 95 người / cây_số vuông nhưng vì phân_phối không đều nên xét về mặt kinh_tế thì duyên_hải Trung_phần là nơi nạn_nhân mãn ở mức trầm_trọng vì mỗi cây_số vuông ruộng lúa ( đất canh_tác ) có 1.258 người . So với Nam_phần thì có 425 người mỗi cây_số vuông ruộng lúa . Phân_chia theo sắc_tộc thì có 394.463 người Việt gốc Miên , 23.819 người Chàm và 464.354 người Thượng . Số_liệu người Thượng không chính_xác vì họ sống du_canh ở những vùng hẻo_lánh và việc kiểm_tra bị hạn_chế vì tình_hình an_ninh . Người Hoa chiếm khoảng một triệu người , tập_trung ở Chợ_Lớn và một_số thị_xã . Đông nhất là người Kinh : 15.409.126 , chiếm 94,7 % . Thành_phố lớn nhất là thủ_đô Sài_Gòn với 1.736.880_dân , tính vùng phụ_cận là 2.500.000 . Văn_hóa và xã_hội Thời_Đệ_Nhất Cộng_hòa những ngày lễ chính là : Quốc_khánh ( 26 tháng 10 ) Tết_Nguyên_đán Lễ Hai_Bà_Trưng_Lễ Trần_Hưng_Đạo_Lễ Lê_Thái_Tổ Lễ Phật đản_Lễ Giáng_sinh ( 25 tháng 12 ) Vào thời Đệ_Nhị Cộng_hòa những ngày nghỉ chính_thức cho các công_sở gồm có : Tết Tây 1 Tháng Giêng_Lễ Phục_Sinh_Lễ Lao_động ( 1 Tháng Năm ) Quốc_khánh ( 1 tháng 11 , kỷ_niệm cuộc đảo_chính lât đổ Ngô_Đình_Diệm ) Giáng_Sinh 25 Tháng 12 Ngoài_ra những ngày lễ cổ_truyền theo âm_lịch sau đây cũng được nghỉ nguyên ngày : Tết_Nguyên_đán , nghỉ 3 ngày rưỡi từ chiều 30 Tết đến hết ngày mồng 3 Tết Giỗ_Tổ Hùng_Vương , 10 Tháng Ba , nghỉ 2 ngày Lễ Phật_đản , rằm_Tháng Tư ( công_nhận năm 1958 ) , rằm_Tháng Tư_Thích_Ca thành_đạo , 6 Tháng_Chạp Tổng_cộng là 13 ngày nghỉ chính_thức cho công_chức . Ngoài_ra còn có những ngày lễ cổ_truyền tính theo âm_lịch như ngày Giỗ_trận Đống_Đa ( 5 Tháng_Giêng ) , Lễ_Hai bà_Trưng ( cũng là ngày Phụ_nữ Việt_Nam ) ( 6 tháng 2 ) , Giỗ Nguyễn_Du ( 10 Tháng_Tám ) , Lễ Đức_Thánh_Trần ( 20 Tháng_Tám ) , Giỗ Lê_Lợi ( 22 Tháng_Tám ) , Giỗ Phan_Bội_Châu ( 29 Tháng Chín ) cũng là những ngày lễ chính_thức tuy công_sở vẫn làm_việc . Có một_số ngày lễ khác như Vu-lan ( rằm_Tháng Bảy ) và tết Trung_thu ( rằm Tháng_Tám ) ( còn có tên là Ngày Thiếu_nhi Sản_xuất ) , Ngày Nông_dân Việt_Nam ( 26 Tháng 3 ) , Ngày Quân_lực ( 19 Tháng 6 ) , Ngày Quốc_tế Viện_trợ ( 22 Tháng 6 ) Ngày Cựu_chiến_binh ( 9 Tháng 7 ) , Ngày Nhân_dân Tự_vệ ( 5 Tháng 8 ) được liệt vào " ngày đặc_biệt " không nghỉ nhưng có tiết_mục kỷ_niệm của chính_quyền . Một thành_tựu văn_hóa tại Miền_Nam là ngành tân_nhạc với khoảng 10.000 bản_nhạc ra_đời trong khoảng thời_gian 1945 - 75 . Đại_đa_số những bản_nhạc này sau năm 1975 đều bị chính_quyền mới cấm lưu_hành thường gọi là nhạc vàng . Chính_phủ đã hoàn_tất việc xây_dựng Thư_viện Quốc_gia Việt_Nam , khởi_công từ năm 1968 nhưng đến năm 1971 mới khánh_thành tòa cao_ốc . Lúc mở_cửa , Thư_viện có 121.000 đầu_sách . Năm 1975 khi chính_quyền mới tiếp_thu thì thư_viện này có 200.000 đầu_sách . Dự_tính của chính_phủ sẽ tiến tới việc thành_lập Hàn_lâm Viện nhưng bước_đầu chỉ có Ủy_ban Điển_chế_Văn_tự thuộc Bộ Văn_hóa . Một đặc_điểm của xã_hội miền Nam vào thời_điểm đó là sự đa_dạng của xã_hội dân_sự , tức thành_phần không thuộc chính_phủ mà cũng không thuộc thị_trường kinh_doanh . Những cơ_sở tên_tuổi trong ngành công_tác xã_hội là cô nhi_viện Dục_Anh , Cô nhi_viện Quách_Thị_Trang_trại giáo_hóa thanh_thiếu_niên phạm_pháp Thủ_Đức , viện dưỡng_lão Thị_Nghè , trung_tâm hướng_nghiệp Vườn_Lài , Quán_cơm xã_hội Anh_Vũ ( phát cơm cho người nghèo ) . Cùng đó là những đoàn_thể tiêu_biểu như Hội_Hồng_Thập_Tự , tổ_chức Hướng_đạo Việt_Nam , Trường Bách_khoa Bình_dân , nhóm Thanh_niên Phụng_sự Xã_hội và gia_đình Phật_tử của Giáo_hội Phật_giáo Việt_Nam Thống_nhất , Thiếu_nhi Thánh_thể , Phong_trào Du_ca Việt_Nam , Hội Thanh_niên Thiện_chí , v.v. Đây là một khác_biệt lớn giữa hai miền Nam_Bắc trong thời_gian đất_nước chia đôi . Giáo_dục Trước năm 1954 , ở miền Nam có một chi_nhánh của Viện Đại_học Hà_Nội ( tiếng Pháp : Université_de Hà_Nội ) đặt tại Sài_Gòn . Sau Hiệp_định Genève 1954 chia_cắt đất_nước thành hai vùng tập_kết quân_sự , chi_nhánh này cùng với một bộ_phận của Viện Đại_học Hà_Nội chuyển từ miền Bắc vào trở_thành Viện Đại_học Quốc_gia Việt_Nam . Vào năm 1957 , Viện Đại_học Quốc_gia Việt_Nam trở_thành Viện Đại_học Sài_Gòn theo sau việc thành_lập Viện Đại_học Huế . Đến năm 1973 , Viện Đại_học Sài_Gòn đã đào_tạo theo chương_trình quốc_tế . Sau_này các bác_sĩ Việt_Nam di_tản sang Mỹ , chỉ cần một_hai năm đào_tạo lại và học thêm tiếng Anh là hành_nghề được Ngoài Viện Đại_học Sài_Gòn , Việt_Nam Cộng_hòa còn có các viện đại_học khác như Viện Đại_học Huế , Viện Đại_học Đà_Lạt , Viện Đại_học Cần_Thơ , Viện Đại_học Vạn_Hạnh , Viện Đại_học Minh_Đức , Viện Đại_học Hòa_Hảo , Viện Đại_học Cao_Đài , v.v... Năm 1973 , tổng_số sinh_viên đại_học tăng lên 98.832 người so với chỉ 2.900 người vào năm 1955 . Số học_sinh trung_học trong cùng năm ấy là trên một_triệu so với 43.000 ; và học_sinh tiểu_học , trên ba triệu so với 401.000 . Ngoài_ra còn các trường đại_học cộng_đồng ( trường đại_học hệ hai năm ) , trường huấn_nghiệp và các chương_trình công_nghệ . Các trường đại_học cộng_đồng được thiết_lập từ năm 1970 trở đi , đặt cơ_sở ở Định_Tường , Nha_Trang , Sài_Gòn , Đà_Nẵng , Vĩnh_Long ... Triết_lý giáo_dục của Việt_Nam Cộng_hòa là " nhân_bản , dân_tộc và khai_phóng " . Điều này ghi trong tài_liệu Những nguyên_tắc căn_bản do Bộ Giáo_dục ấn_hành năm 1959 và sau đó được ghi lại trong Hiến_pháp Việt_Nam Cộng_hòa 1967 . Tuy_nhiên , chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa lại chưa có văn_bản cụ_thể hóa cách hiểu ba nguyên_tắc này là như_thế_nào , vì_vậy , khi áp_dụng những nguyên_tắc này vào thực_tế thì bị lúng_túng , vá_víu . Hiến_pháp Việt_Nam Cộng_hòa cũng ghi_nhận " nhà_nước cố_gắng xây_dựng nền giáo_dục cơ_bản có tính_cách cưỡng_bách và miễn_phí " , " giáo_dục đại_học được tự_trị " và " những người có khả_năng mà không có phương_tiện sẽ được nâng_đỡ để theo_đuổi học_vấn " . Tuy_nhiên , do ngân_sách giáo_dục eo_hẹp , hệ_thống trường_học thiếu_thốn và không có chính_sách khuyến_học hiệu_quả nên có nhiều trẻ_em nghèo vẫn không_thể đến trường . Chỉ khoảng 24 % tổng_số thiếu_niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18 là được đi học . Nội san_AĐS cho biết : " Cứ 100 em vào lớp đầu của bậc tiểu_học thì chỉ có 3 em được học trung_học_đệ nhị cấp , còn 97 em bị hất ra ngoài nền giáo_dục đại_chúng của ông Thiệu , và trong tiểu_học có 51 % học_sinh không được học lên lớp 4 " Tới năm 1974 , tỷ_lệ người_dân biết đọc và viết của Việt_Nam Cộng_hòa ước_tính vào_khoảng 70 % dân_số , 30 % còn lại vẫn mù_chữ . Trong suốt quá_trình tồn_tại , giáo_dục Việt_Nam Cộng_hòa có sự hỗ_trợ lớn cả về tài_chính và nhân_sự của Mỹ . Theo Nguyễn_Khắc_Viện , mục_tiêu của Mỹ trong việc này là đào_tạo nên đội_ngũ cán_bộ chính_phủ chịu ảnh_hưởng bởi tư_tưởng và văn_hóa Mỹ . Nhiều bộ sách_giáo_khoa được lồng_ghép nhiều mục_tiêu chống Cộng của Việt_Nam Cộng_hòa , ví_dụ sách_giáo_khoa giáo_dục công_dân lớp 4 của Bộ giáo_dục năm 1960 ghi rằng " Cộng_sản là những kẻ phản_bội gia_đình , đất_nước và tôn_giáo " . Có quan_điểm cho rằng các môn_học về xã_hội ( lịch_sử , địa_lý ) thời Việt_Nam Cộng_hòa thường nặng về ca_tụng sự viện_trợ của Pháp , Mỹ , nền độc_lập giả_hiệu của chế_độ tay_sai và biện_minh cho hành_động xâm_lược của ngoại_quốc . Y_tế Hệ_thống y_tế nhìn_chung là nhỏ_bé , thường bị quá_tải và thiếu thuốc_men . Theo cựu bộ_trưởng y_tế Việt_Nam Cộng_hòa trả_lời thì vào năm 1967 , toàn miền nam khi đó chỉ có khoảng 160 bác_sĩ , và chỉ có khoảng 5 nữ hộ_sinh cho mỗi 100.000 người_dân . Toàn_bộ chương_trình y_tế công_cộng của Việt_Nam Cộng_hòa chỉ được phân_bổ khoảng 2 % chi_tiêu ngân_sách . Tại Huế , một bệnh_viện 1.500 giường hoàn_toàn không nhận được dụng_cụ y_tế từ Chính_phủ , chỉ có sự trợ_giúp từ chính_phủ Tây_Đức thì nó có_thể tiếp_tục hoạt_động . Bác_sĩ David_McLanahan cho biết vào mùa hè năm 1966 , Bệnh_viện phẫu_thuật Đà_Nẵng có 350 giường_bệnh nhưng chưa bao_giờ có dưới 700 bệnh_nhân . Toàn miền Nam chỉ có khoảng 100 bệnh_viện , trạm y_tế với khoảng 25.000 giường_bệnh , việc 2 hoặc 3 bệnh_nhân nằm chung một giường không phải là hiếm ( 2 bệnh_nhân nằm chung một giường đã trở_thành quy_tắc bắt_buộc tại Đà_Nẵng ) . Bệnh_viện nhi duy_nhất phải chứa khoảng 600 bệnh_nhân cho 220 giường_bệnh , nên nhiều trẻ phải nằm trên giấy_báo và trong các bệnh_viện khác , một_số tờ báo và giấy gói thường được sử_dụng để băng_bó vết_thương , vì đó là chất_liệu duy_nhất có sẵn . Viện_trợ y_tế của Mỹ không thấm_tháp gì so với hàng ngàn trẻ_em bị bỏng nặng bởi bom_napalm và bom_phosphor do quân Mỹ thả xuống . Bệnh_nhân bỏng nặng nhiều khi chỉ được sơ_cứu rồi bị đuổi khỏi phòng_bệnh để lấy chỗ cho những trường_hợp nguy_cấp hơn . Kết_quả là nhiều trường_hợp phải cắt cụt chi để đỡ tốn thời_gian điều_trị . Thể_thao Các đội_tuyển thể_thao của Việt_Nam Cộng_hòa đã sớm tham_gia thi_đấu quốc_tế tại châu_Á , đặc_biệt là môn bóng_đá . Đội thể_thao của Việt_Nam Cộng_hòa tham_dự thể_thao ở các kỳ đại_hội SEAP_Games ( nay là SEA_Games ) , Asiad , Thế_vận_hội_Mùa_hè đến năm 1975 . Về bóng_đá , đội_tuyển Việt_Nam Cộng_hòa có 2 thành_tích chính : giành huy_chương vàng môn bóng_đá tại SEAP_Games năm 1959 ( giải đấu năm đó có 4 đội tham_dự ) , và giành cúp vô_địch giải_Merdeka Cup năm 1966 Tuy_nhiên , kể từ năm 1970 , thành_tích của đội bị suy_giảm , số trận thắng ít hơn nhiều so với số trận thua Với các môn thể_thao nói_chung , Việt_Nam Cộng_hòa giành được 2 chiếc huy_chương vàng tại Đại_hội Thể_thao châu_Á 1958 ở Nhật_Bản và xếp_hạng 8 trong số 20 nước tham_gia kỳ đại_hội này Ngoài_ra Việt_Nam Cộng_hòa còn tham_gia nhiều môn thể_thao tại các kỳ đại_hội thể_thao Đông_Nam_Á ( SEAP_Game , tiền_thân của SEAGames sau_này ) , Asiad đến năm 1975 . Nhìn_chung tại SEAP_Game , đoàn Việt_Nam Cộng_hòa thường xếp vị_trí 5/6 hoặc 6/7 trong số các đoàn tham_dự , có 2 kỳ_xếp dưới cả Campuchia ( 1971 và 1973 ) , chỉ riêng năm 1961 đạt hạng 4/7 . Cơ_sở_hạ_tầng Một hệ_quả của chiến_tranh là mang tới cho Miền_Nam một hạ_tầng_cơ_sở khá tốt so với các nước_đang phát_triển trong thời_kỳ đó . Để phục_vụ mục_đích quân_Pháp , Mỹ cho xây nhiều trục đường và sân_bay , điều này gián_tiếp giúp phát_triển kinh_tế dù việc xây_dựng hạ_tầng là rất tốn_kém và mất thời_gian . Giao_thông Về đường_hàng_không , ngoài những phi_trường lớn như Tân_Sơn_Nhất , Cam_Ranh , Đà_Nẵng , Nha_Trang , Cần_Thơ và Biên_Hòa có_thể tiếp_nhận phản_lực đủ loại còn có những phi_trường nhỏ ở Đà_Lạt , Huế , Kontum , Phú_Quốc . Pleiku , Rạch_Giá và Quy_Nhơn . Cộng thêm vào là khoảng 100 sân_bay nhỏ , rải_rác khắp_nơi , rất tiện cho việc liên_lạc giữa các địa_phương . Hãng Air_Vietnam là công_ty không vận_chính . Về đường thủy và đường_bộ , miền Nam có tới 4.780 cây_số sông , rạch ( 3.000 dặm_Anh ) . Hải_cảng lớn gồm Sài_Gòn , Cam_Ranh , Đà_Nẵng , Nha_Trang , Rạch_Giá . Còn đường_sá có tới 21.000 km đường trong đó gần 12.000 km là đường trải nhựa , đi được quanh_năm . Cầu các loại qua sông tới gần 4.000 cây rất nhiều cầu đã bị hư_hỏng do chiến_tranh , nhưng sửa_chữa lại thì cũng nhanh . Xe_lam , xe xích_lô máy và phương_tiện di_chuyển với động_cơ dưới 49 cc thì không thuộc dạng phải đăng_ký . Tính đến năm 1974 thì có tổng_cộng 258.514 xe lưu_thông trên hệ_thống đó ( bao_gồm 35.384 xe vận_tải nặng và 64.229 chiếc xe_hơi ) , chưa kể xe_gắn_máy ( có khoảng 800.000 vào cuối thập_niên 1960 , tất_cả được nhập_khẩu từ Nhật và Ý ) . Tuy_nhiên , đến cuối năm 1969 , do Mỹ ngừng thuê lao_động khiến lạm_phát trở_nên nghiêm_trọng , khiến chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa phải ban_lệnh cấm nhập_khẩu xe từ nước_ngoài . Xa_lộ xây_dựng đầu_tiên là xa_lộ Biên_Hòa , khánh_thành ngày 28 tháng 4 năm 1961 . Về đường_sắt , tuyến đường_sắt Xuyên_Đông_Dương đã được Pháp làm xong từ năm 1936 , nhưng đến thập_niên 1950 thì đoạn đường phía nam vĩ_tuyến 17 , khoảng 1/3 đã bị hư_hại vì chiến_tranh , không sử_dụng được . Còn lại là hai khúc từ Đông_Hà vào Đà_Nẵng và từ Sài_Gòn ra Ninh_Hòa . Việc tái_thiết kéo_dài bốn năm cho đến năm 1959 thì xe_lửa mới chạy được suốt từ Sài_Gòn ra Đông_Hà , lần đầu_tiên sau 12 năm gián_đoạn . Năng_suất đường_sắt lúc đầu có nhiều triển_vọng nhưng sang thập_niên 1960 thì tình_hình an_ninh là một cản_trở lớn . Năm 1963 trở đi thì xe_lửa hành_khách không chạy vào đêm nữa vì những đợt tấn_công của Mặt_trận dân_tộc trên tuyến đường từ Huế vào Sài_Gòn . Tính đến năm 1971 - 1972 thì Việt_Nam Cộng_hòa có 1.240 km đường_sắt nhưng chỉ có 57 % sử_dụng được . Dù_vậy , tổng_lượng hành_khách và hàng hóa chuyên_chở bằng đường_sắt lại tăng dần . Tuy_nhiên , khi Mỹ dần rút quân thì hạ_tầng giao_thông dần xuống_dốc do thiếu kinh_phí duy_trì . Đến cuối năm 1969 , do Mỹ ngừng thuê lao_động người Việt và giảm viện_trợ nên kinh_tế Việt_Nam Cộng_Hòa bị suy_thoái , lạm_phát trở_nên nghiêm_trọng , khiến chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa phải ban_lệnh cấm nhập_khẩu xe_hơi từ nước_ngoài . Cuộc khủng_hoảng dầu_mỏ năm 1973 tiếp_tục giáng một đòn mạnh vào hệ_thống giao_thông . Do giá dầu nhập_khẩu tăng cao trong khi Mỹ giảm viện_trợ kinh_tế , Việt_Nam Cộng_hòa lâm vào tình_trạng thiếu xăng_dầu , nhiều xe_cộ phải xếp_xó , những nhà khá_giả cũng chỉ đủ tiền mua xăng chạy xe khi có dịp quan_trọng . Ngay cả ở Sài_Gòn , tình_trạng người_dân phải đi bộ hoặc đi xe_đạp để tới chỗ làm cách xa vài km đã trở_nên phổ_biến từ năm 1973 Hệ_thống viễn_thông và thông_tin Tính đến năm 1970 Miền_Nam có 20.000 điện_thoại dân_sự đăng_ký , tính cả nước là 30.964 . Mạng điện_thoại và điện_tín thuộc_ty bưu_điện với đường_dây nối Sài_Gòn với Đài_Bắc , Calcutta , Manila , Osaka , Paris , Brussel , Bern , Bonn , Madrid và New_York . Trong nước hệ_thống điện_thoại nối Sài_Gòn với 21 tỉnh_lỵ . Hệ_thống phát_thanh quốc_gia Việt_Nam , tức_đài radio mang tên Vô_tuyến Việt_Nam ( VTVN ) vào giữa thập_niên 1960 bao_gồm đài trung_ương ở Sài_Gòn và tám đài khu_vực phát_sóng từ Huế , Đà_Nẵng , Quảng_Ngãi , Quy_Nhơn , Ban_Mê_Thuột , Nha_Trang , Đà_Lạt và Cần_Thơ . Ngoài_ra có những đài địa_phương ở những tỉnh Quảng_Nam , Phú_Yên , Long_An , Kiến_Tường và Định_Tường . Đến năm 1972 thì có tổng_cộng 49 đài_phát_thanh và 5 đài_truyền_hình đặt ở Sài_Gòn , Huế , Quy_Nhơn , Nha_Trang và Cần_Thơ . Toàn_quốc ( 1967 ) có 1.300.000_radio . Truyền_hình thì bắt_đầu ngày 7 Tháng Hai 1966 , lúc đầu chỉ phát_hình một giờ mỗi ngày . Sau vào đầu thập_niên 1970 thời_lượng phát_hình của Đài_Truyền_hình Việt_Nam là sáu giờ mỗi ngày vào buổi chiều . 80 % dân_chúng ở Miền_Nam có_thể bắt sóng xem được . Nhật_báo trong nước có 48 tờ nhật_báo phát_hành , đại_đa_số bằng tiếng Việt nhưng cũng có nhật_báo bằng tiếng Anh , tiếng Pháp , tiếng Hoa và tiếng Miên . Tính trung_bình cho mỗi 1.000 người thì có 51 ấn_bản báo_chí . Rạp_chiếu bóng_tính đến năm 1964 có 170 rạp chiếu_phim 35 mm , trong đó khoảng 100 rạp tập_trung ở vùng Sài_Gòn , Chợ_Lớn . Điện_lực Công_suất điện_lực đạt 125 MW năm 1961 nhưng do chiến_tranh nên tụt xuống còn 117 MW ( năm 1968 ) . Sang năm 1971 lên được 278 MW. Phân_tích thành_phần nguồn điện năm 1961 thì 56 % bằng nhiệt_điện đốt than , 43 % bằng dầu diezen và 1 % bằng thủy điện với đập Đa_Nhim bắt_đầu hoạt_động Tháng Tư năm 1961 . Đánh_giá Quan_điểm của đối_phương Theo quan_điểm của đối_phương tức Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam , Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam và Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa thì họ không công_nhận sự hợp_pháp của chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa . Họ xem nó chỉ là một thứ " quốc_gia giả_hiệu " để Hoa_Kỳ hợp_thức hóa mưu_đồ chia_cắt Việt_Nam của Mỹ . Cũng theo quan_điểm của Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam , Việt_Nam Cộng_hòa được Hoa_Kỳ lập ra để " dùng người Việt_Nam đánh người Việt_Nam " , ngăn_chặn phong_trào đấu_tranh_chính_trị của quần_chúng , khống_chế , dập tắt các cuộc đấu_tranh cách_mạng ở nông_thôn , bình_định đồng_bằng , lập ấp Chiến_lược để dồn dân , chiếm_đóng , khống_chế quần_chúng . Hoa_Kỳ thí_nghiệm cuộc chiến_tranh đó để rút kinh_nghiệm đàn_áp phong_trào giải_phóng dân_tộc , đe_dọa các nước mới giành được độc_lập , bắt các nước đó phải chấp_nhận chủ_nghĩa_thực_dân mới . Do_vậy một phần_lớn người_dân miền Nam không ủng_hộ Việt_Nam Cộng_hòa mà đã đi theo phong_trào Đồng_khởi_giành chính_quyền Các chiến_lược chiến_tranh của Hoa_Kỳ và kế_hoạch lập " Ấp Chiến_lược " của Việt_Nam Cộng_hòa đã vấp phải sự chống_đối mạnh_mẽ của người_dân miền Nam nên đã phá_sản . Lực_lượng_vũ_trang của quân Giải_phóng có_thể đánh nhiều trận táo_bạo , có hiệu_suất cao cũng là nhờ có sự hỗ_trợ của nhân_dân miền Nam . Vùng_quân Giải_phóng kiểm_soát nhờ đó được mở_rộng , chiếm phần_lớn lãnh_thổ miền Nam , trở_thành hậu_phương trực_tiếp và vững_chắc giúp họ đương_đầu được với quân_đội Hoa_Kỳ và Việt_Nam Cộng_hòa . Những quan_điểm trên được thể_hiện rõ qua các nhận_định của Đài Tiếng_nói Việt_Nam , cơ_quan phát_thanh quốc_gia của Việt_Nam . Bên_cạnh đó , Đài Tiếng_nói Việt_Nam cũng đưa ra nhận đình rằng Việt_Nam Cộng_hòa không phải là một chính_thể được lòng dân . Năm 1965 , khi trả_lời phỏng_vấn nhà_báo nước_ngoài về việc đàm_phán hòa_bình có phụ_thuộc chủ_yếu vào Mặt_trận dân_tộc giải_phóng miền Nam và chính_quyền Sài_Gòn ( chỉ Việt_Nam Cộng_hòa ) hay không , chủ_tịch Hồ_Chí_Minh tuyên_bố : Quan_điểm của chính_quyền Mỹ_Tài_liệu được giải_mật của Lầu Năm_Góc vào năm 2010 viết : " Không có sự yểm_trợ của Hoa_Kỳ , Diệm hầu_như chắc_chắn không_thể đứng vững được ở miền Nam ... Nam_Việt_Nam , về bản_chất , là một sáng_tạo của Hoa_Kỳ " Thậm_chí tổng_thống Mỹ Nixon trong lúc tức_giận còn từng nói : " Không_thể để có cái đuôi chó phản_lại cái đầu con chó được . " Ngoài_ra , Thượng_nghị_sĩ John_F. Kennedy , Thượng_nghị_sĩ Donald_Duncan , Trung_tướng Bernard_Trainor ( từng phục_vụ ở Việt_Nam hai lần , của cả hai loại_hình Chiến_tranh đặc_biệt và Chiến_tranh cục_bộ ) cũng đưa ra những quan_điểm của riêng mình . Quan_điểm của giới_chức Việt_Nam Cộng_hòa Các quan_chức cấp cao Việt_Nam Cộng_hòa cũng công_nhận sự lệ_thuộc của họ vào Hoa_Kỳ , trong đó có Tổng_thống Việt_Nam Cộng_hòa Nguyễn_Văn_Thiệu , Tổng_thống Dương_Văn_Minh , Thủ_tướng Nguyễn_Cao_Kỳ , Đại_tướng Cao_Văn_Viên , Chuẩn_tướng Nguyễn_Hữu_Hạnh , Tổng_trưởng Kinh_tế Nguyễn_Tiến_Hưng , Tổng_Tham_mưu_trưởng Nguyễn_Hữu_Có , Dân_biểu_Hồ_Ngọc_Nhuận , Nguyễn_Văn_Ngân ( Trợ_lý đặc_biệt của Tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu ) , ... Tổng_thống Việt_Nam Cộng_hòa Nguyễn_Văn_Thiệu đã từng phát_biểu : Quan_điểm của phong_trào phản_chiến tại Mỹ Năm 1972 , Ủy_ban đối_ngoại Thượng_viện Hoa_Kỳ tổ_chức một cuộc điều_trần về cuộc chiến_tranh Việt_Nam suốt ba ngày liền , xoay quanh chủ_đề nguồn_gốc , nguyên_nhân của cuộc_chiến Việt_Nam và những bài_học rút ra từ đó . Bốn học_giả có tên_tuổi đại_diện cho phong_trào phản_chiến Leslie_Gelb , James_Thomson , Arthur_Schlesinger và Noam_Chomsky , từng nghiên_cứu nhiều về Việt_Nam , được Quốc_hội Mỹ mời đến báo_cáo góp ý_kiến cho Quốc_hội về cuộc chiến_tranh Việt_Nam . Đánh_giá về Việt_Nam Cộng_hòa , giáo_sư Noam_Chomsky của học_viện MIT đã nói : " Chính_phủ Nam_Việt_Nam đã trở_thành nơi ẩn_nấp của những người Việt_Nam từng đi theo Pháp trong cuộc chiến_đấu chống lại nền độc_lập của đất_nước họ . Chính_phủ Nam_Việt_Nam không có cơ_sở thành_trì trong nhân_dân . Nó đi theo hướng bóc_lột dân_chúng nông_thôn và tầng_lớp dưới ở thành_thị , trên thực_tế nó là sự tiếp_tục chế_độ thuộc_địa của Pháp " Theo một góc nhìn khác , tiến_sĩ Daniel_Ellsberg , sĩ_quan Lầu Năm_Góc và là cố_vấn Bộ Quốc_phòng Hoa_Kỳ trong buổi phỏng_vấn với CNN và trong quyển sách " Những Bí_mật về Chiến_tranh Việt_Nam " đã viết : " Không hề có chiến_tranh Đông_Dương thứ_nhất và thứ nhì , chỉ có một cuộc xung_đột nối_tiếp trong một phần_tư thế_kỷ . Dùng_ngôn từ thực_tế , đứng về một phía ( Mỹ ) , ngay từ đầu nó đã là một cuộc_chiến của Mỹ : mới đầu là Pháp-Mỹ , sau đến toàn là Mỹ . Trong cả hai trường_hợp , nó là một cuộc đấu_tranh của người Việt_Nam – không phải là tất_cả người Việt_Nam nhưng cũng đủ để duy_trì cuộc đấu_tranh – chống chính_sách của Mỹ và những kinh_viện , ủy_nhiệm , kỹ_thuật gia , hỏa_lực , và cuối_cùng , quân_đội và phi_công , của Mỹ . Một cuộc_chiến mà trong đó một phía ( Việt_Nam Cộng_hòa ) hoàn_toàn được trang_bị và trả lương bởi một quyền_lực ngoại_quốc – một quyền_lực nắm quyền quyết_định về bản_chất của chế_độ địa_phương vì những quyền_lợi của mình – thì đó không phải là một cuộc nội_chiến ... " Quan_điểm của giới sử_gia_phương Tây_Nhiều nhà_sử_học phương Tây thì xem chính_thể này như_là sản_phẩm của chính_sách can_thiệp thực_dân mới mà Mỹ tiến_hành tại Đông_Nam_Á . Nhà sử_học Frances_FitzGerald viết : Nhiều sử_gia cho rằng chính_thể này là một chính_phủ con_rối của Mỹ . Chuyên_gia bình_định , Trung_tá Mỹ_William R._Corson thừa_nhận rằng " vai_trò của chế_độ bù nhìn của Mỹ ở miền Nam Việt_Nam là " cướp_bóc , thu thuế , tái_lập lại địa_chủ , và tiến_hành trả_thù chống lại người_dân " . Nhà sử_học James_Gibson tóm_tắt tình_hình : " Chế_độ miền Nam Việt_Nam không có khả_năng chiến_thắng vì không có sự ủng_hộ của những người nông_dân , nó đã có không còn là một " chế_độ " theo đúng nghĩa . Liên_minh chính_trị bất_ổn_định và hoạt_động bộ_máy thì quan_liêu . Hoạt_động của chính_phủ dân_sự và quân_sự đã hầu_như chấm_dứt . Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng đã gần như tuyên_bố quyền kiểm_soát tại các khu_vực rộng_lớn ... nó rất khác với một chính_phủ Sài_Gòn yếu_ớt , không có nền dân_chủ cơ_bản và một mong_muốn mạnh_mẽ cho sự thống_nhất Việt_Nam " . Các nhà_nghiên_cứu Craig A._Lockard , Gregory_Daddis , Marilyn_Young , James_M. Carter cũng từ những góc_độ khác nhau để đưa ra những nhận_định ủng_hộ quan_điểm trên . Xem thêm Hiến_pháp Việt_Nam Cộng_hòa 1956 Hiến_pháp Việt_Nam Cộng_hòa 1967 Quốc_gia Việt_Nam Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa Đảo_chính Việt_Nam Cộng_hòa 1960 Đảo_chính Việt_Nam Cộng_hòa 1963 Kinh_tế Việt_Nam Cộng_hòa Giáo_dục Việt_Nam Cộng_hòa Ghi_chú Chú_thích Tham_khảo Bùi_Diễm . Gọng_Kìm Lịch_sử . Paris : Phạm_Xuân_Khai , 2000 . Choinski , Walter_Frank . Country_Study : Republic of_Vietnam . Washington , DC : The_Military_Assistance Institute , 1965 . Larsen , Stanley et_al . Allied Participation in Vietnam . Washington , DC : Department of_the Army , 1975 . Lê_Xuân_Khoa . Việt_Nam 1945 - 1995 , Tập I._Bethesda , MD : Tiên_Rồng , 2004 . Ministry_of Foreign_Affairs . Vietnamese_Realities . Saigon : Ministry of_Foreign Affairs of_the Republic of_Vietnam , 1967 . Nguyen Ngoc_Bich , et_al . An_Annotated Atlas of_the Republic of_Viet-Nam . Washington , DC : Embassy of_Viet-Nam , 1972 . Nguyễn_Phương-Khanh . Vietnamese Legal_Materials 1954 - 1975 , A_Selected Annotated_Bibliography . Washington , DC : Library of_Congress , 1977 . Nguyễn_Văn_Lục . Lịch_sử Còn Đó . Garden_Grove , CA : Tân_Văn , 2008 . Penniman , Howard_R. Elections in South_Vietnam . Stanford , CA : Hoover Institution on War , Revolution_and Peace_at Stanford_University , 1972 . Sales , Jeanne_M. Guide to_Vietnam . Sài_Gòn : American_Women's Association of_Saigon , 1974 . Smith , Harvey et_al . Area Handbook_of South_Vietnam . Washington , DC : US_Government Printing_Office , 1967 . Trương_Đình_Bạch_Hồng . Quan_hệ ngoại_giao giữa Việt_Nam Cộng_hòa và Cambodge trong giai_đoạn 1954 - 1970 . Charleston , SC : Hồng Trương_Books , 2014 . Wiest , Andrew_A. The_Vietnam_War , 1956 - 1975 . Oxford , UK : Osprey_Publishing , 2002 Đọc thêm Academic_articles and_chapters Monographs_and edited volumes Liên_kết ngoài Cựu_cộng hòa Lịch_sử Việt_Nam Cựu quốc_gia ở Đông_Nam_Á_Cựu quốc_gia trong lịch_sử Việt_Nam Cựu chính_thể trong Chiến_tranh_Lạnh Chiến_tranh Việt_Nam Khởi_đầu năm 1955 ở Việt_Nam
Thành_phố Sacramento ( phát_âm : " Xa-cra-men-tô " , nghĩa_là " Bí_tích ( Thánh_Thể ) " ) là trung_tâm của quận Sacramento và là thủ_phủ của tiểu_bang California . Sacramento được John_Sutter ( con ) thành_lập vào tháng 12 năm 1848 từ vùng_đất mang tên Sutter's_Fort do cha_ông , đại_úy John_Sutter ( cha ) gây_dựng vào năm 1839 . Trong cơn_sốt tìm vàng ở California , thành_phố Sacramento trở_thành địa_điểm phân_phối chính , là trung_tâm thương_nghiệp , nông_nghiệp và là điểm cuối_cùng của các tuyến xe_lửa , các tuyến xe_ngựa ( tiếng Anh : stage-coach ) , đường thủy ( tiếng Anh : riverboat ) , điện_báo , bưu_chính_tốc_hành chuyển bằng ngựa ( tiếng Anh : pony_express ) và đường xe_lửa xuyên lục_địa đầu_tiên ( tiếng Anh : transcontinental railroad ) . Địa_lý Độ cao : 5 ½ m Vĩ_độ : 38 ° 31 ′_Bắc Kinh_độ : 121 ° 30 ′_Tây Tham_khảo Thành_phố của California Quận_lỵ California
Los Angeles ( viết tắt_LA ; phát_âm tiếng Việt : Lốt_An-giơ-lét , phát_âm tiếng Anh : ; Tiếng Tây_Ban_Nha : Los_Ángeles ) là thành_phố lớn nhất tiểu_bang California và lớn thứ nhì tại Hoa_Kỳ , thuộc về Quận Los_Angeles . Thành_phố còn được gọi tắt là Los ( Lốt ) bởi người Việt ở vùng lân_cận . Theo Thống_kê dân_số năm 2000 , thành_phố này có 3.694.820 người . vùng lân_cận thành_phố này , còn được gọi_là Miền_Nam California , gồm có Quận Los_Angeles , Quận_San_Bernardino , Quận_Cam , Quận_Riverside và Quận_Ventura , là một trong những nơi đông_dân nhất Hoa_Kỳ với 16 triệu người . Thành_phố được thành_lập vào năm 1781 do người Tây_Ban_Nha tại México với tên là El Pueblo_de Nuestra Señora Reina_de los Ángeles de_la Porciúncula ( " Thị_trấn của Đức_Mẹ Nữ_Vương của các Thiên_thần của sông Porciúncula " trong tiếng Tây_Ban_Nha , porciúncula nghĩa_là " phần nhỏ " và los_Ángeles nghĩa_là " những thiên_thần " ) . Vào năm 1821 khi Mexico giành độc_lập từ Tây_Ban_Nha , thành_phố này thành một phần của nước đó . Sau Chiến_tranh Hoa_Kỳ – Mexico , Los_Angeles lại rơi vào tay Hoa_Kỳ . Thành_phố này nổi_danh là một trung_tâm điện_ảnh . Rất nhiều minh_tinh sống ở thành_phố Beverly_Hills lân_cận , nhiều phim và chương_trình truyền_hình được thâu tại Hollywood , một phần của thành_phố này . Theo Điều_tra Dân_số Hoa_Kỳ năm 2000 , số người Mỹ gốc Việt ở Los_Angeles là 19.747 người , chiếm 0.5 % dân_số toàn thành_phố . Lịch_sử Bài chính : Lịch_sử Los_Angeles , California Khu_vực bờ biển Los_Angeles đã được cư_dân Tongva ( hay Gabrieleños ) , Chumash , và các bộ_tộc của những người Thổ_dân châu_Mỹ sinh_sống từ hàng ngàn năm . Những người châu_Âu đầu_tiên đến đây năm 1592 , dẫn_đầu là Juan_Cabrillo - một người thám_hiểm Bồ_Đào_Nha đã tuyên_bố vùng_đất này cho Đế_quốc Tây_Ban_Nha nhưng không ở lại đó . Lần có người châu_Âu tiếp_xúc khu_vực này là 227 năm sau khi Gaspar_de Portolà cùng với Franciscan padre Juan_Crespi , đã đến khu_vực ngày_nay là Los_Angeles ngày 2 tháng 8 năm 1769 . Năm 1771 , Cha Junípero_Serra đã cho xây Mission_San Gabriel_Arcágel gần Whittier_Narrows ở gần Thung_lũng San_Gabriel ngày_nay . Ngày 4 tháng 9 năm 1781 , một nhóm 52 người định_cư từ Tân_Tây_Ban_Nha là hậu_duệ người châu_Phi đã thiết_lập phái_đoàn San_Gabriel để lập nên khu định_cư dọc theo bờ của sông Porciúncula ( ngày_nay là sông Los_Angeles ) . Những người định_cư này có tổ_tiên là người Philippines , Ấn_Độ và Tây_Ban_Nha , 2/3 là người lai . Năm 1777 , thống_đốc mới của tiểu_bang California , Felipe_de Neve , giới_thiệu đến phó vương_Tân_Tây_Ban_Nha rằng nơi được phát_triển thành tỉnh ( thị_trấn ) . Khu_vực này được đặt tên là El Pueblo_de Nuestra Señora_la Reina_de los Ángeles_del Río_de Porciúncula ( " Thị_trấn của Đức_bà Nữ_hoàng của các thiên_thần của sông Porciúncula " ) . Nó vẫn là một thị_trấn nhỏ trong nhiều thập_kỷ , nhưng năm 1829 dân_số đã tăng lên khoảng 650 , khiến nó là cộng_đồng dân_sự lớn nhất ở California thuộc Tây_Ban_Nha . Ngày_nay , outline của Pueblo vẫn được gìn_giữ ở một tượng_đài lịch_sử quen được gọi_là đường Olvera , trước_đây là đường Rượu , được đặt tên theo Augustin_Olvera . Tân_Tây_Ban_Nha đã giành được độc_lập khỏi Đế_quốc Tây_Ban_Nha năm 1821 và tỉnh vẫn tiếp_tục là một phần của Mexico . Sự cai_trị của Mexico đã chấm_dứt trong Chiến_tranh Mexico-Hoa_Kỳ , khi người Mỹ giành được quyền kiểm_soát từ người Californio sau một loạt các cuộc_chiến . Trận chiến_San_Pascual , Trận chiến_Dominguez và sau_cùng là Trận chiến_Rio San_Gabriel năm 1847 . Hiệp_ước Cahuenga được ký ngày 13 tháng 1 năm 1847 , chấm_dứt thu địch ở California và sau đó Hiệp_ước Guadalupe_Hidalgo ( 1848 ) , chính_phủ Mexico đã chính_thức_nhượng Alta_California và các lãnh_thổ khác cho Hoa_Kỳ . Những người châu_Âu và Mỹ đã củng_cố sự kiểm_soát thành_phố sau khi họ di_cư đến California trong Cơn_sốt vàng_California và đảm_bảo sự gia_nhập sau đó của California vào Hoa_Kỳ năm 1850 . Đường_sắt đã đến khi Công_ty đường_sắt Nam_Thái_Bình_Dương ( Southern Pacific_Railroad ) đã hoàn_thành tuyến đường_sắt đến Los Angeles năm 1876 . Dầu_mỏ được phát_hiện năm 1892 và đến năm 1923 , Los_Angeles đã cấp ¼_lượng dầu_mỏ thế_giới . Một nhân_tố góp_phần phát_triển thành_phố là nước . Năm 1913 , William_Mulholland hoàn_thành đường_ống dẫn nước đảm_bảo cho sự tăng_trưởng của thành_phố . Năm 1915 , Thành_phố Los_Angeles bắt_đầu sáp_nhập thêm hàng chục cộng_đồng dân_cư xung_quanh không tự cấp_nước cho chính mình được . Một tài_khoản được tiểu_thuyết hóa rộng của Chiến_tranh nước thung_lũng Owens có_thể được tìm thấy trong phim điện_ảnh phố Tàu năm 1974 . Trong thập_niên 1920 , phim_hoạt_hình và ngành_hàng_không đã đổ_xô đến Los_Angeles đã giúp thành_phố phát_triển . Thành_phố này là nơi đăng_cai_Thế_vận_hội_Mùa_hè 1932 chứng_kiến sự phát_triển của Đồi_Baldwin là Làng Olympic ban_đầu . Thời_kỳ này cũng chứng_kiến sự di_dân đến của những người lưu_vong từ các căng_thẳng hậu_chiến ở châu_Âu , bao_gồm những nhà quý_tộc như Thomas_Mann , Fritz_Lang , Bertolt_Brecht , Arnold_Schoenberg và Lion_Feuchtwanger . Chiến_tranh thế_giới thứ hai mang đến phát_triển và thịnh_vượng mới cho thành_phố này , dù nhiều người Mỹ gốc Nhật bị chở đến các trại tập_trung trong thời_kỳ diễn ra cuộc_chiến . Thời_kỳ hậu_chiến chứng_kiến một sự bùng_nổ lớn hơn khi sự lan ra của đô_thị đã mở_rộng đến Thung_lũng San_Fernando . Những cuộc bạo_loạn Watts năm 1965 và " cơn giận " của Trường trung_học_Chicano cùng với sự tạm đình_chỉ Chicano đã cho thấy sự chia_rẽ chủng_tộc sâu_sắc hiện_hữu trong thành_phố này . Năm 1969 , Los_Angeles đã là một trong hai " nơi sinh " ra Internet khi sự truyền_ARPANET được gửi từ UCLA đến SRI ở Menlo_Park , California . Thế_vận_hội_Mùa_hè 1984 đã được Los_Angeles đăng_cai năm 1984 . Thành_phố lại được thử_thách qua Bạo_loạn Los Angeles 1992 và Trận_động_đất Northridge 1994 và năm 2002 sự_cố_gắng ly_khai của Thung_lũng Fernando và Hollywood đã bị thất_bại trong cuộc bỏ_phiếu . Sự tái_phát_triển và sự sang_trọng hóa đô_thị đã diễn ra ở nhiều nơi trong thành_phố , đặc_biệt là trung_tâm . Địa_lý Theo Cục Điều_tra Dân_số Hoa_Kỳ , thành_phố có tổng diện_tích 498,3 dặm_vuông ( 1.290,6 km² ) , 469,1_dặm vuông ( 1.214.9 km² ) là diện_tích đất và 29,2_dặm vuông ( 75,7 km² ) là diện_tích mặt_nước , diện_tích mặt_nước chiếm 5,86 % . Khoảng các cực bắc và cực nam là 44 dặm ( 71 km ) , khoảng các giữa cực đông-tây là 29 dặm ( 47 km ) , và chiều dài của biên_giới thành_phố là 342 dặm ( 550 km ) . Diện_tích đất lớn thứ 9 trong các thành_phố của Hoa_Kỳ lục_địa . Điểm cao nhất của Los_Angeles là Đỉnh Sister_Elsie ( 5.080_feet ) thuộc phía xa về phía Tây_Bắc của Thung_Lũng_San_Fernando thuộc một phần của rặng núi Lukens . Sông Los_Angeles là một con sông phần_lớn là theo mùa chảy xuyên qua thành_phố có thượng_nguồn ở Thung_lũng San_Fernando . Suốt chiều dài của sông hoàn_toàn bị kè bằng bê_tông . Vùng Los_Angeles khá phong_phú về các loài thực_vật bản_địa . Với những bãi biển , đụn cát , vùng_đất ngập nước , đồi , núi và sông , khu_vực này chứa_đựng một_số quần_cư sinh_vật quan_trọng . Khu_vực rộng nhất là thảm_thực_vật bụi cây xô_thơm ven biển bao_bọc các sườn đồi ở chaparral dễ bắt lửa . Các loại cây bản_địa bao_gồm : cây thuốc_phiện California , cây thuốc_phiện matilija , toyon , cây sồi bờ biển , cỏ lúa mạch đen hoang_dã khổng_lồ , và hàng trăm loại khác . Thật không may , nhiều loài cây bản_địa quá hiếm và có nguy_cơ tuyệt_chủng như hoa hướng_dương Los_Angeles , ... Có nhiều loài hoa_lạ và những cây có hoa nở_hoa quanh_năm với màu_sắc huyền_ảo và đa_dạng , ... Địa_chất Los_Angeles chịu động_đất do gần đường đứt_gãy San_Andreas , cũng như các rãnh đứt nhỏ hơn San_Jacinto và Banning . Trận_động_đất lớn gần đây nhất là Trận_động_đất Northridge 1994 , có tâm_chấn ở phía Bắc Thung_lũng San_Fernando . Chưa đến hai năm sau sau khi các bạo_loạn 1992 , Trận_động_đất Northridge đã là một cú sốc lớn cho dân Nam_California và gây thiệt_hại vật_chất lên đến hàng tỷ_dollar Mỹ . Các trận động_đất khác ở khu_vực Los_Angeles bao_gồm Trận_động_đất Whittier Narrows 1987 , Trận_động_đất Sylmar 1971 , và Trận_động_đất Long_Beach 1993 . Tuy_nhiên , phần_lớn các trận động_đất là khá nhỏ . Nhiều khu_vực ở Los_Angeles trải qua từ một đến hai trận động_đất nhỏ mỗi năm nhưng không có thiệt_hại . Các dư_chấn rất khó cảm_nhận mà chỉ thông_qua máy đo địa_chấn được ghi_nhận hàng ngày . Nhiều phần của thành_phố cũng dễ bị ảnh_hưởng bởi sóng_thần Thái_Bình_Dương ; các khu_vực bến cảng đã từng bị hư_hại bởi các đợt sóng từ Trận_động đất Đại_Chile năm 1960 . Cảnh_quan thành_phố Thành_phố được chia ra nhiều khu dân_cư , nhiều trong số đó đã bị sáp_nhập vì thành_phố ngày_càng được mở_rộng . Cũng có nhiều thành_phố độc_lập bên trong và xung_quanh Los_Angeles , nhưng các thành_phố này thường được xếp nhóm vào thành_phố Los_Angeles , do Los_Angeles nuốt_chửng hoặc nằm bên trong vùng lân_cận của nó . Nói_chung , thành_phố được chia ra các khu_vực sau : Trung_tâm L.A. , Đông_L.A. , Nam_Los Angeles , Khu_vực Cảng , Hollywood , Wilshire , Westside , và San_Fernando và các thung_lũng Crescenta . Một_vài cộng_đồng của Los_Angeles bao_gồm Bãi_biển Venice ... Khí_hậu Các vấn_đề môi_trường Do vị_trí địa_lý , Los_Angeles nhạy_cảm với đảo_ngược khí_quyển , ô_tô là phương_tiện chính và cộng với phức_hợp cảng L.A. / Long_Beach , thành_phố chịu ô_nhiễm không_khí dưới dạng khói_mù . Lòng chảo Los_Angeles và Thung_lũng San_Fernando giữ lại khói của xe ô_tô , xe_tải chạy diesel , tàu thủy , và các động_cơ đầu_máy xe_lửa cũng như công_nghiệp chế_tạo và các nguồn khác . Ngoài_ra , nước_ngầm đang bị đe_dọa gia_tăng bởi MTBE từ các trạm xăng và perchlorat từ nhiên_liệu rocket . Không như các thành_phố khác nhờ mưa để rửa sạch khói mù , Los_Angeles chỉ nhận được 15 inches ( 380 mm ) mưa mỗi năm , do_đó khói mù có_thể tích_tụ tăng lên liên_tục mỗi ngày . Điều này đã khiến cho bang California tìm_kiếm các loại xe_cộ có chất_thải ít . Nhờ đó , mức ô_nhiễm đã giảm trong những thập_kỷ gần đây .. Dân_cư Theo thống_kê của 2006 – 2008 American Community_Survey , top 10 nhóm dân có nguồn_gốc châu_Âu là : Đức : 4.5 % ( 170,483 ) Ireland : 3.9 % ( 146,658 ) Anh : 3.5 % ( 129,684 ) Ý : 2.8 % ( 100,145 ) Nga : 2.6 % ( 98,737 ) Ba_Lan : 1.6 % ( 59,774 ) Pháp : 1.2 % ( 45,127 ) Scotland : 0.8 % ( 28,931 ) Thụy_Điển : 0.6 % ( 23,227 ) Scotland-Ireland : 0.6 % ( 22,651 ) Nguồn : Số_liệu thống_kê từ U.S. Census_Bureau cho biết số dân của thành_phố là 3,833,995 . California Department_of Finance_thống_kê dân_số là 4,094,764 vào ngày 1 , tháng 1 năm 2009 . Kinh_tế Nền kinh_tế của Los_Angeles được thúc_đẩy bởi thương_mại quốc_tế , truyền_hình giải_trí , điện_ảnh , công_nghệ âm_nhạc , không_gian , công_nghệ , dầu_khí , thời_trang , trang_sức , du_lịch . Los_Angeles cũng là trung_tâm chế_tạo lớn nhất Hoa_Kỳ . Các Cảng Los_Angeles và cảng Long_Beach cùng nhau tạo thành cảng quan_trọng ở Bắc_Mỹ và là một trong những cảng quan_trọng của thế_giới và có vai_trò quan_trọng đối_với thương_mại trong Vành_đai Thái_Bình_Dương . Các ngành quan_trọng khác bao_gồm truyền_thông , tài_chính , viễn_thông , luật , y_tế , vận_tải . Trong nhiều năm , cho đến giữa thập_niên 1990 , Los_Angeles là nơi đóng trụ_sở của nhiều định_chế tài_chính ở miền Tây nước Mỹ , bao_gồm First Interstate_Bank , đã được sáp_nhập với Wells-Fargo năm 1996 , Great Western_Bank , đã sáp_nhập với Washington Mutual năm 1998 , và Security_Pacific National_Bank , đã sáp_nhập với Bank_of America năm 1992 . Los_Angeles cũng là nơi đóng trụ_sở của Sở giao_dịch chứng_khoán Pacific cho đến khi ngưng hoạt_động năm 2001 . Vùng đô_thị Los_Angeles có tổng_sản_phẩm vùng đô_thị 1000 tỷ USD năm 2017 , là vùng đô_thị kinh_tế lớn thứ 3 thế_giới , sau các vùng đô_thị Tokyo và New_York . Los Angeles được xếp_hạng là " thành_phố toàn_cầu alpha " theo một nghiên_cứu năm 2012 bởi một nhóm tại Đại_học Loughborough . Thành_phố này là nơi đóng trụ_sở của 3 công_ty nằm trong Fortune 500 bao_gồm nhà_thầu không_gian Northrop_Grumman , công_ty năng_lượng Occidental_Petroleum_Corporation , và công_ty xây nhà ở KB_Home . Đại_học Nam_California ( USC ) là đơn_vị tư_nhân thuê nhân_công lớn nhất thành_phố . Các công_ty đóng trụ_sở ở Los_Angeles bao_gồm Twentieth Century_Fox , Latham & Watkins , Univision , Metro_Interactive , LLC , Premier_America , CB Richard_Ellis , Gibson , Dunn & Crutcher_LLP , Guess ? , O'Melveny & Myers_LLP , Paul , Hastings , Janofsky & Walker_LLP , Tokyopop , The_Jim_Henson Company , Paramount_Pictures , Robinsons-May , Sunkist , Fox Sports_Net , Health_Net , Inc . , 21 st Century_Insurance , L.E.K._Consulting , và The_Coffee_Bean & Tea_Leaf . Vùng đô_thị có trụ_sở của nhiều công_ty khác , nhiều trong số đó muốn rời khỏi thành_phố để tránh thuế má cao . Ví_dụ , Los_Angeles đánh thuế tổng_cộng trên phần_trăm doanh_thu kinh_doanh , trong khi các thành_phố xung_quanh chỉ đánh một mức tỷ_lệ cố_định nhỏ . Do_đó các công_ty gần thành_phố này tránh được thuế cao . Một vào công_ty đóng ở Hạt_Los Angeles là Shakey's_Pizza ( Alhambra ) , Academy of_Motion Picture_Arts and_Sciences ( Beverly_Hills ) , City National_Bank ( Beverly_Hills ) , Hilton_Hotels ( Beverly_Hills ) , DiC_Entertainment ( Burbank ) , The_Walt_Disney Company ( Fortune 500 – Burbank ) , Warner_Bros . ( Burbank ) , Countrywide_Financial_Corporation ( Fortune 500 – Calabasas ) , THQ ( Calabasas ) , Belkin ( Compton ) , Sony Pictures_Entertainment ( parent of Columbia_Pictures , located in Culver_City ) , Computer_Sciences_Corporation ( Fortune 500 – El_Segundo ) , DirecTV ( El_Segundo ) , Mattel ( Fortune 500 – El_Segundo ) , Unocal ( Fortune 500 – El_Segundo ) , DreamWorks_SKG ( Glendale ) , Sea_Launch ( Long_Beach ) , ICANN ( Marina Del_Rey ) , Cunard_Line ( Santa_Clarita ) , Princess_Cruises ( Santa_Clarita ) , Activision ( Santa_Monica ) , và RAND ( Santa_Monica ) . Du_lịch Thành_phố này có biệt_danh là Thành_phố của các Thiên_thần . Los_Angeles là trung_tâm kinh_doanh , thương_mại quốc_tế , giải_trí , văn_hóa , truyền_thông , thời_trang , khoa_học , thể_thao , công_nghệ và giáo_dục . Los_Angeles là cơ_sở của Hollywood nên thành_phố được mệnh_danh là " Thủ_đô giải_trí thế_giới " , thành_phố này có nhiều nhân_vật nổi_tiếng trên thế_giới . Các trường đại_học và cao_đẳng Có nhiều trường đại_học và cao_đẳng công ở thành_phố này , bao_gồm Đại_học California tại Los_Angeles , Đại_học Tiểu_bang California , Los_Angeles , và Đại_học Tiểu_bang California , Northridge . Các trường đại_học công gần Los_Angeles bao_gồm : Đại_học Tiểu_bang California , Long_Beach , Đại_học Tiểu_bang California , Dominguez_Hills và Bách_khoa Cali_Pomona . Các thành_phố kết_nghĩa Los_Angeles có 25 thành_phố kết_nghĩa , được liệt_kê theo thứ_tự thời_gian theo năm đã tham_gia : Eilat , Israel ( 1959 ) Nagoya , Nhật_Bản ( 1959 ) Salvador , Brazil ( 1962 ) Bordeaux , Pháp ( 1964 ) Berlin , Đức ( 1967 ) Lusaka , Zambia ( 1968 ) Thành_phố Mexico , Mexico ( 1969 ) Auckland , New_Zealand ( 1971 ) Busan , Hàn_Quốc ( 1971 ) Mumbai , Ấn_Độ ( 1972 ) Tehran , Iran ( 1972 ) Đài_Bắc , Đài_Loan ( 1979 ) Quảng_Châu , Trung_Quốc ( 1981 ) Athens , Hy_Lạp ( 1984 ) Saint_Petersburg , Nga ( 1984 ) Vancouver , Canada ( 1986 ) Giza , Ai_Cập ( 1989 ) Jakarta , Indonesia ( 1990 ) Kaunas , Litva ( 1991 ) Makati , Philippines ( 1992 ) Split , Croatia ( 1993 ) San_Salvador , El_Salvador ( 2005 ) Beirut , Liban ( 2006 ) Ischia , Campania , Ý ( 2006 ) Yerevan , Armenia ( 2007 ) Xem thêm Khu học chánh Los_Angeles Chú_thích Tham_khảo ( available online ) Liên_kết ngoài City_of Los_Angeles Official Website_ExperienceLA . com Los_Angeles Chamber_of Commerce_Los Angeles_Convention & Visitors Bureau_Los Angeles_magazine Los Angeles_Neighborhood Councils_Los Angeles_Online Magazine_LA2day Historic Bridges of_Los Angeles_County Thành_phố ven biển Quận_lỵ California Thành_phố ở quận Los_Angeles , California Thành_phố của California
San_Francisco ( ; theo tiếng Tây_Ban_Nha là " Thánh_Phanxicô " ) , tên chính_thức là Thành_phố và Quận_San_Francisco ( ) , là một trung_tâm văn_hóa , thương_mại và tài_chính ở tiểu_bang California của Hoa_Kỳ . Tọa_lạc tại miền Bắc_California , San_Francisco là thành_phố đông dân thứ 17 ở Hoa_Kỳ và là thành_phố đông dân thứ tư ở California , với 873.965_cư_dân tính đến năm 2020 . Nó có diện_tích khoảng , chủ_yếu nằm ở cực bắc của Bán_đảo San_Francisco thuộc Khu_vực vịnh San_Francisco , nó trở_thành thành_phố lớn có mật_độ dân_số cao thứ hai của Hoa_Kỳ và là quận có mật_độ dân_số cao thứ năm của Hoa_Kỳ , chỉ sau bốn trong số năm quận của Thành_phố New_York . San_Francisco là vùng đô_thị lớn thứ 12 ở Hoa_Kỳ với 4,7 triệu cư_dân và là lớn thứ tư theo sản_lượng kinh_tế , với GDP là 592 tỷ_đô la vào năm 2019 . Cùng_với San_Jose , California , nó tạo thành khu_vực thống_kê kết_hợp San_Jose – San_Francisco – Oakland đông dân thứ năm ở Hoa_Kỳ , với 9,6 triệu cư_dân . Các biệt_danh thông_tục dành cho San_Francisco bao_gồm SF , San_Fran , The_City ( " Thành_phố " ) và Frisco . Năm 2019 , San_Francisco là quận có thu_nhập cao thứ_bảy ở Hoa_Kỳ , với thu_nhập bình_quân đầu người là 139.405 đô_la . Trong cùng năm , San_Francisco có GDP là 203,5 tỷ_đô la và GDP bình_quân đầu người là 230.829 đô_la . Khu_vực thống_kê kết_hợp San_Jose – San_Francisco – Oakland có GDP là 1,09_nghìn tỷ_đô la vào năm 2019 , là vùng kinh_tế lớn thứ ba của quốc_gia này . Trong số 105 khu_vực thống_kê chính tại Hoa_Kỳ với hơn 500.000 cư_dân , CSA này có GDP bình_quân đầu người cao nhất vào năm 2019 , ở mức 112.348 đô_la . San_Francisco được xếp thứ 12 trên thế_giới và thứ hai ở Hoa_Kỳ về Chỉ_số Tài_chính Toàn_cầu tính đến tháng 3 năm 2021 . San_Francisco được thành_lập vào ngày 29 tháng 6 năm 1776 , khi những người thực_dân Tây_Ban_Nha thành_lập Pháo_đài San_Francisco tại eo_biển Golden_Gate và cách đó vài dặm là trụ_sở hội truyền_giáo_San Francisco_de Asís , cả hai đều được đặt theo tên của Phanxicô thành Assisi . Cơn_sốt vàng California năm 1849 đã mang lại tốc_độ phát_triển nhanh_chóng , khiến nó trở_thành thành_phố lớn nhất ở Bờ_Tây vào thời_điểm đó ; từ năm 1870 đến năm 1900 , khoảng một phần_tư dân_số tiểu_bang California cư_trú tại thành_phố . Năm 1856 , San_Francisco trở_thành một quận-thành phố thống_nhất . Sau khi ba phần_tư thành_phố bị phá hủy do trận động_đất và hỏa_hoạn năm 1906 , nó nhanh_chóng được xây_dựng lại , đây là nơi đăng_cai Triển_lãm Quốc_tế_Panama – Thái_Bình_Dương 9 năm sau đó . Trong Chiến_tranh thế_giới thứ hai , nó là một bến cảng chính cho các hoạt_động vận_chuyển binh_sĩ đến Mặt_trận Thái_Bình_Dương . Sau đó , nó cũng trở_thành nơi ra_đời của Liên_Hợp_Quốc vào năm 1945 . Sau chiến_tranh , sự trở về của các quân_nhân , lượng người nhập_cư đáng_kể , quan_điểm tự_do hóa , sự trỗi dậy của những nền văn_hóa phản_kháng như " beatnik " và " hippie " , cách_mạng tình_dục , phong_trào hòa_bình phát_triển từ việc phản_đối sự can_thiệp của Hoa_Kỳ vào Chiến_tranh Việt_Nam , và các yếu_tố dẫn đến Mùa_hè Tình_yêu và phong_trào đòi quyền_lợi cho người đồng_tính , củng_cố San_Francisco như một trung_tâm hoạt_động tự_do ở Hoa_Kỳ . Về mặt chính_trị , thành_phố chủ_trương theo đường_lối của Đảng Dân_chủ . Là một địa_điểm du_lịch nổi_tiếng , San_Francisco được biết đến với mùa hè mát_mẻ , sương_mù , những ngọn đồi dốc , sự kết_hợp đa_dạng của nhiều nền kiến_trúc khác nhau , và các địa_danh bao_gồm Cầu Cổng_Vàng , tàu_điện_cáp treo , Nhà_tù Alcatraz , Bến_Ngư_Phủ và Khu_phố Tàu . San_Francisco còn là nơi đặt trụ_sở chính của các công_ty như Wells_Fargo , Twitter , Square , Airbnb , Levi_Strauss & Co . , Gap_Inc . , Salesforce , Dropbox , Pacific Gas_and Electric_Company , Uber và Lyft . Thành_phố này cùng với Vùng_Vịnh xung_quanh là trung_tâm toàn_cầu của khoa_học và nghệ_thuật đồng_thời là nơi đặt trụ_sở của một_số tổ_chức giáo_dục và văn_hóa , chẳng_hạn như Đại_học California , San_Francisco ( UCSF ) , Đại_học San_Francisco ( USF ) , Đại_học Liên_bang San_Francisco ( SFSU ) , Bảo_tàng de_Young , Bảo_tàng Nghệ_thuật Hiện_đại_San_Francisco , Trung_tâm SFJAZZ , Nhà_hát Giao_hưởng San_Francisco và Học_viện Khoa_học_California . Gần đây , hạn_hán trên toàn tiểu_bang California đã gây ảnh_hưởng xấu đến an_ninh nguồn nước của thành_phố . Lịch_sử Bằng_chứng khảo_cổ_xưa nhất về sự sinh_sống của con_người trong khu_vực thành_phố San_Francisco là vào năm 3000 TCN._Nhóm Yelamu thuộc tộc_người Ohlone đã sống trong vài ngôi làng nhỏ khi một đoàn thám_hiểm Tây_Ban_Nha của Don Gaspar_de Portolà đến_nơi vào ngày 2 tháng 11 năm 1769 , đây là chuyến viếng_thăm khu_vực vịnh San_Francisco đầu_tiên của người Hoa được ghi_chép . Bảy năm sau đó , vào ngày 28 tháng 3 năm 1776 , Tây_Ban_Nha thiết_lập một trại_binh và sau đó là một tòa nhà truyền_giáo có tên là " Missión de_San Francisco_de Asís " ( hay " Missión_Dolores " ) . Ngay sau khi độc_lập khỏi Tây_Ban_Nha năm 1821 , khu_vực này trở_thành một phần đất của México . Dưới quyền của chính_phủ Mexico , hội truyền_giáo dần_dần kết_thúc và phần đất của hội được tư_nhân hóa . Năm 1835 , một người Anh có tên William_Richardson lập ra khu đất nông_trại độc_lập đầu_tiên , gần một bến tàu quanh khu_vực ngày_nay là Quảng_trường Portsmouth . Cùng_với Francisco_de Haro , ông lập ra bản thiết_kế đường_phố để mở_rộng khu định_cư . Một thị_trấn được đặt tên là Yerba_Buena bắt_đầu hấp_dẫn người định_cư Mỹ tìm đến đây . Chuẩn_tướng John_D. Sloat tuyên_bố chủ_quyền California_nhân_danh Hoa_Kỳ vào ngày 7 tháng 7 năm 1846 trong cuộc Chiến_tranh Mexico-Mỹ . Hai ngày sau đó , Đại_tá John_B. Montgomery đến và tuyên_bố chủ_quyền đối_với Yerba_Buena . Yerba_Buena được đổi tên thành San_Francisco ngày 30 tháng 1 vào năm sau đó , và Mexico chính_thức_nhượng lãnh_thổ cho Hoa_Kỳ vào cuối chiến_tranh . Mặc_dù vị_trí hấp_dẫn của nó trong vai_trò của một hải_cảng và căn_cứ hải_quân , San_Francisco vẫn là một khu định_cư nhỏ với địa_hình khó có_thể sinh_sống được . Cơn_sốt vàng_California mang đến làn_sóng người đi tìm vàng . Với bánh_mì bột chua mang theo , những người tìm thời_vận tập_trung tại San_Francisco thay_vì thành_phố đối_thủ_Benicia , làm cho dân_số của San_Francisco tăng từ 1000 vào năm 1848 lên đến 25.000 vào tháng 12 năm 1849 . Kỳ_vọng vào sự giàu_có nhanh_chóng thì rất đổi mạnh_mẽ đến nổi những thuyền_viên của những con tàu cập bến đều bỏ tàu và nhanh_chóng tìm đến các khu tìm vàng , bỏ lại một rừng cột buồm tại bến tàu San_Francisco . California nhanh_chóng được thu_nhận thành một tiểu_bang . Quân_đội Hoa_Kỳ xây_dựng đồn Point tại Golden_Gate và một đồn trên đảo Alcatraz để bảo_vệ Vịnh_San_Francisco . Sự phát_hiện ra các mỏ bạc , bao_gồm mỏ bạc Comstock năm 1859 , đã đẩy dân_số lên nhanh hơn_nữa . Với từng đoàn người đi tìm thời vận_tỏa khắp thành_phố , tình_trạng vô luật_pháp trở_nên phổ_biến . Khu duyên_hải_Barbary của thị_trấn khét_tiếng là nơi dung_thân của tội_phạm , cờ_bạc và mại_dâm . Các doanh_nghiệp tìm cách kiếm_lợi trên sự thịnh_vượng mà cơn_sốt vàng tạo ra . Những người thắng lớn đầu_tiên là ngành công_nghiệp ngân_hàng mà tiêu_biểu là ngân_hàng Wells_Fargo được thành_lập vào năm 1852 và Bank_of California năm 1864 . Sự phát_triển cảng San_Francisco và việc thành_lập tuyến giao_thông trên bộ năm 1869 vươn tới hệ_thống đường_sắt nằm ở phía đông Hoa_Kỳ qua ngã tuyến đường_sắt vừa_mới được hoàn_thành có tên là Đường_sắt Thái_Bình_Dương đã giúp biến khu_vực vịnh San_Francisco thành một trung_tâm giao_thương . Để thỏa mãn nhu_cầu và khẩu_vị của dân_số gia_tăng , Levi_Strauss mở một tiệm bán quần_áo và Domingo_Ghirardelli bắt_đầu sản_xuất Sô-cô-la . Các lao_công di_dân đã biến nơi đây thành một nơi văn_hóa đa_ngôn_ngữ . Công_nhân xây_dựng đường_sắt người Trung_Hoa lập nên khu_Phố_Tàu của thành_phố . Năm 1870 , người châu_Á ( đa_số là người Hoa ) chiếm đến 8 % dân_số . Xe_cáp đầu_tiên chuyên_chở người San_Francisco lên đến Phố_Clay vào năm 1873 . Biển nhà kiểu kiến_trúc Victoria của thành_phố bắt_đầu hình_thành và các nhà_lãnh_đạo dân_sự đã vận_động để thành_phố xây_dựng một công_viên công_cộng rộng_rãi với kết_quả là Công_viên Cổng_Vàng được quy_hoạch . Những người San_Francisco xây trường_học , nhà_thờ , nhà_hát và tất_cả các nhu_yếu cho cuộc_sống dân_sự . Đồn_lũy San_Francisco được phát_triển thành cơ_sở quân_sự quan_trọng nhất của Hoa_Kỳ trên duyên_hải Thái_Bình_Dương . Năm 1890 , dân_số San_Francisco đạt đến con_số 300 ngàn người và trở_thành thành_phố lớn thứ 8 của Hoa_Kỳ vào thời_gian đó . Khoảng năm 1901 , San_Francisco là một thành_phố lớn được biết đến vì kiểu cách chói_lọi , các khách_sạn oai_vệ , các biệt_thự khang_trang nằm trên Nob_Hill và một phong_cảnh nghệ_thuật phong_phú . Cơn dịch Bắc_Mỹ đầu_tiên là cơn dịch San_Francisco 1900 – 1904 . Vào lúc 5 : 12 sáng ngày 18 tháng 4 năm 1906 , một trận động_đất lớn làm rung_chuyển San_Francisco và Bắc_California . Khi các tòa nhà đổ sập vì run_lắc , các đường_ống dẫn khí_đốt bị hư_hại đã gây ra những đám cháy lan khắp thành_phố . Trận cháy không_thể dập tắt được đã kéo_dài mấy ngày_đêm . Vì hệ_thống nước không hoạt_động nên Quân_đoàn Pháo_binh của Đồn_San_Francisco tìm cách ngăn_chặn đám cháy bằng cách đặt chất_nổ phá hủy các dãy phố để tạo ra những điểm cách lửa . Hơn ba phần_tư thành_phố bị tàn_phá trong đó có phần_lớn toàn_bộ khu trung_tâm thành_phố . Con_số thương_vong đương_thời được báo_cáo là khoảng 498 người thiệt_mạng nhưng các con_số ước_đoán hiện_đại cho rằng có_thể là vài ngàn người . Hơn_nữa dân_số thành_phố 400 ngàn người trở_thành vô_gia_cư . Người tị nạn định_cư tạm_thời trong các khu lều tạm được dựng lên trong Công_viên Cổng_Vàng , đồn_San_Francisco , trên các bãi biển , và khắp các nơi khác . Nhiều người đã rời bỏ thành_phố vĩnh_viễn để tới East_Bay ( vịnh phía đông ) . Cuộc tái_thiết được tiến_hành nhanh_chóng trên mức_độ lớn . Bỏ_qua những lời kêu_gọi tái điều_chỉnh lại hoàn_toàn các đường_phố theo chiều ngang_dọc thẳng hàng , người San_Francisco đã chọn_lựa tốc_độ tái_thiết nhanh_chóng . Ngân_hàng Ý của Amadeo_Giannini sau đó trở_thành Bank of_America , cung_cấp các khoản vay vốn cho nhiều người mà kế sinh_nhai đã bị hủy_hoại sau trận động_đất . Hội Nghiên_cứu Đô_thị và Quy_hoạch San_Francisco đầy ảnh_hưởng được thành_lập vào năm 1910 nhằm chú_tâm đến chất_lượng nhà ở sau trận động_đất . Trận_động_đất đã thúc_đẩy việc phát_triển các khu dân_cư phía tây . Các khu dân_cư này vẫn tồn_tại sau trận hỏa_hoạn trong đó có khu Pacific_Heights là nơi nhiều người giàu_có của thành_phố đã tái xây_dựng nhà của họ . Tiếp_theo , các ngôi biệt_thự bị tàn_phá của khu Nob_Hill trở_thành các khách_sạn lớn . Tòa_thị chính_San_Francisco lại được xây_dựng theo kiểu kiến_trúc Beaux-Arts_tráng_lệ , và thành_phố ăn_mừng sinh_nhật vào dịp Hội_chợ Quốc_tế_Panama-Thái Bình_Dương năm 1915 . Chính trong thời_kỳ này San_Francisco đã xây_dựng một_số dự_án cơ_sở_hạ_tầng quan_trọng nhất của thành_phố . Kỹ_sư công_chính Michael_O'Shaughnessy được thị_trưởng James_Rolph thuê_mướn làm kỹ_sư trưởng của thành_phố vào tháng 9 năm 1912 để trông_coi việc xây_dựng hồ_chứa_nước Twin_Peaks , đường_hầm Phố_Stockton , đường_hầm Twin_Peaks , đường_sắt thành_phố San_Francisco , một hệ_thống chữa_cháy áp_suất cao , và hệ_thống cống nước thảy mới . Hệ_thống chuyên_chở thô_sơ của San_Francisco mà một_số tuyến đường J , K , L , M , và N vẫn còn tồn_tại ngày_nay , được gấp_rút hoàn_thành dưới sự giám_sát của O'Shaughnessy giữa năm 1915 và 1927 . Chính Đập O'Shaughnessy , Hồ_chứa nước Hetch_Hetchy , và Cống nước Hetch_Hetchy đã có ảnh_hưởng lớn nhất đối_với thành_phố San_Francisco . Sự cung_cấp nước dồi_dào cho_phép San_Francisco trở_thành thành_phố San_Francisco như bây_giờ . Trong những năm tiếp_theo , thành_phố củng_cố vị_thế của mình như một thủ_phủ tài_chính . Kết_quả là sau sự_kiện thị_trường_chứng_khoáng sụp_đổ năm 1929 , không có một ngân_hàng đơn_lẻ nào có trụ_sở chính tại San_Francisco bị sụp_đổ . Thật_ra , ngay ở lúc cao_trào của đại_khủng_hoảng thì San_Francisco đã tiến_hành hai dự_án kỹ_thuật công_chánh vĩ_đại , đồng lúc xây_dựng cầu Vịnh_San_Francisco – Oakland và cầu Cổng_Vàng , hoàn_thành chúng vào năm 1936 và 1937 theo thứ_tự vừa kể . Chính trong thời_kỳ này đảo Alcatraz , một trại_giam quân_sự xưa , bắt_đầu phục_vụ trong vai_trò một nhà_tù liên_bang với mức_độ an_ninh tối_đa , giam_giữ những phạm_nhân khét_tiếng như Al_Capone , và Robert_Franklin Stroud ( biệt_danh Birdman of_Alcatraz ) . San_Francisco sau đó ăn_mừng sự tái_sinh vị_thế quyền_lực của mình bằng một hội_chợ thế_giới , đó là Hội_chợ Quốc_tế Golden_Gate năm 1939 – 40 . Thành_phố xây_dựng đảo Treasure_nhân_tạo giữa vịnh San_Francisco để làm nơi tổ_chức hội_chợ này . Suốt Chiến_tranh thế_giới thứ hai , Xưởng sửa_chữa tàu Hải_quân Hunters_Point trở_thành một trung_tâm hoạt_động hải_quân , và đồn_Mason trở_thành cảng chính_yếu đưa quân phục_vụ Mặt_trận Thái_Bình_Dương . Sự bùng_nổ việc_làm đã kéo nhiều người , đặc_biệt là người Mỹ gốc châu_Phi từ miền Nam Hoa_Kỳ , đến khu_vực này . Sau chiến_tranh , nhiều quân_nhân trở về từ ngoại_quốc và các thường_dân trước_kia đến đây tìm việc_làm đã quyết_định ở lại đây . Hiến_chương tạo nên Liên_Hợp_Quốc được thảo ra và ký tại thành_phố San_Francisco năm 1945 vào năm 1951 , Hiệp_ước San_Francisco chính_thức kết_thúc chiến_tranh với Nhật_Bản . Các dự_án quy_hoạch_đô_thị trong thập_niên 1950 và thập_niên 1960 bao_gồm việc phá_hủy và tái_phát_triển rộng khắp các khu dân_cư phía tây và xây_dựng các xa_lộ cao_tốc mới . Tuy_nhiên chỉ có một loạt các đoạn xa_lộ cao_tốc ngắn được xây_dựng trước khi chúng bị đình_chỉ xây_dựng vì sự phản_đối của người_dân thành_phố . Khi việc chuyên_chở bằng côngtenơ được khởi_sự thì các cầu tàu nhỏ của thành_phố San_Francisco trở_nên lỗi_thời vì_thế các hoạt_động chuyên_chở hàng hóa được di_chuyển đến cảng Oakland lớn hơn . Thành_phố bắt_đầu mất các việc_làm công_nghiệp và chuyển sang du_lịch như ngành quan_trọng nhất trong nền kinh_tế của mình . Các khu ngoại_ô trải qua sự phát_triển nhanh_chóng . San_Francisco cũng trải qua sự thay_đổi nhân_khẩu đáng_kể khi từng đợt lớn dân_số người da trắng rời bỏ thành_phố và được thay_thế bởi một làn_sóng di_dân gia_tăng từ châu_Á và Mỹ_Latinh đến . Từ năm 1950 đến năm 1980 , thành_phố mất trên 10 phần_trăm dân_số . Trải qua thời_kỳ này , San_Francisco trở_thành một nam_châm cho phong_trào phản-văn_hóa của Mỹ . Các nhà_văn thế_hệ Beat tiếp_lửa cho phong_trào Phục_hưng_San_Francisco và tập_trung trên khu dân_cư North_Beach trong thập_niên 1950 . Những người theo phong_trào Hippie đổ_xô đến khu dân_cư Haight-Ashbury vào thập_niên 1960 với đỉnh_điểm là hiện_tượng xã_hội Summer_of Love năm 1967 . Năm 1974 , các vụ giết người trong vụ án Zebra đã khiến cho ít_nhất 16 người chết . Hai_mươi hai vụ gây án xảy ra trong khoảng thời_gian dài 6 tháng mà đa_số nạn_nhân là người da_trắng với ba nghi_can bị bắt là người da đen . Trong thập_niên 1970 , thành_phố trở_thành một trung_tâm của phong_trào dân_quyền của người đồng_tính với sự lộ_diện của khu dân_cư The_Castro trong vai_trò một làng đô_thị của người đồng_tính , sự_kiện Harvey_Milk ( người tự nhận là đồng_tính ) được bầu vào Hội_đồng Giám_sát San_Francisco , và vụ ám_sát ông cùng với thị_trưởng George Moscone năm 1978 . Bank of_America hoàn_thành tòa nhà " 555 California_Street " năm 1969 và tòa nhà Transamerica_Pyramid được hoàn_thành năm 1972 , làm dấy lên một làn_sóng " Manhattan hóa " ( Manhattan là trung_tâm của Thành_phố New_York nơi có nhiều tòa nhà chọc_trời ) kéo_dài cho đến cuối thập_niên 1980 , một thời_kỳ phát_triển kéo_dài để xây các tòa nhà cao_tầng trong khu_vực trung_tâm thành_phố . Thập_niên 1980 cũng chứng_kiến một sự gia_tăng lớn con_số người vô_gia_cư trong thành_phố , đây là một vấn_đề vẫn còn tồn_tại đến ngày_nay cho_dù nhiều cố_gắng đã được thực_hiện để đối_phó tình_trạng này . Trận động_đất Loma_Prieta 1989 gây tàn_phá và thiệt_hại nhân_mạng khắp khu_vực vịnh San_Francisco . Tại thành_phố San_Francisco , trận động_đất làm hự_hại nặng các công_trình trong khu Marina và South of_Market . Xa_lộ cao_tốc Embarcadero bị hư_hại và phần_lớn Xa_lộ cao_tốc Central bị hư_hại cần phải bị phá hủy để thành_phố tu_sửa lại mặt_tiền bờ biển phố chính lịch_sử của thành_phố và làm tái_sinh khu dân_cư Hayes_Valley . Trong thời_kỳ bùng_nổ dot-com , các công_ty mới mở đã tiếp thêm sinh_lực cho nền kinh_tế thành_phố . Một_số lớn các doanh_nghiệp và nhà phát_triển ứng_dụng điện_toán dời vào thành_phố , theo sau là các chuyên_gia bán hàng , thiết_kế và tiếp_thị , làm thay_đổi bộ_mặt xã_hội thành_phố khi các khu dân_cư trước_đây nghèo_nàn hơn bổng trở_nên ngày_càng năng_động . Nhu_cầu đối_với nhà ở mới và chỗ làm văn_phòng đã khiến tạo nên một làm sóng phát_triển nhà cao_tầng lần thứ hai và lần này là khu South of_Market . Vào năm 2000 , dân_số thành_phố lên đến con_số cao mới , vượt qua kỷ_lục được ghi_nhận của năm 1950 . Khi bong_bóng Dot-com_xẹp vào năm 2001 nhiều trong số các công_ty này gói gọn lại và sa_thảy công_nhân của mình . Tuy_nhiên kỹ_thuật cao và doanh_nghiệp tự_lập vẫn là dòng chính của nền kinh_tế San_Francisco . Sự bùng_nổ mạng truyền_thông xã_hội châm_ngòi cho sự phát_triển kinh_tế thành_phố trong thập_niên thứ hai của tân thế_kỷ . Địa_lý San_Francisco nằm trên Tây_Duyên_hải Hoa_Kỳ ở đầu bắc của bán_đảo San_Francisco . Địa_giới của thành_phố bao_gồm một_số vùng nước đáng_kể thuộc Thái_Bình_Dương và vịnh San_Francisco . Một_vài đảo - Alcatraz , đảo Treasure và đảo Yerba_Buena lân_cận , và một_số phần nhỏ của đảo Alameda , đảo Red_Rock , và đảo Angel - là một phần của thành_phố . Ngoài_ra còn có quần_đảo Farallon không người , nằm xa khoảng trong Thái_Bình_Dương . Phần đất chính bên trong địa_giới của thành_phố gần như hình_thành nên một " hình_vuông có mỗi cạnh dài 7 dặm , " đây là lối nói thông_tục địa_phương phổ_biến để chỉ hình_thể của thành_phố mặc_dù tổng diện_tích của nó bao_gồm vùng nước là gần . San_Francisco lừng_danh vì những ngọn đồi của nó . Có hơn 50 ngọn đồi bên trong địa_giới thành_phố . Một_số khu dân_cư được đặt tên của ngọn đồi mà chúng nằm trên đó trong đó phải kể là Nob_Hill , Potrero_Hill , và Russian_Hill ( từ Hill có nghĩa là đồi ) . Gần trung_tâm địa_lý của thành_phố , ở phía tây_nam khu_vực phố chính , là một loạt các ngọn đồi có ít dân_cư sinh_sống . Twin_Peaks là một cặp đồi hình_thành nên điểm cao nhất của thành_phố . Đây là một điểm quan_sát được ưa_thích để nhìn xuống bên dưới . Ngọc_đồi cao nhất của San_Francisco có tên Núi_Davidson cao và có một cây thánh_giá cao được xây_dựng năm 1934 . Cao_vượt hẳn khu_vực này là tháp Sutro , một tháp truyền_hình và radio lớn màu trắng đỏ . Các đoạn đứt_gãy địa_chất San_Andreas và Hayward là nguyên_nhân của nhiều hoạt_động địa_chấn gây động_đất tuy_rằng cả hai vết đứt_gãy này thật_sự không đi qua thành_phố . Vết đứt_gãy San_Andreas gây ra trận động_đất năm 1906 và năm 1989 . Các trận động_đất nhỏ xảy ra đều_đặn . Mối đe_dọa của các trận động_đất lớn đóng vai_trò lớn trong việc phát_triển cơ_sở_hạ_tầng của thành_phố . Thành_phố xây_dựng hệ_thống cung_cấp nước hỗ_trợ và liên_tục nâng_cấp quy_định tiêu_chuẩn nhà cao_tầng , bắt_buộc gia_cố thêm các tòa nhà cũ và tiêu_chuẩn kỹ_thuật cao đối_với các công_trình xây_cất mới . Tuy_nhiên , hàng ngàn tòa nhà nhỏ hơn vẫn có_thể dễ_dàng bị hư_hại khi động_đất . Đường bờ biển của San_Francisco đã và đang phát_triển ra bên ngoài địa_giới tự_nhiên của nó . Toàn_bộ các khu dân_cư như Marina , Mission_Bay , và Hunters_Point cũng như các phần_lớn của Embarcadero nằm bên trên các khu san_lấp lấn biển . Đảo Treasure được xây_dựng từ đất nạo_vét trong vịnh cũng như đất_đá lấy từ công_trình xây_dựng đường_hầm đi qua đảo Yerba_Buena trong lúc xây_dựng cầu bắt qua vịnh . Phần đất như_thế có chiều_hướng không bền_vững lúc động_đất . Sự hóa_lỏng đất sau động_đất sẽ gây thiệt_hại nặng_nề cho nhà_cửa bất_động_sản được xây_dựng bên trên như đã được thấy tại khu Marina trong trận động_đất Loma Prieta năm 1989 . Phần_lớn các dòng nước tự_nhiện của thành_phố như lạch_Islais và lạch_Mission bị nhà_cửa và các công_trình xây_dựng bên trên mặc_dù Ủy_ban Công_chánh San_Francisco đang nghiên_cứu các đề_nghị khai_thông lộ_thiên hay khôi_phục lại một_số con lạch . Khí_hậu Một câu trích_dẫn phổ_biến được hiểu lầm là của Mark_Twain được đọc như sau " Mùa đông_lạnh nhất mà tôi đã từng_trải qua là một mùa hè tại San_Francisco " . Khí_hậu San_Francisco có đặc_điểm khí_hậu Địa_Trung_Hải của duyên_hải California mát_mẻ vào mùa hè , " thường thường có mùa đông ôn_hòa ẩm_ướt và mùa hè khô_khan " . Vì nó bị bao quanh ba phía là nước nên khí_hậu San_Francisco bị ảnh_hưởng mạnh bởi những dòng nước lạnh của Thái_Bình_Dương , làm điều hòa_sự thay_đổi nhiệt_độ và tạo ra khí_hậu quanh_năm tương_đối ôn_hòa với chút_ít thay_đổi nhiệt_độ theo mùa . Trong số các thành_phố lớn của Hoa_Kỳ , San_Francisco có các nhiệt_độ thấp nhất , cao nhất và trung_bình hàng ngày lạnh nhất so với các nơi khác vào tháng 6 , tháng 7 và tháng 8 . Vào mùa hè , không_khí nóng bốc lên cao tại các thung_lũng nội_địa của California tạo nên một khu_vực áp_thấp , kéo_theo gió từ Bắc_Thái_Bình_Dương thổi qua Golden_Gate và tạo nên gió lạnh và sương_mù đặc_biệt của thành_phố . Sương_mù ít thấy hơn ở các khu dân_cư phía đông cũng như ít thấy hơn trong suốt giai_đoạn cuối hè và đầu_thu , đây là giai_đoạn ấm nhất trong năm . Vì địa_hình phức_tạp và ảnh_hưởng của biển , San_Francisco có vô_số vi_khí_hậu riêng_biệt . Các ngọn đồi cao tại trung_tâm địa_lý của thành_phố chịu trách_nhiệm cho 20 % phương_sai về lượng mưa hàng năm giữa các phần khác nhau của thành_phố . Chúng cũng trực_tiếp bảo_vệ các khu dân_cư ở phía đông tránh khỏi sương_mù và đôi_khi điều_kiện thời_tiết rất lạnh và gió mà khu Sunset_hứng_chịu . Đối_với những_ai sống bên phía đông thành_phố , San_Francisco có nắng nhiều hơn với con_số trung_bình 260 ngày bầu_trời sáng và chỉ có 105 ngày có mây trong một năm . Trung_bình nhiệt_độ vượt chỉ trong khoảng 29 ngày_một năm . Vào mùa khô từ tháng năm đến tháng 10 , nhiệt_độ từ ôn_hòa cho tới ấm với nhiệt_độ cao trung_bình là và nhiệt_độ thấp trung_bình là . Vào mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 6 , nhiệt_độ hơi lạnh hơn với nhiệt_độ cao trung_bình là và thấp trung_bình là . Trung_bình , có 73 ngày mưa một năm , và lượng mưa trung_bình hàng năm là . Tuyết_rơi trong thành_phố thì rất hiếm với chỉ 10 lần tuyết rơi có độ dày đáng_kể được ghi_nhận từ năm 1852 , gần đây nhất là vào năm 1976 khi có đến tuyết rơi trên Twin_Peaks . Nhiệt_độ cao kỷ_lục nhất được văn_phòng Cục Thời_tiết Quốc_gia Hoa_Kỳ ghi_nhận chính_thức là vào ngày 17 tháng 7 năm 1988 , và ngày 14 tháng 6 năm 2000 . Nhiệt_độ thấp kỷ_lục nhất là vào ngày 11 tháng 12 năm 1932 . Cục Thời_tiết Quốc_gia Hoa_Kỳ cung_cấp trợ_giúp về hình_ảnh có_ích cho việc vẽ họa_đồ thông_tin trong bảng dưới dây để biểu_thị rõ từng tháng với nhiệt_độ tiêu_biểu hàng năm , nhiệt_độ năm trước và nhiệt_độ kỷ_lục . Quang_cảnh thành_phố Các khu dân_cư Trung_tâm lịch_sử của San_Francisco là khu định_hướng đông bắc có Phố_Market và mặt_tiền bờ biển . Chính nơi đây là khu trung_tâm tài_chính với Quảng_trường Union gần đó là khu_vực khách_sạn và mua_sắm . Xe_cáp đưa hành_khách theo con đường dốc lên đến đỉnh của đồi Nob , trước_đây từng là nơi cư_ngụ của những tài_phiệt thương_mại của thành_phố và đưa hành_khách đi xuống các điểm hấp_dẫn du_lịch ở mặt_tiền bờ biển là Bến_Ngư_Phủ và Cầu_tàu 39 nơi có nhiều nhà_hàng phục_vụ cua_Dungeness đặc_sản . Cũng trong khu định_hướng này là Russian_Hill , một khu dân_cư có đường_phố Lombard nổi_tiếng là quanh_co uốn_lượn ; North_Beach , Tiểu_Ý Đại_Lợi của thành_phố và là trung_tâm trước_đây của hiện_tượng xã_hội " Thế_hệ Beat " ; và Telegraph_Hill , là nơi có tháp Coit . Giữa Russian_Hill và North_Beach là phố tàu San_Francisco , phố tàu xưa nhất tại Bắc_Mỹ . South of_Market , trước_đây từng là trung_tâm công_nghiệp của San_Francisco , đã được tái_phát_triển đáng_kể sau khi Oracle_Park được xây_dựng và sự ra đi của các công_ty khởi_nghiệp . Các nhà_chọc trời mới , nhà phố mới và chung_cư mới mọc lên khắp_nơi trong khu_vực . Các phát_triển mới vẫn đang tiếp_tục ngay phía nam trong khu dân_cư Mission_Bay , từng là một khu_vực xưởng đường_sắt và hiện_nay có cơ_sở thứ hai của Đại_học California , San_Francisco . Phía tây phố chính , bên kia đường Van_Ness là khu dân_cư lớn Western_Addition , từng là nơi tập_trung sinh_sống đông_đảo của người Mỹ gốc châu_Phi sau Chiến_tranh thế_giới thứ hai . Khu dân_cư Western_Addition thông_thường được chia ra thành các khu dân_cư nhỏ hơn trong đó có Hayes_Valley , the_Fillmore , và Phố_Nhật , từng là phố Nhật lớn nhất Bắc_Mỹ nhưng bị thiệt_hại khi cư_dân người Mỹ gốc Nhật bị cưỡng_bách di_chuyển và giam_giữ trong các trại tập_trung suốt Chiến_tranh thế_giới thứ hai . Western Addition thoát khỏi sự tàn_phá của trận động_đất San_Francisco 1906 . Các ngôi nhà kiểu kiến_trúc Victoria phần_lớn vẫn còn nguyên_vẹn sau động_đất trong đó phải kể đến là các ngôi nhà " Painted_Ladies " nổi_tiếng nằm dọc theo Quảng_trường Alamo . Về phía nam , gần trung_tâm địa_lý của thành_phố là khu Haight-Ashbury nổi_tiếng có liên_quan với văn_hóa hippie vào thập_niên 1960 . Khu này hiện_nay là nơi có một_số cửa_hàng nhỏ bán đồ xa_xí_phẩm . Phía bắc của Western_Addition là Pacific_Heights , một khu dân_cư giàu_có bao_gồm những ngôi_thự mà giới thương_mại giàu_có của San_Francisco xây_dựng sau trận động_đất 1906 . Ngay phía bắc khu Pacific_Heights đối_diện mặt_tiền bờ biển là khu Marina , một khu dân_cư tập_trung các chuyên_viên trẻ tuổi . Khu này được xây_dựng phần_lớn trên đất san_lấp lấn biển . Bên trong khu định_hướng đông_nam của thành_phố là khu Mission - vào thế_kỷ 19 đã có dân_số người nói tiếng Tây_Ban_Nha và di_dân thuộc tầng_lớp lao_động đến từ Đức , Ý , Ireland và các nước Scandinavia . Trong thập_niên 1910 , một làn_sóng di_dân Trung_Mỹ đã định_cư tại khu Mission vào thập_niên 1950 di_dân từ México bắt_đầu chiếm đa_số . Trong những năm gần đây , hóa_trình phát_triển đã làm thay_đổi nhân_khẩu của một_số nơi trong khu Mission từ dân nói tiếng Tây_Ban_Nha sang các chuyên_gia tuổi đôi_mươi với lối sống kiểu hipster . Noe_Valley nằm ở phía tây_nam và Bernal_Heights nằm ở phía nam ngày_càng trở_nên hấp_dẫn những gia_đình trẻ có con_cái . Phía đông của khu Mission là khu dân_cư Potrero_Hill , một khu dân_cư phần_lớn gồm chỉ nhà ở mà từ đó có_thể nhìn thấy rõ cảnh quanh của phố chính thành_phố San_Francisco . Ở phía tây của khu Mission , khu_vực trong lịch_sử được gọi_là Eureka_Valley mà hiện_nay được gọi phổ_biến là the_Castro , từng là khu_vực của người thuộc tầng_lớp lao_động Ireland và Scandinavia . Nó đã trở_thành làng đồng_tính đầu_tiên và nổi_tiếng của Bắc_Mỹ và hiện_nay là trung_tâm của lối sống đồng_tính trong thành_phố . Khu Excelsior nằm gần ranh_giới phía nam của thành_phố là một trong số các khu dân_cư đa_sắc_tộc nhất tại San_Francisco . Khu Bayview-Hunters_Point với đa_số là người Mỹ gốc châu_Phi nằm xa trong góc đông_nam thành_phố là một trong số các khu dân_cư nghèo nhất và có tỉ_lệ tội_phạm cao mặc_dù khu_vực này đã và đang là tâm điểm của các dự_án mở_rộng nâng_cấp đô_thị gây tranh_cãi . Việc xây_dựng đường_hầm Twin Peaks năm 1918 đã nối_liền các khu dân_cư đến phố chính bằng xe_điện thô_sơ , đẫy nhanh tiến_độ phát_triển khu West_Portal , và các khu ảnh_hưởng là Forest_Hill và St . Francis_Wood nằm lân_cận . Xa về phía tây , kéo_dài cho đến Thái_Bình_Dương và về hướng bắc đến Công_viên Cổng_Vàng là khu Sunset rộng_lớn . Đây là khu_vực trung_lưu lớn tập_trung đa_số là người gốc châu_Á . Khu định_hướng tây_bắc thành_phố gồm có khu Richmond , đây cũng là khu dân_cư đa_số thuộc giới trung_lưu ở phía bắc Công_viên Cổng_Vàng và là nơi cư_ngụ của các di_dân từ các nước châu_Á cũng như nhiều người di_dân Nga và Ukraina . Bãi_biển và công_viên Một_vài công_viên của San_Francisco và tất_cả các bãi biển lân_cận của nó hình_thành nên một phần Khu Giải_trí Quốc_gia Golden_Gate . Đây là một trong số các đơn_vị công_viên được viếng_thăm nhiều nhất của hệ_thống công_viên quốc_gia tại Hoa_Kỳ với trên 13 triệu du_khách mỗi năm . Trong số những điểm hấp_dẫn của khu giải_trí quốc_gia bên trong thành_phố là Bãi_Đại_Dương chạy dọc đường bờ biền Thái_Bình_Dương_là nơi lui_tới xôi_động của cộng_đồng lướt sóng và Bãi_Baker nằm trong một nơi kép kín ở phía tây Golden_Gate và là một phần của đồn San_Francisco . Cũng nằm bên trong đồn là bãi đáp_Crissy , một sân_bay trước_kia được khôi_phục trở về với hệ_sinh_thái gồm đầm nước_mặn tự_nhiên . Khu giải_trí cũng quản_lý đồn_Funston , Lands_End , đồn Mason và Alcatraz . Cục Công_viên Quốc_gia Hoa_Kỳ tự quản_lý Công_viên Lịch_sử Quốc_gia Biển_San_Francisco – một đoàn tàu lịch_sử và bất_động_sản ở mặt_tiền bờ biển nằm quanh Công_viên Aquatic . Có hơn 220 công_viên được Sở Công_viên và Giải_trí San_Francisco bảo_trì . Công_viên lớn nhất và nổi_tiếng nhất của thành_phố là Công_viên Cổng_Vàng , chạy dài từ trung_tâm thành_phố ở phía tây đến Thái_Bình_Dương . Từng được bao_phủ bởi cỏ bản_địa và đụn cát , công_viên hình_thành trong thập_niên 1860 và được trồng đại_trà với nhiều loại cây_cỏ không bản_địa . Công_viên lớn gồm có nhiều điểm hấp_dẫn thiên_nhiên và văn_hóa như vườn thực_vật " Conservatory of_Flowers " , Vườn_trà Nhật_Bản , Vườn_Thực_vật San_Francisco . Hồ_Merced là một hồ nước_ngọt bao quanh bởi đất công_viên và nằm gần Vườn_thú San_Francisco , một công_viên do thành_phố làm_chủ có trên 250 loài động_vật , có cả nhiều loại động_vật có nguy_cơ tuyệt_chủng . Công_viên duy_nhất thuộc hệ_thống Công_viên Tiểu_bang California nằm chính_yếu bên trong thành_phố San_Francisco là Candlestick_Point . Đây là khu giải_trí đô_thị đầu_tiên của tiểu_bang California . Văn_hóa và đời_sống đương_đại_Tuy khu tài_chính , quảng_trường Union , và Bến_Ngư_Phủ nổi_tiếng khắp thế_giới nhưng San_Francisco cũng đặc_biệt bởi vô_số các đường_phố giàu văn_hóa cùng với các khu phức_hợp vây quanh bởi các hành_lang thương_mại trung_tâm mà dân_cư_ngụ tại đây cũng như du_khách có_thể đi_bộ lui_tới . Vì những đặc_điểm này , San_Francisco được xếp loại thành_phố " dễ đi bộ nhất " bởi trang_mạng Walkscore . com . Nhiều khu dân_cư có đủ loại cơ_sở thương_mại , nhà_hàng và nơi vui_chơi giải_trí , đáp_ứng nhu_cầu hàng ngày của cư_dân địa_phương cũng như phục_vụ du_khách . Một_số khu dân_cư có nhiều cửa_hiệu nhỏ , tiệm cà_phê và hộp đêm như phố Union trong khu Cow_Hollow , phố số 24 trong khu Noe_Valley , phố Valencia trong khu Mission và phố Irving trong khu Nội_Sunset . Chiều_hướng này đặc_biệt đã có ảnh_hưởng đến sự tái_phát_triển hiện_nay tại khu dân_cư South of_Market với các cơ_sở thương_mại và dịch_vụ mọc lên dọc theo các tòa nhà chung_cư cao_tầng . Từ thập_niên 1990 , nhu_cầu về nhân_công lành_nghề trong lĩnh_vực công_nghệ_thông_tin từ các công_ty khởi_nghiệp và Thung_lũng Điện_tử lân_cận đã hấp_dẫn nhiều công_nhân kỹ_thuật đến đây từ khắp_nơi trên thế_giới , tạo nên tiêu_chuẩn sinh_hoạt cao tại San_Francisco . Nhiều khu dân_cư mà trước_kia từng là nơi cư_ngụ của người lao_động chân_tay , tầng_lớp trung_lưu và tầng_lớp thấp hơn đã được tái_quy_hoạch và phát_triển . Nhiều khu công_nghiệp và thương_mại của thành_phố đã trải qua một cuộc phục_hưng do bị cuốn_hút bởi sự tái_phát_triển con đường mặt_tiền bờ biển phía đông là Embarcadero trong đó phải kể đến là khu South_Beach và Mission_Bay . Giá_trị bất_động_sản và lợi_tức mỗi hộ gia_đình của thành_phố tăng vọt lên thành một trong những con_số cao nhất tại Hoa_Kỳ , tạo nên một khung_cảnh nhà_hàng lớn sang_trọng , bán_lẻ và giải_trí . Theo một cuộc thăm_dò chất_lượng cuộc_sống của các thành_phố trên thế_giới năm 2008 , San_Francisco được xếp thứ hai so với bất_cứ thành_phố nào tại Hoa_Kỳ về chất_lượng cuộc_sống cao nhất . Tuy_nhiên , vì giá sinh_hoạt cao khác_thường nên nhiều gia_đình thuộc tầng_lớp trung_lưu và thấp hơn rời bỏ thành_phố để đến các khu ngoại_ô xa hơn của vùng vịnh San_Francisco , hay đến vùng Thung_lũng Trung_tâm của California . Đặc_tính quốc_tế mà thành_phố San_Francisco tự_hào kể từ khi được thành_lập và vẫn còn được tiếp_tục cho đến ngày_nay là số_lượng lớn di_dân đến từ châu_Á và châu_Mỹ Latin . Với 39 % dân_cư_ngụ được sinh ra ở ngoại_quốc , San_Francisco có vô_số khu dân_cư đầy ấp các cơ_sở thương_mại và cơ_sở công_dân nhằm phục_vụ người mới đến . Đặc_biệt , nhiều người Trung_Hoa mới đến đã bổ_sung thêm cho cộng_đồng người Trung_Hoa vốn có_mặt lâu_đời trong Phố_Tàu lịch_sử , nay hiện_diện khắp_nơi trong thành_phố và chuyển hóa cuộc diễn_hành Tết Trung_Hoa hàng năm thành sự_kiện lớn nhất cùng loại ở bên ngoài Trung_Quốc . Với sự xuất_hiện của các nhà_văn và họa_sĩ thế_hệ Beat vào thập_niên 1950 và những thay_đổi xã_hội lên đến cực độ thành Summer of_Love tại khu Haight-Ashbury trong suốt thập_niên 1960 , San_Francisco trở_thành một trung_tâm của phong_trào vận_động cho tự_do cấp_tiến . Đảng Dân_chủ và đảng ít thế_lực hơn là Đảng_Xanh kiểm_soát nền chính_trị thành_phố kể từ cuối thập_niên 1970 sau khi ứng_viên nặng_ký cuối_cùng của Đảng Cộng_hòa thất_cử trong cuộc bầu_cử thị_trưởng thành_phố vào năm 1975 bởi một sai khác phiếu bầu_khích khao . San_Francisco đã không bầu quá 20 % số phiếu cho một ứng_cử_viên tổng_thống hay thượng_viện kể từ năm 1988 . Năm 2007 , thành_phố mở_rộng chương_trình trợ_giúp y_tế Medicaid và những chương_trình y_tế giúp_đỡ người nghèo khác thành chương_trình " San_Francisco Lành_mạnh " . Chương_trình này trợ_giá một_số dịch_vụ y_tế cho những cư_dân hội đủ tiêu_chuẩn . San_Francisco có một lịch_sử thân_thiện đối_với người đồng_tính . Đây là nơi thành_lập tổ_chức quyền của người đồng_tính nữ đầu_tiên tại Hoa_Kỳ , Daughters of_Bilitis ; người tự nhận đồng_tính nam đầu_tiên ra ứng_cử chức_vụ công tại Hoa_Kỳ là José_Sarria ; người tự nhận đồng_tính nam đầu_tiên được bầu vào chức_vụ công tại Hoa_Kỳ là Harvey_Milk ; người tự nhận đồng_tính nữ đầu_tiên được bổ_nhiệm thẩm_phán tại Hoa_Kỳ là Mary C._Morgan ; và ủy_viên cảnh_sát chuyển_giới đầu_tiên là Theresa_Sparks . Dân_số người đồng_tính đông_đảo của thành_phố đã tạo ra và giữ vững một cộng_đồng hoạt_động văn_hóa và chính_trị trên nhiều thập_niên , phát_triển một sự hiện_diện mạnh_mẽ trong đời_sống dân_sự của San_Francisco . Là một trong số các điểm đến hấp_dẫn nhất cho du_khách đồng_tính quốc_tế , thành_phố là chủ nhà của cuộc diễu_hành " Niềm tự_hào_San_Francisco " , một trong số các cuộc diễu_hành đồng_tính lớn nhất và xưa nhất . San_Francisco cũng có một cộng_đồng rất năng_nổ hoạt_động vì môi_trường . Bắt_đầu với sự thành_lập Câu_lạc_bộ Sierra năm 1892 đến thành_lập " Friends of_the Urban_Forest " ( những người bạn của rừng đô_thị ) năm 1981 , San_Francisco luôn ở phía trước trong nhiều cuộc thảo_luận toàn_cầu có liên_quan đến môi_trường thiên_nhiên của chúng_ta . Chương_trình tái_sinh_vật_liệu của San_Francisco năm 1980 là một trong các chương_trình tái_sinh_vật_liệu rác sinh_hoạt đầu_tiên nhất . Đề_xướng GoSolarSF ( San_Francisco , tiến tới với năng_lượng mặt_trời ) của thành_phố giúp thúc_đẩy việc lắp_đặt các hệ_thống sử_dụng năng_lượng mặt_trời . Ủy_ban Công_chánh San_Francisco đang giới_thiệu chương_trình " CleanPowerSF " ( năng_lượng sạch San_Francisco ) để bán_điện từ các nguồn năng_lượng tái_sinh địa_phương . SF_Greasecycle ( tái_sinh dầu ăn_San_Francisco ) là chương_trình tái_chế dầu_ăn đã sử_dụng để biến thành dầu_sinh_học diesel . Dự_án năng_lượng mặt_trời " Hồ_Sunset " vừa_mới hoàn_thành đã lắp_đặt 25.000 tấm thu năng_lượng mặt_trời trên nóc hồ_chứa_nước rộng 480.000 ft_vuông ( 45.000 m² ) . Nhà_máy phát_điện 5 MegaWatt này cung_cấp hơn gấp ba lần khả_năng phát_điện năng_lượng mặt_trời của thành_phố khi nó hoạt_động vào tháng 12 năm 2010 . Giải_trí và nghệ_thuật biểu_diễn Trung_tâm Nghệ_thuật Biểu_diễn và Tưởng_niệm Chiến_tranh của San_Francisco là nơi biểu_diễn của một_số đoàn nghệ_thuật lâu_đời nhất tại Hoa_Kỳ . Nhà_hát Nhạc_kịch Tưởng_niệm Chiến_tranh là nơi biểu_diễn của Nhạc_kịch San_Francisco , đoàn nhạc_kịch lớn thứ hai tại Bắc_Mỹ cũng như Vũ_đoàn Ba_lê San_Francisco trong khi đó Nhạc giao_hưởng San_Francisco trình_diễn trong Thính phòng Nhạc giao_hưởng Davies . Nhà_hát Herbst là nơi biểu_diễn nhiều loại nhạc cũng như là nơi tổ_chức những buổi nói_chuyện trên sân_khấu về nghệ_thuật được phát_thanh trực_tiếp trên chương_trình radio công_cộng . The_Fillmore là một sân_khấu âm_nhạc trong khu Western_Addition . Đây là diện_mạo thứ hai của sân_khấu lịch_sử từng nổi_tiếng trong thập_niên 1960 dưới thời Bill_Graham làm người quảng_bá ca_nhạc . Đây là nơi những ca_nhạc_sĩ nay đã thành_danh biểu_diễn lần đầu_tiên như Grateful_Dead , Janis_Joplin , Led_Zeppelin và Jefferson_Airplane . Beach Blanket_Babylon là một chương_trình ca_vũ_nhạc_kịch thường biểu_diễn với đông_đảo khán_giả đến xem tại khu North_Beach từ năm 1974 . Đoàn_kịch " American_Conservatory Theater " ( A.C.T. ) là một lực_lượng biểu_diễn nghệ_thuật tại Vùng_Vịnh San_Francisco từ khi nó di_chuyển đến San_Francisco năm 1967 . San_Francisco thường_xuyên là nơi lưu_diễn quốc_gia của các vở nhạc kịch_Broadway tại một_số sân_khấu thuộc thời_đại thập_niên 1920 nằm trong khu Theater trong đó có nhà_hát Curran , Orpheum , và Golden_Gate . Bảo_tàng Bảo_tàng Nghệ_thuật Hiện_đại_San_Francisco ( SFMOMA ) là nơi trưng_bài các tác_phẩm nghệ_thuật thế_kỷ 20 và đương_đại . Nó được di_dời đến tòa nhà hiện_tại trong khu dân_cư South_of Market năm 1995 và hiện_nay hấp_dẫn hơn 600 ngày lượt người thăm_viếng mỗi năm . California Palace of_the Legion of_Honor là nơi trưng_bày các tác_phẩm nghệ_thuật và cổ_vật châu_Âu tại tòa nhà trong Công_viên Lincoln . Nó được xây_dựng theo mẫu của Palais de_la Légion_d'Honneur ở Paris . Nó được Bảo_tàng Mỹ_thuật San_Francisco điều_hành . Bảo_tàng mỹ_thuật này cũng điều_hành Bảo_tàng Tưởng_niệm M. H. de Young nằm trong Công_viên Cổng_Vàng . Bộ sưu_tập của Bảo_tàng de_Young gồm có các mẫu_vật trang_trí Mỹ và mẫu_vật nhân_loại học từ châu_Phi , châu_Đại_Dương và châu_Mỹ . Trước khi được xây_dựng với bộ_dạng mạ đồng hiện_tại và hoàn_thành vào năm 2005 , Bảo_tàng de_Young cũng là cơ_sở của Bảo_tàng Nghệ_thuật Á_châu mà trong đó có các cổ_vật từ trên 6 ngàn năm lịch_sử của Á_châu . Bảo_tàng Nghệ_thuật Á_châu di_chuyển vào trong thư_viện cũ của San_Francisco gần Trung_tâm Civic vào năm 2003 . Đối_diện quảng_trường Music_Concourse từ Bảo_tàng de_Young là Viện Khoa_học_California , một bảo_tàng lịch_sử tự_nhiên . Cơ_sở vật_chất hiện_tại của nó gồm có một mái xanh là một thí_dụ về kiến_trúc thân_thiện môi_trường . Nó được mở_cửa vào năm 2008 . Nằm trên Bến_cảng số 15 trên khu bến tàu Embarcadero , Exploratorium là một bảo_tàng khoa_học tương_tác do nhà_vật_lý Frank_Oppenheimer thành_lập vào năm 1969 . Hai chiếc tàu của bảo_tàng đậu gần Bến_Ngư_Phủ là tàu chở hàng thời Chiến_tranh thế_giới thứ hai SS Jeremiah_O'Brien và tàu ngầm USS_Pampanito . Trên Nob_Hill , Bảo_tàng Xe_Cáp San_Francisco là bảo_tàng còn hoạt_động gồm có động_cơ để kéo các dây_cáp và kho chứa xe cáp . Truyền_thông Tờ nhật_báo chính tại San_Francisco là tờ San_Francisco Chronicle , hiện_nay là tờ báo có số_lượng phát_hành lớn nhất tại vùng Bắc_California . Tờ Chronicle nổi_tiếng nhất với cựu bình_luận_gia quá cố Herb_Caen mà sự suy_tư trầm_ngâm hàng ngày của ông đã thu_hút nhiều sự tán_dương của độc_giả và đại_diện cho " tiếng_nói của San_Francisco " . Tờ San_Francisco Examiner , từng là viên đá_góc của đế_quốc truyền_thông của William_Randolph Hearst , bị suy_giảm số_lượng độc_giả trong những năm qua và hiện_nay biến thành tờ báo lá cải miễn_phí hàng ngày dưới quyền người chủ mới . Sing_Tao Daily_tự tuyên_bố là tờ báo lớn nhất trong số các nhật_báo tiếng Hoa phục_vụ vùng vịnh . Các tờ báo phụ hàng tuần gồm San_Francisco Bay_Guardian và SF_Weekly . San_Francisco Magazine và 7x7 là các tạp_chí mặt bóng lớn viết về San_Francisco . Tạp_chí quốc_gia Mother_Jones cũng được đặt tại San_Francisco . Vùng_Vịnh San_Francisco là thị_trường truyền_hình lớn thứ_sáu và thị_trường radio lớn thứ tư tại Hoa_Kỳ . Đài_phát_thanh xưa nhất của thành_phố , KCBS ( AM ) , bắt_đầu trong vai_trò một đài_phát_thanh thử_nghiệm tại San_Jose năm 1909 trước khi bắt_đầu truyền_thanh thương_mại . KALW là đài_phát_thanh sóng FM đầu_tiên của thành_phố khi nó bắt_đầu phát_sóng vào năm 1941 . Tất_cả các hệ_thống truyền_hình lớn của Hoa_Kỳ đều có đài thành_viên phục_vụ tại vùng . Đa_số các đài thành_viên đều đặt tại thành_phố San_Francisco . Cũng có một_số đài_truyền_hình độc_lập tại đây . BBC , CNN và ESPN có văn_phòng tin_tức vùng tại San_Francisco . Đài_truyền_hình đầu_tiên của thành_phố là KPIX , bắt_đầu phát_hình năm 1948 . Truyền_thông công_cộng gồm có cả phát_hình và phát_thanh đều phát_sóng dưới tên gọi bằng chữ_cái KQED từ một cơ_sở nằm gần khu dân_cư Potrero_Hill . KQED-FM là trạm thành_viên truyền_thanh công_cộng quốc_gia có nhiều người nghe nhất tại Hoa_Kỳ . CNET và Salon . com có trung_tâm tại San_Francisco là hai công_ty tiên_phong sử_dụng internet như trạm truyền_thông đến mọi người . Kênh_truyền_hình vệ_tinh không thương_mại Link_TV ra_mắt năm 1999 tại San_Francisco . Các nhà phát_minh của San_Francisco đã tạo ra những dấu_ấn cho truyền_thông hiện_đại . Năm 1877 , Eadweard_Muybridge đi đầu với công_trình nghiên_cứu về hình_ảnh chuyển_động . Đây là những hình_ảnh chuyển_động đầu_tiên ( phim ) . Rồi đến năm 1927 , ống máy_ảnh của Philo Farnsworth_truyền đi hình_ảnh đầu_tiên . Đây là truyền_hình đầu_tiên . Thể_thao và giải_trí Đội bóng bầu_dục San_Francisco 49 ers thuộc Liên_đoàn Bóng bầu_dục Quốc_gia ( NFL ) là đội bóng nhà_nghề lớn trụ giữ lâu nhất trong thành_phố . Đội bóng bắt_đầu chơi vào năm 1946 trong Hội Bóng bầu_dục Toàn-Mỹ ( All-America Football_Conference hay viết tắt là AAFC ) , gia_nhập vào NFL năm 1950 và đóng tại sân_vận_động Candlestick_Park năm 1971 . Năm 2006 , những chủ_nhân của đội thông_báo các kế_hoạch di_chuyển đội đến thành_phố Santa_Clara , California vào_khoảng năm 2015 ; tên đội vẫn giữ nguyên là " San_Francisco 49 ers " cho_dù đội nằm gần thành_phố San_Jose hơn . Đội 49 ers đã thắng giải Super_Bowl năm lần vào thập_niên 1980 và thập_niên 1990 dưới sự dẫn_dắt của huấn lệnh_viên Bill_Walsh và George_Seifert và các ngôi_sao như Joe_Montana , Steve_Young , Ronnie_Lott , và Jerry_Rice . Đội bóng_chày San_Francisco Giants rời Thành_phố New_York để đến California trước mùa giải năm 1958 . Mặc_dù kiêu_hãnh với những ngôi_sao như Willie_Mays , Willie_McCovey và Barry_Bonds , đội trải qua 52 năm cho đến khi đoạt được danh_hiệu World_Series đầu_tiên vào năm 2010 và đoạt thêm một danh_hiệu vào năm 2012 . Đội Giants_chơi ở Oracle_Park . Sân này mở_cửa năm 2000 , đây là một dự_án viên đá_góc của việc tái_phát_triển khu South_Beach và Mission_Bay . Năm 2012 , San_Francisco đứng số # 1 trong số các thành_phố bóng chày tốt nhất của Mỹ . Cuộc nghiên_cứu xem_xét vùng đô_thị Hoa_Kỳ nào đã sinh ra những đội bóng_chày chủ_lực nhất từ năm 1920 . Ở cấp_bậc đại_học , các đội thể_thao của Đại_học San_Francisco tranh_tài trong nhóm I thuộc Hội Thể_thao Đại_học Quốc_gia ( NCAA ) . Bill_Russell đã dẫn_dắt chương_trình này đến chức_vô_địch bóng_rổ vào năm 1955 và 1956 . Các đội thể_thao của Đại_học Tiểu_bang San_Francisco và Đại_học Academy_of Art tranh_tài trong Nhóm II. Oracle_Park đã tổ_chức các trận bóng bầu_dục đại_học trước mùa giải hàng năm kể từ năm 2002 . Năm 2011 , San_Francisco làm sân_nhà cho đội bóng bầu_dục California_Golden Bears tại sân Candlestick_Park và Oracle_Park trong khi sân_vận_động nhà của đội tại thành_phố Berkeley được chỉnh_trang . Liên_đoàn Bóng_rổ San_Francisco Pro-Am là một liên_đoàn_hè quan_trọng cho các cầu_thủ quan_tâm được phát_hiện bởi các nhà săn_tìm tài_năng . Các trận được tổ_chức tại nhà_thi_đấu Kezar_Pavilion 4 ngàn chỗ ngồi . Các cầu_thủ gồm mọi cấp_bậc tham_gia cùng_với sự xuất_hiện thường_xuyên của những cầu_thủ nhà_nghề NBA lúc ngoài mùa thi_đấu . Cuộc chạy bộ " Bay to_Breakers " , được tổ_chức hàng năm từ năm 1912 , nổi_tiếng nhất vì các trang_phục màu_sắc và một tinh_thần cộng_đồng ngày hội . Cuộc chạy_đua San_Francisco Marathon thu_hút trên 21 ngàn người tham_gia . Cuộc tranh_tài_ba môn hỗn_hợp có tên " Thoát khỏi từ Alcatraz " từ năm 1980 thu_hút 2 ngàn vận_động_viên nhà_nghề và nghiệp_dư hàng_đầu tham_dự cuộc tranh_tài hàng năm . Câu_lạc_bộ Olympic , thành_lập năm 1860 , là câu_lạc_bộ thể_thao xưa nhất tại Hoa_Kỳ . Sân golf_tư của nó nằm trên ranh_giới với Thành_phố Daly , là nơi tổ_chức năm lần giải U.S._Open . Sân golf Harding_Park công_cộng đôi_khi là điểm dừng chân của giải PGA_Tour . San_Francisco sẽ tổ_chức giải_đua thuyền_buồm " 2013 America's_Cup " . Với khí_hậu lý_tưởng cho các hoạt_động ngoài_trời , San_Francisco có cơ_hội và nguồn_lực phong_phú cho giải_trí và thể_thao mở_rộng cũng như nghiệp_dư . Có trên đường_mòn dành cho xe_đạp , làn xe_đạp và đường xe_đạp trong thành_phố , Khu Embarcadero và Marina_Green là nơi lý_tưởng cho môn thể_thao trượt ván . Các sân tennis công_cộng rộng có ở trong Công_viên Cổng_Vàng và Công_viên Dolores cũng như tại các sân nhỏ hơn trong các khu dân_cư của thành_phố . Người_dân San_Francisco thường được xếp trong số những người khỏe mạnh nhất tại Hoa_Kỳ Chạy_tàu , đi thuyền_buồm , lướt ván bằng buồm và bằng diều là trong số các hoạt_động thể_thao yêu_chuộng trên Vịnh_San_Francisco . Thành_phố bảo_trì một bến thuyền_buồm nằm trong Khu Marina . The_St . Francis Yacht_Club và Golden_Gate Yacht Club are located in the Marina_Harbor . Câu_lạc_bộ Thuyền_buồm South_Beach nằm kế bên Oracle_Park và Cầu_tàu số 39 có một bến đổ tàu_thuyền rộng . Công_viên_nước lịch_sử nằm dọc bờ biển bắc San_Francisco có hai câu_lạc_bộ chèo thuyền và bơi_lội . Câu_lạc_bộ Chèo thuyền South_End , thành_lập năm 1873 , và Câu_lạc_bộ Dolphin duy_trì một sự ganh_đua thân_thiện giữa các thành_viên . Các tay bơi có_thể được nhìn thấy bơi lội gan_lì hàng ngày trong vịnh với nhiệt_độ nước thường là lạnh . Bóng_đá nam_nghiệp_dư được chơi trong thành_phố San_Francisco từ năm 1902 qua Liên_đoàn Bóng_đá San_Francisco . Trên 40 đội trong 4 nhóm chơi khắp thành_phố giữa tháng ba đến tháng mười một . Các trận dấu_nhóm hàng_đầu được chợi trong Sân_vận_động Boxer_3.500 chỗ ngồi . Bóng_đá nữ_nghiệp_dư có trên 30 đội trong Liên_đoàn Bóng_đá Nữ Golden_Gate . Môn xe_đạp đang phát_triển tại San_Francisco . Cơ_quan Giao_thông San_Francisco tiến_hành đếm số xe_đạp hàng năm vào năm 2010 cho thấy con_số người đi xe_đạp tại 33 địa_điểm tăng 58 % , dựa theo số điếm cơ_sở của năm 2006 . Cơ_quan Gia_thông San_Francisco ước_tính rằng có khoảng 128.000 lượt người đi xe_đạp mỗi ngày trong thành_phố hay 6 % tổng_số lượt người di_chuyển bằng tất_cả các phương_tiện . Những cãi_tiến trong cơ_sở_hạ_tầng dành cho xe_đạp trong những năm gần đây bao_gồm thêm các làn xe_đạp và giá đậu xe_đạp đã giúp cho giao_thông bằng xe_đạp tại San_Francisco tiện_lợi và an_toàn hơn . Từ năm 2006 , San_Francisco đã nhận được tư_cách " vàng " là một cộng_đồng thân_thiện với xe_đạp từ Liên_đoàn Xe_đạp Mỹ . Kinh_tế Du_lịch , doanh_nghiệp tư_nhân thuê_mướn nhiều lao_động nhất thành_phố , là xương_sống của nền kinh_tế San_Francisco . Hình_ảnh của thành_phố thường_xuyên được diễn_tả trong âm_nhạc , phim , và văn_hóa đại_chúng đã giúp cho thành_phố và những danh_lam_thắng_cảnh của nó được công_nhận khắp thế_giới . Chính tại thành_phố này Tony_Bennett " đã bỏ quên con tim của ông " với nhạc_phẩm I Left_My Heart_in San_Francisco , nơi tù_nhân khét_tiếng Birdman_of Alcatraz_trải qua nhiều năm cuối_cùng của mình , nơi sản_phẩm Rice-a-Roni được cho là sản_phẩm khoái_khẩu ưa_chuộng , và nơi hài_kịch tình_huống ưa_thích có tựa đề_Full House được dàn_dựng . San_Francisco thu_hút số_lượng du_khách ngoại_quốc đứng thứ tư so với bất_cứ thành_phố nào tại Hoa_Kỳ , đứng hạng 35 trong số 100 thành_phố được viếng_thăm nhiều nhất trên thế_giới . Hơn 16,5 triệu du_khách đến San_Francisco năm 2012 , bơm khoảng 8,9 tỷ_đô la vào nền kinh_tế thành_phố . Với một cơ_sở_hạ_tầng khách_sạn lớn và một cơ_sở tiện_nghi dành cho hội_nghị cấp_bậc thế_giới tại Trung_tâm Moscone , San_Francisco cũng nằm trong số 10 địa_điểm đại_hội hay hội_nghị hàng_đầu tại Bắc_Mỹ . Theo một danh_sách xếp_hạng các thành_phố du_lịch hàng_đầu của Euromonitor_International , San_Francisco được xếp thứ 33 trong số 100 thành_phố được viếng_thăm nhiều nhất trên thế_giới . Di_sản của Cơn_sốt vàng_California đã biến_San Francisco_thành trung_tâm tài_chính và ngân_hàng chính_yếu tại Tây_Duyên_hải Hoa_Kỳ vào đầu thế_kỷ 20 . Phố_Montgomery trong Khu Tài_chính San_Francisco trở_nên được biết tiếng như_là " Phố_Wall của miền Tây Hoa_Kỳ " . Nơi đây có Ngân_hàng Dự_trữ Liên_bang San_Francisco , tổng_hành_dinh của ngân_hàng Wells_Fargo và là nơi từng có Thị_trường_chứng_khoán Duyên_hải Thái_Bình_Dương ( nay đã giải_thể ) . Bank of_America , một ngân_hàng tiên_phong trong việc tạo dịch_vụ ngân_hàng đến với tầng_lớp trung_lưu , được thành_lập tại San_Francisco vào thập_niên 1960 , đã xây_dựng tòa nhà_chọc trời danh_lam hiện_đại tại số 555 Phố_California làm tổng_hành_dinh cho tổng_công_ty ngân_hàng của mình . Nhiều cơ_sở tài_chính lớn , các ngân_hàng đa quốc_gia và công_ty tài_chính có trụ_sở chính hoặc tổng_hành_dinh vùng trong thành_phố . Với trên 30 cơ_sở tài_chính quốc_tế , bảy công_ty thuộc nhóm Fortune 500 , và một cơ_sở_hạ_tầng hỗ_trợ lớn gồm các dịch_vụ nghiệp_vụ trong đó có luật_pháp , quan_hệ công_chúng , kiến_trúc và thiết_kế , San_Francisco được liệt_kê là một trong số 18 thành_phố Alpha_World . San_Francisco đứng thứ 18 trong số các thành_phố sản_xuất hàng_đầu trên thế_giới , và hạng thứ 12 trong số 20 trung_tâm tài_chính hàng_đầu trên thế_giới . Từ thập_niên 1990 , kinh_tế San_Francisco bắt_đầu trở_nên ngày_càng gắn chặt với kinh_tế của thành_phố San_Jose và vùng Thung_lũng Điện_tử , đây là khu_vực lân_cận nằm ở phía nam thành_phố . Chúng cùng chia_sẻ nhu_cầu về công_nhân có giáo_dục cao có những kỷ_năng đặc_biệt . San_Francisco từng trở_thành một tâm_chấn của bong_bóng Dot-com vào thập_niên 1990 , và sự bùng_nổ sau_này của Web_2.0 vào cuối thập_niên 2000 . Nhiều công_ty internet và công_ty khởi_nghiệp nổi_tiếng như Craigslist , Twitter , Square , Zynga , Salesforce . com , Airbnb , và Wikimedia_Foundation trong số các công_ty khác nữa thiết_lập văn_phòng đầu_não tại San_Francisco . San_Francisco đã và đang đặt mình vào vị_trí như_là một trung_tâm nghiên_cứu công_nghệ_sinh_học và y_tế sinh_học . Khu dân_cư Mission_Bay , nơi có một chi_nhánh thứ hai của Đại_học California-San_Francisco , tạo điều_kiện cho một nền công_nghiệp cấy_chiết và phục_vụ như tổng_hành_dinh của Viện Y_học Tái_sinh California , một cơ_quan công_cộng tài_trợ các chương_trình nghiên_cứu tế_bào gốc trên toàn tiểu_bang . Tính đến năm 2009 , có 1.800 kỹ_sư sinh_hóa và kỹ_sư vật_lý sinh_học làm_việc tại San_Francisco với mức lương trung_bình hàng năm là 92.620 đô_la . Các doanh_nghiệp nhỏ với ít hơn 10 nhân_công và các cơ_sở tự làm chủ chiếm đến 85 % tổng_số doanh_nghiệp toàn thành_phố , đặc_biệt các doanh_nhân tự đứng ra thiết_lập các công_ty khởi_nghiệp thì rất phổ_biến . Con_số người San_Francisco làm_việc cho các công_ty có trên 1000 công_nhân đã giảm xuống phân_nửa từ năm 1977 . Sự xâm_nhập thành_công của các tập_đoàn bán_lẽ quốc_gia và chuỗi tiệm bán_lẽ quốc_gia vào trong thành_phố không phải là không gặp nhiều khó_khăn vì sự bất_đồng giữa chính_quyền và người_dân thành_phố . Trong một cố_gắng để tạo cầu nổi cho doanh_nghiệp nhỏ tự làm_chủ tại San_Francisco và bảo_tồn đặt tính bán_lẽ độc_đáo của thành_phố , Hội_đồng_Doanh_nghiệp nhỏ ủng_hộ một chiến_dịch vận_động để giữ thị_phần bán_lẽ lớn hơn cho nền kinh_tế địa_phương . Hội_đồng thành_phố đã sử_dụng luật kế_hoạch để hạn_chế các khu dân_cư nơi mà các chuỗi tiệm bán_lẽ quốc_gia có_thể thiết_lập tiệm bán_lẽ của mình . Nỗ_lực như_thế đã được cử_tri thành_phố xác_nhận qua lá phiếu . Chính_quyền thành_phố là nơi thuê_mướn nhân_công hàng_đầu của thành_phố với 6,25 % ( trên 26.000 người ) dân_số thành_phố , theo sau là Đại_học California , San_Francisco . Đứng thứ ba với 2,04 % dân_số ( trên 8.000 người ) là ngân_hàng Wells_Fargo . Chính_quyền và luật_pháp San_Francisco , chính_thức được biết với tên gọi Thành_phố và Quận_San_Francisco , là một quận-thành phố thống_nhất . Tính_trạng quận-thành phố thống_nhất được thiết_lập kể từ khi đơn_vị mà ngày_nay là Quận_San_Mateo tách khỏi nó vào năm 1856 . Đây là quận thành_phố thống_nhất duy_nhất tại tiểu_bang California . Thị_trưởng_thành_phố cũng chính là viên_chức hành_chính quận và hội_đồng quận hoạt_động như một hội_đồng thành_phố . Dưới hiến_chương thành_phố , chính_quyền San_Francisco được thiết_lập với hai ngành đồng quyền_lực . Ngành hành_pháp do thị_trưởng lãnh_đạo gồm có các viên_chức được dân_bầu và được bổ_nhiệm trên toàn thành_phố . Hội_đồng quận gồm 11 thành_viên do một chủ_tịch lãnh_đạo là ngành lập_pháp có trách_nhiệm thông_qua luật_lệ và ngân_sách . Tuy_nhiên cử_tri San_Francisco cũng có_thể sử_dụng các kiến_nghị bầu_cử trực_tiếp để thông_qua luật . Thành_viên hội_đồng quận được bầu như người đại_diện của khu_vực riêng_biệt nào đó trong thành_phố . Nếu_như thị_trưởng qua_đời hay từ_chức thì chủ_tịch hội_đồng quận trở_thành quyền thị_trưởng cho đến khi toàn hội_đồng quận chọn một người thay_thế tạm_thời cho hết nhiệm_kỳ hiện_tại của thị_trưởng . Năm 1978 , Dianne_Feinstein nhận chức sau khi thị_trưởng George_Moscone bị ám_sát . Bà sau đó được hội_đồng quận chọn để chấm_dứt hết nhiệm_kỳ . Năm 2011 , Edwin M._Lee được hội_đồng quận chọn để chấm_dứt nhiệm_kỳ của Gavin_Newsom , người vừa từ_chức để nhận chức phó thống_đốc California . Vì địa_vị quận-thành phố có_một_không_hai tại California , chính_quyền địa_phương đảm_trách quyền tài_phán đối_với bất_động_sản mà đáng_ra nằm ngoài giới_hạn quyền_lực của một thành_phố . Sân_bay quốc_tế San_Francisco , tuy nằm trong Quận_San_Mateo , do Quận và Thành_phố San_Francisco làm_chủ và điều_hành . San_Francisco cũng có một nhà_tù phức_hợp quận nằm trong một khu chưa hợp nhất thuộc Quận_San_Mateo , kế_cận bên thành_phố San_Bruno . San_Francisco cũng được phép thuê_mướn vĩnh_viễn Thung_lũng Hetch_Hetchy và trũng nước nằm trong Công_viên Quốc_gia Yosemite theo Đạo_luật Raker năm 1913 . San_Francisco phục_vụ trong vai_trò trung_tâm vùng cho nhiều chi_nhánh cơ_quan liên_bang trong đó có tòa_án thượng_thẩm_Hoa_Kỳ , Ngân_hàng Dự_trữ Liên_bang và cơ_sở đúc tiền kim_loại Hoa_Kỳ . Cho đến khi bị loại khỏi biên_chế vào đầu thập_niên 1990 , thành_phố có các cơ_sở quân_sự lớn tại đồn San_Francisco , đảo Treasure , và Hunters_Point . Tiểu_bang California dùng San_Francisco làm nơi đặt trụ_sở tòa_án tối_cao tiểu_bang và các cơ_quan khác của tiểu_bang . Các chính_phủ ngoại_quốc duy_trì trên 70 tổng_lãnh_sự_quán tại San_Francisco . Ngân_sách thành_phố cho năm tài_chính 2011 – 12 là $_6,83 tỷ_đô la . Thành_phố thuê_mướn khoảng 27.000 công_nhân . Nhân_khẩu Cuộc điều_tra dân_số năm 2010 cho thấy San_Francisco có dân_số là 805.235 . Mật_độ dân_số là 17.160 người trên mỗi dặm Anh vuông ( 6.632 / km² ) . Dân_số theo chủng_tộc của San_Francisco như sau : 390.387 da trắng ( 48,1 % ) , 267.915 người gốc châu_Á ( 33,3 % ) , 48.870 người Mỹ gốc châu_Phi ( 6,1 % ) , 4.024 người Mỹ bản_địa ( 0,5 % ) , 3.359 người thuộc các đảo Thái_Bình_Dương ( 0,4 % ) , 53.021 thuộc các dân_tộc khác ( 6,6 % ) , và 37.659 người thuộc từ hai chủng_tộc trở lên ( 4,7 % ) . Có 121.744 nói tiếng Tây_Ban_Nha ( trong tiếng Anh được gọi_là Hispanic hay Latino ) thuộc mọi chủng_tộc ( 15,1 % ) . Người da trắng không phải gốc nói tiếng Tây_Ban_Nha chiếm 41,9 % dân_số , làm cho San_Francisco trở_thành một thành_phố có người đa_số ( người da trắng ) chiếm_thiểu_số mặc_dù người da trắng nói tiếng Tây_Ban_Nha lập thành một_số đông dân_số . Cuộc điều_tra dân_số này cho thấy 780.971 người ( 97,0 % dân_số ) sống trong các hộ gia_đình , 18.902 người ( 2,3 % ) sống riêng trong các khu nhóm tập_thể và 5.362 ( 0,7 % ) sống trong các khu có người trợ_giúp , thí_dụ như viện dưỡng_lão . Cục Điều_tra Dân_số Hoa_Kỳ ước_tính dân_số San_Francisco tăng đến 825.863_tính đến tháng 7 năm 2012 . Năm 2010 , các cư_dân gốc Hoa tiếp_tục là nhóm dân_tộc riêng_biệt lớn nhất tại San_Francisco với dân_số là 21,4 % ; các nhóm dân châu_Á khác là người Philippines ( 4,5 % ) , người Việt_Nam ( 1,6 % ) , người Nhật ( 1.3 % ) , người Ấn_Độ ( 1,2 % ) , người Triều_Tiên ( 1,2 % ) , người Thái_Lan ( 0,3 % ) , người Miến_Điện ( 0,2 % ) , người Campuchia ( 0,2 % ) , cả người Indonesia và người Lào chiếm ít hơn 0,1 % dân_số thành_phố . Có 345.811_hộ gia_đình trong số đó 63.577 hộ ( 18,4 % ) có con_cái dưới tuổi 18 sống cùng cha_mẹ , 109.437_hộ ( 31,6 % ) có cặp vợ_chồng khác giới_tính sống chung với nhau , 28.844_hộ ( 8,3 % ) có nam chủ_hộ sống không có vợ , 12.748_hộ ( 3,7 % ) có nữ chủ_hộ sống không có chồng . Có 21.677 hộ ( 6,3 % ) có cặp đôi khác giới_tính chung sống nhưng không kết_hôn và 10.384_hộ ( 3,0 % ) có cặp đôi cùng giới_tính kết_hôn hoặc không kết_hôn . 133.366 hộ gia_đình ( 38,6 % ) gồm có các cá_nhân chung sống với nhau và 34.234_hộ ( 9,9 % ) có người sống một_mình và có_tuổi từ 65 trở lên . Hộ gia_đình trung_bình có 2,26 người . Có 151.029 gia_đình ( 43,7 % tổng_số hộ gia_đình ) ; gia_đình trung có 3,11 người . Phân_bố tuổi của thành_phố là như sau : 107.524 người ( 13,4 % ) dưới tuổi 18 , 77.664 người ( 9,6 % ) tuổi từ 18 đến 24 , 301.802 người ( 37,5 % ) tuổi từ 25 đến 44 , 208.403 người ( 25,9 % ) tuổi từ 45 đến 64 và 109.842 người ( 13,6 % ) tuổi từ 65 trở lên . Tuổi trung_vị là 38,5_tuổi . Tỷ_suất giới_tính của thành_phố là 102,9_nam trên 100 nữ . Có 376.942 đơn_vị nhà ở với mật_độ trung_bình là 1.625,5 đơn_vị mỗi dặm_vuông ( 627,6 / km² ) trong đó có 123.646 đơn_vị ( 35,8 % ) có chủ nhà sinh_sống , và 222.165 đơn_vị ( 64,2 % ) được cho thuê . Tỉ_lệ đơn_vị không có chủ nhà sống trong đó là 2,3 % ; tỉ_lệ đơn_vị không có người thuê là 5,4 % . 327.985 người ( 40,7 % dân_số ) sống trong các đơn_vị nhà ở có chủ nhà sinh_sống và 452.986 người ( 56,3 % ) sống trong các đơn_vị nhà ở cho thuê . Với trên 17.000 người sống trên mỗi dặm_vuông , San_Francisco là thành_phố lớn ( dân_số trên 200.000 người ) có mật_độ dân_số đông hạng nhì tại Hoa_Kỳ . San_Francisco là địa_điểm tập_trung truyền_thống của Vùng_Vịnh San_Francisco và hình_thành một phần của vùng thống_kê kết_hợp San_Francisco-Oakland-Fremont và vùng đại_thống_kê kết_hợp San_Jose-San Francisco-Oakland mà tổng dân_số lên đến trên bảy triệu dân , làm cho vùng đại_thống_kê kết_hợp này trở_thành vùng lớn thứ năm tại Hoa_Kỳ tính đến lần điều_tra dân_số năm 2000 . Người California , sinh ra tại bản_xứ , hình_thành con_số phần_trăm tương_đối nhỏ dân_số của thành_phố : chỉ 37,7 % người cư_ngụ được sinh ra tại tiểu_bang California trong khi đó 25,2 % được sinh ra trong các tiểu_bang khác . Hơn một_phần_ba cư_dân thành_phố ( 35,6 % ) được sinh ra bên ngoài Hoa_Kỳ . Dân_số người gốc Trung_Hoa tập_trung đông_đảo nhất trong Phố_Tàu , Khu Sunset , và Khu Richmond trong khi đó người Phiilipines tập_trung nhiều nhất tại Crocker-Amazon ( là khu liền nhau với cộng_đồng người Philipines tại Thành_phố Daly , thành_phố có người Philippines tập_trung đông_đảo nhất tại Bắc_Mỹ ) cũng như tại Khu South of_Market . Sau khi giảm_sút vào thập_niên 1970 và 1980 , cộng_đồng Philippines trong thành_phố đã và đang trải_nghiệm một sự tái_xuất đáng_kể . Vùng_Vịnh San_Francisco là nơi cư_ngụ của trên 382.950 người Mỹ gốc Philippines , một trong số các cộng_đồng lớn nhất của người Philippines bên ngoài Philippines . Khu Tenderloin là nơi cư_ngụ của một phần_lớn dân_số người Việt_Nam của thành_phố cũng như các doanh_nghiệp và tiệm ăn mà được biết với cái tên Tiểu_Sài_Gòn của thành_phố . Người Nhật và người Triều_Tiên có một sự hiện_diện lớn tại Khu Western_Addition , là nơi có Phố_Nhật của thành_phố nằm trong đó . Dân_số người gốc đảo Thái_Bình_Dương là 0,4 % ( 0,8 % bao_gồm những người có một phần gốc đảo Thái_Bình_Dương ) . Trên phân_nửa dân_số người gốc đảo Thái_Bình_Dương là thuộc người Samoa thuộc Mỹ , cư_ngụ trong Khu Bayview-Hunters_Point và Visitacion_Valley ; người gốc đảo Thái_Bình_Dương chiếm trên ba phần_trăm dân_số tại cả hai cộng_đồng vừa kể . San_Francisco có thiểu_số người đa_số ( người da trắng là đa_số tại Hoa_Kỳ ) vì người da trắng không nói tiếng Tây_Ban_Nha chiếm ít hơn phân_nửa dân_số thành_phố với 41,9 % , giảm từ 92,5 % vào năm 1940 . Các nhóm dân nói tiếng Tây_Ban_Nha chính_yếu trong thành_phố là người gốc México ( 7,4 % ) , Salvador ( 2,0 % ) , Nicaragua ( 0,9 % ) , Guatemala ( 0,8 % ) , và Puerto_Rico ( 0,5 % ) . Dân_số người nói tiếng Tây_Ban_Nha tập_trung đông_đảo nhất tại Khu Mission , Khu Tenderloin và Khu Excelsior . Dân_số người Mỹ gốc châu_Phi của San_Francisco giảm_sút trong những thập_niên vừa_qua , từ 13,4 % dân_số năm 1970 xuống còn 6,1 % . Phần_trăm dân_số hiện_tại của người Mỹ gốc châu_Phi tại San_Francisco thì tương_tự với phần_trăm dân_số của tiểu_bang California ; ngược_lại , phần_trăm dân_số người nói tiếng Tây_Ban_Nha của thành_phố thì ít hơn phân_nửa phần_trăm dân_số tiểu_bang . Đa_số dân_số người Mỹ gốc châu_Phi cư_ngụ trong các khu dân_cư Bayview-Hunters_Point và Visitacion_Valley ở đông_nam San_Francisco và trong Khu Fillmore ở phần_đông bắc thành_phố . Theo Thăm_dò Cộng_đồng Mỹ 2005 , San_Francisco có tỉ_lệ phần_trăm nhiều nhất các cá_nhân đồng_tính so với bất_cứ 50 thành_phố lớn nhất nào tại Hoa_Kỳ với tỉ_lệ là 15,4 % . San_Francisco cũng có tỉ_lệ phần_trăm cao nhất số hộ gia_đình cùng giới_tính so với bất_cứ quận nào của Mỹ trong khi đó Vùng_Vịnh San_Francisco có sự tập_trung cao hơn so với bất_cứ vùng đô_thị nào khác . Trong số các thành_phố lớn của Hoa_Kỳ , thành_phố có tỉ_lệ phần_trăm lớn nhất về cư_dân đồng_tính , lưỡng_tính với tỉ_lệ là 15,4 % . Trong tất_cả các thành_phố lớn , San_Francisco có tỉ_lệ cư_dân có bằng đại_học hay cao_đẳng đứng hạng nhì , chỉ sau thành_phố Seattle . Trên 44 % người_lớn trong địa_giới thành_phố có bằng cử_nhân hoặc cao hơn . Tờ USA_Today tường_trình rằng Rob_Pitingolo , một nhà_nghiên_cứu chuyên theo_dõi tỉ_lệ tốt_nghiệp đại_học trên mỗi dặm_vuông , tìm thấy rằng San_Francisco có tỉ_lệ cao nhất với 7.031 người trên mỗi dặm vuông , hay trên 344.000 người tổng_cộng tốt_nghiệp đại_học trong thành_phố rộng . San Francisco_xếp thứ ba các thành_phố Mỹ về thu_nhập trung_bình của mỗi hộ gia_đình với mức thu_nhập năm 2007 là $_65.519 . Thu_nhập trung_bình của mỗi gia_đình là $_81.136 và San_Francisco xếp thứ 8 trong số các thành_phố lớn trên thế_giới về tổng_số tỉ_phú được biết sống bên trong địa_giới thành_phố . Theo sau một chiều_hướng quốc_gia , sự di_cư của các gia_đình thuộc giới trung_lưu đang góp_phần mở_rộng thêm cách_biệt về thu_nhập và để lại cho thành_phố một tỉ_lệ trẻ_em là 14,5 % ít hơn so với các thành_phố lớn khác của Hoa_Kỳ . Tỉ_lệ nghèo của thành_phố là 11,8 % và số gia_đình sống nghèo_khổ đứng ở tỉ_lệ 7,4 % , cả hai tỉ_lệ đều thấp hơn so với trung_bình toàn_quốc . Tỉ_lệ thất_nghiệp đứng ở tỉ_lệ 6,5 % tính đến tháng 1 năm 2013 . Vô_gia_cư đã và đang là vấn_nạn gây tranh_cãi và thường_kỳ đối_với San_Francisco từ đầu thập_niên 1980 . Dân_số người vô_gia_cư được ước_tính là khoảng 13.500 với 6.500 sống trên đường_phố . Thành_phố được tin là có số_lượng cao nhất số người vô_gia_cư tính theo đầu người so với bất_cứ thành_phố lớn nào của Hoa_Kỳ . Tỉ_lệ tội_phạm xâm_phạm bất_động_sản và tội_phạm bạo_lực được ghi_nhận cho năm 2009 ( 736 và 4.262_vụ mỗi 100.000 dân theo thứ_tự vừa kể ) thì thất hơn chút_ít so với các thành_phố Hoa_Kỳ có diện_tích tương_đương . Tội_phạm Mặc_dù San_Francisco có ít tội_phạm đối_với một thành_phố mang tầm_cỡ của nó nhưng đây không phải là một nơi không tội_phạm . Năm 2011 , 50 vụ giết người được ghi_nhận với tỉ_lệ 6,1_vụ trên 100.000 dân . Có khoảng 134 vụ hiếp_dâm , 3.142_vụ cướp và khoảng 2.139 vụ tấn_công . Có khoảng 4.469 vụ đột_nhập gia_cư , 25.100 trộm_cắp và 4.210_vụ trộm xe_hơi . Khu_vực Tenderloin có tỉ_lệ tội_phạm cao nhất tại San_Francisco : 70 % các vụ tội_phạm bạo_lực của thành_phố và khoảng 1/4 vụ giết người của thành_phố xảy ra tại khu dân_cư này . Tenderloin cũng chứng_kiến tỉ_lệ cao người vô_gia_cư , lạm_dụng ma_túy , bạo_lực băng_đảng và mại_dâm . Một khu khác có tỉ_lệ tội_phạm cao và có tình_trạng suy_thoái đô_thị là khu Bayview-Hunters_Point . Vô_gia_cư cũng là một vấn_nạn đang gia_tăng trong thành_phố . Nhiều băng_đảng đường_phố hiện_diện trong thành_phố trong đó có băng_đảng gốc Nam_Mỹ là MS-13 , cũng như băng_đảng da đen_Crips trong khu Bayview - Hunters-Point . Có sự hiện_diện của băng_đảng gốc châu_Á tại Phố_Tàu . Năm 1977 , một sự kình địch diễn ra giữa hai băng_đảng gốc Hoa dẫn đến vụ nổ_súng tấn_công tại một nhà_hàng trong Phố_Tàu khiến cho 5 người chết và 11 người bị_thương . Không có nạn_nhân nào trong vụ tấn_công này là thành_viên băng_đảng . Năm thành_viên của băng_đảng Joe_Boys bị bắt và bị kết_án . Năm 1990 , một vụ xả súng có liên_quan đến băng_đảng đã khiến cho một người bị thiệt_mạng và sáu người khác bị_thương bên ngoài một họp đêm gần Phố_Tàu . Năm 1998 , sáu thiếu_niên bị bắn chết và bị_thương tại khu sân_chơi Trung_Hoa ; một thiếu_niên 16 tuổi sau đó bị bắt . Thành_phố chủ_yếu được Sở Cảnh_sát Thành_phố San_Francisco đảm_nhận việc tuần_tra . Sở Cảnh_sát Quận_San_Francisco , Cảnh_sát BART ( chỉ đảm_trách an_ninh giao_thông công_cộng ) , Cảnh_sát Amtrak , Cảnh_sát Tuần_tra Xa_lộ California và nhiều cơ_quan liên_bang , tiểu_bang , địa_phương khác tiến_hành làm nhiệm_vụ thi_hành luật_pháp trong thành_phố . Giáo_dục Đại_học và cao_đẳng Đại_học California , San_Francisco ( UCSF ) là chi_nhánh duy_nhất thuộc hệ_thống Đại_học California hoàn_toàn chuyên_biệt cho giáo_dục hậu đại_học về y_khoa và sinh_học . Trường được xếp trong số năm trường y_khoa hàng_đầu tại Hoa_Kỳ và điều_hành Trung_tâm Y_tế Đại_học California , San_Francisco , một trung_tâm y_tế nằm trong số 15 bệnh_viện hàng_đầu toàn_quốc . UCSF thuê_mướn nhân_công địa_phương nhiều đứng thứ hai , chỉ sau chính_quyền San_Francisco . Một chi_nhánh rộng tại Khu Mission_Bay được mở_cửa vào năm 2003 , bổ_sung thêm cho cơ_sở gốc của trường tại Parnassus_Heights . Nó gồm có chỗ nghiên_cứu và các cơ_sở vật_chất cho khoa đời_sống và công_nghệ_sinh_học và sẽ tăng gấp đôi tầm mức họp_tác nghiên_cứu của UCSF. Tổng_cộng , UCSF điều_hành trên 20 cơ_sở trên khắp San_Francisco . Đại_học California , Trường luật_Hastings , thành_lập trong khu Trung_tâm Civic năm 1878 , là trường luật xưa nhất tại tiểu_bang California và là nơi đào_tạo ra nhiều thẩm_phán tiểu_bang hơn bất_cứ học_viện nào khác . Hai_viện đại_học thuộc hệ_thống Đại_học California của San_Francisco mới_đây đã liên_kết chính_thức để hình_thành Hiệp_hội UCSF / UC Hastings về Luật , Khoa_học và Chính_sách Y_tế . Đại_học Tiểu_bang San_Francisco là một phần của hệ_thống Đại_học Tiểu_bang California và nó nằm gần hồ Merced . Trường có khoảng 30.000 sinh_viên và cấp bằng cử_nhân , thạc_sĩ , tiến_sĩ cho trên 100 ngành học . Cao_đẳng Thành_phố San_Francisco , với cơ_sở chính tại khu Ingleside , là một cao_đẳng cộng_đồng lớn nhất trên toàn_quốc . Nó có số_lượng ghi_danh theo học là khoảng 100.000 sinh_viên . Trường có đa_dạng chương_trình giáo_dục chuyển_tiếp lên bậc đại_học bốn năm . Được thành_lập năm 1855 , Đại_học San_Francisco , một đại_học tư của Hội thánh_Jesus nằm trên Núi_Lone , là học_viện giáo_dục cấp cao xưa nhất tại San_Francisco và là một trong số các đại_học xưa nhất được thành_lập ở phía tây sông Mississippi . Đại_học Golden_Gate là một đại_học tư_đồng giáo_dục không giáo_phái được thành_lập nằm 1901 và nằm trong khu tài_chính San_Francisco . Trường chính_yếu là học_viện hậu-đại học chuyên về đào_tạo nghiệp_vụ luật và thương_nghiệp , với một_ít chương_trình đào_tạo cử_nhân có liên_quan đến phân_khoa nghiệp_vụ và hậu đại_học của trường . Vớ số_lượng 13.000 sinh_viên ghi_danh theo học , Đại_học Academy of_Art là học_viện nghệ_thuật và thiết_kế lớn nhất trên toàn_quốc . Thành_lập năm 1871 , Học_viện Nghệ_thuật San_Francisco là trường nghệ_thuật xưa nhất ở phía tây sông Mississippi . Cao_đẳng Nghệ_thuật California , nằm ở phía bắc Potrero_Hill , có các chương_trình về kiến_trúc , mỹ_thuật , thiết_kế và viết_văn . Bảo_tồn_Âm_nhạc San_Francisco , trường_nhạc độc_lập duy_nhất trên Tây_Duyên_hải Hoa_Kỳ , cấp bằng về nhạc_cụ hòa_nhạc , nhạc thính_phòng , sáng_tác và nhạc_trưởng . Học_viện Ẩm_thực_California , có liên_quan với chương_trình Le Cordon_Bleu , có các chương_trình về nghệ_thuật nấu_ăn , nghệ_thuật nướng và làm bánh bột nhồi và điều_hành nhà_hàng và phục_vụ khách_hàng . Trường tiểu và trung_học_Các trường công_lập do Học_khu Thống_nhất San_Francisco điều_hành trong khi đó ban giáo_dục tiểu_bang đảm_trách điều_hành một_số trường bán_công . Trung_học_Lowell , trường trung_học_công_lập xưa nhất ở phía tây sông Mississippi của Hoa_Kỳ , cùng_với Trường Trung_học Nghệ_thuật nhỏ hơn là hai trong số các trường thu_hút của San_Francisco ở cấp_bậc trung_học . Dưới 30 % dân_số độ tuổi đi học của thành_phố học tại một trong số hơn 100 trường công_lập hay trường do tôn_giáo_lập , so với tỉ_lệ 10 % trên toàn_quốc . Gần 40 trong số các trường là trường công_giáo do Giáo_phận San_Francisco điều_hành . Giao_thông Xa_lộ cao_tốc và đường lộ Vì vị_trí địa_lý độc_đáo và sự phản_đối xây xa_lộ cao_tốc vào cuối thập_niên 1950 , nên San_Francisco là một trong số_ít các thành_phố Mỹ có những đường lộ đô_thị lớn thay_vì có vô_số các xa_lộ bên trong thành_phố . Xa_lộ Liên_tiểu_bang 80 bắt_đầu gần Cầu_Vịnh San_Francisco – Oakland và là đường nối trực_tiếp duy_nhất cho xe_cộ sang Vịnh_East . Quốc_lộ Hoa_Kỳ 101 nối đến điểm đầu phía tây của Xa_lộ Liên_tiểu_bang 80 và tạo lối đi đến phía nam thành_phố dọc theo Vịnh_San_Francisco về phía Thung_lũng Điện_tử . Đi hướng bắc , lộ_trình của Quốc_lộ Hoa_Kỳ 101 sử_dụng các đường_phố : Phố_Mission , Đường Van_Ness , Phố_Lombard , Đường_Richardson , và Lộ_Doyle để nối đến cầu Cổng_Vàng , đây là lối trực_tiếp duy_nhất cho xe_cộ đến Quận_Marin và Vịnh_North . Xa_lộ Tiểu_bang California 1 cũng đi vào San_Francisco từ phía bắc qua ngã cầu Cổng_Vàng nhưng quay về hướng nam ra khỏi lộ_trình của Quốc_lộ Hoa_Kỳ 101 , đầu_tiên đi vào Đại_lộ Park_Presidio qua Công_viên Cổng_Vàng và rồi cắt hai phần phía tây thành_phố trong vai_trò là đường lộ thông trên Đường 19 , nhập với Xa_lộ Liên_tiểu_bang 280 tại ranh_giới phía nam thành_phố . Xa_lộ Liên_tiểu_bang 280 tiếp_tục lộ_trình hướng nam dọc theo phần giữa của bán_đảo đến thành_phố San_Jose . Xa_lộ Liên_tiểu_bang 280 cũng quay về hướng đông dọc theo rìa phía nam của thành_phố , kết_thúc ngay phía nam cầu vịnh San_Francisco trong khu dân_cư South of_Market . Sau trận động_đất Loma Prieta 1989 , các lãnh_đạo thành_phố quyết_định phá_hủy Xa_lộ Cao_tốc Embarcadero và cử_tri cũng chấp_thuận san bằng một phần Xa_lộ Cao_tốc Central , biến chúng trở_thành các đại_lộ nằm trên mặt_phố . Xa_lộ Tiểu_bang California 35 , chạy phần_nhiều trên chiều dài bán_đảo dọc theo sống_lưng của Dãy núi Santa_Cruz , đi vào thành_phố từ phía nam với tên gọi Đại_lộ Skyline , đi theo các đường_phố thành_phố cho đến khi nó chấm_dứt tại giao_lộ với Xa_lộ Tiểu_bang California 1 . Xa_lộ Tiểu_bang California 82 đi vào San_Francisco từ phía nam với tên gọi Phố_Mission , theo con đường của Lộ_Hoàng_gia lịch_sử ( tiếng Tây_Ban_Nha là El Camino_Real ) và kết_thúc ngay sau đó tại giao_lộ của nó với Xa_lộ Liên_tiểu_bang 280 . Đầu phía tây của Xa_lộ Lincoln xuyên lục_địa lịch_sử là tại Công_viên Lincoln . Các đường lộ thông_suốt chính chạy hướng đông-tây gồm có Đại_lộ Geary , hàng lang_Đường Lincoln / Phố_Fell , và Phố_Market / Đường Portola . Giao_thông công_cộng 32 % người_dân San_Francisco sử_dụng giao_thông công_cộng để đi làm_việc hàng ngày , xếp thứ nhất trên Tây_Duyên_hải Hoa_Kỳ và thứ ba trên toàn Hoa_Kỳ . " San_Francisco Municipal_Railway " ( nghĩa_là Đường_sắt khu tự_quản_San Francisco ) , được biết như Muni , là hệ_thống trung_chuyển công_cộng chính_yếu của San_Francisco . Muni là hệ_thống trung_chuyển lớn thứ bãy tại Hoa_Kỳ với 210.848.310 lượt hành_khách sử_dụng trong năm 2006 . Hệ_thống này gồm có cả hệ_thống xe_điện đô_thị và xe_điện_ngầm , gọi là " Muni_Metro " , và một hệ_thống lớn toàn xe_buýt . Ngoài_ra , hệ_thống này cũng điều_hành tuyến xe_điện thô_sơ lịch_sử chạy trên Phố_Market từ Phố_Castro đến Bến_Ngư_Phủ . Nó cũng điều_hành các xe_cáp nổi_tiếng của San_Francisco . Các xe_cáp này được chính_phủ Hoa_Kỳ xếp_hạng danh_lam lịch_sử quốc_gia và là một điểm thu_hút du_khách chính . " Bay Area_Rapid Transit " ( có nghĩa Trung_chuyển nhanh vùng vịnh ) , một hệ_thống đường_ray cấp vùng , nối thành_phố San_Francisco với Vịnh_East ( vịnh phía đông ) qua Transbay_Tube ( có nghĩa ống giao_thông qua vịnh ) nằm dưới nước . Tuyến ống này chạy dưới Phố_Market đến Trung_tâm Civic nơi nó quay về hướng nam đến Khu Mission ở phần phía nam thành_phố và đi qua phía bắc Quận_San_Mateo đến Sân_bay quốc_tế San_Francisco , và Millbrae . Một hệ_thống đường_sắt đô_thị khác là " Caltrain " chạy từ San_Francisco dọc theo bán_đảo San_Francisco đến San_Jose . " Transbay_Terminal " ( có nghĩa nhà_ga giao_thông vịnh ) phục_vụ trong vai_trò một điểm khởi_hành hay kết_thúc cho các tuyến xe_buýt đường dài ( thí_dụ như hệ_thống xe_buýt toàn_quốc_Greyhound ) và như xa_cảng cho các hệ_thống xe_buýt vùng như AC_Transit ( phục_vụ các quận Alameda & Contra Costa ) , WestCAT , SamTrans ( phục_vụ Quận_San_Mateo ) , và Golden Gate_Transit ( phục_vụ Quận_Marin và Sonoma ) . Amtrak_California chạy tuyến xe_buýt con_thoi từ San_Francisco đến ga xe_lửa phía bên kia vịnh trong thành_phố Emeryville . Các tuyến đường_sắt từ trạm Emeryville gồm có Capitol_Corridor , San_Joaquin , California_Zephyr , và Coast_Starlight . Cũng có tuyến đường_sắt liên thành_phố đi miền nam đến San_Luis Obispo , California với trạm ngừng và chuyển_tiếp qua Pacific_Surfliner . Megabus hiện_thời tái phục_vụ xe_buýt liên thành_phố tại tiểu_bang California và Nevada . Hành_khách San_Francisco có_thể chọn ba tuyến đường ( San_Francisco-San Jose-Los_Angeles , San_Francisco-Oakland-Los Angeles , & San_Francisco-Sacramento-Reno ) . Điểm dừng tại San_Francisco nằm trước trạm Caltrain ở ngã tư đường số 4 và Phố_King . " San_Francisco Bay Ferry " ( có nghĩa Phà_Vịnh San_Francisco ) hoạt_động từ nhà_ga bến phà và Cầu_tàu 39 đến các điểm tại thành_phố Oakland , Alameda , Đảo_Bay Farm , South_San_Francisco , và lên phía bắc đến Vallejo trong Quận_Solano . " Golden_Gate Ferry " ( có nghĩa Phà_Cổng_Vàng ) là công_ty phà khác , phục_vụ giữa San_Francisco và Quận_Marin . " Soltrans " ( có nghĩa_là Trung_chuyển Quận Solano ) phục_vụ xe_buýt phụ giữa nhà_ga phà và Vallejo . Xe_đạp là phương_tiện giao_thông phổ_biến tại San_Francisco . 75.000 người dùng xe_đạp đi_lại làm_việc hàng ngày . Bộ_hành cũng là cách giao_thông chính . Năm 2011 , Công_ty tư_nhân Walk_Score ( có nghĩa Ghi_điểm đi bộ ) xếp thành_phố San_Francisco là thành_phố đi bộ nhiều nhất đứng thứ hai tại Hoa_Kỳ . San_Francisco là nơi đầu_tiên áp_dụng việc cho thuê xe ngắn_hạn , tính theo giờ ( tiếng Anh là carsharing hay car sharing ) tại Hoa_Kỳ . Tổ_chức bất_vụ_lợi " City_Carshare " mở_cửa năm 2001 . " Zipcar " không bao_lâu sau đó mở_cửa . " Cùng chia_sẻ xe_đạp " là dự_án sẽ được giới_thiệu vào tháng 8 năm 2013 cho thành_phố San_Francisco . Cơ_quan Giao_thông Khu_tự_quản San_Francisco và Khu Quản_lý Chất_lượng Không_khí Vùng_Vịnh có kế_hoạch khởi_động hệ_thống xe_đạp gồm 500 chiếc tại trung_tâm phố chính_San_Francisco . Các sân_bay Mặc_dù nằm cách phía nam phố chính_San Francisco khoảng trong khu chưa hợp nhất thuộc Quận_San_Mateo , Sân_bay quốc_tế San_Francisco ( SFO ) nằm dưới thẩm_quyền của thành_phố và quận San_Francisco . SFO là trung_tâm trung_chuyển của các hãng hàng_không United_Airlines và Virgin_America . SFO là cửa_ngỏ quốc_tế chính đến châu_Á và châu_Âu với nhà_ga quốc_tế lớn nhất tại Bắc_Mỹ . Năm 2011 , SFO là sân_bay bận_rộn thứ 8 tại Hoa_Kỳ và thứ 22 trên thế_giới , tiếp_nhận trên 40,9 triệu hành_khách . Sân_bay quốc_tế Oakland nằm phía bên kia vịnh . Đây là một sân_bay giá rẻ và đông_đúc , cho hành_khách sự chọn_lựa với Sân_bay quốc_tế San_Francisco . Về mặt địa_lý , Sân_bay quốc_tế Oakland nằm cách phố chính_San Francisco một khoảng tương_tự như Sân_bay quốc_tế San_Francisco nhưng vì vị_trí của nó nằm ở phía bên kia Vịnh_San_Francisco nên khoảng_cách lái_xe xa hơn từ San_Francisco . Hải_cảng Cảng San_Francisco trước_đây từng là một hải_cảng lớn nhất và bận_rộn nhất trên Tây_Duyên_hải Hoa_Kỳ . Nó gồm có nhiều cầu_tàu nằm thẳng_góc với bờ vịnh . Cảng tiếp_nhận hàng đi và đến từ các nơi liên-Thái Bình_Dương và Đại_Tây_Dương . Hải_cảng này là trung_tâm tây duyên_hải của ngành giao_thương gỗ . Cuộc đình_công_Tây Duyên_hải với sự mở_màn là cuộc tổng_đình_công tại San_Francisco năm 1934 , một hồi quan_trọng trong lịch_sử công_đoàn Mỹ , đã làm cho phần_lớn các hải_cảng Tây_Duyên_hải Hoa_Kỳ tê_liệt . Việc sử_dụng các thùng lớn vận_chuyển hàng hóa đã khiến cho các hải_cảng sử_dụng cầu_tàu trở_nên lỗi_thời . Kết_cục là đa_số bến đổ cho tàu chở hàng hóa thương_mại được di_chuyển đến Cảng Oakland và Cảng Richmond . Nhiều cầu_tàu vẫn bị bỏ_rơi trong nhiều năm cho đến khi Xa_lộ Cao_tốc Embarcadero bị san_bằng để tái_mở mặt_tiền bờ vịnh và cho_phép tái phát_triển . Điểm nổi_bật của cảng là Tòa nhà bến phà San_Francisco . Tuy vẫn còn phục_vụ hành_khách đi_lại bằng phà nhưng tòa nhà đã được chỉnh_trang và tái_phát_triển thành một trung_tâm thương_mại và dịch_vụ ăn_uống . Các hoạt_động khác của cảng hiện_nay tập_trung vào việc phát_triển bất_động_sản bên bờ vịnh để hỗ_trợ cho ngành du_lịch và giải_trí . Hiện_nay cảng sử_dụng Cầu_tàu số 35 để tiếp_nhận từ 60-80 lần ghé bến của tàu du_lịch và 200.000 hành_khách đến thăm San_Francisco . Các cuộc hành_trình từ San_Francisco thường bao_gồm các chuyến du_lịch bằng tàu đi và về đến Alaska và México . Dự_án ga tàu du_lịch James_R. Herman mới tại Cầu_tàu 27 được dự_tính mở_cửa năm 2014 để thay_thế Cầu_tàu 35 . Nhà_ga chính hiện_thời tại Cầu_tàu 35 không có khả_năng tiếp_nhận các tàu du_lịch mới vừa dài và vừa chở được nhiều hàng khách . Nó cũng không_thể cung_cấp đầy_đủ các tiện_nghi cần_thiết trong vai_trò một ga tàu du_lịch quốc_tế . Ngày 16 tháng 3 năm 2013 , tàu du_lịch Grand_Princess thuộc công_ty tàu du_lịch Princess_Cruises trở_thành tàu du_lịch đầu_tiên sử_dụng San_Francisco làm cảng nhà quanh_năm . Chiếc tàu này đưa khách du_lịch đến Alaska , bờ biển của California , Hawaii và México . Chiếc Grand_Princess sẽ ở San_Francisco cho đến tháng 4 năm 2014 . Đại_sử_quán , tổng_lãnh_sự_quán và thành_phố kết_nghĩa San_Francisco tham_gia chương_trình thành_phố kết_nghĩa . Tổng_số có 41 tổng_lãnh_sự_quán và 23 lãnh_sự_quán vinh_dự có văn_phòng tại Vùng_Vịnh San_Francisco Các cơ_quan ngoại_giao ngoại_quốc Thành_phố kết_nghĩa Abidjan , Bờ_Biển Ngà ( 1986 ) Amman , Jordan ( 2010 ) Assisi , Ý ( 1969 ) Bangalore , Ấn_Độ ( 2009 ) Barcelona , Tây_Ban_Nha ( 2010 ) Cork , Ireland ( 1984 ) Đài_Bắc , Đài_Loan ( 1969 ) Haifa , Israel ( 1973 ) Thành_phố Hồ_Chí_Minh , Việt_Nam ( 1995 ) Kraków , Ba_Lan ( 2009 ) Manila , Philippines ( 1981 ) Osaka , Nhật_Bản ( 1957 ) Paris , Pháp ( 1997 ) Seoul , Hàn_Quốc ( 1975 ) Sydney , Úc ( 1968 ) Thes_saloniki , Hy_Lạp ( 1990 ) Thượng_Hải , Trung_Quốc ( 1979 ) Zurich , Thụy_Sĩ ( 2003 ) Xem thêm Học_khu Thống_nhất San_Francisco Tham_khảo Liên_kết ngoài California 1850 Quận của California Thành_phố ở Khu_vực vịnh San_Francisco Quận-thành phố thống_nhất Hoa_Kỳ Quận của Khu_vực vịnh San_Francisco Quận_lỵ California_Điểm mậu_dịch của Công_ty Vịnh_Hudson Thành_phố của California Thành_phố ven biển California Khu dân_cư thành_lập năm 1776 Thành_phố cảng California Khu định_cư truyền_giáo Tây_Ban_Nha ở Bắc_Mỹ
San_Diego là một thành_phố duyên_hải miền nam tiểu_bang California , góc tây_nam Hoa_Kỳ lục_địa , phía bắc biên_giới México . Thành_phố này là quận_lỵ của Quận_San_Diego và là trung_tâm kinh_tế vùng đô_thị San_Diego —_Carlsbad —_San_Marcos . Tính đến năm 2010 Thành_phố San_Diego có 1,301,617 người . San_Diego là thành_phố lớn thứ nhì trong tiểu_bang California ( sau thành_phố Los_Angeles ) , và lớn thứ tám tại Hoa_Kỳ . Lịch_sử San_Diego được thành_lập vào năm 1602 trong thuộc_địa Tân_Tây_Ban_Nha đặt tên theo Thánh_Điđacô ( " San_Diego " trong tiếng Tây_Ban_Nha ) . Trước khi người châu_Âu đến lập_nghiệp thì người thổ_dân Kumeyaay và tổ_tiên của họ đã cư_ngụ trong vùng cách đây hơn 10,000 năm . Năm 1822 , San_Diego trở_thành một phần của nước México mới giành độc_lập . Sau Chiến_tranh Mỹ-Mexico , thành_phố đã được sáp_nhập vào Hoa_Kỳ . Dùng đường_bộ , San_Diego cách Los_Angeles 2 ½ giờ xe chạy về phía nam và nửa giờ xe về phía bắc từ Tijuana , Mexico . Khí_hậu San_Diego là một thành_phố nằm ngay bên bờ Thái_Bình_Dương , sát biên_giới Mexico , San_Diego có khí_hậu ấm_áp quanh_năm và được gọi_là thành_phố tốt nhất nước Mỹ . Chú_thích Liên_kết ngoài City_of_San_Diego Official Website_City of_San_Diego Redevelopment_Agency Website_Centre City_Development_Corporation Website_Southeastern Economic_Development_Corporation Website_SANDAG , San_Diego's Regional_Planning Agency_Demographic Fact Sheet_from Census_Bureau History_of_San Diego_from San_Diego Historical_Society San_Diego Unified_School District_San Diego_Public Library_San Diego_Convention and_Visitors Bureau_San Diego_Wiki Thành_phố của California Quận_San_Diego , California Thành_phố ven biển Quận_lỵ California
Người Mỹ gốc Việt ( tiếng Anh : Vietnamese_Americans ) là những người định_cư tại Hoa_Kỳ có nguồn_gốc người Việt . Với tổng dân_số được ước_tính hiện_nay hơn 2,2 triệu người , họ chiếm khoảng một_nửa dân_số người Việt hải_ngoại trên thế_giới . Theo số_liệu của Migration Policy_Institute , Viện Nghiên_cứu về Chính_sách Di_dân , thì trong số đó có khoảng 116 nghìn người cư_trú bất_hợp_pháp . Họ cũng là cộng_đồng dân_tộc gốc Á lớn thứ tư tại Hoa_Kỳ , sau người Mỹ gốc Hoa , người Mỹ gốc Ấn , và người Mỹ gốc Philippines . Phần_lớn người Việt di_cư đến Hoa_Kỳ kể từ sau sự_kiện 30 tháng 4 năm 1975 , với những người nhập_cư đầu_tiên là những người tị_nạn từ Việt_Nam Cộng_hòa được chính_phủ Hoa_Kỳ di_tản . Tiếp_theo là những thuyền_nhân vượt_biên ra nước_ngoài bằng đường_biển . Kể từ thập_niên 1990 , những người Việt định_cư vào Hoa_Kỳ chủ_yếu là để đoàn_tụ gia_đình . Người Mỹ gốc Việt bắt_đầu hòa nhập vào xã_hội Hoa_Kỳ và trở_thành một cộng_đồng dân_tộc_thiểu_số đáng_kể tại quốc_gia này . Lịch_sử Đợt thứ nhất Lịch_sử của người Mỹ gốc Việt chỉ mới diễn ra gần đây trong khoảng mấy_mươi năm gần đây . Trước 1975 , những người Việt tại Mỹ là vợ hoặc con của những người lính Mỹ tham_chiến tại Việt_Nam hoặc là học_sinh , thương_gia đến định_cư ở Mỹ , ước_tính khoảng từ 15.000 đến 18.000 người . Sau khi chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa sụp_đổ sau sự_kiện 30 tháng 4 năm 1975 , kết_thúc Chiến_tranh Việt_Nam , làn_sóng tị_nạn đầu_tiên bắt_đầu . Vì lo_sợ bị chính_quyền mới trả_thù , làn_sóng người đầu_tiên rời Việt_Nam vào mùa xuân năm 1975 gồm khoảng 125.000 , đa_số là gia_đình quân_nhân của Việt_Nam Cộng_hòa , dân thị_thành , thành_phần có học_thức hoặc có công_tác với quân_đội Hoa_Kỳ . Họ được chính_phủ Hoa_Kỳ vận_chuyển bằng máy_bay đến những căn_cứ tại Philippines và Guam , và sau đó được di_chuyển đến những trung_tâm tị_nạn khắp nước Mỹ . Những người tị nạn này , lúc đầu không nhận được sự hoan_nghênh của dân_chúng Hoa_Kỳ ; một cuộc thăm_dò ý_kiến vào năm 1975 cho thấy chỉ có 36 % người_dân Hoa_Kỳ chấp_nhận việc nhập_cư của người Việt qua nước họ . Tuy_vậy , Tổng_thống Gerald_Ford và những viên_chức khác ủng_hộ họ một_cách mạnh_mẽ bằng việc thông_qua Đạo_luật Di_trú và Người Tị_nạn Đông_Dương ( Indochina_Migration and_Refugee Act ) trong năm 1975 , cho_phép họ nhập_cư đến Hoa_Kỳ bằng một vị_thế đặc_biệt . Những người Việt tị nạn được bố_trí định_cư rải_rác khắp nước để giảm_thiểu tác_động của họ đối_với những cộng_đồng địa_phương và hạn_chế sự hình_thành những khu_vực tập_trung dân_tộc_thiểu_số . Tuy_thế , trong vài_ba năm thì hầu_hết người Việt tị_nạn đã tái định_cư tại California và Texas , khiến hai tiểu_bang này có dân_số người Mỹ gốc Việt cao hơn cả . Ở trại Chaffee nơi tạm_cư của người tỵ nạn năm 1975 có tấm bia ghi sự_kiện này : Đợt thứ hai Năm 1976 bắt_đầu làn_sóng người Việt di_cư thứ hai cho đến giữa thập_niên 1980 . Ngay sau khi thống_nhất Việt_Nam , chính_quyền mới tập_trung nhiều thành_phần liên_quan đến chính_quyền Việt_Nam Cộng_hòa và đưa họ đi học_tập cải_tạo . Những người trong trại được dạy chủ_nghĩa_Marx-Lenin trong từ vài_ba tháng tới vài_ba năm , phải lao_động sản_xuất để tự_cấp tự_túc lương_thực thực_phẩm . Nguyên_nhân khác là chính_sách kinh_tế lúc đó giới_hạn tối_đa các quyền tự_do kinh_doanh của người_dân , nền kinh_tế bao_cấp trở_nên trì_trệ gây ra tình_trạng khốn_khó cho dân_chúng trong đời_sống . Nguyên_nhân quan_trọng khác là Chiến_tranh biên_giới Tây_Nam giữa Việt_Nam và Khmer_Đỏ , các tỉnh phía Nam_giáp biên_giới với Campuchia thường_xuyên bị quân Khmer_Đỏ bắn phá , tập_kích khiến nhiều thường_dân thiệt_mạng , những người_dân khác trở_nên lo_sợ chiến_tranh sẽ lan tới nên tìm cách di_tản hàng_loạt . Ngoài_ra , chính_phủ Trung_Quốc tuyên_truyền cho người Việt là hãy rời khỏi Việt_Nam càng sớm càng tốt vì quan_hệ Việt_Nam - Trung_Quốc khi đó rất căng_thẳng và đã có chiến_tranh vào năm 1979 . Hàng trăm_ngàn người chấp_nhận vượt_biên trong những chiếc ghe nhỏ chật_chội , cực_kỳ nguy_hiểm trước những cơn sóng_gió bất_thần của biển Đông . Nếu thoát được hải_tặc Thái_Lan , Campuchia , hay những cơn sóng lật úp thuyền , họ thường được đến những trại tị_nạn ở Thái_Lan , Singapore , Indonesia , Hồng_Kông hoặc Philippines , hầu_đợi đi định_cư ở nước thứ ba . Quốc_hội Hoa_Kỳ thông_qua Đạo_luật Người Tị_nạn năm 1980 ( Refugee Act_of 1980 ) , giảm bớt những giới_hạn việc nhập_cư , trong khi nhà_nước Cộng_hòa Xã_hội_Chủ_nghĩa_Việt_Nam chấp_nhận Chương_trình Ra đi Có trật_tự ( Orderly Departure_Program hay ODP ) do Hoa_Kỳ đề_xuất , dưới sự điều_khiển của Cao_ủy Tị_nạn Liên_Hợp_Quốc ( United_Nations High Commissioner for Refugees ) do áp_lực của quốc_tế và nhu_cầu đoàn_tụ của nhiều người_dân có thân_nhân đã sinh_sống tại hải_ngoại . Chương_trình này cho_phép một_số người_dân rời khỏi Việt_Nam một_cách hợp_pháp để đoàn_tụ gia_đình và những đạo_luật của Hoa_Kỳ được thông_qua cho_phép con_cái của những quân_nhân Hoa_Kỳ và những cựu tù_nhân chính_trị và gia_đình họ cũng như gia_đình những người có con lai_Mỹ được định_cư ở Hoa_Kỳ . Giữa những năm 1981 và 2000 , Hoa_Kỳ tiếp_nhận 531.310 người tị_nạn từ Việt_Nam . Nhân_khẩu Theo Điều_tra dân_số Hoa_Kỳ 2000 , có 1.122.528 người tự nhận là thuần gốc Việt và 1.223.736 khi tính thêm các người Việt lai với các chủng_tộc khác . Trong số đó , 447.032 người ( 39,8 % ) sống ở California và 134.961 ( 12,0 % ) sống ở Texas . Nơi người gốc Việt sống đông nhất bên ngoài nước Việt_Nam là Quận_Cam , California , có 135.548 người Việt . Những công_ty người Việt có ở khắp_nơi tại Westminster và Garden_Grove , còn được gọi_là khu Sài_Gòn Nhỏ ( Little_Saigon ) : tại Westminster họ chiếm 30,7 % dân_số và tại Garden_Grove họ chiếm 21,4 % dân_số . Người Mỹ gốc Việt là một trong những nhóm người nhập_cư mới nhất tại Hoa_Kỳ , cho_nên họ là nhóm có tỷ_lệ người lai_chủng_tộc khác thấp nhất trong các nhóm người Mỹ gốc Á_chính . Theo điều_tra năm 2000 , có đến 1.009.627 người 5 tuổi trở lên tự khai rằng họ nói tiếng Việt ở nhà , làm cho tiếng Việt đứng thứ 7 trong những ngôn_ngữ phổ_thông tại Hoa_Kỳ . Là người tị_nạn , người Mỹ gốc Việt có một tỷ_lệ nhập_tịch khá cao , cao nhất trong các nhóm người gốc Á_châu . Trong năm 2007 , 72,6 % của những người sinh ngoài Hoa_Kỳ là công_dân , cộng thêm 37,5 % số người sinh tại Hoa_Kỳ dẫn đến tổng_cộng 82,8 % người Mỹ gốc Việt là công_dân Mỹ . Theo cuộc khảo_sát năm 2007 , người Mỹ gốc Việt có tỉ_lệ 50,5 % nữ và 49,5 % nam , và tuổi trung_bình là 34,5 , so với 36,7 cho toàn_bộ dân_số Hoa_Kỳ . Tỉ_lệ tuổi_tác cho người Mỹ gốc Việt là : Mỗi gia_đình có trung_bình 3,8 người , so với 3,2 người cho người Mỹ nói_chung . Số tiền thu_nhập cho mỗi đầu người Mỹ gốc Việt hàng năm là 20.074 đô_la , thấp hơn con_số 26.688 đô_la cho mỗi người Mỹ . Tính về trình_độ học_vấn , người Mỹ gốc Việt có tỉ_lệ người chưa tốt_nghiệp trung_học ( 26,7 % ) cao hơn người Mỹ nói_chung ( 15,5 % ) trong số những người trên 25 tuổi - bởi_vì một lượng lớn người Việt khi đến Mỹ đã đến tuổi lao_động và cộng thêm tiếng Anh thì không rành . Nhưng số người Mỹ gốc Việt có bằng cử_nhân ( 19,1 % ) thì cao hơn người Mỹ nói_chung ( 17,4 % ) - những người Việt này phần_lớn là F2 , sinh ra tại Mỹ , hoặc đến Mỹ khi còn nhỏ_tuổi . Tính tới năm 2012 , số người Việt nhập_cư chiếm 3 % tổng_số dân_sinh ra ở ngoại_quốc , mà là 40,8 triệu người . Số người Việt di_cư vào năm 1980 là khoảng 231.000 tăng tới gần 1,3 triệu vào năm 2012 , trở_thành số dân_cư_sinh ở ngoại_quốc đông hạng 6 ở Hoa_Kỳ , hạng 4 so với dân từ Á_Châu , sau Ấn_Độ , Philippines và Trung_Quốc . Khoảng chừng 160 ngàn người Việt sống bất_hợp_pháp ở Hoa_Kỳ , đứng hạng thứ 10 , chiếm 1 % trong khoảng 11,4 triệu người ở lậu tại đây . Chính_trị Theo một cuộc nghiên_cứu năm 2008 của Học_viện Manhattan , người Mỹ gốc Việt là một trong những nhóm người nhập_cư có chỉ_số hội_nhập cao nhất tại Hoa_Kỳ . Trong khi chỉ_số hội_nhập về văn_hóa và kinh_tế không có gì đặc_biệt khi so với các nhóm khác ( có_thể vì sự khác_biệt ngôn_ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt ) , chỉ_số hội_nhập về quyền_công_dân là cao nhất trong các nhóm người nhập_cư đáng_kể . Người Mỹ gốc Việt là những người tị_nạn chính_trị , xem việc về lại Việt_Nam là việc bất_khả_thi , nên tham_gia các hoạt_động chính_trị tại Hoa_Kỳ với tỷ_lệ rất cao . Người Mỹ gốc Việt có tỉ_lệ nhập_tịch cao nhất trong tất_cả các nhóm người nhập_cư : trong năm 2015 , 86 % số người Việt ở Mỹ có đủ điều_kiện nhập_tịch đã là công_dân Mỹ . Lập_trường chống Cộng_Nhiều người Mỹ gốc Việt có quan_điểm chống cộng rất mạnh , nhất_là những người từng tham_gia quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa . Trong một cuộc thăm_dò ý_kiến cho tờ báo Orange_County Register năm 2000 , 71 % người trả_lời là việc đấu_tranh chống cộng là việc " ưu_tiên hàng_đầu " hay " rất quan_trọng " và 77 % coi_trọng việc thúc_đẩy chính_phủ Việt_Nam cải_thiện chính_sách nhân_quyền . Người Mỹ gốc Việt thường_xuyên biểu_tình chống chính_phủ Việt_Nam , lên_án tình_trạng nhân_quyền tại Việt_Nam , và biểu_tình chống_đối những cá_nhân hay đoàn_thể mà họ cho rằng ủng_hộ chính_quyền Việt_Nam Một thí_dụ cụ_thể là vào năm 1999 , một cuộc biểu_tình rầm_rộ nhằm chống một người làm nghề cho thuê băng_video tại Westminster tên là Trần_Trường khi ông này treo cờ_đỏ sao_vàng của Cộng_hòa Xã_hội_Chủ_nghĩa_Việt_Nam và một bức_hình của Hồ_Chí_Minh . Số người biểu_tình lên đến 15.000 người trong một đêm , và cuộc phản_đối này kéo_dài 55 ngày_đêm liên_tục , gây nên tranh_cãi về vấn_đề tự_do ngôn_luận tại Hoa_Kỳ . Trước_kia những đảng_viên Dân_chủ ít được người Mỹ gốc Việt ủng_hộ vì họ được xem là khuynh_tả hơn , nhưng gần đây họ được nhìn bằng ánh mắt thiện_chí hơn bởi thế_hệ thứ hai , giới trẻ hay những người có thu_nhập kém hơn . Tuy_nhiên , Đảng Cộng_hòa vẫn giành số người ủng_hộ áp_đảo : tại Quận Cam_số người Mỹ gốc Việt ghi_danh theo Đảng Cộng_hòa cao gấp đôi số người ghi_danh theo Đảng Dân_chủ , với tỉ_lệ là 55 % và 22 % , và một cuộc thăm_dò ý_kiến toàn_quốc cho thấy trong năm 2008 tỷ_lệ người Mỹ gốc Việt theo đảng Cộng_hòa là 29 % so với 22 % cho đảng_Dân_chủ . Trong cuộc bầu_cử tổng_thống Hoa_Kỳ năm 2004 , 72 % cử_tri người Mỹ gốc Việt bỏ_phiếu cho ứng_cử_viên Cộng_hòa đương_nhiệm George W._Bush trong khi chỉ 28 % bỏ_phiếu cho ứng_cử_viên Dân_chủ John_Kerry . Trong một cuộc thăm_dò ý_kiến cho cuộc bầu_cử tổng_thống năm 2008 , 2/3 trong số các cử_tri Mỹ gốc Việt đã chọn ứng_cử_viên có ý_định bầu cho ứng_cử_viên Cộng_hòa John_McCain . Gần đây , nhiều nhóm người Mỹ gốc Việt đã vận_động trong Chiến_dịch Cờ_Vàng thành_công ở một_số thành_phố và tiểu_bang với mục_đích dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt_Nam Cộng_hòa làm biểu_tượng đại_diện cho cộng_đồng người Việt tại địa_phương . Tháng 8 năm 2006 , chính_phủ tiểu_bang California và Ohio đã thông_qua đạo_luật coi lá cờ này là biểu_tượng cho người gốc Việt ở địa_phương . Chính_phủ Việt_Nam phản_đối việc này và đây là một trong những điểm gây ra bất_đồng trong quan_hệ Việt-Mỹ . Đầu năm 2012 , hơn 150.000 người Mỹ gốc Việt đã tham_gia một chiến_dịch ký thỉnh_nguyện thư khiến Bộ Ngoại_giao Mỹ chú_ý . Kết_quả của cuộc vận_động nhân_quyền lớn nhất từ trước đến nay của cộng_đồng người Mỹ gốc Việt là chính_phủ Hoa_Kỳ_phái Thứ_trưởng Ngoại_giao là Michael_Posner mở cuộc tiếp_đón 165 người vào ngày 5 tháng 3 và cam_kết sẽ tiếp_tục đưa vấn_đề nhân_quyền trong vòng đối_thoại với chính_phủ Việt_Nam . Công_văn hồi_âm ghi_nhận rằng : Trong khi chúng_tôi tiếp_tục các cuộc đối_thoại với phía Việt_Nam , chúng_tôi đặc_biệt ý_thức rất rõ lập_trường của cộng_đồng người Việt tại Mỹ . Posner còn nhấn_mạnh chính_phủ Hoa_Kỳ muốn tiếp_tục trao_đổi ý_kiến với cộng_đồng người Mỹ gốc Việt . Một_số nhà hoạt_động như ông Ngô_Thanh_Nhàn đã kêu_gọi những người Mỹ gốc Việt khởi_kiện những nhà_sản_xuất chất_độc da_cam để đòi bồi_thường , nhưng đã bị các tổ_chức người Mỹ gốc Việt từ_chối . Nhiều cựu_binh quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa và con_cháu họ đang bị mắc những chứng_bệnh mà các cựu_binh Hoa_Kỳ từng bị nhiễm chất_độc_màu_da_cam mắc phải , nhưng không có vụ kiện nào được thực_hiện . Những người Mỹ gốc Việt này vẫn rất trung_thành với nước Mỹ , họ cho rằng sự nguy_hại của chất_độc_màu_da_cam chỉ là một sự lừa_bịp của Đảng_cộng_sản_Việt_Nam , và việc khởi_kiện chất_độc da_cam là sự tiếp_tay cho hành_động chống lại nước Mỹ . Theo một_số tổ_chức cộng_đồng như Ủy_ban cứu_Người vượt biển , việc chính_quyền Hà_Nội lên_án quân_đội Hoa_Kỳ rải chất_độc_màu_da_cam xuống Việt_Nam là nhằm đánh_lạc hướng những chỉ_trích về việc bắt_giữ tù_nhân chính_trị . Vận_động tham_chính Nhiều người Mỹ gốc Việt đã tham_gia vào các hoạt_động chính_trị tại địa_phương và được bầu hay bổ_nhiệm vào các chức_vụ như Đinh_Đồng_Phụng Việt , trợ_lý Bộ_trưởng Tư_pháp dưới chính_phủ của Tổng_thống George W._Bush ; Cao_Quang_Ánh , dân_biểu liên_bang ; Trần_Thái_Văn , dân_biểu tiểu_bang California ; Janet_Nguyễn , giám_sát_viên Quận_Cam ; Madison Nguyễn , thành_viên hội_đồng thành_phố San_Jose , v.v. Phần_lớn các vận_động chính_trị của cộng_đồng người Mỹ gốc Việt qua các cơ_quan công_quyền vẫn còn lấy chủ_nghĩa_chống Cộng làm trọng_tâm . Đáng_kể là chuỗi biểu_tình 52 ngày phản_đối việc một người gốc Việt ( ông Trần_Trường ) treo cờ_đỏ sao_vàng và hình của Hồ_Chí_Minh đầu năm 1999 lôi_kéo 15.000 người xuống_đường . Sau cuộc tổng_tuyển cử năm 2008 , thành_phố Westminster trở_thành thành_phố đầu_tiên có đa_số thành_viên trong hội_đồng thành_phố là người gốc Việt . Năm 2003 , Tượng_đài Chiến_sĩ Việt_Mỹ ( Vietnam War_Memorial ) đã được xây_dựng tại Westminster để tưởng_niệm các chiến_sĩ Việt_Nam Cộng_hòa và Hoa_Kỳ đã hy_sinh trong Chiến_tranh Việt_Nam . Tháng 5 năm 2004 , hội_đồng thành_phố Garden_Grove , tiểu_bang California nhất_thể bỏ_phiếu thành_lập khu_vực " cấm những người cộng_sản " ( No Communist_zone ) với chủ_ý ngăn không cho các phái_đoàn nhà_nước Cộng_hòa Xã_hội_Chủ_nghĩa_Việt_Nam công_du vào vùng Little_Saigon . Nếu muốn vào , luật thành_phố đòi_hỏi phái_đoàn phải báo trước 14 ngày để cảnh_sát lo an_ninh , nhưng đây cũng sẽ là thời_gian để cộng_đồng địa_phương tổ_chức biểu_tình chống phái_đoàn . Trong những tháng sau Bão_Katrina , cộng_đồng người Mỹ gốc Việt tại New_Orleans , một trong những nhóm người đầu_tiên trở_lại thành_phố , đã vận_động chống_đối_việc thiết_lập một bãi rác để chứa các mảnh vụn gần nơi cộng_đồng sinh_sống . Sau nhiều tháng giằng_co , bãi rác được đóng_cửa , và cộng_đồng người Việt xem đây là một chiến_thắng , trở_thành một thế_lực chính_trị tại đây . Năm 2008 , luật_sư Joseph_Cao_Quang_Ánh , một nhà hoạt_động trong cộng_đồng người Mỹ gốc Việt tại New_Orleans , thắng_cử ghế dân_biểu thứ hai của Louisiana trong Hạ_viện , trở_thành người Mỹ gốc Việt đầu_tiên được bầu vào Quốc_hội Hoa_Kỳ . Kinh_tế Theo điều_tra năm 2007 , 64,9 % người Mỹ gốc Việt lớn_tuổi hơn 16 có_thể tham_gia lực_lượng lao_động , với tỷ_lệ thất_nghiệp là 5,4 % , thấp hơn so với tỷ_lệ thất_nghiệp của người Mỹ nói_chung là 6,3 % . 59,3 % phụ_nữ đủ tuổi tham_gia lực_lượng lao_động , với tỷ_lệ thất_nghiệp là 4,9 % . 31,5 % người Mỹ gốc Việt làm nghề quản_trị , nghề chuyên_nghiệp , hay các công_việc liên_quan , thấp hơn tỷ_lệ 34,6 % cho người Mỹ nói_chung . 24,9 % theo ngành phục_vụ , cao hơn người Mỹ nói_chung là 16,7 % . 18,4 % làm_việc công_việc sản_xuất hay vận_tải , 18,4 % làm_việc văn_phòng hay buôn_bán , 6,1 % theo ngành xây_dựng , duy_trì , hay sửa_chữa , và 0,4 % theo nông_nghiệp , ngư_nghiệp , hay lâm_nghiệp . 82 % người Mỹ gốc Việt làm cho các hãng tư_nhân , 9,2 % làm_việc cho nhà_nước , và 8,5 % tự làm_việc cho mình . Năm 2019 , mỗi gia_đình người việt có thu_nhập điểm giữa là 69.800 USD , xấp_xỉ so với thu_nhập một gia_đình người Mỹ là 69.650_USD. Trong đó thu_nhập trung_bình của một gia_đình người mỹ gốc việt_sinh ra tại mỹ là 82.400 USD , và 66.000 USD cho người mỹ gốc việt_sinh ra tại nước_ngoài . Mỗi gia_đình người Mỹ gốc Việt có trung_bình 3,8 người , cao hơn số trung_bình cho người Mỹ nói_chung là 3,2 người . Bình_quân mỗi người có thu_nhập là 22.074 , thấp hơn so với người Mỹ nói_chung . 13,1 % người Mỹ gốc Việt được xem là có lợi_tức thấp . 67,3 % người Mỹ gốc Việt sống tại nhà do họ sở_hữu , trong khi 32,7 % sống trong nhà họ thuê . Tại một_số lĩnh_vực , người Việt chiếm_lĩnh thị_trường . Khoảng 80 % thợ móng ở California và 43 % toàn_quốc là người Mỹ gốc Việt . Tại vùng vịnh Mexico , người Mỹ gốc Việt chiếm từ 1/3 đến một_nửa các công_việc ngư_nghiệp . Vụ tràn dầu Deepwater_Horizon năm 2010 đã ảnh_hưởng tiêu_cực nghiêm_trọng đối_với các ngư_dân gốc Việt tại đây . Theo nghiên_cứu năm 2013 của Trường Đại_học Brown khi so_sánh sáu nhóm di_dân gốc Á_châu ( Hoa , Ấn , Phi , Nhật , Hàn và Việt ) thì người gốc Việt có thu_nhập thấp nhất . Ấn_Độ và Nhật_Bản là hai nhóm di_dân thành_đạt nhất tại Mỹ , trong khi người nhập_cư Việt_Nam có tỷ_lệ thất_nghiệp cao nhất so với năm nhóm kia và cũng là cộng_đồng có lợi_tức và học_vấn thấp hơn cả . Văn_hóa và tôn_giáo Những sinh_hoạt cộng_đồng nhằm góp_phần lưu_giữ gốc Việt và văn_hóa Việt được tổ_chức thường_xuyên ; như giải_Phượng Hoàng được tổ_chức hàng năm để tuyển_lựa tài_năng cổ_nhạc . Và những trung_tâm dạy Việt_ngữ được mở ra khắp_nơi . Tính đến năm 2008 , chỉ riêng ở miền Nam_California , có tới hơn 80 trung_tâm Việt_Ngữ , đang tiếp_nhận khoảng 17.000 học_sinh theo học . Cũng vì sự vận_động của cộng_đồng gốc Việt , ngày 12 Tháng Tám năm 2009 Hội_đồng thành_phố Westminster , California thông_qua nghị_quyết 4257 công_nhận ngày Thứ_Bảy cuối_cùng mỗi Tháng Tư sẽ là " Ngày Thuyền_nhân Việt_Nam " . Ở cấp tiểu_bang thì California thông_qua nghị_quyết ACR-40 công_bố Tháng Tư 2011 là tháng của người Mỹ gốc Việt với 6 điểm ghi_nhận : Hành_trình tị_nạn của người Việt từ năm 1975 Hội_nhập và đóng_góp giá_trị của cộng_đồng Nỗ_lực tranh_đấu vì lý_tưởng tự_do Coi lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu_tượng của cộng_đồng người Mỹ gốc Việt_Công_nhận tuần_lễ 24-30_Tháng Tư là " Tuần tưởng_niệm Tháng Tư_Đen " Công_nhận Tháng Tư , 2011 là tháng tuyên_dương cộng_đồng người Mỹ gốc Việt tại California . Sinh_hoạt các tôn_giáo cũng phong_phú và đa_dạng , nhiều chùa Phật_giáo và giáo_xứ Công_giáo được xây_dựng khắp_nơi . Từ năm 1978 , Đại_hội Thánh_Mẫu của người Công_giáo tổ_chức hàng năm vào mùa hè tại Carthage , Missouri_quy_tụ khoảng 60 hay 70 ngàn người hành_hương mỗi kỳ . Sinh_hoạt cộng_đồng Người Việt tại Mỹ thường sống quây_quần và có những sinh_hoạt cộng_đồng thường_xuyên . Nhiều đoàn_thể , hội_ái_hữu , hội_đồng_hương , .... và các tổ_chức Hướng_đạo Việt_Nam , Gia_đình Phật_tử , Thiếu_nhi Thánh_Thể được thành_lập khắp_nơi . Hàng năm , vào ngày Tết_Nguyên_Đán , đều có các cuộc diễn_hành tết của cộng_đổng người Việt tại khắp_nơi , lớn nhất là tại San_Jose do Hội Diễn_hành_Xuân ( Vietnamese Spring_Festival ) tổ_chức , với sự kết_hợp của nhiều hội_đoàn , tổ_chức . Tại Garden_Grove , trường Bolsa_Grande High_School hiện_nay là địa_điểm tổ_chức Hội Tết Việt_Nam hằng năm , với hàng trăm_ngàn người tham_dự , và do Tổng_hội Sinh_viên Việt_Nam Nam_Cali ( UVSA ) tổ_chức liên_tục từ năm 1982 đến nay . Từ năm 2003 , Đại_hội Điện_ảnh Việt_Nam Quốc_tế ( Vietnamese_International Film_Festival - ViFF ) là một đại_hội điện_ảnh diễn ra hai năm một lần tại Đại_học California tại Irvine và nhiều địa_điểm quanh vùng Little_Saigon của Quận_Cam . Công_dân Việt_Nam ở Mỹ_Du học_sinh Bản thông_cáo báo_chí của Đại_Sứ_Quán Hoa_Kỳ hôm 15 tháng 11 năm 2016 , lấy từ thống_kê của Open_Doors , hiện đang có 21,403_du_học_sinh Việt_Nam theo học ở Hoa_Kỳ , con_số này đưa Việt_Nam vươn lên vị_trí thứ 6 trong số các quốc_gia đứng đầu về du_học_sinh theo học tại Hoa_Kỳ , so với vị_trí thứ 9 của năm 2015 , gia_tăng đến 14.3 % so với năm 2015 . Xem thêm Little Saigon_Viện Bảo_tàng Người_Việt Chiến_dịch Cờ_Vàng Chú_thích Đọc thêm Liên_kết ngoài Vietnamese_American Heritage_Project , Vietnam_Center & Sam_Johnson Vietnam_Archive , Đại_học Công_nghệ Texas . Viet_Stories : Vietnamese American_Oral History_Project , Đại_học California tại Irvine . Other oral history projects about Vietnamese_Americans . Vietnamese in the Diaspora Digital_Archive . Trung_tâm Nghiên_cứu Việt – Mỹ tại Đại_học Oregon . Việt Mỹ_Người Mỹ gốc Đông_Nam_Á_Người tị_nạn tại Hoa_Kỳ Xã_hội người Mỹ gốc_Á Việt_kiều theo quốc_gia
Giấy_phép Tài_liệu Tự_do GNU ( GFDL hoặc GNU_FDL ) là giấy_phép bản_quyền bên trái cho tài_liệu tự_do , do Quỹ Phần_mềm Tự_do ( FSF ) thiết_kế cho Dự_án GNU. Nó tương_tự như Giấy_phép Công_cộng GNU , cung_cấp cho người đọc quyền sao_chép , tái phân_phối và chỉnh_sửa một tác_phẩm và đòi_hỏi tất_cả các bản_sao và tác_phẩm phái_sinh phải có_thể được sử_dụng với cùng giấy_phép . Những bản_sao có_thể được bán thương_mại , nhưng nếu được sản_xuất với số_lượng lớn ( hơn 100 ) , thì người nhận tác_phẩm phải được phép truy_xuất tài_liệu gốc hoặc mã nguồn . GFDL được thiết_kế dành cho những bản hướng_dẫn sử_dụng , sách_giáo_khoa , các tài_liệu tham_khảo và chỉ_dẫn khác và các tài_liệu hướng_dẫn thường đi kèm với phần_mềm GNU. Tuy_nhiên , nó có_thể dùng cho bất_kỳ tác_phẩm nào dựa trên văn_bản , bất_kể chủ_đề là gì . Ví_dụ , bách_khoa toàn_thư trực_tuyến tự_do Wikipedia sử_dụng GFDL cho tất_cả các nội_dung văn_bản của nó . Mốc thời_gian FDL được phát_hành dưới dạng bản sơ_thảo để lấy ý_kiến phản_hồi vào cuối năm 1999 . Sau nhiều lần cải_tiến , phiên_bản 1.1 được phát_hành vào tháng 3 năm 2000 , phiên_bản 1.2 vào tháng 11 năm 2002 , và phiên_bản 1.3 vào tháng 11 năm 2008 . Bản hiện_tại của giấy_phép là phiên_bản 1.3 . Bản sơ_thảo dùng để thảo_luận đầu_tiên của Giấy_phép Tài_liệu Tự_do GNU phiên_bản 2 được phát_hành vào ngày 26 tháng 9 năm 2006 , cùng với một bản sơ_thảo của Giấy_phép Tài_liệu Tự_do Đơn_giản hóa_GNU. Phiên_bản 1.3 của GNU_FDL bao_gồm một_số cải_tiến , chẳng_hạn như các điều_kiện mới được thêm vào trong quy_trình GPLv3 để tăng_cường tính toàn_cầu hóa , làm rõ nghĩa hơn để giúp mọi người áp_dụng giấy_phép vào âm_thanh và đoạn phim , và giảm nhẹ yêu_cầu trong việc sử_dụng một đoạn trích từ một tác_phẩm . Giấy_phép Tài_liệu Tự_do Đơn_giản hóa GNU mới được đề_xuất không đòi_hỏi phải duy_trì Văn_bản Bìa và các Phần Bất_biến . Điều này sẽ cung_cấp một tùy chọn giấy_phép đơn_giản cho tác_giả nào không muốn sử_dụng các tính_năng này trong GNU_FDL. Vào ngày 1 tháng 12 năm 2007 , Jimmy_Wales thông_báo rằng những cuộc thảo_luận và đàm_phán lâu_dài giữa Quỹ Phần_mềm Tự_do , Creative_Commons , Quỹ_Wikimedia và những tổ_chức khác đã đưa ra một đề_xuất được cả Quỹ Phần_mềm Tự_do lẫn Creative_Commons hỗ_trợ để điều_chỉnh Giấy_phép Tài_liệu Tự_do sao cho nó cho_phép Quỹ_Wikimedia có khả_năng chuyển các dự_án sang giấy_phép Creative_Commons Ghi_công - Chia_sẻ tương_tự ( CC-BY-SA ) tương_tự . Những thay_đổi này được hiện_thực trong Phiên_bản 1.3 của GFDL. Những điều_kiện Tài_liệu được cấp phép theo phiên_bản hiện_tại của giấy_phép có_thể được sử_dụng cho mục_đích bất_kỳ , miễn_là việc sử_dụng thỏa_mãn một_số điều_kiện cụ_thể . Tất_cả các tác_giả trước đó của tác_phẩm phải được ghi_công . Tất_cả các thay_đổi đối_với tác_phẩm đều phải được ghi lại . Tất_cả các tác_phẩm phái_sinh phải được cấp phép dưới cùng một giấy_phép . Toàn_văn giấy_phép , những phần bất_biến không được chỉnh_sửa do tác_giả định_nghĩa nếu có , và bất_kỳ lời phủ_nhận bảo_hành nào khác được thêm vào ( như lời phủ_nhận chung cảnh_giác người dùng rằng tài_liệu có_thể không chính_xác chẳng_hạn ) và thông_báo bản_quyền từ các phiên_bản trước phải được duy_trì . Các tiêu_chuẩn kỹ_thuật như DRM có_thể không được dùng để quản_lý hoặc ngăn_cản sự phân_phối hoặc sửa_đổi tài_liệu . Tiết_đoạn thứ cấp Giấy_phép phân_biệt rõ_ràng các loại " Tài_liệu " với các " Tiết_đoạn thứ cấp " , những phần có_thể không nằm trong Tài_liệu , mà dùng trong các phần tài_liệu ở phần trước hoặc phần phụ_lục . Các tiết_đoạn thứ cấp có_thể chứa những thông_tin liên_quan đến mối quan_hệ của tác_giả hoặc của nhà_xuất_bản với nội_dung của vấn_đề , nhưng không phải bất_kỳ nội_dung nào của vấn_đề . Trong khi Tài_liệu tự nó là có_thể sửa_đổi được về tổng_thể , và được bao_trùm một_cách thực_chất bởi một giấy_phép tương_đương với ( nhưng không tương_thích tương_hỗ với ) Giấy_phép Công_cộng GNU , thì một_số tiết_đoạn thứ cấp có các hạn_chế khác nhau , được tạo ra chủ_yếu để giải_quyết việc ghi công_thích_đáng cho các tác_giả trước đó . Đặc_biệt , các tác_giả của các phiên_bản trước cần phải được biết đến và các " tiết_đoạn bất_biến " nhất_định , được tác_giả ban_đầu chỉ rõ và giải_quyết mối quan_hệ của người đó với nội_dung của vấn_đề , có_thể không được thay_đổi . Nếu_như tài_liệu được sửa_đổi , tên gọi của nó cũng phải thay_đổi ( trừ khi các tác_giả trước đó cho_phép giữ lại tên gọi ) . Giấy_phép cũng có các điều_khoản để xử_lý các văn_bản của bìa trước và bìa sau của sách , cũng như cho " Lịch_sử " , các tiết_đoạn " Lời cảm_ơn " , " Lời đề_tặng " và " Lời ghi đằng sau " . Tái phân_phối thương_mại GFDL đòi_hỏi khả_năng " sao_chép và phân_phối Tài_liệu theo bất_kỳ phương_thức nào , có_thể mang tính thương_mại hoặc phi thương_mại " và do_đó không tương_thích với những tài_liệu không cho_phép tái sử_dụng thương_mại . Những tài_liệu hạn_chế việc tái sử_dụng thương_mại không tương_thích với giấy_phép và không_thể bỏ vào chung với tác_phẩm . Tuy_nhiên , việc đưa vào các tác_phẩm với hạn_chế như_vậy có_thể sử_dụng hợp_lý theo luật bản_quyền Hoa_Kỳ và tác_phẩm đó không cần phải được gán giấy_phép GFDL nếu tất_cả các khả_năng sử_dụng về sau đều tuân_thủ theo sử_dụng hợp_lý này . Một ví_dụ cho việc sử_dụng hợp_lý một_cách tự_do và mang tính thương_mại là tác_phẩm nhại . Tương_thích với CC-BY-SA Mặc_dù hai giấy_phép đều cùng tuân theo nguyên_tắc copyleft , GFDL không tương_thích với giấy_phép Ghi_công Chia_sẻ tương_tự của Creative_Commons . Tuy_nhiên phiên_bản 1.3 đã thêm một tiết_đoạn mới cho_phép một_số website cụ thể_hiện đang sử_dụng GFDL có_thể chuyển_tiếp sang giấy_phép CC-BY-SA . Những miễn_trừ này cho_phép một dự_án cộng_tác dựa trên GFDL với nhiều tác_giả có_thể chuyển sang giấy_phép CC-BY-SA_3.0 ( thường đòi_hỏi sự cho_phép của tất_cả các tác_giả ) , nếu tác_phẩm đó thỏa mãn các điều_kiện sau : Tác_phẩm phải là sản_phẩm của một " Trang_mạng Cộng_tác Nhiều tác_giả với Quy_mô lớn " ( Massive_Multiauthor Collaboration_Site - MMC ) , ví_dụ như wiki . Nếu trên trang xuất_hiện một nội_dung bên ngoài được xuất_bản đầu_tiên tại một MMC , tác_phẩm phải được cấp phép theo Phiên_bản 1.3 của GNU_FDL , hoặc một phiên_bản cũ hơn nhưng với tuyên_bố " hoặc bất_kỳ phiên_bản nào mới hơn " , hoặc các tùy chọn Văn_bản bìa hoặc Phần bất_biến phải không được sử_dụng . Nếu có chứa nội_dung không được xuất_bản đầu_tiên tại MC , nó chỉ có_thể được tái_cấp phép nếu nó được thêm vào một MMC trước ngày 1 tháng 11 năm 2008 . Tiết 11 của giấy_phép sẽ hết hạn sau ngày 1 tháng 8 năm 2009 . Lý_do của việc này là để ngăn_ngừa điều_khoản không bị sử_dụng như một thước_đo khả_năng tương_thích tổng_quát . Quỹ Phần_mềm Tự_do nói rằng tất_cả nội_dung được thêm vào Wikipedia trước ngày 1 tháng 11 năm 2008 là một ví_dụ thỏa_mãn những điều_kiện này . Chế_tài Wikipedia , nơi sử_dụng giấy_phép GFDL nổi_tiếng nhất , chưa bao_giờ kiện ra ai ra tòa để bắt_buộc họ phải tuân_thủ giấy_phép . Một tòa_án tại Hà_Lan đã kiện một tạp_chí thương_mại vi_phạm một giấy_phép tương_tự - CC-BY-NC-SA - khi in lại một bức ảnh đã được tải lên Flickr . Những chỉ_trích về GFDL Dự_án Debian và Nathanael_Nerode đã có lời phản_đối giấy_phép . Những lập_trình_viên Debian cuối_cùng đã biểu_quyết đồng_ý những sản_phẩm được cấp phép theo GFDL là thỏa_mãn với Hướng_dẫn Phần_mềm Tự_do Debian của họ miễn_là điều_khoản về phần bất_biến không được sử_dụng . Những người này đề_nghị sử_dụng những giấy_phép thay_thế như các giấy_phép Creative_Commons chia_sẻ tương_tự , Giấy_phép Tài_liệu BSD , hay thậm_chí là sử_dụng GNU_GPL. Họ xem GFDL là giấy_phép không tự_do . Lý_do là GFDL bắt_buộc các văn_bản " bất_biến " không được thay_đổi hoặc xóa đi , cùng_với sự cấm_đoán những hệ_thống quản_lý quyền_lợi kỹ_thuật_số ( DRM ) khi sử_dụng GFDL về mặt từ_ngữ còn áp_dụng cho cả " những bản_sao_chép cá_nhân được tạo ra nhưng không phân_phối " . Điều_khoản DRM GNU_FDL có chứa lời tuyên_bố sau : Người_ta chỉ_trích_ngôn từ này ở chỗ nó quá rộng , vì nó áp_dụng cho cả những bản_sao mang tính riêng_tư được tạo ra những không phân_phối . Điều này có nghĩa là người được cấp phép không được phép lưu_trữ những bản_sao tài_liệu " được tạo ra " theo một định_dạng tập tin hoặc sử_dụng một kỹ_thuật mã_hóa mang tính thương_mại nào . Vào năm 2003 , Richard_Stallman đã bàn về câu nói trên trong danh_sách gửi thư_debian-legal : Những phần bất_biến Một tác_phẩm GNU_FDL có bị gây trở_ngại một_cách nhanh_chóng vì tác_phẩm đó sẽ được trao cho một tiêu_đề mới , hoàn_toàn khác và kèm theo một danh_sách các tiêu_đề trước đó của nó . Điều này có_thể dẫn đến tình_huống trong đó có một loạt các trang ghi tiêu_đề , cùng những lời đề_tặng , trong mỗi_một bản_sao của cuốn sách nếu nó đã được thay_đổi nhiều lần . Những trang này không để bỏ đi cho đến khi nào tác_phẩm thuộc về phạm_vi công_cộng sau khi hết hạn bản_quyền . Richard_Stallman đã nói về những phần bất_biến trong danh_sách gửi thư_debian-legal như sau : Không tương_thích qua_lại với GPL_GNU FDL không tương_thích với GPL theo cả hai chiều : có nghĩa_là những tài_liệu GNU_FDL không_thể đặt vào mã_GPL và những mã_GPL cũng không_thể đặt vào một sổ_tay sử_dụng theo GNU_FDL. Vì lý_do này , những đoạn_mã ví_dụ thường được cấp phép kép để chúng có_thể xuất_hiện trong tài_liệu cũng như sử_dụng trong một chương_trình phần_mềm tự_do . Trong hội_nghị GPLv3 quốc_tế tổ_chức tại Barcelona vào ngày 22 và 23 tháng 6 năm 2006 , Eben_Moglen đã gợi_ý rằng sẽ có một phiên_bản mới của GPL phù_hợp cho cả tài_liệu : Gánh nặng khi in_ấn GNU_FDL đòi_hỏi những người được cấp phép , khi in một tài_liệu dưới giấy_phép này , cũng phải kèm theo " Giấy_phép này , những thông_báo bản_quyền , cùng thông_báo giấy_phép trong đó nói rằng Giấy_phép này áp_dụng cho Tài_liệu " ( this License , the copyright notices , and_the license notice saying this License applies to the_Document ) . Điều này có nghĩa_là nếu một người được cấp phép in một bản_sao bài viết mà văn_bản của nó do GNU_FDL điều_chỉnh , anh hoặc chị ta cũng phải kèm theo một lời thông_báo bản_quyền và một bản in thực_sự toàn_văn GNU_FDL , mà bản_thân giấy_phép này cũng đã là một tài_liệu khá lớn . Tệ hơn_nữa , những yêu_cầu như_vậy cũng áp_dụng cho việc sử_dụng đơn_lẻ chỉ một hình_ảnh ( ví_dụ , hình_ảnh trên Wikipedia ) . Những dạng thức trong suốt Định_nghĩa của dạng_thức " trong suốt " ( transparent ) khá phức_tạp , và có_thể khó áp_dụng . Ví_dụ , những bản_vẽ được yêu_cầu phải ở định_dạng cho_phép chúng được sửa_đổi dễ_dàng bằng " một chương_trình vẽ nào_đó dễ_dàng có được " . Định_nghĩa " dễ_dàng lấy được " ( từ gốc " widely available " ) có_thể khó diễn_dịch , và có_thể thay_đổi theo thời_gian , vì có những phần_mềm ví_dụ như chương_trình sửa_đổi hình_ảnh Inkscape_mã nguồn mở liên_tục phát_triển , nhưng vẫn chưa đạt đến phiên_bản 1.0 . Tiết_đoạn này , được viết lại giữa phiên_bản 1.1 và 1.2 của giấy_phép , đã sử_dụng không nhất_quán các thuật_ngữ " dễ_dàng có được " và " mang tính thương_mại " ( proprietary ) mà không định_nghĩa chúng . Theo một diễn dịch sát với giấy_phép , việc tham_chiếu đến " chương_trình soạn_thảo văn_bản chung " ( generic text editors ) có_thể được diễn_dịch là loại_trừ bất_kỳ_định dạng nào mà con_người không đọc được thậm_chí nếu nó được một bộ xử_lý văn_bản mã_nguồn mở sử_dụng ; còn theo một_cách diễn dịch_thoáng , định_dạng . doc của Microsoft_Word cũng có_thể được xem là trong_suốt , vì một nhóm con trong các tập_tin.doc có_thể được sửa_đổi hoàn_hảo bằng OpenOffice . org , và do_đó định_dạng này không phải là thứ " chỉ có_thể đọc hoặc sửa_đổi bằng những phần_mềm xử_lý văn_bản thương_mại " ( that can_be read_and edited only by proprietary word processors ) . Các giấy_phép nội_dung tự_do khác Một_số giấy_phép trong số này được phát_triển độc_lập với GNU_FDL , còn một_số khác được phát_triển để phản_ứng lại với những khiếm_khuyết trong GNU_FDL. Giấy_phép Tài_liệu FreeBSD_Các giấy_phép Creative_Commons Giấy_phép Khoa_học Thiết_kế Giấy_phép Nghệ_thuật Tự_do Giấy_phép Nội_dung Mở Giấy_phép Xuất_bản Mở Giấy_phép Trò_chơi Mở Giấy_phép Tài_liệu Chung_WTFPL Danh_sách các dự_án sử_dụng GFDL_Wikipedia PlanetMath_Citizendium - dự_án sử_dụng GFDL cho những bài viết xuất_phát từ Wikipedia . An_Anarchist FAQ_Marxists Internet Archive_SourceWatch OpenHistory_Last . fm - những bản miêu_tả nghệ_sĩ được cấp phép theo GFDL Free_On-line Dictionary of_Computing Xem thêm Giấy_phép BSD Bản_quyền Copyleft Giấy_phép phần_mềm tự_do GNU Nội_dung mở Chia_sẻ tương_tự Cấp phép phần_mềm Sử_dụng phi thương_mại giáo_dục Tham_khảo Liên_kết ngoài Bản_quyền GFDL chính_thức ( tiếng Anh ) Dự_án GNU_Bản dịch tiếng Việt của GPL và LGPL Dự_án GNU Giấy_phép nội_dung tự_do Copyleft Tổ_chức Phần_mềm Tự_do Tài_liệu phần_mềm
Lý_Thường_Kiệt ( chữ Hán : 李常傑 ; 1019 – 1105 ) là một nhà quân_sự , nhà chính_trị cũng như hoạn_quan rất nổi_tiếng vào thời nhà Lý_nước Đại_Việt . Ông làm quan qua 3 triều Lý_Thái_Tông , Lý_Thánh_Tông , Lý_Nhân_Tông và đạt được nhiều thành_tựu to_lớn , khiến ông trở_thành một trong hai danh_tướng vĩ_đại nhất nhà_Lý , bên cạnh Lê_Phụng_Hiểu . Trong lịch_sử Việt_Nam , ông nổi_bật với việc chinh_phạt Chiêm_Thành ( 1069 ) , đánh_phá 3 châu_Khâm , Ung , Liêm nước Tống ( 1075 – 1076 ) , rồi đánh_bại cuộc xâm_lược Đại_Việt của quân_Tống do Quách_Quỳ , Triệu_Tiết chỉ_huy . Đặc_biệt , trận_chiến ở ba châu_Khâm , Ung , Liêm đã khiến tên_tuổi của ông vang_dội ra khỏi Đại_Việt và được biết đến ở đất Tống . Năm 2013 , Bộ_Văn_hóa , Thể_thao và Du_lịch liệt ông vào một trong 14 vị anh_hùng dân_tộc tiêu_biểu nhất trong lịch_sử Việt_Nam . Con tàu_chiến USS_Chincoteague ( AVP-24 ) trong những năm 1972 - 1975 được mang tên là RVNS_Lý_Thường_Kiệt ( HQ-16 ) , để vinh_danh ông . Thân_thế Dòng_dõi Ông vốn là người phường Thái_Hòa ( 太和坊 ) của thành Thăng_Long , theo Hoàng_Xuân_Hãn thì Thái_Hòa cũng là tên một núi nhỏ ở phía Tây trong thành Thăng_Long , bây_giờ , ở phía nam đê Bách_Thảo , gần chỗ rẽ xuống trường_đua ngựa . Họ gốc của Lý_Thường_Kiệt vốn không phải họ Lý , vì ông được ban_quốc_tính mới được mang họ Lý . Họ gốc của ông , hiện có hai thuyết lớn gây tranh_cãi : Họ Ngô : thuyết này dựa theo " Phả_hệ họ Ngô_Việt_Nam " cùng " Thần phổ_Lý_Thường_Kiệt " do Nhữ_Bá_Sĩ_soạn vào thời nhà Nguyễn . Theo cứ_liệu này , nguyên_danh của ông là Ngô_Tuấn ( 吳俊 ) , biểu_tự Thường_Kiệt ( 常傑 ) , sau được ban_quốc_tính nên có tên là Lý_Thường_Kiệt . Ông là con của Sùng_Tiết_tướng quân Ngô_An_Ngữ , cháu của Sứ_quân Ngô_Xương_Xí và chắt của Thiên_Sách vương_Ngô_Xương_Ngập – con trai trưởng của Ngô_Quyền . Thuyết này được nhìn_nhận phổ_biến nhất , tuy_nhiên lại bị xem là " thuyết mới " , vì thời_gian của cứ_liệu đều còn non , một cuốn phả_hệ không rõ nguồn_gốc và một thần phổ_soạn vào tận thời Nguyễn . Họ Quách : thuyết này dựa theo bia " An_Hoạch Báo_Ân tự_bi ký " ( lập năm 1100 ) và bia " Cồ Việt_quốc_Thái úy Lý_công_thạch bi_minh_tính tự " ( lập năm 1159 ) , đây đều là hai bia gốc thời nhà_Lý và bản dịch hiện có trong cuốn " Văn_bia thời_Lý-Trần " của Lâm_Giang , Phạm_Văn_Thắm và Phạm_Thị_Hoa . Theo thông_tin của cả hai bia , thì Lý_Thường_Kiệt vốn họ Quách , tên Tuấn , biểu_tự Thường_Kiệt rất tương_tự với thông_tin của [_thuyết họ Ngô_] . Theo thông_tin của bia , quê ông là làng An_Xá , huyện Quảng_Đức ( Cơ_Xá , huyện Gia_Lâm ngày_nay ) , và có_lẽ sau_này mới cải_tịch thành phường Thái_Hòa như Toàn_thư ghi_nhận . Cha_ông làm Thái_úy đời Lý_Thái_Tông , có hai tên khác nhau , theo Đại_Việt sử_lược chép là Thái_úy Quách_Thịnh_Ích ( 郭盛謚 ) , còn An_Nam chí_lược thì chép là Thái_úy Quách_Thịnh_Dật ( 郭盛溢 ) , quê ở huyện Câu_Lậu , Tế_Giang ( nay thuộc huyện Mỹ_Văn , Hưng_Yên ) . Sau được Hoàng_đế ban quốc_tính , vì_vậy Quách_Tuấn mới có tên là Lý_Thường_Kiệt . Theo văn_bia của Thái_úy Đỗ_Anh_Vũ , thì cha của Anh Vũ_gọi Lý_Thường_Kiệt là cậu ruột . Sử_sách Trung_Quốc thường chép [_Thường Kiệt_] là Lý_Thường_Cát hoặc Lý_Thượng_Cát . Trong gia_đình , ông có một người em tên Lý_Thường_Hiến ( 李常憲 ) . Có_lẽ cũng như anh , " Thường_Hiến " là biểu_tự chứ không phải tên thực ; thông_lệ từ xưa thì biểu_tự có ý_nghĩa tương_đồng hoặc trái_nghĩa với tên thực và dùng để gọi bên ngoài như một hiểu hiện của sự lịch_sự , chỉ có trong nhà mới gọi tên thực . Gia_thế Theo nhận_xét của sách Đại_Việt sử_ký toàn thư , nhà của ông nối_đời làm_quan theo thức thế_tập , tức_là truyền_chức này vĩnh_viễn qua các đời , do_đó có_thể thấy gia_đình của ông là một nhà_quan lại có gốc_gác bền_vững . Từ nhỏ Lý_Thường_Kiệt đã tỏ ra là người có chí_hướng và nghị_lực , chăm học_tập , rèn_luyện cả văn_lẫn võ , từng nghiên_cứu về binh_pháp . Cũng do hai nguồn khác nhau , nên chức_vụ cha của Lý_Thường_Kiệt cũng khác nhau . Sách Việt_điện u linh_tập cùng với [ nguồn họ Ngô_] đều ghi_cha của Lý_Thường_Kiệt tên An_Ngữ , và là một " Sùng_ban Lang_tướng " . Sách_An_Nam chí_lược trong quan_chế đời Lý có hai tên Sùng_ban và Lang_tướng , nhưng chính_sách ấy chép hai tên này rời nhau . Có_lẽ " Sùng_ban Lang_tướng " là " Lang_tướng thuộc Sùng_ban " , vì ngay trong sách Chí_lược cũng có ghi một chức tên " Vũ_nội Lang_tướng " , nhưng không rõ hai chức_vụ này có địa_vị thế_nào trong triều_đình . Còn như [_nguồn họ Quách_] thì Lý_Thường_Kiệt là con của Quách_Thịnh_Ích , là một Thái_úy , do_đó vị_thế có khác_biệt . Bia Nhữ_Bá_Sĩ_chép về hành_trạng thời trẻ có phần huyền_thoại của Lý_Thường_Kiệt như sau : Học_giả Hoàng_Xuân_Hãn khi trích lại nội_dung từ bia Nhữ_Bá_Sĩ , cũng có nhận_xét : " Đoạn trên này , chép theo bia NBS ( chú : Nhữ_Bá_Sĩ ) , là một bia mới dựng_đời Tự_Đức . Chắc rằng Nhữ_Bá_Sĩ_chép theo thần_phổ . Thần_phổ phần_nhiều là lời chép_tục truyền hay lời bịa_đặt , ta không_thể hoàn_toàn tin những chi_tiết quá rõ_ràng chép trong thần_phổ . Nhưng sự giáo_dục Thường_Kiệt kể trên đây là hợp với những điều ta còn biết về đời nhà_Lý " . Sự_nghiệp Dưới triều Thái_Tông và Thánh_Tông Năm 1041 , Thường_Kiệt còn ít tuổi , vì vẻ mặt tươi_đẹp được sung làm Hoàng_môn Chi_hậu ( 黄门祗候 ) , một chức_hoạn quan theo hầu_Lý Thái_Tông . Trong 12 năm làm nội_thị trong triều , danh_tiếng của Thường_Kiệt ngày_càng nổi . Năm 1053 , ông được thăng dần đến chức Nội_thị sảnh Đô_tri ( 内侍省都知 ) , khi năm 35 tuổi . Năm 1054 , Thái_tử Lý_Nhật Tôn_kế_vị , sử gọi là Lý_Thánh_Tông . Dưới triều Thánh_Tông , Thường_Kiệt lên chức_Bổng hành_quân Hiệu_úy , một chức_quan võ cao_cấp . Ông thường_ngày ở cạnh vua , thường can_gián . Vì có công_lao , ông được thăng làm Kiểm_hiệu Thái bảo . Năm 1061 , người Man ở biên_giới Tây_Nam quấy_rối . Sách Việt_điện u_linh , chuyện về Lý_Thường_Kiệt có chép như sau : " Gặp lúc trong nước , ở cõi Tây_Nam , dân nổi lên chống các thuộc lại , dân Man_Lào lại hay tới quấy_rối . Vua thấy ông siêng_năng , cẩn_thận , khoan_hồng bèn sai ông làm Kinh_phỏng sứ vào thanh_tra vùng Thanh_Hóa , Nghệ_An , vào trao quyền tiện_nghi hành_sự . Ông phủ_dụ dân khôn_khéo , nên tất_cả năm châu , sáu huyện , ba nguồn , hai mươi bốn_động đều quy_phục và được yên_ổn " . Về việc loạn này , trong sách Đại_Việt sử_ký toàn thư không thấy chép . Duy chỉ sách Việt sử_lược có biên_rằng : " Năm 1061 , Ngũ Huyện_Giang ở Ái_Châu nổi_loạn " . Ngũ Huyện_Giang là tên một vùng thuộc phủ Thanh_Hóa . Đời Tiền_Lê và đời Lý_thường dùng tên sông mà gọi đất có sông ấy , ví_dụ Bắc_Giang_Lộ , Đà_Giang_Lộ . Theo hai bia đời Lý , là bia chùa Hương_Nghiêm và mộ_chí Lưu_Khánh_Đàm , Ngũ Huyện_Giang chắc ở Thanh_Hóa , là sông Mã ngày_nay . Bấy_giờ Thường_Kiệt đã 43 tuổi , và đây là lần đầu_tiên ông có một quân_công đáng_kể . Tháng 2 năm 1069 , ông theo vua Thánh_Tông đi đánh Chiêm_Thành . Thường_Kiệt làm tiên_phong đi đầu , truy bắt được vua Chiêm là Chế_Củ . Cuối_cùng , Chế_Củ phải chịu hàng , dâng 3 châu để được tha về nước . Vì có công trong cuộc_chiến với Chế_Củ , Thường_Kiệt được ban_quốc_tính và từ đó ông chính_thức được gọi_là Lý_Thường_Kiệt . Bên_cạnh vinh_dự này , ông còn được hưởng tước và chức đáng_kể , được thụ_phong làm Phụ_quốc Thái_phó ( 輔國太傅 ) , kiêm các hàm như Dao_thụ chư trấn Tiết_độ ( 遙授諸鎮節度 ) , Đồng_trung_thư môn hạ ( 同中書門下 ) , Thượng_trụ_quốc ( 上柱國 ) , Thiên_tử_nghĩa đệ ( 天子義弟 ) cùng Phụ_quốc thượng_tướng quân ( 輔國上将軍 ) . Với danh_xưng " Thiên_tử_nghĩa đệ " , Lý_Thường_Kiệt đã bán chính_thức dự vào hàng quốc_thích , và ông còn nhận được tước Khai_quốc_công ( 開國公 ) . Phụ_chính Lý_Nhân_Tông Năm 1072 Lý_Thánh_Tông qua_đời , Thái_tử Càn_Đức mới 7 tuổi lên_ngôi , sử gọi là Lý_Nhân_Tông . Thái_sư đầu triều là Lý_Đạo_Thành_tôn Hoàng_hậu_Dương_thị làm Hoàng_thái_hậu , buông_rèm cùng nghe chính_sự . Mẹ đẻ của Nhân_Tông là Thái_phi Ỷ_Lan không được dự vào việc triều_đình , bèn dựa vào Lý_Thường_Kiệt để nắm lấy quyền nhiếp_chính . Lý_Thường_Kiệt khi đó làm Đô_úy , chức_vụ ở dưới Lý_Đạo_Thành . Tháng 6 năm 1072 , tức_là 4 tháng sau khi Nhân_Tông lên_ngôi , Nhân_Tông ra chỉ phế_truất Thượng_Dương Thái_hậu , giam Thái_hậu cùng 72 Thị_nữ trong lãnh_cung và bắt chôn theo Thánh_Tông . Có_thể thấy , ngoài tác_động của Ỷ_Lan ở bên trong với Nhân_Tông còn có vai_trò của võ_tướng Lý_Thường_Kiệt . Sau đó , Lý_Đạo_Thành bị giáng_chức làm " Tả Gián_nghị đại_phu " và bị biếm truất ra trấn_thủ Nghệ_An . Hoàng_thái_phi Ỷ_Lan , sau cái chết của Dương_Thái_hậu thì chính_thức được tôn làm Hoàng_thái_hậu . Theo ý_kiến của Hoàng_Xuân_Hãn , việc xử chết_Dương Thái_hậu và giáng_chức Đạo_Thành , một_mình Ỷ_Lan không_thể thực_hiện mà có vai_trò của Lý_Thường_Kiệt , người nắm quân_đội trong tay , trong khi Lý_Đạo_Thành vốn là quan_văn và tuổi_tác đã cao . Từ đó Lý_Thường_Kiệt_giữ vai_trò phụ_chính trong triều_đình Đại_Việt . Chiến_tranh với Tống_Tiên phát_chế nhân_Năm 1075 , Vương_An_Thạch cầm_quyền chính nhà_Tống , tâu với vua Tống_là Đại_Việt bị Chiêm_Thành đánh_phá , quân còn sót lại không đầy vạn người , có_thể dùng kế chiếm lấy được . Vua Tống_sai Thẩm_Khởi , và Lưu_Di làm tri_Quế Châu_ngầm dấy_binh người Man_động , đóng thuyền_bè , tập thủy_chiến , cấm các châu_huyện không được mua_bán với Đại_Việt . Thái_hậu Ỷ_Lan biết tin , sai ông và Tôn_Đản đem hơn 100.000 quân đi đánh . Quân_bộ gồm 60.000 người do các tướng Tôn_Đản , Thân_Cảnh_Phúc , Lưu_Kỷ , Hoàng_Kim_Mãn , Vi_Thủ_An chỉ_huy , tổng_chỉ_huy là Tôn_Đản . Bộ_binh tập_trung ngay ở các châu_Quảng_Nguyên , Môn ( Đông_Khê ) , Quang_Lang , Tô_Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh_Bình , Thái_Bình , Hoành_Sơn , châu_Tây_Bình , Lộc_Châu . Một cánh quân khác đóng gần biên_giới Khâm_châu cũng kéo tới đánh các trại Như_Hồng , Như_Tích và Đề_Trạo , " quân ta tới đâu như vào nhà trống không người " . Lý_Thường_Kiệt chỉ_huy 40.000 quân_thủy cùng voi_chiến đi đường_biển từ châu_Vĩnh_An ( Quảng_Ninh ) đổ_bộ lên đánh các châu_Khâm , Liêm ; Tông_Đản vây châu_Ung . Ngày 30 tháng 12 năm 1075 , quân_Đại_Việt tiến_chiếm thành Khâm_Châu , bắt toàn_bộ quan_quân nhà Tống_mà không phải giao_chiến một trận nào . Ba ngày sau , 2 tháng 1 năm 1076 , Liêm_Châu cũng thất_thủ . Khi được tin hai châu_Khâm , Liêm đã mất , nhà_Tống rất hoang_mang , lo_ngại , các tướng ở địa_phương bối_rối ._Ty Kinh_lược Quảng_Nam tây_lộ vội_vã xin viện_binh : 20.000 quân , 3.000 con ngựa , xin thêm khí_giới , đồ_dùng và một tháng lương , và xin được điều_động các dân khê_động , tất_cả lấy dọc đường từ Kinh_châu đến Quảng_Tây . Để điều_khiển quân được mau_chóng , ty ấy cũng xin dời đến thành_Tượng , gần phía bắc Ung_Châu . Trong lúc bối_rối , triều_đình Tống_đối_phó rất lúng_túng . Vua Tống cách_chức Lưu_Di và sai Thạch_Giám_thay coi Quế_Châu và làm Kinh_lược sứ Quảng_Tây . Trên các mặt_trận , quân Đại_Việt hoàn_toàn làm_chủ . Lý_Thường_Kiệt cho đạo_quân ở Khâm và Liêm_Châu_tiến lên phía Bắc . Đạo đổ_bộ ở Khâm_Châu kéo thẳng lên Ung_Châu . Đường_thẳng dài chừng 120 cây_số , nhưng phải qua dãy núi Thập_Vạn . Còn đạo đổ_bộ ở Liêm_Châu_tiến sang phía đông bắc , chiếm lấy Bạch_Châu , dường_như để chặn_quân tiếp_viện của Tống từ phía đông tới . Hẹn ngày 18 tháng 1 năm 1076 , hai đạo_quân sẽ cùng hội_lại vây chặt lấy Ung_Châu . Ung_Châu là một thành lũy kiên_cố , do tướng Tô_Giám_cùng với 2.800_quân cương_quyết cố_thủ . Đô_giám_Quảng_Tây nhà Tống là Trương_Thủ_Tiết đem quân đến cứu . Lý_Thường_Kiệt đón đánh ở cửa_ải Côn_Lôn ( nay thuộc thành_phố Nam_Ninh , khu_tự_trị Quảng_Tây ) phá tan được , chém Trương_Thủ_Tiết tại trận . Tri_châu_Ung là Tô_Giám_cố_thủ không hàng . Quân_Đại_Việt đánh đến hơn 40 ngày . Sau_cùng quân_Việt dùng hỏa_công , bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành , trong thành thiếu nước , không_thể chữa được cháy . Cuối_cùng quân Đại_Việt bắt dân Tống_chồng bao đất cao đến hàng_trượng để họ trèo lên thành . Ngày thứ 42 , thành bị hạ , tướng chỉ_huy Tô_Giám_tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Đại_Việt . Thường_dân trong thành không chịu hàng nên bị quân nhà Lý_giết hết hơn 58.000 người , cộng với số người chết ở các châu_Khâm , Liêm thì đến hơn 100.000 , tuy_nhiên quân Đại_Việt cũng tổn_thất đến 10.000 người và nhiều voi_chiến . Lý_Thường_Kiệt chiếm xong thành Ung , lại lấy đá lấp sông ngăn cứu_viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân_Châu . Viên_quan coi Tân_Châu nghe thấy quân Đại_Việt kéo gần đến thành liền bỏ thành chạy trốn . Mục_tiêu hoàn_thành , Lý_Thường_Kiệt cho rút quân về . Lý_Thường_Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về nước . Nhà_Lý cho những người phương bắc đó vào khai_phá vùng Hoan - Ái ( Thanh - Nghệ ) . Phòng_thủ sông Như_Nguyệt_Do tiền đồn ở Ung_Châu là căn_cứ tập_trung quân để nam tiến bị phá tan , nhà_Tống phải điều_động thêm nhân_lực và lương_thảo để thực_hiện chiến_tranh với Đại_Việt . Tháng 3 năm 1076 , nhà Tống_sai Tuyên_phủ sứ Quảng_Nam là Quách_Quỳ làm Chiêu_thảo sứ , Triệu_Tiết làm phó , đem quân 9 tướng , hẹn với Chiêm_Thành và Chân_Lạp sang xâm_lấn Đại_Việt , nhưng quân Chiêm_Thành và Chân_Lạp không dám tiến vào Đại_Việt . Quân Tống_viễn_chinh lên đến 10 vạn quân , một vạn ngựa và hai mươi vạn dân_phu , khí_thế rất mạnh_mẽ , nhất_là kỵ_binh_Tống , nhưng quân_Tống muốn phát_huy kỵ_binh thì phải làm_sao qua khỏi vùng hiểm_trở , tới chỗ bằng , thì ngựa mới tung_hoành được . Tuyến phòng_thủ của quân Đại_Việt , Lý_Thường_Kiệt dựa vào sông_núi , các đèo hiểm_trở , các sông rộng và sâu . Từ trại Vĩnh_Bình vào châu_Lạng , phải qua dãy núi rậm , có đèo Quyết_Lý , ở trên đường từ tỉnh Lạng_Sơn đến Đông_Mô ngày_nay , vào_khoảng làng Nhân_Lý , ở phía bắc châu_Ôn . Rồi lại phải qua dãy núi lèn ( đá không phá đất ) , đá đứng như tường , ở giữa có đường đi rất hiểm : đó là ải Giáp_Khẩu , tức_là ải Chi_Lăng , ở phía bắc huyện Hữu_Lũng thuộc Lạng_Sơn ngày_nay . Về đường thủy , để chặn địch qua sông , quân_Nam chỉ cần đóng thuyền ở bến Lục_Đầu thì đi đường nào cũng rất tiện và chóng . Các tướng_lĩnh thuộc Man_Động như : Nùng_Quang_Lãm , Nùng_Thịnh_Đức coi_ải Hà_Nội , Hoàng_Kim_Mãn và Sầm_Khánh Tân_giữ châu_Môn , Vi_Thủ_An_giữ châu_Tô_Mậu , Lưu_Kỷ_coi Quảng_Nguyên khi quân_Tống sang đã đầu_hàng . Duy có phò_mã Thân_Cảnh Phúc_giữ châu_Quang_Lang ( Lạng_Sơn ) không_những không chịu hàng mà_còn rút vào rừng đánh_du_kích , giết rất nhiều quân_Tống . Những tướng_lĩnh này trước kéo quân qua đất Tống , đánh rất giỏi . Nhưng sau quân Tống_tràn sang đánh báo_thù , lúc đầu họ cự_chiến , sau vì thất_trận và vì sự dụ_dỗ , nên đã đầu_hàng , thậm_chí như Hoàng_Kim_Mẫn còn chỉ đường bày_mưu cho Tống . Sách Quế_Hải_Chí kể : " Viên_tri châu_Quang Lang là phò_mã , bị thua , bèn trốn vào trong rừng_Động Giáp , rồi du_kích hậu_phương quân_Tống . Rình lúc bất_ngờ đánh úp quân_địch làm chúng rất sợ_hãi " . Quân_Tống tràn xuống , theo đường tắt qua dãy núi Đâu_Đỉnh , tới phía tây bờ sông Phú_Lương ; trong khi đó , một cánh quân tách ra , vòng sang phía đông đánh_bọc hậu quân_Nam ở Giáp_Khẩu ( Chi_Lăng ) và thẳng tới sông Cầu . Hoàng_đế Lý_Nhân_Tông sai Lý_Thường_Kiệt đem quân đón đánh , lập chiến_lũy sông Như_Nguyệt để chặn quân_Tống . Sông_Cầu từ địa_phận Cao_Bằng chảy đến Lục_Đầu , hợp với sông Bạch_Đằng . Từ Lục_Đầu_ra đến biển , là một cái hào_tự_nhiên sâu và rộng , che_chở cho đồng_bằng nước Việt để chống lại tất_cả mọi cuộc ngoại_xâm đường_bộ từ Lưỡng Quảng_kéo vào . Đối_với đường_sá từ châu_Ung tới Thăng_Long , thì sông Bạch_Đằng không can_hệ , vì đã có sông Lục_Đầu , là cái hào_ngăn trước rồi . Trái_lại , sông Cầu rất quan_trọng . Thượng_lưu sông Cầu_qua vùng rừng_núi rất hiểm . Chỉ có khoảng từ Thái_Nguyên trở xuống là có_thể qua dễ_dàng , và qua rồi thì có đường_xuôi . Nhưng sau sông , ở về phía tây có dãy núi Tam_Đảo , là một cái thành không_thể vượt . Chỉ có khoảng từ huyện Đa_Phúc đến Lục_Đầu là phải phòng_ngự bờ nam mà thôi . Trong khoảng ấy , lại chỉ khúc giữa , từ đò Như_Nguyệt đến chân núi Nham_Biền , là có bến , có đường qua sông để tiến xuống miền nam một_cách dễ_dàng thẳng và gần . Lý_Thường_Kiệt đem chủ_lực chặn con đường từ trại Vĩnh_Bình đến sông Nam_Định ( sông Cầu ) bằng cách đặt những doanh_đồn và phục_binh ở hai ải tiếp nhau : ải Quyết_Lý ở phía bắc châu_Quang_Lang và ải Giáp_Khẩu ( Chi_Lăng ) ở phía nam châu ấy . Nếu hai phòng tuyến ấy bị tan , thì phải cố_thủ ở phòng tuyến thứ ba , tức_là nam ngạn sông Nam_Định . Để cản_quân Tống_qua sông , Lý_Thường_Kiệt sai đắp đê nam_ngạc cao như bức thành . Trên thành , đóng tre làm giậu , dày đến mấy từng . Thành đất lũy tre , nối với dãy núi Tam_Đảo , đã đổi thế sông Nam_Định và bờ nam ngạn ra một dãy thành_hào , che_chở cả vùng đồng_bằng Giao_Chỉ . Thành_hào ấy dài gần trăm cây_số , khó vượt qua nhưng lại dễ phòng_thủ hơn là một thành_lẻ như thành Thăng_Long . Cùng lúc đó , thủy_binh_Tống do Hòa_Mân và Dương_Tùng Tiểu_chỉ_huy đã bị thủy_quân Đại_Việt do Lý_Kế_Nguyên điều_động , chặn đánh ngoài khơi lối vào Vĩnh_An . Quân_Tống có kỵ_binh mở_đường tiến_công quyết_liệt , có lúc đã chọc thủng chiến_tuyến quân Đại_Việt tràn qua sông Như_Nguyệt , nhưng quân_Nam đều kịp_thời phản_kích , đẩy_lùi quân_Tống . Lý_Thường_Kiệt còn dùng chiến_tranh tâm_lý để khích_lệ tinh_thần quân_Nam chiến_đấu . " Đang đêm , nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy , quân ta đều phấn_khởi . Quân Tống_sợ , táng_đảm , không đánh đã tan " . Quân Tống_tiến không được , thoái không xong , hao_mòn vì chiến_sự và khí_hậu , không được thủy_quân tiếp_viện . Quân_Đại_Việt lại tập_kích , doanh_trại của Phó tướng Triệu_Tiết bị phá , dù quân_Tống cũng giết được hai tướng Đại_Việt là Hoàng_Chân và Chiêu_Văn . Quân_Tống 10 phần chết đến 6 , 7 phần . Lý_Thường_Kiệt biết tình_thế quân_Tống đã lâm vào thế_bí , mà người Việt bị chiến_tranh liên_miên cũng nhiều tổn_thất , nên sai sứ sang xin " nghị_hòa " để quân Tống_rút về . Quách_Quỳ vội chấp_nhận giảng_hòa và rút quân . Sách Việt_Sử kỷ_yếu của Trần_Xuân_Sinh dẫn cổ_sử nói về nội_tình của nhà_Tống về sự_kiện này : Triều_thần nhà_Tống cho rằng " Cũng may_mà lúc đó địch lại xin giảng_hòa , không thì chưa biết làm thế_nào " . Hoàng_Xuân_Hãn , tác_giả sách Lý_Thường_Kiệt đã bình_phẩm : " Giả như các mặt_trận đầu có quân trung_châu , thì thế thủ_xếp theo trận_đồ của Lý_Thường_Kiệt đã dàn ra , có_lẽ đánh_bại Tống từ đầu . " Chiến_tranh với Chiêm_Thành Xem thêm : Chiến_tranh Việt-Chiêm 1069 Dưới thời Lý_Thánh_Tông , Lý_Thường_Kiệt đã tham_gia cuộc tấn_công Chiêm_Thành năm 1069 . Ông cầm quân truy_đuổi và bắt được vua Chiêm là Chế_Củ ( Rudravarman 4 ) . Dưới thời Lý_Nhân_Tông , ngoài việc cầm quân đánh_Tống , ông còn tiến_công Chiêm_Thành vào năm 1075 nhưng không thu được thắng_lợi . Những năm cuối đời , ông còn cầm quân đi đánh Lý_Giác ở Diễn_Châu ( 1103 ) . Năm 1104 , vua Chiêm_Thành là Chế_Ma_Na ( Jaya_Indravarman 2 , 1086 - 1113 ) đem quân đánh và lấy lại 3 châu_Địa Lý_v.v... mà vua Chế_Củ đã cắt cho Đại_Việt . Đến đây , Lý_Thường_Kiệt một lần nữa kéo quân đi đánh , phá tan quân_Chiêm , Chế_Ma_Na lại nộp đất ấy cho Đại_Việt . Cuối đời Non sông sạch_bóng quân_thù . Lúc này vua mới 12 tuổi , Lý_Thường_Kiệt lại tiếp_tục gánh trách_nhiệm lớn của triều_đình trong công_cuộc xây_dựng đất_nước , chăm_lo đời_sống nhân_dân . Ông đã cho tu_bổ đê_điều , đường_sá , đình_chùa hư_hỏng trong chiến_tranh và tiến_hành nhiều biện_pháp nhằm cải_tổ bộ_máy hành_chính trong toàn_quốc . Năm 1082 , ông thôi_chức Thái_úy và được cử về trị_nhậm trấn_Thanh_Hóa . Làm_việc ở đây suốt 19 năm trời , đến năm 1101 thì vua Lý_Nhân_Tông lại mời ông trở_lại về triều_giữ lại chức_Nội thị_phán thủ_đô áp_nha hành_điện nội_ngoại_đô tri_sự . Lúc này ông đã 82 tuổi . Già rồi , nhưng ông vẫn tình_nguyện cầm quân đi đánh giặc Lý_Giác ở Diễn_Châu ( năm 1103 ) , dẹp giặc Chiêm_Thành quấy_nhiễu ở Bố_Chính ( năm 1104 ) . Ông còn tổ_chức lại quân_đội , duyệt đổi lại các đơn_vị từ cấm_binh đến dân_quân . Tháng 6 năm Ất_Dậu ( 1105 ) , Thái_úy Lý_Thường_Kiệt mất , thọ 86 tuổi . Lý_Nhân_Tông truy_phong ông làm Nhập_nội điện đô_tri Kiểm_hiệu Thái_úy bình_chương Quân_quốc_trọng sự ( 入内殿都知檢校太尉平章軍國重事 ) , tước Việt quốc_công ( 越國公 ) , thực_ấp 10.000 hộ và cho người em là Lý_Thường_Hiến được kế_phong_tước Hầu . Thân_thế Hoạn_quan Nghiên_cứu của Hoàng_Xuân_Hãn Có một tranh_cãi rất lớn về thông_tin Lý_Thường_Kiệt là hoạn_quan . Một_số ý_kiến cho rằng , " hoạn_quan " là [_Sĩ_hoạn ; 仕宦_] , tức_là " người thuộc tầng_lớp làm quan " để ám_chỉ xuất_thân nhà_nhà làm_quan của ông , và phủ_định việc Lý_Thường_Kiệt là hoạn_quan . Tuy_nhiên , theo dẫn_chứng của Hoàng_Xuân_Hãn , Lý_Thường_Kiệt đúng là một hoạn_quan , và rất có_thể ông đã tự_hoạn mình để có_thể đạt được danh_tiếng trên con đường sự_nghiệp của mình . Phần " Vào cấm_đình " thuộc Chương I : Gốc_tích của Hoàng_Xuân_Hãn đưa ra rất nhiều bằng_chứng về vấn_đề này : Sách_sử ghi_nhận Hầu_hết các sách_sử Việt_Nam xuất_hiện từ thời Lê_sơ_cùng nhà Nguyễn , và khi chép về Lý_Thường_Kiệt cũng đã xác_nhận ông là một hoạn_quan , hay gọi_là Quan_giám . Cụ_thể như sau : Việt điện_u linh_tập - Thái_úy Trung_Phụ_Dũng Vũ_Uy_Thắng công : " Ông nhiều mưu_lược , có tài_tướng soái , lúc nhỏ phong_tư tuấn_nhã , có tiếng khen ra ngoài , được sung làm_chức Hoàng_Môn Ký_Hầu ... Tiếm_bình : Lý_Thái_úy là một quan_Trung Thường_Thị . Trải thời ba triều , thủy chung không có tì_vết , phương Bắc_bẻ gãy được nhà Tống_lớn , phương Nam_bình được nước Chiêm mạnh , kể cái công_nghiệp ở triều_miếu thì giống như Lê_Phụng_Hiểu , Lý_Đạo_Thành . Sống làm danh_tướng , chết làm danh_thần , thật là không lấy gì làm thẹn mặt vậy ; ai bảo trong phường quan_Giám_lại không có nhân_vật xuất_sắc như_thế , công_nghiệp vĩ_đại như_thế ! " Đại_Việt sử_ký toàn thư - Trần_triều_Thái Tông_hoàng_đế bản_kỷ : " Mùa đông , tháng 10 , ban tiền cho Phạm_Ứng_Mộng , bảo tự_hoạn để vào hầu . Trước đó , vua nằm_mơ đi chơi thấy thần_nhân chỉ một người bảo_vua : " Người này có_thể làm Hành_khiển " . Tỉnh dậy , không biết là người nào . Một hôm tan buổi chầu , vua ngự ra ngoài thành , thấy một người con trai theo học ở cửa nam thành , hình_dáng giống_hệt người trong mộng , vua gọi đến hỏi , người đó ứng_đối giống như những lời trong mộng . Vua muốn trao cho chức Hành_khiển , nhưng thấy khó , mới cho 400 quan tiền bảo tự_hoạn , ban tên là Ứng_Mộng . Sau_này thăng dần đến chức Hành_khiển . Đó là bắt_chước_lệ cũ của triều_Lý , dùng Lý_Thường_Kiệt và Lý_Thường_Hiến vậy " . Đại_Việt_sử ký tiền_biên - Lý triều_Nhân_Tông_hoàng_đế bản_kỷ : " Mùa hạ tháng 6 , Thái_úy Lý_Thường_Kiệt mất . Lý_Thường_Kiệt nhiều mưu_lược có tài làm tướng . Khi còn ít tuổi , vì có tướng mạo đẹp , tự thiến sung_chức Hoàng_môn chi_hậu ... " Lịch_triều hiến_chương loại chí : " Ông người ở phường Thái_Hòa , thành Thăng_Long . Lúc trẻ dáng_điệu bảnh bao , tự thiến mình , được sung_chức Hoàng_môn chi_hậu " . Khâm_định Việt_sử thông giám_cương mục : " Giáp_Dần , năm thứ 4 ( 1254 ) . ( Tống , năm Bảo_Hựu thứ 2 ) . Tháng 10 , mùa đông . Nhà_vua bắt_Phạm_Ứng_Mộng tự thiến mình để vào hầu trong cung_cấm . Nhà_vua chiêm_bao thấy mình đi chơi , gặp thần_nhân trỏ vào một người mà bảo vua rằng : " Người này có_thể làm hành_khiển được " . Lúc tỉnh dậy , nhà_vua ghi lấy việc ấy . Một hôm , sau khi tan chầu rồi , vua ra chơi ngoài thành , thấy một người con trai đi từ phía nam lại , trông_hệt như người mà mình đã thấy trong lúc chiêm bao . Gọi lại hỏi , người ấy đối_đáp cũng như những lời đã nói trong lúc chiêm bao . Ý nhà_vua muốn cho làm Hành_khiển , nhưng nghĩ khó_khăn không biết làm thế_nào cho hợp_lệ , liền ban cho bốn trăm quan tiền để tự thiến mình , đặt tên cho là Ứng_Mộng , sau thăng dần lên đến chức Hành_khiển . Việc này có_lẽ bắt_chước như việc dùng Lý_Thường_Kiệt , Lý_Thường_Hiến ở triều nhà Lý " . Đại_Nam_thực_lục - Đệ nhị_kỷ_chép lời bàn của vua Minh_Mạng : " Ất_Mùi , Minh_Mệnh năm thứ 16 ... Tựu trung_Lý_Thường_Kiệt nhà Lý_tuy ưu_việt về phần võ_lược , nhưng xuất_thân từ hoạn_quan " . Dù cho nhiều ý_kiến trái chiều về sự_thật về thân_thế hoạn_quan của Lý_Thường_Kiệt , cũng như tất_cả các sách đều là từ sau thời nhà Hậu_Lê - khoảng thời_đại_chuộng Nho_giáo nhất trong lịch_sử Việt_Nam . Thế nhưng cơ_bản có_thể thấy được việc ông là hoạn_quan đã được [ công_nhận một_cách chính_thức ] từ rất nhiều bộ sử lớn , ít_nhất là với quan_niệm của người Việt từ thời_Hậu Lê_trở đi . Bài thơ Nam_quốc sơn hà_Nam_quốc sơn_hà là bài thơ chưa rõ nguồn_gốc tác_giả mà nhiều tài_liệu dân_gian cho là của ông đang đêm sai người tâm_phúc đọc vang trong đền thờ Trương_Hống , Trương_Hát ( thuộc địa_phận sông Như_Nguyệt , khúc sông Cầu , huyện Yên_Phong , lộ Bắc_Ninh , nay là huyện Yên_Phong , tỉnh Bắc_Ninh ) . Bài thơ được coi là một bản tuyên_ngôn_độc_lập đầu_tiên trong lịch_sử dân_tộc để cổ_vũ_tinh_thần chiến_đấu của quân Đại_Việt chống lại quân_Tống lần thứ 2 . Bản_gốc Nguyên_bản chữ_Hán : 南國山河_南 國_山 河_南 帝_居 截_然 定_分 在_天 書_如 何_逆 虜_來 侵_犯 汝_等 行_看 取_敗 虛_Bản phiên âm_Hán-Việt : Nam_quốc sơn hà_Nam_quốc sơn hà_Nam đế_cư , Tiệt_nhiên định_phận tại thiên_thư . Như_hà nghịch lỗ lai xâm_phạm , Nhữ_đẳng hành_khan thủ_bại hư . Dịch_thơ : Sông_núi nước Nam_Sông_núi nước Nam_vua Nam ở , Rành_rành định_phận tại sách trời . Cớ sao lũ giặc sang xâm_phạm ?_Chúng bay sẽ bị đánh tơi_bời . Nhận_định Trong Bài bia ký chùa Báo_Ân núi An_Hoạch , Chu_Văn_Thường – một quan_chức ở quận Cửu_Chân , trấn_Thanh_Hóa đời Lý_Nhân_Tông ca_ngợi Lý_Thường_Kiệt : Bia chùa Linh_Xứng núi Ngưỡng_Sơn cũng ca_ngợi ông : Sử_thần nhà Lê_Trung_hưng_Ngô Thì_Sĩ , trong sách Việt_sử tiêu_án , đã đề_cao Lý_Thường_Kiệt qua việc so_sánh chiến_công đánh_Tống của ông với các chiến_thắng của Ngô_Quyền , Lê_Đại_Hành và Trần_Hưng_Đạo : Sử_gia_đời Nguyễn_Phan_Huy_Chú trong sách Lịch_triều hiến_chương loại chí , quyển IX , có nhận_xét về vị_trí của Lý_Thường_Kiệt so với các nhà_chính_trị , quân_sự khác của Đại_Việt thời_Lý : Đào_Cam_Mộc và Tôn_Đản không muốn tham_dự triều chính , mỗi lần đánh giặc xong thì về ở trang_trại vui_thú điền_viên , nên không nổi_danh về đường quan_trường ( theo tài_liệu nghiên_cứu từ nhiều nguồn của Trần_Đại_Sĩ ) . Trong văn_hóa đại_chúng Xem thêm Nhà_Lý Lý_Thánh_Tông Lý_Nhân_Tông Ỷ_Lan Đỗ_Anh Vũ_Nam_quốc sơn hà_Phạt Tống_lộ bố_văn Chiến_dịch đánh_Tống , 1075 - 1076 Chiến_tranh Tống - Việt , 1075 - 1077 Tham_khảo Hoàng_Xuân_Hãn ( 1996 ) , Lý_Thường_Kiệt , Nhà_Xuất_bản Hà_Nội . Trần_Trọng_Kim , Việt_Nam sử_lược , bản điện_tử . Lý_Tế_Xuyên , Việt_điện u_linh , Bản_điện_tử . Chú_thích Liên_kết ngoài Về lai_lịch một " người Thăng_Long gốc " : Lý_Thường_Kiệt Phòng tuyến sông Như_Nguyệt_Người Hưng_Yên Võ_tướng nhà Lý_Anh_hùng dân_tộc Việt_Nam Hoạn_quan Việt_Nam Người Hà_Nội Sinh năm 1019 Mất năm 1105 Nhà_thơ Việt_Nam Tể_tướng Việt_Nam Công_tước nhà Lý_Thái_úy Việt_Nam
Quang_Trung Hoàng_đế ( 1753 – 16 tháng 9 năm 1792 ) , miếu_hiệu Tây_Sơn Thái_Tổ ( 西山太祖 ; được dùng để phân_biệt với Nguyễn_Thái_Tổ nhà Nguyễn ) , danh_xưng khác là Bắc_Bình_Vương , tên khai_sinh là Hồ_Thơm , quê gốc Nghệ_An sau đổi tên thành Nguyễn_Huệ ( 阮惠 ) , Nguyễn_Quang_Bình ( 阮光平 ) , là một nhà_chính_trị , nhà quân_sự người Việt_Nam , vị hoàng_đế thứ 2 của Nhà_Tây_Sơn , sau khi Thái_Đức Hoàng_đế Nguyễn_Nhạc thoái_vị và nhường_ngôi cho ông . Nguyễn_Huệ và 2 người anh_em của ông , được biết đến với tên gọi Tây_Sơn tam_kiệt , là những lãnh_đạo của cuộc khởi_nghĩa Tây_Sơn đã chấm_dứt cuộc nội_chiến Trịnh_– Nguyễn_phân_tranh giữa hai tập_đoàn phong_kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn_ở phía nam , lật_đổ hai tập_đoàn này cùng Nhà_Hậu_Lê , chấm_dứt tình_trạng phân_biệt Đàng_Trong – Đàng_Ngoài kéo_dài suốt 2 thế_kỷ . Ngoài_ra , Quang_Trung còn là người đánh_bại các cuộc xâm_lược Đại_Việt của Xiêm_La từ phía nam , của Đại_Thanh từ phía bắc . Bản_thân ông đã cầm_quân chiến_đấu từ năm 18 tuổi , trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn , và chưa thua một trận nào . Nhà sử_học Phan_Huy_Lê đã đánh_giá " Quang_Trung không_chỉ là một nhà_quân_sự lỗi_lạc mà_còn là một nhà_chính_trị có biệt_tài " Với nhãn_quan tiến_bộ , chỉ trong 3 năm , ông đã liên_tiếp đề ra nhiều kế_hoạch cải_cách tiến_bộ trong kinh_tế , văn_hóa , giáo_dục , quân_sự , ... nhằm xây_dựng đất_nước và tiếp_thu khoa_học_kỹ_thuật hiện_đại từ phương Tây . Về nhân_sự , ông đã xuống chiếu cầu_hiền và trọng_dụng nhiều nhân_tài như Ngô_Thì_Nhậm , Phan_Huy_Ích , Nguyễn_Thiệp , Nguyễn_Huy_Lượng , ... Về quân_sự , ông cho xây_dựng quân_đội trang_bị hiện_đại . Về kinh_tế , ông cải_cách chế_độ đinh_điền và ruộng_đất , khuyến_khích thủ_công_nghiệp , mở_rộng ngoại_thương với phương Tây . Về giáo_dục , ông cải_tiến thi_cử theo hướng thiết_thực và ban_hành chính_sách khuyến_học , khuyến_khích dùng chữ Nôm_thuần Việt thay cho chữ Hán , sắp_xếp lại chùa chiền_dư_thừa và bài_trừ mê_tín dị_đoan . Giới sử_học đánh_giá rất cao những cải_cách này bởi chúng mang xu_hướng rất tiến_bộ và vượt trên các nước châu_Á đương_thời , có_thể đưa đất_nước thoát khỏi sự trì_trệ đã kéo_dài trên 100 năm của chế_độ phong_kiến thời Trịnh_– Nguyễn . Đến tận mãi sau_này ( 1822 ) , Hoa_kiều từng sống ở Huế dưới thời Tây_Sơn vẫn còn hoài_niệm về sự cai_trị của Nguyễn_Huệ , họ nhận_xét với thương_gia người Anh cho rằng Quang_Trung cai_trị ôn_hòa và công_bằng hơn các vua nhà_Nguyễn ( Gia_Long và Minh_Mạng ) ( xem chi_tiết tại những cải_cách tiến_bộ của vua Quang_Trung ) . Cuộc_đời hoạt_động của Nguyễn_Huệ đã đóng_góp quyết_định vào sự_nghiệp thống_nhất đất_nước của triều_đại Tây_Sơn Sau 20 năm liên_tục chinh_chiến và 3 năm trị nước , khi tình_hình đất_nước bắt_đầu có chuyển_biến tốt thì Quang_Trung đột_ngột qua_đời ở tuổi 39 . Sau cái chết của ông , Nhà_Tây_Sơn suy_yếu nhanh_chóng . Người kế_vị ông là Quang_Toản vẫn còn quá nhỏ ( 9 tuổi ) nên không đủ khả_năng để lãnh_đạo Đại_Việt , triều_đình_lâm vào mâu_thuẫn nội_bộ và đã thất_bại trong việc tiếp_tục chống lại Nguyễn_Ánh . Nguyễn_Huệ được Bộ Văn_hóa , Thể_thao và Du_lịch liệt_kê vào danh_sách 14 vị Anh_hùng dân_tộc tiêu_biểu của Việt_Nam . Nhiều trường_học và đường_phố ở các địa_phương được đặt các tên Quang_Trung và Nguyễn_Huệ . Nguồn_gốc và giáo_dục Theo sách Khâm_định Việt_sử Thông_giám_cương mục , Đại_Nam_thực_lục : Tổ_tiên Nguyễn_Huệ là người huyện Hưng_Nguyên , xứ Nghệ_An , khoảng năm Thịnh_Đức ( niên_hiệu Lê_Thần_Tông ) ( 1653 – 1657 ) bị quân_Chúa Nguyễn_bắt được đem về , cho ở tại huyện Tuy_Viễn thuộc phủ Hoài_Nhơn , kế_tiếp vài đời , đến Nguyễn_Nhạc được giữ chức Biện_lại ở tuần Vân_Đồn . Sách Việt_Nam sử_lược viết thêm rằng : Thân_sinh Nguyễn_Huệ là Hồ_Phi_Phúc_dời nhà sang ở ấp Kiên_Thành , sinh được 3 người con : trưởng là Nhạc , thứ là Huệ , thứ ba là Lữ . Theo sách Lịch_sử nội_chiến Việt_Nam từ 1771 đến 1802 , tổ_tiên Nhà Tây_Sơn vốn là họ Hồ ở làng Hương_Cái , huyện Hưng_Nguyên , tỉnh Nghệ_An , dòng dõi Hồ_Quý_Ly , theo chân Chúa Nguyễn vào_Nam lập_nghiệp khi Chúa Nguyễn_vượt Lũy_Thầy đánh ra đất Lê_– Trịnh_tới Nghệ_An ( năm 1655 ) . Ông cố ( cụ nội ) của Nguyễn_Huệ tên là Hồ_Phi_Long ( vào giúp_việc cho nhà họ Đinh_ở thôn Bằng_Châu , huyện Tuy_Viễn , tức An_Nhơn ) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ_Phi_Tiễn . Hồ_Phi_Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn_trầu ở ấp Tây_Sơn , cưới vợ và định_cư tại đó . Vợ của Hồ_Phi_Tiễn là Nguyễn_Thị_Đồng , con gái duy_nhất của một phú_thương đất Phú_Lạc , do_đó họ đổi họ của con_cái mình từ họ Hồ_sang họ Nguyễn_của mẹ . Người con là Nguyễn_Phi_Phúc cũng chuyên nghề buôn_trầu và làm_ăn phát_đạt . Cũng có tài_liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ Chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam . Ông Nguyễn_Phi_Phúc có 8 người con , trong đó có 3 con trai : Nguyễn_Nhạc , Nguyễn_Huệ và Nguyễn_Lữ . Nguyễn_Huệ_sinh năm Quý_Dậu 1753 niên_hiệu Cảnh_Hưng thứ 13 dưới triều vua Lê_Hiển_Tông Nhà_Hậu_Lê . Ông còn có tên là Quang_Bình , Văn_Huệ hay Hồ_Thơm . Sau_này , người_dân địa_phương thường gọi ông là Đức ông Bình hoặc Đức ông Tám . Theo Quang_Trung anh_hùng dân_tộc thì “ Nguyễn_Huệ_tóc quăn , da_sần , mắt như chớp sáng , tiếng_nói sang_sảng như tiếng chuông , nhanh_nhẹn , khỏe mạnh , can_đảm ” . Sách Tây_Sơn_lược còn miêu_tả đôi mắt Quang_Trung “ ban_đêm khi ngồi không có đèn thì ánh_sáng từ đôi mắt soi sáng cả chiếu ” . Về thứ_tự của Nguyễn_Huệ và Nguyễn_Lữ_trong các anh_em , các nguồn tài_liệu ghi không thống_nhất : Các sách Đại_Nam_thực_lục_chính_biên , Đại_Nam_chính biên_liệt truyện , Tây_Sơn thủy mạt_khảo đều thống_nhất ngôi thứ trong ba anh_em Tây_Sơn đã khẳng_định rằng : " Con_trưởng là Nhạc , kế là Lữ , kế nữa là Huệ " ; Dân_phủ Quy_Nhơn xưa truyền lại rằng : Nguyễn_Nhạc_thuở đi buôn_trầu nên gọi anh Hai_Trầu , Nguyễn_Huệ còn có tên là Thơm nên gọi_là chú Ba_Thơm , Nguyễn_Lữ_gọi là thầy Tư_Lữ . Theo thư_từ của các giáo_sĩ phương Tây hoạt_động ở Đại_Việt khi đó như Labartette , Eyet và Varen thì Nguyễn_Huệ là em của Nguyễn_Lữ . Nguyễn_Lữ_được gọi_là Đức_Ông Bảy còn Nguyễn_Huệ là Đức_Ông Tám ; Lê_Trọng_Hàm trong sách Minh_đô sử lại cho rằng Hồ_Phi_Phúc_sinh " Nhạc , Lữ đến hai cô con gái rồi đến Huệ " . Lớn lên , ông và Nguyễn_Nhạc , Nguyễn_Lữ_được đưa đến thụ_giáo cả văn_lẫn võ với thầy Trương_Văn_Hiến . Trương_Văn_Hiến là môn khách của Trương_Văn_Hạnh , còn Trương_Văn_Hạnh là thầy dạy của Nguyễn_Phúc_Luân – cha của Nguyễn_Ánh . Sau khi Trương_Văn_Hạnh bị quyền thần Trương_Phúc_Loan hãm_hại , Trương_Văn_Hiến chạy vào Bình_Định . Chính người thầy này đã phát_hiện được khả_năng của Nguyễn_Huệ và khuyên_bảo ba anh_em khởi_nghĩa để xây_dựng đại_nghiệp . Tương_truyền câu sấm " Tây_khởi_nghĩa , Bắc_thu công " là của Trương_Văn_Hiến . Tương_truyền Nguyễn_Huệ , Nguyễn_Nhạc và Nguyễn_Lữ_đều là những người rất giỏi võ_nghệ và là những người khai sáng ra một_số võ_phái Bình_Định . Nguyễn_Huệ khai_sáng Yến phi_quyền , Nguyễn_Lữ_sáng_tạo Hùng kê quyền , và cả ba anh_em Tây_Sơn sáng_tạo Độc_lư_thương . Tây_Sơn tam_kiệt có vai_trò rất lớn cho sự hình_thành , phát_triển võ_phái Tây_Sơn Bình_Định , là những đầu_lĩnh sáng_tạo , cải_cách các bài quyền , bài binh_khí để truyền dạy cho ba quân trong giai_đoạn đầu khởi_nghĩa . Khởi_nghĩa chống_chúa Nguyễn ở Đàng_Trong Vào thời bấy_giờ , nước Việt chia làm hai , lấy sông Gianh làm giới_tuyến ; từ sông Gianh ra Bắc là đất của vua Lê_–_chúa Trịnh ; phía Nam là bờ cõi do các Chúa Nguyễn_cai_trị , truyền từ đời này qua_đời kia , việc chính_trị , kinh_tế sắp_xếp như một nước tự_chủ . Các Chúa Nguyễn làm_chúa truyền đời Vũ_vương Nguyễn_Phúc_Khoát , ông định_đô ở Phú_Xuân , phong cho người con thứ 9 là Nguyễn_Phúc_Hiệu làm Thế_tử . Năm 1765 , Vũ_vương_mất , bây_giờ thế_tử Nguyễn_Phúc_Hiệu đã chết trước , con của Thế_tử còn nhỏ , mà người con_trưởng của Vũ_vương cũng đã mất . Vũ_vương_lập di_chiếu lập người con thứ hai tên Nguyễn_Phúc_Luân lên nối_nghiệp_chúa , nhưng viên quan phụ_chính , cậu ruột của Vũ_vương là Trương_Phúc_Loan có ý chuyên_quyền , bèn đổi tờ di_chiếu mà lập người con thứ 16 mới 12 tuổi lên_ngôi , tức_Chúa Nguyễn_thứ 9 , Định_vương Nguyễn_Phúc_Thuần . Trương_Phúc_Loan làm phụ_chính , là người tham_lam , cậy_quyền làm nhiều điều tàn_ác , người_dân trong nước ai cũng oán_giận . Tham_gia khởi_nghĩa Theo các sách sử_Đại_Nam_thực_lục , Khâm_định Việt_sử Thông_giám_cương mục của nhà Nguyễn : Gia_đình anh_em Nguyễn_Nhạc_trú tại huyện Tuy_Viễn thuộc phủ Hoài_Nhơn , kế_tiếp vài đời , đến Nguyễn_Nhạc được giữ chức Biện_lại ở tuần Vân_Đồn . Theo các sách này thì do đánh_bạc tiêu mất tiền thu thuế , Nguyễn_Nhạc bèn trốn vào Tây_Sơn làm trộm_cướp , những người vô lại và người nghèo_đói phần_nhiều phụ theo , vì_thế thủ_hạ có đến vài ngàn người . Nhạc cùng em là Văn_Huệ , Văn_Lữ_chia nhau quản_lãnh , rồi đi đánh cướp đồn_ấp , viên tướng giữ trấn không sao kiềm_chế được . Tuy_nhiên , theo các nhà_nghiên_cứu , tình_tiết " Nguyễn_Nhạc_thua bạc nên đi trộm_cướp " thực_chất là chuyện thêu_dệt của Nhà Nguyễn_sau khi họ đã đánh_bại Tây_Sơn nhằm hạ uy_tín đối_thủ . Việc anh_em Nguyễn_Nhạc_khởi_nghĩa chắc_chắn phải được mưu_tính từ lâu , từ việc chuẩn_bị căn_cứ , lương_thực cho đến thu_hút lực_lượng tham_gia , không_thể chỉ là hành_vi bột phát do " thua bạc " . Anh_em Nguyễn_Huệ làm học_trò cho Giáo_Hiến ở An_Thái , người này đã diễn_giải lời sấm_Tây khởi_nghĩa , Bắc_thu công để khuyên Nguyễn_Nhạc_khởi_binh . Nguyễn_Nhạc_cất_binh khởi_nghĩa năm 1771 , xây_dựng căn_cứ chống chính_quyền Chúa_Nguyễn tại Tây_Sơn , với danh_nghĩa diệt_trừ quyền thần Trương_Phúc_Loan , tôn_phò Hoàng_tôn_Dương ( tức Nguyễn_Phúc_Dương , cháu của Võ_vương Nguyễn_Phúc_Khoát ) . Trong giai_đoạn xây_dựng thế_lực , Nguyễn_Huệ đã giúp Nguyễn_Nhạc xây_dựng kinh_tế và huấn_luyện quân_sự . Với sự ngầm_trợ_giúp về mặt tâm_lý của thầy_giáo Hiến và bản_lĩnh cá_nhân , Nguyễn_Huệ đã nhanh_chóng xây_dựng được uy_tín cho lực_lượng Tây_Sơn và cả cho cá_nhân mình . Chẳng bao_lâu sau , lực_lượng của Nhà_Tây_Sơn mỗi ngày mỗi lớn và vững_vàng . Những người hợp_tác đầu_tiên với Nhà_Tây_Sơn có Nguyễn_Thung , Bùi_Thị_Xuân , Võ_Văn_Dũng , Võ_Đình_Tú , Trần_Quang_Diệu , Trương_Mỹ_Ngọc , Võ_Xuân_Hoài . Về sau , kẻ_sĩ gần_xa đến hưởng_ứng thêm đông . Lực_lượng Tây_Sơn không_những đánh đâu thắng đó mà_còn nổi_tiếng vì bình_đẳng , bình_quyền , không tham_ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo . Điều đó được các giáo_sĩ Tây_Ban_Nha , điển_hình là Diego_de Jumilla ghi lại trong sách " Les Espagnols dans l’Empire d’Annam " như sau : " Ban_ngày họ xuống các chợ , kẻ đeo gươm , người mang cung tên , có người mang súng . Họ không hề làm thiệt_hại đến người và của . Trái_lại họ tỏ ra muốn bình_đẳng giữa mọi người Đàng_Trong ; họ vào nhà giàu , nếu đem nộp họ ít_nhiều thì họ không gây tổn_hại , nhưng nếu chống_cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo ; họ chỉ giữ gạo và lương_thực cho họ mà thôi ... Người_ta gọi họ là bọn cướp đạo_đức và nhân từ đối_với quần_chúng nghèo_khổ ... " . Theo Lịch_sử nội_chiến Việt_Nam từ 1771 đến 1802 , lực_lượng ban_đầu của Nguyễn_Nhạc có nhiều nhóm cư_dân sở_tại , bao_gồm người Việt , người Thượng và người Hoa ở Tây_Sơn . Có cả những người làm cướp như Nhưng Huy , Từ_Linh ở vùng An_Tượng , đám quân người Hoa của Tập_Đình , Lý_Tài , tất_cả khối người sẵn_sàng bạo_động đó được Nguyễn_Nhạc nối_kết thành một lực_lượng vững_chắc . Quân Tây_Sơn đánh chiếm các huyện , thành , thôn ấp , tuần_phủ Quy_Nhơn Nguyễn_Khắc_Tuyên cùng đề_đốc Lý_Trình đi đánh_dẹp . Quân_Khắc Tuyên đến Phù_Ly_gặp quân Tây_Sơn do Nguyễn_Huệ chỉ_huy . Hai bên giao_chiến , Lý_Trình bị Nguyễn_Huệ_chém chết , Khắc Tuyên_bỏ chạy về Quy_Nhơn . Năm 1773 , anh_em Tây_Sơn hạ được thành Quy_Nhơn ( kinh_thành Đồ_Bàn cũ của Chiêm_Thành ) . Nguyễn_Nhạc_bèn thả tù_phạm , lùa dân làm_binh , dựng cờ_hiệu của Tây_Sơn lên thành , khiến cho Đàng_Trong náo_động . Chúa Nguyễn hay tin , sai Chưởng_cơ Nguyễn_Cửu_Thống mang quân đi đánh Tây_Sơn , bị Tây_Sơn đánh_bại . Thời Đàng_Trong vốn hòa_bình đã lâu , lính không quen việc binh , trong triều Trương_Phúc_Loan lại làm mất lòng người , lính ra trận là bỏ chạy , do_vậy quân Tây_Sơn ngày_càng mạnh . Đến tháng 12 năm 1773 , Chúa Nguyễn_sai_Tôn_Thất_Hương làm Tiết_chế , đem nội_quân và quân Tam_Kỳ đến núi Bích_Kê ( thuộc Bình_Định ) bị quân Tây_Sơn do Lý_Tài , Tập_Đình_chỉ_huy giết chết . Quân Tây_Sơn làm_chủ Quảng_Ngãi , quân Nguyễn_phải rút về , Nguyễn_Nhạc sai_quân chiếm các phủ Bình_Khang , Diên_Khánh . Bấy_giờ , quân Tây_Sơn chiếm một dải đất từ Quảng_Ngãi vào Nam cho tới Bình_Thuận . Tái chiếm Phú_Yên Tây_Sơn lâm_nguy_Không lâu sau khi làm_chủ phần_lớn khu_vực Nam_Trung_Bộ , anh_em Tây_Sơn bắt_đầu gặp khó_khăn trước những diễn_biến mới . Giữa năm 1774 , Chúa Nguyễn_cử Tống_Phước_Hiệp mang quân từ Gia_Định theo hai đường thủy_bộ ra đánh Nam_Trung_Bộ , và nhanh_chóng lấy lại được Bình_Thuận , Diên_Khánh và Bình_Khang . Tây_Sơn từ đó chỉ còn làm_chủ từ Phú_Yên ra Quảng_Ngãi . Nhân_cơ_hội Chúa Nguyễn_suy_yếu , tháng 10 năm 1774 , chúa Trịnh_Sâm sai Việp quận công_Hoàng_Ngũ_Phúc dẫn 3 vạn quân_tiến đánh Đàng_Trong . Quân Trịnh_vượt sông Gianh đánh chiếm Phú_Xuân . Định_Vương Nguyễn_Phúc_Thuần và các quan phải chạy vào Quảng_Nam , Nguyễn_Nhạc mang quân hai đường thủy_bộ tiến ra đánh , vội theo đường_biển trốn vào Gia_Định , Chúa Nguyễn gặp_tướng Tống_Phước_Hiệp vào tháng 2 năm 1775 ; để Nguyễn_Phúc_Dương ở lại . Quân Trịnh_vượt đèo Hải_Vân đã đụng_độ với quân Tây_Sơn cũng đang tiến ra để lùng bắt Nguyễn_Phúc_Dương . Hoàng_Ngũ_Phúc đang đà thắng_lợi , đánh_bại quân Tây_Sơn ở Cẩm_Sa . Nguyễn_Nhạc phải rút quân về Quy_Nhơn , sau khi đã bắt được Phúc_Dương . Lợi_dụng Nguyễn_Nhạc_thua trận , Tống_Phúc_Hiệp từ Bình_Khang_tiến ra đánh Phú_Yên , quân Tây_Sơn thua trận phải co về Quy_Nhơn . Phần lãnh_thổ mà anh_em Tây_Sơn còn kiểm_soát chỉ còn Quy_Nhơn và Quảng_Ngãi . Như_vậy lúc này , quân Trịnh_từ Bắc_tiến vào , Chúa Nguyễn_rút vào Nam , tình_thế của quân Tây_Sơn lúc đó rất nguy_ngập bị kẹp vào giữa , nếu mang quân ra đương_đầu với cả hai phía thì chắc_chắn Tây_Sơn sẽ bị tiêu_diệt . Nguyễn_Nhạc quyết_định xin giảng_hòa với Chúa Trịnh_để tập_trung vào chiến_trường phía Nam , bèn sai người đến chỗ Hoàng_Ngũ_Phúc xin đầu_hàng và làm tiên_phong cho Chúa Trịnh_để đánh Chúa Nguyễn . Hoàng_Ngũ_Phúc cũng muốn mượn sức Tây_Sơn diệt họ Nguyễn_nên nhân_danh Chúa Trịnh_thuận cho Nguyễn_Nhạc_hàng , phong làm " Tây_Sơn trưởng hiệu_tráng tiết_tướng quân " . Dù thế , Hoàng_Ngũ_Phúc vẫn không cho lui_quân , đóng sát địa_giới Quảng_Ngãi , có ý_chờ nếu Tây_Sơn bại_trận sẽ tiến vào chiếm Quảng_Ngãi và Quy_Nhơn . Xuất_quân thắng trận Tạm yên phía Bắc nhưng Tây_Sơn vẫn còn ở vào tình_thế nguy_hiểm , chỉ có một lựa_chọn là phải thắng trận để chiếm lại Phú_Yên từ tay quân Nguyễn , nếu không sẽ bị quân Trịnh_đánh từ phía sau . Trong tình_thế các tướng đều bạc_nhược do thua_trận , Nguyễn_Nhạc quyết_định cử Nguyễn_Huệ khi đó mới 23 tuổi , làm chủ_tướng mang quân vào Nam . Để hỗ_trợ cho Nguyễn_Huệ , nhân nắm con bài Nguyễn_Phúc_Dương trong tay , Nguyễn_Nhạc_gả con gái cho Dương , rồi sai người vào Phú_Yên điều_đình với Tống_Phúc_Hiệp bàn việc lập Phúc_Dương làm_chúa và cùng đánh_Trịnh . Tướng Nguyễn_Tống_Phước_Hiệp tin lời , không phòng bị gì cả . Nguyễn_Nhạc_sai Nguyễn_Huệ đánh úp_phá được . Nguyễn_Huệ bắt sống Nguyễn_Khoa_Kiên , giết Nguyễn_Văn_Hiền . Tướng của Chúa Nguyễn ở Bình_Khang là Bùi_Công_Kế mang quân ra cứu bị Nguyễn_Huệ bắt sống , lưu_Lý_Tài ở lại Phú_Yên . Tướng Chúa Nguyễn_khác là Tống_Văn_Khôi ở Khánh_Hòa ra đánh cũng bị Nguyễn_Huệ_giết tại trận . Hoàng_Ngũ_Phúc_nhân lúc Tây_Sơn mang quân vào Nam liền lấn tới đóng quân ở Châu_Ổ thuộc Quảng_Ngãi . Nguyễn_Nhạc_lấy công_việc Nguyễn_Huệ_phá được quân_Chúa Nguyễn , xin với Hoàng_Ngũ_Phúc_phong cho Nguyễn_Huệ làm " Tây_Sơn_hiệu tiền tướng_quân " . Gặp có dịch_bệnh , quân Trịnh_chết quá nửa , trước đó đất Thuận_Hóa bị mất_mùa lớn nên quân lương bị thiếu . Bản_thân Hoàng_Ngũ_Phúc cũng tuổi_già sức_yếu , tới mức không_thể tự đi_đứng được , đều phải có người hầu nâng nhấc Nguyễn_Nhạc đã biết tin Hoàng_Ngũ_Phúc bệnh nặng nhưng không đem quân tấn_công lại ( để Hoàng_Ngũ_Phúc yên_tâm mà tự rút quân ) . Quả_nhiên Hoàng_Ngũ_Phúc đặt mật_kế hồi_binh về Phú_Xuân . Có người khuyên Hoàng_Ngũ_Phúc ở lại , Phúc không nghe , xin rút quân về giữ đất Thuận_Hóa , Trịnh_Sâm_y cho . Đến tháng 10 năm 1775 , Hoàng_Ngũ_Phúc chết trên đường về Bắc , như_vậy quân Đàng_Ngoài đã mất đi_viên tướng thiện_chiến nhất của mình . Đến tháng 11 năm 1775 , nhân lúc quân Trịnh_rút khỏi Quảng_Nam , 2 người con của Chúa Nguyễn_Phúc_Khoát khởi_binh chiếm_giữ . Năm ấy mất_mùa , quân Nguyễn_bị thiếu lương . Nguyễn_Nhạc_bèn điều Nguyễn_Huệ từ Phú_Yên ra đánh tan quân Nguyễn , lấy lại Quảng_Nam . Chiến_thắng Phú_Yên là dấu_ấn đầu_tiên của Nguyễn_Huệ trên con đường binh_nghiệp của ông sau_này . Từ đây ông trở_thành chỗ dựa vững_chắc cho Nhà Tây_Sơn . Nguyễn_Nhạc_bảo Nguyễn_Văn_Duệ giữ đất Quảng_Nam . Cùng tháng , Chu_Văn_Tiếp người Phú_Yên đem 1000 quân theo về Chúa_Nguyễn . Về phía Tây_Sơn , tướng người Hoa Lý_Tài do Nguyễn_Nhạc dần đối_xử bạc nên đem quân đầu_hàng Chúa Nguyễn ( có sách khác cho rằng Lý_Tài không được phong_tướng quân như Nguyễn_Huệ nên bất_mãn ) . Năm 1776 , Nguyễn_Nhạc tự_xưng là Tây_Sơn_vương , phong cho Nguyễn_Huệ làm Long_Nhương tướng_quân . Sai em là Nguyễn_Lữ_đem thủy_quân đi vào đánh Gia_Định , vào tháng 6 quân của Nguyễn_Lữ_bị đánh_bại , phải rút theo đường_biển về Quy_Nhơn mang theo 200 thuyền lương . Cùng năm tướng Nguyễn_là tướng Tống_Phước_Hiệp mất . Tiến_công Gia_Định Bấy_giờ quân của Chúa Nguyễn –_Định_vương Nguyễn_Phúc_Thuần có hai lực_lượng chính do Đỗ_Thanh_Nhân và Lý_Tài_chỉ_huy . Khi Lý_Tài_đầu hàng tướng Nguyễn_là Tống_Phước_Hiệp , Đỗ_Thanh_Nhân lúc ấy mắng Lý_Tài_là vì_thế nên hai người xảy ra hiềm_khích . Tống_Phước_Hiệp chết , Đỗ_Thanh_Nhân lên làm chủ_tướng , Lý_Tài lo_sợ bèn đưa quân giữ núi Chiêu_Thái . Thanh_Nhân đánh không được , đắp lũy để giữ . Đến tháng 10 năm 1776 , Đông_cung Nguyễn_Phúc_Dương bị Tây_Sơn tấn_công nên vượt biển từ Quy_Nhơn vào Gia_Định . Chúa Nguyễn_Nguyễn_Phúc_Thuần ra đón về tại nơi ở của mình . Lúc ấy , Lý_Tài đem quân đến đánh , quân_Chúa Nguyễn_do Đỗ_Thanh_Nhân chỉ_huy bỏ chạy , Đông_cung Nguyễn_Phúc_Dương ra_mặt , quân của Lý_Tài đều rạp xuống quỳ_lạy . Lý_Tài_ép Nguyễn_Phúc_Thuần nhường_ngôi cho Nguyễn_Phúc_Dương làm Tân_chính vương , còn Nguyễn_Phúc_Thuần làm Thái_Thượng_Vương , Lý_Tài trở_thành Bảo_giá Đại_tướng quân . Tháng 3 năm 1777 , Nguyễn_Nhạc lại cử Nguyễn_Huệ làm tướng mang thủy_quân vào đánh Gia_Định . Lý_Tài_thua trận bỏ chạy khỏi thành và đưa 2 Chúa Nguyễn_về Hóc_Môn . Sau Lý_Tài_rút khỏi Hóc_Môn về Ba_Giồng bị Đỗ_Thanh_Nhân đón đường giết chết . Nguyễn_Phúc_Thuần theo Đỗ_Thanh_Nhân_giữ Tranh_Giang , Nguyễn_Phúc_Dương theo tướng Trương_Phúc_Thận giữ Tài Phụ . Nguyễn_Huệ chia đường đánh_bại cả hai cánh quân Nguyễn . Nguyễn_Phúc_Thuần và Đỗ_Thanh_Nhân phải bỏ chạy về Cần_Thơ cầu_viện Tổng_binh_Hà_Tiên là Mạc_Thiên_Tứ , còn Nguyễn_Phúc_Dương bỏ chạy về Ba_Việt ( Bến_Tre ) . Nguyễn_Huệ đánh_bại Mạc_Thiên_Tứ . Nguyễn_Phúc_Thuần sai Đỗ_Thanh_Nhân lẻn ra Bình_Thuận cầu_cứu Chu_Văn_Tiếp , Trần_Văn_Thức . Nguyễn_Nhạc_nhân lúc Nguyễn_Huệ_thắng trận ở Nam_Bộ cũng cử_binh đánh Phú_Yên , Bình_Thuận . Trần_Văn_Thức chưa ra khỏi Bình_Thuận đã bị quân Tây_Sơn giết chết , Chu_Văn_Tiếp bỏ chạy . Nguyễn_Nhạc_chiếm lại Phú_Yên đến Bình_Thuận . Tháng 9 năm 1777 , Nguyễn_Huệ mang quân bao_vây tấn_công Ba_Việt , bắt sống Nguyễn_Phúc_Dương và toàn_bộ quân_tướng . Dương và 18 tướng tùy_tùng bị đưa về Gia_Định xử_tử ( vào tháng 10 năm 1777 ) . Nguyễn_Phúc_Thuần bại trận bỏ Cần_Thơ sang Long_Xuyên , định chờ Mạc_Thiên_Tứ lấy tàu để chạy sang Trung_Quốc cầu_viện nhà_Thanh nhưng bị quân Tây_Sơn đuổi đến_nơi , bắt được Nguyễn_Phúc_Thuần mang về Gia_Định xử_tử tháng 10 năm 1777 . Nguyễn_Ánh , Đỗ_Thanh_Nhân và Mạc_Thiên_Tứ_trốn thoát mỗi người một nơi . Như_vậy trong vòng 7 tháng , Nguyễn_Huệ đánh_thắng và bắt giết được cả hai Chúa Nguyễn , Nhà_Tây_Sơn từ chỗ bị dồn về Quy_Nhơn đã chủ_động giành lại không_những Nam_Trung_Bộ mà cả Nam_Bộ , tiêu_diệt thế_lực của Chúa Nguyễn . Sau khi Nguyễn_Huệ_rút đại_quân về , Nguyễn_Nhạc lên_ngôi hoàng_đế ( 1778 ) , niên_hiệu là Thái_Đức , ông phong cho Nguyễn_Huệ là Long Nhương_tướng quân . Các tướng cũ của chúa Nguyễn lại lập Nguyễn_Ánh làm chúa , chiếm lại Gia_Định . Được các lực_lượng phương Tây như Pháp , Bồ_Đào_Nha giúp_sức , Nguyễn_Ánh lại mạnh lên . Thái_Đức_hoàng_đế sai_tướng vào đánh nhưng lại bị thua và mất thêm Bình_Thuận . Tháng 3 năm 1782 , Nguyễn_Huệ cùng vua Thái_Đức mang quân thủy_bộ Nam_tiến , phá tan_quân Nguyễn , giết chết cai_cơ người Pháp là Manuel ( Mạn_Hòe ) . Nguyễn_Ánh_bỏ chạy về Hậu_Giang . Vua Thái_Đức chiếm lại Nam_Bộ , sai người giao_hảo với Chân_Lạp ( Campuchia ) và đề_nghị hợp_tác đánh Nguyễn_Ánh . Chân_Lạp chia_quân đón bắt được đoàn cầu_viện Xiêm_La của Nguyễn_Ánh và suýt bắt được ông . Trong một trận đánh , tướng Tây_Sơn là Phan_Ngạn bị bắn chết , Nguyễn_Nhạc cho rằng lực_lượng Nghĩa Hòa_Đoàn của người Trung_Quốc bắn chết , Phan_Ngạn , liền sai tàn_sát hơn 1 vạn người Hoa ở Gia_Định . Nguyễn_Ánh_trốn ra đảo Phú_Quốc . Anh_em Tây_Sơn rút quân về Bắc , Chu_Văn_Tiếp lại từ Bình_Thuận mang quân vào đánh chiếm được Gia_Định và đón Nguyễn_Ánh trở về . Tháng 2 năm 1783 , Nguyễn_Nhạc lại sai Nguyễn_Huệ , Nguyễn_Lữ_mang quân Nam_tiến . Dù Nguyễn_Ánh đã lập tuyến phòng_thủ trước vẫn bị quân Tây_Sơn phá tan và Ánh buộc phải bỏ chạy về Đồng_Tuyên . Nguyễn_Huệ đánh_phá Đồng_Tuyên , Nguyễn_Ánh lại bỏ chạy ra Hà_Tiên rồi trốn ra đảo Phú_Quốc . Tháng 8-1783 , quân Tây_Sơn truy_kích , Nguyễn_Ánh chạy một vòng ra các đảo Cổ_Long , Cổ_Cốt rồi lại quay về Phú_Quốc . Quân Tây_Sơn vây đánh nhưng lúc đó có bão biển , các thuyền Tây_Sơn phải giãn ra , sau 7 ngày_đêm lênh_đênh trên biển , Nguyễn_Ánh_thừa cơ lại trốn_thoát , chạy hẳn ra đảo Thổ_Chu_cách xa đất_liền rồi đầu năm sau tự mình sang Xiêm cầu_viện . Trận Rạch_Gầm - Xoài_Mút Tháng 2 năm Giáp_Thìn ( 1784 ) , Nguyễn_Ánh sang Xiêm_La hội_kiến với vua Xiêm_La là Chất_Tri ( Chakri , Rama I ) tại Vọng_Các ( Bangkok ) . Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu_Tăng , Chiêu_Sương đem 2 vạn quân_thủy cùng 300 chiếc thuyền sang giúp . Ngoài_ra còn có 3 vạn quân_bộ tiến sang Chân_Lạp với danh_nghĩa giúp vua Chân_Lạp , nhưng thực_chất ý_đồ nhằm tạo gọng kìm phía tây , chờ cơ_hội tiêu_diệt quân Tây_Sơn . Quân_Xiêm nhanh_chóng lấy được Rạch_Giá , Ba_Thắc , Trà_Ôn , Mân_Thít , Sa_Đéc , ra_tay cướp phá bừa_bãi . Tướng Tây_Sơn giữ đất Gia_Định là phò_mã Trương_Văn_Đa , thấy quân_Xiêm thế_lực mạnh , bèn cố_thủ tại Gia_Định và sai người về Quy_Nhơn báo . Vua Tây_Sơn sai Nguyễn_Huệ đem_binh vào chống giữ . Sau khi vào Gia_Định , Nguyễn_Huệ đánh vài trận nhưng không thắng , có ý rút_binh nhưng gặp dịp một tướng của Nguyễn_Ánh là Lê_Xuân_Giác về hàng bày mưu_phục_binh . Mưu_hợp với ý của Nguyễn_Huệ nên ông nghe theo , liền cho bố_trí trận_địa và nhử quân_Xiêm đến gần Rạch_Gầm và Xoài_Mút ( ở phía trên Mỹ_Tho ) để đánh một trận lớn tiêu_diệt quân_Xiêm . Đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 ( đêm 9 rạng 10 tháng 12 năm Giáp_Thìn ) , quân_Xiêm lợi_dụng thủy triều_xuôi theo dòng sông để tấn_công Mỹ_Tho nhằm phá vỡ đội thuyền phòng_thủ của Tây_Sơn . Quân Tây_Sơn giả_thua rút dần về hướng Mỹ_Tho , nhử đối_phương lọt vào trận_địa mai_phục đoạn Rạch_Gầm-Xoài_Mút . Quân_Xiêm quen mùi thắng nên tiến vào trận mai_phục của Tây_Sơn , khi quân Xiêm_lọt vào trận mai_phục , bất_ngờ quân Tây_Sơn sử_dụng pháo bắn uy_hiếp dữ_dội ở cù_lao Thới_Sơn và bờ sông Tiền , khóa chặt hai đầu , dồn quân_Xiêm vào thế " tiến_thoái lưỡng_nan " . Bên_cạnh đó , pháo hỏa_hổ ở hai bên bờ nã đạn tới_tấp vào đội_hình làm quân_Xiêm rối_loạn , tinh_thần hoang_mang rồi bỏ chạy . Cùng lúc đó , một đội thuyền_cảm_tử chở đầy rơm và những vật_liệu dễ cháy đâm thẳng vào thuyền quân_Xiêm làm cho số bị chìm , số bị cháy . Trong khi đó , cánh quân_bộ Xiêm_La ngay từ đầu đã bị quân Tây_Sơn chặn đánh không cho cứu_viện . Một trận quyết_chiến diễn ra trong không đầy một ngày đã tiêu_diệt gần như hoàn_toàn 2 vạn quân_Xiêm , số còn sống_sót chỉ được vài nghìn người chạy theo đường thượng_đạo trốn về nước . Cánh quân_bộ nghe tin thất_trận cũng tan_rã và tháo_chạy . Nhị_Vương Xiêm_La Chiêu_Tăng , Chiêu_Sương chạy theo đường_bộ về Xiêm ; còn Nguyễn_Ánh phải chạy ra đảo Thổ_Chu rồi về Cổ_Cốt được Cai_cơ_Trung đón sang Xiêm . Sau trận đánh này , quân_Xiêm khiếp_đảm trước sức_mạnh của Tây_Sơn , " ngoài miệng thì nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây_Sơn như sợ cọp " . Đánh dẹp xong , Nguyễn_Huệ đem quân về Quy_Nhơn để đô_đốc là Đặng_Văn_Trấn ở lại trấn đất Gia_Định . Tấn_công Đàng_Ngoài , lật_đổ Chúa_Trịnh , phá_bỏ chia_cắt ranh_giới Đàng_Trong - Đàng_Ngoài , thống_nhất đất_nước về cơ_bản . Đánh chiếm Phú_Xuân Tại Bắc_Hà , năm 1782 , Tĩnh_Đô_Vương Trịnh_Sâm qua_đời , thế_tử Trịnh_Cán được lập làm Điện_Đô_Vương . Họ Trịnh_vốn phát_xuất từ Thanh_Hóa , chỉ dùng binh_lính từ hai xứ Thanh_Hóa và Nghệ_An , gọi_là ưu_binh . Bấy_giờ triều_đình không kiểm_soát được những kiêu_binh này nữa , để họ tự làm_loạn cùng với người con lớn của Trịnh_Sâm là Trịnh_Tông làm binh_biến , giết_quan phụ chính là quận Huy_Hoàng_Tố_Lý ( cháu lão_tướng Hoàng_Ngũ_Phúc ) đưa Trịnh_Tông lên_ngôi , tức_là Đoan_Nam_Vương ( 1782 - 1786 ) . Từ đó ưu_binh_Thanh Nghệ_cậy công , làm ngang , không có kỷ_cương gì . Một tướng người Nghệ_An theo phe quận Huy_là Tham_quân Nguyễn_Hữu_Chỉnh vốn hào_hoa , can_đảm , nhiều mưu_trí không hợp_tác với Trịnh_Tông . Do trước_đây Chỉnh làm thuộc hạ cho quận Việp_Hoàng_Ngũ_Phúc , từng làm_việc giao_thiệp với Tây_Sơn , đến nay đi đường_biển vào Nam theo Nguyễn_Nhạc . Nguyễn_Nhạc_yêu tài và cho làm đô_đốc . Nguyễn_Hữu_Chỉnh muốn trừ kiêu_binh , ngày_đêm bày_mưu cho Tây_Sơn . Về phía Trịnh , sau khi nhận hàng Nguyễn_Nhạc , lão_tướng Hoàng_Ngũ_Phúc rút đại_quân về Bắc ( 1775 ) , để lại Phạm_Ngô_Cầu và Hoàng_Đình_Thể giữ thành Phú_Xuân . Bắc_Hà ngày_một suy_yếu , khi bình_định xong đất Gia_Định , Nguyễn_Huệ về thành Quy_Nhơn , có ý_muốn đánh Phú_Xuân . Nguyễn_Nhạc_ngăn lại nói rằng : Con_ong có nọc , đừng đến cho nó đốt . Vừa lúc ấy , Phạm_Ngô_Cầu_sai Nguyễn_Phu_Như ngầm sang Tây_Sơn để dò_thám , người này vốn quen Nguyễn_Hữu_Chỉnh , nói với Chỉnh đất Thuận_Hóa có_thể đánh được . Chỉnh nói lại với Nguyễn_Nhạc , Nguyễn_Nhạc_sai Nguyễn_Hữu_Chỉnh làm hữu_quân , Võ_Văn_Nhậm làm tả_quân , Nguyễn_Lữ_đốc thủy_quân , theo Nguyễn_Huệ_quản_suất để đánh Phú_Xuân . Nguyễn_Hữu_Chỉnh nhận được tin xứ Thanh_Nghệ và tứ_trấn Bắc_Hà đói to , dân chẳng ưa gì lính , nếu lấy được đất Thuận_Hóa thì việc bình_định thiên_hạ không khó . Chỉnh_tâu với Nguyễn_Nhạc , Nguyễn_Nhạc đồng_ý , sai Nguyễn_Huệ làm chủ_tướng tiến đánh Phú_Xuân . Thành Phú_Xuân được Chúa_Trịnh cho ba ngàn quân đóng đồn và ba vạn_quân thay phiên canh_phòng cẩn_mật . Viên_quan trấn_nhậm là Phạm_Ngô_Cầu , viên quan_phó là Hoàng_Đình_Thể . Nguyễn_Hữu_Chỉnh vốn quen_biết Hoàng_Đình_Thể , liền viết một bức thư gửi cho phó tướng Hoàng_Đình_Thể , nhưng lại vờ gửi cho chủ_tướng quận Tạo-Phạm_Ngô_Cầu . Phạm_Ngô_Cầu đâm_ra nghi_ngờ Hoàng_Đình_Thể , sau đó Hoàng_Đình_Thể đánh nhau với Tây_Sơn , tên đạn hết , quận Tạo không cho thêm , Thể_tức mình lùi voi vào để nói_chuyện phải trái , tức_thì đội_hình rối_loạn , bị giết cùng với hai người con trai , Phạm_Ngô_Cầu đầu_hàng , Nguyễn_Huệ sai giải về Quy_Nhơn chém đầu . Trong khi đó thì Nguyễn_Lữ_đem quân_thủy đánh xong các đồn từ sông Gianh trở vào ( xem thêm bài về nhà Tây_Sơn và Nguyễn_Lữ ) . Tiến ra Thăng_Long lần thứ nhất Chiếm được Phú_Xuân , thừa_thắng quân Tây_Sơn do Nguyễn_Huệ_chỉ_huy tiến ra Quảng_Bình , thủ_tướng quân_Trịnh ở đây bỏ chạy , Tây_Sơn chiếm được toàn_bộ đất Thuận_Hóa . Nguyễn_Huệ bèn họp các tướng bàn việc sửa lại địa_giới La_Hà ; đồng_thời sai làm tờ " lộ bố " ( thư báo tin thắng trận ) báo tin thắng trận về cho Nguyễn_Nhạc . Nguyễn_Hữu_Chỉnh khuyên Nguyễn_Huệ_xua quân ra Bắc mà chiếm đất Bắc_Hà , Nguyễn_Huệ do_dự , Nguyễn_Hữu_Chỉnh nói rằng : Sách địa_ký của họ Trịnh có câu Phi_đế phi_bá , quyền khuynh_thiên_hạ , truyền tộ bát_đại , tiêu_tường khởi_họa ( Chẳng_đế chẳng_bá , quyền nghiêng_thiên_hạ , truyền được tám đời , trong nhà dấy_vạ ) . Họ Trịnh_cầm_quyền đã 200 năm , đủ 8 đời_chúa , nay sắp bị diệt là đúng với câu ấy . Nguyễn_Huệ nghe lời , bèn cho Nguyễn_Lữ_ở lại Phú_Xuân , sai Nguyễn_Hữu_Chỉnh dẫn thủy_binh đi trước , còn mình đi sau hậu_ứng . Nguyễn_Hữu_Chỉnh dẫn thủy_binh đi trước , đi qua đất Thanh_Nghệ , dừng lại sai du_binh vài trăm người đánh các đồn phô_trương thanh_thế . Quan trấn_thủ_Thanh_Hóa , Nghệ_An đều bỏ chạy . Đến tháng 6 năm 1786 , Chỉnh_chiếm được kho lương lớn ở Vị_Hoàng ( Nam_Định ) . Chỉnh_báo tin cho Nguyễn_Huệ_thuận theo gió nồm tiến ra , dân Nghệ_An thấy bóng lâu thuyền cùng cờ_quạt ngoài biển đều than_chửi Nguyễn_Hữu_Chỉnh : " Cõng_rắn cắn gà nhà , hắn ta thật có tội . Song cũng là một việc không mấy đời có ! " . Do thời ấy nước Việt chia làm 2 , Chỉnh vốn người Nghệ_An , lại dẫn quân nước Đàng_Trong ra cướp đất Đàng_Ngoài , nên dân Nghệ_An nói như_vậy Chúa Trịnh_nghe tin đất Nghệ_An nguy_cấp vội sai Trịnh_Tự_Quyền mang 27 cơ_quân vào Nghệ_An chống giữ , nhưng sửa soạn 10 ngày vẫn chưa đi được . Khi đi được 30 dặm , lúc ấy quân Tây_Sơn đã đến Vị_Hoàng , Tự_Quyền mang quân_giữ Kim_Động . Quan trấn_thủ_Sơn_Nam là Bùi_Thế_Dận đem quân_giữ ở xã Phù_Sa , huyện Đông_An . Đinh_Tích_Nhưỡng đem thủy_binh ra giữ ở cửa Luộc . Đến đêm có gió Đông_Nam , Nguyễn_Huệ sai lấy tượng gỗ bỏ lên mấy chiếc thuyền , rồi đánh trống kéo cờ thả thuyền trôi đi . Đinh_Tích_Nhưỡng dàn trận bắn , bắn mãi mới biết là tượng gỗ . Quân_Tây_Sơn tiến đánh , Tích_Nhưỡng hết thuốc súng , bỏ chạy , đám quân của Trịnh_Tự_Quyền và Bùi_Thế_Dận nghe tin tan_vỡ cả . Ở kinh_thành , lực_lượng ưu_binh là quân_Thanh - Nghệ , nhưng Chúa Trịnh_Khải không sai_khiến được , Trịnh_Khải đành trao_quyền cho quận Thạc - Hoàng_Phùng_Cơ_chỉ_huy . Quân_Tây_Sơn tiến tới Thanh_Trì , thủy_binh ở đây nghĩ Tây_Sơn còn lâu mới đến nên đội_hình tản_mát , không phòng bị gì , bị chiếm hết thuyền_bè . Quân_Tây_Sơn_tiến đến chỗ quân quận Thạc_chỉ_huy , lúc ấy đang giờ ăn cơm , nghe quân Tây_Sơn đến thì bỏ chạy hết , quận Thạc sống_sót nhưng mất đến 6 người con . Trịnh_Khải tự lên voi giao_chiến với Tây_Sơn , rốt_cuộc thua chạy , bỏ lên Sơn_Tây , sau đó tự_sát , Nguyễn_Huệ_chôn theo nghi_lễ của bậc đế_vương . Nguyễn_Huệ vào thành Thăng_Long yết_kiến vua Lê_Hiển_Tông , cấm quân_lính cướp phá dân_gian . Nguyễn_Huệ đem các tướng vào lạy Lê_Hiển_Tông và dâng_sổ quân_sĩ , dân_đinh để tỏ rõ cái nghĩa tôn_phù nhất_thống , nghĩa_là tự đó về sau Nhà Lê_có quyền tự_chủ . Vua Lê_phong cho Nguyễn_Huệ làm Nguyên_Soái Uy_Quốc_Công , và lại gả cho Ngọc_Hân Công_Chúa . Tháng 7 năm 1786 , vua Lê_Hiển_Tông qua_đời , thọ 70 tuổi . Hoàng_Tôn là Duy_Kỳ lên nối ngôi , đặt niên_hiệu là Chiêu_Thống . Nguyễn_Nhạc vốn không có ý lấy đất Bắc , nay nghe tin Nguyễn_Huệ_chiếm được Thăng_Long , sợ lâu ngày sinh_biến , bèn đem theo 500 quân , sau lấy thêm 2000 người nữa , không kể ngày_đêm ra Thăng_Long . Vua Chiêu_Thống muốn nhường mấy quận để làm lễ khao_quân nhưng Nguyễn_Nhạc từ_chối . Hôm sau hai anh_em đem quân trở về Nam , tất_cả lương_thực , kho_tàng , ... đều đem về Nam hết , để lại cho vua Lê_một kho_tàng trống_không . Hai anh_em lại thấy Nguyễn_Hữu_Chỉnh xảo_quyệt , nên muốn bỏ Hữu_Chỉnh ở lại . Nguyễn_Huệ_giữ Hữu_Chỉnh ở lại trò_chuyện suốt cả ngày , trong khi Tây_Sơn thu_dọn để về Nam , hòng không cho Chỉnh_biết . Đến sáng , Chỉnh thấy quân Tây_Sơn về hết , liền chạy về theo dù bị dân kinh_kỳ_đuổi bắt_may chạy thoát , đến đất Nghệ_An , Nguyễn_Nhạc cho một_ít tiền , bảo_lưu lại đó . Xung_đột với Nguyễn_Nhạc Theo sách Việt_Nam sử_lược , khi dẫn quân từ miền Bắc về Quy_Nhơn , Nguyễn_Nhạc_xưng đế , đồng_thời phong_vương cho 2 người em và ban cho họ cai_quản đất phong : Nguyễn_Nhạc_xưng là Trung_ương Hoàng_đế , đóng_đô ở Quy_Nhơn ; Phong Nguyễn_Lữ_làm Đông_Định_Vương , cai_quản vùng_đất Gia_Định ; Phong Nguyễn_Huệ làm Bắc_Bình_Vương , cai_quản vùng_đất Thuận_Hóa , lấy núi Hải_Vân làm giới_hạn . Mâu_thuẫn của anh_em Nguyễn_Nhạc , Nguyễn_Huệ ngày_càng lớn . Vua Tây_Sơn vốn không có ý đánh ra Bắc_Hà , chỉ muốn chiếm Nam_Hà ; việc Huệ đánh Bắc_Hà là trái_ý Nguyễn_Nhạc , lại thấy Nguyễn_Huệ ở Bắc_Hà_lâu quá sau khi thắng nên Nguyễn_Nhạc đâm_ra lo_sợ vì khó kiềm_chế được Nguyễn_Huệ . Sử_sách không ghi_chép thật rõ_ràng về nguyên_nhân mâu_thuẫn giữa 2 người . Các sử_gia nhà Nguyễn cho rằng tại Nguyễn_Nhạc_tư_thông với vợ Nguyễn_Huệ . Tuy_nhiên , một nguồn từ báo Dân_Việt phân_tích cho rằng điều này là sai . Theo đó , Nguyễn_Huệ lúc đó có 2 vợ còn sống và họ đều ở rất xa Quy_Nhơn : bà họ Bùi_theo chồng ra cư_trú tại Phú_Xuân , còn bà Ngọc_Hân thì vẫn ở Thăng_Long . Có tài_liệu khác lại nói rằng Nguyễn_Nhạc yêu_cầu Nguyễn_Huệ đến chầu , nộp vàng_bạc lấy từ kho của họ Trịnh_ở Bắc_Hà nhưng Nguyễn_Huệ không chịu ; hơn thế vua em lại xin vua anh cho cai_quản thêm Quảng_Nam nhưng vua anh không chấp_thuận . Nguyễn_Huệ tỏ ra chống_đối Nguyễn_Nhạc và binh_lính lại rất trung_thành với ông . Nguyễn_Nhạc phẫn_chí , giết công_thần Nguyễn_Thung Nguyễn_Huệ đem quân đánh với Nguyễn_Nhạc trong vài tháng đầu năm 1787 , ông tổng_động_viên chừng 6 vạn tới 10 vạn_quân . Họ đánh nhau dữ_dội và sau đó Nguyễn_Huệ_tiến đến vây thành Quy_Nhơn , đắp thành đất , bắn đại_bác vào thành . Theo sách Đại_Nam_thực_lục : Huệ cùng Nhạc đánh nhau , giết_hại rất nhiều , rồi giảng_hòa , Huệ_lui quân , giữ từ Thăng_Hoa , Điện_Bàn trở ra Bắc , đóng ở Phú_Xuân , tự_xưng là Bắc_Bình_Vương . Từ đấy Tây_Sơn_rối từ trong , không còn rảnh mà nhòm_ngó miền Nam nữa . Nguyễn_Nhạc bị vây bức quá phải vào đền thờ cha_mẹ khóc rồi kêu Đặng_Văn_Chân từ Gia_Định về cứu nhưng quân Đặng_Văn_Chân tới nơi lại bị Nguyễn_Huệ đánh tan , buộc Đặng_Văn_Chân phải tới hàng . Tuy_quân của Nguyễn_Huệ trong các cuộc công_thành thương_vong đến phân_nửa nhưng tình_thế buộc Nguyễn_Nhạc phải lên mặt thành khóc xin em " Nỡ_lòng nào mà nồi da xáo_thịt như_thế " . Nguyễn_Huệ_nể_tình anh_em , thôi hãm thành và bằng_lòng giảng_hòa với Nguyễn_Nhạc , rồi rút về Thuận_Hóa Lưỡng đầu_thọ địch Ở Bắc_Hà , Chúa_Trịnh đã sụp_đổ , vua Lê_Chiêu_Thống_nắm được quyền bính , nhưng vị vua này không có tài và tính quyết_đoán , triều_đình lúc bấy_giờ không ai là người có năng_lực : hễ thấy có giặc thì bỏ chạy , giặc đi rồi thì kéo nhau ra bàn_ngược bàn_xuôi , người thì định_lập lại nghiệp_chúa , kẻ thì muốn tôn_phù nhà_vua . Lại có dòng dõi họ Trịnh_là Trịnh_Lệ và Trịnh_Bồng_chia đảng ra đánh nhau để tranh_quyền . Vua Chiêu_Thống bất_đắc_dĩ phải phong cho Trịnh_Bồng làm Án Đô_Vương , lập lại phủ_Chúa . Đảng họ Trịnh_lại toan đường hiếp_chế nhà_vua , vua Chiêu_Thống phải xuống mật chiếu_vời Nguyễn_Hữu_Chỉnh , lúc ấy đã nắm binh_quyền ở Nghệ_An ra giúp . Nguyễn_Hữu_Chỉnh kéo quân từ Nghệ_An ra đánh_bại Trịnh_Bồng , Trịnh_Bồng_thua chạy , mấy lần nữa khởi_binh vẫn thua , rốt_cuộc đi_tu , sự_nghiệp Chúa_Trịnh_chấm_dứt từ đây . Vua Lê_Chiêu_Thống_phong Nguyễn_Hữu_Chỉnh_chức Đại_tư_đồ Bằng trung_công , Hữu_Chỉnh tự quyết_đoán mọi việc . Nắm được uy_quyền cao ở triều_đình , Nguyễn_Hữu_Chỉnh tỏ ra chuyên_quyền , muốn chống lại Tây_Sơn . Tại Đàng_Trong , giữa năm 1787 , do 2 anh_em Nguyễn_Nhạc , Nguyễn_Huệ đánh nhau , Nguyễn_Lữ_lại bất_tài nên mặt phía Nam của Tây_Sơn suy_yếu . Nguyễn_Ánh từ Xiêm quay trở_lại Gia_Định . Nguyễn_Lữ_sợ , bỏ Phạm_Văn_Tham ở lại giữ Sài_Gòn , còn ông giữ Biên_Hòa . Nguyễn_Ánh làm giả một bức thư của Nguyễn_Nhạc gửi cho Nguyễn_Lữ , nội_dung là lệnh giết Phạm_Văn_Tham , rồi giả_vờ gửi cho Tham . Tham_liền kéo quân đến phân_trần với Lữ , Lữ_tưởng lầm_Tham đã đầu_hàng kéo quân đánh mình , liền rút về Quy_Nhơn , sau đó chết vì bệnh . Nguyễn_Ánh_chiếm được Gia_Định , quân Tây_Sơn do Phạm_Văn_Tham_chỉ_huy đóng ở Ba_Thắc . Trước tình_hình Nam , Bắc đều có biến , Nguyễn_Huệ quyết_định giải_quyết vấn_đề phía bắc trước . Ông liền phái Vũ_Văn_Nhậm , con rể của Nguyễn_Nhạc , ra tiêu_diệt Nguyễn_Hữu_Chỉnh . Vũ_Văn_Nhậm đánh_bại Nguyễn_Hữu_Chỉnh , khiến Chỉnh và hoàng_gia họ Lê_phải chạy trốn khỏi kinh_thành . Sau đó Hữu_Chỉnh bị Vũ_Văn_Nhậm bắt và giết chết , vua Lê_Chiêu_Thống tìm cách khôi_phục nhưng đều không có kết_quả . Tháng 4 năm 1788 , Lê_Chiêu_Thống đã bỏ kinh_đô , chạy sang lưu_vong bên Trung_Quốc . Vũ_Văn_Nhậm bèn lập chú Chiêu_Thống là Sùng_nhượng công_Lê_Duy_Cận làm giám_quốc , bây_giờ trong cung chỉ có vài hoàng_thân và võ_tướng , không ai tâu_bày việc gì cả , mọi việc do Vũ_Văn_Nhậm quyết_định . Đến lượt Vũ_Văn_Nhậm tỏ ra chuyên_quyền và có ý chống lại quân Tây_Sơn . Trước_đây Nguyễn_Huệ_sai Vũ_Văn_Nhậm ra đánh Nguyễn_Hữu_Chỉnh thì đã có lòng_nghi Vũ_Văn_Nhậm , cho_nên lại sai Ngô_Văn_Sở và Phan_Văn_Lân làm tham_tán quân_vụ để chia bớt binh_quyền . Đến khi Văn_Nhậm lấy được Thăng_Long , giết được Hữu_Chỉnh rồi , có ý_cậy tài và ra bộ kiêu_ngạo . Ngô_Văn_Sở đem_ý ấy viết thư về nói Vũ_Văn_Nhậm muốn làm phản . Nguyễn_Huệ lập_tức truyền_lệnh kéo quân_kỵ , đêm_ngày đi gấp đường ra Thăng_Long , nửa_đêm đến_nơi bắt Vũ_Văn_Nhậm giết đi , rồi truyền gọi các quan_văn võ Nhà_Lê cho vào yết_kiến , đặt quan lục_bộ và các quan trấn_thủ , để Lê_Duy_Cận làm giám_quốc , chủ_trương việc tế lễ , dùng Ngô_Thời_Nhậm làm Lại Bộ Tả_Thị_Lang . Còn các quan Nhà_Lê thì_có người ở lại nhận chức , có người trốn đi , cũng có người tuẫn_tiết . Ngô_Thì Nhậm_khuyên Nguyễn_Huệ lên_ngôi hoàng_đế đồng_thời vận_động các quan_lại Nhà Lê_suy_tôn ông cho hợp cách . Sau ba bức thư suy_tôn của quần_thần Nhà_Lê_cùng một chiếu chỉ của Nguyễn_Huệ_trưng_cầu_ý_dân Bắc_Hà về việc ông lên_ngôi nhưng tình_hình chưa thuận_lợi nên Nguyễn_Huệ chưa_thể lên_ngôi . Nguyễn_Huệ sắp_xếp mọi việc , để Ngô_Văn_Sở ở lại giữ Bắc_Hà , còn mình về Phú_Xuân , đem theo một_số văn_thần . Nguyên_vua Lê_Chiêu_Thống đã mấy lần toan sự khôi_phục , nhưng không được , phải nương_náu ở đất Lạng_Giang ; còn bà Hoàng_Thái_Hậu thì đem hoàng_tử sang Long_Châu kêu than với quan Nhà_Thanh - Trung_Quốc , xin_binh cứu_viện . Bấy_giờ quan tổng_đốc Lưỡng Quảng_là Tôn_Sĩ_Nghị dâng biểu_tâu với vua Càn_Long Nhà_Thanh xin được đánh An_Nam . Vua Càn_Long nghe lời tâu ấy , sai Tôn_Sĩ_Nghị khởi_quân bốn tỉnh Quảng_Đông , Quảng_Tây , Quý_Châu , Vân_Nam , đem sang đánh Tây_Sơn . Tôn_Sĩ_Nghị chia quân ra làm 3 đạo tổng_cộng khoảng 29 vạn quân , sai_quan tổng_binh tỉnh Vân_Nam và Quý_Châu đem một đạo sang mạn Tuyên_Quang , sai Sầm_Nghi Đống là tri_phủ Điền_Châu đem một đạo sang mạn Cao_Bằng . Sĩ_Nghị cùng với đề_đốc là Hứa_Thế_Hanh đem một đạo sang mạn Lạng_Sơn , hẹn ngày tiến_binh sang đánh . Mùa đông tháng 10 , năm 1788 , vua Lê_Chiêu_Thống đem quân Nhà_Thanh do Tôn_Sỹ_Nghị chỉ_huy tiến sang Đại_Việt . Tướng trấn_thủ của Tây_Sơn là Ngô_Văn_Sở quyết_định lui_binh , Ngô_Văn_Sở sau khi đem các đạo_quân rút_lui , tức_tốc sai Nguyễn_Văn_Tuyết chạy trạm vào Nam_cáo cấp . Một_mặt chặn ngang đất Trường_Yên thuộc huyện Yên_Mô , tỉnh Ninh_Bình làm giới_hạn , đóng thủy quân ở hải_phận Biện_Sơn , quân_bộ thì chia đồn đóng giữ khắp vùng núi Tam_Điệp , hai mặt thủy_bộ liên_lạc với nhau , ngăn hẳn miền Nam với miền Bắc . Vì_thế , việc ở bốn trấn Bắc_Hà không hề thấu đến hai xứ_Thanh , Nghệ . Nguyễn_Huệ_đứng trước hai lựa_chọn : Nam_tiến hoặc Bắc_tiến . Cả hai mặt_trận đều khẩn_cấp và cần đến ông , tuy_nhiên , nếu ông quá sa vào một mặt_trận thì mặt_trận kia sẽ vỡ . Nguyễn_Huệ nhận_thức rằng quân ngoại_quốc Mãn_Thanh phía bắc là nguy_cơ lớn hơn và gấp_gáp hơn , nhưng vì tình_hình nguy_cấp nên ông không_thể đánh địch theo chiến_thuật trường_kỳ như triều_đại Nhà_Lý , Nhà_Trần trước đó đã làm để chống quân phương_Bắc . Vì_vậy , ông quyết_định chọn cách đánh thần_tốc để sớm giải_quyết chiến_trường ở miền Bắc . Ngay trước khi tiến_quân ra Bắc , ông sai một bầy tôi tin cẩn là Diệm cầm_thư của ông vào Nam dặn_tướng Phạm_Văn_Tham_cố phòng_thủ chờ tiếp_viện . Thống_nhất Nhà Tây_Sơn , lên_ngôi Hoàng_đế Quang_Trung lên_ngôi Hoàng_đế Theo sách Đại_Nam_thực_lục của Nhà_Nguyễn : Tháng 11 năm 1788 , Nguyễn_Văn_Huệ tự_lập làm vua , xưng_hiệu là Quang_Trung năm thứ 1 . Chính_lệnh của Tây_Sơn đều từ Huệ mà ra , Nguyễn_Nhạc chỉ giữ đất Quy_Nhơn , Phú_Yên mà thôi . Theo sách của hai tác_giả Nguyễn_Lương_Bích , Phạm_Ngọc_Phụng : Cuối năm 1788 , Nguyễn_Nhạc_tuổi cao lắm bệnh , bất_lực không_thể cứu_ứng Nam_Bộ , nên ông chủ_động xin nhường_ngôi hoàng_đế , tự giáng xuống là Tây_Sơn_vương , nhường hết đất_đai và binh_quyền cho Nguyễn_Huệ ( chỉ xin giữ lại thành Quy_Nhơn để lo thờ_cúng ) và thỉnh_cầu ông vào cứu . Nguyễn_Lữ_thì đã bệnh mất , như_vậy toàn_bộ Nhà_Tây_Sơn đã được thống_nhất dưới quyền chỉ_huy của Nguyễn_Huệ .._Để chuẩn_bị cho chiến_dịch Nam_tiến nhằm tiêu_diệt nốt thế_lực của Nguyễn_Ánh và thống_nhất đất_nước , Nguyễn_Huệ tổng_động_viên binh_lính ở Thuận_Hóa , ngày_đêm tập_luyện . Tuy_nhiên , khi ông chưa kịp tiến vào Nam thì lại nghe tin Nhà_Thanh nghe lời Lê_Chiêu_Thống cầu_viện , sai Tôn_Sĩ_Nghị mang chừng 29 vạn_quân và dân_công sang đánh vào Đại_Việt Lê_Chiêu_Thống chạy sang Trung_Quốc , cầu_viện hoàng_đế Nhà_Thanh là Càn_Long . Cuối năm 1788 , Càn_Long sai Tổng_đốc_Lưỡng Quảng_Tôn_Sĩ_Nghị chỉ_huy 20 vạn quân Thanh_hộ tống_Lê_Chiêu_Thống về Đại_Việt với danh_nghĩa " phù_Lê " , vào chiếm_đóng Thăng_Long . Khi nghe tin quân_Thanh giúp Lê_Chiêu_Thống sang đánh Tây_Sơn , Nguyễn_Ánh ở phía nam cũng sai tùy_tướng mang thư và chở 50 vạn cân gạo ra giúp cho quân_Thanh , nhưng thuyền đi giữa đường bị đắm hết . Quân Tây_Sơn do Đại_tư_mã Ngô_Văn_Sở , theo mưu_kế của Ngô_Thì_Nhậm , Phan_Huy_Ích và các mưu_thần khác , chủ_động rút quân về đóng ở Tam_Điệp – Biện_Sơn cố_thủ chờ lệnh . Nghe tin báo quân Thanh_tiến vào nước Việt , trước sự sợ_hãi của nhiều người , Nguyễn_Huệ_cười mà nói : “ Chó_Ngô ( chỉ quân_Thanh ) thì là cái thá gì , chúng đến đây chỉ để tự đi vào chỗ chết . Việc gì mà phải cuống_quýt làm_vậy ? ” Ngày 25 tháng 11 năm Mậu_Thân ( 22 tháng 12 năm 1788 ) , Nguyễn_Huệ_xuất quân_tiến ra Bắc_Hà . Để lấy danh_nghĩa chính_thống , Nguyễn_Huệ quyết_định lên_ngôi Hoàng_đế . Nguyễn_Huệ tức_tốc cho lập đàn Nam_Giao ở núi Bân ( cạnh núi Ngự_Bình ) làm lễ tế_cáo trời_đất , tuyên_bố lên_ngôi Hoàng_đế , lấy niên_hiệu Quang_Trung ( nghĩa_là ánh_sáng ở trung_tâm ) , nhằm vào ngày 25 tháng 11 năm Mậu_Thân ( 22 tháng 12 năm 1788 ) . Chiếu lên_ngôi của vua Quang_Trung viết : Nước Việt ta từ đời Đinh , Lê , Lý , Trần_gây_dựng ra nước cho đến ngày_nay , thánh_minh dấy lên không phải là một họ , nhưng thịnh_suy , dài ngắn , vận_mệnh do trời , không phải sức người tạo ra được . Trước_đây Nhà Lê_mất chính_quyền , họ Trịnh và cựu Nguyễn_chia bờ cõi . Hơn hai trăm năm nay , kỷ_cương rối_loạn , vua Lê_chỉ là hư_vị , cường_thần tự_ý vun_trồng , giềng_mối của trời_đất một phen rơi xuống không nâng lên được , chưa có lúc_nào hư_hỏng quá như lúc này vậy ._Vả_lại mấy năm gần dây , nam bắc gây việc binh_đao , nhân_dân rơi vào chốn bùn than Trẫm hai lần gây_dựng họ Lê , thế_mà tự_quân họ Lê_không biết giữ xã tắc , bỏ nước đi bôn_vong , sĩ dân Bắc_Hà không hướng về họ Lê , chỉ trông mong vào trẫm , về phần đại_huynh ( Nguyễn_Nhạc ) có ý_mỏi mệt , tình_nguyện giữ một phủ Quy_Nhơn , tự nhún_xưng là Tây_Vương , mấy nghìn dặm đất về phương nam thuộc hết về trẫm . Trẫm tự nghĩ tài_đức không bằng người_xưa , mà đất_đai thì rộng , nhân_dân thì nhiều , ngẫm_nghĩ cách thống_trị , lo ngay_ngáy như dây cương_mục chỉ_huy sáu ngựa . Nay xem khí_thần rất hệ_trọng , ngôi trời thật khó_khăn , trẫm chỉ lo không kham nổi , nhưng ức triệu người trong bốn bể đều xúm quanh cả vào thân_trẫm , đó là ý_trời đã định , không phải do người làm ra . Trẫm nay ứng mệnh_trời , thuận_lòng người không_thể khăng_khăng cố giữ sự khiêm_nhường . Trẫm chọn ngày 22 tháng 11 năm nay lên_ngôi thiên_tử , đặt niên_hiệu là Quang_Trung năm đầu , truyền bảo cho trăm họ muôn_dân phải tuân theo giáo_lệnh của nhà_vua . Nhân_nghĩa , trung_chính là đạo lớn của người , trẫm nay cùng dân đổi_mới , vâng theo mưu_mô sáng_suốt của vua thánh_đời trước , lấy_giáo hóa_trị thiên_hạ . Tạp_chí Nghiên_cứu Lịch_sử đăng bài Hịch đánh_Thanh , tên bài hịch là " Lời hiếu_dụ tướng_sỹ " được vua Quang_Trung đọc tại lễ lên_ngôi : Thần_tốc bắc tiến , Đại_phá quân_Thanh ( 1789 ) Ngày 29 tháng 11 năm Mậu_Thân ( 26 tháng 12 năm 1788 ) , đại_quân của hoàng_đế Quang_Trung tới Nghệ_An , dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển_quân và củng_cố lực_lượng . Để có thêm quân đánh_Thanh , vua Quang_Trung thi_hành chính_sách cưỡng_bách tòng_quân . Theo tác_giả Hoa_Bằng , tất_cả nam_giới từ 12 , 13 đến 60 tuổi đều phải đăng_ký vào_sổ đinh_nam . Theo thư của giáo_sĩ La_Barette , tất_cả nam từ 15 tuổi trở lên đều phải đi lính , người già và phụ_nữ phải đi sửa cầu_đường . Theo Nguyễn_Lương_Bích và Phạm_Ngọc_Phụng , cứ 3 suất đinh thì chọn lấy 1 người đi lính . Trong 10 ngày tuyển quân , Quang_Trung đã có thêm khoảng mấy vạn quân , nâng tổng_quân số lên tới 10 vạn . Theo Đại_Nam_chính biên_liệt truyện , số quân cũ và mới của Quang_Trung là 10 vạn , được tổ_chức thành 5 đạo : tiền , hậu , tả , hữu và trung_quân , ngoài_ra còn có một đội tượng_binh gồm 200 voi_chiến . Quang_Trung còn tổ_chức lễ duyệt_binh ngay tại Nghệ_An để khích_lệ tinh_thần và ý_chí quyết_chiến , quyết_thắng của tướng_sĩ đối_với quân xâm_lược Mãn_Thanh . Ngay sau lễ duyệt_binh , Quang_Trung_tiến quân ra Bắc_Hà . Các giáo_sỹ phương Tây ghi rằng quân của Quang_Trung " tiến nhanh như vũ_bão ... từ Thanh_Hóa ra Ninh_Bình chỉ mất có một ngày , không quản_đường xa khó_nhọc đã làm chết nhiều ngựa voi của ông , trong khi người khác phải mất ba_bốn ngày " . Ngày 20 tháng 12 năm Mậu_Thân ( 15 tháng 1 năm 1789 ) , đại_quân của Quang_Trung đã ra đến Tam_Điệp . Sau khi xem_xét tình_hình , Quang_Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân_Thanh , vào ăn Tết ở Thăng_Long . Quang_Trung chia quân làm 5 đạo . Một cánh do đô_đốc Long_chỉ_huy từ làng Nhân_Mục tập_kích đồn Khương_Thượng và phía tây Thăng_Long . Cánh đô_đốc Bảo_tiến đánh các đồn phía nam Thăng_Long . Trung_quân do đích_thân Quang_Trung chỉ_huy , phối_hợp với đô_đốc Bảo đánh diệt các đồn phía nam Thăng_Long . Cánh đô_đốc Tuyết và đô_đốc Lộc theo đường_biển ra Bắc , chặn đường_lui của địch ở phía bắc sông Nhị_Hà và huyện Phượng_Nhãn . Đêm 30 tháng_Chạp âm_lịch , quân Tây_Sơn đánh diệt đồn Gián_Khẩu của các tướng Lê_Chiêu_Thống . Sau đó Quang_Trung đánh diệt các đồn_Nguyệt_Quyết , Nhật_Tảo , dụ hàng được đồn Hà_Hồi . Đêm mồng 4 Tết , Quang_Trung_tiến đến trước đồn lớn nhất của quân_Thanh là Ngọc_Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân_Thanh lo_sợ , phần bị_động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc_nào . Trong khi đó cánh quân của đô_đốc Long bất_ngờ tập_kích đồn Khương_Thượng khiến quân_Thanh không kịp trở_tay , hàng vạn lính bỏ_mạng . Chủ_tướng Sầm_Nghi Đống tự_vẫn . Xác_quân Thanh_chết sau xếp thành 13 gò đống lớn , có đa mọc um_tùm nên gọi_là gò Đống_Đa . Đô_đốc Long_tiến vào đánh_phá quân địch phòng_thủ ở Tây_Long . Sáng mồng 5 , Quang_Trung mới cùng đô_đốc Bảo_tổng tấn_công vào đồn Ngọc_Hồi . Trước sức tấn_công mãnh_liệt của Tây_Sơn , quân_Thanh bị_động thua chết hàng vạn , phần_lớn các tướng bị giết . Trong khi Quang_Trung chưa đánh_Ngọc_Hồi thì Tôn_Sĩ_Nghị nghe tin đô_đốc Long đánh vào Thăng_Long , cuống_cuồng sợ_hãi đã bỏ chạy trước . Đến sông Nhị_Hà , sợ quân Tây_sơn đuổi theo , Tôn_Sĩ_Nghị hạ_lệnh cắt cầu khiến quân Thanh_rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng_chảy . Trên đường tháo_chạy , Tôn_Sĩ_Nghị bị hai cánh quân Tây_Sơn của đô_đốc Tuyết và đô_đốc Lộc_chặn đánh , tơi_tả chạy về . Lê_Chiêu_Thống hớt_hải chạy theo Nghị_thoát sang bên kia biên_giới . Quân Tây_Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên_giới đến khi bắt được Tôn_Sĩ_Nghị và Chiêu_Thống mới thôi . Bởi_thế dân Trung_Quốc ở biên_giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người . Như_vậy , sớm hơn dự_kiến , chỉ trong vòng 6 ngày , quân Tây_Sơn đã đánh_tan quân_Thanh . Trưa mùng 5 Tết , Quang_Trung_tiến quân vào thành Thăng_Long trong sự chào_đón của nhân_dân . Ngô_Ngọc_Du là một nhà_thơ đương_thời , đã ghi lại không_khí tưng_bừng của ngày chiến_thắng oanh_liệt đó trong một bài thơ : Chính_sách cai_trị thời hậu_chiến Chính_trị Nguyễn_Huệ tuy đã thụ_phong Nhà_Thanh , nhưng bên trong tự coi mình là Hoàng_Đế , lập bà Ngọc_Hân con vua Lê_Hiển_Tông Nhà Lê_làm Bắc_Cung_Hoàng_Hậu , lập con là Quang_Toản làm Thái_Tử . Lấy thành Nghệ_An là đất giữa nước và lại là đất tổ khi xưa ở đó , mới sai thợ thuyền_tải vận_đá , gỗ , gạch , ngói , sửa_sang đền_đài cung_điện , và sai_quân các đạo đào lấy đá_ong để xây nội_thành , gọi_là Phượng_Hoàng_Trung_Đô . Cải_thành Thăng_Long là Bắc_Thành , chia đất Sơn_Nam ra làm hai trấn , gọi_là Sơn_Nam_Thượng , Sơn_Nam_Hạ . Mỗi trấn đặt quan trấn_thủ và quan_hiệp trấn . Mỗi huyện , văn thì đặt chức phân_tri để xét việc kiện_cáo , võ thì đặt_chức phân_suất để coi việc binh_lương . Quang_Trung chia vùng cai_quản thuộc đất Nhà_Lê cũ_thành các xứ ( trấn ) như sau : Xứ_Đông ( Hải_Dương ) Xứ_Bắc ( Kinh_Bắc ) Xứ_Đoài ( Sơn_Tây ) Xứ_Yên Quảng_Xứ Lạng ( Lạng_Sơn ) Xứ_Thái ( Thái_Nguyên ) Xứ_Tuyên ( Tuyên_Quang ) Xứ_Hưng ( Hưng_Hóa ) Xứ_Nghệ ( Nghệ_An và Hà_Tĩnh ) Sơn_Nam_Thượng ( Hà_Đông và Hà_Nam ) Sơn_Nam_Hạ ( Nam_Định và Thái_Bình ) Thanh_Hóa ngoại ( Ninh_Bình ) Thanh_Hóa nội ( Thanh_Hóa ) . Quan_chế Bộ_máy hành_chính thời_Quang_Trung gồm : Tam_công , Tam_thiếu , Đại_chủng tể , Đại_Tư_đồ , Đại_Tư_khấu , Đại_Tư_mã , Đại_Tư không , Đại_Tư_Lệ , Thái_úy , Ngự_úy , Đại_Tổng_quản , Đại_Đô_hộ , Đại_đô_đốc , Đô_đốc , Nội_hầu , Hộ_giá , Điểm_kiểm , Chỉ_huy sứ , Đô_ty , Đô_úy , Trung_úy , Vệ_Úy , Tham_đốc , Tham_lĩnh , Trung_Thư_lệnh , Phụng_Chính , Thị_Trung_đại_học_sĩ , Hiệp_biện đại_học_sĩ , Lục_Bộ Thượng_thư , Tả - Hữu đồng_nghi , Tả - Hữu_phụng nghi , Thị_Lang , Tư_vụ , Hàn_Lâm ... Mỗi trấn đặt một trấn_thủ về hàng võ và một hiệp_trấn về hàng_văn . Mỗi huyện đặt một văn phân_tri , một võ phân_suất , một tả quản_lý và một hữu quản_lý . Công_việc của quan_văn là trưng_đốc binh_lương , xét_xử từ tụng . Phận_sự của quan_võ là coi_quản và thao_diễn quân_lính từ Đạo đến Cơ , từ Cơ đến Đội . Trong các xã , thôn thì_có xã trưởng , thôn_trưởng . Hàng_tổng thì đặt Tổng_trưởng ( như chức_Chánh_Tổng về sau ) để giữ việc hành_chính trong một tổng . ông cũng cho soạn một bộ_luật tên là " Hình_luật thư " , nhưng chưa xong thì ông đột_ngột mất nên mãi không hoàn_thành . Để phát_triển quốc_gia , Quang_Trung rất chú_trọng thu_dụng các nhân_tài từng phục_vụ Nhà_Lê . Ông ban " Chiếu cầu_hiền " có đoạn : Trẫm đang ghé chiếu lắng_nghe , thức ngủ mong_mỏi mà có người tài cao_học rộng chưa từng thấy đến . Hay Trẫm ít_đức không đáng để phò_tá chăng ? hay đang thời đổ_nát chưa_thể ra phụng sự ? ... Trẫm nơm_nớp lo_nghĩ , một ngày hai ngày cũng có hàng vạn sự_việc nảy_sinh Ngẫm cho kỹ : cái nhà to_lớn - sức một cây không dễ gì chống_đỡ , sự_nghiệp thái_bình - sức một người không_thể đảm_đương . Các cựu_thần nhà Lê_cũ , tiêu_biểu là các tiến_sĩ Đoàn Nguyễn_Tuấn , Vũ_Huy_Tấn , Nguyễn_Nễ , Nguyễn_Huy_Lượng , Bùi_Dương_Lịch , ... đã ra giúp Nhà Tây_Sơn . Danh_sĩ Nguyễn_Thiếp sau nhiều lần từ_chối , cuối_cùng cũng nhận_lời xuống núi giúp vua Quang_Trung . Phát_triển giáo_dục Năm 1792 , Quang_Trung ra chiếu chỉ về việc dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm . Quang_Trung chủ_trương bỏ Hán_ngữ như_là ngôn_ngữ chính_thức trong các văn_bản của quốc_gia . Ngôn_ngữ chính_thức được sử_dụng là tiếng Việt và được viết trong các văn_kiện hành_chính bằng hệ_thống chữ_Nôm . Quang_Trung quy_định các bài hịch , chiếu chỉ phải soạn bằng chữ_Nôm ; đề thi_viết bằng chữ_Nôm , và đến đệ tam_trường các sĩ_tử phải làm thơ_phú bằng chữ nôm . Ông còn chủ_trương thay toàn_bộ sách học chữ Hán sang chữ Nôm nên năm 1791 đã cho lập " Sùng chính_viện " để dịch kinh_sách từ Hán sang Nôm . Theo sách Tây_Sơn lược_thuật , ông chọn một quan_văn " 5 ngày_một lần vào cấm_cung để giảng_giải kinh_sách " . Ngoài_ra , Quang_Trung quan_tâm đưa việc học đến tận thôn xã . Trong " Chiếu lập_học " ông lệnh cho các xã :: " Phải chọn Nho_sĩ bản_địa có học_thức , có hạnh kiểm_đặt làm thầy dạy , giảng_tập cho học_trò " . Lần đầu_tiên trong lịch_sử phong_kiến Việt_Nam , trường_học được phổ_biến xuống tận cấp xã . Về nội_dung giáo_dục , Quang_Trung rất chú_ý chỉnh_đốn lại chế_độ học_tập và thi_cử . Ông muốn gạt bỏ lối thi_cử nặng về học thuộc_lòng sáo_rỗng , công_thức của các thời trước , thay vào đó là lối học thiết_thực hơn nhằm đào_tạo những người có năng_lực hoạt_động thực_sự , theo đúng tinh_thần " kết_hợp học với hành " như đề_nghị của Nguyễn_Thiếp : “ Theo điều học biết mà làm , họa may nhân_tài mới có_thể thành_tựu , nhà_nước nhờ đó mà được vững_yên ” Chủ_trương dùng chữ Nôm , bỏ lối thi_cử khuôn_sáo nói lên hoài_bão rất lớn của Quang_Trung muốn cả nước thoát_ly hẳn sự lệ_thuộc vào văn_tự của nước_ngoài , chống chính_sách đồng_hóa của các triều_đình phong_kiến phương_Bắc , cũng như thái_độ coi_khinh ngôn_ngữ dân_tộc của các giai_cấp phong_kiến trong nước . Nhưng chính_sách này làm cho một_số_sĩ phu_Nho_giáo rất tức_tối , vì họ cho rằng chữ Hán mới đích_thực là tinh_túy của sự học_tập . Theo Trần_Trọng_Kim nhận_xét trong Việt_Nam sử_lược , những chính_sách này đều có tác_dụng tốt , nhất_là việc thay chữ Hán bằng chữ_Nôm . nhưng Thời bấy_giờ nhiều người không hiểu rõ cái ý_nghĩa sâu_xa ấy , cho là vua Tây_Sơn dùng hà_chính mà ức_hiếp nhân_dân . Sau_này , khi Nguyễn_Ánh đánh đổ nhà Tây_Sơn và lên_ngôi , ông đã xóa bỏ việc dùng chữ Nôm của Quang_Trung và khôi_phục lại lối thi_cử , viết văn_bản bằng chữ Hán . Chỉnh_đốn tôn_giáo Quang_Trung có một chính_sách tôn_giáo rất tự_do và rộng_rãi : dù là người đề_cao Nho_giáo nhưng ông vẫn bảo_đảm hoạt_động cho các tôn_giáo khác như Phật_giáo và các tín_ngưỡng khác . Về Công_giáo , các giáo_sĩ được tự_do hoạt_động , truyền_đạo , xây_dựng nhà_thờ . Nhưng đồng_thời ông cũng thi_hành chính_sách bài_trừ mê_tín dị_đoan rất mạnh , chấn_chỉnh lại việc tu_hành : nhiều chùa ở các làng có mà người tu_hành lạm_dụng để truyền_bá mê_tín dị_đoan bị đập bỏ để xây duy_nhất một ngôi chùa ở huyện cấp trên , đồng_thời những người tu_hành không đạo_đức , những kẻ lưu_manh , lười_biếng đều phải hoàn_tục . Theo Trần_Trọng_Kim , những việc cải_cách ấy rất có nghĩa_lý , nhưng vì thủa ấy có nhiều sự chiến_tranh , vả_lại Quang_Trung cũng không làm vua được bao_lâu thì đã băng_hà , cho_nên thành_ra không có công_hiệu gì cả . Phát_triển sản_xuất Một_mặt lo chống_thù trong giặc ngoài , mặt_khác vua Quang_Trung rất quan_tâm tới việc xây_dựng đất_nước . Vua phân_phối đất_đai cho những nông_dân nghèo , thúc_đẩy thủ_công_nghiệp từng bị cấm trước_kia . Về thủ_công_nghiệp , Quang_Trung chú_trọng mở các xưởng đúc tiền , đúc vũ_khí , đóng thuyền_chiến , sản_xuất những mặt_hàng thiết_yếu phục_vụ nhu_cầu của đất_nước . Những xưởng đóng thuyền_chiến phục_vụ chiến_tranh thời_Quang_Trung đã đóng được thuyền lớn mang nhiều đại_bác , có_thể chở được voi . Về nông_nghiệp , Quang_Trung có một chính_sách thuế đơn_giản với thuế ruộng là chính : ruộng chia ra làm ba hạng để đánh thuế nhất_đẳng điền ( 150 bát thóc ) , nhị_đẳng điền ( 80 bát thóc ) , tam_đẳng_điền ( 50 bát thóc ) . Lại thu tiền thập_vật , mỗi mẫu một tiền và tiền khoán_khố mỗi mẫu 50 đồng . Ruộng tư_điền cũng đánh thuế : nhất_đẳng điền mỗi mẫu nộp 40 bát_thóc , nhị_đẳng điền mỗi mẫu 30 bát , tam_đẳng_điền mỗi mẫu 20 bát . Tiền thập_vật cũng theo như ruộng công_điền , còn tiền khoán_khố thì mỗi mẫu phải nộp 30 đồng_Các loại thuế khác như thuế_điệu , thuế nhân_đinh được giảm để giảm bớt gánh nặng của dân_chúng và phòng_ngừa tham_nhũng . Ngoài_ra , triều_đình còn ban_lệnh các địa_phương phải đảm_bảo giải_quyết hết diện_tích ruộng_đất bỏ_hoang , nếu hết thời_hạn vẫn bỏ_hoang không khai_khẩn thì ruộng_công sẽ chiếu theo ngạch thuế_thu gấp đôi , nếu là ruộng_tư thì thu thành ruộng_công . Quang_Trung cũng ra_lệnh những người lang_thang , ngụ_cư ở những nơi nhất_thiết phải trở về nguyên_quán làm_ăn , chỉ trừ những người đã sinh_cơ lập_nghiệp ở xã khác được từ ba đời trở lên . Những xã nào chấp_chứa những người trốn_tránh , vi_phạm pháp_lệnh trên thì bản_thân người trốn_tránh và cả xã trưởng sở_tại cũng bị trừng_phạt . Bọn lưu_manh , những người trốn_tránh lao_động vào ẩn_nấp trong các chùa cũng phải hoàn_tục trở về quê_hương làm_ăn . Nhờ chính_sách này , sản_xuất nông_nghiệp bước_đầu được khôi_phục . Đến vụ mùa năm 1791 , mùa_màng thu_hoạch tốt , một_nửa số địa_phương trong nước khôi_phục được cảnh như thời_thái_bình trước_đây . Bài_phú_Tụng Tây_Hồ của Nguyễn_Huy_Lượng phản_ánh tình_hình đó với những câu : “ Tới Mậu_Thân ( 1788 ) , từ_rỡ vẽ tường_vân , sông_núi khắp nhờ công_đảng địch ; qua Canh_Tuất ( 1790 ) , lại tưới cơn thời_vụ , cỏ_cây đều gội_đức chiêm_nhu ” Phát_triển ngoại_thương Vua Quang_Trung có tư_tưởng tiến_bộ , vua không đi theo con đường " trọng nông_ức thương " mà chủ_trương đề_cao thương_nghiệp và mở_rộng quan_hệ buôn_bán giữa Đại_Việt với nước_ngoài . Trong lần gặp với Nguyễn_Thiếp tại Nghệ_An cuối năm 1788 , Quang_Trung đã bày_tỏ hoài_bão của mình là muốn xây_dựng một nền kinh_tế công_thương_nghiệp phát_triển , đảm_bảo cung_cấp mọi nhu_cầu thiết_yếu cho nhân_dân . Sau ngày lên_ngôi hoàng_đế và quản_lý cả khu_vực Bắc_Bộ , Quang_Trung bãi_bỏ chính_sách ức_thương mà chính_quyền Lê-Trịnh trước_đây áp_dụng để tạo điều_kiện cho hàng hóa lưu_thông , thúc_đẩy sản_xuất phát_triển . Do chính_sách nâng_đỡ của Quang_Trung , tình_hình công_thương_nghiệp bị đình_trệ hàng thế_kỉ đã được phục_hồi và dần_dần đã có những biểu_hiện phát_triển rõ_rệt . Kinh_tế công_thương_nghiệp càng được phục_hồi và phát_triển mạnh_mẽ , nhất_là trung_tâm kinh_tế Thăng_Long . Nguyễn_Huy_Lượng ghi lại trong bài_phú_Tụng Tây_Hồ như sau : “ Ở đây cảnh hoang_tàn của những năm cuối thời Lê_mạt , buổi ấy cũng góp_phần tan_hải , sáu thu trời bao_xiết nỗi hoang_khổ đã biến mất , để nhường chỗ những hoạt_động công_thương_nghiệp nhộn_nhịp ” , “ Khách Ngô_Sở chợ_tây ngồi san_sát … , rập_rền cuối bãi Đuôi_nheo , thuyền_thương khách chen_buồm như bươm_bướm … ” Đối_tác ngoại_thương lớn nhất khi đó vẫn như truyền_thống là Trung_Quốc . Năm 1790 , ông cử người thương_thuyết với Nhà_Thanh để mở một thương_điếm tại Nam_Ninh ( Quảng_Tây ) mua_bán hàng hóa giữa hai nước . Ông khuyến_khích giao_thương giữa các thuyền của thương thuyền nước_ngoài và các thương_thuyền của Đại_Việt . Sau_này , khi Nguyễn_Ánh đánh đổ nhà Tây_Sơn và lên_ngôi , ông ta đã xóa bỏ chính_sách khuyến_khích ngoại_thương rất tiến_bộ của Quang_Trung , thay vào đó là chính_sách ngăn_cấm giao_thương buôn_bán với nước_ngoài . Sau khi Nhà_Tây_Sơn sụp_đổ , các thương_nhân nước_ngoài đến buôn_bán tại Việt_Nam vẫn có sự so_sánh về chính_sách thương_mại của Quang_Trung với Nhà_Nguyễn . Thương_nhân người Anh là Crafurd khi đến Việt_Nam năm 1822 , dẫn lại lời các Hoa_kiều từng sống ở Huế dưới thời Tây_Sơn cho rằng : anh_em Tây_Sơn cai_trị ôn_hòa và công_bằng hơn vị vua hiện_tại ( Minh_Mạng ) hay người cha ( Gia_Long ) . Chính_sách thuế_khóa Sau khi lên_ngôi , Quang_Trung cho thi_hành những chính_sách thuế_khóa đơn_giản và bãi_bỏ nhiều thứ thuế phức_tạp trước_đây và giảm thuế cho người_dân . Về thuế ruộng được chia làm hai loại , gồm ruộng_công và ruộng_tư với mức thuế khác nhau . Về thuế_nhân đinh , Quang_Trung cũng giảm nhẹ hơn thời các chúa Trịnh . Quang_Trung chỉ giữ lại thuế đinh , bỏ hẳn thuế_điệu , mỗi suất đinh hàng năm nộp chừng 1 quan 2 tiền ( thời_Chúa Trịnh_thì mỗi suất đinh nộp 1 quan 2 tiền và 4 bát gạo , lại nộp thêm 6 tiền thuế_điệu ) . Năm 1789 , Quang_Trung ra_lệnh bãi_bỏ thuế_điệu cho nhân_dân từ sông Gianh trở ra ( tức khu_vực Đàng_Ngoài ) nhằm mục_đích “ bớt thuế , thương_dân ” . Về thuế thổ_sản và thuế_công thương_nghiệp , Quang_Trung cũng bãi_bỏ một_số mức thuế nặng_nề trước_đây để tạo điều_kiện sản_xuất và kinh_doanh dễ_dàng cho giới công_thương . Riêng việc thông_thương với Trung_Quốc qua vùng biên_giới thì được miễn thuế hoàn_toàn . Chính_sách thuế_khóa và lao dịch của Nguyễn_Ánh sau_này nặng hơn rất nhiều so với thời_vua Quang_Trung . Một giáo_sĩ người Pháp tên Guérard nhận_xét rằng Gia_Long đánh thuế quá nặng lên dân_chúng : " Vua Gia_Long bóp nặn dân_chúng bằng đủ mọi cách , sự bất_công và lộng_hành làm cho người ta rên_xiết hơn cả ở thời Tây_Sơn ; thuế_má và lao dịch thì tăng lên gấp ba " . Chính vì việc tăng thuế khóa quá nặng so với thời Tây_Sơn nên dân_chúng rất bất_bình , góp_phần tạo nên rất nhiều cuộc khởi_nghĩa chống nhà Nguyễn và tâm_lý hoài_niệm triều Tây_Sơn của người_dân Việt_Nam trong thế_kỷ 19 . Quản_lý nhân_khẩu Năm 1790 , ông cho lập sổ theo_dõi nhân_khẩu ( hay hộ_khẩu ) . Người_dân được phân 4 hạng theo lứa tuổi : 9 – 17 tuổi là hạng " vị cập cách " ; 18 – 55 tuổi là hạng " tráng " ; 55 – 60 tuổi là hạng " lão " ; 60 tuổi trở lên là hạng " lão nhiêu " . Ông còn cho làm thẻ bài " Thiên_hạ đại_tín " bằng gỗ có khắc họ tên , quê_quán của người mang không phân_biệt giàu sang nghèo hèn . Chính_sách này khiến cho nhân_gian nhiễu_động , nhiều người phải trốn vào rừng , về sau người kế_vị ông đã từ_bỏ chính_sách tín_bài này . Quan_hệ ngoại_giao với Trung_Quốc Nguyễn_Huệ vào thành Thăng_Long , hạ_lệnh chiêu_an , nếu người Trung_Quốc ở đâu ra thú_tội đều được cấp cho lương ăn , áo_mặc . Lại cho rằng vua Thanh_thế_nào cũng xấu_hổ về việc thua_trận , nên sai Ngô_Thì_Nhậm viết thư sang lời_lẽ khéo_léo nhằm tránh việc binh_đao hai nước . Sai sứ_giả đem thư sang Trung_Quốc , và lại sai đem những quân Nhà_Thanh đã bắt được , để ở một nơi , cấp cho lương_thực , đợi ngày cho về nước . Xếp_đặt mọi việc xong rồi , Nguyễn_Huệ đem quân về Nam , lưu_Ngô_Văn_Sở và Phan_Văn_Lân ở lại tổng_thống các việc quân_quốc ; còn những việc từ lệnh giao_thiệp với nhà_Thanh thì ủy_thác cho Ngô_Thì_Nhiệm và Phan_Huy_Ích . Vua_Thanh nghe tin Tôn_Sĩ_Nghị bị đánh_bại , sai_Phúc Khang_An sang thay làm tổng_đốc Lưỡng_Quảng , đem binh_mã chín tỉnh sang kinh_lý việc Việt_Nam . Phúc Khang_An đến Quảng_Tây nghe tin quân Tây_Sơn mạnh , trong bụng muốn hòa , bèn viết thư cho Nguyễn_Huệ với nội_dung việc lợi_hại và bảo làm biểu_tạ tội để tiện việc bang giao . Nguyễn_Huệ sai người đưa vàng_bạc đút lót_Phúc Khang_An , sai người cháu sang cầu phong . Vua Thanh_phong cho Nguyễn_Huệ làm An_Nam_quốc_vương , mời_quốc_vương sang chầu . Tháng 1 năm 1790 , theo kế của Ngô_Thì_Nhậm , Quang_Trung sai người đóng giả làm mình cầm_đầu đoàn sứ gồm 150 người sang Yên_Kinh ( Bắc_Kinh sau_này ) triều_kiến Càn_Long . Các tài_liệu ghi khác nhau về nhân_vật đóng giả_Quang_Trung . Theo Việt_Nam sử_lược , người đóng Nguyễn_Huệ tên là Phạm_Công_Trị , cháu gọi Nguyễn_Huệ bằng cậu ; theo Đại_Nam_chính biên_liệt truyện thì người đó là tướng Nguyễn_Quang_Thực người Nghệ_An . Mục_đích của đoàn sứ là thăm_dò thái_độ của Nhà_Thanh đối_với vị vua lưu_vong Chiêu_Thống của Nhà_Lê . Đại_quan Nhà_Thanh là Phúc Khang_An , từng sang chiến_trường Đại_Việt , bị Quang_Trung mua_chuộc đứng sau lưng đoàn sứ_bộ , nên nhiều tướng_lĩnh Nhà_Thanh biết người cầm_đầu sứ_bộ không phải là Nguyễn_Huệ , nhưng vì ngại gây_hấn nên không nói ra . Vua Càn_Long đón_tiếp trọng_thể đoàn sứ_bộ An_Nam , đãi tiệc và ban_thưởng rất nhiều của_cải . Theo Đại_Thanh_thực_lục , Nhà_Thanh chi_phí cho sứ_đoàn mỗi ngày hết 4.000 lạng_bạc ( tổng_cộng lên đến 800.000 lạng_tính cho tới khi sứ_đoàn về ) . Khi tiếp vua Quang_Trung ( giả ) tại hành_cung Nhiệt_Hà , vua Càn_Long cho dùng lễ “ bão_kiến , thỉnh_an ” để tiếp_đón thân_mật , lễ này chỉ được dùng cho những đại_thần có công_trạng to_lớn . Ngày mùng 1 tháng 8 , tại vườn Viên_Minh , đoàn sứ_bộ được đãi tiệc lớn và xem bắn pháo_hoa . Bữa tiệc cho Càn_Long gồm 20 món nóng , 20 món lạnh , 4 món súp , 4 món khai_vị , 4 loại trái_cây tươi , 28 loại trái_cây khô và dưa , 29 món điểm_tâm , tổng_cộng 109 món ; các quan_khách được bày số món bằng 1/4 so với nhà_vua Vua_Quang_Trung ( đóng giả ) được xếp ngồi cạnh vua Càn_Long , có_thể nói là cực_kỳ_biệt đãi Ngày 20 tháng 8 , vua Quang_Trung ( giả ) vào cung từ_biệt Càn_Long . Ngày 22 tháng 8 , đoàn sứ_bộ lên_đường về nước bằng thuyền , sau 7 ngày thì tới hồ Động_Đình , tới đâu cũng được quan_lại địa_phương tiếp_đón ân_cần , dựng thủy_đình ở bên sông bày yến tiệc thết_đãi . Ngày 29 tháng 11 , đoàn sứ_bộ về tới ải Nam_Quan . Cuối tháng 11 năm 1790 , đoàn sứ_bộ trở về Thăng_Long , ngày 20 tới 12 thì tới Nghệ_An . Theo Việt_Nam sử_lược , vua_Thanh đã phong cho Nguyễn_Huệ làm An_Nam_quốc_vương và chấp_nhận nền hòa_bình giữa hai nước , nên đã từ_chối lời đề_nghị đem quân sang đánh Việt_Nam của vua Lê_Chiêu_Thống . Sang năm 1791 , Nhà_Thanh sai phân_tán các quan_lại cũ của Nhà_Lê_đi các nơi để tách_biệt không liên_lạc được với nhau và cô_lập Lê_Chiêu_Thống ; bản_thân Chiêu_Thống bị giam_lỏng ở " Tây_An Nam_dinh " tại Yên_Kinh và sau ốm mà chết yểu lúc 28 tuổi . Quang_Trung hòa_hoãn với nhà_Thanh chỉ cốt đợi ngày đủ sức mà đánh báo_thù , việc trong nước tạm yên , ông ngày_đêm trù_tính việc đánh Trung_Quốc để giành lấy vùng Lưỡng_Quảng . Quan_viên đề_nghị phải điều_tra được dân_số để kén lấy lính . Bèn xuống lệnh cho các trấn_bắt dân xã làm lại sổ đinh , ai_ai cũng phải biên vào_sổ , rồi cấp cho mỗi người một cái thẻ bài , khắc bốn chữ Thiên_Hạ_Đại_Tín , chung_quanh ghi tên họ quê_quán , và phải điểm chỉ làm_tin . Người nào cũng phải đeo thẻ ấy gọi_là tín_bài . Ai không có thẻ là dân lậu , bắt_sung vào quân phòng , và bắt_tội tổng_trưởng , xã trưởng . Nhân có việc ấy , những kẻ lại dịch_hiệp với xã trưởng đi_lại làm bậy : thường vào làng vây bắt hỏi thẻ , làm cho dân_gian nhiễu_động , nhiều người phải trốn vào rừng mà ở . Sau khi Nguyễn_Huệ chết , người con kế_vị của ông đã từ_bỏ chính_sách này . Bấy_giờ ở bên ven biển Trung_Quốc có những người làm giặc cướp gọi_là Tàu_ô , quấy_nhiễu ở miền biển bị quân Nhà_Thanh đánh_đuổi , chạy sang xin phụ_thuộc Việt_Nam , vua Quang_Trung cho người tướng Tàu_ô làm chức tổng_binh , sai sang quấy_nhiễu Trung_Quốc . Lại có người thuộc về đảng_Thiên_Địa_Hội làm giặc ở Tứ_Xuyên , vua cũng thu dùng cho làm tướng . Đầu năm 1792 , vua Quang_Trung lại sai sứ_bộ sang Bắc_Kinh , mang các cống_phẩm dâng Càn_Long gồm : chiến_lợi_phẩm lấy được ở Vạn_Tượng , sách_binh_thư của Đại_Việt và một quyển sử viết về triều_đại Lê_Chiêu_Thống . Ông cũng cầu_hôn với công_chúa Thanh và đề_nghị nhà_Thanh_cắt vùng_đất Lưỡng_Quảng cho Đại_Việt ( Trong Bang giao hảo_thoại mà Ngô_Thì_Nhậm là người chép lại vẫn còn hai văn_bản ngoại_giao đó ) . Để thăm_dò thái_độ nhà_Thanh , vua Quang_Trung giao việc này cho Vũ_Văn_Dũng , một viên tướng tin_cậy quê ở Hải_Dương . Vũ_Văn_Dũng mang hai tờ biểu sang Yên_Kinh trực_tiếp đặt hai vấn_đề trên với vua Càn_Long . Vua quang_Trung đã hạ_sắc chỉ cho họ Vũ_như sau : " Sắc_truyền cho Hải_Dương Chiêu_viễn đô_đốc tướng quân dực_vận công_thần Vũ_quốc_công được gia_phong_chức chánh_sứ đi sứ nước_Thanh , được toàn_quyền trong việc đối_đáp tâu xin hai tỉnh Quảng_Đông và Quảng_Tây để dò_ý và cầu_hôn một vị công_chúa để chọc_tức . Phải thận_trọng đấy ! Hình_thế trong chuyến dụng_binh đều ở chuyến đi này . Ngày khác làm tiên_phong ( đánh nước_Thanh ) chính là khanh đấy . Kính thay_sắc này ! " Câu " Hình_thế trong chuyến dụng_binh đều ở chuyến đi này " , cho thấy Vũ_Văn_Dũng đi sứ nước_Thanh không phải chỉ có các nhiệm_vụ trên mà_còn phải dò_xét nội_tình nhà_Thanh , quan_sát địa_hình địa_vật những nơi ông đi qua để một_khi chiến_tranh Việt_Thanh lại bùng_nổ thì quân Tây_Sơn có_thể có một_số tin_tức tình_báo cần_thiết mà tổ_chức cuộc hành_quân chiếm Lưỡng_Quảng . Kế_hoạch thống_nhất đất_nước dở_dang Thống_nhất Nhà_Tây_Sơn Sau khi Nguyễn_Hữu_Chỉnh và Vũ_Văn_Nhậm mất và với diễn_biến chiến_trường Nam_Bộ , vua Thái_Đức ( Nguyễn_Nhạc ) đã tỏ ra buông_xuôi . Không_thể kìm_chế người em tài_ba hơn mình , Nguyễn_Nhạc quyết_định nhường_ngôi cho Nguyễn_Huệ để dẹp bỏ mâu_thuẫn giữa 2 anh_em . Cuối năm 1788 , ông từ_bỏ đế_hiệu và niên_hiệu Thái_Đức , chỉ xưng là " Tây_Sơn_Vương " . Ông viết thư cho Nguyễn_Huệ , chỉ xin giữ Quy_Nhơn và nhường toàn_bộ binh_quyền , đất_đai trong cả nước cho vua em ; đồng_thời ông cầu_khẩn Nguyễn_Huệ mang gấp đại_binh vào cứu Nam_bộ ( chiếu lên_ngôi của Quang_Trung nói rõ vấn_đề này ) . Sau khi chiến_thắng quân_Thanh , Quang_Trung trở_thành lãnh_đạo chung của Nhà_Tây_Sơn và là vị Hoàng_đế duy_nhất tại Việt_Nam ( vua Lê_Chiêu_Thống đã chạy sang Trung_Quốc , còn Nguyễn_Ánh khi đó cai_quản lãnh_thổ còn nhỏ_hẹp và chưa xưng_đế ) . Tình_hình với Quang_Trung rất thuận_lợi : ông có được uy_tín lớn sau chiến_công chống quân_Thanh , được Nhà_Thanh công_nhận là vị vua chính_thống của Việt_Nam ( thay_thế địa_vị của Nhà_Hậu_Lê ) , lại dẹp bỏ được mâu_thuẫn trong nội_bộ Nhà_Tây_Sơn ( Nguyễn_Nhạc đã bỏ đế_hiệu , tự giáng xuống làm_Vương để tỏ ý quy_nhận quyền lãnh_đạo của ông ) . Trên cơ_sở đó , Quang_Trung đã lên kế_hoạch cho một chiến_dịch Nam_tiến rất lớn nhằm triệt_để đánh_bại thế_lực của Nguyễn_Ánh , thu_phục miền Nam_bộ và thống_nhất đất_nước . Kế_hoạch Nam_tiến dở_dang Ngày 25 tháng 1 năm 1787 , Bá_Đa_Lộc ( giáo_sĩ người Pháp làm cố_vấn cho Nguyễn_Ánh ) đã thay_mặt Nguyễn_Ánh_ký Hiệp_ước Versailles ( 1787 ) với Pháp . Theo đó , vua Pháp đồng_ý cử sang 4 chiếc tàu_chiến và một đạo_binh : 1.200 lục_quân , 200 pháo_binh , 250 lính da đen ở Phi_Châu ( Cafres ) và đủ các thứ súng_ống thuốc đạn để đánh Tây_Sơn . Ngược_lại , sau khi chiến_thắng , Nguyễn_Ánh_nhường cho nước Pháp cửa Hội_An ( Faifo ) và đảo Côn_Lôn ( Poulo-Condore ) , chủ_quyền các vùng_đất đó sẽ thuộc về nước Pháp ngay lúc quân_đội Pháp chiếm_đóng hòn đảo nói trên . Đúng lúc đó thì nước Pháp xảy ra Cách_mạng , vua Pháp không thực_hiện Hiệp_ước nhưng Bá_Đa_Lộc đã kêu_gọi các thương_nhân người Pháp trợ_giúp cho Nguyễn_Ánh_.. Các hoạt_động quyên_góp tiền sau_này hay xây_dựng , sửa_sang thành Gia_Định , Vĩnh_Long , Châu_Đốc , Hà_Tiên , Biên_Hòa , Bà_Rịa , huấn_luyện cơ_đội pháo_thủ , tổ_chức bộ_binh và rèn_luyện_tập binh_lính theo lối châu_Âu , trung_gia mua tàu_chiến và vũ_khí ... đều có sự góp sức của những người Pháp mà do Bá_Đa_Lộc chiêu_mộ , kêu_gọi . Việc củng_cố Gia_Định cộng thêm sự giúp_đỡ của người Pháp đã giúp cho thế_lực của Nguyễn_Ánh ngày_càng mạnh , có_thể đối_đầu với Tây_Sơn . Quân Nguyễn_Ánh được người Pháp hỗ_trợ kéo ra đánh Bình_Thuận , Bình_Khang , Diên_Khánh , quân của Tây_Sơn_Vương Nguyễn_Nhạc liên_tiếp bại_trận và mất mấy thành này . Cho tới năm 1791 , Nguyễn_Nhạc chỉ còn cai_quản Quy_Nhơn , Phú_Yên và Quảng_Ngãi . Sau khi ổn_định tình_hình Bắc_Hà , Quang_Trung quyết_tâm tiêu_diệt Nguyễn_Ánh . Ông ra_sức trấn_an Nguyễn_Nhạc và nhân_dân trong vùng do Nguyễn_Nhạc_cai_quản để chuẩn_bị Nam_tiến . Theo nhiều nhà_nghiên_cứu , việc Quang_Trung sai Vũ_Văn_Dũng đi " xin " Càn_Long đất Quảng_Đông , Quảng_Tây thực_ra chỉ là một thủ_thuật về chính_trị . Quang_Trung không có dụng_tâm lấy đất Trung_Quốc vì ông biết thực_lực không_thể , hay ít_ra là chưa_thể làm lúc đó . Hơn_nữa , ông thu_dụng quân lục_lâm " Tàu ô " , sai đánh_phá biên_giới Trung_Quốc cốt để Nhà_Thanh bị cuốn vào hoạt_động ngoại_giao và chống giặc cướp để cho ông có thời_gian hỗ_trợ vua anh dồn lực_lượng vào chiến_trường miền Nam mà thôi . Để chuẩn_bị phối_hợp với Quang_Trung , năm 1792 , Nguyễn_Nhạc_đóng nhiều tàu_thuyền đóng ở cửa Thi_Nại để Nam_tiến . Nhưng lúc đó là mùa gió nồm chỉ thuận cho quân_Nam ra , phải đợi đến mùa đông mới thuận_gió cho quân Tây_Sơn vào . Nguyễn_Ánh_thừa dịp cùng quân Pháp , Bồ_Đào_Nha đánh úp cửa_Thi_Nại , đốt cháy nhiều thuyền_chiến của Tây_Sơn . Tây_Sơn_Vương không phòng bị , lại phải thu_quân về Quy_Nhơn . Để báo thù_trận đó , Quang_Trung dự_định phát_động chiến_dịch rất lớn , huy_động hơn 20 – 30 vạn quân thủy_bộ , chia làm ba đường : Nguyễn_Nhạc và quân " Tàu ô " ( hải_tặc Trung_Hoa ) cùng theo đường_bộ từ Phú_Yên vào đánh Gia_Định Quân_bộ của Quang_Trung từ Phú_Xuân đi thẳng qua lãnh_thổ Vạn_Tượng tới Nam_Vang ( Chân_Lạp ) , từ đó cùng quân_Chân Lạp_kéo về Gia_Định , bao_bọc đường chạy của Nguyễn_Ánh không cho sang Xiêm Quân_thủy của Quang_Trung sẽ tiến vào đón lõng_tận Hà_Tiên đổ_bộ lên đất_liền để ngăn Nguyễn_Ánh chạy ra biển . Chính các giáo_sĩ Pháp giúp Nguyễn_Ánh lúc đó cũng rất lo_lắng và dự_liệu Nguyễn_Ánh khó_lòng chống lại được Tây_Sơn trận này . Trong thư gửi cho M. Létondal ngày 14 tháng 9 năm 1791 , giám_mục Bá_Đa_Lộc viết : “ … Nhà_vua đã không biết lợi_dụng cơ_hội mà ông ta có được để đánh_bại kẻ_thù , mà_lại để chúng có thì_giờ hoàn_hồn và chúng thấy rõ tất_cả những đồn_đại về việc người Âu đến giúp chỉ là chuyện hão . Ông ta ( Nguyễn_Ánh ) bắt dân đóng thuế và làm dịch_vụ nặng_nề , và lúc này , dân_chúng bị nạn đói đe_dọa nên họ có_vẻ mong_quân Tây_Sơn đến . Trong tình_trạng hiện_thời , nếu chúng quả_quyết đến tấn_công , thì nhà_vua khó có_thể đương_đầu lại đầu được ... Tôi rất sợ không đi kịp trước khi tai_họa xảy ra cho nhà_vua , nếu có sự ấy " . Tuy_nhiên trong khi chờ gió đổi chiều thì cái chết đột_ngột vì lo_lắng cho cuộc viễn_chinh của Quang_Trung vào tháng 9 dương_lịch năm 1792 khiến kế_hoạch Nam_tiến này không bao_giờ trở_thành hiện_thực . Qua_đời Tương_truyền , vào một buổi chiều đầu thu năm 1792 , vua Quang_Trung đang ngồi làm_việc , bỗng hoa_mắt , tối_sầm mặt_mũi , mê_man bất_tỉnh . Khi tỉnh dậy , nhà_vua cho triệu trấn_thủ Nghệ_An là Trần_Quang_Diệu về triều_bàn việc dời_đô ra Phượng_Hoàng_Trung_Đô ( nay thuộc Nghệ_An ) . Nhưng việc chưa quyết xong thì bệnh_tình nhà_vua đã nguy_kịch . Trước khi mất , nhà_vua đã căn_dặn Trần_Quang_Diệu và các quần_thần : Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm_Tý ( 16 tháng 9 năm 1792 ) , vào_khoảng 11 – 12 giờ đêm , Quang_Trung Nguyễn_Huệ qua_đời , ở ngôi được 4 năm , hưởng_dương 40 tuổi , thụy_hiệu là Vũ_hoàng_đế . Thời_điểm mất của vua Quang_Trung được các tài_liệu cổ ghi khác nhau . Sách Đại_Nam_thực_lục của Nhà Nguyễn_ghi ông mất tháng 7 âm_lịch năm 1792 , Hoàng_Lê_nhất_thống_chí ghi ông mất tháng 8 âm_lịch năm 1792 . Theo lý_giải của Hoàng_Xuân_Hãn trong La_Sơn phu_tử , cả hai sách ghi đều không sai . Quang_Trung mất vào_khoảng 11 giờ đêm_ngày 29 tháng 7 âm_lịch , khoảng đó là giờ tý , nghĩa_là bắt_đầu được tính sang hôm sau ; mà tháng 7 năm đó là tháng thiếu , ngày 29 là ngày cuối tháng , nên sau 11 giờ đêm đã chuyển sang tháng 8 . Theo Hoàng_Xuân_Hãn : " Ghi tháng 7 hay tháng 8 thực_ra chỉ chênh nhau khoảng nửa giờ " . Bắc_cung_hoàng_hậu Lê_Ngọc_Hân đã viết bài " Tế_vua Quang_Trung " và bài " Ai Tư_Vãn " để bày_tỏ nỗi đau_khổ và tiếc_thương cho người chồng anh_hùng sớm ra đi . Theo Đại_Nam_liệt truyện - Ngụy Tây_liệt truyện , một tài_liệu của Sử_quán triều Nguyễn : " Ngày 29 tháng 9 Huệ chết , Huệ_tiếm ngôi 5 năm , tuổi mới có 40 . Thái_tử là Quang_Toản nối ngôi ngụy . Tháng 10 táng ở phía nam sông Hương , ngụy thụy là Thái_Tổ Vũ_Hoàng_đế . " Trong bài thơ Đại_Việt sử_thi , Hồ_Đắc_Duy_tiếc nuối việc Quang_Trung qua_đời quá sớm và đột_ngột : Đặt kế_hoạch trong ngoài liên_kết Đối_với Tàu lễ_yết cầu_hôn Miền_Nam , Nguyễn ( Ánh ) sẽ không còn Đất_đai Đại_Việt nước non_lẫy lừng_Nhưng tiếc thay nửa đường vắn số Vua Quang_Trung đành bỏ ra đi ( 1792 ) Lìa_trần một giấc_biệt ly Trăm_năm còn lại những gì nữa đây Những giả_thuyết về cái chết Cho_đến nay , đã có nhiều giả_thuyết về nguyên_nhân cái chết của vua Quang_Trung được đưa ra , nhưng chưa giả_thuyết nào có được chứng_cứ xác_thực , đủ sức thuyết_phục do ghi_chép đương_thời không có nhiều . Sách_Ngụy Tây_liệt truyện , một tài_liệu của Sử_quán triều Nguyễn_ghi_chép cái chết của vua Quang_Trung như sau : Ghi_chép của Ngụy Tây_liệt truyện mang tính hư_cấu , vẽ ra chuyện báo mộng để nâng cao sự mê_tín vào " thiên_mệnh " của Nhà_Nguyễn , nhưng nó cũng cho thấy Quang_Trung bị bất_tỉnh đột_ngột , có_lẽ là do tai_biến ở vùng não_bộ . Sách Tây_Sơn thực_lục cũng có ghi " Huệ mắc bệnh nặng , chữa không khỏi ... " . Và sau khi Quang_Trung mất , vào tháng 1 năm Càn_Long thứ 58 ( 1793 ) , Quách_Thế_Huân cũng báo_cáo với Càn_Long : " Quang_Trung đã chết vì bệnh " . Cũng một giả_thuyết được truyền lại nhiều nhất là một buổi chiều thu năm 1792 , vua Quang_Trung đang ngồi làm_việc , bỗng hoa_mắt , tối_sầm mặt_mũi , mê_man bất_tỉnh . Người_xưa gọi là chứng " huyễn_vận " , còn ngày_nay y_học gọi_là tai_biến mạch_máu não . Một giáo_sĩ tên Longer , có_mặt ở Đàng_Ngoài vào những thời_điểm này , đã viết trong một bức thư đề ngày 21 tháng 12 năm 1792 là vua Quang_Trung chết vì bệnh , nhưng không rõ là bệnh gì . Các nhà_nghiên_cứu về sau gạt bỏ các chi_tiết mê_tín trong Ngụy Tây_liệt truyện thì họ cho rằng Quang_Trung đã bị một cơn tăng huyết_áp đột_ngột . Bác_sĩ Bùi_Minh_Đức qua khảo_cứu các nguồn tư_liệu lịch_sử , kết_luận rằng Nguyễn_Huệ bị " Xuất_huyết não dưới màng_nhện ; nguyên_nhân tử_vong : do viêm phổi sặc " ( tràn dịch màng phổi ) . An_táng Viếng_Quang_Trung_Thi_hài Quang_Trung được táng ngay tại Phú_Xuân , tại một cung_điện của ông tên là Đan_Dương . Nguyễn_Quang_Toản lên nối ngôi , tức_là vua Cảnh_Thịnh , sai sứ sang Nhà_Thanh báo_tang và xin tập_phong . Đô_đốc Vũ_Văn_Dũng đang đi sứ Nhà_Thanh ở Bắc_Kinh , nghe tin Quang_Trung mất liền làm bài thơ_viếng như sau : Bố_y phân_tích ngũ_niên trung_Mai cố thi_vi_tự bất_đồng Thiên_vị ngô_hoàng tăng nhất_kỷ Bất_y_Đường Tống_thuyết anh_hùng Dịch : Năm năm dấy_nghiệp tự_thân nông_Thời trước thời sau khó sánh cùng Trời để vua ta thêm chục tuổi Anh_hùng Đường , Tống_hết khoe_hùng . Vua Càn_Long tặng tên hiệu cho ông là Trung_Thuần , lại thân làm một bài thơ_viếng và cho một pho tượng , 300 lạng_bạc để sửa_sang việc tang . Sứ Nhà_Thanh đến tận mộ ở Linh_Đường ( mộ giả ) thuộc huyện Thanh_Trì ( Hà_Nội ) để viếng . Theo Đại_Nam_liệt truyện - Ngụy Tây_liệt truyện , một tài_liệu của Sử_quán triều Nguyễn : " Sai_Thị_trung_Đại_học_sĩ là Ngô_bộ_Tả đồng_nghị là Nguyễn_Viết_Trực , Hộ_bộ Tả_thị lang là Nguyễn_Văn_Thái , sang nước Thanh_báo tang , nói_dối là Huệ_dặn sau khi chết rồi táng ở Tây_Hồ Bắc_Thành , ngõ hầu được gần cửa vua để nương_tựa , vua nước_Thanh tin lời , cho tên thụy là Trung_Thuần , thân làm một bài thơ để viếng . " Lăng_mộ bị phá Thời_Cảnh_Thịnh , triều_đình Tây_Sơn_sinh ra lục_đục . Nguyễn_Ánh_nhân thời_cơ đó kéo ra đánh_bại Nhà Tây_Sơn . Mười năm sau ngày Quang_Trung qua_đời , Nhà_Tây_Sơn sụp_đổ hoàn_toàn ( xem thêm bài về Nhà Tây_Sơn ) . Để trả_thù xưa , Nguyễn_Ánh_sai đào mộ Nguyễn_Huệ và Nguyễn_Nhạc , tán hài_cốt thành bột nhồi thuốc súng bắn và bỏ xương sọ vào vò , giam trong ngục tối . Người_đời thương_tiếc Nhà Tây_Sơn gọi_là " Ông Vò " . Nơi đặt lăng_mộ của Quang_Trung cũng bị san_phẳng , không cho để lại dấu_tích , nên sau_này có một_số nhà_nghiên_cứu đã dày công_tra_cứu , khảo_sát , tìm_tòi song không_thể xác_định được mộ vua Quang_Trung ở địa_điểm nào Khảo_sát trong thời_gian gần đây của các nhà_nghiên_cứu đã tìm ra bài thơ_Kiến_Quang Trung_linh_cữu ( Nhìn thấy linh_cữu vua Quang_Trung ) của nhà_thơ Lê_Triệu ( 1771 - 1846 ) , người sống dưới thời Tây_Sơn và thời Nguyễn ._Bài thơ nói về cảm_xúc của tác_giả khi đứng trước nơi từng là lăng_mộ của Quang_Trung , chỉ sau mấy năm bị Nguyễn_Ánh khai_quật ( theo các nhà_nghiên_cứu là năm 1801 hay 1802 ) : Dịch_thơ ( Hồng_Phi phiên_âm và dịch ) : Ấp Tây_Sơn nơi ông khởi_nghĩa cùng vua anh , tới tháng 9 năm 1819 , Nguyễn_Ánh_lệnh đổi thành An_Tây , sau đó lại đổi thành An_Sơn . Câu_chuyện về " Ông Vò " Trong vòng 20 năm từ 1802 – 1821 , đầu_lâu của các vua Tây_Sơn ( Thái_Đức , Quang_Trung và Quang_Toản ) bị bỏ vào ba cái vò , giam ở nhà Đồ_Ngoại , tức_là Võ_Khố sau_này . Từ năm 1822 – 1885 , các vò bị giam vào Khám đường , ở phía tây bắc kinh_thành Huế , khoảng giữa cửa chính_Tây và An_Hòa . Ba chiếc vò bị xiềng và giam riêng , ngăn_cách nhau , bên ngoài có niêm_phong , hàng tháng có đoàn của triều Nguyễn_xuống kiểm_tra . Ba chiếc vò được các tù_nhân tôn_kính gọi_là " Ông Vò " , còn những người gác_ngục gọi_là " chúa ngụy " . Những người sống ở gần Khám đường đều tỏ ra kính cẩn_ba Ông Vò , họ thường cúng_bái và coi như thần hộ_mệnh . Năm 1885 , kinh_thành Huế biến_động bởi chiến_tranh giữa phe chủ_chiến của nhà Nguyễn_với người Pháp , ba chiếc vò bị mất_tích . Các nhà_nghiên_cứu vẫn tiếp_tục tìm_tòi , nghiên_cứu về vấn_đề này nhưng chưa có kết_luận cuối_cùng . Theo báo Đất_Việt thì vào đêm 22 rạng 23 tháng năm Ất_Dậu ( 1885 ) , phòng thành Huế thất_thủ , vua Hàm_Nghi cùng hoàng_gia phải rời khỏi phòng thành , quân Pháp tràn vào thành . Lúc đó , có người mang 3 vò chạy trốn . Riêng một vò ( hộp sọ vua Quang_Trung ) được một ông họ Phan , người ở gần Cầu_Ngói đã theo hào , lạch , sông đưa về Cầu_ngói Thanh_Toàn . Nghi_vấn trong các ghi_chép của nhà Nguyễn_Vào thời Nhà_Nguyễn , các vua Nguyễn_truy_diệt tất_cả những gì liên_quan đến nhà Tây_Sơn , bởi quân Tây_Sơn đã đánh đổ các chúa Nguyễn . Vua Quang_Trung bị gán cho là " giặc cướp " , " thảo_khấu " trong các bộ_sử của nhà Nguyễn , những hành_vi xấu_xa cũng thường bị gán cho ông . Ví_dụ , sách_Đại_Nam_thực_lục do nhà Nguyễn_biên_soạn quy_tội Nguyễn_Huệ đã ra_lệnh đào mộ 8 chúa Nguyễn : “ Trước_kia giặc Tây_Sơn Nguyễn_Văn_Huệ tham_bạo vô_lễ , nghe nói chỗ đất phía sau lăng_Kim_Ngọc ( tức lăng_Trường Mậu ) [_lăng của chúa_Ninh Nguyễn_Phúc_Thái ] rất tốt , định đem hài_cốt vợ_táng ở đó . Hôm đào huyệt , bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra , gầm_thét vồ_cắn , quân giặc sợ chạy . Huệ_ghét , không muốn chôn nữa . Sau Huệ đánh_trận hay thua , người ta đều nói các lăng_liệt thánh_[ các chúa Nguyễn ]_khí tốt nghi_ngút , nghiệp_đế tất_dấy . Huệ bực_tức , sai đồ_đảng đào các lăng , mở lấy hài_cốt quăng xuống vực . Lăng_Hoàng_Khảo ở Cư_Hóa [_lăng Cơ_Thánh của Nguyễn_Phúc_Côn , thân_sinh Gia_Long ]_Huệ cũng sai Đô_đốc Nguyễn_Văn_Ngũ đào vứt hài_cốt xuống vực ở trước lăng . Nhà_Ngũ ở xã Kim_Long bỗng phát hỏa . Ngũ_trông thấy ngọn lửa chạy về . Người xã Cư_Hóa là Nguyễn_Ngọc_Huyên cùng với con là Ngọc_Hồ , Ngọc_Đoài ban_đêm lặn xuống nước lấy vụng hài_cốt ấy đem giấu một nơi . Đến nay , Huyên đem việc tâu lên . " Nguyễn_Phúc_Tộc thế_phả " thì ghi là : “ Theo truyền_thuyết , khi Tây_Sơn khai_quật hài_cốt đức_Hưng_Tổ ném xuống sông thì một hôm Nguyễn_Ngọc_Huyên bỏ lưới bắt cá , sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới . Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an_táng tử_tế . Khi vua Gia_Long lên_ngôi , đi tìm lại hài_cốt của thân_phụ , nghe người làng tường_thuật , ngài cho đòi Ngọc_Huyên bảo chỉ chỗ . Khi đào được sọ lên , vua chích_huyết ở tay mình cho giọt vào sọ , sọ liền hút những giọt huyết này ( lối thử này cho biết mối liên_hệ cốt_nhục giữa hai người ) ” Tuy_nhiên , nhiều ý_kiến cho rằng việc Quang_Trung cho phá lăng tẩm_chúa Nguyễn là do sử_quan thời Nguyễn_cố_ý gán ghép , thiếu bằng cứ xác_đáng . Đúng là các lăng_mộ chúa Nguyễn đã bị phá hủy vào thời_kỳ đó , nhưng Phú_Xuân vào giai_đoạn 1781 - 1785 từng thuộc sự kiểm_soát của quân_chúa Trịnh , rồi sau đó lại chiến_sự liên_miên , có rất nhiều các nhóm thổ_phỉ chuyên đào mộ để cướp của , nên chưa_thể quy_trách_nhiệm cho quân Tây_Sơn nếu chỉ dựa vào ghi_chép của Đại_Nam_thực_lục . Rất có_thể các sử_quan nhà Nguyễn đã dựa vào một việc có thực ( lăng tẩm_chúa Nguyễn bị phá ) rồi cố_ý gán trách_nhiệm cho quân Tây_Sơn , nhằm bào_chữa cho việc Nguyễn_Ánh trả_thù nhà Tây_Sơn tàn_khốc sau_này , cũng như để hạ uy_tín của nhà Tây_Sơn trong nhân_dân . Luận_điểm này được căn_cứ bởi 5 chi_tiết : Ngoài bộ sách Đại_Nam_thực_lục và " Nguyễn_Phúc_Tộc thế phả " do chính nhà Nguyễn_viết , không có bộ sử nào khác của Việt_Nam thời đó cũng như không có giáo_sỹ phương Tây đương_thời nào ghi_chép lại việc này , dù đây là 1 sự_kiện đủ lớn để gây chấn_động cả đất_nước . Kể_cả cuốn Hoàng_Lê_nhất_thống_chí của các học_giả Ngô_Gia_văn_phái đương_thời ( vốn có quan_điểm chống Tây_Sơn ) cũng không ghi lại . Ghi_chép của Đại_Nam_thực_lục lại không nói rõ việc đào mộ diễn ra vào ngày_tháng năm nào , trong khi đây là một sự_kiện rất quan_trọng với nhà Nguyễn . Điều này cho thấy các sử_quan nhà Nguyễn cũng không nắm được lăng các chúa Nguyễn bị_phá khi nào , nên càng không có đủ cơ_sở để quy_tội cho quân Tây_Sơn . Chính ghi_chép của Đại_Nam_thực_lục cũng có nhiều điểm huyền_bí , ngày_nay xem_xét lại một_cách khoa_học thì rõ_ràng là người viết hư_cấu . Sách này ghi là quân Tây_Sơn đang đào huyệt thì " bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra " , rồi thì " nhà Đô_đốc Nguyễn_Văn_Ngũ bỗng_dưng phát hỏa " . Các chi_tiết này rõ_ràng là tình_tiết hư cấu_thời phong_kiến nhằm thể_hiện rằng nhà Nguyễn_có " thiên_mệnh " , " trời phù_hộ nhà Nguyễn " . Sách này cũng cho là " Huệ đánh_trận hay thua " nên tức_giận mà phá lăng_chúa Nguyễn . Đây là luận_điểm vô căn_cứ , vì Nguyễn_Huệ đánh trận luôn chiến_thắng Nguyễn_Ánh , chưa hề thua một trận nào . Ghi_chép của Đại_Nam_thực_lục mâu_thuẫn với " Nguyễn_Phúc_Tộc thế_phả " . Đại_Nam_thực_lục ghi rằng " Nguyễn_Ngọc_Huyên cùng với các con ban_đêm lặn xuống nước lấy vụng hài_cốt ấy đem giấu một nơi " , nhưng " Nguyễn_Phúc_Tộc thế_phả " lại ghi rằng Nguyễn_Ngọc_Huyên bỏ lưới bắt cá mới tình_cờ vớt được hài_cốt . Điều này cho thấy ít_nhất 1 trong 2 cuốn sách là hư_cấu ( thậm_chí có_thể cả hai đều là hư_cấu ) , các sử_quan nhà Nguyễn_không hề nắm được chi_tiết vụ_việc nên mới viết ra các thông_tin mâu_thuẫn nhau . Quân Tây_Sơn có kỷ_luật nghiêm_minh , khi đánh ra Bắc diệt_chúa Trịnh , tiến vào thành Thăng_Long cũng không hề cướp phá lăng_mộ của các vua Lê_–_chúa Trịnh . Vậy_thì cũng không có lý_do để quân Tây_Sơn phá_lăng của các chúa Nguyễn . Nguyễn_Huệ là một vị vua khôn_ngoan , ông biết rõ nhiều người_dân Đàng_Trong vẫn nhớ về chúa Nguyễn , nên sẽ không dại dột_phá lăng_chúa Nguyễn để khiến người_dân bất_bình . Tóm_lại , việc quân Tây_Sơn cho phá lăng tẩm_chúa Nguyễn có nhiều khả_năng là do sử_quan thời Nguyễn_hư_cấu ra , nhằm bào_chữa cho việc Nguyễn_Ánh trả_thù nhà Tây_Sơn tàn_khốc sau_này , cũng như để hạ uy_tín của nhà Tây_Sơn trong nhân_dân . Cuộc_sống cá_nhân Ngoại_hình và tính_cách Trong " Tây sơn_thuật lược " ( 西山述略 ) , người ta miêu_tả Nguyễn_Huệ " Tóc Huệ_quăn , mặt mụn đầy , có một con mắt nhỏ , nhưng_mà cái tròng rất lạ , ban_đêm ngồi không có đèn thì ánh_sáng từ mắt soi sáng cả chiếu ... " . Sử_gia Tạ_Chí_Đại_Trường bình_luận " tóc quăn " , " mặt mụn " , " mắt nhỏ " là dấu_vết thân_xác ; còn " chuyện tròng_mắt có ánh_sáng phát ra , ban_đêm soi sáng cả chỗ ngồi là cảm_tưởng của người nhìn khiếp_sợ trước oai_vũ của " Thượng_công " " . Trong cuộc_sống tình_cảm cá_nhân , giáo_sĩ Labartette mô_tả Nguyễn_Huệ là người mềm_yếu khi mà công_chúa Lê_Ngọc_Hân thường_xuyên " mếu khóc " vuốt_ve tự_ái đấng trượng_phu khi muốn đòi_hỏi gì đó ; hay Nguyễn_Huệ_phát cuồng vì có người vợ mất ở Phú_Xuân . Chính tấm lòng say_mê đó đem đổ vào cuộc_đời Nguyễn_Huệ , vào triều chính , ở chỗ chiến_trường trở_thành một sức quyến_rũ lôi_cuốn người khác . Về chiến_trận , cũng sách này miêu_tả Nguyễn_Huệ " ... là bực_lão thủ hung_tợn và giỏi cầm quân . Coi_y ra Bắc vào Nam thật là xuất_thần quỷ nhập . Không ai có_thể dò biết . Y_bắt Nguyễn_Hữu_Chỉnh như bắt trẻ_con , giết Vũ_Văn_Nhậm như giết con lợn , không một người nào dám trông thẳng vào mặt . Nghe lệnh y , ai cũng mất cả hồn_vía , sợ hơn cả sấm sét ... " Nguyễn_Đình_Giản , thuộc quan của Nguyễn_Hữu_Chỉnh , khi bàn về Nguyễn_Huệ nhận_định " Bắc_Bình_Vương_[ Nguyễn_Huệ_] là một tay anh_hùng " . Nguyễn_Đình_Giản và Phạm_Đình_Dư , quan Nhà_Lê , nhận_định " Bắc_Bình_Vương là người rất quyệt , hay dùng trí_thuật lao lung người khác , trong lúc bàn_luận , khi xuống lại nâng lên người ta không biết_đâu mà dò " . Vị_quan khác Trần_Công_Xán nhận_định " [ Nguyễn_Huệ là ] người huyền_bí khó lường " . Ngay chính sử nhà Nguyễn cũng phải mô_tả " Nguyễn_Văn_Huệ là em Nhạc , tiếng_nói như chuông , mắt sáng như điện , giảo , kiệt , thiện_chiến ? ai cũng phải sợ ... Bốn lần đánh Gia_Định , lúc ra trận đều đi trước , sĩ tốt_hiệu_lệnh nghiêm_minh , thuộc hạ ai_nấy dốc lòng vâng_mệnh " . Gia_đình Hậu_phi Các nguồn tài_liệu , chủ_yếu là Đại_Nam_chính biên_liệt truyện của Nhà Nguyễn_về gia_quyến của Nguyễn_Huệ , đã ghi_nhận ông có ít_nhất 6 người vợ . Chính_Cung : Phạm_Thị_Liên , quê ở Quy_Nhơn , là con cùng mẹ khác cha với Thái_sư Bùi_Đắc_Tuyên . Năm 16 tuổi bà Phạm_Thị_Liên được Nguyễn_Huệ_chọn làm vợ . Năm_Quang_Trung lên_ngôi ( 1789 ) , bà được phong làm Chính_Cung_hoàng_hậu , bà kém Nguyễn_Huệ khoảng chừng 5 – 6 tuổi . Phạm_hậu đã có với Nguyễn_Huệ năm con , 3 trai 2 gái . Một trong 3 người con trai được lập_thái_tử , là Nguyễn_Quang_Toản – về sau kế_tục sự_nghiệp của Quang_Trung . Bà được đặt thụy là Nhân_Cung_Đoan_Tĩnh Trinh_Thục Nhu_Thuần Vũ_Hoàng_chính_hậu ( 仁恭端靜貞淑柔純武皇正后 ) . Bùi_Thị_Nhạn , theo một_số nguồn thì sau khi bà Phạm_Thị_Liên qua_đời , Nguyễn_Huệ lấy bà Bùi_Thị_Nhạn làm Chính_cung hoàng_hậu . Bùi_Thị_Nhạn người thôn Xuân_Hòa , huyện Tuy_Viễn ( nay là Tây_Sơn ) , tỉnh Bình_Định , là em của Bùi_Đắc_Tuyên , cô ruột của nữ_tướng Bùi_Thị_Xuân và là con gái út của Bùi_Đắc_Lương , như_vậy bà còn là chị_em cùng mẹ với Phạm_hậu . Bà là một trong 5 người phụ_nữ nổi_tiếng thời Tây_Sơn được mệnh_danh là Tây_Sơn_ngũ phụng_thư . Theo giả_thuyết này , chính bà Bùi_Thị_Nhạn mới là mẹ của Nguyễn_Quang_Toản , Nguyễn_Quang_Thiệu và Nguyễn_Quang_Khanh ; còn bà Phạm_Thị_Liên_lại là mẹ của Nguyễn_Quang_Thùy và Nguyễn_Quang_Bàn ( nên Quang_Thùy lớn hơn Quang_Toản ) . Ngoài_ra , bà còn là mẹ của 2 công_chúa - trong đó có một người lấy Nguyễn_Văn_Trị . Bà tự_sát năm 1802 khi Cảnh_Thịnh thua_trận và bà không muốn lọt vào tay quân Nguyễn_Ánh . Cũng theo giả_thuyết này , bà lấy Nguyễn_Huệ khi ông chưa làm hoàng_đế ; còn bà Phạm_Thị_Liên đã mất sớm vì bệnh khi Quang_Thùy còn nhỏ . Như_vậy , theo giả_thuyết này , hầu_hết những người con của bà Phạm_Thị_Liên_lại là con bà Bùi_Thị_Nhạn , còn bà Phạm_Thị_Liên_lại là mẹ Quang_Thùy . Thứ_Cung : Lê_Ngọc_Hân , con gái thứ của Lê_Hiển_Tông . Khi Quang_Trung lên_ngôi , do là công_chúa Nhà Lê_nên bà trở_thành Hoàng_hậu , tuy_nhiên địa_vị của bà vẫn không hơn được Chính_Cung là Phạm_Thị_Liên , và sau_này là Bùi_Thị_Nhạn . Bà đã có với Quang_Trung hai người con , một trai và một gái : hoàng_tử tên là Nguyễn_Quang_Đức và công_chúa là Nguyễn_Thị_Ngọc_Bảo . Các bà thiếp khác : Bà mẹ của Nguyễn_Quang_Thùy : Có ý_kiến cho rằng bà mẹ của Nguyễn_Quang_Thùy này chính là một nàng hầu . Quang_Thùy lớn hơn Quang_Toản , nhưng không phải là con của Phạm_hoàng_hậu và cũng không phải là con của Ngọc_Hân công_chúa . Vua Càn_Long ( Nhà_Thanh ) từng lầm_tưởng Quang_Thùy là con_trưởng của vua Quang_Trung khi Thùy trong đoàn sứ_bộ sang chúc_thọ bát tuần vua_Thanh ( 1790 ) . Bà phi họ Lê : người Quảng_Ngãi : Bà này có một con trai với vua Quang_Trung , cuộc_đời của bà đến nay vẫn không rõ , vị hoàng_tử con bà bị Nguyễn_Ánh_giết năm 1801 . Bà Trần_Thị_Quỵ : người Quảng_Nam : Không rõ bà Trần_Thị_Quỵ được Nguyễn_Huệ_chọn làm thứ phi năm nào và có con với ông hay không . Tương_truyền , trong những ngày Tây_Sơn thất_thế , bà bị quân của Nguyễn_Ánh_bắt được đưa lên bãi cát Kim_Bồng_chém đầu rồi thả trôi sông . Thi_hài của bà được nhân_dân bí_mật vớt lên khâm_liệm và mai_táng cẩn_thận ở cánh đồng thuộc xứ Trà_Quân , làng Thanh_Đông ( Quảng_Nam – Đà_Nẵng ) . Bà Nguyễn_Thị_Bích : người Quảng_Trị : Bà là con gái út thứ 16 của viên quan nhỏ vào mạt_kỳ thời_Chúa Nguyễn ở Phú_Xuân . Bà cũng có một con trai với vua Quang_Trung . Sau khi triều Tây_Sơn sụp_đổ , bà trốn về Vĩnh_Ân ( nay thuộc xã Cát_Hanh huyện Phù_Cát_tỉnh Bình_Định ) để nương_thân , lúc chết được chôn ở gò Thỏ , Vĩnh_Ân . Ngoài các bà kể trên , Quang_Trung còn dự_định cầu_hôn với Hòa_Hiếu Công_chúa nhà thanh con gái thứ mười Của vua Càn_Long nhưng việc không thành vì ông qua_đời đột_ngột . Xét theo quan_hệ gia_đình , Nguyễn_Huệ và Nguyễn_Ánh là anh_em cột chèo với nhau khi lấy hai chị_em ruột ( Nguyễn_Huệ lấy Lê_Ngọc_Hân , Nguyễn_Ánh lấy Lê_Ngọc_Bình , 2 công_chúa con của vua Lê_Hiển_Tông ) . Trong đó Nguyễn_Huệ là anh , Nguyễn_Ánh là em . Hậu_duệ Theo các nhà_nghiên_cứu , số con của Quang_Trung khoảng 20 người : Nguyễn_Quang_Toản , sau là Cảnh Thịnh_Đế , mẹ là Phạm_Thị_Liên ( hoặc Bùi_Thị_Nhạn ) . Nguyễn_Quang_Bàn , mẹ là Phạm_Thị_Liên ( hoặc là Bùi_Thị_Nhạn ) . Nguyễn_Quang_Thiệu , mẹ là Phạm_Thị_Liên ( hoặc Bùi_Thị_Nhạn ) . 2 công_chúa , trong đó có một người lấy Nguyễn_Văn_Trị , mẹ là Phạm_Thị_Liên ( hoặc Bùi_Thị_Nhạn ) . Nguyễn_Quang_Khanh , mẹ là Bùi_Thị_Nhạn . Nguyễn_Quang_Đức , mẹ là Lê_Ngọc_Hân . Công_Chúa Nguyễn_Bảo_Ngọc , mẹ là Lê_Ngọc_Hân . 1 người con trai , mẹ là bà phi họ Lê . 1 người con trai , mẹ là Nguyễn_Thị_Bích . Nguyễn_Quang_Thùy , mẹ là Phạm_Thị_Liên hoặc 1 nàng hầu . Nguyễn_Quang_Cương ( không rõ mẹ ) . Nguyễn_Quang_Tự ( không rõ mẹ ) . Nguyễn_Quang_Điện ( không rõ mẹ ) . Nguyễn_Quốc_Thất ( không rõ mẹ ) . Nguyễn_Quốc_Duy : làm chức Thái_tể thời Cảnh_Thịnh ( không rõ mẹ ) . 5 công_chúa khác cùng bị bắt với vợ Nguyễn_Văn_Trị , nhưng sử không nêu rõ có ai trong số này là công_chúa con bà Phạm_Thị_Liên , Bùi_Thị_Nhạn và Ngọc_Hân hay không . Trừ_Quang_Thùy tự_vẫn khi Cảnh_Thịnh bị bắt , những người còn lại ( kể_cả các công_chúa - cùng phò_mã Nguyễn_Văn_Trị ) đều bị Nguyễn_Ánh_bắt và bị hành_hình năm 1802 . Giai_thoại về việc ra_quân Tương_truyền , trước khi ra_quân đánh quân_Thanh , tại lễ đăng_quang ở Phú_Xuân , Nguyễn_Huệ lập_kế để động_viên quân_sĩ . Sau lúc làm lễ , Quang_Trung_sai mang đến cái mâm , trên để các đồng_tiền , có phủ vải điều , rồi tuyên_bố với quân_sĩ : Ba_quân hãy cùng ta quan_sát , nếu cả hai trăm đồng_tiền này đều sấp , thì đó là điềm_trời báo chúng_ta đại_thắng . Nhược_bằng , có đồng_ngửa , thì đó là đại_sự của chúng_ta có_điều trắc_trở . Nguyễn_Huệ_chắp tay khấn_vái , đặng_bưng mâm tiền , cung_kính dâng lên cao , rồi hất tung xuống sân . Quân_sĩ thấy các đồng_tiền nhất_loạt đều sấp , reo_hò mừng_rỡ , tin chắc trận ra bắc sẽ thắng quân_Thanh . Nếu giai_thoại này là có thật , thì ắt hẳn Nguyễn_Huệ đã bí_mật sai đúc 200 đồng_tiền có cả hai mặt đều là mặt sấp . Nhận_định Giáo_sư Văn_Tạo ( Viện Sử_học Việt_Nam ) đã khẳng_định rằng Nguyễn_Huệ đã “ thống_nhất đất_nước gắn liền với độc_lập của dân_tộc và toàn_vẹn lãnh_thổ ” . Ngoài việc thanh_toán Trịnh - Nguyễn , hai thế_lực chia_cắt đất_nước , vua Quang_Trung còn đập tan âm_mưu chia_cắt đất_nước của nhà Mãn_Thanh bằng Chiến_thắng năm Kỷ_Dậu 1789 . Như_vậy có_thể hiểu rằng , với các chiến_công lật_đổ Trịnh - Nguyễn , chấm_dứt tình_trạng chia_cắt 200 năm , như_vậy Nguyễn_Huệ cũng có công_thống_nhất vậy , Long_Nhương Tướng_quân Nguyễn_Huệ đã làm được một điều rất to_lớn cho việc thống_nhất sơn_hà , ông đã thống_nhất đất_nước về mặt cơ_bản ( đánh_bại các tập_đoàn phong_kiến Trịnh - Nguyễn , chấm_dứt sự chia_cắt trong mấy trăm_năm ) , tạo nền_móng cho sự thống_nhất hoàn_toàn mà chính đối_thủ của ông là Nguyễn_Ánh sẽ làm về sau , nhận_định về riêng công_thống_nhất đất_nước , Nguyễn_Huệ là người thống_nhất đất_nước về cơ_bản , còn Nguyễn_Ánh là thống_nhất đất_nước hoàn_toàn . Tác_giả Tạ_Chí_Đại_Trường tổng_kết rằng Nguyễn_Huệ_nhận được lời khen_ngợi của không_chỉ những người bầy tôi dưới quyền mà ngay cả của " đám thù_nghịch từng chịu điên_đảo vì ông " cũng phải khen_ngợi ông . Nhà sử_học Trần_Trọng_Kim_viết năm 1920 , trong tác_phẩm Việt_Nam sử_lược đã đánh_giá cụ_thể rằng : xét riêng với Nhà Nguyễn_thì vua Quang_Trung là kẻ địch ( vì ông đã đánh đổ Chúa Nguyễn ) , nhưng xét về công_lao với đất_nước , với dân_tộc thì vua Quang_Trung là một anh_hùng sánh ngang với vua Đinh_Tiên_Hoàng , vua Lê_Thái_Tổ : Khi biết tin vua Quang_Trung qua_đời ( 1792 ) , tại sân điện vua Nhà_Thanh , tướng Võ_Văn_Dũng đã ngất đi . Khi tỉnh dậy , ông đã làm ngay một bài thơ tiếc_thương nhà_vua đã mất khi còn khá trẻ , rằng nếu Quang_Trung sống thêm được 10 năm thì sự_nghiệp của ông sẽ không kém những Đường Thái_Tông , Tống_Thái_Tổ : Trong bài thơ Lịch_sử nước ta , Hồ_Chí_Minh ca_ngợi ông : So_sánh với đối_thủ là Nguyễn_Ánh_Trên Tạp_chí Sông_Hương số 175 tháng 9 năm 2003 , tác_giả Trần_Cao_Sơn so_sánh Nguyễn_Huệ với đối_thủ của ông là Nguyễn_Ánh : Theo tác_giả K.W_Taylor : Mặc_dù Bình_Định không có tài_nguyên để trở_thành một trung_tâm đủ sức khống_chế các vùng khác trong bất_kì thời_gian dài nào , nhưng nó cũng bộc_lộ một cái nhìn khu_vực về vấn_đề làm người Việt . Nó sản_sinh là một nhân_vật , Nguyễn_Huệ , người dẫn_quân từ lãnh_thổ này sang lãnh_thổ khác và đã cố tìm cách thống_nhất mọi khu_vực của người Việt dưới uy_quyền của ông . Việc ông thất_bại thường được quy cho là vì cái chết bất_ngờ của ông . Nhưng có_lẽ người ta đã không dành đủ sự chú_ý cho câu hỏi làm thế_nào viễn_kiến khu_vực của Bình_Định đã có_thể định_hình tham_vọng của cả ông và những người kế_vị yếu_kém , và khiến họ dễ bị đe_dọa bởi một đối_thủ có một viễn_kiến khu_vực khác . Chừng nào một sức_mạnh quân_sự tự_nguyện và chuỗi dài thắng trận còn là bí_quyết giúp có quyền_lực chính_trị , viễn_kiến của Bình_Định có_thể chiếm ưu_thế . Nhưng khi đối_diện với một đối_thủ đã thua_trận liên_tục nhưng luôn đứng dậy , một đối_thủ có tầm nhìn chiến_dịch lâu_dài chứ không_chỉ một trận đánh , một đối_thủ xem thành_công không phải nhờ giao_tranh mà là kết_quả của tổ_chức , rèn_luyện , huy_động tài_nguyên , chuẩn_bị , hoạch_định và chờ_đợi , chờ_đợi , chờ_đợi , thiên_tài Tây_Sơn , đứng trước một đối_thủ như_thế , bỗng chỉ trở_thành một sự gan_dạ cấp tỉnh . Và đối_thủ này xuất_hiện từ đâu ? Từ Nam_Bộ . Người ta còn truyền_khẩu câu_chuyện đối_đáp , khi nữ_tướng Bùi_Thị_Xuân bị bắt , Nguyễn_Ánh bèn sai người áp_giải bà đến trước mặt rồi hỏi với giọng đắc_chí : " Ta và Nguyễn_Huệ ai hơn ? " . Bùi_Thị_Xuân trả_lời : Về tư_tưởng kinh_tế , Quang_Trung cũng có những nét tiến_bộ hơn so với Nguyễn_Ánh . Vua Quang_Trung khuyến_khích nhân_dân giao_thương buôn_bán với nước_ngoài , trong khi Nguyễn_Ánh lại tìm cách hạn_chế và ngăn_cấm . Các thương_nhân nước_ngoài đến buôn_bán tại Việt_Nam đã có sự so_sánh về chính_sách thương_mại của Quang_Trung với Nguyễn_Ánh . Thương_nhân người Anh là Crafurd khi đến Việt_Nam năm 1822 , dẫn lại lời các Hoa_kiều từng sống ở Huế dưới thời Tây_Sơn cho rằng : anh_em Tây_Sơn cai_trị ôn_hòa và công_bằng hơn so với Nguyễn_Ánh . Tài_năng quân_sự Quang_Trung là hoàng_đế bách_chiến_bách_thắng , lập nhiều chiến_tích quân_sự nhất trong lịch_sử Việt_Nam . Cả cuộc_đời binh_nghiệp của ông , dù dưới danh_hiệu Long Nhương_tướng quân , Bắc_Bình_Vương hay hoàng_đế Quang_Trung , ông đều lập công_trạng hiển_hách , chưa từng thất_bại một trận nào . Do những chiến_tích vang_dội , Nguyễn_Huệ được các giáo_sĩ Tây_phương so_sánh với Alexandros Đại_đế và Attila . Chính_sử của Nhà_Nguyễn cũng phải thừa_nhận : Sách Đại_Nam_thực_lục của Nhà Nguyễn_chép lại lời tâu của bề tôi Nguyễn_Ánh về Tây_Sơn : " Kẻ_kia , Nhạc , Huệ , anh_em từ dân áo vải , không tấc_đất cắm dùi , vươn tay hô một tiếng , người theo có cả vạn , chẳng đầy 5 – 6 năm mà có được nước . Họ không có tài_đức hơn người thì vì lẽ gì mà_lại hưng_thịnh dữ_dội như_vậy ? " . Sử_quan nhà Nguyễn_là Trần_Trọng_Kim năm 1920 cũng phải khen_ngợi chiến_tích thần_tốc đánh_bại quân_Thanh của Quang_Trung : Gras de_Préville , thuyền_trưởng tàu Pandour của Pháp ở Gia_Định năm 1788 đã viết về Nguyễn_Huệ và quân_đội của ông như sau : Gần như toàn_bộ chiến_thắng của Nhà_Tây_Sơn đều gắn với tên_tuổi ông . Những chiến_công nổi_bật nhất của Nguyễn_Huệ : Đánh Gia_Định , bắt hai Chúa Nguyễn ( 1777 ) . Chiến_thắng 5 vạn quân_Xiêm ở Rạch_Gầm , Xoài_Mút ( 1785 ) Hạ_thành Phú_Xuân ( 1786 ) Tiến đánh Thăng_Long ( 1786 ) Cuộc_chiến với 20 vạn quân Nhà_Thanh ( 1789 ) : Trận Ngọc_Hồi , Trận Đống_Đa_Tài_năng chính_trị Trần_Trọng_Kim trong tác_phẩm Việt_Nam sử_lược viết năm 1920 , dù là quan Nhà Nguyễn_nhưng đã dành riêng một chương về vua Quang_Trung để ca_ngợi ông : {_{ Pull_quote |_Vua Quang_Trung là ông vua anh_dũng , lấy võ_lược mà dựng_nghiệp , nhưng ngài cũng độ_lượng , rất am_hiểu việc trị nước , biết trọng những người hiền_tài văn_học . Khi ngài ra lấy Bắc_Hà , những người như Ngô_Thì_Nhậm , Phan_Huy_Ích đều được trọng_dụng và nhất_là đối_với một người xử_sĩ như Nguyễn_Thiếp thì thật là khác_thường . }_} Đối_ngoại Đối_với việc Nguyễn_Huệ mang quân ra Bắc_Hà đánh họ Trịnh chuyên_quyền , ông dùng khẩu_hiệu " Phù_Lê_diệt Trịnh " để tranh_thủ sự ủng_hộ của nhân_dân Bắc_Hà . Khi diệt được họ Trịnh , ông vẫn tôn_thờ vua Lê . Việc_làm đó được sử_gia Trần_Trọng_Kim nhận_định " Ấy là đã có sức_mạnh mà đã biết làm_việc nghĩa vậy " . Cũng theo sử_gia Trần_Trọng_Kim : " vì vua Nhà_Lê_nhu_nhược , triều_thần lúc bấy_giờ không ai có tài kinh_luân , lại để cho Trịnh_Bồng và Nguyễn_Hữu_Chỉnh nối nhau mà chuyên_quyền , đến_nỗi thành_ra tán_loạn . Dẫu_thế mặc_lòng , khi Nguyễn_Huệ_giết Vũ_Văn_Nhậm rồi , không nỡ_dứt Nhà_Lê , đặt Giám_Quốc để giữ tông miếu tiền triều ; như_thế thì cách ở với Nhà_Lê_không lấy gì làm bạc " . Ngay sau khi đại_phá quân_Thanh ở Trận_Ngọc_Hồi – Đống_Đa , vua Quang_Trung tìm cách xóa bỏ thù_hằn bằng việc chiêu_hàng , nuôi_dưỡng hàng vạn tù_binh nhà_Thanh và thu_dọn , cúng_tế chiêu_hồn quân_Thanh ; thực_thi chính_sách hòa_giải với cường_quốc phương_Bắc và triều cống , xin phong_Vương . Bằng một kế_sách ngoại_giao khôn_khéo , mua_chuộc được các cận_thần nhà_Thanh ( Phúc Khang_An , Hòa_Thân , ... ) , Nguyễn_Huệ đã được vua Thanh_chấp_nhận cầu_phong để nhà Tây_Sơn chính_thức thay_thế nhà Lê_làm_chủ Đại_Việt . Đối_nội và những cải_cách Ở trong nước , Quang_Trung đã cho thi_hành nhiều cải_cách quan_trọng : Về quân_sự , ở mỗi trấn , vua Quang_Trung cho đặt quan trấn_thủ và quan_hiệp trấn . Mỗi huyện , văn thì đặt chức phân_tri để xét việc kiện_cáo , võ thì đặt_chức phân_suất để coi việc binh_lương . Quân_đội chia làm 5 doanh : trung , tiền , hậu , tả , hữu . Ngoài_ra còn có thêm một_số quân_hiệu khác như tả_bật , hữu_bật , kiều_thanh , thiên_cán . Quân_đội được trang_bị hiện_đại , vũ_khí có nhiều loại , có loại được cải_tiến như hỏa_hổ ( một loại ống phun lửa ) , có cả súng_trường , đại_bác . Hải_quân Tây_Sơn rất mạnh với nhiều loại tàu_chiến , loại lớn chở được cả voi , trang_bị từ 50 đến 60 khẩu đại_bác , chở được từ 500 đến 700 lính . Về nông_nghiệp , ông cho cải_cách chế_độ đinh_điền và ruộng_đất . Năm 1789 , Quang_Trung bãi_bỏ thuế_điền cho nhân_dân từ sông Gianh ra Bắc , động_viên nhân_dân lao_động sản_xuất . Chỉ trong vòng 3 năm sau , nông_nghiệp được phục_hồi . Năm 1791 , " mùa_màng trở_lại phong_đăng , năm phần mười trong nước khôi_phục được cảnh_thái_bình " . Về công_thương_nghiệp , Quang_Trung khuyến_khích đẩy_mạnh sản_xuất thủ_công_nghiệp , mở_rộng ngoại_thương , phát_triển mọi ngành sản_xuất nhằm xây_dựng một nền kinh_tế phồn_vinh , tự_chủ trong đó có công_thương_nghiệp . Đối_với thuyền buôn của các nước phương Tây , Quang_Trung tỏ ra rộng_rãi , mong_muốn họ tăng_cường quan_hệ ngoại_thương với Việt_Nam , nhờ vậy tình_hình thương_nghiệp thời_Quang_Trung được phục_hưng và phát_triển . Tư_tưởng thông_thương tiến_bộ của Quang_Trung đã thể_hiện nhãn_quan kinh_tế rộng_mở , phù_hợp với xu_thế phát_triển " mở_cửa ải , thông_thương buôn_bán , khiến cho các hàng hóa không ngừng_đọng để làm lợi cho dân_chúng " . Về giáo_dục , Quang_Trung đã ban_hành chính_sách " khuyến_học " , trường_học được mở_rộng đến các làng_xã , cho_phép các địa_phương sử_dụng một_số đền chùa không cần_thiết làm trường_học . Về nội_dung , bỏ lối học thuộc theo khuôn_sáo , cải_tiến dần theo hướng thiết_thực , bắt các nho_sinh , sinh_đồ ở các triều_đại trước phải thi để đánh_giá lại , còn danh_hiệu sinh đồ_quan do bỏ tiền ra mua trước đó ( thời Lê_– Trịnh ) đều bị loại_bỏ . Nhà_vua muốn rằng người Việt_Nam thì phải dùng tiếng Việt_Nam , để gây_dựng tinh_thần của nước_nhà , và văn_chương Việt_Nam không phải đi mượn tiếng mượn chữ của nước Tàu . Vậy nên khi thi_cử , ông thường yêu_cầu quan ra bài chữ_Nôm và bắt_sĩ_tử làm bài bằng chữ_Nôm . Về văn_hóa , Vua Quang_Trung thấy làng nào cũng có chùa_chiền , nhiều người đi tu_hành chỉ mượn tiếng thần_thánh mà lừa_bịp người_dân , nên ông xuống chiếu bắt bỏ những chùa nhỏ ở các làng , đem gỗ gạch làm ở mỗi phủ huyện một chùa thật to_đẹp , rồi chọn lấy những tăng_nhân có học_thức , có đạo_đức coi chùa thờ_Phật . Còn những người không xứng_đáng thì bắt hoàn_tục về làm_ăn . Vua Quang_Trung muốn rằng chỗ thờ Phật phải tôn_nghiêm , những người đi tu_hành thì phải chân_tu mộ_đạo , như_vậy mới dẹp_bỏ được mê_tín dị_đoan và giáo_hóa tốt cho người_dân . Nhà sử_học Phan_Huy_Lê đã đánh_giá chính_sách cải_cách của Quang_Trung " nếu được thực_hiện triệt_để trong thời_gian dài , nhất_định sẽ mang đến những thành_tựu to_lớn và sẽ mở ra những kĩ_năng phát_triển mới , đưa đất_nước thoát khỏi tình_trạng đình_trệ kéo_dài của chế_độ phong_kiến " . Những cải_cách của Quang_Trung có nhiều mặt tích_cực , đã đưa đất_nước nhanh_chóng vượt qua cuộc khủng_hoảng sau chiến_tranh kéo_dài . Tuy_nhiên , những chính_sách cải_cách của Quang_Trung chỉ được thực_hiện chưa đầy 3 năm thì ông đã qua_đời . Con ông là Quang_Toản còn quá nhỏ_tuổi nên bất_lực , không tiếp_tục thực_hiện được những cải_cách đó . Sau_này , khi tiêu_diệt được nhà Tây_Sơn , nhà Nguyễn_của Nguyễn_Ánh đã xóa bỏ phần_lớn những cải_cách này . Quyền biến_Trong thời loạn_lạc của Nguyễn_Huệ cuối thế_kỷ XVIII , một trong những thời_kỳ rối_ren , nhiều bè_phái và phân_liệt nhiều nhất trong lịch_sử Việt_Nam , ngoài tàn_dư của các lực_lượng tồn_tại lâu_đời , trong quá_trình tranh_chấp giữa các phe_phái còn nhiều phần_tử nảy_sinh ý_đồ xưng_hùng xưng_bá trước những cơ_hội do hoàn_cảnh mang lại , nhất_là khi địa_bàn kiểm_soát của ông nằm giữa hai vùng Nam_Bộ và Bắc_Bộ , đất kiểm_soát của các lực_lượng chống_đối . Nguyễn_Huệ , trong quá_trình đánh Nam_dẹp Bắc cũng phải đối_phó với những tư_tưởng ly_khai của các tướng_lĩnh dưới quyền , song ông luôn có cách xử_lý chứng_tỏ bản_lĩnh của một chính_trị_gia_già giặn . Đối_với Nguyễn_Huệ , ai chưa theo , chưa phục , ông để người ta suy_nghĩ kỹ ( Nguyễn_Thiếp ban_đầu chưa chịu ra làm_việc với ông nhưng rồi chấp_thuận sau khi suy_ngẫm lại ) . Nếu cuối_cùng vẫn không theo thì Nguyễn_Huệ vẫn để họ sống chứ không đe_dọa hoặc bắt_giữ ( ví_dụ như Nguyễn_Du , Nguyễn_Gia_Thiều , ... ) . Ông cũng sẵn_sàng thu_dụng cả tướng địch bị bắt và tôn_trọng lòng trung_thành của họ với chủ cũ ( ví_dụ như trường_hợp của Nguyễn_Huỳnh_Đức ) . Vậy có_thể nói Nguyễn_Huệ là một người bao_dung , một đức_tính lớn của một vị vua . Biết Nguyễn_Hữu_Chỉnh là người dễ thay lòng_đổi_dạ nhưng Nguyễn_Huệ vẫn tận_dụng tài_năng , mưu_lược và sự thông_thạo đất Bắc_Hà của Nguyễn_Hữu_Chỉnh để đánh đổ Chúa_Trịnh . Đánh xong họ Trịnh , ông không thẳng tay giết Nguyễn_Hữu_Chỉnh mà mượn tay các thế_lực thân họ Trịnh_cũ ( những người đó oán_Chỉnh ) để giết Nguyễn_Hữu_Chỉnh bằng việc cùng vua anh Nguyễn_Nhạc_âm_thầm rút quân về Nam , bỏ Nguyễn_Hữu_Chỉnh ở lại . Tới khi Nguyễn_Hữu_Chỉnh lẽo_đẽo chạy theo kịp , Nguyễn_Huệ không_thể bỏ mặc , bèn_lưu lại ở Nghệ_An cho trấn_thủ , chờ biến_cố . Lúc Nguyễn_Hữu_Chỉnh " Phù_Lê " đánh được Trịnh_Bồng , ra_mặt chống Tây_Sơn với việc sai người vào Phú_Xuân đòi ông giao trả đất Nghệ_An , ông mới công_khai cử_binh đánh Nguyễn_Hữu_Chỉnh . Nguyễn_Hữu_Chỉnh bị diệt nhanh_chóng . Vũ_Văn_Nhậm tiếp_quản Thăng_Long từ tay Nguyễn_Hữu_Chỉnh cũng nảy_ý xưng_hùng – chuyên_quyền và tự_ý đúc ấn riêng . Lúc đó , Nguyễn_Huệ đã điều bớt_binh cho Vũ_Văn_Nhậm và phải đề_phòng mặt_Nam , nên không_thể dàn_quân đi đánh Vũ_Văn_Nhậm như đánh Nguyễn_Hữu_Chỉnh . Ông lặng_lẽ đi gấp ra Bắc và lập_tức trừ khử Vũ_Văn_Nhậm . Hai_viên tướng tài có ý_đồ chống lại bị loại_trừ với những lý_do chính_đáng bằng những cách_thức khác nhau , khó lường trước . Các tướng bên dưới như Ngô_Văn_Sở , Phan_Văn_Lân lập_tức được đôn_lên thay trọng_trách . Việc Nguyễn_Huệ khiển_tướng điều_binh khiến các tướng_lĩnh tâm_phục và từ đó không còn ai mang ý_đồ cát_cứ . Tài cai_trị Không_chỉ là một viên tướng thiện_chiến , Quang_Trung còn là một nhà cai_trị tài_ba . Ông giỏi chiến_thuật quân_sự , giỏi về chiến_lược ngoại_giao và lại biết thu_dụng nhân_tài để xây_dựng đất_nước . Trong ba anh_em Tây_Sơn , Nguyễn_Huệ không_chỉ trội hơn về tài_năng quân_sự mà ngay cả trong việc trị nước , ông cũng tỏ ra là người xuất_sắc nhất . Sau là một_vài lời nhận_xét về công_cuộc cai_trị của Quang_Trung : Sự ra đi của Nguyễn_Huệ là tổn_thất không_thể bù_đắp và là điều không may cho Nhà Tây_Sơn . Cơ_nghiệp ông để lại không được người thừa_kế xứng_đáng bảo_tồn , nên đã nhanh_chóng mất về tay Nguyễn_Ánh . Cái chết đột_ngột của ông khiến đời sau còn tiếc cho nhiều dự_định lớn_lao chưa thành hiện_thực . Dù sau_này nhà Nguyễn_tìm nhiều cách để bôi_nhọ và xóa bỏ những chứng_tích liên_quan tới Nguyễn_Huệ nói_riêng và Nhà_Tây_Sơn nói_chung , nhưng tên_tuổi ông không hề bị mai_một . Người Việt_Nam ghi_nhận ông là người anh_hùng áo vải dân_tộc , là một trong những vị vua vĩ_đại nhất trong lịch_sử nước_nhà . Tưởng_niệm Tại quê_hương ông ( thị_trấn Phú_Phong , huyện Tây_Sơn , tỉnh Bình_Định ) có Bảo_tàng Quang_Trung và đền thờ 3 anh_em nhà Tây_Sơn . Quang_Trung được thờ tại chùa Bộc_ở Hà_Nội . Bức tượng Quang_Trung trong chùa được tạc vào thời_kỳ Nhà Nguyễn_đang truy_diệt tất_cả những gì liên_quan đến Nhà Tây_Sơn , tượng có dòng chữ " Bính Ngọ_tạo Quang_Trung_tượng " . Hàng năm , vào ngày mồng 5 Tết âm_lịch , tại quận Đống_Đa – Hà_Nội thường tổ_chức hội Gò_Đống_Đa để kỷ_niệm chiến_thắng Ngọc_Hồi – Đống_Đa đánh_tan quân_Thanh của vua Quang_Trung . Dịp kỷ_niệm 200 năm chiến_thắng Đống_Đa , khu tượng_đài Quang_Trung được xây_dựng tại khu_vực này . Phòng tuyến Tam_Điệp ở thành_phố Tam_Điệp tỉnh Ninh_Bình là một quần_thể các di_tích lịch_sử ghi dấu cuộc chiến_tranh giữa nghĩa_quân Tây_Sơn và Nhà_Thanh . Quần_thể di_tích này thuộc khu_vực dãy núi Tam_Điệp , là ranh_giới tự_nhiên hiểm_yếu ngăn_cách hai miền Trung – Bắc . Đây là nơi hội_quân một thời oai_hùng của Quang_Trung với những cái tên đèo Ba_Dội , núi Gióng_Than , đồi Hầu_Vua , đồi Chuông , đền_Thượng , đền Quán_Cháo , đền_Dâu … Những đồn lũy Tam_Điệp , Quèn_Rẻ , Quèn_Thờ , Lũy_Chẹn , Lũy_Đệm , Lũy_Đền … , ải Quang_Trung , Kẽm Đó – cổ_họng hiểm_yếu nhất Tam_Điệp … Lũy Quèn_Thờ là vùng đồi_núi , rừng rú hoang_vu , năm_xưa khi thân_chinh ra Bắc , vua Quang_Trung đã lên thắp hương xin kế_phá giặc ở đây . Tương_truyền ngôi đền thờ_thần Cao_Sơn trước đó ở giữa lưng_chừng núi . Vua Quang_Trung đã được thần báo mộng và nhắc_nhở xây đền lên đỉnh núi nếu thắng trận . Sau khi thắng trận vị vua này đã cho di_dời Đền lên đỉnh núi . Đền Quán_Cháo là nơi thờ cô gái dâng cháo cho quân_lính Tây_Sơn trước giờ xung_trận . Đền thờ_Quang_Trung được xây_dựng ở thành cổ Tam_Điệp ngay trong thời nhà Nguyễn . Quảng_trường , tượng_đài Hoàng_đế Quang_Trung được nhân_dân Ninh_Bình xây_dựng tại xã Quang_Sơn , thành_phố Tam_Điệp . Tại thành_phố Quy_Nhơn , tỉnh Bình_Định cũng có tượng_đài Hoàng_Đế Quang_Trung , đặt tại công_viên trước nhà_ga tàu hỏa . Tên Nguyễn_Huệ hoặc niên_hiệu Quang_Trung của ông được đặt cho các đường_phố , trường_học , phường_xã ở các thành_phố lớn Việt_Nam ( Hà_Nội , Thành_phố Hồ_Chí_Minh , Cần_Thơ , Vinh , Phan_Thiết , Hạ_Long , Uông_Bí , Quảng_Yên , Bến_Tre , Tam_Điệp , Đồng_Hới , Ninh_Bình ... ) . Ở Hà_Nội , phố Quang_Trung được đặt trên di_chỉ cũ của phủ Chúa Trịnh_là nơi ông từng đóng quân khi tiến vào Thăng_Long năm 1786 và cũng là nơi cử_hành hôn_lễ giữa ông và công_chúa Lê_Ngọc_Hân . Ở Thành_phố Hồ_Chí_Minh , có một ngôi miếu nhỏ của ông tọa_lạc tại Quận 12 , gần Công_viên phần_mềm Quang_Trung . Hình_tượng Nguyễn_Huệ trong điện_ảnh Bộ phim dã_sử – võ_thuật đầu_tiên của điện_ảnh Việt_Nam về Vua Quang_Trung là bộ phim Tây_Sơn hào_kiệt được thực_hiện bởi hãng phim Lý_Huỳnh_phối_hợp cùng Hãng phim Thanh_Niên hợp_tác sản_xuất với sự góp_mặt của các diễn_viên : Thùy_Lâm , NSND_Thế_Anh , NSND Đoàn_Dũng , NSƯT Lý_Huỳnh , Công_Hậu , Mộng_Vân , ... và vai Nguyễn_Huệ được giao cho nam diễn_viên Lý_Hùng . Phim được khởi_quay từ ngày 7 tháng 3 năm 2009 . Bộ phim dài 90 phút , dựng lại một quãng thời_gian trong cuộc_đời của Nguyễn_Huệ – Quang_Trung . Đó là thời_gian người anh_hùng Nguyễn_Huệ chạm_mặt và bắt_đầu_mối tình với Công_chúa Lê_Ngọc_Hân , Nguyễn_Huệ_kéo quân ra Bắc phò Lê_– diệt Trịnh và phim_kết lại với hình_ảnh chiến_thắng Ngọc_Hồi – Đống_Đa lịch_sử khi 10 vạn quân Tây_Sơn đánh tan 20 vạn quân_lính Nhà_Thanh , tiến đến giải_phóng Thăng_Long vào mùa xuân Kỷ_Dậu 1789 . Bộ phim đã được đầu_tư trên 12 tỉ đồng , thực_hiện ròng_rã trong 3 năm và là phim đầu_tiên của Hãng phim Lý_Huỳnh_được làm hậu_kỳ tại Hồng_Kông . Ngoài_ra , phim còn có sự tham_gia của 200 võ_sư ( vovinam , võ cổ_truyền ) , 50 con voi ở Buôn_Đôn , 38 tuấn_mã từ trường_đua , may 2.000 bộ trang_phục cho bốn sắc_lính , đúc 10 cây súng thần_công và cảnh quay đông nhất có trên 3.000 diễn_viên . Phim được chiếu ra_mắt ngày 22 tháng 4 năm 2010 và chính_thức công_chiếu toàn_quốc vào ngày 30 tháng 4 . Xem thêm Nhà Tây_Sơn Nguyễn_Nhạc Nguyễn_Lữ_Nguyễn_Ánh_Trận Rạch_Gầm – Xoài_Mút Chiến_thắng Kỷ_dậu ( 1789 ) Phòng tuyến Tam_Điệp Núi_Bân Tây_Sơn hào_kiệt Chú giải •_a ) Vì có thuở Nguyễn_Lữ_đi tu theo đạo Hồi_Bani ( Islam_Bani ) một hệ tôn_giáo của người Chàm_cổ . •_b ) Sau_này Dương bị Nguyễn_Huệ xử_tử . •_c ) Vị_trí hiện_nay của cung Đan_Dương ( hay Đan_Lăng ) là không rõ_ràng , xin xem chi_tiết tại Việc an_táng Quang_Trung . •_d ) Trong Việt_Nam sử_lược , Trần_Trọng_Kim_gọi Nhà Tây_Sơn là Nhà Nguyễn_Tây_Sơn vì các vua Tây_Sơn họ Nguyễn_và để phân_biệt với Nhà Nguyễn_của Nguyễn_Ánh •_e ) Chức do Nguyễn_Nhạc_phong • g ) Trịnh_Tông_phạm_tội bị truất làm con út • h ) Con_rể của Nguyễn_Nhạc_• i ) Trong nguyên_bản " Khuân " là một chữ_Nôm , rất ít dùng , viết theo tên gọi của địa_phương . Khuân_Sơn , theo sách Đại_Nam_nhất_thống_chí của Quốc_sử quán triều Nguyễn , tập I ( Nhà_xuất_bản Thuận_Hóa , Huế 1992 ) chép : " Núi Khuân_Sơn ở phía nam huyện Phong_Điền , có tên nữa là Thượng_Sơn , vì hình núi tròn như vựa thóc , thượng_lưu sông Phong_Điền chảy về phía tây , có một con đường theo ven núi chạy về phía bắc , đi theo về phía tây có_thể đến đất người Man_Thượng " , Bài thơ chữ_Hán " Nhìn thấy linh_cữu Quang_Trung " mới tìm thấy Hồng_Phi - Hương_Nao , VUSTA_00:00:00 Ngày 27/05/2006 , theo Xưa & Nay , số 245 , 10/2005 , trang_6-8 •_j ) Doanh_Tần_tức Tần_Thủy_Hoàng ; ý_tác_giả ví Nguyễn_Ánh tàn_bạo như Tần_Thủy_Hoàng •_k ) Vinh ngày_nay Chú_thích và tham_khảo Thư_mục tham_khảo Đại_Nam_thực_lục , Nhà_xuất_bản giáo_dục , 2002 , tập 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Đọc thêm Quốc_sử quán triều Nguyễn , Đại_Nam_thực_lục_Hồ Đắc_Duy , Đại_Việt sử_thi . Quách_Tấn , Quách_Giao ( 1988 ) , Nhà_Tây_Sơn , Sở Văn_hóa Thông_tin Nghĩa_Bình . Phan_Trần_Chúc ( 2000 ) , Vua Quang_Trung , Nhà_xuất_bản . Văn_hóa Thông_tin , tái_bản , Hà_Nội Đỗ_Bang ( 1998 ) , Những khám_phá về Hoàng_đế Quang_Trung , Thuận_Hóa - Huế tái_bản lần 2 Relation d'un Voyage Cochinchine en 1778 , Par Mr_Chapman Traduit_de L'Anglais par H. Berland . P15-75 . BSEI ( Bản_dịch Nguyễn_Đình_Đầu , Tạp_chí Xưa và Nay số 92 ( 5.2001 ) . Liên_kết ngoài Nguyễn_Duy_Chính , Hoàng_Đế_Quang_Trung ra Bắc , nghiên_cứu mới 26 Tháng 1 2006 - Cập_nhật 14 h05_GMT. BBC Những bà vợ của Hoàng_đế Quang_Trung_Thúc_Giáp , ( theo Đại_Nam_chính biên_liệt truyện và một_số tài_liệu khác ) báo Bình_Định Bí_mật quanh cái chết của vua Quang_Trung - Lê_Văn_Qu , Nguyệt_san Pháp_luật số 51 - tháng 3/2001 , trang 16 - 20 ( 3.159 ) , thư_viện tỉnh Bình_Định Nguyễn_Huệ với nhân_tài - Hồ_Khang , Lịch_sử quân_sự . - 1989 . - Tháng 7 ( 43 ) . - Tr . 28 - 31 ( 3.151 ) , thư_viện tỉnh Bình_Định Bình_Định : Khánh_thành tượng_đài Hoàng_đế Quang_Trung_BTK-TTX , báo_điện_tử Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam , 21 : 30 , 20/01/2008_Mối ' thâm_thù ' Gia_Long - Tây_Sơn : Gậy ông đập lưng ông ?_Báo Đất_Việt . Cập_nhật lúc 13 : 35 , 20/08/2011 Mất năm 1792 Sinh năm 1753 Vua nhà Tây_Sơn Người Bình_Định N_Bài Việt_Nam chọn_lọc Người Đàng_Trong Võ_tướng nhà Tây_Sơn Người cải_cách Việt_Nam
Hồ_Biểu_Chánh ( 胡表政 , 1884 – 1958 ) , tên thật là Hồ_Văn_Trung ( 胡文中 ) , tự Biểu_Chánh ( 表政 ) , hiệu Thứ_Tiên ( 次仙 ) ; là một nhà_văn tiên_phong của miền Nam Việt_Nam ở đầu thế_kỷ 20 . Ông là một viên_chức dưới thời Pháp thuộc và làm_quan đến chức_Đốc phủ sứ . Ông có 9 người con , 5 trai và 4 gái . Con_trưởng là Hồ_Văn_Kỳ_Trân là một nhà_báo và Dân_biểu_thời Việt_Nam Cộng_hòa , người con thứ 7 là Đại_tá Hồ_Văn_Di Hinh , nguyên là thị_trưởng Đà_Lạt , và cháu đích_tôn của ông là Hồ_Văn_Kỳ_Thoại , Phó đề_đốc Hải_quân của Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa . Tiểu_sử Ông sinh năm 1884 ( trong giấy khai_sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885 ) tại làng Bình_Thành , tỉnh Gò_Công ( nay thuộc ấp Thành_Nhứt , xã Bình_Xuân , thị_xã Gò_Công , tỉnh Tiền_Giang ) . Ông xuất_thân trong một gia_đình nông_dân , thuở nhỏ học chữ_Nho , sau đó chuyển qua học quốc_ngữ , rồi vào trường trung_học ở Mỹ_Tho và Sài_Gòn . Năm 1905 , sau khi đậu_Thành chung , ông thi vào ngạch ký_lục của Soái_phủ Nam_Kỳ ; làm ký_lục , thông_ngôn , thăng dần đến đốc phủ sứ ( 1936 ) , từng giữ chức chủ quận ( quận trưởng ) ở nhiều nơi . Ông vốn có tiếng thanh_liêm , yêu dân , thương người nghèo_khổ . Tháng 8 năm 1941 , sau khi ông về hưu , được Pháp mời làm cố_vấn với danh_hiệu Nghị_viện Hội_đồng Liên_bang Đông_Dương và Phó Đốc_lý thành_phố Sài_Gòn , đồng_thời làm giám_đốc những tờ báo tuyên_truyền cho chủ_nghĩa_Pháp-Việt . Sau khi tái_chiếm Nam_Bộ năm 1946 , Cộng_hòa tự_trị Nam_Kỳ được thành_lập , ông được mời làm cố_vấn cho chính_phủ Nguyễn_Văn_Thinh . Nhưng chỉ được mấy tháng , khi chính_phủ Nguyễn_Văn_Thinh sụp_đổ , ông lui về quê ở ẩn và dành trọn những năm_tháng còn lại cho sự_nghiệp văn_chương . Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú_Nhuận , Gia_Định ; thọ 73 tuổi . Lăng_mộ ông hiện_nay được đặt ở đường Thống_Nhất , phường 11 quận Gò_Vấp . Sự_nghiệp văn_chương Khi viết văn , ông lấy tên tự_ghép với họ là Hồ_Biểu_Chánh , trở_thành một bút_danh bất_hủ , được nhiều người biết đến và quý_mến hơn tên thật Hồ_Văn_Trung của ông . Ông sáng_tác văn_học rất nhiều và để lại hơn 100 tác_phẩm gồm tiểu_thuyết và các thể_loại khác , như : nghiên_cứu , phê_bình văn_học , sáng_tác tuồng hát cùng các bản dịch văn_học cổ_điển Trung_Quốc như Tình_sử , Kim_cổ kỳ_quan ... đóng_góp rất nhiều cho sự phát_triển của nền văn_học Việt_Nam hiện_đại . Tiểu_thuyết của ông thuộc về thời_kỳ đầu của văn_học chữ quốc_ngữ , cốt truyện đơn_giản , triết_lý chủ_đạo là thiện thắng_ác , ở hiền gặp lành , điểm đặc_biệt là rất Nam_Kỳ , từ giọng văn đến miêu_tả con_người . Ông có phóng_tác một_số tiểu_thuyết Pháp . Hồ_Biểu_Chánh sở_trường về viết văn_xuôi tự_sự . Đề_tài phần_lớn là cuộc_sống Nam_Kỳ từ nông_thôn đến thành_thị những năm đầu thế_kỷ 20 với những xáo_trộn xã_hội do cuộc đấu_tranh giữa mới và cũ . Cách diễn_đạt của ông nôm_na , bình_dị . Ông đã có những đóng_góp to_lớn vào sự hình_thành thể_loại tiểu_thuyết trên chặng đường phôi_thai . Ông để lại một khối_lượng sáng_tác không nhỏ : 64 tiểu_thuyết , 12 tập truyện_ngắn và truyện kể , 12 vở hài_kịch và ca_kịch , 5 tập_thơ và truyện_thơ , 8 tập ký , 28 tập_khảo cứu-phê_bình . Ngoài_ra , còn có các bài diễn_thuyết và 2 tác_phẩm dịch . Các tác_phẩm Dịch_thuật : Tân_soạn cổ_tích ( cổ_văn Trung_Quốc , Sài_Gòn-1910 ) Lửa_ngún thình_lình ( dịch tiếng Pháp , SG , 1922 ) Thơ : U_tình_lục ( Sài_Gòn – 1910 ) Vậy mới phải ( Long_Xuyên – 1913 ) Biểu_Chánh thi_văn ( Tập i , ii , iii bản_thảo ) Tùy_bút phê_bình : Chưởng Hậu_quân Võ_Tánh ( Sài_Gòn – 1926 ) Chánh_trị giáo_dục ( Gò_Công – 1948 ) Tùy_bút thời_đàm ( Gò_Công – 1948 ) Hồi_ký : Ký_ức cuộc đi Bắc_Kỳ ( 1941 ) Mấy ngày ở Bến_Súc ( 1944 ) Đời của tôi : 1 . Về quan_trường , 2 . Về Văn_nghệ , 3 . Về phong_trào cách_mạng Một thiên ký_ức : Nam_Kỳ cộng_hòa tự_trị ( Gò_Công – 1948 ) Tâm_hồn tôi ( Gò_Công – 1949 ) Nhàn trung_tạp_kỷ ( tập i , ii , iii Gò_Công – 1949 ) Hài_kịch : Tình anh_em ( Sài_Gòn – 1922 ) Toại_chí bình_sinh ( Sài_Gòn – 1922 ) Đại_nghĩa diệt_thân ( Bến_Súc – 1945 ) Hát_bội : Thanh_Lệ kỳ_duyên ( Sài_Gòn 1926 – 1941 ) Công_chúa kén chồng ( Bình_Xuân – 1945 ) Xả_sanh thủ_nghĩa ( Bình_Xuân – 1945 ) Trương_Công_Định quy_thần ( Bình_Xuân – 1945 ) Cải_lương : Hai khối_tình ( Sài_Gòn – 1943 ) Nguyệt_Nga cống_Hồ ( Sài_Gòn – 1943 ) Vì nước vì dân ( Gò_Công - 1947 ) Đoản_thiên : Chị Hai tôi ( Vĩnh_Hội – 1944 ) Thầy chùa trúng_số ( Vĩnh_Hội – 1944 ) Ngập_ngừng ( Vĩnh_Hội ) Một đóa hoa rừng ( Vĩnh_Hội – 1944 ) Hai_Thà cưới vợ ( Vĩnh_Hội ) Lòng_dạ đàn_bà ( Sài_Gòn – 1935 ) Truyện_ngắn : Chuyện trào_phúng , tập I , II ( Sài_Gòn – 1935 ) Chuyện lạ trên rừng ( Bến_Súc – 1945 ) Truyền kỳ_lục ( Gò_Công – 1948 ) Biên_khảo : Pétain cách_ngôn_Á đông triết_lý hiệp_giải ( Sài_Gòn – 1942 ) Gia_Long khai_quốc văn_thần ( Sài_Gòn – 1944 ) Gia_Định Tổng_trấn ( Sài_Gòn ) Chấn_hưng_văn_học Việt_Nam ( Sài_Gòn – 1944 ) Trung_Hoa tiểu_thuyết lược_khảo ( Sài_Gòn – 1944 ) Đông_Châu_liệt quốc_chí bình_nghị ( Bến_Súc – 1945 ) Tu_dưỡng chỉ nam ( Bến_Súc – 1945 ) Pháp quốc_tiểu_thuyết lược_khảo ( Bình_Xuân – 1945 ) Một lằn chánh_khí : Văn_Thiên_Tường ( BX 1945 ) Nhơn_quần tấn hóa sử_lược ( Gò_Công – 1947 ) Âu_Mỹ cách_mạng_sử ( Gò_Công – 1948 ) Việt_ngữ bổn_nguyên ( Gò_Công – 1948 ) Thành_ngữ tạp_lục ( Gò_Công – 1948 ) Phật_tử tu_tri ( Gò_Công ) Nho_học danh_thơ ( Gò_Công ) Thiền_môn chư_Phật ( Gò_Công – 1949 ) Địa_dư đại_cương ( Gò_Công ) Hoàng_cầu thông_chí ( Gò_Công ) Phật_giáo_cảm hóa Trung_Hoa ( 1950 ) Phật_giáo Việt_Nam ( 1950 ) Trung_Hoa cao_sĩ , ẩn_sĩ , xứ_sĩ ( 1951 ) Nho_giáo tinh_thần ( 1951 ) Tiểu_thuyết : Ai làm được ( Cà_Mau 1912 , phỏng theo André_Cornelis của Paul_Bourget ) Ái_tình miếu ( Vĩnh_Hội – 1941 ) Bỏ chồng ( Vĩnh_Hội – 1938 ) Bỏ vợ ( Vĩnh_Hội – 1938 ) Bức_thơ hối_hận ( Gò_Công – 1953 ) Cay_đắng mùi đời ( Sài_Gòn - 1923 , phỏng theo Không gia_đình của Hector_Malot ) Cha_con nghĩa nặng ( Càn_Long - 1929 ) Chị Đào , Chị Lý ( Phú_Nhuận – 1957 ) Chúa tàu Kim_Quy ( Sài_Gòn - 1923 , phỏng theo Bá_tước Monte_Cristo của Alexandre_Dumas ) Chút_phận linh_đinh ( Càn_Long – 1928 , phỏng theo Trong gia_đình của Hector_Malot ) Con nhà giàu ( Càn_Long – 1931 ) Con nhà nghèo ( Càn_Long – 1930 ) Cư_Kỉnh ( Vĩnh_Hội – 1941 ) Cười_gượng ( Sài_Gòn – 1935 ) Đại_nghĩa diệt_thân ( Sài_Gòn – 1955 ) Dây_oan ( Sài_Gòn – 1935 ) Đỗ_Nương_Nương báo_oán ( Sài_Gòn - 1954 ) Đóa hoa_tàn ( Vĩnh_Hội – 1936 ) Đoạn_tình ( Vĩnh_Hội – 1940 ) Đón_gió mới , nhắc chuyện xưa ( Phú_Nhuận – 1957 ) Hai chồng ( Sài_Gòn – 1955 ) Hai khối_tình ( Vĩnh_Hội – 1939 ) Hai vợ ( Sài_Gòn – 1955 ) Hạnh_phúc lối nào ( Phú_Nhuận – 1957 ) Kẻ làm người chịu ( Càn_Long – 1928 ) Khóc_thầm ( Càn_Long – 1929 ) Lá rụng hoa rơi ( Sài_Gòn – 1955 ) Lạc_đường ( Vĩnh_Hội – 1937 ) Lẫy lừng_hào_khí ( Phú_Nhuận – 1958 ) Lời thề trước miễu ( Vĩnh_Hội – 1938 ) Mẹ ghẻ con ghẻ ( Vĩnh_Hội – 1943 ) Một chữ_tình ( Sài_Gòn – 1923 ) Một đời tài_sắc ( Sài_Gòn – 1935 ) Một duyên hai nợ ( Sài_Gòn – 1956 ) Nam_cực tinh_huy ( Sài_Gòn – 1924 ) Nặng_bầu ân_oán ( Gò_Công – 1954 ) Nặng_gánh cang thường ( Càn_Long - 1930 ) Ngọn cỏ gió đùa ( Sài_Gòn – 1926 , phỏng theo Những người khốn_khổ của Victor_Hugo ) Người thất_chí ( Vĩnh_Hội – 1938 , phỏng theo Tội_ác và hình_phạt của Fyodor Mikhailovich_Dostoevsky ) Nhơn_tình ấm lạnh ( Sài_Gòn – 1925 ) Những điều nghe thấy ( Sài_Gòn – 1956 ) Nợ_đời ( Vĩnh_Hội – 1936 ) Nợ_tình ( Phú_Nhuận – 1957 ) Nợ trái oan ( Phú_Nhuận – 1957 ) Ở theo thời ( Sài_Gòn – 1935 ) Ông Cả Bình_Lạc ( Sài_Gòn – 1956 ) Ông Cử ( Sài_Gòn – 1935 ) Sống_thác với tình ( Phú_Nhuận – 1957 ) Tại tôi ( Vĩnh_Hội – 1938 ) Tân_Phong nữ_sĩ ( Vĩnh_Hội – 1937 ) Tắt_lửa lòng ( Phú_Nhuận – 1957 ) Thầy_Thông_ngôn ( Sài_Gòn – 1926 ) Thiệt_giả , giả_thiệt ( Sài_Gòn – 1935 ) Tiền_bạc , bạc tiền ( Sài_Gòn – 1925 ) Tìm đường ( Vĩnh_Hội – 1939 ) Tình_mộng ( Sài_Gòn – 1923 ) Tơ_hồng vương_vấn ( 1955 ) Trả_nợ cho cha ( Sài_Gòn – 1956 ) Trọn_nghĩa_vẹn_tình ( Gò_Công – 1953 ) Trong đám cỏ hoang ( Phú_Nhuận – 1957 ) Từ_hôn ( Vĩnh_Hội – 1937 ) Vì_nghĩa vì tình ( Càn_Long – 1929 ) Vợ già chồng trẻ ( Phú_Nhuận – 1957 ) Ý và tình ( Vĩnh_Hội – 1938 – 1942 ) Người vợ hiền ( ? ) * Phim Chuyển_thể từ các tác_phẩm của Hồ_Biểu_Chánh , có : Con nhà nghèo ( 1998 ) Ân_oán nợ đời ( 2002 ) Nợ_đời ( 2002 ) Chúa tàu Kim_Quy ( 2002 ) Cay_đắng mùi đời ( 2007 ) Tại tôi ( 2009 ) Tân_Phong nữ_sĩ ( 2009 ) Tình_án ( 2009 ) Khóc_thầm ( 2010 ) Lòng_dạ đàn_bà ( 2011 ) Ngọn cỏ gió đùa ( 2013 ) Hai khối_tình ( 2015 ) Con nhà giàu ( 2015 ) Thế_thái nhân_tình ( 2017 ) Duyên_định kim tiền ( 2017 ) Tơ_hồng vương_vấn ( 2017 ) Oan_trái nghĩa_tình ( 2019 ) Lỗi_đạo cang thường ( 2022 ) Gieo_nhân ( 2023 ) Tham_khảo Liên_kết ngoài Hồ_Biểu_Chánh . com Hồ_Biểu_Chánh . org Thụy_Khuê : Kỷ_Niệm 50 năm cụ Hồ_Biểu_Chánh qua_đời . Người Gò_Công Nhà_văn_Việt_Nam thời Pháp thuộc Cựu học_sinh Collège_de My Tho
Bắc_Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông_Bắc_Bộ , Việt_Nam . Bắc_Kạn có tỉnh_lỵ là thành_phố Bắc_Kạn , cách thủ_đô Hà_Nội 162 km . Theo Nghị_quyết của Quốc_hội nước Cộng_hòa Xã_hội_Chủ_nghĩa_Việt_Nam Khóa_IX , kỳ họp thứ 10 thông_qua ngày 6 tháng 11 năm 1996 , đã ghi rõ : “ Chia tỉnh Bắc_Thái thành hai tỉnh là tỉnh Bắc_Kạn và tỉnh Thái_Nguyên ... ” Tuy_nhiên nhiều người vẫn viết tên tỉnh là Bắc_Cạn , do_đó TTXVN đã chính_thức thông_báo đến các cơ_quan , ban_ngành Trung_ương và địa_phương trong cả nước dùng thống_nhất tên tỉnh Bắc_Kạn , không dùng chữ “ C ” khi viết chữ “ Kạn ” . Tên gọi Bắc_Kạn được coi là chính_thức và có con_dấu khắc chữ " Bắc_Kạn " để chỉ đơn_vị tỉnh . Tên có nguồn_gốc từ_từ Hán - Việt " Bắc_Cản " ( Hán_tự : 北扞_, theo tấm bia tại hòn Bà_Góa , hồ Ba_Bể , khắc_thời Khải_Định ) , đã được Tày - Nùng hóa thành " Bắc_Cạn " . Tuy_nhiên , nguồn_gốc của từ Bắc_Kạn hay Bắc_Cản được cho là từ Pác_Kản trong tiếng Tày - Nùng , hiện không còn rõ_nghĩa . Ngoài_ra theo một_số tài_liệu , tên gọi Bắc_Kạn được bắt_nguồn từ " pác_cạm " trong tiếng Tày có nghĩa_là " cửa_ngõ " thông đi các tỉnh phía Bắc hoặc " pác_cáp " - nơi giao nhau giữa các dòng_chảy . Năm 2018 , Bắc_Kạn là đơn_vị hành_chính Việt_Nam đông thứ 63 về số dân , xếp thứ 63 về Tổng_sản_phẩm trên địa_bàn ( GRDP ) , xếp thứ 60 về GRDP bình_quân đầu người , đứng thứ 61 về tốc_độ tăng_trưởng GRDP. Với 327.900 người_dân , GRDP đạt 9.765 tỉ đồng ( tương_ứng với 0,4272 tỉ USD ) , GRDP bình_quân đầu người đạt 30 triệu đồng ( tương_ứng với 1.303 USD ) , tốc_độ tăng_trưởng GRDP đạt 6,20 % . Địa_lý Bắc_Kạn là một tỉnh miền núi cao , địa_hình bị chi_phối bởi những dãy núi vòng_cung quay lưng về phía đông xen_lẫn với những thung_lũng , có vị_trí địa_lý : Phía bắc giáp tỉnh Cao_Bằng Phía đông giáp tỉnh Lạng_Sơn Phía nam giáp tỉnh Thái_Nguyên Phía tây giáp tỉnh Tuyên_Quang . Các điểm cực của tỉnh Bắc_Kạn : Điểm cực bắc tại : xã Bằng_Thành , huyện Pác_Nặm . Điểm cực đông tại : xã Cường_Lợi , huyện Na_Rì . Điểm cực_tây tại : xã Yên_Thịnh , huyện Chợ_Đồn . Điểm cực nam tại : xã Quảng_Chu , huyện Chợ_Mới . Bắc_Kạn có_thể phân_thành 3 vùng nh ­ ư sau : Vùng phía Tây và Tây_Bắc : bao_gồm các mạch núi thuộc khu_vực huyện Chợ_Đồn , Pác_Nặm , Ba_Bể chạy theo hư ­ ớng vòng_cung Tây_Bắc – Đông_Nam , định ra h ­_ướng của hệ_thống dòng_chảy lư_­ u_vực sông Cầu . Dãy núi cao nhất là Phja_Bjoóc với độ cao 1.578 m Vùng phía Đông và Đông_Bắc : hệ_thống núi thuộc cánh cung Ngân_Sơn chạy theo hướng Bắc - Nam , mở_rộng thung_lũng về phía Đông_Bắc_Vùng trung_tâm : vùng địa_hình thấp , kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung sông Gâm ở phía Tây , với một bên là cánh cung Ngân_Sơn ở phía Đông . Diện_tích đất tự_nhiên của tỉnh là 4.859 km² , dân_số năm 2019 là 313.905 người , gồm 7 dân_tộc ( Tày , Nùng , Kinh , Dao , H'Mông , Hoa và Sán_Chay ) sinh_sống , trong đó dân_tộc_thiểu_số chiếm hơn 80 % , khu_vực thành_thị chiếm 24,31 % , khu_vực nông_thôn là 75,69 % . Đây cũng là tỉnh ít dân nhất Việt_Nam với 318.000_dân . Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019 , toàn tỉnh có 4 tôn_giáo khác nhau đạt 25,156 người , nhiều nhất là đạo Tin_Lành có 23.110 người , tiếp_theo là Công_giáo đạt 550 người , Phật_giáo có 520 người và Tịnh_độ cư_sĩ Phật_hội Việt_Nam có ba người . Lịch_sử Thời_Văn_Lang , thuộc bộ Vũ_Định . Thời Tiền_Lê - Lý , Bắc_Kạn thuộc phủ Phú_Lương , các châu_nhỏ được nhắc tới : Thượng_Nguyên ( Việt sử_lược ) , Vũ_Lặc ( Dư_địa_chí ) . Đại_Nam_nhất_thống_chí còn đề_cập đến Vĩnh_Thông và Cảm_Hóa . Thời_Trần - Hồ , trấn_Thái_Nguyên , huyện Vĩnh_Thông và Cảm_Hóa . Từ thời_Lê , Bắc_Kạn tương_đương với phủ Thông_Hóa , thừa tuyên_Thái_Nguyên . Trong phủ có châu_Bạch_Thông và châu_Cảm_Hóa . Thời Nguyễn , thuộc tỉnh Thái_Nguyên . Ngày 11/4/1900 , thực_dân Pháp tách phủ Thông_Hóa từ tỉnh Thái_Nguyên , thành_lập tỉnh Bắc_Kạn . Đến năm 1913 , tỉnh có 5 châu là Bạch_Thông , Chợ_Rã , Chợ_Đồn , Na_Rì , Ngân_Sơn . Năm 1890 , chính_quyền bảo_hộ của thực_dân Pháp chia tỉnh Thái_Nguyên ( cũ ) thành 2 tỉnh Thái_Nguyên và Bắc_Kạn . Năm 1965 , Chính_phủ Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa ban_hành quyết_định sáp_nhập 2 tỉnh Thái_Nguyên và Bắc_Kạn thành tỉnh Bắc_Thái , gồm thành_phố Thái_Nguyên , thị_xã Bắc_Kạn và 12 huyện : Bạch_Thông , Chợ_Đồn , Chợ_Rã , Đại_Từ , Định_Hóa , Đồng_Hỷ , Na_Rì , Ngân_Sơn , Phổ_Yên , Phú_Bình , Phú_Lương , Võ_Nhai . Ngày 14 tháng 4 năm 1967 , chuyển thị_xã Bắc_Kạn thành_thị_trấn Bắc_Kạn thuộc huyện Bạch_Thông . Ngày 28 tháng 12 năm 1978 , chuyển 2 huyện Ngân_Sơn , Chợ_Rã về tỉnh Cao_Bằng vừa được tái_lập quản_lý . Ngày 6 tháng 11 năm 1984 , huyện Chợ_Rã ( khi đó thuộc tỉnh Cao_Bằng ) đổi tên thành huyện Ba_Bể . Ngày 16 tháng 7 năm 1990 , tái_lập thị_xã Bắc_Kạn từ huyện Bạch_Thông . Ngày 6 tháng 11 năm 1996 , tại kỳ họp thứ 10 , Quốc_hội khóa IX ra nghị_quyết chia tỉnh Bắc_Thái để tái_lập tỉnh Bắc_Kạn và tỉnh Thái_Nguyên . Đồng_thời , chuyển 2 huyện Ngân_Sơn , Ba_Bể của tỉnh Cao_Bằng trở về tỉnh Bắc_Kạn . Tỉnh Bắc_Kạn có thị_xã Bắc_Kạn và 5 huyện : Ba_Bể , Bạch_Thông , Chợ_Đồn , Na_Rì , Ngân_Sơn . Ngày 6 tháng 7 năm 1998 , chia huyện Bạch_Thông thành 2 huyện : Bạch_Thông và Chợ_Mới . Ngày 28 tháng 5 năm 2003 , chia huyện Ba_Bể thành 2 huyện : Ba_Bể và Pác_Nặm . Ngày 11 tháng 3 năm 2015 , chuyển thị_xã Bắc_Kạn thành thành_phố Bắc_Kạn . Từ đó , tỉnh Bắc_Kạn có 1 thành_phố và 7 huyện . Hành_chính Tỉnh Bắc_Kạn có 8 đơn_vị hành_chính cấp huyện , bao_gồm 1 thành_phố và 7 huyện , được phân_chia thành 108 đơn_vị hành_chính cấp xã gồm có 6 phường , 7 thị_trấn và 95 xã . Kinh_tế Bắc_Kạn , một tỉnh vùng núi cao với địa_hình phức_tạp và kinh_tế chưa phát_triển , đã có những bước_tiến đáng_kể trong những năm gần đây . Năm 2011 , tỉnh đạt các chỉ_tiêu kinh_tế sau : Tổng giá_trị gia_tăng ước đạt 1.477.155 triệu đồng , tăng 13 % so với năm trước , trong đó khu_vực nông_lâm ngư_nghiệp đạt 551.839 triệu đồng , khu_vực công_nghiệp - xây_dựng đạt 298.426 triệu đồng , và khu_vực dịch_vụ đạt 626.890 triệu đồng . Thu_nhập bình_quân đầu người đạt 14,6 triệu đồng , tăng 2,7 triệu đồng so với năm trước . Cơ_cấu kinh_tế của tỉnh Bắc_Kạn gồm : khu_vực nông_lâm_nghiệp chiếm 42 % , khu_vực công_nghiệp - xây_dựng_cơ_bản chiếm 14,2 % , và khu_vực dịch_vụ chiếm 43,8 % . So với năm trước , khu_vực nông_lâm_nghiệp tăng 3,5 % , khu_vực công_nghiệp - xây_dựng giảm 3 % , và khu_vực dịch_vụ tăng 0,4 % . Tỉnh đã hoàn_thành chương_trình hỗ_trợ nhà ở cho hộ nghèo theo quyết_định của Chính_phủ . Trong hơn 2 năm triển_khai , đã xây_dựng 2.601 / 2.629 nhà cho hộ nghèo . Bắc_Kạn có tiềm_năng phát_triển ngành công_nghiệp khai_thác , chế_biến khoáng_sản , vật_liệu xây_dựng , nông_lâm_nghiệp và du_lịch . Trong bảng xếp_hạng về Chỉ_số năng_lực cạnh_tranh cấp tỉnh của Việt_Nam năm 2020 , tỉnh Bắc_Kạn xếp ở vị_trí thứ 59/63 tỉnh_thành . Du_lịch Bắc_Kạn là tỉnh giàu tiềm_năng du_lịch bởi sự phong_phú của tài_nguyên , khoáng_sản và nền văn_hóa đậm_đà bản_sắc dân_tộc miền núi Đông_Bắc Việt_Nam . Hồ_Ba_Bể là danh_thắng thiên_nhiên được công_nhận là Di_tích lịch_sử văn_hóa Quốc_gia năm 1996 . Năm 2011 được UNESCO công_nhận Ba_Bể là khu Ramsar - Đây là khu bảo_tồn đất ngập nước có tầm quan_trọng của thế_giới và là một trong 20 hồ nước_ngọt đẹp nhất thế_giới . Hội xuân Ba_Bể được tổ_chức vào tháng_giêng âm_lịch hàng năm . Căn_cứ địa_cách_mạng_ATK Chợ_Đồn : Một trong những khu căn_cứ của Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh và các cán_bộ cấp cao của Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam trong kháng_chiến chống thực_dân Pháp . Di_tích lịch_sử Pò_Két : thuộc xã Văn_Học , huyện Na_Rì là một căn_cứ cách_mạng nơi Phùng_Chí_Kiên và nhiều nhà hoạt_động cách_mạng của Đảng dừng chân , suốt từ La_Hiên , Văn_Học đến Ngân_Sơn thời_kỳ 1931 đến năm 1941 . Di_tích hầm bí_mật Dốc_Tiệm và Hội_trường chữ_U : thuộc phường Phùng_Chí_Kiên , thành_phố Bắc_Kạn . Cố tổng_bí_thư Trường_Chinh nhờ hầm bí_mật này đã thoát hiểm vào năm 1947 trên đường đi công_tác tại Bắc_Kạn . Chùa Thạch_Long : nằm bên trong một hang núi đá_vôi thuộc xã Cao_Kỳ , huyện Chợ_Mới . Hang có kết_cấu hai tầng thông với nhau gọi_là tầng_Thiên và tầng_Âm . Thời_kỳ kháng_chiến chống thực_dân Pháp , quân_đội ta đã sử_dụng nơi này làm xưởng sản_xuất binh_khí . Thác_Roọm thuộc xã Quang_Thuận , huyện Bạch_Thông . Gồm một quần_thể bãi đá , sông_núi thơ_mộng . Thác là nơi con sông Cầu bị chặn bởi bãi đá lô_nhô chạy dài_chừng một kilomet . Rất thích_hợp với loại_hình giải_trí , phượt , leo núi , cắm trại và trải_nghiệm ... Khu di_tích lịch_sử Nà_Tu , xã Cẩm_Giàng , huyện Bạch_Thông nơi Hồ_Chí_Minh đã tặng lực_lượng thanh_niên xung_phong 4 câu_thơ vào năm 1951 : " Không có việc gì khó / Chỉ sợ lòng không bền / Đào núi và lấp biển / Quyết_chí ắt làm_nên " . Ngoài_ra phải kể đến những danh_thắng nổi_tiếng như : động Puông , động Hua_Mạ , động Nàng Tiên , Phya_Khao , thác Nà_Đăng , động Nả_Phoòng , động Ba_Cửa , hang Sơn_Dương , khu bảo_tồn thiên_nhiên Kim_Hỷ . Ẩm_thực_Các đặc_sản , ẩm_thực_địa_phương tỉnh Bắc_Kạn như : miến rong Côn_Minh , rượu men lá Bằng_Phúc , bánh_khẩu thuy , phở khô Phủ_Thông , măng khô , hoa hồi , mía bầu Chợ_Mới , tôm_chua Ba_Bể , khoai_môn tàu Bắc_Kạn , bánh tro mật mía Bắc_Kạn , măng_ớt Đèo_Gió , gạo bao_thai Chợ_Đồn , lê_Ngân_Sơn , quế Na_Rì , khâu nhục , cá_nướng Pác_Ngòi , rau_dớn , bánh_pẻng phạ Ba_Bể , chè_xanh , chân_giò hầm Chợ_Đồn , cơm_lam , quýt Quang_Thuận , mứt_mận , hồng không hạt Bắc_Kạn , rau bò khai , lạp xường hun_khói gác bếp , vịt bầu cổ xanh Bắc_Kạn , lợn sữa quay , mận sớm Ngân_Sơn , tép_chua Ba_Bể , bánh_giầy lá ngải , bánh củ chuối , mật mía Pò_Nim , bí_xanh Ba_Bể , rau_sắng , thịt lợn gác bếp , rượu ngô men lá Bắc_Kạn , bánh_ngô Na_Rì , giảo cổ_lam , bánh coóc_mò , măng_vầu , cốm_nếp Thượng_Ân , chè shan_tuyết Bằng_Phúc , xôi đăm_đeng_ngũ sắc Bắc_Kạn , gạo nếp khẩu_nua lếch Ngân_Sơn , bánh trứng_kiến Bắc_Kạn , hạt_dẻ Ngân_Sơn . Giao_thông Trên địa_bàn tỉnh có tuyến Quốc_lộ 3 , Quốc_lộ 3B , Quốc_lộ 279 , quy_hoạch đường tỉnh 258 thành QL 3C . Ngoài_ra còn các tỉnh_lộ 245 , 254 , 255 , 256 , 257 , 258 , 258B , 259 . Hiện đã dưa vào sử_dụng đường_Quốc_lộ 3 mới ( tiền cao_tốc - tốc_độ cao Thái_Nguyên - Chợ_Mới , trong giai_đoạn 2023 - 2025 hoàn_thành đường tốc_độ cao Chợ_Mới - thành_phố Bắc_Kạn , giai_đoạn 2025 - 2030 nối với Đường cao_tốc Hà_Nội - Thái_Nguyên thành cao_tốc Hà_Nội - Thái_Nguyên - Chợ_Mới - thành_phố Bắc_Kạn ) , giúp giảm lưu_lượng xe và thời_gian di_chuyển so với quốc_lộ 3 cũ . Đường_thủy có sông Cầu chảy qua . Hình_ảnh Tham_khảo Liên_kết ngoài Trang_Báo Điện_tử tỉnh Bắc_Kạn Đông_Bắc_Bộ
Lạng_Sơn là một tỉnh miền núi biên_giới nằm ở vùng Đông_Bắc_Bộ , Việt_Nam . Năm 2018 , Lạng_Sơn là đơn_vị hành_chính Việt_Nam đông thứ 52 về số dân , xếp thứ 51 về Tổng_sản_phẩm trên địa_bàn ( GRDP ) , xếp thứ 47 về GRDP bình_quân đầu người , đứng thứ 20 về tốc_độ tăng_trưởng GRDP. Với 790.500 người_dân , GRDP đạt 30.355 tỉ Đồng ( tương_ứng với 1,3184 tỉ USD ) , GRDP bình_quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng ( tương_ứng với 1.668 USD ) , tốc_độ tăng_trưởng GRDP đạt 8,36 % . Địa_lý Vị_trí Có vị_trí 21 ° 19 ' - 22 ° 27 ' B , 106 ° 06 ' - 107 ° 21 ' Đ. Phía bắc giáp tỉnh Cao_Bằng Phía đông giáp tỉnh Quảng_Ninh và thành_phố Sùng_Tả ( Quảng_Tây , Trung_Quốc ) Phía nam giáp tỉnh Bắc_Giang Phía tây giáp tỉnh Bắc_Kạn và tỉnh Thái_Nguyên . Các điểm cực của tỉnh Lạng_Sơn : Điểm cực bắc tại : xã Khánh_Long , huyện Tràng_Định . Điểm cực đông tại : xã Bắc_Xa , huyện Đình_Lập . Điểm cực_tây tại : bản Na_Lou , xã Thiện_Long , huyện Bình_Gia . Điểm cực nam tại : xã Lâm_Ca , huyện Đình_Lập . Lạng_Sơn có 2 cửa_khẩu quốc_tế : cửa_khẩu Ga đường_sắt Đồng_Đăng huyện Cao_Lộc và cửa_khẩu Quốc_tế Hữu_Nghị ; có một cửa_khẩu quốc_gia : Chi_Ma ( Huyện_Lộc_Bình ) và nhiều lối mở biên_giới với Trung_Quốc Địa_hình Đồi_núi chiếm hơn 80 % diện_tích cả tỉnh . Dạng địa_hình phổ_biến ở Lạng_Sơn là núi thấp và đồi , độ cao trung_bình 252 m so với mặt nước_biển . Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu_Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu_Sơn 1541 m . Mẫu_Sơn cách thành_phố Lạng_Sơn 31 km về phía đông , được bao_bọc bởi nhiều ngọn núi lớn_nhỏ , thỉnh_thoảng có tuyết rơi vào mùa đông . Khí_hậu , thời_tiết Khí_hậu của Lạng_Sơn thể_hiện rõ nét khí_hậu cận_nhiệt_đới ẩm của miền Bắc Việt_Nam . Khí_hậu phân_mùa rõ_rệt , ở các mùa khác nhau nhiệt_độ phân_bố không đồng_đều do sự phức_tạp của địa_hình miền núi và sự biến_tính nhanh_chóng của không_khí lạnh trong quá_trình di_chuyển ở vùng nội_chí tuyến đã gây nên những chênh_lệch đáng_kể trong chế_độ_nhiệt giữa các vùng . Nhiệt_độ trung_bình năm : 17-23 °C_Lượng mưa trung_bình hàng năm : 1200 – 1600 mm . Lạng_Sơn là khu_vực có tổng_lượng trung_bình năm thấp nhất khu_vực bắc_bộ . Khu_vực thành_phố Lạng_Sơn trở sang đến khu_vực Đình_Lập_lượng mưa trung_bình ở các trạm quan_trắc thường dưới 1400 mm . Độ_ẩm tương_đối trung_bình năm : 80-85 % Lượng mây trung_bình năm khoảng 7,5 / 10 bầu_trời Số giờ nắng trung_bình khoảng 1500 - 1700 giờ ( tăng dần từ tây sang đông ) . Hướng_gió và tốc_độ gió của Lạng_Sơn vừa chịu sự chi_phối của yếu_tố hoàn_lưu và địa_hình . Mùa lạnh thịnh_hành gió Bắc , mùa nóng thịnh_hành gió_Nam và Đông_Nam . Tốc_độ gió nói_chung không lớn , trung_bình 0,8 – 2 m / s song phân_hóa không đều giữa các vùng trong tỉnh . Hệ_thống sông_ngòi Sông_Kỳ Cùng_Độ dài : bắt_nguồn từ vùng núi Bắc_Xa cao 1166 m thuộc huyện Đình_Lập , tỉnh Lạng_Sơn ; dài 243 km ; diện_tích lưu_vực khoảng 6660 km2 , hầu_hết thuộc địa_bàn tỉnh Lạng_Sơn . Đây là con sông duy_nhất ở miền Bắc Việt_Nam chảy theo hướng Đông_Nam - Tây_Bắc , từ nơi bắt_nguồn qua các huyện Đình_Lập , Lộc_Bình , Cao_Lộc , Thành_phố Lạng_Sơn , Văn_Lãng , Tràng_Định và cháy theo hướng đông nhập vào hệ_thống sông Tây_Giang thuộc Khu_tự_trị Choang Quảng_Tây Trung_Quốc . Do_vậy mảnh đất xứ Lạng còn được gọi_là " nơi dòng sông chảy ngược " . Sông Bản_Thín , phụ_lưu của sông Kỳ_Cùng , chiều dài 52 km , diện_tích lưu_vực : 320 km² , bắt_nguồn từ vùng núi cao thuộc huyện Ninh_Minh , Quảng_Tây ( Trung_Quốc ) chảy vào nước ta ở xã Tam_Gia_huyện Lộc_Bình ; nhập vào sông Kỳ_Cùng tại xã Khuất_Xá huyện Lộc_Bình . ( Trong các tài_liệu và Maps đang nói về con sông này có tên là Ba_Thín . Thực_tế tên nó là Sông_Bản_Thín , đặt tên chung đoạn qua thôn Bản_Thín , xã Tú_Mịch , huyện Lộc_Bình ) . Sông Bắc_Giang , phụ_lưu lớn nhất của sông Kỳ_Cùng : bắt_nguồn từ vùng núi xã Xuân_Dương , huyện Na_Rì , tỉnh Bắc_Cạn , dài 114 km , diện_tích lưu_vực 2670 km² , nhập vào sông Kỳ_Cùng tại huyện tràng_Định . Sông Bắc_Khê , phụ_lưu của sông Kỳ_Cùng , dài 54 km , diện_tích lưu_vực 801 km² , thuộc huyện Tràng_Định . Sông_Thương là sông lớn thứ hai của tỉnh Lạng_Sơn , bắt_nguồn từ dãy núi Na_Pa_Phước ( huyện Chi_Lăng ) chảy trong máng trũng Mai_Sao - Chi_Lăng và chảy vào địa_phận tỉnh Bắc_Giang , dài : 157 km , diện_tích lưu_vực : 6640 km² Sông_Hóa , chi_lưu của sông Thương , dài : 47 km , diện_tích lưu_vực : 385 km² Sông_Trung , chi_lưu của sông Thương , bắt_nguồn từ vùng núi phía đông huyện Võ_Nhai tỉnh Thái_nguyên , dài : 35 km ; diện_tích lưu_vực : 1270 km² . ( Cũng có tài_liệu viết dòng sông này là dòng chính của sông Thương , ngược_lại dòng bắt_nguồn từ huyện Chi_lăng là phụ_lưu ) . Sông_Trung với lưu_vực chủ_yếu là vùng núi đá_vôi thuộc vòng_cung Bắc_Sơn nên nước thường_xuyên trong xanh . Còn nhánh còn lại lưu_vực một phần là núi đất nên khi mưa_lũ dòng_chảy đục có màu đỏ dài ngày hơn . Từ đây dòng sông Thương mới có bên trong bên đục khi hai dòng hợp_lưu tại xã Hồ_Sơn_Hữu_Lũng trở đi đến địa_đầu tỉnh Bắc_Giang . Ngọn nguồn dòng chính sông Lục_Nam bắt_nguồn từ huyện Đình_Lập . Một chi_lưu của sông lục_Nam là sông Cẩm_Đàn bắt_nguồn từ các xã phía nam huyện Lộc_Bình . Hành_chính Tỉnh Lạng_Sơn có 11 đơn_vị hành_chính cấp huyện , bao_gồm 1 thành_phố và 10 huyện với 200 đơn_vị hành_chính cấp xã , bao_gồm 5 phường , 14 thị_trấn và 181 xã . Lịch_sử Sau khi Thăng_Long thất_thủ năm 1592 , nhà_Mạc chạy về Cao_Bằng . Trong thời_gian từ 1593 - 1677 đã xây_dựng thành nhà_Mạc tại Lạng_Sơn để chống lại tiến_công của Nhà_Lê - Trịnh . Lạng_Sơn là một trong 13 tỉnh được vua Minh_Mạng thành_lập đầu_tiên ở Bắc_Kỳ ( năm 1831 ) . Khi mới thành_lập , tỉnh Lạng_Sơn bao_gồm 1 phủ là phủ Trường_Khánh ( Tràng_Khánh ) và 7 châu : Ôn_Châu , Thất_Tuyền , Lộc_Bình , Thoát_Lãng , Yên Bác , Văn_Quan và Văn_Uyên . Năm_Minh_Mạng thứ 15 ( 1834 ) , đổi các châu_Yên Bác , Văn_Quan , Thất_Tuyền thành các huyện . Đến năm Minh_Mạng thứ 17 ( 1836 ) , đặt thêm phủ Tràng_Định . Từ đó , tỉnh Lạng_Sơn có 2 phủ là phủ Tràng_Khánh và phủ Tràng_Định . Từ ngày 9 tháng 9 năm 1891 đến ngày 20 tháng 6 năm 1905 , Lạng_Sơn là Đạo_quan_binh ( chỉ_huy trưởng đầu_tiên là Servière ) sau đó lại tái_lập tỉnh . Công_sứ đầu_tiên ở Lạng_Sơn là Hocquart . Trong kháng_chiến chống Pháp , Lạng_Sơn thuộc Liên_khu Việt_Bắc . Sau năm 1945 , tỉnh Lạng_Sơn có thị_xã Lạng_Sơn và 10 huyện : Bằng_Mạc , Bắc_Sơn , Bình_Gia , Cao_Lộc , Điềm_He , Lộc_Bình , Ôn_Châu , Thoát_Lãng , Tràng_Định , Văn_Uyên . Tháng 7 năm 1947 , Khu ủy 12 quyết_định tạm_thời chuyển huyện Lộc_Bình về tỉnh Hải_Ninh quản_lý . Tuy_nhiên , đến ngày 7 tháng 6 năm 1949 , huyện Lộc_Bình được sáp_nhập trở_lại tỉnh Lạng_Sơn . Ngày 1 tháng 7 năm 1956 , huyện Hữu_Lũng của tỉnh Bắc_Giang được sáp_nhập vào tỉnh Lạng_Sơn thuộc Khu_tự_trị Việt_Bắc ( được thành_lập cùng ngày ) . Khu_tự_trị Việt_Bắc tồn_tại đến ngày 27 tháng 12 năm 1975 . Ngày 16 tháng 12 năm 1964 , huyện Điềm_He cùng 6 xã của huyện Bằng_Mạc_hợp nhất thành huyện mới_Văn_Quan ; huyện Ôn_Châu cùng 8 xã còn lại của huyện Bằng_Mạc_hợp nhất thành huyện mới Chi_Lăng ; hai huyện Văn_Uyên và Thoát Lãng_hợp nhất thành huyện Văn_Lãng . Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975 đến ngày 29 tháng 12 năm 1978 nhập với tỉnh Cao_Bằng thành tỉnh Cao_Lạng . Ngày 29 tháng 12 năm 1978 , tái_lập tỉnh Lạng_Sơn , đồng_thời sáp_nhập huyện Đình_Lập của tỉnh Quảng_Ninh về tỉnh Lạng_Sơn vừa tái_lập . Ngày 17 tháng 10 năm 2002 , chuyển thị_xã Lạng_Sơn thành thành_phố Lạng_Sơn . Tỉnh Lạng_Sơn có 1 thành_phố và 10 huyện như hiện_nay . Ngày 25 tháng 3 năm 2019 , thành_phố Lạng_Sơn được công_nhận là đô_thị loại II trực_thuộc tỉnh Lạng_Sơn . Giao_thông Có Quốc_lộ 1 , quốc_lộ 1B , quốc_lộ 3B , quốc_lộ 31 , quốc_lộ 4A , quốc_lộ 4B , quốc_lộ 279 , đường_cao_tốc Bắc_Giang – Lạng_Sơn , đường_cao_tốc Đồng_Đăng – Trà_Lĩnh , đường_sắt Hà_Nội – Đồng_Đăng , sông Kỳ_Cùng đi qua . Dân_cư_Dân_số 781.655 người ( điều_tra dân_số ngày 1 tháng 4 năm 2019 ) ; có 7 dân_tộc chính , trong đó dân_tộc Nùng 42,97 % , Tày 35,92 % , Kinh 16,5 % , còn lại là các dân_tộc Dao , Hoa , Sán_Chay , H'Mông , khác : 4,61 % . Dân_số sống ở đô_thị 23,6 % ; dân_số sống ở nông_thôn 76,4 % . Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019 , toàn tỉnh có 7 tôn_giáo khác nhau với 14.663 tín_đồ , nhiều nhất là đạo Tin_Lành đạt 9.226 người , tiếp_theo là Công_giáo có 4.960 người , Phật_giáo có 460 người . Còn lại các tôn_giáo khác như Minh_Lý_đạo có sáu người , Hồi_giáo có năm người , Tịnh_độ cư_sĩ Phật_hội Việt_Nam có ba người , Phật_giáo Hòa_Hảo có hai người và 1 người theo đạo Cao_Đài . Kinh_tế Du_lịch : kinh_tế hang_động đẹp của khẩu thương_mại quốc_tế Việt_Nam với Trung_Quốc Trong bảng xếp_hạng về Chỉ_số năng_lực cạnh_tranh cấp tỉnh của Việt_Nam năm 2011 , tỉnh Lạng_Sơn_xếp ở vị_trí thứ 53/63 tỉnh_thành . Văn_hóa Văn_học Lạng_Sơn có nhiều thắng_cảnh nổi_tiếng , được nhắc đến nhiều trong thi_ca Việt_Nam , ví_dụ như bài ca_dao truyền_khẩu dưới đây : Đồng_Đăng có phố Kỳ_Lừa Có nàng Tô_Thị , có chùa Tam_Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh Bõ công_bác mẹ sinh thành_ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem Mải vui_quên hết lời em dặn_dò . Du_lịch Lạng_Sơn là tỉnh biên_giới có nhiều danh_lam_thắng_cảnh , non nước hữu_tình , nhiều di_tích lịch_sử cùng với những phong_tục mang đậm bản_sắc dân_tộc . Tỉnh có di_tích văn_hóa khảo_cổ Bắc_Sơn , văn_hóa Mai_Pha . Nhiều danh_thắng đã đi vào thơ_ca rất tự_nhiên trong lòng người_dân Việt_Nam : Đồng_Đăng có phố Kỳ_Lừa , Có nàng Tô_Thị , có chùa Tam_Thanh . Hay câu_thơ : Ai lên xứ Lạng cùng anh , Bõ công_bác mẹ sinh thành_ra ta . Một_số địa_điểm du_lịch văn_hóa , tâm_linh , lịch_sử , danh_thắng ở Lạng_Sơn : Cụm danh_thắng chùa và_động Tam_Thanh ( thành_phố Lạng_Sơn ) . Chùa xây_dựng từ thời Hậu_Lê , lòng_động có chiều dài 50 m . Chùa_động Tam_Thanh là một trong Trấn_Doanh_Bát_Cảnh của xứ Lạng . Đền Bắc_Lệ ( huyện Hữu_Lũng ) thờ Bà_chúa thượng_ngàn ( nữ_thần núi ) và các cô , các cậu trong tục thờ_Mẫu cộng_đồng . Đây cũng là điểm thu_hút du_khách tới lễ Mẫu và vãn_cảnh . Núi_Vọng_Phu , thành cổ nhà_Mạc , chùa Nhất_Thanh , Chùa Tam_Giáo và động Nhị_Thanh đều là những thắng_cảnh đẹp ở thành_phố Lạng_Sơn ( gần cụm danh_thắng chùa_động Tam_Thanh ) . Hội_chợ Kỳ_Lừa ( thành_phố Lạng_Sơn ) là điểm dừng chân của nhiều du_khách khi đến với xứ Lạng . Chùa , động và giếng_Tiên ( thành_phố Lạng_Sơn ) gắn liền với sự_tích li_kỳ " Tiên ông giáng_trần " sau được suy_tôn là Thần_nông . Đền_Kỳ_Cùng và chùa Diên_Khánh ( thành_phố Lạng_Sơn ) nằm gần đối_diện nhau bên bờ sông Kỳ_Cùng , con sông chảy ngược về Trung_Quốc . Di_tích Bắc_Sơn ( huyện Bắc_Sơn ) . Đây là nơi phát_hiện ra nhiều tư_liệu khảo_cổ xác_định Nền văn_hóa Bắc_Sơn thuộc thời đồ đá sơ_kỳ . Các nhà_khảo_cổ đã tìm ra nhiều công_cụ đá và nhiều di_chỉ về sự cư_trú của người Việt cổ trong các hang_động núi đá_vôi ở Bắc_Sơn . Ải Chi_Lăng ( huyện Chi_Lăng ) . Ít ai biết rằng trên tuyến đường Hà_Nội - Lạng_Sơn_đoạn đi qua_ải Chi_Lăng lại là nơi đã rất nhiều lần làm mồ_chôn quân_giặc . Địa_điểm này có ý_nghĩa về lịch_sử dân_tộc . Núi Mẫu_Sơn ( huyện Cao_Lộc ) nằm ở độ cao 1541 m đây là địa_điểm lý_tưởng cho các chuyến du_lịch , phượt hay dã_ngoại với khí_hậu ôn_hòa mát_mẻ về mùa hè . Mùa đông ở đây đôi_khi có tuyết rơi . Đồng_Đăng , một thị_trấn và cũng là một địa_chỉ mà du_khách thường dừng chân khi đến với mảnh đất Lạng_Sơn . Chợ và cửa_khẩu Tân_Thanh ( huyện Văn_Lãng ) là nơi tham_quan , ngắm_cảnh và mua_sắm nơi biên_cương của Tổ_quốc . Ẩm_thực Đặc_sản , ẩm_thực như : Nem nướng_Hữu_Lũng , bánh_chưng đen Bắc_Sơn , mắc_mật , rượu Mẫu_Sơn , khâu_nhục , hồng_Bảo_Lâm , vịt quay lá mắc_mật , bánh_ngải Mai_Pha , quýt vàng Bắc_Sơn , phở chua Lạng_Sơn , bánh_giò gấc Trấn_Yên , thạch_đen Tràng_Định , ốc núi Hữu_Liên , bánh_coóng phù , bánh bí_đỏ , lợn quay nguyên con lá mắc_mật , trám đen_Văn_Quan , cao khô Vạn_Linh , rượu mía Nà_Rọ , củ gió , gà sáu cựa bản_Khao , bánh_khảo Tràng_Định , chanh rừng Mẫu_Sơn , bánh khẩu xi Cao_Lộc , rau sau sau , tôm rừng , trà hoa vàng , cao khô chợ Bái , hạt dẻ_Văn_Lãng , gà vàng Vạn_Linh , gừng đá , đào Mẫu_Sơn , hoa hồi_Văn_Quan , cải_làn Cao_Lộc , bánh_cuốn trứng Lạng_Sơn , chè xanh_Đình_Lập , củ dong Tràng_Phái , xôi lá_cẩm , phở vịt quay , bánh_áp_chao , na_dai Đồng_Bành , bánh_pẻng khua Tràng_Định , lạp_xưởng nhồi , rau bò khai , bánh_mì nướng Lạng_Sơn , ếch_hương Mẫu_Sơn , măng ớt ngâm quả mắc_mật , bánh cao_sằng , ba kích_Đình_Lập , mắc cọp . Lễ_hội Theo số_liệu khảo_sát của Sở Văn_hóa - Thông_tin Lạng_Sơn , đến năm 2003 , Lạng_Sơn có trên 365 lễ_hội dân_gian với tính_chất , quy_mô lớn , nhỏ khác nhau . Các lễ_hội tiêu_biểu như : Lễ_hội Lồng_Tồng : được tổ_chức vào ngày 4 tháng_giêng âm_lịch hàng năm , một trong những lễ_hội lớn nhất vùng với nghi_lễ tín_ngưỡng cầu thành_hoàng và thần_nông . Qua khảo_sát sơ_bộ của ngành văn_hóa - thông_tin Lạng_Sơn , toàn tỉnh có khoảng hơn 200 lễ_hội Lồng_Tồng với quy_mô tổ_chức theo một thôn , bản , một xã , một khu_vực hay vài xã . Lễ_hội Bủng_Kham : được tổ_chức vào ngày 12 tháng_giêng âm_lịch hàng năm ở thôn Nà_Phái , xã Đại_Đồng , huyện Tràng_Định . Tương_truyền , Bủng_Kham là nơi vui_chơi giải_trí của thần_tiên . Lễ_hội Pác_Mòng : được tổ_chức vào ngày 5 tháng_giêng âm_lịch hàng năm với quy_mô lớn ở thành_phố Lạng_Sơn . Đình_Pác Mòng thờ vua Đinh_Tiên_Hoàng và các tướng_lĩnh nhà Đinh đã từng lên đánh giặc phương_Bắc và dẹp_loạn biên_giới thời xưa . Nhiều đời sau , dân trong vùng tưởng_nhớ công_lao của triều vua Đinh_đã cùng nhau góp tiền của công_sức , lập_đình thờ phụng . Lễ_hội Nàng Hai : được tổ_chức vào ngày 4 tháng 2 âm_lịch hàng năm ở bản Nà_Cạo , xã Chí_Minh , huyện Tràng_Định để cầu khấn các nàng tiên phù_hộ cho một năm mưa_thuận gió_hòa , cầu cho mùa_màng tươi tốt bội_thu , cuộc_sống yên_vui . Lễ_hội Ná_Nhèm là nghi_thức , nghi_lễ thờ_cúng thành_hoàng làng gắn liền với sự_tích đánh giặc , giữ làng của người Tày ( Trấn_Yên ) . Lễ_hội đầu pháo Kỳ_Lừa : Tổ_chức từ ngày 22 đến 27 tháng riêng âm_lịch tại đền_Tả_Phủ , chợ Kỳ_Lừa , xã Hoàng_Văn_Thụ , thành_phố Lạng_Sơn . Lễ_hội đền Bắc_Lệ là tín_ngưỡng thờ_Mẫu điển_hình , được tổ_chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 âm_lịch hàng năm . Lễ_hội gồm có các phần lễ chính như lễ tắm_ngai , lễ chính tiệc , lễ rước . Lễ tắm ngai diễn ra trước lễ rước . Hình_ảnh Ghi_chú Tham_khảo Liên_kết ngoài Cổng thông_tin điện_tử tỉnh Lạng_Sơn Đông_Bắc_Bộ
A , a ( / a / trong tiếng Việt , / êi / trong tiếng Anh ) là chữ_cái đầu_tiên trong bảng chữ_cái Latinh và chữ_cái tiếng Việt . Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ A_hoa có giá_trị 65 và chữ a_thường có giá_trị 97 . Trong hệ đo_lường quốc_tế : A là ký_hiệu cho ampe , atmosphere ( đơn_vị đo áp_suất ) a được dùng cho tiền_tố atô – hay . a là đơn_vị đo diện_tích , . Trong âm_nhạc , A_đồng_nghĩa với nốt_La . Trong y_tế , A là tên của một trong 4 nhóm máu chính . Trong hóa sinh_học , A là biểu_tượng cho alanin và adenosin . Trong thiên_văn_học , A là tên của loại sao thứ nhất . Tập tin : Times New_Roman . png_A cũng là tên của một loại vitamin là vitamin_A. Trong toán_học , A là biểu_diễn của 10 trong các hệ đếm cơ_số lớn hơn 10 . Xem thêm hệ thập_lục phân . Trong tin_học : <_a > là một phần_tử_HTML để biểu_diễn thẻ " neo " ( anchor ) . A_đôi_khi đại_diện cho tập_hợp các ký tự thuộc bảng chữ_cái Latinh trong chuỗi . A : \ là địa_chỉ quy_ước của đường_dẫn tới đĩa mềm đầu_tiên trong các hệ điều_hành dựa trên DOS. Trong điện_tử_học : A là kích_thước tiêu_chuẩn của pin . A chỉ tới anôt , cực_dương trong các ống chân_không . Trong tiếng Việt , a có_thể là một câu cảm_đầu câu . Ví_dụ : A , bài hát này hay quá ! Mọi người hay có những câu nói bắt_đầu bằng chữ_A ( ví_dụ : Alo , Ai , Ao , ... ) Trong tiêu_chuẩn quốc_tế về kích_thước giấy , A là một tập_hợp các loại giấy có tỷ_lệ chiều dài / chiều cao là khoảng 70 % ( tính theo giấy đặt dọc ) . Ví_dụ : giấy A4 có kích_thước 210 x 297 mm , giấy A3 có kích_thước 297 x 420 mm , A0 có kích_thước 840 x 1188 mm v.v Trong hệ_thống chứng_chỉ ngoại_ngữ , tin_học , lý_luận chính_trị của Việt_Nam , thì chứng_chỉ A là mức thấp nhất , dành cho những người qua được kỳ thi ở mức cơ_bản . Trong các loại bài tú lơ_khơ , A được sử_dụng cho quân_Át ( hay còn gọi_là quân_xì ) , tùy theo cách tính điểm trong từng loại bài có_thể có giá_trị 1 hay 13 điểm . Theo mã_số xe quốc_tế , A được dùng cho Áo ( Austria ) . A được gọi_là Alfa hay Alpha trong bảng chữ_cái âm_học NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , A_tương_đương với Α và a tương_đương với α . Trong bảng chữ_cái Cyrill , A và a giống như trong bảng chữ_cái Latinh . { \ displaystyle 10 ^_{ - 18 } }_Cách phát_âm một_vài ngôn_ngữ Trong Latinh , A được đọc là ây . Tiếng Trung là 啊 , đọc là a . Tiếng Nhật là あ_「 ア_」 , đọc là a . Tiếng Hàn là 아 , đọc là a . Tham_khảo Liên_kết ngoài History of_the Alphabet Ký_tự Latinh_Mẫu tự nguyên_âm
B , b ( gọi_là bê hoặc bờ ) là chữ thứ hai trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ tư trong bảng chữ_cái tiếng Việt . Bảng chữ_cái Etruscan không sử_dụng chữ B bởi_vì ngôn_ngữ đó không có âm_bật kêu . Tuy_thế người Etruscan vẫn hiểu chữ bêta của tiếng Hy_Lạp . Chữ B có trong tiếng Latinh có_thể vì ảnh_hưởng của tiếng Hy_Lạp . Tiếng Xê-mit có chữ bêt , cũng phát_âm là / b / , với nghĩa đầu_tiên là " nhà . " Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ B hoa có giá_trị 66 và chữ b thường có giá_trị 98 . Trong âm_nhạc B đồng_nghĩa với nốt_Si . Tuy_nhiên trong một_số quốc_gia nốt Si được viết là H_B là một trong 4 nhóm máu chính . B cũng là tên của nhiều loại vitamin : B1 , B2 , B6 , B12 . Trong hệ đo_lường quốc_tế , B là ký_hiệu cho bel . Trong hóa_học , B là ký_hiệu cho nguyên_tố bo ( Boron_Z = 5 ) . Trong thiên_văn_học , B là tên của loại sao thứ hai . Trong vật_lý , b là ký_hiệu cho hạt quark dưới ( bottom ) . Trong mô_hình màu RGB , B đại_diện cho màu xanh_lam ( blue ) . Trong tin_học : b là viết tắt của bit , và B là viết tắt của byte . B là tên của hai ngôn_ngữ lập_trình , xem : ngôn_ngữ lập_trình B và ngôn_ngữ kỹ_thuật B ( specification language ) . < b > là một thẻ HTML để làm cho ký tự biểu_hiện dưới dạng đậm ( bold ) . Trong toán_học : B thông_thường được sử_dụng như là biểu_diễn cho giá_trị số 11 trong các hệ đếm cơ_số lớn hơn 11 . Xem thêm hệ thập_lục phân . B có_thể dùng để biểu_diễn hình cầu . B có_thể là hằng số Brun , xấp_xỉ bằng 1,902160583104 . Trong hệ_thống chứng_chỉ ngoại_ngữ , tin_học , lý_luận chính_trị của Việt_Nam , thì chứng_chỉ B là mức thứ hai sau chứng_chỉ A , dành cho những người qua được kỳ_thi ở trên mức cơ_bản . Trong tiêu_chuẩn quốc_tế về kích_thước giấy , B là một tập_hợp các loại giấy có tỷ_lệ chiều dài / chiều cao là ma , 1000 x 1414 mm_v.v Trong môn cờ vua , B là ký_hiệu để ghi quân_Tượng ( Bishop ) . Theo mã_số xe quốc_tế , B được dùng cho Bỉ ( Belgique ) . B được gọi_là Bravo trong bảng chữ_cái âm_học NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , B tương_đương với Β và b tương_đương với β . Trong bảng chữ_cái Cyrill , B tương_đương với Б và b tương_đương với б . Cách phát_âm Trong Latinh , B được đọc là " bi " . Trong tiếng Việt , B được đọc là " bê " hoặc " bờ " . Tham_khảo Ký_tự Latinh
C , c ( gọi_là xê hoặc cờ ) là chữ thứ ba trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ năm trong chữ_cái tiếng Việt . Trong tiếng Etruscan , vì những phụ_âm_bật không được phát_âm rõ , cho_nên những người nói tiếng đó phải dùng chữ gama ( Γ ) của tiếng Hy_Lạp để viết âm / k / . Lúc ban_đầu , người La_Mã_dùng C cho hai âm / k / và / g / , sau họ cho thêm đường ngang để trở_thành G._C có_thể , nhưng không chắc , chỉ dùng cho âm / g / trong thời_gian trước đó , trong khi K được dùng cho âm / k / . Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , C tương_đương với Γ và c tương_đương với γ . Trong bảng chữ_cái Cyrill , C và c giống như trong bảng chữ_cái Latinh , nhưng phát_âm như S. Trong bảng_mã ASCII dùng cho máy_tính , chữ C hoa có giá_trị 67 và chữ c thường có giá_trị 99 . Trong Hóa_Học C là ký_hiệu cho nguyên_tố Cacbon ( Carbon_Z = 6 ) . Trong âm_nhạc , C đồng_nghĩa với nốt_Đô . Cách phát_âm Tham_khảo Ký_tự Latinh
D , d ( gọi_là " dê " hay " đê " tùy thuộc vào ngôn_ngữ sử_dụng là tiếng Việt hay tiếng nước_ngoài ) là một chữ_cái thuộc bảng chữ_cái Latinh . Tùy thuộc vào số chữ_cái đứng trước chữ d trong bảng chữ_cái mà thứ_tự của chữ d trong bảng chữ_cái La-tinh của ngôn_ngữ này có_thể giống hoặc khác với thứ_tự của chữ d trong bảng chữ_cái của ngôn_ngữ khác . Chữ d là chữ_cái thứ_sáu trong bảng chữ_cái chữ Quốc_ngữ và tiếng Hungary , chữ_cái thứ tư trong bảng chữ_cái tiếng Anh và tiếng Pháp . Nguồn_gốc Chữ_dâlet của tiếng Xê-mit có_lẽ có gốc từ dấu_tốc ký cho con cá hoặc cái cửa . Trong các tiếng Xê-mit , tiếng Hy_Lạp cổ và cận_đại và tiếng Latinh , chữ này đọc như / d / ( chữ Đ trong tiếng Việt ) . Trong bảng chữ_cái Etruscan , chữ này không cần_thiết nhưng vẫn được giữ ( xem chữ B ) . Sử_dụng Biểu_thị_ngữ âm_Trong tiếng Việt trung_đại , chữ d được dùng để dùng để ghi phụ_âm / d / [ d ̪_] ( âm_tắc răng_hữu_thanh ) . Trong tiếng Việt hiện_đại , âm_vị được ghi bằng chữ d không còn là / d / nữa mà là âm khác , âm khác đó là âm_gì thì phụ_thuộc vào phương_ngữ tiếng Việt mà người viết sử_dụng . Trong phương_ngữ Bắc_Bộ của tiếng Việt hiện_đại , âm_vị đối_ứng với chữ d là / z / . Trong phương_ngữ Nam_Bộ , âm_vị đối_ứng với chữ d là / j / . Trong hầu_hết những ngôn_ngữ sử_dụng chữ Latinh trên thế_giới ( tiếng Anh , tiếng Pháp , ... ) cũng như các hệ_thống chuyển tự Latinh như romaji ( tiếng Nhật ) , chữ D được phát_âm / d / . Vì_vậy người nước_ngoài thường đọc tên người Việt có chữ D đứng đầu thành_âm / d / ( ví_dụ như dung bị đọc là / duŋ / , nghe giống như là " đung " ) , nên một_số người Việt đôi_khi thay_D bằng Z hoặc thêm Z sau D để biểu_thị đúng âm / z / ( ví_dụ như Hồ_Dzếnh , Nguyễn_Dzoãn_Cẩm_Vân ) , đặc_biệt nếu phải viết tên_riêng không dấu ( ví_dụ như Doãn viết thành " Dzoan " / " Zoan " thay_vì " Doan " để phân_biệt với Đoàn , hay Dương_viết thành " Dzuong " / " Zuong " thay_vì " Duong " để phân_biệt với Đường ) . Nhà ngoại_giao Nguyễn_Quốc_Dũng luôn sử_dụng tên của ông trong tiếng Anh là " Nguyen Quoc_Dzung " thay_vì " Nguyen Quoc_Dung " . Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh khi viết di_chúc đã viết chữ " z " thay " d " ( viết " nhân_zân " thay_vì viết " nhân_dân " ) . Cách dùng khác Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ D hoa có giá_trị 68 và chữ d thường có giá_trị 100 . Trong âm_nhạc , D đồng_nghĩa với nốt_Rê . Trong hệ đo_lường quốc_tế , d là ký_hiệu cho ngày và được dùng cho tiền_tố deci – hay 1/10 . Trong tin_học , D là tên của một ngôn_ngữ lập_trình ; xem ngôn_ngữ lập_trình D. Trong toán_học : d là ký_hiệu cho toán_tử vi_phân . D thông_thường được sử_dụng trong các hệ đếm cơ_số lớn hơn 13 để biểu_diễn giá_trị số 13 . Xem thêm hệ thập_lục phân . Trong hình_học , d được sử_dụng như tham_số cho đường_kính của hình_tròn hay hình_cầu . Trong cách ghi số theo kiểu số La_Mã , D có giá_trị bằng 500 . Trong điện_tử học , D là một kích_cỡ tiêu_chuẩn của pin khô . Trong hóa_học , D là ký_hiệu của đơteri , một đồng_vị của hiđrô . Trong hóa sinh_học , D là ký_hiệu của axít aspartic . Trong khí_quyển Trái_Đất , lớp D là một phần của tầng ion . Theo mã_số xe quốc_tế , D được dùng cho Đức ( Deutschland ) . D được gọi_là Delta trong bảng chữ_cái âm_học NATO ; nhưng để tránh nhận lầm với hãng hàng_không Delta , người ta dùng Dixie tại các phi_trường để gọi D._Trong vật_lí_học , D là kí_hiệu của khối_lượng riêng và d là kí_hiệu của trọng_lượng riêng . D , tên một loại vitamin . Tham_khảo Ký_tự Latinh
E , e ( phát_âm là / e / trong tiếng Việt ; / i : / trong tiếng Anh ) là chữ thứ năm trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ tám trong Bảng chữ_cái tiếng Việt , nó đến từ chữ epsilon của tiếng Hy_Lạp . Chữ_hê của tiếng Xê-mit có_lẽ có nghĩa đầu_tiên là " người cầu_nguyện " . Trong tiếng Xê-mit , chữ này đọc như / h / ( nhưng đọc là / e / trong những từ có gốc từ tiếng khác ) ; trong tiếng Hy_Lạp , hê trở_thành epsilon , đọc như / e / . Người Etruscan và người La_Mã dùng lối phát_âm này . Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ E hoa có giá_trị 69 và chữ e_thường có giá_trị 101 . Trong âm_nhạc , E đồng_nghĩa với nốt_Mi . E cũng là tên của một loại vitamin . Trong hệ đo_lường quốc_tế , E được dùng cho tiền_tố êxa – hay 1018 . Trong toán_học : Số e là hằng số Euler , một_số siêu_việt ( vào_khoảng 2,71828182846 ) . Nó được sử_dụng như là cơ_số trong các phép_tính logarit tự_nhiên . E trong cách ghi khoa_học của một_số biểu_thị a10b . Ví_dụ 7E8 = 7x108_= 700.000.000_Trong các hệ đếm cơ_số từ 15 trở lên , E được sử_dụng như ký_hiệu của số 14 . Xem thêm hệ thập_lục phân . Trong Hóa_Học : e là ký_hiệu của hạt electron . Trong vật_lý_học : E là ký_hiệu cho năng_lượng như trong E = mc2 . E cũng có_thể là ký_hiệu cho điện_trường . là ký_hiệu cho electron . Trong thống_kê và xác_suất , E là giá_trị biểu_kiến mong_đợi . € là ký_hiệu của đồng_Euro , đơn_vị_tiền_tệ của Liên_Minh Âu_Châu . Theo mã_số xe quốc_tế , E được dùng cho Tây_Ban_Nha ( España ) . E được gọi_là Echo trong bảng chữ_cái âm_học NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , E tương_đương với Ε và e tương_đương với ε . Trong bảng chữ_cái Cyrill , E có 2 tương_đương : E và Э cho chữ hoa , e và э cho chữ_thường . Tham_khảo Ký_tự Latinh_Mẫu tự nguyên_âm
Về album_nhạc , xem {_Pha thăng_F ♯_} ; A_♯ ∞_F , f ( gọi_là ép hoặc ép-phờ ) là chữ thứ_sáu trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh nhưng không được sử_dụng trong tiếng Việt vì Quốc_Ngữ dùng chữ ghép " ph " , tuy_nhiên có một_số người Việt vẫn sử_dụng chữ " f " để viết_âm " phờ " trong tiếng Việt , ví_dụ như chính chủ_tịch Hồ_Chí_Minh khi viết di_chúc đã viết chữ " f " thay_vì viết " ph " ( ông đã viết các từ " Đỗ_Fủ " thay " Đỗ_Phủ " , " fòng khi " thay " phòng khi " , " fục vụ " thay " phục_vụ " ) . Người Etruscan là người phát_minh ra chữ ghép này ; chữ F một_mình đọc như / w / trong tiếng Etruscan cũng như tiếng Hy_Lạp . Gốc của F là chữ wâw của tiếng Xê-mit , cũng đọc như / w / và có_lẽ có nghĩa đầu_tiên là " cái móc , cái gậy " . Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ F hoa có giá_trị 70 và chữ f thường có giá_trị 102 . Trong âm_nhạc , chữ F in hoa đồng_nghĩa với nốt_Fa . Chữ " f " viết thường trong âm_nhạc hiện_đạc là ký_hiệu diễn_tấu tốc_độ riêng_biệt của bản_nhạc . Nghiên_cứu đến hiện_nay phân ra 3 dạng tốc_độ la_f ; ff ; fff . Trong hệ đo_lường quốc_tế : " F " là ký_hiệu của farad . " f " được dùng cho tiền_tố femtô – hay 10 − 15 . Trong hóa_học , F là ký_hiệu cho nguyên_tố fluor ( Fluorine_Z = 9 ) . Trong hóa sinh_học , F là ký_hiệu cho phenylalanin . Trong vật_lý_học : F là hằng số Faraday . °F là ký_hiệu cho nhiệt_độ Fahrenheit . đôi_khi f được sử_dụng như tham_số của tần_số . Trong quang_học , F thường được sử_dụng như ký_hiệu cho tiêu_điểm của thấu kính còn f được sử_dụng như tiêu_cự của thấu kính đó . Trong nhiếp_ảnh , f là tiêu_cự và F là số F. Trong tin_học , ngôn_ngữ lập_trình F là một bộ_phận của Fortran 95 , có mục_đích sử_dụng trong giáo_dục và khoa_học . Trong toán_học : F được sử_dụng trong các hệ đếm cơ_số từ 16 trở lên để biểu_diễn giá_trị số 15 . Xem thêm hệ thập_lục phân . Chữ f nhỏ với móc ( Unicode_U + 0192 , ƒ ) , hay chữ f thường viết nghiêng , là ký_hiệu toán_học của hàm_số . Trong các mệnh_đề lôgic_F là ký_hiệu của sai ( false ) . Trong tài chính-kinh_tế : Chữ f nhỏ với móc ( Unicode_U + 0192 , ƒ ) hay chữ f thường viết nghiêng , là ký_hiệu tiền_tệ của đồng_fluorrin Hà_Lan ( hiện_nay không sử_dụng ) . Trong in_ấn , f . là viết tắt của folio ( trang trong sách ) , mặc_dù thông_thường người ta dùng ff . nhiều hơn . Theo mã_số xe quốc_tế , F được dùng cho Pháp ( France ) . F được gọi_là Foxtrot trong bảng chữ_cái âm_học NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , F tương_đương với Φ và f tương_đương với φ . Trong bảng chữ_cái Cyrill , F tương_đương với Ф và f tương_đương với ф . Trên các mạng xã_hội và tương_tự , F dùng để bày_tỏ lòng kính_trọng , tiếc_thương . “ Press_F to pay_respect ” Tham_khảo Ký_tự Latinh
G , g ( thường được đọc là gờ hoặc giê ) là chữ_cái đứng ở vị_trí thứ_bảy trong phần chữ_cái dựa trên tiếng Latinh và là chữ thứ cái đứng ở vị_trí thứ 10 trong bảng chữ_cái tiếng Việt . Theo chuyện , người ta đồn rằng người phát_minh chữ G , g này là một nhân_vật lịch_sử nổi_tiếng tên là Spurius Carvilius_Ruga . Chữ G đã chiếm được vị_trí của chữ Z lúc đó và đã trở_thành chữ cho âm / g / . Cũng giống như trường_hợp của / k / , âm / g / trở_thành cả âm_vòm lẫn_âm vòm mềm , nên chữ G có nhiều cách phát_âm khác nhau trong những tiếng thuộc nhóm ngôn_ngữ Rôman . Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ G hoa có giá_trị 71 và chữ g thường có giá_trị 103 . Trong âm_nhạc , G đồng_nghĩa với nốt_Sol . Trong hệ đo_lường quốc_tế : G ký_hiệu cho gauss . G cũng được dùng cho tiền_tố giga – hay 109 . Còn g là ký_hiệu của gam . Trong tin_học , G được dùng cho tiền_tố giga và có giá_trị là 230 . Trong vật_lý_học : G là hằng số Newton ( hằng số hấp_dẫn ) . g là đơn_vị gia_tốc gây ra bởi_lực hấp_dẫn của Trái_Đất . Trong sinh_học : G là ký_hiệu viết tắt của glycine ( một loại amino_acid ) hoặc của guanosine ( một loại nucleoside ) , guanine ( một loại nucleobase ) , tham_gia trong thành_phần nucleotide_cấu_tạo nên axit_nuclêic ) . Điểm G G protein là một loại protein tham_gia vào cơ_chế truyền tín_hiệu tế_bào . Trong mô_hình màu RGB , G là đại_diện cho màu xanh lá cây ( green ) . Trong công_nghệ điện , G thông_thường là tên của tham_số độ dẫn_điện . Trong kinh_tế học , G thông_thường được dùng để chỉ các chi_phí của nhà_nước . Theo mã_số xe quốc_tế , G được dùng cho Gabon . G được gọi_là Golf trong bảng chữ cái ngữ âm_NATO. Chữ_G là một phát_minh vĩ_đại của người La_Mã nên nó không có tương_đương trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , nhưng âm / g / được diễn_tả bởi ký tự_Γ ( chữ hoa ) hay γ ( chữ thường ) . Trong bảng chữ_cái Cyrill , G tương_đương với Г và g tương_đương với г . Tham_khảo Ký_tự Latinh
H , h ( gọi_là hắt hoặc hát hoặc hờ ) là chữ thứ tám trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 11 trong chữ_cái tiếng Việt . Trong tin_học : Trong Unicode ký tự_H có mã_U + 0048 và ký tự_h là U + 0068 . Trong bảng_mã ASCII , mã của H là 72 và h là 104 ( thập_phân ) ; hay tương_ứng trong số nhị phân là 01001000 và 01101000 . Trong bảng_mã EBCDIC , mã cho H là 200 và cho h là 136 . Mã trong HTML và XML cho H là " & # 72 ; " và cho h là " & # 104 ; " . Trong hệ đo_lường quốc_tế : H là ký_hiệu của henry ( đơn_vị độ tự cảm_điện ) . h là ký_hiệu của giờ . Trong âm_nhạc , một_số quốc_gia quy_định H là nốt_Si . Tuy_nhiên đa_số vẫn dùng B h cũng được dùng cho tiền_tố héctô – hay 100 . Trong vật_lý_học : h là hằng số Planck . h là hằng số Dirac . Trong nhiệt_động_lực học , h là enthalpy của một vật / hệ_thống . Trong hóa_học , H là ký_hiệu cho nguyên_tố hiđrô ( Hydrogen_Z = 1 ) . Trong hóa sinh_học , H là ký_hiệu của histidin . Trong toán_học , đại_diện cho quatenion ( dựa vào tên của William_Rowan Hamilton ) . Chữ h bắt_đầu của nhiều từ trong tiếng Pháp thường không được phát_âm ( h muet ) . Bom_H là một loại vũ_khí hạt_nhân . Theo mã_số xe quốc_tế , H được dùng cho Hungary . H được gọi_là Hotel trong bảng chữ cái ngữ âm_NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , đã có một thời H tương_đương với Η và h tương_đương với η . Tham_khảo Ký_tự Latinh
I , i là chữ_cái thứ chín trong phần_nhiều bảng chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 12 trong chữ_cái tiếng Việt , đến từ chữ iôta của tiếng Hy_Lạp và được dùng cho âm / i / . Tiếng Latinh và tiếng Hy_Lạp cận_đại đã đặt thêm âm / j / cho chữ này . Trong tiếng Xê-mit , / j / là lối phát_âm của chữ jôd ( có_lẽ có nghĩa đầu_tiên là một " cánh_tay với bàn_tay " ) ; trong khi âm / i / chỉ có trong những câu từ ngôn_ngữ khác . Trong tiếng Anh , chữ i đọc là ai còn chữ e lại đọc giống chữ i trong tiếng Việt . Trong tin_học : Trong Unicode_mã của I là U + 0049 và của i là U + 0069 . Trong ASCII_mã của I là 73 và của i là 105 ( thập_phân ) ; hay tương_ứng với nhị phân là 01001001 và 01101001 . Trong EBCDIC_mã của I là 201 và của i là 137 . Trong HTML và XML_mã của I là " & # 73 ; " và i là " & # 105 ; " . Thẻ < i > là một thẻ_HTML để thể_hiện ( các ) ký tự nghiêng ( italic ) . Ký_tự i cũng hay được sử_dụng làm tham_biến đếm của vòng lặp_For ... trong các ngôn_ngữ lập_trình . Trong toán_học : i là đơn_vị số ảo với . I biểu_thị khoảng_cách đơn_vị , một tập_hợp kín chứa mọi số thực trong đoạn [ 0 , 1 ] . I biểu_thị ma_trận đồng nhất_thức . Trong các số La_Mã , I có giá_trị bằng 1 . I là tập_hợp các số vô tỉ . Trong vật_lý và công_nghệ điện , I thông_thường là tham_biến của cường_độ dòng_điện . Đơn_vị ảo được biểu_diễn bằng j . Trong hóa_học , I là ký_hiệu của nguyên_tố iod ( Iodine_Z = 53 ) . Trong hóa sinh_học , I là ký_hiệu của isoleucin . Trong công_nghệ cấu_trúc , I được sử_dụng cho mômen quán tính . Trong kinh_tế học , I được dùng để biểu_thị cho đầu_tư . Theo mã_số xe quốc_tế , I được dùng cho Ý ( Italia ) . I được gọi_là India trong bảng chữ_cái âm_học NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , I tương_đương với Ι và i tương_đương với ι . Trong bảng chữ_cái Cyrill , I tương_đương với И và i tương_đương với и . Trong bảng chữ_cái Thổ_Nhĩ_Kỳ , chữ I có chấm ở trên và chữ I không có chấm coi như hai chữ riêng , và hai chữ đó có_thể là chữ hoa ( I , İ ) hoặc chữ thường ( ı , i ) . Tham_khảo Ký_tự Latinh_ISO cơ_bản Mẫu tự nguyên_âm_Ký tự Latinh
J , j ( đọc là " giây " - / dʒeɪ / theo tiếng Anh hoặc " gi " - / ʒi / theo tiếng Pháp , âm_đọc nặng hơn so với / zi / - " di " ) là chữ thứ 10 trong phần_lớn các bảng chữ_cái dựa trên chữ Latinh . Tuy_nhiên , do ảnh_hưởng từ bảng chữ_cái của tiếng Ý khi J không được dùng nên nó cũng không được sử_dụng trong chữ_Quốc_Ngữ của tiếng Việt mà thay vào đó là sử_dụng cặp chữ " gi " cho âm / j / . Ví_dụ như Jarai_thành " Gia_Rai " , Jeh-Tariang_thành " Giẻ_Triêng " . Đầu_tiên J chỉ là chữ hoa cho chữ I nên nhiều người ở những nước nói tiếng Đức vẫn viết tên Isabel như Jsabel hay Ines như Jnes , trong khi ở Ý người ta vẫn có_thể gặp chữ J được sử_dụng như chữ I hoa trong cách viết cổ , còn cách viết hiện_đại thì GI thay J. Nhà_nhân văn_học Pierre_de la_Ramée ( mất năm 1572 ) là người đầu_tiên phân_biệt chữ I với chữ J. Đầu_tiên , hai cái chữ I và J đều phát_âm như / i / , / i : / và / j / nhưng các ngôn_ngữ trong nhóm ngôn_ngữ Rôman phát_triển thêm các âm mới ( từ / j / và / g / cũ ) cho I và J ; do_đó chữ J trong tiếng Anh ( đến từ tiếng Pháp ) có âm khác hẳn với chữ I. Trong những ngôn_ngữ thuộc nhóm ngôn_ngữ German ngoài tiếng Anh , chữ_J phát_âm như / j / . Trong tiếng Thổ_Nhĩ_Kỳ , tiếng Azeri và tiếng Tatar , chữ_J lúc_nào cũng phát_âm như / ʒ / . Trong tiếng Nhật , ざじずぜぞ là các chữ trong cùng một hàng được viết theo romaji là za-ji-zu-ze-zo . じ được dịch sang " ji " ( dùng chữ J ) thay_vì " zi " ( dùng chữ Z ) thể_hiện rằng chữ này nên đọc nặng_âm " dờ " hơn so với các chữ khác . Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ J hoa có giá_trị 74 và chữ j thường có giá_trị 106 . Trong hệ đo_lường quốc_tế , J là ký_hiệu cho joule . Theo mã_số xe quốc_tế , J được dùng cho Nhật_Bản ( Japan ) . Trong Hóa Học_J là một trong hai chữ_cái không có trong bảng tuần_hoàn các nguyên_tố hóa_học . J được gọi_là Juliet trong bảng chữ_cái âm_học NATO._Trong bài_tây J là Bồi ( bài Tây ) Tham_khảo Ký_tự Latinh
K , k ( gọi là ca ) là chữ thứ 11 trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 13 trong chữ_cái tiếng Việt , có gốc từ chữ kappa thuộc tiếng Hy_Lạp , phát_triển từ chữ Kap của tiếng Semit và có nghĩa_là " bàn_tay mở " . Âm / k / của tiếng Xê-mit được giữ trong nhiều thứ tiếng cổ_điển và cận_đại , tuy_nhiên tiếng Latinh đã thay_thế chữ K bằng chữ C. Do_đó những ngôn_ngữ thuộc nhóm ngôn_ngữ Rôman chỉ có chữ_K trong những từ thuộc ngôn_ngữ khác . Trong tiếng Việt , chữ_K thể_hiện âm / k / ( tức_âm " cờ " ) thường chỉ đứng trước các chữ nguyên_âm_E , Ê , I và Y. Còn đứng trước A , Ă , Â , O , Ô , Ơ , U , Ư là chữ C. Tuy_nhiên có nhiều trường_hợp chữ K thay chữ C trong tiếng Việt , như Bắc_Kạn , Kon_Tum , Đa_Kao , Hồng_Kông , Đường kách_mệnh . Chữ_K trong các chuyên_ngành khác : Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ K hoa có giá_trị 75 và chữ k thường có giá_trị 107 . K là tên của một loại vitamin . Trong hệ đo_lường quốc_tế : K là ký_hiệu của nhiệt_độ kelvin . k được dùng cho tiền_tố kilô – hay 1000 . Trong tin_học , K được dùng cho tiền tố_kilô và có giá_trị là 210 . Trong hóa_học , K là ký_hiệu cho nguyên_tố kali ( Potassium ) . Trong vật_lý_học , k là hằng số Boltzmann . Trong hóa sinh_học , K là biểu_tượng cho lysine . Trong y_khoa , K là ký_hiệu của ung_thư . Trong mô_hình màu CMYK , K đại_diện cho màu đen . Trong môn cờ vua , K là ký_hiệu để ghi quân_Vua ( King ) . Trong bảng chữ_cái âm_học quốc_tế , [_k ] là ký_hiệu cho âm_bật vòm_mềm không kêu . Theo mã_số xe quốc_tế , K được dùng cho Campuchia ( Kampuchea ) . K được gọi_là Kilo trong bảng chữ_cái âm_học NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , K tương_đương với Κ và k tương_đương với κ . Trong bảng chữ_cái Cyrill , K tương_đương với К và k tương_đương với к . Trong bài_tây K là cây Vua ( King ) Tham_khảo Ký_tự Latinh
L , l là chữ thứ 12 trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 14 trong chữ_cái tiếng Việt , nó bắt_đầu từ chữ lamed của tiếng Xê-mit , dùng cho âm / l / . Chữ lamda của tiếng Hy_Lạp và những chữ tương_ứng trong bảng chữ_cái Etruscan cũng có âm / l / . Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ L hoa có giá_trị 76 và chữ l thường có giá_trị 108 . Trong hệ đo_lường quốc_tế , cả L lẫn l là ký_hiệu của lít . Trong hóa sinh_học , L là biểu_tượng cho leucine . Trong biểu_diễn số dưới dạng số La_mã , L có giá_trị là 50 . Trong ngôn_ngữ học , L. là lối viết tắt cho tiếng Latinh . Theo mã_số xe quốc_tế , L được dùng cho Lục_Xâm_Bảo ( Luxembourg ) . L được gọi_là Lima trong bảng chữ_cái âm_học NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , L tương_đương với Λ và l tương_đương với λ . Trong bảng chữ_cái Cyrill , L tương_đương với Л và l tương_đương với л . Kích_cỡ quần_áo Large có nghĩa_là rộng viết tắt là L Tham_khảo Ký_tự Latinh
M , m ( gọi_là e-mờ hoặc em-mờ hoặc mờ nếu đọc theo bảng chữ_cái tiếng việt ) Chữ_M là âm_mũi dùng hai môi nhập lại và có nguồn_gốc từ chữ mu của tiếng Hy_Lạp . Chữ_mem của tiếng Xê-mít cũng có_thể là nguồn_gốc của M. Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ M hoa có giá_trị 77 và chữ m thường có giá_trị 109 . Trong hệ đo_lường quốc_tế : M được dùng cho tiền_tố mêga – hay 106 . m được dùng cho tiền_tố mili – hay 1/1000 . m cũng là ký_hiệu của mét . Trong hóa sinh_học , M là biểu_tượng cho methionine . Trong mô_hình màu CMYK , M đại_diện cho màu hồng_sẫm . Trong tin_học , M được dùng cho tiền_tố mêga và có giá_trị là 220 . Trong biểu_diễn số dưới dạng số La_mã , M có giá_trị là 1000 . M được dùng để đại_diện cho các hệ_thống Métro ( xe_điện hay xe_lửa ngầm ) của các thành_phố như Paris , Montréal ... Theo mã_số xe quốc_tế , M được dùng cho Malta . M được gọi_là Mike trong bảng chữ_cái âm_học NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , M tương_đương với Μ và m tương_đương với μ . Trong bảng chữ_cái Cyrill , M tương_đương với М và m tương_đương với м . Kích_cỡ quần_áo Medium có nghĩa_là trung_bình viết tắt là M Tham_khảo Ký_tự Latinh_Mì gói
N , n ( gọi_là en-nờ hoặc nờ ) là chữ_cái thứ 14 trong phần_nhiều bảng chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 16 trong chữ_cái tiếng Việt . Nguồn_gốc của N có_lẽ là chữ nûn của tiếng Xê-mít . Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ N hoa có giá_trị 78 và chữ n thường có giá_trị 110 . Trong ngữ_pháp tiếng Anh , N là kí_hiệu cho danh từ ( noun ) . Trong hệ đo_lường quốc_tế : N là ký_hiệu của newton . n được dùng cho tiền_tố nano – hay . Trong hóa_học , N là ký_hiệu cho nguyên_tố nitơ ( Nitrogen_Z = 7 ) , và ký_hiệu cho hạt neutron . Trong vật_lý , n là ký_hiệu cho hạt neutron . Trong hóa sinh_học , N là biểu_tượng cho asparagine . Trong địa_lý , N chỉ hướng Bắc , phía Bắc . Trong toán_học , chữ bảng_đen đậm chỉ tới tập_hợp các số tự_nhiên . Trong môn cờ vua , N là ký_hiệu để ghi quân_Ngựa ( Knight ) vì K được dùng cho quân_Vua ( King ) . Theo mã_số xe quốc_tế , N được dùng cho Na_Uy ( Norge ) . N được gọi_là November trong bảng chữ cái ngữ âm_NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , N tương_đương với Ν và n tương_đương với ν . Trong bảng chữ_cái Cyrill , N tương_đương với Н và n tương_đương với н . Tham_khảo Liên_kết ngoài Ký_tự Latinh
O , o là chữ thứ 15 trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên tiếng Latin và là chữ thứ 17 trong chữ_cái tiếng Việt . O có gốc từ chữ ajin của tiếng Semit , tuy rằng ajin được dùng như một phụ_âm . Trong hầu_hết các ngôn_ngữ dùng chữ_cái Latinh , chữ_O được đọc như chữ_Ô trong tiếng Việt . Lịch_sử Hình_thức viết của nó vẫn không thay_đổi từ thời Phoenicia cho đến ngày_nay . Tên của chữ Phoenicia là ʿeyn , có nghĩa_là ' con mắt ' ( eye ) , và hình_dạng của nó bắt_nguồn một_cách đơn_giản như một hình_vẽ của mắt người ( có_thể lấy cảm_hứng từ chữ tượng hình Ai_Cập tương_ứng , xem chữ Proto-Sinai ) . Giá_trị âm_thanh ban_đầu của nó là của một phụ_âm , có_lẽ là [ ʕ_] , âm_thanh được thể_hiện bằng chữ Ả_Rập có liên_quan ع_ʿayn . Việc sử_dụng chữ_cái Phoenicia này cho âm_nguyên âm là do các bảng chữ_cái Hy_Lạp đầu_tiên , đã sử_dụng chữ_cái này là O ' omicron ' để thể_hiện nguyên_âm / o / . Chữ_cái đã được áp_dụng với giá_trị này trong bảng chữ_cái Italic cũ , bao_gồm cả bảng chữ_cái Latinh đầu_tiên . Trong tiếng Hy_Lạp , một biến_thể của hình_thức sau_này đã phân_biệt âm_thanh dài này ( Omega , có nghĩa_là " O lớn " ) với âm_o ngắn ( Omicron , có nghĩa_là " o nhỏ " ) . Omicron của Hy_Lạp đã phát_sinh ra chữ_cái O trong bảng chữ_cái Cyrillic tương_tự và chữ Italic đầu_tiên ' runic ' ᛟ . Ngay cả các bảng chữ_cái không có nguồn_gốc từ Semitic có xu_hướng có các hình_thức tương_tự để thể_hiện âm_thanh này ; ví_dụ , những người tạo ra các văn_bản Afaka và Ol_Chiki , từng được phát_minh ở các khu_vực khác nhau trên thế_giới trong thế_kỷ trước , cả hai đều gán nguyên_âm của chúng là ' O ' cho hình_dạng của miệng khi phát ra âm_thanh này . Cách sử_dụng khác Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ O_hoa có giá_trị 79 và chữ o thường có giá_trị 111 . O là một trong 4 nhóm máu chính và gồm hai loại : O + và O - . Trong kinh_tế_học và tin_học , O được sử_dụng làm ký_hiệu cho đầu_ra ( output ) . O được gọi_là Oscar trong bảng chữ_cái âm_học NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , O tương_đương với Ο và o tương_đương với ο . Trong bảng chữ_cái Cyrill , O tương_đương với О và o tương_đương với о . O là từ đồng_nghĩa với cô để gọi người là em bố chủ_yếu dùng ở miền Trung Việt_Nam Trong hóa_học , O là ký_hiệu của nguyên_tố Oxy Tham_khảo Ký_tự Latinh_Mẫu tự nguyên_âm
P , p là chữ thứ 16 trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 20 trong bảng chữ_cái tiếng Việt . Trong tiếng Việt , chữ_P thường làm phụ_âm / p / đứng ở đuôi , hoặc ghép với chữ H để thành phụ cặp chữ Ph mang phụ_âm / f / ( " phờ " ) như chữ_F trong các ngôn_ngữ khác . Chữ P không bao_giờ đứng riêng để làm phụ_âm_đầu cho một âm_tiết của từ thuần_Việt hoặc từ Hán_Việt . Những từ như " Pin " , " Pa_tê " , " Pi " , " Phan_Si_Păng " , " Pác_Bó " hay " Pằng " đều là từ ngoại_lai , từ gốc tiếng dân_tộc_thiểu_số và từ gợi âm_thanh . Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ P hoa có giá_trị 80 và chữ p thường có giá_trị 111 . Trong hệ đo_lường quốc_tế : p được dùng cho tiền_tố picô – hay 10 − 18 . P được dùng cho tiền_tố pêta – hay 1015 . Trong hóa sinh_học , P là biểu_tượng cho proline . Trong hóa_học , P là ký_hiệu cho nguyên_tốphosphor ( Z = 15 ) , và là ký_hiệu cho hạt proton . Trong vật_lý hạt , p là ký_hiệu cho proton . Trong tin_học , <_p > là một thẻ_HTML để bắt_đầu một đoạn văn mới . Trong toán_học , chữ bảng_đen đậm chỉ tới tập_hợp các số nguyên_tố . Trong môn cờ vua , P là ký_hiệu để ghi quân_Quân ( Pawn ) . Theo mã_số xe quốc_tế , P được dùng cho Bồ_Đào_Nha ( Portugal ) . P được gọi_là Papa trong bảng chữ_cái âm_học NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , P tương_đương với Π và p tương_đương với π . Trong bảng chữ_cái Cyrill , P tương_đương với П và p tương_đương với п . Tham_khảo Ký_tự Latinh
Q , q ( gọi_là " quy " - / kwi / theo tiếng Pháp hoặc " kiu " - / kju / theo tiếng Anh ) là chữ_cái thứ 17 trong phần_nhiều bảng chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 21 trong chữ_cái tiếng Việt . Trong tiếng Việt Q luôn_luôn đi trước U_tạo thành cặp chữ_U , dùng cho âm / kw / , gần giống_âm của cặp chữ ... CO và ... KO nếu sau nó là một nguyên_âm_A hoặc E. Liên_kết QU cũng thường xảy ra trong các ngôn_ngữ thuộc nhóm German và nhóm Rôman : trong tiếng Anh và tiếng Đức_dùng cho âm / kw / ; trong tiếng Pháp , tiếng Tây_Ban_Nha , tiếng Ý ... dùng cho âm / k / . Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ Q hoa có giá_trị 81 và chữ q thường có giá_trị 112 . Trong hóa sinh_học , Q là ký_hiệu của glutamin . Trong toán_học , chỉ tập_hợp các số hữu tỉ . Trong Hóa Học_Q là một trong hai chữ_cái không có trong bảng tuần_hoàn các nguyên_tố hóa_học . Trong môn cờ vua , Q là ký_hiệu để ghi_quân Hoàng_hậu ( Queen ) . Trong bộ bài_Tây , Q là một lá bài có in_hình hoàng_hậu , viết tắt cho Queen . Theo mã_số xe quốc_tế , Q được dùng cho Qatar . Q được gọi_là Quebec trong bảng chữ_cái âm_học NATO. Tham_khảo Ký_tự Latinh
R , r ( gọi_là e-rờ hoặc rờ ) là chữ thứ 18 trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 22 trong chữ_cái tiếng Việt . R có gốc từ chữ Rêš của tiếng Xê-mít khi chữ đó biến thành chữ Rho ( ρ ) của tiếng Hy_Lạp . Từ Rho sang R chỉ cần thêm một gạch . Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ R hoa có giá_trị 82 và chữ r thường có giá_trị 113 . R được gọi_là Romeo trong bảng chữ_cái âm_học NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , R tương_đương với Ρ và r tương_đương với ρ . Trong bảng chữ_cái Cyrill , R tương_đương với Р và r tương_đương với р . Toán học_Tập tất_cả các số thực , thường được viết là hoặc R Hệ_số tương_quan mô-men_tích Pearson_r trong môn thống_kê Máy_tính R ( ngôn_ngữ lập_trình ) , một môi_trường để tính_toán thống_kê và đồ_họa Kĩ_thuật Một điện trở trong mạch_điện Vật_lí , Hóa_học , Sinh_học Röntgen , đơn_vị đo_lường mức_độ phóng_xạ ion hóa ( như tia X và tia_gamma ) Hằng số Rydberg , hằng số vật_lý liên_quan đến mức năng_lượng của electron trong nguyên_tử_Hằng số khí trong hóa học Arginine , một amino_acid Tham_khảo Ký_tự Latinh
S , s là chữ thứ 19 trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 23 trong chữ_cái tiếng Việt . Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ S hoa có giá_trị 83 và chữ s thường có giá_trị 115 . Trong hệ đo_lường quốc_tế : s là ký_hiệu cho giây . S là ký_hiệu cho siemens . Trong hóa sinh_học , S là biểu_tượng cho serine . Trong sinh_học S là ký_hiệu của Entropy Trong hóa_học , S là ký_hiệu cho nguyên_tố lưu_huỳnh ( Sulfur_Z = 16 ) . Trong vật_lý , S là ký_hiệu cho proton . Trong tin_học , <_s > là một thẻ_HTML để vẽ một vạch ngang xóa bỏ lên trên chữ ( strike out ) . Trong toán_học , S thường dùng để chỉ một tổng_số . Theo mã_số xe quốc_tế , S được dùng cho Thụy_Điển ( Sweden ) . S được gọi_là Sierra trong bảng chữ_cái âm_học NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , S tương_đương với Σ và s tương_đương với σ ( nếu đứng cuối chữ thì phải dùng ς ) . Trong bảng chữ_cái Cyrill , S tương_đương với С và s tương_đương với с . Hình_dạng lãnh_thổ Việt_Nam là hình chữ S._Kích_cỡ quần_áo Small có nghĩa là nhỏ viết tắt là S Tham_khảo Ký_tự Latinh
T , t là chữ thứ 20 trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 24 trong chữ_cái tiếng Việt . Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ T hoa có giá_trị 84 và chữ t thường có giá_trị 116 . Trong hệ đo_lường quốc_tế : t đôi_khi được dùng như ký_hiệu cho tấn , hay 1000 kilôgam . T là ký_hiệu cho tiền_tố têra , hay 1012 . Trong hóa sinh_học , T là biểu_tượng cho threonine và thymine . Trong hóa_học , T là ký_hiệu cho triti , một đồng_vị của hiđrô . Trong vật_lý hạt , t là ký_hiệu cho quark top . T được gọi_là Tango trong bảng chữ_cái âm_học NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , T tương_đương với Τ và t tương_đương với τ . Trong bảng chữ_cái Cyrill , T tương_đương với Т và t tương_đương với т . Tham_khảo Ký_tự Latinh
U , u là chữ thứ 21 trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 25 trong chữ_cái tiếng Việt . Trong bảng_mã ASCII dùng ở máy_tính , chữ U_hoa có giá_trị 85 và chữ_u thường có giá_trị 117 . Trong hóa sinh_học , U là biểu_tượng cho uracil . Trong Hóa_Học , U là ký_hiệu cho nguyên_tố urani ( Uranium_Z = 92 ) . Trong toán_học , U là biểu_tượng cho nhóm đơn_vị . U được gọi_là Uniform trong bảng chữ_cái âm_học NATO. Trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , U tương_đương với và u tương_đương với . Trong bảng chữ_cái Cyrill , U tương_đương với У và u tương_đương với у . Tham_khảo Ký_tự Latinh_Mẫu tự nguyên_âm
V , v ( đọc là vê hay vờ ) là chữ_cái thứ 22 trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 27 trong bảng chữ_cái tiếng Việt . Trong tiếng Anh , chữ_cái này phát_âm như vi . Trong Hóa_Học , V là ký_hiệu cho nguyên_tố Vanadi ( Vanadium_Z = 23 ) . Lịch_sử V bắt_nguồn từ chữ Semit_wāw , giống các chữ hiện_đại_F , U , W , và Y. Xem F để biết thêm về nguồn_gốc này . Trong tiếng Hy_Lạp , chữ " upsilon " ( Υ ) được phỏng theo waw mới đầu để tiêu_biểu cho nguyên_âm giống trong " phun " và về sau để tiêu_biểu cho , một nguyên_âm làm tròn giống chữ ü trong tiếng Đức . Latinh mượn chữ này mới đầu theo dạng V để tiêu_biểu cùng nguyên_âm , cũng như phụ_âm ( trong lịch_sử , âm_Latinh bắt_nguồn từ âm trong ngôn_ngữ tiền Ấn-Âu . Vì_thế , num được phát_âm giống trong tiếng Việt và via được phát_âm như " uy-a . " Từ thế_kỷ thứ 5 về sau , tùy loại Latinh bình_dân , phụ_âm phát_triển thành hay . Vào cuối thời Trung_Cổ , hai loại " v " được phát_triển , ứng với hai chữ hiện_đại_u và v . Dạng nhọn " v " được viết vào đầu_từ , trong khi dạng tròn " u " được sử_dụng vào giữa hay vào cuối từ , bất_chấp_âm , nên trong khi valor ( tiếng Anh cho " dũng_cảm " ) và excuse ( " lý_do bào_chữa " ) được viết như ngày_nay , have ( " có " ) và upon ( " ở trên " ) được viết là haue và vpon . Từ_từ , vào thập_niên 1700 , để phân_biệt giữa phụ_âm và nguyên_âm , dạng " v " được sử_dụng cho phụ_âm , và " u " cho nguyên_âm , dẫn đến chữ hiện_đại " u " . Chữ hoa " U " cũng xuất_hiện vào lúc này ; trước đó , V được sử_dụng trong các trường_hợp . Trong IPA , tiêu_biểu cho âm_xát môi răng hữu_thanh . Ý_nghĩa và sử_dụng Trong tin_học : Trong ASCII_mã của V là 86 và của v là 118 ( thập_phân ) ; hay tương_ứng với thập_lục phân là 56 và 76 và nhị phân là 01010110 và 01110110 . Trong các số La_Mã , V có giá_trị bằng 5 . V là một tạp_chí thời_trang của Mỹ . Kim_Tae-huyng , nghệ_danh V , là một ca_sĩ và thành_viên nhóm nhạc nam Hàn_Quốc BTS. V là album phòng thu đầu_tay của ca_sĩ người Mỹ Vanessa_Hudgens . V là album phòng thu thứ năm của ban nhạc Maroon 5 . Trong chiến_tranh , V là viết tắt của " victory " có nghĩa là chiến_thắng . Tham_khảo Ký_tự Latinh
W , w ( gọi_là vê_kép hoặc đúp lơ_vê - bắt_nguồn từ tên gọi tiếng Pháp double vé hoặc u_kép , đấp-liu , đấp-bồ-yu / ju : / - bắt_nguồn từ tên gọi tiếng Anh ) là chữ thứ 23 trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh . Mặc_dù chữ W không tồn_tại trong hệ_thống chữ_viết tiếng Việt nhưng người miền Nam thường phát_âm chữ Qu tương_tự như chữ W. Ví_dụ tiêu_biểu là hai từ " quốc " và " cuốc " được phát_âm giống_hệt nhau ở miền Bắc nhưng khác hẳn nhau ở miền Nam . W cũng có_thể được sử_dụng để biểu_diễn đơn_vị của công_suất ( đọc là " oát " hay " goát " ở miền Bắc ) . Trong tiếng Ba_Lan , chữ W được dùng thay cho chữ_V. Ví_dụ như " Việt_Nam " trong tiếng Ba_Lan được viết là " Wietnam " . Tên cầu_thủ Lewandowski ở Việt_Nam ban_đầu được phiên_âm là " Lê-oan-đao-ski " vì nhiều người thường đọc nhầm theo tiếng Anh , sau đó được chỉnh lại thành " Lê-van-đốp-ski " cho đúng với tiếng Ba_Lan . Trong Hóa_Học , W là ký_hiệu cho nguyên_tố Wolfram ( Tungsten_Z = 74 ) . Tham_khảo Ký_tự Latinh_Mẫu tự nguyên_âm_Mẫu tự ghép Latinh
X , x là chữ_cái thứ 24 trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 28 trong chữ_cái tiếng Việt . Ngoài_ra , X là tên gọi của một hệ_thống cửa_sổ thường dùng trong các hệ điều_hành UNIX và tựa-Unix ( Xem Hệ_thống X Window ) . el : ξι ( Ξ_ξ ) Tham_khảo Ký_tự Latinh
Y , y là chữ_cái thứ 25 trong phần_nhiều chữ_cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 29 trong chữ_cái tiếng Việt . Y còn có tên khác là " i gờ-rét " , phiên_âm từ tiếng Pháp " i grec " có nghĩa_là " i Hy_Lạp " do liên_tưởng tới chữ_Upsilon của bảng chữ_cái Hy_Lạp . Trong tiếng Việt , chính_tả mặc_định nếu vần IÊ không có phụ_âm đứng trước thì chữ I sẽ chuyển thành chữ Y. Ví_dụ như yêu_kiều là đúng chính_tả , còn iêu kyều , iêu_kiều , yêu kyều là sai chính_tả . Trong Hóa_Học , Y là ký_hiệu cho nguyên_tố Ytri ( Yttrium_Z = 39 ) . Tham_khảo Ký_tự Latinh_Mẫu tự nguyên_âm
Z , z ( gọi_là dét hoặc di ) là chữ_cái thứ 26 và cuối_cùng trong phần_nhiều bảng chữ_cái dựa trên hệ chữ Latinh . Mặc_dù cũng được phát_triển trên hệ_thống chữ Latinh , bảng chữ_cái tiếng Việt không sử_dụng chữ này mà sử_dụng chữ " d " cho âm / z / ( " dờ " ) . Tuy_nhiên một số_ít người Việt vẫn sử_dụng chữ này trong tiếng Việt , ví_dụ như chính chủ_tịch Hồ_Chí_Minh khi viết di_chúc đã viết chữ " z " thay " d " ( ông viết " nhân_zân " thay_vì viết " nhân_dân " ) . Một_số người Việt đôi_khi thay_D bằng Z hoặc thêm Z sau D để biểu_thị đúng âm " dờ " ( ví_dụ như Hồ_Dzếnh , Nguyễn_Dzoãn_Cẩm_Vân ) , đặc_biệt nếu phải viết tên_riêng không dấu ( ví_dụ như Doãn viết thành " Dzoan " / " Zoan " thay_vì " Doan " để phân_biệt với Đoàn , hay Dương_viết thành " Dzuong " / " Zuong " thay_vì " Duong " để phân_biệt với Đường ) . Trong hóa_học , Z là ký_hiệu cho số_hiệu nguyên_tử . Trong toán_học , là ký_hiệu tập_hợp các số nguyên . Tham_khảo Ký_tự Latinh
Tuyên_Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông_Bắc_Bộ Việt_Nam . Năm 2018 , Tuyên_Quang là đơn_vị hành_chính Việt_Nam đông thứ 53 về số dân , xếp thứ 54 về Tổng_sản_phẩm trên địa_bàn ( GRDP ) , xếp thứ 55 về GRDP bình_quân đầu người , đứng thứ 30 về tốc_độ tăng_trưởng GRDP. Với 780.100 người_dân , GRDP đạt 28.084 tỉ Đồng ( tương_ứng với 1,2197 tỉ USD ) , GRDP bình_quân đầu người đạt 36 triệu đồng ( tương_ứng với 1.564 USD ) , tốc_độ tăng_trưởng GRDP đạt 8,04 % . Vị_trí địa_lý Phía đông giáp tỉnh Thái_Nguyên và tỉnh Bắc_Kạn Phía tây giáp tỉnh Phú_Thọ và tỉnh Yên_Bái Phía nam giáp tỉnh Vĩnh_Phúc Phía bắc giáp tỉnh Hà_Giang và tỉnh Cao_Bằng Trung_tâm hành_chính của tỉnh là Thành_phố Tuyên_Quang , cách trung_tâm Hà_Nội 131 km . Các điểm cực của tỉnh Tuyên_Quang : Điểm cực bắc tại : xã Phúc_Yên , huyện Lâm_Bình . Điểm cực đông tại : xã Đà_Vị , huyện Na_Hang . Điểm cực_tây tại : xã Yên_Lâm , huyện Hàm_Yên . Điểm cực nam tại : xã Đại_Phú , huyện Sơn_Dương . Tuyên_Quang nằm ở trung_tâm của lưu_vực sông Lô . Sông_Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc-Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây_Bắc huyện Yên_Sơn chỗ giáp_ranh giữa thị_trấn Yên_Sơn , xã Phúc_Ninh , và xã Tân_Long . Lịch_sử Tuyên_Quang_nguyên cũng là một vùng_đất thuộc xứ Thái , nhưng từ thế_kỷ 13 đã chịu sự kiểm_soát của triều_đình Việt_Nam dưới đời nhà Trần . Triều_Trần gọi_là lộ_Quốc_Oai , sau đổi là châu_Tuyên_Quang . Dưới đời vua Trần_Hiến_Tông ( niên_hiệu Khai_Hữu , 1329 - 1341 ) , châu_Tuyên_Quang_đổi thành trấn , rồi thành phủ Tuyên_Hóa dưới thời_Minh thuộc . Sau khi vua Lê_Thái_Tổ đuổi xong giặc_Minh , ngài đặt phủ Tuyên_Hóa thuộc Tây_Đạo . Đời vua Lê_Thánh_Tông , Tuyên_Quang gồm một phủ và năm huyện và trở_thành tỉnh Minh_Quang dưới triều vua Lê_Uy_Mục . Đời Lê_Trang_Tông , đổi_Minh_Quang thành doanh_An Tại , cho dòng_họ Vũ_người Thái làm doanh_trưởng . Thời_gian các chúa Bầu cát_cứ Họ Vũ_trấn_trị Tuyên_Quang gần 200 năm , từ 1527 đến 1699 . Vũ_Văn_Uyên vốn là một thanh_niên khỏe_mạnh , gan_dạ . Thời vua Lê_Chiêu_Tông , vì phạm_tội giết người , trốn lên ngụ ở trấn_Đại_Đồng ( phủ Tuyên_Quang ) . Bấy_giờ người tù_trưởng Đại_Đồng_bị nhân_dân oán_ghét , tình_hình Đại_Đồng rất lộn_xộn . Vũ_Văn_Uyên thấy vậy bèn tập_hợp lực_lượng riêng , thừa_cơ_giết chết người tù_trưởng , ổn_định tình_hình địa_phương rồi chiếm luôn đất đó , trở_thành người trấn_trị Đại_Đồng ( thuộc các tỉnh Tuyên_Quang , Lào_Cai , Yên_Bái của Việt_Nam hiện_nay ) . Vua Lê_Chiêu_Tông_phong cho ông làm Đô_thống sứ_trấn Tuyên_Quang , tước Khánh_Bá_Hầu . Vũ_Văn_Uyên đóng căn_cứ tại thành Nghị_Lang , giữ vững cả miền Tuyên_Quang , Hưng_Hóa , cát_cứ một phương , không chịu theo nhà_Mạc khi Mạc_Đăng_Dung lên nắm quyền . Họ Vũ_nhân_thời_loạn tự_lập ở Tuyên_Quang , chống chính_quyền cai_trị ở Thăng_Long . Thời_Nam Bắc_triều , họ Vũ_không theo nhà_Mạc mà theo nhà Lê_trung_Hưng ở Thanh_Hóa , nhưng khi nhà Lê_Trung_Hưng về Thăng_Long , họ Vũ cũng không thần_phục hoàn_toàn . Các đời họ Vũ_trấn_giữ trên thành ở núi Bầu nên được gọi chung là Chúa_Bầu , xây_dựng nên một hệ_thống thành nhà_Bầu rộng khắp rất nhiều trong một vùng rộng_lớn suốt từ ngã ba Đoan_Hùng ngược lên hết địa_phận huyện Lục_Yên . Năm 1699 , Vũ_Công_Tuấn bị triều_đình vua Lê_chúa Trịnh_bắt và giết . Triều_đình đặt chức Lưu_thủ ở Tuyên_Quang để điều_khiển các tộc_trưởng Thái . Tuyên_Quang thời nhà Nguyễn_Vào đầu thế_kỷ 19 , Tuyên_Quang gồm 1 phủ là phủ Yên_Bình . Phủ này quản_lý 1 huyện và 5 châu : Huyện Phúc_Yên ( nay là phần đất thuộc thành_phố Tuyên_Quang , các huyện Yên_Sơn , Chiêm_Hóa tỉnh Tuyên_Quang ) gồm 10 tổng : Trung_Môn , Yên_Lũng , Yên_Lĩnh , Hằng_Túc , Hùng_Dị , Kim_Đô , Hoàng_Sơn , Đồng_Yên , Lăng_Quán , Bình_Ca ; Châu_Lục_Yên ( nay là phần đất thuộc huyện Lục_Yên tỉnh Yên_Bái ) ; Châu_Thu_Vật ( năm 1823 đổi tên là châu_Thu ( Thu_Châu ) , nay là phần đất thuộc huyện Yên_Bình tỉnh Yên_Bái ) gồm 7 tổng : Vĩnh_Kiên , Đại_Đồng , Ẩm_Phúc , Cẩm_Nhân , Mông_Sơn , Ngọc_Chấn , Thì_Ngạn ; Châu_Vị_Xuyên ( nay là phần đất thuộc tỉnh Hà_Giang ) ; Châu_Bảo_Lạc ( nay là phần đất thuộc các huyện Mèo_Vạc , Bắc_Mê , Yên_Minh tỉnh Hà_Giang và các huyện Bảo_Lâm , Bảo_Lạc tỉnh Cao_Bằng ) ; Châu_Đại_Man ( nay là phần đất thuộc các huyện Na_Hang , Lâm_Bình ... tỉnh Tuyên_Quang ) ; Vua_Gia_Long lại đổi thành trấn Tuyên_Quang , rồi trở_thành tỉnh dưới triều Minh_Mạng . Khi Pháp mới xâm_chiếm Việt_Nam , phủ Yên_Bình là căn_cứ kháng_chiến chống giặc Pháp . Người Thái , Mường , Mèo , Thổ , Nùng cùng với dân_quân các tỉnh lân_cận đánh quân Pháp nhiều trận khốn_đốn vào những năm 1884 , 1885 ; thêm vào đó , quân Cờ_Đen quấy_nhiễu vùng Tuyên_Quang khá lâu . Mãi tới năm 1894 , Pháp mới hoàn_toàn chiếm được tỉnh này . Tuyên_Quang sau năm 1954 Sau năm 1954 , Tuyên_Quang có tỉnh lị là thị_xã Tuyên_Quang và 6 huyện : Yên_Bình , Yên_Sơn , Na_Hang , Hàm_Yên , Sơn_Dương và Chiêm_Hóa . Ngày 1 tháng 7 năm 1956 , chuyển huyện Yên_Bình về tỉnh Yên_Bái quản_lý . Sau khi hòa bình_lập lại , do việc thành_lập khu_tự_trị Việt_Bắc , Chủ_tịch nước Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa ra Sắc_lệnh số 268 - SL chuyển Yên_Bình sáp_nhập vào tỉnh Yên_Bái khi đó nằm ở khu Lao - Hà - Yên . Sau năm 1975 , Tuyên_Quang được hợp nhất với tỉnh Hà_Giang thành tỉnh Hà_Tuyên . Ngày 12 tháng 8 năm 1991 , tỉnh Tuyên_Quang được tái_lập , có 6 đơn_vị hành_chính gồm thị_xã Tuyên_Quang và 5 huyện : Chiêm_Hóa , Hàm_Yên , Na_Hang , Sơn_Dương , Yên_Sơn . Ngày 2 tháng 7 năm 2010 , chuyển thị_xã Tuyên_Quang thành thành_phố Tuyên_Quang . Ngày 28 tháng 1 năm 2011 , thành_lập huyện Lâm_Bình trên cơ_sở điều_chỉnh một phần diện_tích và dân_số của các huyện Na_Hang , Chiêm_Hóa . Tỉnh Tuyên_Quang có 1 thành_phố và 6 huyện như hiện_nay . Tuyên_Quang có diện_tích 5.868 km² ( đứng thứ 25 trên cả nước ) và dân_số 784.811 người ( Đứng thứ 53 trên cả nước ) , mật_độ trung_bình khoảng 124 người / km² . Dân_cư Tuyên_quang phát_triển rất nhanh ... 21,45 % dân_số sống ở đô_thị và 78,55 % dân_số sống ở nông_thôn ( tính đến năm 2020 ) . Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019 , toàn tỉnh có 6 tôn_giáo khác nhau đạt 42.761 người , nhiều nhất là Công_giáo có 25.626 người , tiếp_theo là đạo Tin_Lành đạt 10.996 người , Phật_giáo có 6.116 người . Còn lại các tôn_giáo khác như Hồi_giáo có 13 người , Phật_giáo Hòa_Hảo có sáu người và đạo Cao_Đài có bốn người . Hành_chính Tỉnh Tuyên_Quang có 7 đơn_vị hành_chính cấp huyện , bao_gồm 1 thành_phố và 6 huyện với 138 đơn_vị hành_chính cấp xã , bao_gồm 10 phường , 6 thị_trấn và 122 xã . Kinh_tế Tuyên_Quang là tỉnh miền núi , nền kinh_tế nông-lâm_nghiệp chiếm ưu_thế , mô_hình kinh_tế trang_trại kết_hợp nông_lâm . Trong bảng xếp_hạng về Chỉ_số năng_lực cạnh_tranh cấp tỉnh của Việt_Nam năm 2011 , tỉnh Tuyên_Quang_xếp ở vị_trí thứ 56/63 tỉnh_thành . Nông_nghiệp : lúa là cây_lương_thực chính , sau đó là các cây ngô , sắn , khoai_lang . Cây_công_nghiệp gồm có : chè ( nhà_máy chè Tuyên_Quang , Tháng_Mười , Tân_Trào ) , cây sả làm tinh_dầu sả , lạc , đậu , tương . Cây_ăn_quả có : cam , quýt , nhãn , vải , chanh . Chăn_nuôi có trâu , bò , lợn , dê , gia_cầm ... Công_nghiệp : có quặng kẽm , quặng mangan , quặng thiếc , bột kẽm , khai_thác ăntimoan ... Sản_xuất giấy , bột giấy , xi_măng , vôi . Có nhà_máy thủy điện Tuyên_Quang được đưa vào sử_dụng chính_thức ngày 30 tháng 1 năm 2008 , công_suất thiết_kế đạt 342 MW. Nhà_máy thủy điện Chiêm_Hóa có công_suất lắp máy 48 MW , hoàn_thành tháng 3/2013 Giao_thông Giao_thông vận_tải gồm có : Vận_tải đường_bộ và vận_tải đường thủy . Đường_bộ 1 . Các tuyến Quốc_lộ : Gồm có 6 tuyến quốc_lộ trên địa_bàn tỉnh : Quốc_lộ 2 : Điểm đầu tại km 115 00 ( thuộc xã Đội_Bình huyện Yên_Sơn ) , điểm cuối km 205 00 ( thuộc xã Yên_Lâm huyện Hàm_Yên ) , chiều dài 90 km . Quốc_lộ 2C : Điểm đầu từ xã Sơn_Nam huyện Sơn_Dương , điểm cuối đến thị_trấn Na_Hang huyện Na_Hang , chiều dài 201,24 km ( không kể 6,3 km đi chung QL. 37 ) . Quốc_lộ 3B : Điểm đầu từ xã Thái_Sơn huyện Hàm_Yên , điểm cuối xã Yên_Lập huyện Chiêm_Hóa . Quốc_lộ 37 : Điểm đầu từ đỉnh Đèo_Khế xã Hợp_Thành huyện Sơn_Dương , điểm cuối cầu Bỗng thuộc xã Mỹ_Bằng huyện Yên_Sơn , chiều dài 64,5 km ( không kể 4,0 km đi chung QL. 2 ) . Quốc_lộ 279 : Từ xã Hồng_Quang huyện Chiêm_Hóa , đến xã Đà_Vị huyện Na_Hang , chiều dài 96 km . Quốc_lộ 280 : Từ xã Đà_Vị huyện Na_Hang , đến xã Thượng_Giáp huyện Na_Hang . 2 . Các tuyến đường tỉnh : Gồm có 6 tuyến , tổng chiều dài 392,6 km trong đó : Tuyến ĐT. 185 : Điểm đầu km 211 470 ( thuộc xã Nông_Tiến , thành_phố Tuyên_Quang ) , điểm cuối thị_trấn Vĩnh_Lộc , huyện Chiêm_Hóa dài 74,1 km . Tuyến ĐT. 186 : Điểm đầu km 55 Quốc_lộ 2C ( Ngã ba Sơn_Nam , huyện Sơn_Dương ) , điểm cuối km 234 400 Quốc_lộ 37 ( thuộc xã Mỹ_Bằng huyện Yên_Sơn ) , chiều dài 84 km . Tuyến ĐT. 187 : Điểm đầu đường ĐT. 176 cũ ( Đài_Thị ) , điểm cuối đỉnh đèo Keo_Mác huyện Chiêm_Hóa , chiều dài : 17 km . Tuyến ĐT. 188 : Điểm đầu từ Thị_trấn huyện Chiêm_Hóa , điểm cuối xã Bình_An huyện Chiêm_Hóa , chiều dài : 40 km ( không kể 5 km đi chung QL. 279 ) . Tuyến ĐT. 189 : Điểm đầu km 5 700 ( thuộc xã Bình_Xa , huyện Hàm_Yên ) , điểm cuối thôn Lục_Khang xã Yên_Thuận huyện Hàm_Yên , chiều dài : 61,5 Km . 3 . Các tuyến đường huyện : Là đường nối từ trung_tâm hành_chính của huyện với trung_tâm hành_chính của xã , cụm xã hoặc trung_tâm hành_chính của huyện lân_cận ; đường nối đường tỉnh với trung_tâm hành_chính của xã hoặc trung_tâm cụm xã . Tổng chiều dài các tuyến đường huyện trong tỉnh là 579,8 km . Bao_gồm : Huyện Na_Hang : gồm 11 tuyến = 122,5 km . Huyện Chiêm_Hóa : gồm 11 tuyến = 146,0 km . Huyện Hàm_Yên : gồm 6 tuyến = 57,2 km . Huyện Yên_Sơn : gồm 14 tuyến = 129,5 km . Huyện Sơn_Dương : gồm 12 tuyến = 124,6 km 4 . Các tuyến đường đô_thị : Chiều dài 141,71 km , là các đường giao_thông nằm trong phạm_vi địa_giới hành_chính thành_phố Tuyên_Quang , các thị_trấn huyện_lỵ và khu Di_tích lịch_sử Tân_Trào . 5 . Các tuyến đường_cao_tốc : Đường cao_tốc Tuyên_Quang – Hà_Giang : Điểm đầu ở xã Nhữ_Khê , huyện Yên_Sơn và điểm cuối ở xã Yên_Thuận , huyện Hàm_Yên . Đường cao_tốc Tuyên_Quang – Phú_Thọ : Điểm đầu ở xã Lương_Vượng , thành_phố Tuyên_Quang và điểm cuối ở xã Đội_Bình , huyện Yên_Sơn . Đường thủy_Sông khai_thác vận_tải được : Sông_Lô : dài 156 km , TW quản_lý : 85 km ( Phan_lương – N3 Lô_Gâm ) - Sà_lan < 200 T hoạt_động mùa nước , Tuyên_Quang quản_lý : 71 km ( N3_Lô Gâm – Bạch_xa ) - Đò_ngang Sông_Gâm : dài 109 + 70 km , TW quản_lý : 33 km ( N3_Lô Gâm – Chiêm_Hóa ) 33 km ( tàu , thuyền <_40T ) , Tuyên_Quang quản_lý : 76 km ( Chiêm_Hóa - Thúy_Loa ) 37 km ( Chiêm_Hóa - Na_Hang ) Thuyền_< 5 T 2 - Bến_đò : Tổng_số bến 44 , Trong đó có giấy_phép mở bến : 28 Du_lịch Di_tích lịch_sử Di_tích lịch_sử Tân_Trào : Tân_Trào là xã nằm trong thung_lũng nhỏ ở Đông_Bắc huyện Sơn_Dương ( Tuyên_Quang ) được bao_bọc bởi núi Hồng ở phía Đông , núi Thoa , ngòi_Thia ở phía Nam , núi Bòng ở phía Tây … Để đến được Tân_Trào , trước_đây chỉ có 2 đường_mòn xuyên qua rừng rậm và đèo cao . Ngày_nay , đến Tân_Trào đã có đường ô_tô rất thuận_tiện . Di_tích lịch_sử quốc_gia đặc_biệt . Khu di_tích Kim_Bình , xã Kim_Bình , huyện Chiêm_Hóa là nơi diễn ra Đại_hội Đảng toàn_quốc lần thứ hai . Khu di_tích Kim_Quan , xã Kim_Quan , huyện Yên_Sơn là an_toàn_khu trong thời_kỳ kháng_chiến chống Pháp . Di_tích này đã được Bộ văn_hóa thông_tin công_nhận là di_tích lịch_sử năm 1993 . Khu di_tích Đá_Bàn , xã Mỹ_Bằng , huyện Yên_Sơn . Đây là nơi ở của hoàng_thân Sufanuvong từ năm 1945 - 1951 . Di_tích là biểu_tượng của tình hữu_nghị sắt_son , bền_vững giữa hai dân_tộc Việt_Lào . Những ngày gian_khó lãnh_đạo hai nước đã từng làm_việc bên nhau . Di_tích đã được Bộ văn_hóa thông_tin công_nhận di_tích lịch_sử . Khu di_tích Làng_Ngòi - Đá_Bàn , xã Mỹ_Bằng , huyện Yên_Sơn . Khu di_tích Chiến_thắng Khe_Lau , xã Phúc_Ninh và xã Thắng_Quân , huyện Yên_Sơn . Tân_Trào là tên mới , được hợp nhất từ hai xã Tân_Lập và Hồng_Thái vào năm 1945 ( trước_đây còn gọi_là Kim_Long và Kim_Châu ) . Gắn liền với chiến_công oanh_liệt của dân_tộc trong cuộc kháng_chiến chống giặc ngoại_xâm , ngày_nay Tân_Trào có nhiều di_tích lịch_sử quan_trọng như đình_Tân_Trào , đình_Hồng_Thái , cây đa_Tân_Trào , lán Nà_Lừa , hang Bòng … Danh_lam , thắng_cảnh Hồ_Na_Hang , huyện Na_Hang : Nằm trong khu bảo_tồn thiên_nhiên nên hồ với nhiều cảnh đẹp còn rất nguyên_vẹn và hoang_sơ . Quần_thể hang_động xã Yên_Phú , huyện Hàm_Yên : danh_thắng quốc_gia . Động Song_Long - xã Khuôn_Hà , huyện Lâm_Bình : danh_thắng quốc_gia . Hang Phia_Vài - xã Khuôn_Hà , huyện Lâm_Bình : danh_thắng quốc_gia . Thác_Mơ - Na_Hang_Cách thành_phố Tuyên_Quang 100 km , thác Mơ nằm giữa khu bảo_tồn thiên_nhiên Na_Hang . Lối vào thác là con đường rải nhựa ngoằn_ngoèo chạy dưới tán rừng nguyên_sinh . Từ hồ nước trong xanh vời_vợi trên đỉnh núi Pắc_Ban , từng ngọn thác mềm_mại , trắng xóa đổ xuống chân núi . Thành cổ nhà_Mạc được xây_dựng rất kiên_cố vào thời nhà_Mạc ( năm 1552 ) , nằm ở thành_phố Tuyên_Quang ngày_nay . Trước_đây người ta chọn vị_trí này nhằm án_ngữ hướng tấn_công từ phía sông Lô . Dấu_tích còn lại gồm có hai cổng thành ở phía Tây , phía Bắc và một_số đoạn tường thành . Suối nước_khoáng Mỹ Lâm_Nằm ở địa_phận phường Mỹ_Lâm , thành_phố Tuyên_Quang , suối là một trong những địa_chỉ nghỉ_dưỡng và chữa bệnh yên_tĩnh , thoáng mát . Nguồn nước_khoáng ở đây rất tốt cho việc điều_trị các bệnh về cơ , xương , khớp ... Động_Tiên thuộc huyện Hàm_Yên cách thành_phố Tuyên_Quang khoảng 50 km . Thac Bản_Ba - Chiêm_Hóa cách thành_phố Tuyên_Quang khoảng 100 km . Ẩm_thực_Các đặc_sản , ẩm_thực Tuyên_Quang như : bánh_nếp nhân trứng_kiến , hồng_ngâm Xuân_Vân , rượu ngô men lá Na_Hang , chè_Kia Tăng , gà đỏ Đồng_Dầy , cam Hàm_Yên , rau_dớn , mắm cá ruộng Chiêm_Hóa , bánh_dày vừng đen Lâm_Bình , lê_nâu Khâu_Tràng , cơm_lam , phở chua Tuyên_Quang , bánh_gai Chiêm_Hóa , thịt trâu Hùng_Mỹ , ngô nếp Soi_Lâm , chả ốc ống nứa , lạp_xưởng Na_Hang , gỏi cá bỗng , hoa chuối nấu chân_giò , na_dai_Lực_Hành , thịt muối chua , bánh_củ chuối Yên_Lập , nhộng_cọ Chiêm_Hóa , bánh_đúc Đà_Vị , xôi màu Lâm_Bình , mía , bánh chuối Na_Hang , rau_hôi , cà_gai leo_Hợp Hòa , gà Tân_Tạo , bưởi Soi_Hà , cốm Côn_Lôn , măng_vầu , thịt gác bếp Lâm_Bình , hoa kè nhồi thịt , chè Khau_Mút , rau bò khai , cháo_ỉm Sơn_Dương , gạo nếp Khẩu_Láng , bánh_lẳng Chiêm_Hóa , rêu đá , vịt bầu_Minh_Hương , rượu chuối Kim_Bình , măng nứa , măng khô , nhãn Bình_Ca , lợn đen Lăng_Can , chè_xanh , cọ ỏm Chiêm_Hóa , lạc Thổ_Bình , giảo cổ_lam Lâm_Bình . Kết_nghĩa Hưởng_ứng phong_trào kết_nghĩa Bắc - Nam , hai tỉnh Tuyên_Quang và Bình_Thuận_kết_nghĩa với nhau . Tại thành_phố Phan_Thiết có một con đường và một trường tiểu_học mang tên " Tuyên_Quang " và tại thành_phố Tuyên_Quang có một đường mang tên đường " Bình_Thuận " , một trường tiểu_học và một trường trung_học mang tên " Bình_Thuận " , một trường tiểu_hoc và một trường trung_học_cơ_sở mang tên " Phan_Thiết " . Người nổi_tiếng Thu_Hà : diễn_viên Lương_Xuân_Trường : cầu_thủ bóng_đá . Nguyễn_Thành_Chung : cầu_thủ bóng_đá . Đinh_Thị_Hảo : vận_động_viên rowing . Đỗ_Văn_Chiến : chính_trị_gia . Pháo ( Nguyễn_Diệu_Huyền ) : Rapper . Tô_Lan_Hương : Á_hậu VN 1994 . Thủy_Hương : Người_mẫu . Quan_Văn_Chuẩn : cầu_thủ bóng_đá . Double2T ( Bùi_Xuân_Trường ) : Rapper , quán_quân Rap Việt mùa 3 . Tham_khảo Liên_kết ngoài Trang_web chính_thức của tỉnh Tuyên_Quang_Đông_Bắc_Bộ
Unicode ( hay gọi_là mã thống_nhất ; mã đơn_nhất ) là bộ_mã chuẩn quốc_tế được thiết_kế để dùng làm bộ_mã duy_nhất cho tất_cả các ngôn_ngữ khác nhau trên thế_giới , kể_cả các ngôn_ngữ sử_dụng ký tự tượng_hình phức_tạp như chữ_Hán của tiếng Trung_Quốc , tiếng Nhật , chữ_Nôm của tiếng Việt , v.v. Vì những điểm ưu_việt đó , Unicode đã và đang từng bước thay_thế các bộ_mã truyền_thống , kể_cả bộ_mã tiêu_chuẩn ISO 8859 . Unicode đang được sử_dụng trên rất nhiều phần_mềm cũng như các trình ứng_dụng , chẳng_hạn Windows . Phiên_bản mới nhất là Unicode_® 15.0 công_bố ngày 13 tháng 9 năm 2022 . Hiệp_hội Unicode Hiệp_hội Unicode ở California xuất_bản phiên_bản đầu_tiên của The_Unicode_Standard ( Tiêu_chuẩn Unicode ) vào năm 1991 , và vẫn liên_tục hoàn_thiện chuẩn . Các phiên_bản mới được viết dựa trên các phiên_bản đã có , nhờ vậy đảm_bảo được tính tương_thích . Cũng xin lưu_ý rằng Unicode và tiêu_chuẩn ISO 10646 là hai khái_niệm hoàn_toàn độc_lập . Khi nói đến ISO 10646 tức_là người ta đang nói đến tiêu_chuẩn quốc_tế chính_thức , còn Unicode thì được Unicode_Consortium ( tập_hợp đại_diện các công_ty tin_học lớn ) soạn ra . Kể từ năm 1991 , khi Nhóm làm_việc ISO và Liên_đoàn Unicode quyết_định hợp_tác chặt_chẽ với nhau trong quá_trình nâng_cấp và mở_rộng chuẩn để đảm_bảo tính tương_thích ( cụ_thể là vị_trí của các ký tự trên cả hai đều y_hệt nhau – chẳng_hạn chữ ơ là 01A1 ) . Còn với Unicode thì lại khác , chuẩn này được phát_triển bởi Liên_đoàn Unicode . Liên_đoàn Unicode là một tổ_chức phi_lợi_nhuận tập_hợp bởi một_số công_ty , trong đó có cả những công_ty đa quốc_gia khổng_lồ có ảnh_hưởng lớn như Microsoft , Adobe_Systems , IBM , Novell , Sun_Microsystems , Lotus_Software , Symantec và Unisys . ( Danh_sách đầy_đủ tại : ) . Tuy_nhiên , chuẩn_Unicode không_chỉ quy_định bộ_mã , mà_còn cả cách dựng_hình , cách mã_hóa ( sử_dụng 1 , 2 , 3 hay 4 byte để biểu_diễn một ký tự ( UTF-8 là một ví_dụ ) , sự tương_quan ( collation ) giữa các ký tự , và nhiều đặc_tính khác của các ký tự , hỗ_trợ cả những ngôn_ngữ từ phải sang trái như tiếng Ả_Rập chẳng_hạn . Kho chữ Unicode chiếm trước 1.114.112 ( = 220 + 216 ) mã chữ , và hiện_nay đã gán ký_hiệu cho hơn 96000 mã chữ . 256 mã đầu_tiên phù_hợp với ISO 8859 - 1 , là cách mã_hóa ký tự phổ_biến nhất trong " thế_giới phương Tây " ; do_đó , 128 ký tự đầu_tiên còn được định_danh theo ASCII. Không_gian_mã Unicode cho các ký tự được chia thành 17 mặt_phẳng ( plane ) và mỗi mặt_phẳng có 65536 code point . Mặt_phẳng đầu_tiên ( plane 0 ) , " Mặt_phẳng_đa ngôn_ngữ căn_bản " ( Basic Multilingual_Plane - BMP ) , là nơi mà đa_số các ký_hiệu được gán_mã . BMP chứa các ký_hiệu cho hầu_hết các ngôn_ngữ hiện_đại , và một số_lượng lớn các ký tự đặc_biệt . Đa_số các code point được phân_bố trong BMP được dùng để mã_hóa các ngôn_ngữ CJKV ( Hán-Nhật-Hàn-Việt ) . Hai mặt_phẳng tiếp_theo được dùng cho các ký tự " đồ họa " . Mặt_phẳng 1 , " Mặt_phẳng đa_ngôn_ngữ bổ_sung " ( Supplementary Multilingual_Plane - SMP ) , được dùng chủ_yếu cho các loại chữ_viết cổ , ví_dụ Egyptian_hieroglyph ( chưa được mã_hóa ) , nhưng cũng còn được dùng cho các ký_hiệu âm_nhạc . Mặt_phẳng 2 , ( Supplementary Ideographic_Plane - SIP ) , được dùng cho khoảng 40000 chữ Trung_Quốc ít gặp mà đa_số là các ký_hiệu cổ , ngoài_ra cũng có một_số ký_hiệu hiện_đại . Mặt_phẳng 14 hiện chứa một_số các ký tự_thẻ ngôn_ngữ không được khuyến_khích và một_số ký_hiệu lựa_chọn biến_thể . Mặt_phẳng 15 và Mặt_phẳng 16 được mở cho các sử_dụng cá_nhân . Vẫn còn nhiều tranh_luận giữa các chuyên_gia về ngôn_ngữ CJK ( Hoa-Nhật-Hàn ) , đặc_biệt là các chuyên_gia người Nhật , về nhu_cầu và lợi_ích kỹ_thuật của việc " thống_nhất chữ_Hoa " , tức_là việc chuyển những bộ chữ_Hoa và chữ Nhật vào trong một bộ chữ_hợp nhất . ( Xem thêm mã_hóa chữ_Hoa ) Kho ≈ 220 điểm_mã bảo_đảm sự tương_thích với bộ_mã UTF-16 . Việc mới chỉ dùng hết có 10 % kho chữ cho thấy rằng kho chữ cỡ ≈ 20 bit này khó bị đầy trong một tương_lai gần . Các bảng_mã Đọc từ đầu tới giờ , chúng_ta chỉ mới biết rằng Unicode là một_cách để đánh_số duy_nhất cho tất_cả các ký tự được dùng bởi con_người trong ngôn_ngữ viết . Nhưng những con_số đó được ghi trong các hệ_thống xử_lý văn_bản lại là những vấn_đề khác ; những vấn_đề đó là hậu_quả của việc phần_lớn các phần_mềm ở phương Tây chỉ biết tới các hệ_thống mã hóa 8 - bit , và việc đưa Unicode vào các phần_mềm chỉ mới diễn ra chậm_chạp trong những năm gần đây . Các chương_trình 8 - bit cũ chỉ nhận_biết các ký tự 8 bit , và không_thể dùng nhiều hơn 256 điểm_mã nếu không có những cách giải_quyết đặc_biệt . Do_đó người ta phải đề ra nhiều cơ_chế để dùng Unicode ; tùy thuộc vào khả_năng lưu_trữ , sự tương_thích với chương_trình nguồn và sự tương_tác với các hệ_thống khác mà mỗi người chọn một cơ_chế . UTF-32_Cách đơn_giản nhất để lưu_trữ tất_cả các 220 + 216 Unicode code points là sử_dụng 32 bit cho mỗi ký tự , nghĩa_là , 4 byte – do_đó , cách mã_hóa này được Unicode gọi_là UTF-32 và ISO / IEC 10646 gọi_là UCS-4 . Vấn_đề chính của cách này là nó hao chỗ hơn 4 lần so với trước_kia , do_đó nó ít được dùng trong các vật nhớ ngoài ( như đĩa , băng ) . Tuy_nhiên , nó rất đơn_giản , nên một_số chương_trình sẽ sử_dụng mã hóa 32 bit bên trong khi xử_lý Unicode . UTF-16_UTF-16 là một_cách mã_hóa dùng Unicode 20 bit . Các ký tự trong BMP được diễn_tả bằng cách dùng giá_trị 16 - bit của code point trong Unicode_CCS. Có hai cách để viết giá_trị 16 bit trong một dòng ( stream ) 8 - bit . Có_lẽ bạn đã nghe qua chữ endian . Big_Endian có nghĩa là cho Most Significant_Byte đi trước , tức_là nằm bên trái – do_đó ta có UTF-16BE . Còn Little_Endian thì ngược_lại , tức_là Least Significant_Byte đi trước – do_đó ta có UTF-16LE . Thí_dụ , giá_trị 16 - bit của con_số Hex1234 được viết là Hex12_Hex34 trong Big_Endian và Hex34_Hex12 trong Little_Endian . Những ký_hiệu không nằm trong BMP được biểu_diễn bằng cách dùng surrogate pair ( cặp thay_thế ) . Code_points có giá_trị từ U + D800 đến U + DFFF được dành riêng ra để dùng cho mục_đích này . Trước_hết , một code point có 20 bit được phân ra làm hai nhóm 10 bit . Nhóm Most_Significant 10 bit được map vào một giá_trị 10 bit nằm trong khoảng từ u + D800 đến u + DBFF. Nhóm Least_Significant 10 bit được map vào một giá_trị 10 bit nằm trong khoảng từ U + DC00 đến U + DFFF. Theo cách đó UTF-16 có_thể biểu_diễn được những ký_hiệu Unicode có 20 bit . UTF-8_UTF-8 là một_cách mã_hóa để có tác_dụng giống như UCS-4 ( cũng là UTF-16 ) , chứ không phải có code point nào khác . UTF-8 được thiết_kế để tương_thích với chuẩn ASCII._UTF-8 có_thể sử_dụng từ một ( cho những ký tự trong ASCII ) cho đến 6 byte để biểu_diễn một ký tự . Chính vì tương_thích với ASCII , UTF-8 cực_kỳ có lợi_thế khi được sử_dụng để bổ_sung hỗ_trợ Unicode cho các phần_mềm có sẵn . Thêm vào đó , các nhà phát_triển phần_mềm vẫn có_thể sử_dụng các hàm thư_viện có sẵn của ngôn_ngữ lập_trình C để so_sánh ( comparisons ) và xếp thứ_tự . ( Ngược_lại , để hỗ_trợ các cách mã hóa 16 bit hay 32 bit như ở trên , một_số lớn phần_mềm buộc phải viết lại do_đó tốn rất nhiều công_sức . Một điểm mạnh nữa của UTF-8 là với các văn_bản chỉ có một số_ít các ký tự ngoài ASCII , hay thậm_chí cho các ngôn_ngữ dùng bảng chữ_cái Latinh như tiếng Việt , tiếng Pháp , tiếng Tây_Ban_Nha , v.v. ; cách mã_hóa kiểu này cực_kỳ tiết_kiệm không_gian lưu_trữ . UTF-8 được thiết_kế đảm_bảo không có chuỗi_byte của ký tự nào lại nằm trong một chuỗi của ký tự khác dài hơn . Điều này khiến cho việc tìm_kiếm ký tự theo byte trong một văn_bản là rất dễ_dàng . Một_số dạng mã_hóa khác ( như Shift-JIS ) không có tính_chất này khiến cho việc xử_lý chuỗi ký tự trở_nên phức_tạp hơn nhiều . Mặc_dù để thực_hiện điều này đòi_hỏi phải có độ_dư ( văn_bản sẽ dài thêm ) nhưng những ưu_điểm mà nó mang lại vẫn nhiều hơn . Việc nén dữ_liệu không phải là mục_đích hướng tới của Unicode và việc này cần được tiến_hành một_cách độc_lập . Các quy_định chính_xác của UTF-8 như sau ( các số bắt_đầu bằng 0 x là các số biểu_diễn trong hệ thập_lục phân ) Các ký_tự có giá_trị nhỏ hơn 0x80 , sử_dụng 1 byte có cùng giá_trị . Các ký_tự có giá_trị nhỏ hơn 0x800 , sử_dụng 2 byte : byte thứ nhất có giá_trị 0 xC0 cộng với 5 bit từ thứ 7 tới 11 ( 7 th - 11 th least significant bits ) ; byte thứ hai có giá_trị 0x80_cộng với các bit từ thứ 1 tới thứ 6 ( 1 st - 6 th least significant bits ) . Các ký_tự có giá_trị nhỏ hơn 0x10000 , sử_dụng 3 byte : byte thứ nhất có giá_trị 0 xE0 cộng với 4 bit từ thứ 13 tới 16 ; byte thứ hai có giá_trị 0x80 cộng với 6 bit từ thứ 7 tới 12 ; byte thứ ba có giá_trị 0x80 cộng với 6 bit từ thứ 1 tới thứ 6 . Các ký_tự có giá_trị nhỏ hơn 0x200000 , sử_dụng 4 byte : byte thứ nhất có giá_trị 0 xF0 cộng với 3 bit từ thứ 19 tới 21 ; byte thứ hai có giá_trị 0x80 cộng với 6 bit từ thứ 13 tới 18 ; byte thứ ba có giá_trị 0x80 cộng với 6 bit từ thứ 7 tới thứ 12 ; byte thứ tư có giá_trị 0x80 cộng với 6 bit từ thứ 1 tới thứ 6 . Hiện_nay , các giá_trị khác ngoài các giá_trị trên đều chưa được sử_dụng . Tuy_nhiên , các chuỗi ký tự dài tới 6 byte có_thể được dùng trong tương_lai . Chuỗi 5 byte sẽ lưu_trữ được mã ký tự chứa đến 26 bit : byte thứ nhất có giá_trị 0 xF8 cộng với 2 bit thứ 25 và 26 , các byte tiếp_theo lưu giá_trị 0x80 cộng với 6 bit có ý_nghĩa tiếp_theo . Chuỗi 6 byte sẽ lưu_trữ được mã ký tự chứa đến 31 bit : byte thứ nhất có giá_trị 0 xFC cộng với bit thứ 31 , các byte tiếp_theo lưu giá_trị 0x80 cộng với 6 bit có ý_nghĩa tiếp_theo . UTF-7 Chuẩn_hóa được ít dùng nhất có_lẽ là UTF-7 . Chuẩn_MIME yêu_cầu mọi thư_điện_tử phải được gửi dưới dạng ASCII cho_nên các thư_điện_tử nào sử_dụng mã_hóa Unicode được coi là không hợp_lệ . Tuy_nhiên hạn_chế này thường bị hầu_hết mọi người bỏ_qua . UTF-8 cho_phép thư_điện_tử sử_dụng Unicode và đồng_thời cũng phù_hợp với tiêu_chuẩn . Các ký_hiệu ASCII sẽ được giữ nguyên , tuy_nhiên các ký tự khác ngoài 128 ký_hiệu ASCII_chuẩn sẽ được mã_hóa bằng một escape sequence hay một dấu ' + ' theo sau một ký tự Unicode được mã hóa bằng Base64 , và kết_thúc bằng một dấu ' - ' . Ký_tự ' + ' nổi_tiếng sẽ được mã hóa thành ' + - ' . Các vấn_đề khác Tiêu_chuẩn Unicode còn bao_gồm một_số vấn_đề có liên_quan , chẳng_hạn character properties , text normalisation forms và bidirectional display order ( để hiển_thị chính_xác các văn_bản chứa cả hai loại ngôn_ngữ có cách viết từ phải qua trái như tiếng Ả_Rập hay tiếng Hebrew ) và trái qua phải . Unicode trên mạng toàn_cầu Hầu_hết các trang_web tiếng Việt sử_dụng cách mã_hóa UTF-8 để đảm_bảo tính tương_thích , tuy_nhiên một_số trang_web vẫn còn giữ cách mã_hóa theo chuẩn ISO-8859-1 cũ . Các trình_duyệt hiện_đại ngày_nay như Mozilla_Firefox có chức_năng tự_động chọn cách mã_hóa ( encoding ) thích_hợp nếu_như máy_tính đã được cài_đặt một font thích_hợp ( xem thêm Unicode và HTML ) . Mặc_dù các quy_tắc cú_pháp có_thể ảnh_hưởng tới thứ_tự xuất_hiện của các ký tự nhưng các văn_bản HTML_4.0 và XML_1.0 đều có_thể bao_trùm hầu_hết các ký tự trong Unicode , chỉ trừ một số_lượng nhỏ ký tự điều_khiển và dãy chưa được gán D800-DFFF và FFFE-FFFF . Các ký_tự này biểu_thị hoặc là các byte nếu bộ_mã có định_nghĩa hoặc là chuỗi số của Unicode nếu bộ_mã không định_nghĩa . Chẳng_hạn : Δ Й_ק م_๗ ぁ_叶 葉_냻 sẽ được hiển_thị là Δ , Й , ק , م , ๗ , ぁ , 叶 , 葉 và 냻 nếu máy_tính đã có cài_đặt font thích_hợp . Các ký tự này lần_lượt là chữ " Delta " trong bảng chữ_cái Hy_Lạp , " I_ngắn " trong bảng chữ_cái Cyril , " Meem " trong bảng chữ_cái Ả_Rập , " Qof " trong bảng chữ_cái Hebrew , số 7 trong bảng chữ_cái Thái , Hiragana " A " của tiếng Nhật , chữ_Hán " diệp " giản_thể , chữ_Hán " diệp " phồn_thể và âm " Nyrh " bằng Hangul trong tiếng Hàn / Triều_Tiên . Các phông chữ Unicode Phông chữ Unicode có_thể được tải về từ nhiều trang_web , hầu_hết chúng là miễn_phí . Dù đã có hàng ngàn phông chữ trên thị_trường , nhưng hầu_hết chỉ hỗ_trợ ở một mức_độ nhất_định một_số ký_hiệu ngoài ASCII của Unicode . Thay_vì đó , các phông chữ Unicode_thường tập_trung hỗ_trợ các ký tự_ASCII và những chữ_viết cụ_thể hoặc tập các ký tự hay ký_hiệu . Có vài nguyên_do của điều này : các ứng_dụng và tài_liệu rất ít khi cần hiển_thị ký tự từ nhiều hơn hai hệ_thống chữ_viết ; phông chữ thường là những tập không đầy_đủ ; hệ điều_hành và các ứng_dụng ngày_càng xử_lý tốt hơn các ký tự từ nhiều bộ_phông khác nhau ... Thêm vào nữa , việc thiết_kế một hệ_thống chi_tiết hàng nghìn ký tự là công_việc đòi_hỏi nhiều thời_gian và công_sức trong khi hầu_như không thu lợi gì từ việc này .... Phông chữ Unicode cho_phép gõ tiếng Việt ở các phông_Times New_Roman hay Tahoma hay Arial Lịch_sử các phiên_bản Unicode Tham_khảo Liên_kết ngoài Liên_Đoàn_Unicode Các phiên_bản Unicode : 3.1 , 3.2 , 4.0_DecodeUnicode - Unicode_WIKI , 50.000_gifs and_information about each character Alan_Wood's Unicode_Resources ( chứa danh_sách các trình xử_lý từ có khả_năng Unicode ) Unicode Code_Charts ( PDF ) UTF-8 , UTF-16 , UTF-32_Code Charts The_Letter_Database Project_UTF-8 , evangelizing Unicode_support trong phần_mềm miễn_phí Vietnamese Unicode_FAQ Mã_hóa_kí tự_Typography kỹ_thuật số
Sự_kiện Tháng 1 1 tháng 1 : Luíz Inácio_Lula Da_Silva trở_thành Tổng_thống thứ 37 của Brasil . Pascal_Couchepin trở_thành Tổng_thống Thụy_Sĩ 24 tháng 1 : Bộ An_ninh Nội_địa_Hoa_Kỳ chính_thức bắt_đầu hoạt_động . 31 tháng 1 : Gặp nhau cuối năm - Táo_Quân do VFC công_chiếu lần đầu_tiên phát_sóng truyền_hình VTV , và từ đó trở_thành món ăn tinh_thần của nhân_dân Việt_Nam vào đêm 30 Tết . Tháng 1 – Khủng_hoảng về giảm quân bị tại Iraq : Vì lời phê_bình khắp_nơi , luật_sư chính của Anh , Tây_Ban_Nha , Ý , Bồ_Đào_Nha , Hungary , Ba_Lan , Đan_Mạch và Cộng_hòa Séc đã tuyên_bố phát_biểu ý_kiến ủng lập_trường của Hoa_Kỳ về Iraq , và nói là Saddam_Hussein phải tuân theo nghị_quyết của Liên_hiệp_quốc . Tháng 2 1 tháng 2 : Tàu Columbia_nổ ở trên Texas trong lúc hạ_cánh , giết tất_cả bảy phi_hành_gia trên tàu . 5 tháng 2 : Khủng_hoảng về giảm quân bị tại Iraq : Ngoại_trưởng Hoa_Kỳ Colin_Powell diễn_thuyết tại Hội_đồng Bảo_an Liên_hiệp_quốc về Iraq . 15 tháng 2 : Toàn thế_giới chống chiến_tranh tại Iraq – hơn 6 triệu người đã biểu_tình tại hơn 600 đô_thị trên toàn thế_giới , một trong những vụ biểu_tình lớn nhất trong lịch_sử nhân_loại . 23 tháng 2 : Thành_phố New_York là địa_điểm cho Giải_Grammy , với sự hiện_diện của Nickelback , No_Doubt , Foo_Fighters , Britney_Spears và các nhạc_sĩ khác . 24 tháng 2 : Động_đất tại tỉnh Tân_Cương , Cộng_hòa Nhân_dân Trung_Hoa , 261 người chết . 26 tháng 2 : Một doanh_nhân người Mỹ gốc Hồng_Kông được đưa vào Bệnh_viện Việt - Pháp tại Hà_Nội , Việt_Nam . Bác_sĩ của WHO , Carlo_Urbani thông_báo tình_trạng bệnh truyền_nhiễm lạ_lây rất nhanh tới WHO. Bác_sĩ Carlo_Urbani và bệnh_nhân đó đều chết vì SARS-CoV vào tháng 3 . 26 tháng 2 : Khủng_hoảng về giảm quân bị tại Iraq : Tổng_thống Hoa_Kỳ George_W. Bush phát_biểu công_khai về viễn_cảnh " cải_cách dân_chủ " ở Iraq . Ông nói đây sẽ là " một ví_dụ " cho các quốc_gia Ả_Rập khác . Tháng 3 1 tháng 3 : Khủng_hoảng về giảm quân bị tại Iraq : Các tiểu_vương_quốc Ả_Rập thống_nhất kêu_gọi Tổng_thống Iraq_Saddam Hussein_nhượng_bộ để tránh chiến_tranh . Quan_điểm này sau đó được Kuwait nhắc lại . 6 tháng 3 : Tamanrasset , Algerie . Một chiếc Boeing 737 của Air Algerie_rơi , tất_cả 103 người trên máy_bay đều đã thiệt_mạng . 15 tháng 3 : Hồ_Cẩm_Đào trở_thành Chủ_tịch nước Cộng_hòa nhân_dân Trung_Hoa , thay_thế Giang_Trạch_Dân . Tháng 4 Tháng 5 1 tháng 5 : Động_đất tại phía đông Thổ_Nhĩ_Kỳ khiến ít_nhất 177 người thiệt_mạng . 21 tháng 5 : Động_đất tại Algerie khiến 2.266 người chết . Tháng 6 Tháng 7 1 tháng 7 : Truyền_hình cáp_HTVC , được thành_lập 7 tháng 7 : Rơi một chiếc Boeing 737 của Sudan_Airways khiến 116 người thiệt_mạng . Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 31 tháng 10 : Đại_hội_đồng Liên_Hợp_Quốc thông_qua Công_ước phòng_chống tham_nhũng . 31 tháng 10 : Mahathir_Mohamad từ_chức Thủ_tướng Malaysia sau 22 năm nắm quyền , thay_thế ông là Phó Thủ_tướng Abdullah Ahmad_Badawi . Tháng 11 Tháng 12 5 tháng 12 – Đại_hội Thể_thao Đông_Nam_Á 2003 diễn ra tại Hà_Nội ( Việt_Nam ) . Đây là lần đầu_tiên Đại_hội Thể_thao Đông_Nam_Á được tổ_chức tại Việt_Nam . Sinh 6 tháng 1 : MattyBraps , ca_sĩ , rapper Teen_Pop Mỹ 13 tháng 1 : Phương Mỹ_Chi , nữ ca_sĩ Việt_Nam 20 tháng 2 : Olivia_Rodrigo , nữ ca_sĩ , nhạc_sĩ và diễn_viên người Mỹ 28 tháng 3 : Pháo ( Nguyễn_Diệu_Huyền ) , nữ ca_sĩ , rapper người Việt_Nam 23 tháng 4 : Vương tôn_nữ Laetitia_Maria Nora_Anna Joachim_Zita của Bỉ , con gái Vương_nữ Astrid của Bỉ và Thân_vương_Lorenz của Áo-Este 29 tháng 4 : Maud Angelica_Behn , con gái Märtha_Louise của Na_Uy và Ari_Behn 8 tháng 5 : hoàng_tử kế_vị Mulai_Hassan , con trai vua Muhammad_VI của Maroc và công_chúa Lalla Salma 15 tháng 5 : Ana_María Morales y_de Grecia , con gái Alexia của Hy_Lạp và Đan_Mạch và Carlos_Morales 19 tháng 5 : JoJo_Siwa , vũ_công , ca_sĩ , diễn_viên và YouTuber người Mỹ 27 tháng 5 : Moritz Emmanuel_Maria , con trai hoàng_tử Constantin của Liechtenstein và Marie_von Kalnoky 17 tháng 8 : The_Kid_Laroi , rapper , ca_sĩ và nhạc_sĩ người Úc 20 tháng 8 : Vương_tử_Gabriel Baudouin Charles_Marie , con trai Vua Philippe của Bỉ và Mathilde d'Udekem d'Acoz 24 tháng 8 : Alexandre , con trai ngoài giá_thú của Đại_Công_tước Albert II của Monaco và bạn gái Nicole_Coste . 20 tháng 10 : Patrick Nattawat_Finkler , ca_sĩ , diễn_viên người Đức - Thái , thành_viên nhóm nhạc INTO1 . 29 tháng 10 : Kathy_Savelina , ca_sĩ Úc 8 tháng 11 : Louise_Alice Elizabeth_Mary , con gái của Vương_tử_Edward , Công_tước xứ Edinburgh và Sophie Helen_Rhys-Jones . 7 tháng 12 : Catharina-Amalia của Hà_Lan Beatrix Carmen_Victoria , con gái Vua_Willem-Alexander của Hà_Lan và Máxima_Zorreguieta 28 tháng 12 : Công_chúa Vittoria Cristina_Adelaide Chiara_Maria , con gái của hoàng_tử Emanuele_Filiberto của Savoia và công_nương Clotilde_Courau Mất 5 tháng 1 – Roy_Jenkins , Chính_trị_gia người Anh . 11 tháng 1 : Mickey_Finn , nhạc_sĩ_Anh ( sinh 1947 ) 24 tháng 1 : Giovanni_Agnelli , doanh_nhân_Ý ( sinh 1921 ) 2 tháng 2 : Lou_Harrison , nhà soạn_nhạc Mỹ ( sinh 1917 ) 12 tháng 2 : Duy_Khánh , ca_sĩ , nhạc_sĩ Việt_Nam Cộng_Hòa ( sinh 1936 ) 13 tháng 2 : Walt Whitman_Rostow , nhà_kinh_tế học_Mỹ ( sinh 1916 ) 28 tháng 2 : Chris_Brasher , vận_động_viên điền_kinh_Anh , người đoạt huy_chương Thế_Vận_Hội ( sinh 1928 ) 3 tháng 3 : Horst_Buchholz , diễn_viên Đức ( sinh 1933 ) 12 tháng 3 : Zoran_Đinđić , chính_trị_gia_Serbia ( sinh 1952 ) 23 tháng 3 : Amamoto_Hideyo , nam diễn_viên người Nhật_Bản ( sinh 1926 ) 24 tháng 3 : Heinrich_Neuy , họa_sĩ Đức ( sinh 1911 ) 29 tháng 3 : Carlo_Urbani , bác_sĩ đã tìm ra dịch SARS. 1 tháng 4 : Trương_Quốc_Vinh , diễn_viên , ca_sĩ , nhạc_sĩ nổi_tiếng của Hồng_Kông ( Sinh 1956 ) 13 tháng 5 : Hà_Triều , soạn_giả Cải_lương . 17 tháng 5 : Luigi_Pintor , nhà_văn Ý , nhà_báo , chính_trị_gia ( sinh 1925 ) 30 tháng 5 : Günter_Pfitzmann , diễn_viên Đức ( sinh 1924 ) 5 tháng 6 : Jürgen W._Möllemann , chính_trị_gia_Đức ( sinh 1945 ) 12 tháng 6 : Gregory_Peck , diễn_viên Mỹ ( sinh 1916 ) 26 tháng 6 : Marc Vivien_Foe , cầu_thủ người Cameroon ( sinh 1975 ) 29 tháng 6 : Katharine_Hepburn , nữ diễn_viên Mỹ ( sinh 1907 ) 4 tháng 7 : Barry_White , ca_sĩ nhạc soul_Mỹ ( sinh 1944 ) 17 tháng 7 : Hans_Abich , nhà_sản_xuất phim_Đức ( sinh 1918 ) 22 tháng 7 : Udai_Hussein ( sinh 1964 ) , Kusai_Hussein ( sinh 1967 ) , các con trai của Saddam_Hussein 21 tháng 7 : Ingrid_von Bothmer , nữ diễn_viên Đức ( sinh 1918 ) 13 tháng 8 : Helmut_Rahn , cầu_thủ bóng_đá_Đức ( sinh 1929 ) 16 tháng 8 : Idi_Amin , nhà độc_tài của Uganda ( sinh 1928 ) 28 tháng 8 : Peter_Hacks , nhà soạn kịch_Đức ( sinh 1928 ) 29 tháng 8 : Horace Welcome_Babcock , nhà_thiên_văn_học Mỹ ( sinh 1912 ) 30 tháng 8 : Charles_Bronson , diễn_viên Mỹ ( sinh 1921 ) 8 tháng 9 : Leni_Riefenstahl , nữ đạo_diễn phim người Đức ( sinh 1902 ) 9 tháng 9 : Edward_Teller , nhà_vật_lý_học Mỹ ( sinh 1908 ) 11 tháng 9 : Anna_Lindh , nữ bộ_trưởng Bộ Ngoại_giao Thụy_Điển ( sinh 1957 ) 12 tháng 9 : Johnny_Cash , ca_sĩ nhạc country_Mỹ ( sinh 1932 ) 17 tháng 9 : Ljubica_Marić , nhà soạn_nhạc Serbia ( sinh 1909 ) 19 tháng 9 : Slim_Dusty , nam ca_sĩ Úc ( sinh 1927 ) 23 tháng 9 : Josef_Guggenmos , nhà_thơ trữ_tình , nhà_văn ( sinh 1922 ) 26 tháng 9 : Robert_Palmer , nam ca_sĩ Anh ( sinh 1949 ) 10 tháng 10 : Eugene_Istomin , nghệ_sĩ dương_cầm Mỹ ( sinh 1925 ) 11 tháng 10 : Minh_Huệ , nhà_thơ Việt_Nam 19 tháng 10 : Alija_Izetbegović , chính_trị_gia , chính_khách ( sinh 1925 ) 29 tháng 10 : Hal_Clement , nhà_văn Mỹ ( sinh 1922 ) 3 tháng 11 : Hoàng_Giang , nghệ_sĩ cải_lương , được báo_chí gọi_là " Đệ_Nhất Kép_Độc " ( sinh 1922 ) 6 tháng 11 : Hallvard_Johnsen , nhà soạn_nhạc Na_Uy ( sinh 1916 ) 12 tháng 11 : Jonathan_Brandis , diễn_viên Mỹ ( sinh 1976 ) 27 tháng 11 : Will_Quadflieg , diễn_viên Đức ( sinh 1914 ) 2 tháng 12 : Ignaz_Kiechle , chính_trị_gia_Đức ( sinh 1930 ) 19 tháng 12 : Hope_Lange , nữ diễn_viên Mỹ ( sinh 1931 ) 22 tháng 12 : Dave_Dudley , ( Darwin David_Pedruska ) , ca_sĩ nhạc country_Mỹ ( sinh 1928 ) 27 tháng 12 : Alan_Bates , ( Sir Alan_Arthur ) , diễn_viên Anh ( sinh 1934 ) 30 tháng 12 : Mai Diễm_Phương , ( Anita_Mui ) danh_ca , diễn_viên nổi_tiếng của Hồng_Kông ( sinh 1963 ) . Giải_thưởng Nobel_Vật_lý_học : Alexei Alexeevich_Abrikosov , Nga và Hoa_Kỳ Vitaly Lazarevich_Ginzburg , Nga Anthony James_Leggett , Vương_quốc_Anh và Hoa_Kỳ , " vì các đóng_góp tiên_phong cho thuyết siêu_dẫn và siêu_lưu " Hóa_học : Peter_Agre , Hoa_Kỳ " vì các phát_hiện liên_quan tới các kênh trong màng tế_bào " , " vì phát_hiện các kênh nước " Roderick_MacKinnon , Hoa_Kỳ " vì các nghiên_cứu cấu_trúc và cơ_học đối_với các kênh ion " Sinh_lý_học hoặc y_học : Paul_Lauterbur , Hoa_Kỳ Sir Peter_Mansfield , Vương_quốc_Anh " vì các phát_hiện của họ liên_quan tới chụp cộng_hưởng từ " Văn_học : John_Maxwell Coetzee , Nam_Phi , " người trong nhiều vô_số cách_thức đã miêu_tả sinh_động sự tham_gia đáng ngạc_nhiên của người ngoài cuộc " Hòa_bình : Shirin_Ebadi , Iran " vì các nỗ_lực của bà cho dân_chủ và nhân_quyền " Kinh_tế chính_trị : Robert F._Engle , Hoa_Kỳ " cho các phương_pháp phân_tích chuỗi thời_gian kinh_tế với sự biến_động theo thời_gian " Clive_W. J._Granger , Vương_quốc_Anh " cho các phương_pháp phân_tích chuỗi thời_gian kinh_tế với các xu_hướng chung " Tham_khảo 03
Thăng_Long ( chữ Hán : 昇龍 ) là tên gọi cũ của thành_phố Hà_Nội . Đây là kinh_đô của nước Đại_Việt thời_Lý , Trần , Lê , Mạc , Lê_Trung_hưng ( 1010 - 1788 ) . Trong dân_dã thì địa_danh tên Nôm_Kẻ Chợ được dùng phổ_biến nên thư_tịch Tây_phương về Hà_Nội trước thế_kỷ 19 hay dùng Cachao hay Kecho . Lịch_sử Năm 1010 , tương_truyền khi vua Lý_Công_Uẩn rời kinh_đô Hoa_Lư đến đất Đại_La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh_đô mới là Thăng_Long , hay " rồng bay lên " theo nghĩa Hán_Việt . Ngày_nay tên Thăng_Long còn dùng trong văn_chương , trong những cụm_từ như " Thăng_Long ngàn năm văn_vật " ... Năm 2010 là kỷ_niệm Đại_lễ 1000 năm Thăng_Long - Hà_Nội . Năm 1243 , nhà Trần_tôn_tạo sửa_đổi và gọi Thăng_Long là Long_Phượng . Cuối thời Trần , Hồ_Quý_Ly cho đặt tên là Đông_Đô . Năm 1428 , Lê_Lợi_đặt kinh_đô tại Thăng_Long và đổi tên là Đông_Kinh , vì có kinh_đô thứ 2 là Tây_Kinh tại Thanh_Hóa . Vào_khoảng thế_kỷ 16 , khi Đông_Kinh trở_thành một đô_thị sầm_uất , có cả người Châu_Âu đến buôn_bán , thì trong dân_gian bắt_đầu gọi Đông_Kinh là Kẻ_Chợ . Theo 1 người đã đến kinh_đô Thăng_Long là ông William_Dampier người Anh thì tại đây có tới 20.000 nóc nhà , thường thấp , tường trát bùn và mái lợp rơm . Dù_vậy cũng có một_số nhà xây bằng gạch và lợp ngói . Hoàng_cung được xây_dựng nguy_nga hơn dù cũng làm bằng gỗ . Năm 1805 , sau khi thống_nhất đất_nước , nhà Nguyễn_đặt kinh_đô tại Phú_Xuân ( Huế ) và cho phá thành Thăng_Long để xây thành theo phương_pháp của phương Tây do kỹ_sư Pháp giúp_đỡ . Đồng_thời vua Gia_Long đổi tên chữ_Hán của Thăng_Long 昇龍 , với nghĩa_là " rồng bay lên " thành_ra từ đồng_âm_Thăng Long_昇隆 , nhưng mang nghĩa_là " thịnh_vượng " khác_nghĩa với thời các triều_đại trước , vì cho rằng Thăng_Long lúc đó không còn là kinh_đô nơi vua ở cho_nên không dùng biểu_tượng rồng , linh_vật tượng_trưng cho vương_quyền . Gia_Long đổi phủ_Phụng Thiên_thành phủ Hoài_Đức , còn tại kinh_đô Huế cho lập_phủ Thừa_Thiên , trực_lệ kinh_kỳ . Thăng_Long tồn_tại cho đến thời vua Minh_Mạng khi bãi_bỏ Bắc_Thành tổng_trấn và thành_lập tỉnh Hà_Nội , năm 1831 niên_hiệu Minh_Mạng thứ 12 . Từ tháng 12 năm 2002 đến nay , trên khu_vực thuộc Hoàng_thành Thăng_Long xưa ( khu_vực giữa các phố Hoàng_Diệu , Hoàng_Văn_Thụ , Độc_Lập , Bắc_Sơn ở Hà_Nội ) , các nhà_khảo_cổ_học đã tiến_hành khai_quật trên một diện_tích khoảng hơn 19 nghìn m² , phát_lộ một phức_hệ di_tích - di_vật rất phong_phú , đa_dạng từ La_Thành - Đại_La ( thế_kỉ 7-9 ) đến thành Thăng_Long ( thế_kỉ 11-18 ) và thành Hà_Nội ( thế_kỉ 19 ) . Cương_vực Thăng_Long xưa Thăng_Long bao_gồm Hoàng_thành Thăng_Long và một phủ kiêm_lý , là phủ Phụng_Thiên , phần thị_thành kề_cận kinh_thành ( phủ Phụng_Thiên mới là phần gốc lõi của Kẻ_Chợ ) . Đứng đầu phủ Phụng_Thiên là viên quan Phủ_doãn , gọi_là Phủ_doãn phủ Phụng_Thiên . Phủ_Phụng_Thiên ( đến thời nhà Nguyễn_thì đổi thành phủ Hoài_Đức ) vào cuối thời nhà_Hậu Lê_tới đầu thời nhà Nguyễn_gồm 2 huyện ( tổng_cộng 13 tổng , 239 phường , thôn , trại ( đơn_vị cấp làng_xã ) ) : Huyện_Thọ_Xương ( 8 tổng : 184 phường , thôn , trại ) gồm các tổng : Tả_Túc : gồm 20 phường , thôn : Phúc_Lâm , Nghĩa_Dũng , Mỹ_Lộc , Nguyên_Khiết_Thượng , Nguyên_Khiết_Hạ , Trừng_Thanh_Thượng , Sài_Thúc-Trừng Thanh_Trung , Ngũ_Hầu-Trừng Thanh_Trung , Bề_Thượng-Trừng Thanh_Trung , Bề_Hạ-Trừng Thanh_Trung , Cựu_Vệ Tả-Trừng_Thanh_Trung , Ngoại_Ổ-Hương_Bài , Kiên_Nghĩa-chợ Hà_Khẩu , Tả_Lâu , Bến_Đá , Miếu Trung_Liệt , Chợ Bến_Đá , Hàng_Lược , Đông_Hà , Đình_Hạ-Phục_Cổ , Thượng-Trừng_Thanh_Hạ , Tả-Trừng_Thanh_Hạ , Hữu-Trừng_Thanh_Hạ , Hàng_Kiếm-Trừng Thanh_Hạ , Đồn Tây_Long , Vạn_Hà , Thủy_cơ Vũ_Xá , Thủy_cơ_Đông_Trạch , Thủy cơ_Trúc Võng , Thủy_cơ Biện_Dương , Thủy_cơ_Tự_Nhiên , Thủy_cơ Lãng_Hồ . Tiền_Túc : gồm 29 phường , thôn : Thuận_Mỹ , Hữu_Đông_Môn , Tố_Tịch , Tiên_Thị ( chợ_Tiên , nay khoảng Lý_Quốc_Sư-Hàng Trống-Nhà thờ_Lớn ) , Khánh_Thụy_Tả , Đồng_Lạc , Hàng_Nồi , An_Thái , Đông_Thành-An_Nội , Chợ_Đông_Thành , Thượng-Cổ_Vũ , An_Nội-Cổ_Vũ , Trung-Cổ_Vũ , Trung_Hạ-Cổ_Vũ , Thị_Vật-Cổ_Vũ , Thái_Cực , Hàng_Đàn , Hoa_Nương , Kim_Bát Thư_Khánh Thụy_Hữu , Kim_Bát_Hạ , Đông_Hà_Kim_Bát_Thượng , Chùa Tháp-Báo_Thiên , Chùa Báo_Thiên , Xuân_Hoa ( nay khoảng phố Hàng_Cân ) , Phúc_Phố ( khoảng cuối phố Nhà_Chung ) , Tô_Mộc ( nay khoảng phố Hàng_Khay ) , Chân_Sơn ( tức Chân_Sơn_Minh_Cầm hay Chân_Cầm , nay khoảng các phố Chân_Cầm-Hàng Gai-Lý_Quốc_Sư-Phủ Doãn ) , Chiêu_Hội ( tức Hội_Vũ ) . Hữu_Túc : gồm 18 phường , thôn : Đông_Các , Hàng_Chè , Hàng_Chài , Tả_Vọng , Tư_Nhất , Kho_Súng , Hậu_Bi , Diên_Hưng , Hà_Khẩu , Đông_An , Trung_An , Nhiễu Thượng-Đông_Tác , Nam_Hoa , Hậu_Lâu , Hàng_Cá , Trung_Nghĩa , Hạ_Hà , Dũng Hàn . Hậu_Túc : gồm 17 phường , thôn : Nghĩa_Lập , Thanh_Hà , Huyền_Thiên , Tiền_Trung , Vĩnh_Trừ , Phú_Từ , Nội_Tự cửa Đông_Hoa , Cửa_Đông_Hoa , Cửa_Hậu Đông_Hoa , Cầu_Cháy , Đồng_Xuân , Vĩnh_Thái , Nhiễu Trung-Đông_Tác , Đông_Hà , An_Phú , Đồng_Thuận , Hoa_Đán . Tả_Nghiêm : gồm 23 thôn , phường : ( Vũ_Thạch_Tiểu , Vũ_Thạch_Hạ ) ( phường Vũ_Thạch_cổ nay thuộc khoảng đầu các phố Quang_Trung và Bà_Triệu , kéo đến phố Lý_Thường_Kiệt ) , ( Hồi_Thuần , Thuần_Mỹ ) ( sau nhập thành Hồi Mỹ , nay khoảng phố Lý_Thường Kiệt-Trần_Hưng_Đạo-xóm Hà_Hồi-phố Trần_Quốc_Toản ) , Đổi_Mã ( tức Hòa_Mã ) , Giáo_Phường ( nay khoảng giữa phố Huế ) , Hàng_Bài , ( Vệ_Hồ_Giao ( tức Long_Hồ ) , Hậu_Phong_Vân ) ( nay là Vân_Hồ ) , Thịnh_Xương ( sau nhập với Yên_Ninh thành Thịnh_Yên ) , Sài_Tân ( nay khoảng phố Trần_Cao_Vân ) , Cấm_Chỉ_Hạ ( nay khoảng phố Tô_Hiến_Thành ) , Nhiễu Hạ-Đông_Tác , Phúc_Lâm ( nay khoảng Nguyễn_Công_Trứ-Phố Huế ) , Phúc_Lâm_Tiểu ( phía tây phường Phúc_Lâm , nay khoảng Bà Triệu-Tuệ_Tĩnh-Phố Huế ) , Phục_Cổ ( nay khoảng đầu Nguyễn_Du-Phố_Huế ) , Đông_Hạ-Phục_Cổ ( khoảng giữa Phố_Huế ( số 133 Phố_Huế ) ) , ( Thống_Nhất , An_Thọ ( Yên_Thọ ) ) ( hợp_thành thôn Yên_Nhất , nay là khoảng phố Huế-Thái_Phiên ) , Hồng_Mai ( tức Bạch_Mai , nay khoảng phố Bạch_Mai ) , Quỳnh_Lôi ( nay khoảng ngõ Quỳnh ) , Kim_Hoa ( tức Kim_Liên ) , Trung_Tự-Đông_Tác ( nay là khoảng phường Trung_Tự quận Đống_Đa ) . Tiền_Nghiêm : gồm 30 thôn : Vĩnh_Xương , An_Trung_Thượng , An_Trung_Hạ , Hoa_Ngư_Chợ Cửa_Nam , Lưu_Truyền , Phù_Mỹ , Hoa_Cẩm , Tứ_Mỹ , Cung_Tiên , Linh_Quang ( nay khoảng ngõ Liên_Hoa phố Khâm_Thiên ) , Linh_Đồng ( nay khoảng đầu phố Khâm_Thiên-ga Hàng_Cỏ ) , Quang_Hoa , Khâm_Thiên_Giám , Tương_Thuận , Liên_Thủy ( tức Liên_Trì , nay khoảng phố Liên_Trì và các phố bắc hồ Thiền_Quang ) , Thái_Giao ( tức Thể_Giao , nay khoảng các phố Hồ_Xuân_Hương-Tuệ Tĩnh-Bà_Triệu ) , Pháp_Hoa ( nay khoảng phố Trần_Bình_Trọng , tây hồ Thiền_Quang ) , Hữu_Lễ , Thiền_Quang ( khoảng phía tây hồ Thiền_Quang ) , Tô_Tiền ( nay khoảng ngõ Tô_Tiền phố Khâm_Thiên ) , Trung_Kính ( nay khoảng đầu phố Khâm_Thiên ) , Hàng_Dầu , Bắc_Thượng-Cổ_Vũ , Bắc_Hạ-Cổ_Vũ , Thượng_Môn-Báo_Thiên , Thượng_Môn Hạ-Báo_Thiên , Thương Đồng_Hạ-Báo_Thiên , Cửa_Nam-Đông_Tác , An_Tập ( Yên_Tập , nay khoảng phố Quán_Sứ ) , ( Nam_Phụ , Nguyễn_Khánh ) ( sau nhập lại thành thôn Phụ_Khánh , nay khoảng cuối phố Lý_Thường Kiệt-Thợ_Nhuộm ) . Hữu_Nghiêm : gồm 27 phường , thôn : An_Hòa ( nay khoảng phố Trần_Quý_Cáp ) , Văn_Mặc , Hữu_Giám , Hậu_Giám , Hữu_Biên_Giám , Minh_Triết , Thị_Trung_Tiền , Hàng_Gạo , Cầu_Bươu , Quan_Thổ ( nay khoảng phía nam phố Khâm_Thiên ) , Ngự_Sử , Huy_Văn ( nay khoảng ngõ_Văn_Chương phố Khâm_Thiên ) , Đỉnh_Tân , Tạo_Đế , Chợ Giám_Hữu_Biên , Hậu_Bà Ngô ( nay khoảng phố Nguyễn_Khuyến ) , Tả_Bà Ngô ( tức Thanh_Miến , nay khoảng đầu phố_Văn_Miếu ) , Trung_Tả , Ngõ Hàng_Kề , Nội_Súng , Cổ_Thành , Hàng_Cháo Giám_Hữu_Biên , Phụng_Thánh , Xã_Đàn , Giao_Trì ( nay khoảng phố Đoàn_Thị_Điểm ) , Hàng_Bột , Trung_Tiền ( nay thuộc phần đất quận Đống_Đa ) . Hậu_Nghiêm : gồm 20 thôn , phường : Thanh_Nhàn , ( Hữu_Vọng , Đức Bác ) ( Vọng_Đức ) , ( Hàng_Hương , Hoa_Viên ) ( Hương_Viên hay Phương_Viên , nay khoảng phố Lò_Đúc-Trần Xuân_Soạn-chợ Hôm Đức_Viên ) , Thanh_Lãng , ( Cảm_Ứng , An_Hội ) ( Cảm_Hội , nay là khoảng các phố Lò_Đúc-Nguyễn Công_Trứ-Cảm Hội ) , Hàm_Châu ( nay là Hàm_Long ) , Trường_Khánh ( Tràng_Khánh , sau nhập với Hàm_Châu thành Hàm_Khánh , nay khoảng phố Lê_Văn_Hưu ) , ( An_Lạc , Trung_Chí ) ( nay là Lạc_Trung ) , ( Lương_Xá , Yên_Xá ( An_Xá ) ) ( nay là Lương_Yên ) , ( Hàng_Hương , Hoa_Viên ) Thọ_Lão ( nay khoảng dốc Thọ Lão-Lò_Đúc ) , Hàng_Rau ( tức Hương_Thái , nay khoảng phố Trần_Xuân_Soạn ) , Nhân_Chiêu ( khoảng đầu phố Trần_Hưng_Đạo-Hàn Thuyên ) , Hộ_Quốc ( nay là khoảng phố Nguyễn_Huy_Tự ) , Ngõ Hàng_Trứng ( nay khoảng phố Lê_Văn_Hưu ) , Tây_Hổ ( tức Hành_Môn , nay khoảng phố Lê_Văn_Hưu ) ( nay thuộc phần đất các quận Hai_Bà_Trưng , Hoàn_Kiếm ) . Huyện Vĩnh_Thuận ( 5 tổng : 55 xã , thôn , phường , trại ) gồm các tổng : Thượng : gồm 7 phường : Hòe_Nhai , Thạch_Khối , An_Hoa , Nghi_Tàm , Quảng_Bá , Tây_Hồ , Nhật_Chiêu ( Nhật_Tân ) . Trung : gồm 6 phường : Bái_Ân ( nay thuộc phường Nghĩa_Đô quận Cầu_Giấy ) , ( Trích_Sài , Võng_Thị , An_Thái ( Yên_Thái ) , Hồ_Khẩu ) ( nay thuộc phường Bưởi quận Tây_Hồ ) , Thụy_Chương ( Thụy_Khê ) . ( nay thuộc phần đất các quận Cầu_Giấy và Tây_Hồ ) . Nội : gồm 10 thôn , trại : Liễu_Giai , Vĩnh_Phúc , Thủ_Lệ , Cống_An , Đại_An ( Đại_Yên ) , Ngọc_Hà , Hữu_Tiệp , Giảng_Võ , Vạn_Bảo , Hào_Nam . Hạ : gồm 6 phường , trại : Quán Trạm , Nam_Đồng , Yên_Lãng ( làng Láng ) , Khương_Thượng , Công_Bộ , Thịnh_Quang . ( nay thuộc phần đất các quận Đống_Đa , ... ) Yên_Thành : gồm 26 phường , thôn : Yên_Thành , An_Thuận , Cận_Hàn , An_Ninh_Hạ , An_Canh , An_Định , Chùa Trúc_Bạch , Ngũ_Xã Tràng , Tứ_Chiếng_Tràng , Chùa_Long_Châu , Hậu_Khán_Sơn , Chùa_Một Cột , Chùa Tăng_Phúc , Thanh_Ninh , Thanh_Trường , Cận Tú_Nam , Tiên_Châu , Dụ_Hậu , Phụ_Bảo , Bà_Lẽ , An_Viên , Quán_Thánh , Khán_Sơn Núi_Sư , Trụ_trì Trấn_Vũ , An_Duyên , Tân_An . Xem thêm Hà_Nội Hoàng_thành Thăng_Long Tham_khảo Liên_kết ngoài Công_trình khai_quật Hoàng_thành_Thăng_Long Địa_danh cũ Việt_Nam Thương_cảng cổ Việt_Nam Lịch_sử Hà_Nội Cố_đô Việt_Nam
Lý_Thái_Tổ ( chữ Hán : 李太祖 , 8 tháng 3 năm 974 - 31 tháng 3 năm 1028 ) là hoàng_đế sáng_lập ra nhà_Lý ( hay còn gọi_là Hậu_Lý để phân_biệt với nhà Tiền Lý_do Lý_Nam_Đế sáng_lập ) trong lịch_sử Việt_Nam , trị_vì từ năm 1009 đến khi qua_đời vào năm 1028 Thời_gian trị_vì của ông chủ_yếu để đàn_áp các cuộc nổi_dậy , vì lòng dân chưa phục được nhà_Lý . Khi lòng dân đã yên , triều_đình trung_ương được củng_cố , ông dời_đô từ Hoa_Lư về Đại_La vào năm 1010 , đổi tên thành Thăng_Long , mở_đầu cho sự phát_triển lâu_dài của nhà Lý_tồn_tại 216 năm . Đến cuối năm 1225 , đầu năm 1226 , Lý_Chiêu_Hoàng_buộc nhường_ngôi cho chồng Trần_Cảnh ( 1218 - 1277 ) . Nhà Lý_sụp_đổ ... Thân_thế Lý_Thái_Tổ tên thật là Lý_Công_Uẩn , sinh năm Giáp_Tuất ( 974 ) , người châu_Cổ Pháp ( thuộc Từ_Sơn , Bắc_Ninh ) , mẹ là Phạm_Thị_Ngà , nhưng không rõ danh_tính của cha , chỉ biết ông được truy_tôn tước Hiển_Khánh_vương sau khi Lý_Công_Uẩn lên_ngôi . Đại_Việt sử_lược chép ông có một anh_trai ( sau phong_Vũ_Uy_vương ) và một em_trai ( sau phong Dực Thánh_vương ) . Đại_Việt sử_ký toàn thư_chép ông còn có một người chú được phong_Vũ_Đạo_vương . Lên 3 tuổi , Công_Uẩn được Lý_Khánh_Văn ở chùa Cổ_Pháp ( Ứng_Tâm tự , chùa Dặn ) nhận nuôi , từ nhỏ đã thông_minh , tuấn_tú khác_thường . Năm 6 , 7 tuổi , Công_Uẩn được gửi sang nhà_sư ở chùa Lục_Tổ là Vạn_Hạnh , thấy Công_Uẩn , sư Lý_Vạn_Hạnh liền khen : Đứa bé này không phải người thường , lớn lên ắt có_thể giải_nguy gỡ_rối , làm bậc minh_chủ trong thiên_hạ . Tướng nhà_Tiền Lê_Lớn lên , Lý_Công_Uẩn gia_nhập quân_đội . Năm 1005 , Lê_Đại_Hành băng_hà , các hoàng_tử tranh_đoạt ngôi vị . Năm 1006 , Lê_Long_Việt giành được ngôi vua , tức Lê_Trung_Tông , nhưng chỉ 3 ngày thì bị Lê_Long_Đĩnh giết để giành ngôi . Các quan sợ_hãi bỏ chạy , chỉ có Công_Uẩn ôm xác vua mà khóc . Lê_Long_Đĩnh không trị_tội mà_còn khen ông là người trung_nghĩa , tiếp_tục trọng_dụng , cho làm Tứ_sương quân_Phó Chỉ_huy sứ , rồi sau thăng đến chức_Tả thân_vệ Điện tiền Chỉ_huy sứ . Theo Ngọc_phả các vua triều_Lê ở Hà_Nam và tư_liệu tại các di_tích ở Cố_đô Hoa_Lư , Công_Uẩn hàng năm theo Thiền_sư Vạn_Hạnh vào hầu_Lê_Đại_Hành ở thành Hoa_Lư . Công_Uẩn được vua cho ở lại kinh học_tập quân_sự , lại gả con gái lớn là công_chúa Lê_Thị_Phất_Ngân và đặc_phong Công_Uẩn làm Điện_tiền cận_vệ ở thành Hoa_Lư , rồi dần thăng lên chức Điện tiền Chỉ_huy sứ . Lên_ngôi hoàng_đế Theo Đại_Việt sử_ký toàn thư , khi Lê_Long_Đĩnh còn tại vị , ở hương Diên_Uẩn ( châu_Cổ Pháp ) có cây gạo bị sét đánh , có chữ trên ấy . Sư_Vạn_Hạnh mới bảo Lý_Công_Uẩn rằng : Mới_rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ_lạ , biết họ Lý_cường_thịnh , tất_dấy lên cơ_nghiệp . Nay xem trong thiên_hạ người họ Lý rất nhiều , nhưng không ai bằng Thân_vệ là người nhân từ được lòng dân , lại nắm binh_quyền trong tay , đứng đầu muôn_dân chẳng phải Thân_vệ thì còn ai đương_nổi nữa . Tôi đã hơn 70 tuổi , mong được thư_thả hãy chết , để xem đức_hóa của ông như_thế_nào , thực_là cái may nghìn năm có một . Công_Uẩn sợ câu nói ấy bị lộ , bảo người anh đem Vạn_Hạnh giấu ở Tiêu_Sơn . Cũng theo Toàn thư , có lần Lê_Long_Đĩnh ăn_quả lê lại thấy hột_lý , mới tin lời sấm_ngữ , ngầm truy_sát người họ Lý , nhưng Công_Uẩn vẫn không bị hại . Theo An_Nam chí_lược , năm 1009 , Lê_Long_Đĩnh mất , Thái_tử còn bé , hai người em là Lê_Minh_Đề và Lê_Minh_Xưởng tranh cướp ngôi vua , bị Công_Uẩn giết chết . Chi_hậu Đào_Cam_Mộc_dò biết Công_Uẩn muốn nhận ngôi , mới nhân lúc vắng nói khích_Công_Uẩn về việc tiếm ngôi . nhưng bị mắng . Cam_Mộc thong_thả bảo_Công_Uẩn rằng : Tôi thấy thiên_thời nhân_sự như_thế mới dám phát_ngôn . Nay ông lại muốn cáo_giác tôi thì tôi không phải là người sợ chết . Công_Uẩn nói : Tôi đâu nỡ cáo_giác ông , chỉ sợ lời_nói tiết_lộ thì chết_ráo , nên răn ông đó thôi . Hôm sau Đào_Cam_Mộc lại thuyết_phục Công_Uẩn tiếm_ngôi , lại bàn với Thái_hậu lập Công_Uẩn lên làm vua . Trong Đại_Việt_sử ký tiền_biên , sử_gia_Ngô Thì_Sĩ có nêu ra việc dân_gian đồn_đoán rằng Lý_Công_Uẩn giết Lê_Long_Đĩnh để đoạt ngôi : Lý_Công_Uẩn lên_ngôi hoàng_đế ngày 21/11/1009 , đặt niên_hiệu Thuận_Thiên , nghĩa_là " theo ý_trời " . Ông truy_phong cha là Hiển_Khánh_vương , mẹ là Minh_Đức Thái_hậu , chú là Vũ_Đạo_vương , anh ruột là Vũ_Uy_vương , em ruột là Dực_Thánh_vương . Ông lập 9 hoàng_hậu , con trưởng Lý_Phật_Mã được lập làm Thái_tử . Các con trai khác cũng được phong_vương . Đào_Cam_Mộc được phong_Nghĩa Tín_hầu và cưới công_chúa Lý_Thiềm_Hoa , còn những người khác vẫn giữ chức cũ . Một người con gái khác là Lý_Bảo_Hòa được gả cho động chủ_Giáp Thừa_Quý . Trị_vị Hoa_Lư vốn là kinh_đô của 2 triều đại_Đinh và Tiền_Lê , là một vị_trí cố_thủ tự_nhiên giữa những những mỏm núi đá nằm bên rìa phía Đông_Nam đồng_bằng sông_Hồng , kiểm_soát tuyến đường_đất từ đồng_bằng sông Hồng tới các tỉnh phía Nam , cũng là tiền đồn của những tỉnh phía Nam nhìn ra đồng_bằng sông_Hồng .. Lúc lên_ngôi , Lý_Thái_Tổ cho rằng " Hoa_Lư thành hẹp , đất thấp " , muốn dời_đô về Đại_La ( nay là Hà_Nội ) . Nhà_vua ra chiếu rằng : Sử_chép rằng các quan đều nhất_trí với nhà_vua : " Bệ_hạ vì thiên_hạ lập_kế dài_lâu , trên cho nghiệp_đế được thịnh_vượng lớn_lao , dưới cho dân_chúng được đông_đúc giàu_có , điều_lợi như_thế , ai dám không theo " . Tháng 7 năm Canh_Tuất ( 1010 ) thì khởi_sự dời_đô . Khi thuyền mới đến đậu ở dưới thành , thấy có con rồng vàng hiện ra , nhân_thế đặt tên là Thăng_Long , liền lập nhiều cung_điện , cộng 13 sở , xây thành lũy , sửa_sang phủ khố ; thăng_châu_Cổ Pháp , Bắc_Ninh làm phủ Thiên_Đức . Thành_Hoa_Lư gọi_là phủ Tràng_An , trong phủ_Thiên_Đức_lập 8 ngôi chùa , đều có lập bia ghi_chép công_đức . Chính_trị Thời_Lý_Thái_Tổ , Đại_Tống và Đại_Cồ Việt_giữ quan_hệ hòa_bình . Thái_Tổ khi lên_ngôi sai_Lương Nhậm_Văn và Lê_Tái_Nghiêm sang nước Tống để kết_hảo . Năm 1010 , Tống_Chân Tông_phong_Thái Tổ_chức Giao_Chỉ quận vương_kiêm Tĩnh Hải_quân Tiết_độ sứ , sau lại phong làm Nam_Bình_vương vào năm 1017 . Các nước láng_giềng như Chiêm_Thành và Chân_Lạp cũng thường sang triều cống , việc bang giao_thời bấy_giờ khá yên_trị . Tuy_nhiên , năm 1020 , Thái_Tổ phải sai Lý_Phật_Mã đánh Chiêm_Thành . Đại_Việt Sử_ký Toàn_thư và Đại_Việt sử_lược chép là quân Việt_thắng ; song từ năm này đến khi Lý_Thái_Tông chinh_phạt Chiêm_Thành lần hai năm 1044 , sử_sách không ghi lại bất_kỳ một lần nào sứ_Chiêm sang cống . Năm 1044 , Lý_Thái_Tông có nói với triều_thần : " Tiên_đế mất đến nay đã 16 năm rồi , mà Chiêm_Thành chưa từng sai một sứ_giả nào sang cống " . Lý_Thái_Tổ chia đất_nước làm 24 lộ và 2 phần kinh và trại , Hoan_Châu và Ái_Châu là trại , từ Thanh_Hóa trở ra là kinh . Cương_mục và Toàn_thư chỉ ghi tên 12 lộ : Thiên_Trường , Quốc_Oai , Hải_Đông , Kiến_Xương , Hoàng_Giang , Long_Hưng , Bắc_Giang , Trường_Yên , Thanh_Hóa , Diễn_Châu , Khoái , Hồng . Theo Lãnh_Nam ngoại_đáp , Đại_Việt thời Lý_chia làm 4 phủ Đô_Hộ , Đại_Thông , Thanh_Hóa , Phú_Lương ; 13 châu_Vĩnh_An , Vĩnh_Thái , Vạn_Xuân , Phong_Đạo , Thái_Bình , Thanh_Hóa , Nghệ_An , Già_Phong , Trà_Lô , Yên_Phong , Tô , Mậu , Lạng ; 3 trại là Hòa_Ninh , Đại_Bàn , Tân_Yên . Quan_chế nhà Lý_kế_thừa nhà Tiền_Lê , ban_văn - võ có 9 phẩm , 3 chức thái_sư , thái_phó , thái bảo ; 3 chức thiếu_sư , thiếu phó , thiểu bảo ; cùng thái_úy , thiếu úy và nội_ngoại_hành điện_đô tri_sự , kiểm_hiệu bình_chương sự . Ngoài quan ngoài triều_đình có các tri_phủ và phán_phủ cai_trị một phủ và tri_châu cai_trị một châu . Ngoài_ra có những châu_bậc dưới mà người đứng đầu là thủ_lĩnh . Năm 1013 , triều đình_định ra 6 hạng thuế là : thuế ruộng , đầm , ao ; thuế đất trồng dâu và bãi phù_sa ; thuế_sản_vật ở núi ; thuế mắm_muối đi Ải_quan ; thuế sừng_tê , ngà_voi và hương trên mạn núi xuống ; thuế tre gỗ hoa_quả . Lúc mới lên_ngôi , nhà_vua miễn_thuế cho dân trong 3 năm . Theo Ngô_Thì_Sĩ , nhà Lý_cốt chăm_nghề nông cho nước giàu , trong 6 thứ thuế chỉ thu 4 , 2 hạng khoan thu . Quân_sự Tháng 2 năm Tân_Hợi ( 1011 ) , Lý_Thái_Tổ mang quân đi phạt quân Cử_Long ở Ái_Châu , bắt người cầm_đầu giải về . Tháng 10/1013 , ông thân_chinh đánh quân_Man ở châu_Vị_Long , lại thắng trận . Năm 1012 , Lý_Thái_Tổ bình_định Diễn_Châu , vốn vẫn còn nằm trong tay Lê_Long_Tung nhà Tiền_Lê . Khi đến Vũng_Biện thì trời tối đen , gió_sấm rất lớn . Thấy vậy , ông đốt hương và khấn_trời : " Tôi là người ít_đức , lạm_ở trên dân , nơm_nớp lo_sợ như sắp sa xuống vực sâu , không dám cậy_binh_uy mà đi đánh_dẹp càn bậy . Chỉ vì người Diễn_Châu không theo giáo_hóa , ngu_bạo làm càn , tàn_ngược chúng dân , tội_ác chồng_chất , không_thể dung_tha . Còn trong khi đánh nhau , hoặc giết_oan kẻ trung_hiếu , hoặc hại lầm_kẻ hiền_lương , đến_nỗi hoàng_thiên nổi_giận phải tỏ cho biết lỗi_lầm , dẫu gặp tổn_hại cũng không dám oán_trách . Đến như sáu quân thì tội_lỗi có_thể dung thứ , xin lòng trời soi_xét " . Sau khi khấn , trời_đất quang_đãng trở_lại . Năm ấy , người Đại_Lý ( đời vua Đoàn_Tố_Liêm ) lấn sang quá biên_giới Đại_Cồ_Việt , đến bến Kim_Hoa và châu_Vị Long để buôn_bán . Thái_Tổ sai_quân bắt được người Đại_Lý và hơn 1 vạn con ngựa . Mùa đông , tháng 10 , năm 1013 châu_Vị Long_phản lại nước Đại_Cồ_Việt , hùa theo người Đại_Lý ( đời vua Đoàn_Tố_Liêm ) . Vua Lý_Thái_Tổ mang quân đánh , thủ_lĩnh là Hà_Án Tuấn_sợ , đem đồ đảng_trốn vào rừng_núi . Năm Giáp_Dần ( 1014 ) , vua Đại_Lý là Đoàn_Tố_Liêm sai hai tướng Dương_Trường_Huệ , Đoàn Kính_Chí đem 20 vạn quân đánh nước Đại_Cồ_Việt . Quân Đại_Lý_tiến lên đóng ở bến Kim_Hoa , dũng_trại Ngũ_Hoa . Sau khi châu_mục châu_Bình_Lâm là Hoàng_Ân_Vinh thông_báo , Lý_Thái_Tổ sai Dực_Thánh_vương đánh bến Kim_Hoa . Quân Đại_Cồ_Việt đánh tan_quân Đại_Lý , " chém vạn đầu giặc , bắt được quân_sĩ và ngựa nhiều vô_số " ( nguyên_văn trong Đại_Việt sử_lược ) . Sau chiến_thắng , Lý_Thái_Tổ hạ_lệnh cho_viên ngoại_lang Phùng_Chân , Lý_Hạc mang 100 ngựa chiến của Đại_Lý biếu_tặng vua Tống_Chân_Tông . Triều_đình Tống_đối_đãi các sứ_thần Đại_Cồ_Việt rất hậu . Cùng năm đó , Thái_Tổ đổi phủ Ứng_Thiên_làm Nam_Kinh . Tháng 12 năm Canh_Thân ( 1020 ) , Lý_Thái_Tổ sai Khai_Thiên_vương_Lý Phật_Mã và Đào_Thạc_Phụ đem quân đi đánh Chiêm_Thành ở trại Bố_Chính , thẳng đến núi Long_Tỵ ( nay thuộc huyện Quảng_Trạch , tỉnh Quảng_Bình ) , chém được tướng Chiêm là Bố_Linh tại trận , người Chiêm chết đến quá nửa . Tháng 12 năm Tân_Dậu ( 1021 ) , thổ_dân Đại_Nguyên_Lịch - một sắc_dân Mán_cư_trú giữa trại Như_Hồng và trấn_Triều_Dương ( Đại_Tống ) - sang đánh_phá biên_ải Đại_Cồ Việt-Đại_Tống . Lý_Thái_Tổ ra_lệnh cho Dực_Thánh_vương đánh dẹp Đại_Nguyên_Lịch , quân đánh đến châu_Như Hồng trong đất Tống ( đời vua Tống_Chân_Tông ) , đốt kho_tàng , bắt nhiều dân và gia_súc rồi kéo về . Sử_gia Trung_Quốc gốc Việt Lê_Tắc đã thuật lại sự_việc này trong sách An_Nam chí_lược rằng : " Tháng 12 , Chuyển_vận_sứ Quảng_Tây Cao_Huệ Liên_dâng thơ nói Giao_Châu vào cướp trại Như_Hồng thuộc châu_Khâm , bắt người và súc_vật rất nhiều . Vua Tống_Chân_Tông xuống chiếu khiến Cao_Huệ Liên_tư_điệp_văn cho Giao_Châu và sai_sứ theo đòi lại . Nguyên trước_đây có dân_Mường là Trương_Phố , lánh_tội chạy đến đầu_ngụ , quan_cai_trị Khâm_Châu là Mục_Trọng_vời vào , đi đến nửa đường lại ngăn không cho vào . Đô_Tuần Kiểm_Tàng_Tự bèn khiến trại Như_Hồng khao_đãi trâu rượu . Giao Châu_dò biết được việc ấy , bèn nhân_đuổi bắt dân_Mường , đánh cướp luôn trại Như_Hồng . Vua Tống_Chân_Tông xuống chiếu thư bảo các châu từ nay không được dụ_vời quân_man rợ và khao_đãi yến tiệc , đến_đỗi sinh_sự . " Năm 1024 , Lý_Thái_Tổ sai Thái_tử Lý_Phật_Mã đem quân đánh châu_Phong Luân , còn Khai_Quốc_vương thì đánh châu_Đô_Kim . Cùng năm đó , nhà_vua tu_sửa thành Thăng_Long . Năm 1028 , Thái_tử lại được lệnh đánh châu_Thất_Nguyên , Đông_Chinh_vương cũng đi đánh châu_Văn . Tôn_giáo_Lý Thái_Tổ xuất_thân từ chùa_chiền , sau khi lên_ngôi rất hậu_đãi giới tăng lữ . Vào năm 1010 , sau khi đã dời_đô từ Hoa_Lư về Thăng_Long , việc đầu_tiên ông làm là liền xuất ra 2 vạn_quan để làm chùa ở phủ_Thiên_Đức ( tức Cổ_Pháp ) . Tháng 12 năm Canh_Tuất ( năm 1010 dương_lịch ) , Lý_Thái_Tổ sai sứ sang nước Tống để thỉnh_kinh_điển Phật_giáo . Tống_Chân_Tông chấp_thuận , trao cho vua Lý_kinh_Địa_Tạng cùng với chữ ngự bút do chính tay vua Tống_viết . Cùng năm , sau khi đã được xây_dựng Hoàng_thành , ông lại chùa ngự_Hưng_Thiên và tinh_lâu Ngũ_Phượng . Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng_Nghiêm . Tháng 6 năm Mậu_Ngọ ( 1018 ) , Lý_Thái_Tổ lại sai_viên ngoại_lang Nguyễn_Đạo_Thanh và Phạm_Hạc sang nước Đại_Tống_thỉnh Tam_tạng kinh đem về để vào kho Đại_Hưng . Tháng 9 năm Giáp_Tý ( 1024 ) , Thái_Tổ sai dựng chùa Chân_Giáo trong nội_đô Thăng_Long , để_hoàng_đế lui_tới nghe kinh_pháp . Về việc này , Lê_Văn_Hưu nhận_xét : ... Lý_Thái_Tổ lên_ngôi mới được 2 năm , tông_miếu chưa dựng , đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên_Đức , lại trùng_tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh_sư , thế thì tiêu_phí của_cải sức_lực vào việc thổ_mộc không biết chừng_nào mà kể . Qua_đời Theo Đại_Việt sử_lược , năm Mậu_Thìn 1028 ( tức năm Thuận_Thiên thứ 19 ) , sức khỏe Lý_Thái_Tổ đã không được tốt , thường_xuyên đau_yếu . Ngày 31 tháng 3 năm ấy , Thái_Tổ qua_đời ở điện Long_An , ở ngôi 19 năm , hưởng thọ 54 tuổi . Khi Lý_Thái_Tổ vừa_qua_đời , việc tế_táng lại chưa hoàn_tất , thì ba vương_gia_Vũ_Đức_vương , Đông_Chinh_vương và Dực_Thánh_vương cùng quân_sĩ vây hãm thành , nhằm mục_đích cướp ngôi Thái_tử Lý_Phật_Mã . Thái_tử đem quân vào thành , quyết một trận với 3 vương . Khi quân của Thái_tử và quân các vương_đối_trận , thì Võ_vệ_tướng quân Lê_Phụng_Hiểu rút gươm ra chỉ vào Vũ_Đức_vương mà bảo rằng : " Các người dòm_ngó ngôi cao , khi dễ tự quân , trên quên ơn tiên_đế , dưới trái_nghĩa tôi con , vậy_Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này ! " . Nói xong chạy xông vào chém Vũ_Đức_vương ở trận tiền . Quân các vương_trông thấy sợ nên bỏ chạy cả . Dực_Thánh_vương và Đông_Chinh_vương cũng phải chạy trốn , về sau xin ra hàng , được tha_cả . Thái_tử Lý_Phật_Mã lên nối ngôi , tức_là Lý_Thái_Tông . Lý_Thái_Tông kế_vị , táng Lý_Công_Uẩn ở Thọ_Lăng , phủ Thiên_Đức , truy_tôn miếu_hiệu là Thái_Tổ , thụy_hiệu là Thần_Vũ_Hoàng_đế . Gia_đình Cha : Hiển Khánh_vương . Mẹ : Minh_Đức Thái_hậu Phạm_Thị_Ngà . Anh_em : Dực_Thánh_vương , có sách ghi là con trai . Hậu_phi : Thái_Tổ lập 9 hoàng_hậu , trong đó có một_số người được sử ghi danh_hiệu : Lập_Giáo_hoàng_hậu : sử_chép là vợ cả , theo dã_sử tên húy là Lê_Thị_Phất_Ngân , con của Lê_Hoàn , là mẹ của Thái_tử Lý_Phật_Mã . Sau được Lý_Thái_Tông phong_Linh Hiển_Hoàng_thái_hậu . Ái_Vân phu_nhân Chu_thị Tá_Quốc_Phu_nhân Lập_Nguyên_Phu_nhân Còn lại đều không rõ tên họ . Con_cái : Ít_nhất 7 hoàng_tử , 13 công_chúa . Khai_Thiên_vương_Lý Phật_Mã , năm 1009 phong_Hoàng_thái_tử . Mẹ là Linh_Hiển Hoàng_thái_hậu . Khai_Quốc_vương Lý_Bồ , phong năm 1013 , ở phủ Trường_Yên . Đông_Chinh vương_Lý_Lực , phong năm 1018 . Vũ_Đức_vương , không rõ thân_thế , theo quan_điểm của Trần_Trọng_Kim là con Lý_Thái_Tổ . Uy_Minh hầu_Lý Nhật_Quang , còn có tên Lý_Hoảng . Theo Việt điện_u linh_tập , mẹ là Linh_Hiển Hoàng_thái_hậu . Công_chúa An_Quốc , gả cho Đào_Cam_Mộc . Lĩnh Nam_Công_chúa ( Lý_Bảo_Hòa ) , gả cho Thân_Thừa_Quý Nhận_định Sử_gia Lê_Văn_Hưu bình trong Đại_Việt sử_ký : Sử_thần Ngô_Sĩ_Liên_soạn bộ Đại_Việt sử_ký toàn thư_bình rằng : Sử_thần Lê_Tung , tác_giả bài Đại_Việt thông_giám tổng_luận thì nhận_xét : Khâm_định Việt_sử Thông_giám_cương mục nhận_định : Lời của sử_thần_chép trong sách Việt_sử tiêu_án : Theo K.W_Taylor : Các công_trình gắn liền với tên_tuổi của Lý_Thái_Tổ / Lý_Công_Uẩn Lý_Thái_Tổ và các vị vua nhà_Lý được thờ ở đền_Đô , phường Đình_Bảng , thị_xã Từ_Sơn , tỉnh Bắc_Ninh , nơi đây là quê_hương của nhà_Lý . Gần đền_Đô là lăng_mộ các hoàng_đế nhà Lý_nằm rải_rác trên địa_bàn phường Đình_Bảng . Có một ngôi đền thờ riêng vua Lý_Thái_Tổ , hoàng_hậu Lê_Thị_Phất_Ngân và Lý_Thái_Tông được xây_dựng do Hà_Nội kết_hợp với Ninh_Bình là Đền_Vua Lý_Thái_Tổ tại khu di_tích Cố_đô Hoa_Lư . Tại khu_vực động Hoa_Lư – quê_hương của Thái_hậu Dương_Vân_Nga và cũng là căn_cứ ban_đầu của Đinh_Bộ_Lĩnh có các di_tích đình_Ngọc_Nhị , đình_Viến thờ vua Đinh_và Thái_hậu cũng có bài_vị phối_thờ Hoàng_hậu Lê_Thị_Phất_Ngân và Lý_Thái_Tổ với giai_thoại hai người từng về thăm_viếng nơi này . Nhiều địa_phương lấy tên ông đặt cho các đường_phố và trường_học như : đường Lý_Thái_Tổ ở các thành_phố : Bắc_Ninh , Hà_Nội , Huế , Ninh_Bình , Thái_Bình , Vĩnh_Yên , Đà_Nẵng , Long_Xuyên , Thành_phố Hồ_Chí_Minh , ... hay đường Lý_Công_Uẩn ở các thành_phố : Lào_Cai , Cao_Lãnh , Mỹ_Tho , Móng_Cái , ... Hà_Nội và Bắc_Ninh là 2 tượng_đài đã được xây_dựng để tưởng_nhớ đến ông . Năm 2004 , một tượng_đài Lý_Thái_Tổ được xây_dựng tại trục đ ­_ường Đinh_Tiên_Hoàng thuộc khu_vực vườn hoa Chí_Linh , Hồ_Hoàn_Kiếm , Hà_Nội theo mẫu của nhà điêu_khắc Vi_Thị_Hoa , bằng đồng ( nặng 14 tấn , cao 3,3 m ) thuộc dạng công_trình chào_mừng kỷ_niệm 1.000 năm Thăng_Long – Hà_Nội . Bà Vi_Thị_Hoa cho biết là không có tài_liệu vật_thể_nào về khuôn_mặt , trang_phục của Lý_Thái_Tổ và nói : " Chúng_tôi sáng_tác mang tính ước_lệ " . Tháng 8 năm 2011 , chiếc tàu hộ_tống mang tên_lửa lớp Gepard_3.9 ( Project_11661E ) thứ hai của Hải_quân_Nhân_dân Việt_Nam – HQ012 – được đặt tên Lý_Thái_Tổ . Trong văn_hóa đại_chúng Tham_khảo Khâm_định Việt_sử Thông_giám_Cương mục_Chính biên_Quyển thứ I ĐVSKTT_quyển II - Kỷ_Nhà Lý_Việt_Nam sử_lược , Chương_IV : Nhà_Lý ( 1010 - 1225 ) , tác_giả Trần_Trọng_Kim . Đại_Việt Sử_ký Toàn thư , Kỷ nhà Lý_Đại_Việt sử_lược , quyển nhị : vua Thái_Tổ Ngô_Thì_Sĩ ( 2011 ) , Đại_Việt_sử ký tiền_biên , Nhà_Xuất_bản_Văn_hóa Thông_tin . Đất_nước Việt_Nam qua các đời , Đào_Duy_Anh , Nhà_Xuất_bản Hồng_Đức , 2016 . Việt_sử tiêu_án , Nhà_Xuất_bản_Văn_Sử , 1991 . Lịch_triều hiến_chương loại chí , tập 1 , tập 2 , Nhà_Xuất_bản Giáo_dục , 2012 . Việt_Nam sử_lược , Trần_Trọng_Kim , Bộ Giáo_dục Trung_tâm Học_liệu xuất_bản . Chú_thích Liên_kết ngoài Lễ dâng_hương Vua Lý_Thái_Tổ trong đêm giao_thừa Việt_Chiến , báo Thanh_Niên 12 : 17 AM - 06/02/2010 lưu_7/2/2010 Khởi_công xây_dựng tượng_đài Lý_Thái_Tổ Việt_Anh . Vnexpress . 17/8/2004 | 09 : 08 GMT + 7 Thái_Tổ Quan_lại nhà_Tiền Lê_Người Bắc_Ninh Anh_hùng dân_tộc Việt_Nam
" Tiến_quân ca " là một bài hát do nhạc_sĩ Văn_Cao ( 1923 – 1995 ) sáng_tác vào năm 1944 và được sử_dụng làm quốc_ca của nước Cộng_hòa Xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam kể từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 . Trước đó , bài Tiến_quân ca được chọn làm quốc_ca của nước Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa từ ngày 13 tháng 8 năm 1945 đến 1 tháng 7 năm 1976 . Hoàn_cảnh ra_đời Mùa đông năm 1944 , Văn_Cao gặp Vũ_Quý , một cán_bộ Việt_Minh , ở ga Hàng_Cỏ . Vũ_Quý là người từng quen_biết Văn_Cao và đã động_viên ông viết những bài hát yêu nước như Đống_Đa , Thăng_Long_hành khúc ca ... Vũ_Quý đề_nghị Văn_Cao thoát_ly hoạt_động cách_mạng , và nhiệm_vụ đầu_tiên là sáng_tác một bài hành_khúc cho đội quân Việt_Minh . Văn_Cao viết bài hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn_Thượng_Hiền . Ông có viết lại trong một ghi_chép tháng 7 năm 1976 như sau : " [ ... ] Tôi chỉ đang làm một bài hát . Tôi chưa được biết chiến_khu , chỉ biết những con đường Phố_Ga , đường Hàng_Bông , đường Bờ_Hồ theo thói_quen tôi đi . Tôi chưa gặp các chiến_sĩ cách_mạng của chúng_ta , trong khóa quân_chính đầu_tiên ấy , và biết họ hát như_thế_nào . Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản_dị cho họ có_thể hát được ... " . Trong một hồi_ký tựa_đề " Bài Tiến_quân ca " , Văn_Cao cho biết , khi ông sáng_tác Tiến_quân ca thì có Phạm_Duy_ở cùng , và " Anh rất tôn_trọng những phút tôi ngồi vào bàn với tập bản_thảo và chờ_đợi âm_thanh từng câu nhạc được nhắc_đi nhắc_lại . Anh là người chứng_kiến sự ra_đời của bài Tiến_quân ca " . Về ca_khúc , Văn_Cao nói rằng , tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp_tục từ ca_khúc Thăng_Long_hành khúc ca trước đó : " Cùng tiến bước về phương_Thăng_Long thành cao đứng " và bài Gò_Đống_Đa : " Tiến_quân hành_khúc ca , thét vang rừng_núi xa " ... Và ông đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành Tiến_quân ca . Phần ca từ trong bài hát ở thời_điểm mới ra_đời có nhiều khác_biệt so với sau_này , như câu đầu Đoàn_quân Việt_Nam đi , thì ban_đầu là Đoàn_quân Việt_Minh đi , câu thứ_sáu của bài hát ở phiên_bản đầu là " Thề phanh thây uống máu quân_thù " thể_hiện sự căm_phẫn , đau_đớn của Văn_Cao trước sự tàn_bạo của thực_dân Pháp và trước nạn đói đang xảy ra , về sau được nhiều người góp_ý , tác_giả đã sửa thành Đường vinh_quang xây xác quân_thù . Câu_kết : " Tiến lên !_Cùng thét lên !_Chí_trai là nơi đây ước_nguyền ! " được Văn_Cao sửa thành ( ... ) Núi_sông Việt_Nam ta vững_bền , nhưng đến khi xuất_bản thành Quốc_ca , ai đó đã sửa thành ( ... ) Nước_non Việt_Nam ta vững_bền , việc này , theo Văn_Cao , " Với một ca_khúc đòi_hỏi trang_nghiêm , chữ nước non_hát lên bị yếu . Chữ núi sông hát_khỏe và hùng_tráng " . Sau khi hoàn_thành tác_phẩm , Văn_Cao gặp và hát cho Vũ_Quý_nghe . Vũ_Quý rất hài_lòng , giao cho Văn_Cao_tự tay viết bài hát lên đá in . Và lần đầu_tiên Tiến_quân ca được in trên trang văn_nghệ của báo Độc_Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in đá do chính_Văn_Cao viết . Ngày 17 tháng 8 năm 1945 , ca_khúc được hát trước quần_chúng lần đầu_tiên tại một cuộc mít-tinh của công_chức Hà_Nội bởi Ph . D , đây cũng là người đã buông lá cờ đỏ sao_vàng của Việt_Minh thay cho cờ của chính_phủ Trần_Trọng_Kim và cướp loa phóng_thanh_hát Tiến_quân ca , mà theo Văn_Cao : " Con_người trầm_lặng ấy đã có sức hát hấp_dẫn hàng vạn quần_chúng ngày hôm đó " . Còn nhà_thơ , nhạc_sĩ Nguyễn_Đình_Thi , sau khi nghe Văn_Cao_hát bài hát này , đã xúc_động thật_sự , và đề_nghị mỗi người viết một bài hát nữa về mặt_trận Việt_Minh . Sau đó Nguyễn_Đình_Thi viết được bài Diệt phát_xít , Văn_Cao viết thêm bài Chiến_sĩ Việt_Nam , cả hai bài hát này đều phổ_biến rộng_rãi trong công_chúng . Quốc_ca Ngày 13 tháng 8 năm 1945 , Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh đã chính_thức duyệt Tiến_quân ca làm quốc_ca của nước Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa . Ngày 17 tháng 8 năm 1945 , trong cuộc mít_tinh của nhân_dân Hà_Nội trước Nhà_hát_Lớn , bài Tiến_quân ca đã được cất lên lần đầu_tiên trước đông_đảo dân_chúng . Cũng tại quảng_trường Nhà_hát lớn , ngày 19 tháng 8 năm 1945 , trong cuộc mít_tinh lớn , dàn đồng_ca của Đội Thiếu_niên Tiền_phong đã hát bài Tiến_quân ca chào lá cờ đỏ sao_vàng . Ngày 2 tháng 9 năm 1945 , Tiến_quân ca chính_thức được cử_hành trong ngày Tuyên_ngôn_độc_lập tại Quảng_trường Ba_Đình bởi Ban_nhạc Giải_phóng_quân do Đinh_Ngọc_Liên chỉ_huy . Trước ngày biểu_diễn , nhạc_sĩ Đinh_Ngọc_Liên và nhạc_sĩ Nguyễn_Hữu_Hiếu đã bàn với Văn_Cao thống_nhất sửa hai chữ trong Tiến_quân ca , cụ_thể là rút ngắn_độ dài của nốt_rê đầu_tiên ở chữ " Đoàn " và nốt_mi ở giữa chữ " xác " làm cho bản_nhạc khỏe_khoắn hơn . Năm 1946 , Quốc_hội khóa I đã quyết_định chọn Tiến_quân ca làm quốc_ca . Trong bản Hiến_pháp đầu_tiên của nước Việt_Nam , tại điều 3 ghi rõ : " Quốc_ca là bài Tiến_quân ca " . Năm 1955 , kỳ họp thứ 5 Quốc_hội khóa I đã quyết_định mời tác_giả tham_gia sửa một_số chỗ về phần lời của quốc_ca . Văn_Cao sau_này đã luyến_tiếc vì một_số chữ sửa đã làm mất khí_thế hùng_tráng của ca_khúc . Sau năm 1975 , chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa sụp_đổ , ngày 2 tháng 7 năm 1976 , hai miền Nam Bắc_thống_nhất thành Cộng_hòa Xã_hội_Chủ_nghĩa_Việt_Nam và quốc_ca là Tiến_quân ca . Năm 1981 , Việt_Nam tổ_chức thay_đổi quốc_ca . Một cuộc thi được mở ra nhưng sau hơn một năm , cuộc thi này không được nhắc tới nữa và cũng không có tuyên_bố chính_thức gì về kết_quả . Tiến_quân ca vẫn là quốc_ca Việt_Nam cho tới ngày_nay . Lời bài hát nhỏ | 222x222_px |_Quốc_ca nước Cộng_hòa xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam . Bản thu_âm chính_thức được sử_dụng trong các nghi_lễ chào cờ_Lời bài hát từ năm 1944 đến năm 1955 Lời 1 Đoàn_quân Việt_Nam đi , chung_lòng cứu_quốc Bước chân dồn vang trên đường gập_ghềnh xa Cờ in máu chiến_thắng mang hồn nước Súng ngoài xa chen_khúc quân_hành_ca Đường vinh_quang xây xác quân_thù_Thắng gian_lao cùng nhau lập chiến_khu Vì nhân_dân chiến_đấu không ngừng Tiến_mau ra sa_trường !_Tiến lên , cùng tiến lên !_Nước non Việt_Nam ta vững_bền . Lời 2 Đoàn_quân Việt_Nam đi , sao_vàng phấp_phới Dắt giống_nòi quê_hương qua nơi lầm_than Cùng chung sức phấn_đấu xây đời_mới , Đứng đều lên gông xích ta đập tan . Từ bao_lâu ta nuốt căm_hờn Quyết hy_sinh đời ta tươi_thắm hơn . Vì nhân_dân chiến_đấu không ngừng Tiến_mau ra sa_trường Tiến lên , cùng tiến lên !_Nước non Việt_Nam ta vững_bền Bắc_Sơn cùng Đô_Lương , Thái_Nguyên . Lời bài hát từ năm 1955 đến nay Lời 1 Đoàn_quân Việt_Nam đi , chung_lòng cứu_quốc Bước chân dồn vang trên đường gập_ghềnh xa Cờ in máu chiến_thắng mang hồn nước , Súng ngoài xa chen_khúc quân_hành_ca Đường vinh_quang xây xác quân_thù , Thắng gian_lao cùng nhau lập chiến_khu . Vì nhân_dân chiến_đấu không ngừng , Tiến_mau ra sa_trường , Tiến lên , cùng tiến lên !_Nước non Việt_Nam ta vững_bền . Lời 2 Đoàn_quân Việt_Nam đi , sao_vàng phấp_phới Dắt giống_nòi quê_hương qua nơi lầm_than Cùng chung sức phấn_đấu xây đời_mới , Đứng đều lên gông xích ta đập tan . Từ bao_lâu ta nuốt căm_hờn , Quyết hy_sinh đời ta tươi_thắm hơn . Vì nhân_dân chiến_đấu không ngừng , Tiến_mau ra sa_trường , Tiến lên , cùng tiến lên !_Nước non Việt_Nam ta vững_bền ! Vấn_đề bản_quyền Ngày 21 tháng 6 năm 2010 , Cục Bản_quyền tác_giả nhận được thư_ngỏ lời được hiến tặng tác_phẩm Tiến_quân ca của bà Nghiêm_Thúy_Băng , vợ cố nhạc_sĩ Văn_Cao_gửi Bộ_trưởng Bộ Văn_hóa , Thể_thao và Du_lịch ( VHTT&DL ) . Bà Nghiêm_Thúy_Băng , đại_diện gia_đình nhạc_sĩ Văn_Cao đang hưởng quyền thừa_kế đã trân_trọng ngỏ lời hiến tặng Đảng , Quốc_hội , Nhà_nước và công_chúng tác_phẩm Tiến_quân ca được sử_dụng làm Quốc_ca nước Cộng_hòa xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam từ 1945 đến nay . Tuy_vậy , đến tháng 8 năm 2015 , Nhà_nước không có phản_hồi về lời tặng này , nhạc_sĩ Phó Đức_Phương , Giám_đốc Trung_tâm Bảo_vệ quyền_tác_giả âm_nhạc Việt_Nam đề_xuất thu phí bản_quyền khi được sử_dụng để biểu_diễn trong các chương_trình nghệ_thuật . Ngày 15 tháng 8 , trong chương_trình Hát mãi_khúc quân_hành tại Nhà_hát Tuổi_trẻ và chương_trình_Tự_hào tổ_quốc tôi ngày 17 tháng 8 , Trung_tâm Bảo_vệ quyền_tác_giả âm_nhạc Việt_Nam đã thu tiền bản_quyền tác_phẩm Tiến_quân ca . Ngày 26 tháng 8 , Bộ_Văn_hóa , Thể_thao và Du_lịch gửi công_văn đến trung_tâm này đề_nghị dừng việc thu tiền bản_quyền tác_phẩm Tiến_quân ca vì ' ' lời hiến_tặng của vợ_cố nhạc_sĩ Văn_Cao và cũng là tâm_nguyện của ông khi còn sống ' ' . Ngay sau đó Thanh_tra Bộ Văn_hóa , Thể_thao và Du_lịch Việt_Nam đã yêu_cầu dừng việc thu tiền . Ngày 15 tháng 7 năm 2016 , gia_đình của nhạc_sĩ Văn_Cao đã hiến tặng ca_khúc Tiến_quân ca cho nhân_dân và Tổ_quốc Việt_Nam . Lễ tiếp_nhận được tổ_chức tại Tòa nhà Quốc_hội . Cũng tại buổi lễ , Phó Thủ_tướng Vũ_Đức_Đam đã tặng Bằng khen của Thủ_tướng Chính_phủ cho quả phụ của nhạc_sĩ , Nghiêm_Thúy Băng , để ghi_nhận những nỗ_lực của bà trong việc bảo_tồn các tác_phẩm của nhà soạn_nhạc . Kể từ đó , Bộ_Văn_hóa , Thể_thao và Du_lịch là cơ_quan quản_lý bài " Tiến_quân ca " theo quy_định pháp_luật về quyền tác_giả và các quyền liên_quan về bản_quyền . Vụ tắt tiếng quốc_ca trên YouTube Ngày 4 tháng 11 năm 2021 , VTV tố_cáo BH_Media đã " đánh bản_quyền " " Tiến_quân ca " trên YouTube trong một chương_trình thời_sự . Đáp lại , BH_Media khẳng_định mình " không vi_phạm quyền_tác_giả gốc của Quốc_ca " , nhưng bản ghi này do Hồ_Gươm_Audio sản_xuất và ủy quyền cho BH_Media quản_lý nên họ có quyền " quản_lý , khai_thác trên YouTube " đối_với bản ghi này . Về mặt pháp_lý , luật_sư Phạm_Duy_Khương nhận_định " bài hát được hiến tặng thuộc dạng " chết " chứ không phải bản ghi cụ_thể nào " , nên người nào dùng bài hát " để sản_xuất sản_phẩm ghi_âm , ghi_hình , người đó có quyền với bản ghi đó " . Sau đó , ngày 6 tháng 12 , trong trận đấu giữa đội_tuyển Việt_Nam và đội_tuyển Lào tại AFF_Cup 2020 , đơn_vị giữ bản_quyền ( Next_Media ) đã tắt tiếng phần hát_Quốc_ca Việt_Nam vì lý_do bản_quyền âm_nhạc . Đại_diện của BH_Media cho biết đơn_vị tiếp_sóng đã tự_tắt tiếng Quốc_ca để tránh bị mất doanh_thu . Bà cũng giải_thích rằng trước đó từng có vụ_việc kênh YouTube của FPT mất doanh_thu vì trận đấu dùng bản ghi " Tiến_quân ca " do hãng đĩa nước_ngoài là Marco_Polo sản_xuất . Trong thông_cáo báo_chí cùng ngày , BH_Media cho biết họ chưa từng và chưa bao_giờ nhận sở_hữu_quyền tác_giả " Tiến_quân ca " . Bình_luận về sự_việc , con trai của Văn_Cao là Văn_Thao cho biết gia_đình ông thấy " rất buồn " , " rất bức_xúc " , cho rằng các doanh_nghiệp trên đã " xâm_phạm bản_quyền của quốc_gia " , nếu ai muốn dàn_dựng bản ghi_âm thì " phải xin_phép nhà_nước " . Nhưng luật_sư Lê_Thị_Thu_Hương lại cho rằng " sản_xuất bản_ghi bài hát này không cần xin phép chủ_thể nào " . Bộ_trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn_Văn_Hùng cũng như người_phát_ngôn Bộ Ngoại_giao Lê_Thị_Thu_Hằng cảnh_cáo " các cá_nhân , tổ_chức không được có bất_kỳ hành_vi nào ngăn_chặn việc phổ_biến Quốc_ca Việt_Nam " . Đáp lại , Next_Media cho biết sẽ không tắt tiếng phần Quốc_ca trong những sự_kiện sắp tới trên mọi nền_tảng phát_sóng . Về mặt pháp_lý , luật_sư Lê_Thị_Thu_Hương giải_thích rằng bài hát được hiến tặng cho công_chúng chỉ là " phần nhạc và lời " , không phải là một bản ghi_âm cụ_thể . Luật_sư_Hương , luật_sư Đặng_Văn_Cường và luật_sư Nguyễn_Thị_Xuyến giải_thích rằng các đơn_vị sản_xuất_bản ghi_âm sẽ giữ bản_quyền các bản ghi_âm do họ tạo ra . Họ bỏ tiền ra sản_xuất nên họ là chủ_sở_hữu hợp_pháp của bản ghi , ai muốn dùng đều phải xin phép . Tức_là , nếu bản ghi " Tiến_quân ca " phát trong trận bóng là có bản_quyền thì YouTube sẽ gỡ video với lý_do vi_phạm bản_quyền . Trang Báo_điện_tử Chính_phủ phát_hành một bản ghi_quốc_ca mà ai cũng có_thể dùng miễn_phí . Công_văn của Phó Tổng_cục trưởng Tổng_cục Thể_dục thể_thao Trần_Đức_Phấn cũng khuyến_nghị lấy đây làm bản được sử_dụng thống_nhất . Sau đó , Liên_đoàn bóng_đá Việt_Nam và ban tổ_chức AFF_Cup đã sử_dụng bản ghi này . Ngày 16 tháng 6 năm 2022 , Quốc_hội Việt_Nam đã thông_qua Luật sửa_đổi , bổ_sung một_số điều của Luật Sở_hữu_trí_tuệ , trong đó khoản 2 Điều 7 được sửa_đổi , bổ_sung như sau : " Việc thực_hiện quyền sở_hữu_trí_tuệ không được xâm_phạm lợi_ích của Nhà_nước , lợi_ích công_cộng , quyền và lợi_ích hợp_pháp của tổ_chức , cá_nhân và không được vi_phạm quy_định khác của pháp_luật có liên_quan . Tổ_chức , cá_nhân thực_hiện quyền sở_hữu_trí_tuệ liên_quan đến Quốc_kỳ , Quốc_huy , Quốc_ca nước Cộng_hòa xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam không được ngăn_chặn , cản_trở việc phổ_biến , sử_dụng Quốc_kỳ , Quốc_huy , Quốc_ca " . Luật có hiệu_lực thi_hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2023 . Xem thêm Quốc_ca Việt_Nam Quốc_kỳ Việt_Nam Giải_phóng miền Nam , bài hát được sử_dụng làm quốc_ca của Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam giai_đoạn 1975 - 1976 Tiếng gọi công_dân , quốc_ca trước của Việt_Nam Cộng_hòa giai_đoạn 1949 đến 1975 . Chú_thích Liên_kết ngoài Lời và Nhạc_Tiến_quân ca tại Cổng_Thông_tin điện_tử Chính_phủ Phiên_bản nhạc_cụ chính_thức , lưu_trữ bởi Cổng_Thông_tin điện_tử Bộ Quốc_phòng Phiên_bản không lời chính_thức , lưu_trữ bởi Cổng_Thông_tin điện_tử Bộ Quốc_phòng Phiên_bản có lời chính_thức , lưu_trữ bởi Cổng_Thông_tin điện_tử Bộ Quốc_phòng Tiến_quân ca tại Navyband . Hiến tặng tác_phẩm " Tiến_quân ca " – Cục Bản_quyền tác_giả Nhạc_Văn_Cao_Ca_khúc nhạc đỏ_Quốc_ca Việt_Nam Biểu_tượng của Việt_Nam Nhạc_nghi_lễ Việt_Nam Bài hát năm 1944 Quốc_ca Bài hát tiếng Việt
Đức ( , ) , tên chính_thức là Cộng_hòa Liên_bang Đức ( , ) , là quốc_gia độc_lập có chủ_quyền ở khu_vực Trung_Âu . Quốc_gia này là một nước cộng_hòa dân_chủ tự_do và là một nước nghị_viện liên_bang bao_gồm 16 bang . Đức có tổng diện_tích là 357.022 km² và khí_hậu theo mùa , phần_lớn là ôn_hòa . Dân_số Đức vào_khoảng hơn 83 triệu , là quốc_gia đông dân thứ hai ở Châu_Âu ( sau Nga ) . Đức là quốc_gia có số_lượng người nhập_cư cao thứ hai thế_giới chỉ sau Hoa_Kỳ , theo số_liệu năm 2014 . Thủ_đô và vùng đô_thị lớn nhất của Đức là Berlin . Các thành_phố lớn khác gồm có Hamburg , München , Köln , Frankfurt , Stuttgart và Düsseldorf . Các bộ lạc_German khác nhau cư_trú tại miền bắc của nước Đức ngày_nay từ thời_kỳ cổ đại_Hy-La . Một khu_vực mang tên Germania được ghi lại trước năm 100 . Trong giai_đoạn di_cư , các bộ_lạc German_bành trướng lãnh_thổ về phương nam . Bắt_đầu vào thế_kỷ 10 , các lãnh_thổ của người Đức_hình_thành bộ_phận trung_tâm quốc_gia lúc đó của Đế_quốc La_Mã Thần_thánh . Trong thế_kỷ 16 , các khu_vực miền bắc Đức trở_thành trung_tâm của Cải_cách Kháng_nghị . Năm 1871 , Đức trở_thành một quốc_gia dân_tộc khi hầu_hết các quốc_gia Đức thống_nhất ( ngoại_trừ Áo ) trong Đế_quốc_Đức do người Phổ_chi_phối . Sau Chiến_tranh thế_giới thứ nhất và Cách_mạng_Đức 1918 - 1919 , Đế_quốc này bị thay_thế bằng Cộng_hòa Weimar theo chế_độ nghị_viện . Chế_độ độc_tài_quân phiệt_Quốc_Xã được hình_thành vào năm 1933 , dẫn tới Chiến_tranh thế_giới thứ hai và một nạn diệt_chủng cho đến năm 1945 . Sau một giai_đoạn Đồng_Minh chiếm_đóng , hai nhà_nước Đức được thành_lập ở 2 miền Tây-Đông trong Chiến_tranh_Lạnh : Cộng_hòa Liên_bang Đức và Cộng_hòa Dân_chủ_Đức ( 1949 ) . Năm 1989 , Bức tường Berlin sụp_đổ trong cuộc Cách_mạng hòa_bình chống_đối_lại nhà_nước Đông_Đức . Năm 1990 , Đức được tái_thống_nhất sau hơn 45 năm chia_cắt đất_nước từ 1945 . Từ khi thống_nhất đến nay , Đức luôn duy_trì vị_thế là một Đại_cường_quốc và có nền kinh_tế lớn thứ tư_thế_giới theo GDP_danh_nghĩa , lớn thứ 5 toàn_cầu theo sức_mua tương_đương . Đức dẫn_đầu thế_giới trong các lĩnh_vực công_nghiệp_nặng và công_nghệ_cao , là nước xuất_khẩu và nhập_khẩu đều ở vị_trí lớn thứ 3 thế_giới ( 2015 ) . Đức là một quốc_gia phát_triển , có tiêu_chuẩn sinh_hoạt rất cao được duy_trì nhờ một xã_hội có kỹ_năng và năng_suất . Đức duy_trì một hệ_thống an_sinh xã_hội và chăm_sóc y_tế phổ_quát , bảo_vệ môi_trường và giáo_dục đại_học miễn học_phí . Đức là một thành_viên sáng_lập của Liên_minh châu_Âu vào năm 1993 , là bộ_phận của khu_vực Schengen và trở_thành đồng sáng_lập của khu_vực đồng Euro vào năm 1999 . Đức là một thành_viên của Liên_Hợp_Quốc , NATO , G8 , G7 , G20 , Câu_lạc_bộ Paris , và OECD._Chi_tiêu quân_sự quốc_gia của Đức cao thứ 9 thế_giới . Đức có lịch_sử văn_hóa phong_phú , liên_tục sản_sinh nhiều nhân_vật có ảnh_hưởng trong nghệ_thuật , triết_học , âm_nhạc , thể_thao , giải_trí , khoa_học , kỹ_thuật và phát_minh . Tên gọi Tên gọi của nước Đức trong tiếng Việt bắt_nguồn từ tiếng Trung . Trong tiếng Trung , nước Đức được gọi_là 德意志 ( âm_Hán Việt : Đức_Ý_Chí ) , gọi tắt là 德國 Đức_quốc . Cũng giống như Anh , Pháp , Mỹ , và những người khác . người Việt hay bỏ chữ " Quốc " đi , chỉ còn gọi_là " Đức " . Thuật_ngữ Deutschland trong tiếng Đức , ban_đầu là diutisciu land ( " các vùng người Đức " ) có nguồn_gốc từ deutsch , bắt_nguồn từ tiếng Thượng_Đức_Cổ_diutisc " dân " , ban_đầu được sử_dụng để phân_biệt ngôn_ngữ của thường_dân khỏi tiếng Latinh và các hậu_duệ của nó . Đến lượt mình , nó lại bắt_nguồn từ tiếng German_nguyên thủy * þiudiskaz " dân " , từ * þeudō , bắt_nguồn từ tiếng Ấn-Âu_nguyên thủy * tewtéh₂ - " người " , từ " Teuton " cũng bắt_nguồn từ đó . Từ Germany trong tiếng Anh bắt_nguồn từ Germania trong tiếng Latinh , là từ được sử_dụng sau khi Julius_Caesar chọn nó để chỉ các dân_tộc phía đông sông Rhein . Lịch_sử Việc phát_hiện Di_cốt Mauer cho thấy người cổ_đại đã hiện_diện lần đầu tại Đức từ ít_nhất 600.000 năm trước . Người ta cũng phát_hiện di_cốt của những người phi hiện_đại đầu_tiên sau đó ( người Neanderthal ) tại thung_lũng Neandertal . Các hóa thạch_Neanderthal 1 được cho là có niên_đại_40.000 năm_tuổi . Bằng_chứng về người hiện_đại có niên_đại tương_tự được phát_hiện trong các hang tại dãy Schwäbische_Alb . Trong những vật được tìm thấy có các sáo bằng xương chim và ngà_voi ma_mút 42.000 năm_tuổi là các nhạc_cụ cổ nhất từng phát_hiện được , Tượng người sư_tử thời_đại băng_hà 40.000 năm_tuổi là nghệ_thuật tạo_hình không_thể tranh_luận cổ nhất từng phát_hiện được , và Tượng_Venus ở Hohle Fels_35.000 năm_tuổi là nghệ_thuật tạo_hình con_người không_thể tranh_luận cổ nhất từng phát_hiện được . Đĩa bầu_trời Nebra – một món tạo_tác bằng đồng_điếu được tạo ra trong thời_đại_đồ đồng châu_Âu được cho là thuộc về một địa_điểm gần Nebra , Sachsen-Anhalt , Đức . Các bộ lạc_German và Đế_quốc_Frank Các bộ_lạc German được cho là có niên_đại từ Thời_đại_đồ đồng Bắc_Âu hoặc Thời_đại_đồ sắt tiền La_Mã . Từ miền nam Scandinavia và miền bắc Đức ngày_nay , họ bành_trướng về phía nam , đông và tây , tiếp_xúc với các bộ_lạc Celt tại Gallia , cũng như với các bộ lạc_Iran , Balt , Slav tại Trung và Đông_Âu . Dưới thời_Augustus , La_Mã ( Roma ) bắt_đầu xâm_chiếm khu_vực Germania ( tức khu_vực có cư_dân chủ_yếu là người German ) . Năm 9 CN , ba quân_đoàn La_Mã dưới quyền Varus thất_bại trước thủ_lĩnh Arminius của bộ lạc_Cherusker . Đến năm 100 CN , khi Tacitus viết sách Germania , các bộ lạc_German đã định_cư dọc sông Rhine và sông Danube , chiếm hầu_hết lãnh_thổ_Đức ngày_nay ; tuy_nhiên Áo , Baden-Württemberg , miền nam Bayern , miền nam Hesse và miền tây Rheinland thuộc các tỉnh của La_Mã . Khoảng năm 260 , các dân_tộc German đột_nhập vào các khu_vực do La_Mã kiểm_soát . Sau cuộc xâm_chiếm của người Hung vào năm 375 , và La_Mã suy_tàn từ năm 395 , các bộ_lạc German di_chuyển xa hơn về phía tây-nam . Một_vài bộ_lạc lớn được hình_thành đồng_thời tại khu_vực nay là Đức và thay_thế hoặc hấp_thu các bộ_lạc German nhỏ hơn . Các khu_vực rộng_lớn mang tên gọi_là Austrasia , Neustria , và Aquitaine vào giai_đoạn Merowinger bị người Frank chinh_phục , họ lập ra Vương_quốc_Frank , và bành_trướng hơn_nữa về phía đông nhằm khuất_phục Sachsen và Bayern . Các khu_vực nay là phần_đông của Đức là nơi các bộ_lạc Tây_Slav cư_trú : Sorb , Veleti và liên_minh Obotrit . Đông_Frank và Đế_quốc La_Mã_Thần_thánh Năm 800 , Quốc_vương_Frank Charlemagne đăng_quang hoàng_đế và lập ra Đế_quốc_Karoling , đế_quốc này tồn_tại đến năm 843 thì bị những người thừa_kế của ông phân_chia . Sau khi Vương triều_Frank tan_vỡ , lịch_sử_Đức trong vòng 900 năm gắn chặt với lịch_sử của Đế_quốc La_Mã_Thần_thánh , là thế_lực nổi lên sau đó từ phần phía đông đế_quốc ban_đầu của Charlemagne . Lãnh_thổ này ban_đầu được gọi_là Đông_Frank , trải dài từ sông Rhine ở phía tây đến sông Elbe ở phía đông , và từ biển Bắc đến dãy Alpen . Những quân_chủ của Vương triều_Otto ( 919 – 1024 ) hợp nhất một_số công_quốc lớn và Quốc_vương người German / Đức_Otto I đăng_quang Hoàng_đế La_Mã_Thần_thánh của các khu_vực này vào năm 962 . Năm 996 , Giáo_hoàng Grêgôriô V trở_thành giáo_hoàng người Đức đầu_tiên , do người họ_hàng của ông là Otto III bổ_nhiệm - không lâu sau đăng_quang Hoàng_đế La_Mã Thần_thánh . Đế_quốc La_Mã_Thần_thánh sáp_nhập miền bắc Ý ngày_nay và khu_vực Bourgogne nay thuộc Pháp dưới thời trị_vì của các hoàng_đế thuộc Gia_tộc Salier ( 1024 – 1125 ) , song các hoàng_đế mất đi quyền_lực do tranh_luận phong_chức với giáo_hội . Trong thế_kỷ XII , dưới thời các hoàng_đế thuộc Gia_tộc Staufer ( 1138 – 1254 ) , các vương_công_Đức thay vào đó gia_tăng ảnh_hưởng của họ về phía nam và phía đông đến các lãnh_thổ mà người Slav cư_trú ; họ khuyến_khích người Đức định_cư tại các khu_vực này , gọi_là phong_trào định_cư miền đông ( Ostsiedlung ) . Các thành_viên của Liên_minh Hanse hầu_hết là các thành_thị miền bắc Đức , họ thịnh_vượng nhờ mở_rộng mậu_dịch . Tại phương nam , Công_ty Mậu_dịch Đại_Ravensburg ( Große Ravensburger_Handelsgesellschaft ) giữ chức_năng tương_tự . Hoàng_đế Karl_IV ban_hành sắc_lệnh Goldene_Bulle vào năm năm 1356 , tạo cấu_trúc hiến_pháp cơ_bản của Đế_quốc , và hệ_thống hóa tuyển_cử hoàng_đế bởi bảy tuyển_đế hầu - là những người cai_trị một_số thân vương_quốc và tổng_giáo_phận mạnh nhất . Dân_số suy_giảm trong nửa đầu thế_kỷ XIV , bắt_đầu từ nạn đói lớn năm 1315 , tiếp đến là Cái chết Đen năm 1348 – 50 . Tuy_vậy , các nghệ_sĩ , kỹ_sư và nhà_khoa_học_Đức phát_triển một loạt các kỹ_thuật tương_tự như thứ được các nghệ_sĩ và nhà thiết_kế Ý sử_dụng vào đương_thời , những người phát_triển hưng_thịnh tại các thành_bang thương_nghiệp như Venezia , Firenze và Genova . Các trung_tâm nghệ_thuật và văn_hóa khắp các quốc_gia Đức_sản_sinh các nghệ_sĩ như họa_sĩ Hans_Holbein và con trai , và Albrecht_Dürer . Johannes_Gutenberg giới_thiệu in_ấn kiểu di_động đến châu_Âu , đây là một bước phát_triển đặt cơ_sở để truyền_bá kiến_thức đến đại_chúng . Năm 1517 , tu_sĩ Martin_Luther tuyên_bố 95 luận_đề , thách_thức Giáo_hội Công_giáo_La_Mã và khởi_xướng Cải_cách Kháng_nghị . Năm 1555 , Hòa_ước Augsburg công_nhận Giáo_hội Luther là một lựa_chọn có_thể chấp_thuận thay cho Công_giáo_La_Mã , song cũng ra sắc chỉ rằng đức_tin của vương_công là đức_tin của các thần_dân của ông ta , một nguyên_tắc gọi_là " lãnh_địa của ai thì tôn_giáo theo người đó " . Thỏa_thuận tại Augsburg thất_bại trong việc xác_định các đức_tin tôn_giáo khác : chẳng_hạn Thần_học Calvin ( đức_tin Cải_cách ) vẫn bị cho là dị_giáo và nguyên_tắc không giải_quyết khả_năng cải_đạo của một người thống_trị giáo_hội , như từng diễn ra tại Tuyển hầu_quốc Köln vào năm 1583 . Từ Chiến_tranh Köln cho đến khi kết_thúc Chiến_tranh Ba_mươi Năm ( 1618 – 1648 ) , xung_đột tôn_giáo tàn_phá các vùng_đất Đức . Chiến_tranh Ba_mươi Năm làm giảm dân_số tổng_thể của các quốc_gia Đức đến khoảng 30 % , và lên đến 80 % tại một_số nơi . Hòa_ước Westfalen kết_thúc chiến_tranh tôn_giáo giữa các quốc_gia Đức . Các quân_chủ_Đức có_thể lựa_chọn Công_giáo_Rôma , Lutheran hoặc Calvinist làm tôn_giáo chính_thức của họ sau năm 1648 . Trong thế_kỷ XVIII , Đế_quốc La_Mã_Thần_thánh gồm có khoảng 1.800 lãnh_thổ . Hệ_thống pháp_lý phức_tạp khởi_đầu từ một loạt cải_cách ( khoảng 1450 – 1555 ) tạo ra các lãnh_thổ đế_quốc , và tạo ra quyền tự_trị địa_phương đáng_kể tại các quốc_gia tăng lữ , thế_tục và thế_tập , được phản_ánh tại Quốc_hội Đế_quốc . Gia_tộc Habsburg nắm giữ đế_vị từ năm 1438 cho đến khi Karl_VI mất vào năm 1740 . Do không có nam_giới thừa_kế , ông thuyết_phục các tuyển_đế hầu_duy_trì quyền bá_chủ của gia_tộc Habsburg đối_với chức_hoàng_đế bằng việc chấp_thuận một chiếu thư vào năm 1713 . Điều này cuối_cùng được giải_quyết nhờ Chiến_tranh Kế_vị Áo ; theo Hiệp_ước_Aix-la-Chapelle , chồng của Công_chúa Maria Theresa trở_thành Hoàng_đế La_Mã_Thần_thánh , còn bà cai_trị đế_quốc với thân_phận hoàng_hậu . Từ năm 1740 , cạnh_tranh giữa Vương_triều Habsburg_Áo và Vương_quốc Phổ_chi_phối lịch_sử Đức . Năm 1772 , sau đó là vào năm 1793 và 1795 , hai quốc_gia Đức_chiếm ưu_thế là Phổ và Áo đã cùng_với Đế_quốc Nga thỏa_thuận phân_chia Ba_Lan với nhau . Kết_quả là hàng triệu cư_dân nói tiếng Ba_Lan thuộc quyền thống_trị của hai chế_độ_quân_chủ_Đức . Tuy_nhiên , các lãnh_thổ bị sáp_nhập vào Phổ và Áo không được nhìn_nhận về pháp_lý là bộ_phận của Đế_quốc La_Mã Thần_thánh . Trong thời_kỳ Chiến_tranh Cách_mạng Pháp , cùng_với việc xuất_hiện thời_kỳ Napoléon và sau đó là phiên họp cuối_cùng của Quốc_hội Đế_quốc , hầu_hết các thành_phố đế_quốc tự_do thế_tục được sáp_nhập vào lãnh_thổ của các vương_triều ; các lãnh_thổ tăng lữ_bị thế_tục hóa và sáp_nhập . Năm 1806 , Đế_quốc La_Mã_Thần_thánh bị giải_thể ; các quốc_gia Đức , đặc_biệt là các quốc_gia Rheinland , nằm dưới ảnh_hưởng của Pháp . Cho đến năm 1815 , Nga , Phổ và Vương_triều Habsburg cạnh_tranh quyền bá_chủ trong các quốc_gia Đức_thời Chiến_tranh Napoléon . Bang liên và Đế_quốc_Đức Sau khi Napoléon thất_bại , Đại_hội_Viên ( triệu_tập vào năm 1814 ) hình_thành Bang liên_Đức ( Deutscher_Bund ) , một liên_minh không chặt_chẽ của hàng chục quốc_gia có chủ_quyền . Hoàng_đế Áo được bổ_nhiệm làm tổng_thống vĩnh_viễn của Bang_liên , phản_ánh việc Đại_hội không chấp_thuận ảnh_hưởng của Phổ trong các quốc_gia Đức , và làm trầm_trọng cạnh_tranh trường_kỳ giữa quyền_lợi của Gia_tộc Hohenzollern cai_trị Phổ và Gia_tộc Habsburg cai_trị Áo . Bất_đồng về kết_quả của Đại_hội góp_phần khiến các phong_trào tự_do nổi lên , tiếp đó là các biện_pháp đàn_áp mới của chính_khách Áo_Metternich . Liên_minh thuế_quan Zollverein_xúc_tiến thống_nhất kinh_tế trong các quốc_gia Đức . Các tư_tưởng dân_tộc và tự_do của Cách_mạng Pháp được ủng_hộ ngày_càng tăng trong nhiều người Đức , đặc_biệt là thanh_niên . Lễ_hội Hambach vào tháng 5 năm 1832 là một sự_kiện chính nhằm ủng_hộ thống_nhất Đức , tự_do và dân_chủ . Trong bối_cảnh một loạt phong_trào cách_mạng diễn ra tại châu_Âu , lập ra một cộng_hòa tại Pháp , giới trí_thức và thường_dân bắt_đầu tiến_hành cách_mạng tại các quốc_gia Đức vào năm 1848 . Quốc_vương_Friedrich Wilhelm_IV của Phổ được đề_nghị tước_hiệu hoàng_đế song với quyền_lực hạn_chế ; ông bác_bỏ đế_vị và đề_xuất hiến_pháp , dẫn đến một bước lùi tạm_thời cho phong_trào . Quốc_vương_Wilhelm I bổ_nhiệm Otto_von Bismarck làm Thủ_tướng Phổ vào năm 1862 . Bismarck kết_thúc thắng_lợi chiến_tranh với Đan_Mạch vào năm 1864 , giúp xúc_tiến lợi_ích của Đức tại bán_đảo Jylland . Tiếp đến là thắng_lợi quyết_định của Phổ trong chiến_tranh với Áo vào năm 1866 , cho_phép Bismarck_lập ra Bang liên_Bắc_Đức ( Norddeutscher_Bund ) không bao_gồm Áo . Sau khi Pháp thất_bại trong Chiến_tranh Pháp-Phổ , các vương_công_Đức tuyên_bố thành_lập Đế_quốc_Đức vào năm 1871 tại Versailles , thống_nhất toàn_bộ các bộ_phận rải_rác của Đức_ngoại_trừ Áo . Phổ là quốc_gia cấu_thành chi_phối đế_quốc mới ; Quốc_vương_Phổ thuộc Gia_tộc Hohenzoller cai_trị_Đức với thân_phận Hoàng_đế , và Berlin trở_thành thủ_đô của đế_quốc . Trong giai_đoạn sau khi Thống_nhất nước Đức , chính_sách ngoại_giao của Thủ_tướng Đức_Bismarck dưới quyền Hoàng_đế Wilhelm I là đảm_bảo vị_thế đại_quốc của Đức bằng các liên_minh giả_mạo , cô_lập Pháp theo các cách_thức ngoại_giao , và tránh chiến_tranh . Dưới thời Wilhelm II , Đức cũng như các cường_quốc châu_Âu khác bước vào tiến_trình chủ_nghĩa_đế_quốc , dẫn đến xích_mích với các quốc_gia láng_giềng . Hầu_hết các liên_minh mà Đức tham_gia trước đó không được gia_hạn . Kết_quả là hình_thành một liên_minh kép với Đế_quốc Áo-Hung_đa sắc_tộc . Sau đó , Liên_minh Tam_cường 1882 có thêm Ý , hoàn_thành một liên_minh địa_lý Trung_Âu , thể_hiện lo_ngại của người Đức , Áo và Ý trước khả_năng Pháp và / hoặc Nga xâm_nhập chống lại họ . Tương_tự , Anh , Pháp và Nga cũng dàn_xếp liên_minh nhằm bảo_vệ họ chống lại can_thiệp của Vương triều_Habsburg đến các quyền_lợi của Nga tại Balkan hay Đức_can_thiệp chống Pháp . Tại Hội_nghị Berlin vào năm 1884 , Đức yêu_sách một_vài thuộc_địa gồm Đông_Phi thuộc Đức , Tây-Nam_Phi thuộc Đức , Togoland và Kamerun . Sau đó , Đức_bành trướng đế_quốc thực_dân của mình thêm đến Tân_Guinea thuộc Đức , Micronesia thuộc Đức và Samoa thuộc Đức tại Thái_Bình_Dương , và Vịnh Giao_Châu tại Trung_Quốc . Từ năm 1904 đến năm 1907 , chính_phủ thực_dân_Đức tại Tây-Nam_Phi ( nay là Namibia ) ra_lệnh tiêu_diệt người bản_địa_Herero và Namaqua . Vụ ám_sát thái_tử của Áo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 khiến Đế_quốc_Áo-Hung có cớ để tấn_công Serbia và phát_động Chiến_tranh thế_giới thứ nhất . Sau bốn năm giao_tranh , có khoảng hai triệu binh_sĩ Đức thiệt_mạng , dưới sự tham_chiến của Hoa_Kỳ , chiến_sự chuyển_đổi thành xấu đi cho Đức , một thỏa_thuận đình_chiến tổng_thể kết_thúc giao tranh vào ngày 11 tháng 11 sau khi chế_độ mới ở Đức cùng quyết_định ngừng chiến_ngày 9 tháng 11 năm 1918 , và các binh_sĩ Đức_trở về quê . Trong Cách_mạng Đức_tháng 11 năm 1918 , Hoàng_đế Wilhelm II và toàn_bộ các vương_công cai_trị tại Đức phải thoái_vị . Ban lãnh_đạo chính_trị mới của Đức ký_kết Hòa_ước Versailles vào năm 1919 . Theo hiệp_định này , Đức với tư_cách là bộ_phận của Liên_minh Trung_tâm chấp_thuận chiến_bại trước Đồng_Minh . Người Đức nhận_định hiệp_định này là điều sỉ_nhục và bất_công , và sau_này được các sử_gia cho là ảnh_hưởng đến việc Adolf_Hitler lên nắm quyền . Sau chiến_bại trong Chiến_tranh thế_giới thứ nhất , Đức mất khoảng 30 % lãnh_thổ tại châu_Âu ( các khu_vực này có cư_dân chủ_yếu là người thuộc dân_tộc Ba_Lan , Pháp và Đan_Mạch ) , và toàn_bộ thuộc_địa tại châu_Phi và Thái_Bình_Dương . Cộng_hòa Weimar và Đức_Quốc_Xã Ngày 11 tháng 8 năm 1919 , Tổng_thống Friedrich_Ebert ký Hiến_pháp Weimar dân_chủ . Trong đấu_tranh quyền_lực tiếp sau , phái_cộng_sản_đoạt quyền tại Bayern , song các thành_phần bảo_thủ tại các địa_phương khác của Đức ra_sức lật_đổ Cộng_hòa trong cuộc đảo_chính Kapp . Sau đó là một giai_đoạn náo_loạn gồm giao_tranh đổ_máu trên đường_phố tại các trung_tâm công_nghiệp lớn , binh_sĩ Bỉ và Pháp chiếm_đóng vùng Ruhr và lạm_phát gia_tăng với đỉnh_điểm là lạm_phát phi_mã 1921 – 1923 . Một kế_hoạch tái_cơ_cấu nợ cộng việc thiết_lập một đơn_vị_tiền_tệ mới vào năm 1924 mở ra Thập_niên 20 hoàng_kim , một thời_kỳ gia_tăng sáng_tạo nghệ_thuật và sinh_hoạt văn_hóa tự_do . Đại_khủng_hoảng toàn_cầu lan đến Đức vào năm 1929 . Sau bầu_cử liên_bang vào năm 1930 , chính_phủ của Thủ_tướng Heinrich_Brüning được Tổng_thống Paul_von Hindenburg trao quyền hành_động mà không cần nghị_viện phê_chuẩn . Chính_phủ của Brüning theo_đuổi chính_sách khắc_khổ tài_chính và giảm lạm_phát , dẫn đến tỷ_lệ thất_nghiệp cao đến gần 32 % vào năm 1932 . Cũng trong cùng năm , Đảng_Quốc_Xã do Adolf_Hitler lãnh_đạo giành thắng_lợi trong một cuộc bầu_cử liên_bang đặc_biệt . Sau một loạt các nội_các thất_bại , Hindenburg bổ_nhiệm Hitler làm thủ_tướng Đức vào ngày 30 tháng 1 năm 1933 . Sau vụ hỏa_hoạn tại tòa nhà quốc_hội , chính_phủ ban_hành một sắc_lệnh bãi_bỏ các dân_quyền cơ_bản , và trong vài tuần trại tập_trung_Quốc xã tại Dachau được mở_cửa . Đạo_luật Cho_quyền năm 1933 trao cho Hitler quyền_lực lập_pháp không bị hạn_chế , trên cả hiến_pháp ; rồi chính_phủ của ông tạo ra một nhà_nước toàn trị tập_trung hóa , rút khỏi Hội_Quốc_Liên sau một cuộc trưng_cầu_dân_ý quốc_gia , và bắt_đầu tái_vũ_trang quân_sự . Sử_dụng cách_thức chi_tiêu thâm_hụt , một chương_trình do chính_phủ bảo_trợ nhằm khôi_phục kinh_tế tập_trung vào các dự_án công_trình công_cộng , trong đó dự_án nổi_tiếng nhất là đường_cao_tốc gọi là autobahn . Năm 1935 , chế_độ_quốc xã rút khỏi Hòa_ước Versailles và áp_dụng Luật_Nürnberg nhằm vào người Do_Thái cùng các dân_tộc_thiểu_số khác . Đức cũng giành lại quyền kiểm_soát Saarland vào năm 1935 , tái_quân_sự hóa_Rheinland vào năm 1936 , sáp_nhập Sudetenland của Tiệp_Khắc bằng Hiệp_ước München , sáp_nhập Áo vào năm 1938 , cũng như chiếm_đóng Tiệp_Khắc vào đầu năm 1939 bất_chấp hiệp_ước trên . Trong sự_kiện Kristallnacht ( đêm thủy_tinh ) , nhiều giáo_đường Do_Thái bị đốt , cửa_hàng Do_Thái bị đập phá và hàng_loạt người Do_Thái bị bắt_giữ . Tháng 9 năm 1939 , chính_phủ của Hitler đàm_phán và ký_kết Hiệp_ước Molotov – Ribbentrop , phân_chia Đông_Âu thành các khu_vực ảnh_hưởng của Đức và Liên_Xô . Rồi vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 , Đức_xâm_chiếm Ba_Lan , đánh_dấu sự bắt_đầu của Chiến_tranh thế_giới thứ hai . Phản_ứng trước hành_động của Hitler , Anh và Pháp tuyên_chiến với Đức vào ngày 3 tháng 9 . Mùa xuân năm 1940 , Đức chinh_phục Đan_Mạch và Na_Uy , Hà_Lan , Bỉ , Luxembourg , và Pháp . Anh_Quốc_đẩy lui các cuộc không_kích của Đức trong Không_chiến tại Anh_Quốc vào cùng năm . Đến năm 1941 , binh_sĩ Đức_xâm_chiếm Nam_Tư , Hy_Lạp và Liên_Xô . Đến năm 1942 , Đức và các thế_lực Phe_Trục khác kiểm_soát hầu_hết châu_Âu lục_địa và Bắc_Phi , song từ sau chiến_thắng của Liên_Xô trong Trận_Stalingrad , Đồng_Minh tái_chiếm Bắc_Phi và xâm_chiếm Ý vào năm 1943 , quân_Đức_chịu các thất_bại quân_sự liên_tiếp . Đến tháng 6 năm 1944 , Đồng_Minh phương Tây đổ_bộ tại Pháp và Liên_Xô tiến vào Đông_Âu . Sau khi Hitler tự_sát trong Trận_Berlin , quân_đội Đức đầu_hàng vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 , kết_thúc Chiến_tranh thế_giới thứ hai tại châu_Âu . Sau chiến_tranh , nhiều thành_viên của Đức_Quốc_Xã đều bị xét_xử vì tội_ác chiến_tranh tại tòa_án Nürnberg . Trong một chuỗi hệ_thống hành_động sau_này được sử_sách gọi_là Holocaust , chính_phủ Đức ngược_đãi các cộng_đồng_thiểu_số , sử_dụng một hệ_thống trại tập_trung và hành_quyết trên khắp châu_Âu để tiến_hành diệt_chủng những người mà họ cho là thuộc chủng_tộc hạ_đẳng . Tổng_cộng , có trên 10 triệu thường_dân bị sát_hại một_cách có hệ_thống , trong đó có sáu triệu người Do_Thái , từ Đức và các quốc_gia bị Đức chiếm_đóng . Chính_sách của Quốc_Xã tại các quốc_gia bị Đức chiếm_đóng gây ra cái chết của 2,7 triệu người Ba_Lan , 1,3 triệu người Ukraina , và ước_tính lên đến 2,8 triệu tù_binh Liên_Xô . Số binh_sĩ Đức_tử_vong do chiến_tranh ước_tính là 3,2 – 5,3 triệu , và có đến 2 triệu thường dân_Đức thiệt_mạng . Khoảng 12 triệu người dân_tộc Đức bị trục_xuất khỏi Đông_Âu ( gồm lãnh_thổ bị mất ) . Đức phải nhượng lại khoảng một phần_tư lãnh_thổ trước chiến_tranh của mình . Đông_Đức và Tây_Đức Phe Đồng_Minh phân_chia Berlin và lãnh_thổ còn lại của Đức_thành 4 khu_vực chiếm_đóng quân_sự đại_diện cho 2 khối đối_địch bằng hiệp_ước ở Hội_nghị Potsdam vào ngày 1 tháng 8 năm 1945 . Do bất_đồng và mâu_thuẫn về ý_thức_hệ , các khu_vực miền tây do Pháp , Anh và Hoa_Kỳ kiểm_soát được hợp nhất vào ngày 23 tháng 5 năm 1949 để hình_thành Cộng_hòa Liên_bang Đức ( ) ; đến ngày 7 tháng 10 năm 1949 , khu_vực do Liên_Xô chiếm_đóng trở_thành Cộng_hòa Dân_chủ_Đức ( ) ; còn được gọi một_cách không chính_thức là " Tây_Đức " và " Đông_Đức " . Đông_Đức chọn Đông_Berlin làm thủ_đô , còn Tây_Đức chọn Bonn làm thủ_đô lâm_thời , nhằm nhấn_mạnh lập_trường nhất_quán của mình rằng giải_pháp hai nhà_nước chỉ là một tình_trạng tạm_thời . Tây_Đức là một nước cộng hòa nghị_viện liên_bang theo " kinh_tế_thị_trường xã_hội " . Bắt_đầu vào năm 1948 , Tây_Đức trở_thành một quốc_gia nhận viện_trợ tái_thiết_chính trong Kế_hoạch Marshall . Konrad_Adenauer được bầu làm thủ_tướng liên_bang ( Bundeskanzler ) đầu_tiên của Đức vào năm 1949 và giữ chức_vụ này cho đến năm 1963 . Dưới quyền lãnh_đạo của ông và Ludwig_Erhard , Tây_Đức có tăng_trưởng kinh_tế dài_hạn bắt_đầu từ đầu thập_niên 1950 , được cho là một " kì_tích kinh_tế " ( ) . Tây_Đức gia_nhập NATO vào năm 1955 và trở_thành một thành_viên sáng_lập của Cộng_đồng Kinh_tế châu_Âu ( EEC ) vào năm 1957 , và cũng thu_hồi được vùng Saar cùng năm . Đông_Đức là một quốc_gia thuộc Khối phía Đông , nắm dưới quyền kiểm_soát chính_trị và quân_sự lớn của Liên_Xô thông_qua lực_lượng chiếm_đóng và Khối_Warszawa . Mặc_dù Đông_Đức tự nhận là một quốc_gia dân_chủ , song quyền_lực chính_trị do các thành_viên Bộ chính_trị của Đảng Xã_hội_chủ_nghĩa Thống_nhất Đức độc_quyền thi_hành , được hỗ_trợ từ cơ_quan an_ninh mật_Stasi . Một nền kinh_tế chỉ_huy theo kiểu Liên_Xô được lập nên và Đông_Đức trở_thành một quốc_gia thuộc Hội_đồng Tương_trợ Kinh_tế SEV. Tuyên_truyền của Đông_Đức dựa trên quyền_lợi của các chương_trình xã_hội do chính_phủ thực_hiện , và liên_tục cáo_buộc mối đe_dọa về Tây_Đức xâm_chiếm , song nhiều công_dân của Đông_Đức nhìn_nhận phương Tây đại_diện cho tự_do và thịnh_vượng . Bức tường Berlin được xây_dựng vào năm 1961 nhằm ngăn người Đông_Đức đào thoát sang Tây_Đức , nó trở_thành một biểu_tượng cho Chiến_tranh_Lạnh . Sự_kiện bức tường này sụp_đổ vào năm 1989 trở_thành một tượng_trưng cho chủ_nghĩa_cộng_sản sụp_đổ , tái_thống_nhất Đức và bước_ngoặt tại Đông_Đức ( Die_Wende ) . Căng_thẳng giữa Đông_Đức và Tây_Đức giảm_thiểu vào đầu thập_niên 1970 do chính_sách mới của Thủ_tướng Willy_Brandt đối_với phía Đông . Trong mùa hè năm 1989 , Hungary quyết_định phá Bức màn sắt và mở_cửa biên_giới , khiến hàng nghìn người Đông_Đức nhập_cư đến Tây_Đức qua Hungary . Điều này có tác_động tàn_phá đến Đông_Đức , tại đây các cuộc tuần_hành đại_chúng định_kỳ nhận được ủng_hộ ngày_càng lớn . Nhà đương_cục Đông_Đức nới lỏng hạn_chế biên_giới , cho_phép công_dân Đông_Đức đi sang Tây_Đức ; ban_đầu nhằm giúp duy_trì Đông_Đức , song việc mở_cửa biên_giới thực_tế dẫn đến tăng_tốc chương_trình cải_cách Wende . Đỉnh_điểm của chương_trình này là Hiệp_ước 2 + 4 vào ngày 12 tháng 9 năm 1990 , theo đó bốn thế_lực chiếm_đóng từ_bỏ mọi quyền_lợi của họ theo Văn_kiện Đầu_hàng trước_đây , và Đức_thu_hồi chủ_quyền đầy_đủ . Điều này cho_phép Tái thống_nhất Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990 , khi Cộng_hòa Liên_bang Đức tiếp_nhận năm bang tái_lập của Cộng_hòa Dân_chủ Đức cũ . Nước_Đức thống_nhất Nước_Đức thống_nhất được nhìn_nhận là sự mở_rộng thêm Cộng_hòa Liên_bang Đức và là một quốc_gia kế_thừa . Do_đó , họ duy_trì toàn_bộ tư_cách thành_viên của Tây_Đức trong các tổ_chức quốc_tế . Dựa theo Đạo_luật Berlin / Bonn được thông_qua vào năm 1994 , Berlin lại trở_thành thủ_đô của nước Đức_tái thống_nhất , còn Bonn duy_trì vị_thế độc_nhất là một thành_phố liên_bang ( Bundesstadt ) và giữ lại một_số bộ của liên_bang . Việc di_chuyển chính_phủ hoàn_thành vào năm 1999 , và công_tác hiện_đại hóa nền kinh_tế Đông_Đức được dự_kiến sẽ kéo_dài đến năm 2019 , với chuyển_khoản hàng năm từ miền tây sang miền đông lên đến khoảng 80 tỷ_USD. Sau khi khi tái thống_nhất , Đức_giữ một vai_trò tích_cực hơn trong Liên_hiệp châu_Âu . Cùng_với các đối_tác châu_Âu , Đức ký_kết Hiệp_ước Maastricht vào năm 1992 , lập ra Khu_vực đồng euro vào năm 1999 , và ký_kết Hiệp_ước Lisbon vào năm 2007 . Đức_phái một lực_lượng duy_trì hòa bình đi đảm_bảo ổn_định tại Balkan và phái một lực_lượng binh_sĩ Đức đến Afghanistan trong một nỗ_lực của NATO nhằm cung_cấp an_ninh tại đó sau khi Taliban bị lật_đổ . Sau bầu_cử năm 2005 , Angela_Merkel trở_thành nữ thủ_tướng đầu_tiên của Đức với cương_vị là thủ_lĩnh một đại liên_minh . Năm 2009 , chính_phủ Đức phê_chuẩn một kế_hoạch kích_thích kinh_tế trị_giá 50 tỷ euro nhằm bảo_vệ một_vài lĩnh_vực khỏi suy_thoái . Năm 2009 , một liên_minh tự do-bảo_thủ dưới quyền Angela_Merkel nắm quyền lãnh_đạo quốc_gia . Năm 2013 , một đại liên_minh được lập ra trong nội_các thứ ba của Angela_Merkel . Trong số các dự_án chính_trị lớn của Đức vào đầu thế_kỷ XXI có tiến_bộ của hội_nhập châu_Âu , chuyển_đổi năng_lượng ( Energiewende ) sang nguồn cung_cấp năng_lượng bền_vững , các biện_pháp nhằm tăng tỷ_lệ sinh , và các chiến_lược công_nghệ_cao nhằm chuyển_đổi tương_lai nền kinh_tế Đức , tổng_kết lại là cuộc Cách_mạng Công_nghiệp lần thứ 4 hoặc là Công_nghiệp 4.0 . Đức_chịu tác_động từ khủng_hoảng di_cư châu_Âu năm 2015 khi quốc_gia này trở_thành điểm đến cuối_cùng trong lựa_chọn của hầu_hết di_dân vào EU._Đức tiếp_nhận trên một_triệu người tị_nạn và phát_triển một hệ_thống hạn_ngạch nhằm tái phân_bổ các di_dân khắp các bang của mình dựa trên thu_nhập từ thuế và mật_độ dân_cư hiện_hữu . Địa_lý Vị_trí Nước_Đức nằm trong Trung_Âu , giữa 47 ° 16 ′ 15 ″ và 55 ° 03 ′ 33 ″ vĩ_độ bắc và 5 ° 52 ′ 01 ″ và 15 ° 02 ′ 37 ″ kinh_độ đông . Về phía bắc Đức có ranh_giới với Đan_Mạch ( có chiều dài 67 km ) , về phía đông-bắc là Ba_Lan ( 442 km ) , về phía đông là Séc 811 km ) , về phía đông nam là Áo ( 815 km không kể ranh_giới trên hồ Bodensee ) , về phía nam là Thụy_Sĩ ( 316 km , với biên_giới của lãnh_thổ tách rời Büsingen nhưng không kể ranh_giới trên hồ Bodensee ) , về phía tây_nam là Pháp ( 448 km ) , về phía tây là Luxembourg ( 135 km ) và Bỉ ( 156 km ) và về phía tây bắc là Hà_Lan ( 567 km ) . Chiều dài ranh_giới tổng_cộng là 3.757 km . Trong khi ở phía tây bắc là bờ biển của biển Bắc và ở phía đông bắc là biển Baltic tạo thành biên_giới quốc_gia tự_nhiên thì về phía nam nước Đức là một phần của dãy núi Anpơ . Lãnh_thổ bên ngoài duy_nhất của Đức là Büsingen nằm trong vùng thượng_lưu sông Rhein thuộc về huyện Konstanz của bang Baden-Württemberg . Büsingen có diện_tích là 7,62 km² và được bao_bọc hoàn_toàn bởi ba_bang của Thụy_Sĩ là Schaffhausen , Thurgau và Zürich . Ngoài_ra còn có Kleinwalsertal thuộc Áo và nếu bằng đường_bộ hay bằng đường thủy thì chỉ xuyên qua lãnh_thổ quốc_gia Đức mới có_thể đến được . Điểm trung_tâm và các điểm ngoài cùng của Đức Theo Niên giám_thống_kê Đức ( Statistisches Jahrbuch_Deutschland , thời_điểm năm 2000 ) điểm trung_tâm về địa_lý của Đức nằm trong làng Niederdorla thuộc bang Thüringen , giữa đoạn đường từ Erfurt đến Göttingen , trên 51 ° 09 ′ 54 ″ vĩ_độ bắc và 10 ° 27 ′ 19 ″ kinh_độ đông . Điểm cực bắc của Đức nằm trên bán_đảo Elenbogen thuộc đảo Sylt , điểm cực bắc trên đất_liền của quốc_gia nằm trên bờ biển tây của bang Schleswig-Holstein tại Rickelsbüller_Koog , điểm cực nam là Haldenwanger_Eck nằm về phía nam của Oberstdorf trên núi Anpơ . Từ Ellenbogen đến Haldenwanger_Eck là khoảng 886 km ( đường_chim_bay ) . Điểm cực_tây của Đức nằm trong bang Nordrhein-Westfalen , không xa_Isenbruch ( là địa_danh cực_tây của quốc_gia ) , điểm cực đông nằm giữa Neißeaue-Deschka ( làng cực đông của quốc_gia ) và Neißeaue-Zentendorf trong một vòng_cung của sông Neiße . Từ Isenbruch đến vòng_cung này của sông Neiße gần Zentendorf là tròn 636 km ( đường_chim_bay ) . Địa_hình Địa_hình thay_đổi đặc_biệt là theo hướng từ Bắc vào Nam vì địa_thế có chiều_hướng cao hơn và dốc hơn về phía nam . Phần miền Bắc của nước Đức , vùng đồng_bằng Bắc_Đức , là một vùng đồng_bằng phần_lớn được tạo thành từ thời_kỳ Băng_hà , kế_tiếp về phía nam là vùng đồi_núi có rừng ở trung_tâm và các phần đất miền Nam của Đức . Đặc_biệt là tại bang Bayern nhưng cũng ở tại bang Baden-Württemberg , địa_hình này chuyển_tiếp đến vùng Alpenvorland_Bắc tương_đối cao , sau đấy lại chuyển_tiếp đến vùng núi cao của dãy núi Anpơ . Địa_chất Nước_Đức đa_dạng về địa_chất . Trong khi các địa_hình mang dấu_ấu của thời_kỳ Băng_hà , các vùng_đất thấp và các lưu_vực sông chỉ thành_hình từ niên_đại Phân_đại đệ_Tam thì vùng đồi_núi trung_bình có niên_đại lâu_đời hơn rất nhiều . Các vùng đồi_núi đã bị xói_mòn , ví_dụ như vùng Rừng_Đen , đã hình_thành từ thời_Đại_Cổ_sinh và được cấu_thành chủ_yếu từ loại đá xâm_nhập ( tiếng Anh : plutonic rock ) như đá gơnai và granite . Vùng_cao Rhenish ( Rheinisches_Schiefergebirge ) cũng có niên_đại tương_tự , được thành_hình trong kỷ_Silur và kỷ_Devon . Tại ranh_giới về phía bắc của vùng này còn có các thành_hệ từ kỷ_Than đá , trong đó vùng Ruhr có các mỏ than_đá có trữ_lượng lớn . Địa_mạo miền Nam nước Đức phần_lớn do những phát_triển trong Đại_Trung_Sinh : trong khi Pfalz , Thüringen , nhiều phần của Bayern và Sachsen được tạo thành về mặt địa_chất trong kỷ_Trias thì vùng Schwäbische_Alb và Fränkische_Alb chạy ngang qua miền Nam nước Đức là kết_quả của việc đáy biển nâng lên trong kỷ_Jura . Các vùng được nhắc đến đầu_tiên có sa_thạch , các vùng sau có đá_vôi là những thành_hệ địa_chất chiếm ưu_thế . Hoạt_động núi lửa không được quan_sát thấy tại Đức . Tuy_vậy , trong một_số vùng vẫn có đá núi lửa xuất_phát từ hoạt_động núi lửa trước_đây , đặc_biệt là trong Vulkaneifel và trên dãy núi lửa Vogel trong bang Hessen . Nước_Đức nằm hoàn_toàn trên mảng Á-Âu vì_vậy không có những trận động_đất gây hậu_quả nặng_nề . Mặc_dù vậy đứt_gãy Rhein ( Rheingraben ) thuộc bang Nordrhein-Westfalen được xếp vào vùng nguy_hiểm động_đất trung_bình , kéo_dài đến các nước láng_giềng Bỉ và Hà_Lan . Sông_ngòi Nước_Đức giáp biển Bắc tại các bang Niedersachsen và Schleswig-Holstein . Đây là một biển nằm trên thềm_lục_địa thuộc Đại_Tây_Dương . Cùng_với eo_biển Manche , vùng phía nam của biển Bắc là vùng_biển có mật_độ giao_thông cao nhất thế_giới . Các bang Mecklenburg-Vorpommern và Schleswig-Holstein nằm cạnh biển Baltic , là một biển nội_địa được nối_liền với biển Bắc_qua eo_biển Skagerrak . Độ thay_đổi thủy triều ở biển Baltic ít hơn ở biển Bắc rất nhiều . Những sông chính là các sông Rhein , Donau ( còn có tên khác là sông Danube ) , Elbe , Oder , Weser và Ems . Dài nhất trong các sông này là sông Donau . Với 2.845 km từ nơi hợp_lưu của hai sông Brigach và Breg và là nguồn của sông Donau tại Donaueschingen hay với 2.888 km từ nguồn của sông Breg tại vùng ranh của Rừng_Đen , sông Donau là sông dài thứ hai châu_Âu sau sông Volga . Thế nhưng chỉ một phần nhỏ của toàn_bộ đoạn đường của sông Donau là chảy qua_Đức ( 47 km ) . Sông_Donau đổ ra biển Đen . Tất_cả những sông Đức khác chảy ra biển Bắc hay biển Baltic . Đường phân_thủy châu_Âu qua nước Đức_chạy về phía đông của vùng đồng_bằng thượng_lưu sông Rhein trên chỏm núi chính của vùng Rừng_Đen . Trong những sông này , sông Rhein chính là con sông có đoạn đường dài nhất nước Đức . Trong số 1.320 km đường_sông có 865 km nằm trong nước Đức . Thêm vào đó , sông này còn có một vai_trò tạo bản_sắc riêng cho người Đức , được kết_tụ từ lịch_sử và nhiều thần_thoại cũng như truyền_thuyết . Chức_năng kinh_tế của con sông này cũng rất quan_trọng : sông Rhein là một trong những đường thủy có mật_độ giao_thông cao nhất châu_Âu . Sông_Elbe bắt_nguồn từ Riesengebirge ( tiếng Séc : Krkonoše ) tại biên_giới của Séc và Ba_Lan và đổ ra biển Bắc tại Cuxhaven sau khoản 1.165 km , trong đó là 725 km nằm trong nước Đức . Đã có thời_gian đây là một trong những sông bị ô_nhiễm chất độc_hại nhiều nhất châu_Âu , nhưng trong thời_gian gần đây chất_lượng nước đã tốt hơn rõ_rệt . Nguồn sông Oder nằm tại Beskiden ( tiếng Séc : Beskydy ) của Séc . Sau vài km sông Oder chảy sang Ba_Lan và trung_lưu của nó chạy qua Schlesien . Hạ_lưu sông này tạo thành biên_giới Đức-Ba_Lan để rồi lại đổ vào vùng nước đông_Stettin trong lãnh_thổ Ba_Lan . Qua eo_biển Świna dòng sông này chảy qua giữa các đảo Usedom và Wollin đổ vào biển Baltic . Các hồ trong nước Đức_phần_lớn thành_hình sau khi thời_kỳ Băng_hà chấm_dứt . Do_vậy mà đa_số các hồ lớn nằm trong các vùng đã từng bị băng_tuyết bao_phủ hay vùng_đất cạnh trước đó , đặc_biệt là tại Mecklenburg và Alpenvorland . Hồ lớn nhất có phần thuộc Đức là Bodensee , hồ cũng là biên_giới của Áo và Thụy_Sĩ . Hồ lớn nhất hoàn_toàn thuộc về lãnh_thổ quốc_gia của Đức là Müritz . Núi và vùng thấp_Anpơ là dãy núi cao duy_nhất , có một phần thuộc về nước Đức . Tại đấy có ngọn Zugspitze ( 2.962 m ) cao nhất_Đức . Vùng núi với độ cao trung_bình có khuynh_hướng cao dần và rộng ra từ Bắc xuống Nam . Ngọn núi cao nhất ở đấy là Feldberg trong vùng Rừng_Đen với 1.493 m , kế_tiếp là Große_Arbern trong rừng Bayern với 1.456 m . Ngoài_ra , có các ngọn núi trên 1.000 m là các vùng Erzgebirge , Fichtelgebirge , Schwäbische_Alb và trường_hợp đặc_biệt là Harz bị cô_lập hẳn như là vùng đồi_núi ở về phía bắc nhiều nhất trong các vùng đồi_núi của nước Đức với ngọn Brocken_nhô cao đến 1.142 m . Về phía bắc của đợt đồi_núi này chỉ còn một_vài thành hệ địa_chất cao hơn 100 m , trong số đó có Hagelberg trong Fläming với 200 m là ngọn cao nhất . Địa_điểm thấp nhất vẫn còn có_thể đi được của Đức nằm dưới mực nước_biển 3,54 m trong một vùng trũng gần Neuendorf-Sachsenbande trong Wilstermarsch ( bang Schlewig-Holstein ) . Cũng nằm trong bang này là điểm thấp nhất với 39,10 m dưới mực nước_biển nằm ở đáy của hồ Hemmelsdorf về phía bắc-đông bắc của Lübeck . Điểm nhân_tạo thấp nhất với 293 m dưới mực nước_biển nằm ở đáy của mỏ lộ thiên_Hambach về phía đông của Jülich trong bang Nordrhein-Westfalen . Đảo So với chiều dài bờ biển thì Đức có một số_lượng đảo đáng_kể . Các đảo trong biển Bắc_phần_lớn nằm trong dạng hình_chuỗi chắn đất_liền . Chúng được chia ra thành các đảo bắc Friesen và đông_Friesen , là một phần của bãi bồi_Wattenmeer Đức . Các đảo bắc Friesen của Đức thuộc bang Schleswig-Holstein và bao_gồm các đảo lớn Sylt , Föhr , Amrum và Pellworm cũng như là các đảo Hallig nhỏ hơn rất nhiều . Từ khi đắp đập Beltringharder_Koog thì Nordrand đã trở_thành một bán_đảo . Các đảo đông_Friesen thuộc bang Niedersachsen có độ lớn tương_tự . Các đảo này hình_thành từ những bãi cát bồi do tác_động của sóng biển . Lớn nhất trong các đảo này là Borkum . Một trường_hợp ngoại_lệ là đảo Helgoland nằm ngoài khơi xa của biển Bắc . Các đảo trong biển Baltic nằm gần bờ biển Bodden của Đức có chiều_hướng lớn hơn và có địa_hình thay_đổi nhiều hơn . Đảo lớn nhất trong các đảo này và đồng_thời cũng là hòn đảo lớn nhất của Đức là Rügen , tiếp_theo đó là Usedom song đầu mũi đảo về phía đông đã thuộc về Ba_Lan . Cũng như các đảo trên biển Bắc , các đảo của biển Baltic là điểm đến du_lịch được ưa_thích . Trong một_số sông_hồ nội_địa_Đức cũng có đảo mà trong đó được biết đến nhiều nhất là Mainau và Reichenau trên Bodensee cũng như là Herrenchiemsee trên Chiemsee . Khí_hậu Nước_Đức thuộc về vùng khí_hậu ôn_hòa Trung_Âu , trong khu_vực của vùng gió_Tây và nằm trong khu_vực chuyển_tiếp giữa khí_hậu đại_dương tại Tây_Âu và khí_hậu lục_địa tại Đông_Âu . Ngoài những yếu_tố khác , khí_hậu chịu ảnh_hưởng của dòng hải_lưu_Golfstream tạo nên những trị khí_hậu ấm_áp khác_thường so với vị_trí vĩ_độ này . Điều_kiện thời_tiết khắc_nghiệt như hạn_hán kéo_dài , gió xoáy , băng_giá với nhiệt_độ cực thấp hay nóng cao_độ tương_đối hiếm . Thế nhưng thỉnh_thoảng vẫn xuất_hiện giông_bão và chúng đã gây ra nhiều thiệt_hại nặng như trong năm 2000 và 2002 . Tại Đức cũng thường hay xảy ra nước lũ sau thời_gian mưa nhiều trong mùa_hè hay sau khi tan_tuyết trong mùa đông , có_thể dẫn đến lụt và gây tàn_phá nặng . Việc hay có nước lũ tại sông Rhein có_thể là do việc đắp đập và đào thẳng sông Rhein trong thế_kỷ XIX dưới sự lãnh_đạo của Tulla đã xóa bỏ các vùng ngập nước tự_nhiên trước_kia của con sông này . Hạn_hán chủ_yếu chỉ xảy ra ở vùng đông bắc nước Đức nhưng đôi_lúc cũng ảnh_hưởng đến trên toàn nước Đức_như trong đợt nóng năm 2003 . Số_liệu khí_hậu ( giá_trị trung_bình của các năm 1961 – 1990 ) : Tùy theo vùng mà các trị về khí_hậu vượt quá hay thấp dưới giá_trị trung_bình về khí_hậu của toàn nước Đức rất nhiều . Miền_Nam Baden ghi_nhận nhiệt_độ trung_bình cả năm cao nhất là 11 °C trong khi ở Oberstdorf_trị trung_bình nằm dưới 6 °C . Thêm vào đó một xu_hướng nóng lên đang hình_thành : theo số_liệu của Nhà_khí_tượng quốc_gia Đức ( Deutscher_Wetterdienst ) thì ngoại_trừ năm 1996 nhiệt_độ trung_bình của tất_cả các năm từ 1988 đều trên nhiệt_độ trung_bình lâu năm là 8,3_°C , trong năm 2003 còn đạt đến 9,9_°C . Đặc_biệt là mùa hè đã nóng hơn rõ_rệt . Thêm vào đó là mùa xuân cứ đến sớm hơn 5 ngày mỗi_một thập_niên . Chim di_trú ở lại Đức_lâu hơn gần 1 tháng so với thập_niên 1970 . Nhiệt_độ thấp nhất từng được đo ở Đức là - 45,9_°C được ghi_nhận vào ngày 24 tháng 12 năm 2003 tại Funtensee . Nhiệt_độ cao nhất cho đến nay là 40,3_°C vào ngày 8 tháng 8 năm 2003 tại Nennig . Đất và sử_dụng đất Thành_phần và chất_lượng đất rất khác nhau tùy theo vùng . Tại miền Bắc_Đức một vành_đai gần biển từ đất đầm lầy màu_mỡ tạo cơ_sở cho một nền nông_nghiệp có sản_lượng cao trong khi vùng_đất_cát nằm tiếp sau đó chịu nhiều ảnh_hưởng của thời_kỳ Băng_hà chỉ có đất rất cằn_cỗi . Tại Lüneburger Heide đất này đã bị thoái_hóa trở_thành đất podsol vì trồng cỏ qua nhiều thế_kỷ nên gần như không còn có_thể trồng_trọt được nữa . Cũng rất cằn_cỗi là các vùng băng_tích cũ và mới có cát bồi_tụ lại . Thí_dụ như Brandenburg trong lịch_sử đã nổi_tiếng như_là " hộp cát rải của Đế_quốc La_Mã_Thần_thánh " . Giữa những vùng băng_tích và vùng núi cao trung_bình là một dãy đất hoàng_sa màu_mỡ chạy từ Tây sang Đông và được sử_dụng nông_nghiệp cao_độ . Trong vùng núi cao trung_bình ở miền trung nước Đức_phần_nhiều là đất không màu_mỡ , phần_lớn diện_tích là rừng . Trong miền Nam nước Đức các vùng_đất tốt đặc_biệt là nằm dọc theo các sông Rhein , Main và Donau . Tổng_cộng có 53,5 % diện_tích nước Đức là đất nông_nghiệp , 29,5 % diện_tích là đất rừng , 12,3 % diện_tích là đất ở và đất giao_thông ( với xu_hướng ngày_càng tăng ) và 1,8 % diện_tích là nước mặt . Hệ_thực_vật và hệ động_vật Hệ_thực_vật Nước_Đức nằm ở vùng khí_hậu ôn_hòa . Do_vậy , hệ thực_vật được đặc_trưng bằng những rừng cây lá rộng và lá kim . Sự khác_biệt về các đặc_điểm địa_hình , khí_hậu theo từng khu_vực tạo nên một hệ thực_vật phong_phú và đa_dạng . Hệ_thực_vật tự_nhiên từ tây sang đông đánh_dấu quá_trình thay_đổi của khí_hậu : Từ khí_hậu đại_dương phía tây sang khí_hậu lục_địa . Loại cây chủ_yếu trong các rừng cây lá rộng là cây_dẻ gai_đỏ . Bên_cạnh đó , những khu rừng ngập nước cạnh sông_hồ ( ngày_càng ít dần ) và rừng hỗn_hợp các loại cây sồi , dẻ_gai cũng là những loại rừng đặc_trưng . Tiêu_biểu cho khu_vực núi Alpen và khu_vực đồi_núi miền trung là rừng khe núi dọc sông . Rừng trẻ được tạo thành từ các loại cây bạch_dương và thông trên những vùng_đất_cát . Dĩ_nhiên , những loại cây lá rộng rất phổ_biến trước_đây được thay_thế bằng những rừng thông . Nếu_như không có sự tác_động của con_người thì hệ thực_vật ở Đức cũng như ở phần_lớn các nước ở vùng khí_hậu ôn_hòa được tạo thành từ rừng , trừ những vùng_đất trũng nhiễm phèn , vùng đầm lầy cũng như vùng núi cao thuộc dãy Alpen và khu_vực lân_cận , là vùng núi nghèo thực_vật và có khí_hậu lạnh ôn_hòa đặc_trưng . 29,5 % diện_tích lãnh_thổ_Đức hiện_nay là rừng . Như_vậy , Đức là một trong những nước có nhiều rừng ở Liên_minh châu_Âu . Tuy_nhiên , các loại cây rừng được xác_định do mục_đích sử_dụng , tỉ_lệ rừng thông không phù_hợp với các điều_kiện tự_nhiên vốn thích_hợp hơn cho các loại rừng_dẻ gai hỗn_hợp . Bên_cạnh các loại cây bản_địa thì một loạt các loại cây được nhập về trồng ( như keo_gai ) cũng chiếm một vai_trò quan_trọng . Phần_lớn đất hoang đã được sử_dụng để trồng các loại cây_lương_thực và cây_ăn_trái như đại_mạch , kiều_mạch , lúa mạch đen , lúa_mì , cũng như khoai_tây và ngô được đưa về từ châu_Mỹ . Ngoài_ra còn có táo và cải_dầu . Ở các thung_lũng sông của các sông như Morsel , Ahr và Rhein được cải_tạo để trồng nho . Bảo_tồn thiên_nhiên là nhiệm_vụ công_cộng ở Đức , phục_vụ mục_đích của nhà_nước , được quy_định trong điều 20 của Hiến_pháp . Mục_tiêu của việc bảo_vệ thiên_nhiên ở Đức là giữ_gìn thiên_nhiên và cảnh_vật tự_nhiên ( chương 1 Luật_Bảo_vệ thiên_nhiên của Liên_bang ) . Đối_tượng quan_trọng phải bảo_vệ là cảnh_vật tự_nhiên , thực_vật và động_vật . Những khu_vực và đối_tượng quan_trọng nhất được bảo_vệ hiện_nay là 14 vườn_quốc_gia , 19 khu dự_trữ sinh_quyển , 95 công_viên tự_nhiên cũng như hàng ngàn khu bảo_tồn thiên_nhiên , khu bảo_tồn cảnh_vật tự_nhiên và di_tích thiên_nhiên . Hệ động_vật Phần_lớn các loại động_vật có vú ở Đức_sống trong các khu rừng lá rộng ôn_hòa . Ở rừng có các loại chồn khác nhau , hươu đỏ , hươu_hoang , lợn rừng , linh_miêu và cáo . Hải_li và rái cá là những động_vật đã trở_nên hiếm ở các khu rừng ngập nước , song gần đây số_lượng của chúng lại phần_nào có tăng . Các loại động_vật có vú lớn khác từng sống ở Trung_Âu đã bị diệt_vong : bò rừng châu_Âu ( vào_khoảng năm 1470 ) , gấu_nâu ( 1835 ) , nai sừng_tấm ( ở thời Trung_cổ hãy còn nhiều ) , ngựa rừng ( thế_kỷ XIX ) , bò bizon châu_Âu ( thế_kỷ XVII / XVIII ) , sói ( 1904 ) . Thời_gian gần đây , thỉnh_thoảng có một_số nai sừng_tấm , sói từ Ba_Lan và Séc tới cư_trú . Ở các nước đó , số_lượng các loài vật này đã tăng trở_lại . Loài_sói thậm_chí đã hình_thành những bầy đàn mới , đầu_tiên ở vùng Sorben , thời_gian vừa_qua cả ở phía tây , kể từ khi vào năm 2000 con sói con đầu_tiên được sinh ra . Vào tháng 3 năm 2010 , một đàn bò bizon châu_Âu được đưa vào cư_trú ở vùng núi Rothaargebirge thuộc bang Nordrhein-Westfalen . Trong trường_hợp sói và gấu_nâu thì do một_số điều phiền_toái chúng đã gây ra trong thời_gian qua làm cho việc quy_hoạch cư_trú cho chúng gặp vấn_đề . Ở các vùng núi cao thuộc dãy Anpơ có dê núi Alpen và sói mác-nốt . Ở vùng trung_du như khu_vực Rừng_Đen , khu_vực Frankische_Alp có sơn_dương . Các loài bò_sát quen_thuộc nhất ở Đức gồm có rắn cỏ , rắn vipera berus ( rắn_lục ) , rùa orbicularis . Bên_cạnh đó còn có các loài lưỡng_cư như kỳ_giông , ếch , cóc , cóc_tía , kỳ_nhông : Tất_cả các loài này đã được đưa vào sách_đỏ . Đại_bàng đuôi trắng được xem là nguyên_mẫu cho biểu_tượng hình chim trên huy_hiệu các vùng , miền lãnh_thổ , hiện_nay còn tới 500 đôi , chủ_yếu sống ở vùng Mecklenburg-Vorpommern và Brandenburg . Đại_bàng vàng chỉ có ở vùng núi Anpơ thuộc bang Bayern , loài diều_hâu ở đó đã bị diệt_vong , song hiện_nay đã lại có một_số cá_thể từ Áo và Thụy_Sĩ tới cư_trú . Các loài chim săn_mồi phổ_biến nhất ở Đức hiện_nay là diều hâu thường và cắt lưng hung . Tuy_nhiên số_lượng cắt lớn lại ít đi một các rõ_rệt . Hơn một_nửa số chim ưng_milvus được sinh ra ở Đức , song do sự phát_triển của sản_xuất nông_nghiệp nên số_lượng của chúng ngày_càng giảm . Đáng lưu_ý là có một số_lượng lớn các loài chim sống dựa vào sự hiện_diện của con_người : Đó là các loài bồ_câu , hoét thông_thường , sẻ , bạc_má , sống nhờ thức_ăn công_nghiệp mùa đông ; cũng như quạ và mòng biển sống nhờ rác_thải . Một điều đặc_biệt là đàn chim hồng_hạc ở phía bắc trong vùng rừng đầm lầy Zwillbrocker_Venn . Cá_hồi trước_đây thường có ở các sông song gần như đã bị diệt_vong ở khắp_nơi do quá_trình công_nghiệp hóa vào thế_kỷ XIX , chúng được thả trở_lại ở sông Rhein vào những năm 80 của thế_kỷ XX. Con cá_tầm cuối_cùng ở Đức_bắt được vào năm 1969 . Ở nhiều ao đầm được thả nuôi cá_chép là loài cá mà người La_Mã cổ_đại đã mang đến . Hải_cẩu sống ở biển Bắc và biển Baltic có lúc gần như bị biến mất . Vừa_qua có lại được khoảng mấy nghìn con ở biển Wadden thuộc Biển_Bắc . Hải_cẩu xám đã có lúc hoàn_toàn không còn nữa ở Bắc_Âu do bị đánh_bắt , song gần đây lại có nhiều và một_số đã di_chuyển tới vùng bờ biển của Đức . Biển Wadden có ý_nghĩa lớn là nơi dừng chân của 10 đến 12 triệu chim di_trú mỗi năm . Loài cá_voi quen_thuộc nhất của Biển_Bắc và Biển Baltic là cá_voi họ chuột , ngoài_ra còn có bảy loại cá_voi khác như : cá nhà_táng , cá hố_kình . Bên_cạnh đó còn có loài cá_heo mõm ngắn . Bên_cạnh các loài thú bản_địa thì một số_lượng đáng_kể các loài thú nhập_cư đã tới sinh_sống . Đại_diện tiêu_biểu nhất là gấu_mèo châu_Mỹ , lửng chó , vẹt cổ_hồng và ngỗng Ai_Cập . Các loài thú nhập_cư khác là ngỗng Canada , đà_điểu Nam_Mỹ , tôm sông châu_Mỹ , ếch bò châu_Mỹ , cừu núi châu_Âu , cá_rô_gai . Chính_trị_Đức là một nước cộng_hòa liên_bang , nghị_viện , và dân_chủ đại_diện . Hệ_thống chính_trị_Đức được vận_hành theo khuôn_khổ được quy_định trong văn_bản hiến_pháp năm 1949 mang tên Luật cơ_bản . Sửa_đổi theo thường_lệ cần có đa_số hai_phần_ba của cả lưỡng viện ; các nguyên_tắc cơ_bản của hiến_pháp được biểu_thị trong các điều_khoản về đảm_bảo nhân_phẩm , cấu_trúc liên_bang và pháp_quyền có giá_trị vĩnh_viễn . Tổng_thống là nguyên_thủ quốc_gia và chủ_yếu được trao trách_nhiệm và quyền_lực tượng_trưng . Chức_vụ này được bầu ra bởi Hội_nghị Liên_bang , một thể_chế gồm các thành_viên của Quốc_hội Liên_bang ( Bundestag , còn gọi_là Hạ_viện ) và một số_lượng bình_đẳng đại_biểu từ các bang . Chức_vụ cao thứ hai theo thứ_tự ưu_tiên là Chủ_tịch Hạ_viện , là người do quốc_hội bầu ra và chịu trách_nhiệm giám_sát các phiên họp thường_nhật . Chức_vụ cao thứ ba và người đứng đầu chính_phủ là Thủ_tướng , do tổng_thống bổ_nhiệm sau khi được quốc_hội bầu ra . Thủ_tướng Olaf_Scholz là người đứng đầu chính_phủ từ năm 2021 và thi_hành quyền_lực hành_pháp . Bundestag và Hội_đồng Liên_bang Bundesrat ( còn gọi_là Thượng_viện ) tạo thành nhánh lập_pháp . Bundestag được bầu thông_qua tuyển_cử trực_tiếp_theo đại_diện tỷ_lệ ( thành_viên hỗn_hợp ) . Thành_viên của Bundesrat đại_diện cho chính_phủ của mười sáu bang và là thành_viên của các nội_các cấp_bang . Kể từ năm 1949 , hệ_thống chính_đảng nằm dưới thế chi_phối của Liên_minh Dân_chủ Kitô_giáo và Đảng Dân_chủ Xã_hội_Đức . Cho đến nay mọi thủ_tướng đều là thành_viên của một trong các đảng này . Tuy_nhiên , Đảng_Dân_chủ Tự_do ( có ghế trong nghị_viện từ 1949 đến 2013 ) và Liên_minh 90 / Đảng_Xanh ( có ghế trong nghị_viện từ 1983 ) cũng giữ vai_trò quan_trọng . Trong cuộc bầu_cử liên_bang năm 2017 , Liên_minh Dân_chủ Kitô_giáo_Đức / Liên_minh Xã_hội Kitô_giáo_Bayern ( CDU / CSU ) , lãnh_đạo bởi bà Angela_Merkel , đã giành số phiếu bầu cao nhất , chiếm 33 % tổng_số phiếu bầu ( tỉ_lệ này giảm 8 % so với cuộc bầu_cử năm 2013 ) . Đảng Dân_chủ Xã_hội_Đức ( SPD ) xếp thứ hai , nhưng chỉ với 20 % tổng_số phiếu bầu , đây là kết_quả tệ nhất của Đảng này kể từ sau Chiến_tranh thế_giới thứ hai . Alternative für_Deutschland ( Con đường khác cho nước Đức ) , một đảng có khuynh_hướng cực_hữu , xếp ở vị_trí thứ ba , với 12,6 % tổng_số phiếu . Đây là lần đầu_tiên AfD giành được ghế trong quốc_hội ( 94 ghế ) và là đảng cực_hữu đầu_tiên tại Đức làm được điều này , sau Đảng Quốc_xã . AfD nổi_bật với lập_trường chống nhập_cư , chống Hồi_giáo , chống chủ_nghĩa_nữ quyền hiện_đại , phản_đối hôn_nhân đồng_tính , và chỉ_trích Liên_minh Châu_Âu . Một_số thành_phần cực_đoan của Đảng này theo chủ_nghĩa dân_tộc , chủ_nghĩa bài_ngoại , chủ_nghĩa phân_biệt chủng_tộc , chủ_nghĩa_bài Do_Thái và có liên_hệ với các phong_trào Quốc_xã mới . Xếp thứ tư là Đảng_Dân_chủ Tự_do ( FDP ) , với 10,7 % số phiếu bầu . Ở vị_trí tiếp_theo là Đảng Cánh_tả , một đảng có khuynh_hướng đi theo chủ_nghĩa_xã_hội dân_chủ và chủ_nghĩa_chống tư_bản , với 9,2 % số phiếu bầu . Đảng còn lại giành đủ số phiếu để có ghế trong Quốc_hội là Đảng_Xanh , một đảng theo trường_phái Chính_trị_Xanh nhấn_mạnh vào mục_tiêu bảo_vệ môi_trường_sinh_thái , với 8,9 % số phiếu bầu . Tỷ_lệ nợ / GDP của Đức_đạt đỉnh vào năm 2010 khi nó đạt 80,3 % và giảm xuống kể từ đó . Theo Eurostat , tổng_nợ chính_phủ của Đức lên đến 2.152 tỷ euro hay 71,9 % GDP vào năm 2015 . Chính_phủ liên_bang đạt được thặng_dư ngân_sách 12,1 tỷ euro vào năm 2015 . Các cơ_quan xếp_hạng tín_dụng Standard & Poor's , Moody's và Fitch_Ratings xếp_hạng Đức ở mức cao nhất có_thể là AAA với triển_vọng ổn_định vào năm 2016 . Pháp_luật_Đức có hệ_thống pháp_luật dân_sự dựa theo Luật_La_Mã với một_số tham_khảo luật German_cổ . Tòa_án Hiến_pháp Liên_bang là tòa_án tối_cao của Đức chịu trách_nhiệm về hiến_pháp , có quyền_lực phúc_thẩm tư_pháp . Hệ_thống tòa_án tối_cao của Đức gọi là Oberste Gerichtshöfe des_Bundes và có tính chuyên_biệt : đối_với các vụ án dân_sự và hình_sự , tòa_án kháng_cáo cao nhất là Tòa_án Tư_pháp Liên_bang , đối_với các vụ án khác thì tòa_án cao nhất là Tòa_án Lao_động Liên_bang , Tòa_án Xã_hội Liên_bang , Tòa_án Tài_chính Liên_bang , và Tòa_án Hành_chính Liên_bang . Pháp_luật_hình_sự và cá_nhân được hệ_thống hóa ở cấp quốc_gia lần_lượt trong Luật_Hình_sự và Luật_Dân_sự . Hệ_thống hình_phạt của Đức_tìm cách cải_tạo tội_phạm và bảo_vệ dân_chúng . Ngoại_trừ các vụ án nhỏ do một thẩm_phán chuyên_nghiệp xét_xử , cũng như các tội chính_trị nghiêm_trọng , tất_cả các cáo_buộc được xét_cử trước tòa_án hỗn_hợp , tại đó các thẩm_phán không chuyên ( ) ngồi cạnh các thẩm_phán chuyên_nghiệp . Nhiều vấn_đề cơ_bản trong pháp_luật hành_chính nằm dưới thẩm_quyền của cấp bang . Các bang_Đức gồm mười sáu bang . Mỗi bang có hiến_pháp riêng và phần_lớn được tự_trị về vấn_đề tổ_chức nội_bộ . Do khác_biệt về kích_thước và dân_số , phân_cấp của các bang khác nhau , đặc_biệt là giữa các thành_bang ( Stadtstaaten ) và các bang có lãnh_thổ lớn ( Flächenländer ) . Vì mục_đích hành_chính khu_vực , có năm bang là Baden-Württemberg , Bayern , Hessen , Nordrhein-Westfalen và Sachsen có tổng_cộng 22 huyện chính_quyền ( Regierungsbezirke ) . Đức được chia thành 402 huyện ( Kreise ) ở cấp khu tự_quản ; trong đó có 295 huyện nông_thôn ( Kreise hoặc Landkreise ) và 107 huyện đô_thị ( Kreisfreie_Städte ) . Ngoại_giao Đức có mạng_lưới 277 phái_bộ ngoại_giao tại nước_ngoài và trong đó duy_trì quan_hệ ngoại_giao chính_thức với trên 190 quốc_gia . , Đức là nước đóng_góp lớn nhất vào ngân_sách của Liên_minh châu_Âu ( cung_cấp 20 % ) và là nước đóng_góp nhiều thứ ba cho Liên_Hợp_Quốc ( cung_cấp 8 % ) . Đức là một thành_viên của NATO , OECD , G8 , G20 , Ngân_hàng Thế_giới và IMF._Đức_giữ vai_trò có ảnh_hưởng trong Liên_minh châu_Âu từ khi tổ_chức này bắt_đầu , và duy_trì một liên_minh mạnh với Pháp và toàn_bộ các quốc_gia láng_giềng khác kể từ năm 1990 . Đức_xúc_tiến hình_thành một bộ_máy chính_trị , kinh_tế và an_ninh châu_Âu thống_nhất hơn . Chính_sách phát_triển của Đức là một khu_vực độc_lập trong chính_sách đối_ngoại . Nó do Bộ Hợp_tác và Phát_triển Kinh_tế xây_dựng , và do các tổ_chức thực_hiện . Chính_phủ Đức nhận_thức chính_sách phát_triển là trách_nhiệm chung của cộng_đồng quốc_tế . Đây là nhà_tài_trợ lớn thứ ba thế_giới vào năm 2009 sau Hoa_Kỳ và Pháp . Năm 1999 , chính_phủ của Thủ_tướng Gerhard_Schröder xác_định một cơ_sở mới cho chính_sách đối_ngoại của Đức khi tham_gia trong quyết_định của NATO xung_quanh Chiến_tranh Kosovo và lần đầu_tiên phái_binh_sĩ Đức_đi chiến_đấu kể từ năm 1945 . Các chính_phủ Đức và Hoa_Kỳ là đồng_minh chính_trị mật_thiết . Liên_hệ văn_hóa và lợi_ích kinh_tế tạo mối ràng_buộc giữa hai quốc_gia đưa đến kết_quả là chủ_nghĩa_Đại_Tây_Dương . Quân_sự Quân_đội Đức ( Bundeswehr ) được tổ_chức thành các nhánh Heer ( lục_quân và lực_lượng đặc_biệt KSK ) , Marine ( hải_quân ) , Luftwaffe ( không_quân ) , Cục Y_tế chung và Cục Hậu_cần chung . Theo giá_trị tuyệt_đối , chi_tiêu quân_sự của Đức_cao thứ chín trên thế_giới vào năm 2011 . Năm 2015 , chi_tiêu quân_sự là 32,9 tỷ euro , chiếm khoảng 1,2 % GDP quốc_gia , dưới mục_tiêu của NATO là 2 % . , quân_đội Đức sử_dụng khoảng 178.000 thành_viên phục_vụ , trong đó có 9.500_tình_nguyện_viên . Binh_sĩ dự_bị sẵn_sàng cho quân_đội và tham_gia diễn_tập phòng_thủ và triển_khai tại nước_ngoài . Từ năm 2001 phụ_nữ có_thể phục_vụ trong toàn_bộ các nhiệm_vụ mà không bị hạn_chế . Khoảng 19.000_nữ binh_sĩ đang tại_ngũ . Theo SIPRI , Đức là nước xuất_khẩu vũ_khí hạng nặng lớn thứ tư trên thế_giới vào năm 2014 . Vào thời_bình , quân_đội Đức do Bộ Quốc_phòng chỉ_huy . Trong tình_trạng phòng_thủ , Thủ_tướng sẽ trở_thành tổng_tư_lệnh của quân_đội Đức . Vai_trò của Bundeswehr được mô_tả trong Hiến_pháp_Đức là chỉ để phòng_thủ . Sau một phán_quyết của Tòa_án Hiến_pháp Liên_bang vào năm 1994 , thuật_ngữ " phòng_thủ " được xác_định không_chỉ bao_gồm bảo_vệ biên_giới Đức , mà_còn là đối_phó với khủng_hoảng và ngăn_ngừa xung_đột , hoặc rộng hơn là đảm_bảo an_ninh của Đức trên toàn thế_giới . , quân_đội Đức có khoảng 2.370 binh_sĩ đồn_trú tại nước_ngoài trong vị_thế thuộc các lực_lượng duy_trì hòa_bình , trong đó có khoảng 850 binh_sĩ Bundeswehr trong lực_lượng ISAF do NATO lãnh_đạo tại Afghanistan và Uzbekistan , 670 binh_sĩ Đức tại Kosovo , và 120 binh_sĩ trong UNIFIL tại Liban . Cho đến năm 2011 , phục_vụ quân_sự là bắt_buộc đối_với nam_giới vào tuổi 18 , và các binh_sĩ nghĩa_vụ phục_vụ trong thời_hạn sáu tháng ; những người phản_đối vì lương_tâm có_thể chọn phục_vụ dân_sự với thời_gian tương_tự , hoặc sáu năm phục_vụ khẩn_cấp ( tự_nguyện ) như cứu_hỏa tự_nguyện và Chữ_thập_Đỏ . Năm 2011 , nghĩa_vụ_quân_sự chính_thức bị đình_chỉ và bị thay_thế bằng phục_vụ tự_nguyện . Trang bị Loại súng_trường tiêu_chuẩn dành cho lục_quân_Đức kể từ năm 1997 là Heckler & Koch_G36 , tuy_vậy đã dần được thay_thế bởi dòng HK433 kể từ năm 2017 . Súng tiểu_liên được sử_dụng phổ_biến nhất hiện_nay là Heckler & Koch_MP7 , trong khi dòng MP5 hiện vẫn đang được sử_dụng bởi lực_lượng biệt_kích . Một_số vũ_khí thông_dụng khác của Lục_quân_Đức gồm có súng máy hạng nhẹ Heckler & Koch_MG4 , súng máy_đa chức_năng Rheinmetall_MG3 ( đang được thay_thế bởi súng máy Heckler & Koch MG5 ) , súng máy hạng nặng M2_Browning , súng phóng lựu_Heckler & Koch_HK69A1 ( đang được thay_thế bằng Heckler & Koch AG36 ) , rocket chống tăng Panzerfaust 3 . Xe_tăng chiến_đấu chủ_lực của lục_quân_Đức hiện_nay là Leopard 2 , với khoảng 224 chiếc đã được đưa vào hoạt_động . Các phương_tiện cơ_giới khác gồm có xe chiến_đấu bộ_binh Marder ( đang được thay_thế bằng dòng Puma ) , thiết_vận xa TPz_Fuchs ( đang được thay_thế bằng GTK_Boxer ) , xe chiến_đấu bọc thép Wiesel_1/2 . Về vũ_khí pháo_binh , nổi_tiếng nhất là pháo tự_hành PzH 2000 , một trong những loại pháo tự_hành tốt nhất thế_giới hiện_nay . Ngoài_ra lục_quân_Đức còn được trang_bị dàn pháo tên_lửa M270_MLRS của Hoa_Kỳ , và súng cối_Tapella của Phần_Lan . Về lực_lượng không_quân , Đức hiện đang sở_hữu 141 máy_bay tiêm_kích Eurofighter_Typhoon ( liên_doanh với các nước Anh , Ý và Tây_Ban_Nha ) , bên cạnh đó còn có khoảng 100 chiếc máy_bay đa chức_năng Panavia_Tornado . Máy_bay vận_tải của không_quân_Đức chủ_yếu được sản_xuất bởi hãng Airbus , đáng chú_ý nhất là máy_bay bốn động_cơ phản_lực cánh_quạt Airbus_A400M . Ngoài_ra không_quân_Đức còn sở_hữu các loại trực_thăng như Sikorsky_CH-53 ( Hoa_Kỳ ) , Eurocopter ( EU ) và máy_bay không người lái_IAI Heron TP ( Israel ) . Hải_quân_Đức hiện sở_hữu 65 tàu_chiến các loại , bao_gồm 4 khinh hạm F125 lớp Baden-Württemberg , 3 khinh_hạm F124 lớp Sachsen , 4 khinh hạm F123 lớp Brandenburg , 1 khinh_hạm F122 lớp Bremen , 5 hộ_vệ hạm loại nhỏ , 6 tàu ngầm Type 212 , cùng với 2 trục lôi_hạm , 10 tàu phá mìn , 20 tàu bổ_sung và 11 tàu phụ_trợ . Nhân_khẩu Theo điều_tra nhân_khẩu năm 2011 , dân_số Đức là 80,2 triệu , và tăng lên 83,1 triệu vào năm 2019 . Đức là quốc_gia đông dân nhất Liên_minh châu_Âu , đông dân thứ hai châu_Âu chỉ sau Nga và thứ 19 thế_giới . Mật_độ dân_số rơi vào_khoảng 227 cư_dân cho mỗi kilômét_vuông . Ước_lượng tuổi_thọ khi sinh là 80,19 năm ( 77,93 năm cho nam_giới và 82,58 năm cho nữ_giới ) . Tỷ_suất sinh là 1,41 trẻ_em với mỗi phụ_nữ ( ước_tính năm 2011 ) , một trong các mức thấp nhất thế_giới . Kể từ thập_niên 70 , tỷ_lệ tử_vong của Đức đã vượt tỷ_lệ sinh . Tuy_nhiên , Đức đang chứng_kiến tỷ_lệ sinh và tỷ_lệ nhập_cư gia_tăng bắt_đầu trong thập_niên 2010 , đặc_biệt là tăng số_lượng người nhập_cư có học_thức . Bốn nhóm dân_cư lớn được quy_là " dân_tộc_thiểu_số " do tổ_tiên của họ sinh_sống tại các khu_vực tương_ứng trong nhiều thế_kỷ . Đó là người dân_tộc_thiểu_số Đan_Mạch ( khoảng 50.000 ) tại bang cực bắc Schleswig-Holstein . Người Sorb thuộc nhóm Slav có khoảng 60.000 người , sống tại khu_vực Lusatia của các bang Sachsen và Brandenburg . Người Roma_cư_trú khắp lãnh_thổ liên_bang , và người Frisia sống tại duyên_hải miền tây bang Schleswig-Holstein cũng như tại tây bắc Niedersachsen . Có khoảng 5 triệu người có quốc_tịch Đức_cư_trú tại nước_ngoài ( 2012 ) . Năm 2014 , có khoảng bảy triệu người trong số 81 triệu cư_dân Đức không có quyền_công_dân Đức . Sáu_mươi chín phần_trăm trong số đó sống tại miền tây của liên_bang và hầu_hết là tại các khu_vực đô_thị . Năm 2015 , Đức là quốc_gia có số_lượng di_dân quốc_tế cao thứ hai thế_giới , với khoảng 5 % hay 12 triệu người . Đức_xếp_hạng bảy trong EU và thứ 37 toàn_cầu về tỷ_lệ người nhập_cư so với tổng dân_số . , các dân tộc-quốc gia_đông nhất là từ Thổ_Nhĩ_Kỳ ( 2.859.000 ) , tiếp đến là Ba_Lan ( 1.617.000 ) , Nga ( 1.188.000 ) , và Ý ( 764.000 ) . Từ năm 1987 , có khoảng 3 triệu người dân_tộc Đức , hầu_hết từ các quốc_gia Khối phía Đông , đã thực_hiện quyền trở về của mình và di_cư đến Đức . Tôn_giáo_Khi thống_nhất vào năm 1871 , khoảng 2/3 dân_số Đức theo Tin_Lành và 1/3 dân_số theo Công_giáo , cùng một cộng_đồng_thiểu_số Do Thái_giáo đáng_kể . Các giáo_phái khác cũng hiện_diện tại Đức , song chưa từng có ý_nghĩa về nhân_khẩu và tác_động về văn_hóa như ba nhóm trên . Cộng_đồng Do Thái_giáo_thiểu_số tại Đức gần như biến_mất trong Holocaust và thành_phần tôn_giáo của Đức cũng biến_đổi dần trong các thập_niên sau năm 1945 , khi Tây_Đức trở_nên đa_dạng hơn về tôn_giáo do nhập_cư còn Đông_Đức trở_thành quốc_gia đa_số không theo tôn_giáo do chính_sách của nhà_nước . Tôn_giáo tại Đức tiếp_tục đa_dạng sau khi Đức_tái thống_nhất vào năm 1990 , về tổng_thể là tính mộ_đạo giảm đi nhiều trên toàn_quốc song số tín_đồ phái phúc_âm và Hồi_giáo lại tăng lên . Theo điều_tra nhân_khẩu Đức năm 2011 , Cơ_Đốc_giáo là tôn_giáo lớn nhất tại Đức_chiếm 66,8 % tổng dân_số . Trong đó , so với tổng dân_số , 31,7 % tuyên_bố họ là tín_đồ Tin_Lành , và 31,2 % tuyên_bố họ là tín_đồ Công_giáo . Tín_đồ Chính_thống_giáo chiếm 1,3 % ; các tôn_giáo khác chiếm 2,7 % . Về phương_diện địa_lý , tín_đồ Tin_Lành tập_trung tại miền bắc , miền trung và miền đông của quốc_gia . Đa_số họ là thành_viên Giáo_hội Tin_Lành tại Đức ( EKD ) , bao_gồm Lutheran và Calvinist . Tín_đồ Công_giáo tập_trung tại miền nam và miền tây . Năm 2014 , Giáo_hội Công_giáo có 23,9 triệu thành_viên ( 29,5 % dân_số ) và Giáo_hội Tin_Lành có 22,6 triệu thành_viên ( 27,9 % dân_số ) . Số_lượng tín_hữu của cả hai Giáo_hội đều giảm trong những năm gần đây . Năm 2011 , 33 % người Đức không phải thành_viên của các tổ_chức tôn_giáo được công_nhận chính_thức với tình_trạng đặc_biệt . Nhóm Không tôn_giáo tại Đức_mạnh nhất là tại Đông_Đức và các khu_vực đại_đô_thị . Hồi_giáo là tôn_giáo lớn thứ hai tại Đức , theo điều_tra nhân_khẩu năm 2011 thì 1,9 % người Đức tự nhận là người Hồi_giáo . Các ước_tính gần đây hơn cho thấy rằng có khoảng 2,1 - 4,3 triệu người Hồi_giáo cư_trú tại Đức . Hầu_hết người Hồi_giáo thuộc phái Sunni và Alevi từ Thổ_Nhĩ_Kỳ , song có lượng nhỏ tín_đồ thuộc các phái khác như Shia . Các tôn_giáo khác chiếm dưới 1 % dân_số Đức là Phật_giáo với hơn 270.000_tín_đồ được đăng_ký chính_thức , Do Thái_giáo với 200.000 tín_đồ , và Ấn_Độ_giáo với 100.000 tín_đồ . Các cộng_đồng tôn_giáo còn lại tại Đức có ít hơn 50.000 tín_đồ mỗi tôn_giáo . Ngôn_ngữ Tiếng_Đức là ngôn_ngữ chính_thức và chiếm ưu_thế tại Đức . Đây là một trong 24 ngôn_ngữ chính_thức và công_việc của Liên_minh châu_Âu , và là một trong ba ngôn_ngữ công_việc của Ủy_ban châu_Âu . Tiếng Đức là tiếng_mẹ_đẻ được nói phổ_biến nhất trong Liên_minh châu_Âu , với khoảng 100 triệu người bản_ngữ . Các ngôn_ngữ_thiểu_số bản_địa được công_nhận là tiếng Đan_Mạch , tiếng Hạ_Đức , tiếng Sorbia , tiếng Roma , và tiếng Frisia ; chúng được bảo_vệ chính_thức theo Hiến_chương châu_Âu về các ngôn_ngữ khu_vực và thiểu_số . Các ngôn_ngữ nhập_cư được sử_dụng phổ_biến nhất là tiếng Thổ_Nhĩ_Kỳ , tiếng Kurd , tiếng Ba_Lan , các ngôn_ngữ Balkan , và tiếng Nga . Người_Đức có đặc_trưng là đa_ngôn_ngữ : 67 % công_dân Đức cho biết có_thể giao_thiệp bằng ít_nhất một ngoại_ngữ và 27 % bằng ít_nhất hai ngoại_ngữ . Tiếng Đức_tiêu_chuẩn thuộc hệ Tây_German , có liên_hệ mật_thiết và được phân_loại cùng nhóm với tiếng Hạ_Đức , tiếng Hà_Lan , tiếng Frisia và tiếng Anh . Trong phạm_vi nhỏ hơn , nó cũng có liên_hệ với các ngữ_hệ Đông_German ( đã tuyệt_diệt ) và Bắc_German . Hầu_hết từ vựng trong tiếng Đức bắt_nguồn từ nhánh German của ngữ hệ_Ấn-Âu . Thiểu_số đáng_kể các từ có nguồn_gốc từ tiếng Latinh và Hy_Lạp , cùng một lượng nhỏ hơn từ tiếng Pháp và gần đây nhất là tiếng Anh . Tiếng_Đức sử_dụng bảng chữ_cái Latinh để viết . Các phương_ngữ tiếng Đức bắt_nguồn từ dạng địa_phương truyền_thống của các bộ lạc_German , và khác_biệt với các dạng tiêu_chuẩn của tiếng Đức_qua từ vựng , âm_vị , và cú_pháp . Giáo_dục Trách_nhiệm giám_sát giáo_dục tại Đức chủ_yếu được tổ_chức trong mỗi bang . Giáo_dục mầm_non tùy chọn được cung_cấp cho toàn_bộ trẻ từ ba đến sáu tuổi , sau cấp trường này trẻ tham_gia giáo_dục nghĩa_vụ trong ít_nhất chín năm . Giáo_dục tiểu_học thường kéo_dài từ bốn đến sáu năm . Giáo_dục trung_học gồm ba loại_hình trường_học truyền_thống , tập_trung vào các cấp_độ học_thuật : Các trường lý_thuyết ( Gymnasium ) dành cho các trẻ tài_năng nhất và là để chuẩn_bị cho học_sinh theo học đại_học ; các trường thực_tế ( Realschule ) dành cho học_sinh trung_bình và kéo_dài trong sáu năm , và các trường_học phổ_thông ( Hauptschule ) chuẩn_bị cho học_sinh theo học giáo_dục nghề . Các trường toàn_diện ( Gesamtschule ) hợp nhất toàn_bộ các loại_hình giáo_dục trung_học . Một hệ_thống học nghề gọi_là Duale_Ausbildung có kết_quả là có chuyên_môn lành_nghề , hầu_như tương_đương với một bằng_cấp học_thuật . Nó cho_phép các học_sinh khi tham_gia đào_tạo nghề được học tại một công_ty cũng như tại một trường thương_mại quốc_lập . Mô_hình này được đánh_giá cao và được mô_phỏng trên khắp thế_giới . Hầu_hết các đại_học tại Đức là công_lập , và sinh_viên không phải trả học_phí . Điều_kiện chung cho bậc đại_học là kỳ thi Abitur . Tuy_nhiên , có một_số ngoại_lệ tùy theo mỗi bang , trường_học và đối_tượng . Giáo_dục học_thuật miễn_phí không hạn_chế đối_với sinh_viên quốc_tế và ngày_càng có nhiều du_học_sinh đến Đức . Theo một báo_cáo của OECD trong năm 2014 , Đức là quốc_gia đứng thứ ba thế_giới thu_hút sinh_viên quốc_tế . Đức có truyền_thống lâu_dài về giáo_dục bậc đại_học , phản_ánh vị_thế là một nền kinh_tế hiện_đại trên toàn_cầu . Trong số đại_học được thành_lập tại Đức , có một_số trường ở vào hàng lâu năm nhất thế_giới , Đại_học Heidelberg ( thành_lập 1386 ) là cổ nhất tại Đức . Tiếp đến là Đại_học Leipzig ( 1409 ) , Đại_học Rostock ( 1419 ) và Đại_học Greifswald ( 1456 ) . Đại_học Humboldt_Berlin do nhà cải_cách giáo_dục Wilhelm_von Humboldt thành_lập vào năm 1810 , trở_thành hình_mẫu học_thuật cho nhiều đại_học châu_Âu và phương Tây . Tại nước Đức_đương_đại , phát_triển được 11 đại_học ưu_tú : Đại_học Humboldt_Berlin , Đại_học Bremen , Đại_học Köln , Đại_học Công_nghệ_Dresden , Đại_học Tübingen , Đại_học Công_nghệ Rhein-Westfalen_Aachen , Đại_học Tự_do Berlin , Đại_học Heidelberg , Đại_học Konstanz , Đại_học Ludwig Maximilian_München , và Đại_học Công_nghệ_München . Y_tế Hệ_thống nhà tế_bần của Đức mang tên spitals có từ thời Trung_Cổ , và ngày_nay Đức có hệ_thống chăm_sóc y_tế phổ_quát lâu năm nhất thế_giới , từ pháp_luật xã_hội của Bismarck trong thập_niên 1880 . Kể từ thập_niên 1880 , các cải_cách và điều_khoản đảm_bảo một hệ_thống chăm_sóc y_tế cân_bằng . Hiện_nay cư_dân được bảo_hộ thông_qua một kế_hoạch bảo_hiểm_y_tế theo quy_chế , có tiêu_chuẩn cho_phép một_số nhóm lựa_chọn một hợp_đồng bảo_hiểm_y_tế tư_nhân . Theo Tổ_chức Y_tế Thế_giới , hệ_thống chăm_sóc y_tế của Đức có 77 % là do chính_phủ tài_trợ và 23 % là do cá_nhân chi_trả . Năm 2014 , Đức_chi 11.3 % GDP của mình cho chăm_sóc y_tế . Năm 2013 , Đức xếp_hạng 20 trên thế_giới về tuổi_thọ dự_tính với con_số 77 năm cho nam_giới và 82 năm cho nữ_giới , và có tỷ_lệ tử_vong trẻ sơ_sinh rất thấp ( 4 trên 1.000 ca_sinh ) . Năm 2019 , nguyên_nhân tử_vong chính của người Đức là bệnh tim_mạch với 37 % . , khoảng 82.000 người Đức bị nhiễm HIV / AIDS và 26.000 chết vì dịch_bệnh này ( lũy_tích , từ 1982 ) . Theo một khảo_sát vào năm 2005 , 27 % người Đức_trưởng_thành hút thuốc_lá . Béo_phì ngày_càng được cho là một vấn_đề sức_khỏe nghiêm_trọng . Một nghiên_cứu vào năm 2007 cho thấy Đức có số người thừa_cân cao nhất tại châu_Âu . Kinh_tế_Đức có nền kinh_tế_thị_trường xã_hội , với lực_lượng lao_động trình_độ cao , vốn tư_bản lớn , mức_độ tham_nhũng thấp , và mức_độ sáng_tạo cao . Đây là nước xuất_khẩu hàng hóa lớn thứ ba trên thế_giới , và có nền kinh_tế quốc_dân lớn nhất tại châu_Âu , đứng thứ tư trên thế_giới theo GDP_danh_nghĩa và thứ năm theo sức_mua tương_đương . Tính đến năm 2017 , khu_vực dịch_vụ đóng_góp khoảng 71 % cho tổng GDP ( bao_gồm công_nghệ_thông_tin ) , công_nghiệp 31 % , và nông_nghiệp 1 % . Tỷ_lệ thất_nghiệp do Eurostat công_bố là 3,2 % trong tháng 1 năm 2020 , thấp thứ_tư trong Liên_minh châu_Âu . Đức nằm trong Thị_trường chung châu_Âu , tương_ứng với hơn 450 triệu người tiêu_dùng . Số_liệu năm 2017 của Quỹ_Tiền_tệ Quốc_tế cho biết quốc_gia này chiếm 28 % kinh_tế của khu_vực đồng Euro . Đức cho lưu_thông đồng_tiền chung châu_Âu Euro vào năm 2002 . Chính_sách tiền_tệ được thiết_lập bởi Ngân_hàng Trung_ương Châu_Âu có trụ_sở tại Frankfurt . Đức là quê_hương của ô_tô hiện_đại , ngành công_nghiệp ô_tô tại Đức được nhìn_nhận là nằm vào hàng cạnh_tranh và sáng_tạo nhất trên thế_giới , và đứng thứ tư về sản_lượng . Mười mặt_hàng xuất_khẩu lớn nhất của Đức là xe_cộ , máy_móc , hóa_chất , sản_phẩm điện_tử , thiết_bị điện , dược_phẩm , thiết_bị vận_chuyển , kim_loại thường , sản_phẩm thực_phẩm , cao_su và chất_dẻo ( 2015 ) . Trong tổng_số 500 công_ty niêm_yết trên sàn giao_dịch chứng_khoán theo doanh_thu vào năm 2019 ( tức Fortune Global 500 ) , hết 29 công_ty có trụ_sở chính tại Đức . DAX là chỉ_số thị_trường_chứng_khoán bao_gồm 30 công_ty lớn của Đức . Một_số thương_hiệu nổi_tiếng quốc_tế là Mercedes-Benz , BMW , Volkswagen , Audi , Siemens , Allianz , Adidas , Porsche , Bosch và Deutsche_Telekom . Berlin là trung_tâm của các công_ty khởi_nghiệp và đã trở_thành địa_điểm hàng_đầu cho các công_ty được tài_trợ bởi đầu_tư mạo_hiểm trong Liên_minh Châu_Âu . Đức có một lượng lớn các doanh_nghiệp vừa nhỏ chuyên_ngành đi theo mô_hình Mittelstand . Chúng đại_diện cho 48 % công_ty dẫn_đầu thị_trường toàn_cầu trong các phân_khúc của mình và còn được gọi_là Hidden_champion . Giao_thông Do có vị_trí tại trung_tâm của châu_Âu , Đức là trung_tâm giao_thông của lục_địa . Giống như các quốc_gia láng_giềng tại Tây_Âu , mạng_lưới đường_bộ của Đức nằm vào hàng dày_đặc nhất thế_giới . Hệ_thống đường_cao_tốc quốc_gia ( Autobahn ) được xếp_hạng ba thế_giới về chiều dài và nổi_tiếng do không hạn_chế tốc_độ nói_chung . Đức_thiết_lập một hệ_thống đường_sắt cao_tốc đa_tâm . Mạng_lưới InterCityExpress hay ICE của Công_ty Deutsche_Bahn phục_vụ các thành_phố lớn của Đức cũng như điểm đến tại các quốc_gia láng_giềng với tốc_độ lên đến . Đường_sắt Đức được chính_phủ trợ_cấp , với 17 tỷ euro vào năm 2014 . Các sân_bay lớn nhất tại Đức là Sân_bay Frankfurt và Sân_bay München , cả hai đều là trung_tâm của Lufthansa . Các sân_bay lớn khác bao_gồm Berlin_Schönefeld , Hamburg , Köln / Bonn và Leipzig / Halle . Cảng Hamburg là một trong hai mươi cảng container lớn nhất thế_giới . Năng_lượng và hạ_tầng , Đức là nước tiêu_thụ năng_lượng lớn thứ_sáu thế_giới , và 60 % năng_lượng sơ_cấp được nhập_khẩu . Năm 2014 , các nguồn năng_lượng là : dầu ( 35,0 % ) ; than_đá , trong đó có than non ( 24,6 % ) ; khí_đốt tự_nhiên ( 20,5 % ) ; hạt_nhân ( 8,1 % ) ; thủy_điện và nguồn tái_tạo ( 11,1 % ) . Chính_phủ và ngành năng_lượng hạt_nhân chấp_thuận ngưng dần toàn_bộ các nhà_máy điện hạt_nhân đến năm 2021 . Họ cũng tiến_hành các hoạt_động bảo_tồn năng_lượng , công_nghệ xanh , giảm_phát thải , và đặt mục_tiêu vào năm 2020 các nguồn tái_tạo sẽ đáp_ứng 40 % nhu_cầu điện_năng của quốc_gia . Đức cam_kết Nghị_định_thư Kyoto và một_vài hiệp_ước khác đề_xướng đa_dạng_sinh_học , tiêu_chuẩn phát thải thấp , quản_lý nước , và thương_mại hóa năng_lượng tái_tạo . Tỷ_lệ tái_chế tại hộ gia_đình của Đức nằm vào hàng cao nhất thế_giới , vào_khoảng 65 % ( 2015 ) . Tuy_thế , tổng_phát thải khí nhà_kính của Đức_cao nhất trong EU . Chuyển_đổi năng_lượng Đức ( Energiewende ) là bước_đi được công_nhận để hướng đến một nền kinh_tế bền_vững bằng các biện_pháp hiệu_suất năng_lượng và năng_lượng tái_tạo . Khoa_học và công_nghệ_Đức là nước hàng_đầu toàn_cầu về khoa_học và kỹ_thuật do có thành_tựu đáng_kể trong các lĩnh_vực này . Các nỗ_lực nghiên_cứu và phát_triển tạo thành một bộ_phận không_thể thiếu của kinh_tế Đức . Hơn 100 người Đức từng được trao Giải_Nobel . Tỷ_lệ sinh_viên tốt_nghiệp ngành khoa_học và công_nghệ của Đức_cao thứ_nhì thế_giới ( 31 % ) sau Hàn_Quốc ( 32 % ) vào năm 2012 . Đầu thế_kỷ XX , người Đức_giành được nhiều giải Nobel hơn bất_kỳ quốc_gia nào khác , đặc_biệt là trong khoa_học ( vật_lý , hóa_học , y_học ) . Các nhà_vật_lý học_Đức nổi_tiếng trước thế_kỷ XX gồm có Hermann_von Helmholtz , Joseph_von Fraunhofer và Gabriel Daniel_Fahrenheit , cùng những người khác . Albert_Einstein đưa ra thuyết tương_đối cho ánh_sáng và lực hấp_dẫn lần_lượt vào năm 1905 và năm 1915 . Cùng_với Max_Planck , ông có công trong khai_phá cơ_học lượng_tử , sau đó Werner_Heisenberg và Max_Born cũng có các đóng_góp lớn trong lĩnh_vực này . Wilhelm_Röntgen phát_hiện ra tia X. Otto_Hahn là một người tiên_phong trong lĩnh_vực hóa_học phóng_xạ và phát_hiện phân_rã nguyên_tử , trong khi Ferdinand_Cohn và Robert_Koch là những người sáng_lập vi_sinh_học . Một_số nhà_toán học_sinh tại Đức , bao_gồm Carl Friedrich_Gauss , David_Hilbert , Bernhard_Riemann , Gottfried_Leibniz , Karl_Weierstrass , Hermann_Weyl và Felix_Klein . Đức là quê_hương của nhiều nhà phát_minh và kỹ_thuật nổi_tiếng , bao_gồm Hans_Geiger sáng_tạo bộ đếm Geiger và Konrad_Zuse tạo ra máy_tính kỹ_thuật_số tự_động hoàn_toàn đầu_tiên . Các nhà phát_minh , kỹ_sư và nhà công_nghiệp như Ferdinand_von Zeppelin , Otto_Lilienthal , Gottlieb_Daimler , Rudolf_Diesel , Hugo_Junkers và Karl_Benz giúp định_hình công_nghệ vận_chuyển ô_tô và hàng_không hiện_đại . Các viện của Đức như Trung_tâm Vũ_trụ_Đức ( DLR ) có đóng_góp lớn nhất cho ESA. Kỹ_sư vũ_trụ Wernher_von Braun phát_triển tên_lửa không_gian đầu_tiên tại Peenemünde và về sau là một thành_viên nổi_bật của NASA và phát_triển tên_lửa Mặt_Trăng Saturn_V. Công_trình của Heinrich Rudolf_Hertz trong lĩnh_vực bức_xạ điện từ là mấu_chốt để phát_triển viễn_thông hiện_đại . Các tổ_chức nghiên_cứu tại Đức gồm có Hiệp_hội Max_Planck , Hiệp_hội Helmholtz và Hiệp_hội Fraunhofer . Lò phản_ứng Wendelstein 7 - X tại Greifswald có các cơ_sở_hạ_tầng để nghiên_cứu năng_lượng hợp_hạch . Giải_Gottfried Wilhelm_Leibniz được trao cho mười nhà_khoa_học và viện_sĩ hàng năm . Với tối_đa 2,5 triệu euro cho mỗi giải_thưởng đây là một trong các giải nghiên_cứu tặng_thưởng cao nhất thế_giới . Du_lịch Tính đến năm 2017 , Đức là điểm đến du_lịch đứng chín thế_giới với 37,4 triệu lượt đến của du_khách . Berlin đã trở_thành điểm đến nhiều thứ ba châu_Âu . Du_lịch và lữ_hành nội_địa và quốc_tế kết_hợp lại đóng_góp trực_tiếp € 105,3 tỉ vào GDP. Nếu tính luôn cả các tác_động gián_tiếp thì ngành công_nghiệp này đã cung_cấp 4,2 triệu việc_làm . Các thắng_cảnh được ghé thăm nhiều nhất là Nhà_thờ chính tòa_Köln , cổng Brandenburger_Tor , tòa nhà của Quốc_hội Đức , nhà_thờ Frauenkirche ở Dresden , Lâu_đài Neuschwanstein , Lâu_đài Heidelberg , Lâu_đài Wartburg và Cung_điện Sanssouci . Europa-Park gần Freiburg là khu nghỉ_dưỡng công_viên giải_trí đông khách thứ hai châu_Âu . Văn_hóa Văn_hóa tại các bang của Đức được định_hình từ các trào_lưu tri_thức và đại_chúng lớn tại châu_Âu , cả tôn_giáo và thế_tục . Trong lịch_sử , do vai_trò lớn của các nhà_văn và triết_gia_Đức trong quá_trình phát_triển của tư_tưởng phương Tây mà nước Đức được gọi_là das Land_der Dichter und_Denker ( vùng_đất của các nhà_thơ và các nhà tư_tưởng ) . Một cuộc thăm_dò quan_điểm toàn_cầu của BBC cho thấy Đức được công_nhận là có ảnh_hưởng tích_cực nhất trên thế_giới trong năm 2013 và 2014 . Đức nổi_tiếng với các truyền_thống lễ_hội dân_gian như Oktoberfest và phong_tục giáng_sinh ― gồm các vòng_hoa Mùa_Vọng , hoạt_cảnh Chúa Giáng_sinh , cây thông Giáng_sinh , bánh_Stollen , cùng các nghi_thức khác . UNESCO ghi_danh 41 di_sản tại Đức vào danh_sách di_sản thế_giới . Có một_số ngày nghỉ lễ công_cộng tại Đức , do mỗi bang xác_định ; ngày 3 tháng 10 là ngày quốc_khánh của Đức từ năm 1990 , được kỷ_niệm với tên gọi Tag der Deutschen_Einheit ( Ngày thống_nhất nước Đức ) . Âm_nhạc Nền_âm_nhạc cổ_điển_Đức có các tác_phẩm của một_số nhà soạn_nhạc nổi_tiếng nhất thế_giới . Dieterich_Buxtehude sáng_tác ôratô cho organ , có ảnh_hưởng đến tác_phẩm sau_này của Johann Sebastian_Bach và Georg Friedrich_Händel ; họ là các nhà_soạn nhạc có uy_thế trong thời_kỳ Baroque . Trong thời_gian làm nhạc công_violon và giáo_viên tại nhà_thờ lớn Salzburg , nhà soạn_nhạc Leopold Mozart_sinh tại Augsburg đã dìu dắt một trong các nhạc_sĩ được chú_ý nhất mọi thời_đại : Wolfgang Amadeus_Mozart . Ludwig van_Beethoven là một nhân_vật cốt_yếu trong chuyển_đổi giữa các thời_kỳ cổ_điển và lãng_mạn . Carl Maria_von Weber và Felix_Mendelssohn là những người quan_trọng vào thời_kỳ đầu lãng_mạn . Robert_Schumann và Johannes_Brahms sáng_tác bằng cách diễn_đạt lãng_mạn . Richard_Wagner nổi_tiếng với các tác_phẩm opera của mình . Richard_Strauss là một nhà soạn_nhạc hàng_đầu vào cuối thời_kỳ lãng_mạn và đầu thời_kỳ hiện_đại . Karlheinz_Stockhausen và Hans_Zimmer là các nhà_soạn_nhạc quan_trọng trong thế_kỷ XX và đầu thế_kỷ XXI. Tính đến năm 2013 , Đức là thị_trường âm_nhạc lớn thứ hai châu_Âu và lớn thứ tư_thế_giới . Âm_nhạc đại_chúng Đức trong thế_kỷ 20 và 21 bao_gồm các phong_trào Neue Deutsche_Welle , disco ( Boney_M. , Modern_Talking , Bad_Boys Blue ) , pop , Ostrock , Heavy metal / rock ( Rammstein , Scorpions , Accept , Helloween ) , punk , pop_rock ( Herbert_Grönemeyer ) , indie và schlager_pop . Âm_nhạc điện_tử_Đức giành được ảnh_hưởng toàn_cầu , trong đó Kraftwerk và Tangerine_Dream đi tiên_phong trong thể_loại này . Các DJ và nghệ_sĩ sân_khấu techno và house_music của Đức trở_nên nổi_tiếng ( chẳng_hạn như Paul_van Dyk , Paul_Kalkbrenner , và ban nhạc_Scooter ) Mỹ_thuật Các họa_sĩ Đức có ảnh_hưởng đến mỹ_thuật phương Tây , Albrecht_Dürer , Hans Holbein_Trẻ , Matthias_Grünewald và Lucas Cranach_Già là các họa_sĩ quan_trọng của Đức trong Thời_kỳ Phục_hưng , Peter Paul_Rubens và Johann Baptist_Zimmermann của thời_kỳ Baroque , Caspar David_Friedrich và Carl_Spitzweg của thời_kỳ lãng_mạn , Max_Liebermann của thời_kỳ ấn_tượng và Max_Ernst của thời_kỳ siêu_thực . Một_số nhóm mỹ_thuật Đức được thành_lập trong thế_kỷ XX , như Nhóm Tháng 11 hay Die_Brücke ( Cây cầu ) và Der Blaue_Reiter ( Kỵ_sĩ_Xanh ) tác_động đến sự phát_triển của chủ_nghĩa_biểu_hiện_tại München và Berlin . Sau Chiến_tranh thế_giới thứ hai , các xu_hướng mỹ_thuật bao_gồm chủ_nghĩa_tân_biểu_hiện và trường_phái Tân_Leipzig . Kiến_trúc Phần đóng_góp kiến_trúc từ Đức_bao_gồm các phong_cách Karoling và Otto , tiền_thân của Kiến_trúc Roman . Gothic_Gạch là một phong_cách Trung_Cổ đặc_biệt được tiến_triển tại Đức . Trong kiến_trúc Phục_Hưng và Baroque , các yếu_tố khu_vực và điển_hình của Đức_tiến_triển ( như Phục_hưng_Weser và Baroque_Dresden ) . Trong số nhiều bậc thầy Baroque nổi_danh có Pöppelmann , Balthasar_Neumann , Knobelsdorff và anh_em nhà Asam . Trường_phái Wessobrunner gây ảnh_hưởng quyết_định lên , và đương_thời thậm_chí là chi_phối , nghệ_thuật trát vữa stucco tại miền nam_Đức trong thế_kỷ XVIII. Con đường Baroque_Thượng_Schwaben là một tuyến du_lịch có chủ_đề baroque , nêu bật đóng_góp của các nghệ_sĩ và thợ_thủ_công như Johann Michael_Feuchtmayer , một trong các thành_viên của gia_tộc Feuchtmayer và anh_em Johann Baptist_Zimmermann và Dominikus_Zimmermann . Kiến_trúc bản_xứ tại Đức_thường được nhận_biết thông_qua truyền_thống khung gỗ ( Fachwerk ) và khác_biệt giữa các khu_vực , và trong các phong_cách mộc . Khi công_nghiệp hóa_lan khắp châu_Âu , chủ_nghĩa cổ_điển và một phong_cách đặc_biệt của chủ_nghĩa lịch_sử phát_triển tại Đức , đôi_khi được gọi_là phong_cách Gründerzeit , do bùng_nổ kinh_tế vào cuối thế_kỷ XIX._Các phong_cách lịch_sử khu_vực gồm có Trường_phái Hannover , Phong_cách Nuremberg và Trường_phái Semper-Nicolai của Dresden . Trong số các tòa nhà nổi_tiếng nhất của Đức , Lâu_đài Neuschwanstein tiêu_biểu cho Phục_hưng Roma . Các tiểu_phong_cách nổi_bật tiến_hóa từ thế_kỷ XVIII là kiến_trúc suối khoáng và nghỉ_dưỡng bờ biển . Các nghệ_sĩ , nhà_văn và nhà trưng_bày của Đức như Siegfried_Bing , Georg_Hirth và Bruno_Möhring cũng có đóng_góp cho sự phát_triển của Art_Nouveau khi bước sang thế_kỷ XX , được gọi_là Jugendstil trong tiếng Đức . Kiến_trúc biểu_hiện phát_triển trong thập_niên 1910 tại Đức và ảnh_hưởng đến Art_Deco và các phong_cách hiện_đại khác , có các kiến_trúc_sư nổi_bật như Erich_Mendelsohn . Đức đặc_biệt quan_trọng vào đầu phong_trào hiện_đại : đây là quê_hương của Werkbund do Hermann_Muthesius khởi_xướng ( Tân_Khách_quan ) , và của phong_trào Bauhaus do Walter_Gropius thành_lập . Do_đó , Đức_thường được nhận_định là cái nôi của kiến_trúc và thiết_kế hiện_đại . Ludwig Mies van der_Rohe trở_thành một trong các kiến_trúc_sư nổi_tiếng nhất thế_giới vào nửa sau thế_kỷ XX. Ông thai_nghén tòa nhà_chọc trời có kính bao_phủ bề_ngoài . Các kiến_trúc_sư và văn_phòng đương_đại nổi_tiếng gồm có Hans_Kollhoff , Sergei_Tchoban , KK_Architekten , Helmut_Jahn , Behnisch , GMP , Ole_Scheeren , J._Mayer H. , OM_Ungers , Gottfried_Böhm và Frei_Otto - được trao giải_Pritzker . Văn_học và triết_học Văn_học Đức có_thể truy_nguyên đến thời_kỳ Trung_Cổ và tác_phẩm của các nhà_văn như Walther_von der_Vogelweide và Wolfram_von Eschenbach . Các tác_gia_Đức nổi_tiếng gồm Johann Wolfgang_von Goethe , Friedrich_Schiller , Gotthold Ephraim_Lessing và Theodor_Fontane . Bộ sưu_tập các truyện dân_gian do Anh_em nhà Grimm xuất_bản đã truyền_bá văn_học dân_gian_Đức trên cấp_độ quốc_tế . Anh_em nhà Grimm cũng thu_thập và hệ_thống hóa các biến_thể khu_vực của tiếng Đức ; tác_phẩm Deutsches_Wörterbuch ( từ_điển tiếng Đức ) của họ được bắt_đầu vào năm 1838 và các tập đầu_tiên phát_hành vào năm 1854 . Các tác_gia có ảnh_hưởng trong thế_kỷ XX gồm Gerhart_Hauptmann , Thomas_Mann , Hermann_Hesse , Heinrich_Böll và Günter_Grass . Thị_trường sách của Đức lớn thứ ba trên thế_giới , sau Hoa_Kỳ và Trung_Quốc ( 2014 ) . Hội_chợ Sách_Frankfurt có vị_thế quan_trọng nhất trên thế_giới về giao_dịch và mua_bán quy_mô quốc_tế , có truyền_thống kéo_dài hơn 500 năm . Hội_chợ Sách_Leipzig cũng duy_trì một vị_thế quan_trọng tại châu_Âu . Triết_học Đức có tầm quan_trọng lịch_sử : các đóng_góp của Gottfried_Leibniz cho chủ_nghĩa_duy_lý ; triết_học khai_sáng của Immanuel_Kant ; chủ_nghĩa_duy_tâm_Đức cổ_điển được lập ra bởi Johann Gottlieb_Fichte , Georg_Wilhelm Friedrich_Hegel và Friedrich_Wilhelm Joseph_Schelling ; tác_phẩm của Arthur_Schopenhauer về chủ_nghĩa_bi_quan trừu_tượng ; Karl_Marx và Friedrich_Engels xây_dựng lý_thuyết cộng_sản ; Friedrich_Nietzsche phát_triển chủ_nghĩa quan_điểm ; Gottlob_Frege đóng_góp cho buổi đầu của triết_học phân_tích ; Martin_Heidegger có các tác_phẩm về sự tồn_tại ; trường_phái Frankfurt phát_triển nhờ công_Max Horkheimer , Theodor_Adorno , Herbert_Marcuse và Jürgen_Habermas . Truyền_thông_Các công_ty truyền_thông hoạt_động quốc_tế lớn nhất tại Đức là Bertelsmann , Axel Springer_SE và ProSiebenSat . 1 Media . Thông_tấn_xã Đức_DPA cũng đáng chú_ý . Thị_trường truyền_hình của Đức lớn nhất tại châu_Âu , với khoảng 38 triệu hộ xem TV._Khoảng 90 % số hộ gia_đình Đức có truyền_hình_cáp và vệ_tinh ( 2012 ) , đa_dạng về các kênh_truyền_hình đại_chúng miễn_phí và thương_mại . Có hơn 500 đài_phát_thanh công_cộng và tư_nhân tại Đức , trong đó Deutsche_Welle là cơ_quan phát_thanh và truyền_hình chủ_yếu của Đức_phát bằng các ngoại_ngữ . Mạng_lưới phát_thanh quốc_gia của Đức là Deutschlandradio , trong khi các đài ARD bao_phủ phục_vụ địa_phương . Nhiều báo_chí bán_chạy nhất châu_Âu được xuất_bản tại Đức . Các báo ( và phiên_bản internet ) có lượng lưu_hành lớn nhất là Bild , Die_Zeit , Süddeutsche_Zeitung , Frankfurter Allgemeine_Zeitung và Die_Welt , các tạp_chí lớn nhất là Der_Spiegel , Stern và Focus . Thị_trường video_game của Đức nằm vào hàng lớn nhất thế_giới . Hội_chợ Gamescom tại Köln là hội_nghị game dẫn_đầu thế_giới . Các loạt game phổ_biến đến từ Đức gồm có Turrican , Anno , The_Settlers , Gothic , SpellForce , FIFA_Manager , Far_Cry và Crysis . Các nhà phát_triển và phát_hành game liên_quan là Blue_Byte , Crytek , Deep_Silver , Kalypso_Media , Piranha_Bytes , Yager_Development , và một_số công_ty game_mạng xã_hội lớn nhất thế_giới như Bigpoint , Gameforge , Goodgame và Wooga . Điện_ảnh Điện_ảnh Đức có đóng_góp lớn về kỹ_thuật và nghệ_thuật cho thế_giới . Các tác_phẩm đầu_tiên của Anh_em Skladanowsky được chiếu cho khán_giả vào năm 1895 . Xưởng phim Babelsberg nổi_tiếng tại Potsdam được thành_lập vào năm 1912 , là xưởng phim quy_mô lớn đầu_tiên trên thế_giới và nay là xưởng phim lớn nhất châu_Âu . Các xưởng phim ban_đầu và vẫn hoạt_động là UFA và Bavaria_Film . Điện_ảnh Đức ban_đầu có ảnh_hưởng đặc_biệt với các nhà_biểu_hiện Đức như Robert_Wiene và Friedrich Wilhelm_Murnau . Metropolis ( 1927 ) của đạo_diễn Fritz_Lang được cho là phim khoa_học viễn_tưởng lớn đầu_tiên . Năm 1930 , Josef_von Sternberg làm đạo_diễn cho Der blaue_Engel , phim có âm_thanh quy_mô lớn đầu_tiên của Đức , có_mặt diễn_viên Marlene_Dietrich . Các phim của Leni_Riefenstahl đặt ra các tiêu_chuẩn nghệ_thuật mới , đặc_biệt là Niềm tin chiến_thắng . Sau năm 1945 , nhiều phim vào giai_đoạn ngay sau chiến_tranh có_thể được mô_tả là Trümmerfilm ( phim gạch vụn ) , như Die_Mörder sind unter uns ( 1946 ) của Wolfgang_Staudte và Irgendwo in Berlin ( 1946 ) của Werner_Krien . Các phim Đông_Đức nổi_bật phần_lớn do hãng quốc_doanh_DEFA sản_xuất , gồm có Ehe im_Schatten của Kurt_Maetzig ( 1947 ) , Der_Untertan ( 1951 ) ; Die_Geschichte vom kleinen_Muck ( 1953 ) , Der_geteilte Himmel ( 1964 ) của Konrad_Wolf và Jakob_der Lügner ( 1975 ) của Frank_Beyer . Thể_loại phim được định_nghĩa tại Tây_Đức trong thập_niên 1950 có_lẽ là Heimatfilm ( " phim quê_hương " ) ; các phim này miêu_tả cảnh đẹp của địa_phương và đạo_đức chính_trực của cư_dân sống tại đó . Đặc_trưng của phim trong thập_niên 1960 là các phim_thể_loại bao_gồm các phim_phỏng theo tác_phẩm của Edgar_Wallace và Karl_May . Một trong các loạt phim_Đức thành_công nhất trong thập_niên 1970 có phim phóng_sự tình_dục mang tên Schulmädchen-Report ( Phóng_sự nữ_sinh ) . Trong thập_niên 1970 và 1980 , các đạo_diên Điện_ảnh Đức_Mới như Volker_Schlöndorff , Werner_Herzog , Wim_Wenders , và Rainer Werner_Fassbinder khiến điện_ảnh tác_giả chủ_nghĩa_Tây_Đức được hoan_hô . Trong số các phim thành_công về doanh_thu phòng vé , có Erinnerungen_an die_Zukunft ( 1970 ) , Das_Boot ( 1981 ) , Die_unendliche Geschichte ( 1984 ) , Otto – Der_Film ( 1985 ) , Lola_rennt ( 1998 ) , Der Schuh_des Manitu ( 2001 ) , Resident Evil_series ( 2002 – 2016 ) , Good_Bye , Lenin ! ( 2003 ) , Gegen_die Wand ( 2004 ) , Das_weiße Band – Eine_deutsche Kindergeschichte ( 2009 ) , Konferenz_der Tiere ( 2010 ) , và Cloud_Atlas ( 2012 ) . Giải_Oscar cho phim ngoại_ngữ hay nhất từng được trao cho Die Blechtrommel vào năm 1979 , cho Nirgendwo in Afrika vào năm 2002 , và cho Das Leben_der Anderen vào năm 2007 . Nhiều người Đức từng thắng giải " Oscar " vì thực_hiện các bộ phim khác . Giải_thưởng Điện_ảnh châu_Âu được trao_tặng mỗi năm tại Berlin , nơi đặt trụ_sở của Viện_Hàn_lâm_Điện_ảnh châu_Âu . Liên_hoan_phim quốc_tế Berlin trao giải " Gấu_Vàng " và được tổ_chức thường_niên kể từ năm 1951 , là một trong các liên_hoan phim hàng_đầu thế_giới . Tượng " Lola " được trao_tặng thường_niên tại Berlin trong khuôn_khổ Giải_phim Đức được tổ_chức từ năm 1951 . Ẩm_thực Ẩm_thực_Đức biến_đổi giữa các khu_vực và thường thì các khu_vực lân_cận chia_sẻ một_số điểm tương_đồng về nấu_nướng ( như các khu_vực miền nam là Bayern và Schwaben chia_sẻ một_số truyền_thống với Thụy_Sĩ và Áo ) . Các loại đồ_ăn quốc_tế như pizza , sushi , đồ_ăn Trung_Hoa , đồ_ăn Hy_Lạp , đồ_ăn Ấn_Độ và doner_kebab cũng phổ_biến và hiện_diện , nhờ các cộng_đồng dân_tộc đa_dạng . Bánh_mì là một bộ_phận quan_trọng trong ẩm_thực_Đức và các tiệm bánh_Đức sản_xuất khoảng 600 loại bánh_mì chính và 1.200 loại bánh ngọt và bánh_mì nhỏ ( Brötchen ) . Pho mát_Đức chiếm khoảng một_phần_ba toàn_bộ pho mát sản_xuất tại châu_Âu . Năm 2012 , trên 99 % số thịt sản_xuất tại Đức là thịt lợn , gà hoặc bò . Người_Đức sản_xuất xúc_xích khắp_nơi với khoảng 1.500 loại , trong đó có Bratwurst , Weisswurst , và Currywurst . Năm 2012 , thực_phẩm hữu_cơ chiếm 3,9 % tổng_doanh_số bán thực_phẩm . Mặc_dù rượu_vang đang trở_nên phổ_biến hơn tại nhiều phần của Đức , đặc_biệt là tại các khu_vực sản_xuất rượu_vang , song đồ uống có cồn quốc_gia là bia . Tiêu_thụ bia_Đức bình_quân đạt 110 lít / người vào năm 2013 và duy_trì ở các mức cao nhất thế_giới . Các quy_tắc nguyên_chất của bia_Đức có niên_đại từ thế_kỷ XV. Năm 2015 , Michelin_Guide trao_tặng cho mười một nhà_hàng tại Đức_hạng ba sao , là đánh_giá cao nhất , trong khi có thêm 38 nhà_hàng được hai sao và 223 nhà_hàng được một sao . Các nhà_hàng Đức được trao_tặng huy_chương nhiều thứ_nhì thế_giới sau Pháp . Thể_thao 27 triệu người Đức là thành_viên của các câu_lạc_bộ thể_thao , và có thêm 12 triệu người tập_luyện thể_thao cá_nhân . Bóng_đá là môn thể_thao phổ_biến nhất và là một trong các thế mạnh của nước này , Hiệp_hội bóng_đá Đức có trên 6,3 triệu thành_viên và là liên_đoàn thể_thao đông_đảo nhất thế_giới . Giải bóng_đá cao nhất của Đức là Bundesliga , thu_hút lượng khán_giả bình_quân cao thứ_nhì trong các giải thể_thao chuyên_nghiệp trên thế_giới . Đội_tuyển bóng_đá quốc_gia_Đức giành chức vô_địch FIFA World_Cup vào các năm 1954 , 1974 , 1990 và 2014 và giành_chức vô_địch châu_Âu vào các năm 1972 , 1980 và 1996 cũng như Olympic 1976 . Đức từng đăng_cai FIFA World_Cup năm 1974 , 2006 và UEFA Euro 1988 . Đức cũng vô_địch Cúp Liên_đoàn các châu_lục 2017 ở Nga . Các môn thể_thao có khán_giả phổ_biến khác ở tại nước Đức gồm thể_thao mùa đông , quyền_Anh , bóng_rổ , bóng ném , bóng_chuyền , khúc côn_cầu trên băng , quần_vợt , đua ngựa và golf . Các môn thể_thao dưới nước như thuyền_buồm , chèo thuyền , và bơi cũng phổ_biến tại Đức . Đức là một trong các quốc_gia dẫn_đầu thế_giới về thể_thao ô_tô , các hãng như BMW và Mercedes là nhà_sản_xuất nổi_bật của thể_thao ô_tô . Porsche giành chiến_thắng giải_đua 24 giờ tại Mans trong 17 lần và Audi 13 lần ( ) . Tay đua Michael_Schumacher từng lập nhiều kỷ_lục thể_thao ô_tô trong sự_nghiệp của mình , giành 7 chức vô_địch thế_giới đua xe công_thức một . Ông là một trong các vận_động_viên được trả lương cao nhất trong lịch_sử . Sebastian_Vettel cũng nằm trong số 5 tay đua công_thức một thành_công nhất mọi thời_đại . Trong lịch_sử , các vận_động_viên Đức là các đối_thủ thành_công tại các vòng chung_kết_Thế_vận_hội ( đặc_biệt là mùa hè ) , xếp_hạng ba trong bảng tổng sắp huy_chương Thế_vận_hội mọi kỳ ( tính cả các huy_chương vòng chung_kết của Đông_Đức và Tây_Đức ) . Đức từng đăng cai_Thế_vận_hội mùa_hè và mùa đông năm 1936 lần_lượt tại Berlin và Garmisch-Partenkirchen . Thế_vận_hội_Mùa_hè 1972 được tổ_chức tại München . Ghi_chú Tham_khảo Thư_mục Liên_kết ngoài Chính_phủ Trang chính_thức của Chính_phủ Liên_bang Trang chính_thức của Tổng_thống Liên_bang Trang Chính_thức của Thủ_tướng Đức_Trang Du_lịch Đức chính_thức Thôn_tin tổng_quát_Đức từ BBC News_Đức từ UCB_Libraries GovPubs_Đức trên Encyclopædia Britannica_Đức trên OECD_Đức trên EU Quốc_gia G7_Quốc_gia và vùng lãnh_thổ nói tiếng Đức_Quốc_gia Trung_Âu Quốc_gia thành_viên NATO_Quốc_gia châu_Âu Quốc_gia thành_viên Liên_minh Địa_Trung_Hải Quốc_gia thành_viên Liên_minh châu_Âu Thành_viên G20_Quốc_gia thành_viên Ủy_hội châu_Âu Quốc_gia thành_viên của Liên_Hợp_Quốc_Quốc_gia G8
{ {_Infobox Geopolitical_organization |_conventional_long_name = Liên_Hợp_Quốc ( còn gọi_là Liên_Hiệp_Quốc , viết tắt LHQ ; , viết tắt là UN ) là một tổ_chức liên_chính_phủ có nhiệm_vụ duy_trì hòa_bình và an_ninh quốc_tế , thúc_đẩy quan_hệ hữu_nghị giữa các quốc_gia , thực_hiện sự hợp_tác quốc_tế và làm trung_tâm điều_hòa các nỗ_lực quốc_tế hướng đến các mục_tiêu chung . Liên_Hợp_Quốc được thành_lập vào giai_đoạn cuối Thế_chiến II với mục_đích ngăn_chặn các cuộc xung_đột quy_mô toàn_cầu trong tương_lai và thay_thế cho một tổ_chức đã giải_thể trong quá_khứ là Hội_Quốc_Liên vốn hoạt_động không mấy hiệu_quả . Trụ_sở chính được đặt tại Manhattan , thành_phố New_York và các chi_nhánh văn_phòng khác nằm ở Geneva , Nairobi , Vienna và The_Hague . Tổ_chức này được tài_trợ bằng sự đóng_góp tự_nguyện từ các quốc_gia thành_viên . Liên_Hợp_Quốc là tổ_chức liên_chính_phủ lớn nhất trên thế_giới . Khi thành_lập , LHQ có 51 quốc_gia thành_viên ; hiện có 196 thành_viên ( và 2 quan_sát_viên ) . Vào ngày 25 tháng 4 năm 1945 , 50 chính_phủ đã họp tại San_Francisco và bắt_đầu soạn_thảo Hiến_chương Liên_Hợp_Quốc , được thông_qua vào ngày 25 tháng 6 năm 1945 tại Nhà_hát Opera_San_Francisco và ký_kết ngày 26 tháng 6 năm 1945 tại khán_phòng Nhà_hát Herbst . Điều_lệ này có hiệu_lực vào ngày 24 tháng 10 năm 1945 , khi Liên_Hợp_Quốc bắt_đầu hoạt_động . Tầm ảnh_hưởng của tổ_chức này đã tăng lên đáng_kể sau quá_trình phi_thực_dân hóa rộng_rãi bắt_đầu từ những năm 1960 . Kể từ đó , 80 thuộc_địa cũ đã giành được độc_lập , bao_gồm 11 vùng lãnh_thổ được giám_sát bởi Hội_đồng Quản_thác . Vào những năm 1970 , ngân_sách dành cho các chương_trình phát_triển kinh_tế và xã_hội vượt xa chi_tiêu cho việc gìn_giữ hòa bình . Sau khi Chiến_tranh Lạnh kết_thúc , Liên_Hợp_Quốc đã chuyển_đổi và mở_rộng hoạt_động thực_địa , thực_hiện nhiều nhiệm_vụ phức_tạp . LHQ có sáu cơ_quan chính : Đại_hội_đồng ; Hội_đồng Bảo_an ; Hội_đồng kinh_tế xã_hội ; Hội_đồng_quản_thác ; Tòa_án Công_lý Quốc_tế ; và Ban thư_ký LHQ._Các cơ_quan của Hệ_thống LHQ bao_gồm Nhóm Ngân_hàng Thế_giới , Tổ_chức Y_tế Thế_giới , Chương_trình Lương_thực_Thế_giới , UNESCO và UNICEF._Nhân_viên nổi_bật nhất của Liên_Hợp_Quốc là Tổng_thư_ký , một vị_trí được chính_trị_gia và nhà ngoại_giao Bồ_Đào_Nha_António Guterres nắm giữ kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2017 . Các tổ_chức phi_chính_phủ có_thể được cấp trạng_thái tư_vấn với ECOSOC và các cơ_quan khác để tham_gia vào công_việc chung của Liên_Hợp_Quốc . Các nhân_viên và các cơ_quan của tổ_chức này đã giành được nhiều giải_thưởng Nobel Hòa_bình . Có nhiều đánh_giá khác nhau về sự hiệu_quả của Liên_Hợp_Quốc . Một_số nhà bình_luận tin rằng tổ_chức này là một lực_lượng quan_trọng cho hòa_bình và phát_triển con_người , trong khi những người khác coi Liên_Hợp_Quốc là không hiệu_quả , thiên_vị hoặc tham_nhũng . Các tổ_chức trong Liên_Hợp_Quốc Tổ_chức Giáo_dục , Khoa_học và Văn_hóa Liên_Hợp_Quốc ( United_Nations Educational Scientific_and Cultural_organization - UNESCO ) Ngân_hàng Thế_giới ( World_Bank ‒_WB ) Quỹ_Tiền_tệ Quốc_tế ( International Monetary_Fund ‒_IMF ) Tổ_chức Y_tế Thế_giới ( World_Health Organization ‒_WHO ) Tổ_chức Sở_hữu_Trí_tuệ Thế_giới ( World_Intellectual Property_Organization ‒_WIPO ) Hội_đồng_Nhân_quyền Liên_Hợp_Quốc ( United Nations_Human Rights_Council ‒_UNHRC ) Quỹ Nhi_đồng Liên_Hợp_Quốc ( United Nations_International Children's_Emergency Fund ‒_UNICEF ) Tổ_chức Lao_động Quốc_tế ( International Labour_Organization ‒_ILO ) Tổ_chức Lương_thực và Nông_nghiệp Liên_Hợp_Quốc ( Food_and Agriculture Organization of_the United_Nations ‒_FAO ) Lực_lượng Gìn_giữ hòa bình_Liên_Hợp_Quốc ( Department_Of Peacekeeping_Operations ‒_DPKO ) Tổ_chức Hàng_không Dân_dụng Quốc_tế ( International_Civil Aviation_Organization - ICAO ) Lịch_sử hình_thành Tiền_thân của Liên_Hợp_Quốc là Hội_Quốc_Liên ( League of_Nations ) , vốn là một sáng_kiến của Tổng_thống Hoa_Kỳ Woodrow_Wilson sau Chiến_tranh thế_giới thứ nhất . Hoa_Kỳ tuy là nước sáng_lập , nhưng lại không chính_thức làm hội_viên , hơn thế quy_chế hoạt_động của hội lại lỏng_lẻo , các cường_quốc như Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland , Pháp , Liên_Xô , Đức , Ý , Nhật_Bản tham_gia vốn chỉ để tranh_giành ảnh_hưởng cho mình . Dù_hội đạt được một_số thành_tựu đáng_kể trong công_cuộc giải_phóng phụ_nữ cũng như những hoạt_động nhân_đạo , nhưng Chiến_tranh thế_giới thứ hai bùng_nổ và buộc Hội_Quốc_Liên phải giải_tán . Sau Chiến_tranh thế_giới thứ hai , các nước Khối Đồng_Minh và nhân_loại có nguyện_vọng giữ_gìn hòa_bình và ngăn_chặn các cuộc chiến_tranh thế_giới mới . Tại Hội_nghị Yalta , nguyên_thủ ba nước Liên_Xô , Mỹ , Anh đã thống_nhất thành_lập tổ_chức quốc_tế để giữ_gìn hòa_bình và an_ninh thế_giới . Trên cơ_sở Hội_nghị Durbarton_Oaks ở Washington , D.C. , từ 25 tháng 4 đến 26 tháng 6 năm 1945 , đại_diện của 50 quốc_gia đã họp tại San_Francisco , California , Hoa_Kỳ để thông_qua Hiến_chương Liên_Hợp_Quốc . Ngày 24 tháng 10 năm 1945 , Liên_Hợp_Quốc chính_thức được thành_lập . Tuy_vậy , Đại_hội_đồng Liên_Hợp_Quốc ( General_Assembly ) đầu_tiên , tham_dự bởi 51 nước , không được tổ_chức cho mãi đến ngày 10 tháng 1 năm 1946 ( tại Nhà họp chính Westminster ở Luân_Đôn ) . " Một sự_nghiệp vĩ_đại để tạ_ơn Thiên_Chúa toàn_năng ... " , Tổng_thống Mỹ Harry_S. Truman đã nói như_vậy về thành_tựu của hội_nghị tại San_Francisco , một hội_nghị đã góp_phần vào việc soạn_thảo bản Hiến_chương Liên_Hợp_Quốc năm 1945 . Câu nói của Tổng_thống Truman đã đại_diện cho hàng triệu người , những người tin rằng tổ_chức mới này sẽ làm cho những cuộc chiến_tranh thế_giới lùi sâu vào dĩ_vãng . Lời_tựa của bản Hiến_chương đã nêu rõ mục_đích của tổ_chức này : " Chúng_tôi , những dân_tộc của Liên_Hợp_Quốc , quyết_tâm cứu những thế_hệ mai_sau khỏi thảm_họa chiến_tranh ... " . Thành_viên Tới năm 2011 có 193 quốc_gia thành_viên Liên_Hợp_Quốc , gồm tất_cả các quốc_gia độc_lập được thế_giới công_nhận . Trong số những nước không phải thành_viên , đáng chú_ý nhất là Trung_Hoa Dân_Quốc ( Đài_Loan ) , ghế của họ tại Liên_Hợp_Quốc đã được chuyển_giao cho Cộng_hòa Nhân_dân Trung_Hoa năm 1971 ; Tòa_Thánh ( thực_thể quản_lý Thành_Vatican ) , vốn đã từ_bỏ quy_chế thành_viên nhưng vẫn là một quốc_gia quan_sát_viên ; Nhà_nước Palestine ( là một quan_sát_viên cùng_với Chính_quyền Quốc_gia Palestine ) . Hơn_nữa , những dân_tộc dưới chủ_quyền nước_ngoài và các quốc_gia không được công_nhận cũng không hiện_diện tại Liên_Hợp_Quốc , như Transnistria . Thành_viên mới nhất của Liên_Hợp_Quốc là Nam_Sudan , chính_thức gia_nhập ngày 14 tháng 7 năm 2011 . Liên_Hợp_Quốc đã vạch ra các nguyên_tắc cơ_bản cho tư_cách thành_viên : Trụ_sở Tòa nhà trụ_sở Liên_Hợp_Quốc hiện_nay được xây_dựng trên một khu đất rộng 16 acre tại Thành_phố New_York trong giai_đoạn từ năm 1949 tới 1950 , bên cạnh Khu phía Đông của thành_phố . Khu đất này được John_D. Rockefeller , Jr . mua với giá 8.5 triệu dollar , con trai ông Nelson là nhà_thương_thuyết chủ_yếu với chuyên_viên thiết_kế William_Zeckendorf , vào tháng 12 năm 1946 . Sau đó John_D. Rockefeller , Jr . tặng khu đất này cho Liên_Hợp_Quốc . Trụ_sở được một đội các kiến_trúc_sư quốc_tế gồm cả Le_Corbusier ( Thụy_Sĩ ) , Oscar_Niemeyer ( Brasil ) và đại_diện từ nhiều nước khác thiết_kế . Wallace K._Harrison , một cố_vấn của Nelson_Rockefeller , lãnh_đạo đội . Đã xảy ra một vụ rắc_rối giữa những người tham_gia về thẩm_quyền của từng người . Trụ_sở Liên_Hợp_Quốc chính_thức mở_cửa ngày 9 tháng 1 năm 1951 . Trụ_sở chính của Liên_Hợp_Quốc nằm tại New_York , trụ_sở một_số cơ_quan khác của tổ_chức này nằm tại Geneva , La_Hay , Wien , Montréal , Copenhagen , Bonn và nhiều nơi khác . Địa_chỉ trụ_sở Liên_Hợp_Quốc là 760 United Nations_Plaza , New_York , NY 10017 , USA._Vì những lý_do an_ninh , tất_cả thư_từ gửi tới địa_chỉ trên đều được tiệt_trùng . Các tòa nhà Liên_Hợp_Quốc đều không được coi là các khu_vực tài_phán chính_trị riêng_biệt , nhưng thực_sự có một_số quyền chủ_quyền . Ví_dụ , theo những thỏa_thuận với các nước chủ nhà Cơ_quan quản_lý thư_tín_Liên_Hợp_Quốc được phép in tem_thư để gửi thư_tín trong nước đó . Từ năm 1951 , văn_phòng tại New_York , từ năm 1969 , văn_phòng tại Geneva , và từ năm 1979 , văn_phòng tại Wien đã in_ấn tem riêng của mình . Các tổ_chức của Liên_Hợp_Quốc cũng sử_dụng tiền_tố viễn_thông riêng , 4U , và về mặt không chính_thức , các trụ_sở tại New_York , Geneva và Wien được coi là các thực_thể riêng_biệt đối_với các mục_đích radio không chuyên . Bởi trụ_sở chính của Liên_Hợp_Quốc đã trải qua một quá_trình sử_dụng khá dài , Liên_Hợp_Quốc hiện đang trong quá_trình xây_dựng một trụ_sở tạm do Fumihiko_Maki thiết_kế trên Đại_lộ thứ nhất giữa Phố 41 và Phố 42 để dùng tạm khi công_trình hiện_nay đang được tu_sửa . Trước năm 1949 , Liên_Hợp_Quốc sử_dụng nhiều địa_điểm tại Luân_Đôn và tiểu_bang New_York . Tài_chính Liên_Hợp_Quốc hoạt_động nhờ tiền đóng_góp và tiền quyên tự_nguyện từ các quốc_gia thành_viên . Những ngân_sách chính_thức 2 năm của Liên_Hợp_Quốc và các tổ_chức chuyên_biệt của họ lấy từ những khoản đóng_góp . Đại_Hội_đồng thông_qua ngân_sách chính_thức và quyết_định khoản đóng_góp của mỗi quốc_gia thành_viên . Điều này dựa chủ_yếu trên năng_lực chi_trả của mỗi nước , tính theo những số_liệu thống_kê thu_nhập cùng_với những yếu_tố khác . Đại_Hội_đồng đã đưa ra nguyên_tắc rằng Liên_Hợp_Quốc sẽ không quá phụ_thuộc vào bất_kỳ quốc_gia thành_viên nào trong lĩnh_vực tài_chính cần_thiết cho những hoạt_động của mình . Vì_thế , có một mức " trần " , quy_định khoản tiền tối_đa một nước có_thể đóng_góp cho ngân_sách . Tháng 12 năm 2000 , Đại_Hội_đồng đã sửa_đổi tỷ_lệ đóng_góp để phản_ánh chính_xác hơn cục_diện thế_giới hiện_tại . Như một phần của sự sửa_đổi này , trần đóng_góp được giảm từ 25 % xuống 22 % . Hoa_Kỳ là quốc_gia duy_nhất đóng_góp ở mức trần , nhưng những khoản tiền họ còn thiếu lên tới hàng trăm triệu dollar ( xem Hoa_Kỳ và Liên_Hợp_Quốc ) . Theo mức đóng_góp mới được thông_qua năm 2000 , các nước đóng_góp lớn khác vào ngân_sách Liên_Hợp_Quốc năm 2001 là Nhật_Bản ( 19.63 % ) , Đức ( 9.82 % ) , Pháp ( 6.50 % ) , Anh ( 5.57 % ) , Ý ( 5.09 % ) , Canada ( 2.57 % ) , Tây_Ban_Nha ( 2.53 % ) và Brasil ( 2.39 % ) . Các chương_trình đặc_biệt của Liên_Hợp_Quốc không được tính vào ngân_sách chính_thức của tổ_chức này ( ví_dụ như UNICEF và Chương_trình Phát_triển Liên_Hợp_Quốc_‒ UNDP ) , chúng hoạt_động nhờ những khoản quyên_góp tự_nguyện từ các chính_phủ thành_viên . Một_số các khoản đóng_góp dưới hình_thức các loại thực_phẩm nông_nghiệp viện_trợ cho những người bị ảnh_hưởng , nhưng chủ_yếu vẫn là tiền_mặt . Ngôn_ngữ chính Liên_Hợp_Quốc sử_dụng 6 ngôn_ngữ được coi là chính_thức trong hành_chính : tiếng Ả_Rập , tiếng Trung , tiếng Anh , tiếng Pháp , tiếng Nga và tiếng Tây_Ban_Nha . Ban Thư_ký sử_dụng 2 ngôn_ngữ làm_việc : tiếng Anh và tiếng Pháp . Khi Liên_Hợp_Quốc được thành_lập , có 5 ngôn_ngữ chính_thức được lựa_chọn ( không có tiếng Ả_Rập ) . Tiếng Ả_Rập được đưa vào thêm năm 1973 . Hiện có những tranh_cãi trái chiều về việc liệu có nên giảm bớt số_lượng ngôn_ngữ chính_thức ( ví_dụ chỉ giữ lại tiếng Anh ) hay nên tăng thêm con_số này . Áp_lực đòi đưa thêm tiếng Hindi_thành ngôn_ngữ chính_thức đang ngày_càng gia_tăng . Năm 2001 , các nước nói tiếng Tây_Ban_Nha phàn_nàn rằng tiếng Tây_Ban_Nha không có tư_cách ngang_bằng so với tiếng Anh . Những nỗ_lực chống lại sự tụt_giảm vị_thế của tiếng Pháp trong tổ_chức này cũng rất to_lớn ; vì_thế tất_cả Tổng_Thư_ký Liên_Hợp_Quốc đều phải_biết dùng tiếng Pháp và rõ_ràng việc Tổng_Thư_ký Ban Ki-Moon gặp khó_khăn để có_thể nói trôi_chảy ngôn_ngữ này trong buổi họp_báo đầu_tiên của ông bị một_số người coi là một sự mất_điểm . Tiêu_chuẩn của Liên_Hợp_Quốc đối_với các tài_liệu bằng tiếng Anh ( Hướng_dẫn xuất_bản Liên_Hợp_Quốc ) tuân theo quy_tắc của tiếng Anh . Liên_Hợp_Quốc và tất_cả các tổ_chức khác là một phần của hệ_thống Liên_Hợp_Quốc sử_dụng phương_pháp đánh_vần Oxford . Tiêu_chuẩn của Liên_Hợp_Quốc về tiếng Hoa ( Quan_thoại ) đã thay_đổi khi Trung_Hoa Dân_Quốc ( Đài_Loan ) phải nhường ghế cho Cộng_hòa Nhân_dân Trung_Hoa năm 1971 . Từ năm 1945 đến 1971 kiểu chữ phồn_thể được sử_dụng , và từ năm 1971 kiểu chữ_giản_thể đã thay_thế . Trong số các ngôn_ngữ chính_thức của Liên_Hợp_Quốc , tiếng Anh là ngôn_ngữ chính_thức của 52 quốc_gia thành_viên , tiếng Pháp của 29 thành_viên , tiếng Ả_Rập là 24 , tiếng Tây_Ban_Nha là 20 , tiếng Nga tại 4 và tiếng Trung tại 2 nước . Tiếng Bồ_Đào_Nha và tiếng Đức là những ngôn_ngữ được sử_dụng ở nhiều nước thành_viên Liên_Hợp_Quốc ( 8 và 6 ) nhưng lại không phải là ngôn_ngữ chính_thức của tổ_chức này . Các cơ_quan Đại_hội_đồng Đại_Hội_đồng là cơ_quan chủ_chốt của LHQ. Bao_gồm tất_cả các quốc_gia thành_viên LHQ , cơ_quan tổ_chức họp thường_kỳ hàng năm , nhưng các phiên họp khẩn_cấp cũng có_thể được triệu_tập . Đứng đầu Đại_Hội_đồng là một chủ_tịch , được bầu lên bởi các quốc_gia thành_viên trên cơ_sở luân_phiên giữa các khu_vực , cùng với 21 phó chủ_tịch . Phiên họp đầu_tiên của Đại_hội_đồng được triệu_tập vào ngày 10 tháng 1 năm 1946 tại Hội_trường Methodist Central_Hall ở London và bao_gồm đại_diện của 51 quốc_gia . Đại_Hội_đồng_biểu_quyết bằng cách bỏ_phiếu trong các vấn_đề quan_trọng ‒ đề_xuất hòa_bình và an_ninh ; tuyển_chọn thành_viên cho các cơ_quan ; thu_nhận , đình_chỉ và trục_xuất thành_viên và các vấn_đề ngân_sách ‒ một vấn_đề chỉ được thông_qua nếu đa_số số đại_biểu có_mặt và bỏ_phiếu chấp_thuận . Các vấn_đề khác được quyết_định bởi đa_số quá bán . Mỗi quốc_gia thành_viên chỉ có một phiếu . Ngoại_trừ việc thông_qua các vấn_đề về ngân_sách bao_gồm việc chấp_nhận một thang bậc thẩm_định , nghị_quyết của Đại_hội_đồng không có giá_trị ràng_buộc đối_với thành_viên . Đại_hội_đồng có_thể đề_xuất về các sự_việc trong khuôn_khổ của Liên_Hợp_Quốc , ngoại_trừ các vấn_đề liên_quan đến hòa_bình và an_ninh thuộc thẩm_quyền xem_xét của Hội_đồng Bảo_an . Hội_đồng Bảo_an Hội_đồng Bảo_an là cơ_quan chính_trị quan_trọng nhất và hoạt_động thường_xuyên của Liên_Hợp_Quốc , chịu trách_nhiệm chính về việc duy_trì hòa_bình và an_ninh quốc_tế . Trong khi các cơ_quan khác của LHQ chỉ có_thể đưa ra " khuyến_nghị " cho các nước thành_viên , Hội_đồng Bảo_an có quyền đưa ra các quyết_định ràng_buộc mà các nước thành_viên buộc phải tuân theo . Các quyết_định của Hội_đồng được gọi_là nghị_quyết của Hội_đồng Bảo_an Liên_Hợp_Quốc . Hội_đồng Bảo_an gồm 15 quốc_gia thành_viên , bao_gồm 5 thành_viên thường_trực ‒ Trung_Quốc , Pháp , Nga , Anh , và Hoa_Kỳ ‒ cùng với 10 thành_viên không thường_trực được Đại_Hội_đồng bầu lên với nhiệm_kỳ 2 năm . Mọi nghị_quyết của Hội_đồng Bảo_an chỉ được thông_qua với sự nhất_trí của 5 nước thành_viên thường_trực . Mỗi khi có một nghị_quyết của Hội_đồng Bảo_an không được thông_qua do 1 nước thành_viên thường_trực bỏ_phiếu chống , ta nói rằng nước đó đã phủ_quyết . Cùng_với sự đổi_thay của thế_giới , Hội_đồng Bảo_an đang đứng trước yêu_cầu phải " làm mới bản_thân " , trong đó quy_mô của số thành_viên thường_trực là một vấn_đề gây tranh_cãi . Theo một kế_hoạch cải_tổ được đề_xuất gần đây , số thành_viên thường_trực có_thể sẽ tăng thêm 5 quốc_gia nữa , trong đó các ứng_cử_viên được đề_cập nhiều nhất là Đức , Nhật_Bản , Brasil , Ấn_Độ và 1 quốc_gia châu_Phi ( có_thể là Nam_Phi hoặc Nigeria ) . Ban thư_ký Ban Thư_ký Liên_Hợp_Quốc do Tổng_Thư_ký đứng đầu , được hỗ_trợ bởi Phó Tổng_Thư_ký và nhiều nhân_viên dân_sự hoạt_động trên khắp thế_giới . Ban thư_ký có nhiệm_vụ cung_cấp thông_tin , thực_hiện các nghiên_cứu , và hỗ_trợ các cơ_quan khác nhau của Liên_Hợp_Quốc tổ_chức các cuộc họp . Nó cũng thực_hiện các nhiệm_vụ theo chỉ_dẫn của Hội_đồng Bảo_an , Đại_hội_đồng , Hội_đồng Kinh_tế và Xã_hội , và các cơ_quan LHQ khác . Tổng_thư_ký đóng vai_trò trên danh_nghĩa là người_phát_ngôn và là người lãnh_đạo của tổ_chức LHQ._Chức_danh Tổng_Thư_ký được quy_định trong bản Hiến_chương như là " viên_chức quản_trị chính " của tổ_chức này . Tổng_thư_ký được bổ_nhiệm bởi Đại_hội_đồng , sau khi đã nhận được sự chấp_thuận của Hội_đồng Bảo_an . Tổng_thư_ký hiện_tại là António_Guterres , người đã thay_thế cho Ban Ki-moon vào năm 2017 . Tòa_án Công_lý Quốc_tế Tòa_án Công_lý Quốc_tế ( ICJ ) , có trụ_sở ở Hague , Hà_Lan , là cơ_quan tư_pháp chính của Liên_hợp_quốc . Được thành_lập vào năm 1945 theo Hiến_chương LHQ , Tòa_án bắt_đầu hoạt_động vào năm 1946 với tiền_thân là Tòa_án Thường_trực Công_lý Quốc_tế . ICJ gồm 15 thẩm_phán phục_vụ nhiệm_kỳ 9 năm và được Đại_hội_đồng bổ_nhiệm ; các thẩm_phán bắt_buộc phải tới từ những quốc_gia khác nhau . Mục_đích chính của ICJ là để xét_xử tranh_chấp giữa các quốc_gia trên thế_giới . Tòa_án đã phải giải_quyết các trường_hợp liên_quan đến tội_ác chiến_tranh , sự can_thiệp của nhà_nước bất_hợp_pháp , thanh_trừng dân_tộc và vô_số các vấn_đề khác . ICJ cũng có_thể được các cơ_quan LHQ liên_hệ để cung_cấp ý_kiến tư_vấn . Hội_đồng Kinh_tế và Xã_hội Hội_đồng Kinh_tế và Xã_hội ( ECOSOC ) là cơ_quan hỗ_trợ Đại_Hội_đồng trong việc thúc_đẩy hợp_tác và phát_triển kinh_tế ‒ xã_hội giữa các quốc_gia . ECOSOC có 54 thành_viên , được Đại_Hội_đồng bầu lên với nhiệm_kỳ 3 năm . Chủ_tịch Hội_đồng được bầu với nhiệm_kỳ 1 năm . Hội_đồng có một cuộc họp thường_niên vào tháng 7 , được tổ_chức tại New_York hoặc Geneva . Các cơ_quan_chuyên_môn Hiến_chương Liên_Hợp_Quốc quy_định rằng mỗi cơ_quan chính của Liên_Hợp_Quốc có_thể thành_lập nhiều cơ_quan_chuyên_môn khác nhau để thực_hiện nhiệm_vụ của mình . Một_số cơ_quan nổi_tiếng nhất là Cơ_quan Năng_lượng Nguyên_tử Quốc_tế ( IAEA ) , Tổ_chức Lương_thực và Nông_nghiệp Liên_Hợp_Quốc ( FAO ) , Tổ_chức Giáo_dục , Khoa_học và Văn_hóa Liên_hợp_quốc_̣ ( UNESCO ) , Ngân_hàng Thế_giới ( WB ) và Tổ_chức Y_tế Thế_giới ( WHO ) . Các mục_đích và hoạt_động Các mục_đích của Liên_Hợp_Quốc Những mục_đích được nêu ra của Liên_Hợp_Quốc là ngăn_chặn chiến_tranh , bảo_vệ nhân_quyền , cung_cấp một cơ_cấu cho luật_pháp quốc_tế , và để tăng_cường tiến_bộ kinh_tế , xã_hội , cải_thiện các điều_kiện sống và chống lại bệnh_tật . Liên_Hợp_Quốc_tạo cơ_hội cho các quốc_gia nhằm đạt tới sự cân_bằng trong sự phụ_thuộc lẫn nhau trên bình_diện thế_giới và giải_quyết các vấn_đề quốc_tế . Nhằm mục_đích đó , Liên_Hợp_Quốc đã phê_chuẩn một Tuyên_ngôn_Chung về Nhân_quyền năm 1948 . Các hội_nghị quốc_tế Các quốc_gia Liên_Hợp_Quốc và các cơ_quan đặc_biệt của nó ‒ " những stakeholder " của hệ_thống ‒ đưa ra hướng_dẫn và quyết_định về những vấn_đề lớn và vấn_đề hành_chính trong những cuộc gặp thông_lệ được tổ_chức suốt năm . Các cơ_cấu quản_lý được hình_thành từ các quốc_gia thành_viên , không_chỉ gồm Đại_hội_đồng , Hội_đồng Kinh_tế Xã_hội và Hội_đồng Bảo_an , mà_còn cả các cơ_cấu tương_đương chịu trách_nhiệm quản_lý tất_cả các cơ_quan khác của Hệ_thống Liên_Hợp_Quốc . Ví_dụ Đại_hội_đồng Y_tế và Ban_Chấp_hành quản_lý công_việc của Tổ_chức Y_tế Thế_giới . Khi một vấn_đề được coi là có tầm quan_trọng đặc_biệt , Đại_hội_đồng có_thể triệu_tập một phiên họp đặc_biệt để tập_trung sự chú_ý toàn_cầu và xây_dựng một phương_hướng hành_động chung . Những ví_dụ gần đây gồm : Hội_thảo Liên_Hợp_Quốc về Môi_trường và Phát_triển ( Thượng_đỉnh Trái_Đất ) tại Rio_de Janeiro , Brasil , tháng 6 năm 1992 , dẫn tới sự thành_lập Ủy_ban Liên_Hợp_Quốc về sự Phát_triển Bền_vững nhằm thực_hiện những điều đã được ký_kết tại Chương_trình_nghị_sự 21 , văn_bản cuối_cùng về những thỏa_thuận đã được các chính_phủ thảo_luận tại UNCED ; Hội_nghị_Quốc_tế_về Dân_số và Phát_triển , được tổ_chức tại Cairo , Ai_Cập , vào tháng 9 năm 1994 , đã thông_qua một chương_trình hành_động nhằm giải_quyết các thách_thức nguy_ngập và mối quan_hệ liên_quan giữa dân_số và sự phát_triển bền_vững trong vòng 20 năm tới ; Hội_nghị Thế_giới lần thứ tư về Phụ_nữ , được tổ_chức tại Bắc_Kinh , Trung_Quốc , vào tháng 9 năm 1995 , tìm cách đẩy nhanh việc thực_hiện những thỏa_thuận lịch_sử đã đạt được tại Hội_nghị Thế_giới lần thứ ba về Phụ_nữ ; Hội_nghị Liên_Hợp_Quốc lần thứ hai về Sự định_cư Loài_người ( Habitat II ) , được triệu_tập tháng 6 năm 1996 tại Istanbul , Thổ_Nhĩ_Kỳ , đánh_giá những thách_thức trước sự phát_triển và quản_lý định_cư loài_người trong thế_kỷ XXI. ICARA 2 or ICARA II : Hội_nghị_Quốc_tế về sự Hỗ_trợ Người tị_nạn tại châu_Phi được thành_lập năm 1984 . Những năm quốc_tế và những vấn_đề liên_quan Liên_Hợp_Quốc tuyên_bố và điều_phối " Năm quốc_tế ... " nhằm tập_trung sự chú_ý của thế_giới vào các vấn_đề quan_trọng . Sử_dụng hình_tượng Liên_Hợp_Quốc , một logo được thiết_kế đặc_biệt cho năm đó , và cơ_sở_hạ_tầng của Hệ_thống Liên_Hợp_Quốc nhằm phối_hợp các sự_kiện trên khắp thế_giới , nhiều năm đã trở_thành điểm xúc_tác cho những vấn_đề quan_trọng trên phạm_vi thế_giới . Đại_sứ_thiện_chí UNESCO Di_sản văn_hóa thế_giới UNESCO Đại_sứ thiện_chí của UNHCR Thành_phố Liên_Hợp_Quốc vì hòa_bình Mục_tiêu kiểm_soát và giải_giáp vũ_khí Hiến_chương năm 1945 của Liên_Hợp_Quốc dự_định đưa ra một hệ_thống quy_định sẽ đảm_bảo " sự chi_tiêu nhỏ nhất các nguồn tài_nguyên con_người và kinh_tế thế_giới cho vũ_khí " . Phát_minh ra các loại vũ_khí hạt_nhân xảy ra chỉ vài tuần sau khi Hiến_chương được ký_kết và ngay_lập_tức thúc_đẩy ý_tưởng hạn_chế và giải_giáp vũ_khí . Trên thực_tế , nghị_quyết đầu_tiên của phiên họp đầu_tiên của Đại_hội_đồng ( ngày 24 tháng 1 năm 1946 ) có tiêu_đề " Sự thành_lập một Ủy_ban giải_quyết các Vấn_đề Phát_sinh do sự Phát_minh ra Năng_lượng Nguyên_tử " và kêu_gọi đưa ra những đề_xuất khoa_học cho " sự hạn_chế trang_bị các loại vũ_khí nguyên_tử và tất_cả các loại vũ_khí chính khác với mục_đích hủy_diệt hàng_loạt " . Liên_Hợp_Quốc đã lập ra nhiều diễn_đàn nhằm giải_quyết các vấn_đề giải_giáp vũ_khí đa_biên . Các diễn_đàn chính là Ủy_ban Thứ nhất của Đại_hội_đồng và Cao_ủy về Giải_giáp vũ_khí Liên_Hợp_Quốc . Những vấn_đề được đưa vào chương_trình_nghị_sự gồm việc ước_tính những giá_trị có được sau những hiệp_ước cấm thử hạt_nhân , kiểm_soát vũ_khí không_gian , những nỗ_lực nhằm ngăn_chặn các loại vũ_khí hóa_học , giải_giáp vũ_khí hạt_nhân và vũ_khí thông_thường , những khu_vực không vũ_khí hạt_nhân , giảm bớt ngân_sách quân_sự , và các biện_pháp nhằm tăng_cường an_ninh quốc_tế . Hội_nghị Giải_giáp là một diễn_đàn được cộng_đồng thế_giới lập ra để đảm_phán về các thỏa_thuận kiểm_soát vũ_khí đa bên và giải_giáp vũ_khí . Diễn_đàn có 66 thành_viên đại_diện cho mọi khu_vực trên thế_giới , gồm cả năm quốc_gia hạt_nhân chính ( Cộng_hòa Nhân_dân Trung_Hoa , Pháp , Nga , Anh_Quốc và Hoa_Kỳ ) . Tuy hội_nghị không phải là một tổ_chức chính_thức của Liên_Hợp_Quốc , nó kết_nối với tổ_chức này thông_qua sự hiện_diện cá_nhân của Tổng_thư_ký ; người đồng_thời cũng là tổng_thư_ký của hội_nghị . Những nghị_quyết được Đại_hội_đồng thông_qua thường yêu_cầu hội_nghị xem_xét các vấn_đề giải_giáp riêng_biệt . Đổi lại , hàng năm hội_nghị thông_báo các hoạt_động của mình cho Đại_hội_đồng . Giữ_gìn hòa_bình Lính gìn_giữ hòa bình_Liên_Hợp_Quốc được gửi tới nhiều vùng nơi các cuộc xung_đột quân_sự mới chấm_dứt , nhằm buộc các bên tôn_trọng các thỏa_thuận hòa_bình và ngăn_chặn tình_trạng thù_địch tái_diễn , ví_dụ tại Đông_Timor cho tới khi nước này giành độc_lập năm 2001 . Các lực_lượng đó do các quốc_gia thành_viên Liên_Hợp_Quốc đóng_góp , và việc tham_dự vào các chiến_dịch gìn_giữ hòa bình là không bắt_buộc ; tới nay chỉ có hai quốc_gia là Canada và Bồ_Đào_Nha , đã tham_gia vào tất_cả các chiến_dịch gìn_giữ hòa bình . Liên_Hợp_Quốc không duy_trì bất_kỳ một lực_lượng quân_sự độc_lập nào . Tất_cả các chiến_dịch gìn_giữ hòa_bình của Liên_Hợp_Quốc phải được Hội_đồng bảo_an thông_qua . Những người sáng_lập Liên_Hợp_Quốc đã thực_sự hy_vọng rằng tổ_chức này sẽ hoạt_động để ngăn_chặn những cuộc xung_đột giữa các quốc_gia và các cuộc chiến_tranh trong tương_lai . Những hy_vọng đó không hoàn_toàn trở_thành hiện_thực . Trong thời Chiến_tranh Lạnh ( từ khoảng năm 1945 tới năm 1991 ) , sự phân_chia thế_giới thành những phe_thù địch khiến thỏa_thuận gìn_giữ hòa bình rất khó được thông_qua . Sau khi Chiến_tranh Lạnh kết_thúc , lại tái_xuất_hiện những lời kêu_gọi biến Liên_Hợp_Quốc trở_thành một cơ_quan đảm_bảo hòa_bình quốc_tế , bởi hàng chục những cuộc xung_đột quân_sự vẫn tiếp_tục diễn ra trên khắp thế_giới . Nhưng sự tan_vỡ của Liên_bang Xô_viết cũng khiến Hoa_Kỳ có được vị_thế thống_trị toàn_cầu duy_nhất , tạo ra nhiều thách_thức mới cho Liên_Hợp_Quốc . Các chiến_dịch gìn_giữ hòa_bình của Liên_Hợp_Quốc sử_dụng nguồn tài_chính từ các khoản đóng_góp , tính theo công_thức đóng_góp tỷ_lệ thông_thường , nhưng gồm cả những chi_phí cộng thêm đối_với năm thành_viên thường_trực của Hội_đồng bảo_an , những nước có quyền thông_qua việc tiến_hành những chiến_dịch gìn_giữ hòa bình đó . Khoản thu thêm này sẽ bù_đắp cho những khoản phí gìn_giữ hòa_bình của các quốc_gia kém phát_triển . Tháng 12 năm 2000 , Liên_Hợp_Quốc đã sửa_đổi tỷ_lệ đóng_góp vào ngân_sách hoạt_động và ngân_sách gìn_giữ hòa bình . Đến tháng 9 năm 2013 , lực_lượng gìn_giữ hòa bình của LHQ đã thực_hiện 15 sứ_mệnh gìn_giữ hòa bình ở khắp_nơi trên thế_giới . Các lực_lượng gìn_giữ hòa bình_Liên_Hợp_Quốc ( được gọi_là Quân mũ nồi xanh ) đã nhận được Giải Nobel năm 1998 cho công_lao giữ_gìn Hòa_bình của họ . Năm 2001 , Tổng_Thư_ký Liên_Hợp_Quốc Kofi_Annan ( nhiệm_kỳ 1997 – 2006 ) đã đoạt Giải Nobel Hòa_bình " vì nỗ_lực cho một thế_giới hòa_bình và được tổ_chức tốt hơn " . Liên_Hợp_Quốc có nhiều loại Huy_chương Liên_Hợp_Quốc để trao cho những thành_viên quân_sự tham_gia vào việc gìn_giữ các thỏa_thuận hòa_bình của tổ_chức này . Huy_chương đầu_tiên ra_đời là Huy_chương Phục_vụ Liên_Hợp_Quốc , được trao cho các lực_lượng Liên_Hợp_Quốc tham_gia vào_cuộc Chiến_tranh Triều_Tiên . Huy_chương NATO cũng ra_đời với mục_tiêu như trên và cả hai loại này đều được coi là huy_chương quốc_tế chứ không phải huy_chương quân_sự . Nhân_quyền Việc theo_đuổi mục_tiêu nhân_quyền là một lý_do chính của việc thành_lập Liên_Hợp_Quốc . Sự tàn_bạo của Chiến_tranh thế_giới thứ hai và nạn diệt_chủng dẫn tới một kết_luận chung rằng tổ_chức mới này phải hoạt_động để ngăn_chặn bất_kỳ một thảm_kịch nào như_vậy trong tương_lai . Một mục_tiêu ban_đầu là tạo ra một khung pháp_lý để xem_xét và hành_động trước những vấn_đề về vi_phạm nhân_quyền . Hiến_chương Liên_Hợp_Quốc bắt_buộc tất_cả các quốc_gia thành_viên phải khuyến_khích " sự tôn_trọng toàn_diện và sự tuân_thủ nhân_quyền " và tiến_hành " các hành_động chung hay riêng_rẽ " cho mục_tiêu đó . Tuyên_ngôn Nhân_quyền Phổ_quát , dù không chính_thức ràng_buộc , đã được Đại_hội_đồng thông_qua năm 1948 như là một tiêu_chuẩn chung để hướng tới đối_với mọi nước thành_viên . Đại_hội_đồng thường đề_cập tới các vấn_đề nhân_quyền . Ngày 15 tháng 3 năm 2006 Đại_hội_đồng Liên_Hợp_Quốc đã bỏ_phiếu với kết_quả áp_đảo để thay_thế Ủy ban_nhân_quyền ( Human rights_Commission ) bằng Hội_đồng_Nhân_quyền Liên_Hợp_Quốc ( Human Rights_Council ) . Mục_tiêu của nó là giải_quyết các vụ vi_phạm nhân_quyền . Ủy ban_nhân_quyền đã nhiều lần bị chỉ_trích vì thành_phần thành_viên và cách_thức hoạt_động của nó . Đặc_biệt , chính nhiều nước thành_viên của cơ_quan này cũng có thành_tích nhân_quyền kém_cỏi , gồm cả những nước có đại_diện được bầu làm chủ_tịch ủy ban . Hiện có 10 Cơ_quan hiệp_ước nhân_quyền vận_hành liên_quan tới 9 điều_ước nhân_quyền cơ_bản của Liên_Hợp_Quốc , bao_gồm : Ủy ban_Nhân_quyền Liên_Hợp_Quốc là cơ_quan giám_sát việc thực_hiện Công_ước quốc_tế về các quyền dân_sự và chính_trị . Ủy_ban về các quyền kinh_tế , xã_hội và văn_hóa là cơ_quan giám_sát việc thực_hiện Công_ước quốc_tế về các quyền kinh_tế , xã_hội và văn_hóa . Ủy_ban về xóa bỏ phân_biệt đối_xử với phụ_nữ là cơ_quan giám_sát việc thực_hiện Công_ước về xóa bỏ mọi hình_thức phân_biệt đối_xử với phụ_nữ . Ủy ban chống tra_tấn là cơ_quan giám_sát việc thực_hiện Công_ước Chống tra_tấn . Tiểu_ban Phòng ngừa_tra_tấn là cơ_quan giám_sát thực_hiện Nghị_định_thư tùy chọn kèm theo Công_ước Chống tra_tấn . Ủy_ban về quyền của người khuyết_tật là cơ_quan giám_sát việc thực_hiện Công_ước về quyền của người khuyết_tật . Ủy_ban chống mất_tích cưỡng_bức là cơ_quan giám_sát việc thực_hiện Công_ước về bảo_vệ mọi người khỏi mất_tích cưỡng_bức . Ủy ban_Quyền trẻ_em giám_sát thực_hiện Công_ước quốc_tế về quyền trẻ_em . Ủy_ban về lao_động di_cư giám_sát việc thực_hiện Công_ước về bảo_vệ quyền của tất_cả lao_động di_cư và thành_viên gia_đình họ . Ủy ban chống Phân_biệt chủng_tộc giám_sát việc thực_hiện Công_ước quốc_tế về xóa bỏ mọi hình_thức phân_biệt chủng_tộc Ban thư_ký của sáu ( trừ Ủy_ban Hạn_chế và ngăn_chặn bạo_hành chống phụ_nữ ) đều do văn_phòng Cao_ủy nhân_quyền Liên_Hợp_Quốc điều_hành . Liên_Hợp_Quốc và các cơ_quan của mình là nhân_tố chủ_chốt thúc_đẩy và áp_dụng các nguyên_tắc thiêng_liêng trong Tuyên_ngôn_Nhân_quyền Phố_quát . Tiêu_biểu là việc Liên_Hợp_Quốc hỗ_trợ các nước đang trong quá_trình chuyển_tiếp sang chế_độ_dân_chủ . Hỗ_trợ kỹ_thuật trong việc tổ_chức các cuộc bầu_cử tự_do và công_bằng , cải_thiện các cơ_cấu pháp_lý , khởi_thảo hiến_pháp , huấn_luyện các nhân_viên nhân_quyền , và chuyển các phong_trào vũ_trang thành các đảng chính_trị đã đóng_góp rất lớn vào quá_trình dân_chủ hóa trên khắp thế_giới . Liên_Hợp_Quốc đã giúp tổ_chức các cuộc bầu_cử tại những quốc_gia vốn có thành_tích dân_chủ_yếu_kém , gồm cả hai quốc_gia gần đây là Afghanistan và Đông_Timor . Liên_Hợp_Quốc cũng là một diễn_đàn hỗ_trợ quyền phụ_nữ tham_gia đầy_đủ vào đời_sống chính_trị , kinh_tế và xã_hội của đất_nước họ . Liên_Hợp_Quốc góp_phần vào việc hướng sự chú_ý của dư_luận vào khái_niệm nhân_quyền thông_qua các hiệp_ước của nó và sự chú_ý của tổ_chức này vào những vụ vi_phạm đặc_biệt nghiêm_trọng thông_qua các nghị_quyết của Đại_hội_đồng hay Hội_đồng bảo_an hay thông_qua những quyết_định của Tòa_án Công_lý Quốc_tế ( ICJ ) . Đầu năm 2006 , một nhóm hội_thảo chống tra_tấn tại Liên_Hợp_Quốc đã đề_xuất việc đóng_cửa Nhà_tù Vịnh_Guantanamo và chỉ_trích cái gọi_là sự sử_dụng những nhà_tù bí_mật và sự nghi_ngờ việc vận_chuyển tù_nhân tới nước_ngoài cho mục_đích hỏi_cung của Hoa_Kỳ . Một_số thành_viên Đảng_Dân_chủ Hoa_Kỳ và các nhóm nhân_quyền cho rằng hệ_thống nhà_tù bí_mật của CIA không cho_phép giám_sát được các vụ vi_phạm nhân_quyền và hy_vọng chúng sẽ sớm bị đóng_cửa . Hỗ_trợ nhân_đạo và Phát_triển quốc_tế Phối_hợp với các tổ_chức khác như Chữ_thập_đỏ , Liên_Hợp_Quốc cung_cấp thực_phẩm , nước uống , nơi cư_ngụ và các dịch_vụ nhân_đạo khác cho những người_dân đang phải chịu nạn đói , phải rời bỏ nhà_cửa vì chiến_tranh , hay bị ảnh_hưởng bởi các thảm_họa khác . Các cơ_quan nhân_đạo chính của Liên_Hợp_Quốc là Chương_trình Lương_thực_Thế_giới ( đã giúp cung_cấp thực_phẩm cho hơn 100 triệu người mỗi năm ở hơn 80 quốc_gia ) , Cao_ủy Liên_Hợp_Quốc về người tị nạn hiện điều_hành các dự_án ở hơn 116 nước , cũng như các chiến_dịch gìn_giữ hòa bình tại hơn 24 quốc_gia . Nhiều lần , các nhân_viên cứu_trợ của Liên_Hợp_Quốc đã trở_thành mục_tiêu của các vụ tấn_công ( xem Các vụ tấn_công vào nhân_viên cứu_trợ nhân_đạo ) . Liên_Hợp_Quốc cũng tham_gia vào việc hỗ_trợ phát_triển , ví_dụ thông_qua việc đưa ra Các mục_tiêu Thiên_niên_kỷ . Chương_trình Phát_triển Liên_Hợp_Quốc ( UNDP ) là tổ_chức đa bên lớn nhất tiến_hành hỗ_trợ kỹ_thuật trên thế_giới . Các tổ_chức khác như WHO , UNAIDS , và Quỹ thế_giới Phòng_chống AIDS , Lao và Sốt_rét — là các định_chế hàng_đầu trong cuộc_chiến chống lại bệnh_tật trên thế_giới , đặc_biệt tại các nước nghèo . Quỹ dân_số Liên_Hợp_Quốc là nhà_cung_cấp chính các dịch_vụ sinh_sản . Quỹ này đã giúp giảm tỷ_lệ tử_vong ở bà mẹ và trẻ_em tại 100 quốc_gia . Hàng năm Liên_Hợp_Quốc đưa ra Chỉ_số Phát_triển Con_người ( HDI ) , một biện_pháp so_sánh xếp_hạng quốc_gia theo sự nghèo_khổ , học_vấn , giáo_dục , tuổi_thọ , và các yếu_tố khác . Liên_Hợp_Quốc khuyến_khích phát_triển con_người thông_qua nhiều cơ_quan và văn_phòng của mình : Tổ_chức Y_tế Thế_giới ( WHO ) loại_trừ bệnh đậu mùa năm 1977 và đang tiến gần tới mục_tiêu loại_trừ bệnh bại_liệt . Ngân_hàng Thế_giới / Quỹ tiền_tệ Quốc_tế ( IMF ) Ghi_chú : Ngân_hàng Thế_giới và Quỹ_Tiền_tệ Quốc_tế được thành_lập với tư_cách các thực_thể riêng_biệt khỏi Liên_Hợp_Quốc thông_qua Thỏa_thuận Bretton_Woods năm 1944 . Sau đó , vào năm 1947 , một thỏa_thuận khác được ký_kết_biến các tổ_chức hậu_Bretton Woods trở_thành các cơ_quan độc_lập , chuyên_biệt và là những cơ_quan giám_sát bên trong cơ_cấu Liên_Hợp_Quốc . Đây là trang của Ngân_hàng Thế_giới làm sáng_tỏ quan_hệ giữa hai tổ_chức . Chương_trình Môi_trường Liên_Hợp_Quốc ( UNEP ) Chương_trình Phát_triển Liên_Hợp_Quốc ( UNDP ) Tổ_chức Giáo_dục , Khoa_học và Văn_hóa Liên_Hợp_Quốc ( UNESCO ) Quỹ_Trẻ_em Liên_Hợp_Quốc ( UNICEF ) Cao_ủy Liên_Hợp_Quốc về người tị_nạn ( UNHCR ) Ngày 9 tháng 3 năm 2006 , Tổng_thư_ký Kofi_Annan đã lập ra Quỹ Cứu_trợ Khẩn_cấp Trung_ương ( CERF ) dành cho những người_dân Châu_Phi đang bị nạn đói đe_dọa . Liên_Hợp_Quốc cũng có một cơ_quan gọi_là Hội_đồng_Lương_thực_Thế_giới với mục_đích phối_hợp các bộ nông_nghiệp các nước nhằm giảm nhẹ nạn đói và suy_dinh_dưỡng . Tổ_chức này tạm ngừng hoạt_động năm 1993 . Các hiệp_ước và luật_pháp quốc_tế Liên_Hợp_Quốc_đàm_phán các hiệp_ước như Công_ước Liên_Hợp_Quốc về Luật_biển nhằm tránh những nguy_cơ xung_đột quốc_tế tiềm_tàng . Những tranh_cãi về việc sử_dụng các đại_dương có_thể được phân_xử tại một tòa_án đặc_biệt . Tòa_án Công_lý Quốc_tế ( ICJ ) là tòa_án chính của Liên_Hợp_Quốc . Mục_tiêu của tòa_án này là để phán_xử những tranh_cãi giữa các quốc_gia thành_viên . ICJ bắt_đầu hoạt_động năm 1946 và vẫn đang xem_xét nhiều vụ_việc . Các trường_hợp đáng chú_ý gồm : Congo và Pháp , khi Cộng_hòa Dân_chủ Congo_cáo_buộc Pháp bắt_giữ bất_hợp_pháp các cựu lãnh_đạo bị cho là tội_phạm_chiến_tranh ; và Nicaragua với Hoa_Kỳ , khi Nicaragua buộc_tội Mỹ trang_bị vũ_khí bất_hợp_pháp cho Contras ( vụ này dẫn tới Vụ Iran-Contra ) . Năm 1993 , đối_phó với sự " thanh_lọc sắc_tộc " tại Nam_Tư cũ , Hội_đồng Bảo_an Liên_Hợp_Quốc đã thành_lập Tòa_án tội_phạm quốc_tế cho Nam_Tư cũ . Năm 1994 , đối_phó với nạn diệt_chủng tại Rwanda , Hội_đồng đã thành_lập Tòa_án tội_phạm quốc_tế cho Rwanda . Việc phán_xử tại hai tòa_án đó đã thiết_lập nên cơ_sở xác_định hiện_nay rằng hành_vi tội_phạm cưỡng_bức trong những cuộc xung_đột quân_sự là tội_ác chiến_tranh . Năm 1998 Đại_hội_đồng kêu_gọi triệu_tập một hội_nghị tại Roma về việc thành_lập một Tòa_án Hình_sự Quốc_tế ( ICC ) , tại đây " Quy_chế Roma " đã được thông_qua . Tòa_án Tội_phạm quốc_tế bắt_đầu hoạt_động năm 2002 và tiến_hành phiên xử đầu_tiên năm 2006 . Đây là tòa_án quốc_tế thường_trực đầu_tiên chịu trách_nhiệm xét_xử những người bị cho là phạm các tội_ác nghiêm_trọng theo luật_pháp quốc_tế gồm cả tội_ác chiến_tranh và diệt_chủng . Tuy_nhiên , hoạt_động của ICC độc_lập với Liên_Hợp_Quốc cả về nhân_sự và tài_chính , dù một_số cuộc gặp_gỡ của cơ_quan điều_hành ICC , Đại_hội_đồng các Quốc_gia tham_gia Quy_chế Roma , được tổ_chức tại Liên_Hợp_Quốc . Có một " thỏa_thuận quan_hệ " giữa ICC và Liên_Hợp_Quốc để quy_định mối quan_hệ giữa hai định_chế này với nhau . Năm 2002 , Liên_Hợp_Quốc đã thành_lập Tòa_án đặc_biệt cho Sierra_Leone để đối_phó trước những hành_động tàn_bạo xảy ra trong thời_gian nội_chiến tại nước này . Cũng có một SCIU ( Đơn_vị Điều_tra những Tội_ác Nghiêm_trọng ) cho Đông_Timor . Những gương_mặt nổi_tiếng của Liên_Hợp_Quốc_Nhiều cá_nhân theo chủ_nghĩa_nhân_đạo và người nổi_tiếng đã cùng hoạt_động với Liên_Hợp_Quốc , gồm Amitabh_Bachchan , Audrey_Hepburn , Eleanor_Roosevelt , Danny_Kaye , Roger_Moore , Peter_Ustinov , Bono , Jeffrey_Sachs , Angelina_Jolie , Mẹ Teresa , Shakira , Jay_Z và Nicole_Kidman . Cải_cách Những năm gần đây đã có nhiều lời kêu_gọi cải_cách Liên_Hợp_Quốc . Nhưng vẫn chưa có nhiều triển_vọng sáng_sủa , chỉ riêng việc các nước chịu đồng_thuận với nhau , về cách cải_tổ như_thế_nào . Một_số nước muốn Liên_Hợp_Quốc_đóng một vai_trò lớn và hiệu_quả hơn trong các công_việc chung của thế_giới , những nước khác muốn giảm xuống chỉ còn vai_trò nhân_đạo . Cũng có nhiều lời kêu_gọi cải_cách quy_chế thành_viên trong Hội_đồng Bảo_an nhằm phản_ánh chính_xác hơn tình_thế địa_chính_trị quốc_tế ngày_nay ( ví_dụ tăng số thành_viên châu_Phi , Nam_Mỹ và châu_Á ) . Năm 2004 và 2005 , những chứng_cớ như quản_lý kém và tham_nhũng liên_quan tới Chương_trình đổi dầu lấy lương_thực cho Iraq dưới thời Saddam_Hussein khiến một lần nữa những lời kêu_gọi cải_cách lại dấy lên . Một chương_trình cải_cách chính_thức đã được Tổng_thư_ký Liên_Hợp_Quốc Kofi_Annan đưa ra một thời_gian ngắn sau khi ông nhậm_chức trong nhiệm_kỳ đầu_tiên ngày 1 tháng 1 năm 1997 . Những hành_động cải_cách liên_quan tới việc thay_đổi số_lượng thành_viên thường_trực của Hội_đồng Bảo_an Liên_Hợp_Quốc ( hiện chỉ phản_ánh quan_hệ quyền_lực năm 1945 ) ; biến quá_trình hoạt_động của bộ_máy trở_nên công_khai hơn , nhấn_mạnh trên hiệu_quả ; biến Liên_Hợp_Quốc trở_nên dân_chủ hơn ; và áp_đặt một biểu_thuế quốc_tế trên các công_ty sản_xuất vũ_khí toàn_cầu . Tháng 9 năm 2005 , Liên_Hợp_Quốc đã triệu_tập một Hội_nghị Thượng_đỉnh Thế_giới với sự tham_gia của hầu_hết nguyên_thủ quốc_gia các nước thành_viên , trong một khóa họp toàn_thể của phiên họp toàn_thể Đại_hội_đồng lần thứ 60 . Liên_Hợp_Quốc gọi cuộc họp thượng_đỉnh là " một cơ_hội hàng thế_hệ mới có một lần nhằm đưa ra những quyết_định quan_trọng về phát_triển , an_ninh , nhân_quyền và cải_cách liên_hiệp_quốc " . Tổng_thư_ký Kofi_Annan đã đề_xuất hội_nghị đồng_ý về một " thỏa_thuận cả gói " để cải_cách Liên_Hợp_Quốc sửa_chữa lại các hệ_thống quốc_tế vì hòa_bình và an_ninh , nhân_quyền và phát_triển , để khiến chúng có khả_năng giải_quyết những thách_thức rất lớn mà Liên_Hợp_Quốc sẽ phải đối_mặt trong thế_kỷ XXI. Các nhà_lãnh_đạo thế_giới đã đồng_thuận trên một văn_bản về những vấn_đề đáng chú_ý đó như : thành_lập một Hội_đồng xây_dựng hòa_bình để tạo_lập một cơ_cấu trung_tâm nhằm giúp_đỡ các quốc_gia đang đứng trước nguy_cơ xung_đột ; thỏa_thuận rằng cộng_đồng quốc_tế có quyền can_thiệp khi các chính_phủ quốc_gia không_thể hoàn_thành trách_nhiệm của họ trong việc bảo_vệ các công_dân của mình khỏi những hành_động tội_ác ; một Ủy ban_Nhân_quyền ( thành_lập ngày 9 tháng 5 và sẽ bắt_đầu hoạt_động 19 tháng 6 ) ; một thỏa_thuận cung_cấp thêm những nguồn tài_nguyên cho Văn_phòng các Dịch_vụ Giám_sát Nội_bộ Liên_Hợp_Quốc ; nhiều thỏa_thuận chi thêm hàng tỷ_dollar nhằm đạt các Mục_tiêu Thiên_niên_kỷ ; một sự lên_án rõ_ràng và không tham_vọng với chủ_nghĩa khủng_bố " ở mọi hình_thức và mọi kiểu " ; một quỹ dân_chủ ; một thỏa_thuận nhằm chấm_dứt hoạt_động của Hội_đồng Quản_thác vì hội_đồng này đã hoàn_thành sứ_mệnh của mình . Dù các nước thành_viên Liên_Hợp_Quốc chưa đạt được nhiều thành_quả trên con đường cải_cách sự quan_liêu của tổ_chức này , Annan vẫn tiếp_tục tiến_hành những cải_cách trong phạm_vi quyền_hạn của mình . Ông đã lập ra các văn_phòng đạo_đức , chịu trách_nhiệm trừng_phạt những hành_vi gian_lận tài_chính mới bị phanh_phui và đề_xuất những chính_sách ngăn_ngừa mới . Tới cuối tháng 12 năm 2005 , ban thư_ký đã hoàn_thành việc xem_xét lại toàn_bộ ủy_nhiệm của Đại_hội_đồng từ hơn năm năm trước . Việc điều_tra này là cơ_sở căn_bản để các quốc_gia thành_viên quyết_định tăng hay giảm các chương_trình hoạt_động theo hiệu_quả của chúng . Những mục_tiêu phát_triển thiên_niên_kỷ Các mục_tiêu phát_triển thiên_niên_kỷ là tám mục_tiêu mà toàn_bộ 192 nước thành_viên Liên_Hợp_Quốc đã đồng_ý sẽ hoàn_thành vào năm 2015 . Borgen Project_ước_tính rằng cần chi khoảng 40-60 tỷ_dollar mỗi năm để đạt tám mục_tiêu trên . Tuyên_bố thiên_niên_kỷ Liên_Hợp_Quốc , được ký_kết tháng 9 năm 2001 , hứa_hẹn : Loại_trừ nghèo_đói ; Hoàn_thành phổ_cập giáo_dục tiểu_học ; Khuyến_khích bình_đẳng giới và tăng quyền cho phụ_nữ ; Giảm tỷ_lệ tử_vong trẻ_em ; Cải_thiện sức khỏe bà mẹ ; Chiến_đấu chống HIV / AIDS , sốt_rét , và các bệnh_tật khác ; Đảm_bảo môi_trường bền_vững ; Khuyến_khích một mối quan_hệ đối_tác phát_triển quốc_tế . Những mục_tiêu phát_triển bền_vững Liên_Hợp_Quốc đã đề ra các mục_tiêu này và xúc_tiến với tên gọi Các Mục_tiêu Toàn_cầu về Phát_triển Bền_vững , để thay cho Các Mục_tiêu Phát_triển Thiên_niên_kỷ đã hết hạn vào cuối năm 2015 . Họ sẽ thực_hiện Các Mục_tiêu Phát_triển Bền_vững này từ năm 2015 đến năm 2030 . Có 17 mục_tiêu và 169 chỉ_tiêu cụ_thể . Tháng 8 năm 2015 , có 193 đất_nước đã đồng_ý với 17 mục_tiêu sau : Xóa nghèo : Chấm_dứt nạn nghèo ở mọi nơi dưới mọi hình_thức . Xóa đói : Chấm_dứt nạn đói , đạt được an_ninh lương_thực và cải_thiện dinh_dưỡng , thúc_đẩy sản_xuất nông_nghiệp bền_vững . Sức khỏe tốt : Đảm_bảo cuộc_sống khỏe mạnh và nâng cao điều_kiện sống cho mọi lứa tuổi . Giáo_dục chất_lượng cao : Đảm_bảo chất_lượng giáo_dục toàn_diện và công_bằng , thúc_đẩy cơ_hội học_tập suốt đời cho tất_cả mọi người . Bình_đẳng giới : Đạt được bình_đẳng giới và trao quyền cho tất_cả mọi phụ_nữ và trẻ_em_gái . Nước_sạch và vệ_sinh : Đảm_bảo nước và hệ_thống vệ_sinh phải luôn sẵn_sàng và được quản_lý một_cách bền_vững cho tất_cả mọi người . Năng_lượng tái_tạo và có giá_cả hợp_lý : Đảm_bảo tất_cả mọi người đều tiếp_cận được với năng_lượng hiện_đại , bền_vững , chắc_chắn và có giá_thành hợp_lý . Nhiều việc_làm và nền kinh_tế phát_triển tốt : Thúc_đẩy nền kinh_tế tăng_trưởng liên_tục , toàn_diện và bền_vững , mọi người đều có việc_làm tử_tế , đầy_đủ và có năng_suất . Đổi_mới và phát_triển tốt cơ_sở_hạ_tầng : Xây_dựng cơ_sở_hạ_tầng kiên_cố , thúc_đẩy công_nghiệp hóa toàn_diện và bền_vững , khuyến_khích đổi_mới . Giảm bất_bình_đẳng : Giảm bất_bình_đẳng trong nước và giữa các quốc_gia . Các thành_phố và các cộng_đồng bền_vững : Khiến cho các thành_phố và các khu định_cư trở_nên toàn_diện , an_toàn , kiên_cố và bền_vững . Sử_dụng các nguồn tài_nguyên một_cách có trách_nhiệm : Đảm_bảo tiêu_thụ và sản_xuất theo mô_hình bền_vững . Hành_động vì khí_hậu : Hành_động khẩn_cấp để chống lại biến_đổi khí_hậu và tác_động của nó . Các đại_dương bền_vững : Bảo_tồn và khai_thác các đại_dương , biển và tài_nguyên biển một_cách bền_vững để có_thể phát_triển bền_vững . Sử_dụng đất bền_vững : Bảo_vệ , khôi_phục và thúc_đẩy việc khai_thác bền_vững các hệ_sinh_thái trên cạn , quản_lý rừng một_cách bền_vững , chống sa_mạc hóa , ngăn_chặn và đảo_ngược sự suy_thoái đất , ngăn_chặn sự suy_giảm đa_dạng_sinh_học . Hòa_bình và công_lý : Thúc_đẩy xã_hội hòa_bình và toàn_diện cho sự phát_triển bền_vững , mọi người đều có quyền tiếp_cận công_lý , xây_dựng thể_chế hiệu_quả , có trách_nhiệm và toàn_diện ở tất_cả các cấp . Các quan_hệ đối_tác cho phát_triển bền_vững : Củng_cố các phương_tiện thực_hiện và hồi_phục quan_hệ đối_tác toàn_cầu để phát_triển bền_vững . Những thành_công và thất_bại trong các vấn_đề an_ninh Một phần_lớn trong chi_tiêu của Liên_Hợp_Quốc là để giải_quyết các vấn_đề cốt_lõi về hòa_bình và an_ninh của Liên_Hợp_Quốc . Ngân_sách gìn_giữ hòa bình năm tài_chính 2005 - 2006 gần 5 tỷ_dollar ( so với mức gần 1.5 tỷ_dollar ngân_sách chính của Liên_Hợp_Quốc trong cùng giai_đoạn ) , với khoảng 70.000 quân được triển_khai cho 17 chiến_dịch khắp thế_giới . Báo_cáo An_ninh Con_người 2005 , do Trung_tâm An_ninh Con_người thuộc Đại_học British_Columbia đưa ra với sự hộ_trợ từ nhiều chính_phủ và quỹ khác cho thấy một sự sụt_giảm lớn , nhưng phần_lớn không được công_nhận , trong số_lượng các cuộc_chiến , những vụ diệt_chủng và những vụ vi_phạm nhân_quyền từ cuối giai_đoạn Chiến_tranh_Lạnh . Những con_số thống_kê gồm : Giảm 40 % những cuộc xung_đột bạo_lực . Giảm 80 % những cuộc xung_đột gây đổ_máu nhiều nhất . Giảm 80 % những cuộc diệt_chủng và thanh_lọc chính_trị . Báo_cáo , do Oxford_University Press , cho rằng sự tuyên_truyền cho một học_thuyết quốc_tế - chủ_yếu do Liên_Hợp_Quốc đề_xướng - là nguyên_nhân chính mang lại sự sụt_giảm những cuộc xung_đột quân_sự , dù bản báo_cáo cho thấy bằng_chứng về sự tranh_cãi này đa_phần chỉ mang tính hoàn_cảnh . Bản báo_cáo chỉ ra nhiều khoản đầu_tư riêng_biệt đã chi : Tăng 6 lần số_lượng các chiến_dịch của Liên_Hợp_Quốc được tiến_hành để ngăn_chặn chiến_tranh trong giai_đoạn 1990 tới 2002 . Tăng 4 lần cho các nỗ_lực nhằm chấm_dứt những cuộc xung_đột đang diễn ra , từ năm 1990 tới 2002 . Tăng 7 lần số_lượng ‘ Bạn_bè của Tổng_thư_ký ’ , ‘_Các nhóm tiếp_xúc ’ và các cơ_cấu do chính_phủ đề_xuất nhằm hỗ_trợ các chiến_dịch kiến_tạo hòa_bình và xây_dựng hòa_bình trong giai_đoạn từ 1990 đến 2003 . Tăng 11 lần số_lượng các lệnh trừng_phạt kinh_tế chống lại các chế_độ cầm_quyền trên khắp thế_giới từ 1989 tới 2001 . Tăng 4 lần số_lượng các chiến_dịch gìn_giữ hòa bình_Liên_Hợp_Quốc , từ 1987 đến 1999 . Tính trung_bình , những nỗ_lực trên vừa nhiều vừa quá lớn lại phức_tạp hơn những chiến_dịch thời Chiến_tranh_Lạnh . Trong lĩnh_vực gìn_giữ hòa_bình , các thắng_lợi gồm : Văn_phòng Giải_trình Chính_phủ Hoa_Kỳ đã kết_luận rằng việc gìn_giữ hòa_bình của Liên_Hợp_Quốc có chi_phí ít hơn 8 lần so với khoản chi cho lực_lượng Hoa_Kỳ . Một nghiên_cứu năm 2005 của RAND_Corp cho thấy Liên_Hợp_Quốc thành_công ở hai trong số ba chiến_dịch gìn_giữ hòa_bình của mình . Nghiên_cứu này cũng so_sánh những nỗ_lực xây_dựng nhà_nước của Liên_Hợp_Quốc với cũng nỗ_lực của Hoa_Kỳ , và thấy rằng trong 8 trường_hợp của Liên_Hợp_Quốc , 7 trường_hợp diễn ra trong hòa_bình ; trong khi trong 8 trường_hợp của Hoa_Kỳ , 4 diễn ra trong hòa_bình , và 4 không hề hay chưa hề có hòa_bình . Tuy_nhiên , trong nhiều trường_hợp các quốc_gia thành_viên Liên_Hợp_Quốc bất_đắc_dĩ phải thực_hiện các nghị_quyết của Hội_đồng Bảo_an . Iraq được cho là đã vi_phạm 17 nghị_quyết của Hội_đồng Bảo_an từ ngày 28 tháng 6 năm 1991 cũng như đã tìm cách né_tránh những lệnh trừng_phạt kinh_tế của Liên_Hợp_Quốc . Trong gần một thập_kỷ , Israel bất_chấp các nghị_quyết kêu_gọi tháo_dỡ các khu định_cư của họ tại Bờ_Tây và Dải_Gaza . Những thất_bại đó xuất_phát từ tình_trạng phụ_thuộc đa chính_phủ của Liên_Hợp_Quốc_‒ ở nhiều khía_cạnh đây là một tổ_chức gồm 192 quốc_gia thành_viên và luôn cần phải có sự nhất_trí , chứ không phải là một tổ_chức độc_lập . Thậm_chí khi các hành_động được 15 nước thành_viên Hội_đồng bảo_an thông_qua , Ban thư_ký hiếm khi cung_cấp đủ các nguồn tài_nguyên cần_thiết để thực_hiện các sứ_mệnh đó . Những thất_bại khác trong vấn_đề an_ninh gồm : Thất_bại trong việc ngăn_chặn vụ Diệt_chủng tại Rwanda năm 1994 , dẫn tới cái chết của gần 1 triệu người , vì các thành_viên của Hội_đồng Bảo_an từ_chối thông_qua bất_kỳ một hành_động quân_sự nào . Thất_bại của MONUC ( Nghị_quyết 1292 của UNSC ) trong việc can_thiệp một_cách có hiệu_quả vào_cuộc Chiến_tranh Congo lần thứ hai , liên_quan tới gần 5 triệu người tại Cộng_hòa Dân_chủ Congo , 1998 ‒ 2002 ( với những trận đánh vẫn đang tiếp_diễn ) , và trong việc tiến_hành cung_cấp viện_trợ nhân_đạo . Thất_bại trong việc can_thiệp vào Cuộc thảm_sát Srebrenica năm 1995 , dù sự thực là Liên_Hợp_Quốc đã coi Srebrenica là một " thiên_đường an_toàn " cho những người tị_nạn và phái 600 lính gìn_giữ hòa bình_Hà_Lan tới bảo_vệ nó . Thất_bại trong việc cung_cấp thực_phẩm tới những người_dân đói_khát tại Somalia ; thực_phẩm thường bị các lãnh_chúa địa_phương chiếm_đoạt . Một nỗ_lực của Hoa_Kỳ / Liên_Hợp_Quốc trong việc bắt_giữ các vị lãnh_chúa đó đã dẫn tới Trận Mogadishu năm 1993 . Thất_bại trong việc thực_hiện 1559 và Nghị_quyết 1701 của Hội_đồng Bảo_an Liên_Hợp_Quốc kêu_gọi giải_giáp các nhóm bán quân_sự Liban như Fatah và Hezbollah . Lạm_dụng tình_dục của binh_lính gìn_giữ hòa bình_Liên_Hợp_Quốc . Binh_lính gìn_giữ hòa bình từ nhiều quốc_gia đã bị thải hồi khỏi các chiến_dịch gìn_giữ hòa bình_Liên_Hợp_Quốc vì hành_động lạm_dụng và bóc_lột tình_dục các cô gái , thậm_chí mới chỉ 8 tuổi , trong một_số chiến_dịch gìn_giữ hòa_bình khác nhau . Sự lạm_dụng tình_dục này vẫn diễn ra dù đã có nhiều sự phát_hiện và bằng_chứng_từ Văn_phòng Liên_Hợp_Quốc về Dịch_vụ Giám_sát Nội_bộ . Một cuộc điều_tra nội_bộ năm 2005 của Liên_Hợp_Quốc cho thấy sự khai_thác và lạm_dụng tình_dục đã được báo_cáo tại ít_nhất năm quốc_gia nơi các binh_lính gìn_giữ hòa bình_Liên_Hợp_Quốc được triển_khai , gồm Cộng_hòa Dân_chủ Congo , Haiti , Burundi , Côte_d'Ivoire và Liberia . BBC đã tiến_hành một cuộc điều_tra tương_tự , và cũng chỉ ra một_số thành_viên Chương_trình Lương_thực_Thế_giới cũng có những hành_vi lạm_dụng . Thất_bại trong việc ngăn_chặn thảm_họa nhân_đạo tại Syria khi Nội_chiến_Syria bùng_nổ . Chỉ_trích và mâu_thuẫn Hội_đồng Bảo_an Xem bài chính tại Hội_đồng Bảo_an Liên_Hợp_Quốc_Liên_Hợp_Quốc đã bị chỉ_trích vì không_thể hoạt_động một_cách rõ_ràng và kiên_quyết khi đối_đầu trước một vụ khủng_hoảng . Những ví_dụ gần đây gồm chương_trình hạt_nhân của Iran và sự diệt_chủng trong cuộc xung_đột Darfur , Sudan . Vì mỗi nước trong số năm thành_viên thường_trực của Hội_đồng bảo_an đều có quyền phủ_quyết , và bởi_vì họ thường bất_đồng với nhau , đã rất nhiều lần không có bất_kỳ một hành_động nào được thông_qua . Thông_thường , nhưng không phải là luôn_luôn , sự chia_rẽ này xuất_hiện giữa Hoa_Kỳ ở một phía và Trung_Quốc , Nga hay cả hai ở phía kia . Một_số lần Hội_đồng bảo_an đồng_thuận với nhau nhưng lại thiếu sự quyết_tâm hay phương_tiện để thực_thi các nghị_quyết của họ . Một ví_dụ gần đây là Cuộc khủng_hoảng Israel-Liban 2006 , không hành_động nào được thực_hiện theo Nghị_quyết 1559 và Nghị_quyết 1701 để giải_giáp các lực_lượng du_kích phi_chính_phủ như Hezbollah . Những lời chỉ_trích đặt nghi_vấn về hiệu_năng và sự thích_hợp của Hội_đồng bảo_an bởi_vì khi vi_phạm vào một nghị_quyết do Hội_đồng này đưa ra , thường cũng không xảy ra hậu_quả nào cả . ( Xem Cải_cách Hội_đồng Bảo_an Liên_Hợp_Quốc . ) Một_số ý_kiến tin rằng quyền phủ_quyết của các thành_viên trong Hội_đồng Bảo_an là mối đe_dọa đối_với nhân_quyền , Tổ_chức Ân_xá Quốc_tế đã từng tuyên_bố rằng năm thành_viên thường_trực của Hội_đồng Bảo_an có_thể sử_dụng quyền phủ_quyết của họ để " thúc_đẩy lợi_ích chính_trị hoặc lợi_ích địa_chính_trị của họ đặt lên việc bảo_vệ thường_dân " . Nhà_báo Kourosh_Ziabari thì tuyên_bố rằng quyền phủ_quyết của Hội_đồng Bảo_an là " một đặc_quyền phân_biệt đối_xử được dành riêng cho năm quốc_gia lớn để áp_đặt lên 200 quốc_gia còn lại theo ý_muốn của họ " . Giám_sát nhân_quyền Các quốc_gia như Sudan và Libya , với những nhà_lãnh_đạo rõ_ràng có bảng thành_tích nhân_quyền kém_cỏi vẫn ( theo quan_điểm của Mỹ và một_số nước được là thành_viên của Ủy_ban Liên_Hợp_Quốc về Nhân_quyền ( HRC ) cũ ) , và việc Libya được bầu làm chủ_tịch của Ủy_ban này , đã từng là một vấn_đề bàn_cãi . Những nước đó cho rằng , các quốc_gia phương Tây , mà họ cho là có thái_độ thù_địch thực_dân và tàn_bạo , không có quyền đặt vấn_đề về tư_cách thành_viên của họ trong Ủy_ban này . Vào ngày 15 tháng 3 năm 2006 , Đại_Hội_đồng đã thông_qua nghị_quyết thành_lập một cơ_chế mới – Hội_đồng_Nhân_quyền Liên_Hợp_Quốc – để thay_thế Ủy_ban trên . Cơ_quan này có các quy_định chặt_chẽ hơn về quy_chế thành_viên gìn_giữ hòa bình gồm cả một bản thành_tích chung về nhân_quyền và tăng số_lượng phiếu cần bầu cần_thiết để một quốc_gia có đủ tư_cách tham_gia , từ hình_mẫu bầu theo danh_sách vùng với Hội_đồng kinh_tế xã_hội 53 thành_viên chuyển sang tất_cả một_nửa trong số 192 thành_viên của Đại_hội_đồng . Ngày 9 tháng 5 năm 2006 , 47 thành_viên mới được bầu vào hội_đồng . Trong khi một_số nước như Cuba , Pakistan , Nga , Ả_Rập Xê_Út và Azerbaijan được bầu , thì một_số nước khác không có_mặt trong Hội_đồng mới như : Các nước không được tham_gia : Syria , Bắc_Triều_Tiên , Belarus và Myanmar_Các quốc_gia từng là thành_viên của Ủy_ban : Zimbabwe , Sudan , Nepal và Libya_Các quốc_gia muốn tham_gia nhưng không nhận đủ số phiếu : Iran , Venezuela , Thái_Lan , Iraq và Kyrgyzstan_Vì những thay_đổi trong cơ_chế thành_viên giữa Ủy_ban và Hội_đồng , số_lượng quốc_gia bị Hội_đồng_Tự_do coi là " Không tự_do " chiếm hơn một_nửa . Vào tháng 9 năm 2015 , Faisal_bin Hassan_Trad của Ả_Rập Saudi đã được bầu làm Chủ_tịch Hội_đồng_Nhân_quyền của LHQ , một động_thái bị chỉ_trích bởi các nhóm hoạt_động nhân_quyền . Thiếu hiệu_năng do tính quan_liêu Liên_Hợp_Quốc đã bị_cáo buộc thiếu tính hiệu_năng và lãng_phí vì cơ_cấu cồng_kềnh và quan_liêu quá mức của nó . Trong thập_niên 1990 , Hoa_Kỳ , nước hiện đóng_góp nhiều nhất cho ngân_sách tổ_chức này , đã coi sự thiếu hiệu_quả là một nguyên_nhân khiến họ trì_hoãn các khoản đóng_góp . Việc chi_trả những khoản thiếu này chỉ được thực_hiện với điều_kiện về sáng_kiến cho một cuộc cải_cách lớn . Năm 1994 , Văn_phòng Dịch_vụ Giám_sát Nội_bộ ( OIOS ) được thành_lập theo quyết_định của Đại_hội_đồng nhằm đóng vai_trò giám_sát tính hiệu_năng của tổ_chức . Một chương_trình cải_cách đã được đề_xuất , nhưng vẫn chưa được Đại_hội_đồng thông_qua . Sự phân_biệt đối_xử chống Israel Liên_Hợp_Quốc cũng đã bị_cáo buộc thực_hiện tiếp_cận một_chiều đối_với các vấn_đề Trung_Đông và cuộc xung_đột Israel – Palestine . Những lời cáo_buộc cho rằng Israel đã bị phân_biệt đối_xử trong tổ_chức quốc_tế này với cách đối_xử chỉ_trích một_chiều độc_nhất từ trước tới nay . Không giống như tất_cả các nhóm người tị nạn khác , người Palestine có cơ_quan riêng của họ bên trong Liên_Hợp_Quốc ( Cơ_quan Cứu_trợ và Việc_làm Liên_Hợp_Quốc cho người tị nạn Palestine ) tách_biệt với Văn_phòng Cao_ủy Liên_Hợp_Quốc về Người tị_nạn , vốn chịu trách_nhiệm về tất_cả các vấn_đề người tị_nạn trên thế_giới . Cho tới tận năm 2000 , Israel không có tư_cách thành_viên bên trong bất_kỳ một nhóm cấp vùng nào của Liên_Hợp_Quốc . Trên thực_tế , điều này có nghĩa_là Israel bị cấm hoạt_động trong các cơ_quan Liên_Hợp_Quốc như Hội_đồng Bảo_an . Việc cho_phép Israel tham_gia đầy_đủ hơn bên trong Liên_Hợp_Quốc với tư_cách là một quốc_gia thành_viên Tây_Âu và các nhóm cấp vùng khác gần đây chỉ mang tính tạm_thời và bắt_buộc phải được gia_hạn định_kỳ . Israel chỉ được phép tham_gia vào các hoạt_động tại Thành_phố New_York của Liên_Hợp_Quốc và bị loại_trừ khỏi các văn_phòng Liên_Hợp_Quốc tại Geneva , Nairobi , Roma và Wien là những văn_phòng quản_lý các vấn_đề như nhân_quyền và kiểm_soát vũ_khí . Việc chỉ_trích Israel đã trở_thành một công_việc thường_ngày đối_với nhiều cơ_quan Liên_Hợp_Quốc như Hội_đồng_Nhân_quyền . Mặc_dù gia_nhập LHQ từ năm 1949 , nhưng Israel chưa bao_giờ được bầu vào ghế ủy ban không thường_trực của Hội_đồng Bảo_an trong suốt hơn 70 năm qua , ngược_lại các quốc_gia Ả_Rập thù_địch với họ lại rất nhiều lần được bầu làm ủy ban không thường_trực của cơ_quan này . Bất_lực trước vấn_đề diệt_chủng và nhân_quyền Liên_Hợp_Quốc cũng bị_cáo buộc đã cố_tình làm_ngơ trước hoàn_cảnh khó_khăn của nhiều người trên khắp thế_giới , đặc_biệt tại nhiều vùng ở châu_Á , Trung_Đông và châu_Phi . Những ví_dụ hiện_tại gồm việc Liên_Hợp_Quốc không hành_động gì trước Chính_phủ Sudan tại Darfur , việc thanh_lọc sắc_tộc của Chính_phủ Trung_Quốc tại Tây_Tạng và Israel tại các vùng lãnh_thổ Palestine . Một trường_hợp tương_tự xảy ra tại Srebrenica khi quân_đội Serbia đã phạm_tội diệt_chủng chống lại những người Hồi_giáo_Bosnia trong vụ thảm_sát hàng_loạt lớn nhất trên lục_địa châu_Âu kể từ Thế_chiến_II. Srebrenica đã được LHQ tuyên_bố là " khu_vực an_toàn " và thậm_chí được bảo_vệ bởi 400 chiến_binh thuộc lực_lượng gìn_giữ hòa bình_LHQ , nhưng lực_lượng này đã không có bất_cứ động_thái gì để ngăn_chặn vụ thảm_sát diễn ra . Tại kỳ họp thứ 68 của Đại_Hội_đồng Liên_Hợp_Quốc , Thủ_tướng New_Zealand John_Key đã chỉ_trích gay_gắt sự bất_lực của LHQ đối_với vấn_đề Syria , hai năm sau khi Nội_chiến_Syria bùng_nổ khiến hàng trăm_ngàn dân_thường thiệt_mạng . Bê_bối trong chương_trình đổi dầu lấy lương_thực Chương_trình đổi dầu lấy lương_thực được Liên_Hợp_Quốc đưa ra năm 1995 . Mục_tiêu của nó là cho_phép Iraq bán dầu ra thị_trường thế_giới để đổi lấy lương_thực , thuốc_men , và các đồ nhu_yếu_phẩm khác cho người_dân Iraq bị ảnh_hưởng bởi lệnh cấm_vận kinh_tế quốc_tế , mà không cho_phép Chính_phủ Iraq_tái xây_dựng lại lực_lượng quân_đội của mình sau cuộc Chiến_tranh Vùng_Vịnh lần thứ nhất . Chương_trình đã bị ngắt_quãng vào cuối năm 2003 trước những lời cáo_buộc ngày_càng lan rộng về sự lạm_dụng và tham_nhũng . Cựu giám_đốc , Benon_Sevan người Síp , là người đầu_tiên bị đình_chỉ chức_vụ và sau đó phải từ_chức khỏi Liên_Hợp_Quốc , khi một bản báo_cáo tạm_thời của ban điều_tra do Liên_Hợp_Quốc hỗ_trợ dưới sự lãnh_đạo của Paul_Volcker kết_luận rằng Sevan đã nhận đút_lót từ phía chính_quyền Iraq và đề_xuất việc bãi_bỏ quyền bất_khả_xâm_phạm thuộc Liên_Hợp_Quốc của ông ta nhằm mở_đường cho một cuộc điều_tra tội_phạm . Dưới sự bảo_hộ của Liên_Hợp_Quốc , số_lượng dầu_mỏ trị_giá hơn 65 tỷ đôla của Iraq đã được bán ra thị_trường thế_giới . Về mặt chính_thức , khoảng 46 tỷ đã được chi cho các mục_đích nhân_đạo . Số còn lại được dành trả cho những khoản bồi_thường cho cuộc Chiến_tranh Vùng_Vịnh thông_qua một Quỹ Chi_trả , số tiền quản_lý và hoạt_động của Liên_Hợp_Quốc cho chương_trình này chiếm 2,2 % , và chương_trình thanh_sát vũ_khí chiếm 0,8 % . Con trai của Kofi_Annan là Kojo_Annan cũng dính_líu tới vụ này , với lời buộc_tội đã kiếm được một_cách bất_hợp_pháp nhiều hợp_đồng trong chương_trình đổi dầu lấy lương_thực của Liên_Hợp_Quốc cho công_ty Cotecna Thụy_Sĩ . Ngoại_trưởng Ấn_Độ , Natwar_Singh , đã phải từ_chức vì vai_trò của ông trong vụ này . Chính_phủ Úc đã lập ra Cole_Inquiry vào tháng 11 năm 2005 nhằm điều_tra xem_liệu Ủy_ban Bột mì Úc ( Australian Wheat_Board – AWB ) có vi_phạm điều_luật nào khi thực_hiện những hợp_đồng của họ với Iraq trong Chương_trình đổi dầu lấy lương_thực . AWB đã trả chính_quyền của Saddam_Hussein khoảng 300 triệu đôla , thông_qua một công_ty bình_phong là Alia , để có được những hợp_đồng cung_cấp bột mì cho Iraq . Thủ_tướng Úc ( John_Howard ) , Phó thủ_tướng ( Mark_Vaile ) và Bộ_trưởng ngoại_giao ( Alexander_Downer ) bác_bỏ việc họ có biết về việc đó khi bị gọi ra điều_trần trước ủy ban . Đã có thông_tin cho rằng dù chính_phủ Úc không điều_hành AWB một_cách đủ hiệu_quả để ngăn_chặn sự_việc đó , Liên_Hợp_Quốc_đúng_ra phải tích_cực hơn trong việc yêu_cầu chính_phủ nước này tiến_hành điều_tra . Cole_Inquiry dự_định sẽ báo_cáo vào ngày 24 tháng 11 năm 2006 . Những cáo_buộc về lính gìn_giữ hòa bình_Liên_Hợp_Quốc_Tháng 12 năm 2004 , trong chiến_dịch gìn_giữ hòa_bình của Liên_Hợp_Quốc tại Congo , ít_nhất 68 vụ bị cho là cưỡng_hiếp , mại_dâm và hơn 150 cáo_buộc khác đã bị các nhà điều_tra Liên_Hợp_Quốc phát_giác , tất_cả đều có liên_quan tới binh_lính gìn_giữ hòa_bình , đặc_biệt là các binh_lính từ Pakistan , Uruguay , Maroc , Tunisia , Nam_Phi và Nepal . Những binh_lính gìn_giữ hòa bình từ 3 trong số các quốc_gia này cũng bị_cáo buộc cố_tình cản_trở quá_trình điều_tra . Tương_tự , một chuyên_gia hậu_cần Liên_Hợp_Quốc người Pháp tại Congo cũng bị_cáo buộc hãm_hiếp và khiêu_dâm trẻ_em trong cùng tháng . BBC đã thông_báo rằng các cô gái trẻ đã bị binh_lính gìn_giữ hòa bình_Liên_Hợp_Quốc lạm_dụng và hãm_hiếp tại Port-au-Prince . Những lời cáo_buộc tương_tự cũng đã được nêu ra tại Liberia và Sudan . Chính_sách nhân_sự Liên_Hợp_Quốc và các cơ_quan của mình được hưởng quy_chế miễn_trừ đối_với pháp_luật tại các quốc_gia nơi họ hoạt_động , gìn_giữ không thiên_vị với sự tôn_trọng nước chủ nhà , và quốc_gia thành_viên . Việc thuê_mướn và sa_thải , giờ làm_việc và môi_trường làm_việc , thời_gian nghỉ , hưu_trí , bảo_hiểm_y_tế , bảo_hiểm tuổi_thọ , lương_bổng , tiền trợ_cấp xa gia_đình và các điều_kiện sử_dụng lao_động chung thực_hiện theo các quy_định của Liên_Hợp_Quốc . Sự độc_lập này cơ_phép các cơ_quan thực_hiện các chính_sách nguồn nhân_lực thậm_chí trái_ngược với luật_lệ của nước chủ nhà hay quốc_gia thành_viên . Ví_dụ , một người không đủ tư_cách làm_việc tại Thụy_Sĩ , nơi Tổ_chức Lao_động_Thế_giới ( ILO ) đóng trụ_sở , không_thể được làm_việc cho ILO_trừ khi anh / cô ta là người của quốc_gia thành_viên ILO._Người hút thuốc Tổ_chức Y_tế Thế_giới , một cơ_quan của Liên_Hợp_Quốc , đã cấm_tuyển những người hút thuốc từ ngày 1 tháng 12 năm 2005 , nhằm khuyến_khích một môi_trường làm_việc không thuốc_lá . Cũng có một lệnh cấm hút thuốc bên trong trụ_sở Liên_Hợp_Quốc , nhưng một_số quốc_gia thành_viên cho_phép hút thuốc bên trong đại_sứ_quán của mình tại Liên_Hợp_Quốc . Hơn_nữa , những người sử_dụng ma_túy không được phép làm_việc cho Liên_Hợp_Quốc . Hôn_nhân đồng_giới Dù có sự độc_lập trong những vấn_đề chính_sách nguồn nhân_lực , các cơ_quan Liên_Hợp_Quốc tự_nguyện áp_dụng các điều_luật của các quốc_gia thành_viên về vấn_đề hôn_nhân đồng_giới , cho_phép các quyết_định về tình_trạng sử_dụng nhân_công có hôn_nhân đồng_giới được đưa ra dựa theo từng quốc_gia . Họ công_nhận các cuộc hôn_nhân đồng_giới chỉ khi người đó là công_dân của các quốc_gia công_nhận sự hôn_nhân đó . Một_số cơ_quan cung_cấp khoản trợ_cấp hạn_chế cho những vợ / chồng người địa_phương của nhân_viên của mình . Liên_Hợp_Quốc trong văn_hóa đại_chúng Một hoạt_động giáo_dục được gọi_là Mô_hình Liên_Hợp_Quốc đã trở_nên quen_thuộc trong các trường_học trên khắp thế_giới . Mô_hình Liên_Hợp_Quốc có các sinh_viên đóng vai ( thông_thường ) một cơ_cấu trong Hệ_thống Liên_Hợp_Quốc để giúp họ phát_triển khả_năng trong tranh_luận và trong ngoại_giao . Những cuộc hội_thảo được cả các trường đại_học và cao_đẳng tổ_chức . Các ủy ban thường được đưa ra làm mô_hình gồm các Ủy_ban Đại_hội_đồng , các ủy ban_ECOFIN , Hội_đồng Bảo_an và một_số lớn các ủy_ban chuyên_trách như một Hội_đồng Lịch_sử An_Ninh hay Nhóm Quản_lý Cấp cao . Các sinh_viên tranh_luận về các chủ_đề Liên_Hợp_Quốc đang tham_gia tháo_gỡ và tìm cách thể_hiện quan_điểm của quốc_gia mình nhằm tiến tới một giải_pháp chung . Nhận_thức Liên_Hợp_Quốc với tư_cách một tổ_chức lớn , bao_hàm chính_phủ các nước trên thế_giới khiến nhiều ý_tưởng về chính_phủ thế_giới và dân_chủ toàn_cầu ngày_càng xuất_hiện nhiều . Liên_Hợp_Quốc cũng là mục_tiêu của các học_thuyết âm_mưu . Xem thêm Hội_nghị Thượng_đỉnh Thế_giới 2005 về Các Mục_tiêu Phát_triển Thiên_niên_kỷ và Cải_cách Liên_Hợp_Quốc_Dân_chủ Toàn_cầu Ủy_ban Điều_tra Độc_lập : đã điều_tra sự tham_nhũng và sai_lầm của Chương_trình Đổi_dầu lấy lương_thực của Liên_Hợp_Quốc . Quan_hệ quốc_tế Mô_hình Liên_Hợp_Quốc Chương_trình Đổi_dầu lấy lương_thực Hiệp_hội Liên_Hợp_Quốc_Đại_hội_đồng Liên_Hợp_Quốc_Trường Quốc_tế Liên_Hợp_Quốc Đại_hòa Hòa_bình của Liên_Hợp_Quốc Danh_sách các Đại_diện thường_trực tại Liên_Hợp_Quốc_Các quốc_gia thành_viên Liên_Hợp_Quốc Cơ_quan quản_lý thư_tín_Liên_Hợp_Quốc_Tổng_Thư_ký Liên_Hợp_Quốc Hệ_thống Liên_Hợp_Quốc_Đại_học Liên_Hợp_Quốc_UNIS-UN Những tổ_chức hướng đạo_sinh Liên_Hợp_Quốc Màu xanh da_trời Liên_Hợp_Quốc , màu cờ Liên_Hợp_Quốc Tham_khảo Đọc thêm " Think_Again : The_United_Nations " , Madeleine K._Albright , Foreign_Policy , September / October , 2004 Hans_Köchler , Quo_Vadis , United_Nations ? , in : Law_Review , Polytechnic_University of_the Philippines , College of_Law , tháng 5 năm 2005 Online version An_Insider's Guide to the_UN , Linda_Fasulo , Yale_University Press ( November 1 , 2003 ) , hardcover , 272 pages , ISBN_0-300 - 10155 - 4 United_Nations : The_First_Fifty Years , Stanley_Mesler , Atlantic Monthly_Press ( March 1 , 1997 ) , hardcover , 416 pages , ISBN_0-8711 3-656 - 2 United_Nations , Divided_World : The_UN's_Roles in International Relations edited by Adam Roberts_and Benedict_Kingsbury , Oxford_University Press ; 2 nd edition ( January 1 1994 ) , hardcover , 589 pages , ISBN_0-19-827926 - 4 A_Guide to Delegate_Preparation : A_Model United Nations_Handbook , edited by Scott A._Leslie , The_United_Nations Association of_the United States of_America , 2004 edition ( tháng 10 năm 2004 ) , softcover , 296 pages , ISBN 1-8806_32-71-3 " U.S. At_War - International . " Time Magazine_XLV. 19 May 7 , 1945 : 25-28 . Liên_kết ngoài Trang_chủ của Liên_Hợp_Quốc tại Việt_Nam Tuyên_ngôn_nhân_quyền thế_giới Thông_tin cơ_bản về Liên_Hợp_Quốc tại trang_web Bộ Ngoại_giao Việt_Nam United_Nations - Official site About_the United Nations_United Nations_Charter - Charter text United Nations_Webcasts United_Nations Volunteers_Universal Declaration_of Human_Rights Member States of_the United_Nations Problems_of The_United_Nations United Nations_eLearning Unit created by ISRG - University of_Innsbruck Permanent_Missions To The_United_Nations Task Force_on United_Nations - U.S. Institute of_Peace History of_the United_Nations - UK Government_site Website of_the Committee for_a Democratic_UN ( German_and English_versions ) Website of_the Global Policy_Forum , an_independent think-tank on the UN_UN Reports_by Inner City_Press , accredited media at UN Documents_and Resources on U.N. , War , War_Crimes and_Genocide Economist . com background United_Nations Paper_Money , 1946 - 56 Criticisms of_the Secretary-General - A_conceptual response at the United Nations to_the Srebrenica_massacre in tháng 7 năm 1995 A_list of_the outcomes of_the 2005 World_Summit Hans_Köchler , The_United_Nations and_International Democracy . The_Quest_for UN_Reform ( 1997 ) International Progress_Organization : Web Site_on United Nations reform ReformtheUN . org - Tracking Developments_on UN_Reform United_Nations : Change at the Helm - Change for the Whole_Ship ? - Independent news reports by the news agency Inter_Press Service Lists of_countries and_territories Tổ_chức đoạt giải Nobel Hòa_bình Tổ_chức quốc_tế Tổ_chức thành_lập năm 1945 Tổ_chức liên_chính_phủ thành_lập theo hiệp_ước
Trần_Hưng_Đạo ( chữ_Nho : 陳興道 ; ? – 1300 ) , tên thật là Trần_Quốc_Tuấn ( chữ_Nho : 陳國峻 ) , tước_hiệu Hưng_Đạo đại_vương , là một nhà_chính_trị , nhà quân_sự , tôn thất_hoàng_gia Đại_Việt thời_Trần . Sau khi qua_đời dân_gian đã suy_tôn ông thành Đức_Thánh_Trần ( 德聖陳 ) hay còn gọi_là Cửu_Thiên_Vũ_Đế ( 九天武帝 ) . Ông được biết đến trong lịch_sử Việt_Nam với việc chỉ_huy quân_đội đánh tan hai cuộc xâm_lược của quân_Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288 . Phần_lớn tài_liệu nghiên_cứu lịch_sử và cả dân_gian thời sau thường dùng tên gọi vắn_tắt là " Trần_Hưng_Đạo " thay cho cách gọi đầy_đủ là " Hưng_Đạo đại_vương Trần_Quốc_Tuấn " , vốn bao_gồm tước_hiệu được sắc_phong cho ông . Ông là 1 trong 14 vị anh_hùng tiêu_biểu của dân_tộc Việt_Nam . Là con của thân vương_An_sinh vương_Trần_Liễu và là cháu nội của Trần_Thái_Tổ , Trần_Hưng_Đạo có mối quan_hệ mật_thiết với hoàng_tộc họ Trần và vua Trần_Nhân_Tông gọi ông bằng bác . Năm 1257 , ông được vua Trần_Thái_Tông_phong làm đại_tướng chỉ_huy các lực_lượng ở biên_giới đánh_quân Mông_Cổ xâm_lược . Sau đó , ông lui về thái_ấp ở Vạn_Kiếp . Đến tháng 10 âm_lịch năm 1283 , nhà_Nguyên ( sau khi Mông_Cổ thống_nhất Trung_Hoa ) đe dọa đánh Đại_Việt lần hai , Hưng_Đạo vương được Thượng_hoàng Trần_Thánh_Tông , và vua Trần_Nhân_Tông ( lần_lượt là em họ và cháu họ ông ) phong làm Quốc_công tiết_chế , thống_lĩnh quân_đội cả nước . Trên cương_vị này , năm 1285 , ông lãnh_đạo quân_sĩ chặn_đứng đội quân xâm_lược do hoàng_tử thứ chín Thoát Hoan . Sau những thất_bại ban_đầu , quân_dân Việt dưới sự lãnh_đạo của hai vua Trần , Thượng_tướng Thái_sư Trần_Quang_Khải và Hưng_Đạo vương_phản_công mạnh_mẽ , phá tan quân_Nguyên trong các trận Hàm_Tử , Chương_Dương , Trường_Yên , Vạn_Kiếp , ... đánh_đuổi hoàn_toàn quân_Nguyên khỏi biên_giới . Năm 1288 , quân_Nguyên trở_lại xâm_lược Đại_Việt lần thứ ba . Khi tiếp_tục được phong_Quốc_công tiết_chế ; Hưng_Đạo_vương khẳng_định với vua Trần_Nhân_Tông : " Năm nay đánh giặc nhàn " . Ông đã áp_dụng thành_công chiến_thuật của Ngô_Quyền , đánh_bại hoàn_toàn thủy quân nhà Nguyên_do các tướng Phàn_Tiếp và Ô_Mã_Nhi chỉ_huy trong trận thủy_chiến trên sông Bạch_Đằng , buộc quân_Nguyên lại phải rút về nước và vĩnh_viễn từ_bỏ tham_vọng thôn tính phương_Nam của họ . Tháng 4 âm_lịch năm 1289 , Trần_Nhân_Tông chính_thức gia_phong ông làm " Đại_vương " dù chức_quyền đứng đầu triều_đình khi đó vẫn thuộc về Thượng_tướng Thái_sư Chiêu_Minh_Đại_vương Trần_Quang_Khải . Sau đó , ông lui về Vạn_Kiếp đến khi mất năm 1300 . Trước lúc qua_đời , ông khuyên Trần_Anh_Tông : " Phải khoan thư_sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc " . Ngoài_ra , ông còn để_lại các tác_phẩm kinh_điển như Hịch tướng_sĩ , Binh_thư yếu_lược và Vạn_Kiếp_tông bí_truyền thư đặt nền_móng cho nghệ_thuật quân_sự Việt_Nam kể từ thời Trần_đến ngày_nay . Thân_thế Trần_Hưng_Đạo tên thật là Trần_Quốc_Tuấn , con trai thứ 3 của Khâm_Minh_đại_vương Trần_Liễu – anh_cả của Trần_Thái_Tông Trần_Cảnh , do_vậy Trần_Quốc_Tuấn gọi Trần_Thái_Tông bằng chú ruột . Cho đến nay vẫn không rõ mẹ ông là ai ( có một_số giả_thiết đó là Thiện_Đạo quốc_mẫu , húy là Nguyệt , một người trong tôn_thất họ Trần ) . Do chính_thất khi trước của Trần_Liễu là công_chúa Thuận_Thiên trở_thành hoàng_hậu của Trần_Thái_Tông , nên Thiện_Đạo quốc_mẫu trở_thành kế_phu_nhân . Sau khi Trần_Liễu mất ( 1251 ) , theo " Trần_triều_thế phả hành_trạng " thì bà Trần_Thị_Nguyệt đã xuất_gia làm ni_sư , hiệu là Diệu_Hương . Ông có người mẹ nuôi đồng_thời là cô ruột , Thụy_Bà công_chúa . Trần_Quốc_Tuấn_sinh ra ở thôn Tức_Mặc ( phường Lộc_Vượng , thành_phố Nam_Định ngày_nay ) , nhưng năm_sinh của ông cho đến nay vẫn không rõ_ràng . Có tài_liệu cho rằng là năm 1228 , trong khi số khác cho rằng là năm 1230 , hay thậm_chí 1231 , vì_vậy chung_quy đều thiếu_luận_cứ chắc_chắn và độ tin_cậy . Nhưng điều đó cũng cho thấy khi ông sinh ra không lâu sau khi vương_triều nhà Trần_được thành_lập ( năm 1225 ) . Đại_Việt sử_ký toàn thư mô_tả ông là người có dung_mạo khôi_ngô , thông_minh hơn người , nhờ được những người tài_giỏi đến giảng_dạy từ khi còn rất nhỏ mà ông sớm trở_thành người đọc thông hiểu rộng , có tài_văn võ . Biến_động gia_đình Năm 1237 , gia_đình ông đã xảy ra biến_động . Do vua Trần_Thái_Tông lên_ngôi và kết_hôn đã lâu nhưng chưa có con nối_dõi , thái_sư Trần_Thủ_Độ đang nắm thực_quyền phụ_chính ép cha_ông là Trần_Liễu phải nhường vợ là Thuận_Thiên_công_chúa ( chị của Lý_Chiêu_Hoàng ) cho Trần_Thái_Tông vì bà đang mang thai với Trần_Liễu được ba tháng , đồng_thời giáng_Lý_hoàng_hậu xuống làm công_chúa . Phẫn_uất , Trần_Liễu họp quân chống lại nhưng thế cô không làm gì được , phải xin đầu_hàng . Vua Thái_Tông vì thương anh nên xin với Trần_Thủ_Độ tha_tội cho Trần_Liễu , nhưng quân_lính đều bị giết . Mang_lòng hậm_hực , Trần_Liễu tìm người tài_nghệ để dạy_văn , võ cho Trần_Quốc_Tuấn . Khi 19 tuổi , Trần_Quốc_Tuấn đem lòng yêu công_chúa Thiên_Thành ( không biết rõ gốc_tích của bà , nhưng các nhà_nghiên_cứu phần_lớn đều đồng_tình với quan_điểm bà là con gái trưởng của Trần_Thái_Tông tức_là em họ của ông ) . Đầu năm 1251 , Trần_Thái_Tông muốn gả công_chúa cho Trung_Thành_vương ( khuyết_danh ) , nên đã cho công_chúa đến ở trong dinh_Nhân_Đạo_vương ( cha của Trung_Thành_vương , cũng không rõ tên ) . Ngày rằm tháng_giêng , Trần_Thái_Tông mở hội lớn , ý_muốn cho công_chúa làm lễ kết_tóc với Trung_Thành_vương . Bản_thân Trần_Quốc_Tuấn muốn lấy công_chúa , nhưng không làm thế_nào được , mới nhân ban_đêm lẻn vào khuê_phòng của công_chúa rồi có quan_hệ với nàng . Mẹ nuôi Trần_Quốc_Tuấn là Thụy_Bà công_chúa biết chuyện , sợ ông bị hại trong phủ , liền chạy đến cung điện_cáo cấp , xin Trần_Thái_Tông cứu_Quốc_Tuấn . Vua hỏi việc gì , Thụy_Bà trả_lời : " Quốc_Tuấn ngông_cuồng , đêm lẻn vào chỗ Thiên_Thành , Nhân_Đạo bắt_giữ rồi , e sẽ bị hại , xin bệ_hạ rủ lòng_thương , sai người đến cứu " . Trần_Thái_Tông vội sai người đến dinh_Nhân_Đạo_vương , vào chỗ Thiên_Thành , thì thấy Trần_Quốc_Tuấn đã ở đấy . Hôm sau , Thụy_Bà công_chúa dâng 10 mâm vàng đến chỗ Trần_Thái_Tông xin lễ cưới_Thiên_Thành_công_chúa cho Trần_Quốc_Tuấn . Thái_Tông bất_đắc_dĩ phải gả công_chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng_Thiên để bồi_hoàn sính vật cho Trung_Thành_vương . Tháng 4 năm đó , Trần_Liễu_ốm nặng . Lúc sắp mất , Trần_Liễu_cầm tay Trần_Quốc_Tuấn , trăng_trối : " Con không vì cha lấy được thiên_hạ , thì cha chết dưới suối vàng cũng không yên_lòng được " . Trần_Quốc_Tuấn ghi để trong lòng , nhưng không cho là phải . Sự_nghiệp Ba lần chống quân_Mông – Nguyên_Lần thứ nhất ( 1258 ) Trần_Hưng_Đạo trở_thành võ_quan nhà Trần_lúc_nào không rõ , chỉ biết vào tháng Chín ( âm_lịch ) năm Đinh_Tỵ ( 1257 ) , ông được giao trách_nhiệm phòng_thủ biên_giới trước thời_điểm quân Mông_Cổ xâm_lược vào tháng 12 năm 1257 . Sách Đại_Việt sử_ký toàn thư_chép : " Tháng 9 ( 1257 ) , ( vua Trần_Thái_Tông ) xuống chiếu , lệnh cho tả hữu_tướng quân đem quân_thủy bộ ra ngăn_giữ biên_giới ( phía Bắc ) theo sự tiết_chế của Quốc_Tuấn " . Tuy_nhiên , các sử_liệu của cả hai nước như Đại_Việt sử_ký toàn thư , Nguyên_sử , An_Nam chí_lược đều không đề_cập chi_tiết về vai_trò của Hưng_Đạo_vương trong các trận đánh lớn của cuộc_chiến . Các ngày 12-13 tháng 12 âm_lịch năm 1257 ( tức 17-18 tháng 1 năm 1258 ) , quân Mông_Cổ do đại_tướng Ngột_Lương_Hợp_Thai ( Uriyangkhadai ) chỉ_huy đánh_bại quân Đại_Việt do vua Trần_Thái_Tông đích_thân chỉ_huy tại 2 trận Bình_Lệ_Nguyên và Phù_Lỗ , buộc nhà_vua rời bỏ kinh_thành Thăng_Long , lui về giữ sông Thiên_Mạc . Quân_Mông Cổ_tiến vào Thăng_Long nhưng lâm vào tình_cảnh thiếu lương_thực trầm_trọng , phải chia quân đi cướp_phá các làng_mạc xung_quanh kinh_thành và vấp phải sự kháng_cự quyết_liệt của quân_dân địa_phương , khiến cho quân_lực Mông_Cổ rệu_rã , bị cô_lập hoàn_toàn tại Thăng_Long , đánh mất thế chủ_động trước quân_Trần . Tận_dụng lợi_thế này , ngày 24 tháng 12 âm_lịch năm 1257 ( tức 28 tháng 1 năm 1258 ) , thái_sư Trần_Thủ_Độ và thượng_tướng quân Lê_Phụ_Trần_hộ giá vua Trần_Thái_Tông cùng thái_tử 18 tuổi Trần_Hoảng_ngự lâu thuyền tiến_quân đến Đông_Bộ Đầu , đánh tan_quân Mông_Cổ , giải_phóng Thăng_Long . Chiến_tranh kết_thúc , vua Thái_Tông nhường_ngôi cho thái_tử_Hoảng , tức vua Trần_Thánh_Tông . Vua Thánh_Tông_phong cho em là Trần_Quang_Khải chức Thái_úy , tước Đại_vương . Trần_Quốc_Tuấn vẫn giữ nguyên tước cũ và trở về thái_ấp ở Vạn_Kiếp . Sách Đại_Việt sử_ký toàn thư_chép : " Theo quy_chế nhà Trần , các vương_hầu đều ở phủ_đệ nơi hương_ấp của mình , khi chầu_hầu thì đến kinh_đô , xong việc lại về phủ_đệ . Như_Quốc_Tuấn ở Vạn_Kiếp , Thủ_Độ ở Quắc_Hương , Quốc_Chẩn ở Chí_Linh đều thế cả " . Lần thứ hai ( 1285 ) Năm 1279 , đế_quốc Mông_Cổ tiêu_diệt nhà Nam_Tống , lập ra nhà_Nguyên , trở_thành mối đe dọa tiềm_tàng cho nước Đại_Việt ở phía bắc . Triều_đình nhà Trần đã đề_phòng , chuẩn_bị kháng_cự . Vua Trần_Thánh_Tông sai Trần_Quốc_Tuấn mở trường dạy võ nhằm đào_tạo con_em hoàng_tộc và những người tài_giỏi trong nước . Ông thường đi khắp các lộ , kiểm_soát các giảng võ_đường địa_phương , thu_dụng nhiều nhân_tài hào_kiệt như Yết_Kiêu , Dã_Tượng , Phạm_Ngũ_Lão , Nguyễn_Chế_Nghĩa , Đỗ_Hành , ... Đầu năm 1277 , Trần_Thánh_Tông_thân chinh_thảo phạt các bộ_tộc_thiểu_số ở động Nẫm_Bà_La ( nay thuộc Quảng_Bình ) . Trần_Quang_Khải đi theo hộ giá . Ghế Tể_tướng bỏ không , vừa lúc có sứ_phương Bắc đến . Thượng_hoàng Trần_Thái_Tông gọi Trần_Quốc_Tuấn tới , tỏ ý_định lấy ông làm Tư_đồ để tiếp sứ phương_Bắc . Trần_Quốc_Tuấn trả_lời : " Việc tiếp sứ giả , thần không dám từ_chối , còn như phong_thần làm Tư_đồ thì thần không dám vâng_chiếu . Huống_chi Quan_gia đi đánh giặc xa , Quang_Khải theo hầu mà bệ_hạ lại tự_ý phong_chức , thì tình_nghĩa trên_dưới , e có chỗ chưa ổn , sẽ không làm vui_lòng Quan_gia và Quang_Khải . Đợi khi xa giá trở về , sẽ xin vâng_mệnh cũng chưa muộn " . Khi Thánh_Tông trở về , việc ấy lại bỏ đấy , vì hai người vốn không ưa nhau . Sau đó , Trần_Quốc_Tuấn chủ_động gạt bỏ hiềm_khích với Trần_Quang_Khải vì việc nước . Một hôm , Trần_Hưng_Đạo từ Vạn_Kiếp tới , Trần_Quang_Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về . Trần_Quang_Khải vốn sợ tắm_gội , Trần_Hưng_Đạo thì thích tắm_thơm , từng đùa bảo Trần_Quang_Khải : " Mình mẩy cáu bẩn , xin tắm giùm " , rồi cởi áo Trần_Quang_Khải ra , dùng nước thơm_tắm cho ông và nói : " Hôm_nay được tắm cho Thượng_tướng " . Trần_Quang_Khải cũng nói : " Hôm_nay được Quốc_công tắm_rửa cho " . Từ đó , tình_nghĩa qua_lại giữa hai ông ngày_càng tốt . Đầu năm 1281 , hoàng_đế nhà_Nguyên là Hốt Tất_Liệt sai Sài_Thung đem ngàn quân hộ_tống nhóm Trần_Di_Ái về nước . Sách Đại_Việt sử_ký toàn thư_chép : " Sài_Thung ngạo_mạn vô_lễ , cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương_Minh . Quân_sĩ Thiên_Trường ngăn lại , Thung dùng roi ngựa quất họ bị_thương ở đầu ... Vua ( Trần_Nhân_Tông ) sai Trần_Quang_Khải đến sứ_quán khoản tiếp . Thung nằm khểnh không ra , Quang_Khải vào hẳn trong phòng , hắn cũng không dậy tiếp . Hưng_Đạo Vương_Quốc_Tuấn nghe thấy thế , tâu xin đến sứ_quán xem Thung làm gì . Lúc ấy Quốc_Tuấn đã gọt tóc , mặc áo vải . Đến sứ_quán , ông đi thẳng vào trong phòng . Thung đứng dậy_vái chào_mời ngồi . Mọi người đều kinh_ngạc , có biết_đâu gọt_tóc , mặc áo vải là hình_dạng nhà_sư phương_Bắc . Ông ngồi xuống pha trà , cùng uống với hắn . Người hầu của Thung_cầm mũi_tên đứng sau Quốc_Tuấn , chọc vào đầu đến chảy_máu , nhưng sắc mặt_Quốc_Tuấn vẫn không hề thay_đổi . Khi trở về , Thung ra cửa tiễn ông ... " Năm 1282 , nhà_Nguyên sai Toa_Đô mang quân vượt biển đánh Chiêm_Thành ở phía nam Đại_Việt . Chiến_tranh giữa Đại_Việt với nhà_Nguyên đến gần . Tháng_Mười ( âm_lịch ) năm 1283 , để chuẩn_bị kháng_chiến lần hai , Trần_Hưng_Đạo được thượng_hoàng Trần_Thánh_Tông , vua Trần_Nhân_Tông_phong làm Quốc_công tiết_chế_thống_lĩnh chư_quân . Ông chọn các quân_hiệu tài giỏi , cho chia nhau chỉ_huy các đơn_vị quân_đội . Tháng_Tám ( âm_lịch ) năm sau ( 1284 ) , ông cho duyệt quân ở bến_Đông Bộ_Đầu ( gần dốc Hàng_Than , Hà_Nội ngày_nay ) , đọc bài " Hịch tướng_sĩ " nổi_tiếng , rồi chia_quân đóng giữ Bình_Than và các nơi hiểm_yếu khác . Tháng 7 âm_lịch năm 1284 , nhà_Nguyên sai Vân_Nam vương_Thoát Hoan , A_Lý_Hải_Nha tập_trung 50 vạn_quân ở hành tỉnh Hồ_Quảng , dự_đinh sang_năm xâm_lược Đại_Việt . Tháng 11 âm_lịch năm 1284 , vua Trần_Nhân_Tông sai Trần_Phủ_đi sứ sang hành tỉnh Hồ_Quảng_xin hoãn_binh . Khi trở về , Trần_Phủ_báo tin_Hốt Tất_Liệt lấy danh_nghĩa mượn đường đánh Chiêm_Thành , mang đại_quân tiến vào đất Việt . Đầu năm 1285 , quân_Nguyên ồ_ạt hợp_công từ 2 phía , Thoát_Hoan vượt biên_giới phía bắc của Đại_Việt , còn Toa_Đô đánh lên phía bắc , up_hiếp vùng_Thanh Hóa-Nghệ_An . Hưng_Đạo vương_đốc quân đánh_chặn ở biên_giới nhưng thất_bại , nhưng thế bật_lợi hơn nên rút quân về Vạn_Kiếp . Theo Đại_Việt sử_ký toàn thư , Trần_Quốc_Tuấn nhờ có người gia_nô trung_thành là Yết_Kiêu kiên_quyết giữ thuyền đợi chủ_tướng , đã rút_lui an_toàn . Sử_chép rằng : " Trước_đây , Hưng_Đạo_Vương có người nô là Dã_Tượng và Yết_Kiêu , đối_xử rất hậu . Khi quân_Nguyên tới , Yết_Kiêu_giữ thuyền ở Bãi_Tân , Dã_Tượng thì đi theo . Đến lúc quan_quân thu_trận , thủy_quân tan cả . [_Hưng_Đạo ] Vương_định rút theo lối chân núi . Dã_Tượng nói : " Yết_Kiêu chưa thấy Đại_Vương thì nhất_định không dời thuyền " . Vương đến Bãi_Tân , chỉ có thuyền Yết_Kiêu vẫn còn ở đó . Vương_mừng lắm , nói : " Chim hồng_hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh . Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng chim thường thôi " . Nói xong cho chèo thuyền đi , Kỵ_binh giặc đuổi theo không kịp . Vương đến Vạn_Kiếp , chia_quân đón giữ ở Bắc_Giang . " Thủy quân_Nguyên do Ô_Mã_Nhi chỉ_huy tấn_công vào Vạn_Kiếp , quân_Nguyên vây_quân của Trần_Quốc_Tuấn . Một trận thủy_chiến lớn giữa 2 bên đã diễn ra . Vua Trần đã đem quân đến trợ_chiến cho Trần_Quốc_Tuấn . Ô_Mã_Nhi đã không ngăn nổi_quân Đại_Việt nên rút_lui . Toàn_bộ quân Đại_Việt rút khỏi Vạn_Kiếp , Phả_Lại , Bình_Than về dàn_trận bên bờ sông Hồng gần thành Thăng_Long . Quân_Nguyên_tiến theo đường_bộ về Thăng_Long . Để bảo_toàn lực_lượng và thực_hiện kế " thanh_dã " ( vườn không nhà trống ) , Trần_Hưng_Đạo ra_lệnh rút quân . Quân xâm_lược vào Thăng_Long rồi dẫn quân_đuổi theo vua Trần_xuống phủ Thiên_Trường ( vùng Nam_Định ) . Trong tình_cảnh nguy_khốn , thượng_hoàng_Thánh_Tông lo_ngại , vờ hỏi Hưng_Đạo vương xem có nên hàng_không . Ông khảng_khái trả_lời " Bệ hạ_chém đầu tôi rồi hãy hàng " . Sau trận quân Đại_Việt phản_công quân_Nguyên không thành và việc mặt_trận Thanh-Nghệ bị tan_vỡ ( do sự phản_bội của Trần_Kiện ) , đại_quân Việt_lâm vào thế bị ép từ 2 mặt Bắc-Nam . Trần_Hưng_Đạo đưa thượng_hoàng Thánh_Tông và vua Nhân_Tông rút về vùng bờ biển thuộc địa_phận Quảng_Ninh và Hải_Phòng ngày_nay , là nơi mà quân_Nguyên chưa vươn tới . Trong hành_trình rút_lui , quân Đại_Việt bị quân_Nguyên đuổi gấp . Trước thế quân_Nguyên_Mông bức_bách , ông đưa hai vua Trần_ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam_Trĩ_nguyên ( sông Ba_Chẽ , thuộc tỉnh Quảng_Ninh ngày_nay ) , rồi sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc_Sơn tránh địch . Lúc ấy , xa giá nhà_vua đang phiêu_giạt , lại còn mối hiềm cũ của Trần_Liễu , nên có nhiều người nghi_ngại . Trần_Quốc_Tuấn theo vua , tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn . Mọi người đều gườm mắt nhìn . Trần_Quốc_Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi , chỉ chống gậy không mà đi , bởi_vậy hai vua Trần_và mọi người khỏi nghi_ngại . Khi thấy đạo_quân của Toa_Đô đã rời Thanh_Hóa tiến lên đóng ở Trường_Yên ( Ninh_Bình ) , ngày 7 tháng 4 năm 1285 , Trần_Hưng_Đạo lại đưa 2 vua Trần_cùng đại_quân vượt biển vào Thanh_Hóa , thoát khỏi thế bị kìm_kẹp của đối_phương . Hàng_loạt tông thất nhà Trần_ra hàng quân_Nguyên như hoàng_tử Trần_Ích_Tắc , các hoàng_thân Trần_Lộng , Trần_Kiện . Tháng 5 ( dương_lịch ) năm ấy ( 1285 ) , ông vạch kế_hoạch tổng phản_công . Chỉ sau một tháng chiến_đấu quyết_liệt với quân_Nguyên , các cánh quân Đại_Việt do Trần_Hưng_Đạo cùng Chiêu_Minh_Đại_vương Trần_Quang_Khải , Chiêu_Văn_vương Trần_Nhật_Duật chỉ_huy giành thắng_lợi ở Hàm_Tử , Chương_Dương , Tây_Kết , Vạn_Kiếp , ... quân_dân Đại_Việt đã tiến vào Thăng_Long , Thoát Hoan bỏ chạy . Trần_Hưng_Đạo và anh là Hưng_Ninh_vương Trần_Quốc_Tung dẫn hơn 2 vạn quân tấn_công quân_Nguyên ở bờ bắc sông Hồng . Quân_Nguyên đại_bại rút chạy về phía Bắc . Quân Đại_Việt do con Trần_Hưng_Đạo là Trần_Quốc_Hiến ( công_tử_Nghiễn ) chỉ_huy truy_kích đến tận biên_giới , quân_Nguyên phải giấu Thoát Hoan trong ống đồng mà chạy . Trong cuộc_chiến này , quân Đại_Việt giết được tướng_Nguyên là Toa_Đô và Lý_Hằng . Lần thứ ba ( cuối năm 1287 ) Tháng 3 âm_lịch năm 1286 , hoàng_đế nhà_Nguyên là Hốt Tất_Liệt sai Thượng_thư tỉnh Áo Lỗ_Xích ( Auruyvci ) , Bình_chương sự Ô_Mã_Nhi ( Omar ) huy_động 50 vạn quân , rồi sai_hành tỉnh Hồ_Quảng_đóng 300 thuyền_chiến , định đến tháng 8 hội_quân ở Khâm_Châu , Liêm_Châu . Hốt Tất_Liệt còn sai_quân ba_hành tỉnh Giang_Chiết , Hồ_Quảng , Giang_Tây chuẩn_bị đánh Đại_Việt , mượn danh_nghĩa đưa phản_thần nhà Trần_là Trần_Ích_Tắc về làm An_Nam_Quốc_vương . Tháng 6 âm_lịch , vua Trần_Nhân_Tông xuống chiếu cho vương_hầu , tôn thất_chiêu_mộ binh_sĩ . Nhà_vua hỏi_Hưng Đạo_vương : " Thế_giặc năm nay thế_nào ? " . Trần_Quốc_Tuấn trả_lời : Vua Trần_Nhân_Tông_cử Hưng_Đạo vương_thống_lĩnh vương_hầu_luyện_tập binh_sĩ , sửa_sang khí_giới , đóng thuyền_chiến . Tháng 2 âm_lịch năm 1287 , nhà_Nguyên điều_động quân Mông_Cổ , quân Hán_Nam ( người Hán ở miền Nam Trung_Quốc ) , quân 3 hành tỉnh Giang_Hoài , Giang_Tây , Hồ_Quảng , quân_Vân_Nam , quân người Lê_ở 4 châu ngoài biển , chia làm nhiều cánh tràn vào Đại_Việt . Vạn_hộ Trương_Văn_Hổ dẫn quân_thủy chở 70 vạn thạch_lương theo sau . Hốt Tất_Liệt còn lập Chinh_Giao Chỉ_hành thượng_thư tỉnh do Bình_chương sự Áo_Lỗ_Xích , các Tham_tri chính sự Ô_Mã_Nhi , Phàn_Tiếp đứng đầu ; cơ_quan này phải chịu sự sai_khiến của Thoát Hoan . Các quan_Đại_Việt xin bắt_tráng đinh_sung_quân để quân_đội đông hơn , nhưng Hưng_Đạo_Vương không đồng_ý : Ngày 14 tháng 11 âm_lịch 1287 , Trịnh_Xiển báo tin_cánh quân Vân_Nam của Nguyên đánh_ải Phú_Lương . Trần_Nhân_Tông hỏi Hưng_Đạo vương : " Năm nay đánh giặc thế_nào ? " . Ông vẫn quả_quyết : " Năm nay đánh giặc nhàn " . Lần này biết nhà Trần đã phòng bị ở Thanh - Nghệ , Thoát Hoan_tiến thẳng vào từ phía bắc và đông_bắc . Sau những cuộc đụng_độ bất_lợi ở biên_giới , quân Đại_Việt rút_lui . Khác với lần trước , Trần_Hưng_Đạo không bỏ kinh_đô mà tổ_chức phòng_thủ ngay tại Thăng_Long . Tháng 2 năm 1288 , quân_Nguyên công_thành , quân_Đại Việt_nấp trong thành bắn tên ra . Trần_Quốc_Tuấn sai Trần_Cao_vài lần đến trại Thoát Hoan xin giảng_hòa , nhưng ban_đêm thường kéo ra từng toán nhỏ đánh lén vào trại quân_Nguyên , đốt phá lương_thực rồi rút_lui . Thoát Hoan điều quân ra ngoài truy_kích , nhưng quân Đại_Việt thường ẩn_nấp khó phát_hiện ra . Quân_Nguyên bao_vây tấn_công vài lần không có kết_quả , cuối_cùng phải rút_lui . Trong khi đó , đoàn thuyền lương của Trương_Văn_Hổ bị Nhân_Huệ vương_Trần_Khánh_Dư_chặn đánh và tiêu_diệt ở Vân_Đồn . Thoát Hoan rút khỏi Thăng_Long về hành_dinh ở Vạn_Kiếp . Do bị thiếu lương và bệnh_dịch , Thoát Hoan buộc phải rút_lui , một ngả của thủy_quân do Ô_Mã_Nhi và Phàn_Tiếp chỉ_huy , một ngả của bộ_binh do Thoát Hoan chỉ_huy . Trần_Hưng_Đạo bố_trí lực_lượng mai_phục ở cửa_sông Bạch_Đằng , trực_tiếp tiêu_diệt toàn_bộ binh_thuyền của Ô_Mã_Nhi vào tháng Tư ( âm_lịch ) năm Mậu_Tý ( 1288 ) , bắt sống Ô_Mã_Nhi , Phàn_Tiếp và Tích_Lệ_Cơ . Thoát Hoan dẫn quân_bộ tháo_chạy theo đường Lạng_Sơn , dọc đường bị quân_Việt đón đánh khiến " quân_sĩ mười_phần , tổn_hại mất 5 , 8 phần " . Trận Bạch_Đằng ( 1288 ) Đây là trận đánh nổi_bật nhất trong cuộc kháng_chiến chống quân_Nguyên - Mông lần thứ ba , mang tính_chất khẳng_định cũng là lần cuối_cùng quân_Nguyên - Mông xâm_lược Đại_Việt . Thủy quân_Nguyên vốn không biết về chu_trình thủy triều của sông . Trước ngày diễn ra trận đánh quyết_định này , ông đã đoán tuyến đường tháo_chạy của địch và nhanh_chóng cho quân cắm cọc gỗ vót nhọn ở đáy sông , tạo thành thế_trận cọc ngầm độc_đáo giống như thời các bậc danh_tướng thời trước như Ngô_Quyền , Lê_Hoàn . Khi Ô_Mã_Nhi cho quân vào sông , nước còn lên cao che hết cọc gỗ , Hưng_Đạo vương_cử các tàu nhỏ ra đánh rồi giả_vờ thua chạy . Quân Đại_Việt vừa rút_lui , vừa đánh trả . Khi nước xuống , toàn_bộ thủy quân_Nguyên bị mắc_kẹt . Ngay_lập_tức , Hưng_Đạo vương sai_tướng Nguyễn_Khoái_dẫn quân Thánh_dực phá tan quân_Nguyên . Thượng_hoàng Thánh_Tông và vua Nhân_Tông đưa đại_quân tiếp_chiến , quân_Nguyên_tử_thương vô_số , theo Đại_Việt Sử_ký Toàn_thư : " nước sông do_vậy đỏ ngầu cả " . Cuối_cùng , 400 thuyền quân_Nguyên bị đốt cháy hết . Nội_Minh_tự Đỗ_Hành_bắt 2 tướng Ô_Mã_Nhi và Tích_Lệ Cơ_Ngọc dâng lên vua Trần_. Lui về Vạn_Kiếp ( 1289 ) Do đã có những công_lao to_lớn trên con đường bảo_vệ tổ_quốc , gìn_giữ độc_lập , Vua đã trao cho Hưng_Đạo vương_vị_trí tối_cao toàn_quyền chỉ_huy quân_đội Đại_Việt , đồng_thời đặc_cách cho ông quyền phong_tước hiệu cho bất_kỳ ai mà ông muốn . Nhưng trong suốt cuộc_đời , ông không hề sử_dụng đặc_quyền này . Tháng Tư ( âm_lịch ) năm Kỷ_Sửu ( 1289 ) , luận_công ba lần đánh_đuổi quân_Nguyên_Mông , Trần_Hưng_Đạo được phong_tước Hưng_Đạo đại_vương . Sau đó , ông lui về ở Vạn_Kiếp , là nơi ông được phong_ấp ( nay thuộc xã Hưng_Đạo , thành_phố Chí_Linh , tỉnh Hải_Dương ) . Nhân_dân lúc bấy_giờ kính_trọng ông , lập đền thờ sống ông ở Vạn_Kiếp . Tại đền có bài văn_bia của vua Trần_Thánh_Tông , ví ông với Thượng_phụ ( tức Khương_Tử_Nha ) . Qua_đời Tháng Sáu ( âm_lịch ) năm Canh_Tý ( 1300 ) , Trần_Hưng_Đạo ốm nặng . Vua Trần_Anh Tông_ngự tới nhà thăm , hỏi rằng : " Nếu có_điều chẳng may , mà giặc phương_Bắc lại sang xâm_lược thì kế_sách như_thế_nào ? " . Ông trả_lời : " Ngày_xưa Triệu_Vũ_Đế ( tức Triệu_Đà ) dựng nước , vua nhà_Hán cho quân đánh , nhân_dân làm kế_thanh_dã ( vườn không nhà trống ) , đại_quân ra Khâm_Châu , Liêm_Châu đánh vào Trường_Sa , Hồ_Nam , còn đoản_binh thì đánh úp phía sau . Đó là một thời . Đời nhà Đinh , nhà_Tiền Lê_dùng người tài_giỏi , đất phương_nam mới mạnh mà phương_bắc thì mệt_mỏi suy_yếu , trên_dưới một_dạ , lòng dân không lìa , xây thành Bình_Lỗ mà phá được quân_Tống . Đó lại là một thời . Vua nhà Lý_mở nền , nhà Tống_xâm_phạm địa_giới , dùng Lý_Thường_Kiệt đánh_Khâm , Liêm , đến tận Mai_Lĩnh là vì có thế . Vừa_rồi Toa_Đô , Ô_Mã_Nhi bốn mặt bao_vây . Vì vua tôi đồng_tâm , anh_em hòa_mục , cả nước góp sức , giặc phải bị bắt . Đó là trời xui nên vậy . Đại_khái , nó cậy trường trận , ta dựa vào đoản_binh . Dùng đoản binh_chế trường trận là sự thường của binh_pháp . Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa , như gió thì thế dễ chế_ngự . Nếu nó tiến_chậm như các tằm ăn , không cầu thắng_chóng , thì phải chọn dùng tướng giỏi , xem_xét quyền biến , như đánh cờ vậy , tùy_thời tạo thế , có được đội quân một_lòng như cha_con thì mới dùng được . Vả_lại , khoan thư_sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc , đó là thượng_sách giữ nước vậy " . Chữa mãi không khỏi bệnh , ông mất vì tuổi già vào ngày 20 tháng Tám_âm_lịch năm ấy ( 3 tháng 10 năm 1300 ) . Khi sắp mất , Trần_Quốc_Tuấn dặn các con rằng : " Ta chết thì phải hỏa_táng , lấy vật tròn đựng xương , bí_mật chôn trong vườn An_Lạc , rồi san đất và trồng cây như cũ , để người_đời không biết chỗ nào , lại phải làm_sao cho mau_mục " . Nghe tin Trần_Hưng_Đạo vương_mất , triều_đình Đại_Việt phong_tặng ông là " Thái_sư Thượng_Phụ_Thượng_Quốc_công_Nhân Vũ_Hưng_Đạo Đại_Vương " . Ông được nhân_dân cả nước tôn_vinh là " Đức_Thánh_Trần " và lập đền thờ ở nhiều nơi , song nổi_tiếng hơn cả là khu di_tích Đền Kiếp_Bạc nơi thờ phụng ông thuộc địa_phận hai thôn Dược_Sơn và Vạn_Kiếp , xã Hưng_Đạo , thành_phố Chí_Linh , tỉnh Hải_Dương . Nhân_cách , phẩm_chất Gạt bỏ hiềm_khích riêng Năm Đinh_Dậu ( 1237 ) , Thái_sư Trần_Thủ_Độ ép Trần_Liễu ( cha Trần_Hưng_Đạo ) phải nhường vợ là Thuận_Thiên_Công_chúa ( chị của Lý_Chiêu_Hoàng ) cho em ruột là vua Trần_Thái_Tông ( Trần_Cảnh ) dù bà này đã có_thai với Trần_Liễu được ba tháng , đồng giáng Lý_Chiêu_Hoàng ( đang là Hoàng_hậu ) xuống làm_Công_chúa . Phẫn_uất , Trần_Liễu họp quân làm_loạn . Trần_Thái_Tông chán_nản bỏ đi lên Yên_Tử . Sau Trần_Liễu biết không làm gì được phải đóng giả làm người đánh_cá trốn lên thuyền vua Trần_Thái_Tông xin tha_tội . Trần_Thủ_Độ biết được , cầm gươm đến định giết Trần_Liễu nhưng Thái_Tông lấy thân mình che cho Trần_Liễu . Trần_Liễu được tha_tội nhưng quân_lính theo ông đều bị giết . Mang_lòng hậm_hực , Trần_Liễu_tìm khắp những người tài_nghệ để dạy Trần_Quốc_Tuấn ( tức Trần_Hưng_Đạo ) . Lúc sắp mất , ông cầm tay_Quốc_Tuấn , trăn trối rằng : " Con không vì cha lấy được thiên_hạ , thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm_mắt được " . Quốc_Tuấn ghi để trong lòng , nhưng không cho là phải . Đến khi vận nước lung_lay , quyền quân_quyền nước đều do ở mình , Trần_Quốc_Tuấn đem lời cha trăn_trối để dò_ý hai thuộc tướng thân_tín là Dã_Tượng và Yết_Kiêu . Hai người thuộc hạ ấy can rằng : " Làm_kế ấy tuy được phú_quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm . Nay Đại_Vương_há chẳng đủ_phú và quý hay sao ? Chúng_tôi thề xin chết già làm gia_nô , chứ không muốn làm quan mà không có trung_hiếu " ... Trần_Quốc_Tuấn cảm_phục đến khóc , khen_ngợi hai người . Dù cha_ông có hiềm_khích lớn với nhà Trần_Thái_Tông , Trần_Hưng_Đạo luôn đặt việc nước lên trên , một_lòng trung_thành , hết_lòng phò_tá các vua Trần_đánh_ngoại xâm_cứu nước . Đối_với lời dặn của Trần_Liễu trước khi mất , Trần_Quốc_Tuấn từng vờ hỏi các con . Ông hỏi Hưng_Vũ_vương_Trần_Quốc_Nghiễn : " Người_xưa có cả thiên_hạ để truyền cho con_cháu , con nghĩ thế_nào ?_Hưng_Vũ vương_thưa : " Dẫu khác họ cũng không nên , huống_chi là cùng một họ ! " . Trần_Quốc_Tuấn ngẫm cho là phải . Lại một hôm ông đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng_Nhượng vương Trần_Quốc_Tảng . Quốc_Tảng tiến lên thưa : " Tống_Thái Tổ vốn là một ông lão làm_ruộng , đã thừa_cơ dấy_vận nên có được thiên_hạ " . Trần_Quốc_Tuấn rút gươm kể_tội : " Tên loạn_thần là từ đứa con bất_hiếu mà ra " và định giết_Quốc_Tảng , Hưng_Vũ_vương_vội chạy tới khóc_lóc xin chịu tội thay , Trần_Quốc_Tuấn mới tha . Sau đó , ông dặn_Hưng Vũ_vương : " Sau khi ta chết , đậy nắp quan_tài đã rồi mới cho Quốc_Tảng vào viếng " . Hưng_Vũ_vương_Nghiễn được lấy Công_chúa Thiên_Thụy , thế nhưng tướng Trần_Khánh_Dư lại thông_dâm với Thiên_Thụy , khiến nhà_vua phải xuống chiếu trách_phạt và đuổi Khánh_Dư về Chí_Linh vì " sợ phật ý_Quốc_Tuấn " . Tuy_nhiên khi quân_Nguyên_Mông sang xâm_lược Đại_Việt lần thứ 3 , Trần_Hưng_Đạo đã gạt bỏ hiềm riêng , tin_cậy " giao hết công_việc biên_thùy cho phó tướng Vân_Đồn là Nhân_Huệ vương_Trần_Khánh_Dư " khi ông này được phục_chức . Ngoài_ra , khi soạn xong Vạn_Kiếp_tông bí_truyền thư , thì Trần_Khánh_Dư cũng là người được ông chọn để viết bài Tựa cho sách . Khéo_tiến cử người tài_giỏi , kính cẩn_giữ tiết làm tôi Trần_Hưng_Đạo khéo_tiến cử người tài_giỏi cho đất_nước , như Dã_Tượng , Yết_Kiêu là gia_thần của ông , có dự_công dẹp Ô_Mã_Nhi , Toa_Đô . Các người nổi_tiếng khác như Phạm_Ngũ_Lão , Trần_Thì_Kiến , Trương_Hán_Siêu , Phạm_Lãm , Trịnh_Dũ , Ngô_Sĩ_Thường , Nguyễn_Thế_Trực vốn là môn khách của ông , đều nổi_tiếng thời đó về văn_chương và chính_sự . Vì có công_lao lớn nên nhà_vua gia_phong ông là Thượng_quốc_công , cho_phép ông được quyền phong_tước cho người khác , từ minh_tự trở xuống , chỉ có tước_hầu thì phong trước rồi tấu sau . Nhưng Trần_Hưng_Đạo chưa bao_giờ phong_tước cho một người nào . Khi quân_Nguyên vào xâm_chiếm nước Việt , ông lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương_quân , mà cũng chỉ cho họ làm lang_tướng giả chứ không cho họ tước lang_thực , ông rất kính cẩn_giữ tiết làm tôi . Tác_phẩmDụ chư tỳ_tướng hịch_văn ( Bài văn_hịch hiểu dụ các tỳ_tướng , quen gọi_là Hịch tướng_sĩ ) . Binh_gia_diệu_lý yếu_lược ( Tóm_lược chỗ cốt_yếu trong nguyên_lý kỳ_diệu của nhà_binh , còn gọi_là Binh_thư yếu_lược ) Vạn_Kiếp_tông bí_truyền thư ( Sách bí_truyền của tông_phái Vạn_Kiếp ) nhưng văn_bản đã thất_lạc , chỉ còn lại bài_Tựa của tướng Trần_Khánh_Dư_đề ở đầu_sách , được Đại_Việt sử_ký toàn_thư ( quyển VI ) ghi lại . Những đóng_góp lớn Dưới sự lãnh_đạo của các vua Trần_và Hưng_Đạo_vương , quân_đội Đại_Việt đã vượt qua nhiều gian_nan , chỉ với số đội quân ít thiện_chiến , yếu hơn so với đối_phương lại hai lần đánh tan hàng vạn_quân Mông_Nguyên_hùng_mạnh , giành thắng_lợi mà " tiếng_vang đến phương_Bắc , khiến chúng thường gọi ông là An_Nam_Hưng_Đạo_Vương mà không dám gọi thẳng tên " . Chiến_lược của ông đã góp_phần rất lớn đến thắng_lợi này nên chiến_công vĩ_đại này thường gắn liền với tên_tuổi của ông . Công_lao to_lớn này đã đưa ông lên hàng " thiên_tài quân_sự có tầm chiến_lược , và là một anh_hùng dân_tộc bậc nhất của nhà_Trần " , một bậc thầy về chiến_lược thực_sự . Chiến_thắng của ông và quân_dân nước Việt đã góp_phần đánh_dấu chấm_hết thời_kỳ đỉnh_cao của quân_Nguyên - Mông trong lịch_sử . Là một người có tài_dụng người , dụng_binh thao_lược , ông tiến cử người tài giỏi giúp nước , như Dã_Tượng , Yết_Kiêu là gia_thần của ông đã có công đánh dẹp Ô_Mã_Nhi , Toa_Đô . Các người nổi_tiếng khác như Phạm_Ngũ_Lão , Trần_Thì_Kiến , Trương_Hán_Siêu , Phạm_Lãm , Trịnh_Dũ , Ngô_Sĩ_Thường , Nguyễn_Thế_Trực vốn là môn khách của ông , đều nổi_tiếng về văn_chương và chính_sự , bởi_vì ông có tài mưu_lược , anh_hùng , lại một_lòng giữ_gìn người trung_nghĩa nên đã giữ được những nhân_tài chung_quanh ông . Ví_dụ như khi vua Trần_Thánh_Tông_vờ bảo với Trần_Quốc_Tuấn rằng : " Thế_giặc như_vậy , ta phải hàng thôi " . Trần_Quốc_Tuấn trả_lời : " Bệ hạ_chém đầu tôi trước rồi hãy hàng giặc " . Nhân_dân Việt_Nam vô_cùng kính_trọng ông và tôn ông là vị anh_hùng dân_tộc có công_trạng lớn vào hàng bậc nhất đối_với tổ_quốc và là tấm gương uy_vũ sáng ngời cho nhiều thế_hệ mai_sau . Là một Tiết_chế đầy tài_năng , khi " dụng_binh biết đợi_thời , biết thừa_thế tiến_thoái " . Ông nổi_tiếng với chiến_lược " tấn_công và rút_lui " . Ngoài_ra , ông còn đặc_biệt có một_lòng tin sắt đá vào sức_mạnh và ý_chí của nhân_dân , của tướng_sĩ , nên Trần_Hưng_Đạo đã đề ra một đường_lối kháng_chiến ưu_việt , tiêu_biểu là các cuộc rút_lui chiến_lược khỏi kinh_thành Thăng_Long , để bảo_toàn lực_lượng . Kế_hoạch " thanh_dã " ( vườn không nhà_trống ) và những hoạt_động phối_hợp nhịp_nhàng giữa " hương_binh " và quân triều_đình , những trận tập_kích và phục_kích có ý_nghĩa quyết_định đối_với cả chiến_dịch như ở Chương_Dương , Hàm_Tử , Tây_Kết , Vân_Đồn , và nhất_là ở Bạch_Đằng ... đã làm cho tên_tuổi ông bất_tử . Có_thể nói tư_tưởng quán_xuyến suốt đời của Trần_Hưng_Đạo , là một tấm lòng tận_tụy đối_với đất_nước , là ý_muốn đoàn_kết mọi tầng_lớp trong dân_tộc thành một lực_lượng thống_nhất , là tinh_thần yêu_thương dân . Cho_nên trước khi mất , ông vẫn còn dặn vua Trần_Anh_Tông rằng : " Phải khoan thư_sức dân để làm kế sâu rễ bền_gốc " cho sự_nghiệp lâu_dài của nước_nhà . Các tên Trần_Hưng_Đạo hay Trần_Quốc_Tuấn còn được đặt cho nhiều công_trình công_cộng tại Việt_Nam , như tàu hộ_tống cùng tên , đường_phố , trường_học . Gia_quyến_Cha : Khâm_Minh_đại_vương Trần_Liễu . Mẹ : Có_lẽ là Thiện_Đạo quốc_mẫu ( 善道國母 ) , tên húy là Nguyệt . Sau khi Khâm_Minh_đại_vương mất , bà xuất_gia làm ni cô . Vợ : Nguyên Từ quốc_mẫu ( 1235 – 1288 ) , tức_Thiên_Thành_công_chúa , con gái của Trần_Thái_Tông và Lý_Chiêu_Hoàng ( ? ) . Con_cái : Hưng_Vũ_vương_Trần_Quốc_Nghiễn ( 陳國巘 ) , trở_thành phò_mã của Trần_Thánh_Tông , đính_hôn với Công_chúa Thiên_Thụy nhưng sau đó công_chúa thông_dâm với Nhân_Huệ_Vương Trần_Khánh_Dư nên bị buộc xuất_gia tu_hành . Sau khi đánh_đuổi quân_Nguyên_Mông , tháng 4 năm 1289 , được phong làm Khai_Quốc_công . Hưng_Hiếu vương Trần_Quốc_Uất ( 陳國蔚 ) , có công đến Đà_Giang đánh_dẹp người man Ngưu_Hống ( 1337 ) . Hậu_duệ của Vương về khai_khẩn và xây_dựng các vùng_đất phía Nam sông Ninh_Cơ . Hưng_Nhượng vương Trần_Quốc_Tảng ( 陳國顙 ) , cha của Bảo_Từ Thuận_Thánh_Hoàng_hậu , vợ Trần_Anh_Tông . Khi xét công chống giặc , được phong làm Tiết_độ sứ . Hưng_Trí vương_Trần_Quốc_Hiện ( 陳國峴 ) : là người có công tổ_chức khẩn_hoang nhiều vùng_đất hoang_vu của khu_vực tỉnh Hải_Dương ngày_nay . Khi xét_công đánh_đuổi quân_Nguyên , Hưng_Trí vương không được thăng_trật , vì " đã có chiếu cho người Nguyên về nước , các tướng không được cản_trở , mà_lại còn đón đánh chúng " . Khâm Từ Bảo_Thánh_hoàng_hậu Trần_Thị_Trinh , con gái trưởng , hoàng_hậu của Trần_Nhân_Tông , mẹ đẻ của Trần_Anh_Tông . Tuyên_Từ hoàng_hậu Trần_Thị_Tĩnh , con gái thứ , trở_thành kế_hậu của Trần_Nhân_Tông sau khi Khâm Từ Bảo_Thánh_Hoàng_hậu qua_đời ( 1293 ) . Anh Nguyên quận chúa ( 英元郡主 ) , con gái nuôi , vợ của danh_tướng Phạm_Ngũ_Lão . Theo truyền_thuyết dân_gian , quận chúa là con gái ruột của Hưng_Đạo_Vương nhưng ông đã đổi thành con gái nuôi để tránh quy_định khắt_khe của nhà_Trần ( chỉ người trong dòng_tộc mới được kết_hôn ) và gả cho Phạm_Ngũ_Lão . Đền thờ_Đền Trần_Hưng_Đạo ở làng Thụ_Khê , tổng_Trúc_Động nay thuộc xã Liên_Khê , huyện Thủy_Nguyên , Hải_Phòng có từ sau chiến_thắng Bạch_Đằng ( 1288 ) Đền thờ Trần_Hưng_Đạo ở xã Phú_Xá , tổng_Hạ_Đoàn , huyện An_Dương , nay thuộc phường Đông_Hải I , quận Hải_An , Hải_Phòng . Đền Kiếp_Bạc , Tp._Chí_Linh , tỉnh Hải_Dương . Đệ_Nhất_Linh từ Đền_Sơn_Hải , Chương_Dương_Độ , Quận Hoàn_Kiếm , Thành_phố Hà_Nội . Sơn Hải_Linh Từ Đền_Trần , xã Tiến_Đức , huyện Hưng_Hà , tỉnh Thái_Bình Đền_Trần , xã Khánh_Lợi , huyện Yên_Khánh , tỉnh Ninh_Bình_Đền A_Sào , xã An_Thái , huyện Quỳnh_Phụ , tỉnh Thái_Bình . Đệ Nhị_Linh từ . Đền Bảo_Lộc , xã Mỹ_Phúc , huyện Mỹ_Lộc , tỉnh Nam_Định Đền Cao_An_Phụ , phường An_Phụ , thị_xã Kinh_Môn , tỉnh Hải_Dương_Đền Trần_Hưng_Đạo , xã Khánh_Cư , Yên_Khánh , tỉnh Ninh_Bình Đền_Trần , làng Thổ_Khối , xã Hà_Dương , huyện Hà_Trung , Thanh_Hóa Đền Trần_Hưng_Đạo , làng Thành_An , xã Nghĩa_Phong , huyện Nghĩa_Hưng , tỉnh Nam_Định_Đình_An_Quý , xã Cộng_Hiền , huyện Vĩnh_Bảo , thành_phố Hải_Phòng Đền Tân_Phẩm , tỉnh Thừa_Thiên – Huế Đền_Linh_Quang , phường Gia_Hội , thành_phố Huế , tỉnh Thừa_Thiên_Huế Đền Trần_Thương , xã Trần_Hưng_Đạo , huyện Lý_Nhân , tỉnh Hà_Nam_Đền Thái_Vi , hành_cung Vũ_Lâm , huyện Hoa_Lư , tỉnh Ninh_Bình Đền_thờ Đức_thánh Trần_Hưng_Đạo , ở 36 đường Võ_Thị_Sáu , quận 1 , Thành_phố Hồ_Chí_Minh Đền thờ Đức_Thánh_Trần_Hưng_Đạo , số 92 Dương_Khuê , phường Hiệp_Tân , quận Tân_Phú , Thành_phố Hồ_Chí_Minh_Đình_Tân_Phong , thôn Sào_Thượng , xã Lạng_Phong , huyện Nho_Quan , tỉnh Ninh_Bình Điện_thờ Đức_Thánh_Trần , thôn Quang_Trung , xã Diên_Hông , huyện Thanh_Miện , tỉnh Hải_Dương Đền_thờ Đức_Thánh_Trần , thôn Hoàng_Sơn , xã Ninh_Tiến , thành_phố Ninh_Bình , tỉnh Ninh_Bình_Đền thờ Đức_Thánh_Trần , ấp Lai_Khê , xã Lai_Hưng , huyện Bàu_Bàng , tỉnh Bình_Dương Đền_thờ Đức_Thánh_Trần , đường Nguyễn_Ái_Quốc , thành_phố Biên_Hòa , tỉnh Đồng_Nai Đền thờ_Hồi Nguyên_Đường , xã Mão_Điền , huyện Thuận_Thành , tỉnh Bắc_Ninh Đền thờ Đức_Thánh_Trần_Hưng_Đạo , thôn Cao_Trung , xã Đức_Giang , huyện Hoài_Đức , thành_phố Hà_Nội Di_tích chùa Đẩu_Long , phường Tân_Thành , thành_phố Ninh_Bình , tỉnh Ninh_Bình_Đền thờ Trần_Hưng_Đạo , số 124 đường Nguyễn_Trãi , thành_phố Nha_Trang , tỉnh Khánh_Hòa Đền thờ Đức_Thánh_Trần , số 68 Hạ_Long , phường 2 , thành_phố Vũng_Tàu , tỉnh Bà_Rịa – Vũng_Tàu Đền thờ Đức_Thánh_Trần , thôn Lương_Xá , xã Liên_Bạt , huyện Ứng_Hòa , Tp Hà_Nội Đền Bắc_Lãm ( hay còn gọi_là Đền_Vẽ ) , làng Bắc_Lãm , phường Phú_Lương , quận Hà_Đông , Thành_phố Hà_Nội Đền_Vạn_Kiếp ( còn gọi_là Đền_Ông Cảo ) , nằm ở 102 Nguyễn_Du , phường Tự_An , thành_phố Buôn_Ma_Thuột , tỉnh Đắk Lắk_Câu nói nổi_tiếng Xem thêm Nhà Trần_Chiến_tranh Nguyên_Mông – Đại_Việt lần 1 Chiến_tranh Nguyên_Mông – Đại_Việt lần 2 Chiến_tranh Nguyên_Mông – Đại_Việt lần 3 Các bãi cọc trên sông Bạch_Đằng Sách tham_khảo Ngô_Sĩ_Liên , Đại_Việt sử_ký toàn_thư ( bản dịch , tập 2 ) . Nhà_xuất_bản Khoa_học_xã_hội , 1985 . Trần_Trọng_Kim , Việt_Nam sử_lược . Nhà_xuất_bản Tân_Việt , Sài_Gòn , 1968 . Nguyễn_Huệ_Chi , mục từ " Trần_Quốc_Tuấn " trong Từ_điển văn_học ( bộ mới ) . Nhà_xuất_bản_Thế_giới , 2004 . Nguyển Khắc_Thuần , Danh_tướng Việt_Nam ( tập 1 ) . Nhà_xuất_bản Giáo_dục , 2006 . Trịnh_Vân_Thanh , Thành_ngữ điển_tích danh_nhân từ_điển . Nhà_xuất_bản Hồn_thiêng , Sài_Gòn , 1966 . Trần_Xuân_Sinh ( 2006 ) , Thuyết Trần_' ' , Nhà_xuất_bản Hải_Phòng Chú_thích Liên_kết ngoài Đại_Việt sử_ký toàn thư - Bản_điện_tử Đền thờ Trần_Hưng_Đạo T_Người Nam_Định Võ_tướng nhà Trần_Nhà_văn_Việt_Nam thời Trần_Sinh năm 1228 Xung_đột thế_kỷ 13 Mất năm 1300 Thần_thánh Việt_Nam Sinh tại Nam_Định Sống tại Hải_Dương_Người được thần thánh_hóa Người tham_gia lực_lượng kháng_chiến của Đại_Việt chống quân_Nguyên – Mông xâm_lược Vương_tước nhà Trần_Sinh năm 1230 Sinh năm 1231
Hamid_Karzai ( sinh ngày 24 tháng 12 năm 1957 ) là tổng_thống thứ 12 của chính_phủ Afghanistan . Trong Hội_đồng Thủ_lĩnh vào tháng 12 năm 2003 , các đại_biểu đồng_ý Hiến_pháp Afghanistan cho một chế_độ tổng_thống . Ông Karzai_sinh ở Kandahar , Afghanistan . Ông là người Pashtun thuộc thị_tộc Populzai ( sinh_trưởng của nhiều vua của Afghanistan ) . Gia_đình ông đã từng ủng_hộ vua Zahir_Shah . Do_đó ông đã có ảnh_hưởng chính_trị tại Afghanistan từ khi còn trẻ . Ông đã theo học chương_trình cao_học về chính_trị ở Đại_học Himachal tại Ấn_Độ từ 1979 đến 1983 , nhưng sau đó ông trở về Afghanistan để ủng_hộ cuộc nổi_dậy chống lại chính_quyền Xô_Viết trong suốt thập_niên 1980 . Sau khi chính_quyền Xô_Viết rút ra khỏi Afghanistan , ông trở_thành một bộ_trưởng cho Burhanuddin_Rabbani . Ông nói sáu thứ tiếng : tiếng Pushtu , tiếng Dari , tiếng Urdu , tiếng Anh , tiếng Pháp và tiếng Hindi . Khi Taliban bắt_đầu nổi lên trong thập_niên 1990 , ông đã ủng_hộ họ . Tuy_nhiên , ông đã cắt_đứt với họ vì ông không tin_tưởng vào liên_hệ của họ với Pakistan . Sau khi Taliban lật_đổ chính_quyền của Rabbani vào 1996 , ông Karzai từ_chối không làm đại_sứ Liên_Hợp_Quốc cho họ . Vào năm 2001 , ông hậu_thuẫn chính_sách lật_đổ Taliban của Hoa_Kỳ . Vào ngày 5 tháng 12 năm 2001 , các lãnh_đạo Afghanistan gặp ở Bonn và đặt ông làm chủ_tịch của chính_phủ tạm quyền với 29 thành_viên . Ngày 5 tháng 9 năm 2002 , ông Hamid Karzai_suýt bị ám_sát ở Kandahar . Người ám_sát mặc đồng_phục của quân_đội Afghanistan nhưng mọi người nghi họ là người của Taliban . Ông Karzai nhận văn_bằng tiến_sĩ danh_dự của Đại_học Himachal ngày 7 tháng 3 năm 2003 . Tham_khảo Tổng_thống Afghanistan_Tín_hữu Hồi_giáo Afghanistan_Người Afghanistan lưu_vong
Hoa trong tiếng Việt có nhiều nghĩa : Cơ_quan sinh_sản của các loại thực_vật hạt kín theo phân_loại là Magnoliophyta . Cụ_thể xem Hoa . Người Hoa : chỉ người Trung_Quốc nói_chung ( không nhầm với người Hán là một dân_tộc chính ở Trung_Quốc ) hay công_dân ở các quốc_gia khác mà có gốc_gác Trung_Hoa , giống như Hoa_kiều , Hoa_duệ . Ngôn_ngữ của người Trung_Quốc : Hoa_ngữ . Tên một ngọn núi tại Trung_Quốc : Hoa_Sơn . Họ Hoa , Hán_tự viết là 花 . Họ Hóa , Hán_tự viết là 華 mà nhiều sách_báo tiếng Việt vẫn phiên_âm thành Hoa . Huyện thuộc Trung_Quốc : Hoa ( huyện ) . Trò_chơi điện_tử Hoa ra_mắt năm 2021 . Hoa_hậu , Hoa_khôi Xem thêm Flower
Tiếng Thụy_Điển ( ) là một ngôn_ngữ German_Bắc , được dùng như tiếng_mẹ_đẻ bởi 10,5 triệu người sinh_sống chủ_yếu ở Thụy_Điển và vài khu_vực thuộc Phần_Lan . Người nói tiếng Thụy_Điển có_thể hiểu người nói tiếng Na_Uy và tiếng Đan_Mạch . Như các thứ tiếng German_Bắc khác , tiếng Thụy_Điển là hậu_duệ của tiếng Bắc_Âu cổ , một ngôn_ngữ chung của các dân_tộc German sống tại Scandinavia vào thời_đại_Viking . Lịch_sử Tiếng Thụy_Điển có liên_hệ mật_thiết với tiếng Đan_Mạch và tiếng Na_Uy , thường ai hiểu một trong hai tiếng đó đều có_thể hiểu tiếng Thụy_Điển . Ba thứ tiếng kể trên tách ra từ tiếng Bắc_Âu cổ vào_khoảng 10 thế_kỷ trước_đây . Tiếng Thụy_Điển , tiếng Đan_Mạch và tiếng Na_Uy Bokmål thuộc vào nhóm ngôn_ngữ Đông_Scandinavia và chịu ảnh_hưởng mạnh_mẽ của tiếng Hạ_Đức . Người Thụy_Điển thường hiểu tiếng Na_Uy hơn tiếng Đan_Mạch . Mặc_dù người Thụy_Điển ít hiểu tiếng Đan_Mạch , không nhất_thiết là người Đan_Mạch không hiểu tiếng Thụy_Điển . Phân_loại Tiếng Thụy_Điển thuộc nhóm Đông_Scandinavia của nhánh phía bắc của nhóm ngôn_ngữ German , cùng với tiếng Na_Uy và tiếng Đan_Mạch . Nhánh này là một trong nhiều nhánh trong nhóm ngôn_ngữ German của hệ Ấn-Âu . Xem thêm Tiếng Thụy_Điển cổ_Tiếng Na_Uy cổ Tham_khảo Liên_kết ngoài Ethnologue report for Swedish Languages_of Sweden_at Ethnologue A_sample set of Swedish_dialects ( the page is in Swedish ) Swedish 101 Learn Swedish online Modern_Nordic Language_Comprehension - Danish , Norwegian_and Swedish Jamska language ( bằng tiếng Thụy_Điển ) Ngôn_ngữ tại Phần_Lan Ngôn_ngữ tại Estonia Ngôn_ngữ tại Thụy_Điển Ngôn_ngữ Đông_Scandinavia_Chi ngôn_ngữ German phía Bắc_Văn_hóa Scandinavia Ngôn_ngữ chủ-động-tân Ngôn_ngữ có thanh_điệu Ngôn_ngữ V2
Chiến_tranh Việt_Nam hay Chiến_tranh Đông_Dương lần thứ hai là cuộc xung_đột diễn ra tại Việt_Nam , Lào và Campuchia từ ngày 1 tháng 11 năm 1955 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa đầu_hàng chính_phủ Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam . Đây là giai_đoạn thứ hai của chiến_tranh Đông_Dương giữa Hoa_Kỳ , Việt_Nam Cộng_hòa , Vương_quốc Lào , Vương_quốc Campuchia - Cộng_hòa Khmer , các đồng_minh chống cộng ( Hàn_Quốc , Úc , New_Zealand , Thái_Lan , Philippines ) với Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa , Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam / Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam do Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam lãnh_đạo cùng các đồng_minh Pathet_Lào , Campuchia Dân_chủ với sự ủng_hộ và viện_trợ từ Khối các nước xã_hội_chủ_nghĩa , đặc_biệt là Liên_Xô và Trung_Quốc . Cuộc_chiến kéo_dài gần 20 năm , diễn ra không_chỉ tại Nam_Việt_Nam mà_còn mở_rộng lên miền Bắc đồng_thời có ảnh_hưởng trực_tiếp tới Nội_chiến_Lào và Nội_chiến Campuchia . Chiến_tranh kết_thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng_thống Dương_Văn_Minh của Việt_Nam Cộng_hòa tuyên_bố đầu_hàng vô_điều_kiện Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam cùng chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam . Trước đó , phần_lớn công_dân , nhân_viên ngoại_giao , quân_sự và dân_sự của Hoa_Kỳ cùng đồng_minh còn duy_trì hiện_diện sau năm 1973 cũng di_tản do sự_kiện này . Sau khi tái thống_nhất , chính_quyền mới tiến_hành cải_tạo kinh_tế , văn_hóa , thay_đổi hệ_thống giáo_dục cũ , xây_dựng bao_cấp , quốc hữu_hóa tư_sản , xóa bỏ tư_hữu cũng như kinh_tế_thị_trường ở miền Nam , tổ_chức học_tập cải_tạo , rà_soát lý_lịch đối_với tất_cả những người từng phục_vụ trong chính_quyền cũ cùng với gia_đình của họ . Kết_thúc chiến_tranh , các đảng_cộng_sản lên nắm chính_quyền tại Nam_Việt_Nam , Lào và Campuchia . Hàng triệu người ở ba nước Đông_Dương sau đó đã di_tản bằng nhiều hình_thức khác nhau dẫn tới khủng_hoảng tị nạn . Các di_chứng do chiến_tranh để_lại như bom_mìn chưa nổ , chất_độc da_cam , Hội_chứng Việt_Nam , chia_rẽ tư_tưởng , suy_thoái kinh_tế , ... vẫn tiếp_tục ảnh_hưởng tới các bên nhiều năm về sau . Sau khi chiến_tranh kết_thúc , sự chia_rẽ Trung-Xô xảy ra kết_hợp mâu_thuẫn giữa nhà_nước Việt_Nam thống_nhất với chính_quyền Campuchia lưu_vong ở Bắc_Kinh và chính_quyền Campuchia Dân_chủ của Khmer_Đỏ dẫn tới chiến_tranh Campuchia – Việt_Nam cùng sự_kiện Trung_Quốc tấn_công Việt_Nam gây ra chiến_tranh biên_giới Việt – Trung đã cấu_thành chiến_tranh Đông_Dương lần thứ ba . Chiến_tranh Việt_Nam giữ kỷ_lục là cuộc_chiến có số_lượng bom được thả nhiều nhất trong lịch_sử với 7.662.000 tấn chất_nổ đã được Không_quân Hoa_Kỳ sử_dụng , nhiều gấp 3,7 lần so với con_số 2.150.000 tấn mà tất_cả các nước sử_dụng trong Thế_chiến 2 . Một nguồn khác thống_kê rằng tổng_lượng chất_nổ mà quân_đội Hoa_Kỳ sử_dụng trong chiến_tranh Việt_Nam là vào_khoảng 15,35 triệu tấn , trong đó 7,85 triệu tấn thả từ máy_bay và 7,5 triệu tấn khác được sử_dụng trên mặt_đất . Tên gọi Truyền_thông phương Tây thường gọi cuộc_chiến này là " Chiến_tranh Việt_Nam " ( ) . Do lan sang cả Lào và Campuchia nên cuộc_chiến còn được gọi_là " Chiến_tranh Đông_Dương lần thứ hai " ; Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam coi đối_thủ chính là Mỹ khi nước này trực_tiếp can_thiệp quân_sự và đóng vai_trò chính trong cuộc_chiến nên gọi cuộc_chiến này là " Kháng_chiến chống Mỹ " . Tại Việt_Nam , truyền_thông đại_chúng dùng tên " Kháng_chiến chống Mỹ " hoặc " Kháng_chiến chống Mỹ cứu nước " để chỉ cuộc chiến_tranh này . Truyền_thông và sách_vở chính_thống của Việt_Nam khẳng_định rằng đây là kháng_chiến của dân_tộc Việt_Nam nhằm chống lại sự xâm_lược của Mỹ và đánh đổ chế_độ Việt_Nam Cộng_hòa , một chính_phủ tay_sai của Mỹ . Các nguồn tài_liệu của Nhà_nước Việt_Nam khẳng_định rằng đó là cuộc kháng_chiến giải_phóng dân_tộc chống lại âm_mưu chia_cắt đất_nước Việt_Nam của Chính_phủ Mỹ và các lực_lượng tay_sai bản_xứ . Một_số người cảm_thấy tên " Kháng_chiến chống Mỹ " không trung_lập do trong cuộc_chiến còn có những người Việt tham_chiến cùng Mỹ . Tuy_nhiên lại có ý_kiến cho rằng trong rất nhiều cuộc kháng_chiến chống nước_ngoài xâm_lược của dân_tộc Việt_Nam cũng có những người Việt là đồng_minh của các lực_lượng xâm_lược như Trần_Ích_Tắc cùng Nguyên_Mông , Trần_Thiêm_Bình cùng nhà_Minh , Lê_Chiêu_Thống cùng nhà_Thanh , Hoàng_Văn_Hoan ủng_hộ Trung_Quốc năm 1979 , ... Một_số khác thì lại cho rằng tên " Chiến_tranh Việt_Nam " thể_hiện cách nhìn của người phương Tây hơn là của người sống tại Việt_Nam . Tuy_nhiên , về mặt học_thuật , hiện_nay các học_giả và sách_báo ngoài Việt_Nam thường sử_dụng tên " Chiến_tranh Việt_Nam " vì tính_chất quốc_tế của nó . Tên gọi ít được sử_dụng hơn là " Chiến_tranh Đông_Dương lần 2 " , được dùng để phân_biệt với Chiến_tranh Đông_Dương lần 1 ( 1945 – 1955 ) , Chiến_tranh Đông_Dương lần 3 ( 1975 – 1989 , gồm 3 cuộc xung_đột ở Campuchia và biên_giới phía Bắc Việt_Nam ) . Theo tài_liệu của Bộ Quốc_phòng Mỹ , Chiến_tranh Việt_Nam được Mỹ coi là bắt_đầu từ ngày 1 tháng 11 năm 1955 khi Nhóm chuyên_gia hỗ_trợ quân_sự Mỹ ( U.S. Military_Assistance Advisory_Group – MAAG ) tại Việt_Nam được thành_lập . Theo phía Việt_Nam , cuộc_chiến này bắt_đầu kể từ năm 1947 khi Mỹ bắt_đầu viện_trợ Pháp để Pháp tiếp_tục tham_chiến ở Việt_Nam . Trong văn_kiện NSC51 của Bộ Ngoại_giao Mỹ gửi Hội_đồng An_ninh Quốc_gia Mỹ ( ngày 1 tháng 7 năm 1949 ) có xác_nhận , trong năm 1948 khoảng 100.000 quân Pháp với trang_bị của Mỹ đang ở Đông_Dương . Cuộc_chiến này chính_thức kết_thúc với sự_kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 , khi Tổng_thống Dương_Văn_Minh của Việt_Nam Cộng_hòa đầu_hàng Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam . Chính_phủ Cách_mạng Lâm_thời Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam tiếp_quản toàn_bộ miền Nam cho đến khi Việt_Nam thống_nhất , sau khi Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam và Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa tiến_hành cuộc Tổng_tuyển cử 1976 để tiến_hành bầu ra Quốc_hội , Nhà_nước và Chính_phủ thống_nhất cho cả hai miền vào ngày 25 tháng 4 năm 1976 . Nhà_nước thống_nhất với quốc_hiệu là Cộng_hòa Xã_hội_Chủ_nghĩa_Việt_Nam ra_đời sau kỳ họp thứ nhất Quốc_hội Việt_Nam khóa_VI vào ngày 2 tháng 7 năm 1976 . Mục_tiêu của các bên trong Chiến_tranh Việt_Nam Mục_tiêu của các bên trong Chiến_tranh Việt_Nam rất phức_tạp và đa_diện tùy theo lập_trường của các bên , nhưng có_thể rút ra một_số đặc_điểm . Mục_tiêu Đối_với các nhà_lãnh_đạo của Mỹ và Việt_Nam Cộng_hòa thì đây là cuộc chiến_tranh giữa hai hệ tư_tưởng : chủ_nghĩa_cộng_sản và chủ_nghĩa chống cộng . Chính_phủ Mỹ muốn ngăn_chặn sự lan rộng của chủ_nghĩa_cộng_sản tại Đông_Nam_Á ( Xem Thuyết_Domino ) và đứng ra cáng_đáng chi_phí cho cả cuộc_chiến , và trong giai_đoạn 1965 – 1973 , quân_đội Mỹ đã trực_tiếp chiến_đấu trên chiến_trường . Theo quan_điểm của những người ủng_hộ chính_sách của Mỹ , cuộc_chiến này là cuộc_chiến để giữ miền Nam Việt_Nam và Đông_Nam_Á không thuộc về những người cộng_sản . Ngoài_ra , Tổng_thống Eisenhower cũng đề_cập tới nguồn tài_nguyên giá rẻ tại Đông_Dương và cho rằng việc mất quyền kiểm_soát tại Đông_Dương sẽ khiến vị_thế chiến_lược toàn_cầu của Mỹ bị ảnh_hưởng nghiêm_trọng khi diễn_giải về sự can_thiệp của Hoa_Kỳ . Về quan_điểm của người_dân và học_giả Mỹ , có hai chiều_hướng chính . Một phía tin vào Chính_phủ Mỹ và ủng_hộ cuộc_chiến chống Cộng của quân_đội Mỹ . Phía kia cho rằng đây còn là cuộc chiến_tranh xâm_lược theo kiểu thực_dân mới , còn Việt_Nam Cộng_hòa chỉ là một dạng chính_phủ bù nhìn mà Mỹ kế_thừa từ Pháp . Về chính_sách chống Cộng_sản của chính_phủ Mỹ , theo Jonathan_Neale , chỉ là cái cớ để phục_vụ cho quyền_lợi của những tập_đoàn tư_bản Mỹ . Như_Thượng_nghị_sĩ Công_đảng ( Úc ) Gietzelt cho rằng : " Nói miền Bắc ( Việt_Nam ) cưỡng_chiếm miền Nam ( Việt_Nam ) vô_lý không kém việc nói Queensland_cưỡng chiếm New_South Wales " . Đối_với các nhà_lãnh_đạo Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa , Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam và Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng Miền_Nam , thì đây là cuộc chiến_tranh nhằm thực_hiện cách_mạng dân_tộc dân_chủ_nhân_dân , các mục_tiêu giành độc_lập , thống_nhất hoàn_toàn cho đất_nước , cải_thiện dân_sinh , dân_chủ tạo tiền_đề cả nước tiến lên xây_dựng chủ_nghĩa_xã_hội dưới sự lãnh_đạo của Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam , mục_tiêu vẫn còn dang_dở sau 9 năm kháng_chiến chống Pháp và can_thiệp Mỹ . Họ nhìn_nhận cuộc_chiến này là một cuộc_chiến chống ngoại_xâm , phong_kiến , chống lại chủ_nghĩa_thực_dân mới mà Mỹ áp_đặt tại miền Nam Việt_Nam .. Theo quan_điểm Việt_Nam_Dân_chủ Cộng_hòa , họ là chính_thể hợp_pháp duy_nhất có chủ_quyền trên toàn Việt_Nam từ năm 1945 và lãnh_đạo hai miền kháng_chiến , trong khi Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam ( tiền_thân là Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam ) là tổ_chức đại_diện cho nhân_dân miền Nam tiến_hành cuộc kháng_chiến chống lại kế_hoạch chia_cắt đất_nước Việt_Nam của Mỹ .. Đối_với họ , Kháng_chiến chống Mỹ cứu nước của nhân_dân Việt_Nam là cuộc_chiến chính_nghĩa nhằm bảo_vệ thành_quả của cuộc Cách_mạng Tháng_Tám và thống_nhất non sông . Nhân_dân Việt_Nam trong cuộc kháng_chiến này đã huy_động sức_mạnh của thời_đại , sự giúp_đỡ , ủng_hộ to_lớn của các dân_tộc yêu_chuộng hòa_bình trên thế_giới , không phân_biệt ý_thức_hệ , chế_độ chính_trị , trong đó có cả nhân_dân Mỹ . Do_đó , đây cũng không phải là cuộc_chiến vì ý_thức_hệ mà là cuộc_chiến giải_phóng dân_tộc . Về mặt pháp_lý quốc_tế , cuộc kháng_chiến chống Mỹ , cứu nước của nhân_dân Việt_nam đã làm rõ thêm quyền dân_tộc tự_quyết . Nếu_như quyền dân_tộc tự_quyết trong pháp_luật quốc_tế trước_đây chỉ nói đến quyền tự_quyết về chế_độ chính_trị , quyền quyết_định về thể_chế kinh_tế ... thì với Hiệp_định Paris , đó còn là quyền về sự " thống_nhất và toàn_vẹn lãnh_thổ " . Theo họ , ở phía chính_quyền Sài_Gòn , Tổng_thống Ngô_Đình_Diệm và các lãnh_đạo sau_này đều muốn chia_cắt lâu_dài Việt_Nam , biến miền Nam thành một quốc_gia riêng . Tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu từng coi miền Nam Việt_Nam là một quốc_gia riêng , không liên_quan đến miền Bắc và khẳng_định sẽ không thành_lập chính_phủ liên_hiệp ba thành_phần để Tổng_tuyển_cử thống_nhất 2 miền về mặt nhà_nước . Điều này hoàn_toàn trái_ngược với các quy_định trong Hiệp_định Paris 1973 và Hiệp_định Geneve 1954 . Việc Mỹ tham_gia âm_mưu ám_sát Tổng_thống Ngô_Đình_Diệm , một người không muốn Quân_đội Mỹ hiện_diện ở Việt_Nam , nhằm dựng lên một chế_độ mới không thông_qua bầu_cử mà thông_qua đảo_chính nhưng ủng_hộ sự có_mặt của Quân_đội Mỹ ở Việt_Nam đã cho thấy bản_chất của việc Mỹ đưa quân tới Việt_Nam là hành_vi xâm_lược . Do_đó , bản_chất của cuộc Kháng_chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc_chiến chống lại sự xâm_lược có sự hỗ_trợ của các lực_lượng phản_quốc bản_địa do các thế_lực ngoại_bang tiến_hành . Đối_với đa_số người Việt_Nam , theo một_số học_giả , sau 2000 năm chiến_đấu chống các lực_lượng ngoại_xâm , người Mỹ đơn_giản là sự hiện_diện mới nhất của ngoại_bang trên đất_nước Việt_Nam . Họ xem cuộc_chiến chống Mỹ là giai_đoạn mới nhất của cuộc đấu_tranh trường_kỳ giành độc_lập từ cuối thế_kỷ 19 Những người này đã góp nên sức_mạnh cho phong_trào dân_tộc mãnh_liệt do Hồ_Chí_Minh lãnh_đạo .. Phong_trào do Đảng Lao_động Việt_Nam , với uy_tín trong nhân_dân đạt được từ việc đã tổ_chức Mặt_trận Việt_Minh giành độc_lập cho đất_nước và kiên_trì chiến_đấu chống thực_dân Pháp và tổ_chức do đảng này thành_lập là Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam đi tiên_phong , đã đạt được sự ủng_hộ rộng_rãi của nhân_dân . Trong khi đó , Việt_Nam Cộng_hòa thì ngày_càng phụ_thuộc vào Mỹ và không duy_trì được vai_trò độc_lập của họ trong con mắt người_dân ( nhất_là sau khi Tổng_thống Ngô_Đình_Diệm bị sát_hại trong vụ đảo_chính được cho là do Mỹ giật dây ) – nhất là khi đa_số lãnh_đạo của họ là những người trong chính_phủ Trần_Trọng_Kim , hình_thành dưới chế_độ bảo_hộ của phát_xít Nhật , hay đã từng làm_việc cho Quốc_gia Việt_Nam , một chính_thể bị người cộng_sản xem là tay_sai của Pháp . Tiền_thân của Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa là Quân_đội Quốc_gia Việt_Nam cũng được thành_lập dựa trên một hiệp_ước giữa Quốc_gia Việt_Nam với Pháp , sau đó được Việt_Nam Cộng_hòa tổ_chức lại theo kiểu Mỹ . Theo quan_điểm của nhiều sử_gia , cuộc_chiến này , do_đó , mang tính dân_tộc rất cao : nguyện_vọng độc_lập và thống_nhất đất_nước , sự ủng_hộ của đa_số nhân_dân đã trở_thành yếu_tố quyết_định giúp những người Cộng_sản thắng_lợi dù họ là bên yếu_thế hơn nhiều về trang_bị quân_sự . Mỹ đã thất_bại vì không nhận ra đó là một cuộc " chiến_tranh_nhân_dân " và người Việt_Nam gắn_bó với cách_mạng bởi_vì họ coi đó như là một cuộc_chiến để bảo_vệ gia_đình , đất_đai và tổ_quốc mình . Trên cục_diện quốc_tế đây là cuộc " chiến_tranh nóng " trong lòng Chiến_tranh Lạnh đang diễn ra quyết_liệt trên thế_giới . Có quan_điểm cho rằng đây là cuộc_chiến ủy_nhiệm giữa một bên là Mỹ , bên kia là Liên_Xô và Trung_Quốc . Tuy_nhiên , theo một_số báo_chí Việt_Nam , yếu_tố quyết_định tới thắng_lợi của họ là lòng dân , lòng yêu nước , ý_chí quật_cường của nhân_dân . Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp từng tuyên_bố với Thủ_tướng Liên_Xô Alexei_Kosygin rằng Việt_Nam sẽ đánh Mỹ theo cách của Việt_Nam chứ không theo sự chỉ_đạo của Liên_Xô . Tổng_bí_thư Lê_Duẩn sẵn_sàng từ_chối viện_trợ của Trung_Quốc khi nước này có ý_định áp_đặt ý_chí đối_với Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa . Việc Liên_Xô , Trung_Quốc , các nước xã_hội_chủ_nghĩa ủng_hộ Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam tuy được nhiều người đánh_giá là quan_trọng nhưng không có tính quyết_định . Do_đó , theo Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam cuộc_chiến này đối_với nhân_dân Việt_Nam là cuộc_chiến giải_phóng dân_tộc giữa một bên là nhân_dân Việt_Nam , bên kia là đội quân xâm_lược và tay_sai người bản_địa . Cuộc_chiến này chỉ là chiến_tranh ủy_nhiệm đối_với Mỹ và tay_sai là Việt_Nam Cộng_hòa . Mốc thời_gian Cuộc chiến_tranh này được nhiều người phân_đoạn theo các cách khác nhau : Người Mỹ thường quan_niệm " Chiến_tranh Việt_Nam " được tính từ khi họ trực_tiếp tham_chiến trên bộ đến khi chính_quyền Việt_Nam Cộng_hòa đầu_hàng ( từ 1965 ( nhiều nguồn cho là 1964 ) đến 1975 ) . Có nhiều nguồn khác lại coi cuộc_chiến bắt_đầu từ 1960 đến 1975 , tính từ khi Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa bắt_đầu công_khai ủng_hộ đấu_tranh_vũ_trang tại miền Nam . Nhưng quan_điểm chung và chính_thống hiện_nay của chính_phủ Việt_Nam và các học_giả thế_giới vẫn coi Chiến_tranh Việt_Nam được chính_thức bắt_đầu từ năm 1954 hoặc 1955 đến 1975 , khi Mỹ bắt_đầu công_khai cử cố_vấn quân_sự để can_thiệp vào tình_hình nội_bộ Việt_Nam hoặc từ năm 1948 , khi Mỹ bắt_đầu viện_trợ cho Pháp để tiếp_tục chiến_tranh xâm_lược tại Đông_Dương . Dưới đây là diễn_biến theo thời_gian của chiến_tranh . Sự phân_đoạn như sau cốt chỉ để tiện tham_chiếu cho các diễn_biến chính trên chiến_trường . Trong báo_chí và các tài_liệu về Chiến_tranh Việt_Nam còn rất nhiều cách phân_đoạn khác nhau tùy theo trọng_điểm phân_tích . Những di_sản của Chiến_tranh Đông_Dương Chính_sách chống Chủ_nghĩa_Cộng_sản của Mỹ Tại Mỹ đầu thập_niên 1950 , các thế_lực chống cộng cực_đoan lên nắm quyền . Chỉ_huy các cơ_quan an_ninh và tình_báo ( McCarthy và Hoover ) thực_hiện các chiến_dịch chống cộng gồm theo_dõi , phân_biệt đối_xử , sa_thải , khởi_tố và bắt_giam nhiều người bị xem là đảng_viên cộng_sản hoặc ủng_hộ chủ_nghĩa_cộng_sản . Một bộ_phận trong số những nạn_nhân bị mất việc , bị bắt giam hoặc bị điều_tra quả_thật có quan_hệ trong hiện_tại hoặc trong quá_khứ với Đảng Cộng_sản_Mỹ . Nhưng đại_bộ_phận còn lại có rất ít khả_năng gây nguy_hại cho nhà_nước và sự liên_quan của họ với người cộng_sản là rất mờ_nhạt . Chính_phủ Mỹ khiến công_chúng nghĩ rằng những người cộng_sản là mối đe_dọa đối_với an_ninh quốc_gia . Theo Chính_phủ Mỹ , sau Chiến_tranh thế_giới thứ hai , một_mặt Mỹ ủng_hộ khái_niệm dân_tộc tự_quyết , mặt_khác nước này cũng có quan_hệ chặt_chẽ với các đồng_minh châu_Âu của mình , những nước đã có những tuyên_bố đế_quốc đối_với các thuộc_địa cũ của họ . Chiến_tranh Lạnh chỉ làm phức_tạp thêm vị_trí của Mỹ , việc Mỹ ủng_hộ quá_trình phi_thực_dân hóa được bù lại bằng mối quan_tâm của họ đối_với sự lan rộng của chủ_nghĩa_cộng_sản và những tham_vọng chiến_lược của Liên_Xô tại châu_Âu . Một_số đồng_minh NATO khẳng_định rằng thuộc_địa cung_cấp cho họ sức_mạnh kinh_tế và quân_sự mà nếu không có nó thì liên_minh phương Tây sẽ tan_rã . Gần như tất_cả các đồng_minh châu_Âu của Mỹ đều tin rằng thuộc_địa sẽ cung_cấp sự kết_hợp giữa nguyên_liệu và thị_trường được bảo_vệ đối_với hàng hóa thành_phẩm của họ , từ đó sẽ gắn_kết các thuộc_địa với châu_Âu . Từ năm 1943 , Washington đã có một_số hành_động ở Đông_Nam_Á nhằm chống lại quân_Nhật đóng ở đây . Hồ_Chí_Minh nhận thấy Mỹ đang muốn đóng vai_trò lớn hơn ở khu_vực Thái_Bình_Dương , ông đã làm tất_cả để thiết_lập mối quan_hệ với Mỹ thông_qua việc giải_cứu các phi_công gặp nạn trong chiến_tranh với Nhật_Bản , cung_cấp các tin_tức tình_báo cho Mỹ , tuyên_truyền chống Nhật . Đổi lại , cơ_quan tình_báo Mỹ_O.S.S ( U.S Office_of Strategic_Services ) giúp_đỡ y_tế , cung_cấp vũ_khí , phương_tiện liên_lạc , cố_vấn và huấn_luyện quân_đội quy_mô nhỏ cho Việt_Minh . Ngày 28 tháng 2 năm 1946 , Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh đã gửi thư cho Tổng_thống Mỹ Harry_Truman kêu_gọi Mỹ can_thiệp khẩn_cấp để ủng_hộ nền độc_lập non_trẻ của Việt_Nam , nhưng không được hồi_đáp vì Mỹ xem Hồ_Chí_Minh là " tay_sai của Quốc_tế_cộng_sản " nên phớt_lờ lời kêu_gọi hỗ_trợ nền độc_lập của Việt_Nam . Cuối tháng 9 năm 1946 , Mỹ_rút tất_cả các nhân_viên tình_báo tại Việt_Nam về nước , chấm_dứt liên_hệ với chính_phủ Hồ_Chí_Minh . Hơn_nữa , ngay từ năm 1949 , sau khi Nội_chiến Trung_Quốc kết_thúc , tiếp đó là chiến_tranh Triều_Tiên bùng_nổ , khuynh_hướng thân Liên_Xô tại nhiều nước Ả_Rập , giới chính_khách Mỹ cảm_thấy lo_sợ về làn_sóng ủng_hộ chủ_nghĩa_Cộng_sản tại các nước thế_giới thứ ba . Mỹ cần có quan_hệ đồng_minh với Pháp để thiết_lập sự cân_bằng với sức_mạnh của Xô_Viết ở châu_Âu sau chiến_tranh thế_giới thứ hai . Chính_phủ Mỹ đưa ra Thuyết_domino , theo đó Mỹ cho rằng nếu một quốc_gia đi theo Chủ_nghĩa_cộng_sản , các quốc_gia thân_phương Tây lân_cận sẽ " bị đe dọa " . Từ lập_luận đó , Mỹ bắt_đầu viện_trợ cho Pháp trong cuộc_chiến chống lại Việt_Minh ( chỉ nước Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa ) , một tổ_chức / chính_quyền họ cho là có liên_hệ với Liên_Xô và Trung_Quốc . Tuy_nhiên , trước năm 1950 , Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa không được Liên_Xô và Trung_Quốc công_nhận và cũng không nhận được sự hỗ_trợ nào từ 2 nước này . Sự cạnh_tranh chiến_tranh lạnh với Liên_Xô là mối quan_tâm lớn nhất về chính_sách đối_ngoại của Mỹ trong những năm 1940 và 1950 , chính_phủ Truman và Eisenhower ngày_càng trở_nên lo_ngại rằng khi các cường_quốc châu_Âu bị mất các thuộc_địa của họ , các đảng_cộng_sản được Liên_Xô ủng_hộ sẽ giành được quyền_lực trong những quốc_gia mới . Điều này có_thể làm thay_đổi cán_cân quyền_lực quốc_tế theo hướng có lợi cho Liên_Xô và loại_bỏ quyền truy_cập vào nguồn_lực kinh_tế từ đồng_minh của Mỹ . Các sự_kiện như cuộc đấu_tranh_giành độc_lập của Indonesia ( 1945 - 1950 ) , cuộc chiến_tranh của Việt_Nam chống Pháp ( 1945 - 1954 ) và chủ_nghĩa_xã_hội dân_tộc công_khai của Ai_Cập ( 1952 ) và Iran ( 1951 ) đã khiến Mỹ lo_lắng rằng các nước mới giành độc_lập sẽ ủng_hộ Liên_Xô , ngay cả khi chính_phủ mới không trực_tiếp liên_hệ với Liên_Xô . Do_vậy , Mỹ đã sử_dụng các gói cứu_trợ , hỗ_trợ kỹ_thuật và đôi_khi là cả can_thiệp quân_sự trực_tiếp để hỗ_trợ các lực_lượng chống Cộng_thân phương Tây tại các quốc_gia mới độc_lập ở thế_giới thứ ba . Để thi_hành chính_sách chống_cộng , Mỹ_lập ra nhiều tổ_chức quân_sự liên_quốc_gia như ( NATO , CENTO , SEATO ) , các tổ_chức và hiệp_ước phòng_thủ song_phương và khu_vực . Bên_cạnh đó là một hệ_thống căn_cứ_quân_sự dày_đặc để bao_vây các nước Xã_hội_chủ_nghĩa . Tại những khu_vực có tính địa_chiến_lược cao , Mỹ sẵn_sàng sử_dụng biện_pháp quân_sự , thậm_chí khi chưa có sự đồng_ý của Liên_Hợp_Quốc như Việt_Nam , Lào , Campuchia ( 1954 – 1975 ) , Cuba ( 1961 ) , Dominica ( 1965 ) . Mặc_dù thất_bại tại nhiều nơi đặc_biệt là ở Việt_Nam , Lào , Cuba nhưng Mỹ vẫn tiếp_tục thực_hiện chính_sách này nhưng với những hình_thức khác . Từ thập_niên 1980 , Mỹ chuyển sang chính_sách " Vượt lên ngăn_chặn " , có nghĩa_là can_thiệp trực_tiếp vào nội_bộ các nước Xã_hội_chủ_nghĩa . Mỹ can_dự vào Chiến_tranh Đông_Dương ( 1945 – 1954 ) Mỹ đã có kế_hoạch can_thiệp vào Việt_Nam ngay từ năm 1946 nhưng do quân_đội Tưởng_Giới_Thạch đang bận_rộn trong cuộc_chiến chống lại quân_đội Mao_Trạch_Đông , Anh còn đang lo lấy lại các thuộc_địa cũ khác trên thế_giới nên Mỹ chưa can_thiệp được . Tới tháng 5 năm 1950 , Pháp thật_sự trở_nên thất_thế trước Việt_Minh thì cơ_hội để Mỹ can_thiệp mới thực_sự tới . Mỹ muốn lợi_dụng Pháp để tiêu_thụ bớt số vũ_khí còn dư bởi năng_lực sản_xuất vũ_khí của Mỹ chưa kịp hạ xuống sau Chiến_tranh_Thế_giới thứ hai cũng như để tránh tổn_thất nhân_mạng Mỹ . Hỗ_trợ Pháp tại Đông_Dương và kế_hoạch Marshall tại Pháp cũng chính là cách Mỹ lôi_kéo Pháp vào liên_minh toàn_diện do Mỹ đứng đầu Theo tài_liệu Lầu Năm_góc , chính_phủ Mỹ " ủng_hộ nguyện_vọng độc_lập dân_tộc tại Đông_Nam_Á " trong đó có Việt_Nam , nhưng với điều_kiện lãnh_đạo của những nhà_nước mới không ủng_hộ chủ_nghĩa_cộng_sản , họ đặc_biệt ủng_hộ việc thành_lập các " nhà_nước phi_Cộng_sản " ổn_định trong khu_vực tiếp_giáp Trung_Quốc . Theo thuyết_Domino , Mỹ hỗ_trợ các đồng_minh tại Đông_Nam_Á để chống lại các phong_trào mà họ cho là " lực_lượng cộng_sản muốn thống_trị châu_Á dưới chiêu_bài dân_tộc " . Mỹ thúc_giục Pháp_nhượng_bộ chủ_nghĩa dân_tộc tại Việt_Nam , nhưng mặt_khác họ không_thể cắt viện_trợ cho Pháp vì như_vậy sẽ làm mất đi một đồng_minh trong việc đối_phó với những mối lo lớn hơn tại châu_Âu . Tóm_lại , chính_sách của Mỹ gồm 2 mặt không tương_thích : một_mặt hỗ_trợ người Pháp chiến_thắng trong cuộc_chiến chống Việt_Minh - tốt nhất là dưới sự chỉ_đạo của Mỹ , mặt_khác Mỹ dự_kiến sau khi chiến_thắng , người Pháp sẽ - một_cách cao_cả - rút khỏi Đông_Dương . Theo Félix_Green , mục_tiêu của Mỹ không phải chỉ có Việt_Nam và Đông_Dương , mà là toàn_bộ vùng Đông_Nam_Á , vì đây là " một trong những khu_vực giàu_có nhất thế_giới , đã mở ra cho kẻ nào thắng trận ở Đông_Dương . Đó là lý_do giải_thích vì sao Mỹ ngày_càng quan_tâm đến vấn_đề Việt_Nam ... Đối_với Mỹ đó là một khu_vực phải nắm lấy bằng bất_kỳ giá nào " . Một_số người khác cho rằng mục_tiêu cơ_bản và lâu_dài của Mỹ là muốn bảo_vệ sự tồn_tại của các chính_phủ thân Mỹ tại Đông_Nam_Á , không_chỉ nhằm làm " tiền đồn_chống Chủ_nghĩa_Cộng_sản " , mà qua đó còn duy_trì ảnh_hưởng lâu_dài của " Quyền_lực tư_bản " Mỹ lên thị_trường vùng Đông_Nam_Á ( xem thêm Chủ_nghĩa_thực_dân mới ) . Bản_thân người Pháp cũng cố_gắng hết_sức để chí_ít cũng có một " lối_thoát danh_dự " . Sau thất_bại của chiến_lược " đánh nhanh thắng nhanh " , để giảm bớt áp_lực chính trị-quân_sự , Pháp đàm_phán với Bảo_Đại và những chính_trị_gia Việt_Nam theo chủ_nghĩa dân_tộc có lập_trường chống Chính_phủ kháng_chiến Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa để thành_lập Quốc_gia Việt_Nam thuộc Liên_Hiệp_Pháp . Tới cuối chiến_tranh , Quân_đội Quốc_gia Việt_Nam đã phát_triển lên tới 230.000 quân , chiếm 60 % lực_lượng Liên_Hiệp Pháp ở Đông_Dương , được đặt dưới quyền chỉ_huy của tướng Nguyễn_Văn_Hinh . Quân_đội này sẽ trở_thành nòng_cốt của Quân_lực Việt_Nam Cộng_Hòa sau_này . Người Pháp tỏ ra ít có nhiệt_tình với chính_phủ mới này còn người Mỹ_chế giễu Pháp là " thực_dân tuyệt_vọng " . Đáp lại , phía Pháp nhận_định là Mỹ quá ngây_thơ và một người Pháp đã nói_thẳng là " những người Mỹ ưa lo chuyện người khác , ngây_thơ vô_phương cứu_chữa , tin_tưởng rằng khi quân_đội Pháp rút_lui , mọi người sẽ thấy nền độc_lập của người Việt xuất_hiện . " Rõ_ràng đây là một câu nói_chế_giễu nhưng nó lại chính_xác vì những người Mỹ khá ngây_thơ và ấu_trĩ khi họ mới đến Việt_Nam . Năm 1953 , mỗi tháng , Mỹ viện_trợ cho Pháp 20.000 tấn vũ_khí và quân_nhu mỗi tháng , sau đó Mỹ đồng_ý tăng lên 100.000 tấn / tháng , đổi lại chính_phủ Mỹ yêu_cầu Pháp phải có kết_quả cụ_thể . Khi chiến_tranh chấm_dứt vào năm 1954 , Mỹ đã trả 78 % chiến_phí cho Pháp , thậm_chí phi_công Mỹ cũng tham_gia chiến_đấu cùng Pháp trong trận Điện_Biên_Phủ . Thời_gian này ở tất_cả các cấp_bộ trong quân_đội viễn_chinh Pháp đều có cố_vấn Mỹ . Người Mỹ có_thể đến bất_cứ đâu kiểm_tra tình_hình không cần sự chấp_thuận của tổng_chỉ_huy Pháp . Việc Mỹ trực_tiếp tham_chiến tại chiến_tranh Đông_Dương chỉ còn là vấn_đề thời_gian 1-2 năm . Thậm_chí khi Điện_Biên_Phủ nguy_cấp , Mỹ đã tính tới chuyện dùng bom nguyên_tử để cứu_nguy cho Pháp . Tuy_nhiên công_thức " Viện_trợ_Mỹ , viễn_chinh Pháp , quân bản_xứ " vẫn không cứu_vãn được thất_bại . Sau khi thất_bại tại Điện_Biên_Phủ , Pháp đã mất hẳn ý_chí tiếp_tục chiến_đấu tại Đông_Dương . Việt_Nam tạm_thời chia thành hai vùng tập_kết quân_sự Hiệp_định Genève quy_định các bên tham_gia chiến_tranh Đông_Dương phải ngừng_bắn , giải_giáp vũ_khí . Theo sự dàn_xếp của các cường_quốc , Việt_Nam chia ra thành hai khu_vực tập_kết tạm_thời cho hai bên đối_địch . Phía Bắc vĩ_tuyến 17 dành cho các lực_lượng của Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam , phía Nam thì dành cho tất_cả các lực_lượng thuộc Liên_hiệp Pháp . Vĩ_tuyến 17 ( nay đi qua tỉnh Quảng_Trị ) được xem là ranh_giới và một khu phi_quân_sự tạm_thời được lập dọc theo hai bờ sông Bến_Hải thuộc tỉnh Quảng_Trị . Quân_đội hai bên phải rút về khu_vực được quy_định trong vòng 300 ngày . Trong thời_gian chuyển_tiếp đó , người_dân hai miền được quyền lựa_chọn nơi sinh_sống là khu_vực mà mình muốn và sẽ được hỗ_trợ trong việc di_chuyển . Đồng_thời , trong thời_gian sau đó , ý_thức được chính_phủ Hồ_Chí_Minh đã nhận được sự ủng_hộ rộng_rãi của quần_chúng , phía Pháp cũng có những bước_đi nhằm đặt quan_hệ ngoại_giao với Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa . Tuyên_bố cuối_cùng của Hội_nghị ghi rõ : tình_trạng chia_cắt này chỉ là tạm_thời cho đến khi cuộc tổng_tuyển_cử tự_do thống_nhất Việt_Nam sẽ được tổ_chức vào tháng 7 năm 1956 , dưới sự kiểm_soát của Ban Giám_sát và Kiểm_soát Quốc_tế đã nói trong Hiệp_định đình_chỉ chiến_sự và giới_tuyến quân_sự không_thể được coi là biên_giới quốc_gia . Đồng_thời Tuyên_bố cuối_cùng của Hội_nghị Genève cũng công_nhận chủ_quyền , thống_nhất , toàn_vẹn lãnh_thổ của Việt_Nam , Campuchia , Lào và ghi_nhận bản Tuyên_bố của chính_phủ Pháp về việc sẵn_sàng rút quân_đội Pháp khỏi lãnh_thổ các nước này theo yêu_cầu và thỏa_thuận với chính_quyền sở_tại . Tuyên_bố này còn nói rằng các chính_quyền tại hai khu_vực quân_sự tại Việt_Nam không được trả_thù đối_với những người đã từng cộng_tác với phía bên kia cùng gia_đình họ . Bản Tuyên_bố không có chữ_ký của bất_cứ phái_đoàn nào tham_dự Hội_nghị tuy_nhiên vẫn được các nước cam_kết chấp_thuận chính_thức . < ref name = " Đại_cương 125 " > Lê_Mậu_Hãn ( chủ_biên ) , Trần_Bá_Đệ , Nguyễn_Văn_Thư ... , Đại_cương Lịch_sử Việt_Nam - Tập 3 . Nhà_xuất_bản Giáo_dục . Hà_Nội . 2007 . Trang 125 . < / ref > Tới Hiệp_định Paris 1973 , tất_cả các bên tham_gia bao_gồm Mỹ , Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa , Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam và Việt_Nam Cộng_hòa đều thừa_nhận giới_tuyến quân_sự tạm_thời không được coi là biên_giới quốc_gia . Trước khi Hiệp_ước Genève được ký_kết 6 tuần , ngày 4 tháng 6 năm 1954 , Pháp đã đàm_phán với Quốc_gia Việt_Nam bản dự_thảo Hiệp_ước Matignon ( 1954 ) , nếu được ký chính_thức thì Quốc_gia Việt_Nam sẽ hoàn_toàn độc_lập khỏi Liên_hiệp Pháp . Chính_phủ này sẽ không còn bị ràng_buộc bởi những hiệp_ước do Pháp ký_kết . Tuy_nhiên , Hiệp_ước Matignon ( 1954 ) chưa được Quốc_hội Pháp và Tổng_thống Pháp phê_chuẩn . Bên_cạnh đó , cũng có những lập_luận cho rằng Quốc_gia Việt_Nam vẫn bị ràng_buộc bởi Hiệp_định Geneva , bởi_vì chính_phủ này chỉ sở_hữu một_vài thuộc_tính của một chủ_quyền đầy_đủ và đặc_biệt là nó phụ_thuộc vào Pháp về quốc_phòng , tài_chính , thương_mại , kinh_tế . Tuy_nhiên , Hiệp_ước Genève đã diễn_tiến quá nhanh . Sau khi Hiệp_định Geneva được ký , Hiệp_ước Matignon đã trở_nên không bao_giờ được hoàn_thành . Quốc_gia Việt_Nam vẫn là một thành_viên của Liên_hiệp Pháp và do_đó vẫn phải tuân_thủ những Hiệp_định do Liên_hiệp Pháp ký_kết . Tuy_nhiên , phái_đoàn Quốc_gia Việt_Nam đã từ_chối ký và không công_nhận Hiệp_định Genève , đồng_thời ra Tuyên_bố Hiệp_định Genève_chứa " những điều_khoản gây nguy_hại nặng_nề cho tương_lai chính_trị của Quốc_gia Việt_Nam " và " không tôn_trọng nguyện_vọng sâu_xa của dân_Việt " , bởi Bộ_Tư_lệnh Pháp đã " nhường cho Việt_Minh những vùng mà quân_đội quốc_gia còn đóng quân và tước mất của Việt_Nam quyền tổ_chức phòng_thủ " và " tự ấn_định ngày tổ_chức tuyển_cử mà không có sự thỏa_thuận với phái_đoàn quốc_gia Việt_Nam " . Tuyên_bố cũng cho biết Quốc_gia Việt_Nam sẽ " tự dành cho mình quyền hoàn_toàn tự_do hành_động để bảo_vệ quyền thiêng_liêng của dân_tộc Việt_Nam trong công_cuộc thực_hiện Thống_nhất , Độc_lập và Tự_do cho xứ_sở " . Trên thực_tế , Quốc_gia Việt_Nam không được tham_dự hội_nghị với tư_cách quốc_gia độc_lập vì người Pháp và các bên tham_gia cho rằng Quốc_gia Việt_Nam vẫn chưa độc_lập khỏi liên_hiệp Pháp và vẫn được Pháp đại_diện về mặt ngoại_giao . Wilson_Center . Cold War_International History Project_Bulletin , Issue 16 : The_Geneva_Conference of 1954 . New_Evidence from the Archives of_the Ministry of_Foreign Affairs of_the People's Republic of_China . Pp . 12 Phái_đoàn Mỹ cũng từ_chối ký Hiệp_định và tuyên_bố không bị ràng_buộc vào những quy_định ấy , nhưng nói thêm nước này " sẽ coi mọi sự tái_diễn của các hành_động bạo_lực vi_phạm hiệp_định là điều đáng lo_ngại và là mối đe_dọa nghiêm_trọng đối_với hòa_bình và an_ninh quốc_tế " . Trong Tuyên_bố của mình , đối_với vấn_đề tổng_tuyển_cử thống_nhất Việt_Nam , chính_phủ Mỹ nêu rõ quan_điểm " tiếp_tục cố_gắng đạt được sự thống_nhất thông_qua những cuộc tuyển_cử tự_do được giám_sát bởi Liên_Hợp_Quốc để bảo_đảm chúng diễn ra công_bằng " . Theo Hồ_Chí_Minh , do Quốc_gia Việt_Nam vẫn chưa độc_lập khỏi Liên_hiệp Pháp nên không_thể tham_gia Hội_nghị và ký_kết Hiệp_định với tư_cách một quốc_gia và Quốc_gia Việt_Nam vẫn phải chịu ràng_buộc bởi những thỏa_thuận giữa Việt_Minh và Pháp . Ngay sau khi Hiệp_định Geneva được ký_kết chỉ vài ngày , trả_lời Thông_tấn_xã Việt_Nam , Hồ_Chí_Minh đã tiên_đoán trước Mỹ sẽ tìm cách phá_bỏ Hiệp_định để chia_cắt Việt_Nam : " Theo đúng lập_trường của ta từ trước đến nay , nước Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa sẽ tiếp_tục cố_gắng đấu_tranh cho hòa_bình , độc_lập , thống_nhất , dân_chủ của Tổ_quốc . Đồng_thời , chúng_ta phải có tinh_thần cảnh_giác rất cao đối_với âm_mưu của đế_quốc Mỹ_định cản_trở hai bên đi đến hiệp_định đình_chiến và mưu_mô lập khối liên_minh quân_sự có tính_chất xâm_lược , chia châu_Á thành những tập_đoàn đối_lập để dễ xâm_lược và khống_chế Đông_Dương cùng Đông_Nam_Á . " Kết_quả Hiệp_định : Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam , lực_lượng đã giành thắng_lợi sau cuộc_chiến , tập_kết về miền Bắc . Lực_lượng Quốc_gia Việt_Nam cùng với quân_đội Pháp tập_kết về miền Nam , tập_kết dân_sự và chính_trị theo nguyên_tắc tự_nguyện . Theo thống_kê của Ủy_ban Quốc_tế Giám_sát Đình_chiến có 892.876 dân_thường di_cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt_Nam . , trong khi 140.000 người khác từ miền Nam tập_kết ra Bắc . Quân_đội Pháp dần_dần rút khỏi miền Nam và trao quyền_lực cho chính_quyền Quốc_gia Việt_Nam . Chính_quyền Quốc_gia Việt_Nam ( tiền_thân của Việt_Nam Cộng_hòa ) từ_chối hiệp_thương tổng_tuyển_cử tự_do với lý_do mà Thủ_tướng Ngô_Đình_Diệm đưa ra là " Chúng_tôi không từ_chối nguyên_tắc tuyển_cử tự_do để thống_nhất đất_nước một_cách hòa_bình và dân_chủ " , " thống_nhất đất_nước trong tự_do chứ không phải trong nô_lệ " nhưng ông " nghi_ngờ về việc có_thể đảm_bảo những điều_kiện của cuộc bầu_cử tự_do ở miền Bắc " . Denis_Warner , Certain_victory - How Hanoi_won the war , Sheed_Andrews and_McMeel , Inc , 1978 , tr . 110 ( phỏng_vấn của tác_giả với Ngô_Đình_Diệm ) Khi trở_thành Tổng_thống Việt_Nam Cộng_hòa , Ngô_Đình_Diệm còn ra nhiều tuyên_bố công_kích chính_phủ Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa . Đáp lại những cáo_buộc này , Hồ_Chí_Minh đã trả_lời với các nhà_báo Mỹ ở hãng U.P rằng : " Đó là lời vu_khống của những người không muốn thống_nhất Việt_Nam bằng tổng_tuyển_cử tự_do . Chính_phủ Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa bảo_đảm tổng_tuyển_cử sẽ được hoàn_toàn tự_do ở miền Bắc Việt_Nam . " Bên_cạnh đó , những nguồn tin khác nhau chỉ ra cho Tổng_thống Mỹ Eisenhower thấy khoảng 80 % dân_số Việt_Nam sẽ bầu cho Hồ_Chí_Minh thay_vì bầu cho Bảo_Đại nếu cuộc tổng_tuyển_cử được thi_hành . Nhà sử_học Mortimer_T. Cohen cho rằng : Thực_tâm Ngô_Đình_Diệm không muốn Tổng_Tuyển_cử , vì biết rằng mình sẽ thua . Không ai có_thể thắng_cử trước Hồ_Chí_Minh , vì ông là một George_Washington của Việt_Nam . Cuộc tổng_tuyển_cử tự_do cho việc thống_nhất Việt_Nam đã không bao_giờ được tổ_chức . Mỹ hậu_thuẫn cho Ngô_Đình_Diệm thành_lập một chính_thể riêng_biệt ở phía Nam vĩ_tuyến 17 và không thực_hiện tuyển_cử thống_nhất Việt_Nam . Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa coi đây là hành_động phá_hoại Hiệp_định GenèveLỜI TUYÊN_BỐ CỦA CỤ TÔN_ĐỨC_Thắng , TRƯỞNG_BAN THƯỜNG_TRỰC QUỐC_HỘI NƯỚC Việt_Nam_DÂN_CHỦ CỘNG_HÒA VỀ VẤN_ĐỀ CHỐNG TUYỂN_CỬ RIÊNG_RẼ Ở MIỀN_NAM TRONG HỘI_NGHỊ BÁO_CHÍ NGÀY 10-2-1956 Ở HÀ_NỘI . Ngày 18 tháng 6 năm 1954 , hơn 4.000 người Huế biểu_tình chống Pháp - Mỹ .. Ngày 1 tháng 8 năm 1954 , Ủy_ban Liên_Việt Sài_Gòn - Chợ_Lớn thông_báo cho biết chính_quyền Ngô_Đình_Diệm bắn vào đoàn 5.000 người biểu_tình ở Sài_Gòn - Chợ_Lớn cầm cờ Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và cờ Pháp hoan_nghênh Hiệp_định Giơnevơ và đòi Pháp thi_hành Hiệp_định Như_vậy , xét về quá_trình tham_gia của các bên tham_chiến , chiến_tranh Việt_Nam là bước tiếp_nối để giải_quyết những mục_tiêu mà cả hai bên chưa làm được trong chiến_tranh Đông_Dương . Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa , Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng Miền_Nam Việt_Nam và Chính_phủ cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam muốn giành độc_lập , thống_nhất cho đất_nước và đánh_đuổi các lực_lượng ngoại_quốc khỏi Việt_Nam . Tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu còn bóp_méo Hiệp_định Paris khi cho rằng Bắc_Việt_Nam là Bắc_Việt_Nam và Nam_Việt_Nam là Nam_Việt_Nam trong khi Hiệp_định chỉ công_nhận có một nước Việt_Nam thống_nhất với vỹ tuyến 17 là giới_tuyến quân_sự tạm_thời , không phải biên_giới quốc_gia hay biên_giới chính_trị . Còn Mỹ thì muốn tiếp_tục thi_hành chính_sách chống Cộng ở Đông_Nam_Á thông_qua lực_lượng bản_xứ là Việt_Nam Cộng_hòa do người Pháp để lại . Họ cho rằng cho rằng Việt_Nam Cộng_hòa " về bản_chất là một sáng_tạo của Mỹ " nhằm đáp_ứng những mục_đích của Mỹ Ngay từ tháng 3 năm 1961 , khi Chủ_tịch Quốc_hội Pháp Jacques_Chaban-Delmas có chuyến sang Mỹ , Thống_chế Pháp Charles_de Gaulle nhờ ông này nhắn lại với Tổng_thống Mỹ " đừng để sa_lầy trong vấn_đề Việt_Nam , ở đó Mỹ có_thể mất cả lực_lượng lẫn linh_hồn của mình " . Ngày 31 tháng 5 năm 1961 , tiếp Tổng_thống Mỹ John_F. Kennedy tại Paris , Thống_chế Pháp Charles_de Gaulle cảnh_báo : " Người Pháp chúng_tôi có kinh_nghiệm về chuyện đó . Người Mỹ các ông trước_đây [ chỉ các tổng_thống Mỹ tiền_nhiệm ] từng muốn thay chỗ chúng_tôi ở Đông_Dương . Và hôm_nay ông muốn nối_gót chúng_tôi để nhen lại ngọn lửa chiến_tranh mà chúng_tôi đã kết_thúc . Tôi xin báo trước cho ông biết : các ông sẽ từ_từ sa vào vũng_lầy quân_sự và chính_trị không đáy , bất_chấp những tổn_thất [ nhân_mạng ] và chi_tiêu [ tiền của ] mà các ông có_thể phung_phí ở đó " Do_vậy , nhiều nhà_sử_học coi 2 cuộc_chiến thực_chất chỉ là 1 và gọi đó là " Cuộc_chiến mười_ngàn ngày " , giai_đoạn hòa bình 1955 - 1959 thực_chất chỉ là chặng nghỉ tạm_thời . Theo Daniel_Ellsberg , ngay từ đầu nó đã là một cuộc_chiến của Mỹ : Ban_đầu là Pháp và Mỹ , sau đó Mỹ nắm hoàn_toàn . Trong cả hai trường_hợp , nó là một cuộc đấu_tranh của người Việt_Nam - dù không phải là tất_cả người Việt - nhưng cũng đủ để duy_trì cuộc chiến_đấu chống lại vũ_khí , cố_vấn cho tới quân viễn_chinh của Mỹ . Theo Alfred_McCoy , nhìn lại những chính_sách của Mỹ sau khi Hiệp_định Geneva được ký_kết , những tài_liệu Ngũ_Giác Đài đã kết_luận rằng " Nam_Việt_Nam về cơ_bản là một sáng_tạo của Mỹ " : " Không có Mỹ hỗ_trợ thì Diệm hầu_như chắc_chắn không_thể củng_cố quyền_lực ở miền Nam Việt_Nam trong thời_kỳ 1955 - 1956 . Không có Mỹ_đe dọa can_thiệp , Nam_Việt_Nam không_thể từ_chối thậm_chí cả việc thảo_luận về cuộc Tổng_tuyển cử năm 1956 theo Hiệp_định Geneva mà không bị lực_lượng_vũ_trang của Việt_Minh lật_đổ . Không có viện_trợ_Mỹ trong những năm tiếp_theo thì chế_độ_Diệm và nền độc_lập của Nam_Việt_Nam hầu_như cũng không_thể_nào tồn_tại được . " Thượng_nghị_sĩ ( sau là Tổng_thống Mỹ ) John_F. Kennedy thì tuyên_bố : " Nó ( Việt_Nam Cộng_Hòa ) là con_đẻ của chúng_ta . Chúng_ta không_thể từ_bỏ nó " . Giai_đoạn 1954 - 1959 Việt_Nam Cộng hòa_cự tuyệt_Tổng_tuyển_cử thống_nhất Việt_Nam Mỹ không công_nhận kết_quả Hiệp_định Genève , tuy_nhiên Mỹ vẫn tuyên_bố " ủng_hộ nền hòa_bình tại Việt_Nam do Hiệp_định Genève mang lại và thúc_đẩy sự thống_nhất hai miền Nam Bắc_Việt_Nam bằng các cuộc bầu_cử tự_do dưới sự giám_sát của Liên_Hợp_Quốc " . Theo Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam , nguyên_nhân chính mà Việt_Nam Cộng_hòa và Mỹ cương_quyết không cùng Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa tổ_chức Tổng_tuyển_cử vì họ biết chắc rằng mình không_thể thắng và không muốn Việt_Nam thống_nhất . Mỹ coi miền Nam Việt_Nam là địa_bàn quan_trọng trong chiến_lược chống chủ_nghĩa_cộng_sản tại Đông_Nam_Á nên bắt_đầu các hoạt_động can_thiệp tại Việt_Nam . Đúng 20 ngày sau khi Hiệp_định Genève về Đông_Dương được ký_kết , đô_đốc Sabin đến Hà_Nội , họp với phái_đoàn quân_sự Mỹ tại đây . Năm 1955 , phái_đoàn quân_sự này của Mỹ do Edward Lansdale chỉ_huy , người của CIA và đã làm cố_vấn cho Pháp tại Việt_Nam từ 1953 , đã thực_hiện các hoạt_động tuyên_truyền tâm_lý_chiến để kêu_gọi dân_chúng miền Bắc di_cư vào Nam ; giúp huấn_luyện sĩ_quan người Việt và các lực_lượng_vũ_trang của Quốc_gia Việt_Nam tại các căn_cứ_quân_sự Mỹ ở Thái_Bình_Dương ; xây_dựng các cơ_sở_hạ_tầng phục_vụ quân_sự tại Philippines ; bí_mật đưa một lượng lớn vũ_khí và thiết_bị quân_sự vào Việt_Nam ; giúp_đỡ phát_triển các kế_hoạch " bình_định Việt_Minh và các vùng chống_đối " . Trong 2 năm 1955 - 1956 , Mỹ đã bỏ ra 414 triệu USD giúp trang_bị cho các lực_lượng thường_trực quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa , gồm 170.000_quân và lực_lượng cảnh_sát 75.000 quân , chiếm 80 % ngân_sách quân_sự của chế_độ Ngô_Đình_Diệm . Số viện_trợ này giúp Việt_Nam Cộng_hòa đủ sức duy_trì bộ_máy hành_chính và quân_đội khi không còn viện_trợ của Pháp . Quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa dần thay_thế chiến_thuật và vũ_khí của Pháp bằng của Mỹ . Chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa tiếp_tục chính_sách của Quốc_gia Việt_Nam là từ_chối hiệp_thương tổng tuyển_cử với lý_do mà Ngô_Đình_Diệm phát_biểu là " nghi_ngờ về việc có_thể bảo_đảm những điều_kiện của cuộc bầu_cử tự_do ở miền Bắc " . Lý_do này tương_tự như trong cuộc bầu_cử Quốc_hội Việt_Nam khóa I năm 1946 , khi một_số đảng_phái đối_lập với Việt_Minh không ra ứng_cử và cho rằng chính_quyền trong tay nên Việt_Minh muốn ai trúng cũng được . Có tài_liệu cho rằng lá phiếu không bí_mật , vì Sắc_lệnh 51 cho_phép những cử_tri không biết chữ được nhờ người viết hộ . Theo ông Trần_Trọng_Kim ( nguyên là Cựu Thủ_tướng Đế_quốc_Việt_Nam được Nhật_Bản bảo_hộ ) thì có nơi người_dân bị cưỡng_bách_bầu cho Việt_Minh . Nhưng theo báo Đại_đoàn_kết ( Cơ_quan trung_ương của Mặt_trận tổ_quốc_Việt_Nam ) thì nhiều trí_thức , đại_biểu có uy_tín của các giai_cấp , tầng_lớp , tôn_giáo , dân_tộc đã trúng_cử tại Quốc_hội khóa I , họ hầu_hết không hay chưa phải là đảng_viên cộng_sản . Có đến 43 % đại_biểu trúng_cử không tham_gia đảng_phái nào , trong đó có Ngô_Tử_Hạ , một nhân_sĩ công_giáo và là chủ của các xưởng in lớn . Ngày 4 tháng 2 năm 1955 , Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa đã ra bản tuyên_bố việc lập lại quan_hệ bình_thường giữa hai miền , tạo điều_kiện nhân_dân hai miền thắt chặt quan_hệ kinh_tế . Đáp lại , năm 1958 , chính_quyền Sài_Gòn tuyên_bố_cự tuyệt_hoàn_toàn đề_nghị này , với lí_do là miền Bắc sẽ " vơ vét tài_nguyên của miền Nam " . Chính_quyền Sài_Gòn còn giam_giữ , bỏ tù trên 150 thương_nhân miền Bắc được Chính_phủ Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa_cử vào tìm mối buôn_bán . Đồng_thời với việc từ_chối tuyển_cử , chế_độ Việt_Nam Cộng_hòa ra_sức củng_cố quyền_lực , đàn_áp khốc_liệt những người_người kháng_chiến cũ ( Việt_Minh ) , Đảng_viên Đảng Lao_động Việt_Nam , những người không chịu quy_phục Việt_Nam Cộng_hòa . Ngô_Đình_Diệm hiểu rõ lực_lượng Việt_Minh là đối_thủ lớn nhất đe dọa quyền_lực của ông ta . Theo lời khuyên của Edward_Lansdale , chính_phủ Ngô_Đình_Diệm không gọi họ là Việt_Minh nữa mà gọi_là Việt Cộng ' ' ' . Nhằm triệt_để tiêu_diệt ảnh_hưởng của Việt_Minh trong nhân_dân , Ngô_Đình_Diệm còn ra_lệnh đập phá các tượng_đài kháng_chiến và san_bằng nghĩa_trang của những liệt_sĩ Việt_Minh trong Chiến_tranh Đông_Dương , một hành_vi xúc_phạm nghiêm_trọng_tục_lệ thờ_cúng của người Việt . Việt_Nam Cộng_hòa cũng đưa ra một loạt các chính_sách " Tố Cộng_Diệt Cộng " , ban_hành đạo_luật 10-59 công_khai hành_quyết những người cộng_sản bằng máy_chém . Theo Tuyên_bố cuối_cùng của Hiệp_định Genève thì tổng_tuyển_cử ở hai miền được dự_trù vào tháng 7 năm 1956 nhưng Tổng_thống Ngô_Đình_Diệm bác_bỏ mọi cuộc thảo_luận sơ_khởi , hành_động này khiến Ngô_Đình_Diệm bẽ_mặt ở phương Tây . Theo nhận_xét của phương Tây thì Ngô_Đình_Diệm là kẻ ngoan_cố và khao_khát quyền_lực chuyên_chế , nhưng theo Duncanson thì mọi việc còn phức_tạp hơn . Theo Ducanson , Miền_Bắc có dân_số đông hơn miền Nam 2 triệu người ( tính cả gần 1 triệu người miền Bắc di_cư vào Nam ) vào thời_điểm 1955 – 1956 , trước sự hỗn_loạn gây ra bởi sự tranh_giành của các giáo_phái và do hoạt_động bí_mật của Việt_Minh tại miền Nam , cuộc Cải_cách_ruộng_đất tại miền Bắc Việt_Nam tạo ra bầu_không_khí căng_thẳng dẫn đến cuộc nổi_dậy của nông_dân tại các vùng lân_cận Vinh , những tình_hình diễn ra ở cả hai miền khiến Ủy_hội Quốc_tế Kiểm_soát Đình_chiến_Đông_Dương không có hy_vọng đảm_bảo một cuộc bầu_cử tự_do theo tinh_thần của bản Tuyên_bố cuối_cùng trong đó cử_tri có_thể bỏ_phiếu theo ý_muốn mà không sợ bị trả_thù chính_trị . Về xã_hội , chính_sách về kinh_tế khiến mô_hình xã_hội cũ thay_đổi : giai_cấp địa_chủ hầu_như bị xóa bỏ , giai_cấp tư_sản thì được đưa vào các cơ_sở công_tư hợp_doanh , được nhà_nước mua lại tài_sản để trở về làm lao_động . : Ngày 8 tháng 2 năm 1967 , Tổng_thống Mỹ_Johnson gửi thư cho Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa trong đó có ghi : { {_cquote | We have tried over the past several years , in a variety of_ways and_through a number of_channels , to convey to_you and_your colleagues our desire to achieve_a peaceful settlement . For_whatever reasons , these efforts have not achieved any results ... Dịch_nghĩa : Chúng_tôi đã cố_gắng trong nhiều năm qua , bằng nhiều cách khác nhau và thông_qua một_số phương_tiện truyền_thông , để truyền_đạt cho bạn và đồng_minh mong_muốn đạt được một giải_pháp hòa_bình của chúng_tôi . Vì bất_kỳ lý_do gì , những nỗ_lực này đã không đạt được bất_kỳ kết_quả nào ... " |_| |_Johnson }_} Đại_ý của Johnson là người Mỹ nhiều lần chuyển đến chính_phủ Hồ_Chí_Minh mong_muốn hòa_bình bằng những kênh khác nhau nhưng không đạt kết_quả nào và đề_nghị chấm_dứt cuộc xung_đột tại Việt_Nam để không tiếp_tục gây đau_khổ cho nhân_dân hai miền Việt_Nam cũng như nhân_dân Mỹ . Tổng_thống Mỹ cam_kết sẽ ngừng ném bom miền Bắc Việt_Nam và ngừng tăng thêm quân tại miền Nam Việt_Nam ngay khi miền Bắc chấm_dứt đưa quân và hàng chi_viện cho quân Giải_phóng miền Nam . Hai bên cùng kiềm_chế leo_thang chiến_tranh để đối_thoại song_phương một_cách nghiêm_túc hướng đến hòa_bình . Việc tiếp_xúc có_thể diễn ra ở Moskva , Miến_Điện hay bất_cứ nơi nào ở miền Bắc Việt_Nam muốn . Ngày 15 tháng 2 năm 1967 , Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh viết thư trả_lời Tổng_thống Johnson tố_cáo Mỹ đã xâm_lược Việt_Nam , vi_phạm những cam_kết của đại_diện Mỹ tại Hội_nghị Geneva , phạm nhiều tội_ác chiến_tranh tại cả hai miền Nam_Bắc Việt_Nam . Trong thư , Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh khẳng_định nhân_dân Việt_Nam quyết_tâm đánh thắng Mỹ bằng mọi giá . Nếu Mỹ muốn trực_tiếp đối_thoại với Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa thì trước_tiên phải ngừng ném bom vô_điều_kiện miền Bắc Việt_Nam . Chỉ có_thể đạt được hòa_bình nếu Mỹ chấm_dứt những hoạt_động quân_sự , rút quân_Mỹ và đồng_minh khỏi miền Nam để người Việt_Nam tự giải_quyết vấn_đề của mình , đồng_thời công_nhận Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng Miền_Nam Việt_Nam . Tháng 6 năm 1967 , có một cuộc tiếp_xúc ngoại_giao giữa Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Mỹ được đặt tên là Pennsylvania . Sự_việc bắt_đầu khi hai nhà_khoa_học Pháp là Herbert_Marcovitch và Raymond_Aubrac , một người bạn cũ của Hồ_Chí_Minh , được Henry_Kissinger và một giáo_sư Harvard đề_nghị làm trung_gian giữa Mỹ và Việt_Nam . Aubrac hứa sẽ chuyển lời của tổng_thống Lyndon_Johnson cho giới lãnh_đạo Việt_Nam . Kissinger đã thuyết_phục được Johnson tìm_kiếm cơ_hội hòa_bình với Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa . Hai nhà_khoa_học gặp Hồ_Chí_Minh và Phạm_Văn_Đồng . Ông Phạm_Văn_Đồng khẳng_định Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa không_thể đàm_phán trong khi đang bị Mỹ ném bom . Chỉ cần Mỹ ngưng ném bom hai bên có_thể đàm_phán . Tổng_thống Johnson quyết_định ngưng ném bom_Bắc Việt_Nam mà không tham_vấn với Việt_Nam Cộng_hòa hay các tướng_lĩnh của ông ấy trong suốt thời_gian các nhà_khoa_học Pháp còn ở Bắc_Việt_Nam . Nhưng khi hai người này rời khỏi Việt_Nam , ngay trong ngày hôm đó , Mỹ ném bom trở_lại với cường_độ mạnh hơn trước . Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa tố_cáo Mỹ đã ngưng ném bom để đánh_lạc hướng họ trong khi vẫn leo_thang chiến_tranh . Cơ_hội đối_thoại giữa hai bên bị tổng_thống Johnson đánh mất bất_chấp đã có rất nhiều cuộc tiếp_xúc bí_mật trước đó nhằm hướng đến hòa bình . Cả hai phía Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Mỹ không có tiếng_nói chung để giảm cường_độ chiến_tranh . Phía Mỹ bác_bỏ tất_cả những điều_kiện mà phía Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa đưa ra ( Mỹ phải ngừng ném bom phía bắc vĩ_tuyến 17 ) và tiếp_tục leo_thang chiến_tranh , ngược_lại phía Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa cũng bác_bỏ mọi điều_kiện của Mỹ là chấm_dứt chi_viện cho quân Giải_phóng miền Nam . Phải đến khi cuộc Tổng tấn_công Tết Mậu_Thân nổ ra vào năm 1968 thì Mỹ mới đơn_phương nhượng_bộ và chấp_nhận những điều_kiện Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa đưa ra . Sự_kiện Tết Mậu_Thân Với mục_đích buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm_phán và tạo ra cái nhìn mới về cuộc_chiến theo hướng có lợi cho mình vào dịp Tết Mậu_Thân năm 1968 , quân Giải_phóng tung ra trận Tổng_tiến_công và nổi_dậy khắp miền Nam , đánh vào hầu_hết các thành_phố , thị_xã và các căn_cứ_quân_sự của đối_phương . Đây là một sự_kiện gây chấn_động trên thế_giới và có một vai_trò bước_ngoặt trong cuộc chiến_tranh này . Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư_luận của cả nhân_dân và chính_giới tại Mỹ ngày_càng trở_nên thiếu kiên_nhẫn và phong_trào phản_chiến ngày_càng lên mạnh khi mà quân_đội Mỹ tham_chiến quá lâu tại nước_ngoài mà không có được một tiến_bộ rõ_rệt khả_dĩ cho_phép rút quân về nước , Bộ chính_trị Đảng Lao_động Việt_Nam hoạch_định một chiến_dịch nhằm gây tiếng vang lớn ( " Một cú đập lớn để tung tóe ra các khả_năng chính_trị " ) – Lê_Duẩn nhằm buộc Mỹ xuống thang chiến_tranh đi vào đàm_phán . Nhà_báo Bùi_Tín cho rằng Hồ_Chí_Minh và Võ_Nguyên_Giáp không tán_thành chủ_trương tổng tấn_công trên toàn chiến_trường miền Nam của Lê_Duẩn , nhưng các tài_liệu lịch_sử ghi_chép về hoạt_động của Bộ chính_trị cho thấy cả Hồ_Chí_Minh và Võ_Nguyên_Giáp đều trực_tiếp tham_gia vào việc lập kế_hoạch và chỉ_đạo chiến_dịch này . Năm 1990 , đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp chia_sẻ với nhà sử_học Stanley_Karnow về mục_đích chiến_lược của chiến_dịch Mậu_Thân : " Chúng_tôi muốn chứng_minh cho người Mỹ thấy rằng chúng_tôi không hề kiệt_sức , chúng_tôi có_thể tấn_công kho vũ_khí , thông_tin liên_lạc , các đơn_vị tinh_nhuệ và thậm_chí cả trụ_sở , đầu_não cuộc_chiến của họ " . Trong thực_tế vào tháng 1 năm 1968 , tình_báo của Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa đã thu_thập được các tài_liệu nói về cuộc tổng tấn_công sắp tới của Quân Giải_phóng . Tuy_vậy , họ cho rằng đây chỉ là tài_liệu do đối_phương tung ra để làm nghi_binh và không đáng tin_cậy . William_Westmoreland , tổng_chỉ_huy quân_đội Mỹ tại Việt_Nam , nhận_định Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam sẽ tấn_công vào mùa khô với các trọng_điểm là Thừa_Thiên , Quảng_Trị và Khe_Sanh . Hầu_hết người Mỹ và đồng_minh Việt_Nam Cộng_hòa của họ hoàn_toàn bất_ngờ và bị_động trước cuộc tấn_công này . Cuộc tiến_công đã đồng_loạt nổ ra vào đêm 30 Tết Mậu_Thân , tức ngày 30 tháng 1 năm 1968 , trên khắp các đô_thị miền Nam . Cuộc tấn_công và nổi_dậy diễn ra sau khi phía Việt_Nam Cộng_hòa hủy_lệnh ngừng_bắn của họ . Để khuếch đại_tiếng vang đến mức tối_đa , các lãnh_đạo Quân Giải_phóng đã lựa_chọn phương_án mạo_hiểm nhất là đánh thẳng vào hậu_phương của đối_phương . Ngay đêm đầu_tiên , lực_lượng biệt_động Sài_Gòn đã nhằm vào các mục_tiêu khó tin nhất trong thành_phố : Tòa Đại_sứ_quán Mỹ , dinh Tổng_thống , Đài_phát_thanh , Bộ Tổng_tham_mưu , sân_bay Tân_Sơn_Nhất ... Sau đó quân tiếp_ứng thẩm_thấu vào thành_phố tiếp_quản các mục_tiêu và tham_gia chiến_đấu . Cuộc tiến_công đã tạo bất_ngờ lớn , gây chấn_động dư_luận thế_giới cũng như gây tổn_thất đáng_kể cho quân_đội Mỹ và Việt_Nam Cộng_hòa ( năm 1968 cũng là năm mà quân_Mỹ chịu thương_vong lớn nhất trong toàn cuộc_chiến ) . Một_số tướng_lĩnh của Mỹ dự_đoán trước đó rằng cuộc tấn_công của Quân Giải_phóng sẽ không nhận được sự ủng_hộ của người_dân . Tuy_nhiên , theo quan_sát của giới báo_chí trên chiến_trường , diễn_biến của các đợt tấn_công đã chứng_minh điều ngược_lại . Tuy_nhiên , bên cạnh những thành_công , quân Giải_phóng cũng mắc phải những sai_lầm trong kế_hoạch tác_chiến . Trong việc lập kế_hoạch cho cuộc tổng_tiến_công , Quân Giải_phóng đã có những đánh_giá không đúng với thực_tế tình_hình và duy_ý_chí , nhận_định thấp về khả_năng của đối_phương và đánh_giá quá cao khả_năng của mình , nên Quân Giải_phóng đã phải chịu thương_vong lớn . Các chỉ_huy địa_phương của Quân Giải_phóng miền Nam đã không tách_bạch rõ đâu là mục_tiêu chính_trị thực_chất của cuộc tiến_công và đâu là mục_tiêu được phổ_biến rộng_rãi trong quân để cổ_vũ_khí_thế chiến_đấu . Mục_tiêu thực_chất là đánh lớn gây tiếng vang hướng tới dư_luận và chính_giới Mỹ để buộc đối_phương xuống thang , ngồi vào đàm_phán . Còn khi phổ_biến tuyên_truyền trong cán_bộ binh_sĩ là đây được coi trận " đánh dứt_điểm " đối_phương ( để nâng cao_sĩ khí ) . Các cán_bộ địa_phương khi lập kế_hoạch tác_chiến đã không nắm rõ mục_tiêu thực_chất mà cấp trên đề ra , nên họ lập kế_hoạch và tiến_hành đánh theo kiểu trận đánh dứt_điểm . Ngoài_ra , Quân Giải_phóng đã không linh_hoạt thay_đổi tùy theo tình_hình . Sau đợt tấn_công đầu_tiên họ đã phát_động tiếp đợt 2 vào tháng 5 , đợt 3 vào tháng 8 khi mà kế_hoạch đã bại_lộ và đối_phương đã đề_phòng và chuẩn_bị đón đánh , làm cho thiệt_hại bị tăng thêm . Sau Tổng_tiến_công Mậu_Thân , Quân Giải_phóng bị đánh_bật khỏi các đô_thị : Các đơn_vị quân_sự chịu nhiều thương_vong , nhiều lực_lượng chính_trị nằm_vùng ở đô_thị bị lộ và bị triệt_phá , thương_vong cao hơn hẳn những năm trước . Thậm_chí đã có ý_kiến trong giới lãnh_đạo Quân Giải_phóng là cho giải_tán các đơn_vị cỡ sư_đoàn , quay trở về lối đánh cấp trung_đoàn trở xuống . Họ tránh giao_chiến lớn tại miền Nam và rút_lui về các chiến_khu tại vùng nông_thôn , miền núi hoặc đi ẩn_náu tại bên kia biên_giới Lào và Campuchia , phải tới năm 1970 lực_lượng của họ mới hồi_phục lại được . Tình_thế chiến_trường yên_tĩnh hơn giúp Hoa_Kỳ và Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa có thời_gian bổ_sung lại những thiệt_hại lớn trong năm 1968 , đồng_thời tiến_hành các chiến_dịch bình_định nông_thôn , đặc_biệt là chiến_dịch Phượng_hoàng nhằm triệt_phá phong_trào chính_trị của Mặt_trận Dân_tộc giải_phóng miền Nam ở nông_thôn và thành_thị . Đó là cơ_sở để giới quân_sự Mỹ và Việt_Nam Cộng_hòa cho rằng cuộc tổng_tiến_công và nổi_dậy Tết Mậu_Thân đã thất_bại . Tuy_nhiên , nhận_định của Hoa_Kỳ bị xem là quá lạc_quan . Trên thực_tế , phần_lớn Quân giải_phóng vẫn bảo_toàn được lực_lượng , vẫn là thành_phần quan_trọng trong cuộc_chiến , vẫn kiểm_soát đồng_bằng sông Cửu_Long . Đến năm 1969 , Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa tăng_cường đưa quân vào đồng_bằng sông Cửu_Long để chi_viện cho lực_lượng bộ_đội địa_phương bị_thương_vong nhiều trong Tết Mậu_Thân , khiến bộ_đội hành_quân vào từ miền Bắc đóng vai_trò quan_trọng hơn tại khu_vực này . Mặt_khác , Quân Giải_phóng cũng có cơ_sở để cho rằng Mậu_Thân 1968 là một thắng_lợi chiến_lược trong chiến_tranh của họ , bởi họ đã đạt mục_tiêu đánh_bại ý_chí xâm_lược của Mỹ và buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm_phán , công_nhận Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam có vị_thế ngang với Việt_Nam Cộng_hòa ( tình_trạng miền Nam tồn_tại song_song hai chính_quyền ) , bắt_buộc Mỹ phải xuống thang và bắt_đầu rút khỏi Việt_Nam Lực_lượng quân Giải_phóng bị suy_yếu thì sẽ hồi_phục lại , còn quân Mỹ một_khi đã ra đi thì khó mà trở_lại . Cuộc tổng_tiến_công đã làm dư_luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham_chiến với nỗ_lực cao đã gây căng_thẳng quá mức trong xã_hội Mỹ , kinh_tế giảm_sút , gây nhiều hệ lụy xấu cho xã_hội ... mà vẫn không dứt_điểm được đối_phương . Chiến_tranh kéo_dài không biết đến bao_giờ mới kết_thúc . Điều này đưa đến kết_luận là Mỹ không_thể thắng được trong cuộc_chiến này . Các chính_trị_gia trong Quốc_hội Mỹ gây sức_ép lên chính_phủ đòi xem_xét lại cam_kết chiến_tranh , đòi hủy bỏ ủy quyền cho chính_phủ tiến_hành chiến_tranh không cần phê_chuẩn , thúc_ép giải_quyết chiến_tranh bằng thương_lượng . Trong năm 1968 và đầu năm 1969 , Mỹ vẫn tiếp_tục tăng thêm quân từ 498.000 lên 537.000 , số bom ném xuống Việt_Nam tăng từ 83.000 tấn / tháng lên 110.000 tấn / tháng . Do sức_ép trong nước , đến ngày 8 tháng 6 năm 1969 , Tổng_thống Richard_Nixon mới tuyên_bố sẽ bắt_đầu rút quân khỏi Việt_Nam vì từ tháng 1 năm 1968 tới tháng 6 năm 1969 , số_lượng lính Mỹ chết tăng vọt so với trước đó . Đến tháng 8 năm 1969 , Mỹ bắt_đầu giảm bớt quân_số cũng như lượng bom đổ xuống Việt_Nam . Quy_mô của cuộc tiến_công làm dư_luận Mỹ mất kiên_nhẫn và sự tin_tưởng với giới quân_sự , họ đòi chấm_dứt chiến_tranh và rút quân về nước . Một_mặt họ thiếu niềm tin vào hiệu_quả của quân_đội , mặt_khác , các hành_động bạo_liệt mất nhân_tính , các hình_ảnh thương_vong của lính Mỹ được trình chiếu trên TV đã đánh vào lương_tâm công_chúng . Họ đòi_hỏi phải chấm_dứt chiến_tranh ngay_lập_tức . Họ coi chiến_tranh là bẩn_thỉu . Ngay các nhà_lãnh_đạo chính_phủ Mỹ cũng chia_rẽ trong quan_điểm sẽ làm gì tiếp_theo . Các cố_vấn hàng_đầu của tổng_thống và ngay Tổng_thống Johnson thoái_chí đi đến kết_luận không_thể tăng quân thêm nữa theo yêu_cầu của giới quân_sự mà phải xuống thang , đàm_phán . Johnson cách_chức Bộ_trưởng quốc_phòng McNamara và tướng Westmoreland , tổng_chỉ_huy quân_Mỹ tại Việt_Nam , bản_thân ông cũng tuyên_bố sẽ không ra tranh_cử nhiệm_kỳ tiếp_theo . Kết_quả ngày 31 tháng 3 năm 1968 , lần đầu_tiên kể từ đầu cuộc_chiến , chính_phủ Mỹ buộc phải xuống thang chiến_tranh . Tổng_thống Lyndon B._Johnson tuyên_bố chấm_dứt ném bom miền Bắc Việt_Nam , sẵn_sàng đàm_phán để chấm_dứt chiến_tranh , không tăng thêm quân theo yêu_cầu của Bộ_chỉ_huy chiến_trường và từ_chối tranh_cử nhiệm_kỳ tới . Tân_tổng_thống Richard M._Nixon , thắng_cử vì hứa chấm_dứt chiến_tranh , tuyên_bố sẽ dần rút quân về nước và đàm_phán với Quân Giải_phóng . Chiến_lược Chiến_tranh cục_bộ được kỳ_vọng sẽ đem lại chiến_thắng cho Mỹ giờ bị loại_bỏ . Vấn_đề của Mỹ bây_giờ không còn là chiến_thắng cuộc_chiến nữa mà là rút ra như_thế_nào . Về mặt quân_sự , sau 170 ngày_đêm chiến_đấu , Chiến_dịch Đường 9 - Khe_Sanh đã kết_thúc thắng_lợi , buộc quân Mỹ phải rút khỏi căn_cứ_quân_sự này Về mặt chiến_lược , kế_hoạch xây_dựng Hàng_rào điện_tử McNamara nhằm cắt_đứt đường_mòn Hồ_Chí_Minh của Mỹ coi như phá_sản và không còn căn_cứ nào của Mỹ có_thể uy_hiếp trực_tiếp tuyến đường chiến_lược này . Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam nhanh_chóng tận_dụng kết_quả thu được : Từ cuối năm 1968 , thêm một tuyến đường Trường_Sơn được mở , thường gọi là đường Trường_Sơn đông để phân_biệt với các tuyến ở phía Tây . So với các tuyến phía Tây , đường Trường_Sơn đông ngắn hơn và ít khúc_khuỷu hơn , nên việc đưa hàng hóa và bộ_đội vào miền Nam nhanh hơn đáng_kể . Thắng_lợi tại Khe_Sanh cũng đã cho thấy một bước trưởng_thành mới của Quân Giải_phóng miền Nam về chỉ_đạo chiến_lược , chiến_thuật , hợp_đồng binh_chủng Tất_cả những điều trên tạo cơ_sở cho Quân Giải_phóng thấy rằng họ đã đạt được mục_tiêu đề ra của cuộc tổng_tiến_công Mậu_Thân 1968 cho_dù phải hy_sinh nhiều lực_lượng . Tổn_thất về lực_lượng đã được bù_đắp bằng thắng_lợi quan_trọng hơn ở tầm chiến_lược , bởi nó tác_động toàn_diện đến tình_hình quân_sự , chính_trị , tâm_lý xã_hội , chiến_lược chiến_tranh của cả nước Mỹ . Sự rút quân_Mỹ về nước là không_thể đảo_ngược và như_vậy cũng có nghĩa chiến_lược Chiến_tranh cục_bộ với các cuộc hành_quân Tìm-diệt coi như phá_sản . Chiến_lược mới của chính_phủ Mỹ để thay_thế chiến_lược cũ - Việt_Nam hóa chiến_tranh là không_thể tránh khỏi . Chiến_tranh Việt_Nam đi vào giai_đoạn mới mà chính_quyền và quân_đội Việt_Nam Cộng_Hòa phải tự mình chiến_đấu mà không còn lính viễn_chinh Mỹ trực_tiếp tham_chiến cùng ( dù vẫn được Mỹ cung_cấp yểm_trợ hỏa_lực và cố_vấn quân_sự ) . Về mặt chiến_lược lâu_dài , đây là bất_lợi lớn vì quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa , dù trang_bị hiện_đại vẫn không_thể so_sánh về chất_lượng so với quân viễn_chinh Mỹ . Bằng chiến_dịch Mậu_Thân , Quân Giải_phóng đã tạo ra bước_ngoặt quan_trọng cho cả cuộc_chiến , đưa họ gần hơn tới chiến_thắng chung_cuộc . Giai_đoạn 1969 - 1972 Đây là giai_đoạn " sau Mậu_Thân " hay giai_đoạn " Việt_Nam hóa chiến_tranh " , giai_đoạn Mỹ rút dần khỏi chiến_trường Việt_Nam tùy theo khả_năng tự mình đảm_nhận cuộc_chiến của quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa nhưng vẫn tiếp_tục đẩy_mạnh viện_trợ quân_sự cho Việt_Nam Cộng_hòa để họ chống lại lực_lượng quân Giải_phóng . Để đồng_minh của họ đứng vững , Mỹ_giúp Việt_Nam Cộng_hòa xây_dựng quân_đội theo hình_mẫu của quân_đội Mỹ , với các loại vũ_khí chiến_tranh tối_tân mà Mỹ để lại và với cơ_sở hậu_cần chiến_tranh mà quân_đội Mỹ đã sử_dụng . Mỹ sẽ yểm_trợ về không_lực tối_đa cho quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa trong các giao_tranh với Quân Giải_phóng . Mùa hè năm 1969 , tại quần_đảo Hawaii , Tổng_thống Mỹ mới đắc_cử Richard_Nixon gặp Tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu để bàn về việc rút quân Mỹ khỏi Việt_Nam . Người Mỹ muốn gọi tiến_trình đó là " Phi_Mỹ hóa chiến_tranh " nhưng phía Việt_Nam Cộng_hòa phản_đối vì gọi như_vậy chẳng khác_gì thừa_nhận rằng đây là cuộc_chiến của người Mỹ . Cuối_cùng hai bên đồng_ý gọi việc rút quân Mỹ khỏi Việt_Nam là Việt_Nam hóa chiến_tranh . Phó Tổng_thống Việt_Nam Cộng_hòa , tướng Nguyễn_Cao_Kỳ , thừa_nhận có những đơn_vị quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa chiến_đấu không tốt vì trước_kia họ ỷ_lại vào quân Mỹ quá lâu nhưng nếu để cho họ tự_lực , họ sẽ phải chiến_đấu vì sự tồn_vong của họ . Tình_hình miền Nam tương_đối yên_lặng trong các năm 1969 – 1971 . Quân Giải_phóng tích_cực dự_trữ lương_thực , đạn_dược tại các căn_cứ ở Lào , Campuchia và các vùng rừng_núi mà quân_Mỹ và Việt_Nam Cộng_hòa chưa với tới được . Quân Giải_phóng sử_dụng vùng biên_giới Lào và Campuchia , được xem là vùng trung_lập , làm bàn_đạp tấn_công vào lực_lượng Mỹ-Việt_Nam Cộng_hòa , sau đó rút_lui trở_lại bên kia biên_giới . Tổng_thống Mỹ Nixon ra_lệnh mở Chiến_dịch Campuchia để chấm_dứt tình_trạng đó . Chiến_dịch Campuchia_Một sự_kiện quan_trọng đã xảy ra trong thời_kỳ này và có hậu_quả to_lớn cho Đông_Dương sau_này là việc Mỹ ủng_hộ Lon_Nol , thủ_tướng chính_phủ Campuchia , triệu_tập Quốc_hội bỏ_phiếu phế_truất hoàng_thân Norodom Sihanouk khỏi vị_trí Quốc_trưởng và trao quyền_lực khẩn_cấp cho Lon_Nol vào tháng 3 năm 1970 , sau đó phát_động chiến_tranh chống cộng tại Campuchia theo yêu_cầu của Lon_Nol . Ưu_thế tạm_thời trên chiến_trường sau Mậu_Thân đã dẫn Mỹ đến hành_động leo_thang này , làm cho Campuchia rơi vào một thời_kỳ tồi_tệ trong lịch_sử . Khi Quân Giải_phóng mất_đất , lui về các căn_cứ bên kia biên_giới Campuchia , Mỹ muốn triệt_hạ những căn_cứ của đối_phương tại đây . Trước_đây Quân Giải_phóng chỉ đóng trên đất Campuchia ở một_số vùng sát biên_giới với Việt_Nam , họ cố_gắng lôi_kéo , chiều_lòng chính_quyền Sihanouk và tự kiềm_chế để không mất_lòng chủ nhà . Chính_quyền Sihanouk thỏa_thuận với Trung_Quốc và Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa cho_phép sự hiện_diện của các căn_cứ Việt_Nam ở sát biên_giới Campuchia - Việt_Nam , đồng_thời cho_phép viện_trợ của Trung_Quốc cho Việt_Nam thông_qua các cảng Campuchia . Đổi lại Campuchia được đền_bù bằng cách Trung_Quốc mua gạo của Campuchia với giá cao . Nay với diễn_biến chính_trị như trên , Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa đã quay ra lên_tiếng ủng_hộ Sihanouk và phong_trào Khmer_Đỏ chống lại Lon_Nol . Tháng 4 năm 1970 , khoảng 40.000 lính Việt_Nam Cộng_hòa và 31.000_lính Mỹ được huy_động tấn_công vào căn_cứ Trung_ương Cục miền Nam tại biên_giới Campuchia_giáp Tây_Ninh , tuy_nhiên ban lãnh_đạo Trung_ương Cục miền Nam và phần_lớn lực_lượng Quân Giải_phóng đã di_chuyển sâu vào lãnh_thổ Campuchia và tiến_hành các trận phản_công . Mỹ tuyên_bố cuộc tấn_công này tiêu_diệt khoảng 2.000 quân Giải_phóng , nhưng họ đã không tiêu_diệt được ban lãnh_đạo Trung_ương Cục miền Nam . Do bị phong_trào sinh_viên phản_chiến Mỹ biểu_tình phản_đối nên ngày 30 tháng 6 năm 1970 , Tổng_thống Nixon phải ra_lệnh cho quân Mỹ rút về . Quân chính_phủ Lon_Nol và quân đồn_trú của Việt_Nam Cộng_hòa ở Campuchia sau chiến_dịch không_thể đương_đầu với Quân Giải_phóng . Các sư_đoàn 5 , 7 , 9 của Quân Giải_phóng cùng quân Khmer_Đỏ đánh_lui quân chính_phủ Lon_Nol , giành kiểm_soát các tỉnh_Đông và Đông_Bắc Campuchia để mở_rộng căn_cứ nối thông với Lào . Việt_Nam_Dân_chủ cộng hòa cũng cung_cấp vũ_khí , quân_trang quân_dụng giúp Khmer_Đỏ xây_dựng nhiều đơn_vị quân_sự mới . Vùng lãnh_thổ do Quân Giải_phóng Miền_Nam Việt_Nam và Khmer_Đỏ kiểm_soát tại Campuchia trở_thành hậu cứ rộng_lớn cho cuộc_chiến của Quân Giải_phóng tại miền Nam Việt_Nam . Chiến_dịch Campuchia đã trở_thành một sai_lầm lớn về chiến_lược của Mỹ . Họ không tiêu_diệt được đối_phương , mà ngược_lại còn tạo điều_kiện cho đối_phương phát_triển . Quân Giải_phóng đã có_thể thu_mua nhu_yếu_phẩm , thuốc_men ngay trên đất Campuchia trang_bị cho quân_đội của mình một_cách hiệu_quả mà trước đó nguồn này phải chờ vào chi_viện của miền Bắc cách xa hàng ngàn cây_số . Địa_bàn do họ kiểm_soát trở_thành hành_lang , hậu cứ , điểm xuất_phát để trở về chiến_đấu ở Nam_bộ ( B2 ) kể từ đầu năm 1971 . Việt_Nam hóa chiến_tranh Tiến_trình Việt_Nam hóa chiến_tranh ban_đầu đã diễn ra tương_đối thuận_lợi . Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa sau Mậu_Thân được trang_bị hiện_đại đã tỏ ra tự_tin hơn và đã nắm thế chủ_động trên phần_lớn chiến_trường miền Nam từ năm 1969 đến tận cuối năm 1971 . Nhưng điều đó chưa nói lên điều gì lớn vì Quân Giải_phóng trong thời_kỳ này vẫn chưa hồi_phục sau Mậu_Thân và không chủ_trương đánh lớn . Cũng có_thể Quân_Giải_phóng hạn_chế hoạt_động để việc rút_quân của Mỹ diễn ra nhanh hơn . Sự yên_tĩnh trên chiến_trường tạo điều_kiện thuận_lợi cho việc rút quân Mỹ mà không gây ra một sự xấu đi trầm_trọng nào . Tranh_thủ thời_gian yên_tĩnh , Việt_Nam Cộng_hòa đổ công_sức tiến_hành bình_định nông_thôn . Rút kinh_nghiệm từ năm 1968 , lãnh_đạo Mỹ và Việt_Nam Cộng_hòa đã hiểu rõ tầm quan_trọng của việc chống lại cơ_cấu đấu_tranh_chính_trị của quân Giải_phóng ở vùng nông_thôn . Một chương_trình lớn tái_thiết nông_thôn được thi_hành với viện_trợ kinh_tế lớn của Mỹ . Theo tuyên_bố của Mỹ , trong thời_kỳ này , chỉ riêng năm 1969 , khoảng 6.000 người đã chết và 15.000 người bị_thương bởi hoạt_động của lực_lượng du_kích . Trong số những người thiệt_mạng có 90 quan_chức xã và xã trưởng , 240 quan_chức ấp và ấp trưởng , 229 người tản_cư và 4.350 thường_dân . Với lý_do " bảo_vệ dân_thường chống lại những hoạt_động đe_dọa và khủng_bố của cộng_sản " , Chiến_dịch Phượng_hoàng với sự giúp_đỡ của CIA , đã được triển_khai nhằm tróc rễ các cơ_sở bí_mật nằm vùng của Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam . Tính tới năm 1972 , Mỹ tuyên_bố đã " loại_bỏ " 81.740 người ủng_hộ quân Giải_phóng , trong đó 26.000 tới 41.000 đã bị giết . Các nỗ_lực của chiến_dịch Phượng_hoàng chủ_yếu diễn ra bằng các biện_pháp khủng_bố , ám_sát , thủ_tiêu . Các toán nhân_viên Phượng_hoàng áo đen được tình_báo Mỹ huấn_luyện và được phái xuống các xóm ấp , họ ở cùng trong dân nghe_ngóng thu_thập tình_báo , bắt các phần_tử nghi_ngờ là cộng_sản hoặc thân_cộng_sản , tra_khảo để phanh ra tổ_chức , nếu không khai_thác được và vẫn nghi là Cộng_sản thì thủ_tiêu . Những người cộng_sản hoặc thân_cộng_sản nếu không tiện bắt thì ám_sát . Số người bị thủ_tiêu lên đến hàng ngàn người . Trong ngắn_hạn , các biện_pháp này đã có hiệu_quả tốt về an_ninh , tình_hình nông_thôn trở_nên an_toàn hơn rõ_rệt cho phía chính_quyền Việt_Nam Cộng_hòa . Tuy_nhiên về dài_hạn , những vụ xử_tử , ám_sát dân_thường lại khiến chính_quyền Việt_Nam Cộng_hòa càng bị người_dân xa_lánh , khiến chương_trình bình_định dần_dần bị chặn lại . Bên_cạnh đấu_tranh_vũ_trang , Mặt_trận dân_tộc Giải_phóng còn phát_triển phong_trào chính_trị để chống lại chiến_lược Việt_Nam hóa chiến_tranh của đối_phương . Mặt_trận nhận_thức rằng " hòa_bình là vấn_đề sống_còn , là nguyện_vọng tha_thiết nhất của mọi tầng_lớp nhân_dân từ thành_thị đến nông_thôn " nên xem " hòa_bình là một khẩu_hiệu tiến_công cách_mạng , gắn liền với những mục_tiêu cơ_bản trước_mắt của cách_mạng miền Nam ... gắn liền với khẩu_hiệu độc_lập dân_tộc , chĩa mũi_nhọn vào kẻ_thù chính là đế_quốc Mỹ và bè lũ tay_sai " . Ngoài_ra " Hòa_bình còn gắn liền với khẩu_hiệu đòi tự_do , dân_chủ nhằm chống lại mọi chính_sách độc_tài phát_xít , buộc ngụy quyền phải bảo_đảm các quyền tự_do , dân_chủ cho nhân_dân ... Hòa_bình , độc_lập , dân_chủ còn gắn liền với khẩu_hiệu hòa_hợp dân_tộc ... tập_hợp các lực_lượng dân_tộc , dân_chủ và hòa_bình nhằm mở_rộng hơn_nữa Mặt_trận của ta , phân_hóa các thế_lực phản_động , cô_lập bọn tay_sai ngoan_cố nhất , hiếu_chiến nhất , đại_biểu quyền_lực cho giai_cấp phong_kiến , tư_sản mại_bản , quan_liêu , quân_phiệt ... Đảng ta nêu cao ngọn cờ cứu nước , ngọn cờ hòa_hợp dân_tộc là để cô_lập Mỹ và tay_sai , đoàn_kết toàn dân rộng_rãi nhất , đánh_đuổi bọn cướp nước , trừng_trị bọn bán nước , nhằm hoàn_thành cách_mạng dân_tộc dân_chủ_nhân_dân ở miền Nam , đưa cả nước tiến lên chủ_nghĩa_xã_hội . Hòa_hợp dân_tộc là một chính_sách lớn thể_hiện lập_trường giai_cấp đúng_đắn của Đảng ta . " . Để thực_hiện điều này họ chủ_trương " Phải kịp_thời tập_hợp các phe nhóm tán_thành hòa_bình , độc_lập , dân_chủ , hòa_hợp dân_tộc , hình_thành lực_lượng thứ ba để phân_hóa hơn_nữa các thế_lực phản_động , cô_lập và chĩa mũi_nhọn vào Thiệu cùng các phần_tử_thân Mỹ hiếu_chiến nhất . " Trong thời_kỳ này , viện_trợ của Mỹ dồi_dào nên đời_sống của dân_chúng trong các thành_phố lớn trở_nên tốt hơn và nó làm cho dân nông_thôn đổ về thành_phố để kiếm sống dễ hơn . Tuy_nhiên , viện_trợ dồi_dào khiến tình_trạng tham_nhũng trong chính_quyền và quân_đội lên cao . Trong quân_đội rất phổ_biến kiểu " lính ma " : khai khống quân_số đơn_vị để sĩ_quan_lĩnh phần lương dôi ra nhưng thực_tế không có quân chiến_đấu . Đây là giai_đoạn mà nạn tham_nhũng hoành_hành trong giới lãnh_đạo quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa với những tai_tiếng về buôn_lậu , ăn_cắp quân_nhu và tiền viện_trợ quân_sự . Sau hàng_loạt cuộc điều_tra tham_nhũng , mà đặc_biệt là cuộc điều_tra tại Quỹ tiết_kiệm Quân_đội do tướng Nguyễn_Văn_Hiếu thực_hiện trong 5 tháng và được công_bố trên truyền_hình ngày 14 tháng 7 năm 1972 , hàng_loạt sĩ_quan , trong đó có 2 tướng_lĩnh là Tổng_trưởng Quốc_phòng Trung_tướng Nguyễn_Văn_Vỹ và Trung_tướng Lê_Văn_Kim cùng với 7 đại_tá bị cách_chức . Quỹ tiết_kiệm Quân_đội bị buộc phải giải_tán . Vì vụ án này , ông Hiếu đã làm mếch_lòng các tướng_lĩnh tham_nhũng , tổng_thống Thiệu cũng ra_lệnh hạn_chế điều_tra khiến ông Hiếu nản_lòng và xin chuyển sang công_tác chỉ_huy tác_chiến . Nhiều người cũng cho rằng đây là lý_do cái chết bí_ẩn của tướng Hiếu vào tháng 4 năm 1975 . Những điều trên đã gây ảnh_hưởng lớn đến sức chiến_đấu của Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa . Tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu bị nhiều người chỉ_trích vì không_thể kiểm_soát nổi tình_trạng tham_nhũng và lạm_quyền kinh_tế . Tình_trạng tham_nhũng trong quân_đội phổ_biến đến_nỗi các sĩ_quan , binh_lính còn đem cả quân_trang quân_dụng , vũ_khí và lương_thực bán cho Quân Giải_phóng và thậm_chí " tặng " luôn cả xe_tải cho " đối_tác " sau mỗi lần giao_dịch . Một vấn_đề lớn nữa của Việt_Nam hóa chiến_tranh là khi Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa nhất_nhất theo các tiêu_chuẩn Mỹ thì họ cũng quen kiểu đánh nhau tốn tiền như quân_Mỹ và sức chiến_đấu của quân_đội phụ_thuộc lớn vào viện_trợ của Mỹ . Viện_trợ mà giảm thì ảnh_hưởng rõ_rệt đến sức chiến_đấu của quân_đội , điều này góp_phần giải_thích tại_sao quân_đội này mau_chóng sụp_đổ trong năm cuối_cùng của cuộc_chiến . Chiến_dịch Lam_Sơn 719 Sau khi quân_đội Mỹ và Việt_Nam Cộng_hòa thất_bại trong việc đánh_phá căn_cứ của Quân Giải_phóng tại biên_giới Việt_Nam - Campuchia , tiếp_tế từ miền Bắc đã nối thông từ Lào đến Đông_Bắc Campuchia và đổ vào các khu căn_cứ Tây_Ninh . Do_đó , nếu không tiêu_diệt được đầu_não Quân Giải_phóng đã ở sâu trong nội_địa Campuchia thì phải tìm cách cắt tiếp_tế từ Lào . Tháng 2 năm 1971 , 21.000_binh_lính Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa , dưới sự yểm_trợ của 10.000 lính Mỹ và không_quân Mỹ , tiến_hành chiến_dịch Lam_Sơn 719 : đánh từ căn_cứ Khe_Sanh , Quảng_Trị cắt ngang sang Hạ_Lào nhằm phá_hủy hệ_thống kho_tàng của Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam . Cuộc hành_quân này ngay từ đầu đã mang tính phiêu_lưu , phô_trương chính_trị và cuối_cùng đã thất_bại vì những lý_do sau : Cuộc hành_quân không bảo_đảm tính bất_ngờ . Quân Giải_phóng đã dự_đoán và chuẩn_bị đón đánh từ trước . Các căn_cứ của Quân Giải_phóng là những nơi họ đã lâu năm thông_thuộc địa_bàn và có bố phòng rất kỹ_lưỡng . Ngay quân_đội Mỹ với sức_mạnh tổng_lực , ném bom đánh_phá khốc_liệt suốt nhiều năm vẫn không_thể làm gì nổi . Trong thời_kỳ tìm-diệt , các chiến_dịch Attleboro và Junction_City đều đã thất_bại do đưa quân_sa vào thế_trận đã bày sẵn . Hơn_nữa vùng Hạ_Lào là nơi tập_trung rất nhiều binh_lực hiện_đại của Quân Giải_phóng , còn mạnh hơn rất nhiều so với các khu căn_cứ khác mà quân Việt_Nam Cộng_hòa chưa có đủ sức_mạnh , kinh_nghiệm và bản_lĩnh để đương_đầu . Khi hoạch_định kế_hoạch người ta chú_ý nhiều đến khía_cạnh phô_trương sức_mạnh của quân Việt_Nam Cộng_hòa đánh được vào " đất thánh_Cộng_sản " chứ ý_nghĩa quân_sự thì ít . ( " Chỉ_cốt sao đến được Sê_Pôn rồi về " – dẫn lời Tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu . ) Chính vì để phô_trương nên khi gặp khó_khăn rất lớn vẫn không chấm_dứt chiến_dịch mà cố_gắng tiến nhọc_nhằn đến Sê_Pôn , rồi phải cố_sức mở đường_máu với thiệt_hại lớn mới về thoát dù chỉ là vài chục km cách biên_giới . Sự phối_hợp của quân_Mỹ và quân Việt_Nam Cộng_hòa không tốt . Không_quân Mỹ chỉ ném bom B-52 dọn đường theo yêu_cầu , còn nhiệm_vụ phối_hợp hỏa_lực chiến_thuật cho bộ_binh tác_chiến thì thực_hiện không hiệu_quả . Lực_lượng máy_bay_trực_thăng của Mỹ bị lọt vào khu_vực dày_đặc vũ_khí phòng_không đã chờ sẵn của đường_mòn Hồ_Chí_Minh nên bị thiệt_hại quá nặng , không_thể hoàn_thành nhiệm_vụ yểm_trợ cho bộ_binh . Kết_quả cuộc hành_quân bị thiệt_hại nặng_nề , hơn_nữa các lực_lượng bị tiêu_diệt là các đơn_vị dự_bị chiến_lược tốt nhất của Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa . Cuộc hành_quân còn thất_bại ở chỗ tuy có phá được một_số kho_tàng hậu_cần nhưng về cơ_bản đã không làm hại gì được cho hệ_thống tiếp_tế của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa cho Quân Giải_phóng miền Nam . Tướng Đồng_Sĩ_Nguyên , Tư_lệnh Binh_đoàn Trường_Sơn , nhận_định quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa đã đánh vào điểm mạnh nhất của Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam tại miền Nam . Theo tướng Alexander_Haig , lãnh_đạo Hội_đồng An_ninh Quốc_gia Mỹ , đó là một thảm_họa do đánh_giá sai_lầm đối_phương . Vào thời_điểm đó quá_trình Việt_Nam hóa chiến_tranh đang diễn ra thuận_lợi nên người Mỹ_ép Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa phải ra trận để cắt_đứt đường_mòn Hồ_Chí_Minh mà thiếu sự yểm_trợ không_quân của Mỹ . Người Mỹ " đã ném Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa xuống nước lạnh và họ đã chết_chìm ở đó " . Đáng_lẽ phải khắc_phục sai_lầm thì người Mỹ tiếp_tục rút quân do sức_ép chính_trị mà Tổng_thống Nixon chịu_đựng quá lớn . Sau các cuộc hành_quân bất_thành của đối_phương đánh vào Campuchia và Hạ_Lào , đến đầu năm 1972 , Quân Giải_phóng đã chuẩn_bị xong lực_lượng để tung ra một đợt tổng_tiến_công có quy_mô lớn . Chiến_dịch Xuân-Hè 1972 Tháng 3 năm 1972 quân Giải_phóng đã tung ra một cuộc tổng_tiến_công và nổi_dậy chiến_lược mùa xuân năm 1972 . Đây là đòn đánh để kết_hợp với nỗ_lực ngoại_giao , nhằm làm thoái_chí Mỹ , buộc họ rút hẳn ra khỏi cuộc_chiến . Tuy_rằng tên và kế_hoạch như_vậy nhưng rút kinh_nghiệm từ năm 1968 , quân du_kích và cán_bộ nằm vùng sẽ không " nổi_dậy " tại vùng địch_hậu mà chỉ đóng vai_trò chỉ đường và tải đạn , họ sẽ chỉ ra_mặt tại những nơi chủ_lực Quân_Giải_phóng đã kiểm_soát vững_chắc . Điều đó cho thấy các nỗ_lực bình_định của Mỹ và Việt_Nam Cộng_hòa trong thời_gian 1969 - 1971 đã có những hiệu_quả nhất_định . Đây là cuộc tiến_công chiến_lược gồm các chiến_dịch tiến_công quy_mô lớn , hiệp_đồng binh_chủng , tiến_công sâu vào hệ_thống phòng_ngự của Việt_Nam Cộng_hòa trên ba hướng chiến_lược quan_trọng : Trị_Thiên , Bắc_Tây_Nguyên , miền Đông_Nam_Bộ . Trong suốt quá_trình diễn ra cuộc chiến_tranh , chưa bao_giờ quân Giải_phóng lại phát_động một cuộc tiến_công ồ_ạt dưới sự hỗ_trợ của các lực_lượng được trang_bị tốt đến như_vậy , cuộc tiến_công này mạnh hơn bất_cứ những gì mà Việt_Nam Cộng_hòa có_thể tập_trung lại được vào mùa xuân năm 1972 . Cuộc tấn_công năm 1972 của Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam đã không nhận được sự ủng_hộ từ 2 đồng_minh chủ_chốt là Trung_Quốc và Liên_Xô do 2 quốc_gia chỉ mong_muốn kết_thúc nhanh 1 thỏa_ước hòa_bình với Mỹ và Việt_Nam Cộng_hòa tại Paris . Liên_Xô đã cắt_giảm viện_trợ , còn Trung_Quốc thì thậm_chí còn gây sức_ép lên Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam để buộc họ ngừng chiến_đấu . Tuy_thế các lãnh_đạo Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam vẫn quyết_tâm khởi_động một chiến_dịch quy_mô nhằm đánh_bại triệt_để Việt_Nam hóa chiến_tranh , giành lợi_thế trên bàn đàm_phán ở Paris . Trong 2 tháng đầu , quân Giải_phóng liên_tiếp chọc thủng cả ba tuyến phòng_ngự , tiêu_diệt hoặc làm tan_rã nhiều sinh_lực đối_phương , gây kinh_ngạc cho cả Mỹ lẫn Việt_Nam Cộng_hòa . Mỹ phải gấp_rút điều_động lực_lượng không_quân và hải_quân tới chi_viện để ngăn đà_tiến của quân Giải_phóng , đồng_thời viện_trợ khẩn_cấp nhiều vũ_khí cho Việt_Nam Cộng_hòa để bổ_sung cho thiệt_hại trước đó . Tại Bắc_Tây_Nguyên , sau các thắng_lợi ban_đầu của Quân Giải_phóng tại trận Đắc_Tô - Tân_Cảnh , chiến_sự mau_chóng êm_dịu trở_lại sau khi đội quân này bị chặn lại trong Trận Kon_Tum . Tại Đông_Nam_Bộ , ở tỉnh Bình_Long sau khi thắng_lợi tại trận Lộc_Ninh , Quân Giải_phóng tiến_công theo đường 13 để giành quyền kiểm_soát thị_xã An_Lộc trong trận An_Lộc , dùng xe_tăng và pháo_binh tấn_công dữ_dội . Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa quyết_tâm cố_thủ thị_xã và đưa quân lên ứng_cứu . Không_quân Mỹ dùng B-52 đánh_phá ác_liệt các khu_vực tập_kết của Quân Giải_phóng và gây thiệt_hại lớn . Chiến_trận xảy ra rất dữ_dội tại thị_xã , thương_vong của hai bên và của dân_chúng rất cao . Cuối_cùng , Quân Giải_phóng không_thể lấy nổi thị_xã phải rút đi và sau 3 tháng chiến_sự đi vào ổn_định . Lần đầu_tiên tại vùng Đông_Nam_Bộ , xe_tăng T-54 và PT-76 của Quân Giải_phóng đã xuất_hiện , cho thấy hệ_thống tiếp_tế của Quân Giải_phóng đã hoàn_chỉnh vì đã có_thể đưa được xe_tăng vào đến tận chiến_trường phía nam . Chiến_trường chính của năm 1972 là tại tỉnh Quảng_Trị . Tại đây có tập_đoàn phòng_ngự dày_đặc của Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa , nơi tuyến đầu giáp với miền Bắc . Cuộc tiến_công của Quân Giải_phóng tại Quảng_Trị đã thành_công to_lớn , 40.000_quân Việt_Nam Cộng_hòa phòng_ngự tại đây đã hoảng_loạn và tan_vỡ , thậm_chí Trung_đoàn 56 của Sư_đoàn 3 đã đầu_hàng mà không chiến_đấu . Chỉ sau một tháng và qua 2 đợt tấn_công , Quân Giải_phóng đã giành quyền kiểm_soát toàn_bộ tỉnh Quảng_Trị , uy_hiếp tỉnh Thừa_Thiên và thành_phố Huế . Đến lúc đó , việc giữ vững vùng mới giành được quyền kiểm_soát và tái_chiếm vùng đã mất tại Quảng_Trị đã thành vấn_đề chính_trị thể_hiện ý_chí và bản_lĩnh của cả hai bên và là thế mạnh để đàm_phán tại Hội_nghị Paris . Mỹ để tỏ rõ ý_chí của mình bằng cách từ ngày 16 tháng 4 năm 1972 ném bom trở_lại miền Bắc với cường_độ rất ác_liệt : dùng máy_bay B-52 rải_thảm bom xuống Hải_Phòng , đem hải_quân thả thủy lôi phong_tỏa các hải_cảng tại miền Bắc Việt_Nam . Tại chiến_trường Quảng_Trị , Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa đem hết quân dự_bị ra quyết tái_chiếm thị_xã Quảng_Trị với sự hỗ_trợ tối_đa bằng máy_bay B-52 của Mỹ . Quân Giải_phóng quyết_tâm giữ vững khu_vực thành cổ Quảng_Trị của thị_xã . Chiến_sự cực_kỳ ác_liệt , thương_vong hai bên rất lớn để tranh_chấp một mẩu đất rất nhỏ không dân đã bị tàn_phá hoàn_toàn . Sau gần 3 tháng đánh nhau quyết_liệt , Quân Giải_phóng không giữ nổi và Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa chiếm được thành cổ và thị_xã Quảng_Trị . Nhưng , dù có hỗ_trợ của không_quân Mỹ , Việt_Nam Cộng_hòa không_thể tái_chiếm thị_xã Đông_Hà và các vùng đã mất khác . Sau chiến_dịch , Quân Giải_phóng nắm giữ thêm 10 % lãnh_thổ miền Nam , có thêm các bàn_đạp quân_sự và thị_xã quan_trọng Lộc_Ninh đã trở_thành thủ_đô mới của Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_Hòa miền Nam Việt_Nam . Đến cuối năm 1972 , chiến_trường đi đến bình_ổn vì hai bên đã kiệt_sức không_thể phát_triển chiến_sự được nữa . Mặc_dù chiến_dịch không đem đến lợi_thế rõ_rệt về quân_sự nhưng đã làm xã_hội Mỹ quá mệt_mỏi . Dư_luận Mỹ và thế_giới thúc_ép chính_quyền phải đạt được một nền hòa bình bằng thương_lượng theo đúng cam_kết giải_quyết chiến_tranh trong nhiệm_kỳ tổng_thống của họ . Đến cuối năm 1972 , Mỹ và Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa-Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam đã đạt được thỏa_hiệp cơ_bản những ý chính của Hiệp_định Paris và đầu năm 1973 , Mỹ_rút hẳn quân viễn_chinh khỏi cuộc_chiến , chỉ để lại cố_vấn quân_sự . Vừa đánh vừa_đàm Việc đàm_phán giữa Mỹ và Việt_Nam_Dân_Chủ Cộng_Hòa là việc phải xảy ra khi chẳng ai dứt_điểm được ai bằng quân_sự . Sau Mậu_Thân , các bên đã ngồi vào thương_lượng cho tương_lai chiến_tranh Việt_Nam . Việc thương_lượng đã diễn ra rất phức_tạp vì , một_mặt , các bên chưa thật_sự thấy cần nhượng_bộ và mặt_khác , Liên_Xô và Trung_Quốc muốn can_thiệp vào đàm_phán – đặc_biệt là Trung_Quốc . Nước này không muốn Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa tự đàm_phán mà muốn thông_qua Trung_Quốc giống như hiệp_định Geneva năm 1955 . Nhưng Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa_cự tuyệt_dù bị áp_lực bởi hai đồng_minh . Hội_đàm được chọn tại Paris kéo_dài từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973 . Ban_đầu chỉ có Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Mỹ ; sau mở_rộng ra thành hội_nghị bốn bên , thêm Việt_Nam Cộng_hòa và Chính_phủ Cách_mạng Lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam . Về mặt công_khai có 4 bên tham_gia đàm_phán , nhưng thực_chất chỉ có 2 bên Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Mỹ tiến_hành đàm_phán bí_mật với nhau để giải_quyết các bất_đồng giữa hai bên .. Khi một bên đang thắng thế trên chiến_trường thì đàm_phán thường bế_tắc và điều đó đúng với Hội_nghị Paris suốt thời_kỳ từ năm 1968 đến năm 1972 . Các bên dùng hội_nghị như diễn_đàn đấu_tranh_chính_trị . Trong suốt quá_trình hội_nghị các cuộc họp chính_thức chỉ mang tính tố_cáo nhau , tranh_luận vài điều mà không_thể giải_quyết được rồi kết_thúc mà không đi vào thực_chất . Chỉ có các cuộc tiếp_xúc bí_mật của Cố_vấn đặc_biệt Lê_Đức_Thọ của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Tiến_sĩ Henry_Kissinger , cố_vấn của tổng_thống Mỹ , là đi vào thảo_luận thực_chất nhưng không đi được đến thỏa_hiệp . Mục_đích của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa khi tham_gia đàm_phán là buộc Mỹ rút quân về nước và buộc chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa dù do bất_kỳ ai lãnh_đạo cũng phải giải_tán vì Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa cho rằng chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa không muốn độc_lập và hòa_bình mà chỉ muốn nắm quyền vì lợi_ích của họ . Phía Mỹ cho rằng phía Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa làm ra_vẻ muốn thành_lập chính_quyền liên_hiệp nhưng thực_tế chẳng khác_nào ép Mỹ phải làm mọi cách khiến lãnh_đạo Việt_Nam Cộng_hòa từ_chức rồi để cho những người này đám_phán với người cộng_sản và kết_quả là một liên_minh mà người cộng_sản nắm toàn_quyền . Đến giữa năm 1972 , khi Chiến_dịch Nguyễn_Huệ đã kết_thúc và Mỹ đã quá mệt_mỏi bởi chiến_tranh kéo_dài và thực_sự muốn đi đến kết_thúc , thì đàm_phán mới đi vào thực_chất thỏa_hiệp . Tuy_nhiên , trên thực_tế , từ sau thất_bại trong Chiến_dịch Lam_Sơn 719 , Mỹ và Việt_Nam Cộng_hòa đã hiểu rằng Việt_Nam hóa chiến_tranh chính_thức thất_bại , lợi_thế trên bàn đàm_phán bắt_đầu nghiêng về liên_minh Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa-Cộng hòa miền Nam Việt_Nam , Mỹ bắt_đầu hạ giọng và sẵn_sàng hợp_tác với đối_phương . Lập_trường ban_đầu của Mỹ : quân_đội Mỹ rút khỏi Việt_Nam phải đồng_thời với việc rút Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam khỏi miền Nam Việt_Nam . Chính_phủ Nguyễn_Văn_Thiệu có quyền tồn_tại trong giải_pháp hòa_bình . Tổng_tuyển_cử trước , ngừng_bắn sau . Lập_trường ban_đầu của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam : quân_đội Mỹ phải rút khỏi Việt_Nam , không đả_động tới sự có_mặt tại miền Nam của Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam . Chính_phủ Nguyễn_Văn_Thiệu không được tồn_tại trong giải_pháp hòa_bình . Thành_lập Chính_phủ liên_hiệp tại miền Nam thông_qua Tổng_tuyển_cử . Ngừng bắn trước , Tổng_tuyển cử sau . Trong đó , vấn_đề quy_chế của Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam và thứ_tự ngừng bắn-tổng tuyển_cử là điểm mâu_thuẫn chính giữa các bên . Cuối năm 1972 chính_phủ Mỹ , dưới áp_lực dư_luận và việc Trận_Thành cổ Quảng_Trị kéo_dài hơn dự_kiến , chính_quyền Mỹ đã nhận ra họ không_thể khuất_phục đối_phương bằng vũ_lực cũng như không đủ nguồn_lực để duy_trì chiến_tranh nên buộc phải chấp_nhận xuống thang trên bàn đàm_phán . Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam cũng thỏa_hiệp về quy_chế của chính_quyền của Tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu . Hai bên đi đến thỏa_hiệp chung : Quân_Mỹ và các đồng_minh nước_ngoài rút khỏi Việt_Nam chấm_dứt mọi can_thiệp quân_sự vào vấn_đề Việt_Nam ; không đả_động tới việc có hay không Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam ở chiến_trường Nam_Việt_Nam ; và chính_quyền Nguyễn_Văn_Thiệu được phép tồn_tại như một chính_phủ có liên_quan đến giải_pháp hòa_bình . Sau khi văn_kiện hiệp_định đã được ký tắt , Henry_Kissinger đi Sài_Gòn để thông_báo cho Tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu văn_bản đã đạt được . Phía Việt_Nam Cộng_hòa phản_đối dự_thảo này và tuyên_bố sẽ không ký_kết hiệp_định như dự_thảo . Sau đó , chính_phủ Mỹ tuyên_bố chưa_thể ký được hiệp_định và đòi thay_đổi lại nội_dung chính liên_quan đến vấn_đề cốt_lõi : quy_chế về Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam . Phía Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa bác_bỏ sửa_đổi của Mỹ . Mỹ tiến_hành ném bom lại miền Bắc Việt_Nam để buộc Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam chấp_nhận ký theo phương_án Mỹ đề_nghị . Chiến_dịch Linebacker II Đồng_thời với việc ném bom miền Bắc Việt_Nam , tổng_thống Mỹ Nixon thăm Liên_Xô và Trung_Quốc . Cả Liên_Xô và Trung_Quốc đều lo_sợ Mỹ liên_minh với bên này hoặc bên kia vì_thế họ muốn giải_quyết dứt_điểm vấn_đề Việt_Nam . Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa chỉ_trích việc Liên_Xô và Trung_Quốc gặp Tổng_thống Mỹ . Tháng 12 năm 1972 , Mỹ_mở Chiến_dịch Linebacker II cho máy_bay ném bom chiến_lược B-52 ném bom rải_thảm Hà_Nội , Hải_Phòng và các mục_tiêu khác ở miền Bắc Việt_Nam trong 12 ngày ( 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 ) . Không khuất_phục được Hà_Nội , lực_lượng không_quân bị thiệt_hại nặng_nề và nhất_là bị dư_luận quốc_tế và trong nước phản_đối mạnh_mẽ , chính_phủ Mỹ buộc phải chấm_dứt ném bom quay lại đàm_phán và đồng_ý ký_kết Hiệp_định Paris theo phương_án đã ký tắt , dù có một_vài sửa_đổi nhỏ có tính kỹ_thuật . Chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa không tán_thành hiệp_định nhưng vì áp_lực nếu không chấp_nhận thì Mỹ sẽ đơn_phương ký với Hà_Nội và cắt đứt viện_trợ cho Việt_Nam Cộng_hòa nên nhà_nước này phải chấp_nhận ký . Trong chiến_dịch này , Mỹ đã huy_động cả không_quân chiến_lược với gần 200 chiếc máy_bay B-52 ( chiếm một_nửa số B-52 của cả nước Mỹ ) để ném bom rải_thảm xuống Hà_Nội , Hải_Phòng , Thái_Nguyên trong 12 ngày_đêm . Về lý_do quân_sự , chính_trị thì cuộc ném bom này không cần_thiết và có hại vì khi đó Mỹ đã quyết_tâm rút khỏi chiến_tranh . Mỹ biết rất rõ rằng chỉ bằng một cuộc ném bom dù ác_liệt đến đâu Mỹ không_thể_nào bắt Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa_nhượng_bộ một vấn_đề cốt_lõi mà vì nó họ đã chiến_đấu gần 20 năm . Nó chỉ làm dư_luận Mỹ và thế_giới thêm bất_bình với chính_phủ Mỹ . Đây chỉ là cách để Mỹ thể_hiện trách_nhiệm , nghĩa_vụ đối_với đồng_minh ( không_chỉ đối_với Việt_Nam Cộng_hòa mà_còn cả các đồng_minh khác nữa ) . Khi dự_thảo hiệp_định đã được ký_tắt với Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa , chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa đã phản_đối kịch_liệt và không chấp_nhận , Mỹ quyết_định dùng bước này để chứng_tỏ họ đã cố_gắng đến mức cuối_cùng cho quyền_lợi của Việt_Nam Cộng_hòa rồi . Mục_tiêu mà Mỹ đặt ra trong chiến_dịch Linebacker II là duy_trì nỗ_lực tối_đa để phá hủy tất_cả các tổ_hợp mục_tiêu chính ở khu_vực Hà_Nội và Hải_Phòng , trong đó phá_hủy đến mức tối_đa những mục_tiêu quân_sự chọn_lọc tại vùng lân_cận của Hà_Nội / Hải_Phòng . Linebacker II cũng loại_bỏ các rất nhiều các hạn_chế trong các chiến_dịch trước đó ở miền Bắc Việt_Nam , ngoại_trừ cố_gắng để " giảm_thiểu nguy_hiểm cho dân_thường tới mức có_thể cho_phép mà không ảnh_hưởng hiệu_quả " và " tránh các khu giam_giữ tù_binh , bệnh_viện và khu_vực tôn_giáo " . Theo Việt_Nam_Dân_chủ Cộng_hòa , Mỹ đã dùng một biện_pháp rất cực_đoan , tàn_bạo mà các chuẩn_mực chiến_tranh thông_thường không cho_phép : dùng máy_bay B-52_rải thảm_bom hủy diệt vào một loạt các khu_vực dân_cư của các thành_phố lớn để đánh vào ý_chí của dân_chúng và đã gây ra thương_vong lớn cho dân_thường . Mỹ đã dùng máy_bay B-52 tiến_hành ném bom rải_thảm vào các mục_tiêu như sân_bay Kép , Phúc_Yên , Hòa_Lạc , hệ_thống đường_sắt , nhà_kho , nhà_máy_điện Thái_Nguyên , trạm trung_chuyển đường_sắt Bắc_Giang , kho xăng_dầu tại Hà_Nội ... Ở Hà_Nội , tại phố Khâm Thiên_bom trải thảm đã phá sập cả dãy phố và sát_hại hàng trăm dân_thường . Tại bệnh_viện Bạch_Mai , nhiều tòa nhà quan_trọng đã bị phá hủy , cùng_với các bệnh_nhân và bác_sĩ , y_tá bên trong . Chiến_dịch này đã phá_hoại nặng_nề nhiều cơ_sở_vật_chất , kinh_tế , giao_thông , công_nghiệp và quân_sự của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa nhưng đã không làm thay_đổi được lập_trường của Hà_Nội . Về mặt quân_sự , Mỹ đã đánh_giá thấp lực_lượng phòng_không của đối_phương . Không_lực Mỹ quá tin_tưởng vào các biện_pháp kỹ_thuật gây_nhiễu điện_tử để vô_hiệu hóa_radar và tên_lửa phòng_không của đối_phương . Để đáp lại , các lực_lượng tên_lửa phòng_không của Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam đã giải_quyết vấn_đề bằng những biện_pháp chiến_thuật sáng_tạo và hợp_lý , họ đã bắn các máy_bay B-52 theo các chiến_thuật mới và đã thành_công vượt xa mức trông_đợi , hàng chục chiếc pháo_đài bay_B-52 đã bị bắn hạ . Cũng trong chiến_dịch này , lần đầu pháo_đài bay B-52 bị hạ bởi một máy_bay tiêm_kích , do Phạm_Tuân điều_khiển . Sách_báo Việt_Nam gọi chiến_dịch này là Điện_Biên_Phủ trên không , như một_cách nêu bật thắng_lợi của lực_lượng phòng_không Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa trong chiến_dịch . Dưới áp_lực của dư_luận thế_giới và trong nước , thất_bại trong việc buộc Hà_Nội nhượng_bộ , Tổng_thống Nixon ra_lệnh chấm_dứt ném bom vào ngày 30 tháng 12 năm 1972 và hội_đàm lại để ký_kết hiệp_định . Hiệp_định Paris có phương_án cuối_cùng về cơ_bản không khác mấy so với dự_thảo mà Mỹ trước đó đã từ_chối ký , cũng có nghĩa rằng mục_tiêu chiến_lược của Chiến_dịch Linebacker II đã thất_bại . Chiến_dịch Linebacker II cũng là chiến_dịch quân_sự cuối_cùng của quân_đội Mỹ tại Việt_Nam . Hiệp_định Paris Sau những nỗ_lực ngoại_giao thất_bại giữa Mỹ và Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa , đầu năm 1968 , tổng_thống Pháp De_Gaulle cho rằng Mỹ sẽ thất_bại tại Đông_Dương như Pháp và người Pháp phải có trách_nhiệm đạo_đức đối_với cuộc_chiến mà Mỹ kế_thừa từ Pháp . Thông_qua giáo_sư Andre_Roussel , Chủ_tịch Hiệp_hội Y_khoa Pháp-Việt , Pháp đề_nghị các lãnh_đạo Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa đàm_phán với Mỹ và Việt_Nam Cộng_hòa để tìm một giải_pháp chính_trị cho cuộc_chiến . Ngay sau đó , cuộc Tổng tấn_công Tết Mậu_Thân diễn ra khiến chính_quyền Johnson phải ngừng ném bom và đàm_phán với Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa . Ngày 31/3/1968 , Johnson tuyên_bố đơn_phương chấm_dứt ném bom một phần miền Bắc và đồng_ý mở cuộc đàm_phán giữa các bên ở Việt_Nam và phía Mỹ . Ông cũng tuyên_bố mình sẽ không ra ứng_cử Tổng_thống Mỹ vào tháng 11 năm 1968 . Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa cũng đồng_ý đàm_phán . Tổng_thống De_Gaulle cử một phái_viên đến Sài_Gòn vào trung_tuần tháng 4/1968 đề_nghị Việt_Nam Cộng_hòa ngồi vào bàn đàm_phán . Việt_Nam Cộng_hòa đồng_ý đàm_phán . Các bên thống_nhất chọn Paris làm địa_điểm đàm_phán . Hội_nghị Paris chính_thức khai_mạc vào ngày 3/5/1968 . Ngoại_trưởng Xuân_Thủy , Trưởng Phái_đoàn Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa tại Hội_nghị Paris về Việt_Nam tuyên_bố : Ngày 20 tháng 9 năm 1969 , Trưởng_đoàn đàm_phán của Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam ( giai_đoạn 1968 - 1970 ) tại Hội_nghị Paris về Việt_Nam Trần_Bửu_Kiếm tuyên_bố : Hiệp_định Paris được ký_kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris , được coi là một thắng_lợi quan_trọng của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam . Ngày 29 tháng 3 năm 1973 quân_nhân Mỹ cuối_cùng rời Việt_Nam , chấm_dứt mọi sự can_thiệp quân_sự của Mỹ đối_với vấn_đề Việt_Nam . Từ nay chỉ còn quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa đơn_độc chống lại Quân Giải_phóng đang ngày_càng mạnh . Hiệp_định Paris là hiệp_định chấm_dứt chiến_tranh , lập lại hòa_bình ở Việt_Nam do 4 bên tham_chiến : Mỹ , Việt_Nam Cộng_hòa , Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Chính_phủ Cách_mạng Lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam ký_kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 . Theo các nội_dung chính như sau : Các quân_đội nước_ngoài phải rút khỏi Việt_Nam . Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam , Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa , Quân Giải_phóng miền Nam đóng_nguyên tại_chỗ và ngừng_bắn tại_chỗ . Miền_Nam Việt_Nam có hai chính_quyền , hai quân_đội , hai vùng kiểm_soát . Các bên tạo điều_kiện cho dân_chúng sinh_sống đi_lại tự_do giữa hai vùng . Thành_lập Hội_đồng Quốc_gia Hòa_giải và Hòa_hợp Dân_tộc gồm ba thành_phần ngang nhau , thực_hiện hòa_giải và hòa_hợp dân_tộc , bảo_đảm_tự_do_dân_chủ , tổ_chức tuyển_cử thành_lập chính_phủ hòa_hợp dân_tộc của miền Nam Việt_Nam và tiến tới thống_nhất hai miền . Ngoài_ra còn nhiều các điều_khoản khác như lập ủy ban kiểm_soát và giám_sát và phái_đoàn quân_sự liên_hợp bốn bên , điều_khoản Mỹ đóng_góp tài_chính tái_thiết sau chiến_tranh , điều_khoản Mỹ gỡ mìn đã phong_tỏa các hải_cảng ở miền Bắc Việt_Nam , điều_khoản trao_trả tù_binh ... Giới_tuyến quân_sự tạm_thời giữa hai miền không được coi là biên_giới quốc_gia Mặt_khác , Hiệp_định Paris là hiệp_định được Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa-Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam và Mỹ soạn_thảo dựa trên cơ_sở Tuyên_bố 10 điểm ngày 08-05-1969 của phái_đoàn Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam để đảm_bảo cho việc Mỹ rút quân khỏi Việt_Nam là mục_đích trước_mắt , trước khi buộc Việt_Nam Cộng_hòa phải đầu_hàng là mục_tiêu lâu_dài . Đối_với Mỹ , đây là cách họ ra khỏi cuộc_chiến mệt_mỏi này một_cách chính_đáng và không bị mất mặt . Đối_với Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng thì hiệp_định này là bước thứ nhất ( và là quan_trọng nhất ) trong hai bước ( Bước 1 là " Mỹ_cút " , bước 2 là " ngụy_nhào " ) để đi đến thắng_lợi cuối_cùng . Đối_với Việt_Nam Cộng_hòa thì hiệp_định này là một tai_ương lớn đối_với chính_phủ này và đặt sự tồn_tại của Việt_Nam Cộng_hòa trước một nguy_hiểm trong một tương_lai gần . Để trấn_an Việt_Nam Cộng_hòa , Tổng_thống Nixon đã hứa riêng với Tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu là trong trường_hợp quân Giải_phóng phát_động chiến_tranh tiêu_diệt Việt_Nam Cộng_hòa , Mỹ sẽ phản_ứng một_cách thích_hợp để bảo_đảm an_ninh cho Việt_Nam Cộng_hòa . Lời hứa này về sau không có giá_trị thực_tiễn vì sau đó Quốc_hội Mỹ đã ra nghị_quyết không cho_phép Tổng_thống đưa lực_lượng_vũ_trang trở_lại Đông_Dương mà không được phép của Quốc_hội và quy_định khuôn_khổ viện_trợ cho Việt_Nam Cộng_hòa . Với các áp_đặt như_vậy thì dù không có sự_kiện Watergate , dù Tổng_thống Nixon có tại vị thì cũng không_thể giữ lời hứa một_cách hữu_hiệu được . Đối_với người Mỹ , họ thực_sự muốn thoát khỏi cuộc_chiến , quên nó đi và mở sang một trang_sử mới . Trong bản ghi_âm được giải_mật sau_này về cuộc trao_đổi giữa Tổng_thống Mỹ Richard_Nixon và ngoại_trưởng Henry_Kissinger , Nixon nói rõ việc ông đã quyết_định sẽ bỏ mặc " đứa con " Việt_Nam Cộng_hòa để có_thể thoát khỏi cuộc_chiến ở Việt_Nam Henry_Kissinger : Tôi nghĩ Thiệu nói đúng đấy . Hiệp_định đó ( Hiệp_định Paris ) sẽ đẩy Việt_Nam Cộng_hòa vào thế nguy_hiểm Richard_Nixon : Nó ( Việt_Nam Cộng_hòa ) phải tự chống_đỡ thôi ... Nếu nó chết thì cứ để nó chết . Nó lớn rồi , chúng_ta không_thể cứ cho nó bú_mớm mãi được Đối_với vấn_đề thành_lập các lực_lượng chính_trị liên_hiệp , ông Nguyễn_Khắc_Huỳnh , nguyên thành_viên đoàn đàm_phán Hiệp_định Paris , giải_thích " Lúc đầu đàm_phán Paris , tư_tưởng của ta là giành thắng_lợi , buộc Mỹ rút , lập chính_phủ liên_hiệp và sau đó chính_phủ sẽ đoàn_kết toàn dân ... Lúc đó chưa có khái_niệm hòa_hợp dân_tộc . Lúc đầu mình tính chính_phủ liên_hiệp nhưng sau sự_kiện Mậu_Thân 1968 và sau đó năm 1972 , ta không có những thắng_lợi quyết_định ... Năm 1972 ta mới đề ra đường_lối tìm cách mở_đường cho Mỹ rút . Ta mới đưa ra khẩu_hiệu là " Mỹ rút , Sài_Gòn còn , miền Nam_giữ nguyên_trạng " . Để liên_kết các lực_lượng miền Nam thì đặt ra vấn_đề hòa_hợp dân_tộc . Vấn_đề ấy được đặt ra trong lúc ta tính tới phương_án giữ nguyên_trạng miền Nam . Vì_vậy ta đưa vào dự_thảo Hiệp_định và bàn kỹ vấn_đề hòa_hợp dân_tộc . Lúc đầu ta gọi_là chính_phủ liên_hiệp ba thành_phần . Chính_phủ Mỹ không chấp_nhận được vì chính_phủ mới có nghĩa là thủ_tiêu Sài_Gòn . Ta mới hạ thấp xuống là " một chính_quyền hòa_hợp dân_tộc " , gần với lập_trường của Mỹ . Mỹ đề_xuất một " body " - một tổ_chức để tổng tuyển_cử . Mỹ dùng chữ " body " thì mình cũng dịu bớt đi , đề_xuất là trong lúc chính_quyền hai bên tồn_tại , thực_hiện hòa_hợp , hòa_giải dân_tộc để tiến tới tổ_chức tổng_tuyển_cử thành_lập chính_quyền ( đưa thêm khái_niệm hòa_giải , vì là hai kẻ địch ) . Nhưng Mỹ không chấp_nhận chữ " chính_quyền " . Chữ " chính_quyền " có gì đó mang ý_nghĩa thủ_tiêu Sài_Gòn . Vì thắng_lợi của mình năm 1972 cũng có mức_độ thôi , chưa_thể lấn_át Mỹ được , nên ta lấy yêu_cầu Mỹ rút là chính . Mỹ nhận rút và quân miền Nam ở lại là đạt yêu_cầu cao nhất rồi , ta mới chấp_nhận thành_lập một hội_đồng quốc_gia hòa giải , hòa_hợp dân_tộc . Hiệp_định có điều_khoản thành_lập một hội_đồng quốc_gia hòa giải hòa_hợp dân_tộc để tổ_chức tổng_tuyển_cử và đôn_đốc thi_hành Hiệp_định . Lúc đó hình_thành khái_niệm hòa giải hòa_hợp dân_tộc ... Dù lập chính_phủ hai thành_phần , ba thành_phần hay giữ nguyên_trạng thì cũng vẫn phải có hòa giải , hòa_hợp . Không có cách nào khác . Không có bên nào thắng bên nào . Thực_tế miền Nam có ba lực_lượng , hai chính_quyền thì_phải giải_quyết với nhau như_vậy . Nhờ những sách_lược mềm_dẻo của ta , mà trong đó có việc tạm gác vấn_đề xóa Sài_Gòn , thực_hiện một hình_thức hòa_giải , hòa_hợp dân_tộc mà tổ_chức ấy chỉ là hội_đồng thôi chứ không phải chính_quyền , chính_phủ gì nên Mỹ chấp_nhận . " Để hoàn_thành nốt các điều_khoản trong Hiệp_định Paris liên_quan đến Tổng_tuyển_cử , Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam tiến_hành cuộc Tổng_tuyển cử năm 1976 để thống_nhất thành Cộng_hòa Xã_hội_Chủ_nghĩa_Việt_Nam . Sau_này , các tài_liệu vừa giải_mật cho thấy chính hai ông Nixon và Kissinger đều đã tin_tưởng rằng ngay cả một lực_lượng quân_sự lớn_mạnh hơn những gì Mỹ đã điều_động , thì cũng không có khả_năng thắng được cuộc_chiến Việt_Nam . Giai_đoạn 1973 – 1975 Đây là giai_đoạn kết_thúc chiến_tranh vì với sự ra_đi của quân viễn_chinh Mỹ cùng với việc Mỹ từng bước cắt_giảm viện_trợ quân_sự cho Việt_Nam Cộng_hòa thì kết_cục cho Chiến_tranh Việt_Nam đã rõ_ràng . Mỹ chưa hẳn đã rút khỏi cuộc_chiến , họ vẫn tiếp_tục duy_trì viện_trợ và cố_vấn quân_sự , nhưng việc quân_Mỹ trực_tiếp tham_chiến sẽ không còn nữa . Tuy_nhiên , viện_trợ cho Việt_Nam Cộng_hòa trong tài_khóa 1974 - 1975 dù được Tổng_thống Nixon đề_xuất 1 tỷ đôla nhưng khi đưa ra Quốc_hội Mỹ xét_duyệt , khoản viện_trợ này bị cắt_giảm chỉ còn 700 triệu . Quốc_hội Mỹ còn đưa ra điều_kiện Việt_Nam Cộng_hòa không được dùng Quỹ đối_giá ( số tiền thu được khi tiền Viện_Trợ_Nhập_Cảng ( CIP ) được đổi ra tiền Việt_Nam từng bù cho 75 % khoản ngân_sách bị thiếu_hụt trước_kia ) chi cho ngân_sách Quốc_phòng . Sau khi quân_đội Mỹ rút hết vào cuối tháng 3 năm 1973 , Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam tiếp_tục các hoạt_động vận_động chính_trị nhằm khiến Việt_Nam Cộng_hòa tuân_thủ Hiệp_định , ngừng_bắn trước khi tổ_chức Tổng_tuyển_cử . Tuy_nhiên , phía Việt_Nam Cộng_hòa không có thiện_chí thực_thi Hiệp_định , liên_tục có các hoạt_động vũ_trang nhằm chiếm đất lấn dân . Tới tháng 10 năm 1973 , sau khi nhận thấy các nỗ_lực chính_trị không có hiệu_quả Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam chuyển sang chiến_lược kết_hợp đấu_tranh_chính_trị với đấu_tranh_vũ_trang , sẵn_sàng đáp_trả các hoạt_động vi_phạm Hiệp_định của Việt_Nam Cộng_hòa . Từ cuối năm 1974 , tương_quan_lực_lượng bắt_đầu nghiêng hẳn về phía Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam . Nhận thấy tương_quan_lực_lượng có sự thay_đổi theo hướng có lợi cho mình , Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam tiến_hành Tổng_tiến_công và nổi_dậy mùa xuân 1975 nhằm buộc chính_quyền Việt_Nam Cộng_hòa thành_lập chính_phủ liên_hiệp 3 thành_phần . Tuy_nhiên , tới cuối Chiến_dịch Hồ_Chí_Minh , Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam quyết_định chuyển mục_tiêu sang buộc chính_quyền Việt_Nam Cộng_hòa đầu_hàng để tránh đổ_máu không cần_thiết . Hiệp_định Paris bị vi_phạm Về nguyên_tắc thì các bên ký_kết phải thừa_nhận miền Nam Việt_Nam tạm_thời có hai chính_quyền ( tuy_nhiên không có định_nghĩa về hai chính_quyền đó ) , nhưng sẽ nhanh_chóng được thay_thế bằng một chính_quyền mới . Số quân_Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam trên chiến_trường lúc đó , số quân của họ trên đường_mòn Hồ_Chí_Minh , số vũ_khí họ mang vào và mang ra là những dữ_liệu không_thể kiểm_chứng được nhưng theo số_liệu cung_cấp của Mỹ là 219.000 người ( thấp hơn của Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa với 920.000 người ) . Lượng viện_trợ của Liên_Xô , Trung_Quốc và các nước Xã_hội_Chủ_nghĩa khác viện_trợ cho Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa vẫn có_thể kiểm_soát tại các cửa_khẩu trên bộ , cảng_hàng_không và cảng biển ( Trong hiệp_định không cấm nước_ngoài viện_trợ cho Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa mà chỉ cấm cung_cấp vũ_khí cho các bên ở miền Nam Việt_Nam ) . Tương_tự , vũ_khí Mỹ vào Việt_Nam qua các cảng và cầu hàng_không cũng dễ_dàng được quản_lý . Tuy_vậy việc Mỹ tiếp_tục cung_cấp vũ_khí và 23.000 cố_vấn quân_sự cho Việt_Nam Cộng_hòa là một sự vi_phạm các điều_khoản liên_quan tới việc cấm Mỹ_can dự vào miền Nam Việt_Nam trong Hiệp_định Paris và khiến cho phía Việt_Nam Cộng_hòa có thêm động_lực để tiến_hành các hoạt_động quân_sự chống lại Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam . Bên_cạnh đó , điều_khoản về ngăn_cấm các bên lập căn_cứ_quân_sự trên đất Lào trung_lập là nhượng_bộ của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa nhưng phía Vương_quốc Lào lại vi_phạm lệnh ngừng_bắn trong Hiệp_ước Viêng_Chăn , tạo điều_kiện để Pathet_Lào tương_trợ lẫn nhau với Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam và Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam . Tại Campuchia , điều tương_tự cũng xảy ra khi quân_đội của Lon_Nol tấn_công quân_đội của Pol_Pot , tuy_nhiên , Pol_Pot đã không nhận được sự hỗ_trợ từ phía Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam và Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam . Ngay khi Hiệp_định Paris được ký_kết , Tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu thực_hiện chính_sách " 4 không " , không có chính_phủ liên_minh dưới bất_kỳ vỏ bọc nào , không_trung_lập hóa những người_thân Cộng_sản ở miền Nam Việt_Nam và không nhượng đất cho người Cộng_sản . Tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu đã chủ_trương " tràn_ngập lãnh_thổ " bằng cờ Việt_Nam Cộng_hòa để lấn thêm lãnh_thổ và giành thêm dân . Chỉ trong đêm 27 tháng 1 rạng ngày 28 tháng 1 năm 1973 , quân_đội Sài_Gòn đã thực_hiện 15 cuộc hành_quân từ cấp tiểu_đoàn trở lên và 19 cuộc hành_quân cấp tiểu_khu và chi khu . Vào 7 giờ sáng 28 tháng 1 năm1973 , đúng lúc phải thực_hiện ngừng_bắn , Nguyễn_Văn_Thiệu ra_lệnh cho bộ_binh và xe_tăng tấn_công Cửa_Việt ( tỉnh Quảng_Trị ) , Sa_Huỳnh và nhiều nơi ở miền Trung , đồng_bằng sông Cửu_Long , phần_lớn vùng của Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa Miền_nam Việt_Nam tại đây bị lấn_chiếm . Lấn được xã nào , ấp nào , Việt_Nam Cộng_hòa đều cho vẽ cờ trên tường nhà dân , mặt_tiền đình_chợ , quán_xá , trên cả mái tôn với kích_thước to dị_thường để " đánh_dấu " vùng " quốc_gia kiểm_soát " . Tại các tỉnh miền Bắc Việt_Nam Cộng_hòa , Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa tiếp_tục bắn pháo 105 ly với tỷ_lệ vượt quá 31.000_viên đạn mỗi ngày ; khoảng 15.000 quả bom đã được sử_dụng và 10.000 chiến_dịch quân_sự khác đã được tiến_hành ở khu_vực nông_thôn hàng tháng . Theo một thống_kê của chính_quyền Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam tỉnh Long_An thì sau khi ký Hiệp_định Paris , mọi ngôi làng nằm dưới sự kiểm_soát của chính_quyền này đã bị đánh bom 4-5 lần và bị tấn_công bởi 1.000 quả đạn pháo mỗi ngày . Việt_Nam Cộng_hòa cũng không chấp_nhận thi_hành những giải_pháp chính_trị được nhắc đến trong Hiệp_định Paris 1973 như thành_lập Hội_đồng quốc_gia hòa giải và hòa_hợp dân_tộc , tổng_tuyển_cử tự_do và dân_chủ dưới sự giám_sát quốc_tế tại miền Nam Việt_Nam để thành_lập chính_quyền liên_hiệp , tái_thống_nhất Việt_Nam từng bước bằng các biện_pháp hòa_bình trên cơ_sở bàn_bạc và thỏa_thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt_Nam . Ngày 14 tháng 7 năm 1973 , Tổng_thống Thiệu nói rằng : " Việt Cộng hiện đang cố_biến các khu_vực nằm dưới sự kiểm_soát của họ thành một nhà_nước với một chính_phủ mà họ gọi nói là giống kiểu thể_chế thứ hai ở miền Nam . Họ cũng có_thể hy_vọng rằng khi chính_phủ này được quốc_tế công_nhận , dư_luận quốc_tế sẽ buộc hai chính_quyền sáp_nhập vào một chính_phủ liên_minh . Nếu điều đó xảy ra , họ sẽ chỉ đồng_ý với một chính_phủ liên_minh hời hợt , chính_phủ mà sau đó sẽ tìm cách dễ_dàng đàm_phán với Hà_Nội ... Trước_tiên , chúng_ta phải cố hết_sức để Việt Cộng ( Mặt_trận giải_phóng miền Nam Việt_Nam ) không_thể được xây_dựng thành một nhà_nước , một nhà_nước thứ hai ở miền Nam " . Chủ_tịch Hạ_viện Việt_Nam Cộng_hòa tuyên_bố " Không có cái gọi_là hòa_hợp dân_tộc và hòa_giải dân_tộc " . Đầu tháng 10 năm 1973 , Tổng_thống Thiệu tuyên_bố rằng mọi nhóm Lực_lượng thứ ba , gồm khoảng 100 nhóm chính_trị có quy_mô và xu_hướng chính_trị khác nhau , đều bị coi là " phản_quốc " , " do Cộng_sản_giật dây " . Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam trong gần một năm sau khi ký Hiệp_định Paris_áp_đặt các lệnh cấm đối_với lực_lượng của họ tại miền Nam Việt_Nam bao_gồm cấm tấn_công kẻ_thù , cấm tấn_công quân_đội của kẻ_thù đang tiến_hành các chiến_dịch cướp đất , cấm bao_vây tiền đồn , cấm bắn vào các tiền đồn và cấm xây_dựng các làng chiến_đấu . Sau khi hiệp_định Paris được ký_kết cả Liên_Xô và Trung_Quốc đều cắt viện_trợ quân_sự cho Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa , Trung_Quốc cắt mọi viện_trợ kinh_tế nhằm kiềm_chế không cho miền Bắc tiếp_tục cuộc_chiến . Về phía Mỹ , tuy rút hết quân viễn_chinh về nước song các cố_vấn quân_sự của họ vẫn hiện_diện ở Việt_Nam dưới vỏ bọc là Sư_đoàn quản_lý dịch_vụ ( Management Services_Division ) . Các cố_vấn này tiếp_tục tham_gia chỉ_huy và điều_phối các chiến_dịch quân_sự cho tới khi chiến_tranh kết_thúc Theo nhà sử_học Gabriel_Kolko , đội_ngũ cố_vấn quân_sự Mỹ hiện_diện tại miền Nam lên tới 23.000 người vào năm 1974 . Sau hiệp_định Paris_Mỹ tiếp_tục việc trợ_quân_sự cho Việt_Nam Cộng_hòa . Bên_cạnh viện_trợ quân_sự , Mỹ_cử các kỹ_sư quân_sự dưới vỏ bọc dân_sự đến miền Nam Việt_Nam để giúp chính_quyền miền Nam duy_trì các hoạt_động quân_sự . Cho đến khi từ_chức vào năm 1975 , Nguyễn_Văn_Thiệu vẫn tuyên_bố muốn Việt_Nam chia thành hai quốc_gia : Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Việt_Nam Cộng_hòa , lấy vĩ_tuyến 17 làm biên_giới , cùng vào Liên_Hợp_Quốc , giữ vùng phi_quân_sự và " chờ ngày thống_nhất dù cho không biết đó là ngày nào " . Phía Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Việt_Nam cho rằng các tuyên_bố của Nguyễn_Văn_Thiệu đã bóp_méo nội_dung của Hiệp_định Geneva 1954 và Hiệp_định Paris 1973 khi cả hai Hiệp_định đều coi Việt_Nam là một quốc_gia thống_nhất , vỹ tuyến 17 chỉ là giới_tuyến quân_sự tạm_thời chứ không phải biên_giới quốc_gia . Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Việt_Nam cho rằng Nguyễn_Văn_Thiệu đã không có thiện_chí về việc thực_thi hòa_bình , thành_lập chính_phủ liên_hiệp ba thành_phần ở miền Nam Việt_Nam để thống_nhất đất_nước bằng Tổng_tuyển_cử như hai Hiệp_định quy_định , họ cũng đưa ra các bằng_chứng về hành_vi sử_dụng vũ_lực và các biện_pháp chính_trị để vi_phạm hiệp_định từ phía chính_phủ Sài_Gòn và Mỹ . Trong các năm từ 1973 đến tháng 2 năm 1975 là thời_gian hai phía đối_địch chuẩn_bị vào các trận đánh lớn sắp tới . Năm này chỉ được 1 – 2 tháng đầu là có các tiếp_xúc giữa hai bên : binh_sĩ hai bên được phép gặp_mặt với nhau , nhưng sau đó là thời_gian hai bên liên_tục lên_án nhau phá_hoại hiệp_định và đánh lấn_chiếm vùng kiểm_soát của nhau , dù ở quy_mô nhỏ . Quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa không đủ sức để đánh lớn và quân Giải_phóng cũng không có chủ_trương đánh lớn vào lúc đó . Thời_kỳ này có một sự_kiện bất_ngờ với Việt_Nam Cộng_hòa và ngỡ_ngàng cho Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa là việc Trung_Quốc tấn_công chiếm_đóng hoàn_toàn quần_đảo Hoàng_Sa vào tháng 1 năm 1974 . Sau trận hải_chiến_ngắn , Trung_Quốc chiếm toàn_bộ quần_đảo Hoàng_Sa , trong khi lãnh_đạo Việt_Nam Cộng_hòa hủy bỏ kế_hoạch huy_động không_quân phản_công nhằm chiếm lại đảo . Mỹ và Hạm_đội 7 của họ cũng không giúp_đỡ Việt_Nam Cộng_hòa tại Hoàng_Sa khi được đề_nghị . Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa tuy phản_đối các động_thái của Trung_Quốc một_cách nhẹ_nhàng , nhưng Chính_phủ Cách_mạng Lâm_thời Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam đã ra bản Tuyên_bố phản_đối hành_động này của phía Trung_Quốc vào ngày 20 tháng 1 năm 1974 . Sau hải_chiến Hoàng_Sa 1974 , Trung_Quốc đã thay_thế Việt_Nam Cộng_hòa kiểm_soát quần_đảo này ; nhưng Việt_Nam Cộng_hòa và nước Việt_Nam thống_nhất sau_này vẫn tuyên_bố chủ_quyền tại đây . Sự_việc cũng làm căng_thẳng thêm quan_hệ giữa Việt_Nam_Dân_chủ Cộng_hòa với Trung_Quốc ( vốn đã xấu đi từ sau năm 1972 ) và gây mối nghi_ngờ giữa Việt_Nam Cộng_hòa với Mỹ : nó cho thấy Mỹ sẽ không còn đem quân_đội bảo_vệ họ như trước nữa . Ngày 19 tháng 11 năm 1974 , Đại_tá Võ_Đông_Giang , người_phát_ngôn Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam tổ_chức một cuộc họp_báo trong đó chỉ_trích Việt_Nam Cộng_hòa và Mỹ vi_phạm Hiệp_định Paris . Ông cảnh_báo nếu Mỹ không quan_tâm đến nguyện_vọng của nhân_dân Việt_Nam và tiếp_tục hỗ_trợ Việt_Nam Cộng_hòa , người Việt_Nam sẽ nổi_dậy . Thời_kỳ 1974 – 1975 trước trận Ban_Mê_Thuột có hai trận đánh lớn có vai_trò đáng chú_ý : Trận Thượng_Đức ( 1974 ) thuộc tỉnh Quảng_Nam bắt_đầu khoảng tháng 7 năm 1974 và trận Phước_Long tháng 12 năm 1974 . Đây là hai trận của giai_đoạn này mà Quân giải_phóng phát_động với một mục_tiêu duy_nhất là thăm_dò lực_lượng đối_phương . Đầu năm 1974 , chính_quyền Việt_Nam Cộng_hòa liên_tục vi_phạm Hiệp_định tại khu_vực Quảng_Đà khi liên_tục tấn_công vùng giải_phóng , lấn đất , chiếm dân . Tới tháng 5 năm 1974 , Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam đưa một sư_đoàn đến đánh chiếm chi_khu quân_sự quận_lỵ Thượng_Đức thuộc tỉnh Quảng_Nam . Đúng theo tính_toán của quân Giải_phóng , Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa liền điều_sư_đoàn dù tổng_trù bị chiến_lược đến tái_chiếm . Hai bên đánh nhau ác_liệt trong vòng 3 tháng ; kết_quả quân Giải_phóng vẫn giữ vững và kiểm_soát hoàn_toàn chi khu Thượng_Đức và Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa bị buộc phải rút_lui . Sau trận đánh , các chỉ_huy của Quân Giải_phóng đã kết_luận là sức chiến_đấu , nhất_là sức_mạnh tấn_công của Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa so với 1972 đã suy_giảm đi nhiều khi không còn có yểm_trợ của không_quân Mỹ . Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa cũng không đủ lực_lượng dự_bị cơ_động để chiến_đấu lâu_dài : Một quận_lỵ quan_trọng ở vùng I_chiến_thuật Việt_Nam Cộng_hòa , nằm gần các căn_cứ_quân_sự lớn mà cả quân_đoàn và vùng I chiến_thuật cũng không đủ lực_lượng cơ_động đến giải_vây , mà phải dùng đến sư_đoàn dù là lực_lượng mạnh nhất tổng_dự_bị chiến_lược . Điều này là một luận_cứ góp vào kế_hoạch tác_chiến cho Tổng_tiến_công và nổi_dậy mùa xuân năm 1975 đánh dứt_điểm Việt_Nam Cộng_hòa . Sau những nỗ_lực chính_trị được thực_hiện từ tháng 10 năm 1974 nhằm đòi chính_quyền Nguyễn_Văn_Thiệu tôn_trọng Hiệp_định không có hiệu_quả , tới giữa tháng 12 năm 1974 , tại mặt_trận miền Đông_Nam_Bộ , quân Giải_phóng phát_động chiến_dịch Đường 14 - Phước_Long_tiến đánh và sau 3 tuần chiếm hoàn_toàn tỉnh này . Tuy mất một tỉnh ngay tại đồng_bằng Nam_Bộ cách Sài_Gòn chỉ khoảng 100 km nhưng Việt_Nam Cộng_hòa không có phản_ứng thích_đáng nào để khôi_phục lại . Họ không còn quân dự_bị cơ_động để phản_kích nữa . Và quan_trọng nhất là Mỹ chỉ phản_ứng ở mức không có dấu_hiệu là sẽ can_thiệp mạnh . Chiến_dịch này đã củng_cố tin_tưởng của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam là Mỹ sẽ ít có khả_năng can_thiệp trở_lại . Nói_chung , hiệp_định này chỉ được thi_hành nghiêm_chỉnh ở những điều_khoản rút quân_Mỹ ( cùng các đồng_minh khác ) và trao_trả tù_binh Mỹ , thống_nhất Việt_Nam thông_qua phương_thức chính_trị . Mỹ thực_sự muốn rút quân_đội khỏi cuộc_chiến và Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa-Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam sẵn_sàng tạo điều_kiện cho việc đó . Tương_quan_lực_lượng Trong giai_đoạn 1973 – 1975 , sự viện_trợ của Liên_Xô và Trung_Quốc cho Quân Giải_phóng giảm rõ_rệt , tổng khối_lượng vũ_khí và thiết_bị quân_sự được viện_trợ giảm từ khoảng 171.166 tấn / năm trong thời_kì 1969 - 72 giảm xuống còn khoảng 16.415 tấn / năm trong thời_kỳ 1973 - 75 . Quân_số của Quân Giải_phóng cũng thấp hơn rất nhiều nếu so với Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa ( 219.000 người so với 920.000 người ) . Tuy_nhiên , với việc Hiệp_định Paris không cho_phép Mỹ không_kích đường_mòn Hồ_Chí_Minh cũng như việc Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam triển_khai thành_công hệ_thống phòng_không và nghi_binh tại đây , năng_suất chiến_đấu của lực_lượng không_quân đối_phương giảm hẳn Lúc này tuyến đường chi_viện từ Bắc vào Nam đã thông cả ngày lẫn đêm . Hệ_thống đường_mòn Hồ_Chí_Minh cũng đã được mở_rộng hơn nhưng lượng trang_bị của Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam vẫn thấp hơn rất nhiều so với Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa , đặc_biệt Quân Giải_phóng vẫn không có lực_lượng không_quân nên ưu_thế trên không vẫn thuộc về Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa . Ở miền Bắc , mặc_dù các cơ_sở sản_xuất được khôi_phục và năng_lực sản_xuất vũ_khí tăng lên đáng_kể so với trước năm 1972 . Hệ_thống đường_ống bảo_đảm vận_chuyển xăng_dầu cũng có bước phát_triển . Hệ_thống kho chứa của Quân Giải_phóng đạt mức 40 triệu lít xăng_dầu . Tới tháng 3/1975 , hệ_thống đường_ống đã vươn tới Bù_Gia_Mập ( Phước_Long ) với tổng chiều dài đạt 1.399 km . Đặc_biệt ưu_thế quan_trọng nhất tạo nên tính áp_đảo đối_phương là tinh_thần chiến_đấu . Sau 15 năm kiên_trì chiến_đấu và đã buộc kẻ_thù mạnh nhất là quân viễn_chinh Mỹ phải rời khỏi Việt_Nam , binh_sĩ quân Giải_phóng nhận_thức được cơ_hội giành chiến_thắng hoàn_toàn đã rất gần nên khí_thế lên rất cao và sẵn_sàng xung_trận . Tại miền Bắc , Bộ_Chính_trị Đảng Lao_động tổ_chức Hội_nghị tháng 10 năm 1974 với nhận_định : " Mỹ rất ngoan_cố và còn nhiều âm_mưu thâm_độc , nhưng đã rút quân ra và tiếp_tục chiến_lược " Việt_Nam hóa chiến_tranh " thì việc quay lại không phải dễ ; dù Mỹ có can_thiệp trở_lại chừng_mực nào đó thì cũng không xoay chuyển được tình_thế , nhân_dân ta vẫn thắng " . Bên_cạnh đó , họ cũng bắt_đầu các hoạt_động chuẩn_bị giành chiến_thắng cuối_cùng : " Động_viên những nỗ_lực lớn nhất của toàn Đảng , toàn dân và toàn_quân ở cả hai miền , mở cuộc tổng_tiến_công và nổi_dậy cuối_cùng , đưa chiến_tranh cách_mạng phát_triển đến mức_độ cao nhất , tiêu_diệt và làm tan_rã quân_ngụy , đánh chiếm Sài_Gòn , sào_huyệt trung_tâm của địch cũng như tất_cả các thành_thị khác ; đánh đổ ngụy_quyền Trung_ương và các cấp , giành toàn_bộ chính_quyền về tay nhân_dân , giải_phóng hoàn_toàn miền Nam , hoàn_thành cách_mạng dân_tộc dân_chủ_nhân_dân trong cả nước , tiến tới thống_nhất nước_nhà " . Hội_nghị quyết_định Trung_ương Cục miền Nam sẽ chỉ_đạo Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam phải chiến_thắng trong năm 1975 hoặc 1976 . Quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa thì ngày_càng gặp khó_khăn , tuy phương_tiện chiến_tranh vẫn còn nhiều trong kho , nhưng họ bị hạn_chế về tài_chính vì viện_trợ của Mỹ đã bị cắt_giảm từ hơn 1 tỷ USD trong những năm trước xuống chỉ còn 700 triệu USD. Con_số 700 triệu USD vẫn cao hơn 3 lần số viện_trợ mà Quân Giải_phóng nhận từ Liên_Xô , nhưng với một đội quân được tổ_chức rập_khuôn theo mô_hình Mỹ ( tác_chiến không chú_trọng tiết_kiệm bom_đạn ) thì số tiền này vẫn là thiếu . Các nguồn viện_trợ kinh_tế ( Quỹ đối_giá ) thì bị Mỹ cấm sử_dụng vào mục_đích quân_sự . Điều này khiến Việt_Nam Cộng_hòa khó_khăn trong việc trả lương_binh_lính và nhất_là khó_khăn trong việc duy_trì trang_bị . Tuy hơn hẳn đối_phương về không_quân , nhưng quân_chủng này đòi_hỏi rất nhiều tài_chính khi hoạt_động , vì thiếu kinh_phí nên không_quân chỉ phát_huy non_nửa uy_lực . Các khu dự_trữ xăng_dầu của Việt_Nam Cộng_hòa luôn là nơi bị đặc_công của Quân Giải_phóng đánh_phá nên vấn_đề thiếu_hụt nhiên_liệu ngày_càng trở_nên gay_gắt . Chủ_trương của Việt_Nam Cộng_hòa là tiếp_tục xây_dựng và duy_trì lực_lượng quân_sự " hùng_mạnh , trẻ_trung và có hiệu_lực " nhưng vì những tổn_thất nặng đã kể trên , cộng với số đào rã_ngũ ngày_càng nhiều và việc tuyển_tân_binh bằng nghĩa_vụ_quân_sự cũng khó_khăn và kém hiệu_quả hơn nên tổng_quân_số Việt_Nam Cộng_hòa đã bắt_đầu giảm , quân_số chiến_đấu của nhiều đơn_vị bị thiếu_hụt nghiêm_trọng . Thực_tế cho thấy , nhiều người không hề muốn đi lính cho Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa mà bị cưỡng_ép . Theo tiêu_chuẩn biên_chế của Việt_Nam Cộng_hòa thì mỗi tiểu_đoàn chủ_lực có 500 lính , nhưng đến cuối năm 1974 , trên thực_tế , mỗi tiểu_đoàn chỉ có 300 - 350 lính ; ở đồng_bằng sông Cửu_Long , mỗi tiểu_đoàn chỉ còn 180 - 200 lính , cao nhất là 250 lính ; các tiểu_đoàn bảo_an thậm_chí có nơi chỉ còn 70-100_lính . Do_đó , Việt_Nam Cộng_hòa đã phải ngừng việc thay_thế 5 vạn lính già_yếu theo kế_hoạch . Tinh_thần chiến_đấu của Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa giảm_sút rõ_rệt . Số đào rã_ngũ tăng hơn năm 1973 . Hiện_tượng chống lệnh hành_quân , báo_cáo láo , tránh chạm súng với Quân Giải_phóng ngày_càng nhiều . Theo thống_kê của Việt_Nam Cộng_hòa , trong 5 tháng đầu năm 1974 có gần 3.000 vụ chống lệnh hành_quân , trong đó có gần 100 vụ bắn chỉ_huy . Tại Vùng_IV chiến_thuật ( tức_là vùng đồng_bằng sông Cửu_Long ) , trong 23.000_cuộc hành_quân , chỉ có 6 cuộc chạm súng . Số đầu_hàng trong chiến_đấu cũng ngày_càng nhiều hơn , có trận Quân giải_phóng bắt sống đến hai ba trăm lính đối_phương và tổng_số địch bị bắt trong năm 1974 còn cao hơn cả số bị bắt trong cuộc tấn_công chiến_lược năm 1972 . Do bị áp_lực của Quân Giải_phóng nên toàn_bộ chủ_lực của Việt_Nam Cộng_hòa bị căng_kéo , phân_tán ra đối_phó khắp_nơi , thậm_chí cả hai sư_đoàn dự_bị chiến_lược ( sư dù và sư thủy_quân lục_chiến ) cũng bị căng ra đối_phó , không còn khả_năng cơ_động chiến_lược . Số cuộc hành_quân lấn_chiếm lớn của Việt_Nam Cộng_hòa giảm hẳn , thậm_chí họ phải chịu bỏ , không giải_tỏa được nhiều cứ_điểm đột_xuất nằm sâu trong vùng giải_phóng vừa bị tiêu_diệt ( như Đắc_Phét , Măng_Bút , Măng_Đen ... ) đặc_biệt phải chịu mất cả một_số quận_lỵ , chi khu ở vùng giáp_ranh ( như Thượng_Đức , Minh_Long ... ) . Nhưng điều khó_khăn lớn nhất cho Quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa là tinh_thần chiến_đấu của binh_sĩ xuống thấp . Sau Hiệp_định Paris , các sĩ_quan và binh_lính đã thấy tương_lai mờ_mịt cho họ , tâm_trạng bi_quan chán_nản và tinh_thần chiến_đấu sa_sút nghiêm_trọng dẫn đến tình_trạng đào_ngũ , trốn_lính rất nhiều , bổ_sung không kịp . Trong quân_đội phổ_biến tình_trạng " lính ma " : quân_số , khí_tài thực_tế thì bị thiếu_hụt nhưng trên giấy_tờ thì vẫn có đủ . Số tiền chênh_lệch rơi vào túi sĩ_quan chỉ_huy , trong khi chỉ_huy cấp cao thì vẫn đánh_giá quá cao sức_mạnh thực_tế của các đơn_vị , dẫn tới các sai_lầm trong việc chỉ_huy . Việt_Nam Cộng_hòa vẫn tiếp_tục sống nhờ viện_trợ_Mỹ . Nền công_nghiệp miền Nam nhỏ_bé , nông_nghiệp bị chiến_tranh tàn_phá , hàng triệu người di_cư vào thành_phố tránh chiến_sự . Lạm_phát phi_mã xảy ra cùng với tệ tham_nhũng , lợi_dụng chức_quyền càng làm cho nền kinh_tế thêm tồi_tệ . Ông Bùi_Diễm , đại_sứ Việt_Nam Cộng_hòa tại Mỹ , nhận_định tình_hình kinh_tế và quân_sự của miền Nam Việt_Nam rất xấu khiến người_dân không hài_lòng với chính_quyền Nguyễn_Văn_Thiệu , tiền_lương quân_nhân không đủ sống do_đó tình_hình chính_trị cũng xấu theo . Tại Mỹ vào cuối tháng 10 năm 1974 , Quốc_hội nước này tuyên_bố ngừng cắt_giảm viện_trợ cho Việt_Nam Cộng_hòa . Các nước đồng_minh của Mỹ như Nhật , Anh , Tây_Đức , Pháp đều gặp khó_khăn lớn về kinh_tế , nhất_là bị điêu_đứng vì vấn_đề năng_lượng . Càng khó_khăn , các nước này càng tăng_cường cạnh_tranh và mâu_thuẫn giữa họ với nhau càng gay_gắt , nhất_là mâu_thuẫn giữa Pháp với Mỹ . Chiến_tranh Trung_Đông cũng làm cho Mỹ rất đau_đầu và thu_hút nhiều sự chú_ý của Mỹ . Cho_nên kế_hoạch " năm châu_Âu " coi như xếp_xó . Các nước đồng_minh khác của Mỹ cũng không hoàn_toàn chấp_thuận theo ý_kiến của Mỹ như trước . Nhà sử_học Gabriel_Kolko nhận_định : " Những người Cộng_sản bị tụt xa về số_lượng và trang_thiết_bị so với lực_lượng của ông Thiệu , vốn được nhận dòng cung_ứng khổng_lồ các thiết_bị quân_sự từ Mỹ ... Một đợt vũ_khí và khoảng 23.000 cố_vấn Mỹ và nước_ngoài tới dạy cho Quân_Lực Việt_Nam Cộng_Hòa cách sử_dụng và duy_trì những vũ_khí đó đã khiến ông Thiệu thêm tự_tin và ngày_càng tự_tin hơn nhờ cam_kết bí_mật của Nixon rằng không_lực Mỹ có_thể trở_lại tham_gia cuộc_chiến nếu phía Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa đưa quân trở_lại vào miền Nam ... Ông Thiệu sử_dụng nguồn cung_ứng dồi_dào về vũ_khí mà Mỹ đã gửi cho ông , đặc_biệt là pháo và đến năm 1974 , các cuộc pháo_kích được tiếp_tục với quy_mô tổng_lực ( nhưng không có sự tham_gia của lực_lượng Mỹ ) , với việc Quân_Lực Việt_Nam Cộng_hòa bắn một lượng đạn lớn hơn nhiều so với phía những người Cộng_sản ... ông Thiệu_tưởng rằng sức_mạnh vượt_trội về vũ_khí sẽ cho_phép ông hoàn_toàn giành chiến_thắng . Ông đã rất sai_lầm và kết_cục là phải sống lưu_vong khi quân_đội của ông tan_rã vào mùa xuân năm 1975 " . James M._Carter , giáo_sư Đại_học Drew nhận_xét như sau : Chính_thể Sài_Gòn không_thể tự nuôi nổi chính mình ; thậm_chí không thu đủ lợi_tức cho hoạt_động hàng ngày . Họ phải phụ_thuộc vào viện_trợ_Mỹ ... Từ trước đó , giới_chức Mỹ đã thôi nói về xây_dựng quốc_gia , cải_cách_ruộng_đất , dân_chủ , minh_bạch . Thay vào đó , họ bàn về một cuộc_chiến phải thắng trước những kẻ_thù của nhà_nước hư_cấu " miền Nam Việt_Nam " ( fictive state ) . Quỹ_đạo này của chính_sách Mỹ khiến người ta gần như không_thể nói_thực về thành_công , thất_bại , đặc_biệt là với các nhà_hoạch_định chính_sách . Chưa bao_giờ Mỹ đạt tới mục_tiêu là chính_thể Sài_Gòn có_thể tự mình tồn_tại mà không cần dựa vào viện_trợ_Mỹ . Theo các số_liệu thống_kê về cán_cân lực_lượng trên chiến_trường ( quân_số , trang_bị hạng nặng như xe_tăng , máy_bay ... ) , dù không còn quân viễn_chinh Mỹ yểm_trợ thì Việt_Nam Cộng_hòa vẫn có ưu_thế hơn nhiều . Theo đánh_giá về số_lượng trang_bị và quân_số , Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa có Lục_quân đứng thứ 4 , Không_quân đứng thứ 5 và Hải_quân đứng thứ 9 thế_giới . So với đối_thủ là Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam , họ có ưu_thế 2 lần về quân_số , 4 lần về xe_tăng và pháo_binh , hơn hàng chục lần về Không_quân và Hải_quân . Nhưng với những thuận_lợi và khó_khăn thực_chất của hai bên , ưu_thế trên chiến_trường đã nghiêng dần sang phía Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam . Việc họ nhanh_chóng đè_bẹp quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa trong chiến_dịch mùa xuân năm 1975 là phản_ánh đúng cán_cân lực_lượng trên chiến_trường . Cuộc tấn_công cuối_cùng Cuộc tấn_công cuối_cùng của Quân Giải_Phóng Miền_Nam diễn ra trong 55 ngày_đêm bắt_đầu từ ngày 5 tháng 3 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng_thống Dương_Văn_Minh của Việt_Nam Cộng_hòa đầu_hàng vô_điều_kiện . Nó còn được gọi_là cuộc Tổng_tiến_công và nổi_dậy mùa xuân năm 1975 . Cơ_quan tham_mưu của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa lập kế_hoạch tiến_công đã phân_cuộc tiến_công này thành các chiến_dịch nối_tiếp nhau họ gọi_là chiến_dịch Tây_Nguyên , chiến_dịch giải_phóng Huế-Đà_Nẵng và , cuối_cùng , chiến_dịch Hồ_Chí_Minh . Chiến_dịch Tây_Nguyên : với mục_tiêu là giành quyền kiểm_soát Tây_Nguyên mà trận mở_đầu then_chốt là thị_xã Ban_Mê_Thuột tại Nam_Tây_Nguyên . Tại đây có_hậu cứ của sư_đoàn 23 của Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa . Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam đã thành_công trong việc_làm cho đối_phương tin rằng mục_tiêu tiến_công sẽ ở Bắc_Tây_Nguyên ở hướng thị_xã Kon_Tum hoặc thị_xã Pleiku . Ngày 10 tháng 3 quân Giải_Phóng tiến_công Ban_Mê_Thuột . Sau hơn một ngày tiến_công rất ác_liệt , quân đồn_trú đã kháng_cự rất quyết_liệt nhưng với ưu_thế áp_đảo quân Giải_Phóng đã giành quyền kiểm_soát được thị_xã . Liên_tiếp trong các ngày sau đó họ đã chủ_động tiến_công_quân phản_kích , quân phản_kích của Nam_Việt_Nam vừa đổ xuống chưa kịp đứng chân cũng đã bị đánh tiêu_diệt . Mất Ban_Mê_Thuột và không có đủ lực_lượng cơ_động dự_bị khả_dĩ có_thể phản_kích tái_chiếm , lại cùng với việc các lực_lượng phòng_thủ_Bắc Tây_Nguyên cũng đang bị uy_hiếp nặng_nề , Tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu đã ra_lệnh bỏ Tây_Nguyên rút các lực_lượng còn lại về cố thủ_giải đồng_bằng ven biển miền trung . Đường_rút_lui sẽ là theo đường 14 từ Pleiku đi xuống phía nam sau đó đi vào đường số 7 đã bị bỏ từ lâu không sử_dụng , mục_tiêu là thoát xuống thị_xã Tuy_Hòa tỉnh Phú_Yên . Đây là một thảm_họa chết người cho Quân_lực Việt_Nam Cộng_Hòa . Cuộc rút_lui đã không bảo_toàn được số quân mà trái_lại nó làm thành làn_sóng hoảng_loạn lan khắp các vùng lại còn làm rệu_rã hết tinh_thần binh_sĩ Việt_Nam Cộng_hòa trên toàn_quốc . Việc rút một số_lượng quân lớn như_thế trong một thời_gian chuẩn_bị gấp_gáp 2 – 3 ngày đã diễn ra trên đoạn đường dài hàng trăm km không có kế_hoạch , trong khi tinh_thần binh_sĩ Việt_Nam Cộng_hòa đã xuống rất thấp và , quan_trọng hơn cả , binh_sĩ mang gia_đình và người chạy nạn theo cùng . Tất_cả những cái đó đã biến dòng người cùng xe_cộ khổng_lồ ùn_tắc thành một dòng náo_loạn không_thể chỉ_huy và chiến_đấu . Bị đối_phương chặn tại Cheo_Reo - Phú_Bổn , đoàn quân này đã bị tan_tác không còn tập_hợp lại được nữa . Tây_Nguyên thất_thủ vào tay quân Giải_phóng , hơn 12 vạn quân đồn_trú bị tan_rã . Tiêu_biểu như toàn_bộ sư_đoàn 23 của Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa hơn 1 vạn quân về đến Tuy_Hòa tập_hợp đếm lại được còn 36 người . Chiến_dịch Huế-Đà_Nẵng : Kể từ sau cuộc rút chạy khỏi Tây_Nguyên tin thất_bại đã bay khắp miền Nam , binh_sĩ Việt_Nam Cộng_hòa mất hết tinh_thần , quân_đội gần như không chiến_đấu mà bỏ chạy . Các nhà_lãnh_đạo chiến_tranh của Mặt_Trận Giải_Phóng nhận_định ra_quân_đội Cộng_hòa đã không còn chiến_đấu có tổ_chức chặt_chẽ được nữa ; họ liền tiến_hành phương_án thời_cơ tung ngay quân_đoàn 2 ( hay Binh_đoàn Hương_Giang được thành_lập từ các đơn_vị của quân_khu Trị – Thiên và khu 5 ) nhanh_chóng tiến_công giành quyền kiểm_soát cố_đô Huế và thành_phố lớn thứ hai của Việt_Nam Cộng_hòa , Đà_Nẵng . Quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa vội_vã rút_lui khỏi Quảng_Trị về Huế và trước sức_ép của đối_phương quyết_định rút chạy bỏ Huế nhưng đường núi về phía nam đã bị đối_phương cắt mất , họ chỉ còn một con đường chạy ra biển để chờ tàu hải_quân vào cứu . Cũng giống như cuộc rút chạy khỏi Tây_Nguyên , cuộc rút chạy này đã trở_thành hỗn_loạn và cướp_bóc . Số nào được cứu lên tàu hải_quân thì khi lên đến bờ cũng không_thể tập_hợp lại thành đơn_vị chiến_đấu được nữa , số còn lại bỏ vũ_khí tự tan_vỡ . Ngày 26 tháng 3 quân Giải_Phóng vào Huế . Đà_Nẵng cũng không tránh được bị giành quyền kiểm_soát . Khi quân_đoàn 2 của Quân Giải_phóng tiến đến Đà_Nẵng , cảnh hỗn_loạn đang diễn ra , quân_lính Việt_Nam Cộng_hòa đang cướp_bóc . Quân_lính và dân cố_gắng thoát khỏi thành_phố bằng tàu hải_quân , các đơn_vị vòng ngoài không còn tinh_thần chiến_đấu nữa ; Quân Giải_phóng bỏ_qua vòng ngoài thọc_sâu đánh giành quyền kiểm_soát thành_phố mà không có kháng_cự đáng_kể . Tại đây 10 vạn binh_lính và sĩ_quan đã ra hàng ( ngày 29 tháng 3 ) . Quân_khu 1 Việt_Nam Cộng_hòa đã bị xóa bỏ . Trong hai tuần đầu tháng 4 các tỉnh_thành_phố miền trung lần_lượt rơi vào tay Quân Giải_phóng . Họ từ phía Bắc tràn vào ( với Quân_đoàn 2 ) và từ Tây_nguyên tràn xuống ( với Quân_đoàn 3 – hay Binh_đoàn Tây_Nguyên – được thành_lập từ các đơn_vị của mặt_trận Tây_Nguyên ) . Bây_giờ thì không còn sức_mạnh nào có_thể ngăn nổi sự sụp_đổ của Việt_Nam Cộng_hòa . Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa dồn hết các toán_quân còn sót lại của Quân_đoàn 2 của họ chuyển sang cho Quân_đoàn 3 chỉ_huy để cố lập một phòng tuyến ngăn_chặn tại Phan_Rang nhưng cũng không chặn được quân Giải_phóng mà tư_lệnh chiến_trường cũng bị bắt . Quân_khu 1 và 2 của Việt_Nam Cộng_hòa đã bị xóa bỏ . Bây_giờ quân Giải_phóng đã tấn_công xuống đồng_bằng Đông_Nam_Bộ của quân_đoàn và quân_khu 3 Việt_Nam Cộng_hòa , chỉ còn hơn 100 km là đến Sài_Gòn . Nỗ_lực cuối_cùng của Việt_Nam Cộng_hòa là trông vào tuyến phòng_thủ từ xa của Sư_đoàn 18 tại thị_xã Xuân_Lộc tỉnh Long_Khánh . Quân_đoàn 4 ( hay Binh_đoàn Cửu_Long ) của Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam được thành_lập từ các sư_đoàn và đơn_vị tại miền Đông_Nam_Bộ dự_định giành quyền kiểm_soát Xuân_Lộc trong hành_tiến . Nhưng sư_đoàn 18 đã chống_cự có tổ_chức , đây là nỗ_lực chiến_đấu có tổ_chức dài ngày cuối_cùng của quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa . Quân_đoàn 4 của quân Giải_phóng không giành quyền kiểm_soát được Xuân_Lộc trong hành_tiến bắt_buộc phải dừng lại tổ_chức lại trận_địa tiến_công . Mặt_khác họ không để mất thì_giờ với Xuân_Lộc mà đi vòng qua vòng_vây tiến về phía Biên_Hòa . Sau 12 ngày cầm_cự , từ 9 tháng 4 đến 21 tháng 4 , Sư_đoàn 18 của Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa bỏ Xuân_Lộc rút_lui có tổ_chức về bên kia sông Đồng_Nai cố_thủ . Vậy là tuyến phòng_thủ từ xa cuối_cùng bảo_vệ Sài_Gòn không còn . Chiến_dịch Hồ_Chí_Minh : Sau khi tập_hợp đủ lực_lượng gồm 15 sư_đoàn và rất nhiều trung_đoàn , lữ_đoàn độc_lập khác để đảm_bảo áp_đảo chắc_thắng , Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam bắt_đầu tiến_công Sài_Gòn để chấm_dứt chiến_tranh trong một chiến_dịch được gọi tên là Chiến_dịch Hồ_Chí_Minh , bắt_đầu từ ngày 26 tháng 4 . Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam tổ_chức theo 4 quân_đoàn 1 , 2 , 3 , 4 và đoàn 232 tương_đương quân_đoàn đánh 5 mũi từ 5 hướng vào Sài_Gòn . Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa vẫn còn hơn 400.000_quân và đã kháng_cự ác_liệt trên một_số hướng , nhưng rốt_cục không_thể kháng_cự lâu_dài được nữa . Ngày 21 tháng 4 năm 1975 , tổng_thống Nguyễn_Văn_Thiệu từ_chức , sau đó ông rời Việt_Nam với tư_cách là đặc_sứ của Việt_Nam Cộng_hòa đến Đài_Bắc để phúng điếu Tưởng_Giới_Thạch . Trong diễn_văn từ_chức , Nguyễn_Văn_Thiệu cũng chỉ_trích nước Mỹ là " một đồng_minh thất_hứa , thiếu công_bằng , thiếu tín_nghĩa , vô nhân_đạo , trốn_tránh trách_nhiệm " . Trong thời_điểm Quốc_hội Mỹ đang xem_xét lại việc viện_trợ quân_sự cho Việt_Nam Cộng_hòa , ông từ_chức với hy_vọng Mỹ tăng viện_trợ . Phó tổng_thống Trần_Văn_Hương lên thay làm tổng_thống với tuyên_bố sẽ ở lại Việt_Nam chiến_đấu đến_cùng , nhưng chỉ được mấy ngày thì cũng phải từ_chức . Trong lúc đó , sĩ_quan , binh_lính , quan_chức , chính_trị_gia Việt_Nam Cộng_hòa cùng dân_chúng tranh nhau di_tản ra nước_ngoài trong hoảng_loạn . Quân_đội Mỹ đã di_tản khoảng gần 130.000 người Việt sang Mỹ và một_số nước khác . Quân Giải_phóng đánh từ ngày 26 đến cuối ngày 28 tháng 4 thì họ đến được cửa_ngõ Sài_Gòn và có_thể đi thẳng vào thành_phố . Để tránh mọi rắc_rối với Mỹ , Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam dừng lại bên ngoài thành_phố 1 ngày để người Mỹ tổ_chức di_tản xong họ mới tiến vào . Từ ngày 28 tháng 4 , các dàn_xếp của các lực_lượng thứ ba đã đưa Dương_Văn_Minh lên làm Tổng_thống . 8 giờ sáng 30 tháng 4 , Tổng_thống Dương_Văn_Minh tuyên_bố Sài_Gòn bỏ_ngỏ và ra_lệnh cho quân_đội đơn_phương ngừng chiến_chờ đối_phương vào bàn_giao chính_quyền . Bộ tổng_tham_mưu ra mệnh_lệnh chấm_dứt kháng_cự . Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam tiến nhanh vào thành_phố và chỉ gặp những kháng_cự lẻ_tẻ , vô tổ_chức . Đến 11 giờ 30 phút Dương_Văn_Minh lên đài_phát_thanh đọc tuyên_bố đầu_hàng vô_điều_kiện . Chiến_tranh chính_thức chấm_dứt . Chiến_tranh kết_thúc Ngày 26 tháng 4 năm 1975 , Tổng_thống Trần_Văn_Hương trao quyền cho Đại_tướng Dương_Văn_Minh đứng ra thương_thuyết trên căn_bản vãn_hối hòa_bình , trên tinh_thần hiệp_định Paris để tránh việc Sài_Gòn sẽ bị tàn_phá . Tướng Dương_Văn_Minh nhậm_chức tổng_thống với tuyên_bố không_thể lấy hận_thù đáp_trả lại hận_thù , ông chủ_trương hòa_giải với đối_phương , đó không_những là đòi_hỏi của nhân_dân , mà_còn là điều_kiện thiết_yếu để tạo cơ_hội tránh được nguy_cơ sụp_đổ , thực_hiện ngưng bắn , mở lại đàm_phán nhằm đạt đến một giải_pháp chính_trị trong khuôn_khổ hiệp_định Paris . Việc_làm chủ Sài_Gòn kết_thúc chiến_tranh của phía Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam đã diễn ra khá ôn_hòa , không có đổ_máu và thành_phố nguyên_lành . Tất_nhiên sự đầu_hàng của Việt_Nam Cộng_hòa là kết_quả của sức_mạnh quân_sự áp_đảo của Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam , nhưng việc kết_thúc chiến_tranh ôn_hòa không đổ_máu dân_chúng , có đóng_góp nhiều của lực_lượng thứ ba và vai_trò không nhỏ của Dương_Văn_Minh và các phụ_tá . Trong bối_cảnh đó , với cách nhìn thực_tế và không cực_đoan , ông Dương_Văn_Minh được các lực_lượng chính_trị thứ ba đưa lên làm tổng_thống để đảm_bảo một cuộc chuyển_giao chế_độ êm_thấm và không đổ_máu , không trả_thù . Ông đã làm_việc này bằng cách tuyên_bố " Đường_lối , chủ_trương của chúng_tôi là hòa_giải và hòa_hợp dân_tộc để cứu_sinh_mạng đồng_bào . Tôi tin_tưởng sâu_xa vào sự hòa_giải giữa người Việt_Nam để khỏi phí_phạm xương_máu người Việt_Nam . Vì lẽ đó tôi yêu_cầu tất_cả các anh_em chiến_sĩ Việt_Nam Cộng_hòa hãy bình_tĩnh , ngưng nổ_súng và ở đâu ở đó . Chúng_tôi cũng yêu_cầu anh_em chiến_sĩ Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam ngưng nổ_súng vì chúng_tôi ở đây chờ gặp Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời để cùng nhau thảo_luận về lễ bàn_giao chính_quyền trong vòng trật_tự và tránh sự đổ_máu vô_ích của đồng_bào . " Đối_với hoàn_cảnh chiến_sự và chính_trị lúc đó có_lẽ đây là một giải_pháp đúng_đắn . Cùng_với việc ra mệnh_lệnh đơn_phương ngừng_chiến , thực_tế từ sáng sớm 30 tháng 4 , Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa đã ngừng kháng_cự và Quân_Giải_Phóng Miền_Nam vào Sài_Gòn mà không gặp kháng_cự có tổ_chức . Tuy_nhiên , những sĩ_quan Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam đã không chấp_nhận làm lễ bàn_giao mà buộc Tổng_thống Dương_Văn_Minh tuyên_bố đầu_hàng_không điều_kiện Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam và giải_tán hoàn_toàn chính_quyền Sài_Gòn từ trung_ương đến địa_phương , trao quyền_lực lại cho Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa Miền_nam Việt_Nam . Việc Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa Miền_nam Việt_Nam buộc Việt_Nam Cộng_hòa đầu_hàng thay_vì phương_án thành_lập chính_phủ liên_hiệp ba thành_phần do họ đã quá mất_lòng tin với chính_quyền Việt_Nam Cộng_hòa . Việc chính_quyền Việt_Nam Cộng_hòa đã từng từ_chối Tổng_tuyển_cử theo Hiệp_định Geneva , vi_phạm các quy_định của Hiệp_định Paris khiến Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa Miền_nam Việt_Nam lo_ngại rằng nếu một lần nữa nhượng_bộ Việt_Nam Cộng_hòa và đối_phương lại từ_chối thực_thi cam_kết sẽ khiến đất_nước lại tiếp_tục bị chia_cắt . Ngay sau khi Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam làm_chủ thành_phố và giải_phóng hoàn_toàn miền Nam , Thượng_tướng Trần_Văn_Trà , Tư_lệnh quân_quản Sài_Gòn , đã nói với Tổng_thống Việt_Nam Cộng_hòa Dương_Văn_Minh " giữa chúng_ta không có kẻ_thua người thắng , mà dân_tộc Việt_Nam chúng_ta thắng đế_quốc Mỹ " . Tom_Polgar , nhân_viên cao_cấp tòa Đại_sứ Mỹ ở Việt_Nam , một trong những người Mỹ cuối_cùng di_tản , đã ghi lại nhận_xét của mình ngày hôm ấy : Theo Ngoại_trưởng Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam , sau_này là Phó Chủ_tịch nước của nước Việt_Nam thống_nhất cho rằng : Viện_trợ nước_ngoài Chiến_tranh Việt_Nam là một trong những cuộc chiến_tranh tốn_kém nhất trong lịch_sử nhân_loại . Mỹ đã viện_trợ ồ_ạt cho Việt_Nam Cộng_hòa cũng như trực_tiếp đem quân tham_chiến , tiến_hành đàm_phán ( tại Paris , ngoài vòng đàm_phán công_khai 4 bên chủ_yếu mang tính nghi_thức , tại các vòng đàm_phán bí_mật , chỉ có 2 đoàn Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Mỹ đàm_phán trực_tiếp với nhau về hiệp_định nhưng 2 đoàn Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam liên_tục trao_đổi với nhau trước khi đoàn Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa gặp riêng đoàn Mỹ , nơi 2 đoàn Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam thảo_luận bí_mật được gọi với mật_danh " căn phòng hạnh_phúc " do nơi này không bị nghe lén ) , Mỹ cũng trực_tiếp tham_gia hoạch_định và điều_khiển các chiến_lược chiến_tranh và kinh_tế của Việt_Nam Cộng_hòa ( Kế_hoạch Staley-Taylor , Chiến_tranh Cục_bộ , Việt_Nam hóa chiến_tranh , ném bom miền Bắc Việt_Nam ... ) , với tổng chiến_phí lên tới hơn 1.020 tỷ USD ( thời giá năm 2014 ) . 5 nước đồng_minh của Mỹ cũng gửi quân tới trực_tiếp tham_chiến tại Việt_Nam gồm Hàn_Quốc , Úc , New_Zealand , Thái_Lan , Philipines . Tuy không_thể sánh về số_lượng với Mỹ , song Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa cũng nhận được sự giúp_đỡ vật_chất khá lớn ( khoảng 7 tỷ USD ) từ Liên_Xô , Trung_Quốc và khối các nước xã_hội_chủ_nghĩa trong đó Trung_Quốc tuyên_bố họ đã cung_cấp khoảng 3/4 tổng_viện_trợ cho miền Bắc Việt_Nam . Tuy_nhiên , theo ước_tính của CIA , trong giai_đoạn 1954 - 1973 Liên_Xô mới là nước viện_trợ kinh_tế và quân_sự lớn nhất cho Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa với tổng giá_trị là 5,1 tỷ USD còn Trung_Quốc chỉ viện_trợ 2,54 tỷ_USD. Nhưng khác với Việt_Nam Cộng_hòa , Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa không chấp_nhận cho nước_ngoài đem quân tới tham_chiến trực_tiếp ( nhằm giữ vững_tính tự_quyết của mình ) . Lực_lượng quân_đội và chuyên_gia quân_sự khối Xã_hội_Chủ_nghĩa chỉ được phép đóng từ Thanh_Hóa trở ra và chỉ hỗ_trợ trong các hoạt_động gián_tiếp như phòng_không , xây_dựng , kỹ_thuật và huấn_luyện và chịu sự điều_động của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa khi cần . Các đường_lối lãnh_đạo và việc tham_chiến chỉ do Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa tự hoạch_định và tiến_hành , không chịu điều_khiển từ bên ngoài . Thực_tế dù cả Liên_Xô và Trung_Quốc gây sức_ép cũng không_thể làm Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa thay_đổi các sách_lược của mình . Có_thể nói viện_trợ nước_ngoài có vai_trò và tác_động to_lớn đến quy_mô , cường_độ và hình_thái chiến_tranh Việt_Nam . Phong_trào phản_chiến Phản_đối chính_phủ Mỹ Cuộc chiến_tranh tại Việt_Nam đã bị phản_đối từ đầu thập_niên 1960 , nhưng không được chú_ý và phải cho đến khi 1 người Mỹ là Norman_Morrison tự_thiêu vào năm 1965 thì dư_luận thế_giới mới biết đến . Sau Tết Mậu_thân năm 1968 , phong_trào phản_chiến trở_nên bạo_lực hơn . Tháng 4/1968 , những người phản_chiến chiếm khu quản_lý ở Đại_học Columbia , khiến cảnh_sát phải dùng vũ_lực trục_xuất . Họ cũng tìm cách phá_hoại các văn_phòng và nhà_máy của Dow_Chemical , nơi sản_xuất chất cháy trong bom_napalm , chất da_cam làm rụng lá cây . Những người phản_chiến và cảnh_sát còn xô_xát ngay tại Đại_hội đảng_Dân_chủ ở Chicago vào tháng Tám . Phong_trào phản_chiến bước sang một bước_ngoặt mới khi cuộc biểu_tình của sinh_viên Đại_học Tiểu_bang Kent ( tiểu_bang Ohio ) ngày 4-5-1970 đã bị Vệ_binh quốc_gia Mỹ đàn_áp làm 4 sinh_viên bị chết và 9 người khác bị_thương . Đã có hơn 200 tổ_chức chống chiến_tranh ở trên khắp các bang ở Mỹ , 16 triệu trong số 27 triệu thanh_niên Mỹ đến tuổi quân_dịch đã chống lệnh quân_dịch , 2 triệu người Mỹ bị kết_án " gây thiệt_hại bất_hợp_pháp " vì chống chiến_tranh Việt_Nam , 75.000 người Mỹ bỏ ra nước_ngoài vì không chịu nhập_ngũ và đấu_tranh chống chiến_tranh Việt_Nam , trong đó có cựu Tổng_thống Mỹ Bill_Clinton . Trong suốt cuộc_chiến , Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa , Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời và Mặt_trận kiên_trì tranh_thủ phong_trào hòa_bình ở Mỹ . Theo đánh_giá của giám_đốc CIA - William_Colby , thì họ được dư_luận ủng_hộ mạnh_mẽ do việc giới thông_tin_đại_chúng của Mỹ dễ_dàng vào được miền Nam Việt_Nam trong khi nếu muốn vào miền Bắc Việt_Nam lại rất khó và do_đó , tin_tức về những khiếm_khuyết của quân_đội Mỹ và chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa thì công_chúng Mỹ được biết trong khi thế_giới chẳng biết gì về chính_quyền Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa vì phóng_viên nước_ngoài không_thể tiếp_cận . Tuy_nhiên , chính_phủ Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa khuyến_khích các chuyến thăm của người Mỹ . Có nhiều người Mỹ nổi_tiếng từng đến thăm miền Bắc Việt_Nam như lãnh_đạo sinh_viên Tom_Hayden , giáo_sư ngôn_ngữ học Noam_Chomsky , nhà kinh_tế Douglas_Dowd và mục_sư Dick_Fernandez , diễn_viên điện_ảnh Jane_Fonda , giáo_sư đại_học Harvard George_Wald . Những chuyến thăm này đã giúp Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa giành lấy sự cảm_thông tối_đa của người Mỹ . Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa thành_lập nhiều tổ_chức khác nhau để thi_hành ngoại_giao phi_chính_thức . Bộ Quốc_phòng Mỹ đã tổng_kết : " Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa đã nắm được các ngọn cờ dân_tộc và chống thực_dân , trong khi Chính_phủ Việt_Nam cộng_hòa chỉ còn lại có mỗi ngọn cờ chống cộng " , " Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Mặt_trận Dân_tộc giải_phóng đã thành_công hơn nhiều so với chính_phủ Việt_Nam cộng_hòa và Mỹ trong việc khai_thác những rạn_nứt xã_hội ở Việt_Nam cộng_hòa . Việc sử_dụng tài_tình các tổ_chức mặt_trận đã cho_phép họ tuyên_bố với sức thuyết_phục nhất_định ở cả trong và ngoài nước , rằng họ là những người đại_diện chân_chính duy_nhất của toàn_thể nhân_dân Việt_Nam và Mỹ là một tên đế_quốc thực_dân mới kế_tục người Pháp " Phong_trào này đã góp_phần quan_trọng vào thắng_lợi của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa , Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời và Mặt_trận trong cuộc chiến_tranh này . Rút kinh_nghiệm từ bài_học này , trong chiến_tranh vùng Vịnh và các cuộc_chiến khác sau_này , chính_phủ và quân_đội Mỹ đã đặt ra những quy_định giới_hạn về tác_nghiệp và đưa tin đối_với các phóng_viên chiến_tranh ( không được đưa những tin_tức gì , ở đâu , lúc_nào ... ) , nhất_là ở những vùng đang diễn ra giao_tranh . Phản_đối Việt_Nam Cộng_hòa Tại các lãnh_thổ mà Việt_Nam Cộng_hòa kiểm_soát , phong_trào phản_chiến cũng phát_triển mạnh , nhất_là sau khi Mỹ và Việt_Nam Cộng_hòa đề ra chiến_lược Việt_Nam hóa chiến_tranh trong đó Mỹ sẽ dần rút quân về nước để Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa tự thực_hiện cuộc_chiến chống Cộng . Có nhiều cuộc biểu_tình ngày_càng lớn với sự tham_gia của nhiều nhóm thuộc các tầng_lớp xã_hội và chính_trị khác nhau bùng_phát ở hầu_hết các thành_phố ở miền Nam đòi chấm_dứt chiến_tranh ngay_lập_tức . Ngày 11 tháng 11 năm 1970 , hơn 1.000 đại_diện từ nhiều tổ_chức đã tập_trung tại ký_túc_xá của Đại_học Minh_Mạng ở Sài_Gòn để thành_lập Mặt_trận Nhân_dân tranh_thủ hòa_bình , với mục_đích " quy_tụ mọi tầng_lớp nhân_dân , không phân_biệt dân_tộc , nền_tảng xã_hội , chính_trị hay tôn_giáo , cùng nhau đem lại hòa_bình cho đất_nước " . Ngày 5 tháng 2 năm 1971 , Ủy_ban Phụ_nữ đòi quyền sống , Phong_trào nhân_dân vì quyền tự_quyết và Mặt_trận nhân_dân tranh_thủ hòa bình ra một tuyên_bố_chung tại Sài_Gòn kịch_liệt lên_án Chiến_dịch Lam_Sơn 719 . Việc đưa quân sang Lào cũng vấp phải sự phản_đối trong giới chính_trị miền Nam . Ngày 15 tháng 2 năm 1971 , 14 tổ_chức lớn ở Sài_Gòn đã ra một thông_cáo chung đòi Mỹ rút toàn_bộ quân_đội khỏi Đông_Dương và kết_thúc mọi hành_động mở_rộng chiến_tranh và ngăn_cản tái_lập hòa_bình . Hầu_như hàng ngày báo_chí đều đưa tin về việc xe ô_tô của quân_đội Mỹ bị đốt cháy trên đường_phố Sài_Gòn . Ngày 19 tháng 5 năm 1972 , Tổng_thống Thiệu ban_bố thiết_quân luật . Sau khi ký Hiệp_định Hòa_bình Paris , Bộ_trưởng Ngoại_giao Trần_Văn_Lắm tuyên_bố số tù_nhân chính_trị trong các nhà_tù Việt_Nam Cộng_hòa cao hơn 100.000 người . Tuy_nhiên , ngày 8 tháng 3 năm 1973 , ông Thiệu khẳng_định " Không có tù_nhân chính_trị nào ở miền Nam Việt_Nam – chỉ có những tội_phạm người Cộng_sản hoặc tội_phạm khác " . Hậu_quả chiến_tranh Chiến_tranh Việt_Nam là cuộc_chiến gây nhiều tàn_phá nhất , thiệt_hại nhân_mạng nhiều nhất trong lịch_sử Việt_Nam và gây chia_rẽ sâu_sắc về chính_trị cũng như tác_động xấu đến kinh_tế đối_với cả Việt_Nam và Mỹ , cũng như nhiều quốc_gia khác trên thế_giới . Tùy theo các thống_kê khác nhau , số người Việt_Nam bị thiệt_mạng trong chiến_tranh Việt_Nam là từ 2 đến 5 triệu , hàng triệu người khác tàn_tật và bị_thương . Những người sống_sót tiếp_tục phải đối_mặt với các vấn_đề nghiêm_trọng và lâu_dài về kinh_tế , xã_hội , môi_trường , sức_khỏe và tâm_lý mà cuộc_chiến đã gây ra , trong đó có tỷ_lệ dị_dạng bẩm_sinh cao nhất thế_giới . Các vụ hãm_hiếp phụ_nữ do lính Mỹ và đồng_minh thực_hiện diễn ra rất thường_xuyên trong chiến_tranh Việt_Nam và ít khi bị trừng_phạt , nếu bị xử thì cũng rất nhẹ . Hàng_vạn nạn_nhân chất_độc hóa_học tại Việt_Nam hiện_nay ( Xem Chất_độc da_cam ) . Một_nửa diện_tích rừng mưa của Việt_Nam bị phá_hủy . Mỹ đã rải ở miền Nam Việt_Nam 45.260 tấn ( khoảng 75 triệu lít ) chất_độc hóa_học , sự tàn_phá môi_trường do Mỹ gây ra lớn đến mức đã làm phát_sinh một từ tiếng Anh mới , ecocide ( Xem Ecocide ) . Việt_Nam đã trở_thành đất_nước bị ném nhiều bom nhất trong lịch_sử thế_giới . Số bom mà máy_bay Mỹ ném xuống Việt_Nam là 7,85 triệu tấn , gấp gần 3 lần tổng_số bom mà tất_cả các nước đã sử_dụng trong Chiến_tranh thế_giới thứ hai . Tính bình_quân mỗi người Việt_Nam thời đó phải chịu_đựng trên_dưới 250 kg bom của Mỹ , trong cái gọi_là " chính_sách lunarization " ( Mặt_Trăng hóa ) . Nếu tính cả bom_đạn dùng trên mặt_đất ( lựu_đạn , mìn , đạn pháo , chất_nổ ... ) thì Mỹ đã dùng tổng_cộng trên 15,35 triệu tấn bom_đạn ở Việt_Nam Cơ_sở_hạ_tầng ở cả hai miền Việt_Nam bị phá_hủy nặng_nề . Sau chiến_tranh , Việt_Nam là một trong những nước có tình_trạng ô_nhiễm bom , mìn nặng_nề nhất trên thế_giới . Gần 800.000 tấn bom_mìn chưa phát_nổ còn sót lại trong lòng đất vẫn tiếp_tục gây tai_nạn , làm hơn 42.000 người chết , 62.000 người bị_thương từ 1975 đến 2014 , gây ô_nhiễm 6,6 triệu ha đất ( chiếm 20 % diện_tích Việt_Nam ) , khiến chính_phủ Việt_Nam phải_chi mỗi năm khoảng 100 triệu USD để khắc_phục hậu_quả bom_mìn . Tổng_cộng trong 20 năm , Mỹ đã huy_động vào_cuộc chiến_tranh này 6,6 triệu lượt quân_nhân Mỹ ( chiếm 15 % nam thanh_niên toàn nước Mỹ ) – vào thời_điểm cao nhất ( năm 1968 – 1969 ) có tới 628.000_quân Mỹ hiện_diện trên chiến_trường – bằng tổng_số lục_quân của cả năm nước_Anh , Tây_Ban_Nha , Bỉ , Canada , Úc và chiếm 70 % tổng_số lực_lượng lục_quân Mỹ lúc bấy_giờ , với những sư_đoàn thiện_chiến nhất như Kỵ_binh bay , Tia_chớp nhiệt_đới , Anh_cả đỏ , Thủy_quân lục_chiến ... Cùng_với lục_quân , Mỹ huy_động 60 % không_quân chiến_lược , chiến_thuật với 2.300 máy_bay , trong đó có 46 % pháo_đài bay_B-52 với hơn 200 chiếc , 42 % lực_lượng hải_quân với hàng trăm tàu_chiến trong đó có 15/18 hàng_không mẫu hạm , tuần dương_hạm , 3.000 xe_tăng - xe thiết_giáp ; 2.000 khẩu pháo_hạng nặng từ 120 đến 175 mm . Ngoài_ra , Mỹ đã đổ tiền_của xây_dựng Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa với trang_bị 1.800 máy_bay , 2.000 xe_tăng – thiết_giáp , 1.500 khẩu pháo , 2 triệu khẩu súng các loại , 50.000 xe_cơ_giới quân_sự , hàng trăm tàu , thuyền chiến_đấu . Cuộc_chiến ở Việt_Nam đã gây tổn_thất nặng cho lực_lượng không_quân Mỹ . Tổng_cộng đã có khoảng 11.000 máy_bay các loại của Mỹ đã bị bắn rơi hoặc phá_hủy tại Việt_Nam , 877 máy_bay khác bị Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam thu_giữ Tổn_thất chi_tiết theo binh_chủng và theo chủng_loại máy_bay bao_gồm : Không_quân Mỹ : 2.251 máy_bay và 110 trực_thăng bị phá_hủy Không_quân hải_quân Mỹ : 859 máy_bay và 32 trực_thăng bị phá hủy ; Không_quân thủy quân_lục chiến_Mỹ : 193 máy_bay và 270 trực_thăng bị phá hủy ; Không_quân lục_quân Mỹ : 362 máy_bay và 5.086 trực_thăng bị phá hủy ; Không_quân Việt_Nam Cộng_hòa ( toàn_bộ trang_bị do Mỹ cung_cấp ) : ~ 2.500 máy_bay và trực_thăng bị phá hủy hoặc thu_giữ ( bao_gồm 877 máy_bay bị Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam thu_giữ vào năm 1975 ) Tính theo tỷ_lệ , loại máy_bay chịu thiệt_hại nặng nhất của Mỹ là trực_thăng : ít_nhất 5.607 chiếc đã bị phá hủy ( chiếm gần 50 % lực_lượng ) , 2.165 phi_công trực_thăng tử_trận , đó là chưa tính đến khoảng 1.500 - 2.000 trực_thăng của Không_quân Việt_Nam Cộng_hòa ( do Mỹ trang_bị ) cũng bị phá hủy hoặc thu_giữ . Ngoài_ra , 578 máy_bay không người lái các loại của Mỹ bị phá_hủy Đối_với Mỹ , Chiến_tranh Việt_Nam đã thành một chương buồn trong lịch_sử của họ . 5 đời Tổng_thống Mỹ với 4 chiến_lược chiến_tranh tại Việt_Nam lần_lượt phá_sản . Quân_đội Mỹ giảm hẳn hoạt_động tại nước_ngoài trong suốt 15 năm , cho tới khi Chiến_tranh Vùng vịnh nổ ra . 58.220 lính Mỹ đã chết và 305.000_thương_tật ( trong đó 153.303 bị tàn_phế nặng , trong đó 23.114 bị tàn_phế hoàn_toàn ) . Ngoài số thương_tích về thể_xác , khoảng 700.000 lính Mỹ trong số 2,7 triệu lính từng tham_chiến tại Việt_Nam bị mắc các chứng_rối_loạn tâm_thần , thông_thường được gọi_là " Hội_chứng Việt_Nam " , thêm vào đó là khoảng 10 % số lính Mỹ khi trở về nước đã nghiện ma_túy trong những ngày ở Việt_Nam . Khoảng 70.000 tới 300.000 cựu_binh Mỹ đã tự_sát sau khi trở về từ Việt_Nam . Sự cay_đắng của các cựu_binh tuổi thanh_niên này góp_phần tạo nên Hippie , một trào_lưu đầy nổi_loạn , phủ_nhận xã_hội công_nghiệp phương Tây , quay trở về với thiên_nhiên , chống chiến_tranh , cổ_vũ tự_do tình_dục và những giá_trị như bình_đẳng , hòa_bình và tình_yêu ... trong thanh_niên Mỹ trong suốt 20 năm . Nhiều năm sau chiến_tranh , hàng trăm_ngàn quân_nhân và cố_vấn Mỹ đã bị ung_thư hoặc sinh con bị dị_tật do đã tiếp_xúc với chất_độc da_cam . Sau thất_bại ở Việt_Nam , Tổng_thống Richard_Nixon nhìn_nhận : Đại_tướng Maxwell D._Taylor , cố_vấn đặc_biệt của Tổng_thống Johnson , từng chỉ_huy quân viễn_chinh Mỹ ở Việt_Nam đã khái_quát : Việt_Nam và Mỹ sau cuộc_chiến Việt_Nam Bước ra sau chiến_tranh , cùng với niềm tự_hào đã chiến_thắng " siêu_cường số_một " thế_giới , Việt_Nam đã có được thống_nhất và độc_lập - mục_tiêu mà nhiều thế_hệ người Việt đã đấu_tranh suốt từ thời Pháp thuộc . Chiến_thắng của họ cũng góp_phần đưa đến chiến_thắng của những người cộng_sản ở Lào và Campuchia , thành_lập Cộng_hòa dân_chủ_nhân_dân Lào và Campuchia Dân_chủ , mở_rộng phe xã_hội_chủ_nghĩa do các đảng_cộng_sản lãnh_đạo . Sau chiến_tranh , Việt_Nam phải tiếp_quản những di_sản nặng_nề mà Mỹ để lại , không_chỉ về kinh_tế mà_còn về văn_hóa - xã_hội . Nhà_văn_đoạt giải Nobel_Gabriel Garcia_Marquez đã đến thăm Việt_Nam vào giữa tháng 7 năm 1979 mô_tả : Dưới thời Mỹ chiếm_đóng , Sài_Gòn không còn giữ được bản_sắc văn_hóa của mình , trở_thành một " thiên_đường nhân_tạo " được bao_bọc bởi quân_đội và sự viện_trợ của Mỹ , của hàng tấn đồ tiếp_tế . Người_dân thành_phố ảo_tưởng rằng đó là đời_sống thực của họ . Vì_thế , chiến_tranh kết_thúc khiến người_dân trở_nên lạc_lõng và xa_rời thực_tế , để rồi 4 năm sau khi người Mỹ cuối_cùng rút đi , họ không_thể gượng dậy được . Cái giá cho sự cuồng_nhiệt này là hết_sức kinh_ngạc : toàn miền Nam có 360.000 người tàn_tật , 1 triệu quả phụ , 500.000 gái điếm , 500.000 con_nghiện ma túy , 1 triệu người mắc bệnh lao và hơn 1 triệu lính thuộc chế_độ cũ , tất_cả đều lạc_lõng trong xã_hội mới . Khoảng 10 % dân_số Sài_Gòn bị mắc bệnh hoa_liễu nặng ( do lây từ gái điếm ) và có 4 triệu người mù_chữ trên khắp miền nam . Không có gì lạ nếu tìm thấy trên những con phố nhiều trẻ_em lang_thang phạm_tội và cũng không lạ nếu xuất_hiện những trẻ_em với mái_tóc nâu vàng , mắt xanh mũi lõ , da đen , những đứa trẻ đã bị cha của chúng bỏ_rơi . Những nỗ_lực hàn_gắn vết_thương chiến_tranh của Việt_Nam bắt_đầu ngay sau ngày giải_phóng . Hệ_thống nông_nghiệp và giao_thông được xây_dựng lại nhanh nhất có_thể . Một hệ_thống trường cấp_tốc được thành_lập . Y_tế xã_hội hóa phòng_bệnh được tổ_chức và quá_trình giáo_dục gái mại_dâm hoàn_lương ( phục_hồi nhân_phẩm ) , trẻ mồ_côi và người nghiện bắt_đầu diễn ra . Không có cuộc tắm máu nào cả như phía Mỹ dự_đoán . Trái_lại , Việt_Nam đã nỗ_lực giúp quân_nhân chế_độ cũ và giới tư_sản không kinh_doanh hòa_nhập với xã_hội mới . Nhiều việc_làm mới được tạo ra để giải_quyết công_việc cho hơn 3 triệu người thất_nghiệp . Mặc_dù thế , nhiều khó_khăn lớn và cấp_bách vẫn tồn_tại , bất_chấp mọi nỗ_lực , sự kiên_nhẫn và hy_sinh của họ . Sự_thật là Việt_Nam thiếu nguồn_lực để có_thể giải_quyết một thảm_họa lớn và nhiều vấn_đề như_vậy . Chiến_dịch Phượng_Hoàng của CIA đã sát_hại nhiều nhân_tài và thay_thế bằng một bộ_máy tham_nhũng của chế_độ cũ . Hơn_nữa , tổng_thống lúc đó , Gerald_Ford , đã không thực_hiện lời hứa của nước Mỹ đưa ra trong các thỏa_thuận Paris năm 1973 là bồi_thường chiến_tranh cho Việt_Nam hơn 3 tỷ USD trong vòng hơn 5 năm . Chưa kể chính_quyền Jimmy_Carter cản_trở những nỗ_lực của Việt_Nam nhằm nhận được cứu_trợ của quốc_tế . Ngay sau khi chiến_tranh kết_thúc , Việt_Nam đã phải chịu mối đe dọa mới từ quân Khmer_Đỏ tại Campuchia . Khmer_Đỏ đã bắt_đầu tấn_công Việt_Nam chỉ 4 ngày sau khi chiến_tranh kết_thúc và lính Mỹ cuối_cùng rút khỏi miền Nam . Ngày 4 tháng 5 năm 1975 , một toán_quân Khmer_Đỏ đột_kích đảo Phú_Quốc , sáu ngày sau quân Khmer_Đỏ đánh chiếm và hành_quyết hơn 500 dân_thường ở đảo Thổ_Chu . Xung_đột ở biên_giới xảy ra liên_tục trong các năm 1977 và 1978 . Bên_cạnh nhiều cuộc đột_kích nhỏ , Khmer_Đỏ tiến_hành hai cuộc tấn_công quy_mô lớn vào Việt_Nam trong giai_đoạn 1975 - 1978 . Đến năm 1978 , sau khi Khmer_Đỏ huy_động lực_lượng lớn tấn_công vào Tây_Nam_Bộ , Việt_Nam quyết_định phản_công bằng một chiến_dịch lớn , tấn_công cả vào Campuchia để xử_lý dứt_điểm mối nguy_từ Khmer_Đỏ . Ngay_lập_tức , Trung_Quốc ( đồng_minh của Khmer_Đỏ ) huy_động hàng chục vạn quân tấn_công vào miền Bắc Việt_Nam , gây ra Chiến_tranh biên_giới Việt-Trung , 1979 . Hai cuộc_chiến này kéo_dài tới năm 1989 mới chấm_dứt . Ngoài_ra , các tài_liệu của Mỹ được tiết_lộ gần đây cho_hay , trước năm 1975 , họ đã hỗ_trợ phong_trào ly_khai của các dân_tộc_thiểu_số tại Tây_Nguyên thành_lập 5 trại huấn_luyện , chiêu_mộ 3.000 thanh_niên người dân_tộc tổ_chức thành Mặt_trận FULRO với mục_tiêu đòi độc_lập cho vùng này . Năm 1965 , cuộc nổi_dậy của FULRO thất_bại và bị quân_đội Việt_Nam Cộng_Hòa đàn_áp , 4 lãnh_đạo bị tòa_án xử tử_hình và bị hành_hình công_khai , 15 người khác bị án tù , nhưng phong_trào vẫn chưa bị triệt_hạ hẳn . Tháng 4 năm 1975 , một nhóm ủng_hộ FULRO điều_đình và thỏa_thuận với các quan_chức Mỹ sẽ tiếp_tục chiến_đấu chống lại chính_phủ mới tại miền Nam Việt_Nam . Kể từ đó , sau năm 1975 , những thành_viên FULRO chạy trốn sang Campuchia đã liên_kết với Khmer_Đỏ để tiến_hành chiến_tranh du_kích chống chính_phủ Việt_Nam . Hai cuộc chiến_tranh liên_tiếp và các vụ đột_kích của FULRO đã buộc Việt_Nam phải tiếp_tục duy_trì một đội quân thường_trực đông_đảo để đối_phó với những mối nguy_hiểm vẫn tiếp_tục hiện_hữu , cùng_với đó là một lượng lớn ngân_sách phải dành cho quốc_phòng thay_vì đầu_tư cho kinh_tế , khiến nền kinh_tế Việt_Nam bị ảnh_hưởng nặng_nề . Về kinh_tế , sau chiến_tranh , Việt_Nam gặp phải nhiều khó_khăn . Sự rập_khuôn cứng_nhắc của mô_hình kinh_tế - chính_trị Liên_Xô và Trung_Quốc ; thiên_tai , lệnh cấm_vận của Mỹ ; bom_mìn còn sót lại chưa nổ , sự ô_nhiễm do chất_độc da_cam ; 2 cuộc chiến_tranh biên_giới Tây_Nam và chiến_tranh biên_giới phía Bắc nổ ra ; tất_cả đều góp_phần vào các vấn_đề thời hậu_chiến của đất_nước . Những điểm yếu về kinh_tế , xã_hội do rập_khuôn theo mô_hình xã_hội_chủ_nghĩa của Liên_Xô đã nhanh_chóng phát_tác trầm_trọng ( những điểm mà trong thời_chiến dân_chúng còn tạm chấp_nhận ) . Ngày 4 tháng 9 năm 1975 , Chính_phủ Cách_mạng lâm_thời Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam tiến_hành Chiến_dịch cải_tạo tư_sản miền Nam lần I. Ngày 15 tháng 7 năm 1976 , Bộ_Chính_trị Đảng Lao_động Việt_Nam ra Nghị_quyết 254 / NQ / TW về những công_tác trước_mắt ở miền Nam , hoàn_thành việc xóa bỏ giai_cấp tư_sản mại_bản , tiến_hành cải_tạo công_thương_nghiệp tư_bản tư_doanh . Tháng 12 năm 1976 , chính_phủ Cộng_hòa Xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam tiến_hành Chiến_dịch cải_tạo tư_sản lần 2 . Tiếp_theo , Hội_nghị Bộ_Chính_trị Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam tháng 3 năm 1977 quyết_định hoàn_thành về cơ_bản nhiệm_vụ cải_tạo xã_hội_chủ_nghĩa đối_với công_thương_nghiệp tư_bản tư_doanh miền Nam trong 2 năm 1977 - 1978 . Nhà_nước đã quốc hữu_hóa và chuyển thành xí_nghiệp quốc_doanh đối_với các xí_nghiệp công_quản và xí_nghiệp " tư_sản_mại bản " , tư_sản bỏ chạy ra nước_ngoài . Có 1.354 cơ_sở với 130.000 công_nhân được quốc hữu_hóa , bằng 34 % số cơ_sở và 55 % số công_nhân . Thành_lập xí_nghiệp hợp_tác_xã , gia_công , đặt_hàng : 1.600 cơ_sở với trên 70.000 công_nhân , chiếm 45 % số cơ_sở và khoảng 30 % số công_nhân trên toàn miền Nam . Số cơ_sở công_nghiệp tư_bản tư_doanh còn lại chiếm khoảng 6 % về cơ_sở và 5 % về công_nhân , trong tổng_số xí_nghiệp công_nghiệp tư_doanh . Trong năm 1976 , " tư_sản_mại bản " và tư_sản lớn trong công_nghiệp miền Nam bị xóa bỏ . Năm 1978 , nhà_nước hoàn_thành căn_bản cải_tạo tư_sản công_nghiệp loại vừa và nhỏ ở miền Nam , xóa bỏ_việc người Hoa kiểm_soát nhiều ngành công_nghiệp . Đến tháng 5 năm 1979 , tất_cả các xí_nghiệp công_quản lúc đầu ở miền Nam đều đã được chuyển thành xí_nghiệp quốc_doanh . Trong những năm 1977 – 1978 , việc cải_tạo các ngành_nghề tiểu_thủ_công_nghiệp miền Nam được thực_hiện . Tiểu_thủ_công_nghiệp được tổ_chức lại và đưa vào hợp_tác_xã . Tới cuối năm 1985 , số cơ_sở tiểu_thủ_công_nghiệp miền Nam đã có 2.937 hợp_tác_xã chuyên_nghiệp , 10.124_tổ sản_xuất chuyên_nghiệp , 3.162 hợp_tác_xã nông_nghiệp - tiểu_thủ_công_nghiệp , 529 hợp_tác_xã và 920 hộ tư_nhân cá_thể . Sau khi thống_nhất , chính_quyền Việt_Nam cũng tiến_hành cải_tạo văn_hóa . Có những đợt thanh_lọc , tiêu_hủy các sách_báo bị xếp loại văn hóa_phẩm khiêu_dâm , đồi trụy tại miền Nam . Từ tháng 9 năm 1975 , nhà_chức_trách đã ấn_định danh_mục sách bị cấm , có nơi sách_báo trong danh_mục cấm bị gom lại và đốt ngoài đường . Theo tường_trình của Tạp_chí Cộng_sản , tháng 6 năm 1981 , trong cuộc truy_quét khác , chính_quyền tịch_thu ba triệu ấn_phẩm , trong đó có hơn 300.000 đầu_sách và tạp_chí . Riêng ở Sài_Gòn thu được 60 tấn sách_vở các loại . Bên_cạnh đó , chính_quyền tổ_chức các lớp_học miễn_phí nhằm xóa mù_chữ cho người_dân , lập các trạm y_tế , đồng_thời thành_lập các hội phụ_nữ , hội công_nhân , công_đoàn ... Ngày 18 tháng 4 năm 1975 , Ban_Bí_thư Đảng Lao_động Việt_Nam ra Chỉ_thị 218 / CT-TW : " Đối_với sĩ_quan , tất_cả đều phải tập_trung giam_giữ quản_lý , giáo_dục và lao_động ; sau_này tùy sự tiến_bộ sẽ phân_loại và sẽ có chính_sách giải_quyết cụ_thể . Những người có chuyên_môn kỹ_thuật ( kể_cả lính và sĩ_quan ) mà ta cần thì có_thể dùng vào từng việc trong một thời_gian nhất_định , nhưng phải cảnh_giác và phải quản_lý chặt_chẽ , sau_này tùy theo yêu_cầu của ta và tùy theo sự tiến_bộ của từng người mà có_thể tuyển_dụng vào làm ở các ngành ngoài quân_đội . Đối_với những phần_tử ác_ôn , tình_báo an_ninh quân_đội , sĩ_quan tâm_lý , bình_định chiêu_hồi , đầu_sỏ đảng_phái phản_động trong quân_đội , thì bất_kể là lính , hạ_sĩ_quan hay sĩ_quan đều phải tập_trung cải_tạo dài_hạn , giam_giữ riêng ở nơi an_toàn và quản_lý chặt_chẽ " . Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 , chính_quyền mới yêu_cầu sĩ_quan quân_đội và viên_chức Việt_Nam Cộng_hòa phải ra trình_diện . Tuy_nhiên , số tàn_quân của quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa tan_rã tại_chỗ khá đông , một_số vẫn tiếp_tục lẩn_trốn và tìm cách chống lại chính_quyền mới ( ném lựu_đạn , ném đá vào rạp hát , cắm cờ Việt_Nam Cộng_hòa , dán khẩu_hiệu ở thị_xã , thị_trấn , đặt chướng_ngại_vật gây tai_nạn trên đường , lập các nhóm gây_rối trật_tự trị_an ... ) . Một_số còn thu_thập nhân_lực , chôn_giấu vũ_khí , xây_dựng kế_hoạch hoạt_động vũ_trang để lập vùng ly khai . Để giải_quyết lo_ngại về an_ninh , tháng 6 năm 1975 , Chính_phủ Cộng_hòa miền Nam Việt_Nam ra thông_cáo bắt_buộc sĩ_quan quân_đội và viên_chức thuộc chế_độ Việt_Nam Cộng_hòa đi học_tập cải_tạo với thời_hạn từ vài ngày đến vài năm ( thời_hạn thường tăng theo cấp_bậc , sĩ_quan bậc thấp như thiếu úy thường là vài ngày , trong khi các viên_chức cấp cao nhất có người bị giam_giữ hơn 10 năm ) . Để phân_định và có chính_sách đối_xử thỏa_đáng , Chính_phủ cũng phân_biệt rõ " những công_chức làm_việc cho địch vì hoàn_cảnh , vì đồng_lương thì không coi là ngụy quyền " . Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình_diện . Theo Phạm_Văn_Đồng , con_số người phải trải qua học_tập cải_tạo là hơn 200.000 trong tổng_số 1 triệu người ra trình_diện . Tính đến năm 1980 thì chính_phủ Việt_Nam công_nhận còn 26.000 người còn giam trong trại , tuy_nhiên một_số quan_sát_viên ngoại_quốc ước_tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam . Ngược_lại , một_số quan_chức Việt_Nam Cộng_hòa đã cộng_tác với chính_phủ Cách_mạng lâm_thời được giữ chức_vụ trong chính_phủ mới như Nguyễn_Hữu_Hạnh ... Khi chiến_tranh biên_giới Tây_Nam nổ ra , một_số cựu_binh_sĩ Việt_Nam Cộng_hòa đã được Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam gọi tái_ngũ để giúp vận_hành các loại vũ_khí thu được do Mỹ sản_xuất . Mặt_khác , căng_thẳng ngoại_giao với Trung_Quốc và các sự_kiện liên_quan ( như vụ_việc treo ảnh Mao_Trạch_Đông và cờ Trung_Quốc tại Chợ_Lớn ) khiến Chính_phủ Việt_Nam tập_trung vào một đối_tượng khác là người gốc Hoa . Chính_phủ đưa ra thời_hạn để người gốc Hoa đăng_ký nhập_tịch Việt_Nam , những người gốc Hoa không chịu đăng_ký quốc_tịch Việt_Nam bị mất việc và giảm tiêu_chuẩn lương_thực , tất_cả các tờ báo tiếng Trung_Quốc , trường_học dành riêng cho người Hoa bị đóng_cửa . Các vấn_đề về tù_binh và Hoa_kiều đã được chính_phủ Việt_Nam xem là một thử_thách đối_với chủ_quyền quốc_gia hơn là một vấn_đề nội_bộ đơn_giản . Trong năm 1978 , chính_phủ Việt_Nam quyết_định thực_hiện chính_sách cải_tạo tư_sản công_nghiệp , các doạnh_nghiệp tư_nhân bị quốc hữu_hóa , trong đó có khoảng 30.000 doanh_nghiệp của Hoa_kiều . Trên danh_nghĩa , chính_sách này thực_hiện với cả người Việt và người Hoa , nhưng trên thực_tế , tư_sản người Hoa là nạn_nhân chính . Chính_quyền cũng tiếp_quản cơ_sở tổng_hội quán người Hoa , bệnh_viện Sùng_Chính ( đầu năm 1976 ) và 5 bệnh_viện khác của 5 bang vào tháng Giêng 1978 , đóng_cửa 11 tờ báo Hoa_ngữ . Khối lãnh_đạo người Hoa ở Việt_Nam xem như không còn hiện_hữu và việc người Hoa kiểm_soát nhiều ngành công_nghiệp bị xóa bỏ . Những biến_cố cả khách_quan lẫn chủ_quan về chính_trị và kinh_tế đã tạo nên làn_sóng những người vượt_biên . Theo số_liệu của Cao_ủy Liên_Hợp_Quốc về người tị_nạn , trong khoảng thời_gian 1975 - 1995 đã có 849.228 người vượt_biên bằng đường_biển và đường_bộ . Nhiều người đã chết dọc đường do thiếu ăn , bệnh_tật , cướp_biển hoặc bão_tố . Trong số những người vượt_biên , một tỷ_lệ lớn là người Hoa , họ vượt_biên khỏi Việt_Nam do lo_sợ chiến_tranh nổ ra giữa Việt_Nam và Trung_Quốc , do chính_sách cải_tạo công_thương_nghiệp đối_với tư_nhân của nhà_nước Việt_Nam và bởi các hoạt_động tuyên_truyền từ chính_phủ Trung_Quốc . Trong những năm 1978 - 1989 , 2/3 trong số những người vượt_biên bằng đường_biển từ Việt_Nam là người gốc Hoa , thêm vào đó là khoảng 250.000 người Hoa vượt_biên sang Trung_Quốc qua biên_giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979 . Thêm vào đó , nền kinh_tế Việt_Nam còn chịu hao_tổn nặng_nề do cuộc xung_đột kéo_dài tại biên_giới với Trung_Quốc , do các cuộc tấn_công vào Tây_Nam_Bộ của quân Khmer_Đỏ và do việc đóng quân quá lâu ( hơn 10 năm ) ở Campuchia sau chiến_tranh biên_giới Tây_Nam . Sau 10 năm thống_nhất , tiến_hành đổi_mới cho Việt_Nam là tất_yếu và sống_còn . Mỹ Nền chính_trị và mối liên_kết giữa chính_phủ Mỹ và người_dân bị cuộc_chiến làm chia_rẽ nghiêm_trọng . Mỹ đã tốn 676 tỷ USD cho cuộc_chiến ( tính theo giá_trị USD của năm 2004 , chưa tính các khoản chi_tiêu gián_tiếp khác ) , mức hao_tổn này chỉ đứng sau chi_phí của Mỹ trong Chiến_tranh thế_giới thứ hai ( 1.200 tỷ USD , tính theo thời giá năm 2007 ) . Một tính_toán khác cho thấy Chính_phủ Mỹ đã phải tiêu tốn 950 tỷ USD ( thời giá 2011 ) chiến_phí , nếu tính cả chi_phí cho cựu_chiến_binh thì nước Mỹ đã tốn_kém tới 1.200 - 1.800 tỷ USD cho cuộc_chiến tại Việt_Nam . Nếu đem so_sánh độ tốn_kém của chiến_tranh Việt_Nam với các chương_trình có tính_chất tiêu_biểu mà chính_phủ nước Mỹ đã thực_hiện , thì Việt_Nam vẫn nổi lên một lần nữa là một trong những công_cuộc đắt tiền nhất trong lịch_sử nước Mỹ . Toàn_bộ hệ_thống đường_sá giữa các bang chỉ_tiêu tốn 53 tỷ USD ( năm 1972 ) , chương_trình vũ_trụ đưa người lên Mặt_Trăng của Mỹ cũng chỉ tốn 25 tỷ_USD. Việc Mỹ phải liên_tục in tiền để trả chiến_phí cho Chiến_tranh Việt_Nam đã góp_phần khiến USD mất_giá và tăng lạm_phát , kéo_theo sự sụp_đổ của Hệ_thống Bretton_Woods ( hệ_thống tỷ_giá cố_định mà Ngân_hàng Trung_ương Mỹ ấn_định cho USD ) . Trong cuộc chiến_tranh , nhằm đáp_ứng yêu_cầu của các nỗ_lực chiến_tranh , các nhà_máy sản_xuất hàng_tiêu_dùng được chuyển_đổi để sản_xuất thiết_bị quân_sự , gây ra sự sụt_giảm hàng hóa , do_đó làm tổn_thương nền kinh_tế . Sự hao_tổn chiến_phí đã làm thâm_hụt ngân_sách tăng cao , góp_phần đẩy nền kinh_tế Mỹ vào một thập_niên 1970 suy_thoái kinh_tế đầy u_ám . 41 năm sau chiến_tranh , tổng_thống Mỹ Barack_Obama đã phát_biểu về bài_học mà Mỹ rút ra trong chiến_tranh Việt_Nam : Bình_thường hóa quan_hệ Việt_Nam - Hoa_Kỳ Ngày 2/7/1993 , trước Quốc_khánh Hoa_Kỳ 2 ngày , Hoa_Kỳ tuyên_bố không ngăn_cản các nước khác cho Việt_Nam vay trả nợ tổ_chức tài_chính quốc_tế . Ngày 3/2/1994 , đúng ngày thành_lập Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam , Hoa_Kỳ chính_thức gỡ bỏ lệnh cấm_vận thương_mại đơn_phương_áp lên Việt_Nam . Ngày 11/7/1995 , 1 tuần sau Quốc_khánh Hoa_Kỳ , Hoa_Kỳ tuyên_bố bình_thường hóa quan_hệ ngoại_giao với Việt_Nam . Tháng 7/1997 , hai nước chính_thức trao_đổi Đại_sứ với nhau . Ngày 24/5/2016 , Hoa_Kỳ chính_thức gỡ bỏ cấm_vận vũ_khí sát_thương đối_với Việt_Nam . Việt_Nam và Hoa_Kỳ từ chỗ là kẻ_thù đã trở_thành Đối_tác toàn_diện của nhau khi tổng_kim_ngạch xuất_nhập_khẩu hai chiều Việt_Nam - Mỹ năm 2019 đạt mức 75,6 tỉ USD , mức rất cao nếu so với con_số 450 triệu USD vào thời_điểm hai nước bình_thường hóa quan_hệ ngoại_giao ... Mỹ đã tích_cực hỗ_trợ Việt_Nam khắc_phục hậu_quả chiến_tranh , nâng cao năng_lực lực_lượng cảnh_sát biển , hỗ_trợ lực_lượng gìn_giữ hòa_bình quốc_tế của Việt_Nam . Việt_Nam , Mỹ cùng các nước tích_cực hợp_tác duy_trì tự_do hàng_hải và thực_thi Công_ước Luật_biển của Liên_Hợp_Quốc_UNCLOS 1982 tại khu_vực Biển_Đông . Các nhân_tố trong cuộc_chiến Sự ủng_hộ của người_dân Với mục_tiêu thống_nhất đất_nước , giải_phóng dân_tộc Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam đã kêu_gọi được sự ủng_hộ to_lớn của nhân_dân hai miền . Tiêu_biểu là sự hy_sinh của người_dân , chiến_sĩ miền Nam trên tiền_tuyến và sự chi_viện hết_lòng của nhân_dân miền Bắc với tinh_thần " thóc không thiếu một cân , quân không thiếu một người " và " xẻ dọc Trường_Sơn đi cứu nước " . Chính_sự ủng_hộ lớn_mạnh được chính_Đảng Lao_động Việt_Nam thừa_nhận là yếu_tố chính , có tính quyết_định tới sự thắng_lợi của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam . Phía Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam sau khi Hiệp_định Paris 1973 được ký_kết chỉ giành được chính_quyền cấp cơ_sở , từ cấp quận trở xuống . Do_đó , sự ủng_hộ và cuộc tấn_công năm 1975 là yếu_tố quyết_định tới thắng_lợi của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam trong cuộc_chiến . Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam và Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam đóng vai_trò chính trong việc đánh thắng khối chủ_lực Quân_đoàn 3 của Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa , còn lực_lượng dự_bị của Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa chủ_yếu bị đánh_bại bởi lực_lượng dân_quân và người_dân địa_phương ủng_hộ Mặt_trận Dân_tộc giải_phóng miền Nam Việt_Nam . Chính vì_vậy , yếu_tố chính và quan_trọng trong chiến_thắng của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Cộng_hòa Miền_Nam Việt_Nam chính là sự ủng_hộ của nhân_dân . Chính chủ_tịch nước Nguyễn_Minh_Triết trong Lễ kỷ_niệm 35 Giải_phóng miền Nam , thống_nhất đất_nước tại Thành_phố Hồ_Chí_Minh đã phát_biểu Sự ủng_hộ của người_dân được coi là yếu_tố then_chốt khi mục_tiêu của Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam và Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam , vốn có nguồn_gốc là những người_dân bình_thường , là bảo_vệ nhân_dân , vì nhân_dân để chiến_đấu . Mối quan_hệ quân-dân thường được so_sánh với quan_hệ cá-nước . Nhà sử_học đương_thời Nguyễn_Hiến_Lê_viết trong hồi_ký : " Khắp thế_giới ngạc_nhiên và phục " Việt cộng " tổ_chức cách nào mà Mỹ và chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa không hay_biết gì cả . Họ đã lén chở khí_giới , đưa cán_bộ vào Sài_Gòn , Huế ... từ hồi nào , chôn_giấu , ẩn_núp ở đâu ? Chắc_chắn dân_chúng đã che_chở họ , tiếp_tay với họ , không ai tố_cáo cho nhà cầm_quyền biết . Trái_lại mỗi cuộc hành_quân lớn_nhỏ nào của Mỹ và Việt_Nam Cộng_hòa họ đều biết trước ngày và giờ để kịp_thời đối_phó . Nội_điểm đó thôi cũng đủ cho thế_giới biết họ được lòng dân miền Nam ra sao và tại_sao Mỹ thất_bại hoài . " Tinh_thần độc_lập dân_tộc Chính_phủ Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa có nguồn_gốc là một phong_trào dân_tộc mãnh_liệt do Hồ_Chí_Minh lãnh_đạo , chính_phủ này đã lãnh_đạo người Việt_Nam kháng_chiến chống Pháp trong giai_đoạn 1945 - 1954 để giành độc_lập cho đất_nước . Với uy_tín trong nhân_dân đạt được từ việc đã tổ_chức Mặt_trận Việt_Minh giành độc_lập cho đất_nước và kiên_trì chiến_đấu chống thực_dân Pháp và tổ_chức do đảng này thành_lập là Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam đi tiên_phong , đã đạt được sự ủng_hộ rộng_rãi của nhân_dân Việt_Nam Nguyện_vọng giành độc_lập và thống_nhất đất_nước , sự ủng_hộ của đa_số nhân_dân đã trở_thành yếu_tố quyết_định giúp Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa thắng_lợi dù họ là bên yếu_thế hơn nhiều về trang_bị quân_sự . Mỹ đã thất_bại vì không nhận ra đó là một cuộc " chiến_tranh_nhân_dân " và người Việt_Nam gắn_bó với cách_mạng bởi_vì họ coi đó như là một cuộc_chiến để bảo_vệ gia_đình , đất_đai và tổ_quốc mình Sự thất_bại chung_cuộc của Mỹ có hai nguyên_nhân : Trước_hết , không ai trong chính_phủ Mỹ có_thể dự_đoán được rằng Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa sẽ chịu_đựng được sự tàn_phá ghê_gớm mà quân_đội Mỹ gây ra . Thứ hai , lãnh_đạo quân_sự Mỹ ngay từ đầu đã không đề ra và phát_triển được một chiến_lược thích_hợp với cuộc xung_đột , cũng như về sau đã không điều_chỉnh được nó . Năng_lực biến các điểm yếu thành thế mạnh , sức chịu_đựng của nhân_dân cùng_với sự hi_sinh cá_nhân cho tập_thể và quyết_tâm của quân_đội đã biến Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa thành một địch_thủ ghê_gớm đối_với Mỹ . Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam và Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam đã duy_trì một lợi_thế tâm_lý mạnh_mẽ , với những người lính tràn_đầy tinh_thần sẵn_sàng hy_sinh lợi_ích cá_nhân để cống_hiến cho mục_tiêu chung là giành độc_lập cho đất_nước . Trong khi đó , quân_nhân Mỹ và đồng_minh dù trang_bị tốt nhưng lại thường mơ_hồ về lý_tưởng chiến_đấu , phần_lớn họ cảm_thấy vô_lý khi phải sang chiến_đấu tại một đất_nước xa_lạ . Chiến_tranh càng kéo_dài thì càng hao_tổn tiền_bạc , thương_vong ngày_càng tăng thì tinh_thần chiến_đấu của lính Mỹ càng xuống thấp , tâm_lý phản_chiến trong quân_đội và dân_chúng Mỹ càng tăng lên . Khi tổn_thất vượt_ngưỡng chịu_đựng , chính_phủ Mỹ sẽ đánh mất sự ủng_hộ của đa_số người_dân Mỹ , khi đó chính_phủ Mỹ cũng không còn khả_năng tiếp_tục cuộc chiến_tranh được nữa . Các lãnh_đạo Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa đã nhận ra và khai_thác tối_đa điểm yếu này của Mỹ để đánh_bại họ . Trung_tướng Bernard_Trainor , từng phục_vụ ở Việt_Nam hai lần , của cả hai loại_hình Chiến_tranh đặc_biệt và Chiến_tranh cục_bộ , so_sánh cuộc_chiến ở Việt_Nam với cuộc chiến_tranh_giành độc_lập Mỹ : Để trả_lời câu_hỏi " vì sao một đất_nước tương_đối nhỏ_bé và lạc_hậu về công_nghệ lại có_thể đánh thắng hai cường_quốc là Pháp và Mỹ " , Pino_Tagliazucchi , nhà_nghiên_cứu người Ý , cố tìm " một điều gì đó không liên_quan đến khoa_học quân_sự cổ_điển ... " rồi kết_luận rằng đó chính là : " lịch_sử và văn_hóa của dân_tộc Việt_Nam và cuộc đấu_tranh vì độc_lập là của tất_cả mọi người . " Nhà sử_học Stanley_Karnow nhận_xét : Tinh_thần đại_đoàn_kết dân_tộc Trong mọi chiến_dịch , hành_động quân_sự của mình , Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam và Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam đều nhận được sự trợ_giúp của nhân_dân miền Nam , đặc_biệt là người_dân vùng nông_thôn . Tại thành_thị , lực_lượng Biệt_động thành cũng nhận được sự che_chở của người_dân . Sức_mạnh từ sự ủng_hộ của nhân_dân được Đảng Lao_động Việt_Nam dày_công xây_dựng và phát_huy cao_độ có nguồn_gốc từ tư_tưởng " lấy dân làm gốc " và " đường_lối cách_mạng độc_lập , tự_chủ " . Để thực_hiện chính_sách đại_đoàn_kết dân_tộc , Đảng Lao_động Việt_Nam đã nêu cao tinh_thần , truyền_thống yêu nước của nhân_dân hai miền . Đảng Lao_động Việt_Nam chủ_trương " Đoàn_kết bất_cứ người nào có_thể đoàn_kết được " . Ở miền Nam , việc đặt ra mục_tiêu của Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam là : " Thực_hiện một miền Nam Việt_Nam độc_lập , dân_chủ , hòa_bình , trung_lập , tiến tới hòa bình thống_nhất nước_nhà " nên đã tập_hợp được mọi lực_lượng , mọi người_dân yêu nước ở miền Nam tham_gia vào_cuộc đấu_tranh chống Mỹ - Việt_Nam Cộng_hòa , thực_hiện mục_tiêu chung là giành độc_lập dân_tộc , thống_nhất đất_nước . Chiến_lược chiến_tranh_nhân_dân Năm 1973 , trước phiên điều_trần về lý_do quân_đội Mỹ thất_bại ở Việt_Nam , các giáo_sư Mỹ đã đánh_giá : Ở Việt_Nam , Mỹ đã gặp phải một đối_phương không chịu chấp_nhận chế_độ thực_dân mới , không chịu quỳ gối trước sức_mạnh quân_sự Mỹ . Ngoài ý_chí kiên_cường , quyết_tâm sắt đá , người Việt_Nam còn sáng_tạo ra một đường_lối , chiến_lược và biện_pháp đấu_tranh phù_hợp với hoàn_cảnh để phát_huy sức_mạnh đánh_thắng kẻ_thù . Giáo_sư Noam_Chomsky nhận_định : " Đối_phương đã tìm ra " một chiến_lược khôn_khéo đến mức nguy_hiểm để đánh_bại Mỹ " . Giám_đốc Phân_tích Hệ_thống đã cảnh_báo : " Trừ khi chúng_ta nhận ra và chống lại nó ngay bây_giờ nếu không chiến_lược đó sẽ trở_thành phổ_biến trong tương_lai . Chiến_lược đó là tiến_hành một cuộc chiến_tranh_giải_phóng dân_tộc dựa trên nguyện_vọng của nông_dân Việt_Nam muốn độc_lập và công_bằng xã_hội . Nước_ngoài không bao_giờ có_thể địch nổi chiến_lược đó " Thủ_tướng Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa , ông Phạm_Văn_Đồng đã nói : " Cuộc chiến_tranh này không phải chỉ là sự đối_chọi giữa những thiết_bị tối_tân nhiều hay tối_tân ít . Nó còn là sự đối_chọi giữa những khối_óc . Mỹ đã huy_động những trí_tuệ thông_thái nhất , những nhân_vật có năng_lực nhất trong quân_đội , trong bộ_máy hành_chính và các trường đại_học . Họ có những bộ_óc rất cừ , nhưng những bộ_óc đó không được sử_dụng tốt bởi_vì bị đưa vào một cuộc chiến_tranh mà người ta thấy trước là họ sẽ thua . Họ đã dựng lên một bộ_máy hùng_mạnh , nhưng bộ_máy ấy thế_nào cũng thất_bại ... Mỹ đã tiến_hành cuộc chiến_tranh này với tất_cả những phương_tiện khoa_học mà họ có_thể có trong tay . Nhưng với phương_tiện mà chúng_tôi có , chúng_tôi tiến_hành cuộc chiến_tranh này một_cách khoa_học , ngay cả khi trang_bị của chúng_tôi chỉ ở mức trung_bình ... Không phải chỉ cần có trong tay những phương_tiện tiên_tiến về kỹ_thuật là đủ để cho chiến_tranh được tiến_hành một_cách khoa_học . Nhận_thức của chúng_tôi về chiến_tranh là khoa_học bởi_vì chúng_tôi chiến_đấu trên mảnh đất của chúng_tôi , vì những mục_tiêu của chính chúng_tôi và những phương_pháp của riêng chúng_tôi . Vì lẽ đó mà mặc_dù có cả một bộ_máy khoa_học , kẻ địch đã bị thua chạy . Chính chúng_tôi là những người nắm quyền chủ_động " . Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp đã mô_tả chiến_lược giành chiến_thắng của quân_dân Việt_Nam trước kẻ_thù mạnh hơn hẳn về trang_bị : Tâm_lý phản_chiến của nhân_dân và quân_nhân Mỹ Tại Việt_Nam , Mỹ đã huy_động một lực_lượng hùng_hậu , tướng William_Westmoreland " tin_tưởng rằng nước Mỹ chưa hề cho ra trận một lực_lượng tinh_nhuệ , thiện_chiến hơn lực_lượng ở Việt_Nam trong những năm 1966 - 1969 " .. Sĩ_quan đặc_nhiệm Mỹ , Donald W._Duncan , sau 1 năm tham_chiến ở Việt_Nam , khi về nước đã xuất_bản một bản cáo_trạng về cuộc chiến_tranh đăng_Tạp_chí Ramparts ( tháng 2 năm 1965 ) . Trong đó , có đoạn : " Tôi đã phải chấp_nhận rằng ... đại_đa_số người_dân Việt_Nam ủng_hộ Việt Cộng và chống lại chính_phủ Sài_Gòn . Tôi cũng phải chấp_nhận rằng quan_điểm : " Chúng_ta ( lính Mỹ ) ở Việt_Nam bởi_vì chúng_ta thông_cảm với những khát_vọng và ước_muốn của người_dân Việt_Nam " - là một lời dối_trá " Ngày 4 tháng 4 năm 1967 , luật_sư Martin_Luther King đã phát_biểu công_khai phê_phán mạnh_mẽ vai_trò của nước Mỹ trong cuộc_chiến , mở_đầu cho phong_trào phản_chiến rộng khắp của người_dân toàn nước Mỹ Ngày 13 tháng 1 năm 1968 , Martin Luther_King tham_gia một cuộc tuần_hành lớn tại Washington chống lại thứ mà ông gọi_là " một trong những cuộc chiến_tranh tàn_bạo và vô_nghĩa nhất trong lịch_sử " . Ông nói : " Chúng_ta cần phải làm rõ trong năm chính_trị này , cho các dân_biểu_lưỡng viện và tổng_thống của Mỹ thấy , rằng chúng_ta sẽ không chịu_đựng nữa , chúng_ta sẽ không bỏ_phiếu cho những kẻ nghĩ rằng giết_chóc người Việt_Nam và người Mỹ là cách tốt nhất để thúc_đẩy sự tự_do và quyền tự_quyết tại khu_vực Đông_Nam_Á " Một cuộc khảo_sát trong các sinh_viên đại_học ở Mỹ vào tháng 4 năm 1970 cho thấy , 41 % đồng_ý với tuyên_bố : " Cuộc chiến_tranh ở Việt_Nam hoàn_toàn là phục_vụ chủ_nghĩa_đế_quốc " . Ở Mỹ , sự bất_mãn về cuộc_chiến không ngừng tăng lên trong dân_chúng nói_chung , người trẻ tuổi nói_riêng . Theo điều_tra của viện Gallup , tháng 8 năm 1965 , vẫn có 52 % người Mỹ ủng_hộ cuộc_chiến , nhưng đến tháng 8 năm 1968 , con_số này sụt còn 35 % và đến tháng 5 năm 1971 thì sụt còn 28 % . Sau tháng 5 năm 1971 , viện Gallup dừng điều_tra vì thấy không còn cần_thiết ( tỷ_lệ người_dân Mỹ chống chiến_tranh đã trở_nên quá áp_đảo ) . Quân_nhân Mỹ thì thể_hiện sự bất_mãn với cuộc chiến_tranh bằng nhiều cách , từ bất_tuân_lệnh , hút ma túy tới giết chết chỉ_huy . Tờ Armed_Forces Journal đã đăng bài viết của Đại_tá Robert_Heinl ( tháng 7 năm 1971 ) có tên là " Sự sụp_đổ của lực_lượng quân_sự " , trong đó viết : " Tinh_thần , kỷ_luật và tính chiến_đấu của Quân_đội Mỹ thấp_kém hơn và tồi_tệ hơn bất_kỳ lúc_nào trong thế_kỷ này và có_thể trong lịch_sử nước Mỹ . Quân_đội của chúng_ta lúc này vẫn còn ở Việt_Nam đang trong một tình_trạng suy_sụp , với mỗi đơn_vị đều từ_chối chiến_đấu , giết các sĩ_quan chỉ_huy và các hạ_sĩ_quan , còn những nơi không có sự chống_đối thì đầy sự nghiện_ngập và mất tinh_thần " Đến giữa năm 1972 , Lầu Năm_Góc công_nhận " có 551 vụ ám_sát bằng các thiết_bị gây nổ , gây ra 86 trường_hợp thiệt_mạng , hơn 700 trường_hợp bị_thương . Đây là một sự đánh_giá thấp về số sĩ_quan Mỹ bị binh_lính của họ ám_sát " . Đến năm 1971 , tình_trạng suy_sụp của Quân_đội Mỹ ở Việt_Nam có_thể nhìn thấy rõ_ràng . Đại_tướng Creighton_Abrams sau khi tới Việt_Nam đã phê_phán : " Đây có phải là đội quân dưới địa_ngục hay một bệnh_viện tâm_thần ?_Các sĩ_quan sợ chỉ_huy quân đi chiến_đấu và các binh_sĩ thì không tuân_lệnh . Lạy Chúa_Jesus !_Điều gì đang xảy ra ? " . Cùng_với đó , quân_đội Mỹ gia_tăng đào_ngũ . Bộ Quốc_phòng Mỹ đã ghi lại 503.927 trường_hợp đào_ngũ từ ngày 1 tháng 7 năm 1966 đến ngày 31 tháng 12 năm 1973 , chỉ riêng năm 1971 đã có 98.324_binh_sĩ đào_ngũ . Sự phản_đối Chiến_tranh Việt_Nam không_chỉ có ở các quân_nhân tại_ngũ mà_còn của cả cựu_chiến_binh Mỹ . Jan_Barry đã đưa ra một danh_sách gồm 16 yêu_cầu của cựu_chiến_binh Mỹ ở Việt_Nam chống lại chiến_tranh ( VVAW ) tới Quốc_hội Mỹ . Trong đó nêu rõ : " Rút ngay_lập_tức , đơn_phương và không điều_kiện tất_cả lực_lượng quân Mỹ khỏi Đông_Dương ; ân_xá cho tất_cả những người đã từ_chối đi chiến_đấu ở Việt_Nam ; yêu_cầu mở cuộc điều_tra chính_thức các tội_ác chiến_tranh ; và cải_thiện trợ_cấp cho các cựu_chiến_binh " Võ_sĩ quyền_Anh huyền_thoại Muhammad_Ali từng bị đi tù vì không chịu nhập_ngũ tham_gia chiến_tranh tại Việt_Nam . Ông đã công_khai phỉ báng và từ_chối vào quân_đội Mỹ và kêu_gọi người_dân Mỹ cùng phản_đối chiến_tranh Việt_Nam . Ông nói : " Tôi không có thù_ghét gì với Việt Cộng cả , họ không gọi tôi là mọi đen " , " Không , tôi sẽ không đi xa nhà 10.000 dặm để tàn_sát , giết , thiêu cháy người khác nhằm duy_trì sự thống_trị của các ông chủ da trắng lên những người da_màu trên toàn thế_giới . Đây là lúc mà một thời_đại tàn_ác như_vậy phải kết_thúc " . và : Các nhà_lãnh_đạo của hai bên Tại một nước có truyền_thống Nho_giáo như Việt_Nam , các nhà_lãnh_đạo phải thể_hiện được lối sống đạo_đức và tài_năng của bản_thân trong một tập_thể chung đoàn_kết . Chính_phủ Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và các nhà_lãnh_đạo của họ thể_hiện được lý_tưởng hết_sức quan_trọng này . Nhân_vật chính_yếu của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa là Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh . Đối_với nhiều người Việt_Nam , ông là một nhà_yêu nước đã vận_dụng Chủ_nghĩa_Marx-Lenin vào công_cuộc giải_phóng dân_tộc thoát khỏi ách thực_dân và đế_quốc . Tính giản_dị và kiên_cường của ông được nhiều người kính_mến , người_dân Việt_Nam coi ông là anh_hùng dân_tộc . Giáo_sư David_Thomas cho rằng : " Chính viễn_kiến của ông , sự hy_sinh , tính bền_bỉ và sự lãnh_đạo của ông trong một nước nghèo_nàn , lạc_hậu đã thúc_đẩy người Việt_Nam đứng dậy , đánh_thắng thực_dân Pháp và quân_đội Mỹ . " . Giới lãnh_đạo Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa và Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam đã thể_hiện một sự cao_độ về tinh_thần đoàn_kết trong suốt thời_gian chiến_tranh xảy ra . Ngược_lại , Chính_phủ Mỹ bị chia_rẽ sâu_sắc về quan_điểm chiến_tranh , các tướng_lĩnh Mỹ khi áp_dụng các chiến_lược không hiệu_quả thì cũng thường quay sang đổ lỗi cho giới chính_trị_gia . Giáo_sư Noam_Chomsky trả_lời trước Thượng_viện Mỹ , Chính_phủ Việt_Nam Cộng_hòa " đã trở_thành nơi ẩn_nấp của những người Việt_Nam từng đi theo Pháp trong cuộc_chiến chống lại nền độc_lập của chính đất_nước họ " và chính_phủ này " không có cơ_sở thành_trì trong nhân_dân . Nó đi theo hướng bóc_lột dân_chúng nông_thôn và tầng_lớp dưới ở thành_thị , trên thực_tế nó là sự tiếp_tục chế_độ thuộc_địa của Pháp " . Các chính_khách , tướng_lĩnh Việt_Nam Cộng_hòa thì không ngừng tham_gia vào các âm_mưu chính_trị , tham_nhũng quá nhiều và liên_tục diễn ra đảo_chính , do_đó càng làm suy_sụp tinh_thần của binh_sĩ . Theo ông Nguyễn_Hữu_Hạnh , trong tất_cả các lãnh_đạo Việt_Nam Cộng_hòa , ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị lật_đổ , người Mỹ chỉ_huy trong mọi lĩnh_vực , từ chính_trị , kinh_tế tới ngoại_giao Sự phụ_thuộc vào Mỹ gần như hoàn_toàn , cả về vật_chất lẫn tâm_lý là yếu_tố quyết_định cho sự thất_bại của Việt_Nam Cộng_hòa : Khi Mỹ_dần rút_lui thì Việt_Nam Cộng_hòa cũng bắt_đầu sa_sút , tới lúc Mỹ bỏ_cuộc thật thì Việt_Nam Cộng_hòa cũng sụp_đổ theo Năm 2005 , khi về Việt_Nam và trả_lời phỏng_vấn của báo Thanh_Niên , Tướng Nguyễn_Cao_Kỳ , nguyên Phó Tổng_thống kiêm tư_lệnh Không_quân Việt_Nam Cộng_hòa nhận_định rằng : " Mỹ luôn_luôn đứng ra trước sân_khấu , làm " kép nhất " . Vì_vậy ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến_tranh của người Mỹ và chúng_tôi là những tên lính đánh thuê . Tôi biết rất rõ_ràng về cái gọi_là những người chỉ_huy , những ông tướng_lĩnh Việt_Nam Cộng_hòa khi ấy . Từ ông Thiệu đến những ông khác dưới trướng , xin_lỗi , toàn là những vị ăn_chơi phè phỡn , tài không có mà đức cũng không . Trước_đây có " ông " Mỹ đứng sau thì không có chuyện gì , nhưng khi phải một_mình trực_tiếp đối_diện với khó_khăn thì bản_chất cũng như tài_năng lộ ra ngay . Trong một cuộc_chiến , nói_gì thì nói , theo tôi quan_trọng nhất vẫn là Lực_lượng , là Quân_đội . Quân_đội Việt_Nam Cộng_hòa , không có ai đáng_giá_cả , kể từ ông Nguyễn_Văn_Thiệu – Tổng_thống kiêm Tổng_tư_lệnh – trở xuống . Trong số những vị cùng vai với tôi , cứ mười ông thì đến mười một ông tham_sống sợ chết !_Trong khi đó , các chỉ_huy ở miền Bắc lại có rất nhiều kinh_nghiệm chiến_trường , được cấp dưới tin_cậy và kính_trọng về nhân_cách , đó là sự hơn hẳn . Chiến_thuật quân_sự Tướng_Lindsey Kiang , nhà_sử_học Mỹ đã nhận_xét : Trong mắt nhiều lính Mỹ , bộ_đội Việt_Nam là những người có kỷ_luật , chiến_đấu thông_minh và rất gan_dạ . Ông nói : Đã gần 50 năm kể từ khi những người lính Mỹ đặt_chân đến Việt_Nam . Đối_với nước Mỹ , đó là khởi_đầu của một cuộc_chiến dài , cay_đắng và không nhận được nhiều sự ủng_hộ . Đối_với người_dân Việt_Nam , cuộc_chiến còn tàn_phá khủng_khiếp hơn , nhưng cuối_cùng họ đã thắng và giành được độc_lập , thống_nhất , điều mà họ khao_khát đã quá lâu rồi . Tất_cả những điều tôi đọc , tôi nghe được từ các cựu_binh Mỹ đều toát lên một sự tôn_trọng dành cho các cựu_chiến_binh Việt_Nam ... Những nhận_xét đó thường là : Bộ_đội Việt_Nam thông_minh , tiết_tháo , có kỹ_năng và lòng quyết_tâm . Họ cũng là những người dũng_cảm tuyệt_vời trước hỏa_lực khủng_khiếp của pháo_binh và không_quân Mỹ . Nhiều cựu_chiến_binh Mỹ_thường nhắc lại với niềm cảm_phục sâu_sắc khả_năng chống_đỡ của đối_thủ dưới làn đạn mà những trận rải_thảm_B-52 là ví_dụ điển_hình . Ở miền Nam , lính Mỹ cũng đánh_giá cao bộ_đội của Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng . Mặc_dù có số_lượng và hỏa_lực áp_đảo , có nguồn_lực dồi_dào và khả_năng di_chuyển cao nhưng lính Mỹ và đồng_minh luôn vấp phải những khó_khăn khi đối_đầu với đối_thủ , những người được quyết_định đánh khi nào . Có_thể thấy rằng , những người lính dũng_cảm này đã tận_dụng được yếu_tố bất_ngờ để giành chiến_thắng trong những tình_thế ngặt_nghèo nhất Miền_Trung Việt_Nam là nơi những đội quân tinh_nhuệ nhất của quân_đội Mỹ đối_đầu với quân chính_quy_Bắc Việt_Nam ... một trung_sĩ lính thủy đánh_bộ nói với bạn tôi rằng : " Thưa ngài , lính Bắc_Việt_Nam đánh giỏi như chúng_ta " . Nên biết rằng , lính thủy đánh_bộ Mỹ là những chiến_binh ưu_tú nhất , được chọn từ bộ_binh sang . Đó quả là một lời khen_ngợi đối_thủ . " Họ rất dũng_cảm , rèn_luyện tốt và có tinh_thần chiến_đấu cao " - Anh ấy nói . Quân_đội Mỹ và đồng_minh của họ chủ_yếu chiến_đấu theo hình_thức chiến_tranh quy_ước , hình_thức này rất tốn_kém nhưng lại tỏ ra không hiệu_quả tại chiến_trường Việt_Nam ( do điều_kiện khí_hậu , địa_hình cũng như lối đánh_du_kích của đối_phương ) . Ngược_lại , do phải chiến_đấu trong điều_kiện thiếu_thốn vũ_khí , Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam và Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam tập_trung phát_triển các chiến_thuật bộ_binh phù_hợp với số vũ_khí hạn_chế có trong tay và đúc_kết kinh_nghiệm_thu được trong quá_trình chiến_đấu . Kết_quả là Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam và Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam đã có lực_lượng bộ_binh hạng nhẹ được coi là một trong những lực_lượng thiện_chiến hàng_đầu trên thế_giới , với những hình_thức chiến_thuật phù_hợp với thực_địa . Chủ_tịch Ủy_ban Quân_lực , Thượng nghị_viện Mỹ R._Russel đã nhận_xét : " Chúng_ta phải đương_đầu với quân du_kích tài_tình nhất chưa từng thấy trong lịch_sử loài_người " Trong một cuộc khảo_sát sau cuộc_chiến với các sĩ_quan Mỹ từng phục_vụ trong chiến_tranh Việt_Nam , 44 % đánh_giá liên_quân Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam và Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam là " thiện_chiến và gan góc " . Một sĩ_quan nhận_xét " Có một khuynh_hướng đánh_giá thấp đối_thủ . Trong thực_tế , họ là địch_thủ giỏi nhất mà chúng_ta từng phải đối_mặt trong lịch_sử " . Trong cuộc_chiến Việt_Nam , khả_năng tác_chiến công_nghệ_cao của không_quân và hải_quân là ưu_thế chính của Mỹ , ở thời_kỳ cao_điểm Mỹ đã huy_động 60 % không_quân và 40 % hải_quân để tham_chiến ở Việt_Nam . Phía Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa được Liên_Xô viện_trợ cho một_số vũ_khí như MiG-21 và SAM-2 để chống lại , nhưng số_lượng khá ít và đây cũng không phải là những vũ_khí hiện_đại nhất của Liên_Xô khi đó . Tuy_nhiên , Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa đã sáng_tạo ra những chiến_thuật mới , phát_huy hiệu_quả số_lượng trang_bị ít_ỏi của mình . Tham_mưu_trưởng Không_quân Mỹ Conwell viết : " Lực_lượng phòng_không của Việt_Nam là thứ đáng sợ nhất và hoàn_chỉnh nhất mà những phi_công Mỹ đã từng gặp " Đại_tá James_G. Zumwalt nhận_xét : " Đối_với nhiều người Việt_Nam , cuộc_chiến với Mỹ là một ván cờ . Mỗi khi người Mỹ tung ra nước đi khó bằng cách áp_dụng công_nghệ mới vào chiến_trường , phía Việt_Nam lại sử_dụng sự khéo_léo để đáp_trả " Vũ_khí sử_dụng trong Chiến_tranh Việt_Nam Chiến_tranh Việt_Nam là một chiến_tranh ác_liệt với quy_mô lớn kéo_dài gần 20 năm . Đây cũng là lần đầu_tiên , hậu_quả tàn_khốc của vũ_khí được xuất_hiện trên TV của các nước tiên_tiến . Mỹ đã áp_dụng hầu_hết các vũ_khí_tân_tiến nhất thời đó ( chỉ trừ vũ_khí hạt_nhân ) . Một loạt các loại vũ_khí đã được sử_dụng bởi các quân_đội khác nhau hoạt_động trong Chiến_tranh Việt_Nam , bao_gồm các đội quân của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa ( Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam ) và Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam ( Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam ) ; tất_cả các đơn_vị của quân_đội Mỹ ; các đồng_minh của họ là Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa ( QLVNCH ) , Hàn_Quốc , Úc , New_Zealand , Thái_Lan và Philippines . Gần như tất_cả các lực_lượng liên_minh , bao_gồm Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa và Úc được trang_bị vũ_khí của Mỹ , một_số trong đó , chẳng_hạn như M16 , đã được dùng để thay_thế các loại vũ_khí có niên_đại từ Chiến_tranh thế_giới thứ 2 . Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam và Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam , thì thừa_kế một bộ sưu_tập vũ_khí của Mỹ , Pháp và Nhật_Bản từ Chiến_tranh thế_giới thứ II và Chiến_tranh Đông_Dương ( ví_dụ như Arisaka 99 của Nhật ) , nhưng phần_lớn được vũ_trang và cung_cấp bởi Trung_Quốc , Liên_Xô và của các nước Xã_hội_chủ_nghĩa khác . Một_số vũ_khí , như K-50M ( một biến_thể PPsh-41 ) và phiên_bản " tự chế " của RPG-2 đã được Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam tự sản_xuất tại Việt_Nam . Ngoài_ra , do thiếu vũ_khí , lực_lượng du_kích và Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam còn sử_dụng một_số vũ_khí tự chế từ xưa như cung , nỏ , bẫy chông ... Thậm_chí , tài_liệu Mỹ đã ghi_nhận những trường_hợp trực_thăng của họ bị bắn rơi bởi cung_nỏ của du_kích Việt_Nam . Năm 1969 , quân_đội Mỹ đã xác_định được 40 loại súng_trường , 22 loại súng máy , 17 loại súng_cối , 20 súng_trường không giật hoặc các loại ống phóng tên_lửa , chín loại vũ_khí chống tăng và 14 vũ_khí phòng_không được sử_dụng bởi quân_đội mặt_đất của tất_cả các bên . Ngoài_ra lực_lượng của Mỹ có 24 loại xe_bọc_thép và pháo tự_hành và 26 loại pháo và ống phóng tên_lửa Qua 20 năm , tổng_lượng vũ_khí mà Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam và Quân Giải_phóng miền Nam Việt_Nam sử_dụng nếu quy_đổi thành tiền là khoảng 3,5 tỉ USD Trong khi đó , tổng_lượng vũ_khí mà quân_đội Mỹ sử_dụng có giá_trị khoảng 141 tỷ USD , cùng với 16 tỷ USD vũ_khí được Mỹ viện_trợ cho Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa , tổng_cộng là 157 tỷ USD ( chưa kể khoản chiến_phí của Hàn_Quốc , Úc , New_Zealand , Thái_Lan cũng do Mỹ chi_trả ) Chiến_tranh Việt_Nam trong văn_hóa đại_chúng Chiến_tranh Việt_Nam là đề_tài cho rất nhiều sách , phim_ảnh , trò_chơi từ nhiều năm qua từ khi nó kết_thúc . Sách Trong bộ truyện tranh_Watchmen , Tổng_thống Richard_Nixon đã mời tiến_sĩ siêu_nhân Manhattan can_thiệp vào Chiến_tranh Việt_Nam và giúp quân_đội Mỹ giành chiến_thắng . Việt_Nam sau đó trở_thành tiểu_bang thứ 51 của Mỹ . Phim Trong bộ phim Forrest_Gump , nhân_vật chính là một người thiểu_năng trí_tuệ . Tuy_vậy , khi sang Việt_Nam chiến_đấu , anh lại trở_thành anh_hùng khi cứu được trung_đội trưởng thoát chết sau một trận đánh . Khi trở về , anh lại tham_gia phong_trào chống Chiến_tranh Việt_Nam cùng người_yêu . Bộ phim đã kể lại một giai_đoạn đầy biến_động trong lịch_sử nước Mỹ qua góc nhìn ngây_thơ và trong_sáng của một người chỉ có IQ = 75 . Phim Sinh ngày 4 tháng 7 , nhân_vật chính là một cựu_binh Mỹ bị_thương và liệt nửa người . Khi về nước , anh trở_thành một người dẫn_đầu phong_trào phản_đối chiến_tranh của cựu_binh Mỹ . Trò_chơi điện_tử Air_Conflicts : Vietnam Battlefield_Vietnam Call of_Duty : Black_Ops ( 2010 ) Call of_Duty : Black_Ops Cold_War ( 2020 ) Vietcong 1 và 2 Rising Storm 2 : Vietnam_Far Cry 5 : Hours_of Darkness_Men of_War : Vietnam Ca_nhạc Xem thêm Lịch_sử Việt_Nam Nội_chiến_Lào Nội_chiến Campuchia Bộ_chỉ_huy Viện_trợ_Quân_sự Mỹ tại Việt_Nam Đoàn_cố_vấn quân_sự Liên_Xô tại Việt_Nam Sự can_thiệp của Mỹ vào Việt_Nam Hàn_Quốc trong chiến_tranh Việt_Nam Bắc_Triều_Tiên trong chiến_tranh Việt_Nam Trung_Hoa Dân_Quốc trong chiến_tranh Việt_Nam Quân_lực Thế_giới Tự_do ( chiến_tranh Việt_Nam ) Viện_trợ nước_ngoài trong Chiến_tranh Việt_Nam Danh_sách vũ_khí sử_dụng trong Chiến_tranh Việt_Nam Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam Trận_lụt đồng_bằng sông Hồng năm 1971 Chiến_tranh đặc_biệt Chiến_tranh cục_bộ Việt_Nam hóa chiến_tranh Phong_trào Hát cho đồng_bào tôi nghe Phong_trào phản_chiến trong Chiến_tranh Việt_Nam Đội quân tóc dài Tội_ác của Quân_đội Hoa_Kỳ và đồng_minh trong chiến_tranh Việt_Nam Những vụ tấn_công của lực_lượng biệt_động Quân Giải_phóng Miền_Nam Việt_Nam Ghi_chú Chú_thích Thư_mục Tiếng Việt_Chung một bóng cờ ( nhiều tác_giả ) , Hà_Nội : Nhà_xuất_bản Chính_trị Quốc_gia , 1995 . Đỗ_Mậu , Hồi_ký Hoành_Linh Đỗ_Mậu - Tâm_sự tướng lưu_vong , Hà_Nội : Nhà_xuất_bản Công_an Nhân_dân , 2001 . Hồ_Khang , Tết Mậu_Thân 1968 : Bước_ngoặt lớn của cuộc kháng_chiến chống Mỹ cứu nước , Hà_Nội : Nhà_xuất_bản Quân_đội Nhân_dân , 2005 . Những nguồn viện_trợ cho Cách_mạng VN từ các nước Xã_hội_Chủ_nghĩa Nguyễn_Đức_Phương , Chiến_tranh Việt_Nam Toàn_Tập , Toronto , Ontario : Nhà_xuất_bản Làng_Văn , 2001 . Kinh_nghiệm giải_quyết vấn_đề ruộng_đất trong cách_mạng Việt_Nam Ngày 10/6/2003 . Cập_nhật lúc 20 h 34 ' Nghị_quyết Hội_nghị Trung_ương lần thứ 15 ( mở_rộng ) về tăng_cường đoàn_kết , kiên_quyết đấu_tranh giữ vững hòa_bình , thực_hiện thống_nhất nước_nhà Tăng_cường đoàn_kết nhất_trí , tiến tới những thắng_lợi mới ! ( Báo_cáo của đồng_chí Lê_Duẩn về Hội_nghị đại_biểu các Đảng Cộng_sản và Đảng Công_nhân ở Mạc_Tư_Khoa , đọc trước Hội_nghị Trung_ương lần thứ ba ) Ngày 23/12/2003 . Cập_nhật lúc 23 h 31 ' Tiếng Anh Angio , Joe . Nixon a_Presidency Revealed ( 2007 ) The_History_Channel television documentary Baker , Kevin . " Stabbed in the Back ! The_past_and future of_a right-wing myth " , Harper's_Magazine ( June 2006 ) Blaufarb_Douglas S. The_Counterinsurgency_Era ( 1977 ) . A_history of_the Kennedy Administration's involvement in South_Vietnam . Brigham , Robert_K. Battlefield_Vietnam : A_Brief History . A_PBS interactive website . a Washington insider's memoir of_events . official medical history Narrative military history by a_senior U.S._general . Schell , Jonathan . The_Time_of_Illusion ( 1976 ) . Schulzinger , Robert_D. A_Time for_War : The_United_States and_Vietnam , 1941 – 1975 ( 1997 ) . Sorley , Lewis , A_Better War : The_Unexamined_Victories and_Final Tragedy_of America's_Last Years in Vietnam ( 1999 ) , based upon still classified tape-recorded meetings of_top level US commanders in Vietnam , Spector , Ronald . After_Tet : The_Bloodiest_Year in Vietnam ( 1992 ) , very broad coverage of 1968 . Summers , Harry_G. On_Strategy : A_Critical Analysis of_the Vietnam_War , Presidio_press ( 1982 ) , ( 225 pages ) Tucker , Spencer . ed . Encyclopedia of_the Vietnam_War ( 1998 ) 3 vol . reference set ; also one-volume abridgement ( 2001 ) . Liên_kết ngoài A_Vietnam Diary's_Homecoming Video produced by the PBS_Series History_Detectives Detailed bibliography of_Vietnam War_Documents Relating to American_Foreign Policy – Vietnam primary sources on U.S._involvement Fallout of_the War from the Dean_Peter Krogh_Foreign Affairs_Digital Archives Glossary_of Military_Terms & Slang from the Vietnam_War Impressions_of Vietnam_and descriptions of_the daily life of_a soldier from the oral history of Elliott_Gardner , U.S._Army Stephen_H. Warner_Southeast Asia_Photograph Collection_at Gettysburg_College Timeline_US – Vietnam ( 1947 – 2001 ) in Open-Content project The_U.S._Army in Vietnam the official history of_the United_States Army The_Vietnam_War at The_History_Channel UC_Berkeley Library_Social Activism_Sound Recording_Project : Anti-Vietnam War_Protests Vietnam war timeline comprehensive timeline of_the Vietnam War_Virtual Vietnam_Archive – Texas Tech_University 1965 – 1975 Another_Vietnam ; Unseen images of_the war from the winning side – Mashable_Archival collections about the Vietnam_War , University Archives_and Special_Collections , Joseph P. Healey_Library , University_of Massachusetts_Boston Chiến_tranh trong lịch_sử Việt_Nam Lịch_sử Hoa_Kỳ Lịch_sử Việt_Nam thời_kỳ 1945 – 1975 Chiến_tranh liên_quan tới Việt_Nam Chiến_tranh liên_quan tới Việt_Nam Cộng_hòa Chiến_tranh liên_quan tới Hàn_Quốc Xung_đột thế_kỷ 20 Xung_đột trong thời_kỳ Chiến_tranh_Lạnh Lịch_sử Việt_Nam Chiến_tranh liên_quan tới Campuchia Chiến_tranh liên_quan tới Lào Chiến_tranh liên_quan tới Thái_Lan Chiến_tranh liên_quan tới Hoa_Kỳ Thập_niên 1950 Xung_đột thập_niên 1950 Việt_Nam năm 1957 Việt_Nam năm 1958 Việt_Nam năm 1959 Việt_Nam năm 1960 Thập_niên 1960 Xung_đột thập_niên 1960 Việt_Nam năm 1961 Việt_Nam năm 1962 Việt_Nam năm 1963 Việt_Nam năm 1964 Việt_Nam năm 1965 Việt_Nam năm 1966 Việt_Nam năm 1967 Việt_Nam năm 1968 Việt_Nam năm 1969 Việt_Nam năm 1970 Thập_niên 1970 Xung_đột thập_niên 1970 Việt_Nam năm 1975 Chủ_nghĩa_đế_quốc Chiến_tranh bán_đảo Đông_Dương Nội_chiến_Lào Nhiệm_kỳ tổng_thống Dwight_D. Eisenhower Nhiệm_kỳ tổng_thống Gerald_Ford Nhiệm_kỳ tổng_thống John_F. Kennedy Nhiệm_kỳ tổng_thống Lyndon B._Johnson Nhiệm_kỳ tổng_thống Richard_Nixon Chiến_tranh ủy_nhiệm Nội_chiến cách_mạng Chiến_tranh liên_quan tới Úc Chiến_tranh liên_quan tới New_Zealand Chiến_tranh liên_quan tới Cộng_hòa Nhân_dân Trung_Hoa Chiến_tranh liên_quan tới Philippines Chiến_tranh liên_quan tới Liên_Xô
New_Orleans ( viết tắt_NOLA ; người Mỹ gốc Việt_phiên âm là Ngọc_Lân hay Tân_Linh ) là thành_phố lớn nhất thuộc tiểu_bang Louisiana , Hoa_Kỳ . Thành_phố ở vị_trí 30,07_° vĩ_độ bắc , 89,93_° kinh_độ tây , nằm ở phía đông nam tiểu_bang , giữa sông Mississippi và hồ Pontchartrain , cách nơi cửa_sông đổ ra vịnh Mexico khoảng 100 dặm . Về mặt luật_pháp và hành_chính thì thành_phố New_Orleans với Quận_Orleans là một . Thành_phố này được đặt tên theo Philippe II , Công_tước Orléans , công_tước nhiếp_chính Pháp , và là một trong những thành_phố cổ nhất ở nước Mỹ . Đây là trung_tâm công_nghiệp và phân_phối và là cảng biển lớn của Mỹ . Thành_phố này nổi_tiếng với những di_sản văn_hóa đa_sắc_tộc , không_khí lễ_hội với nhạc và nghệ_thuật ẩm_thực địa_phương . Nó được coi là nơi sinh của nhạc jazz . Nó là nơi du_lịch nổi_tiếng khắp thế_giới do kiến_trúc , nhạc , và thực_phẩm đặc_biệt , cũng như là Mardi_Gras và những tổ_chức khác . Theo Thống_kê Dân_số năm 2000 , dân_số thành_phố là 484.674 người . Cộng thêm những ngoại_ô trong Quận_Jefferson , Quận_St . Bernard bên cạnh , và những khu gần khác , con_số đó tới khoản 1,4 triệu người . Tuy_nhiên , New_Orleans bị cơn bão_Katrina tàn_phá vào ngày 29 tháng 8 năm 2005 , làm khắp thành_phố bị lụt lội thê_thảm , bắt mọi người_dân phải sơ_tán và làm nhiều người thiệt_mạng . Vào những năm sau , dân_số lên lại khoảng 1,2 triệu người . New_Orleans có một khu Việt_Nam lớn trong phía Đông New_Orleans gọi_là Versailles ( " Vẹc_Sai " ) nhưng có nhiều người gốc Việt ở khắp New_Orleans , ví_dụ ở Harvey và Westwego . Tham_khảo Liên_kết ngoài Trang_chủ Thành_phố New_Orleans Trang_chủ du_lịch chính_thức của New_Orleans New_Orleans Vietnamese_Online ( nolaviet.com ) Đề_luật Phục_hồi sau Thiên_tai ( PDF ) – Bộ Gia_cư và Phát_triển Đô_thị Hoa_Kỳ ( HUD ) Thành_phố ở vùng đô_thị Louisiana Thành_phố của Louisiana Quận_lỵ Louisiana Thành_phố ven biển Louisiana Cựu_thủ_phủ tiểu_bang Hoa_Kỳ Quận của Louisiana trên sông Mississippi Khu dân_cư Louisiana trên sông Mississippi
Ngọc_Lân ( chữ Hán : 玉麟 , , ? – 1833 ) , tự_Tử_Chấn ( 子振 ) , người thị_tộc Cáp_Đạt Na_Lạp ( Hada Nara_hala ) thuộc Mãn_Châu_Chính Hoàng_kỳ , quan_viên nhà_Thanh . Thời_Gia_Khánh Năm Càn_Long thứ 60 ( 1795 ) , Ngọc_Lân đỗ Tiến_sĩ , được chọn làm Thứ cát_sĩ , rồi thụ_chức Biên_tu . Đầu_thời Gia_Khánh , Ngọc_Lân trải qua 3 lần thăng_chức thì được làm đến Tế_tửu ; rồi lần_lượt được nhận các chức_vụ Chiêm_sự , Nội_các Học_sĩ . Ngọc_Lân tham_gia biên_soạn Cao_Tông_thực_lục một thời_gian dài , thì nhận được đặc_chiếu sung vào công_tác Tổng_biên , khi dâng_tác_phẩm lên Hoàng_đế cũng được ghi tên vào nhóm các Tổng_tài . Sau đó Ngọc_Lân được vào trực ở Thượng_thư phòng ; trải qua các chức_vụ Lễ_bộ , Lại_bộ Thị_lang , rồi được coi thi Hội . Ngọc_Lân phụng_mệnh tham_gia thẩm_tra vụ án ở Thọ_Châu , An_Huy , tiếp đó tra_xét việc thợ đúc quan_ngân ở Hồ_Bắc bị cắt_giảm lương – tiền , khiến quan_viên đầu tỉnh đều chịu khiển_trách . Sau đó Ngọc_Lân đi Hồ_Nam , Giang_Tây , Trực_Lệ , Hà_Nam tra_án , được người thời ấy khen là công_chánh . Năm_Gia_Khánh thứ 12 ( 1807 ) , Ngọc_Lân được làm_Đốc An_Huy_Học chính , rồi điều đi Giang_Tô . Năm thứ 16 ( 1811 ) , Ngọc_Lân được kiêm chức_Hữu_dực Tổng_binh ; sau đó bị kết_tội sai_lầm trong việc thuyên_chuyển quan_viên khi còn ở bộ_Lại , chịu đoạt chức . Ít_lâu sau , Ngọc_Lân được thụ_chức Nội_các Học_sĩ , kiêm Hộ_quân Thống_lĩnh , Tả_dực Tổng_binh , rồi được thăng_Hộ bộ_Thị_lang . Năm thứ 18 ( 1813 ) , tháng 8 , xa_giá từ Nhiệt_Hà quay về , Ngọc_Lân nghênh_đón ở Bạch_Giản , rồi về kinh trước . Đúng lúc nghĩa_quân_Thiên_Lý_giáo của Lâm_Thanh tấn_công_Tử Cấm_thành , Ngọc_Lân soái_bộ thuộc tham_gia đánh_dẹp ; sau đó bị kết_tội canh_phòng lười_nhác , bị cách toàn_bộ chức_vị . Năm thứ 19 ( 1814 ) , Ngọc_Lân phong Tam_đẳng Thị_vệ , đi Diệp Nhĩ_Khương làm_việc . Năm thứ 22 ( 1817 ) , Ngọc_Lân được gia_hàm_Phó Đô_thống , sung_chức Trú_Tạng Đại_thần . Sau đó Ngọc_Lân được trải qua các chức_vụ Tả_dực Tổng_binh , Phó Đô_thống Hán_quân Tương_Bạch_kỳ , rồi được thăng làm Tả_đô Ngự_sử , Thượng_thư Lễ_bộ , Lại_bộ và Binh_bộ . Thời_Đạo_Quang Năm_Đạo Quang thứ 4 ( 1824 ) , Ngọc_Lân nhận mệnh_làm Quân_cơ đại_thần Thượng_hành_tẩu . Năm thứ 6 ( 1826 ) , Trương_Cách_Nhĩ thuộc thị_tộc Hòa_Trác ( Jahanghir_Khoja ) nổi_dậy ở Hồi Cương , chiếm 4 thành Khách_Thập Cát_Nhĩ , Anh Cát_Sa_Nhĩ , Diệp Nhĩ_Khương , Hòa_Điền . A_Khắc Tô_biện sự đại_thần Trường_Thanh có_thể đơn_độc cố_thủ và đẩy_lùi địch , trước_đây là nhờ Ngọc_Lân tiến_cử , nên triều_đình giáng_chiếu khen_ngợi , ban cho ông Hoa_linh . Năm thứ 7 ( 1827 ) , Ngọc_Lân được kiêm chức Hàn_Lâm_viện Chưởng_viện Học_sĩ , sung_chức Thượng_thư phòng Tổng_sư phó , gia_hàm Thái_tử Thiếu bảo . Năm thứ 8 ( 1828 ) , nhà_Thanh bình_định xong Hồi_Cương , Ngọc_Lân được tấn hàm Thái_tử Thái bảo , vẽ tranh_treo ở gác_Tử_Quang . Đạo_Quang_Đế đang muốn củng_cố biên_thùy phía Tây , cho rằng Ngọc_Lân biết rõ tình_hình vùng_biên , vào năm thứ 9 ( 1829 ) , đặc_mệnh cho ông ra làm Y_Lê_Tướng_quân . Ngọc_Lân dâng sớ nói Hạo_Hãn ( Kokand ) chẳng chịu ngồi yên , không nên điều_động quân_đội đi nơi khác ; bọn A_Thản Đài , Thái_Liệt_Khắc chỉ xin quy_thuận ngoài miệng , cần tăng_cường quân_đội để phòng bị ; ngoài_ra ông khen_ngợi Y_Tát_Khắc ( Isak ) trung_dũng đắc_lực , đề_nghị trọng_thưởng cho bọn Cận di_Bố Hô , khiến họ trở_thành tai_mắt cho quan_quân . Triều_đình giáng_chiếu làm theo lời ấy , còn lệnh cho Khách_Thập Cát_Nhĩ Tham_tán đại_thần Trát_Long A_phòng bị . Nhưng Trát_Long A_tin lầm_bọn Thái_Liệt_Khắc , không cho là phải . Mùa thu năm thứ 10 ( 1830 ) , người An_Tập_Duyên ( Andijan ) quả_nhiên dẫn_lối cho quân Hạo_Hãn xâm_phạm , Khách_Thập Cát_Nhĩ_Bang biện_đại_thần Tháp_Tư_Cáp soái_binh ngăn_chặn , bị mai_phục giết chết . Trát_Long_A sắp bỏ thành chạy về giữ A_Khắc_Tô , Ngọc_Lân gấp dâng sớ , xin triều_đình đòi bọn Trường_Thanh nhanh_chóng_trù bị lương_thảo , Cáp_Phong_A nhanh_chóng tiến đánh , lấy ra 4500 lính ở Y_Lê , lệnh cho Dung_An_soái lãnh đi cứu_viện . Dung_An đến A_Khắc_Tô , cùng Trường_Thanh bàn_bạc ; Trường_Thanh cho rằng giữa đường có Đóa_Lan Hồi_Tử cản_trở , lệnh cho Cáp_Phong_A , Hiếu_Thuận_Đại từ đồng_cỏ Hòa_Điền tiến_binh . Ngọc_Lân dâng_sớ phản_đối , cho rằng quan_quân nên xuất_phát từ Diệp Nhĩ_Khương đi thẳng đến Khách_Thập Cát_Nhĩ , thay_vì theo lối Hòa_Điền gặp nhiều cản_trở . Đạo_Quang_Đế khen_ngợi , nhưng vẫn đốc thúc_Cáp Phong_A tiến_binh không đổi . Đến khi Trường Linh_đốc bọn Dương_Phương , Hồ_Siêu đem đại_binh đến Khách_Thập Cát_Nhĩ , Anh Cát_Sa_Nhĩ thì kẻ địch đã rút xa . Ngọc_Lân cho rằng quan_quân ở đây đã lên đến 4 vạn người , hàng tháng dùng hết 1500 vạn thạch_lương_thực , chi_phí vận_chuyển hao hết hơn 10000 lạng_bạc , vì_thế không cần điều_binh từ Thiểm , Cam đến nữa ; triều_đình nghe theo . Khi xưa thủ_lĩnh người Hồi mang hàm_Bối_tử là Y_Tát_Khắc dẫn_dụ Trương_Cách_Nhĩ , giúp quan_quân bắt được hắn ta , được triều_đình phong_tước Đa_La Quận_vương , nhưng cũng chịu sự bài_xích của thủ_lãnh các bộ_tộc khác . Sau đó một âm_mưu binh_biến bị phát_giác , quan_quân giết thủ_phạm , trục_xuất dân_chúng tham_gia ; có kẻ_nhân đó vu_cáo Y_Tát_Khắc thông_mưu_vơi thủ_phạm , rồi kéo nhau đến cướp_bóc gia_đình ông ta , còn giết_hại hơn 200 người Hồi tránh_loạn . Trát_Long_A không_thể áp_chế cuộc bảo_động , còn hùa theo bọn họ , giam cầm Y_Tát_Khắc . Ngọc_Lân cho rằng Y_Tát_Khắc được phong_Vương_tước , trợ_giúp kẻ khác làm_loạn là vô_lý , huống_hồ con_cháu của ông ta làm con_tin ở A_Khắc_Tô , gia_sản đều ở Khố_Xa , há không lo_sợ ư ?_Ngọc_Lân dâng sớ trình_bày những điều khả_nghi , triều_đình_mệnh cho Trường Linh_tra xét , bắt quả_tang Trát_Long A_sợ tội , muốn giết người diệt_khẩu ; đến khi bọn Ủy_viên Chương_kinh cùng dâng_tấu xác_nhận chứng_cứ phạm_tội thì Trát_Long A_chịu đền_tội , Y_Tát_Khắc được khôi_phục chức_tước , khiến dân Hồi cả phục . Bấy_giờ triều_đình bàn_luận về tình_hình Hồi_Cương , Ngọc_Lân dâng_sớ , phản_đối ý_định tái_lập Thổ_tư ở những biên_thành đã cải_thổ quy_lưu , cho rằng muốn nhập Hồi_Cương vào bản_đồ Trung_Quốc thì phải thiết_lập quan_quân trú phòng ở những nơi ấy , đồng_thời phản_đối Tham_tán đại_thần dời từ Khách_Thập Cát_Nhĩ về A_Khắc_Tô . Vì_thế triều_đình giáng_chiếu cho Trường_Linh bí_mật trình_bày tình_hình , kết_hợp với lời tâu của nhiều người khác , rồi giao cho Ngọc_Lân trù_tính kế_hoạch sáp_nhập Hồi_Cương . Năm thứ 11 ( 1831 ) , Ngọc_Lân cùng Trường_Linh dâng_sớ , Đạo_Quang_Đế bèn dời tham_tán đại_thần sang trú ở Diệp Nhĩ_Khương , để dễ_bề không_chế Hồi_Cương . Năm thứ 12 ( 1832 ) , việc xong , Ngọc_Lân quay về Y_Lê , luân_phiên điều_động binh_sĩ đồn_thú để cân_bằng canh_phòng – nghỉ_ngơi . Thành_Huệ Viễn được xây_dựng ở bờ nam Hoàng_Hà , Ngọc_Lân định_lệ sửa_sang thành_trì hằng năm ; đem đất chưa gieo_trồng cấp cho dân_Hồi , thu_tô để sung làm lương_thực của quân_đội , còn chu_cấp cho những kẻ khốn_khó được thuê_mướn để giúp_việc vặt . Ngoài_ra Ngọc_Lân thúc_đẩy quá_trình Hán_hóa bằng cách sửa_sang trường_học , xây_dựng Văn_miếu ; Đạo_Quang_Đế đặc_biệt ban biển_ngạch để tỏ ra xem_trọng việc này , khiến phong_trào học_tập văn_hóa Hán ở Tân_Cương được nâng cao . Năm thứ 13 ( 1833 ) , Ngọc_Lân nhận mệnh_hồi kinh , triều_đình lấy Đặc_Y Thuận_Bảo thay_thế ông . Nhưng Ngọc_Lân về đến Thiểm_Tây thì mất , Đạo_Quang_Đế nghe tin thì thương_xót , giáng_chiếu ban_tuất , tặng hàm_Thái bảo , đưa vào thờ trong Hiền_Lương từ . Linh_cữu về đến kinh_sư , Đạo_Quang_Đế đích_thân đến viếng , ban thụy_Văn_Cung . Người Y_Lê_xin lập từ để cúng_tế , triều_đình đồng_ý . Tham_khảo Thanh_sử cảo , Quyển 367 , liệt truyện 154 – Ngọc_Lân truyện Chú_thích Quan nhà Thanh_Người Mãn_Châu Mất năm 1833 Năm_sinh không rõ Thái_tử tam_sư nhà_Thanh_Nhân_vật quân_sự nhà_Thanh_Người Mãn_Châu_Chính Hoàng_kỳ
Ngọc_Lan hay ngọc_lan có_thể là : Ca_sĩ Ngọc_Lan ( hải_ngoại ) Ngọc_Lan ( 14/7/1930 - 26/2/2007 ) : linh_mục Dòng_Chúa Cứu_Thế_Diễn_viên Ngọc_Lan ( người_mẫu ) ( báo Mực Tím ) , diễn_viên ( phim Kiều_nữ và đại_gia , Hương phù_sa , Tình_yêu còn mãi , Luật_trời ... ) Diễn_viên NSND_Ngọc_Lan : diễn_viên ( phim Lửa trung_tuyến , Lửa rừng ... ) Chi_Ngọc_lan ( Michellia ) , một chi_thực_vật có hoa_Ngọc_lan trắng ( Magnolia ×_alba ) , một loài thực_vật có hoa thuộc chi Mộc_lan Ngọc_lan vàng ( Magnolia_champaca ) , một loài thực_vật có hoa thuộc chi Mộc_lan Ca_khúc " Ngọc_lan " của nhạc_sĩ Dương_Thiệu_Tước Lê_Thị_Ngọc_Lan vợ Nguyễn_Xí_.. Xem thêm
Ngày 26 tháng 1 là thứ 39 vào năm nào theo lịch_Gregory . Còn 339 ngày lại ( 340 ngày trong năm nhuận ) . Sự_kiện 1564 – Công_đồng Trentô đưa ra quyết_định của mình tại Tridentinum , thiết_lập nên sự phân_biệt giữa Giáo_hội Công_giáo_Rôma và Tin_Lành . 1700 – Một trận động_đất mạnh xảy ra ở bờ biển phía tây của Bắc_Mỹ , được ghi_chép trong các thư_tịch Nhật_Bản . 1736 – Quốc_vương_Ba Lan-Đại công_Litva Stanisław_Leszczyński thoái_vị lần thứ nhì , song được đền_bù Công_quốc_Lorraine và Bar . 1788 – Một hạm_đội của Anh_Quốc dưới quyền Arthur_Phillip đổ_bộ lên Port Jackson nay thuộc Sydney , sau đó thiết_lập khu định_cư vĩnh_cửu đầu_tiên của người châu_Âu tại lục_địa Úc . 1790 – Vở_Opera Così fan tutte của Wolfgang_Mozart được trình_diễn lần đầu_tiên tại kịch_viện Burg tại Wien , Áo . 1802 – Tổng_thống Hoa_Kỳ Thomas_Jefferson ký ban_hành đạo_luật đầu_tiên về thiết_lập cơ_cấu Thư_viện Quốc_hội . 1837 – Michigan được nhận làm tiểu_bang thứ 26 của Hoa_Kỳ . 1905 – Viên kim_cương thô lớn nhất thế_giới cho đến nay được tìm thấy gần thành_phố Pretoria tại Nam_Phi . 1924 – Năm ngày sau khi Lenin qua_đời , Ủy_ban Trung_ương_Đảng Cộng_sản Liên_Xô quyết_định đổi tên thành_phố Petrograd thành Leningrad . 1980 – Israel và Ai_Cập thiết_lập quan_hệ ngoại_giao , Ai_Cập trước đó bị đình_chỉ tư_cách thành_viên của Liên_đoàn Ả_Rập . 1992 – Tổng_thống Nga Boris_Nikolayevich Yeltsin tuyên_bố rằng Nga sẽ chấm_dứt việc đặt các thành_phố của Hoa_Kỳ là mục_tiêu tấn_công bằng vũ_khí hạt_nhân . 2001 – Sau khi cha là Tổng_thống Laurent-Desire_Kabila bị ám_sát , Joseph_Kabila chính_thức nhậm_chức Tổng_thống Cộng_hòa Dân_chủ Congo . 2005 – Condoleezza_Rice bắt_đầu nhiệm_kỳ Bộ_trưởng Ngoại_giao thứ 66 của Hoa_Kỳ , bà là người Mỹ gốc Phi và phụ_nữ thứ hai phục_vụ chính_phủ trong chức_vụ này . Sinh 183 – Chân_phu_nhân , chính_thất của Ngụy_Văn_Đế Tào_Phi , tức ngày Đinh_Dậu ( 15 ) tháng 12 năm Nhâm_Tuất 524 - Triệu_Việt_Vương , vua nhà Tiền_lý , tức ngày 6 tháng 1 năm Giáp_Thìn ( m . 571 ) 1504 – Nguyễn_Thái_Bạt , quan_viên triều_Lê , tức ngày 10 tháng 1 năm Giáp_Tý ( m . 1527 ) 1763 – Karl XIV_Johan , quốc_vương của Thụy_Điển và Na_Uy ( m . 1844 ) 1857 – Đạt-lại_Lạt-ma thứ 12 ( m . 1875 ) 1880 – Douglas_MacArthur , tướng_lĩnh người Mỹ ( m . 1964 ) 1908 – Stéphane_Grappelli , nghệ_sĩ piano người Pháp ( m . 1997 ) 1911 – Polykarp_Kusch , nhà_vật_lý_học người Đức-Mỹ , đoạt giải Nobel ( m . 1993 ) 1918 – Nicolae_Ceauşescu , chính_trị_gia người Romania , chủ_tịch nước Romania ( m . 1989 ) 1921 – Morita_Akio , doanh_nhân người Nhật_Bản , đồng sáng_lập Sony ( m . 1999 ) 1924 – Lưu_Vĩnh_Châu , quân_nhân người Việt_Nam 1925 – Paul_Newman , diễn_viên , đạo_diễn , doanh_nhân người Mỹ ( m . 2008 ) 1929 - Nguyễn_Bảo_Trị , tướng_lĩnh Quân_lực Việt_Nam Cộng_hòa 1953 – Anders Fogh_Rasmussen , chính_trị_gia người Đan_Mạch , tổng_thư_ký của NATO 1958 – Ellen_DeGeneres , diễn_viên , dẫn_chương_trình truyền_hình người Mỹ 1961 Huỳnh_Uy_Dũng , doanh_nhân người Việt_Nam Wayne_Gretzky ( " Great_One " ) , vận_động_viên khúc côn_cầu Canada 1963 – José_Mourinho , huấn_luyện_viên bóng_đá người Bồ_Đào_Nha 1966 – Tom Henning_Øvrebø , 1971 - Nguyễn_Phương_Hằng , doanh_nhân người Canada gốc Việt 1976 – Hitomi , ca_sĩ và diễn_viên người Nhật_Bản 1978 – Nastja_Čeh , cầu_thủ bóng_đá người Slovenia 1986 – Kim_Jaejoong , ca_sĩ và diễn_viên người Hàn_Quốc ( JYJ và TVXQ ) 1987 – Sebastian_Giovinco , cầu_thủ bóng_đá người Ý 1987 – Gojko_Kačar , cầu_thủ bóng_đá người Serbia Mất 1795 – Johann_Bach , nhà soạn_nhạc người_Đức ( s . 1732 ) 1823 – Edward_Jenner , thầy_thuốc người Anh_Quốc ( s . 1749 ) 1824 – Théodore_Géricault , họa_sĩ người Pháp ( s . 1791 ) 1873 – Amélie , hoàng_hậu của Brasil ( s . 1812 ) 1885 – Charles_Gordon , tướng_lĩnh người Anh_Quốc ( s . 1833 ) 1891 – Nikolaus_Otto , kỹ_sư người Đức , phát_minh động_cơ đốt trong ( s . 1833 ) 1925 – Robert_Loeb , tướng lĩnh_Phổ ( s . 1853 ) 1943 – Nikolai_Vavilov , nhà_thực_vật_học người Nga ( s . 1887 ) 1947 – Gustaf_Adolf , thành_viên vương_thất Thụy_Điển ( s . 1906 ) 1949 – Peter_Marshall , nhà_thuyết_giáo người Anh Quốc-Mỹ ( s . 1902 ) 1952 – Khorloogiin_Choibalsan , sĩ_quan và nguyên_thủ quốc_gia Mông_Cổ ( s . 1895 ) 1962 – Lucky_Luciano , mafia người Mỹ ( s . 1897 ) 1979 – Pyotr_Gavrilov , sĩ_quan người Liên_Xô ( s . 1900 ) 2000 – Don_Budge , vận_động_viên quần_vợt người Mỹ ( s . 1915 ) 2003 – Nông_Thị_Trưng , nhà hoạt_động người Việt_Nam ( s . 1920 ) 2005 – Nguyễn_Thị_Manh_Manh , thi_nhân người Việt Nam-Pháp ( s . 1914 ) 2011 – Quốc_Trường , nhạc_sĩ người Việt_Nam ( s . 1952 ) 2020 – Kobe_Bryant ( s . 1978 ) Ngày lễ và kỷ_niệm Ngày Lễ Cộng_hòa tại Ấn_Độ Tham_khảo Tháng một Ngày trong năm
Tiếng Anh hay Anh Ngữ ( ) là một ngôn_ngữ Giécmanh_Tây thuộc ngữ hệ_Ấn-Âu . Dạng_thức cổ nhất của ngôn_ngữ này được nói bởi những cư_dân trên mảnh đất Anh thời sơ_kỳ trung_cổ . Tên bản_ngữ của thứ tiếng này bắt_nguồn từ tộc_danh của một trong những bộ_lạc Giécmanh di_cư sang đảo Anh trước_kia , gọi_là tộc Angle . Xét về phả_hệ ngôn_ngữ học , tiếng Anh có mối quan_hệ gần_gũi với tiếng Frisia và tiếng Saxon_Hạ ; tuy_vậy qua hàng ngàn năm lịch_sử , vốn từ tiếng Anh đã chịu ảnh_hưởng rất lớn từ các phương_ngữ cổ của tiếng Pháp ( khoảng 29 % từ vựng tiếng Anh hiện_đại ) và tiếng Latinh ( cũng khoảng 29 % ) , thêm nữa là các ảnh_hưởng sâu_sắc của tiếng Bắc_Âu cổ ( một ngôn_ngữ Giécmanh_Bắc ) lên ngữ_pháp và từ vựng cốt_lõi của nó . Các dạng tiếng Anh thuở sớm , gọi chung là tiếng Anh cổ , phát_sinh từ các phương_ngữ cổ_xưa thuộc nhóm ngôn_ngữ Giécmanh_Biển Bắc . Những phương_ngữ ấy vốn là tiếng_mẹ_đẻ của người Anglo-Saxon di_cư sang Đảo_Anh vào thế_kỷ thứ 5 , rồi tiếp_tục biến_đổi suốt thế_kỷ thứ 8 và thứ 9 do tiếp_xúc dai_dẳng với tiếng Bắc_Âu cổ của di_dân Viking . Giai_đoạn tiếng Anh trung_đại bắt_đầu vào cuối thế_kỷ 11 , ngay sau cuộc xâm_lược Anh của người Norman , với những ảnh_hưởng đáng_kể đến từ các phương_ngữ Pháp cổ ( đặc_biệt là tiếng Norman_cổ ) và tiếng Latinh suốt khoảng 300 năm ròng . Đến cuối thế_kỷ 15 , tiếng Anh bước vào giai_đoạn cận_đại sau khi trải qua quá_trình biến_đổi nguyên_âm quy_mô lớn và xu_thế vay_mượn từ_ngữ tiếng Hy-La_thời Phục_hưng , đồng_thời với sự ra_đời của máy_in ép tại Luân_Đôn . Thông_qua đó mà văn_học Anh_ngữ bấy_giờ đã đạt đến đỉnh_cao , nổi_bật với các chứng_tích như bản dịch tiếng Anh của Kinh_Thánh_đời vua James_I và các vở kịch kinh_điển của đại_văn_hào William_Shakespeare . Ngữ_pháp tiếng Anh hiện_đại là kết_quả của quá_trình biến_đổi dần_dần từ kiểu dependant-marking điển_hình của hệ_Ấn-Âu , đặc_trưng với sự biến_đổi hình_thái phong_phú và trật_tự từ tương_đối tự_do , sang kiểu phân_tích , đặc_trưng với hình_thái ít biến_đổi cùng trật_tự chủ-động-tân thiếu linh_động . Tiếng Anh hiện_đại dựa phần_lớn vào trợ_động từ và trật_tự từ để biểu_đạt các thì ( tense ) , thức ( mood ) và_thể ( aspect ) phức_tạp , cũng như các cấu_trúc bị_động , nghi_vấn và một_số dạng phủ_định . Tiếng Anh hiện_đại_lan rộng khắp thế_giới kể từ thế_kỷ 17 nhờ tầm ảnh_hưởng toàn_cầu của Đế_quốc_Anh và Hoa_Kỳ . Thông_qua các loại_hình in_ấn và phương_tiện truyền_thông đại_chúng của những quốc_gia này , vị_thế tiếng Anh đã được nâng lên hàng_đầu trong diễn_ngôn quốc_tế , giúp nó trở_thành lingua franca tại nhiều khu_vực trên thế_giới và trong nhiều bối_cảnh chuyên_môn như khoa_học , hàng_hải và luật_pháp . Tiếng Anh là ngôn_ngữ có số_lượng người nói đông_đảo nhất trên thế_giới , và có số_lượng người nói bản_ngữ nhiều thứ ba trên thế_giới , chỉ sau tiếng Trung_Quốc chuẩn và tiếng Tây_Ban_Nha . Tiếng Anh là ngoại_ngữ được nhiều người học nhất và là ngôn_ngữ chính_thức hoặc đồng chính_thức của 59 quốc_gia trên thế_giới . Hiện_nay số người biết nói tiếng Anh như một ngoại_ngữ đã áp_đảo hơn số người nói tiếng Anh bản_ngữ . Tính đến năm 2005 , lượng người nói tiếng Anh đã cán mốc xấp_xỉ 2 tỷ . Tiếng Anh là bản_ngữ đa_số tại Vương_quốc_Anh , Hoa_Kỳ , Canada , Úc , New_Zealand ( xem vùng văn_hóa tiếng Anh ) và Cộng_hòa Ireland . Nó được sử_dụng phổ_biến ở một_số vùng thuộc Caribê , Châu_Phi , Nam_Á , Đông_Nam_Á , và Châu_Đại_Dương . Tiếng Anh là ngôn_ngữ đồng chính_thức của Liên_Hợp_Quốc , Liên_minh châu_Âu , cùng nhiều tổ_chức quốc_tế và khu_vực . Ngoài_ra nó cũng là ngôn_ngữ Giécmanh được sử_dụng rộng_rãi nhất , với lượng người nói chiếm ít_nhất 70 % tổng_số người nói các ngôn_ngữ thuộc nhánh Ấn-Âu này . Phân_loại Tiếng Anh là một ngôn_ngữ Ấn – Âu , cụ_thể hơn là ngôn_ngữ thuộc nhánh Tây của ngữ_tộc Giécmanh . Dạng cổ của tiếng Anh – Tiếng Anh cổ – bắt_nguồn từ dãy phương_ngữ được nói bởi các dân_tộc Giécmanh sinh_sống dọc bờ Biển Bắc_xứ Frisia ( nay thuộc Hà_Lan ) . Các phương_ngữ Giécmanh ấy đã phát_sinh nhóm ngôn_ngữ Anglic trên Đảo_Anh , cũng như tiếng Frisia và tiếng Đức_Hạ / Saxon_Hạ trên lục_địa châu_Âu . Tiếng Frisia do_vậy có quan_hệ rất gần với tiếng Anh , và cũng chính vì_vậy nên_giới ngôn_ngữ học mới gộp chúng vào nhóm Anh-Frisia . Ngoài_ra , tiếng Đức_Hạ / Saxon_Hạ cũng có quan_hệ gần_gũi với tiếng Anh , song phân_loại gộp ba thứ tiếng trên thành một nhóm duy_nhất ( gọi là nhóm Giécmanh_Biển Bắc ) hiện còn bị nhiều người phản_bác . Tiếng Anh cổ đã dần diễn_tiến thành tiếng Anh trung_đại , rồi tiếp_tục phát_triển thành tiếng Anh đương_đại . Đồng_thời , các phương_ngữ tiếng Anh cổ và tiếng Anh trung_đại cũng đã biến_đổi thành các ngôn_ngữ mới ; chẳng_hạn tiếng Scotland , cũng như các ngôn_ngữ đã thất_truyền như tiếng Fingal và tiếng Yola ở Ireland . Tiếng Anh – giống như tiếng Iceland và tiếng Faroe , vốn đều là các ngôn_ngữ được sử_dụng trên các đảo cô_lập và do_vậy chúng được cách_ly khỏi các ảnh_hưởng ngôn_ngữ trên đất_liền – đã phân_kỳ đáng_kể khỏi các nhánh chị_em . Không tồn_tại sự thông_hiểu lẫn nhau giữa tiếng Anh với bất_kỳ thứ tiếng Giécmanh_lục_địa nào , sở_dĩ bởi sự khác_biệt từ vựng , cú_pháp và âm_vị . Dù_vậy khi xem_xét kỹ hơn , tiếng Hà_Lan và tiếng Frisia vẫn lưu_giữ nhiều nét tương_đồng với tiếng Anh , đặc_biệt là nếu ta đem so_sánh với các giai_đoạn cổ hơn của tiếng Anh . Tuy_nhiên , không giống tiếng Iceland và tiếng Faroe vốn bị cô_lập ở mức_độ cao hơn , tiếng Anh vẫn chịu ảnh_hưởng từ một_số ngôn_ngữ đại_lục được du_nhập vào đảo Anh kèm theo các cuộc xâm_lược và di_dân trong quá_khứ ( đặc_biệt là tiếng Pháp Norman và tiếng Bắc_Âu cổ ) . Những sự biến ấy đã hằn in vào vốn từ và ngữ_pháp tiếng Anh những dấu_ấn rất sâu_sắc , cũng là ngọn nguồn của các nét tương_đồng giữa tiếng Anh hiện_đại với một_số ngôn_ngữ ngoại ngành – song chúng hoàn_toàn không có tính thông_hiểu lẫn nhau . Dựa vào đó , một_số học_giả đã đề_xuất giả_thuyết tiếng Anh trung_đại lai_căng ( Middle English creole hypothesis ) , theo đó thì họ cho rằng tiếng Anh thực_chất là một ngôn_ngữ pha_trộn ( mixed language ) hoặc một ngôn_ngữ lai_căng ( creole language ) chứ không thuần_Giécmanh . Tuy đúng là các định_đề của giả_thuyết này được thừa_nhận rộng_rãi , song phần_lớn giới chuyên_gia ngày_nay không hề coi tiếng Anh là ngôn_ngữ pha_trộn . Tiếng Anh được phân_loại là một ngôn_ngữ Giécmanh vì nó có nhiều điểm đổi_mới giống các ngôn_ngữ như tiếng Hà_Lan , tiếng Đức và tiếng Thụy_Điển . Điều này chứng_tỏ các ngôn_ngữ ấy chắc_hẳn đã phát_sinh từ cùng một ngôn_ngữ tổ_tiên mà giới_ngôn_ngữ học gọi_là tiếng Giécmanh nguyên_thủy . Một_số điểm chung đó bao_gồm : sự phân_biệt giữa lớp_động từ mạnh và yếu , sự vận_dụng động từ khuyết , cũng như tuân theo các luật_biến_đổi phụ_âm từ tiếng Ấn-Âu nguyên_thủy là luật_Grimm và luật_Verner . Tiếng Anh được nhóm với tiếng Frisia bởi_lẽ chúng chia_sẻ nhiều điểm độc_đáo , không tồn_tại ở nhánh nào khác , chẳng_hạn sự ngạc cứng_hóa các âm_ngạc mềm của tiếng Giécmanh nguyên_thủy . Lịch_sử Từ tiền_ngữ Giécmanh đến tiếng Anh cổ_Dạng cổ nhất của tiếng Anh được gọi_là tiếng Anh cổ hay tiếng Anglo-Saxon ( k . năm 550 – 1066 ) . Tiếng Anh cổ phát_triển từ một tập_hợp các phương_ngữ Giécmanh biển Bắc , vốn được nói dọc vùng duyên_hải Frisia , Niedersachsen , Jylland , và Nam_Thụy_Điển bởi nhiều bộ lạc_Giécmanh khác nhau như Angle , Saxon , và Jute . Bắt_đầu từ thế_kỷ thứ 4 , người Anglo-Saxon di_cư sang đảo Anh đồng_thời với sự suy_vong của chính_quyền La_Mã tại đây . Đến thế_kỷ thứ 7 , ngôn_ngữ của người Anglo-Saxon đã chiếm ưu_thế hoàn_toàn trên đảo , thay_thế các ngôn_ngữ của Anh thuộc La_Mã ( 43 – 409 ) : tiếng Britton chung , một ngôn_ngữ Celt ; và tiếng Latinh , ngôn_ngữ do người La_Mã_du_nhập vào . Hai cái tên England và English ( ban_đầu là và ) đều bắt_nguồn từ tộc_danh " Angle " . Tiếng Anh cổ được phân_thành bốn phương_ngữ chính : hai phương_ngữ Angle ( tiếng Mercia và tiếng Northumbria ) và hai phương_ngữ Saxon ( tiếng Kent và tiếng Tây_Saxon ) . Nhờ cải_cách giáo_dục của Vua Alfred vào thế_kỷ thứ 9 cùng các ảnh_hưởng của vương_quốc Wessex , phương_ngữ Tây_Saxon đã trở_thành dạng ngôn_ngữ viết tiêu_chuẩn . Sử_thi Beowulf được viết bằng phương_ngữ Tây_Saxon ; còn bài thơ tiếng Anh lâu_đời nhất , Cædmon ' s_Hymn , được viết bằng phương_ngữ Northumbria . Tiếng Anh hiện_đại phát_triển chủ_yếu từ phương_ngữ Mercia , còn tiếng Scots phát_triển từ phương_ngữ Northumbria . Một_vài bản khắc_ngắn vào thời tiếng Anh cổ sơ_kỳ được viết bằng chữ rune . Đến thế_kỷ thứ 6 , người đảo Anh tiếp_nhận bảng chữ_cái Latinh và viết bằng phông chữ nửa ông-xi-an . Bảng_chữ thời_kì đầu này lưu_giữ lại các kí tự rune là wynn và thorn , và có thêm các ký tự_Latinh cải_biến là eth và ash . Tiếng Anh cổ về cơ_bản là một ngôn_ngữ khác hẳn tiếng Anh hiện_đại . Người nói tiếng Anh thế_kỷ 21 , nếu không được học , sẽ không_tài_nào hiểu được tiếng Anh cổ . Ngữ_pháp của nó có nét giống tiếng Đức hiện_đại : Danh_từ , tính_từ , đại_từ , và động từ có nhiều dạng thù biến_hình hơn , và thứ_tự câu cũng tự_do hơn đáng_kể tiếng Anh hiện_đại . Tiếng Anh hiện_địa có các dạng biến_cách của đại_từ ( ví_dụ he , him , his ) và một_số biến_dạng ở động từ ( ví_dụ speak , speaks , speaking , spoke , spoken ) ; song tiếng Anh cổ có sự biến_cách ở danh_từ , và động từ thì có nhiều đuôi_biểu_thị ngôi và số hơn . Ngay cả vào thế_kỷ thứ 9 và 10 , khi đảo Anh nằm dưới sự chi_phối của Danelagh và hứng_chịu các cuộc xâm_lược triền_miên của người Viking , vẫn có bằng_chứng cho thấy tiếng Bắc_Âu cổ và tiếng Anh cổ_thông hiểu nhau ở mức_độ tương_đối cao . Trên lý_thuyết , tới tận những năm 900 , thường_dân ở Anh_quốc vẫn có_thể đối_thoại với thường_dân ở Scandinavia . Hiện_nay , các nghiên_cứu vẫn đang được tiến_hành nhằm tìm_hiểu về hàng trăm bộ_lạc từng sinh_sống trên đảo Anh và Scandinavia , cũng như các tiếp_xúc tương_giao giữa họ . Đoạn dịch tiếng Anh sau đây của Phúc_Âm Mátthêu 8 : 20 vào năm 1000 cho thấy các đuôi_biến cách ( danh cách số phức , đối_cách số phức , thuộc cách số đơn ) và một đuôi vị_ngữ ( thì hiện_tại số phức ) : Tiếng Anh trung_đại Trong thời_kỳ thế_kỷ VIII-XII , tiếng Anh cổ qua sự tiếp_xúc ngôn_ngữ đã chuyển thành tiếng Anh trung_đại . Thời tiếng Anh trung_đại thường được xem là bắt_đầu từ cuộc xâm_lược nước Anh của William_Kẻ chinh_phục năm 1066 . Ban_đầu , những làn_sóng thực_dân hóa của người Norse ở miền bắc quần_đảo Anh vào thế_kỷ VIII-IX đưa tiếng Anh cổ đến sự tiếp_xúc với tiếng Bắc_Âu cổ , một ngôn_ngữ German phía Bắc . Ảnh_hưởng của tiếng Bắc_Âu cổ_mạnh nhất là ở những phương_ngữ đông bắc quanh York ( khu_vực mà Danelaw được áp_dụng ) , nơi từng là trung_tâm của sự thuộc_địa_hóa ; ngày_nay những ảnh_hưởng này vẫn hiển_hiện trong tiếng Scots và tiếng Anh bắc Anh . Với cuộc xâm_lược của người Norman năm 1066 , thứ tiếng Anh cổ được " Bắc_Âu_hóa " giờ lại tiếp_xúc với tiếng Norman_cổ , một ngôn_ngữ Rôman rất gần với tiếng Pháp . Tiếng Norman tại Anh cuối_cùng phát_triển thành tiếng Anglo-Norman . Vì tiếng Norman được nói chủ_yếu bởi quý_tộc và tầng_lớp cao của xã_hội , trong khi thường_dân tiếp_tục nói tiếng Anglo-Saxon , ảnh_hưởng tiếng Norman mang đến một lượng lớn từ_ngữ liên_quan đến chính_trị , luật_pháp và sự thống_trị . Tiếng Anh trung_đại lượt bỏ bớt hệ_thống biến_tố . Sự khác_biệt giữa danh_cách và đối_cách mất đi ( trừ ở đại từ ) , công_cụ cách bị loại_bỏ , và chức_năng của sở_hữu cách bị giới_hạn . Hệ_thống biến_tố " quy_tắc hóa " nhiều dạng biến_tố bất_quy_tắc , và dần_dần đơn_giản_hóa hệ_thống hợp , khiến cấu_trúc câu kém mềm dẻo đi . Trong Kinh_Thánh_Wycliffe thập_niên 1380 , đoạn Phúc_Âm Mátthêu 8 : 20 được viết Foxis han dennes , and_briddis of_heuene han nestis Ở đây , hậu_tố thì hiện_tại số nhiều - n ở động từ han ( nguyên_mẫu " haven " , gốc từ ha - ) hiện_diện , nhưng không có cách ngữ_pháp nào được thể_hiện . Đến thế_kỷ XII , tiếng Anh trung_đại phát_triển hoàn_toàn , dung_hợp vào mình cả ảnh_hưởng của tiếng Bắc_Âu cổ và tiếng Norman ; và tiếp_tục được nói cho tới khoảng năm 1500 thì trở_thành tiếng Anh hiện_đại . Nền văn_học tiếng Anh trung_đại có những tác_phẩm như The_Canterbury_Tales của Geoffrey_Chaucer , và Le Morte_d'Arthur của Malory . Tiếng Anh cận_đại Thời_kỳ tiếp_theo là tiếng Anh cận_đại ( Early Modern_English , 1500 – 1700 ) . Thời_kỳ tiếng Anh cận_đại nổi_bật với cuộc Great_Vowel Shift ( 1350 – 1700 ) , tiếp_tục đơn_giản hóa biến_tố , và sự chuẩn_hóa ngôn_ngữ . Great Vowel_Shift ảnh_hưởng lên những nguyên_âm dài được nhấn . Đây là một sự " biến_đổi dây_chuyền " , tức_là một âm được biến_đổi làm tác_động lên các âm khác nữa . Những nguyên_âm vừa và nguyên_âm mở được nâng lên , và nguyên_âm đóng biến thành nguyên_âm đôi . Ví_dụ , từ bite ban_đầu được phát_âm giống từ beet ngày_nay , nguyên_âm thứ hai trong từ about được phát_âm giống trong từ boot ngày này . Great Vowel_Shift gây nên nhiều sự bất_tương_đồng trong cách viết , vì tiếng Anh hiện_đại duy_trì phần_nhiều cách viết của tiếng Anh trung_đại , và cũng giải_thích tại_sao , các ký tự nguyên_âm trong tiếng Anh lại được phát_âm rất khác khi so với những ngôn_ngữ khác . Tiếng Anh trở_thành ngôn_ngữ uy_tính dưới thời Henry_V. Khoảng năm 1430 , Tòa_án Chancery tại Westminster bắt_đầu sử_dụng tiếng Anh để viết các tài_liệu chính_thức , và một dạng chuẩn mới , gọi_là Chancery_Standard , được hình_thành dựa trên phương_ngữ thành Luân_Đôn và East_Midlands . Năm 1476 , William_Caxton giới_thiệu máy_in ép tới nước Anh và bắt_đầu xuất_bản những quyển sách đầu_tiên , làm lan rộng sự ảnh_hưởng của dạng chuẩn mới . Những tác_phẩm của William_Shakespeare và bản dịch Kinh_Thánh được ủy quyền bởi Vua James I đại_diện cho nền văn_học thời_kỳ này . Sau cuộc Vowel_Shift , tiếng Anh cận_đại vẫn có nét khác_biệt với tiếng Anh ngày_nay : ví_dụ , các cụm phụ_âm trong knight , gnat , và sword vẫn được phát_âm đầy_đủ . Những đặc_điểm mà độc_giả của Shakespeare ngày_nay có_thể thấy kỳ_quặc hay lỗi_thời thường đại_diện cho những nét đặc_trưng của tiếng Anh cận_đại . Trong Kinh_Thánh_Vua James 1611 , viết bằng tiếng Anh cận_đại , Mátthêu 8 : 20 : The_Foxes_haue holes and_the birds of_the ayre haue nests Sự lan rộng của tiếng Anh hiện_đại Tới cuối thế_kỷ 18 , Đế_quốc_Anh đã truyền_bá tiếng Anh tới mọi ngóc_ngách của các thuộc_địa , cũng như các vùng chịu ảnh_hưởng địa_chính_trị của họ . Thương_mại , khoa_học , kỹ_thuật , ngoại_giao , nghệ_thuật và giáo_dục đều đã góp_phần đưa tiếng Anh trở_thành ngôn_ngữ toàn_cầu đích_thực đầu_tiên , đóng vai_trò cốt_yếu trong giao_thiệp quốc_tế . Do quá_trình bành_trướng và thuộc_địa hóa các vùng_đất của Anh_quốc , nhiều quy_chuẩn tiếng Anh mới đã phát_sinh trong diễn_ngôn và văn_viết . Ngày_nay , tiếng Anh được tiếp_nhận và sử_dụng ở một phần Bắc_Mỹ , một phần châu_Phi , Úc , và nhiều nơi khác . Thời_hậu thuộc_địa , một_số quốc_gia đa_sắc_tộc sau khi giành được độc_lập vẫn giữ tiếng Anh là ngôn_ngữ chính_thức , để tránh các phiền_toái chính_trị xoay quanh việc quá ưu_tiên một ngôn_ngữ bản_địa nhất_định nào đó . Vào thế_kỷ 20 , tầm ảnh_hưởng kinh_tế và văn_hóa ngày_càng lớn của Hoa_Kỳ , cũng như vị_thế siêu_cường của nó sau khi Chiến_tranh thế_giới thứ hai khép lại , đã đẩy nhanh tốc_độ lan_truyền của tiếng Anh trên khắp toán cầu . Đến thế_kỷ 21 , tiếng Anh được nói và viết nhiều hơn bất_kỳ một thứ tiếng nào trong lịch_sử . Trong quá_trình phát_triển của tiếng Anh hiện_đại , nhiều quy_chuẩn sử_dụng ngôn_ngữ tường_minh đã được đề_xuất và phát_hành , lan_truyền_thông_qua các phương_tiện như giáo_dục phổ_cập và các ấn_bản tài_trợ bởi nhà_nước . Năm 1755 , Samuel_Johnson xuất_bản cuốn A_Dictionary of_the English_Language , trong đó giới_thiệu các quy_tắc đánh_vần và phương_thức sử_dụng chuẩn chỉ tiếng Anh . Năm 1828 , Noah_Webster cho ra_mắt từ_điển American_Dictionary of_the English_language nhằm hướng đến một sự quy_chuẩn đối_với khẩu_ngữ và văn_ngữ của tiếng Anh Mỹ , độc_lập khỏi tiếng Anh Anh . Ở Anh_quốc , các đặc_điểm phương_ngữ phi_chuẩn hoặc hạ_lưu đã liên_tục bị dè_bỉu và xem_thường , điều mà đã dẫn đến sự lan rộng của các biến_thể uy_tín trong tầng_lớp trung_lưu . Ở tiếng Anh hiện_đại , sự tiêu_biến cách ngữ_pháp đã gần như hoàn_thiện ( giờ_đây đặc_điểm này chỉ xuất_hiện ở các đại_từ , v . d . các cặp như he và him , she và her , who và whom ) , và SVO là thứ_tự từ ổn_định . Một_số biến_đổi , chẳng_hạn đặc_điểm do-hỗ_trợ , đã phổ_biến ở mọi phương_ngữ . ( Tiếng Anh ngày_xưa không dùng_động từ " do " trong vai_trò trợ_động từ chung như tiếng Anh hiện_đại ; đặc_điểm này vốn chỉ xuất_hiện ở câu_hỏi , song cũng không hoàn_toàn bắt_buộc . Ngày_nay , " do-hỗ_trợ " cùng_động từ have đang ngày_càng trở_thành chuẩn . ) Các dạng tiếp_diễn đuôi - ing có_vẻ đang lan sang các cấu_trúc khác , và các dạng như had been being built đang ngày_càng phổ_biến . Sự chính_quy_hóa các dạng bất_quy_tắc cũng đang tiếp_diễn chậm_chạp ( v . d . dreamed thay_vì dreamt ) , và các lối thay_thế mang tính phân_tích đối_với các dạng biến_hình đang càng trở_nên thông_thường ( v . d . more polite thay_vì politer ) . Tiếng Anh_Anh cũng đang trong quá_trình biến_đổi do bị ảnh_hưởng của tiếng Anh Mỹ , thúc_đẩy bởi sự hiện_diện tràn_lan của tiếng Anh Mỹ trên các phương_tiện truyền_thông và sự uy_tín gắn liền với vị_thế siêu_cường của Hoa_Kỳ . Phân_bố địa_lý Tính đến năm 2016 , 400 triệu người có ngôn_ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh , và 1,1 tỉ người dùng nó làm ngôn_ngữ thứ hai hoặc ngoại_ngữ . Tiếng Anh là ngôn_ngữ đứng thứ ba về số người bản_ngữ , sau tiếng Quan_Thoại và tiếng Tây_Ban_Nha . Tuy_nhiên , khi kết_hợp số người bản_ngữ và phi bản_ngữ , nó có_thể , tùy theo ước_tính , là ngôn_ngữ phổ_biến nhất thế_giới . Tiếng Anh được nói bởi các cộng_đồng ở mọi nơi và ở hầu_khắp các hòn đảo trên các đại_dương . Ba vòng_tròn quốc_gia nói tiếng Anh Braj_Kachru phân_biệt các quốc_gia nơi tiếng Anh được nói bằng mô_hình ba vòng_tròn . Trong mô_hình này , " vòng trong " là quốc_gia với các cộng_đồng bản_ngữ tiếng Anh lớn , " vòng ngoài " là các quốc_gia nơi tiếng Anh chỉ là bản_ngữ của số_ít nhưng được sử_dụng rộng_rãi trong giáo_dục , truyền_thông và các mục_đích khác , và " vòng mở_rộng " là các quốc_gia nơi nhiều người học tiếng Anh . Ba vòng_tròn này thay_đổi theo thời_gian . Những quốc_gia với các cộng_đồng bản_ngữ lớn gồm Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland , Hoa_Kỳ , Úc , Canada , Cộng_hòa Ireland , và New_Zealand , những nơi đa_phần dân_số nói tiếng Anh , và Cộng_hòa Nam_Phi , nơi một thiểu_số đáng_kể nói tiếng Anh . Các quốc_gia đông người bản_ngữ tiếng Anh nhất là Hoa_Kỳ ( ít_nhất 231 triệu ) , Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland ( 60 triệu ) , Canada ( 19 triệu ) , Úc ( ít_nhất 17 triệu ) , Cộng_hòa Nam_Phi ( 4,8 triệu ) , Cộng_hòa Ireland ( 4,2 triệu ) , và New_Zealand ( 3,7 triệu ) . Ở những quốc_gia này , con của những người bản_ngữ học tiếng Anh từ cha_mẹ , còn người bản_địa_nói ngôn_ngữ khác hay người nhập_cư thường học tiếng Anh để giao_tiếp với mọi người xung_quanh . Âm_vị học Ngữ_âm và âm_vị của tiếng Anh khác nhau giữa từng phương_ngữ , nhưng chúng hầu_như không ảnh_hưởng mấy đến quá_trình giao_tiếp . Sự biến_thiên_âm_vị ảnh_hưởng đến vốn âm_vị ( tức âm_tố phân_biệt về ý_nghĩa ) , và sự biến thiên_ngữ âm_bao hàm_sự khác_biệt trong cách phát_âm của các âm_vị . Bài viết này chỉ nói tổng_quan về hai dạng phát_âm chuẩn được dùng ở Vương_quốc_Anh và Hoa_Kỳ , lần_lượt là : Received_Pronunciation ( RP ) và General_American ( GA ) . Bảng bên dưới sử_dụng mẫu tự_chuẩn của Bảng_mẫu tự phiên_âm quốc_tế ( IPA ) . Phụ_âm Đa_số phương_ngữ tiếng Anh sở_hữu cùng 24 phụ_âm giống nhau . Bảng bên dưới thể_hiện các phụ_âm của phương_ngữ California của tiếng Anh Mỹ , và của chuẩn_RP. * Thường được phiên_âm là Ở bảng trên , đối_với các âm_chặn ( tắc , tắc-xát , và xát ) đi theo cặp ( chẳng_hạn , , và ) , âm_đứng trước trong cặp là âm_căng ( hay âm_mạnh ) còn âm sau là âm_lơi ( hay âm_yếu ) . Khi phát_âm các âm_căng ( như ) , ta cần phải căng_cơ và hà_hơi mạnh hơn so với khi phát_âm các âm_lơi ( như ) , và những âm_căng như_vậy luôn vô_thanh . Âm lơi_hữu_thanh một phần khi đứng đầu hoặc cuối ngữ_lưu , và hữu_thanh hoàn_toàn khi bị kẹp giữa hai nguyên_âm . Các âm_tắc căng ( như ) có thêm một_số đặc_điểm cấu_âm hoặc âm_học khác_biệt ở đa_phần các phương_ngữ : chúng trở_thành âm_bật hơi khi đứng một_mình ở đầu một âm_tiết được nhấn , trở_thành âm không bật hơi ở đa_số trường_hợp khác , và thường trở_thành âm_buông không nghe thấy hoặc âm_tiền-thanh hầu_hóa khi đứng cuối âm_tiết . Đối_với các từ đơn âm_tiết , nguyên_âm đứng trước âm_tắc căng được rút ngắn đi : thế nên nguyên_âm của từ nip tiếng Anh ngắn hơn ( về mặt ngữ_âm , chứ không phải âm_vị ) nguyên_âm của từ nib . âm_tắc lơi : bin , about , nib âm_tắc căng : pin , spin , happy , nip hay Trong RP , âm tiếp_cận bên có hai tha_âm_chính : âm_phẳng hoặc sáng , ví_dụ trong từ light ' nhẹ , ánh_sáng ' , và âm bị ngạc mềm_hóa hoặc tối , ví_dụ trong từ full ' no , đầy ' . Âm_ɫ tối thường xuất_hiên ở chuẩn GA. l sáng : light theo RP l tối : full theo RP và GA , light theo GA Tất_cả âm_vang ( các âm_lỏng ) và các âm_mũi ( ) mất_thanh nếu đứng sau một âm_chặn vô_thanh , và mang âm_tiết tính nếu đứng sau một phụ_âm ở cuối từ . âm_vang vô_thanh : clay ; snow_RP , GA_âm_vang âm_tiết tính : paddle , button_Nguyên_âm_Sự phát_âm_nguyên âm_biến thiên theo phương_ngữ và là một trong các khía_cạnh dễ nhận thấy nhất trong giọng của người nói . Bảng dưới là các âm_vị nguyên_âm trong Received_Pronunciation ( RP ) và General_American ( GA ) , và những từ mà chúng xuất_hiện . Âm_vị được thể_hiện bằng IPA ; những từ trong RP là chuẩn trong các từ_điển nước Anh . Trong RP , độ dài nguyên_âm được phân_biệt ; nguyên_âm dài được đánh_dấu , ví_dụ , nguyên_âm trong need khác với trong bid . GA không có nguyên_âm dài . Ngữ_pháp Khác với nhiều ngôn_ngữ Ấn-Âu khác , tiếng Anh đã gần như loại_bỏ hệ_thống biến_tố dựa trên cách để thay bằng cấu_trúc phân_tích . Đại từ nhân_xưng duy_trì hệ_thống cách hoàn_chỉnh hơn những lớp từ khác . Tiếng Anh có bảy lớp từ chính : động_từ , danh_từ , tính_từ , trạng từ , hạn_định từ ( tức_mạo từ ) , giới_từ , và liên_từ . Có_thể tách_đại từ khỏi danh_từ , và thêm vào thán từ . Tiếng Anh có một tập_hợp trợ_động từ phong_phú , như have ( nghĩa_đen ' có ' ) và do ( ' làm ' ) . Câu nghi_vấn có do-support , và wh-movement ( từ hỏi wh - đứng đầu ) . Một_vài đặc_điểm tiêu_biểu của ngữ_tộc German vẫn còn ở tiếng Anh , như những thân từ được biến_tố " mạnh " thông_qua ablaut ( tức đổi nguyên_âm của thân_từ , tiêu_biểu trong speak / spoke và foot / feet ) và thân từ " yếu " biến_tố nhờ hậu_tố ( như love / loved , hand / hands ) . Vết_tích của hệ_thống cách và giống hiện_diện trong đại_từ ( he / him , who / whom ) và sự biến_tố_động từ to_be . Trong ví_dụ sau , cả bảy lớp từ có_mặt : ( Chủ_tịch ủy_ban và vị chính_khách lắm lời va vào nhau dữ_dội khi cuộc họp bắt_đầu ) Danh từ Danh từ dùng biến_tố để chỉ_số và sự sở_hữu . Danh từ mới có_thể được tạo ra bằng cách ghép từ ( gọi là compound noun ) . Danh từ được chia ra thành_danh từ riêng và danh từ chung . Danh từ cũng được chia thành_danh từ cụ_thể ( như " table " - cái bàn ) và danh từ trừu_tượng ( như " sadness " - nỗi buồn ) , và về mặt ngữ_pháp gồm danh_từ đếm được và không đếm được . Đa_số danh_từ đếm được có_thể biến_tố để thể_hiện số nhiều nhờ hậu_tố - s / es , nhưng một_số có dạng số nhiều bất_quy_tắc . Danh từ không đếm được chỉ có_thể " số nhiều hóa " nhờ một danh từ có chức_năng như phân_loại từ ( ví_dụ one loaf of_bread , two loaves of_bread ) . Ví_dụ : Cách lập_số nhiều thông_thường : Số_ít : cat , dog Số nhiều : cats , dogs Cách lập_số nhiều bất_quy_tắc : Số_ít : man , woman , foot , fish , ox , knife , mouse Số nhiều : men , women , feet , fish , oxen , knives , mice Sự sở_hữu được thể_hiện bằng ( ' ) s ( thường gọi là hậu_tố sở_hữu ) , hay giới từ of . Về lịch_sử ( ' ) s được dùng cho danh từ chỉ vật sống , còn of_dùng cho danh từ chỉ vật không sống . Ngày_nay sự khác_biệt này ít rõ_ràng hơn . Về mặt chính_tả , hậu_tố - s được tách khỏi gốc_danh từ bởi dấu apostrophe . Cấu_trúc sở_hữu : Với - s : The_woman's_husband's child Với of : The_child_of the husband of_the woman ( Con của chồng của người phụ_nữ ) Động từ_Động từ tiếng Anh được chia theo thì và_thể , và hợp ( agreement ) với đại từ ngôi số ba số_ít . Chỉ_động từ to_be vẫn phải hợp với đại từ ngôi thứ nhất và thứ hai số nhiều . Trợ_động từ như have và be đi kèm với động từ ở dạng hoàn_thành và tiếp_diễn . Trợ_động từ khác với động từ thường ở chỗ từ not ( chỉ sự phủ_định ) có_thể đi ngay sau chúng ( ví_dụ , have not và do not ) , và chúng có_thể đứng đầu trong câu nghi_vấn . Tham_khảo Thư_mục * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * The survey_of the Germanic branch languages includes chapters by Winfred P. Lehmann , Ans van_Kemenade , John_Ole Askedal , Erik_Andersson , Neil_Jacobs , Silke Van_Ness , and_Suzanne Romaine . * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Liên_kết ngoài Giọng tiếng Anh trên khắp thế_giới ( Đại_học Edinburgh ) Các tệp âm_thanh so_sánh cách phát_âm của 110 từ theo 50 chất giọng tiếng Anh trên toàn_cầu Kho lưu_trữ Quốc_tế Phương_ngữ Tiếng Anh – tập_hợp các bản ghi_âm của nhiều phương_ngữ tiếng Anh và giọng tiếng Anh L2 quốc_tế Ngôn_ngữ phân_tích Các ngôn_ngữ_Anh Ngôn_ngữ hòa kết_Nhóm ngôn_ngữ German Ngôn_ngữ tại Samoa thuộc Mỹ Ngôn_ngữ tại Antigua và Barbuda Ngôn_ngữ tại Úc Ngôn_ngữ tại Belize Ngôn_ngữ tại Bermuda Ngôn_ngữ tại Botswana Ngôn_ngữ tại Cameroon Ngôn_ngữ tại Canada Ngôn_ngữ tại Eswatini Ngôn_ngữ tại Fiji Ngôn_ngữ tại Ghana Ngôn_ngữ tại Grenada Ngôn_ngữ tại Guam Ngôn_ngữ tại Guyana Ngôn_ngữ tại Hồng_Kông Ngôn_ngữ tại Ấn_Độ Ngôn_ngữ tại Ireland Ngôn_ngữ tại Jamaica Ngôn_ngữ tại Kenya Ngôn_ngữ tại Kiribati Ngôn_ngữ tại Lesotho Ngôn_ngữ tại Liberia Ngôn_ngữ tại Malawi Ngôn_ngữ tại Malaysia Ngôn_ngữ tại Malta Ngôn_ngữ tại Mauritius Ngôn_ngữ tại Namibia Ngôn_ngữ tại Nauru Ngôn_ngữ tại New_Zealand Ngôn_ngữ tại Nigeria Ngôn_ngữ tại Niue Ngôn_ngữ tại Pakistan Ngôn_ngữ tại Palau Ngôn_ngữ tại Papua New_Guinea Ngôn_ngữ tại Rwanda Ngôn_ngữ tại Saint_Kitts và Nevis Ngôn_ngữ tại Saint_Lucia Ngôn_ngữ tại Saint_Vincent và Grenadines Ngôn_ngữ tại Samoa Ngôn_ngữ tại Seychelles Ngôn_ngữ tại Sierra_Leone Ngôn_ngữ tại Singapore Ngôn_ngữ tại Nam_Phi Ngôn_ngữ tại Nam_Sudan Ngôn_ngữ tại Sudan Ngôn_ngữ tại Bahamas Ngôn_ngữ tại Quần_đảo Virgin thuộc Anh Ngôn_ngữ tại Quần_đảo Cayman Ngôn_ngữ tại Quần_đảo Marshall Ngôn_ngữ tại Philippines Ngôn_ngữ tại Quần_đảo Pitcairn Ngôn_ngữ tại Quần_đảo Solomon Ngôn_ngữ tại Vương_quốc Liên_hiệp_Anh Ngôn_ngữ tại Quần_đảo Virgin thuộc Mỹ Ngôn_ngữ tại Hoa_Kỳ Ngôn_ngữ tại Tokelau Ngôn_ngữ tại Trinidad và Tobago Ngôn_ngữ tại Uganda Ngôn_ngữ tại Vanuatu Ngôn_ngữ tại Zambia Ngôn_ngữ tại Zimbabwe Ngôn_ngữ chủ-động-tân Toàn_cầu hóa_văn hóa
{ { Infobox_country | conventional_long_name = Canada |_common_name = Canada |_linking_name = Canada |_image_flag = File : Flag_of Canada ( Pantone ) . svg |_alt_flag = Lá cờ bao_gồm ba sọc đứng ( đỏ , trắng , đỏ ) với một lá phong màu đỏ ở trung_tâm . | image_coat = Coat_of arms_of Canada . svg |_symbol_type = Quốc_huy | national_motto = |_national_anthem = O Canada |_royal_anthem = God Save_the King < / small > |_image_map = Canada ( orthographic projection ) . svg | map_width = 220 px |_alt_map = Vị_trí Canada tại Bắc_Mỹ |_image_map2 = Canada - Location_Map ( 2013 ) - CAN - UNOCHA.svg |_capital = Ottawa |_largest_city = Toronto |_official_languages = |_ethnic_groups_year = 2016 |_ethnic_groups_ref = |_ethnic_groups = |_religion_year = 2011 |_religion_ref = |_religion = |_demonym = Người Canada |_government_type = | leader_title1_= Quân_chủ | leader_name1 = Charles III |_leader_title2 = |_leader_name2 = Mary_Simon |_leader_title3 = Thủ_tướng |_leader_name3 = Justin_Trudeau |_legislature = Nghị_viện |_upper_house = Thượng_viện |_lower_house = Hạ_viện |_sovereignty_type = Độc_lập |_sovereignty_note = từ Vương_quốc Liên_hiệp Anh và Ireland |_established_event1 = Liên_bang hóa | established_date1 = 1 tháng 7 năm 1867 |_established_event2 = Đạo_luật Westminster_| established_date2 = 11 tháng 12 năm 1931 |_established_event3 = Khôi_phục hiến_pháp | established_date3 = 17 tháng 4 năm 1982 |_area_km2 = 9984670 |_area_label = Tổng_cộng | area_rank = 2 | area_sq_mi = 3854085 |_percent_water = 8.92 |_area_label2 = Đất_liền |_area_data2 = |_population_estimate = 38.246.108 |_population_census = 35.151.728 |_population_estimate_year = Q2 2021 |_population_census_year = 2016 |_population_estimate_rank = 37 |_population_density_km2 = 3,92 |_population_density_sq_mi = 10.15 |_population_density_rank = 185 |_GDP_PPP = |_GDP_PPP_year = 2021 |_GDP_PPP_rank = 15 |_GDP_PPP_per_capita = 53.089 USD |_GDP_PPP_per_capita_rank = 20 | GDP_nominal = |_GDP_nominal_year = 2021 |_GDP_nominal_rank = 9 |_GDP_nominal_per_capita = 52.791 USD |_GDP_nominal_per_capita_rank = 15 |_Gini = 30,3_| Gini_year = 2018 |_Gini_change = decrease |_Gini_ref = |_HDI = 0,929_| HDI_year = 2019 |_HDI_change = increase |_HDI_ref = |_HDI_rank = 16 | currency = Đô_la Canada ( $ ) |_currency_code = CAD |_utc_offset = −_3.5 đến − 8 |_utc_offset_DST = −_2.5 đến − 7 | date_format = nnnn.tt.nn ( AD ) |_drives_on = phải | calling_code = + 1 | iso3166code = CA |_ISO_3166 – 1 _alpha2 = |_ISO_3166 – 1 _alpha3 = |_sport_code = |_vehicle_code = |_electricity = 120 V – 60 Hz | cctld = . ca | footnotes = |_today = |_leader_title4 = Tổng_chưởng_lý ( Quyền Toàn_quyền Canada ) |_leader_name4 = Richard_Wagner }_} Canada ( phiên_âm : Ca-na-đa ; , ) là quốc_gia có diện_tích lớn thứ hai trên thế_giới , và nằm ở cực bắc của Bắc_Mỹ . Lãnh_thổ Canada gồm 10 tỉnh bang và 3 vùng lãnh_thổ liên_bang , trải dài từ Đại_Tây_Dương ở phía đông sang Thái_Bình_Dương ở phía tây , và giáp_Bắc Băng_Dương ở phía bắc . Canada_giáp với Hoa_Kỳ lục_địa ở phía nam , giáp với tiểu_bang Alaska của Hoa_Kỳ ở phía tây bắc . Ở phía đông bắc của Canada là đảo Greenland thuộc Vương_quốc Đan_Mạch . Ở ngoài khơi phía nam đảo Newfoundland của Canada có quần_đảo Saint-Pierre và Miquelon thuộc Pháp . Biên_giới chung của Canada với Hoa_Kỳ về phía nam và phía tây bắc là đường biên_giới dài nhất thế_giới . Nhiều dân_tộc Thổ_dân cư_trú tại lãnh_thổ nay là Canada trong hàng thiên_niên_kỷ . Bắt_đầu từ cuối thế_kỷ XV , người Anh và người Pháp thành_lập các thuộc_địa trên vùng duyên_hải Đại_Tây_Dương của khu_vực . Sau các xung_đột khác nhau , Anh_Quốc giành được rồi để mất nhiều lãnh_thổ tại Bắc_Mỹ , và đến cuối thế_kỷ XVIII thì còn lại lãnh_thổ chủ_yếu thuộc Canada ngày_nay . Căn_cứ theo Đạo_luật Bắc_Mỹ thuộc Anh vào ngày 1 tháng 7 năm 1867 , ba thuộc_địa hợp_thành thuộc_địa liên_bang tự_trị Canada . Sau đó thuộc_địa tự_trị dần sáp_nhập thêm các tỉnh và lãnh_thổ . Năm 1931 , theo Quy_chế Westminster 1931 , Anh_Quốc_trao cho Canada tình_trạng độc_lập hoàn_toàn trên hầu_hết các vấn_đề . Các quan_hệ cuối_cùng giữa hai bên bị đoạn_tuyệt vào năm 1982 theo Đạo_luật Canada 1982 . Canada là một nền dân_chủ đại_nghị liên_bang và một quốc_gia quân_chủ_lập_hiến , Quốc_vương_Charles III là nguyên_thủ quốc_gia . Canada là một thành_viên của Khối thịnh_vượng chung_Anh . Canada là quốc_gia song_ngữ chính_thức ( tiếng Anh và tiếng Pháp ) tại cấp liên_bang . Do tiếp_nhận người nhập_cư quy_mô lớn từ nhiều quốc_gia , Canada là một trong các quốc_gia đa_dạng sắc_tộc và đa_nguyên văn_hóa nhất trên thế_giới , với dân_số xấp_xỉ 35 triệu người vào tháng 12 năm 2012 . Canada có nền kinh_tế rất phát_triển và đứng vào nhóm hàng_đầu thế_giới , kinh_tế Canada dựa chủ_yếu vào nguồn tài_nguyên tự_nhiên phong_phú và hệ_thống thương_mại phát_triển cao . Canada có quan_hệ lâu_dài và phức_tạp với Hoa_Kỳ , mối quan_hệ này có tác_động đáng_kể đến kinh_tế và văn_hóa của quốc_gia . Canada là một cường_quốc và quốc_gia phát_triển , đồng_thời luôn nằm trong số các quốc_gia giàu_có nhất trên thế_giới , với thu_nhập bình_quân đầu người cao thứ tám toàn_cầu , và chỉ_số phát_triển con_người cao thứ 11 . Canada được xếp vào hàng cao nhất trong các so_sánh quốc_tế về giáo_dục , độ minh_bạch của chính_phủ , tự_do dân_sự , chất_lượng sinh_hoạt , và tự_do kinh_tế . Canada tham_gia vào nhiều tổ_chức quốc_tế và liên_chính_phủ về kinh_tế : G8 , G20 , Hiệp_định Thương_mại Tự_do Bắc_Mỹ , Diễn_đàn Hợp_tác Kinh_tế châu_Á - Thái_Bình_Dương . Canada là một thành_viên của Tổ_chức Hiệp_ước Bắc_Đại_Tây_Dương ( NATO ) . Từ_nguyên Tên gọi Canada bắt_nguồn từ kanata trong ngôn_ngữ của người Iroquois Saint_Lawrence , nghĩa_là " làng " hay " khu định_cư " . Năm 1535 , các cư_dân bản_địa của khu_vực nay là thành_phố Québec sử_dụng từ này để chỉ đường cho nhà thám_hiểm người Pháp Jacques_Cartier đến làng Stadacona . Cartier sau đó sử_dụng từ Canada để nói đến không_chỉ riêng ngôi làng , mà là toàn_bộ khu_vực lệ_thuộc vào Donnacona ( tù_trưởng tại Stadacona ) ; đến khoảng năm 1545 , các sách và bản_đồ tại châu_Âu bắt_đầu gọi khu_vực này là Canada . Trong thế_kỷ XVII và đầu thế_kỷ XVIII , " Canada " dùng để chỉ phần lãnh_thổ nằm dọc theo sông Saint-Laurent thuộc Tân_Pháp . Nhằm trừng_phạt việc Mười_ba thuộc_địa kháng_cự , Anh_Quốc mở_rộng trên quy_mô rất lớn lãnh_thổ Canada theo Đạo_luật Quebec 1774 , bao_gồm cả lãnh_thổ chưa được định_cư tại khu_vực Ngũ_Đại_hồ kéo xuống sông Ohio . Một phần lãnh_thổ đơn_phương thêm vào này được chuyển_giao cho Hoa_Kỳ vào năm 1783 , song Canada thuộc Anh vẫn giữ lại toàn_bộ vùng_đất phía bắc của Ngũ_Đại_Hồ ( tạo thành_phần_lớn Ontario hiện_nay ) . Năm 1791 , người Anh định_danh khu_vực này là Thượng_Canada và khu_vực có truyền_thống nói tiếng Pháp là Hạ_Canada , chúng tái thống_nhất thành tỉnh Canada vào năm 1841 . Đến khi liên_bang hóa vào năm 1867 , Canada được chọn làm tên gọi pháp_lý của quốc_gia mới , và từ Dominion ( lãnh_thổ tự_trị ) được ban để làm danh_hiệu của quốc_gia . Tuy_nhiên , khi Canada khẳng_định quyền tự_chủ của mình khỏi Anh_Quốc , chính_phủ liên_bang ngày_càng chỉ sử_dụng Canada trong các tài_liệu nhà_nước và hiệp_định , sự thay_đổi này được phản_ánh thông_qua việc đổi tên ngày lễ quốc_gia từ Ngày Lãnh_thổ tự_trị sang Ngày Canada vào năm 1982 . Lịch_sử Các sắc_dân bản_địa_Các nghiên_cứu khảo_cổ_học và phân_tích di_truyền học cho biết có một sự hiện_diện của loài_người tại bắc_bộ khu_vực Yukon từ 24.500_TCN , và tại nam_bộ Ontario từ 7500 TCN. Những người này đến khu_vực nay là Canada thông_qua Beringia theo đường cầu lục_địa_Bering . Các di_chỉ khảo_cổ_học người Da_đỏ cổ_đại ( Paleo-Indian ) tại bình_nguyên Old_Crow và các động_Bluefish là hai trong số các di_chỉ cổ nhất về sự cư_trú của loài_người tại Canada . Các đặc_trưng của các xã_hội Thổ_dân Canada gồm có các khu định_cư thường_xuyên , nông_nghiệp , kết_cấu phân_tầng xã_hội phức_tạp , và các mạng_lưới mậu_dịch . Một_số trong các nền văn_hóa này đã bị sụp_đổ vào lúc những nhà_thám_hiểm người châu_Âu đến vào cuối thế_kỷ XV và đầu thế_kỷ XVI , và chỉ khám_phá ra nhờ các điều_tra nghiên_cứu khảo_cổ_học . Vào thời_điểm người châu_Âu thiết_lập các khu định_cư đầu_tiên , dân_số thổ_dân Canada được ước_tính là từ 200.000 đến hai triệu , còn Ủy_ban Hoàng_gia_Canada về Sức_khỏe Thổ_dân chấp_nhận con_số 500.000 . Do hậu_quả từ quá_trình thực_dân hóa của người châu_Âu , các dân_tộc Thổ_dân Canada phải chịu tổn_thất do các dịch_bệnh truyền_nhiễm mới được đưa đến bùng_phát lặp lại nhiều lần , như dịch cúm , dịch_sởi , dịch đầu mùa ( do Thổ_dân không có miễn_dịch tự_nhiên ) , kết_quả là dân_số của họ giảm từ 40-80 % trong các thế_kỷ sau khi người châu_Âu đến . Các dân_tộc Thổ_dân tại Canada ngày_nay gồm có Các dân_tộc Trước_tiên ( First_Nations ) , Inuit , và Métis . Người Métis là một dân_tộc hỗn_huyết , họ hình_thành từ thế_kỷ XVII khi những người_Dân_tộc Trước_tiên và người Inuit kết_hôn với dân định_cư người châu_Âu . Nhìn_chung , người Inuit có ảnh_hưởng tương_hỗ hạn_chế hơn với người châu_Âu định_cư trong thời_kỳ thuộc địa_hóa . Người châu_Âu thuộc_địa_hóa Nỗ_lực đầu_tiên được biết đến nhằm thuộc_địa hóa lãnh_thổ nay là Canada của người châu_Âu bắt_đầu khi người Norse định_cư trong một thời_gian ngắn tại L'Anse_aux Meadows thuộc Newfoundland vào_khoảng năm 1000 CN. Không có thêm hành_động thám_hiểm của người châu_Âu cho đến năm 1497 , khi đó thủy_thủ người Ý John_Cabot khám_phá ra vùng duyên_hải Đại_Tây_Dương của Canada cho Vương_quốc_Anh . Các thủy_thủ người Basque và người Bồ_Đào_Nha_thiết_lập các tiền đồn săn_bắt cá_voi và cá dọc theo vùng duyên_hải Đại_Tây_Dương của Canada vào đầu thế_kỷ XVI. Năm 1534 , nhà thám_hiểm người Pháp Jacques_Cartier khám_phá ra sông St . Lawrence , vào ngày 24 tháng 7 ông cắm một thánh_giá cao mang dòng chữ " Pháp quốc_quốc vương_vạn tuế " , và đoạt quyền chiếm_hữu lãnh_thổ nhân_danh_Quốc vương_François I. Năm 1583 , nhà thám_hiểm người Anh Humphrey_Gilbert tuyên_bố chủ_quyền đối_với St . John's , Newfoundland , nơi này trở_thành thuộc_địa đầu_tiên của Anh tại Bắc_Mỹ theo đặc_quyền vương_thất của Nữ vương_Elizabeth I. Nhà_thám_hiểm người Pháp Samuel_de Champlain đến vào năm 1603 , và thiết_lập các khu định_cư thường_xuyên đầu_tiên của người châu_Âu tại Port_Royal vào năm 1605 và thành_phố Québec vào năm 1608 . Trong số những người Pháp thực_dân tại Tân_Pháp , người Canada định_cư rộng_rãi tại thung_lũng sông St . Lawrence và người Acadia định_cư tại các tỉnh Hàng_hải ( Maritimes ) ngày_nay , trong khi các thương_nhân da lông_thú và các nhà_truyền_giáo Cơ_Đốc thăm_dò Ngũ_Đại_Hồ , vịnh Hudson , và lưu_vực sông Mississippi đến Louisiana . Các cuộc chiến_tranh Hải_ly bùng_nổ vào giữa thế_kỷ XVII do tranh_chấp quyền kiểm_soát đối_với mậu_dịch da lông_thú tại Bắc_Mỹ . Người Anh thiết_lập thêm các thuộc_địa tại Cupids và Ferryland trên đảo Newfoundland , bắt_đầu vào năm 1610 . Mười ba thuộc_địa ở phía nam được thành_lập ngay sau đó . Một loạt bốn cuộc_chiến bùng_nổ tại Bắc_Mỹ thuộc_địa hóa từ năm 1689 đến năm 1763 ; các cuộc_chiến sau của giai_đoạn này tạo thành Mặt_trận Bắc_Mỹ trong Chiến_tranh Bảy năm . Nova Scotia đại_lục nằm dưới quyền cai_trị của người Anh theo Hiệp_định Utrecht 1713 ; Hiệp_định Paris ( 1763 ) nhượng lại Canada và hầu_hết Tân_Pháp cho Đế_quốc_Anh sau Chiến_tranh Bảy năm . Tuyên_ngôn_Vương thất_1763 tạo nên tỉnh Quebec ( từ Tân_Pháp cũ ) , và sáp_nhập đảo Cape_Breton vào Nova_Scotia . Đảo_St . John's ( nay là đảo Prince_Edward ) trở_thành một thuộc_địa riêng_biệt c ̉_av Anh ào năm 1769 . Nhằm ngăn_ngừa xung_đột tại Québec , Anh_Quốc thông_qua đạo_luật Québec vào năm 1774 , mở_rộng lãnh_thổ của Québec đến Ngũ_Đại_Hồ và thung_lũng sông Ohio . Anh_Quốc cũng tái_lập ngôn_ngữ Pháp , đức_tin Công_giáo_La_Mã , và dân_luật Pháp tại đây . Điều này khiến cho nhiều cư_dân Mười_ba Thuộc_địa tức_giận , kích_động tình_cảm chống Anh trong những năm trước khi bùng_nổ Cách_mạng Mỹ . Theo Hiệp_định Paris 1783 , Anh_Quốc_công_nhận tình_trạng độc_lập của Hoa_Kỳ và nhượng lại các lãnh_thổ ở phía nam của Ngũ_Đại_Hồ cho Hoa_Kỳ . New_Brunswick tách khỏi Nova_Scotia trong một chiến_dịch tái tổ_chức các khu định_cư trung_thành tại The_Maritime . Nhằm hòa_giải những người nói tiếng Anh trung_thành tại Quebec , Đạo_luật Hiến_pháp 1791 chia tỉnh này thành Hạ_Canada ( sau là Québec ) Pháp ngữ và Thượng_Canada ( sau là Ontario ) Anh_ngữ , trao cho mỗi nơi quyền có riêng hội_đồng lập_pháp được bầu_cử . Hai thuộc_địa là chiến_trường chính trong Chiến_tranh năm 1812 giữa Hoa_Kỳ và Anh_Quốc . Sau chiến_tranh là hiện_tượng nhập_cư quy_mô lớn từ đảo Anh và đảo Ireland bắt_đầu vào năm 1815 . Từ năm 1825 đến năm 1846 , 626.628 người nhập_cư châu_Âu được ghi_chép là đã đặt_chân lên các cảng tại Canada . Họ gồm có những người Ireland chạy trốn_Nạn đói lớn_Ireland cũng như ngững người Scot nói tiếng Gael phải dời đi theo Thanh_trừ Cao_địa ( Highland_Clearances ) . Khoảng từ một phần_tư đến một_phần_ba tổng_số người châu_Âu nhập_cư đến Canada trước năm 1891 đã thiệt_mạng do các bệnh truyền_nhiễm . Nguyện_vọng của người Canada về việc có chính_phủ chịu trách_nhiệm dẫn đến các cuộc Nổi_dậy năm 1837 song kết_quả là nhanh_chóng thất_bại . Báo_cáo Durham sau đó đề_xuất về chính_phủ chịu trách_nhiệm và đồng_hóa người Canada gốc Pháp vào văn_hóa Anh . Đạo_luật Liên_minh 1840 hợp nhất_Thượng và Hạ_Canada thành tỉnh Canada thống_nhất . Chính_phủ chịu trách_nhiệm được thành_lập cho toàn_bộ các tỉnh Bắc_Mỹ thuộc Anh từ năm 1849 . Anh_Quốc và Hoa_Kỳ ký_kết Hiệp_định Oregon vào năm 1846 , qua đó kết_thúc tranh_chấp biên_giới Oregon , kéo_dài biên_giới về phía tây dọc theo vĩ_độ 49 °_Bắc . Hiệp_định này mở_đường cho việc hình_thành các thuộc địa_đảo Vancouver ( 1849 ) và British_Columbia ( 1858 ) . Liên_bang và khuếch_trương Sau một_vài hội_nghị hiến_pháp , Đạo_luật Hiến_pháp 1867 chính_thức tuyên_bố thành_lập Liên_minh Canada vào ngày 1 tháng 7 năm 1867 , ban_đầu gồm có bốn tỉnh – Ontario , Québec , Nova_Scotia , và New_Brunswick . Canada đảm_nhận quyền kiểm_soát Đất_Rupert và Lãnh_thổ_Tây-Bắc để hình_thành nên các Lãnh_thổ Tây_Bắc , tại lãnh_thổ này sự bất_bình của người Métis bùng_phát thành Nổi_dậy Red_River và hình_thành tỉnh Manitoba vào tháng 7 năm 1870 . British_Columbia và Đảo_Vancouver ( được hợp nhất vào năm 1866 ) gia_nhập Liên_minh vào năm 1871 , còn đảo Prince_Edward gia_nhập vào năm 1873 . Thủ_tướng John_A._Macdonald và chính_phủ Bảo_thủ của ông lập ra một chính_sách quốc_gia về thuế_quan nhằm bảo_hộ các ngành công_nghiệp chế_tạo còn non_trẻ của Canada . Để khai_thông phía Tây , chính_phủ tài_trợ việc xây_dựng ba tuyến đường_sắt xuyên lục_địa , mở_cửa các thảo_nguyên cho hoạt_động định_cư theo Đạo_luật Thổ_địa_Lãnh_thổ tự_trị , và thiết_lập Kị_cảnh Tây-Bắc để khẳng_định quyền_lực trên lãnh_thổ này . Năm 1898 , trong Cơn_sốt vàng_Klondike tại các Lãnh_thổ Tây_Bắc , chính_phủ Canada_lập ra Lãnh_thổ_Yukon . Dưới thời Chính_phủ Tự_do của Thủ_tướng Wilfrid_Laurier , những người nhập_cư đến từ lục_địa châu_Âu đến định_cư trên các thảo_nguyên , rồi Alberta và Saskatchewan trở_thành các tỉnh vào năm 1905 . Đầu thế_kỷ XX Anh_Quốc vẫn duy_trì quyền kiểm_soát trên lĩnh_vực đối_ngoại của Canada theo Đạo_luật Liên_minh , do_vậy việc cường_quốc này tuyên_chiến vào năm 1914 tự_động đưa Canada vào Chiến_tranh thế_giới thứ nhất . Các quân_nhân tình_nguyện được đưa đến Mặt_trận phía Tây và sau đó trở_thành một phần của Quân_đoàn Canada . Quân_đoàn đóng một vai_trò quan_trọng trong trận cao_điểm Vimy và các hoạt_động giao_chiến khác trong cuộc_chiến . Trong số xấp_xỉ 625.000 người Canada phục_vụ trong Chiến_tranh thế_giới thứ nhất , có khoảng 60.000 bị giết và 173.000 bị_thương . Khủng_hoảng Tòng_quân năm 1917 nổ ra khi Thủ_tướng Bảo_thủ Robert_Borden cho tiến_hành nghĩa_vụ_quân_sự cưỡng_bách_bất_chấp sự phản_đối dữ_dội của người Québec Pháp ngữ . Cuộc khủng_hoảng này , cùng với các tranh_chấp về các trường tiếng Pháp bên ngoài Quebec , tạo ra hố ngăn_cách sâu_sắc với người Canada Pháp ngữ và chia_rẽ tạm_thời Đảng Tự_do . Chính_phủ Liên_minh của Robert_Borden bao_gồm cả nhiều người Tự_do Anh_ngữ , đã giành được chiến_thắng lớn trong cuộc bầu_cử năm 1917 . Năm 1919 , Canada gia_nhập Hội_Quốc_Liên với tư_cách độc_lập với Anh , Quy_chế Westminster 1931 xác_nhận tình_trạng độc_lập của Canada . Trong Đại_khủng_hoảng tại Canada vào đầu thập_kỷ 1930 , kinh_tế bị suy_thoái , khiến toàn_quốc gặp cảnh gian_khổ . Ba ngày sau khi Anh_Quốc tuyên_chiến với Đức_Quốc_xã trong Chiến_tranh thế_giới thứ hai , chính_phủ Tự_do của Thủ_tướng William_Lyon Mackenzie_King tuyên_chiến với Đức một_cách độc_lập . Các đơn_vị lục_quân Canada đầu_tiên đến Anh_Quốc vào tháng 12 năm 1939 . Quân Canada đóng vai_trò quan_trọng trong nhiều trận_chiến then_chốt của đại_chiến , gồm có Trận Dieppe năm 1942 , Đồng_Minh xâm_chiếm Ý , đổ_bộ Normandie , trận Normandie , và trận Scheldt vào năm 1944 . Canada cung_cấp nơi tị_nạn cho quân_chủ Hà_Lan khi quốc_gia này bị Đức chiếm_đóng , và được người Hà_Lan tín_nhiệm vì có đóng_góp lớn vào việc giải_phóng quốc_gia này khỏi Đức_Quốc_xã . Kinh_tế Canada bùng_nổ trong chiến_tranh khi mà các ngành công_nghiệp của quốc_gia sản_xuất các trang_thiết_bị quân_sự cho Canada , Anh_Quốc , Trung_Quốc và Liên_Xô . Mặc_dù có một cuộc khủng_hoảng tòng_quân khác tại Québec vào năm 1944 , song Canada kết_thúc chiến_tranh với một quân_đội lớn và kinh_tế mạnh . Thời hiện_đại Khủng_hoảng tài_chính trong đại_suy_thoái khiến cho Quốc_gia tự_trị Newfoundland từ_bỏ chính_phủ chịu trách_nhiệm vào năm 1934 và trở_thành một thuộc_địa vương_thất do một Thống_đốc Anh cai_trị . Sau hai cuộc trưng_cầu_dân_ý gay_cấn vào năm năm 1948 , người_dân Newfoundland bỏ_phiếu chấp_thuận gia_nhập Canada vào năm 1949 với địa_vị một tỉnh . Tăng_trưởng kinh_tế thời hậu_chiến của Canada là sự kết_hợp các chính_sách của các chính_phủ Tự_do kế_tiếp nhau , dẫn đến hình_thành một bản_sắc Canada mới , biểu_thị thông_qua việc chấp_thuận quốc_kỳ lá phong hiện_nay vào năm 1965 , thi_hành song_ngữ chính_thức ( tiếng Anh và tiếng Pháp ) vào năm 1969 , và lập_thể_chế đa_nguyên văn_hóa chính_thức vào năm 1971 . Các chương_trình dân_chủ xã_hội cũng được tiến_hành , chẳng_hạn như Medicare ( bảo_hiểm_y_tế ) , Kế_hoạch Trợ_cấp Canada , và Cho vay sinh_viên Canada , song chính_phủ các tỉnh , đặc_biệt là tại Quebec và Alberta , phản_đối nhiều chương_trình trong số đó vì nó xâm_phạm đến phạm_vi quyền_hạn của họ . Một loạt các hội_nghị hiến_pháp khác dẫn đến kết_quả là hiến_pháp Canada đoạn_tuyệt với Anh_Quốc vào năm 1982 , đồng_thời với việc tạo thành Hiến_chương Canada về Quyền_lợi và tự_do . Năm 1999 , Nunavut trở_thành lãnh_thổ thứ ba của Canada sau một loạt đàm_phán với chính_phủ liên_bang . Đồng_thời , Quebec_trải qua các biến_đổi xã_hội và kinh_tế sâu_sắc do Cách_mạng Yên_tĩnh trong thập_niên 1960 , sản_sinh ra một phong_trào dân_tộc chủ_nghĩa hiện_đại . Mặt_trận giải_phóng Québec ( FLQ ) cấp_tiến kích_động Khủng_thoảng Tháng_Mười với một loạt vụ đánh bom và bắt_cóc vào năm 1970 , Đảng Người_Québec ủng_hộ chủ_quyền đã đắc_cử trong cuộc tuyển_cử tại Québec năm 1976 , họ tổ_chức một cuộc trưng_cầu_dân_ý thất_bại về chủ quyền-liên kết vào năm 1980 . Các nỗ_lực nhằm hòa_giải với chủ_nghĩa dân_tộc Québec bằng hiến_pháp thông_qua Hòa_ước Hồ_Meech đã thất_bại vào năm 1990 . Điều này dẫn đến việc hình_thành khối Người Québec tại Québec và cổ_vũ_Đảng Cải_cách Canada tại Tây_bộ Canada . Một cuộc trưng_cầu_dân_ý thứ nhì được tiến_hành vào năm 1995 , kết_quả là chủ_quyền bị từ_chối với đa_số mỏng_manh . Năm 1997 , Tối_cao_pháp viện phán_quyết rằng ly khai đơn_phương của một tỉnh là điều vi_hiến , và Nghị_viện Canada thông_qua Đạo_luật Rõ_ràng ( Clarity_Act ) , phác_thảo các điều_khoản về một xuất_phát_điểm đàm_phán từ Liên_minh . Ngoài vấn_đề chủ_quyền của Québec , một_số cuộc khủng_hoảng làm náo_động xã_hội Canada vào cuối thập_niên 1980 và đầu thập_niên 1960 . Chúng gồm có Chuyến bay 182 của Air_India phát_nổ vào năm 1985 , vụ mưu_sát hàng_loạt lớn nhất trong lịch_sử Canada ; Thảm_sát trường Bách_khoa École vào năm 1989 , một vụ xả súng đại_học với mục_tiêu là các nữ_sinh ; và Khủng_hoảng Oka năm 1990 , là diễn_biến đầu_tiên trong một loạt các xung_đột bạo_lực giữa chính_phủ và các nhóm Thổ_dân . Canada tham_gia trong Chiến_tranh Vùng_Vịnh năm 1990 với vị_thế là một phần trong lực_lượng liên_minh do Hoa_Kỳ lãnh_đạo , và hoạt_động trong một_số sứ_mệnh gìn_giữ hòa_bình trong thập_kỷ 1990 , bao_gồm sứ_mệnh_UNPROFOR tại Nam_Tư cũ . Canada_cử quân đến Afghanistan vào năm 2001 , song từ_chối tham_gia cuộc xâm_chiếm Iraq do Hoa_Kỳ dẫn_đầu vào năm 2003 . Năm 2009 , kinh_tế Canada_chịu tổn_thất trong Đại_suy_thoái toàn_cầu , song đã phục_hồi một_cách khiêm_tốn . Năm 2011 , các lực_lượng của Canada tham_gia vào_cuộc can_thiệp do NATO dẫn_đầu trong Nội_chiến_Libya . Địa_lý Canada chiếm phần_lớn phía bắc của Bắc_Mỹ , có biên_giới trên bộ với Hoa_Kỳ liền kề ở phía nam và bang_Alaska của Hoa_Kỳ ở phía tây bắc . Canada trải dài từ Đại_Tây_Dương ở phía đông đến Thái_Bình_Dương ở phía tây , phía bắc là Bắc_Băng_Dương . Greenland thuộc Vương_quốc Đan_Mạch nằm ở phía đông bắc , còn Saint_Pierre và Miquelon thuộc Pháp thì nằm ở phía nam đảo Newfoundland của Canada . Theo tổng diện_tích , Canada là quốc_gia lớn thứ hai trên thế_giới , sau Nga . Theo diện_tích đất , Canada_xếp thứ tư . Quốc_gia nằm giữa các vĩ_độ 41 °_B và 84 °_B , và giữa các kinh_độ 52 °_T và 141 °_T. Kể từ năm 1925 , Canada tuyên_bố chủ_quyền với phần thuộc vùng Bắc_Cực nằm giữa 60 °_T và 141 °_T , song yêu_sách này không được công_nhận phổ_biến . Canada là nơi có khu định_cư viễn_bắc nhất của thế_giới , đó là trạm Alert của Quân_đội Canada , nằm ở mũi phía bắc của đảo Ellesmere – vĩ_độ 82,5_° B – cách Bắc_Cực . Phần_lớn vùng Bắc_Cực thuộc Canada bị băng và tầng đất đóng_băng vĩnh_cửu bao_phủ . Canada có đường bờ biển dài nhất trên thế_giới , với tổng chiều dài là ; thêm vào đó , biên_giới Canada-Hoa_Kỳ là biên_giới trên bộ dài nhất thế_giới , trải dài . Từ khi kỷ băng_hà cuối_cùng kết_thúc , Canada gồm có tám miền rừng riêng_biệt , gồm có rừng phương_Bắc rộng_lớn trên khiên Canada . Canada có khoảng 31.700 hồ lớn hơn , nhiều hơn bất_kỳ quốc_gia nào khác , và chứa nhiều nước_ngọt của thế_giới . Cũng có một_số sông băng nước_ngọt trên Dãy núi Rocky của Canada và Dãy núi Coast . Canada là khu_vực hoạt_động về mặt địa_chất , có nhiều động_đất và núi lửa hoạt_động tiềm_năng , đáng chú_ý là núi Meager , núi Garibaldi , núi Cayley , và tổ_hợp núi lửa núi Edziza . Vụ Tseax_Cone phun trào núi lửa vào năm 1775 nằm trong số các thảm_họa tự_nhiên_tệ nhất tại Canada , sát_hại 2.000 người Nisga'a và hủy diệt làng của họ tại thung_lũng sông Nass ở bắc_bộ British_Columbia . Vụ phun trào tạo ra dòng_chảy nham_thạch dài , và theo truyền_thuyết của người Nisga'a thì nó chặn dòng_chảy của sông Nass . Mật_độ dân_số của Canada là , nằm vào hàng thấp nhất trên thế_giới . Phần có mật_độ dân_số đông_đúc nhất của quốc_gia là hành_lang Thành_phố Québec – Windsor , nằm tại Nam_bộ Québec và Nam_bộ Ontario dọc theo Ngũ_Đại_Hồ và sông St . Lawrence . Nhiệt_độ tối_cao trung_bình mùa đông và mùa hè tại Canada khác_biệt giữa các khu_vực . Mùa đông có_thể khắc_nghiệt tại nhiều nơi của quốc_gia , đặc_biệt là trong vùng nội_địa và các tỉnh thảo_nguyên , là những nơi có khí_hậu lục_địa với nhiệt_độ trung_bình ngày là gần − 15 °C ( 5 °F ) , song có_thể xuống dưới với các cơn gió lạnh dữ_dội . Tại các vùng không nằm ven biển , tuyết có_thể bao_phủ mặt_đất gần sáu tháng mỗi năm , trong khi các phần ở phía bắc có_thể dai_dẳng quanh_năm . British_Columbia Duyên_hải có một khí_hậu ôn_hòa , với một mùa đông ôn_hòa và mưa nhiều . Ở các vùng bờ biển phía đông và phía tây , nhiệt_độ tối_cao trung bình_thường là dưới hai mươi mấy độ C , trong khi tại lãnh_thổ giữa các vùng bờ biển thì nhiệt_độ tối_cao vào mùa hạ biến_động từ , nhiệt_độ tại một_số nơi ở nội_địa thỉnh_thoảng vượt quá . Kinh_tế Ngân_hàng Canada là ngân_hàng trung_ương của quốc_gia . Ngoài_ra , Bộ_trưởng Tài_chính và Bộ_trưởng Công_nghiệp sử_dụng hệ_thống cục Thống_kê Canada để lập kế_hoạch tài_chính . Sở giao_dịch chứng_khoán Toronto là sở giao_dịch chứng_khoán lớn thứ_bảy trên thế_giới với 1.577 công_ty niêm_yết vào năm 2012 . Canada là nền kinh_tế lớn thứ 10 trên thế_giới , với GDP_danh_nghĩa năm 2012 là khoảng 1.532.340 tỷ_đô la_Mỹ . Đây là một thành_viên của Tổ_chức Hợp_tác và Phát_triển kinh_tế ( OECD ) và G8 , và là một trong mười quốc_gia mậu_dịch đứng đầu thế_giới , với một nền kinh_tế toàn_cầu hóa cao_độ . Canada có một nền kinh_tế hỗn_hợp , xếp_hạng trên Hoa_Kỳ và hầu_hết các quốc_gia Tây_Âu về chỉ_số tự_do kinh_tế của Heritage_Foundation ( Tổ_chức Di_sản ) , và trải qua bất_bình_đẳng thu_nhập ở mức tương_đối thấp . Năm 2008 , lượng hàng hóa nhập_khẩu của Canada có giá_trị trên 442,9 tỷ_CAD , trong đó 280,8 tỷ_CAD bắt_nguồn từ Hoa_Kỳ , 11,7 tỷ_CAD bắt_nguồn từ Nhật_Bản , và 11,3 tỷ_CAD bắt_nguồn từ Anh_Quốc . Tổng_thâm_hụt thương_mại của Canada vào năm 2009 là 4,8 tỷ_CAD , trong khi vào năm 2008 quốc_gia này thặng_dư 46,9 tỷ_CAD. Kể từ đầu thế_kỷ XX , sự phát_triển của các ngành chế_tạo , khai_mỏ , và các lĩnh_vực dịch_vụ đã chuyển_đổi Canada từ một nền kinh_tế nông_thôn mức_độ lớn sang nền kinh_tế đô_thị hóa , công_nghiệp . Giống như nhiều quốc_gia phát_triển khác , ngành công_nghiệp dịch_vụ chi_phối kinh_tế Canada , cung_cấp việc_làm cho khoảng ba phần_tư lực_lượng lao_động toàn_quốc . Tuy_nhiên , Canada có sự khác_biệt về tầm quan_trọng của khu_vực sơ_khai , mà trong đó các ngành đốn gỗ và dầu_mỏ là hai trong số các thành_phần nổi_bật nhất . Canada là một trong vài quốc_gia phát_triển xuất_khẩu ròng năng_lượng . Canada Đại_Tây_Dương có các mỏ khí_đốt ngoài khơi rộng_lớn , và Alberta cũng có các tài_nguyên dầu_khí lớn . Các mỏ cát dầu_Athabasca và các tài_sản khác khiến Canada_sở_hữu 13 % trữ_lượng dầu toàn_cầu , và lớn thứ ba trên thế_giới , sau Venezuela và Ả_Rập Xê_Út . Canada cũng là một trong các quốc_gia lớn nhất về cung_cấp nông_sản trên thế_giới ; Các thảo_nguyên Canada là một trong những nơi sản_xuất có tầm quan_trọng toàn_cầu nhất về lúa_mì , cải_dầu , và các loại hạt khác . Các mặt_hàng tài_nguyên tự_nhiên xuất_khẩu chính của nước Canada là thiếc và urani , và quốc_gia này cũng là nhà_xuất_khẩu hàng_đầu về nhiều loại khoáng_sản khác như vàng , niken , nhôm , thép , quặng sắt , than_cốc , và chì . Tại nhiều thị_trấn tại bắc_bộ Canada , nơi mà nông_nghiệp gặp khó_khăn , kinh_tế của họ dựa vào các mỏ khoáng_sản lân_cận hoặc các nguồn gỗ . Canada cũng có một ngành chế_tạo tương_đối lớn tập_trung tại nam_bộ Ontario và Québec , các ngành công_nghiệp quan_trọng đặc_biệt gồm có ô_tô và hàng_không . Sự hội_nhập của kinh_tế Canada với Hoa_Kỳ tăng lên đáng_kể từ sau Chiến_tranh thế_giới thứ hai . Hiệp_định Mậu_dịch các sản_phẩm ô_tô ( APTA ) năm 1965 mở_cửa biên_giới cho mậu_dịch trong ngành sản_xuất ô_tô . Trong thập_niên 1970 , các mối quan_tâm về sự độc_lập năng_lượng và sở_hữu ngoại_quốc trong lĩnh_vực chế_tạo thúc_đẩy chính_phủ Tự_do của Thủ_tướng Pierre_Trudeau ban_hành Chương_trình Năng_lượng quốc_gia ( NEP ) và Cơ_quan Đánh_giá đầu_tư nước_ngoài ( FIRA ) . Trong thập_niên 1980 , Thủ_tướng Brian_Mulroney thuộc Đảng Cấp_tiến Bảo_thủ đã bãi_bỏ NEP và đổi tên FIRA_thành cơ_quan " Đầu_tư Canada " , nhằm khuyến_khích đầu_tư nước_ngoài . Hiệp_định Thương_mại tự_do Canada – Hoa_Kỳ ( FTA ) năm 1988 đã loại_trừ thuế_quan giữa hai quốc_gia , trong khi Hiệp_định Thương_mại Tự_do Bắc_Mỹ ( NAFTA ) mở_rộng thành một khu_vực bao_gồm cả México vào năm 1994 . Vào giữa thập_niên 1990 , chính_phủ Tự_do của Jean_Chrétien bắt_đầu thông_báo thặng_dư ngân_sách hàng năm , và dần trả bớt nợ quốc_gia . Khủng_hoảng tài_chính toàn_cầu năm 2008 gây ra đại_suy_thoái , dẫn đến tỷ_lệ thất_nghiệp gia_tăng đáng_kể tại Canada . Năm 2013 , phần_lớn kinh_tế Canada đã ổn_định , song quốc_gia vẫn gặp khó_khăn do tăng_trưởng thấp , tính nhạy_cảm với cuộc khủng_hoảng_Eurozone và tỷ_lệ thất_nghiệp cao hơn bình_thường . Khoa_học và công_nghệ Năm 2011 , Canada chi khoảng 29,9 tỷ_CAD cho nghiên_cứu và phát_triển nội_địa . Tính đến năm 2012 , quốc_gia có 14 giải_thưởng Nobel trong các lĩnh_vực vật_lý_học , hóa_học , y_học , và xếp_hạng tư toàn_cầu về chất_lượng nghiên_cứu khoa_học trong một nghiên_cứu năm 2012 của các nhà_khoa_học quốc_tế . Năm 2012 , Canada có trên 28,4 triệu người sử_dụng Internet , tức khoảng 83 % tổng dân_số . Cơ_quan Vũ_trụ Canada thực_hiện một chương_trình không_gian hoạt_động cao_độ , chỉ_đạo nghiên_cứu không_gian sâu , hành_tinh , và hàng_không ; và phát_triển các tên_lửa và vệ_tinh . Bằng việc phóng_Alouette 1 vào năm 1962 , Canada trở_thành quốc_gia thứ ba phóng một vệ_tinh vào không_gian sau Liên_Xô và Hoa_Kỳ . Năm 1984 , Marc_Garneau trở_thành phi_hành_gia đầu_tiên của Canada . Tính đến năm 2013 , có chín người Canada từng bay vào không_gian , với 15 sứ_mệnh có người lái . Canada là một bên tham_gia trong trạm vũ_trụ quốc_tế ( ISS ) , và là một nước tiên_phong trong người_máy không_gian , chế_tạo ra các tay máy robot Canadarm , Canadarm2 và Dextre cho ISS và cho tàu con_thoi của NASA. Từ thập_niên 1960 , ngành công_nghiệp không_gian vũ_trụ của Canada đã thiết_kế và xây_dựng nhiều nhãn_hiệu vệ_tinh , gồm có Radarsat-1 và 2 , ISIS và MOST._Canada cũng sản_xuất thành_công và sử_dụng rộng_rãi tên_lửa thám không Black_Brant ; trên 1.000 tên_lửa Black_Brants được phóng kể từ khi nó được giới_thiệu vào năm 1961 . Chính_phủ và chính_trị Canada có một hệ_thống nghị_viện trong khuôn_khổ chế_độ_quân_chủ_lập_hiến , chế_độ_quân_chủ của Canada là nền_tảng của các nhánh hành_pháp , lập_pháp , và tư_pháp . Quân_chủ của Canada là Quốc_vương_Charles III , ông cũng đóng vai_trò là nguyên_thủ quốc_gia của 15 quốc_gia khác và là nguyên_thủ của mỗi tỉnh tại Canada . Đại_diện cho Quốc_vương là Toàn_quyền Canada , người này thực_hiện hầu_hết các chức_trách của quân_chủ liên_bang tại Canada . Các nhân_vật quân_chủ và phó quân_chủ bị hạn_chế trong việc tham_gia trực_tiếp vào các lĩnh_vực cai_trị . Trong thực_tiễn , họ sử_dụng các quyền hành_pháp theo chỉ_dẫn của Nội_các , đây là một hội_đồng gồm các bộ_trưởng của Vương_quốc chịu trách_nhiệm trước Chúng nghị_viện , do Thủ_tướng Canada lựa_chọn và đứng đầu , thủ_tướng là người đứng đầu chính_phủ ( Thủ_tướng hiện_tại là ông Justin_Trudeau ) . Trong các tình_thế khủng_hoảng nhất_định , Toàn_quyền hay quân_chủ có_thể thực_thi quyền_lực của họ mà không phải dựa theo cố_vấn của các bộ_trưởng . Nhằm đảm_bảo tính ổn_định của chính_phủ , toàn_quyền theo thường_lệ sẽ bổ_nhiệm thủ_tướng là người đang giữ chức lãnh_tụ của chính_đảng có_thể đạt được một đa_số tại Chúng nghị_viện . Văn_phòng Thủ_tướng ( PMO ) do_đó là một trong những cơ_quan_quyền_lực nhất trong chính_phủ , đề_xuất hầu_hết các pháp_luật để nghị_viện phê_chuẩn và lựa_chọn chức_vụ được Quân_chủ bổ_nhiệm . Các chức_vụ này , ngoài đã được nhắc đến ở trên , còn có toàn_quyền , phó tổng_đốc , tham_nghị_sĩ , thẩm_phán tòa_án liên_bang , và người đứng đầu các công_ty quốc_doanh ( Crown_corporations ) , và các cơ_quan của chính_phủ . Lãnh_tụ của chính_đảng có số ghế nhiều thứ hai thường trở_thành ' Lãnh_tụ_phe đối_lập trung_thành của Bệ_hạ ' và là một phần trong một hệ_thống nghị_viện đối_kháng nhằm duy_trì sự kiểm_tra đối_với chính_phủ . Mỗi_một trong số 308 nghị_sĩ tại Chúng nghị_viện được bầu theo đa_số giản_đơn trong một khu_vực tuyển_cử . Tổng_tuyển_cử phải do toàn_quyền yêu_cầu , theo cố_vấn của thủ_tướng trong vòng bốn năm tính từ cuộc bầu_cử trước đó , hoặc nếu chính_phủ thất_bại trong một cuộc bỏ_phiếu tín_nhiệm tại nghị_viện . 105 thành_viên của Tham_nghị_viện , với số ghế được phân_chia theo một cơ_sở vùng_miền , họ phục_vụ cho đến tuổi 75 . Năm chính_đảng có đại_biểu được bầu vào nghị_viện liên_bang trong cuộc bầu_cử năm 2011 : Đảng Bảo_thủ ( đảng cầm quyèn ) , Đảng Tân_Dân_chủ ( đối_lập chính_thức ) , Đảng Tự_do , Khối_Người Québec , và Đảng_Xanh . Cấu_trúc liên_bang của Canada phân_chia các trách_nhiệm của chính_phủ giữa chính_phủ liên_bang và 10 tỉnh . Các cơ_quan lập_pháp cấp tỉnh theo đơn viện_chế và hoạt_động theo kiểu cách nghị_viện tương_tự như Chúng nghị_viện . Ba lãnh_thổ của Canada cũng có các cơ_quan lập_pháp , song chúng không có chủ_quyền và có ít trách_nhiệm hiến_pháp hơn so với các tỉnh . Cơ_quan lập_pháp của các lãnh_thổ cũng có cấu_trúc khác_biệt so với cơ_quan tương_đương của các tỉnh . Pháp_luật Hiến_pháp Canada là pháp_luật tối_cao của quốc_gia , và gồm có các bản văn_bằng văn_bản và các quy_ước bất_thành_văn . Đạo_luật Hiến_pháp 1867 ( trước năm 1982 gọi_là Đạo_luật Bắc_Mỹ thuộc Anh ) , khẳng_định sự cai_trị dựa trên tiền_lệ nghị_viện và phân_chia quyền_lực giữa các chính_phủ liên_bang và cấp tỉnh . Quy_chế Westminster 1931 trao đầy_đủ quyền tự_trị và Đạo_luật Hiến_pháp 1982 kết_thúc toàn_bộ liên_kết lập_pháp giữa Canada với Anh_Quốc , cũng như thêm một thể_thức tu_chính hiến_pháp và Hiến_chương Canada về Quyền_lợi và Tự_do . Hiến_chương đảm_bảo các quyền_lợi và quyền tự_do mà theo thường_lệ không_thể bị chà_đạp bởi bất_kỳ chính_phủ nào-tuy thế một điều_khoản tuy_nhiên cho_phép_nghị liên_bang và các cơ_quan lập_pháp cấp tỉnh được phủ_quyết một_số điều_khoản nhất_định của Hiến_chương trong một giai_đoạn 5 năm . Mặc_dù không phải là không có xung_đột , các ảnh_hưởng tương_hỗ ban_đầu giữa người Canada gốc châu_Âu với người_Dân_tộc Trước_tiên và người Inuit tương_đối hòa_bình . Đạo_luật người Da_đỏ ( Indian_Act ) , các hiệp_định khác nhau và các án lệ_pháp được lập ra để điều_đình các quan_hệ giữa người châu_Âu và các dân_tộc bản_địa . Đảng chú_ý nhất là một loạt 11 hiệp_định được gọi_là Các hiệp_định Được đánh_số , chúng được ký giữa các dân_tộc Thổ_dân tại Canada và Quân_chủ tại vị của Canada từ năm 1871 đến năm 1921 . Các hiệp_định này là những thỏa_thuận với Hội_đồng Xu_mật_viện quân_chủ Canada , được quản_lý theo luật Thổ_dân Canada , và do Bộ_trưởng Sự_vụ dân nguyên_trú và Phát_triển phương_Bắc giám_sát . Vai_trò của các hiệp_định và các quyền_lợi họ được cấp được tác khẳng_định qua Điều 35 của Đạo_luật Hiến_pháp 1982 . Các quyền_lợi này có_thể bao_gồm cung_cấp các dịch_vụ như y_tế , và miễn thuế . Bộ_máy tư_pháp của Canada đóng một vai_trò quan_trọng trong giải_thích các pháp_luật và có quyền phủ_định các đạo_luật của nghị_viện nếu chúng vi_hiến . Tối_cao pháp_viện Canada là tòa_án cao nhất và nơi phân_xử cuối_cùng , từ ngày 18 tháng 12 năm 2017 đứng đầu tòa là Chánh_án Richard_Wagner . Chín thành_viên của Tối_cao pháp_viện do toàn_quyền bổ_nhiệm theo cố_vấn của thủ_tướng và bộ_trưởng tư_pháp . Tất_cả thẩm_phán ở cấp cao và cấp phúc_thẩm đều được bổ_nhiệm sau khi hội_ý với các cơ_cấu pháp_luật phi_chính_phủ . Nội_các liên_bang cũng bổ_nhiệm các thẩm_phán cho các tòa cấp cao có quyền_hạn cấp tỉnh và lãnh_thổ . Thông_luật phổ_biến tại hầu_hết các khu_vực , ngoại_trừ tại Québec , trong tỉnh này dân_luật chiếm ưu_thế . Luật_hình_sự là trách_nhiệm của liên_bang và thống_nhất trên toàn Canada . Thực_thi pháp_luật , trong đó có các tòa_án hình_sự , về chính_thức là một trách_nhiệm của cấp tỉnh , do lực_lượng cảnh_sát cấp tỉnh và thành_phố thực_hiện . Tuy_nhiên , tại hầu_hết các khu_vực nông_thôn và một_số khu_vực thành_thị , trách_nhiệm được giao_ước cho Kị_cảnh vương_thất Canada cấp liên_bang . Quan_hệ đối_ngoại và quân_sự Canada đang sử_dụng một lực_lượng quân_sự chuyên_nghiệp , tình_nguyện gồm 68.250 nhân_viên và khoảng 47.081 quân dự_bị . Quân_đội Canada ( CF ) gồm có Lục_quân Canada , Hải_quân Hoàng_gia_Canada , và Không_quân Hoàng_gia_Canada . Năm 2017 , tổng chi_tiêu quân_sự của Canada là khoảng 27,6 tỷ_đô la Canada . Canada và Hoa_Kỳ chia_sẻ đường biên_giới không được bảo_vệ dài nhất thế_giới , hợp_tác trong các chiến_dịch và tập_luyện quân_sự , và là đối_tác thương_mại lớn nhất của nhau . Canada tuy_vậy vẫn có một chính_sách đối_ngoại độc_lập , đáng chú_ý nhất là việc duy_trì quan_hệ đầy_đủ với Cuba và từ_chối chính_thức tham_gia trong Cuộc xâm_chiếm Iraq năm 2003 . Canada cũng duy_trì các quan_hệ mang tính lịch_sử với Anh_Quốc và Pháp và với các cựu thuộc_địa của Anh và Pháp thông_qua tư_cách thành_viên của liên_minh trong khối Thịnh_vượng chung các quốc_gia và Cộng_đồng Pháp ngữ . Canada có quan_hệ tích_cực với Hà_Lan , một phần là do Canada từng góp_phần giải_phóng Hà_Lan trong Chiến_tranh thế_giới thứ hai . Canada gắn_bó chặt_chẽ với Đế_quốc_Anh và Thịnh_vượng chung , do_vậy quốc_gia này tham_gia nhiều trong các nỗ_lực quân_sự của Anh_Quốc trong Chiến_tranh Boer lần thứ hai , Chiến_tranh thế_giới thứ nhất và Chiến_tranh thế_giới thứ hai . Kể từ đó , Canada chủ_trương đa_phương hóa , tiến_hành các nỗ_lực nhằm giải_quyết các vấn_đề toàn_cầu bằng cách cộng_tác với các quốc_gia khác . Canada là một thành_viên sáng_lập của Liên_Hợp_Quốc vào năm 1945 và của NATO vào năm 1949 . Trong Chiến_tranh Lạnh , Canada là một nước đóng_góp lớn cho lực_lượng của Liên_Hợp_Quốc trong Chiến_tranh Triều_Tiên và cùng với Hoa_Kỳ thành_lập Bộ_Tư_lệnh phòng_thủ_hành không vũ_trụ Bắc_Mỹ NORAD nhằm hợp_tác để phòng_thủ chống lại các cuộc tấn_công trên không tiềm_tàng của Liên_Xô . Trong Khủng_hoảng Kênh_đào Suez năm 1956 , Thủ_tướng tương_lai Lester_B. Pearson làm giảm căng_thẳng bằng đề_xuất triển_khai Lực_lượng gìn_giữ hòa bình_Liên_Hợp_Quốc , do hành_động này mà ông nhận được Giải_Nobel Hòa_bình năm 1957 . Đây là sứ_mệnh gìn_giữ hòa bình đầu_tiên của Liên_Hợp_Quốc , do_vậy Lester_B. Pearson thường được công_nhận là người sáng_tạo ra khái_niệm này . Kể từ đó , Canada tham_gia trong 50 sứ_mệnh gìn_giữ hòa_bình , bao_gồm mọi nỗ_lực gìn_giữ hòa_bình của Liên_Hợp_Quốc cho đến năm 1989 , và từ đó duy_trì lực_lượng trong các sứ_mệnh quốc_tế tại Rwanda , Nam_Tư cũ , và những nơi khác ; Canada thỉnh_thoảng phải đối_mặt với các tranh_luận về sự dính_líu của họ đến các quốc_gia khác , đáng chú_ý là trong Vụ_việc Somalia năm 1993 . Canada gia_nhập Tổ_chức các quốc_gia châu_Mỹ ( OAS ) vào năm 1990 và tổ_chức hội_nghị Đại_hội_đồng OAS tại Windsor , Ontario vào tháng 6 năm 2000 và Hội_nghị thượng_đỉnh thứ ba của OAS tại thành_phố Québec vào tháng 4 năm 2001 . Canada mưu_cầu mở_rộng các quan_hệ của mình với các nền kinh_tế trong vành_đai Thái_Bình_Dương thông_qua tư_cách thành_viên trong diễn_đàn Diễn_đàn Hợp_tác Kinh_tế châu_Á - Thái_Bình_Dương ( APEC ) . Năm 2001 , Canada triển_khai quân_nhân đến Afghanistan với tư_cách là một phần của lực_lượng ôn_định Mỹ và Lực_lượng Hỗ_trợ An_ninh Quốc_tế ( ISAF ) do NATO lãnh_đạo và được Liên_Hợp_Quốc cho_phép . Trong cuộc_chiến này , Canada mất 158 binh_sĩ , với chi_phí khoảng 11,3 tỷ_đô la Canada . Vào tháng 2 năm 2007 , Canada , Ý , Anh_Quốc , Na_Uy , và Nga tuyên_bố cam_kết chung của họ cho một dự_án 1,5 tỷ_đô la Mỹ nhằm giúp_đỡ phát_triển vắc-xin cho các quốc_gia đang phát_triển , và kêu_gọi các quốc_gia khác cùng tham_gia . Vào tháng 8 năm 2007 , tuyên_bố chủ_quyền đối_với vùng Bắc_Cực của Canada bị thử_thách sau khi Nga tiến_hành chiếm thám_hiểm dưới nước đến Bắc_Cực ; kể từ năm 1925 thì Canada nhìn_nhận khu_vực này thuộc chủ_quyền lãnh_thổ của mình . Từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2011 , quân_đội Canada tham_gia vào_cuộc can_thiệp của NATO do Liên_Hợp_Quốc ủy_thác trong Nội_chiến_Libya . Canada được công_nhận là một cường_quốc bậc trung_do vai_trò của quốc_gia này trong các quan_hệ quốc_tế với một xu_hướng theo_đuổi các giải_pháp đa_phương . Ngoài việc là một thành_viên của Liên_Hợp_Quốc , Tổ_chức Thương_mại_Thế_giới và Tổ_chức Hợp_tác và Phát_triển Kinh_tế ( OECD ) , Canada còn là một thành_viên của các tổ_chức và diễn_đàn khu_vực và quốc_tế khác trên các vấn_đề kinh_tế và văn_hóa . Canada tham_gia vào Công_ước_Quốc_tế_về các Quyền_Dân_sự và Chính_trị năm 1976 . Các tỉnh và lãnh_thổ Canada là một liên_bang gồm có mười tỉnh và ba lãnh_thổ . Các đơn_vị hành_chính này có_thể được nhóm thành bốn vùng chính : Tây_bộ Canada , Trung_bộ Canada , Canada_Đại_Tây_Dương , và Bắc_bộ Canada ( " Đông_bộ Canada " bao_gồm Trung_bộ Canada và Canada_Đại_Tây_Dương ) . Các tỉnh có quyền tự_trị lớn hơn các lãnh_thổ , chịu trách_nhiệm đối_với các chương_trình xã_hội như chăm_sóc y_tế , giáo_dục , và phúc_lợi . Tổng_thu_nhập của các tỉnh nhiều hơn của chính_phủ liên_bang . Sử_dụng quyền_hạn chi_tiêu của mình , chính_phủ liên_bang có_thể bắt_đầu các chính_sách quốc_gia tại các tỉnh , như Đạo_luật Y_tế Canada ; các tỉnh có_thể chọn ở ngoài chúng , song hiếm khi làm_vậy trên thực_tế . Chính_phủ liên_bang thực_thi thanh_toán cân_bằng nhằm bảo_đảm các tiêu_chuẩn thống_nhất hợp_lý về các dịch_vụ và thuế được thi_hành giữa các tỉnh giàu hơn và nghèo hơn . Nhân_khẩu Điều_tra dân_số Canada năm 2016 đưa ra số_liệu tổng_dân_số là 35.151.728 người , tăng khoảng 5 % so với số_liệu năm 2011 . Mật_độ dân_số của Canada , 3,7 người trên mỗi km vuông ( 9,6 / sq mi ) , là một trong những quốc_gia có mật_độ dân_số thấp nhất trên thế_giới . Lãnh_thổ Canada trải dài từ vĩ_tuyến 83 ° B đến 41 °_B , và khoảng 95 % dân_số sống ở phía nam vĩ_tuyến 55 °_B . Khoảng bốn phần năm dân_số Canada sống cách với biên_giới Hoa_Kỳ dưới . Xấp_xỉ 80 % người Canada sống tại các khu_vực đô_thị tập_trung tại hành_lang thành_phố Québec – Windsor , Lower_Mainland tại British_Columbia , và hành_lang Calgary – Edmonton tại Alberta .. Giống như các quốc_gia phát_triển khác , Canada đang trải qua biến_đổi nhân_khẩu học theo hướng dân_số già hơn , với nhiều người nghỉ hưu hơn và ít người trong độ tuổi lao_động hơn . Năm 2006 , tuổi trung_bình của cư_dân Canada là 39,5 ; năm 2011 , con_số này tăng lên xấp_xỉ 39,9 . Năm 2013 , tuổi_thọ bình_quân của người Canada là 81 . Theo điều_tra dân_số năm 2016 , nguồn_gốc dân_tộc tự_thuật lớn nhất là người Canada ( chiếm 32 % dân_số ) , tiếp_theo là người Anh ( 18,3 % ) , người Scotland ( 13,9 % ) , người Pháp ( 13,6 % ) , người Ailen ( 13,4 % ) , người Đức ( 9,6 % ) , người Trung_Quốc ( 5,1 % ) , Ý ( 4,6 % ) , người_Dân_tộc thứ nhất ( 4,4 % ) , người Ấn_Độ ( 4.0 % ) và người Ukraina ( 3.9 % ) . Có 600 nhóm Dân_tộc Trước_tiên được công_nhận , với tổng_số 1.172.790 người . Dân_số thổ_dân của Canada đang tăng_trưởng gần gấp hai lần tỷ_lệ bình_quân toàn_quốc , và 4 % dân_số Canada tuyên_bố họ có đặc_tính thổ_dân trong năm 2006 . 16,2 % dân_số khác thuộc một nhóm thiểu_số hữu_hình ( visible_minority ) phi thổ_dân . Năm 2016 , các nhóm thiểu_số hữu_hình lớn nhất là người Nam_Á ( 5,6 % ) , người Hoa ( 5 % ) và người Da_đen ( 3,5 % ) . Từ năm 2011 đến năm 2016 , dân_số dân_tộc_thiểu_số hữu_hình tăng_trưởng 18,4 % . Năm 1961 , dưới 2 % dân_số Canada ( khoảng 300.000 người ) có_thể được phân_loại thuộc một nhóm dân_tộc_thiểu_số hữu_hình , và dưới 1 % là thổ_dân . Năm 2007 , gần một phần năm ( 19,8 % ) người Canada_sinh ra tại nước_ngoài , với gần 60 % tân di_dân đến từ châu_Á ( gồm cả Trung_Đông ) . Các nguồn nhập_cư dẫn_đầu đến Canada hiện là Trung_Quốc , Philippines và Ấn_Độ . Theo cục Thống_kê Canada , các nhóm thiểu_số hữu_hình có_thể chiếm một_phần_ba dân_số Canada vào năm 2031 . Canada là một trong những quốc_gia có tỷ_lệ nhập_cư bình_quân trên người cao nhất thế_giới , được thúc_đẩy từ chính_sách kinh_tế và đoàn_tụ gia_đình . Một tường_thuật nói có 260.400 người nhập_cư đến Canada trong năm 2014 . Chính_phủ Canada dự_tính có từ 280.000 đến 305.000_cư_dân thường_trú mới vào năm 2015 , một con_số người nhập_cư tương_tự như trong những năm gần đây . Những người mới nhập_cư chủ_yếu định_cư tại các khu_vực đô_thị lớn như Toronto , Montreal và Vancouver . Canada cũng chấp_nhận một lượng lớn người tị nạn , chiếm hơn 10 % tái định_cư người tị_nạn toàn_cầu mỗi năm . Canada là quốc_gia đa tôn_giáo , bao_gồm nhiều tín_ngưỡng và phong_tục . Theo điều_tra năm 2011 , 67,3 % người Canada nhận mình là tín_hữu Kitô_giáo ; trong đó Công_giáo_Rôma là giáo_hội lớn nhất với 38,7 % dân_số . Các giáo_phái Tin_Lành chiếm 27 % dân_số , lớn nhất trong số đó là Giáo_hội Hiệp nhất Canada ( 6,1 % ) , tiếp_theo là Anh_giáo ( 5,0 % ) , và Báp-tít ( 1,9 % ) . Năm 2011 , khoảng 23,9 % cư_dân Canada coi rằng mình không tôn_giáo , so với 16,5 % vào năm 2001 . Còn lại , 8,8 % dân_số Canada là tín_đồ của các tôn_giáo khác , lớn nhất trong đó là Hồi_giáo ( 3,2 % ) và Ấn_Độ_giáo ( 1,5 % ) . Giáo_dục Các tỉnh và lãnh_thổ của Canada chịu trách_nhiệm về giáo_dục . Độ tuổi bắt_buộc đến trường có phạm_vi từ 5 – 7 đến 16 – 18 tuổi , đóng_góp vào tỷ_lệ người trưởng_thành biết chữ là 99 % . Năm 2011 , 88 % người trưởng_thành có tuổi từ 25 đến 64 đã đạt được trình_độ tương_đương tốt_nghiệp trung_học , trong khi tỷ_lệ chung của OECD là 74 % . Năm 2002 , 43 % người Canada từ 25 đến 64 tuổi sở_hữu một nền giáo_dục sau trung_học ; trong độ tuổi từ 25 đến 34 , tỷ_lệ giáo_dục sau trung_học đạt 51 % . Theo một tường_thuật của NBC năm 2012 , Canada là quốc_gia có giáo_dục nhất trên thế_giới . Chương_trình đánh_giá học_sinh quốc_tế ( PISA ) chỉ ra rằng học_sinh Canada_biểu_hiện tốt hơn mức trung_bình của OECD , đặc_biệt là trong toán_học , khoa_học , và đọc . Ngôn_ngữ Canada có hai ngôn_ngữ chính_thức là tiếng Anh và tiếng Pháp , theo điều 16 của Hiến_chương Canada về Quyền_lợi và Tự_do và Đạo_luật ngôn_ngữ chính_thức của Liên_bang . Chính_phủ Canada thực_hiện song_ngữ chính_thức , do Ủy_viên hội_đồng các ngôn_ngữ chính_thức chấp_hành . Tiếng Anh và tiếng Pháp có địa_vị ngang nhau trong các tòa_án liên_bang , Nghị_viện , và trong toàn_bộ các cơ_quan liên_bang . Các công_dân có quyền , ở nơi đủ nhu_cầu , nhận các dịch_vụ của chính_phủ liên_bang bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp , và các ngôn_ngữ_thiểu_số có địa_vị chính_thức được đảm_bảo có trường_học sử_dụng chúng tại tất_cả các tỉnh và lãnh_thổ . Tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn_ngữ thứ nhất của lần_lượt 59,7 và 23,2 phần_trăm dân_số Canada . Xấp_xỉ 98 % người Canada có_thể nói tiếng Anh hoặc tiếng Pháp : 57,8 % chỉ nói tiếng Anh , 22,1 % chỉ nói tiếng Pháp , và 17,4 % nói cả hai ngôn_ngữ . Các cộng_đồng ngôn_ngữ chính_thức tiếng Anh và tiếng Pháp , được xác_định bằng ngôn_ngữ chính_thức thứ nhất được nói , tương_ứng chiếm 73 % và 23,6 % dân_số . Hiến_chương Pháp ngữ 1977 xác_định tiếng Pháp là ngôn_ngữ chính_thức của Québec . Mặc_dù hơn 85 % số người Canada nói tiếng Pháp sống tại Québec , song cũng có dân_số Pháp ngữ đáng_kể tại Ontario , Alberta , và nam_bộ Manitoba ; Ontario là tỉnh có nhiều dân_số Pháp ngữ nhất bên ngoài Québec . New_Brunswick là tỉnh chính_thức song_ngữ duy_nhất , có cộng_đồng_thiểu_số Acadia nói tiếng Pháp chiếm 33 % dân_số . Cũng có các nhóm người Acadia tại tây_nam_bộ Nova_Scotia , trên đảo Cape_Breton , và qua trung_bộ và tây bộ đảo Prince_Edward . Các tỉnh khác không có ngôn_ngữ chính_thức như_vậy , song tiếng Pháp được sử_dụng như một ngôn_ngữ trong giảng_dạy , trong tòa_án , và cho các dịch_vụ chính_quyền khác , cùng với tiếng Anh . Manitoba , Ontario , và Québec cho_phép nói cả tiếng Anh và tiếng Pháp tại các cơ_quan lập_pháp cấp tỉnh , và các đạo_luật được ban_hành bằng cả hai ngôn_ngữ . Tại Ontario , tiếng Pháp có một_số địa_vị pháp_lý , song không hoàn_toàn là ngôn_ngữ đồng chính_thức . Có 11 nhóm ngôn_ngữ Thổ_dân , bao_gồm hơn 65 phương_ngôn riêng_biệt . Trong số đó , chỉ có Cree , Inuktitut và Ojibway là có số người nói thành_thạo đủ lớn để được xem là có_thể sinh_tồn trường_kỳ . Một_vài ngôn_ngữ thổ_dân có địa_vị chính_thức tại Các Lãnh_thổ Tây_Bắc . Inuktitut là ngôn_ngữ chính tại Nunavut , và là một trong ba ngôn_ngữ chính_thức tại lãnh_thổ này . Năm 2016 , hơn 7,3 triệu người Canada kê_khai ngôn_ngữ mẹ_đẻ của họ là một ngôn_ngữ phi_chính_thức . Một_số ngôn_ngữ không chính_thức phổ_biến nhất bao_gồm tiếng Trung_Quốc ( 1.227.680 người nói như ngôn_ngữ mẹ đẻ ) , Tiếng Punjabi ( 501.680 ) , tiếng Tây_Ban_Nha ( 458.850 ) , tiếng Tagalog ( 431,385 ) , tiếng Ả_Rập ( 419,895 ) , tiếng Đức ( 384,040 ) và tiếng Ý ( 375,645 ) . Văn_hóa Văn_hóa Canada rút ra từ những ảnh_hưởng của các dân_tộc thành_phần , và các chính_sách nhằm thúc_đẩy đa_nguyên văn_hóa được bảo_vệ theo hiến_pháp .. Québec là nơi có bản_sắc mạnh hóa mạnh , và nhiều nhà bình_luận nói tiếng Pháp nói về một văn_hóa Québec khác_biệt với văn_hóa Canada Anh_ngữ . Tuy_nhiên , về tổng_thể , Canada ở trong thuyết một khảm văn_hóa – một tập_hợp của vài tiểu_văn hóa vùng_miền , thổ_dân , và dân_tộc . Các chính_sách của chính_phủ như tài_trợ công_khai chăm_sóc sức_khỏe , áp_thuế cao hơn để tái phân_phối của_cải , xóa bỏ tử_hình , những nỗ_lực mạnh_mẽ nhằm loại_trừ nghèo_khổ , kiểm_soát súng nghiêm_ngặt , và hợp_pháp hóa hôn_nhân đồng_tính là những chỉ_thị_xã_hội hơn_nữa của các giá_trị chính_trị và văn_hóa Canada . Về mặt lịch_sử , Canada_chịu ảnh_hưởng của các văn_hóa và truyền_thống Anh_Quốc , Pháp , và thổ_dân . Thông_qua ngôn_ngữ , nghệ_thuật và âm_nhạc , các dân_tộc thổ_dân tiếp_tục có ảnh_hưởng đến bản_sắc Canada . Nhiều người Canada xem trọng_đa nguyên_văn_hóa và nhìn_nhận Canada vốn đã đa_nguyên văn_hóa . Truyền_thông và giải_trí Mỹ phổ_biến , nếu không nói là chi_phối , tại Canada Anh_ngữ ; ngược_lại , nhiều văn_hóa_phẩm và nghệ_sĩ giải_trí của Canada thành_công tại Hoa_Kỳ và toàn_cầu . Việc duy_trì một văn_hóa Canada riêng_biệt được chính_phủ ủng_hộ thông_qua các chương_trình , các đạo_luật , và các thể_chế như Công_ty Phát thanh-Truyền hình Canada ( CBC ) , Cục Điện_ảnh Quốc_gia Canada ( NFB ) , và Ủy_ban Phát thanh-Truyền_hình và Viễn_thông Canada ( CRTC ) . Nghệ_thuật thị_giác Canada_chịu sự chi_phối của các cá_nhân như Tom_Thomson – họa_sĩ nổi_tiếng nhất của quốc_gia – hay Group of_Seven ( nhóm 7 họa_sĩ ) . Sự_nghiệp hội_họa phong_cảnh Canada của Tom_Thomson kéo_dài một thập_kỷ cho đến khi ông mất vào năm 1917 ở tuổi 39 . Group of_Seven là các họa_sĩ mang một tiêu_điểm dân_tộc chủ_nghĩa và duy_tâm_chủ_nghĩa , họ trưng_bày các tác_phẩm đặc_biệt của mình lần đầu_tiên vào tháng 5 năm 1920 . Mặc_dù theo tên gọi thì có nghĩa_là có bảy thành_viên , song năm họa_sĩ – Lawren_Harris , A._Y. Jackson , Arthur_Lismer , J._E. H. MacDonald , và Frederick_Varley – chịu trách_nhiệm về khớp nối các ý_tưởng của Nhóm . Frank_Johnston , và Franklin_Carmichael cũng từng tham_gia Nhóm . A. J._Casson trở_thành một phần của Nhóm vào năm 1926 . Một nghệ_sĩ Canada nổi_tiếng khác cũng liên_kết với Group of_Seven , đó là Emily_Carr , bà được biết đến với các bức họa phong_cảnh và chân_dung về những người bản_địa tại vùng Duyên_hải Tây_Bắc Thái_Bình_Dương . Kể từ thập_niên 1950 , các tác_phẩm nghệ_thuật Inuit được chính_phủ Canada dùng làm_quà tặng cho giới_chức ngoại_quốc cấp cao . Ngành công_nghiệp âm_nhạc của Canada_sản_sinh ra những nhà soạn_nhạc , nhạc_sĩ , ban_nhạc nổi_tiếng ở tầm quốc_tế . Một_số nghệ_sĩ Canada chính_thống với các hợp_đồng thu_âm toàn_cầu như Nelly_Furtado , Avril_Lavigne , Michael_Bublé , Drake , The_Weeknd và Justin_Bieber đã đạt được những tầm cao mới về thành_công quốc_tế , đồng_thời thống_trị các bảng xếp_hạng âm_nhạc Mỹ . Ủy ban_Phát thanh-Truyền_hình và Viễn_thông Canada quy_định về âm_nhạc phát_sóng trong nước . Viện_Hàn_lâm Canada về Nghệ_thuật và Khoa_học Ghi_âm trao giải_thưởng Juno cho các thành_tựu trong ngành công_nghiệp âm_nhạc Canada , giải được trao_thưởng lần đầu_tiên vào năm 1970 . Âm_nhạc ái_quốc tại Canada đã có từ trên 200 năm , khi đó là một thể_loại riêng_biệt với chủ_nghĩa_ái_quốc Anh_Quốc , trên 50 năm trước khi có các bước pháp_lý đầu_tiên hướng đến độc_lập . Tác_phẩm ái_quốc sớm nhất là The_Bold_Canadian ( người Canada Dũng_cảm ) , được viết vào năm 1812 . Quốc_ca của Canada là " O Canada " ban_đầu do Phó tổng_đốc Québec_Théodore Robitaille đặt sáng_tác cho ngày lễ Thánh_Jean-Baptiste năm 1880 , và được chấp_thuận chính_thức vào năm 1980 . Calixa_Lavallée là người viết nhạc , phổ theo một bài thơ ái_quốc do Adolphe-Basile_Routhier sáng_tác . Nguyên_bản lời bài chỉ viết bằng tiếng Pháp , rồi được dịch sang tiếng Anh vào năm 1906 . Các môn thể_thao có tổ_chức tại Canada khởi_đầu từ thập_niên 1770 . Các môn thể_thao quốc_gia chính_thức của Canada là khúc côn_cầu trên băng và bóng_vợt . Bảy trong số tám vùng đô_thị lớn nhất của Canada – Toronto , Montréal , Vancouver , Ottawa , Calgary , Edmonton và Winnipeg – có câu_lạc_bộ có tư_cách tham_gia Giải_khúc côn_cầu Quốc_gia ( NHL ) . Các môn thể_thao đông khán_giả khác tại Canada gồm có bi_đá trên băng và bóng bầu_dục Mỹ ; giải_vô_địch bóng bầu_dục kiểu Canada ( CFL ) là giải đấu chuyên_nghiệp . Golf , kéo co , leo núi , quần_vợt , bóng_chày , trượt băng , cricket , bóng_chuyền , bóng bầu_dục , cầu_lông , đạp xe , bơi_lội , bowling , bi_lắc , bi-a canoeing , võ_thuật , môn cưỡi ngựa , bóng_quần , bóng bàn , trượt_tuyết , Quyền_anh , Đua xe , thể_dục dụng_cụ , bóng_đá , futsal và bóng_rổ được chơi nhiều trong giới thanh_thiếu_niên và ở mức nghiệp_dư , song các giải đấu chuyên_nghiệp không phổ_biến . Canada có một đội_tuyển bóng_chày chuyên_nghiệp là Toronto Blue_Jays , và một đội_tuyển bóng_rổ chuyên_nghiệp là Toronto_Raptors . Canada tham_gia vào hầu_như mọi kỳ_Thế_vận_hội kể từ lần đầu tham_gia vào năm 1900 , và từng tổ_chức một_số sự_kiện thể_thao quốc_tế cao_cấp , bao_gồm Thế_vận_hội_Mùa_hè 1976 tại Montréal , Thế_vận_hội_Mùa đông 1988 tại Calgary , Thế_vận_hội_Mùa đông 2010 tại Vancouver và Giải_vô_địch bóng_chày thế_giới 1994 và Giải_vô_địch bóng_đá U-20 thế_giới 2007 . Canada sẽ có lần đầu_tiên tổ_chức một kỳ World_Cup khi sẽ cùng Mỹ và Mexico tổ_chức giải đấu này vào năm 2026 . Các biểu_tượng quốc_gia của Canada_chịu ảnh_hưởng từ các nguồn tự_nhiên , lịch_sử , và Thổ_dân . Việc sử_dụng lá phong làm một biểu_tượng của Canada bắt_đầu từ đầu thế_kỷ XVIII. Lá_phong được mô_tả trên các quốc_kỳ hiện_nay và trước_đây , trên tiền xu , và trên quốc_huy . Các biểu_tượng đáng chú_ý khác gồm có hải_ly , ngỗng Canada , chim lặn mỏ đen , vương_vị , Kị_cảnh vương thất_Canada , và gần đây hơn là ' cột vật tổ ' và cột hay ụ đá nhân_tạo Inuksuk . Xem thêm Lịch_sử Canada Ghi_chú Tham_khảo Đọc thêm Lịch_sử ISBN 978 - 0-8020 - 5016 - 8 , ISBN 978 - 0-8020 - 2801 - 3 Địa_lý và khí_hậu Chính_phủ và pháp_luật Quân_sự Kinh_tế Nhân_khẩu học và thống_kê học Văn_hóa Liên_kết ngoài Canada từ BBC_News Canada từ CIA World_Factbook ' ' sơ_lược Canada từ OECD_Canadiana : The_National_Bibliography of Canada_Key Development Forecasts_for Canada từ International Futures_Trang tin điện_tử chính_thức của Chính_phủ Canada_Trang tin điện_tử chính_thức của Toàn_quyền Canada_Trang thông_tin du_lịch chính_thức của Canada_Quốc_gia Bắc_Mỹ Quốc_gia và vùng lãnh_thổ nói tiếng Anh Quân_chủ liên_bang Quốc_gia và vùng lãnh_thổ nói tiếng Pháp Thành_viên G20_Quốc_gia G7_Quốc_gia G8_Quốc_gia thành_viên NATO_Quốc_gia thành_viên Khối Thịnh_vượng chung_Anh Quốc_gia thành_viên Cộng_đồng Pháp ngữ_Quốc_gia thành_viên của Liên_Hợp_Quốc_Khởi_đầu năm 1867 ở Canada_Cựu thuộc_địa Anh
Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ ( tiếng Anh : Voice of_America , viết tắt : VOA ) là dịch_vụ truyền_thông đối_ngoại chính_thức của chính_phủ Hoa_Kỳ . Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ sản_xuất nội_dung số , TV và radio bằng hơn 40 ngôn_ngữ mà nó phân_phối nội_dung tới các đài liên_kết trên toàn_cầu . Đối_tượng của Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ chủ_yếu khán_giả nước_ngoài , vì_vậy Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ được tập_trung vào nội_dung có ảnh_hưởng đến dư_luận nước_ngoài liên_quan đến Hoa_Kỳ và người_dân nước này . Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ được thành_lập năm 1942 , và hiến_chương Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ ( Luật công_chúng 94-350 và 103 - 415 ) đã được Tổng_thống Gerald_Ford ký thành luật năm 1976 . Hiến_chương này có sứ_mệnh " truyền phát tin_tức và thông_tin chính_xác , cân_bằng và toàn_diện tới khán_giả quốc_tế " và nó xác_định các tiêu_chuẩn bắt_buộc về mặt pháp_lý trong cách_thức làm báo_chí của VOA._Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ có trụ_sở tại Washington , D.C. , và được Cơ_quan Truyền_thông Toàn_cầu Hoa_Kỳ , một cơ_quan độc_lập của chính_phủ Hoa_Kỳ giám_sát . Tiền tài_trợ được Quốc_hội Hoa_Kỳ trích_lập hàng năm theo ngân_sách dành cho các đại_sứ_quán và lãnh_sự_quán . Trong năm 2016 , Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ đã phát_sóng khoảng 1.800 giờ chương_trình phát_thanh và truyền_hình mỗi tuần cho khoảng 236,6 triệu người trên toàn thế_giới với khoảng 1.050 nhân_viên và ngân_sách hàng năm do người_dân Hoa_Kỳ đóng thuế là 218,5 triệu USD. Lịch_sử Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ được thành_lập năm 1942 thuộc Văn_phòng Thông_tin thời_chiến với những chương_trình tuyên_truyền nhằm vào khu_vực châu_Âu bị chiếm_đóng bởi Đức và khu_vực Bắc_Phi . Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ bắt_đầu phát_thanh vào ngày 24 tháng 2 năm 1942 . Các trạm phát_sóng được Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ sử_dụng lúc đó là các trạm phát_sóng ngắn của Hệ_thống phát_thanh Columbia ( CBS ) và Công_ty phát_thanh quốc_gia ( NBC ) . Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ bắt_đầu phủ_sóng phát_thanh trên lãnh_thổ Liên_Xô vào ngày 17 tháng 2 năm 1947 . Trong thời_kỳ Chiến_tranh Lạnh , Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ được đặt dưới quyền giám_sát của Cơ_quan Thông_tin Hoa_Kỳ . Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ khi đó dính_dáng đến các chương_trình phát_thanh mang tính tuyên_truyền . Vào thập_niên 1980 , Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ tăng thêm dịch_vụ truyền_hình cũng như các chương_trình khu_vực đặc_biệt nhắm vào Cuba như Radio_Marti và TV_Marti . Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ hiện_nay nằm dưới sự quản_lý của Ủy_ban Phát_thanh Quốc_tế ( IBB ) , là một bộ_phận của Ủy_ban Phát_thanh chính_quyền ( BBG ) . Điều này dẫn đến sự tranh_cãi về mức_độ độc_lập của các chương_trình thông_tin của Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ đối_với các đường_lối chính_sách của chính_quyền ( Hoa_Kỳ ) . j Hoạt_động IBB sử_dụng một loạt mạng_lưới truyền_thông trên toàn thế_giới . Các trạm trong nước đặt tại Greenville ở Bắc_Carolina và Delano ở California . Bên ngoài Mỹ , IBB có trạm tiếp_vận đặt tại Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland , Hy_Lạp , Philippines , São_Tomé và Príncipe , Kuwait và Thái_Lan . Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ là một trong những cơ_quan dưới quyền của Hội_đồng quản_lý phát_sóng ( BBG ) . BBG là một cơ_quan thuộc chính_phủ Hoa_Kỳ và được chính_phủ Hoa_Kỳ tài_trợ kinh_phí hoạt_động , là một cơ_quan tự_trị của chính_phủ Hoa_Kỳ , với tư_cách thành_viên lưỡng_đảng . Bộ_trưởng Ngoại_giao có một ghế trong BBG._BBG được thành_lập như một bộ_đệm để bảo_vệ VOA và các đài_truyền_hình quốc_tế , phi_quân_sự , do Hoa_Kỳ tài_trợ khỏi sự can_thiệp chính_trị . Nó thay_thế Hội ​ ​ đồng_Phát_thanh Quốc_tế ( BIB ) giám_sát việc cấp_vốn và hoạt_động của Đài_Châu_Âu Tự_do / Đài Tự_do , một chi_nhánh của VOA. Theo luật_pháp Hoa_Kỳ thì Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ bị cấm phát_thanh trực_tiếp tới công_dân Mỹ . Đạo_luật được sửa_đổi do việc thông_qua Điều_khoản của Đạo_luật Hiện_đại_hóa Smith-Mundt trong Đạo_luật Ủy_quyền Quốc_phòng năm 2013 . Mục_đích của đạo_luật năm 1948 là bảo_vệ công_chúng Mỹ khỏi các hành_động tuyên_truyền của chính_phủ của họ và không có sự cạnh_tranh với các công_ty tư_nhân của Mỹ . Sửa_đổi có mục_đích thích_ứng với Internet và cho_phép công_dân Mỹ yêu_cầu truy_cập nội_dung VOA._Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ hiện_nay phát_thanh bằng hơn 50 thứ tiếng , bao_gồm cả tiếng Anh đặc_biệt ( tiếng Anh với từ vựng và ngữ_pháp được đơn_giản hóa ) . Địa_chỉ của Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ là 330 Independence_Avenue , Washington , D.C. , 20547 . Nhạc_hiệu của đài là bài " Yankee_Doodle , " được chơi bởi ban nhạc đồng và gõ , tiếp_theo là thông_báo : " This is the Voice of_America , signing on " ( Đây là Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ , bắt_đầu ) . Bài " Columbia , Gem of_the Ocean " ( " Columbia , hòn ngọc đại_dương " ) đã từng được dùng làm nhạc_hiệu trong nhiều năm . Các đài_phát_thanh " anh_em " với VOA , được quản_lý bởi IBB hoặc trực_tiếp bởi một cơ_quan thuộc chính_phủ Hoa_Kỳ mang tên Hội_đồng quản_lý phát_sóng ( BBG ) : Radio_Marti nhằm vào Cuba_Radio Sawa nhằm vào các thính giả trẻ của thế_giới Ả_Rập Radio Free_Europe / Radio Liberty và Radio_Free Asia nhằm vào các nước xã_hội_chủ_nghĩa cũ và các nước mà họ xem là " bị áp_bức " tại châu_Âu , châu_Á và Trung_Đông Ngôn_ngữ Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ hiện phát bằng 45 ngôn_ngữ ( có chương_trình truyền_hình được đánh_dấu * ) : Chú_thích Xem thêm BBC_RFA RFI_WLW Liên_kết ngoài Website chính_thức Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ_Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ tiếng Việt Đài_phát_thanh Mỹ_Phát_sóng quốc_tế Đài Tiếng_nói Hoa_Kỳ
Tháng 1 năm 2004 Thứ 5 , ngày 29 tháng 1 Bản điều_trần của Lord_Hutton : Greg_Dyke , Tổng_giám_đốc của BBC , từ_chức vì bản điều_trần này . Mark_Byford trở_thành Quyền tổng_giám_đốc . Tin_tức Anh chỉ_trích bản báo_cáo đó là thanh_minh . Thứ 4 , ngày 28 tháng 1 Mười nước gặp nhau ở Bangkok , Thái_Lan để thảo_luận về bệnh cúm_gà . Một quả bom nổ trong xe ở Baghdad , Iraq . Ba người chết . Hơn 100.000 người biểu_tình ở Tel_Aviv về kế_hoạch của Ariel_Sharon cho quân_đội Israel rút khỏi vài khu_vực thuộc dải Gaza và Bờ_Tây . Các nhà_vật_lý_học thông_báo là họ tìm thấy một loại chất mới , gọi chất đặc_fermion ( fermionic condensate ) . Thứ 3 , ngày 27 tháng 1 Trung_Quốc thừa_nhận là tỉnh Quảng_Tây có nhiều ca nhiễm_bệnh cúm H5N1 ( bệnh cúm_gà ) . Trung_Quốc là nước thứ 10 phát_hiện sự tồn_tại của dịch_bệnh này . . Hai tỉnh Hồ_Nam và Hà_Bắc cũng bị nghi_ngờ có dịch_bệnh này . . Tổng_thống Mỹ 2004 : Thượng_nghị_sĩ John_Kerry thắng sơ_cử ứng_viên tổng_thống của đảng_Dân_chủ ở New_Hampshire . Howard Dean_xếp thứ hai . Thứ 2 , ngày 26 tháng 1 Tổng_thống Hamid_Karzai ký bản hiến_pháp mới của Afghanistan . Tham_khảo Năm 2004 Tháng một
Sự_kiện Tháng 1 10 tháng 1 : Tại Anh , xảy ra tai_nạn hàng_không máy_bay số_hiệu 781 . 21 tháng 1 : Hoa_Kỳ hạ_thủy tàu ngầm hạt_nhân đầu_tiên trên thế_giới USS_Nautilus . Tháng 2 20 tháng 2 : Thành_lập khu_tự_trị người Dục_Cố tại Cam_Túc Tháng 3 13 tháng 3 : Mở_đầu chiến_dịch Điện_Biên_Phủ . Trận Him_Lam . 14 tháng 3 : Mở_đầu trận đồi Độc_Lập 15 tháng 3 : Kết_thúc trận đồi Độc_Lập Tháng 4 8 tháng 4 : Tại Nam_Phi , xảy ra tai_nạn máy báy số_hiệu 201 . 20 tháng 4 : Thành_lập khu_tự_trị người Hồi tại Hà_Đông , Ninh_Hạ 23 tháng 4 : Thành_lập khu_tự_trị người Hồi tại Mông_Cổ_Ninh_Hạ 26 tháng 4 : Hội_nghị Geneva khai_mạc 29 tháng 4 : Trung_Quốc và Ấn_Độ khẳng_định nguyên_tắc hòa_bình biên_giới Tháng 5 1 tháng 5 : Quân_đội nhân_dân Việt_Nam đồng_loạt tấn_công cứ_điểm Điện_Biên_Phủ . 7 tháng 5 : Kết_thúc chiến_dịch Điện_Biên_Phủ thắng_lợi thuộc về bộ_đội Việt_Nam . 8 tháng 5 : Hội_nghị Geneve bắt_đầu thảo_luận về việc lập lại hòa_bình tại Đông_Dương . 22 tháng 5 : Tạo Geneva , Alabama , ngoại_trưởng Hàn_Quốc Biện_Sách Thái đề_xuất 14 điểm hòa bình thống_nhất bán_đảo Triều_Tiên . Tháng 6 2 tháng 6 : Thượng_nghị_sĩ Joseph McCarthy_cáo_buộc cộng_sản đã thâm_nhập vào CIA và ngành công_nghiệp vũ_khí nguyên_tử . 4 tháng 6 : Pháp ký hiệp_ước trao_trả độc_lập cho Quốc_gia Việt_Nam . 18 tháng 6 : Chính_phủ cánh_tả do dân bầu của Guatemala bị lật_đổ trong cuộc đảo_chính do CIA hậu_thuẫn 26 tháng 6 : Chiến_tranh Đông_Dương Trận_Đắk Pơ 28 tháng 6 : Trung_Quốc và Ấn_Độ phát_biểu liên_minh Tháng 7 3 tháng 7 : Quân_đội Pháp bắt_đầu rút khỏi Việt_Nam 7 tháng 7 : Ngô_Đình_Diệm lập chính_phủ mới tại miền Nam Việt_Nam . 8 tháng 7 : Tướng Carlos Castillo_Armas được bầu làm chủ_tịch hội_đồng cố_vấn , lật_đổ chính_quyền tổng_thống Guatemala_Jacobo Arbenz_Guzman . 17 tháng 7 : Pháp rút quân khỏi Plei-ku 21 tháng 7 : Hiệp_định Genève được ký_kết . 26 tháng 7 : Trung_Quốc chế_tạo thành_công phi cơ_Tháng 9 3 tháng 9 : Mở_đầu cuộc khủng_hoảng eo_biển Đài_Loan lần thứ 1 . 8 tháng 9 : Thành_lập tổ_chức quân_sự SEATO 28 tháng 9 : Thành_lập quân_ủy trung_ương ủy_viên hội Trung_Quốc . Tháng 10 2 tháng 10 : Tây_Đức gia_nhập NATO. 10 tháng 10 : Bộ_đội Việt_Nam tiếp_quản thủ_đô Hà_Nội . 14 tháng 10 : Đài_Phát_thanh - Truyền_hình Hà_Nội chính_thức được thành_lập . 16 tháng 10 : Thành_lập khu_tự_trị người Mông_Cổ tại Hà_Nam_Thanh_Hải Tháng 11 1 tháng 11 : Mở_đầu cuộc chiến_tranh chống Pháp của nhân_dân Algérie_Tháng 12 2 tháng 11 : Tại Đài_Loan , Trung_Hoa Dân_Quốc và Hoa_Kỳ ký hiệp_ước phòng_thủ chung . 13 tháng 12 : Mỹ và Pháp ký_kết văn_kiện cho_phép các cố_vấn quân_sự Mỹ thay_thế dần cho sĩ_quan Pháp tham_gia huấn_luyện quân_đội Quốc_gia Việt_Nam ở miền Nam Việt_Nam . 24 tháng 12 : Lào giành được độc_lập từ Pháp Sinh_Tháng 1 1 tháng 1 - Tạ_Ngọc_Tấn , phó giáo_sư , tiến_sĩ , tổng_biên_tập , chính_trị_gia Việt_Nam 2 tháng 1 - Henry_Bonilla , chính_trị_gia_Mỹ 4 tháng 1 - Tina_Knowles , nhà thiết_kế thời_trang Mỹ 29 tháng 1 - Oprah_Winfrey , người dẫn_chương_trình Hoa_Kỳ Tháng 2 3 tháng 2 - Việt_Thảo , người dẫn_chương_trình người Mỹ gốc Việt hoạt_động ở hải_ngoại . 10 tháng 2 - Tòng_Thị_Phóng , Phó Chủ_tịch Thường_trực Quốc_hội Việt_Nam từ 2007 - 2021 . 19 tháng 2 - Sócrates , cựu cầu_thủ bóng_đá Brasil ( m . 2011 ) . 23 tháng 2 - Viktor_Yushchenko , Tổng_thống Ukraina_Tháng 3 21 tháng 3 - Prayuth_Chan-ocha , Thủ_tướng thứ 29 của Thái_Lan , cựu đại_tướng Quân_đội Hoàng_gia Thái_Lan . 9 tháng 3 - Carlos_Ghosn , doanh_nhân Pháp 24 tháng 3 - Rafael Orozco_Maestre , ca_sĩ Colombia . Tháng 4 7 tháng 4 - Thành_Long , diễn_viên Hồng_Kông 12 tháng 4 - Nguyễn_Thị_Kim_Ngân , Chủ_tịch Quốc_hội Việt_Nam từ 2016 - 2021 20 tháng 4 - Ngô_Xuân_Lịch , Bộ_trưởng Bộ Quốc_phòng Việt_Nam từ 2016 - 2021 Tháng 5 10 tháng 5 - David_Paterson , chính_trị_gia_Hoa_Kỳ Tháng 6 29 tháng 6 - Leovegildo Lins da Gama_Júnior , cựu cầu_thủ Brasil Tháng 7 1 tháng 7 - Hàn_Mã_Lợi , diễn_viên người Hồng_Kông 15 tháng 7 - Mario Alberto_Kempes , cựu cầu_thủ bóng_đá Argentina 17 tháng 7 : Edward_Natapei , thủ_tướng Vanuatu ( m . 2015 ) Angela_Merkel , thủ_tướng thứ 8 của nước CHLB Đức 20 tháng 7 - Nguyễn_Xuân_Phúc , nguyên Chủ_tịch nước Cộng_hòa xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam , nguyên Thủ_tướng Chính_phủ Việt_Nam . 28 tháng 7 - Hugo_Chávez , tổng_thống Venezuela ( m . 2013 ) Tháng 8 16 tháng 8 - James_Cameron , đạo_diễn Hoa_Kỳ 15 tháng 8 - Abdul Rashid_Dostum , tướng_lĩnh người Afghanistan_Tháng 9 21 tháng 9 - Abe_Shinzō , Thủ_tướng thứ 57 Nhật_Bản ( m . 2022 ) Tháng 10 13 tháng 10 - Nguyễn_Thái_Bình , Bộ_trưởng Bộ Nội_vụ Việt_Nam từ 2011 - 2016 . 23 tháng 10 - Lý_An , đạo_diễn Đài_Loan . Tháng 11 3 tháng 11 - Lâm_Thanh_Hà , diễn_viên Hồng_Kông 14 tháng 11 - Condoleezza_Rice , ngoại_trưởng Hoa_Kỳ 14 tháng 11 : Yanni , nhạc_sĩ Hy_Lạp Thanh_Kim_Huệ , nghệ_sĩ ưu_tú , nghệ_sĩ cải_lương Việt_Nam , được nổi_tiếng với vai diễn " Thị_Hến " . ( m . 2021 ) 15 tháng 11 - David_B. Audretsch nhà kinh_tế học người Hoa_Kỳ Tháng 12 1 tháng 12 - Đỗ_Bá_Tỵ , Đại_tướng Quân_đội nhân_dân Việt_Nam , Phó Chủ_tịch Quốc_hội Việt_Nam từ 2016 24 tháng 12 - Phạm_Quý_Ngọ , Trung_tướng Công_an , Thứ_trưởng Bộ Công_an Việt_Nam từ 2010 - 2014 ( m . 2014 ) 28 tháng 12 - Denzel_Washington , diễn_viên Hoa_Kỳ Mất_Tháng 1 Tháng 2 1 tháng 2 - Tô_Vĩnh_Diện , là một chiến_sĩ thuộc Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam ( s . 1924 ) Tháng 3 7 tháng 3 - Otto_Diels , nhà hóa_học người Đức ( s . 1876 ) 13 tháng 3 - Phan_Đình_Giót , Anh_hùng lực_lượng_vũ_trang nhân_dân , hi_sinh trong trận Điện_Biên_Phủ 20 tháng 3 - Thành_Thái , Vua thứ 10 của Nhà_Nguyễn ( s . 1879 ) Tháng 4 20 tháng 4 - Ngô_Tất_Tố , nhà_văn , nhà_báo , nhà Nho_học , nhà_nghiên_cứu Việt_Nam Tháng 5 Tháng 6 7 tháng 6 - Alan_Turing Khám_nghiệm tử_thi cho thấy ông bị nhiễm_độc cyanide . Bên cạnh thi_thể ông là một quả táo đang cắn_dở . Quả_táo này chưa bao_giờ được xét_nghiệm là có nhiễm_độc cyanide , nhưng nhiều khả_năng cái chết của ông do từ quả táo_tẩm cyanide ông đang ăn_dở . Hầu_hết mọi người tin rằng cái chết của Turing là có chủ_ý và bản điều_tra vụ tử_vong đã được kết_luận là do tự_sát . Có dư_luận cho rằng phương_pháp tự ngộ_độc này được lấy ra từ bộ phim mà Turing_yêu thích - bộ phim Bạch_Tuyết và bảy chú lùn ( Snow_White and_the Seven_Dwarfs ) . Tuy_vậy , mẹ của ông không nghĩ như mọi người , mà khăng_khăng cho rằng , cái chết đến từ tính bất_cẩn trong việc bảo_quản các chất hóa_học của Turing . Bạn_bè của ông có nói rằng Turing có_thể đã chủ_ý tự_sát để cho mẹ ông có lý_do từ_chối một_cách rõ_ràng . Khả_năng ông đã bị ám_hại cũng đã từng được kể đến , do sự tham_gia của ông trong cơ_quan bí_mật , và do việc họ nhận_thức sai rằng bản_chất đồng_tính luyến_ái của ông " gây nguy_hiểm cho việc bảo_vệ bí_mật " . Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Henri_Matisse : Họa_sĩ người Pháp ( s . 1869 ) Tháng 12 Giải Nobel Xem thêm Tham_khảo 4
Đ , đ là một chữ_cái được dùng trong một_số ngôn_ngữ sử_dụng chữ Latinh . Chữ_cái này đứng thứ_bảy trong bảng chữ_cái tiếng Việt . Trong một_số ngôn_ngữ như tiếng Iceland hay tiếng Anh thượng_cổ có chữ eth có hình_thức chữ hoa là Đ ( U + 00D0 ) tương_tự như hình_thức chữ hoa của chữ đ nhưng hình_thức chữ thường của nó là đ ( U + 00F0 ) chỉ gần giống chứ không giống_hệt như hình_thức chữ thường của chữ đ . Sử_dụng Tiếng Việt Trong tiếng Việt trung_đại , chữ đ được dùng để ghi_âm nội_bạo quặt_lưỡi hữu_thanh / ᶑ / . Trong tiếng Việt hiện_đại , chữ đ được dùng để ghi_âm nội_bạo_lợi hữu_thanh / ɗ / . Trong Từ_điển An_Nam – Bồ_Đào_Nha – La-tinh xuất_bản năm 1651 của Đắc_Lộ , chữ đ cùng với chữ ꞗ không có hình_thức chữ hoa và chữ thường , đ là dạng duy_nhất của chữ đ , không phải là chữ hoa mà cũng không phải là chữ_thường . Đến khi cải_tiến bảng chữ_cái tiếng Việt mới xuất_hiện hình_thức chữ hoa của chữ đ là Đ._Chữ Latinh Gaj_Đ cũng là một chữ_cái trong Bảng chữ_cái Latinh của Gaj , được sử_dụng ở trong tiếng Bosna , tiếng Croatia , tiếng Montenegro và tiếng Serbia . Tuy_nhiên khác với tiếng Việt , Đ trong Bảng chữ_cái Latinh của Gaj thể_hiện âm / dʑ / , gần giống Gi của tiếng Việt . Vì_thế để thể_hiện rõ_âm , tên người Serbia khi viết trong tiếng Anh hay ngôn_ngữ khác , nếu có chữ Đ sẽ được chuyển tự lại thành Dj . Ví_dụ như Novak_Djokovic , trong tiếng Serbia theo chữ Latinh_Gaj , tên của anh được viết là Novak_Đoković , tuy_nhiên trong các ngôn_ngữ khác luôn viết là Djokovic thay_vì Dokovic , vì_vậy tên của anh luôn được đọc gần đúng âm là " Giô-cô-vích " và bị tránh đọc sai là " Đô-cô-vích " . Tham_khảo Ký_tự Latinh Tiếng Việt Ngữ chi_Sami Mẫu tự kết_hợp dấu phụ
Trần_Đức_Lương ( sinh ngày 5 tháng 5 năm 1937 tại xã Phổ_Khánh , thị_xã Đức_Phổ , tỉnh Quảng_Ngãi ) là một chính_khách Việt_Nam . Ông nguyên là Chủ_tịch nước Cộng_hòa xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam từ năm 1997 đến năm 2006 , là Ủy_viên Bộ_Chính_trị khóa VIII , IX và Ủy_viên Thường_vụ Bộ_Chính_trị khóa_VIII. Sự_nghiệp ban_đầu Tháng 2 năm 1955 : ông Tập_kết ra Bắc rồi học sơ_cấp , học bổ_túc trung_cấp địa_chất ; rồi làm kĩ_thuật_viên , đội_trưởng , đoàn_phó kĩ_thuật địa_chất rồi đến bí_thư chi_đoàn , chi ủy_viên rồi làm bí_thư chi_bộ , liên_chi ủy_viên . Năm 1959 , ông gia_nhập đảng_Lao_Động Việt_Nam . Tháng 9 năm 1959 đến tháng 3 năm 1964 ông là đội_trưởng đội địa_chất 4 , đoàn địa_chất 20 , đồng_tác_giả công_trình nghiên_cứu lập " Bản_đồ địa_chất tỷ_lệ 1/500 . 000 miền Bắc Việt_Nam " ( công_trình hợp_tác Xô-Việt trong các năm 1960 - 1965 ) . Trong giai_đoạn này ông là ủy_viên Ban_chấp_hành Đoàn_Thanh_niên Lao_động Cục Địa_chất , Chi ủy_viên ( 1963 - 1964 ) . Từ tháng 9 năm 1966 , ông học ở Trường Đại_học_Mỏ – Địa_chất Hà_Nội , hệ chuyên_tu đến tháng 1 năm 1970 , ông cũng là đảng ủy_viên , bí_thư đoàn trường vào năm 1969 . Sự_nghiệp chính_trị Giai_đoạn 1970 đến 1987 Từ tháng 2 năm 1970 đến tháng 8 năm 1975 , ông là phó cục trưởng Cục Bản_đồ Địa_chất , ủy_viên Thường_vụ Đảng ủy_cục . Từ tháng 9 năm 1975 đến tháng 7 năm 1977 , ông học trường Nguyễn_Ái_Quốc Trung_ương ; Bí_thư Chi_bộ lớp . Từ tháng 8 năm 1977 đến tháng 2 năm 1987 : Phó Liên_đoàn_trưởng , Liên_đoàn_trưởng Liên_đoàn Bản_đồ Địa_chất ; Tổng_cục trưởng Tổng_cục Địa_chất ( sau đổi là Tổng_cục Mỏ_Địa_chất ) ; Bí_thư Đảng ủy Liên_đoàn , Ủy_viên Ban_Chấp_hành Tổng_Công_đoàn Việt_Nam , Bí_thư Ban cán_sự Đảng Tổng_cục ; Đại_biểu Quốc_hội khóa_VII , Phó Chủ_nhiệm rồi Chủ_nhiệm Ủy_ban Khoa_học và Kỹ_thuật của Quốc_hội ; Phó Chủ_tịch Hội hữu_nghị Việt-Xô . Ông trở_thành Ủy_viên dự_khuyết Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng khóa_V. Thành_viên Chính_phủ Năm 1987 ông làm Phó Chủ_tịch Hội_đồng_Bộ_trưởng , sau khi sửa_đổi Hiến_pháp_chức Phó Chủ_tịch Hội_đồng_Bộ_trưởng đổi thành Phó Thủ_tướng Chính_phủ . Giai_đoạn này ông là Đại_biểu Quốc_hội khóa VIII và là Ủy_viên Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng khóa khóa_VI , khóa VII._Ông là đại_diện thường_trực CHXHCN Việt_Nam tại Hội_đồng Tương_trợ Kinh_tế ( SEV ) ( đến năm 1991 ) . Ngày 24 tháng 9 năm 1997 ông được bầu làm Chủ_tịch nước kiêm Phó Thủ_tướng Chính_phủ đến ngày 29 tháng 9 năm 1997 . Chủ_tịch nước ( 1997 – 2006 ) Ngày 24 tháng 9 năm 1997 , Trần_Đức_Lương được bầu làm Chủ_tịch nước , ông là Ủy_viên Bộ_Chính_trị , sau đó Ủy_viên Thường_vụ Bộ_Chính_trị Trung_ương Đảng khóa VIII , Ủy_viên Bộ_Chính_trị khóa IX , ông kiêm luôn chức Chủ_tịch Hội_đồng quốc_phòng và an_ninh . Ngày 24 tháng 7 năm 2002 , ông Lương_tái đắc_cử chức Chủ_tịch nước tại kỳ họp thứ nhất của Quốc_hội khóa_XI. Hoạt_động trong nhiệm_kỳ Trong nhiệm_kỳ của ông đã có cuộc bạo_loạn tại Tây_Nguyên vào năm 2004 . Trong sự_kiện vụ án Năm_Cam , ông đã bác đơn ân_xá đối_với các tử_tù trong đó có Năm_Cam . Năm 2005 , ông và các đồng_sự trong Cục Đo_đạc Bản_đồ được tặng Giải_thưởng Hồ_Chí_Minh về khoa_học công_nghệ với 2 công_trình : Bản_đồ khoáng_sản_Việt_Nam tỉ_lệ 1/500 . 000 ( do Tổng_cục Địa_chất xuất_bản năm 1981 ) Bản_đồ địa_chất Việt_Nam tỉ_lệ 1/500 . 000 ( do Tổng_cục Mỏ và Địa_chất xuất_bản năm 1988 ) Đối_ngoại Trần_Đức_Lương là Chủ_tịch nước đầu_tiên trong lịch_sử đón_tiếp Tổng_thống Hoa_Kỳ Bill_Clinton vào năm 2000 sau khi hai nước thiết_lập quan_hệ ngoại_giao vào năm 1995 , hai bên tin_tưởng chuyến thăm sẽ đánh_dấu việc mở ra quan_hệ mới giữa Việt - Mỹ . Năm 2001 , trong chuyến thăm của Tổng_thống Nga Putin , hai nước đã xác_lập mối quan_hệ song_phương lên tầm đối_tác chiến_lược , ông đồng_thời cũng trao_tặng Huân_chương Hồ_Chí_Minh cho ông Putin . Ông cũng là Chủ_tịch nước đầu_tiên thăm Hàn_Quốc . Từ_chức Ngày 24 tháng 6 năm 2006 , Tổng_bí_thư Nông_Đức_Mạnh cho biết Thủ_tướng Phan_Văn_Khải , Chủ_tịch nước Trần_Đức_Lương , Chủ_tịch Quốc_hội Nguyễn_Văn_An vì tuổi đã cao và thực_hiện chủ_trương trẻ hóa đội_ngũ cán_bộ lãnh_đạo đã nêu nguyện_vọng xin không tái_ứng_cử vào Ban_Chấp_hành_Trung_ương khóa X , nguyện_vọng này đã được Ban_Chấp_hành_Trung_ương khóa IX và Đại_hội X chấp_thuận , sau đó cùng với các ông Phan_Văn_Khải và Nguyễn_Văn_An , ông đã đọc đơn xin thôi_chức trước khi kết_thúc nhiệm_kỳ sau đó 1 năm . Trình_bày đơn xin thôi giữ chức_vụ Chủ_tịch nước , ông Trần_Đức_Lương giãi_bày : " Trong hai_mươi năm qua , tôi đã hết_sức cố_gắng , toàn_tâm toàn_ý thực_hiện các chức_trách nặng_nề mà Đảng , Nhà_nước và nhân_dân giao_phó , góp_phần nhất_định cùng toàn Đảng , toàn dân thực_hiện thắng_lợi các nhiệm_vụ xây_dựng và bảo_vệ Tổ_quốc theo đường_lối đổi_mới của Đảng . Trong tiến_trình chuẩn_bị Đại_hội Đại_biểu toàn_quốc lần thứ X của Đảng , vì tuổi đã cao và thực_hiện chủ_trương trẻ hóa đội_ngũ cán_bộ , tôi đã nêu nguyện_vọng xin không tái_cử vào Ban_Chấp_hành_Trung_ương khóa X. Nguyện_vọng của tôi đã được Ban_Chấp_hành_Trung_ương khóa IX và Đại_hội Đại_biểu toàn_quốc lần thứ X chấp_nhận " . Việc miễn_nhiệm chức_vụ Chủ_tịch nước đối_với ông Trần_Đức_Lương , số phiếu xin ý_kiến thu về là 465 phiếu , số phiếu đồng_ý là 458 phiếu ( 98,49 % số phiếu ) thu về và bằng 92,9 % so với tổng_số đại_biểu Quốc_hội , có 7 phiếu không đồng_ý ( 1,51 % số phiếu ) thu về và bằng 1,42 % so với tổng_số đại_biểu Quốc_hội , chiều cùng ngày Quốc_hội đã miễn_nhiệm_chức Chủ_tịch nước của ông . Ông Lương sau đó vẫn giữ chức Chủ_tịch nước đến ngày 27 tháng 6 khi Nguyễn_Minh_Triết được bầu làm người kế_nhiệm , ông mới thôi giữ chức . Nghỉ hưu Sau khi nghỉ hưu , ông vẫn là Chủ_tịch danh_dự Hội_Chữ_thập_đỏ Việt_Nam cho đến năm 2012 . Ông chủ_yếu dành cuộc_sống cho gia_đình và tham_dự một_số sự_kiện của Đảng . Năm 2007 , ông được tặng_thưởng Huân_chương Sao_vàng . Gia_đình Vợ ông là bà Nguyễn_Thị_Vinh , cả hai người có với nhau hai người con . Con trai ông là Trần_Tuấn_Anh hiện là Ủy_viên Trung_ương Đảng khóa_XIII , Ủy_viên Bộ chính_trị khóa_XIII , Trưởng_Ban Kinh_tế Trung_ương . Con gái ông là Trần_Thị_Minh_Anh ( 1962 ) hiện là Phó tổng_giám_đốc Tổng_công_ty Xi_măng Việt_Nam . Tham_khảo Liên_kết ngoài Sinh năm 1937 Nhân_vật còn sống Người Quảng_Ngãi Cựu sinh_viên Đại_học_Mỏ - Địa_chất Hà_Nội Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa_VII Chủ_tịch nước Cộng_hòa xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam Phó Thủ_tướng Việt_Nam Ủy_viên Bộ_Chính_trị Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam Ủy_viên Ban_Bí_thư Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa X Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa_XI Người nhận giải_thưởng Hồ_Chí_Minh Đảng_viên Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam Chủ_tịch Hội_đồng quốc_phòng và an_ninh nước Cộng_hòa xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam Ủy_viên Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam khóa V Ủy_viên Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam khóa VI_Ủy_viên Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam khóa VII Ủy_viên Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam khóa VIII Ủy_viên Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam khóa IX Chủ_tịch nước Việt_Nam
Québec ( phát_âm là Kê-béc trong tiếng Pháp và Kuy-béc trong tiếng Anh ) , là tỉnh bang có diện_tích gần 1,5 triệu km² - tức_là gần gấp 3 lần nước Pháp , 7 lần xứ Anh , 2 lần Liên_bang Đông_Dương và 4 lần Việt_Nam - là tỉnh bang lớn nhất của Canada_tính theo diện_tích . Québec có tư_cách là một quốc_gia trực_thuộc Canada , với ngôn_ngữ , văn_hóa và thể_chế chính_trị riêng . Về phía tây của Québec là tỉnh bang Ontario và vịnh Hudson ( Hắt-xơn ) , về phía đông là tỉnh bang New_Brunswick và vùng Labrador ( phần đất nội_địa của tỉnh bang Newfoundland và Labrador ) , về phía nam là các tiểu_bang Maine , New_Hampshire , Vermont và New_York của Hoa_Kỳ . Hơn 90 % diện_tích của Québec nằm trên một nền đá lớn gọi_là Canadian_Shield . Chữ québec có nguồn_gốc từ chữ gepèèg của người thổ_dân Mi'kmaq . Gepèèg có nghĩa_là " eo_biển " , dùng để ám_chỉ chỗ thắt nhỏ lại của sông Saint-Laurent gần Thành_phố Québec ( tiếng Pháp : Ville_de Québec , tiếng Anh : Quebec_City ) . Vào năm 2004 , hơn 7,5 triệu người đang sinh_sống tại Québec ( tỉnh bang đứng thứ nhì Canada về dân_số , chỉ sau Ontario ) , trong đó 80 % tập_trung ở các trung_tâm đô_thị nằm dọc theo sông Saint-Laurent ( tiếng Anh : Saint_Lawrence ) . Thành_phố Montréal ( tiếng Anh : Montreal ) , với dân_số khoảng 3 triệu người , là một hòn đảo khá lớn nằm giữa sông Saint-Laurent và rất nổi_tiếng về lịch_sử , kiến_trúc và các hoạt_động văn_hóa . Cho đến đầu thập_niên 1980 , Montréal vẫn còn là thành_phố nổi_tiếng nhất và đông dân nhất của Canada . Nằm ngay phía bắc của Montréal là thành_phố đông dân thứ hai của Québec : Laval . Thành_phố Québec , nằm cách 300 km về phía đông bắc của Montréal là thủ_phủ của tỉnh bang và là thành_phố lớn thứ ba . Lịch_sử Người Âu_Châu đầu_tiên đến Québec là nhà thám_hiểm người Pháp Jacques_Cartier , khi ông đi thuyền ngược trên sông Saint-Laurent đến một ngôi làng nhỏ có tên là Stadacona ( một địa_điểm trong Thành_phố Québec hiện_nay ) của thổ_dân Iroquois vào_khoảng năm 1535 . Tiếp sau đó là nhà thám_hiểm Samuel_de Champlain đến khoảng năm 1608 . Từ đó , Québec_thành thuộc_địa của Đế_quốc Pháp , dưới thời vua Louis_XII , và được đặt tên là Nouvelle-France ( tiếng Pháp : " Tân_Pháp " ; sang đến 1663 thì vua Louis_XIV sắc_phong Nouveau France thành một tỉnh ( province ) của Pháp . Năm 1763 , Pháp thua_Anh và vua Louis_XV phải nhượng xứ Québec cho Đế_quốc_Anh . Phần đất từ đó chính_thức mang tên Quebec . Người Anh cai_trị Québec nhưng vẫn cho_phép dân_chúng giữ các phong_tục và luật_lệ của người Pháp kể_cả việc cho họ đạo_Giáo_hội Công_giáo_Rôma hoạt_động mà không bắt dân đổi sang Anh_giáo . Khi 13 thuộc_địa tại châu_Mỹ nổi lên chống Đế_quốc_Anh để giành độc_lập từ thập_niên 1770 cho đến thập_niên 1780 , một_số người trung_thành với Đế_quốc_Anh bỏ Mỹ chạy sang Québec . Để giúp_đỡ nhóm Trung_Dân này định_cư dễ_dàng , Đế_quốc Anh ra một đạo_luật vào năm 1791 chia Québec làm hai phần : Upper Canada ở phía tây theo luật_lệ của Anh ( Common_Law ) và Lower Canada ở phía đông theo luật_lệ của Pháp ( la Codes_civiles ) . Đến năm 1837 , một_số người Pháp tại Lower Canada nổi lên chống lại Đế_quốc_Anh . Sau khi Anh dẹp tan cuộc nổi_loạn này , người Anh lại sáp_nhập Upper Canada và Lower_Canada trở_lại thành một thuộc_địa gọi là Tỉnh Canada ( Province_of Canada ) vào năm 1841 . Sang đến năm 1867 thì ba thuộc_địa Canada , New_Brunswick và Nova_Scotia gia_nhập với nhau thành một liên_bang gọi là Canada . Sau khi liên_bang được thành_lập , mỗi thuộc_địa được gọi_là một tỉnh bang ( province ) và được giữ tên cũng như luật_lệ cũ . Riêng Tỉnh_Canada thì lại một lần nữa bị chia làm hai : tỉnh bang Québec theo luật Pháp và tỉnh bang Ontario theo luật_Anh . Văn_hóa Ảnh_hưởng của văn_hóa Pháp và đạo_Công_giáo làm cho Québec trở_thành một vùng đặc_thái nhất của Canada , hay có_thể nói là của tất_cả Bắc_Mỹ . Trong tổng_số hơn 7,5 triệu dân Québec , trên năm triệu có gốc Pháp ; tiếng Pháp là tiếng_mẹ_đẻ của 82 % dân_số . Từ năm 1970 trở đi , dân nhập_cư đã góp một phần quan_trọng trong bình_diện kinh_tế và văn_hóa của tỉnh bang này . Từ năm 1986 đến 1991 , 78 % lợi_ích trong dân ở Québec là do những người không phải là Pháp , Anh hay dân bản_xứ mang lại . Ngày 23 tháng 11 năm 2006 , Chính_phủ Canada đã đưa ra bản đề_nghị công_nhận Québec là một quốc_gia trong Canada ( a nation within Canada ) nhằm ngăn_chặn việc ly_khai . Chính_phủ và chính_trị Quebec được quản_lý dựa trên hệ_thống Westminster , và theo chế_độ_dân_chủ tự_do cũng như quân_chủ_lập_hiến với hệ_thống nghị_viện . Người đứng đầu chính_phủ tại Quebec là thủ_tướng ( ' premier ministre ' trong tiếng Pháp và ' premier ' trong tiếng Anh ) , và đây là người đứng đầu đảng lớn nhất trong Quốc_hội ( ) , và Quốc_hội bổ_nhiệm Hội_đồng Hành_chính Quebec . Tỉnh_trưởng ( lieutenant governor ) đại_diện cho Quốc_vương Canada và giữ vai_trò là người đứng đầu nhà_nước trong tỉnh . Quebec có 78 nghị_viên trong Hạ_viện Canada . Họ được bầu ra trong các cuộc bầu_cử liên_bang . Tại Thượng_viện Canada , Quebec có 24 nghị_viên , họ được bổ_nhiệm theo khuyến_nghị của thủ_tướng Canada . Quebec có một mạng_lưới gồm ba văn_phòng để đại_diện cho tỉnh và bảo_vệ lợi_ích của tỉnh bên trong Canada ; nhiệm_vụ của các văn_phòng này là đảm_bảo sự hiện_diện theo thể_chế của Chính_phủ Quebec gần các chính_phủ khác tại Canada và cho_phép Quebec tương_tác hiệu_quả với các tỉnh khác . Chính_phủ Quebec có độc_quyền tài_phán trong một_số lĩnh_vực hành_chính và cảnh_sát . Conseil du_trésor ( Ban Ngân_khố ) hỗ_trợ các bộ_trưởng trong Hội_đồng hành_chính trong việc quản_lý_nhà_nước . Một_số đảng tại Quebec là Liên_minh Tương_lai Quebec ( CAQ ) , Đảng Tự_do Québec ( PLQ ) , Đoàn_kết_Québec ( QS ) và Đảng_Quebec ( PQ ) . Quebec có 22 chính_đảng chính_thức . Hành_chính Lãnh_thổ_Quebec được chia thành 17 vùng hành_chính như sau : Bas-Saint-Laurent_Saguenay – Lac-Saint-Jean_Capitale-Nationale Mauricie_Estrie Montréal_Outaouais Abitibi-Témiscamingue_Côte-Nord Nord-du-Québec_Gaspésie – Îles-de-la-Madeleine_Chaudière-Appalaches Laval_Lanaudière Laurentides Montérégie_Centre-du-Québec Ngoài_ra tỉnh còn bao_gồm : 4 lãnh_thổ ( Abitibi , Ashuanipi , Mistassini và Nunavik ) từng là Quận Ungava 36 quận tư_pháp 73 125 khu_vực bầu_cử Đối_với mục_đích quản_lý địa_phương , Quebec gồm có : 1.117 khu tự_quản địa_phương với nhiều hình_thức : 11 tập_hợp đô_thị ( ) bao_gồm 42 khu tự_quản 45 khu_phố ( ) thuộc 8 trong số các khu_tự_quản 89 khu tự_quản cấp vùng hay RCMs ( ) 2 cộng_đồng vùng đô_thị ( ) Cơ_quan_hành_chính cấp vùng Kativik_Các lãnh_thổ chưa được tổ_chức Tham_khảo Liên_kết ngoài Tỉnh_bang của Canada Canada_Quốc_gia và vùng lãnh_thổ nói tiếng Pháp_Đông Canada
Saskatchewan ( / s ə ˈ s k æ tʃ ə w ə_n , s k æ tʃ w ə n / ( nghe ) sə - SKATCH - ə-wən ; tiếng Pháp Canada : [ saskatʃəwan_] ) là một tỉnh ở miền Tây Canada , giáp với phía tây giáp Alberta , phía bắc giáp Lãnh_thổ Tây_Bắc , phía đông giáp Manitoba , phía đông bắc giáp Nunavut , và về phía nam giáp với các bang Montana và North_Dakota của Hoa_Kỳ . Saskatchewan và Alberta là những tỉnh không giáp biển duy_nhất của Canada . Vào năm 2022 , dân_số của Saskatchewan_ước_tính là 1.214.618 . Gần 10 % trong tổng diện_tích 651.900 kilômét_vuông ( 251.700_dặm vuông_Anh ) của Saskatchewan là nước_ngọt , chủ_yếu là sông , hồ_chứa_nước và hồ . Cư_dân chủ_yếu sống ở nửa đồng_cỏ phía nam của tỉnh , trong khi nửa phía bắc chủ_yếu là rừng và dân_cư thưa_thớt . Khoảng một_nửa sống ở thành_phố lớn nhất tỉnh Saskatoon hoặc thủ_phủ tỉnh Regina . Các thành_phố đáng chú_ý khác bao_gồm Prince_Albert , Moose_Jaw , Yorkton , Swift_Current , North_Battleford , Estevan , Weyburn , Melfort và thành_phố biên_giới Lloydminster . Tiếng Anh là ngôn_ngữ chính của tỉnh , với 82,4 % người_dân Saskatchewan nói tiếng Anh như ngôn_ngữ chính của họ . ngôn_ngữ đầu_tiên . Saskatchewan đã có hàng ngàn năm là nơi sinh_sống của các nhóm bản_địa . Người châu_Âu lần đầu_tiên khám_phá khu_vực này vào năm 1690 và lần đầu_tiên định_cư tại khu_vực này vào năm 1774 . Nó trở_thành một tỉnh vào năm 1905 , được tách ra từ Lãnh_thổ Tây_Bắc rộng_lớn , cho đến lúc đó bao_gồm hầu_hết các Đồng_cỏ của Canada . Vào đầu thế_kỷ 20 , tỉnh được biết đến như một thành_trì của nền dân_chủ xã_hội Canada ; Chính_phủ dân chủ-xã_hội đầu_tiên của Bắc_Mỹ được bầu vào năm 1944 . Nền kinh_tế của tỉnh dựa trên nông_nghiệp , khai_khoáng và năng_lượng . Saskatchewan hiện được điều_hành bởi thủ_tướng Scott_Moe , một thành_viên của Đảng Saskatchewan đã nắm quyền từ năm 2007 . Năm 1992 , chính_quyền liên_bang và tỉnh đã ký một thỏa_thuận yêu_sách đất_đai lịch_sử với First_Nations ở Saskatchewan . Các quốc_gia đầu_tiên đã nhận được tiền bồi_thường mà họ có_thể sử_dụng để mua đất trên thị_trường mở cho các ban_nhạc . Họ đã mua được khoảng 3.079 kilômét_vuông ( 761.000_mẫu Anh ; 1.189_dặm vuông_Anh ) , đất dự_trữ mới trong quá_trình này . Một_số Quốc_gia đầu_tiên đã sử_dụng khu định_cư của họ để đầu_tư vào các khu_vực đô_thị , bao_gồm Regina và Saskatoon . Tham_khảo Đọc thêm Encyclopedia_of Saskatchewan_Archer , John_H. Saskatchewan : A_History . Saskatoon : Western_Producer Prairie_Books , 1980 . 422 pp . Bennett , John_W. and_Kohl , Seena_B. Settling_the Canadian-American_West , 1890 – 1915 . University_of Nebraska_Press , 1995 . 311 pp . Waiser , Bill . Saskatchewan : A_New_History ( 2006 ) Bocking , D._H. , ed . Pages from the Past : Essays on Saskatchewan_History . Saskatoon : Western_Producer Prairie_Books , 1979 . 299 pp . LaPointe , Richard_and_Tessier , Lucille . The_Francophones_of_Saskatchewan : A_History . Regina : University of_Regina , Campion_Coll . , 1988 . 329 pp . Lipset , Seymour_M. Agrarian_Socialism : The_Cooperative_Commonwealth Federation in Saskatchewan : A_Study in Political_Sociology . University_of California_Press , 1950 . Martin , Robin_Shades of_Right : Nativist_and Fascist Politics in Canada , 1920 – 1940 , University_of Toronto_Press , 1992 . Liên_kết ngoài Tourism_Saskatchewan Encyclopedia_of Saskatchewan_Saskatchewan History_Online Tỉnh_bang của Canada_Canadian Prairies
Đảo Hoàng_tử_Edward ( tiếng Anh : Prince Edward_Island , viết tắt : PEI ; tiếng Pháp : l ' Île-du-Prince-Édouard ) là một tỉnh_bang của vùng miền đông của Canada . Đây là tỉnh bang nhỏ nhất của Canada về diện_tích và dân_số , nhưng lại có mật_độ dân_cư đông_đúc nhất . Được đặt theo tên của Hoàng_tử Edward_Augustus của Anh . Tỉnh_bang nằm trong một hình_chữ_nhật nằm khoảng 46-47 ° vĩ_độ bắc và 62-64_° 30 ' kinh_độ tây . Là một phần của vùng_đất truyền_thống của người Miꞌkmaq , vùng_đất này đã bị thuộc_địa_hóa bởi người Pháp vào năm 1604 và sau đó được nhượng lại cho người Anh sau khi kết_thúc Chiến_tranh Bảy năm vào năm 1763 . Năm 1873 , nó đã gia_nhập vào Canada với tư_cách một tỉnh bang . Thủ_phủ của tỉnh bang là Charlottetown . Tên gọi Hòn_đảo được biết đến trong ngôn_ngữ của những cư_dân bản_địa lịch_sử Mi'kmaq là Abegweit hoặc Epekwitk , tạm dịch là " vùng_đất nằm trong sóng " . Khi hòn đảo là một phần của thuộc_địa_Acadia được thực_dân Pháp đến định_cư , tên tiếng Pháp trước_đây của nó là Île_Saint-Jean ( Đảo_St . John ) . Trong tiếng Pháp , hòn đảo ngày_nay được gọi_là Île-du-Prince-Édouard . Do cái tên thuộc_địa ban_đầu của Pháp , những người Scotland nhập_cư biết đến hòn đảo này với cái tên bằng tiếng Gaelic_Scotland là Eilean_a ' Phrionnsa ( gọi tắt là " Đảo của Hoàng_tử " , dạng địa_phương của từ còn lại là ' Eilean_a ' Phrionnsa Iomhair / Eideard ' ) hoặc Eilean_Eòin cho một_số người nói tiếng Gaelic ở Nova_Scotia , mặc_dù không có trên PEI ( theo nghĩa_đen , " Đảo của John " liên_quan đến tên tiếng Pháp trước_đây của hòn đảo ) . Sau khi người Anh tiếp_quản lãnh_thổ , vào năm 1798 , họ đặt tên thuộc địa_đảo theo tên của Hoàng_tử_Edward , Công_tước xứ Kent và Strathearn ( 1767 – 1820 ) , con trai thứ tư của Vua George III và là cha của Victoria của Anh . Hoàng_tử Edward đã được gọi_là " Người_Cha của Hoàng_gia_Canada " . Các địa_danh trên đảo sau đây cũng được đặt theo tên của Công_tước xứ Kent : Prince Edward_Battery , Công_viên Victoria , Charlottetown Cao_đẳng Kent , được thành_lập vào năm 1804 bởi Thống_đốc Edmund_Fanning và Hội_đồng Lập_pháp của ông , sau_này ngôi trường trở_thành Đại_học Đảo_Prince Edward Phố_Kent , Charlottetown Trường tiểu_học West_Kent Phố_Kent , Georgetown Lịch_sử Trước khi người châu_Âu đến định_cư , các dân_tộc bản_địa_Mi'kmaq đã sinh_sống tại Đảo Hoàng_tử_Edward như một phần của khu_vực Mi'kma ' ki . Họ đặt tên cho Đảo là Epekwitk , có nghĩa là ' nằm trên những con sóng ' ; Người châu_Âu biểu_thị cách phát_âm là Abegweit , một tên khác là Minegoo . Truyền_thuyết của người Mi'kmaq cho rằng hòn đảo được hình_thành bởi vị Thần_linh vĩ_đại đã đặt một hòn đất_sét hình_lưỡi liềm màu đỏ_sẫm trên mặt_biển . Ngày_nay , Có hai cộng_đồng người bản_địa_Mi'kmaq trên hòn đảo . Lịch_sử Canada vẫn sống mãi và được kỷ_niệm ở Charlottetown . Hội_nghị Charlottetown vào năm 1864 là cuộc họp đầu_tiên để cuối_cùng đã dẫn đến việc tuyên_bố tự_trị của Canada vào năm 1867 . Do cuộc họp này , thành_phố Chalottetown ngày_nay được biết đến như là nơi khai_sinh ra Liên_bang . Thuộc_địa của Pháp Năm 1534 , Jacques_Cartier là người châu_Âu đầu_tiên đã nhìn thấy đảo Hoàng_tử Edward . Năm 1604 , Vương_quốc Pháp từng bước khai_phá và thiết_lập thuộc_địa Pháp Acadia trong đó có Đảo Hoàng_tử_Edward . Hòn_đảo được người Pháp đặt tên là Île_Saint-Jean . Người Mi’kmaq đã không bao_giờ thừa_nhận sự thống_trị của Pháp nhưng vẫn chào_đón người Pháp như một đồng_minh và đối_tác thương_mại . Trong thế_kỷ thứ 18 , người Pháp rơi vào_cuộc mâu_thuẫn kéo_dài với Vương_quốc_Anh . Nhiều cuộc_chiến đã diễn ra và Đảo_Hoàng_tử Edward cũng là một chiến_trường trong giai_đoạn này . Kết_quả cuối_cùng , người Pháp chịu nhiều thất_bại và buộc phải nhượng lại hòn đảo và hầu_hết lãnh_thổ Tân_Pháp tại Bắc_Mỹ cho người Anh theo Hiệp_định Paris năm 1763 . Thuộc_địa của Anh Ban_đầu , người Anh đặt tên hòn đảo là St . John’s_Island và chịu quyền kiểm_soát như một phần của Nova_Scotia đến khi được tách ra vào năm 1769 . Giữa thập_kỷ 1760 , một nhóm khảo_sát đã phân_chia hòn đảo thành 67 phân_khu . Ngày 1/7/1767 , những tài_sản này được phân_bổ cho những người ủng_hộ vua George_III bằng cách bốc_thăm . Năm 1853 , chính_quyền hòn đảo đã thông_qua Đạo_luật mua_bán đất_đai , đạo_luật này đã trao_quyền mua_bán đất_đai cho những chủ_sở_hữu và bán lại cho những người định_cư với giá vừa_phải . Kế_hoạch này đã phá_sản khi nguồn tài_chính hạn_hẹp đã khiến cho họ không_thể tiếp_tục mua_bán được . Đất_đai tại Đảo Hoàng_tử_Edward thật_sự màu_mỡ và là chìa khóa dẫn tới sự ổn_định kinh_tế cho hòn đảo trong thời_gian sau_này . Gia_nhập Liên_bang Tháng 9/1864 , Đảo_Hoàng_tử Edward là nơi tổ_chức Hội_nghị Charlottetown , một trong những cuộc họp đầu_tiên trong quá_trình dẫn tới Nghị_quyết Québec và sự hình_thành Canada năm 1867 . Nhưng Đảo_Hoàng_tử Edward đã không đồng_thuận với các điều_khoản hợp nhất để gia_nhập liên_bang Canada vào năm 1867 và lựa_chọn tiếp_tục là thuộc_địa của Vương_quốc_Anh . Cuối thập_niên 60 của thế_kỷ 19 , hòn đảo đứng trước nhiều lựa_chọn , bao_gồm việc trở_thành một quốc_gia tự_trị hoặc trở_thành một tiểu_bang của Hoa_Kỳ . Năm 1871 , Đảo_Hoàng_tử Edward bắt_đầu xây_dựng đường_sắt và giao_thương với Hoa_Kỳ , điều này làm cho Vương_quốc_Anh không mấy hài_lòng . Năm 1873 , Thủ_tướng Canada là Sir John_A. Macdonald phải đối_mặt với chủ_nghĩa bành_trướng của Hoa_Kỳ và vụ bê_bối Pacific đã thỏa_thuận với Đảo Hoàng_tử Edward gia_nhập liên_bang Canada . Liên_bang thừa_nhận các khoản nợ từ việc xây_dựng đường_sắt và đồng_ý mua lại từ những chủ_nhân vắng_mặt để giải_phóng hòn đảo khỏi những hợp_đồng thuê đất từ người_dân mới nhập_cư . Cuối_cùng Đảo_Hoàng_tử Edward tham_gia Liên_bang Canada vào ngày 1/7/1873 . Với kết_quả tổ_chức thành_công Hội_nghị Charlottetown , Đảo_Hoàng_tử Edward được xem như là nơi khai_sinh ra Canada . Được kỷ_niệm bởi một_vài công_trình , trong đó có cây Cầu Liên_Bang ( xây_dựng năm 1993 đến 1997 ) . Vào ngày 31 tháng 5 năm 1997 , Đảo_Hoàng_tử Edward đã cử hành_lễ khánh_thành chính_thức chiếc cầu . Chiếc cầu dài 12,9 km bắc qua eo_biển Northumberland đã tạo điều_kiện dễ_dàng cho việc lưu_thông từ đất_liền đến đảo , ngoài phương_tiện phà và máy_bay . Địa_lý Đảo_Hoàng_tử Edward là một hòn đảo tọa_lạc trên vịnh St . Lawrence . Nằm ở phía tây của đảo Cape_Breton , phía Bắc của bán_đảo Nova_Scotia và phía đông của New_Brunswick , phía nam giáp với eo_biển Northumberland . Hòn_đảo có 2 khu_vực đô_thị lớn : Khu_vực xung_quanh cảng Charlottetown nằm ở trung_tâm hòn đảo bao_gồm thủ_phủ Charlottetown và các thị_trấn ngoại_ô Cornwall và Stratford . Một khu đô_thị nhỏ hơn ở khu_vực cảng Summerside ở bờ biển phía nam cách Charlottetown 40 km về hướng tây . Bờ_biển của Đảo Hoàng_tử_Edward là sự kết_hợp giữa những bãi biển , đụn cát , đất_đỏ với vô_số vịnh và hải_cảng . Mặc_dù có diện_tích nhỏ và khu_vực nông_thôn chiếm đa_số , nhưng Đảo_Hoàng_tử Edward lại có mật_độ dân_số cao nhất tại Canada . Đảo Hoàng_tử Edward có khí_hậu ôn_đới và bị ảnh_hưởng trực_tiếp bởi đại_dương bao quanh . Vì_vậy , khí_hậu tại đảo tương_đối ôn_hòa hơn so với lục_địa do có dòng biển nóng từ vịnh St . Lawrence chảy qua . Khí_hậu tại Đảo Hoàng_tử_Edward thay_đổi quanh_năm , có những mùa khí_hậu giữa các ngày khác nhau và không có kiểu thời_tiết cụ_thể_nào kéo_dài lâu . Vào mùa đông , khí_hậu tương_đối lạnh và kéo_dài nhưng tương_đối ổn_định hơn so với lục_địa . Tỉnhnh_bang hoàn_toàn sử_dụng nguồn nước mặt , nguồn nước có_thể dùng để uống với xấp_xỉ 305 giếng công_suất cao . Những hệ_thống hạ_tầng cung_cấp nước được lấp đặt từ năm 1888 vẫn còn tồn_tại đến ngày_nay . Đảo Hoàng_tử Edward từng có nai sừng_tấm bản_địa , gấu , tuần_lộc , chó sói và các loài lớn hơn khác . Do nạn săn_bắn và sự phá vỡ môi_trường sống , những loài này không còn được tìm thấy trên đảo . Một_số loài phổ_biến là cáo đỏ , chó sói đồng_cỏ , giẻ cùi xanh và rô_phi . Chồn_hôi và gấu_trúc là những loài phi_bản_địa phổ_biến . Các loài có nguy_cơ bao_gồm chim bìm_bịp , cá_chình Mỹ , dơi nâu nhỏ và bèo tấm bãi biển . Một_số loài là đặc_hữu của tỉnh . Năm 2008 , một loài ascomycete mới , Jahnula_apiospora ( Jahnulales , Dothideomycetes ) , đã được thu_thập từ gỗ ngập nước trong một con lạch nước_ngọt trên Đảo Prince_Edward . Cá_voi Bắc_Đại_Tây_Dương , một trong những loài cá_voi quý_hiếm nhất , từng được cho là hiếm gặp trong các vùng St . Lawrence cho đến năm 1994 , đã cho thấy sự gia_tăng đáng_kể ( tần_suất hàng năm được phát_hiện ở ngoài khơi Percé vào năm 1995 và tăng dần trên các khu_vực kể từ năm 1998 ) , và kể từ năm 2014 , một số_lượng cá_voi đáng chú_ý đã được ghi_nhận xung_quanh đảo Cape_Breton đến Đảo Prince_Edward , khoảng 35 đến 40 con cá_voi được nhìn thấy ở những khu_vực này vào năm 2015 . Nhân_khẩu Theo Khảo_sát hộ gia_đình Quốc_gia năm 2011 , cộng_đồng lớn nhất ở Đảo Hoàng_tử Edward là con_cháu của người Scotland ( 39.2 % ) , tiếp_theo đó là người Anh ( 31.1 % ) , người Pháp ( 21.1 % ) . Dân_cư Đảo_Hoàng_tử Edward đa_số là người da trắng , ngươi_Hoa chiếm một phần nhỏ trong nhóm thiểu_số khoáng 1.3 % dân_số . Đại_đa_số dân của tỉnh bang nói tiếng Anh ( 94.9 % ) , ngoài_ra còn các ngôn_ngữ khác như tiếng Pháp ( 3.5 % ) , tiếng Hoa , tiếng Ả_rập , tiếng Hà_Lan , tiếng Đức … Hai tôn_giáo lớn nhất ở tỉnh là Đạo_Công_giáo ( 47 % ) và Đạo Tin_lành ( 43 % ) theo khảo_sát dân_số năm 2011 . Kinh_tế Nền kinh_tế tỉnh_bang chủ_yếu dựa vào các ngành mùa_vụ như nông_nghiệp , đánh_bắt thủy_sản và dịch_vụ du_lịch . Đảo Hoàng_tử Edward không phát_triển mạnh trong các ngành công_nghiệp_nặng và sản_xuất . Cavendish_Farms là một trong những doanh_nghiệp hiếm_hoi có nhà_máy sản_xuất thực_phẩm tại tỉnh bang . Kinhnh_tế của một_số cộng_đồng ven biển tại tỉnh bang dựa trên việc đánh_bắt ốc , sò , đặc_biệt là uào , tôm_hùm . Nông_nghiệp là ngành thống_trị trong kinh_tế của tỉnh bang kể từ thời thuộc_địa . Năm 2015 , nông_nghiệp và sản_xuất thực_phẩm chiếm khoảng 7.6 % GDP toàn tỉnh . Tỉnh_bang có khoảng 240.000 ha dành cho nông_nghiệp , chiếm khoảng 1/3 diện_tích tỉnh bang . Năm 2016 , số_lượng trang_trại vào_khoảng 1.353 , giảm 9.5 % so với 5 năm trước . Sản_lượng nông_nghiệp chủ_yếu là khoai_tây , trái berry và rau xanh . Kinh_tế tỉnh_bang đã phát_triển mạnh trong thập_kỷ vừa_qua với sự đổi_mới hiệu_quả . Hàng_không vũ_trụ , công_nghệ_sinh_học , công_nghệ và truyền_thông thông_tin , năng_lượng tái_tạo được tập_trung và đa_dạng hóa . Công_nghệ hàng_không vũ_trụ là ngành công_nghiệp lớn thứ tư tỉnh bang , chiếm 25 % giá_trị xuất_khẩu và đạt kim_ngạch 355 triệu đô_la Mỹ hàng năm . Hiện_nay , xấp_xỉ 25 % năng_lượng điện của tỉnh bang sử_dụng năng_lượng tái_tạo là điện_gió . Chính_quyền tỉnh_bang đã ước_tính sẽ tăng tỷ_lệ sử_dụng năng_lượng tái_tạo lên con_số 50 % . Chính_quyền tỉnh_bang Chính_quyền tỉnh_bang có trách_nhiệm trong các lĩnh_vực chăm_sóc sức_khỏe , dịch_vụ xã_hội , giáo_dục , phát_triển kinh_tế , ban_bố luật lao_động và luật_dân_sự . Chính_quyền Đảo_Hoàng_tử Edward được điều_hành bởi nghị_viện theo chế_độ Quân_chủ lập_hiến , Quân_chủ tại Đảo Hoàng_tử Edward là người sáng_lập các nhánh lập_pháp , tư_pháp và hành_pháp trong tỉnh bang . Đứng đầu cho Chế_độ_quân_chủ là Nữ_hoàng Elizabeth II , người cũng là Quân_chủ tại 15 quốc_gia khác trong khối thịnh_vương_chung và 9 tỉnh bang khác tại Canada . Người đại_diện cho Nữ_hoàng tại Đảo Hoàng_tử_Edward là Thống_Đốc_Đảo Hoàng_tử_Edward , hiện là bà Antoinette_Perry , chịu trách_nhiệm hầu_hết các công_việc của Hoàng_gia tại Đảo Hoàng_tử_Edward . Sự tham_gia của hoàng_gia và những người đại_diện vào việc điều_hành công_việc của tỉnh bang là rất hạn_chế . Trên thực_tế , quyền hành_pháp được chỉ_đạo bởi một Hội_đồng điều_hành chính_quyền tỉnh_bang , những thành_viên trong Hội_đồng này được bầu_cử và lựa_chọn bởi Thủ_hiến tỉnh bang ( hiện_tại là ông Dennis_King ) . Để ổn_định quyền_lực , Thống_đốc sẽ chỉ_đạo Đảng có số ghế cao thứ_nhì trong nghị_viện là Đảng Đối_lập . Người dẫn_đầu Đảng Đối_lập sẽ là Người đối_lập trung_thành của Nữ_Hoàng ( hiện_tại là ông Peter_Bevan-Baker ) . Hành_chính Thủ_phủ : Charlottetown_Đảo Hoàng_tử Edward được chia thành ba quận trong lịch_sử được sử_dụng làm đơn_vị hành_chính cho chính_quyền cấp tỉnh và trước thời_kỳ thuộc_địa ( năm 1873 ) . Các quận không còn được sử_dụng làm ranh_giới hành_chính cho chính_quyền cấp tỉnh , tuy_nhiên , chúng tiếp_tục được Cơ_quan Thống_kê Canada sử_dụng làm đơn_vị điều_tra dân_số cho các mục_đích thống_kê trong việc quản_lý điều_tra dân_số Canada . Phân_vùng Những ngọn đồi uốn_lượn , rừng cây , những bãi biển cát trắng hơi đỏ , vịnh nhỏ đại_dương và vùng_đất_đỏ nổi_tiếng đã mang lại cho Đảo Hoàng_tử Edward_danh_tiếng là một tỉnh có_vẻ đẹp tự_nhiên nổi_bật . Do_đó , chính_quyền tỉnh đã ban_hành luật để bảo_tồn cảnh_quan thông_qua các quy_định , mặc_dù thiếu sự thực_thi nhất_quán . Không có quy_hoạch phân_vùng và quy_hoạch sử_dụng đất trên toàn tỉnh . Theo Luật Quy_hoạch của tỉnh , các khu_tự_quản có quyền lựa_chọn chịu trách_nhiệm về quy_hoạch sử_dụng đất thông_qua việc xây_dựng và thông_qua các quy_hoạch chính_thức và luật sử_dụng đất . 31 khu tự_quản đã chịu trách_nhiệm lập kế_hoạch . Ở những khu_vực mà các khu_tự_quản không chịu trách_nhiệm lập kế_hoạch , Tỉnh vẫn chịu trách_nhiệm kiểm_soát phát_triển . Giáo_dục Tại Đảo Hoàng_tử_Edward , Hệ_thống trường_học công_lập được chia thành hai nhóm : Những quận chuyên về trường Anh_ngữ và quận chuyên về trường Pháp ngữ . Có khoảng 10 trường phổ_thông và 54 trường tiểu_học trong nhóm trường Anh_ngữ và 6 trường_học nhiều cấp trong nhóm trường Pháp ngữ . Có 22 % sinh_viên ghi_danh ở chương_trình học song_ngữ , đây là bậc học cao nhất tại tỉnh bang . Có 3 học_viện sau phổ_thông được vận_hành trong tỉnh bang , bao_gồm 1 trường đại_học và 2 trường cao_đẳng . Đại_học Prince Edward_Island là trường đại_học công_lập duy_nhất , và tọa_lạc tại thành_phố Charlottetown . Y_tế Tỉnh_bang có một phân_ban chịu trách_nhiệm điều_hành việc chăm_sóc sức_khỏe cho người_dân gọi là Health_PEI. Phân_ban này nhận ngân_sách để vận_hành theo quy_định của Sở Y_tế và Sức_khỏe Prince Edward_Island . Có 8 bệnh_viện tại Prince Edward_Island : Bệnh_viện Queen_Elizabeth , ( Charlottetown ) , Bệnh_viện Prince_County ( Summerside ) , Bệnh_viện Kings County_Memorial ( Montague ) , Bệnh_viện Community ( O’Leary ) , Bệnh_viện Souris ( Souris ) , Bệnh_viện Western ( Alberton ) , Bệnh_viện Hillsborough ( Charlottetown ) – bệnh_viện tâm_thần duy_nhất tại tỉnh bang . Chương_trình chăm_sóc sức_khỏe toàn_diện của tỉnh bang bao_gồm từ chăm_sóc sức_khỏe cơ_bản đến chăm_sóc tại nhà , các biện_pháp thể_lực nâng_cáo sức_khỏe , phòng_chống dịch_bệnh … Tỉnh_bang cũng tổ_chức một_số trung_tâm sức_khỏe gia_đình tại vùng nông_thôn và các đô_thị nhỏ xa trung_tâm . Đảo Hoàng_tử Edward là tỉnh bang duy_nhất không cung_cấp các dịch_vụ phá_thai trong hệ_thống bệnh_viện của họ . Ca phá_thai cuối_cùng là năm 1982 trước khi Bệnh_viện Queen_Elizabeth được thành_lập . Giao_thông Giao_thông vận_tải của Đảo Hoàng_tử_Edward chủ_yếu thông_qua hệ_thống hải_cảng tại Charlottetown , Summerside , Borden , Georgetown và Souris kết_hợp với hệ_thống đường_sắt , hai sân_bay ở Charlottetown và Summerside để kết_nội với lục_địa Bắc_Mỹ . Hệ_thống đường_sắt tại Đảo Hoàng_tử Edward không được sử_dụng đến từ năm 1989 để củng_cố hệ_thống đường_cao_tốc . Năm 1997 , Cây_Cầu Liên_Bang được khánh_thành đã kết_nối Borden , Carleton ( Đảo Hoàng_tử Edward ) với Cape_Jourimain ( New_Brunswick ) . Đây là cây cầu bắc qua biển đóng_băng dài nhất thế_giới , nó đã thay_thế cho dịch_vụ phà Marrine_Atlantic . Tỉnh_bang có hệ_thống đường_xá dày_đặc nhất Canada . Văn_hóa Văn_hóa truyền_thống về nghệ_thuật , âm_nhạc và sự sáng_tạo đã có nhiều hỗ_trợ cho hệ_thống giáo_dục . Một_số lễ_hội nghệ_thuật hàng năm như Lễ_hội Charlottetown được tổ_chức tại Trung_tâm Nghệ_thuật Liên_Bang . Lucy Maud_Montgomery , sinh năm 1874 tại Clifton ( New_London ) đã viết hơn 20 tiểu_thuyết và nhiều truyện_ngắn . Cuốn sách Anne_of Green_Gables lấy bối_cảnh tại Cavendish , Prince_Edward Island được xuất_bản lần đầu_tiên năm 1908 . Về thể_thao , Đảo_Hoàng_tử Edward có những môn thể_thao phổ_biến như khúc côn_cầu , đánh_gôn , bóng_rổ , đua ngựa , bóng_chày , bóng_đá , bóng bầu_dục … Thể_thao dưới nước cũng phổ_biến vào giai_đoạn hè . Xem thêm Canada_Hội Lập_pháp của Đảo Hoàng_tử_Edward Tham_khảo Bắc_Mỹ thuộc Anh Hoàng_tử Edward_Vùng Canada_Đại_Tây_Dương Vùng_Maritimes Tỉnh_bang của Canada_Cựu thuộc_địa và xứ bảo_hộ Anh tại châu_Mỹ Đảo của đảo Hoàng_tử Edward
Ontario là một tỉnh bang của Canada . Thác_Niagara nổi_tiếng thế_giới và Ottawa , thủ_đô của Canada , nằm trong địa_phận tỉnh_bang này . Phía đông Ontario_giáp với Québec , tây giáp với Manitoba , bắc giáp với vịnh Hudson và vịnh James , nam giáp với sông St . Lawrence và Ngũ_Đại_Hồ , tạo thành biên_giới với các bang New_York , Pennsylvania , Ohio , Michigan , Indiana , Illinois , Wisconsin và Minnesota của Hoa_Kỳ . Là tỉnh bang lớn thứ hai của Canada , Ontario có diện_tích gần 1,1 triệu km² , trên nửa triệu ao_hồ , và 60.000 km sông_ngòi . Tính toàn_bộ , Ontario lớn hơn hai nước Pháp và Tây_Ban_Nha gộp lại và có dân_số trên 10 triệu người . Ở thủ_phủ Toronto có nhiều hoạt_động kinh_tế và văn_hóa . Ví_dụ , tháp CN ( CN tower ) là công_trình kiến_trúc đứng riêng cao nhất thế_giới cho đến năm 2007 . Tên Ontario thường được cho là bắt_nguồn từ tiếng Iroquois , Skanadario , có nghĩa_là " Dòng nước đẹp " . Ontario – Tỉnh_bang sầm_uất , phát_triển , sôi_động nhất Canada và Bắc_Mỹ về kinh_tế với các thành_phố lớn như Toronto và Ottawa … Theo số_liệu thống_kê năm 2012 , GDP của Canada đạt 1.819.967 triệu CAD. Trong đó , Ontario đóng_góp 674.485 triệu CAD._Ontario đã tạo ra 37 % GDP của cả nước và là nơi có gần 50 % dân_số làm_việc trong các ngành công_nghệ_cao , dịch_vụ tài_chính và công_nghiệp tri_thức khác . Nằm trong khu_vực thương_mại tự_do Bắc_Mỹ với 460 triệu người và tạo ra sức_mua 18 tỉ_đô . Trong năm 2011 , trao_đổi thương_mại giữa Canada – Mỹ đạt hơn 1,4 tỉ_CAD , trong đó thương_mại giữa Ontario – Mỹ chiếm khoảng 716 triệu đô CAD._Ontario – nơi có Toronto ( trung_tâm tài_chính quốc_gia ) , thủ_đô lập_pháp Ottawa đã tiếp_đón hơn 1.100 các công_ty đa quốc_gia trong các lĩnh_vực dịch_vụ , tài_chính , bất_động_sản trên toàn thế_giới . Toronto là một trung_tâm quốc_tế lớn cho các doanh_nghiệp và được coi là thủ_đô tài_chính của Canada . Nơi đây tập_trung các công_ty dịch_vụ hàng_đầu như : Citco , CIBC_Mellon , Commonwealth , Harmonic , IFDS , RBC Investor_Services , SGGG , and_State Street . Với hơn 245.000 người làm_việc trong lĩnh_vực này , Toronto là trung_tâm tài_chính lớn thứ 3 ở Bắc_Mỹ sau New_York và Chicago . Lao_động trong ngành dịch_vụ tài_chính tại Toronto chiếm 64 % của Ontario và 31 % của Canada Từ_nguyên Tỉnh_bang được đặt tên theo hồ Ontario , một thuật_ngữ được cho là có nguồn_gốc từ tiếng Iroquois : Skanadario , có nghĩa_là " Dòng nước đẹp " . Hoặc cũng có_thể là Ontari : io nghĩa_là " Chiếc hồ vĩ_đại " Địa_lý Tỉnh bao_gồm ba vùng địa_lý chính : Khu bảo_vệ người Canada_mỏng ở khu_vực tây_bắc và trung_tâm , bao_gồm hơn một_nửa diện_tích đất của Ontario . Mặc_dù khu_vực này chủ_yếu không hỗ_trợ nông_nghiệp , nhưng nó rất giàu khoáng_chất và một phần nằm trong khu rừng Trung_Mỹ và Trung_Tây Shield , bao_trùm các hồ và sông . Northern_Ontario được chia thành hai tiểu_vùng : Tây_Bắc_Ontario và Northeastern_Ontario . Những vùng_đất thấp Hudson_Bay ở vùng cực_Bắc và đông_bắc , chủ_yếu là đầm lầy và thưa_thớt . Southern_Ontario được chia thành bốn khu_vực ; Central_Ontario ( mặc_dù không phải là trung_tâm địa_lý của tỉnh ) , Eastern_Ontario , Golden_Horseshoe và Southwestern_Ontario ( phần trước_đây được gọi_là Western_Ontario ) . Mặc_dù không có địa_hình đồi_núi nào trong tỉnh nhưng có nhiều vùng_đất cao , đặc_biệt là trong vùng Canadian_Shield đi qua tỉnh này từ tây_bắc đến đông_nam và cũng ở trên Niagara Escarpment băng qua phía nam . Điểm cao nhất là Ishpatina_Ridge ở 693 mét ( 2,274_ft ) trên mực nước_biển nằm ở Temagami , Đông_Bắc_Ontario . Ở phía Nam , độ cao trên 500 m ( 1.640_ft ) được vượt qua gần Collingwood , trên Dãy núi Blue ở vùng Dundalk_Highlands và trong những ngọn đồi gần sông Madawaska ở Hạt_Renfrew . Vùng rừng Carolinian bao_phủ hầu_hết vùng tây_nam của tỉnh . Thung_lũng Great_Lakes và Thung_lũng Saint_Lawrence ở phía nam là một phần của vùng sinh_thái rừng vùng thấp ở Great_Lakes ở vùng Đông_Great Lakes , nơi rừng hiện_nay đã được thay_thế bằng nông_nghiệp , công_nghiệp và phát_triển đô_thị . Một đặc_điểm địa_lý nổi_tiếng là Niagara_Falls , một phần của Niagara_Escarpment . Saint Lawrence_Seaway cho_phép chuyển_hướng đến và đi từ Đại_Tây_Dương như xa đất_liền Vịnh_Thunder ở Northwestern_Ontario . Bắc_Ontario chiếm khoảng 87 % diện_tích bề_mặt của tỉnh ; Ngược_lại phía Nam Ontario có 94 phần_trăm dân_số . Point_Pelee là một bán_đảo của hồ Erie ở tây_nam Ontario ( gần Windsor và Detroit , Michigan ) , đó là phạm_vi cực_nam của đại_lục Canada . Đảo_Pelee và đảo Middle ở Hồ_Erie mở_rộng ra xa hơn . Tất_cả đều nằm ở phía nam của 42 °_N - hơi xa_Nam so với biên_giới phía bắc của California . Khí_hậu Khí_hậu của Ontario thay_đổi tùy theo mùa và địa_điểm . Nó bị ảnh_hưởng bởi ba nguồn không_khí : lạnh , khô , không_khí Bắc_cực từ phía bắc ( yếu_tố chi_phối trong những tháng mùa đông , và kéo_dài hơn một năm ở phía bắc Ontario ) ; Không_khí cực_đoan ở vùng cực Bắc_Thái_Bình_Dương đi qua từ vùng Prairies Phía Tây Canada / Đồng_bằng Bắc_Mỹ ; Và không_khí ấm_áp , ẩm_ướt từ Vịnh_Mexico và Đại_Tây_Dương . Ảnh_hưởng của các khối không_khí chính đối_với nhiệt_độ và lượng mưa phụ_thuộc chủ_yếu vào vĩ_độ , gần với các phần nước_lớn và ở một mức_độ nhỏ , giảm nhẹ địa_hình . Nói_chung , hầu_hết các môi_trường của Ontario được phân_loại là ẩm_lục_địa . Ontario có ba vùng khí_hậu chính . Vùng Hồ_Great_Lakes xung_quanh ảnh_hưởng lớn đến vùng khí_hậu nam_Ontario . Trong những tháng mùa thu và mùa đông , nhiệt lưu_trữ từ các hồ được giải_phóng , điều_tiết khí_hậu gần bờ hồ . Điều này cho_phép một_số phần của miền nam Ontario mùa đông êm_dịu hơn các khu_vực trung_lục_địa ở các vĩ_độ thấp hơn . Các bộ_phận của Tây_Nam_Ontario ( thường là phía nam của một tuyến từ Sarnia-Toronto ) có khí_hậu lục_địa ẩm_ướt trung_bình , tương_tự như các bang Trung_Đại_Tây_Dương nội_địa và phần Hồ_Great_Lakes của vùng Trung_Tây Hoa_Kỳ . Vùng có mùa nóng nắng_nóng , ẩm_ướt và mùa đông_lạnh . Lượng mưa hàng năm dao_động từ 750 - 1.000 mm ( 30-39_inch ) và được phân_bố tốt quanh_năm . Hầu_hết khu_vực này nằm ở vùng lee of_the Great_Lakes , làm cho tuyết dồi_dào ở một_số khu_vực . Vào tháng 12 năm 2010 , băng_tuyết lập kỷ_lục mới khi nó bị trúng_tuyết hơn một mét trong vòng 48 giờ . Vùng khí_hậu tiếp_theo là vùng_Trung và Đông_Ontario có khí_hậu lục_địa ẩm_ướt vừa_phải ( Köppen_Dfb ) . Vùng này có mùa hè nóng và đôi_khi nóng với mùa đông_lạnh hơn , mùa đông dài hơn , lượng tuyết rơi dồi_dào ( thậm_chí ở các khu_vực không nằm trong băng_tuyết ) và lượng mưa hàng năm tương_tự như phần còn lại của Nam_Ontario . Ở phía đông bắc Ontario , kéo_dài về phía nam như Hồ_Kirkland , vùng nước lạnh của vịnh Hudson làm giảm nhiệt_độ vào mùa hè , làm cho nó mát hơn các vị_trí khác ở các vĩ_độ tương_tự . Điều này cũng đúng ở bờ phía Bắc của Hồ_Superior , làm mát_không_khí ẩm_nóng từ phía nam , dẫn đến nhiệt_độ mùa hè mát_mẻ hơn . Dọc theo bờ phía đông của Hồ_Superior và Hồ_Huron nhiệt_độ mùa đông hơi được kiểm_duyệt nhưng đi kèm với tuyết có tuyết rơi thường_xuyên nặngCác ô_vuông làm tăng tổng_lượng tuyết rơi theo mùa lên tới 3 m ( 10 ft ) ở một_số nơi . Những khu_vực này có lượng mưa hàng năm cao hơn trong một_số trường_hợp trên 100 cm ( 39 inch ) . Phần phía bắc của Ontario - chủ_yếu ở phía bắc 50 °_N - có khí_hậu cận_kề ( Köppen_Dfc ) với mùa đông_lạnh kéo_dài , mùa đông ngắn , mát đến mùa hè ấm_áp với những thay_đổi nhiệt_độ có_thể xảy ra trong mọi mùa . Không có các dãy núi lớn ngăn_chặn không_khí Arctic_chìm , nhiệt_độ - 40 °C ( - 40 °F ) không phải là hiếm ; Tuyết_rơi vẫn còn trên mặt_đất đôi_khi hơn nửa năm . Sự tích_tụ_tuyết rơi có_thể cao ở một_số khu_vực . Lượng mưa nói_chung ít hơn 70 cm ( 28 in ) và đỉnh vào những tháng_hè dưới dạng mưa_rào hoặc giông_bão . Cơn sấm_sét nghiêm_trọng vào mùa hè . London , nằm ở phía Nam ( Tây_Nam Ontario ) , có những đợt sét đánh mỗi năm ở Canada , trung_bình 34 ngày mỗi năm có dông_bão . Trong một năm điển_hình , Ontario trung_bình đã xác_định được 11 trận lốc xoáy . Tuy_nhiên , trong 4 năm qua , đã có hơn 20 trận lốc xoáy mỗi năm , với tần_số cao nhất xảy ra tại khu_vực Windsor-Essex - Chatham_Kent , mặc_dù ít có tính phá_hoại ( đa_số giữa F0 đến F2 trên thang Fujita ) . Ontario đã có 29 trận lốc xoáy kỷ_lục vào năm 2006 và 2009 . Những tàn_dư đôi_khi gây ra mưa lớn và gió ở phía nam , nhưng hiếm khi gây tử_vong . Một ngoại_lệ đáng chú_ý là cơn bão Hazel tấn_công miền Nam_Ontario tập_trung vào Toronto vào tháng 10 năm 1954 . Lịch_sử Đất_đai không được phân_chia hợp_pháp thành các đơn_vị hành_chính cho đến khi một hiệp_định kết_thúc với người thổ_dân chuyển_nhượng đất_đai . Năm 1788 , trong khi một phần của tỉnh Quebec , phía nam Ontario được chia thành bốn quận : Hesse , Lunenburg , Mecklenburg và Nassau . Năm 1792 , bốn huyện được đổi tên thành : Hesse trở_thành khu_vực phía Tây , Lunenburg trở_thành quận phía đông , Mecklenburg trở_thành quận Midland , và Nassau trở_thành Quận_chủ . Quận đã được tạo ra trong huyện . Đến năm 1798 , có tám huyện : Đông , Nhà , Johnstown , London , Midland , Newcastle , Niagara , và phương Tây . Đến năm 1826 , có mười một quận : Bathurst , Eastern , Gore , Home , Johnstown , London , Midland , Newcastle , Niagara , Ottawa và Tây . Vào năm 1838 , có hai mươi huyện : Bathurst , Brock , Colbourne , Dalhousie , Đông , Gore , Home , Huron , Johnstown , London , Midland , Newcastle , Niagara , Ottawa , Prince_Edward , Simcoe , Talbot , Victoria , Wellington và Western . Năm 1849 , các huyện phía nam Ontario đã được bãi_bỏ bởi các tỉnh của Canada , và quận chính_phủ đã tiếp_quản một_số trách_nhiệm , thành_phố . Tỉnh_Ca-na-đa cũng bắt_đầu tạo ra các quận ở vùng Ontario đông dân với việc thành_lập quận Algoma và quận Nipissing vào năm 1858 . Biên_giới của Ontario , tên mới của nó vào năm 1867 , được mở_rộng tạm_thời ở phía bắc và phía tây . Khi tỉnh Ca-na-đa được thành_lập , biên_giới của nó không hoàn_toàn rõ_ràng , và Ontario tuyên_bố cuối_cùng đã đến được cả dãy núi Rocky và Bắc_Băng_Dương . Với việc mua lại Rupert's_Land của Canada , Ontario đã quan_tâm đến việc xác_định rõ_ràng biên_giới , đặc_biệt là vì một_số khu_vực mới mà nó quan_tâm đang phát_triển nhanh_chóng . Sau khi chính_phủ liên_bang yêu_cầu Ontario thanh_toán cho việc xây_dựng ở khu_vực tranh_chấp mới , tỉnh đã yêu_cầu xây_dựng các giới_hạn của nó , và ranh_giới của nó đã được chuyển lên phía bắc đến cực bắc 51 . Các ranh_giới phía bắc và phía tây của Ontario đã bị tranh_chấp sau khi Liên_minh Calci . Quyền của Ontario đối_với Tây_Bắc Ontario được Ủy_ban Tư_pháp của Hội_đồng Tư_pháp quyết_định năm 1884 và được xác_nhận bởi Đạo_luật Canada ( Ontario_Roundary ) , 1889 của Quốc_hội Vương_quốc_Anh . Đến năm 1899 , có bảy huyện phía bắc : Algoma , Manitoulin , Muskoka , Nipissing , Parry_Sound , Sông_Rainy và Thunder_Bay . Bốn quận khác của miền Bắc được tạo ra từ năm 1907 đến năm 1912 : Cochrane , Kenora , Sudbury và Timiskaming . Liên_hệ với Châu_Âu Trước_sự xuất_hiện của người châu_Âu , khu_vực này đã có người ở Algonquian ( Ojibwa , Cree và Algonquin ) ở phần phía bắc / tây , và Iroquois và Wyandot ( Huron ) nhiều hơn ở phía nam / đông . Trong thế_kỷ 17 , Algonquians và Hurons đã chiến_đấu trong Chiến_tranh_Beaver chống lại Iroquois . Nhà thám_hiểm người Pháp Étienne_Brûlé khám_phá một phần của khu_vực vào năm 1610 - 12 . Nhà thám_hiểm người Anh Henry_Hudson đã đi thuyền vào vịnh Hudson vào năm 1611 và tuyên_bố khu_vực này cho nước Anh . Samuel_de Champlain đến Hồ_Huron năm 1615 , và các nhà_truyền_giáo Pháp bắt_đầu thiết_lập các bệ dọc theo Great_Lakes . Sự giải_quyết của người Pháp đã bị cản_trở bởi cuộc_chiến của họ với Iroquois , người đã liên_minh với người Anh . Từ năm 1634 đến năm 1640 , Huron bị tàn_phá bởi các bệnh truyền_nhiễm ở châu_Âu , như bệnh_sởi và đậu mùa , mà họ không có miễn_dịch . Năm 1700 , Iroquois đã rời khỏi Ontario và Mississaugas của Ojibwa đã định_cư trên bờ phía bắc của Hồ_Ontario . Anh thành_lập các trụ_sở thương_mại trên Vịnh Hudson vào cuối thế_kỷ 17 và bắt_đầu một cuộc đấu_tranh cho sự thống_trị của Ontario . Các năm 1763 Hiệp_ước Paris kết_thúc chiến_tranh bảy năm bằng cách trao gần như tất_cả các tài_sản Mỹ_Bắc của Pháp ( New_France ) để Anh . Khu_vực này được nối vào Quebec năm 1774 . Các khu định_cư châu_Âu đầu_tiên là vào năm 1782 - 1784 khi 5.000 người trung_thành Mỹ bước vào Ontario bây_giờ là sau cuộc Cách_mạng Hoa_Kỳ . Các Vương_quốc Anh cấp cho họ 200 mẫu_Anh ( 81 ha ) đất và các mặt_hàng khác mà để xây_dựng lại cuộc_sống của họ . Người_Anh cũng thiết_lập các đặt chỗ ở Ontario cho nhữngngười Mohawks đã chiến_đấu cho người Anh và đã mất đất ở bang New_York . Iroquois khác đã được tái định_cư năm 1784 tạikhu bảo_tồn Six_Nations ở phía tây của hồ Ontario . Dân_số của Canada ở phía tây của hợp_lưu sông St_Lawrence-Ottawa tăng lên đáng_kể trong thời_gian này , một thực_tế được thừa_nhận theo Đạo_luật Hiến_pháp năm 1791 , tách Quebec thành Canadas : Thượng_Canada phía tây_nam của hợp_lưu sông St_Lawrence-Ottawa , Và Hạ_Canada phía đông của nó . John_Graves Simcoe được bổ_nhiệm làm Thống_đốc Trung_cấp đầu_tiên của Canada năm 1793 . Thượng_Canada Quân_Mỹ trong Chiến_tranh năm 1812 đã xâm_chiếm Thượng_Canada qua sông Niagara và sông Detroit , nhưng đã bị đánh_bại và đẩy_lùi bởi các lực_lượng fencibles và militias của Anh , Canada và các chiến_binh của First_Nations . Tuy_nhiên , cuối_cùng người Mỹ đã giành quyền kiểm_soát Lake_Erie và Lake_Ontario . Trong Trận chiến_York năm 1813 , quân_đội Hoa_Kỳ chiếm thành_phố York . Người Mỹ cướp_phá thị_trấn và đốt tòa nhà Nghị_viện trong thời_gian chiếm_đóng ngắn . Sau Chiến_tranh năm 1812 , sự ổn_định tương_đối cho_phép số_lượng người nhập_cư gia_tăng từ châu_Âu hơn là từ Hoa_Kỳ . Cũng như trường_hợp trong những thập_kỷ trước , sự chuyển_đổi nhập_cư này đã được khuyến_khích bởi các nhà_lãnh_đạo thuộc_địa . Mặc_dù đất_đai có giá_cả phải_chăng và thường là đất_đai tự_do , nhiều người mới đến , chủ_yếu là từ Anh và Ireland , đã tìm thấy cuộc_sống biên_giới với khí_hậu khắc_nghiệt khó_khăn và một_số người có phương_tiện cuối_cùng trở về nhà hoặc đi về phía nam . Tuy_nhiên , tăng_trưởng dân_số vượt xa số người di_cư trong những thập_kỷ tiếp_theo . Đó là một xã_hội chủ_yếu dựa vào nông_nghiệp , nhưng các dự_án kênh và một mạng_lưới các tuyến đường ván mới thúc_đẩy thương_mại lớn hơn trong vùng thuộc_địa và với Hoa_Kỳ , qua đó cải_thiện mối quan_hệ trước_đây bị hư_hỏng theo thời_gian . Trong khi đó , nhiều đường thủy của Ontario hỗ_trợ du_lịch và vận_chuyển vào nội_thất và cung_cấp nước cho phát_triển . Khi dân_số tăng lên , ngành công_nghiệp và mạng_lưới giao_thông cũng vậy , do_đó đã dẫn tới sự phát_triển hơn_nữa . Vào cuối thế_kỷ này , Ontario đã thắng với Quebec như là nhà_lãnh_đạo quốc_gia về tăng_trưởng dân_số , công_nghiệp , nghệ_thuật và truyền_thông . Tình_trạng bất_ổn ở vùng thuộc_địa bắt_đầu châm_ngòi với gia_đình quý_tộc Gia_đình , người điều_hành trong khi lợi_ích kinh_tế từ các nguồn_lực của khu_vực , và những người không cho_phép các cơ_quan bầu_cử được quyền_lực . Sự oán_giận này thúc_đẩy lý_tưởng cộng_hòa và gieo hạt_giống cho chủ_nghĩa dân_tộc Canada . Theo đó , cuộc nổi_dậy ủng_hộ chính_phủ có trách_nhiệm tăng ở cả hai khu_vực ; Louis-Joseph_Papineau dẫn_đầu Cuộc nổi_dậy ở Hạ_Canada và William_Lyon Mackenzie dẫn_đầu Cuộc nổi_dậy ở Upper Canada . Canada_Tây Mặc_dù cả hai cuộc nổi_dậy đã được đưa ra ngắn_gọn , chính_phủ Anh đã gửi Lord_Durham để điều_tra nguyên_nhân gây ra tình_trạng bất_ổn . Ông đề_nghị Chính_phủ Tự_trị được cấp và Hạ và Upper Canada được tái tham_gia trong một nỗ_lực để thuần_thục người Canada gốc Pháp . Theo đó , hai thuộc_địa đã được sáp_nhập vào tỉnh của Canada theo Đạo_luật Liên_minh 1840 , với thủ_đô tại Kingston và Upper Canada được gọi_là Canada_Tây . Chính_quyền nghị_việnĐược ban_hành vào năm 1848 . Có những đợt sóng nhập_cư vào những năm 1840 , và dân_số của Canada_Tây tăng hơn gấp đôi vào năm 1851 trong thập_kỷ trước . Kết_quả là lần đầu_tiên số_lượng người nói tiếng Anh của Canada_West vượt qua nhóm người nói tiếng Pháp ở Canada_East , nghiêng về sự cân_bằng quyền_lực đại_diện . Sự bùng_phát kinh_tế vào những năm 1850 trùng với việc mở_rộng đường_sắt trên khắp tỉnh , tiếp_tục tăng sức_mạnh kinh_tế của Trung_Canada . Với việc bãi_bỏ Luật về Ngô và thỏa_thuận có đi có lại với Hoa_Kỳ , nhiều ngành công_nghiệp khác nhau như gỗ , khai_thác mỏ , trồng_trọt và rượu chưng_cất có lợi rất lớn . Một sự bất_đồng chính_trị giữa các nhà_lập_pháp Pháp và tiếng Anh , cũng như sự sợ_hãi của sự xâm_lược từ Hoa_Kỳ trong và ngay sau cuộc Nội_chiến Hoa_Kỳ , dẫn_đầu tầng_lớp chính_trị để tổ_chức một loạt các hội_nghị vào những năm 1860 nhằm tạo ra một liên_bang rộng_lớn hơn Công_đoàn của tất_cả các thuộc_địa Bắc_Mỹ của Anh . Các Bắc_Mỹ Đạo_luật Anh mất hiệu_lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1867 , thành_lập Dominion của Canada , ban_đầu với bốn tỉnh : Nova_Scotia , New_Brunswick , Quebec và Ontario . Tỉnh của Canada được chia thành Ontario và Quebec để mỗi nhóm ngôn_ngữ sẽ có một tỉnh riêng . Cả Quebec và Ontario đều được yêu_cầu theo mục 93 của Đạo_luật Bắc_Mỹ của AnhĐể bảo_vệ quyền và lợi_ích giáo_dục hiện có của người Tin_lành và người thiểu_số Ca-tô . Do_đó , các trường Công_giáo riêng_biệt và bảng giáo_dục được phép ở Ontario . Tuy_nhiên , cả hai tỉnh đều không có yêu_cầu về hiến_pháp để bảo_vệ người_thiểu_số nói tiếng Pháp hoặc tiếng Anh . Toronto đã chính_thức được thành_lập như là thủ_phủ của tỉnh Ontario . Tỉnh Sau khi thành_lập như một tỉnh , Ontario đã tiến_hành khẳng_định quyền_lực kinh_tế và lập_pháp của mình . Vào năm 1872 , luật_sư Oliver_Mowat trở_thành Thủ_tướng của Ontario và giữ chức_vụ thủ_tướng cho đến năm 1896 . Ông đã chiến_đấu vì quyền của tỉnh , làm suy_yếu quyền_lực của chính_phủ liên_bang trong các vấn_đề của tỉnh , thường là thông_qua những lời kêu_gọi tranh_luận tốt với Ủy_ban Tư_pháp của Hội_đồng Tư_hữu . Những trận đánh của ông với chính_phủ liên_bang đã phân_cấp rất nhiều Canada , cho_phép các tỉnh có quyền_lực hơn John_A. MacdonaldĐã dự_định . Ông đã củng_cố và mở_rộng các cơ_sở giáo_dục và tỉnh của Ontario , tạo ra các khu_vực ở Bắc_Ontario , và đã chiến_đấu để đảm_bảo rằng những khu_vực của Tây_Bắc_Ontario không phải là một phần của Upper_Canada ( vùng rộng_lớn phía bắc và phía tây của lưu_vực Hồ_Superior-Hudson_Bay , các quận của Keewatin ) sẽ trở_thành một phần của Ontario , một chiến_thắng thể_hiện trong ( Boundary ) Đạo_luật Canada_Ontario , 1889 . Ông cũng đã chủ_trì sự xuất_hiện của tỉnh này thành nhà_máy kinh_tế của Canada . Mowat là người tạo ra cái gọi_là Empire_Ontario . Bắt_đầu với Chính_sách Quốc_gia Sir John_A. Macdonald ( 1879 ) và việc xây_dựng tuyến đường_sắt Thái_Bình_Dương của Canada ( 1875 - 1885 ) thông_qua miền Bắc_Ontario và vùng Cananda đến British_Columbia , Ontario sản_xuất và công_nghiệp phát_triển rực_rỡ . Tuy_nhiên , dân_số tăng chậm lại sau khi một cuộc suy_thoái trầm_trọng xảy ra vào năm 1893 , do_đó làm chậm tăng_trưởng mạnh nhưng chỉ trong vài năm . Nhiều người nhập_cư mới đến và những người khác di_chuyển về phía tây dọc theo tuyến đường_sắt tới các tỉnh Prairie và British_Columbia , thường_xuyên định_cư phía Bắc_Ontario . Khai_thác khoáng_sản đã tăng nhanh vào cuối thế_kỷ 19 , dẫn đến sự gia_tăng các trung_tâm khai_thác quan_trọng ở phía đông bắc , như Sudbury , Cobalt và Timmins . Tỉnh đã khai_thác nguồn nước để sản_xuất thủy_điện và thành_lập Ủy_ban Nhà_nước về Điện_thủy điện của Ontario , sau đó là Ontario_Hydro . Sự sẵn có của điện_năng giá rẻ tiếp_tục tạo điều_kiện cho sự phát_triển của ngành công_nghiệp . Công_ty Ford_Motor của Canada được thành_lập vào năm 1904 . General Motors Canada được thành_lập vào năm 1918 . Ngành công_nghiệp ô_tô đã trở_thành ngành công_nghiệp sinh_lợi nhất cho nền kinh_tế Ontario trong thế_kỷ 20 . Vào tháng 7 năm 1912 , chính_quyền Bảo_thủ của Sir James_Whitney đã ban_hành Quy_định 17 làm hạn_chế đáng_kể việc học tiếng Pháp đối_với người thiểu_số nói tiếng Pháp của tỉnh . Người Pháp gốc Canada đã phản_ứng giận_dữ , nhà_báo Henri_Bourassa đã tố_cáo " Prussians of_Ontario " . Các quy_định cuối_cùng đã được bãi_bỏ vào năm 1927 . Bị ảnh_hưởng bởi các sự_kiện ở Hoa_Kỳ , chính_phủ của Sir William_Hearst giới_thiệu việc cấm uống rượu vào năm 1916 với sự vượt qua của Đạo_luật Temperance_Ontario . Tuy_nhiên , người_dân có_thể chưng_cất và duy_trì nguồn cung cá_nhân của họ , và các nhà_sản_xuất rượu có_thể tiếp_tục chưng_cất và xuất_khẩu để bán , cho_phép ngành công_nghiệp đã có_thể tăng_cường hơn_nữa . Ontario đã trở_thành một căn_cứ buôn_lậu ma_túy bất_hợp_pháp và là nhà_cung_cấp lớn nhất vào Hoa_Kỳ , điều này hoàn_toàn bị cấm . Việc cấm ở Ontario đã chấm_dứt vào năm 1927 với việc thành_lập Ban Kiểm_soát rượu của Ontario dưới sự quản_lý của chính_phủ Howard_Ferguson . Việc bán và tiêu_thụ rượu , rượu_vang và bia vẫn bị kiểm_soát bởi một_số luật cực_đoan nhất ở Bắc_Mỹ để đảm_bảo rằng các tiêu_chuẩn nghiêm_ngặt về cộng_đồng và doanh_thu từ độc_quyền bán_lẻ rượu được duy_trì . Tháng 4 năm 2007 , Thành_viên Ontario của tỉnh Kim_Craitor cho rằng các nhà_sản_xuất bia địa_phương nên có_thể bán bia của họ tại các cửa_hàng góc địa_phương ; Tuy_nhiên , chuyển_động nhanh_chóng bị Premier Dalton_McGuinty bác_bỏ . Giai_đoạn sau Thế_chiến II là một trong những sự thịnh_vượng đặc_biệt và tăng_trưởng . Ontario là người nhận đa_số di_dân đến Canada , phần_lớn là những người nhập_cư từ Châu_Âu bị chiến_tranh tàn_phá vào những năm 1950 và 1960 và sau những thay_đổi trong luật nhập_cư của liên_bang , một làn_sóng khổng_lồ những người không phải châu_Âu kể từ những năm 1970 . Từ một tỉnh thuộc tỉnh sắc_tộc Anh_quốc , Ontario đã nhanh_chóng trở_nên văn_hóa rất đa_dạng . Phong_trào dân_tộc chủ_nghĩa ở Quebec , đặc_biệt sau cuộc bầu_cử Parti Québécois năm 1976 , đã góp_phần thúc_đẩy nhiều doanh_nghiệp và người nói tiếng Anh ra khỏi Quebec đến Ontario , và kết_quả là Toronto vượt qua Montreal như là thành_phố lớn nhất và trung_tâm kinh_tế của Canada . [ Cần dẫn nguồn ] Điều_kiện kinh_tế suy_thoái ở các tỉnh Maritime cũng dẫn đến tình_trạng dân_số của các tỉnh này trong thế_kỷ 20 , với việc di_cư quá mức vào Ontario . [ Cần dẫn nguồn ] Ngôn_ngữ chính_thức của Ontario là tiếng Anh . Nhiều dịch_vụ ngôn_ngữ tiếng Pháp có sẵn theo Đạo_luật Dịch_vụ Ngôn_ngữ Pháp năm 1990 trong các khu_vực được chỉ_định , nơi có nhiều người nói tiếng Pháp . Kinh_tế Nền kinh_tế ở Ontario rất đa_dạng . Ontario có nền kinh_tế lớn nhất ở Canada . Mặc_dù sản_xuất đóng một vai_trò quan_trọng trong nền kinh_tế Ontario , chiếm 12,6 % GDP của tỉnh , nhưng lĩnh_vực dịch_vụ lại chiếm phần_lớn , khoảng 77,9 % , của nền kinh_tế . Ontario là tỉnh đông dân nhất của Canada , với dân_số khoảng 14,19 triệu thường_trú nhân vào năm 2017 . Đây là tỉnh sản_xuất hàng_đầu của Canada , chiếm 46 % GDP sản_xuất năm 2017 . Lạm_phát CPI của tỉnh trong năm 2018 đã được xác_nhận là 2,2 % , với tỷ_lệ thất_nghiệp là 5,6 % vào tháng 1 năm 2019 . Tỷ_lệ thất_nghiệp này dựa trên 447.400 người thất_nghiệp ở Ontario . Năm 2017 , các mặt_hàng xuất_khẩu quốc_tế chính của Ontario là xe có động_cơ và phụ_tùng ( 35,3 % ) , thiết_bị cơ_khí ( 10,1 % ) , kim_loại quý và đá ( 9,8 % ) , máy_móc điện ( 3,9 % ) và sản_phẩm nhựa ( 3,6 % ) . Nhập_khẩu quốc_tế chính của Ontario là linh_kiện và phụ_tùng xe có động_cơ ( 22,6 % ) , thiết_bị cơ_khí ( 14,4 % ) , máy_móc điện ( 11,4 % ) , sản_phẩm nhựa ( 3,9 % ) và dược_phẩm ( 3,4 % ) . Ontario là tỉnh_bang hàng_đầu thu_hút vốn đầu_tư trực_tiếp từ nước_ngoài ( FDI ) ở Bắc_Mỹ vào năm 2013 , với 7,23 tỷ_đô la . Con_số này chiếm hơn một phần mười tổng_số vốn FDI vào Bắc_Mỹ . Đây cũng là bang đứng thứ 4 về vốn FDI ra nước_ngoài , đạt 7,74 tỷ_USD. Tính đến năm 2017 , Ontario là tỉnh có nền kinh_tế phát_triển nhanh thứ hai ở Canada , đầu_tiên là Alberta . Các con sông của Ontario làm cho nó giàu năng_lượng thủy điện . Trong năm 2009 , Ontario_Power Generation tạo ra 70 % điện của tỉnh , trong đó 51 % là hạt_nhân , 39 % là thủy điện và 10 % là nhiên_liệu hóa_thạch . Đến năm 2025 , điện hạt_nhân dự_kiến ​_​ sẽ cung_cấp 42 % , trong khi sản_xuất nguồn nhiên_liệu hóa_thạch dự_kiến ​_​ sẽ giảm nhẹ trong 20 năm tới . Phần_lớn sản_lượng điện mới xuất_hiện trực_tuyến trong vài năm qua là các loại khí tự_nhiên hoặc khí tự_nhiên kết_hợp . Tuy_nhiên , OPG không chịu trách_nhiệm về việc truyền_tải điện , dưới sự kiểm_soát của Hydro_One . Mặc_dù có nhiều lựa_chọn quyền_lực khác nhau , các vấn_đề liên_quan đến tiêu_thụ ngày_càng tăng , thiếu hiệu_suất năng_lượng và các lò phản_ứng hạt_nhân cũ , Ontario đã buộc phải mua điện từ các nước láng_giềng Quebec và Michigan để bổ_sung nhu_cầu năng_lượng của họ trong thời_gian tiêu_thụ cao_điểm . Tỷ_lệ nội_địa cơ_bản của Ontario trong năm 2010 là 11,17 cent / kWh ; Ngược_lại . Quebec là 6,81 . Vào tháng 12 năm 2013 , chính_phủ dự_kiến ​ ​ mức tăng 42 % vào năm 2018 , và 68 % vào năm 2033 . Tỷ_lệ công_nghiệp dự_kiến ​_​ sẽ tăng 33 % vào năm 2018 , và 55 % vào năm 2033 . Một sự phong_phú của tài_nguyên thiên_nhiên , liên_kết giao_thông tuyệt_vời để các khu trung_tâm Mỹ và nội_địa_Great Lakes làm_cận với đại_dương có_thể qua tàu container , tất_cả đều góp_phần làm cho sản_xuất hiệu_trưởng ngành công_nghiệp của tỉnh , phát_hiện chủ_yếu ở khu_vực Golden_Horseshoe , đó là Khu_vực công_nghiệp hóa lớn nhất ở Canada , phía nam của khu_vực là một phần của Bắc_Rust Belt Bắc_Mỹ . Các sản_phẩm quan_trọng bao_gồm xe có động_cơ , sắt , thép , thực_phẩm , thiết_bị điện , máy_móc , hóa_chất và giấy . Ontario đã vượt qua Michigan trong sản_xuất ôtô , lắp_ráp 2.696 triệu xe trong năm 2004 . Ontario có nhà_máy Chrysler ở Windsor và Bramalea , hai nhà_máy GM ở Oshawa và một ở Ingersoll , một nhà_máy lắp_ráp Honda tại Alliston , các nhà_máy Ford ở Oakville và St . Thomas và Toyota Lắp_ráp tại Cambridge và Woodstock . Năm 2005 , General_Motors tuyên_bố sa_thải nhân_viên tại các cơ_sở sản_xuất ở Bắc_Mỹ , trong đó có hai nhà_máy GM lớn ở Oshawa và một cơ_sở đào_tạo lái_xe tại St . CatharinesDẫn đến 8.000 việc_làm bị mất ở Ontario một_mình . Năm 2006 , Ford Motor_Company tuyên_bố từ 25,000 đến 30,000 người sa_thải cho đến năm 2012 ; Ontario đã được cứu thoát tồi_tệ nhất , nhưng mất việc đã được công_bố cho các cơ_sở St_Thomas và nhà_máy Casting_Windsor . Tuy_nhiên , tổn_thất này sẽ được bù_đắp bởi việc công_bố gần đây của Ford về một cơ_sở sản_xuất xe hybrid được dự_kiến ​_​ sẽ bắt_đầu sản_xuất vào năm 2007 tại nhà_máy Oakville và việc tái giới_thiệu Camaro của GM sẽ được sản_xuất tại Oshawa . Vào ngày 4 tháng 12 năm 2008 , Toyota đã công_bố việc khai_trương nhà_máy RAV4 tại Woodstock , vàHonda cũng có kế_hoạch bổ_sung thêm một nhà_máy động_cơ tại nhà_máy tại Alliston . Mặc_dù các nhà_máy mới này được đưa vào sử_dụng trực_tuyến nhưng Ontario vẫn chưa hồi_phục hoàn_toàn sau những đợt sa_thải hàng_loạt gây ra bởi cuộc suy_thoái toàn_cầu ; Tỷ_lệ thất_nghiệp của họ là 7,3 % vào tháng 5 năm 2013 , so với 8,7 % trong tháng 1 năm 2010 và khoảng 6 % trong năm 2007 . Tháng 9 năm 2013 , chính_phủ Ontario đã cam_kết 70,9 triệu CAD cho nhà_máy Ford ở Oakville , Chính_phủ liên_bang đã cam_kết 71,1 triệu CAD , để đảm_bảo 2.800 việc_làm . Tỉnh này đã mất 300.000 việc_làm trong thập_kỷ từ năm 2003 , và Ngân_hàng Canada ghi_nhận rằng " trong khi các ngành công_nghiệp năng_lượng và khai_thác mỏ đã được hưởng lợi từ các phong_trào này , áp_lực lên ngành chế_tạo đã tăng lên , vì nhiều công_ty trong ngành này đã Đối_phó với cạnh_tranh ngày_càng tăng từ các nền kinh_tế có chi_phí thấp như Trung_Quốc " . Ngành công_nghiệp thép của Ontario đã từng tập_trung vào Hamilton . Cảng Hamilton , có_thể được xem như là một trong những cầu QEW Skyway cầu , là một đất công_nghiệp đất hoang ; Thép Mỹ thuộc sở_hữu_Stelco công_bố vào mùa thu năm 2013 rằng họ sẽ đóng_cửa vào năm 2014 , với sự mất_mát của 875 việc_làm . Động_thái này cho thấy một nhà_sản_xuất công_suất 2 triệu tấn / năm sẽ bị đóng_cửa trong khi Canada nhập_khẩu 8 triệu tấn thép vào năm trước . Algoma_Steel vẫn duy_trì một nhà_máy ở Sault Ste_Marie . Toronto , thủ_phủ của Ontario , là trung_tâm dịch_vụ tài_chính và ngành ngân_hàng của Canada . Các thành_phố lân_cận là nơi phân_phối sản_phẩm , các trung_tâm công_nghệ_thông_tin và các ngành sản_xuất khác nhau . Chính_phủ liên_bang của Canada là công_ty lớn nhất trong khu_vực thủ_đô , trong đó tập_trung vào các thành_phố biên_giới của Ottawa_Ontario và Quebec_Gatineau . Ngành công_nghệ_thông_tin rất quan_trọng , đặc_biệt là ở khu_vực phía Bắc Thung_lũng Silicon của Ottawa , cũng như khu_vực Waterloo , nơi có trụ_sở chính của Research in Motion ( các nhà phát_triển của điện_thoại thông_minh BlackBerry ) . BlackBerry một lần cung_cấp hơn 19 phần_trăm các công_việc ở địa_phương và sử_dụng hơn 13 % của toàn_bộ người_dân địa_phương [ cần dẫn nguồn ] trước khi nó được cung_cấp 9.500 sa_thải trong năm 2013 . OpenText và ATS_Automation Systems_Tooling của Cambridge làm cho ngôi nhà của mình ở khu_vực này quá . Mike_Lazaridis , Một trong những người sáng_lập của RIM , được thành_lập vào năm 1999 Viện Perimeter , sau đó vào năm 2002 Viện về Máy_tính lượng_tử , sau đó trong năm 2013 Quantum Valley_Investments , để cày một phần lợi_ích của RIM trở_lại nghiên_cứu và phát_triển . Vào năm 2014 , đoạn đường_cao_tốc 401 giữa Toronto và Waterloo đã trở_thành hành_lang đổi_mới lớn thứ hai thế_giới sau thung_lũng Silicon của California , sử_dụng gần 280.000 nhân_viên công_nghệ từ khắp_nơi trên thế_giới và chứa trên 60 % ngành công_nghệ_cao của Canada . Hamilton là thành_phố sản_xuất thép lớn nhất ở Canada theo sát bởi Sault_Ste . Marie , và Sarnia là trung_tâm sản_xuất hóa dầu . Xây_dựng đã sử_dụng hơn 6,5 % lực_lượng lao_động của tỉnh vào tháng 6 năm 2011 . Ngành khai_thác mỏ và lâm_sản , đặc_biệt là bột giấy và giấy , là yếu_tố sống_còn cho nền kinh_tế của Bắc_Ontario . Đã có tranh_cãi về trữ_lượng khoáng_sản của Ring of_Fire , và liệu tỉnh có đủ tiền để chi 2,25 tỷ_đô la Canada trên đường từ Đường cao_tốc Trans-Canada gần Kenora đến tiền gửi , hiện_tại trị_giá 60 tỷ_đô la Canada . Du_lịch đóng_góp rất lớn vào nền kinh_tế của miền trung_Ontario , đạt đỉnh_điểm trong những tháng_hè vì sự phong_phú của nước_ngọt giải_trí và hoang_dã được tìm thấy ở đó gần với các trung_tâm đô_thị lớn . Vào các thời_điểm khác trong năm , săn_bắn , trượt_tuyết và xe trượt_tuyết rất phổ_biến . Vùng này có một_số màn_hình hiển_thị màu_sắc rực_rỡ nhất ở bất_kỳ đâu trên lục_địa , và các chuyến tham_quan hướng tới du_khách nước_ngoài được tổ_chức để xem chúng . Du_lịch cũng đóng vai_trò quan_trọng trong các thành_phố biên_giới với các sòng bạc lớn , trong số đó là Windsor , Cornwall , Sarnia và Niagara_Falls , nơi thu_hút hàng triệu du_khách quốc_tế và Mỹ . Nông_nghiệp Một_khi ngành công_nghiệp chiếm ưu_thế , nông_nghiệp chiếm một tỷ_lệ nhỏ trong dân_số . Tuy_nhiên , phần_lớn diện_tích đất ở nam Ontario được giao cho nông_nghiệp . Như bảng dưới đây cho thấy , trong khi số_lượng trang_trại cá_nhân giảm đều và quy_mô tổng_thể của họ đã giảm với tốc_độ thấp hơn , cơ_giới hóa nhiều hơn đã hỗ_trợ tăng cung để đáp_ứng nhu_cầu ngày_càng tăng của một nền dân_số ngày_càng tăng ; Điều này cũng đồng_nghĩa với sự gia_tăng dần trong tổng_số đất sử_dụng cho trồng cây . Các loại trang_trại thông_thường được báo_cáo trong cuộc Tổng điều_tra năm 2001 bao_gồm các loại trang_trại cho gia_súc , hạt nhỏ và sữa . Ngành trồng nho và trồng nho chủ_yếu nằm trên Bán_đảo Niagara và dọc theo Hồ_Erie , nơi có các trang_trại thuốc_lá . Thị_trường rau_cải phát_triển trong đất phong_phú của Hà_Lan Marsh gần Newmarket . Khu_vực gần Windsor cũng rất phì_nhiêu . Nhà_máy Heinz ở Leamington được mua lại vào mùa thu năm 2013 của Warren_Buffett và một đối_tác của Brazil , sau đó đã đưa 740 người ra khỏi công_việc . Các khoản trợ_cấp của chính_phủ đã được theo sau một thời_gian ngắn ; Premier Kathleen_WynneĐã cung_cấp 200.000 đô_la Canada để giảm đòn , và hứa_hẹn rằng một nhà_chế_biến thực_phẩm khác sẽ sớm được tìm thấy . Vào ngày 10 tháng 12 năm 2013 , Kellogg tuyên_bố sa_thải cho hơn 509 công_nhân tại một nhà_máy sản_xuất ngũ_cốc ở London . Kellogg có kế_hoạch chuyển vị_trí sang Thái_Lan . Khu_vực được định_nghĩa_là Vành ngô chứa nhiều khu_vực phía tây_nam của tỉnh , mở_rộng đến tận phía Bắc gần Goderich , nhưng ngô và đậu_nành được trồng ở khu_vực phía nam của tỉnh . Vườn_Apple là một cảnh_quan phổ_biến dọc theo bờ biển phía nam của vịnh Nottawasaga ( một phần của vịnh Georgian ) gần Collingwood và dọc theo bờ phía bắc của Hồ_Ontario gần Cobourg . Sản_xuất thuốc_lá , tập_trung tại Quận_Norfolk , đã giảm , cho_phép tăng các cây_trồng thay_thế như cây_phỉ và nhân_sâm . Nguồn_gốc của Ontario của Massey_Ferguson , một lần là một trong những trang_trại lớn nhất thực_hiệncác nhà_sản_xuất trên thế_giới , cho thấy tầm quan_trọng khu_vực nông một lần [ cần dẫn nguồn ] phải nền kinh_tế Canada . Việc cung_cấp đất nông_nghiệp hạn_chế của miền Nam Ontario sẽ không còn sản_xuất nữa với tốc_độ gia_tăng . Việc mở_rộng đô_thị và các trường_hợp mất đất nông_nghiệp góp_phần làm mất hàng ngàn mẫu đất sản_xuất nông_nghiệp tại Ontario mỗi năm . Hơn 2.000 trang_trại và 150.000_mẫu Anh ( 61.000 ha ) đất nông_nghiệp trong GTA đã bị mất đi trong hai thập_kỷ giữa năm 1976 và năm 1996 . Sự mất_mát này chiếm khoảng 18 % diện_tích đất nông_nghiệp của Ontario được chuyển sang mục_đích đô_thị . , Việc gia_tăng các khoản trợ_cấp nông_thôn sẽ tạo ra sự can_thiệp lớn hơn cho sản_xuất nông_nghiệp . Năng_lượng Đạo_luật về Năng_lượng Xanh và Kinh_tế_Xanh , 2009 ( GEA ) , có cách tiếp_cận hai mặt để thương_mại hóa năng_lượng tái_tạo : Đưa thêm nhiều nguồn năng_lượng tái_tạo cho tỉnh áp_dụng nhiều năng_lượng hiệu_quả các biện_pháp để giúp năng_lượng Bảo_tồn Dự_thảo dự_kiến ​_​ chỉ_định một Người hướng_dẫn năng_lượng tái_tạo để cung_cấp hỗ_trợ " một cửa_sổ " và hỗ_trợ cho các nhà phát_triển dự_án để tạo điều_kiện cho việc phê_duyệt dự_án . Quy_trình phê_duyệt cho các dự_án truyền_tải cũng sẽ được sắp_xếp hợp_lý và ( lần đầu_tiên ở Ontario ) dự_luật sẽ ban_hành các tiêu_chuẩn cho các dự_án năng_lượng tái_tạo . Chủ nhà sẽ được hưởng ưu_đãi để phát_triển các nguồn năng_lượng tái_tạo quy_mô nhỏ như các khoản vay thấp hoặc không có lãi để trang_trải cho chi_phí vốn của các cơ_sở sản_xuất năng_lượng tái_tạo như các tấm pin mặt_trời . Ontario là nơi có Thác_Niagara , cung_cấp một lượng điện lớn cho tỉnh . Các Generating_Station Bruce hạt_nhân , lớn nhất điện hạt_nhân nhà_máy trên thế_giới , cũng là ở Ontario và sử_dụng 8 lò phản_ứng CANDU để tạo ra điện cho tỉnh . Chính_phủ , luật_pháp và chính_trị Các Luật Bắc_Mỹ Anh 1867 phần 69 quy_định " Sẽ có một cơ_quan lập_pháp cho Ontario gồm Thống_đốc Trung_úy và One_House , theo kiểu các Hội_đồng lập_pháp của Ontario . " Hội_đồng có 107 ghế đại_diện cho các cuộc chạy_đua được bầu trong hệ_thống đầu_tiên trên toàn tỉnh . Tòa nhà_lập_pháp tại Queen's_Park là nơi của chính_phủ . Theo hệ_thống Westminster , lãnh_đạo đảng nắm giữ nhiều ghế trong hội_đồng được gọi_là " Thủ_hiến và Chủ_tịch Hội_đồng " ( Đạo_luật của Hội_đồng Điều_hành RSO 1990 ) . Thủ_tướng Chính_phủ chọn nội_các hoặc Hội_đồng điều_hành có các thành_viên được coi là Bộ_trưởng của Vương_quốc_Anh . Mặc_dù Đạo_luật Lập_pháp của Hội_đồng Lập_pháp ( RSO 1990 ) đề_cập đến các thành_viên của hội_đồng " , các nhà_lập_pháp hiện_nay được gọi_là MPPs ( Thành_viên của Nghị_viện tỉnh ) bằng tiếng Anh và députés de l'Assemblée lập_pháp bằng tiếng Pháp , nhưng họ cũng được gọi_là MLAs ( Các thành_viên của Hội_đồng Lập_pháp ) , và cả hai đều có_thể chấp_nhận được . Tiêu_đề của Thủ_tướng chính_phủ Ontario , đúng bằng tiếng Pháp ( le Premier_ministre ) , được cho_phép bằng tiếng Anh nhưng bây_giờ thường tránh dùng danh_hiệu " Premier " để tránh nhầm_lẫn với Thủ_tướng Canada . Luật_Ontario đã phát_triển , từ nguồn_gốc của nó ở Thượng_Canada , vào một thẩm_quyền hiện_đại . Các chức_danh cũ của các luật_sư trưởng , Tổng_Chưởng_lý và Tổng_luật_sư , vẫn còn được sử_dụng . Cả hai đều chịu trách_nhiệm về Lập_pháp . Tổng_chưởng_lý soạn_thảo luật_pháp và chịu trách_nhiệm về việc truy_tố hình_sự và quản_lý công_lý , trong khi Tổng_luật_sư chịu trách_nhiệm thực_thi pháp_luật và các dịch_vụ cảnh_sát của tỉnh . Chính_trị Ontario có nhiều đảng chính_trị chạy_đua vào_cuộc bầu_cử . Ba_đảng chính là Đảng Tự_do của Trung_ương Đảng , Đảng Bảo_thủ Tiến_bộ Tiến_bộ ở Ontario , và Đảng Dân_chủ_Mới của Ontario ( NDP ) . Mỗi bên trong ba đảng đã nhận được ủy_nhiệm đa_số trong một cuộc bầu_cử cấp tỉnh từ năm 1990 . Ontario được lãnh_đạo bởi chính_phủ đa_số Premier Kathleen_Wynne , một người tự_do . Kể từ khi giành được quyền_lực của cựu Premier_Dalton McGuinty vào năm 2003 , Ontario_Liberals đã được tái đắc_cử ba lần : trong năm 2007 , 2011 , và 2014 cuộc tổng_tuyển_cử . Trong cuộc bầu_cử liên_bang năm 2011 ở Ontario , Đảng Bảo_thủ đã được bầu vào 73 lần cai_nghiện , NDP ở 22 và Liberals trong 11 . Đảng_Xanh đã không giành được ghế ở Ontario , nhưng Bruce_Hyer ( Dân_biểu của Thunder Bay-Superior_Bắc ) đã vượt qua Sàn từ NDP và ngồi như một thành_viên Đảng_Xanh từ năm 2013 cho đến khi Nghị_viện chấm_dứt cuộc bầu_cử liên_bang năm 2015 . Giáo_dục Hệ sau trung_học_phổ_thông tại Ontario có 22 trường đại_học công_lập , 24 trường cao_đẳng công_lập ( 21 trường cao_đẳng nghệ_thuật ứng_dụng và công_nghệ ( CAATs ) và ba_viện công_nghệ và học_tập nâng cao ( ITALs ) ) , 17 trường đại_học tôn_giáo được tài_trợ bởi tư_nhân , và hơn 500 trường cao_đẳng nghề tư_thục . Hệ_thống cấp tiểu_học và trung_học_cơ_sở gồm : 31 trường dạy theo chương_trình tiếng anh công_lập , 29 trường dạy chương_trình tiếng anh công_giáo , 4 trường dạy tchuowng_trình tiếng Pháp công_lập và 8 trường tiếng Pháp công_giáo . Tại Canada , việc xây_dựng môi_trường giáo_dục hoàn_thoàn thuộc vào thẩm_quyền của tỉnh bang . Liên_bang chỉ theo_dõi chứ không sau sát vào quá_trình xây_dựng môi_trường và hệ_thống giáo_dục tại tỉnh bang . Tại mỗi tỉnh bang sẽ tồn_tại các trường dành cho người dân_tộc Ấn , đây là trường_hợp duy_nhất được liên_bang tài_trợ . Các trường tiểu_học và trung_học công_lập do Bộ Giáo_dục Ontario quản_lý , trong khi các trường cao_đẳng và đại_học do Bộ Đào_tạo , Cao_đẳng và Đại_học Ontario quản_lý . Các Bộ_trưởng tương_ứng hiện_tại của mỗi người là Stephen_Lecce và Ross_Romano . Các hiến_pháp CanadaCung cấp cho mỗi tỉnh có trách_nhiệm giáo_dục đại_học và không có bộ giáo_dục đại_học liên_bang tương_ứng . Trong chủ_nghĩa liên_bang của Canada phân_chia trách_nhiệm và quyền_hạn thuế giữa các chính_phủ Ontario và Canada tạo ra nhu_cầu hợp_tác để tài_trợ và cung_cấp giáo_dục đại_học cho sinh_viên . Mỗi hệ_thống giáo_dục đại_học nhằm mục_đích cải_thiện sự tham_gia , tiếp_cận , và tính lưu_động cho học_sinh . Có hai tổ_chức trung_ương hỗ_trợ quá_trình nộp đơn vào các trường đại_học và cao_đẳng Ontario : Trung_tâm Ứng_dụng các trường đại_học Ontario và Dịch_vụ Ứng_dụng Cao_đẳng Ontario . Mặc_dù các dịch_vụ ứng_dụng được tập_trung , các thủ_tục tuyển_chọn và lựa_chọn khác nhau và là tầm nhìn của mỗi tổ_chức độc_lập . Nhập_học vào các cơ_sở giáo_dục sau trung_học tại Ontario có_thể rất cạnh_tranh . Sau khi nhập_học , sinh_viên có_thể tham_gia với đại_diện sinh_viên trong khu_vực với các Liên_đoàn Canada_Học_Sinh , các Canada Liên_minh các Hội Sinh_viên , các Đại_học Student Alliance_Ontario , hoặc thông_qua Liên_minh Sinh_viên Trường Cao_đẳng ở Ontari Giao_thông vận_tải Các tuyến đường vận_chuyển ở Ontario phát_triển từ đường thủy_đầu và đường đi của First_Nations theo sau bởi các nhà_thám_hiểm châu_Âu . Ontario có hai tuyến đường đông-tây lớn , bắt_đầu từ Montreal ở tỉnh lân_cận của Quebec . Tuyến đường phía bắc , là một tuyến thương_mại lông_thú lớn , di_chuyển về phía tây từ Montreal dọc theo sông Ottawa , sau đó tiếp_tục hướng tây_bắc về phía Manitoba . Các thành_phố lớn trên hoặc gần tuyến bao_gồm Ottawa , Vịnh_Bắc , Sudbury , Sault_Ste . Marie , và Thunder_Bay . Tuyến phía nam , được thúc_đẩy bởi sự tăng_trưởng trong các khu định_cư do Cơ_quan Trung_thành Thống_nhất Hoa_Kỳ và những người nhập_cư châu_Âu khác , Đi theo hướng tây_nam từ Montreal dọc theo Sông_St . Lawrence , Hồ_Ontario và Hồ_Erie trước khi vào Hoa_Kỳ ở Michigan . Các thành_phố lớn trên hoặc gần tuyến bao_gồm Kingston , Belleville , Peterborough , Oshawa , Toronto , Mississauga , Kitchener-Waterloo , Hamilton , London , Sarnia và Windsor . Tuyến đường này cũng được người nhập_cư sử_dụng rộng_rãi đến vùng Trung_Tây Hoa_Kỳ đặc_biệt vào cuối thế_kỷ 19 . Đường cao_tốc 400 - Series tạo thành mạng_lưới xe_buýt chính ở phía nam của tỉnh , nối_liền với nhiều cửa_khẩu biên_giới với Hoa_Kỳ , nhất_là Đường_hầm Detroit-Windsor và Cầu_Ambassador và Cầu_Nước_Xanh ( qua Quốc_lộ 402 ) . Một_số đường_cao_tốc chính dọc theo tuyến đường phía nam là Quốc_lộ 401 , Quốc_lộ 417 và Quốc_lộ 400 , trong khi các đường_cao_tốc tỉnh và đường nội_bộ khác kết_nối với phần còn lại của tỉnh . Các Saint Lawrence_Seaway , mà mở_rộng trên hầu_hết các phần phía nam của tỉnh và kết_nối với Đại_Tây_Dương , là chính vận_chuyển nước đường cho hàng hóa , đặc_biệt là quặng sắt và ngũ_cốc . Trong quá_khứ , Hồ_Great_Lakes và Sông_St . Lawrence cũng là một tuyến vận_tải hành_khách lớn , nhưng trong nửa thế_kỷ vừa_qua hành_khách đã bị giảm xuống các dịch_vụ phà và tham_quan du_lịch trên biển . Qua Đường_sắt hoạt_động dịch_vụ vận_tải hành_khách liên_vùng trên Hành_lang Windsor-Quebec , cùng với The_Canadian , một tuyến đường_sắt xuyên lục_địa từ Nam_Ontario đến Vancouver , và tàu Sudbury-White_River . Ngoài_ra , tuyến đường_sắt Amtrak_nối Ontario với các thành_phố New_York chính gồm Buffalo , Albany và Thành_phố New_York . Ontario Northland cung_cấp dịch_vụ đường_sắt đến các điểm đến phía bắc như Moosonee gần Vịnh_James , kết_nối chúng với phía nam . Đường_sắt vận_chuyển hàng hóa bị chi_phối bởi các sáng_lập xuyên quốc_gia Đường_sắt Quốc_gia Canada và đường_sắt CP các công_ty , mà trong năm 1990 bán nhiều tuyến đường_sắt ngắn từ mạng_lưới rộng_lớn của họ cho các công_ty tư_nhân hoạt_động chủ_yếu ở phía nam . Tuyến đường_sắt đi_lại khu_vực bị giới_hạn bởi GO_Transit thuộc tỉnh , và phục_vụ mạng_lưới xe_lửa bao_gồm khu_vực Golden_Horseshoe . Các Transit Ủy_ban Toronto hoạt_động duy_nhất của tỉnh tàu_điện_ngầm và xe_điện hệ_thống , một trong những bận_rộn nhất ở Bắc_Mỹ . OC_Transpo hoạt_động , ngoài dịch_vụ xe_buýt , tuyến đường_sắt nhẹ duy_nhất của Ontario , O-Train ở Ottawa . Một tuyến tàu_điện_ngầm đường_sắt gọi_là Confederation_Line đang được xây_dựng tại Ottawa . Nó sẽ có 13 trạm trên 12,5 km ( 7,8_dặm ) và một phần của nó sẽ chạy dưới Downtown của thành_phố và có ba trạm ngầm . Ngoài_ra , hệ_thống đường_sắt nhẹ_Ion và xe_buýt tốc_độ cao đang được xây_dựng trong khu_vực Waterloo của tỉnh . Các sân_bay quan_trọng trong tỉnh bao_gồm Sân_bay Quốc_tế Toronto_Pearson , là sân_bay bận nhộn_nhịp nhất ở Canada , đón hơn 41 triệu hành_khách vào năm 2015 . Sân_bay Quốc_tế Ottawa_Macdonald-Cartier là sân_bay lớn thứ hai của Ontario . Toronto / Pearson và Ottawa / Macdonald-Cartier tạo thành hai trong số ba điểm trong các tuyến không lưu của Canada ( điểm thứ ba là Sân_bay Quốc_tế Montréal-Pierre Elliott_Trudeau ) . Hầu_hết các thành_phố ở Ontario đều có các sân_bay trong khu_vực , nhiều sân_bay có các chuyến bay từ Air Canada_Jazz hoặc các hãng hàng_không và các hãng hàng_không nhỏ hơn - các chuyến bay từ các thành_phố cỡ trung_như Thunder_Bay , Sault_Ste . Marie , Sudbury , North_Bay , Timmins , Windsor , London và Kingston trực_tiếp đưa vào các sân_bay lớn ở Toronto và Ottawa . Bearskin_Airlines cũng điều_hành các chuyến bay dọc theo tuyến phía đông-tây bắc , kết_nối Ottawa , Vịnh_Bắc , Sudbury , Sault_Ste . Marie , Kitchener và Thunder_Bay trực_tiếp . Các thành_phố và khu định_cư bị cô_lập ở các khu_vực phía Bắc của tỉnh phụ_thuộc hoàn_toàn vào dịch_vụ vận_chuyển hàng_không , hàng_không , và thậm_chí cả dịch_vụ cứu_thương ( MEDIVAC ) vì phần_lớn khu_vực phía Bắc của tỉnh không_thể đi bằng đường_bộ hoặc đường_sắt . Xem thêm Chú_thích Tỉnh_bang của Canada_Đông Canada
Manitoba là một trong ba tỉnh bang nằm ở trung_tâm của Canada , có cùng biên_giới với Ontario , Saskatchewan và Nunavut , phía bắc giáp vịnh Hudson và phía nam giáp hai bang Minnesota và Bắc_Dakota của Hoa_Kỳ . Hầu_hết dân_Manitoba có nguồn_gốc Anh . Nhưng nhiều thay_đổi trong mô_hình nhập_cư và di_trú đã biến tỉnh này là nơi mà không có một sắc_tộc nào nổi_bật về số_lượng . Có trên 700 tổ_chức ở tỉnh này hỗ_trợ cho công_dân mới và dân nhập_cư . Khoảng 60 % trong số một_triệu người_dân Manitoba sinh_sống ở thành_phố chính_Winnipeg , thủ_phủ của tỉnh bang này . Thành_phố lớn thứ hai là Brandon , ở phía tây_nam Manitoba . Tên Manitoba có_thể đến từ tiếng Cree manitou_bou có nghĩa_là " Eo_biển hẹp của Thần_linh Vĩ_đại " . Manitoba cũng là quê_hương của Vườn_Hòa_bình Quốc_tế - khu vườn lớn nhất thế_giới dành tặng cho hòa_bình thế_giới . Tham_khảo Manitoba Tỉnh_bang của Canada_Canadian Prairies
Newfoundland và Labrador ( ) , ) là tỉnh cực đông của Canada . Tỉnh này thuộc khu_vực Đại_Tây_Dương của Canada , gồm đảo Newfoundland và phần lãnh_thổ Labrador tại đại_lục , tổng diện_tích là . Năm 2013 , dân_số tỉnh ước_tính là 526.702 . Xấp_xỉ 92 % dân_số toàn tỉnh cư_trú trên đảo Newfoundland ( cùng các đảo nhỏ xung_quanh ) , trong đó hơn một_nửa cư_trú tại bán_đảo Avalon . Đây là tỉnh đồng_nhất số_một về ngôn_ngữ tại Canada , với 97,6 % cư_dân tường_trình tiếng Anh là ngôn_ngữ mẹ_đẻ của họ trong điều_tra nhân_khẩu năm 2006 . Tỉnh_lỵ và thành_phố lớn nhất của Newfoundland và Labrador là St . John's , là khu_vực đô_thị thống_kê lớn thứ 20 tại Canada , và là nơi cư_trú của gần 40 % cư_dân trong tỉnh . Tại St . John's có trụ_sở của chính_phủ , nghị_viện và tòa_án tối_cao_cấp tỉnh . Lãnh_thổ_Newfoundland và Labrador ngày_nay từng là một thuộc_địa và một quốc_gia tự_trị của Anh_Quốc , gia_nhập và trở_thành một tỉnh của Canada vào ngày 31 tháng 3 năm 1949 với tên gọi Newfoundland . Ngày 6 tháng 12 năm 2001 , một sửa_đổi Hiến_pháp Canada được tiến_hành để chuyển tên chính_thức của tỉnh_thành Newfoundland và Labrador . Tuy_nhiên , người Canada nói_chung vẫn gọi tỉnh bằng tên Newfoundland . Từ nguyên Tên Newfoundland ( " đất mới khám_phá " ) bắt_nguồn từ tiếng Anh " New_Found Land " ( dịch từ Terra_Nova trong tiếng Bồ_Đào_Nha , vẫn được phản_ánh trong tên tiếng Pháp của tỉnh là " Terre-Neuve " ) . Nguồn_gốc của Labrador được cho là từ João Fernandes_Lavrador , một nhà_hàng_hải người Bồ_Đào_Nha và là người đầu_tiên khám_phá khu_vực . Lịch_sử Tiền thuộc_địa_Sự cư_trú của con_người tại Newfoundland và Labrador có_thể truy_nguyên từ khoảng 9.000 năm . Các dân_tộc cổ_đại hàng_hải là các thợ_săn thú biển tại khu_vực cận Bắc_cực . HỌ thịnh_vượng từ khoảng 7.000 TCN đến 1.500 TCN dọc theo Duyên_hải Đại_Tây_Dương của Bắc_Mỹ . Các khu dân_cư của họ gồm các nhà_dài và nhà thuyền tạm_thời hoặc theo mùa . Họ tham_gia mậu_dịch đường trường , sử_dụng chert trắng làm phương_thức thanh_toán , đó là một loại đá được khai_thác từ miền bắc Labrador đến Maine . Nhánh phía nam của các dân_tộc này xác_lập tại bán_đảo phía bắc của Newfoundland vào_khoảng 5.000 năm trước . Thời_kỳ cổ_đại hàng_hải được biết đến nhiều nhất từ một địa_điểm an_táng tại Port_au Choix . Các dân_tộc cổ_đại hàng_hải dần bị thay_thế bằng những người thuộc văn_hóa Dorset ( Eskimo cổ_đại_muộn ) , họ cũng chiếm cứ Port_au Choix . Số_lượng các di_chỉ của họ phát_hiện được tại Newfoundland_biểu_thị rằng họ có_thể là nhóm thổ_dân đông nhất sống tại đây . Họ thịnh_vượng từ khoảng 2000 TCN đến 1.200 năm trước . Nhiều trong số các di_chỉ của họ nằm tại các mũi đất và đảo phụ_thuộc . Họ có khuynh_hướng hải_dương hơn so với các dân_tộc trước đó , và đã phát_triển các xe trượt_tuyết và thuyền tương_tự như kayak . Họ có_thể đốt mỡ hải_cẩu trong đèn làm bằng steatit . Văn_hóa Dorset ( 800 TCN – 1500 ) thích_nghi cao_độ để cư_trú trong một khí_hậu rất lạnh , và phần_lớn thực_phẩm của họ đến từ săn_bắt các thú_biển thông_qua các lỗ trên băng . Người Inuit hầu_hết được phát_hiện tại Labrador , họ là hậu_duệ của thứ mà các nhà_nhân_loại học gọi_là văn_hóa Thule , họ nổi lên từ miền tây Alaska vào_khoảng năm 1000 và bành_trướng về phía đông , đến Labrador vào_khoảng 1300 – 1500 . Các nhà_nghiên_cứu cho rằng văn_hóa Dorset không có chó , các vũ_khí lớn và các công_nghệ khác nên xã_hội Inuit đang phát_triển có được một lợi_thế . Các cư_dân cuối_cùng tổ_chức bản_thân thành các nhóm nhỏ gồm một_số gia_đình , nhóm tiếp thành các bộ_tộc với các thủ_lĩnh . Người Innu là các cư_dân của một khu_vực mà họ gọi_là Nitassinan , bao_gồm phần_lớn miền đông bắc Québec và Labrador ngày_nay . Các hoạt_động sinh_kế trong lịch_sử tập_trung vào săn_bắn và bắt tuần_lộc , hươu_nai và thú nhỏ . Các thị_tộc duyên_hải cũng tiến_hành nông_nghiệp , đánh_cá và sử_dụng siro_phong . Người Innu tham_gia chiến_tranh bộ_tộc dọc theo duyên_hải của Labrador với các nhóm Inuit vốn có dân_số đáng_kể . Người Míkmaq ở miền nam của Newfoundland dành hầu_hết thời_gian của họ trên bờ biển để thu_hoạch hải_sản ; trong mùa đông họ sẽ chuyển vào nội_lục để săn_bắn trong rừng . Theo thời_gian , người Mi'kmaq và Innu_phân lãnh_thổ của họ thành các khu_vực truyền_thống , mỗi khu_vực được quản_lý độc_lập và có một tù_trưởng khu_vực và một hội_đồng . Các thành_viên hội_đồng là tù_trưởng của các nhóm cư_dân , trưởng lão , các lãnh_đạo cộng_đồng đáng kính khác . Tiép_xúc với người châu_Âu Ghi_chép cổ nhất được xác_nhận về tiếp_xúc của người châu_Âu có niên_đại từ một nghìn năm trước , theo mô_tả trong các saga_Iceland của người Viking ( Norse ) . Năm 1001 , saga đề_cập đến việc Leif_Ericson đổ_bộ tại ba nơi ở phía tây , hai nơi đầu là Helluland ( có_thể là đảo Baffin ) và Markland ( có_thể là Labrador ) . Địa_điểm đổ_bộ thứ ba là Vinland ( có_thể là Newfoundland ) . Bằng_chứng khảo_cổ_học của một khu dân_cư Norse được phát_hiện_tại L'Anse aux Meadows , Newfoundland , nó được UNESCO_liệt vào danh_sách di_sản thế_giới vào năm 1978 . Năm 1496 , John_Cabot được Quốc_vương_Anh Henry VII_ban đặc_quyền đi thám_hiểm và đến ngày 24 tháng 6 năm 1497 ông ta đổ_bộ lên mũi Bonavista . Năm 1499 và 1500 , các thủy_thủ người Bồ_Đào_Nha_João Fernandes_Lavrador và Pêro_de Barcelos khám_phá và lập bản_đồ bờ biển , họ của người trước được thể_hiện bằng " Labrador " trên các bản_đồ địa_hình trong thời_kỳ này . Dựa theo Hiệp_ước Tordesillas , Quân_chủ Bồ_Đào_Nha yêu_sách về quyền lãnh_thổ tại khu_vực mà John_Cabot đến vào năm 1497 và 1498 . Sau đó , vào năm 1501 và 1502 anh_em Corte-Real khám_phá Newfoundland và Labrador , yêu_sách chúng là bộ_phận của Đế_quốc Bồ_Đào_Nha . Năm 1506 , Quốc_vương_Emmanuel I của Bồ_Đào_Nha_đặt thuế đối_với hoạt_động đánh_cá tuyết tại vùng_biển Newfoundland . João Álvares_Fagundes và Pêro_de Barcelos thiết_lập các tiền đồn đánh_cá theo mùa tại Newfoundland và Nova_Scotia vào_khoảng năm 1521 , và các khu định_cư cổ hơn của Bồ_Đào_Nha có_thể đã tồn_tại . Humphrey_Gilbert theo lệnh Nữ_vương_Anh Elizabeth I , đã đổ_bộ tại St_John's vào tháng 8 năm 1583 , và chính_thức nắm quyền_sở_hữu_đảo . Thuộc_địa Newfoundland Năm 1583 , Newfoundland trở_thành thuộc_địa đầu_tiên của Anh tại Bắc_Mỹ và là một trong các thuộc_địa thường_xuyên đầu_tiên của Anh tại Tân_thế_giới khi Humphrey_Gilbert yêu_sách lãnh_thổ cho Nữ vương_Elizabeth . Mặc_dù các tàu đánh_cá của Anh đã liên_tục đến Newfoundland từ sau hành_trình thứ hai của Cabot vào năm 1498 và các trạm đánh_cá theo mùa đã tồn_tại trong một thế_kỷ trước . Do cũng có các tàu và trại của người Basque , người Pháp và người Bồ_Đào_Nha , áp_lực bảo_vệ đảo khỏi bị ngoại_quốc kiểm_soát khiến cho Anh bổ_nhiệm các thống_đốc để thiết_lập các khu định_cư thuộc_địa trên đảo từ năm 1610 đến năm 1728 . Thống_đốc đầu_tiên được trao quyền_lực đối_với toàn đảo Newfoundland là David_Kirke vào năm 1638 . Các nhà_thám_hiểm sớm nhận ra rằng vùng_biển quanh Newfoundland là nơi đánh_cá tốt nhất tại Bắc_Đại_Tây_Dương . Đến năm 1620 , 300 tàu đánh_cá hoạt_động tại Grand_Bank , với khoảng 10.000 thủy_thủ ; nhiều người tiếp_tục đến từ Basque , Normandie , hoặc Bretagne . Họ phơi khô và ướp muối cá_tuyết trên bờ biển và bán chúng đến Tây_Ban_Nha và Bồ_Đào_Nha . Trong thập_niên 1620 , George_Calvert đầu_tư nhiều vào bến tàu , kho hàng , và trạm đánh_bắt cá_song thất_bại về tài_chính . Các cuộc tập_kích của người Pháp làm tổn_hại đến hoạt_động kinh_doanh , và do thời_tiết khắc_nghiệt , ông chuyển chú_ý của mình đến thuộc_địa khác tại Maryland . Sau khi Calvert rời đi , các doanh_nhân nhỏ như David_Kirke sử_dụng hạ_tầng một_cách có lợi , Kirke trở_thành thống_đốc vào năm 1639 . Mậu_dịch tam_giác với New_England , Tây_Ấn , và châu_Âu biến_Newfoundland thành nơi có vai_trò quan_trọng về kinh_tế . Đến thập_niên 1670 , thuộc_địa có 1700 cư_dân thường_xuyên và có thêm 4500 người khác trong các tháng mùa hè . Các ngư_dân Basque đánh_bắt cá_tuyết ngoài khơi Newfoundland từ khi bắt_đầu thế_kỷ 16 , họ lập ra bến cảng Plaisance ( nay là Placentia ) , ngư_dân Pháp cũng bắt_đầu sử_dụng bến cảng này . Đến năm 1655 , Pháp bổ_nhiệm một thống_đốc tại Plaisance , bắt_đầu thời_kỳ Pháp chính_thức thuộc_địa hóa Newfoundland cũng như một thời_kỳ chiến_tranh và bất_ổn giữa Anh và Pháp . Các cuộc tấn_công của người Anh vào Placentia_kích_thích trả_thù của nhà thám_hiểm người Tân_Pháp Pierre_Le Moyne_d'Iberville , trong Chiến_tranh_Quốc_vương_William vào thập_niên 1690 ông phá hủy gần như toàn_bộ mọi khu định_cư của Anh trên đảo . Dân_chúng trong thuộc_địa_Anh bị giết , bị bắt đòi tiền chuộc , hoặc bị trục_xuất đến Anh . Pháp để mất quyền kiểm_soát chính_trị đối_với khu_vực sau bao_vây Port Royal năm 1710 , sau đó người Mí'kmaq giao_chiến với người Anh trong Chiến_tranh Dummer ( 1722 – 1725 ) , Chiến_tranh_Quốc_vương_George ( 1744 – 1748 ) , Chiến_tranh_Cha_Le Loutre ( 1749 – 1755 ) và Chiến_tranh giữa Anh với Pháp và người Da_đỏ ( 1754 – 1763 ) . Thời_kỳ Pháp thuộc_địa_hóa kéo_dài cho đến Hiệp_ước Utrecht vào năm 1713 , một nội_dung trong đó là Pháp_nhượng yêu_sách chủ_quyền đối_với Newfoundland cho Anh . Sau đó , cư_dân Pháp tại Plaisance_chuyển đến Île_Royale ( nay là đảo Cape_Breton ) , là bộ_phận của Acadia đương_thời vẫn do Pháp quản_lý . Trong Chiến_tranh Bảy năm ( 1756 – 63 ) , quyền kiểm_soát Newfoundland lại một trở_thành một nguồn chính của xung_đột giữa Anh , Pháp và Tây_Ban_Nha , ba quốc_gia đều yêu_cầu được chia_sẻ ngành đánh_cá có giá_trị lớn tại đây . Chiến_thắng trên toàn_cầu của Anh khiến William_Pitt khẳng_định rằng không quốc_gia nào ngoài Anh có_thể tiếp_cận Newfoundland . Trận Signal_Hill diễn ra tại Newfoundland vào năm 1762 , khi một đạo_quân Pháp đổ_bộ và nỗ_lực chiếm_đảo , song bị người_Anh đẩy_lui . Theo Hiệp_ước Utrecht ( 1713 ) , ngư_dân Pháp có quyền cập bờ và xử_lý cá_tuyết trên " French_Shore " tại bờ biển phía tây của đảo . Họ có một căn_cứ thường_trực tại quần_đảo St . Pierre và Miquelon lân_cận ; người Pháp từ_bỏ quyền_lợi của họ vào năm 1904 . Năm 1783 , Anh ký Hiệp_định Paris với Hoa_Kỳ và theo đó trao cho ngư_dân Hoa_Kỳ các quyền_lợi tương_tự dọc theo bờ biển của Newfoundland . Các quyền_lợi này được tái xác_nhận bằng các hiệp_ước vào năm 1818 , 1854 và 1871 và được trọng_tài xác_nhận vào năm 1910 . Năm 1854 , Chính_phủ Anh cho lập chính_phủ chịu trách_nhiệm của Newfoundland . Năm 1855 , Philip Francis_Little , một cư_dân bản_địa của Đảo Prince_Edward , giành chiến_thắng đa_số trong nghị_viện trước Hugh_Hoyles và những người Bảo_thủ , thành_lập chính_phủ đầu_tiên , tồn_tại từ năm 1855 đến năm 1858 . Newfoundland bác_bỏ liên_bang hóa với Canada trong tổng_tuyển cử năm 1869 . Thủ_tướng Canada John_Thompson tiến rất gần đến dàn_xếp Newfoundland gia_nhập liên_bang vào năm 1892 . Từ thế_kỷ 20 Newfoundland duy_trì là một thuộc_địa cho đến khi đạt được vị_thế quốc_gia tự_trị vào năm 1907 . Một quốc_gia tự_trị là bộ_phận của Đế_quốc_Anh hoặc Thịnh_vượng chung_Anh , và Quốc_gia tự_trị Newfoundland tương_đối tự_trị khỏi quyền quản_lý của Anh . Trung_đoàn Newfoundland số 1 chiến_đấu trong Chiến_tranh thế_giới thứ nhất . Ngày 1 tháng 7 năm 1916 , Quân_đội Đức_tiêu_diệt gần như toàn_bộ trung_đoàn tại Beaumont_Hamel trong ngày đầu_tiên của trận Somme . Trung_đoàn phục_vụ một_cách xuất_chúng trong các trận chiến_kế_tiếp , giành được tiền_tố " hoàng_gia " . Mặc_dù nhân_dân hãnh_diện về thành_tích của trung_đoàn , song nợ chiến_tranh của Quốc_gia tự_trị Newfoundland bắt_nguồn từ trung_đoàn và chi_phí duy_trì một tuyến đường_sắt xuyên đảo dẫn đến gia_tăng nợ chính_phủ thời hậu_chiến , cuối_cùng dẫn đến không_thể chống_đỡ nổi . Kể từ đầu thập_niên 1800 , Newfoundland và Québec ( hay Hạ_Canada ) đã có tranh_chấp biên_giới về khu_vực Labrador . Tuy_nhiên , vào năm 1927 , Chính_phủ Anh quyết_định rằng khu_vực mà nay tên là Labrador được cọi như bộ_phận của Quốc_gia tự_trị Newfoundland . Do gánh nặng_nợ cao , thu_nhập giảm_thiểu , giá cá sụt_giảm , cơ_quan lập_pháp Newfoundland_tự bỏ_phiếu ngưng tồn_tại vào năm 1933 , để đổi lấy các đảm_bảo cho vay từ Quân_chủ và một hứa_hẹn sẽ được tái_lập . Ngày 16 tháng 2 năm 1934 , Hội_đồng Chính_phủ tuyên_thệ , kết_thúc 79 năm chính_phủ chịu trách_nhiệm . Hội_đồng gồm bảy cá_nhân do Chính_phủ Anh bổ_nhiệm . Trong vòng 15 năm không có cuộc bầu_cử nào diễn ra , và không triệu_tập cơ_quan lập_pháp . Năm 1940 , Winston_Churchill và Franklin_D. Roosevelt chấp_thuận cho các khu trục_hạm của Hoa_Kỳ được tiếp_cận với các căn_cứ hải_quân của Anh tại Đại_Tây_Dương , bao_gồm cả Newfoundland . Kết_quả là lãnh_thổ đột_nhiên thịnh_vượng khi tiền của Hoa_Kỳ tràn đến đảo , một nơi mà thời_gian gần đó có 25 % cư_dân dựa vào cứu_trợ . Khoảng 20.000 người làm_việc xây_dựng các căn_cứ quân_sự . Chính_phủ địa_phương và Anh thuyết_phục Hoa_Kỳ giữ mức lương thấp để không tiêu_diệt lực_lượng lao_động cho ngư_nghiệp , lâm_nghiệp và các ngành kinh_tế địa_phương khác , song chi_phí sinh_hoạt tăng 58 % từ năm 1938 đến năm 1945 . Sự thịnh_vượng trở_lại cùng Chiến_tranh thế_giới thứ hai , điều này kích_thích kết_thúc Hội_đồng , và phục_hồi chính_phủ chịu trách_nhiệm . Tuy_nhiên , Chính_phủ Anh thiết_lập Hội_nghị Quốc_gia vào năm 1946 , phản_ánh các nỗ_lực về quyền tự_quyết trong các dân_tộc châu_Âu sau Thế_chiến . Hội_nghị gồm các đại_biểu trên toàn lãnh_thổ , chính_thức được giao nhiệm_vụ cố_vấn về tương_lai của Newfoundland . Chủ_tịch của Hội_nghị là Cyril J._Fox , và nó có 45 thành_viên được bầu từ khắp lãnh_thổ . Joey_Smallwood tiến_hành một_số vận_động để khảo_sát gia_nhập Canada bằng cách cử một phái_đoàn đến Ottawa . Động_thái đầu_tiên thất_bại , song Hội_nghị sau đó quyết_định cử các phái_đoàn đến cả London và Ottawa để tìm giải_pháp thay_thế . Tháng 1 năm 1948 , Hội_nghị Quốc_gia bỏ_phiếu chống lại việc đưa liên_bang hóa ra trưng_cầu_dân_ý ; tuy_nhiên kết_quả này bị người Anh bác_bỏ và trưng_cầu_dân_ý diễn ra sau đó . Hầu_hết các sử_gia đồng_thuận rằng Chính_phủ Anh nhiệt_tình mong_muốn liên_bang hóa bằng lá phiếu và họ chắc_chắn nó sẽ như_vậy . Cuộc trưng_cầu_dân_ý đầu_tiên diễn ra vào ngày 3 tháng 6 năm 1948 ; 44,5 % cử_tri bỏ_phiếu cho chính_phủ chịu trách_nhiệm , 41,1 % bỏ_phiếu cho liên_bang hóa với Canada , trong khi 14,3 % bỏ_phiếu cho Hội_đồng Chính_phủ . Do không có lựa_chọn nào giành được quá 50 % , một cuộc trưng_cầu_dân_ý thứ nhì được tổ_chức vào ngày 22 tháng 7 năm 1948 với chỉ hai lựa_chọn . Kết_quả chính_thức của cuộc trưng_cầu_dân_ý này là 52,3 % bỏ_phiếu cho liên_bang hóa với Canada và 47,7 % bỏ_phiếu cho chính_phủ trách_nhiệm ( độc_lập ) . Sau trưng_cầu , một phái_đoàn gồm bảy người được thống_đốc của Anh chọn đến đàm_phán với Canada_nhân_danh Newfoundland . Sau khi sáu trong số bảy thành_viên của phái_đoàn ký_kết , Chính_phủ Anh thông_qua Đạo_luật Bắc_Mỹ thuộc Anh 1949 qua Quốc_hội . Newfoundland chính_thức gia_nhập Canada vào ngày 31 tháng 3 năm 1949 . Theo các văn_kiện trong kho lưu_trữ của Anh và Canada xuất_hiện trong thập_niên 1980 , rõ_ràng rằng cả Canada và Anh đều muốn Newfoundland gia_nhập Canada . Một_số người cáo_buộc rằng đó là một âm_mưu để đưa Newfoundland tham_gia liên_bang , nhằm đổi lấy miễn nợ chiến_tranh của Anh và vì các lý_do khác , song hầu_hết sử_gia nghiên_cứu các văn_kiện chính_phủ thì kết_luận rằng dù Anh bố_trí lựa_chọn liên_bang hóa trong trưng_cầu_dân_ý , thì nhân_dân Newfoundland_tự thực_hiện quyết_định cuối_cùng mặc_dù với kết_quả sít_sao . Sau khi các Tên_lửa liên_lục_địa thay_thế các đe_dọa về máy_bay ném bom vào cuối thập_niên 1950 , các căn_cứ không_quân của Hoa_Kỳ đóng_cửa vào đầu thập_niên 1960 và Căn_cứ hải_quân Argentia cũng đóng_cửa vào thập_niên 1980 . Trong thập_niên 1960 , tỉnh phát_triển nhà_máy thủy điện Churchill_Falls nhằm bán điện sang Hoa_Kỳ . Một thỏa_thuận với Québec được ký_kết nhằm đảm_bảo truyền điện_năng qua lãnh_thổ Québec , thỏa_thuận kéo_dài 75 năm này khiến người Newfoundland_hiện cho rằng không công_bằng với tỉnh do chỉ thu được lợi_ích thấp và không thay_đổi được từ điện_năng . Đến năm 1990 , khu_vực Québec-Labrador trở_thành một nguồn cung quặng sắt quan_trọng cho Hoa_Kỳ . Khi Newfoundland gia_nhập Canada vào năm 1949 , tỉnh từ_bỏ quyền tài_phán đối_với ngư_nghiệp cho Ottawa ; Tòa_án Tối_cao phán_quyết vào năm 1983 rằng chính_phủ liên_bang cũng có quyền tài_phán với khoan dầu ngoài khơi . Từ sau năm 1945 , kinh_tế ngư_nghiệp trong tỉnh chuyển_đổi từ chủ_yếu thâm_dụng lao_động ven bờ , hộ gia_đình , sản_xuất cá ướp muối sang một ngành công_nghiệp hóa_chịu sự chi_phối tối_cao của các công_ty cá đông_lạnh . Các công_ty này cần ít nhân_công hơn , do_vậy khoảng 300 làng cá , hoặc cảng ngoài , bị các cư_dân bỏ_hoang từ năm 1954 đến năm 1975 trong một chương_trình được chính_phủ Canada tài_trợ mang tên Tái định_cư . Một_số khu_vực mất 20 % dân_số , và số_lượng tuyển_sinh vào trường_học còn giảm cao hơn . Trong thập_niên 1960 , khoảng 2 tỷ_pound cá_tuyết được khai_thác mỗi năm từ Grand_Bank ngoài khơi Newfoundland , là nguồn cá lớn nhất thế_giới . Sau đó , thảm_họa xảy ra khi cá_tuyết phương bắc thực_tế không còn nữa , chúng giảm còn 1 % sinh_khối đẻ trứng lịch_sử của mình . Năm 1992 , đánh_bắt cá_tuyết bị chính_phủ Canada đóng_cửa ; sinh_kế của 19.000 người lao_động bị mất sau 500 năm giữ vai_trò là một ngành kinh_tế chủ_đạo . Địa_lý Newfoundland và Labrador là tỉnh cực đông của Canada , nằm tại góc đông_bắc của Bắc_Mỹ . Eo biển Belle_Isle phân_tách tỉnh_thành hai khu_vực địa_lý , Labrador là một lãnh_thổ lớn liên_kết với đại_lục Canada , còn Newfoundland là một đảo tại Đại_Tây_Dương . Tỉnh cũng có hơn 7.000 đảo nhỏ . Newfoundland có hình_dạng giống như một tam_giác , mỗi cạnh dài khoảng , và có diện_tích là . Newfoundland và các đảo nhỏ có liên_kết với nó có tổng diện_tích là . Newfoundland có vĩ_độ giữa 46 ° 36 ′_B và 51 ° 38 ′_B. Phần phía tây của Labrador_giáp với tỉnh Québec , đường biên_giới cũng là đường phân_thủy của bán_đảo Labrador . Các khu_vực thoát nước thông_qua các sông chảy vào Đại_Tây_Dương là bộ_phận của Labrador , phần còn lại thuộc về Québec . Mũi cực bắc của Labrador có vĩ_độ 60 ° 22 ′_B , có một đoạn biên_giới ngắn với Nunavut . Diện_tích của Labrador ( gồm các đảo nhỏ có liên_kết ) là . Tổng_cộng , Newfoundland và Labrador chiếm 4,06 % diện_tích của Canada . Labrador là bộ_phận cực đông của khiên Canada , một khu_vực rộng_lớn gồm đá biến_chất cổ bao_trùm phần_lớn miền đông bắc của Bắc_Mỹ . Các mảng kiến_tạo va_chạm hình_thành_phần_lớn địa_chất của Newfoundland . Vườn_quốc_gia Gros_Morne có danh_tiếng do là một ví_dụ nổi_bật về kiến_tạo học , và do_vậy được xếp là một di_sản thế_giới . Dãy Long_Range trên duyên_hải phía tây của Newfoundland là phần mở_rộng cực đông_bắc của dãy Appalachian . Newfoundland và Labrador có nhiều vùng khí_hậu khác nhau do khoảng_cách bắc-nam của tỉnh ( 46 ° 36 ′_B đến 60 ° 22 ′_B ) , gió_tây thịnh_hành , các hải_lưu_lạnh và các yếu_tố địa_phương như núi và đường bờ biển . Newfoundland và Labrador có nhiều kiểu khí_hậu và thời_tiết . Một trong các nguyên_nhân chính của sự đa_dạng này là địa_lý của tỉnh . Phần đảo Newfoundland_trải dài 5 vĩ_độ , tương_tự như Ngũ_Đại_Hồ . Tỉnh được phân thành sáu kiểu khí_hậu , song theo cách phân_chia rộng hơn thì Newfoundland có một á_hình mùa hè_mát của khí_hậu lục_địa_ẩm , chịu tác_động lớn của hải_dương do không nơi nào trên đảo cách biển quá 100 km . Miền bắc Labrador được phân_loại là có một khí_hậu lãnh_nguyên vùng cực , miền nam Labrador có một khí_hậu_cận Bắc_cực . Nhiệt_độ bề_mặt_biển bên phía Đại_Tây_Dương_đạt trung_bình mùa hạ là tại ven bờ và tại xa bờ trong khi trung_bình mùa đông là tại ven bờ và tại xa bờ . Hải_dương khiến nhiệt_độ vào mùa đông hơi cao hơn và nhiệt_độ mùa hạ thấp hơn một_chút so với các địa_điểm tại nội_lục . Khí_hậu hải_dương khiến thời_tiết biến_hóa hơn , giáng_thủy phong_phú dưới nhiều dạng , độ_ẩm cao hơn , tầm nhìn thấp hơn , mây nhiều hơn , ít nắng hơn , và gió mạnh hơn so với một khí_hậu lục_địa . Nhân_khẩu Theo điều_tra nhân_khẩu năm 2011 , Newfoundland và Labrador có dân_số 514.536 , hơn một_nửa trong số đó cứ trú tại bán_đảo Avalon của đảo Newfoundland , là nơi có thủ_phủ và điểm định_cư lịch_sử ban_đầu . Kể từ năm 2006 , dân_số trong tỉnh bắt_đầu tăng lần đầu_tiên kể từ đầu thập_niên 1990 . Theo điều_tra nhân_khẩu năm 2006 , dân_số tỉnh giảm 1,5 % so với mức năm 2001 , với 505.469 . Tuy_nhiên , theo điều_tra nhân_khẩu năm 2011 , dân_số tỉnh tăng 1,8 % trong 5 năm . Dân_số Newfoundland và Labrador từ năm 1951 Nguồn : Cơ_quan Thống_kê Canada ' Các khu_tự_quản lớn nhất theo dân_số Ngôn_ngữ theo dân_số Giáo_phái tôn_giáo lớn nhất xét theo số_lượng tín_đồ theo điều_tra năm 2011 là Giáo_hội Công_giáo_La_Mã , với 35,8 % dân_số toàn tỉnh ( 181.590 thành_viên ) . Các giáo_phái Tin_Lành lớn chiếm 57,3 % dân_số , các nhóm lớn nhất trong đó là Giáo_hội Anh_giáo Canada với 25,1 % tổng dân_số ( 127.255 thành_viên ) , Giáo_hội Liên_hiệp Canada với 15,5 % ( 78.380 thành_viên ) , và các giáo_hội Ngũ_Tuần với 6,5 % ( 33.195 thành_viên ) . Những người không phải là tín_đồ Ki-tô_giáo chiếm 6,8 % dân_số , đa_số trong đó trả_lời rằng rằng họ không nhập_đạo nào ( 6,2 % tổng dân_số ) . Theo điều_tra nhân_khẩu Canada năm 2001 , dân_tộc lớn nhất tại Newfoundland và Labrador là người Anh ( 39,4 % ) , tiếp_theo là người Ireland ( 19,7 % ) , người Scotland ( 6,0 % ) , người Pháp ( 5,5 % ) , và người Da_đỏ ( 3,2 % ) . Kinh_tế Kinh_tế Newfoundland và Labrador_trải qua đình_trệ trong nhiều năm sau sự sụp_đổ của đánh_bắt cá_tuyết hồi đầu thập_niên 1990 , tỉnh phải chịu tỷ_lệ thất_nghiệp cao_kỷ_lục và dân_số giảm khoảng 60.000 . Do bùng_nổ trong lĩnh_vực năng_lượng và tài_nguyên , kinh_tế tỉnh có chuyển_biến lớn khi bước sang thế_kỷ 21 . Tỷ_lệ thất_nghiệp giảm , dân_số ổn_định và tăng_trưởng vừa_phải . Tỉnh đạt mức thặng_dư kỷ_lục , giải_thoát khỏi tình_trạng một tỉnh " không có gì " . Các ngành dịch_vụ chiếm tỷ_trọng lớn nhất trong GDP , đặc_biệt là dịch_vụ tài_chính , chăm_sóc y_tế và hành_chính công . Các ngành kinh_tế quan_trọng khác là khai_mỏ , sản_xuất dầu và chế_tạo . Tổng_lực_lượng lao_động của tỉnh vào năm 2010 là 263.800 người . GDP của tỉnh trong năm 2013 là 35,832 tỷ_CAD. Khai_mỏ tại Labrador , với khai_thác quặng sắt tại Wabush / Labrador_City , và khai_thác niken tại Voisey's_Bay , đạt sản_lượng tổng_cộng là 3,3 tỷ_CAD giá_trị quặng vào năm 2010 . Một mỏ tại Duck_Pond bắt_đầu sản_xuất đồng , kẽm , bạc và vàng vào năm 2007 . Khai_mỏ chiếm 3,5 % GDP của tỉnh trong năm 2006 . Tỉnh sản_xuất 55 % tổng_lượng quặng sắt của Canada ( 2008 ) . Sản_xuất dầu từ các giàn khoan ngoài khơi tại Hibernia , White_Rosevà Terra_Nova thuộc Grand Banks_đạt , đóng_góp trên 15 % GDP của tỉnh vào năm 2006 . Tổng_sản_lượng từ mỏ Hibernia từ năm 1997 đến năm 2006 là với giá_trị được ước_tính là 36 tỷ_CAD. Dự_trữ còn lại được ước_tính là khoảng tính đến 31 tháng 12 năm 2006 . Thăm_dò trữ_lượng mới đang tiếp_tục . Ngư_nghiệp vẫn là một bộ_phận quan_trọng trong kinh_tế tỉnh , tạo công_việc cho khoảng 20.000 người và đóng_góp trên 440 triệu CAD cho GDP._Ngành này gồm có thu_hoạch các loại cá như cá_tuyết , cá_êfin , cá_bơn lưỡi ngựa , cá_trích , các thu với 150.000 tấn thiếu ( 165.000 tấn ) với giá_trị 130 triệu USD vào năm 2006 . Các loài giáp_xác như cua , tôm và nghêu đạt sản_lượng 195.000 tấn thiếu ( 215.000 tấn ) với giá_trị 316 triệu USD trong cùng năm . Giá_trị sản_xuất từ săn hải_cẩu là 55 triệu CAD. Nuôi_trồng thủy_sản là một ngành kinh_tế mới trong tỉnh , vào năm 2006 ngành này sản_xuất trên 10.000 tonne cá_hồi Đại_Tây_Dương , trai và cá hồi_vân với giá_trị trên 50 triệu CAD. Nông_nghiệp tại Newfoundland hạn_chế tại các khu_vực phía nam của St . John's , Cormack , Wooddale , các khu_vực gần Musgravetown và tại thung_lũng Codroy . Khoai_tây , cải_củ Thụy_Điển , cải_củ turnip , cà_rốt và cải_bắp được trồng để đáp_ứng nhu_cầu địa_phương . Nuôi gia_cầm lấy thịt và trứng cũng tồn_tại . Việt_quất xanh , Vaccinium_vitis-idaea và Rubus_chamaemorus dại được thu_hoạch thương_mại và sử_dụng trong làm mứt và rượu_vang . Sản_xuất bơ sữa là một bộ_phận lớn khác trong nông_nghiệp tỉnh Du_lịch cũng đóng_góp đáng_kể cho kinh_tế tỉnh , vào năm 2006 có gần 500.000 du_khách từ nơi khác đến Newfoundland và Labrador , chi_tiêu ước_tính 366 triệu CAD. Du_lịch phổ_biến nhất trong các tháng từ 6-9 . Chính_phủ và chính_trị Newfoundland và Labrador có một chính_phủ nghị_viện nằm trong cấu_trúc của chế_độ_quân_chủ_lập_hiến ; chế_độ_quân_chủ tại Newfoundland và Labrador là cơ_sở cho các nhánh hành_pháp , lập_pháp , và tư_pháp . Quân_chủ của tỉnh là Charles III , ông cũng là nguyên_thủ của 15 quốc_gia khác , mỗi_một trong 9 tỉnh khác của Canada , và của liên_bang Canada . Người đại_diện cho Quốc_vương là Tỉnh_đốc Newfoundland và Labrador , tiến_hành hầu_hết các trách_nhiệm quân_chủ tại Newfoundland và Labrador . Quân_chủ và tỉnh_đốc bị hạn_chế trong tham_dự trực_tiếp vào bất_kỳ lĩnh_vực quản_trị nào ; trong thực_tế quyền_lực hành_pháp của họ do Hội_đồng Hành_pháp điều_khiển , đây là một ủy_ban gồm các bộ_trưởng chịu trách_nhiệm trước một Nghị_viện đơn_viện và được tuyển_cử , đứng đầu là Thủ_tướng Newfoundland và Labrador . Nhằm đảo bảo_sự ổn_định của chính_phủ , tỉnh_đốc thông_thường bổ_nhiệm thủ_tướng là cá_nhân đang lãnh_đạo chính_đảng có_thể tin_tưởng giành đa_số ghế trong Nghị_viện . Lãnh_đạo đảng có số ghế đông thứ nhì thường trở_thành lãnh_đạo phe đối_lập và nằm trong một hệ_thống nghị_viện đối_địch nhằm duy_trì kiểm_tra đối_với chính_phủ . Mỗi_một trong số 48 đại_biểu của Nghị_viện được bầu theo phương_thức đa_số đơn_giản tại một khu_vực bầu_cử . Tổng_tuyển_cử cần phải do Tỉnh_đốc yêu_cầu vào ngày Thứ_ba thứ hai trong tháng 10 bốn năm sau bầu_cử trước đó , hoặc có_thể yêu_cầu theo khuyến_nghị của thủ_tướng khi chính_phủ thất_bại trong bỏ_phiếu tín_nhiệm tại Nghị_viện . Theo truyền_thống , chính_trị trong tỉnh chịu sự chi_phối của Đảng Tự_do và Đảng Bảo_thủ Cấp_tiến , tuy_nhiên trong bầu_cử cấp tỉnh vào năm 2011 Đảng Tân_Dân_chủ xếp thứ hai về phiếu bầu phổ_thông , sau Đảng Bảo_thủ Cấp_tiến . Văn_hóa Di_sản âm_nhạc dân_gian Newfoundland và Labrador dựa trên các truyền_thống Ireland , Anh và Scotland vốn được đưa đến từ nhiều thế_kỷ trước . Mặc_dù cũng chịu ảnh_hưởng từ nhạc Celtic_tương_tự như Nova_Scotia và Đảo_Hoàng_tử Edward , Newfoundland và Labrador mang tính Ireland hơn là Scotland và có nhiều yếu_tố dung_nạp từ âm_nhạc Anh và Pháp hơn các tỉnh này . Phần_lớn âm_nhạc khu_vực tập_trung vào truyền_thống hàng_hải sống_động tại đây , và có các bài hò biển và các bài hát đi thuyền khác . Một_số nhạc_sĩ truyền_thống hiện_đại là Great Big_Sea , The_Ennis_Sisters , Shanneyganock , Sharecroppers , Ron_Hynes , và The_Navigators . Newfoundland và Labrador có một văn_hóa thể_thao phần_nào khác_biệt so với phần còn lại của Canada , một phần là do có lịch_sử kéo_dài tách_biệt với phần còn lại của Canada và nằm dưới quyền cai_trị của Anh . Tuy_nhiên , khúc côn_cầu trên băng vẫn phổ_biến , đội_tuyển St . John's IceCaps thi_đấu chuyên_nghiệp tại Trung_tâm Mile_One tại St . John's , và giải_khúc côn_cầu cấp cao Newfoundland có các đội_tuyển từ khắp đảo . Từ khi đội_tuyển St . John's Fog_Devils rời đi vào năm 2008 , Newfoundland và Labrador là tỉnh duy_nhất tại Canada không có một đội_tuyển nào tại Giải_khúc côn_cầu Canada . Bóng_đá và rugby liên_hiệp đều phổ_biến hơn tại Newfoundland và Labrador so với phần còn lại của Canada nói_chung . Thi_đấu bóng_đá được tổ_chức tại sân_vận_động King_George V_Park có 10.000 ghế , đây là sân_vận_động quốc_gia của Newfoundland trong thời_kỳ quốc_gia tự_trị . Sân vận_động Swilers Rugby_Park là nơi thi_đấu của đội_tuyển rugby liên_hiệp Swilers_RFC. Các cơ_sở_hạ_tầng thể_thao khác tại Newfoundland và Labrador còn có sân thi_đấu trong nhà Pepsi_Centre tại Corner_Brook ; sân Shamrock_Field tại St . John's là nơi tổ_chức sự_kiện thể_thao Gael quốc_gia của Canada ; và St . Patrick's Park tại St . John's là nơi thi_đấu bóng chày . Giao_thông Trong nội_tỉnh , Bộ Giao_thông và Công_trình Newfoundland và Labrador vận_hành hoặc tài_trợ cho 15 tuyến ô_tô , phà chở khách và chở hàng liên_kết các cộng_đồng khác nhau dọc theo đường bờ biển của tỉnh . Một dịch_vụ phà hành_khách và chở tàu hỏa vượt eo_biển Belle_Isle liên_kết đảo Newfoundland với khu_vực Labrador tại đại_lục . Phà_MV Apollo đi từ St . Barbe , Newfoundland thuộc bán_đảo Great_Northern đến đô_thị cảng Blanc-Sablon của Québec_song giáp với biên_giới tỉnh và nằm bên đô_thị L'Anse - au-Clair , Labrador . MV Sir Robert_Bond từng cung_cấp dịch_vụ phà theo mùa giữa Lewisporte trên đảo Newfoundland và các đô_thị Cartwright và Happy_Valley-Goose Bay tại Labrador , song không còn hoạt_động từ khi hoàn_thành xa_lộ Xuyên_Labrador vào năm 2010 , cho_phép tiếp_cận từ Blanc-Sablon thuộc Québec đến các bộ_phận chủ_yếu của Labrador . Một_vài phà nhỏ hơn liên_kết một_số đô_thị duyên_hải và cộng_đồng đảo ngoài khơi quanh đảo chính_Newfoundland và đến bờ biển của Labrador xa về phía bắc đến Nain . Dịch_vụ phà liên tỉnh do Marine_Atlantic cung_cấp , đây là một công_ty quốc_doanh của liên_bang hoạt_động phà từ North_Sydney , Nova_Scotia đến các đô_thị Port_aux Basques và Argentia tại bờ biển phía nam của đảo Newfoundland . Sân_bay quốc_tế St . John's và sân_bay quốc_tế Gander là hai sân_bay duy_nhất phục_vụ tỉnh , chúng thuộc hệ_thống sân_bay quốc_gia Canada . Sân_bay quốc_tế St . John's phục_vụ gần 1,2 triệu hành_khách trong năm 2008 và là sân_bay nhộn_nhịp thứ 11 tại Canada . Biểu_trưng cấp tỉnh Tham_khảo Đọc thêm Atlas_of Newfoundland_and Labrador_by Department of_Geography Memorial_University of_Newfoundland , Breakwater_Books_Ltd ; ISBN 1-5508_1-000 - 6 ; ( 1991 ) Bavington , Dean_L.Y. Managed_Annihilation : An_Unnatural History of_the Newfoundland Cod_Collapse ( University of_British Columbia_Press ; 2010 ) 224 pages . Links the collapse of_Newfoundland and_Labrador cod fishing to state management of_the resource . Cadigan , Sean T._Newfoundland and_Labrador : A_History U._of Toronto_Press , 2009 . Standard scholarly history Casey , G.J._Casey and_Elizabeth Miller , eds . , Tempered_Days : A_Century of_Newfoundland Fiction_St . John's : Killick_Press , 1996 . Earle , Karl_Mcneil . " Cousins_of a_Kind : The_Newfoundland_and Labrador Relationship with the United_States " American Review of_Canadian Studies_Vol : 28 . Issue : 4 . 1998 . pp : 387 – 411 . Fay , C._R. Life_and Labour in Newfoundland University_of Toronto_Press , 1956 Department of_Finance , Economic_Research and_Analysis . " The_Economic_Review 2010 " Dec . 2010 Jackson , Lawrence . Newfoundland & Labrador Fitzhenry & Whiteside_Ltd ; ISBN 1-5504_1-261 - 2 ; ( 1999 ) Gene_Long , Suspended_State : Newfoundland_Before Canada_Breakwater Books_Ltd ; ISBN_1-5508 1-144 - 4 ; ( ngày 1 tháng 4 năm 1999 ) R. A._MacKay ; Newfoundland ; Economic , Diplomatic , and_Strategic Studies_Oxford University_Press , 1946 Patrick_O'Flaherty , The_Rock_Observed : Studies in the Literature of_Newfoundland University_of Toronto_Press , 1979 Joseph Smallwood_ed . The_Encyclopedia_of Newfoundland_and Labrador_St . John's : Newfoundland Book_Publishers , 1981 – , 2 vol . This Marvelous Terrible_Place : Images_of Newfoundland_and Labrador_by Momatiuk et_al . , Firefly_Books ; ISBN_1-5520 9-225 - 9 ; ( September 1998 ) True_Newfoundlanders : Early Homes_and Families_of Newfoundland_and Labrador_by Margaret_McBurney et_al . , Boston Mills_Pr ; ISBN 1-5504_6-199 - 0 ; ( June 1997 ) Biogeography_and Ecology of_the Island of_Newfoundland : Monographiae_Biologicae ' ' by G. Robin_South ( Editor ) Dr W_Junk Pub_Co ; ISBN_90-6193-101 - 0 ; ( April 1983 ) Liên_kết ngoài Government of_Newfoundland and_Labrador Centre_for Newfoundland_Studies Songs_of Newfoundland_and Labrador_Fisheries Heritage_website Official Tourism_Website Newfoundland_and Labrador's_Web 2.0_Nature Atlas by Memorial_University and_Dept . of Wildlife_Newfoundland and_Labrador's Provincial Register_of Historic_Places Tỉnh_bang của Canada_Vùng Canada_Đại_Tây_Dương_Cựu thuộc_địa Na_Uy
New_Brunswick ( tiếng Pháp : Nouveau-Brunswick ; ) là một tỉnh bang ven biển ở vùng miền đông của Canada với vốn di_sản văn_hóa hấp_dẫn và phong_phú . Nó giáp với Nova_Scotia , Québec , và tiểu_bang Maine của Hoa_Kỳ . Có hình_dáng gần giống hình_chữ_nhật , nó rộng khoảng 322 km từ bắc xuống nam và 242 km từ đông sang tây . New_Brunswick giáp với mặt_nước gần như ba phía , bao_gồm vịnh St . Lawrence , eo_biển Northumberland và vịnh Fundy . Vịnh_Fundy nằm ở cuối phía đông của tỉnh , có mức thủy triều lên tới 54 feet ( khoảng 49,40 m ) , lớn nhất thế_giới . Dân_số New_Brunswick khoảng 723.900 người , 35 % nói tiếng Pháp , phần_lớn là cộng_đồng Acadia . 50,000 người sống tại New_Brunswick . Acadia ban_đầu là thuộc_địa của Pháp vào những năm 1500 . Địa_lý Lịch_sử Thành_phố New_Brunswick có tám thành_phố được hợp_thành chính_thức , danh_sách ở dưới theo dân_số trở xuống : Saint John_Moncton Fredericton_Miramichi Edmundston_Dieppe Bathurst_Campbellton Xem Danh_sách cộng_đồng thuộc New_Brunswick . Kinh_tế Kinh_tế chủ_yếu dựa vào ngành đánh_bắt thủy hải_sản săn cá_voi Giáo_dục Nhân_vật Xem thêm Canada Danh_sách thành_phố Canada Tham_khảo Vùng Canada_Đại_Tây_Dương Vùng_Maritimes_Cựu thuộc_địa và xứ bảo_hộ Anh tại châu_Mỹ Tỉnh_bang của Canada_Quốc_gia và vùng lãnh_thổ nói tiếng Pháp
British Columbia ( BC ; , C. - B. ; ) là tỉnh bang cực_tây của Canada , một trong những vùng có nhiều núi nhất Bắc_Mỹ , tiếp_giáp biên_giới với các tiểu_bang Montana , Idaho , Washington của Hoa_Kỳ ở phía nam và một đoạn biên_giới ngắn với tiểu_bang Alaska của Hoa_Kỳ ở phía tây bắc . Lịch_sử Trước thế_kỷ 19 tất_cả đất_đai của British_Columbia ( kể_cả đảo Vancouver ) và một phần của tiểu_bang Washington của Hoa_Kỳ là đất thuộc Công_ty Vịnh_Hudson ( công_ty trao_đổi lông thú_vật với dân bản_xứ ) . Vào giữa thế_kỷ 19 phần đất phía bắc vĩ_tuyến 49 rơi vào tay Đế_quốc_Anh và được chia ra làm hai thuộc_địa : British_Columbia ( nằm trong lục_địa ) và Vancouver ( nằm ngay trên đảo Vancouver ) . Đến năm 1866 hai thuộc_địa này sáp_nhập với nhau thành British_Columbia và 5 năm sau British_Columbia được gia_nhập vào Liên_bang Canada . Do_đó British_Columbia vẫn giữ tên để giữ truyền_thống Anh vì British_Columbia có nghĩa_là " Columbia thuộc Anh " . Vì ở cạnh biển , British_Columbia được xem là cửa_ngõ để đến Thái_Bình_Dương và Á_Châu . Về phía đông của B.C. là tỉnh bang Alberta , về phía bắc là hai lãnh_thổ tự_trị Yukon và các Lãnh_thổ Tây_Bắc , về phía tây-bắc là tiểu_bang Alaska , về phía nam là các tiểu_bang Washington , Idaho và Montana của Hoa_Kỳ . British_Columbia tận_hưởng một khí_hậu tương_đối ôn_hòa do dòng nước_biển Gulf_Stream mang nước ấm từ Xích_đạo lên , hoa thường thường nở vào đầu tháng 2 . Nằm giữa Thái_Bình_Dương và dãy Rocky là những vùng địa_lý hoàn_toàn khác nhau của B.C. : từ núi đá nhọn và cao hơn 2.000 m đến các thung_lũng ấm_áp vừa đủ để trồng nho làm rượu , từ những con sông hùng_vĩ_uốn mình giữa các ngọn núi dẫn nước của băng đá ra biển đến vô_số các vịnh dọc theo bờ biển được tạo ra khi sóng đập vào bờ đá . British_Columbia liên_tục thu_hút các dân định_cư , trong cũng như ngoài nước : Hàng năm khoảng 40.000 người định_cư ở đây , và dân_số của B.C. hiện_nay ( 2005 ) vào_khoảng 4,22 triệu người . Thành_phố Vancouver là hải_cảng lớn nhất bên bờ biển Thái_Bình_Dương của Bắc_Mỹ và cũng là nơi tập_trung của trên 1,5 triệu người , trở_thành thành_phố lớn thứ ba của Canada ( sau Toronto và Montréal ) . Vancouver có một cộng_đồng người Hoa lớn thứ hai ở Bắc_Mỹ ( sau San_Francisco ) . Ngoài_ra còn có trên 60.000 cư_dân gốc Ấn_Độ và trên 16.000 gốc Nhật_Bản . Nằm ở đầu phía nam của đảo Vancouver , chỉ 85 dặm về hướng tây_bắc của Seattle , là thủ_phủ Victoria . Hơn 300.000 dân của thủ_phủ này hưởng một khí_hậu_cận Địa_Trung_Hải với thời_tiết ôn_hòa quanh_năm . Chính_phủ và ngành du_lịch là hai nền kinh_tế chính ở Victoria . Tự_nhiên Có 14 khu_vực công_viên và khu bảo_tồn trong tỉnh , có 141 dự_trữ sinh_học , 35 công_viên biển cấp tỉnh , 7 khu di_sản cấp tỉnh , 6 địa_chỉ lịch_sử cấp quốc_gia , 4 Vườn_quốc_gia và 3 Khu bảo_tồn Vườn_quốc_gia . 12.5 % ( ) của British_Columbia đang được coi là khu_vực cần được bảo_vệ nằm trong 14 khu_vực công_viên . British Columbia có 7 Vườn_quốc_gia : Vườn_quốc_gia Glacier Khu bảo_tồn vườn_quốc_gia Gulf_Islands Khu bảo_tồn vườn_quốc_gia Gwaii_Haanas và di_sản Haida Vườn_quốc_gia Kootenay Vườn_quốc_gia Núi_Revelstoke Vườn_quốc_gia Pacific_Rim Vườn_quốc_gia Yoho British_Columbia cũng có mạng_lưới rộng các công_viên cấp tỉnh , điều_hành bởi B.C._Parks thuộc Bộ Môi_trường . Hệ_thống công_viên cấp tỉnh của British_Columbia là hệ_thống công_viên lớn thứ hai của Canada ( lớn nhât là Hệ_thống Vườn_quốc_gia Canada ) . Một cấp công_viên khác là công_viên cấp vùng , duy_trì và điều_hành bởi các huyện . Xem thêm Bang Canada Tham_khảo Nguồn The_Political_Economy of_British Columbia's_Rainforests Đọc thêm Liên_kết ngoài Tourism_British Columbia official website BC_Weathercams : Webcams showing realtime conditions across the province BC government news BC government online map archive Tỉnh_bang của Canada Canada Tây_Bắc Thái_Bình_Dương Tây_Canada Khởi_đầu năm 1871 ở Canada
Vancouver hoặc Ôn_Ca_Hoa ( phát_âm tiếng Anh : hay ) , gọi chính_thức là Thành_phố Vancouver ( ) , là một đô_thị hải_cảng duyên_hải thuộc tỉnh British_Columbia , Canada và là thành_phố lớn nhất tỉnh . Theo kết_quả điều_tra nhân_khẩu năm 2011 , Vancouver có 603.502 dân_cư và là đô_thị tự_trị đông dân thứ tám toàn Canada . Khu_vực Đại_Vancouver có khoảng 2,4 triệu cư_dân , là khu_vực đô_thị đông dân thứ ba toàn Canada và đông dân nhất tại phía Tây Canada . Vancouver nằm trong số các thành_phố đa_dạng nhất về dân_tộc và ngôn_ngữ tại Canada ; 52 % cư_dân của thành_phố có ngôn_ngữ thứ nhất không phải là tiếng Anh . Vancouver được liệt_kê vào hạng Beta trong thước đó thành_phố toàn_cầu . Thành_phố Vancouver có diện_tích đất_liền khoảng 114 km² , mật_độ dân_số đạt 5.249 người / km² . Vancouver là khu đô_thi có mật_đô dân_số cao nhất Canada với hơn 250,000_dân và đứng thứ tư sau các thành_phố khác ở Bắc_Mỹ như thành_phố New_York , San_Francisco và Mexico_City . Khu định_cư ban_đầu trong khu_vực thành_phố mang tên Gastown , phát_triển quanh nhà_máy cưa gỗ Hastings_Mill và một quán rượu gần đó , cả hai đều hình_thành vào năm 1867 . Từ doanh_nghiệp ban_đầu đó , các cửa_hàng và một_số khách_sạn dần xuất_hiện ở ven biển phía Tây . Khu định_cư được mở_rộng thành thị_trấn Granville , được đổi tên thành " Vancouver " và được hợp nhất thành một thành_phố vào năm 1886 . Năm 1887 , đường_sắt xuyên lục_địa kéo_dài đến thành_phố để tận_dụng lợi_thế có hải_cảng tự_nhiên lớn của thành_phố , cảng này nhanh_chóng trở_thành một mắt_xích quan_trọng trong một tuyến mậu_dịch giữa phương_Đông , phía Đông_Canada , và Luân_Đôn . Vào năm 2014 , cảng Đô_thị Vancouver vượt New_York trở_thành cảng biển bận_rộn thứ ba Bắc_Mỹ và là cảng biển bận_rộn thứ 27 thế_giới , bận_rộn nhất Canada và đa_dạng nhất Bắc_Mỹ . Mặc_dù lâm_nghiệp vẫn là ngành kinh_tế lớn nhất , song Vancouver nổi_tiếng khi là một trung_tâm đô_thị được thiên_nhiên bao quanh , khiến cho du_lịch là ngành kinh_tế lớn thứ hai . Các xưởng lớn về sản_xuất phim tại Vancouver và Burnaby đã biến khu_vực đô_thị Vancouver trở_thành một trong những trung_tâm lớn nhất về sản_xuất phim tại Bắc_Mỹ . Vancouver liên_tục được vinh_danh là một trong năm thành_phố toàn_cầu hàng_đầu về tính dễ sống và chất_lượng sinh_hoạt , và Economist_Intelligence Unit công_nhận Vancouver là thành_phố đầu_tiên để xếp_hạng trong bảng xếp_hạng tốp 10 thành_phố dễ sinh_hoạt nhất trong 5 năm liên_tục . Vancouver liên_tục tham_gia nhiều sự_kiện và hội_nghị quốc_tế , bao_gồm Đại_hội Thể_thao Đế_quốc_Anh và Thịnh_vượng chung năm 1954 , Triển_lãm Thế_giới năm 1986 và Đại_hội Thể_thao Trị_an_viên ( World_Police_and Fire_Games ) vào năm 1989 và 2009 . Thế_vận_hội_Mùa đông 2010 được tổ_chức tại Vancouver và khu nghỉ_dưỡng Whistler nằm 125 km về phía Bắc thành_phố . Vào năm 2014 , sau 30 năm có trụ_sở tại California , Sự_kiện thường_niên_TED chính_thức chọn Vancouver làm trụ_sở vĩnh_viễn . Một_số trận đấu của Giải_bóng_đá nữ thế_giới FIFA 2015 được diễn ra tại Vancouver , bao_gồm trận chung_kết tại sân_vận_động BC_Place . Lịch_sử Các di_tích khảo_cổ_học cho biết về sự hiện_diện của người nguyên_trú tại khu_vực Vancouver từ 8.000 đến 10.000 năm trước . Thành_phố nằm tại các lãnh_thổ xưa kia thuộc các dân_tộc Squamish , Musqueam , và Tseil-Waututh ( Burrard ) thuộc nhóm Salish Duyên_hải . Họ có các làng tại nhiều nơi thuộc Vancouver ngày_nay , như Stanley_Park , False_Creek , Kitsilano , Point_Grey và gần cửa_sông Fraser . Năm 1791 , sĩ_quan Tây_Ban_Nha José María_Narváez trở_thành người châu_Âu đầu_tiên thám_hiểm vùng bờ biển của Point_Grey và nhiều phần thuộc vịnh Burrard hiện_nay , song một tác_giả cho rằng thuyền_trưởng người Anh Francis_Drake có_thể đi đến khu_vực vào năm 1579 . Thành_phố được đặt tên theo George_Vancouver , ông là người thám_hiểm nội_cảng của vịnh Burrard vào năm 1792 và đặt tên Anh cho nhiều địa_điểm . Nhà thám_hiểm và thương_nhân Công_ty Tây_Bắc Simon_Fraser và thủy thủ_đoàn của ông trở_thành những người châu_Âu đầu_tiên được biết đến là đặt_chân lên địa_điểm là thành_phố hiện_nay . Năm 1808 , họ du_hành từ phía đông , xuôi dòng sông Fraser , có_lẽ đi xa đến Point_Grey . Cơn_sốt vàng Fraser năm 1858 đưa trên 25.000 nam_giới , chủ_yếu là từ California , đến New_Westminster ở lân_cận Vancouver , trên đường đến hẻm núi Fraser , họ bỏ_qua nơi mà sẽ trở_thành Vancouver . Vancouver nằm trong số các thành_phố trẻ nhất tại British_Columbia ; khu định_cư đầu_tiên của người châu_Âu tại nơi mà nay là Vancouver hình_thành vào năm 1862 tại McLeery's_Farm ven sông Fraser , ngay phía đông của làng cổ_Musqueam tại nơi mà nay là Marpole . Một xưởng cưa được dựng nên tại Moodyville ( nay là Thành_phố North_Vancouver ) vào năm 1863 , khởi_đầu cho mối liên_hệ lâu_dài của thành_phố với ngành khai_thác gỗ . Các xưởng thuộc sở_hữu của Thuyền_trưởng Edward Stamp nhanh_chóng xuất_hiện sau đó trên bờ nam của vịnh . Edward Stamp khởi_đầu nghề khai_thác gỗ tại khu_vực Port_Alberni , ông ban_đầu cố_gắng vận_hành một xưởng tại Brockton_Point , song các khó_khăn do dòng_chảy và đá ngầm buộc ông phải chuyển hoạt_động đến một điểm gần chân của Gore_Street vào năm 1867 . Xưởng này được gọi_là xưởng Hastings , và trở_thành trung_tâm của khu_vực xung_quanh mà về sau hình_thành Vancouver . Vai_trò trung_tâm của xưởng trong thành_phố bị suy_yếu sau khi đường_sắt Thái_Bình_Dương Canada ( CPR ) lan đến vào thập_niên 1880 . Tuy_thế , xưởng này vẫn có vai_trò quan_trọng trong kinh_tế địa_phương cho đến khi đóng_cửa vào thập_niên 1920 . Khu định_cư được gọi_là Gastown phát_triển nhanh_chóng quanh quán rượu tạm_thời đầu_tiên , vốn mang tên là " Gassy " và do Jack_Deighton thiết_lập vào năm 1867 ở bên rìa bất_động_sản của xưởng Hastings . Năm 1870 , chính_phủ thuộc_địa khảo_sát khu định_cư và đặt ra một thị_trấn hành_chính , đổi tên thành " Granville " nhằm vinh_danh Bộ_trưởng Thuộc_địa_Anh Quốc_đương_nhiệm là Granville_Leveson-Gower . Với có cảng tự_nhiên , đến năm 1884 thì thị_trấn được lựa_chọn làm ga cuối của Đường_sắt Thái_Bình_Dương Canada , gây thất_vọng cho các đô_thị khác là Port_Moody , New_Westminster và Victoria trong cuộc đua_tranh để được đặt ga cuối . Một tuyến đường_sắt nằm trong số các khích_lệ để British_Columbia gia_nhập liên_bang vào năm 1871 , song vụ bê_bối Thái_Bình_Dương và những tranh_cãi về việc sử_dụng lao_động Trung_Quốc đã trì_hoãn việc xây_dựng cho đến thập_niên 1880 . Thành_phố Vancouver được hợp nhất vào ngày 6 tháng 4 năm 1886 , đoàn tàu xuyên lục_địa đầu_tiên đến thành_phố trong cùng năm . Chủ_tịch hãng Đường_sắt Thái_Bình_Dương Canada là William_Van Horne đến Port_Moody để thành_lập ga đầu cuối của tuyến đường_sắt theo phó_thác của Henry John_Cambie , và đặt tên Vancouver cho thành_phố để vinh_danh George_Vancouver . Đại_hỏa_hoạn Vancouver xảy ra vào ngày 13 tháng 6 năm 1886 , kết_quả là toàn_bộ thành_phố bị thiêu rụi . Cục cứu hỏa Vancouver được thành_lập vào năm đó , và thành_phố được tái_thiết một_cách nhanh_chóng . Vancouver biến_đổi từ một khu định_vư với 1.000 dân vào năm 1881 thành một đô_thị 20.000 dân vào thời_điểm chuyển_giao giữa hai thế_kỷ , và đạt 100.000 dân vào năm 1911 . Trong cơn_sốt vàng Klondike năm 1898 , các thương_nhân Vancouver cung_ứng trang_bị cho những người thăm_dò . Một trong số các thương_nhân đó là Charles_Woodward , ông mở cửa_hàng bách_hóa Woodward's đầu_tiên tại Abbott và Cordova_Streets vào năm 1892 , cùng với các cửa_hàng bách_hóa Spencer's và vịnh Hudson tạo thành trung_tâm của ngành bán_lẻ của thành_phố trong hàng thập_niên . Kinh_tế của Vancouver ban_đầu nằm dưới quyền chi_phối của các công_ty lớn như Đường_sắt Thái_Bình_Dương Canada , công_ty thúc_đẩy hoạt_động kinh_tế và khiến cho thành_phố trẻ phát_triển nhanh_chóng ; trong thực_tế thì Đường_sắt Thái_Bình_Dương Canada là hãng sở_hữu bất_động_sản và phát_triển nhà ở chính trong thành_phố . Một_số ngành chế_tạo có sự phát_triển , bao_gồm việc thành_lập nhà_máy tinh_chế đường British_Columbia vào năm 1890 , song các nguồn tài_nguyên tự_nhiên trở_thành nền_tảng đối_với kinh_tế Vancouver . Lĩnh_vực tài_nguyên ban_đầu dựa trên khai_thác gỗ và sau đó dựa vào hoạt_động xuất_khẩu thông_qua các hải_cảng , tại đó giao_thông thương_nghiệp cấu_thành khu_vực kinh_tế lớn nhất tại Vancouver vào thập_niên 1930 . Đi kèm với tình_trạng các hãng lớn chi_phối kinh_tế thành_phố là một phong_trào lao_động thường hiếu_chiến . Vụ bãi_công đồng_loạt lớn đầu_tiên diễn ra vào năm 1903 khi các công_nhân đường_sắt bãi_công phản_đối Đường_sắt Thái_Bình_Dương Canada để công_đoàn được công_nhận . Lãnh_đạo công_nhân là Frank_Rogers bị cảnh_sát của Đường_sắt Thái_Bình_Dương Canada_sát_hại , trở_thành liệt_sĩ đầu_tiên của phong_trào tại British_Columbia . Tình_trạng căng_thẳng trong công_nghiệp gia_tăng trên khắp tỉnh British_Columbia dẫn đến tổng_đình_công đầu_tiên tại Canada vào năm 1918 , diễn ra tại mỏ than Cumberland trên đảo Vancouver . Sau một thời_gian tạm lắng trong thập_niên 1920 , làn_sóng bãi_công đạt đỉnh vào năm 1935 khi những người thất_nghiệp tràn_ngập thành_phố để phản_đối điều_kiện trong các trại cứu_tế do quân_đội điều_hành tại các khu_vực xa_xôi trên khắp tỉnh . Sau hai tháng căng_thẳng với hoạt_động kháng_nghị diễn ra thường_nhật và có tính phá_hoại , những người bãi công_trại cứu_tế quyết_định thể_hiện sự bất_bình của họ với chính_phủ liên_bang và lên tàu đến Ottawa , song hành_động kháng_nghị của họ bị đàn_áp bằng vũ_lực . Các công_nhân bị bắt gần Mission và bị giam_giữ trong các trại lao_động trong thời_kỳ Đại_khủng_hoảng . Các phong_trào xã_hội khác , phong_trào nữ quyền lần thứ nhất , cải_cách đạo_đức và hạn_chế rượu cũng là diễn ra trong tiến_trình phát_triển của Vancouver . Mary Ellen_Smith là một nữ_giới Vancouver theo chủ_nghĩa_nữ_giới tham_chính và cấm rượu , năm 1918 bà trở_thành nữ_giới đầu_tiên được bầu vào một nghị_viện tỉnh tại Canada . Luật cấm_đồ uống có cồn bắt_đầu trong Chiến_tranh thế_giới thứ nhất và kéo_dài cho đến năm 1921 , khi đó chính_phủ tỉnh thiết_lập quyền kiểm_soát đối_với mua_bán đồ uống có cồn , thực_tiễn này vẫn tồn_tại đến nay . Luật cấm ma_túy đầu_tiên của Canada xảy ra sau một cuộc điều_tra của Bộ_trưởng Lao_động liên_bang đương_nhiệm là William_Lyon Mackenzie_King . William_Lyon Mackenzie_King được phái đến để điều_tra về các tuyên_bố thiệt_hại sau khi Liên_minh Bài_Á ( AEL ) dẫn_đầu một vụ náo_loạn suốt phố người Hoa và phố người Nhật . Hai nguyên_đơn là những người sản_xuất ma_túy , và sau khi điều_tra sâu hơn , William_Lyon Mackenzie_King phát_hiện ra các nữ_giới da trắng được tường_trình là thường lui_tới các ổ ma_túy , cũng như nam_giới Trung_Hoa . Một đạo_luật liên_bang nhanh_chóng được thông_qua dựa trên các khám_phá này , theo đó cấm việc sản_xuất , mua_bán , và nhập_khẩu ma_túy vì các mục_đích phi dược_dụng . Các vụ náo_loạn , và sự hình_thành của Liên_minh Bài_Á , cũng là những dấu_hiệu của sự sợ_hãi và nghi_kị ngày_càng tăng đối_với người Nhật sống tại Vancouver và khắp tỉnh . Những sợ_hãi này tăng mạnh khi Nhật_Bản tiến_công_Trân Chân_Cảng , dẫn đến việc tất_cả người Canada gốc Nhật sống trong thành_phố và tỉnh rút cuộc bị giam_giữ hoặc trục_xuất . Sau chiến_tranh , người_người Canada gốc Nhật này không được phép trở_lại các thành_phố như Vancouver , khiến cho các khu_vực như phố Nhật đột_ngột không còn là khu_vực của dân_tộc Nhật do các cộng_đồng không bao_giờ khôi_phục . Sau khi hợp nhất với Point_Grey và Nam_Vancouver , ranh_giới của Vancouver giữ nguyên cho đến nay . Không lâu sau , Vancouver trở_thành đô_thị lớn thứ ba tại Canada . Ngày 1 tháng 1 năm 1929 , dân_số Vancouver mở_rộng là 228.193 . Địa_lý Vancouver nằm trên bán_đảo Burrard , giữa vịnh Burrard ở phía bắc và sông Fraser ở phía nam . Eo_biển Georgia nằm ở phía tây của thành_phố , được đảo Vancouver che_chắn khỏi Thái_Bình_Dương . Thành_phố có diện_tích , gồm cả vùng_đất bằng_phẳng và đồi_núi , nằm trong múi_giờ Thái_Bình_Dương ( UTC − 8 ) và khu_vực kinh_tế Hàng_hải Thái_Bình_Dương của Canada . Cho đến khi thành_phố mang tên hiện này vào năm 1885 , " Vancouver " được dùng để chỉ đảo Vancouver , và hiện_nay vẫn còn quan_niệm sai_lệch phổ_biến rằng thành_phố nằm trên đảo . Vancouver có một trong số các công_viên đô_thị lớn nhất tại Bắc_Mỹ , đó là công_viên Stanley với diện_tích . Dãy núi North_Shore chi_phối cảnh_quan thành_phố , viễn_cảnh thơ_mộng trong ngày quang_đãng gồm có núi lửa Baker_phủ tuyết thuộc bang Washington của Hoa_Kỳ ở phía đông nam , đảo Vancouver qua eo_biển Georgia ở phía tây và tây_nam , và đảo Bowen ở phía tây bắc . Sinh_thái_học Hệ_thực_vật ban_đầu tại khu_vực Vancouver là rừng mưa ôn_đới , gồm có các loài thông với các nhóm cây_phong và tống_quán sủ nằm rải_rác , và các khu_vực đầm lầy rộng_lớn . Các loài thông là một đặc_trưng của vùng duyên_hải British_Columbia , hỗn_hợp với các loài Pseudotsuga_menziesii , Thuja_plicata và Tsuga_heterophylla . Khu_vực được cho là có các cây lớn nhất của những loài này tại vùng Duyên_hải British_Columbia . Các cây lớn nhất trong rừng nguyên_sinh của Vancouver mọc tại khu_vực Gastown , đây là nơi hoạt_động khai_thác gỗ đầu_tiên diễn ra , và trên sườn phía nam của lạch_False và vịnh English , đặc_biệt là quanh bãi biển Jericho . Rừng trong công_viên Stanley bị đốn từ thập_niên 1860 đến thập_niên 1880 , và tại đây vẫn có_thể thấy bằng_chứng về các kỹ_thuật khai_thác gỗ kiểu cũ như khía_hình V_ván nhún . Nhiều loài và cây được trồng khắp Vancouver và Lower_Mainland được đưa đến từ những phần khác của lục_địa và nhiều nơi khắp Thái_Bình_Dương . Các thí_dụ gồm có Araucaria_araucana , phong_Nhật_Bản , và các giống ngoại_lai có hoa như mộc_lan , đỗ quyên . Một_số loài được đưa đến từ những nơi có khí_hậu khắc_nghiệt hơn tại Đông_bộ Canada hoặc châu_Âu đã phát_triển đến kích_thước rất lớn tại Vancouver . Loài phong_Acer glabrum cũng có_thể đạt tới một kích_thước to_lớn . Nhiều đường_phố trong thành_phố có các hàng anh đào Nhật_Bản có hoa do chính_phủ Nhật_Bản tặng từ thập_niên 1930 về sau . Thời_kỳ nở hoa của chúng kéo_dài trong vài tuần vào đầu mùa xuân mỗi năm , lễ_hội hoa anh đào Vancouver được tổ_chức vào dịp đó . Các phố khác có các loài dẻ có hoa , dẻ ngựa và các cây_bóng_mát làm cảnh khác . Khí_hậu Vancouver là một trong số những thành_phố ấm nhất tại Canada . Khí_hậu Vancouver là ôn_hòa theo tiêu_chuẩn Canada và thường được phân_loại là hải_dương hoặc bờ tây hải_dương , mà theo phân_loại khí_hậu Köppen sẽ là Cfb . Tuy_nhiên , trong những tháng mùa hè , nhiệt_độ vùng nội_địa cao hơn đáng_kể , khiến Vancouver có nhiệt_độ trung_bình tối_cao mùa hạ_mát nhất trong toàn_bộ các khu_vực đô_thị lớn của Canada . Trong các tháng mùa hạ , thời_tiết đặc_trưng là khô , trung_bình chỉ một phần năm số ngày trong tháng 7 và tháng 8 là có mưa . Ngược_lại , gần một_nửa số ngày từ tháng 11 đến tháng 3 xuất_hiện giáng_thủy . Vancouver cũng là một trong số các thành_phố ẩm nhất Canada , tuy_nhiên lượng giáng_thủy thay_đổi trong suốt khu_vực đô_thị . Lượng giáng_thủy hàng năm đo được tại Cảng_hàng_không quốc_tế Vancouver tại Richmond trung_bình là , so với tại khu_vực trung_tâm và tại Bắc_Vancouver . Nhiệt_độ trung_bình cực_độ hàng ngày là trong tháng 7 và tháng 8 , mức cao nhất hiếm khi vượt . Nhiệt_độ cao nhất từng ghi_nhận được tại cảng_hàng_không là , thiết_lập vào ngày 30 tháng 7 năm 2009 , và nhiệt_độ cao nhất từng ghi_nhận được trong ranh_giới thành_phố Vancouver là , xảy ra lần đầu_vào ngày 31 tháng 7 năm 1965 , một lần nữa vào ngày 8 tháng 8 năm 1981 , và ngày 29 tháng 5 năm 1983 . Trung_bình hàng năm , Vancouver xuất_hiện tuyết rơi trong 11 ngày , với ba ngày nhận được hoặc nhiều hơn . Lượng tuyết rơi trung_bình hàng năm là nhưng thường không còn lại trên mặt_đất trong thời_gian dài . Đại_Vancouver có mùa đông ôn_hòa đứng thứ tư trong số những thành_phố của Canada , sau ba thành_phố trên đảo Vancouver là Victoria , Nanaimo và Duncan . Mùa sinh_trưởng của Vancouver trung_bình là 237 ngày , kéo_dài từ 18 tháng 3 đến 10 tháng 11 . Quy_hoạch_đô_thị Năm 2011 , Vancouver là thành_phố có mật_độ dân_số dày_đặc nhất tại Canada . Quy_hoạch_đô_thị tại Vancouver mang đặc_trưng là nhà ở cao_tầng và phát_triển sử_dụng hỗn_hợp tại các trung_tâm đô_thị , một lựa_chọn thay cho mở_rộng . Trong hơn một thập_niên , Vancouver được xếp_hạng là một trong các thành_phố dễ sống nhất trên thế_giới . Năm 2010 , Vancouver được xếp_hạng có chất_lượng sinh_hoạt cao thứ 4 trong tất_cả các thành_phố trên Trái_Đất . Ngược_lại , theo Forbes thì trong năm 2007 , Vancouver có thị_trưởng bất_động_sản đắt_đỏ thứ 6 trên thế_giới , và cao thứ hai tại Bắc_Mỹ sau Los_Angeles . Vancouver cũng được xếp_hạng nằm trong số các thành_phố đắt_đỏ nhất Canada về sinh_hoạt . Forbes cũng xếp_hạng Vancouver là thành_phố sạch thứ mười trên thế_giới trong năm 2007 . Phương_pháp giải_quyết này bắt_đầu vào cuối thập_niên 1950 , khi những nhà quy_hoạch_đô_thị của thành_phố bắt_đầu khuyến_khích việc xây_dựng các tòa nhà ở cao_tầng tại khu West_End của Vancouver , đưa ra các yêu_cầu nghiêm_ngặt về không_gian để bảo_vệ tuyến tầm nhìn và không_gian xanh . Sự thành_công của các khu_phố dày_đặc_song dễ sống này dẫn đến việc tái_kiến_thiết các điểm đô_thị công_nghiệp , như North False_Creek và Coal_Harbour , bắt_đầu vào giữa thập_niên 1980 . Kết_quả là một hạt_nhân đô_thị chật được quốc_tế công_nhận là " phát_triển tiện_nghi cao và ' dễ sống ' " . Nhân_khẩu Theo kết_quả điều_tra nhân_khẩu năm 2011 , Vancouver có trên 603.000 người , là thành_phố lớn thứ tám tại Canada . Vancouver là thành_phố lớn thứ tư tại Tây_bộ Canada , sau Calgary , Edmonton và Winnipeg . Khu_vực đô_thị Đại_Vancouver có trên 2,4 triệu cư_dân , là khu_vực đô_thị đông dân thứ ba toàn_quốc và đông dân nhất tại tây bộ Canada . Khu_vực kinh_tế Lower_Mainland-Southwest có diện_tích rộng hơn có dân_số trên 2,93 triệu . Với mật_độ dân_số là 5.249 người / km² , Thành_phố Vancouver có mật_độ dân_cư dày_đặc nhất trong các đô_thị tự_trị có trên 5.000 cư_dân tại Canada . Vancouver được gọi_là một " thành_phố gồm các khu_phố " , mỗi khu_phố lại có một sự riêng_biệt về đặc_trưng và dung_hợp chủng_tộc . Người có huyết_thống_Anh , Scotland , và Ireland về mặt lịch_sử từng là những dân_tộc lớn nhất trong thành_phố , và các yếu_tố của xã_hội và văn_hóa Anh_Quốc vẫn có_thể thấy được tại một_số khu_vực , đặc_biệt là South_Granville và Kerrisdale . Người_Đức là dân_tộc gốc Âu lớn tiếp sau , họ là một lực_lượng dẫn_đầu trong xã_hội và kinh_tế của thành_phố cho đến khi tình_cảm bài_Đức nổi lên do Chiến_tranh thế_giới thứ nhất bùng_nổ năm 1914 . Ngày_nay , người Hoa là dân_tộc rõ_rệt lớn nhất trong thành_phố , với một cộng_đồng nói tiếng Hoa đa_dạng với một_vài ngôn_ngữ như tiếng Quảng_Đông và Quan_thoại . Kể từ thập_niên 1980 , nhập_cư đến Vancouver tăng lên đột_ngột , khiến thành_phố thêm đa_dạng về dân_tộc và ngôn_ngữ ; 52 % có ngôn_ngữ thứ nhất không phải là tiếng Anh ( 2006 ) . Gần 30 % dân_cư trong thành_phố có huyết_thống Trung_Hoa . Trong thập_niên 1980 , có một dòng người nhập_cư từ Hồng_Kông do dè_chừng việc chuyển_giao chủ_quyền lãnh_thổ này từ Anh_Quốc cho Trung_Quốc , cộng thêm một sự gia_tăng người nhập_cư từ Trung_Quốc đại_lục và những người nhập_cư trước đó từ Đài_Loan , Vancouver trở_thành một trong những nơi tập_trung cao nhất các cư_dân người Hoa tại Bắc_Mỹ . Vancouver là điểm đến phổ_biến thứ nhì của người nhập_cư tại Canada , đứng sau Toronto . Các dân_tộc gốc Á có số_lượng lớn khác tại Vancouver là người Nam_Á ( chủ_yếu là người Punjab ) thường được gọi_là người Canada gốc Ấn ( 5,7 % ) , người Philippines ( 5,0 % ) , người Nhật_Bản ( 1,7 % ) , người Hàn_Quốc ( 1,5 % ) , cùng_với các cộng_đồng lớn của người Việt_Nam , người Indonesia , và người Campuchia . Mặc_dù lượng người Mỹ Latinh nhập_cư đến Vancouver gia_tăng trong thập_niên 1980 và 1990 , song tổng_số người nhập_cư gần đây tương_đối thấp , và người châu_Phi nhập_cư cũng đình_trệ ( tương_ứng là 3,6 % và 3,3 % tổng_số người nhập_cư ) . Dân_số da đen tại Vancouver khá ít so với các thành_phố lớn khác của Canada , họ chiếm 0,9 % dân_số thành_phố . Khu_phố Strathcona là hạt_nhân của cộng_đồng Do_Thái trong thành_phố . Hogan's_Alley từng là nơi có một cộng_đồng da đen đáng_kể . Năm 1981 , dưới 7 % dân_số thuộc một nhóm thiểu_số rõ_rệt . Đến năm 2008 , tỷ_lệ này tăng lên mức 51 % . Trước khi xảy ra làn_sóng người Hồng_Kông tha_hương , các dân_tộc phi_Anh_Quốc lớn nhất trong thành_phố là người Ireland và người Đức , tiếp đến là người Scandinavia , người Ý , người Ukraina và người Hoa . Từ giữa thập_niên 1950 cho đến thập_niên 1980 , nhiều người Bồ_Đào_Nha nhập_cư đến Vancouver và thành_phố có dân_số Bồ_Đào_Nha lớn thứ ba tại Canada vào năm 2001 . Các dân_tộc Đông_Âu , bao_gồm cả người Nam_Tư , người Nga , người Séc , người Ba_Lan , người Romania và người Hungary bắt_đầu nhập_cư đến Vancouver sau khi Liên_Xô tiếp_quản Đông_Âu sau Chiến_tranh thế_giới thứ hai . Số người Hy_Lạp nhập_cư gia_tăng vào cuối thập_niên 1960 và đầu thập_niên 1970 , hầu_hết họ định_cư tại khu_vực Kitsilano . Vancouver cũng có một cộng_đồng người nguyên_trú đáng_kể với khoảng 11.000 người . Kinh_tế Với vị_trí nằm trong vành_đai Thái_Bình_Dương , là điểm cuối_cùng ở phía tây của các tuyến đường_bộ và đường_sắt xuyên lục_địa của Canada , Vancouver là một trong các trung_tâm công_nghiệp lớn nhất toàn_quốc . Cảng Metro_Vancouver là cảng lớn nhất và đa_dạng nhất của Canada , hàng năm có giao_thương với trên 160 nền kinh_tế . Vancouver cũng là trụ_sở của các công_ty lâm_sản và khai_mỏ . Trong những năm gần đây , Vancouver trở_thành một trung_tâm ngày_càng quan_trọng đối_với phát_triển phần_mềm , công_nghệ_sinh_học , hàng_không vũ_trụ , phát_triển trò_chơi điện_tử , xưởng phim_hoạt_hình , một ngành sản_xuất truyền_hình sôi_động và công_nghiệp điện_ảnh . Vị_trí thuận_lợi của Vancouver khiến nó trở_thành một địa_điểm du_lịch lớn . Nhiều du_khách đến để tham_quan các công_viên của thành_phố , như công_viên Stanley , công_viên Queen_Elizabeth , vườn thực_vật VanDusen và những dãy núi , đại_dương , rừng , và không_gian xanh bao quanh thành_phố . Mỗi năm có trên một_triệu người qua Vancouver trên những tàu du_lịch , thường là hướng về Alaska . Thành_phố thông_qua các chiến_lược khác nhau nhằm giảm_giá nhà , bao_gồm nhà ở công_cộng , hợp_pháp hóa những phần thứ cấp , tăng mật_độ và tăng_trưởng thông_minh . Tháng 4 năm 2010 , trung_bình nhà cấp hai tại Vancouver được bán với giá kỷ_lục là 987.500 đô_la , so với giá trung_bình tại Canada là 365.141 đô_la . Kể từ thập_niên 1990 , sự phát_triển các tòa nhà cộng_quản cao_tầng tại bán_đảo trung_tâm được cung_cấp tài_chính một phần từ một dòng tư_bản của những người Hồng_Kông nhập_cư do lo_ngại việc chuyển_giao lãnh_thổ này cho Trung_Quốc vào năm 1997 . Những phát_triển này tập_trung tại các khu Yaletown và Coal_Harbour và xung_quanh nhiều ga của tuyến đường_sắt SkyTrain đến phía đông của khu trung_tâm . Việc thành_phố được lựa_chọn làm chủ nhà của Thế_vận_hội_Mùa đông năm 2010 cũng có tác_động lớn đến phát_triển kinh_tế . Lo_ngại rằng vấn_đề vô_gia_cư ngày_càng tăng tại Vancouver có_thể trầm_trọng thêm vì_Thế_vận_hội do những người sở_hữu các khách_sạn SRO , vốn là nhà của những cư_dân thu_nhập thấp nhất trong thành_phố , sẽ cải_tạo tài_sản của họ để thu_hút các cư_dân và du_khách có thu_nhập cao hơn . Một sự_kiện quốc_tế quan_trọng khác từng diễn ra tại Vancouver là Triển_lãm thế_giới 1986 , triển_lãm đón trên 20 triệu khách và thêm vào 3,7 tỷ_đô la cho kinh_tế Canada . Một_số công_trình phục_vụ Triển_lãm thế_giới vẫn còn tồn_tại , trong đó có hệ_thống đường_sắt công_cộng SkyTrain và Canada_Place . Chính_phủ Không giống như các đô_thị tự_trị khác tại British , Vancouver được hợp_thành tổ_chức theo Hiến_chương Vancouver . Hiến_chương được thông_qua vào năm 1953 , thay_thế cho Đạo_luật hợp nhất Vancouver , 1921 và trao cho thành_phố thêm nhiều quyền_hạn và khác_biệt so với các cộng_đồng khác vận_hành theo Đạo_luật các đô_thị tự_trị của tỉnh . Kể từ Chiến_tranh thế_giới thứ hai , chính_phủ dân_sự nằm dưới quyền chi_phối của Hiệp_hội Phi_đảng_phái ( NPA ) trung-hữu , song cũng có một_số gián_đoạn đáng_kể bởi phe_trung-tả . Quản_lý Vancouver là Hội_đồng Thành_phố Vancouver gồm 11 thành_viên , một hội_đồng trường_học gồm 9 thành_viên , một hội_đồng công_viên gồm 7 thành_viên , tất_cả đều phụng_vụ các nhiệm_kỳ ba năm . Bất_chấp quy_mô lớn , toàn_bộ các cuộc tuyển_cử đô_thị tại Vancouver đều dựa theo nền_tảng " at-large " , tức bỏ_phiếu cho đảng . Về mặt lịch_sử , trong mọi cấp chính_quyền , phần phía tây giàu_có hơn của Vancouver bỏ_phiếu cho phe bảo_thủ hoặc tự_do trong khi phần phía đông của thành_phố bỏ_phiếu cho phe cánh_tả . Cục cảnh_sát Vancouver có 1.174 thành_viên tuyên_thệ , ngân_sách hoạt_động năm 2005 là 149 triệu đô_la . Trên 16 % ngân_sách của thành_phố được chi cho sự bảo_vệ của cảnh_sát vào năm 2005 . Các đơn_vị của cục cảnh_sát Vancouver gồm có cả một đội xe_đạp , một đội hàng_hải , và một đội khuyển_cảnh . Cục cũng có một đội kị_cảnh , chủ_yếu để tuần_tra công_viên Stanley và thỉnh_thoảng tại Downtown_Eastside và West_End , cũng như để kiểm_soát đám đông . Năm 2008 , Vancouver có tỷ_lệ phạm_tội cao thứ_bảy trong số 27 vùng đô_thị thống_kê tại Canada . Chính_phủ khu_vực Vancouver là một đô_thị thành_viên trong Cục Khu_vực Vancouver , một chính_quyền khu_vực . Cục có tổng_cộng 22 đô_thị , một khu_vực bẩu_cử liên_bang . Trong Nghị_viện British_Columbia , Vancouver được phân_bổ 11 nghị_viên đại_diện . Trong Chúng nghị_viện Canada , Vancouver có 5 nghị_viên đại_diện . Chính_quyền của Khu_vực đặt tại Burnaby . Mỗi đô_thị có cơ_quan quản_lý_nhà_nước riêng . Cục khu_vực ( Metro_Vancouver ) quản_lý quy_hoạch tổng_thể và giám_sát các dịch_vụ chung , như cung_cấp nước_sạch , vận_hành hệ_thống cống_rãnh và xử_lý chất_thải rắn ... Đại_diện tỉnh và liên_bang Giáo_dục Hội_đồng Giáo_dục Vancouver tiếp_nhận trên 110.000 học_sinh trong các cơ_sở bậc tiểu_học , trung_học , sau trung_học , do_vậy là học khu lớn thứ nhì trong tỉnh . Học khu quản_lý khoảng 74 trường tiểu_học , 17 trường bổ_túc tiểu_học , 18 trường trung_học , 7 trung_tâm giáo_dục người thành_niên , 2 trường thuộc mạng_lưới học_tập Vancouver , trong tất_cả có 18 trường tiếng Pháp cho người phi bản_ngữ , một trường song_ngữ Quan_thoại , một trường mỹ_thuật , năng_khiếu , và Montessori . Trên 46 trường độc_lập đa_dạng cũng đủ tư_cách nhận một phần tài_trợ của tỉnh và giáo_dục khoảng 10 % học_sinh trong thành_phố . Có năm đại_học công_lập trong khu_vực Đại_Vancouver , lớn nhất trong đó là Đại_học British_Columbia ( UBC ) và Đại_học Simon_Fraser ( SFU ) , với tổng_cộng 90.000 sinh_viên đại_học và sau_đại_học ghi_danh năm 2008 . UBC luôn được xếp trong số 40 đại_học tốt nhất trên thế_giới , và trong số 20 đại_học công_lập tốt nhất . SFU luôn được xếp_hạng la đại_học toàn_diện hàng_đầu tại Canada và nằm trong số 200 đại_học tốt nhất trên thế_giới . Sinh_viên quốc_tế và sinh_viên nói tiếng Anh như ngôn_ngữ thứ hai là nguồn tuyển_sinh quan_trọng của các thể_chế công_lập và tư_thục tại Đại_Vancouver . Trong năm_học 2008 – 2009 , 53 % sinh_viên thuộc Hội_đồng giáo_dục Vancouver nói một ngôn_ngữ không phải là tiếng Anh tại nhà . Nghệ_thuật và văn_hóa Nhà_hát , sàn khiêu_vũ và chiếu_phim Vancouver có ngành công_nghiệp sản_xuất phim rất lớn , nên được đặt tên là " Hollywood phương_Bắc " . Các địa_điểm quay nổi_tiếng như Hồ_Buntzen_Lake ( phim The_X-Files ( TV_series ) Freddy_vs . Jason , Pathfinder , Stephen King's_It , Hot_Rod ) , Heritage_Woods , Đảo_Bowen , bãi biển Britannia_Beach , Tsawwassen ( phim X-men ) Thành_phố anh_em Vancouver là một trong những thành_phố đầu_tiên tại Canada tham_gia một hiệp_định thành_phố anh_em quốc_tế . Các hiệp_định đặc_biệt về lợi_ích văn_hóa , xã_hội và kinh_tế là nguyên_nhân xuất_hiện các thành_phố anh_em này . Chú thích_Trang tin chính_thức – Thành_phố Vancouver_Thông_tin mậu_dịch và du_lịch – Tourism_Vancouver British_Columbia Thành_phố của Canada Thành_phố ven biển Vancouver
Alberta ( ) là một trong 13 tỉnh bang và lãnh_thổ của Canada . Với dân_số ước_tính là 4.067.175 người theo cuộc điều_tra dân_số năm 2016 , đây là tỉnh bang đông dân thứ tư của nước này , và là tỉnh bang đông dân nhất trong ba tỉnh bang thuộc vùng đồng_cỏ ( Canadian_Prairies ) . Diện_tích của Alberta khoảng . Alberta giáp với tỉnh bang British_Columbia về phía Tây và Saskatchewan về phía Đông , Các Lãnh_thổ Tây_Bắc về phía Bắc , và tiểu_bang Montana của Hoa_Kỳ về phía Nam . Alberta là một trong ba tỉnh bang và lãnh_thổ của Canada có biên_giới với chỉ một tiểu_bang Hoa_Kỳ . Đây cũng là một trong hai tỉnh bang không tiếp_giáp biển của Canada . Thủ_phủ của Alberta là Edmonton , nằm gần trung_tâm địa_lý của tỉnh bang ; nó là trung_tâm cung_cấp và dịch_vụ chính cho các công_nghiệp tài_nguyên của Canada như dầu_mỏ và cát dầu . Khoảng về phía Nam của Edmonton là Calgary , thành_phố đông dân nhất . Calgary và Edmonton là hai trung_tâm cho hai khu đô_thị của tỉnh bang , mỗi khu với hơn một_triệu dân , trong khi tỉnh bang có 16 khu_vực điều_tra dân_số . Người thổ_dân đã sống ở khu_vực mà ngày_nay là Alberta hàng nghìn năm trước khi người châu_Âu đến định_cư . Alberta và Saskatchewan_nguyên là hai khu_vực của Các Lãnh_thổ Tây_Bắc , nhưng đã trở_thành tỉnh bang vào ngày 1 tháng 9 năm 1905 . Các khu_vực kinh_tế chính của Alberta gồm công_nghiệp năng_lượng và công_nghệ_sạch , nông_nghiệp , và hóa_học dầu_mỏ . Công_nghiệp dầu_mỏ trở_thành cột_trụ của kinh_tế Alberta từ năm 1947 , khi người ta khám_phá ra dầu ở Giếng_dầu Leduc_No . 1 . Thủ_hiến đương_nhiệm của Alberta là Jason_Kenney của Đảng Bảo_thủ Thống_nhất ( United Conservative_Party ) , đang chiếm_giữ đa_số ghế trong cơ_quan lập_pháp của tỉnh bang . Các địa_điểm du_lịch trong tỉnh bang gồm có : Banff , Canmore , Drumheller , Jasper , Sylvan_Lake và Hồ_Louise . Alberta sở_hữu 6 di_sản thế_giới UNESCO : Vườn_quốc_gia Núi_Rocky của Canada , Công_viên Khủng_long tỉnh Alberta , Vực bẫy trâu Head-Smashed-In , Công_viên hòa_bình quốc_tế Waterton-Glacier , Vườn_quốc_gia Wood_Buffalo , và Writing-on-Stone / Áísínai'pi . Tỉnh_bang chủ_yếu có khí_hậu lục_địa ẩm_ướt , có nhiều thay_đổi lớn trong năm ; nhưng nhiệt_độ trung_bình theo mùa ít thay_đổi hơn những khu_vực xa hơn ở phía Đông , vì mùa đông được gió chinook sưởi ấm . Từ nguyên_Alberta được đặt tên theo Vương_nữ Louise Caroline_Alberta ( 1848 – 1939 ) , con gái thứ tư của Victoria của Anh . Vương_nữ Louise là phu_nhân của John_Campbell , Hầu_tước Lorne , Toàn_quyền Canada ( 1878 – 83 ) . Hồ_Louise và Đỉnh_Alberta cũng được đặt tên theo bà . Tên gọi " Alberta " cũng là phiên_bản nữ_hóa của tên Latin_Albert ( so với phiên_bản giống đực Albertus trong tiếng Latinh Trung_cổ ) và những từ cùng gốc trong các ngôn_ngữ German , cũng đều có nguồn_gốc từ tiếng German_sơ khai * Aþalaberhtaz ( chữ ghép từ " quý_tộc " + " sáng / nổi_tiếng " ) . Lịch_sử Những người thổ_dân tiền da đỏ đã đến Alberta ít_nhất 10.000 năm trước , vào cuối thời_kỳ băng_hà gần đây nhất . Họ được cho là đã di_cư từ Siberia đến Alaska qua một cầu đất_liền xuyên qua Eo_biển Bering và sau đó có_thể xuống phía Đông_dãy núi Rocky để sinh_sống tại châu_Mỹ . Những người khác có_thể đã di_cư dọc theo bờ biển British_Columbia rồi dần_dần vào đất_liền . Sau thời_gian họ đã phân_hóa thành nhiều bộ_lạc khác nhau , trong đó có các bộ_lạc người da đỏ ở đồng_bằng ( Plain_Indians ) ở miền nam Alberta như Liên_minh Blackfoot và người Cree Đồng_bằng ( sinh_sống bằng cách săn_bắt bò rừng ) , và những bộ_lạc ở phía Bắc như người Cree_Rừng và Chipewyan ( sinh_sống bằng săn_bắt , lập bẫy , và câu cá ) . Sau khi người Anh đến Canada , khoảng một_nửa tỉnh bang Alberta , phía Nam tiêu_vực sông Athabasca , trở_thành Lãnh_thổ_Rupert bao_gồm tất_cả đất trong lưu_vực các sông_ngòi chảy vào vịnh Hudson . Khu_vực này được vua Charles II của Anh cấp cho Công_ty Vịnh_Hudson ( HBC ) năm 1670 , và những công_ty cạnh_tranh buôn_bán lông_thú không được phép hoạt_động tại đó . Sông_Athabasca và những con sông phía Bắc không thuộc lãnh_thổ của HBC vì chúng chảy vào Bắc_Băng_Dương thay_vì vịnh Hudson , và chúng là nơi sống lý_tưởng của một_số loài có lông . Nhà thám_hiểm châu_Âu đầu_tiên trong khu_vực Athabasca là Peter_Pond , người đã nghe đến đoạn khuân_vác Methye , nơi có_thể di_chuyển từ những sông phía Nam đến những sông phía Bắc Lãnh_thổ_Rupert . Những nhà_buôn_bán lông_thú đã thành_lập Công_ty Tây_Bắc ( NWC ) tại Montreal năm 1779 để cạnh_tranh với HBC._NWC chiếm_giữ khu_vực phía Bắc lãnh_thổ Alberta . Năm 1778 , Peter_Pond xây_dựng Pháo_đài Athabasca trên Lac_la Biche . Roderick_Mackenzie xây_dựng Pháo_đài Chipewyan trên hồ Athabasca 10 năm sau đó vào 1788 . Người anh_em họ của ông là Sir Alexander_Mackenzie đã đi dọc theo sông Bắc_Saskatchewan để đến điểm cực Bắc gần Edmonton , rồi đi bộ về hướng Bắc , đến sông Athabasca , rồi ông theo sông đến hồ Athabasca . Tại đây ông khám_phá ra sông chảy mạnh mà ngày_nay mang tên ông - sông Mackenzie mà ông đã đi theo đến_nơi nó chảy vào Bắc_Băng_Dương . Trở về lại hồ Athabasca , ông đi ngược dòng sông Peace và cuối_cùng đi đến Thái_Bình_Dương , như_thế ông trở_thành người châu_Âu đầu_tiên đi xuyên qua châu_lục Bắc_Mỹ ở phía Nam_Mexico . Khu_vực cực nam của Alberta từng là một phần lãnh_thổ Pháp ( rồi Tây_Ban_Nha ) Louisiana , được bán cho Hoa_Kỳ năm 1803 ; năm 1818 , phần đất của Louisiana phía Bắc vĩ_tuyến 49 Bắc được nhượng lại cho Đế_quốc_Anh . Mậu_dịch lông_thú được phát_triển ở phía Bắc , nhưng những cuộc xung_đột đẫm máu diễn ra giữa hai công_ty đối_thủ_HBC và NWC , và nào năm 1821 chính_quyền_Anh đã ra_lệnh cả hai phải sáp_nhập để chấm_dứt các cuộc xung_đột . Công_ty Vịnh Hudson_hợp nhất đã thống_lĩnh mậu_dịch tại Alberta cho đến năm 1870 , khi chính_phủ Canada mới thành_lập mua đứt Lãnh_thổ_Rupert . Miền_Bắc Alberta vẫn nằm trong Lãnh_thổ Miền Tây_Bắc cho đến năm 1870 , khi nó và Lãnh_thổ_Rupert trở_thành Các Lãnh_thổ Tây_Bắc của Canada . Quận Alberta được thành_lập trong bộ_phận Các Lãnh_thổ Tây_Bắc năm 1882 . Với số người định_cư tăng_trưởng , các dân_biểu địa_phương được cử vào cơ_quan lập_pháp lãnh_thổ . Sau một thời_gian dài vận_động đòi tự_trị , năm 1905 Quận_Alberta được mở_rộng và trở_thành một tỉnh bang , và Alexander_Cameron Rutherford được bầu làm thủ_hiến đầu_tiên . Chưa đến 10 năm sau , tỉnh bang mới đã phải đối_diện với những thử_thách đặc_biệt do Thế_chiến_thứ nhất gây ra khi số người xung_phong tham_chiến đã để lại ít công_nhân để duy_trì dịch_vụ và sản_xuất . Hơn 50 % bác_sĩ Alberta đã tình_nguyện tham_chiến ở nước_ngoài . Thế_kỷ 21 Ngày 21 tháng 6 năm 2013 , trong vụ Lũ_lụt Alberta 2013 , Alberta đã chịu nhiều trận mưa lớn , gây ra lũ_lụt khắp miền Nam tỉnh bang dọc theo các sông và nhánh Bow , Elbow , Highwood và Oldman . 12 đô_thị ở miền Nam_Albert đã tuyên_bố tình_trạng khẩn_cấp địa_phương vào ngày 21 tháng 6 khi mực nước dâng cao và người_dân ở nhiều địa_phương nhận lệnh di_tản . Năm 2016 , một vụ cháy rừng đã dẫn đến cuộc di_tản vì cháy rừng lớn nhất lịch_sử Alberta , trong đó hơn 80.000 người đã buộc phải di_tản . Nhân_khẩu Cuộc điều_tra dân_số năm 2016 báo_cáo Alberta có dân_số 4.067.175 người ở tại 1.527.678 trong 1.654.129 tổng_số đơn_vị nhà_cửa , tăng 11,6 % so với dân_số năm 2011 là 3.645.257 . Với diện_tích đất là , mật_độ dân_số ở đây là trong năm 2016 . Statistics Canada_ước_tính tỉnh_bang có dân_số là 4.428.247 người trong quý 2 năm 2020 . Từ năm 2000 , dân_số của Alberta đã trải qua một thời_kỳ tăng_trưởng tương_đối cao , chủ_yếu là do nền kinh_tế đang nảy_nở . Giữa 2003 và 2004 , tỉnh bang có tỷ_lệ sinh_đẻ cao ( bằng các tỉnh bang lớn hơn như British_Columbia ) , tỷ_lệ nhập_cư tương_đối cao , và tỷ_lệ nhập_cư liên_tỉnh cao so với các tỉnh bang khác . Năm 2016 , Alberta tiếp_tục là tỉnh bang có dân_số trẻ nhất , với tuổi trung_bình là 36,7 năm , so với tuổi trung_bình toàn_quốc là 41,2 năm . Cũng trong năm 2016 , Alberta có tỷ_lệ người cao_tuổi thấp nhất ( 12,3 % ) trong các tỉnh bang và một trong những tỷ_lệ trẻ_em cao nhất ( 19,2 % ) , góp_phần vào dân_số trẻ tuổi và tăng_trưởng của Alberta . Khoảng 81 % dân_số sống trong các khu_vực đô_thị trong khi 19 % sống ở khu_vực nông_thôn . Đường Hành_lang Calgary – Edmonton là khu_vực đô_thị hóa nhất trong tỉnh bang và là một trong những khu_vực đông dân nhất Canada . Nhiều thành_thị Alberta cũng đã trải qua tỷ_lệ tăng_trưởng rất cao trong những năm gần đây . Dân_số Alberta đã tăng_trưởng từ 73.022 người trong năm 1901 đến 4.067.175 người năm 2016 . Kinh_tế Nền kinh_tế Alberta là một trong những nền kinh_tế mạnh nhất thế_giới , được hỗ_trợ bởi một nền công_nghiệp dầu_mỏ đang tăng_trưởng và ở một mức_độ ít hơn là nông_nghiệp và công_nghệ . Năm 2013 , GDP bình_quân theo đầu người cao hơn so với Hoa_Kỳ , Na_Uy , hoặc Thụy_Sĩ , và cao nhất trong tất_cả các tỉnh bang nào khác tại Canada ở mức . Con_số này là 56 % cao hơn mức bình_quân toàn_quốc là và hơn gấp hai lần một_số tỉnh bang giáp bờ Đại_Tây_Dương . Năm 2006 , sự khác_biệt với mức bình_quân đầu người toàn_quốc là lớn nhất cho bất_cứ tỉnh bang nào trong lịch_sử Canada . Theo điều_tra dân_số năm 2006 , thu_nhập gia_đình trung_vị sau khi trừ thuế ở Alberta là CAD $_70.986 ( so với CAD $_60.270 toàn_quốc ) . Năm 2014 , Alberta có nền kinh_tế lớn thứ nhì Canada , chỉ sau Ontario , với GDP cao hơn . GDP của tỉnh bang tính theo giá_cả cơ_bản đã tăng 4,6 % năm 2017 lên đến CA_$ 327.4 tỷ , là sự tăng_trưởng cao nhất được ghi_nhận tại Canada , và đã kết_thúc hai năm liên_tục giảm_sút . Nguồn tham_khảo Đọc thêm Liên_kết ngoài Trang_web Alberta_Encyclopedia List_of streets in Alberta with maps Tỉnh_bang của Canada_Canadian Prairies_Khởi_đầu năm 1905 ở Canada Tỉnh_bang và lãnh_thổ tự_trị của Canada
Nova Scotia là một tỉnh bang thuộc vùng miền đông của Canada . Đây là một bán_đảo nằm nhô ra ngoài Đại_Tây_Dương với một diện_tích khoảng 55.000 km² . Tính đến năm 2016 , dân_số là 923,598 . Nova_Scotia là tỉnh có mật_độ dân_số cao thứ hai ở Canada với 17,4_cư_dân trên mỗi kilômét_vuông ( 45 dặm_vuông ) . Từ nguyên " Nova_Scotia " có nghĩa_là " Scotland_Mới " bằng tiếng Latin ( mặc_dù " Scotia " ban_đầu là một tên La_Mã cho Ireland ) và là tên tiếng Anh được công_nhận cho tỉnh . Ở tiếng Gaelic_Scotland , tỉnh này được gọi_là Alba_Nuadh , cũng có nghĩa_là " New_Scotland " . Tỉnh này được đặt tên lần đầu_tiên trong Hiến_pháp Hoàng_gia năm 1621 , cho_phép quyền định_cư các vùng_đất bao_gồm Nova_Scotia hiện_đại , Đảo Cape_Breton , đảo Prince_Edward , New_Brunswick và Bán_đảo Gaspé cho Sir William_Alexander vào năm 1632 . Địa_lý Nova_Scotia là tỉnh nhỏ thứ hai của Canada trong khu_vực sau đảo Prince_Edward . Vùng_đất_liền của tỉnh là bán_đảo Nova_Scotia bao quanh bởi Đại_Tây_Dương , bao_gồm nhiều vịnh và cửa_sông . Không nơi nào ở Nova_Scotia cách biển hơn 67 km ( 42 dặm ) . Đảo Cape_Breton , một hòn đảo lớn ở phía đông bắc của đại_lục Nova_Scotia , cũng là một phần của tỉnh , cũng như Đảo_Sable , một hòn đảo nhỏ nổi_tiếng vì đắm tàu , cách chừng 175 km ( 110 dặm ) Bờ_biển phía nam của tỉnh . Nova_Scotia có nhiều hình_thành đá hóa thạch_cổ . Những hình_dạng đặc_biệt phong_phú trên bờ Vịnh_Fundy . Blue Beach gần Hantsport , Joggins Fossil_Cliffs , nằm trên bờ Vịnh_Fundy , đã mang lại một lượng lớn các hóa_thạch cổ_carbon . Wasson's_Bluff , gần thị_trấn Parrsboro , đã mang lại cả hóa thạch_tuổi Kỷ_Đệ Tam và Jurassa . Tỉnh có 5.400_hồ . Khí_hậu Nova_Scotia nằm ở khu_vực trung_du . Kể từ khi tỉnh này bao_phủ gần biển , khí_hậu gần với biển hơn so với khí_hậu lục_địa . Mùa đông và mùa hè nhiệt_độ cực_đoan của khí_hậu lục_địa bị kiểm_duyệt bởi đại_dương . Tuy_nhiên , mùa đông vẫn còn lạnh , đủ để được phân_loại là lục_địa - vẫn còn gần điểm đông hơn so với nội_địa ở phía tây . Khí_hậu Nova_Scotia theo nhiều cách tương_tự như bờ biển Baltic trung_tâm ở Bắc_Âu , chỉ có mưa và tuyết . Mặc_dù Nova_Scotia có khoảng mười_lăm dãy núi phía Nam . Những khu_vực không có bờ biển Đại_Tây_Dương_trải qua những mùa hè ấm_áp hơn thường thấy ở các khu_vực nội_địa , và mùa đông hạ thấp hơn một_chút . Được mô_tả trên tấm giấy_phép xe của tỉnh dưới dạng Sân_chơi Ocean của Canada , Nova_Scotia được bao quanh bởi bốn vùng nước chính : Vịnh Saint_Lawrence về phía bắc , Vịnh_Fundy về phía tây , Vịnh_Maine về phía tây_nam , và Đại_Tây_Dương về phía đông . Kinh_tế GDP bình_quân đầu người của Nova_Scotia trong năm 2010 là 38.475 đô_la , thấp hơn đáng_kể so với mức bình_quân bình_quân đầu người của quốc_gia là 47.605 đô_la và ít hơn một_nửa của tỉnh giàu nhất Canada , Alberta . Tăng_trưởng GDP đã tụt_hậu so với phần còn lại của đất_nước ít_nhất là trong thập_kỷ qua . Nova_Scotia của nền kinh_tế dựa trên nguồn tài_nguyên truyền_thống đã đa_dạng trong những thập_kỷ gần đây . Sự nổi lên của Nova_Scotia như là một thẩm_quyền hữu_hiệu ở Bắc_Mỹ , theo lịch_sử , là do sự sẵn có của các nguồn tài_nguyên thiên_nhiên , đặc_biệt là các loài cá ngoài khơi Scotian_Shelf . Ngành đánh_cá là một trụ_cột của nền kinh_tế kể từ khi nó được phát_triển như một phần của New_France vào thế_kỷ 17 ; Tuy_nhiên , ngành đánh_bắt cá bị suy_giảm nghiêm_trọng do đánh_bắt cá quá mức vào cuối thế_kỷ 20 . Sự sụp_đổ của các cổ_phiếu cá_tuyết và sự đóng_cửa của ngành này đã làm mất khoảng 20.000 việc_làm vào năm 1992 . Các ngành khác trong tỉnh cũng bị ảnh_hưởng nặng_nề , đặc_biệt là trong hai thập_kỷ qua : khai_thác than ở Cape_Breton và phía bắc lục_địa Nova_Scotia gần như ngừng sản_xuất , và một nhà_máy thép lớn ở Sydney đã đóng_cửa trong những năm 1990 . Gần đây , giá_trị cao của đồng_đô_la Canada so với đô_la Mỹ đã ảnh_hưởng đến ngành công_nghiệp lâm_nghiệp , dẫn đến việc đóng_cửa nhà_máy bột giấy và xay giấy ở gần Liverpool . Khai_thác khoáng_sản , đặc_biệt là thạch_cao và muối , và silica , than_bùn và barit ít hơn cũng là một ngành quan_trọng . Từ năm 1991 , dầu và khí ngoài khơi đã trở_thành một phần quan_trọng của nền kinh_tế mặc_dù sản_xuất và doanh_thu đang giảm . Nông_nghiệp vẫn là một lĩnh_vực quan_trọng trên địa_bàn tỉnh , đặc_biệt là ở các hung_lũng Annapolis . Khu_vực quốc_phòng và hàng_không vũ_trụ của Nova_Scotia tạo ra doanh_thu khoảng 500 triệu đô_la Mỹ và đóng_góp khoảng 1,5 tỷ_đô la cho nền kinh_tế tỉnh mỗi năm . Ngô_đang phát_triển tại Grafton ở thung_lũng Annapolis vào tháng 10 năm 2011 Cho_đến nay , 40 % tài_sản quân_sự của Canada_cư_trú tại Nova_Scotia . Nova_Scotia có thứ tư lớn nhất ngành công_nghiệp phim ở Canada lưu_trữ hơn 100 tác_phẩm hàng năm , hơn một_nửa trong số đó là các sản_phẩm của nhà_sản_xuất phim và truyền_hình quốc_tế . Năm 2015 , chính_phủ Nova_Scotia loại_bỏ tín_dụng thuế để sản_xuất phim trong tỉnh , gây nguy_hiểm cho ngành công_nghiệp với hầu_hết các khu_vực pháp_lý khác tiếp_tục cung_cấp tín_dụng như_vậy . Ngành du_lịch Nova_Scotia bao_gồm hơn 6.500 doanh_nghiệp trực_tiếp , hỗ_trợ gần 40.000 việc_làm . 200.000 hành_khách tàu thủy từ khắp_nơi trên thế_giới chảy qua Cảng Halifax , Nova_Scotia mỗi năm . Ngành này đóng_góp khoảng 1,3 tỷ_đô la Mỹ mỗi năm cho nền kinh_tế . Tỉnh cũng có sự phát_triển nhanh_chóng của ngành công_nghệ_thông_tin và truyền_thông ] ( ICT ) bao_gồm hơn 500 công_ty , và sử_dụng khoảng 15.000 người . Năm 2006 , khu_vực sản_xuất đã mang lại hơn 2,6 tỷ_đô la cho GDP , sản_lượng lớn nhất của bất_kỳ ngành công_nghiệp nào ở Nova_Scotia . Michelin vẫn là nhà tuyển_dụng duy_nhất trong ngành này , vận_hành ba nhà_máy sản_xuất trong tỉnh . Vào năm 2012 , thu_nhập gia_đình trung_bình ở Nova_Scotia là 67.910_đô la_Mỹ , thấp hơn mức trung_bình toàn_quốc là 74.540 đô_la ; ở Halifax con_số tăng lên 80.490 đô_la . Tỉnh là nơi xuất_khẩu cây thông_Noel , tôm_hùm , thạch_cao và quả mọng hoang_giã nhiều nhất thế_giới . Giá_trị xuất_khẩu cá của tỉnh vượt quá 1 tỷ USD , và các sản_phẩm cá được 90 quốc_gia trên thế_giới nhận . Tuy_nhiên , nhập_khẩu của tỉnh vượt xa xuất_khẩu . Trong khi con_số này gần như bằng nhau từ năm 1992 đến năm 2004 , kể từ đó thâm_hụt thương_mại đã tăng lên . Năm 2012 , xuất_khẩu từ Nova Scotia chiếm 12,1 % GDP của tỉnh , trong khi nhập_khẩu là 22,6 % . Tham_khảo Liên_kết ngoài Bắc_Mỹ thuộc Anh Vùng Canada_Đại_Tây_Dương Vùng_Maritimes_Cựu thuộc_địa và xứ bảo_hộ Anh tại châu_Mỹ Cựu thuộc_địa Scotland Tỉnh_bang của Canada
Anh ( , ) là một quốc_gia cấu_thành nên Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland . Quốc_gia này có biên_giới trên bộ với Scotland về phía bắc và với Wales về phía tây . Biển Ireland nằm về phía tây_bắc và biển Celtic nằm về phía tây_nam của Anh . Anh tách_biệt khỏi châu_Âu lục_địa qua biển Bắc về phía đông và eo_biển Manche về phía nam . Anh nằm tại miền trung và miền nam đảo Anh và chiếm khoảng 5/8 diện_tích của đảo ; ngoài_ra còn có trên 100 đảo nhỏ . Người hiện_đại cư_trú lần đầu_tiên tại khu_vực Anh ngày_nay trong giai_đoạn đồ đá cũ_muộn , song " England " có tên gọi bắt_nguồn từ một bộ lạc_German là Angle , bộ_lạc này định_cư trên đảo vào thế_kỷ V-VI . Anh trở_thành một quốc_gia thống_nhất vào thế_kỷ X , và kể từ thời_đại Khám_phá quốc_gia này có tác_động đáng_kể về văn_hóa và tư_pháp trên thế_giới . Vương_quốc_Anh ( bao_gồm Wales từ năm 1535 ) kết_thúc vị_thế một quốc_gia có chủ_quyền riêng_biệt vào ngày 1 tháng 5 năm 1707 , khi các Đạo_luật Liên_minh có hiệu_lực với kết_quả là liên_minh chính_trị với Vương_quốc Scotland để hình_thành Vương_quốc_Anh liên_hiệp . Tiếng Anh , giáo_hội Anh_giáo , và luật_Anh ( nền_tảng của thông_luật tại nhiều quốc_gia ) được phát_triển tại Anh , và hệ_thống chính_phủ nghị_viện của Anh được nhiều quốc_gia khác áp_dụng . Cách_mạng công_nghiệp bắt_đầu tại Anh trong thế_kỷ XVIII , chuyển_đổi Anh trở_thành quốc_gia công_nghiệp hóa đầu_tiên trên thế_giới . Địa_hình của Anh chủ_yếu là đồi thấp và đồng_bằng , đặc_biệt là tại miền trung và miền nam . Tuy_nhiên , có các vùng_cao tại miền bắc và tây_nam . Thủ_đô của Anh là Luân_Đôn , thuộc khu_vực đại_đô_thị lớn nhất tại Anh_Quốc cũng như Liên_minh châu_Âu . Dân_số Anh đạt trên 53 triệu người , chiếm 84 % dân_số Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland . Phần_lớn dân_cư tập_trung tại quanh Luân_Đôn , vùng Đông_Nam , và các khu thành_thị tại Midlands , Tây_Bắc , Đông_Bắc và Yorkshire , là những nơi phát_triển thành các vùng công_nghiệp lớn trong thế_kỷ XIX. Nguồn_gốc quốc_hiệu Tên gọi của Anh trong tiếng Việt bắt_nguồn từ tiếng Trung . Bằng tiếng Trung , từ " England chia thành " En-g-land " , phiên_âm nó là 英格蘭 ( pinyin : " Yīng gé_lán " , Hán-Việt : " Anh Cách_Lan " ) , còn một_cách khác là từ " English " bỏ " sh " thành " En-g-li " được phiên_âm là 英吉利 ( pinyin : " Yīng jí_lì " , Hán-Việt : " Anh Cát_Lợi " ) . Gọi_tắt cho cả hai đều là 英國 ( pinyin : " Yīng_guó " , Hán-Việt : " Anh_Quốc " ) . Hiện_tại người Trung_Quốc sử_dụng " Anh Cách_Lan " làm tên cho quốc_gia này , còn " Anh_Quốc " làm tên cho Vương_Quốc Liên_Hiệp_Anh và Bắc_Ai-len . Và người Việt đã bỏ chữ " Quốc " và " Cách_Lan " Tên gọi " England " xuất_xứ từ_từ Englaland trong tiếng Anh cổ , có nghĩa " vùng_đất của người Angle " . Người Angle là một trong những bộ_tộc German định_cư tại Anh trong Thời_đầu Trung_Cổ . Người Angle tới từ bán_đảo Angeln tại khu_vực Vịnh_Kiel thuộc Biển_Baltic . Theo Từ_điển Oxford_Anh , lần đầu_tiên từ " England " được dùng để chỉ vùng phía nam hòn đảo Great_Britain là năm 897 , và cách đánh_vần hiện_đại của nó bắt_đầu từ năm 1538 . Sự đề_cập sớm nhất tới cái tên được chứng_nhận diễn ra ở thế_kỷ thứ nhất trong tác_phẩm của Tacitus , Germania , trong đó từ tiếng Latin_Anglii đã được sử_dụng . Từ_nguyên của chính cái tên bộ_tộc bị các nhà_học_giả tranh_cãi ; đã có đề_xuất rằng nó xuất_phát từ hình_dạng của bán_đảo Angeln , một hình có góc . Làm thế_nào và tại_sao thuật_ngữ xuất_xứ từ cái tên của một bộ_tộc không nổi_bật so với các bộ_tộc khác , như người Sachsen , lại được sử_dụng để chỉ toàn_bộ quốc_gia và người_dân của nó vẫn chưa được biết , nhưng dường_như nó liên_quan tới phong_tục gọi người German tại Anh là Angli_Saxones hay Anh - Sachsen .._Một cái tên khác của nước Anh là Albion . Cái tên Albion ban_đầu để chỉ toàn_bộ hòn đảo Great_Britain . Ghi_chép đầu_tiên về cái tên xuất_hiện trong tác_phẩm Corpus_Aristotelicum của nhà triết_học Aristotle của Hy_Lạp cổ_đại , một_cách rõ_ràng ở thế_kỷ thứ IV trước Công_Nguyên De_Mundo : " Phía ngoài Các cột của Hercules là đại_dương chảy quanh Trái_Đất . Trong đó có hai hòn đảo rất lớn được gọi_là Britannia ; chúng là Albion và Ierne " . Từ Albion ( Ἀλβίων ) hay insula Albionum có hai khả_năng nguồn_gốc . Hoặc nó xuất_phát từ_từ tiếng Latin_albus có nghĩa trắng , một sự đề_cập tới các vách trắng Dover , là quang_cảnh đầu_tiên của Anh nhìn từ Lục_địa châu_Âu . Một nguồn_gốc khá được cho là bởi cuốn sách cổ của thương_gia Massaliote_Periplus , đề_cập tới một " hòn đảo của người Albiones " . Albion hiện được dùng thay cho Anh ( England ) theo một nghĩa thi_vị hơn . Một cái tên lãng_mạn khác của nước Anh là Loegria , liên_quan tới Lloegr tiếng Wales , xuất_xứ từ truyền_thuyết trứ_danh về vua Arthur . Lịch_sử Tiền_sử và cổ_đại Bằng_chứng sớm nhất được biết đến về việc loài_người hiện_diện tại khu_vực nay là Anh thuộc về chủng Homo_antecessor , có niên_đại khoảng 780.000 năm trước . Xương người nguyên_thủy cổ nhất phát_hiện được tại Anh có niên_đại khoảng 500.000 năm trước . Người hiện_đại được cho là cư_trú tại khu_vực vào giai_đoạn đồ đá cũ_muộn , song các khu định_cư cố_định chỉ hình_thành trong vòng 6.000 năm qua . Sau kỷ băng_hà cuối , chỉ còn lại các loài thú lớn như voi ma_mút , bò rừng bison và tê_giác lông_mượt . Khoảng 11.000 năm trước , khi các phiến băng bắt_đầu rút đi , con_người lại cư_trú trong khu_vực ; nghiên_cứu di_truyền gợi_ý rằng họ đến từ phần phía bắc của bán_đảo Iberia . Mực nước_biển thấp hơn ngày_nay và Anh nối_liền với Ireland cùng lục_địa_Á-Âu . Đến khi mực nước_biển dâng lên , Anh tách khỏi Ireland 10.000 năm trước và tách khỏi lục_địa_Á-Âu hai thiên_niên_kỷ sau đó . Văn_hóa Beaker đến vào_khoảng 2.500 TCN , mang đến các bình đựng đồ_ăn và đồ uống làm từ đất_sét , cũng như các bình được sử_dụng để nấu chảy quặng đồng . Các công_trình kỷ_niệm đồ đá mới có quy_mô lớn như Stonehenge và Avebury được xây_dựng trong thời_gian này . Thiếc và đồng là những khoáng_sản phong_phú trong khu_vực , bằng cách nung chảy chúng với nhau cư_dân thuộc văn_hóa Beaker làm ra đồng_điếu , và sau đó làm ra sắt từ quặng sắt . Luyện_thép phát_triển cho_phép sản_xuất ra cày tốt hơn , nông_nghiệp tiến_bộ , cũng như sản_xuất vũ_khí có tính hiệu_quả hơn . Trong thời_đại đồ sắt , văn_hóa Celt đến Anh từ Trung_Âu , văn_hóa Celt lại bắt_nguồn từ văn_hóa Hallstatt và La_Tène . Tiếng Britton là ngôn_ngữ nói trong giai_đoạn này . Xã_hội mang tính bộ_lạc , theo Geographia của Ptolemy thì có khoảng 20 bộ_lạc trong khu_vực . Giống như các khu_vực khác nằm bên rìa La_Mã , đảo Anh tham_gia liên_kết mậu_dịch với La_Mã trong thời_gian dài . Julius_Caesar của La_Mã hai lần nỗ_lực xâm_chiếm Anh vào năm 55 TCN nhưng thất_bại , ông lập ra một quốc_vương phụ_thuộc từ bộ lạc_Trinovantes . Người La_Mã_xâm_chiếm đảo Anh vào năm 43 , sau đó họ chinh_phục phần_lớn hòn đảo và khu_vực được hợp nhất vào Đế_quốc La_Mã với vị_thế tỉnh Britannia . Bộ_lạc bản_địa nổi_tiếng nhất vì kháng_cự La_Mã là Catuvellauni dưới quyền Caratacus . Sau đó , có một cuộc khởi_nghĩa dưới quyền_Nữ vương_Boudica của bộ lạc_Iceni , song bà tự_sát sau thất_bại trong trận Watling_Street . Trong thời_kỳ này , văn_hóa Hy_Lạp-La Mã_thịnh_hành khi du_nhập luật La_Mã , kiến_trúc La_Mã , cống dẫn nước , rãnh thoát nước , nhiều mặt_hàng nông_nghiệp và lụa . Trong thế_kỷ III , Hoàng_đế Septimius Severus mất tại Eboracum ( nay là York ) , đây cũng là nơi Constantinus xưng_đế sau đó . Tồn_tại tranh_luận về việc Cơ_Đốc_giáo du_nhập lần đầu ; điều này không muộn hơn thế_kỷ IV và có_lẽ là sớm hơn nhiều . Theo Bede , Giáo_hoàng Eleutherius_phái những người truyền_giáo từ Roma theo thỉnh_cầu của tù_trưởng Lucius của Anh vào năm 180 , nhằm giải_quyết các bất_đồng như giữa nghi_thức phương_Đông và phương Tây . Tồn_tại các liên_kết truyền_thống đến Glastonbury thể_hiện Cơ_Đốc_giáo du_nhập thông_qua Joseph của Arimathea , trong khi những người khác cho rằng thông_qua Lucius . Đến năm 410 , trong giai_đoạn La_Mã suy_thoái , quyền cai_trị của La_Mã kết_thúc , các đơn_vị quân_đội La_Mã_triệt_thoái khỏi đảo nhằm bảo_vệ các biên_giới tại châu_Âu lục_địa và tham_gia nội_chiến . Trung_Cổ Đảo_Anh để ngỏ trước các cuộc xâm_chiếm của người ngoại_giáo , các chiến_binh hàng_hải đến từ miền tây-bắc của châu_Âu lục_địa , chủ_yếu là người Saxon , Angle , Jute , và Frisia , họ tập_kích các vùng bờ biển và bắt_đầu định_cư , ban_đầu là tại phần phía đông . Bước_tiến của họ bị kiềm_chế trong vài thập_niên sau khi người Briton chiến_thắng trong trận núi Badon , song sau đó lại tiếp_tục và họ tràn qua các vùng_đất thấp phì_nhiêu trên đảo , thu_hẹp khu_vực do người Briton kiểm_soát thành một nhóm các vùng_đất tách rời riêng_biệt , trên những vùng có địa_hình gồ_ghề tại phía tây vào cuối thế_kỷ VI._Các văn_bản đương_đại mô_tả về giai_đoạn này cực_kỳ hiếm , khiến nó bị mô_tả là một Thời_kỳ Tăm_tối . Tính_chất và mức_độ tiến_triển của quá_trình người Anglo-Saxon định_cư tại Anh do_đó là đề_tài có bất_đồng lớn . Cơ_Đốc_giáo do La_Mã chi_phối nhìn_chung là biến mất khỏi các lãnh_thổ bị người Anglo-Saxon chinh_phục , song được những người truyền_giáo từ Roma đưa đến một lần nữa dưới quyền lãnh_đạo của Augustine từ năm 597 trở đi . Trong giai_đoạn định_cư , khu_vực do những người nhập_cư German cai_trị dường_như bị phân_mảnh thành nhiều lãnh_thổ bộ_lạc , song đến thế_kỷ VII chúng tập_hợp thành khoảng một chục vương_quốc như Northumbria , Mercia , Wessex , East_Anglia , Essex , Kent và Sussex . Trong các thế_kỷ sau đó , quá_trình thống_nhất chính_trị được tiếp_tục . Trong thế_kỷ VII , diễn ra một cuộc đấu_tranh vì quyền bá_chủ giữa Northumbria và Mercia , sang thế_kỷ VIII thì Mercia chiếm ưu_thế . Đầu thế_kỷ IX , Wessex thay_thế vị_thế vương_quốc quan_trọng nhất của Mercia . Cũng trong thế_kỷ IX , bộ lạc_Dane cũng thuộc nhóm German leo_thang tấn_công với đỉnh_điểm là chinh_phục miền bắc và miền đông của Anh , lật_đổ các vương_quốc Northumbria , Mercia và East_Anglia . Wessex dưới quyền Quốc_vương_Alfred là vương_quốc duy_nhất tại Anh còn tồn_tại , và dưới thời những người kế_vị của ông quốc_gia này dần bành trướng sang các vương_quốc nằm dưới luật của người Dane . Điều này dẫn đến thống_nhất chính_trị tại Anh , hoàn_thành lần đầu_tiên dưới thời Æthelstan vào năm 927 và được thiết_lập dứt_khoát sau các xung_đột do Eadred tiến_hành vào năm 953 . Một làn_sóng tấn_công mới từ Scandinavia bắt_đầu vào cuối thế_kỷ X kết_thúc khi Quốc_vương Đan_Mạch Sweyn_Forkbeard chinh_phục vương_quốc thống_nhất này vào năm 1013 , con trai của ông là Cnut cũng đạt được thành_tựu này vào năm 1016 , biến_Anh trở_thành trung_tâm của Đế_quốc_Biển Bắc_đoản_mệnh , bao_gồm cả Đan_Mạch và Na_Uy . Tuy_nhiên , triều_đại_bản địa_phục_hồi khi Edward Xưng_tội đăng_cơ vào năm 1042 . Tranh_chấp về quyền kế_vị Edward khiến người Norman chinh_phục Anh vào năm 1066 , đội quân này dưới quyền lãnh_đạo của Công_tước William_xứ Normandy . Người Norman có nguồn_gốc từ Scandinavia và định_cư tại Normandy ( nay thuộc miền bắc Pháp ) vào cuối thế_kỷ IX và đầu thế_kỷ X. Cuộc chinh_phục này khiến giới tinh_hoa Anh gần như bị tước hoàn_toàn quyền chiếm_hữu , thay_thế họ là một tầng_lớp quý_tộc mới nói tiếng Pháp , phát_âm của họ có ảnh_hưởng sâu_sắc và lâu_dài đến tiếng Anh . Sau đó , Nhà_Plantagenet từ Anjou kế_thừa vương_vị Anh dưới thời Henry II , đưa Anh vào Đế_quốc_Angevin đang chớm_nở gồm cả các thái_ấp của gia_tộc được thừa_kế tại Pháp như Aquitaine . Gia_tộc này cai_trị_Anh trong ba thế_kỷ , một_số quân_chủ được chú_ý là Richard I , Edward I , Edward III và Henry_V. Trong giai_đoạn này diễn ra một_số biến_đổi về mậu_dịch và tư_pháp , như hiến_chương Magna Carta được sử_dụng để hạn_chế quyền_lực của quân_chủ và bảo_hộ các đặc_quyền của người tự_do . Đan_sĩ Công_giáo phát_triển mạnh , giúp sản_sinh các triết_gia , các trường đại_học Oxford và Cambridge được thành_lập và được quân_chủ bảo_trợ . Thân vương_quốc Wales trở_thành một thái_ấp của Nhà_Plantagenet vào thế_kỷ XIII và Lãnh_địa_Ireland được Giáo_hoàng trao cho quân_chủ của Anh . Trong thế_kỷ XIV , Nhà_Plantagenet và Nhà_Valois đều yêu_sách là bên kế_thừa hợp_pháp của Nhà_Capet cùng với vương_vị Pháp ; hai thế_lực này xung_đột trong Chiến_tranh Trăm_Năm . Dịch_bệnh Cái chết_Đen bắt_đầu tấn_công Anh bắt_đầu vào năm 1348 , kết_cục là một_nửa cư_dân Anh thiệt_mạng . Từ năm 1453 đến năm 1487 , nội_chiến diễn ra giữa hai nhánh của vương_tộc Plantagenet là nhánh York và nhánh Lancaster , cuộc_chiến này được gọi_là Chiến_tranh Hoa_Hồng . Kết_cục là nhánh York mất hoàn_toàn vương_vị về tay một gia_tộc quý_tộc Wales là Tudor , đây là một dòng_họ liên_hệ với nhánh Lancaster và do Henry_Tudor đứng đầu , lực_lượng của ông gồm các lính đánh thuê Wales và Breton , họ giành thắng_lợi trong trận Bosworth_Field và trong trận này Quốc_vương_Richard III của nhánh York bị giết . Sơ_kỳ_cận đại_Trong giai_đoạn Tudor , Phục_Hưng_lan đến Anh thông_qua các triều_thần người Ý , họ giới_thiệu lại tranh_luận nghệ_thuật , giáo_dục và học_thuật từ thời cổ_đại . Anh bắt_đầu phát_triển các kỹ_năng hải_quân , và việc thám_hiểm phía tây được tăng_cường . Henry VIII_đoạn tuyệt_hiệp thông với Giáo_hội Công_giáo do các vấn_đề liên_quan đến việc ông ly_hôn , theo các đạo_luật vào năm 1534 ông trở_thành thủ_lĩnh quân_chủ của Giáo_hội Anh . Khác với phần_lớn châu_Âu Tin_Lành , nguồn_gốc phân_chia tôn_giáo tại Anh mang tính chính_trị nhiều hơn là thần_học . Ông cũng hợp nhất về pháp_lý lãnh_thổ Wales của tổ_tiên vào Vương_quốc_Anh theo các đạo_luật năm 1535 – 1542 . Diễn ra xung_đột tôn_giáo nội_bộ trong thời_kỳ trị_vì của các con gái Henry là Mary I và Elizabeth_I. Mary I đưa Anh quay trở_lại Công_giáo_La_Mã còn Elizabeth I lại khẳng_định mạnh_mẽ quyền tối_cao của Anh_giáo . Nhằm cạnh_tranh với Tây_Ban_Nha , Anh có thuộc_địa đầu_tiên tại châu_Mỹ vào năm 1585 khi nhà thám_hiểm_Walter Raleigh_lập thuộc_địa_Roanoke tại vùng_đất nay là bang Virginia của Hoa_Kỳ . Tuy_nhiên , thuộc_địa này là một thất_bại . Công_ty Đông_Ấn_Anh cạnh_tranh với người Hà_Lan và người Pháp tại phương_Đông . Năm 1588 , trong thời_kỳ Elizabeth I , một hạm_đội Anh dưới quyền Francis_Drake đánh_bại một hạm đội Tây_Ban_Nha đến xâm_chiếm . Cấu_trúc chính_trị trên đảo Anh thay_đổi vào năm 1603 khi Quốc_vương Scotland_James VI_kế_thừa vương_vị Anh với hiệu là James I , lập ra một liên_minh cá_nhân giữa hai vương_quốc từng kình địch trong thời_gian dài về lợi_ích . Do mâu_thuẫn về lập_trường chính_trị , tôn_giáo và xã_hội , Nội_chiến_Anh bùng_phát giữa những người ủng_hộ Quốc_hội và những người ủng_hộ Quốc_vương_Charles I._Đây là một phần đan_xen của Chiến_tranh Ba_Vương_quốc với quy_mô rộng hơn khi bao_gồm cả Scotland và Ireland . Phái Quốc_hội giành chiến_thắng , Charles I bị hành_quyết và vương_quốc bị thay_thế bằng thịnh_vượng chung . Thủ_lĩnh của phái Quốc_hội là Oliver_Cromwell tự_xưng là Bảo_Hộ_Công vào năm 1653 ; một giai_đoạn thống_trị cá_nhân diễn ra sau đó . Sau khi Cromwell mất và con trai ông là Richard từ_chức Bảo_Hộ_Công , Charles II được mời trở_lại làm quân_chủ vào năm 1660 . Sau Cách_mạng Vinh_Quang năm 1688 , Dự_luật Quyền_lợi 1689 xác_định rằng Quốc_vương và Quốc_hội cùng cai_trị , song thực_quyền thuộc về Quốc_hội . Theo các quy_chế được đưa ra , pháp_luật chỉ có_thể do Quốc_hội lập ra và Quốc_vương không_thể đình_chỉ , Quốc_vương cũng không_thể áp_thuế hoặc tổ_chức một đội quân nếu không được Quốc_hội phê_chuẩn trước . Năm 1666 , Luân_Đôn xảy ra hỏa_hoạn lớn , thành_phố bị tàn_phá song được tái_thiết một thời_gian ngắn sau đó gồm nhiều tòa nhà quan_trọng do Christopher_Wren thiết_kế . Trong Quốc_hội Anh , hai phái Tory và Whig xuất_hiện . Phái_Tory ban_đầu ủng_hộ Quốc_vương_James II theo Công_giáo , song trong cách_mạng năm 1688 một_số người trong phái Tory cùng với phái Whig mời một thân_vương người Hà_Lan là William_xứ Orange sang đánh_bại James II và cuối_cùng trở_thành William III của Anh . Một_số người Anh theo phong_trào Jacobite và tiếp_tục ủng_hộ James II và các con trai của ông , đặc_biệt là tại miền bắc . Sau khi các quốc_hội của Anh và Scotland đồng_thuận , hai quốc_gia tham_gia liên_hiệp chính_trị , lập ra Vương_quốc_Anh mới vào năm 1707 . Nhằm dàn_xếp liên_hiệp , các thể_chế như luật_pháp và giáo_hội quốc_gia của hai bên vẫn tách_biệt . Hậu_kỳ_cận đại và đương_đại_Vương_quốc_Anh liên_hiệp được thành_lập , sản_phẩm của Hội Hoàng_gia và các sáng_kiến khác của Anh kết_hợp với Khai_sáng Scotland để tạo nên các phát_kiến trong khoa_học và kỹ_thuật . Anh phát_triển cực lớn về mậu_dịch hải_ngoại với bảo_hộ từ Hải_quân Hoàng_gia , mở_đường để hình_thành Đế_quốc_Anh . Trong nước , nó thúc_đẩy cách_mạng công_nghiệp , là một giai_đoạn biến_đổi sâu_sắc về kinh_tế-xã hội và văn_hóa tại Anh , kết_quả là công_nghiệp hóa nông_nghiệp , sản_xuất , kỹ_thuật và khai_mỏ , cũng như các hệ_thống đường_bộ , đường_sắt và đường thủy mới và tiên_phong nhằm thuận_tiện để mở_rộng phát_triển . Kênh_Bridgewater thuộc Tây_Bắc_Anh được khánh_thành vào năm 1761 , báo_hiệu kỷ_nguyên kênh đào tại Anh . Năm 1825 , tuyến đường_sắt hành_khách dùng đầu_máy_kéo hơi_nước cố_định đầu_tiên trên thế_giới được mở_cửa cho công_chúng , đó là đường_sắt Stockton và Darlington . Trong cách_mạng công_nghiệp , nhiều người lao_động chuyển từ nông_thôn đến các khu_vực công_nghiệp đô_thị mới để làm_việc trong các nhà_máy , chẳng_hạn như Manchester và Birmingham , hai thành_phố này từng lần_lượt được gán là " thành_phố kho hàng " và " công_xưởng của thế_giới " . Anh vẫn tương_đối ổn_định trong suốt Cách_mạng Pháp ; William Pitt_Trẻ là thủ_tướng của Anh trong giai_đoạn trị_vì của George_III. Trong Các cuộc chiến_tranh của Napoléon , Napoléon_lập kế_hoạch xâm_chiếm Anh từ phía đông nam , Tuy_nhiên , kế_hoạch thất_bại khi quân của Napoleón bị người Anh đánh_bại trên biển dưới quyền Horatio_Nelson và trên bộ dưới quyền Arthur_Wellesley . Các cuộc_chiến Napoléon_khích_lệ khái_niệm về tính Anh_Quốc và dân_tộc Anh_Quốc thống_nhất , chia_sẻ với người Scots và người Wales . Luân_Đôn trở_thành khu_vực đô_thị lớn nhất và đông_dân nhất thế_giới trong thời_kỳ Victoria , và mậu_dịch trong Đế_quốc_Anh cũng như địa_vị của quân_đội và hải_quân Anh có được thanh_thế . Kích_động chính_trị từ các phần_tử cấp_tiến như phong_trào Hiến_chương và phong_trào phụ_nữ yêu_cầu quyền bầu_cử thúc_đẩy các cải_cách tư_pháp và phổ_thông đầu_phiếu . Biến_đổi quyền_lực tại Đông-Trung_Âu dẫn đến Chiến_tranh thế_giới thứ nhất ; hàng trăm nghìn binh_sĩ Anh thiệt_mạng khi giao_tranh bên phe Đồng_Minh . Hai thập_niên sau , Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland lại ở bên phe Đồng_Minh . Đến khi kết_thúc Chiến_tranh kỳ_quặc , Winston_Churchill trở_thành thủ_tướng thời_chiến . Phát_triển về công_nghệ chiến_tranh khiến nhiều thành_thị bị tàn_phá do Không_quân_Đức oanh_tạc . Sau chiến_tranh , Đế_quốc_Anh trải qua phi_thực_dân hóa nhanh_chóng , đồng_thời có các phát_kiến nhanh_chóng về kỹ_thuật ; ô_tô trở_thành phương_tiện giao_thông chủ_yếu và phát_triển của Frank_Whittle về động_cơ phản_lực khiến di_chuyển bằng hàng_không phổ_biến hơn . Mô_hình cư_trú thay_đổi tại Anh do ô_tô cá_nhân , thiết_lập Dịch_vụ Y_tế Quốc_gia ( NHS ) vào năm 1948 . NHS của Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland cung_cấp chăm_sóc y_tế công_cộng miễn_phí cho toàn_bộ cư_dân thường_trú tại Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland tại điểm cần_thiết , kinh_phí lấy từ thuế nói_chung . Tổng_hợp , các thay_đổi này thúc_đẩy cải_cách về chính_quyền địa_phương tại Anh vào giữa thế_kỷ XX. Từ thế_kỷ XX , có phong_trào di_dân đáng_kể đến Anh , hầu_hết là từ các phần còn lại của quần_đảo Anh , song cũng từ các quốc_gia trong Thịnh_vượng chung mà đặc_biệt là tiểu_lục_địa Ấn_Độ . Kể từ thập_niên 1970 , có một bước chuyển_đổi lớn khỏi lĩnh_vực chế_tạo và gia_tăng tầm quan_trọng vào ngành dịch_vụ . Với tư_cách là bộ_phận của Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland , khu_vực gia_nhập sáng_kiến thị_trường chung mang tên Cộng_đồng Kinh_tế châu_Âu , tiền_thân của Liên_minh châu_Âu . Kể từ cuối thế_kỷ XX , chính_quyền Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland chuyển_hướng sang phân_quyền quản_trị tại Scotland , Wales và Bắc_Ireland . Anh và Wales tiếp_tục là một khu_vực quyền_hạn pháp_lý tại Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland . Phân_quyền kích_thích việc nhấn_mạnh nhiều vào bản_sắc và chủ_nghĩa_ái_quốc đặc_trưng Anh hơn . Không có chính_phủ Anh được phân_quyền , song một nỗ_lực nhằm lập ra một hệ_thống tương_tự trên cơ_sở phân_vùng bị cử_tri bác_bỏ thông_qua trưng_cầu_dân_ý . Chính_trị Với vị_thế là bộ_phận của Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland , hệ_thống chính_trị cơ_bản tại Anh là quân_chủ_lập_hiến và hệ_thống nghị_viện . Không tồn_tại chính_phủ riêng cho Anh kể từ năm 1707 , khi Anh và Scotland liên_hiệp thành Vương_quốc Anh mới . Trước khi liên_hiệp , Anh do quân_chủ và quốc_hội cai_trị . Hiện_nay , Anh nằm dưới quyền cai_quản trực_tiếp từ Quốc_hội Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland , dù cho các quốc_gia khác trong Vương_quốc liên_hiệp có các chính_phủ được phân_quyền . Trong Hạ nghị_viện Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland , trong tổng_số 650 nghị_viên có 532 nghị_viên đại_diện cho các khu_vực bầu_cử tại Anh . Trong tổng_tuyển cử năm 2017 , Đảng Bảo_thủ giành được nhiều ghế nhất .. Do Scotland , Wales và Bắc_Ireland đều có cơ_quan lập_pháp riêng_biệt và được phân_quyền đối_với các vấn_đề địa_phương , tồn_tại tranh_luận về cách_thức cân_bằng điều này tại Anh . Ban_đầu có kế_hoạch là các vùng của Anh sẽ được phân_quyền , song sau khi cử_tri Đông_Bắc bác_bỏ đề_xuất này trong một cuộc trưng_cầu_dân_ý , nó không được tiến_hành . Một vấn_đề lớn đó là câu hỏi West_Lothian , theo đó các nghị_viên từ Scotland và Wales có_thể bỏ_phiếu về pháp_luật chỉ áp_dụng cho Anh , trong khi các nghị_viên từ Anh không có quyền tương_đương đối_với pháp_luật về các vấn_đề được phân_quyền . Với bối_cảnh Anh là quốc_gia duy_nhất trong Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland không miễn_phí về điều_trị ung_thư , đơn thuốc , chăm_sóc tại nhà cho người già và học_phí đại_học , khiến cho chủ_nghĩa dân_tộc Anh dần tăng lên . Hệ_thống pháp_luật Anh phát_triển trong nhiều thế_kỷ , là cơ_sở của hệ_thống tư_pháp thông_luật tồn_tại trong hầu_hết các quốc_gia Thịnh_vượng chung và Hoa_Kỳ ( trừ_bang Louisiana ) . Mặc_dù hiện là bộ_phận của Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland , hệ_thống tư_pháp của Các tòa_án Anh và Wales vẫn tiếp_tục với tư_cách là hệ_thống tư_pháp độc_lập với hệ_thống tại Scotland . Bản_chất tổng_thể của luật_Anh là nó hình_thành bởi các thẩm_phán trong các tòa_án , áp_dụng cảm_giác chung và kiến_thức của họ về tiền_lệ tư_pháp đối_với các sự_việc . Đứng đầu hệ_thống tòa_án là Các tòa cấp cao của Anh và Wales , gồm có tòa_án phúc_thẩm , tòa_án tư_pháp cấp cao đối_với các vụ án dân_sự , và tòa_án hoàng_gia đối_với các vụ_án hình_sự . Tòa_án Tối_cao Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland là tòa_án cao nhất đối_với các vụ_án hình_sự và dân_sự tại Anh và Wales . Tòa_án này hình_thành vào năm 2009 sau sửa_đổi hiến_pháp , tiếp_quản các chức_năng tư_pháp của Thượng nghị_viện . Hành_chính Phân_vùng tại Anh gồm có bốn cấp , được kiểm_soát thông_qua nhiều kiểu thực_thể hành_chính , lập nên vì mục_đích cai_quản địa_phương . Cấp chính_quyền địa_phương cao nhất là chín vùng của Anh : North_East , North_West , Yorkshire và Humber , East_Midlands , West_Midlands , East , South_East , South_West , và London . Chúng được lập ra vào năm 1994 , được chính_phủ Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland sử_dụng để phân_bổ một loạt các chính_sách và chương_trình địa_phương , song không có các thể_chế dân_cử tại cấp này , ngoại_trừ tại Luân_Đôn , và các văn_phòng chính_quyền khu_vực bị bãi_bỏ vào năm 2011 . Ranh_giới các vùng vẫn được sử_dụng để bầu các thành_viên nghị_viện châu_Âu . Sau khi các quốc_gia khác tại Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland được phân_quyền , có kế_hoạch tổ_chức trưng_cầu_dân_ý tại các vùng của Anh về các cơ_quan lập_pháp địa_phương được phân_quyền . Cử_tri Luân_Đôn chấp_thuận vào năm 1998 : Hội_đồng Luân_Đôn được hình_thành hai năm sau . Tuy_nhiên , các cuộc trưng_cầu_dân_ý khác bị đình_chỉ sau khi cử_tri North_East bác_bỏ đề_xuất phân_quyền vào năm 2004 . Các hội_đồng khu_vực ngoài Luân_Đôn bị bãi_bỏ vào năm 2010 , và chức_năng của chúng được chuyển_giao cho các cơ_quan phát_triển khu_vực tương_ứng và một hệ_thống mới gồm các ban lãnh_đạo chính_quyền địa_phương . Dưới cấp vùng , Anh được chia thành 48 hạt nghi_lễ . Chúng chủ_yếu được sử_dụng làm khung tham_chiếu địa_lý và dần được phát_triển từ thời Trung_Cổ , có một_số hình_thành vào năm 1974 . Mỗi hạt nghi_lễ có một Lord_Lieutenant ( thống_giám ) và High_Sheriff ( hạt trưởng ) ; các chức_vụ này đại_diện cho quân_chủ_Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland tại địa_phương . Ngoại_trừ Đại_Luân_Đôn và quần_đảo Scilly , Anh còn được chia thành 83 hạt đô_thị và phi đô_thị ; chúng tương_ứng với các khu_vực được sử_dụng cho mục_đích chính_quyền địa_phương . Anh có sáu hạt đô_thị tại các khu_vực đô_thị hóa cao nhất , chúng không có hội_đồng hạt . Trong các khu_vực này , nhà cầm_quyền chủ_yếu là các hội_đồng khu_phố . 27 hạt phi đô_thị có hội_đồng hạt , và được chia thành các huyện , mỗi huyện có một hội_đồng huyện . Chúng thường nằm tại các khu_vực có tính nông_thôn cao hơn . Các hạt phi đô_thị còn lại gồm một huyện duy_nhất và thường tương_ứng với các thị_trấn lớn hoặc hạt thưa dân ; chúng được gọi_là nhà cầm_quyền nhất_thể . Đại_Luân_Đôn có mô_hình chính_quyền địa_phương khác_biệt , gồm 32 khu_phố và Thành_phố Luân_Đôn Ở cấp thấp nhất , phần_lớn Anh được chia thành các giáo_khu dân_sự có các hội_đồng . Địa_lý Về mặt địa_lý , Anh nằm tại miền trung và miền nam đảo Anh , chiếm hai_phần_ba diện_tích của đảo , ngoài_ra còn có các đảo ven bờ như đảo Wight và quần_đảo Scilly . Anh có biên_giới với hai quốc_gia khác trong Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland : phía bắc giáp Scotland và phía tây giáp Wales . Anh là nơi gần lục_địa châu_Âu nhất tại đại_lục Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland . Anh cách_biệt Pháp qua eo_biển Manche rộng 34 km , song hai quốc_gia được liên_kết thông_qua đường_hầm xuyên eo_biển gần Folkestone . Anh cũng có đường bờ biển ven biển Ireland , biển Bắc và Đại_Tây_Dương . Các cảng Luân_Đôn , Liverpool , và Newcastle lần_lượt nằm trên các sông chịu ảnh_hưởng của thủy triều là Thames , Mersey và Tyne . Severn là sông dài nhất chảy qua_Anh , có tổng chiều dài là 350 km . Sông này chảy vào eo_biển Bristol và được chú_ý do nước triều có_thể cao đến 2 m . Tuy_vậy , sông dài nhất chảy hoàn_toàn trên lãnh_thổ Anh là Thames với 346 km . Anh có nhiều hồ , lớn nhất trong số đó là Windermere thuộc khu Lake_District . Dãy Pennines được mệnh_danh là " xương_sống của Anh " , đây là dãy núi cổ nhất tại Anh và có nguồn_gốc vào cuối thời_Đại_Cổ_sinh cách nay khoảng 300 triệu năm trước . Cấu_tạo địa_chất của dãy này gồm có sa_thạch , đá_vôi , cũng như than_đá và các loại khác . Tồn_tại cảnh_quan karst trong các khu_vực canxit như một_số nơi tại Yorkshire và Derbyshire . Cảnh_quan Pennine là đất hoang vùng_cao , bị chia_cắt do các thung_lũng phì_nhiêu hình_thành từ các sông trong vùng . Dãy núi có ba công_viên quốc_gia là Yorkshire_Dales , Northumberland , và Peak_District . Điểm cao nhất tại Anh là Scafell_Pike cao 978 m tại Cumbria . Vùng đồi Cheviot trải dài trên biên_giới Anh-Scotland . Các vùng_đất thấp của Anh nằm về phía nam dãy Pennines , có các khu đồi gợn sóng xanh_tươi như Cotswold , Chiltern , North_Downs và South_Downs , tại nơi gặp biển chúng hình_thành các vách đá trắng như vách Dover . Bán_đảo Tây_Nam mang tính granit có các đồng_hoang vùng_cao như Dartmoor và Exmoor , và có khí_hậu ôn_hòa , chúng đều là các công_viên quốc_gia . Khí_hậu Anh có khí_hậu đại_dương ôn_hòa , nhiệt_độ không thấp hơn nhiều mức 0 °C vào mùa đông và không cao hơn nhiều mức 32 °C vào mùa hè . Thời_tiết ẩm_thấp tương_đối thường_xuyên và dễ thay_đổi . Các tháng lạnh nhất là tháng 1 và 2 , riêng vùng ven biển là tháng 2 , còn tháng 7 thường là tháng ấm nhất . Các tháng có thời_tiết êm_dịu cho đến ấm là tháng 5-6 và 9-10 . Các ảnh_hưởng quan_trọng đối_với khí_hậu Anh là việc quốc_gia này nằm gần Đại_Tây_Dương , có vĩ_độ cao và hơi ấm từ biển theo hải_lưu_Gulf Stream . Lượng mưa cao hơn tại miền tây , và nhiều nơi thuộc Lake_District có lượng mưa lớn hơn các nơi khác trong nước . Từ khi thời_tiết được quan_trắc , nhiệt_độ cao nhất theo báo_cáo là 38,5_°C vào ngày 10 tháng 8 năm 2003 tại Brogdale thuộc Kent , trong khi nhiệt_độ thấp nhất là - 26,1 °C vào ngày 10 tháng 1 năm 1982 tại Edgmond , Shropshire . Các khu thành_thị chính Khu_vực đô_thị Đại_Luân_Đôn là khu_vực đô_thị lớn nhất tại Anh và là một trong các thành_phố nhộn_nhịp nhất thế_giới . Luân_Đôn là một thành_phố toàn_cầu và có dân_số lớn hơn các quốc_gia khác trong Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland ngoài Anh . Các khu_vực đô_thị khác có quy_mô và ảnh_hưởng đáng_kể có xu_hướng nằm tại miền bắc hay miền trung của Anh . 50 khu dân_cư được cấp vị_thế thành_phố tại Anh , còn trên toàn Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland là 66 . Nhiều thành_phố tại Anh khá lớn , chẳng_hạn như Birmingham , Sheffield , Manchester , Liverpool , Leeds , Newcastle , Bradford , Nottingham , song quy_mô dân_số không phải là điều_kiện tiên_quyết cho vị_thế thành_phố . Theo truyền_thống , vị_thế thành_phố được trao cho các đô_thị có nhà_thờ chính_tòa của giáo_phận , do_đó tồn_tại các thành_phố nhỏ như Wells , Ely , Ripon , Truro và Chichester . Theo Văn_phòng_Thống_kê Quốc_gia Anh , 10 khu_vực đô_thị lớn nhất , phát_triển liền kề là : Kinh_tế Kinh_tế_Anh nằm vào hàng lớn nhất thế_giới , có GDP bình_quân là 22.907_bảng Anh vào năm 2009 . Anh thường được nhìn_nhận là một nền kinh_tế_thị_trường hỗn_hợp , áp_dụng nhiều nguyên_tắc thị_trường tự_do , song duy_trì hạ_tầng phúc_lợi xã_hội tiến_bộ . Thuế tại Anh khá cạnh_tranh nếu so với phần_lớn các quốc_gia châu_Âu khác , năm 2014 mức thuế cá_nhân cơ_bản là 20 % . Kinh_tế_Anh lớn nhất trong kinh_tế Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland , Anh đứng đầu thế_giới về các lĩnh_vực hóa_học và dược_khoa cũng như trong các ngành công_nghệ chủ_chốt , đặc_biệt là hàng_không vũ_trụ , công_nghiệp vũ_khí và chế_tạo công_nghiệp phần_mềm . Sàn giao_dịch chứng_khoán Luân_Đôn là sàn giao_dịch chứng_khoán chủ_yếu của Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland và lớn nhất tại châu_Âu , đây là trung_tâm tài_chính của Anh và 100 / 500 công_ty lớn nhất châu_Âu có trụ_sở tại Luân_Đôn . Luân_Đôn là trung_tâm tài_chính lớn nhất tại châu_Âu , và là trung_tâm tài_chính lớn thứ nhất thế_giới theo chỉ_số GFCI vào năm 2016 . Ngân_hàng Anh được thành_lập vào năm 1694 , là ngân_hàng trung_ương của Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland . Ban_đầu nó là một ngân_hàng tư_nhân phục_vụ chính_phủ Anh , song từ năm 1946 nó là một thể_chế_quốc hữu . Ngân_hàng được độc_quyền phát_hành tiền_tệ tại Anh và Wales , song không có quyền này tại Scotland hay Bắc_Ireland . Chính_phủ giao trách_nhiệm cho Ủy_ban Chính_sách Tiền_tệ của ngân_hàng về quản_lý chính_sách tiền_tệ của quốc_gia và thiết_lập mức lãi_suất . Anh là một quốc_gia công_nghiệp hóa cao_độ , song kể từ thập_niên 1970 diễn ra suy_thoái trong các ngành công_nghiệp_nặng và chế_tạo truyền_thống , gia_tăng tập_trung vào kinh_tế định_hướng dịch_vụ . Du_lịch trở_thành một ngành công_nghiệp quan_trọng , thu_hút hàng triệu du_khách đến Anh mỗi năm . Xuất_khẩu của Anh chủ_yếu là dược_phẩm , ô_tô , dầu khai_thác từ biển Bắc và Wytch_Farm , động_cơ máy_bay và đồ uống có cồn . Hầu_hết ngành công_nghiệp hàng_không vũ_trụ trị_giá 30 tỷ_bảng của Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland nằm tại Anh . Cơ_hội thị_trường toàn_cầu của các nhà_chế_tạo hàng_không vũ_trụ Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland trong hai thập_niên tới ước_tính đạt 3,5_nghìn tỷ_bảng . Nông_nghiệp_Anh thâm_canh và được cơ_giới hóa cao_độ , sản_xuất 60 % nhu_cầu thực_phẩm với chỉ 2 % lực_lượng lao_động . Hai_phần_ba sản_lượng thuộc lĩnh_vực chăn_nuôi , còn lại thuộc về trồng_trọt . Giao_thông Bộ Giao_thông là cơ_quan chính_phủ chịu trách_nhiệm giám_sát giao_thông tại Anh . Anh có nhiều xa_lộ và nhiều tuyến đường_trục khác như đường A1 Great_North chạy xuyên miền đông của Anh từ Luân_Đôn đến Newcastle và tiến đến biên_giới với Scotland . Xa_lộ dài nhất tại Anh là M6 kéo_dài từ Rugby qua vùng North_West đến biên_giới với Scotland , tổng chiều dài là 373 km . Các tuyến đường chính khác là M1 từ Luân_Đôn đến Leeds , M25 vòng_quanh Luân_Đôn , M60 vòng_quanh Manchester , M4 từ London đến Nam_Wales , M62 từ Liverpool qua Manchester đến East_Yorkshire , và M5 từ Birmingham đến Bristol và South_West . Giao_thông xe_buýt phổ_biến khắp nước Anh , với các công_ty lớn như National_Express , Arriva và Go-Ahead_Group . Xe_buýt hai tầng đỏ tại Luân_Đôn trở_thành một biểu_trưng của Anh . Anh có hai mạng_lưới tàu_điện_ngầm : London_Underground ; và Tyne_and Wear_Metro tại Newcastle , Gateshead và Sunderland . Anh còn có một_số mạng_lưới xe_điện , như tại Blackpool , Manchester , Sheffield và Midland , và hệ_thống Tramlink tập_trung tại Croydon thuộc Nam Luân_Đôn . Anh là nơi có giao_thông đường_sắt đầu_tiên trên thế_giới , đường_sắt chở khách bắt_nguồn tại đây vào năm 1825 . Phần_lớn mạng_lưới đường_sắt dài 16.000 km của Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland nằm tại Anh , bao_phủ khá rộng , song một phần_lớn các tuyến đường_sắt bị đóng_cửa trong nửa sau của thế_kỷ XX. Có các kế_hoạch mở lại các tuyến như Varsity_nối Oxford và Cambridge . Các tuyến đường_sắt tại Anh hầu_hết có khổ tiêu_chuẩn ( đơn , đôi hoặc bốn đường_ray ) song cũng có một_vài tuyến có khổ_hẹp . Đường_hầm eo_biển Manche hoàn_thành vào năm 1994 giúp liên_kết đường_sắt giữa Anh với Pháp và Bỉ . Anh có các liên_kết hàng_không nội_địa và quốc_tế trên phạm_vi rộng . Sân_bay lớn nhất là London_Heathrow , đây là sân_bay có số hành_khách quốc_tế đông nhất thế_giới . Các sân_bay lớn khác là Manchester , London_Stansted , Luton và Birmingham . Anh có mạng_lưới giao_thông bằng phà với hành_trình địa_phương và quốc_tế , như đến Ireland , Hà_Lan và Bỉ . Có khoảng 7.100 km đường thủy có_thể thông_hành tại Anh , một_nửa trong số đó thuộc quyền_sở_hữu của Canal_and River_Trust , tuy_nhiên vận_tải đường thủy rất hạn_chế . Thames là tuyến đường thủy chính tại Anh , xuất_nhập_khẩu tập_trung tại cảng Tilbury trên cửa_sông Thames , đây là một trong ba cảng chính của Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland . Y_tế Dịch_vụ Y_tế Quốc_dân ( NHS ) là hệ_thống chăm_sóc sức khỏe công_cộng tại Anh , chịu trách_nhiệm cung_cấp đa_số dịch_vụ y_tế trong nước . NHS bắt_đầu vào ngày 5 tháng 7 năm 1948 , có hiệu_lực theo các điều_khoản của Đạo_luật Dịch_vụ Y_tế Quốc_dân 1946 . Nó dựa trên các phát_hiện của Báo_cáo Beveridge , người soạn báo_cáo này là nhà kinh_tế và cải_cách xã_hội William_Beveridge . NHS phần_lớn được tài_trợ từ thuế nói_chung , trong đó có chi_trả Bảo_hiểm Quốc_dân , và nó cung_cấp miễn_phí hầu_hết các dịch_vụ tại điểm sử_dụng , song tính phí đối_với một_số người khi kiểm_tra mắt , chăm_sóc nha_khoa , kê đơn và các khía_cạnh chăm_sóc cá_nhân . Cơ_quan chính_phủ chịu trách_nhiệm về NHS là Bộ Y_tế , và hầu_hết chi_tiêu của Bộ Y_tế là dành cho NHS , với 98,6 tỷ bảng vào năm 2008 – 2009 . Trong những năm gần đây , lĩnh_vực tư_nhân ngày_càng được sử_dụng nhiều để cung_cấp các dịch_vụ NHS bất_chấp phản_đối của các bác_sĩ và công_đoàn . Tuổi_thọ dự_tính trung_bình của cư_dân Anh là 77,5 năm đối_với nam_giới và 81,7 năm đối_với nữ_giới , đây là mức cao nhất trong bốn quốc_gia của Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland . Nhân_khẩu Theo điều_tra năm 2011 , Anh có 53 triệu cư_dân , chiếm tới 84 % tổng_cư_dân của Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland . Nếu được xem là một đơn_vị và so_sánh với quốc_tế , Anh có dân_số lớn thứ tư trong Liên_minh châu_Âu và đông dân thứ 25 thế_giới . Với mật_độ dân_số là 407 người / km² , đây sẽ là quốc_gia có mật_độ dân_số cao thứ nhì trong Liên_minh châu_Âu sau Malta . Một_số bằng_chứng di_truyền học cho thấy 75-95 % nguồn_gốc theo dòng phụ_hệ là từ những người định_cư thời tiền_sử có xuất_thân từ bán_đảo Iberia , cùng với 5 % đóng_góp của người Angle và Saxon , và một lượng đáng_kể yếu_tố Scandinavia ( Viking ) . Tuy_nhiên , có các nhà di_truyền học khác cho rằng nguồn_gốc Germanic_ước_tính lên đến một_nửa . Theo thời_gian , nhiều nền văn_hóa có ảnh_hưởng tới Anh : Tiền_sử , Briton , La_Mã , Anglo-Saxon , Viking ( Bắc_Germanic ) , Gael , cũng như chịu ảnh_hưởng lớn từ người Norman . Tồn_tại cộng_đồng người gốc Anh tại nhiều nơi từng thuộc Đế_quốc_Anh ; đặc_biệt là Hoa_Kỳ , Canada , Úc , Nam_Phi và New_Zealand . Kể từ cuối thập_niên 1990 , có nhiều người Anh di_cư sang Tây_Ban_Nha . Năm 1086 , khi Domesday_Book được soạn , dân_số Anh là hai triệu , khoảng 10 % sống trong các khu_vực đô_thị . Đến năm 1801 , dân_số là 8,3 triệu , và đến năm 1901 thì tăng lên 30,5 triệu . Nhờ kinh_tế thịnh_vượng của vùng đông nam , Anh thu_hút nhiều di_dân kinh_tế từ những phần khác của Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland . Người Ireland nhập_cư với số_lượng đáng_kể . Tỷ_lệ cư_dân gốc Âu là 87,50 % , trong đó có người gốc Đức và gốc Ba_Lan . Những dân_tộc khác đến từ các cựu thuộc_địa xa_xôi của Anh từ thập_niên 1950 , trong đó 6 % cư_dân Anh có nguồn_gốc gia_đình tại tiểu_lục_địa Ấn_Độ . 2,90 % dân_số là người da đen , họ đến từ châu_Phi và Caribe , đặc_biệt là các cựu thuộc_địa của Anh . Người Hoa và người Anh gốc Hoa có số_lượng đáng_kể . Năm 2007 , 22 % học_sinh tiểu_học tại Anh đến từ các gia_đình dân_tộc_thiểu_số , và tỷ_lệ này tăng lên 26,5 % vào năm 2011 . Khoảng một_nửa gia_tăng dân_số giai_đoạn 1991 - 2001 là do nhập_cư . Tranh_luận về nhập_cư đáng chú_ý về mặt chính_trị ; theo một khảo_sát vào năm 2009 của Bộ Nội_vụ Anh , 80 % muốn giới_hạn nó . Văn_phòng_Thống_kê Quốc_gia dự_báo rằng dân_số sẽ tăng thêm chín triệu từ năm 2014 đến năm 2039 . Anh có một dân_tộc_thiểu_số bản_địa là người Cornwall , họ được chính_phủ Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland công_nhận theo Công_ước khung về Bảo_vệ các dân_tộc_thiểu_số vào năm 2014 . Ngôn_ngữ Tiếng Anh hiện được hàng trăm triệu người nói trên khắp thế_giới , ngôn_ngữ này bắt_nguồn từ Anh và hiện là ngôn_ngữ chính của 98 % dân_số tại đây . Đây là một ngôn_ngữ Ấn-Âu thuộc nhánh Anh-Frisia của ngữ_tộc German . Sau khi người Norman chinh_phục Anh , tiếng Anh cổ bị thay_thế và hạn_chế trong tầng_lớp xã_hội thấp trong khi giới quý_tộc dùng tiếng Pháp Norman và tiếng La_Tinh . Đến thế_kỷ XV , tiếng Anh quay trở_lại trong toàn_bộ các tầng_lớp , song có nhiều cải_biến ; tiếng Anh trung_đại_chịu nhiều ảnh_hưởng từ tiếng Pháp , cả về tự_vựng và chính_tả . Trong Phục_hưng_Anh , nhiều từ được tạo ra từ gốc La_Tinh và Hy_Lạp . Tiếng Anh hiện_đại mở_rộng truyền_thống linh_hoạt này , bằng cách tiếp_nhận từ_ngữ từ các ngôn_ngữ khác . Nhờ một phần_lớn vào Đế_quốc_Anh , tiếng Anh nay trở_thành trở_ngôn_ngữ chung phi_chính_thức của thế_giới . Học_tập và giảng_dạy tiếng Anh là một hoạt_động kinh_tế quan_trọng . Không có luật về ngôn_ngữ chính_thức của Anh , song tiếng Anh là ngôn_ngữ chính_thức được sử_dụng trong công_việc chính_thức . Mặc_dù có quy_mô lãnh_thổ tương_đối nhỏ , song Anh có nhiều giọng vùng_miền riêng_biệt , và có_thể không dễ_dàng nghe hiểu những người có giọng nặng . Ngoài tiếng Anh , Anh còn có hai ngôn_ngữ bản_địa khác là tiếng Cornwall và tiếng Wales . Tiếng Cornwall không còn là ngôn_ngữ cộng_đồng vào thế_kỷ XVIII_song đang được khôi_phục , và hiện được bảo_vệ theo Hiến_chương châu_Âu về các ngôn_ngữ_thiểu_số hoặc khu_vực . 0,1 % cư_dân tại Cornwall nói tiếng Cornwall , và nó được giảng_dạy có mức_độ tại một_vài trường tiểu_học và trung_học . Khi biên_giới hiện_nay giữa Wales và Anh được thiết_lập theo các đạo_luật vào năm 1535 và 1542 , nhiều cộng_đồng nói tiếng Wales sống tại lãnh_thổ thuộc Anh . Tiếng Wales được nói tại Archenfield thuộc Herefordshire cho đến thế_kỷ XIX._Tiếng Wales vẫn còn là bản_ngữ trong một_số nơi tại miền tây Shropshire ít_nhất là cho đến giữa thế_kỷ XX. Trong các trường công_lập , học_sinh được dạy một ngôn_ngữ thứ hai , thường là tiếng Pháp , Đức hoặc Tây_Ban_Nha . Do nhập_cư , nên theo báo_cáo vào năm 2007 có khoảng 800.000 học_sinh nói ngoại_ngữ tại nhà , phổ_biến nhất là tiếng Punjab và Urdu . Tuy_nhiên , theo điều_tra năm 2011 , tiếng Ba_Lan trở_thành ngôn_ngữ phổ_biến thứ nhì tại Anh . Tôn_giáo Theo điều_tra năm 2011 , 59,4 % dân_số Anh xác_định tôn_giáo của họ là Cơ_Đốc_giáo , 24,7 % trả_lời rằng họ không theo tôn_giáo nào , 5 % xác_định họ là người Hồi_giáo , 3,7 % dân_số thuộc các tôn_giáo khác và 7,2 % không trả_lời . Cơ_Đốc_giáo là tôn_giáo được hành_đạo phổ_biến nhất tại Anh , truyền_thống này có từ sơ_kỳ Trung_Cổ song Cơ_Đốc_giáo được đưa đến lần đầu trước đó từ lâu trong thời_kỳ Gael và La_Mã . Giáo_hội Cơ_Đốc_giáo Celt dần tham_gia hệ_thống Giáo_hội Công_giáo_La_Mã sau khi Giáo_hoàng Gregorius_cử đoàn truyền_giáo do St_Augustine lãnh_đạo đến Kent . Giáo_hội Anh là_là giáo_hội chính_thức của Anh , họ tuyệt_giao với Roma trong thập_niên 1530 khi Quốc_vương_Anh Henry VIII không_thể hủy_hôn với người dì của quốc_vương Tây_Ban_Nha , Catalina của Aragón . Giáo_hội này tự nhìn_nhận là thuộc Công_giáo lẫn Tin_Lành . Tồn_tại các truyền_thống Thượng_giáo_hội và Hạ_giáo_hội , và một_số người Anh_giáo_tự nhìn_nhận là Công_giáo_Anh theo phong_trào Oxford . Quân_chủ Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland là lãnh_tụ tối_cao của giáo_hội , gồm khoảng 25 triệu thành_viên được rửa_tội ( trong số đó đại_đa_số không đến nhà_thờ thường_lệ ) . Giáo_hội Anh là bộ_phận của Cộng_đồng Anh_giáo , có Tổng_giám_mục Canterbury_giữ vai_trò là thủ_lĩnh tượng_trưng trên toàn_cầu . Nhiều nhà_thờ chính_tòa và nhà_thờ giáo_xứ là các công_trình lịch_sử quan_trọng đáng_kể về mặt kiến_trúc , như Tu_viện Westminster , Nhà_thờ lớn York , Nhà_thờ chính tòa_Durham , và Nhà_thờ chính tòa Salisbury . Giáo_phái Cơ_Đốc lớn thứ nhì là đức_tin La_Tinh của Giáo_hội Công_giáo . Từ khi xuất_hiện trở_lại sau khi Công_giáo tại Anh được giải_phóng , giáo_hội này được tổ_chức trên cơ_sở Anh và Wales với 4,5 triệu thành_viên ( hầu_hết là người Anh ) . Đến nay có một giáo_hoàng đến từ Anh đó là Adrian_IV ; trong khi các thánh_Bede và Anselm được phong làm tiến_sĩ Hội_Thánh . Phong_trào Giám_Lý là giáo_hội Cơ_Đốc lớn thứ ba , đây là một dạng Tin_Lành và được John_Wesley phát_triển từ Anh_giáo . Giáo_phái này phổ_biến tại các đô_thị dệt cũ như Lancashire và Yorkshire , và trong các mỏ thiếc tại Cornwall . Ngoài_ra , còn có các nhóm thiểu_số khác như Baptists , Quakers , Giáo_đoàn , Nhất_thể và Cứu_Thế_Quân . Thánh bảo_trợ của Anh là Thánh_George ; gạch_chéo tượng_trưng cho ông được hiển_thị trên quốc_kỳ_Anh , cũng như trong Quốc_kỳ_Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland . Ngoài_ra còn có nhiều thánh người Anh và có liên_hệ với Anh , chẳng_hạn như Cuthbert , Edmund , Alban , Wilfrid , Aidan , Edward Xưng_tội , John_Fisher , Thomas_More , Petroc , Piran , Margaret_Clitherow và Thomas_Becket . Do Thái_giáo có lịch_sử là một thiểu_số nhỏ trên đảo từ năm 1070 . Họ bị trục_xuất khỏi Anh vào năm 1290 và chỉ được phép đến Anh vào năm 1656 . Đặc_biệt kể từ thập_niên 1950 , các tôn_giáo từ những cựu thuộc_địa của Anh phát_triển với số_lượng lớn do nhập_cư . Hồi_giáo là tôn_giáo phổ_biến nhất trong số đó , nay chiếm khoảng 5 % dân_số tại Anh . Ấn_Độ_giáo , Sikh_giáo và Phật_giáo đứng kế_tiếp , tổng_cộng chiếm 2,8 % , chúng được đưa đến từ Nam_Á và Đông_Nam_Á . Một thiểu_số nhỏ dân_chúng thi_hành các dị_giáo cổ . Tân_dị_giáo tại Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland có đại_diện chính là Wicca , thuật phù_thủy , Druidry và Heathenry . Theo điều_tra năm 2011 , có khoảng 53.172 người được xác_định theo dị_giáo tại Anh , trong đó có 11.026 người là tín_đồ Wicca .. Giáo_dục Bộ Giáo_dục là cơ_quan chính_phủ chịu trách_nhiệm về các vấn_đề tác_động đến cư_dân tại Anh từ 19 tuổi trở xuống , trong đó có giáo_dục . Khoảng 98 % học_sinh theo học tại các trường_học do nhà_nước điều_hành hoặc tài_trợ ( 2003 ) . Trong đó , một thiểu_số là các trường_học tín_ngưỡng ( chủ_yếu là các trường_học Anh_giáo hay Công_giáo_La_Mã ) . Trẻ từ 3 đến 5 tuổi theo học tại nhà_trẻ hoặc một đơn_vị tiếp_nhận EYFS của một trường tiểu_học . Trẻ từ 5 đến 11 tuổi học tại trường tiểu_học , và trẻ từ 11 đến 16 tuổi theo học tại trường trung_học . Sau khi kết_thúc giáo_dục bắt_buộc , học_sinh tham_gia kỳ thi GCSE. Sau đó học_sinh có_thể chọn tiếp_tục học thêm hai năm giáo_dục kế_tục . Các cơ_sở giáo_dục kế_tục này thường là bộ_phận của một điểm trường trung_học . Các kỳ thi A-level có lượng lớn học_sinh giáo_dục kế_tục tham_gia , và thường là cơ_sở để xin học đại_học . Mặc_dù hầu_hết trường trung_học tại Anh là trường phổ_thông , song một_số khu_vực có các trường_ngữ_pháp được tuyển_chọn đầu_vào , học_sinh muốn nhập_học phải qua kỳ thi 11 - plus . Khoảng 7,2 % trẻ_em Anh theo học tại các trường tư_thục , tài_chính của các trường này đến từ các nguồn tư_nhân . Tiêu_chuẩn trong các trường công_chịu sự giám_sát của Văn_phòng Tiêu_chuẩn Giáo_dục , và trong các trường tư là của Ban Thanh_tra Trường_học Độc_lập . Học_sinh theo học đại_học từ tuổi 18 , tại đó họ học để lấy học_vị . Anh có trên 90 đại_học , trong đó chỉ có một trường tư_thục và còn lại là trường công_lập . Bộ Kinh_doanh , Sáng_tạo và Kỹ_năng là cơ_quan chính_phủ chịu trách_nhiệm về giáo_dục bậc đại_học tại Anh . Sinh_viên thường được quyền vay tiền để trang_trải chi_phí về học_phí và sinh_hoạt . Bằng đầu_tiên cấp cho sinh_viên là bằng cử_nhân , thường là mất ba năm để hoàn_thành , sinh_viên sau đó có_thể tiếp_tục lấy bằng sau_đại_học , và thường là một năm , còn nếu muốn lấy bằng tiến_sĩ thì sẽ mất từ ba năm trở lên . Anh có một_số đại_học đứng vào hàng_đầu thế_giới ; Đại_học Cambridge , Học_viện Đế_quốc Luân_Đôn , Đại_học Oxford , Học_viện Đại_học Luân_Đôn và Đại_học King Luân_Đôn đều nằm trong top 30 toàn_cầu của Bảng xếp_hạng Đại_học Thế_giới QS 2018 . Trường Kinh_tế Luân_Đôn được mô_tả là thể_chế khoa_học_xã_hội hàng_đầu thế_giới về cả giảng_dạy và nghiên_cứu . Trường Kinh_doanh Luân_Đôn được đánh_giá là một trong các trường kinh_doanh hàng_đầu thế_giới và trong năm 2010 chương_trình MBA của họ được xếp_hạng là tốt nhất thế_giới theo Financial_Times . Các học_vị tại Anh thường được chia thành các hạng : hạng nhất ( 1 st ) , hạng nhì cao ( 2 : 1 ) , hạng nhì thấp ( 2 : 2 ) , hạng ba ( 3 rd ) , và không phân_loại . Khoa_học và kỹ_thuật Các nhân_vật người Anh nổi_bật trong lĩnh_vực khoa_học và toán_học gồm có Isaac_Newton , Michael_Faraday , Charles_Darwin , Robert_Hooke , James_Prescott Joule , John_Dalton , Joseph_Priestley , Lord_Rayleigh , J. J._Thomson , James_Chadwick , Charles_Babbage , George_Boole , Alan_Turing , Tim_Berners-Lee , Paul_Dirac , Stephen_Hawking , Peter_Higgs , Roger_Penrose , John_Horton Conway , Thomas_Bayes , Arthur_Cayley , G._H. Hardy , Oliver_Heaviside , Andrew_Wiles , Francis_Crick , Joseph_Lister , Christopher_Wren và Richard_Dawkins . Một_số chuyên_gia cho rằng khái_niệm sớm nhất về một hệ_thống mét là do John_Wilkins phát_minh vào năm 1668 , ông là tổng_thư_ký đầu_tiên của Hội Hoàng_gia . Anh là nơi bắt_đầu cách_mạng công_nghiệp , có nhiều nhà phát_minh quan_trọng của thế_giới vào cuối thế_kỷ XVIII và đầu thế_kỷ XIX. Các kỹ_sư Anh nổi_tiếng phải kể đến Isambard Kingdom_Brunel , ông được biết đến nhiều nhất với việc lập ra Đường_sắt Great_Western , một loạt tàu hơi_nước nổi_tiếng , và nhiều cầu quan_trọng , do_đó cách_mạng hóa giao_thông công_cộng và kỹ_thuật hiện_đại . Động_cơ hơi_nước của Thomas_Newcomen_sinh ra cách_mạng công_nghiệp . Cha_đẻ của đường_sắt là George_Stephenson xây_dựng tuyến đường_sắt liên_đô_thị công_cộng đầu_tiên trên thế_giới , đó là Đường_sắt Liverpool và Manchester khánh_thành năm 1830 . Với vai_trò của mình trong tiếp_thị và sản_xuất động_cơ hơi_nước , phát_minh đúc tiền hiện_đại , Matthew_Boulton được xem là một trong các doanh_nhân có ảnh_hưởng nhất trong lịch_sử . Vắc_xin đậu mùa của Edward_Jenner được cho là " cứu được nhiều sinh_mạng ... hơn số bị mất trong toàn_bộ các cuộc_chiến của nhân_loại từ khi có lịch_sử thành_văn . " Phát_minh và khám_phá của người Anh còn có động_cơ phản_lực , máy xe sợi công_nghiệp đầu_tiên , máy_tính đầu_tiên và máy_tính hiện_đại đầu_tiên , World_Wide_Web cùng với HTML , truyền máu người thành_công đầu_tiên , máy hút bụi cơ_giới hóa , máy cắt cỏ , dây_thắt an_toàn , tàu đệm_khí , động_cơ điện , động_cơ hơi_nước , và các thuyết như thuyết_Darwin về tiến_hóa và thuyết_nguyên_tử . Newton phát_triển các khái_niệm về vạn_vật hấp_dẫn , cơ_học Newton , và vi_tích phân , và họ của Robert_Hooke được đặt cho luật hồi_phục . Các phát_minh khác gồm có đường_ray sắt , siphông_nhiệt , đường_nhựa , dây_chun , bẫy chuột , mắt mèo để đánh_dấu đường , đồng phát_triển về bóng_đèn , đầu_máy xe_lửa hơi_nước , máy gieo hạt hiện_đại và nhiều kỹ_thuật chính_xác hiện_đại . Văn_hóa Kiến_trúc Nhiều công_trình kỷ_niệm cổ_đại làm bằng phiến đá dài được dựng vào thời_kỳ tiền sử , trong số đó nổi_tiếng nhất là Stonehenge , Devil's_Arrows , Rudston_Monolith và Castlerigg . Đến khi kiến_trúc La_Mã cổ_đại_du_nhập , có bước phát_triển về vương_cung thánh_đường , tổ_hợp nhà_tắm , khán_đài hình_tròn , khải hoàn_môn , biệt_thự , đền thờ_La_Mã , đường La_Mã , công_sự La_Mã , hàng_rào cột và cống dẫn nước . Người La_Mã thành_lập các thành_thị đầu_tiên như Luân_Đôn , Bath , York , Chester và St_Albans . Minh_họa có_lẽ nổi_tiếng nhất là tường Hadrianus kéo_dài qua miền bắc của Anh . Một di_tích được bảo_tồn tốt khác là các nhà_tắm La_Mã tại Bath , Somerset . Các tòa nhà thế_tục thuộc kiến_trúc sơ_kỳ Trung_Cổ được xây_dựng đơn_giản , chủ_yếu sử_dụng gỗ cùng với mái tranh . Kiến_trúc tôn_giáo có thay_đổi từ tổng_hợp đan_sĩ Ireland-German , đến vương_cung thánh_đường sơ_kỳ Cơ_Đốc và kiến_trúc mang đặc_trưng là dải trụ bổ tường , dãy nhịp cuốn trống , trục hàng lan_can , và cửa_sổ có đỉnh tam_giác . Sau khi người Norman chinh_phục Anh vào năm 1066 , nhiều thành được dựng lên để các lãnh_chúa có_thể giữ vững quyền_lực của họ và tại phía bắc là để phòng_vệ trước các cuộc xâm_chiếm . Một_số thành nổi_tiếng từ thời Trung_Cổ là Tháp_Luân_Đôn , Lâu_đài Warwick , Lâu_đài Durham và Lâu_đài Windsor . Trong suốt thời_kỳ Plantagenet , kiến_trúc Gothic_Anh trở_nên hưng_thịnh , các nhà_thờ chính tòa trung_cổ như Nhà_thờ chính tòa_Canterbury , Tu_viện Westminster và Nhà_thờ lớn York là các ví_dụ điển_hình . Phát_triển trên cơ_sở Norman còn có các thành , cung_điện , nhà lớn , đại_học , và nhà_thờ giáo_xứ . Kiến_trúc trung_đại hoàn_thiện với phong_cách Tudor thế_kỷ XVI ; vòm Tudor có bốn_tâm là một đặc_điểm xác_định giống như các ngôi nhà phên trát đất trong nước . Do phong_trào Phục_Hưng , một dạng kiến_trúc lặp lại thời_kỳ cổ_điển , tổng_hợp với Cơ_Đốc_giáo là phong_cách Baroque_Anh xuất_hiện , kiến_trúc_sư Christopher_Wren đặc_biệt nổi_tiếng với phong_cách này . Kiến_trúc George tiếp_nối theo một phong_cách tinh_tế hơn , gợi lên một dạng Palladio đơn_giản ; Royal_Crescent tại Bath là một trong các ví_dụ tốt nhất về phong_cách này . Chủ_nghĩa_lãng_mạn xuất_hiện trong giai_đoạn Victoria , kéo_theo khởi_đầu một cuộc Phục_hưng_Gothic , cũng vào_khoảng thời_gian này cách_mạng công_nghiệp mở_đường cho các tòa nhà như Cung_điện Thủy_tinh . Kể từ thập_niên 1930 , nhiều dạng kiến_trúc hiện_đại xuất_hiện song việc tiếp_nhận thường có tranh_luận , dù các phong_trào kháng_cự theo truyền_thống tiếp_tục được ủng_hộ tại những nơi có ảnh_hưởng . Văn_học dân_gian_Văn_học dân_gian_Anh phát_triển qua nhiều thế_kỷ . Một_số nhân_vật và câu_chuyện hiện_diện trên khắp nước Anh , song hầu_hết thuộc về các khu_vực cụ_thể . Các nhân_vật văn_học dân_gian thường gồm có tiên , người khổng_lồ , yêu_tinh , ông ba bị , quỷ khổng_lồ , người lùn . Nhiều truyền_thuyết và phong_tục dân_gian được cho là từ thời cổ_đại chẳng_hạn các truyện_ngắn có Offa thiên_thần và Wayland thợ_rèn , song những thứ khác xuất_hiện sau khi người Norman xâm_chiếm ; như Robin_Hood cùng đám người vui_vẻ của ông và các trận_chiến của họ với Sheriff của Nottingham . Trong Trung_kỳ Trung_Cổ , các truyện_ngắn bắt_nguồn từ truyền_thống Briton bước vào văn_học dân_gian Anh — truyền_thuyết Arthur . Chúng bắt_nguồn từ các nguồn Anh-Norman , Wales và Pháp , mô_tả Vua Arthur , Camelot , Excalibur , Merlin và Kị_sĩ Bàn_Tròn như Lancelot . Các câu_chuyện này được thu_thập tập_trung nhất trong Historia Regum_Britanniae ( lịch_sử các quốc_vương_Anh ) của Geoffrey_xứ Monmouth . Nhân_vật xuất_hiện sớm khác trong truyền_thuyết của Anh là Coel_Hen , có_thể dựa trên một nhân_vật có thực trên đảo Anh thời hậu_La_Mã . Nhiều truyện_ngắn và giả lịch_sử tạo thành bộ_phận của Matter of_Britain , một tập_hợp văn_học dân_gian Anh_Quốc được chia_sẻ . Một_số tác_phẩm văn_học dân_gian dựa trên con_người lịch_sử thực_tế hoặc nửa thực_tế , câu_chuyện về họ được truyền qua nhiều thế_kỷ ; Phu_nhân Godiva được kể là khỏa_thân cưỡi ngựa qua Coventry , Hereward Tỉnh_giấc là một nhân_vật anh_hùng người Anh kháng_cự người Norman xâm_chiếm , Herne Thợ_săn là một hồn ma cưỡi ngựa có liên_hệ với Rừng_Windsor và Công_viên Great_Park và Mẹ Shipton là nguyên_mẫu phù_thủy . Ngày 5 tháng 11 người_dân đốt lửa , bắn pháo_hoa và ăn táo_bọc bơ để tưởng_nhớ việc đẩy_lui âm_mưu thuốc súng mà trung_tâm là Guy_Fawkes . Những tên cướp nghĩa_hiệp như Dick_Turpin là một nhân_vật thường_xuyên , trong khi Blackbeard là một nguyên_mẫu cướp_biển . Tồn_tại nhiều hoạt_động dân_gian quốc_gia và khu_vực đến ngày_nay như vũ_điệu Morris , vũ_điệu Maypole , kiếm Rapper tại Đông_Bắc , vũ_điệu Long_Sword tại Yorkshire , kịch_câm dân_gian , tranh cướp lọ tại Leicestershire , và tranh_pho mát_lăn dốc tại Cooper's_Hill . Không có trang_phục dân_tộc chính_thức , song một_vài dạng tồn_tại từ lâu như Pearly_Kings and_Queens có liên_hệ với tầng_lớp lao_động tại Luân_Đôn , vệ_binh của quốc_vương , trang_phục Morris và người canh_tháp Luân_Đôn . Ẩm_thực_Kể từ thời_kỳ cận_đại , ẩm_thực_Anh có đặc_điểm truyền_thống là tính đơn_giản về cách tiếp_cận , và dựa trên sản_phẩm tự_nhiên chất_lượng cao . Trong thời_kỳ Trung_Cổ và qua thời_kỳ Phục_hưng , ẩm_thực_Anh giành được danh_tiếng xuất_sắc , song quá_trình suy_thoái bắt_đầu trong cách_mạng công_nghiệp khi cư_dân rời xa đồng_ruộng và đô_thị hóa_gia_tăng . Tuy_nhiên , ẩm_thực_Anh gần đây trải qua một cuộc hồi_sinh , được các nhà_phê_bình ẩm_thực_công_nhận và có một_số nhà_hàng nằm vào hàng tốt nhất thế_giới theo đánh_giá của tạp_chí Restaurant . Một cuốn sách thời_kỳ đầu về cách_thức chế_biến của Anh là Forme of_Cury từ triều_đình của Richard_II. Một món ăn truyền_thống của Anh là Sunday_roast ( thịt quay chủ_nhật ) , thường dùng thịt bò , thịt cừu , thịt gà hay thịt lợn ăn kèm rau các loại , pudding_Yorkshire và nước sốt . Các món nổi_tiếng khác gồm có fish and_chips ( cá tẩm bột và khoai_tây chiên ) , bữa sáng Anh đầy_đủ ( thường gồm thịt muối , xúc_xích , cà_chua nướng , bánh_mì khô , pudding đen , đậu hầm , nấm và trứng ) . Nhiều loại bánh_nhân thịt được tiêu_thụ như steak_and kidney pie ( bánh_nhân thịt nướng và cật ) , steak_and ale pie ( bánh_nhân thịt nướng và nước sốt ) , cottage_pie ( bánh_nhân thịt bò / cừu băm ) , pork_pie ( bánh_nhân thịt lợn ) và Cornish_Pasty ( bánh ngọt nướng Cornwall ) . Xúc_xích là món phổ_biến , thường dùng trong món bangers and_mash ( xúc_xích và khoai_nghiền ) hoặc toad in the hole ( xúc_xích trong khay pudding Yorkshire ) . Thịt hầm Lancashire là một món thịt hầm nổi_tiếng tại tây_bắc . Một_số loại pho mát phổ_biến là Cheddar , Red_Leicester và Wensleydale cùng với Blue_Stilton . Nhiều món ăn , cà_ri lai_tạo Anh-Ấn được tạo ra như gà tikka masala và balti . Các món tráng miệng truyền_thống của Anh gồm có bánh_táo cùng các loại bánh hoa_quả khác ; spotted dick ( pudding nho khô ) – đều thường được dùng với sữa trứng ; và gần đây hơn là sticky toffee pudding ( một loại bánh xốp_mềm ) . Các loại bánh ngọt gồm có bánh nướng ngọt ( có hoặc không có quả khô ) dùng kèm với mứt và / hoặc kem , bánh_mì nhân_quả khô , bánh ngọt_Eccles và bánh ngọt_nhân quả khô và gia_vị cùng nhiều loại bánh quy_ngọt hoặc có gia_vị . Trà là một loại đồ uống phổ_biến , nó gia_tăng phổ_biến tại Anh nhờ Vương_hậu_Catherine , còn các loại đồ uống có cồn được tiêu_thụ thường_xuyên là rượu_vang , rượu_táo , và các loại bia_Anh như bia đắng , bia nhẹ , bia nâu nặng , bia_nâu . Nghệ_thuật thị_giác Các bức họa trên đá và hang_động thời tiền_sử là ví_dụ sớm nhất được biết đến về nghệ_thuật thị_giác tại Anh , nổi_tiếng nhất là tại North_Yorkshire , Northumberland và Cumbria , song cũng có ở xa hơn về phía nam như tại Creswell_Crags . Văn_hóa La_Mã_truyền_bá đến Anh vào thế_kỷ I , nhiều hình_thức nghệ_thuật sử_dụng tượng , tượng bán_thân , thủy_tinh , và đồ_khảm trở_thành quy_tắc tiêu_chuẩn . Tồn_tại nhiều đồ tạo_tác cho đến ngày_nay , như tại Lullingstone và Aldborough . Trong sơ_kỳ Trung_Cổ , phong_cách ưa_chuộng thánh_giá và đồ_ngà điêu_khắc , tranh bản_thảo , trang_sức bằng vàng và tráng_men , biểu_thị yêu_thích các thiết_kế phức_tạp , đan_xen như trong kho chôn giấu Staffordshire phát_hiện vào năm 2009 . Một_số trong đó pha_trộn các phong_cách Gael và Anh , như Cẩm_nang Lindisfarne và Sách thánh_ca Vespasian . Nghệ_thuật Gothic sau đó được phổ_biến tại Winchester và Canterbury , các hiện_vật còn lại như trong Sách cầu kinh_St . Æthelwold và Sách thánh_ca Luttrell . Thời_kỳ Tudor có các nghệ_sĩ nổi_tiếng của triều_đình , tranh chân_dung duy_trì là bộ_phận vĩnh_viễn của nghệ_thuật Anh , chúng trở_nên nổi_tiếng nhờ công một người Đức là Hans_Holbein , và các nghệ_sĩ bản_địa như Nicholas_Hilliard . Dưới thời dòng_họ Stuart , các nghệ_sĩ châu_Âu lục_địa có ảnh_hưởng đến Anh , đặc_biệt là người Flemish ( nay là vùng Bỉ nói tiếng Hà_Lan ) , các nghệ_sĩ đại_diện cho giai_đoạn này gồm Anthony van_Dyck , Peter_Lely , Godfrey_Kneller và William_Dobson . Thế_kỷ XVIII là giai_đoạn quan_trọng khi Viện_hàn_lâm Hoàng_gia_Anh được thành_lập , một chủ_nghĩa_kinh_điển dựa trên Phục_Hưng toàn thịnh thịnh_hành — Thomas_Gainsborough và Joshua_Reynolds trở_thành hai nghệ_sĩ quý_báu nhất của Anh . Trường_phái Norwich tiếp_tục truyền_thống cảnh_quan , trong khi Anh_em tiền Raphael có phong_cách sâu_sắc và chi_tiết đã phục_hồi phong_cách sơ_kỳ Phục_hưng , họ gồm có các thủ_lĩnh là Holman_Hunt , Dante Gabriel_Rossetti và John_Everett Millais . Nghệ_sĩ nổi_bật trong thế_kỷ XX là Henry_Moore , ông được đánh_giá là tiếng_nói của điêu_khắc Anh_Quốc , và của chủ_nghĩa hiện_đại Anh_Quốc nói_chung . Các họa_sĩ đương_đại gồm có Lucian_Freud với tác_phẩm Benefits_Supervisor Sleeping vào năm 2008 lập kỷ_lục thế_giới về mức giá một bức tranh của một họa_sĩ còn sống . Văn_học , thi_ca và triết_học Các tác_gia thời_kỳ đầu như Bede và Alcuin viết bằng tiếng La_Tinh . Giai_đoạn văn_học tiếng Anh cổ có sử_thi Beowulf và văn_xuôi thế_tục là Biên_niên sử_Anglo-Saxon , cùng_với các tác_phẩm Cơ_Đốc_giáo như Judith , Hymn của Cædmon và các tiểu_sử vị thánh . Sau khi người Norman chinh_phục Anh , tiếng La_Tinh tiếp_tục trong các tầng_lớp có giáo_dục , cũng như văn_học Anh-Norman . Văn_học tiếng Anh trung_đại xuất_hiện cùng với Geoffrey_Chaucer , tác_giả của The_Canterbury_Tales , cùng với Gower , Pearl_Poet và Langland . William_xứ Ockham và Roger_Bacon đều thuộc Dòng_Francis , họ là các triết_gia lớn vào thời Trung_Cổ . Julian_xứ Norwich viết sách Revelations_of Divine_Love , ông là một nhà_thần bí_Cơ_Đốc_giáo nổi_bật . Trong văn_học Phục_hưng_Anh , xuất_hiện phong_cách tiếng Anh cận_đại . William_Shakespeare có các tác_phẩm Hamlet , Romeo và Juliet , Macbeth , và A_Midsummer Night's_Dream , ông là một trong các tác_gia cừ_khôi nhất của văn_học Anh . Christopher_Marlowe , Edmund_Spenser , Philip_Sydney , Thomas_Kyd , John_Donne , và Ben_Jonson là các tác_gia có thanh_thế khác trong thời_kỳ Elizabeth . Francis_Bacon và Thomas_Hobbes viết về chủ_nghĩa kinh_nghiệm và chủ_nghĩa_duy_vật , bao_gồm cả phương_pháp khoa_học và khế_ước xã_hội . Filmer viết về quyền thần_thánh của quốc_vương . Marvell là một nhà_thơ nổi_tiếng thời Thịnh_vượng chung , còn John_Milton là tác_giả của Thiên_đường đã mất vào thời_kỳ khôi_phục chế_độ_quân_chủ . Một_số triết_gia nổi_bật nhất trong thời_kỳ Khai_sáng là John_Locke , Thomas_Paine , Samuel_Johnson và Jeremy_Bentham . Các phần_tử cấp_tiến hơn sau đó bị Edmund_Burke chống_đối , ông được nhận_định là người sáng_lập chủ_nghĩa bảo_thủ . Thi_nhân Alexander_Pope cùng thơ trào_phúng của ông được đánh_giá cao . Anh giữ vai_trò quan_trọng trong chủ_nghĩa_lãng_mạn , Samuel Taylor_Coleridge , Lord_Byron , John_Keats , Mary_Shelley , Percy Bysshe_Shelley , William_Blake và William_Wordsworth là các nhân_vật chủ_yếu . Đứng trước cách_mạng công_nghiệp , các nhà_văn thôn_dã tìm đường đi giữa tự_do và truyền_thống ; William_Cobbett , G. K._Chesterton và Hilaire_Belloc là những người diễn_giải chính , trong khi người sáng_lập chủ_nghĩa_xã_hội phường hội là Arthur_Penty và người tán_thành phong_trào hợp_tác là G._D. H. Cole có liên_hệ phần_nào . Chủ_nghĩa tiếp_tục thông_qua John_Stuart Mill và Bertrand_Russell , còn Bernard_Williams tham_gia vào phân_tích . Các tác_gia quanh thời_kỳ Victoria gồm Charles_Dickens , chị_em nhà Brontë , Jane_Austen , George_Eliot , Rudyard_Kipling , Thomas_Hardy , H. G._Wells và Lewis_Carroll . Sau đó , Anh tiếp_tục có các tiểu_thuyết_gia như George_Orwell , D._H. Lawrence , Virginia_Woolf , C. S._Lewis , Enid_Blyton , Aldous_Huxley , Agatha_Christie , Terry_Pratchett , J._R. R._Tolkien và J._K. Rowling . Nghệ_thuật trình_diễn Âm_nhạc dân_gian truyền_thống của Anh có từ nhiều thế_kỷ và đóng_góp cho một_số thể_loại nổi_tiếng , chủ_yếu là hò kéo thuyền , nhảy_điệu jig , nhảy_điệu thủy_thủ và nhạc dance . Nó có các biến_thể riêng_biệt và khác_biệt khu_vực . Các khúc ballad về Robin_Hood do Wynkyn_de Worde in ra từ thế_kỷ XVI là một hiện_vật quan_trọng , cũng như các bộ sưu_tập The_Dancing_Master của John_Playford và Roxburghe_Ballads của Robert_Harley . Một_số bài hát nổi_tiếng nhất là Greensleeves , Pastime_with Good_Company , Maggie_May và Spanish_Ladies . Nhiều bài hát cho trẻ_em có nguồn_gốc từ Anh như Twinkle_Twinkle Little_Star , Roses are red , Jack_and_Jill , London_Bridge Is Falling_Down , The_Grand_Old Duke of_York , Hey Diddle_Diddle và Humpty_Dumpty . Các bài hát mừng Giáng_Sinh truyền_thống của Anh gồm có " We_Wish You_a Merry_Christmas " , " The_First_Noel " và " God_Rest You_Merry , Gentlemen " . Các nhà_soạn nhạc thời_kỳ đầu của Anh về âm_nhạc cổ_điển gồm có các nghệ_sĩ Phục_hưng Thomas_Tallis và William_Byrd , tiếp_theo là Henry_Purcell thuộc giai_đoạn Baroque . George_Frideric Handel vốn là người Đức_song đã nhập_tịch Anh và dành hầu_hết cuộc_đời sáng_tác của mình tại Luân_Đôn , ông sáng_tác ra các tác_phẩm nổi_tiếng nhất của âm_nhạc cổ_điển : Messiah , Water_Music và Music for the Royal_Fireworks . Một trong bốn bản thánh_ca đăng_cơ của ông là Zadok_the Priest được sáng_tác cho lễ đăng_cơ của George II , sau đó được trình_diễn tại mọi lễ đăng_cơ của quân_chủ_Anh . Diễn ra một cuộc phục_hưng về thành_tựu của các nhà_soạn nhạc_Anh trong thế_kỷ XX , dẫn_đầu là Edward_Elgar , Benjamin_Britten , Frederick_Delius , Gustav_Holst , Ralph Vaughan_Williams cùng những người khác . Các nhà_soạn nhạc hiện_đại đến từ Anh gồm có Michael_Nyman nổi_tiếng với The_Piano , và Andrew Lloyd_Webber có nhạc thành_công vang_dội trong rạp West_End và toàn_cầu . Trong lĩnh_vực âm_nhạc đại_chúng , nhiều ban_nhạc và nghệ_sĩ đơn của Anh được đánh_giá là có ảnh_hưởng nhất và bán_chạy nhất mọi thời_đại . The_Beatles , Led_Zeppelin , Pink_Floyd , Elton_John , Queen , Rod_Stewart và The_Rolling_Stones nằm trong số các nghệ_sĩ bán được nhiều đĩa ghi_âm nhất trên thế_giới . Nhiều thể_loại có nguồn_gốc tại Anh , như British_invasion , progressive_rock , hard_rock , Mod , glam_rock , heavy metal , Britpop , indie_rock , gothic_rock , shoegazing , acid house , garage , trip hop , drum and_bass và dubstep . Các lễ_hội âm_nhạc ngoài_trời quy_mô lớn trong mùa_hè và mùa thu được tổ_chức nhiều , chẳng_hạn như Glastonbury , V_Festival , và Reading_and Leeds_Festivals . Nhà_hát opera nổi_tiếng nhất tại Anh là Nhà_hát opera Hoàng_gia tại Covent_Garden . The_Proms là một mùa các buổi hòa_nhạc cổ_điển dàn_nhạc giao_hưởng , được tổ_chức tại Royal_Albert Hall thuộc Luân_Đôn , đây là một sự_kiện văn_hóa chính mỗi năm tại Anh . The_Royal_Ballet là một trong các công_ty ba-lê nổi_tiếng nhất thế_giới , danh_tiếng của họ dựa trên hai nhân_vật nổi_bật của vũ_đạo thế_kỷ XX là diễn_viên Margot_Fonteyn và biên_đạo Frederick_Ashton . Điện_ảnh Anh có ảnh_hưởng đáng_kể đến lịch_sử điện_ảnh , sản_sinh một_số diễn_viên , đạo_diễn và phim_ảnh vĩ_đại nhất , trong đó có Alfred_Hitchcock , Charlie_Chaplin , David_Lean , Laurence_Olivier , Vivien_Leigh , John_Gielgud , Peter_Sellers , Julie_Andrews , Michael_Caine , Gary_Oldman , Alan_Rickman , Helen_Mirren , Kate_Winslet và Daniel_Day-Lewis . Hitchcock và Lean nằm trong số các nhà làm phim được đánh_giá cao nhất . Phim đầu_tay của Hitchcock là The_Lodger : A_Story of_the London_Fog ( 1926 ) giúp định_hình_thể_loại phim ly_kỳ , còn phim Blackmail vào năm 1929 của ông thường được cho là phim có âm_thanh đầu_tiên của Anh_Quốc . Các xưởng phim lớn tại Anh gồm có Pinewood , Elstree và Shepperton . Một_số phim thành_công nhất về thương_mại mọi thời_đại được sản_xuất tại Anh , trong đó có hai nhãn phim vào hàng doanh_thu cao nhất ( Harry_Potter và James_Bond ) . Xưởng phim Ealing tại Luân_Đôn được cho là xưởng phim hoạt_động liên_tục lâu năm nhất thế_giới . Nổi_tiếng vì ghi_âm nhiều nhạc nền phim điện_ảnh , Dàn_nhạc giao_hưởng Luân_Đôn lần đầu trình_diễn nhạc phim vào năm 1935 . Bảng xếp_hạng 100 phim Anh_Quốc của BFI có Monty_Python's Life of_Brian ( 1979 ) , phim này thường được công_chúng Anh Quốc_bình chọn là hài_hước nhất mọi thời_đại . Các nhà_sản_xuất Anh cũng tích_cực trong hợp_tác sản_xuất quốc_tế , và các diễn_viên , đạo_diễn và đoàn làm phim_Anh xuất_hiện thường_xuyên trong các phim Mỹ . Hội_đồng_phim Anh_Quốc xếp_hạng David_Yates , Christopher_Nolan , Mike_Newell , Ridley_Scott và Paul_Greengrass là 5 đạo_diễn_Anh thành_công nhất về thương_mại kể từ năm 2001 . Các đạo_diễn Anh đương_đại gồm có Sam_Mendes , Guy_Ritchie và Steve_McQueen . Các diễn_viên đương_đại có Tom_Hardy , Daniel_Craig , Benedict_Cumberbatch và Emma_Watson . Đạo_diễn Andy_Serkis cho mở xưởng phim The_Imaginarium tại Luân_Đôn vào năm 2011 . Công_ty hiệu_ứng thị_giác Framestore tại Luân_Đôn sản_xuất một_số hiệu_ứng đặc_biệt được đánh_giá cao nhất trong các phim hiện_đại . Nhiều phim Hollywood thành_công dựa trên cốt_truyện về người Anh , văn_học hoặc sự_kiện của Anh . ' English_Cycle ' của phim_hoạt_hình Disney gồm có Alice trong xứ thần_tiên , Sách_Rừng xanh và Winnie-the-Pooh . Bảo_tàng , thư_viện và phòng trưng_bày ảnh Quỹ Di_sản_Anh là thể_chế chính_phủ có thẩm_quyền rộng trong quản_lý các di_tích lịch_sử , đồ tạo_tác và môi_trường tại Anh . Quỹ này hiện do Bộ Văn_hóa , Truyền_thông và Thể_thao bảo_trợ . Quỹ Quốc_gia về các địa_điểm quan_trọng lịch_sử hoặc vẻ đẹp tự_nhiên giữ một vai_trò tương_phản . Anh có 17 trong số 25 di_sản thế_giới UNESCO của Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland . Một_số di_sản nổi_tiếng là : Tường_Hadrianus , Stonehenge , Avebury và các di_chỉ liên_quan , Tháp_Luân_Đôn , Bờ_biển kỷ_Jura , Saltaire , Hẻm núi Ironbridge , Công_viên Hoàng_gia_Studley . Anh có nhiều bảo_tàng , song có_lẽ nổi_tiếng nhất là Bảo_tàng Anh tại Luân_Đôn . Bộ sưu_tập của bảo_tàng có trên bảy triệu hiện_vật và là một trong các bộ sưu_tập lớn nhất và toàn_diện nhất trên thế_giới , có nguồn_gốc từ mọi lục_địa , minh_họa và dẫn_chứng câu_chuyện văn_hóa nhân_loại từ khi bắt_đầu cho đến hiện_tại . Thư_viện Anh tại Luân_Đôn là thư_viện quốc_gia và là một trong các thư_viện nghiên_cứu lớn nhất thế_giới , lưu_giữ trên 150 triệu mục trong toàn_bộ các ngôn_ngữ và khổ giấy , gồm có 25 triệu sách . Nhà trưng_bày nghệ_thuật cao_cấp nhất là Nhà_trưng_bày Quốc_gia tại Quảng_trường Trafalgar , có một bộ sưu_tập với trên 2.300 bức họa có niên_đại từ giữa thế_kỷ XIII đến 1900 . Các nhà_trưng_bày Tate lưu_giữ các bộ sưu_tập quốc_gia về nghệ_thuật đương_đại_Anh và quốc_tế ; họ cũng tổ_chức Giải_Turner nổi_tiếng song thường gây tranh_luận . Thể_thao_Anh có di_sản thể_thao mạnh_mẽ , trong thế_kỷ XIX_Anh đã điều_lệ hóa nhiều môn thể_thao hiện được chơi khắp thế_giới . Các môn thể_thao có nguồn_gốc tại Anh gồm có bóng_đá , cricket , rugby_union , rugby league , quần_vợt , quyền_Anh , cầu_lông , bóng quần , rounders , khúc côn_cầu , snooker , bi-a , phi_tiêu , bóng bàn , bóng gỗ , bóng lưới , đua ngựa thuần_chủng , đua chó và săn_cáo . Anh còn giúp phát_triển golf , đua thuyền_buồm và công_thức 1 . Bóng_đá là môn thể_thao phổ_biến nhất , đội_tuyển bóng_đá quốc_gia Anh có sân_nhà là sân_vận_động Wembley . Anh thi_đấu với Scotland trong trận đấu bóng_đá quốc_tế đầu_tiên vào năm 1872 . Anh được FIFA cho là " quê_hương của bóng_đá " , và từng tổ_chức đồng_thời giành chức vô_địch tại Giải_bóng_đá vô_địch thế_giới 1966 , giành thắng_lợi trước Tây_Đức với tỷ số 4 – 2 trong trận chung_kết , với ba bàn thắng của Geoff_Hurst . Trận chung_kết này thu_hút tới 32,3 triệu khán_giả truyền_hình Anh , là sự_kiện truyền_hình được xem nhiều nhất tại Anh_Quốc cho đến nay . Anh cũng được FIFA công_nhận là nơi khai_sinh của bóng_đá cấp câu_lạc_bộ , do Sheffield_F.C. thành_lập vào năm 1857 là câu_lạc_bộ cổ nhất trên thế_giới . Hiệp_hội bóng_đá Anh là thể_chế quản_lý thể_thao lâu năm nhất , có các điều_lệ bóng_đá được soạn_thảo lần đầu_vào năm 1863 . Cúp_FA và giải bóng_đá Anh là các giải thi_đấu đầu_tiên . Hiện_nay , Ngoại_hạng Anh là giải đấu bóng_đá có nhiều người theo_dõi nhất thế_giới , sinh_lợi nhiều nhất , và nằm vào hàng tinh_hoa . Liverpool , Manchester_United , Nottingham_Forest , Chelsea , Aston_Villa và Manchester_City đã giành cúp châu_Âu , trong khi Arsenal , Leeds_United , Tottenham_Hotspur đã từng lọt tới trận chung_kết . Cricket nói_chung được cho là phát_triển từ sơ_kỳ Trung_cổ trong các cộng_đồng nông_nghiệp và thợ_luyện kim tại Weald . Đội_tuyển cricket_Anh là đội_tuyển_hợp nhất của Anh và Wales . Một trong những cặp đấu nổi_tiếng nhất của môn này là loạt The_Ashes giữa Anh và Úc , được tổ_chức từ năm 1882 . Trận chung_kết 2009 Ashes được gần 2 triệu người theo_dõi , song cực điểm 2005 Ashes được 7,4 triệu người theo_dõi do nó được phát trên truyền_hình mặt_đất . Anh từng bốn lần tổ_chức giải vô_địch cricket thế_giới ( 1975 , 1979 , 1983 , 1999 ) , và sẽ tổ_chức mùa giải năm 2019 , song chưa từng vô_địch . Anh từng tổ_chức ICC World_Twenty20 năm 2009 , và vô_địch mùa giải năm 2010 khi đánh_bại Úc trong trận chung_kết . Có nhiều giải thi_đấu trong nước , gồm cả giải vô_địch các hạt , trong đó Yorkshire là câu_lạc_bộ thành_công nhất với 31 lần giành chiến_thắng . Sân cricket Lord's tại Luân_Đôn thỉnh_thoảng được gọi_là " Mecca của môn Cricket " . William Penny_Brookes là nhân_vật nổi_tiếng vì thiết_lập phiên_bản hiện_đại của Thế_vận_hội . Luân_Đôn từng tổ_chức Olympic mùa hè năm 1908 và 1948 , và 2012 . Anh cũng tham_gia thi_đấu tại Đại_hội thể_thao Khối Thịnh_vượng chung , được tổ_chức bốn năm một lần . Hội_đồng Thể_thao_Anh là cơ_quan quản_lý chịu trách_nhiệm phân_bổ quỹ và chỉ_đạo chiến_lược cho hoạt_động thể_thao tại Anh . Một giải Grand_Prix được tổ_chức tại Silverstone . Rugby_union bắt_nguồn tại Trường_Rugby , Warwickshire vào đầu thế_kỷ XIX. Đội_tuyển rugby_union quốc_gia Anh giành chiến_thắng tại giải vô_địch thế_giới năm 2003 . Anh là đồng chủ nhà của mùa giải vô_địch rugby_union thế_giới năm 1991 , và tổ_chức mùa giải năm 2015 . Cấp cao nhất của câu_lạc_bộ là English_Premiership . Leicester_Tigers , London_Wasps , Bath_Rugby và Northampton_Saints từng giành thắng_lợi trong Heineken_Cup châu_Âu . Rugby league ra_đời tại Huddersfield năm 1898 . Kể từ năm 2008 , đội_tuyển rugby_league quốc_gia Anh có tư_cách cấp quốc_gia đầy_đủ thay_vì đội_tuyển rugby_league Anh_Quốc , vốn là đội_tuyển từng ba lần vô_địch thế_giới vào năm 1954 , 1960 và 1972 song hiện giải_thể . Các câu_lạc_bộ chơi tại Super_League , hậu_thân của giải_vô_địch bóng Rugby từ năm 1895 . Toàn_bộ 11 câu_lạc_bộ của Anh trong Super_League đều nằm tại miền bắc , một_số câu_lạc_bộ thành_công nhất gồm Wigan_Warriors , St_Helens , Leeds_Rhinos và Huddersfield_Giants ; ba câu_lạc_bộ đầu đều từng giành World_Club Challenge . Trong môn quần_vợt , Giải Vô_địch Wimbledon là giải đấu lâu_đời nhất thế_giới và được công_nhận rộng_rãi là giải đấu danh_tiếng nhất . Các biểu_tượng quốc_gia Quốc_kỳ_Anh là Thập tự Thánh_George kể từ thế_kỷ XIII. Ban_đầu cờ được dùng bởi một quốc_gia hàng_hải là Cộng_hòa Genova . Vương triều_Anh đã trả một khoản cống_nạp cho Tổng_trấn_Genova từ năm 1190 trở về sau , nhờ thế các con tàu Anh có_thể treo lá cờ này để làm một phương_tiện bảo_vệ khi đi vào Địa_Trung_Hải . Một chữ_thập_đỏ là một biểu_tượng cho nhiều cuộc Thập_Tự Chinh trong thế_kỷ XII và XIII. Nó gắn liền với Thánh_George , cùng_với các quốc_gia và thành_phố tuyên_bố ông là vị thánh bảo_hộ và sử_dụng chữ_thập của ông trong hiệu_kỳ . Từ năm 1606 lá cờ Chữ thập_Thánh_George đã là một phần trong thiết_kế của Quốc_kỳ Liên_hiệp , một lá cờ cho toàn Vương_quốc_Anh được thiết_kế bởi Vua James_I. Có nhiều biểu_tượng và đồ tạo_tác mang tính biểu_tượng khác , cả chính_thức và không chính_thức , gồm hoa_hồng Tudor là biểu_tượng thực_vật quốc_gia , và Tam_sư được thể_hiện trên quốc_huy . Hoa_hồng Tudor đã được chấp_nhận làm một biểu_tượng quốc_gia của Anh vào_khoảng thời_gian Các cuộc chiến_tranh Hoa_hồng để tượng_trưng cho hòa_bình . Nó là một biểu_tượng dung_hợp ở điểm nó kết_hợp cả hoa_hồng trắng của Nhà_York và hoa_hồng đỏ của Nhà_Lancaster — đều là các nhánh thứ của Nhà_Plantagenet khi họ tham_gia vào_cuộc chiến_tranh tranh_giành vương_triều . Nó cũng được gọi_là Hoa_hồng_Anh . Cây_sồi là một biểu_tượng của Anh , thể_hiện sức_mạnh và sự trường_tồn . Thuật_ngữ Cây_Sồi Hoàng_gia được dùng để biểu_thị sự trốn_thoát của Vua Charles II khỏi những người theo phe nghị_viện sau khi cha_ông bị hành_quyết ; ông đã trốn trong một cây sồi để tránh bị phát_hiện trước khi trốn thoát ra nước_ngoài . Quốc_huy_Anh , với hình ba chú sư_tử có niên_đại từ khi được Richard_Sư_tử_tâm chấp_nhận năm 1198 – 1340 . Chúng được tuyên_dương là gules , three lions passant guardant or và là một trong những biểu_tượng nổi_tiếng nhất của Anh ; nó tương_tự như những huy_hiệu truyền_thống của Normandy . Anh không có quốc_ca được quy_định chính_thức , bởi Vương_quốc Liên_hiệp Anh về tổng_thể có Chúa phù_hộ Nữ_hoàng . Tuy_nhiên , những bài sau thường được coi là những quốc_ca không chính_thức của Anh : Jerusalem , Land of_Hope and_Glory ( được dùng cho Anh trong Đại_hội Thể_thao Thịnh_vượng chung 2002 ) , và I Vow to_Thee , My_Country . Ngày quốc_khánh của Anh là Ngày Thánh_George , bởi Thánh_George là vị thánh bảo_hộ của Anh , và được tổ_chức hàng năm vào ngày 23 tháng 4 . Tham_khảo Chú_thích Thư_mục Liên_kết ngoài Tin_tức Anh trên BBC_Trang_chủ du_lịch Anh Thông_tin du_lịch Anh trên Lonely Planet Hình_ảnh về nước Anh Official website of_the United_Kingdom Government_English Heritage – national body protecting English heritage Natural_England – wildlife_and the natural world_of England_Enjoy England – website of_the English_Tourist Board BBC_England – news items from the BBC relating to England_Quốc_gia cấu_thành Vương_quốc Liên_hiệp_Anh và Bắc_Ireland Quốc_gia và vùng lãnh_thổ nói tiếng Anh Đảo_Anh Đảo_quốc_Quốc_gia và vùng lãnh_thổ German_Quốc_gia Kitô_giáo
Ottawa là thủ_đô và cũng là thành_phố lớn thứ tư của Canada thành_phố lớn thứ nhì của tỉnh bang Ontario . Ottawa nằm trong thung_lũng sông Ottawa phía bờ Đông của tỉnh bang Ontario , cách Toronto 400 km về phía Đông_Bắc và Montréal 190 km về phía Tây . Ottawa nằm trải dài theo bờ sông Ottawa , đường thủy chủ_yếu ngăn_cách tỉnh bang Ontario và Québec . Diện_tích của thành_phố vào_khoảng 2.778,64 km² , dân_số vào năm 2001 là trên 808.000 người ( nếu tính luôn các khu ngoại_thành thì hơn 1,1 triệu người ) . Vào năm 2005 , dân_số ước_tính là 859.704 , trong khi vùng thủ_đô , bao_gồm thành_phố Gatineau , Québec , có dân_số ước khoảng 1.148.785 . Dân_số những người nói tiếng Pháp tại Ottawa rất đáng_kể , và theo chính_sách của chính_phủ , tất_cả các dịch_vụ chủ_yếu đều bằng song_ngữ cả hai thứ tiếng Anh và Pháp . Thủ_đô Ottawa còn nổi_tiếng với nhiều công_trình kiến_trúc cổ như Tòa nhà Nghị_viện ( Parliament_Buildings ) , Dinh Toàn_quyền Rideau ( Rideau_Hall ) , Tòa nhà Liên_bang ( Confederation_Building ) , các phòng tranh , viện_bảo_tàng , thư_viện quốc_gia và các trường đại_học như Đại_học Carleton và Đại_học Ottawa . Thêm nữa thành_phố cũng có những khu thương_mại sầm_uất và các cao_ốc hiện_đại giống như Toronto , Montréal và Vancouver . Thị_trưởng đương_thời của Ottawa là ông Larry_O'Brien , là người kế_nhiệm ông Bob_Chiarelli vào ngày 1 tháng 12 năm 2006 . Ottawa là nơi tập_trung nhiều Tiến_sĩ nhất_tính theo đầu người tại Canada . Lịch_sử Vùng_Ottawa xưa kia là nơi sinh_sống của dân_tộc bản_xứ bộ lạc_Algonquin . Người Algonquin xưa kia gọi sông Ottawa là sông Kichi_Sibi hoặc Kichissippi , có nghĩa_là " Dòng sông lớn " . Người Âu_châu đầu_tiên đến định_cư tại vùng này là Philemon_Wright đã thành_lập một cộng_đồng phía bên bờ sông thuộc tỉnh bang Québec vào năm 1800 . Ông Wright khám_phá rằng có_thể vận_chuyển gỗ bằng đường_sông từ thung_lũng Ottawa đến Montréal , và khu_vực này đã phát_triển nhanh_chóng nhờ vào độc_quyền kinh_doanh gỗ . Loại thông_trắng đã được trồng khắp vùng thung_lũng này nhờ vào thân cây thẳng và rắn_chắc rất được ưa_chuộng tại nhiều nước Âu_châu . Để có_thể ổn_định cuộc_sống cho gia_đình các trung_đoàn quân_đội vào những năm tiếp_theo cuộc Chiến_tranh năm 1812 , chính_phủ bắt_đầu hỗ_trợ các kế_hoạch di_dân nhằm đưa nhóm dân_Công_giáo_Ireland và Tin_lành đến định_cư tại vùng Ottawa , và từ đó bắt_đầu cho một làn_sóng di_cư đều_đặn của người Ireland trong các thập_niên kế_tiếp . Cùng_với nhóm dân Canada gốc Pháp đến từ tỉnh bang Québec , hai nhóm dân này đã cung_cấp một số_lượng lớn công_nhân trong công_trình Kênh_Rideau và sự phát_triển của ngành kinh_doanh gỗ , nhờ đó Ottawa đã được đưa vào bản_đồ . Dân_số trong vùng tăng lên rõ_rệt sau khi Đại_tá John_By hoàn_tất kênh Rideau vào năm 1832 . Mục_đích của kênh đào này là cung_cấp một đường thủy an_toàn giữa Montréal và Kingston trong vùng hồ Ontario , băng qua sông St . Lawrence nơi giáp_ranh với tiểu_bang New_York . Kênh được xây_dựng bắt_đầu từ đoạn cuối phía Bắc là nơi Đại_tá By đặt một doanh_trại , sau đó trở_thành đồi Parliament và bố_trí một thành_phố nhỏ được gọi_là Bytown . Các nhà_lãnh_đạo thành_phố này bao_gồm các con của ông Wright , đáng_kể nhất là ông Ruggles_Wright . Nicholas_Sparks , Braddish_Billings và Abraham_Dow là những cư_dân đầu_tiên phía bên bờ sông Ottawa thuộc tỉnh bang Ontario . Phía Tây của kênh đào được biết đến với tên gọi " Annalisetown " là nơi tập_trung các tòa nhà Quốc_hội , trong khi phía Đông của kênh đào ( chỗ giao nhau giữa kênh đào và sông Rideau ) được gọi_là " Nathantown " . Lúc bấy_giờ , Lowertown là một thị_trấn lụp_xụp đông_đúc và huyên_náo , thường_xuyên hứng_chịu các trận dịch tệ_hại nhất , như trận dịch_tả vào năm 1832 và trận dịch sốt_phát ban vào năm 1847 . Ottawa trở_nên trung_tâm công_nghiệp chế_biến gỗ của Canada và Bắc_Mỹ . Từ đó , ngành công_nghiệp này nhanh_chóng được mở_rộng dọc theo sông Ottawa về hướng Tây , và gỗ mới đốn được kết_thành bè_xuôi theo một đoạn sông dài đưa đến các nhà_máy chế_biến . Bytown được đổi tên là Ottawa vào năm 1855 . Ngày 31 tháng 12 năm 1857 , Nữ_hoàng_Victoria đã được thỉnh_cầu để định_đô cho xứ Canada ( gồm tỉnh bang Québec và Ontario ) và bà đã chọn Ottawa . Có nhiều câu_chuyện châm_biếm về cách bà chọn ra thủ_đô như sau : bà đã cắm cây trâm gài_nón trên bản_đồ giữa khoảng_cách Toronto và Montréal , hoặc đơn_giản là bà thích màu_sắc trên bản_đồ của vùng này . Mặc_dù những câu_chuyện này không có cơ_sở lịch_sử nhưng đã phản_ánh sự chuyên_quyền độc_đoán khi Ottawa được chọn làm thủ_đô lúc bấy_giờ và Luân_Đôn đã không thỉnh_ý người_dân . Mặc_dù hiện_nay Ottawa là một thủ_đô chủ_yếu và là thành_phố lớn thứ tư của Canada , nhưng xưa kia Ottawa chỉ là một thị_trấn ngoại_ô cách xa các thành_phố chính khác , như Thành_phố Québec và Montréal ở phía Đông của Canada , hoặc Kingston và Toronto ở phía Tây . Trong thực_tế , các cố_vấn của Nữ_hoàng đã khuyên bà chọn Ottawa vì nhiều lý_do : lý_do thứ nhất vì Ottawa là khu định_cư ở ngay ranh_giới của phía Đông và Tây của Canada ( ranh_giới giữa Québec và Ontario ngày_nay ) , như là một thỏa_hiệp giữa hai khu kiều_dân Pháp và Anh ; thứ hai là cuộc chiến_tranh năm 1812 đã cho thấy nhược_điểm của các thành_phố lớn là dễ bị phía Mỹ tấn_công vì các thành_phố này nằm rất gần biên_giới trong khi Ottawa lúc bấy_giờ được rừng rậm bao_bọc và nằm cách xa biên_giới ; lý_do thứ ba là chính_phủ sở_hữu một mảnh đất rộng_lớn ở một vị_thế với phong_cảnh ngoạn_mục nhìn xuống dòng sông Ottawa . Vị_trí của Ottawa rất thuận_lợi trong việc phòng_thủ trong lúc vẫn duy_trì được vận_chuyển bằng đường thủy bằng sông Ottawa đến phía Đông_Canada , và bằng kênh Rideau đến phía Tây Canada . Hai lý_do khác là do Ottawa gần như là trung_điểm giữa Toronto và thành_phố Québec ( ~ 500 km / 310 mi ) và vì Ottawa là một thành_phố nhỏ nên giảm_thiểu được dư_luận bất_bình trong quần_chúng và dẫn đến sự phá_hoại các tòa nhà chính_phủ như đã từng xảy ra với các thủ_đô cũ của Canada . Khu nhà chính của tòa nhà Quốc_hội tại Ottawa đã bị thiêu rụi trong trận hỏa_hoạn ngày 3 tháng 2 năm 1916 . Thượng nghị_viện và Hạ nghị_viện phải tạm_thời dời đến Viện Bảo_tàng Kỷ_niệm Victoria vừa_mới xây xong , nay là Viện Bảo_tàng Thiên_nhiên cách đồi Parliament khoảng 1 km trên đường Metcalfe . Một khu nhà chính khác đã được xây_dựng lại và hoàn_tất vào năm 1922 . Tháp_Hòa bình ở ngay giữa tòa nhà Quốc_hội và là biểu_tượng của thành_phố này đã được xây theo kiến_trúc Gô-tích . Vào ngày 5 tháng 9 năm 1945 , chỉ một_vài tuần_lễ sau khi Chiến_tranh thế_giới thứ hai kết_thúc , nhiều người cho rằng Ottawa là nơi chính_thức bắt_đầu cuộc_Chiến_tranh_Lạnh . Một thư_ký tầm thường của Liên_Xô tên là Igor_Gouzenko đã trốn khỏi Tòa Đại_sứ Liên_Xô với hơn 100 tài_liệu mật . Đầu_tiên , Cảnh_sát Hoàng_gia_Canada ( RCMP ) đã từ_chối thu_nhận mớ tài_liệu này vì Liên_Xô vẫn còn là đồng_minh của Canada và Anh_Quốc , và vì báo_chí không tha_thiết gì đến câu_chuyện này . Sau khi Gouzenko lẩn_trốn một đêm tại căn_hộ của người hàng_xóm và biết được nhà_riêng đã bị lục_soát , cuối_cùng Gouzenko đã thuyết_phục được RCMP xem qua mớ tài_liệu đó và đó là bằng_chứng về hệ_thống gián_điệp Liên_Xô đang hoạt_động tại các nước phương Tây , và điều này đã gián_tiếp dẫn đến việc phát_hiện Liên_Xô đang chế_tạo bom nguyên_tử để đối_chọi với Hoa_Kỳ . Năm 2001 , thành_phố Ottawa cũ ( dân_số ước_tính năm 2005 là 350.000 ) đã được hợp nhất với các khu ngoại_ô Nepean ( dân_số 135.000 ) , Kanata ( dân_số 56.000 ) , Gloucester ( dân_số 120.000 ) , Rockcliffe_Park ( dân_số 2.100 ) , Vanier ( dân_số 17.000 ) và Cumberland ( dân_số 55.000 ) , và các huyện ngoại_thành West_Carleton ( dân_số 18.000 ) , Osgoode ( dân_số 13.000 ) , Rideau ( dân_số 18.000 ) và Goulbourn ( dân_số 24.000 ) , cùng_với các hệ_thống và cơ_sở_hạ_tầng của Vùng Thủ_đô Ottawa-Carleton . Trước năm 1969 , Ottawa-Carleton là Carleton_County bao_gồm các khu_vực như thành_phố Ottawa hiện_nay ngoại_trừ Cumberland . Khẩu_hiệu " Tiến lên " là khẩu_hiệu của Ottawa và Trung_đoàn Bộ_binh Cameron_Highlanders của Ottawa . Địa_lý và khí_hậu Ottawa tọa_lạc tại bờ phía Nam của sông Ottawa , và bao_gồm các cửa_sông Rideau và kênh Rideau . Khu_phố cổ nhất ( kể_cả di_tích của Bytown ) được gọi_là Lower_Town và chiếm cứ một vùng giữa kênh đào và các nhánh sông . Phía bên kia kênh đào về phía Tây là Centretown ( thường được gọi_là " downtown " - khu trung_tâm thành_phố ) , là trung_tâm tài_chính và thương_mại của thành_phố . Giữa nơi đây và sông Ottawa là đồi Parliament vươn lên cao và là nơi tập_trung các tòa nhà chính_phủ tiêu_biểu của thủ_đô và cũng là nơi hội_họp của các nhà Lập_pháp Canada . Thủ_đô Ottawa bao_gồm nhiều vùng_ven ngoại_thành nằm ở phía Đông , phía Tây và phía Nam , và kể_cả các thành_phố cũ của Gloucester , Nepean và Vanier , khu làng_xã cũ của Rockcliffe_Park và các khu ngoại_ô Manotick và Orléans . Tính chung vào khu thành_thị chính là vùng ngoại_ô Kanata bao_gồm khu_phố trước_kia của Kanata và khu làng_xã Stittsville ( dân_số 70.320 ) . Ngoài_ra còn có các thị_trấn và cộng_đồng khác thuộc vùng_ven đô ở phía bên kia vùng_đất chưa khai_phá như là Constance_Bay ( dân_số 2.327 ) ; Kars ( dân_số 1.539 ) ; Metcalfe ( dân_số 1.610 ) ; Munster ( dân_số 1.390 ) ; Osgoode ( dân_số 2.571 ) ; và Richmond ( dân_số 3.287 ) . Sông_Ottawa là ranh_giới giữa Ontario_Québec . Bên kia sông là thành_phố Gatineau . Mặc_dù Ottawa và Gatineau ( và các thành_phố lân_cận khác ) chính_thức thuộc về hai tỉnh bang khác nhau và có bộ_máy quản_lý riêng_biệt nhưng hai thành_phố này hợp nhất thành Vùng Thủ_đô Quốc_gia với tổng_số cư_dân hơn một_triệu người . Hội_đồng Thành_phố của chính_quyền Liên_bang ( Hội_đồng Thủ_đô Quốc_gia , viết tắt là NCC ) sở_hữu các khu đất của cả hai thành_phố - bao_gồm các địa_điểm có tính_chất lịch_sử quan_trọng trong lãnh_vực du_lịch . NCC có trách_nhiệm lên kế_hoạch và phát_triển các khu đất này và là một đóng_góp quan_trọng cho cả hai thành_phố . Bao_bọc vùng thành_thị này là vùng_đất chưa khai_phá rộng_lớn Greenbelt do Hội_đồng Thủ_đô Quốc_gia quản_lý bao_gồm các khu rừng , đất canh_tác và đầm lầy . Ottawa là một thành_phố tự_trị , không phụ_thuộc vào cấp quản_lý cao hơn nào khác . Ottawa được bao_bọc bởi Liên_hiệp Huyện_Prescott và Russell về phía Đông ; Huyện_Renfrew và Huyện_Lanark về phía Tây ; ở phía Nam là Liên_hiệp Huyện_Leeds và Grenville và Liên_hiệp Huyện_Stormont , Dundas và Glengarry ; và ở phía Bắc là Les_Collines-de-l ' Outaouais và thành_phố Gatineau . Ottawa do 11 huyện có tính_chất lịch_sử hợp_thành : Cumberland , Fitzroy , Gloucester , Goulbourn , Huntley , March , Marlborough , Nepean , North_Gower , Osgoode và Torbolton . Danh_sách các cầu của Ottawa Danh_sách các tòa nhà của Ottawa Danh_sách các nhà_thờ của Ottawa Danh_sách các trường_học của Ottawa Danh_sách 10 tòa nhà chọc_trời của Ottawa-Gatineau Danh_sách các tòa Đại_sứ và Hội_đồng Cao_cấp của Ottawa Danh_sách các khu_vực lân_cận của Ottawa Danh_sách các công_viên của Ottawa Danh_sách đường_phố của Ottawa_Vùng Thủ_đô Quốc_gia Ottawa có một khí_hậu đại_lục ẩm_ướt ( Koppen_Dfb ) với nhiệt_độ cao nhất là 37.8_°C ( 100 °F ) vào mùa hè năm 1986 và 2001 , thấp nhất là - 38.9_°C ( - 38 °F ) vào ngày 29 tháng 12 năm 1933 , và là thủ_đô lạnh hàng thứ nhì trên thế_giới ( sau Ulaanbaatar , Mông_Cổ ) . Với khí_hậu đặc_biệt này , Ottawa rất hãnh_diện về các hoạt_động hàng năm nhưng cũng có yêu_cầu đa_dạng về quần_áo . Tuy_nhiên vì khí_hậu vào mùa hè rất ấm_áp nên Ottawa chỉ xếp_hạng thứ 7 trong các thủ_đô lạnh nhất thế_giới căn_cứ vào nhiệt_độ trung_bình hàng năm , nhưng nếu dựa vào nhiệt_độ trung_bình của tháng 1 thì Ottawa xếp_hạng 3 sau Ulaanbaatar , Mông_Cổ và Astana , Kazakhstan . Tuyết và băng nước_đá có ảnh_hưởng lớn đến Ottawa vào mùa Đông . Lượng tuyết hàng năm tại Ottawa vào_khoảng 235 cm ( 93 in ) . Ngày có nhiều tuyết rơi nhất được ghi lại là 4 tháng 3 năm 1947 với 73 cm ( 2.5_feet ) . Nhiệt_độ trung_bình tháng 1 là - 10.8 °C ( 13 °F ) , ban_ngày nhiệt_độ trên 0 °C và ban_đêm lạnh dưới - 25 °C ( - 13 °F ) vào mùa Đông . Mùa tuyết rơi hàng năm thay_đổi thất_thường . Thông_thường tuyết bao_phủ mặt_đất từ giữa tháng 12 đến đầu tháng 4 , nhưng cũng có năm tuyết chỉ rơi sau lễ Giáng_sinh , nhất_là những năm gần đây . Năm 2007 thật đáng chú_ý vì mãi đến gần cuối tháng 1 mới có tuyết rơi . Những cơn gió lạnh cóng trung_bình hàng năm là 51 , 14 và 1 với những ngày nhiệt_độ xuống dưới - 20 °C ( - 4 °F ) , - 30 °C ( - 22 °F ) và - 40 °C ( - 40 °F ) theo thứ_tự . Cơn gió lạnh nhất được ghi lại là - 47.8_°C ( - 54.0_°F ) vào ngày 8 tháng 1 năm 1968 . Ottawa và những nơi khác của Canada_thường có những cơn mưa đóng_băng . Trận_bão đóng_băng năm 1998 là một cơn bão lớn đã làm cúp điện và ảnh_hưởng đến nền kinh_tế địa_phương . Mùa_hè thường ấm_áp và ẩm_ướt tại Ottawa mặc_dù rất ngắn_ngủi . Nhiệt_độ trung_bình cao nhất của tháng 7 là 26.5_°C ( 80 °F ) với dòng không_khí lạnh bất_ngờ đến từ hướng Bắc đã hạ thấp độ_ẩm_ướt với nhiệt_độ khoảng 30 °C ( 86 °F ) hoặc cao hơn . Nhiệt_độ cao nhất được ghi lại là 39.5_°C ( 103 °F ) vào mùa hè năm 2005 ở vài địa_điểm . Thời_tiết nóng_bức thường tăng thêm độ_ẩm_ướt đặc_biệt là các khu_vực gần sông_ngòi . Ottawa hàng năm có 41 , 12 và 2 ngày với độ_ẩm_ướt trên 30 °C ( 86 °F ) , 35 °C ( 95 °F ) và 40 °C ( 104 °F ) theo thứ_tự . Ngày có độ_ẩm_ướt cao nhất 48 °C ( 118 °F ) là 1 tháng 8 năm 2006 . Kinh_tế Ottawa có mức_sống cao , tỷ_lệ thất_nghiệp thấp , và tỷ_lệ tăng_trưởng GDP cao thứ tư trong số các thành_phố lớn của Canada ( năm 2007 là 2,7 % , vượt quá mức trung_bình của Canada là 2,4 % ) . Vùng_Ottawa-Gatineau có thu_nhập cao thứ ba trong tất_cả các thành_phố lớn của Canada . Tổng_thu_nhập bình_quân trong khu_vực lên tới 40.078 đô_la , tăng 4,9 % so với năm trước . Chi_phí sinh_hoạt hàng năm trong năm 2007 tăng 1,9 % . Nó cũng được đánh_giá là thành_phố sạch thứ hai ở Canada và là thành_phố sạch thứ ba trên thế_giới . Dịch_vụ Nguồn sử_dụng lao_động chính của Ottawa là Dịch_vụ Công_cộng của Canada và ngành công_nghệ_cao , mặc_dù du_lịch và chăm_sóc sức_khỏe cũng thể_hiện các hoạt_động kinh_tế ngày_càng đáng_kể . Chính_phủ Liên_bang là chủ_nhân lớn nhất của thành_phố , sử_dụng hơn 110.000 cá_nhân từ khu_vực Thủ_đô Quốc_gia . Trụ_sở chính của các cơ_quan liên_bang đặt tại Ottawa , đặc_biệt là khắp khu_vực Centretown , trong khu phức_hợp Terrasses de_la Chaudière và Place_du_Portage ở Hull . Trụ_sở chính của Bộ Quốc_phòng cũng được đặt tại thành_phố này , là cơ_quan đầu_não của Lực_lượng Vũ_trang Canada và chủ_trì Bộ Quốc_phòng . Khu_vực Ottawa bao_gồm CFS_Leitrim , Vùng Núi_CFB , và CFC_Rockcliffe trước_đây . Vào mùa hè , thành_phố tổ_chức Tuần_Lễ Cảnh_Sát , thực_hiện các nhiệm_vụ như Thay_Đổi Cảnh_Quan . Là thủ_đô của Canada , du_lịch là một phần quan_trọng của nền kinh_tế Ottawa , nhất_là sau khi lễ kỷ_niệm 150 năm thành_lập Canada được tổ_chức tại đây . Sự dẫn_đầu cho các lễ_hội đã chứng_kiến ​ ​_sự đầu_tư lớn vào cơ_sở_hạ_tầng công_cộng , nâng_cấp cơ_sở_hạ_tầng du_lịch và tăng_cường các điểm tham_quan văn_hóa quốc_gia . Vùng thủ_đô quốc_gia hàng năm thu_hút khoảng 7,3 triệu du_khách , khoảng 1,18 tỉ đô_la . Công_nghệ Ngoài các hoạt_động kinh_tế đi kèm với vốn quốc_gia , Ottawa là một trung_tâm công_nghệ quan_trọng ; vào năm 2015 , 1800 công_ty tại đây đã tuyển_dụng khoảng 63.400 người . Sự tập_trung của các công_ty trong ngành công_nghiệp này đã làm cho thành_phố có biệt_danh là " Thung_lũng Silicon_Bắc " . Hầu_hết các công_ty này chuyên về viễn_thông , phát_triển phần_mềm và công_nghệ môi_trường . Các công_ty lớn như Nortel , Corel , Mitel , Cognos , Halogen , Shopify và JDS_Uniphase được thành_lập trong thành_phố . Ottawa cũng có các khu_vực cho Nokia , 3M , Adobe_Systems , Bell Canada , IBM và Hewlett-Packard . Nhiều ngành công_nghệ viễn_thông và công_nghệ mới nằm ở phía tây thành_phố ( trước_đây là Kanata ) . " Khu_vực công_nghệ_cao " được thành_lập và đang hoạt_động có hiệu_quả vào năm 2015 / 2016 . Y_tế Một ngành lớn khác là ngành y_tế với hơn 18.000 nhân_viên . Bốn bệnh_viện đa_khoa đang hoạt_động nằm trong khu_vực Ottawa gồm : Bệnh_viện Queensway-Carleton , Bệnh_viện Ottawa , Bệnh_viện Montfort và Bệnh_viện Nhi_Đồng_Đông_Ontario . Một_số cơ_sở chuyên_khoa của bệnh_viện cũng có_mặt , chẳng_hạn như Viện Tim_mạch Đại_học Ottawa và Trung_tâm Y_tế Tâm_thần Hoàng_gia_Ottawa . Nordion , i-Stat , Hội_đồng_Nghiên_cứu Quốc_gia Canada và OHRI là một phần của ngành khoa_học đời_sống đang phát_triển . Kinh_doanh Kinh_doanh , tài_chính , quản_trị , bán_hàng và dịch_vụ xếp_hạng cao trong các loại nghề_nghiệp . Khoảng 10 % GDP của Ottawa bắt_nguồn từ tài_chính , bảo_hiểm và bất_động_sản , trong khi việc_làm trong các ngành sản_xuất hàng hóa chỉ bằng một_nửa mức trung_bình toàn_quốc . Thành_phố Ottawa là nhà tuyển_dụng lớn thứ hai với hơn 15.000 nhân_viên . Năm 2006 , Ottawa đã có hơn 40.000 việc_làm trong năm 2001 với tốc_độ tăng_trưởng trung_bình năm năm tương_đối chậm so với cuối những năm 1990 . Trong khi số_lượng nhân_viên trong chính_phủ liên_bang bị trì_trệ , ngành công_nghiệp công_nghệ_cao đã tăng 2,4 % . Sự tăng_trưởng tổng_thể của việc_làm tại Ottawa-Gatineau là 1,3 % so với năm trước , xuống vị_trí thứ_sáu trong số các thành_phố lớn nhất của Canada . Tỷ_lệ thất_nghiệp tại Ottawa-Gatineau là 5,2 % ( tính riêng Ottawa : 5,1 % ) , , thấp hơn mức trung_bình toàn_quốc là 6,0 % . Sự suy_thoái kinh_tế đã làm gia_tăng tỷ_lệ thất_nghiệp trong giai_đoạn từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009 từ 4,7 đến 6,3 % . Tuy_nhiên , trong tỉnh Ontanrio , tỷ_lệ này tăng so với cùng kỳ từ 6,4 lên 9,1 % . Giao_thông Ottawa có hệ_thống xe_lửa của Công_ty Đường_sắt VIA , nhiều đường_hàng_không thông_qua phi_trường Quốc_tế Ottawa_Macdonald-Cartier , và các Công_ty xe liên tỉnh như Greyhound tại Trạm xe bus trung_tâm Ottawa . Thủ_đô của Canada còn có một hệ_thống đường_cao_tốc , như quốc_lộ Highway 417 ( còn được gọi_là quốc_lộ Queensway ) , đường 174 vùng Ottawa-Carleton ( trước_kia là quốc_lộ 17 ) , và quốc_lộ Highway 416 ( Quốc_lộ Kỷ_niệm Cựu_chiến_binh ) vừa được xây xong nối_liền Ottawa với các quốc_lộ khác thuộc Hệ_thống Quốc_lộ 400 của Ontario . Quốc_lộ 417 cũng là một phần của Quốc_lộ xuyên Canada . Thành_phố này cũng có một_vài đại_lộ với phong_cảnh đẹp hai bên như Đại_lộ Ottawa_River , và một đường_cao_tốc nối_liền với quốc_lộ 5 Québec của thành_phố Hull . Tất_cả quốc_lộ và đường_sá của Ottawa đều được liệt_kê trong Danh_sách đường_phố của Ottawa . Phương_tiện di_chuyển công_cộng chủ_yếu của Ottawa là OC_Transpo và hệ_thống tàu_điện_O-Train . Một hệ_thống đường tàu_điện nối_liền Nam_Bắc và Đông_Tây đã được đề_xuất nhưng Hội_đồng Thành_phố đã hủy bỏ dự_án mở_rộng đường Bắc_Nam có_thể nối_liền khu Barrhaven và khu trung_tâm vào năm 2009 . Cả hai Công_ty OC_Transpo và Quebec-based Société_de transport de l'Outaouais ( STO ) đảm_nhiệm dịch_vụ xe bus giữa Ottawa và Gatineau . Vé chuyển xe hoặc vé tháng đều có_thể sử_dụng ở cả hai thành_phố không phải trả thêm tiền phụ_thu . Kênh_Rideau bắt_nguồn từ Kingston , Ontario lượn_khúc dẫn đến Ottawa . Vào mùa Đông , kênh này vẫn mở_cửa và là một phương_tiện di_chuyển của khu trung_tâm dài khoảng 7.8 km dành cho những người trượt băng ( từ Đại_học Carleton đến khu siêu_thị Rideau_Centre ) và cũng là sân trượt băng dài nhất thế_giới . Ngoài_ra còn có một hệ_thống đường_mòn uốn_khúc dọc theo sông Ottawa , sông Rideau và kênh Rideau . Những con đường nhỏ này được sử_dụng trong vận_chuyển , du_lịch và giải_trí , bởi_vì đa_số đều đủ rộng cho những người đi xe_đạp . Đi xe_đạp là phương_tiện di_chuyển phổ_biến quanh_năm trong vùng này . Ottawa là chỗ hợp dòng của ba con sông lớn : sông Ottawa , sông Gatineau và sông Rideau . Sông_Ottawa và sông Gatineau là những con sông quan_trọng trong lịch_sử của nền công_nghiệp khai_thác gỗ và lâm_sản . Sông_Rideau nối_liền Ngũ_Đại_Hồ và sông Saint_Lawrence với sông Ottawa . , Danh_sách các công_viên của Ottawa , Danh_sách đường_sá của Ottawa_Thắng cảnh và các tổ_chức nổi_tiếng , National Capital_Region Các ngành Công_nghiệp chính Thể_thao Các đội thể_thao Thông_tin See_also : List_of Ottawa_media Chú_thích Nguồn tham_khảo Statistics Canada 2001 Census_of Canada , retrieved October 10 , 2006 . Liên_kết ngoài City_of Ottawa's_website National Capital_Freenet - Directory of_Ottawa and_Environs Ottawa_Freecycle Network_Ottawa Travel_Guide Musée_Bytown Museum_Interesting Facts_About Ottawa_from Canadian Geographic_Parliament Hill_Webcam Ottawa_Ontario Thành_phố của Canada Thủ_đô Bắc_Mỹ
Bắc_Mỹ là một lục_địa nằm hoàn_toàn trong Bắc_Bán_cầu và gần như hoàn_toàn trong Tây Bán_cầu của Trái_Đất , có_thể được miêu_tả là tiểu_lục_địa phía Bắc của châu_Mỹ . Lục_địa này giáp với Bắc_Băng_Dương về phía Bắc , với Đại_Tây_Dương về phía Đông , với Nam_Mỹ và Biển Caribe về phía Đông_Nam , cũng như với của Thái_Bình_Dương về phía Tây và phía Nam . Lục_địa này nằm trên mảng kiến_tạo Bắc_Mỹ nên Greenland được xem là thuộc Bắc_Mỹ về mặt địa_lý . Bắc_Mỹ có diện_tích khoảng 24.709.000 ki - lô - mét_vuông ( 9.540.000_dặm vuông ) , khoảng 16,5 % diện_tích đất_liền của Trái_Đất và khoảng 4,8 % toàn_bộ bề_mặt của hành_tinh này . Trên thế_giới , đây là lục_địa có diện_tích lớn thứ ba , sau châu_Á và châu_Phi , cũng như lục_địa có dân_số cao thứ tư , sau châu_Á , châu_Phi và châu_Âu . Năm 2013 , tổng dân_số của 23 nhà_nước độc_lập ở Bắc_Mỹ được ước_tính là 579 triệu người , hay 7,5 % dân_số thế_giới . Con_người lần đầu_tiên đặt_chân lên Bắc_Mỹ khoảng 40.000 đến 17.000 năm trước vào thời_kỳ băng_hà cuối_cùng bằng cách đi qua cầu đất_liền Bering . Thời_kỳ Paleo-Indian kéo_dài đến khoảng 10.000 năm trước . Giai_đoạn cổ_điển kéo_dài từ thế_kỷ thứ 6 đến thế_kỷ thứ 13 . Thời_kỳ Tiền_Colombo kết_thúc vào năm 1492 , khi người định_cư từ châu_Âu bắt_đầu di_cư đến Bắc_Mỹ trong thời_đại Khám_phá và thời_kỳ cận_đại . Tuy_nhiên , Bắc_Mỹ ( trừ Greenland ) được nhắc đến lần đầu_tiên trong sử_sách châu_Âu vào_khoảng năm 1000 TCN mà cụ_thể là trong các saga của người Bắc_Âu . Ngày_nay , các đặc_điểm về văn_hóa và sộc_tốc của dân_cư Bắc_Mỹ phản_ánh sự tương_tác giữa thực_dân châu_Âu , dân bản_địa , nô_lệ đến từ châu_Phi , người nhập_cư từ châu_Âu , châu_Á và Nam_Á , cũng như hậu_duệ của các nhóm người này . Do quá_trình thuộc địa_hóa của châu_Âu , phần_lớn dân_số Bắc_Mỹ nói các ngôn_ngữ châu_Âu như tiếng Anh , tiếng Tây_Ban_Nha hay tiếng Pháp , và các nền văn_hóa của họ nhìn_chung phản_ánh các truyền_thống của nền văn_hóa phương Tây . Tuy_nhiên , ở một_số khu_vực của Canada , Hoa_Kỳ , Mexico và Trung_Mỹ , các nhóm người bản_địa vẫn duy_trì những truyền_thống văn_hóa và nói ngôn_ngữ của riêng mình . Phạm_vi Theo định_nghĩa chính_thức của Liên_Hợp_Quốc , " Bắc_Mỹ " bao_gồm 3 khu_vực : Bắc_Mỹ , Trung_Mỹ và Caribe . Pháp , Ý , Bồ_Đào_Nha , Tây_Ban_Nha , Romani , Hy_Lạp và các quốc_gia Mỹ_Latinh sử_dụng mô_hình 6 châu_lục , trong đó Bắc_Mỹ và Nam_Mỹ được gộp thành một châu_lục và tên gọi Bắc_Mỹ được dùng để chỉ tiểu_lục địa_chứa Canada , Hoa_Kỳ , Mexico , Saint_Pierre và Miquelon ( thuộc Pháp ) , và đôi_khi cả Greenland và Bermuda . Phân_vùng Bắc_Mỹ được chia thành nhiều vùng về mặt địa_lý , văn_hóa hoặc kinh_tế , và mỗi vùng đó lại bao_gồm những vùng nhỏ hơn . Các vùng kinh_tế được hình_thành từ những khối thương_mại chẳng_hạn như khối Hiệp_định Thương_mại Bắc_Mỹ hay khối Hiệp_định Thương_mại Trung_Mỹ . Về mặt ngôn_ngữ và văn_hóa , lục_địa này có_thể được chia thành Mỹ_Ănglê và Mỹ_Latinh . Mỹ Ănglê bao_gồm phần_lớn khu_vực Bắc_Mỹ , Belize và các hòn đảo Caribe có dân_số chủ_yếu nói tiếng Anh ( tuy một_số khu_vực , chẳng_hạn như Louisiana và Quebec , có lượng lớn dân_số nói tiếng Pháp ; ở Quebec , tiếng Pháp là ngôn_ngữ chính_thức duy_nhất ) . Miền_Nam lục_địa Bắc_Mỹ được chia thành hai vùng : Trung_Mỹ và Caribe . Miền_Bắc của lục_địa cũng được phân_chia thành các khu_vực rõ_ràng . Tên gọi " Bắc_Mỹ " đôi_khi được dùng để chỉ Mexico , Canada , Hoa_Kỳ và Greenland thay_vì toàn_bộ lục_địa . Thuật_ngữ " khu_vực Bắc_Mỹ " được dùng để chỉ các quốc_gia và vùng lãnh_thổ ở phía Bắc của Bắc_Mỹ , bao_gồm Hoa_Kỳ , Bermuda , Saint-Pierre và Miquelon , Canada và Greenland , Hai quốc_gia có diện_tích lớn nhất Bắc_Mỹ , Canada và Hoa_Kỳ , cũng được chia thành những vùng rõ_rệt và được công_nhận rộng_rãi . Canada được chia thành ( từ Đông sang Tây ) Atlantic Canada , miền Trung Canada , đồng_cỏ Canada , bờ biển British_Columbia , và miền Bắc Canada . Mỗi vùng này lại bao_gồm những vùng nhỏ hơn . Theo Cục Thống_kê Dân_số Hoa_Kỳ , Hoa_Kỳ được chia thành New_England , các tiểu_bang Trung-Đại Tây_Dương , các tiểu_bang Nam_Đại_Tây_Dương , các tiểu_bang Trung_Đông_Bắc , các tiểu_bang Trung_Tây_Bắc , các tiểu_bang Trung_Đông_Nam , các tiểu_bang Trung_Tây_Nam , các tiểu_bang miền Núi và các tiểu_bang bờ Tây . Hai quốc_gia này có chung khu_vực Ngũ_Đại_Hồ . Ở cả hai quốc_gia đều đã hình_thành nên các siêu đô_thị , chẳng_hạn như ở Tây_Bắc Thái_Bình_Dương hay các siêu đô_thị Ngũ_Đại_Hồ . Quốc_gia và vùng lãnh_thổ Đặc_điểm tự_nhiên Địa_lý Bắc_Mỹ là phần phía Bắc của vùng_đất thường được biết đến với các tên gọi Tân_thế_giới , Tây_Bán_cầu hay châu_Mỹ . Bắc_Mỹ là châu_lục có diện_tích lớn thứ ba sau châu_Á và châu_Phi . Kết_nối bằng đường_bộ duy_nhất giữa Bắc_Mỹ và Nam_Mỹ là ở eo đất Daria hoặc eo đất Panama . Theo phần_lớn các nhà_địa_lý_học , điểm cực Đông_Nam của Bắc_Mỹ là khoảng_cách Darién_Gap nằm trên đường biên_giới giữa Colombia và Panama , khiến cho gần như toàn_bộ Panama được xem là thuộc Nam_Mỹ . Tuy_nhiên , một_số nhà địa_chất học cho rằng điểm cực_Nam của Bắc_Mỹ là eo đất Tehuantepec , Mexico ; từ đây , Trung_Mỹ trải dài theo hướng Đông_Nam về phía Nam Mỹ . Các hòn đảo Caribe hay Tây_Ấn được xem là một phần của Bắc_Mỹ . Lục_địa này có đường bờ biển dài và không đồng_đều . Vịnh_Mexico là thủy_phận lớn nhất ở Bắc_Mỹ , theo sau là vịnh Hudson . Các vịnh nổi_bật khác bao_gồm vịnh Saint_Lawrence và vịnh California . Trước khi eo đất Trung_Mỹ được hình_thành , khu_vực này từng chìm dưới nước . Các hòn đảo Tây_Ấn là những gì còn sót lại của một cây cầu đất_liền từng kết_nối Bắc và Nam_Mỹ . Ngoài khơi Bắc_Mỹ có nhiều hòn đảo ; nổi_bật nhất là quần_đảo Bắc_Cực , quần_đảo Bahamas , quần_đảo Turks và Caicos , các hồn đảo Đại_Antilles và Tiểu_Antilles , quần_đảo Aleut ( trong đó có một_số hòn đảo nằm trên Đông Bán_cầu ) , quần_đảo Alexander , hàng nghìn hòn đảo gần Bờ biển British_Columbia , và Newfoundland . Greenland , một hòn đảo tự_trị thuộc Đan_Mạch và hòn đảo lớn nhất thế_giới , nằm trên mảng kiến_tạo với Bắc_Mỹ ( mảng Bắc_Mỹ ) nên được xem là một phần của lục_địa này về mặt địa_lý . Về mặt địa_chất , Bermuda không phải là một phần của châu_Mỹ mà là một hòn đảo được hình_thành trên sống núi giữa Đại_Tây_Dương hơn 100 triệu năm trước . Địa_điểm trên lục_địa gần với Bermuda nhất là mũi Hatteras , North_Carolina . Tuy_nhiên , Bermuda vẫn thường được xem là một phần của Bắc_Mỹ , đặc_biệt là về mặt lịch_sử , chính_trị và văn_hóa , vì mối liên_hệ giữa hòn đảo này với Virginia cũng như các khu_vực khác của lục_địa . Phần_lớn lục_địa Bắc_Mỹ nằm trên mảng kiến_tạo Bắc_Mỹ . Một phần của miền tây Mexico , trong đó có Baja_California , và một phần của California , bao_gồm các thành_phố San_Diego , Los_Angeles và Santa_Cruz , nằm trên rìa phía Đông của mảng Thái_Bình_Dương . Hai_mảng kiến_tạo này giáp nhau tại đứt_gãy San_Andreas . Khu_vực cực_Nam của Bắc_Mỹ và phần_lớn Tây_Ấn nằm trên mảng Caribe . Về phía Tây , mảng Bắc_Mỹ giáp các mảng Juan_de Fuca và Cocos . Bắc_Mỹ có_thể được chia thành bốn khu_vực lớn ( mỗi khu_vực bao_gồm các khu_vực nhỏ hơn ) : Đại_Bình_nguyên kéo_dài từ Vịnh_Mexico đến phía Bắc Canada ; khu_vực đồi_núi phía Tây tương_đối trẻ bao_gồm dãy Rocky , Đại_Bồn_địa , California và Alaska ; khu_vực cao_nguyên tương_đối bằng_phẳng ở phía Đông_Bắc ; và khu_vực địa_hình đa_dạng phía Đông bao_gồm dãy Appalachia , đồng_bằng duyên_hải dọc theo bờ biển Đại_Tây_Dương và bán_đảo Florida . Mexico , bao_gồm các cao_nguyên và dãy núi trải dài , nằm chủ_yếu ở phía Tây của châu_lục , mặc_dù đồng_bằng duyên_hải phía Đông của quốc_gia này vẫn trải dài về phía Nam . Khu_vực đồi_núi phía Tây được xẻ dọc ở giữa thành các dãy núi Rocky và các dãy núi duyên_hải ở California , Oregon , Washington và British_Columbia ; ở giữa chúng là Đại_Bồn Địa_— một khu_vực thấp hơn với những dãy núi nhỏ và hoang_mạc thấp . Ngọn núi cao nhất ở đây là đỉnh Denali ở Alaska . Địa_chất Lịch_sử địa_chất Ở trung_tâm Bắc_Mỹ là một nền lục_địa cổ được hình_thành từ 1,5 đến 1,0 tỉ năm trước trong liên_đại Nguyên_sinh có tên là Laurentia . Từ cuối đại_Cổ_sinh đến đầu đại_Trung_sinh , Bắc_Mỹ là một phần của siêu_lục địa_Pangaea cũng như các lục_địa khác của thế_giới ngày_nay và giáp lục_địa Âu-Á về phía Đông . Sự hình_thành của Pangaea đã tạo ra dãy núi Appalachi khoảng 480 triệu năm trước , vì_thế đây là một trong những dãy núi lâu_đời nhất trên thế_giới . Khi Pangaea bắt_đầu rạn_nứt vào_khoảng 200 triệu năm trước , Bắc_Mỹ trở_thành một phần của Laurasia , rồi sau đó tách ra khỏi lục_địa_Âu-Á và trở_thành một lục_địa độc_lập vào_khoảng giữa kỷ_Phấn trắng . Dãy Rocky và các dãy núi khác ở phía Tây cũng bắt_đầu được hình_thành trong một thời_kỳ kiến_tạo sơn xảy ra từ 80 đến 55 triệu năm trước . Eo đất Panama kết_nối Bắc và Nam_Mỹ có_thể đã được hình_thành từ 12 đến 15 triệu năm trước , còn Ngũ_Đại_Hồ ( cũng như nhiều hồ và sông nước_ngọt khác ở phía Bắc ) được hình_thành khi băng_hà rút đi 10.000 năm trước . Bắc_Mỹ là nguồn_gốc phần_lớn tri_thức của nhân_loại về niên_đại_địa_chất của Trái_Đất . Khu_vực địa_lý mà hiện_nay là Hoa_Kỳ là nơi mà nhiều loài khủng_long được phát_hiện nhất trong số tất_cả các quốc_gia hiện_đại . Theo nhà cổ_sinh_vật_học Peter_Dodson , điều này là kết_quả của các yếu_tố địa_tầng học , khí_hậu , địa_lý , con_người và lịch_sử . Nguồn hóa_thạch khủng_long kỷ_Jura Muộn nhiều nhất ở Bắc_Mỹ là hệ tầng Morrison , phía Tây Hoa_Kỳ . Địa_chất Trung_Mỹ Trung_Mỹ là nơi xảy ra nhiều hoạt_động địa_chất như phun trào núi lửa và động_đất . Năm 1976 , ở Guatemala xảy ra một trận động_đất lớn khiến 23.000 người thiệt_mạng ; Managua , thủ_đô của Nicaragua , cũng bị các trận động_đất tàn_phá vào năm 1931 và năm 1972 , trong đó trận động_đất vào năm 1972 đã làm khoảng 5.000 người thiệt_mạng ; El_Salvador đã bị tàn_phá bởi một trần_động_đất vào năm 1986 và hai trận động_đất vào năm 2001 ; một trận động_đất đã tàn_phá miền Bắc và miền Trung_Costa Rica vào năm 2009 , khiến ít_nhất 34 người thiệt_mạng ; cũng vào năm 2009 , ở một trận động_đất mạnh ở Honduras đã làm ít_nhất 7 người thiệt_mạng . Năm 1968 , núi lửa Arenal ở Costa_Rica phun trào và khiến 87 người thiệt_mạng . Nham_thạch từ các núi lửa làm đất_đai trở_nên màu_mỡ , từ đó tạo ra các khu_vực cao_nguyên có sản_lượng nông_nghiệp lớn có_thể nuôi sống mật_độ dân_cư lớn . Trung_Mỹ có nhiều dãy núi ; trong đó dài nhất là dãy Sierra Madre_de Chiapas , dãy Cordillera_Isabelia và dãy Cordillera_de Talamanca . Ở giữa các dãy núi là những thung_lũng màu_mỡ phù_hợp cho con_người sinh_sống ; phần_lớn dân_số của Honduras , Costa_Rica và Guatemala sống trong các thung_lũng . Thung_lũng cũng là nơi phù_hợp để canh_tác cà_phê , đậu và các loại hoa_màu khác . Khí_hậu Bắc_Mỹ là một lục_địa rất lớn kéo_dài từ vòng Bắc_Cực đến chí tuyến Bắc . Greenland , cũng như khu_vực Canadian_Shield , có khí_hậu đài_nguyên với nhiệt_độ trung_bình , tuy_nhiên , ở trung_tâm Greenland là một dải băng rất lớn . Khí_hậu đài_nguyên này có phạm_vi trên khắp Canada và kết_thúc ở dãy núi Rocky ( mặc_dù vẫn bao_gồm Alaska ) cũng như ở cuối Canadian_Shield , gần Ngũ_Đại_Hồ . Khu_vực ở phía Tây dãy núi Cascade có khí_hậu ôn_đới với lượng mưa trung_bình là . Miền_duyên hải_California có khí_hậu Địa_Trung_Hải với nhiệt_độ trung_bình ở các thành_phố như San_Francisco là trong suốt cả năm . Khu_vực từ bờ Đông đến phía Đông tiểu_bang North_Dakota ( theo chiều ngang ) và đến tiểu_bang Kansas ( theo chiều dọc ) có khí_hậu lục_địa_ẩm với các mùa rõ_rệt và lượng mưa trung_bình hàng năm lớn , ví_dụ như ở Thành_phố New_York . Sinh_thái Các loài động_vật nổi_bật ở Bắc_Mỹ bao_gồm bò bison , gấu_đen , báo đốm , báo sư_tử , cầy thảo_nguyên , gà_tây , linh_dương sừng_nhánh , gấu_mèo , sói đồng_cỏ và bướm vua . Các loài thực_vật nổi_bật được canh_tác ở Bắc_Mỹ bao_gồm thuốc_lá , ngô , bí , cà_chua , hoa hướng_dương , việt_quất , bơ , bông Mexico , ớt và vani . Chú_thích Liên_kết ngoài " North America " / " Central_America " . The_Columbia_Encyclopedia , 6 th ed . 2001 - 6 . New_York , Columbia_University Press . " North America " / " Central_America " . Encyclopædia_Britannica . 2006 . Chicago , Encyclopædia_Britannica , Inc . UN Statistics_Division : Composition of_macro geographical ( continental ) regions , geographical sub-regions , and_selected economic_and other groupings " North_America " ( 2009 - 10-31 ) / " Central_America " ( 2009 - 10-31 ) . MSN Encarta_Online Encyclopedia 2006 . American Heritage_Dictionaries , North America_and Central_America Houghton Mifflin_Company , " North_America " Council on Hemispheric_Affairs Consortium for North_American Higher_Education Collaboration_WordNet Princeton_University : Central_America Crystal Reference_Encyclopedia , " North_America " Internet World_Map Study showing the geographic distribution of_the Internet across North_America . Mỹ Bắc_Bài cơ_bản dài trung_bình Vùng của châu_Mỹ
Nga ( ) , tên đầy_đủ là Liên_bang Nga ( , viết tắt là RF ) là một quốc_gia Cộng_hòa Liên_bang nằm ở phía Bắc của lục_địa Á - Âu , đây là quốc_gia có diện_tích lớn nhất trên thế_giới . Nga là một nhà_nước cộng_hòa liên_bang với 85 thực_thể liên_bang . Nga có biên_giới giáp với những quốc_gia sau ( từ tây_bắc đến đông nam ) : Na_Uy , Phần_Lan , Estonia , Latvia , Litva và Ba_Lan ( cả hai đều qua tỉnh Kaliningrad ) , Belarus , Ukraina , Gruzia , Azerbaijan , Kazakhstan , Trung_Quốc , Mông_Cổ và Bắc_Triều_Tiên . Nước này cũng có biên_giới trên biển với Nhật_Bản ( qua biển Okhotsk ) , Thổ_Nhĩ_Kỳ ( qua biển Đen ) và Hoa_Kỳ ( qua eo_biển Bering ) , giáp với Canada qua Bắc_Băng_Dương . Với diện_tích 17,098,246 km² ( 6,601,670_mi² ) , Nga là nước có diện_tích lớn nhất thế_giới , bao_phủ gần 1/9 diện_tích lục_địa Trái_Đất . Nga cũng là nước đông dân thứ 9 thế_giới với 145,8 triệu người ( 2020 ) . Lãnh_thổ_Nga kéo_dài toàn_bộ phần phía bắc châu_Á và 40 % Châu_Âu , bao_gồm 11 múi_giờ và sở_hữu nhiều loại môi_trường , địa_hình . Nga có trữ_lượng khoáng_sản và năng_lượng lớn nhất thế_giới - được coi là một trong những siêu_cường năng_lượng . Nga cũng có diện_tích rừng lớn nhất thế_giới và các hồ của Nga chứa xấp_xỉ 25 % - tức 1/4_lượng nước_ngọt không đóng_băng của thế_giới . Nga đã thiết_lập tầm ảnh_hưởng trên khắp thế_giới từ thời Đế_quốc Nga . Dưới thời_kỳ Liên_bang Xô_viết , nhà_nước xã_hội_chủ_nghĩa đầu_tiên trên thế_giới , Liên_Xô được công_nhận là một trong hai siêu_cường trên thế_giới thời đó cùng với Hoa_Kỳ , đóng vai_trò quan_trọng hàng_đầu trong thắng_lợi của Khối Đồng_Minh trong Thế_chiến_II. Liên_bang Nga được thành_lập kể từ sau sự sụp_đổ và tan_rã của Liên_Xô cùng Khối phía Đông vào năm 1991 và được công_nhận là sự kế_tục pháp_lý của Nhà_nước Xô_viết . Năm 2020 , Liên_bang Nga với 145,8 triệu dân có quy_mô nền kinh_tế lớn thứ 11 thế_giới theo GDP_danh_nghĩa hoặc đứng thứ 6 toàn_cầu theo sức_mua tương_đương . GDP_danh_nghĩa theo thống_kê của IMF đạt 1,467_nghìn tỷ USD , xếp_hạng 11 sau Mỹ , Trung_Quốc , Nhật_Bản , Đức , Anh , Ấn_Độ , Pháp , Ý , Canada và Hàn_Quốc . GDP theo sức_mua ( PPP ) đạt 4,021_nghìn tỷ USD , đứng hạng 6 sau Trung_Quốc , Mỹ , Ấn_Độ , Nhật và Đức . Cũng theo Quỹ_Tiền_tệ Quốc_tế , thu_nhập bình_quân đầu người của Nga ước_tính theo danh_nghĩa năm 2020 là 9,972 USD / người , còn tính theo sức_mua tương_đương là 27,394 USD / người , lần_lượt xếp_hạng 61 và 50 trên thế_giới . Nga có ngân_sách quốc_phòng lớn thứ 11 thế_giới năm 2021 . Đây là một trong những nhà_nước sở_hữu_vũ_khí hạt_nhân được công_nhận và đồng_thời sở_hữu_kho vũ_khí hủy_diệt hàng_loạt lớn nhất thế_giới . Nga là thành_viên thường_trực của Hội_đồng Bảo_an Liên_Hợp_Quốc , G20 , APEC , SCO , EurAsEC và lãnh_đạo của Cộng_đồng các Quốc_gia Độc_lập . Nga cũng như tiền_thân Liên_Xô có truyền_thống lâu_đời trong nhiều lĩnh_vực khoa_học , văn_hóa , nghệ_thuật , bao_gồm những thành_tựu quan_trọng đầu_tiên về công_nghệ hạt_nhân , vũ_trụ . Nga cũng là một cường_quốc quân_sự . Mặc_dù vậy , Nga hiện_nay cũng đang phải đối_mặt với rất nhiều vấn_đề , thách_thức như phát_triển chưa tương_xứng với vị_thế và tiềm_năng ( không còn duy_trì được sức phát_triển cùng vị_thế siêu_cường thế_giới như thời Liên_Xô , nước_Nga hiện_đại dù cho là một cường_quốc cũng như siêu_cường tiềm_năng tuy_nhiên vẫn là một nước đang_phát_triển ) , tỷ_lệ tội_phạm cao , tỷ_lệ tự_sát cao , chủ_nghĩa khủng_bố , xung_đột sắc_tộc , sụt_giảm dân_số do chênh_lệch giới_tính cùng tỉ_lệ sinh_giảm , tình_trạng nghiện rượu của nam_giới , nạn tham_nhũng trong giới lãnh_đạo cũng như tác_động của cuộc khủng_hoảng tài_chính năm 2014 và các lệnh trừng_phạt , cấm_vận , cô_lập kinh_tế , quân_sự , ngoại_giao từ phía Hoa_Kỳ , NATO , đồng_minh cùng Liên_minh châu_Âu . Nguồn_gốc tên gọi Tên tiếng Nga Tên gọi Rossiya có nguồn_gốc từ Rus , một quốc_gia thời Trung_Cổ có dân_cư chủ_yếu là người Đông_Slav . Tuy_nhiên , bản_thân tên gọi này chỉ mới xuất_hiện trong các sử_liệu khá gần đây và cư_dân của quốc_gia này gọi đất_nước của họ với cái tên " Русская_Земля " ( russkaya zemlya ) , có_thể tạm dịch là " Xứ_sở của người Rus ' " . Các sử_gia hiện_đại gọi quốc_gia này là " Rus_Kiev " để phân_biệt nó với các quốc_gia hậu_thân . Bản_thân danh_xưng Rus có nguồn_gốc từ tộc_danh của người Rus , một phân_nhóm của tộc_Varangia ( họ có_lẽ chính là người Viking_Swede ) , những người có công thành_lập quốc_gia Rus ( Русь ) . Phiên_bản Latinh_cổ của cái tên Rus ' là Ruthenia , chủ_yếu được dùng để chỉ các vùng phía tây và phía nam của Rus ' - những nơi gần kề với châu_Âu Công_giáo . Tên gọi hiện_nay của quốc_gia , Россия ( Rossiya ) , bắt_nguồn từ tên gọi tiếng Hy_Lạp Trung_đại của Rus_Kiev , Ρωσσία_Rossía — viết là Ρωσία ( Rosía ) trong tiếng Hy_Lạp hiện_đại . Tên tiếng Việt Hiện_tại , quốc_hiệu thông_dụng của nước Nga trong tiếng Trung là " Nga La_Tư " ( 俄羅斯 , éluósì ) . Về nguồn_gốc của từ " Nga La_Tư " , có thuyết cho rằng : vào trước thời nhà_Nguyên , khi người Mông_Cổ tiếp_xúc với quốc_gia này , do tiếng Mông_Cổ không có phụ_âm " r " đứng đầu , để tiện cho việc phát_âm nên đã lặp lại nguyên_âm trong âm_thứ nhất của từ . Россия ( Rossiya ) vì_thế biến_đổi thành оРоссия ( oRossiya ) , đến thời_Nguyên thì người Mông_Cổ sử_dụng dịch_danh Hán_tự là " Oát_La_Tư " ( 斡羅思 , wòluósì ) , phiên_âm từ " o-Ro-ssi " và bỏ " ya " . Những năm đầu thời nhà_Thanh , trong nhiều văn_hiến có sử_dụng tên gọi " La_Sát " ( 羅剎 ) , song khi xưng_hô giữa quốc_gia với nhau thì phần_nhiều dịch là Ngạc_La_Tư ( 鄂羅斯 ) hoặc Nga La_Tư ( 俄羅斯 ) . Vào những năm Càn_Long thời_Thanh , khi soạn " Tứ_khố toàn thư " thì chính_thức thay_đổi thành Nga La_Tư ( 俄羅斯 , éluósì ) . Do_vậy theo phân_tích trên thì chữ " Nga " lại không phiên_âm cho âm_tiết nào trong từ " Rossiya " cả . Lịch_sử Lịch_sử của nước Nga bắt_đầu từ lịch_sử Đông_Slav . Nhà_nước Đông_Slav đầu_tiên , nước Rus ' Kiev , đã chấp_nhận việc du_nhập Ki-tô_giáo từ Đế_quốc_Đông La_Mã vào năm 988 khởi_đầu sự tổng_hòa các nền văn_hóa Đông_La_Mã và Slav_lập ra văn_hóa Nga trong một nghìn năm tiếp_theo . Nước Rus ' Kiev nhanh_chóng tan_rã không còn là một Nhà_nước nữa , cuối_cùng chịu đầu_hàng quân xâm_lược Mông_Cổ trong những năm 1230 . Trong thời_gian này , một_số lãnh_đạo địa_phương , đặc_biệt là xứ Novgorod và xứ Pskov , đã chiến_đấu để thừa_kế di_sản văn_hóa và chính_trị của nước Rus ' Kiev . Sau thế_kỷ XIII , Moskva dần trở_thành trung_tâm văn_hóa . Tới thế_kỷ XVIII , Đại_công_quốc_Moskva đã trở_thành Đế_quốc_Nga rộng_lớn , trải dài từ Ba_Lan về phía đông tới Thái_Bình_Dương . Sự mở_rộng về phía tây càng khiến nước Nga nhận_thức được sự khác_biệt của họ với đa_phần còn lại của châu_Âu và phá vỡ sự cô_lập từng xảy ra ở những giai_đoạn đầu mở_rộng . Thời này có Nga_hoàng_Pyotr Đại_Đế xóa bỏ một nước Nga lạc_hậu , nửa Á_Đông , tiến_hành sự_nghiệp lớn_lao đổi_mới đất_nước . Các vị Nữ_hoàng_Anna , Elizaveta_Petrovna và Ekaterina II đều lên_ngôi với những cuộc đảo_chính do Ngự Lâm_quân hỗ_trợ . Với chính_sách bành_trướng , phát_triển thực_lực của đất_nước , triều_đình Nga_hoàng đã phá_bỏ_mối đe_dọa từng có từ Vương_quốc Thụy_Điển và Đế_quốc Thổ_Nhĩ_Kỳ Ottoman . Các triều_đại nối_tiếp nhau trong thế_kỷ XIX đã đối_phó với những áp_lực đó bằng sự kết_hợp giữa các cuộc cải_cách miễn_cưỡng và trấn_áp . Chế_độ nông_nô Nga đã bị bãi_bỏ năm 1861 , nhưng sự hủy_bỏ này thực_sự chỉ gây thêm phiền_toái cho người nông_dân và càng khiến áp_lực cách_mạng tăng cao . Trong khoảng thời_gian từ khi chế_độ nông_nô bị hủy bỏ tới khi bắt_đầu Chiến_tranh thế_giới lần thứ nhất năm 1914 , các cuộc cải_cách Stolypin , hiến_pháp 1906 và Duma quốc_gia đã mang lại những thay_đổi đáng_kể cho nền kinh_tế và chính_trị Nga , nhưng các hoàng_đế Nga vẫn không muốn rời bỏ quyền_lực tuyệt_đối , hay chia_sẻ quyền_lực . Cách_mạng Nga năm 1917 được khởi_phát từ một sự tổng_hợp các yếu_tố tan_rã kinh_tế , tình_trạng kiệt_quệ do chiến_tranh , và sự bất_bình với hệ_thống chính_phủ chuyên_quyền , và lần đầu_tiên một liên_minh giữa những người tự_do và xã_hội_chủ_nghĩa_ôn_hòa lên nắm quyền_lực , nhưng các chính_sách sai_lầm của họ đã khiến những người Cộng_sản_Bolshevik chiếm quyền_lực vào ngày 25 tháng 10 ( lịch Julius , tức ngày 7 tháng 11 theo lịch_Gregory ) . Từ năm 1922 tới năm 1991 , lịch_sử Nga chủ_yếu là Lịch_sử Liên_Xô , một nhà_nước hoàn_toàn dựa trên ý_thức_hệ gồm các quốc_gia láng_giềng của Đế_quốc Nga trước Hòa_ước Brest-Litovsk . Tuy_nhiên , việc tiếp_cận cách_thức xây_dựng chủ_nghĩa_xã_hội khác nhau trong từng thời_điểm trong lịch_sử Liên_Xô , từ nền kinh_tế pha_trộn và xã_hội và văn_hóa đa_dạng hồi thập_niên 1920 tới nền kinh_tế chỉ_huy và trấn_áp_thời Stalin tới " thời_kỳ trì_trệ " thập_niên 1980 . Từ những năm đầu_tiên , chính_phủ Liên_Xô đã dựa trên nền_tảng độc_đảng của những người Cộng_sản , như những người Bolshevik_tự gọi mình , từ tháng 3 năm 1918 . Tuy_nhiên , tới cuối thập_niên 1980 , khi sự yếu_kém của các cơ_cấu kinh_tế và chính_trị đã trở_nên gay_gắt , các lãnh_đạo cộng_sản đã tiến_hành các cải_cách lớn , dẫn tới sự sụp_đổ của Liên_bang Xô_viết . Lịch_sử Liên_bang Nga khá ngắn , chỉ bắt_đầu từ sự sụp_đổ của Liên_Xô năm 1991 . Từ khi giành lại độc_lập , nước_Nga đã được công_nhận là nhà_nước thừa_kế chính_thức của Liên_Xô trên bình_diện quốc_tế . Tuy_nhiên , nước_Nga đã mất vị_trí siêu_cường của mình và đang phải đối_mặt với những thách_thức trong các nỗ_lực thiết_lập một hệ_thống kinh_tế và chính_trị_hậu Xô_viết . Loại_bỏ nền kinh_tế kế_hoạch tập_trung và quyền_sở_hữu nhà_nước thời_kỳ Xô_viết , nước Nga đang nỗ_lực xây_dựng một nền kinh_tế mang các yếu_tố của thị_trường tư_bản , với những hậu_quả nhiều khi khá nặng_nề . Thậm_chí ngày_nay nước Nga vẫn mang nhiều nét đặc_trưng văn_hóa và xã_hội thời_kỳ Sa_Hoàng và Liên_Xô . Nước Rus ' Kiev Phần_lớn diện_tích đất_đai của nước Nga ngày_nay là lãnh_thổ của các bộ_lạc khác nhau như người Goth , Hun và Avar gốc Thổ trong khoảng thời_gian từ thế_kỷ III tới thế_kỷ VI. Bộ_lạc người Scythia gốc Iran sinh_sống ở các thảo_nguyên miền nam , và bộ_lạc người Ca_dắc ( Khazar ) gốc Tuốc ( Turk ) đã cai_trị phần phía tây của vùng_đất này cho đến thế_kỷ VIII. Sau đó họ đã bị bộ_lạc gốc Scandinavi là người Varangia thay_thế , bộ_lạc này đã thiết_lập thủ_đô tại thành_phố của người Slav_Novgorod và dần_dần hòa_trộn với người Slav . Người Slav tạo thành nhóm dân_cư chính từ thế_kỷ VIII trở đi và đồng_hóa một_cách chậm_chạp cả những người gốc Scandinavi cũng như các bộ_lạc bản_địa gốc Phần_Lan-Ugric , chẳng_hạn như người Merya , Muromia và Meshchera . Chính_quyền của người Varangia tồn_tại trong vài thế_kỷ , trong thời_gian đó họ liên_kết với Chính_thống_giáo và chuyển thủ_đô về Kiev năm 1169 . Trong kỷ_nguyên này thuật_ngữ " Rhos " , hoặc " Russ " lần đầu_tiên được sử_dụng để chỉ người Varangia và người Slav_sinh_sống trong khu_vực . Từ thế_kỷ X đến thế_kỷ XI quốc_gia Rus ' Kiev ( Киевская_Русь ) đã trở_thành lớn nhất ở châu_Âu và rất thịnh_vượng nhờ các hoạt_động thương_mại tích_cực với cả châu_Âu và châu_Á . Trong thế_kỷ XIII khu_vực này trở_nên suy_yếu vì những tranh_chấp nội_bộ và bị tàn_phá bởi những kẻ xâm_lược phương đông là Kim_trướng của người Mông_Cổ và các bộ_lạc Hồi_giáo gốc Turk , là những kẻ đã cướp_bóc các công_quốc_Nga trên ba thế_kỷ . Còn được biết đến như là người Tatar , họ đã cai_trị vùng_miền nam và miền trung_Nga ngày_nay , trong khi các vùng miền tây bị sáp_nhập vào Đại_công_quốc_Lietuva và Ba_Lan . Sự chia_cắt về chính_trị của Rus_Kiev đã tách người Nga ở phía bắc ra khỏi người Belarus và người Ukraina ở phía tây . Phần phía bắc của Nga cùng_với Novgorod vẫn giữ được sự tự_trị ở một mức_độ nhất_định trong thời_gian cai_trị của người Mông_Cổ . Tuy_thế Nga cũng đã phải chiến_đấu chống lại đội quân thập_tự chinh của người Đức khi người Đức có ý_đồ chiếm khu_vực này làm thuộc_địa . Giống như khu_vực Balkan và Tiểu_Á sự cai_trị kéo_dài của những người du_mục đã làm chậm sự phát_triển kinh_tế-xã hội của đất_nước này . Sự chuyên_quyền kiểu châu_Á đã ảnh_hưởng tiêu_cực tới thể_chế dân_chủ của đất_nước cũng như tới văn_hóa và kinh_tế . Bất_chấp điều đó , không giống như lãnh_đạo tinh_thần của mình là Đế_chế Byzantine , Nga đã không suy_tàn và tổ_chức những cuộc nổi_dậy để giành độc_lập , cuối_cùng đã khuất_phục được các kẻ_thù của mình và khôi_phục , mở_mang lãnh_thổ . Sau thất_thủ của Constantinople năm 1453 , Nga là quốc_gia Chính_thống_giáo duy_nhất còn thực_sự hoạt_động nhiều hay ít ở phần biên_giới phía đông châu_Âu , điều này cho_phép Nga có quyền nhận mình là quốc_gia kế_tục hợp_pháp của Đế_chế Byzantine . Đế_quốc_Nga Trong khi về danh_nghĩa vẫn nằm dưới sự cai_trị của người Mông_Cổ thì đại_công_quốc_Moskva đã bắt_đầu xác_nhận ảnh_hưởng của mình và cuối_cùng đã thoát khỏi sự kiểm_soát của những kẻ xâm_lăng vào cuối thế_kỷ XIV._Ivan Hung_đế , vị vua đầu_tiên xưng tước_vị Sa_hoàng , đã kết_thúc quá_trình này và liên_kết các khu_vực xung_quanh dưới ảnh_hưởng của Moskva và tiến_quân tới những vùng_đất rộng_lớn ở Siberia . Đế_chế Nga ra_đời . Sự kiểm_soát của Moskva đối_với quốc_gia mới ra_đời còn tiếp_tục dưới triều_đại Romanov kế_tiếp , bắt_đầu với Sa_hoàng Mikhail Romanov năm 1613 . Pyotr Đại_đế , Sa_hoàng từ 1689 tới 1725 , đã thành_công trong việc đem các tư_tưởng và văn_hóa từ Tây_Âu vào Nga , khi đó còn chịu ảnh_hưởng lớn của nền văn_hóa du_mục nguyên_thủy . Những cải_cách của Pyotr cùng với chiến_thắng của Nga đánh_bại Thụy_Điển trong Đại_chiến_Bắc_Âu chống quân Thụy_Điển đã đưa Nga vươn lên thành một trong những cường_quốc châu_Âu khi đó . Các nữ_hoàng_Elizaveta ( Елизаве ́_та ; cai_trị 1740 - 1762 ) , Ekaterina Đại_đế ( Екатерина II_Алексеевна ; 1762 - 1796 ) đã tiếp bước gầy_dựng Đế_quốc_Nga , bảo_trợ khoa_học , nghệ_thuật , chinh_phục nhiều vùng_đất lớn của Thụy_Điển , Thổ_Nhĩ_Kỳ và đánh_bại Phổ trong chiến_tranh Bảy năm . Tuy_nhiên , sự nổi_loạn của nông_nô bị áp_bức và sự cấm_đoán tầng_lớp trí_thức đang phát_triển và các giai_cấp gần_gũi với giai_cấp này , cộng thêm gánh nặng thất_bại ( trận Hải_chiến Đối_Mã ) trước người Nhật trong chiến_tranh Nga-Nhật năm 1905 đã dẫn đến cuộc Cách_mạng 1905 . Trước Chiến_tranh thế_giới thứ nhất , vai_trò của Sa_hoàng Nikolai II ( Николай Александрович_Романов ) và triều_đại của ông là không vững_chắc . Những thất_bại nặng_nề của quân_đội Nga trong Chiến_tranh thế_giới thứ nhất đã dẫn đến sự nổi_dậy rộng khắp trong các thành_phố chính của Đế_chế Nga và dẫn tới sự sụp_đổ của nhà Romanov năm 1917 , đó là Cách_mạng_tháng Hai . Vào giai_đoạn cuối của Cách_mạng_tháng_Mười ( 1917 ) , những người theo đường_lối Bolshevik của Đảng Cộng_sản dưới sự lãnh_đạo của Vladimir Ilyich_Lenin đã giành được chính_quyền thành_lập Liên_Xô . Sự lãnh_đạo của Iosif Vissarionovich_Stalin đã thúc_đẩy nhanh quá_trình công_nghiệp hóa một đất_nước chủ_yếu là nông_nghiệp và tập_thể hóa nền nông_nghiệp đưa đất_nước phát_triển vượt_bậc . Điều này cũng làm tăng_cường vị_thế của Liên_Xô . Nga Xô_viết Sau Cách_mạng_tháng 10 , một cuộc nội_chiến bùng_phát giữa phong_trào Cách_mạng Bolsheviks và quân Bạch_vệ phản_cách_mạng , tuy Hòa_ước Brest-Litovsk đã chấm_dứt những thù_địch với Liên_minh Trung_tâm trong Thế_chiến_I. Nga đã mất các lãnh_thổ tại Ukraina , Ba_Lan , Baltic , Phần_Lan khi ký_kết hiệp_ước . Các cường_quốc Đồng_Minh can_thiệp quân_sự hỗ_trợ cho các lực_lượng chống đảng_Bolshevik . Tới cuối cuộc Nội_chiến_Nga , nền kinh_tế và cơ_sở_hạ_tầng của Nga đã bị phá_hủy nghiêm_trọng , gây ra nạn đói năm 1921 đã làm thiệt_mạng từ 1 tới 5 triệu người . Nhờ sự ủng_hộ của người_dân và lý_tưởng chiến_đấu cao , lực_lượng Xô_viết cuối_cùng đã đánh_bại Bạch_Vệ , đánh_đuổi được quân của các ngoại_quốc can_thiệp và thống_nhất đất_nước . Liên_bang Cộng_hòa Xã_hội_chủ_nghĩa_Xô_viết Nga cùng_với các nước cộng_hòa thuộc Liên_xô khác dưới sự lãnh_đạo của Đảng Cộng_sản đã thành_lập Liên_bang Xô_viết ngày 30 tháng 12 năm 1922 . Trong số 15 nước cộng_hòa thành_lập Liên_Xô , Liên_bang Cộng_hòa Xã_hội_chủ_nghĩa_Xô_viết Nga , nước cộng_hòa lớn nhất về diện_tích và chiếm tới hơn một_nửa dân_số Nga , chiếm đa_số dân_cư tại Liên_bang Xô_viết trong toàn_bộ lịch_sử 89 năm của nó . Vì_thế , Liên_bang Xô_viết thường được gọi , dù một_cách không chính_thức , là " Nga " và người_dân của nó là " người Nga " . Sau khi Lenin qua_đời năm 1924 , một lãnh_đạo Bolshevik khác là Joseph_Stalin lên củng_cố quyền_lực . Ông bãi_bỏ các chính_sách kinh_tế_thị_trường của Lenin và đưa ra một nền kinh_tế chỉ_huy , nhanh_chóng công_nghiệp hóa đất_nước vẫn còn hầu_hết là nông_nghiệp , tập_thể hóa nền nông_nghiệp . Những động_thái này đã biến Liên_Xô từ một nền kinh_tế nông_nghiệp lạc_hậu trở_thành một cường_quốc công_nghiệp thứ 2 thế_giới chỉ trong một thời_gian rất ngắn , chưa đầy 20 năm . Tuy_nhiên , sự chuyển_tiếp này cũng đi kèm với hậu_quả , hàng triệu người đã phải di_cư tới những vùng_xa_xôi ( xem Phi_kulak hóa , Di_chuyển dân_cư tại Liên_xô ) . Ngày 22 tháng 6 năm 1941 , Phát_xít Đức xâm_lược Liên_Xô với lực_lượng lớn và mạnh nhất trong lịch_sử nhân_loại , mở ra mặt_trận đẫm máu của Thế_chiến_II. Dù quân_đội Đức có những thắng_lợi lớn ở thời_điểm ban_đầu , cuộc tấn_công của họ đã bị chặn lại trong Trận_Moskva ; sau đó người Đức đã phải chịu nhiều thất_bại quan_trọng khác , đầu_tiên tại Trận Stalingrad_mùa đông năm 1942 – 1943 , sau đó tại Trận_chiến Vòng_cung Kursk vào mùa hè năm 1943 . Một nơi khác đánh_dấu thất_bại của Phát_xít Đức_trước chủ_nghĩa anh_hùng Liên_Xô là thành_phố Leningrad , nơi bị các lực_lượng Đức_phong_tỏa hoàn_toàn trên đất_liền giai_đoạn 1941 – 44 và phải chịu nạn đói với hàng triệu người chết , nhưng thành_phố đã không chịu đầu_hàng . Dưới sự lãnh_đạo của các vị tướng xuất_chúng như Georgy_Zhukov và Konstantin_Rokossovsky , các lực_lượng Liên_Xô đã chuyển sang giai_đoạn phản_công , tiến qua Đông_Âu năm 1944 – 45 và chiếm Berlin tháng 5 năm 1945 . Sau đó , quân_đội Liên_xô đẩy_lùi Nhật_Bản khỏi vùng Mãn_Châu của Trung_Quốc và Bắc_Triều_Tiên , một đóng_góp quan_trọng vào thắng_lợi của Đồng_Minh trước Nhật_Bản . Giai_đoạn 1941 – 1945 của Thế_chiến II được gọi_là Cuộc_chiến_tranh_vệ_quốc vĩ_đại tại Nga . Trong cuộc xung_đột này , vốn gồm nhiều chiến_dịch quân_sự có thiệt_hại nhân_mạng lớn nhất trong lịch_sử loài_người , con_số thiệt_mạng của Liên_Xô là 8,7 triệu binh_sĩ và 15,9 triệu thường_dân chiếm khoảng một_phần_ba tổng_số thương_vong trong Thế_chiến_II. Kinh_tế và hạ_tầng Liên_Xô bị phá_hủy nặng_nề nhưng Liên_bang Xô_viết đã nổi lên trở_thành một siêu_cường được công_nhận . Hồng_quân chiếm Đông_Âu sau cuộc_chiến , gồm cả nửa phía đông của nước Đức ; Stalin đã thiết_lập các chính_phủ xã_hội_chủ_nghĩa tại các quốc_gia vệ_tinh này . Trở_thành cường_quốc hạt_nhân số hai thế_giới , Liên_Xô đã thành_lập Khối hiệp_ước Warszawa đồng_minh và bước vào một cuộc đấu_tranh_giành ảnh_hưởng trên thế_giới với Hoa_Kỳ , được gọi_là cuộc Chiến_tranh_Lạnh . Liên_Xô đã đưa Chủ_nghĩa_Cộng_sản của mình tới những đồng_minh mới giành được độc_lập , Trung_Quốc cùng với Bắc_Triều_Tiên , trong khi cũng giúp các nước này thực_hiện công_nghiệp hóa và phát_triển . Sau đó các ý_tưởng của Chủ_nghĩa_Cộng_sản cũng đã giành được chỗ_đứng tại Cuba và nhiều quốc_gia khác . Sau khi Stalin qua_đời , một lãnh_đạo mới Nikita_Khrushchev lên_án sự sùng_bái cá_nhân với Stalin và khởi_động quá_trình phi Stalin_hóa . Các Gulag bị bãi_bỏ và đại_đa_số tù_nhân được thả ra ; việc loại_bỏ các chính_sách của Stalin sau_này được gọi_là thời_kỳ tan băng_Khruschev . Liên_bang Xô_viết phóng_vệ_tinh_nhân_tạo đầu_tiên của thế_giới , Sputnik 1 , và nhà du_hành_vũ_trụ Nga Yuri_Gagarin trở_thành người đầu_tiên bay quanh Trái_Đất trên tàu vũ_trụ có người điều_khiển đầu_tiên , Vostok 1 . Những căng_thẳng với Hoa_Kỳ lên cao khi hai đối_thủ xung_đột về việc Mỹ triển_khai các tên_lửa Jupiter tại Thổ_Nhĩ_Kỳ và Liên_xô triển_khai tên_lửa tại Cuba . Sau khi Khrushchev bị buộc phải từ_chức , một giai_đoạn cầm_quyền tập_thể ngắn khác kế_tiếp , cho tới khi Leonid Brezhnev lên nắm quyền lãnh_đạo chính_trị Liên_Xô vào đầu thập_niên 1970 . Thời_kỳ cầm_quyền của Brezhnev chứng_kiến giai_đoạn trì_trệ kinh_tế , bởi những nỗ_lực cải_cách của Thủ_tướng Alexey_Kosygin , đã bị dừng lại . Những cuộc cải_cách này có mục_tiêu chuyển trọng_tâm của nền kinh_tế Liên_Xô từ công_nghiệp_nặng và sản_xuất quân_sự sang công_nghiệp_nhẹ và sản_xuất hàng_tiêu_dùng , tuy_nhiên điều này cũng có nghĩa_là việc phi tập_trung hóa nền kinh_tế và áp_dụng các yếu_tố kiểu tư_bản , và giới lãnh_đạo trung_thành với Chủ_nghĩa_cộng_sản sẽ không bao_giờ chấp_nhận nó . Từ năm 1979 cuộc chiến_tranh Xô_viết tại Afghanistan đã làm hao_mòn các nguồn tài_nguyên kinh_tế mà không mang lại một kết_quả có ý_nghĩa chính_trị nào . Cuối_cùng các lực_lượng Liên_Xô đã rút khỏi Afghanistan năm 1989 vì sự phản_đối quốc_tế và thiếu sự ủng_hộ từ trong nước . Căng_thẳng giữa Liên_Xô và Mỹ lại gia_tăng vào đầu thập_niên 1980 , được tăng_cường bởi tình_cảm chống Liên_Xô tại Mỹ , đề_xuất SDI , và vụ bắn hạ chuyến bay 007 của Korean_Air Lines năm 1983 của Liên_Xô . Trước năm 1991 , kinh_tế Liên_Xô luôn là nền kinh_tế lớn thứ hai thế_giới , nhưng trong những năm cuối_cùng nó đã bị ảnh_hưởng bởi sự thiếu_hụt hàng hóa , những khoản thâm_hụt tài_chính và việc tăng nguồn cung tiền đã dẫn tới lạm_phát . Từ năm 1985 trở về sau , lãnh_đạo cuối_cùng của Liên_Xô Mikhail_Gorbachev đã đưa ra các chính_sách glasnost ( mở_cửa ) và perestroika ( tái cơ_cấu ) trong một nỗ_lực nhằm hiện_đại_hóa đất_nước và biến nó thành dân_chủ hơn . Tuy_nhiên , việc này đã dẫn tới sự trỗi dậy của các phong_trào ly_khai và sự giải_tán Liên_Xô . Tháng 8 năm 1991 , một cuộc đảo_chính quân_sự bất_thành , chống lại Gorbachev nhằm mục_tiêu duy_trì Liên_Xô , nhưng cuộc đảo_chính thất_bại và đã dẫn tới sự tan_rã của Liên_Xô . Tại Liên_bang Cộng_hòa Xã_hội_chủ_nghĩa_Xô_viết Nga , Boris_Yeltsin lên nắm quyền_lực và tuyên_bố chấm_dứt chế_độ xã_hội_chủ_nghĩa . Liên_Xô tan_rã thành 15 nước cộng_hòa độc_lập và chính_thức giải_tán tháng 12 năm 1991 . Boris_Yeltsin được bầu làm Tổng_thống Nga tháng 6 năm 1991 , cuộc bầu_cử tổng_thống trực_tiếp đầu_tiên trong lịch_sử Nga . Liên_bang Nga ( 1991 tới nay ) Vào giai_đoạn giữa và cuối thập_niên 1980 , tổng_bí_thư Mikhail_Sergeyevich Gorbachov_đề ra glasnost ( гласность_tức " công_khai hóa , mở_cửa " ) và perestroika ( Перестройка_tức " cải_tổ " ) trong cố_gắng để hiện_đại_hóa chủ_nghĩa_cộng_sản . Những sáng_kiến của ông đã vô_tình giải_phóng các lực_lượng mà vào tháng 12 năm 1991 đã chia tách Liên_Xô thành 15 nước cộng_hòa độc_lập trong đó Nga là lớn nhất . Kể từ đó , Nga đã cố_gắng để xây_dựng một hệ_thống chính_trị đa_đảng và kinh_tế_thị_trường theo mô_hình tư_bản chủ_nghĩa nhằm thay_thế cho các sự kiểm_soát chặt_chẽ về xã_hội , chính_trị , kinh_tế trong thời_kỳ Liên_Xô . Tuy_nhiên , quá_trình này không diễn ra êm_ả . Kinh_tế Nga suy_sụp đáng_kể trong 10 năm cầm_quyền của Tổng_thống Boris_Yeltsin . Kể từ khi Chechnya tuyên_bố độc_lập vào đầu những năm thập_niên 1990 , những cuộc chiến_tranh du_kích ( Chiến_tranh Chechnya lần 1 , Chiến_tranh Chechnya lần 2 ) đã diễn ra giữa các nhóm người Chechen khác nhau với quân_đội Nga . Một_số các nhóm này đã trở_thành những kẻ Hồi_giáo cực_đoan theo tiến_trình của cuộc_chiến . Ước_tính có trên 200.000 người đã chết trong các cuộc xung_đột này . Các cuộc xung_đột nhỏ hơn diễn ra ở Bắc_Ossetia và Ingushetia . Sau thời_gian làm tổng_thống của Boris_Yeltsin trong những năm thập_niên 1990 , Vladimir Vladimirovich_Putin đã được bầu làm tổng_thống năm 1999 . Dưới thời_kỳ Putin , một_số giá_trị và chính_sách của Liên_Xô được tái_áp_dụng , sự kiểm_duyệt của nhà_nước đối_với các phương_tiện_thông_tin_đại_chúng ở Nga tăng lên . Phương Tây luôn chỉ_trích về nhân_quyền ở Nga trong thời_kỳ Vladimir_Putin lãnh_đạo , nhưng thời_kỳ này đã chứng_kiến việc Nga thoát ra khỏi khủng_hoảng_kinh_tế và chính_trị , và uy_tín của Putin với người_dân Nga tăng lên rất cao . Với sự mất đi ảnh_hưởng của Nga tại Gruzia ( Cách_mạng hồng ) , Ukraina ( Cách_mạng da_cam ) , Kyrgyzstan ( Cách_mạng_Tulip ) và một_số quốc_gia cựu thành_viên Xô_viết cũ , cũng như các vấn_đề hiện_nay về kinh_tế và chủ_nghĩa_ly khai ( nổi_cộm nhất là ở Chechnya ) , một_số bình_luận_viên cho rằng có nguy_cơ an_ninh đối_với nước Nga vẫn là rất cao . Sau cuộc_chiến chớp_nhoáng ( 07 - 12/08/2008 ) nhằm trả_đũa việc quân_đội Gruzia tấn_công những người Nga và lực_lượng gìn_giữ hòa_bình của Nga ở Nam_Ossetia , Nga công_nhận độc_lập và chủ_quyền của 2 vùng tự_trị Abkhazia và Nam_Ossetia ( 26/08/2008 ) . Năm 2014 , Nga sáp_nhập bán_đảo Crimea sau cuộc trưng_cầu_dân_ý của người địa_phương . Cuối năm 2015 , Nga đem quân hỗ_trợ chính_phủ Syria trong cuộc_chiến chống lại các nhóm nổi_dậy và nhà_nước Hồi_giáo_IS. Các động_thái này cho thấy tham_vọng của Nga trong việc lấy lại vị_thế và tiếng_nói trong khu_vực SNG và cao hơn_nữa có_thể là việc trở_lại vị_thế siêu_cường của Liên_bang Xô_viết trong một hoàn_cảnh hoàn_toàn mới . Chính_phủ và chính_trị Theo hiến_pháp Nga sau khi chế_độ_cộng_sản sụp_đổ , được thông_qua trong cuộc trưng_cầu_dân_ý ngày 12 tháng 12 năm 1993 sau cuộc khủng_hoảng hiến_pháp Nga năm 1993 , Nga là một liên_bang và theo chính_thức là một nền cộng hòa bán tổng_thống , theo đó Tổng_thống là nguyên_thủ quốc_gia và Thủ_tướng là lãnh_đạo chính_phủ . Nga được cơ_cấu theo nền_tảng một chế_độ_dân_chủ đại_diện . Quyền hành_pháp thuộc chính_phủ . Quyền lập_pháp thuộc hai viện của Quốc_hội Liên_bang . Chính_phủ được điều_chỉnh bằng một hệ_thống kiểm_tra và cân_bằng được định_nghĩa trong Hiến_pháp Liên_bang Nga , là tài_liệu pháp_lý tối_cao của đất_nước và khế_ước xã_hội cho người_dân Liên_bang Nga . Chính_phủ Liên_bang gồm ba nhánh : Lập_pháp : Quốc_hội Liên_bang lưỡng_viện , gồm Duma_Quốc_gia và Hội_đồng Liên_bang thông_qua luật liên_bang , tuyên_chiến , thông_qua các hiệp_ước , có quyền phê_duyệt ngân_sách , và có quyền luận_tội , theo đó có_thể phế_truất Tổng_thống . Hành_pháp : Tổng_thống là tổng_tư_lệnh quân_đội , có_thể phủ_quyết dự_luật trước khi nó có hiệu_lực , và chỉ_định Nội_các và các quan_chức khác , những người giám_sát và thực_hiện các điều_luật và chính_sách liên_bang . Tư_pháp : Tòa_án Hiến_pháp , Tòa_án Tối_cao , Tòa_án Trọng_tài và các tòa_án liên_bang cấp thấp hơn , với các thẩm_phán do Hội_đồng Liên_bang chỉ_định theo sự giới_thiệu của tổng_thống , giải_thích pháp_luật và có_thể bác_bỏ các điều_luật mà họ cho là vi_hiến . Theo hiến_pháp , phán_quyết tại tòa dựa trên tính bình_đẳng của mọi công_dân , các thẩm_phán là độc_lập và chỉ làm theo pháp_luật , các phiên tòa được mở và người bên bị được quyền có luật_sư bào_chữa . Từ năm 1996 , Nga đã quy_định đình_hoãn hình_phạt tử_hình , dù hình_phạt tử_hình chưa bị pháp_luật bãi_bỏ . Tổng_thống được bầu theo phổ_thông đầu_phiếu với nhiệm_kỳ sáu năm ( được tham_gia tranh_cử nhiệm_kỳ hai nhưng bị hiến_pháp cấm cầm_quyền ba nhiệm_kỳ liên_tiếp ) ; cuộc bầu_cử gần nhất được tổ_chức năm 2018 . Các bộ của chính_phủ gồm thủ_tướng và các phó thủ_tướng , bộ_trưởng và các cá_nhân được lựa_chọn khác ; tất_cả đều do tổng_thống chỉ_định theo sự giới_thiệu của Thủ_tướng ( tuy_nhiên việc chỉ_định thủ_tướng phải được Duma_Quốc_gia thông_qua ) . Nhánh lập_pháp quốc_gia là Quốc_hội Liên_bang , gồm hai viện ; Duma_Quốc_gia với 450 thành_viên và Hội_đồng Liên_bang 176 thành_viên . Các đảng chính_trị lớn của Nga gồm Nước_Nga Thống_nhất , Đảng Cộng_sản , Đảng_Dân_chủ Tự_do Nga , và Nước_Nga Công_bằng . Quan_hệ ngoại_giao Liên_bang Nga được luật_pháp quốc_tế công_nhận là nhà_nước kế_tục của Liên_Xô cũ . Nga tiếp_tục thực_hiện các cam_kết quốc_tế của Liên_Xô , và đã nhận chiếc ghế thường_trực của Liên_Xô tại Hội_đồng Bảo_an Liên_hiệp_quốc , tư_cách thành_viên trong các tổ_chức quốc_tế khác , các quyền và nghị_vụ theo các hiệp_ước quốc_tế , tài_sản và các khoản nợ . Nga có chính_sách đối_ngoại đa_dạng . Ở thời_điểm năm 2009 , nước này có quan_hệ ngoại_giao với 173 quốc_gia và có 142 đại_sứ_quán . Chính_sách đối_ngoại được Tổng_thống Nga vạch ra và được Bộ ngoại_giao thực_hiện . Là một trong thành_viên thường_trực của Hội_đồng Bảo_an Liên_hiệp_quốc , Nga đóng một vai_trò quan_trọng trong việc duy_trì hòa_bình và an_ninh quốc_tế . Nước này tham_gia vào Nhóm bộ_tứ cho Trung_Đông và Đàm_phán sáu bên về vấn_đề hạt_nhân trên bán_đảo Triều_Tiên . Nga là một thành_viên của G8 , Hội_đồng châu_Âu , OSCE và APEC._Nga thường có vai_trò lãnh_đạo trong các tổ_chức cấp vùng như CSI , EurAsEC , CSTO , và SCO._Cựu tổng_thống Vladimir_Putin đã ủng_hộ một đối_tác chiến_lược với sự hội_nhập ở nhiều cấp_độ gồm cả việc thành_lập bốn không_gian chung giữa Nga và EU. Từ khi Liên_Xô sụp_đổ , Nga đã phát_triển một mối quan_hệ thân_cận hơn dù không ổn_định với NATO. Hội_đồng_NATO-Nga được thành_lập năm 2002 để cho_phép 26 nước Đồng_minh và Nga cùng làm_việc như những đối_tác bình_đẳng để theo_đuổi sự hợp_tác chung . Mối quan_hệ giữa Nga và Hoa_Kỳ trở_nên ngày_càng căng_thẳng trong những năm gần đây sau những sự_kiện như cuộc khủng_hoảng ở Ukraina năm 2014 dẫn tới việc Nga sáp_nhập Crimea , sự can_thiệp quân_sự của Nga trong cuộc Nội_chiến_Syria vào năm 2015 , và từ cuối năm 2016 với những nghi_ngờ về một sự can_thiệp của Nga vào_cuộc bầu_cử tổng_thống tại Mỹ . Quan_hệ giữa Nga và Trung_Quốc đã đạt được nhiều thành_tựu trong các vấn_đề song_phương và đa_phương thời_gian qua . Liên_minh Nga – Trung_Quốc hoạt_động dựa trên nguyên_tắc về lợi_ích chung nhưng quan_hệ chiến_lược với Trung_Quốc sẽ thực_sự là một áp_lực trong thập_kỷ tiếp_theo . Vấn_đề trở_ngại lớn nhất là sự nới rộng khoảng_cách giữa Trung_Quốc là nền kinh_tế bùng_nổ và một nước Nga kém hiện_đại_hóa đang già cỗi về chính_trị . Nga là nạn_nhân của sự chuyển_hướng toàn_cầu sang phương_Đông bởi_vì nước Nga không_thể thích_nghi với những đòi_hỏi của kỷ_nguyên hậu_công_nghiệp và quan_hệ đối_tác cân_bằng với Trung_Quốc trở_nên thiếu bền_vững và nỗi lo_ngại cũ về " mối đe dọa Trung_Quốc " sẽ tái_hiện . Đối_với Trung_Quốc , Nga vẫn là một nguồn cung_cấp dầu_khí hữu_ích , tuy_kém quan_trọng hơn nhiều so với vùng Vịnh và châu_Phi . Theo Ngoại_trưởng Sergei_Lavrov , Nga cần phải xây_dựng " liên_minh hiện_đại_hóa " với các nước châu_Âu để tiếp_thu những công_nghệ cần_thiết và " cần tìm cơ_hội khai_thác tiềm_năng công_nghệ của Mỹ " khiến cho Mỹ hết_sức cảnh_giác . Nga coi_Đức , Pháp , Ý và Tây_Ban_Nha là những đối_tác gần_gũi nhất của Nga ở châu_Âu . Trong khi Nga thường được công_nhận rộng_rãi là một cường_quốc , trong những năm gần đây một_số nhà_lãnh_đạo thế_giới , học_giả , các nhà bình_luận và chính_trị_gia đã nhìn_nhận về Nga như một siêu_cường đang phục_hồi hoặc một siêu_cường tiềm_năng dù họ đang bị tụt lùi hơn so với phía Trung_Quốc . Nhân_quyền Nga và Phương_Tây thường_xuyên có những bất_đồng xung_quanh vấn_đề nhân_quyền tại Nga . Các nước Phương Tây_cáo_buộc chính_phủ Nga đã nhiều lần có những hành_động vi_phạm nhân_quyền ( bao_gồm cấm truyền_bá về cộng_đồng LGBT , hạn_chế tự_do ngôn_luận và ám_sát nhà_báo có tư_tưởng đối_lập ) . Đặc_biệt , các tổ_chức như Tổ_chức Ân_xá Quốc_tế ( Hoa_Kỳ ) coi Nga là không có đủ các điều_kiện của một nhà_nước dân_chủ và chỉ_trích chính_phủ Nga về việc hạn_chế các quyền chính_trị và tự_do dân_sự đối_với công_dân của mình . Freedom_House , một tổ_chức quốc_tế được tài_trợ bởi Hoa_Kỳ , xếp Nga vào nhóm các nước " không tự_do " , đồng_thời cáo_buộc rằng các cuộc bầu_cử ở Nga đã được dàn_xếp một_cách tinh_vi Tại cuộc họp_báo chung với Tổng_thống George_Bush năm 2005 ở Slovakia , Tổng_thống Nga Putin đã trả_lời về các cáo_buộc của phương Tây về vấn_đề nhân_quyền tại Nga . Ông cho rằng các quyền con_người phải được áp_dụng phù_hợp với truyền_thống văn_hóa và quyền_lợi quốc_gia của Nga chứ không phải sự áp_đặt từ phương Tây : " Nước_Nga đã đưa ra lựa_chọn của mình theo hướng dân_chủ . 14 năm trước , một_cách độc_lập , không bị bất_cứ một sức_ép nào từ bên ngoài , nó đã đưa ra quyết_định đó trên cơ_sở lợi_ích của chính mình và lợi_ích của người_dân - những công_dân của nó . Đó chính là lựa_chọn cuối_cùng của chúng_tôi , và chúng_tôi không có con đường quay trở_lại . Đầu_tiên , chúng_tôi không chuẩn_bị tạo nên - sáng_tạo bất_kỳ một kiểu dân_chủ đặc_biệt nào của Nga ; chúng_tôi đang chuẩn_bị đưa ra các nguyên_tắc căn_bản của một nền dân_chủ từng được thành_lập trên thế_giới . Nhưng tất_nhiên , tất_cả các định_chế dân_chủ hiện_đại - các nguyên_tắc dân_chủ phải tương_xứng với tình_trạng phát_triển hiện_tại của nước Nga , với lịch_sử và truyền_thống của chúng_tôi . Không hề có_điều gì bất bình_thường ở đây . Về hoạt_động của các thể_chế dân_chủ chính , có_thể có một_số sự khác_biệt , nhưng các nguyên_tắc căn_bản và nền_tảng đang được áp_dụng theo cách_thức để chúng sẽ được phát_triển bởi một xã_hội hiện_đại và văn_minh ... Tôi tin rằng rất nhiều người sẽ đồng_ý với tôi , việc áp_dụng những nguyên_tắc và tiêu_chuẩn dân_chủ không_thể đi liên với sự sụp_đổ quốc_gia và sự nghèo_đói của nhân_dân . " Nga được xem như là một trong những quốc_gia có thái_độ phản_đối gay_gắt về vấn_đề đồng_tính luyến_ái , với các cuộc thăm_dò gần đây cho thấy đa_số người Nga không chấp_nhận đồng_tính luyến_ái và đã bày_tỏ sự ủng_hộ đối_với những quy_định pháp_luật phân_biệt đối_xử chống lại người đồng_tính . Trong một cuộc thăm_dò khác , 62,5 % trong số 450 bác_sĩ tâm_thần được hỏi ý_kiến ở Vùng_Rostov coi đồng_tính là một căn_bệnh , và tới ba_phần tư coi đó là hành_vi vô đạo_đức . Mặc_dù nhận được sự chỉ_trích từ phương Tây đối_với tình_trạng phân_biệt đối_xử , tội_phạm và bạo_lực chống lại người đồng_tính , các thành_phố lớn của Nga như Moskva và Sankt_Peterburg được cho là có một cộng_đồng LGBT phát_triển mạnh . Năm 2013 , nước Nga dưới thời Tổng_thống Vladimir_Putin đã ra bộ_luật cấm mọi hình_thức tuyên_truyền về đồng_tính luyến_ái và hôn_nhân đồng_tính Bộ_luật_cấm những sự_kiện cổ_vũ cho người đồng_tính , quy_định việc cung_cấp những thông_tin " tuyên_truyền việc về đồng_tính nữ , lưỡng_tính và chuyển_giới " cho trẻ vị_thành_niên là phạm_pháp , đồng_thời các sự_kiện cổ_vũ cho quan_hệ đồng_tính cũng bị cấm . Đây là một nỗ_lực nhằm tuyên_dương những giá_trị truyền_thống của nước Nga và chống lại trào_lưu cổ_vũ đồng_tính luyến_ái , đòi hợp_pháp hóa hôn_nhân đồng tính đến từ các nước phương Tây , mà Chính_phủ Nga tin rằng đang làm băng_hoại giới trẻ và phá hủy nền_tảng luân_lý gia_đình của nước Nga , khiến nước Nga suy_yếu 88 % người_dân Nga được phỏng_vấn đã bày_tỏ ủng_hộ đối_với lệnh cấm Tổng_thống Putin cho biết chính_sách cấm đồng_tính luyến_ái là vấn_đề quan_trọng cho việc duy_trì dân_số đất_nước : " Người châu_Âu đang chết dần ( do già hóa dân_số ) ... và hôn_nhân đồng_tính không_thể tạo ra trẻ_em " , " chúng_tôi có sự lựa_chọn cho riêng chúng_tôi ( nước Nga ) , và chúng_tôi đã làm thế vì đất_nước của chúng_tôi " . Bên_cạnh đó , từ năm 2015 , Chính_quyền thành_phố Moskva và quốc_hội Nga đã đề ra Ngày tình_yêu gia_đình để tập_hợp các chiến_dịch tuyên_truyền bảo_vệ giá_trị gia_đình truyền_thống , ngăn_chặn sự truyền_bá của các nhóm hoạt_động đồng_tính , các tổ_chức phi_chính_phủ đòi hợp_pháp hóa hôn_nhân đồng_tính . Quân_đội Nga thừa_hưởng quyền kiểm_soát các tài_sản của Liên_Xô ở nước_ngoài và hầu_hết các cơ_sở chế_tạo và ngành công_nghiệp quốc_phòng Liên_Xô . Quân_đội Nga được chia thành Các lực_lượng lục_quân , Hải_quân , và Không_quân . Cũng có ba nhánh quân_đội độc_lập : Các lực_lượng tên_lửa chiến_lược , Các lực_lượng quân_sự không_gian , và Quân nhảy_dù . Năm 2014 , Nga có 845.000_quân chính_quy . Nga có kho vũ_khí hạt_nhân lớn nhất thế_giới . Họ có hạm_đội tàu ngầm tên_lửa đạn_đạo đứng thứ hai và là nước duy_nhất ngoài Hoa_Kỳ có một lực_lượng máy_bay ném bom chiến_lược hiện_đại . Lực_lượng xe_tăng Nga lớn nhất thế_giới , đồng_thời có lực_lượng không_quân và hải_quân hùng_hậu đứng thứ 3 thế_giới . Nước này có một ngành công_nghiệp vũ_khí lớn và phát_triển thừa_kế từ Liên_Xô , có_thể sản_xuất hầu_hết các loại trang_thiết_bị quân_sự với chỉ một số_ít loại vũ_khí phải nhập_khẩu . Tuy_nhiên việc thiếu kinh_phí mua_sắm khiến năm 2010 , chỉ có khoảng 10 % vũ_khí trang_bị của Nga là được chế_tạo mới sau năm 1991 , phần_lớn các thiết_bị còn lại được chế_tạo từ thời Xô_Viết . Nga nằm trong top các quốc_gia cung_cấp vũ_khí , chiếm 30 % thị_phần thế_giới và có sản_phẩm bán tới 80 quốc_gia . Mọi công_dân nam của Nga từ 18 – 27 tuổi phải đăng_ký thực_hiện nghĩa_vụ một năm trong các lực_lượng_vũ_trang . Hiện_nay , quân_đội Nga đã trải qua một quá_trình nâng_cấp thiết_bị lớn trị_giá khoảng $ 200 tỷ trong giai_đoạn 2006 đến 2015 . Bộ_trưởng quốc_phòng Anatoliy_Serdyukov giám_sát các cuộc cải_cách lớn với mục_đích chuyển_đổi từ một quân_đội tập_trung đông_đảo thành một lực_lượng chuyên_nghiệp nhỏ hơn . Chính_phủ Nga công_bố ngân_sách quốc_phòng năm 2014 là 2,49 nghìn tỉ_rub ( tương_đương 69,3 tỉ USD ) , lớn thứ 3 sau Mỹ và Trung_Quốc . Ngân_sách này sẽ tăng lên 3,03 nghìn tỉ_rub ( 83,7 tỉ USD ) năm 2015 , 3,36 nghìn tỉ_rub ( 93,9 tỉ USD ) năm 2016 . Phân_cấp hành_chính Xem thêm : Vùng liên_bang của Nga ( федеральные округа ) Chủ_thể liên_bang của Nga ( федеральные субъекты ) Nước_cộng hòa thuộc Nga ( федеральные республики ) Tỉnh của Nga ( федеральные области ) Vùng của Nga ( федеральные края ) Tỉnh tự_trị của Nga ( автономная область ) Khu_tự_trị của Nga ( автономные округа ) Thành_phố liên_bang của Nga ( города федерального значения ) . Liên_bang Nga là sự hợp_thành của một lượng lớn các chủ_thể hành_chính cấp liên_bang , tổng_cộng là 83 đơn_vị hợp_thành ( chủ_thể ) từ 01 Tháng Ba 2008 như_vậy . Sáu_loại đối_tượng liên_bang được phân_biệt tại Nga có 22 nước cộng_hòa trong phạm_vi liên_bang có mức_độ tự_trị cao trong phần_lớn các vấn_đề và chúng gần như tương_ứng với khu_vực sinh_sống của các bộ_tộc_người thiểu_số ở Nga . Phần còn lại của lãnh_thổ bao_gồm 9 vùng ( krai ) và 46 tỉnh ( oblast ) , 3 thành_phố trực_thuộc trung_ương ( Moskva , Sankt-Peterburg và Sevastopol ) , 1 tỉnh tự_trị ( avtonomnaya_oblast ) và 4 khu_tự_trị ( avtonomnyi okrug ) . Gần đây nhất , 8 vùng liên_bang lớn về diện_tích ( 5 vùng ở châu_Âu và 3 vùng ở châu_Á ) đã được bổ_sung như một thể_chế hành_chính giữa các thể_chế hành_chính nói trên và cấp_độ quốc_gia . Ngày 18 tháng ba 2014 , Nga và Krym đã ký hiệp_ước gia_nhập của nước Cộng_hòa Krym và thành_phố trực_thuộc trung_ương Sevastopol ở Liên_bang Nga của Tổng_thống Putin với Quốc_hội . Trong giai_đoạn chuyển_tiếp này sẽ kéo_dài đến 01 Tháng 1 năm 2015 , hai bên sẽ giải_quyết các vấn_đề hội_nhập các đối_tượng mới " trong kinh_tế , tài_chính , tín_dụng và hệ_thống pháp_luật của Liên_bang Nga " Địa_lý Liên_bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu_lục_địa Á - Âu . Tuy_rằng Nga chiếm phần_lớn khu_vực Bắc_cực và cận Bắc_cực nhưng có ít hơn về dân_số , hoạt_động kinh_tế cũng như các sự đa_dạng vật_lý trên một đơn_vị diện_tích so với phần_lớn các khu_vực khác , phần_lớn diện_tích ở phía nam của khu_vực này có phong_cảnh và khí_hậu đa_dạng hơn . Phần_lớn đất_đai Nga là các đồng_bằng rộng_lớn , ở cả châu_Âu và châu_Á , được biết đến như là Siberia . Các đồng_bằng này chủ_yếu là thảo_nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc , với các tundra ( lãnh_nguyên ) dọc theo bờ biển phía bắc . Các dãy núi chủ_yếu nằm ở biên_giới phía nam , chẳng_hạn như Kavkaz ( ở đây có đỉnh Elbrus , là điểm cao nhất thuộc Nga và châu_Âu với cao_độ 5,633 m ) và dãy núi Altai , cũng như ở phần phía đông , chẳng_hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka . Dãy Ural , là một dãy núi chạy theo hướng bắc - nam , tạo ra sự phân_chia cơ_bản giữa châu_Âu và châu_Á cũng là một dãy núi nổi_tiếng . Nga có đường bờ biển dài trên 37,000 km dọc theo Bắc_Băng_Dương và Thái_Bình_Dương , cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội_địa ít hay nhiều như biển Baltic , biển Đen và biển Caspi . Một_số các biển nhỏ hơn là các phần của các đại_dương như biển Barents , Bạch_Hải , biển Kara , biển Laptev và biển Đông_Siberi là các phần của Bắc_Băng_Dương , trong khi các biển như biển Bering , biển Okhotsk và biển Nhật_Bản thuộc về Thái_Bình_Dương . Các đảo_chính bao_gồm Novaya_Zemlya , mũi Franz-Josef , quần_đảo Tân_Siberi , đảo Wrangel , quần_đảo Kuril và Sakhalin . ( Xem ) . Các hồ chính bao_gồm hồ Baikal , hồ Ladoga , biển_hồ Caspi và hồ Onega . Biên_giới Cách_thức thực_tế phổ_biến nhất để miêu_tả nước Nga là miêu_tả phần chính ( phần tiếp_giáp lớn với các quần_đảo hay đảo ngoài biển của nó ) và phần tách rời ( khu_vực Kaliningrad ở phía đông_nam của biển Baltic ) . Biên_giới của phần chính và các bờ biển ( bắt_đầu từ phần xa nhất về phía tây_bắc và tính ngược chiều kim đồng_hồ ) là : Biên_giới với các quốc_gia sau : Na_Uy và Phần_Lan Bờ_biển ngắn trên biển Baltic , tiếp_giáp với 8 quốc_gia khác trên biển này , từ Phần_Lan tới Estonia và bao_gồm cả cảng St . Petersburg . Biên_giới với Estonia , Latvia , Belarus và Ukraina . Bờ_biển trên biển Đen , tiếp_giáp với 5 quốc_gia khác từ Ukraina tới Gruzia . Biên_giới với Gruzia và Azerbaijan . Bờ_biển trên biển Caspi , tiếp_giáp với 4 quốc_gia khác từ Azerbaijan tới Kazakhstan . Biên_giới với Kazakhstan , Trung_Quốc , Mông_Cổ , Trung_Quốc một lần nữa và Bắc_Triều_Tiên . Đường bờ biển mở_rộng cho_phép đi_lại và giao_thương với tất_cả các quốc_gia có lãnh_thổ biển trên toàn thế_giới , và kéo_dài Từ bắc Thái_Bình_Dương bao_gồm : Biển Nhật_Bản ( trong đó có bờ biển phía tây của Sakhalin thuộc Nga ) . Biển Okhotsk ( trong đó có bờ biển phía đông của Sakhalin và quần_đảo Kuril ) , và Biển_Bering , Dọc theo eo_biển Bering ( trong đó đảo thuộc Nga Diomede_Lớn bị chia_cắt chỉ vài dặm với Diomede_Nhỏ , một phần thuộc Alaska của Hoa_Kỳ ) , Bắc_Băng_Dương , bao_gồm : Biển Chukchi ( trong đó có bờ biển phía đông và nam của đảo Wrangel ) , Biển_Đông_Siberi ( trong đó có bờ biển phía tây của Nga và bờ phía đông của quần_đảo Tân_Siberi ) , Biển Laptev ( trong đó có bờ biển phía tây của Nga , Biển Kara ( trong đó có bờ biển phía đông của Novaya_Zemlya ( Đất mới ) ) , Biển Barents ( trong đó có bờ biển phía tây của Nga , bờ biển phía nam của Mũi_Franz-Josef và cảng Murmansk với các thiết_chế hàng_hải quan_trọng nằm ở đó , ở đó Bạch_Hải ăn sâu vào đất_liền nhất ) . Phần tách rời là tỉnh Kaliningrad , tỉnh này có : Chung biên_giới với : Ba_Lan ở phía nam Litva về phía bắc và đông Bờ_biển phía tây_bắc nhìn ra biển Baltic . Các bờ biển thuộc các biển Baltic và biển Đen của Nga có đường giao_lưu ra đại_dương ít trực_tiếp và rắm_rối hơn so với các bờ biển thuộc Thái_Bình_Dương và Bắc_Băng_Dương , nhưng cả hai đều có vai_trò quan_trọng . Biển_Baltic cho_phép Nga có giao_thương đường_biển nhanh_chóng với 9 quốc_gia có chung bờ biển này cũng như giữa phần lục_địa_chính của Nga với tỉnh Kaliningrad . Thông_qua eo_biển nằm trong Đan_Mạch , và giữa nó với Thụy_Điển thì biển Baltic_thông ra biển Bắc và Đại_Tây_Dương về phía tây và bắc của nó . Biển_Đen cho_phép Nga có giao_thương đường_biển nhanh_chóng với 5 quốc_gia khác có chung bờ biển , thông_qua các eo_biển Dardanelles và Marmora liền kề với Istanbul , Thổ_Nhĩ_Kỳ để nối vào Địa_Trung_Hải với nhiều quốc_gia có bờ biển ở đó và thông_qua kênh đào Suez để sang Ấn_Độ_Dương và eo_biển Gibraltar để sang Đại_Tây_Dương . Biển Caspi , hồ nước_mặn lớn nhất thế_giới , không có đường giao_thông với biển_cả . Phạm_vi không_gian Hai_điểm xa nhau nhất tại Nga cách nhau khoảng 8,000 km trên đường trắc_địa ( geodesic ) . Một trong hai điểm này nằm trên biên_giới với Ba_Lan , trên một khoảng đất dài 60 km chia vịnh Gdańsk với phá Vistula . Còn điểm kia nằm tại cực đông - nam của quần_đảo Kuril , chỉ vài dặm cạnh đảo Hokkaido của Nhật . Để diễn_tả sự to_lớn này , người_ta thường nói là Nga bao_trùm 11 múi_giờ . Tuy_nhiên , sự diễn_tả này có_thể gây nhầm_lẫn vì hai điểm xa nhau nhất nếu tính theo kinh_tuyến chỉ cách nhau 6,600 km trên đường trắc_địa . Một trong hai điểm này nằm trên biên_giới với Ba_Lan ( nói bên trên ) ; còn điểm kia nằm trên đảo Diomede_Lớn ( đảo Ratmanova ) . Và hơn_nữa , chính_phủ Nga đã quyết_định giảm số múi_giờ từ 11 xuống 9 , thậm_chí là 5 để phát_triển kinh_tế . Khí_hậu Khí_hậu Liên_bang Nga được hình_thành dưới ảnh_hưởng của nhiều yếu_tố xác_định . Diện_tích to_lớn của đất_nước và sự xa_tách khỏi biển của nhiều vùng dẫn tới một kiểu khí_hậu lục_địa_ẩm và cận Bắc_Cực , là kiểu khí_hậu phổ_biến ở châu_Âu và vùng châu_Á của Nga ngoại_trừ lãnh_nguyên và vùng cực đông nam . Các dãy núi ở phía nam ngăn_chặn các khối không_khí ấm từ Ấn_Độ_Dương , trong khi đồng_bằng phía tây và phía bắc khiến nước này mở_rộng với những ảnh_hưởng từ Bắc_Cực và Đại_Tây_Dương . Trên hầu_khắp lãnh_thổ chỉ có hai mùa riêng_biệt mùa đông và mùa hè , mùa xuân và mùa thu thường chỉ là những giai_đoạn thay_đổi ngắn giữa thời_tiết cực thấp và cực cao . Tháng lạnh nhất là tháng 1 ( tháng 2 trên bờ biển ) , tháng ấm nhất thường vào tháng 7 . Sự chênh_lệch nhiệt_độ lớn là điều thông_thường . Vào mùa đông , nhiệt_độ lạnh đi cả từ phía nam tới phía bắc và từ phía tây tới phía đông . Mùa_hè có_thể khá nóng và ẩm , thậm_chí tại Siberia . Một phần nhỏ của bờ Biển Đen quanh Sochi có khí_hậu_cận nhiệt_đới . Những vùng nội_địa là những nơi khô nhất . Động_thực_vật Từ bắc xuống nam đồng_bằng Đông_Âu , cũng được gọi_là đồng_bằng Nga , bị bao_phủ trong lãnh_nguyên Bắc_Cực , những cánh rừng lá kim ( taiga ) , những cánh rừng hỗn_giao , đồng_cỏ ( thảo_nguyên ) và bán hoang_mạc ( bao quanh Biển Caspian ) , bởi những thay_đổi trong thực_vật phản_ánh những thay_đổi trong khí_hậu . Siberia cũng có một mô_hình tương_tự nhưng chủ_yếu là taiga . Nga có trữ_lượng rừng lớn nhất thế_giới , được gọi_là " lá phổi của châu_Âu " , đứng thứ hai chỉ sau rừng mưa_Amazon về khối_lượng hấp_thụ CO2 . Những cánh rừng Nga sản_xuất ra một khối_lượng lớn oxy không_chỉ cho châu_Âu mà cho toàn thế_giới . Có 266 loài có vú và 780 loài chim tại Nga . Tổng_cộng 415 loài thú đã được đưa vào Sách_Đỏ Nga vào năm 1997 , và hiện đang được bảo_vệ . Kinh_tế Nga có một nền kinh_tế hỗn_hợp có thu_nhập trung_bình cao với nguồn tài_nguyên thiên_nhiên khổng_lồ , đặc_biệt là dầu_mỏ và khí tự_nhiên . Quốc_gia này có diện_tích lớn nhất trên thế_giới và là nhà_sản_xuất dầu_lửa lớn nhất , vào năm 2016 kinh_tế Nga đứng hàng thứ 13 trên thế_giới và đứng thứ 5 châu_Âu theo GDP_danh_nghĩa hoặc đứng thứ 6 trên thế_giới và đứng thứ 2 châu_Âu theo GDP theo sức_mua tương_đương ( ~_3.300 tỷ USD năm 2016 ) Hơn hai thập_kỷ sau sự sụp_đổ của Liên_Xô năm 1991 , Nga vẫn còn đang cố_gắng để thiết_lập một nền kinh_tế_thị_trường và để thu được sự phát_triển kinh_tế bền_vững . Trong 5 năm đầu nền kinh_tế Nga đã phát_triển không ổn_định do các cơ_quan hành_pháp và lập_pháp còn nhiều bất_đồng trong việc hoàn_thiện công_cuộc cải_cách và các nền_tảng công_nghiệp của Nga chịu sự suy_thoái nặng_nề . Ngoài_ra , sự thiếu_hụt thực_phẩm năm 1997 , mà hậu_quả của nó là đã phải cần đến sự trợ_giúp quốc_tế trên bình_diện rộng , đã làm tổn_thương nghiêm_trọng_lòng tự_hào cũng như nền kinh_tế nói_chung của nước_Nga mới ra_đời . Tuy_thế , mặc_dù không hiệu_quả trong điều_kiện kinh_tế_thị_trường và khẩu_vị của người tiêu_dùng nhưng nền kinh_tế cựu Xô_viết nói_chung đã được chấp_nhận là đã tạo cho người_dân Nga nói_chung có mức_sống tiêu_chuẩn kể từ sau những năm giữa thập_niên 1950 cao hơn so với công_dân của nhiều quốc_gia đã phát_triển theo định_hướng tư_bản và kinh_tế_thị_trường như México , Brasil , Ấn_Độ và Argentina . Tuy_thế , các chủng_loại hàng_tiêu_dùng ( cụ_thể là quần_áo và lương_thực , thực_phẩm ) là tương_đối đơn_giản về mẫu_mã , và sự thiếu_hụt của hàng_tiêu_dùng trong gia_đình đã bị kêu_ca nhiều ở các khu_vực thành_thị . Sau sự tan_rã của Liên_Xô , sự phục_hồi nhỏ của Nga dưới ảnh_hưởng của kinh_tế_thị_trường lần đầu_tiên diễn ra vào_khoảng năm 1997 . Trong năm đó , cuộc khủng_hoảng tài_chính châu_Á đã lên đến điểm đỉnh trong việc phá_giá của đồng_rúp vào tháng 8 năm 1998 , làm cho chính_phủ bị vỡ_nợ và làm suy_giảm trầm_trọng mức_sống tiêu_chuẩn của phần_lớn dân_chúng . Vì_thế , năm 1998 cũng đã được ghi_nhận như là năm của suy_thoái và sự tăng_cường rút vốn ra khỏi nền kinh_tế . Tuy_nhiên , nền kinh_tế Nga đã phục_hồi vừa_phải trong năm 1999 . Kinh_tế Nga đã đi vào trong giai_đoạn phát_triển nhanh , GDP tăng_trưởng trung_bình 6,8 % trên năm trong giai_đoạn 1999 - 2004 trên cơ_sở của giá dầu_mỏ cao , đồng rúp_yếu , và tăng_trưởng của các ngành công_nghiệp và dịch_vụ . Nhưng sự phát_triển kinh_tế này là không đều : khu_vực thủ_đô Moskva cung_cấp tới 30 % GDP của toàn_quốc . Sự phục_hồi kinh_tế này cùng với cố_gắng cải_tổ của chính_quyền trong các năm 2000 - 2001 để thúc_đẩy cải_cách về cấu_trúc đang bị thụt_lùi , đã làm tăng sự tin_cậy của các nhà_kinh_doanh và đầu_tư về triển_vọng của nền kinh_tế Nga trong thập_niên thứ hai của thời_kỳ chuyển_đổi . Nga vẫn dựa chủ_yếu vào xuất_khẩu hàng hóa , cụ_thể là dầu_mỏ , khí_đốt , kim_loại và gỗ , các mặt_hàng này chiếm trên 80 % kim_ngạch xuất_khẩu , điều này làm cho Nga dễ bị_thương_tổn vì các biến_động giá_cả trên thị_trường quốc_tế . Trong những năm gần đây , nền kinh_tế Nga đã nhắm nhiều hơn vào nhu_cầu về các mặt_hàng tiêu_dùng trong nước , là lĩnh_vực có mức tăng_trưởng trên 12 % mỗi năm trong giai_đoạn 2000 - 2004 , chỉ ra sự lớn_mạnh dần lên của thị_trường nội_địa . Những năm tiếp_theo , tiêu_thụ nội_địa cao hơn và nền chính_trị ổn_định hơn đã thúc_đẩy tăng_trưởng kinh_tế ở Nga . Từ 1999 - 2008 kinh_tế nước_Nga đã liên_tục có tăng_trưởng mạnh_mẽ , nhưng tăng_trưởng đã chậm lại ở vài năm sau đó với sự suy_giảm của giá dầu và khí_đốt . Với việc Hoa_Kỳ , Liên_minh châu_Âu và các quốc_gia khác áp_đặt các biện_pháp trừng_phạt kinh_tế đối_với Nga sau sự_kiện Nga sáp_nhập Crimea bất_hợp_pháp vào năm 2014 cùng_với sự sụt_giảm mạnh của giá dầu trong năm đó , nền kinh_tế Nga đã lâm vào một cuộc khủng_hoảng tài_chính sâu_sắc . Cuộc khủng_hoảng này đã ảnh_hưởng nặng_nề đến nền kinh_tế Nga , bao_gồm cả người tiêu_dùng và các công_ty , cũng như có một tác_động tiêu_cực đến thị_trường tài_chính toàn_cầu . Thực_tế đã cho thấy , chính người_dân Nga đang phải đối_mặt với nhiều khó_khăn do tác_động của cuộc khủng_hoảng này mang lại . Lệnh cấm_vận của Phương_Tây cũng đã ảnh_hưởng đáng_kể đến sản_xuất và tiêu_dùng của Nga . Việc giá_cả sẽ tăng do tình_trạng thiếu_hụt và lạm_phát tăng , dẫn đến tiết_kiệm giảm , tiền_lương giảm và thất_nghiệp gia_tăng , hệ_quả là chất_lượng cuộc_sống của người_dân Nga giảm_sút , đặc_biệt là các gia_đình trung_lưu và những người Nga nghèo . Vào năm 2016 , mức lương trung_bình của người Nga chỉ là 450 $ một tháng ( so với mức 967 $ một tháng vào năm 2013 ) , thấp hơn cả Trung_Quốc và Ba_Lan . Tỉ_lệ người sống dưới mức nghèo ở Nga đang có chiều_hướng gia_tăng , từ 16.1 triệu người năm 2015 đã nhảy_vọt lên con_số 19.2 triệu người năm 2016 . Đổng_rúp của Nga cũng liên_tục mất_giá . Tính đến tháng 3 năm 2016 , giá_trị của đồng_rúp chỉ còn bằng 50 % so với thời_điểm tháng 7 năm 2014 . Năm 2016 , GDP của Nga đạt 3.300 tỷ USD theo sức_mua tương_đương , làm cho Nga trở_thành nền kinh_tế lớn thứ 6 trên thế_giới và thứ 2 ở châu_Âu . Năm 2021 , GDP của Nga đạt 4.020 tỷ USD theo sức_mua tương_đương , vẫn là nền kinh_tế lớn thứ 6 trên thế_giới và thứ 2 ở châu_Âu . Thách_thức lớn nhất đối_với Nga là các biện_pháp để thúc_đẩy sự phát_triển của các xí_nghiệp nhỏ và vừa ( SME ) trong điều_kiện môi_trường kinh_doanh với hệ_thống ngân_hàng trẻ và khác_thường , được nắm giữ bởi các tài_phiệt Nga ( oligarkhi ) . Nhiều ngân_hàng Nga là sở_hữu của các nhà_doanh_nghiệp hay các ông trùm , là những người thông_thường sử_dụng các khoản tiền gửi ở ngân_hàng để cho các doanh_nghiệp của chính mình vay_mượn . Ngân_hàng tái_thiết và phát_triển châu_Âu ( EBRD ) và Ngân_hàng thế_giới ( WB ) đã có những cố_gắng để kích_hoạt khởi_động các hoạt_động ngân_hàng thông_thường bằng cách cấp_vốn và mua lại các khoản nợ trong một_số ngân_hàng nhưng thành_tựu thu được là không đáng_kể . Các vấn_đề khác bao_gồm sự phát_triển mất cân_bằng giữa các khu_vực của Nga . Trong khi khu_vực thủ_đô Moskva là hối_hả , có cuộc_sống thịnh_vượng với thu_nhập trên đầu người nhanh_chóng đạt tới mức của các nền kinh_tế hàng_đầu châu_Âu thì phần_lớn các khu_vực còn lại , đặc_biệt là ở các vùng nông_thôn và khu_vực của người thiểu_số ở châu_Á , đã bị tụt lại đằng sau rất nhiều . Sự phân_hóa thời kinh_tế_thị_trường cũng cảm_nhận được ở các thành_phố lớn khác như Sankt-Peterburg , Kaliningrad và Ekaterinburg . Thúc_đẩy đầu_tư nước_ngoài cũng là một thách_thức lớn . Ngoài_ra , Nga cũng được hưởng lợi từ việc tăng_giá dầu_mỏ và vì_thế có khả_năng thanh_toán các khoản nợ khổng_lồ cũ . Sự phân_bổ công_bằng các thu_nhập từ các nguồn tài_nguyên thiên_nhiên này từ công_nghiệp cho các lĩnh_vực khác cũng là một vấn_đề . Việc định_hướng cho người tiêu_dùng và thúc_đẩy chi_tiêu vào hàng_tiêu_dùng là một việc khá khó_khăn đối_với nhiều khu_vực ở các nông_thôn , khi mà ở các khu_vực này nhu_cầu tiêu_dùng rất đơn_giản , mặc_dù đã có nhiều tiến_bộ đáng khen_ngợi đã được thực_hiện ở các thành_phố lớn , đặc_biệt là trong các lĩnh_vực như may_mặc , lương_thực , thực_phẩm , công_nghiệp giải_trí . Việc bắt_giữ nhà_kinh_doanh giàu_có nhất Nga khi đó là Mikhail_Khodorkovsky với các tội quy_kết là gian_lận và tham_nhũng trong quá_trình tư_nhân hóa các doanh_nghiệp nhà_nước có quy_mô lớn dưới thời tổng_thống Boris_Yeltsin đã làm cho nhiều nhà_đầu_tư nước_ngoài e_ngại về tính ổn_định của nền kinh_tế Nga . Phần_lớn những người giàu_có nhất ở Nga hiện_nay là nhờ việc mua_bán các doanh_nghiệp nhà_nước khi đó với giá rẻ như bèo . Các quốc_gia khác cũng bày_tỏ sự e_ngại và lo_lắng với việc áp_dụng " có lựa_chọn " của luật_pháp đối_với các doanh_nghiệp tư_nhân . Tuy_nhiên , một_số tập_đoàn quốc_tế đã đầu_tư rất lớn vào Nga . Theo Quỹ tiền_tệ quốc_tế ( IMF ) , Nga có khoảng 26 tỷ USD vốn đầu_tư trực_tiếp tích_lũy của người nước_ngoài trong giai_đoạn 2001 - 2004 ( trong đó 11,7 tỷ USD diễn ra trong năm 2004 ) . Tuy_nhiên , chính_phủ của ông Putin đã bị chỉ_trích rằng đã không tạo ra được một môi_trường kinh_doanh thân_thiện , không đẩy_lùi được nạn tham_nhũng và không gia_tăng đầu_tư vào các lĩnh_vực có_thể đưa nền kinh_tế Nga bớt phụ_thuộc vào việc xuất_khẩu năng_lượng . Khu_vực dầu_mỏ và khí_đốt của Nga chiếm tới gần 25 % tổng_sản_phẩm quốc_nội ( GDP ) và khoảng 30 % tổng thu_nhập ngân_sách quốc_gia . Trong giai_đoan 2000 - 2009 , mức tăng_trưởng trung_bình hằng năm của nền kinh_tế Nga đạt 5 % ; trong giai_đoạn 2010 - 2019 , mức tăng_trưởng trung_bình hằng năm sụt_giảm còn 1,8 % , trong đó năm 2015 và 2016 đều trải qua suy_thoái . Sau năm 2015 , mức tăng_trưởng trung_bình hằng năm của Nga giảm xuống còn 0,4 % . Vì những nguyên_nhân nói trên , Nga đã chuyển từ một điểm đến đầu_tư tốt nhất thế_giới trong giai_đoạn 2000 - 2009 thành một nước có rủi_ro cao và thiếu sức hấp_dẫn . Lý_do chính cho sự kém hiệu_quả của nền kinh_tế Nga trong giai_đoạn 2010 - 2019 là do các động_lực tăng_trưởng của thập_kỷ trước đã cạn_kiệt nhưng chính_phủ Nga lại lựa_chọn tăng quỹ dự_trữ thay_vì nâng cao hiệu_quả kinh_tế , Các nhà_kinh_tế chỉ ra một vấn_đề của Nga là việc chủ_yếu vẫn phụ_thuộc vào nguyên_liệu thô như những năm 2000 , khiến giá_cả thị_trường phụ_thuộc vào biến_động của thế_giới . Chính_quyền Putin đã nhiều lần hứa sẽ biến_đổi đất_nước từ đơn_giản là một nhà_xuất_khẩu nguyên_liệu thô sang một quốc_gia đa_dạng hơn , dựa trên các sản_phẩm và dịch_vụ công_nghệ_cao , nhưng chưa cho thấy hiệu_quả . Nông_nghiệp và lâm_nghiệp Tổng_diện_tích đất canh_tác của Nga ước_tính là 1.237.294 km vuông ( 477.722 sq mi ) , lớn thứ tư trên thế_giới . Từ năm 1999 đến năm 2009 , nông_nghiệp của Nga tăng_trưởng đều_đặn , và đất_nước chuyển từ một nước phải nhập_khẩu ngũ_cốc trở_thành nước xuất_khẩu ngũ_cốc lớn thứ ba thế_giới sau EU và Hoa_Kỳ . Sản_lượng thịt đã tăng từ 6,813 . 000 tấn năm 1999 lên 9.331.000 tấn trong năm 2008 và vẫn tiếp_tục tăng . Trong khi các trang_trại lớn tập_trung chủ_yếu vào sản_xuất ngũ_cốc và các sản_phẩm chăn_nuôi như sữa hay trứng , các hộ gia_đình tư_nhân nhỏ đã sản_xuất hầu_hết lượng khoai_tây , rau và trái_cây của cả nước . Nga hiện là nước sản_xuất lúa_mạch , kiều_mạch và yến_mạch đứng đầu thế_giới cũng như là một trong những nhà_sản_xuất và xuất_khẩu lúa mạch đen , hạt hướng_dương và lúa_mì lớn nhất thế_giới . Trải dài từ biển Baltic đến Thái_Bình_Dương , Nga là quốc_gia có diện_tích rừng lớn nhất thế_giới , chiếm 1/5 diện_tích rừng của thế_giới . Tuy_nhiên , theo một nghiên_cứu năm 2012 bởi Tổ_chức Lương_thực và Nông_nghiệp của Liên_hợp_quốc và Chính_phủ Liên_bang Nga , tiềm_năng to_lớn này vẫn chưa được khai_thác đúng_mức . Nga hiện_nay đã trở_thành nước dẫn_đầu thế_giới về tình_trạng phá rừng . Hàng_loạt nhà_máy gỗ của Trung_Quốc mọc lên ở Nga mang tới việc_làm và thu_nhập nhưng đi kèm là nỗi lo tài_nguyên rừng bị khai_thác quá đà . Dù khai_thác ồ_ạt tại Nga , tất_cả những dây_chuyền sản_xuất gỗ thành_phẩm đều được thực_hiện ở Trung_Quốc , nơi đang hạn_chế chặt_chẽ việc khai_thác gỗ nhằm bảo_tồn rừng . Vấn_nạn phá rừng đã tồn_tại từ nhiều năm nay và ngày_càng khó kiểm_soát . Từ năm 2000 đến nay , tổng diện_tích rừng bị phá là 40 triệu ha , nhưng chỉ có một_nửa diện_tích được trồng lại . Rừng bị tàn_phá mạnh tại các vùng Viễn_Đông , phía Tây_Bắc và Siberia . Nạn phá rừng không_chỉ gây thiệt_hại về kinh_tế , mà_còn ảnh_hưởng lớn đến môi_trường và tàn_phá các hệ_sinh_thái , làm tăng khí_thải gây hiệu_ứng_nhà_kính … Ngoài_ra , diện_tích rừng bị suy_giảm do các nguyên_nhân khác như cháy rừng , phát_triển công_nghiệp và khai_thác khoáng_sản cùng với việc mở_rộng diện_tích đất nông_nghiệp , xây_dựng nhà ở và giao_thông . Công_nghiệp Nga được thừa_hưởng nền_tảng công_nghiệp rất mạnh của Liên_Xô , siêu_cường công_nghiệp đứng thứ 2 thế_giới . Sau khi Liên_Xô tan_rã , khoảng 60 % các cơ_sở công_nghiệp của Liên_Xô thuộc về lãnh_thổ Nga , các cơ_sở này đảm_bảo duy_trì được vị_thế cường_quốc công_nghiệp của Nga trên thế_giới . Tuy_nhiên , giai_đoạn kinh_tế trì_trệ thập_niên 1990 khiến các cơ_sở công_nghiệp của Nga bị suy_yếu đi nhiều . Theo kết_quả khảo_sát 2013 do Trung_tâm nghiên_cứu vĩ_mô ( CMR ) của ngân_hàng Sberbank của Nga công_bố thì nền_tảng công_nghiệp Nga đang bị lão hóa . Gần 60 % các xí_nghiệp Nga cần nâng_cấp trang_thiết_bị trong vòng 3 năm tới để duy_trì hoạt_động cũng như thị_phần nội_địa . Các mặt_hàng công_nghiệp_nhẹ của Nga có sức cạnh_tranh trên thị_trường thế_giới tương_đối yếu trong tương_lai gần . Có tới 36 % xí_nghiệp được hỏi ý_kiến cho biết họ không có kế_hoạch mở_rộng sản_xuất trong vòng 5 năm tới ; 38 % nói có_lẽ họ sẽ mở_rộng trên thị_trường nội_địa ; 19 % nhắm vào các thị_trường gần là các nước thành_viên Cộng_đồng các quốc_gia độc_lập ( CIS ) và chỉ có 9 % có kế_hoạch mở_rộng kinh_doanh ra thị_trường thế_giới trong dài_hạn . Gần 83 % xí_nghiệp Nga được hỏi ý_kiến nói họ chỉ có_thể bán sản_phẩm trên thị_trường trong nước , trong khi 88 % nói nguồn cung chủ_yếu cho xí_nghiệp về nguyên_liệu và thiết_bị là nguồn cung nội_địa Theo Phó Bộ_trưởng Công_nghiệp và Thương_mại Nga Sergei_Tsyb thì lĩnh_vực công_cụ máy_móc công_nghiệp Nga đang nhập_khẩu lên tới 90 % , kỹ_thuật máy hạng nặng đang nhập_khẩu khoảng từ 60-80 % và ngành công_nghiệp điện_tử nhập_khẩu từ 80-90 % . Để giảm sự phụ_thuộc của Nga vào các nhà_cung_cấp phương Tây trong hầu_hết các ngành công_nghiệp quan_trọng như trên , Nga dự_kiến sẽ giảm chỉ_số nhập_khẩu từ 70-90 % xuống còn 50-60 % vào năm 2020 nhưng việc thay_thế hoàn_toàn việc nhập_khẩu là điều không_thể . Trong thời Chiến_tranh_Lạnh , các tổ_hợp công_nghiệp của Liên_Xô đảm_bảo duy_trì nền quân_sự Xô_viết mạnh_mẽ với nguồn ngân_sách thường chiếm từ 10-20 % tổng_sản_phẩm quốc_nội ( GDP ) của Liên_Xô . Công_nghiệp vũ_khí của Nga là khu_vực hiện_đại nhất và nằm trong định_hướng xuất_khẩu của Nga . Xuất_khẩu vũ_khí của Nga luôn giữ vị_trí thứ 2 trên thế_giới về giá_trị . Nếu_như tại Mỹ , các tổ_hợp công_nghiệp quốc_phòng và các dự_án vũ_trụ tập_trung vào một_số tập_đoàn khổng_lồ độc_quyền và một hệ_thống dịch_vụ hậu_cần làm_việc dưới sự chỉ_đạo của Bộ quốc_phòng và NASA thì nền công_nghiệp quốc_phòng Nga hiện_nay phân_tán_thành rất nhiều các xí_nghiệp nhỏ . Với một chu_trình sản_xuất cồng_kềnh và nhiều tầng_nấc như_vậy khó có_thể đạt được một kết_quả tích_cực và đột_phá nào trong ngành công_nghiệp quốc_phòng vì mâu_thuẫn lợi_ích của rất nhiều thành_viên tham_gia vào chu_trình sản_xuất đó . Độ tuổi trung_bình của những người đang làm_việc trong các tổ_hợp công_nghiệp quốc_phòng Nga là từ 55 đến 57 ( số_liệu tháng 5/2013 ) . 30 % trong số đó đã ngoài 60 trong khi giới trẻ không chịu vào làm_việc vì lương thấp . Để khắc_phục những vấn_đề này , hiện_nay , Nga đang tiến_hành sáp_nhập các nhà_máy quốc_phòng thành các tổ_hợp lớn hơn để khắc_phục những điểm yếu trên và nâng cao sức cạnh_tranh . Nước_Nga hiện_nay được thừa_hưởng từ chế_độ Xô_Viết ba nhóm công_nghiệp cơ_bản với khả_năng cạnh_tranh cực cao là các tổ_hợp công_nghiệp - quốc_phòng , ngành công_nghệ vũ_trụ và chế_tạo_máy và trang_thiết_bị công_nghệ hạt_nhân . Các tổ_hợp công_nghiệp - quốc_phòng và công_nghiệp vũ_trụ , trong vòng 20 năm từng lâm vào tình_trạng suy_thoái . Các kỹ_sư của các xí_ngiệp công_nghiệp quốc_phòng Nga lớn nhất phải thực_tập ở 5 trung_tâm công_nghệ ở Ý và Đức . Tuy_nhiên với sự quan_tâm và rót ngân_sách từ chính_phủ , hiện_nay các ngành này đang phát_triển trở_lại . Từ sau khi Mỹ ngừng sử_dụng tàu con_thoi năm 2010 , Nga là nước duy_nhất có_thể tự tiến_hành việc phóng tên_lửa lên vũ_trụ để vận_chuyển hàng cho trạm vũ_trụ quốc_tế ISS._Để thay_thế tàu con_thoi cũ , tên_lửa SpaceX của Mỹ đã 9 lần phóng thành_công lên quỹ_đạo , mục_tiêu là có_thể tái sử_dụng nhiều lần , tuy_nhiên SpaceX mới hạ_cánh thành_công 2 lần và đến cuối 2016 mới thử_nghiệm sử_dụng tên_lửa tái_chế . Còn từ đây đến năm 2022 , Mỹ vẫn sẽ phải mua 18 động_cơ tên_lửa RD-180 của Nga để đưa hàng lên vũ_trụ Nga còn thành_lập các công_ty ở phương Tây để bí_mật thu_mua , đặt_hàng các linh_kiện điện_tử từ các nhà_sản_xuất Mỹ rồi đem về đóng_gói và xuất chúng sang cho các công_ty ở Nga . Các linh_kiện này dùng cho Bộ Quốc_phòng Nga , Tổng_cục An_ninh Liên_bang Nga ( FSB ) và ngay cả các pháp_nhân Nga liên_quan đến việc thiết_kế vũ_khí và đầu đạn hạt_nhân . Đặc_vụ FBI nói rằng hoạt_động này đã hủy_hoại đáng_kể an_ninh quốc_gia của Mỹ bằng việc thu_mua các linh_kiện điện_tử tối_tân , kỹ_thuật cao và đưa lậu chúng đến Nga , từ đó các linh_kiện điện_tử này giúp nâng cao năng_lực của cơ_quan tình_báo Nga , góp_phần hiện_đại_hóa cả quân_đội và chương_trình vũ_khí hạt_nhân của Nga . Được biết , linh_kiện điện_tử mà công_ty Nga mỗi năm mua của Mỹ trị_giá khoảng 2 tỷ_USD. Khi Nga bị phương Tây_áp_đặt lệnh trừng_phạt do can_thiệp vào_cuộc khủng_hoảng tại Ukraina thì doanh_nghiệp quân_sự và hàng_không vũ_trụ của họ phải lập kế_hoạch chuyển sang những đối_tác mới . Các công_ty này đã mua nhiều linh_kiện điện_tử với tổng trị_giá hàng tỷ USD từ Trung_Quốc . Tuy trình_độ của Trung_Quốc không phải là cao nhất thế_giới , nhưng hệ_thống sản_xuất của nước này rất hoàn_chỉnh , khả_năng tự_cung_tự_cấp rất mạnh và luôn liên_tục phát_triển . Hợp_tác quy_mô lớn với doanh_nghiệp sản_xuất Trung_Quốc trong lĩnh_vực vi_điện_tử sẽ là bước đầu_tiên trong việc hình_thành liên_minh công_nghệ quốc_gia BRICS. Với việc Trung_Quốc sử_dụng hệ_thống nghiên_cứu sản_xuất linh_kiện hiện có và kho nhân_tài công_nghệ , còn Nga phát_huy những ưu_thế có được trong các dự_án nghiên_cứu hàng chục năm qua , sự hợp_tác công_nghệ_cao giữa 2 nước có_thể phá vỡ được ưu_thế của phương Tây trong lĩnh_vực linh_kiện điện_tử . Ngay cả tên_lửa đẩy siêu_cấp Angara mà Nga đang nghiên_cứu cũng có_thể đang sử_dụng linh_kiện nước_ngoài , vì_vậy một_khi phương Tây ngừng cung_cấp cho Nga thì Nga có_thể chuyển sang mua từ Trung_Quốc .. Tuy Trung_Quốc có_thể giúp Nga giải_quyết nhiều vấn_đề nhưng không_thể giải_quyết toàn_bộ vấn_đề được . Một là tính_năng sản_phẩm liệu có_thể có_thể thay_thế hoàn_toàn sản_phẩm tương_tự của phương Tây , 2 là chủng_loại liệu có đủ hoàn_toàn , 3 là linh_kiện mới có_thể vẫn cần một thời_gian hoạt_động với nền_tảng của Nga . Tuy_nhiên , việc mua linh_kiện điện_tử từ Trung_Quốc có một_chút lợi_thế , một là cung_ứng đảm_bảo , hai là giá sẽ tương_đối ưu_đãi . Sau khi Liên_Xô giải_thể rất khó nhìn thấy những thương_hiệu công_nghiệp dân_dụng của Nga , thậm_chí thương_hiệu công_nghiệp_nhẹ cũng không có . Lĩnh_vực có_thể thấy hàng Nga phổ_biến là thương_hiệu Vodka và các sản_phẩm quân_sự . Năng_lượng Nga được thừa_nhận là một siêu_cường năng_lượng . Nga là một trong các quốc_gia có sản_lượng khí_đốt hàng_đầu thế_giới , trữ_lượng dầu_mỏ đứng thứ tám , thứ hai về trữ_lượng than . Nga là nhà_xuất_khẩu khí tự_nhiên và nhà_sản_xuất khí tự_nhiên hàng_đầu thế_giới , dù thỉnh_thoảng Nga và Ả_Rập Xê_Út thay_đổi vị_trí về tiêu_chí . Châu_Âu hiện nhập_khẩu đến 1/3 nhu_cầu khí_đốt từ Nga , mặc_dù thời_gian qua châu_lục này đã cố_gắng giảm phụ_thuộc vào năng_lượng của Nga . Hoa_Kỳ đã tăng nguồn cung_cấp khí_đốt cho châu_Âu . Tuy_nhiên , hiện_nay chỉ có 6 % lượng nhập_khẩu khí_đốt của châu_Âu là tới từ Hoa_Kỳ . Sự phụ_thuộc vào nguồn khí_đốt của Nga ở châu_Âu vẫn rất lớn . Ở Italy , khí_đốt Nga chiếm 37 % lượng nhập_khẩu . Ở Đức tỉ_lệ này khoảng 28 % . Sự phụ_thuộc vào nguồn năng_lượng nhập_khẩu của Slovenia , Hy_Lạp và Hungary ở mức từ 41-45 % . Không có khí_đốt của Nga , họ sẽ đối_mặt với tình_trạng thiếu_hụt nhiên_liệu nghiêm_trọng sau khoảng 10 ngày . Đặc_biệt là Cộng_hòa Séc , Slovakia , Phần_Lan , Litva , Latvia , Estonia gần như phụ_thuộc 100 % vào khí_đốt Nga . Mặt_khác kinh_tế Nga cũng lệ_thuộc rất nhiều vào xuất_khẩu nhiên_liệu hóa_thạch và năng_lượng , chiếm tới 64 % tổng_kim_ngạch xuất_khẩu của Nga . Ngành dầu_khí chiếm đến 46 % tổng chi_tiêu của chính_phủ Nga và đóng_góp tới 30 % GDP của nước này . Nga là nước sản_xuất điện hàng thứ 4 thế_giới và nhà_sản_xuất năng_lượng tái_tạo hàng thứ 5 thế_giới , tiêu_chí sau nhờ nước này đã phát_triển mạnh việc sản_xuất thủy_điện . Những nhà_máy thủy điện lớn đã được xây_dựng ở vùng châu_Âu của Nga dọc theo các con sông như Volga . Vùng châu_Á của Nga cũng có một_số nhà_máy thủy điện lớn , tuy_nhiên , tiềm_năng thủy điện vĩ_đại của Siberia và Viễn_Đông_Nga phần_lớn vẫn chưa được khai_thác . Nga là nước đầu_tiên phát_triển lò phản_ứng hạt_nhân_dân_sự và xây_dựng nhà_máy điện hạt_nhân đầu_tiên . Hiện_tại , Nga là nhà_sản_xuất điện hạt_nhân đứng thứ 4 . Rosatom quản_lý toàn_bộ các nhà_máy điện hạt_nhân tại Nga . Năng_lượng hạt_nhân đang phát_triển nhanh_chóng tại Nga , với mục_tiêu tăng tổng thành_phần năng_lượng hạt_nhân từ mức 16.9 % hiện_nay lên 23 % vào năm 2020 . Chính_phủ Nga có kế_hoạch chi 127 tỷ_rubles ( $ 5.42 triệu ) cho một chương_trình liên_bang để phát_triển việc sản_xuất năng_lượng hạt_nhân thế_hệ tiếp_theo . Khoảng 1 nghìn tỷ_ruble ( $ 42.7 triệu ) đã được chi từ ngân_sách liên_bang cho việc phát_triển năng_lượng hạt_nhân và phát_triển công_nghiệp trước năm 2015 . Nga vẫn là một trong những nước đứng đầu thế_giới về công_nghệ hạt_nhân và là một thành_viên của dự_án lò phản_ứng hạt_nhân quốc_tế . Gazprom , gã khổng_lồ khí_đốt của Nga đã phải vật_lộn để tìm công_nghệ cho mỏ ngoài khơi Nam_Kirinskoye ở Viễn_Đông sau khi các lệnh trừng_phạt của Mỹ cấm bất_kỳ công_ty Mỹ nào cung_cấp thiết_bị dưới đáy biển . Việc phát_triển thêm các dự_án khí_đốt tự_nhiên hóa_lỏng đặc_biệt dễ bị tổn_thương vì Nga thiếu hầu_hết các bí_quyết , bao_gồm cả công_nghệ hóa_lỏng thương_mại quy_mô lớn . Mặc_dù các nhà_sản_xuất dầu trong nước đang theo_đuổi chiến_lược thay_thế nhập_khẩu thông_qua các trung_tâm nghiên_cứu và phát_triển trong nước nhưng việc phát_triển các công_nghệ khả_thi về mặt thương_mại và sản_xuất nội_địa_hóa đầy_đủ các thiết_bị cần_thiết có_thể sẽ mất nhiều năm . Bộ năng_lượng Nga cảnh_báo Nga đã tiếp_tục lập kỷ_lục sản_xuất dầu thời_hậu Xô_Viết nhưng các quan_chức lo_ngại sẽ sụt giảm tới 40 % trong vòng 15 năm tới ( kể từ 2019 ) nếu không có giải_pháp công_nghệ hiệu_quả nào được đưa ra . Giao_thông vận_tải Vận_tải đường_sắt ở Nga nằm dưới sự kiểm_soát độc_quyền của công_ty Russian_Railways do nhà_nước quản_lý . Tổng chiều dài các tuyến đường_sắt ở Nga là chỉ đứng sau Hoa_Kỳ . Không giống như hầu_hết các quốc_gia khác trên thế_giới , đường_ray ở Nga sử_dụng khổ rộng , ngoại_trừ đường_ray trên đảo Sakhalin sử_dụng khổ_hẹp . Tuyến đường_sắt nổi_tiếng nhất ở Nga là Tuyến đường_sắt xuyên SIberia ( Transsib ) , trải dài trên 7 múi_giờ và nắm giữ kỷ_lục với các chuyến tàu dài nhất trên thế_giới , như các chuyến Moscow - Vladivostok ( ) , Moscow - Bình_Nhưỡng ( và Kiev-Vladivostok ) . , Nga có tổng_cộng 933.000 km đường_bộ , trong đó 755.000 km được trải nhựa . Một_số tuyến đường trong số này tạo nên hệ_thống đường_cao_tốc liên_bang Nga . Tổng chiều dài đường thủy nội_địa của Nga là 102.000 km , chủ_yếu là sông hoặc hồ tự_nhiên . Ở phần lãnh_thổ châu_Âu của đất_nước , mạng_lưới các kênh đào kết_nối lưu_vực của các con sông lớn . Các cảng biển lớn của Nga bao_gồm cảng Rostov trên Sông_Đông ở biển Azov , Novorossiysk ở Biển_Đen , Astrakhan và Makhachkala ở biển Caspian , Kaliningrad và St_Petersburg ở biển Baltic , Arkhangelsk ở Biển_Trắng , Murmansk ở biển Barents , Petropavlovsk - Kamchatsky và Vladivostok ở Thái_Bình_Dương . Năm 2008 , Nga sở_hữu_1.448 tàu thương_mại . Hạm_đội tàu phá băng của Nga là hạm đội tàu phá băng chạy bằng năng_lượng hạt_nhân duy_nhất trên thế_giới , thúc_đẩy việc khai_thác kinh_tế ở thềm_lục_địa Bắc_Cực của Nga và phát_triển giao_thương đường_biển qua tuyến biển Bắc giữa châu_Âu và Đông_Á . Về tổng chiều dài đường_ống , Nga chỉ đứng sau Hoa_Kỳ . Hiện_tại , nhiều dự_án đường_ống mới đang được thực_hiện , bao_gồm các đường_ống khí_đốt tự_nhiên Nord_Stream và South_Stream nối đến châu_Âu lục_địa , và đường_ống dẫn dầu Đông_Siberia - Thái_Bình_Dương ( ESPO ) đến Viễn_Đông và Trung_Quốc . Nga có tổng_cộng 1.216 sân_bay , bận_rộn nhất là các sân_bay Sheremetyevo , Domodingovo và Vnukovo ở Moscow và Pulkovo ở St . Petersburg . Hầu_hết các thành_phố lớn của Nga có hệ_thống giao_thông công_cộng rất phát_triển , với các loại phương_tiện giao_thông công_cộng phổ_biến nhất là xe_buýt , xe_điện bánh_hơi và tàu_điện . Bảy thành_phố của Nga , cụ_thể là các thành_phố Moscow , Saint_Petersburg , Nizhny_Novgorod , Novosibirsk , Samara , Yekaterinburg và Kazan có hệ_thống tàu_điện_ngầm . Tổng chiều dài của các tuyến metro ở Nga là . Moscow Metro và Saint_Petersburg Metro là hai hệ_thống tàu_điện_ngầm lâu_đời nhất ở Nga , được khánh_thành lần_lượt vào các năm 1935 và 1955 . Đây là hai trong số những hệ_thống tàu_điện_ngầm nhanh nhất và bận_rộn nhất trên thế_giới , nổi_tiếng với trang_trí phong_phú và thiết_kế độc_đáo tại các sân ga . Du_lịch Ngành du_lịch của Nga đã tăng_trưởng nhanh_chóng kể từ cuối thời_kì Xô_viết , đầu_tiên là du_lịch trong nước và sau đó là du_lịch quốc_tế , được thúc_đẩy bởi di_sản văn_hóa phong_phú và sự đa_dạng tự_nhiên tuyệt_vời của đất_nước . Các tuyến du_lịch chính ở Nga bao_gồm một cuộc hành_trình vòng_quanh các thành_phố cổ ở Golden_Ring , du_lịch trên các con sông lớn như sông Volga và những chuyến đi dài trên Tuyến đường_sắt xuyên Siberia nổi_tiếng . Trong năm 2013 , đã có tổng_cộng 28,4 triệu lượt khách du_lịch đến thăm Nga ; khiến Nga trở_thành nước có số_lượng khách du_lịch tham_quan đứng thứ 9 trên thế_giới . Số_lượng khách du_lịch tới từ phương Tây có sự suy_giảm kể từ năm 2014 do lệnh trừng_phạt kinh_tế của Phương_Tây đối_với Nga . Tính đến hết năm 2017 , Liên_bang Nga đã có 27 di_sản thế_giới được UNESCO công_nhận , trong đó có 16 di_sản văn_hóa và 11 di_sản tự_nhiên . Ba di_sản thế_giới đầu_tiên tại Nga được công_nhận vào năm 1990 là Trung_tâm lịch_sử của Saint-Peterburg , Kizhi_Pogost , Điện_Kremli và Quảng_trường Đỏ . Nga có 4 di_sản chung với các quốc_gia khác là Vòng_cung trắc_đạc Struve chung với Belarus , Estonia , Phần_Lan , Latvia , Lithuania , Moldova , Na_Uy , Thụy_Điển , Ukraina , Mũi đất Kursh chung với Lithuania ) , còn Phong_cảnh Dauria và Hồ_Uvs là hai di_sản chung với Mông_Cổ . Địa_điểm mới nhất được công_nhận là Phong_cảnh Dauria được công_nhận vào năm 2017 . Các điểm đến được thăm nhiều nhất ở Nga là Moskva và Sankt_Peterburg , hai thành_phố lớn nhất của đất_nước . Được công_nhận là Thành_phố Nhân_loại , 2 thành_phố này có các bảo_tàng nổi_tiếng thế_giới như Bảo_tàng Tretyakov và Bảo_tàng Ermitazh , các nhà_hát nổi_tiếng như Nhà_hát Bolshoi và Nhà_hát Mariinsky , các nhà_thờ như Nhà_thờ chính tòa Thánh_Vasily , Nhà_thờ chính tòa_Chúa Kitô_Đấng Cứu_Độ , Nhà_thờ chính tòa Thánh_Isaac và Nhà_thờ Chúa Cứu_thế trên Máu đổ , các công_trình đầy ấn_tượng như điện_Kremli cùng với Pháo đài Thánh_Phêrô và Phaolô , những quảng_trường và những con phố xinh_đẹp như Quảng_trường Đỏ , Quảng_trường Cung_điện , Phố_Tverskaya , Phố_Nevsky Prospekt và Phố_Arbat . Các cung_điện và công_viên được tìm thấy trong các dinh_thự hoàng_gia cũ ở ngoại_ô Moskva ( Kolomenskoye , Tsaritsyno ) và St_Petersburg ( Peterhof , Strelna , Oranienbaum , Gatchina , Pavlovsk và Tsarskoye_Selo ) . Ở Moskva vẫn còn tồn_tại nhiều công_trình kiến_trúc của thời_kỳ Liên_Xô , cùng_với đó là các tòa nhà_chọc_trời hiện_đại mới được xây_dựng , trong khi St_Petersburg , có biệt_danh là " Venice của phương_Bắc " , tự_hào về các công_trình kiến_trúc cổ_điển , những con sông , kênh_rạch và cầu . Các bãi biển ấm_áp của Biển_Đen đã hình_thành nên một_số khu du_lịch biển nổi_tiếng , chẳng_hạn như Sochi , thành_phố chủ nhà_Thế_vận_hội mùa đông 2014 . Những ngọn núi ở Bắc_Kavkaz là nơi có các khu trượt_tuyết nổi_tiếng như Dombay . Điểm đến tự_nhiên nổi_tiếng nhất ở Nga là Hồ_Baikal . Đây là hồ nước lâu_đời nhất và sâu nhất trên thế_giới , có làn nước trong như pha_lê và được bao quanh bởi những ngọn núi . Các điểm du_lịch tự_nhiên phổ_biến khác ở Nga bao_gồm Kamchatka với những ngọn núi lửa và mạch nước phun , Karelia với các hồ và đá_granit , dãy núi Altai phủ_tuyết , và các thảo_nguyên hoang_dã của Tuva . Khoa_học , kỹ_thuật và công_nghệ Từ đầu thế_kỷ XVIII những cuộc cải_cách của Pyotr Đại_đế ( người sáng_lập Viện_Hàn_lâm Khoa_học_Nga và Đại_học Quốc_gia Sankt_Peterburg ) và những đóng_góp của những người từng tốt_nghiệp tại đây như học_giả Mikhail_Lomonosov ( người sáng_lập Đại_học Quốc_gia Moskva ) đã giúp nước Nga có được sự phát_triển mạnh trong khoa_học và phát_minh . Trong thế_kỷ XIX và XX nước này đã sản_sinh ra một lượng lớn các nhà_khoa_học và nhà phát_minh . Nikolai_Lobachevsky , một Copernicus trong hình_học , đã phát_triển hình_học phi_Euclid . Dmitri Mendeleev phát_minh ra Bảng tuần_hoàn các nguyên_tố hóa_học , khuôn_khổ chính của hóa_học hiện_đại . Gleb Kotelnikov phát_minh ra dù ba lô , trong khi Evgeniy_Chertovsky phát_minh ra quần_áo điều_áp . Pavel_Yablochkov và Alexander_Lodygin là những nhà_tiên_phong vĩ_đại trong kỹ_thuật điện và là những nhà phát_minh của những đèn_điện đầu_tiên . Alexander_Popov là một trong những người phát_minh radio , trong khi Nikolai_Basov và Alexander_Prokhorov là hai người đồng phát_minh ra tia laser và maser . Igor_Tamm , Andrei_Sakharov và Lev_Artsimovich đã phát_triển ý_tưởng tokamak để kiểm_soát phản_ứng tổng_hợp hạt_nhân và tạo ra nguyên_mẫu đầu_tiên của nó , sau_này dẫn tới dự_án ITER._Nhiều nhà_khoa_học và phát_minh nổi_tiếng của Nga là người di_cư , như Igor_Sikorsky và Vladimir_Zworykin , và nhiều nhà_khoa_học nước_ngoài cũng đã làm_việc ở Nga một thời_gian dài như Leonard_Euler và Alfred Nobel . Các thành_tựu lớn nhất của Nga thuộc lĩnh_vực công_nghệ vũ_trụ và thám_hiểm_vũ_trụ . Konstantin_Tsiolkovsky là cha_đẻ của lý_thuyết hàng_không vũ_trụ . Các tác_phẩm của ông đã tạo cảm_hứng cho những kỹ_sư tên_lửa hàng_đầu của Liên_xô như Sergey_Korolyov , Valentin_Glushko và nhiều người khác đóng_góp vào sự thành_công của Chương_trình Vũ_trụ Liên_xô ở những giai_đoạn đầu của cuộc Chạy_đua vào không_gian . năm 1957 vệ_tinh_nhân_tạo đầu_tiên bay quanh Trái_Đất , Sputnik 1 , được phóng lên ; năm 1961 ngày 12 tháng 4 chuyến bay đầu_tiên của loài_người vào vũ_trụ đã được Yuri_Gagarin thực_hiện thành_công ; và nhiều người Liên_xô và Nga khác đã thực_hiện kỷ_lục thám_hiểm_vũ_trụ . Từ năm 1999 đến 2009 Nga là nước phóng tên_lửa nhiều nhất , 245 tên_lửa có tải_trọng lên quỹ_đạo thành_công so với 218 của Mỹ và cũng là nước duy_nhất cung_cấp các dịch_vụ du_lịch vũ_trụ . Thủ_tướng Dmitry_Medvedev đã lên_tiếng cảnh_báo rằng Nga đang mất dần danh_tiếng và tiền_của do các dự_án vũ_trụ thất_bại , sau khi không_thể đưa 2 vệ_tinh lên quỹ_đạo tháng 8/2012 . Vụ phóng đã thất_bại gây tổn_thất lớn cho ngành công_nghiệp hàng_không vũ_trụ Nga . Một sự_cố tương_tự năm 2011 đã khiến Nga mất một vệ_tinh_thông_tin trị_giá 265 triệu USD. Nga cũng từng thất_bại trong vụ phóng tàu thăm_dò Sao Hỏa_Phobos-Grunt . Ông Medvedev cũng cho rằng : " Chẳng cường_quốc không_gian nào lại chứng_kiến nhiều vụ phóng_vệ_tinh và phi thuyền hỏng như Nga " . Vì_thế ông quyết_định chấn_chỉnh lại ngành công_nghiệp vũ_trụ của Nga cũng như tiếp_tục các chương_trình thám_hiểm Sao_Hỏa khác và đã hoàn_thành chương_trình Mars-500 để thu_thập thêm nhiều kinh_nghiệm trong lĩnh_vực đưa người lên Sao_Hỏa Đây là dự_án quốc_tế của Nga , EU ( Liên_hiệp châu_Âu ) và Trung_Quốc nhằm nghiên_cứu khoa_học - kỹ_thuật và tâm_sinh_lý của một toán phi_hành_gia quốc_tế 6 người trên một chuyến bay giả_định dài 520 ngày lên sao Hỏa và đi bộ trên đó . Sau khi Liên_Xô sụp_đổ , chính_sách của Hoa_Kỳ khuyến_khích các cơ_quan chính_phủ và các công_ty hàng_không vũ_trụ mua hàng của Nga và giữ cho các kỹ_sư Nga bận_rộn nhằm ngăn họ làm_việc cho các quốc_gia thù_địch với lợi_ích của Hoa_Kỳ . Nga hiện đang là một trong số các nhà_cung_cấp động_cơ tên_lửa vũ_trụ cho Hoa_Kỳ . Vì lý_do an_ninh quốc_gia , Hoa_Kỳ yêu_cầu phải có ít_nhất hai hệ_thống phóng . Không_quân Hoa_Kỳ và NASA hiện đang dựa chủ_yếu vào ba loại tên_lửa là Delta_IV và Atlas V được điều_hành bởi ULA và Falcon 9 của SpaceX , trong đó riêng tên_lửa Atlas V hiện đang sử_dụng động_cơ được thiết_kế và chế_tạo từ Nga là RD-180 . Bởi_vì chi_phí hoạt_động Atlas V rẻ hơn Delta_IV nên Delta_IV được dành riêng để sử_dụng với các tải_trọng và quỹ_đạo khó hơn mà Atlas_V không_thể xử_lý được . Dù đang cố phát_triển động_cơ riêng nhưng tập_đoàn tên_lửa vũ_trụ của Nga Energomash cho rằng từ khâu thử_nghiệm cho đến khi sản_xuất thành_công là khoảng thời_gian rất dài , Hoa_Kỳ sẽ cần trên 3 tỷ USD và khoảng thời_gian 10 năm để sản_xuất thay_thế các động_cơ Nga . Vì_thế họ cho rằng Mỹ vẫn sẽ nhập động_cơ tên_lửa từ Nga cho_dù có bị cấm và mẫu nâng_cấp của Antares sẽ được trang_bị các động_cơ này . Các công_nghệ khác , nơi người Nga có lịch_sử phát_triển , gồm công_nghệ hạt_nhân , sản_xuất máy_bay và công_nghệ quốc_phòng . Việc xây_dựng nhà_máy điện hạt_nhân đầu_tiên cùng các lò phản_ứng hạt_nhân đầu_tiên cho tàu ngầm và tàu hoạt_động trên mặt_nước nằm dưới sự chỉ_đạo của Igor_Kurchatov . Một_số nhà kỹ_thuật hàng_không nổi_bật của Liên_xô , có cảm_hứng từ các tác_phẩm lý_thuyết của Nikolai_Zhukovsky , đã giám_sát việc chế_tạo hàng chục model máy_bay quân_sự và dân_sự và đã thành_lập một_số KBs ( Phòng thiết_kế ) hiện là thành_phần chủ_yếu của Liên_đoàn Hàng_không Hợp nhất . Các máy_bay nổi_tiếng của Nga gồm máy_bay chở khách siêu_thanh đầu_tiên Tupolev_Tu-144 của Alexei_Tupolev , loạt máy_bay chiến_đấu MiG của Artem_Mikoyan và Mikhail_Gurevich , và loạt máy_bay_Su của Pavel_Sukhoi cùng những người kế_tục ông . Những xe_tăng chiến_trường nổi_tiếng của Nga gồm T-34 , thiết_kế xe_tăng theo kênh Discovery là loại tốt nhất của Thế_chiến II , và các xe_tăng khác thuộc loạt T. Súng_AK-47 và AK-74 của Mikhail_Kalashnikov là loại súng tấn_công được sử_dụng rộng_rãi nhất tên thế_giới - tới mức các khẩu súng thuộc kiểu AK đã được chế_tạo nhiều hơn tất_cả các loại súng tấn_công khác cộng lại . Dù có những thành_tựu công_nghệ , từ thời trì_trệ Brezhnev , Nga đã tụt_hậu so với phương Tây trong một_số ngành kỹ_thuật , đặc_biệt là trong tiết_kiệm năng_lượng và sản_xuất hàng_tiêu_dùng . Cuộc khủng_hoảng_kinh_tế hồi những năm 1990 đã khiến khoản hỗ_trợ cho khoa_học của nhà_nước sụt giảm mạnh . Nhiều nhà_khoa_học và những người có trình_độ của Nga đã đi sang châu_Âu hay Hoa_Kỳ ; cuộc di_cư này được gọi_là một cuộc chảy_máu chất_xám . Những năm 2000 , với làn_sóng bùng_nổ kinh_tế , tình_hình khoa_học và công_nghệ ở Nga đã được cải_thiện , và chính_phủ đã tung ra một chiến_dịch với mục_tiêu hiện_đại_hóa và cải_tiến . Tổng_thống Nga Dmitry_Medvedev đã đưa ra 5 ưu_tiên hàng_đầu cho việc phát_triển công_nghệ của đất_nước : hiệu_quả năng_lượng , IT ( gồm cả các sản_phẩm thông_thường và các sản_phẩm kết_hợp với công_nghệ vũ_trụ ) , năng_lượng hạt_nhân và dược . Mặc_dù là nhà_xuất_khẩu hàng công_nghiệp_nặng hàng_đầu thế_giới và đang đạt được những tiến_bộ về phần_mềm , nhưng các sản_phẩm hàng_tiêu_dùng của Nga lại thiếu tính cạnh_tranh trên trường quốc_tế do đơn_điệu về mẫu_mã . Cải_thiện về năng_suất sẽ chủ_yếu xuất_phát từ công_nghệ mới và đầu_tư vốn hiệu_quả , hai điều mà Nga đang thiếu . Một_số thành_tựu mới đã xuất_hiện , với việc nước Nga đã hoàn_thành GLONASS , một trong 4 hệ_thống vệ tinh_định_vị toàn_cầu cùng với GPS của Mỹ , Hệ_thống định_vị Bắc_Đẩu của Trung_Quốc và Hệ_thống định_vị Galileo của châu_Âu . Trong giai_đoạn 2003 - 2014 , 75-80 % linh_kiện điện_tử dùng cho vệ_tinh_Glonass-M phải mua từ các nước phương Tây . Chính_phủ Nga đã phải tính đến khả_năng dừng chế_tạo vệ_tinh_GLONASS-K do không có các linh_kiện đồng_bộ từ nước_ngoài sau khi phương Tây cấm xuất_khẩu linh_kiện cho Nga Năm 2016 , Nga đã lập kế_hoạch đến năm 2024 sẽ tự sản_xuất toàn_bộ các linh_kiện vệ_tinh để tránh việc phải phụ_thuộc vào linh_kiện nhập_khẩu . Năm 2019 , Nga bắt_đầu sản_xuất các vệ_tinh_Glonass-K2 , được phát_triển bởi ISS_Reshetnev ( Hệ_thống vệ_tinh_thông_tin Reshetnev ) . Trong khi GLONASS-K có tới 90 % thiết_bị điện_tử nhập từ nước_ngoài thì GLONASS-K2 mới sẽ sử_dụng toàn_bộ các thành_phần làm tại Nga , đồng_thời Glonass-K2 sẽ có tuổi_thọ hoạt_động cao hơn 3 năm . Theo kế_hoạch , 20 vệ_tinh thế_hệ mới " Glonass-K2 " sẽ được phóng trong giai_đoạn 2020 - 2031 Nga là nước duy_nhất xây_dựng nhà_máy điện hạt_nhân di_động và hiện đang là nước đi đầu trong nghiên_cứu nhà_máy điện hạt_nhân thế_hệ thứ 5 ( loại này có hiệu_suất tiêu_thụ nhiên_liệu hạt_nhân vượt_trội so với các nhà_máy thế_hệ trước , giúp_việc sản_xuất điện không tạo ra hoặc chỉ tạo ra rất ít chất_thải phóng_xạ ) . Nga cũng cho ra_đời các thiết_kế quân_sự mới như máy_bay_tàng hình_Su-57 , xe_tăng T-14_Armata ... Do sự phân_công sản_xuất từ thời Liên_Xô nên sau khi Liên_Xô tan_rã , một_số nhà_máy công_nghiệp chủ_chốt lại thuộc về nước khác chứ không thuộc về Nga , do_vậy Nga bị thiếu khả_năng sản_xuất trong một_số lĩnh_vực ( ví_dụ như các nhà_máy đóng_tàu lớn thời Liên_Xô hiện_nay thuộc về Ucraina , nên Nga phải mua động_cơ tàu_biển từ nước này ) . Trung_Quốc cũng bắt_đầu bán cho Nga các sản_phẩm phục_vụ mục_đích quân_sự . Tốc_độ nhập_khẩu tăng_trưởng nhanh khi Trung_Quốc bán cho Nga không_chỉ các động_cơ diesel , mà_cả những thiết_bị dành cho các tàu hỗ_trợ quân_sự . Đến năm 2017 , doanh_thu tiếp_tục tăng và đó chỉ là sự khởi_đầu vì trong tương_lai Nga sẽ mua các thiết_bị công_nghệ từ Trung_Quốc nhiều hơn_nữa . Nga không thích ý_tưởng mua sản_phẩm của Trung_Quốc mà muốn sản_phẩm phương Tây , nhưng ngay khi phương Tây trừng_phạt Nga , họ ngay_lập_tức phải quay sang mua hàng từ Trung_Quốc . Trong lĩnh_vực nghiên_cứu các nguyên_tố siêu nặng , Nga vẫn dẫn_đầu thế_giới khi lần đầu_tiên thực_hiện tổng_hợp thành_công 6 nguyên_tố nặng nhất với số nguyên_tử từ 113 đến 118 . Đó là thành_tựu 10 năm nghiên_cứu ( 2000 - 2010 ) của các chuyên_gia thuộc phòng_thí_nghiệm vật_lý Flerov tại Viện Nghiên_cứu Hạt_nhân ở Dubna gần Moscow . Hai nguyên_tố trong số đó đã được Hiệp_hội Hóa_học_cơ_bản và hóa_học ứng_dụng Quốc_tế ( IUPAC ) chính_thức công_nhận với hai cái tên Flerova ( 114 ) và Livermore ( 116 ) . Năm 2006 , các nhà_khoa_học Nga đã tạo ra sự phát_xạ ánh_sáng mạnh nhất trên thế_giới dựa trên công_nghệ PEARL ( Petawatt Parametric_Laser ) được tạo ra trong Viện vật_lý ứng_dụng Nizhny_Novgorod thuộc Viện_Hàn_lâm khoa_học Nga , dựa trên kỹ_thuật khuếch_đại tham_số ánh_sáng trong các tinh_thể quang_học phi_tuyến . Công_nghệ này có_thể tạo ra xung_động điện mạnh đến 0,56_petawatt , gấp hàng trăm lần công_suất của tất_cả các nhà_máy điện trên thế_giới cộng lại ( 1 petawatt = 1 triệu gigawatt ) . Các nhà_khoa_học Nga cũng tạo được từ_trường nhân_tạo mạnh chưa từng có , đạt đến 28 megagausses , gấp hàng trăm triệu lần so với từ_lực của từ_trường Trái_Đất Năm 2015 , một nhà_khoa_học Nga là Vladimir_Leonov tuyên_bố đã thử_nghiệm thành_công một mẫu thử_nghiệm động_cơ lượng tử có hiệu_suất mạnh gấp 5.000 lần động_cơ tên_lửa thông_thường , sẽ tạo ra cuộc cách_mạng_khoa_học - kỹ_thuật trong thế_kỷ XXI , tương_tự cuộc cách_mạng công_nghệ_thông_tin trong thế_kỷ XX._Động_cơ_lượng tử có_thể đưa khí tài_bay chuyển_động với tốc_độ 1000 km / giây , trong khi tốc_độ tên_lửa thông_thường chỉ đạt tới mức tối_đa 18 km / giây , nghĩa_là tàu vũ_trụ có_thể bay tới sao Hỏa trong vòng 42 giờ , và tới Mặt_trăng chỉ mất 3,6_giờ . Năng_lượng cung_cấp cho động_cơ đến từ phản_ứng nhiệt_hạch lạnh ( CNF ) : một kg nickel cho năng_lượng tương_đương một_triệu kg xăng . Dùng động_cơ này , máy_bay sẽ chỉ cần nạp năng_lượng một lần để bay trong vài năm . Thành_tựu kỹ_thuật này là kết_quả vận_dụng Lý_thuyết_siêu liên_kết do các nhà_khoa_học Nga xây_dựng nên .. Ngày 11-8 năm 2020 , Tổng_thống Vladimir_Putin đã phê_duyệt vaccine COVID-19 đầu_tiên trên thế_giới do Trung_tâm Nghiên_cứu quốc_gia về dịch_tễ và vi_sinh_vật_học Gamaleya của Nga phát_triển . Theo tờ báo_Kommersant , các cơ_quan chính_phủ và công_ty nhà_nước của Nga phải mua 700.000_PC và 300.000 máy chủ mỗi năm , trị_giá tương_ứng là 500 triệu USD và 300 triệu USD. Trong nỗ_lực thúc_đẩy năng_lực tự sản_xuất vi xử_lý cho máy_tính và máy_chủ của các cơ_quan nhà_nước , Nga sẽ sớm thay_thế các vi xử_lý của Intel và AMD bằng vi xử_lý nội_địa_Baikal . Tuy_nhiên Nga buộc phải đặt_hàng sản_xuất vi xử_lý này tại nhà_máy TSMC của Đài_Loan do doanh_nghiệp Mikron ở Zelenograd , doanh_nghiệp phát_triển nhất về mặt này ở Nga chỉ có_thể sản_xuất hàng_loạt vi xử_lý 90 nm . Nhân_khẩu Liên_bang Nga là một xã_hội đa_sắc_tộc đa_dạng , là nơi sinh_sống của 160 nhóm sắc_tộc và người bản_xứ khác nhau . Dù dân_số Nga khá lớn , mật_độ dân_số thấp bởi diện_tích vĩ_đại của nước này . Dân_số tập_trung đông nhất tại vùng châu_Âu của Nga , gần dãy Ural , và ở phía tây_nam Siberia . 73 % dân_số sống tại các khu_vực đô_thị . Theo những ước_tính sơ_bộ , dân_số sống thường_xuyên tại Liên_bang Nga ở thời_điểm ngày 1 tháng 1 năm 2009 là 141,903,979 người . Năm 2008 , dân_số giảm 121,400 người , hay - 0.085 % ( năm 2007 – 212,000 người , hay 0.15 % và năm 2006 – 532,600 người , hay 0.37 % ) . Trong năm 2008 nhập_cư tiếp_tục gia_tăng ở mức_độ 2.7 % với 281,615 người tới Nga , trong số đó 95 % tới từ các quốc_gia thuộc CIS , đại_đa_số là người Nga hay người nói tiếng Nga . Số_lượng người Nga di_cư đã giảm 16 % xuống còn 39,508 người , trong số đó 66 % tới các quốc_gia thuộc CIS. Ước_tính có 10 triệu người nhập_cư bất_hợp_pháp từ các quốc_gia Xô_viết cũ ở Nga . Khoảng 116 triệu người sắc_tộc Nga sống ở Nga và khoảng 20 triệu người nữa sống tại các nước cộng hòa cũ của Liên_xô , chủ_yếu tại Ukraina và Kazakhstan . Số người nói tiếng Nga đông nhất năm 1991 ở mức 148,689,000 triệu người , nhưng bắt_đầu sụt giảm mạnh từ đầu những năm 90 . Sự sụt_giảm đã chậm lại tới mức gần ồn_định trong những năm gần đây vì tỷ_lệ tử_giảm , tỉ_lệ sinh tăng và tăng nhập_cư . Số người chết trong năm 2008 là 363,500 lớn hơn số sinh . Nó đã giảm từ 477,700 năm 2007 , và 687,100 năm 2006 . Theo dữ_liệu được Sở Thống_kê Nhà_nước Liên_bang Nga xuất_bản , tỷ_lệ_tử của Nga đã giảm 4 % trong năm 2007 , so với năm 2006 , ở mức khoảng 2 triệu người chết , trong khi tỉ_lệ sinh tăng 8.3 % hàng năm lên ước_tính 1.6 triệu ca sinh . Các nguyên_nhân chủ_yếu khiến dân_số Nga giảm_sút là tỷ_lệ tử_cao và tỉ_lệ sinh thấp . Tuy tỉ_lệ_sinh của Nga ngang_bằng với các quốc_gia châu_Âu ( 13.3 ca_sinh trên 1000 dân năm 2014 so với mức trung_bình của Liên_minh châu_Âu 10.1 trên 1000 ) dân_số của họ lại giảm với tỷ_lệ lớn hơn bất_kỳ một quốc_gia châu_Âu nào khác bởi tỷ_lệ tử cao hơn nhiều ( năm 2014 , tỷ_lệ_tử của Nga là 13.1 trên 1000 dân so_sánh với mức trung_bình của Liên_minh châu_Âu là 9.7 trên 1000 ) . Chính_phủ Nga đã và đang thực_hiện một_số chính_sách để tăng tỉ_lệ_sinh và thu_hút người nhập_cư . Các khoản trợ_cấp hàng tháng của chính_phủ dành cho các bậc cha_mẹ có con_nhỏ đã tăng gấp đôi lên 55 USD và khoản trợ_cấp một lần là 9.200 USD đã được cung_cấp cho những phụ_nữ có con thứ hai kể từ năm 2007 . Tháng 8 năm 2012 đã đánh_dấu dân_số Nga lần đầu_tiên đạt mức tăng_trưởng dương kể từ thập_niên 90 . Tổng_thống Putin tuyên_bố dân_số Nga có_thể đạt 146 triệu vào năm 2025 , chủ_yếu là nhờ kết_quả của việc nhập_cư . Khi ông Putin nhậm_chức , dân_số Nga đã bị thu_hẹp gần 1 triệu người mỗi năm . Moscow luôn coi đây là một " mối nguy_hiểm cho chính_sự tồn_tại của Nga " , một điều dường_như khó để đảo_ngược . Tuy_nhiên , tỉ_lệ sinh tăng lên khi điều_kiện kinh_tế Nga được cải_thiện . Năm 2011 , Tổng_thống Putin tuyên_bố rằng cuộc khủng_hoảng nhân_khẩu học đã bị đánh_bại . Từ năm 2013 - 2015 , dân_số Nga có dấu_hiệu tăng lần đầu_tiên trong thế_kỷ XXI. Tuy_nhiên , dân_số Nga lại một lần nữa giảm và với tốc_độ nhanh hơn vào năm 2016 . Số ca tử_vong vượt qua số ca_sinh trong 9 tháng đầu năm 2019 ở mức hơn 250.000 người . Theo cơ_quan thống_kê nhà_nước Rosstat , đây là mức giảm tồi_tệ nhất trong 11 năm qua . Cơ_quan thống_kê chính_thức của Nga là Rosstat công_bố năm 2013 đã có 186.382 người Nga rời khỏi đất_nước vào năm 2013 , tăng đáng_kể so với chỉ 122.751 người vào năm 2012 . Con_số này cũng cho thấy sự gia_tăng đáng_kể so với 36.774 người trong năm 2011 và 33.578 người vào năm 2010 . Một_số chuyên_gia nghi_ngờ tính xác_thực của số_liệu Rosstat , Cáo_buộc rằng con_số thực_tế có_thể cao hơn nhiều . Sự gia_tăng số người di_cư có_thể là do sự cô_lập chính_trị quốc_tế đang gia_tăng đối_với nước Nga dưới thời Vladimir_Putin . Trong số những người rời khỏi nước_Nga gần đây có nhiều nhân_vật nổi_tiếng như Pavel_Durov , người sáng_lập_mạng xã_hội VKontakte của Nga , chuyên_gia kinh_tế Sergei_Guriyev và nhà vô_địch cờ_vua thế_giới Garry_Kasparov . Ngôn_ngữ 160 nhóm sắc_tộc của Nga sử_dụng khoảng 100 ngôn_ngữ . Theo cuộc điều_tra dân_số năm 2002 , 142.6 triệu người nói tiếng Nga , tiếp sau là tiếng Tatar với 5.3 triệu và tiếng Ukraina với 1.8 triệu . Tiếng Nga là ngôn_ngữ chính_thức duy_nhất của nhà_nước , nhưng Hiến_pháp trao cho các nước cộng_hòa riêng_biệt quyền đưa ngôn_ngữ bản_địa của mình trở_thành ngôn_ngữ đồng chính_thức bên cạnh tiếng Nga . Dù có sự phân_tán mạnh , tiếng Nga là thuần nhất trên toàn_bộ nước Nga . Tiếng Nga là ngôn_ngữ được sử_dụng nhiều nhất nếu tính theo diện_tích địa_lý trên lục_địa Âu_Á và cũng là ngôn_ngữ Slavơ được sử_dụng nhiều nhất . Tiếng Nga thuộc_ngữ hệ Ấn_Âu và là một trong những thành_viên còn tồn_tại của các ngôn_ngữ Đông_Slavơ ; các ngôn_ngữ khác gồm tiếng Belarus và tiếng Ukraina ( và có_lẽ cả tiếng Rusyn ) . Những ví_dụ văn_bản sử_dụng chữ_Đông Slavơ_Cổ ( Nga_Cổ ) được chứng_minh có từ thế_kỷ thứ X trở về sau . Theo người Nga thì hơn một_phần tư_tác_phẩm khoa_học của thế_giới được xuất_bản bằng tiếng Nga . Tiếng Nga cũng được sử_dụng làm công_cụ mã_hóa và lưu_trữ văn_minh thế_giới — 60 – 70 % của mọi thông_tin trên thế_giới được xuất_bản bằng tiếng Anh và tiếng Nga . Tiếng Nga cũng là một trong sáu ngôn_ngữ chính_thức của Liên_hiệp_quốc . Giáo_dục Nga có một hệ_thống giáo_dục miễn_phí đảm_bảo cho mọi công_dân theo hiến_pháp , và có tỷ_lệ biết chữ 99.7 % vào năm 2015 . Đầu_vào cao_học có tính cạnh_tranh rất cao . Như một kết_quả của sự ưu_tiên hàng_đầu cho khoa_học và kỹ_thuật trong giáo_dục , y_tế , toán_học , khoa_học và khoa_học vũ_trụ Nga nói_chung có mức_độ phát_triển cao . Tuy_nhiên nạn tảo_hôn vẫn khá phổ_biến ở các làng_mạc nông_thôn , và 45 % trẻ_em Nga đi học muộn hơn độ tuổi quy_định Trước năm 1990 quá_trình học_tập ở Liên_xô dài 10 năm . Nhưng vào cuối năm 1990 , thời_gian học 11 năm đã được chính_thức áp_dụng . Giáo_dục tại các trường cấp hai của nhà_nước là miễn_phí ; giáo_dục đầu cấp ba ( mức đại_học ) cũng là miễn_phí với việc dành trước : một phần_lớn sinh_viên được tuyển được Nhà_nước bao_cấp hoàn_toàn ( nhiều định_chế nhà_nước bắt_đầu mở các khóa thương_mại từ những năm gần đây ) . Năm 2004 chi_tiêu quốc_gia dành cho giáo_dục chiếm 3,6 % GDP , hay 13 % tổng_ngân_sách nhà_nước trong khi ở Mỹ là 7,2 % GDP và Nga_thua cả Việt_Nam ( 8.3 % GDP ) . Chính_phủ bố_trí các khoản tiền để trả học_phí theo một hạn_mức được lập sẵn , hay số_lượng sinh_viên cho mỗi trường của nhà_nước . Điều này được coi là cơ_bản bởi nó cung_cấp cơ_hội tiếp_cận cao_học cho các sinh_viên có khả_năng , chứ không phải chỉ cho những người có tiền trả . Ngoài_ra , các sinh_viên được trả một khoản học_bổng nhỏ và được cung_cấp nơi ở miễn_phí . Ngoài các cơ_sở giáo_dục cao_học của nhà_nước , nhiều cơ_sở tư_nhân cũng đã xuất_hiện và cung_cấp lực_lượng nhân_lực chất_lượng cao cho các lĩnh_vực công_nghệ_cao , công_nghệ mới và kinh_tế . Trong các trường đại_học Nga có hơn 3 triệu giáo_viên và nhân_viên nghiên_cứu , trong đó gần 45 % giáo_sư và phó giáo_sư . Ngoài_ra Nga hiện có gần 2000 trường đại_học , học_viện và các cơ_cấu giáo_dục khác . Hệ_thống giáo_dục còn bao_gồm gần 800 cơ_quan nghiên_cứu , phòng thiết_kế thí_nghiệm và những xí_nghiệp do nhà_trường xây_dựng . Tuy_nhiên đã từ lâu nền giáo_dục Nga đã bộc_lộ những bất_cập nhất_định . Các cuộc điều_tra dư_luận xã_hội cho thấy tiền đầu_tư cho giáo_dục tăng nhưng chất_lượng giáo_dục lại giảm . Ngoài_ra , Tổng_thống Nga Vladimir_Putin cho rằng Kỳ_thi quốc_gia nếu được tổ_chức như hiện_nay có_thể chỉ để tuyển được những học_sinh học_vẹt mà không khuyến_khích các em tư_duy một_cách khoa_học . Đại_học Quốc_gia Moskva hiện đang được đánh_giá là trường đại_học tốt nhất tại Nga . Y_tế Hiến_pháp Nga đảm_bảo chăm_sóc y_tế phổ_thông , miễn_phí cho mọi công_dân . Tuy_nhiên , trên thực_tế chăm_sóc sức khỏe miễn_phí bị giới_hạn một phần bởi chế_độ propiska . Tuy_Nga có số cơ_sở y_tế , bệnh_viện và nhân_viên y_tế lớn hơn hầu_hết các quốc_gia khác khi tính theo đầu người , từ khi Liên_xô sụp_đổ sức khỏe dân_chúng Nga đã suy_giảm nghiêm_trọng vì những thay_đổi kinh_tế , xã_hội và phong_cách sống . Ở thời_điểm năm 2014 , tuổi_thọ trung_bình tại Nga là 65.29 năm cho nam và 76.49 năm cho nữ . Tổng mức tuổi_thọ trung_bình của người Nga là 67.7 khi sinh , kém 10.8 năm so với con_số tổng_thể của cả Liên_minh châu_Âu . Yếu_tố lớn nhất dẫn tới mức tuổi_thọ khá thấp của nam là tỷ_lệ tử_cao trong nam_giới thuộc tầng_lớp lao_động vì những nguyên_nhân có_thể ngăn_chặn ( như , nhiễm_độc rượu , stress , tai_nạn giao_thông , tội_ác bạo_lực ) . Tỷ_lệ_tử trong nam_giới Nga đã tăng 60 % từ năm 1991 , cao hơn 4 lần của châu_Âu . Vì có sự khác_biệt lớn giữa tuổi_thọ của nam và nữ ( nam_giới Nga có tuổi_thọ thấp hơn nhiều so với nữ do tình_trạng lạm_dụng rượu ) và bởi hiệu_ứng còn lại từ Thế_chiến II , theo đó Nga có số thiệt_hại nhân_mạng cao hơn bất_kỳ nước nào trên thế_giới , sự mất cân_bằng giới_tính vẫn còn lại tới ngày này và có 85,9_nam trên 100 nữ . Bệnh tim chiếm 56.7 % tổng_số tử_vong , với khoảng 30 % liên_quan tới những người đang ở độ tuổi lao_động . Một cuộc nghiên_cứu cho thấy rượu chịu trách_nhiệm cho hơn một_nửa số tử_vong ( 52 % ) của người_dân Nga trong độ tuổi từ 15 tới 54 từ năm 1990 tới năm 2001 . Với cùng mô_hình nhân_khẩu này , mức_tử của toàn_bộ thế_giới vì rượu là 4 % . Khoảng 16 triệu người Nga mắc các bệnh tim_mạch , khiến Nga đứng hàng thứ hai thế_giới , sau Ukraina , trong lĩnh_vực này . Các tỷ_lệ_tử bởi giết người , tự_tử và ung_thư cũng đặc_biệt cao . 52 % nam và 15 % nữ hút thuốc , hơn 260,000_nhân_mạng mất đi hàng năm vì sử_dụng thuốc_lá . HIV / AIDS , rõ_ràng không tồn_tại trong thời_kỳ Xô_viết , đã nhanh_chóng lan_tràn sau khi Liên_xô sụp_đổ , chủ_yếu bởi sự gia_tăng chóng_mặt nạn tiêm_chích ma_túy . Theo các thống_kê chính_thức , hiện có hơn 364,000 người Nga có HIV , nhưng những chuyên_gia độc_lập coi con_số thực_lớn hơn rất nhiều . Trong những nỗ_lực ngày_càng gia_tăng để chiến_đấu với căn_bệnh này , chính_phủ đã tăng chi_tiêu vào các biện_pháp kiểm_soát HIV gấp 20 lần năm 2006 , và ngân_sách năm 2007 đã tăng gấp đôi ngân_sách năm 2006 . Từ khi Liên_xô tan_rã , cũng có sự gia_tăng nhanh_chóng về số ca và số tử_vong vì bệnh lao , và bệnh này lan đặc_biệt nhanh trong cộng_đồng tù_nhân . Trong một nỗ_lực nhằm cứu_vãn cuộc khủng_hoảng nhân_khẩu tại Nga , chính_phủ hiện đang áp_dụng một_số chương_trình được thiết_kế để gia_tăng tỉ_lệ sinh thu_hút thêm nhiều người nhập_cư . Chính_phủ đã tăng gấp đôi khoản trợ_cấp hàng tháng cho trẻ_em và cấp khoản chi một lần 250,000_Rubles ( khoảng US $_10,000 ) cho phụ_nữ sinh đứa con thứ hai từ năm 2007 . Năm 2007 , Nga có tỉ_lệ_sinh lớn nhất từ khi Liên_xô tan_rã . Phó thủ_tướng thứ nhất cũng đã nói khoảng 20 tỷ_Ruble ( khoảng US $ 1 triệu ) sẽ được đầu_tư vào các trung_tâm chăm_sóc tiền sinh_sản tại Nga trong năm 2008 – 2009 . Nhập_cư ngày_càng được coi là cần_thiết để duy_trì mức_độ dân_số quốc_gia . Do tác_động của cuộc khủng_hoảng tài_chính Nga đang diễn ra kể từ năm 2014 , các khoản cắt_giảm lớn về chi_tiêu dành cho lĩnh_vực y_tế đã dẫn đến sự suy_giảm chất_lượng dịch_vụ của hệ_thống y_tế trên toàn liên_bang . Khoảng 40 % các cơ_sở y_tế phải cắt_giảm nhân_sự , trong khi một_số khác phải đóng_cửa . Thời_gian chờ điều_trị đã tăng lên , và bệnh_nhân bị buộc phải trả thêm tiền cho các dịch_vụ mà trước đó hoàn_toàn miễn_phí . Văn_hóa Văn_hóa dân_gian Có hơn 160 nhóm dân_tộc khác nhau cùng với người_dân bản_địa ở Nga tạo nên sự đa_dạng văn_hóa của quốc_gia này . Bên_cạnh nền văn_hóa Slav Chính_thống của Người Nga , còn có văn_hóa Hồi_giáo của người Tatar và Bashkir , nền văn_hóa mang đậm ảnh_hưởng Phật_giáo của các bộ_tộc du_mục Buryat và Kalmyk , những người Shaman_giáo ở cực_Bắc và Siberia , hay nền văn_hóa của người Finno-Ugric vùng Tây_Bắc của Nga và vùng sông Volga . Các sản_phẩm thủ_công mỹ_nghệ , như đồ_chơi Dymkovo , tranh gỗ khokhloma , gốm sứ_gzhel và tranh_sơn mài tiểu_họa Palekh chiếm vị_trí quan_trọng trong nền văn_hóa dân_gian Nga . Trang_phục truyền_thống của Nga bao_gồm kaftan , kosovorotka và ushanka cho nam_giới , sarafan và kokoshnik cho nữ_giới , cùng với các loại giày như lapti và valenki . Quần_áo của dân Cossacks từ miền Nam nước_Nga bao_gồm burka và papaha . Các dân_tộc ở Nga có truyền_thống đặc_biệt về âm_nhạc dân_gian . Các nhạc_cụ truyền_thống điển_hình của Nga là gusli , balalaika , zhaleika , và garmoshka . Âm_nhạc dân_gian có ảnh_hưởng đáng_kể đến các nhà_soạn nhạc cổ_điển_Nga , và trong thời hiện_đại , nó là nguồn cảm_hứng cho một_số ban_nhạc dân_ca nổi_tiếng như Melnitsa . Người Nga cũng có nhiều truyền_thống đặc_sắc khác , bao_gồm tắm hơi kiểu Nga hay còn gọi là banya . Nhiều truyện_cổ_tích và các tác_phẩm sử_thi của Nga đã được chuyển_thể thành phim_hoạt_hình , hoặc các bộ phim nổi_bật của những đạo_diễn như Aleksandr_Ptushko ( với các bộ phim như Ilya_Muromets , Sadko ) và Aleksandr_Rou ( đạo_diễn các phim Morozko , Vasilisa Xinh_đẹp ) . Các nhà_thơ Nga , bao_gồm Pyotr_Yershov và Leonid_Filatov , đã chuyển_thể các câu_chuyện dân_gian thành những tác_phẩm thơ rất đáng chú_ý , trong khi một_số nhà_thơ kiệt_xuất khác như Alexander_Pushkin thậm_chí đã sáng_tác ra cả những bài thơ cổ_tích nguyên gốc rất phổ_biến . Ẩm_thực Ẩm_thực_đóng vai_trò rất quan_trọng trong xã_hội Nga . Những ảnh_hưởng của phương Tây đang có tác_động đáng_kể đến thói_quen ăn_uống và khẩu_vị của người_dân , khi các hãng McDonald's phát_triển tràn_lan , và các quán cà_phê theo phong_cách Paris xuất_hiện trên các lề phố Moskva hay St . Petersburg . Tuy_nhiên , những món ăn truyền_thống và các đặc_sản của Nga như rượu_vodka hay bánh_mì " karavai " vẫn giữ nguyên tầm quan_trọng của chúng trong các bữa tiệc hay lễ lớn của Nga . Vào mùa đông , nhiệt_độ có_thể xuống tới - 20 °C tại thủ_đô Moskva , vì_thế , các thức_ăn béo , giàu năng_lượng như bánh_mì , trứng , bơ hay sữa là rất cần_thiết . Ngoài_ra còn có những món đặc_sản đặc_biệt như shchi ( súp thịt bò và bắp_cải ) hay borshch ( súp củ cải_đỏ với thịt lợn ) . Đôi_khi người ta cũng ăn khoai_tây nghiền , rán vào cuối bữa hoặc bliny , một loại bánh_kếp ăn kèm với mật_ong hoặc trứng cá . Ngoài thức_ăn , người Nga còn có nhiều đồ uống nổi_tiếng trên thế_giới như rượu vodka thường được làm từ lúa mạch đen hay lúa mỳ . Đôi_khi nó còn được pha thêm tiêu , dâu hay chanh . Một đồ uống nổi_tiếng khác là sbiten , được làm từ mật_ong và thêm một_chút hương_liệu khác như dâu . Chè cũng là một thứ đồ uống nổi_tiếng khác . Nó là một loại đồ uống truyền_thống và đôi_khi cũng được uống kèm sữa . Kiến_trúc Kiến_trúc Nga thời trung_cổ ảnh_hưởng chủ_yếu bởi kiến_trúc Byzantine . Aristotle_Fioravanti và kiến_trúc_sư người Ý khác đã mang xu_hướng kiến_trúc Phục_Hưng vào Nga kể từ cuối thế_kỷ 15 . Những thiết_kế khác của các kiến_trúc_sư Ý trong thời_kì này như cung_điện Granovitaya ở Moskva hoặc việc tu_sửa và xây_dựng lại Điện_Kremli vào những năm 1485 – 1492 đã đem lại một sự pha_trộn kiến_trúc gây ấn_tượng rất mạnh . Công_trình xây_dựng Nhà_thờ chính tòa thánh_Vasily năm 1555 , cùng nhiều nhà_thờ khác với kiểu kiến_trúc nhiều mái vòm được tiếp_tục thực_hiện trong kế_hoạch xây_dựng của nước_Nga ở thế_kỷ thứ 16 . Trong thế_kỷ 17 , " phong_cách bốc_lửa " của trang_trí phát_triển mạnh ở Moskva và Yaroslavl , dần_dần mở_đường cho phong_cách baroque_Naryshkin của những năm 1690 . Sau những cải_cách của Peter Đại_đế , phong_cách kiến_trúc ở Nga dần chịu ảnh_hương mạnh_mẽ của Tây_Âu . Triều_đại của Catherine Đại_đế và cháu trai Alexander vào thế_kỷ 18 đã chứng_kiến sự hưng_thịnh của kiến_trúc Tân_cổ_điển , đáng chú_ý nhất ở thủ_đô Sankt_Peterburg với đỉnh_cao là công_trình Cung_điện mùa đông . Vào Thế_kỷ thứ 19 , lối thiết_kế mang phong_cách Hy_Lạp phục_hưng được phát_triển và phong_cách thiết_kế kinh_điển của Nga cũng được hồi_sinh vào giữa thế_kỷ này . Hầu_hết các công_trình kiến_trúc từ năm 1850 – 1917 không có nét gì nổi_bật , thường là thực_hiện kém chất_lượng và mang sự hỗn_độn của các phong_cách thiết_kế . Vào thế_kỷ 20 , những kiến_trúc_sư trẻ đã theo phong_trào thiết_kế có xu_hướng tạo_dựng và phong_cách thiết_kế kiến_trúc hiện_đại mới . Tôn_giáo_Cơ_Đốc_giáo , Hồi_giáo , Phật_giáo và Pagan_giáo là các tôn_giáo truyền_thống của Nga , được cho là một phần của " di_sản lịch_sử " Nga trong một điều_luật được thông_qua năm 1997 . Những con_số ước_tính về các tín_đồ rất khác_biệt tùy theo các nguồn , và một_số báo_cáo đưa ra con_số người vô_thần ở Nga là 16 – 48 % dân_số . Chính_thống_giáo_Nga được coi là quốc_giáo và là tôn_giáo chiếm đa_số ở Nga . 95 % xứ đạo có đăng_ký thuộc Giáo_hội Chính_thống_Nga trong khi có một_số Giáo_hội Chính_thống nhỏ hơn . Tuy_nhiên , đa_số tín_đồ Chính_thống không thường_xuyên tới nhà_thờ . Tuy_thế , Nhà_thờ được cả các tín_đồ và người vô_thần kính_trọng và coi nó là một biểu_tượng của di_sản và văn_hóa Nga . Các phái Cơ_đốc_giáo nhỏ hơn như Công_giáo_Rôma , và nhiều phái Tin_Lành có tồn_tại . Tổ_tiên của nhiều người Nga hiện_nay đã chấp_nhận Cơ_Đốc_giáo Chính_thống ở thế_kỷ thứ X. Báo_cáo Tự_do Tôn_giáo_Quốc_tế năm 2007 do Bộ ngoại_giao Mỹ xuất_bản đã nói rằng có xấp_xỉ 100 triệu công_dân coi họ là tín_đồ Giáo_hội Chính_thống Nga . Theo một cuộc điều_tra của Trung_tâm Nghiên_cứu Ý_kiến Công_chúng Nga , 63 % người tham_gia coi họ là tín_đồ Chính_thống Nga , 6 % tự coi mình là tín_đồ Hồi_giáo và chưa tới 1 % coi mình là tín_đồ hoặc của Phật_giáo , Công_giáo , Tin_Lành hay Do Thái_giáo . 12 % khác nói họ tin vào Chúa , nhưng không thực_hiện bất_kỳ tôn_giáo nào và 16 % nói họ là người vô_thần . Ước_tính Nga là nơi sinh_sống của khoảng 15 – 20 triệu tín_đồ Hồi_giáo . Tuy_nhiên học_giả Hồi_giáo và nhà hoạt_động nhân_quyền Roman_Silantyev đã tuyên_bố rằng chỉ có 7 tới 9 triệu người theo Hồi_giáo ở Nga . Nga cũng có ước_tính 3 tới 4 triệu người nhập_cư Hồi_giáo từ các nước cộng hòa_hậu Liên_xô . Đa_số tín_đồ Hồi_giáo sống ở vùng Volga-Ural , cũng như Bắc_Kavkaz , Moskva , Sankt_Peterburg và Tây_Siberia . Phật_giáo là truyền_thống của ba vùng thuộc Liên_bang Nga : Buryatia , Tuva , và Kalmykia . Một_số người sống ở Siberia và vùng Viễn_Đông , Yakutia , Chukotka .. thực_hiện các nghi_thức Shaman , thuyết phiếm_thần cùng với các tôn_giáo chính . Việc tham_gia tôn_giáo chủ_yếu theo sắc_tộc . Đại_đa_số người Slav theo Cơ_Đốc_giáo Chính_thống . Những người nói tiếng Turk chủ_yếu là tín_đồ Hồi_giáo , dù một_số nhóm Turk tại Nga không theo . Dưới thời Xô_Viết , chính_phủ đã thực_hiện chính_sách bài_trừ tôn_giáo và cùng với đó cố_gắng truyền_bá_chủ_nghĩa vô_thần . Nhà_nước công_khai bôi_nhọ các tôn_giáo cũng như các tín_đồ của họ , đồng_thời nỗ_lực tuyên_truyền chủ_nghĩa vô_thần tại các trường_học . Chủ_nghĩa vô_thần nhà_nước ở Liên_Xô được biết đến trong tiếng Nga là gosateizm , được dựa trên hệ tư_tưởng của chủ_nghĩa_Marx-Lenin . Chủ_nghĩa_Marx-Lenin đã luôn ủng_hộ việc kiểm_soát , đàn_áp và loại_bỏ tôn_giáo khỏi đời_sống xã_hội . Trong vòng một năm sau cuộc cách_mạng tháng_Mười , nhà_nước đã chiếm_đoạt tất_cả tài_sản của các nhà_thờ , thậm_chí chiếm_đoạt chính các nhà_thờ , và trong giai_đoạn từ 1922 đến 1926 , 28 giám_mục Chính_thống_Nga và hơn 1.200 linh_mục đã bị giết_hại Theo một điều_tra gần đây của Trung_tâm nghiên_cứu Pew_Research Center vào năm 2015 , 71 % dân_số Nga tự_xưng là tín_đồ Chính_thống_giáo_Nga , 15 % là những người vô_thần , bất_khả_tri và những người không theo một tôn_giáo cụ_thể nào . Hồi_giáo chiếm 10 % , tín_đồ các phái Kitô_hữu khác chiếm 2 % , trong khi 1 % thuộc về các tôn_giáo khác . Các nghiên_cứu đã chỉ ra rằng trong thời_kỳ Xô_viết , sự đàn_áp tôn_giáo của chính_phủ đã lan rộng , vào năm 1991 chỉ có 37 % dân_số Nga là tín_đồ Chính_thống_giáo . Sau khi Liên_Xô tan_rã , tỉ_lệ tín_đồ Chính_thống_giáo ở Nga đã tăng lên đáng_kể và năm 2015 , khoảng 71 % dân_số Nga tuyên_bố mình là tín_đồ Chính_thống_giáo_Nga , trong khi tỷ_lệ người không thực_hành tôn_giáo đã giảm từ 61 % trong năm 1991 xuống còn 18 % trong năm 2008 . Âm_nhạc Nhạc cổ_điển phát_triển mạnh ở Nga vào thế_kỷ 19 . Nhà soạn_nhạc cổ_điển vĩ_đại nhất của Nga là Pyotr Ilyich_Tchaikovsky . Sang đến thế_kỷ 20 , một_số nhà soạn_nhạc nổi_tiếng của Nga là Alexander_Scriabin , Igor_Stravinsky , Sergei_Prokofiev , Dmitri_Shostakovich và Alfred_Schnittke . Nhạc_viện Nga đã cho ra nhiều thế_hệ nghệ_sĩ độc_tấu nổi_tiếng . Trong số những người nổi_tiếng nhất là các nghệ_sĩ violin Jascha_Heifetz , David_Oistrakh , Leonid_Kogan , Gidon_Kremer và Maxim_Vengerov ; các nghệ_sĩ cello Mstislav_Rostropovich , Natalia_Gutman ; các nghệ_sĩ dương_cầm Vladimir_Horowitz , Sviatoslav_Richter , Emil_Gilels , Vladimir_Sofronitsky và Evgeny_Kissin ; các ca_sĩ Fyodor_Shalyapin , Mark_Reizen , Elena_Obraztsova , Tamara_Sinyavskaya , Nina_Dorliak , Galina_Vishnevskaya , Anna_Netrebko và Dmitry_Hvorostovsky . ; Nửa sau thế_kỷ 19 , trung_tâm thế_giới Ballet_chuyển từ Pháp sang Nga . Một trong những người tạo ra kỷ_nguyên vàng cho Trường_Ballet Hoàng_gia_Nga và đóng vai_trò lớn trong việc biến_St . Petersburg trở_thành kinh_đô của ballet thế_giới là Marius_Petipa . Đoàn Ballet_Bolshoi tại Moskva và Mariinsky_Ballet tại St_Petersburg là nơi đào_tạo ra những diễn_viên balê vĩ_đại nhất của mọi thời_đại , trong đó nổi_bật lên là hai cái tên Anna_Pavlova và Vaslav_Nijinsky , ngoài_ra thời Xô_viết còn có một_số nghệ_sỹ ballet nổi_tiếng như Galina_Ulanova , Maya_Plisetskaya , Rudolf_Nureyev , và Mikhail_Baryshnikov . Nhạc_rock hiện_đại của Nga chịu ảnh_hưởng từ cả nhạc_rock and_roll và heavy_metal của phương Tây cũng như các ban_nhạc truyền_thống thời_kỳ Xô_Viết , như Vladimir_Vysotsky và Bulat_Okudzhava . Các nhóm nhạc rock nổi_tiếng của Nga bao_gồm Mashina_Vremeni , DDT , Aquarium , Alisa , Kino , Kipelov , Nautilus_Pompilius , Aria , Grazhdanskaya_Oborona , Splean và Korol i_Shut . Nhạc_pop hiện_đại của Nga cũng xuất_hiện một_số gương_mặt đạt được danh_tiếng nhất_định ở tầm quốc_tế chẳng_hạn như t . A.T.u , Nu_Virgos và Vitas . Văn_học Thế_kỷ 18 được coi là thời_kỳ Khai_sáng của văn_học Nga , sự phát_triển của văn_học Nga đã được đặt nền_móng trong giai_đoạn này bởi các tác_phẩm của Mikhail_Lomonosov và Denis_Fonvizin . Vào đầu thế_kỷ 19 là thời_điểm xuất_hiện một_số nhà_văn , nhà_thơ được coi là vĩ_đại nhất trong lịch_sử Nga . Giai_đoạn này còn được gọi_là thời hoàng_kim của Văn_học Nga , mở_đầu với Alexander_Pushkin , người được coi là đã sáng_lập ra ngôn_ngữ văn_học Nga hiện_đại và thường được ca_tụng là " Shakespeare của nước Nga " . Tiếp_theo là thơ của Mikhail_Lermontov và Nikolay_Nekrasov , kịch của Alexander_Ostrovsky và Anton_Chekhov , và văn_xuôi của Nikolai_Gogol và Ivan_Turgenev . Lev_Tolstoy và Fyodor_Dostoyevsky đã được các nhà_phê_bình văn_học ca_ngợi là những tiểu_thuyết gia_vĩ_đại nhất mọi thời_đại . Đến những năm 1880 , truyện_ngắn và thơ trở_thành thể_loại thống_trị . Các tác_giả hàng_đầu của thời_đại này bao_gồm các nhà_thơ như Valery_Bryusov , Vyacheslav_Ivanov , Alexander_Blok , Nikolay_Gumilev và Anna_Akhmatova , và các tiểu_thuyết_gia như Leonid_Andreyev , Ivan_Bunin và Maxim_Gorky . Sau cuộc Cách_mạng Nga năm 1917 , nhiều nhà_văn và triết_gia nổi_tiếng đã rời bỏ đất_nước , bao_gồm Bunin , Vladimir_Nabokov và Nikolay_Berdyayev , trong khi một thế_hệ các tác_giả tài_năng mới tham_gia cùng nhau trong nỗ_lực tạo ra một nền văn_hóa riêng_biệt . Trong những năm 1930 , kiểm_duyệt văn_học đã được thắt chặt phù_hợp với chính_sách chủ_nghĩa hiện_thực_xã_hội_chủ_nghĩa . Vào cuối những năm 1950 , các hạn_chế về văn_học đã được nới lỏng , và vào những năm 1970 và 1980 , các nhà_văn dần thoát khỏi việc bị trói buộc bởi nhà_nước trong sáng_tác văn_học . Các tác_giả hàng_đầu của thời_đại Xô_viết bao_gồm các tiểu_thuyết gia_Yevgeny Zamyatin ( di_cư ) , Mikhail_Bulgakov ( bị kiểm_duyệt ) và Mikhail_Sholokhov , cùng với các nhà_thơ Vladimir_Mayakovsky , Yevgeny_Yevtushenko và Andrey_Voznesensky . Aleksandr Isayevich_Solzhenitsyn là nhà_văn nổi_tiếng lên_án chế_độ khủng_bố Stalin qua tác_phẩm GULAG quần_đảo địa_ngục từng đoạt giải_thưởng Nobel_Văn_học . Điện_ảnh và truyền_thông Các phim chiếu_rạp của Nga và sau đó là Liên_Xô bùng_nổ mạnh_mẽ giai_đoạn sau năm 1917 , kết_quả là đã cho ra_đời một_số bộ phim nổi_tiếng thế_giới như Chiến_hạm Potemkin của Sergei_Eisenstein . Eisenstein là một sinh_viên của nhà làm phim và nhà lý_thuyết Lev_Kuleshov , người đã phát_triển lý_thuyết về dựng_phim và biên_tập phim tại trường điện_ảnh đầu_tiên trên thế_giới , Viện điện_ảnh All-Union . Dưới thời_Stalin , chính_sách chủ_nghĩa hiện_thực_xã_hội_chủ_nghĩa của nhà_nước đã phần_nào hạn_chế sự sáng_tạo của các nhà làm phim ; tuy_nhiên , nhiều bộ phim của Liên_Xô theo phong_cách này đã thành_công về mặt nghệ_thuật , bao_gồm Chapaev , Khi đàn sếu bay qua và Bài_ca người lính . Những năm 1960 và 1970 chứng_kiến nhiều phong_cách nghệ_thuật khác nhau trong điện_ảnh Liên_Xô . Các bộ phim_hài của Eldar_Ryazanov và Leonid_Gaidai trong thời_gian đó rất phổ_biến . Năm 1961 – 68 , Sergey Bondarchuk_đạo_diễn bộ phim Chiến_tranh và Hòa_bình dựa trên cuốn tiểu_thuyết của Leo_Tolstoy và đã đoạt giải Oscar năm 1968 , đây cũng là bộ phim đắt nhất từng được sản_xuất tại Liên_Xô . Hoạt_hình của Nga có niên_đại từ thời Đế_quốc Nga . Trong thời_kỳ Xô_viết , xưởng phim Soyuzmultfilm là nhà_sản_xuất phim_hoạt_hình lớn nhất . Những đạo_diễn nổi_tiếng của Nga trong thể_loại phim họa_hình là Ivan_Ivanov-Vano , Fyodor_Khitruk và Aleksandr_Tatarsky . Nhiều nhân_vật_hoạt_hình_như Cheburashka ( được coi là gấu_Pooh của Nga ) , Sói và Thỏ trong Hãy đợi đấy ! ( được coi là Tom và Jerry của Nga ) , là những hình_tượng mang tính biểu_tượng ở Nga và nhiều nước xung_quanh . Cuối những năm 1980 và 1990 là một thời_kỳ khủng_hoảng của điện_ảnh và hoạt_hình Nga . Mặc_dù các nhà làm phim Nga đã được tự_do thể_hiện tính sáng_tạo của bản_thân , các khoản trợ_cấp của nhà_nước đã giảm đáng_kể , dẫn đến ít phim được sản_xuất hơn . Những năm đầu của thế_kỷ 21 đã chứng_kiến lượng người xem tăng lên và sự thịnh_vượng trở_lại của ngành công_nghiệp điện_ảnh khi nền kinh_tế đã có sự hồi_phục . Trong khi có rất ít đài_phát_thanh hoặc các kênh_truyền_hình trong thời Liên_Xô , từ hai thập_kỷ qua , nhiều đài_phát_thanh và kênh_truyền_hình do cả nhà_nước và tư_nhân sở_hữu đã xuất_hiện . Kiểm_duyệt và tự_do truyền_thông ở Nga luôn là chủ_đề chính của truyền_thông Nga . Thể_thao Các vận_động_viên thể_thao của Liên_Xô và sau đó là của Nga luôn nằm trong top 4 nước đạt nhiều huy_chương vàng nhất tại tất_cả các kỳ_Thế_vận_hội mùa_hè mà họ từng tham_dự . Nga ( tính cả Liên_Xô ) đã 2 lần đăng cai_Thế_vận_hội . Thế_vận_hội mùa hè 1980 đã được tổ_chức tại Moskva trong khi Thế_vận_hội mùa đông 2014 được tổ_chức tại Sochi . Doping là một vấn_đề rất lớn và hết_sức tiêu_cực của thể_thao Nga . Tổng_cộng đã có 51 huy_chương vàng của các vận_động_viên Nga bị IOC tước_đoạt do sử_dụng doping , nhiều nhất trong số tất_cả các nước trên thế_giới . Từ năm 2011 đến năm 2015 , hơn 1000 vận_động_viên của Nga trong nhiều môn thể_thao khác nhau , bao_gồm cả các môn mùa hè , mùa đông và các môn thể_thao Paralympic ( dành cho người khuyết_tật ) , được hưởng lợi từ sự che_đậy của nhà_nước đối_với hành_vi sử_dụng doping . Khúc côn_cầu trên băng là môn thể_thao thế mạnh của Nga . Mặc_dù bộ_môn này chỉ được giới_thiệu trong thời_kỳ Xô_viết , đội_tuyển khúc côn_cầu trên băng của Liên_Xô đã giành chiến_thắng tại hầu_hết các kì_Thế_vận_hội và các giải vô_địch thế_giới mà họ tham_dự . Bóng_đá là môn thể_thao phổ_biến nhất ở nước_Nga ngày_nay . Đội_tuyển bóng_đá quốc_gia Liên_Xô đã trở_thành nhà vô_địch châu_Âu đầu_tiên khi lên_ngôi tại Euro 1960 . Đội_tuyển bóng_đá quốc_gia Liên_Xô cũng đã lọt vào chung_kết Euro 1988 nhưng đã để thua đội_tuyển Hà_Lan với tỉ_số 0-2 . Xuất_hiện trong bốn kỳ World_Cup liên_tiếp từ năm 1958 đến 1970 , Lev_Yashin của đội_tuyển bóng_đá Liên_Xô được coi là một trong những thủ_môn xuất_sắc nhất trong lịch_sử bóng_đá , ông cũng nằm trong Đội_hình xuất_sắc nhất lịch_sử World_Cup của FIFA . Liên_Xô giành HCV_môn bóng_đá nam tại các kỳ_thế vận_hội năm 1956 và 1988 . Các câu_lạc_bộ bóng_đá Nga CSKA_Moskva và Zenit Sankt_Peterburg đã giành cúp UEFA vào năm 2005 và 2008 . Một_số CLB bóng_đá nổi_tiếng khác của Nga gồm có Spartak_Moskva , Lokomotiv_Moskva , Dynamo_Moskva và Rubin_Kazan . Đội_tuyển bóng_đá quốc_gia Nga đã lọt vào bán_kết Euro 2008 trước khi thua nhà vô_địch Tây_Ban_Nha với tỉ_số 0 – 3 . Kể từ khi kết_thúc thời Xô_Viết , quần_vợt đã trở_nên phổ_biến tại Nga và Nga đã sản_sinh một_số tay vợt nổi_tiếng , chẳng_hạn Maria_Sharapova . Trong võ_thuật , Nga là nước khai_sinh ra môn thể_thao Sambo cũng như là quê_hương của nhiều võ_sĩ nổi_tiếng như Fedor_Emelianenko . Cờ_vua là một trò tiêu_khiển phổ_biến rộng_rãi ở Nga ; một_số kỳ_thủ_Nga nổi_tiếng là Mikhail_Botvinnik , Garry_Kasparov . Nga là nước chủ nhà World_Cup 2018 . Đây là kỳ World_Cup bóng_đá đầu_tiên được tổ_chức ở một quốc_gia Đông_Âu . Đội_tuyển bóng_đá quốc_gia Nga đã lọt được vào vòng tứ_kết ở giải đấu này . Ngày lễ Ngày năm mới , 1 tháng 1 Giáng_sinh chính_thống , ngày 7 tháng 1 Lễ_hội Maslenitsa , vào tháng 2 hoặc tháng 3 , vào tuần trước của Mùa_Chay ( theo Lịch_Julian ) Ngày quốc_tế_phụ_nữ , 8 tháng 3 Ngày quốc_tế lao_động , 1 tháng 5 Phục_sinh chính_thống , vào mùa xuân sau Mùa_Chay ( theo Lịch_Julian ) Ngày Chiến_thắng , ngày 9 tháng 5 ( ngày kỷ_niệm chiến_thắng trước Đức_Quốc_xã trong cuộc Chiến_tranh Vệ_quốc vĩ_đại . Một cuộc duyệt_binh quân_sự khổng_lồ được tổ_chức vào ngày này hàng năm trên Quảng_trường Đỏ tại Moskva ) . Ngày của bảng chữ_cái và văn_hóa Slavic , ngày 24 tháng 5 Ngày nước Nga , ngày 12 tháng 6 Ngày Ivan Kupala , ngày 7 tháng 7 Ngày Hải_quân , chủ_nhật cuối_cùng của tháng Bảy ( lễ kỷ_niệm lớn bao_gồm diễu_hành hải_quân ở St_Petersburg và Vladivostok ) Ngày đoàn_kết toàn dân , ngày 4 tháng 11 Ngày người bảo_vệ Tổ_quốc , ngày 23 tháng 2 Các biểu_tượng Biểu_tượng nhà_nước của Nga là một con đại_bàng hai đầu Byzantine kết_hợp với hình_ảnh của Thánh_George , đây là biểu_tượng xuất_hiện trên quốc_huy của Nga . Quốc_kỳ của Nga là một lá cờ ba_sắc được chia thành ba hình_chữ_nhật có kích_thước bằng nhau : màu trắng ở trên cùng , màu xanh ở giữa , và màu đỏ ở dưới cùng . Quốc_ca Nga có cùng giai_điệu với Quốc_ca của Liên_Xô , mặc_dù lời bài hát có sự khác_biệt . Khẩu_hiệu quốc_gia có từ thời Đế_quốc Nga là Thiên_Chúa ở bên chúng_ta và khẩu_hiệu quốc_gia từ thời Liên_Xô là Vô_sản toàn thế_giới , đoàn_kết lại ! hiện không còn được sử_dụng nữa và vẫn chưa có khẩu_hiệu nào mới để thay_thế . Biểu_tượng búa_liềm và quốc_huy Liên_Xô vẫn được nhìn thấy ở một_số thành_phố của Nga , thường là ở các công_trình kiến_trúc cũ . Biểu_tượng ngôi_sao đỏ từ thời Xô_viết cũng dễ bắt_gặp , thường là xuất_hiện trên các thiết_bị quân_sự hoặc các đài tưởng_niệm chiến_tranh . Biểu_ngữ đỏ tiếp_tục được vinh_danh , đặc_biệt là Biểu_ngữ Chiến_thắng năm 1945 . Búp_bê Matryoshka là một biểu_tượng nổi_tiếng của Nga . Điện_Kremli và nhà_thờ thánh_Vasily ở Moskva là những biểu_tượng kiến_trúc của Nga . Cheburashka là linh_vật của các đội Olympic quốc_gia Nga . Thánh_Maria , Thánh_Nikolai , Thánh_Andrei , Thánh_Georgiy , Thánh_Alexander Nevsky , Thánh_Sergius xứ Radonezh và Thánh_Seraphim xứ Sarov là những vị_thánh bảo_trợ của Nga . Hoa_cúc ( chamomile ) là quốc_hoa , còn cây bạch_dương là quốc_cây của Nga . Gấu_Nga là quốc_thú và là động_vật biểu_tượng của nước Nga , mặc_dù trên thực_tế biểu_tượng này được bắt_nguồn từ phương Tây và mới chỉ được người Nga chấp_nhận gần đây . Nhân_cách hóa dân_tộc Nga là Mẹ Nga ( Mother_Russia ) , tương_đương với Uncle_Sam của Hoa_Kỳ . Các vấn_đề xã_hội Tình_trạng tội_phạm Nước_Nga là một trong những nước có làn_sóng tội_phạm cao trên thế_giới . Tỷ_lệ giết người ở Nga cao gấp bốn lần so với ở Mỹ . Vào năm 2001 , 33.500 người đã bị giết_hại . Tổng_cộng , vào năm 2011 , có hơn 3 triệu tội_phạm được báo_cáo . Từ trộm_cắp thông_thường đến tham_nhũng , cướp và buôn_lậu đã khiến làn_sóng tội_phạm ngày_càng tăng . Mặc_dù chính_phủ Nga đã cam_kết mạnh_tay với tội_phạm , tuy_nhiên hành_động này vẫn chưa đem lại hiệu_quả gì lớn . Theo thống_kê của Văn_phòng Tội_phạm và Ma_túy của Liên_Hợp_Quốc , tỉ_lệ giết người cố_ý ở Nga vào năm 2016 là 10.82 / 100.000 , cao gấp đôi so với Hoa_Kỳ ( 5.8 / 100.000 ) và cao hơn rất nhiều so với tỉ_lệ trung_bình của toàn thế_giới ( 6.2 / 100.000 ) Hàng_giả Hàng_giả cũng là một vấn_đề khác gây đau_đầu cho các nhà_chức_trách . Chính_phủ Nga ước_tính đến 90 % hàng hóa bán lưu_thông đều không rõ nguồn_gốc rõ_ràng . Các thiết_bị điện_tử chủ_yếu được nhập_khẩu bất_hợp_pháp từ Đông_Nam_Á còn đồ_chơi nhập từ Trung_Quốc . Còn thực_phẩm , thuốc , quần_áo và băng_đĩa thường có nguồn_gốc nội_địa . Thuốc giả và rượu_giả khiến người tiêu_dùng bị đe_dọa nghiêm_trọng nhất . Hằng năm , hàng ngàn người Nga thiệt_mạng do uống phải các chất hóa_học chết người làm giả thành rượu vodka . Khoảng cách giàu - nghèo Tình_trạng cách_biệt giàu nghèo đang tăng lên . Nhiều người Nga sống trong những căn nhà xây từ thời Xô_Viết nay đã xuống_cấp . Một điều_tra vào năm_ngoái của Hiệp_hội các kỹ_sư Nga cho biết : 20 % người ở thành_phố không có nước nóng , 12 % không có hệ_thống sưởi và phải dùng lò sưởi thủ_công . Ở các làng_quê , tỷ_lệ này còn cao hơn . Theo số_liệu của Ngân_hàng Thế_giới ( WB ) , hiện_nay có hơn 15 triệu người Nga ( khoảng 11 % dân_số ) sống dưới mức 150 USD / người / tháng . Tham_nhũng Tham_nhũng ở Nga cũng được coi là một vấn_đề nghiêm_trọng tác_động đến mọi khía_cạnh của cuộc_sống , bao_gồm cả hành_chính công , thực_thi pháp_luật , chăm_sóc sức_khỏe và giáo_dục . Theo bảng xếp_hạng năm 2016 về Chỉ_số nhận_thức tham_nhũng của Tổ_chức Minh_bạch Quốc_tế , Nga xếp thứ 131 trên tổng_số 176 quốc_gia với số điểm là 29 . Theo Ngân_hàng Thế_giới , tham_nhũng gây thiệt_hại lên tới 50 % tổng GDP của Nga . Báo_động tình_trạng tự_tử Nga hiện là một trong những nước có tỉ_lệ tự_tử cao nhất thế_giới . Theo thống_kê của WHO vào năm 2016 , tỉ_lệ tự_tử ở Nga đứng thứ 3 trên toàn_cầu ( chỉ sau 2 nước là Lesotho và Guyana ) , với 26,5_vụ trên 100.000 người . Năm 2012 , tỷ_lệ tự_tử ở tuổi vị_thành_niên tại Nga cao gấp ba lần mức trung_bình của thế_giới . Khủng_bố , đe_dọa an_ninh Tính từ năm 2008 đến năm 2016 , đã có 1.088 người chết trong các vụ khủng_bố tại Nga , gấp 5 lần so với số_lượng người chết trong các vụ khủng_bố tại Mỹ cùng khoảng thời_gian ( 235 người chết ) . Một_số vụ khủng_bố đẫm máu tại Nga kể từ năm 1999 Tháng 9-1999 , Các vụ đánh bom ở những tòa chung_cư giết gần 300 người tại Moskva , Buynaksk và Volgodonsk trong khoảng thời_gian từ ngày 4-9 tới 16-9 . Các phần_tử cực_đoan Chechnya được cho đứng sau những vụ này . Tháng 10-2002 , Nhà_hát Dubrovka tại Moskva bị 40 tới 50 tay súng bao_vây . Quân_đội Nga vào_cuộc , kết_quả ít_nhất 170 người chết bao_gồm 130 trong số gần 1.000 con_tin . Tháng 2-2004 , Một vụ đánh bom liều chết ở tàu_điện_ngầm tại Moskva làm 41 người chết và hơn 100 người bị_thương . Tháng 5-2004 , vụ tấn_công liều chết ở sân_vận_động Grozny , Cộng_hòa Chechnya thuộc Nga , đã giết 24 người trong đó có Akhmad_Kadyrov , cha của lãnh_đạo Chechnya Ramzan_Kadyrov . Tháng 8-2004 , thêm một vụ khác tại sân_bay Domodedovo . Cả 90 hành_khách trên chuyến bay bị tấn_công đã thiệt_mạng . Cơ_quan_chức_năng sau đó phát_hiện hai người phụ_nữ thực_hiện vụ tấn_công liều chết ấy đã hối_lộ để lên máy_bay chỉ với 1.000 rúp , tương_đương 34 USD vào lúc đó . Và vài ngày sau , một vụ tấn_công khác ở tàu_điện_ngầm tại Moskva khiến 10 người thiệt_mạng . Tháng 9-2004 được xem là một trong những cuộc tấn_công gây sốc nhất lịch_sử an_ninh Nga đương_đại , khi các tay súng đột_nhập vào trường_học ở Beslan , thuộc tỉnh Bắc_Ossetia . Những tay súng bắt học_sinh , giáo_viên và phụ_huynh làm con_tin . Sau nhiều ngày bế_tắc , quân_đội Nga tràn vào trường_học dẫn tới cái chết của hơn 300 người , trong đó có nhiều trẻ_em . Tháng 10-2005 , các tay súng Hồi_giáo thực_hiện cuộc tấn_công tại thành_phố Nalchik , lãnh_thổ Kabardino-Balkaria thuộc Nga , gần Chechnya . Cuộc giao_tranh tại tòa nhà của lực_lượng an_ninh Nga làm hơn 100 người chết , bao_gồm thường_dân . Tháng 11-2009 , tuyến tàu cao_tốc từ Moskva đi St_Petersburg bị đánh bom khiến 28 người thiệt_mạng và 130 người bị_thương . Cảnh_sát bắt giam 10 người , trong đó có chín người thuộc một gia_đình ở khu_vực Cộng_hòa Ingushetia tự_trị , ở Bắc_Kavkaz . Tháng 3-2010 , hai vụ đánh bom liều chết ở tàu_điện_ngầm tại thủ_đô Moskva làm 40 người thiệt_mạng . Quan_chức Nga mô_tả đó là vụ tấn_công khủng_bố chết_chóc và tinh_vi nhất ở Nga trong vòng 6 năm . Đặc_biệt , một trong các địa_điểm bị nhắm tới nằm sát tòa nhà của Tổng_cục An_ninh Liên_bang Nga ( FSB ) . Tháng 1-2011 , vụ đánh bom liều chết ở sân_bay Domodedovo ( Moskva ) giết chết 37 người và làm 172 người bị_thương . Doku_Umarov , lãnh_đạo nhóm Hồi_giáo cực_đoan Chechnya có tên Phong_trào Tiểu_vương_quốc Kavkaz nhận trách_nhiệm . Tháng 12/2013 . hai vụ đánh bom trong một ngày nhằm vào hệ_thống giao_thông công_cộng ở thành_phố Volgograd làm tổng_cộng 34 người thiệt_mạng . Vụ_việc này xảy ra chỉ 2 tháng sau một cuộc đánh bom liều chết khác cũng ở Volgograd trước thềm_Thế_vận_hội_Mùa đông năm 2014 . Tương_lai Nga và Belarus đang đàm_phán để thống_nhất thành một nhà_nước liên_bang Nga – Belarus , việc đàm_phán đã được bắt_đầu vào năm 1997 và vẫn tiếp_tục cho đến bây_giờ . Xem thêm Quân_đội Nga Các ngày lễ ở Nga Tổng_thống Nga Ghi_chú Tham_khảo Đọc thêm The_New_Columbia Encyclopedia , Col . Univ . Press , 1975 Liên_kết ngoài Các nguồn của chính_quyền Duma - Trang_Web chính_thức của hạ nghị_viện ( bằng tiếng Nga ) Đại_sứ_quán Nga tại Hoa_Kỳ Hội_đồng liên_bang - Trang_Web chính_thức của thượng nghị_viện Gov . ru - Cổng chính_thức của chính_phủ ( bằng tiếng Nga ) Kremli - Trang_Web chính_thức của tổng_thống ( bằng tiếng Anh ) Trang_Web chính_thức của trung_tâm địa_chính Liên_bang Nga - Bản_đồ hành_chính của Nga ( Chú giải bằng tiếng Nga ) Công_nghiệp và các nguồn năng_lượng của Nga , theo Cục năng_lượng Hoa_Kỳ Kinh_tế_Nga : Ngân_hàng Phần_Lan U.S._Thông_tin từ Cục lãnh_sự Hoa_Kỳ : Nga Webcam về nước Nga Photos_of Russia_Thông_tin chung Sơ_lược về quốc_gia theo BBC Dữ_liệu về Nga theo CIA Trao_đổi Nga-Đức Tổ_chức phi_chính_phủ ( NGO ) kết_nối những người tình_nguyện tới NGO ở Nga ( không_chỉ là người Đức ) Các liên_kết tới chính_quyền Ấn_tượng về nước_Nga Xô_viết , theo John_Dewey Các nguồn trên Internet để nghiên_cứu về Nga Danh_mục các lưu_trữ về Nga của Johnson Tiền_giấy của Nga Tin_tức nước_Nga Các vùng liên_bang của Nga ( chú giải bằng tiếng Anh ) Tạp_chí Nga - Nguồn tin và phân_tích độc_lập từ Nga . Phiên_bản tiếng Anh của báo Pravda ( Sự_thật ) Trang thông_tấn Nga RIA_Novosti - Trang thông_tấn Nga RIA_Novosti - Quốc_gia BRICS_Quốc_gia E7_Thành_viên G20_Quốc_gia thành_viên Cộng_đồng các Quốc_gia Độc_lập Quốc_gia thành_viên của Liên_Hợp_Quốc_Khởi_đầu năm 1547 Khởi_đầu năm 1991 ở châu_Âu Quốc_gia châu_Á Quốc_gia Kitô_giáo_Quốc_gia châu_Âu Quốc_gia Đông_Âu Cộng_hòa liên_bang Quốc_gia thành_viên Ủy_hội châu_Âu Quốc_gia Bắc_Á Quốc_gia Đông_Bắc_Á_Nước cộng_hòa thuộc Liên_Xô Quốc_gia và vùng lãnh_thổ nói tiếng Nga
Labrador là phần đất_liền của tỉnh bang Newfoundland và Labrador ; phần còn lại của Newfoundland và Labrador , Newfoundland , là phần nhô ra biển . Đây là vùng địa_lý lớn nhất cực bắc , Đại_Tây_Dương . Labrador chiếm phần phía đông của Bán_đảo Labrador . Phía tây và nam giáp tỉnh Québec của Canada . Labrador cũng có một đường biên_giới đất_liền với lãnh_thổ của Nunavut trên đảo Killiniq của Canada . Mặc_dù Labrador chiếm 71 % diện_tích đất của tỉnh , nhưng chỉ có 8 % dân_số của tỉnh . Các thổ_dân ở Labrador gồm có người da đỏ miền Bắc của Nunatsiavut , người Inuit miền Nam - Métis của Nunatukavut ( NunatuKavut ) và Innu . Nhiều người_dân không phải là thổ_dân ở Labrador đã không định_cư lâu_dài ở Labrador cho đến khi phát_triển tài_nguyên thiên_nhiên trong những năm 1940 và 1950 . Trước những năm 1950 , rất ít người không phải là thổ_dân sống ở Labrador quanh_năm . Một_số người nhập_cư châu_Âu làm_việc theo mùa_vụ cho thương_gia nước_ngoài và đưa gia_đình họ được gọi_là Người định_cư . Tham_khảo Liên_kết ngoài Labrador , Canada Project_Gutenberg có sách điện_tử cho The_Lure_of the Labrador_Wild của Dillon Wallace_Trang thông_tin về Labrador Tranh_chấp lãnh_thổ của Canada
Bài viết này trình_bày về các hệ điều_hành dựa trên Linux và các chủ_đề liên_quan . Xem hạt_nhân Linux để có thêm thông_tin về hạt_nhân . Linux cũng có nghĩa là một loại bột rửa . Linux ( hay ) là một họ các hệ điều_hành tự_do nguồn mở tương_tự Unix và dựa trên Linux_kernel , một hạt_nhân_hệ điều_hành được phát_hành lần đầu_tiên vào ngày 17 tháng 9 năm 1991 , bởi Linus_Torvalds . Mặc_dù có khá nhiều tranh_cãi về việc phát_âm Linux , nhưng theo như Linus chia_sẻ : " Tôi không quá bận_tâm việc mọi người phát_âm tên tôi như_thế_nào , nhưng Linux luôn là Lih-nix " . Linux thường được đóng_gói thành các bản phân_phối Linux . Nó có_lẽ là một ví_dụ nổi_tiếng nhất của phần_mềm tự_do và của việc phát_triển mã nguồn mở . Các bản phân_phối bao_gồm nhân_Linux và các thư_viện và phần_mềm hệ_thống hỗ_trợ , nhiều thư_viện được cung_cấp bởi GNU_Project . Nhiều bản phân_phôi Linux sử_dụng từ " Linux " trong tên của họ , nhưng Free_Software Foundation sử_dụng tên GNU / Linux để nhấn_mạnh tầm quan_trọng của phần_mềm GNU , gây ra một_số tranh_cãi . Các bản phân_phối Linux phổ_biến bao_gồm Debian , Fedora , và Ubuntu . Các bản phân_phối thương_mại bao_gồm Red_Hat Enterprise_Linux và SUSE_Linux Enterprise_Server . Bản phân_phối Desktop_Linux bao_gồm một windowing_system như X11 hoặc Wayland , và một môi_trường desktop giống như GNOME hay KDE_Plasma . Các bản phân_phối dành cho máy chủ có_thể bỏ_qua đồ_họa hoàn_toàn hoặc bao_gồm một ngăn_xếp giải_pháp như LAMP._Vì Linux có_thể phân_phối lại miễn_phí , bất_kỳ ai cũng có_thể tạo phân_phối cho bất_kỳ mục_đích nào . Linux ban_đầu được phát_triển cho các máy_tính cá_nhân dựa trên kiến_trúc Intel_x86 , nhưng sau đó đã được ported sang nhiều nền_tảng hơn bất_kỳ_hệ điều_hành nào khác . Do sự thống_trị của Android trên điện_thoại thông_minh , Linux cũng có cơ_sở được cài_đặt lớn nhất trong tất_cả các hệ điều_hành có mục_đích chung . Mặc_dù nó chỉ được sử_dụng bởi khoảng 2.3 % máy_tính để bàn , nhưng Chromebook , chạy Chrome_OS dựa trên nhân_Linux , thống_trị thị_trường giáo_dục K – 12 của Mỹ và chiếm gần 20 % doanh_số notebook dưới 300 đô_la ở Mỹ . Linux là hệ điều_hành hàng_đầu trên các máy_chủ ( hơn 96,4 % trong số 1 triệu hệ điều_hành máy chủ_web hàng_đầu là Linux ) , dẫn_đầu các hệ_thống big iron như các hệ_thống mainframe , và là hệ điều_hành duy_nhất được sử_dụng trên các siêu máy_tính TOP500 ( kể từ tháng 11 năm 2017 , đã dần_dần loại_bỏ tất_cả các đối_thủ cạnh_tranh ) . Linux cũng chạy trên các hệ_thống nhúng , tức_là các thiết_bị có hệ điều_hành thường được tích_hợp vào firmware và được thiết_kế riêng cho hệ_thống . Điều này bao_gồm routers , điều_khiển tự_động hóa , công_nghệ nhà thông_minh ( giống như Google_Nest ) , TV ( các smartTv của Samsung và LG dùng Tizen và WebOS , tương_ứng ) , ô_tô ( ví_dụ , Tesla , Audi , Mercedes-Benz , Hyundai , và Toyota đều dựa trên Linux ) , máy quay video kỹ_thuật_số , video game consoles , và smartwatches . Hệ_thống điện_tử của Falcon 9 và Dragon 2 sử_dụng phiên_bản Linux tùy_biến . Linux là một trong những ví_dụ nổi_bật nhất của phần_mềm tự_do nguồn mở và của việc phát_triển mã nguồn mở . Mã_nguồn có_thể được dùng , sửa_đổi và phân_phối - thương_mại hoặc phi thương_mại - bởi bất_kỳ ai theo các điều_khoản của giấy_phép tương_ứng , ví_dụ như GNU_General Public_License . Lịch_sử Tiền_thân_Hệ điều_hành Unix được hình_thành và triển_khai vào năm 1969 , tại Phòng_thí_nghiệm Bell của AT&T tại Mỹ bởi Ken_Thompson , Dennis_Ritchie , Douglas_McIlroy , và Joe_Ossanna . Phát_hành lần đầu_vào năm 1971 , Unix ban_đầu được viết bằng hợp_ngữ , như thường_lệ vào thời_điểm đó . Vào năm 1973 theo cách tiếp_cận tiên_phong , nó đã được viết lại bằng ngôn_ngữ lập_trình C bởi Dennis_Ritchie ( trừ_nhân ( kernel ) và I / O ) . Tính khả_dụng của việc triển_khai ngôn_ngữ cấp cao của Unix đã giúp triển_khai việc port của nó sang các nền_tảng máy_tính khác nhau dễ_dàng hơn . Do một yêu_cầu chống độc_quyền trước đó cấm tham_gia kinh_doanh máy_tính , AT&T được yêu_cầu cấp phép mã_nguồn của hệ điều_hành cho bất_kỳ ai yêu_cầu . Do_đó , Unix phát_triển nhanh_chóng và được các tổ_chức học_thuật và doanh_nghiệp áp_dụng rộng_rãi . Năm 1984 , AT&T_thoái vốn khỏi Bell_Labs ; Được giải_phóng nghĩa_vụ pháp_lý yêu_cầu cấp phép miễn_phí , Bell_Labs bắt_đầu bán Unix như một sản_phẩm độc_quyền , nơi người dùng không được phép sửa_đổi hợp_pháp Unix . Dự_án GNU , khởi_động năm 1983 bởi Richard_Stallman , với mục_tiêu tạo ra một " hệ_thống phần_mềm tương_thích Unix hoàn_chỉnh " , toàn_bộ bao_gồm phần_mềm tự_do . Công_việc bắt_đầu vào năm 1984 . sau đó , năm 1985 , Stallman khởi_động Quỹ Phần_mềm Tự_do và viết Giấy_phép Công_cộng GNU ( GNU_GPL ) năm 1989 . Đến đầu những năm 1990 , nhiều chương_trình được yêu_cầu trong một hệ điều_hành ( như các thư_viện , trình biên_dịch , trình soạn_thảo , một Unix_shell , và hệ_thống quản_lý cửa_sổ ) đã được hoàn_thành , nhưng các thành_phần cấp thấp cần_thiết như trình điều_khiển thiết_bị , daemon , và nhân được gọi_là GNU / Hurd , bị đình_trệ và không được hoàn_thiện . Trước Linux người ta đã phát_triển 386BSD , tiền_thân của NetBSD , OpenBSD và FreeBSD sau_này , tuy_nhiên vì những lý_do pháp_lý mà nó không được phát_hành cho đến tận 1992 . Torvalds đã nói rằng nếu có 386BSD hay GNU / Hurd trước ( 1991 ) , có_lẽ ông đã không tạo ra Linux . MINIX được phát_triển bởi Andrew S._Tanenbaum , một giáo_sư khoa_học máy_tính , và được phát_hành năm 1987 như một hệ điều_hành tương_tự Unix tối_thiểu hướng đến sinh_viên và những người khác muốn tìm_hiểu các nguyên_tắc của hệ điều_hành . Mặc_dù mã_nguồn hoàn_chỉnh của MINIX có sẵn miễn_phí , các điều_khoản cấp phép đã ngăn không cho nó trở_thành phần_mềm tự_do cho đến khi giấy_phép thay_đổi vào tháng 4 năm 2000 . Ra_đời Năm 1991 , khi theo học tại Đại_học Helsinki , Torvalds trở_nên tò_mò về hệ điều_hành . Thất_vọng vì việc cấp phép MINIX , lúc đó chỉ giới_hạn sử_dụng cho mục_đích giáo_dục , ông bắt_đầu làm_việc với nhân_hệ điều_hành của chính mình , cuối_cùng trở_thành Linux . Torvalds đã bắt_đầu phát_triển nhân_Linux trên MINIX và các ứng_dụng được viết cho MINIX cũng được sử_dụng trên Linux . Sau đó , Linux trưởng_thành và việc phát_triển nhân_Linux được tiếp_tục trên các hệ_thống Linux . Các ứng_dụng GNU cũng thay_thế tất_cả các thành_phần MINIX , vì việc sử_dụng mã có sẵn miễn_phí từ GNU với một hệ điều_hành còn non_trẻ có nhiều lợi_ích : mã nguồn được cấp phép theo GNU_GPL có_thể được sử_dụng lại trong các chương_trình máy_tính khác miễn_là chúng cũng được phát_hành theo cùng một giấy_phép hoặc một giấy_phép tương_thích . Từ một giấy_phép cấm phân_phối lại thương_mại do ông tạo ra ban_đầu , Torvalds bắt_đầu chuyển sang sử_dụng GNU_GPL. Các nhà phát_triển tích_hợp các thành_phần GNU với nhân_Linux , tạo ra một hệ điều_hành đầy_đủ chức_năng và tự_do . Đặt tên nhỏ |_Đĩa mềm 5,25_inch lưu_giữ các phiên_bản Linux đầu_tiên Linus_Torvalds đã muốn đặt tên cho sáng_chế của mình là " Freax " , một_cách chơi chữ khi ghép các từ " free " , " freak " , và " x " ( một ám_chỉ đến Unix ) . Trong thời_gian bắt_đầu công_việc của mình trên hệ_thống , một_số makefiles của dự_án bao_gồm tên " Freax " trong khoảng nửa năm . Torvalds đã từng xem_xét cái tên " Linux " , nhưng ban_đầu bác_bỏ nó vì cho rằng như_thế là quá tự cao tự_đại . Để tạo điều_kiện phát_triển , các file đã được tải lên FTP_server ( ftp.funet.fi ) của FUNET vào tháng 9 năm 1991 . Ari_Lemmke , bạn học của Torvalds tại Helsinki_University of_Technology ( HUT ) , một trong những quản_trị_viên tình_nguyện của máy chủ FTP tại thời_điểm đó , không nghĩ rằng " Freax " là một cái tên hay . Vì_vậy , ông đã đặt tên dự_án là " Linux " trên máy chủ mà không hỏi ý_kiến Torvalds . Tuy_nhiên , sau đó , Torvalds chấp_thuận với " Linux " . Theo một bài đăng lên newsgroup bởi Torvalds , từ " Linux " nên được phát_âm là ( với một âm_‘ i ’ ngắn như trong ‘_print ’ và ‘_u ’ như trong ‘ put ’ . Để mô_tả rõ hơn " Linux " nên được phát_âm như_thế_nào , ông đã thêm vào mã nguồn kernel một đoạn ghi_âm của mình ( ) .. Tuy_nhiên trong bản ghi_âm " Linux " lại nghe giống như ( . Tính thương_mại và sự phổ_biến phải | nhỏ |_Ubuntu , một bản phân_phối Linux phổ_biến nhỏ | Nexus_5X đang chạy Android_Việc sử_dụng Linux trong môi_trường sản_xuất , thay_vì chỉ được sử_dụng bởi những người có sở_thích , bắt_đầu vào giữa những năm 1990 trong cộng_đồng siêu máy_tính , nơi các tổ_chức như NASA bắt_đầu thay_thế các máy_móc ngày_càng đắt tiền_của họ bằng các cụm bao_gồm các máy_tính rẻ_tiền chạy Linux . Việc sử_dụng thương_mại bắt_đầu khi Dell và IBM , rồi đến Hewlett-Packard lần_lượt cung_cấp hỗ_trợ Linux để thoát khỏi sự độc_quyền của Microsoft trong thị_trường hệ điều_hành máy_tính để bàn . Ngày_nay , các hệ_thống Linux được sử_dụng ở mọi nơi trong ngành máy_tính , từ các hệ_thống nhúng đến hầu_như tất_cả các siêu máy_tính , và có một vị_trí vững_trãi trong môi_trường máy_chủ , dưới dạng gói ứng_dụng phổ_biến LAMP chẳng_hạn . Việc sử_dụng các bản phân_phối Linux trong máy_tính để bàn gia_đình và doanh_nghiệp đang phát_triển . Các bản phân_phối Linux cũng đã trở_nên phổ_biến trên thị_trường netbook , với nhiều thiết_bị được phát_hành với các bản phân_phối Linux tùy_chỉnh được cài_đặt và Google đã phát_hành Chrome_OS của riêng họ được thiết_kế cho các netbook . Thành_công lớn nhất của Linux trong thị_trường tiêu_dùng có_lẽ là thị_trường thiết_bị di_động , với Android là một trong những hệ điều_hành thống_trị nhất trên điện_thoại thông_minh và rất phổ_biến trên máy_tính bảng và gần đây hơn là các thiết_bị thông_minh đeo trên người . Chơi game trên Linux cũng đang gia_tăng với Valve cho thấy sự hỗ_trợ của họ dành cho Linux và tung ra SteamOS , bản phân_phối Linux của riêng dành cho việc chơi game . Các bản phân_phối Linux cũng đã trở_nên phổ_biến với các chính_quyền địa_phương và quốc_gia khác nhau , chẳng_hạn như chính_phủ liên_bang Brazil . Việc phát_triển ở hiện_tại Greg_Kroah-Hartman là người đứng đầu việc bảo_trì và phát_triển của nhân_Linux . William John_Sullivan là giám_đốc_điều_hành của Free Software_Foundation , nơi hỗ_trợ các thành_phần GNU. Cuối_cùng là các cá_nhân và tập_đoàn phát_triển các thành_phần không phải GNU của bên thứ ba . Các thành_phần của bên thứ ba này bao_gồm một khối_lượng công_việc khổng_lồ và có_thể bao_gồm cả các mô-đun_nhân và các ứng_dụng người dùng và các thư_viện . Các nhà_cung_cấp và cộng_đồng Linux kết_hợp và phân_phối kernel , các thành_phần GNU và không phải GNU với phần_mềm quản_lý gói bổ_sung tạo thành một bản phân_phối Linux . Thiết_kế Một hệ_thống dựa trên Linux là một hệ điều_hành tương_tự Unix được mô-đun hóa , với phần_lớn thiết_kế cơ_bản của nó dựa trên các nguyên_tắc được Unix_đề ra trong thập_niên 1970 và 1980 . Một hệ_thống như_vậy sử_dụng hạt_nhân nguyên_khối gọi_là Linux_kernel , có nhiệm_vụ kiểm_soát các tiến_trình , kết_nối mạng , truy_cập vào các thiết_bị ngoại_vi và hệ_thống file . Các trình điều_khiển thiết_bị được tích_hợp trực_tiếp vào nhân hoặc được nạp vào trong lúc hệ_thống đang chạy . GNU_userland là một phần quan_trọng của hầu_hết các hệ_thống dựa trên nhân_Linux , với Android là ngoại_lệ đáng chú_ý . Thư_viện C của GNU hoạt_động như một lớp bọc cho các lời gọi hệ_thống của nhân_Linux cần_thiết cho giao_diện không_gian người dùng ; GNU_toolchain là một tập_hợp lớn các công_cụ lập_trình quan_trọng đối_với sự phát_triển của Linux ( bao_gồm các trình biên_dịch được sử_dụng để xây_dựng nhân_Linux ) ; và GNU_coreutils ( các trình tiện_ích lõi ) bao_gồm nhiều công_cụ Unix cơ_bản . Dự_án cũng phát_triển Bash , một shell giao_diện dòng lệnh phổ_biến . Giao_diện đồ họa người dùng ( GUI ) trong hầu_hết các hệ_thống Linux được xây_dựng dựa trên một triển_khai của X Window_System . Gần đây , cộng_đồng Linux tìm cách tiến tới Wayland như giao_thức máy chủ hiển_thị mới thay cho X11 . Nhiều dự_án phần_mềm nguồn mở khác đóng_góp cho các hệ_thống Linux . Các thành_phần được cài_đặt trong một hệ_thống Linux bao_gồm : Bootloader - như GRUB , LILO , SYSLINUX , hoặc Gummiboot . Đây là chương_trình tải Linux_kernel vào bộ_nhớ chính của máy_tính , nó được thực_thi sau khi bật máy_tính lên và quá_trình khởi_tạo firmware được thực_hiện . Một chương_trình init . chẳng_hạn như sysvinit truyền_thống và systemd , OpenRC , Upstart mới hơn . Đây là tiến_trình đầu_tiên được nhân khởi_động và là tiến_trình gốc trong cây tiến_trình , hay nói một_cách khác tất_cả các tiến_trình đều được khởi_động thông_qua init . Init khởi_động các tiến_trình như các dịch_vụ hệ_thống và giao_diện đăng_nhập ( giao_diện đồ họa hay dòng lệnh ) . Thư_viện phần_mềm , chứa_mã ( code ) được sử_dụng bởi các tiến_trình đang chay . Trên các hệ_thống Linux sử_dụng các tập tin thực_thi định_dạng ELF , trình liên_kết_động quản_lý việc sử_dụng các thư_viện_động được gọi_là ld-linux.so . Nếu hệ_thống được thiết_lập để người dùng tự biên_dịch phần_mềm , các file header cũng sẽ được thêm vào để mô_tả giao_diện của các thư_viện đã cài_đặt . Bên_cạnh các thư_viện phần_mềm được sử_dụng phổ_biến nhất trên các hệ_thống Linux là GNU C_Library ( glibc ) , còn có rất nhiều thư_viện khác , chẳng_hạn như SDL và Mesa . Thư_viện chuẩn_C là một thư_viện cần để chạy các chương_trình C trên một hệ_thống máy_tính , với GNU C_Library là tiêu_chuẩn . Đối_với các hệ_thống nhúng , các lựa_chọn thay_thế như musl , EGLIBC ( một phân_nhánh glibc từng được Debian sử_dụng ) và uClibc ( được thiết_kế cho uClinux ) đã được phát_triển , mặc_dù hai cái cuối_cùng không còn được duy_trì . Android sử_dụng thư_viện C của riêng mình , Bionic . Các lệnh Unix cơ_bản , với triển_khai chuẩn là coreutils . Có các triển_khai khác thay_thể chẳng_hạn như BusyBox được copyleft hay Toybox được cấp phép BSD. Widget_toolkit là các thư_viện được sử_dụng để xây_dựng giao_diện người dùng đồ họa ( GUI ) cho các ứng_dụng phần_mềm . Có sẵn nhiều widget toolkit bao_gồm GTK và Clutter phát_triển bởi GNOME_project , Qt phát_triển bởi The_Qt_Company và Enlightenment Foundation_Libraries ( EFL ) phát_triển bởi nhóm Enlightenment . Một hệ_thống quản_lý gói , ví_dụ như dpkg và RPM. Ngoài_ra các gói còn có_thể được biên_dịch từ mã_nhị phân hoặc mã_nguồn trong các tarball . Các chương_trình giao_diện người dùng như các shell dòng lệnh hoặc các môi_trường cửa_sổ . Giao_diện người dùng Giao_diện người dùng hay còn gọi_là shell là một giao_diện dòng lệnh ( CLI_shell ) hay giao_diện đồ họa người dùng ( GUI_shell ) , hoặc bộ điều_khiển gắn liền với phần_cứng ( các hệ_thống nhúng thường sử_dụng ) . Với các hệ_thống để bàn , mặc_định giao_diện thường là giao_diện đồ họa người dùng , mặc_dù giao_diện dòng lệnh cũng có_thể được sử_dụng thông_qua trình giả_lập thiết_bị đầu cuối hay các console_ảo . CLI shell là các giao_diện người dùng dựa trên văn_bản , sử_dụng văn_bản cho việc xuất và nhập . Linux shell chiếm ưu_thế trong sử_dụng là Bourne-Again_Shell ( bash ) , ban_đầu được phát_triển cho dự_án GNU. Hầu_hết các thành_phần Linux cấp thấp , kể_cả nhiều phần khác nhau của userland , chỉ sử_dụng CLI._CLI đặc_biệt phù_hợp để tự_động hóa các nhiệm_vụ lặp_đi_lặp_lại hoặc bị trì_hoãn và cung_cấp một kiểu giao_tiếp giữa các tiến_trình rất đơn_giản . Trên các hệ_thống máy để bàn , giao_diện người dùng phổ_biến là các GUI_shell được đóng_gói cùng với các môi_trường desktop mở_rộng như KDE_Plasma , GNOME , MATE , Cinnamon , LXDE , Pantheon và Xfce , mặc_dù có nhiều giao_diện người dùng khác . Hầu_hết các giao_diện người dùng phổ_biến đều dựa trên X Window_System , hoặc được gọi tắt là " X " hoặc " X11 " . Nó cung_cấp tính xuyên_dụng mạng và cho_phép một ứng_dụng đồ họa chạy trên một hệ_thống được hiển_thị trên một hệ_thống khác , nơi người dùng có_thể tương_tác với ứng_dụng ; tuy_nhiên , một_số phần mở_rộng nhất_định của X Window_System không có khả_năng hoạt_động qua mạng . Có một_số máy chủ hiển_thị X , trong đó khai_triển tham_chiếu X.Org_Server là phổ_biến nhất . Các bản phân_phối cho máy chủ có_thể cung_cấp giao_diện dòng lệnh cho nhà phát_triển và quản_trị_viên , nhưng cung_cấp giao_diện tùy_chỉnh cho người dùng cuối , được thiết_kế cho trường_hợp sử_dụng của hệ_thống . Giao_diện tùy_chỉnh này được truy_cập thông_qua một máy khách cư_trú trên một hệ_thống khác , không nhất_thiết phải dựa trên Linux . Có vài loại trình quản_lý của sổ cho X11 bao_gồm tiling , dynamic , stacking và compositing . Trình quản_lý cửa_sổ cung_cấp các phương_thức để kiểm_soát vị_trí và cách trình_bày của các cửa_sổ ứng_dụng riêng_lẻ và tương_tác với X Window_System . Các trình quản_lý cửa_sổ đơn_giản hơn như như dwm , ratpoison hay i3wm chỉ cung_cấp một cung_cấp các tính_năng tối_thiểu để điều_khiển các cửa_sổ , trong khi các trình quản_lý cửa_sổ phức_tạp hơn như FVWM , Enlightenment hay Window_Maker cung_cấp nhiều tính_năng hơn nhưng vẫn nhẹ hơn so với các môi_trường desktop . Trình quản_lý cửa_sổ là một phần của cài_đặt tiêu_chuẩn của các môi_trường desktop , chẳng_hạn như Mutter ( GNOME ) , KWin ( KDE ) hay Xfwm ( xfce ) , mặc_dù người dùng có_thể chọn một trình quản_lý cửa_sổ khác nếu muốn . Wayland là một giao_thức máy chủ hiển_thị nhằm thay_thế cho giao_thức X11 ; tuy_nhiên , nó không được tiếp_nhận rộng_rãi hơn . Không giống X11 , Wayland không cần một trình quản_lý của sổ_phụ và trình quản_lý compositing . Do_đó , một Wayland_compositor đóng vai_trò vừa là máy chủ hiển_thị , trình quản_lý cửa_sổ và trình quản_lý . Weston là triển_khai tham_chiếu của Wayland , Trong khi Mutter của GNOME và KWin của KDE đang được ported sang Wayland dưới dạng máy chủ hiển_thị độc_lập . Enlightenment đã được port thành_công kể từ phiên_bản 19 . Hạ_tầng đầu vào video Linux hiện có hai API hiện_đại giữa kernel và userspace để xử_lý các thiết_bị đầu vào video : V4L2_API cho video streams và radio , và DVB_API cho truyền_hình số . Do sự phức_tạp và đa_dạng của các thiết_bị khác nhau và do số_lượng lớn các định_dạng và tiêu_chuẩn được xử_lý bởi các API nói trên , hạ_tầng này cần phát_triển để phù_hợp hơn với các thiết_bị khác . Ngoài_ra , một thư_viện thiết_bị userland tốt là chìa_khóa thành_công để các ứng_dụng userland có_thể hoạt_động với tất_cả các định_dạng được hỗ_trợ bởi các thiết_bị đó . Việc phát_triển Sự khác nhau cơ_bản giữa Linux và nhiều hệ điều_hành phổ_biến đương_thời là nhân_Linux và các thành_phần khác đều là phần_mềm tự_do mã nguồn mở . Linux không phải là một hệ điều_hành duy_nhất như_vậy , mặc_dù cho đến nay nó phổ_biến nhất . Vài giấy_phép phần_mềm tự_do nguồn mở dựa trên copyleft : bất_cứ sản_phẩm nào sử_dụng một phần_mềm copyleft cũng phải là copyleft . Giấy_phép thông_dụng nhất của phần_mềm tự_do là giấy_phép công_cộng GNU ( GNU_General Public_License - GPL ) , một dạng của copyleft , và được sử_dụng cho nhân_Linux và nhiều thành_phần từ dự_án GNU._Các bản phân_phối của Linux được các nhà phát_triển hướng đến khả_năng tương_tác với các hệ điều_hành khác và các tiêu_chuẩn trong tính_toán . Các hệ_thống Linux gắn chặt với các chuẩn_POSIX , SUS , LSB , ISO và ANSI trong khả_năng có_thể , mặc_dù cho đến nay chỉ có một bản phân_phối Linux đã được chứng_nhận POSIX. 1 , Linux-FT . Các dự_án phần_mềm tự_do được phát_triển thông_qua việc cộng_tác , nhưng lại thường được sản_xuất độc_lập với nhau . Tuy_nhiên , việc giấy_phép phần_mềm rõ_ràng cho_phép phân_phối lại cung_cấp cơ_sở cho các dự_án quy_mô lớn hơn , bằng cách thu các thập phần_mềm được sản_xuất bởi các dự_án độc_lập lại thành dạng một bản phân_phối Linux . Nhiều bản phân_phối Linux quản_lý tập_hợp các gói phần_mềm hệ_thống và ứng_dụng từ xa , có_thể tải về và cài_đặt thông_qua kết_nối mạng . Điều này cho_phép người dùng thích_ứng với hệ điều_hành của họ theo những nhu_cầu cá_nhân . Các bản phân_phối đều được duy_trì bởi các cá_nhân , các nhóm , tổ_chức tình_nguyền , và các công_ty . Một bản phân_phối chịu trách_nhiệm cho cấu_hình mặc_định của hạt_nhân Linux được sử_dụng , bảo_mật hệ_thống chung , và nhìn_chung là sự tích_hợp chặt_chẽ của các gói phần_mềm khác nhau . Các bản phân_phối khác nhau sử_dụng các trình quản_lý gói khác nhau như dpkg , Synaptic , YAST , apt , yum , Portage để cài_đặt , xóa bỏ , và cập_nhật tất_cả các phần_mềm trong hệ_thống từ một vị_trí trung_ương . Cộng_đồng Một bản phân_phối chủ_yếu được thúc_đẩy bởi các nhà phát_triển và cộng_đồng người dùng . Một_số nhà_cung_cấp phát_triển và tài_trợ cho các bản phân_phối của họ trên cơ_sở tình_nguyện , Debian là một ví_dụ nổi_tiếng . Những người khác duy_trì phiên_bản cộng_đồng của các bản phân_phối thương_mại của họ , như Red_Hat đang làm với Fedora , hay SUSE với openSUSE . Ở nhiều thành_phố và khu_vực , các hiệp_hội địa_phương được gọi_là Linux User_Groups ( LUGs ) tìm cách thúc_đẩy các bản phân_phối ưa_thích của họ nói_riêng và phần_mềm miễn_phí nói_chung . Họ tổ_chức các cuộc họp và cung_cấp miễn_phí các cuộc trình_bày , đào_tạo , hỗ_trợ kỹ_thuật và cài_đặt hệ điều_hành cho người dùng mới . Nhiều cộng_đồng Internet cũng cung_cấp hỗ_trợ cho người dùng và nhà phát_triển Linux . Hầu_hết các bản phân_phối và các dự_án phần_mềm tự_do nguồn mở đều có các phòng chat IRC hoặc newsgroup . Các diễn_đàn trực truyến là một phương_tiện hỗ_trợ khác , với các ví_dụ đáng chú_ý là LinuxQuestions . org và các diễn_đàn cộng_đồng khác nhau và các diễn_đàn hỗ_trợ một phân_phối cụ_thể , chẳng_hạn như các diễn_đàn cho Ubuntu , Fedora , và Gentoo . Các bản phân_phối Linux còn lập các mailing_list ; thông_thường sẽ có một chủ_đề cụ_thể như sử_dụng hoặc phát_triển trong mỗi mailing list . Có một_số trang_web công_nghệ tập_trung vào Linux . Các tạp_chí in về Linux_thường đóng_gói các đĩa chứa phần_mềm hoặc thậm_chí là các bản phân_phối Linux hoàn_thiện . Mặc_dù các bản phân_phối Linux thường miễn_phí , một_số tập_đoàn lớn bán , hỗ_trợ và đóng_góp phát_triển các thành_phần của hệ_thống và phần_mềm tự_do . Một phân_tích về nhân_Linux cho thấy 75 % mã nguồn từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 1 năm 2010 được phát_triển bởi các lập_trình_viên làm_việc cho các tập_đoàn , còn lại khoảng 18 % cho các tình_nguyện_viên và 7 % không được phân_loại . Các tập_đoàn lớn tham_gia đóng_góp bao_gồm Dell , IBM , HP , Oracle , Sun_Microsystems ( giờ là một phần của Oracle ) và Nokia . Một_số tập_đoàn , đặc_biệt là Red_Hat , Canonical và SUSE , đã xây_dựng một doanh_nghiệp quan_trọng xung_quanh các bản phân_phối Linux . Các gói phần_mềm khác nhau trong một bản phân_phối Linux dựa trên các giấy_phép phần_mềm tự_do , trong đó nói rõ_ràng về việc cho_phép và khuyến_khích sự thương_mại hóa ; mối quan_hệ giữa một bản phân_phối Linux nói_chung và các nhà_cung_cấp riêng_lẻ có_thể được coi là cộng_sinh . Một mô_hình kinh_doanh phổ_biến của các nhà_cung_cấp thương_mại là tính_phí hỗ_trợ , đặc_biệt là đối_với người dùng doanh_nghiệp . Một_số công_ty cũng cung_cấp một phiên_bản doanh_nghiệp chuyên_biệt cho phân_phối của họ , trong đó bổ_sung các gói và công_cụ hỗ_trợ độc_quyền để quản_lý_lượng cài_đặt cao hơn hoặc để đơn_giản_hóa các tác_vụ quản_trị . Một mô_hình kinh_doanh khác là cho đi phần_mềm để bán phần_cứng . Đây là điều bình_thường trong ngành công_nghiệp máy_tính trước_đây , khi các hệ điều_hành như CP / M , Apple_DOS và các phiên_bản Mac_OS trước phiên_bản 7.6 cho_phép sao_chép tự_do ( nhưng không_thể sửa_đổi ) . Khi phần_cứng máy_tính được chuẩn_hóa trong suốt những năm 1980 , các nhà_sản_xuất phần_cứng trở_nên khó_khăn hơn để kiếm_lợi từ chiến_thuật này , vì HĐH sẽ chạy trên máy_tính có chung kiến_trúc của bất_kỳ nhà_sản_xuất nào khác . Lập_trình trên Linux Hầu_hết các ngôn_ngữ lập_trình đều hỗ_trợ Linux trực_tiếp hoặc thông_qua các ports bên thứ ba của cộng_đồng . Các công_cụ phát_triển ban_đầu được sử_dụng để xây_dựng cả ứng_dụng Linux và chương_trình hệ điều_hành được tìm thấy trong GNU_toolchain , bao_gồm GNU Compiler_Collection ( GCC ) và GNU_Build_System . Trong số đó , GCC cung_cấp trình biên_dịch cho Ada , C , C + + , Go và Fortran . Nhiều ngôn_ngữ lập_trình có một bản triển_khai tham_khảo đa nền_tảng hỗ_trợ Linux , ví_dụ như PHP , Perl , Ruby , Python , Java , Go , Rust và Haskell . Phát_hành lần đầu năm 2003 , dự_án LLVM cung_cấp một trình biên_dịch mã_nguồn mở đa nền_tảng khác cho nhiều ngôn_ngữ . Trình biên_dịch độc_quyền cho Linux bao_gồm Intel C + + Compiler , Sun_Studio , và IBM_XL C / C + + Compiler . BASIC dưới dạng Visual_Basic được hỗ_trợ dưới các hình_thức như Gambas , FreeBASIC , và XBasic , và BASIC nói_chung như QuickBASIC hoặc Turbo_BASIC dưới dạng QB64 . Một tính_năng phổ_biến của các hệ_thống tương_tự Unix là bao_gồm các ngôn_ngữ lập_trình truyền_thống có mục_đích cụ_thể như scripting , xử_lý văn_bản hay quản_lý và cấu_hình hệ_thống nói_chung . Các bản phân_phối Linux hỗ_trợ các shell script , awk , sed và make . Nhiều chương_trình cũng có ngôn_ngữ lập_trình nhúng để hỗ_trợ việc cấu_hình hoặc dùng trong lập_trình . Ví_dụ , biểu_thức chính_quy được hỗ_trợ trong các chương_trình như grep và locate , MTA_Sendmail truyền_thống trên Unix_chứa hệ_thống scripting Turing-đầy đủ của riêng nó , và trình soạn_thảo văn_bản nâng cao GNU_Emacs được xây_dựng xung_quanh trình một thông_dịch Lisp thông_dụng . Hầu_hết các bản phân_phối cũng bao_gồm hỗ_trợ cho PHP , Perl , Ruby , Python và các ngôn_ngữ_động khác . Mặc_dù không phổ_biến bằng , nhưng đôi_khi Linux cũng hỗ_trợ C_# ( thông_qua Mono ) , Vala , và Scheme . Guile_Scheme đóng vai_trò là một ngôn_ngữ scripting của các tiện_ích hệ_thống GNU , tìm cách làm cho các chương_trình C nhỏ , tĩnh_tuân theo quy_tắc Unix có_thể được mở_rộng nhanh_chóng và linh_hoạt thông_qua một hệ_thống scripting với lập_trình hàm . Một_số máy ảo_Java và bộ công_cụ phát_triển Java trên Linux , bao_gồm JVM ( HotSpot ) nguyên_thủy của Sun và Hệ_thống J2SE_RE của IBM , cũng như nhiều dự_án nguồn mở như Kaffe và JikeRVM . GNOME và KDE là các môi_trường desktop phổ_biến và cung_cấp một framework cho phát_triển ứng_dụng . Những dự_án này dựa trên các widget toolkits tương_ưng là GTK và Qt , mặt_khác chúng cũng có_thể được sử_dụng độc_lập với framework lớn hơn mình . Cả hai đều hỗ_trợ nhiều ngôn_ngữ . Có một_số môi_trường phát_triển tích_hợp có sẵn bao_gồm Anjuta , Code ::_Blocks , CodeLite , Eclipse , Geany , ActiveState_Komodo , KDevelop , Lazarus , MonoDevelop , NetBeans , và Qt_Creator , trong khi các trình soạn_thảo lâu_đời như Vim , nano và Emacs vẫn còn phổ_biến . Hỗ_trợ phần_cứng Nhân_Linux là nhân_hệ điều_hành được ported rộng_rãi , có sẵn cho hàng_loạt các thiết_bị từ điện_thoại_di_động cho đến siêu máy_tính ; nó chạy trên một loạt các kiến_trúc máy_tính rất độc_đáo , bao_gồm iPAQ dựa trên ARM và các mainframes_System z9 hay System_z10 của IBM._Các bản phân_phối chuyên_biệt và các nhánh_nhân tồn_tại cho các kiến_trúc ít chính_thống hơn ; ví_dụ , nhân_ELKS có_thể chạy trên bộ_vi xử_lý 16 bit Intel 8086 hay Intel 80286 , trong khi nhân_µClinux có_thể chạy trên các hệ_thống mà không cần đơn_vị quản_lý bộ_nhớ . Hạt_nhân này cũng chạy trên các kiến_trúc chỉ dành cho sử_dụng hệ điều_hành do nhà_sản_xuất tạo ra , chẳng_hạn như máy_tính Macintosh ( với cả vi xử_lý PowerPC và Intel ) , PDA , video game consoles , máy nghe nhạc , điện_thoại_di_động . Có một_số hiệp_hội công_nghiệp và hội_nghị phần_cứng dành cho việc duy_trì và cải_thiện hỗ_trợ cho phần_cứng đa_dạng trong Linux , như là FreedomHEC . Theo thời_gian , sự hỗ_trợ cho các phần_cứng khác nhau đã được cải_thiện trong Linux , dẫn đến bất_kỳ thiết_bị nào cũng có " cơ_hội tốt " để tương_thích . Vào năm 2014 , một sáng_kiến mới đã được đưa ra để tự_động thu_thập cơ_sở_dữ_liệu của tất_cả các cấu_hình phần_cứng được thử_nghiệm . Sử_dụng Bên_cạnh các bản phân_phối Linux được thiết_kế để sử_dụng cho mục_đích chung trên máy_tính để bàn và máy_chủ , các bản phân_phối có_thể được chuyên_dùng cho các mục_đích khác nhau bao_gồm : hỗ_trợ kiến_trúc máy_tính , hệ_thống nhúng , ổn_định , bảo_mật , bản_địa_hóa cho một vùng hoặc ngôn_ngữ cụ_thể , nhắm mục_tiêu của các nhóm người dùng cụ_thể , hỗ_trợ cho các ứng_dụng thời_gian thực_hoặc cam_kết với một môi_trường desktop nhất_định . Hơn_nữa , một_số bản phân_phối có chủ_ý chỉ bao_gồm phần_mềm tự_do . Năm 2015 , hơn bốn trăm bản phân_phối Linux được phát_triển tích_cực , với khoảng một chục bản phân_phối phổ_biến nhất cho mục_đích sử_dụng chung . Desktop_Sự phổ_biến của Linux trên máy_tính để bàn và máy_tính_xách_tay tiêu_chuẩn đã tăng lên trong những năm qua . Các bản phân_phối hiện_đại phổ_biến nhất bao_gồm một môi_trường người dùng đồ họa , , hai môi_trường phổ_biến nhất được sử_dụng là KDE_Plasma Desktop và Xfce . Không có desktop_Linux chính_thức nào tồn_tại : các môi_trường desktop_environments và bản phân_phối Linux lưaqj chọn các thành_phần từ các nhóm phần_mềm tự_do nguồn mở mà họ xây_dựng một GUI triển_khai một_số hướng_dẫn thiết_kế ít_nhiều nghiêm_ngặt . Ví_dụ , GNOME có hướng_dẫn giao_diện con_người như một hướng_dẫn thiết_kế , giúp giao_diện người_máy đóng vai_trò quan_trọng , không_chỉ khi thực_hiện thiết_kế đồ_họa mà cả khi hỗ_trợ người khuyết_tật hay khi tập_trung vào bảo_mật . Bản_chất hợp_tác của phát_triển phần_mềm miễn_phí cho_phép các nhóm phân_phối thực_hiện bản_địa_hóa ngôn_ngữ của một_số bản phân_phối Linux để sử_dụng tại các địa_phương nơi việc bản_địa_hóa các hệ_thống độc_quyền sẽ không hiệu_quả về chi_phí . Ví_dụ , phiên_bản tiếng Sinhalese của bản phân_phối Knoppix đã có sẵn đáng_kể trước khi Microsoft dịch Windows XP sang Sinhalese . Trong trường_hợp này , Lanka_Linux User_Group đã đóng một vai_trò quan_trọng trong việc phát_triển hệ_thống bản_địa_hóa bằng cách kết_hợp kiến_thức của các giáo_sư đại_học , nhà_ngôn_ngữ học và nhà phát_triển địa_phương . Hiệu_năng và ứng_dụng Hiệu_năng của Linux trên desktop là một chủ_đề gây tranh_cãi ; ví_dụ vào năm 2007 Con_Kolivas đã cáo_buộc cộng_đồng Linux tập_trung hiệu_năng trên các máy chủ . Ông đã từ_bỏ việc phát_triển nhân_Linux vì thất_vọng với sự thiếu tập_trung vào desktop , và sau đó trả_lời phỏng_vấn " nói tất_cả " về chủ_đề này . Kể từ đó , một lượng phát_triển đáng_kể đã tập_trung vào việc cải_thiện trải_nghiệm desktop . Các dự_án như systemd và Upstart ( đã dừng năm 2014 ) nhằm mục_đích cho thời_gian khởi_động nhanh hơn ; các dự_án Wayland và Mir nhằm mục_đích thay_thế X11 đồng_thời tăng_cường hiệu_năng , bảo_mật và giao_diện của desktop . Nhiều ứng_dụng phổ_biến có sẵn cho nhiều hệ điều_hành . Ví_dụ , Mozilla_Firefox , OpenOffice . org / LibreOffice và Blender có các phiên_bản có_thể tải xuống cho tất_cả các hệ điều_hành_chính . Thêm vào đó , một_số ứng_dụng ban_đầu được phát_triển cho Linux , như Pidgin , và GIMP , đã được ported đến các hệ điều_hành khác ( bao_gồm Windows và macOS ) do mức_độ phổ_biến của chúng . Ngoài_ra , ngày_càng nhiều ứng_dụng desktop độc_quyền cũng được hỗ_trợ trên Linux , ví_dụ như Autodesk_Maya và The_Foundry's_Nuke trong lĩnh_vực hoạt_hình và hiệu_ứng hình_ảnh cao_cấp . Ngoài_ra còn có một_số công_ty đã ported các trò_chơi của riêng họ hoặc của các công_ty khác sang Linux , với Linux cũng là một nền_tảng được hỗ_trợ trên cả hai dịch_vụ phân_phối kỹ_thuật_số phổ_biến Steam và Desura . Nhiều loại ứng_dụng khác có sẵn cho Microsoft_Windows và macOS cũng chạy trên Linux . Thông_thường , một ứng_dụng tự_do sẽ tồn_tại với các chức_năng của ứng_dụng được tìm thấy trên một hệ điều_hành khác hoặc ứng_dụng đó sẽ có phiên_bản hoạt_động trên Linux , ví_dụ như với Skype và một_vài video games như Dota 2 vàTeam Fortress 2 . Ngoài_ra , dự_án Wine cung_cấp một lớp tương_thích Windows để chạy các dứng_dụng Windows chưa sửa_đổi trên Linux . Nó được tài_trợ bởi các doanh_nghiệp thương_mại bao_gồm CodeWeavers , nơi sản_xuất một phiên_bản thương_mại của phần_mềm . Từ 2009 , Google cũng đã đóng_góp tài_chính cho dự_án Wine . CrossOver , một giải_pháp độc_quyền dựa trên dự_án Wine nguồn mở , hỗ_trợ chạy các phiên_bản Windows của Microsoft_Office , các ứng_dụng Intuit như là Quicken và QuickBooks , Adobe Photoshop_CS2 , và nhiều game phổ_biến như World_of_Warcraft . Trong các trường_hợp khác , khi không có port_Linux của một_số phần_mềm trong các lĩnh_vực như xuất_bản trên desktop và âm_thanh chuyên_nghiệp , thì có phần_mềm tương_đương có sẵn trên . Cũng có_thể chạy các ứng_dụng được viết cho Android trên các phiên_bản của Linux khác bằng Anbox . Thành_phần và cài_đặt Bên_cạnh các thành_phần có_thể nhìn thấy bên ngoài , chẳng_hạn như trình quản_lý cửa_sổ X , một vai_trò không rõ_ràng nhưng khá trung_tâm được triển_khai bởi các chương_trình được lưu_trữ bởi freedesktop.org , như D-Bus hay PulseAudio ; cả hai môi_trường máy_tính để bàn_chính ( GNOME và KDE ) bao_gồm chúng , mỗi môi_trường cung_cấp giao_diện đồ họa được viết bằng bộ công_cụ tương_ứng ( GTK hoặc Qt ) . Một máy chủ hiển_thị là một thành_phần khác , trong thời_gian dài nhất đã giao_tiếp trong giao_thức máy chủ hiển_thị_X11 với các máy khách của nó ; phần_mềm nổi_bật kết_nối X11 bao_gồm X.Org_Server và Xlib . Thất_vọng về giao_thức lõi X11 cồng_kềnh , và đặc_biệt là qua nhiều phần mở_rộng của nó , đã dẫn đến việc tạo ra một giao_thức máy chủ hiển_thị mới , Wayland . Việc cài_đặt , cập_nhật và gỡ bỏ phần_mềm trong Linux thường được thực_hiện thông_qua việc sử_dụng các trình quản_lý gói như Synaptic Package_Manager , PackageKit , và Yum_Extender . Mặc_dù hầu_hết các bản phân_phối Linux lớn đều có kho lưu_trữ rộng_rãi , thường chứa hàng chục nghìn gói , nhưng không phải tất_cả phần_mềm có_thể chạy trên Linux đều có sẵn từ kho chính_thức . Ngoài_ra , người dùng có_thể cài_đặt các gói từ kho lưu_trữ không chính_thức , tải xuống các gói được biên_dịch trước trực_tiếp từ các trang_web hoặc tự biên_dịch mã_nguồn . Tất_cả các phương_pháp này đi kèm với mức_độ khó khác nhau ; Việc biên_dịch mã_nguồn nói_chung được coi là một quá_trình đầy thách_thức đối_với người dùng Linux mới , nhưng hầu_như không cần_thiết trong các bản phân_phối hiện_đại và không phải là một phương_pháp dành riêng cho Linux . Netbooks_Các bản phân_phối Linux cũng đã trở_nên phổ_biến trên thị_trường netbook , với nhiều thiết_bị như Asus Eee_PC và Acer_Aspire One phân_phối với các bản phân_phối Linux tùy_chỉnh được cài_đặt . Năm 2009 , Google đã công_bố Chrome_OS là một hệ điều_hành tối_thiểu dựa trên Linux , sử_dụng trình_duyệt Chrome làm giao_diện người dùng chính . Chrome_OS ban_đầu chỉ chạy các ứng_dụng web , ngoại_trừ trình quản_lý file và trình phát phương_tiện đi kèm . Một mức hỗ_trợ nhất_định cho các ứng_dụng Android đã được thêm vào trong các phiên_bản sau_này . Kể từ năm 2018 , Google đã thêm khả_năng cài_đặt bất_kỳ phần_mềm Linux nào trong một container , , cho_phép Chrome_OS được sử_dụng như bất_kỳ bản phân_phối Linux nào khác . Netbooks được bán cùng với hệ điều_hành , được gọi_là Chromebook , bắt_đầu xuất_hiện trên thị_trường vào tháng 6 năm 2011 . Server , mainframe và siêu máy_tính Các bản phân_phối Linux từ lâu đã được sử_dụng làm_hệ điều_hành máy chủ và đã trở_nên nổi_bật trong lĩnh_vực đó ; Netcraft đã báo_cáo vào tháng 9 năm 2006 , rằng tám trong số mười ( hai công_ty khác là " không rõ " hệ điều_hành ) công_ty lưu_trữ internet đáng tin_cậy nhất đã chạy các bản phân_phối Linux trên các máy chủ_web của họ , với Linux ở vị_trí hàng_đầu . Vào tháng 6 năm 2008 , các bản phân_phối Linux có 5 trong số 10 , FreeBSD_3/10 , và Microsoft_2/10 ; kể từ tháng 2 năm 2010 , các bản phân_phối Linux chiếm sáu trên mười , FreeBSD_3/10 , và Microsoft_1/10 , với Linux ở vị_trí hàng_đầu . Các bản phân_phối Linux là nền_tảng của sự kết_hợp phần_mềm máy chủ_LAMP ( Linux , Apache , MariaDB / MySQL , Perl / PHP / Python ) đã được các nhà phát_triển phổ_biến và là một trong những nền_tảng phổ_biến hơn để lưu_trữ trang_web . Các bản phân_phối Linux đã trở_nên ngày_càng phổ_biến trên các mainframes , một phần do giá_cả và mô_hình nguồn mở . Vào tháng 12 năm 2009 , gã khổng_lồ máy_tính IBM đã báo_cáo rằng họ sẽ chủ_yếu tiếp_thị và bán Enterprise Linux_Server . dựa trên mainframes Tại LinuxCon_North America 2015 , IBM đã công_bố LinuxONE , một loạt các mainframes được thiết_kế đặc_biệt để chạy Linux và phần_mềm nguồn mở . Các bản phân_phối Linux cũng chiếm ưu_thế như các hệ điều_hành cho siêu máy_tính . Kể từ tháng 11 năm 2017 , tất_cả các siêu máy_tính trong danh_sách 500 đều chạy một_số biến_thể của Linux . Thiết_bị thông_minh Một_số hệ điều_hành cho các thiết_bị thông_minh , ví_dụ như smartphone , máy_tính bảng , nhà thông_minh ( ví_như Google_Nest ) , smart_TV ( Samsung và LG_Smart TV dùng Tizen và WebOS , tương_ứng ) , và hệ_thống giải_trí trên xe_hơi ( IVI ) ( ví_dụ Automotive Grade_Linux ) , được dựa trên Linux . Các nền_tảng chính cho các hệ_thống như_vậy bao_gồm Android , Firefox_OS , Mer và Tizen . Android đã trở_thành hệ điều_hành di_động thống_trị cho smartphones , chạy trên 79.3 % số thiết_bị được bán trên toàn thế_giới trong quý II năm 2013 . Android cũng là hệ điều_hành phổ_biến cho tablets , và Android smart_TV và hệ_thống thông_tin giải_trí trên xe_hơi cũng đã xuất_hiện trong thị_trường . Mặc_dù Android dựa trên phiên_bản sửa_đổi của nhân_Linux , nhưng các nhà bình_luận không đồng_ý về việc liệu thuật_ngữ " bản phân_phối Linux " có nên áp_dụng cho nó hay không và liệu đó có phải là " Linux " theo cách sử_dụng phổ_biến của thuật_ngữ này hay không . Android là một bản phân_phối Linux theo Linux_Foundation , giám_đốc nguồn mở của Google Chris_DiBona , và một_số nhà_báo . Những người khác , chẳng_hạn như kỹ_sư Google Patrick_Brady , nói rằng Android không phải là Linux theo nghĩa phân_phối Linux tương_tự Unix truyền_thống ; Android không bao_gồm GNU C_Library ( nó dùng Bionic như một thư_viện C thay_thế ) và một_số thành_phần khác_thường được tìm thấy trong các bản phân_phối Linux . Ars_Technica đã viết rằng " Mặc_dù Android được xây_dựng dựa trên nhân_Linux , nhưng nền_tảng này có rất ít điểm chung với ngăn_xếp Linux dành cho desktop thông_thường " . Điện_thoại_di_động và PDA chạy Linux trên nền_tảng nguồn mở trở_nên phổ_biến hơn từ năm 2007 , các ví_dụ bao_gồm Nokia_N810 , Openmoko_Neo1973 , và Motorola ROKR_E8 . Tiếp_tục xu_hướng , Palm ( sau_này được HP mua lại ) đã phát_triển một hệ điều_hành mới có nguồn_gốc từ Linux , webOS , được tích_hợp vào dòng smartphone Palm_Pre . Maemo của Nokia , một trong những hệ điều_hành di_động sớm nhất , dựa trên Debian . Nó sau đó được hợp nhất với Moblin của Intel , một hệ điều_hành dựa trên Linux khác , để trở_thành MeeGo . Dự_án này sau đó đã bị chấm_dứt có lợi cho Tizen , một hệ điều_hành nhắm vào các thiết_bị di_động cũng như IVI._Tizen là một dự_án trong The_Linux_Foundation . Một_vài sản_phẩm của Samsung đã chạy Tizen , Samsung_Gear 2 là ví_dụ quan_trọng nhất . Smartphone Samsung_Z sẽ sử_dụng Tizen thay_vì Android . Do sự chấm_dứt của MeeGo , dự_án Mer đã phân_tách cơ_sở mã_MeeGo để tạo cơ_sở cho các hệ điều_hành hướng di_động . Vào tháng 7 năm 2012 , Jolla đã công_bố Sailfish_OS , hệ điều_hành di_động của riêng họ được xây_dựng dựa trên công_nghệ Mer . Firefox_OS của Mozilla gồm có nhân_Linux , một lớp tương_thích phần_cứng , một runtime environment dựa trên web-standards và giao_diện người dùng , web và trình_duyệt web_tích hợp .. Canonical đã phát_hành Ubuntu_Touch , nhằm mục_đích mang lại sự hội_tụ cho trải_nghiệm người dùng trên hệ điều_hành di_động này và đối_tác desktop của nó , Ubuntu . Hệ điều_hành cũng cung_cấp một desktop_Ubuntu đầy_đủ khi được kết_nối với màn_hình ngoài . Hệ_thống nhúng Do chi_phí thấp và dễ tùy_chỉnh , Linux thường được sử_dụng trong các hệ_thống nhúng . Trong lĩnh_vực thiết_bị viễn_thông không di_động , phần_lớn thiết_bị cơ_sở khách_hàng customer-premises equipment ( CPE ) chạy một_số hệ điều_hành dựa trên Linux . OpenWrt là một ví_dụ dựa vào cộng_đồng mà nhiều bản phát_hành phần_mềm OEM dựa trên . Ví_dụ , máy quay video kỹ_thuật_số TiVo dùng một bản tùy_chỉnh của Linux , cũng như một_số tường lửa và bộ_định tuyến mạng từ các nhà_sản_xuất như Cisco / Linksys . Các Music_workstation như Korg_OASYS , Korg_KRONOS , Yamaha Motif XS / Motif XF , Yamaha S90XS / S70XS , Yamaha MOX6 / MOX8 synthesizers , Yamaha_Motif-Rack XS tone generator_module , và Roland_RD-700GX digital_piano cũng chạy Linux . Linuxcũng được sử_dụng trong các hệ_thống điều_khiển ánh_sáng sân_khấu , như bảng điều_khiển WholeHogIII . Gaming Trong quá_khứ , có rất ít trò_chơi có sẵn cho Linux . Trong những năm gần đây , nhiều trò_chơi đã được phát_hành với sự hỗ_trợ cho Linux ( đặc_biệt là Indie_games ) , ngoại_trừ một_vài trò_chơi tiêu_đề AAA_title . Android , một nền_tảng di_động phổ_biến sử_dụng nhân_Linux , đã thu_hút được nhiều sự quan_tâm của nhà phát_triển và là một trong những nền_tảng chính để phát_triển trò_chơi di_động cùng với hệ điều_hành iOS của Apple cho các thiết_bị iPhone và iPad . Ngày 14 tháng 2 năm 2013 , Valve phát_hành phiên_bản Linux của Steam , một nền_tảng phân_phối game phổ_biến trên PC. Nhiều game Steam đã được ported đến Linux . Ngày 13 tháng 12 năm 2013 , Valve phát_hành SteamOS , một hệ điều_hành định_hướng chơi game dựa trên Debian , để kiểm_thử beta và có kế_hoạch phát_hành Steam_Machines như một nền_tảng chơi game và giải_trí . Valve cũng đã phát_triển VOGL , một trình gỡ lỗi OpenGL nhằm hỗ_trợ phát_triển video_game , cũng như porting game engine_Source của họ sang desktop Linux . Nhờ nỗ_lực của Valve , một_số trò_chơi nổi_bật như DotA 2 , Team_Fortress 2 , Portal , Portal 2 và Left 4 Dead 2 hiện đã có sẵn trên Steam_Linux . Ngày 31 tháng 7 năm 2013 , Nvidia phát_hành Shield như một nỗ_lực sử_dụng Android như một nền_tảng chơi game chuyên_dụng . Một_số người dùng Linux_chơi các trò_chơi Windows thông_qua Wine hoặc CrossOver_Linux . Tuy_nhiên , vì chạy trên lớp tương_thích nên không phải trò_chơi nào cũng có_thể hoạt_động Ngày 22 tháng 8 năm 2018 , Valve đã phát_hành một Wineprefix riêng của họ có tên Proton , nhằm mục_đích chơi game . Nó có một_số cải_tiến so với Wine ví_dụ như các triển_khai DirectX 11 và 12 dựa trên Vulkan , tích_hợp Steam , hỗ_trợ bộ điều_khiển trò_chơi và toàn màn_hình tốt hơn và cải_thiện hiệu_suất cho các trò_chơi đa_luồng . Chuyên_dùng Do tính linh_hoạt , khả_năng tùy_biến và bản_chất nguồn mở và miễn_phí của Linux , có_thể điều_chỉnh cao_Linux cho một mục_đích cụ_thể . Có hai phương_pháp chính để tạo phân_phối Linux chuyên_dụng : xây_dựng từ đầu hoặc từ phân_phối mục_đích chung làm cơ_sở . Các bản phân_phối thường được sử_dụng cho mục_đích này bao_gồm Debian , Fedora , Ubuntu ( bản_thân nó dựa trên Debian ) , Arch_Linux , Gentoo , và Slackware . Ngược_lại , các bản phân_phối Linux được xây_dựng từ đầu không có cơ_sở mục_đích chung ; thay vào đó , họ tập_trung vào triết_lý JeOS bằng cách chỉ bao_gồm các thành_phần cần_thiết và tránh chi_phí tài_nguyên gây ra bởi các thành_phần được coi là dư_thừa trong các trường_hợp sử_dụng của phân_phối . Home theater PC_Một home theater PC ( HTPC ) là một PC chủ_yếu được sử_dụng như một hệ_thống giải_trí , đặc_biệt là hệ_thống rạp hát tại nhà . Nó thường được kết_nối với TV và thường là một hệ_thống âm_thanh bổ_sung . OpenELEC , một bản phân_phối Linux kết_hợp với phần_mềm trung_tâm truyền_thông Kodi , là một hệ điều_hành được điều_chỉnh riêng cho HTPC._Được xây_dựng từ đầu tuân_thủ nguyên_tắc JeOS , OS này rất nhẹ và rất phù_hợp với phạm_vi sử_dụng hạn_chế của HTPC. Ngoài_ra còn có các phiên_bản phân_phối Linux đặc_biệt bao_gồm phần_mềm trung_tâm truyền_thông MythTV , chẳng_hạn như Mythbuntu , một phiên_bản đặc_biệt của Ubuntu . Bảo_mật kỹ_thuật_số Kali_Linux là một bản phân_phối Linux dựa trên Debian được thiết_kế cho kiểm_tra pháp_y kỹ_thuật_số và kiểm_tra thâm_nhập . Nó được cài_đặt sẵn một_số ứng_dụng phần_mềm để kiểm_tra thâm_nhập và xác_định các khai_thác bảo_mật . BackBox phái_sinh từ Ubuntu cung_cấp các công_cụ phân_tích mạng và bảo_mật được cài_đặt sẵn để hack . BlackArch dựa trên Arch bao_gồm hơn 2100 công_cụ để nghiên_cứu pentesting và bảo_mật . Có nhiều bản phân_phối Linux được tạo ra với sự riêng_tư , bí_mật , ẩn_danh_mạng và bảo_mật thông_tin , bao_gồm Tails , Tin_Hat Linux và Tinfoil Hat_Linux . Lightweight Portable_Security là một bản phân_phối dựa trên Arch_Linux và được phát_triển bởi Bộ Quốc_phòng Mỹ . Tor-ramdisk là một bản phân_phối tối_thiểu được tạo ra chỉ để lưu_trữ phần_mềm ẩn_danh mạng Tor . Hệ_thống cứu_hộ Các Live_CD Linux từ lâu đã được sử_dụng như một công_cụ để khôi_phục dữ_liệu từ hệ_thống máy_tính bị hỏng và để sửa_chữa hệ_thống . Dựa trên ý_tưởng đó , một_số bản phân_phối Linux được thiết_kế cho mục_đích này đã xuất_hiện , hầu_hết trong số đó sử_dụng GParted làm trình chỉnh_sửa phân_vùng , với phần_mềm sửa_chữa dữ_liệu và phục_hồi hệ_thống bổ_sung : GParted_Live một bản phân_phối dựa trên Debian được phát triên bởi Dự_án GParted . Parted Magic_Một bản phân_phối Linux thương_mại SystemRescueCD một bản phân_phối dựa trên Arch với các hỗ_trọ cho việc chỉnh_sửa registry của Windows . Trong không_gian SpaceX sử_dụng nhiều máy_tính bay dự_phòng trong một thiết_kế có khả_năng chịu lỗi trong tên_lửa Falcon 9 . Mỗi động_cơ Merlin được điều_khiển bởi ba máy_tính voting , với hai bộ xử_lý vật_lý trên mỗi máy_tính liên_tục kiểm_tra hoạt_động của nhau . Linux vốn không có khả_năng chịu lỗi ( không có hệ điều_hành , vì đây là chức_năng của toàn_bộ hệ_thống bao_gồm cả phần_cứng ) , nhưng phần_mềm máy_tính bay làm cho mục_đích của nó . For_flexibility , commercial off-the-shelf_parts and_system-wide " radiation-tolerant " design are used instead of_radiation hardened parts . Đến tháng 7 năm 2019 , SpaceX đã thực_hiện hơn 76 lần phóng Falcon 9 kể từ năm 2010 , trong đó có một lần đã chuyển thành_công trọng_tải chính của mình lên quỹ_đạo dự_định và đã sử_dụng nó để vận_chuyển các phi_hành_gia lên International Space_Station . Dragon 2 crew capsule cũng sử_dụng Linux kết_hợp với Chromium_OS cho giao_diện người dùng của nó . Windows đã được triển_khai như là hệ điều_hành trên các máy_tính_xách_tay quan_trọng phi nhiệm_vụ được sử_dụng trên trạm vũ_trụ , nhưng sau đó nó đã được thay_thế bằng Linux . Robonaut 2 , robot_hình người đầu_tiên trong không_gian , cũng dựa trên Linux . Jet Propulsion_Laboratory đã sử_dụng Linux trong một_số năm " để trợ_giúp các dự_án liên_quan đến việc xây_dựng chuyến bay không_gian không người lái và thám_hiểm không_gian sâu " ; NASA sử_dụng Linux trong chế_tạo robot trong máy_bay trên sao Hỏa và Ubuntu_Linux để " lưu dữ_liệu từ vệ_tinh " . Giáo_dục Các bản phân_phối Linux đã được tạo để cung_cấp trải_nghiệm thực_hành về mã_hóa và mã_nguồn cho sinh_viên , trên các thiết_bị như Raspberry_Pi . Ngoài việc sản_xuất một thiết_bị thực_tế , ý_định là cho học_sinh thấy " cách mọi thứ hoạt_động dưới mui xe " . Các dẫn xuất_Edubuntu và The_Linux_Schools Project của Ubuntu , cũng như Skolelinux_phái sinh từ Debian , cung_cấp các gói phần_mềm định_hướng giáo_dục . Chúng cũng bao_gồm các công_cụ để quản_lý và xây_dựng phòng_thí_nghiệm máy_tính của trường và các lớp_học dựa trên máy_tính , như Linux_Terminal Server_Project ( LTSP ) . Khác Instant_WebKiosk và Webconverger là các bản phân_phối Linux dựa trên trình_duyệt web thường được sử_dụng trong các web_kiosks và biển_hiệu điện_tử . Thinstation là một phân_phối tối_giản được thiết_kế cho thin clients . Rocks Cluster_Distribution được thiết_kế cho các cụm tính_toán hiệu_năng cao . Có các bản phân_phối Linux có mục_đích chung nhắm vào đối_tượng cụ_thể , chẳng_hạn như người dùng của một ngôn_ngữ hoặc khu_vực địa_lý cụ_thể . Những ví_dụ như_vậy bao_gồm Ubuntu_Kylin cho người dùng ngôn_ngữ Trung_Quốc và BlankOn_nhắm vào người Indonesia . Các bản phân_phối dành riêng cho chuyên_gia bao_gồm Ubuntu_Studio để tạo phương_tiện truyền_thông và DNALinux cho tin sinh_học . Ngoài_ra còn có một bản phân_phối theo định_hướng Hồi_giáo của tên Sabily do_đó cũng cung_cấp một_số công_cụ Hồi_giáo . Một_số tổ_chức sử_dụng các bản phân_phối Linux chuyên_biệt một_chút trong nội_bộ , bao_gồm GendBuntu được sử_dụng bởi Hiến_binh quốc_gia Pháp , Goobuntu được dùng bởi Google , và Astra_Linux phát_triển riêng cho Quân_đội Nga_Thị_phần và tăng_trưởng Nhiều nghiên_cứu định_lượng về phần_mềm tự_do nguồn mở tập_trung vào các chủ_đề bao_gồm thị_phần và độ tin_cậy , với nhiều nghiên_cứu đặc_biệt kiểm_tra Linux . Thị_phần Linux đang phát_triển nhanh_chóng và doanh_thu của máy_chủ , máy_tính để bàn và phần_mềm đóng_gói chạy Linux dự_kiến sẽ vượt quá 35,7 tỷ_đô la vào năm 2008 . Các nhà_phân_tích và người đề_xuất cho rằng sự thành_công tương_đối của Linux là bảo_mật , độ tin_cậy , thấp chi_phí và tự_do từ nhà_cung_cấp khóa . Desktop và laptop Theo thống_kê của máy chủ_web , ( nghĩa_là dựa trên những con_số được ghi lại từ lượt truy_cập vào trang_web của các thiết_bị khách , ) , thị_phần ước_tính của Linux trên máy_tính để bàn_là khoảng 2.1 % . So_sánh với , Microsoft_Windows có thị_phần khoảng 87 % , trong khi macOS chiếm khoảng 9.7 % . Máy chủ_Web W3Cook công_bố số_liệu thống_kê sử_dụng top 1,000,000 tên miền của Alexa , trong đó ước có 96.55 % máy chủ_web chạy Linux , 1.73 % chạy Windows , và 1.72 % chạy FreeBSD . W3Techs công_bố số_liệu thống_kê sử_dụng top 1,000,000 tên miền của Alexa được cập_nhật hàng tháng và tính đến tháng 11 năm 2016 ước_tính rằng 66.7 % máy chủ_web chạy Linux / Unix , và 33.4 % chạy Microsoft_Windows . Tháng 9 năm 2008 , Steve Ballmer_CEO của Microsoft , đã tuyên_bố rằng 60 % máy chủ_web chạy Linux , so với 40 % chạy Windows_Server . Báo_cáo Q1 2007 của IDC chỉ ra rằng Linux nắm giữ 12,7 % thị_trường máy_chủ nói_chung tại thời_điểm đó ; ước_tính này dựa trên số_lượng máy chủ Linux được bán bởi các công_ty khác nhau và không bao_gồm phần_cứng máy chủ được mua riêng mà đã cài_đặt Linux sau đó . Thiết_bị di_động Android , dựa trên nhân_Linux , đã trở_thành hệ điều_hành thống_trị cho smartphones . Trong quý II năm 2013 , 79,3 % điện_thoại thông_minh được bán trên toàn thế_giới đã sử_dụng Android . Android cũng là một hệ điều_hành phổ_biến cho máy_tính bảng , chịu trách_nhiệm cho hơn 60 % doanh_số máy_tính bảng tính đến năm 2013 . Theo thống_kê của máy chủ_web , tính_toán 12 tháng 3 năm 2014 Android có thị_phần khoảng 46 % , với iOS nắm giữ 45 % , và 9 % còn lại được quy cho các nền_tảng thích_hợp khác nhau . Sản_xuất phim Trong nhiều năm , Linux là nền_tảng được lựa_chọn trong ngành công_nghiệp điện_ảnh . Bộ phim lớn đầu_tiên được sản_xuất trên máy chủ Linux là Titanic ( 1997 ) . Kể từ đó , các hãng phim lớn bao_gồm DreamWorks_Animation , Pixar , Weta_Digital , và Industrial_Light & Magic đã chuyển sang . Theo Linux Movies_Group , hơn 95 % máy_chủ và máy_tính để bàn tại các công_ty hoạt_hình và hiệu_ứng hình_ảnh lớn sử_dụng Linux . Dùng trong chính_phủ Các bản phân_phối Linux cũng đã trở_nên phổ_biến với các chính_quyền địa_phương và quốc_gia khác nhau . Chính_phủ liên_bang Brazil nổi_tiếng vì hỗ_trợ cho Linux . Tin_tức về việc quân_đội Nga tạo ra bản phân_phối Linux của riêng mình cũng đã xuất_hiện và đã trở_thành hiện_thực với tên gọi Dự_án G.H.ost._Bang Kerala của Ấn_Độ đã đi đến mức bắt_buộc tất_cả các trường trung_học tiểu_bang chạy Linux trên máy_tính của họ . Trung_Quốc sử_dụng Linux làm_hệ điều_hành cho gia_đình bộ xử_lý Loongson để đạt được sự độc_lập về công_nghệ . Ở Tây_Ban_Nha , một_số khu_vực đã phát_triển các bản phân_phối Linux của riêng họ , được sử_dụng rộng_rãi trong các tổ_chức giáo_dục và chính_thức , như gnuLinEx tại Extremadura và Guadalinex tại Andalusia . Pháp và Đức cũng đã thực_hiện các bước đối_với việc áp_dụng Linux . Red Star_OS của Bắc_Triều_Tiên , được phát_triển từ năm 2002 , dựa trên phiên_bản Fedora_Linux . Bản_quyền , thương_hiệu và tên gọi Nhân_Linux được cấp phép theo GNU_General Public_License ( GPL ) v2 . GPL yêu_cầu bất_kỳ ai phân_phối phần_mềm dựa trên mã nguồn theo giấy_phép này , phải cung_cấp mã nguồn_gốc ( và mọi sửa_đổi ) cho người nhận theo cùng điều_khoản . Các thành_phần chính khác của bản phân_phối Linux điển_hình cũng chủ_yếu được cấp phép theo GPL , nhưng chúng có_thể sử_dụng các giấy_phép khác ; nhiều thư_viện sử_dụng GNU_Lesser General Public_License ( LGPL ) , một biến_thể dễ_dàng hơn của GPL , và việc triển_khai X.Org của X Window_System sử_dụng MIT_License . Torvalds tuyên_bố rằng nhân_Linux sẽ không chuyển từ phiên_bản 2 của GPL sang phiên_bản 3 . Ông đặc_biệt không thích một_số quy_định trong giấy_phép mới cấm sử_dụng phần_mềm trong quản_lý quyền kỹ_thuật_số . Nó cũng sẽ không thực_tế để khi yêu_cầu được sự cho_phép từ tất_cả các chủ_sở_hữu bản_quyền , vốn_dĩ có hàng ngàn . Một nghiên_cứu năm 2001 về Red_Hat Linux_7.1 cho thấy bản phân_phối này chứa 30 triệu dòng mã nguồn . Sử_dụng mô_hình Constructive Cost_Model , nghiên_cứu ước_tính rằng phân_phối này cần khoảng tám nghìn năm thời_gian phát_triển . Theo nghiên_cứu , nếu tất_cả phần_mềm này được phát_triển bằng các phương_tiện độc_quyền thông_thường , thì nó sẽ tốn khoảng USD ( tỉ_giá ) để phát_triển ở Hoa_Kỳ . Hầu_hết mã_nguồ ( 71 % ) được viết bằng ngôn_ngữ C , nhưng nhiều ngôn_ngữ khác cũng được sử_dụng , bao_gồm C + + , Lisp , Hợp_ngữ , Perl , Python , Fortran , và các ngôn_ngữ shell_scripting khác nhau . Hơn một_nửa số dòng_mã được cấp phép theo GPL. Bản_thân hạt_nhân Linux là 2,4 triệu dòng mã , chiếm 8 % tổng_số . Trong một nghiên_cứu sau đó , phân_tích tương_tự đã được thực_hiện cho phiên_bản Debian_4.0 ( được phát_hành năm 2007 ) . Phân_phối này chứa gần 283 triệu dòng mã nguồn , và nghiên_cứu ước_tính rằng nó sẽ cần khoảng bảy mươi ba nghìn năm nhân_lực và tốn 8,84_đô la_Mỹ ( năm 2020 đô_la ) để phát_triển bằng các phương_tiện thông_thường . Tại Hoa_Kỳ , tên Linux là nhãn_hiệu đã được đăng_ký cho Linus_Torvalds . Ban_đầu , không ai đăng_ký nó , nhưng vào ngày 15 tháng 8 năm 1994 , William_R. Della_Croce , Jr . đã nộp đơn đăng_ký nhãn_hiệu Linux và sau đó yêu_cầu tiền bản_quyền từ các bản phân_phối Linux . Năm 1996 , Torvalds và một_số tổ_chức bị ảnh_hưởng đã kiện ông ta để thương_hiệu được gán cho Torvalds , và , năm 1997 , vụ_việc đã được giải_quyết . Việc cấp phép cho nhãn_hiệu đã được xử_lý bởi Linux_Mark Institute ( LMI ) . Torvalds đã tuyên_bố rằng ông chỉ đăng_ký_tên thương_hiệu này để ngăn người khác sử_dụng nó . LMI ban_đầu đã tính phí cấp phép danh_nghĩa cho việc sử_dụng tên Linux như một phần của nhãn_hiệu , nhưng sau đó đã thay_đổi điều này để cung_cấp quyền cấp phép miễn_phí , vĩnh_viễn trên toàn thế_giới . Free Software_Foundation ( FSF ) muốn dùng GNU / Linux làm tên gọi khi đề_cập đến toàn_bộ hệ điều_hành , vì họ coi các bản phân_phối Linux là các biến_thể của hệ điều_hành GNU do Richard_Stallman , chủ_tịch của FSF khởi_xướng năm 1983 . Họ rõ_ràng không có vấn_đề gì đối_với tên Android cho Android_OS , đây cũng là một hệ điều_hành dựa trên nhân_Linux , vì GNU không phải là một phần của nó . Một_số_ít các nhân_vật công_cộng và các dự_án phần_mềm khác ngoài Stallman và FSF , đặc_biệt là Debian ( được FSF tài_trợ cho đến năm 1996 ) , cũng sử_dụng GNU / Linux khi nói về toàn_bộ hệ điều_hành . Tuy_nhiên , hầu_hết các phương_tiện và cách sử_dụng phổ_biến đều đề_cập đến họ hệ điều_hành này đơn_giản là Linux , cũng như nhiều bản phân_phối Linux lớn ( ví_như , SUSE_Linux và Red_Hat Enterprise_Linux ) . Ngược_lại , các bản phân_phối Linux chỉ chứa phần_mềm tự_do sử_dụng " GNU / Linux " hoặc đơn_giản là " GNU " , ví_dụ như Trisquel GNU / Linux , Parabola GNU / Linux-libre , BLAG_Linux and_GNU , và gNewSense . , khoảng 8 % đến 13 % phân_phối Linux hiện_đại được tạo từ các thành_phần GNU ( phạm_vi tùy thuộc vào việc liệu Gnome có được coi là một phần của GNU hay không ) , như được xác_định bằng cách đếm các dòng_mã nguồn tạo nên bản phát_hành " Natty " của Ubuntu ; trong khi đó , 6 % được lấy bởi nhân_Linux , tăng lên 9 % khi bao_gồm các phụ_thuộc trực_tiếp của nó . Tài_liệu học_tập nghiên_cứu Trên thế_giới có rất nhiều các website riêng về Linux . Dưới đây là một trong những trang phổ_biến : Linux Weekly_News : Cung_cấp những thông_tin hàng_đầu về cộng_đồng_mã nguồn mở Slash_Dot : Những thông_tin được cập_nhật hàng ngày về phần_mềm tự_do Up_Ubuntu : Trang_web với những bài hướng_dẫn , mẹo_vặt về cài_đặt hay nâng_cấp phần_mềm trong ubuntu . Ngoài_ra còn cung_cấp hệ_thống lựa_chọn các chuyên_mục như Tips , System , General , Themes , Gnome_Shell , ... Make Teche_Easies : Một nguồn thông_tin đáng tham_khảo về nhiều hệ_thống điều_hành như Linux , Mac hay Windows , ngoài_ra còn có những bài hướng đẫn về các trình_duyệt web nổi_tiếng . OMG_Ubuntu : Chứa nhiều bài viết , tin_tức cập_nhật mỗi ngày về hệ điều_hành Ubuntu - một trong những distro Linux nổi_tiếng Linux From_Scrath : Một dự_án cung_cấp những chỉ_dẫn từng bược giúp người dùng tự xây_dựng một thống_Linux cho riêng mình Wikipedia : Bách_khoa toàn thư_mở , chứa nhiều cần_thiết về Linux_Sourceforge : SourceForge là một hệ_thống quản_lý các phiên_bản trong quá_trình phát_triển phần_mềm theo mô_hình cộng_tác . SourceForge cung_cấp một phần_mềm giao_diện mặt trước dùng để quản_lý chu_kỳ phát_triển phần_mềm và có khả_năng hợp nhất với đa_số các ứng_dụng mã nguồn mở như Apache , PostgreSQL , Subversion_v.v... Distro_Watch : Trang_web cho_phép tra_cứu những thông_tin mới nhất về các hệ_thống Unix-like cũng như các bản distro của Linux . Tại đây người_người có_thể xem những thông_tin như : kiểu hệ_thống , hệ_thống dựa trên distro nào , môi_trường desktop chạy distro . Trang_web còn giới_thiệu những sách mới viết về các hệ_thống Unix-like , lập_trình , ... Sandra_Henry Stocker's_Blog : Blog của một quản_trị_viên hệ_thống Unix lâu năm . Do_đó mà blog này chứa nhiều các bài hướng_dẫn , các mẹo_vặt và các nhận_xét theo kinh_nghiệm . Nhưng không phải vì_thế mà các bài viết đều quá chuyên_sâu , khó đọc hay khó hiểu , mà phần_lớn chúng đều cung_cấp một các kiến_thức cơ_bản cho việc tự học hay nghiên_cứu linux của người mới bắt_đầu . Linux [_dot ]_com : Một nguồn thông_tin phong_phú về Linux , bao_gồm các thông_tin được cập_nhật thường_xuyên về phần_mềm , phần_cứng , các thiết_bị nhúng , ... Nhiều bài hướng_dẫn , tài_liệu , hay video học Linux . Trang_web còn chứa một " thư_mục " về sách , phần_mềm , ứng_dụng hay các thiết_bị cầm_tay chạy Linux hoặc liên_quan đến Linux . WebUpd8 là một blog về Ubuntu / Linux . Nó chủ yế cung_cấp các tin_tức hằng này , các mẹo , những bình_phẩm về phần_mềm . Đây là một blog có một lượng đọc giả đông_đảo : gần 14,500 người thêm họ vào Google + , 27,000 người thích WebUupd8 trên facebook , hơn 700,000 khách viếng_thăm mỗi tháng . Blog gồm hơn 4,000,000_trang . Hơn_nữa webupd8 còn có một kho PPA riêng cho các hệ điều_hành dựa trên Debian , chứa nhiều phần_mềm được cập_nhật mới nhất . How-To-Geek : Là một tập_chí về công_nghệ online , có nhiều bài viết , hướng_dẫn hữu_ích với nỗ_lực làm cho nội_dung dễ hiểu cho cả những người đọc bình_thường chứ không riêng gì những người có kinh_nghiệm . Tuy_nhiên tạp_chí này không_chỉ về Linux mà_còn có các cataloge về Windows , Mac OS_X , Ứng_dụng văn_phòng , tin_tức , bộ sưu_tập ảnh nền , ... Noobslab on Ubuntu , Mint and_Debian : Một trang tin_tức về các distro nổi_tiếng như Ubuntu , Linux , Debian , OpenSUSE ... Bao_gồm nhiều bài báo , bài hướng_dẫn , danh_mục các theme đẹp cho Gnome-Shell hay Conky , thích_hợp cho những người có nhu_cầu trang_hoàn cho giao_diện hệ_thống của họ . Như How-To-Geek trang_web này cũng có một bộ sưu_tập ảnh nền Linux & Life : Bắt_đầu vào_khoảng năm 2011 , Linux & Life là một website riêng về Linux và mã nguồn mở . Trang_web chứa hàng trăm bài viết về các ứng_dụng , các distro , các mẹo_vặt hay các công_cụ trang_trí Desktop_How to_force : Diễn_đàn hỏi đáp và hướng_dẫn về Linux - Linux_Tutorial Các forum về mã_nguồn mở ở Việt_Nam : Ubuntu Việt_Nam : Diễn_đàn về distro_ubuntu ở Việt_Nam Cộng_đồng Linux VN : Diễn_đàn thảo_luận về Quản_trị , thủ_thuật Linux ở Việt_Nam Các bản phân_phối Linux_Linux hiện_nay có nhiều bản phân_phối khác nhau , một phần là bởi_vì tính_chất nguồn mở của nó . Sau đây là một_số bản phân_phối chủ_yếu , danh_sách được cập_nhật vào 26/10/2017 : Tham_khảo Ghi_chú Chú_thích Unix_Hệ điều_hành tự_do Danh_sách tin_học Nền_tảng máy_tính Phát_minh của Phần_Lan Phần_mềm đa nền_tảng
Huế là thành_phố tỉnh_lỵ của tỉnh Thừa_Thiên_Huế , Việt_Nam . Huế từng là kinh_đô ( cố_đô Huế ) của Việt_Nam dưới triều Tây_Sơn ( 1788 – 1801 ) và triều Nguyễn ( 1802 – 1945 ) . Hiện_nay , thành_phố là một trong những trung_tâm về văn_hóa – du_lịch , y_tế chuyên_sâu , giáo_dục đào_tạo , khoa_học công_nghệ của Miền_Trung - Tây_Nguyên và cả nước . Những địa_danh nổi_bật là sông Hương và những di_sản để lại của triều_đại phong_kiến , Thành_phố có năm danh_hiệu UNESCO ở Việt_Nam : Quần_thể di_tích Cố_đô Huế ( 1993 ) , Nhã_nhạc cung_đình Huế ( 2003 ) , Mộc_bản triều Nguyễn ( 2009 ) , Châu_bản triều Nguyễn ( 2014 ) và Hệ_thống thơ_văn trên kiến_trúc cung_đình Huế ( 2016 ) . Ngoài_ra , Huế còn là một trong những địa_phương có di_sản hát bài chòi đã được công_nhận là di_sản văn_hóa phi vật_thể của nhân_loại . Lịch_sử và tên gọi Thuận_Hóa Năm 1306 , Thái_thượng_hoàng Trần_Nhân_Tông và Hoàng_đế Trần_Anh_Tông của Đại_Việt_gả Công_chúa Huyền_Trân cho vua Chiêm là Chế_Mân theo lời hứa của Trần_Nhân_Tông khi đi thăm Chiêm_Thành thời_gian trước đó . Chế_Mân dâng sính lễ gồm có hai Châu_Ô và Châu_Lý ( từ Nam Quảng_Trị đến Thừa_Thiên - Huế ngày_nay ) . Năm 1307 , vua Trần_Anh_Tông tiếp_quản vùng_đất mới và đổi tên là châu_Thuận và châu_Hóa . Việc kết_hợp hai châu này làm một và đặt tên phủ là Thuận_Hóa ( chữ Hán : 順化 ) được thực_hiện dưới thời thuộc Nhà_Minh . Đến đời Nhà_Hậu_Lê , châu_Thuận và châu_Hóa hợp_thành Thuận_Hóa và trở_thành một đơn_vị hành_chính cấp tỉnh . Năm 1604 , Nguyễn_Hoàng đã bỏ cấp huyện Điện_Bàn thuộc trấn_Thuận_Hóa , nâng lên thành cấp phủ , sáp_nhập vào trấn Quảng_Nam . Thuận_Hóa dưới thời các chúa Nguyễn , ( thế_kỷ 17 – 18 ) là vùng_đất trải dài từ phía nam sông Gianh cho tới đèo Hải_Vân . Phú_Xuân Năm 1626 , để chuẩn_bị cho việc chống lại nhà họ Trịnh , Chúa_Sãi Nguyễn_Phúc_Nguyên dời dinh đến làng Phước_Yên ( Phúc_An ) thuộc huyện Quảng_Điền , tỉnh Thừa_Thiên và đổi dinh thành phủ . Năm 1636 , Chúa_Thượng Nguyễn_Phúc_Lan chọn làng Kim_Long , thuộc huyện Hương_Trà , tỉnh Thừa_Thiên , làm nơi đặt Phủ . Năm 1687 , Chúa_Ngãi Nguyễn_Phúc_Thái , dời Phủ_chúa về làng Phú_Xuân ( chữ Hán : 富春 ) , thuộc huyện Hương_Trà vào năm 1712 , chúa_Minh Nguyễn_Phúc_Chu_dời phủ về làng Bác_Vọng , huyện Quảng_Điền , Thừa_Thiên làm nơi đặt phủ mới . Đến khi Võ_Vương Nguyễn_Phúc_Khoát lên cầm_quyền năm 1738 thì phủ_chúa mới trở về lại vị_trí Phú_Xuân và yên_vị từ đó cho đến ngày thất_thủ về tay_quân họ Trịnh . Năm 1802 , sau khi thống_nhất Việt_Nam , vua Gia_Long đã " đóng_đô ở Phú_Xuân , mới gọi_là Kinh_sư " . Sự xuất_hiện của tên địa_danh Huế Hiện chưa có nguồn thông_tin nào khẳng_định địa_danh " Huế " chính_thức xuất_hiện lúc_nào , theo một_số thông_tin thì : Vua Lê_Thánh_Tông có_lẽ là người đầu_tiên nói đến địa_danh Huế trong bài văn_nôm Thập_giới cô_hồn quốc_ngữ văn . Trong đó có câu : " Hương kỳ_nam , vảy đồi_mồi , búi an_tức , bì hồ_tiêu , thau_Lào , thóc Huế , thuyền tám tầm chở đã vạy_then " . Những tài_liệu sử_học cũ ngoại_trừ Quốc_Triều Chính_Biên Toát_Yếu khi nói tới Huế , đều dùng cái tên Phú_Xuân hoặc Kinh_đô , hoặc Kinh , chứ không dùng tên Huế . Bộ Việt_Nam Sử_Lược của Trần_Trọng_Kim là bộ_sử đầu_tiên của Việt_Nam viết bằng chữ quốc_ngữ , ngoài nguồn sử_liệu truyền_thống , tác_giả đã sử_dụng nguồn sử_liệu của phương Tây , và tên Huế xuất_hiện . Trong hồi_ký của Pierre_Poivre , một thương_nhân Pháp đến Phú_Xuân vào năm 1749 , cái tên Huế xuất_hiện nhiều lần dưới dạng hoàn_chỉnh là Hué . Năm 1787 , Le_Floch de_la Carrière đã vẽ bản_đồ duyên_hải Đàng_Trong cho Bộ_Hải_Quân Pháp , trong đó bản_đồ đô thành Huế được vẽ một_cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau : HUÉ . Trong một lá thư viết tại Sài_Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier_de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao , hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình_hình nơi này . Triều Nguyễn_Năm 1802 , Nguyễn_Phúc_Ánh ( sau_này là Hoàng_đế Gia_Long ) đã thành_công trong việc thiết_lập việc kiểm_soát của mình trên toàn_bộ lãnh_thổ của Việt_Nam . Ông đặt Phú_Xuân làm Kinh_thành , đồng_thời đặt dinh Quảng_Đức làm vùng phụ_cận bao_bọc Kinh_thành . Sau khi Minh_Mạng lên_ngôi , đã đổi dinh Quảng_Đức thành phủ Thừa_Thiên . Trong đợt cải_cách hành_chính 1831 - 1832 , các đơn_vị hành_chính lớn như dinh , trấn được đổi thành tỉnh , trực_thuộc thẳng triều_đình . Riêng phủ Thừa_Thiên do có vị_trí kinh_sư nên vẫn giữ cấp phủ , nhưng có địa_vị ngang cấp tỉnh . Nhận_xét về địa_thế và lý_do chọn Huế làm kinh_đô , Minh_Mạng cho rằng : Mậu_tý , năm Minh_Mệnh thứ 9 [ 1828 ] , Vua lại bảo_thị thần rằng : " Người có nước [_vua ] có hai việc là sửa_đức và thiết_hiểm đều không_thể thiếu được . Nay trẫm chế_tạo tàu đồng là muốn giữ những chỗ yếu_hại ven biển , làm xưởng chứa sẵn đấy , để lúc có việc dùng đến . Vả_lại chỗ yếu lại không đâu bằng vụng Trà_Sơn . Tàu ngoại_quốc đến chỉ có_thể đỗ ở đấy , mà chướng_khí rất dữ , giếng độc hơn 10 cái . Trước có tàu Tây_dương_tránh gió đến đấy , cuối_cùng bị nước độc làm hại , do đấy mà nói rằng người ngoại_quốc dù có muốn dòm_ngó cũng không sao làm được . Hơn_nữa do_đó ta lại giữ được chỗ hiểm để có_thể vận_dụng tàu_thuyền kia_mà ._Vả_lại lấy hình_thế nước ta mà nói , Gia_Định thì dòng sông quanh_co , Bắc_Thành thì đồng_nội bằng_phẳng , đều không có chỗ hiểm_yếu đáng cậy được . Bình_Định địa_thế hơi mạnh nhưng lại chật_hẹp ; Quảng_Nam non nước cũng tốt , nhưng lại lệch_xiêu ; cả đến Quảng_Bình , Thanh_Hoa đều không phải là chỗ đóng kinh_đô được . Tóm_lại không đâu bằng Phú_Xuân , đất_cát cao sáng , núi sông yên_lặng ; đường thủy thì có Thuận_An , Tư_Dung là nơi hiểm_yếu , đường_bộ thì có Quảng_Bình , Hải_Vân , ngăn che sông lớn quanh_quất ở đằng trước , đèo cao_giữ ở bên hữu , rồng lượn_hổ ngồi , thế_khỏe hình mạnh . Đó là trời_đất đặt ra để làm chỗ cho Liệt_thánh ta đóng_đô mà để lại cho con_cháu đến ức muôn năm mãi_mãi . Hoặc có kẻ nói Kinh_sư đất nhiều đá_sỏi người ta thường xem là nơi củi quế gạo_châu . Nhưng giáp biển dựa núi , các thứ cá các thứ gỗ , dùng không_thể hết , vốn các trấn không so_sánh được ; huống_chi đô thành ở đấy , thấm_nhuần đức_trạch đã lâu . Trẫm lại tha_thuế giảm thuế cho kinh_kỳ trước nhất , đời_sống của dân há chẳng thừa_thãi hay sao ? Đó_thực là nơi kinh_đô tốt nhất của đế_vương , muôn_đời không_thể đổi được vậy " . Cho đến thời_kỳ đầu Pháp thuộc , Huế là một tên gọi dân_gian để chỉ Kinh_thành . Mãi đến ngày 12 tháng 7 năm 1899 , dưới tác_động của chính_quyền thực_dân muốn đẩy nhanh quá_trình đô_thị hóa , vua Thành_Thái đã ban_Dụ thành_lập thị_xã Huế ( Centre urbain de Hué ) , với ranh_giới được xác_lập xen giữa Kinh_thành bao_gồm các vùng phụ_cận quanh kinh_thành và dải đất dọc theo bờ nam sông Hương , tức_là trục đường Lê_Lợi_nối từ cầu Ga đến Đập Đá ngày_nay . Dụ này được Toàn_quyền Đông_Dương chuẩn_y vào ngày 30 tháng 8 năm 1899 . Từ đó , địa_danh Huế trở_thành địa_danh chính_thức cho đến tận ngày_nay . Cho đến năm 1902 , bộ_máy quản_lý thị_xã Huế gồm Công_sứ Thừa_Thiên_Le Marchant de_Trigon , kế_toán Dejoux , thư_ký kế_toán Vanez Những năm sau đó , thị_xã Huế có ba lần mở_rộng ranh_giới về phía Nam sông Hương theo các Dụ ngày 22 tháng 6 năm 1903 của vua Thành_Thái , ngày 9 tháng 5 năm 1908 của vua Duy_Tân và ngày 21 tháng 11 năm 1921 của vua Khải_Định . Bấy_giờ , thị_xã Huế được phân làm 9 phường gồm : Đệ_Nhất , Đệ_Nhị , Đệ_Tam , Đệ_Tứ , Đệ_Ngũ , Đệ_Lục , Đệ_Thất , Đệ_Bát và Đệ_Cửu . Mặc_dù vậy , việc phân_chia này chỉ trên danh_nghĩa , vì các phần đất_đai và dân_cư ngoài kinh_thành Huế vốn thuộc địa_phận làng nào của huyện Hương_Trà , Hương_Thủy thì đều do các huyện ấy cai_quản . Mãi đến ngày 12 tháng 12 năm 1929 , cựu Khâm_sứ Trung_Kỳ , Toàn_quyền Đông_Dương Pierre_Marie Antoine_Pasquier là quyết_định công_nhận thị_xã Huế là thành_phố đô_thị loại 3 ( Commune_de Hué ) , đồng_thời xác_lập bộ_máy hành_chính của thành_phố đứng đầu là một viên Đốc lý_do Công_sứ Pháp ở phủ Thừa_Thiên kiêm_nhiệm , điều_hành mọi công_việc quản_trị hành_chính . Giúp_việc cho Đốc_lý có Phó đốc_lý đồng_thời là Phó công_sứ . Ngoài_ra còn có một Hội_đồng thành_phố được thành_lập , cũng do viên Đốc_lý người Pháp làm Chủ_tịch . Đốc_lý đầu_tiên là Maurice-Arsène_Devé ( 1929 - 1930 ) , thư_ký thành_phố là Labbey Năm 1933 , Bảo_Đại ra Sắc_lệnh số 41 , chuẩn_y việc chỉnh_đốn công_tác quản_lý và điều_hành thành_phố Huế . Chức_danh đứng đầu thành_phố gọi_là Bang_tá , ngang_hàng Tri_huyện trong_phẩm hàm_quan lại người Việt , nhưng trên thực_tế , mọi việc vẫn phụ_thuộc vào viên đốc_lý là Công_sứ Pháp ở Thừa_Thiên . Kể từ năm 1935 , thành_phố Huế mới chính_thức trở_thành đơn_vị hành_chính độc_lập , không còn tình_trạng nhập_nhằng địa_giới xen với các huyện Hương_Trà , Hương_Thủy ; phần đất nào thuộc các phường thì sáp_nhập hẳn vào thành_phố quản_lý . Vào thời_điểm đó , trong Thành nội_tức khu_vực kinh_thành ( trừ Đại_nội ) gồm có 10 phường : Tây_Lộc , Tây_Linh , Trung_Hậu , Phú_Nhơn , Vĩnh_An , Thái_Trạch , Trung_Tích , Huệ_An , Thuận_Cát , Tri_Vụ . Ngoài kinh_thành và nam sông Hương có 11 phường gồm : phường Phú_Bình , Phú_Thịnh , Phú_Hòa , Phú_Hội , Phú_Nhuận , Phú_Vĩnh , Phú_Ninh , Phú_Cát , Phú_Mỹ , Phú_Thọ và Phú_Hậu . Tổng_cộng thành_phố Huế có 21 phường . Như_vậy , kể từ năm 1929 đến 1945 , vùng_đất Thừa_Thiên_Huế cùng một lúc có ba tổ_chức hành_chính gồm Kinh_sư do Đề_đốc Kinh_thành của triều_đình trông_coi , phủ Thừa_Thiên có Phủ_doãn cai_quản và thành_phố Huế đứng đầu là Đốc_lý thành_phố do Công_sứ Pháp ở Thừa_Thiên kiêm_nhiệm . Trên thực_tế , trừ khu_vực Kinh_thành , Công_sứ Pháp ở Thừa_Thiên mới thực_sự là người nắm quyền cai_trị hành_chính trong toàn phủ Thừa_Thiên . Chiến_tranh Việt_Nam Năm 1945 , lực_lượng Việt_Minh giành được chính_quyền trên cả nước , lập chính_quyền Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa đặt thủ_đô tại Hà_Nội . Hoàng_đế cuối_cùng của nhà Nguyễn_là Bảo_Đại tuyên_bố thoái_vị và trở_thành Cố_vấn cho chính_phủ mới . Từ đó , Huế mất đi địa_vị kinh_đô . Ngay cả khi Cựu_hoàng Bảo_Đại sau thời_gian lưu_vong trở_lại Việt_Nam với sự giúp_đỡ của thực_dân Pháp vào năm 1949 , đã tuyên_bố mình là " Quốc_trưởng Quốc_gia Việt_Nam " , với đô thành là Sài_Gòn , . Mặc_dù vậy , Quốc_gia Việt_Nam chỉ tồn_tại trên danh_nghĩa và Quốc_trưởng Bảo_Đại lại dành hầu_hết thời_gian của mình ở Đà_Lạt . Ông hầu_như rất ít khi về lại cố_đô Huế , nơi thường diễn ra tranh_chấp ác_liệt giữa quân_đội Pháp và lực_lượng Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa . Thời_kỳ Việt_Nam Cộng_hòa , vị_trí của trung_tâm thành_phố Huế rất gần khu_vực giới_tuyến giữa 2 miền Nam_Bắc , đặt nó ở một vị_trí rất dễ bị tấn_công trong chiến_tranh Việt_Nam . Trong Sự_kiện Tết Mậu_Thân năm 1968 , trong trận Huế , thành_phố đã bị thiệt_hại nặng_nề nhưng các danh_lam_thắng_cảnh của thành_phố vẫn đang trong tình_trạng tốt . Thị_xã Huế Vào cuối thế_kỷ 19 , xứ Huế và cả Trung_Kỳ là nơi chậm phát_triển kinh_tế công-thương_nghiệp so với Bắc_Kỳ và Nam_Kỳ . Một trong những giải_pháp có_thể đáp_ứng tích_cực những yêu_cầu ấy là xúc_tiến việc thiết_lập các khu hành_chính đô_thị . Ngày 6 tháng 9 năm Thành_Thái thứ 10 ( ngày 20 tháng 10 năm 1898 ) , dưới sự chỉ_đạo và phê_duyệt của Khâm_sứ Trung_Kỳ Boulloché , Cơ_Mật Viện triều_đình Huế đã làm tờ_trình dâng lên Thành_Thái yêu_cầu nhà_vua cho_phép " những nơi nào Khâm sứ_Trung_Kỳ và Cơ_Mật Viện xét thấy cần_thiết , sẽ thiết_lập ở nơi đó một đô_thị " . Ngày 5 tháng 6 năm Thành_Thái thứ 11 ( ngày 12 tháng 7 năm 1899 ) , vua Thành_Thái xuống Dụ công_bố thành_lập thị_xã Huế với nội_dung : " Chiểu theo kết_quả tốt_đẹp của những biện_pháp mà Cơ_Mật Viện đã đề_xuất vào ngày 6 tháng 9 năm Thành_Thái thứ 10 về vấn_đề thành_lập các đô_thị ở An_Nam , nay trẫm quyết_định bổ_khuyết các biện_pháp đó bằng một tổ_chức hẳn_hoi . Tổ_chức này được áp_dụng ở các thị_xã là Thanh_Hóa , Vinh , Huế , Hội_An , Quy_Nhơn và Phan_Thiết " Ngày 13 tháng 7 năm 1899 , Khâm_sứ Trung_Kỳ Boulloché phê_duyệt tờ Dụ của vua Thành_Thái , và đến ngày 30 tháng 8 năm 1899 Toàn_quyền Đông_Dương ra quyết_định chuẩn_y thành_lập " thị_xã Huế " ( cùng 5 thị_xã trên ) . Thành_phố Huế Sau ngày tuyên_bố độc_lập ( ngày 2 tháng 9 năm 1945 ) , Chính_phủ lâm_thời Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa đã tiến_hành kiện_toàn lại bộ_máy quản_lý_nhà_nước , sắp_xếp lại_lại các đơn_vị hành_chính trong cả nước . Sắc_lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 của Chủ_tịch Chính_phủ lâm_thời Việt_Nam quy_định Hà_Nội , Hải_Phòng , Nam_Định , Vinh , Huế , Đà_Nẵng , Đà_Lạt , Sài_Gòn đều đặt làm thành_phố . Thành_phố Hà_Nội được đặt trực_tiếp dưới quyền của Chính_phủ Trung_ương , còn các thành_phố khác đều thuộc quyền của các Kỳ . Ở mỗi thành_phố đặt cơ_quan Hội_đồng_nhân_dân thành_phố , Ủy ban_hành_chính thành_phố , Ủy ban_hành_chính khu_phố ... Đầu năm 1946 , Chính_phủ Việt_Nam giải_tán các cấp hành_chính châu , quận , phủ , tổng ; thành_lập chính_quyền bốn cấp từ bộ đến tỉnh - thành_phố , huyện , xã ( bãi_bỏ cấp_kỳ , thay vào đó là cấp_bộ ) . Lịch_sử hành_chính thành_phố Huế từ năm 1954 Giai_đoạn từ năm 1954 - 1975 : sau khi thành_lập chính_phủ Việt_Nam Cộng_Hòa và ban_hành hiến_pháp , tổng_thống Ngô_Đình_Diệm đã tiến_hành xây_dựng bộ_máy hành_chính từ trung_ương đến cơ_sở , đồng_thời tiến_hành cải_tổ nền hành_chính ở các địa_phương . Theo tinh_thần tờ Dụ_số 57A ngày 24 tháng 10 năm 1956 với chính_phủ Việt_Nam Cộng_Hòa , thị_xã Huế là đơn_vị hành_chính ngang cấp với tỉnh Thừa_Thiên , tuy tỉnh lị Thừa_Thiên_đặt ở Huế . Mô_hình này chỉ tồn_tại đến năm 1975 . Sau năm 1975 , thành_phố Huế được chọn làm tỉnh_lỵ tỉnh Bình_Trị_Thiên . Lúc này , cấp quận bị bãi_bỏ , toàn thành_phố được chia thành 11 phường : Phú_An , Phú_Cát , Phú_Hiệp , Phú_Hòa , Phú_Thuận , Tây_Lộc , Thuận_Hòa , Thuận_Lộc , Thuận_Thành , Vĩnh_Lợi và Vĩnh_Ninh . Năm 1976 , bốn xã : Thủy_Phú , Thủy_Phước , Thủy_Trường , Thủy_Xuân thuộc huyện Hương_Thủy ; xã Hương_Lưu thuộc huyện Phú_Vang và xã Xuân_Long thuộc huyện Hương_Trà được sáp_nhập vào thành_phố Huế . Ngày 13 tháng 3 năm 1979 , giải_thể phường Phú_An , dân và đất của của phường này giao cho phường Phú_Cát quản_lý . Phường Phú_An ( trước năm 1976 là khu_phố Phú_An ) vốn là đơn_vị hành_chính quản_lý cư_dân vạn_đò trên sông Hương và các sông đào . Ngày 11 tháng 9 năm 1981 , Hội_đồng_Bộ_trưởng ban_hành Quyết_định 64 - HĐBT. Theo đó : Sáp_nhập 8 xã : Hương_Hải , Hương_Phong , Hương_Vinh , Hương_Sơ , Hương_Long , Hương_Hồ , Hương_Bình , Hương_Thọ ( trừ thôn Dương_Hòa ) và các thôn Thanh_Chữ , Cổ_Bưu , Bổn_Trì , Bổn_Phổ , An_Lưu của xã Hương_Chữ thuộc huyện Hương_Điền vào thành_phố Huế Sáp_nhập 9 xã : Thủy_Bằng , Thủy_Biều , Thủy_An , Thủy_Dương , Phú_Thượng , Phú_Dương , Phú_Mậu , Phú_Thanh , Phú_Tân và các xóm Cồn_Trâu , Cổ_Thành , Vườn_Trầu , Đồng_Giáp của xã Thủy_Vân thuộc huyện Hương_Phú vào thành_phố Huế . Sau khi điều_chỉnh địa_giới hành_chính , thành_phố Huế có 10 phường và 23 xã . Ngày 17 tháng 9 năm 1981 , chia xã Hương_Hồ_thành 2 xã : Hương_Hồ và Hương_An . Ngày 6 tháng 1 năm 1983 , Hội_đồng_Bộ_trưởng ban_hành Quyết_định 03 - HĐBT. Theo đó : Chia xã Hương_Hải thành 2 xã Thuận_An và Hải_Dương_Thành_lập 2 xã Bình_Điền và Bình_Thành tại các khu kinh_tế mới Chia phường Phú_Thuận thành 2 phường Phú_Thuận và Phú_Bình Thành_lập phường An_Cựu trên cơ_sở tách một phần diện_tích , dân_số của phường Vĩnh_Lợi và xã Thủy_An_Thành_lập phường Phường_Đúc trên cơ_sở tách một phần diện_tích , dân_số của phường Vĩnh_Ninh và xã Thủy_Xuân_Chuyển xã Xuân_Long thành phường Kim_Long Chuyển xã Hương_Lưu_thành phường Vỹ_Dạ Chuyển xã Thủy_Phú thành phường Xuân_Phú_Chuyển xã Thủy_Phước thành phường Phước_Vĩnh_Chuyển xã Thủy_Trường thành phường Trường_An . Cuối năm 1988 , thành_phố Huế có 18 phường : An_Cựu , Kim_Long , Phú_Bình , Phú_Cát , Phú_Hiệp , Phú_Hòa , Phú_Thuận , Phước_Vĩnh , Phường_Đúc , Tây_Lộc , Thuận_Hòa , Thuận_Lộc , Thuận_Thành , Trường_An , Vỹ_Dạ , Vĩnh_Lợi , Vĩnh_Ninh , Xuân_Phú và 22 xã : Bình_Điền , Bình_Thành , Hải_Dương , Hương_An , Hương_Bình , Hương_Hồ , Hương_Long , Hương_Phong , Hương_Sơ , Hương_Thọ , Hương_Vinh , Phú_Dương , Phú_Mậu , Phú_Tân , Phú_Thanh , Phú_Thượng , Thuận_An , Thủy_An , Thủy_Bằng , Thủy_Biều , Thủy_Dương , Thủy_Xuân . Ngày 30 tháng 6 năm 1989 , sau khi chia tách tỉnh Bình_Trị_Thiên , thành_phố Huế trở_lại là tỉnh_lỵ tỉnh Thừa_Thiên_Huế . Ngày 29 tháng 9 năm 1990 , Hội_đồng_Bộ_trưởng ban_hành Quyết_định 345 - HĐBT. Theo đó : Chuyển 2 xã Thủy_Bằng và Thủy_Dương về huyện Hương_Thủy quản_lý Chuyển 6 xã : Phú_Thượng , Phú_Dương , Phú_Mậu , Phú_Thanh , Phú_Tân , Thuận_An về huyện Phú_Vang quản_lý Chuyển 9 xã : Bình_Thành , Bình_Điền , Hương_Bình , Hương_Hồ , Hương_An , Hương_Vinh , Hương_Thọ , Hương_Phong , Hải_Dương về huyện Hương_Trà quản_lý . Thành_phố Huế còn lại 18 phường và 5 xã trực_thuộc . Ngày 24 tháng 9 năm 1992 , Chủ_tịch Hội_đồng_Bộ_trưởng ban_hành Quyết_định 355 - CT về việc công_nhận thành_phố Huế là đô_thị loại II. Ngày 22 tháng 11 năm 1995 , Chính_phủ ban_hành Nghị_định 80 / CP. Theo đó : Chia phường Vĩnh_Lợi thành 2 phường Phú_Hội và Phú_Nhuận Chia phường Phú_Hiệp thành 2 phường Phú_Hiệp và Phú_Hậu . Ngày 24 tháng 8 năm 2005 , Thủ_tướng Chính_phủ ban_hành Quyết_định số 209 / 2005 / QĐ-TTg về việc công_nhận thành_phố Huế là đô_thị loại I. Ngày 27 tháng 3 năm 2007 , Chính_phủ ban_hành Nghị_định 44/2007 / NĐ-CP . Theo đó : Chia xã Hương_Sơ_thành 2 phường : An_Hòa và Hương_Sơ_Chia xã Thủy_An thành 2 phường : An_Đông và An_Tây . Ngày 25 tháng 3 năm 2010 , chuyển 3 xã : Hương_Long , Thủy_Xuân và Thủy Biều thành 3 phường có tên tương_ứng . Cuối năm 2020 , thành_phố Huế có 27 phường : An_Cựu , An_Đông , An_Hòa , An_Tây , Hương_Long , Hương_Sơ , Kim_Long , Phú_Bình , Phú_Cát , Phú_Hậu , Phú_Hiệp , Phú_Hòa , Phú_Hội , Phú_Nhuận , Phú_Thuận , Phước_Vĩnh , Phường_Đúc , Tây_Lộc , Thuận_Hòa , Thuận_Lộc , Thuận_Thành , Thủy_Biều , Thủy_Xuân , Trường_An , Vĩnh_Ninh , Vỹ_Dạ và Xuân_Phú . Ngày 27 tháng 4 năm 2021 , Ủy_ban_Thường_vụ_Quốc_hội ban_hành Nghị_quyết số 1264 / NQ-UBTVQH14 ( nghị_quyết có hiệu_lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021 ) . Theo đó : Hợp nhất phường Phú_Cát và phường Phú_Hiệp thành phường Gia_Hội Sáp_nhập phường Phú_Bình vào phường Thuận_Lộc_Hợp nhất phường Phú_Hòa và phường Thuận_Thành thành phường Đông_Ba Giải_thể phường Phú_Thuận , địa_bàn nhập vào phường Tây_Lộc và phường Thuận_Hòa Chuyển 2 xã : Thủy_Bằng , Thủy_Vân thuộc thị_xã Hương_Thủy ; 2 phường : Hương_An , Hương_Hồ và 4 xã : Hải_Dương , Hương_Phong , Hương_Thọ , Hương_Vinh thuộc thị_xã Hương_Trà ; thị_trấn Thuận_An và 4 xã : Phú_Dương , Phú_Mậu , Phú_Thanh , Phú_Thượng thuộc huyện Phú_Vang về thành_phố Huế quản_lý Chuyển thị_trấn Thuận_An và 3 xã : Hương_Vinh , Phú_Thượng , Thủy_Vân thành 4 phường có tên tương_ứng . Thành_phố Huế có 29 phường và 7 xã như hiện_nay . Địa_lý Vị_trí địa_lý Thành_phố Huế nằm ở trung_tâm tỉnh Thừa_Thiên_Huế , địa_bàn nằm trải dài theo dòng sông Hương và có vị_trí địa_lý : Phía đông giáp biển Đông Phía tây giáp thị_xã Hương_Trà Phía nam giáp thị_xã Hương_Thủy Phía bắc giáp huyện Quảng_Điền và biển Đông . Thành_phố có diện_tích 265,99 km² , dân_số năm 2020 là 652.572 người , mật_độ dân_số đạt 2.453 người / km² . Thành_phố nằm cách thủ_đô Hà_Nội 668 km về phía nam , cách Thành_phố Hồ_Chí_Minh 1039 km về phía bắc và cách Đà_Nẵng 95 km về phía bắc . Nằm gần dãy núi Trường_Sơn , khu_vực thành_phố Huế là đồng_bằng thuộc vùng hạ_lưu sông Hương và sông Bồ , có độ cao trung_bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước_biển và thường bị ngập_lụt khi đầu nguồn của sông Hương ( trên Dãy Trường_Sơn ) xảy ra mưa vừa và lớn . Khu_vực đồng_bằng này tương_đối bằng_phẳng , tuy trong đó có xen_kẽ một_số đồi , núi thấp như núi Ngự_Bình , Đồi_Vọng_Cảnh ... Khí_hậu Thành_phố Huế có sự ngoại_lệ về khí_hậu so với Bắc_Bộ và Nam_Bộ , vì nơi đây khí_hậu khắc_nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng và khu_vực trong toàn tỉnh . Huế có khí_hậu nhiệt_đới gió_mùa , thuộc Phân_loại khí_hậu Köppen . Mùa khô từ tháng Ba đến tháng Tám , với nhiệt_độ khá cao từ 35 đến 40 °C ( 95 đến 104 °F ) . Mùa mưa từ tháng Tám đến tháng Giêng , với một mùa lũ từ tháng_Mười , trở đi . Nhiệt_độ trung_bình mùa mưa là 20 °C ( 68 °F ) , đôi_khi thấp nhất là 9 °C ( 48 °F ) . Mùa xuân kéo_dài từ tháng_giêng đến cuối tháng Hai . Hành_chính Thành_phố Huế có 36 đơn_vị hành_chính cấp xã trực_thuộc , gồm 29 phường : An_Cựu , An_Đông , An_Hòa , An_Tây , Đông_Ba , Gia_Hội , Hương_An , Hương_Hồ , Hương_Long , Hương_Sơ , Hương_Vinh , Kim_Long , Phú_Hậu , Phú_Hội , Phú_Nhuận , Phú_Thượng , Phước_Vĩnh , Phường_Đúc , Tây_Lộc , Thuận_An , Thuận_Hòa , Thuận_Lộc , Thủy_Biều , Thủy_Vân , Thủy_Xuân , Trường_An , Vĩnh_Ninh , Vỹ_Dạ , Xuân_Phú và 7 xã : Hải_Dương , Hương_Phong , Hương_Thọ , Phú_Dương , Phú_Mậu , Phú_Thanh , Thủy_Bằng . Hiện_nay , Huế là thành_phố thuộc tỉnh có nhiều đơn_vị hành_cấp xã nhất Việt_Nam với 36 đơn_vị , đồng_thời là thành_phố thuộc tỉnh có số phường nhiều thứ hai ở Việt_Nam ( sau thành_phố Thanh_Hóa , tỉnh Thanh_Hóa với 30 phường và có cùng 29 phường như thành_phố Biên_Hòa , tỉnh Đồng_Nai ) . Kinh_tế Huế có nhiều trung_tâm thương_mại lớn và tọa_lạc ở hai bên bờ sông Hương như : chợ Đông_Ba , chợ Tây_Lộc , chợ An_Cựu . Cùng những trung_tâm thương_mại , siêu_thị như CoopMart , Go ! , Vincom , The_Manor_Crown , Nguyễn_Kim . Và có 4 rạp chiếu_phim lớn ở trung_tâm Thành_phố Huế như CineStar , BHD , Starlight và Lotte_Cinema Kinh_tế thành_phố phát_triển chủ_yếu ở ngành du_lịch . Hiện_tại trên địa_bàn thành_phố đã và đang hình_thành một_số khu đô_thị cao_cấp như khu đô_thị An_Đông_Villas , khu đô_thị An_Cựu Villas , khu đô_thị Phú_Mỹ_An , The_Manor_Crown ... , Tình_hình sản_xuất công_nghiệp - tiểu_thủ_công_nghiệp năm 2016 duy_trì ở mức ổn_định ; GTSX_CN-TTCN trên địa_bàn thành_phố ước_đạt 6.502 tỷ đồng ( giá hiện_hành ) tăng 13 % so với cùng kỳ . Các mặt_hàng trọng_điểm như dệt_may , da giày vẫn giữ được tốc_độ tăng khá , xuất_khẩu đạt tăng_trưởng cao . Các mặt_hàng tiêu_dùng nội_tỉnh tiếp_tục duy_trì mức tiêu_thụ ổn_định . Văn_hóa Thuận_Hóa - Phú_Xuân - Huế có một quá_trình lịch_sử hình_thành và phát_triển khoảng gần 7 thế_kỷ ( tính từ năm 1306 ) , trong tiến_trình hình_thành văn_hóa Huế có sự tác_động của văn_hóa Đông_Sơn do các lớp cư_dân từ phía Bắc mang vào trước thế_kỷ 2 và sau thế_kỷ 13 hỗn_dung với thành_phần văn_hóa Sa_Huỳnhtạo nên nền văn_hóa Việt - Chăm . Trong quá_trình phát_triển , chuyển_biến có ảnh_hưởng của các luồng văn_hóa khác các nước trong khu_vực Đông_Nam_Á , Trung_Quốc , Ấn_Độ , phương Tây ... Văn_hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc_sắc về tinh_thần , đa_dạng về loại_hình , phong_phú và độc_đáo về nội_dung , được thể_hiện rất phong_phú trên nhiều lĩnh_vực như : văn_học , âm_nhạc , sân_khấu , mỹ_thuật , phong_tục tập_quán , lễ_hội , lề_lối ứng_xử , ăn - mặc - ở , phong_cách giao_tiếp , phong_cách sống , .. Huế còn được gọi_là Đất Thần_Kinh hay Xứ_thơ , là một trong những thành_phố được nhắc tới nhiều trong thơ_văn và âm_nhạc Việt_Nam vì nét lãng_mạn và thơ_mộng .. Kiến_trúc Kiến_trúc ở Huế phong_phú và đa_dạng : có kiến_trúc cung_đình và kiến_trúc dân_gian , kiến_trúc tôn_giáo và kiến_trúc đền_miếu , kiến_trúc truyền_thống và kiến_trúc hiện_đại ... Những công_trình kiến_trúc công_phu , đồ_sộ nhất chính là Quần_thể di_tích Cố_đô Huế hay Quần_thể di_tích Huế . Đó là những di_tích lịch_sử - văn_hóa do triều Nguyễn_chủ_trương xây_dựng trong khoảng thời_gian từ đầu thế_kỷ 19 đến nửa đầu thế_kỷ 20 trên địa_bàn kinh_đô Huế xưa ; nay thuộc phạm_vi thành_phố Huế và một_vài vùng phụ_cận thuộc tỉnh Thừa_Thiên_Huế , Việt_Nam . Một loại_hình kiến_trúc dân_gian độc_đáo ở Huế là nhà rường_xứ Huế , với những cột , kèo chống hoàn_toàn làm từ gỗ , với những nét chạm_trổ , vào mộng cực_kỳ tinh_xảo và khéo_léo . Hiện còn khoảng trên_dưới 100 nhà_rường như_thế ( chỉ tính riêng nhà ở gia_đình , không bào gồm đình_làng , nhà_thờ họ ... ) ở thành_phố Huế và các huyện , thị_xã có tuổi_đời trên_dưới 100 năm , cá_biệt có nhà gần 200 năm . Trang_phục Các thiết_kế hiện_đại của áo_dài , một trang_phục truyền_thống của người Việt , phát_triển từ một bộ trang_phục của triều_đình Chúa Nguyễn_tại Huế ở thế_kỷ 18 . Một khoảng thời_gian trong lịch_sử , triều_đình nhà Nguyễn_đựa ra các quy_tắc ăn_mặc như sau : Thường_phục thì đàn_ông , đàn_bà dùng áo cổ đứng ngắn tay , cửa ống_tay rộng hoặc hẹp tùy_tiện . Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền , không được xẻ mở . Chỉ duy_nhất khi đàn_ông không muốn mặc áo cổ_tròn có ống_tay hẹp cho tiện khi làm_việc thì được phép . Trang_phục này phát_triển thành áo_dài ngũ_thân , một năm loại áo_choàng phổ_biến của các quý_tộc mặc trong thế_kỷ thứ 19 và đầu thế_kỷ thứ 20 . Lấy cảm_hứng từ thời_trang của Paris , Nguyễn_Cát_Tường và các nghệ_sĩ khác đã kết_hợp với Trường Đại_học Hà_Nội thiết_kế lại áo_dài ngũ_thân như là trang_phục hiện_đại trong những năm 1920 và 1930 . Áo_dài và nón lá thường được xem như là một biểu_tượng của Việt_Nam , sự kết_hợp giữa áo_dài và nón lá được công_nhận bởi người Việt là xuất_phát từ Huế . Màu tím đặc_trưng của áo_dài phổ_biến ở Huế , màu_sắc đặc_biệt đó đã làm áo_dài trở_thành di_sản của thành_phố , một cố_đô . Âm_nhạc và nghệ_thuật Âm_nhạc và nghệ_thuật Huế mang đậm_nét lịch_sử , cổ_kính . Nhã_nhạc cung_đình Bắt_nguồn từ tám loại lễ_nhạc cung_đình thời Lê_là giao_nhạc , miếu_nhạc , ngũ tự_nhạc , cửu_nhật_nguyệt giao trùng_nhạc , đại triều_nhạc , thường triều_nhạc , đại_yến cửu_tấu nhạc , cung trung_nhạc , đến triều Nguyễn_lễ_nhạc cung_đình Việt_Nam đã phát_triển thành hai loại_hình Đại_nhạc và Nhã_nhạc ( tiểu_nhạc ) với một hệ_thống các bài_bản lớn . Vũ_khúc cung_đình Với trên 15 vở múa lớn , từ múa_tế lễ , múa chúc_tụng , múa tiếp_sứ , múa yến tiệc , múa trình_diễn_tích tuồng . Nhiều vở múa có tính hoành_tráng , quy_mô diễn_viên đông , phô_diễn được vẻ đẹp rộn_ràng , lấp_lánh và kỹ_thuật , kỹ_xảo của múa_hát cung_đình Việt_Nam thể_hiện được sự phát_triển nâng cao múa_hát cổ_truyền của người Việt . Ca Huế Ca Huế là một hệ_thống bài_bản phong_phú gồm khoảng 60 tác_phẩm thanh_nhạc và khí_nhạc theo hai điệu_thức lớn là điệu_Bắc , điệu_Nam và một hệ_thống " hơi " diễn_tả nhiều sắc_thái tình_cảm đặc_trưng . Điệu_Bắc gồm những bài ca mang âm_điệu tươi_tắn , trang_trọng . Điệu_Nam là những bài âm_điệu buồn , nỉ_non , ai_oán . Bài_bản Ca Huế có cấu_trúc chặt_chẽ , nghiêm_ngặt , trải qua quá_trình phát_triển lâu_dài đã trở_thành nhạc cổ_điển hoàn_chỉnh , mang nhiều yếu_tố " chuyên_nghiệp " bác học về cấu_trúc , ca từ và phong_cách biểu_diễn . Đi liền với ca Huế là dàn_nhạc Huế với bộ_ngũ tuyệt_Tranh , Tỳ , Nhị , Nguyệt , Tam , xen với Bầu , Sáo và bộ gõ trống Huế , sanh_loan , sanh tiền . Kỹ_thuật đàn và hát_Ca Huế đặc_biệt tinh_tế nhưng Ca Huế lại mang đậm_sắc_thái địa_phương , phát_sinh từ tiếng_nói , giọng nói của người Huế nên gần_gũi với Hò_Huế , Lý_Huế ; là chiếc cầu_nối giữa nhạc cung_đình và âm_nhạc dân_gian . Nghệ_thuật_tuồng Phát_triển sớm từ thế_kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn . Đến triều Nguyễn , tuồng được xem là quốc_kịch và triều_đình Huế đã tạo điều_kiện thuận_lợi cho tuồng phát_triển . Trong Đại_Nội Huế có nhà_hát Duyệt_Thị_Đường , Tĩnh_Quang_Viện , Thông_Minh_Đường . Tại Khiêm_Lăng , có Minh_Khiêm_Đường . Thời_Minh_Mạng đã thành_lập Thanh_Bình_Thự làm nơi dạy diễn_viên tuồng . Thời_Minh_Tự_Đức đã thành_lập Ban Hiệu_Thư chuyên_nhuận_sắc , chỉnh_lý , hiệu đính và sáng_tác_tuồng . Mỹ_thuật và mỹ_nghệ Với những kiểu_thức trang_trí bắt_nguồn từ những mẫu_mực của Trung_Hoa , các nghệ_nhân Việt_Nam đã tạo nên một bản_sắc nghệ_thuật trang_trí với những nét độc_đáo mang cá_tính Huế . Nghệ_thuật trang_trí mỹ_thuật Huế còn tiếp_thu những tinh_hoa của nghệ_thuật Chăm , đặc_biệt là tiếp_thu nghệ_thuật trang_trí Tây_Phương . Trang_trí cung_đình Huế còn tiếp_nhận và nâng cao nghệ_thuật dân_gian Việt_Nam . Nhiều loại_hình thủ_công mỹ_nghệ truyền_thống của Việt_Nam như chạm_khắc gỗ , cẩn_xà_cừ , cẩn_tam khí_ngũ_khí , sơn son_thếp vàng , chạm_khắc xương và ngọc_ngà , khảm sành_sứ , làm vàng_bạc , dệt , thêu , đan ... đã được các tượng cục triều Nguyễn_nâng lên thành những nghệ_thuật tinh_xảo , sang_trọng . Về hội_họa nhiều họa_sĩ nổi_tiếng về tranh_thủy mặc sơn_thủy , trúc_lan , tranh_gương , các ấn_phẩm nhất thi nhất họa đặc_sắc . Đặc_biệt , từ Huế xuất_hiện người họa_sĩ vẽ tranh_sơn dầu đầu_tiên ở Việt_Nam là họa_sĩ Lê_Văn_Miên ( 1870 - 1912 ) ... Về điêu_khắc , cố_đô Huế đã đánh_dấu một thời_kỳ phát_triển mới , thể_hiện bằng các tác_phẩm điêu_khắc trên đá , trên đồng , trên gỗ . Trong điêu_khắc gỗ , phần khắc chạm gỗ trang_trí với những bức chạm nổi , chạm_lộng trên các chi_tiết công_trình kiến_trúc đạt đến sự tinh_xảo và có tính thẩm_mỹ cao . Về mỹ_thuật ứng_dụng , ngoài việc nâng cao các loại_hình thủ_công mỹ_nghệ truyền_thống của Việt_Nam , Huế còn một thời sản_xuất đồ mỹ_nghệ pháp_lam cao_cấp . Nghệ_thuật khác Huế tạo nhiều cảm_hứng trong các bài hát như : Ai ra xứ huế ( Duy_Khánh ) , Gửi em chiếc nón bài thơ ( Lê_Việt_Hòa ) , Tặng đời chiếc nón bài thơ ( Tràn_Phán ) , Nón bài thơ ( Trần_Trịnh ) , Huế xưa ( Anh Bằng ) , Huế đã xa rồi ( Anh Bằng ) , Huế khóc ( Anh Bằng ) , Huế nhớ o ( Anh Bằng ) , Huế bây_giờ ( phổ_nhạc bài thơ Huế bây_giờ của Tôn_Nữ_Thụy Khương ) ... , các bài thơ như : Chiếc nón bài thơ ( Lưu_Vĩnh_Hạ ) , Chiếc nón bài thơ ( Hoàng_Thanh ) , Ai ra xứ Huế ( Chử_Văn_Hòa ) , Huế_thương ( Hồng_Hoa ) , Huế bây_giờ ( Tôn_Nữ_Thụy Khương ) ... và nhiều nghệ_thuật hiện_đại khác Lễ_hội Có hai loại lễ_hội : lễ_hội cung_đình và lễ_hội dân_gian . Lễ_hội cung_đình phản_ánh sinh_hoạt lễ_nghi của triều Nguyễn , phần_lớn chỉ chú_trọng về " lễ " hơn " hội " . Lễ_hội dân_gian gồm nhiều loại rất phong_phú , tiêu_biểu như : lễ_hội Huệ_Nam ở điện Hòn_Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ_thần Thiên_y A_na theo tín_ngưỡng của người Chăm_pa , lễ_hội tưởng_niệm các vị khai_sinh các ngành_nghề truyền_thống , lễ_hội tưởng_nhớ các vị khai_canh thành_lập làng . Trong những dịp tế lễ , nhiều sinh_hoạt văn_hóa bổ_ích như đua thuyền , kéo co , đấu_vật ... còn được tổ_chức và thu_hút đông người xem . Festival Huế Tổ_chức lần đầu_tiên vào năm 2000 , đến nay Festival Huế tổ_chức được 10 lần ( 2000 , 2002 , 2004 , 2006 , 2008 , 2010 , 2012 , 2014 , 2016 và 2018 ) . Đây là sự_kiện văn_hóa lớn có quy_mô quốc_gia và tầm_cỡ quốc_tế , có ý_nghĩa quan_trọng trong đời_sống của người_dân Huế . Là điều_kiện quan_trọng để xây_dựng Huế thành thành_phố Festival của Việt_Nam . Ẩm_thực Huế còn lưu_giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế , có cả những món ăn ngự_thiện của các vua triều_Nguyễn ._Bản thực_đơn ngự_thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ_vị , được chuẩn_bị và tổ_chức rất công_phu , tỉ_mỉ , cầu_kỳ . Các món ăn dân_dã rất phổ_biến trong quần_chúng với bản thực_đơn phong_phú hàng trăm món được chế_biến khéo_léo , hương_vị quyến_rũ , màu_sắc hấp_dẫn , coi_trọng phần chất hơn lượng ; nghệ_thuật bày_biện các món ăn đẹp_mắt , nghệ_thuật thưởng_thức tinh_tế . Võ_thuật Huế hiện có rất nhiều hệ phái võ , có những phái võ_nỗi danh truyền_tụng cũng có những phái âm_thầm như chính vùng_đất cố_đô . Tuy_vậy , tất_cả đều mang những đặc_trưng đặc_biệt riêng có của xứ Huế . Võ_thuật Huế có nhiều nguồn_gốc , từ Ấn_Độ , Trung_quốc , Thái_Lan , Lào , miến điện , Hàn_Quốc , Nhật_Bản , ... tất_cả quyền_thuật năm châu đến Huế rồi hội_ngộ với những môn_phái dân_dã tạo nên đặc_trưng riêng của mảnh đất kinh_kỳ . Bên_cạnh đó cũng có nhiều môn_phái sản_sinh ra tại trên chính mảnh đất này cùng với lịch_sử của nó và mang những tên gọi dân_gian như Áo_Vải , Bạch_hổ , Thiếu_lâm , ... Du_lịch Huế có nhiều di_tích lịch_sử đã được UNESCO công_nhận là di_sản thế_giới . Ngày_nay , một khu_vực nhỏ của thành_phố vẫn còn bị cấm , mặc_dù các nỗ_lực tái_thiết đang được tiến_hành để duy_trì nó như_là một địa_điểm lịch_sử thu_hút khách du_lịch . Dọc theo sông Hương từ Huế còn vô_số các di_tích khác , bao_gồm cả những lăng_mộ của một_số hoàng_đế , trong đó có Minh_Mạng , Khải_Định và Tự_Đức . Một ngôi chùa của Huế là chùa Thiên_Mụ , ngôi chùa lớn nhất ở Huế và là biểu_tượng chính_thức của thành_phố . Một_số tòa nhà kiểu Pháp nằm dọc theo bờ phía nam của sông Hương . Trong số đó là Trường Quốc_học và Trường Hai_Bà_Trưng , là các trường trung_học_phổ_thông lâu_đời nhất ở Việt_Nam , khách_sạn Saigon_Morin , một trong những khách_sạn lâu_đời nhất Việt_Nam . Viện bảo_tàng Cổ_vật Cung_đình Huế nằm ở số 3 đường Lê_Trực cũng trưng_bày một bộ sưu_tập các hiện_vật khác nhau từ thành_phố . Làng_Dương_Nỗ , xã Phú_Dương là nơi Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh từng sinh_sống và học_tập thời_niên_thiếu trong những năm ở Huế từ 1898 - 1900 . Nơi đây vẫn còn lưu lại di_tích . Ngoài những điểm thu_hút du_lịch khác nhau tại Huế , thành_phố cũng cung_cấp một vùng_đất rộng_lớn cho khu phi_quân_sự , nằm cách khoảng 70 km ( 43 dặm ) về phía bắc , cho thiết_lập các thiết_bị chiến_đấu khác nhau như The_Rockpile , Căn_cứ Khe_Sanh hay Địa_đạo Vịnh_Mốc . Trong 11 tháng đầu năm 2012 , thành_phố Huế đã nhận được 2,4 triệu lượt khách du_lịch , tăng 24,6 % so với cùng kỳ năm 2011 . Tất_cả 803.000 khách trong 2,4 triệu khách là khách nước_ngoài , tăng 25,7 % . Mặc_dù du_lịch đóng một vai_trò quan_trọng trong việc phát_triển kinh_tế xã_hội của thành_phố , nó cũng có tác_động tiêu_cực đến môi_trường và tài_nguyên thiên_nhiên . Ví_dụ như các dịch_vụ gắn với du_lịch , sự phát_triển của cơ_sở_hạ_tầng và sự hoạt_động của nó , việc sản_xuất và tiêu_thụ hàng hóa , là tất_cả nguyên_nhân có_thể gây ô_nhiễm môi_trường . Những danh_lam_thắng_cảnh Thiên_nhiên Núi_Ngự_Bình , Đồi_Vọng_Cảnh , Núi_Bạch_Mã , Sông_Hương , Bãi_biển Thuận_An , Phá Tam_Giang , Hồ_Khe_Ngang , Núi_Kim_Phụng , Rừng ngập_mặn Rú_Chá . Kiến_trúc cổ_Hổ_Quyền ( nơi voi cọp đấu nhau ) , Văn_Miếu , Điện_Hòn_Chén , Trường Trung_học_phổ_thông chuyên_Quốc_Học , Đan_viện Biển_Đức Thiên_An , Văn_Thánh Huế . Chùa Chùa_Thiên_Mụ , Chùa_Diệu_Đế , Chùa Từ_Đàm , Chùa Từ_Hiếu , Huyền_Không Sơn_Thượng , Trung_tâm Văn_hóa Huyền_Trân . Nhà_thờ Nhà_thờ chính_tòa Phủ_Cam , Nhà_thờ Dòng_Chúa Cứu_Thế , Đan_viện Thiên_An_Thánh thất_Thánh_thất Cao_Đài , Vĩnh_Lợi Giáo_dục Trường Đại_học và Cao_đẳng Đại_học Huế , tiền_thân là Viện Đại_học Huế ( 1957 - 1975 ) , có lịch_sử hơn 60 năm phát_triển và tồn_tại . Đây là nơi đào_tạo nhân_lực cho miền Trung - Tây_Nguyên . Là đại_học cấp vùng cùng với bốn đại_học : Đại_học Quốc_gia Hà_Nội , Đại_học Quốc_gia Tp._HCM , Đại_học Đà_Nẵng và Đại_học Thái_Nguyên . Đại_học Huế bao_gồm các trường , khoa , viện : Trường Đại_học Nghệ_thuật Huế , Trường Đại_học Sư_phạm Huế , Trường Đại_học Khoa_học Huế , Trường Đại_học Y_Dược Huế , Trường Đại_học Nông_lâm_Huế , Trường Đại_học Ngoại_ngữ Huế , Trường Đại_học Kinh_tế Huế , Trường Đại_học Luật , Khoa_Giáo_dục thể_chất , Khoa_Quốc_tế , Khoa_Kĩ_thuật và Công_nghệ , Trường Du_lịch ... Một_số cơ_sở giáo_dục khác ( bậc đại_học và cao_đẳng ) : Phân_viện Hành_chính Quốc_gia tại Huế , Học_viện Âm_nhạc Huế , Học_viện Phật_giáo Việt_Nam tại Huế , Trường Đại_học Phú_Xuân , Trường Cao_đẳng Y_tế Huế , Trường Cao_đẳng Sư_phạm Huế , Trường Cao_đẳng Công_nghiệp Huế , Trường Cao_đẳng Du_lịch Huế , Trường Cao_đẳng Giao_thông Huế , Trường Chính_trị Nguyễn_Chí_Thanh , Phân_hiệu Trường nghiệp_vụ Thuế ( thuộc Tổng_cục Thuế ) , Phân_hiệu Đại_học Tài_chính - Kế_toán ( Bộ Tài_chính ) ... Trường THPT Tính đến tháng 7/2021 , thành_phố Huế có 12 trường trung_học_phổ_thông công_lập thuộc Sở GD&ĐT Thừa_Thiên_Huế : 1 . Trường THPT chuyên_Quốc_Học 2 . Trường THPT Hai_Bà_Trưng ( trường Nữ_sinh Đồng_Khánh cũ ) . 3 . Trường THPT Nguyễn_Huệ ( trường Nữ_sinh Thành_Nội cũ ) . 4 . Trường THPT Phan_Đăng_Lưu ( trường cấp 3 Phú_Vang cũ ) . 5 . Trường THPT Nguyễn_Trường_Tộ . 6 . Trường THPT Cao_Thắng . 7 . Trường THPT Gia_Hội . 8 . Trường THPT Bùi_Thị_Xuân . 9 . Trường THPT Đặng_Trần_Côn . 10 . Trường THPT Hương_Vinh . 11 . Trường THPT Thuận_An . 12 . Trường PT Dân_tộc Nội_trú tỉnh . Ngoài_ra , còn có : Trường THPT Chuyên_Khoa_Học Huế ( thuộc Đại_học Khoa_học - Đại_học Huế ) Trường THPT Thuận_Hóa ( thuộc Đại_học Sư_phạm - Đại_học Huế ) Trường THPT Tư_thục Chi_Lăng . Hệ THPT trong Trung_tâm GDNN-GDTX thành_phố Huế . Trường THCS Tính đến tháng 7/2021 , thành_phố có 38 trường THCS công_lập : Có 3 phường ( Phú_Hội , Vĩnh_Ninh và An_Tây ) không có trường THCS. Có 5 phường ( Xuân_Phú , Đông_Ba , Gia_Hội , Tây_Lộc và Thuận_An ) có 2 trường THCS._Và 28 phường , xã còn lại có 1 trường THCS. Chi_tiết : Trường THCS Nguyễn_Tri_Phương ( phường Xuân_Phú ) Trường THCS Chu_Văn_An ( phường Xuân_Phú ) Trường THCS Huỳnh_Thúc_Kháng ( phường Đông_Ba ) Trường THCS Thống_Nhất ( phường Đông_Ba ) Trường THCS Nguyễn_Du ( phường Gia_Hội ) Trường THCS Nguyễn_Bỉnh_Khiêm ( phường Gia_Hội ) Trường THCS Phan_Sào_Nam ( phường Tây_Lộc ) Trường THCS Hàm_Nghi ( phường Tây_Lộc ) Trường THCS Thuận_An ( phường Thuận_An ) Trường THCS Phú_Tân ( phường Thuận_An ) Trường THCS Trần_Cao_Vân ( phường Thuận_Hòa ) Trường THCS Tố_Hữu ( phường Thuận_Lộc ) Trường THCS Nguyễn_Văn_Linh ( phường Hương_Sơ ) Trường THCS Nguyễn_Cư_Trinh ( phường An_Hòa ) Trường THCS Lý_Tự_Trọng ( phường Phú_Hậu ) Trường THCS Đặng_Vinh ( phường Hương_Vinh ) Trường THCS Nguyễn_Chí_Diểu ( phường Phú_Nhuận ) Trường THCS Trần_Phú ( phường Phước_Vĩnh ) Trường THCS Duy_Tân ( phường An_Cựu ) Trường THCS Đặng_Văn_Ngữ ( phường An_Đông ) Trường THCS Hùng_Vương ( phường Trường_An ) Trường THCS Nguyễn_Thị_Minh_Khai ( phường Thủy_Xuân ) Trường THCS Tôn_Thất_Tùng ( phường Phường_Đúc ) Trường THCS Nguyễn_Văn_Trỗi ( phường Thủy_Biều ) Trường THCS Nguyễn_Hoàng ( phường Kim_Long ) Trường THCS Lê_Hồng_Phong ( phường Hương_Long ) Trường THCS Huỳnh_Đình_Túc ( phường Hương_Hồ ) Trường THCS Nguyễn_Đăng_Thịnh ( phường Hương_An ) Trường THCS Tôn_Thất_Bách ( xã Hương_Thọ ) Trường THCS Thủy_Bằng ( xã Thủy_Bằng ) Trường THCS Thủy_Vân ( phường Thủy_Vân ) Trường THCS Phạm_Văn_Đồng ( phường Vĩ_Dạ ) Trường THCS Phú_Thượng ( phường Phú_Thượng ) Trường THCS Phú_Dương ( xã Phú_Dương ) Trường THCS Phú_Mậu ( xã Phú_Mậu ) Trường THCS Phú_Thanh ( xã Phú_Thanh ) Trường THCS Nguyễn_Khoa_Thuyên ( xã Hương_Phong ) Trường TH và THCS Hoàng_Kim_Hoán ( xã Hải_Dương ) Trong đó , trường THCS Nguyễn_Tri_Phương trực_thuộc Sở GD&ĐT Thừa_Thiên_Huế , trường tuyển_sinh trên địa_bàn toàn tỉnh . Là một ngôi trường có bề_dày về truyền_thống và chất_lượng với hơn 80 năm hình_thành và phát_triển . Trường Tiểu_học và Mầm_non_Được xây_dựng và phát_triển đồng_bộ ở tất_cả 36 phường , xã của thành_phố . Cơ_sở_hạ_tầng Y_tế Bệnh_viện Trung_ương Huế được thành_lập vào năm 1894 , là bệnh_viện phương Tây đầu_tiên tại Việt_Nam . Bệnh_viện cung_cấp 2078 giường và rộng 120.000 mét_vuông , một trong những bệnh_viện lớn tại khu_vực miền Trung - Tây_Nguyên . Giao_thông vận_tải Có quốc_lộ 1A , quốc_lộ 49 , đường_cao_tốc Cam_Lộ – La_Sơn và đường_sắt Bắc_Nam đi qua . Huế có ga Huế là ga đường_sắt với đường tàu kết_nối đến tất_cả các thành_phố lớn của Việt_Nam . Sân_bay quốc_tế Phú_Bài nằm ở phía nam thành_phố . Đường_thủy có sông Hương chảy qua . Thay_đổi tên đường của Huế so với trước năm 1975 Đường Lê_Văn_Duyệt là đường Tăng_Bạt_Hổ ( từ 1965 trở đi ) . Đường_Tăng Bạt_Hổ trở_thành đường Lê_Văn_Duyệt ( từ 1965 đến 1976 ) nay là đường Nhật_Lệ và Thạch_Hãn . Đường Trần_Bình_Trọng nay là đường Đặng_Trần_Côn . Đường Triệu_Ẩu nay là đường Bà Triệu_Đường Độc_Lập nay là đường 23 Tháng 8 . Đường Thống_Nhất và Trịnh_Minh_Thế nay là đường Lê_Duẩn . Đường Hùng_Vương nay là đường Nguyễn_Chí_Diểu . Đường Phan_Bội_Châu nay là đường Phan_Đăng_Lưu . Đường Nguyễn_Hiệu nay là đường Lê_Thánh_Tôn . Đường Nguyễn_Thành_nay là đường Xuân 68 . Đường Đinh_Bộ_Lĩnh nay là đường Đinh_Tiên_Hoàng . Đường Võ_Tánh nay là đường Nguyễn_Chí_Thanh . Một phần đường Huỳnh_Thúc_Kháng từ sông Ngự_Hà đến sông Cửa_Hậu nay là đường Đào_Duy_Anh . Đường Hòa_Bình nay là đường Đặng_Thái_Thân . Đường_Cường Để nay là đường Nguyễn_Trãi . Đường Lê_Đình_Đàn nay là đường Trần_Nguyên_Đán . Đường Ngô_Ký_nay là đường Nguyễn_Cư_Trinh . Đường Đặng_Nghi_nay là đường Hoàng_Diệu_Đường Huyền_Trân_Công_Chúa nay là đường Bùi_Thị_Xuân . Đường Nguyễn_Hoàng_nay là đường Phan_Bội_Châu . Đường Nguyễn_Trãi và Trưng_Trắc nay là đường Hai_Bà_Trưng . Đường Lê_Đình_Dương nay là đường Phạm_Hồng_Thái . Đường Phạm_Phú_Thứ nay là đường Lương_Thế_Vinh . Đường Lê_Thánh_Tôn_nay là đường Hà_Nội . Đường_Duy_Tân_nay là đường Hùng_Vương . Đường Lê_Quý_Đôn nay là đường Bà_Huyện_Thanh_Quan . Đường Phạm_Hồng_Thái nay là đường Bến_Nghé . Đường Trần_Văn_Nhung nay là đường Trần_Quang_Khải . Đường Nguyễn_Thị_Giang nay là đường Võ_Thị_Sáu . Đường Phan_Thanh_Giản nay là đường Lê_Quý_Đôn . Đường Quỳnh_Lưu_nay là đường Nguyễn_Khuyến . Đường Lam_Sơn nay là đường Điện_Biên_Phủ . Thành_phố kết_nghĩa Bandar-e_Anzali , Iran_Honolulu , Hawaii , Hoa_Kỳ New_Haven , Connecticut , Hoa_Kỳ Hình_ảnh Xem thêm Thừa_Thiên_Huế Nhã_nhạc cung_đình Huế Sông_Hương Núi_Ngự Bình_Cầu Trường_Tiền Quần_thể di_tích Cố_đô Huế Thảm_sát Huế Tết Mậu_Thân_Trận Mậu_Thân tại Huế Ngói lưu_ly Pháp_lam Bệnh_viện Trung_ương Huế Đại_học Huế Trường Đại_học Phú_Xuân_Festival Huế Chú_thích Liên_kết ngoài Trung_tâm Festival Huế Bản_đồ thành_phố Huế năm 1968 trên website Thư_viện Đại_học Texas tại Austin ( The_University_of Texas_at Austin ) , Hoa_Kỳ . Cố_đô Việt_Nam Đô_thị Việt_Nam loại I Lịch_sử Đàng_Trong Tỉnh_lỵ Việt_Nam Thành_phố ven biển Việt_Nam Cố_đô
Võ_Nguyên_Giáp ( 25 tháng 8 năm 19114 tháng 10 năm 2013 ) , tên khai_sinh là Võ_Giáp , còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn , là một nhà_lãnh_đạo quân_sự và chính_trị_gia người Việt_Nam . Ông là Đại_tướng đầu_tiên , Tổng_Tư_lệnh tối_cao của Quân_đội Nhân_dân Việt_Nam , một trong những thành_viên sáng_lập nhà_nước Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa , được Chính_phủ Việt_Nam đánh_giá là " người học_trò xuất_sắc và gần_gũi của Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh " , là chỉ_huy trưởng của các chiến_dịch trong Chiến_tranh Đông_Dương ( 1946 – 1954 ) , Chiến_tranh Việt_Nam ( 1955 – 1975 ) và Chiến_tranh biên_giới Việt – Trung ( 1979 ) . Xuất_thân là một giáo_viên dạy lịch_sử , ông được đánh_giá là một trong những nhà_lãnh_đạo quân_sự lỗi_lạc nhất trong lịch_sử Việt_Nam . Ông được nhiều tờ báo ca_ngợi là anh_hùng dân_tộc của nhân_dân Việt_Nam . Thân_thế Võ_Nguyên_Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 ở làng An_Xá , tổng_Đại_Phong_Lộc , huyện Lệ_Thủy , phủ Quảng_Ninh ( nay là xã Lộc_Thủy , huyện Lệ_Thủy , tỉnh Quảng_Bình ) trong một gia_đình nhà_nho , con của ông Võ_Quang_Nghiêm ( Võ_Nguyên_Thân ) , một nhà_nho đức_độ và mẹ là bà Nguyễn_Thị_Kiên . Về họ ngoại , ông ngoại_Võ_Nguyên_Giáp quê ở thôn Mỹ_Đức , xã Sơn_Thủy , huyện Lệ_Thủy , đầu nguồn sông Cẩm_Ly , một vùng sơn_cước , dưới dãy Trường_Sơn ; từng tham_gia Phong_trào Văn_Thân và Phong_trào Cần_Vương , làm đến chức Đề_đốc coi đại_đồn tiền_vệ , sau bị quân Pháp bắt , tra_tấn dã_man , nhưng một_mực trung_thành , không một lời khai_báo . Về họ nội , Võ_Nguyên_Giáp sinh_trưởng trong một dòng_họ lớn , có tiếng_tăm tại làng An_Xá . Ông nội ông cũng từng tham_gia phò_tá vua Hàm_Nghi trong Phong_trào Cần_Vương . Cha_ông , Võ_Quang_Nghiêm , là một nho_sinh thi_cử bất_thành về nhà làm hương_sư và thầy_thuốc Đông_y trong làng . Khi Chiến_tranh Đông_Dương bùng_nổ , cụ Võ_Quang_Nghiêm bị người Pháp bắt , đưa về giam ở Huế và mất trong tù ( sau_này , con_cháu đã tìm thấy và bốc_mộ ông đưa về an_táng tại nghĩa_trang liệt_sĩ huyện Lệ_Thủy ) . Gia_đình Võ_Nguyên_Giáp có 7 anh_chị_em , nhưng người anh_cả và chị cả mất sớm vì bệnh và thiên_tai , 2 người khác cũng mất trước chiến_dịch Điện_Biên_Phủ . Sau 1954 , gia_đình chỉ còn 2 người con trai là Võ_Nguyên_Giáp và Võ_Thuần_Nho , sau_này là Thứ_trưởng Bộ Giáo_dục , và người em_gái là bà Võ_Thị_Lài . Thời_niên_thiếu Gia_đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng , quanh_năm phải vay nợ nặng_lãi của các nhà_giàu như nhà Khóa_Uy , một Hoa_kiều giàu_có ở làng Tuy_Lộc kề bên . Võ_Nguyên_Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ . Tuy còn nhỏ_tuổi , nhưng những câu_chuyện đêm_đêm mẹ kể cho cậu nghe về tướng quân_Tôn_Thất_Thuyết phò vua Hàm_Nghi hạ_chiếu Cần_Vương , kêu_gọi các sĩ_phu và dân_chúng đứng lên chống Pháp bảo_vệ non sông , còn cha nói về phong_trào đánh Pháp qua bài vè " Thất_thủ kinh_đô " đầy cảm_động , đã gieo vào lòng cậu bé những ấn_tượng không bao_giờ phai_mờ , góp_phần nuôi_dưỡng ý_chí cho sự_nghiệp cách_mạng sau_này . Cha_ông là một nhà_Nho nên dạy_dỗ con_cái rất nghiêm_cẩn trong sinh_hoạt gia_đình và học_hành , giữ_gìn nề_nếp gia_phong của đạo_Khổng . Ông khuyên dạy con : " Chữ_Nho là chữ của Thánh_hiền , là nho_sinh , các con không được nghịch_ngợm , dẫm đạp lên sách_vở chữ_Nho " . Ông dạy đám học_trò cùng hai con ông : Tam_thiên_tự , Ngũ_thiên_tự và cả Ấu_học tân_thư . Năm_tháng học chữ_Nho không nhiều , nhưng những đạo_lý_học được trong các sách của Thánh_hiền Nho_gia , đặc_biệt là Ấu_học tân_thư , đã trở_thành nền_tảng cơ_bản có ảnh_hưởng sâu_sắc trong cả cuộc_đời ông . Trong thế_giới quan_Nho_giáo , cả ba yếu_tố : cá_nhân , gia_đình và dân_tộc đều hòa_quyện chặt_chẽ với nhau . Qua sách Ấu_học tân_thư , cậu Giáp được biết tới nhiều tấm gương quên_mình để bảo_vệ Tổ_quốc , hình_thành trong cậu niềm tự_hào về các chiến_công của cha_ông trong quá_khứ . Những giá_trị đạo_đức , nề_nếp gia_phong của đạo Khổng_thấm nhuần trong con_người cậu : lối sống giản_dị và đức hiếu_học , sự kính_trọng tổ_tiên và ông_bà cha_mẹ , sự kính trên nhường dưới , đạo_hiếu của con_cái với cha_mẹ , nghĩa_vụ của con_người với gia_đình , xã_hội và đất_nước . Học xong lớp 3 , cậu phải xuống thị_xã Đồng_Hới học tiếp , Đồng_Hới thuộc tỉnh_lỵ Quảng_Bình , cách làng An_Xá của cậu trên 20 km , nằm bên bờ Nhật_Lệ trong xanh lung_linh soi bóng Lũy thầy , với thành cổ bao quanh từ thời Gia_Long năm thứ 10 ( 1812 ) và được xây lại bằng gạch năm Minh_Mạng thứ_sáu ( 1825 ) . Những năm_học ở thị_xã Đồng_Hới , cậu Giáp ở trọ nhà người quen của cụ Nghiêm . Cậu được gia_chủ quý_mến coi như con_cháu trong nhà , không lấy tiền trọ , cậu được học với nhà_sư_phạm có tiếng , thầy_giáo Đào_Duy_Anh . Hai năm_học ở tiểu_học Đồng_Hới , hàng tháng cậu luôn đứng đầu lớp . Tại kỳ thi tốt_nghiệp bậc sơ_học , cậu đỗ đầu toàn tỉnh . Hồi đó , đạt được trình_độ ấy là không dễ , vì thực_dân Pháp hạn_chế mở trường_học và muốn duy_trì nạn mù_chữ để dễ cai_trị . Về làng cậu được dân_làng nể_trọng , gia_đình rất tự_hào về cậu . Năm 13 tuổi ( 1923 - 1924 ) , Võ_Nguyên_Giáp thi trượt trường Quốc_học Huế . Trường này chỉ tuyển 90 học_sinh cho 12 tỉnh miền Trung Việt_Nam . Năm 1925 , Võ_Nguyên_Giáp rời trường Tiểu_học Đồng_Hới ở quê nhà Quảng_Bình để vào Huế ôn_thi vào trường Quốc_học Huế ( ông đỗ thứ hai sau Nguyễn_Thúc_Hào ) . Trong 2 năm_học , ông luôn đứng đầu lớp trừ 1 tháng bị rớt xuống hạng nhì . Trong thời_gian này , cậu Giáp có vài lần đến thăm nhà yêu nước Phan_Bội_Châu để nghe thuyết_giảng về lý_tưởng Cách_mạng . Trên tường nhà Cụ_Châu có treo những nhà_tư_tưởng nổi_bật mà cụ tôn_kính là Tôn_Dật_Tiên , Vladimir Ilyich_Lenin và Đức_Phật Thích_Ca , điều đó khiến cậu càng say_mê theo_đuổi chân_lý của lịch_sử . Năm 1927 , ông bị đuổi học cùng với Nguyễn_Chí_Diểu , Nguyễn_Khoa_Văn ( tức Hải_Triều ) , Phan_Bôi sau khi tổ_chức một cuộc bãi_khóa . Ông về quê và được Nguyễn_Chí_Diểu giới_thiệu tham_gia Tân_Việt Cách_mạng Đảng , một đảng theo chủ_nghĩa dân_tộc nhưng có màu_sắc cộng_sản thành_lập năm 1924 ở miền Trung Việt_Nam . Nguyễn_Chí_Diểu cũng giới_thiệu Võ_Nguyên_Giáp vào làm_việc ở Huế , tại nhà_xuất_bản Quan_hải_tùng thư do Đào_Duy_Anh sáng_lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh_Thúc_Kháng . Tại đây , Võ_Nguyên_Giáp bắt_đầu học nghề làm báo , chuẩn_bị cho giai_đoạn hoạt_động báo_chí trong thời Mặt_trận Bình_dân Pháp . Thời thanh_niên Tháng 4 năm 1927 , tại Trường Quốc_học Huế lại diễn ra một cuộc bãi_khóa rầm_rộ với quy_mô lớn . Nguyễn_Chí_Diểu bị tên giám_thị Pháp chú_ý , coi là kẻ cầm_đầu những cuộc đấu_tranh bãi_khóa ở trường , nên đuổi học . Võ_Nguyên_Giáp liền bàn với Nguyễn_Khoa_Văn_tiếp_tục tổ_chức bãi khóa để phản_đối việc Diểu bị đuổi học . Cuộc bãi_khóa của học_sinh Trường Quốc_học Huế_lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát_triển thành cuộc tổng_bãi khóa . Võ_Nguyên_Giáp bị bắt rồi bị đuổi học , phải trở về quê_nhà . Bỗng_nhiên một hôm Nguyễn_Chí_Diểu lặn_lội từ Huế về làng An_Xá tìm gặp Võ_Nguyên_Giáp . Nguyễn_Chí_Diểu mang theo một tập tài_liệu về " Liên_đoàn các dân_tộc bị áp_bức trên thế_giới " và một_số văn_kiện cuộc họp của Việt_Nam Thanh_niên Cách_mạng Đồng_chí Hội ở Quảng_Châu , trong đó có 2 bài phát_biểu của lãnh_tụ Nguyễn_Ái_Quốc . Võ_Nguyên_Giáp đọc rất xúc_động : " Bài_luận_văn của Nguyễn_Ái_Quốc đã gây cho chúng_tôi một_lòng căm_phẫn sâu_sắc như một luồng điện_giật " . Đó là sợi dây đầu_tiên nối_liền số_mệnh của Võ_Nguyên_Giáp với Hồ_Chí_Minh và sự_nghiệp Cách_mạng Việt_Nam . Mùa hè năm 1928 , Võ_Nguyên_Giáp trở_lại Huế , bước vào đời của một chiến_sĩ cách_mạng . Tại Huế , Nguyễn_Chí_Diểu giới_thiệu Võ_Nguyên_Giáp đến làm_việc ở Quan_Hải Tùng_thư , một nhà_xuất_bản do Tổng_bộ Tân_Việt chủ_trương , trụ_sở đặt ở phố Đông_Sa . Sáng lập_viên là Đào_Duy_Anh . Tại đây Võ_Nguyên_Giáp có điều_kiện tiếp_xúc với những học_thuyết kinh_tế , xã_hội , dân_tộc , cách_mạng . Đặc_biệt là cuốn " Bản_án chế_độ thực_dân Pháp " và tờ báo " Người cùng khổ " ( Le_Paria ) do Nguyễn_Ái_Quốc_viết từ Pháp gửi về . Đầu tháng 10 năm 1930 , trong sự_kiện Xô_Viết_Nghệ_Tĩnh , Võ_Nguyên_Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà_lao Thừa_phủ ( Huế ) , cùng với người_yêu là Nguyễn_Thị_Quang_Thái , em_trai là Võ_Thuần_Nho và các giáo_sư Đặng_Thai_Mai , Lê_Viết_Lượng ... Sau_này Nguyễn_Thị_Quang_Thái trở_thành vợ đầu_tiên của Võ_Nguyên_Giáp và sinh cho ông một con gái tên là Võ_Hồng_Anh . Nguyễn_Thị_Quang_Thái hẹn với ông rằng khi con cứng_cáp sẽ đi thoát_ly hoạt_động . Nhưng cả hai không ngờ lần chia_tay năm 1940 cũng là lần vĩnh_biệt , Nguyễn_Thị_Quang_Thái bị Pháp bắt_giam và chết ngay trong ngục tù . Bà qua_đời khi còn rất trẻ , nhiều người biết đến bà như một hình_tượng người phụ_nữ mẫu_mực , kiên_trung , yêu nước . Cuối năm 1931 , nhờ sự can_thiệp của Hội Cứu_tế_Đỏ của Pháp , Võ_Nguyên_Giáp được trả tự_do nhưng lại bị Công_sứ Pháp tại Huế ngăn_cấm không cho ở lại Huế . Ông ra Hà_Nội , học trường Albert_Sarraut và đỗ . Ông nhận bằng cử_nhân luật năm 1937 ( Licence_en Droit ) . Do bận_rộn hoạt_động cách_mạng , vào năm 1938 , ông bỏ dở_học chương_trình năm thứ_tư về Kinh_tế Chính_trị và không lấy bằng Luật_sư . Từ 1936 đến 1939 , Võ_Nguyên_Giáp tham_gia phong_trào Mặt_trận Dân_chủ Đông_Dương , là sáng_lập_viên của mặt_trận và là Chủ_tịch Ủy_ban Báo_chí Bắc_Kỳ trong phong_trào Đông_Dương đại_hội . Ông tham_gia thành_lập và làm báo tiếng Pháp Notre_voix ( Tiếng_nói của chúng_ta ) , Le_Travail ( Lao_động ) , biên_tập các báo Tin_tức , Dân_chúng . Tháng 5 năm 1939 , Võ_Nguyên_Giáp nhận dạy môn lịch_sử tại Trường Tư_thục Thăng_Long , Hà_Nội do Hoàng_Minh_Giám_làm giám_đốc nhà_trường . Học_sinh của ông mô_tả rằng : ông có_thể vẽ lên bảng_đen sơ_đồ từng trận đánh của Napoléon , ông sôi_nổi kể về Công_xã Paris , về cái chết của những nhà Cách_mạng như Danton và Robespierre , " ông không_chỉ là nhà_sử_học đơn_thuần , ông còn là một trạng_sư say_mê , luôn bênh_vực tính chính_nghĩa của lịch_sử " . Học_trò của Võ_Nguyên_Giáp là Bùi_Diễm , sau_này trở_thành đại_sứ Việt_Nam Cộng_hòa tại Mỹ , nhớ về ông như một người bị " quỷ_thần ám_ảnh về cách_mạng và các trận_chiến " . Người_ta kể lại khi một giáo_viên khác hỏi ông " Không chơi kiểu Napoleon à ? " , ông đã trả_lời " Mình sẽ là một Napoleon " . Sau_này , khi trả_lời phỏng_vấn , ông hay có điệu_bộ như hoàng_đế Napoleon đang độc_thoại trước các nhà_báo . Bắt_đầu sự_nghiệp quân_sự Kháng_chiến chống Pháp , Nhật trong Chiến_tranh thế_giới thứ hai Ngày 3 tháng 5 năm 1940 , Võ_Nguyên_Giáp với bí_danh là Dương_Hoài_Nam ( ) cùng Phạm_Văn_Đồng lên Lào_Cai rồi vượt_biên sang Trung_Quốc để gặp Hồ_Chí_Minh . Chỉ sau một thời_gian ngắn , Hồ_Chí_Minh đã thấy Võ_Nguyên_Giáp là người triển_vọng nên liên_hệ với Đảng cộng_sản Trung_Quốc và cử anh đi học quân_sự tại căn_cứ_địa Diên_An . Trên đường tới Diên_An , anh được Hồ_Chí_Minh gọi quay lại vì tình_hình thế_giới có nhiều thay_đổi lớn . Ở châu_Âu , phát_xít Đức đã xâm_chiếm Pháp . Hồ_Chí_Minh nhận_định tình_hình Đông_Dương sẽ chuyển_biến nhanh , cần gấp_rút trở về nước chuẩn_bị đón thời_cơ . Ông gia_nhập Đảng Cộng_sản Đông_Dương trong năm này và bắt_đầu các hoạt_động của mình trong Việt_Nam Độc_lập Đồng_minh Hội , một tổ_chức chống phát-xít và đấu_tranh cho độc_lập của Việt_Nam . Năm 1941 đúng dịp tết_Nguyên_đán Tân_Tỵ , Võ_Nguyên_Giáp cùng Hồ_Chí_Minh trở về Cao_Bằng . Trong thời_gian ở hang Pác_Bó , Hồ_Chí_Minh tiên_đoán cách_mạng sẽ thành_công vào năm 1945 , một dự_đoán chuẩn_xác : " Trong 5 năm nữa ( tính từ 1941 ) cách_mạng sẽ thành_công , điều chúng_ta mong_đợi sẽ tỏa sáng " . Niềm tin sắt đá đó đã giúp Võ_Nguyên_Giáp và các đồng_chí có thêm niềm tin vào tương_lai . Đời_sống ở Việt_Bắc rất cực_khổ , ông kể : " Tìm được cái ăn đã là chiến_công . Chúng_tôi phải chia nhau từng củ sắn , từng bắp_ngô " . Nhiều người bối_rối dao_động , có người e_ngại : làm_sao Cách_mạng thành_công khi không có súng và lấy đâu ra súng ? Những lúc ấy , ông không bao_giờ quên lời dạy của Hồ_Chủ_tịch : " Chúng_ta sẽ dựa vào sức mình là chính cùng với một_ít viện_trợ từ nước_ngoài . Mọi việc đều do nhân_dân mà nên . Người trước súng sau , có nhân_dân là có tất_cả . " . Ông tham_gia xây_dựng cơ_sở cách_mạng , mở lớp huấn_luyện quân_sự cho Việt_Minh ở Cao_Bằng . Trong thời_gian này , Pháp tăng_cường càn_quét Việt_Bắc , ai mang tài_liệu Việt_Minh sẽ bị bắn ngay . Võ_Nguyên_Giáp nhớ lại : trong thời_gian này , ông thường mang theo một quả lựu_đạn để nếu bị bắt thì sẽ cho nổ để vừa chết nhanh_chóng vừa kéo_theo được vài tên địch . Thành_lập đội Việt_Nam Tuyên_truyền Giải_phóng_quân Ngày 22 tháng 12 năm 1944 , theo hướng_dẫn của Hồ_Chí_Minh , ông thành_lập đội Việt_Nam Tuyên_truyền Giải_phóng_quân tại chiến_khu Trần_Hưng_Đạo với 34 người , được trang_bị 2 súng thập ( một loại súng_ngắn ) , 17 súng_trường , 14 súng kíp và 1 súng máy . Đây là tổ_chức tiền_thân của Quân_đội nhân_dân Việt_Nam . Ngày 25 tháng 12 năm 1944 , ông đã chỉ_huy đội quân này lập chiến_công đầu_tiên là tập_kích diệt gọn hai đồn Phai_Khắt và Nà_Ngần . Ngày 14 tháng 8 năm 1945 , ông trở_thành ủy_viên Ban_chấp_hành Trung_ương_Đảng Cộng_sản Đông_Dương , sau đó là ủy_viên Thường_vụ Trung_ương , tham_gia Ủy ban_Khởi_nghĩa toàn_quốc . Tham_gia thành_lập Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa Cách_mạng Tháng_Tám thành_công , quốc_gia Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa thành_lập , Võ_Nguyên_Giáp được cử làm Bộ_trưởng Bộ Nội_vụ và Phó Bộ_trưởng ( Thứ_trưởng thường_trực ) Bộ Quốc_phòng trong Chính_phủ lâm_thời ( từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945 ) và là Tổng_chỉ_huy Quân_đội Quốc_gia và Dân_quân tự_vệ năm 1946 . Ngay sau khi thành_lập , Võ_Nguyên_Giáp thay_mặt Hồ_Chí_Minh , Chủ_tịch Chính_phủ Cách_mạng Lâm_thời , ban_hành các sắc_lệnh giải_tán một_số đảng_phái , với lý_do các đảng này " tư_thông với ngoại_quốc " , làm " phương_hại đến nền độc_lập Việt_Nam " ( như Việt_Nam Quốc_xã , Đại_Việt_Quốc_dân đảng ... ) nhằm kịp_thời trừng_trị " bọn phản_cách_mạng " , bảo_vệ chính_quyền non_trẻ , đồng_thời " giáo_dục ý_thức về tinh_thần cảnh_giác " cho nhân_dân , đồng_thời Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh cho_phép_Ty Liêm_phóng có_thể bắt những hạng người bị quy_là nguy_hiểm cho nền Dân_chủ cộng hòa Việt_Nam . Cùng_với đó , Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh ký sắc_lệnh giải_tán các nghiệp_đoàn để kiểm_soát nền kinh_tế , thống_nhất các tổ_chức thanh_niên ( vào Đoàn Thanh_niên Cứu_quốc_Việt_Nam ) . Đồng_thời Chính_phủ cũng ban_hành sắc_lệnh thành_lập Hội_đồng_nhân_dân và Ủy_ban_hành_chính địa_phương các cấp . Ở miền Bắc , hơn 20 vạn quân_Tưởng Giới_Thạch theo sự phân_công của phe Đồng_Minh tiến vào miền Bắc Việt_Nam để giải giáp quân_Nhật . Theo Việt_Minh , đội quân này mang theo kế_hoạch Diệt_Cộng Cầm_Hồ . Đội quân Quốc_dân Đảng Trung_Quốc " chạy trốn " Đảng Cộng_sản Trung_Quốc đã tiến_hành các hoạt_động cướp_bóc trên đường xuống phía Nam đến Hà_Nội . Trong hồi_ký Những năm_tháng không_thể_nào quên Võ_Nguyên_Giáp mô_tả : quân_đoàn 62 của Vũ_Kim_Thành ( đi cùng là Việt_Cách ) tàn_phá suốt dọc miền Đông_Bắc Bắc_Kỳ ; lực_lượng của Vũ_Hồng_Khanh ( Việt_Nam Quốc_dân Đảng ) và của Nguyễn_Tường_Tam ( Đại_Việt ) đi theo quân_đoàn 93 Vân_Nam , cũng tiến_hành những bài_bản cướp_bóc tương_tự , dọc theo hành_lang Tây_Bắc từ Lào_Cai đến Yên_Bái , Phú_Thọ . Võ_Nguyên_Giáp mô_tả lãnh_đạo Việt_Quốc , Việt_Cách như những người đã bỏ xứ_sở mà đi , tự cho mình là những người yêu nước phụng_sự cho Chủ_nghĩa_Quốc_gia nhưng thực_tế chỉ là " một nhóm phản_động đang ra_sức thu_vén làm_giàu cho bản_thân " nhờ vào sự giúp_đỡ của Trung_Quốc , và rằng Trung_Hoa_Quốc_dân Đảng đã tô vẽ cho nhiều " tên phản_bội người Việt " . Trong hai ngày 18 và 19 tháng 9 năm 1945 , Việt_Minh họp bí_mật với Việt_Cách ( ngày 18 tháng 9 năm 1945 ) và Việt_Quốc ( ngày 19 tháng 9 năm 1945 ) . Trong hai cuộc họp này , Nguyễn_Hải_Thần đại_diện Việt_Cách và Nguyễn_Tường_Tam đại_diện Việt_Nam Quốc_dân Đảng đề_nghị Hồ_Chí_Minh đồng_ý_hợp nhất Việt_Minh với Việt_Cách và Việt_Nam Quốc_dân Đảng . Đối_với lời đề_nghị này , trong nội_bộ Việt_Minh có nhiều ý_kiến khác nhau . Hoàng_Minh_Giám_nghĩ rằng việc hợp nhất Việt_Minh với các đảng_phái Quốc_gia sẽ làm giảm bớt sự đối_lập và tăng_cường thế_lực cho Việt_Minh , làm người Trung_Quốc yên_lòng còn Pháp phải lo_ngại , quan_trọng nhất là Chính_phủ Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa trong con mắt của Đồng_Minh , đặc_biệt là Mỹ , là chính_phủ thật_sự dân_chủ . Võ_Nguyên_Giáp thì dứt_khoát không đồng_ý , theo ông , những đề_nghị đó không có giá_trị và không thật_thà , nó chẳng khác_gì thay_thế chủ_nghĩa_thực_dân Pháp bằng ách thống_trị của Trung_Quốc , và nhân_dân Việt_Nam sẽ " chẳng bao_giờ chịu bán rẻ sự_nghiệp chính_nghĩa của họ để đổi lấy đô_la Trung_Quốc " . Cuối_cùng Việt_Minh đã từ_chối_hợp nhất với Việt_Cách và Đại_Việt_Quốc_dân Đảng . Ngày 1 tháng 1 năm 1946 , sau một hội_nghị hòa_giải có Việt_Nam Quốc_dân Đảng , Việt_Nam Cách_mạng Đồng_minh_hội và Việt_Minh tham_gia do tướng Tiêu_Văn tổ_chức , Chính_phủ Liên_hiệp Lâm_thời được thành_lập thay_thế Chính_phủ Cách_mạng Lâm_thời với sự tham_gia của một_số đảng_phái đối_lập ( Việt_Cách , Việt_Quốc ... ) hoạt_động ở Trung_Quốc với sự bảo_trợ của Trung_Hoa_Quốc_Dân Đảng . Tuy_nhiên chức_trách các Bộ cũng thay_đổi . Bộ_trưởng Quốc_phòng trở_thành người lo về tài_chính mà không được xem_xét danh_sách nhân_sự , quân_số , súng_đạn còn các Bộ_trưởng khác của các đảng_phái Quốc_gia chẳng có chức_trách cụ_thể gì , không bao_giờ được tham_dự bất_cứ buổi họp nào của nội_các . Ngày 6 tháng 1 năm 1946 , Chính_phủ Liên_hiệp Lâm_thời do Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh đứng đầu đã tổ_chức cuộc Tổng_tuyển_cử trên toàn_quốc , lần đầu_tiên đã bầu Quốc_hội và thông_qua Hiến_pháp . Nhiều đảng_phái không có quyền tham_gia Tổng_tuyển_cử đã tìm cách phá_hoại . Các đảng này cho là trúng_cử_chỉ là Việt_Minh_cộng_sản , chính_quyền trong tay nên Việt_Minh muốn ai trúng cũng được . Võ_Nguyên_Giáp cho rằng các đảng_phái này tẩy_chay bầu_cử vì họ biết rằng mình không có uy_tín trong nhân_dân như Hồ_Chí_Minh , nếu ứng_cử thì chắc_chắn sẽ thua . Theo Báo Đại_đoàn_kết , mặc_dù bị nhiều đảng_phái tuyên_truyền vận_động dân_chúng tẩy_chay cuộc bầu_cử và ngăn_cản việc tổ_chức bầu_cử ở một_số nơi , nhưng tại các địa_phương , ở đâu cũng có người tự ứng_cử , các cuộc tiếp_xúc tranh_cử công_khai , tự_do diễn ra ở khắp mọi nơi . Theo Việt_Minh , cuộc bầu_cử diễn ra công_bằng . Tuy_nhiên , lá phiếu không bí_mật và theo quan_sát của sử_gia Trần_Trọng_Kim thì có nơi người_dân bị cưỡng_bách_bầu cho Việt_Minh . Sau khi kết_quả bầu_cử được công_bố , sự_thật hoàn_toàn không như các đảng_phái tuyên_truyền . Nhiều đại_biểu có uy_tín của các giai_cấp , tầng_lớp , tôn_giáo , dân_tộc đều trúng_cử tại Quốc_hội khóa I hầu_hết chưa là đảng_viên . Ông được bầu làm đại_biểu quốc_hội khóa đầu_tiên và liên_tiếp 6 kỳ sau . Sau khi Quốc_hội được bầu , ngày 2 tháng 3 năm 1946 , Chính_phủ Liên_hiệp Kháng_chiến được thành_lập để thay_thế Chính_phủ Liên_hiệp Lâm_thời . Ở các địa_phương , các cấp chính_quyền liên_hiệp được thành_lập trong năm 1946 . Theo thỏa_thuận với Việt_Minh , phe đối_lập bao_gồm một_số tổ_chức như Việt_Nam Cách_mạng Đồng_minh_hội và Việt_Nam Quốc_dân Đảng được Trung_Hoa Dân_quốc ủng_hộ , không tham_gia Tổng_tuyển_cử nhưng vẫn được nắm 70 ghế Quốc_hội cùng nhiều vị_trí trong chính_quyền trung_ương do chính_sách hòa_hợp các đảng_phái của Chính_phủ . Trong hồi_ký Những năm_tháng không_thể_nào quên , đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp nhận_định các đảng_phái này lo_sợ thất_bại trước sức ủng_hộ lớn của cử_tri với mặt_trận Việt_Minh nên không tham_gia bầu_cử . Thay vào đó , các đàng_phái này dùng sự ủng_hộ của Trung_Hoa Dân_quốc để gây sức_ép nhằm giành ghế trong quốc_hội mà không cần qua bầu_cử . Cũng trong năm 1946 , ông kết_hôn với bà Đặng_Bích_Hà ( con gái giáo_sư Đặng_Thai_Mai ) . Trấn_áp các đảng_phái chống Chính_phủ Trong thời_gian hoạt_động , Chính_phủ Liên_hiệp Kháng_chiến tiếp_tục thực_hiện các biện_pháp , chính_sách để giữ vững nền độc_lập của nước Việt_Nam dân_chủ non_trẻ . Về đối_nội đã kêu_gọi các đảng_phái đoàn_kết phụng sự quốc_gia , thực_hiện các chính_sách kinh_tế , quốc_phòng , văn_hóa , giáo_dục ... Việt_Nam Quốc_dân Đảng và Đại_Việt_Quốc_dân đảng đã tổ_chức các đội vũ_trang như " Thần lôi_đoàn " , " Thiết_huyết_đoàn " , " Hùm xám " ... Các đội này đã tổ_chức nhiều vụ cướp có vũ_trang , bắt_cóc , tống_tiền , tổ_chức ám_sát những người theo Việt_Minh và cả những người trung_lập như ông Ba_Viên ( Ba_Viên bị Quốc_dân Đảng nghi_ngờ là gián_điệp của Pháp , sau khi gặp Hồ_Chí_Minh , Ba_Viên quay về Hà_Giang , bắt_giữ và hành_quyết một_số đảng_viên Việt_Nam Quốc_dân Đảng ) rồi tuyên_truyền đổ lỗi cho Việt_Minh đã không đảm_bảo được an_ninh trật_tự ở Hà_nội và một_số đô_thị ở Bắc_Bộ . Điều tệ_hại nhất là quân Trung_Hoa Dân_Quốc gây sức_ép để thành_viên Việt_Nam Quốc_dân Đảng được nắm những ghế quan_trọng trong chính_phủ . Theo Võ_Nguyên_Giáp kể lại : " Bọn chúng ( Việt_Nam Quốc_dân đảng ) đội lốt_chủ_nghĩa quốc_gia nhưng chính là một bọn phản_động lệ_thuộc vào Trung_Hoa_Quốc_dân Đảng của Tưởng_Giới_Thạch , và sức_mạnh quân_sự của chúng chỉ để nhặt_nhạnh chút cơm thừa_canh cặn " . Thiếu_tá Mỹ thuộc OSS và là bạn của tướng Giáp , Al_Patti cũng cùng quan_điểm . Sau khi thảo_luận với các đảng_viên Việt_Nam Quốc_dân đảng , ông cho rằng họ không biết phải làm gì để đáp_ứng nhu_cầu của nhân_dân , không một ai có khái_niệm về công_việc sẽ làm mà chỉ chăm_chăm mục_tiêu tranh_giành quyền lãnh_đạo với Việt_Minh . Ông ta nhận_xét : " Họ ( Việt_Nam Quốc_dân Đảng ) là những kẻ_lạc hướng về chính_trị , có_lẽ vì sống quá lâu ở Trung_Quốc " . Hồ_Chí_Minh giao cho Võ_Nguyên_Giáp và Trần_Quốc_Hoàn , sau_này trở_thành Bộ_trưởng Công_an , nhiệm_vụ vô_hiệu hóa các cuộc biểu_tình do Việt_Nam Quốc_dân Đảng và Việt_Nam Cách_mệnh Đồng_minh_Hội tổ_chức nhằm chấm_dứt hoạt_động tuyên_truyền của các đảng này trong dân_chúng . Võ_Nguyên_Giáp kể lại : " Chúng_tôi phải trừng_trị bọn phá_hoại ... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu_khích và đảm_bảo không xảy ra xung_đột lớn " . Võ_Nguyên_Giáp dùng lực_lượng tự_vệ và các hội_viên Hội Cứu_Quốc_phá các cuộc biểu_tình này . Khi có lộn_xộn , lính Trung_Quốc bắn chỉ_thiên , xông vào giải_tán đám biểu_tình để vãn hồi trị_an . Việt_Nam Quốc_dân Đảng hoảng_hốt khi người Trung_Hoa không giúp được gì nhiều trong việc chống lại Việt_Minh như họ mong_đợi . Ông Nguyễn_Duy_Thanh , một người theo chủ_nghĩa quốc_gia buồn_rầu nhớ lại : " Không có Trung_Hoa ủng_hộ , những đảng_phái theo chủ_nghĩa quốc_gia chẳng_thể đối_phó được với những người Cộng_sản " Sự chống_đối của các đảng_phái khiến Võ_Nguyên_Giáp rất tức_giận vì nó làm cản_trở các nỗ_lực của Chính_phủ để đối_phó với Pháp , cũng như khiến chính_phủ phải liên_tục đề_phòng quân_đội Trung_Hoa . Có những lần các đơn_vị tự_vệ thu_nhặt những tờ truyền_đơn do các đảng đối_lập thân Trung_Hoa rải trên phố_phường , lập_tức Hồ_Chí_Minh bị quân_đội Trung_Hoa gọi đến trụ_sở và bị răn_đe . Võ_Nguyên_Giáp đề_nghị dẹp bỏ sự chống_đối để Chính_phủ có_thể loại_trừ nguy_cơ đảo_chính và yên_tâm đối_phó với Pháp , nhưng Hồ_Chí_Minh khuyên ông kiên_nhẫn vì " ném chuột phải tránh vỡ bình_quý " , chẳng có gì phải sợ các nhóm đối_lập này vì họ quá yếu_kém , " nhưng họ có quan_thầy chống lưng " ( hàm_ý là phải nín_nhịn các đảng_phái đối_lập thân Trung_Hoa để tránh xung_đột ) . Sau khi Hiệp_định sơ_bộ được ký với Pháp vào tháng 3 năm 1946 , quân Pháp sẽ ra miền Bắc thay_thế quân Trung_Hoa . Các nhóm đối_lập thân Trung_Hoa ( bao_gồm Việt_Nam Quốc_dân đảng ) sợ bị mất chỗ dựa . Theo Jean_Sainteny , các nhóm này đã cài người vào đám đông để kích_động nhân_dân gây bạo_loạn nhằm tìm cách phá_bỏ hiệp_định , kích_động xung_đột Việt - Pháp , một kẻ giấu mặt thậm_chí đã ném một quả lựu_đạn vào đám đông , may_mắn là kẻ này quên rút chốt lựu_đạn . Sự có_mặt của quân_đội Tưởng_Giới_Thạch cho tới lúc đó đã đảm_bảo sự tồn_tại của Việt_Nam Quốc_dân Đảng và Việt_Nam Cách_mệnh Đồng_minh Hội . Hai_đảng này không có một chương_trình gắn_kết với nhau để tranh_thủ dân_chúng như Việt_Minh . Những người lãnh_đạo Việt_Nam Quốc_dân Đảng và Việt_Nam Cách_mệnh Đồng_minh Hội thì còn xa mới có được những phẩm_chất có_thể so_sánh với Hồ_Chí_Minh , Võ_Nguyên_Giáp và những người có trách_nhiệm khác của Việt_Minh . Khi quân_đội Tưởng_Giới Thạch_rút khỏi Việt_Nam ngày 15 tháng 6 năm 1946 , những đảng_phái theo chủ_nghĩa_quốc_gia mất chỗ dựa . Võ_Nguyên_Giáp quyết_định Việt_Minh phải hoàn_toàn điều_khiển bộ_máy chính_quyền , loại_bỏ những kẻ chống_đối trong nội_bộ để tập_trung đối_phó với Pháp . Ông hối_hả hành_động ngay với mục_tiêu rải khắp : Việt_Nam Cách_mệnh Đồng_minh Hội được Trung_Hoa_Quốc_dân Đảng ủng_hộ , Việt_Nam Quốc_dân Đảng ( theo Cecil B._Currey tổ_chức này chỉ mượn_danh cách_mạng của Việt_Nam Quốc_dân Đảng năm 1930 do Nguyễn_Thái_Học sáng_lập còn theo David_G. Marr thì đến cuối năm 1945 nhiều người_dân vẫn không tin rằng Việt_Nam Quốc_dân Đảng đã phản_bội lại sự_nghiệp cách_mạng của Nguyễn_Thái_Học năm 1930 như Đảng Cộng_sản_Đông_Dương tuyên_truyền ) , nhóm quốc_gia thân_Nhật Đại_Việt , những người Trotskyist , những người quốc_gia chống Pháp , nhóm Công_giáo mang tên " chiến_sĩ Công_giáo " . Võ_Nguyên_Giáp đã từng bước tìm cách loại_bỏ dần các đảng_phái này . Ngày 19 tháng 6 năm 1946 , Báo Cứu_Quốc của Tổng_bộ Việt_Minh_đăng xã luận_kịch_liệt chỉ_trích " bọn phản_động phá_hoại Hiệp_định sơ_bộ Pháp Việt_mùng 6 tháng 3 " . Ngay sau đó Võ_Nguyên_Giáp bắt_đầu chiến_dịch truy_quét các đảng_phái đối_lập bằng lực_lượng công_an và quân_đội do Việt_Minh kiểm_soát với sự giúp_đỡ của Pháp . Ông cũng sử_dụng các binh_lính , sĩ_quan Nhật_Bản tình_nguyện ở lại Việt_Nam và một_số vũ_khí do Pháp cung_cấp ( ở Hòn_Gai_quân Pháp cung_cấp cho Việt_Minh những khẩu_pháo để diệt một_số vị_trí do quân Đại_Việt chiếm_giữ ) trong chiến_dịch này . Chính_phủ Liên_hiệp Kháng_chiến được thành_lập nhằm tạo khối đại_đoàn_kết giữa các đảng_phái , sau Vụ án phố Ôn_Như_Hầu đã mất đi ý_nghĩa của nó . Chiến_tranh Đông_Dương lần 1 Ngày 19 tháng 12 năm 1946 , Chiến_tranh Đông_Dương chính_thức bùng_nổ . Dưới sự lãnh_đạo của Hồ_Chí_Minh và Đảng Cộng_sản , ông bắt_đầu chỉ_đạo cuộc đấu_tranh_vũ_trang kéo_dài 9 năm chống lại sự tái_chiếm Việt_Nam của quân Pháp ( 1945 - 1954 ) trên cương_vị Tổng_chỉ_huy và Tổng_Chính ủy , từ năm 1949 đổi tên gọi_là Tổng_tư_lệnh quân_đội kiêm Bí_thư Tổng_Quân_ủy . Đại_tướng đầu_tiên của Quân_đội nhân_dân Việt_Nam Không được đào_tạo tại bất_kỳ trường quân_sự nào trước đó , không phải trải qua các cấp_bậc quân_hàm trong quân_đội , Võ_Nguyên_Giáp được phong quân_hàm Đại_tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc_lệnh 110 / SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948 , Ông trở_thành Đại_tướng đầu_tiên của Quân_đội nhân_dân Việt_Nam khi 37 tuổi . Sau_này , trả_lời phóng_viên nước_ngoài về tiêu_chí phong_tướng , Hồ_Chí_Minh đã nói : " Đánh thắng đại_tá phong đại_tá , đánh thắng thiếu_tướng phong thiếu_tướng , thắng trung_tướng phong trung_tướng , thắng đại_tướng phong đại_tướng " . Cùng đợt phong_hàm có Nguyễn_Bình được phong Trung_tướng ; Nguyễn_Sơn , Lê_Thiết_Hùng , Chu_Văn_Tấn , Hoàng_Sâm , Hoàng_Văn_Thái , Lê_Hiến_Mai , Văn_Tiến_Dũng , Trần_Đại_Nghĩa , Trần_Tử_Bình được phong Thiếu_tướng . Tháng 7-1948 , Võ_Nguyên_Giáp giữ chức Bộ_trưởng Bộ Quốc_phòng kiêm Tổng_Chỉ_huy Quân_đội quốc_gia và Dân_quân Việt_Nam . Tháng 8 năm 1948 , ông là Ủy_viên Hội_đồng_Quốc_phòng Tối_cao vừa_mới được thành_lập . Từ tháng 8 năm 1945 Võ_Nguyên_Giáp là một trong 5 ủy_viên Ban Thường_vụ Trung_ương_Đảng Cộng_sản Đông_Dương và trở_thành ủy_viên Bộ_Chính_trị ( thay_thế Ban Thường_vụ Trung_ương ) Đảng Lao_động Việt_Nam từ năm 1951 . Như các danh_tướng Việt_Nam trong lịch_sử , Võ_Nguyên_Giáp chú_trọng nghệ_thuật lấy ít địch nhiều , lấy yếu_chế mạnh , lấy thô_sơ_thắng hiện_đại . Tư_tưởng quân_sự nổi_tiếng của ông có tên gọi_là Chiến_tranh_nhân_dân kế_thừa quan_điểm quân_sự Hồ_Chí_Minh , tinh_hoa nghệ_thuật đánh giặc của tổ_tiên , tri_thức quân_sự thế_giới , lý_luận quân_sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh_nghiệm cá_nhân được liên_tục cập_nhật trong nhiều cuộc chiến_tranh mà nổi_bật là chiến_tranh chống Pháp và chống Mỹ . Ông nói : Trong 9 năm trường_kỳ đánh Pháp , Võ_Nguyên_Giáp đã có những sáng_kiến quan_trọng để phát_huy sức_mạnh quân_sự và đã trở_thành những kinh_nghiệm quý_báu như : " Đại_đội độc_lập , tiểu_đoàn tập_trung " . Với chuyên_gia quân_sự Trung_Quốc sang giúp huấn_luyện quân_đội , ông chỉ_đạo chiến_sĩ học_tập , tiếp_thu , nghiên_cứu kỹ phương_pháp của nước bạn , đồng_thời nhắc_nhở cán_bộ , sĩ_quan phải ghi_nhớ việc tiết_kiệm sinh_mạng bộ_đội do Việt_Nam là nước nhỏ không_thể nuôi nhiều quân . Năm 1954 , Võ_Nguyên_Giáp được Hồ_Chí_Minh và Đảng Lao_động tin_tưởng trao cho toàn_quyền chỉ_huy Chiến_dịch Điện_Biên_Phủ . Trước khi ra trận , Hồ_Chí_Minh đã dặn_dò : " Cho_chú toàn_quyền chỉ_huy . Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn " . Ông lên kế_hoạch và chỉ_huy 5 trong 6 sư_đoàn bộ_binh chủ_lực khi đó của Quân_đội nhân_dân Việt_Nam là 308 , 304 , 312 , 316 và Đại_đoàn sơn pháo 351 tấn_công Điện_Biên_Phủ . Sau 56 ngày_đêm , đội quân nhà_nghề được trang_bị hiện_đại của Liên_hiệp Pháp bị đánh_bại . Chiến_thắng này đã đặt dấu chấm_hết cho quyền_lực của người Pháp tại Đông_Dương sau 83 năm , và đã đưa Võ_Nguyên_Giáp đi vào lịch_sử thế_giới như_là một danh_nhân quân_sự Việt_Nam , một người_hùng của các nước Thế_giới thứ ba đang bị thực_dân châu_Âu đô_hộ . Sau chiến_thắng này , những người_dân bị nô_dịch đã xem Hồ_Chí_Minh và Võ_Nguyên_Giáp là thần_tượng để hạ quyết_tâm lật_đổ chế_độ thực_dân xây_dựng nền độc_lập của riêng mình . Năm 1962 , trong lời đề_tựa cuốn " Đêm thực_dân " ( La_Nuit Coloniale ) , nhà_lãnh_đạo giải_phóng dân_tộc Ferhat_Abbas , sau_này trở_thành tổng_thống đầu_tiên của Algerie , đã viết : " Điện_Biên_Phủ không_chỉ là một chiến_thắng quân_sự . Đó là khẳng_định của người_dân châu_Á và châu_Phi trước người châu_Âu . Đó là xác_nhận về nhân_quyền quy_mô toàn_cầu . Tại Điện_Biên_Phủ , nước Pháp đã đánh mất sự hiện_diện hợp_lý duy_nhất , đó là lý_lẽ của kẻ mạnh " . Năm 2013 , Tổng_thống Algérie - Abdelaziz_Bouteflika - đã gọi Võ_Nguyên_Giáp là người anh_hùng quân_đội của nền độc_lập Việt_Nam , là nhà chiến_lược vĩ_đại đã khiến cho thực_dân Pháp phải kinh_hoàng ở Điện_Biên_Phủ , và tên_tuổi ông " sẽ vẫn mãi_khắc sâu trong ký_ức của nhân_dân Algeria . " Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp tổng_kết : " Dân_tộc ta có_thể tự_hào rằng : Dưới sự lãnh_đạo của Đảng ta , đứng đầu là Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh kính_yêu , chúng_ta đã chứng_minh một chân_lý vĩ_đại . Chân_lý đó là trong thời_đại ngày_nay một dân_tộc thuộc_địa bị áp_bức , khi đã biết đứng dậy đoàn_kết đấu_tranh , kiên_quyết chiến_đấu cho độc_lập , tự_do và chủ_nghĩa_xã_hội thì có đầy_đủ khả_năng để chiến_thắng quân_đội xâm_lược hùng_mạnh của một nước đế_quốc chủ_nghĩa " . Các chiến_dịch Các chiến_dịch ông đã tham_gia với tư_cách là Tư_lệnh chiến_dịch - Bí_thư Đảng ủy trong kháng_chiến chống Pháp cùng_với Thiếu_tướng Hoàng_Văn_Thái làm tham_mưu_trưởng chiến_dịch : Chiến_dịch Việt_Bắc ( thu đông 1947 ) Chiến_dịch Biên_giới ( tháng 9 - 10 , năm 1950 ) Chiến_dịch Trung_Du ( tháng 12 năm 1950 ) Chiến_dịch Đông_Bắc ( năm 1951 ) Chiến_dịch Đồng_Bằng ( tháng 5 năm 1951 ) Chiến_dịch Hòa_Bình ( tháng 12 năm 1951 ) Chiến_dịch Tây_Bắc ( tháng 9 năm 1952 ) Chiến_dịch Thượng_Lào ( tháng 4 năm 1953 ) Chiến_dịch Điện_Biên_Phủ ( tháng 3 - 5 năm 1954 ) Thắng_lợi của chiến_dịch Điện_Biên_Phủ mang đậm việc tạo thế , tổ_chức hậu_cần , thay_đổi chiến_thuật . Sau chiến_dịch này , Hiệp_định Genève về Đông_Dương được ký_kết , đặt dấu chấm_hết cho sự có_mặt của người Pháp ở Việt_Nam sau hơn 80 năm . Chiến_tranh Đông_Dương lần 2 Từ năm 1954 đến năm 1976 , Võ_Nguyên_Giáp tiếp_tục giữ cương_vị Ủy_viên Bộ_Chính_trị - Bí_thư Quân_ủy Trung_ương , Tổng_tư_lệnh Quân_đội nhân_dân Việt_Nam , Bộ_trưởng Bộ Quốc_phòng . Ông còn là Phó Thủ_tướng Chính_phủ , sau là Phó Chủ_tịch Hội_đồng_Bộ_trưởng ( từ năm 1955 đến năm 1991 ) . Từ tháng 3 năm 1960 , Võ_Nguyên_Giáp làm_việc dưới sự lãnh_đạo của Bộ_Chính_trị và nhà_lãnh_đạo mới là Lê_Duẩn , Bí_thư Thứ nhất Đảng Lao_động Việt_Nam , một người đường_lối cứng_rắn đã trải qua những nhà_tù khắc_nghiệt nhất , tận_mắt chứng_kiến những người Việt_Minh ở miền nam sau Hiệp_định Geneve trong Phong_trào Tố_cộng - Diệt_cộng do Ngô_Đình_Diệm phát_động . Lê_Duẩn chủ_trương dùng đấu_tranh quân_sự để " đánh_đuổi quân_Mỹ , tiêu_diệt chế_độ tay_sai để giải_phóng miền Nam , thống_nhất đất_nước " . Dù có thói_quen viết hồi_ký , Võ_Nguyên_Giáp vẫn chưa xuất_bản cuốn nào về giai_đoạn 1954 - 1971 . Đây là thời_kỳ Lê_Duẩn từ vị_trí lãnh_đạo Trung_ương Cục miền Nam tiến đến điều_hành Bộ_Chính_trị . Theo các sử_gia_phương Tây , Lê_Duẩn xem trọng_tài năng của Võ_Nguyên_Giáp , mặt_khác , ông giữ ấn_tượng xấu về việc lãnh_đạo Việt_Minh đồng_ý rút quân ra bắc theo Hiệp_định Geneve với Pháp , khiến những cán_bộ chính_trị Việt_Minh còn ở lại miền Nam bị Mỹ tàn_sát nghiêm_trọng do không còn lực_lượng_vũ_trang bảo_vệ . Theo Pierre_Asselin , thời_gian cuộc_chiến chống Mỹ tại miền Nam Việt_Nam nổ ra vào năm 1964 , Võ_Nguyên_Giáp trở_thành " một khuôn_mặt của các nỗ_lực chiến_tranh chống Mỹ , một công_cụ " tiếp_thị " hỗ_trợ cho những người khác trong Đảng , những người thiếu danh_tiếng , uy_tín và tính hấp_dẫn trên trường quốc_tế ( so với Võ_Nguyên_Giáp ) " . Cũng theo quan_điểm của ông này , chiến_lược Tổng tấn_công Mậu_Thân năm 1968 là do Lê_Duẩn xây_dựng , ông Giáp chỉ góp_ý chứ không đóng vai_trò lớn trong chủ_trương này . Chính Lê_Duẩn là người chỉ_đạo chính trong cuộc chiến_tranh này , là kiến_trúc_sư của chiến_thắng của những người cộng_sản vào năm 1975 . Tuy_nhiên khi nghiên_cứu các tài_liệu của Việt_Nam , Giáo_sư Nguyễn_Quang_Ngọc cho rằng Võ_Nguyên_Giáp không hề có những tranh_cãi với những thành_viên Bộ_Chính_trị khác trong giai_đoạn cuộc chiến_tranh Việt_Nam . Các tài_liệu cho thấy rằng không hề có một sự phân_chia ê-kíp trong nội_bộ Bộ_Chính_trị Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa như các nhà_sử_học phương Tây hoặc một_số dư_luận vẫn đồn_đoán , mà theo đó Tướng_Giáp được cho là thuộc phái " chủ hòa " . Theo điều_lệ Đảng quy_định thì Tổng_Bí_thư Đảng Lao_động ( tức Lê_Duẩn ) sẽ được kiêm luôn chức_danh Bí_thư Quân_ủy Trung_ương , nắm quyền chỉ_đạo lớn nhất về quân_sự , Bộ_trưởng quốc_phòng ( tức Võ_Nguyên_Giáp ) sẽ chỉ có_thể được làm Phó Bí_thư . Như_vậy , theo đúng quy_định thì Lê_Duẩn hoàn_toàn có_thể yêu_cầu Võ_Nguyên_Giáp trao lại chức_vụ này cho mình . Tuy_nhiên , Lê_Duẩn đã không đòi_hỏi chức_vụ này và vẫn ủng_hộ Võ_Nguyên_Giáp tiếp_tục giữ chức_vụ Bí_thư Quân_ủy Trung_ương trong suốt thời_gian 20 năm chiến_tranh , điều này cho thấy giữa hai người có sự tin_tưởng lẫn nhau chứ không hề có chia_rẽ , mâu_thuẫn . Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp cũng viết trong hồi_ký cho biết quan_hệ giữa ông và Lê_Duẩn rất tốt , giữa hai người không hề có bất_đồng gì lớn : " Với tôi , những năm công_tác trong Bộ_Chính_trị , Anh ( tức Lê_Duẩn ) đã thường_xuyên trao_đổi ý_kiến , thường là nhanh_chóng đi đến nhất_trí trong những vấn_đề lớn ; khi có ý_kiến khác nhau thì tranh_luận thẳng_thắn , những điều chưa nhất_trí thì chờ thực_tiễn kiểm_nghiệm . Lúc mới ra Bắc , Anh thường tâm_sự với tôi những khó_khăn trong công_việc ... Từ sau Đại_hội III và Đại_hội IV , tôi đã ba lần đề_nghị Anh là Tổng_Bí_thư kiêm luôn Bí_thư Quân_ủy Trung_ương , nhưng Anh nói với tôi : " Anh ( tức Võ_Nguyên_Giáp ) là Tổng_chỉ_huy lâu năm nên tiếp_tục làm Bí_thư Quân_ủy Trung_ương , như_vậy có lợi cho lãnh_đạo " . " Từ 1954 đến 1964 Từ năm 1954 đến năm 1956 , Việt_Nam_Dân_Chủ Cộng_hòa chủ_trương đấu_tranh hòa_bình , yêu_cầu chế_độ Việt_Nam Cộng_hòa thực_hiện Hiệp_định Geneve vì một Việt_Nam thống_nhất , không chia_rẽ về tình_cảm và chính_trị . Tuy_nhiên , Ngô_Đình_Diệm đã thẳng_thừng bác_bỏ đề_nghị này và đẩy_mạnh Chính_sách_tố Cộng_diệt Cộng . Từ năm 1957 đến năm 1958 , Đảng Lao_động đã có những cuộc họp bàn về cách_mạng Miền_Nam nhưng chủ_trương , biện_pháp đấu_tranh vẫn chưa thay_đổi , phong_trào cách_mạng tiếp_tục bị đàn_áp và tổn_thất nặng_nề . Tháng 1-1959 , khi hy_vọng thi_hành Hiệp_định Genève không còn , tại cuộc họp Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng họp Hội_nghị ( mở_rộng ) lần thứ 15 , Võ_Nguyên_Giáp giúp Bộ_Chính_trị và các cán_bộ Việt_Minh mới từ miền nam ra ( do Lê_Duẩn đứng đầu ) ban_hành Nghị_quyết 15 Bộ_Chính_trị , khẳng_định việc giải_phóng miền nam bằng đấu_tranh_vũ_trang , cho_phép những cán_bộ kháng_chiến còn lại ở miền nam được tổ_chức hoạt_động vũ_trang . Năm 1959 , được Bộ_Chính_trị đồng_ý , Võ_Nguyên_Giáp đã quyết_định thành_lập Đoàn 559 mở_đường_mòn dọc dãy Trường_Sơn để tiếp_ứng phong_trào cách_mạng miền nam Việt_Nam . Nhờ việc mở_đường Trường_Sơn , phong_trào cách_mạng và hoạt_động du_kích miền Nam phát_triển rất mạnh . Sau 4 năm , Mặt_trận Dân_tộc Giải_phóng miền Nam Việt_Nam đã thành_lập được một_số đơn_vị cấp trung_đoàn . Năm 1964 , được Bộ_Chính_trị đồng_ý , Võ_Nguyên_Giáp đã bí_mật cử Nguyễn_Chí_Thanh , Lê_Trọng_Tấn vào chiến_trường Đông_Nam_Bộ_chỉ_huy quân giải_phóng miền Nam đánh lớn tại Bàu_Bàng , Dầu_Tiếng , Đồng_Xoài ... tạo chuyển_biến chiến_trường và thành_lập các Sư_đoàn 1 , 2 , 3 , 5 , 7 , 9 nổi_tiếng . Trong đó , Sư_đoàn 1 trấn_thủ_Tây_Nguyên , Sư_đoàn 2 trấn_thủ Quảng_Nam , Quảng_Ngãi , Sư_đoàn 3 Sao_Vàng trấn_thủ Bình_Định , trung_đoàn 10 trấn_thủ Phú_Yên , trung_đoàn 20 trấn_thủ_Khánh_Hòa , Sư_đoàn 5 trấn_thủ khu_vực Sài_Gòn - Gia_Định , Sư_đoàn 7 cơ_động chiến_đấu khắp Quân_khu 7 gồm Lâm_Đồng , Ninh_Thuận , Đồng_Nai , Tây_Ninh , Bình_Thuận , Bình_Phước và Sư_đoàn 9 di_chuyển chiến_đấu khắp Tây_Ninh và Quân_khu 9 . Từ 1965 đến 1972 Năm 1965 , chia lửa với Nam_Bộ , Hoàng_Minh_Thảo , người từng là học_trò của Võ_Nguyên_Giáp ở trường Thăng_Long được cử vào Mặt_trận Tây_Nguyên làm Phó Tư_lệnh rồi Tư_lệnh Mặt_trận B3 thay Chu_Huy_Mân chuyển sang chỉ_huy Mặt_trận duyên_hải Nam_Trung_Bộ đến khi chiến_tranh kết_thúc . Năm 1965 , Quân_đội Hoa_Kỳ bắt_đầu thực_hiện chiến_lược chiến_tranh cục_bộ . Quy_mô quân viễn_chinh Mỹ đã lên tới hơn 50 vạn vào cuối năm 1967 , cùng_với đó là hàng ngàn máy_bay , trực_thăng và xe thiết_giáp . Đối_phó với Mỹ , Võ_Nguyên_Giáp_vấn kiên_trì đường_lối chiến_tranh_nhân_dân - " trường_kỳ kháng_chiến " như Chiến_tranh Đông_Dương trước đó . Kết_quả là hai cuộc tiến_công mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 của Mỹ đã thất_bại , họ đã không_thể tiêu_diệt được quân Giải_phóng và bình_định miền Nam Việt_Nam trong 18 tháng như kế_hoạch ban_đầu , và quân_Mỹ bắt_đầu sa_lầy vào một cuộc_chiến hao_tổn , mệt_mỏi và không có dấu_hiệu kết_thúc . Ký_giả James_Fox nhận_xét : tướng Giáp đã thi_hành một đường_lối không quá khác_biệt ( so với thời_kỳ chống Pháp ) nhưng vô_cùng hiệu_quả , mà quân Mỹ rút ra được rất ít bài_học từ người Pháp trước đó . Năm 1968 , Bộ_Chính_trị và Quân_ủy Trung_ương tại Hà_Nội phát_động cuộc Tổng_Tấn_công và Nổi_dậy Tết Mậu_Thân . Một_số nguồn tin từ nước_ngoài cho rằng Võ_Nguyên_Giáp không tán_thành chủ_trương tổng tấn_công trên toàn chiến_trường miền Nam , nhưng các tài_liệu lịch_sử ghi_chép về hoạt_động của Bộ_Chính_trị cho thấy Võ_Nguyên_Giáp đã trực_tiếp tham_gia vào việc lập kế_hoạch và chỉ_đạo chiến_dịch này , tuy có một_số thời_điểm ông phải đi chữa bệnh ở Hungary nên không_thể dự họp . Ngày 25 tháng 1 năm 1968 , trên đường từ Hungary về , Võ_Nguyên_Giáp ghé qua Bắc_Kinh xin chỉ_thị của Hồ_Chí_Minh về chiến_dịch Mậu_Thân . Hai người cùng chờ_đợi đài_phát_thanh thông_báo về việc mở_màn chiến_dịch Tết Mậu_Thân vào đêm giao_thừa ( 31 tháng 1 năm 1968 ) . Sau khi biết tin cuộc tiến_công đã diễn ra đúng thời_gian đã định , ông về nước vào đầu tháng 2 năm 1968 Hội_nghị Trung_ương lần thứ 14 vào tháng 1 năm 1968 thông_qua quyết_định của Bộ_Chính_trị quyết_định Tổng_tiến_công . Sau khi trở về , Võ_Nguyên_Giáp trên cương_vị tổng_tư_lệnh tối_cao của Các Lực_lượng Vũ_trang và bộ_trưởng Bộ Quốc_phòng , ông đã chỉ_đạo đợt tấn_công Tết cũng như Chiến_dịch Đường 9 - Khe_Sanh . Chiến_dịch Mậu_Thân đã làm cho quân_đội Hoa_Kỳ bất_ngờ và chịu nhiều tổn_thất , thúc_đẩy phong_trào phản_chiến ở Mỹ và trên khắp thế_giới . Tuy_nhiên , cuộc tổng_tiến_công này có những tổn_thất lớn và có nhiều vấn_đề cần rút kinh_nghiệm về chiến_thuật . Năm 1990 , ông chia_sẻ với nhà sử_học Stanley_Karnow về mục_đích chiến_lược của chiến_dịch Mậu_Thân : " Chúng_tôi muốn chứng_minh cho người Mỹ thấy rằng chúng_tôi không hề kiệt_sức , chúng_tôi có_thể tấn_công kho vũ_khí , thông_tin liên_lạc , các đơn_vị tinh_nhuệ và thậm_chí cả trụ_sở , đầu_não cuộc_chiến của họ " . Trong một cuộc phỏng_vấn vào năm 1994 , đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp cho biết : so_sánh tương_quan_lực_lượng hai bên ở Khe_Sanh là quá chênh_lệch , hỏa_lực của không_quân Mỹ mạnh hơn Pháp hàng chục lần nên ông nhận thấy việc diệt gọn cứ_điểm Khe_Sanh ( giống như trận Điện_Biên_Phủ ) là không_thể . Mục_tiêu thực_tế mà phía Việt_Nam theo_đuổi là bao_vây , tập_kích nhỏ nhưng liên_tục để khiến quân Mỹ chịu thương_vong lớn , dần suy_sụp ý_chí và cuối_cùng phải rút chạy khỏi đó . Tướng Võ_Nguyên_Giáp tiếp_tục giữ các cương_vị lãnh_đạo trong Bộ_Chính_trị và các lực_lượng_vũ_trang cho tới khi chiến_tranh kết_thúc năm 1975 , và ông đóng một vai_trò quan_trọng trong việc lên kế_hoạch và tiến_hành cuộc tấn_công cuối_cùng vào tháng 4 năm 1975 . Từ 1972 đến 1975 Cuốn hồi_ức mang tên " Tổng_hành_dinh trong Mùa xuân đại_thắng " do Võ_Nguyên_Giáp xuất_bản lần đầu năm 2001 đã thuật lại những hoạt_động của ông vào giai_đoạn cuối cuộc kháng_chiến chống Mỹ từ năm 1972 đến năm 1975 . Năm 1972 , sau đại_thắng tại Chiến_dịch Đường 9 Nam_Lào , với binh_lực liên_tục được bổ_sung , Võ_Nguyên_Giáp chủ_trương khuếch_trương chiến_quả bằng một kế_hoạch quân_sự ở Tây_Nguyên , nơi có khả_năng triển_khai lực_lượng lớn , đánh lớn , gây những khó_khăn lớn hơn cho quân_đội Sài_Gòn . Kế_hoạch này đã bị Quân_ủy trung_ương bác_bỏ do Tổng_cục tình_báo 2 nhận được thông_tin là Mỹ và quân_đội Sài_Gòn đã sớm biết và đã đón lõng tại Tây_Nguyên . Đồng_thời do ở gần nên mặt_trận Trị-Thiên cũng dễ bổ_sung đạn_dược , quân_số hơn , lại có 2 mục_tiêu_cực_kỳ quan_trọng là Huế và Đà_Nẵng . Một phương_án mới được đưa ra . Quân Giải_phóng sẽ chia quân mở 3 chiến_dịch tại Trị-Thiên , Tây_Nguyên và Đông_Nam_Bộ . Sau 2 tháng , trước những thắng_lợi lớn trong Chiến_dịch Trị_Thiên và quân Giải_phóng đã áp sát Huế , các lực_lượng bổ_sung được tiếp_tục đưa vào đây , còn mặt_trận Tây_Nguyên thì buộc phải ngừng tiến_công do thiếu nhiên_liệu , đạn_dược dự_trữ . Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp đề_xuất vòng qua phía tây Huế , chia lực_lượng và hỏa_lực đánh vào Vùng Chiến_thuật I. Tuy_nhiên các đơn_vị công_binh mở_đường do thiếu phương_tiện nên thực_hiện quá chậm , không kịp phục_vụ mục_tiêu chiến_dịch ( con đường này sau đó đã phát_huy tác_dụng vào chiến_dịch mùa xuân năm 1975 ) 6 sư_đoàn tham_gia chiến_dịch Trị_Thiên gồm 312 , 308 , 324 , 325 , 320 , 341 đã hành_quân đánh trực_diện từ phía bắc xuống Vùng Chiến_thuật I , nơi có Quân_đoàn I và lực_lượng tổng_trù bị của quân_đội Sài_Gòn gồm các Lữ_đoàn Biệt_động quân , Sư_đoàn Dù và Sư_đoàn Thủy_quân Lục_chiến , được không_quân và Hải_quân Mỹ chi_viện tối_đa . Cuối năm 1972 , Võ_Nguyên_Giáp tham_gia chỉ_huy chiến_dịch 12 ngày_đêm chống lại cuộc ném bom oanh_tạc miền Bắc bằng B-52 của không_quân Mỹ . Cuối tháng 11 năm 1972 , phương_án tác_chiến đã được Tổng_Tham_mưu_trưởng Văn_Tiến_Dũng và tập_thể lãnh_đạo Bộ Tổng_tham_mưu trực_tiếp thông_qua , sau đó được Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp phê_chuẩn . Thất_bại trong chiến_dịch này buộc Mỹ phải chấp_nhận ký Hiệp_định Paris với những điều_khoản nhân_nhượng mà chính Mỹ trước đó đã từ_chối ký . Đêm 26 tháng 12 năm 1972 , 8 máy_bay Mỹ đã bị quân và dân miền Bắc bắn rơi , riêng Hà_Nội bắn rơi 5 chiếc , trong đó có 4 chiếc rơi tại_chỗ . Từ sở_chỉ_huy tối_cao , Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp đã biểu_dương các đơn_vị lập_công và ra lời kêu_gọi : " Kẻ địch_thua đau và nhất_định sẽ bị thất_bại hoàn_toàn . Nhưng , chúng vẫn ngoan_cố kéo_dài cuộc tập_kích . Các đơn_vị hãy bắn rơi nhiều B 52 nữa , hãy giáng cho quân Mỹ một đòn " Điện_Biên_Phủ " ngay trên bầu_trời Hà_Nội , Thủ_đô thân_yêu của chúng_ta . " Tên gọi " Chiến_thắng Điện_Biên_Phủ trên không " xuất_hiện từ đó . Năm 1974 , để nắm vững tình_hình thực_tế chiến_trường và có quyết_sách đúng_đắn , Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp cùng Tư_lệnh trưởng_Đoàn 559 Đồng_Sĩ_Nguyên và chính ủy Đặng_Tính đã vượt hàng trăm cây_số đi thăm bộ_đội Trường_Sơn trên đường_mòn Hồ_Chí_Minh và kiểm_tra sự chuẩn_bị cho cuộc Tổng_tiến_công và nổi_dậy dự_kiến vào mùa Xuân 1975 . Cuối năm 1974 , tại bản " Kế_hoạch chiến_lược giải_phóng miền Nam , thống_nhất nước_nhà " , các ý_kiến bổ_sung của Lê_Duẩn , Trường_Chinh , Võ_Nguyên_Giáp đã chỉ rõ : " Mặc_dù các năm 1975 và 1976 đều quan_trọng nhưng năm 1975 là năm bản_lề tạo điều_kiện quyết_định để năm 1976 đạt mục_tiêu cuối_cùng . Nếu thời_cơ đến vào năm 1975 thì lập_tức tiến_hành tổng tấn_công , giải_phóng hoàn_toàn miền Nam trong năm 1975 " . Năm 1975 , Võ_Nguyên_Giáp đã tán_thành đề_xuất của Trung_tướng Hoàng_Minh_Thảo chọn địa_bàn Nam_Tây_Nguyên làm hướng tấn_công chiến_lược , xin ý_kiến Bộ_Chính_trị và cử Đại_tướng Văn_Tiến_Dũng vào Nam chỉ_đạo đánh_đòn " điểm huyệt " vào hệ_thống phòng_ngự của quân_đội Sài_Gòn tại Buôn_Mê_Thuột . Chính ông nhân_đà thắng trận Buôn_Ma_Thuột , trực_tiếp ra_lệnh Trung_tướng Lê_Trọng_Tấn gấp_rút giải_phóng Đà_Nẵng trong 3 ngày . Chính ông đề_xuất và ra quyết_định mở Chiến_dịch Hồ_Chí_Minh mà trong đó Văn_Tiến_Dũng làm Tư_lệnh , Lê_Trọng_Tấn , Lê_Đức_Anh , Trần_Văn_Trà làm Phó Tư_lệnh , chỉ_huy 5 cánh quân với sức_mạnh của 20 sư_đoàn đồng_loạt tiến vào giải_phóng Sài_Gòn . Mệnh_lệnh nổi_tiếng nhất của ông chỉ_đạo Chiến_dịch Hồ_Chí_Minh là " Thần_tốc , thần_tốc hơn_nữa , táo_bạo , táo_bạo hơn_nữa , tranh_thủ từng phút , từng giờ , xốc tới mặt_trận , giải_phóng miền Nam , quyết_chiến và toàn_thắng " . Võ_Nguyên_Giáp giải_thích chiến_lược đánh Mỹ của ông : Trong thời_gian diễn ra chiến_tranh , Mỹ và Việt_Nam Cộng_Hòa nhiều lần loan báo các thông_tin về Võ_Nguyên_Giáp nhằm làm lung_lay tinh_thần đối_phương . Thỉnh_thoảng báo_chí Mỹ và Việt_Nam Cộng_Hòa lại loan tin về " đảo_chính ở miền Bắc " , " tướng Giáp bị ám_sát hoặc bị bắt giam " ... Trong chiến_dịch Linebacker II , ngày 24 tháng 12 năm 1972 , trên trang nhất tờ The_Sunday_Times ( Mỹ ) còn đăng_tin : " Tướng Võ_Nguyên_Giáp , Bộ_trưởng Quốc_phòng Bắc_Việt_Nam , đã thiệt_mạng trong một vụ nổ ngày hôm_qua khi thị_sát những tổn_thất sau các đợt ném bom tại Hải_Phòng , theo nguồn tin tình_báo Nam_Việt_Nam . Nguồn tin này cho biết một quả " mìn nổ_chậm " đã phát_nổ khi Tướng Giáp_thị_sát kho quân_sự Trần_Hưng_Đạo tại thành_phố cảng . Không có thêm chi_tiết về vụ_việc ... " Thông_tin này sau đó vài ngày được chứng_minh là bịa_đặt , và Võ_Nguyên_Giáp vẫn sống khỏe mạnh cho tới hàng chục năm sau chiến_tranh . Chiến_tranh Đông_Dương lần 3 Trong một thời_gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963 , ông kiêm thêm chức_vụ Chủ_nhiệm Ủy_ban Khoa_học Nhà_nước . Năm 1978 , ông thôi_chức Bí_thư quân_ủy Trung_ương , Lê_Duẩn trở_thành Bí_thư và Văn_Tiến_Dũng làm Phó Bí_thư Quân_ủy Trung_ương . Đất_nước mới vừa thống_nhất ngày 30 tháng 4 năm 1975 , đã bị quân Khmer_Đỏ vượt biên_giới Tây_Nam tiến vào Việt_Nam và xung_đột với Việt_Nam trong một thời_gian dài , Khmer_Đỏ được hậu_thuẫn từ Trung_Quốc và sau đó có Thái_Lan một phần gây xung_đột biên_giới với Việt_Nam từ năm 1975 mãi đến năm 1990 mới chấm_dứt , đỉnh_điểm là cuộc_Chiến_tranh biên_giới Việt-Trung năm 1979 . Tại thời_điểm này ông giữ cương_vị Phó Thủ_tướng Chính_phủ kiêm Bộ_trưởng Bộ Quốc_phòng . Sau khi cuộc chiến_tranh ở biên_giới phía Bắc kết_thúc , không có thay_đổi lãnh_thổ đáng_kể giữa Việt_Nam và Trung_Quốc . Giai_đoạn làm Phó Thủ_tướng phụ_trách các lĩnh_vực dân_sự Ngày 7 tháng 2 năm 1980 , ông thôi giữ chức Bộ_trưởng Bộ Quốc_phòng nhưng vẫn tiếp_tục giữ chức Ủy_viên Bộ_Chính_trị ( đến năm 1982 ) và Phó Thủ_tướng phụ_trách Khoa_học - Kỹ_thuật . Người thay_thế ông ở Bộ Quốc_phòng là Đại_tướng Văn_Tiến_Dũng - Tổng_Tham_mưu_trưởng Quân_đội nhân_dân Việt_Nam . Văn_Tiến_Dũng là một trong những lãnh_đạo quân_đội lâu năm nhất cùng thời với Võ_Nguyên_Giáp , và cũng là chỉ_huy trực_tiếp của Chiến_dịch Mùa_Xuân năm 1975 . Từ cuối thập_niên 1970 , Việt_Nam đứng trước nguy_cơ bùng_nổ dân_số . Tư_tưởng cho rằng phải sinh_đẻ thật nhiều để bù_đắp sự tổn_thất về người trong chiến_tranh vẫn tồn_tại dù chiến_tranh đã kết_thúc , cùng với hàng triệu nam thanh_niên xuất_ngũ trở về lập gia_đình đã khiến dân_số Việt_Nam tăng nhanh . Đây là một vấn_đề nghiêm_trọng với Việt_Nam lúc bấy_giờ . Lần đầu_tiên , các chỉ_tiêu về dân_số được đưa vào Nghị_quyết Đại_hội đại_biểu toàn_quốc của Đảng năm 1981 . Nhận_thức rõ tầm quan_trọng cùng_với sự khó_khăn , phức_tạp của công_tác này , năm 1984 , Hội_đồng_Bộ_trưởng quyết_định thành_lập Ủy_ban quốc_gia dân_số và sinh_đẻ có kế_hoạch với mục_tiêu kiểm_soát mức sinh tại Việt_Nam . Võ_Nguyên_Giáp khi đó là Phó Thủ_tướng phụ_trách Khoa_học - Kỹ_thuật được phân_công kiêm_nhiệm chức chủ_tịch ủy ban này ( cùng với 3 Bộ_trưởng các Bộ và Tổ_chức khác làm phó cho ông ) . Trong văn_hóa Việt_Nam khi đó , chuyện sinh_đẻ bị coi là chuyện tế_nhị của riêng phụ_nữ , việc đàn_ông tham_gia phụ_trách công_tác này bị nhiều người Việt_Nam khi đó coi là " mất_thể_diện " . Cũng vì_thế mà có những dư_luận khi đó đồn_thổi rằng các lãnh_đạo khác " ghen_tị " với tài_năng và công_lao của Võ_Nguyên_Giáp nên đã chuyển ông sang làm phụ_trách ủy ban_sinh_đẻ có kế_hoạch nhằm " hạ uy_tín " ông . Lời đồn_thổi đó lan_truyền dai_dẳng tới hàng chục năm sau , có người còn làm bài vè để châm biếm chuyện này . Nhưng thực_ra những lời đồn_thổi này là không có căn_cứ . Dư_luận khi ấy chỉ chú_ý đến Tướng_Giáp mà bỏ_qua một loạt các thành_viên quan_trọng khác như 01 Phó Thủ_tướng , 10 Bộ_trưởng , lãnh_đạo các ban_ngành cũng tham_gia ủy ban này . Ngoài_ra , không_chỉ Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp mà cả hai Thủ_tướng khác của Việt_Nam là Phạm_Văn_Đồng và Võ_Văn_Kiệt cũng từng phụ_trách công_tác sinh_đẻ kế_hoạch này ( Phạm_Văn_Đồng phụ_trách giai_đoạn 1961 - 1975 , Võ_Văn_Kiệt phụ_trách giai_đoạn 1987 - 1991 , ngay sau Võ_Nguyên_Giáp ) . Việc có tới 2 thủ_tướng trực_tiếp phụ_trách cho thấy tầm quan_trọng của công_tác kế_hoạch hóa gia_đình khi đó . Ông Trần_Văn_Thìn , người trợ_lý thân_cận của Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp suốt 21 năm , kể lại " Lúc sang Ủy_ban Dân_số kế_hoạch hóa gia_đình , dư_luận bàn_ra tán vào chuyện đó thế_nào , Đại_tướng biết cả . Ông nói với chúng_tôi trong sinh_hoạt chi_bộ : Đảng đã phân_công , mình là Đảng_viên thì phải cố_gắng hoàn_thành tốt nhiệm_vụ ... " Trong một lần nói_chuyện , Đại_tướng cũng đã từng cho_hay : " Tôi đã cống_hiến một_cách tự_nguyện , đã thanh_thản trong mọi thử_thách , thế_là tôi sống vui , sống lâu ... Như_vậy , tôi đã làm theo lời dạy và noi theo tấm gương của Bác_Hồ là " Dĩ_công vi_thượng " . Tôi nhận nhiệm_vụ và tôi hoàn_thành nhiệm_vụ . Ngay cả việc phụ_trách công_tác sinh_đẻ có kế_hoạch cũng là nhiệm_vụ " Nhà sử_học Dương_Trung_Quốc từng mạnh_dạn hỏi Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp về những lời đồn_thổi rằng việc giao cho ông phụ_trách ủy ban_sinh đẻ kế_hoạch là để " hạ uy_tín " ông . Đáp lại thắc_mắc của ông Dương_Trung_Quốc , Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp đã cười và nói đó là do Thủ_tướng Phạm_Văn_Đồng ( người từng làm trưởng ban_sinh đẻ kế_hoạch suốt 15 năm trước đó ) quá bận việc nên trực_tiếp nhờ cậy ông làm giúp , chứ chẳng hề có " âm_mưu " nào như dư_luận đồn_thổi cả : Nghỉ hưu đến khi qua_đời Nghỉ hưu Năm 1991 , ông thôi_chức ủy_viên Trung_ương , Phó Thủ_tướng , nghỉ hưu ở tuổi 80 . Theo tiểu_sử tóm_tắt khi ông mất , ông đảm_nhiệm Phó Chủ_tịch Hội_đồng_Bộ_trưởng đến tháng 12 năm 1986 . Thời_gian cuối đời , ông vẫn quan_tâm và đưa ra một_số lời bình_luận trên mặt báo về tình_hình đất_nước như có bài báo yêu_cầu kiểm_định và báo_cáo Đại_hội Đảng Cộng_sản X về Vụ PMU18 , hay cuộc gặp_gỡ và khuyến_khích doanh_nhân làm xuất_khẩu nông_sản . Vào ngày 1 tháng 11 năm 2007 ông gửi thư trong đó bày_tỏ sự phản_đối chủ_trương xây_dựng Nhà_Quốc_hội ở khu di_tích 18 Hoàng_Diệu . Ông cũng có bài viết thực_trạng và kiến_nghị 6 vấn_đề " cơ_bản và cấp_bách " nhằm triển_khai có kết_quả công_cuộc đổi_mới nền giáo_dục và đào_tạo của Việt_Nam hiện_nay . Vào đầu năm 2009 , ông góp_ý về Dự_án khai_thác bô_xít ở Tây_Nguyên , ông đã viết 3 bức thư đề_nghị thủ_tướng Nguyễn_Tấn_Dũng xem_xét lại cẩn_thận dự_án này vì lý_do an_ninh quốc_gia và vấn_đề môi_trường . Đại_thọ 100 tuổi Ngày 25 tháng 8 năm 2011 , Võ_Nguyên_Giáp đã mừng đại_thọ tròn 100 tuổi . Trong dịp ông bước sang tuổi 100 và 71 năm tuổi_đảng , Chủ_tịch nước Nguyễn_Minh_Triết đã phát_biểu " Một vị đại_tướng mà đã vào_sinh ra_tử , chiến_đấu ở những chiến_trường hết_sức khó_khăn , là thế_hệ cận_vệ học_trò xuất_sắc của chủ_tịch Hồ_Chí_Minh nay đã sống trên 100 tuổi , đây là điều hết_sức vui_mừng ... " Đại_tướng cũng thường_xuyên được các chính_khách_hàng_đầu trên thế_giới đến thăm_hỏi tại tư_dinh của Đại_tướng . Đại_tướng được coi là một tượng_đài sống và có ảnh_hưởng sâu_rộng đến Việt_Nam , tầm ảnh_hưởng lớn trong lòng mỗi người_dân Việt_Nam . Sau 100 tuổi , sức_khỏe của ông yếu hơn trước . Ngày 22 tháng 5 năm 2011 , Đài_Truyền_hình Việt_Nam đã phát_sóng chương_trình thời_sự với hình_ảnh ông đang thực_hiện việc bỏ_phiếu thực_hiện quyền_công_dân của mình trong cuộc bầu_cử Quốc_hội và Hội_đồng_nhân_dân các cấp , xóa đi những đồn_đoán về sức_khỏe của ông trên những phương_tiện thông_tin không chính_thống . Trong dịp Ngày Thương_binh Liệt_sĩ 27 tháng 7 năm 2011 , Truyền_hình Quân_đội nhân_dân phát_sóng hình_ảnh Thứ_trưởng Bộ Quốc_phòng Lê_Hữu_Đức đến thăm_hỏi một_số tướng_lĩnh cao_cấp đang nằm điều_trị tại Bệnh_viện Trung_ương Quân_đội 108 , trong đó có Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp . Qua theo_dõi trong hình_ảnh thì sức khỏe Đại_tướng đã tốt lên nhiều . Qua_đời Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp đã qua_đời vào hồi 18 giờ 9 phút ngày 4 tháng 10 năm 2013 , tại Bệnh_viện Trung_ương Quân_đội 108 , Hà_Nội , nơi ông thường_xuyên tới điều_trị từ năm 2009 , đại_thọ 103 tuổi ( âm_lịch ) và là tướng_lĩnh Việt_Nam sống_thọ nhất trong lịch_sử Việt_Nam từ trước tới nay . Văn_phòng Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng thông_báo lễ_tang Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp được tổ_chức trọng_thể theo nghi_thức Quốc_tang trong hai ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2013 . Ông được an_táng tại quê_hương Quảng_Bình , theo ý_nguyện của ông và gia_đình . Địa_điểm an_táng là khu_vực Vũng_Chùa - Đảo_Yến thuộc xã Quảng_Đông , Quảng_Trạch tỉnh Quảng_Bình , nằm cách đèo Ngang khoảng 4 cây_số . Nơi an_nghỉ cuối_cùng của ông đã được xây_dựng thành một quần_thể kiến_trúc để phục_vụ người_dân tới viếng . Các giải_thưởng và danh_hiệu Huân_chương 70x70 px Huân_chương Sao_Vàng ( 20/08/1992 ) . 70x70 px 2 Huân_chương Hồ_Chí_Minh ( 1950 , 1979 ) . 70x70 px 2 Huân_chương Quân công_hạng Nhất . 70x70_px Huân_chương Kháng_chiến hạng Nhất . 70x70 px 6 Huân_chương Chiến_thắng hạng Nhất . 70x70_px Huy_chương Quân_kỳ quyết_thắng . 70x70_px Huân_chương Chiến_sĩ vẻ vang_hạng Nhất , Nhì , Ba . Huy_hiệu Huy_hiệu 70 năm_tuổi Đảng ( 27/10/2010 ) Các danh_hiệu khác Chủ_tịch danh_dự Hội Sử_học Việt_Nam trong 4 kỳ đại_hội , từ đại_hội lần thứ II tháng 5 năm 1988 đến đại_hội V năm 2005 . Chủ_tịch danh_dự Hội Cựu_chiến_binh Việt_Nam . Chủ_tịch danh_dự Hội Khuyến_học Việt_Nam . Chủ_tịch danh_dự Hội Khoa_học Kỹ_thuật Việt_Nam . Chủ_tịch danh_dự Hội Cựu_giáo_chức Việt_Nam . Các bí_danh và bút_danh Bí_danh " Võ_Giáp " : Tên ghi trên bằng cử_nhân Luật năm 1935 . " Dương_Hoài_Nam " : Bí_danh hoạt_động tại Trung_Quốc từ ngày 3 tháng 5 năm 1940 . " Văn " : Do Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh đặt . Trong quân_đội , ông thường được gọi thân_mật là " Anh_Văn " . Bí_danh " Văn " này được dùng phổ_biến nhất , được ký dưới " Mệnh_lệnh khởi_nghĩa của Ủy ban chỉ_huy lâm_thời khu Giải_phóng " ngày 12 tháng 8 năm 1945 và Mệnh_lệnh số 1371 / TK ngày 7 tháng 4 năm 1975 . " Hưng " : Bí_danh ký trong bức thư ngày 30 tháng 1 năm 1954 của ông gửi Hồ_Chí_Minh , Trường_Chinh và Chính_trị_bộ để trình_bày về chủ_trương tác_chiến mới tại Điện_Biên_Phủ khi ông chuyển từ chiến_thuật " đánh nhanh , thắng nhanh " sang " đánh chắc , thắng chắc " . " Chiến " : Bí_danh trên điện_đài vô_tuyến dùng trong Chiến_dịch Mùa_Xuân 1975 . Bút_danh " Vân_Đình " và " Hải_Thanh " : Dùng khi viết bài trên các tờ báo tiếng Việt " Hồn trẻ " và tiếng Pháp " Notre_Voix " ( Tiếng_nói của chúng_ta ) , Le_Travail ( Lao_động ) giai_đoạn 1929 - 1930 và cuốn sách " Vấn_đề dân cày " ( viết chung với Trường_Chinh năm 1938 ) " Hồng_Nam " : Dùng khi viết một_số bài báo sau Cách_mạng_tháng_Tám . " Chính_Nghĩa " : Bút_danh tại một_số bài bình_luận quan_trọng mang ý_nghĩa chỉ_đạo toàn_quân của Bộ_chỉ_huy chiến_dịch và Bộ Tổng_tham_mưu đọc trên Đài tiếng_nói Việt_Nam thời_kỳ 1946 - 1954 . Đánh_giá Tại Việt_Nam Với hơn 50 năm tham_gia hoạt_động chính_trị , trong đó có 30 năm là Tổng_tư_lệnh Quân_đội , ông có uy_tín lớn trong Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam và trong Quân_đội nhân_dân Việt_Nam . Thông_tin chính_thống gần đây cho biết : " Tất_cả các ý_kiến của anh Văn_đều được Bộ_Chính_trị tiếp_thu và tán_thành trong suốt thời_kỳ chiến_tranh " . Thượng_tướng Trần_Văn_Trà đã từng gọi Đại_tướng Võ_Nguyễn_Giáp_là " tư_lệnh của tư_lệnh , chính_ủy của chính ủy " . Thượng_tướng Giáo_sư Hoàng_Minh_Thảo khi được hỏi về trình_độ đánh_trận của các tướng_lĩnh Việt_Nam đã trả_lời : Nhà_giáo_Hồ_Cơ_nhận_xét về Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp như sau : " Đất_nước này nên cơ nên_nghiệp , thứ nhất là do công của Chủ_tịch Hồ_Chí_Minh , sau đó là Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp . Trong cuộc kháng_chiến chống giặc ngoại_xâm , thì công của Đại_tướng là công_đầu . Nguy_nan gì ông cũng xông vào . Khi lâm_trận thì ông nghĩ làm thế_nào để chiến_thắng mà quân_dân hy_sinh ít_nhất . Cái đó là con_người vĩ_đại . Tôi ca_ngợi một con_người xứng_đáng là anh_hùng của Việt_Nam " ; và ông cũng có nhiều câu_đối ca_ngợi Đại_tướng , được nhiều tài_liệu đề_cập đến : Từ bên ngoài Võ_Nguyên_Giáp đã xây_dựng Quân_đội nhân_dân Việt_Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một_triệu người năm 1975 . Ông đã chỉ_huy quân_đội tốt trong cả hai cuộc chiến_tranh chống Pháp và chống Mỹ . Tên_tuổi ông gắn liền với chiến_thắng Điện_Biên_Phủ cùng với nỗi hổ_thẹn của Quân_lực Hoa_Kỳ tại Việt_Nam , với học_thuyết " Chiến_tranh_nhân_dân " , với toàn_bộ cuộc chiến_tranh_giải_phóng dân_tộc và thống_nhất đất_nước Việt_Nam . Nhà sử_học Derek_Frisby gọi ông là kiến_trúc_sư của quân_đội nhân_dân Việt_Nam , hoặc thậm_chí có_thể là của nước Việt_Nam tồn_tại như ngày_nay . Ký_giả nổi_tiếng Oriana_Fallaci , trong bài phỏng_vấn nhan_đề " Mỹ sẽ thua , tướng Giáp khẳng_định " ( Americans will lose , says General_Giap ) , đăng trên báo Washington_Post , ngày 6 tháng 4 năm 1969 , mô_tả Võ_Nguyên_Giáp như sau : " Đôi mắt của Giáp !_Hẳn đây là đôi mắt thông_minh nhất mà tôi từng được thấy . Sắc_sảo , linh_lợi , tươi_vui , dữ_dội – tất_thảy mọi thứ . Một đôi mắt long_lanh như hai tia_sáng , xuyên thấu người ta tựa như hai lưỡi kiếm , ánh mắt đầy quyết_đoán , uy_nghi " . Fallaci cho rằng , dù ông Giáp đã khóc khi có tin Hồ_Chí_Minh từ trần ( tin giả , khoảng năm 1943 , khi Hồ_Chí_Minh bị Quốc_dân đảng Trung_Quốc cầm tù ) , " nhưng không một điều gì trên thế_giới có_thể buộc được cặp mắt ấy đẫm_lệ một lần nữa " . Võ_Nguyên_Giáp tin chắc rằng quân_Mỹ sẽ phải rút dần khỏi Việt_Nam , rồi họ sẽ phải từ_bỏ cuộc chiến_tranh vì nó ngày_càng ngốn nhiều nguồn_lực , đẩy Hoa_Kỳ đến bờ vực thẳm của lạm_phát . Tháng 11 năm 1972 , khi được Henry_Kissinger cho_phép phỏng_vấn , Fallaci viết : " Câu_hỏi đầu_tiên của Kissinger là về tướng Giáp , " như đã bảo cô , tôi không bao_giờ cho phỏng_vấn riêng . Lý_do tôi cho_phép cô phỏng_vấn là do tôi đã đọc bài phỏng_vấn tướng Giáp của cô . Rất hay . Ông Giáp là người thế_nào nhỉ ? " Bà trả_lời : " Ông Giáp là một kẻ_sĩ theo phong_cách Gô_loa … Giọng đều_đều như đọc bài giảng … Tuy_nhiên , những điều ông Giáp nói ( vào năm 1969 ) bây_giờ đã trở_thành sự_thật " Nhà sử_học quân_sự Cecil_Currey , trong quyển tiểu_sử Victory at Any_Cost ( Chiến_thắng bằng mọi giá ) , có nhận_xét về tính_cách của ông . Tướng Giáp dành trọn tình_cảm của ông đến đất_nước và toàn_bộ sự hiến_dâng đến Đảng Cộng_sản , khát_vọng lớn nhất cuộc_đời ông là 2 mục_tiêu : giải_phóng Việt_Nam ra khỏi sự đô_hộ của nước_ngoài và thống_nhất đất_nước , do_đó ông đã " dành trọn khát_vọng và niềm kiêu_hãnh vô bờ bến của mình vào hai mục_tiêu này " , và " bề_ngoài lạnh_buốt của ông che_đậy một tính_khí rất nóng nên người Pháp đã miêu_tả ông là một núi lửa được tuyết che_phủ " . Ngay cả sau_này khi chiến_tranh đã kết_thúc , nhiều người phương Tây cho rằng ông là người vô_cảm , bất_chấp tổn_thất để đạt được mục_tiêu . Tướng Mỹ William_Westmoreland - đối_phương của ông trong chiến_tranh Việt_Nam đã chỉ_trích ông rằng " Bất_cứ tướng Mỹ nào chịu tổn_thất nhiều như_thế sẽ không giữ được chức trong vòng ba tuần . Sự coi_thường mạng người như_thế có_lẽ sẽ tạo nên một đối_thủ ghê_gớm , nhưng không tạo nên một thiên_tài quân_sự " . Nhưng sau đó nhận_xét của Westmoreland đã bị nhà sử_học nổi_tiếng Stanley_Karnow phản_bác . Trước_hết , Westmoreland đã bỏ_qua sự vượt_trội về trang_bị và hỏa_lực của quân_đội Mỹ so với quân_đội Việt_Nam ( nếu quân_đội Mỹ trang_bị thiếu_thốn như phía Việt_Nam , thì tổn_thất của họ sẽ còn cao hơn nhiều ) . Stanley_Karnow cũng chỉ ra điểm khác_biệt cơ_bản giữa tướng Giáp và các tướng Mỹ : ông không phải là một người Mỹ đang đối_đầu với một dân_tộc xa_lạ ở một xứ_sở xa_lạ . Bộ_đội của ông , và những thường_dân hỗ_trợ họ , chiến_đấu trên đất_đai quê_hương mình ; họ tin_tưởng rằng cuộc kháng_chiến trường_kỳ cuối_cùng sẽ quét sạch_lòng kiên_nhẫn của quân_thù và đưa họ đến mục_đích cuối_cùng là thống_nhất tổ_quốc . Chiến_lược này đã giúp ông Giáp đánh_bại người Pháp và nó sẽ lại phát_huy hiệu_quả trong cuộc_chiến chống lại người Mỹ . Nhà sử_học Derek_Frisby chỉ ra : tướng Giáp_thừa hiểu một cuộc_chiến kéo_dài chắc_chắn sẽ mang lại nhiều tổn_thất nhưng điều đó không có nghĩa là một phe nào đó chắc_chắn sẽ thắng hay thua ; và chỉ cần quân_đội Việt_Nam còn tồn_tại để tiếp_tục chiến_đấu thì ý_niệm về Việt_Nam sẽ tiếp_tục sống trong tâm_khảm của những người ủng_hộ nó . Đó là bản_chất của một cuộc chiến_tranh cách_mạng . Những lời chỉ_trích của Westmoreland dành cho tướng Giáp lại chính là chìa_khóa để hiểu tại_sao viên tướng Mỹ đã không_thể đánh_bại Võ_Nguyên_Giáp . Theo Frisby , Võ_Nguyên_Giáp đã lợi_dụng sự ỷ_lại của người phương Tây vào ưu_thế vũ_khí để đánh_bại họ bằng những chiến_thuật không ai ngờ tới . Một ví_dụ tiêu_biểu là trận Điện_Biên_Phủ , khi Võ_Nguyên_Giáp sử_dụng những phương_tiện thô_sơ để đưa đại_bác và pháo phòng_không đi xuyên qua những vùng địa_hình tưởng_chừng không_thể vượt qua được , và điều này đã khiến quân Pháp " chết điếng người " . Đối_với những chỉ_trích từ phương Tây rằng ông là người vô_cảm , chính bản_thân Võ_Nguyên_Giáp đã từng trả_lời một nhà_báo Ý rằng : " Người phương_Đông chúng_tôi khác người phương Tây các ông . Chúng_tôi đặt sự tồn_vong của cộng_đồng lên trên lợi_ích cá_nhân . Mỗi phút có hàng trăm , hàng ngàn người chết trên trái_đất này . Sự sống hoặc cái chết của hàng trăm , hàng ngàn , thậm_chí hàng chục_ngàn con_người , đối_với đồng_bào của chúng_tôi , cũng là không đáng_kể ( đối_với sự_nghiệp giành độc_lập dân_tộc ) " . Ông cho biết : người Việt_Nam sẽ sẵn_sàng chịu bất_kỳ hy_sinh nào và chiến_đấu tới cùng để giải_phóng đất_nước của họ từ quân_đội nước_ngoài , và ông cũng không ngoại_lệ . Trong hồi_ký của mình , Võ_Nguyên_Giáp chia_sẻ : phải chỉ_huy một đội quân trang_bị nghèo_nàn chống lại những đội quân trang_bị tối_tân , không_thể_nào giành chiến_thắng mà không cần phải hy_sinh , ông không_thể thay_đổi điều đó mà chỉ có_thể tìm cách hạn_chế tối_đa mức_độ hy_sinh . Ông đã ra quyết_định ngừng Chiến_dịch Điện_Biên_Phủ thêm 2 tháng để thay_đổi phương_án tác_chiến do e_ngại việc đánh nhanh thắng nhanh sẽ gây nhiều tổn_thất . Sau một đêm lo_lắng mất_ngủ , ông kết_luận " sẽ là tự_sát nếu đưa bộ_đội vào trận đánh mà không chuẩn_bị chống pháo_binh , xe_tăng và máy_bay địch " , và ông kiên_quyết ra_lệnh ngừng tấn_công dù_rằng khi đó áp_lực rất lớn và ông coi đó là " quyết_định khó_khăn nhất trong cuộc_đời " . Thượng_tướng Trần_Văn_Trà nói rằng tướng Giáp " là một tổng_tư_lệnh biết đau với từng vết_thương của mỗi người lính , biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến_binh " Giáo_sư Fredrik_Logevall nhận_định , việc đánh_bại 2 quân_đội mạnh như Pháp và Mỹ không_chỉ đơn_giản là chấp_nhận đánh_đổi bằng tổn_thất lớn . Võ_Nguyên_Giáp đã thành_công trong việc tận_dụng các lợi_thế sẵn có như địa_hình và sự ủng_hộ của người_dân để khắc_chế ưu_thế về hỏa_lực và vũ_khí của Pháp và Mỹ , ngoài_ra ông và các đồng_sự cũng tranh_thủ được sự ủng_hộ của những người_dân Pháp , Mỹ phản_đối chiến_tranh . Nếu không có đường_lối quân_sự đúng_đắn này thì dù Việt_Nam có hy_sinh nhiều tới đâu cũng chỉ là vô_ích trước những kẻ_thù mạnh như Pháp và Mỹ . Cecil B._Currey nhận_xét : các tướng Pháp và Mỹ đều ỷ_vào sự áp_đảo của xe_tăng , máy_bay , pháo_binh với suy_nghĩ là cứ chiếm thật nhiều vùng_đất thì sẽ thắng , họ đã không nắm được yếu_tố căn_bản của chiến_tranh như Võ_Nguyên_Giáp . Ông có_thể thua trong một_số trận đánh , nhưng kết_quả chung_cuộc thì ông luôn thắng . Tư_tưởng quân_sự của Võ_Nguyên_Giáp vừa đúc rút từ lịch_sử của Việt_Nam , vừa chấm_phá bằng những màu_sắc từ Lê_Lợi , Trần_Hưng_Đạo , của Tôn_Tử , Napoleon , của Thomas_Lawrence và nhiều người khác . Ông tạo nên những nét sáng_tạo của chính mình trên tấm vải là Đảng và nhân_dân của ông . Bức tranh hoàn_toàn là của riêng ông - một kiệt_tác nghệ_thuật . Các đánh_giá khác : Nếu_như tiêu_chí chọn_tướng của Hồ_Chủ_tịch là " Đánh_thắng Đại_tướng được phong Đại_tướng " thì suốt cuộc_đời mình , Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp đã lần_lượt đọ_sức và đánh thắng 10 đại_tướng của Pháp và Mỹ ( 4 Pháp và 6 Mỹ ) , chưa kể đến nhiều viên đại_tướng của chính_quyền Việt_Nam Cộng_hòa . Các tướng_lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi ông là " Đại_tướng 5 sao " , William_Westmoreland gọi ông là " Tướng huyền_thoại " ( Legendary_Giap ) ... Trong bách_khoa toàn_thư của Mỹ và của nhiều nước , tên và hình_ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ_nhân quân_sự hiển_hách nhất . Kỷ_niệm 60 năm ngày phát_hành số đầu_tiên , Thời báo_châu_Á ( Time_Asia ) đã ra số đặc_biệt giới_thiệu các " Anh_hùng châu_Á " , gồm các nhân_vật làm thay_đổi cục_diện châu_lục trong những thập_kỷ gần đây . Những nhân_vật được giới_thiệu gồm Mahatma_Gandhi , Jawaharlal_Nehru , Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp , thiền_sư Thích_Nhất_Hạnh , ... Trong một cuốn sách được xuất_bản tại Anh năm 2008 mang tựa đề_Great Military Leaders_and Their_Campaigns ( Những nhà_lãnh_đạo quân_sự lớn và những chiến_dịch của họ ) . Sách dày hơn 300 trang_khổ lớn , với hơn 500 tấm ảnh màu minh_họa của Nhà_xuất_bản Thames & Hudson dành để giới_thiệu 59 nhân_vật danh_tiếng nhất trong lịch_sử các cuộc chiến_tranh của thế_giới trong 2.500 năm qua , thứ_tự được xếp theo trình_tự thời_gian từ cổ đến kim . Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp được lựa_chọn là nhân_vật thứ 59 , tức_là nhân_vật nổi_bật nhất kể từ sau Chiến_tranh thế_giới thứ hai cho tới hiện_nay ( xếp thứ 58 là Đô_đốc Nimitz của Hoa_Kỳ , người chỉ_huy mặt_trận Thái_Bình_Dương trong Thế_chiến II ) , và Võ_Nguyên_Giáp cũng là người duy_nhất trong 59 nhân_vật vẫn còn sống khi cuốn sách được xuất_bản . Danh_tiếng của ông không_chỉ bó_hẹp ở Việt_Nam mà các nước trên thế_giới khi nhắc đến tên Võ_Nguyên_Giáp đều bày_tỏ sự ngưỡng_mộ sâu_sắc , các dân_tộc châu_Phi và Mỹ_La-tinh tin rằng chiến_thắng Điện_Biên_Phủ do ông chỉ_huy là khởi_nguồn cho nền độc_lập ngày_nay của họ . Khi ông mất , hàng chục chính_phủ các nước đã gửi điện chia buồn . Tổng_thống Uruguay , Jose_Mujica gọi ông là " vị tướng huyền_thoại " , người đã dành cả cuộc_đời cho sự_nghiệp đấu_tranh chống áp_bức và " gieo niềm tin rằng yếu_tố con_người chính là chìa_khóa của thắng_lợi " . Bộ Ngoại_giao Venezuela ra thông_cáo khẳng_định việc Đại_tướng ra đi cũng là một tổn_thất đối_với người_dân quốc_gia Nam_Mỹ này . Tổng_thống Algérie - Abdelaziz_Bouteflika - gọi ông là người anh_hùng quân_đội của nền độc_lập Việt_Nam , là nhà chiến_lược vĩ_đại đã khiến cho thực_dân Pháp phải kinh_hoàng ở Điện_Biên_Phủ , và tên_tuổi ông " sẽ vẫn mãi_khắc sâu trong ký_ức của nhân_dân Algeria . " Các tác_phẩm chính Một_số tác_phẩm chính của Đại_tướng như : Tổng_tập hồi_ký " Vấn_đề dân_cày ( đồng_tác_giả với Trường_Chinh ) , 1938 ; Đội quân giải_phóng , 1950 Chiến_tranh giải_phóng và quân_đội nhân_dân , ba giai_đoạn chiến_lược , 1950 Từ nhân_dân mà ra , 1964 ; Điện_Biên_Phủ , 1964 ; Mấy vấn_đề đường_lối quân_sự của Đảng , 1970 ; Những năm_tháng không_thể_nào quên , 1970 Vũ_trang quần_chúng cách_mạng , xây_dựng quân_đội nhân_dân , 1972 ; Những chặng đường lịch_sử ( gồm 2 tác_phẩm đã in trước đó là Từ nhân_dân mà ra và Những năm_tháng không_thể_nào quên ) , 1977 ; Chiến_đấu trong vòng_vây , 1995 ; Chiến_tranh giải_phóng dân_tộc và chiến_tranh bảo_vệ Tổ_quốc , 1979 ; Đường tới Điện_Biên_Phủ ; Điện_Biên_Phủ điểm hẹn lịch_sử ; Tổng_hành_dinh trong mùa xuân đại_thắng , 2000 . Tư_tưởng Hồ_Chí_Minh và con đường cách_mạng Việt_Nam , 2000 Unforgettable_Days , Vo Nguyen_Giap , Nhà_xuất_bản_Thế_giới , 2003 ; Dien Bien_Phu , Vo Nguyen_Giap , Nhà_xuất_bản_Thế_giới , 2004 ; Fighting under_Siege , Vo Nguyen_Giap , Nhà_xuất_bản_Thế_giới , 2004 ; Gia_đình riêng Năm 1934 , Võ_Nguyên_Giáp kết_hôn lần đầu với bà Nguyễn_Thị_Quang_Thái ( 1915 - 1944 , em_gái bà Nguyễn_Thị_Minh_Khai ) và có với nhau một người con gái là Võ_Hồng_Anh ( 1939 - 2009 ) . Võ_Hồng_Anh là một giáo_sư , tiến_sĩ_khoa_học ngành Toán-lý đã từng đoạt giải_thưởng Kovalevskaia năm 1988 . Hai năm sau khi bà Nguyễn_Thị_Quang_Thái hy_sinh , năm 1946 , Võ_Nguyên_Giáp tái_hôn với giáo_sư Đặng_Bích_Hà ( 1927 - ) , con gái của giáo_sư Đặng_Thai_Mai ( 1902 - 1984 ) . Võ_Nguyên_Giáp và Đặng_Bích_Hà có bốn người con , 2 gái và 2 trai Võ_Hòa_Bình ( 1951 - ) , con gái . Võ_Hạnh_Phúc ( 10 tháng 8 năm 1952 - ) , con gái , vợ đầu_tiên của Trương_Gia_Bình nay đã li_hôn . Hiện là Ủy_viên Hội_đồng_quản_trị Tập_đoàn HIPT._Võ_Điện_Biên ( 1954 - ) , con trai . Hiện là Giám_đốc Công_ty Cổ_phần_Đông_Sơn . Võ_Hồng_Nam ( 1956 - ) , con trai . Hiện là Giám_đốc Công_ty Cổ_phần Máy_tính Truyền_thông Hồng_Nam . Vinh_danh Tên ông được đặt cho nhiều đường , phố và các trường_học ở nhiều nơi tại Việt_Nam , đặc_biệt , từ ngày 12 tháng 8 năm 2014 , trường trung_học_phổ_thông chuyên Quảng_Bình đổi tên thành Trường trung_học_phổ_thông chuyên_Võ_Nguyên_Giáp . Ngày 25 tháng 8 năm 2014 , nhân kỷ_niệm 104 năm ngày_sinh Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp , Tỉnh_ủy Thái_Nguyên quyết_định đổi tên Quảng_trường 20/08 thành Quảng_Trường Võ_Nguyên_Giáp với diện_tích 21 ha . Ngày 7 tháng 2 năm 2015 , đường_cao_tốc Nhật_Tân - Nội_Bài được đổi tên thành đường Võ_Nguyên_Giáp . Đây là tuyến đường huyết_mạch nối trung_tâm thủ_đô với Sân_bay quốc_tế Nội_Bài . Ngày 8 tháng 11 năm 2015 , UBND tỉnh Trà_Vinh long_trọng tổ_chức lễ công_bố nghị_quyết của HĐND tỉnh Trà_Vinh về đặt tên ông cho tuyến đường hai chiều từ cửa_ngõ đi vào trung_tâm nội_ô Thành_phố Trà_Vinh . Ngày 22 tháng 7 năm 2020 , Hội_đồng_nhân_dân thành_phố Hải_Phòng ban_hành Nghị_quyết số 01/2020 / NQ-HĐND . Theo đó , trục đường Hồ_Sen - Cầu_Rào 2 được đặt tên là đường Võ_Nguyên_Giáp , đồng_thời cầu Rào 2 cũng được đổi tên thành cầu Võ_Nguyên_Giáp như hiện_nay . Sáng ngày 12 tháng 7 năm 2023 , với đa_số đại_biểu tán_thành , Hội_đồng_nhân_dân Thành_phố Hồ_Chí_Minh đã thông_qua nghị_quyết về đổi tên Xa_lộ Hà_Nội đoạn từ cầu Sài_Gòn đến ngã tư Thủ_Đức ( TP Thủ_Đức ) có chiều dài 7,79 km thành đường Võ_Nguyên_Giáp . Chú_thích Tham_khảo Danh_mục Liên_kết ngoài GIAP VÔ_NGUYÊN ( 1911 - 2013 ) trên Encyclopædia_Universalis Vô_Nguyên_Giap trên Grand Larousse encyclopédique_Bài tham_luận của Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp cho Hội_thảo khoa_học : Đại_thắng mùa Xuân 1975 – Bản_lĩnh và trí_tuệ Việt_Nam ' ' do Bộ Quốc_phòng , Thành_ủy Thành_phố Hồ_Chí_Minh , Ban Tư_tưởng – Văn_hóa Trung_ương tổ_chức ngày 14 và 15-4-2005 : Cuộc kháng_chiến chống Mỹ cứu nước , thắng_lợi vĩ_đại , bài_học lịch_sử Lời kêu_gọi của Đại_tướng Võ_Nguyên_Giáp chống bành_trướng Bắc_Kinh năm 1979 : Nhân_dân Việt_Nam nhất_định thắng_lợi , giặc Trung_Quốc xâm_lược nhất_định thất_bại Currey Cecil_B , [_http://thecarthaginiansolution.files.wordpress.com/2011/09/senior-general-vo-nguyen-giap-remembers.pdf Senior General_Vo Nguyen_Giap Remembers_] , Cecil_B Currey , Journal of_Third World_Studies , Fall 2003 Sinh tại Lệ_Thủy , Quảng_Bình Nhà cách_mạng Việt_Nam Phó Thủ_tướng Việt_Nam Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa I Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa II Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa III Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa_IV Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa V Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa_VI Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa VII Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa II Quảng_Bình Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa III Quảng_Bình Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa_IV Quảng_Bình Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa V Quảng_Bình Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa_VI Quảng_Bình Đại_biểu Quốc_hội Việt_Nam khóa_VII Quảng_Bình Bộ_trưởng Bộ Quốc_phòng Việt_Nam Bộ_trưởng Bộ Khoa_học và_Công_nghệ Việt_Nam Học_sinh Quốc_học Huế Huân_chương Sao_Vàng Huân_chương Hồ_Chí_Minh Huân_chương Quân công_hạng Nhất Huân_chương Chiến_thắng Huy_hiệu 70 năm_tuổi Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam Bộ_trưởng Bộ Nội_vụ Việt_Nam Tân_Việt_Cách mệnh_Đảng Người thọ_bách_niên Việt_Nam Ủy_viên Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam khóa I Ủy_viên Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam khóa II Ủy_viên Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam khóa III Ủy_viên Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam khóa_IV Ủy_viên Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam khóa V Ủy_viên Bộ_Chính_trị Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam khóa I Ủy_viên Bộ_Chính_trị Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam khóa II Ủy_viên Bộ_Chính_trị Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam khóa III Ủy_viên Bộ_Chính_trị Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam khóa_IV Chiến_dịch Điện_Biên_Phủ Quân_nhân trong Chiến_tranh Việt_Nam Ủy_viên Bộ_Chính_trị Ban_Chấp_hành_Trung_ương Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam Nhà dân_tộc chủ_nghĩa_Việt_Nam Tướng_lĩnh Quân_đội nhân_dân Việt_Nam thụ_phong thập_niên 1940 Tướng_lĩnh Quân_đội nhân_dân Việt_Nam người Quảng_Bình Cựu_học_sinh Trung_học_Albert Sarraut G
Chữ Nôm ( 𡨸喃 ) , còn được gọi_là Chữ Hán_Nôm ( 𡨸漢喃 ) , Quốc_âm ( 國音 ) hay Quốc_ngữ ( 國語 ) là loại văn tự_ngữ_tố - âm_tiết dùng để viết tiếng Việt . Đây là bộ chữ được người Việt tạo ra dựa trên chữ Hán , các bộ_thủ , âm_đọc và nghĩa từ vựng trong tiếng Việt . Chữ_Nôm bắt_đầu hình_thành và phát_triển từ thế_kỷ 10 đến thế_kỷ 20 . Sơ_khởi , chữ_Nôm thường dùng ghi_chép tên người , địa_danh , sau đó được dần_dần phổ_cập , tiến vào sinh_hoạt văn_hóa của quốc_gia . Vào thời Nhà_Trần ở thế_kỷ 14 và Nhà_Tây_Sơn ở thế_kỷ 18 , xuất_hiện khuynh_hướng dùng chữ_Nôm trong văn_thư hành_chính . Đối_với văn_học Việt_Nam , chữ_Nôm có ý_nghĩa đặc_biệt quan_trọng khi là công_cụ xây_dựng nền văn_học cổ_truyền kéo_dài nhiều thế_kỷ . Định_nghĩa và tên gọi Cả hai từ chữ và Nôm trong chữ_Nôm đều có gốc Hán . Từ chữ bắt_nguồn từ cách phát_âm trong tiếng Hán thượng_cổ của chữ “ tự ” 字 ( trong " văn_tự " ) . Nôm nghĩa_là Nam_南 ( trong " phía nam " ) . Ý của tên gọi chữ_Nôm là đây là thứ chữ dùng để ghi_chép tiếng_nói của người phương_Nam ( tức người Việt , xưa kia người Việt tự xem mình là người phương_Nam , còn người Trung_Quốc là người phương_Bắc ) . Tên gọi chữ_Nôm khi viết bằng chữ_Nôm có_thể viết bằng rất nhiều chữ khác nhau : Từ chữ : 字 ,_𪧚 ,_𡨸 ,_茡 ,_芓 ,_𡦂 ,_佇 ,_宁 Từ_Nôm : 喃_, 諵_Tên gọi Quốc_âm ( 國音 ) được các thi_hào sử_dụng để đặt tên cho các tác_phẩm bằng chữ_Nôm như Quốc_âm Thi_tập , Hồng_Đức_Quốc_âm_Thi tập . Chữ âm_音 có nghĩa_là " tiếng " như trong từ âm_thanh , âm_giọng , liên_tưởng đến " tiếng_nói " hay " ngôn_ngữ " , nên có_thể Quốc_âm còn có nghĩa_là " tiếng_nói của đất_nước " , ám_chỉ tới tiếng Việt . Một tác_phẩm bằng chữ Nôm khác là Bạch_Vân quốc_ngữ thi_tập , sử_dụng từ " Quốc_ngữ " ( 國語 ) . Do_vậy từ lâu chữ_Nôm đã được người đương_thời coi là ” chữ_viết tiếng Việt ” , hay chính là ” chữ Quốc_ngữ ” của tiếng Việt lúc đó ( khác với " chữ Quốc_ngữ " hiện_nay là chữ Latinh ) . Lịch_sử phát_triển Các quan_điểm về sự hình_thành Trong một_số nghiên_cứu vào thập_niên 1990 , các học_giả căn_cứ vào đặc_điểm cấu_trúc nội_tại của chữ_Nôm , dựa vào cứ liệu_ngữ âm_lịch_sử tiếng Hán và tiếng Việt , so_sánh đối_chiếu hệ_thống âm_tiếng Hán và tiếng Hán_Việt đã đi tới kết_luận rằng âm_Hán Việt ( âm của người Việt đọc chữ_Hán ) ngày_nay bắt_nguồn từ thời nhà Đường-nhà_Tống thế_kỷ 8-9 . Và nếu âm_Hán Việt có từ thời Đường , Tống thì chữ_Nôm không_thể ra_đời trước khi cố_định cách đọc Hán_Việt ( nếu xét chữ_Nôm với tư_cách hệ_thống văn_tự ) và chỉ có_thể ra_đời sau khoảng thế_kỷ thứ 10 khi người Việt thoát khỏi nghìn năm Bắc_thuộc với chiến_thắng của Ngô_Quyền vào năm 938 . Về văn_bản thì khi tìm chứng_tích trước thời nhà_Lý , văn_tịch hoàn_toàn không lưu lại dấu_vết chữ Nôm nào cả . Sang thời_Lý thì mới có một_số chữ_Nôm như trên quả chuông chùa Vân_Bản , Hải_Phòng ( đúc năm 1076 ) , bài bi_ký ở chùa xã Hương_Nộn , huyện Tam_Nông tỉnh Phú_Thọ ( tạc năm 1173 niên_hiệu Chính_Long Bảo_Ứng thứ 11 ) hay bia chùa Tháp_Miếu , huyện Yên_Lãng ( nay thuộc Phúc_Yên , tỉnh Vĩnh_Phúc ( tạc năm 1210 triều vua Lý_Cao_Tông ) . Trước_tác thì phải sang thời nhà Trần_mới có dấu_tích rõ_ràng . Hàn_Thuyên là người có công_lớn phát_triển thơ_Nôm thời_kỳ này với việc mở_đầu_thể Hàn_luật . Ông cũng đặt ra quy_luật bằng trắc ( 平 / 仄 ) cho các thanh tiếng Việt trong thơ . Phát_triển Ban_đầu khi mới xuất_hiện , chữ Nôm_thuần túy mượn dạng chữ Hán y_nguyên để ghi_âm tiếng Việt cổ ( mượn âm_Hán để chép tiếng Quốc_âm ) . Phép đó gọi là chữ " giả_tá " ( 假借 ) . Dần_dần phép ghép hai chữ Hán lại với nhau , một phần gợi_âm , một phần gợi_ý được dùng ngày_càng nhiều và có hệ_thống hơn . Phép này gọi_là " hài_thanh " hoặc " hình_thanh " ( 形聲 ) để cấu_tạo chữ mới . Ví_dụ về giả_tá : từ 别_âm_Hán Việt là biệt , nghĩa phân_biệt , ly_biệt nhưng được dùng để ghi_âm từ biết . Kể từ thời Lê_về sau số_lượng sáng_tác bằng chữ_Nôm tăng dần trong suốt 500 năm từ thế_kỷ 15 đến thế_kỷ 19 . Dồi_dào nhất là các áng thi_văn có tính_cách cảm_hứng , tiêu_khiển , và nặng phần tình_cảm . Những tác_phẩm Nôm này rất đa_dạng : từ Hàn_luật ( thơ_Nôm ( tiếng Việt ) theo luật Đường ) , đến văn_tế , truyện_thơ lục_bát , song thất_lục_bát , phú , hát nói , tuồng , chèo . Thi_ca chữ_Nôm đã diễn_tả đầy_đủ mọi tình_cảm của dân_tộc Việt , khi thì hào_hùng , khi bi_ai ; khi thì trang_nghiêm , khi bỡn cợt . Song sử_liệu , nhất_là chính_sử cùng các văn_bản hành_chính của triều_đình thì gần như toàn phần đều bằng chữ_Hán . Ngoại_lệ là những năm tồn_tại ngắn_ngủi của nhà_Hồ ( thế_kỷ 15 ) và nhà Tây_Sơn ( thế_kỷ 18 ) . Trước thế_kỷ 15 Một_số di_tích còn lưu lại dấu_vết chữ_Nôm trước thế_kỷ 15 nhưng số_lượng không nhiều ngoài một_ít văn_bia và ghi_chép của người_đời sau chép lại những bài tương_truyền sáng_tác từ thời Lý_Trần . Một tác_phẩm quan_trọng là tập Phật_thuyết đại_báo phụ_mẫu ân_trọng_kinh ( Kinh_đại_báo phụ_mẫu trọng_ân ) đã ra_đời vào thời nhà_Lý khoảng thế_kỷ 12 . Đây cũng là đặc_điểm vì tập này là văn_xuôi , một_thể văn_ít khi dùng chữ_Nôm . Nhà Trần_cũng để lại một_số tác_phẩm chữ_Nôm như mấy bài_phú của vua Trần_Nhân_Tông : " Cư trần_lạc đạo_phú " ( 居塵樂道賦 ) và " Đắc_thú lâm_tuyền thành đạo ca " ( 得趣林泉成道歌 ) . Thời Trần_tương_truyền cũng có_lệ làm_phú bằng chữ_Nôm trong kỳ thi Hội . Lê_Tắc_ghi lại trong An_Nam chí_lược rằng đời vua Trần_Anh_Tông một_số bài hát được soạn bằng Nôm . Sang thời nhà_Hồ thì một_số sách_vở kinh_điển Nho_học được dịch ra chữ_Nôm như thiên_Vô_dật trong Kinh_Thư năm 1395 . Nhà_vua cũng cho soạn cuốn Thi_nghĩa bằng Nôm để giảng_giải Kinh_Thi . Thế_kỷ 15 – 17 Thời_kỳ này phần_lớn thi_văn_lưu_truyền biết tới nay là thơ Hàn_luật bát_cú hoặc tứ_tuyệt . Một_số là trước tác_cảm_hứng riêng như : Quốc_âm thi tập ( Nguyễn_Trãi ) , Hồng_Đức_quốc_âm thi tập ( Lê_Thánh_Tông và hội Tao đàn Nhị thập_bát Tú ) , Bạch_Vân quốc_ngữ thi_tập ( Nguyễn_Bỉnh_Khiêm ) , Ngự đề_hòa danh_bách_vịnh ( Chúa Trịnh_Căn ) , Tứ_thời khúc vịnh ( Hoàng_Sĩ_Khải ) , Ngọa long_cương ( Đào_Duy_Từ ) ; nhưng cũng không thiếu những tác_phẩm theo dạng sử ký như : Thiên_Nam_Minh_giám , Thiên_Nam_ngữ lục . Thơ lục_bát cũng xuất_hiện với tác_phẩm " Cảm_tác " của Nguyễn_Hy_Quang , được sáng_tác năm 1674 . Trong chính_sử thì ghi lại một_số văn_kiện quan_trọng bằng chữ_Nôm trong đó có tờ sắc_chúa Thanh_Đô_Vương Trịnh_Tráng_soạn nhân_danh vua Lê_Thần_Tông gửi cho chúa_Sãi Nguyễn_Phúc_Nguyên năm 1627 đòi đất Thuận_Hóa nộp thuế . Dụng_ý dùng Nôm là để dễ_bề diễn_tả tình_gia_tộc của kẻ cả vì Trịnh_Tráng với Nguyễn_Phúc_Nguyên là anh_em con cô con cậu . Chỉ nam ngọc_âm_giải nghĩa_là cuốn từ_điển chữ_Hán giải_thích bằng chữ_Nôm thuộc loại sớm nhất . Thế_kỷ 17 cũng chứng_kiến sự xuất_hiện nhưng đã sớm nở_rộ của văn_học Nôm_Công_giáo , với những tác_giả tên_tuổi như nhà truyền_giáo Girolamo_Maiorica ( chủ_trì biên_soạn hơn 45 tác_phẩm nhiều thể_loại ) , thầy giảng Gioan_Thanh_Minh ( viết tiểu_sử các danh_nhân và thánh_nhân ) , thầy giảng Lữ-y_Đoan ( viết Sấm truyền_ca , truyện_thơ lục_bát phỏng_tác từ Ngũ_Thư ) . Thế_kỷ 18 – 19 Thơ Hàn_luật của những thế_kỷ kế_tiếp càng uyển_chuyển , lối dùng chữ càng tài_tình , hóm_hỉnh như thơ của Hồ_Xuân_Hương hay Bà_Huyện_Thanh_Quan . Ngược_lại thể_thơ dài như Ai tư_vãn của Ngọc_Hân Công_chúa cùng_thể song thất_lục_bát trong Chinh phụ_ngâm của Đoàn_Thị_Điểm lưu_danh những nữ_sĩ biệt_tài thời trước . Riêng Chinh phụ_ngâm được xem là một tuyệt_tác , có phần_trội hơn nguyên bản chữ_Nho . Thể_song thất_lục_bát cũng lưu lại tác_phẩm Cung_oán ngâm khúc , lời_văn cầu_kỳ , hoa_mỹ nhưng thể_thơ phổ_biến nhất là truyện_thơ lục_bát , trong đó phải kể Truyện_Kiều ( Nguyễn_Du ) và Lục_Vân_Tiên ( Nguyễn_Đình_Chiểu ) . Văn_từ truyện_thơ bình_dị hơn nhưng lối hành_văn và ý_tứ không kém sâu_sắc và khéo_léo . Những tác_phẩm truyện_Nôm khuyết_danh khác như Thạch_Sanh , Trê_Cóc , Nhị_độ mai , Phan_Trần , Tấm Cám , Lưu_Bình_Dương_Lễ , Ngư_tiều y_thuật_vấn đáp , Nữ tú_tài , Tô_Công_phụng sứ , tất_cả được phổ_biến rộng_rãi khiến không mấy người Việt lại không biết vài câu , nhất_là Truyện_Kiều . Dưới triều_đại nhà Tây_Sơn , do sự hậu_thuẫn của Quang_Trung_hoàng đế , toàn_bộ các văn_kiện hành_chính bắt_buộc phải viết bằng chữ Nôm trong 14 năm , từ 1788 đến 1802 . Thời_kỳ cuối của chữ_Nôm xuất_hiện nhiều tác_phẩm thi_ca theo thể hát nói như của Nguyễn_Khuyến , Chu_Mạnh_Trinh , Tú_Xương v.v. Những_thể cũ song thất_lục_bát và lục_bát ( các truyện_Nôm ) vẫn góp_mặt song thêm vào đó là những vở tuồng hoặc chèo dân_gian cũng được soạn bằng chữ_Nôm như Kim_Thạch_kỳ_duyên , Chàng Lía ( Văn_Doan diễn_ca ) , Quan_Âm_Thị_Kính . Đối_ngược_lại tài_liệu văn_học thì triết_học , sử_học , luật_pháp , y_khoa và ngữ_học tuy có được ghi lại bằng chữ Nôm nhưng tương_đối ít . Văn_vần thì có Đại_Nam_Quốc_sử Diễn_ca ( thời Nguyễn ) . Đặc_biệt là cuốn từ_điển song_ngữ Hán_Nôm Đại_Nam_Quốc_ngữ do Văn_Đa Nguyễn_Văn_San_soạn năm Tự_Đức thứ 30 ( 1877 ) . Trong những văn_bản hành_chính thường_nhật như sổ_sách , công_văn , giấy_tờ , thư_từ , khế_ước , địa_bạ v.v. chỉ đôi_khi xen chữ_Nôm nếu không_thể tìm được một chữ Hán đồng_nghĩa để chỉ các danh từ riêng ( như tên đất , tên làng , tên người ) , nhưng tổng_thể vẫn là văn_bản Hán_Việt . Nam_Việt – Dương_Hiệp_Tự_vị là từ_điển chữ_Nôm đầu_tiên , được phiên ra chữ Quốc_ngữ và giải_thích bằng tiếng Latinh . Suy_giảm Dưới chính_quyền thuộc_địa và bảo_hộ của Pháp , vào cuối thế_kỷ 19 tại Nam_Kỳ và đầu thế_kỷ 20 tại Bắc_Kỳ và Trung_Kỳ , vị_thế của chữ_Hán và chữ_Nôm bắt_đầu giảm_sút . Chữ Quốc_ngữ được chính_quyền thuộc_địa bảo_hộ qua các nghị_định được người Pháp ban ra với mục_đích xóa bỏ chữ Hán và chữ_Nôm , để tiếng Việt đồng_văn_tự với tiếng Pháp , giúp phổ_biến tiếng Pháp và dễ_bề cai_trị . Kỳ thi_Hương cuối_cùng tại Nam_Kỳ được tổ_chức vào năm 1864 , tại Bắc_Kỳ là năm 1915 , tại Trung_Kỳ là năm 1918 và kỳ thi Hội sau_cùng được tổ_chức vào năm 1919 . Trong chừng_mực nào đó , chữ_Hán vẫn tiếp_tục được dạy trong thời Pháp thuộc . Học_chính Tổng_quy ( Règlement général de l'Instruction publique ) do Toàn_quyền Albert_Sarraut ban_hành năm 1917 quy_định ở cấp tiểu_học , mỗi tuần dạy Hán tự một giờ rưỡi và dạy tiếng Pháp ( lớp nhì và lớp nhất ) ít_nhất 12 giờ . Ở cấp trung_học , mỗi tuần quốc_văn ( gồm Hán_tự và quốc_ngữ ) dạy 3 giờ trong khi Pháp_văn và lịch_sử Pháp dạy 12 giờ . Bên cạnh bộ Quốc-văn giáo-khoa_thư của nhóm Trần_Trọng_Kim , Nha_Học chính_Đông Pháp còn tổ_chức và cho sử_dụng bộ Hán-văn_tân giáo-khoa_thư xuất_bản lần đầu năm 1928 do Lê_Thước và Nguyễn_Hiệt_Chi biên_soạn , đều được dùng rộng_rãi cho tới trước năm 1949 . Tại miền Nam , Giáo_dục Việt_Nam Cộng_hòa quy_định dạy chữ Hán cho học_sinh trung_học_đệ nhất cấp . Tại miền Bắc , Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa không chủ_trương dạy chữ Hán và chữ_Nôm , nhưng có sử_dụng chữ_Hán với chữ_Nôm ở một_số thời_điểm ( đồng_tiền lưu_hành của Việt_Nam_Dân_chủ_Cộng hòa có in chữ Hán ) . Khi đất_nước thống_nhất , chương_trình giáo_dục_phổ_thông của nhà_nước Cộng_hòa Xã_hội_chủ_nghĩa_Việt_Nam không giảng_dạy chữ Hán và chữ_Nôm . Hiện_tại Chữ_Nôm và chữ_Hán hiện_nay không được giảng_dạy đại_trà trong hệ_thống giáo_dục_phổ_thông Việt_Nam , tuy_nhiên nó vẫn được giảng_dạy và nghiên_cứu trong các chuyên_ngành về Hán-Nôm tại bậc đại_học . Chữ_Nôm và chữ_Hán cũng được một_số hội phong_trào tự dạy và tự học , chủ_yếu là học cách đọc bằng tiếng Việt hiện_đại , cách viết bằng bút_lông kiểu thư_pháp , học_nghĩa của chữ , học đọc và viết tên người Việt , các câu thành_ngữ , tục_ngữ và các kiệt_tác văn_học như Truyện_Kiều . Để giúp chữ_Nôm cũng được hiển_thị trên máy_tính và di_động như chữ_Hán , các nhà_ngôn_ngữ học về Hán_Nôm đã và đang cố_gắng chuẩn hóa chữ_Nôm toàn_diện hơn về mặt chữ , cách viết và âm_đọc , đồng_thời nỗ_lực đưa chữ Nôm được mã_hóa lên bộ_mã Unicode . Điều này giúp cho chữ Nôm được bảo_tồn lâu_dài , dễ_dàng tìm_kiếm , tra_cứu và thông hiểu hơn . Tính đến nay , đã có gần 12.000 chữ_Nôm được cấp mã_Unicode . Người Kinh ở Trung_Quốc hiện_nay vẫn sử_dụng chữ_Hán và chữ_Nôm làm văn_tự chính_thức cho dạng tiếng Việt mà họ đang nói hàng ngày ( tiếng Kinh Trung_Quốc ) thay_vì chữ Latinh mà tại Việt_Nam gọi_là chữ Quốc_ngữ . Do các vấn_đề chính_trị nhạy_cảm về quan_hệ Việt_Nam - Trung_Quốc ( như thời_kỳ bắc thuộc , những cuộc chiến_tranh trong hàng nghìn năm của lịch_sử , tranh_chấp chủ_quyền Hoàng_Sa và Trường_Sa , ... ) , khiến nhiều người Việt hiện_nay mang tư_tưởng của Chủ_nghĩa_bài Trung_Quốc , không phân_biệt được chữ_Nôm , chữ_Hán với tiếng Trung ( tức không phân_biệt được " chữ_viết " và " tiếng_nói " ) , nên thường có hành_động đả_kích vô_cớ những người học chữ_Nôm , chữ_Hán hay người viết các văn tự_ngữ_tố này trong tiếng Việt ( ví_dụ như đả_kích người viết thư_pháp chữ Hán_Nôm thay_vì viết chữ Latinh / chữ Quốc_ngữ , vì cho rằng viết chữ Hán_Nôm là viết tiếng Trung ) . Điều này gây khó_khăn lớn trong thời hiện_đại cho việc bảo_tồn và phát_huy các giá_trị mà chữ_Nôm cũng như chữ_Hán đã mang lại cho tiếng Việt và văn_học cổ_truyền Việt_Nam . Chữ_Nôm , chữ_Hán và chữ Quốc_ngữ Chữ Quốc_ngữ Latinh và chữ_Nôm cùng chữ Hán là hai hệ chữ dùng để viết tiếng Việt , chúng có vai_trò khác nhau nhưng bổ_trợ cho nhau trong dòng lịch_sử và văn_hóa Việt_Nam . Chữ Quốc_ngữ được các nhà_truyền_giáo Dòng Tên tại Việt_Nam sáng_chế dựa trên ký tự Latinh vào nửa đầu thế_kỷ 17 và cho tới cuối thế_kỷ 19 chỉ được lưu_hành trong giới Công_giáo . Tuy_nhiên , trái với nhiều người lầm_tưởng , trong thời_kỳ này lượng văn_thư Kitô_giáo chữ Nôm vượt xa chữ Quốc_ngữ , và sách chữ_Nôm vẫn được người Công_giáo sử_dụng cho đến giữa thế_kỷ 20 . Việc sử_dụng chữ Quốc_ngữ trong giai_đoạn này cũng được đặt trong mối liên_hệ với chữ_Nôm và văn_chương tiếng Việt nói_chung . Đến thời Pháp thuộc , chính_quyền thuộc_địa muốn tăng_cường ảnh_hưởng của tiếng Pháp ( cũng dùng chữ Latinh ) và hạn_chế ảnh_hưởng của Hán_học cùng với chữ Hán . Chính_quyền thuộc_địa ban_hành các nghị_định để bảo_hộ cho việc sử_dụng chữ Quốc_ngữ : Ngày 22 tháng 2 năm 1869 , Phó Đề_đốc Marie_Gustave Hector_Ohier ký nghị_định " bắt_buộc dùng chữ Quốc_ngữ thay_thế chữ_Hán " trong các công_văn ở Nam_Kỳ . Ngày 6 Tháng 4 năm 1878 , nghị_định 82 được ký bởi Thống_đốc Nam_Kỳ Louis Charles_Georges Jules_Lafont , đề ra trong vòng bốn năm ( tức tới năm 1882 ) thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc_ngữ . Ngày 1 Tháng 1 năm 1879 , có lệnh khẳng_định các văn_kiện chính_thức phải dùng chữ Quốc_ngữ . Cũng trong năm này , chính_quyền thuộc_địa đưa chữ Quốc_ngữ vào ngành giáo_dục , bắt các thôn xã ở Nam_Kỳ phải dạy chữ này . Nghị_định Ngày 14 Tháng 6 năm 1880 , giảm hoặc miễn thuế_thân và miễn sưu_dịch cho các " thân_hào hương_lý " ( người_thân của Hương_trưởng và Lý_trưởng ) nếu họ biết viết chữ Quốc_ngữ . Như_vậy , chính_sách của thực_dân Pháp có tác_động lớn đến sự phổ_biến chữ Quốc_ngữ . Nhưng việc chữ Quốc_ngữ trở_thành chữ_viết chính_thức có phải thuần_túy do người Pháp áp_đặt hay không là một chủ_đề còn bỏ_ngỏ . Theo sử_gia_Liam C._Kelly , sắc_lệnh năm 1906 của vua Thành_Thái bổ_sung chương_trình giáo_dục Nam_âm ( chữ Quốc_ngữ Latinh ) bên cạnh chữ Hán cho thấy có những cải_cách ngôn_ngữ học và trí_thức tới từ nhà Nguyễn . Trên thực_tế , chính_quyền thực_dân Pháp vốn bất_đồng về việc phổ_biến chữ Quốc_ngữ ; trong đó có ý_kiến cho rằng việc thúc_đẩy chữ Quốc_ngữ là " nguy_hiểm cho người Pháp " . Người Pháp chê_bai chữ Quốc_ngữ , do các nhà_truyền_giáo Bồ_Đào_Nha_chế_tạo , là hệ chữ " vô_tích sự vì đã không giúp_ích gì trong việc truyền_bá chữ Pháp " , nhưng bất_đắc_dĩ vẫn phải chấp_nhận hệ chữ này . Kế_tiếp đó , các sĩ_phu vận_động ủng_hộ chữ Quốc_ngữ trong công_cuộc phổ_biến tân_học và lan_truyền tư_tưởng yêu nước . Các phong_trào cải_cách như Hội_Trí_Tri , phong_trào Duy_Tân , Đông_Kinh_Nghĩa_Thục và ngành báo_chí mới hình_thành đã góp_phần quan_trọng vào việc truyền_bá chữ Quốc_ngữ . Những cách tạo chữ_Nôm Từ Hán_Việt : tương_đồng về âm và nghĩa ( âm_đọc ) Mượn cả âm_đọc ( âm_Hán Việt ) và nghĩa của chữ Hán để ghi lại các từ_từ Hán_Việt . Âm_Hán Việt có ba loại là : Âm_Hán Việt tiêu_chuẩn : bắt_nguồn từ_ngữ âm_tiếng Hán thời_Đường . Ví_dụ : " ông " 翁 , " bà " 婆 , " thuận_lợi " 順利 , " công thành danh_toại " 功成名遂 . Âm_Hán Việt_cổ : bắt_nguồn từ_ngữ âm_tiếng Hán trước thời_Đường . Ví_dụ : " mùa " 務 ( âm_Hán Việt tiêu_chuẩn là " vụ " ) , " bay " 飛 ( âm_Hán Việt tiêu_chuẩn là " phi " ) , " buồng " 房 ( âm_Hán Việt tiêu_chuẩn là " phòng " ) . Âm_Hán Việt Việt_hóa : là các âm_gốc Hán bị biến_đổi cách đọc do ảnh_hưởng của quy_luật ngữ_âm tiếng Việt . Ví_dụ : " thêm " 添 ( âm_Hán Việt tiêu_chuẩn là " thiêm " ) , " nhà " 家 ( âm_Hán Việt tiêu_chuẩn là " gia " ) , " khăn " 巾 ( âm_Hán Việt tiêu_chuẩn là " cân " ) , " ghế " 几 ( âm_Hán Việt tiêu_chuẩn là " kỉ " ) . Ba_loại âm_Hán Việt kể trên đều được dùng trong chữ_Nôm . Một_số từ Hán Việt_cổ như " thấy " , xuất_phát từ chữ gốc là 睇 nhưng không dùng từ gốc để ghi_Nôm mà ghi bằng từ ghép 𫌠 . Từ " sông " vốn bắt_nguồn từ âm_Hán cổ của từ " giang " ( 江 ) , vốn có gốc Proto-Vietic , nhưng khi ghi_Nôm được ghi bằng chữ hình_thanh là 滝 . Một_số âm_Hán Việt đọc trại như huê-hoa , trường-tràng thì không có chữ Nôm bổ_sung mà vẫn dùng chữ Hán để ghi . Dùng âm_chữ Hán , không dùng nghĩa ( giả_tá ) Mượn chữ Hán đồng_âm hoặc cận_âm để ghi_âm tiếng Việt . Âm_mượn có_thể là âm_Hán Việt tiêu_chuẩn , âm_Hán Việt_cổ hoặc âm_Hán Việt Việt_hóa . Khi đọc có_thể đọc giống với âm_mượn hoặc đọc chệch đi . Ví_dụ : Đọc giống như âm_Hán Việt tiêu_chuẩn : chữ " một " 沒 có nghĩa_là " chìm " được mượn dùng để ghi từ " một " trong " một_mình " , chữ " tốt " 卒 có nghĩa_là " binh_lính " được mượn dùng để ghi từ " tốt " trong " tốt xấu " , chữ " xương " 昌 có nghĩa_là " hưng_thịnh " được mượn dùng để ghi từ " xương " trong " xương thịt " , chữ " qua " 戈 là tên gọi của một loại binh_khí được mượn dùng để ghi từ " qua " trong " hôm_qua " . Đọc chệch_âm_Hán Việt tiêu_chuẩn : " gió " 這 ( mượn_âm " giá " ) , " cửa " 舉 ( mượn_âm " cử " ) , " đêm " 店 ( mượn_âm " điếm " ) , " chạy " 豸 ( mượn_âm " trãi " ) . Đọc giống như âm_Hán Việt_cổ : chữ " keo " 膠 ( " keo " trong " keo dán " , âm_Hán Việt tiêu_chuẩn là " giao " ) được dùng để ghi lại từ " keo " trong " keo_kiệt " , chữ " búa " 斧 ( " búa " trong " cái búa " , âm_Hán Việt tiêu_chuẩn là " phủ " ) được dùng để ghi lại từ " búa " trong " chợ_búa " ( " búa " trong " chợ_búa " là âm_Hán Việt cổ của chữ " phố " 鋪 ) . Dùng nghĩa chữ_Hán , không dùng âm ( huấn đọc ) Mượn chữ Hán đồng_nghĩa hoặc cận_nghĩa để ghi lại âm_tiếng Việt . Ví_dụ : chữ " dịch " 腋 có nghĩa nghĩa_là " nách " được dùng để ghi lại từ " nách " trong " hôi_nách " , chữ " năng " 能 có nghĩa_là " có tài , có năng_lực " được dùng để ghi lại từ " hay " trong " văn hay chữ tốt " . Chữ_ghép ( tạo tự ) Chữ ghép , còn gọi chữ là chữ hợp_thể , là chữ được tạo ra bằng cách ghép hai hoặc nhiều hơn chữ khác thành một chữ . Các chữ cấu_thành nên chữ ghép có_thể đóng vai_trò là thanh_phù ( bộ_phận biểu_thị âm_đọc của chữ ghép ) hoặc nghĩa_phù ( bộ_phận biểu_thị ý_nghĩa của chữ ghép ) hoặc vừa là thanh_phù vừa là nghĩa phù_hoặc dùng làm phù_hiệu chỉnh_âm chỉ báo cho người đọc biết chữ này cần phải đọc chệch đi . Chúng có_thể được viết nguyên_dạng hoặc bị viết tỉnh lược mất một phần hoặc thay bằng chữ giản_hóa . Thanh_phù luôn có âm_đọc giống hoặc gần giống với âm_đọc của chữ ghép . Phù_hiệu_chỉnh_âm được dùng trong chữ_Nôm là bộ " khẩu " 口 ( đặt ở bên trái chữ ghép ) , dấu " cá " 亇 ( bắt_nguồn từ chữ " cá " 个 viết theo thể thảo_thư , đặt ở bên phải chữ ghép ) , dấu nháy " 𡿨 " ( đặt ở bên phải chữ ghép ) , bộ " tư " 厶 ( đặt ở bên trên hoặc bên phải chữ ghép ) , dấu " 冫 " ( đặt bên trái chữ ghép , chỉ thấy dùng trong các bản văn_bản Nôm ở vùng Nam_Bộ Việt_Nam ) . Một_số ví_dụ về chữ ghép : " chân " 蹎 ( " chân " trong " chân_tay " ) : chữ này được cấu_thành từ chữ " túc " 足 và chữ " chân " 真 . " Túc " 足 có nghĩa_là " chân " được dùng làm " nghĩa_phù " biểu_thị ý_nghĩa của chữ ghép . Trong chữ ghép chữ " túc " 足 khi đứng ở bên trái phải viết dưới dạng biến_thể gọi_là " bàng chữ_túc " ⻊ . Chữ " chân " 真 ( " chân " trong " chân_thành " ) đồng_âm với " chân " trong " chân_tay " được dùng làm thanh phù_biểu thị_âm_đọc của chữ ghép . " gạch " 𥗳 ( " gạch " trong " gạch ngói " ) : chữ này được cấu_thành từ chữ " thạch " 石 và chữ " ngạch " 額 . " Thạch " 石 có nghĩa_là " đá " được dùng làm nghĩa_phù , ý là gạch thì được làm bằng đất_đá . " Ngạch " 額 dùng làm thanh_phù . " khói " 𤌋 : chữ này được cấu_thành từ chữ " hỏa " 火 và chữ " khối " 塊 bị tỉnh lược một phần ( tỉnh lược bộ " thổ " 土 ở bên trái chữ " khối " 塊 ) . " Hỏa " 火 có nghĩa là lửa , gợi_ý_nghĩa của chữ ghép ( lửa cháy tạo ra khói ) , " khối " 塊 gợi_âm đọc của chữ ghép . " ra " 𦋦 : chữ này được cấu_thành từ chữ " la " 羅_giản_hóa và chữ " xuất " 出 . " Xuất " 出 có nghĩa_là " ra " biểu_thị ý_nghĩa của chữ ghép . " trời " 𡗶 : chữ này được cấu_thành từ chữ " thiên " 天 có nghĩa_là " trời " và chữ " thượng " 上 có nghĩa_là " trên " , ý là " trời " thì nằm ở trên cao . " lử " 𠢬 ( " lử " trong " mệt_lử " ) gồm chữ " vô " 無 có nghĩa_là " không có " và chữ " lực " 力 có nghĩa_là " sức , sức_lực " , ý là " lử " là không còn sức_lực gì nữa . Tiếng Việt hiện_đại không có phụ_âm_kép nhưng trong tiếng Việt từ giai_đoạn trung_đại trở về trước thì lại có phụ âm_kép . Trong chữ Nôm hợp_thể để biểu_thị các phụ_âm_kép người ta dùng một hoặc hai chữ làm thanh_phù . Nếu dùng hai chữ làm thanh_phù thì một chữ sẽ dùng để biểu_thị phụ_âm thứ nhất của phụ âm_kép , chữ còn lại biểu_thị phụ_âm thứ hai của phụ âm_kép . Ví_dụ : " blăng " 𣎞 : " Blăng " hiện_nay đã biến_đổi thành " trăng , giăng " . Chữ " blăng " 𣎞 được cấu_thành từ chữ " ba " 巴 , chữ " lăng " 夌 và chữ " nguyệt " 月 . " Ba " 巴_biểu_thị phụ_âm thứ nhất " b " của phụ_âm_kép " bl " , " lăng " 夌_biểu_thị phụ_âm thứ hai " l " và phần vần của từ " blăng " , " nguyệt " 月 có nghĩa_là " mặt_trăng " biểu_thị ý_nghĩa của chữ ghép này . " mlời " 𠅜 : " Mlời " hiện_nay đã biến_đổi thành " lời , nhời " ( " lời " trong " lời_nói " ) . Chữ " mlời " 𠅜 được cấu_thành từ chữ " ma " 麻 ( bị tỉnh lược thành " 亠 " ) và chữ " lệ " 例 . " Ma " 麻_biểu_thị phụ_âm thứ nhất " m " của phụ_âm_kép " ml " , " lệ " 例_biểu_thị phụ_âm thứ hai " l " và phần vần cửa từ " mlời " . " tlòn " 𧷺 : " Tlòn " hiện_nay đã biến_đổi thành " tròn " . Chữ này được cấu_thành từ chữ " viên " 圓 ( bị tỉnh lược bộ " vi " 囗 ở phía ngoài thành " 員 " ) và chữ " lôn " 侖 . " Viên " 圓 có nghĩa_là " tròn " được dùng làm nghĩa_phù . " Lôn " 侖 là thanh_phù , biểu_thị phụ_âm thứ hai " l " của phụ_âm_kép " tl " và phần vần của từ " tlòn " . " krông " 滝 : " Krông " hiện_nay đã biến_đổi thành " sông " . Chữ này được cấu_thành từ bộ " thủy " 水 và chữ " long " 竜 . " Thủy " có nghĩa_là " sông " biểu_thị ý_nghĩa của chữ ghép . " Long " 竜_biểu_thị phụ_âm thứ hai " r " của phụ_âm_kép " kr " và phần vần của từ " krông " . " sláu " 𦒹 : " sláu " hiện_nay đã biến_đổi thành " sáu " . Chữ này được cấu_thành từ chữ " lão " và chữ " lục " . " Lục " 六 là nghĩa_phù , có nghĩa_là " sáu " . " Lão " 老 là thanh_phù , biểu_thị phụ_âm thứ hai " l " của phụ_âm_kép " sl " và phần vần của từ " sláu " . Lược bớt nét của chữ Hán để biểu_thị phải đọc chệch đi Lược bớt ít_nhất là một nét của một chữ_Hán nào đó để gợi_ý cho người đọc biết rằng chữ này phải đọc chệch đi . Ví_dụ : chữ " ấy " 𧘇 : lược nét chấm " 丶 " trên đầu chữ " ý " 衣 . Việc lược bớt nét bút này gợi_ý cho người đọc biết rằng chữ này không đọc là " y " hay " ý " ( chữ 衣 có hai âm_đọc là " y " và " ý " ) mà cần đọc chệch đi . " khệnh_khạng " 𠀗𠀖 : chữ " khệnh_𠀗 là chữ " cộng " 共 bị lược bớt nét phẩy " ㇒ " , chữ " khạng " 𠀖 là chữ " cộng " 共 bị lược bớt nét chấm " ㇔ " . " khề_khà " 𠀫𠀪 : chữ " khề " 𠀫 là chữ " kỳ " bị lược bớt nét phẩy " ㇒ " , chữ " khà " 𠀪 là chữ " kỳ " bị lược bớt nét chấm " ㇔ " . Mượn_âm của chữ_Nôm có sẵn Dùng chữ_Nôm có sẵn để ghi lại từ tiếng Việt đồng_âm hoặc cận_âm nhưng khác_nghĩa hoặc đồng_nghĩa nhưng khác_âm với chữ được mượn . Khi đọc có_thể đọc giống với âm_đọc của chữ được mượn hoặc đọc chệch đi . Ví_dụ : Đọc giống với âm_đọc của chữ được mượn : chữ " chín " 𠃩 ( " chín " trong " chín người mười_ý " ) được dùng để ghi từ " chín " trong " nấu chín " . Đọc chệch_âm : chữ " đá " 𥒥 ( " đá " trong " hòn đá " ) được dùng để ghi từ " đứa " trong " đứa bé " . Ký_tự đặc_biệt Dấu " ヌ " hoặc " ㄡ " ( lại ) : Có_thể có nguồn_gốc từ chữ " " ( hựu ) ( có nghĩa_là " lại " ) hoặc chữ " " ( lại ) ( có nghĩa_là " quan_lại " ) . Nó có tác_dụng làm lặp lại âm_tiết trong từ láy , tương_tự như dấu " 々 " trong tiếng Nhật . Dấu " 𖿱 " ( cá / nháy ) : Có_thể có nguồn_gốc từ chữ " " ( cá ) ( có nghĩa_là " cái " ) . Nó có tác_dụng làm thay_đổi âm_đọc của chữ Hán từ âm_Hán ( được coi là cách phát_âm đúng của chữ Hán , tương_tự Go-on và Kan-on_tiếng Nhật ) thành âm_Nôm ( cách phát_âm sai của chữ Hán , tương_tự Kan'y_ō - on tiếng Nhật ) . Kiểu viết Cũng giống như các kiểu chữ của tiếng Trung , tiếng Hàn , tiếng Nhật , chữ_Nôm là dạng ký tự mà mỗi chữ chỉ cần viết trong một phạm_vi ô_vuông không đổi , nên vừa có_thể viết dọc kiểu truyền_thống và viết ngang kiểu phương_tây . Viết dọc Kiểu viết dọc truyền_thống Đông_Á gọi_là Tung_Thư ( 縱書 ) , viết từ trên xuống dưới , hàng đọc từ phải sang trái , là kiểu viết mà người Việt xưa sử_dụng . Có_thể thấy ở các văn_bản hay di_tích cổ_xưa như Bia tiến_sĩ , Truyện_Kiều bản_gốc , ... hay các biển_hiệu xưa như Văn_Miếu_Môn ( dựng ngang nên viết từ phải sang trái ) . Kiểu viết này giống kiểu viết của tiếng Nhật trong manga ( nguyên_nhân chính khiến manga có bản_quyền ở Việt_Nam đọc từ phải sang trái ) và truyện chữ như light novel . Một bộ sớ cầu siêu rất dài bằng chữ Nôm được viết năm 1953 được tìm thấy ở Kon_Tum , cho thấy rõ kiểu viết này . Tuy_nhiên vì đứt_gãy với văn_hóa cổ cũng như quen đọc viết chữ Quốc_ngữ , nhiều người Việt_Nam hiện_nay không hiểu rõ kiểu viết truyền_thống này , nên khi viết dọc cho chữ Hán và chữ_Nôm lại hay xếp ngược hàng từ trái sang phải . Lợi_điểm của kiểu viết dọc cho chữ Nôm là không chiếm nhiều diện_tích ngang nên dễ treo câu_đối hay biển_hiệu ( vì mô men trọng_lực ít ) ; không cần phải xoay chữ hay tách chữ ( điều mà chữ Quốc_ngữ bắt_buộc phải làm nếu muốn viết dọc ) ; và do kích_thước_vuông cố_định , chữ_Nôm khi viết dọc sẽ thẳng đều hai bên và đẹp hơn chữ Quốc_ngữ , khi số_lượng và kích_cỡ ký tự latinh trong mỗi từ là khác nhau nên chắc_chắn sẽ bị lệch hàng . Viết ngang Kiểu viết ngang gọi_là Hoành_Thư ( 橫書 ) , viết từ trái sang phải , hàng xếp từ trên xuống dưới , giống như kiểu viết của chữ Quốc_ngữ . Đây là kiểu viết du_nhập từ kiểu viết chữ_Latin của phương_tây . Dấu chấm câu trong văn_bản chữ_Nôm cổ Thư_tịch tiếng Hán và tiếng Việt viết bằng chữ Nôm_thời xưa thường không có dấu chấm câu . Nếu trong sách in có dấu chấm câu thì thường là do người đọc sách viết thêm vào . Trong văn_bản , ở những chữ nào mà người_xưa cảm_thấy cần phải dừng lại một_chút khi đọc đến chữ đó thì chữ đó cùng những chữ đứng trước nó được xem là một “ câu ” 句 . “ Câu ” theo quan_niệm thời xưa nhiều khi không xem được là câu theo quan_niệm về câu thời nay . Việc thêm ký_hiệu vào trong văn_bản để chỉ ra ranh_giới của các “ câu ” gọi_là chấm câu 點句 . Việc chấm câu cho sách gọi_là chấm sách 點冊 . Hai loại dấu chấm_câu thường dùng trong thư_tịch cổ_tiếng Hán và tiếng Việt viết bằng chữ_Nôm là vòng “ 。 ” và dấu chấm “ 、 ” . Khi vòng và dấu chấm được dùng cùng nhau để chấm câu thì vòng được dùng tương_tự như dấu chấm “ . ” trong chữ Quốc_ngữ , dấu chấm “ 、 ” được dùng tương_tự như dấu_phẩy “ , ” trong chữ Quốc_ngữ . Cũng có_khi chỉ có vòng “ 。 ” hoặc dấu chấm “ 、 ” được dùng để chấm câu . Việc chấm câu bằng vòng gọi_là vòng câu 𥿺句 . Trong thư_tịch cổ tiếng Việt viết bằng chữ Hán và chữ_Nôm , chữ được viết kiểu Tung_Thư ( viết dọc từ phải sang trái ) chứ không viết theo hàng ngang như chữ Latinh , vòng và dấu chấm thường nằm ngoài hàng chữ , bên phải chữ cuối_cùng của “ câu ” . Chuẩn hóa Năm 1867 , nhà cải_cách Nguyễn_Trường_Tộ đã đề_xuất chuẩn hóa chữ_Nôm ( cùng với việc bãi_bỏ Hán_văn ) , nhưng hệ_thống mới mà ông gọi là Quốc_âm_Hán tự ( 國音漢字 ) đã bị vua Tự_Đức bác_bỏ . Năm 2022 , Ủy_ban Phục_sinh Hán_Nôm Việt_Nam đã công_bố Bảng chữ Hán_Nôm Chuẩn_Thường dùng , với tổng_số 5.524 ký tự chuẩn , chiếm khoảng 98 % lượng sử_dụng hàng ngày của tiếng Việt hiện_đại . Ưu và nhược_điểm Nhược_điểm Được tạo ra dựa trên chữ Hán , các bộ_thủ , âm_đọc và nghĩa từ vựng trong tiếng Việt , do_vậy chữ_Nôm không phải là bộ chữ đơn_giản cho người mới học ( không tính trẻ_em học vỡ_lòng ) . Với việc viết chữ , nếu đã quen các nét và cách viết chữ Hán ( ít_nhất là Hành_thư hoặc Khải_thư ) , việc viết chữ_Nôm không phải là điều khó_khăn . Tuy_nhiên sẽ cần phải lưu_ý kích_thước các nét chữ do chữ Nôm_thường nhiều nét hơn chữ Hán , nên nếu không định_lượng được kích_thước nét chữ , sẽ dễ làm cho chữ Nôm to hơn so với chữ Hán cùng dòng . Điều này đặc_biệt quan_trọng trong việc khai_triển thư_pháp , đảm_bảo tính mỹ_thuật . Với việc đọc hiểu , về cơ_bản để đọc được chữ_Nôm thì đòi_hỏi người đọc phải có sự hiểu_biết chữ Hán và vốn từ vựng tiếng Việt ở một mức_độ nhất_định . Am hiểu chữ Hán về nghĩa và âm_Hán-Việt sẽ giúp ghi_nhớ và đọc hiểu chữ Nôm dễ hơn . Hệ chữ_Nôm cũng không có sự thống_nhất do chưa được quan_tâm chuẩn_hóa toàn_diện : có_thể có nhiều chữ dùng để ghi cùng một âm_tiết , hoặc ngược_lại , một chữ có_thể có nhiều cách đọc khác nhau . Tình_trạng này còn do " tam_sao thất_bản " , phần vì trình_độ người thợ_khắc chữ ngày_xưa , phần vì khâu in mộc bản có chất_lượng không cao ( chữ bị nhòe , mất nét ) . Do_đó có người nói " chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán " , " nôm_na là cha mách_qué " . Về mặt ngữ_âm thì số âm_tiết của tiếng Việt nhiều hơn số âm_tiết của âm_Hán Việt của chữ_Hán nên người viết phải dùng dấu nháy [ »_] hoặc chữ_khẩu [_口 ] đặt cạnh một chữ để biểu_thị những chữ cận_âm . Người đọc vì_vậy phải giỏi mà đoán cho trúng_âm , khiến chữ_Nôm khá khó đọc . Ưu_điểm Tuy không tiện_dụng như chữ Quốc_ngữ ( chữ Latinh ) về khả_năng viết và phát_âm , chữ_Nôm cũng có ưu_điểm riêng mà chữ Quốc_ngữ không_thể có được : Cũng giống như chữ_Hán , chữ_Nôm là chữ biểu_ý , có khả_năng biểu_nghĩa rõ_ràng hơn , tránh đồng_âm khác nghĩa và hiểu sai_nghĩa do chữ Quốc_ngữ chỉ có_thể biểu_âm ( đặc_biệt là tên người Việt hay địa_danh ở Việt_Nam ) . Ví_dụ : " năm " viết theo chữ Nôm có hai chữ là 𢆥 ( " năm " trong " ngày_tháng năm " , chữ_南 ( nam ) gợi_âm , chữ_年 ( niên ) gợi_nghĩa ) và 𠄼 ( " năm " trong " số 5 " , chữ_南 ( nam ) gợi_âm , chữ_五 ( ngũ ) gợi_nghĩa ) . Khả_năng viết dọc lẫn viết ngang tốt và thẳng đều . Ví_dụ bên dưới là 4 câu_thơ trong Truyện_Kiều , có_thể thấy chữ Nôm được xếp thẳng hàng hơn và đẹp hơn ( do mỗi chữ của dạng ký tự này đều có kích_thước_vuông giống nhau ) , trong khi chữ Quốc_ngữ bị lệch hàng ( do kích_cỡ và số_lượng ký tự hay chữ_cái của mỗi từ là khác nhau ) . Ứng với khi tự tay viết trên giấy thì việc căn_lề của chữ_Nôm là dễ_dàng hơn nhiều so với chữ Quốc_ngữ . Khi viết dọc , chữ_Nôm cũng không cần phải xoay chữ để viết , còn chữ Quốc_ngữ thì nếu có từ nhiều ký tự như " nghiêng " , việc buộc phải xoay chữ hay tách ký tự là có_thể xảy ra . Điều này mang lợi_ích cho chữ_Nôm ở việc có_thể viết dọc ở không_gian bề ngang cực hẹp như lề_vở hay kẹp dọc vở mà không cần lo sẽ có chữ hay từ vựng bị quá kích_thước dự_tính như chữ Quốc_ngữ . Đồng_thời so về kích_thước tổng_thể , với cùng số_lượng âm_tiết ( 4 câu lục_bát là 28 âm_tiết ) và cùng một kích_cỡ chữ ( font-size ) thì chữ_Nôm ngắn_gọn hơn chữ Quốc_ngữ , nên cùng một bài thơ hay một bài_văn thì viết bằng chữ_Nôm sẽ gọn_gàng hơn và tốn ít giấy hơn viết bằng chữ Quốc_ngữ . Vấn_đề lưu_trữ vào máy_tính của chữ_Nôm cũng đã được giải_quyết một phần nhờ có bộ_mã Unicode , và cũng nhờ Unicode cung_cấp cho mỗi chữ Nôm có một mã_số tương_tự như một ký tự Latinh , với cùng một nội_dung thì viết bằng chữ Nôm dùng ít ký tự hơn và tốn ít bộ_nhớ để lưu_văn_bản hơn so với viết bằng chữ Quốc_ngữ . Như trong 4 câu_thơ của Truyện_Kiều ở trên , với 28 âm_tiết thì viết bằng chữ Nôm chỉ tốn đúng 28 ký tự không cần khoảng trống ( vì mỗi âm_tiết đã là một chữ và không cần khoảng trống để ngăn_cách chữ ) , còn viết bằng chữ Quốc_ngữ sẽ phải tốn 118 ký tự bao_gồm cả khoảng trống ( vì trừ chữ " ả " thì các âm_tiết khác cần có hai ký tự Latinh trở lên và cần khoảng trống ngăn_cách ký tự cuối của âm_tiết trước với ký tự đầu của âm_tiết sau , chưa kể có những câu có nhiều ký tự hơn ) . Do_vậy chắc_chắn viết toàn_bộ Truyện_Kiều bằng chữ_Nôm trong máy_tính sẽ tốn ít bộ_nhớ lưu_trữ hơn viết bằng chữ Quốc_ngữ . Điều này tuy không phải là vấn_đề hay gặp nhưng nó cũng có sức ảnh_hưởng nhất_định trong xã_hội công_nghệ_thông_tin . Ví_dụ như một trang_web yêu_cầu đặt tên người dùng không quá 10 ký tự bất_kể ngôn_ngữ , sẽ không_thể viết đầy_đủ " Nguyễn_Văn_Năm " bằng chữ Quốc_ngữ được vì cần tốn 14 ký tự cả khoảng trống , nhưng có_thể viết bằng chữ Hán và chữ_Nôm với chỉ 3 ký tự là 阮文𠄼 ( tất_nhiên 3 chữ này vẫn được đọc là " Nguyễn_Văn_Năm " và là tên tiếng Việt , không phải tiếng Trung_Quốc , điều này cũng giống như người Nhật viết tên bằng Kanji thay_vì viết bằng Kana hay Romaji do các dạng chữ này chiếm số_lượng ký tự nhiều hơn dù cùng âm_đọc ) . Chữ_Nôm của các dân_tộc khác Ở Việt_Nam , không_chỉ có dân_tộc Kinh_chế_tạo ra chữ_Nôm , một_vài dân_tộc_thiểu_số khác như Tày , Dao , ... và cả người Tráng ở Trung_Quốc cũng tạo ra chữ_Nôm dựa trên chữ Hán để lưu_lại ngôn_ngữ của họ . Chữ_Nôm Tày_Chữ Nôm_Tày là một sáng_tạo tập_thể của nhiều thế_hệ trí_thức người Tày , được ra_đời từ khoảng thế_kỷ XV - XVI , phát_triển mạnh trong thời_kỳ nhà_Mạc cát_cứ ở Cao_Bằng và tồn_tại cho đến ngày_nay . Cũng như những dân_tộc khác hiện đang sinh_sống trên lãnh_thổ Việt_Nam , cư_dân Tày Bắc_Kạn từ lâu_đời đã biết sử_dụng hệ_thống ký tự chữ Hán để ghi_âm_tiếng Tày và được các nhà_nghiên_cứu gọi là chữ Nôm_Tày . Về loại_hình , chữ Nôm_Tày là chữ khối vuông , thuộc thể_loại chữ tượng_hình , kế_tục và phát_triển từ chữ_Hán của dân_tộc Hán ở phương_Bắc . Là thể chữ tượng_hình , chữ khối vuông nên trong cách viết , chữ Nôm_Tày cũng phải tuân_thủ trình_tự , cách_thức viết chữ của chữ Hán đó là : Trên trước , dưới sau ; trong trước , ngoài sau ; trái trước , phải sau ; viết từ trái sang phải , từ trên xuống dưới ( theo hàng dọc ) ; sử_dụng bộ thủ_chữ Hán để nhận_biết ngữ_nghĩa , mặt chữ . Chữ_Nôm Ngạn_Người Ngạn là một nhóm cư_dân ở tỉnh Cao_Bằng được xếp vào nhóm dân_tộc Tày nhưng về mặt ngôn_ngữ thì gần với người Giáy , từng sử_dụng chữ_Nôm Ngạn_trộn với chữ Hán trong các bài_mo ( khấn cúng ) . " Chữ_Nôm " của các nước khác Do 喃_nôm = 口_khẩu + 南_nam nên chữ " 喃_nôm " trong tên gọi " chữ_Nôm " thường được hiểu với ý_nghĩa là " ngôn_ngữ của người Nam " . Tuy_nhiên , nếu mở_rộng khái_niệm " chữ nôm " ra cho tất_cả các hệ chữ được sáng_tạo dựa trên chữ Hán thì có người còn gọi những chữ được các dân_tộc phương bắc như Nhật_Bản , Triều_Tiên là " chữ nôm Nhật " , " chữ nôm_Triều " , hay gọi những hệ_thống chữ của các dân_tộc thuộc Trung_Quốc như_Tráng , Đồng , v.v. là " chữ nôm_Choang " , " chữ nôm_Đồng " , v.v._Kokuji ( 国字_Quốc_tự ) trong hệ_thống Kanji của người Nhật cũng được tạo thành từ chữ Hán để ghi lại những từ và khái_niệm riêng trong tiếng Nhật . Ví_dụ : 畑 hatake = 火_hỏa + 田_điền , nghĩa_là cánh đồng khô , để phân_biệt với 田 là ruộng trồng lúa_nước ; 鮭_sake = 魚_ngư + 圭_khuê , nghĩa_là cá_hồi Nhật_Bản ; 瓩_kiloguramu = 瓦_ngõa + 千_thiên , nghĩa_là kílô-gam . Trong hệ_thống Kanji hiện_đại , cũng có nhiều chữ không có trong các tự_điển Trung_Quốc nhưng không phải là Kokuji vì đó chỉ là cách đơn_giản hóa những chữ_Hán đã có sẵn theo kiểu của người Nhật . Ví_dụ : 円 là giản_thể của 圓_viên ; 売 là giản_thể của 賣_mại . Tương_tự như Kokuji của người Nhật , người Triều_Tiên cũng dùng chữ Hán để tạo thành một_số chữ biểu_ý riêng trong hệ_thống Hanja của họ . Ví_dụ : 畓 dap = 水_thủy + 田_điền , nghĩa_là ruộng nước , để phân_biệt với 田 là đồng khô ; 巭_bu = 功_công + 夫_phu , nghĩa_là người lao_động . Chữ Choang_vuông Sawndip của người Tráng ở cực nam Trung_Quốc được phát_triển dựa trên chữ Hán và thường được so_sánh với chữ_Nôm của dân_tộc Kinh ở Việt_Nam do có nhiều điểm tương_đồng giữa hai hệ_thống chữ_viết này . Tuy_nhiên , ngoài những cách tạo chữ tương_tự với cách tạo chữ_Nôm là giả_tá , hình-thanh và hội_ý , còn có những chữ vuông_Choang được tạo ra bởi những cách sơ_khai hơn là tượng_hình và chỉ sự ( xem Lục_thư ) . Tuy_nhiên , cũng_nên phân_biệt những " chữ nôm " này với những bộ chữ biểu_âm như Kana và Hangul trong tiếng Nhật và tiếng Hàn hiện_đại . Bộ gõ chữ_Nôm và chữ Hán bằng chữ Quốc_ngữ Có nhiều phần_mềm máy_tính tạo ra ký tự chữ_Nôm và chữ Hán bằng cách gõ chữ Quốc_ngữ . HanNomIME là phần_mềm chạy trên Windows hỗ_trợ cả chữ_Hán và chữ nôm . Vietnamese Keyboard_Set hỗ_trợ gõ chữ_Nôm và chữ Hán trên Mac_OS X._WinVNKey là bộ gõ_đa ngôn_ngữ trên Windows hỗ_trợ gõ chữ Hán và chữ_Nôm bằng âm_Quốc_ngữ . Weasel_Hannom là bộ gõ của Ủy ban_phục_sinh Hán_Nôm được xây_dựng trên cơ_sở bộ gõ Weasel . Phông chữ_Nôm nằm trong cơ_sở_dữ_liệu Unihan . VietUnicode là phông Unicode_chứa các ký tự chữ_Nôm . Nó là một dự_án trên SourceForge . Phông_TrueType có_thể tải về từ . Một_số từ_điển chữ_Nôm trên mạng Internet có Từ_điển ở Viện Việt_học ( tiếng Việt ) Nom character index ( Tiếng Anh ) . Xem thêm Chỉ nam ngọc_âm_giải nghĩa_Nam_Việt – Dương_Hiệp_Tự_vị Ghi_chú Chú_thích Liên_kết ngoài Hội Bảo_tồn Di_sản chữ Nôm_Tiểu_Tự điển_chữ Nôm Văn_phòng Nôm_Na Hà_Nội Phần_mềm gõ chữ Nôm_ChuNom . org Ủy_ban Phục_sinh Hán_Nôm Việt_Nam , có bách_khoa toàn thư_wiki ( 韋那威其 ) Nôm_Nôm_Nôm Phát_minh của Việt_Nam
Tháng 2 năm 2004 Thứ 5 , ngày 19 tháng 2 Năm người Anh bị nghi_ngờ giúp khủng_bố đang giữ ở Vịnh_Guantanamo không được ra tòa sẽ được thả ra , theo bộ_trưởng bộ ngoại_giao Anh Jack_Straw . Lên tới chín người Anh đã ở với 660 người ngăn_cản ở căn_cứ Mỹ trong Cu-ba , bị giữ hai năm nay như người chiến_đấu thuộc về Al-Qaida hoặc Taliban . Người thay_thế Gurgen_Markarian , sĩ_quan Ác-mê-ni-a ( Armenia ? ) đang dự một chương_trình của NATO_Hội cho Hòa_Bình bị đốn ( hack ? ) giết với cái rìu với con dao . Người thay_thế Ramil_Safarov , một người tham_gia Azerbaijan , giết ông . Hai ông đó đang dự một khóa dạy tiếng Anh ở Trường đại_học quân_đội Hungary trong chương_trình Hội cho Hòa_Bình , cố_gắng tăng hợp_tác giữa những nước cũ trong khối xô-viết với NATO thuộc vụ duy_trì hòa_bình với thuộc những gì khác . Báo theo chủ_nghĩa_cải_lương Shargh với Yas-e-no bị đóng theo ý_định của các quan_tòa Ba_Tư , chỉ là một ngày_trước bầu_cử nghị_viện . Thứ 4 , ngày 18 tháng 2 Thư nội_tại nói là Apple_Computer đã trả lại 3.000.000 Mỹ kim_nợ với bây_giờ không có nợ nữa với 4.8 tỉ Mỹ kim ( billion dollars ? ) lại . Ít_nhất 200 người bị chết trong Iran_song xe_lửa đựng lưu_huỳnh , xăng với chất cho cây_cối mọc lên ( fertilizer ? ) trật bánh sau nỏ lên . Tai_nạn này xảy ra gần thành_phố Neyshabur trong tỉnh Khorasan . Chiếm_giữ Iraq : Người nỏ bom muốn tự_tử trong hai xe giết 11 người Iraq với thương 58 người lính từ nước_ngoài với 44 người Iraq gần lối vào căn_cứ của liên_hiệp cung_cấp người Ba-lan gần thành_phố Hilla trong vùng trong cúa Iraq phía nam của Baghdad . Tổng_thống Mỹ 2004 : Ông Howard Dean kết_thúc chính_thức cuộc vận_động của ông cho Tổng_thống Hoa_Kỳ , sau bị xếp thứ ba bỏ xa trong tổng_thống sơ_cấp của đảng_Dân_chủ ở Wisconsin ngày 17 tháng 2 năm 2004 . Ông loan báo , " Tôi không tiếp_tục đuổi theo chức tổng_thống nữa . " Thứ 3 , ngày 10 tháng 2 Quốc_hội Pháp chấp_nhận ( 494 đối_với 36 ) cấm mặc hijab ( choàng khăn trùm đầu Hồi_Giáo ) với cả đồ tượng_trưng ( symbol ? ) tôn_giáo rõ_ràng trong tất_cả trường_học của nhà_nước ( state-run ? ) . Chủ_nhật , ngày 8 tháng 2 Bảy người biểu_diễn leo dây Trung_quốc , hết mọi người Uighur theo Hồi_giáo , đào_ngũ đang khi họ đi đóng một vai ở Canada . Họ nói là họ là người tị_nạn , nói là họ bị hành_hạ với bị đối_xử phân_biệt trong Trung_quốc . Thứ 7 , ngày 7 tháng 2 Tổng_thống Sri_Lanka Chandrika_Kumaratunga giải_tán nghị_viện . Cuộc diễu_hành Krewe_du_Vieux xuyên qua khu Marigny với Khu Pháp ( French_Quarter ) trong New_Orleans ( Ngọc_Lân ) , Louisiana , bắt_đầu mùa diễu_hành " Mardi_Gras " trong thành_phố đấy . Thứ 4 , ngày 4 tháng 2 European Space_Agency loan báo là sẽ gửi người với rô-bô ra Trăng với sao Hỏa trong vòng 30 năm nữa . Thứ 3 , ngày 3 tháng 2 Người thiên_văn_học nhận thấy khí Oxy với khí_cacbon trong quyển khí của hành_tinh ở ngoài hệ mặt_trời . Hành_tinh này , gọi tạm là Osiris . Osiris nổi_tiếng vì thả khí ra vũ_trụ . Chủ_nhật , ngày 1 tháng 2 Một đội người khoa_học Nga ở Dubna ( Viện Chung về Nghiên_cứu Hạt_Nhân ) , với người khoa_học Mỹ ở Phóng_Thí_Nghiệm Quốc_gia Lawrence_Livermore loan báo về kiếm hai nguyên_tố mới , gọi nguyên_tố nặng thật vì khối_lượng ( atomic mass ? ) . Theo tiêu_chuẩn quốc_tế về bảng tuần_hoàn nguyên_tố , nguyên_tố số 113 sẽ gọi tên tạm ununtrium ( Uut ) và nguyên_tố số 115 sẽ gọi ununpentium ( Uup ) . Vẫn phải xác_nhận điều kiếm này . Tham_khảo Năm 2004 Tháng hai