title
stringlengths 3
90
| content
stringlengths 158
41.4k
| url
stringlengths 40
127
|
---|---|---|
Biến chứng liên quan đến thụ thai nhân tạo | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Biến chứng liên quan đến thụ thai nhân tạo</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có con là niềm hạnh phúc của mỗi cặp vợ chồng sau khi kết hôn. Nhưng không phải cặp vợ chồng nào cũng được tận hưởng niềm hạnh phúc đó. Nhiều cặp vợ chồng vô sinh phải mất rất nhiều thời gian, sức lực, chi phí để tìm con yêu. Hiện nay, với nền y học tiến bộ nhiều cặp vợ chồng vô sinh đã được chào đón những đứa con của mình bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sinh sản (hay còn gọi là thụ thai nhân tạo).</p>
<p style="text-align: justify;">Vô sinh là gì? Vô sinh thường được định nghĩa là không thể có thai sau 12 tháng quan hệ tinh dục mà không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Mặc dù, vô sinh thường được coi là vấn đề của người phụ nữ, nhưng đó là quan điểm sai lầm, vô sinh có thể là vấn đề của cả nam giới và nữ giới, thậm chí trong xã hội hiện đại ngày nay, vô sinh không tìm thấy nguyên nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">Vô sinh được chia làm 2 loại :</p>
<p style="text-align: justify;">- Vô sinh nguyên phát: được định nghĩa là chưa bao giờ có thai sau 12 tháng quan hệ tinh dục mà không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào.</p>
<p style="text-align: justify;">- Vô sinh thứ phát: được định nghĩ là không thể có thai sau 12 tháng quan hệ tinh dục mà không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, mặc dù trước đã đã có con hoặc đã từng có thai.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thụ thai nhân tạo là gì ?</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thụ thai nhân tạo</strong> là phương pháp hỗ trợ sinh sản, có tác động bằng các yếu tố kỹ thuật khiến cho quá trình thụ thai được diễn ra một cách thuận lợi, mục đích làm tăng tỷ lệ có thai cho các cặp vợ chồng vô sinh. Các kỹ thuật này được thực tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện thực hiện. Hiện nay có 2 phương pháp thụ thai nhân tạo phổ biến được thực hiện nhiều như: bơm tinh trùng vào trong buồng tử cung <strong>(IUI)</strong>, thụ tinh trong ống nghiệm <strong>(IVF).</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bơm tinh trùng vào trong buồng tử cung</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung( hay còn gọi là IUI): là kỹ thuật được thực hiện bằng cách đưa 1 ống nhỏ, mềm, đầu tủ (catheter) qua ống cổ tử cung vào buồng tử cung và bơm trực tiếp mẫu tinh trùng đã lọc rửa trước đó, với mục đích tăng tỷ lệ có thai.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung( hay còn gọi là IUI)" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_iui.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung( hay còn gọi là IUI)</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phương pháp thụ tinh ống nghiệm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (hay còn gọi là IVF) là thực hiện lấy tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ được thụ tinh trong phòng lab để tạo thành phôi. Phôi sau khi nuôi thành công sẽ được chuyển vào trong buồng tử cung để bám vào niêm mạc làm tổ hoặc sẽ được trữ đông lạnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (hay còn gọi là IVF)" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_ivf.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (hay còn gọi là IVF)</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Biến chứng liên quan đến thụ thai nhân tạo</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân gây vô sinh nam</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Chất lượng tinh trùng yếu kém: do người nam giới có tinh hoàn nhỏ, tiền sử bị quai bị, bệnh lý về di truyền, mắc các bệnh lý mạn tính như: viêm gan, đái tháo đường đường,suy thận…, hoặc các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục như: HIV, giang mai, chlamydia, lậu,…,giãn tĩnh mạch thừng tinh… khiến chất lượng tinh trùng bị kém đi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bất thường về số lượng tinh trùng: do rối loạn xuất tinh; bệnh xơ nang; cấu trúc cơ quan sinh dục bị bất thường gây tắc nghẽn tinh trùng trong tinh hoàn</p>
<p style="text-align: justify;">- Yếu tố về môi trường sống: như tiếp xúc thường xuyên với thuốc diệt cỏ, và các hóa chất độc hai, và trong môi trường có nhiều bức xạ. Nghiện thuốc lá, uống rượu nhiều, các chất gây nghiện, đang điều trị các bệnh như: tăng huyết áp, bệnh trầm cảm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Thường xuyên làm việc trong môi trường nóng bức, ngâm bồn khi tắm bằng nước nóng,…khiến cho nhiệt độ tại tinh hoàn tăng lên và có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiền sử bị ung thư hoặc đang phải điều trị ung thư:làm ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng.</p>
<p><strong>Nguyên nhân gây vô sinh nữ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn rụng trứng: Rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các trường hợp vô sinh. Rối loạn điều hòa hormone sinh sản của hệ thống dưới đồi - tuyến yên hoặc những bất thường ở buồng trứng đều là tác nhân gây ra rối loạn quá trình phát triển của nang trứng và rụng trứng.</p>
<p style="text-align: justify;">- PCOS gây rối loạn cân bằng hormone: cụ thể là làm tăng nồng độ LH và Androgen, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nang trứng và rụng trứng. PCOS có liên quan đến tình trạng kháng insulin và tăng cân, lông mọc nhiều ở mặt hoặc 2 chi và nhiều mụn trứng cá. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây vô sinh ở nữ giới.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Rối loạn chức năng hạ đồi: Hai hormone do tuyến yên sản xuất chịu trách nhiệm kích thích rụng trứng hàng tháng - hormone giúp nang trứng phát triển (FSH) và hormone giúp nang trứng trưởng thành, rụng trứng và tạo hoàng thể (LH). Khi Trạng căng thẳng thường xuyên, kéo dài , chỉ số BMI quá cao hoặc thấp, tăng cân hoặc giảm cân đột ngột,…có thể làm ảnh hưởng đến việc chế tiết các hormone của tuyến yên, từ đó ảnh hưởng đến quá trình triển của nang trứng và rụng trứng. Rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh là những dấu hiệu thường gặp do rối loạn này gây ra.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Suy buồng trứng nguyên phát: Còn được gọi là suy buồng trứng sớm, nguyên nhân có thể là do những phản ứng tự miễn gây ra hoặc do suy giảm trứng sớm từ buồng trứng, là hậu quả của di truyền từ mẹ hoặc điều trị hóa trị. Buồng trứng bị suy giảm số lượng trứng dẫn đến làm giảm sản xuất hormon estrogen ở phụ nữ trước 40 tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">+Tăng prolactin: Prolactin được sản xuất dư thừa ở tuyến yên (tăng prolactin máu), ức chế buồng trứng sản xuất estrogen và có thể là ngyên nhân gây vô sinh. Việc sử dụng các loại thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc thần kinh,…cũng có thể là nguyên nhân gây tăng prolactin</p>
<p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân tử cung hoặc cổ tử cung: Những bất thường từ tử cung hoặc cổ tử cung cũng là nguyên nhân có thể cản trở quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh hoặc làm tăng nguy cơ sẩy thai:</p>
<p style="text-align: justify;">+ U xơ tử cung, lạc nội mạc trong cơ tử cung, polyp tử cung hoặc cổ tử cung, có thể ảnh hưởng đến việc câm nhập của tinh trùng vào trong buồng tử cung, vòi trúng, hoặc ảnh hưởng đến sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="U xơ tử cung" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_Uxơtửcung.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>U xơ tử cung</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Các dị dạng tử cung bẩm sinh như: tử cung nhi hóa, tử cung đôi, không có tử cung, tử cung có vách ngăn,… có thể gây khó khăn cho về việc mang thai hoặc duy trì thai kỳ.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Chít hẹp ống cổ tử cung có thể do dị tật bẩm sinh sau khi sinh hoặc sau các thủ thuật, nhiễm khuẩn làm cổ tử cung bị chít hẹp.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Viêm nhiễm ở cổ tử cung như: viêm lộ tuyến cổ tử cung khiến cho tăng tiết dịch ở cổ tử cung, âm đạo có thể gây cản trở di chuyển của tinh trùng qua cổ tử cung vào tử cung.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tổn thương vòi trứng: Vòi trứng bị tổn thương (như: viêm, ứ dịch ống dẫn trứng) hoặc bị dính tắc cả hai bên khiến tinh trùng không thể di chuyển đến vòi trứng để gặp trứng hoặc chặn đường di chuyển của trứng đã thụ tinh vào tử cung. Các nguyên nhân gây tổn thương vòi trứng có thể bao gồm: Các bệnh lý nhiễm khuẩn vùng chậu, tiền sử trước đó có phẫu thuật ở ổ bụng hoặc khung chậu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô niêm mạc ở trong tử cung làm tổ và phát triển ở những nơi khác ngoài tử cung. Sự phát triển của các khối lạc nội mạc tử cung hoặc biến chứng của phẫu thuật cắt bỏ khối lạc nội mạc tử cung có thể gây ra sẹo dính ở tử cung, hoặc làm tắc vòi trứng làm ngăn cản việc di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ung thư và cách điều trị: Một số bệnh ung thư như: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung,… thường làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Vô sinh không xác định được nguyên nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">Tốt nhất điều trị theo nguyên nhân gây vô sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp nguyên nhân vô sinh không thể sửa chữa được hoặc vô sinh không tìm thấy nguyên nhân thì các cặp vợ chồng vẫn có thể có con thông qua các phương pháp thụ thai nhân tạo.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Biến chứng liên quan đến thụ thai nhân tạo</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bát kỳ thực hiện một thủ thuật hoặc một kỹ thuật gì thì người bệnh cũng được bác sỹ giải thích những rủi ro có thể có khi thực hiện. Vậy, những rủi ro khi thực hiện những phương pháp thụ thai nhân tạo là gì?</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các rủi ro khi làm thụ thai nhân tạo</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Đa thai: Tỷ lệ đa thai thường gặp khi thực hiện phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF), vì trong quá trình chuyển phôi để tăng tỉ lệ có thai, bác sỹ có thể chuyển từ 2 phôi trở lên vào tử cung. Người mẹ mang nhiều thai sẽ gặp nhiều nguy cơ và biến chứng hơn so với mang đang thai như : sinh non trước 37 tuần, nhẹ cân,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Sinh non và thiếu cân: Thụ tinh ống nghiệm làm tăng tỷ lệ đa thai, do đó là tăng nguy cơ trẻ chào đời sớm hoặc nhẹ cân.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Thụ tinh ống nghiệm làm tăng tỷ lệ đa thai, do đó là tăng nguy cơ trẻ chào đời sớm hoặc nhẹ cân" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_thu-thai-nhan-tao.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thụ tinh ống nghiệm làm tăng tỷ lệ đa thai, do đó là tăng nguy cơ trẻ chào đời sớm hoặc nhẹ cân</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Hội chứng quá kích buồng trứng: Khi thực hiện các phương pháp thụ thai nhân tạo bắt buộc cần phải sử dụng các thuốc kích thích buồng trứng và thuốc kích thích rụng trứng, việc sử dụng các thuốc đó có thể gây ra hội chứng quá kích buồng trứng. Bệnh nhân thường có các biểu hiện như: rối loạn tiêu hóa, đau bụng. Các biểu hiện này thường nhẹ và tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên nếu thấy tăng cân nhanh chóng và khó thở, cần phải vào viện ngay.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sẩy thai: vào khoảng 15-25%, tuổi mẹ càng cao thì tỉ lệ sảy thai cũng tăng lên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biến chứng trong quá trình lấy trứng: Như: chảy máu, nhiễm trùng hoặc tổn thương các cơ quan xung quanh :ruột hoặc bàng quang. Hoặc, rủi ro do các thuốc gây mê toàn thân và an thần được sử dụng trong quá trình chọc hút</p>
<p style="text-align: justify;">- Mang thai ngoài tử cung: Tỷ lệ này vào khoảng 2 - 5%</p>
<p style="text-align: justify;">- Thai mắc các di tật bất thường: Hội chứng Down, Edward,… Tuy nhiên, với nên y học tiến bộ hiện nay, sàng lọc tiền phôi (PGD ) kết hợp với thụ tinh ống nghiệm (IVF), làm giảm đáng kể dị tật bẩm sinh thai nhi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Stress: Các phương pháp thụ thai nhân tạo cần phải chuẩn bị về mặt tài chính, sức khỏe và tâm lý. Vì vậy , các cặp vợ chồng trước khi thực hiện các phương pháp thụ thai nhân tạo nên được đón nhận sự giúp đỡ từ chuyên gia tư vấn, gia đình và bạn bè.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Biến chứng liên quan đến thụ thai nhân tạo</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Những trường hợp nào có thể áp dụng được phương pháp IUI ?</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với các cặp vợ chồng vô sinh do những nguyên nhân sau:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Vô sinh do rối loạn phóng noãn: IUI cũng có thể được thực hiện cho những người vợ bị vô sinh do nguyên nhân rối loạn rụng trứng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Vô sinh do bệnh lý lạc nội mạc tử cung: IUI thường là phương pháp được lựa chọn điều trị đối với bệnh lý này</p>
<p style="text-align: justify;">+ Vô sinh do yếu tố cổ tử cung như : chất nhầy cổ tử cung, viêm cổ tử cung,..</p>
<p style="text-align: justify;">+ Vô sinh không rõ nguyên nhân</p>
<p style="text-align: justify;">+ Vô sinh do người chồng tinh trùng yếu, dị dạng nhưng mật độ tinh trùng vẫn đủ để thực hiện được.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Dị ứng tinh dịch: Hiếm khi dị ứng với protein trong tinh dịch có thể gây vô sinh. Tuy nhiên nhiều người phụ nữ quá nhạy cảm với tinh dịch nên phương pháp IUI có thể được áp dụng, vì trong quá trình lọc rửa nhiều protein trong tinh dịch sẽ được loại bỏ.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Áp dụng trong trường hợp do được hiến tặng tinh trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Các trường hợp cần lưu trữ tinh trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Áp dụng cho phụ nữ sống độc thân có nhu cầu sinh con bằng phương pháp này.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều kiện bắt buộc để thực hiện phương pháp IUI.</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Để có thể thực hiện được IUI, người phụ nữ phải có buồng tử cung bình thường, và có ít nhất một vòi tử cung thông. Để kiểm tra vòi tử cung, sau sạch kinh 2 - 3 ngày, bác sỹ sẽ tiến hành chụp Xquang kiểm tra tử cung - vòi trứng</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Những trường hợp nào có thể áp dụng được phương pháp IVF?</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Vòi trứng bị tổn thương (như: viêm, ứ dịch ống dẫn trứng) hoặc bị dính tắc cả hai bên khiến tinh trùng không thể di chuyển đến vòi trứng để gặp trứng hoặc chặn đường di chuyển của trứng đã thụ tinh vào tử cung.</p>
<p style="text-align: justify;">- Lạc nội mạc tử cung.</p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn rụng trứng: Nếu rụng trứng không thường xuyên hoặc không có, sẽ có ít trứng hơn để thụ tinh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiền sử có thắt vòi trứng hai bên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tinh trùng ít về số lượng hoặc chất lượng kém.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tinh trùng ít về số lượng hoặc chất lượng kém." src="/ImagePath\images\20210916/20210916_tinh-trung-it-la-gi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tinh trùng ít về số lượng hoặc chất lượng kém.</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn di truyền: kết hợp giữa sàng lọc tiền phôi (PGD ) và thụ tinh ống nghiệm (IVF) là phương pháp hiệu quả để khắc phục được những dị tật bẩm sinh của thai.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những phụ nữ có bất thường về tử cung không thể mang thai được hoặc khi mang thai có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể chọn IVF nhờ người khác mang thai (mang thai hộ).</p>
<p style="text-align: justify;">- Vô sinh không xác định được nguyên nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">- IUI thất bại từ trên 3 lần.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các trường hợp không được thực hiện IVF</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Những trường hợp vô sinh do nguyên nhân buồng tử cung như: dính buồng tử cung,u xơ tử cung to đè đẩy niêm mạc tử cung hoặc chiếm gần toàn bộ tử cung,..</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bien-chung-lien-quan-den-thu-thai-nhan-tao-sjsrb |
Chảy máu sau đẻ | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Chảy máu sau đẻ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chảy máu sau đẻ là một trong các tai biến sản khoa không những hay gặp, mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ. Đây là tình trạng chảy máu có tính chất rất cấp tính, cần phải được khám kỹ lưỡng và theo dõi tích cực ngay sau thời kỳ sổ thai,sổ rau.</p>
<p style="text-align: justify;">Những nguyên nhân gây chảy máu sau đẻ thường gặp nhất có thể kể đến là đờ tử cung, sót rau, tình trạng rau cài răng lược, lộn tử cung, hay rách đường sinh dục.</p>
<p style="text-align: justify;">Thầy thuốc cần xác định chính xác nguyên nhân chảy máu sau để để đưa ra phương pháp xử trí thích hợp nhất, giúp cho sản phụ hạn chế chảy máu và các biến chứng nặng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đờ tử cung:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Sau thời kỳ sổ rau, cơ tử cung co bóp chặt lại thành một khối chắc gọi là cầu an toàn nhằm mục đích tắc mạch sinh lý để cầm máu diện rau bám. Trường hợp cơ tử cung không tự co hồi lại được thì được gọi là đờ tử cung. Vì vậy, đờ tử cung chính là một trong số các nguyên nhân gây chảy máu sau đẻ.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="Đờ tử cung chính là một trong số các nguyên nhân gây chảy máu sau đẻ" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_Đờtửcung.jpg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đờ tử cung chính là một trong số các nguyên nhân gây chảy máu sau đẻ</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Theo lâm sàng chia ra 2 thể đờ tử cung:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đờ tử cung còn hồi phục: khi kích thích cơ học, hay lý-hóa học vào cơ tử cung thì tử cung vẫn còn đáp ứng co chặt lại được.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đờ tử cung không hồi phục: tử cung vẫn đờ, nhão cho dù đã tích cực xoa bóp, tăng co…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sót rau<em>:</em></strong> đây là nguyên nhân hay gặp của tình trạng chảy máu sau đẻ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Rau cài răng lược:</strong> trường hợp này khá hiếm gặp, tuy nhiên thường được chấn đoán muộn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Lộn tử cung:</strong> là tình trạng đáy tử cung bị lộn vào trong buồng tử cung, hoặc nặng hơn là đáy tử cung và buồng tử cung bị lộn vào trong âm đạo.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Rách đường sinh dục: </strong>đây là nguyên nhân thường gặp gây chảy máu sau đẻ, nếu không được phát hiện và xử trí sớm thì có thể gây tình trạng mất máu nặng, thậm chí có thể gây rối loạn đông máu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Chảy máu sau đẻ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Sót rau</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thường gặp sót rau trong các trường hợp đã từng thực hiện các thủ thuật tại tử cung như nạo, hút thai nhiều lần. Bánh rau cũng dễ bị sót khi chuyển dạ đẻ non, tử cung có sẹo mổ cũ, hoặc bà mẹ đã có tiền sử đẻ sót rau trong những lần sinh trước…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Rau cài răng lược</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thường gặp rau cài răng lược ở những sản phụ đẻ nhiều lần, những bà mẹ đã từng bị viêm niêm mạc tử cung trong quá khứ, hoặc đã có tiền sử nạo thai nhiều.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Lộn tử cung:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Lộn tử cung thường gặp trong trường hợp cơ tử cung nhão, lực kéo mạnh vào bánh rau khi bánh rau chưa bong hoặc ấn đáy tử cung khi tử cung mềm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Rách đường sinh dục: </strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Có thể do bà mẹ đẻ quá nhanh, khiến cho cổ tử cung, âm đạo, âm hộ chưa giãn nở kịp và dễ bị rách.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="Rách đường sinh dục" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_f08675c1-d64d-4d4f-96ff-c1f842542d03.jpg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Rách đường sinh dục</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Khi đẻ thường thai to, dù cho thầy thuốc đã rạch rộng tầng sinh môn thì khi thai đi qua ống đẻ vẫn có thể gây rách thêm đường sinh dục.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sản phụ rặn đẻ sớm khi mà cổ tử cung còn chưa mở hết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong các trường hợp có can thiệp thủ thuật như Forcep, giác hút… thì đường sinh dục có thể sẽ bị tổn thương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hoặc nguyên nhân cũng có thể từ bản thân người thầy thuốc đỡ đẻ không đúng, chưa có nhiều kinh nghiệm thực hành.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Chảy máu sau đẻ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Đờ tử cung:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Thấy máu chảy ra nhiều, liên tục, kèm máu cục.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khám tử cung to, sờ thấy đáy tử cung trên rốn, mật độ mềm, ấn chảy nhiều máu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khi tiến hành cho tay vào trong tử cung, thầy thuốc nhận thấy cơ tử cung nhão, và không thấy dấu hiệu tử cung co chặt vào bàn tay thầy thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sản phụ có biểu hiện thiếu máu tương xứng với mức độ mất máu. Nếu mất máu nhiều có thể có biểu hiện sốc, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, chi lạnh…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sót rau</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài triệu chứng chảy máu thì ban đầu tử cung vẫn co hồi được. Sau đó nếu không lấy được phần rau sót thì có thể dẫn đến đờ tử cung thứ phát. Triệu chứng toàn thân bà mẹ phụ thuộc tình trạng mất máu nhiều hay ít. Có thể sớm phát hiện tình trạng sót rau khi kiểm tra bánh rau thấy thiếu, vì vậy, việc kiểm tra bánh rau sau khi sổ cần phải được thực hiện thường quy và nghiêm túc. Tuy nhiên, một số trường hợp sót rau cũng khó phát hiện khi có bánh rau phụ (nếu có bánh rau phụ có thể quan sát thấy có mạch máu từ bánh rau chính chạy sang bánh rau phụ).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Rau cài răng lược:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu là rau cài răng lược toàn phần thì bánh rau không bong, không chảy máu. Trường hợp bánh rau có 1 phần không bong có thể gây chảy máu nhiều vì khi thầy thuốc tiến hành bóc rau nhân tạo sẽ không thể bóc đc toàn bộ bánh rau mà còn gây ra tình trạng chảy máu nặng nề hơn</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="Nếu là rau cài răng lược toàn phần thì bánh rau không bong, không chảy máu" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_banhnhau-500-1.jpg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nếu là rau cài răng lược toàn phần thì bánh rau không bong, không chảy máu</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Lộn tử cung:</strong> </p>
<p style="text-align: justify;">Sản phụ có thể rơi vào tình trạng sốc do đau hoặc sốc mất máu. Sờ bụng không thấy cầu an toàn tử cung. Khám trong hoặc đặt van âm đạo có thể thấy tình trạng lộn tử cung.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Rách đường sinh dục: </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tình trạng chảy máu xuất hiện ngay sau khi sổ thai, máu thường đỏ tươi, nếu rách nhiều, đúng vị trí mạch máu có thể chảy máu thành tia và tình trạng mất máu sẽ rất nhiều. Khám thấy tử cung vẫn co hồi tốt, tuy nhiên máu vẫn chảy nhiều, liên tục không ngừng. Đặt van âm đạo để kiểm tra cổ tử cung có toàn vẹn không. Kiểm tra có thể thấy vị trí rách, chảy máu tại cổ tử cung, âm đạo hoặc ngay ngoài âm hộ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Chảy máu sau đẻ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Đờ tử cung:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Bà mẹ đẻ nhiều lần hoặc thân tử cung có u xơ, tử cung có vết sẹo mổ cũ, trường hợp tử cung không binh thường… đều làm cho chất lượng cơ tử cung bị giảm đi và co bóp kém, dẫn đến đờ tử cung sau đẻ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những trường hợp đa thai, đa ối, hoặc thai nhi quá to, khiến cho tử cung bị căng giãn quá mức trong một thời gian dài.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong những trường hợp chuyển dạ bị kéo dài, hoặc các trường hợp có nhiễm khuẩn ối cũng làm tăng tỉ lệ đờ tử cung.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người ta thấy có các trường hợp đờ tử cung diễn biến muộn hơn do còn sót rau trong buồng tử cung, hoặc nhiễm khuẩn hậu sản…</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở những thai phụ thể trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể, tăng huyết áp, hoặc có tình trạng nhiễm độc thai nghén trong thai kỳ, tỷ lệ bị đờ tử cung gây chảy máu sau đẻ cũng nhiều hơn những thai phụ khỏe mạnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Chảy máu sau đẻ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Chủ động đặt đường truyền tĩnh mạch để tăng co bóp tử cung sau sổ thai trong những trường hợp có nguy cơ đờ tử cung sau đẻ như đa thai, đa ối, bà mẹ đẻ con dạ nhiều lần, hoặc thai to….</p>
<p style="text-align: justify;">- Sau khi sổ sau cần nhanh chóng kiểm tra sự toàn vẹn của bánh rau để quyết định tiến hành kiểm soát tử cung sớm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xử trí tích cực giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ để phòng chảy máu sau đẻ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn đỡ rau cần hết sức nhẹ nhàng, không kéo dây rau thô bạo khi rau còn chưa bong hết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thầy thuốc cần chú ý không được làm động tác đẩy mạnh đáy tử cung để hỗ trợ sổ thai và sổ rau vì có thể gây lộn tử cung.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tuyệt đối không cho sản phụ rặn đẻ ở tư thế đứng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Rặn đẻ đúng tư thế" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_ran-de.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Rặn đẻ đúng tư thế</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Thủ thuật đỡ đẻ cần hết sức chuẩn xác, hướng dẫn rặn đẻ đúng thời điểm, kiểm soát được các tổn thương đường sinh dục sau sổ thai.</p>
<p style="text-align: justify;">- Quản lý thai nghén tốt, phát hiện sớm tình trạng rau cài răng lược từ trong thai kỳ để giảm thiểu tình trạng chảy máu trong thời kỳ sổ rau.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Chảy máu sau đẻ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Rau cài răng lược</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ngày nay, với công nghệ siêu âm tiên tiến có thể xác định được sớm tình trạng rau cài răng lược, vì vậy có thể chủ động mổ lấy thai để hạn chế biến chứng chảy máu sau đẻ.</p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt với tình trạng rau cầm tù hoặc rau bám chặt bằng cách cho tay vào buồng tử cung có thể bóc được hoàn toàn bánh rau.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Chảy máu sau đẻ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Đờ tử cung:</strong> cần khẩn trương cầm máu và co bóp tử cung</p>
<p style="text-align: justify;">- Thực hiện thao tác ấn động mạch tử cung nhằm giảm lương máu chảy ra.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thủ thuật kiểm soát tử cung nhằm mục đích lấy toàn bộ máu cục, rau và màng rau sót (nếu có), và kết hợp xoa bóp tử cung, có thể dung cả 2 tay để chèn ép tử cung.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêm khoảng 5-10 UI Oxytocin trực tiếp vào cơ tử cung tại vùng đáy tử cung qua thành bụng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đặt đường truyền tĩnh mạch: truyền nhỏ giọt 5-10 UI Oxytocin pha 500ml Glucoser 5% .</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêm bắp sâu 01 ống methylergometrin 0.2mg giúp tăng co bóp tử cung.</p>
<p style="text-align: justify;">- Kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn. Ưu tiên sử dụng nhóm kháng sinh an toàn cho bà mẹ cho con bú.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu đờ tử cung không hồi phục thì chuyển mổ cấp cứu để cắt tử cung bán phần. Nếu bệnh nhân chưa đủ con, mong muốn bảo tồn tử cung thì phẫu thuật viên sẽ buộc thắt động mạch tử cung 2 bên.</p>
<p style="text-align: justify;">Cần có thái độ xử trí nhanh chóng để bà mẹ tránh bị mất máu nhiều, có thể dẫn đến rối loạn đông máu, trụy mạch nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sót rau</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Khi phát hiện ra sót rau, cần nhanh chóng tiến hành thủ thuật kiểm soát tử cung. Kiểm soát tử cung vừa nhằm mục đích lấy đi phần rau và màng rau sót lại trong tử cung, ngoài ra cần lấy hết máu đọng trong buồng tử cung.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="Khi phát hiện ra sót rau, cần nhanh chóng tiến hành thủ thuật kiểm soát tử cung" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_20170928-095301-rvisionutrine.gif"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khi phát hiện ra sót rau, cần nhanh chóng tiến hành thủ thuật kiểm soát tử cung</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng co bóp tử cung giống xử trí đờ tử cung</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu bệnh nhân mất máu nhiều, tùy từng tình trạng cụ thể mà tiến hành hồi sức chống choáng, truyền máu nếu cần.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Rau cài răng lược:</strong> </p>
<p style="text-align: justify;">Khi đã chẩn đoán là rau cài răng lược thì cần chuyển mổ cắt tử cung bán phần. Nếu sản phụ bị mất máu nhiều cần hồi sức tích cực và truyền máu ngay cả trong và sau phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Lộn tử cung:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tiêm thuốc giảm đau đường tĩnh mạch, sau đó nắn tử cung ngay. Động tác nắn lại tử cung cần tác động lực khéo léo lên các thảnh của tử cung. Sau khi đã nắn cho tử cung trở về trạng thái bình thường thì tiến hành tăng co và kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu nắn tử cung thất bại thì tiến hành chuyển mổ cắt tử cung cấp cứu.</p>
<p style="text-align: justify;">Hồi sức chống choáng và truyền máu nếu mất máu nhiều.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Rách đường sinh dục: </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp sản phụ bị mất máu nhiều, rơi vào trạng thái sốc do mất máu thì cần hồi sức tích cực ngay. Khâu lại vị trí rách đúng kỹ thuật, tránh nhiễm khuẩn. Cho kháng sinh dự phòng và theo dõi hậu sản.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/chay-mau-sau-de-skary |
Bệnh lý bánh nhau | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh lý bánh nhau</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p> </p>
<p><meta charset="utf-8"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>1. Bánh nhau là gì?</strong></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bánh nhau là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai của người phụ nữ, giữ vai trò là một nguồn nuôi dưỡng sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Tuy nhiên, có những trường hợp bánh nhau hình thành và phát triển không khỏe mạnh cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe người mẹ. Vì vậy, người phụ nữ khi mang thai phải quan tâm chú ý hơn đến các bệnh lý có thể xảy ra ở nhau thai.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bánh nhau thường có hình tròn với đường kính khoảng từ 13-15cm, độ dày khoảng 2.5-3cm, trọng lượng nặng tương đương ⅙ trọng lượng của thai nhi. Mỗi bánh nhau bao gồm nhiều múi được xếp sát với nhau tạo thành các rãnh nhỏ, hệ thống mạch máu đến chằng chịt tạo mối liên kết giữa cơ thể người mẹ và thai nhi. Trong mỗi bánh nhau sẽ được chia thành 3 phần chính:</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Lớp đáy (phần bánh nhau tiếp xúc với cơ tử cung)</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Lớp đệm (phần bánh nhau tiếp xúc với thai nhi, sự kết dính giữa tổ chức bánh nhau với các màng)</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tổ chức bánh nhau</p>
</li>
</ul>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Nhiệm vụ chính của bánh nhau là cung cấp một lượng oxy và các chất dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển của thai nhi, cụ thể các chất dinh dưỡng được cơ thể mẹ tiếp nhận từ thức ăn, đồ uống sẽ được chuyển hóa thành các loại dịch có thể luân chuyển từ cơ thể mẹ tới thai nhi thông qua bánh nhau. Lượng oxy có sẵn trong máu người mẹ cũng được bánh nhau vận chuyển đến cơ thể em bé. Ngoài ra, bánh nhau còn có tác dụng bảo vệ em bé khỏi những tác nhân gây bệnh từ các loại vi khuẩn, vi rút có xu hướng xâm nhập vào cơ thể thai nhi từ cơ thể người mẹ hoặc từ môi trường bên ngoài.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>2. Các bệnh lý bánh nhau gây ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu</strong></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bánh nhau có thể phát triển bất thường về vị trí bám, mức độ liên kết với thành tử cung hoặc hiện tượng phát triển dày quá mức của bánh nhau. Tất cả các dấu hiệu bánh nhau phát triển không bình thường đều có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của thai nhi và ảnh hưởng đến quá trình sinh nở của người mẹ. Trong số những nguyên nhân gây sảy thai, thai nhi chậm phát triển, mẹ bầu khó sinh hoặc sức khỏe mẹ bầu bị ảnh hưởng sau sinh đều có thể bắt nguồn từ những bệnh lý về bánh nhau.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Một bánh nhau bình thường sẽ bao gồm các đặc điểm như sau:</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bánh nhau thai bám ở đáy tử cung (chứ không phải nằm bên thành tử cung hoặc gần cổ tử cung).</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bề dày nhau thai tỉ lệ thuận với tuổi của thai kỳ: Thai 20 tuần tuổi có độ dày bánh nhau khoảng 20mm, thai 30 tuần tuổi độ dày bánh nhau khoảng 30mm và thai 40 tuần tuổi có độ dày bánh nhau khoảng 40mm.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bánh nhau có thể bám tại mặt trước hoặc mặt sau.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Độ trưởng thành của bánh nhau được phân loại qua 4 cấp độ (từ cấp độ 0 đến cấp độ 3): Độ 0 (mô nhau đồng nhất, bản đệm nhẵn và phẳng, không điểm vôi hóa thai kỳ); Độ 1 (mô bánh nhau phản âm rải rác, xuất hiện các điểm sáng vôi hóa, bản đệm lượn sóng hoặc nhấp nhô); Độ 2 (Bản đáy có phản âm canxi hóa, từ bản đệm bánh nhau đến mô bánh nhau xuất hiện tăng âm dấu phẩy); Độ 3 (Hình thành các vết hằn bản đệm, dễ dàng phân biệt bản đáy và bản đệm, mô bánh nhau có các vòng tròn canxi hóa, canxi bản đáy, đường tăng âm đi từ bản đệm đến bản đáy).</p>
</li>
</ul>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bắt đầu từ tuần thứ 10 trở đi, nếu bánh nhau thai có các dấu hiệu phát triển bất thường đều có thể kiểm tra bằng biện pháp siêu âm. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi từ các bất thường về bánh nhau đồng thời xác định các phương hướng xử lý nếu có rủi ro xấu xảy ra.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh mô tả em bé đang nằm trong bụng mẹ và bánh nhau" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_benh-ly-banh-nhau.jpg"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả em bé đang nằm trong bụng mẹ và bánh nhau</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh lý bánh nhau</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><meta charset="utf-8"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Vị trí đáy tử cung có rất nhiều mạch máu sẽ giúp nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh, vì vậy vị trí bám lý tưởng nhất của bánh nhau chính là vùng đáy của tử cung. Trong một số trường hợp bánh nhau hình thành và phát triển tại tử cung nhưng không bám vào vùng đáy tử cung mà bám tại thành tử cung hoặc vị trí gần cổ tử cung được gọi là tình trạng nhau thai tiền đạo (rau tiền đạo). Đây là bệnh lý bánh nhau phổ biến nhất có ảnh hưởng đến cả sự phát triển của thai nhi và sức khỏe người mẹ.</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nguyên nhân: Tình trạng hình thành rau tiền đạo hiện nay chưa tìm được nguyên nhân cụ thể gây ra tuy nhiên một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển rau tiền đạo như sản phụ bị u xơ tử cung, có sẹo trong thành tử cung (do điều trị bệnh lý hoặc nạo phá thai nhiều lần), tử cung dị dạng, sản phụ đã lớn tuổi,...</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Triệu chứng bệnh: Mẹ bầu bị ra máu bất thường (đặc biệt ở những tháng cuối trong thai kỳ), đau bụng nhiều hơn khi chuyển dạ, tay chân lạnh, thở nhanh, có thể hạ huyết áp,...</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ảnh hưởng: Xuất huyết bất thường trong thai kỳ thường khiến cơ thể mẹ bầu suy yếu, hay lo lắng, nguy cơ thai nhi bị thiếu dinh dưỡng do bánh nhau thai liên kết với vị trí không thuận lợi cho việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng, nguy cơ mẹ bầu bị sinh non, em bé sinh ra thường nhẹ cân,...</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Xử lý trình trạng: Yếu tố quan trọng nhất là đảm bảo thai nhi lớn thêm trước khi mổ lấy thai, cầm máu cho người mẹ, trường hợp mất máu quá nhiều cần lựa chọn bỏ thai để cứu mẹ.</p>
</li>
</ul>
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><img alt="hình ảnh mô tả nhau thai bình thường và nhau thai bất thường" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_benh-ly-banh-nhau-1.jpg"></p>
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả nhau thai bình thường và nhau thai bất thường</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh lý bánh nhau</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p> </p>
<p><meta charset="utf-8"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>1. Bệnh lý bánh nhau: Rau cài răng lược</strong></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thông thường bánh nhau sẽ tự động bong tróc ra khỏi thành tử cung và được cổ tử cung co bóp đẩy ra ngoài sau khi mẹ bầu vượt cạn thành công. Tuy nhiên, một số trường hợp bánh nhau không những không bị bong tróc ra mà còn có dấu hiệu ăn thủng thành tử cung và xâm lấn các cơ quan tổ chức khác trong bụng người mẹ. Tình trạng này được gọi là nhau cài răng lược (rau cài răng lược).</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nguyên nhân: Tình trạng rau cài răng lược có thể là do các thương tổn có sẵn lại thành tử cung người mẹ như các vết sẹo, các vết viêm loét do bệnh lý. Các vết sẹo trong thành tử cung thường là hệ quả của những lần nạo phá thai hoặc trường hợp điều trị bệnh có gây thương tổn đến thành tử cung. Ngoài ra, những sản phụ từng sinh mổ có thể để lại sẹo trên thành tử cung dẫn đến tình trạng bánh nhau bám vào vị trí vết sẹo theo kiểu cài răng lược.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Triệu chứng bệnh: Dấu hiệu nhận biết chính của tình trạng rau cài răng lược chính là biểu hiện xuất huyết trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp rau càng răng lược đều có thể phát hiện sớm khi mẹ bầu siêu âm khám thai định kỳ.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ảnh hưởng đến người mẹ: Sản phụ bị rau cài răng lược có thể phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm sinh non, suy thận, xuất huyết nghiêm trọng, các vấn đề về đông máu, suy thai hoặc tình trạng suy hô hấp nghiêm trọng. Ngoài ra, hầu hết những trường hợp mẹ bầu bị rau cài răng lược đều cần phải sinh mổ và kết hợp loại bỏ bánh nhau ra khỏi cơ thể nhằm bảo vệ sức khỏe người mẹ về sau. Tuy nhiên, một số biến chứng khác có thể xuất hiện khi thực hiện phẫu thuật cho mẹ bầu như: Nhiễm trùng vết mổ, phản ứng với thuốc gây mê, xuất huyết nghiêm trọng, tổn thương các cơ quan lân cận,...</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ảnh hưởng đến thai nhi: Chấn thương do quá trình phẫu thuật lấy thai phức tạp hoặc có thể gặp vấn đề về hô hấp, tuy vậy những rủi ro từ việc sinh mổ thường ít xảy ra.</p>
</li>
</ul>
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><img alt="Mẹ nên nghỉ ngơi thoải mái và thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_benh-ly-banh-nhau-2.jpg"></p>
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><em>Mẹ nên nghỉ ngơi thoải mái và thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ</em></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>2. Bệnh lý bánh nhau: Phù nhau thai</strong></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Một bánh nhau thông thường sẽ có kích thước từ 2 đến 4cm và có trọng lượng khoảng 400 - 600g. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bánh nhau thai được phát hiện có kích thước tăng gấp đôi so với bình thường, đây được gọi là tình trạng phù nhau thai.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Tương tự như những dạng phù nề khác, tình trạng phù nhau thai là sự tích tụ nước quá nhiều khiến kích thước bánh nhau tăng đột biến, độ dày của bánh nhau cũng từ đó phát triển dày hơn. Nguy cơ làm giảm chất lượng hoạt động thông thường của bánh nhau, lượng dinh dưỡng và oxy nuôi dưỡng cho thai nhi sẽ bị cản trở.</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nguyên nhân: Nếu người mẹ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công từ những tháng thai kỳ đầu tiên thì khả năng cao cơ thể mẹ sẽ bị bệnh. Bánh nhau hấp thụ dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhiễm độc,... có khả năng bị phù nề và mất khả năng hoạt động. Những mẹ bầu có nguy cơ cao bị phù bánh nhau bao gồm: Những người mắc bệnh Rubella thai kỳ, có bất đồng nhóm máu của mẹ và con, bất thường nhiễm sắc thể thai nhi, mẹ bầu uống rượu bia hoặc tiếp xúc với các loại khói độc hại, những sản phụ có tiền sử bị phù bánh nhau từ lần mang thai trước đó,...</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Triệu chứng: Người bệnh có thể được phát hiện tình trạng phù nhau thai khi siêu âm khám thai định kỳ, cơ thể người mẹ có thể không xuất hiện triệu chứng bệnh bất thường gì nhưng thai nhi đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Mức độ nguy hiểm của tình trạng phù nhau thai: Trường hợp phát hiện sản phụ bị phù nhau thai thì khả năng cao người mẹ không thể giữ lại thai nhi. Khi nhau thai bị phù, chức năng cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi sẽ bị mất nên thai nhi sẽ dần bị chết lưu trong bụng người mẹ. Bác sĩ sẽ chỉ định lấy thai ra khỏi cơ thể người mẹ sớm nhất có thể nhằm loại bỏ các nguy cơ biến chứng cho người mẹ. Một số trường hợp hi hữu trẻ được sinh non có thể tiếp tục sống nhưng phải đối mặt với rất nhiều di chứng nghiêm trọng cả về cấu tạo cơ thể và cấu tạo thần kinh.</p>
</li>
</ul>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>3. Bệnh lý bánh nhau: Nhau bong non</strong></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Thông thường bánh nhau sẽ tự động bong tróc ra khỏi thành tử cung và được co bóp đẩy ra ngoài cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bánh nhau bị bong tróc một phần hoặc tách hoàn toàn ra khỏi tử thành tử cung trước khi chuyển dạ được gọi là tình trạng nhau bong non. Bánh nhau là cấu nối vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể thai nhi vì vậy nếu bánh nhau bị bong khỏi tử cung có nghĩa là thai nhi đã bị tước đi nguồn dinh dưỡng, bác sĩ cần được đưa ra khỏi cơ thể người mẹ sớm nhất có thể nhằm bảo vệ sức khỏe cho người mẹ và cứu sống thai nhi (nếu có thể).</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nguyên nhân: Các tác nhân tác động đến cơ thể người mẹ khiến các mạch máu của bánh nhau bị đứt rời tách khỏi thành tử cung đều được coi là nguyên nhân nhau bong non. Hai nhóm nguyên nhân chính gây nhau bong non là: chấn thương bụng người mẹ do bị ngã hoặc bị tai nạn và nguyên nhân do điều trị bệnh sản phụ khoa gây thương tổn đến bánh nhau.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đối tượng dễ bị bong nhau thai sớm: sản phụ có tiền sử bị nhau bong non từ lần sinh trước, thai phụ bị tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ, mắc bệnh liên quan đến đông máu, thiếu axit folic trong cơ thể, những người sử dụng các chất gây nghiện như cocain,...</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Triệu chứng bệnh: Các biểu hiện thường gặp khi sản phụ bị bong nhau thai sớm có thể là biểu hiện đau bụng đột ngột, cơn đau dữ dội kéo dài, bụng bị căng cứng, xuất huyết từ âm đạo, màu máu sẫm, nhịp thai bất thường, mẹ bầu bị choáng hoặc ngất xỉu.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ảnh hưởng: Tình trạng nhau bong non có thể gây chết thai trong bụng người mẹ nếu thai sinh non không thể phát triển hoặc sản phụ không được cấp cứu xử lý kịp thời. Ngoài ra, cơ thể người mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu tình trạng nhau bong non không được xử lý kịp thời, nguy cơ xuất huyết khiến cơ thể mất máu nhiều, có thể chảy máu ở các cơ quan trong bụng người mẹ gây tổn thương nghiêm trọng, nguy cơ dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời.</p>
</li>
</ul>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Có rất nhiều tình trạng bệnh lý có thể xuất hiện ở bánh nhau, vì vậy mỗi sản phụ cần phải chú ý đến từng chi tiết bất thường trong giai đoạn mang thai nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các rủi ro cho cả người mẹ và thai nhi. Ngoài ra, biện pháp khám thai định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của bánh nhau và quá trình phát triển của thai nhi.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-ly-banh-nhau-sgrsi |
Hội chứng ống cổ chân | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Hội chứng ống cổ chân</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hội chứng ống cổ chân hay hội chứng đường hầm cổ chân (tarsal tunnel syndrome) là một bệnh lý thần kinh có liên quan đến sự chèn ép của thần kinh chày sau trong đường hầm cổ chân. Nó tương tự như hội chứng ống cổ tay mặc dù ít phổ biến hơn nhiều.</p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc hội chứng đường hầm cổ chân vẫn chưa được biết rõ. Đây là một bệnh tương đối hiếm và thường ít được chẩn đoán giai đoạn sớm. Tỷ lệ này ở nữ cao hơn nam và có thể gặp ở mọi lứa tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giải phẫu đường hầm cổ chân</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thần kinh chày sau khi chạy từ mặt sau cẳng chân xuống bàn chân qua ống cổ chân (trước vào ống cổ chân có tác nhánh gót trong), đây là một rãnh hẹp ở bên trong cổ chân và được tạo bởi xương và các mô mềm. Thành ngoài ống cổ chân là mạc giữ gân gấp, thành trong là xương. Bên trong ống cổ chân có thần kinh chày sau, gân cơ, động tĩnh mạch chày sau:</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chi phối cảm giác da lòng bàn chân" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_hoi-chung-ong-co-chan.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chi phối cảm giác da lòng bàn chân</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Tại đây thần kinh chày sau tách ra các nhánh tận là: thần kinh gan chân ngoài và thần kinh gan chân trong có chức năng vận động và cảm giác chủ yếu lòng bàn chân.</p>
<p style="text-align: justify;">- Dây gan chân ngoài: vận động tất cả cơ ở gan chân trừ ở mô cái và cơ giun 1 và mang cảm giác cho 1 ngón rưỡi tính từ ngón út.</p>
<p style="text-align: justify;">- Dây gan chân trong: vận động các cơ ở mô cái cơ giun 1 và 2 và mang cảm giác cho 3 ngón chân rưỡi tính từ ngón cái.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tại ống cổ chân sự chèn ép dây thần kinh chày sau hoặc 1 trong 2 nhánh tận của nó gây hội chứng đường hầm ống cổ chân.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Hội chứng ống cổ chân</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Dị dạng bàn chân: có thể kéo căng dây thần kinh chày</p>
<p style="text-align: justify;">- Tổn thương xương lành tính trong đường hầm cổ chân</p>
<p style="text-align: justify;">- Giãn tĩnh mạch bao quanh dây thần kinh chày, gây chèn ép lên dây thần kinh</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm khớp vùng cổ chân, viêm vao gân trong ống cổ chân</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Viêm khớp vùng cổ chân, viêm vao gân trong ống cổ chân là nguyên nhân dẫn đến hội chứng ống cổ chân" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_hoi-chung-ong-co-chan-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm khớp vùng cổ chân, viêm vao gân trong ống cổ chân là nguyên nhân dẫn đến hội chứng ống cổ chân</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Khối bất thường trong ống cổ chân: như khối u hoặc u mỡ</p>
<p style="text-align: justify;">- Chấn thương hoặc vi chấn thương: bong gân mắt cá chân hoặc gãy xương - viêm và sưng từ đó dẫn đến hội chứng đường hầm cổ chân</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Hội chứng ống cổ chân</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đau vùng gan bàn chân tùy theo diện chi phối cảm giác dây thần kinh gan bàn chân trong (phần trong gan bàn chân và ba ngón rưỡi tính từ ngón cái) hoặc diện chi phối cảm giác dây thần kinh gan chân ngoài (phần ngoài gan bàn chân và ngón út và nửa ngoài ngón 4) hoặc diện chi phối của cả 2 dây thần kinh này.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tính chất đau này có nguồn gốc thần kinh: đau kiểu bỏng rát, đau nhói, đau giật, dị cảm (như kim châm, kiến bò). Đau có xu hướng tăng dần theo thời gian.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng có thể tồi tệ hơn vào ban đêm, khi đi bộ hoặc đứng, hoặc sau khi hoạt động thể chất, và thường đỡ hơn khi nghỉ ngơi</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn nặng hơn có thể giảm hoặc mất cảm giác lòng bàn chân, teo cơ ô mô cái cơ giun ở gan bàn chân.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Đau vùng gan bàn chân tùy theo diện chi phối cảm giác dây thần kinh" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_hoi-chung-ong-co-chan-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đau vùng gan bàn chân tùy theo diện chi phối cảm giác dây thần kinh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Khám lâm sàng: Nghiệm pháp Tinel cổ chân dương tính</p>
<p style="text-align: justify;">- Cách làm lấy búa phản xạ gõ vào vị trí ống cổ chân. Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân đau tê giật lên các ngón chân hoặc lòng bàn chân.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nghiệm pháp này có: Độ nhạy thấp từ 25% đến 75%; độ đặc hiệu là 70% đến 90%.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra có thể thấy dấu hiệu toàn thân hoặc tại chỗ khác là nguyên nhân gây chèn ép thần kinh trong ống cổ chân.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Hội chứng ống cổ chân</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hội chứng đường hầm ống cổ chân thường tiến triển từ từ, nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh chày vĩnh viễn và không thể phục hồi. Tổn thương thần kinh này khiến bệnh nhân có thể bị đau dai dẳng. Sau đó có thể phát triển yếu và teo cơ ảnh hưởng chức năng bàn chân.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng ống cổ chân</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Chấn thương thể thao vùng cổ chân: thường vận động viên điền kinh, người chậy nhẩy nhiều ( chơi tennis, đá bóng )…</p>
<p style="text-align: justify;">- Chấn thương trong lao động: người lao động chân tay, công việc đòi hỏi đứng lâu, đi nhiều, leo trèo nhiều…</p>
<p style="text-align: justify;">- Chấn thương trong sinh hoạt: thường là người đi dầy dép cao gót…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người đi dầy dép cao gót thường xuyên có nguy cơ cao bị hội chứng ống cổ chân" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_hoi-chung-ong-co-chan-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người đi dầy dép cao gót thường xuyên có nguy cơ cao bị hội chứng ống cổ chân</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh lý viêm đa khớp, bệnh mô liên kết, thoái hóa khớp …</p>
<p style="text-align: justify;">- Người mắc bệnh đái tháo đường, thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa …</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Hội chứng ống cổ chân</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động hợp lý để tránh các tác động liên tục đến cổ chân sẽ giảm nguy cơ mắc hội chứng này.</p>
<p style="text-align: justify;">Kiểm soát cân nặng hợp lý, có chế độ dinh dưỡng tăng cường các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp, giàu vitamin và khoáng chất.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu công việc phải đứng hoạc đi nhiều cần cho bàn chân nghỉ ngơi trong vài phút, hoặc ít nhất là thay đổi tư thế đứng để giảm căng thẳng cho đường hầm cổ chân và dây thần kinh chày sau. Khi nghỉ ngơi tại nhà có thể massage thư giãn bàn chân.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khi nghỉ ngơi tại nhà có thể massage thư giãn bàn chân để phòng bệnh" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_hoi-chung-ong-co-chan-4.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khi nghỉ ngơi tại nhà có thể massage thư giãn bàn chân để phòng bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Luôn khởi động trước khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh làm giảm các chấn thương cho cổ chân cũng như bàn chân.</p>
<p style="text-align: justify;">Mang giày vừa vặn và dụng cụ chỉnh hình nếu cần thiết để giảm áp lực cho chân.Sử dụng băng quấn hoặc nẹp khi tham gia các hoạt động thể thao có thể làm giảm nguy cơ chấn thương cổ chân cao như đá bóng, chạy ...</p>
<p style="text-align: justify;">Hội chứng đường hầm cổ chân là tổn thương thần kinh ít gặp do tổn thương thần kinh chày sau đoạn trong ống cổ chân. Bệnh thường ít được chẩn đoán sớm giai đoạn đầu của bệnh. Nếu nhận biết sớm có thể điều trị với tỉ lệ thành công cao tránh cách biến chứng về sau này.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng ống cổ chân</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thăm dò cận lâm sàng</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm máu:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm máu thường quy như: tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, máu lắng, định lượng đường trong máu ….</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phương pháp chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp X - quang thường quy cổ chân, bàn chân là phương pháp chẩn đoán hình ảnh ban đầu được lựa chọn. Có thể giúp xác định bất thường cấu trúc bao: gồm tổn thương xương hiện tại, tổn thương xương trước đó, diện khớp, hoặc dị dạng xương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm cổ chân đánh giá ống cổ chân có thể được sử dụng để đánh giá cấu trúc mô mềm. Có thể quan sát thấy dây thần kinh và các phân nhánh của nó.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp cộng hưởng từ (MRI) không nhạy để chẩn đoán đường hầm cổ chân nhưng có thể giúp bao gồm hoặc loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cộng hưởng từ (MRI) không nhạy để chẩn đoán đường hầm cổ chân" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_chup-mri.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp cộng hưởng từ (MRI) không nhạy để chẩn đoán đường hầm cổ chân</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm hoặc MRI có thể đánh giá các bất thường mô mềm khác bao gồm viêm gân hoặc viêm bao gân, u mỡ hoặc các khối u khác, giãn tĩnh mạch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ghi điện cơ (electromyography - EMG) và đo dẫn truyền thần kinh ngoại vi (nerve conduction studies – NCS) thường không bình thường ở những bệnh nhân bị hội chứng đường hầm cổ chân.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi đo tốc độ dẫn truyền thần kinh có thể thấy kéo dài thời gian tiềm vận động và cảm giác, giảm tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác đoạn qua ống cổ chân của dây thần kinh gan chân trong hoặc dây thần kinh ngoài tùy theo mức độ và dây thần kinh bị tổn thương. Bất thường về cảm giác sẽ xuất hiện trước bất thường về vận động</p>
<p style="text-align: justify;">Các chẩn đoán phân biệt của hội chứng đường hầm cổ chân rất rộng, gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Bao gồm :</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm gân Achilles</p>
<p style="text-align: justify;">- Gai xương, viêm khớp của các khớp bàn chân</p>
<p style="text-align: justify;">- Tình trạng viêm của dây chằng và mạc của bàn chân và mắt cá chân.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chèn ép rễ thần kinh L5 và S1</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm cân gan chân</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh đa dây thần kinh</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm bao hoạt dịch cổ chân</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng ống cổ chân</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hội chứng đường hầm cổ chân có thể được điều trị không cần phẫu thuật hoặc điều trị phẫu thuật. Quyết định này thường được hướng dẫn bởi căn nguyên của bệnh, mức độ mất chức năng của bàn chân và mắt cá chân, cũng như mức độ teo cơ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thay đổi lối sống</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Giày chỉnh hình có thể được sử dụng để điều chỉnh các bất thường về về bàn chân, giảm áp lực cho đường hầm cổ chân. Đệm gót chân có thể làm giảm lực kéo lên dây thần kinh bằng cách đảo ngược gót chân.</p>
<p style="text-align: justify;">- An toàn trong thể thao được đặt ra, do các vi chấn thương vùng cổ chân là nguyên nhân của bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Việc giảm cân là cần thiết, kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường.. để hạn chế yếu tố nguy cơ của bệnh</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Mục đích là để giảm đau, giảm viêm tại mô. Có thể sử dụng đá lạnh chườm vị trí đau đặc biệt tổn thương cấp tính. Thuốc giảm đau uống bao gồm acetaminophen (paracetamol) và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể hữu ích. Có thể thử dùng thuốc giảm đau thần kinh bao gồm gabapentin, pregabalin và thuốc chống trầm cảm ba vòng. Thuốc bôi cũng có thể được sử dụng, bao gồm lidocaine và NSAID.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các phương thức vật lý trị liệu có thể hữu ích</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu có nang trong ống cổ chân có thể chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm. Tiêm corticosteroid vào đường hầm cổ chân có thể giúp giảm phù nề, nên tiêm dưới hướng dẫn siêu âm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật được chỉ định nếu xử trí bảo tồn không giải quyết được các triệu chứng của bệnh nhân hoặc nếu xác định được nguyên nhân chính xác gấy bệnh (khối u…).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xử trí phẫu thuật giải ép thành phần bên trong ống cổ chân" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_hoi-chung-ong-co-chan-6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xử trí phẫu thuật giải ép thành phần bên trong ống cổ chân</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Xử trí phẫu thuật giải ép thành phần bên trong ống cổ chân. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật thay đổi từ 44% đến 96%.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Các yếu tố liên quan đến tiên lượng điều trị phẫu thuật</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có các triệu chứng do tổn thương chiếm không gian đường hầm ống cổ chân thường đáp ứng tốt với xử trí phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">Giảm tốc độ dẫn truyền dây thần kinh chày sau đoạn qua ống cổ chân được dự báo là liệu pháp bảo tồn thất bại.</p>
<p style="text-align: justify;">Những bệnh nhân có dấu hiệu Tinel dương tính trước khi phẫu thuật có xu hướng đáp ứng tốt hơn với giải áp phẫu thuật so với những người không có. Những bệnh nhân trẻ hơn và những người có tiền sử triệu chứng ngắn, được chẩn đoán sớm, căn nguyên rõ ràng và không có bệnh lý mắt cá chân trước đó có xu hướng đáp ứng tốt hơn với phẫu thuật</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-ong-co-chan-spjxm |
Bệnh Legionnaire | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh Legionnaire</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vi khuẩn Legionnaire chính là tác nhân gây nên căn bệnh truyền nhiễm Legionnaire, chúng thường sinh sôi trong các nguồn nước bị ô nhiễm. Hình thái của vi khuẩn:</p>
<p style="text-align: justify;">- Đây là vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn có hình dáng như dạng sợi hoặc dạng trực khuẩn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chúng có khả năng di chuyển, không có vỏ, không sinh nha bào, ở 1 đầu có một sợi lông.</p>
<p style="text-align: justify;">- Kích thước vi khuẩn: 0,3 - 0,9 µm x 2 - 20 µm.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Vi khuẩn Legionnaire" src="/ImagePath/images/20210910/20210910_vikhuan-LEGIONELLA.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn Legionnaire</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh Legionnaire có khả năng gây sốt Pontiac có biểu hiện giống như khi bị cúm và có thể tự khỏi. Ngoài ra Legionnaire còn tiến triển thành viêm phổi nặng - loại viêm phổi do nguyên nhân nhiễm trùng, nếu không được điều trị tỷ lệ tử vong có thể từ 5 - 30%. Bên cạnh đó, nguy cơ tử vong ở người bệnh còn tùy thuộc vào thể trạng và mức độ nặng của bệnh. Đối với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và không được điều trị thì tỷ lệ tử vong còn cao hơn nhiều (> 40%). Trên thực tế mặc dù kháng sinh được sử dụng để điều trị khỏi bệnh Legionnaire, nhưng vẫn có một số trường hợp bệnh nhân sau khi kết thúc điều trị vẫn còn phải trải qua những triệu chứng dai dẳng.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh Legionnaire được tìm thấy rải rác ở khắp các nơi trên thế giới và chưa thống kê được tỷ lệ mắc bệnh cụ thể ở từng quốc gia. Tuy nhiên trong lịch sử cũng đã ghi nhận các đợt bùng phát của bệnh Legionnaire, điển hình phải kể đến đó là dịch viêm phổi xảy ra tại Mỹ năm 1976 gây ra bởi vi khuẩn Legionnaire. Trong đó, đối tượng nam giới từ 50 tuổi trở lên là nhóm bệnh nhân chiếm tỷ lệ mắc Legionnaire cao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh Legionnaire</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như ở trên đã đề cập, vi khuẩn Legionnaire ưa sinh sống ở những vùng đất, nước ngọt và đặc biệt là nước nhiễm bẩn trên khắp thế giới như các khu vực suối, ao, sông, hồ,... Mức nhiệt mà vi khuẩn có thể phát triển là từ 20 - 50 độ C, và 35 độ C là mức nhiệt hoàn hảo nhất đối với chúng. Với nhiệt độ này thì vi khuẩn Legionnaire hoàn toàn sống được trong môi trường hệ thống nước nhân tạo, đặc biệt là khi không thường xuyên bảo dưỡng, duy trì tốt các hệ thống nước, ví dụ như hệ thống nước nóng trong các bồn tắm, hệ thống tháp làm lạnh và điều hoà không khí trong ngành công nghiệp.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Vi khuẩn Legionnaire ưa sinh sống ở những nước nhiễm bẩn trên khắp thế giới" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_nguon-nuoc-o-nhiem.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn Legionnaire ưa sinh sống ở những nước nhiễm bẩn trên khắp thế giới</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nhờ vào việc ký sinh trong cơ thể hay trong các màng sinh học ở các động vật nguyên sinh, vi khuẩn có thể sống, tồn tại và phát triển được được. Cơ chế này xảy ra tương tự khi vi khuẩn thực hiện quá trình xâm nhập và lây nhiễm vào các tế bào của cơ thể con người. Không phải 100% các ca nhiễm vi khuẩn Legionnaire đều tiến triển thành bệnh Legionnaire mà phần lớn các trường hợp nhiễm trùng lại không gây bệnh. Nhìn chung, khả năng mắc bệnh còn tùy thuộc vào các yếu tố như chủng vi khuẩn mắc phải, nồng độ vi khuẩn có trong nguồn nước, tình trạng miễn dịch của cơ thể người bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh Legionnaire</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Phụ thuộc vào từng thể bệnh mà bệnh nhân mắc phải, biểu hiện lâm sàng của bệnh Legionnaire cũng có sự khác nhau.</p>
<p style="text-align: justify;">Một trong những thể nhẹ điển hình của bệnh Legionnaire là sốt Pontiac, không kèm theo viêm phổi. Trên lâm sàng, các triệu chứng của sốt Pontiac thường rất giống với bệnh cảm cúm cấp tính với các biểu hiện như: mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh, nhức đầu, đau cơ toàn thân,... Thông thường sau khoảng vài ngày là bệnh có thể tự khỏi và chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong khi bị sốt Pontiac.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Một trong những thể nhẹ điển hình của bệnh Legionnaire là sốt Pontiac" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_sot.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Một trong những thể nhẹ điển hình của bệnh Legionnaire là sốt Pontiac</em></p>
<p style="text-align: justify;">Xét về thể nặng khi mắc Legionnaire đó là khi bệnh tiến triển thành viêm phổi. Thời gian ủ bệnh không cố định, có khi kéo dài đến tận 10 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng trong giai đoạn sớm thường bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Sốt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mệt mỏi, đau cơ bắp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhức đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chán ăn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn tiêu hóa.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn sau, bệnh nhân thường bị:</p>
<p style="text-align: justify;">- Ho, hơn 50% ho kèm đờm, có khi ho ra máu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau ngực.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hụt hơi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện bất thường về tiêu hoá: buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thậm chí là các thay đổi về tâm thần, hay bị lẫn lộn.</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù phổi là cơ quan chủ yếu bị ảnh hưởng bởi bệnh Legionnaire, nhưng đôi khi vi khuẩn Legionnaire còn gây nên tình trạng nhiễm trùng ở các vết thương và ở các bộ phận khác trong cơ thể, bao gồm cả tim.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh Legionnaire</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Khi mắc Legionnaire thể nặng, bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị sớm tại viện, nếu không thì có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm, trong đó có di chứng về não. Khi ở thể nặng bệnh có xu hướng diễn tiến nhanh và dễ dẫn tới nguy cơ tử vong cao do bệnh nhân bị viêm hô hấp cấp tính tiến triển từ viêm phổi, có khả năng kèm theo hiện tượng sốc đồng thời suy đa tạng.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối tượng bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao hơn cả là người cao tuổi, những người sức đề kháng yếu, suy giảm hệ thống miễn dịch. Trong các ca bệnh tỷ lệ tử vong rơi vào khoảng từ 5 - 15%.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Đối tượng bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao hơn cả là người cao tuổi" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_tu-vong.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đối tượng bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao hơn cả là người cao tuổi</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh Legionnaire</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có một điều may mắn là bệnh Legionnaire không lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi tiếp xúc với nhau, mà bệnh lây truyền thông qua các ổ chứa vi khuẩn trong môi trường bên ngoài. Chúng ta có thể hít phải vi khuẩn Legionnaire chứa trong những hạt nước lơ lửng trong không khí từ hệ thống điều hoà không khí, bình xịt nước bị ô nhiễm, các loại máy làm ẩm, hoặc từ hệ thống ống nước có cấu trúc phức tạp được bố trí ở các tòa nhà cao tầng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh Legionnaire</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh độc lực và nồng độ vi khuẩn thì khả năng bệnh nhân mắc bệnh Legionnaire còn phụ thuộc vào chính đặc điểm của bản thân người bệnh. Những đối tượng có các đặc điểm sau thường có nguy cơ cao nhiễm Legionnaire, đó là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Nam giới trên 50 tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người mắc phải bệnh lý ác tính.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị đái tháo đường, suy thận mạn tính.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đã từng mắc các bệnh lý liên quan tới phổi và đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản có nguy cơ nhiễm bệnh Legionnaire" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_noi-khi-quan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản có nguy cơ nhiễm bệnh Legionnaire</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Những người có hệ miễn dịch suy giảm như bị HIV/AIDS hoặc ghép tạng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người đã và đang sử dụng corticoid trong thời gian dài.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh Legionnaire</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để phòng tránh khả năng mắc bệnh Legionnaire, đầu tiên chúng ta cần phải quan tâm đến vệ sinh các hệ thống nước như máy điều hoà, thiết bị làm mát không khí, máy làm ẩm, hồ bơi, hệ thống ống nước. Biện pháp cụ thể như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Bảo trì, làm sạch và khử trùng kết hợp sử dụng các chất diệt khuẩn trong những thiết bị, hệ thống làm mát một cách định kỳ và thường xuyên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với các hệ thống nước lạnh, nước nóng cần lưu ý tới nhiệt độ của nước: duy trì nước lạnh thấp hơn 20 độ C, nước nóng trên 60 độ và kết hợp với các chất khử trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">Những cách này đem lại hiệu quả cao do giải quyết được nguồn gốc gây bệnh, chủ động phòng ngừa sự lây nhiễm Legionnaire cho nhiều người cùng lúc. Ngoài ra, bản thân chúng ta cũng cần áp dụng những biện pháp giúp nâng cao thể lực, củng cố sức đề kháng và bảo vệ lá phổi của mình trước sự tấn công của vi khuẩn bên ngoài môi trường bằng cách:</p>
<p style="text-align: justify;">- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_che-do-dinh-duong-day-du.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Có lối sống lành mạnh: chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao, ngủ đủ giấc mỗi ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">- Không hút thuốc và chủ động tránh xa khói thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Duy trì thói quen bổ sung nước đầy đủ (từ 6 - 8 ly nước/ngày).</p>
<p style="text-align: justify;">- Tích cực điều trị các bệnh lý khác theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thực hiện tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần đi khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt và tuyệt đối không được tự ý điều trị. Đồng thời nếu mắc bệnh thì tái khám theo lịch hẹn để theo dõi chặt chẽ diễn tiến của bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Rửa tay sạch sẽ hàng ngày để vi khuẩn không có cơ hội lây lan và gây bệnh. Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, khi ho hoặc hắt hơi cần phải che miệng lại và rửa tay ngay sau đó.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Legionnaire</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện lâm sàng ở người mắc bệnh Legionnaire khá mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, do đó ngoài việc dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng có tác dụng hỗ trợ xác định, chẩn đoán tác nhân gây bệnh một cách chính xác hơn. Các xét nghiệm dưới đây có thể được áp dụng trong công tác chẩn đoán bệnh Legionnaire:</p>
<p style="text-align: justify;">- Sinh thiết mô phổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm đờm: soi tươi hoặc nuôi cấy vi khuẩn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm nước tiểu: mục đích tìm kháng thể kháng Legionnaire.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh Legionnaire, người bệnh có thể phải thực hiện thêm các chỉ định khác bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp X-quang phổi: để kiểm tra mức độ viêm nhiễm tại phổi.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp X-quang phổi để kiểm tra mức độ viêm nhiễm tại phổi" src="/ImagePath\images\20210910/20210910_chup-xquang-phoi.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp X-quang phổi để kiểm tra mức độ viêm nhiễm tại phổi</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm công thức máu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp CT lồng ngực.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chọc dò tuỷ sống hoặc chụp CT sọ não: phát hiện các biến chứng về thần kinh nếu nghi ngờ bệnh dựa trên các biểu hiện lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phương pháp khí máu động mạch: đo nồng độ oxy và carbon dioxide trong máu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sinh thiết mở phổi: thực hiện trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng và không thể áp dụng các biện pháp chẩn đoán khác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nội soi phế quản: hiếm khi sử dụng.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu chậm trễ trong việc phát hiện và chẩn đoán bệnh thì sẽ dẫn tới hệ quả là tiên lượng bệnh xấu. Do đó nếu bệnh nhân gặp các biểu hiện lâm sàng nghi ngờ mắc Legionnaire cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Legionnaire</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thường thì nếu bị sốt Pontiac, bệnh nhân có thể không cần nhập viện để điều trị do bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên khi không chắc chắn về thể bệnh mìnhđang mắc phải, người bệnh vẫn nên cẩn thận đi khám tại viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.</p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp điều trị chủ yếu đối với những người mắc Legionnaire là dùng thuốc kháng sinh. Phụ thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân mà có mức độ đáp ứng khác nhau. Để người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn thì cần thời gian điều trị trong khoảng vài tuần, thậm chí là vài tháng. Càng sớm phát hiện và điều trị bệnh thì càng có cơ hội giảm thiểu nguy cơ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-legionnaire-sdeqn |
Dị dạng tử cung bẩm sinh | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Dị dạng tử cung bẩm sinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Tử cung (cách gọi khác là dạ con) có hình dáng giống quả lê, là một cơ quan nằm ở khu vực xương chậu. Tử cung có chiều dài khoảng 7,5 cm, sâu 2,5 cm và rộng 5 cm. Cấu tạo của bộ phận này bao gồm phần cổ tử cung, thân tử cung và đáy tử cung. </p>
<p><meta charset="utf-8"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Buồng tử cung là nơi để tinh trùng và trứng thụ tinh, làm tổ và hình thành nên thai nhi. Đây cũng chính là căn nhà nhỏ của thai nhi trước khi đến với thế giới này. Em bé sẽ phát triển ở đây cho tới tận lúc chào đời. Do đó, tử cung cần phải được đảm bảo ổn định và không có bất thường nào thì thai nhi mới có thể được phát triển bình thường và khỏe mạnh. Có một số trường hợp phụ nữ có tử cung khác biệt về cấu trúc và hình dạng như trên là do sự bất thường hoặc dị dạng tử cung bẩm sinh. </p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Không có một con số cụ thể để thống kê hết được các trường hợp bị dị dạng tử cung bẩm sinh trừ khi người bệnh chủ động đi khám vì bệnh này thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Các chuyên gia ước tính trên toàn thế giới có khoảng 5,5% phụ nữ bị dị dạng tử cung bẩm sinh, ở những phụ nữ mắc chứng vô sinh thì tỷ lệ này là 8% và khoảng 12,3% là các trường hợp có tiền sử thường xuyên bị sảy thai.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tỷ lệ bị dị dạng tử cung bẩm sinh ở những phụ nữ sảy thai trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ là từ 5 - 10%. Con số này ở những ca sinh non là khoảng 25%. </p>
<p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh mô tả các dị dạng tử cung bẩm sinh" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_di-dang-tu-cung-bam-sinh-2.jpg"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả các dị dạng tử cung bẩm sinh</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Dị dạng tử cung bẩm sinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><meta charset="utf-8"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Phần lớn các dị tật hoặc khiếm khuyết bẩm sinh đều có liên quan tới nguyên nhân đa gen hoặc đa yếu tố. Có 3 cơ chế hình thành nên dị dạng tử cung bẩm sinh đó là:</p>
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">- Ống Muller kém phát triển hoặc thiểu sản: (ở nữ giới, ống Muller là bộ phận sẽ phát triển thành vòi trứng và 1/3 trên âm đạo). Nếu ống này phát triển kém hoặc bị thiểu sản sẽ khiến tử cung thay đổi, bệnh nhân có thể không có âm đạo, đây được gọi là hội chứng MRKH (Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser);</p>
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">- Khiếm khuyết hợp nhất ở bên: là tình trạng cơ quan sinh dục mất đi khả năng hợp nhất, (ví dụ như xảy ra ở trường hợp dị dạng tử cung đôi, tử cung hai sừng) có thể là do các nguyên nhân sau:</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Việc tái hấp thu thất bại dẫn đến hình thành vách ngăn dọc trong tử cung hoặc vách ngăn âm đạo tử cung;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thất bại trong việc cấu thành 1 trong 2 ống Muller;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thất bại trong việc hợp nhất ống Muller;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Thất bại trong việc di chuyển ống Muller.</p>
</li>
</ul>
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">- Khiếm khuyết hợp nhất theo chiều dọc: điều này dẫn tới sự hình thành và phát triển vách ngăn âm đạo ngang, co thắt tử cung và âm đạo gây rối loạn phát triển dẫn tới dị dạng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Dị dạng tử cung bẩm sinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><meta charset="utf-8"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Các biểu hiện dưới đây có thể là các dấu hiệu của chứng dị dạng tử cung bẩm sinh ở nữ giới:</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đau vùng chậu mạn tính hoặc đau theo chu kỳ;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Vô kinh hoặc thiểu kinh (số ngày có kinh thường dưới 2 ngày);</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Rong kinh: là hiện tượng chảy máu kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bị sảy thai liên tiếp hoặc sinh non;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bị viêm vùng chậu theo chu kỳ do nhiễm trùng đường sinh dục trên hoặc nhiễm trùng huyết;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Những người có vách ngăn âm đạo theo chiều dọc thường bị đau mỗi khi quan hệ.</p>
</li>
</ul>
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><img alt="một vài dạng dị dạng tử cung bẩm sinh" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_di-dang-tu-cung-bam-sinh.jpg"></p>
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả một vài dạng dị dạng tử cung bẩm sinh</em><meta charset="utf-8"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;"><strong>Các dị dạng tử cung bẩm sinh thường gặp</strong></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Theo ghi nhận của Hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kỳ thì có 5 loại dị dạng tử cung bẩm sinh, bao gồm:</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Loại 1 - Không có tử cung: các trường hợp không có tử cung còn được biết đến là hội chứng MRKH (Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser). Dị dạng này khá hiếm gặp ở nữ giới và thường những phụ nữ mắc hội chứng này sẽ có tử cung rất nhỏ hoặc thậm chí là không có tử cung, âm đạo có chiều dài rất ngắn hoặc là không có âm đạo, đến tuổi dậy thì không xuất hiện kinh nguyệt nhưng lại có buồng trứng;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Loại 2 - Tử cung 1 sừng: hay còn gọi là tử cung đơn cũng là một dị dạng bẩm sinh. Khác với hình dáng quả lê thông thường, tử cung đơn nhìn giống hình quả chuối và kích thước khá nhỏ chỉ bằng ½ so với tử cung bình thường. Những phụ nữ có tử cung 1 sừng chỉ có duy nhất 1 ống dẫn trứng;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Loại 3 - Tử cung 2 sừng: đây là một dị dạng có sự bất thường về cấu trúc và hình dáng. Phần đuôi của tử cung thì vẫn có hình dạng bình thường nhưng ở phía đáy lại chia làm 2. Ở tử cung bình thường ta sẽ thấy nó có hình một quả lê nằm ngược, tuy nhiên ở tử cung 2 sừng thì nó lại mang hình dáng giống trái tim;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Loại 4 - Tử cung đôi: xảy ra khi một người phụ nữ có 2 buồng tử cung riêng lẻ. Đặc biệt hơn nữa mỗi một bên buồng tử cung lại sở hữu riêng một âm đạo và cổ tử cung riêng biệt;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Loại 5 - Tử cung có vách ngăn: loại dị dạng này khá phổ biến và cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ bị sảy thai. Đặc điểm của bất thường này đó là có sự hiện diện của một vách ngăn chia đôi lòng tử cung, gây ảnh hưởng tới phần đáy của tử cung.</p>
</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Dị dạng tử cung bẩm sinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p> </p>
<p><meta charset="utf-8"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đối với những phụ nữ không mang thai, dị dạng bẩm sinh tử cung gây tắc nghẽn mạch máu có thể dẫn tới các vấn đề như:</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tràn máu khoang tử cung (Hematometra) hoặc tràn máu âm đạo (Hematocolpos);</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đau vùng chậu theo từng đợt chu kỳ hoặc không theo chu kỳ;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Hình thành và phát triển tình trạng lạc nội mạc tử cung;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tử cung bị ra máu một cách bất thường;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nhiễm trùng đường sinh dục.</p>
</li>
</ul>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Ở những phụ nữ đang mang thai, dị tật tử cung có thể dẫn tới những biến chứng sau:</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sinh non;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sảy thai tự nhiên;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sảy thai tái phát, liên tục;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Trước và sau sinh có hiện tượng chảy máu;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tử cung hạn chế phát triển;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Vị trí rau thai bất thường;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tăng huyết áp trong thai kỳ;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Dị tật thai nhi;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Suy cổ tử cung;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Vỡ sừng.</p>
</li>
</ul>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Các dị dạng bẩm sinh ở tử cung sẽ khiến cho quá trình thụ thai tự nhiên và làm tổ của phôi thai bị cản trở. Ngay cả khi tiến hành biện pháp thụ tinh nhân tạo (IVF) cũng trở nên khó khăn và tỷ lệ thành công thấp hơn.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Ngoài ra, việc phụ nữ bị dị dạng tử cung bẩm sinh cũng làm cho quá trình sinh nở tự nhiên gặp nhiều trở ngại, sản phụ khá chật vật trong cơn chuyển dạ. Nguyên nhân là do sự bất thường của tử cung sẽ kéo theo bất lợi cho vị trí bám của thai nhi, em bé có thể ở trong tư thế ngôi thai mông, ngôi thai ngang,... thay vì ngôi thai đầu như bình thường nên sản phụ khó có thể sinh theo ngả âm đạo. Trong những trường hợp này, bác sĩ thường sẽ chỉ định mổ lấy thai nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh mô tả tử cung" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_di-dang-tu-cung-bam-sinh-1.jpg"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả tử cung</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Dị dạng tử cung bẩm sinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><meta charset="utf-8"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Một khi đã xác định được rằng bản thân đang bị dị dạng tử cung bẩm sinh, nhiều mẹ bầu sẽ không tránh khỏi lo lắng khi mang thai, nhất là nếu trước đó thai phụ đã từng có tiền sử sảy thai. Cách tốt nhất là các mẹ nên đi thăm khám để được trợ giúp bởi bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tuân theo những chỉ định cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, cần tìm hiểu và nắm vững các dấu hiệu sớm của chuyển dạ hoặc là biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ để có phương án xử trí kịp thời. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần tới ngay bệnh viện hay các cơ sở y tế để được can thiệp càng sớm càng tốt.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Danh sách các triệu chứng:</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đau vùng chậu mạn tính hoặc đau theo chu kỳ;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Vô kinh hoặc thiểu kinh (số ngày có kinh dưới 2 ngày);</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Rong kinh: là hiện tượng chảy máu kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bị sảy thai liên tiếp hoặc sinh non;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bị viêm vùng chậu theo chu kỳ do nhiễm trùng đường sinh dục trên hoặc nhiễm trùng huyết;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Những người có vách ngăn âm đạo theo chiều dọc thường bị đau mỗi khi quan hệ.</p>
</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Dị dạng tử cung bẩm sinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><meta charset="utf-8"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Nhằm giúp chẩn đoán xác định các bất thường trong buồng tử cung của phụ nữ, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện những kỹ thuật sau:</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Siêu âm 3D: biện pháp này giúp hiển thị những hình ảnh của nội mạc tử cung, khoang tử cung và đường viền bên ngoài của tử cung, hỗ trợ xác định vách ngăn ở giữa tử cung hoặc dị dạng tử cung đôi. Siêu âm 3D thường được dùng thăm dò thông qua đường âm đạo nên các đối tượng như trẻ em, thanh thiếu niên và người chuyển giới thường không áp dụng được kỹ thuật này;</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Nội soi ổ bụng và chụp cản quang tử cung, vòi trứng: cung cấp hình ảnh về đường viền bên trong tử cung, kiểm tra độ bất thường của tử cung và ống dẫn trứng, đồng thời đánh giá cấu trúc chiều rộng, chiều dài của vách ngăn trong lòng tử cung trước khi lên kế hoạch mổ cắt bỏ vách ngăn này. </p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Chụp MRI: khá hiệu quả trong việc chẩn đoán tử cung có gặp bất thường gì hay không và chỉ được khuyến cáo áp dụng trong trường hợp phụ nữ không mang thai.</p>
</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Dị dạng tử cung bẩm sinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p> </p>
<p><meta charset="utf-8"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Dựa trên từng đặc điểm giải phẫu của từng loại dị dạng tử cung bẩm sinh, mức độ nghiêm trọng cũng như nhu cầu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương án điều trị sao cho phù hợp để đảm bảo tối ưu hiệu quả điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Không phải 100% các dị tật ở tử cung đều cần tiến hành điều trị do việc này có thể làm tăng nguy cơ khó mang thai cho người bệnh. Cũng có trường hợp bị dị dạng tử cung bẩm sinh nhưng bệnh nhân đó vẫn có khả năng mang thai và em bé vẫn có thể phát triển một cách bình thường. Chính vì thế, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào bệnh nhân cũng cần tham vấn lời khuyên và tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm đưa ra các lựa chọn hợp lý nhất.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Lấy ví dụ: một người có tử cung xuất hiện vách ngăn, việc thực hiện phương pháp phẫu thuật mở với mục đích loại bỏ vách ngăn sẽ có nguy cơ để lại sẹo trên màng tử cung, điều này sẽ làm giảm chức năng sinh sản. Với trường hợp này bệnh nhân có thể lựa chọn biện pháp loại bỏ vách ngăn bằng thủ thuật mổ nội soi qua đường âm đạo. Đây là một kỹ thuật tiên tiến, không xâm lấn nên ít gây biến chứng cho tử cung. Tuy nhiên nó cũng không có tác dụng làm tăng khả năng mang thai cho người bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/di-dang-tu-cung-bam-sinh-szqeo |
Đẻ thường một thai | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Đẻ thường một thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chuyển dạ đẻ là giai đoạn cuối cùng của thời kỳ thai nghén, đó là một loạt các diễn biến sinh lý nhằm tống thai và phần phụ của thai ra khỏi cơ thể bà mẹ.</p>
<p style="text-align: justify;">Chuyển dạ đẻ đủ tháng là khi thai nhi đã được mốc 37 tuần đến 41 tuần 6 ngày. Đây là thời điểm sinh lý, thai nhi ra đời có sức khỏe tốt và có thể sống sót ngoài môi trường.</p>
<p style="text-align: justify;">Chuyển dạ đẻ ở tuổi thai trên 42 tuần thì được gọi là chuyển dạ đẻ thai già tháng.</p>
<p style="text-align: justify;">Chuyển dạ đẻ non khi thai nhi chỉ đạt mức tuổi thai 22 tuần đến 36 tuần 6 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">Thai nhi dưới 22 tuần tuổi thai mà bị tống ra khỏi buồng tử cung của bà mẹ thì được gọi là sẩy thai.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi thai nhi đủ tháng, bà mẹ xuất hiện cơn chuyển dạ và có thể sinh ngã âm đạo mà không cần hỗ trợ can thiệp gì ngoài cắt khâu tầng sinh môn thì được gọi là đẻ thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Bà mẹ mang thai là đơn thai, diễn biến chuyển dạ đẻ thường thì được gọi là đẻ thường một thai. Hình thức đẻ thường một thai là phổ biến và ít biến chứng nếu thầy thuốc tiên lượng cuộc đẻ tốt và có nhiều kinh nghiệm trong thực hành sản khoa.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210921/20210921_de-thuong1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khi thai nhi đủ tháng, bà mẹ xuất hiện cơn chuyển dạ</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Đẻ thường một thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Cuộc đẻ có thể diễn biến phức tạp, và bị kéo dài thời gian hơn khi ngôi thai bất thường.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đầu thai nhi bất tương xứng tương đối với khung chậu bà mẹ, làm cho các bước sổ thai khó khăn hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cơn co tử cung có cường độ yếu, chưa đủ lực để thúc đẩy chuyển dạ diễn ra bình thường, do đó, chuyển dạ có thể bị kéo dài, làm sản phụ đuối sức, thai nhi có nguy cơ suy thai, ngạt sau sinh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cơn co tử cung có cường độ yếu" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_co-tu-cung-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cơn co tử cung có cường độ yếu</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Thai to, gây mắc vai trong kỳ sổ vai. Có thể phải sử dụng thủ thuật Mc Robert để làm giảm đường kính lưỡng mỏm vai, hoặc thủ thuật Jacquemier giúp hạ tay sau và cắt rộng tầng sinh môn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Đẻ thường một thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Bà mẹ bị thiếu máu làm cho sức rặn yếu, cuộc đẻ diễn biến kéo dài hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bà mẹ bị đái tháo đường thường thai sẽ to, đa ối khiến cho cuộc đẻ diễn ra khó khăn hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khi bà mẹ đã có tiền sử mắc các bệnh lý về rối loạn đông máu trước đó, nguy cơ chảy máu trong và sau đẻ sẽ nặng, tiên lượng xấu cho cả bà mẹ và thai nhi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ối vỡ non, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, nhiễm trùng thai và nhiễm trùng hậu sản.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các thể bệnh về bất thường vị trí rau bám (rau tiền đạo), làm cho ngôi thai bình chỉnh không tốt, mẹ mất máu trong 3 tháng cuối dễ thiếu máu, chảy máu trong và sau chuyển dạ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tình trạng rau bong non khi mà thai con chưa sổ ra ngoài, nguy cơ mất tim thai, nguy cơ chảy máu, mất máu mẹ…</p>
<p style="text-align: justify;">- Các trường hợp sa dây rốn, có thể sa dây rốn trong bọc ối và khi ối vỡ, cần phát hiện sớm và chuyển mổ cấp cứu tránh để dây rốn bị đè ép, cắt đứt nguồn dinh dưỡng và oxy cho thai khiến thai có thể tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngôi thai bất thường hoặc thai quá to chính là yếu tố làm cho cuộc đẻ diễn ra khó khăn hơn và có thể không đẻ thường được.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_de-thuong2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ngôi thai bất thường hoặc thai quá to chính là yếu tố làm cho cuộc đẻ diễn ra khó khăn hơn</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Đẻ thường một thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Các giai đoạn của chuyển dạ đẻ:</strong> để thai và phần phụ của thai có thể được tống ra ngoài hoàn toàn thì cuộc chuyển dạ đẻ của bà mẹ phải trải qua 3 giai đoạn kinh điển cụ thể như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn I: giai đoạn cổ tử cung xóa-mở. Đây chính là giai đoạn mà cổ tử cung tiến triển xóa mở hoàn toàn. Giai đoạn này được tính từ khi bắt đầu khởi phát chuyển dạ đẻ đến khi cổ tử cung xóa hết và mở 10cm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn II: giai đoạn sổ thai. Giai đoạn này tiếp theo giai đoạn xóa mở cổ tử cung, lúc này thai nhi được sổ ra ngoài qua ống đẻ của bà mẹ. giai đoạn sổ thai có thể rất nhanh chỉ từ 15 phút, nhưng cũng có trường hợp khó, kéo dài đến 2 thậm chí 3 giờ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn III: đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc chuyển dạ đẻ. Bánh rau được tống nốt ra khỏi cơ thể bà mẹ và gọi là giai đoạn sổ rau. Mất thêm khoảng 30 phút ở giai đoạn này để rau sổ tự nhiên và kết thúc cuộc chuyển dạ đẻ thường.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thời gian chuyển dạ:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Thời gian của cuộc chuyển dạ đẻ diễn ra lâu nhất ở giai đoạn I của cuộc chuyển dạ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở người con so, cổ tử cung phải xóa hết rồi mới bước sang giai đoạn mở. Trong khhi đó, ở người con dạ, cổ tử cung vừa xóa vừa mở. Do vậy, cuộc chuyển dạ ở người con dạ diễn ra thường nhanh hơn so với người con so lần lượt trung bình là từ 8-12 giờ và 16-20 giờ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cuộc chuyển dạ càng diễn biến lâu thì mẹ càng mất sức và con dễ suy thai, ngạt sau sinh. Ngoài ra, các biến chứng nhiễm khuẩn hậu sản, chảy máu sau đẻ hoặc các sang chấn cho thai khi phải tiến hành các thủ thuật hỗ trợ sổ thai.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chuyển dạ được gọi là kéo dài khi thời gian chuyển dạ trên 24 giờ." src="/ImagePath\images\20210921/20210921_co-tu-cung-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chuyển dạ được gọi là kéo dài khi thời gian chuyển dạ trên 24 giờ.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn xóa-mở cổ tử cung:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>- Xóa:</strong></em> bình thường, cổ tử cung là một ống hình trụ đóng kín 2 đầu (lỗ trong và lỗ ngoài), khi có động lực thúc đẩy chuyển dạ là cơn co tử cung thì lỗ trong của cổ tử cung bắt đầu mở dần, tuy nhiên, lỗ ngoài cổ tử cung vẫn đóng kín. Vì vậy, cổ tử cung từ hình trụ chuyển thành hình chóp cụt. Ống cổ tử cung kết hợp với đoạn dưới tử cung thành ống cổ - đoạn dưới khi cổ tử cung đã xóa hết.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>- Mở: </strong></em>tiếp ngay sau bước xóa hoàn thành, cổ tử cung bắt đầu mở dần và đến khi hoàn thành tiến trình mở thì cổ tử cung mở được khoảng 10cm. Lúc này, ống cổ - âm đạo hình thành, tử cung và âm đạo liên thông với nhau tạo điều kiện thuận lợi để cuộc chuyển dạ bước sang giai đoạn II.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn sổ thai:</strong> thai nhi sẽ lần lượt sổ từng phần (đầu, vai, mông) theo trình tự chung : lọt, xuống, quay, sổ.</p>
<p style="text-align: justify;">- <em><strong>Lọt:</strong></em> ngôi thai được gọi là đã lọt khi mà đường kính lọt của ngôi thai đã đi qua được mặt phẳng eo trên.</p>
<p style="text-align: justify;">- <em><strong>Xuống: </strong></em>chính là khi đường kính lọt của ngôi thai đi đến được mặt phẳng eo dưới từ xuất phát điểm là mặt phẳng eo trên sau thì lọt.</p>
<p style="text-align: justify;">- <em><strong>Quay: </strong></em>ngay sau thì xuống, mục đích của hiện tượng quay chính là giúp cho đường kính lọt của ngôi trùng với đường kính trước sau của em dưới.</p>
<p style="text-align: justify;">- <em><strong>Sổ: </strong></em>tiếp theo sau khi đã quay đúng vị trí thì ngôi thai bắt đầu sổ. Nhờ vào tác động của cơn co tử cung, sức co thành bụng mà ngôi thai được tống ra ngoài qua mặt phẳng eo dưới.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_de-thuong4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sức co thành bụng mà ngôi thai được tống ra ngoài qua mặt phẳng eo dưới.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Khi thai chuẩn bị sổ, tùy tình hình giãn nở tầng sinh môn mà nữ hộ sinh có thể quyết định cắt rộng tầng sinh môn vị trí 7 giờ hoặc 5 giờ nhằm giúp thai dễ dàng sổ, để đường sinh giục tránh bị tổn thương thêm khi thai đi qua ống đẻ.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi hoàn thành sổ thai, em bé bắt đầu cất tiếng khóc đầu tiên trong đời và đây chính là cử động hô hấp đầu tiên của phổi, giúp em bé có thể sống sót trong môi trường ngoài bụng mẹ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn sổ rau: </strong>ngay sau thời kỳ sổ thai sẽ đến giai đoạn sổ rau. Sổ rau cũng được trải qua các bước: thời kỳ nghỉ ngơi sinh lý, thời kỳ bong rau và rau xuống, cuối cùng là sổ rau.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>- Thời kỳ nghỉ ngơi sinh lý:</strong></em> thời gian này, sản phụ tự nhiên hết đau bụng, dễ chịu hơn. Tuy nhiên trong lúc này, hiện tượng co bóp, co rút cơ tử cung vẫn đang tiếp tục diễn ra để thúc đẩy tiến trình bong rau. Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 đến 20 phút. Em bé lúc này sẽ được lau khô, đặt lên bụng mẹ để da tiếp da, truyền hơi ấm của mẹ sang con và tăng tình cảm mẹ con. Đến khi dây rốn ngừng đập, thầy thuốc sẽ tiến hành kẹp, cắt dây rốn và làm rốn sơ sinh.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>- Thời kỳ rau bong và rau xuống:</strong></em> tiếp sau thời gian nghỉ sinh lý, cơn co bóp tử cung bắt đầu mạnh dần, bà mẹ lại cảm nhận thấy cơn đau, có khi cảm giác đau như lúc rặn đẻ. Những cơn co tử cung lúc này làm cho bánh rau bong 1 phần, hình thành cục máu đông diện rau đã bong. Tiếp theo đó, sự kết hợp của cơ co tử cung và cục máu đông lớn dần khiến cho bánh rau bong ngày một rộng rồi cuối cùng là bong hoàn toàn bánh rau và màng rau. Thời gian bong rau chỉ mất khoảng 5-10 phút. Bánh rau có thể di chuyển xuống , nằm trong âm đạo gây cho sản phụ cảm giác mót rặn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Thời kỳ rau sổ:</em> </strong>thời kỳ này ta thấy dây rau tụt xuống thấp hơn, và có thể dễ dàng đỡ rau ra khỏi âm đạo. Lúc này, tử cung đã rỗng và tiến hành tiếp tục co hồi thành khối an toàn để giảm thiểu chảy máu diện rau bám.</p>
<p style="text-align: justify;">Chú ý: sau khi rau sổ cần kiểm tra kỹ bánh rau xem có thiếu búi rau, thiếu màng rau hay không để có động thái tiến hành kiểm soát tử cung ngay.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ngay sau khi sinh:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Sau khi kiểm tra không thấy có bất thường nguy cơ chảy máu sau đẻ, kiểm tra kỹ lưỡng tổn thương đường sinh dục, nữ hộ sinh sẽ tiến hành gây tê tại chỗ tại vết cắt tầng sinh môn hoặc các vị trí rách thứ phát sau khi thai sổ và khâu phục hồi tầng sinh môn theo đúng kỹ thuật và đảm bảo vô khuẩn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hướng dẫn sản phụ và người nhà xoa bóp tử cung 15 phút/lần để kích thích tử cung co hồi tạo cầu an toàn, hạn chế nguy cơ đờ tử cung, chảy máu sau đẻ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Có thể tiêm hoặc truyền oxytocin để kích thích tử cung co bóp tốt hơn, cầm máu tốt hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sau khi sinh, tử cung vẫn sẽ xuất hiện những cơn co bóp để tạo cầu an toàn, đưa tử cung dần về kích thước trước khi mang thai. Những cơn co bóp này vẫn tạo cho sản phụ cảm giác đau đớn, ngoài ra, vị trí vết khâu tầng sinh môn cũng chính là 1 điểm gây đau cho sản phụ, vì vậy cần hỗ trợ các thuốc giảm đau đúng chỉ định, liều lượng để giảm căng thẳng, giúp sản phụ yên tâm và chăm sóc sơ sinh tốt hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ sơ sinh được ủ ấm, sát khuẩn rốn và băng rốn cẩn thận, tiêm bắp thịt vitamin K1 phòng xuất huyết não. Sau khi khám các phản xạ sơ sinh và hô hấp, tim mạch… không thấy dấu hiệu bất thường có thể cho trẻ về bên mẹ để được mẹ chăm sóc và cho bú sữa non.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_de-thuong5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tử cung vẫn sẽ xuất hiện những cơn co bóp để tạo cầu an toàn</em></p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/de-thuong-mot-thai-sbcfw |
Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trong quá trình mang thai có một số mẹ bầu sẽ bị tăng huyết áp. Điều này có thể khiến mẹ bầu và thai nhi có nguy cơ gặp nhiều vấn đề trong thai kỳ. Huyết áp cao cũng được coi là nguyên nhân gây ra các biến chứng trong và sau khi sinh. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng tránh các biến chứng do tăng huyết áp gây ra.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai" src="/ImagePath/images/20210909/20210909_tang-huyet-ap-thai-ky.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tăng huyết áp hay còn được gọi là huyết áp cao là bệnh lý rất phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, với việc kiểm soát huyết áp tốt, mẹ bầu và thai nhi có nhiều khả năng giữ sức khỏe tốt hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều quan trọng nhất là cần phải theo dõi huyết áp của bản thân và gặp bác sỹ khi thấy huyết áp của mình có vấn đề để bạn có thể được điều trị thích hợp và kiểm soát huyết áp của mình trước khi mang thai. Điều trị huyết áp cao là điều quan trọng trước khi mang thai, trong thai kỳ và sau khi sinh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Các loại tăng huyết áp trong khi mang thai là gì?</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Đôi khi huyết áp cao có trước khi mang thai. Trong những trường hợp khác, huyết áp cao phát triển trong thời kỳ mang thai.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Tăng huyết áp thai kỳ. </strong>Phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ có huyết áp cao phát triển sau 20 tuần của thai kỳ. Không có protein dư thừa trong nước tiểu hoặc các biểu hiệu tổn thương các cơ quan khác. Một số phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ có thể biến chứng thành tiền sản giật. Tăng huyết áp thai kỳ thường tự mất đi sau khi sinh con. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị cao huyết áp thai kỳ có nguy cơ cao chuyển thành tăng huyết áp mãn tính sau khi sinh con. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Tăng huyết áp mãn tính. </strong>Tăng huyết áp mãn tính là có huyết áp cao trước khi có thai hoặc xảy ra trước 20 tuần tuổi. Nhưng vì triệu chứng của huyết áp cao thường không có dẫn đến khó xác định thời điểm khi nào bị huyết áp cao.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Tăng huyết áp mãn tính kết hợp với tiền sản giật. </strong>Tình trạng này xảy ra ở những phụ nữ bị tăng huyết áp mãn tính trước khi mang thai, trong quá trình mang thai tình trạng huyết áp cao trở nên trầm trọng hơn kết hợp với protein trong nước tiểu hoặc các biến chứng liên quan đến huyết áp khác trong thai kỳ như: tiền sản giật.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tăng huyết áp mãn tính kết hợp với tiền sản giật gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_tang-huyet-ap-thai-ky-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tăng huyết áp mãn tính kết hợp với tiền sản giật gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Tiền sản giật. </strong>Tiền sản giật xảy ra khi tăng huyết áp phát triển sau 20 tuần của thai kỳ, và có liên quan đến các dấu hiệu tổn thương các hệ thống cơ quan khác, bao gồm: thận, gan, máu hoặc não. Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như sản giật, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ và con.</p>
<p style="text-align: justify;">Trước đây, khi một thai phụ có huyết áp cao và có protein trong nước tiếu được chẩn đoán là tiền sản giật. Ngày nay, các chuyên gia phát hiện ra rằng, một số thai phụ có thể bị tiền sản giật kể cả khi có protein trong nước tiểu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Những biểu hiện của tiền sản giật:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">+ Đau đầu ngày căng tăng</p>
<p style="text-align: justify;">+ Những thay đổi về thị lực, bao gồm nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng hoặc có những thay đổi về thị lực</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đau vùng trên dạ dày</p>
<p style="text-align: justify;">+ Buồn nôn hoặc nôn mửa</p>
<p style="text-align: justify;">+ Phù mặt hoặc tay</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tăng cân đột ngột</p>
<p style="text-align: justify;">+ Khó thở</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Huyết áp tăng cao trong khi mang thai gây ra nhiều hậu quả khác nhau, bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Giảm lượng máu cung cấp đến cho nhau thai: </strong>Nếu nhau thai không nhận đủ máu, có nghĩa là thai nhi có thể tiếp nhận được ít chất dinh dưỡng và oxy hơn. Điều này có thể dẫn đến chậm tăng trưởng (hạn chế sự phát triển trong tử cung), con sinh ra bị nhẹ cân hoặc sinh non. Trẻ bị sinh non sẽ gặp nhiều vấn đề về đường hô hấp, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và nhiều biến chứng khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Nhau bong non:</strong> Là tình trạng nhau thai bị bóc tách ra khỏi thành trong tử cung trước khi chuyển dạ.Tiền sản giật làm tăng nguy cơ bị nhau bong non. Nặng hơn có thể gây chảy máu nhiều, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Huyết áp tăng cao trong khi mang thai gây ra nhiều hậu quả cho cả mẹ và con" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_tang-huyet-ap-thai-ky-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Huyết áp tăng cao trong khi mang thai gây ra nhiều hậu quả cho cả mẹ và con</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Hạn chế tăng trưởng trong tử cung: </strong>Tăng huyết áp có thể làm chậm hoặc giảm sự phát triển của thai nhi (hạn chế sự phát triển trong tử cung).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Gây tổn thương các cơ quan khác cả người mẹ:</strong> Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây tổn thương đến nhiều cơ quan chính quan trọng của người mẹ như: não, tim, phổi, thận, gan…. Trong một số trường hợp nặng, nó có thể gây tử vong cho người mẹ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Sinh sớm:</strong> Nhiều trường hợp nặng bác sỹ cần tiên lượng cho mẹ bầu sinh sớm hơn so với ngày dự kiến sinh để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm đến người mẹ do bị huyết áp cao gây ra.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Bệnh lý tim mạch sau khi sinh:</strong> Người mẹ bị tiền sản giật sau khi sinh con nguy cơ mắc bắc bệnh lý về tim mạch tăng cao. Đặc biệt nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau khi sinh của mẹ bầu còn cao hơn nếu tiền sử đã từng bị tiền sản giật nhiều lần hoặc sinh non do tăng huyết áp khi mang thai.</p>
<p style="text-align: justify;">Nói tóm lại: Huyết áp cao khi mang thai gây biến chứng cho cả mẹ và con:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Đối với người mẹ: </strong>gây tiền sản giật, sản giật, đột quỵ, sinh non, nhau bong non (bánh nhau tách khỏi thành tử cung), bị bệnh lý tim mạch trong tương lại</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Đối với trẻ sơ sinh: </strong>sinh non (sinh trước 37 tuần của thai kỳ) và nhẹ cân.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mẹ bầu có nhiều nguy cơ bị tiền sản giật hơn nếu:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Mẹ bầu nhiều tuổi trên 40 tuổi</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Mẹ bầu nhiều tuổi trên 40 tuổi mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_tang-huyet-ap-thai-ky-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mẹ bầu nhiều tuổi trên 40 tuổi mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Mang thai lần đầu, mang đa thai</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tiền sử đã bị tiền sản giật trong lần mang thai trước</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bị tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận mãn tính, tiểu đường, bệnh tự miễn( lupus hệ thống )</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bạn có tiền sử mắc bệnh huyết khối</p>
<p style="text-align: justify;">+ Mẹ bị béo phì</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Lời khuyên của các bác sỹ: Chăm sóc bản thân tốt là cách tốt nhất để chăm sóc em bé của bạn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Giữ các cuộc hẹn trước khi sinh của bạn. </strong>Thường xuyên đến khám thai theo lịch hẹn cuả bác sỹ đang theo dõi thai cho bạn trong suốt thai kỳ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Uống thuốc huyết áp theo quy định.</strong> Không được đổi thuốc, tăng giảm liều lượng hoặc dừng thuốc đột ngột.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Tiếp tục hoạt động thể chất theo hướng dẫn của bác sỹ.</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. </strong>Mẹ bầu nên tham khảo với các chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra những bữa ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Mẹ bầu nên tham khảo với các chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra những bữa ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng." src="/ImagePath\images\20210909/20210909_tang-huyet-ap-thai-ky-5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mẹ bầu nên tham khảo với các chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra những bữa ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Không </strong>hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện.</p>
<p style="text-align: justify;">Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu các cách để ngăn ngừa biến chứng tiền sản giật, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có chiến lược rõ ràng nào được đưa ra. Nếu bạn từng bị rối loạn tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai trước đó, một số bác sĩ có thể đề nghị dùng aspirin liều thấp hàng ngày bắt đầu từ cuối quý đầu tiên của thai kỳ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán tăng huyết áp</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Theo dõi huyết áp của thai phụ bằng máy đo huyết áp được thực hiện trong những lần khám thai là một phần quan trọng của chăm sóc trước khi sinh. Nếu mẹ bầu có tiền sử tăng huyết áp mãn tính, bác sỹ sẽ xem xét các danh mục này để đo huyết áp:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Tăng huyết áp: </strong>Khi chỉ số huyết áp tâm thu dao động từ 120 đến 129 mm thủy ngân (mm Hg) và chỉ số huyết áp tâm trương dưới 80 mm Hg là cao huyết áp. Nếu không được kiểm soát sớm, kịp thời thì huyết áp tăng cao sẽ có xu hướng trở nên tồi tệ hơn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Tăng huyết áp giai đoạn 1: </strong>được gọi là tăng huyết áp giai đoạn 1 khi chỉ số huyết áp tâm thu dao động từ 130 đến 139 mm Hg hoặc chỉ số huyết áp tâm trương dao động từ 80 đến 89 mm Hg.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Tăng huyết áp giai đoạn 2: </strong>được gọi là tăng huyết áp giai đoạn 2 khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mm Hg trở lên hoặc chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 mm Hg trở lên.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ " src="/ImagePath\images\20210909/20210909_tang-huyet-ap-thai-ky-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ </em></p>
<p style="text-align: justify;">Sau 20 tuần tuổi, nếu chỉ số huyết áp vượt quá 140/90 mm Hg, chỉ số này được đo từ hai lần trở lên, mỗi lần đo cách nhau ít nhất bốn giờ, và không có kèm theo bất kỳ tổn thương ở cơ quan nào thì được coi là tăng huyết áp thai kỳ.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán tiền sản giật</strong></h3>
<p>Bên cạnh huyết áp cao, mẹ bầu cũng có thể nhận các dấu hiệu và triệu chứng khác của tiền sản giật như:</p>
<p>- Trong nước tiểu có nhiều protein (hay protein niệu)</p>
<p>- Đau đầu ngày một dữ dội</p>
<p>- Bị rối loạn thị lực, bao gồm mất thị lực tạm thời, nhìn mờ hoặc nhạy cảm với ánh sáng</p>
<p>- Đau bụng trên, thường là đau mạn sườn bên phải</p>
<p>- Hay bị buồn nôn hoặc nôn</p>
<p>- Đi tiểu ít về số lượng</p>
<p>- Xét nghiệm máu thấy bị tiểu cầu bị giảm</p>
<p>- Chức năng gan bị suy giảm như: ngứa, dị ứng, da vàng,…</p>
<p>- Khó thở do chất lỏng trong phổi</p>
<p>- Tăng cân nhanh chóng và phù nhiều vị trí trên cơ thể đặc biệt là ở mặt và tay thường xảy ra trong bệnh cảnh tiền sản giật. Nhưng khi phụ nữ mang thai bình thường cũng có thể có những biểu hiện này, do vậy dấu hiệu tăng cân và sưng phù không được coi là tiêu chuẩn để chẩn đoán tiền sản giật.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Trước khi mang thai</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Có kế hoạch mang thai và chủ động khám sức khỏe trước khi mang thai để có thể phát hiện sớm các bệnh lý bất thường và điều trị hoặc kiểm soát tốt trước khi mang thai. Nên trao đổi rõ với bác sỹ về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà bạn đã hoặc đang mắc phải và các loại thuốc đang sử dụng.</p>
<p style="text-align: justify;">Giữ cân năng hợp lý: thông qua chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Trong khi mang thai</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">- Định kỳ khám thai theo lịch hẹn và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo hướng dẫn của bác sỹ . Tốt nhất , mẹ bầu chỉ nên theo dõi thai bởi một bác sỹ hoặc cơ sở y tế nhất định.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trao đổi với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào mà bạn dùng và loại nào an toàn, kể cả thuốc không kê đơn. Khi chưa tham khảo hướng dẫn của bác sỹ Không nên tự ý dùng thuốc hoặc tự ngừng thuốc.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khám thai định kỳ giúp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp thai kỳ và biến chứng" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_MED_7859.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khám thai định kỳ giúp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp thai kỳ và biến chứng</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Mẹ bầu có thể tự theo dõi huyết áp ở nhà bằng máy đo huyết áp tự động. Nếu thấy huyết áp cao hơn bình thường hoặc nếu thấy có các triệu chứng của tiền sản giật (như đã trình bày ở trên) cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.</p>
<p style="text-align: justify;">- Duy trì cân năng hợp lý, lựa chọn các thực phẩm lành mạnh.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Sau khi mang thai</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">- Tự theo dõi và lắng nghe sức khỏe của mình sau khi sinh</p>
<p style="text-align: justify;">- Tái khám sau sinh theo đúng lịch hẹn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Có an toàn không khi uống thuốc huyết áp?</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khị bị cao huyết áp trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ được bác sỹ kê thuốc uống để điều trị. Vậy, các thuốc điều trị cao huyết áp khi mang thai có an toàn không?</p>
<p style="text-align: justify;">Một số thuốc huyết áp được coi là an toàn được khuyên dùng trong thời kỳ mang thai như: thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II và thuốc ức chế renin thường được tránh trong thời kỳ mang thai.</p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, điều trị là quan trọng. Bởi vị huyết áp cao khiến mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật, sản giật, đau tim, đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng mẹ . Và nó có thể gây nguy hiểm cho thai nhi</p>
<p style="text-align: justify;">Bạn nên uống thuốc đúng theo quy định của bác sỹ. Không ngừng dùng thuốc hoặc tự điều chỉnh liều lượng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mẹ bầu bị cao huyết áp sẽ được kiểm tra những gì khi đi khám thai?</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ phải thăm khám nhiều hơn để theo dõi sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đo cân nặng và huyết áp sẽ được thực hiện mỗi lần khám, ngoài ra cũng có thể cần xét nghiệm máu và nước tiểu thường nhiều lần hơn.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ phải thăm khám nhiều hơn để theo dõi sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_MED_7953.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ phải thăm khám nhiều hơn để theo dõi sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Bác sỹ cũng thực hiện siêu âm thai thường xuyên để theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Theo dõi nhịp tim của thai nhi (bằng monitoring) để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai. Từ đó, bác sỹ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của thai</p>
<p style="text-align: justify;">- Bác sỹ có thể đề nghị chuyển dạ trước ngày dự sinh để tránh các biến chứng, dựa trên : mức độ kiểm soát huyết áp , bị tổn thương cơ quan giai đoạn cuối hay không và thai nhi có bị các biến chứng, như hạn chế phát triển trong tử cung do tăng huyết áp hay không.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu tiền sản giật trong quá trình chuyển dạ với những biểu hiện nặng nề, bác sỹ có thể sẽ cho bạn dùng thuốc với mục đích ngăn ngừa cơn co giật.</p>
<p>Cho con bú được khuyến khích đối với hầu hết phụ nữ bị cao huyết áp, ngay cả những người đang dùng thuốc.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bien-chung-cua-tang-huyet-ap-khi-mang-thai-sazds |
Bệnh trĩ sau sinh | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh trĩ sau sinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p> </p>
<p><meta charset="utf-8"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bệnh trĩ hình thành do sự giãn tĩnh mạch quá đà tại ống trực tràng và các vùng da xung quanh hậu môn. Sự gia tăng áp lực lên các mao mạch khiến một số vị trí mao mạch tại ống trực tràng bị ứ máu, hình thành các búi trĩ tại hậu môn gây sưng tấy khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là khi ngồi hoặc đi đại tiện.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Dựa trên vị trí hình thành các búi trĩ, căn bệnh này được chia thành 2 dạng chính:</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Trĩ nội: tình trạng ứ máu xuất hiện bên trong ống trực tràng, người bệnh thường có biểu hiện chảy máu hoặc đi đại tiện có phân lẫn máu, không có cảm giác đau. Một số trường hợp búi trĩ phát triển lớn và có dấu hiệu lồi ra bên ngoài hậu môn được gọi là tình trạng sa búi trĩ.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Trĩ ngoại: Các búi trĩ hình thành từ các mao mạch nằm xung quanh hậu môn, người bệnh có thể bị đau và ngứa ngáy khó chịu, có thể xuất hiện biểu hiện xuất huyết.</p>
</li>
</ul>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bệnh trĩ được các bác sĩ nhận định là căn bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, tuy nhiên người bệnh mắc phải bệnh trĩ thường phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như: gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, có thể gặp phải các cơn đau, ngứa ngáy khó chịu khi đứng ngồi và đi đại tiện, cảm thấy mặc cảm trong quan hệ vợ chồng,...</p>
<p dir="ltr" style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh mô tả 2 dạng bệnh trĩ chính đó là trĩ nội và trĩ ngoại" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_tri-giam-20-longo-1.jpg"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả 2 dạng bệnh trĩ chính đó là trĩ nội và trĩ ngoại</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh trĩ sau sinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><meta charset="utf-8"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Theo thống kê, tỷ lệ một người bất kỳ bị bệnh trĩ có thể lên tới 60 - 70%, thời gian có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là khoảng 45 - 65 tuổi. Trong đó, trường hợp tỷ lệ phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh có nguy cơ bị trĩ cao hơn bình thường. Những nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng hình thành búi trĩ ở phụ nữ sau sinh bao gồm:</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Phụ nữ có tiền sử bị trĩ trước đó: Trường hợp các chị em phụ nữ bị bệnh trĩ trước khi mang thai hoặc trong khi đang mang thai nhưng không có biện pháp điều trị dứt điểm, khả năng cao bệnh trĩ sẽ chuyển biến nghiêm trọng hơn sau khi sinh.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Không biết cách rặn đẻ: Các búi trĩ hình thành từ việc các mao mạch tại trực tràng chịu áp lực lớn, vì vậy trong quá trình chuyển dạ sản phụ thường được người hộ sinh hướng dẫn cách rặn đẻ sao cho hạn chế áp lực lên trực tràng nhất có thể. Quá trình rặn đẻ không đúng cách sẽ khiến cho vùng tiểu khung bị gây áp lực nhiều, nguy cơ cao bị sa búi trĩ.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Mắc bệnh trĩ sau sinh do kích thước bào thai phát triển lớn: Ở những tháng cuối của thai kỳ, em bé sẽ phát triển nhanh hơn tăng cả về kích thước và trọng lượng. Chính vì vậy, áp lực từ bào thai lớn cũng có thể gây chèn ép lên các tĩnh mạch tại trực tràng, nguy cơ hình thành các búi trĩ.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Bị táo bón sau sinh: Một số trường hợp sản phụ sau khi sinh bị táo bón, tình trạng táo bón kéo dài trong nhiều ngày có thể làm tăng nguy cơ bị trĩ (đặc biệt là trĩ nội).</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ngồi hoặc đứng tại một vị trí thường xuyên: Sản phụ sau sinh chưa hồi phục sức khỏe nên thường chỉ nằm một chỗ hoặc ngồi một chỗ. Nguy cơ bị bệnh trĩ do áp lực lên các mao mạch trực tràng khi ngồi hoặc đứng bất động trong một khoảng thời gian dài sẽ cao hơn khi sản phụ có thay đổi tư thế và đi lại vận động cơ thể.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Tình trạng tăng đông máu khi mang thai có thể là nguyên nhân gây ra biến chứng thuyên tắc búi trĩ trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Chế độ ăn uống sau sinh có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: Một số trường hợp sản phụ sau sinh muốn áp dụng các chế độ ăn kiêng nhằm giảm cân nhưng lại thực hiện không khoa học có thể là yếu tố tác động khiến bệnh trĩ chuyển biến nghiêm trọng hơn.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Một số sản phụ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn bình thường khi có bệnh lý nền (giãn phế quản, viêm phế quản mãn tính,...) hoặc phải làm việc nặng nhọc trong quá trình mang thai.</p>
</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh trĩ sau sinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><meta charset="utf-8"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Phụ nữ bị bệnh trĩ sau sinh thường xảy ra ở dạng trĩ nội, có thể bị sa búi trĩ với những trường hợp nặng hơn. Các biểu hiện triệu chứng thường gặp bao gồm:</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Đại tiện phát hiện có máu: Nếu bệnh trĩ mới hình thành cơ thể người bệnh thường không có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào, cho đến khi phát hiện đại tiện có kèm máu trong phân (có thể chỉ kèm một chút xíu máu). Đây là biểu hiện điển hình nhất của bệnh trĩ, tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Trong một số trường hợp, máu từ búi trĩ có thể đông cứng lại thành dạng cục và đi theo phân ra ngoài khi bệnh nhân đi đại tiện.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sa búi trĩ: Đây là biểu hiện trĩ nội chuyển biến nặng, các búi trĩ phát triển nhanh với kích thước lớn có thể lồi hẳn ra khỏi hậu môn (sa búi trĩ). Đối với tình trạng mắc bệnh trĩ gây sa búi trĩ sẽ làm ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt thường ngày của người bệnh từ việc đi lại, đứng ngồi đều gặp khó khăn.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ngứa, rát hậu môn: Triệu chứng ngứa rát có thể xuất hiện ở bên ngoài hậu môn và cảm giác khó chịu bên trong trực tràng. Triệu chứng này gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần người bệnh, luôn có cảm giác thiếu tự tin khi đi lại hoặc giao tiếp với những người xung quanh.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Hậu môn sưng tấy, gây đau: Phụ nữ sau khi sinh nở thường gặp vấn đề như sa búi trĩ gây tắc mạch (trĩ nội) hoặc thuyên tắc búi trĩ (trĩ ngoại), đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hình thành một hoặc nhiều khối sưng tấy tại hậu môn hoặc xung quanh hậu môn. Triệu chứng này gây đau nhức khó chịu vô cùng, một số sản phụ cho biết cơn đau khó chịu còn lớn hơn khi đau chuyển dạ.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện khi bị bệnh trĩ sau sinh: Đau hậu môn kèm táo bón, đại tiện có phân lẫn máu, tình trạng nứt kẽ hậu môn, chảy dịch nhầy ở cửa hậu môn,... hoặc một số căn bệnh có liên quan khác (viêm da quanh hậu môn, viêm trực tràng,...).</p>
</li>
</ul>
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><img alt="Đại tiện ra máu là một trong những triệu chứng của bệnh trĩ sau sinh" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_tri-giam-20-longo-2.jpg"></p>
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><em>Đại tiện ra máu là một trong những triệu chứng của bệnh trĩ</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh trĩ sau sinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><meta charset="utf-8"></p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều chất xơ từ các loại rau củ quả, ví dụ như rau diếp cá, rau mồng tơi, rau đay, dưa chuột, khoai lang,...</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Uống đủ nước mỗi ngày sẽ làm tăng nhu động ruột và giảm nguy cơ táo bón. Uống ít nhất 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Hạn chế ăn những đồ ăn nhanh hoặc chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,...</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Sản phụ sau trong quá trình kiêng cữ sau sinh vẫn cần phải vận động thường xuyên bằng cách đi lại trong nhà. Hạn chế tối đa việc ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khi đi đại tiện không nên cố gắng rặn, vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Khám sức khỏe định kỳ cho cả mẹ và con.</p>
</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh trĩ sau sinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><meta charset="utf-8"></p>
<ul>
<li>Cảm thấy vướng víu khó chịu ở vùng hậu môn, có thể xuất hiện khối u cục hoặc sưng tại hậu môn.</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation">Ngứa, rát hậu môn</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation">Cảm giác khó chịu hoặc đau rát khi ngồi lâu</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation">Đau nhức, chảy máu hậu môn khi đi đại tiện</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation">Đại tiện khó khăn, phân có kèm máu,...</p>
</li>
</ul>
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><img alt="Khi có các triệu chứng bất thường, sản phụ cần thăm khám sớm bởi bác sĩ chuyên khoa" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_benh-tri-sau-sinh.jpg"></p>
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: center;"><em>Khi có các triệu chứng bất thường, sản phụ cần thăm khám sớm bởi bác sĩ chuyên khoa</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh trĩ sau sinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p> </p>
<p><meta charset="utf-8"></p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">1. Bệnh trĩ có thể điều trị tại nhà hay không?</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Bệnh trĩ không phải là căn bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh và không có nguy cơ đe dọa tính mạng. Việc điều trị bệnh trĩ tại nhà có thể hiệu quả khi người bệnh phát hiện bệnh từ sớm, các triệu chứng bệnh chưa nghiêm trọng, không có dấu hiệu biến chứng nặng,... Tuy nhiên, trước khi lựa chọn biện pháp tự điều trị tại nhà, bệnh nhân cũng nên hỏi ý kiến tư vấn từ các y bác sĩ có chuyên môn.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà:</p>
<ul>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Ngâm mình trong bồn tắm hoặc chậu với nước ấm có thể giảm thiểu cơn đau, giảm bớt áp lực các tĩnh mạch tại trực tràng.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Chườm đá giúp giảm đau nhức khó chịu. Có thể kết hợp ngâm mình trong nước ấm với biện pháp chườm đá xen kẽ nhau để có được hiệu quả điều trị tốt hơn.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Các sản phẩm vệ sinh cá nhân như băng vệ sinh, giấy vệ sinh, quần lót,... cần phải lựa chọn sản phẩm không có màu nhuộm, không mùi và có độ mềm nhất định để hạn chế gây trầy xước hậu môn.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Hạn chế tư thế ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, kết hợp chế độ nghỉ ngơi với vận động nhẹ nhàng phù hợp.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học: Chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể đầy đủ, bổ sung thêm một số loại rau xanh, trái cây nhằm tăng cường chất xơ. Cung cấp đầy đủ lượng nước uống hàng ngày vào cơ thể có thể làm tăng nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Một số thảo dược có thể điều trị bệnh trĩ đã được kiểm chứng như diếp cá, lá bỏng, thiên lý,... sử dụng ăn trực tiếp, xay lấy nước hoặc xay đắp trực tiếp vào hậu môn.</p>
</li>
<li aria-level="1" dir="ltr">
<p dir="ltr" role="presentation" style="text-align: justify;">Có thể sử dụng một số loại thuốc bôi trực tiếp nhưng cần được bác sĩ chuyên khoa kê đơn.</p>
</li>
</ul>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">2. Phương pháp điều trị bệnh trĩ sau sinh</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ chính từ cấp độ 1 cho đến cấp độ 4. Cấp độ bệnh trĩ được chẩn đoán càng cao thì các biểu hiện triệu chứng sẽ có xu hướng tăng dần và nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh nên tìm tới sự trợ giúp từ các y bác sĩ sớm nhất có thể nhằm cải thiện tình hình và ngăn ngừa nguy cơ bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của các búi trĩ, biểu hiện nặng nhẹ của các triệu chứng bệnh và những vấn đề cá nhân của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Điều trị nội khoa:</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đây là phương pháp điều trị được ưu tiên thực hiện hàng đầu nhằm bảo tồn các chức năng hoạt động bình thường, hạn chế tổn thương các tổ chức lành lặn. Đối với tình trạng mắc bệnh trĩ sau sinh, bác sĩ cần cân nhắc kỹ việc lựa chọn thuốc điều trị phù hợp nhằm cải thiện tình hình cũng như đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé đang bú sữa.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Các loại thuốc được chỉ định điều trị bệnh trĩ sau sinh bao gồm: thuốc làm giảm kích thước búi trĩ và giảm tình trạng chảy máu, thuốc làm co mạch kết hợp tăng tính bền của thành mạch, thuốc làm mềm phân làm giảm nguy cơ táo bón, thuốc chống co thắt cơ vòng hậu môn,...</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn chỉ được thực hiện khi tình trạng bệnh chưa nghiêm trọng, ví dụ như tình trạng chảy máu cấp tính, thuyên tắc hoặc hoại tử búi trĩ không thể xử lý triệt để chỉ bằng thuốc. Phương pháp phẫu thuật xử lý búi trĩ sẽ được chỉ định thực hiện.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Điều trị phẫu thuật:</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Trường hợp trĩ nội đơn thuần có thể thực hiện phương pháp phẫu thuật Longo để xử trí bệnh. Hiệu quả điều trị cao, không bị đau sau phẫu thuật, thời gian nằm viện ngắn, không có sẹo hở sau điều trị, ít xảy ra biến chứng hẹp hậu môn,...</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Đối với các trường hợp bệnh trĩ hôn hợp có kèm các biến chứng nặng như tắc mạch, sa trĩ nội gây nghẹt cửa hậu môn,... các phương pháp phẫu thuật điều trị có thể lựa chọn bao gồm: Ferguson, Milligan Morgan, White Head.</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Mục đích của phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ là loại bỏ búi trĩ ra khỏi cơ thể, sửa chữa các tĩnh mạch tại trực tràng, xử lý các triệu chứng bệnh nghiêm trọng,...</p>
<p dir="ltr" style="text-align: justify;">Một số thủ thuật điều trị khác có thể được thực hiện đơn độc hoặc hỗ trợ quá trình phẫu thuật điều trị bệnh trĩ như: Thắt vòng cao su (làm giảm lưu lượng máu tại búi trĩ, kích thước búi trĩ sẽ bị thu nhỏ dần); Tiêm xơ búi trĩ (tiêm hóa chất vào búi trĩ, búi trĩ tự teo nhỏ lại và rụng); Quang đông hồng ngoại (sử dụng tia hồng ngoại để thu nhỏ búi trĩ).</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-tri-sau-sinh-svvql |
Bệnh giòi | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh giòi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giòi (Myiasis) là bệnh do căn nguyên ký sinh trùng - ấu trùng giòi (ấu trùng ruồi Maggot) gây bệnh trong cơ thể con người và động vật có vú khác. Rất rất nhiều căn nguyên ruồi nhặng là vec tơ truyền bệnh. Con người thường nhiễm bệnh khi tiếp xúc với ấu trùng trong thức ăn, nước uống bị ô nhiễm. Ấu trùng có thể gây bệnh tại rất nhiều cơ quan trong cơ thể như da, niêm mạc; mắt, tai mũi họng; cơ quan tiêu hóa, sinh dục – tiết niệu,… Tìm thấy ấu trùng giòi trong cơ quan bị nhiếm bệnh là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định. Điều trị bệnh thường phổi hợp việc xử lý và làm sạch cơ quan bị nhiễm bệnh và loại bỏ trực tiếp ấu trùng gây bệnh. Các biện pháp phòng bệnh như diệt ruồi nhặng và phòng các con đường lây nhiễm là biện pháp phòng bệnh rất quan trọng</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210829/20210829_Museslervos.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh giòi (Myiasis) là bệnh do căn nguyên ký sinh trùng - ấu trùng giòi (ấu trùng ruồi Maggot) gây bệnh</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh giòi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thuật ngữ “ Myiasis” xuất hiện vào năm 1840 khi các nhà y học đã quan sát được trên các vết thương hở thấy ấu trùng ruồi gây bệnh. Chu kỳ sinh học và phát triển của chúng được ghi nhận rõ nhất trên cơ thể cừu. Ruồi nhặng thường phát triển đặc biệt ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới và hàng ngày đẻ trứng với số lượng nhiều. Trứng của ruồi nhặng gây nhiễm phân, nước tiểu của động vật và thường mất trung bình khoảng 1 ngày để thành ấu trùng. Ấu trùng gây tổn thương da nhờ bộ phận ở miệng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi thăm nhập tổ chức dưới da từ đó gây tổn thương mô sâu của vật chủ, thậm chí gây các lỗ rò cơ quan.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_ruoi-shutterstock_njxi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các loài ruồi chính gây bệnh giòi ở người</em></p>
<p style="text-align: justify;">Vector gây bệnh của vật chủ: các loài ruồi chính gây bệnh giòi ở người gồm: Dermatobia hominis (ruồi nhặng xanh ở người); Cordylobia anthropophaga; Oestrus ovis; Hypoderma spp; Gasterophilus spp; Cochliomyia hominivorax; Chrysomya bezziana; Musca domestica (ruồi nhà); Fannia spp. (ruồi trong nhà vệ sinh); Eristalis tenax (ruồi đuôi chuột); Muscina spp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh giòi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giòi có thể gặp ở nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể như da và niêm mạc; vùng mũi xoang, hầu họng; mắt; tai; cơ quan tiêu hóa; cơ quan sinh dục, tiết niệu; thần kinh trung ương;…</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh giòi ở da và niêm mạc:</p>
<p style="text-align: justify;">* Tổn thương da dạng nhọt: vị trí da bị ấu trùng xâm nhập có thương tổn dạng nhọt, bên trong chứa nhiều ấu trùng. Hai tác nhân gây bệnh chính là <em>Dermatobia hominis</em> và <em>Cordylobia anthropophaga</em>. Khi thăm khám thấy sẩn, cục bị lõm giữa, đôi khi nhìn thấy lỗ thở của ấu trùng nhỏ màu đen hoặc thấy chúng gián tiếp qua các bong bóng của dịch tiết, dịch tiết thường là dịch máu lẫn với dịch huyết thanh hoặc dịch mủ. Người bệnh thường có cảm ngứa và cảm nhận thấy có vật gì bên trong, đau tăng về đêm. Ngoài ra có thể gặp các thương tốn khác như mụn nước, vết trợt, vết loét trên da. Khi người bệnh được điều trị, tổn thương có thể khỏi hoàn toàn, một số người bệnh để lại di chứng sẹo hoặc tăng sắc tố da. Tuy nhiên, khi bị thương tổn này sẽ tạo điều kiện thuận lợi bội nhiễm vi khuẩn. Các triệu chứng cơ quan khác thường ít gặp, người bệnh có thể sưng hạch vùng lân cận, sốt và các biểu hiện khác gặp khi có bội nhiễm thứ phát.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_maxresdefault(2).jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vị trí da bị ấu trùng xâm nhập có thương tổn dạng nhọt</em></p>
<p style="text-align: justify;">* Tổn thương khi ấu trùng di chuyển: thương tổn ban đầu giống trong tổn thương da dạng nhọt, tuy nhiên sau một thời gian, ấu trùng di chuyển, xâm nhập vào thượng bì, đào rãnh tạo các tổn thương đỏ, đường đi ngoằn nghèo độ dài khoảng từ 1 cm đến vài chục cm, bờ cao hơn bề mặt da, màu nhạt dần về cuối đường đi. Bên cạnh đó có thể gặp mụn mủ, sẩn, phù nề thứ phát. Người bệnh thường cảm giác ngứa, châm chích da rất nhiều. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ấu trùng có thể di chuyển đến các cơ quan khác, mô sâu trong cơ thể.</p>
<p style="text-align: justify;">* Gây bệnh tại các vết thương: vết thương thường chảy máu, chảy dịch, chảy máu và hoại tử. Thương tổn nhiều ngóc ngách, đôi khi tạo hang, tiết dịch máu, mủ, nhiều mùi hôi. Bên dưới các mô bị tổn thương, phá hủy, kèm theo thường bị bội nhiễm vi khuẩn thứ phát. Người bệnh có biểu hiện của hội chứng nhiễm trùng như sốt, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, nổi hạch vị trí lân cận,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh giòi thể mũi xoang, hầu họng: Triệu chứng lâm sàng thường thay đổi phụ thuộc vào vị trí tổn thương. Ở miệng có thể gặp các triệu chứng như đau, sưng, hôi miệng, một số trường hợp ấu trùng chết trong niêm mạc miệng gây sưng đau có thể chẩn đoán nhầm với u tuyến nước bọt. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các lỗ rò vùng miệng, bội nhiễm vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn kỵ khí. Ở mũi thường gây kích ứng và tăng tiết dịch mũi nhiều, phù nề mũi, cảm giác có dị vật trong mũi, đau mũi, chảy máu cam hoặc dịch mũi thối, chua kèm theo có thể có sốt. Bệnh giòi thể tai khiến người bệnh có cảm giác có vật bò trườn trong tai kèm theo thường xuyên nghe thấy tiếng vo vo trong tai, chảy máu, dịch dịch tai, cảm giác ngứa, ù tai kèm theo chóng mặt, nghe kém. Dịch tai tiết nhiều, mùi hôi, bẩn. Ấu trùng có thể xâm nhập sâu hơn vào nhu mô não.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi ấu trùng gây bệnh ở cổ họng, người bệnh thường xuyên có cảm giác có dị vật trong họng, ngứa và cảm giác nóng nát kèm theo ho ( thường ho khan, ho nhiều), thở khò khè.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh giòi tại cơ quan sinh dục - tiết niệu: người bệnh có thể bị viêm âm đạo, âm hộ với biểu hiện khí hư hôi và ngứa, bỏng rát vùng cơ quan sinh dục, ở nam giới có thể gặp viêm bao quy đầu, niệu đạo, loét sinh dục,… Cơ quan sinh dục trong ít bị nhiễm bệnh hơn cơ quan sinh dục ngoài.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh giòi tại cơ quan tiêu hóa: nguyên nhân do con người ăn phải thức ăn hoặc uống nước uống bị nhiễm ấu trùng. Người bệnh có thể đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng, ngứa hậu môn hoặc chảy máu đường tiêu hóa dưới.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh giòi tại mắt: người bệnh đau mắt, sợ ánh sáng, giảm thị lực, phù nề mắt, chảy nước mắt,… Thăm khám thấy kết mạc sung huyết, xuất huyết kết mạc, giả mạc nhiều,….</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh giòi tại hệ thần kinh trung ương: tương đối ít gặp tuy nhiên để lại di chứng và tỉ lệ tử vong cao. Biểu hiện tổn thương nhu mô não và màng não, thùy trán hay gặp tổn thương kèm theo có tăng áp lực nội sọ và giãn não thất.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh giòi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng có thể gặp đó là: mô cơ thể bị phá hủy và biến dạng ảnh hưởng đến chức năng cơ quan như giảm thị lực thậm chí mù lòa, giảm thích lực, mất sự toàn vẹn của da, tổn thương nhu mô não gây nguy hiểm tính mạng,…; gây biến chứng bội nhiễm thứ phát như nhiễm vi khuẩn, vi nấm; tạo lỗ rò từ các cơ quan bị nhiễm bệnh;…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh giòi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Con đường lây truyền bệnh chủ yếu là lây qua con đường ăn uống. Con người có thể nhiễm bệnh khi ăn thức ăn hoặc uống nước có chứa ấu trùng giòi. Ruồi nhặng thường tập trung nhiều khu vực vệ sinh kém hoặc cơ thể động vật, chúng có thể di chuyển nhiều nơi để trứng, lây nhiễm cho thức ăn và nước uống. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc trực tiếp với vết thương, lỗ rò của người bệnh có thể tạo điều kiện thuận lợi lây nhiễm bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh giòi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như trên đã trình bày, đường lây truyền chính của bệnh là lây qua ăn uống. Do đó một số đối tương nguy cơ mắc bệnh thường là: người sống tại những nơi điều kiện sinh hoạt, vệ sinh kém; sống và làm việc trong không gian nhiều ruồi bọ, thường xuyên sử dụng thức ăn nước uống bị nhiễm khuẩn, không ăn chín, uống sôi; khi có các vết thương da, tổn thương niêm mạc không được chăm sóc và giữ vệ sinh đúng cách; tiếp xúc trực tiếp với vết thương, lồ rõ của người mắc bệnh giòi; người du lịch đến các khu vực, địa phương có nhiều ca bệnh lưu hành.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_viem-mo-bào3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tổn thương niêm mạc không được chăm sóc và giữ vệ sinh đúng cách</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh giòi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng ngừa chủ yếu là phòng các con đường lây nhiễm. Các biện pháp đó là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Diệt ruồi nhặng bằng nhiều phương pháp: dùng vỉ đập ruồi, bẫy ruỗi nhặng, thuốc diệt côn trùng;… Đây là biện pháp quan trọng nhằm ngăn chặn vector gây bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_maxresdefault.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Diệt ruồi nhặng bằng nhiều phương pháp</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Giữ vệ sinh môi trường sống, làm việc; vệ sinh thân thể thường xuyên và sạch sẽ, đặc biệt vệ sinh tay.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hạn chế các thói quen sinh hoạt không tốt như ăn bằng tay; sử dụng nhà xí không vệ sinh; sử dụng phân tươi để bón cây trồng; xử lý rác thải không đúng,..</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng nguồn lương thực, thực phẩm, nước uống đảm bảo chất lượng, không ăn thịt tái, thức ăn chưa được nấu chín, nước chưa được đun sôi,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Khi có các vết thương, vết xước, chấn thương mô cần được chăm sóc, điều trị đúng, không để vết thương nhiễm trùng, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chăm sóc, điều trị người bệnh đúng phác đồ và hướng dẫn</p>
<p> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh giòi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh cần dựa vào các yếu tố dịch tễ, lâm sàng và các xét nghiệm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán: công thức máu ngoại vi thường không có biến đổi gì đặc hiệu, một số trường hợp có thể tăng bạch cầu ưa acid, khi có bội nhiễm vi khuẩn có thể tăng bạch cầu đa nhân trung tính. Maker viêm như tốc độ lắng hồng cầu, CRP, procalcitonin tăng khi có nhiễm khuẩn thứ phát. Tùy cơ quan tổn thương có thể thấy những bất thường trên xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng cơ quan như X-quang ngực, nội soi tai mũi họng, soi đáy mắt, chụp phim cắt lớp vi tính sọ não,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên: có nhiều phương pháp chẩn đoán, đôi khi có thể nhìn trực tiếp thấy ấu trùng giòi qua soi kính lúp hoặc kính hiển vi điện tử. Một số cơ sở y tế có sẵn kít ELISA để phát hiện dấu ấn huyết thanh cảu một số loài ấu trùng giòi. Xét nghiệm PCR cũng được sử dụng tuy nhiên chưa thể áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở y tế.</p>
<p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt bệnh giòi với nhiễm trùng do căn nguyên khác tại cơ quan tổn thương hoặc bệnh lý ác tính tại cơ quan.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh giòi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thông thường, ấu trùng giòi sống được khi có oxy, do đó việc ngăn chặn nguồn oxy của ký sinh trùng là biện pháp quan trọng trong điều trị bệnh, thường sử dụng thốc mỡ bôi kín bề mặt vết thương. Khi ấu trùng bị thiếu oxy, chúng thường di chuyển ra ngoài bề mặt, thuận lợi việc loại bỏ chúng. Bên cạnh đó, việc loại bỏ tổ chức mô bị hoại tử, nhiễm bệnh, làm sạch vết thương là rất cần thiết. Các biện pháp đó thường là rửa bằng nước muối, dung dịch cồn, cắt lọc tổ chức hoại tử. Tuy nhiên những trường hợp nhiễm ký sinh trùng tại các mô tạng sâu thường rất khó điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Ivecmectin trong một số báo cáo có tác dụng điều trị bệnh giòi tại một số cơ quan như mắt, liều thường dùng 150 – 200 μg / kg . Tuy nhiên cần nghiên cứu và đánh giá thêm nữa tác dụng của ivermectin trong điều trị bệnh giòi.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Introduction to myiasis | Natural History Museum. Nhm.ac.uk. Retrieved 2013-11-05</li><li>Francesconi F, Lupi O. 2006. Myiasis, p 232–239 In Tyring SK, Lupi O, Hengge UR. (ed), Tropical dermatology. Elsevier, Philadelphia, PA </li><li>Helm TN, Augenblick K, Gall W. 2010. Furuncular myiasis: a case report. Cutis 86: 85–86 </li><li>Michal Solomon , Tamar Lachish , Eli Schwartz . Cutaneous Myiasis. Curr Infect Dis Rep. 2016 Sep;18(9):28</li><li>Victoria Bernhardt , Fabian Finkelmeier . Myiasis in humans-a global case report evaluation and literature analysis. Parasitol Res. 2019 Feb;118(2):389-397<br></li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-gioi-sngnj |
Biến chứng của gây tê ngoài màng cứng trong quá trình chuyển dạ | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Biến chứng của gây tê ngoài màng cứng trong quá trình chuyển dạ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trong quá trình mẹ bầu chuyển dạ có thể gặp các cơn đau và chúng sẽ gây nên một số phản ứng cho cơ thể, điều này làm ảnh hưởng tới cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng. Phương pháp này khá hiệu quả trong việc hỗ trợ các sản phụ nhạy cảm, cơn đau chuyển dạ vượt quá sức chịu đựng của mẹ. </p>
<p style="text-align: justify;">Khi thực hiện gây tê, bác sĩ sẽ đưa thuốc tê vào khu vực khoang ngoài tủy (tức ngoài màng cứng). Tác dụng của thuốc là làm tê đốt sống từ L4 - 5 trở xuống, giúp mẹ giảm bớt các cơn đau đớn khi chuyển dạ. Có một điểm cần lưu ý đó là biện pháp gây tê ngoài màng cứng chỉ giúp giảm thiểu cơn đau chứ không khiến khả năng vận động của sản phụ bị cản trở và sản phụ vẫn cảm nhận được các cơn co tử cung như bình thường.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="Tác dụng của thuốc là làm tê đốt sống từ L4 - 5 trở xuống, giúp mẹ giảm bớt các cơn đau đớn khi chuyển dạ" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_giúpmẹgiảmbớtcáccơnđauđớnkhichuyểndạ.jpg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tác dụng của thuốc là làm tê đốt sống từ L4 - 5 trở xuống, giúp mẹ giảm bớt các cơn đau đớn khi chuyển dạ</em></p>
<p style="text-align: justify;">So với gây tê tủy sống, phương pháp gây tê màng cứng có ưu điểm là hạn chế nguy cơ hạ huyết áp khi sản phụ chuyển dạ. Bên cạnh đó biện pháp gây tê ngoài màng cứng còn hỗ trợ tối ưu hóa phương thức gây mê trong các trường hợp sinh mổ.</p>
<p style="text-align: justify;">Tại Hoa Kỳ, phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong quá trình chuyển dạ là kỹ thuật được các sản phụ chọn lựa nhiều nhất và trên thị trường quốc gia này có rất nhiều loại thuốc gây tê đã được cấp phép lưu hành với những đặc điểm khác nhau. Phương pháp gây tê này phải được thực hiện bởi những nhân viên y tế đã được đào tạo chuyên nghiệp nhằm đảm bảo an toàn cho sản phụ, tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. </p>
<p style="text-align: justify;">Bất kể sinh thường hay sinh mổ thì đều có thể áp dụng được biện pháp gây tê ngoài màng cứng. Mặc dù đây là kỹ thuật rất phổ biến được số đông các sản phụ chọn lựa trong quá trình chuyển dạ nhưng nó vẫn có thể gây nên những rủi ro nhất định khiến cho sức khỏe của sản phụ bị ảnh hưởng ít nhiều. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Biến chứng của gây tê ngoài màng cứng trong quá trình chuyển dạ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Đau đầu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đây là biến chứng mà sản phụ dễ gặp nhất khi thực hiện thủ thuật gây tê ngoài màng cứng trong quá trình chuyển dạ, thường xảy ra đối với những ca chọc màng cứng bằng kim tiêm kích cỡ 17G hay 28G. Biến chứng do chọc kim chiếm khoảng 1% trong số các ca chuyển dạ dùng biện pháp gây tê màng cứng. </p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân khiến sản phụ đau đầu là do dịch não tuỷ bị rò rỉ khiến áp lực hộp sọ giảm và mạch máu não tăng giãn để bù trừ cho sự giảm áp lực của hộp sọ. Chứng đau đầu có thể biến mất trong một số trường hợp, nhưng cũng có người phải dùng đồ uống chứa cafein để làm giảm cơn đau do biến chứng này.</p>
<p style="text-align: justify;">Để ngăn chặn hiện tượng rò rỉ của dịch não tủy, 50% sản phụ phải được áp dụng bằng biện pháp nút máu đông tự thân ngoài màng cứng. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ dùng khoảng từ 15 - 25ml máu vô trùng của chính bệnh nhân để tiêm vào vị trí chọc màng cứng nhằm tạo nên một cục máu đông giúp chấm dứt tình trạng rò rỉ dịch não tuỷ. Khoảng 65 - 90% người bệnh giảm được cơn đau đáng kể sau khi điều trị bằng phương pháp này.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hạ huyết áp</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biến chứng tụt huyết áp sau khi gây tê ngoài màng cứng cũng là một hiện tượng có tỷ lệ xảy ra khá cao, chiếm đến 80% sản phụ gặp tình trạng này. Giải thích cho biến chứng này là do tác dụng giãn mạch ngoại vi bắt đầu khởi phát và sự giảm kích thích từ cơn đau, khiến cho sản phụ bị hạ huyết áp. </p>
<p style="text-align: justify;">Tuy rằng việc huyết áp của sản bị bị tụt giảm có thể tạm thời không ảnh hưởng quá lớn tới thể trạng của sản phụ, nhưng nếu huyết áp bị giảm sâu sẽ kéo theo sự sụt giảm lượng máu tới tử cung và nhau thai, lúc đó sẽ vô cùng nguy hiểm cho tính mạng thai nhi. Chính vì vậy khi biến chứng này xuất hiện cần phải nhanh chóng xử lý bằng cách truyền dung dịch tinh thể hoặc/và tiêm các chất co mạch với liều lượng nhỏ qua đường tĩnh mạch. Các thuốc có thể là ephedrin 5 - 10 mg hoặc phenylephrin 50-100 microgam. Để phòng ngừa và giảm mức độ của hiện tượng hạ huyết áp khi thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, trước khi gây tê có thể dùng một loại dung dịch đẳng trương có chứa các chất điện giải (chẳng hạn như dung dịch Ringer lactat).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sản phụ cảm thấy bí tiểu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biện pháp gây tê ngoài màng cứng cũng nằm trong danh sách các yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng ứ nước tiểu sau khi sinh xong. Để hạn chế khả năng xảy ra hiện tượng bí tiểu ở sản phụ do gây tê ngoài màng cứng, có thể dùng cách tránh ức chế quá mức dẫn truyền thần kinh cảm giác và vận động.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng tăng trương lực cơ tử cung</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân khiến cho thủ thuật gây tê ngoài màng cứng dẫn tới biến chứng tăng trương lực cơ tử cung có thể là do nồng độ adrenalin trong huyết tương tăng nhanh dẫn tới sự suy giảm hoạt tính kích thích beta. Điều này cũng có thể là do thuốc gây tê có tác dụng giảm đau quá nhanh và cách khắc phục là dùng nitroglycerin liều 20 -150 microgam, terbutalin 250 microgram (đường tĩnh mạch) hoặc sử dụng nitroglycerin 400 microgam xịt dưới lưỡi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sản phụ có nguy cơ bị ngộ độc thuốc tê</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Việc tiêm thuốc gây tê liều cao vào khoang màng cứng hoặc vô tình luồn catheter vào mạch máu có thể gây nhiễm độc nặng và sản phụ sẽ xuất hiện các triệu chứng tổn thương đường hô hấp, nghiêm trọng hơn sản phụ có thể bị co giật và thậm chí là ngừng tim. Trường hợp tiêm nhầm thuốc gây tê tại chỗ vào vị trí dưới màng nhện còn khiến tủy sống bị tê liệt toàn bộ.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sản phụ có nguy cơ bị ngộ độc thuốc tê" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_san-phu-hon-me.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sản phụ có nguy cơ bị ngộ độc thuốc tê</em></p>
<p style="text-align: justify;">Do đó trước khi tiêm thuốc tê cần hết sức lưu ý hút catheter, bên cạnh đó nếu sản phụ gặp các hiện tượng khác như run rẩy, đau đầu, co giật trong lúc tiêm thì cần phải tạm dừng ngay việc gây tê lại, sau đó xử trí bằng các biện pháp như thông khí, dùng thuốc an thần có tác dụng chống co giật, khắc phục dựa trên phác đồ xử lý ngộ độc thuốc tê trong trường hợp đã xác định sản phụ bị ngộ độc do thuốc tê. Nếu cần có thể thực hiện hồi sinh tim.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương thần kinh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Một số biến chứng ít gặp nhưng một khi đã xuất hiện thì lại có tính chất vô cùng nghiêm trọng bao gồm: nhiễm trùng sâu ngoài màng cứng, tụ máu ngoài màng cứng, tổn thương thần kinh. Xác suất để tai biến áp xe và tụ máu ngoài màng cứng xảy ra lần lượt là 1/145.000 và 1/168.000. Ngoài ra, có khoảng 1/240.000 sản phụ gặp tổn thương thần kinh kéo dài, còn 1/6.700 trường hợp là bị tổn thương thần kinh thoáng qua hoặc tạm thời.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tụ máu ngoài màng cứng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Như ở trên đã để cập, đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng độ nguy hiểm lại cao. Biểu hiện của biến chứng này đó là sau khi tiêm thuốc tê vào mạch máu nằm ở khoang ngoài màng cứng sẽ có hiện tượng xuất huyết, các khối máu tụ từ đó phát triển nhanh chèn ép lên tủy sống. Nếu không khắc phục kịp thời sẽ khiến sản phụ gặp di chứng liệt hai chi dưới. Do vậy khi thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong quá trình chuyển dạ, sản phụ cần phải được theo dõi hết sức chặt chẽ để đề phòng xảy ra những biến chứng nghiêm trọng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phải cần tới sự trợ giúp của Forcep trong quá trình sinh nở</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi sản phụ phải tiêm gây tê ngoài màng cứng thì khả năng rất cao là phải cần tới sự hỗ trợ của kẹp Forcep hoặc hút khi sinh theo đường tự nhiên (đẻ thường). Gây tê cũng khiến cho thời gian của giai đoạn 2 trong quá trình chuyển dạ tăng lên từ 15- 20 phút, đồng thời nhu cầu sử dụng oxytocin cũng tăng theo. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ức chế lên cao</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Có những trường hợp sản phụ do được tiêm một liều lớn thuốc gây tê ở ngoài màng cứng nên gây ra tình trạng mất cảm giác ở phần ngực, ảnh hưởng tới hệ thống dây thần kinh điều khiển hoạt động cánh tay và khiến dây thần kinh tại cơ quan sườn bị ức chế hoạt động. Nếu biến chứng này diễn tiến ngày càng xấu, cần tiến hành đặt ống nội khí quản để điều hòa huyết áp và thông khí cho sản phụ. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm khuẩn</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi thủ thuật gây tê không được tuân thủ theo đúng quy trình vô trùng sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các vi khuẩn vào khoang màng cứng. Lúc này cơ thể sản phụ sẽ có những triệu chứng như tăng bạch cầu, sốt, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra tai biến viêm màng não rất nguy hiểm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thủng màng cứng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biến chứng này tuy không phổ biến nhưng vẫn có khả năng xảy ra nếu bác sĩ gây tê không có nhiều kinh nghiệm. Rất dễ để phát hiện ra dấu hiệu màng cứng bị thủng đó là khi thấy đầu kim có dính máu. Màng cứng khi bị thủng sẽ gây đau đầu, đặc biệt là ở khu vực trước trán, chấm gáy, đau tăng nặng khi vận động.</p>
<p style="text-align: justify;">Những trường hợp thủng nhẹ có thể khắc phục bằng biện pháp bù dịch, uống thuốc giảm đau. Còn nếu sản thụ bị thủng màng cứng nặng có thể sẽ phải dùng máu tự thân để thực hiện vá màng cứng. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thất bại trong gây tê ngoài màng cứng </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Gây tê ngoài màng cứng thất bại là do nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là nằm ở trình độ của bác sĩ gây tê. Việc gây tê không thành công có thể khiến cho hệ thần kinh chưa được ngấm hết thuốc tê, qua đó làm giảm hiệu quả trong việc hạn chế cơn đau chuyển dạ cho sản phụ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Biến chứng của gây tê ngoài màng cứng trong quá trình chuyển dạ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Đối tượng sản phụ không nên thực hiện gây tê ngoài màng cứng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Dưới đây là nhóm các sản phụ cần thận trọng hoặc không nên sử dụng biện pháp gây tê ngoài màng cứng trong quá trình chuyển dạ:</p>
<p style="text-align: justify;">- Mẹ bầu huyết áp thấp.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="Mẹ bầu huyết áp thấp" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Cách-chăm-sóc-bà-bầu-huyết-áp-thấp.jpg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mẹ bầu huyết áp thấp</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Bị dị ứng với các thành phần trong thuốc tê.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm da, viêm lỗ chân lông dẫn tới tình trạng nhiễm trùng da khi chọc kim gây tê.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xuất hiện tình trạng chảy máu hoặc nhiễm trùng máu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những sản phụ đang bị nhiễm trùng hoặc bị viêm vùng lưng gây tê.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sản phụ dùng thuốc làm loãng máu, chống đông máu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những sản phụ bị mắc bệnh lý về tim mạch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những mẹ bầu bị bất thường cột sống như: đã từng tiến hành phẫu thuật cột sống lưng, phần lưng có đặt dụng cụ kim loại,...</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bien-chung-cua-gay-te-ngoai-mang-cung-trong-qua-trinh-chuyen-da-sexjb |
Hội chứng buồng trứng đa nang | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Hội chứng buồng trứng đa nang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) được đặc trưng bởi tình trạng mất cân bằng nội tiết, rối loạn chức năng phóng noãn ở phụ nữ, gặp ở 8-13% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.</p>
<p style="text-align: justify;">Đa số ở những người được chẩn đoán PCOS thì buồng trứng thường có nhiều nang noãn nhỏ và có hiện tượng rối loạn phóng noãn, hậu quả là làm cho chu kỳ kinh nguyệt không đều. Các khuyến cáo, hướng dẫn của các liên đoàn về chẩn đoán PCOS có thể chưa thống nhất nhưng cơ bản phải có ít nhất hai trong ba tiêu chuẩn sau: rối loạn phóng noãn, triệu chứng cường androgen ( về lâm sàng hoặc sinh hóa máu) và hình ảnh siêu âm buồng trứng có nhiều nang nhỏ. Ngoài ra cần loại trừ các rối loạn có triệu chứng lâm sàng tương tự của PCOS. Loại trừ bệnh lý khác như rối loạn chức năng của tuyến giáp, tăng prolactin máu và tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210828/20210828_hoi-chung-buong-trung-da-nang-la-gi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Dịch Tễ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- PCOS là tình trạng mất cân bằng nội tiết hay gặp nhất ở phụ nữ cả lứa tuổi trẻ và trong độ tuổi sinh sản, tỷ lệ này chiếm khoảng 5-15% tùy tiêu chuẩn chẩn đoán. Theo tiêu chuẩn Rotterdam thì tỷ lệ mắc PCOS sẽ cao hơn theo các tiêu chuẩn khác</p>
<p style="text-align: justify;">- Nguy cơ mắc PCOS cao hơn khi trong gia đình có người thân( mẹ, chị em gái) bị PCOS, béo phì tuổi trước dậy thì, BMI cao so với lứa tuổi, có tiền sử dùng thuốc chống động kinh axit valproic.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số nghiên cứu cho thấy người Mỹ gốc Mexico có tỷ lệ mắc PCOS cao hơn so với người da trắng(trừ người Mỹ gốc Tây Ban Nha và gốc Phi).</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Hội chứng buồng trứng đa nang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Vô kinh, kinh thưa, kinh không đều</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đặc điểm đặc trưng nhất của PCOS là tình trạng rối loạn phóng noãn, không có sự phóng noãn dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt không đều, kinh thưa. Chu kỳ ở những phụ nữ PCOS thường dài ngày 35-45 ngày, thậm chí 2-3 tháng mới có kinh một lần. Một năm có ít hơn 8 chu kỳ kinh và đây cũng là lý do chính làm cho bệnh nhân phải tới khám và gặp bác sĩ xin tư vấn.</p>
<p><strong>Dấu hiệu cường androgen</strong></p>
<p><strong><em>- Về lâm sàng:</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tình trạng lông tay, lông chân mọc dày, mọc rậm ở nữ giới, sự rậm lông như ở nam giới trưởng thành. Ngoài ra các dấu hiệu nam hóa khác như giọng nói trầm khan,tuyến vú có thể kém phát triển. Đối lập là tình trạng rụng tóc dạng lan tỏa hoặc tập trung ở đỉnh đầu; xuất hiện nhiều mụn trứng cá. Có tới 40% những bạn trong tuổi dậy thì bị mụn trứng cá nặng hoặc điều trị thuốc không đáp ứng có thể bị mắc PCOS.</p>
<p style="margin-left: 0.3in; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_Nhieu-long-tay-nhieu-long-chan.jpg"></p>
<p style="margin-left: 0.3in; text-align: center;"><em>Tình trạng lông tay, lông chân mọc dày, mọc rậm ở nữ giới, sự rậm lông như ở nam giới trưởng thành.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>- Về sinh hóa máu:</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">Hormon androgen trong máu tăng cao hơn và cần có sự loại trừ tăng do các nguyên nhân khác như u buồng trứng, tăng sinh tuyến thượng thận khác. Nồng độ testosterone tự do trong máu tăng hơn, định lượng free- testosterone có giá trị hơn testosterone tổng hợp. Một số hormon khác như DHEAS(dehydroepiandrosterone sulfate) có thể thấy tăng cao ở khoảng 1/3 nhóm mắc PCOS.</p>
<p style="text-align: justify;">Để khảo sát tốt hình thái học buồng trứng cần thông qua siêu âm đường âm đạo. Tiêu chuẩn để chẩn đoán PCOM (hình ảnh buồng trứng đa nang) khi có ít nhất 25 nang trứng kích thước nhỏ (2-9 mm) trong cả buồng trứng, thể tích buồng trứng có thể vẫn bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Với Rotterdam 2004 chỉ cần ít nhất 12 nang trứng có kích thước dưới 10 mm trong cả buồng trứng hoặc do thể tích buồng trứng lớn hơn10 ml. Các thế hệ máy siêu âm sau này có độ phân giải ngày càng cao, nó cho phép các bác sĩ chuyên khoa khảo sát kỹ và đếm được các nang trứng nhiều và tốt hơn. Một số nghiên cứu cho thấy định lượng AMH cũng giúp hướng tới chẩn đoán PCOS khi siêu âm đánh giá buồng trứng không chính xác, tuy nhiên AMH không được xếp vào nhóm tiêu chuẩn chính để chẩn đoán PCOS</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Hội chứng buồng trứng đa nang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Vô kinh, kinh thưa, kinh không đều</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đặc điểm đặc trưng nhất của PCOS là tình trạng rối loạn phóng noãn, không có sự phóng noãn dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt không đều, kinh thưa. Chu kỳ ở những phụ nữ PCOS thường dài ngày 35-45 ngày, thậm chí 2-3 tháng mới có kinh một lần. Một năm có ít hơn 8 chu kỳ kinh và đây cũng là lý do chính làm cho bệnh nhân phải tới khám và gặp bác sĩ xin tư vấn.</p>
<p><strong>Dấu hiệu cường androgen</strong></p>
<p><em><strong>- Về lâm sàng:</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">Tình trạng lông tay, lông chân mọc dày, mọc rậm ở nữ giới, sự rậm lông như ở nam giới trưởng thành. Ngoài ra các dấu hiệu nam hóa khác như giọng nói trầm khan,tuyến vú có thể kém phát triển. Đối lập là tình trạng rụng tóc dạng lan tỏa hoặc tập trung ở đỉnh đầu; xuất hiện nhiều mụn trứng cá. Có tới 40% những bạn trong tuổi dậy thì bị mụn trứng cá nặng hoặc điều trị thuốc không đáp ứng có thể bị mắc PCOS.</p>
<p><strong><em>- Về sinh hóa máu:</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hormon androgen trong máu tăng cao hơn và cần có sự loại trừ tăng do các nguyên nhân khác như u buồng trứng, tăng sinh tuyến thượng thận khác. Nồng độ testosterone tự do trong máu tăng hơn, định lượng free- testosterone có giá trị hơn testosterone tổng hợp. Một số hormon khác như DHEAS(dehydroepiandrosterone sulfate) có thể thấy tăng cao ở khoảng 1/3 nhóm mắc PCOS.</p>
<p style="text-align: justify;">Để khảo sát tốt hình thái học buồng trứng cần thông qua siêu âm đường âm đạo. Tiêu chuẩn để chẩn đoán PCOM (hình ảnh buồng trứng đa nang) khi có ít nhất 25 nang trứng kích thước nhỏ (2-9 mm) trong cả buồng trứng, thể tích buồng trứng có thể vẫn bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Với Rotterdam 2004 chỉ cần ít nhất 12 nang trứng có kích thước dưới 10 mm trong cả buồng trứng hoặc do thể tích buồng trứng lớn hơn10 ml. Các thế hệ máy siêu âm sau này có độ phân giải ngày càng cao, nó cho phép các bác sĩ chuyên khoa khảo sát kỹ và đếm được các nang trứng nhiều và tốt hơn. Một số nghiên cứu cho thấy định lượng AMH cũng giúp hướng tới chẩn đoán PCOS khi siêu âm đánh giá buồng trứng không chính xác, tuy nhiên AMH không được xếp vào nhóm tiêu chuẩn chính để chẩn đoán PCOS.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Một số rối loạn liên quan PCOS</strong></p>
<p>Nhiều bệnh lý, rối loạn chức năng liên quan đến PCOS như béo phì, bệnh lý tim mạch, hiếm muộn- vô sinh, tăng nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung, rối loạn chuyển hóa đường máu- lipid máu, tăng nguy cơ tiểu đường 2, thay đổi tâm sinh lý... Điều này yêu cầu các bác sĩ khi tiếp cận và chẩn đoán PCOS cần phải đánh giá sức khỏe toàn diện, sự ảnh hưởng của PCOS tới sức khỏe của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- <em>Béo phì</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả các nghiên cứu cho thấy béo phì là nguy cơ tăng tỷ lệ mắc PCOS. Đó là những thiếu nữ trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ có BMI cao và số đo vòng eo lớn. Béo phì làm tăng rối loạn chuyển hóa, tăng triệu chứng cường androgen. Bệnh nhân mắc PCOS cần phải được kiểm soát cân nặng, chỉ số BMI, kiểm soát huyết áp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Hội chứng buồng trứng đa nang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Buồng trứng đa nang có con được không?</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Câu hỏi hay gặp nhất ở tất cả phụ nữ sau khi được chẩn đoán PCOS đều hỏi bác sĩ: “ Liệu mắc PCOS thì có con được không?”</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thực tế nhiều nghiên cứu đã cho thấy PCOS nhưng người phụ nữ vẫn có thai tự nhiên hoặc có thai sau khi có sự hỗ trợ của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán PCOS nếu sau thời gian thả tự nhiên khoảng 1 năm mà không có thai bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa có tăng khả năng phóng noãn, tăng khả năng mang thai cho bạn. Các bác sĩ sẽ cho thuốc tạo vòng kinh và kích trứng giúp cho bạn có khả năng mang thai một cách nhanh nhất</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Hội chứng buồng trứng đa nang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>- PCOS ở nhóm tuổi dậy thì</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ở tuổi dậy thì hoạt động trục nội tiết: hạ đồi- tuyến yên- buồng trứng chưa ổn định. Điều này dẫn đến tình trạng kinh nguyệt thất thường, chu kỳ kinh dài ngày. Mặt khác, nhiều đặc điểm như mụn trứng cá, thay đổi tâm lý, thể trạng tăng/ giảm cân cũng xuất hiện ở lứa tuổi này. Tất cả điều đó dẫn tới sự khó khăn khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán PCOS ở nhóm tuổi này. Hình ảnh siêu âm buồng trứng cũng không giá trị nhiều do ở tuổi dậy thì buồng trứng thường hơi tăng kích thước và cũng đa nang.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- PCOS và phụ nữ có thai</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thai kỳ ở phụ nữ được chẩn đoán mắc PCOS được cho là tha kỳ nguy cơ cao do có nhiều nguy cơ biến chứng như: tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật- sản giật; tăng nguy cơ sinh non, tăng tỷ lệ bệnh lý và tử vong chu sinh. Như vậy, với nhóm phụ nữ mang thai có tiền sử PCOS, bác sĩ chuyên khoa sản cần hướng dẫn bệnh nhân theo dõi sát thai kỳ, khám và quản lý thai nghén định kỳ để có sự can thiệp, dự phòng kịp thời.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Hội chứng buồng trứng đa nang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>Quản lý bệnh nhân PCOS</strong></p>
<p>1. Chỉnh lối sống, kiểm soát BMI, cân nặng: hướng dẫn bài tập, chế độ ăn ở những bệnh nhân PCOS, đặc biệt khi phát hiện bệnh sớm ngay độ tuổi dậy thì.</p>
<p>2. Kiểm soát các bệnh tật, rối loạn thường liên quan: Bệnh lý tim mạch, tiểu đường, rối loạn dung nạp đường huyết, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, ung thư niêm mạc tử cung, chứng ngưng thở khi ngủ…</p>
<p>3. Cần sàng lọc, tư vấn tâm lý, hỗ trợ tinh thần cho những phụ nữ mắc PCOS do họ là những đối tượng rất dễ stress, bất an, trầm cảm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Hội chứng buồng trứng đa nang</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>- Thay đổi các sống</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cần kiểm soát cân nặng, BMI, số đo vòng eo ở phụ nữ thừa cân được chẩn đoán PCOS. Cần hướng dẫn họ thực hiện các bài tập đều đặn, giảm cân kết hợp với chế độ ăn phù hợp ít tinh bột và chất béo. Thực tế lâm sàng đã cho thấy khi bệnh nhân có chế độ ăn ít tinh bột, giảm cân thì chu kỳ kinh nguyệt đã được cải thiện, tỷ lệ chu kỳ kinh có phóng noãn đã tăng lên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Thuốc tránh thai hàng ngày</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Có thể sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày loại 2 thành phần: estrogen+ progestin hoặc thuốc 1 thành phần progestin đơn thuần giúp cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn ở phụ nữ PCOS nếu không có chống chỉ định. Thuốc tránh thai hai thành phần có dạng uống hoặc miếng dán. Progestin trong viên tránh thai có tác dụng giảm LH, dẫn tới buồng trứng giảm sản xuất gen. Lựa chọn các thuốc tránh thai khác nhau không cho thấy sự khác biệt về hiệu quả điều trị và kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.</p>
<p style="margin-left: 0.3in; text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20210204_095847_357967_dung-thuoc-tranh-th.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="margin-left: 0.3in; text-align: center;"><em>Thuốc tránh thai hàng ngày</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Metformin</strong></p>
<p>Metformin được biết đến là thuốc điều trị tiểu đường nhưng ngày nay nó cũng là thuốc điều trị lựa chọn thay thể khi phụ nữ PCOS có chống chỉ định, không sử dụng được thuốc tránh thai. Metformin được ưu tiên sử dụng cho nhóm PCOS có kèm đái tháo đường hoặc có rối loạn dung nạp đường huyết. Metformin có thể dùng được ở nhóm tuổi dậy thì, giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt, giảm kháng insulin, kiểm soát cân nặng bên cạnh những phương pháp tập luyện thể dục và thay đổi chế độ ăn. Metformin không phải thuốc điều trị hội chứng cường androgen nhưng ở một số nghiên cứu có thể thấy cũng cải thiện một số triệu chứng.</p>
<p><strong>- Điều trị cường androgen</strong></p>
<p>Thuốc được coi là hiệu quả trong điều trị triệu chứng cường androgen là thuốc nội tiết tránh thai. Các thuốc nội tiết có tác dụng kháng androgen cần thận trọng vì một số thuốc có thể ảnh hưởng tới thai cần sự kê đơn của bác sĩ. Với chứng rậm lông có thể kết hợp thêm các phương pháp vật lý như tẩy hay triệt lông. Riêng thuốc eflornithine có thể sử dụng tại chỗ làm giảm sự phát triển lông mặt ở phụ nữ. Riêng về Metformin không được coi là hiệu quả khi điều trị chứng rậm lông ở phụ nữ PCOS.</p>
<p><strong>- Phẫu thuật. </strong></p>
<p>Khi điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp ngoại khoa thông qua phẫu thuật nội soi đốt điểm buồng trứng. Về kỹ thuật, bác sĩ sẽ tạo ra nhiều lỗ khoảng 2-4 mm trên mỗi buồng trứng bằng đầu đốt hoặc laser. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rụng trứng ở những bệnh nhân sau phẫu thuật khoảng 90% và có thai là 80%.</p>
<p style="margin-left: 0.3in; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_anh-chinh-ngoai-khoa.jpg"></p>
<p style="margin-left: 0.3in; text-align: center;"><em>Khi điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp ngoại khoa thông qua phẫu thuật nội soi đốt điểm buồng trứng</em></p>
<p><strong>- Điều trị vô sinh ở bệnh nhân PCOS</strong></p>
<p>Từ chẩn đoán, cơ chế bệnh sinh đều thấy rõ đặc trưng PCOS là rối loạn phóng noãn, không có phóng noãn gây kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh. Đây là lí do chính làm phụ nữ PCOS khó hoặc không thể có con. Bệnh nhân không có kinh, không có phóng noãn, không xác định được thời điểm phóng noãn.</p>
<p>Để giải quyết vấn đề này, bác sĩ cần kích trứng cho bệnh nhân PCOS. Thuốc uống thường là clomiphene citrate(CC), có tác dụng cạnh tranh với các thụ thể estrogen. CC tác dụng lên vùng dưới đồi giúp giải phóng GnRH làm tăng tiết hormone FSH và LH giúp trứng phát triển và rụng trứng. Thuốc thứ 2 là letrozole, đây là chất ức chế men aromatase, làm ngăn tổng hợp estrogen. Một nghiên cứu mù đôi đã báo cáo rằng letrozole hiểu quả hơn so với clomiphene khi điều trị PCOS giúp tăng tỷ lệ phóng noãn và tăng khả năng có thai.</p>
<p>Bên cạnh các thuốc nội tiết, Metformin được các bác sĩ kê như thuốc điều trị hỗ trợ ở bệnh nhân PCOS, Metformin thực sự có tác dụng ở những bệnh béo phì</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-buong-chung-da-nang-sdlpn |
Cúm chuyên khoa hô hấp | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Cúm chuyên khoa hô hấp</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh cúm là một loại bệnh nằm trong nhóm bệnh truyền nhiễm tấn công hệ thống hô hấp của con người, đặc biệt là tại các vị trí như mũi, cổ họng và phổi. Đa phần nếu ở thể nhẹ, mọi người có thể tự khỏi. Nhưng đôi khi cúm cũng gây nên những biến chứng nghiêm trọng ở người bệnh, thậm chí cúm còn là nguyên nhân của rất nhiều ca tử vong trên toàn cầu.</p>
<p style="text-align: justify;">Cúm có khả năng lây truyền nhanh và là một trong những căn bệnh nguy hiểm, dễ dàng phát triển thành dịch. Thực tế trong lịch sử cho thấy, loài người đã từng trải qua những đại dịch cúm cướp đi hàng triệu sinh mạng.</p>
<p style="text-align: justify;">Các con số đáng lo ngại về loại bệnh dịch này:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5 - 10% người trưởng thành và 20 - 30% trẻ nhỏ trên thế giới bị mắc cúm. Nguy hiểm hơn khi trong số này có khoảng nửa triệu ca tử vong do các vấn đề về sức khỏe mà cúm để lại.</li>
<li style="text-align: justify;">Tại Việt Nam, con số người nhiễm cúm mỗi năm là khoảng từ 1 - 1,8 triệu người. Đặc biệt, số liệu ghi nhận chỉ trong tháng 11/2019 cho thấy cả nước có hơn 400,000 người nhiễm cúm, trong đó có 10 người tử vong. </li>
<li style="text-align: justify;">Trước đây cúm thường là bệnh dễ gặp vào mùa lạnh, đông xuân. Tuy nhiên hiện nay, cúm đã hiện diện quanh năm không kể mùa nào, có nguy cơ gây nên những ổ dịch rải rác tại các địa phương và có thể khiến nhiều bệnh viện quá tải do số ca nhập viện vì cúm gia tăng đột biến.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh cúm chuyên khoa hô hấp cần được phát hiện và điều trị từ sớm" src="/ImagePath/images/20210922/20210922_benh-cum-ho-hap.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh cúm dễ lây truyền sang người khác</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Cúm chuyên khoa hô hấp</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh cúm là do đâu?</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Virus cúm (hay virus Influenza) được cho là tác nhân gây nên bệnh cúm. Nó có khả năng “sinh tồn”, thích nghi cực tốt trong môi trường khi liên tục biến thể và cho “ra mắt” liên tục các thế hệ chủng virus mới. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cấu tạo và cơ chế hoạt động của Virus Influenza:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bao bọc bên ngoài virus Influenza là lớp vỏ glycoprotein, bao gồm hai loại kháng nguyên: kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemagglutinin) có 15 loại, kháng nguyên trung hoà N (Neuraminidase) có 9 loại.</p>
<p style="text-align: justify;">Chỉ cần tổ hợp trên của 2 loại kháng nguyên H và N bố trí, sắp xếp ra các loại khác nhau thì chúng sẽ tạo nên các phân tuýp khác nhau của virus cúm A. </p>
<p style="text-align: justify;">Kháng nguyên H và N, đặc biệt là kháng nguyên H trong quá trình lưu hành sẽ liên tục biến đổi. Hiện tượng “trôi” kháng nguyên (antigenic drift) hay còn gọi là những biến đổi nhỏ sẽ gây ra các đợt dịch cúm vừa và nhỏ. Tuy nhiên nếu các biến đổi nhỏ như vậy dần tích tụ lại sẽ tạo thành những biến đổi lớn, sinh ra tuýp kháng nguyên mới. Điều này dựa trên nguyên tắc tái tổ hợp giữa các chủng virus cúm tồn tại ở người và động vật. Nguy hiểm hơn, những phân tuýp kháng nguyên mới này sẽ gây nên đại dịch cúm trên toàn thế giới.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Cúm chuyên khoa hô hấp</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Khi mới khởi phát, cúm sẽ có những biểu hiện giống với bệnh cảm lạnh thông thường như bị hắt hơi, sổ mũi, đau họng. Nhưng khác với cảm lạnh phát triển chậm thì cúm sẽ xuất hiện đột ngột. Chúng ta hay gộp chung 2 bệnh này là bệnh cảm cúm nhưng nó hoàn toàn khác nhau, chỉ vì triệu chứng ban đầu giống nhau và bệnh nhân hay cảm thấy cúm không nghiêm trọng nên hay tự chữa ở nhà bằng mẹo dân gian hoặc tự mua thuốc uống mà không tới bệnh viện thăm khám.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện điển hình của cúm đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Người bệnh sốt cao, trên 38 độ C</li>
<li style="text-align: justify;">Cảm thấy ớn lạnh</li>
<li style="text-align: justify;">Mệt mỏi, đau cơ bắp khắp cơ thể</li>
<li style="text-align: justify;">Đau đầu</li>
<li style="text-align: justify;">Ho khan</li>
<li style="text-align: justify;">Nghẹt mũi</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm họng</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Chính vì nghĩ cúm không đáng lo ngại nên người bệnh cũng không có ý thức phòng tránh, giai đoạn đầu khi xuất hiện triệu chứng rất dễ lây cho người khác. Dần dần phát triển thành dịch cúm trong cộng đồng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Điều trị cúm từ sớm để tránh các biểu hiện mệt mỏi" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_benh-cum-ho-hap-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Điều trị cúm từ sớm để tránh các biểu hiện mệt mỏi</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Cúm chuyên khoa hô hấp</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh cúm không phân biệt theo mùa mà có thể bắt gặp quanh năm. Vì dấu hiệu ban đầu của cúm thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường nên nhiều người sẽ chủ quan không đi bệnh viện điều trị, hậu quả là để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, viêm phổi. Cúm còn là khởi nguồn của những căn bệnh khác như: viêm đường tiết niệu, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi và đặc biệt là viêm não có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu đối tượng bị nhiễm cúm là phụ nữ đang mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu) có thể sẽ bị sảy thai, thai lưu hoặc thai nhi bị dị tật. Do đó, nếu chẳng may bị mắc bệnh cúm khi đang mang thai, các mẹ bầu cần tiến hành khám thai, siêu âm định kỳ, thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ an toàn cho thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ trong suốt quãng thời gian mang thai.</p>
<p style="text-align: justify;">Một trong những biến chứng hiếm gặp của cúm đó là hội chứng Reye. Đây là hội chứng gây nên hiện tượng sưng phù ở gan và não. Dù ít gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm khiến cho người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Trẻ em từ 2 - 16 tuổi là đối tượng dễ mắc phải hội chứng này. Nghiêm trọng hơn, Reye có thể xuất hiện chỉ sau vài ngày kể từ khi có biểu hiện mắc cúm. Khi các triệu chứng có dấu hiệu giảm dần, trẻ sẽ đột nhiên bị nôn mửa, bắt đầu co giật, mê sảng, rơi vào trạng thái hôn mê sâu rồi tử vong.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Cúm chuyên khoa hô hấp</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có hai con đường lây truyền cúm chủ yếu bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cúm lây từ người sang người:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Virus cúm tồn tại trong dịch tiết bệnh nhân như nước bọt sẽ bắn ra ngoài không khí. Thông qua các hoạt động tiếp xúc với người khác như giao tiếp, bắt tay, ho, hắt hơi sẽ làm cho người đối diện bị nhiễm virus. Do đó, nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm hoặc làm việc trong môi trường, không gian có người bị bệnh thì khả năng cao bạn cũng bị nhiễm cúm từ người đó.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cúm lây qua các vật dụng cá nhân:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các giọt bắn của người bệnh cũng có thể văng lên những vật dụng sinh hoạt cá nhân như máy tính, điện thoại,... Virus có khả năng tồn tại khá lâu trong điều kiện môi trường bình thường, vì thế nếu bạn sờ, nắm, sử dụng những đồ dùng chứa virus rồi đưa tay lên sờ vào miệng, mắt, mũi thì bạn cũng sẽ bị nhiễm cúm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Cúm chuyên khoa hô hấp</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bất cứ ai cũng đều có thể bị cúm và tỷ lệ này ở cả người lớn lẫn trẻ em có khi lên tới 90%. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cúm bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tuổi tác: những người cao tuổi và trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị mắc bệnh cúm hơn</li>
<li style="text-align: justify;">Hệ thống miễn dịch yếu: những người bị HIV/AIDS, hoặc đang tiếp nhận điều trị ung thư, sử dụng thuốc chống thải ghép nội tạng, phụ nữ mang thai... thường có hệ miễn dịch yếu hơn người bình thường. Khi hàng rào bảo vệ bị suy yếu sẽ tạo điều kiện cho virus cúm tấn công cơ thể và gây nên các biến chứng nghiêm trọng.</li>
<li style="text-align: justify;">Điều kiện sống hoặc làm việc: những người hay phải làm việc tại các nơi tập trung đông người như doanh trại quân đội, viện dưỡng lão,... cũng có nguy cơ mắc và lây nhiễm bệnh cúm.</li>
<li style="text-align: justify;">Người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, hen suyễn, bệnh về tim phổi, thận, bệnh chuyển hoá,... cũng có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm.</li>
<li style="text-align: justify;">Những người bị bệnh béo phì (chỉ số BMI trên 40).</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Mệt mỏi là một trong những biểu hiện của bệnh cúm" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_benh-cum-ho-hap-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mệt mỏi là một trong những biểu hiện của bệnh cúm</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Cúm chuyên khoa hô hấp</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm hàng năm:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Theo khuyến cáo của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì hàng năm mọi người nên tiêm phòng cúm, kể cả trẻ em từ 6 tháng tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Lý do phải tiêm phòng cúm hàng năm là vì virus cúm có rất nhiều biến chủng và chúng biến đổi liên tục. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thường xuyên cập nhật những dự báo về chủng virus cúm mới để vắc xin cúm mùa được nghiên cứu, sản xuất dựa trên các báo cáo này, nhờ đó người dân kịp thời tiêm vắc xin để phòng tránh các chủng mới đang lưu hành. Bên cạnh đó, kháng thể được tạo ra để bảo vệ cơ thể qua việc tiêm vắc xin chỉ tồn tại được trong khoảng thời gian ngắn (dưới 1 năm), vì thế nên người bệnh cần tiêm mũi nhắc lại khi có vắc xin phòng chủng mới để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh. </p>
<p style="text-align: justify;">Theo khảo sát tại Việt Nam cho thấy, dịch cúm xuất hiện quanh năm và thường đạt đỉnh vào các tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10. Do vậy người dân tốt nhất nên tiến hành tiêm vắc xin cúm trước khi mùa cúm diễn ra.</p>
<p style="text-align: justify;">Vắc xin bệnh cúm có tác dụng bảo vệ người được tiêm khỏi 3 hoặc 4 loại virus cúm phổ biến nhất lưu hành trong mùa dịch cúm năm đó. Bên cạnh dạng tiêm thì hiện tại đã có dạng xịt mũi của vắc xin. Tuy nhiên các nhóm đối tượng như trẻ em từ 2 - 4 tuổi bị hen suyễn hay bị thở khò khè, phụ nữ mang thai và những người hệ miễn dịch yếu hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch thì được khuyến cáo là không nên dùng dạng xịt. Phần lớn các loại vắc xin phòng cúm sẽ có chứa một lượng nhỏ của protein thường có chứa trong trứng. Nếu bạn bị dị ứng khi ăn trứng (nổi mề đay) thì vẫn có thể tiêm được và không cần biện pháp phòng ngừa nào. Còn nếu bị dị ứng nặng với trứng thì khi tiêm vắc xin cần thực hiện tại cơ sở Y tế có trang bị đủ khả năng cấp cứu để đề phòng trường hợp người được tiêm có những phản ứng quá mẫn với vắc xin cúm. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hạn chế lây lan cúm từ người khác và lây cho người khác: </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Không phải đã tiêm vắc xin phòng cúm thì sẽ được bảo vệ 100%, quan trọng là phụ thuộc vào khả năng bảo vệ bản thân để hạn chế sự lây nhiễm cúm từ cộng đồng và cũng làm giảm khả năng lây cho người khác:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Cần che miệng, che mũi khi ho, hắt hơi. Luôn chuẩn bị khăn giấy theo người để sử dụng khi lau dịch tiết từ miệng, mũi.</li>
<li style="text-align: justify;">Thường xuyên rửa tay đúng cách với xà bông, sữa rửa tay hoặc nước rửa tay khô có tính sát khuẩn cao. Đây là cách hiệu quả để ngăn ngừa virus cúm xâm nhập vào cơ thể cũng như lây truyền cho người khác.</li>
<li style="text-align: justify;">Hạn chế tụ tập nơi đông người do cúm rất dễ lây nhiễm từ người sang người. Vào mùa cúm cao điểm không nên đi đến những nơi như lễ hội, hoặc cần trang bị các biện pháp phòng cúm nếu đi tới các khu vực như nhà trẻ, trường học, khu vực công cộng,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Cúm chuyên khoa hô hấp</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ tiến hành khám và tìm ra các triệu chứng của bệnh cúm, để phân biệt với bệnh hô hấp có thể sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm để tìm ra virus cúm. </p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm nhanh được sử dụng phổ biến nhất nhằm phát hiện ra kháng nguyên của bệnh cúm trên mẫu bệnh phẩm. Mẫu này được lấy từ họng hoặc mũi của người bệnh. Xét nghiệm nhanh có thể cho ra kết quả sau khoảng 15 phút nhưng không phải lúc nào cũng chính xác hoàn toàn. Vì vậy, đôi khi bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh cúm dựa vào triệu chứng mặc dù xét nghiệm có kết quả âm tính, bệnh nhân cần theo dõi diễn tiến của bệnh và tuân thủ theo phác đồ điều trị cúm, không chủ quan khi kết quả âm tính mà cần phải thực hiện biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người khác song song với điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu bạn có một trong những triệu chứng nghi ngờ cúm, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh lây cho người nhà và cộng đồng. Hiện tại, bệnh viện MEDLATEC có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như đầy đủ các xét nghiệm và phương tiện chẩn đoán và điều trị cúm.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nên tiêm vắc xin cúm hàng năm cho trẻ để phòng ngừa bệnh" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_benh-cum-ho-hap-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nên tiêm vắc xin cúm hàng năm cho trẻ để phòng ngừa bệnh</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Cúm chuyên khoa hô hấp</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị cúm có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nghỉ ngơi để hồi phục lại sức khỏe, không nên vận động nhiều</li>
<li style="text-align: justify;">Uống nhiều nước hoặc nước ép hoa quả, ăn trái cây, ăn súp ấm để hạn chế mất nước do sốt</li>
<li style="text-align: justify;">Dùng thuốc: tuỳ vào trường hợp người bệnh, bác sĩ sẽ kê một loại thuốc để chống virus như Zanamivir (Relenza) hoặc Oseltamivir (Tamiflu). Hai loại thuốc này giúp kiểm soát, điều trị triệu chứng của cúm một cách nhanh chóng và hỗ trợ ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm khác.</li>
<li style="text-align: justify;">Dùng thuốc giảm đau: nhiều người bị đau nhức khắp cơ thể khi bị nhiễm cúm. Cân nhắc sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen để làm giảm triệu chứng đau do cúm.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Tại khoa nội của bệnh viện MEDLATEC hàng năm tiếp nhận hàng trăm case phát hiện cúm. Các bệnh nhân có thể điều trị tại nhà ở các trường hợp bệnh hoặc theo dõi điều trị tại viện nếu bệnh nặng hơn hoặc có bội nhiễm hay có những dấu hiệu nguy hiểm.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/cum-chuyen-khoa-ho-hap-sqyen |
Chuyển dạ giả | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Chuyển dạ giả</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ở cuối thời kỳ thai nghén, có một quá trình sinh lý xuất hiện làm xóa mở cổ tử cung, và giúp cho thai và phần phụ của thai được đẩy ra ngoài đường sinh dục của bà mẹ. Đó chính là sinh lý chuyển dạ đẻ. Các cơn co tử cung chính là động lực của cuộc chuyển dạ. Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu cơn co tử cung nhưng cổ tử cung lại không tiến triển thêm, do vậy, thai và phần phụ của thai chưa thể sổ ra ngoài được thì gọi là chuyển dạ giả.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện lâm sàng của chuyển dạ giả thường rất giống với chuyển dạ thật, thường khiến cho thai phụ phải nhập viện theo dõi hoặc thai phụ phải đi đến bệnh viện khám nhiều lần.</p>
<p style="text-align: justify;">Các cơn co thắt tử cung trong chuyển dạ giả thường là các cơn gò sinh lý Braxton Hicks. Cơn gò này thường xuất hiện nhiều hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ nhằm thúc đẩy sự hình thành đoạn dưới tử cung. Đôi khi, các cơn co cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ gây ra sự lo lắng cho thai phụ và gia đình.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="Các cơn co thắt tử cung trong chuyển dạ giả thường là các cơn gò sinh lý Braxton Hicks" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_Cơnđauđẻdiễnranhưthếnào(1).jpg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các cơn co thắt tử cung trong chuyển dạ giả thường là các cơn gò sinh lý Braxton Hicks</em></p>
<p style="text-align: justify;">Chuyển dạ giả đôi khi chính là dấu hiệu báo trước cho giai đoạn chuyển dạ thực sự. Thai phụ cần nhận biết được một số điểm khác biệt giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả để không quá lo lắng trước những diễn biến của thai kỳ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Chuyển dạ giả</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chuyển dạ giả đôi khi rất khó xác định được nguyên nhân thực sự. Có nhiều chuyên gia cho rằng các cơn co thắt tử cung nhẹ trong thời kỳ mang thai giúp kích thích làm tăng lưu lượng máu mẹ đến bánh rau, từ đó mà thai nhi có thể được nhận nhiều oxy hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Có một số nguyên nhân có thể gây ra các cơn gò trong thời kỳ mang thai kể đến như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Bà mẹ uống ít nước, hoặc một số bệnh lý khiến bà mẹ bị mất nước như sốt, tiêu chảy mất nước… có thể gây ra các cơn co thắt tử cung trong chuyển dạ giả. Mặt khác, tình trạng thiểu ối của thai nhi cũng có mối liên quan với tình trạng bà mẹ uống ít nước. Các thai phụ bị thiểu ối cũng có thể cảm nhận được tần xuất các cơn gò tại tử cung nhiều hơn so với thai kỳ ối bình thường. Vì vậy, thai phụ cần phải bổ sung khoảng từ 2-3 lít nước mỗi ngày để một thai kỳ khỏe mạnh và hạn chế các cơn gò chuyển dạ giả.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="thai phụ cần phải bổ sung khoảng từ 2-3 lít nước mỗi ngày để một thai kỳ khỏe mạnh và hạn chế các cơn gò chuyển dạ giả" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_ba-bau-bi-tieu-chay-nen-an-gi-de-nhanh-khoi-khong-anh-huong-den-thai-nhi-ba-bau-bi-tieu-chay-nen-an-gi-2-1583157748-670-width736height492.jpg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thai phụ cần phải bổ sung khoảng từ 2-3 lít nước mỗi ngày để một thai kỳ khỏe mạnh và hạn chế các cơn gò chuyển dạ giả</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Ở những thai phụ phải lao động quá sức, các cơn co tử cung cũng xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần phải được ưu tiên ở những vị trí lao động nhẹ nhàng, và nghỉ ngơi hợp lý.</p>
<p style="text-align: justify;">- Quan hệ tình dục trong thai kỳ cũng có thể gây tăng tần suất các cơn co thắt tử cung. Khi quan hệ tình dục, cơ thể người phụ nữ lúc đạt cực khoái sẽ tiết ra oxytocin nội sinh gây co thắt các cơ, trong đó có cơ tử cung. Chất oxytocin nội sinh này cũng có thể được tiết ra sau động tác xoa bóp vú. Ngoài ra, prostaglandin có trong tinh dịch cũng là yếu tố gây xuất hiện cơn co tử cung.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cầu bàng quang khi thai phụ căng tiểu quá mức, nhịn tiểu vì lý do nào đó. Bàng quang to đè vào tử cung cũng có thể làm xuất hiện cơn co tại tử cung.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Chuyển dạ giả</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Các dấu hiệu kết hợp cần đi khám ngay</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Vì cơn co tử cung trong chuyển dạ giả và chuyển dạ thật khá giống nhau nên đôi khi thai phụ khó phân biệt. Tuy nhiên, khi cơn gò tử cung xuất hiện mà kết hợp với các dấu hiệu đi kèm sau đây thì thai phụ cần phải đi khám ngay:</p>
<p style="text-align: justify;">- Cơn co thắt tử cung kết hợp ra máu âm đạo. ra máu âm đạo khi mang thai chính là dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay để thầy thuốc đánh giá và theo dõi điều trị.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="Cơn co thắt tử cung kết hợp ra máu âm đạo" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20200427_160707_529229_chuyen-da-ra-mau-hong.max-800x800.jpg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cơn co thắt tử cung kết hợp ra máu âm đạo</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Tình trạng vỡ ối: thai phụ cảm thấy ra nhiều nước âm đạo, nước có lẫn lợn chất gây thì chắc chắn là vỡ ối và cần nhập viện chuyên khoa gấp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tình trạng đau bụng ngày càng tăng, không đỡ, giảm khi thay đổi tư thế hay nghỉ ngơi. Rất có thể các cơn co thắt này sẽ tiền triển và nguy cơ gây chuyển dạ thật sự và cần có sự can thiệp của thầy thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thai phụ cảm thấy khó thở, đau ngực cũng là những dấu hiệu phải đến bệnh viện khám.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trường hợp các cơn gò xuất hiện với tần xuất ngày một nhiều, và giai đoạn thai kỳ này lại gần với ngày dự kiến sinh thì rất có thể đây chính là những cơn co thắt tử cung thúc đẩy chuyển dạ, thaiphuj nên nhập viện để được khám và tiên lượng về cuộc chuyển dạ đẻ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Chuyển dạ giả</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Ở những phụ nữ mang thai thì các cơn co tử cung Braxton Hicks chính là các cơn co sinh lý, tuy nhiên, nếu các cơn co này xuất hiện quá nhiều, cường độ mạnh thì cũng có thể là dấu hiệu báo trước các bệnh lý trong quá trình mang thai. Để phòng tránh hoàn toàn các cơn co tử cung chuyển dạ giả thì rất khó, tuy nhiên, chúng ta có thể điều chỉnh để làm giảm bớt các cơn gò bằng cách:</p>
<p style="text-align: justify;">- Thai phụ cần bổ sung đủ lượng nước trong ngày. Cần có thói quen uống nước đủ 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chú ý, thai phụ không được nhịn tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bà mẹ cần tránh vận động quá mạnh hoặc quá sức. Lựa chọn các ài tập nhẹ nhàng sẽ giúp thai phụ cảm thấy khỏe khắn và hạn chế các cơn gò bụng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tất cả các thai phụ đều phải được quản lý thai tốt, khám thai đúng lịch và khám lại ngay khi có các biểu hiện bất thường.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="Tất cả các thai phụ đều phải được quản lý thai tốt, khám thai đúng lịch và khám lại ngay khi có các biểu hiện bất thường." src="/ImagePath\images\20210920/20210920_kham-san-khoa-27826.jpg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tất cả các thai phụ đều phải được quản lý thai tốt, khám thai đúng lịch và khám lại ngay khi có các biểu hiện bất thường.</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Thai phụ cần được nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tránh các chất kích thích, có hại cho sức khỏe, đồng thời, phụ nữ mang thai cần được sống trong một môi trường thoải mái nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Chuyển dạ giả</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Cơn co tử cung: các cơn co tử cung có thể xuất hiện tự nhiên hoặc sau khi thai phụ lao động quá sức, thay đổi tư thế đột ngột hoặc sau khi thai máy đạp nhiều... Thai phụ cảm giác bụng cứng, tử cung nổi rõ trên thành bụng, có thể có cảm giác tức nhẹ nếu cơn co nhẹ. Cơn co mạnh có thể khiến thai phụ có cảm giác đau bụng, khó thở.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cơn co tử cung có thể xuất hiện từ quý 2 của thai kỳ và xuất hiện nhiều hơn ở 3 tháng cuối. Các cơn co tử cung trong chuyển dạ giả thường không lặp lại theo chu kỳ, và cường độ lúc mạnh, lúc yếu không có quy luật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cơn co tử cung xuất hiện ở mặt trước tử cung.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đi kèm với cơn co tử cung, thai phụ có thể thấy âm đạo tiết nhiều dịch hơn, đôi khi có thể là dịch nâu hoặc nặng hơn là thấy máu đỏ. Có thể bị són tiểu, dễ nhầm với tình trạng rỉ ối.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đôi khi, thai phụ thấy đau mỏi thắt lưng, hoặc co rút các cơ khác (chuột rút)…</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="Đôi khi, thai phụ thấy đau mỏi thắt lưng, hoặc co rút các cơ khác (chuột rút)…" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_20190404_153232_999848_cachgiamdauxuongchauo.max-800x800.jpg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đôi khi, thai phụ thấy đau mỏi thắt lưng, hoặc co rút các cơ khác (chuột rút)…</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Khám trong âm đạo: thầy thuốc thấy cổ tử cung đóng kín, chưa có hiện tượng bóc tác màng ối, đầu ối chưa thành lập.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt với chuyển dạ thật</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Cơn co tử cung cũng xuất hiện tự nhiên giống như chuyển dạ giả nhưng thường xuất hiện khi thai đủ tháng (thai từ 37 tuần tuổi trở lên), trong trường hợp đẻ non, cơn co tử cung sẽ xuất hiện ở thởi điểm trước 37 tuần tuổi thai.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cơn co tử cung thường xuất phát ở tại 1 sừng của tử cung sau đó lan ra toàn bộ tử cung hướng xuống cổ tử cung, nhằm thúc đẩy xóa mở cổ tử cung, bong nút nhầy cổ tử cung và để tống thai ra ngoài.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thai phụ cảm nhận được các cơn co chuyển dạ xuất hiện đều đặn. Cứ khoảng 10 phút xuất hiện 2, hoặc 3 cơn co. Cơn co xuất hiện với tần suất tăng dần. đến thời điểm chuẩn bị sổ thai, cơn co tử cung tần số 4 hoặc 5 (tức là cứ khoảng 2 phút lại xuất hiện 1 cơn co tử cung).</p>
<p style="text-align: justify;">- Cường độ cơn co tử cung cũng tăng dần và thời gian của 1 cơn co tử cung cũng dài dần.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thai phụ cảm nhận rõ được cảm giác đau khi cơn co tử cung xuất hiện. Càng gần đến giai đoạn sổ thai, cảm giác đau càng mạnh hơn, khiến sản phụ muốn rặn đẻ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cơn co tử cung trong chuyển dạ thật sẽ là động lực làm cổ tử cung xóa rồi mở ở người con so, hoặc vừa xóa vừa mở ở người con dạ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khám trong âm đạo có thể thấy cổ tử cung xóa mở theo từng giai đoạn của cuộc chuyển dạ. Đầu ối thành lập giúp ngôi thai bình chỉ tốt hơn, cũng là yếu tố góp phần xóa mở cổ tử cung nhanh hơn. Xác định được ngôi thai và độ lọt của ngôi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khám thai: thầy thuốc có thể thấy tình trạng thay đổi tim thai trong cơn co tử cung khi theo dõi monitoring trong chuyển dạ thật sự. Khi bắt đầu cơn co, tim thai nhanh hơn rồi giảm dần trong cơn co tử cung. Tim thai lại trở về bình thường khi cơn co tử cung kết thúc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thời gian chuyển dạ đẻ: chuyển dạ ở người con so thường diễn ra lâu hơn so với chuyển dạ ở người con dạ. Trung bình khoảng 16 - 20 giờ trong chuyển dạ con so và khoảng 8 - 12 giờ ở người con dạ. Cuộc chuyển dạ diễn ra lâu hơn 24 giờ thì được gọi là chuyển dạ kéo dài. Bà mẹ phải chịu đựng cơn đau quá lâu sẽ dần mất sức, thai nhi dễ suy thai, suy hô hấp sơ sinh, và đờ tử cung, nhiễm khuẩn sau đẻ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Chuyển dạ giả</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Chuyển dạ giả thường không cần hỗ trợ y tế mà bà mẹ có thể tự mình điều chỉnh và theo dõi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu bà mẹ đang có cầu bàng quang thì hãy đi tiểu hết. Động tác này giúp giảm áp lực của bàng quang lên tử cung, giúp giảm cơn co thắt tử cung.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="Nếu bà mẹ đang có cầu bàng quang thì hãy đi tiểu hết." src="/ImagePath\images\20210920/20210920_son-tieu-khi-mang-thai.jpg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nếu bà mẹ đang có cầu bàng quang thì hãy đi tiểu hết.</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu bà mẹ có tình trạng mất nước, uống ít nước thì cần nạp nước vào cơ thể ngay.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thai phụ nên thay đổi tư thế, không nên giữ nguyên một tư thế lâu cũng giúp giảm cơn gò tử cung.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tư thế nằm cũng rất quan trọng. Tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng phải sẽ khiến cho tử cung đè ép vào tĩnh mạch chủ dưới, khiến tuần hoàn thai - rau bị cản trở, làm tăng tần suất các cơn gò tử cung. Vì vậy thai phụ cần nằm nghiêng trái nhiều hơn trong thai kỳ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các phương pháp giúp thư giãn cơ thể cũng làm giảm các cơn gò.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cần nghỉ ngơi, thư giãn khi thai phụ cảm nhận thấy cơn gò chuyển dạ giả. Điều này giúp cho cơn gò nhanh kết thúc hơn.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/chuyen-da-gia-sgmnq |
Bệnh xốp tuỷ thận | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh xốp tuỷ thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh xốp tuỷ thận, hay còn được gọi là bệnh Cacchi-Ricci, là một dị tật bẩm sinh nơi những thay đổi bất thường xảy ra khi hình thành ống niệu là cấu trúc tiền thân của thận của thai nhi.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong một quả thận bình thường, nước tiểu chảy qua các ống này khi thận đang được hình thành trong quá trình phát triển của thai nhi. Trong xốp tuỷ thận, các túi nhỏ, chứa đầy chất lỏng được gọi là u nang hình thành trong các ống trong tủy thận - phần bên trong của thận - tạo ra một vẻ ngoài giống như bọt biển. Các u nang ngăn cản nước tiểu không chảy tự do qua các ống.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh xốp tuỷ thận, hay còn được gọi là bệnh Cacchi-Ricci" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_xop-tuy-than-1.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh xốp tuỷ thận, hay còn được gọi là bệnh Cacchi-Ricci</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của xốp tuỷ thận thường không xuất hiện cho đến những năm thiếu niên hoặc 20. Các tổn thương xốp tuỷ có thể thấy được ở một hoặc cả hai thận.</p>
<p><b>Thận xốp tuỷ phổ biến như thế nào?</b></p>
<p>Cứ 5000 người Mỹ lại có 1 người phát hiện được thận xốp tuỷ ở ít nhất một bên thận. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng 12 đến 20 phần trăm những người hình thành sỏi thận thứ phát nền tảng calci có kèm theo thận xốp tuỷ cùng bên.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh xốp tuỷ thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các nhà khoa học chưa tìm hiểu được đầy đủ nguyên nhân của thận xốp tủy hoặc tại sao u nang hình thành từ ống niệu trong quá trình phát triển của thai nhi. Mặc dù xốp tuỷ thận có mặt bẩm sinh, nhưng hầu hết các trường hợp dường như không phải là một bệnh di truyền.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh xốp tuỷ thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiều người có thận xốp tuỷ không có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy một người có thận xốp tủy thường là nhiễm trùng tiết niệu hoặc sỏi thận. Nhiễm trùng tiết niệu và sỏi tiết niệu chia sẻ nhiều dấu hiệu và triệu chứng tương tự:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiểu rát hoặc đau đớn</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tiểu rát hoặc đau đớn" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_xop-tuy-than-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiểu rát hoặc đau đớn</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Đau hông lưng, đau hạ vị hoặc hố chậu</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiểu máu, tiểu đục</p>
<p style="text-align: justify;">- Nước tiểu hôi</p>
<p style="text-align: justify;">- Sốt rét run</p>
<p style="text-align: justify;">- Buồn nôn, nôn</p>
<p style="text-align: justify;">Những người gặp phải những triệu chứng này nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị phù hợp kịp thời.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh xốp tuỷ thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng của xốp tủy thận bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiểu máu, hoặc hồng cầu niệu vi thể</p>
<p style="text-align: justify;">- Sỏi tiết niệu</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sỏi tiết niệu" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_soi-tiet-nieu.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sỏi tiết niệu</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng đường tiết niệu (utis)</p>
<p style="text-align: justify;">Thận xốp tuỷ hiếm khi dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh thận mạn tính hoặc suy thận.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh xốp tuỷ thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thận xốp tuỷ ảnh hưởng đến tất cả các chủng tộc và khu vực địa lý. Trong số những người có nhiều khả năng phát triển sỏi thận dựa trên calci, phụ nữ có nhiều khả năng hơn nam giới có thận xốp tuỷ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh xốp tuỷ thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách để ngăn ngừa thận xốp tủy. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống để ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu và sỏi thận trong tương lai.</p>
<p><b>Các thuốc điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu và thủ thuật điều trị sỏi tiết niệu</b></p>
<p>Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp để phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát và sỏi tiết niệu. Một người có thận xốp tuỷ có thể được chỉ định liều nhỏ kháng sinh uống kéo dài để dự phòng nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát. </p>
<p>Thuốc làm giảm canxi trong nước tiểu có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận nguồn gốc calci. Những loại thuốc này có thể bao gồm:</p>
<p>- Kali citrate</p>
<p>- Lợi tiểu thiazide</p>
<p><b>Chế độ ăn uống dinh dưỡng và sinh hoạt</b></p>
<p>Những thay đổi sau đây trong chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu và hình thành sỏi thận:</p>
<p>- Uống nhiều nước và các chất lỏng khác có thể giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu và pha loãng nước tiểu để sỏi thận không thể hình thành. Một người nên uống đủ chất lỏng để sản xuất khoảng 2 đến 2,5 lít nước tiểu mỗi ngày.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Một người nên uống đủ chất lỏng để sản xuất khoảng 2 đến 2,5 lít nước tiểu mỗi ngày" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_xop-tuy-than-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Một người nên uống đủ chất lỏng để sản xuất khoảng 2 đến 2,5 lít nước tiểu mỗi ngày</em></p>
<p>- Chế độ ăn mặn nhiều muối natri có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, ăn nhạt có thể được khuyến cáo. Chế độ ăn nhiều natri có thể làm tăng bài tiết calcii vào nước tiểu và do đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận chứa calci.</p>
<p>- Thực phẩm giàu protein động vật như thịt, trứng và cá có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi acid uric và sỏi calci. Những người có sỏi urat nên hạn chế tiêu thụ thịt ở mức giới hạn 150 đến 200 gam mỗi ngày.</p>
<p>Những người có nhiều khả năng phát triển sỏi calcii oxalat nên bao gồm 1 gam calci trong chế độ ăn uống của họ mỗi ngày. Người lớn trên 50 tuổi nên bổ sung 1.2 gam calci mỗi ngày. Canxi trong đường tiêu hóa liên kết với oxalate từ thức ăn và giữ cho nó không xâm nhập vào máu và đường tiết niệu, nơi nó có thể hình thành sỏi.</p>
<p>Những người bị xốp tuỷ thận nên trao đổi thường xuyên với bác sĩ thận tiết niệu hoặc chuyên gia dinh dưỡng của họ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi chế độ ăn uống nào. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp một người lên kế hoạch cho các bữa ăn lành mạnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh xốp tuỷ thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các chứng cứ để bác sĩ đưa đến kết luận chẩn đoán xốp tuỷ thận bao gồm</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiền sử bệnh lý bản thân và những người cùng huyết thống</p>
<p style="text-align: justify;">- Khám lâm sàng các cơ quan</p>
<p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán hình ảnh</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình</b></p>
<p style="text-align: justify;">Tiền sử bệnh lý bản thân và những người cùng huyết thống có thể giúp chẩn đoán xốp tuỷ thận. Bác sĩ sẽ có thể nghi ngờ thận xốp tủy khi một người bị nhiễm trùng tiết niệu hoặc sỏi tiết niệu lặp đi lặp lại. Tuy xốp tuỷ thận không di truyền nhưng nó vẫn có tính chất gia đình và mắc phải bẩm sinh</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Khám lâm sàng</b></p>
<p style="text-align: justify;">Không có nhiều triệu chứng có thể thăm khám được ở bệnh nhân có thận xốp tủy, ngoại trừ máu trong nước tiểu. Nhiễm trùng tiết niệu tái phát hay sỏi tiết niệu ngoài lâm sàng cũng phụ thuộc khá nhiều vào xét nghiệm nước tiểu kết hợp chẩn đoán hình ảnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Thăm dò chẩn đoán hình ảnh</b></p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán hình ảnh là thuật ngữ y học cho các thăm dò sử dụng các phương pháp và nguyên lý khác nhau để khảo sát hình ảnh xương, mô và các cơ quan bên trong cơ thể. Các bác sĩ lâm sàng dựa trên những thông tin đã có để quyết định chọn một hoặc nhiều trong ba kỹ thuật hình ảnh chính để chẩn đoán thận xốp tủy:</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp X-quang niệu đồ tĩnh mạch</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu (có thể xem xét dựng hình đường bài xuất và khảo sát mạch)</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_20200603_chup-CT-med-1.jpg.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm hệ tiết niệu</p>
<p style="text-align: justify;">Một bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh sẽ giải thích những hình ảnh từ các thăm dò này và khi thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, bệnh nhân không cần gây mê.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Chụp Xquang niệu đồ tĩnh mạch</b></p>
<p style="text-align: justify;">Trong chụp Xquang niệu đồ tĩnh mạch, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh sẽ tiêm một loại thuốc hiện hình đặc biệt, được gọi là thuốc cản quản, vào tĩnh mạch ở cánh tay của bệnh nhân. Thuốc cản quang đi trong vòng tuần hoàn theo dòng máu đến thận. Thận bài tiết hoàn toàn thuốc cản quan vào nước tiểu, làm cho dòng nước tiểu và các cấu trúc đường bài xuất có thể nhìn thấy trên X-quang. Chụp Xquang niệu đồ tĩnh mạch có thể hiển thị bất kỳ tắc nghẽn nào trong đường tiết niệu và các u nang xuất hiện dưới dạng các vùng sáng trên phim.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong hình ảnh niệu đồ tĩnh mạch của một quả thận xốp tuỷ. Nền là màu đen. Phần lớn thận dường như xốp, giống như một miếng bọt biển. Hai đốm trắng trên thận được khoanh tròn. Một nhãn xác định các đốm trắng là u nang.</p>
<p style="text-align: justify;">Hình ảnh chụp Xquang niệu đồ tĩnh mạch của một quả thận bọt biển tủy, u nang xuất hiện dưới dạng các cụm ánh sáng.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu</b></p>
<p style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính sử dụng kết hợp tia X và công nghệ máy tính để tạo hình ảnh. Đối với chụp CT, bác sĩ có thể cung cấp cho bệnh nhân một giải pháp để uống và tiêm môi trường tương phản. Chụp CT yêu cầu bệnh nhân nằm trên một chiếc bàn trượt vào một thiết bị hình đường hầm nơi chụp X-quang. Cản quang được sử dụng như trong niệu đồ tĩnh mạch, kết hợp với chụp cắt lớp được máy tính sử lý sẽ cho biết được rất nhiều thông tin hình ảnh về cấu trúc, chức năng, mạch máu tưới máu và bất kỳ tổn thương nào khác của hệ thận – tiết niệu.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Siêu âm hệ tiết niệu</b></p>
<p style="text-align: justify;">Siêu âm sử dụng một thiết bị, được gọi là đầu dò, phát và thu sóng siêu âm xuyên thấu và phản hồi ở các mô cơ quan, dựa trên thông tin thu được tái tạo ra hình ảnh về cấu trúc của chúng. Siêu âm hệ tiết niệu là một thăm dò không xâm lấn, không đau đớn và gần như không có biến chứng. Siêu âm có thể phát hiện và đánh giá hình ảnh sỏi tiết niệu hoặc bất kỳ lằng đọng calci nào trong thận, đánh giá nhu mô thận và đường dẫn nước tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh xốp tuỷ thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các nhà khoa học chưa tìm ra cách đảo ngược thương tổn của thận xốp tủy. Một khi một đã có chẩn đoán xác định một người có thận xốp tủy, điều trị thường được tập trung vào</p>
<p style="text-align: justify;">- Chữa khỏi bất kỳ nhiễm trùng tiết niệu hiện có nào</p>
<p style="text-align: justify;">- Loại bỏ bất kỳ sỏi tiết niệu nào</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu</b></p>
<p style="text-align: justify;">Để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, liệu trình kháng sinh phù hợp sẽ được bác sĩ kê đơn. Việc lựa chọn thuốc và thời gian điều trị phụ thuộc vào tiền sử bệnh sử và tình trạng hiện tại của người đó và loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Điều trị sỏi tiết niệu</b></p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị sỏi thận thường phụ thuộc vào kích thước và tính chất cấu tạo sỏi, cũng như đã có biến chứng tắc nghẽn hoặc gây đau do sỏi hay chưa. Sỏi thận có thể được điều trị bởi một bác sĩ ngoại khoa đặc thù phẫu thuật hoặc bởi một bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu.</p>
<p style="text-align: justify;">Sỏi nhỏ thường được bệnh nhân tự thải ra ngoài mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể cần thuốc giảm đau giãn cơ trơn niệu quản và nên uống nhiều nước để giúp đào thải sỏi ra ngoài. Kiểm soát cơn đau có thể bao gồm thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch (IV), tùy thuộc vào thời gian và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Mọi người có thể cần truyền dịch tĩnh mạch nếu họ bị mất nước do nôn mửa hoặc không có khả năng uống.</p>
<p style="text-align: justify;">Một người có sỏi lớn hơn, hoặc một người có tắc nghẽn niệu quản do sỏi gây đau đớn dữ dội, có thể cần điều trị khẩn cấp hơn, chẳng hạn như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích: Một máy gọi là máy tán sỏi được sử dụng để phá vỡ sỏi thận thành những mảnh nhỏ hơn để đi qua đường tiết niệu dễ dàng hơn. Bệnh nhân có thể cần gây tê cục bộ hoặc toàn thân.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tán sỏi nội soi niệu quản ngược dòng. Một ống soi niệu quản - một dụng cụ dài, giống như ống với một camera - được sử dụng để tìm và lấy sỏi bằng một cái giỏ nhỏ hoặc để phá vỡ sỏi bằng năng lượng laser. Gây mê toàn thân thường được sử dụng nhiều hơn gây tê tại chỗ trong thủ thuật này.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tán sỏi nội soi niệu quản ngược dòng" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_xop-tuy-than-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tán sỏi nội soi niệu quản ngược dòng</em></p>
<p style="text-align: justify;">Lấy sỏi hoặc tán sỏi đường hầm nhỏ sau phúc mạc (phẫu thuật nội soi qua da). Trong phẫu thuật này, một dụng cụ nội soi nhỏ cứng, được gọi là ống nội soi thận, được sử dụng để xác định vị trí và loại bỏ các viên sỏi. Trong quá trình này, đòi hỏi gây mê toàn thân, một ống dẫn lưu niệu quản được đưa trực tiếp vào thận thông qua một vết rạch nhỏ ở lưng bệnh nhân.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Imam TH, Patail H, Patail H. Medullary Sponge Kidney: Current Perspectives.<i> Int J Nephrol Renovasc Dis</i>. 2019</li><li style="text-align: justify;">Gambaro G, Danza FM, Fabris A. Medullary sponge kidney. <i>Curr Opin Nephrol Hypertens</i>. 2013</li><li style="text-align: justify;">Garfield K, Leslie SW. Medullary Sponge Kidney. <i>StatPearls</i>. 2021</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-xop-tuy-than-sqxri |
Amip Entamoeba histolytica | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Amip Entamoeba histolytica </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Amip Entamoeba histolytica</em></strong> có thể gây bệnh tại đại tràng hoặc một số bệnh lý ngoài ruột như áp xe gan, ổ bụng, màng phổi,…</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210619/20210619_amip-4.jpg"></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh hay gặp ở những nước kém và đang phát triển. Thể bệnh do amip điển hình gây bệnh tại đại tràng có hội chứng lỵ bao gồm mót rặn, đau bụng quặn và đi ngoài phân nhầy máu mũi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán xác định bệnh bằng <strong>xét nghiệm soi phân</strong> có thể amip ăn hồng cầu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hiện nay, đã có nhiều loại thuốc diệt amip hiệu quả tốt, tuy nhiên bệnh amip có tỉ lệ tái phát cao nên cần theo dõi sát người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là phòng bệnh các con đường lây nhiễm, biện pháp dùng thuốc diệt amip để dự phòng không có hiệu quả.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Amip Entamoeba histolytica </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><em>Entamoeba histolytica</em> thuộc nhóm ký sinh trùng đơn bào, di chuyển tốt bằng chân giả và có một nhân. Amip trong cơ thể người có thể tồn tại dưới ba dạng hình thể là thể hoạt động ăn hồng cầu (hay còn gọi là thể dưỡng bào), thể hoạt động không ăn hồng cầu và thể bào nang.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210619/20210619_amip-5.jpg"></p>
<p style="text-align: justify;">Chu trình phát triển của amip có 2 giai đoạn: Chu trình phát triển không gây bệnh và chu trình phát triển gây bệnh. Thể hoạt động không ăn hồng cầu sống ký sinh trong đường tiêu hóa của người, sinh sản bằng phương thức phân đôi. Khi gặp điều kiện không thuận lợi sẽ tạo thành tiền bào nang, tạo lớp vỏ thành bào nang một nhân, sau đó phát triển thành bào nang 2 nhân, 4 nhân, được thải ra môi trường theo phân người. Khi con người ăn phải bào nang này, tại dạ dày chúng sẽ phát triển thành hậu bào nang có 8 nhân, đến đại tràng phát triển thành 8 amip ở thể không ăn hồng cầu. Gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển thành thể ăn hồng cầu. Tại vách đại tràng, chu trình phát triển xảy ra, thể ăn hồng cầu xâm nhập vào niêm mạc ruột, gây tổn thương các đại tràng, trực tràng, ruột thừa. Từ đó amip có thể theo đường máu đến gây bệnh tại các cơ quan khác.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chu trình phát triển của amip trong cơ thể con người" src="/ImagePath\images\20210619/20210619_amip.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chu trình phát triển của amip trong cơ thể con người</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Amip Entamoeba histolytica </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Amip gây bệnh tại đại tràng</strong></h3>
<p style="text-align: center;"><img alt="Amip gây bệnh tại đại tràng" src="/ImagePath\images\20210619/20210619_amip-gay-benh.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Amip gây bệnh tại đại tràng</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Amip đại tràng cấp tính:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng có hội chứng lỵ điển hình:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đau bụng: Cảm giác đau vùng manh tràng, hố chậu phải nhiều trường hợp dễ chẩn đoán nhầm với viêm ruột thừa, hoặc có thể đau các vị trí đại tràng khác</p>
<p style="text-align: justify;">+ Mót rặn: Người bệnh cảm giác muốn đi ngoài liên tục </p>
<p style="text-align: justify;">+ Đi ngoài phân nhầy máu mũi: Trong ngày đi ngoài nhiều lần, số lượng phân mỗi lần thường không nhiều, đôi khi chỉ có nhầy máu, hoặc có thể có lẫn phân lỏng</p>
<p style="text-align: justify;">+ Người bệnh không sốt, không có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đôi khi có những thể nhẹ chỉ biểu hiện triệu chứng đi ngoài phân nhầy máu vài lần trong ngày. Hiếm khi gặp thể nặng, tuy nhiên hay xảy ra trên cơ địa suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, biểu hiện tình trạng suy kiệt nặng, mất nước và rối loạn điện giải, đau bụng nhiều, thăm khám có thể thấy phản ứng thành bụng, người bệnh đi ngoài nhiều lần, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích. Niêm mạc đại trực tràng bị tổn thương nhiều, thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa nhiều, có thể gây thủng đại trực tràng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Bệnh amip đại tràng bán cấp:</strong> Đôi khi diễn biến thành cấp tính. Người bệnh biểu hiện hội chứng lỵ tuy nhiên mức độ mót rặn, triệu chứng đau bụng, số lần đi ngoài và lượng phân nhầy máu ít hơn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Bệnh amip đại tràng mạn tính: </strong>Bệnh trở thành mạn tính với nhiều đợt bệnh diễn biến cách nhau sau khi bị amip đại tràng cấp/bán cấp. Người bệnh có từng đợt biểu hiện triệu chứng đường tiêu hóa như đau bụng âm ỉ hoặc quặn từng cơn, ví trí hay khu trú dọc khung đại tràng kèm theo đi ngoài phân lỏng nát, cảm giác đầy bụng khó tiêu, ăn không ngon miệng, chán ăn, gầy sút cân.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Bướu amip: </strong>Dễ chẩn đoán nhầm với khối u ở đại trực tràng. Vị trí bướu amip có thể gặp ở tất cả các đoạn đại tràng, tuy nhiên hay gặp ở manh tràng, đại tràng ngang và trực tràng. Lâm sàng cải thiện khi được điều trị thuốc diệt amip.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Amip gây bệnh tại cơ quan khác</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Áp xe gan do amip</strong>: Amip ở đại tràng theo đường tĩnh mạch cửa xâm nhập và gây bệnh ở gan, tổn thương thùy phải hay gặp hơn. Thường gây tổn thương một ổ áp xe. Người bệnh diễn biến cấp tính hoặc bán cấp, âm ỉ nhiều ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau bụng mơ hồ vùng gan, rối loạn tiêu hóa. Khi khối áp xe to triệu chứng đau bụng rõ rệt hơn, thăm khám lâm sàng thấy gan có thể to, rung gan, ấn kẽ sườn dương tính. Trên hình ảnh siêu âm ổ bụng thường thấy một khối áp xe, bờ đều, ranh giới rõ và giảm âm. Chọc hút ổ áp xe có dịch áp xe màu sô cô la.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Amip Entamoeba histolytica gây áp xe gan" src="/ImagePath/images/20210619/20210619_apxe-gan-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Amip Entamoeba histolytica</em> <em>gây áp xe gan</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Ngoài ra amip có thể gây bệnh ở phổi, màng ngoài tim, thần kinh trung ương.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Amip Entamoeba histolytica </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>- Xuất huyết tiêu hóa:</strong> Cần truyền khối hồng cầu khi có chỉ định và điều trị thuốc diệt amip sớm. Trường hợp nặng có sốc mất máu cần hồi sức tích cực.</p>
<p><strong>- Thủng ruột: </strong>Có thể gây viêm phúc mạc, nguy cơ tử vong cao. Can thiệp ngoại khoa sớm.</p>
<p><strong>- Lồng ruột:</strong> Hay gặp ở nhiễm amip đoạn manh tràng.</p>
<p><strong>- Viêm loét đại tràng, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn tiền liệt tuyến,…</strong></p>
<p><strong>- Áp xe gan</strong> vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, vỡ vào màng phổi,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Amip Entamoeba histolytica </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguồn bệnh duy nhất là người mang amip. Các con đường lây truyền gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Con đường trực tiếp: Bàn tay bẩn đưa bào nang được đưa trực tiếp vào miệng qua thức ăn.</li>
<li style="text-align: justify;">Con đường gián tiếp: Thức ăn, nước uống bị nhiễm bào nang, hoặc côn trùng như ruồi nhặng mang bào nang từ phân đến nước dùng, thực phẩm,…</li>
<li style="text-align: justify;">Lây qua quan hệ tình dục không an toàn đặc biệt là quan hệ đồng tính nam</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Amip Entamoeba histolytica </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tất cả các lứa tuổi đều có khả năng nhiễm bệnh, tuy nhiên gặp nhiều ở nhóm 20-30 tuổi. Những người nguy cơ mắc bệnh cao như sống tại môi trường vệ sinh kém, vệ sinh cá nhân chưa tốt đặc biệt là vệ sinh tay không sạch, tập quán và điều kiện sinh hoạt không hợp vệ sinh (dùng phân tươi bón rau, trồng trọt,…), đối tượng quan hệ đồng giới nam,…. Bệnh thường diễn biến nặng ở nhóm phụ nữ có thai, trẻ nhỏ hoặc đối tượng suy giảm miễn dịch.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Amip Entamoeba histolytica </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Phát hiện sớm và điều trị người bệnh. Điều trị người lành mang bào nang.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức</p>
<p style="text-align: justify;">- Tuân thủ an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh tay, vệ sinh môi trường sống tốt, xử lý chất thải, rác thải đúng quy định, thay đổi tập tục thói quen không lành mạnh như dùng nhà xí không hợp vệ sinh, dùng phân tươi bón rau và cây trồng,….</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210619/20210619_amip-6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng nguồn nước uống và sinh hoạt sạch sẽ</p>
<p style="text-align: justify;">- Quan hệ tình dục an toàn</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng thuốc diệt amip trong phòng bệnh không có hiệu quả.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Amip Entamoeba histolytica </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán dựa vào tiền sử, khai thác dịch tễ; lâm sàng và xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên amip. Tiền sử có những đợt biểu hiện đau bụng, đi ngoài phân máu hoặc có liên quan đến khu vực có bệnh amip lưu hành, tiếp xúc với người bệnh bị đau bụng, đi ngoài phân nhầy máu. Lâm sàng biểu hiện bệnh amip tại ruột và ngoài ruột. Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên và xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Soi phân:</strong> Bệnh phẩm phân đặc biệt chỗ có nhiều nhầy, máu. Soi phân có thể thấy hình ảnh amip ăn hồng cầu hoặc thể amip không ăn hồng cầu hoặc thể bào nang. Cần soi phân nhiều lần để tìm bằng chứng amip. Tuy nhiên xét nghiệm này còn phụ thuộc và kỹ thuật và kinh nghiệm của kỹ thuật viên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Nuôi cấy phân tìm amip:</strong> Nuôi cấy trong môi trường yếm khí</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Phản ứng huyết thanh: </strong>Khi bị nhiễm amip một thời gian, cơ thể tạo kháng thể chống amip, kháng thể này có thể tồn tại lâu trong cơ thể. Tỉ lệ dương tính của xét nghiệm kháng thể <em>Entamoeba histolytica</em> thường cao, có thể lên đến > 80% tuy nhiên ở những người mang bào nang mạn tính có thể âm tính. Bên cạnh đó, ở những khu vực có tỉ lệ lưu hành bệnh cao, hiệu giá kháng thể ít có giá trị chẩn đoán xác định đợt bệnh hiện tại do kháng thể có thể tồn tại nhiều năm trong cơ thể kể từ khi bị nhiễm amip lần đầu. Ngoài ra có thể sử dụng xét nghiệm tìm kháng nguyên của amip tuy nhiên xét nghiệm này nhạy trong những ngày rất sớm của bệnh và có thể âm tính sau khi đã điều trị metronidazole.</p>
<p style="text-align: justify;"><img alt="Kỹ thuật ELISA gián tiếp" src="/ckfinder/userfiles/images/_xet-nghiem-amip-1.jpg"></p>
<h3 style="text-align: center;"><em>Kỹ thuật ELISA gián tiếp</em></h3>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Nội soi đại trực tràng:</strong> Thấy hình ảnh viêm niêm mạc ruột, nhiều ổ loét hình miệng núi lửa bên trên có lớp nhầy chứa amip. Ngoài ra có thể thấy hình ảnh bướu đại tràng tuy nhiên khó phân biệt với đại tràng, đôi khi cần sinh thiết để chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- X- quang khung đại tràng</strong> nhằm phát hiện các biến chứng như thủng ruột,…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Xét nghiệm công thức máu: </strong>Thường bình thường hoặc tăng bạch cầu ưa acid tuy nhiên triệu chứng này không đặc hiệu.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt bệnh amip với một số bệnh</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Lỵ trực khuẩn (người bệnh cũng có hội chứng lỵ tuy nhiên đi ngoài và mót rặn nhiều hơn, có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, cấy phân tìm <em>Shigella</em> gây bệnh); Ung thư đại trực tràng (nội soi, sinh thiết chẩn đoán, người bệnh không có đáp ứng với thuộc diệt amip); viêm loét đại tràng chảy máu (dựa vào lâm sàng, hình ảnh nội soi, đáp ứng điều trị), áp xe gan do amip cần phân biệt với áp xe gan do các căn nguyên vi sinh vật khác,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Amip Entamoeba histolytica </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chỉ định các thuốc diệt amip</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Các thuốc diệt amip bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Emetine: Đường dùng là tiêm bắp, liều thường dùng là 1mg/kg/ngày tối đa là 10mg/kg. Tiêm trong 2 đợt cách nhau 45 ngày. Chú ý tác dụng phụ của thuốc như tại đường tiêu hóa gây tiêu chảy, nôn và buồn nôn, tác dụng phụ trên tim mạch như tụt huyết áp, đau ngực, biến đổi bất thường tên điện tim. Ngày nay, thuốc này ít dùng do những tác dụng phụ trên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Déhydro-émétine: Liều thường dùng là 1mg/kg/ngày tối đa là 10mg/kg. Tiêm trong 2 đợt cách nhau 15 ngày. Thuốc ít tác dụng phụ hơn émetine.</p>
<p style="text-align: justify;">- Metronidazole: Đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Ưu điểm ngấm tốt vào tổ chức mô như ổ áp xe gan, thần kinh trung ương, phổi,… Liều dùng ở người lớn là 750 mg/lần x 3 lần/ ngày, trẻ me là 10 mg/kg/lần x 3 lần/ ngày. Thời gian điều trị trung bình khoảng 5 ngày, có thể kéo dài 7 – 10 ngày trong trường hợp nặng hoặc lâu hơn đối với áp xe gan, nhiễm trùng thần kính trung ương. Các thuốc khác cùng nhóm với metronidazole như tinidazole cũng có thể chỉ định.</p>
<p style="text-align: justify;">- Diloxanide furoate: Hiệu quả, liều thường dùng là 0,5g/lần x 3 lần/ ngày. Thời gian điều trị trong 10 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các axyquinoléine: Iodohydroxyquin với liều 10 mg/kg/lần x 3 lần/ ngày trong 20 ngày, diiodohydroquin liều 0,65 g/lần x 3 lần/ngày trong 20 ngày</p>
<p style="text-align: justify;">- Các thuốc khác như amino 4 quinoléin, cloquin phosphate</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chỉ định điều trị thuốc diệt amip như sau:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">- Thể hoạt động ăn hồng cầu: Chỉ định metronidazole, các axyquinoléine</p>
<p style="text-align: justify;">- Thể hoạt động không ăn hồng cầu: Diloxanide furoate ,các axyquinoléine. Không chỉ định metronidazole trong thể này do metronidazole không có tác dụng với thể amip này.</p>
<p style="text-align: justify;">Chú ý sự tái phát bệnh tương đối cao, cần theo dõi người bệnh qua xét nghiệm phân: Trong sáu tuần đầu sau điều trị theo dõi 1 lần/1 tuần, sau 6 tháng điều trị theo dõi1 lần/1 tháng và trong 2 năm đầu sau điều trị theo dõi mỗi 1 lần/6 tháng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Mehran Taherian; Shabnam Samankan; Burt Cagir, Amebic Colitis, StatPearls [Internet].</li><li>Terry Wuerz, Jennifer B Kane, A review of amoebic liver abscess for clinicians in a nonendemic setting, Can J Gastroenterol. 2012 Oct; 26(10): 729–733.</li><li>CDC, Amebiasis.</li><li>Hassam Zulfiqar; George Mathew; Shawn Horrall. Amebiasis. StatPearls [Internet].</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/amip-entamoeba-histolytica-snwnf |
Bò điên | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bò điên</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh bò điên (tên gọi khoa học: Creutzfeldt-Jakob) là một chứng bệnh do rối loạn thoái hoá não khiến bệnh nhân bị mất trí nhớ và có thể gây tử vong. Bò điên có các biểu hiện bệnh giống với các bệnh lý mất trí nhớ khác như Alzheimer. Tuy nhiên bệnh bò điên lại diễn tiến nhanh hơn nhiều.</p>
<p style="text-align: justify;">Vào những năm 1990, công chúng đã chứng kiến sự xuất hiện của bệnh bò điên khi những người ở Anh sau khi ăn não hoặc mô tuỷ sống ở bò chứa mầm bệnh thì đã phát tác bệnh bò điên.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bò điên là bệnh do rối loạn thoái hoá não khiến bệnh nhân bị mất trí nhớ và có thể gây tử vong" src="/ImagePath/images/20210822/20210822_dieu-tri-benh-bo-dien-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bò điên là bệnh do rối loạn thoái hoá não khiến bệnh nhân bị mất trí nhớ và có thể gây tử vong</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ngày nay bệnh bò điên tuy hiếm gặp nhưng lại gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh này là 1/1 triệu người mỗi năm và người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh này hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở Việt Nam trong những năm qua cũng có ghi nhận một số trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bò điên, nhưng do cơ sở vật chất còn thiếu thốn để chẩn đoán ra bệnh đồng thời bệnh thường diễn tiến rất nhanh cũng như chưa tìm ra thuốc đặc trị nên những ca mắc bò điên thường được xuất viện về nhà.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bò điên</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bản thân bệnh bò điên và các biến thể của căn bệnh này đều nằm trong nhóm những bệnh truyền nhiễm gây bệnh tích nhũn não (tên tiếng Anh là transmissible spongiform encephalopathies - TSEs). Khi soi các mô não bị tổn thương dưới kính hiển vi có thể nhìn thấy những lỗ xốp.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khi soi các mô não bị tổn thương do bệnh bò điên dưới kính hiển vi có thể nhìn thấy những lỗ xốp" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_benh-bo-dien-co-nguy-hiem-khong.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khi soi các mô não bị tổn thương do bệnh bò điên dưới kính hiển vi có thể nhìn thấy những lỗ xốp</em></p>
<p style="text-align: justify;">Căn nguyên của bệnh bò điên và những TSE khác là do một loại protein bị đột biến, loại protein này còn được gọi là prion. Ở điều kiện bình thường thì nó không gây hại tới sức khoẻ con người, chỉ khi bị biến dạng thì chúng sẽ tạo điều kiện nhiễm khuẩn, gây đảo lộn các quá trình sinh học bình thường ở cơ thể con người.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bò điên</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Khi bị mắc bệnh bò điên, bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu suy giảm sức khỏe tâm thần một cách nhanh chóng, thường chỉ trong vòng vài tháng. Dưới đây là những biểu hiện ban đầu điển hình khi mắc bệnh bò điên:</p>
<ul>
<li>Chán nản.</li>
<li>Lo âu.</li>
<li>Tính cách thay đổi.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khi bị mắc bệnh bò điên, bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu suy giảm sức khỏe tâm thần một cách nhanh chóng" src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-bo-dien.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khi bị mắc bệnh bò điên, bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu suy giảm sức khỏe tâm thần một cách nhanh chóng</em></p>
<ul>
<li>Mất trí nhớ.</li>
<li>Giảm thị lực hoặc bị mù.</li>
<li>Khó nuốt.</li>
<li>Khó nói.</li>
<li>Suy nghĩ rối loạn.</li>
<li>Mất ngủ.</li>
<li>Di chuyển đột ngột.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bò điên</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Bệnh càng nặng thì các dấu hiệu về sức khỏe tâm thần càng nghiêm trọng hơn. Phần lớn trong các trường hợp mắc bệnh bò điên, người bệnh sẽ dần rơi vào trạng thái hôn mê, suy hô hấp, suy tim, viêm phổi, nhiễm trùng,... cuối cùng là tử vong. Thời gian kể từ khi bị nhiễm bệnh đến lúc tử vong là trong vòng 1 năm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bò điên</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc bệnh bò điên khá thấp. Thường thì căn bệnh này sẽ không lây truyền qua các hoạt động như ho, hắt hơi, tiếp xúc da hoặc là quan hệ tình dục. Tuy nhiên có 3 con đường chính có thể lây nhiễm bệnh bò điên đó là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Phần lớn các trường hợp bệnh không xác định được rõ nguồn lây, được gọi là bệnh bò điên lẻ tẻ hoặc tự phát.</p>
<p style="text-align: justify;">- Do lây nhiễm thông qua phẫu thuật ghép da hoặc ghép giác mạc vì mẫu mô được ghép có chứa mầm bệnh của người hiến tặng. Bên cạnh đó dụng cụ phẫu thuật bị nhiễm khuẩn cũng có thể là trung gian gây bệnh vì các prion bất thường không thể bị tiêu diệt với những phương pháp khử trùng thông thường. Trường hợp này được gọi là bị bệnh bò điên do điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;"><img alt="Bệnh bò điên có thể do di truyền" src="/ImagePath\images\20210825/20210825_Dot-bien-gen-1280x720.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh bò điên có thể do di truyền</em></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="text-align: justify;">- Do di truyền: một số trường hợp nếu người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh bò điên hoặc xét nghiệm cho ra kết quả dương tính với đột biến gen liên quan tới bệnh lý này thì cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh bò điên. Trường hợp này còn được gọi là bệnh bò điên gia đình.</span></p>
<p style="text-align: justify;">- Do bệnh nhân ăn phải thịt bò bị nhiễm bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bò điên</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hầu hết các trường hợp bệnh bò điên xảy ra không rõ nguyên nhân và không có yếu tố nguy cơ nào có thể được xác định. Tuy nhiên, một vài yếu tố có thể có liên quan đến các biến thể khác nhau của bệnh bò điên như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tuổi tác: Bệnh bò điên có xu hướng phát triển muộn, thường là khoảng 60 tuổi. Khởi phát bệnh bò điên di truyền theo gia đình xảy ra sớm hơn một chút và bệnh đã ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi trẻ hơn nhiều, thường là sau 20 tuổi.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_benh-bo-dien-trieu-chung.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><i>Đối tượng dễ mắc bệnh bò điên khá đa dạng </i></p>
<p style="text-align: justify;">- Di truyền: Với những người đã có người thân mắc bệnh bò điên thì khả năng cao thế hệ sau cũng sẽ mắc bệnh tương tự. Chỉ cần thường hưởng 1 gen đột biến từ bố hoặc mẹ cũng đủ để phát triển thành bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phân tích di truyền ở những người bị bệnh bò điên do điều trị (iatrogenic CJD) và các biến thể của bệnh bò điên cho thấy rằng việc thừa hưởng các bản sao giống hệt nhau của một số biến thể của gen prion có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bò điên nếu tiếp xúc với mô bị ô nhiễm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiếp xúc với mô bị ô nhiễm. Những người được điều trị bằng hormone tăng trưởng của con người có nguồn gốc từ tuyến yên hoặc những người ghép màng cứng của não có thể có nguy cơ mắc bệnh bò điên do điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nguy cơ mắc bệnh bò điên từ việc ăn thịt bò bị ô nhiễm rất khó xác định. Nhìn chung, nếu các quốc gia thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý thực phẩm, rủi ro mắc bệnh bò điên hầu như không có</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bò điên</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ngày nay do chưa có phương pháp để bảo vệ con người khỏi bệnh bò điên dạng lẻ tẻ nên nếu bệnh nhân đã có tiền sử người thân mắc những bệnh liên quan tới hệ thần kinh, cần lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia di truyền học nhằm lưu ý tới những khả năng mắc bệnh bò điên, hoặc nguy cơ phát triển từ chưa bị bệnh thành mắc bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Khuyến cáo đối với các tổ chức, cơ sở y tế và các bệnh viện về việc tuân thủ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh bò điên do điều trị:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêu huỷ ngay lập tức những dụng cụ phẫu thuật dùng cho người bệnh đã mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh bò điên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chỉ sử dụng một lần các dụng cụ thủ thuật cho một người bệnh, ví dụ như khi thực hiện chọc dò tủy sống.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng hormone tăng trưởng tổng hợp, không dùng loại có nguồn gốc từ tuyến yên của con người. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Những người dưới đây không nên đi hiến máu:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Đã từng điều trị phẫu thuật mổ ghép vỏ não.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong gia đình có người thân mắc bệnh bò điên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đã từng tiếp nhận điều trị bằng hormone tăng trưởng có nguồn gốc từ con người.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đã từng sống trong vùng có dịch tễ, đặc biệt là ở Anh giai đoạn 1980 - 1996, sống ở châu Âu từ năm 1980 trong vòng 5 năm, từng được truyền máu ở Pháp hoặc Hoa Kỳ từ năm 1980 (theo khuyến cáo từ cơ quan Y tế Hoa Kỳ).</p>
<p style="text-align: justify;">- Đã từng được tiêm insulin bò từ năm 1980</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biện pháp nhằm kiểm soát các nguồn lây nhiễm tiềm ẩn của bệnh bò điên:</strong> Phần lớn các quốc gia đã thực hiện các phương pháp nhằm ngăn ngừa mô nhiễm bệnh viêm não ở bò xâm nhập vào các nguồn thực phẩm, đó là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Thắt chặt các thủ tục nhập khẩu, kiểm soát chất lượng thực phẩm để đối phó với các động vật nhiễm bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hạn chế tối đã việc nhập khẩu gia súc từ các quốc gia, khu vực nơi đang lưu hành bệnh viêm não thể bọt biển ở bò.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các quy định nghiêm ngặt về thức ăn chăn nuôi.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Các quy định nghiêm ngặt về thức ăn chăn nuôi" src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-bo-dien-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các quy định nghiêm ngặt về thức ăn chăn nuôi</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Thực hiện các biện pháp xét nghiệm và giám sát trong việc theo dõi sức khỏe gia súc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giới hạn những bộ phận gia súc có thể được chế biến thành thực phẩm như: không dùng nội tạng, não động vật,...</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bò điên</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chỉ khi tiến hành sinh thiết não hoặc kiểm tra các mô não sau khi bệnh nhân tử vong (khám nghiệm tử thi) thì mới có thể đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác bệnh bò điên. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể dựa vào những yếu tố như tiền sử bệnh lý, khám thần kinh và chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng đặc trưng có thể phát hiện khi khám thực thể bao gồm: co thắt, co giật cơ, phản xạ bất thường và những vấn đề liên quan. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể mắc các tật điểm mù, gặp rối loạn nhận thức không gian thị giác. Các xét dưới đây sẽ hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh bò điên được chính xác hơn:</p>
<p>- Chọc dịch não tuỷ để xét nghiệm: đây là loại dịch bao quanh tuỷ sống và vùng đệm của não. Bác sĩ sẽ hút mẫu dịch não tuỷ đem đi xét nghiệm nhằm tìm ra sự tồn tại của một loại protein đặc biệt chứa trong dịch tủy sống. Đây thường là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đã bị mắc bệnh bò điên và các biến thể của nó.</p>
<p><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_Chup-cong-huong-tu-phat-hien-benh-bo-dien.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><i>Nên thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh tình </i></p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp MRI: phương pháp chẩn đoán này cho phép thu lại hình ảnh cắt ngang của não bộ và cơ thể của bệnh nhân bằng cách sử dụng từ trường và sóng radio. Kỹ thuật này rất có ích đối với việc chẩn đoán những rối loạn não do hình ảnh thu được có độ phân giải cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điện não đồ (EEG): đo hoạt động điện của não thông qua việc đặt trên các điện cực trên da đầu của bệnh nhân. Thường người nào mà mắc bệnh bò điên sẽ biểu hiện sóng điện não đặc trưng và bất thường.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bò điên</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tin đáng buồn đó là hiện nay vẫn chưa có biện pháp giúp điều trị hiệu quả bệnh bò điên cũng như những biến thể của căn bệnh này. Y học đã cho thử nghiệm một số loại thuốc tiềm năng nhưng lại không thu được kết quả khả quan. Do vậy, việc điều trị chỉ có ý nghĩa giúp bệnh nhân giảm đau và kiểm soát các triệu chứng khác, để bệnh nhân bớt phải chịu đau đớn và bất tiện từ bệnh bò điên.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Bò điên | Vinmec</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bo-dien-ssuew |
Bệnh chấy rận | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh chấy rận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh chấy, rận là bệnh do chấy, rận và rận mu ký sinh trên da người gây lên. Chúng ký sinh trên cơ thể người và gây bệnh chủ yếu ở da đầu, tóc, da và lông vùng mu,… Bệnh thường không nguy hiểm đến toàn thân hay tính mạng người bệnh, tuy nhiên gây khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh dễ lây nhiễm cho người khác trong môi trường đông đúc, chật chội, điều kiện vệ sinh kém. Chẩn đoán bệnh thường dựa vào các yếu tố dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và tìm thấy chấy rận bằng thăm khám thông thường hoặc soi dưới sự hỗ trợ của kính lúp và kính hiển vi. Có nhiều phương pháp điều trị chấy rận như loại bỏ chấy rận bằng tay, lược chải hoặc biện pháp dùng thuốc.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_l_txik-1.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh chấy, rận là bệnh do chấy, rận và rận mu ký sinh trên da người gây lên</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh chấy rận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân gây bệnh là chấy, rận: loài côn trùng nhỏ, sống ký sinh trên da của con người và động vật. Chúng sinh sống bằng cách hút máu của vật chủ. Trên cơ thể con người, thường hay gặp ba loài chấy, rận gây bệnh đó là: <em>Pediculus humanus capitis</em> ( chấy), <em>Pediculus humanus</em> (rận) và <em>Pthius pubis</em> ( rận mu). Côn trùng thường không có cánh, có thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Chấy, rận trải qua vòng đời gồm ba giai đoạn: giai đoạn trứng, giai đoạn thiếu trùng hoặc ấu trùng và giai đoạn trưởng thành. Trứng chấy, rận thường có màu trắng, bám dính chặt vào lông và tóc,… trung bình trứng cần khoảng 14 ngày để phát triển thành thiếu trùng hoặc ấu trùng. Kích thước của thiếu trùng nhỏ hơn so với con trưởng thành, cấu tạo cơ thể tương tự. Con trưởng thành to hơn và ký sinh bằng cách hút máu người. Khi ra khỏi cơ thể vật chủ nếu không tiếp tục hút máu, chúng thường bị tiêu diệt nhanh trong điều kiện ngoại cảnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài gây bệnh chấy rận, côn trùng còn có thể là vật chủ trung gian truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.</p>
<p><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_priznaki-vshej.jpeg"> <img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_priznaki-vshej.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân gây bệnh là chấy, rận: loài côn trùng nhỏ, sống ký sinh trên da của con người và động vật</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh chấy rận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như trên đã trình bày, bệnh chấy rận thường ít khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn trạng của người bệnh hay các cơ quan, bộ phận khác. Tuy nhiên bệnh thường gây khó chịu, ngứa ngáy, mặc cảm,.. và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm việc của người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khi bị chấy ký sinh, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng ngứa là chủ yếu, ngứa nhiều, cả ngày và đêm, khiến người bệnh liên tục gãi vùng da có chấy, gãi nhiều có thể dẫn đến trầy xước da đầu, bong vảy da đầu, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bội nhiễm, thậm chí gãi mạnh có thể gây chảy máu. Khi chấy ký sinh và hút máu cơ thể con người, chúng sản sinh chất tiết ( nước bọt) hoặc thải phân, do đó da tăng tính nhạy cảm với các sản phẩm trên và sẽ ngứa nhiều. Bất kỳ vị trí nào trên da đầu đều có thể ngứa, phía trên tai và sau gáy thường thấy ngứa nhiều nhất. Có một tỉ lệ nhỏ người bệnh không biểu hiện triệu chứng ngứa rõ ràng và là nguồn lây bệnh quan trọng, khó kiểm soát. Các triệu chứng toàn thân hay cơ quan khác thường không có. Tuy nhiên, khi có bội nhiễm vi khuẩn, một số bệnh nhân có thể biểu hiện sốt nhẹ, sốt nóng, người mệt mỏi, khó chịu kèm theo phản ứng nổi hạch vùng lân cận ( thường là hạch sau tai).</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_chay-ran.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người bệnh thường xuất hiện triệu chứng ngứa là chủ yếu, ngứa nhiều, cả ngày và đêm, khiến người bệnh liên tục gãi vùng da có chấy, gãi nhiều có thể dẫn đến trầy xước da đầu, bong vảy da đầu</em></p>
<p style="text-align: justify;">Khi thăm khám người bệnh, quan sát vùng da đầu, đặc biệt vùng phía trên tai và sau gáy, có thể thấy con chấy trưởng thành, thiếu trùng và cả trứng chấy. Trứng trấy màu trắng, mảnh và bám rất chắc vào chân tóc, cần phân biệt với gàu, nấm tóc. Con chấy trưởng thành có thể đang hút máu, hoặc di chuyển sát da đầu. Tại vị trí chấy hút máu đôi khi nhìn thấy chấm vảy máu nhỏ trên da dầu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khi bị rận ký sinh: rận thường đẻ trứng trên da và quần áo. Khi rận ký sinh và hút máu thường gây ngứa rất nhiều. Các vị trí da đó là vùng dưới cánh tay, nách, vùng quanh thắt lưng, những điểm gấp quần áo tiếp xúc nhiều với cơ thể như chun quần, đai dây áo ngực,… Tại vị trí da bị rận hút máu, thường để lại các thương tổn da dạng dát đỏ, nhiều khi xung quanh hơi nề đỏ, vùng trung tâm có thể tìm thấy vết rận hút máu. Người bệnh thường gãi nhiều khiến da nề đỏ, chầy xước, thậm chí chảy máu, sau đó da đóng vảy tiết và bong vảy, theo tiến triển thời gian vùng da đó có thể bị dày sừng, thay đổi mảu sắc.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi thăm khám vị trí vùng da bị ngứa có thể thấy rận đang sinh sống và hút máu, đặc biệt tại những nơi quần áo siết chặt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Rận mu: người bệnh thường xuất hiện sớm triệu chứng ngứa vùng lông mu khiến người bệnh ngãi nhiều. Rận mu có thể tìm thấy những vị trí khác như lông ngực, lông bụng, vị trí quanh hậu môn, lông mày, lông mi, râu. Vùng lông nách và tóc thường không tìm thấy rận mu. Khi rận mu chưa hút máu, có thể nhìn thấy chúng giống vảy da nhỏ bám vào chân lông, khi chúng hút máu dễ nhận thấy hơn, là các chấm màu sắc từ xanh, nâu, đỏ hoặc đen, tương tự các chấm, đám xuất huyết ở chân lông. Khi nhìn bằng mắt thường, có thể thấy trứng rận mu nhỏ, màu trắng hơi đục, bám chặt vào chân lông</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh chấy rận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh chấy rận nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan, bộ phận khác hoặc toàn thân. Tuy nhiên người bệnh thường khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến tâm lý, cảm giác xấu hổ, mặc cảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt. Bên cạnh đó, bệnh thường dễ tái phát. Khi bị nhiễm chẩy rận có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bội nhiễm da do vi khuẩn. Ngoài ra, chấy rận còn là véc tơ lây truyền một số bệnh truyền nhiễm khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh chấy rận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Con đường lây truyền chính của bệnh là lây qua tiếp xúc: con người tiếp xúc trực tiếp với nhau ( trẻ em khi chơi đùa với nhau, khi đi nhà trẻ, lớp học, người trong cùng gia đình, người cùng trọ,…); sử dụng chung đồ dùng cá nhân, vật dụng như quần áo, chăn màn, khăn tắm, lược chải đầu,… với người bệnh hoặc lây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh tại giường chiếu, chăn màn, tủ quần áo.</p>
<p style="text-align: justify;">Rận mu có thể lây từ người sang người qua sinh hoạt, quan hệ tình dục không an toàn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh chấy rận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Con người thuộc mọi giới tính, lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, do tính chất lây lan chủ yếu qua con đường tiếp xúc, các nhóm đối tượng sau thường hay mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đó là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ nhỏ đi học nhà trẻ, lớp học nội trú thường dễ mắc bệnh do trẻ chưa ý thức hết được việc cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thường hay chơi đùa, tiếp xúc với trẻ bị chấy rận,… học sinh ở các trường nội trú, nơi ở đông đúc, chật chội, điều kiện vệ sinh không đảm bảo có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người sống cùng trong gia đình, người cùng trọ với người bệnh dễ bị mắc bệnh. Những người có điều kiện vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân kém.</p>
<p style="text-align: justify;">- Môi trường sinh sống và làm việc chật hẹp, ẩm thấp, đông đúc,….</p>
<p style="text-align: justify;">- Có quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh rận mu. Các đối tượng dễ mắc bệnh như nhiều bạn tình, gái mại dâm, quan hệ đồng tính nam,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh chấy rận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng ngừa bệnh chấy rận chủ yếu là các biện pháp phòng ngừa con đường lây nhiễm. Cần giáo dục, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết và nâng cao sức khỏe. Cải thiện điều kiện sinh hoạt và làm việc, không gian rộng rãi, thoáng mát, không ẩm thấp. Vệ sinh môi trường sống và thực hiện vệ sinh cá nhân, thân thể tốt. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo, chăn màn, ga đệm,… với người bệnh. Đối với người bệnh cần phát hiện sớm và điều trị sớm, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh, tránh xa nơi đông người và khu sinh hoạt chung với người khác, tuân thủ điều trị và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.</p>
<p> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh chấy rận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh chấy rận dựa vào các yếu tố khai thác dịch tễ, triệu chứng trên lâm sàng và tìm thấy chấy rận bằng các phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Thông thường, có thể tìm thấy trứng chấy rận hoặc con trưởng thành ở các vùng da, lông bị nhiễm bệnh qua mắt thường. Một số trường hợp có thể sử dụng băng dính dán nhặt trứng chấy rận và con trưởng thành trên vùng da, lông bị tổn thương và soi dưới kính lúp hoặc kính hiển vi điện tử. Trứng chấy có màu vàng lục khi kiểm tra đèn gỗ. Một số trường hợp không rõ ràng có thể nạo tổn thương để chẩn đoán phân biệt với nhiễm vi nấm. </p>
<p style="text-align: justify;">Đối với rận mu, có thể sử dụng kính lúp hoặc soi bệnh phẩm cạo tổn thương trên lam kính và soi dưới kính hiển vi. </p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh chấy rận cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như bệnh ghẻ, ngứa vùng hậu môn sinh dục do các căn nguyên khác, nhiễm nấm nông, viêm da nhờn,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh chấy rận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biện pháp điều trị thông thường và dễ thực hiện như loại bỏ chấy rận bằng tay, cạo tổn thương, loại bỏ bằng lược chải (làm ướt tóc và lông và chải từ gốc đến ngọn). Khi áp dụng điều trị bằng phương pháp này, tỉ lệ chữa khỏi tương đối khác nhau. Ngoài ra việc loại bỏ chấy rận bằng phương pháp này có thể không loại trừ hết được trứng chấy rận.</p>
<p style="text-align: justify;">Các thuốc điều trị chấy rận thường có hai cơ chế chính: bôi thuốc tại chỗ khiến chấy rận bị ức chế hô hấp và làm chẩy rận bị tê liệt do nhiễm độc thần kinh trung ương. Tác dụng lên trứng chấy rận đôi khi kém hơn so với con trưởng thành. Do đó các bác sĩ thường áp dụng điều trị nhắc lại các thuốc sau 7 – 10 ngày. Các thuốc thường được sử dụng đó là: permethrin 1%, malathion, benzyl alcohol,….</p>
<p style="text-align: justify;">Permethrin 1% là một trong những thuốc bôi ngoài da trị chấy rận thường được sử dụng nhất và khá an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên ký sinh trùng đề kháng với thuốc này đã được ghi nhận.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Capture-One-Session0766.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thuốc điều trị chấy Permethrin 1% là một trong những thuốc bôi ngoài da trị chấy rận thường được sử dụng nhất</em></p>
<p style="text-align: justify;">Malathion 0,5% có tác dụng ức chế hô hấp ở các loài chân đốt, nhược điểm mùi gây khó chịu và thời gian sử dụng thuốc thường lâu khoảng 8 – 12 giờ mỗi lần.</p>
<p style="text-align: justify;">Lindane 1% tương tự như malathion 0,5% gây ức chế hô hấp với mầm bệnh. Thuốc nên hạn chế ở trẻ nhỏ, người già và người dưới 50 kg. </p>
<p style="text-align: justify;">Dung dịch benzyl alcohol 5% có tác dụng diệt chấy rận do tác dụng ức chế hô hấp của mầm bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Spinosad 0,9%: gây độc thần kinh với mầm bệnh, thường được sử dụng là biện pháp thay thế khi các phương pháp khác không hiệu quả.</p>
<p style="text-align: justify;">Ivermectin là thuốc uống duy nhất có thể sử dụng để diệt chấy rận trong một số thử nghiệm lâm sàng, được cho là biện pháp thay thế khi các biện pháp khác không hiệu quả..</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, cần xử lý quần áo và đồ dùng cá nhân của người bệnh đúng cách như đun sôi quần áo, chân màn, giặt sạch,… Tầm soát và điều trị nếu có đối với người sống cùng gia đình, trẻ cùng nhà trẻ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Peterson AR, Nash E, Anderson BJ. Infectious Disease in Contact Sports. Sports Health. 2019 Jan/Feb;11(1):47-58</li><li>Sweileh WM. Global output of research on epidermal parasitic skin diseases from 1967 to 2017. Infect Dis Poverty. 2018 Aug 06;7(1):74.</li><li>Dagrosa AT, Elston DM. What's eating you? head lice (Pediculus humanus capitis). Cutis. 2017 Dec;100(6):389-392</li><li>Packer H, Heiberger AL. Getting Ahead of Head Lice: Treatment in the Setting of Resistance. S D Med. 2016 Oct;69(10):468-470.</li><li>Salavastru CM, Chosidow O, Janier M, Tiplica GS. European guideline for the management of pediculosis pubis. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2017 Sep;31(9):1425-1428. </li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-chay-ran-sijpi |
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE) là một bệnh thuộc nhóm bệnh lý tự miễn, chưa rõ nguyên nhân, biểu hiện bởi tình trạng viêm tại nhiều cơ quan (da, khớp, máu, tim, phổi, thận…). Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ tổn thương nhẹ ở niêm mạc đến tổn thương đa cơ quan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_4-4.jpeg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE) là một bệnh thuộc nhóm bệnh lý tự miễn, chưa rõ nguyên nhân</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Lupus là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới gặp nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15-44 tuổi). Tỷ lệ nữ : nam là 13: 1 ở người lớn trong khi tỷ lệ này chỉ là 2: 1 ở trẻ em và người già. Mặc dù chủng tộc nào cũng có thể mắc lupus nhưng những người da trắng có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn. Bệnh Lupus có 4 kiểu biểu hiện:</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>1. Lupus sơ sinh và trẻ em.</em></strong> Là một dạng bệnh lupus hiếm gặp. Nguyên nhân được cho là tự kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai. Tuy nhiên, trong số những bệnh nhi có tự kháng thể của mẹ dương tính, chỉ có khoảng 1% phát triển thành lupus sơ sinh. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp liên quan đến tim mạch, gan và da. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể tự khỏi trong vòng 4 đến 6 tháng.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>2. Lupus dạng đĩa.</em></strong> Bệnh được biểu hiện dưới dạng sẹo mãn tính, teo da, nhạy cảm với ánh sáng, có thể tiến triển thành Lupus ban đỏ hệ thống hoặc xảy ra ở những bệnh nhân bị Lupus ban đỏ hệ thống. Nguyên nhân được cho là do di truyền, với tỷ lệ phổ biến cao nhất ở phụ nữ, người Mỹ gốc Phi và những người từ 20 đến 40 tuổi. Chẩn đoán dựa vào sinh thiết các tổn thương trên da đầu, mặt, cổ hoặc cánh tay.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>3. Lupus do thuốc.</em></strong> Bệnh xảy ra sau khi sử dụng thuốc, gây ra phản ứng tự miễn dịch. Triệu chứng biểu hiện tại nhiều cơ quan, song khi dừng các loại thuốc liên quan bệnh sẽ thuyên giảm.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>4. Lupus ban đỏ hệ thống.</em></strong> Là loại lupus phổ biến nhất. Nó thường xuất hiện ở độ tuổi 15-44 tuổi, biểu hiện đa cơ quan.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Cơ chế sinh bệnh của Lupus ban đỏ hệ thống vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Các yếu tố di truyền, nội tiết, miễn dịch, môi trường đều có vai trò trong quá trình sinh bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Yếu tố di truyền:</em></strong> Mặc dù không có mô hình di truyền rõ ràng nhưng có một tỷ lệ cao các cặp song sinh cùng mắc Lupus ban đỏ hệ thống cùng với tính chất gia đình cho thấy sự tham gia mạnh mẽ của yếu tố di truyền. Tỷ lệ các kháng thể tự miễn lưu hành trong máu ở các cặp song sinh giống nhau đến 50%. Có hơn 50 gen hoặc locus gen đã được xác định có liên quan đến lupus ban đỏ hệ thống. Hầu hết các gen này mã hóa cho protein liên quan miễn dịch, chúng kích hoạt hệ thống miễn dịch để đáp ứng với các kháng nguyên ngoại lai. Một số đột biến gen hiếm gặp nhưng liên quan đến sự phát triển của Lupus ban đỏ hệ thống bao gồm thiếu hụt các thành phần bổ thể như C1q, C1r, C1s (> 90% nguy cơ), C4 (50%), C2 (20%) và TREX1. Một số gen khác liên quan như HLA-DRB1, HLA-DR2, HLA-DR3, HLA-DRX, TNFAIP3, STAT-4, STAT-1, TLR-7, IRAK1 / MECP2, IRF5-TNPO3, ITGAM, v.v. có nguy cơ mắc Lupus ban đỏ hệ thống cao gấp 10 lần và nguy cơ mắc cao gấp 14 lần trong hội chứng Klinefelter (47, XXY).</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20190429_032406_768918_lupus-ban-do-he-tho.max-1800x1800.jpg"> <em>Di truyền là một trong những yếu tố nguyên nhân gây bệnh</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Yếu tố nội tiết:</em></strong> Giới tính nữ và ảnh hưởng nội tiết tố là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với SLE. Estrogen và prolactin thúc đẩy quá trình tự miễn và tăng sản xuất các yếu tố kích hoạt tế bào lympho B và điều chỉnh kích hoạt tế bào lympho T. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa estrogen và liệu pháp thay thế hormone sau mãn kinh có thể gây ra các đợt bùng phát ở bệnh nhân mắc Lupus ban đỏ hệ thống và có liên quan đến tỷ lệ mắc Lupus cao hơn. Nồng độ prolactin tăng cao được thấy ở những bệnh nhân mắc Lupus. Ngược lại, Androgen lại được coi là yếu tố bảo vệ, giảm nguy cơ mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Yếu tố miễn dịch:</em></strong> Yếu tố miễn dịch là yếu tố trung tâm của bệnh Lupus. Yếu tố này tập trung chủ yếu vào tình trạng mất khả năng chịu đựng các stress của tế bào. Quá trình thực bào bị rối loạn dẫn đến việc loại bỏ các tế bào chết theo chương trình và các phức hợp miễn dịch một cách không phù hợp. Dấu hiệu nhận biết của Lupus là sự hình thành các tự kháng thể, các tự kháng thể này tấn công chính các thành phần của cơ thể, làm cho nó dễ bị loại bỏ bởi chính các tế bào có thẩm quyền miễn dịch của cơ thể đó.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Yếu tố môi trường:</em></strong> Yếu tố môi trường như tia cực tím, ánh nắng mặt trời làm các tế bào tự chết theo chương trình, dẫn đến tăng phản ứng tự miễn dịch trong cơ thể, có thể khởi phát đợt cấp Lupus ban đỏ hệ thống. Các virus như EBV cũng là yếu tố khởi phát Lupus. Một số yếu tố khác đã được nghiên cứu là nhiễm silica, thiếu vitamin D,… cũng là yếu tố nguy cơ với SLE</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ol>
<li style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></li>
</ol>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Do Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý hệ thống nên triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, có thể biểu hiện ở tất cả cơ quan.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng toàn thân:</em></strong> Sốt, mệt mỏi, gầy sút cân, chán ăn gặp ở 90% BN nhưng không đặc trưng cho bệnh Lupus.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng tại da, niêm mạc:</em></strong> Là một trong các triệu chứng đặc trưng nhất của lupus. Triệu chứng tại da gặp ở 70% trường hợp. Các tổn thương da đặc hiệu là ban cánh bướm ở mặt, ban dạng đĩa, nhạy cảm với ánh sáng, loét mũi miệng. Các tổn thương trên da thường khởi phát cấp tính, có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng. Một số trường hợp Lupus có tổn thương da, niêm mạc không đặc trưng như sẹo loét, viêm mạch máu da, mề đay…</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20200421_lupus-ban-do-va-nhung-bien-chung-nguy-hiem-ban-can-biet.jpeg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Hình ảnh minh hoạ lupus ban đỏ</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng tại hệ cơ xương khớp:</em></strong> Khoảng 50% trường hợp Lupus có biểu hiện đầu tiên tại hệ cơ xương khớp, và gặp ở 90% các đợt tiến triển. Đó có thể là đau khớp đơn thuần, một số trường hợp có viêm màng hoạt dịch, tổn thương tế bào cơ vân hoặc hoại tử đầu xương. Viêm khớp ở người bệnh Lupus có biến dạng điển hình là bàn tay Jaccoud- một biến dạng khớp song song hủy hoại khớp do tổn thương các dây chằng, chiếm khoảng 10% các trường hợp Lupus. Tại hệ cơ, người bệnh có thể có triệu chứng viêm cơ, đau cơ, giảm cơ lực, tăng men cơ. Loãng xương cũng là dấu hiệu thường gặp ở người bệnh Lupus do tiến triển viêm của bệnh và tác dụng phụ khi dùng corticoid kéo dài.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng thần kinh:</em></strong> Có thể biểu hiện cả ở hệ thần kinh trung ương lẫn ngoại vi và biểu hiện tâm thần. Thường gặp nhất là đau đầu dai dẳng, kém đáp ứng với thuốc giảm đau. Các cơn động kinh, co giật có thể gặp với tần suất ít hơn nhưng có giá trị tiên lượng bệnh. Các biểu hiện khác tại hệ thần kinh bao gồm viêm màng não vô khuẩn, hội chứng demyelinating (viêm dây thần kinh thị giác và viêm tủy), rối loạn vận động như múa giật và rối loạn chức năng nhận thức. Bệnh nhân mắc Lupus cũng có nguy cơ cao bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Các biểu hiện tâm thần đặc biệt khó chẩn đoán và kiểm soát bao gồm từ trầm cảm, rối loạn lo âu đến tâm thần phân liệt.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng tại phổi:</em></strong> Viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi là triệu chứng thường gặp nhất. Đôi khi người bệnh có biểu hiện viêm phổi kẽ, tổn thương mạch máu phổi.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng tim mạch: </em></strong>Lupus có thể gây tổn thương đến bất kỳ lớp nào của tim bao gồm màng ngoài tim, cơ tim, nội tâm mạc và thậm chí cả các động mạch vành. Viêm màng ngoài tim liên quan đến tràn dịch màng ngoài tim là biểu hiện tim phổ biến nhất nhưng ít gặp hội chứng chèn ép tim cấp tính. Viêm cơ tim rất hiếm và có liên quan đến kháng thể kháng Ro (SSA). Bất thường van tim bao gồm viêm nội tâm mạc Libman-Sacks liên quan đến van hai lá rất phổ biến và có thể liên quan đến hội chứng kháng thể kháng phospholipid. Bệnh nhân mắc Lupus đặc biệt có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng tại thận:</em></strong> Viêm thận lupus là một biến chứng phổ biến, được nhiều người biết đến của Lupus với tổn thương đa dạng từ tổn thương cầu thận tối thiểu đến viêm cầu thận tiến triển lan tỏa. Viêm thận lupus thường xảy ra sớm ở người bệnh Lupus. Sinh thiết thận rất quan trọng trong chẩn đoán và tiên lượng viêm thận lupus và loại trừ các nguyên nhân khác. Việc điều trị viêm thận lupus được quyết định bởi kết quả sinh thiết và tiên lượng khác nhau đối với từng thể viêm thận. Tiên lượng tốt cho class I và II, và tiên lượng kém với class III và IV. Class V thường mang tiên lượng tốt tuy nhiên hay gặp biến chứng của hội chứng thận hư như huyết khối, tắc mạch. Các biểu hiện khác của thận bao gồm bệnh lý vi mạch huyết khối (TTP), viêm thận kẽ, bệnh mạch máu lupus, viêm mạch máu và xơ cứng động mạch.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng tiêu hóa:</em></strong> Bất kỳ bộ phận nào của đường tiêu hóa đều có thể liên quan đến Lupus. Các biểu hiện đường tiêu hóa bao gồm rối loạn chức năng thực quản (đặc biệt là một phần ba trên của thực quản), viêm mạch mạc treo ruột, viêm ruột lupus, viêm phúc mạc. Người bệnh Lupus có hội chứng antiphospholipid có thể phát triển hội chứng Budd-Chiari (huyết khối mạch máu mạc treo và tắc tĩnh mạch gan).</p>
<ol>
<li style="text-align: justify;" value="2"><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></li>
</ol>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><em>Tăng chỉ số viêm: </em>Tăng tốc độ máu lắng và CRP</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><em>Xuất hiện các dấu ấn miễn dịch:</em> Có mặt các kháng thể kháng nhân đặc hiệu với mỗi thể bệnh trong đó quan trọng nhất là kháng thể kháng dsDNA, Sm, Ro, RNP… Test giang mai dương tính giả. Yếu tố dạng thấp RF gặp ở 30% trường hợp SLE. Bổ thể giảm. Trong hội chứng kháng Phospholipid có kháng thể kháng phospholipid, yếu tố chống đông lưu hành.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><em>Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi:</em> Giảm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><em>X-quang khớp: </em>Hình ảnh tiêu xương, khuyết xương dưới sụn, biến dạng khớp. Ít khi có tổn thương bào mòn.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><em>Siêu âm:</em> Siêu âm tim phát hiện tràn dịch màng tim, tổn thương van tim, viêm nội tâm mạc.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Cộng hưởng từ sọ não, tủy sống:</em> tổn thương chất trắng, nhồi máu não, xuất huyết não, huyết khối xoang tĩnh mạch, viêm dây thần kinh thị giác, viêm tủy cắt ngang… là những tổn thương thần kinh có thể phát hiện trên phim chụp cộng hưởng từ ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Biến chứng của Lupus ban đỏ hệ thống có thể xảy ra do tiến triển bệnh hoặc do thuốc.</em></strong></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><em>Các biến chứng liên quan đến tiến triển bệnh bao gồm:</em> xơ vữa động mạch với nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gấp nhiều lần ngay cả ở dân số trẻ, bệnh thận giai đoạn cuối và khiếm khuyết thần kinh (bao gồm mù thứ phát do các biểu hiện thần kinh). Lo lắng và trầm cảm rất phổ biến ở những bệnh nhân mắc SLE. Một số biến chứng liên quan đến thai kỳ được biết đến bao gồm sảy thai, thai lưu, tiền sản giật và sản giật, bệnh tim bẩm sinh và lupus sơ sinh.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><em>Các biến chứng do thuốc gây ra</em> thường gặp và cần theo dõi chặt chẽ. Sử dụng corticosteroid lâu dài ở bệnh nhân Lupus thường dẫn đến loãng xương, nếu không được điều trị và dự phòng kịp thời người bệnh có thể gãy xương. Các biến chứng khác của điều trị bằng corticosteroid trong thời gian dài bao gồm hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, tăng cân và đái tháo đường. Sử dụng corticosteroid liều cao làm suy giảm miễn dịch gây nhiễm trùng cơ hội và rối loạn tâm thần cấp tính. Sử dụng lâu dài hydroxychloroquine có thể hiếm khi dẫn đến bệnh đa hồng cầu và bệnh võng mạc không thể đảo ngược. Sử dụng Cyclophosphamide có liên quan đến nguy cơ viêm bàng quang kẽ và ung thư bàng quang cao đáng kể ngay cả sau khi ngừng thuốc.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện không có phương pháp dự phòng Lupus ban đỏ hệ thống. Song, người bệnh cần đi khám sớm để phát hiện bệnh ngay khi có triệu chứng bất thường và tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm hạn chế các tổn thương nặng nề về sau, đặc biệt là tổn thương thận.</p>
<p><strong>Tiên lượng</strong></p>
<p style="margin-left:9.0pt;">Mặc dù có những tiến bộ đáng kể về chẩn đoán và điều trị Lupus trong thập kỷ qua, người bệnh lupus vẫn có nguy cơ tử vong cao với các biến chứng nặng. Một nghiên cứu ở Châu Âu với 1000 bệnh nhân mắc SLE, đã chứng minh xác suất sống sót sau 10 năm là 92%, giảm xuống còn 88% ở những người có bệnh thận. Tuổi trung bình khi chết là 44. Nguyên nhân tử vong thay đổi theo thời gian bệnh. Trong đó, viêm thận lupus chiếm tỷ lệ tử vong lớn nhất ở những người dưới 50 tuổi mắc bệnh, trong khi bệnh mạch máu là yếu tố quan trọng nhất trong nhóm người chết sau đó trong quá trình điều trị bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiêu chuẩn ACR 1992 (bổ sung năm 1997)</strong></p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">1. Ban vùng má : ban đỏ vùng mũi má hình cánh bướm.</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">2. Ban dạng đĩa (discoid) ban đỏ gờ cao, giới hạn rõ có vẩy sừng dính chặt khó cậy, dày sừng từng điểm ở nang lông, có teo da.</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">3. Mẫn cảm ánh sáng ( Photosensitivity): có tiền sử mẫn cảm ánh sáng hoặc thầy thuốc quan sát thấy.</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">4. Loét miệng không đau,hoặc loét hầu họng không đau, thầy thuốc khám, quan sát thấy.</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">5. Viêm khớp: Viêm khớp không trợt xước, hai hoặc nhiều khớp ngoại biên,sưng, đau, tràn dịch.</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">6. Viêm thanh mạc : viêm màng phổi, tiếng cọ màng phổi, tràn dịch màng phổi, viêm màng tim, tràn dịch màng tim, tiếng cọ màng tim, biến đổi điện tâm đồ.</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">7. Tổn thương thận : protein niệu > 500 mg/ ngày, có cặn lắng tế bào.</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">8. Tổn thương hệ thần kinh trung ương: động kinh hoặc cơn vắng ý thức, rối loạn tâm thần.</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">9. Rối loạn huyết học :</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">- Thiếu máu tan huyết có tăng hồng cầu lưới.</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">- Giảm bạch cầu < 4000 / mm3.</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">- Giảm tiểu cầu < 100. 000/ mm3 .</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">10. Rối loạn miến dịch :</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">Tế bào LE dương tính.</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">- Anti DNA (+).</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">- Anti Sm (+).</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">- VDRL dương tính giả.</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">11. Kháng thể kháng nhân.</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">- Kháng thể kháng Ds DNA.</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">- SSA ( Anti Ro).</p>
<p style="margin-left: 0.5in; text-align: justify;">- SS B ( Anti La).</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu có > 4 tiêu chuẩn , bệnh nhân được chẩn đoán là SLE.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiêu chuẩn SLICC 2012</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Theo tiêu chuẩn SLICC 2012, để chẩn đoán SLE, bệnh nhân phải đáp ứng ít nhất 4 tiêu chuẩn, bao gồm ít nhất một tiêu chuẩn lâm sàng và một tiêu chí miễn dịch hoặc bệnh nhân phải có bằng chứng viêm thận lupus trên sinh thiết với sự có mặt của các kháng thể kháng nhân hoặc kháng thể kháng ds-DNA.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiêu chuẩn ACR/SLICC 2015</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có từ 4 điểm trở lên được chẩn đoán xác định lupus ban đỏ hệ thống. 3 điểm gợi ý lupus, 2 điểm: có khả năng; 1 điểm: có thể.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<ul>
<li style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Các bệnh tự miễn khác như: Viêm khớp dạng thấp, bệnh Behcet, bệnh Sarcoidosis</li>
<li style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Nhiễm trùng.</li>
<li style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Một số bệnh nhiễm virus như Parvovirus B19, CMV, EBV, viêm gan B-C.</li>
<li style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.</li>
<li style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Bệnh ác tính: U lypmpho đặc biệt là u lympho không Hodgkins.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Mục tiêu:</em></strong> Giảm tiến triển bệnh và ngăn ngừa tổn thương nội tạng.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Chế độ sinh hoạt:</em></strong> Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tránh thức khuya, lo âu, stress. Không hút thuốc lá. Chế độ ăn giàu vitamin D và Calci. Tập thể dục hàng ngày.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Thuốc chống viêm không Steroid.</em></strong> Thuốc được sử dụng trong trường hợp viêm khớp, sốt, viêm thanh mạc. Những loại thuốc này có đặc tính giảm đau, chống viêm và chống đông máu, có lợi trong điều trị các biểu hiện liên quan đến lupus thông thường; tuy nhiên, phải xem xét khả năng tác dụng phụ (viêm loét dạ dày, nhiễm độc gan, suy thận…) trước khi các bác sĩ lâm sàng kê đơn NSAID cho bệnh nhân bị lupus.</p>
<ul style="list-style-type:circle;">
<li style="text-align: justify;">Corticoid có tác dụng giảm đau, chống viêm do đó ức chế các phản ứng miễn dịch trong bệnh Lupus. Liều thuốc và đường dùng phụ thuộc tình trạng bệnh của người bệnh. Đa số trường hợp chỉ cần dùng đường uống. Trong trường hợp nặng, cấp tính, tổn thương tạng, steroid được sử dụng qua đường tĩnh mạch. Khi dùng corticoid trong thời gian đầu cần giảm liều nhanh, sau đó giảm liều chậm dần, theo dõi sát và duy trì liều thấp nhất có đáp ứng và có thể ngừng corticoid khi bệnh hoàn toàn ổn định.</li>
</ul>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Thuốc chống sốt rét (Hydroxychloroquin). </em></strong>Một số thuốc chống sốt rét đã tỏ ra hiệu quả trong việc điều trị các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau của bệnh lupus và ngăn ngừa các đợt bùng phát tiếp theo. Mặc dù cơ chế chính xác không rõ ràng, thuốc chống sốt rét có thể ức chế hoạt hóa tế bào lypmpho T và ức chế hoạt động của cytokine viêm. Thận trọng khi sử dụng cho những trường hợp giảm G6PD, tổn thương gan.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Thuốc ức chế miễn dịch khác</em></strong></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Thuốc ức chế miễn dịch chủ yếu được sử dụng trong các trường hợp nặng hơn của bệnh lupus khi dùng corticosteroid liều cao hoặc thuốc chống sốt rét đã thất bại trong việc kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Chúng cũng được sử dụng để ngăn ngừa đợt cấp và tái phát SLE. Các tác nhân được sử dụng phổ biến nhất là cyclophosphamide và azathioprine, mycophenolate.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Kháng thể đơn dòng</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Là kháng thể đơn dòng đầu tiên được phê duyệt điều trị Lupus. Belimumab ức chế sự kích hoạt tế bào lympho B bằng cách can thiệp vào một protein cần thiết cho hoạt động của tế bào B (BLyS). Thuốc được khuyên dùng cho những bệnh nhân mắc Lupus hoạt động đang được điều trị tiêu chuẩn bằng thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống sốt rét, corticosteroid và / hoặc thuốc ức chế miễn dịch khác không đáp ứng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em><u>Rituximab:</u></em> Là một kháng thể đơn dòng tinh tinh biến đổi gen chống lại kháng nguyên CD20, rituximab (Rituxan, Genentech / Roche) cũng cho thấy tiềm năng trong điều trị Lupus. Lợi ích của rituximab cũng được ghi nhận ở những bệnh nhân bị viêm thận lupus, đau khớp, viêm khớp, viêm thanh mạc, viêm mạch máu da, viêm niêm mạc, phát ban, mệt mỏi, và các triệu chứng thần kinh và khó chữa.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Petri M, Epidemiology of systemic lupus erythematosus, Best Pract. Res. Clin. Rheumatol 16 (2002) 847–858. doi:10.1053/berh.2002.0259.</li><li>Danchenko N, Satia J, Anthony M, Epidemiology of systematic lupus erythematosus: a comparison of worldwide disease burden, Lupus. 12 (2006) 308–318.</li><li>Angel A. Justiz Vaillant; Amandeep Goyal; Pankaj Bansal; Matthew Varacallo. Systemic Lupus Erythematosus (SLE). StatPearls. NCBI. (2020).</li><li>Lupus ban đỏ hệ thống. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp. Bộ y tế. 2016.</li><li>Nguyễn Thị Ngọc Lan. Bênh học cơ xương khớp nội khoa. Bộ Y tế, NXB Giáo dục Việt Nam (2019).</li><li>Jessica J Manson 1, Anisur Rahman. Systemic lupus erythematosus. Orphanet J Rare Dis. 2006; 1: 6. Published online 2006 Mar 27. doi: 10.1186/1750-1172-1-6.</li><li>Deng Y, Tsao BP. Advances in lupus genetics and epigenetics. Curr Opin Rheumatol. 2014 Sep;26(5):482-92.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-lupus-ban-do-he-thong-sfvsk |
Bệnh hồng cầu hình liềm | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh hồng cầu hình liềm</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh hồng cầu hình liềm (SCD) là một nhóm rối loạn di truyền được đặc trưng bởi sự hiện diện của hemoglobin S (HbS), hoặc do đồng hợp tử đối với đột biến hình liềm trong chuỗi beta globin của hemoglobin (HbSS) hoặc do dị hợp tử hợp chất của đột biến beta globin hình liềm với một đột biến beta globin khác (ví dụ, bệnh beta thalassemia hình liềm). Hemoglobin bất thường khiến các tế bào hồng cầu bị biến dạng, cứng và dính. Dấu hiệu nhận biết của SCD là hiện tượng tắc mạch và thiếu máu huyết tán.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm" src="/ImagePath/images/20210920/20210920_hong-cau-hinh-liem.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm</em></p>
<p style="text-align: justify;">Khoảng 8 phần trăm những người da đen có gen hemoglobin S, và theo thống kê ở Mỹ thì cứ 400 trẻ da đen sơ sinh khỏe mạnh được sinh ra thì có 1 trẻ bị thiếu máu hồng cầu liềm. Bệnh có thể biểu hiện ngay trong năm đầu tiên.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện lâm sàng của SCD thay đổi. Các đặc điểm chính liên quan đến thiếu máu tan máu và tắc mạch, có thể dẫn đến đau cấp tính và mãn tính và thiếu máu cục bộ mô hoặc nhồi máu. Nhồi máu lách dẫn đến giảm thể tích chức năng sớm trong cuộc sống, do đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Những biến chứng này có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;">Hiện tượng tắc mạch và tan máu là những dấu hiệu lâm sàng của bệnh hồng cầu hình liềm (SCD). Tắc mạch máu gây ra các đợt đau tái phát (trước đây gọi là khủng hoảng hồng cầu hình liềm) và một loạt các biến chứng hệ thống cơ quan nghiêm trọng có thể dẫn đến tàn tật suốt đời và thậm chí tử vong. Sự tan máu của các tế bào hồng cầu (RBC) gây ra bệnh thiếu máu mãn tính và sỏi mật.</p>
<p style="text-align: justify;">Tiên lượng của SCD đã được cải thiện đều đặn sau cơ chế chăm sóc toàn diện bao gồm sàng lọc sơ sinh, chủng ngừa, kháng sinh, hydroxyurea , và phòng ngừa và điều trị sớm, nhanh chóng biến chứng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh hồng cầu hình liềm</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh hồng cầu hình liềm (SCD), một bệnh di truyền do rối loạn lặn Mendel, gây ra bởi sự đồng hợp tử đối với gen hemoglobin S (HbS), dị hợp tử kép đối với gen HbS và hemoglobin C (HbC), dị hợp tử kép đối với gen HbS và beta thalassemia. Kiểu hình của SCD được kích hoạt bởi quá trình trùng hợp deoxy-HbS.</p>
<p style="text-align: justify;">Tế bào hình liềm trải qua quá trình tán huyết, với tuổi thọ của tế bào hồng cầu điển hình (RBC) là khoảng 17 ngày (1/7 của RBCs bình thường), dẫn đến thiếu máu tán huyết mãn tính.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh hồng cầu hình liềm (SCD), một bệnh di truyền do rối loạn lặn Mendel" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_hong-cau-hinh-liem-7.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh hồng cầu hình liềm (SCD), một bệnh di truyền do rối loạn lặn Mendel</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tế bào hồng cầu hình liềm (RBCs) có tác dụng giảm rõ rệt khả năng biến dạng cũng như các tác dụng khác bao gồm tăng độ bám dính vào tế bào nội mô mạch máu, chống viêm và kích hoạt cơ chế cầm máu; tất cả những thay đổi này hiệp đồng với nhau để gây ra tắc mạch.</p>
<p style="text-align: justify;">Trùng hợp hemoglobin - Phản ứng trùng hợp Deoxy-hemoglobin S (HbS) là sự kiện khởi đầu cơ bản, không thể thiếu trong sinh lý bệnh SCD. Sự phân bổ tất cả các khía cạnh của SCD đối với các sự kiện liên quan đến quá trình trùng hợp hemoglobin đã phát triển rất nhiều từ các bằng chứng liên quan đến hình dạng đặc biệt, đặc tính của các tế bào hồng cầu hình liềm, độ nhớt của máu. Ức chế sự trùng hợp HbS bằng cách tăng hemoglobin (HbF) của thai nhi bằng cách sử dụng hydroxyurea hoặc bằng các liệu pháp dựa trên tế bào làm giảm tắc mạch và tan máu.</p>
<p style="text-align: justify;">Các ví dụ lâm sàng cung cấp bằng chứng tốt nhất cho hiện tượng liềm do trùng hợp là nguyên nhân khởi đầu của tắc mạch máu là hai bệnh rối loạn hồng cầu hình liềm bệnh hemoglobin SC và bệnh HbS.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sự mất nước tế bào rõ rệt được thấy trong các tế bào hồng cầu HbSC dẫn đến tăng nồng độ HbS trong tế bào hỗ trợ quá trình trùng hợp của nó, gây ra các triệu chứng của bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sự vắng mặt ảo của biến chứng tắc mạch và tan máu ở dị hợp tử hợp chất với HbS-HPFH là do nồng độ HbF cao trong tế bào, ức chế quá trình trùng hợp HbS và hình liềm tế bào.</p>
<p style="text-align: justify;">Hồng cầu hình liềm - Biến dạng hồng cầu (RBC) hình liềm (hình liềm) là tác nhân duy nhất của chứng tắc mạch gây đau vì chỉ có mối tương quan yếu giữa các sự kiện đau đớn và số lượng hồng cầu dày đặc, dễ bị trùng hợp HbS nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">Sự bắt đầu của tắc mạch là một quá trình phức tạp có tính ngẫu nhiên cao. Các cơn đau thông thường thấy trong SCD không thể được coi là do thiếu oxy gây tăng hồng cầu. Bệnh nhân SCD không bị biến động trong các điều kiện tăng cường quá trình trùng hợp hemoglobin và hiện tượng liềm (ví dụ: giảm oxy máu, nhiễm toan, mất nước hồng cầu). Các cơn đau không xuất hiện phổ biến hơn ở bệnh nhân ngưng thở khi ngủ hoặc giảm oxy máu định kỳ.</p>
<p style="text-align: justify;">Tắc nghẽn vi mạch - Một giả định phổ biến là sinh lý bệnh của SCD liên quan đến tắc nghẽn vi mạch. Điều này dựa trên kỳ vọng rằng các mạch nhỏ nhất nên dễ bị tắc nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mô hình động vật và ở người đã xác định được một số vị trí làm suy giảm lưu lượng máu và tắc mạch</p>
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố góp phần trong tác mạch tế bào hình liềm:</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Screenshot_20.png"></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh hồng cầu hình liềm</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hiện tượng tắc mạch và tan máu là những dấu hiệu lâm sàng của bệnh hồng cầu hình liềm (SCD). Tắc mạch máu gây ra các đợt đau tái phát (trước đây gọi là khủng hoảng hồng cầu hình liềm) và một loạt các biến chứng hệ thống cơ quan nghiêm trọng có thể dẫn đến tàn tật suốt đời và thậm chí tử vong. Sự tan máu của các tế bào hồng cầu (RBC) gây ra bệnh thiếu máu mãn tính và sỏi mật.</p>
<p style="text-align: justify;">Tắc mạch liên tiếp làm tổn thương hầu hết các cơ quan trong cơ thể, quan trọng nhất là cơ quan chính như: tim và gan, não, phổi, thận.</p>
<p style="text-align: justify;">Đau là một trong những hậu quả lớn. Bệnh nhân có thể có các đợt đau cấp tính từng đợt, trong một số trường hợp có kèm theo các cơn đau mạn tính cơ bản.</p>
<p style="text-align: justify;">Các cơn đau có thể bắt đầu sớm nhất khi trẻ được sáu tháng tuổi và thường kéo dài suốt cuộc đời. Trong một loạt trẻ em được chẩn đoán mắc SCD khi mới sinh, một phần ba đã trải qua cơn đau khi được một tuổi, hai phần ba khi được hai tuổi và hơn 90 phần trăm khi được sáu tuổi. Các vị trí đau có thể bao gồm lưng, ngực, tứ chi và bụng. Ở trẻ nhỏ, viêm bao khớp (đau cấp tính ở bàn tay hoặc bàn chân) có thể là vị trí đau phổ biến nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong ở bệnh nhân SCD. Các vị trí nhiễm trùng phổ biến bao gồm nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và nhiễm trùng phổi (viêm phổi, hội chứng ngực cấp tính [ACS]). Những biểu hiện hay gặp nhất như sốt và trong một số trường hợp có các dấu hiệu khu trú (nhức đầu, lác đác, co giật trong viêm màng não; hoặc đau ngực, ho, thở khò khè và / hoặc giảm oxy máu trong ACS)...</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Theo ước tính, có khoảng 25% trẻ em mắc phải thiếu máu hồng cầu hình liềm" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_thieu-mau-hong-cau-hinh-liem-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Theo ước tính, có khoảng 25% trẻ em mắc phải thiếu máu hồng cầu hình liềm</em></p>
<p style="text-align: justify;">Thiếu máu mạn tính: da xanh niêm mạc nhợt, tim nhanh, mệt mỏi...và những cơn tan máu cấp với biểu hiện vàng da hay sỏi mật sắc tố và lách to…</p>
<p style="text-align: justify;">Co giật và động kinh phổ biến hơn hai đến ba lần ở những người bị SCD so với những quần thể khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Thiếu máu tan máu mãn tính trong SCD dẫn đến tăng hoạt động tạo hồng cầu bù đắp. Sự mở rộng của tủy xương tạo máu có thể dẫn đến một số thay đổi về xương và dẫn đến loãng xương...</p>
<p style="text-align: justify;">Loét chân - Tắc mạch máu trên da có thể gây loét chân và hội chứng cơ ở bệnh nhân SCD.</p>
<p style="text-align: justify;">SCD có thể gây ra bệnh võng mạc do tắc động mạch võng mạc và thiếu máu cục bộ, kèm theo bệnh võng mạc tăng sinh, xuất huyết dịch kính và bong võng mạc gây ảnh hưởng tới thị lực và mù lòa.</p>
<p style="text-align: justify;">Chứng cương cứng - Chứng cương cứng không mong muốn (cương cứng không mong muốn khi không có ham muốn hoặc kích thích tình dục) là một vấn đề phổ biến, nghiêm trọng trong SCD.</p>
<p style="text-align: justify;">Tăng trưởng chậm và dậy thì muộn thường gặp ở trẻ em bị SCD. Hầu hết các trường hợp giảm tăng trưởng có thể phát hiện được, ảnh hưởng đến cân nặng nhiều hơn chiều cao ở giai đoạn hai tuổi. Chiều cao bình thường thường đạt được ở tuổi trưởng thành nhưng cân nặng vẫn thấp hơn so với những người không bị SCD.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Cận lâm sàng</b></p>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm thường thấy là biểu hiện thiếu máu do tan máu cấp hay mạn tính: giảm HCT, giảm Hb, tăng bilirubin, tăng hồng cầu lưới...</p>
<p style="text-align: justify;">Hình dáng hồng cầu ngoại vi biến đổi: tế bào hình liềm chiếm tỷ lệ cao.</p>
<p style="text-align: justify;">Điện di huyết sắc tố phát hiện HbS, tỷ lệ HbF thường tăng nhiều hay ít tùy thể bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Các phương pháp cận lâm sàng khác được đặt ra khi nghi ngờ biến chứng hay có biến chứng và theo dõi định kì</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh hồng cầu hình liềm</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng cấp tính chính của SCD bao gồm những điều sau đây:</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng</p>
<p style="text-align: justify;">- Thiếu máu nghiêm trọng</p>
<p style="text-align: justify;">- Hiện tượng tắc mạch máu</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đau cấp tính do tắc ống dẫn tinh</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đột quỵ</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hội chứng ngực cấp tính</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nhồi máu thận hoặc ngộ độc thuốc</p>
<p style="text-align: justify;">+ Viêm xương hoặc nhồi máu xương</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nhồi máu cơ tim</p>
<p style="text-align: justify;">+ Các biến chứng liên quan đến thai kỳ</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hội chứng cương đau dương vật</p>
<p style="text-align: justify;">+ Huyết khối tĩnh mạch</p>
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng mãn tính: Nhiều hệ thống cơ quan có thể phát triển các biểu hiện mãn tính</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau mãn tính</p>
<p style="text-align: justify;">- Thiếu máu</p>
<p style="text-align: justify;">- Suy giảm thần kinh hoặc rối loạn co giật</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh lý phổi: Bệnh hen suyễn, Tăng áp động mạch phổ, Rối loạn nhịp thở khi ngủ và giảm oxy máu về đêm</p>
<p style="text-align: justify;">- Suy thận và tăng huyết áp</p>
<p style="text-align: justify;">- Loãng xương và các biến chứng của nhồi máu xương</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh cơ tim với rối loạn chức năng tâm trương</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm độc gan (thừa sắt do truyền máu hoặc dùng thuốc) và sỏi mật sắc tố (tan máu mãn tính)</p>
<p style="text-align: justify;">- Chậm dậy thì và giảm tăng trưởng</p>
<p style="text-align: justify;">- Loét chân mãn tính</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh võng mạc tăng sinh</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai kì" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_hong-cau-liem-man-gthai.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai kì</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh hồng cầu hình liềm</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Di truyền: gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Vì vậy cả bố và mẹ mang gen bệnh thì sinh ra trẻ mang bệnh 25% khả năng, 50% khả năng trẻ mang gen bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Dân tộc: Người da đen gặp nhiều hơn</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người da đen dễ bị bệnh hồng cầu hình liềm" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_nguoidaden.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người da đen dễ bị bệnh hồng cầu hình liềm</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh hồng cầu hình liềm</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Phòng ngừa các biến chứng</p>
<p style="text-align: justify;">- Phòng ngừa ban đầu các biến chứng cấp tính của SCD bao gồm quản lý sức khỏe định kỳ bởi bác sĩ huyết học hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chuyên môn về SCD. Phòng ngừa ban đầu các biến chứng bao gồm sử dụng penicillin dự phòng bắt đầu từ thời kỳ sơ sinh, chủng ngừa thích hợp và truyền máu cho những người có nguy cơ bị đột quỵ.</p>
<p style="text-align: justify;">Những người bị SCD bị ức chế miễn dịch nên tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm.</p>
<p style="text-align: justify;">Các cá nhân bị SCD nên được bác sĩ lâm sàng thường xuyên thăm khám như một phần của chương trình duy trì chăm sóc sức khỏe toàn diện. Thăm khám định kỳ được sử dụng để giáo dục cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng về SCD, phòng ngừa nhiễm trùng, chiến lược kiểm soát cơn đau và hướng dẫn dự đoán các biến chứng có thể xảy ra (ví dụ: vỡ lách, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, đột quỵ, loét chân).</p>
<p style="text-align: justify;">Giáo dục về bản chất của bệnh, tư vấn di truyền và đánh giá tâm lý xã hội của cá nhân và gia đình trực tiếp hoặc qua điện thoại.</p>
<p style="text-align: justify;">Tiêm chủng là nền tảng của việc phòng chống nhiễm trùng trong SCD. Trẻ em bị SCD nên nhận được tất cả các loại vắc-xin được khuyến cáo thường quy ở thời thơ ấu, bao gồm cả vắc-xin chống lại Streptococcus pneumoniae , cúm theo mùa, Neisseria meningitidis , Haemophilus influenzae loại B và vi rút viêm gan B. Khi khả thi, có thể chỉ định điều trị dự phòng bằng kháng sinh cho những người bị SCD mà những người tiếp xúc trong nhà với những người bị nhiễm trùng này có thể được chỉ định.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh hồng cầu hình liềm</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tầm soát bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm cso thể được thực hiện qua sàng lọc sơ sinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán bệnh hồng cầu hình liềm cần hỏi bệnh tỷ mỉ, triệu chứng lâm sàng đầu tiên thường xuất hiện dưới dạng đau cấp tính ở bàn tay và bàn chân. Các biểu hiện gợi ý:</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau dữ dội trong xương</p>
<p style="text-align: justify;">- Thiếu máu</p>
<p style="text-align: justify;">- Lách to ra đau đớn</p>
<p style="text-align: justify;">- Chậm tăng trưởng</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng đường hô hấp</p>
<p style="text-align: justify;">- Loét chân</p>
<p style="text-align: justify;">- Vấn đề tim mạch</p>
<p style="text-align: justify;">Kết hợp với tiền sử gia đình, đặc biệt là thì trạng mang gen bệnh của bố mẹ.</p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm điện di huyết tắc tố phát hiện HbS.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_xetnghiemditruyen.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thực hiện xét nghiệm di truyền</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh hồng cầu hình liềm</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các cá nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm (SCD) nên được bác sĩ lâm sàng thường xuyên thăm khám như một phần của chương trình duy trì chăm sóc sức khỏe toàn diện.</p>
<p style="text-align: justify;">Hydroxyurea là phương pháp điều trị chính cho bệnh hồng cầu hình liềm, nó làm giảm đau và các biến chứng tắc mạch khác, giảm tỷ lệ nhập viện và cải thiện khả năng sống sót. Các lựa chọn khác bao gồm L-glutamine (glutamine), voxelotor và crizanlizumab có sẵn cho những người không thể dung nạp hydroxyurea hoặc những người bị đau liên tục mặc dù đã dùng hydroxyurea.</p>
<p style="text-align: justify;">Hydroxyurea- Việc sử dụng hydroxyurea là biện pháp chính trong việc quản lý tổng thể những người bị SCD, vì nó làm giảm tỷ lệ các đợt đau do tắc mạch cấp tính và các biến cố tắc mạch khác, giảm tỷ lệ nhập viện; và kéo dài thời gian ổn định.</p>
<p style="text-align: justify;">Hydroxyurea có thể được sử dụng ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi đến người lớn, ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Nó được ngưng 3 tháng trước khi cố gắng thụ thai và trong khi mang thai. Lợi ích là lớn nhất ở những người có kiểu gen HbSS hoặc HbS / beta -thalassemia .</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210920/20210920_Screenshot_21.png"></p>
<p style="text-align: justify;">Cấy ghép tế bào tạo máu (HCT) là lựa chọn chữa bệnh duy nhất có sẵn ở những người bị SCD.</p>
<p style="text-align: justify;">Truyền máu - Truyền máu được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của SCD, bao gồm cả việc chuẩn bị cho phẫu thuật; điều trị các triệu chứng thiếu máu, đột quỵ cấp, suy đa cơ quan và hội chứng lồng ngực cấp tính; và ngăn ngừa đột quỵ, chứng cương đau dương vật kéo dài tái phát cùng với việc quản lý giảm bạch cầu, và quản lý dự trữ sắt dư thừa...</p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả các cá nhân bị SCD nên được tiêm chủng phù hợp với lứa tuổi, bao gồm cả chủng ngừa Streptococcus pneumoniae , cúm theo mùa, Neisseria meningitidis , Haemophilus influenzae týp B và viêm gan B.</p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả những người bị SCD nên bắt đầu điều trị dự phòng bằng kháng sinh trong vòng ba tháng đầu đời. Những người bị SCD tiếp tục dùng penicillin dự phòng (hoặc erythromycin nếu dị ứng với penicillin) cho đến năm tuổi, thay vì một thời gian ngắn hơn. Quyết định có tiếp tục điều trị dự phòng bằng kháng sinh sau năm tuổi hay không phải được đưa ra theo từng trường hợp cụ thể.</p>
<p style="text-align: justify;">Chúng tôi đề nghị rằng tất cả những người bị SCD được bổ sung axit folic, vitamin tổng hợp không có sắt cho tất cả các bệnh nhân, và vitamin D và canxi.</p>
<p style="text-align: justify;">Những người bị SCD có nguy cơ mắc bệnh võng mạc tăng sinh. Đánh giá võng mạc được bắt đầu từ 10 tuổi và được tiếp tục thường xuyên để phát hiện sớm bệnh võng mạc hình liềm tăng sinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả những người bị SCD có biểu hiện đau cấp tính do một đợt đau có thể xảy ra do tắc mạch máu nên được bổ sung đủ nước bằng đường uống, hoặc truyền dịch qua đường tĩnh mạch nếu họ bị giảm thể tích, cũng như kiểm soát cơn đau. Chúng tôi đề nghị dùng thuốc phiện dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch tác dụng nhanh như là liệu pháp ban đầu, thay vì thuốc giảm đau không phải thuốc phiện.</p>
<p style="text-align: justify;">Sử dụng nước muối thông thường ( nước muối 0,9%) để bù nước cho những bệnh nhân bị giảm thể tích và một phần tư (nước muối 0,25%) hoặc một nửa nước muối bình thường (nước muối 0,45%) có hoặc không có glucose cho những bệnh nhân suy giảm thể tích và được truyền dịch thay thế.</p>
<p style="text-align: justify;">Người lớn bị SCD nhập viện với bệnh nội khoa cấp tính nên được điều trị dự phòng huyết khối trừ khi họ có chống chỉ định. Bệnh nhân SCD dường như có trạng thái tăng đông lúc ban đầu và họ thường có các yếu tố khác làm tăng thêm nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) (ví dụ: catheter, bất động, nhiễm trùng). Đối với tất cả người lớn (tức là những người> 18 tuổi) bị SCD nhập viện vì tình trạng bệnh cấp tính nên điều trị dự phòng huyết khối. Ngược lại, không sử dụng dự phòng huyết khối thường quy cho VTE ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi nhập viện.</p>
<p style="text-align: justify;">Dự phòng có thể được thực hiện bằng một trong những cách sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Một trong những heparin trọng lượng phân tử thấp (LMW) (ví dụ: enoxaparin ; dalteparin , tinzaparin ); với liều lượng dựa trên tác nhân và chỉ định.</p>
<p style="text-align: justify;">- Heparin không phân đoạn liều thấp (ví dụ, 5000 đơn vị SQ ba lần một ngày</p>
<p style="text-align: justify;">- Fondaparinux (ví dụ: 2,5 mg SQ mỗi ngày)</p>
<p style="text-align: justify;">Không sử dụng yếu tố kích thích bạch cầu hạt (G-CSF) ở những người bị SCD, do nguy cơ suy đa cơ quan và tử vong. Tuy nhiên, có thể có một trường hợp hiếm hoi trong đó lợi ích tiềm năng của liệu pháp G-CSF lớn hơn những rủi ro này và việc sử dụng G-CSF một cách hợp lý có thể được chứng minh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Mechanisms of vaso-occlusion in sickle cell disease - UpToDate</li><li>Overview of the clinical manifestations of sickle cell disease - UpToDate</li><li>Diagnosis of sickle cell disorders- UpToDate</li><li>Overview of the management and prognosis of sickle cell disease - UpToDate</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-hong-cau-hinh-liem-slonp |
Bệnh tinh hồng nhiệt | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh tinh hồng nhiệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh tinh hồng nhiệt, hay còn gọi là bệnh Scarlet fever, bệnh Scarlatina, là một bệnh nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn gây nên, bệnh đặc trưng bằng biểu hiện viêm họng, viêm Amydal kèm nổi ban toàn thân. Trước đây, khi kháng sinh chưa phổ biến, bệnh có tỷ lệ mắc cao và gây ra nhiều biến chứng và là một trong những căn bệnh nhiễm trùng quan trong ở trẻ em. Ngày nay, nhờ sự ra đời và phổ biến của các loại kháng sinh, bệnh trở nên hiếm gặp và không còn là mối quan tâm hàng đầu.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210825/20210825_benh-tinh-hong-nhiet.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh tinh hồng nhiệt thường gặp nhất ở trẻ em tuổi đi học</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ở các vùng khí hậu ôn đới, tỷ lệ mắc bệnh viêm họng GAS đạt đỉnh điểm trong suốt mùa đông và đầu mùa xuân, ở các nước khi hậu nhiệt đới và ở Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm. Trong mùa bệnh lưu hành, có tới 35 - 40% các trường hợp viêm họng ở trẻ em và thanh thiếu niên là do GAS. Viêm họng do GAS thường gặp nhất ở trẻ em tuổi đi học nhưng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ hơn, đặc biệt khi chúng có tiếp xúc với trẻ ở độ tuổi đi học.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh tinh hồng nhiệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">GAS là một loài cầu khuẩn gram dương, dễ phát triển, chúng tập trung thành chuỗi nên được gọi là liên cầu. Đây là căn nguyên ra một loạt các bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường hô hấp và các mô mềm với mức độ nghiêm trọng khác nhau. GAS yêu cầu môi trường phức tạp để tăng trưởng tối ưu trong phòng thí nghiệm, chúng phát triển tốt nhất trong môi trường có 10% carbon dioxide và tạo ra các khuẩn lạc trên đĩa thạch máu được bao quanh bởi một vùng tan máu hoàn toàn (beta). Các khuẩn lạc thường có đường kính từ 0,5 đến 1,0 mm, mặc dù một số chủng có thể phát triển thành các khuẩn lạc lớn hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Phân loại Lancefield chia liên cầu thành các loại từ A đến O dựa trên phản ứng của kháng huyết thanh cụ thể với các kháng nguyên carbohydrate thành tế bào có thể chiết xuất được bằng axit. GAS cũng được chia nhỏ dựa trên việc phân loại huyết thanh của các kháng nguyên M và T biểu hiện trên bề mặt. Vi khuẩn tiết ra độc tố và các yếu tố độc lực khác nhau để gây bệnh và đây cũng là căn cứ để phân loại các liên cầu. Các phân tử được tiết ra và góp phần vào cơ chế gây bệnh bao gồm các độc tố gây tán huyết streptolysin O (SLO) và streptolysin S (SLS); các enzym như hyaluronidase, streptokinase, nicotinamide-adenine dinucleotidase, deoxyribonucleases; và ngoại độc tố pyrogenic.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh tinh hồng nhiệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, hiếm khi thấy xuất hiện ở người lớn. Ở trẻ em với những lứa tuổi khác nhau cũng sẽ có những đặc điểm triệu chứng bệnh tương đối khác nhau. Sau giai đoạn ủ bệnh từ 2-4 ngày, có thể kéo dài đến 1 tuần, trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ em từ 3 tuổi trở lên: Ở lứa tuổi này, viêm họng GAS thường khởi phát đột ngột: Sốt, nhức đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn có thể kèm theo đau họng, ăn uống kém. Có thể có tình trạng viêm amydal tiết dịch, với amydal tấy đỏ, sưng hạch bạch huyết, xuất hiện chấm xuất huyết vòm họng, ngoài ra có thể kèm theo viêm tuyến vú. Các triệu chứng thường tự khỏi sau 3 - 5 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ em nhỏ hơn 3 tuổi: Trẻ ở lứa tuổi này nói chung không có những triệu chứng điển hình ở trẻ lớn. Thay vì một đợt viêm họng được xác định rõ ràng, trẻ có thể có các triệu chứng nghẹt mũi và chảy dịch kéo dài, sốt nhẹ (<38,3°C).</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-tinh-hong-nhiet-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trẻ bị nghẹt mũi</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 1 tuổi có thể có các triệu chứng không đặc hiệu, bao gồm quấy khóc, bỏ ăn và sốt nhẹ. Trẻ thường có anh chị em hoặc người chăm sóc hằng ngày bị nhiễm trùng GAS.</p>
<p style="text-align: justify;">Sau khoảng 12-48 giờ kể từ khi có triệu chứng sôt, ban đỏ xuất hiện và kéo dài tới khoảng 1 tuần. Hiện tượng phát ban xảy ra sau khi tiếp xúc với S. pyogenes là do phản ứng loại chậm của da với ngoại độc tố sinh nhiệt (độc tố tạo hồng cầu, thường là loại A, B, hoặc C) do liên cầu tạo ra.</p>
<p style="text-align: justify;">Phát ban của bệnh tinh hồng nhiệt là một ban đỏ lan tỏa, ấn vào mất màu, với nhiều nốt sẩn nhỏ (1 đến 2 mm), tạo ra càm giác như sờ vào tờ giấy nhám. Ban thường bắt đầu ở bẹn và nách, kèm theo da mặt xanh xao và lưỡi như quả dâu tây. Sau đó, ban mở rộng nhanh chóng bao phủ thân mình, tiếp theo là các chi. Phát ban nổi rõ nhất ở các nếp gấp da của vùng bẹn, nách, vùng trước mắt, bụng và các điểm tì đè. Ban thường xuất hiện các đường xuất huyết trong các nếp gấp trước và nách, được gọi là các đường của Pastia.</p>
<p style="text-align: justify;">Sốt tinh hồng nhiệt có thể dẫn đến sốt thấp khớp cấp tính. Điều trị cũng giống như đối với bệnh viêm họng do liên cầu, không có điều trị gì cho tổn thương ban trên da. Sau 24 giờ kể từ khi bắt đầu dùng kháng sinh, trẻ có thể đi học được bình thường, không cần theo dõi đặc biệt gì thêm cho những trường hợp này.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh tinh hồng nhiệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sốt thấp khớp cấp</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn tâm thần kinh tự miễn ở trẻ em liên quan đến liên cầu</li>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn huyết</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm hoặc áp xe mô tế bào phúc mạc</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm tai giữa</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm xoang</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh tinh hồng nhiệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh tinh hồng nhiệt là một bệnh nhiễm trùng có căn nguyên là vi khuẩn liên cầu nhóm A. Vi khuẩn này thường trú ngụ ở vùng hầu họng và đường hô hấp trên của con người. Vi khuẩn dễ dàng lây lan từ người sang người qua những giọt bắn nhỏ tạo thành khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện ở cự ly đủ gần, và người tiếp xúc sẽ dễ dàng bị nhiễm mầm bệnh khi:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Hít phải những giọt bắn chứa đầy vi khuẩn</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-tinh-hong-nhiet-5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn dễ dàng lây lan từ người sang người qua những giọt bắn nhỏ khi tiếp xúc</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Dùng chung bát đũa với người mang mầm bệnh</li>
<li style="text-align: justify;">Chạm tay vào đồ vật, bề mặt chứa vi khuẩn và đưa tay lên mũi họng</li>
<li style="text-align: justify;">Tiếp xúc trực tiếp với những tổn thương trên da chứa liên cầu</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh tinh hồng nhiệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Do việc tiếp xúc gần gũi với người bệnh là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất nên bất cứ người nào thường sống ở nơi đông người sẽ tăng khả năng nhiễm bệnh, bao gồm nhà trẻ, trường học, doanh trại quân đội…</li>
<li style="text-align: justify;">Trẻ lớn từ 3 tuổi trở lên</li>
<li style="text-align: justify;">Những người thường xuyên tiếp xúc hoặc chăm sóc bệnh nhân bị viêm đường hô hấp trên hoặc có những tổn thương nhiễm khuẩn trên da</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, không phải tất cả người bị nhiễm mầm bệnh bệnh đều xuất hiện triệu chứng, tuy nhiên họ vẫn có khả năng lây cho người khác. Theo thống kê, khoảng 15 – 20% trẻ em ở độ tuổi đi học thuộc nhóm người lành mang mầm bệnh, việc phát triển thành bệnh tinh hồng nhiệt hay không còn phụ thuộc vào tính nhạy cảm với độc tố của vi khuẩn của người bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh tinh hồng nhiệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Miễn dịch của cơ thể với bệnh tinh hồng nhiệt không bền vững, do đó, người mắc bệnh có thể tái nhiễm trở lại. Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh, vậy nên cách tốt nhất để phòng bệnh chính là tránh tiếp xúc với mầm bệnh.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đối với người sống trong mội trường tập thể và tiếp xúc với nhiều người có nguy cơ mắc bệnh: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng có tính kháng khuẩn trong thời gian 15 - 20 giây.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-tinh-hong-nhiet-2.jpeg"></em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Rửa tay xà phòng xát khuẩn thường xuyên</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Luôn ý thức che mũi miệng khi ho, hắt hơi để tránh bắn những giọt nhiễm mầm bệnh ra môi trường xung quanh</li>
<li style="text-align: justify;">Vứt những đồ nhiễm bẩn, đặc biệt là nhiễm dịch đường hô hấp của người bệnh vào thùng rác hoặc nơi quy định</li>
<li style="text-align: justify;">Không dùng chung đồ đựng thức ăn nước uống với người bệnh, nếu muốn dùng chung thì phải rửa sạch trước đó</li>
<li style="text-align: justify;">Người bệnh cần được cách ly tại nhà, tránh tiếp xúc với người xung quanh.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh tinh hồng nhiệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh tinh hồng nhiệt dựa vào có các yếu tố dịch tễ phù hợp với bệnh và những triệu chứng đã được mô tả ở trên, trong đó nổi bật là hai triệu chứng đau họng và phát ban, kết hợp với xét nghiệm căn nguyên để khẳng định chẩn đoán. Tuy nhiên, có từ 5-21% trẻ em từ 3 đến 15 tuổi là người mang liên cầu trong họng mà không có triệu chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm kháng nguyên liên cầu nhanh (RSAT hoặc RADT): Xét nghiệm dựa trên việc chiết xuất kháng nguyên bằng enzym hoặc axit từ dịch họng, có độ đặc hiệu ≥ 95 % và độ nhạy từ 70- 90 % đối với GAS. Với độ đặc hiệu cao và độ nhạy hạn chế như vậy, RADT dương tính rất hữu ích trong việc chẩn đoán viêm họng do GAS, nhưng RADT âm tính không loại trừ GAS, do đó cấy dịch họng nên được thực hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên có RADT âm tính.</li>
<li style="text-align: justify;">Cấy dịch họng: Mặc dù cấy dịch họng là tiêu chuẩn quyết định để chẩn đoán viêm họng cấp do GAS, nhưng thời gian có kết quả phải từ 24 đến 48 giờ, điều này khiến xét nghiệm cấy dịch họng ít được sử dụng làm xét nghiệm ban đầu và ưu tiên. Khi được thực hiện đúng quy trình, độ nhạy của xét nghiệm này có thể lên đến 90- 95% đối với GAS. Nuôi cấy dịch họng thường được thực hiện trên thạch máu cừu 5%, nếu không thấy khuẩn lạc tán huyết beta nào sau 18 đến 24 giờ, đĩa được ủ lại thêm 24 giờ trước khi kết luận là âm tính. Có từ 25- 40 % các mẫu bệnh phẩm dương tính với GAS sau 24 giờ.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-tinh-hong-nhiet-3.jpg"></em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cấy dịch họng</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Các xét nghiệm phân tử: Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để đánh giá viêm họng do GAS ít được sử dụng, chủ yếu do chi phí cao và đòi hỏi trang thiết bị hiện đại. Có hai loại xét nghiệm phân tử để đánh giá viêm họng do GAS:</li>
</ul>
<ol>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm PCR nhanh: Kết quả có sau ≤ 15 phút, xét nghiệm PCR nhanh này có độ nhạy ≥97% và độ đặc hiệu > 93%. Do độ nhạy cao, nên không cần thiết phải cấy dịch họng cho những bệnh nhân có kết quả âm tính.</li>
<li style="text-align: justify;">Các xét nghiệm phân tử tiêu chuẩn: Mặc dù các xét nghiệm phân tử tiêu chuẩn có độ nhạy cao đối với GAS, nhưng do phức tạp và thời gian đợi kết quả lâu (1-3 giờ) nên ít được sử dụng hơn.</li>
</ol>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Huyết thanh học GAS: Không có nhiều ý nghĩa, ít dùng</li>
</ul>
<p><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác</strong></li>
</ul>
<ol>
<li style="text-align: justify;">Liên cầu nhóm C và G</li>
<li style="text-align: justify;">Neisseria gonorrhoeae</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm họng do A. haemolyticum</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh bạch hầu</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh viêm họng hạt</li>
</ol>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Các bệnh nhiễm trùng do virus</strong></li>
</ul>
<ol>
<li style="text-align: justify;">Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (Virus Epstein-Barr (EBV))</li>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm HIV nguyên phát</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm họng do virus Herpes simplex (HSV)</li>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm cúm</li>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng coronavirus 2 ( SARS-CoV-2)</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm họng do Enterovirus và Adenovirus</li>
</ol>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân không nhiễm trùng của viêm họng: bao gồm kích ứng hoặc khô họng, dị vật, tiếp xúc với hóa chất,…</strong></li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh tinh hồng nhiệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị đặc hiệu</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh do căn nguyên vi khuẩn, nên điều trị bệnh cần sử dụng kháng sinh.</li>
<li style="text-align: justify;">Kháng sinh đầu tay để điều trị bệnh sốt tinh hồng nhiệt là nhóm Penicillin (penicillin V, amoxicillin,…), erythromycin có thể là lựa chọn thay thế nếu bệnh nhân dị ứng với nhóm Penicillin</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và duy trì kháng sinh tới 10 ngày</li>
</ul>
<p><strong>Điều trị hỗ trợ</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sốt cao trên 38.5 độ C: Cho uống Paracetamol đúng liều lượng và khoảng cách 4-6 giờ giữa các liều</li>
<li style="text-align: justify;">Ngứa, phát ban: Dùng thuốc kháng histamine và kem bôi để giảm triệu chứng</li>
<li style="text-align: justify;">Dinh dưỡng đầy đủ, cho bệnh nhân ăn đồ dễ diêu, uống đủ nước</li>
<li style="text-align: justify;">Cắt móng tay để ngăn làm tổn thương da do gãi</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Tiến triển: Sau 12-24 giờ dùng kháng sinh, sốt sẽ giảm dần, và sau 4 đến 5 ngày bệnh nhân sẽ hồi phục sức khỏe. Mặc dù vậy, những tổn thương trên da có thể kéo dài hơn, đến vài tuần sau đó. Thời gian cách ly cần thiết của bệnh nhân là 24 giờ kể từ khi được dùng kháng sinh và không còn sốt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Michael E Pichichero, MD, “Complications of streptococcal tonsillopharyngitis”, Jan 15, 2021, Uptodate.</li><li style="text-align: justify;">Ellen R Wald, MD, “Group A streptococcal tonsillopharyngitis in children and adolescents: Clinical features and diagnosis”, Jun 04, 2021, Uptodate.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-tinh-hong-nhiet-spdgt |
Bệnh Kawasaki | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh Kawasaki </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh Kawasaki (KD) là một trong những bệnh lý mạch máu phổ biến ở thời thơ ấu chỉ sau viêm mạch immunoglobulin A (IgA). Tỷ lệ mắc bệnh KD cao nhất ở trẻ em sống ở Đông Á (ví dụ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) hoặc có tổ tiên là người châu Á sống ở các khu vực khác trên thế giới. Bệnh thường tự giới hạn, với biểu hiện sốt và các biểu hiện viêm cấp tính khác, bệnh kéo dài trung bình 12 ngày nếu không được điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Căn nguyên của Kawasaki vẫn chưa được biết. Sự xâm nhập của tế bào viêm vào mô mạch kawasaki dẫn đến tổn thương mạch máu, nhưng tác nhân kích thích sự xâm nhập gây viêm này vẫn chưa được xác định.</p>
<p style="text-align: justify;">Kawasaki có thể gây ra nhiều biến chứng tim mạch, bao gồm chứng phình động mạch vành, bệnh cơ tim với suy giảm sức co bóp cơ tim và suy tim, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim và tắc động mạch ngoại vi. Những biến chứng này có thể tiến triển và dẫn tới tử vong đặc biệt ở trẻ em không được điều trị đầy đủ. Biến chứng đã giảm đáng kể do kết quả của liệu pháp globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch. Chẩn đoán sớm là rất quan trọng để đạt được kết quả điều trị tối ưu.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Kawasaki có thể gây ra nhiều biến chứng tim mạch" src="/ImagePath/images/20210917/20210917_220040-nhoimaucotim.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Kawasaki có thể gây ra nhiều biến chứng tim mạch</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc bệnh Kawasaki cao nhất ở trẻ em sống ở Đông Á. Tỷ lệ mắc bệnh ở các nước kém phát triển phần lớn vẫn chưa được biết đến và việc thu thập thông tin có thể không đầy đủ. Kawasaki đặc biệt khó chẩn đoán ở những khu vực vẫn còn phổ biến bệnh sởi vì biểu hiện tương tự nhau. Nhiều quốc gia trên thế giới đã chứng minh sự gia tăng số lượng trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh Kawasaki kể từ đầu những năm 2000.</p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ em trai bị ảnh hưởng phổ biến hơn 50% so với trẻ em gái. Tám mươi đến 90 phần trăm trường hợp xảy ra ở trẻ em dưới năm tuổi, mặc dù Kawasaki tương đối phổ biến ở trẻ em dưới sáu tháng (khoảng 10 phần trăm số ca nhập viện ở Hoa Kỳ). Hiếm khi xảy ra sau thời thơ ấu, mặc dù trẻ lớn hơn có thể phát hiện Kawasaki và thường chậm trễ trong chẩn đoán và tỷ lệ bệnh mạch vành cao hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Dịch tễ học của bệnh được minh họa bằng phân tích dữ liệu từ Hệ thống Thông tin Y tế Nhi. Khoa (PHIS) xác định 4811 bệnh nhân đã được điều trị tại 27 bệnh viện ở Hoa Kỳ từ năm 2001 đến 2006. Tuổi trung bình khi nhập viện lần đầu là 3,4 tuổi (từ 1 tháng đến 21,3 tuổi), và 60% bệnh nhân từ một đến bốn tuổi. 60% bệnh nhân là nam giới. Bệnh nhân gốc châu Á chiếm đa số trong nhóm Kawasaki trong dữ liệu PHIS (6,9 so với 1,6%).</p>
<p style="text-align: justify;">Tại Nhật Bản, có báo cáo nguy cơ Kawasaki tăng gấp 10 lần đối với trẻ em có anh chị em mắc bệnh và tăng gấp hai lần đối với những trẻ có cha hoặc mẹ bị mắc bệnh trước đó. Ở Bắc Mỹ, có báo cáo trường hợp gia đình có nhiều thành viên bị ảnh hưởng, nhưng dữ liệu không đủ để xác định liệu có gia tăng nguy cơ gia đình phát triển Kawasaki hay không.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh Kawasaki </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Căn nguyên của Kawasaki vẫn chưa được biết. Nhiều giả thuyết đã được đề xuất dựa trên dữ liệu bệnh lý học, dịch tễ học và nhân khẩu học. Nhiễm trùng bởi một hoặc nhiều tác nhân thường gây ra tình trạng không có triệu chứng hoặc không viêm mạch ở hầu hết trẻ em, nhưng dẫn đến Kawasaki ở những người có khuynh hướng di truyền, phù hợp với dữ liệu dịch tễ học. Nhiều trường hợp khác nhau trong nhiều năm đã báo cáo các đợt bùng phát Kawasaki cục bộ, mỗi đợt liên quan đến một loại vi khuẩn hoặc vi rút gây bệnh khác nhau như parvovirus B19, Propionibacterium, bocavirus ở người, và nhiều loại khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Cuộc tranh luận chủ yếu liên quan đến việc liệu Kawasaki là do một tác nhân duy nhất, trước đây chưa được xác định hay do phản ứng miễn dịch học với nhiều loại tác nhân gây ra. Điểm này vẫn chưa được giải quyết, mặc dù khả năng Kawasaki do tác nhân duy nhất dường như ít xảy ra hơn trong loạt trường hợp ở các nghiên cứu huyết thanh học, di truyền và miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đáp ứng miễn dịch - Kawasaki là một bệnh viêm toàn thân, đặc biệt ảnh hưởng đến các động mạch cỡ trung bình, đặc biệt là động mạch vành. Các nghiên cứu bệnh học chỉ ra rằng nhiều cơ quan và mô có liên quan, nhưng những di chứng lâu dài dường như chỉ xảy ra ở động mạch. Tổn thương mạch máu xuất hiện do sự xâm nhập của tế bào viêm vào các mô mạch máu. Kích thích cho sự xâm nhập này vẫn chưa được biết rõ, nhưng nó xâm nhập sâu nhất trong các động mạch vành và có thể liên quan đến sự phá hủy các tế bào nội mô, lớp đệm và các tế bào cơ trơn trong những trường hợp nghiêm trọng. Sự phá hủy các sợi elastin và collagen và mất tính toàn vẹn cấu trúc của thành động mạch dẫn đến giãn và hình thành túi phình. Các tế bào viêm xâm nhập vào động mạch vành có thể bao gồm bạch cầu trung tính, tế bào T (đặc biệt là tế bào T CD8), bạch cầu ái toan, tế bào huyết tương (đặc biệt sản xuất IgA) và đại thực bào.</p>
<p style="text-align: justify;">- Căn nguyên truyền nhiễm - Nhiều dữ liệu dịch tễ học cho thấy Kawasaki được gây ra hoặc kích hoạt bởi một hoặc các tác nhân có thể lây truyền. Sự ủng hộ cho lý thuyết này xuất phát từ những điểm tương đồng sau đây giữa Kawasaki và các bệnh truyền nhiễm khác ở trẻ em:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Kawasaki được đặc trưng bởi một cơn sốt phát ban kèm theo viêm hạch và viêm niêm mạc. Đây là những đặc điểm tương tự như những đặc điểm của các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như nhiễm virus adenovirus, bệnh sởi và bệnh ban đỏ.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Có sự gia tăng theo mùa vào mùa đông và mùa hè.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bệnh thường xảy ra trong các vụ dịch, và sự lây lan bệnh giống như làn sóng địa lý trong các đợt dịch đã được ghi nhận. Con trai dễ mắc bệnh hơn con gái.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Anh chị em của trẻ em mắc bệnh Kawasaki ở Nhật Bản có nhiều nguy cơ phát triển bệnh, thường xảy ra trong vòng một tuần sau khi bắt đầu ca bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng hiếm gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Sự hiếm gặp ở trẻ sơ sinh có thể được giải thích bằng cách chuyển giao miễn dịch thụ động từ mẹ sang con qua rau thai đối với (các) tác nhân gây nhiễm trùng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng hiếm gặp ở trẻ dưới 6 tháng" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_4-2015-01-06-19-16.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng hiếm gặp ở trẻ dưới 6 tháng</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Có sự phân cụm theo không gian và thời gian của các trường hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em - Bệnh do coronavirus 2019 (COVID-19) có liên quan đến hội chứng tăng viêm. Trẻ em có thể bị suy các cơ quan liên quan đến đường tiêu hóa, tim, hệ thần kinh trung ương, thận và các hệ thống khác. Tình trạng viêm nặng, tăng bạch cầu, rối loạn đông máu và tăng kali huyết tương tự như hội chứng kích hoạt đại thực bào hoặc sốc nhiễm độc ở một số trẻ em. Những người khác phát triển các triệu chứng da niêm mạc giống như ở Kawasaki. Trong 1% các trường hợp như vậy, có thể phát triển giãn động mạch vành, và thậm chí hình thành các túi phình động mạch vành khổng lồ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Yếu tố di truyền - Các yếu tố di truyền dường như góp phần vào cơ chế bệnh sinh của rối loạn này, gợi ý bởi tần suất gia tăng của bệnh ở các nhóm người gốc Á và Mỹ gốc Á và giữa các thành viên trong gia đình có người mắc bệnh. Các biến thể hoặc đa hình của các gen sau có liên quan đến việc tăng tính nhạy cảm với Kawasaki:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Inositol 1,4,5-trisphosphate gen 3-kinase C ( ITPKC ) trên nhiễm sắc thể 19q13,2.</p>
<p style="text-align: justify;">+ ITPKC hoạt động như một chất điều hòa âm tính đối với sự hoạt hóa tế bào T, bao gồm phiên mã interleukin (IL) 2. Tính đa hình nucleotide đơn (SNP) liên quan đến tính nhạy cảm với kawasaki dẫn đến tác dụng ức chế yếu hơn khi hoạt hóa tế bào T. Bệnh nhân có SNP này có thể có phản ứng tế bào T mạnh mẽ hơn trong một bệnh viêm, chẳng hạn như Kawasaki, so với những người không có sự thay đổi alen này. Tuy nhiên, tính đa hình này không đủ phổ biến ngay cả trong dân số Nhật Bản để giải thích phần lớn các trường hợp Kawasaki.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Angiopoietin 1 ( ANGPT1 ) và gen yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu A ( VEGFA ).</p>
<p style="text-align: justify;">+ Các gen mã hóa thụ thể chemokine CCR5 và phối tử chính của nó CCL3L1. Cassette liên kết adenosine triphosphate (ATP), phân họ C, gen thành viên 4 ( ABCC4 ). ABCC4 là một chất vận chuyển nucleotide chu kỳ liên quan đến sự di chuyển của các tế bào đuôi gai và dòng chảy của tế bào của prostaglandin.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Các nghiên cứu về mối liên kết trên toàn bộ bộ gen đã cho thấy các locus nhạy cảm tiềm ẩn khác, bao gồm sự đa hình chức năng trong gen thụ thể immunoglobulin G ( FCGR2A ).</p>
<p style="text-align: justify;">+ Ngoài việc là một yếu tố nhạy cảm giả định, ITPKC có liên quan đến việc tăng nguy cơ phình động mạch vành.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các yếu tố môi trường cũng đã được đề xuất như là tác nhân gây ra Kawasaki. Sự chồng chéo giữa biểu hiện ở da của Kawasaki với biểu hiện da do nhiễm độc thủy ngân, dẫn đến các đề xuất rằng thủy ngân có thể đóng một vai trò gây bệnh trong Kawasaki. Tương tự, mối liên hệ thường xuyên giữa Kawasaki và bệnh dị ứng, đặc biệt là viêm da dị ứng, đã tạo cảm hứng cho việc tìm kiếm tính nhạy cảm miễn dịch. Điều này đã dẫn đến các giả thuyết khác nhau liên quan đến dị nguyên như mạt bụi, phấn hoa.. trong căn nguyên của Kawasaki, mặc dù một lần nữa, dữ liệu bổ sung được tích lũy theo thời gian không cung cấp hỗ trợ cho những lý thuyết này. Phân tích các biến đổi theo mùa của dịch bệnh Kawasaki đã gợi ý cho một nhóm rằng các ca bệnh có liên quan đến các luồng gió cực lớn từ Trung Á, có khả năng mang theo chất kích hoạt kháng nguyên trong không khí trong tầng đối lưu.</p>
<p style="text-align: justify;">Bất chấp sự hợp lý của những giả thuyết này và nhiều giả thuyết khác, thật khó có thể lý giải làm thế nào mà một yếu tố môi trường đơn lẻ lại có thể gây ra một căn bệnh phổ biến như Kawasaki xảy ra vào mọi thời điểm trong năm và ở hầu hết mọi quốc gia trên Trái đất. Do đó, giống như các bệnh viêm mạch máu ở trẻ em khác như viêm mạch IgA, Kawasaki có thể xảy ra ở những người nhạy cảm về mặt di truyền sau khi tiếp xúc với bất kỳ tác nhân gây nhiễm trùng và / hoặc môi trường nào.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh Kawasaki </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các đặc điểm lâm sàng của Kawasaki phản ánh tình trạng viêm lan rộng của các động mạch cỡ trung bình. Chẩn đoán dựa trên bằng chứng về tình trạng viêm toàn thân (ví dụ, sốt) kết hợp với các dấu hiệu viêm da niêm mạc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm kết mạc không đặc hiệu hai bên, đỏ ở môi và niêm mạc miệng, phát ban, thay đổi tứ chi và nổi hạch cổ thường phát triển sau một thời gian ngắn, triệu chứng không đặc hiệu của các triệu chứng hô hấp hoặc tiêu hóa. Những dấu hiệu lâm sàng đặc trưng này là cơ sở cho tiêu chuẩn chẩn đoán Kawasaki.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Những dấu hiệu lâm sàng đặc trưng này là cơ sở cho tiêu chuẩn chẩn đoán Kawasaki" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_kawasaki.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Những dấu hiệu lâm sàng đặc trưng này là cơ sở cho tiêu chuẩn chẩn đoán Kawasaki</em></p>
<p style="text-align: justify;">Sự khác biệt về tuổi tác có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng phát triển các biểu hiện kawasaki trên da của bệnh nhân. Các phát hiện về màng nhầy ở miệng được thấy trong khoảng 90 phần trăm các trường hợp Kawasaki, phát ban đa hình từ 70 đến 90 phần trăm, thay đổi tứ chi trong 50 đến 85 phần trăm, thay đổi ở mắt> 75 phần trăm và nổi hạch cổ tử cung trong 25 đến 70 phần trăm trường hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">Những phát hiện này thường không xuất hiện đồng thời và không có thứ tự xuất hiện điển hình. Ví dụ, một số bệnh nhân chỉ phát sốt và nổi hạch cổ vào thời điểm nhập viện (được gọi là kawasaki với hạch cổ cô lập, KDiL). Trong một loạt trường hợp, những bệnh nhân này có xu hướng già hơn và diễn biến nặng hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành (CA) và không đáp ứng với globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG). Vì vậy, tiền sử và khám sức khỏe lặp lại rất quan trọng để chẩn đoán kịp thời kawasaki ở trẻ em không đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán, cũng như để xem xét các chẩn đoán thay thế thích hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiệt độ cơ thể tăng cao là biểu hiện phù hợp nhất của kawasaki. Sốt ít đáp ứng với thuốc hạ sốt và thường duy trì trên 38,5oC (101,3oF) trong hầu hết thời gian của bệnh. Mặt khác, sốt có thể không liên tục và có thể bỏ sót do cha mẹ sử dụng các phương pháp đo nhiệt độ vùng thái dương, nách hoặc các phương pháp đo nhiệt độ tương tự kém tin cậy hơn so với phương pháp đo qua miệng hoặc trực tràng. Do đó, chẩn đoán nên được xem xét ở tất cả trẻ sốt kéo dài, không rõ nguyên nhân ≥5 ngày nhưng vẫn nên xem xét ở những trẻ dường như đã khỏi bệnh có những phát hiện khác phù hợp với kawasaki.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm kết mạc - Viêm kết mạc không rõ nguyên nhân, xuất hiện cả hai bên gặp ở hơn 90 phần trăm bệnh nhân. Trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu sốt, viêm kết mạc bắt đầu xuất hiện, nhạy cảm ánh sáng. Ngoài ra, viêm màng bồ đào trước có thể phát triển ở 70% trẻ em có các phát hiện ở mắt; do đó, kiểm tra bằng đèn khe có thể hữu ích trong những trường hợp không rõ ràng. Sự hiện diện của viêm màng bồ đào cung cấp thêm bằng chứng cho việc chẩn đoán kawasaki vì nó thường thấy ở kawasaki hơn các bệnh khác có biểu hiện tương tự.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm niêm mạc thường trở nên rõ ràng khi bệnh kawasaki tiến triển. Môi đỏ nứt nẻ và một "lưỡi dâu tây" là đặc trưng. Sau đó là kết quả của sự bong tróc của các nhú dạng sợi và sự bong tróc của mô bóng bị viêm. Các nốt sần trên “quả dâu tây” là những u nhú dạng nấm còn sót lại. Những biểu hiện này của viêm niêm mạc miệng có thể xảy ra đơn lẻ, ở dạng rất nhẹ hoặc không hoàn toàn. Tổn thương miệng rời rạc, chẳng hạn như mụn nước hoặc vết loét, và dịch tiết từ amidan là dấu hiệu của một quá trình bệnh khác với kawasaki.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện trên da của kawasaki là đa hình thái. Phát ban thường bắt đầu trong vài ngày đầu tiên của bệnh, điển hình là ban đỏ và bong vảy ở đáy chậu, sau đó là các tổn thương da dạng dát vàng, dạng morbilliform ở thân và tứ chi. Các tổn thương dạng mụn nước hoặc bóng nước nói chung không được quan sát thấy, nhưng kawasaki có thể gây bùng phát vảy nến ở trẻ em trước đây chưa được công nhận là đã mắc bệnh vảy nến. Bệnh nhân cũng có thể bị mẩn đỏ hoặc hình thành vảy ở vị trí tiêm phòng lao. Phát hiện này hữu ích hơn trong việc tăng mức độ nghi ngờ đối với kawasaki ở các quốc gia nơi vắc-xin BCG được tiêm định kỳ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những thay đổi của các chi nói chung là biểu hiện cuối cùng xuất hiện. Trẻ em bị phù nề ở mu bàn tay và bàn chân và ban đỏ lan tỏa ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Giai đoạn sau của bệnh thường được đặc trưng bởi sự bong vảy dạng tấm, bắt đầu ở vùng quanh bàn tay và bàn chân và các nếp gấp móng tay (đường của Beau). Tỷ lệ bong vảy quanh miệng ở bệnh nhân kawasaki đã được báo cáo là thay đổi từ 68 đến 98%.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nổi hạch cổ là đặc điểm ít nhất quán nhất của kawasaki, không có ở khoảng từ một nửa đến ba phần tư số trẻ mắc bệnh, đặc biệt là những trẻ dưới một tuổi. Khi xuất hiện, hạch thường thấy ở cổ trước bên trên cơ ức đòn chũm. Thông thường, chỉ sờ thấy một hạch lớn, đơn lẻ, mặc dù hình ảnh siêu âm vùng cổ thường cho thấy nhiều hạch rời rạc sắp xếp như một chùm nho. Nổi hạch lan tỏa hoặc các dấu hiệu khác của liên quan đến lưới nội mô (ví dụ, lách to) nên nhanh hóng tìm kiếm các chẩn đoán thay thế.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các phát hiện về tim mạch không phải là một phần của tiêu chuẩn chẩn đoán kawasaki, nhưng chúng hỗ trợ chẩn đoán vì hầu hết các tình trạng bắt chước kawasaki không liên quan đến tim. Các biểu hiện về tim trong tuần đầu tiên đến 10 ngày của bệnh có thể bao gồm nhịp tim nhanh không tương ứng với mức độ sốt và tiếng ngựa phi. Đây là biểu hiện của bệnh viêm cơ tim dòng lympho phổ biến ở trẻ em bị kawasaki. Ngoài ra, tiếng tim có thể mờ do tràn dịch màng ngoài tim, được phát hiện ở khoảng 30 phần trăm trẻ em bị kawasaki.</p>
<p style="text-align: justify;">Với các kỹ thuật siêu âm tim được cải thiện và hiểu biết tốt hơn về tiêu chuẩn tuổi và giới tính đối với đường kính động mạch vành, khoảng 30% bệnh nhân kawasaki được phát hiện có giãn động mạch vành khi được chẩn đoán. Chứng phình động mạch Frank thường không được nhìn thấy cho đến sau ngày thứ 10 của bệnh. Những bệnh nhân bị bệnh nặng, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thể phát triển chứng phình động mạch dạng fusiform của các động mạch cỡ trung bình khác không phải là động mạch chậu, đặc trưng nhất là liên quan đến động mạch cánh tay. Chúng có thể dễ dàng sờ thấy hoặc nhìn thấy ở nách, mặc dù chúng có thể bị nhầm với các hạch bạch huyết lớn. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể bị lạnh, nhợt nhạt hoặc tím tái ở bàn tay và bàn chân do giảm tưới máu. Hoại thư có thể, trong một số trường hợp hiếm, gây mất ngón tay hoặc ngón chân trong giai đoạn cấp tính này.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm khớp - Viêm khớp không được đưa vào tiêu chuẩn chẩn đoán nhưng đã được báo cáo ở 7,5 đến 25 phần trăm bệnh nhân kawasaki. Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp là 7,5% trong một nghiên cứu hồi cứu của Canada trên 414 bệnh nhân liên tiếp được chẩn đoán mắc bệnh kawasaki. Các khớp lớn (tức là đầu gối, mắt cá chân và hông) là chủ yếu. Viêm đa khớp (viêm khớp từ 4 khớp trở xuống) xảy ra ở 16 bệnh nhân và đa khớp (viêm khớp từ 5 khớp trở lên) ở 15 bệnh nhân. Chỉ với một số trường hợp ngoại lệ rất hiếm, viêm khớp tự giới hạn và không biểu hiện. Bệnh nhân bị viêm khớp có nhiều khả năng bị tăng protein phản ứng C [CRP] hoặc tốc độ lắng hồng cầu [ESR]) và bạch cầu trung tính. Mặt khác, không có sự khác biệt về các đặc điểm lâm sàng, đáp ứng với liệu pháp hoặc kết quả lâm sàng giữa các bệnh nhân có hoặc không bị viêm khớp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện khác - Các triệu chứng không đặc hiệu sau đây thường xảy ra trong giai đoạn tiền phát bệnh, từ 7 đến 10 ngày trước khi các đặc điểm da niêm mạc điển hình phát triển:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tiêu chảy, nôn mửa hoặc đau bụng - 61%</p>
<p style="text-align: justify;">+ Khó chịu - 50% (trẻ lớn bị kawasaki thường có biểu hiện thờ ơ hơn là cáu kỉnh)</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nôn- 44%</p>
<p style="text-align: justify;">+ Ho- 35%</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đau khớp – 15%</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh Kawasaki </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Sốc</p>
<p style="text-align: justify;">- Bất thường động mạch vành (CAA), có thể bao gồm giãn, phình mạch và / hoặc hẹp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Suy tim trong giai đoạn cấp tính, tràn dịch màng tim.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Suy tim gây nhiều biến chứng nguy hiểm" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_Benh-kawasaki-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Suy tim gây nhiều biến chứng nguy hiểm</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Các biến chứng tim mạch muộn bao gồm hẹp hoặc tắc động mạch vành tiến triển, nhồi máu cơ tim và loạn nhịp tim.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm thận kẽ cấp tính, protein niệu nhẹ và chấn thương thận cấp tính (AKI).</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh Kawasaki </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng: vi khuẩn và vius như như parvovirus B19, Propionibacterium, bocavirus ở người.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mùa: Có sự gia tăng theo mùa vào mùa đông và mùa hè.</p>
<p style="text-align: justify;">- Con trai dễ mắc bệnh hơn con gái.</p>
<p style="text-align: justify;">- Yếu tố gia đình: Anh chị em của trẻ em mắc bệnh có nhiều nguy cơ phát triển bệnh,</p>
<p style="text-align: justify;">- Lứa tuổi: Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng hiếm gặp ở trẻ dưới 6 tháng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Địa dư: tỷ lệ mắc cao ở trẻ em sống ở Đông Á.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh Kawasaki </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Không có phòng bệnh đặc hiệu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phát hiện sớm, điều trị kịp thời giúp tránh biến chứng của bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Kawasaki </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán kawasaki theo tiêu chuẩn do Tomisaku Kawasaki thiết lập năm 1967 yêu cầu sốt kéo dài ≥5 ngày, kết hợp với ít nhất bốn trong số năm triệu chưng sau đây, không có giải thích thay thế:</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm kết mạc hai bên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thay đổi khoang miệng, bao gồm cả môi đỏ hoặc nứt nẻ, lưỡi dâu tây.</p>
<p style="text-align: justify;">- Biểu hiện chi, bao gồm ban đỏ ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, phù bàn tay hoặc bàn chân (giai đoạn cấp tính), hoặc bong vảy quanh đầu ngón. </p>
<p style="text-align: justify;">- Phát ban đa hình thái</p>
<p style="text-align: justify;">- Nổi hạch cổ (ít nhất một hạch có đường kính> 1,5 cm).</p>
<p style="text-align: justify;">- Kawasaki không điển hình - ít nhất 10% trẻ em phát triển chứng phình động mạch CA không đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán kawasaki. Cần nghi ngờ kawasaki không điển hình ở những bệnh nhân dưới sáu tháng tuổi bị sốt không rõ nguyên nhân ≥7 ngày, ngay cả khi chúng không có dấu hiệu lâm sàng về kawasaki, và ở mọi lứa tuổi có sốt không rõ nguyên nhân ≥5 ngày và chỉ có hai hoặc ba tiêu chí lâm sàng. Siêu âm đường kính động mạch vành hữu ích để xác định những bệnh nhân nên được điều trị bằng IVIG mặc dù không đáp ứng được các tiêu chuẩn chẩn đoán kawasaki cổ điển.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Không có xét nghiệm nào được đưa vào trong số các tiêu chuẩn chẩn đoán kawasaki điển hình. Tuy nhiên, một số phát hiện nhất định có thể hỗ trợ chẩn đoán kawasaki, đặc biệt trong những trường hợp không đầy đủ.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm toàn thân là đặc điểm của kawasaki. Các biểu hiện điển hình bao gồm tăng các chất phản ứng ở giai đoạn cấp tính (ví dụ, protein phản ứng C [CRP] hoặc tốc độ lắng hồng cầu [ESR]), tăng tiểu cầu thường phát triển sau ngày thứ bảy của bệnh, tăng bạch cầu và chuyển trái (tăng bạch cầu trung tính chưa trưởng thành ) trong số lượng bạch cầu (WBC). Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc bệnh nặng hơn có thể có mức CRP cao liên tục trong nhiều tuần.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm protein phản ứng C [CRP]" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20190726_071934_556878_pasted_image_0_3.max-1800x1800.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm protein phản ứng C [CRP]</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Ferritin là một chất phản ứng giai đoạn cấp tính khác được tăng cao trong các tình trạng viêm nhiễm như kawasaki, thường ít hơn năm lần giới hạn trên của mức bình thường. Giá trị cao hơn nhiều, thường> 5000 ng / mL, được thấy trong hội chứng hoạt hóa đại thực bào (MAS).</p>
<p style="text-align: justify;">- Số lượng tiểu cầu thường tăng vào tuần thứ hai của bệnh và có thể đạt 1.000.000 / mm (tăng tiểu cầu phản ứng) trong những trường hợp nghiêm trọng nhất. Trong một số nghiên cứu, mức độ tăng tiểu cầu tương quan với nguy cơ thay đổi động mạch vành (CA) trong kawasaki. Mặt khác, hiếm trẻ mắc bệnh kawasaki phát triển giảm tiểu cầu do rối loạn đông máu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ em bị kawasaki thường có biểu hiện của bệnh thiếu máu nomocytic, normochromic. Nồng độ huyết sắc tố cao hơn hai độ lệch chuẩn dưới mức trung bình theo tuổi được ghi nhận ở một nửa số bệnh nhân trong vòng hai tuần đầu tiên của bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong một loạt hồi cứu 259 bệnh nhân, 45% có ít nhất một lần xét nghiệm chức năng gan bất thường. Trong một loạt bệnh chứng, khoảng 30 phần trăm trong số 280 bệnh nhân KD có tăng transaminase từ nhẹ đến trung bình (ví dụ, alanin aminotransferase huyết thanh> 50 đơn vị / L). Lý do cho bệnh viêm transaminitis này là không rõ ràng. Ngoài ra, một số ít trẻ em bị vàng da tắc nghẽn do ứ nước của túi mật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Dịch não tủy có thể hiển thị tăng bạch cầu đơn nhân mà không có hạ đường huyết (giảm glucose dịch não tủy) hoặc tăng protein dịch não tủy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tương tự, chọc dò khớp của các khớp bị viêm trong kawasaki điển hình cho thấy hiện tượng tăng bạch cầu, với 125.000 đến 300.000 bạch cầu / mm , chủ yếu là bạch cầu trung tính.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ em bị kawasaki phát triển những xáo trộn đáng kể trong mỡ máu, bao gồm tăng triglycerid và lipoprotein tỷ trọng thấp, và lipoprotein tỷ trọng cao bị thấp, như thường thấy trong nhiều tình trạng nhiễm trùng và viêm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Có thể thấy hạ natri máu (natri huyết thanh <135 mEq /L) và có liên quan đến tăng nguy cơ phình mạch vành.</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm tim - Siêu âm tim nên được thực hiện ở tất cả bệnh nhân kawasaki ngay khi nghi ngờ chẩn đoán để thiết lập điểm tham chiếu cho việc theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngoài ra, đường kính động mạch vành ban đầu là một yếu tố để xác định những bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển chứng phình động mạch vành và do đó đảm bảo tăng liệu pháp globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch ban đầu (IVIG). Cuối cùng, đường kính động mạch vành hữu ích để xác định những bệnh nhân nên được điều trị bằng IVIG mặc dù không đáp ứng được các tiêu chuẩn chẩn đoán kawasaki cổ điển.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Kawasaki </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tần suất phát triển chứng phình động mạch CA và tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đã giảm đáng kể do kết quả của việc điều trị bằng globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG). Liệu pháp này có hiệu quả để ngăn ngừa các bất thường về CA, nhưng lợi ích ở trẻ em đã phát triển chứng phình động mạch CA là không giống nhau. Do đó, chẩn đoán nhanh chóng và điều trị kịp thời là rất quan trọng để đạt được kết quả lâm sàng tối ưu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Liệu pháp ban đầu được khuyến nghị bao gồm tiêm tĩnh mạch globulin miễn dịch (IVIG; 2 g/kg) truyền một lần trong 8 đến 12 giờ, aspirin (30 đến 50 mg / kg mỗi ngày chia thành bốn liều) với IVIG như điều trị ban đầu của kawasaki trừ khi nó được chống chỉ định.</p>
<p style="text-align: justify;">Nguy cơ kháng IVIG nên cũng được xác định trước khi bắt đầu điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân có nguy cơ kháng IVIG cao điều trị bằng glucocorticoid toàn thân.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch - Kể từ báo cáo đầu tiên về liệu pháp IVIG ở bệnh nhân kawasaki vào năm 1983, các nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng và phân tích tổng hợp đã xác nhận rằng IVIG bắt đầu trong vòng 10 ngày kể từ khi sốt làm giảm nguy cơ phình động mạch CA từ khoảng 2,5 đến <5 %. IVIG có thêm các tác dụng có lợi trong kawasaki, chẳng hạn như độ phân giải nhanh của bệnh viêm cơ tim tế bào lympho gần như phổ biến được thấy trong bệnh này. IVIG được đề xuất liều để điều trị cho những bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc bệnh kawasaki dựa trên tính ưu việt của liều duy nhất 2 g / kg trong một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên so với năm liều 400 hàng ngày mg / kg / ngày. Điều trị hiệu quả nhất nếu được thực hiện trong vòng 7 đến 10 ngày đầu tiên của bệnh nhưng vẫn được tiêm sau 10 ngày ở những bệnh nhân sốt dai dẳng, các dấu hiệu toàn thân liên tục viêm và / hoặc động mạch vành bất thường. IVIG được truyền một lần trong 8 đến 12 giờ.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Aspirin - Aspirin là một trong những phương pháp điều trị đầu tiên được sử dụng cho kawasaki vì là chất chống viêm (ví dụ, giảm thời gian sốt) và tác dụng chống kết tập tiểu cầu.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Aspirin là một trong những phương pháp điều trị đầu tiên được sử dụng cho kawasaki" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_20200909_093940_595039_nen-dua-tre-bi-sot-.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Aspirin là một trong những phương pháp điều trị đầu tiên được sử dụng cho kawasaki</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu việc bổ sung aspirin có mang lại tác dụng chống viêm lớn hơn IVIG hay không. Liều aspirin được sử dụng để đạt được tác dụng chống viêm trong giai đoạn cấp tính củabệnh tật tương đối cao, với mức khuyến cáo từ 30 đến 100 mg / kg mỗi ngày trong bốn chia liều. Sau khi hết sốt trong 48 giờ, thường chuyển sang dùng aspirin liều thấp, 3 đến 5 mg / kg mỗi ngày, để có tác dụng chống kết tập tiểu cầu. Liều thấp này chế độ aspirin được tiếp tục cho đến khi các các xét nghiệm về tình trạng viêm bình thường (ví dụ, tiểu cầu đếm và ESR) trở lại bình thường, trừ khi phát hiện bất thường CA bằng siêu âm tim.</p>
<p style="text-align: justify;">- Liệu pháp bổ sung cho những bệnh nhân có nguy cơ cao về kháng IVIG - Những bệnh nhân đang ở mức cao nguy cơ kháng IVIG tăng nguy cơ mắc các bất thường về CA và do đó thường được điều trị bổ sung.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Glucocorticoid - Glucocorticoid đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ CA bất thường ở bệnh nhân kawasaki ở Nhật Bản có nguy cơ cao kháng IVIG, nhưng những phát hiện về lợi ích của glucocorticoid có thể thay đổi ở những bệnh nhân kawasaki ở nơi khác và với các phác đồ glucocorticoid khác nhau.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Ở Nhật Bản, trẻ em được sử dụng 2 mg/kg/ngày prednisolon tiêm tĩnh mạch trong năm ngày, sau đó chuyển sang dùng đường uống bắt đầu với 2 mg / kg / ngày trong năm ngày, sau đó 1 mg / kg / ngày trong năm ngày, và cuối cùng là 0,5 mg/kg / ngày trong năm ngày hoặc cho đến khi hết bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Cyclosporine - Cyclosporine, một chất ức chế calcineurin, đã cho thấy một số hiệu quả đối với kawasaki nặng và điều trị ban đầu ở những bệnh nhân có nguy cơ kháng IVIG cao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Kawasaki disease: Epidemiology and etiology - UpToDate 2021</li><li style="text-align: justify;">Kawasaki disease: Clinical features and diagnosis - UpToDate 2021</li><li style="text-align: justify;">Kawasaki disease: Initial treatment and prognosis - UpToDate 2021</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-kawasaki-skfpd |
Bạch hầu | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bạch hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh bạch hầu</strong> là một bệnh khá phổ biến và nguy hiểm. Trước đây, <strong>bệnh do trực khuẩn bạch hầu</strong> có tên khoa học là <em>Corynebacterium diphtheriae </em>(hay còn gọi là trực khuẩn <em>Klebs-Leoffler</em>) gây nên, đây là một <strong>bệnh lây qua đường hô hấp</strong>, vì thế có thể gây thành dịch, bệnh nhân mắc bệnh và tử vong do cơ chế nhiễm trùng nhiễm độc của vi khuẩn.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210618/20210618_Bạchhầu.jpg"></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Lứa tuổi dễ bị mắc bệnh là trẻ em < 15 tuổi </strong>hoặc ở ngay cả những người lớn tuổi hơn do chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ nên chưa có miễn dịch đặc hiệu với bệnh bạch hầu.</p>
<p style="text-align: justify;">Vi khuẩn có thể xuất hiện ở đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản), gây nên những giả mạc dai và dính, khó bóc tách, nghiêm trọng hơn, chúng có thể sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh). Nguyên nhân tử vong chủ yếu do tắc đường thở hoặc viêm cơ tim.</p>
<p style="text-align: justify;">Trước kia bệnh khá phổ biến và là một trong những nguyên nhân nhiễm trùng quan trọng ở trẻ nhỏ, ngày nay, nhờ có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và kháng độc tố bạch hầu (SAD), đặc biệt là trẻ được dự phòng bệnh bằng vắc-xin, nên bệnh chỉ còn xảy ra lẻ tẻ và không nghiêm trọng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bạch hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh gây nên do một loài vi khuẩn có tên khoa học là <em>Corynebacterium diphtheria, </em>đây là vi khuẩn loại cầu trực khuẩn gram (+), hình chùy, kích thước dài và rộng lần lượt là 1-9 µm và 0,3 - 0,8 µm, tế bào vi khuẩn không có vỏ, không di động và không tạo nha bào. Khả năng tổn tại của vi khuẩn trong các môi trường khác nhau cũng có sự khác nhau: Trong giả mạc vùng hầu họng của bệnh nhân, vi khuẩn tồn tại được khá lâu. Ở ngoài môi trường, nếu sống ở điều kiện thiếu sáng, vi khuẩn có thể tồn tại đến 6 tháng trên các vật dụng như đồ chơi của trẻ hay áo choàng của nhân viên y tế. Vi khuẩn bạch hầu không tồn tại được lâu dưới ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng mặt trời, chúng sẽ chết ở nhiệt độ 58<sup>o</sup>C trong vòng 10 phút, và bị tiêu diệt sau khoảng vài giờ dưới ánh sáng mặt trời.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210618/20210618_Corynebacterium_diphtheriae_Gram_stain.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây bệnh bạch hầu</em></p>
<p style="text-align: justify;">Dựa vào tính chất tán huyết <em>Corynebacterium diphtheriae </em>có 4 biotyp là <em>Corynebacterium diphtheria Gravis, Corynebacterium diphtheriae intermedius, Corynebacterium diphtheriae belfanti, Corynebacterium diphtheriae mitus.</em> Trong đó,<em> Corynebacterium diphtheriae Gravis </em>là căn nguyên phổ biến nhất gây <strong>bệnh bạch hầu</strong> nặng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bạch hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Vi khuẩn bạch hầu</strong> có thể gây nhiều thể bệnh, phổ biến nhất <strong>bạch hầu họng</strong> (chiếm 70%), sau đó là <strong>bạch hầu thanh quản</strong> (chiếm 20-30%), các thể bệnh ít gặp hơn như: <strong>bạch hầu mũi</strong> (chiếm 4%), bạch hầu mắt (chiếm 3-8%), <strong>bạch hầu da</strong>,...</p>
<h3><b> Bạch hầu họng</b></h3>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bạch hầu họng" src="/ImagePath\images\20210618/20210618_bệnhbạchhầu.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bạch hầu họng</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>a. Thời kỳ ủ bệnh: </i></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khá ngắn, khoảng từ 2-5 ngày, thời kỳ này bệnh nhân thường không có triệu chứng lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>b. Thời kỳ khởi phát:</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Sốt là triệu chứng hay gặp, thường sốt không quá cao, nhiệt độ: 37,5<sup>o</sup> - 38<sup>o</sup>C, bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, mệt mỏi, đau họng, ăn uống kém, da xanh, sổ mũi một hoặc 2 bên và xì nước mũi có thể lẫn máu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Họng hơi đỏ, amydan có điểm trắng mờ dạng giả mạc ở một bên. Có thể xuất hiện hạch nhỏ ở cổ, di động được, ấn không đau.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>c. Thời kỳ toàn phát: </i></strong>Bắt đầu sau 2-3 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng toàn thân: Nhiệt độ cơ thể tăng đến 38<sup>o</sup> - 38,5<sup>o</sup>C<sup> </sup>, cảm giác nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, chán ăn, mạch nhanh, huyết áp có thể hạ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Họng có giả mạc tiến triển, ban đầu ở một bên hoặc 2 bên amydan, sau đó lan xuống lưỡi gà và màn hầu ở những trường hợp nặng. Giả mạc chuyển mầu từ trắng ngà lúc đầu, sau ngả màu vàng nhạt, dính chặt vào niêm mạc, bóc tách khó và dễ gây chảy máu, nếu cố bóc tách thì sẽ mọc lại rất nhanh sau vài giờ; giả mạc rất dai, không tan trong nước, và vùng niêm mạc quanh giả mạc hoàn toàn bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng đi kèm: Hạch góc hàm sưng và đau, sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ.</p>
<p style="text-align: justify;"><i><strong>d. Thời kỳ lui bệnh:</strong> </i>Nếu được điều trị sớm bằng huyết thanh kháng bạch hầu (SAD) và kháng sinh, giả mạc hết nhanh trong vòng 24-72 giờ, người bệnh hết sốt, nhưng còn mệt, da xanh, và sẽ hồi phục sau 2-3 tuần. Tuy nhiên cần lưu ý các biến chứng muộn.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><b>Bạch hầu ác tính</b></h3>
<p style="text-align: justify;">Xuất hiện trong giai đoạn sớm của bệnh, thường từ ngày 3-7 kể từ khi khởi phát. Bệnh nhân có bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc nặng với sốt cao từ 39-40<sup>o</sup>C, giả mạc lan rộng, hạch cổ sưng to làm biến dạng cổ dẫn đến hình cổ bạnh. Biến chứng sớm và nặng như viêm cơ tim, tổn thương thần kinh và suy thận.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><b> Bạch hầu thanh quản</b></h3>
<p style="text-align: justify;">- Thường gặp bạch hầu họng-thanh quản kết hợp, ít gặp bạch hầu thanh quản đơn thuần</p>
<p style="text-align: justify;">- Do giả mạc lan xuống thanh quản và hiện tượng xung huyết, phù nề tại thanh quản. Hay gặp ở trẻ từ 2-5 tuổi, hiếm gặp ở trẻ dưới 1 tuổi và người lớn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh cảnh lâm sàng bao gồm tình trạng viêm thanh quản cấp (khàn giọng, ho ông ổng, khó thở chậm thì hít vào, tiếng rít thanh quản khi thở) ở giai đoạn muộn bệnh nhân có thể bị ngạt thở và tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;"><b> Các thể lâm sàng khác</b></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>a. Bạch hầu mũi</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><b>- </b>Hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Trẻ sốt nhẹ hoặc không sốt, da xanh, sút cân, quấy khóc, ỉa chảy hoặc nôn, kèm theo viêm phế quản-phổi, suy kiệt và từ vong.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tại chỗ: trẻ sổ mũi một bên, nước mũi trong, đôi khi có giả mạc hoặc lờ lờ máu, loét lỗ mũi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>b. Bạch hầu mắt</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Thường xuất hiện sau bạch hầu họng hoặc bạch hầu mũi và lan truyền qua ống lệ. Biểu hiện viêm màng tiếp hợp có giả mạc, phù mi mắt trên. Lật mi mắt sẽ thấy giả mạc dính chặt và niêm mạc ở một bên mắt.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>c. Bạch hầu da</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><b>- </b>Hiếm gặp, thường do bị tổn thương trước như loét trợt ngoài da, da bị xây xát, chốc lở,.. không gặp ở người da lành.</p>
<p style="text-align: justify;">- Biểu hiện: có giả mạc hơi xám bám vào vùng da bị tổn thương trước, khi bóc tách gây chảy máu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>d. Bạch hầu rốn</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><b>- </b>Là hình thái của bạch hầu da, gặp ở trẻ sơ sinh, xuất hiện giả mạc ở rốn, dính chặt vào niêm mạc, tự rơi sau 2-3 tuần.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><i>e. Bạch hầu âm đạo</i></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><b>- </b>Ở trẻ gái, môi lớn bị viêm loét và có giả mạc dính chặt vào niêm mạc, bóc tách chảy máu. Toàn trạng tốt, không sốt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bạch hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng tim mạch</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Do độc tố bạch hầu gây thoái hóa nhu mô, thoái hóa mỡ ở cơ tim và rối loạn dẫn truyền.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm cơ tim: Nguyên nhân tử vong đột ngột trong <strong>bệnh bạch hầu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn dẫn truyền cơ tim: Rối loạn dẫn truyền tiên lượng nặng, người bệnh thường tử vong đột ngột do suy tim cấp hoặc trụy mạch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Huyết khối tim: Thường xuất hiện đột ngột, có thể vào ngày thứ 15 của bệnh.</p><p style="text-align: center;"><img src="/media/20773/file/benh-bach-hau-lien-quan-den-benh-tim-mach.jpeg" alt="Bệnh bạch hầu có thể liên quan đến bệnh tim mạch" style=""><br></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bạch hầu có thể dẫn đến biến chứng tim mạch</em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng thần kinh</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Do độc tố bạch hầu gây tổn thương hệ thần kinh, gây liệt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Liệt màn hầu: Người bệnh rối loạn nuốt và nói. Liệt diễn biến kéo dài vài ngày đến vài tuần.</p>
<p style="text-align: justify;">- Liệt mắt: Liệt dây III, liệt dây VI gây lác, sụp mi. Liệt điều tiết gây viễn thị.</p>
<p style="text-align: justify;">- Liệt chi dưới: Thường xuất hiện sau liệt màn hầu, thường liệt cả hai chân.</p>
<p style="text-align: justify;">- Liệt chi trên: Ít gặp, thường xuất hiện sau liệt chi dưới, biểu hiện rõ nhất ở bàn tay.</p>
<p style="text-align: justify;">- Liệt các cơ quan khác: Liệt thực quản, liệt thanh quản, liệt các cơ vùng gáy, liệt cơ hoành, liệt dây thần kinh số 10, liệt hành tủy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nói chung các biểu hiện liệt do bạch hầu sau một thời gian tự hồi phục hoàn toàn.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng thận</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Do tổn thương cầu thận hoặc ống thận. Biểu hiện dưới 3 thể</p>
<p style="text-align: justify;">- Thể nhẹ: Thiểu niệu, nước tiểu có albumin, ít bạch cầu và vài tế bào thận.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thể nặng: Thiểu niệu rõ rệt, nước tiểu có albumin nhiều hơn, có nhiều bạch cầu và tế bào thận, đôi khi có trụ hạt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thể ác tính: Thiểu niệu rất rõ, số lượng nước tiểu ít, xuất hiện sớm và kéo dài. Ure máu tăng cao, trong nước tiểu có albumin, bạch cầu và trụ hạt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bạch hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- <strong>Nguồn bệnh</strong> duy nhất là ở người, bao gồm những người đang bị bệnh, người mới khỏi bệnh còn thải vi khuẩn ra môi trường và ngay cả ở những người lành mang vi khuẩn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh chủ yếu<strong> lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp</strong> khi người bệnh nói, ho, hắt hơi, và người bệnh sẽ bị nhiễm vi khuẩn khi tiếp xúc gần và hít phải</p>
<p style="text-align: justify;">- <strong>Qua đồ dùng của người bệnh</strong>, thức ăn mang vi khuẩn, bệnh cũng có thể lây, đây là con đường lây bệnh gián tiếp. Ngoài ra, vi khuẩn cũng lây qua các tổn thương trên da như vết thương, nốt đốt côn trùng,… dẫn đến bạch hầu da.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bạch hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cơ thể cảm thụ là người chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu. Người ta làm phản ứng Schick để đánh giá miễn dịch của một người với vi khuẩn bạch hầu. Phản ứng này giúp xác định kháng độc tố bạch hầu trong huyết thanh của người. Ở người bị bệnh bạch hầu, sau khi khỏi bệnh khoảng 1 tháng, 30% số người bệnh có phản ứng Schick dương tính. Như vậy, miễn dịch sau khi mắc bệnh bạch hầu là không bền vững.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bạch hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Tất cả bệnh nhân mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh đều phải được cách ly cho đến khi có kêt quả xét nghiệm âm tính ít nhất 2 lần, với điều kiện mỗi mẫu bệnh phẩm phải được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi bệnh nhân bắt đầu được điều trị bằng kháng sinh. Cách ly tối thiểu 14 ngày sau điều trị kháng sinh với những bệnh nhân không có điều kiện làm xét nghiệm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng</p>
<p style="text-align: justify;">- Sát khuẩn và tẩy uế khu vực nhà ở, đồ dùng trong phòng, quần áo của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêm phòng vắc-xin: Nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, dùng vắc-xin đa giá kết hợp bạch hầu- ho gà- uốn ván,…lịch tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tiêm phòng vắc-xin" src="/ImagePath\images\20210618/20210618_tiem-vac-xin-bach-hau.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Với người tiếp xúc hoặc phơi nhiễm: Xét nghiệm và theo dõi trong vòng ít nhất 7 ngày. Có thể dự phòng bằng:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tiêm Benzathine penicillin liều duy nhất</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hoặc uống Erythromycin trong 7 ngày</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hoặc uống Azithromycin trong 7 ngày.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bạch hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào các yếu tố sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Dịch tễ học: Sống trong vùng dịch bệnh đang lưu hành, tiếp xúc với người nghi mắc bệnh hoặc đã được chẩn đoán xác định bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Lâm sàng: Triệu chứng điển hình như mô tả, dặc biệt là có giả mạc ở vùng tổn thương</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm:</p>
<p style="text-align: justify;"> Xác định căn nguyên</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bệnh phẩm: Lấy dịch hầu họng ở rìa xung quanh vùng giả mạc</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nhuộm soi dưới kính hiển vi, vi khuẩn bạch hầu có hình dạng trực khuẩn gram (+), có hình chuỳ.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nuôi cấy trên môi trường thích hợp tìm vi khuẩn bạch hầu, xác định độc tố bạch hầu (Toxigenicity testing bằng VD: Elek test).</p>
<p style="text-align: justify;">+ Dùng kĩ thuật khuếch đại gen PCR xác định gen của độc tố bạch hầu ở cơ sở có điều kiện.</p>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm cơ bản khác nhằm theo dõi, phát hiện các biến chứng: Công thức máu, sinh hóa máu, men tim, khí máu nếu cần, xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ, X- quang ngực…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm là phương pháp giúp phát hiện bệnh Bạch cầu" src="/media/20774/file/xet-nghiem-mau.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm là phương pháp giúp phát hiện bệnh Bạch cầu</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bạch hầu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><b>Nguyên tắc điều trị</b></h3>
<p style="text-align: justify;">- Phát hiện sớm và cách ly kịp thời khi phát hiện ca bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng các biện pháp điều trị đặc hiệu (kháng độc tố bạch hầu (SAD) và kháng sinh) ngay để ngăn chặn các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong</p>
<p style="text-align: justify;">- Theo dõi sát bệnh nhân để phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng có thể xảy ra</p>
<p style="text-align: justify;">- Chăm sóc toàn diện cho người bệnh, nâng cao thể trạng, dinh dưỡng hợp lý</p>
<h3 style="text-align: justify;"><b>Điều trị cụ thể</b></h3>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD)</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">Sử dụng càng sớm càng tốt ngay khi bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu. Cần thử phản ứng trước khi tiêm, nếu có biểu hiện dị ứng tiến hành giải mẫn cảm. Liều lượng tiêm phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, không phụ thuộc vào cân nặng của bệnh nhân. Liều lượng cụ thể như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- <strong>Bạch hầu ác tính</strong>: Tiêm SAD 80.000 - 100.000 UI</p>
<p style="text-align: justify;">- <strong>Bạch hầu mũi họng:</strong> Tiêm SAD 40.000 - 60.000 UI</p>
<p style="text-align: justify;">- Bạch hầu hầu họng hoặc thanh quản sớm trong 2 ngày đầu: Tiêm SAD 20.000 - 40.000 UI</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu tình trạng bệnh nhân quá nặng, có thể cân nhắc pha truyền tĩnh mạch chậm SAD với nước muối sinh lý trong 2-4 giờ và theo dõi sát các dấu hiệu phản vệ.</p>
<p style="text-align: justify;">* Phương pháp giải mẫn cảm SAD (Besredka)</p>
<p style="text-align: justify;">a) Tiêm 0,1 ml huyết thanh bạch hầu trong da và theo dõi 15 phút. Nếu không có phản ứng thì tiêm tiếp 0,25 ml huyết thanh bạch hầu. Nếu tiếp tục sau 15 phút không có phản ứng thì tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch nốt phần còn lại.</p>
<p style="text-align: justify;">b) Nếu người bệnh có biểu hiện nhạy cảm hoặc dị ứng khi thử thuốc, thì không nên dùng toàn bộ liều. Có thể tiến hành giải mẫn cảm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Kháng sinh</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">- Penicillin G: Liều 50.000 - 100.000 đơn vị/kg/ngày chia 2 lần, tiêm bắp 14 ngày cho đến khi hết giả mạc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hoặc Erythromycin uống: trẻ em 30-50mg/kg/ngày; người lớn 500mg x 4 lần/ngày dùng 14 ngày cho đến khi hết giả mạc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hoặc Azithromycin: trẻ em: 10-12mg/kg/ngày, người lớn: 500mg/ngày x 14 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Các điều trị khác</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">- Hỗ trợ hô hấp: Khai thông đường thở (chỉ định mở khí quản cấp cứu nếu khó thở thanh quản độ II). Cho bệnh nhân thở Oxy sớm, nếu không đáp ứng chuyển sang thở máy xâm nhập</p>
<p style="text-align: justify;">- Hỗ trợ tuần hoàn: Cung cấp đầy đủ nước và điện giải theo nhu cầu và phải tính đến lượng bù trừ nếu bệnh nhân có tình trạng sốt cao, khó thở, nôn…</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều chỉnh các rối loạn nhịp tim và viêm cơ tim do độc tố bạch hầu</p>
<p style="text-align: justify;">- Có thể điều trị kết hợp với corticoid trong những thể bạch hầu ác tính hay bạch hầu thanh quản có tình trạng phù nề nhiều.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch hay dạ dày tùy thuộc tình trạng của bệnh nhân.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bach-hau-szauz |
Áp xe thận | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Áp xe thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Áp xe là một túi mủ ở một vùng rỗng của cơ thể. Áp xe thận là một áp xe trong thận.</p>
<p style="text-align: justify;">Xử trí với vấn đề này một cách nhanh chóng và đúng cách là rất quan trọng để có kết quả tốt nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ áp xe thận dao động từ 1-10 trường hợp trên 10.000 trường hợp nhập viện. Viêm thận bể thận dẫn đến áp xe vỏ thận là rất hiếm. Mặc dù khoảng 75% áp xe vỏ thận xảy ra ở nam giới, áp xe thận cũng phổ biến như nhau ở nam và nữ. Tuy nhiên, áp xe thận rất hiếm khi không có yếu tố nguy cơ.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="áp xe thận cũng phổ biến như nhau ở nam và nữ" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_ápxethận.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Áp xe thận cũng phổ biến như nhau ở nam và nữ</em></p>
<p style="text-align: justify;">Áp xe thận có tỷ lệ tử vong từ 1,5-15%. Tiên lượng được cải thiện khi phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng xấu bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tuổi cao</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng huyết đường vào tiết niệu</p>
<p style="text-align: justify;">- Bất thường về giải phẫu</p>
<p style="text-align: justify;">- Diễn biến bệnh xấu dần</p>
<p style="text-align: justify;">- Suy thận ngay khi phát hiện áp xe</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Áp xe thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Áp xe thận có thể do vi khuẩn từ nhiễm trùng đến thận gây ra. Vi khuẩn có thể di chuyển qua máu hoặc trong nước tiểu để đi vào thận. Trong thận, vi khuẩn có thể lây lan đến các mô thận.</p>
<p style="text-align: justify;">Áp xe thận không phải là một bệnh phổ biến. Nó thường xảy ra do các vấn đề chung như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Viêm thận bể thận</li>
<li style="text-align: justify;">Sỏi thận, sỏi tiết niệu</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210916/20210916_picture1_800x627.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sỏi thận, sỏi tiết niệu</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nước tiểu chảy ngược vào thận từ bàng quang</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Áp xe thận đôi khi có thể hình thành do nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể. Áp xe trên da và lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch cũng có thể dẫn đến áp xe thận.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp cũng có thể khiến một người có nguy cơ bị áp xe thận nếu liên quan đến:</p>
<p style="text-align: justify;">- Sỏi tiết niệu</p>
<p style="text-align: justify;">- Thai kỳ</p>
<p style="text-align: justify;">- Bàng quang thần kinh</p>
<p style="text-align: justify;">- Đái tháo đường</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có thể phòng ngừa áp xe thận bằng cách điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bất kỳ tình trạng nhiễm khuẩn nào ngay lập tức.</p>
<p style="text-align: justify;">Tác nhân vi khuẩn chủ yếu gây áp xe thận là vi khuẩn gram âm đường ruột, thường kết hợp với bất thường đường tiết niệu. E coli chịu trách nhiệm cho 75% các bệnh nhiễm trùng này. Khoảng 15-20% các trường hợp là do các vi khuẩn Klebsiella, Proteus, Enterobacter và Serratia gây ra. Một vài trường hợp còn lại của áp xe thận là do vi khuẩn gram dương, bao gồm Streptococcus faecalis và, ít phổ biến hơn, S.aureus (Tụ cầu vàng).</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Áp xe thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân bị áp xe thận bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn / nôn và đau sườn hoặc bụng. Một số người bị áp xe thận phát triển chứng khó tiểu và các triệu chứng đường tiết niệu khác.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân bị áp xe thận bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_buon-non-on-lanh-07.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân bị áp xe thận bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng toàn thân không đặc hiệu (ví dụ, khó chịu, mệt mỏi, giảm cân) có thể xảy ra ở bệnh nhân viêm thận u hạt (XGP). Bên cạnh sự hình thành áp xe, các biến chứng hiếm gặp khác bao gồm áp xe vỡ rò vào đại tràng, ổ bụng, màng phổi phế quản thậm chí rò ra ngoài qua da lưng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Áp xe thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biến chứng đáng sợ nhất của áp xe nhu mô thận là vỡ rò áp xe qua bao thận, dẫn đến áp xe đáy chậu. Cũng có thể áp xe vỡ rò vào các thành phần lân cận khác như sau phúc mạc, đại tràng, màng phổi phế nang. Khi viêm thâm nhiễm lan rộng, phẫu thuật sẽ gặp nhiều khó khăn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Áp xe thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đôi khi có thể mất một thời gian để phát hiện ra áp xe thận. Điều này là do các triệu chứng mơ hồ và bệnh không phổ biến.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Khai thác tiền sử bệnh sử</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khai thác diễn biến bệnh và tiền sử bản thân, gia đình một cách kỹ lưỡng là rất quan trọng trong việc đánh giá bệnh nhân có thể bị áp xe thận. Bệnh nhân thường có các triệu chứng lâu dài (khoảng 14 ngày) như sốt, đau hông lưng và/hoặc khó chịu ở bụng. Thật không may, những triệu chứng này có thể mơ hồ và không phải lúc nào cũng phản ánh mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Ngoài ra, các yếu tố cơ địa khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng thận. Hầu hết bệnh nhân bị áp xe thận có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, phẫu thuật tiết niệu và / hoặc nội soi, sonde đường tiết niệu trước đó. Tắc nghẽn đường tiết niệu cũng là một trong các yếu tố nguy cơ</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Khám lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu của áp xe thận rất khác nhau và không đặc hiệu. Tuy nhiên, các kết quả khám lâm sàng tổng thể thường cho thấy hội chứng nhiễm trùng, bao gồm môi khô bẩn hơi thở hôi, sốt và bất ổn huyết động. Ở những bệnh nhân có nhiễm trùng huyết kèm theo, sự bất ổn huyết động và toàn trạng có thể rõ rệt hơn, với nhịp tim nhanh, tụt huyết áp và thở nhanh nông. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân bị áp xe thận có thể sờ thấy được khối áp xe qua thành bụng.</p>
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm</strong></h4>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu có thể cho thấy số lượng bạch cầu và vi khuẩn cao. Vi khuẩn cũng thường được tìm thấy trong nước tiểu thông qua nuôi cấy.</p>
<p style="text-align: justify;">Bạch cầu ngoại vi máu tăng cao là một dấu hiệu phổ biến ở những bệnh nhân bị áp xe thận. Thiếu máu có thể xuất hiện ở những bệnh nhân bị viêm thận u hạt (một loại nhiễm trùng thận nặng, mạn tính có thâm nhập nhiều bạch cầu hạt).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bạch cầu ngoại vi máu tăng cao là một dấu hiệu phổ biến ở những bệnh nhân bị áp xe thận" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20201003_bach-cau-cao-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bạch cầu ngoại vi máu tăng cao là một dấu hiệu phổ biến ở những bệnh nhân bị áp xe thận</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ure và creatinin trong máu có thể tăng cao, thường là thứ phát. Trạng thái shock tụt huyết áp là do nôn mửa với mất dịch tiêu hóa hoặc giảm tưới máu thận ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân có thể có tổn thương thận cấp tính, như được phát hiện nhờ mức ure và creatinine tăng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bạch cầu và protein niệu là những đặc điểm phổ biến của áp xe thận. Tuy nhiên, vi khuẩn và bạch cầu có thể vắng mặt nếu niệu quản và đường bài xuất bị tắc nghẽn hoàn toàn.</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù kết quả nuôi cấy nước tiểu thường dương tính với vi khuẩn, nuôi cấy vẫn có thể không phát hiện ra vi khuẩn. Trong viêm viêm thận bể thận và viêm thận u hạt, khoảng 75% nuôi cấy nước tiểu là dương tính. Các mầm bệnh phổ biến nhất được phân lập là Escherichia coli, Proteus mirabilis và Klebsiella.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nuôi cấy máu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nuôi cấy máu dương tính ở hơn 50% bệnh nhân bị áp xe thận và đặc biệt hữu ích ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết đường vào tiết niệu. Các vi khuẩn phân lập được thường là cùng một vi khuẩn gram âm được phân lập từ nước tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán hình ảnh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp X quang</p>
<p style="text-align: justify;">Chụp X quang không chuẩn bị thường không giúp xác định áp xe nội tạng; tuy nhiên, nó có thể cho thấy sỏi tiết niệu cản quang ở những bệnh nhân bị viêm viêm thận bể thận do ứ đọng nước tiểu tắc nghẽn.</p>
<p style="text-align: justify;">- X quang niệu đồ tĩnh mạch</p>
<p style="text-align: justify;">X quang niệu đồ tĩnh mạch (IVP) chỉ khảo sát phần nào nhiễm trùng nhu mô thận cấp tính. Mặc dù IVP không tốn kém và có thể đánh giá chức năng của thận, những rủi ro liên quan đến việc bệnh nhân tiếp xúc với cản quang tĩnh mạch và bức xạ lớn hơn lợi ích.</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm</p>
<p style="text-align: justify;">Siêu âm là một công cụ sàng lọc ban đầu dễ tiếp cận, nhanh chóng và tương đối rẻ cho thấy tổn thương thận và bất thường về giải phẫu. Nhược điểm của siêu âm bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ siêu âm</p>
<p style="text-align: justify;">+ Khả năng khảo hình ảnh hạn chế ở bệnh nhân béo phù</p>
<p style="text-align: justify;">+ Độ nhạy thấp hơn CT</p>
<p style="text-align: justify;">+ Không có khả năng đánh giá chức năng thận</p>
<p style="text-align: justify;">+ Siêu âm cho thấy áp xe thận bao gồm một khối giảm âm có thành tương đối rõ và ít tăng sinh tín hiệu mạch</p>
<p style="text-align: justify;">- Cắt lớp vi tính</p>
<p style="text-align: justify;">Đây là phương thức hữu ích nhất trong chẩn đoán áp xe nội tạng và định hướng các thủ thuật phẫu thuật điều trị.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cắt lớp vi tính là phương thức hữu ích nhất trong chẩn đoán áp xe nội tạng và định hướng các thủ thuật phẫu thuật điều trị" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_chup-ct-tai-medlatec.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cắt lớp vi tính là phương thức hữu ích nhất trong chẩn đoán áp xe nội tạng và định hướng các thủ thuật phẫu thuật điều trị</em></p>
<p style="text-align: justify;">Chụp CT không chuẩn bị có thể thấy thận tăng kích thước, thâm nhiễm viêm và hình ảnh khối áp xe. Thuốc cản quang giúp phân biệt áp xe với các tổ chức đặc tăng sinh mạch máu như ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">Hình ảnh áp xe thận điển hình bao gồm một vung xâm nhập viêm hình nêm và có ổ dịch hoại tử không ngấm thuốc tại trung tâm áp xe. Khối áp xe chứa dịch hoại tử giảm 0-20 đơn vị Hounsfield, thành rõ và không ngấm thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cộng hưởng từ</p>
<p style="text-align: justify;">MRI rất nhạy cảm trong việc chứng minh các bất thường về thận có thể góp phần gây áp xe thận nhưng không cung cấp thông tin nhiều hơn so với CT. Ưu điểm của MRI bao gồm không có bức xạ và không phải dùng cản quang Iod. Nhược điểm của MRI bao gồm chi phí cao, tính khả dụng thấp, thời gian chụp lâu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Áp xe thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ở hầu hết bệnh nhân bị viêm thận bể thận cấp, điều trị bằng kháng sinh thích hợp sẽ có đáp ứng lâm sàng trong vòng 1 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, áp xe lớn với thành nguyên vẹn thường khó điều trị bằng kháng sinh đơn độc, với hầu hết các nghiên cứu hạn chế chỉ chấp nhận điều trị áp xe thận bằng kháng sinh đối với các tổn thương nhỏ hơn 3 cm.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở hầu hết các bệnh nhân nghi ngờ áp xe nhu mô thận, kịp thời điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch với phổ tác dụng chống lại vi khuẩn đặc hiệu nuôi cấy được. Ngoài ra có thể bổ sung dịch truyền tĩnh mạch. Điều trị thuốc đơn thuần nên được giới hạn ở những bệnh nhân ổn định về huyết động với áp xe nhỏ hơn <3 cm. Bệnh nhân có dấu hiệu bất ổn huyết động do nhiễm trùng huyết hoặc áp xe thận lớn (≥ 3 cm) nên được dẫn lưu qua da hoặc phẫu thuật để xử lý áp xe. Hơn nữa, chỉ điều trị thuốc uống trong điều trị áp xe đáy chậu là không phù hợp, vì nguy cơ tử vong liên quan đến áp xe đáy chậu được điều trị bằng kháng sinh đơn thuần lên tới 33%.</p>
<p style="text-align: justify;">Dẫn lưu có thể được thực hiện bằng phẫu thuật hoặc bằng nội soi qua da sau phúc mạc. Xquang và siêu âm được sử dụng để xác định vị trí dẫn lưu. Dẫn lưu áp xe qua da là một kỹ thuật mới và là phương pháp đang được sử dụng nhiêu nhất.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Dẫn lưu áp xe qua da là một kỹ thuật mới và là phương pháp đang được sử dụng nhiêu nhất" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_dan-luu-ap-xe-qua-da-vn.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Dẫn lưu áp xe qua da là một kỹ thuật mới và là phương pháp đang được sử dụng nhiêu nhất</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nói chung, áp xe thận lớn cần dẫn lưu nếu bệnh nhân bị sốt dai dẳng và không có cải thiện lâm sàng sau 1 tuần điều trị kháng sinh. Dẫn lưu qua da cộng với kháng sinh toàn thân được chỉ định là phương pháp điều trị tốt nhất cho áp xe có kích thước 3 - 5 cm. Áp xe thận có thể được dẫn lưu qua da theo CT hoặc hướng dẫn siêu âm.</p>
<p style="text-align: justify;">Dẫn lưu là phương pháp điều trị áp xe thận cơ bản. Nhưng trong 10 năm qua điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch và theo dõi đã có kết quả tốt khi bệnh đã được phát hiện sớm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cắt thận</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cắt thận đơn giản thường là đủ.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi áp xe thận quá lớn gây thâm nhiễm mất chức năng thận hoàn toàn hoặc vỡ dò nguy hiểm vào khung chậu, màng phổi, màng bụng, chỉ định cắt bỏ thận có thể được đưa ra.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi sau khi điều trị</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Khi chẩn đoán hình ảnh phát hiện sớm bệnh này, việc phục hồi là phổ biến. Ngoài ra, điều trị ít xâm lấn giúp phục hồi dễ dàng hơn. Bệnh nhân được điều trị sớm không tổn thương nhiều đến thận nên có kết quả tốt.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi một bệnh nhân mắc các bệnh khác, như đái tháo đường, bị áp xe thận giai đoạn cuối, bệnh này không thể dễ dàng điều trị được. Điều này có thể dẫn đến bệnh nghiêm trọng và thậm chí tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố gây ra áp xe cần được điều trị để giảm nguy cơ hình thành áp xe thận trở lại. Một số yếu tố sau là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Sỏi thận</p>
<p style="text-align: justify;">- Trào ngược dịch niệu quản (VUR)</p>
<p style="text-align: justify;">- Các nguồn lây nhiễm khác</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Jaik NP, Sajuitha K, Mathew M, Sekar U, Kuruvilla S, Abraham G, Shroff S. Renal abscess. <em>J Assoc Physicians India.</em> 2006</li><li style="text-align: justify;">Rubilotta E, Balzarro M, Lacola V, Sarti A, Porcaro AB, Artibani W. Current clinical management of renal and perinephric abscesses: a literature review. <em>Urologia.</em> 2014</li><li style="text-align: justify;">Yen DH, Hu SC, Tsai J, Kao WF, Chern CH, Wang LM, Lee CH. Renal abscess: early diagnosis and treatment. <em>Am J Emerg Med.</em> 1999</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ap-xe-than-sgkuc |
Bệnh mụn cóc do vi rút | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh mụn cóc do vi rút</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiễm vi rút gây u nhú ở người (HPV) là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới. Ít nhất 75% số người lớn có quan hệ tình dục ở Mỹ đã bị nhiễm ít nhất một loại HPV sinh dục tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, và tỷ lệ nhiễm HPV trong những người trưởng thành là khoảng 10 - 20%. Tỷ lệ nhiễm HPV đang có xu hướng giảm ở các quốc gia đã thực hiện tiêm phòng.</p>
<p style="text-align: justify;">Các vi rút gây u nhú ở người (HPV) lây nhiễm qua biểu mô của da và niêm mạc. Các biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của nhiễm HPV là mụn cóc trên da (verrucae), ngoài ra còn có mụn cóc sinh dục (condylomata acuminata). Có đến hơn 200 phân tuýp HPV riêng biệt, một số tuýp có xu hướng lây nhiễm các vị trí cụ thể trên cơ thể, ví dụ như HPV tuýp 1 thường lây nhiễm ở lòng bàn chân và tạo ra mụn cóc, trong khi HPV loại 6 và 11 lây nhiễm ở vùng hậu môn sinh dục và gây ra mụn cóc sinh dục.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="HPV tuýp 1 thường lây nhiễm ở lòng bàn chân và tạo ra mụn cóc" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_164606-mu-coc.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>HPV tuýp 1 thường lây nhiễm ở lòng bàn chân và tạo ra mụn cóc</em></p>
<p style="text-align: justify;">Mụn cóc trên da xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em và thanh niên và còn phổ biến hơn ở một số nghề nghiệp, như người chế biến thịt, chế biến gia cầm và cá. Các yếu tố làm cho bệnh dễ phát triển và khó điều trị dứt điểm bao gồm viêm da dị ứng và các tình trạng liên quan đến suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào (HIV/AIDS, cấy ghép nội tạng,…).</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh mụn cóc do vi rút</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vi rút u nhú ở người (HPV) là một nhóm vi rút DNA sợi đôi, thuộc họ Papillomaviridae. Các nhà nghiên cứu đã xác định được 200 tuýp HPV khác nhau, hơn 40 loại trong số đó có thể lây truyền qua đường tình dục và lây nhiễm ở vùng hậu môn sinh dục. Các vi rút gây u nhú ở người (HPVs) là các vi rút capsid nhỏ, chưa phát triển, có bộ gen tròn 8 kilobase mã hóa 8 gen, trong đó có 2 protein cấu trúc bao bọc, L1 và L2. Chu kỳ sao chép của vi rút có liên quan chặt chẽ đến sự biệt hóa biểu mô (tức là sự trưởng thành của tế bào sừng). Nhiễm trùng ban đầu của tế bào gốc cơ bản xảy ra do kết quả của các vết vỡ vi mô trong biểu mô.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Vi rút u nhú ở người (HPV) là một nhóm vi rút DNA sợi đôi, thuộc họ Papillomaviridae" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20190514_090013_075139_4ebVirus-HPV-tu-nhien.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vi rút u nhú ở người (HPV) là một nhóm vi rút DNA sợi đôi, thuộc họ Papillomaviridae</em></p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV, bao gồm cả những trường hợp có kiểu gen HPV gây ung thư, thường khỏi trong vòng 12 tháng. Trong quá trình nhiễm HPV cổ tử cung, các bất thường tế bào học mức độ thấp có thể được phát hiện trên lâm sàng khi sàng lọc, nhưng thường là thoáng qua. Tuy nhiên, nhiễm trùng HPV tuýp có khả năng gây ung thư kéo dài hơn 12 tháng sẽ làm tăng khả năng xuất hiện các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư, mặc dù không phải tất cả các trường hợp đều tiến triển. HPV có thể đi vào trạng thái tiềm ẩn, có thể tái phát trở lại.</p>
<p style="text-align: justify;">Các tuýp HPV sinh dục được chia thành các loại nguy cơ thấp và nguy cơ cao dựa trên nguy cơ gây ung thư ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Loại nguy cơ thấp HPV 6, HPV 11 gặp khoảng 90% trường hợp mụn cóc sinh dục, mặc dù tình trạng đồng nhiễm với các tuýp HPV nguy cơ cao khác có thể xảy ra. Các loại HPV khác nhau có xu hướng lây nhiễm các vị trí khác nhau trên cơ thể và do đó có liên quan đến các bệnh khác nhau.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh mụn cóc do vi rút</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mụn cóc ở da có thể biểu hiện thành mụn cóc thông thường (verruca vulgaris), mụn cóc dạng cây (verruca plantaris) và mụn cóc phẳng (verruca plana).</p>
<p style="text-align: justify;">Mụn cóc ở da cũng được mô tả dựa trên vị trí (mụn cóc quanh miệng, mụn cóc sinh dục,…) hoặc hình thái (mụn cóc dạng sợi hoặc khảm). Mụn cóc có thể xuất hiện đơn lẻ, theo nhóm hoặc khi mụn cóc liên kết lại với nhau tạo thành mảng. Mụn cóc khảm là những mụn cóc liên kết với nhau.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mụn cóc thông thường</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh do các HPV tuýp 1, 2, 4, 27, 29 gây ra, chúng thường chỉ gây đau nhẹ khi nằm ở vị trí tì đè. Tổn thương kích thước 2-10 mm, có ranh rới rõ, cứng và thô ráp, màu vàng nâu hoặc xám đen, hình dạng không cố định. Các tổn thương mụn cóc thông thường hay xuất hiện ở các vị trí bị chấn thương, nhưng có khả năng sẽ lây lan ra nới khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mụn cóc dạng nhú</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Vị trí thường nằm ở vùng mặt cổ như mí mắt, môi,..Tổn thương thường không gây ra đau đớn hay ngứa ngáy cho người mắc, dễ điều trị và không tiến triển ác tính.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mụn cóc phẳng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương phổ biến ở người trẻ (trẻ em, thanh thiếu niên), dễ lây, do HPV các tuýp 3, 10, 28, 49 gây nên, với hình dạng đặc trưng là bằng phẳng, màu hồng hoặc xám, bề mặt bóng. Chúng thường xuất hiện ở vùng mặt hoặc vị trí tổn thương da, khó điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mụn cóc lòng bàn tay, bàn chân</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Do HPV tuýp 1 gây ra, xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Mụn cóc vùng này thường gây đau đớn khó chịu do nằm trên bề mặt dễ bị tì đè và dễ nhầm lẫn với những vết chai trên bàn tay, bàn chân.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Mụn cóc lòng bàn tay, bàn chân" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_mun_coc2_vvfy.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mụn cóc lòng bàn tay, bàn chân</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mụn cóc thể khảm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Giống với mụn cóc lòng bàn chân, nhưng do sự hình thành của vô số mụn cóc nhỏ hợp lại, tạo thành thể khảm. Chúng có những đặc điểm giống với mụn cóc lòng bàn chân thông thường khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mụn cóc quanh móng.</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thường gặp ở những người có thói quen cắn móng tay hoặc thường xuyên để tay bị ướt như nấu ăn, rửa bát. Tổn thương xuất hiện giống như vùng da bị dày lên, giống như súp lơ quanh móng, hay bị mất lớp biểu bì và bệnh nhân dễ bị tách móng, nếu các vết nứt lan rộng sẽ gây đau.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mụn cóc sinh dục</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Mụn cóc sinh dục ngoài thường được tìm thấy trên âm hộ, dương vật, bẹn, đáy chậu, da hậu môn, da quanh hậu môn. Tổn thương có thể là đơn lẻ hoặc tập trung, phẳng, hình vòm, hình súp lơ, hình sợi, dạng nấm, dạng hạt, dạng hạt, dạng mảng, nhẵn (đặc biệt là ở trục dương vật). Màu sắc khác nhau (trắng, màu da, ban đỏ (hồng hoặc đỏ), tím, nâu hoặc tăng sắc tố). Sùi mào gà thường mềm khi sờ và có thể có đường kính từ 1 mm đến vài cm. Mụn cóc thường không có triệu chứng nhưng đôi khi có thể ngứa.</p>
<p style="text-align: justify;">Sau khi xuất hiện, mụn cóc sinh dục có thể tăng về số lượng và kích thước hoặc tự thoái lui. Khoảng một phần ba số mụn cóc sinh dục tự thoái triển mà không cần điều trị trong vòng bốn tháng. Nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV) có thể vẫn tồn tại mặc dù đã không còn tổn thương có thể nhìn thấy được, do đó có khả năng tái phát.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh mụn cóc do vi rút</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Mụn cóc phát triển lớn gây đau và chảy máu khi chạm vào.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mụn cóc bị tổn thương gây bội nhiễm vi khuẩn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Để lại sẹo xấu do không được điều trị đúng cách.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mụn cóc ung thư hóa.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh mụn cóc do vi rút</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV) xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với da có vết thương, niêm mạc hoặc các vị trí chấn thương của bệnh nhân. Virus xâm nhập vào các tế bào của lớp đáy biểu bì thông qua các vết xước nhỏ. Sau khi mắc phải, nhiễm HPV có thể bước vào giai đoạn tiềm ẩn mà không có dấu hiệu hoặc triệu chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc lây truyền theo chiều dọc của HPV từ phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà sang thai nhi là có thể xảy ra.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh mụn cóc do vi rút</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Người có hoạt động tình dục mạnh mẽ, nhất là quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm những tiếp xúc của da và niêm mạc, là yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV) ở bộ phận sinh dục.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người đang có tình trạng ức chế miễn dịch do hóa chất, xạ trị hay do nhiễm vi rút, có tỷ lệ mắc, tỷ lệ tái phát và chuyển dạng ác tính của mụn cóc sinh dục cao hơn người bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người hút thuốc lá nhiều tăng nguy cơ nhiễm mụn cóc.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt=" Người hút thuốc lá nhiều tăng nguy cơ nhiễm mụn cóc." src="/ImagePath\images\20210916/20210916_vi-sao-hut-thuoc-la-rang-vang-hoi-mieng.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người hút thuốc lá nhiều tăng nguy cơ nhiễm mụn cóc.</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Nam giới chưa cắt bao quy đầu có nguy cơ nhiễm mụn cóc sinh dục cao hơn những người đã cắt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ xuất hiện mụn cóc nam > nữ, nhất là nam quan hệ tình dục đồng giới.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh mụn cóc do vi rút</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vì mụn cóc có khả năng lây nhiễm, bệnh nhân nên tránh để mụn cóc tiếp xúc với người khác. Ngoài ra, không nên sử dụng lại các dụng cụ dùng để gọt mụn cóc trên da hoặc cắt móng tay bình thường và cũng không nên dùng chung với người khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Tiêm vắc xin ngừa vi rút u nhú ở người (HPV) là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa mụn cóc sinh dục và ung thư sinh dục liên quan đến HPV.Trong khi việc điều trị mụn cóc ở da còn nhiều thách thức, việc phát triển các loại vắc - xin hiệu quả cao để phòng ngừa bệnh do HPV sẽ rất có giá trị.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tiêm vắc xin ngừa vi rút u nhú ở người (HPV) là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa mụn cóc sinh dục và ung thư sinh dục" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20200421_093732_903444_hpv-vaccine-nam.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiêm vắc xin ngừa vi rút u nhú ở người (HPV) là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa mụn cóc sinh dục và ung thư sinh dục</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh mụn cóc do vi rút</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán mụn cóc trên da chủ yếu dựa trên biểu hiện lâm sàng. Việc xuất hiện các mao mạch huyết khối khi cắt bỏ các mảnh vụn tăng sừng bên trên mụn cóc hoặc mụn cơm thông thường là một đặc điểm có thể giúp chẩn đoán. Nếu thực hiện soi da, các mao mạch huyết khối có thể xuất hiện dưới dạng các chấm và giọt màu đen đến đỏ đồng nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu không chắc chắn về chẩn đoán, sinh thiết nên được thực hiện. Thường cạo hoặc cắt bằng kéo để loại bỏ mụn cóc nghi ngờ hoặc lấy mẫu mụn cóc lớn nghi ngờ là đủ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Dày sừng tiết bã</p>
<p style="text-align: justify;">- Acrochordon</p>
<p style="text-align: justify;">- Các khối u ác tính ở da</p>
<p style="text-align: justify;">- U mềm lây</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh mụn cóc do vi rút</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có thể không cần điều trị mụn cóc trên da, mụn cóc có thể tự tiêu biến, nhất là ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu có những vấn đề sau đây, bệnh nhân nên được đều trị mụn cóc :</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau, khó chịu hoặc suy giảm chức năng liên quan</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân lo bị dị nghị hoặc sự kỳ thị của xã hội</p>
<p style="text-align: justify;">- Các mụn cơm dai dẳng</p>
<p style="text-align: justify;">- Ức chế miễn dịch (một yếu tố nguy cơ đối với mụn cóc lan rộng và kháng thuốc)</p>
<p style="text-align: justify;">Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm phá hủy mụn cóc bằng hóa học hoặc vật lý đối với mô bị ảnh hưởng (axit salicylic, phương pháp áp lạnh, cantharidin, axit trichloroacetic, phẫu thuật, laser), tăng cường phản ứng miễn dịch tại chỗ (imiquimod, liệu pháp miễn dịch tại chỗ hoặc tiêm trong miệng) và liệu pháp chống tăng sinh (fluorouracil bôi, bleomycin ).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị mụn cóc thông thường và mụn cơm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị đầu tay: Axit salicylic tại chỗ (17-50%) và phương pháp áp lạnh với nitơ lỏng là những phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với mụn cóc thông thường. Axit salicylic làm tróc lớp biểu bì bị ảnh hưởng và cũng có thể kích thích miễn dịch tại chỗ. Ưu điểm của axit salicylic bao gồm dễ sử dụng, bôi thuốc không đau và giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng. Hiệu quả sạch mụn có thể lên đến 80%.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Axit salicylic tại chỗ" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_thuocAxitSalicylic.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Axit salicylic tại chỗ</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Phương pháp áp lạnh: Phương pháp áp lạnh với nitơ lỏng là phương pháp điều trị phổ biến. Một nhược điểm của phương pháp áp lạnh là gây đau đớn khi điều trị. Do đó, phương pháp áp lạnh chủ yếu được sử dụng cho mụn cóc ở trẻ lớn và người lớn và thường tránh ở trẻ nhỏ. Điều trị được lặp lại sau mỗi hai đến ba tuần cho đến khi hết mụn cơm, tối đa là 6 lần điều trị. Hiệu quả sạch mụn từ 14 đến hơn 90%.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bleomycin Intralesional: Bleomycin là một tác nhân hóa học trị liệu thường được dùng để điều trị các khối u ác tính có thể có hiệu quả đối với mụn cóc thông qua gây độc tế bào hay virus. Nhược điểm của tiêm bleomycin là gây đau. Hiệu quả sạch mụn từ 16-94%.</p>
<p style="text-align: justify;">- Fluorouracil: Là thuốc có tác dụng chống ung thư, ức chế tổng hợp DNA và RNA do đó ngăn ngừa tăng sinh mụn cóc. Tỷ lệ chữa khỏi khoảng 50%.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các phương pháp điều trị khác: Laser, phẫu thuật, Cantharidin 0,7%, Imiquimod, Axit trichloroacetic, dùng băng keo,…</p>
<p><strong>Điều trị mụn cóc phẳng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nhiều phương pháp điều trị đối với mụn cóc thông thường cũng có thể có hiệu quả đối với mụn cóc phẳng. Tuy nhiên, hiệu quả của hầu hết các biện pháp can thiệp đối với mụn cóc phẳng chưa được đánh giá đầy đủ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phương pháp áp lạnh và thuốc bôi như axit salicylic, tretinoin tại chỗ, imiquimod , và Fluorouracil (FU) là những phương pháp điều trị phổ biến nhất. Trị liệu bằng phương pháp áp lạnh thường được lặp lại sau mỗi ba đến bốn tuần khi cần thiết. Tretinoin , imiquimod và FU tại chỗ thường được áp dụng hàng ngày, có tác dụng sau vòng vài tuần.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các phương pháp điều trị ít phổ biến hơn bao gồm axit glycolic 15%kết hợp với axit salicylic 2%, cantharidin, kali hydroxit tại chỗ, Bacillus Calmette-Guérin tại chỗ, sulfat kẽm tại chỗ, liệu pháp miễn dịch tiếp xúc tại chỗ, laser,…</p>
<p><strong>Điều trị mụn cóc dạng sợi</strong></p>
<p style="text-align: justify;"> Do kích thước nhỏ và hình thái dạng dát của mụn cóc dạng sợi , phương pháp điều trị phổ biến nhất là phẫu thuật cắt bỏ và áp lạnh. Phẫu thuật loại bỏ mụn cóc dạng sợi có thể được thực hiện bằng cách "cắt bỏ vết cắt" bằng kéo phẫu thuật hoặc cạo râu. Hút điện hoặc sử dụng clorua nhôm tại chỗ rất hữu ích để cầm máu.</p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp áp lạnh thường được thực hiện với kỹ thuật đông lạnh tiếp xúc để hạn chế tổn thương cho vùng da xung quanh. Kẹp phẫu thuật, kim giữ hoặc dụng cụ cầm máu được nhúng nhanh vào nitơ lỏng và được sử dụng để nắm và đông lạnh mụn cóc.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Beth G Goldstein, MD et al, “<em>Cutaneous warts (common, plantar, and flat warts)</em>”, Sep 19, 2019, Uptodate.</li><li style="text-align: justify;">Joel M Palefsky, MD, “<em>Human papillomavirus infections: Epidemiology and disease associations</em>”, Dec 03, 2020, Uptodate.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-mun-coc-do-vi-rut-svyka |
Bệnh giun lươn | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh giun lươn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giun lươn là do nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis gây nên. Sinh vật này có khả năng hoàn thành vòng đời của mình hoàn toàn bên trong vật chủ là con người. Do đó, nhiễm trùng mãn tính không triệu chứng có thể duy trì trong nhiều thập kỷ, và các biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện rất lâu sau lần nhiễm trùng ban đầu. Ngoài ra, trong số những bệnh nhân bị nhiễm trùng sau đó bị ức chế miễn dịch, sự sinh sản của ấu trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng lan tỏa.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh giun lươn là do nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis gây nên" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_giun-luon.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh giun lươn là do nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis gây nên</em></p>
<p style="text-align: justify;">Giun lươn là loài đặc hữu ở các vùng nông thôn thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở những khu vực này, tỷ lệ lưu hành chung khu vực có thể vượt quá 25%. Tỷ lệ lưu hành toàn cầu được ước tính là ít nhất 100 triệu trường hợp. Các khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, Châu Phi và Tây Thái Bình Dương chiếm khoảng 3/4 tổng số ca nhiễm trùng trên toàn cầu. Bệnh giun lươn cũng xuất hiện lẻ tẻ ở các vùng ôn đới như Bắc Mỹ, Nam Âu, Nhật Bản, Úc.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh giun lươn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Giun lươn có tên khoa học là Strongyloides stercoralis, là loài vật ký sinh trên cơ thể người, chúng thuộc chi Strongyloides, chi này bao gồm 53 loài, trong đó S. stercoralis là một trong những loài điển hình của chi này. Giun có hình ống, khi trưởng thành chúng thường ký sinh tại niêm mạc của ruột non ở người, tuy nhiên S. stercoralis có thể ký sinh ở những loài động vật khác như chó và mèo. Ở các loài linh trưởng cũng có thể bị nhiễm Strongyloides nhưng là do loài S. fuelleborni và S. cebus gây bệnh. Một số loài Strongyloides khác không ký sinh trên người thường chỉ xuất hiện ở một vài nơi nhất định như S. fuelleborni ở Trung Phi và S. kellyi ở Papua New Guinea.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Giun lươn có tên khoa học là Strongyloides stercoralis" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_20200605_au-trung-giun-luon.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Giun lươn có tên khoa học là Strongyloides stercoralis</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh giun lươn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có đến hơn một nửa số trường hợp nhiễm giun lươn mà không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất không đặc hiệu</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Nhiễm trùng cấp tính</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện lâm sàng của nhiễm giun lươn cấp tính phản ánh con đường di chuyển của ấu trùng từ vị trí xâm nhập qua da đến ruột non, nơi những cá thể trưởng thành mới sẽ phát triển và bắt đầu sinh ra ấu trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">Người bị nhiễm có thể bị kích ứng da ngay lập tức tại vị trí xâm nhập của ký sinh trùng, trong một số trường hợp, sau đó có thể bị phù hoặc mày đay khu trú, có thể kéo dài đến ba tuần. Trong vòng một tuần sau khi nhiễm bệnh, người bệnh có thể ho khan. Sau khi hình thành nhiễm trùng ở ruột non (sớm nhất là vào tuần thứ ba sau khi lây truyền), các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau bụng hoặc chán ăn có thể xảy ra.</p>
<p style="text-align: justify;">Khoảng một tháng sau khi mắc bệnh, quá trình sản xuất ấu trùng của giun trưởng thành mới bắt đầu. Các chu kỳ nhiễm trùng mới có thể được bắt đầu thông qua quá trình tự nhiễm trùng (hoặc trong niêm mạc ruột hoặc da quanh hậu môn). Trong bối cảnh tự nhiễm, bệnh nhân có thể phát triển các biểu hiện da liễu như các luồng ấu trùng (ấu trùng “di chuyển”, bệnh lý nhiễm giun lươn) hoặc phát ban mề đay không đặc hiệu.</p>
<p style="text-align: justify;">Các luồng ấu trùng biểu hiện dưới dạng các vệt nổi lên, màu hồng, ngứa, phát triển dọc theo thân dưới, đùi và mông, là kết quả của việc ấu trùng di chuyển qua các mô dưới da. Luồng ấu trùng có thể tiến triển khoảng 1 cm trong 5 phút và 5 đến 15 cm mỗi giờ. Khi ấu trùng di chuyển, chúng để lại một đường mỏng màu đỏ nhạt dần sang màu nâu và biến mất trong vòng 48 giờ.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Nhiễm trùng mãn tính</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">Giai đoạn mãn tính của bệnh giun lươn thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Khi xuất hiện, các triệu chứng lâm sàng thường liên quan đến đường tiêu hóa và /hoặc da; các triệu chứng hô hấp ít xảy ra hơn:</p>
<p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng tiêu hóa có thể bao gồm tiêu chảy, táo bón, nôn mửa không liên tục. Các triệu chứng này thường nhẹ và không đặc hiệu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện ngoài da bao gồm các luồng ấu trùng (như đã mô tả ở trên), ngứa, nổi mày đay và phù mạch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng hô hấp bao gồm ho khan, kích ứng cổ họng, khó thở và thở khò khè.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện bất thường khác của bệnh giun lươn mạn tính bao gồm hội chứng thận hư, tiêu chảy ra máu, báng bụng, hội chứng kém hấp thu mãn tính, tổn thương gan, viêm khớp và hen suyễn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng bạch cầu ái toan có thể được quan sát thấy có hoặc không có triệu chứng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_giun-luon2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các triệu chứng tiêu hóa có thể bao gồm tiêu chảy, táo bón, nôn mửa không liên tục</em></p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Các biểu hiện nặng</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện nặng của bệnh giun lươn bao gồm bội nhiễm và nhiễm trùng lan tỏa, những trường hợp này xảy ra trong một số ít trường hợp và thường liên quan đến ức chế miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hiện tượng siêu nhiễm liên quan đến quá trình tự nhiễm nhanh, các dấu hiệu và triệu chứng là do sự di chuyển của ấu trùng tăng lên trong các cơ quan.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh lan tỏa bao gồm hội chứng siêu nhiễm với sự lan truyền của ấu trùng đến các cơ quan và mô bên ngoài, chúng có thể bao gồm gan, túi mật, tuyến tụy, thận, buồng trứng, hạch bạch huyết mạc treo ruột, cơ hoành, tim, não và cơ xương. Hiếm khi giun trưởng thành khu trú trong cây phế quản và đẻ trứng phát triển thành ấu trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện nghiêm trọng liên quan đến đường tiêu hóa, đường hô hấp và da bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Các triệu chứng tiêu hóa phản ánh sự hiện diện của số lượng lớn ấu trùng trong lòng ruột, bao gồm đau bụng (về bản chất là chuột rút hoặc đầy hơi), tiêu chảy ra nước, táo bón, chán ăn, sụt cân, khó nuốt, buồn nôn và nôn. Có thể xảy ra rối loạn điện giải, viêm, chảy máu, loét và tắc ruột non, nếu có sốt và huyết động không ổn định nên nghi ngờ thủng ruột. Các biểu hiện khác có thể bao gồm bệnh ruột mất protein hoặc cổ trướng. Chụp X quang bụng có thể cho thấy liệt ruột với các quai ruột giãn ra, dày lên (trong trường hợp không có bằng chứng về tắc nghẽn cơ học) và /hoặc căng ruột non với lượng dịch và khí.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Các triệu chứng hô hấp thường phản ánh các phản ứng kích thích liên quan đến sự di chuyển của ấu trùng, chúng có thể bao gồm sốt, khó thở, ho, thở khò khè, nghẹt thở, khàn giọng, đau ngực, ho ra máu và đánh trống ngực. Hội chứng suy hô hấp cấp tính có thể xảy ra trong giai đoạn bệnh nặng, thường là trong tình trạng suy đa cơ quan. Chụp X quang ngực có thể cho thấy thâm nhiễm kẽ hai bên hoặc khu trú phản ánh xuất huyết phế nang.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Các triệu chứng ngoài da bao gồm các luồng ấu trùng trên thân dưới, đùi và mông. Ngoài ra, có thể phát triển các tổn thương ban xuất huyết và ban xuất huyết lan rộng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Sự di chuyển của ấu trùng filariform trong quá trình tự nhiễm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các sinh vật đường ruột vào hệ tuần hoàn. Về mặt lâm sàng, điều này có thể biểu hiện như nhiễm vi khuẩn ngoài đường tiêu hóa như viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết, do đó, nếu có sốt và /hoặc huyết động không ổn định cần được đánh giá ngay để xem có nhiễm vi khuẩn toàn thân hay không . Trong những trường hợp như vậy, việc cấy vi khuẩn (từ máu, đờm, dịch tủy sống hoặc các vị trí khác) có thể dương tính với vi khuẩn đường ruột, và có thể xảy ra đa nhiễm đa khuẩn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Trong trường hợp nhiễm trùng mãn tính, tình trạng tăng bạch cầu ái toan có thể được quan sát thấy trong khoảng 2/3 trường hợp, có hoặc không có triệu chứng kèm theo</p>
<p style="text-align: justify;">- Nồng độ IgE huyết thanh có thể tăng cao</p>
<p style="text-align: justify;">- Nội soi: Nội soi thường quy không có vai trò chẩn đoán bệnh giun lươn. Đối với những bệnh nhân có các triệu chứng tiêu hóa do nguyên nhân không rõ ràng đã trải qua nội soi, có thể chẩn đoán bệnh giun lươn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh giun lươn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Hệ thần kinh: Ấu trùng giun lươn di chuyển đến hệ thần kinh trung ương gây viêm não, viêm màng não, áp xe não thậm chí gây xuất huyết não</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ấu trùng giun lươn di chuyển đến hệ thần kinh trung ương gây viêm não, viêm màng não, áp xe não thậm chí gây xuất huyết não" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_giun-luon-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ấu trùng giun lươn di chuyển đến hệ thần kinh trung ương gây viêm não, viêm màng não, áp xe não thậm chí gây xuất huyết não</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Hệ hô hấp: Giun lươn di chuyển qua phổi gây viêm phổi, áp xe phổi, xuất huyết phổi, suy hô hấp,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm khuẩn huyết: Ấu trùng giun lươn di chuyển kéo theo nhiều vi khuẩn đường tiêu hóa vào hệ tuần hoàn gây nhiễm khuẩn huyết tái đi tái lại do vi khuẩn đường ruột</p>
<p style="text-align: justify;">- Hệ tiêu hóa: Gây viêm ruột, tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, tắc nghẽn đường mật,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh giun lươn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Phương thức lây truyền bệnh giun lươn phổ biến nhất là tiếp xúc qua da với đất bị ô nhiễm. Nhà tiêu không hợp vệ sinh là một yếu tố nguy cơ quan trọng. Ở những khu vực lưu hành bệnh, có thể ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách đi giày để tránh tiếp xúc chân trần với đất bị nhiễm bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Các phương thức lây truyền ít phổ biến hơn bao gồm lây truyền qua đường miệng và đường truyền từ người sang người (do tiếp xúc với các loại thức ăn bị nhiễm phân).</p>
<p style="text-align: justify;">Người nhận cấy ghép nhận các bộ phận hoặc mô từ người hiến tặng có nguy cơ mắc bệnh giun lươn. Ngoài ra, những cá nhân bị ức chế miễn dịch có nguy cơ phát triển bệnh siêu nhiễm và lan truyền Strongyloides.</p>
<p style="text-align: justify;">Vòng đời và sự tự nhiễm: Vòng đời của sự lây nhiễm bắt đầu khi da người tiếp xúc với ấu trùng filariform (giai đoạn ấu trùng gây nhiễm) của S. stercoralis ở trong đất hoặc các vật liệu khác bị nhiễm phân người. Ấu trùng dạng filariform xâm nhập vào da và di chuyển theo đường máu và bạch huyết đến phổi, nơi chúng xâm nhập vào các túi khí phế nang. Sau đó, ấu trùng đi lên cây khí quản và bị nuốt chửng. Ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành chui vào niêm mạc tá tràng và hỗng tràng. Giun trưởng thành có thể sống đến 5 năm. Ngoài ra, có thể xảy ra hiện tượng tự nhiễm trùng đối với những vật chủ suy giảm miễn dịch.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh giun lươn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giun lươn siêu nhiễm và hiện tượng tự nhiễm thường liên quan đến tình trạng suy giảm miễn dịch tế bào, thường gặp trên các nhóm đối tượng:</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm virus T-lympho ở người (HTLV-I) - Nhiễm HTLV-I</p>
<p style="text-align: justify;">- HIV /AIDS: Hội chứng phục hồi miễn dịch trong HIV/AIDS có thể là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh giun lươn lan tỏa</p>
<p style="text-align: justify;">- Người mắc bệnh ác tính</p>
<p style="text-align: justify;">- Hạ đường huyết (bao gồm hội chứng thận hư và đa u tủy)</p>
<p style="text-align: justify;">- Suy giảm miễn dịch bẩm sinh</p>
<p style="text-align: justify;">- Nghiện rượu và / hoặc suy dinh dưỡng</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng corticosteroid, thuốc độc tế bào, hoặc thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u</p>
<p style="text-align: justify;">- Cấy ghép nội tạng từ người hiến tặng bị nhiễm bệnh sang người nhận không bị nhiễm bệnh, hoặc từ người hiến tặng không bị nhiễm bệnh sang người nhận bị nhiễm trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ghép tế bào gốc tạo máu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh giun lươn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Sàng lọc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Sàng lọc bằng xét nghiệm huyết thanh cho những cá thể không có triệu chứng bệnh giun lươn được áp dụng cho các trường hợp:</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có yếu tố dịch tễ (da tiếp xúc với đất bị ô nhiễm ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới) đang trải qua các can thiệp y tế liên quan đến ức chế miễn dịch (bao gồm cấy ghép nội tạng, cấy ghép tế bào gốc tạo máu hoặc sử dụng corticosteroid, thuốc độc tế bào hoặc yếu tố hoại tử khối u).</p>
<p style="text-align: justify;">- Người hiến tạng có yếu tố dịch tễ (da tiếp xúc với đất bị ô nhiễm ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới).</p>
<p style="text-align: justify;">- Quân nhân có tiền sử phục vụ tại các khu vực lưu hành bệnh giun lươn</p>
<p style="text-align: justify;">- Người nhập cư và người tị nạn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị dự phòng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với những bệnh nhân có yếu tố dịch tễ (da tiếp xúc với đất bị ô nhiễm ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới), thực hiện xét nghiệm huyết thanh và thực hiện điều trị dự phòng theo kinh nghiệm đối với bệnh giun lươn ( ivermectin 200 mcg /kg mỗi ngày trong hai ngày, lặp lại sau hai tuần) khi chờ kết quả xét nghiệm huyết thanh học.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với những người ghép tạng mà người cho tạng có xét nghiệm huyết thanh dương tính với giun lươn, tiến hành điều trị dự phòng cho người nhận (ivermectin 200 mcg /kg mỗi ngày trong hai ngày, lặp lại sau hai tuần). Đối với những người hiến tặng còn sống (những người không bị ức chế miễn dịch), điều trị dự phòng bệnh giun lươn (ivermectin 200 mcg / kg mỗi ngày trong hai ngày).</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh giun lươn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nên nghi ngờ bệnh giun lươn ở những bệnh nhân có yếu tố dịch tễ liên quan (tiếp xúc với đất bị ô nhiễm ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới) và các biểu hiện đường tiêu hóa , hô hấp và / hoặc da liễu (có hoặc không tăng bạch cầu ái toan). Chẩn đoán cũng cần được xem xét ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng toàn thân do các sinh vật đường ruột mà không có nguyên nhân rõ ràng</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm chẩn đoán</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với những bệnh nhân có biểu hiện về da liễu, biểu hiện hô hấp và /hoặc tăng bạch cầu ái toan (trong trường hợp không có các triệu chứng tiêu hóa), ưu tiên xét nghiệm huyết thanh học. Đối với những bệnh nhân có biểu hiện da liễu, sinh thiết da có thể cho thấy có ấu trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với những bệnh nhân có các triệu chứng tiêu hóa, ưu tiên xét nghiệm huyết thanh học và xét nghiệm phân. Soi phân cho phép đánh giá bệnh giun lươn cũng như các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng tiêu hóa, mặc dù độ nhạy thấp. Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic trong phân (NAATs) có độ đặc hiệu cao hơn để chẩn đoán giun lươn so với xét nghiệm phân trực tiếp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với những bệnh nhân nghi ngờ có hội chứng siêu nhiễm, ưu tiên xét nghiệm huyết thanh học cũng như xét nghiệm phân. Ngoài ra, cần cấy máu để loại trừ nhiễm trùng thứ phát.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có các triệu chứng về hô hấp nên được chụp X quang phổi cũng như đánh giá các bệnh phẩm về đường hô hấp, ấu trùng có thể được quan sát thấy trong đờm, dịch rửa phế quản phế nang, hoặc dịch màng phổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị cổ trướng nên được nội soi để đánh giá ấu trùng trong dịch màng bụng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có các triệu chứng thần kinh cần được chọc dò thắt lưng để đánh giá dịch não tủy tìm ấu trùng cũng như các phát hiện phù hợp với viêm màng não.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh giun đũa và giun móc: Giun lươn, giun đũa và giun móc đều có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa và /hoặc phổi không đặc hiệu hoặc nổi mề đay mãn tính và / hoặc ngứa. Chẩn đoán được phân biệt bằng soi phân dưới kính hiển vi phân.</p>
<p style="text-align: justify;">- Di chuyển ấu trùng qua da: Phân biệt với giun móc</p>
<p style="text-align: justify;">- Hội chứng Loeffler: Cần phân biệt với các loài giun sán khác có vòng đời trong đó ấu trùng lây nhiễm sẽ di chuyển đến phổi qua đường máu và xâm nhập vào phế nang bao gồm giun đũa (A. lumbricoides , A. suum ) và giun móc ( Ancylostoma duodenale , Necator americanus ).</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm màng não do não mô cầu: Cả viêm màng não do não mô cầu và giun lươn đều có thể xuất hiện với các biểu hiện thần kinh, ban xuất huyết và huyết động không ổn định. Chẩn đoán viêm màng não do não mô cầu được thiết lập thông qua chọc dò thắt lưng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_giun-luon3.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chẩn đoán được phân biệt bằng soi phân dưới kính hiển vi phân.</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh giun lươn</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đối với bệnh nhân nhiễm giun lươn không biến chứng, ưu tiên điều trị bằng ivermectin :</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với bệnh nhân không suy giảm miễn dịch, ưu tiên chế độ một liều hoặc hai liều (200 mcg / kg mỗi ngày trong một hoặc hai ngày).</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch, ưu tiên chế độ bốn liều (200 mcg / kg mỗi ngày trong hai ngày, lặp lại sau hai tuần.</p>
<p style="text-align: justify;">Hiệu quả của ivermectin (200 mcg / kg mỗi ngày trong một hoặc hai ngày) đã được chứng minh là cao hơn albendazole (400 mg hai lần một ngày trong ba đến bảy ngày) và tương đương với thiabendazole (25 mg / kg mỗi ngày trong ba ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">Thời gian điều trị đối với giun lươn được khuyến cáo là 2 tuần. Thời gian điều trị có thể lâu hơn đối với những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch dai dẳng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_giun-luon4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hiệu quả của ivermectin trong điều trị giun lươn</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Karin Leder et al, “Strongyloidiasis”, Jan 05, 2021, Uptodate.</li><li>Wikipedia, “Giun lươn”.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-giun-luon-slmde |
Bệnh xơ cứng bì | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh xơ cứng bì</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Năm 1753, Carlo Curzio lần đầu tiên mô tả một trường hợp xơ cứng bì, khi đó được cho là phù nề.Thuật ngữ "Xơ cứng bì" lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1836 để mô tả những thay đổi về da ở người lớn bởi Fantonetti, một bác sĩ người Milan. Từ thời điểm đó ngày càng có nhiều nghiên cứu về bệnh lý này.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_xocungbi.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Xơ cứng bì có 2 nhóm chính là xơ cứng bì khu trú và xơ cứng bì hệ thống.</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Xơ cứng bì hệ thống là một bệnh tự miễn có tính chất hệ thống với đặc trưng và viêm và xơ hóa gây ra tổn thương nghiêm trọng ở da, gân, khớp, đường tiêu hóa, phổi, tim mạch, thận,… có thể dẫn đến suy đa cơ quan. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ (tỷ lệ nữ: nam là 4: 1-10: 1, tùy thuộc vào độ tuổi và dân tộc).</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Xơ cứng bì được chia thành 2 nhóm chính. Xơ cứng bì khu trú và xơ cứng bì hệ thống (xơ cứng bì toàn thân). Tổn thương chủ yếu của xơ cứng bì khu trú là xơ hóa da mà không có hiện tượng Raynaud cũng như không tổn thương các cơ quan khác. 50% xơ cứng bì khu trú có mặt kháng thể kháng nhân, tuy nhiên các kháng thể đặc hiệu như Anti-centromere, anti-scl70, anti-RNA polymerase III lại âm tính. Xơ cứng bì khu trú tiên lượng tốt, không tăng tỷ lệ tử vong ở người mắc. Xơ cứng bì hệ thống có liên quan đến các cơ quan nội tạng và làm tăng tỷ lệ tử vong.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Xơ cứng bì hệ thống được chia thành hai nhóm: xơ cứng bì toàn thân hạn chế và xơ cứng bì toàn thân lan tỏa. Xơ cứng bì toàn thân hạn chế là những trường hợp xơ hóa da ở mặt và đầu xa các chi (từ khớp gối- khuỷu trở ra), còn xơ cứng bì lan tỏa để chỉ các trường hợp xơ hóa da thân mình đầu gần các chi. Người bệnh xơ cứng bì toàn thân hạn chế thường bắt đầu với hiện tượng Raynaud, tổn thương da xuất hiện sau hiện tượng Raynaud một thời gian dài, thường liên quan đến thực quản và phổi. Các cơ quan tổn thương tương đối muộn trong xơ cứng bì toàn thân hạn chế nên thể này tiên lượng tốt hơn, tỷ lệ sống thêm 10 năm >90%. Trong khi đó, người bệnh xơ cứng bì toàn thân lan tỏa có tiên lượng xấu hơn vì tiến triển nhanh tổn thương da cũng như các cơ quan (tim mạch, phổi, thận, đường tiêu hóa, hệ thần kinh…). Tỷ lệ sống thêm 10 năm ở bệnh nhân nhóm này dao động 65-82%, đó là kết quả của một loạt biến chứng toàn thân. Các tổn thương gây đe dọa tính mạng trong xơ cứng bì là tim, phổi, thận. 5% người bệnh xơ cứng bì không có xơ hóa da nhưng có đầy đủ các triệu chứng khác (tự kháng thể dương tính, hiện tượng Raynaud, tổn thương phổi….)</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh xơ cứng bì</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Tuy đã được mô tả từ lâu song căn nguyên chính xác của xơ cứng bì vẫn chưa được hiểu hoàn toàn. Người ta cho rằng có 3 yếu tố chính đóng góp vào nguyên nhân của xơ cứng bì là: Yếu tố di truyền, yếu tố môi trường và yếu tố miễn dịch.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_xocungbi1.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Có 3 yếu tố chính đóng góp vào nguyên nhân của xơ cứng bì là: Yếu tố di truyền, yếu tố môi trường và yếu tố miễn dịch.</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Yếu tố di truyền</em></strong></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Xơ cứng bì có tính chất gia đình. Các nghiên cứu về mối liên hệ trên toàn bộ gen người đã xác nhận mối liên quan của gen liên quan yếu tố hòa hợp mô chủ yếu (MHC) với xơ cứng bì, tương tự như các bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp. Các gen này quy định kháng nguyên bạch cầu người (HLA), bao gồm: HLA DRB1- 1104, DQA1-0501 và DQB1-0301. Một số gen không phải HLA đã được nghiên cứu như PTPN22, NLRP1, STAT4 và IRF5 cũng có liên quan đến căn nguyên của xơ cứng bì.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Yếu tố môi trường</em></strong></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Một số yếu tố môi trường có vai trò kích hoạt một loạt phản ứng miễn dịch trong xơ cứng bì. Các tác nhân môi trường đã được biết đến bao gồm</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Virus: Cytomegalovirus (CMV), virus Epstein-Barr (EBV) và parvovirus B19.</li>
<li style="text-align: justify;">Bụi silica</li>
<li style="text-align: justify;">Dung môi hữu cơ: toluen, xylen, trichloroethylene, polyvinyl clorua …</li>
<li style="text-align: justify;">Hút thuốc lá không được chứng minh là một yếu tố nguy cơ.</li>
</ul>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Các yếu tố di truyền và môi trường để khởi phát xơ cứng bì cần qua một loạt các phản ứng sinh hóa. Cơ chế chính gây tổn thương trong xơ cứng bì là: tổn thương mạch máu, hiện tượng tự miễn dịch, xơ hóa mô.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Ban đầu các yếu tố kích hoạt (virus, hóa chất, tự kháng thể, enzyme tiêu protein, cytokine viêm…) gây hoạt hóa tế bào nội mô dẫn đến hoạt hóa tiểu cầu. Hiện tượng này gây co mạch, kết dính bạch cầu, tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu, tế bào nội mô chuyển hóa thành tế bào trung mô mạch máu; làm giảm khả năng đáp ứng với các chất giãn mạch như NO, prostacyclins. Tiểu cầu được kích hoạt giải phóng thromboxane A2 và TGF-β, kích hoạt thrombin gây rối loạn động máu, tạo huyết khôi, co mạch máu. Do đó, gây ra tình trạng thiếu oxy ở các mô cũng như các stress oxy hóa.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Rối loạn điều hòa miễn dịch và viêm của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của xơ cứng bì, với sự tham gia của cả hệ thống miễn dịch tế bào và dịch thể. Các tế bào lympho T (đặc biệt là Th1 và Th2), lympho B sau khi được hoạt hóa bởi các đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, … sẽ tiết các cytokine tiền xơ và tiền viêm. Kết quả cuối cùng của tổn thương mạch máu và viêm do tự miễn dịch dẫn đến xơ hóa mô. Sự xơ hóa mô diễn ra do kích hoạt và biệt hóa tế bào trung mô, tích tụ chất nền ngoài tế bào không thể đảo ngược, kích hoạt nguyên bào sợi không kiểm soát, ngăn ngừa chuyển đổi biểu mô- trung mô bệnh lý.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh xơ cứng bì</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>a. Da, móng</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương tại da là biểu hiện lâm sàng đặc trưng nhất của xơ cứng bì.</p>
<p style="text-align: justify;">Ban đầu, bàn tay sưng nề nhưng không rỗ. Trong giai đoạn này người bệnh hay có triệu chứng ngứa, đau rát,ban đỏ hoặc những mảng trắng- muối tiêu hay bị chẩn đoán nhầm với lang ben. Tình trạng phù nề có thể chèn ép dây thần kinh giữa gây hội chứng ống cổ tay. Da khô, dày lên và bắt đầu xơ hóa nhưng không thấy rõ trên lâm sàng. Khi xơ hóa tiến triển một thời gian người bệnh bắt đầu nhận biết rõ tình trạng dày da, cứng, mất khả năng đàn hồi gây hạn chế vận động, loạn dưỡng mỡ. Da xơ hóa có thể bắt đầu ở vùng mặt, bàn ngón tay (xơ cứng bì toàn thân hạn chế) hay ở thân mình (xơ cứng bì toàn thân lan tỏa). Trên khuôn mặt người bệnh mất các nếp nhăn, biểu cảm kém do xơ cứng da (giống mặt nạ), khẩu hình miệng nhỏ (miệng cá).</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_xocungbi2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tổn thương tại da là biểu hiện lâm sàng đặc trưng nhất của xơ cứng bì.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trong giai đoạn xơ hóa kéo dài thứ hai này, quá trình xơ hóa và dày da bắt đầu từ xa đến các khớp xương cánh tay (sclerodactyly) và tiến triển gần. Da dày như da và xơ hóa các cấu trúc dưới da sâu hơn dẫn đến co cứng vĩnh viễn và giảm khả năng vận động của các khớp ngoại vi. Mất thêm da phần phụ và mô mỡ dưới da (loạn dưỡng mỡ). Sự liên quan đến khuôn mặt gây ra khẩu hình miệng nhỏ (tướng miệng cá hoặc mặt nạ). Các vết loét trên da có thể phát triển tại các vị trí chấn thương như bề mặt mở rộng của khớp xương, giữa các não hoặc khớp khuỷu tay. Có thể nhìn thấy vẻ ngoài giống như muối và hạt tiêu do các vùng da bị giảm sắc tố giữa các vùng da có sắc tố bình thường. Sau giai đoạn này vài năm, một số bệnh nhân có biểu hiện mềm da trở lại mặc dù mô dưới da vẫn còn các sợ xơ hóa.</p>
<p style="text-align: justify;">Calci hóa dưới da. Do lắng động calci hydroxyapaatide da vùng khuỷu, bànngón tay. Tình trạng calci hóa có thể dẫn đến nhiễm trùng và loét.</p>
<p style="text-align: justify;">Móng giảm kích thước, cong lại và đôi khi biến mất.</p>
<p style="text-align: justify;">Giãn mao mạch dưới da thường gặp ở bàn tay, mặt, đôi khi ở thân mình. Dấu hiệu này thường đi kèm tăng áp lực động mạch phổi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>b. Mạch máu</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hội chứng Raynaud. Hiện tượng Raynaud là thứ phát do co thắt tiểu động mạch sau khi tiếp xúc lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ. Đây là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh xơ cứng bì toàn thân lan tỏa (95%). Triệu chứng Raynaud điển hình bao gồm ba giai đoạn: da xanh sau đó trắng nhợt, tím tái dị cảm và giai đoạn ban đỏ muộn, đau đớn. Những triệu chứng này sẽ cải thiện khi được sưởi ấm. Tình trạng co mạch gây rối loạn dinh dưỡn, loét thậm chí hoại tử đầu chi phải cắt cụt. Soi mao mạch giường móng có thể phát hiện sớm các tổn thương mạch máu như: mạch máu lộn xộn mất cấu trúc, mao mạch khổng lồ, xuất huyết.</p>
<p style="text-align: justify;">Người bệnh xơ cứng bì không chi có tổn thương mạch máu ngoại vi mà còn tổn thương các mạch máu tạng gây suy tim, tăng áp lực động mạch phổi, suy thận…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>c. Cơ xương khớp</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng về cơ xương khớp gặp ở hầu hết bệnh nhân bị xơ cứng bì.</p>
<p style="text-align: justify;">Đau khớp, viêm bao hoạt dịch khớp thường gặp ở các khớp nhỏ. Các khớp giảm vận động do đau và xơ cứng da. Tuy nhiên, ít khi có biểu hiện bào mòn trên Xquang. Ở giai đoạn muộn có thể thấy tiêu xương đốt ngón xa. 5% người bệnh xơ cứng bì mắc viêm khớp dạng thấp phối hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm gân cũng thường gặp do tình trạng phù nề, xơ hóa.</p>
<p style="text-align: justify;">Yếu cơ gặp ở 10% bệnh nhân xơ cứng bì. Yếu cơ có thể tiến triển nhanh trong trường hợp có viêm cơ kèm theo. Bệnh cạnh đó, người bệnh xơ cứng bì do giảm vận động và dinh dưỡng kém dẫn đến giảm khối cơ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>d. Tổn thương tạng</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tổn thương phổi bao gồm bệnh phổi kẽ (ILD) và tăng áp động mạch phổi (PAH). Hai biến chứng này là nguyên nhân tử vong hàng đầu của người bệnh xơ cứng bì.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh phổi kẽ: 90% bệnh nhân cơ cứng bì có tổn thương phổi kẽ trên phìm chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao. Nguồi bệnh có thể thấy khó thở khi gắng sức, ho khan. Nghe phổi có rale nổ. Đo chức năng hô hấp có tình trạng rối loạn thông khí hạn chế. Tiến triển bệnh phổi kẽ chậm song có thể khiến bệnh nhân suy hô hấp nghiêm trọng ở giai đoạn cuối.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng áp lực động mạch phổi gặp ở 13% bệnh nhân bị xơ cứng bì toàn thân. Bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi có thể không có triệu chứng trong một thời gian dài, đặc biệt nếu họ không hoạt động thể chất ở mức độ cao. Trường hợp nặng người bệnh có biểu hiện ngất, ho ra máu và khó thở (hội chứng Ortner). Khám có thể thấy tiếng thổi tâm thu của hở van ba lá hoặc thổi tâm trương của của hở van động mạch phổi, tiếng T2 mạnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh xơ cứng bì có thể tổn thương bất cứ vị trí nào của đường tiêu hóa. 75-90% người bệnh có trào ngược dạ dày thực quản. Giảm khả năng co thắt thực quản- dạ dày, ruột non gây tình trạng khó nuốt, chậm tiêu, giảm khả năng hấp thụ tại ruột non, tắc ruột. Tổn thương tại hậu môn trực tràng gây tình trạng đại tiện không tự chủ, sa trực tràng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tổn thương tim mạch tương đối phổ biến ở người bệnh xơ cứng bì. 15% bệnh nhân có triệu chứng và sau đó có tiên lượng xấu (tỷ lệ tử vong ước tính trong 2 năm: 60%). Các tổn thương tim bao gồm: bệnh cơ tim, khiếm khuyết hệ thống dẫn truyền, rối loạn nhịp tim hoặc viêm màng ngoài tim. Thông thường, hệ thống mạch vành không bị ảnh hưởng ở người bệnh xơ cứng bì.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tổn thương thận gặp ở 10% người bệnh xơ cứng bì, thường gặp ở bệnh nhân xơ cứng bì toàn thân lan tỏa và có kháng thể anti-RNA polymerase III. Trước khi có thuốc ức chế men chuyển, tổn thương thận là nguyên nhân tử vong thường gặp nhất của bệnh nhân xơ cứng bì. Tổn thương nghiêm trọng nhất tại thận là tăng huyết áp ác tính, suy thận cấp. Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy protein và hồng cầu niệu nhẹ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tổn thương khác:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Suy giáp, thường liên quan đến bệnh tuyến giáp tự miễn (viêm tuyến giáp Hashimoto,…)</li>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng Sjogren thứ phát</li>
<li style="text-align: justify;">Xơ gan mật tiên phát</li>
<li style="text-align: justify;">Trầm cảm, rối loạn tâm lý</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>a. Xét nghiệm</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tự kháng thể:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Kháng thể kháng nhân (ANA): dương tính ở 90% trường hợp, song không đặc hiệu. Tuy nhiên, nếu người bệnh có xét nghiệm kháng thể kháng nhân âm tính cần loại trừ các chẩn đoán khác trước khi chẩn đoán xơ cứng bì.</li>
<li style="text-align: justify;">Kháng thể kháng tâm động (anti – CENP- A/B/C/D). Thường đi kèm tăng áp lực động mạch phổi, song tiên lượng những người bệnh này tốt hơn.</li>
<li style="text-align: justify;">Kháng thể Anti-Topoisomerase I (Scl-70): Các kháng thể kháng scl-70 có liên quan đến tổn thương lan tỏa ở da, bệnh phổi kẽ và tổn thương tim.</li>
<li style="text-align: justify;">Kháng thể kháng RNA polymerase III: Liên quan đến các tổn thương da lan tỏa nhanh và mạnh. Người mang kháng thể này ít nguy cơ xuất hiện tổn thương phổi.</li>
<li style="text-align: justify;">Kháng thể Anti-U3-RNP (fibrillarin): Thường gặp ở người Mỹ gốc Phi và có tiên lượng xấu tổng thể, liên quan đến tổn thương tạng (thận, phổi, tim mạch), tổn thương da lan tỏa.</li>
<li style="text-align: justify;">Các tự kháng thể khác: Các kháng thể Anti-Th/To, kháng thể kháng PM/Scl kháng thể kháng U1-RNP, kháng thể kháng Ku.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm khác:</p>
<p style="text-align: justify;">Giảm hồng cầu, tăng ure/creatinine, tăng CK. Protein, hồng cầu trong nước tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>b. Thăm dò chức năng</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;" value="2">Đo chức năng hô hấp: Rối loạn thông khí hạn chế gặp ở bệnh nhân tổn thương phổi kẽ</li>
<li style="text-align: justify;" value="2">Điện tim: Rối loạn nhịp tim.</li>
<li style="text-align: justify;" value="2">Siêu âm tim: Tăng áp lực động mạch phổi, viêm màng ngoài tim, suy tim.</li>
<li style="text-align: justify;" value="2">Nội soi thực quản, dạ dày: Rối loạn nhu động thực quản, dạ dày. Giãn mạch máu dưới niêm mạc dạ dày.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>c. Chẩn đoán hình ảnh</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Cắt lớp vi tính độ phân giải cao: Phát hiện tổn thương phổi kẽ.</li>
<li style="text-align: justify;">X-quang khớp: Tổn thương khớp ngón xa ở giai đoạn cuối.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh xơ cứng bì</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện chưa có phương pháp dự phòng bệnh. Người bệnh khi có biểu hiện dày da bất thường cần đi khám sớm để phát hiện bệnh kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_xocungbi10.jpg"> <em>Hiện tại chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh xơ cứng bì.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tuổi thọ ở bệnh nhân xơ cứng phụ thuộc vào mức độ và mức độ tổn thương của các cơ quan nội tạng. Người mắc xơ cứng bì có tỷ lệ tử vong cao gấp 3,5 lần so với các người khỏe mạnh cùng độ tuổi. Tỷ lệ sống sót chung của bệnh nhân xơ cứng bì nằm trong khoảng 75 đến 80% sau 5 năm, 55% sau 10 năm, 35 đến 40% sau 15 năm và 25 đến 30% sau 20 năm. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn là tuổi cao khi được chẩn đoán, bệnh nhân nam, tổn thương lan tỏa trên da và tổn thương nội tạng (phổi, tim, thận). Tổn thương phổi là yếu tố tiên lượng chính: thời gian sống sót sau 5 năm lớn hơn 90% nếu không có bệnh phổi kẽ và khoảng 70% nếu có bệnh phổi kẽ. Các tự kháng thể cũng có giá trị tiên lượng: tỷ lệ sống sót sau 10 năm là 93% khi có kháng thể kháng tâm động, 66% ở bệnh nhân có kháng thể kháng Scl70 và chỉ 30% ở bệnh nhân có kháng thể kháng RNA-polymerase III. Việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển (ACE) đã làm thay đổi tiên lượng của tổn thương thận ở bệnh nhân xơ cứng bì nhưng đây vẫn là một nguyên nhân quan trọng gây tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong bệnh xơ cứng bì khu trú, tình trạng dày cứng da thường chấm dứt sau hai năm kể từ khi bệnh khởi phát và các tổn thương không lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh xơ cứng bì</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xơ cứng bì trên lâm sàng dựa vào tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Hoa Kỳ năm 1980.</p>
<p style="text-align: justify;">Có tổn thương dày và xơ hóa da vùng gân với khớp bàn ngón tay hoặc 2 trong số các dấu hiệu sau</p>
<ul>
<li>Viêm ngón</li>
<li>Sẹo ở ngón tay</li>
<li>Xơ hai đáy phổi</li>
</ul>
<p>- Có 3 trong số 5 biểu hiện của hội chứng CREST (calci hóa dưới da, hội chứng Raynaud, rối loạn vận động thực quản, viêm ngón, giãn mạch dưới da)</p>
<p>- Nếu người bệnh có hiện tượng Raynaud rõ, bất thường mao mạch giường móng, kháng thể tự miễn liên quan xơ cứng bì dương tính có thể được chẩn đoán xơ cứng bì giai đoạn sớm hoặc xơ cứng bì thể nhẹ.</p>
<p style="text-align: justify;">Năm 2013, Hội thấp khớp học Hoa Kỳ đưa ra tiêu chuẩn mới cập nhật có độ nhạy cao hơn. Khi người bệnh có từ 9 điểm trở lên được chẩn đoán là xơ cứng bì.</p>
<p>- Dày da hai bên khớp bàn ngón tay: 9 điểm</p>
<p>- Dày da ngón tay (chỉ tính điểm cao hơn)</p>
<ul>
<li>Giữa các khớp liên đốt xa và gần: 4 điểm</li>
<li>Ngón tay sưng nề: 2 điểm</li>
</ul>
<p style="margin-left:9.0pt;">- Tổn thương đầu ngón tay (chỉ tính điểm cao hơn)</p>
<ul>
<li>Sẹo rỗ đầu ngón tay: 3 điểm</li>
<li>Loét đầu ngón tay: 2 điểm</li>
<li>Giãn mạch dưới da: 2 điểm</li>
</ul>
<p style="margin-left:9.0pt;">- Bất thường giường mao mạch móng tay: 2 điểm</p>
<p style="margin-left:9.0pt;">- Hiện tượng Raynaud: 3 điểm</p>
<p style="margin-left:9.0pt;">- Bệnh phổi (điểm tối đa là 2)</p>
<ul>
<li>Bệnh phổi kẽ (ILD): 2 điểm</li>
<li>Tăng áp lực động mạch phổi (PAH): 2 điểm</li>
</ul>
<p style="margin-left:9.0pt;">- Các kháng thể đặc hiệu với xơ cứng bì dương tính (kháng thể kháng CENP, kháng Scl-70, Anti-RNA polymerase III): 3 điểm</p>
<p><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<p style="margin-left:9.0pt;">Xơ cứng toàn thân là một chẩn đoán lâm sàng, cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý</p>
<p style="margin-left:9.0pt;">- Viêm gân sâu tăng bạch cầu ái toan (EF): Viêm gân sâu dẫn đến phù nề lan tỏa cẳng tay và chân, không có hiện tượng Raynaud.</p>
<p style="margin-left:9.0pt;">- Phù xơ cứng (scleredema diabeticorum và scleredema of Buschke): Được đặc trưng bởi dày da gặp ở cổ, lưng, vai và thân mình. Không có hiện tượng Raynaud và tổn thương tạng.</p>
<p style="margin-left:9.0pt;">- Bệnh xơ hóa thận toàn thể (NSF): Đây là một hiện tượng hiếm gặp ở những bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối khi tiếp xúc với chất cản quang gadolinium. Nó được đặc trưng bởi các mảng nốt sần giống như đá cuội ở tứ chi, thân mình, bàn tay và bàn chân với số lượng ít trên khuôn mặt. Không có hiện tượng Raynaud, không tổn thương mao mạch giường móng. Các tự kháng thể âm tính. Sinh thiết da thường cho thấy xơ hóa bì mà không có viêm quanh mạch máu cùng với sự lắng đọng của mucin và tế bào sợi.</p>
<p style="margin-left:9.0pt;">- Hội chứng đau cơ tăng bạch cầu ái toan: Là một dạng tăng bạch cầu ái toan liên quan đến sử dụng L-Tryptophan dẫn đến đau cơ nặng, tăng CK, tổn thương nội tạng.</p>
<p style="margin-left:9.0pt;">- Hội chứng dầu độc: Hội chứng này cũng từng là một bệnh dịch ở Tây Ban Nha liên quan đến việc uống dầu hạt cải bị pha tạp chất, dẫn đến tổn thương dày da, tăng CK và tổn thương phổi</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh xơ cứng bì</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_xocungbi8.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa biến chứng.</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa biến chứng.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Hiện tượng Raynaud.</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Lựa chọn đầu tay là thuốc chẹn kênh calci không phải DHP. Cân nhắc các thuốc giãn mạch khác nếu không đáp ứng chẹn kênh calci: pentoxifyline, nitroglycerin, ức chế phosphodiesterase (sildenafil), kháng thụ thể nội mạc (bosentan). Người bệnh cần chú ý giữ ấm đầu chi, tránh khói thuốc, tránh sử dụng thuốc chẹn beta. Khi bị loét cần chăm sóc tránh nhiễm khuẩn, cắt cụt chi trong trường hợp hoại tử.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Tổn thương da.</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Dưỡng ẩm cho da. Có thể sử dụng một số thuốc ức chế miễn dịch (methotrexate, hydroxychloroquine, mycophenolate mofetil và cyclophosphamide) giúp giảm tổn thương da song hiệu quả chưa thực sự rõ ràng.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Tổn thương cơ xương khớp.</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết bệnh nhân bị đau khớp nhẹ không cần điều trị hoặc đáp ứng tốt với thuốc kháng viêm không steroid. Những trường hợp nặng cần phối hợp HCQ, methotrexate, kháng TNF-α Vật lý trị liệu và vận động phù hợp rất quan trọng trong việc ngăn ngừa cứng khớp.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Tổn thương phổi. </em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh phổi kẽ: Phát hiện và xử trí sớm có thể là chìa khóa và quản lý bệnh phổi kẽ ở người bệnh xơ cứng bì. Các thuốc làm chậm tiến triển phổi kẽ bao gồm: Cyclophosphamide - azathioprine duy trì sau đó, Mycophenolate mofetil, Nintedanib (chất ức chế Tyrosine Kinase), truyền tế bào gốc.</p>
<p style="text-align: justify;">Tăng áp lực động mạch phổi: Thuốc chẹn kênh canxi thường không có hiệu quả. Liệu pháp giãn mạch được khuyến cáo sử dụng bao gồm chất ức chế phosphodiesterase - 5 (tadalafil, sildenafil), chất đối kháng thụ thể endothelin (bosentan, sitaxsentan, ambrisentan, macitentan) và/hoặc chất tương tự prostacyclin (epoprostenol, treprostinil, beraprost), iloprost. Liệu pháp Prostacyclin được coi là hiệu quả nhất, mặc dù tất cả các tác nhân này đều cải thiện huyết động và chất lượng cuộc sống. Có thể phối hợp thuốc khi người bệnh tăng áp lực mạch phổi nặng, không đáp ứng đơn trị liệu.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Tổn thương tim</em></strong>.</p>
<p style="text-align: justify;">Cho đến nay, không có bằng chứng về hiệu quả của bất kỳ thuốc ức chế miễn dịch hoặc liệu pháp giãn mạch trong bệnh xơ cứng bì liên quan đến tim. Nếu người bệnh có rối loạn nhịp tim cần dùng thuốc chống loạn nhịp hoặc cấy máy tạo nhịp, đốt sóng cao tần nếu có chỉ định.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Tổn thương tiêu hóa.</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Điều chỉnh lối sống, chế độ ăn. Sử dụng thuốc ức chế bơm proton, thuốc cải thiện nhu động (metoclopramide).</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Tổn thương thận.</em></strong></p>
<p>Thuốc ức chế men chuyển là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất cho bệnh nhân xơ cứng bì có tổn thương thận.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Kowal-Bielecka O., Fransen J., Avouac J., et al. Update of EULAR recommendations for the treatment of systemic sclerosis. Annals of the Rheumatic Diseases. 2017;76(8):1327–1339. doi: 10.1136/annrheumdis-2016-209909.</li><li>Al-Dhaher FF, Pope JE, Ouimet JM. Determinants of morbidity and mortality of systemic sclerosis in Canada. Semin Arthritis Rheum. 2010;39:269–277.</li><li>Cutolo M, Sulli A, Secchi ME, Paolino S, Pizzorni C. Nailfold capillaroscopy is useful for the diagnosis and follow-up of autoimmune rheumatic diseases. A future tool for the analysis of microvascular heart involvement? Rheumatology (Oxford). 2006 Oct;45 Suppl 4:iv43-6.</li><li>Khanna D, Furst DE, Clements PJ, Allanore Y, Baron M, Czirjak L, Distler O, Foeldvari I, Kuwana M, Matucci-Cerinic M, Mayes M, Medsger T, Merkel PA, Pope JE, Seibold JR, Steen V, Stevens W, Denton CP. Standardization of the modified Rodnan skin score for use in clinical trials of systemic sclerosis. J Scleroderma Relat Disord. 2017 Jan-Apr;2(1):11-18.</li><li>Legendre P, Mouthon L. [Pulmonary arterial hypertension associated with connective tissue diseases]. Presse Med. 2014 Sep;43(9):957-69.</li><li>Hudson M, Baron M, Tatibouet S, Furst DE, Khanna D., International Scleroderma Renal Crisis Study Investigators. Exposure to ACE inhibitors prior to the onset of scleroderma renal crisis-results from the International Scleroderma Renal Crisis Survey. Semin Arthritis Rheum. 2014 Apr;43(5):666-72.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-xo-cung-bi-saion |
Alzheimer | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Alzheimer </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Theo nghiên DELPHI của Tổ chức Quốc tế về bệnh Alzheimer, năm 2006 có 26,6 triệu người, năm 2015 là 29,8 triệu người mắc bệnh Alzheimer trên toàn thế giới. Dự đoán tỉ lệ mắc Alzheimer trên thế giới sẽ là 1 trên 85 người dân vào năm 2050.</p>
<p style="text-align: justify;">Tổng điều tra dân số của Việt Nam năm 2019 là 96.208.984 người, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. Trong đó người cao tuổi chiếm gần 10 %, tỷ lệ bệnh nhân Alzheimer trong cộng đồng cũng tăng dần qua các năm.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210826/20210826_benh-alzheime5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Não bệnh nhân Alzheimer</em></p>
<p style="text-align: justify;">Vào năm 1906, lần đầu tiên bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Alzheimer đã chỉ ra căn bệnh này không thể chữa được, mang tính thoái hóa và gây tử vong. Căn bệnh này được đặt theo tên ông.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh thường xảy ra ở người trên 60 tuổi (khi biểu hiện lâm sàng đầy đủ), gặp ở cả nam và nữ, tỷ lệ mới phát hiện tăng dần theo lứa tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa thần kinh thường bắt đầu từ từ (triệu chứng đầu tiên có từ rất lâu trước khi được chẩn đoán) và tiến triển nặng dần theo thời gian. Đây là nguyên nhân của 60–70% các trường hợp sa sút trí tuệ. Triệu chứng ban đầu phổ biến nhất là khó nhớ các sự kiện gần đây. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể bao gồm các vấn đề về ngôn ngữ, mất phương hướng (bao gồm cả dễ bị lạc), thay đổi tâm trạng, mất động lực, bỏ bê bản thân và các vấn đề về hành vi. Khi tình trạng này tăng dần, họ thường rút lui khỏi gia đình và xã hội. Dần dần, các chức năng của cơ thể bị mất đi, cuối cùng dẫn đến tử vong. Mặc dù tốc độ tiến triển có thể khác nhau, nhưng khi các triệu chứng này bộc lộ đầy đủ, thì người bệnh thường sống được khoảng 7 năm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Alzheimer </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh được biểu hiện bởi sự có mặt của các mảng bám amyloid beta ngoại bào và các đám rối tơ thần kinh nội bào , làm suy giảm chức năng của các tế bào thần kinh và gây chết tế bào theo chương trình. Theo nghiên cứu dọc vủa bệnh nhân khỏe mạnh tiến triển thành Alzheimer cho thấy sự thoái hoá thần kinh này được ước tính bắt đầu từ 20 - 30 năm trước khi bất kỳ có biểu hiện lâm sàng nào của bệnh trở nên rõ ràng. Tuy nhiên mật độ và vị trí của mảng bám amyloid không tương quan với các triệu chứng hoặc mức độ nghiêm trọng của Alzheimer. Các nghiên cứu về giải phẫu học cho thấy các thay đổi bệnh lý lan rộng toàn bộ vỏ não và các cấu trúc xung quanh, đặc biệt là vùng đồi thị .</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210826/20210826_benh-alzheime4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh được biểu hiện bởi sự có mặt của các mảng bám amyloid beta ngoại bào và các đám rối tơ thần kinh nội bào</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trong một số trường hợp, bệnh nhân Alzheimer có tính chát gia đình di truyền trên gen trội. Trong gia đình bênh nhân Alzheimer thấy có nhiều trường hợp mắc hội chứng Down.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Alzheimer </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Do bệnh bệnh Alzheimer diễn biến từ từ nặng dần qua nhiều năm nên việc chẩn đoán sớm thường bị bỏ qua, hơn nữa bệnh thường xuất hiện đối tượng người cao tuổi do vậy chẩn đoán ban đầu thường gặp khó khăn.</p>
<p style="text-align: justify;"><b><i>Giai đoạn tiền lâm sàng</i></b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Bắt đầu 10-20 năm trước khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện, do vậy bệnh nhân thường không được chẩn đoạn ở giai đoạn này.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dấu hiệu đầu tiên là giảm trí nhớ, là đặc trưng chính của suy giảm nhận thức nhẹ. Kết quả hoàn toàn bình thường khi khám lâm sàng cũng như trắc nghiệm trí nhớ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không có bất thường gì trong tư duy cũng như hoạt động hàng ngày.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b><i>Giai đoạn nhẹ </i></b></p>
<ul>
<li>
<p>Giảm trí nhớ là triệu chứng đầu tiên;</p>
</li>
<li>
<p>Vong ngôn: Nói quanh co, khó tìm từ;</p>
</li>
<li>
<p>Vong tri: Nhầm lẫn vị trí quen thuộc (dễ lạc đường);</p>
</li>
<li>
<p>Vong hành: Không chú ý đến trang phục, mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các công việc hàng ngày;</p>
</li>
<li>
<p>Khó khăn trong quản lý tiền nong, hóa đơn;</p>
</li>
<li>
<p>Thay đổi khí sắc và nhân cách, lo âu;</p>
</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210826/20210826_benh-alzheime3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Giảm trí nhớ là triệu chứng đầu tiên</em></p>
<p style="text-align: justify;"><b><i>Giai đoạn vừa</i></b>: Phần lớn bệnh nhân được phát hiện giai đoạn này</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Suy giảm trí nhớ nặng hơn: Quên cả hiện tại và quá khứ;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vong ngôn: Ngôn ngữ mất tính lưu loát, nói sai ngữ pháp;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vong tri: Lạc cả trong môi trường quen thuộc;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vong hành: Làm sai các công việc hàng ngày như mua sắm. nấu ăn, mặc quần áo,…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các triệu chứng loạn thần và hành vi của bệnh nhân sa sút trí tuệ.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><b><i>Giai đoạn nặng</i></b>: sống phụ thuộc hàn toàn vào người khác</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trí nhớ: Mất trí nhớ nặng;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ngôn ngữ: Mất ngôn ngữ, không giao tiếp được;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vong tri: Không nhận ra người thân và môi trường;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vong hành: Phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các triệu chứng là biến chứng của sa sút trí tuệ;</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Triệu chứng loạn thần: kích động, trầm cảm, vô cảm, rối loạn hành vi ban đêm.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Alzheimer </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><b><i>Hậu quả và biến chứng</i></b></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Suy dinh dưỡng, suy kiệt, mất nước (chán ăn, giảm thèm ăn);</li>
<li style="text-align: justify;">Chấn thương: ngã (teo cơ, đi lang thang về đêm);</li>
<li style="text-align: justify;">Loét do nằm, co rút biến dạng khớp;</li>
<li style="text-align: justify;">Biến chứng nhiễm khuẩn: viêm phổi (rối loạn nuốt, do nằm) nhiễm khuẩn tiết niệu;</li>
<li style="text-align: justify;">Tử vong: nguyên nhân hay gặp nhất là viêm phổi.</li>
</ul>
<div id="gtx-trans" style="position: absolute; left: -30px; top: -6px;">
<div class="gtx-trans-icon"> </div>
</div>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Alzheimer </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Alzheimer</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Học vấn: ở những đối tượng lao động trí óc có tỷ lệ mắc Alzheimer thấp hơn nhóm khác. Tiếp tục thực hiện các hoạt động trí tuệ khó (ví dụ: học các kỹ năng mới, giải các câu đố ô chữ…..) khi đến tuổi già.</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Bệnh có dấu hiệu mắc ở tuổi già " src="/ImagePath\images\20210829/20210829_ngươi-gia-mac-benh.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Bệnh có dấu hiệu mắc ở tuổi già </em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý từ khi còn trẻ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tâm lý: tránh lo lắng căng thẳng stress sút trí tuệ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động thể lực hợp lý.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hạn chế sử dụng chất gây nghiện, chất béo,… vì những nguyên nhân này góp phần thúc đẩy sa sút trí tuệ tiến triển nhanh hơn.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Alzheimer </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Alzheimer</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Học vấn: ở những đối tượng lao động trí óc có tỷ lệ mắc Alzheimer thấp hơn nhóm khác. Tiếp tục thực hiện các hoạt động trí tuệ khó (ví dụ: học các kỹ năng mới, giải các câu đố ô chữ…..) khi đến tuổi già.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý từ khi còn trẻ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tâm lý: tránh lo lắng căng thẳng stress sút trí tuệ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động thể lực hợp lý.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hạn chế sử dụng chất gây nghiện, chất béo … vì những nguyên nhân này góp phần thúc đẩy sa sút trí tuệ tiến triển nhanh hơn.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Alzheimer </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Tiêu chuẩn chẩn đoán</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (hội tâm thần học Hoa kỳ), phiên bản Thứ năm ,DSM – IV, đã đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Alzheimer bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">1. Giảm trí nhớ </p>
<p style="text-align: justify;">2. Giảm ít nhất một lĩnh vực nhận thức khác:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Mất ngôn ngữ</li>
<li style="text-align: justify;">Mất dùng động tác</li>
<li style="text-align: justify;">Mất nhận biết</li>
<li style="text-align: justify;">Mất khả năng suy luận / chức năng điều hành</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">3. Các rối loạn trên gây giảm hoạt động hàng ngày và /hoặc nghề nghiệp</p>
<p style="text-align: justify;">4. Tiến triển nặng dần</p>
<p style="text-align: justify;">5. Các rối loạn trên không diễn ra trong cơn mê sảng, không phù hợp với chẩn đoán các bệnh tâm thần khác</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng các phương pháp để chẩn đoán, thăm khám " src="/ImagePath\images\20210829/20210829_mat-tri-nho-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sử dụng các phương pháp để chẩn đoán, thăm khám </em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><b>Cận lâm sàng chẩn đoán</b></h3>
<p style="text-align: justify;"><em>- Cần làm các xét nghiệm cơ bản về huyết học</em>: công thức máu, sinh hóa ( máu, nước tiểu ), vi sinh y học ( xét nghiệm giang mai, HIV … ), định lượng nồng độ vitamin B<sub>12</sub>, chức năng tuyến giáp, cortisol máu.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>- Thăm dò chức năng</em>: điện tim, điện não đồ thường quy…</p>
<p style="text-align: justify;">- Điện não đồ thấy những sóng chậm bất thường trong dải tần số Theta và delta xuất hiện rải rác và lan tỏa, giai đoạn cuối có thể có các sóng nhọn. Các sóng này xu hướng tập trung nhiều ở vùng trán – thái dương hai bên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- Hình ảnh học</em></strong>: chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ ( chụp MRI sọ não được ưu tiên): đánh giá teo não lan tỏa của bệnh Alzheimer, đặc biệt phát hiện teo thùy thái dương trong trong chẩn đoán bệnh giai đoạn sớm. Cũng như chấn đoán phân biệt Alzheimer với các bệnh khác như tai biến mạch máu não hoặc tổn thương não ( u não..).</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn – SPECT thấy có sự giảm tưới máu não ở vùng đỉnh và thái dướng sau cả hai bên.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>- Xét nghiệm dấu ấn sinh học</em>: Xét nghiệm dịch não - tủy và huyết thanh, đo nồng độ bêta - amyloid 1-40 và bêta - amyloid 1–42.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>- Đánh giá hoạt động sống hàng ngày</em>: hiện nay thường sử dụng các thang đánh giá hoạt động sống cơ bản (ADL- Activity of Daily Living) và nâng cao (IADL- Instrumental Activity of Daily Living) để kiểm tra sự ảnh hưởng chức năng nhận thức lên hoạt động hàng ngày.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Trắc nghiệm tâm lý:</strong> </em>đánh giá mức độ sa sút trí tuệ trong bệnh lý Alzheimer</p>
<p style="text-align: justify;">- Test tâm thần tối thiểu (Mini Mental State Examination – MMSE do Folstein đề xướng và hiện rất thông dụng trong lâm sàng ): có thể phát hiện sớm các trạng thái suy giảm nhận thức nhẹ và các trạng thái sa sút trí tuệ với có độ nhạy từ 75 - 92% và độ đặc hiệu từ 81 - 91%. Trắc nghiệm gồm các câu hỏi với mỗi câu trả lời đúng được cho 1 điểm với tối đa là 30 điểm. Nếu đạt trên từ 24 điểm là bình thường</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Từ 20 đến 23 điểm có thể là suy giảm nhận thức nhẹ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Từ 14 đến 19 điểm có thể là suy giảm nhận thức vừa</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Từ 13 điểm trở xuống có thể là sa sút trí tuệ.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Thang điểm Hachinski: Bệnh nhân được đánh giá qua 13 đặc điểm lâm sàng với tối đa 18 điểm.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu tổng điểm trên 7 có thể là sa sút trí tuệ do mạch máu.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nếu đạt từ 0 đến 4 điểm có khả năng là bệnh Alzheimer.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px"><em></em><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Với sa sút trí tuệ mạch máu và các sa sút trí tuệ thoái hóa thường gặp</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sa sút trí tuệ do mạch máu là loại sa sút trí tuệ do bệnh lý mạch máu não hoặc rối loạn hệ tuần hoàn não gây ra. Bệnh thường có diễn tiến từng bậc, có dấu thần kinh khu trú tùy theo mạch máu tổn thương và có sang thương hình ảnh học mạch máu trên não. Triệu trứng sa sút trí tuệ xuất hiện sau tổn thương mạch mãu</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sa sút trí tuệ thể Lewy khác với bệnh Alzheimer với các biểu hiện: nhận thức dao động theo sự thay đổi của sự chú ý và sự thức tỉnh, ảo thị tái phát (thường chi tiết, có hình dạng rõ)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sa sút trí tuệ trán - thái dương là bệnh teo thùy trán khu trú và/ thuỳ thái dương. Triệu chứng nổi trội nhất là rối loạn ngôn ngữ( ít nói dần và câm giai đoạn cuối) và rối loạn hành vi (thờ ơ vô cảm, hoặc hưng cảm , hành vi bốc đồng…)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Rối loạn nhận thức do sử dụng rượu và chất gây nghiện khác: ngoài rối loạn nhận thức bệnh nhân có tiền sử nghiện chất, ngoài ra chức năng nhận thức cải thiện nếu không còn sử dụng chất gây nghiện.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Alzheimer </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, không có phương pháp điều trị nào ngăn chặn hoặc đảo ngược sự tiến triển của nó, mặc dù một số phương pháp có thể tạm thời cải thiện các triệu chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">Để điều trị bệnh Alzheimer đòi hỏi sự tham gia của : thầy thuốc – người bệnh – gia đình – xã hội.</p>
<p style="text-align: justify;"> Do vậy còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chất ức chế cholinesterase cải thiện một cách khiêm tốn chức năng nhận thức và trí nhớ ở một số bệnh nhân.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thuốc đối kháng thụ thể <em>N </em>- metyl - d aspartate, dường như cải thiện được nhận thức và khả năng hoạt động chức năng của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer từ vừa đến nặng</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Điều trị các thuốc hướng thần: trong các trường hợp rối loạn tâm thần và hành vi</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Điều trị các bệnh nội khoa đồng diễn: theo thống kê khoảng 80% người bị Alzheimer có các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch, ngoài ra còn có các bệnh lý khác như đái tháo đường…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hiệu quả của vitamin E liều cao ( 1000 IU lần / ngày ): Vitamin E có tác dụng làm chậm quá trình thoái hoá myelin.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px"> <em>Ginkgo - biloba</em> (cao bạch quả ) có tác dụng tăng tuần hoàn não , làm giảm nguy cơ huyết khối và bảo vệ tế bào thần kinh (cải thiện khả năng nhận thức và trí nhớ ).</li>
</ul>
<h3><strong>Vấn đề người chăm sóc:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer là rất quan trong đặc biệt giai đoạn vừa và giai đoạn nặng. Cần giải thích rõ người chăm sóc và người nhà bệnh nhân về tiến triển bệnh và hiệu quả điều trị bệnh. Do vậy cần:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhận thức được bệnh của bệnh nhân</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khuyến khích tính độc lập của bệnh nhân, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hỗ trợ bệnh nhân khi cần thiết</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhận thức được vấn đề của bệnh nhân, học cách thoả hiệp với bệnh nhân</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thiết lập mạng hỗ trợ giữa gia đình các bệnh nhân Alzheimer, và hỗ trợ cộng đồng</li>
</ul>
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px;"><strong>Chuyên khoa Thần kinh tại MEDLATEC</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có biêu hiêu giảm trí nhớ hay biểu hiện sớm của Alzheimer cần sớm được chẩn đoán và tư vấn điều trị bởi Bác sỹ chuyên khoa Thần kinh. Với phương châm “Dịch vụ tốt, Công nghệ cao”, đến khám tại Bệnh viện ĐK MEDLATEC người bệnh sẽ luôn được quan tâm chăm sóc và chia sẻ tận tình bởi các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh ( với GS, Bs chuyên khoa sâu) cũng như đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp trong thời gian tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật, và ngày lễ.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thông tin liên hệ:</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tổng đài: 1900 56 56 56.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Website: www.medlatec.vn * Email: <a href="mailto:[email protected]">[email protected]</a></li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210826/20210826_benh-parkinson4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Giáo trình thần kinh học, bộ môn Thần kinh, trường Đại học Y Hà Nội</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-alzheimer-scjhe |
Bạch cầu cấp dòng tủy | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bạch cầu cấp dòng tủy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML) là một hội chứng bao gồm một nhóm ung thư không đồng nhất của các tế bào máu phát sinh từ những thay đổi di truyền và biểu sinh trong các tế bào tiền thân tạo máu. Các tế bào ác tính có đặc tính tăng trưởng và biệt hóa bất thường dẫn đến sự tích tụ một số lượng lớn các tế bào tủy bất thường, chưa trưởng thành trong tủy xương và máu ngoại vi. Các tế bào này có khả năng phân chia và tăng sinh, nhưng không thể biệt hóa thành các tế bào tạo máu trưởng thành (tức là bạch cầu trung tính).</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210823/20210823_bachcaucapdongtuy.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính được viết tắt là AML</em></p>
<p style="text-align: justify;">AML là loại bệnh bạch cầu cấp tính phổ biến phổ biến nhất ở người lớn và chiếm khoảng 80 phần trăm các trường hợp ở nhóm tuổi này. Ngược lại, AML chiếm ít hơn 10 phần trăm các bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ em dưới 10 tuổi. </p>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, AML tương đối hiếm, tại Hoa Kỳ và Châu Âu, tỷ lệ mắc bệnh được báo cáo là 3 đến 5 trường hợp trên 100.000 dân và nó chỉ chiếm hơn 1% số ca tử vong do ung thư ở người trưởng thành ở Hoa Kỳ. Tuổi trung bình khi được chẩn đoán là khoảng 65 tuổi, và tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi.Tỷ lệ nam: nữ xấp xỉ 5: 3. Tỷ lệ này là tương tự giữa những người thuộc các chủng tộc khác nhau. Trong một nghiên cứu, người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (4 trường hợp trên 100.000 dân), trong khi người da trắng gốc Tây Ban Nha, người da đen và người Châu Á Thái Bình Dương có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn một chút (3 trường hợp trên 100.000 dân).</p>
<p style="text-align: justify;">AML có liên quan đến các yếu tố môi trường (ví dụ: tiếp xúc với hóa chất, bức xạ, thuốc lá, hóa trị liệu, retrovirus) và các bất thường về di truyền (ví dụ: thể tam nhiễm 21; thiếu máu Fanconi; hội chứng Bloom; đột biến gia đình của CEBPA , DDX41 , RUNX1 ). Ở một số bệnh nhân, sự tiến triển thành AML có trước bằng chứng về các rối loạn về máu từ trước biểu hiện dưới dạng hội chứng rối loạn sản tủy, bạch cầu kinh dòng tủy, đái huyết sắc tố kịch phát về đêm, thiếu máu bất sản. Các rối loạn gia đình có thể liên quan đến tiền sử cá nhân hoặc gia đình về các rối loạn huyết học khác (ví dụ: tăng tế bào, thiếu hụt miễn dịch), một số bệnh ung thư và hội chứng soma.</p>
<p style="text-align: justify;">Bản sao bất thường của tế bào AML ngăn chặn hoạt động bình thường của tủy xương, dẫn đến thiếu máu, nhiễm trùng và chảy máu, cùng với các triệu chứng và biến chứng khác.</p>
<p style="text-align: justify;">AML nên được nghi ngờ ở một cá nhân có tế bào blast tuần hoàn (tế bào dòng tủy chưa trưởng thành), u tế bào không giải thích được và / hoặc các triệu chứng liên quan (ví dụ: chảy máu, suy nhược, nhiễm trùng) và một số trường hợp cấp cứu về chuyển hóa / ung thư không giải thích được (ví dụ, hội chứng ly giải khối u); những bệnh nhân này cần được chuyển gấp để được chuyên gia đánh giá và quản lý.</p>
<p style="text-align: justify;">AML gây tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị. Với điều trị tích cực, 60 đến 80 phần trăm người trẻ tuổi đạt được sự thuyên giảm hoàn toàn (CR) và khoảng một phần ba cuối cùng được chữa khỏi. Các quyết định điều trị nên bao gồm việc đánh giá các mục tiêu của liệu pháp dựa trên các khía cạnh tiên lượng của loại bệnh và các bệnh đi kèm của từng bệnh nhân, tuổi tác và các yếu tố khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị AML thường bắt đầu bằng hóa trị kết hợp chuyên sâu trong khi điều trị khởi phát, với mục tiêu đạt được sự thuyên giảm bệnh. Tiến trình lâm sàng của điều trị AML rất phức tạp và thiếu máu, nhiễm trùng và chảy máu gần như phổ biến trong quá trình điều trị cảm ứng thuyên giảm.</p>
<p style="text-align: justify;">Các quyết định liên quan đến điều trị sau thuyên giảm sau khi đạt được CR dựa trên các đặc điểm tiên lượng, tình trạng y tế của bệnh nhân (ví dụ: tuổi, các bệnh đi kèm) và sự sẵn có pháp hợp nhất có thể có có thể bao gồm hóa trị liệu, HCT tự thân hoặc dị gen hoặc các liệu pháp khác. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bạch cầu cấp dòng tủy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML) </strong>phát triển do hậu quả của một loạt các thay đổi di truyền trong tế bào tiền thân tạo máu. Những thay đổi này làm thay đổi sự phát triển và biệt hóa bình thường của quá trình tạo máu, dẫn đến sự tích tụ một số lượng lớn các tế bào tủy bất thường, chưa trưởng thành trong tủy xương và máu ngoại vi. Các tế bào này có khả năng phân chia và tăng sinh, nhưng không thể biệt hóa thành các tế bào tạo máu trưởng thành (tức là bạch cầu trung tính).</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_cachtancongbachcaucapdongtuy.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML) phát triển do hậu quả của một loạt các thay đổi di truyền trong tế bào tiền thân tạo máu</em></p>
<p style="text-align: justify;">AML là một nhóm bệnh không đồng nhất được đặc trưng bởi các tế bào vô tính biểu hiện các khiếm khuyết về trưởng thành tương ứng với các giai đoạn trong quá trình biệt hóa tạo máu.</p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả các bệnh bạch cầu, bao gồm cả AML, dường như được duy trì bởi một nhóm các tế bào ác tính tự đổi mới. Các tế bào gốc bệnh bạch cầu này (cũng là các tế bào khởi phát bệnh bạch cầu) có thể chưa trưởng thành hơn phần lớn các tế bào bạch cầu đang lưu hành và được cho là có nguồn gốc từ các tế bào có khả năng tự đổi mới hiện có hoặc từ các tổ chức sinh sản đã tái thu nhận lại tế bào gốc này. </p>
<p>"Giả thuyết hai lần trúng đích" của bệnh bạch cầu ngụ ý rằng AML là hậu quả của ít nhất hai đột biến, một đột biến mang lại ưu thế tăng sinh (đột biến loại I) và một đột biến khác làm suy giảm sự biệt hóa tạo máu (đột biến loại II).</p>
<p style="text-align: justify;">Các đột biến gen gây bệnh bạch cầu có thể xảy ra sau khi hóa trị, bức xạ ion hóa, tiếp xúc với hóa chất và nhiễm virus retrovirus. Ngoài ra, một số rối loạn gia đình có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh AML.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bạch cầu cấp dòng tủy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh nhân AML</strong> thường có các triệu chứng liên quan đến các biến chứng của giảm sinh dòng tế bào máu bình thường(ví dụ, thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính và giảm tiểu cầu) biểu hiện: suy nhược, dễ mệt mỏi, nhiễm trùng với mức độ nghiêm trọng khác nhau, và/hoặc các dấu hiệu xuất huyết như chảy máu lợi, chảy máu cam, chảy máu cam, hoặc rong kinh. Sự kết hợp của các triệu chứng này là phổ biến.</p>
<p>- Mệt mỏi có ở đa số bệnh nhân và thường xảy ra trước khi chẩn đoán một số tháng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_bieuhienbachcaucapdongtuy.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân AML</em></p>
<p>- Xanh xao và suy nhược thường gặp và được cho là do thiếu máu.</p>
<p>- Đau xương không thường xuyên ở người lớn bị AML, mặc dù một số người mô tả cảm giác khó chịu hoặc đau xương ức, đôi khi đau nhức ở các xương dài. Điều này có thể đặc biệt nghiêm trọng ở chi dưới, do sự mở rộng của khoang tủy bởi quá trình sinh bạch cầu.</p>
<p>Nhìn chung rất khó xác định chính xác sự khởi phát của AML, ít nhất một phần là do các cá nhân có ngưỡng triệu chứng khác nhau. Có khả năng là hầu hết bệnh nhân có biểu hiện mơ hồ kín đáo trong nhiều tuần, hoặc có thể vài tháng, trước khi chẩn đoán. </p>
<p>- Sốt: Nếu có sốt, hầu như luôn liên quan đến nhiễm trùng; như vậy khi có sốt phải luôn luôn tìm các vị trí nhiễm trùng tiềm ẩn. </p>
<p>- Khám da có thể thấy xanh xao thứ phát do thiếu máu, đốm xuất huyết hoặc vết bầm tím thứ phát sau giảm tiểu cầu hoặc đông máu nội mạch lan tỏa, hoặc tổn thương thâm nhiễm gợi ý liên quan đến bệnh bạch cầu (bệnh bạch cầu cutis hoặc sarcoma dòng tủy). Sự liên quan đến bệnh bạch cầu của da xảy ra ở 13 phần trăm bệnh nhân và thường được tìm thấy ở những bệnh nhân mắc AML với thành phần tế bào đơn bào hoặc tế bào myelomonocytic nổi bật. Các tổn thương da thường có dạng nốt sần và có màu lông tơ / xám xanh. Các vị trí nhiễm trùng ở da có thể là nguyên phát hoặc di căn. Sự hiện diện của các nốt và mảng ban đỏ đến sần sùi gợi ý đến sự hiện diện của bệnh bạch cầu cấp tính (ví dụ, hội chứng Sweet).</p>
<p>- Kiểm kỹ vùng đáy mắt cho thấy các nốt xuất huyết và / hoặc mảng trắng ở hầu hết bệnh nhân. Kết mạc có thể nhợt nhạt, tùy theo mức độ thiếu máu, mặc dù độ nhạy và giá trị lâm sàng của phát hiện này rất thay đổi.</p>
<p>- Tỷ lệ liên quan đến hệ thần kinh trung ương (CNS) tại thời điểm chẩn đoán là không rõ vì đánh giá thường quy ở những bệnh nhân không có dấu hiệu hoặc triệu chứng không được khuyến cáo. Sự liên quan đến thần kinh trung ương công khai trên lâm sàng phát triển trong toàn bộ quá trình điều trị là không phổ biến. Bệnh nhân có liên quan đến thần kinh trung ương có thể không có triệu chứng hoặc phàn nàn về đau đầu, liệt dây thần kinh sọ hoặc thay đổi thị giác.</p>
<p>- Kiểm tra cẩn thận vùng hầu họng và răng có thể cho thấy sự liên quan của bệnh bạch cầu (ví dụ: phì đại nướu), bệnh nấm Candida ở miệng, hoặc tổn thương vùng kín. Kiểm tra nha khoa nên được bao gồm trong đánh giá tiền xử lý để có thể thực hiện dự phòng nha khoa hiệu quả (ví dụ như nhổ răng), nếu thời gian và công thức máu cho phép, trước khi bắt đầu hóa trị</p>
<p>- Hạch to là không phổ biến ở bệnh nhân AML. Tương tự, gan và lách to xuất hiện trong khoảng 10 phần trăm các trường hợp và, nếu được phát hiện, có thể gợi ý khả năng mắc bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính hoặc sự tiến triển của AML từ rối loạn tăng sinh tủy trước đó (ví dụ, cơn bùng phát của bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính)</p>
<p>- Khoảng 4% bệnh nhân mắc AML có thể bị viêm đa khớp / đau khớp đối xứng hoặc di cư cũng như đau và nhức xương. Tuy nhiên, nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khớp có thể xuất hiện ở một bệnh nhân AML, đặc biệt khi một hoặc nhiều khớp liên quan. Chúng có thể bao gồm bệnh gút, nhiễm trùng và / hoặc thâm nhiễm trực tiếp hoạt dịch với các tế bào bạch cầu. </p>
<p>- Bệnh nhân mắc AML có thể xuất hiện một loạt các bất thường về chuyển hóa và điện giải, nhiều trong số đó là do sự tăng cao của các tế bào bạch cầu tăng sinh. Điều quan trọng, hội chứng ly giải khối u là một cấp cứu nội khoa cần được nghi ngờ ở bệnh nhân tăng phosphat huyết, hạ calci huyết, tăng acid uric máu và / hoặc tăng kali huyết.</p>
<p>- Các rối loạn chuyển hóa khác có thể thấy ở bệnh nhân AML bao gồm hạ kali máu và nhiễm toan lactic.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bạch cầu cấp dòng tủy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) thường gặp phải các biến chứng, do bệnh lý có từ trước hoặc liên quan đến việc điều trị hóa chất. Các biến chứng này phải được chẩn đoán nhanh chóng để có thể thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_doituongbibenhbachcaucapdongtuy.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các biến chứng thường gặp nhất là thiếu máu, nhiễm trùng và chảy máu.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng thường gặp nhất là thiếu máu, nhiễm trùng và chảy máu. Các biến chứng khác rối loạn đông máu, đông máu nội mạch lan tỏa, bất thường về chuyển hóa (hội chứng ly giải u: tăng kali huyết, tăng phosphat máu, tăng acid uric máu và / hoặc suy thận), liên quan đến hệ thần kinh trung ương và viêm ruột trung tính cũng có thể đe dọa tính mạng, và phải được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bạch cầu cấp dòng tủy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Tuổi: tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, trung bình 65 tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tỷ lệ nam: nữ xấp xỉ 5: 3.</p>
<p style="text-align: justify;">- Yếu tố môi trường như tiếp xúc với hóa chất, bức xạ, thuốc lá, hóa trị liệu, retrovirus tăng nguy cơ mắc bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các bất thường về di truyền (ví dụ: thể tam nhiễm 21; thiếu máu Fanconi; hội chứng Bloom; đột biến gia đình của CEBPA, DDX41, RUNX1 ) tăng nguy cơ mắc bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Các bất thường về di truyền (ví dụ: thể tam nhiễm 21; thiếu máu Fanconi; hội chứng Bloom; đột biến gia đình của CEBPA , DDX41 , RUNX1 ) tăng nguy cơ mắc bệnh." src="/ImagePath\images\20210826/20210826_Dot-bien-gen-1280x720.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các bất thường về di truyền (ví dụ: thể tam nhiễm 21; thiếu máu Fanconi; hội chứng Bloom; đột biến gia đình của CEBPA, DDX41, RUNX1 ) tăng nguy cơ mắc bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Các rối loạn về máu từ trước biểu hiện dưới dạng hội chứng rối loạn sản tủy, bạch cầu kinh dòng tủy, đái huyết sắc tố kịch phát về đêm, thiếu máu bất sản tăng nguy cơ hình thành bạch cầu cấp dòng tủy sau này.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình về các rối loạn huyết học khác (ví dụ: tăng tế bào, thiếu hụt miễn dịch), một số bệnh ung thư và hội chứng soma cũng tăng nguy có mắc bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bạch cầu cấp dòng tủy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay bệnh ung thư bạch cầu cấp dòng tủy chưa có phòng bệnh đặc hiệu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tránh tiếp xúc với hóa chất, bức xạ, thuốc lá.</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người có nguy cơ mắc bệnh như có các bất thường về di truyền (ví dụ: thể tam nhiễm 21; thiếu máu Fanconi; hội chứng Bloom; đột biến gia đình của CEBPA , DDX41 , RUNX1 ) hay các rối loạn về máu từ trước biểu hiện dưới dạng hội chứng rối loạn sản tủy, bạch cầu kinh dòng tủy, đái huyết sắc tố kịch phát về đêm, thiếu máu bất sản nên phát hiện, điều trị và theo dõi định kỳ để phát hiện ung thư bạch cầu cấp dòng tủy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khi phát hiện bệnh, nên tuân thủ điều trị, tái khám định kỳ để tránh biến chứng bệnh cũng như hạn chế biến chứng do điều trị.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bạch cầu cấp dòng tủy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">AML nên được nghi ngờ ở bất kỳ cá nhân nào mà xét nghiệm công thức máu ngoại biên có tế bào non (tế bào dòng tủy chưa trưởng thành), tăng bạch cầu không rõ nguyên nhân (có hoặc không có các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như chảy máu, suy nhược, nhiễm trùng) hoặc các trường hợp cấp cứu về chuyển hóa/ung thư không rõ nguyên nhân (ví dụ, hội chứng ly giải khối u, tăng bạch cầu). </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210823/20210823_dieutribachcaucapdongtuy.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chẩn đoán AML dựa trên sự xâm nhập của tủy xương hoặc máu ngoại vi.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán AML dựa trên sự xâm nhập của tủy xương hoặc máu ngoại vi bởi ≥20 phần trăm tế bào bạch cầu non với đặc điểm đặc trưng về hình thái, hóa tế bào, kiểu hình miễn dịch và di truyền tế bào / phân tử. Trong một số trường hợp, ngay cả khi thâm nhiễm <20% vào tủy xương hoặc máu ngoại vi, AML có thể được chẩn đoán bằng sự hiện diện của sarcoma dòng tủy hoặc các bất thường về nhiễm sắc thể và / hoặc phân tử cụ thể.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán AML cần 2 yếu tố:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Sự xâm nhập tủy xương: Các dạng blast phải chiếm ít nhất 20 phần trăm tổng số tế bào của dịch hút tuỷ xương (từ số lượng phân biệt 500 tế bào) hoặc máu ngoại vi. Trong một số trường hợp, ngay cả khi thâm nhiễm <20% vào tủy xương hoặc máu ngoại vi, AML có thể được chẩn đoán bằng sự hiện diện của sarcoma dòng tủy hoặc các bất thường về nhiễm sắc thể và / hoặc phân tử cụ thể chẳng hạn như những người có t (8; 21), inv (16) hoặc t (15; 17).</p>
<p style="text-align: justify;">- Các tế bào bạch cầu phải có nguồn gốc dòng tủy như được chứng minh bằng sự hiện diện của các que Auer, dương tính của tế bào đối với myeloperoxidase, hoặc sự hiện diện của đủ các dấu hiệu dòng tủy / bạch cầu đơn nhân được nhận biết bằng cách định kiểu miễn dịch đặc trưng.</p>
<p style="text-align: justify;">AML nên được phân loại theo hệ thống phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dựa trên hình thái học, kiểu miễn dịch, karyotype, đặc điểm phân tử và đặc điểm lâm sàng. </p>
<p style="text-align: justify;">- AML với các bất thường di truyền tái phát.</p>
<p style="text-align: justify;">- AML với các đặc điểm liên quan đến loạn sản tủy, không có tiền sử điều trị độc tế bào trước đó.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ung thư dòng tủy liên quan đến điều trị (còn được gọi là AML liên quan đến điều trị).</p>
<p style="text-align: justify;">- AML, không được chỉ định khác (NOS), không đáp ứng tiêu chí cho các danh mục được mô tả ở trên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sarcoma tủy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng sinh tủy liên quan đến hội chứng Down.</p>
<p style="text-align: justify;">Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nên bao gồm công thức máu(CBC), đông máu, huyết thanh virus. Kiểm tra tủy xương nên bao gồm hình thái học, tế bào, karyotype, và phân tích phân tử để chẩn đoán và phân loại AML. Chụp X-quang phổi, điện tâm đồ và siêu âm tim hoặc quét MUGA để đánh giá phân suất tống máu nên được thực hiện ngay từ đầu. </p>
<p style="text-align: justify;">Xác định kháng nguyên bạch cầu người (HLA) nên được xem xét ở một số bệnh nhân lựa chọn ghép tế bào tạo máu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bạch cầu cấp dòng tủy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Điều trị cảm ứng thuyên giảm: Đối với những bệnh nhân phù hợp về mặt y tế, mục tiêu điều trị là đạt được khả năng sống sót lâu dài với khả năng chữa khỏi, điều này thường đòi hỏi sự thuyên giảm hoàn toàn.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="AML cần được phát hiện và điều trị sớm." src="/ImagePath\images\20210826/20210826_ung-thu-di-truyen.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>AML cần được phát hiện và điều trị sớm</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị giai đoạn thuyên giảm, nối sau giai đoạn cảm ứng mới mục tiêu tiêu diệt tế bào ác tính còn lại.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị nên bắt đầu ngay lập tức, nhưng điều quan trọng là trước tiên phải thực hiện đầy đủ các công việc chẩn đoán (bao gồm cả xét nghiệm phân tử), ổn định tình trạng của bệnh nhân và kiểm soát các biến chứng (ví dụ: nhiễm trùng, chảy máu, tăng acid uric máu, rối loạn chức năng thận, thiếu máu, giảm tiểu cầu).</p>
<p style="text-align: justify;">- Phối hợp các phương pháp điều trị: hóa trị, xạ trị, ghép tế bào gốc, điều trị đích, kháng thể đơn dòng, thử nghiệm lâm sàng và phương pháp hỗ trợ khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn điều trị cảm ứng: </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đối với những bệnh nhân phù hợp về mặt y tế, nên điều trị cảm ứng thuyên giảm bằng cách truyền cytarabine liên tục trong bảy ngày cộng với anthracycline trong ba ngày (cái gọi là liệu pháp "7 + 3"), thay vì điều trị bằng cytarabine liều cao hoặc các phác đồ cảm ứng thuyên giảm khác ( Lớp 1B ). Khuyến cáo này dựa trên sự cân bằng thuận lợi hơn giữa kết quả và độc tính với liệu pháp 7 + 3 so với các phương pháp tiếp cận khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với bệnh nhân có AML đột biến FLT3 , nên thêm midostaurin vào liệu pháp 7 + 3 thay vì liệu pháp 7 + 3 đơn lẻ, dựa trên kết quả vượt trội và độc tính gia tăng khiêm tốn ( Độ 2B ).</p>
<p style="text-align: justify;">Kiểm tra tủy xương vào ngày 14 cung cấp một bản xem trước về phản ứng với liệu pháp cảm ứng và xác định hướng hành động tiếp theo.</p>
<p style="text-align: justify;">Hóa trị liệu cảm ứng có độc tính cao, chủ yếu đối với hệ thống tạo máu và tiêu hóa, và cần theo dõi cẩn thận để đánh giá giảm tế bào, nhiễm trùng, chảy máu, hội chứng ly giải khối u, mất cân bằng điện giải và các biến chứng khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Đánh giá mức độ thuyên giảm được xác định bằng cách kiểm tra tủy xương tại thời điểm số lượng bạch cầu và tiểu cầu tăng lên, thường ít nhất bốn tuần sau khi điều trị bằng cảm ứng.</p>
<p style="text-align: justify;">Giai đoạn điều trị thuyên giảm sau giai đoạn cảm ứng: lựa chọn một hay kết hợp nhiều phương pháp như ( Hóa trị kết hợp, hóa trị liệu liều cao, có hoặc không có xạ trị và ghép tế bào gốc bằng tế bào gốc của bệnh nhân hay của người hiến, điều trị thử nghiệm lâm sàng) phụ thuộc vào từng cá thể và phân nhóm AML.</p>
<p style="text-align: justify;">Không có điều trị tiêu chuẩn cho AML ở người trưởng thành tái phát, lựa chọn điều trị phụ thuộc vào loại AML và cá thể bao gồm: Hóa trị kết hợp, điều trị đích, ghép tế bào gốc, điều trị thử nghiệm...</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Overview of acute myeloid leukemia in adults - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Pathogenesis of acute myeloid leukemia - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Clinical manifestations, pathologic features, and diagnosis of acute myeloid leukemia - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Induction therapy for acute myeloid leukemia in medically-fit adults - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Overview of the complications of acute myeloid leukemia - UpToDate</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bach-cau-cap-dong-tuy-spsgj |
Bệnh nhiễm nấm Candida | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh nhiễm nấm Candida</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, trong các nguyên nhân vi sinh vật gây bệnh ở người, nhiễm trùng do các vi nấm ngày càng gặp nhiều hơn, trong đó nhiễm nấm <i>Candida</i> một trong những nhiễm trùng khá phổ biến. Nấm <i>Candida</i> gây bệnh nhiều cơ quan, hay gặp nhất là tổn thương da và niêm mạc, sau đó là nhiễm nấm huyết, nấm tạng sâu và viêm màng não. Biểu hiện bệnh có thể cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương đa tạng và tử vong. Chẩn đoán nhiễm nấm <i>Candida</i> cần dựa vào các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên như soi tươi, nuôi cấy vi nấm,… Tùy từng cơ quan tổn thương và mức độ nặng của bệnh mà nhiễm nấm <i>Candida</i> được chỉ định các thuốc kháng nấm với liều lượng và thời gian khác nhau. Việc phòng bệnh cần phòng tránh các yếu tố tạo thuận lợi cho vi nấm gây bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nấm Candida gây bệnh nhiều cơ quan, hay gặp nhất là tổn thương da và niêm mạc, sau đó là nhiễm nấm huyết, nấm tạng sâu và viêm màng não" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_Nam-candida.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nấm Candida gây bệnh nhiều cơ quan, hay gặp nhất là tổn thương da và niêm mạc, sau đó là nhiễm nấm huyết, nấm tạng sâu và viêm màng não</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh nhiễm nấm Candida</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nấm <em>Candida</em> được phân loại là nấm men, tồn tại phổ biến trong tự nhiên, vật chủ gồm cả con người và động vật. Có khoảng hơn 300 loài nấm <em>Candida</em> như <em>C.albicans</em>, <em>C.tropicalis</em>, <em>C.krusei</em>,… trong đó gây bệnh phổ biến nhất là <em>C.albicans</em>. Vi nấm có cấu trúc đơn bào, hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước gấp chục lần so với vi khuẩn, sinh sản vô tính bằng hình thức nảy chồi. Khi nuôi cấy trong môi trường thích hợp, vi nấm mọc nhanh trong 2 – 3 ngày. Khuẩn lạc nấm có hình dạng chân sao, trơn nhẵn trên môi trường nuôi cấy nhiều dinh dưỡng như thạch máu, thạch chocolate,…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nấm Candida được phân loại là nấm men, tồn tại phổ biến trong tự nhiên, vật chủ gồm cả con người và động vật" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Nam-candida-nguyen-nhan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nấm Candida - tác nhân gây bệnh, được phân loại là nấm men, tồn tại phổ biến trong tự nhiên, vật chủ gồm cả con người và động vật</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nấm <em>Candida</em> có thể tồn tại trong cơ thể người ở miệng, môi, ruột, âm đạo, quanh hậu môn như một vi hệ bình thường; gây bệnh bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể khi gặp điều kiện thuận lợi, đặc biệt khi chức năng hệ thống miễn dịch của vật chủ bị suy yếu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh nhiễm nấm Candida</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiễm candida có thể xảy ra ở tất cả các cơ quan trong cơ thể, tuy nhiên hay gặp nhất là tổn thương da và niêm mạc. Trên lâm sàng có thể gặp:</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Bệnh nấm ở niêm mạc</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nấm miệng (tưa miệng):</strong> trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, người già yếu, đối tượng suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS,… hay mắc bệnh. Người bệnh có biểu hiện niêm mạc miệng đỏ, lưỡi bóng và có gai nhọn, xuất hiện các điểm, vết, mảng màu trắng như kem trong miệng, tính chất mềm dễ bóc,…</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_nhiem-nam-candida-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nấm candina xảy ra ở trong khoang miệng của người bệnh </em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nấm thực quản:</strong> người bệnh ăn kém, nôn, buồn nôn, nuốt đau, khó nuốt, cảm giác bỏng rát sau xương ức kèm theo có thể có nấm miệng, người bệnh gầy sút cân, suy kiệt dần,... Nội soi dạ dày thực quản thấy hình ảnh niêm mạc sưng đỏ kèm theo có các vết, mảng nấm màu trắng, dễ bóc</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm ruột:</strong> người bệnh thường đau bụng, tiêu chảy kéo dài, cảm giác sôi bụng, ngứa hậu môn,… Trên hình ảnh nội soi, niêm mạc đường tiêu hóa có rất nhiều vết loét. Trường hợp nặng gây viêm phúc mạc do thủng ruột hoặc vi nấm theo đường máu đến gây bệnh tại các cơ quan khác như gan, lách, phổi,…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm nấm sinh dục</strong></p>
<p style="text-align: justify;">+ Viêm âm hộ, âm đạo: người bệnh thường ngứa, cảm giác rát bỏng âm hộ, ra huyết trắng giống như sữa, đau khi quan hệ. Niêm mạc sưng đỏ, nhiều mảng trắng khi thăm khám.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Viêm bao quy đầu: người bệnh có các sẩn đỏ, mụn mủ, thấy lớp giả mạc trắng khi lộn bao quy đầu, ngứa lỗ sáo, đau khi đi tiểu và quan hệ, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm niệu đạo.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm hậu môn và quanh hậu môn:</strong> biểu hiện ngứa hậu môn, da quanh rìa hậu môn viêm đỏ, trầy xước, loét,…</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Nấm da</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm da: hay gặp ở các vùng da có nếp gấp như bẹn, hai mông, nách,… Tổn thương thường thành mảng to, đỏ, cảm giác ngứa, nặng có thể loét và xuất hiện các mụn mủ,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm da hạt: vi nấm tạo các u hạt trên da, tổn thương dạng hạt nổi trên da đầu, các chi hoặc thân mình trên nền mảng đỏ, dày sừng ở da, niêm mạc hoặc móng,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Nấm móng: ban đầu móng sưng đỏ, đau, chảy dịch vàng hoặc mủ, theo tiến triển thời gian nấm dần trở nên đục, mất bóng, biến dạng mỏng,…</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Nhiễm nấm tạng</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">- Đường tiêu hóa: nấm thực quản đã miêu tả trên. Tiêu chảy kéo dài gặp trong nhiễm nấm đường ruột.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đường hô hấp: người bệnh có thể bị nhiễm trùng tại thanh quản, khí quản tắc nghẽn, viêm phế quản phổi, viêm phổi,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm nội tâm mạc: ít gặp</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Nhiễm nấm huyết</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm nấm huyết hay gặp bệnh nhân HIV/AIDS, bệnh lý ác tính, người bệnh đang điều trị hóa chất, sau phẫu thuật lớn, nuôi dưỡng tĩnh mạch lâu dài,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu, có thể có triệu chứng nhiễm trùng huyết nặng, khó phân biệt với nhiễm trùng do vi khuẩn. Các triệu chứng tại các cơ quan thay đổi, tùy thuộc vào căn nguyên và đáp ứng miễn dịch của người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Nhiễm nấm lan tỏa</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">- Từ nhiễm nấm huyết, bất kỳ loài <em>Candida</em> có thể xâm nhập nhiều cơ quan khác nhau như mắt gây viêm kết mạc mắt, viêm võng mạc, nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương gây viêm màng não,... Người bệnh thường nặng, tiên lượng tử vong cao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh nhiễm nấm Candida</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nấm ở da và niêm mạc nếu chẩn đoán và điều trị kịp thời thường ít khi để lại các biến chứng. Những trường hợp nặng hơn có thể gây ra các biến chứng như: viêm nhiễm sinh dục gây ảnh hưởng chức năng sinh sản; viêm phổi gây suy hô hấp; nhiễm nấm huyết gây bệnh các cơ quan khác như gan, thận, lách, tủy xương, màng não, mắt,..; viêm nội tâm mạc gây ảnh hưởng chức năng tim; nhiễm nấm lan tỏa suy đa tạng và tử vong;…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nấm ở da và niêm mạc nếu chẩn đoán và điều trị kịp thời thường ít khi để lại các biến chứng" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Nhiem-nam-candida-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nấm ở da và niêm mạc nếu chẩn đoán và điều trị kịp thời thường ít khi để lại các biến chứng</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh nhiễm nấm Candida</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Con đường lây truyền chính là lây gián tiếp, do tiếp xúc với bào tử nấm trong môi trường hoặc vật dụng bị nhiễm bẩn. Khi cơ thể hít phải bào tử nấm trong không khí hoặc ăn thức ăn bị nhiễm nấm, có thể gây bệnh. Con đường lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm nấm cũng được ghi nhận (ví dụ như quan hệ tình dục với người bệnh bị nhiễm nấm sinh dục,…). Con đường lây truyền trực tiếp ít gặp hơn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh nhiễm nấm Candida</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như trên đã trình bày, vi nấm có thể tìm thấy tại một số cơ quan trong cơ thể người khỏe mạnh như miệng, ruột, âm đạo, nếp gấp hậu môn, phế quản,… Khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh. Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, hoặc điều kiện ký sinh tại chỗ thay đổi như mất cân bằng vi hệ bình thường, vi nấm sống ký sinh tại cơ quan đó có thể gây bệnh. Khi hít hoặc ăn phải các bào tử nấm, sức đề kháng của cơ thể giảm, cũng tạo điều kiện gây bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, hoặc điều kiện ký sinh tại chỗ thay đổi như mất cân bằng vi hệ bình thường sẽ tạo điều kiện gây bệnh" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_benh-nam-candida-ngoai-da-gay-ra-nhu-the-nao.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, hoặc điều kiện ký sinh tại chỗ thay đổi như mất cân bằng vi hệ bình thường sẽ tạo điều kiện gây bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nấm <em>Candida</em> có thể gây bệnh đối với tất cả bệnh nhân mọi lứa tuổi, giới tính. Bệnh xảy ra quanh năm. Các đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: bệnh nhân suy giảm miễn dịch HIV/AIDS, người đang điều trị các bệnh lý ác tính, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng kháng sinh kéo dài, có các thủ thuật can thiệp xâm lấn, bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như xơ gan, đái tháo đường,… Người bệnh sống tại các môi trường ẩm thấp hoặc môi trường làm việc thường xuyên ẩm ướt cũng tăng nguy cơ nhiễm bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh nhiễm nấm Candida</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biện pháp phòng ngừa như:</strong></p>
<ul>
<li 6px="" style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Tăng cường giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức, tăng cường truyền thông</li>
<li 6px="" style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Vệ sinh môi trường sống và môi trường làm việc sạch sẽ, tuân thủ vệ sinh cá nhân như vệ sinh da, vệ sinh răng miệng, vệ sinh cơ quan sinh dục,…</li>
<li 6px="" style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Quan hệ tình dục lành mạnh</li>
<li 6px="" style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tránh lạm dụng các thuốc kháng sinh phổ rộng, thuốc ức chế miễn dịch,..</li>
<li 6px="" style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khi thực hiện các thủ thuật can thiệp cần đảm bảo nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn. Chăm sóc các bệnh nhân nằm tại các đơn vị Hồi sức tích cực cần hạn chế nhiễm trùng bệnh viện,…</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Duy trì lối sống lành mạnh, sạch sẽ để tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh nấm " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Nhiem-nam-cadina-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Duy trì lối sống lành mạnh, sạch sẽ để tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh </em></p>
<ul>
<li 6px="" style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chẩn đoán sớm và điều trị đúng người bệnh nhiễm nấm <em>Candida</em></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Đối với các bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh cần chăm sóc, theo dõi và điều trị tốt,…</p>
<p> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh nhiễm nấm Candida</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Soi tươi: </strong>bệnh phẩm có thể là đờm, mảng trắng vùng miệng, dịch phế quản, dịch âm đạo,… được soi tươi trong nước muối sinh lý. Các bệnh phẩm như móng, dạ, mô,.. được xử lý bằng dung dịch KOH 20% sau đó quan sát dưới kính hiển vi điện tử. Hình ảnh ghi nhận thấy các tế bào nấm men và sợi to nấm giả.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nuôi cấy và phân lập vi nấm:</strong> bệnh phẩm có thể sử dụng là mảng trắng vùng miệng, đờm, dịch dạ dày, cạo tổn thương da, dịch âm đạo, nước tiểu, máu,… Khi kết quả dương tính không chỉ cho phép định danh loài nấm gây bệnh mà còn sử dụng để làm kháng nấm đồ, hỗ trợ bác sĩ lâm sàng chỉ định thuốc kháng nấm phù hợp. Tuy nhiên, thời gian trả kết quả lâu hơn so với vi nấm soi tươi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm huyết thanh phát hiện kháng thể kháng <em>Candida</em></strong> trong máu hoặc phát hiện kháng nguyên nấm trong máu. Tuy nhiên các xét nghiệm này có thể cho kết quả âm/dương tính giả, cần phối hợp lâm sàng và các xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm PCR:</strong> có thể sử dụng kỹ thuật PCR để xác định loài nấm gây bệnh, tuy nhiên yêu cầu kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại, tốn kém.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ý nghĩa kết quả xét nghiệm:</strong> đối với các bệnh phẩm lấy từ niêm mạc như miệng, âm đạo, phế quản,… phương pháp quan sát trực tiếp có ý nghĩa chẩn đoán xác định hơn, với phương pháp nuôi cấy thông thường không phân biệt được nấm ký sinh hay nấm gây bệnh. Đối với bệnh phẩm là máu, dịch não tủy, dịch màng phổi, dịch áp xe,… cả kết quả quan sát trực tiếp hay nuôi cấy đều có giá trị chẩn đoán xác định nhiễm bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Các xét nghiệm khác</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">Công thức máu có thể bình thường hoặc tăng số lượng bạch cầu. Trường hợp nặng có thể có thiếu máu</p>
<p style="text-align: justify;">Marker viêm như CRP, procalcitonin bình thường hoặc tăng không cao.</p>
<p style="text-align: justify;">Biến đổi các chỉ số sinh hóa phụ thuộc vào từng bệnh cảnh lâm sàng như hình ảnh viêm phổi trên X-quang, sùi van tim trong viêm nội tâm mạc, biến đổi nước tiểu khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, tổn thương viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa trên nội soi,…</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Chẩn đoán xác định bệnh do nấm Candida</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán cần dựa vào triệu chứng lâm sàng, các yếu tố nguy cơ mắc bệnh và các xét nghiệm vi sinh có ý nghĩa chẩn đoán đã trình bày trên.</p>
<p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như: viêm da do các căn nguyên vi khuẩn khác, viêm da tiếp xúc, nhiễm trùng âm đạo do trùng roi, vi khuẩn, viêm móng do vi khuẩn, vảy nến, nhiễm trùng huyết do vi khuẩn, nhiễm nấm huyết do các vi nấm khác, viêm màng não do các căn nguyên khác,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh nhiễm nấm Candida</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguyên tắc điều trị: điều trị đặc hiệu bằng các thuốc kháng nấm bên cạnh các phương pháp điều trị hỗ trợ.</p>
<p style="text-align: justify;">Các thuốc kháng nấm được chỉ định:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nhóm thuốc kháng nấm Azole: như Fluconazole, Ketoconazole, Itraconazole,…</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nhóm Amphotericin B: thường được chỉ định trong những trường hợp nhiễm nấm huyết, nấm tạng hoặc nhiễm <em>Candida</em> kháng với nhóm Azole. Với liều trung bình từ 0,7 – 1 mg/kg/ngày. Thời gian điều trị từ 7 – 21 ngày trong từng nhiễm trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nystatin có tác dụng với nấm <em>Candida</em> ở da và niêm mạc.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Echinocandin: có thể sử dụng trong trường hơp nấm <em>Candida</em> kháng với Amphotericin B.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với cơ địa không có suy giảm miễn dịch: không phải tất cả những trường hợp nhiễm vi nấm <em>Candida </em>đều cần điều trị. Cần điều chỉnh các yếu tố thuận lợi để nấm phát triển như kiểm soát độ ẩm của dạ, pH dịch âm đạo,.. và sử dụng các thuốc kháng nấm tại chỗ.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch: bệnh thường nặng và không đáp ứng với thuốc kháng nấm tại chỗ. Nhiễm nấm miệng họng có thể sử dụng Fluconazole từ 100 – 300 mg/ngày x 7 ngày. Nhiếm nấm thực quản sử dụng Fluconazole 200 – 200 mg/ngày x 14 – 21 ngày hoặc sử dụng Itraconazole 400 mg/ngày x 14 ngày. Trường hợp nhiễm nấm huyết hoặc nhiễm nấm lan tỏa hoặc nhiễm nấm tạng, sử dụng nhóm Azole hoặc Amphotericin B đường tĩnh mạch trong 14 -21 ngày, sau đó chuyển sang đường uống.</p>
<p style="text-align: justify;">Chú ý tác dụng phụ của thuốc kháng nấm như tác dụng trên gan, suy thận, thiếu máu, phản ứng dị ứng,…</p>
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp điều trị hỗ trợ như người bệnh cần nghỉ ngơi trong trường hợp nặng, giảm đau hạ sốt bằng paracetamol, điều chỉnh các rối loạn điện giải, phẫu thuật khi viêm nội tâm mạc không đáp ứng với điều trị nội khoa</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Bertolini M, Dongari-Bagtzoglou A. The Relationship of <i>Candida albicans</i> with the Oral Bacterial Microbiome in Health and Disease. Adv Exp Med Biol. 2019;1197:69-78</li><li>Dubey AK, Singla RK. Current Trends in Anti-<i>Candida</i> Drug Development. Curr Top Med Chem. 2019;19(28):2525-2526.</li><li>Claudia Spampinato, Darío Leonardi. “<i>Candida</i> Infections, Causes, Targets, and Resistance Mechanisms: Traditional and Alternative Antifungal Agents”. Biomed Res Int. 2013 </li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-nhiem-nam-candida-subai |
Bệnh viêm gan B mạn không đồng nhiễm viêm gan D | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh viêm gan B mạn không đồng nhiễm viêm gan D</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiễm virus viêm gan B (Hepatitis B virus: HBV) là một trong những vấn đề sức khỏe toàn cầu. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2015 khoảng 257 triệu người nhiễm HBV trên toàn thế giới, trong đó khoảng 884.400 số người bệnh tử vong, nguyên nhân chủ yếu là tử vong do ung thư gan (40%) và sau đó là do xơ gan (30%). HBV là một trong số những virus gây viêm gan ở người, có thể gây viêm gan cấp và mạn, lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như đường máu, mẹ truyền sang con, tiêm chích ma túy,… Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm HBV cao, dao động từ 10-25%, đường lây chủ yếu là lây truyền dọc mẹ truyền sang con.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt=" Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm HBV cao, tỉ lệ rơi vào khoảng 10 -25%" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_virus-viem-gan-b-1-.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em> Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm HBV cao, tỉ lệ rơi vào khoảng 10-25%</em></p>
<p style="text-align: justify;">Khi bị nhiễm HBV đa số các bệnh nhân bị viêm gan B cấp, tỉ lệ thấp hơn triến triển thành mạn tính. Mặc dù thế, viêm gan B mạn giai đoạn đầu thường ít có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, thậm chí khi người xuất hiện biến chứng xơ gan hoặc ung thư gan mới được chẩn đoán viêm gan B mạn. Viêm gan B mạn khi có chỉ định sẽ điều trị bằng thuốc kháng virus Nucleot(s)ide analogue (NA) nhằm ức chế sự nhân lên của virus, phòng các biến chứng và hạn chế lây truyền. Việc tiêm phòng đầy đủ vắc xin viêm gan B là biện pháp quan trọng nhất để phòng lây nhiễm HBV.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh viêm gan B mạn không đồng nhiễm viêm gan D</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Năm 1970, Dane mô tả tiểu thể virus HBV (sau này được gọi là tiểu thể Dane) hoàn chỉnh bao gồm bộ gen là một chuỗi xoắn kép ADN và ARN polymerase, bao ngoài là lớp vỏ nucleocapsid.</p>
<p>HBV thuộc họ Hepadnavirus, có cấu trúc hình cầu, đường kính khoảng 42 nm. Các dấu ấn sinh học của HBV gồm HBsAg, Anti HBsAg, HBcAg, Anti HBC, HBeAg, Anti HBe, HBV DNA. Ngoài ra gần đây HBcrAg còn là dấu ấn sinh học mới đang được nghiên cứu và ứng dụng trên lâm sàng đặc biệt trong quản lý và điều trị, tiên lượng bệnh. HBsAg là kháng nguyên bề mặt của HBV, nằm tại lớp vỏ virus, kháng thể tương ứng là anti HBsAg. HBcAg là kháng nguyên nhân, chỉ xuất hiện trong tế bào gan và phát hiện qua sinh thiết gan, kháng thể tương ứng là Anti HBc, trong đó HBc IgM xuất hiện sớm, còn anti HBc IgG xuất hiện muộn hơn. Kháng nguyên HBeAg là kháng nguyên xuất hiện sớm trong giai đoạn tiền vàng da, đặc biệt khi virus đang nhân lên, kháng thể tương ứng là HbeAb. HBV DNA nhằm xác định số lượng hay nồng độ của virus trong máu của người bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Virus Hepatitis B chính là nguyên nhân gây bệnh " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viem-gan-medic-binh-duong-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Virus Hepatitis B chính là nguyên nhân gây bệnh </em></p>
<p>Trong huyết thanh, HBV tồn tại dưới 02 dạng là dạng lây nhiễm (tiểu thể Dane – hạt virion) và dạng không lây nhiễm (chính là kháng nguyên bề mặt của HBV) tạo ra dư thừa trong bào tương tế bào gan.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh viêm gan B mạn không đồng nhiễm viêm gan D</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Diễn biến tự nhiên khi nhiễm HBV mạn.</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm gan B mạn là hậu quả của đáp ứng miễn dịch của cơ thể với virus HBV. Diễn biến tự nhiên khi nhiễm HBV mạn tính gồm 05 giai đoạn</p>
<p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn dung nạp miễn dịch (nhiễm VGB mạn có HBeAg (+)): tuy HBV nhân lên mạnh trong tế bào gan, HBeAg (+), nồng độ HBV DNA cao nhưng không có triệu chứng lâm sàng, không có bằng chứng viêm gan, xét nghiệm men gan bình thường, mô bệnh học ít ghi nhân tổn thương. Nguyên nhân do sự dung nạp miễn dịch của cơ thể.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Viêm gan B sẽ có biểu hiện tùy theo giai đoạn " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Viem-gan-B.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm gan B sẽ có biểu hiện tùy theo giai đoạn </em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn thải trừ miễn dịch (VGB mạn HBeAg (+)): cơ thể có sự đáp ứng miễn dịch với HBV. Virus vẫn nhân lên nhưng bị hệ miễn dịch cơ thể tấn công. Nồng độ HBV DNA bắt đầu giảm, có bằng chứng tổn thương viêm gan trên xét nghiệm sinh hóa (men gan tăng) và mô bệnh học, cơ thể bắt đầu sinh kháng thể kháng lại HBeAg ( gọi là anti HBe), dần dần có sự chuyển đảo huyết thanh từ HBeAg dương tính sang âm tính.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn kiểm soát miễn dịch (nhiễm HBV có HBeAg (-)): nồng độ HBV DNA giảm thấp, nhiều khi không phát hiện được, sự chuyển đảo huyết thanh HBeAg rõ ràng, biểu hiện viêm gan bắt đầu thuyên giảm, men gan không còn tăng, mô bệnh học giảm mức độ hoại tử. Sự mang virus bất hoạt này có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí suốt đời. Một số người bệnh có thể mất HBsAg, viêm gan virus B hồi phục.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn tái hoạt động (VBV mạn HBeAg (-)): Do nhiều yếu tố tác động, HBV tái hoạt trở lại mặc dù HBeAg âm tính và cơ thể đã sản sinh HBeAb. Biểu hiện viêm gan xuất hiện trở lại trên lâm sàng và xét nghiệm (men gan tăng, HCV DNA tăng trở lại).</p>
<p style="text-align: justify;">+ Giai đoạn HBsAg âm tính (Viêm gan B thể ẩn): phân loại giai đoạn mới theo các tổ chức, hội nghị về gan mật. Một số bệnh nhân tuy xét nghiệm HBsAg âm tính, anti HBc dương tính nhưng ghi nhận HBV DNA trong huyết thanh hoặc trong tế bào gan.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng nhiễm HBV mạn.</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm gan virus B mạn tính là bệnh tiến triển thầm lặng, thời kỳ hoạt động và thời kỳ ổn định xen kẽ. Biểu hiện lâm sàng từ không có triệu chứng đến triệu chứng lâm sàng nặng, thậm chí tiên lượng tử vong cao.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Viêm gan mạn tồn tại: </em>thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, chán ăn, đầy bung, khó tiêu, đau tức hạ sườn phải, gan có thể to nhẹ khi thăm khám thực thể. Khi xét nghiệm men gan thường không tăng quá cao, các chức năng gan khác thường trong giới hạn bình thường. Mô bệnh học thường viêm nhẹ đại thực bào ở gan. Tiên lượng giai đoạn này thường tốt.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Viêm gan mạn hoạt động</em>: biểu hiện lâm sàng rõ hơn, người bệnh mệt mỏi, chán ăn, ăn ngủ kém, gầy sút cân, buồn nôn, nôn, đau hạ sườn phải, vàng da, ngứa, nước tiểu, phân sẫm màu. Thăm khám thực thể thấy gan to, đau, thậm chí có thể phát hiện lách to, sao mạch, xuất huyết dưới da, cổ chướng,… Các xét nghiệm men gan thường tăng, chức năng khác của gan có thể bị giảm (albumin giảm, tỉ lệ prothrombin giảm, bilirubin tăng,…). Mô bệnh học có hoại tử tế bào gan. Bệnh tiến triển thành nhiều đợt, tiến tới xơ gan sau nhiều năm. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có các biểu hiện xơ gan còn bù hoặc mất bù, ung thư biểu mô tế bào gan.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh viêm gan B mạn không đồng nhiễm viêm gan D</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xơ gan còn bù hoặc mất bù</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ung thư biểu mô tế bào gan</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Biến chứng ngoài gan như viêm cầu thận, viêm đa khớp,…</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh viêm gan B mạn không đồng nhiễm viêm gan D</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Virus viêm gan B tìm thấy trong máu và các dịch cơ thể. HBV lây truyền qua các con đường:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lây truyền từ mẹ sang con: Đây là con đường lây truyền phổ biến nhất tại Việt Nam. Nếu người mẹ mang thai có HBsAg (+) và HBeAg (+) thì khả năng lây cho con có thể là 90%.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lây qua đường máu: truyền máu không an toàn, tiêm chích ma túy, tái sử dụng bơm tiêm, dụng cụ y tế, dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng có nhiễm máu,...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lây qua quan hệ tình dục không an toàn.</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Viêm gan B có nhiều con đường lây truyền khác nhau" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Viem-gan-B-lay-truyen.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Viêm gan B có nhiều con đường lây truyền khác nhau</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh viêm gan B mạn không đồng nhiễm viêm gan D</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bất kỳ ai chưa có miễn dịch bảo vệ đều có thể mắc viêm gan B. Khi HBsAb ≥ 10 mIU/ml thì có ý nghĩa bảo vệ. Những đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Trẻ sinh ra từ bà mẹ mang virus viêm gan B</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng vắc xin viêm gan B</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Đối tượng tiêm chích ma túy, người có nhiều bạn tình, người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, quan hệ đồng tính nam,..</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Thành viên gia đình có người mắc viêm gan B</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Cán bộ y tế</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Bệnh nhân bị bệnh thận mạn, lọc máu, bệnh gan mạn tính khác,..</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh viêm gan B mạn không đồng nhiễm viêm gan D</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tiêm phòng vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng bệnh chủ động và có hiệu quả. Tại Việt Nam việc tiêm chủng mở rộng trong đó có tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ em ngay sau sinh đã làm giảm tỉ lệ mắc viêm gan B xuống đáng kể. Có nhiều lại vắc xin viêm gan B như vắc xin đơn giá và đa giá. Khi tiêm đủ liều vắc xin đa số người bệnh có miễn dịch bảo vệ, Tổ chức y tế thế giới không có khuyến cáo tiêm nhắc lại.</p>
<p style="text-align: justify;">Phòng ngừa sau khi phơi nhiễm: Gama globulin đặc hiệu với virus viêm gan B (HBIG) dùng để điều trị ngay sau phơi nhiễm với máu hoặc dịch của người mắc viêm gan B. Tiêm HBIG càng muộn càng không có hiệu quả.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cần phải được tiêm vacxin nhanh nhất để giúp người chưa nhiễm tạo ra kháng thể " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Tiem-vacxin-Viem-gan-B.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cần phải được tiêm vacxin nhanh nhất để giúp người chưa nhiễm tạo ra kháng thể </em></p>
<p style="text-align: justify;">Phòng lây truyền từ mẹ sang con là biện pháp quan trọng. Trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg dương tính đều phải được tiêm chủng đầy đủ vắc xin viêm gan B theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Bên cạnh đó trong 24 giờ sau sinh, trẻ cần tiêm HBIG. Khi người mẹ mang thai và có tải lượng HBV DNA > 200.000 IU/mL (> 10<sup>6</sup> copies/mL) hoặc HBsAg định lượng > 10<sup>4</sup> IU/mL, tư vấn điều trị dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng virus TDF (tenofovir) ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ, nếu phát hiện muộn hơn thì bắt đầu điều trị dự phòng ít nhất 4 tuần trước sinh và kéo dài sau sinh ít nhất 4 – 12 tuần tùy từng cá thể. Cần theo dõi sát tải lượng HBV DNA cũng như các xét nghiệm chức năng gan khác sau khi dừng thuốc. Hiện nay không có chống chỉ định nuôi con bằng sữa mẹ ở người mẹ viêm gan B mạn, tuy nhiên cần chú ý khi núm vú bị nứt, chảy máu, nhiễm trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng nguy cơ lây nhiễm khác như sàng lọc máu và các chế phẩm máu trước khi truyền, thực hiện nguyên tắc phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, giáo dục và tuyên truyền an toàn tình dục.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh viêm gan B mạn không đồng nhiễm viêm gan D</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan B mạn:</p>
<p style="text-align: justify;">- HBsAg(+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+)</p>
<p style="text-align: justify;">- AST và ALT tăng từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng</p>
<p style="text-align: justify;">Có bằng chứng tổn thương mô bệnh học tiến triển, xơ gan (được xác định bằng sinh thiết gan hoặc đo độ đàn hồi gan hoặc bằng fibrotest hoặc chỉ số APRI) mà không do căn nguyên khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh viêm gan B mạn không đồng nhiễm viêm gan D</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Điều trị viêm gan B mạn nhằm ức chế lâu dài sự nhân lên của HBV, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống, khả năng sống còn của người bệnh và góp phần phòng ngừa lây truyền HBV.</p>
<p style="text-align: justify;">Người bệnh VGB mạn được chỉ định điều trị thuốc NAs khi nào? Lựa chọn điều trị qua 3 tiêu chí là nồng độ HBV DNA, nồng độ ALT và mức độ nghiêm trọng của bệnh gan biểu hiện trên lâm sàng, sinh thiết gan, phương pháp không xâm lấn khác. 1 số yếu tố khác cân nhắc dựa vào cá thể hóa người bệnh như tuổi, tiền sử gia đình có người bị xơ gan, ung thư gan, các biểu hiện khác ngoài gan.</p>
<p style="text-align: justify;">Các hiệp hội gan mật tại các khu vực và thế giới có những hướng dẫn khác nhau 1 vài điểm về việc điều trị viêm gan B mạn, tuy nhiên về cơ bản việc điều trị được đánh giá trên các tiêu chí chính là HBV DNA. Nồng độ ALT và bằng chứng tổn thương gạn mạn tính. Bộ Y tế năm 2019 đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm gan virus B trên cơ sở tham khảo những khuyến cáo trên khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, các thuốc NAs ngày càng phát triển, không chỉ đạt được hiệu quả ức chế virus tốt còn có hàng rào kháng thuốc cao, giảm nhiều tác dụng phụ của các thuốc thế hệ trước. Hiện nay, từ năm 2015, thuốc NAs thế hệ mới TDF (tenofovir alefenamid fumarate) đã được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân viên gan B mạn tại Việt Nam. Bên cạnh đó các phác đồ có Peg-IFN chỉ áp dụng đối với một số trường hợp đặc biệt. Theo Bộ Y tế năm 2019, điều trị viêm gan B mạn khi:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đối với người bệnh có HBeAg dương tính</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">HBV DNA ≥ 20.000 IU/ml (10^5 copies/ml)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">AST, ALT > 2 lần giới hạn bình thường và/hoặc có bằng chứng xơ hóa gan F ≥2</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đối với người bệnh có HBeAg âm tính</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">HBV DNA > 20.00 IU/ml (10^4 copies/ml)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">AST, ALT > 2 lần giới hạn bình thường và/hoặc có bằng chứng xơ hóa gan F ≥2</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Khi không đủ tiêu chuẩn 2 trường hợp trên, cân nhắc điều trị khi người bệnh:</strong> Trên 30 tuổi có tăng ALT kéo dài (tăng ít nhất 3 lần trong 24 -48 tuần) và HBV DNA > 20.000 IU/ml bất kể HBeAg âm tính hay dương tính; hoặc gia đình có người bị xơ gan/HCC; hoặc lâm sàng có các biểu hiện ngoài gan như viêm cầu thận, viêm đa khớp, cryoglobulin máu,… hoặc điều trị khi người bệnh sau khi dừng thuốc NAs bị tái phát.</p>
<p style="text-align: justify;">Các thuốc NAs có thể được dùng là: Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) liều thường dùng với người lớn là 300 mg/ngày, chỉnh liều khi có suy giảm chức năng thận; Tenofovir alafenamide (TAF) liều thường dùng là 25 mg, không cần chỉnh liều đối với người bệnh suy giảm chức năng thận hoặc chạy thận, Entecavir (ETV) liều thường dùng là 0,5mg/ngày, chỉnh liều khi có suy giảm chức năng thận.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_dieu-tri-viem-gan-.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị </em></p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị thuốc NAs kéo dài suốt đời đối với bệnh nhân xơ gan. Có thể cân nhắc dừng thuốc NAs ở bệnh nhân không có xơ gan khi: có chuyển đổi huyết thanh HBeAg và tải lượng HBV DNA dưới ngưỡng hoặc mất HBsAg hoặc HBcrAg âm tính. Cần theo dõi sát lâm sàng, tải lượng HBV DNA và chức năng gan sau khi ngừng điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị viêm gan B mạn ở một số cơ địa đặc biệt:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đồng nhiễm HCV: chỉ định điều trị HBV mạn, HCV mạn như thông thường. Tuy nhiên khi chưa đủ tiêu chuẩn điều trị HBV mạn cần theo dõi sát lâm sàng, HBV DNA, chức năng gan. Khi tải lượng HBV DNA gấp 10 lần hoặc > 1000 IU/ml cân nhắc điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Phụ nữ có thai: dùng TDF khi đủ tiêu chuẩn điều trị, nếu đang điều trị viêm gan B mạn bằng các thuốc NAs khác thì thay thế bằng TDF.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trẻ em: chỉ định điều trị khi trẻ ≥ 12 tháng tuổi. Dùng TDF hoặc ETV chỉnh liều theo cân nặng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bệnh nhân nhiễm HIV: nếu phác đồ ARV có TDF hoặc TAF cần tiếp tục điều trị nếu không có chỉ định đổi phác đồ ARV.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Ung thư biểu mô tế bào gan có HBsAg (+): điều trị các thuốc NAs lâu dài trước, trong và sau khi điều trị ung thư gan.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Người bệnh dùng thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị liệu: Điều trị bằng thuốc NAs trước, trong và ít nhất 12 tháng sau khi ngưng điều trị thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị liệu.</p>
<p style="text-align: justify;">Cần theo dõi định kỳ chức năng gan, thận, tải lượng HBV DNA, sự chuyển đảo huyết thanh HBeAg, chuyển đảo huyết thanh HBsAg định kỳ. Bên cạnh đó cần theo dõi đánh giá thất bại điều trị, giải trình tự gen để xác định vùng đột biến kháng thuốc để cân nhắc tiếp tục phác đồ ban đầu hay thay đổi phác đồ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B” , Bộ Y tế, 2019</li><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">World health organization, hepatitis B: fact sheet, july 2017</li><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">European Association for the study of the liver. EASL 2017 clinical practice guidelines on the management of hepatitis B virus infection. <i>J Hepatol</i>.2017 Aug;67(2): 370</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-viem-gan-b-man-khong-co-dong-nhiem-viem-gan-d-sgatt |
Bệnh giun đũa | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh giun đũa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiễm giun đũa do A. lumbricoides xảy ra trên toàn thế giới. Ước tính rằng hơn một tỷ người bị nhiễm bệnh, phần lớn những người mắc bệnh giun đũa sống ở Châu Á (73%), Châu Phi (12%) và Nam Mỹ (8%), một số quần thể có tỷ lệ nhiễm bệnh cao tới 95% . Bệnh giun đũa phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 đến 10 tuổi, và tỷ lệ nhiễm bệnh giảm dần ở những người > 15 tuổi.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh giun đũa phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 đến 10 tuổi" src="/ImagePath/images/20210918/20210918_tri-benh-giun-dua-o-dau.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh giun đũa phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 đến 10 tuổi</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng có xu hướng tụ tập trong các gia đình. Tỷ lệ mắc bệnh và khả năng lây nhiễm cao nhất ở các nước nhiệt đới, nơi có khí hậu ấm áp, ẩm ướt thuận lợi cho việc lây truyền bệnh quanh năm. Ở những vùng khô hạn, sự lây truyền chủ yếu xảy ra trong những tháng mùa mưa. Bệnh giun đũa xảy ra phổ biến nhất ở những nơi có các biện pháp vệ sinh chưa tối ưu có liên quan đến việc ô nhiễm phân vào đất, nước và thực phẩm.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm giun đũa do A. suum đã được ghi nhận ngày càng nhiều ở những vùng mà con người tiếp xúc với lợn có thể ăn phải trứng giun. Chăn nuôi lợn và sử dụng phân lợn để làm phân bón đã liên quan đến việc lây nhiễm bệnh cho người ngay cả ở các vùng ôn đới của các nước phát triển. Nhiễm A. suum đã được báo cáo ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Myanmar, Mỹ, châu Âu,…</p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết bệnh nhân nhiễm A. lumbricoides hoặc A. suum không có triệu chứng. Khi các triệu chứng xảy ra, chúng thường xảy ra nhất trong giai đoạn tại ruột của giun trưởng thành (như các biểu hiện ở ruột, gan mật hoặc tuyến tụy) nhưng cũng có thể xảy ra trong giai đoạn di chuyển của ấu trùng (như các biểu hiện ở phổi).</p>
<p style="text-align: justify;">Tại Việt Nam, bệnh giun đũa xảy ra chỉ do A. lumbricoides, bệnh xảy ra quanh năm, ở khắp cả nước từ Bắc vào Nam, tuy nhiên tập trung tại vùng nông thôn, miền núi, nơi những điều kiện vệ sinh ăn uống còn chưa được đảm bảo.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh giun đũa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ascaris lumbricoides là loài giun tròn (giun đũa) đường ruột lớn nhất ký sinh ở ruột người và là một trong những bệnh nhiễm giun sán ở người phổ biến nhất trên toàn thế giới. Ascaris suum là một loại giun đũa ký sinh trong ruột của lợn và cũng có thể gây nhiễm trùng cho người. A. lumbricoides và A. suum có liên quan rất chặt chẽ về mặt di truyền.</p>
<p style="text-align: justify;">Vòng đời của giun đũa: Trứng giun đũa qua phân được lắng đọng trong đất, nơi chúng phát triển thành phôi và có khả năng gây nhiễm bệnh trong vòng hai đến bốn tuần. Sau khi ăn phải trứng giun đũa nhiễm trùng (qua thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm), khoảng 4 ngày sau trứng nở trong ruột non và phóng thích ấu trùng di chuyển qua niêm mạc manh tràng và đại tràng lên. Sau đó, một số ấu trùng xâm nhập vào thành ruột và di chuyển theo đường máu qua hệ thống tĩnh mạch cửa đến gan, sau đó qua các tĩnh mạch gan đến tim, và sau đó là phổi. Một số ấu trùng di chuyển theo đường bạch huyết qua ống ngực đến phổi. Ấu trùng trưởng thành trong các phế nang trong vòng 10 đến 14 ngày, đi lên cây phế quản đến khí quản, sau đó người bệnh ho ra và nuốt chửng. Đôi khi, ấu trùng di chuyển đến các vị trí khác như não hoặc thận.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Vòng đời của giun đũa" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_Vòng-đời-của-giun-hình-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vòng đời của giun đũa</em></p>
<p style="text-align: justify;">Khi trở lại ruột, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành (con cái từ 20 đến 35 cm, con đực từ 15 đến 30 cm) trong lòng ruột non. Phần lớn giun được tìm thấy ở hỗng tràng, mặc dù giun có thể được tìm thấy ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiêu hóa và đôi khi di chuyển đến các vị trí khác. Giun trưởng thành bắt đầu đẻ trứng khoảng 9 đến 11 tuần sau khi nhiễm trùng. Khi có cả giun cái và giun đực trong ruột, mỗi con giun cái tạo ra khoảng 200.000 trứng thụ tinh mỗi ngày. Trong trường hợp chỉ nhiễm giun cái, trứng được tạo ra không phát triển thành giai đoạn lây nhiễm. Khi chỉ nhiễm giun đực, không có trứng nào được hình thành.</p>
<p style="text-align: justify;">Giun trưởng thành có tuổi thọ từ 10 đến 24 tháng và được thải qua phân. Ở những khu vực đặc biệt, có thể quan sát thấy những ổ giun lên tới vài trăm con/người. Số lượng trứng được tạo ra trên mỗi con giun cái có xu hướng giảm khi số lượng giun tăng lên.</p>
<p style="text-align: justify;">Trứng giun được vận chuyển qua phân, chúng có hình bầu dục, có lớp vỏ dày và lớp lông bên ngoài, kích thước từ 45- 70 micrômet x 35- 50 micrômet. Trong điều kiện môi trường thuận lợi (đất ẩm, ấm, bóng râm), trứng có thể tồn tại đến 10 năm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh giun đũa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hầu hết bệnh nhân nhiễm A. lumbricoides hoặc A. suum không có triệu chứng. Nhìn chung, các triệu chứng lâm sàng xảy ra ở những cá nhân có lượng giun tương đối cao. Khi có các triệu chứng, chúng thường xảy ra nhất ở cuối giai đoạn của giun trưởng thành (như các biểu hiện ở ruột, gan mật hoặc tuyến tụy) nhưng cũng có thể xảy ra trong giai đoạn di cư của ấu trùng ở giai đoạn đầu (như các biểu hiện ở phổi).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn đầu - Biểu hiện ở phổi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh giun đũa phổi thường xảy ra ở những người không bị nhiễm giun đũa trước đó và ăn phải trứng trong vòng vài tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng. Trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng (4 đến 16 ngày sau khi ăn phải trứng), sự di chuyển của ấu trùng giun đũa qua phổi có thể kết hợp với các triệu chứng hô hấp thoáng qua và viêm phổi tăng bạch cầu ái toan. Nhìn chung, các biểu hiện hô hấp xảy ra chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện ở phổi khi nhiễm giun đũa được gọi là hội chứng Loeffler (Loffler syndrome), triệu chứng thể hiện của một tình trạng viêm phổi tăng bạch cầu ái toan như: Sốt, ho khan, khó thở, thở khò khè, và đờm có thể có máu. Nổi mề đay có thể xảy ra trong 5 ngày đầu tiên của bệnh, gan có thể to. Các triệu chứng thường giảm dần trong vòng 5 đến 10 ngày, hội chứng này thường tự giới hạn và rất hiếm khi gây tử vong.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng: Sốt, ho khan, khó thở, thở khò khè, và đờm có thể có máu" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_trieu-chung-ho-kho-tho-kho-khe.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng: Sốt, ho khan, khó thở, thở khò khè, và đờm có thể có máu</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm: Có thể tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi liên quan đến các biểu hiện ở phổi, soi đờm có tinh thể Charcot - Leyden. Xét nghiệm huyết thanh về globulin miễn dịch IgG và tổng IgE thường tăng cao trong giai đoạn đầu nhiễm trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang ngực có thể cho thấy thâm nhiễm hình tròn hoặc bầu dục có kích thước từ vài mm đến vài cm ở cả hai trường phổi. Chụp cắt lớp vi tính thường cho thấy nhiều nốt (đường kính thường lên đến 3 cm), cũng có thể nhìn thấy hình ảnh kính mờ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh giun đũa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Tắc ruột: Khi nhiễm giun đũa nặng, giun trưởng thành có thể làm tắc lòng ruột, dẫn đến tắc ruột cấp tính. Các biến chứng khác liên quan đến tắc ruột do A. lumbricoides baogồm lồng ruột, hoại thư và thủng ruột.</p>
<p style="text-align: justify;">- Suy dinh dưỡng: Bệnh giun đũa có liên quan đến suy dinh dưỡng, chậm lớn và suy giảm phát triển nhận thức ở trẻ em đi học.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh giun đũa có liên quan đến suy dinh dưỡng, chậm lớn và suy giảm phát triển nhận thức ở trẻ em đi học" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_suy-dinh-duong-7.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh giun đũa có liên quan đến suy dinh dưỡng, chậm lớn và suy giảm phát triển nhận thức ở trẻ em đi học</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh liên quan đến gan mật và tuyến tụy: Sự di chuyển của giun đũa trưởng thành vào đường mật có thể gây đau quặn mật, tắc mật, viêm túi mật, viêm đường mật tăng dần, vàng da tắc nghẽn, áp xe gan và thủng ống mật với viêm phúc mạc. Các mảnh giun còn sót lại có thể tạo sỏi đường mật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biến chứng khác: Thỉnh thoảng, giun trưởng thành di chuyển ngoài đường tiêu hóa đến các vị trí khác như miệng, mũi, ống dẫn lệ, rốn hoặc ống bẹn,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh giun đũa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Việc lây nhiễm giun đũa ở người có thể xảy ra thông qua các cơ chế sau:</p>
<p>- Ăn phải trứng tiết ra từ phân người (A. lumbricoides) hoặc lợn (A. suum). Trứng phát triển thành phôi trong đất mới có thể lây nhiễm.</p>
<p>- Ăn gan lợn hoặc gan gà chưa nấu chín mang ấu trùng A. suum.</p>
<p>Sự lây truyền của bệnh giun đũa xảy ra chủ yếu khi uống nước hoặc ăn thức ăn bị nhiễm A. lumbricoides hoặc trứng A. suum. Trẻ em chơi trên đất bị ô nhiễm có thể nhiễm ký sinh trùng từ tay của chúng, và vệ sinh kém sẽ tạo điều kiện cho bệnh lây lan.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Trẻ em chơi trên đất bị ô nhiễm có thể nhiễm ký sinh trùng từ tay của chúng" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_cach-nhan-biet-trieu-chung-nhiem-giun-2-e1546186442344.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trẻ em chơi trên đất bị ô nhiễm có thể nhiễm ký sinh trùng từ tay của chúng</em></p>
<p>Thậm chí đã ghi nhận sự lây truyền từ mẹ sang thai nhi qua sự di chuyển qua nhau thai của ấu trùng giun đũa. Sự lây truyền A. suum liên quan đến chăn nuôi lợn và sử dụng phân lợn làm phân bón.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh giun đũa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Giun đũa thường sinh trưởng và phát triển ở khu vực nhiệt đới có lượng mưa lớn, vì vậy ngươi dân sống ở những khu vực này đều có nguy cơ cao mắc bệnh. Tuy nhiên dựa vào chu kỳ và con đường lây nhiễm bệnh, những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả:</p>
<p style="text-align: justify;">- Người dân ở những nước nghèo, lạc hậu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người dân sống ở vùng nông thôn, miền núi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người làm nông nghiệp, chăn nuôi trồng trọt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ em, nhất là sinh sống ở khu vực kém phát triển.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh giun đũa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ở những vùng có nhiều giun đũa trong đất, việc ngăn ngừa tái nhiễm là vô cùng khó khăn. Các biện pháp giảm tỷ lệ mắc bệnh bao gồm cải thiện vệ sinh môi trường, giáo dục sức khỏe và điều trị giun sán hàng loạt. Bao gồm sử dụng nước đã qua xử lý, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Ở những khu vực sử dụng phân người làm phân bón, cần có các chương trình giáo dục để thay đổi tập quán này.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh giun đũa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cần nghi ngờ bệnh giun đũa ở bệnh nhân có các triệu chứng tiêu hóa không đặc hiệu (mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn) và / hoặc các biến chứng liên quan (mật hoặc tụy). Kết hợp với yếu tố dịch tễ như sinh sống ở khu vực có tỷ lệ mắc giun sán cao.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán được xác định thông qua soi phân qua kính hiển vi tìm thấy trứng hoặc giun trưởng thành (không thể phân biệt được trứng của A. lumbricoides và A. suum), người ta có thể dùng phương pháp cô đặc phân để phát hiện trứng giun đũa bao gồm kỹ thuật Kato-Katz và FLOTAC. Ngoài ra có thể phát hiện được giun khi chúng chui qua trực tràng, qua ho hoặc qua nước tiểu.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Soi phân qua kính hiển vi tìm thấy trứng hoặc giun trưởng thành" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_20210102_015533_229642_nhiem-giun-dua4.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Soi phân qua kính hiển vi tìm thấy trứng hoặc giun trưởng thành</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân nghi ngờ tắc ruột hoặc biến chứng ruột khác liên quan đến bệnh giun đũa nên được chụp X quang bụng đơn thuần và /hoặc chụp cắt lớp vi tính. Những bệnh nhân nghi ngờ có tổn thương ở mật và tụy liên quan đến bệnh giun đũa nên được chụp mật tụy ngược dòng nội soi (ERCP), nếu có thể, mục đích để chẩn đoán và tạo điều kiện thuận lợi cho việc loại bỏ giun.</p>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân khác</p>
<p style="text-align: justify;">- Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với kính hiển vi nhưng không phải là xét nghiệm thường quy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm huyết thanh học thường được dành cho các nghiên cứu dịch tễ học hơn là chẩn đoán lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt các biểu hiện đường ruột liên quan đến bệnh giun đũa bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm giun tròn đường ruột ngoài giun đũa: Giun móc ( A. duodenale và N. americanus ), Trichuris (trùng roi), Enterobius (giun kim) và Strongyloides .</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng Enterobius thường không có triệu chứng hoặc kết hợp với ngứa quanh hậu môn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tắc ruột: Tắc ruột có thể xảy ra trong một số trường hợp ngoài nhiễm giun đũa, chúng bao gồm tình trạng dính ruột, thoát vị, ung thư, chiếu xạ hay nuốt phải dị vật. Chẩn đoán thường được xác định bằng X quang.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tắc mật do nhiễm sán lá ruột (chẳng hạn như Clonorchis và Fasciola ), sỏi mật (liên quan đến viêm đường mật và / hoặc viêm túi mật trong một số trường hợp), hẹp, khối u và các nguyên nhân khác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm tụy do tắc nghẽn cơ học, rượu, nhiễm trùng và các nguyên nhân khác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan do các căn nguyên khác</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh giun đũa</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Xử trí bệnh giun đũa trong ruột bằng liệu pháp tẩy giun sán.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xử trí bệnh giun đũa trong ruột bằng liệu pháp tẩy giun sán." src="/ImagePath\images\20210918/20210918_20191016_040456_316039_tay-giun.max-800x800.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xử trí bệnh giun đũa trong ruột bằng liệu pháp tẩy giun sán.</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân bị tắc ruột cần được điều trị bảo tồn bằng hút thông mũi dạ dày và bổ sung nước, điện giải, sau khi nhu động ruột được phục hồi, dùng thuốc tẩy giun sán. Trường hợp không đáp ứng nội khoa sẽ cần phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân nhiễm giun đũa đường mật thường đáp ứng với điều trị nội khoa bao gồm hút dịch thông mũi - dạ dày và bổ sung nước, điện giải. Trong trường hợp có viêm đường mật đồng thời, nên kết hợp dùng kháng sinh. Liệu pháp tẩy giun sán nên được thực hiện khi các triệu chứng cấp tính giảm dần.</p>
<p><strong>Điều trị cụ thể</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với người không mang thai và trẻ em:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Albendazole (400 mg uống liều duy nhất) hoặc</p>
<p style="text-align: justify;">+ Mebendazole (500 mg liều uống duy nhất hoặc 100 mg uống hai lần hàng ngày trong ba ngày)</p>
<p style="text-align: justify;">- Phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai nên được điều trị bằng pyrantel pamoate, do các benzimidazoles có khả năng gây quái thai ở động vật: Pyrantel pamoate (11 mg / kg đến tối đa 1 g) liều duy nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị cộng đồng: Sử dụng Albendazole liều duy nhất, cho phép dùng cho phụ nữ mang thai trong quý 2 và quý 3.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc thay thế: Thuốc thay thế để điều trị bệnh giun đũa bao gồm ivermectin, nitazoxanide, piperazine citrate và levamisole.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li><span style="text-align: justify;">Karin Leder et al, “</span><span style="text-align: justify; background-color: rgb(238, 238, 238);"><i>Ascariasis</i></span><span style="text-align: justify;">”, Jun 29, 2020, Uptodate.</span><br></li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-giun-dua-srnla |
Bong võng mạc | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bong võng mạc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bong võng mạc là tình trạng mà trong đó lớp thần kinh cảm thụ của võng mạc bị tách ra khỏi lớp biểu mô sắc tố do sự tích lũy dịch trong khoang dưới võng mạc.</p>
<p style="text-align: justify;">Bong võng mạc là một bệnh lý nặng trong nhãn khoa, nguyên nhân gây bệnh phức tạp, bệnh sinh chưa thực sự rõ ràng, về chẩn đoán nhiều khi không dễ. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến mất thị lực một phần hoặc mất thị lực toàn phần.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210826/20210826_bong-vong-mac-1.jpg"></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại bong võng mạc</strong>: Có nhiều cách phân loại theo A Urrets Zavalia Jr (1968), Bonnet M (1989) chia ra:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bong võng mạc nguyên phát: gây ra do có một hay nhiều vết rách của lớp thần kinh cảm thụ. Chính vì vậy, khuynh hướng là bong võng mạc nội sinh.</li>
<li style="text-align: justify;">Bong võng mạc thứ phát: Sự tích lũy chất lỏng ở khoang dưới võng mạc hông do những vết rách của lớp sợi thần kinh cảm thụ mà thứ phát do một quá trình bệnh lý của võng mạc, dịch kính hay màng bồ đào. Có 2 nhóm bong võng mạc thứ phát: bong võng mạc co kéo do các tổ chức tân tạo dính bất thường lên mặt trong của lớp thần kinh cảm thụ của võng mạc và bong võng mạc xuất tiết (còn gọi là bong võng mạc nội khoa) do sự rối loạn hàng rào máu võng mạc hay hắc võng mạc.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bong võng mạc có vết rách:</strong> đây là hình thái phổ biến nhất. Vết rách võng mạc làm dịch đi qua lỗ rách và tách võng mạc khỏi biểu mô sắc tố. Các yếu tố nguy cơ gây ra gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Mắt cận thị ( đặc biệt là cận thị nặng trên - 6.00D)</li>
<li style="text-align: justify;">Tiền sử phẫu thuật thủy tinh thể</li>
<li style="text-align: justify;">Sau chấn thương đụng dập hoặc vết thương xuyên nhãn cầu võng mạc có thể bị bong, kèm theo vết rách và các tổn thương khác của nhãn cầu, mi mắt.</li>
<li style="text-align: justify;">Sự thoái hóa võng mạc dạng lưới</li>
<li style="text-align: justify;">Tiền sử bong võng mạccó tính chất gia đình.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Những người có tiền sử bị cận thị, các bệnh lý về mắt dễ mắc bệnh" src="/ImagePath/images/20210829/20210829_dau-mat-bong-vong-mac-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Những người có tiền sử bị cận thị, các bệnh lý về mắt dễ mắc bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bong võng mạc co kéo</strong>: Các dải xơ bào trong dịch kính (trong bệnh võng mạc võng mạc đái tháo đường tăng sinh hoặc bệnh võng mạc trong bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh võng mạc đẻ non, bệnh dịch kính –võng mạc xuất tiết gia đình, bệnh toxocara, chấn thương, vết rách võng mạc khổng lồ và bệnh dịch kính võng mạc tăng sinh trước đó) co kéo và làm bong võng mạc.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bong thanh dịch/ xuất tiết:</strong> Là hậu quả của sự rò dịch vào khoang dưới võng mạc. Các nguyên nhân bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khối u: U hắc tố ác tính của hắc mạc, u di căn, u mạch hắc mạc, bệnh đa u tủy xương, u nguyên bào mạch của mao mạch võng mạc, v.v.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh viêm: đặc biệt là hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada, viêm củng mạc sau, nhãn viêm giao cảm, các viêm mạn tính khác.</li>
<li style="text-align: justify;">Các dị thường bẩm sinh: hội chứng morning –glory, khuyết hắc mạc</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh mạch máu: Tân mạch hắc mạc, bệnh Coats, tăng huyết áp ác tính, tiền sản giật, bệnh dịch kính vongx mạc xuất tiết gia đình.</li>
<li style="text-align: justify;">Nhãn cầu nhỏ: Mắt nhỏ với giác mạc nhỏ và tiền phòng nông nhưng thể thủy tinh to và củng mạc dày</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch vô căn: Có bong võng mạcthanh dịch do nhiều chỗ bong rộng của biểu mô sắc tố.</li>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng tràn dịch màng bồ đào: Bong ở hai mắt của hắc mạc, thể mi, và võng mạc ở chu vi, những biến đổi biểu mô sắc tố như vết da báo, tế bào trong dịch kính, giãn của mạch máu thượng củng mạc. Thường gặp ở những bệnh nhân viễn thị, đặc biệt những mắt nhãn cầu nhỏ.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bong võng mạc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh bong võng mạc không gây đau đớn mà chủ yếu gây ra các rối loạn về thị giác và giảm thị lực. Các triệu chứng sớm của bong võng mạc có thể bao gồm: thấy ánh sáng nhấp nháy ở tại góc mắt (dấu hiệu chớp sáng), bệnh nhân có thể nhìn thấy chấm đen (dấu hiệu ruồi bay) hoặc có một màng đen che trước trường nhìn.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh gây ra suy giảm thị lực, ảnh hưởng khó khăn đến quá trình học tập làm việc " src="/ImagePath\images\20210829/20210829_Dau-tuc-mat-bong-vong-mac.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh gây ra suy giảm thị lực, ảnh hưởng khó khăn đến quá trình học tập làm việc </em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân có thể thấy một mảng lớn tối che trước mắt, lấn dần về phía trung tâm khi bong võng mạc mảng lớn. Khi bong qua hoàng điểm, bệnh nhân sẽ thất mờ mắt nhiều và tiến triển nhanh hơn.</li>
<li style="text-align: justify;">Khi bong võng mạc toàn bộ bệnh nhân chỉ phân biệt được sáng tối.</li>
<li style="text-align: justify;">Một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển âm thầm cho đến khi phần lớn của võng mạc bị bong ra.</li>
<li style="text-align: justify;">Những trường hợp bong võng mạc xuất hiện đột ngột, bệnh nhân thường bị mất toàn bộ thị lực ở một mắt. Sự mất thị lực nhanh chóng này có thể cũng gây ra do tình trạng máu chảy vào trong dịch kính, tình trạng này xảy ra khi võng mạc bị rách.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bong võng mạc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h4 style="">Tiến triển tự nhiên của một bong võng mạc</h4><p>Bong võng mạc không được điều trị có kết quả thường nhanh chóng đưa đến mất hoàn toàn chức năng thị giác. Một quá trinh tăng sinh dịch kính võng mạc nhanh chóng phát động làm cho võng mạc bong cứng lại. Đặc trưng của quá trình là sự tăng sinh của tế bào trên hai mặt của võng mạc bong và trong dịch kính gây ra co kéo thứ phát của võng mạc, dịch kính làm trầm trọng thêm bong võng mạc và giữ võng mạc ở tư thế cố định.</p><p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng của bệnh có thể gây ra mất chức năng thị giác" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_dau-mat-bong-vong-mac.jpg"></p><p style="text-align: center;"><em>Biến chứng của bệnh có thể gây ra mất chức năng thị giác</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bong võng mạc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng:</strong></h4><ul> <li> <p>Siêu âm B: Rất có giá trị trong trường hợp đục của môi trường trong suốt không khám chi tiết được võng mạc. Siêu âm xác định định vị trí, giới hạn, đặc điểm của võng mạc bong, rách giác mạc, tình trạng võng mạc, và của dịch kính cũng như các bộ phận liên quan.</p> </li> <li> <p>Điện võng mạc: cũng có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán, thường điện võng mạc mất hoặc giảm sút trầm trọng. </p> </li> <li> <p>OCT giúp phát hiện nguồn gốc của dịch dưới võng mạc, màng co kéo và phân biệt màng co kéo với võng mạc bong. Đánh giá tổn thương của hoàng điểm khi võng mạc chưa bong qua hoàng điểm.</p> </li> <li> <p>Chụp mạch huỳnh quang có thể cho thấy rò thuốc hoặc động thuốc và phát hiện nguồn gốc của dịch dưới võng mạc.</p> </li> <li> <p>Các xét nghiệm toàn thân để loại trừ các nguyên nhân như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh đa u tủy xương, v.v. </p> </li></ul><p style="text-align: center;"><img alt="Thăm khám định kỳ để phát hiện được các dấu hiệu của bệnh " src="/ImagePath\images\20210829/20210829_BS-MEDLATECkhámmat.jpg"></p><p style="text-align: center;"><em>Thăm khám định kỳ để phát hiện được các dấu hiệu của bệnh </em></p><h4 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định:</strong></h4><p>Bác sĩ nhãn khoa sử dụng ánh sáng và kính soi đáy mắt đặc biệt cho phép quan sát chi tiết và trong ba chiều để khám đáy mắt. Có thể quan sát thấy một hố võng mạc, vết rách võng mạc hoặc vùng bong võng mạc. Kết hợp với cận lâm sàng: siêu âm B nhãn cầu, điện võng mạc, OCT nhãn cầu để chấn đoán xác định.</p><h4 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt:</strong></h4><ul> <li> <p>Tách lớp võng mạc do thoái hóa tuổi già/ mắc phải: thường bị hai mắt, ở phía thái dương dưới. Dịch kính không có tế bào sắc tố hoặc xuất huyết, các mạch máu ở các lớp võng mạc trong thường có bao trắng ở chu vi, và “ những bông tuyết” màu trắng thường thấy ở các lớp võng mạc.</p> </li> <li> <p>Tách lớp võng mạc liên kết giới tính: những biến đổi hoàng điểm hình cánh hoa có ở trên 90% bệnh nhân. Tách lớp ở lớp sợi thần kinh võng mạc có ở 50% bệnh nhân.</p> </li> <li> <p>Bong hắc mạc thanh dịch: Màu nâu vàng, có vẻ đặc hơn bong võng mạc, thường lan rộng 360 độ. Nhãn áp thường thấp.</p> </li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bong võng mạc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Yếu tố tiên lượng</strong></h4>
<ul>
<li>
<p>Thời gian phát hiện bệnh: Theo thời gian tỷ lệ các tế bào cảm thụ ánh sáng chết và bong càng lâu tiên
lượng càng nặng, võng mạc bong sau 24 giờ tỷ lệ tế bào chết là 0,02% và tăng dần. Chính vì vậy, bong võng mạc để lâu khả năng hồi phục
thị lực kém khi đã được áp lại.</p>
</li>
<li>
<p>Thị lực kém là một trong những yếu tố tiên lượng tồi cho kết quả điều trị bệnh. Thị lực giảm càng nhiều
thì tiên lượng kết quả điều trị càng kém.</p>
</li>
<li>
<p>Nhãn áp thấp cũng là yếu tố ảnh hưởng tiên lượng điều trị bong võng mạc.</p>
</li>
<li>
<p>Tình trạng bệnh lý khác kèm theo: nếu có viêm màng bồ đào, bong hắc mạc kèm theo thì tiên lượng bệnh
càng xấu,…</p>
</li>
</ul>
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị</strong></h4>
<p>Hầu hết các trường hợp bị bong võng mạc đều được điều trị bằng phẫu thuật, các phương pháp phẫu thuật hay
được lựa chọn gồm:</p>
<ul>
<li>
<p>Ấn độn củng mạc: đây là phương pháp gây dính võng mạc vào các lớp phía dưới từ bên ngoài. Phương pháp
này hay được chỉ định trong những trường hợp cận thị nặng ở ngươi trẻ, rách võng mạc không ở quá phía sau hậu cực hoặc không có quá
nhiều lỗ rách.</p>
</li>
<li>
<p>Cắt dịch kính, laser nội nhãn và bơm khí nở hoặc silicon nội nhãn, có tác dụng gây dính võng mạc từ bên
trong.</p>
</li>
<li>
<p>Phẫu thuật Laser – Các vết đốt nhỏ được thực hiện xung quanh lỗ bị rách giúp “hàn” võng mạc về vị trí
cũ. Chỉ định trong trường hợp vết rách và lỗ nhỏ.</p>
</li>
<li>
<p>Cryopexy (Làm lạnh cường độ cao) – Điều trị bằng cách đông lạnh cũng có thể điều trị những vết rách
hoặc lỗ nhỏ. Làm lạnh cường độ cao ở những vùng xung quanh lỗ rách và giúp gắn võng mạc trở lại vị trí cũ.</p>
</li>
<li>
<p>Bơm khí (Gas injection) – Ở phương pháp này, bác sĩ nhãn khoa sẽ bơm một bong bóng khí vào mắt. Phương
pháp này có thể thực hiện kết hợp với điều trị bằng laser hoặc Cryopexy. Bóng khí có thể giúp đẩy võng mạc về lại thành mắt trong khi
điều trị bằng laser hoặc Cryopexy giúp võng mạc gắn chặt trở lại vị trí cũ, bóng khí có thể tự biến mất sau một tuần</p>
</li>
</ul>
<p>Các bệnh nhân có bong võng mạc cấp tính đe dọa hoàng điểm cần được phẫu thuật khẩn cấp. Tiên lượng thị lực
không tốt nếu bong võng mạc phát triển đến hoàng điểm. Các lựa chọn phẫu thuật gồm quang đông laser, lạnh đông, bơm khí nở nội nhãn, cắt
dịch kính và/ hoặc đai củng mạc.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khi được thăm khám kịp thời, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp " src="/ImagePath\images\20210829/20210829_cham-soc-mat-dau-mat.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khi được thăm khám kịp thời, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp </em></p>
<p>Tất cả các bong võng mạc do rách ở ngoài hoàng điểm, hoặc các bong võng mạc co kéo ảnh hưởng đến hoàng điểm
cần được phẫu thuật, nhưng không khẩn cấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy kết quả thị lực của bong ngoài hoàng diểm không thay đổi nếu phẫu
thuật được thực hiện trong vòng 7 đến 10 ngày sau khởi phát.</p>
<p>Các bong võng mạc mạn tính ngoài hoàng điểm được điều trị trong vòng 1 tuần nếu có thể,</p>
<p>Đối với bong võng mạc do xuất tiết điều trị thành công nguyên nhân gây bong thường dẫn đến hết bong.</p>
<h4 style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi</strong></h4>
<p>Các bệnh nhân phẫu thuật bong võng mạcđược khám lại sau 1 ngày, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 đến 3 tháng, sau
đó 6 đến 12 tháng/ lần.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Bong võng mạch / Cẩm nang Y khoa trực tuyến (MSD Manuals)</li><li style="text-align: justify;">Bong võng mạch / Bệnh viện mắt Sài Gòn</li><li style="text-align: justify;">Bong võng mạch / Bệnh viện mắt quốc tế Việt - Nga</li><li style="text-align: justify;">Cẩm nang nhãn khoa lâm sàng chẩn đoán và điều trị bệnh mắt ở phòng khám và phòng cấp cứu / Nhà xuất bản y học. </li><li style="text-align: justify;">Nhãn khoa tập 3 / Nhà xuất bản y học, xuất bản năm 2014</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bong-vong-mac-syslj |
Bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh bạch cầu cấp tính là dạng ung thư phổ biến nhất ở trẻ em</strong>, chiếm khoảng 30% tổng số các khối u ác tính ở trẻ em. Trong số các bệnh bạch cầu cấp tính, bệnh bạch cầu dòng lympho ALL xảy ra phổ biến hơn gấp 5 lần so với bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML). Tỷ lệ sống sót cho ALL đã được cải thiện đáng kể kể từ những năm 1980, với tỷ lệ sống sót tổng thể trong 5 năm hiện tại được ước tính là hơn 85 đến 90 phần trăm. Sự cải thiện tỷ lệ sống sót này là do việc điều trị cho một số lượng lớn trẻ em theo các quy trình nghiên cứu tiêu chuẩn hóa tuần tự, kết hợp nhiều chuyên khoa. Khoảng 75 đến 80 phần trăm trẻ em mắc ALL mới được chẩn đoán tham gia vào các thử nghiệm như vậy, mục tiêu là cải thiện kết quả lâm sàng đồng thời giảm thiểu độc tính cấp tính và các tác dụng phụ của thuốc xảy ra muộn.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_BẠCHCẦUCẤPDÒNGLYMPHOỞTRẺEM3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh bạch cầu cấp tính là dạng ung thư phổ biến nhất ở trẻ em</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các trường hợp ALL thường được phân loại đầu tiên bằng cách phân loại miễn dịch và bao gồm tế bào B sớm, tế bào B trưởng thành và các dòng tế bào T. Trong đó dòng tế bào B sớm là phân nhóm phổ biến nhất (85 phần trăm), dòng T (10 đến 15 phần trăm) và dòng NK (<1 phần trăm).</p>
<p style="text-align: justify;">Khoảng 2500 đến 3500 trường hợp ALL mới được chẩn đoán ở trẻ em mỗi năm tại Hoa Kỳ, với tỷ lệ khoảng 3,4 trường hợp trên 100.000. Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau trên toàn thế giới nhưng điều này có thể bị ảnh hưởng một phần bởi sự khác biệt về chẩn đoán và báo cáo. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc ALL ở người Latinh và Da trắng cao hơn ở người Da đen và Châu Á. Tỷ lệ cao nhất của ALL xảy ra ở độ tuổi từ hai đến năm tuổi, và nó phổ biến ở trẻ em trai hơn trẻ em gái.</p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ cao nhất của ALL xảy ra ở độ tuổi từ hai đến năm tuổi, và tỷ lệ mắc bệnh dường như đang tăng lên trong những thập kỷ gần đây. Trong một phân tích của cơ sở SEER thấy sự gia tăng ổn định về tỷ lệ mắc ALL từ năm 2000 đến năm 2016, với mức tăng trung bình hàng năm khoảng 1 phần trăm. Tỷ lệ mắc bệnh ước tính tăng từ 25 trường hợp trên triệu năm 1975 lên 41 trường hợp trên triệu năm 2015.</p>
<p style="text-align: justify;">Phần lớn các trường hợp ALL không có nguyên nhân di truyền hoặc môi trường có thể xác định được, nhưng có một mối liên quan khiêm tốn về tỷ lệ mắc bệnh tăng lên với tuổi của người mẹ, mất thai nhi ở người mẹ, cân nặng khi sinh cao hơn, các cụm gia đình và một số hội chứng di truyền nhất định (ví dụ, hội chứng Down, Bloom hội chứng, mất điều hòa telangiectasia).</p>
<p style="text-align: justify;">Cần nghi ngờ ALL ở một đứa trẻ có biểu hiện xanh xao kéo dài không rõ nguyên nhân, sốt, chảy máu / bầm tím, đau xương, gan lách to, nổi hạch, hoặc những phát hiện không phổ biến khác (ví dụ: sưng tinh hoàn, phát hiện thần kinh hoặc bằng chứng tắc nghẽn khí quản hoặc tĩnh mạch chủ trên hội chứng). Cần phải có mức độ nghi ngờ cao vì những phát hiện phổ biến nhất là không đặc hiệu và có thể khó phân biệt với các bệnh thông thường, tự giới hạn của thời thơ ấu.</p>
<p style="text-align: justify;">Đánh giá trong phòng thí nghiệm nên bao gồm công thức máu đầy đủ và đếm phân biệt, xem xét lam máu ngoại vi, và kiểm tra tủy xương, và có thể bao gồm sinh thiết hạch bạch huyết. Hình thái học, hóa tế bào, đo dòng chảy, hóa mô miễn dịch, di truyền tế bào và các nghiên cứu phân tử được sử dụng để đánh giá.</p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán ALL / LBL được thiết lập bằng hình thái học đặc trưng của nguyên bào lympho và một kiểu chẩn đoán miễn dịch xác nhận dòng lympho và loại trừ dòng tủy.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị thành công cho trẻ em bị ALL / LBL bao gồm việc sử dụng một phác đồ hóa trị đa thuốc được chia thành nhiều giai đoạn (tức là khởi phát, củng cố và duy trì) và bao gồm cả liệu pháp hướng đến hệ thần kinh trung ương (CNS). Hầu hết các phác đồ điều trị mất từ hai đến ba năm để hoàn thành, mặc dù phác đồ cụ thể khác nhau tùy thuộc vào kiểu miễn dịch và loại nguy cơ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Phần lớn các trường hợp ALL không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng tỷ lệ mắc bệnh tăng lên có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ về môi trường hoặc di truyền.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền" src="/ImagePath\images\20210824/20210824_lympho.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các nghiên cứu lớn đã báo cáo tỷ lệ mắc ALL gia tăng liên quan đến tuổi mẹ cao và mất thai ở mẹ (tỷ lệ nguy cơ ≤1,1 đối với một trong hai). Một nghiên cứu bệnh chứng ở Scandinavi trên> 1900 trẻ mắc ALL báo cáo rằng tăng cân khi sinh có liên quan đến tăng nguy cơ mắc ALL (tỷ số chênh [OR] 1,26 trên 1 kg tăng cân; KTC 95% 1,13-1,41); tuy nhiên, trẻ em bị bệnh bạch cầu không nặng hơn so với anh chị em của chúng khi sinh ra. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa bệnh bạch cầu ở trẻ em và tình trạng thành thị / nông thôn, mật độ dân số và các yếu tố căn nguyên có thể có khác (ví dụ, tiếp xúc với môi trường, phản ứng miễn dịch bất thường với các bệnh nhiễm trùng thông thường) đã đưa ra kết quả không nhất quán</p>
<p style="text-align: justify;">Trong hầu hết các trường hợp, ALL thời thơ ấu không được coi là một bệnh gia đình. Tuy nhiên, một nghiên cứu ở Scandinavia bao gồm 3994 trẻ em mắc ALL đã xác định được 36 anh chị em sau đó được chẩn đoán mắc ALL. Họ báo cáo rằng, so với dân số chung, anh chị em song sinh cùng trứng của trẻ em mắc ALL có nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu cao hơn nhiều (tỷ lệ mắc bệnh chuẩn [SIR] 163; 95% CI 70-320), trong khi anh chị em khác chứng chỉ là tăng nhẹ nguy cơ (SIR 3; KTC 95% 2-6). Điều quan trọng, bởi vì ALL là một bệnh có tỷ lệ mắc bệnh thấp trong dân số nói chung, thậm chí sự gia tăng lớn về nguy cơ tương đối giữa anh chị em ruột cũng không dẫn đến khả năng phát triển bệnh bạch cầu cao.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số hội chứng di truyền nhất định (ví dụ, hội chứng Down, bệnh u xơ thần kinh loại 1, hội chứng Bloom, mất điều hòa telangiectasia) có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc ALL.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, các đột biến dòng mầm hiếm gặp ở PAX5 , ETV6 và TP53 dẫn đến sự phát triển của ALL và các nghiên cứu bộ gen quy mô lớn đã ghi nhận rằng các biến thể đa hình của ARID5B, CDKN2A và IKZF1 (gen mã hóa Ikaros) có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu (OR: 1,3-1,9). Các ví dụ hiếm gặp về hội chứng ALL / LBL gia đình được mô tả.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện phổ biến nhất liên quan đến ALL là không đặc hiệu và có thể khó phân biệt với các bệnh thông thường, tự giới hạn của thời thơ ấu. Một phân tích tổng hợp bao gồm> 3000 trẻ em từ 33 nghiên cứu báo cáo rằng hơn một nửa số trẻ em mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em có ít nhất một trong năm đặc điểm sau khi biểu hiện: gan to, lá lách không sờ thấy, xanh xao, sốt hoặc bầm tím; 6% trẻ em không có triệu chứng tại thời điểm chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trong số các phát hiện lâm sàng phổ biến nhất tại thời điểm xuất hiện với ALL là:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Gan to (64%) (gan to có thể được phát hiện bằng cách khám sức khỏe hoặc trẻ hoặc một thành viên trong gia đình có thể cho biết trẻ biếng ăn, sụt cân, chướng bụng hoặc đau bụng) và/hoặc lách to (61%) là những phát hiện lâm sàng phổ biến nhất liên quan đến bệnh bạch cầu ở trẻ em.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các cơ quan có thể biểu hiện như chán ăn, sụt cân, chướng bụng hoặc đau bụng theo ghi nhận của một thành viên trong gia đình hoặc bác sĩ lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hạch có ở gần một nửa số trẻ mắc ALL. Tình trạng nổi hạch dai dẳng hoặc tiến triển không đáp ứng với điều trị kháng sinh nên được đánh giá về ALL.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sốt xuất hiện ở hơn một nửa số trẻ em tại thời điểm chẩn đoán ALL. Sốt có thể do nhiễm trùng hoặc nó có thể là một triệu chứng cơ bản do chính bệnh bạch cầu gây ra.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các bất thường về huyết học là những phát hiện thường gặp ở ALL thời thơ ấu có thể phát hiện tính cờ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khoảng một nửa số trẻ em có biểu hiện chảy máu (ví dụ: chấm xuất huyết, ban xuất huyết) và 3/4 có số lượng tiểu cầu <100.000 / microL lúc chẩn đoán. Biểu hiện thiếu máu (ví dụ xanh xao, mệt mỏi) được báo cáo ở hơn một nửa số trẻ em.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau cơ xương là một triệu chứng xuất hiện trong 43 phần trăm các trường hợp ALL. Trẻ nhỏ bị đau xương có thể đi khập khiễng hoặc hạn chế vận động.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_xet-nghiem-mau-6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các bất thường về huyết học là những phát hiện thường gặp ở ALL thời thơ ấu có thể phát hiện tính cờ</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biểu hiện ít phổ biến hơn của ALL ở trẻ em bao gồm:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Nhức đầu là không phổ biến (<5% trường hợp), nhưng bệnh bạch cầu liên quan đến hệ thần kinh trung ương có thể biểu hiện với đau đầu, nôn mửa, hôn mê, tê cứng và hiếm khi có bất thường thần kinh sọ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sự to ra của tinh hoàn là rất hiếm (<1%), nhưng sự to ra của tinh hoàn một bên không đau có thể là một dấu hiệu của ALL. Tuy nhiên, sự liên quan đến tinh hoàn có đến 10% trẻ em trai bị bệnh bạch cầu tái phát.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một khối trung thất, thường liên quan đến T-ALL, có thể gây ra hội chứng tĩnh mạch chủ trên (SVC), có thể biểu hiện như đau, khó nuốt, khó thở hoặc sưng cổ, mặt và chi trên do cản trở SVC. Suy hô hấp có thể do một khối lượng lớn chèn ép khí quản.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho thường gặp phải các biến chứng, do bệnh lý có từ trước hoặc liên quan đến việc điều trị hóa chất. Các biến chứng này phải được chẩn đoán nhanh chóng để có thể thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng thường gặp nhất là thiếu máu, nhiễm trùng và chảy máu. Các biến chứng khác rối loạn đông máu, đông máu nội mạch lan tỏa, bất thường về chuyển hóa (hội chứng ly giải u: tăng kali huyết, tăng phosphat máu, tăng acid uric máu và / hoặc suy thận), liên quan đến hệ thần kinh trung ương.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li>Tỷ lệ cao nhất của ALL trẻ em xảy ra ở độ tuổi từ hai đến năm tuổi</li>
<li>Phổ biến ở trẻ em trai hơn trẻ em gái.</li>
<li>Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên với tuổi của người mẹ, mất thai nhi ở người mẹ, cân nặng khi sinh cao hơn.</li>
<li>Tiền sử gia đình và mộ.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Hiện nay bệnh bạch cầu cấp dòng lympho chưa có phòng bệnh đặc hiệu.</li>
<li style="text-align: justify;">Tránh tiếp xúc với hóa chất, bức xạ, thuốc lá.</li>
<li style="text-align: justify;">Quản lý thai nghén tốt.</li>
<li style="text-align: justify;">Khi phát hiện bệnh, nên tuân thủ điều trị, tái khám định kỳ để tránh biến chứng bệnh cũng như hạn chế biến chứng do điều trị.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nên nghi ngờ ALL ở trẻ xanh xao dai dẳng, sốt, chảy máu / bầm tím, đau xương, gan lách to và / hoặc nổi hạch. Trong một số trường hợp, những phát hiện ít phổ biến hơn (ví dụ như sưng tinh hoàn, phát hiện thần kinh hoặc bằng chứng về tắc nghẽn khí quản hoặc hội chứng tĩnh mạch chủ trên) có thể là biểu hiện duy nhất. Cần phải có mức độ nghi ngờ cao vì những phát hiện phổ biến nhất là không đặc hiệu và có thể khó phân biệt với các bệnh thông thường, tự giới hạn của thời thơ ấu.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm công thức máu ngoại vi phát hiện bạch cầu non" src="/ImagePath\images\20210824/20210824_20200720_xet-nghiem-mau-medlatec-05.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm công thức máu ngoại vi phát hiện bạch cầu non</em></p>
<p style="text-align: justify;">Đánh giá xét nghiệm cho ALL bao gồm công thức máu ngoại vi phát hiện bạch cầu non, và giảm các dòng tế bào máu bình thường , xem xét phết tế bào ngoại vi và kiểm tra tủy xương xem hình thái học của tế bào, nhuộm MPO, PAS, NSE, đánh giá miễn dịch tế bào CD . Khi nổi hạch là một thành phần nổi bật của biểu hiện lâm sàng, việc đánh giá có thể bắt đầu bằng việc đánh giá một hạch nghi ngờ. Nếu vậy, tốt nhất là sinh thiết hoặc chọc hút bằng kim nhỏ để đánh giá cấu trúc hạch bất thường.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán ALL yêu cầu hình thái học và kiểu miễn dịch đặc trưng chẩn đoán của các tế bào từ máu ngoại vi, tủy xương, hạch bạch huyết và / hoặc mô liên quan khác:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Hình thái có thể thay đổi từ các tế bào nhỏ với tế bào chất ít, chất nhiễm sắc nhân đặc đến các tế bào lớn hơn với lượng tế bào chất vừa phải, chất nhiễm sắc phân tán,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêu chuẩn chẩn đoán theo WHO từ 20% tế bào non và có bất thường di truyền.</p>
<p style="text-align: justify;">- Kiểu miễn dịch chẩn đoán ALL yêu cầu xác nhận dòng lympho và loại trừ dòng tủy bằng phương pháp đo tế bào dòng chảy và / hoặc hóa tế bào.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nguyên bào lympho dòng B hầu như luôn luôn dương tính với CD19, CD79a và CD22; âm tính với CD3 (kháng nguyên tế bào T) và âm tính với myeloperoxidase (MPO); tuy nhiên, trong một số trường hợp, biểu hiện của một số kháng nguyên tủy (ví dụ, CD13, CD33) không loại trừ chẩn đoán ALL.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nguyên bào lympho dòng T dương tính với CD3, và âm tính với kháng nguyên tế bào B và MPO.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân loại: Phân loại ALL theo WHO:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- B-ALL không được chỉ định khác (NOS)</p>
<p style="text-align: justify;">- B-ALL với các bất thường di truyền tái phát:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm sắc thể Philadelphia (Ph +); t (9; 22) (q34.1; q11.2); BCR-ABL1</li>
<li style="text-align: justify;">t (v; 11q23.3); KMT2A -được sắp xếp</li>
<li style="text-align: justify;">t (12; 21) (tr13.2; q22.1); ETV6-RUNX1</li>
<li style="text-align: justify;">Siêu bội B-ALL</li>
<li style="text-align: justify;">Hypodiploid B-ALL</li>
<li style="text-align: justify;">t (5; 14) (q31.1; q32.1); IGH / IL3</li>
<li style="text-align: justify;">t (1; 19) (q23; tr13.3); TCF3-PBX1</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm khác cần đánh giá biến chứng của bệnh: đông máu cơ bản, D- dimer, chức năng gan, chức năng thận, canxi, phosphate, lactate dehydrogenase (LDH), axit uric, CRP, chọc dịch não tủy, HLA trước ghép tế bào gốc, CT ngực nếu có khối u trung thất.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_BẠCHCẦUCẤPDÒNGLYMPHOỞTRẺEM4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trẻ có WBC ban đầu> 50.000 / microL được xếp vào nhóm nguy cơ cao.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tiêu chí phân tầng nguy cơ quan trọng đối với bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính ALL ở trẻ em bao gồm số lượng bạch cầu (WBC), tuổi tại thời điểm chẩn đoán, di truyền tế bào, kiểu miễn dịch và đáp ứng với liệu pháp cảm ứng</p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ có WBC ban đầu> 50.000 / microL được xếp vào nhóm nguy cơ cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ em trên 10 tuổi được xếp vào nhóm nguy cơ cao. Những người dưới một tuổi và những người trên 13 tuổi (ở Hoa Kỳ) được xếp vào nhóm nguy cơ rất cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đặc điểm di truyền tế bào của nguyên bào lympho ALL / LBL ảnh hưởng đến sự phân tầng nguy cơ như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ít rủi ro hơn - Dị bội, tam bội 4 hoặc 10 và chuyển đoạn (12; 21) mã hóa protein ETV-RUNX1 (Hoa Kỳ)</li>
<li style="text-align: justify;">Nguy cơ rất cao - Chuyển vị (9; 22), nhiều đột biến 11q23 (MLL), khuếch đại iAMP21 và giảm đơn bội (<44 nhiễm sắc thể) (xem 'Di truyền học tế bào' ở trên)</li>
<li style="text-align: justify;">ALL tế bào T tiền thân có thể có tiên lượng thấp hơn</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- ALL tế bào B trưởng thành có liên quan đến tiên lượng kém hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiên lượng liên quan trực tiếp đến mức độ của bệnh còn lại có thể đo lường được sau khi hóa trị liệu cảm ứng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Điều trị thành công cho trẻ em bị ALL bao gồm việc sử dụng một phác đồ hóa trị đa thuốc được chia thành nhiều giai đoạn (tức là khởi phát, củng cố và duy trì) và bao gồm cả liệu pháp hướng đến hệ thần kinh trung ương (CNS). Hầu hết các phác đồ điều trị mất từ hai đến ba năm để hoàn thành, mặc dù phác đồ cụ thể khác nhau tùy thuộc vào kiểu miễn dịch và loại nguy cơ.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Điều trị thành công cho trẻ em bị ALL bao gồm việc sử dụng một phác đồ hóa trị đa thuốc được chia thành nhiều giai đoạn" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_BẠCHCẦUCẤPDÒNGLYMPHOỞTRẺEM1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Điều trị thành công cho trẻ em bị ALL bao gồm việc sử dụng một phác đồ hóa trị đa thuốc được chia thành nhiều giai đoạn</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tại thời điểm chẩn đoán, bệnh nhân mắc ALL thường yêu cầu hỗ trợ truyền máu, điều trị nhiễm trùng nghi ngờ hoặc đã được chứng minh bằng kháng sinh phổ rộng, và đối với bệnh nhân có khối u cao, điều chỉnh bất kỳ sự mất cân bằng chuyển hóa nào như tăng axit uric máu. Một bệnh nhân hiếm gặp có thể yêu cầu gạn bạch cầu hoặc truyền máu để kiểm soát tình trạng tăng bạch cầu quá mức.</p>
<p style="text-align: justify;">Liệu pháp khởi phát là giai đoạn đầu của quá trình điều trị. Mục tiêu chính của cảm ứng là đạt được sự thuyên giảm hoàn toàn ban đầu (CR), được định nghĩa là loại bỏ các tế bào bệnh bạch cầu có thể phát hiện được ALL / LBL (ít hơn 5%) khỏi tủy xương và máu và phục hồi quá trình tạo máu bình thường (> 25% tế bào và công thức máu ngoại vi bình thường).</p>
<p style="text-align: justify;">Liệu pháp cảm ứng được đưa ra khác nhau tùy thuộc vào việc chuyển vị ở (9; 22) (nhiễm sắc thể Philadelphia) có xuất hiện hay không. Mặc dù chuyển vị t (9; 22) là không phổ biến ở trẻ em, những trẻ bị chuyển vị này được hưởng lợi từ việc bổ sung chất ức chế tyrosine kinase nhằm mục tiêu biểu hiện không bình thường của BCR-ABL1.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc sử dụng thường quy liệu pháp dự phòng thần kinh trung ương là một tiến bộ điều trị lớn trong điều trị ALL ở trẻ em. Điều trị thần kinh trung ương thường bắt đầu trong giai đoạn khởi phát và tiếp tục trong suốt phần còn lại của phác đồ điều trị. Xạ trị tủy sống đã được thay thế bằng hóa trị liệu trong khoang trong một số phác đồ điều trị dự phòng thần kinh trung ương.</p>
<p style="text-align: justify;">Liệu pháp củng cố hoặc tăng cường là giai đoạn thứ hai của điều trị ALL / LBL và được bắt đầu ngay sau khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn (CR). Cần phải điều trị liên tục vì một số lượng nhỏ nguyên bào bạch cầu vẫn còn trong tủy xương mặc dù có bằng chứng mô học và phân tử về CR sau khi điều trị bằng cảm ứng. Trong những trường hợp này, tái phát xảy ra nhanh chóng nếu không tiếp tục điều trị. Mục tiêu của hóa trị sau cảm ứng là ngăn ngừa sự phát triển lại của bệnh bạch cầu, giảm gánh nặng khối u còn sót lại và ngăn chặn sự xuất hiện của tình trạng kháng thuốc ở các tế bào bạch cầu còn lại.</p>
<p style="text-align: justify;">Ghép tế bào tạo máu dị sinh - Ghép tế bào tạo máu dị sinh (HCT) là một lựa chọn có thể chấp nhận được đối với một số bệnh nhân mắc ALL có nguy cơ cao hơn. Các mô hình sử dụng HCT đồng sinh khác nhau giữa các cơ sở và không có sự thống nhất liên quan đến việc lựa chọn bệnh nhân, thời gian cấy ghép và các khía cạnh khác của quy trình. Tuy nhiên, một số nhóm bệnh nhân mắc ALL có nguy cơ cao hơn dường như không được hưởng lợi từ việc cấy ghép dị sinh và chúng tôi đề nghị rằng trẻ em <1 tuổi không nên trải qua HCT đồng sinh nguyên bào tủy vì tăng tỷ lệ tử vong liên quan đến cấy ghép. Người hiến tặng là anh chị em phù hợp với HLA thường được ưu tiên hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Thời gian điều trị tổng thể cho hầu hết trẻ em bị ALL / LBL là 30 đến 42 tháng. Sau khi hoàn thành giai đoạn củng cố hoặc tăng cường điều trị, bệnh nhân thường nhận được một chế độ tiếp tục ít chuyên sâu hơn (ví dụ, hóa trị duy trì) bằng cách sử dụng 6-mercaptopurine (6-MP) uống hàng ngày, methotrexate hàng tuần với vincristine , prednisone và tiêm trong da định kỳ, liệu pháp. 6-MP có thể được dùng dưới dạng viên nén hoặc hỗn dịch uống.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Risk group stratification and prognosis for acute lymphoblastic leukemia/lymphoblastic lymphoma in children and adolescents - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Overview of the clinical presentation and diagnosis of acute lymphoblastic leukemia/lymphoma in children - UpToDate</li><li style="text-align: justify;">Overview of the treatment of acute lymphoblastic leukemia/lymphoma in children and adolescents - UpToDate</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bach-cau-cap-dong-lympho-o-tre-em-sonon |
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là bệnh không thường gặp trong nhãn khoa, nhưng lại gây nên nhiều khó khăn trong điều trị với thể bệnh mạn tính, tái phát. Bệnh được biểu hiện bằng một vùng bong thanh dịch của lớp võng mạc thần kinh ở hậu cực nhãn cầu (thường nằm trong vùng hoàng điểm).</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh thường thường xảy ra ở một mắt và gây giảm thị lực tạm thời, có thể kèm theo bong biểu mô sắc tố. Dịch trong ổ bong thanh dịch thường trong. Thị lực có thể phục hồi hoàn toàn sau khi dịch trong ổ bong thanh dịch rút, nhưng trong một số trường hợp thị lực giảm không phục hồi dù bong thanh dịch võng mạc đã hết.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch hay gặp ở nam giới độ tuổi từ trẻ tới trung niên (20 đến 50 tuổi).</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch hay gặp ở nam giới độ tuổi từ trẻ tới trung niên (20 đến 50 tuổi)." src="/ImagePath/images/20210921/20210921_Bệnhhắcvõngmạctrungtâmthanhdịchhaygặpởnamgiớiđộtuổitừtrẻtớitrungniên.png"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch hay gặp ở nam giới độ tuổi từ trẻ tới trung niên (20 đến 50 tuổi).</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là 6/1 (tức là trung bình cứ 6 bệnh nhân nam mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch mới gặp 1 bệnh nhân nữ). Bệnh thường được bắt gặp ở chủng tộc người da trắng và người châu Á hơn chủng tộc người da đen.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, nguyên nhân chính xác của bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch còn chưa được xác định rõ ràng.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thường gặp ở những người có trạng thái thần kinh dễ căng thẳng, mắc bệnh tăng huyết áp. Một số nghiên cứu còn cho thấy có liên quan giữa bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch với sự tăng nồng độ cortison và epinephrine trong máu và điều này tác động đến cơ chế tự điều hoà của các mao mạch hắc mạc.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhìn chung, ngày nay các nhà nhãn khoa thừa nhận các yếu tố nguy cơ sau có thể dế dẫn tới bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch:</p>
<p style="text-align: justify;">- Căng thẳng tâm lý kéo dài (stress).</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="Căng thẳng tâm lý kéo dài (stress)." src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Căngthẳngtâmlýkéodài(stress)..jpg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Căng thẳng tâm lý kéo dài (stress).</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Căng thẳng thể chất (thai nghén).</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người có nhân cách dạng A (dễ nóng nảy).</p>
<p style="text-align: justify;">- Những người phải làm các công việc đòi hỏi nhiều về chức năng thị giác (như lái xe).</p>
<p style="text-align: justify;">- Người nhiếm vi khuẩn Helicobacter pylori.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người hút thuốc lá, uống rượu.</p>
<p style="text-align: justify;">Những người phải sử dụng kháng sinh, kháng histamin, thuốc hướng thần gây nghiện, đặc biệt người phải sử dụng corticoid dài ngày để điều trị một số bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Người bị mất ngủ</p>
<p><strong>Cơ chế bệnh sinh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tồn tại nhiều giả thuyết về cơ chế gây bệnh khác nhau. Gần đây, hình ảnh chụp mạch huỳnh quang với Indocyanin Green (ICG) đã cho thấy, ở các bệnh nhân mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch có sự tổn thương của lớp mao mạch hắc mạc, dẫn tới rối loạn chức năng của lớp biểu mô sắc tố võng mạc.</p>
<p style="text-align: justify;">Có 2 giải thuyết chính được nhiều nhà nhãn khoa ủng hộ: giả thuyết về rối loạn chức năng của biểu mô sắc tố và giả thuyết về rối loạn chức năng của hắc mạc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giả thuyết về rối loạn chức năng của biểu mô sắc tố cho rằng cơ chế gây bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch bắt nguồn từ khi xuất hiện các tổn thương tế bào biểu mô sắc tố do những nguyên nhân khác nhau (nhiễm khuẩn, miễn dịch, thần kinh,…). Điều này khiến cho tế bào biểu mô sắc tố tiết ra các ion, các ion này di chuyển từ hắc mạc về phía võng mạc. Do đó, thanh dịch từ hắc mạc cũng hướng về phía võng mạc. Dòng chảy này phá vỡ các hàng rào giữa lớp hắc mạc và võng mạc, tạo bên các bọng bong thanh dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giả thuyết về rối loạn chức năng của hắc mạc: trên các bệnh nhân có căng thẳng tâm lý, xuất hiện hiện tượng tăng nồng độ cortisol trong máu và tạo nên chuỗi phản ứng theo hệ adrenergic gây tăng tiết từ hắc mạc. Tình trạng tăng tiết dẫn tới tăng tính thấm của hắc mạc khiến cho thanh dịch chảy hướng về võng mạc và gây phá vỡ tế bào biểu mô sắc tố. Dịch chảy vào dưới các tế bào cảm quang, lâu ngày gây tổn thương các tế bào này và dẫn tới suy giảm thị lực khó hồi phục.</p>
<p style="text-align: justify;">Hai giả thuyết đều thừa nhận có hiện tượng thanh dịch di chuyển từ phía hắc mạc xuyên qua lớp biểu mô sắc tố võng mạc gây bong thanh dịch của lớp võng mạc thần kinh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thường tự khỏi sau 1 đến 6 tháng và đa số bệnh nhân (80-90%) phục hồi thị lực tốt (từ 8/10 trở lên). Sau đó, mặc dù thị lực có thể được phục hồi tốt nhưng bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục cảm nhận được các dấu hiệu như nhìn vật biến dạng, giảm độ tương phản sáng - tối, …</p>
<p style="text-align: justify;">- Còn lại một số lượng nhỏ các bệnh nhân có phục hồi thị lực kém hơn và kèm theo nhiều nguy cơ tái phát hoặc chuyển thành bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch mạn tính (tức bệnh biểu mô sắc tố lan toả), gây giảm thị lực trầm trọng (từ 1/10 trở xuống), sự giảm thị lực này có thể là không hồi phục.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân mắc thể bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch điển hình cũng có thể bị tái phát bệnh trên cùng một mắt (khoảng 40 - 50%).</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong đa số trường hợp, nguy cơ bị tân mạch hắc mạc là khá thấp (dưới 5%) nhưng nguy cơ này thường tăng cao hơn ở người trung tuổi.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Do hiện nay, nguyên nhân sinh bệnh chưa được xác định rõ nên ngành nhãn khoa chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Tuy nhiên, bác sĩ nên khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng và không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…, tích cực điều trị các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Triệu chứng cơ năng: Tùy thuộc mức độ bong thanh dịch, có thể chỉ có nhìn mờ nhẹ tới mức độ giảm thị lực trung tâm trầm trọng. Thông thường, bệnh nhân bị giảm nhanh thị lực trung tâm kèm theo các triệu chứng: nhìn vật nhỏ đi, nhìn méo hình, rối loạn thị lực màu, giảm thích nghi sáng - tối, ám điểm dương tính trung tâm,… Bệnh nhân có thể thấy các triệu chứng kèm theo như đau nhức nhẹ hố mắt, căng thẳng, mất ngủ. Với các trường hợp bong thanh dịch ở ngoài vùng hoàng điểm (hậu cực nhãn cầu) thì có thể hoàn toàn không có triệu chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Soi đáy mắt: cần tra giãn đồng tử tối đa để soi đáy mắt nhằm chẩn đoán phân biệt Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch với các bệnh khác, có thể thấy: </p>
<p style="text-align: justify;">+ Vùng bong võng mạc do thanh dịch (không có dịch xuất huyết phía dưới) khiến mất ánh trung tâm khi bác sĩ quan sát đáy mắt qua kính soi đáy mắt và tạo nên hiện tượng “quầng bong thanh dịch” mà bác sĩ nhãn khoa có thể quan sát được khá dễ dàng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Có thể quan sát thấy các tổn thương khác kèm theo như: Bong biểu mô sắc tố võng mạc, thoái hóa sắc tố võng mạc, các sợi tơ huyết hoặc các cặn lipid dưới võng mạc, …</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trong trường hợp vùng bong quá rộng, trên hình ảnh soi đáy mắt có thể không phân biệt được tổn thương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Test sắc giác: có thể phát hiện rối loạn sắc giác rõ ràng hoặc có thể không phát hiện được với những biến đổi sắc giác kín đáo.</p>
<p style="text-align: justify;">- Test bằng bảng Amsler: giúp xác định chính xác bệnh nhân có nhìn thấy méo hình hay không, là dấu hiệu quan trọng để xác định có tổn thương vùng hoàng điểm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chỉnh kính tối ưu: cũng gợi ý cho bác sĩ nghĩ tới bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, nếu thấy thị lực cải thiện tốt với kính cộng.</p>
<p style="text-align: justify;">Với các thăm khám lâm sàng kỹ càng kết hợp khai thác tiền sử bệnh chi tiết giúp cho bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán sơ bộ được bệnh nhân có thể mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Để chẩn đoán xác định, cần sử dụng tới các kỹ thuật cận lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp quang học (OCT) võng mạc trung tâm</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="Chụp cắt lớp quang học (OCT) võng mạc trung tâm" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_Chụpcắtlớpquanghọc(OCT)võngmạctrungtâm.jpg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp cắt lớp quang học (OCT) võng mạc trung tâm</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Ngày nay kỹ thuật OCT được áp dụng khá rộng rãi trong nhãn khoa. Trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, hình ảnh OCT cho thấy rõ ràng hình ảnh quầng bong thanh dịch và xác định được dịch dưới lớp tế bào cảm quang. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp ổ bong nằm ngoài vùng hoàng điển thì bác sĩ có thể bỏ sót tổn thương do OCT ngày nay vẫn chưa thể quét tới các vùng nằm ngoài hoàng điểm của nhãn cầu. Do vậy, vẫn cần phối hợp giữa soi đáy mắt với đồng tử giãn tối đa và OCT hoàng điểm.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Kỹ thuật OCT-A là một kỹ thuật bổ trợ trên các thế hệ máy OCT hiện đại nhất, cho phép đánh giá được các tổn thương của tế bào biểu mô sắc tố và có hay không các tân mạch nhưng lại không phát hiện được các lỗ rò của mao mạch. Do vậy, OCT-A có thể được sử dụng để thay thế một phần cho kỹ thuật chụp mạch huỳnh quang mà không thay thế được hoàn toàn.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Ý nghĩa của chụp OCT đối với các trường hợp nghi mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch: giúp bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh, dùng để theo dõi hiệu quả điều trị, định lượng được diện tích vùng bong và xác định có tân mạch hắc mạc hay không để tiên lượng bệnh và chọn phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp với từng bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thị trường: giúp xác định ám điểm trung tâm nhằm chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác, còn thông thường trong bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch không có tổn thương thị trường chu biên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Chụp mạch huỳnh quang: được coi là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch . Đây là một kỹ thuật hữu ích trong việc xác định chính xác tổn thương mao mạch và vị trí rò trên thành mạch để định vị chính xác khi cần điều trị bằng laser. Ngoài ra, chụp mạch huỳnh quang còn giúp tiên lượng bệnh, tùy theo vị trí rò mạch ở gần hoàng điểm đến mức độ nào hoặc chỉ có một hay cùng lúc có nhiều điểm rò mạch.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Với nhiều trường hợp chỉ cần kết quả soi đáy mắt kết hợp OCT hoàng điểm là đủ để chẩn đoán xác định bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. </p>
<p style="text-align: justify;">+ Kết quả soi đáy mắt (với đồng tử giãn tối đa): vùng võng mạc trung tâm có bọng bong thanh dịch.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Soi đáy mắt chẩn đoán bệnh" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_kham-mat-8.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Soi đáy mắt chẩn đoán bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Kết quả chụp cắt lớp quang học (OCT): bọng bong thanh dịch võng mạc, dịch dưới võng mạc, bọng bong biểu mô sắc tố.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhưng trong một số trường hợp, bệnh cảnh không điển hình kết hợp với kết quả soi đáy mắt và OCT hoàng điểm cho thấy có các dấu hiệu bệnh lý phối hợp khác thì có thể phải tiến hành chụp mạch huỳnh quang để tìm kiếm hình ảnh các điểm rò riêng rẽ của bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch điển hình hoặc các vùng tăng huỳnh quang không đều với các điểm rò kín đáo của bệnh biển mô sắc tố lan tỏa. Nếu chụp huỳnh quang võng mạc ở giai đoạn muộn của bệnh thì có thể quan sát thấy hình ảnh bọng bong võng mạc được lấp đầy chất cản quang.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phân loại</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh chia làm hai thể lâm sàng:</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch điển hình: gây ra bởi một hoặc nhiều điểm rò riêng biệt của lớp biểu mô sắc tố trên phim chụp mạch huỳnh quang.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch giai đoạn mạn tính hay còn gọi là bệnh biểu mô sắc tố toả lan: rối loạn chức năng của lớp biểu mô sắc tố trở nên rộng khắp, hình ảnh quan sát được khi soi đáy mắt là bọng bong thanh dịch võng mạc trên nền một vùng thoái hoá của biểu mô sắc tố, còn khi biểu hiện trên phim chụp huỳnh quang chính là một vùng tăng huỳnh quang không đều với một hoặc nhiều điểm rò kín đáo. Để dẫn tới giai đoạn này, bệnh nhân thường bị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch từ 3 tháng trở lên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cần phân biệt với các nguyên nhân gây bong thanh dịch vùng hoàng điểm khác như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Lỗ khuyết thần kinh thị giác bẩm sinh (optic pit).</p>
<p style="text-align: justify;">- U màng não xâm lấn thần kinh thị giác</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm màng bồ đào</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm củng mạc sau</p>
<p style="text-align: justify;">- U mạch hắc mạc</p>
<p style="text-align: justify;">- Các khối u nội nhãn như polyp hắc mạc, u hắc tố, …</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc chung</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thường tự khỏi sau 1 đến 6 tháng mà không cần điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">- Không chỉ định thuốc chống viêm đường toàn thân do bệnh không có tình chất viêm.</p>
<p style="text-align: justify;"> - Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh tái phát gây giảm thị lực không hồi phục cần chỉ định điều trị laser võng mạc.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị cụ thể</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị bằng phương pháp nội khoa</p>
<p style="text-align: justify;">+ Với các thể bệnh nhẹ, bệnh nhân bị bệnh lần đầu, bác sĩ nhãn khoa có thể chỉ cần hướng dẫn bệnh nhân thay đổi thói quen sinh họt, điều trị các bệnh nền và khám mắt hàng tháng. Trong một số trường hợp, cần điều trị tích cực hơn thì bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa và hẹn tái khám.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Để giúp thanh dịch dưới võng mạc rút nhanh hơn, có thể chỉ định: Acetazolamid dạng viên, hàm lượng 250mg, uống 1 viên/lần, có thể uống 1 đến 2 lần mỗi ngày (tùy theo mức độ cần rút thanh dịch khỏi bọng bong võng mạc) trong 2 tuần liền.</p>
<p style="text-align: justify;"> Acetazolamid cần uống kèm với Kali dạng viên hàm lượng 600mg, ngày uống 1 viên trong 2 tuần liền.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt=" Acetazolamid dạng viên, hàm lượng 250mg, uống 1 viên/lần" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_acetazolamid.jpg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Acetazolamid dạng viên, hàm lượng 250mg, uống 1 viên/lần</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Ngoài ra, có thể bổ sung một số thuốc giúp tăng cường sự bền vững thành mạch, như: Vitamin C, dạng viên, hàm lượng 100mg, ngày uống 05 viên (uống trong 1 lần), trong 10 ngày liền.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bổ sung vitamin PP nhằm giúp phục hồi chức năng của lớp biểu mô sắc tố võng mạc: Nicotinamid (vitamin PP) dạng viên 50mg, ngày uống 2 viên (chia 2 lần) trong 2 tuần.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Các loại thuốc giãn mạch, tăng cường tuần hoàn cũng có thể chỉ định trong điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, như: Ginkgo Biloba, dạng viên, hàm lượng 40mg, uống 1 viên/lần, 3 lần mỗi ngày, trong 2 tuần liền.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>-</strong> Điều trị laser: Trong trường hợp bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch tái phát nhiều lần, các biện pháp thay đổi chế độ sinh hoạt và điều trị nội khoa không còn tác dụng thì phải nghĩ tới điều trị laser. Trong điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, laser võng mạc nhằm phá hủy tế bào biểu mô sắc tố đã bị bệnh và tạo sẹo tại vùng đã laser để ngăn không cho dịch chảy vào dưới lớp tế bào cảm quang.</p>
<p style="text-align: justify;">Laser lỗ rò trong bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thường được bác sĩ nhãn khoa chỉ định trong các trường hợp sau:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bong thanh dịch trên 3 tháng</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bệnh tái phát</p>
<p style="text-align: justify;">+ Giảm thị lực không hồi phục</p>
<p style="text-align: justify;">+ Xuất hiện các dấu hiệu cho thấy bệnh chuyển sang thể mạn tính.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế năm 2015.</li><li style="text-align: justify;">Bài giảng nhãn khoa dành cho BS nhãn khoa SĐH của ĐH Y Hà Nội</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-hac-vong-mac-trung-tam-thanh-dich-smqzq |
Bệnh parkinson | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh parkinson</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh parkinson lần đầu tiên được bác sỹ James Parkinson mô tả chi tiết dưới một bệnh cảnh liệt rung (shaking palsy) vào năm 1817 và từ đó đến nay bệnh này được mang tên Ông. Đây là một bệnh thuộc nhóm thoái hoá các tế bào thần kinh ở liềm đen, thể vân.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tỷ lệ mắc bệnh theo nghiên cứu WEMOVE (Hoa Kỳ) năm 2000: 57 - 371/100 000 dân, khoảng 1,5% số người từ 65 tuổi trở lên mắc căn bệnh này.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ. Bệnh có thể gặp ở tất cả các nước, các dân tộc và các tầng lớp xã hội khác nhau.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bênh parkinson" src="/ImagePath/images/20210826/20210826_benh-parkinson.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh parkinson</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tuổi khởi phát bệnh thường gặp: 55 tuổi, thuật ngữ bệnh Parkinson khởi phát trẻ đã được đưa ra khi đề cập đến những người bị ảnh hưởng có độ tuổi khởi phát dưới 40 tuổi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thời gian tiến triển trung bình: 14-18 năm</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nguyên nhân gây tử vong hay gặp nhất là viêm phổi. </li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh parkinson</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mặc dù bệnh được mô tả năm 1817 nhưng đến nay nguyên nhân của bệnh Parkinson chưa được biết rõ, nó được cho là liên quan đến cả yếu tố di truyền và môi trường.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Vai trò yếu tố môi trường trong bệnh Parkinson</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Các tác nhân nhiễm khuẩn</em>: Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác nhân nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus có thể gây bệnh Parkinson.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Vai trò của chấn thương:</em> chưa có cơ sở rõ ràng để nói rằng chấn thương sọ não có thể gây ra bệnh parkinson. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy tiền sử chấn thương sọ não làm tăng nguy cơ mắc bệnh parkinson hơn nhóm khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Các tác nhân nhiễm độc:</em> Người ta nói đến vai trò của 1-methyl-4 phenyl-1,2,3,6-tetrahydropyridine (MTTP: thành phần hóa chất trong thuốc diệt cỏ dại) trong bệnh Parkinson, quá trình tiếp xúc với MPTP cần phải có thời gian mới xuất hiện triệu chứng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hiện mắc bệnh parkinson tăng cao ở các trung tâm công nghiệp lớn (sử dụng nhiều hóa chất) và các vùng nông thôn có sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, diệt côn trùng có hóa chất MPTP hoặc hóa chất có cấu trúc giống MPTP.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_Nguyen-nhan-gay-ra-benh-Parkinson.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân gây ra bệnh parkingson đến từ nhiều phía</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Yếu tố di truyền:</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh parkinson. Tác giả Burn (năm 1992) đã thấy số cặp sinh đôi cùng trứng (giống nhau 100% về yếu tố di truyền) cùng mắc bệnh Parkinson chiếm đến 45% trong khi các cặp sinh đôi khác trứng (giống nhu 50 % về các yếu tố di truyền) chỉ chiếm 29%. Năm 1997, Leroy đã phân lập được một gen nằm trên nhiễm sắc thể số bốn, người mang gen nà biểu hiện lâm sàng giống bệnh Parkinson . Có một số nghiên cứu tìm thấy đột biến gen Parkins ở nhiễm sắc thể số 6 và biểu hiện lâm sàng giống bệnh Parkinson. Do vậy yếu tố di truyền có thể tham gia cơ chế bệnh sinh parkinson .</p>
<p style="text-align: justify;">Cho đến nay, mối quan tâm nhiều nhất tập trung vào các đột biến trong các gen SNCA, LRRK2, PRKN, PINK1 và GBA trong bệnh parkinson. Các đặc điểm chung của tất cả các đột biến là tuổi khởi phát bệnh sớm hơn, các dấu hiệu vận động tiến triển nhanh hơn và sự suy giảm nhận thức tiến triển nhanh hơn.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Cơ chế bệnh sinh</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;"> Cơ chế bệnh sinh của pa đến nay còn tiếp tục được nhiên cứu, nhưng gần đây nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiện tượng chết các neuron thuộc hệ tiết dopamine có vai trò quan trọng trong cơ chế gây ra bệnh Parkinson. Trong bênh parkinson sự giảm số lượng tế bào sắc tố ở phần đặc của liềm đen dẫn đến giảm sản xuất dopamine</p>
<p style="text-align: justify;">Dopamine có chức năng vừa là hormone vừa là chất dẫn truyền thần kinh và đóng vai trò quan trọng trong não và cơ thể. Ở bệnh Parkinson, do lượng dopamine giảm gây mất cân bằng sự hưng phấn và ức chế trong hệ thống nhân xám, làm giảm hoạt hoá vỏ não, gây rối loạn vận động</p>
<p style="text-align: justify;">Điều hòa hoạt động bình thường của hệ thống nhân xám cần đến cả Dopamin và Acetylcholine (Dopamine ức chế hoạt tính còn acetylcholin thì kích thích hoạt tính của nhân xám, vai trò của hai chất này trong hoạt động nhân xám bình thường là cân bằng nhau). Do vậy, sự giảm nồng độ dopamine trong não trong khi nồng độ Acetylcholine (ACh) trong não bình thường, mặt khác acetylcholin là một chất dẫn truyền kiểu kích thích sẽ gây nên các triệu chứng căng cứng trong bệnh Parkinson.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài dopamine, trong bệnh Parkinson còn có thể thấy rối loạn của nhiều chất dẫn truyền thần kinh khác: serotonin, cholecystokinin, chất P, enkephalin,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh parkinson</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Giai đoạn đầu các triệu chứng thường kín đáo, tiến triển nặng dần theo thời gian. Có thể hồi cứu thấy bệnh nhân có triệu chứng cứng vùng lưng, cổ, vai, háng không rõ ràng và không được giải thích đầy đủ bằng bệnh lý khớp khác trước đó nhiều năm khi được chẩn đoán parkinson.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng vận động</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Run khi nghỉ:</em> xuất hiện sớm, giai đoạn đầu khu trú 1 bên cơ thể, thường quan sát rõ ngọn chi, và thường ở tay. Sau đó run tiến triển theo thời gian lan dần sang cách chi, khác của cơ thể, ở môi thường gặp là môi dưới, đôi khi run ở đầu. Run ở tay có đặc điểm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đều, chậm 4-6 chu kỳ/giây</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Động tác vê thuốc, bóp vụn bánh mì</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mất khi làm động tác (ví dụ khi yêu càu bệnh nhâm cầm đồ vật), ngủ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tăng khi mệt, xúc động, tính toán</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em>Giảm động:</em> triệu chứng cơ bản và xuất hiên sớm ở bệnh nhân parkinson</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Mất động tác tự phát: mặt ít linh hoạt, ít chớp mắt, mất vẻ biểu lộ tình cảm, nặng hơn nữa có vẻ mặt bất động. Nếu các triệu chứng này xuất hiện 1 bên mặt gây cảm giác như liệt mặt</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tay giảm hoặc không vung vẩy khi đi, hai tay dán sát vào thân tuy nhiên không giảm cơ lực. Do vậy bệnh nhân rất khó trong thực hiện các động tác liên tiếp như chơi đàn…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Động tác nghèo nàn, chậm chạp, khó khăn khi bắt đầu động tác nếu giai đoạn xuất hiện 1 bên cơ thể thì cảm giác như bệnh nhân bị liệt nửa người</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dấu hiệu này có thể biểu hiện về chữ viết ( chữa viết chậm dần và nhỏ lại), biểu hiện về giọng nói (giọng yếu, đơn điệu, ngắt quãng và dần trở lên khó nghe).</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em>Tăng trương lực cơ:</em> Triệu chứng hằng định nhất</p>
<p style="text-align: justify;">Co cứng cơ kiểu ngoại tháp: trong suốt quá trình thầy thuốc căng cơ thụ động hoặc vận động 1 khớp thì thầy thuốc luôn cảm nhận thấy có một lực đề kháng tương đương. Khi đề tay bệnh nhân ở một tư thế mới , người bệnh có xu hướn giữ nguyên và tay kém đung đưa.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210826/20210826_benh-parkinson2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tư thế không vững</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tư thế không vững: ngã về sau khi đẩy nhẹ ra sau, ngước nhìn lên trên, nâng đầu...</li>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn nặng có dấu hiệu đông cứng (freezing) : chức năng vận động bị “nghẽn” lại, chân như dính chặt dưới mặt đất. Khi mới ngồi dậy hoặc bắt đầu đi người bệnh rất khó bước, chân như dậm tại chỗ, ngập ngừng khi làm các động tác</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em>Rối loạn tư thế</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Tư thế đứng</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đầu, thân cúi về phía trước</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đầu gối hơi gấp</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vai nhô ra trước</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tay nửa gấp, dính xát người</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Khi đi:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bắt đầu khó, chậm, chân không nhấc lên được</li>
<li style="text-align: justify;">Bước ngắn, thành một khối</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng tâm thần:</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Lo âu: giai đoạn đầu bệnh nhân nhận thức chưa đầy đủ về bệnh thường có thể có biểu hiệu lo lắng sợ hãi , sau đó triệu trứng lo âu có thể xuất hiện khi các triệu chứng vận động của bệnh nhân tăng dần hơn.</li>
<li style="text-align: justify;">Trầm cảm: chiếm khoảng 30-50% bệnh nhân pa và không có đặc điểm gì khác biệt so trầm cảm trong bệnh lý khác</li>
<li style="text-align: justify;">Hoang tưởng: thường là hoang tưởng bị hại..</li>
<li style="text-align: justify;">Ảo giác : thường gặp là ảo thị vào buổi tối</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn giấc ngủ: có đến 98 % bệnh nhân có triệu chứng này với biểu hiện khó vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hay thức giấc trong đêm, khó khăn khi quay lại giấc ngủ, ban ngày có thể ngủ gà.</li>
<li style="text-align: justify;">Sa sút trí tuệ: là tình trạng rối loạn chức năng nhận thức của bệnh nhân Pa làm ảnh hưởng hoạt động sống hàng ngày của bệnh nhân pa và thường xuất hiện ở giai đoạn nặng của bệnh parkinson</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật </em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chảy nước dãi (tăng tiết nước bọt, giảm nuốt).</li>
<li style="text-align: justify;">Tăng tiết chất bã: Bộ mặt trát kem.</li>
<li style="text-align: justify;">Khó nuốt: kết hợp tăng tiết nước bọt dễ dẫn đến viêm phổi hít.</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn co bóp dạ dầy và thực quản.</li>
<li style="text-align: justify;">Táo bón: Giảm dịch TH, giảm nhu động ruột.</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn vận mạch: Lạnh chi, tụt huyết áp tư thế.</li>
<li style="text-align: justify;">Phù chi dưới, tím ( do bệnh nhân ít vận động).</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn thân nhiệt: vã mồ hôi.</li>
<li style="text-align: justify;">Gầy sút cân: thường nhẹ cân, suy dinh dưỡng ở giai đoạn bệnh nặng.</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn tiểu tiện: Tiểu tiện không tự chủ, cơ thắt bàng quang.</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn tình dục: Thường ít được thầy thuốc và bệnh nhân quan tâm, thường gặp là giảm nhu cầu tình dục.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng khác</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn cảm giác: Loạn cảm đau, nóng bức, kiến bò…</li>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng chân không nghỉ: Thường xảy ra ban đêm có cơn đau nhói, tê chân, khó chịu ở chân không sưng đỏ các khớp khiến người bệnh không thể kiểm soát được làm cho bệnh nhân khó chịu, buộc phải di chuyển chân liên tục.</li>
<li style="text-align: justify;">Đau khớp vai hoặc khớp háng: Có thể hồi cứu thấy bệnh nhân có triệu chứng cứng “mơ hồ” vùng lưng, cổ, vai, háng không rõ ràng và không được giải thích đầy đủ bằng bệnh lý khớp khác trước đó nhiều năm khi được chẩn đoán parkinson. Giai đoạn tiến triển của bệnh đau khớp này rõ ràng hơn kèm theo dị cảm chân tay.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh parkinson</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh Parkinson là bệnh mạn tính tiến triển nặng dần theo thời gian, mặc dù tốc độ tiến triển nặng dần khác nhau giữa các cá thể, chưa có thuốc điều trị căn nguyên mà chủ yếu điều trị triệu chứng. Thời gian sống trung bình là 14-18 năm. Ngoài các tác dụng phụ của các thuốc có thể gặp phải trong quá trình điều trị tai biến, biến chứng thương găp sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Suy mòn, suy kiệt do chức năng đường tiêu hóa kém, bệnh nhân run nhiều mất năng lượng. Giai đoạn muộn khi có sa sút trí tuệ bệnh nhân không ăn.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh Parkinson là bệnh mạn tính tiến triển nặng dần theo thời gian" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_benh-parkinson.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh Parkinson là bệnh mạn tính tiến triển nặng dần theo thời gian</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thiếu vitamin D nên dễ gây loãng xương do tình trạng ít vận động. Tổn thương khớp do run</li>
<li style="text-align: justify;">Dễ bị ngã do mất thăng bằng, kết hợp với loãng xương thường gặp nhất là gãy cổ xương đùi.</li>
<li style="text-align: justify;">Loét vùng tì đè thường gặp khi bệnh nhân nằm liệt giường hoặc khi có chấn thương khiến bệnh nhân mất khả năng tự phục vụ phải dựa người khác chăm sóc</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm phổi hít thường gặp giai đoạn nặng do bệnh nhân suy mòn kết hợp co cứng cơ nên mất khả năng ho khạc, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu </li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh parkinson</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Người chăm sóc bệnh nhân là hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như kéo dài thời gian sống bệnh nhân.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Người chăm sóc đóng vai trò then chốt trong giai đoạn nặng của bệnh, lúc này mọi sinh hoạt bệnh nhân đề phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Do vậy cũng cần chú ý đến chăm sóc sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho đối tượng này.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Các triệu chứng rối loạn nhận thức và hành vi của bệnh nhân parkinson là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ức chế và trầm cảm ở người chăm sóc.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chuyên khoa Thần kinh tại MEDLATEC</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào thường gặp nói trên cần khám và tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh . Với phương châm “Dịch vụ tốt, Công nghệ cao”, đến khám tại Bệnh viện ĐK MEDLATEC người bệnh sẽ luôn được quan tâm chăm sóc và chia sẻ tận tình bởi các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh ( với GS, BS chuyên khoa sâu) cũng như đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp trong thời gian tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật, và ngày lễ.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210826/20210826_benh-parkinson4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đến khám tại Bệnh viện ĐK MEDLATEC</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thông tin liên hệ:</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC</li>
<li style="text-align: justify;">Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.</li>
<li style="text-align: justify;">Tổng đài: 1900 56 56 56.</li>
<li style="text-align: justify;">Website: www.medlatec.vn * Email: <a href="mailto:[email protected]">[email protected]</a></li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh parkinson</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 7.1pt; text-align: justify;">Xét nghiệm máu, dịch não tuỷ: kết quả các chỉ số thường nằm trong giới hạn bình thường</p>
<p style="margin-left: 7.1pt; text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu, dịch não tuỷ" src="/ImagePath\images\20210826/20210826_benh-parkinson3.png"></p>
<p style="margin-left: 7.1pt; text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu, dịch não tuỷ</em></p>
<p style="margin-left: 7.1pt; text-align: justify;"><em>Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">CT – Scanner sọ não: thường không được ưu tiên trong bệnh Parkinson.</li>
<li style="text-align: justify;">Chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI): Hình ảnh teo phần đặc của liềm đen, thu hẹp chất đen ở thân não, liềm đen giảm cường độ tín hiệu trên T2.</li>
<li style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp phóng xạ sọ não - PET: Đánh giá tình trạng các tế bào thần kinh sản xuất dopamine ở liềm đen hoặc các thụ thể dopamine ở thể vân.</li>
<li style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn - SPECT: Sử dụng các chất đánh dấu đánh giá sự hấp thu phóng xạ của các hạch nền não.</li>
</ul>
<p style="margin-left: 7.1pt; text-align: justify;"><em>Trắc nghiệm thần kinh</em>: Thường được sử dụng đánh giá rối loạn hành vi, rối loạn chức năng nhận thức của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>* TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN</strong></p>
<p style="margin-left: 7.1pt; text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh Parkinson cho đến nay vẫn chủ yếu là chẩn đoán lâm sàng. Chưa có xét nghiệm nào là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán bệnh Parkinson. Do vậy chẩn đoán bênh parkinson gồm:</p>
<ol>
<li style="text-align: justify;">Giảm động.</li>
<li style="text-align: justify;">Kèm theo ít nhất 1 trong 3 triệu chứng chính:
<ul>
<li>Tăng trương lực</li>
<li>Run</li>
<li>Rối loạn tư thế</li>
</ul>
</li>
<li style="text-align: justify;">Kèm theo ít nhất 3 trong 7 triệu chứng phụ sau:
<ul>
<li>Khởi phát một bên</li>
<li>Không cân xứng</li>
<li>Tiến triển nặng dần</li>
<li>Đáp ứng tốt với Levodopar</li>
<li>Đáp ứng với Levodopar > 5 năm</li>
<li>Bệnh kéo dài trên 10 năm</li>
<li>Múa giật khi dùng Levodopar</li>
</ul>
</li>
<li style="text-align: justify;">Không do bệnh khác: tai biến mạch mãu , viêm não, u não, tác dụng phụ của thuốc…</li>
</ol>
<p style="text-align: justify;"><strong>* CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT</strong></p>
<p style="margin-left: 28.35pt; text-align: justify;">Bệnh parkinson cần được phân biệt với một số bệnh thường gặp</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Run tuổi già: Thường gặp ở người trên 70 tuổi, run xuất hiện khi vận động hoặc run tư thế, không xảy ra lúc nghỉ ngơi, run xảy ra khi viết và làm động tác tinh vi nhưng không thấy rối loạn chữ viết như trong bệnh parkinson (chữ viết nhỏ dần). Trong run tuổi già trương lực cơ bình thường. Hiếm khi thấy run chân và thường không có tính chất khởi phát từ một bên như trong bệnh Parkinson.</li>
<li style="text-align: justify;">Run nguyên phát (run gia đình – essential tremor): Bệnh nhân có tiền sử gia đình, run chủ yếu thấy kiểu gật đầu hoặc lắc đầu, không thấy run ở mặt và môi, có thể xảy ra ở tuổi thiếu niên, không có các triệu chứng thần kinh khác, run tư thế, trương lực cơ bình thường</li>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng Parkinson do thuốc an thần: Sau dùng thuốc an thần, khởi phát toàn thân, rối loạn thần kinh thực vật nặng nề hơn, hết triệu chứng khi cắt thuốc an thần hoặc dùng ức chế cholinergic.</li>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng Parkinson căn nguyên mạch máu: Có tiền sử mắc bệnh mạch máu não, do vậy thường dấu hiệu thần kinh khu trú khác như liệt… ít gặp triệu chứng run, hay gặp cứng đơ, đáp ứng kém với liệu pháp L-dopa.</li>
<li style="text-align: justify;">Run do hystérie: Gặp ở phụ nữ trẻ tuổi, có yếu tố tâm lý kích động, thường biên độ lớn, xảy ra đông người, run cả khi vận động.</li>
<li style="text-align: justify;">Cường giáp: Run thường xuất hiện tần số nhanh, biên độ nhỏ, ngoài ra biểu hiện sút cân, da ấm và ẩm, lồi mắt, trương lực cơ bình thường.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh parkinson</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi hay điệu trị kéo dài thời gian sống của bệnh mà chỉ có thuốc điều trị triệu chứng nhằm cải thiện triệu chứng bệnh nhân đang có, phòng ngừa biến chứng của bệnh, việc giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hiểu rõ về bênh parkinson là vô cùng quan trọng, do vậy trước khi điều trị cần cân nhắc</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tuổi của bệnh nhân;</li>
<li style="text-align: justify;">Mức độ nặng của triệu chứng;</li>
<li style="text-align: justify;">Thời gian mắc bệnh;</li>
<li style="text-align: justify;">Tiến triển của bệnh;</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh kèm theo, các thuốc;</li>
<li style="text-align: justify;">Gia đình, công việc hiện tại;</li>
<li style="text-align: justify;">Dung nạp thuốc;</li>
<li style="text-align: justify;">Giá thành điều trị.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cần phải tiến hành điều trị bệnh sớm" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_Tham-kham-dieu-tri.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cần phải tiến hành điều trị bệnh sớm</em></p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;"><strong><em>Các phương pháp điều trị hiện nay là</em></strong></p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">1. Cân bằng sự thiếu hụt Dopamin: Phải cá thể hóa từng bệnh nhân parkinson khi điều trị , và thường đơn trị liệu với liều thấp nhất cho kết quả tốt nhất, đơn trị liệu thất bại mới lựa chọn đa trị liệu.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;"> - Cung cấp nguồn Dopamine ngoại sinh.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;"> - Cung cấp các chất có tác dụng giống Dopamine (Đồng vận Dopaminergic).</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;"> - Làm chậm quá trình giáng hóa Dopamine bằng các thuốc ức chế men chuyển hóa.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;"> - Các thuốc khác ( Kháng cholinergic).</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">2. Dự phòng hoặc làm chậm quá trình mất tế bào thần kinh bằng thuốc bảo vệ tế bào thần kinh.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">3. Điều trị các triệu chứng không phải vận động: triệu chứng tâm thần, sa sút trí tuệ.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">4. Điều trị bệnh đồng diễn: do bệnh nhân thuộc nhóm người già thường phối hợp nhiều bệnh lý mạn tính.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">5. Các biện pháp khác: phẫu thuật, kích thích não sâu, tế bào gốc…</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">6. Chế độ dinh dưỡng: bệnh nhân pa là vô cùng cần thiết, đặc biệt giai đoạn cuối khi phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">8. Phục hồi chức năng bao gồm:</p>
<ul>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Vật lý trị liệu</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Vận động trị liệu</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Ngôn ngữ trị liệu</li>
<li style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Hoạt động trị liệu và lao động trị liệu</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Giáo trình thần kinh học, bộ môn Thần kinh, trường Đại học Y Hà Nội.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-parkinson-swsmp |
Bệnh do Actinomyces | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh do Actinomyces</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh do Actinomyces (Actinomycosis) là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí Actinomyces gây ra. Vi khuẩn thường sống cùng với các vi khuẩn khác trong khoang miệng, đường tiêu hóa, đường tiết niệu - sinh dục của cơ thể người. Actinomyces gây bệnh khi da và niêm mạc bị tổn thương, có thể gây áp xe nhiều cơ quan, bộ phận như đầu mặt cổ, lồng ngực, bụng, thần kinh trung ương, thậm chí gây nhiễm khuẩn huyết với các triệu chứng đôi khi mơ hồ, âm ỉ thời gian dài và dễ gây chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý khác, dẫn đến điều trị không đúng. Nuôi cấy vi khuẩn trong điều kiện kỵ khí là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định, tuy nhiên thời gian kết quả thường lâu. Biện pháp điều trị chính là liệu pháp kháng sinh như penicillin, Ceftriaxone,… trong thời gian dài.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><img src="/ImagePath/images/20210825/20210825_benh-do-actinomyces-1.jpg"></em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn kỵ khí gây bệnh Actinomyces</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh do Actinomyces</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Actinomyces là vi khuẩn kỵ khí, bắt màu Gram dương, thuộc chi Actinomyces. Miệng, ruột, âm đạo là những vị trí vi khuẩn thường khu trú và vi khuẩn thường có trong hệ đa vi khuẩn, cùng tồn tại với các vi khuẩn cộng sinh khác. Có nhiều loài Actinomyces gây bệnh, trong đó 2 loài gây bệnh được phân lập nhiều nhất là Actinomyces israelii và Actinomyces gerencseriae .</p>
<p style="text-align: justify;">Vi khuẩn gây bệnh bằng cách phá hủy, làm tổn thương niêm mạc, ban đầu tạo các tổ chức hạt nhỏ sulfur, sau hình thành các ổ mủ được lớp sừng hóa dày bao quanh bên ngoài hoặc hình thành các đường dẫn mủ kèm theo giảm cảm giác đau của người bệnh. Điều này làm cho bệnh đôi khi dễ chẩn đoán nhầm với bệnh lý ác tính tại cơ quan.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh do Actinomyces</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Triệu chứng lâm sàng đa dạng, phong phú, có thể tổn thương nhiều cơ quan khác nhau.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện ở mặt - cổ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cơ quan tổn thương hay gặp miệng, cổ họng, vùng mặt, góc hàm. Biểu hiện sưng to các mô mềm, theo tiến triển thời gian hình thành áp - xe lớn, dễ nhầm với các bệnh lý ác tính. Người bệnh có thể bị viêm tai, viêm các xoang với biểu hiệu đau vùng tai, vùng xoang kèm theo sốt nhiễm khuẩn, xét nghiệm các marker viêm như số lượng bạch cầu đa nhân trung tính, CRP, procalcitonin tăng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ loan tỏa sang cột sống, não - màng não, trung thất,… gây nhiều biến chứng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện tại lồng ngực</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện tại phổi, màng phổi là hay gặp nhất. Người bệnh thường có các triệu chứng không đặc hiệu như sốt thất thường, gầy sút cân, ho kéo dài, ho có đờm, đôi khi đau tức ngực không rõ ràng, cảm giác khó thở,…đôi khi khó phân biệt với viêm phổi do các căn nguyên vi khuẩn khác, lao hay ung thư phổi. Hình ảnh tổn thương trên phim chụp X-quang ngực: có tổn thương khối hoặc hình ảnh viêm phổi, kèm theo có hạch rốn phổi, dày màng phổi, tràn dịch màng phổi, viêm mủ màng phổi. Trường hợp nặng hơn, tổn thương từ phổi lan sang trung thất, các xương thành ngực, tim. Nhiễm trùng tại trung thất còn có thể do các nhiễm trùng từ đầu – mặt – cổ lan xuống, biểu hiện lâm sàng đa dạng.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_lao-phoi-khang-thuoc.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh do Actinomyces gây ho kéo dài, ho có đờm, đôi khi đau tức ngực</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện bệnh vùng bụng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn vùng bụng là một trong những vị trí nhiễm trùng hay gặp nhất của Actinomyces, tuy nhiên bệnh khó chẩn đoán. Đa số các cơ quan trong ổ bụng đều có thể tổn thương, do sự lan tràn vi khuẩn trong dịch ổ bụng. Các ổ áp xe, tổ chức khối thường bị nhầm lẫn với các khối u trong ổ bụng. Người bệnh thường biểu hiện ổ áp xe/khối tổn thương ở gan với các triệu chứng đau mô hồ hoặc không đau, mệt mỏi, ăn uống kém; tại cơ quan thận tiết niệu có thể bị viêm thận, bể thận, áp xe thận hoặc áp xe quanh thận, viêm bàng quang, niệu quản bị tắc nghẽn hoặc rò niệu quản; ruột non và ruột già cũng bị tổn thương, thậm chí có thể bị rò, thủng; hạch ổ bụng thường ít khi xuất hiện. Nhiễm trùng tử cung thường gặp với biểu hiện đau âm ỉ, tăng tiết dịch âm đạo, đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến dụng cụ tránh thai trong tử cung. Trên CT ổ bụng thường thấy hình ảnh thâm nhiễm, tương phản không đồng đều.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện nhiễm trùng thần kinh trung ương</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ghi nhận ít hơn bệnh tại các cơ quan trên, tuy nhiên tiên lượng nặng. Người bệnh có một hoặc nhiều hơn các ổ áp xe não, viêm màng não, nhiễm khuẩn khoang ngoài màng cứng, hội chứng xoang hang với các biểu hiện thần kinh như đau đầu, buồn nôn, táo bón, gáy cứng, các dấu hiệu thần kinh khác. Trên cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não thấy hình ảnh các khối áp xe ranh giới rõ với xung quanh, vỏ bọc rõ. Khi người bệnh không có chống chỉ định của chọc dịch não tủy, cần lấy dịch não tủy làm xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn để xác định căn nguyên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện khác</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn huyết: vi khuẩn lan tràn theo dòng máu và gây bệnh tại nhiều cơ quan. Người bệnh có hội chứng nhiễm trùng với biểu hiện sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, mạch nhanh,… và các biểu hiện tại cơ quan di bệnh như phổi, gan,…</li>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng cơ xương khớp: vi khuẩn xâm nhập vào xương từ các mô liên kết hoặc vi khuẩn theo dòng máu gây bệnh tại cơ xương. Sự phá hủy xương diễn ra từ từ trong thời gian dài, có thể kèm theo tổn thương cơ, mô dưới da.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh do Actinomyces</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh không lây từ người sang người. Con người bị nhiễm bệnh do vi khuẩn xâm nhập qua các tổn thương da và niêm mạc là chủ yếu. Actinomyces sống chủ yếu tại khoang miệng, đường tiêu hóa và cơ quan sinh dục - tiết niệu của con người. Khi hàng rào niêm mạc của cơ thể bị tổn thương ( nguyên nhân nhiễm trùng do các căn nguyên vi sinh vật khác hoặc nguyên nhân vật lý, cơ học,…) sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Con người có thể nhiễm bệnh do nuốt hoặc hít phải chất dịch có chứa vi khuẩn. Lây truyền trực tiếp qua đường máu hoặc ghép tạng là cực kỳ hiếm.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-do-actinomyces-4.jpg"></em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Actinomyces lây truyền trực tiếp qua đường máu rất hiếm gặp</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh do Actinomyces</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố nguy cơ và thuận lợi cho người bệnh nhiễm Actinomyces là: Người bệnh thường xuyên vệ sinh răng miệng kém, viêm nhiễm răng lợi như sâu răng, viêm lợi, thực hiện các thủ thuật răng hàm mặt như nhổ răng, người bệnh sử dụng dụng cụ tránh thai, người bệnh HIV/AIDS, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, ghép tạng rắn, người bệnh mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh nghiện rượu,… Bệnh xảy ra nhiều ở lứa tuổi trưởng thành. Các khu vực điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, kinh tế xã hội thấp tỉ lệ nhiễm bệnh thường cao hơn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh do Actinomyces</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu như: Nâng cao nhận thức, nâng cao sức khỏe và hệ thống miễn dịch; vệ sinh thân thể tốt; thực hiện các thủ thuật, can thiệp an toàn và tuân thủ kiểm soát nhiễm khuẩn; điều trị các nhiễm trùng do các căn nguyên khác như điều trị răng sâu, điều trị viêm lợi,… theo dõi và quản lý tốt người bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…; áp dụng các biện pháp tránh thai khác; phát hiện sớm và điều trị đúng người bệnh;...</p>
<p style="text-align: center;"><em><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-do-actinomyces-2.jpg"></em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bảo vệ sức khỏe răng miệng phòng bệnh do Actinomyces</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh do Actinomyces</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh cần dựa vào các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. Các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên vi khuẩn đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nuôi cấy vi khuẩn trong điều kiện kỵ khí là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định căn nguyên Actinomyces. Bệnh phẩm là máu, dịch đường hô hấp, dịch chọc ổ áp xe, dịch não tủy,… Tuy nhiên có thể nuôi cấy âm tính khi đã dùng kháng sinh trước đó, bên cạnh đó thời gian trả kết quả thường lâu khoảng 14 ngày. Khi lấy bệnh phẩm cần chú ý sự bội nhiễm vi khuẩn khác.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-do-actinomyces-5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nuôi cấy vi khuẩn trong điều kiện kỵ khí</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Mô bệnh học: Hữu ích trong chẩn đoán, ghi nhận hình ảnh mô hạt viêm cấp tính hoặc mãn tính với sự xâm nhập của bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào, tế bào plasma, tế bào lympho, lớp xơ dày xung quanh và hình ảnh tổ chức hạt nhỏ sulfur. Tổn thương lành tính, giúp phân biệt các bệnh lý ác tính.</li>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm huyết thanh học: Không có giá trị nhiều và không được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán căn nguyên Actinomyces. Xét nghiệm có thể phản ứng chéo với các căn nguyên vi sinh vật khác như trực khuẩn lao.</li>
<li style="text-align: justify;">Các kỹ thuật sinh học phân tử: mục đích nhằm phát hiện 16S rRNA của vi khuẩn trong các bệnh phẩm. Kết quả chính xác và thời gian trả lời nhanh hơn so với nuôi cấy. Tuy nhiên đây là kỹ thuật mới, yêu cầu kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại, không thể áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bệnh do Actinomyces cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau: các ổ áp xe tại cơ quan do các căn nguyên vi sinh vật khác, bệnh lao phổi, các khối u ác tính vùng đầu mặt cổ, ổ bụng, bệnh Crohn, bệnh túi thừa,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh do Actinomyces</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguyên tắc điều trị: Liệu pháp kháng sinh được chỉ định với liều dùng cao và thời gian lâu dài. Phối hợp điều trị ngoại khoa khi có chỉ định.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng nặng và lan tỏa: Penicillin G 10.000.000 – 20.000.000 IU/ngày chia 4 - 6 giờ/lần. Trường hợp không thể sử dụng Penicillin G, có thể thay thế bằng Ceftriaxone 1 -2 g/ngày. Thời gian điều trị trung bình từ 4 – 6 tuần, cân nhắc chuyển phác đồ đường uống nếu tình trạng người bệnh cải thiện. Có thể lựa chọn Amoxicillin với liều 1,5 g – 3 g/ ngày hoặc Penicillin V (2 – 4 g/ngày). Trường hợp người bệnh nghiêm trọng hơn có thể sử dụng liều cao hơn.</li>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng nhẹ, trung bình: có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp kháng sinh đường uống với Amoxicillin hoặc Penicillin V với liều như trên.</li>
<li style="text-align: justify;"> Trường hợp dị ứng nhóm Penicillin hoặc Cetriaxone, có thể cân nhắc sử dụng kháng sinh khác thay thể như: Azithromycin, Erythromycin, Clarithromycin, Doxycyclin hoặc kháng sinh nhóm Carbapenems như Imipenem.</li>
<li style="text-align: justify;">Thời gian điều trị: liệu pháp kháng sinh đường tiêm bắp/tĩnh mạch nên được chỉ định trong 4 – 6 tuần trước khi chuyển phác đồ đường uống. Các nghiên cứu khuyến cáo tổng thời gian điều trị liệu pháp kháng sinh khoảng 2 - 6 tháng đối với bệnh nhẹ và 6 – 12 tháng đối với trường hợp bệnh nặng.</li>
<li style="text-align: justify;">Chỉ định phẫu thuật: đa số là không cần thiết với trường hợp nhiễm trùng nhẹ. Trong một số trường hợp nhiễm trùng phức tạp hơn có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa như áp xe não, áp xe ngoài màng cứng, áp xe gan, có đường rò,…</li>
<li style="text-align: justify;">Cần tư vấn người bệnh tuân thủ điều trị và theo dõi, đánh giá điều trị.</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Stabrowski T, Chuard C. [Actinomycosis]. Rev Med Suisse. 2019 Oct 09;15(666):1790-1794</li><li style="text-align: justify;">Hwang CS, Lee H, Hong MP, Kim JH, Kim KS. Brain abscess caused by chronic invasive actinomycosis in the nasopharynx: A case report and literature review. Medicine (Baltimore). 2018 Apr;97(16):e0406</li><li style="text-align: justify;">Palm A, Isaksson J, Brandén E, Hillerdal G. [Thoracal actinomycosis - a diagnostic challenge]. Lakartidningen. 2019 Dec 03;116</li><li style="text-align: justify;">Ge MJ, Fu YQ, Zhou H, Wang J, Zhou JY. [Clinical feature analysis of 30 cases with pulmonary actinomycosis]. Zhonghua Yi Xue Za Zhi. 2019 Dec 10;99(46):3617-3621.</li><li style="text-align: justify;">Mishra A, Prabhuraj AR, Bhat D, Nandeesh BN, Mhatre R. Intracranial Actinomycosis Manifesting as a Parenchymal Mass Lesion: A Case Report and Review of Literature. World Neurosurg. 2019 Feb;122:190-194.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-do-actinomyces-swgql |
Bệnh viêm mạch hệ thống | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh viêm mạch hệ thống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Viêm mạch máu là quá trình viêm ảnh hưởng chủ yếu đến mạch máu, trong đó tổn thương thành mạch và hoại tử fibrinoid là biểu hiện chính dẫn đến hẹp lòng mạch (do dày thành mạch hoặc huyết khối). Hậu quả của quá trình này là thiếu máu cục bộ và hoại tử mô, đôi khi gây phình mạch và vỡ phình. Cho đến nay, nghiên cứu đã xác định được hơn 30 loại viêm mạch. Có hai loại viêm mạch hệ thống chính, bao gồm: viêm mạch hệ thống nguyên phát và viêm mạch hệ thống thứ phát. Viêm mạch nguyên phát bản thân tổn thương chủ yếu là viêm mạch máu, trong khi đó, viêm mạch thứ phát gây ra bởi các bệnh lý như bệnh mô liên kết, nhiễm trùng, khối u, dị ứng thuốc.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_viemmachmau.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Viêm mạch máu là quá trình viêm ảnh hưởng chủ yếu đến mạch máu.</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Tỷ lệ mắc chung hàng năm của viêm mạch hệ thống nguyên phát là khoảng 20 đến 40 trường hợp/ 1.000.000 người theo các nghiên cứu ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Viêm động mạch tế bào khổng lồ (GCA) là bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh viêm mạch hệ thống với tỷ lệ mắc hàng năm (trong quần thể cá nhân ≥50 tuổi) khoảng 240 trường hợp/ 1.000.000 người.U hạt với viêm đa tuyến (GPA), viêm đa tuyến vi thể (MPA) và hội chứng Churg - Strauss đã được báo cáo với tỷ lệ mắc bệnh từ 1- 10 trường hợp /1.000.000 người.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh viêm mạch hệ thống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Nguyên nhân của bệnh viêm mạch hệ thống đến nay chưa rõ ràng. Y văn đã ghi nhận một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc và lưu hành của viêm mạch bao gồm: địa lý, tuổi tác, dân tộc, giới tính, các yếu tố di truyền và môi trường.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viemmachmau2.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Nguyên nhân của bệnh viêm mạch hệ thống đến nay chưa rõ ràng.</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Yếu tố miễn dịch là yếu tố chính trong cơ chế bệnh sinh của viêm mạch hệ thống,mỗi loại viêm mạch có cơ chế miễn dịch khác nhau. Các cơ chế chung bao gồm: lắng đọng phức hợp miễn dịch trên thành mạch, tự kháng thể, đáp ứng miễn dịch tế bào và phân tử, hình thành u hạt và tổn thương tế bào nội mô mạch máu. Tất cả các quá trình gây bệnh đều dẫn đến viêm, tổn thương và hoại tử thành mạch gây các biểu hiện của hội chứng mạch máu.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Viêm các mạch máu lớn chủ yếu liên quan đến phản ứng qua trung gian tế bào đặc biệt tế bào lympho, đại thực bào, các tế bào khổng lồ đa nhân trong thành mạch. Sự lắng đọng của các phức hợp miễn dịch trên thành mạch thường được quan sát thấy ở các bệnh nhân mạch máu nhỏ, trong viêm gan B liên quan đến PAN (những chất lắng đọng đó chứa các globulin miễn dịch, kháng nguyên và bổ thể, đồng thời gây viêm và tổn thương mạch máu). Trong viêm mạch do ANCA, có thể quan sát thấy viêm u hạt ngoài mạch, đây là cơ chế gây bệnh chủ yếu ở các dạng viêm mạch khu trú.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh viêm mạch hệ thống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Viêm mạch là bệnh lý hệ thống, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, do đó triệu chứng của viêm mạch rất đa dạng, cần sự tiếp cận đa chuyên khoa và rất dễ bỏ sót.</p>
<p><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viemmachmau4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sốt không rõ nguyên nhân là một trong những triệu chứng của bệnh viêm mạch hệ thống.</em></p>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng toàn thân</em></strong></li>
</ol>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Sốt không rõ nguyên nhân: Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân bị sốt cao, đỉnh điểm 38-39 ° C, sốt thường kéo dài, có đáp ứng với thuốc hạ sốt song lại tái phát.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Gầy sút cân do tình trạng viêm kéo dài.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Mệt mỏi không lý giải được bằng các bệnh lý khác.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Đau mỏi nhiều khớp, đau cơ. Biểu hiện này cho thấy tổn thương mạch máu nhiều nơi, không còn khu trú một vị trí.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Các triệu chứng toàn thân nói trên còn gặp ở những người có bệnh lý ác tính, do đó bác sĩ cần chú ý tìm khối bất thường tại các cơ quan, trước khi kết luận viêm mạch.</p>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li style="text-align: justify;" value="2"><strong><em>Triệu chứng khu trú</em></strong></li>
</ol>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Khi tổn thương mạch ở vị trí nào đó trong cơ thể thì các cơ quan tương ứng sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tai mũi họng: Chảy máu mũi, viêm xoang, điếc, khàn giọng</li>
<li style="text-align: justify;">Mắt: Đỏ mắt, đau mắt, giảm thị lực</li>
<li style="text-align: justify;">Hô hấp: Ho, ho ra máu, khó thở, khò khè, đau ngực.</li>
<li style="text-align: justify;">Tiêu hóa: Đầy bụng, khó tiêu, nuốt vướng, trào ngược dạ dày thực quản</li>
<li style="text-align: justify;">Thận: Phù, tăng huyết áp, tiểu máu, tiểu bọt.</li>
<li style="text-align: justify;">Thần kinh: Dị cảm, tê bì, yếu chi</li>
<li style="text-align: justify;">Tim mạch: Chênh lệch huyết áp, mất mạch ngoại vi, đau ngực, khó thở…</li>
<li style="text-align: justify;">Da: Ban xuất huyết, nốt- sẩn cục dưới da, loét, hoại tử chi,…</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi nghi ngờ bệnh viêm mạch hệ thống, tùy loại viêm mạch nghi ngờ mà chúng ta cần các thăm dò cận lâm sàng khác nhau</p>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li style="text-align: justify;"><strong><em>Xét nghiệm</em></strong></li>
</ol>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Xét nghiệm tổng quát: Các dấu hiệu viêm như tốc độ máu lắng (ESR), CRP và số lượng bạch cầu (WBC) có thể tăng. Trong các trường hợp bị u hạt bạch cầu ái toan kèm theo viêm đa tuyến (EGPA), người ta quan sát thấy sự gia tăng đáng kể của bạch cầu ái toan.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Tổng phân tích nước tiểu: Ngay cả trong giai đoạn đầu, có thể tìm thấy protein niệu, hồng cầu, bạch cầu niệu và trụ niệu ở những bệnh nhân bị viêm đa tuyến vi thể (MPA). Tuy nhiên, có những trường hợp tổn thương đường tiết niệu chỉ phát hiện sau một thời gian dài mắc bệnh.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Các dấu hiệu sinh hóa: Ở MPA, PAN và GPA, có thể quan sát thấy rối loạn chức năng thận, chẳng hạn như tăng creatinin huyết thanh, tăng BUN và giảm độ thanh thải creatinin.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Kháng thể kháng tế bào chất (ANCA): Trong MPA và EGPA, thông thường (50% ‐80% trường hợp) phát hiện myeloperoxidase (MPO) ‐ANCA (p‐ ANCA). Xét nghiệm kháng thể kháng tế bào chất thường âm tính với PAN (<20% ANCA dương tính). Trong GPA, proteinase 3 (PR3) ‐ANCA (c ‐ ANCA) dương tính 90%.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Kháng thể kháng màng đáy cầu thận: Đặc biệt trong các trường hợp có biểu hiện xuất huyết phế nang, cần phải nghi ngờ bệnh kháng màng đáy cầu thận. Kháng thể kháng màng đáy cầu thận trong huyết thanh đặc hiệu cho các phát hiện trong phòng thí nghiệm đối với bệnh kháng màng đáy cầu thận.</p>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li style="text-align: justify;" value="2"><strong><em>Giải phẫu bệnh</em></strong></li>
</ol>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Ở những bệnh nhân nghi ngờ có viêm mạch, đặc biệt khi viêm mạch máu nhỏ, nên sinh thiết mô của cơ quan bị ảnh hưởng bất cứ khi nào có thể. Mô bệnh học là tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định cũng như phân biệt với các bệnh lý khác. Những vị trí nên sinh thiết khi nghi ngờ viêm mạch là: da, thận, đường hô hấp trên, cơ, phổi, động mạch thái dương.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Các dấu hiệu mô bệnh học của viêm mạch bao gồm sự hiện diện của thâm nhiễm viêm trong thành mạch, hoại tử fibrinoid và tăng sinh bạch cầu. Ở viêm động mạch trung bình, có thể tìm thấy sự phá vỡ các lớp đàn hồi bên trong. Nhuộm huỳnh quang miễn dịch là cách thông thường để phát hiện sự lắng đọng của các globulin miễn dịch như IgA trong bệnh viêm mạch IgA và các phức hợp miễn dịch IgM và IgG trong các trường hợp viêm mạch máu do cryoglobulin.</p>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li style="text-align: justify;" value="3"><strong><em>Thăm dò chức năng</em></strong></li>
</ol>
<p style="margin-left: 0.75in; text-align: justify;">Điện tâm đồ</p>
<p style="margin-left: 0.75in; text-align: justify;">Điện não đồ</p>
<p style="margin-left: 0.75in; text-align: justify;">Điện cơ. Có giá trị trong định hướng vị trí sinh thiết.</p>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li style="text-align: justify;" value="4"><strong>Chẩn đoán hình ảnh</strong></li>
</ol>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Chụp mạch. Chụp mạch được coi là phương pháp tiêu chuẩn vàng để đánh giá mạch máu vừa và lớn. Hình ảnh chụp mạch giúp phát hiện các tổn thương mạch máu, phình, tắc mạch cũng như chẩn đoán phân biệt với xơ vữa mạch. Có 2 phương pháp chụp mạch không xâm lấn chính là cắt lớp vi tính mạch máu (CTA) và cộng hưởng từ mạch máu (MRA)</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Cắt lớp vi tính lồng ngực: Giúp phát hiện các tổn thương phổi, đặc biệt chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Xquang tim phổi. Ít giá trị chẩn đoán bệnh lý phổi trong viêm mạch hệ thống.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Siêu âm mạch máu. Siêu âm có độ nhạy cao để phát hiện các tổn thương mạch, tuy nhiên không khảo sát được các mạch máu nằm sâu, đặc biệt những mạch máu trong lồng ngực.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Chụp PET kết hợp CT mạch. Có độ nhạy cao để phát hiện viêm mạch song chi phí đắt nên không được ứng dụng nhiều trên lâm sàng</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Siêu âm tim, siêu âm ổ bụng: Đánh giá các tổn thương kem theo.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh viêm mạch hệ thống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Sự sống sót lâu dài của bệnh nhân viêm mạch phụ thuộc nhiều vào chẩn đoán, đáp ứng với điều trị, tác dụng phụ của thuốc. Trong một nghiên cứu đánh giá khả năng sống sót lâu dài của bệnh viêm mạch máu do ANCA: tỷ lệ sống thêm 1, 2 và 5 năm lần lượt là 88%, 85% và 78%. Tỷ lệ tử vong gấp 2,6 lần so với dân số chung. Cácbáo cáo tử vong bắt nguồn từ cả bệnh mạch máu hoạt động và các tổn thương cơ quan cũng như tác dụng không mong muốn của thuốc.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Các biến chứng của viêm mạch phụ thuộc vào từng bệnh cụ thể.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Viêm mạch máu lớn và trung bình như viêm động mạch tế bào khổng lồ, bệnh Takayasu, bệnh Kawasaki có thể dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim cấp tính, nhồi máu não, xuất huyết não, phình động mạch chủ, lóc tách động mạch chủ, nhồi máu mạc treo.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Các biến chứng đe dọa tính mạng của viêm mạch máu nhỏ bao gồm: xuất huyết phế nang, suy thận và thiếu máu cục bộ đường tiêu hóa.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi thường gặp ở bệnh Behcet hơn các bệnh lý mạch máu khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh viêm mạch hệ thống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left:9.0pt;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viemmachmau6.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Với mỗi bệnh lý viêm mạch đều có tiêu chuẩn chẩn đoán riêng.</em></p>
<p style="margin-left:9.0pt;">Để chẩn đoán bệnh lý viêm mạch hệ thống cần dựa vào triệu chứng lâm sàng (tuổi, giới, biểu hiện toàn thân và cơ quan, yếu tố di truyền), yếu tố dịch tễ (địa lý, môi trường), kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cũng như mô bệnh học kèm theo. Với mỗi bệnh lý viêm mạch đều có tiêu chuẩn chẩn đoán riêng. Tuy nhiên, chẩn đoán viêm mạch cần một thời gian đáng kể. Do đó, với những bệnh nhân nghi ngờ viêm mạch hệ thống nên cân nhắc nhập viện làm chẩn đoán.</p>
<p><strong><em>Chẩn đoán phân biệt</em></strong></p>
<ul>
<li>Nhiễm trùng</li>
<li>Ung thư</li>
<li>Bệnh hệ thống khác</li>
<li>Hội chứng kháng phospholipid</li>
<li>Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP)</li>
<li>U tâm nhĩ</li>
<li>Sau dùng cocain, levamisole.</li>
<li>Bệnh Kohlmeier-Degos</li>
<li>U sợi thần kinh</li>
</ul>
<p><strong>Phân loại viêm mạch hệ thống</strong></p>
<p style="margin-left:9.0pt;">Trước đây, viêm mạch máu được chia làm 3 loại dựa vào đặc điểm mạch máu bị viêm, bao gồm: Viêm mạch máu lớn, viêm mạch máu trung bình và viêm mạch máu nhỏ. Năm 2012, với sự tiến bộ trong nghiên cứu bệnh lý viêm mạch hệ thống, Hội nghị đồng thuận Quốc tế Chapel Hil đã cập nhật lại phân loại viêm mạch như sau</p>
<ul>
<li><strong><em>Viêm mạch máu nhỏ</em></strong></li>
</ul>
<ul>
<li>Viêm mạch LCA (Cutaneous leukocytoclastic vasculitis)</li>
</ul>
<ul>
<li><strong><em>Viêm mạch liên kết – Liên quan kháng thể kháng tế bào chất kháng tế bào chất (ANCA)</em></strong></li>
</ul>
<ul>
<li>Viêm đa vi mạch – Viêm mạch MPA (Microscopic polyangiitis )</li>
<li>U hạt tăng bạch cầu ưa acid có viêm đa động mạch – Hội chứng Churg-Strauss (Eosinophilic granulomatosis with polyangiitis- EGPA)</li>
<li>U hạt Wegener (GPA)</li>
</ul>
<ul>
<li><strong><em>Viêm mạch máu nhỏ phức hợp miễn dịch</em></strong></li>
</ul>
<ul>
<li>Viêm mạch IgA (Henoch-Schonlein)</li>
<li>Viêm mạch máu do Cryoglobulinemic (CV)</li>
<li>Viêm mạch nổi mề đay giảm bổ thể (viêm mạch chống C1q) (HUV)</li>
<li>Bệnh kháng màng đáy cầu thận (Anti-glomerular basement membrane disease)</li>
</ul>
<ul>
<li><strong><em>Viêm mạch máu cỡ trung bình</em></strong></li>
</ul>
<ul>
<li>Viêm nút quanh động mạch (Polyarteritis nodosa - PAN)</li>
<li>Bệnh Kawasaki</li>
</ul>
<ul>
<li><strong><em>Viêm mạch máu lớn</em></strong></li>
</ul>
<ul>
<li>Viêm động mạch tế bào khổng lồ (Giant cell arteritis - GCA)</li>
<li>Viêm động mạch Takayasu</li>
</ul>
<ul>
<li><strong><em>Viêm mạch biến đổi</em></strong></li>
</ul>
<ul>
<li>Bệnh Behcet</li>
<li>Hội chứng Cogan</li>
</ul>
<ul>
<li><strong><em>Viêm mạch liên quan đến bệnh toàn thân</em></strong></li>
</ul>
<ul>
<li>Viêm mạch máu lupus</li>
<li>Viêm mạch máu dạng thấp</li>
<li>Viêm mạch sarcoid</li>
</ul>
<ul>
<li><strong><em>Viêm mạch liên quan đến căn nguyên có thể xảy ra</em></strong></li>
</ul>
<ul>
<li>Viêm mạch cryo do virus viêm gan C</li>
<li>Viêm mạch do virus viêm gan B</li>
<li>Viêm động mạch chủ liên quan đến bệnh giang mai</li>
<li>Viêm mạch phức hợp miễn dịch liên quan đến thuốc</li>
<li>Viêm mạch do ANCA liên quan đến thuốc</li>
<li>Viêm mạch liên quan đến ung thư</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh viêm mạch hệ thống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Viêm mạch máu là một bệnh lý hệ thống, do đó để điều trị tốt bệnh nhân viêm mạch cần sự phối hợp nhiều chuyên khoa (cơ xương khớp, dị ứng- miễn dịch lâm sàng, mắt, tai mũi họng, hô hấp, tim mạch, thận tiết niệu, tiêu hóa…. ) Để ngăn ngừa tổn thương cơ quan không hồi phục do sự tiến triển của viêm mạch, điều quan trọng là phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để giảm viêm càng sớm càng tốt. Bện cạnh đó, nó cũng rất quan trọng để duy trì lưu lượng máu qua các mạch bị ảnh hưởng. Điều trị cụ thể phụ thuộc vào từng loại viêm mạch cũng như mức độ tổn thương cơ quan của nó.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viemmachmau5.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Để ngăn ngừa tổn thương cơ quan không hồi phục do sự tiến triển của viêm mạch, phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để giảm viêm.</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Glucocorticoid là thuốc điều trị đầu tay cho những bệnh nhân bị viêm mạch. Nó có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp các thuốc ức chế miễn dịch khác. Với bệnh lý viêm mạch, nên bắt đầu với corticoid liều cao sau đó giảm dần liều và duy trì ở mức tối thiểu trong một thời gian. Các bệnh lý viêm mạch khác nhau sẽ có ưu tiên sử dụng thuốc ức chế miễn dịch khác nhau.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Thuốc ức chế miễn dịch cổ điển: Methotrexate, azathioprine, mycophenolate, cyclophosphamide…</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Thuốc ức chế miễn dịch sinh học (điều trị đích):rituximab, ức chế IL-6, kháng TNF-α</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Globulin miễn dịch đường tĩnh mạch, trao đổi huyết tương trong những trường hợp tổn thương đa cơ quan nặng.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Phẫu thuật khi có biến chứng mạch máu (phình lớn dọa vỡ, vỡ phình, loét mạch máu nặng…)</p>
<p style="text-align: justify;">Do các thuốc chính điều trị viêm mạch là thuốc ức chế miễn dịch nên khi điều trị bác sĩ và bệnh nhân cần theo dõi sát các tác dụng không mong muốn của thuốc để có phương pháp dự phòng và điều trị thích hợp</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Watts RA, Scott DG. Recent advances in the classification and assessment of vasculitis. Best Pract Res Clin Rheumatol. 2009;23:429–443.</li><li>Jennette JC, Falk RJ. Small-vessel vasculitis. N Eng J Med. 1997;337:1512–23.</li><li>Waller R, Ahmed A, Patel I, Luqmani R. Update on the classification of vasculitis. Best Pract Res Clin Rheumatol. 2013;27:3–17.</li><li>Lyons PA, Rayner TF, Trivedi S, et al. Genetically distinct subsets within ANCA‐associated vasculitis. N Engl J Med. 2012;367:214–23.</li><li>Jennette JC, Falk RJ, Bacon PA, et al. 2012 revised International Chapel Hill Consensus Conference Nomenclature of Vasculitides. Arthritis Rheum. 2013;65:1–11.</li><li>Gross WL, Trabandt A, Reinhold-Keller E. Diagnosis and evaluation of vasculitis. Rheumatology (Oxford). 2000;39:245–52.</li><li>Watts R, Lane S, Hanslik T, et al. Development and validation of a consensus methodology for the classification of the ANCA-associated vasculitides and polyarteritis nodosa for epidemiological studies. Ann Rheum Dis. 2007;66:222–7.</li><li>Cohen MD, Conn DL. An approach to the adult with suspected vasculitis. In: Ball GV, Bridges SL Jr, editors. Vasculitis. Oxford: Oxford University Press; 2002.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-viem-mach-he-thong-ssgjw |
Bệnh Thalassemia | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh Thalassemia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thalassemia là bệnh lý huyết học nguyên nhân do đột biến gen tổng hợp chuỗi globin dẫn đến việc giảm hoặc mất tổng hợp chuỗi globin, trường hợp thiếu hoặc không có chuỗi α globin gọi là α Thalassemia, còn thiếu hoặc không có chuỗi β globin gọi là β – Thalassemia. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế bệnh:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Huyết sắc tố (Hemoglobin- Hb) là thành phần chính để vận chuyển oxy của hồng cầu. Mỗi phân tử Hb có 4 dưới đơn vị, mỗi dưới đơn vị là 1 chuỗi Globin + nhân Hem.</p>
<p style="text-align: justify;">- Globin là chuỗi polypeptid, có nhiều loại chuỗi gobin. Bình thường trong Hb có 4 chuỗi globin thuộc 2 họ: </p>
<p style="text-align: justify;">+ Alpha (α) (gồm các chuỗi α và zeta)</p>
<p style="text-align: justify;">+ Họ không alpha (gồm các chuỗi β, γ, δ, ε)</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trong quá trình phát triển cơ thể con người từ khi phôi, thai đến sau sinh, do khác nhau về thành phần chuỗi globin nên có các loại Hb khác nhau. Thời kỳ phôi thai hồng cầu chủ yếu là HbF (α2γ2) gồm 2 chuỗi globin α + 2 chuỗi globin γ. Sau khi sinh, Hb F dần được thay thế bằng Hb A. Trên 1 tuổi chủ yếu là HbA (α2β2) (gồm 2 chuỗi globin α + 2 chuỗi globin β) và HbA2 (α2δ2).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Thalassemia là bệnh rối loạn máu di truyền" src="//ckfinder/userfiles/images/_thalassemia-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thalassemia là bệnh rối loạn máu di truyền</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Gen qui định tổng hợp chuỗi alpha globin nằm trên NST 16, mỗi NST có gen α1 và gen α2. Gen qui định tổng hợp chuỗi không alpha globin nằm trên NST 11, mỗi NST có một gen. Khi gen globin đột biến gây ra bệnh Hb (bệnh huyết sắc tố) di truyền. Trường hợp đột biến gây ngừng hẳn hoặc làm chậm quá trình tổng hợp chuỗi globin gây giảm hoặc mất khả năng tổng hợp chuỗi globin gây ra bệnh Thalassemia. Trường hợp đột biến không làm ảnh hưởng đến tốc độ tổng hợp chuỗi globin nhưng lại tổng hợp ra chuỗi khác với bình thường (khác về thành phần acid amin trong chuỗi) gọi là bệnh hemoglobin bất thường (bệnh HbE, HbS, …). Thalassemia và bệnh huyết sắc bất thường có thể độc lập nhưng cũng có thể phối hợp với nhau như ở nước ta phổ biến là tình trạng β - Thalassemia phối hợp với bệnh huyết sắc tố E.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">• Thalassemia là rối loạn di truyền phổ biến nhất trên thế giới với tỷ lệ khoảng 7% dân số thế giới mang gen bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">• Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Huyết học truyền máu Trung ương vào năm 2017 ở 24 tỉnh/thành phố với số lượng 24.147 người tham gia thuộc 53 dân tộc cho thấy: tất cả các dân tộc, tỉnh/thành phố đều có người mang gen bệnh với tỷ lệ chung 13.8%, tuy nhiên tỷ lệ bị bệnh cao hơn ở các dân tộc thiểu số miền núi, một số nơi trên 20% dân số bị bệnh và mang gen. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mang gen bệnh ở người Mường lên đến 22% trong khi người Kinh chỉ 2-4%. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tại Hòa Bình cho kết quả xét nghiệm bước đầu 543 trường hợp tại 2 xã Tân Lập và Yên Thượng, huyện Cao Phong: 243 trường hợp (44,75%) trường hợp có chỉ số máu bất thường, trong đó có 191 trường hợp (35,17%) nghi ngờ mang gen Thalassemia.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh Thalassemia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Do đột biến gen qui định tổng hợp chuỗi globin của huyết sắc tố.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh Thalassemia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân Thalassemia thể trung bình hoặc thể nặng thường biểu hiện sớm các triệu chứng thiếu máu, tình trạng tan máu, tăng sinh tủy phản ứng và quá tải sắt trên lâm sàng. Mức độ bệnh nhẹ hơn thì thời gian xuất hiện các triệu chứng muộn hơn.<br>
Với người lành mang gen bệnh thì không có biểu hiện trên lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Thiếu máu mạn tính:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, trẻ nhỏ thì chậm phát triển.</li>
<li style="text-align: justify;">Khó thở khi gắng sức, nhịp tim nhanh, hồi hộp trống ngực.</li>
<li style="text-align: justify;">Da xanh, niêm mạc nhợt.</li>
<li style="text-align: justify;">Mức độ thiếu máu phụ thuộc mức độ nặng của bệnh của bênh. Sốt, nhiễm trùng, có thai…làm tình trạng thiếu máu nặng hơn.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Triệu chứng của tình trạng tan máu:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, sỏi mật. Mức độ vàng da tăng khi có cơn tan máu cấp hoặc khi tan máu nặng.</li>
<li style="text-align: justify;">Thường gặp triệu chứng lách to do tăng phá hủy hồng cầu. Khi lách to lâu ngày dẫn đến: đầy bụng, đau tức bụng, đau lách, nhồi máu lách, tăng nguy cơ vỡ lách khi vùng bụng bị chấn thương.</li>
<li style="text-align: justify;"> Ngoài ra còn gặp triệu chứng gan to.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong> - Tăng sinh tủy xương tạo máu phản ứng: </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Gây nên biến dạng đầu, mặt như trán dô, mũi tẹt, bướu chẩm… </p>
<p style="text-align: justify;">- <strong> Quá tải sắt: </strong></p>
<p style="text-align: justify;">• Da xạm đen, da khô, kém đàn hổi, một số trường hợp có vết loát vô khuẩn.</p>
<p style="text-align: justify;">• Suy tuyến nội tiết: chậm phát triển thể chất do suy tuyến yên , dậy thì muộn, mãn kinh sớm do suy tuyến sinh dục…; suy tim, xơ gan, suy gan, loãng xương, loét chân tay vô khuẩn… </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh Thalassemia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biến chứng trong Thalassemia gồm 2 nhóm chính: biến chứng do tình trạng quá tải sắt và biến chứng sinh máu ngoài tủy.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Quá tải sắt:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Là biến chứng thường gặp do truyền máu và tăng hấp thu sắt ở đường tiêu hóa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu thường gặp biến chứng quá tải sắt khá sớm do truyền máu nhiều lần, còn đối với bệnh nhân thalassemia không phụ thuộc truyền máu cũng có gặp biến chứng quá tải sắt do tăng hấp thu (lượng sắt hấp thu ở đường tiêu hóa ở bệnh nhân Thalassemia cao gấp 5 lần người bình thường).</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng tim mạch do quá tải sắt</p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện: giãn thất trái hoặc cả 2 tâm thất làm mất kahr năng bù gây thiếu oxy mô kéo dài, phì đại cơ tim, tăng áp lực động mạch phổi, giảm sức bóp cơ tim, suy tim.</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng gan do quá tải sắt</p>
<p style="text-align: justify;">+ Lắng đọng sắt vào nhu mô gan=> tăng sinh xơ và cuối cùng gây nên xơ gan</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Biến chứng tại tuyến nội tiết do quá tải sắt:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Suy tuyến yên, tuyến sinh dục, tuyến tụy, tuyến giáp, tuyến cận giáp gây nên chậm phát triển thể chất, dậy thì muộn, đái tháo đường, tăng nguy cơ gãy xương bệnh lý,..</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Biến chứng sinh máu ngoài tủy:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Do thiếu máu và sinh hồng cầu không hiệu lực trong tủy xương, dẫn đến tăng sinh hồng cầu phản ứng tạo nên các khối u sinh máu gây chèn ép ở những vị trí khác ngoài tủy như hạch lympho, tuyến giáp, tim, trung thất, tuyến tiền liệt, thận, ống tủy sống. Trong đấy sinh máu ngoài tủy vị trí ống tủy sống hay gặp nhất với biểu hiện đau lưng, yếu, giảm khả năng vận động của chân, rối loạn cảm giác ở chân,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh Thalassemia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đây là bệnh lý di truyền trên nhiễm sắc thể thường, nguy cơ bị bệnh cả nam và nữ là tương đương nhau. Tuy nhiên phổ biến hơn ở các dân tộc ít người, tỉnh miền núi, cao nguyên: ví dụ tỷ lệ mang gen bệnh Thalassemia ở dân tộc Mường xấp xỉ 22%, trên 40% ở dân tộc Êđê, Tày, Thái,… , trong khi dân tộc Kinh khoảng 2 – 4%.</p>
<p style="text-align: justify;"><img alt="Tỷ lệ mang gen bệnh Thalassemia ở khu vực miền núi cao" src="/ckfinder/userfiles/images/_thalassemia%20-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tỷ lệ mang gen bệnh Thalassemia ở khu vực miền núi cao</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh Thalassemia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">• Tuyên truyền, giáo dục khám sàng lọc cho những khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao, cho những người có nguy cơ cao như : anh, chị, em, con người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">• Tuyên truyền cho các cặp đôi khám sàng lọc Thalassemia trước khi kết hôn. Trường hợp cả hai người cùng mang đột biến gen Thalassemia kết hôn với nhau nên gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn trước sinh tránh sinh ra trẻ bị bệnh.<br>
</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Thalassemia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong> Các biện pháp chẩn đoán </strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><br>
<strong>Chẩn đoán xác định tình trạng bệnh: </strong><br>
• <strong>Lâm sàng</strong>: theo các triệu chứng mô tả ở trên<br>
<strong>• Cận lâm sàng:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc, kiểm tra dưới kính hiển vi thấy hồng cầu nhiều hình dạng: hình bia bắn, hình giọt nước,hình bầu dục, có thể có hồng cầu non ra máu ngoại vi; số lượng hồng cầu lưới tăng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng sức bền hồng cầu </p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng bilirubin gián tiếp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sắt huyết thanh tăng, ferritin tăng, LDH tăng</p>
<p style="text-align: justify;">- Xác định thành phần huyết sắc tố: thấy có Hb bất thường hoặc thay đổi thành phần Hb.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xác định đột biến gen globin bằng kỹ thuật PCR, giải trình tự gen globin.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu là phương pháp giúp tầm soát Thalassemia " src="/ckfinder/userfiles/images/20200708_mau-mau-xet-nghiem.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu là phương pháp giúp tầm soát Thalassemia </em></p>
<h3 style="text-align: justify;">Chẩn đoán mức độ bệnh</h3>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>- Alpha Thalassemia:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">+ Mức độ rất nặng: mất cả 4 gen alpha globin gọi là bệnh Hb Bart’s</p>
<p style="text-align: justify;">+ Mức độ trung bình: mất 3 gen alpha globin (bệnh Hb H) </p>
<p style="text-align: justify;">+ Mức độ nhẹ: mất 2 gen alpha globin</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thể ẩn: mất 1 gen alpha globin</p>
<p style="text-align: justify;">+ Mức độ nhẹ và thể ẩn thường không có biểu hiện trên lâm sàng<br>
- <strong> Beta Thalassemia:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">+ Mức độ nặng: triệu chứng xuất hiện sớm ở trẻ em < 2 tuổi với đặc điểm thiếu máu nặng, lách to độ III, IV, HbF >50% và HbA2 <4%.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Mức độ trung bình: triệu chứng xuất hiện khi trẻ trên 2 tuổi với đặc điểm thiếu máu với chỉ số huyết sắc tố trong khoảng 80 - 100g/L, lách to độ II, III, HbF từ 10-50% và HbA2 > 4%.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Mức độ nhẹ: Không có biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm có tăng số lượng HC, HC nhỏ, nhược sắc.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán biến chứng: </strong></p>
<p style="text-align: justify;">- <strong> Quá tải sắt</strong>: Đánh giá chỉ số Ferritin trong máu</p>
<p style="text-align: justify;">+ Ferritin (ng/ml): Mức độ quá tải sắt</p>
<p style="text-align: justify;">+ Dưới 300: Mức độ bình thường</p>
<p style="text-align: justify;">+ Từ 300 đến 1000: Mức độ nhẹ</p>
<p style="text-align: justify;">+Từ 1000 đến 2500: Mức độ trung bình</p>
<p style="text-align: justify;">- Trên 2500: Mức độ nặng</p>
<p style="text-align: justify;">+ Chụp cộng hưởng từ hạt nhân gan (MRI): đánh giá tình trạng nhiễm sắt tại gan:</p>
<p style="text-align: justify;">+ (LIC: Liver Iron concentration - Nồng độ sắt trong gan)</p>
<p style="text-align: justify;">+ Sắt trong gan (LIC) (mg sắt/g gan khô) Mức độ quá tải sắt</p>
<ul>
<li>
<p style="text-align: justify;"> Dưới 2: Bình thường</p>
</li>
<li>
<p style="text-align: justify;">Từ 2 đến 7: Mức độ nhẹ</p>
</li>
<li>
<p style="text-align: justify;">Từ 7 đến 15: Mức độ trung bình</p>
</li>
<li>
<p style="text-align: justify;">Trên 15: Mức độ nặng</p>
</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">+ Chụp cộng hưởng từ hạt nhân tim (MRI): đánh giá tình trạng nhiễm sắt tại tim:(T2*: kỹ thuật chụp cộng hưởng từ đánh giá tình trạng nhiễm sắt tại tim. Ms: mili second - mili giây, đơn vị tính của T2*) MRI T2* (ms) </p>
<p style="text-align: justify;">- <strong>Mức độ quá tải sắt</strong></p>
<ul>
<li>
<p style="text-align: justify;">Trên 20: Bình thường</p>
</li>
<li>
<p style="text-align: justify;">Từ 15 đến 20: Mức độ nhẹ</p>
</li>
<li>
<p style="text-align: justify;">Từ 10 đến 15: Mức đô trung bình.</p>
</li>
<li>
<p style="text-align: justify;">Dưới 10 Mức độ nặng</p>
</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Suy tuyến nội tiết: </p>
<p style="text-align: justify;">+ Nên theo dõi tình trạng đái tháo đường, theo dõi tuyến yên định kỳ 6 tháng/lần. Trường hợp người bệnh đã bị đái tháo đường nên kiểm tra hàng tháng để kiểm soát tốt đường huyết.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tuyến sinh dục: từ khi khi trẻ được 13 tuổi (nữ giới), 14 tuổi (nam) thì nên định kì 1 năm kiểm tra 1 lần</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tuyến giáp, tuyến cận giáp: bắt đầu khi người bệnh được 15 tuổi nên theo dõi định kì 1 năm 1 lần.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tổn thương gan: </p>
<p style="text-align: justify;">+ Mỗi lần vào viện hoặc tối thiểu 3 tháng/lần người bệnh cần được xét nghiệm kiểm tra chức năng gan.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Với người bệnh cần truyền máu thì xét nghiệm HBV, HCV thường quy mỗi lần vào viện hoặc ít nhất 3 tháng/lần.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trường hợp sàng lọc viêm gan vius B, C dương tính thì cần xét nghiệm định lượng virus.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tổn thương xương: </p>
<p style="text-align: justify;">+ Định kỳ hàng năm cần tiến hành:</p>
<ul>
<li>
<p style="text-align: justify;">Chụp XQ xương</p>
</li>
<li>
<p style="text-align: justify;">Đo mật độ xương trung ương: cổ xương đùi, đốt sống thắt lưng.</p>
</li>
<li>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương tim mạch: định kỳ hàng năm cần tiến hành: đo điện tâm đồ, siêu âm tim mạch.</p>
</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Thalassemia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc điều trị:</strong> phương pháp điều trị hiệu quả và triệt để nhất là ghép tế bào gốc. Với bệnh nhân không có chỉ định ghép tế bào gốc nguyên tắc điều trị phải đảm bảo nồng độ hemoglobin cần thiết để không thiếu máu quá mức+ được thải sắt sớm, phù hợp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Điều trị bằng truyền khối hồng cầu:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">+ Với bệnh nhân thuộc nhóm phụ thuộc truyền máu:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">
<p>Chỉ định truyền: Hb< 80 g/l</p>
</li>
<li style="text-align: justify;">
<p>Duy trì nồng độ Hb> 100g/l</p>
</li>
<li style="text-align: justify;">
<p>Khoảng cách các đợt truyền máu 2 – 5 tuần</p>
</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">+ Với bệnh nhân thuộc nhóm không phụ thuộc truyền máu:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">
<p>Hạn chế tối đa truyền hồng cầu</p>
</li>
<li style="text-align: justify;">
<p>Chỉ nên truyền khi có các bệnh phối hợp làm nặng thêm tình trạng thiếu máu như: nhiễm trùng, chấn thương, phụ nữ có thai, bệnh tim bẩm sinh.</p>
</li>
<li style="text-align: justify;">
<p>Ngoài ra cũng cân nhắc truyền khi có biến chứng do thiếu máu hoặc quá tải sắt như: chậm phát triển thể chất, biến dạng xương, sinh máu ngoài tủy</p>
</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Điều trị thải sắt: </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tiêu chuẩn bắt đầu dùng thuốc thải sắt: khi có một hoặc nhiều tiêu chuẩn sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khi bệnh đã truyền máu ≥ 10 đơn vị khối hồng cầu.</li>
<li style="text-align: justify;">Ferritin ≥ 800ng/ml hoặc Ferritin ≥ 500ng/ml nhưng người bệnh có nguy cơ tăng tích lũy sắt như tiếp tục phải truyền máu</li>
<li style="text-align: justify;"> Xét nghiệm MRI gan - tim có chỉ số LIC ≥ 5mg /g. </li>
<li style="text-align: justify;"> Tiêu chuẩn ngừng điều trị thải sắt: Khi ferritin < 300 ng/mL hoặc LIC < 3mg /g.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Ghép tế bào gốc đồng loại:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chỉ định ghép tế bào gốc: Thalassemia thể nặng, dưới 16 tuổi, chưa có quá tải sắt mức độ nặng và có người cho tế bào gốc phù hợp HLA.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị hỗ trợ:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Cắt lách: không khuyến việc cắt lách, cố gắng trì hoãn càng lâu càng tốt vì sau cắt lách người bệnh có nguy cơ huyết khối, nhiễm trùng. </li>
<li style="text-align: justify;">Thuốc tăng tạo HbF(α2/γ2) dùng cho bệnh nhân beta Thalassemia mức độ trung bình.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị các biến chứng</strong></p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Sơ bộ đánh giá kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm vòng một để sàng lọc bước đầu thalassemia trong cộng đồng – Nguyễn Thị Ngân và cộng sự Tạp chí Y học Việt Nam tập 477</li><li style="text-align: justify;">Pranee Winichagoon Suthat Fucharoen (2011), "Haemoglobinopathies in Southeast Asia", Indian J Med Res, 4(38)</li><li style="text-align: justify;">XM Xu, YQ Zhou, GX Luo and et al (2004), "The prevalence and spectrum of α and β thalassaemia in Guangdong Province: implications for the future health burden and population screening", Journal of clinical pathology, 57(5), pp. 517-522.</li><li style="text-align: justify;">Pan HF, Long GF và Feng YN, et al Li Q (2007), "Current status of thalassemia in minority populations in Guangxi, China", Clin Genet, 75(5), pp. 419-426</li><li style="text-align: justify;">Dương Bá Trực và cộng sự (2009), "Tình hình bệnh Thalassemia và bệnh Hemoglobin ở người Mường tại Hòa Bình", Tạp chí Y học Việt Nam, tr. 47-51.</li><li style="text-align: justify;">Bài giảng sau đại học huyết học – Truyền máu tập 1 – Nhà xuất bản Y học</li><li style="text-align: justify;">Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị thalassemia - BYT</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-thalassemia-smbpm |
Bệnh hội chứng Sjogren | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh hội chứng Sjogren</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Hội chứng Sjögren được biết đến đầu tiên vào năm 1900, khi bác sĩ người Thụy Điển Henrik Sjögren mô tả về nhóm các phụ nữ bị viêm khớp mạn tính kèm theo triệu chứng khô mắt và khô miệng. Ngày nay, đã có nhiều nghiên cứu về hội chứng này, song vẫn còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ về cơ chế sinh bệnh, điều trị.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Hội chứng Sjögren là một rối loạn tự miễn dịch gây ra bởi sự xâm nhập tế bào lympho của các tuyến ngoại tiết dẫn đến rối loạn chức năng tuyến, đặc biệt là tuyến nước bọt và tuyến lệ. Người ta chia hội chứng Sjögren thành hai loại: hội chứng Sjögren nguyên phát và hội chứng Sjögren thứ phát. Hội chứng Sjögren nguyên phát xảy ra khi không có các bệnh tự miễn khác và được đặc trưng bởi triệu chứng khô mắt (keratoconjunctiva sicca) và khô miệng (xerostomia), được gọi chung là hội chứng sicca. Ngược lại, hội chứng Sjögren thứ phát lại được biểu hiện cùng các bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì…</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_nhung-luu-y-ve-hoi-chung-sjogren-tu-b-s-truong-duoc-sai-gon.jpeg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Hội chứng Sjögren là một rối loạn tự miễn dịch gây ra bởi sự xâm nhập tế bào lympho của các tuyến ngoại tiết dẫn đến rối loạn chức năng tuyến, đặc biệt là tuyến nước bọt và tuyến lệ</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Hội chứng Sjogren không phải là một rối loạn hiếm gặp với tỷ lệ mắc bệnh gần bằng một nửa của bệnh viêm khớp dạng thấp, ảnh hưởng đến 0,5% đến 1,0% dân số. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng các triệu chứng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 45 đến 55. Tỷ lệ hiện mắc hội chứng Sjögren ước tính khoảng 3% ở những người ≥ 50 tuổi, với tỷ lệ nữ : nam là 9:1. Các biểu hiện lâm sàng của hội chứng Sjögren thường mơ hồ, dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác. Do đó, chẩn đoán hội chứng Sjögren không chính xác rất phổ biến và khoảng một nửa số bệnh nhân Sjögren chưa được chẩn đoán.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh hội chứng Sjogren</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có 3 yếu tố chính góp phần thúc đẩy hội chứng Sjögren đó là yếu tố di truyền, môi trường và gen:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><em>Yếu tố di truyền. </em></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Khuynh hướng di truyền đối với hội chứng Sjögren liên quan đến các gen lớp II của phức hợp hòa hợp mô chủ yếu (MHC), đặc biệt là gen HLA-DR và HLA-DQ. Các gen này thay đổi theo các chủng tộc. Người da trắng mắc hội chứng Sjögren hay gặp các gen HLA-DRB1.0301, HLA-DRB3.0101, HLA-DQA1.0501, HLA-DQB1.0201…. Trong khi đó, phụ nữ da vàng mắc hội chứng Sjögren lại hay gặp gen HLA-DRB1.0405, HLA-DRB4.0101, HLA-DQA1.0301, HLA-DQB1.0401…</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><em>Yếu tố môi trường. </em></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Yếu tố môi trường bao gồm các tác nhân lây nhiễm, đặc biệt virus đã được nghiên cứu có mối liên quan đến cơ chế sinh bệnh của hội chứng Sjögren. Giả thiết cho rằng virus khi xâm nhập vào cơ thể đã thúc đẩy sản xuất tự kháng thể do có khả năng bắt chước các gen của cơ thể dẫn đến phá hủy mô. Các virus đã được nghiên cứu bao gồm: HCV (virus viêm gan C), EBV, virus gây bệnh bạch cầu lympho T ở người (HTLV-1).</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><em>Yếu tố nội tiết</em></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Vai trò của sự thiếu hụt estrogen có thể giải thích tại sao hội chứng Sjögren thường gặp ở nữ giới, đặc biệt nữ giới 45-55 tuổi. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy mối tương quan giữa giảm nồng độ estrogen và các triệu chứng giống hội chứng Sjögren. Những con chuột bị bất hoạt gen aromatase dẫn đến không có khả năng tổng hợp estrogen, đã phát triển các dấu hiệu tự miễn dịch giống như hội chứng Sjögren.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Cơ chế bệnh sinh</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương đặc trưng của hội chứng Sjögren là viêm các tuyến do khu trú tế bào lympho T.</p>
<p style="text-align: justify;">Dưới tác động của các yếu tố môi trường trên những người nhạy cảm di truyền, đặc biệt phụ nữ tuổi mãn kinh gây tình trạng viêm do kích hoạt các tế bào lympho T và tiết cytokine viêm. Các tế bào đơn nhân, chủ yếu là lympho T sau khi được kích hoạt sẽ xâm nhập vào các tuyến/ống ngoại tiết qua đường mạch máu, cùng với đó các kháng thể và cytokine viêm cũng đến gây các phản ứng viêm, phản ứng miễn dịch tại chỗ làm rối loạn chức năng tuyến ngoại tiết, dẫn đến giảm sản xuất nước mắt ở tuyến lệ và giảm giản xuất nước bọt của tuyến nước bọt. Ngoài ra các tuyến ngoại tiết ở nơi khác như da, khí quản, âm đạo cũng rối loạn. Các phức hợp miễn dịch trên có thể lắng đọng ở da, khớp, cơ quan khác gây viêm mạch hệ thống.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh hội chứng Sjogren</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng tuyến ngoại tiết</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Triệu chứng tại miệng (90%). Người bệnh có cảm giác khô miệng gây ra tình trạng khó nhai, khó nuốt thức ăn. Bên cạnh đó, có thể nhiễm trùng răng miệng kèm theo, nhiễm nấm miệng.</li>
<li style="text-align: justify;">Phì đại tuyến mang tai (50%). Thường phì đại cả hai bên, cứng chắc, không đau. Đây là yếu tố dự đoán bất lợi, có thể có nguy cơ ung thư hạch.</li>
<li style="text-align: justify;">Triệu chứng tại mắt (95%). Người bệnh có biểu hiện khô mắt, cộm, ngứa mắt. Có thể tổn thương kết mạc, giác mạc kèm theo.</li>
<li style="text-align: justify;">Da khô, ngứa. Gặp ở 10% người bệnh mắc hội chứng Sjögren.</li>
<li style="text-align: justify;">Khô niêm mạc mũi họng, ho khan, khó thở (20%).</li>
<li style="text-align: justify;">Đau khi giao hợp do giảm tiết các tuyến tại âm đạo (40%).</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_1812177.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người bệnh có cảm giác khô miệng gây ra tình trạng khó nhai, khó nuốt thức ăn. Bên cạnh đó, có thể nhiễm trùng răng miệng kèm theo, nhiễm nấm miệng</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng ngoài tuyến ngoại tiết</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Cơ xương khớp. 70% người bệnh mắc hội chứng Sjögren có triệu chứng cơ xương khớp. Đau khớp bàn ngón tay, biểu hiện bàn tay Jaccoud. Tuy nhiên, không có tổn thương bào mòn khớp. Đôi khi có thể thấy vôi hóa dưới da.</li>
<li style="text-align: justify;">Hiện tượng Raynaud (30%). Trong hội chứng Sjögren, hiện tượng Raynaud thường nhẹ hơn, không có biến chứng như loét, sẹo, hoại tử đầu chi.</li>
<li style="text-align: justify;">Gan mật (30%). Có thể thâm nhiễm các tế bào viêm quanh đường mật dẫn đến viêm ống mật có thể tiến triển thành xơ gan mật tiên phát.</li>
<li style="text-align: justify;">Thận (5%). Có tình trạng thâm nhiễm các tế bào viêm quanh ống, kẽ thận gây tình trạng toan hóa ống thận, suy thận mạn tính (mức độ nhẹ), viêm cầu thận gây hội chứng thận hư.</li>
<li style="text-align: justify;">Các tuyến nội tiết. Thâm nhiễm tế bào lympho ở tuyến giáp, thượng thận, buồng trứng dẫn đến suy giáp, viêm tuyến giáp tự miễn, suy tuyến thượng thận, bệnh buồng trứng tự miễn.</li>
<li style="text-align: justify;">Các bệnh liên quan đến miễn dịch: Viêm mạch hệ thống (biểu hiện là ban xuất huyết), bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh thần kinh trung ương.</li>
<li style="text-align: justify;">U lympho. Thường gặp ở tuyến nước bọt, dạ dày, phổi. Các yếu tố dự báo nguy cơ u lympho bao gồm: bệnh lý thần kinh ngoại vi, viêm cầu thận, tổn thương mạch máu hoặc ban xuất huyết, giảm C4, bệnh cryoglobulin.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Xét nghiệm</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tự kháng thể</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Kháng thể kháng nhân (ANA): 83% người bệnh mắc hội chứng Sjögren có kháng thể kháng nhân trong huyết thanh. Tuy nhiên, kháng thể này không đặc hiệu trong chẩn đoán.</li>
<li style="text-align: justify;">Kháng thể kháng Ro/SSA: Dương tính ở 70-100% bệnh nhân Sjögren. Đây là một kháng thể có tính đặc hiệu trong hội chứng Sjögren, song cũng có rất nhiều bệnh tự miễn khác có lưu hành kháng thể này. Do vậy, không thể hoàn toàn dựa vào xét nghiệm tự kháng thể để chẩn đoán bệnh.</li>
<li style="text-align: justify;">Kháng thể kháng La/SSB: Dương tính ở 35-70% bệnh nhaanh Sjögren. Kháng thể kháng La/SSB không đặc hiệu bằng kháng Ro/SSA. Tuy nhiên đây vẫn là tự kháng thể có giá trị trong chẩn đoán bệnh</li>
<li style="text-align: justify;">Các xét nghiệm khác như RF, anti CCP, anti dsDNA, anti Jo-1, anti-scl70… có thể dương tính ở các bệnh nhân có hội chứng chồng lấp (overlap) giữa hội chứng Sjögren và các bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống…</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Mô bệnh học.
<ul>
<li style="text-align: justify;">Mô bệnh học sinh thiết tuyến nước bọt là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán bệnh. Hình ảnh mô bệnh học cho thấy xâm nhập các tế bào viêm đơn nhân, chủ yếu là tế bào lympho T với >50 tế bào lympho T trên một tiểu thùy trong ít nhất 4 tiểu thùy. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể sinh thiết bệnh, đặc biệt các tiêu chuẩn hiện nay có nhiều phương án để tiếp cận chẩn đoán hội chứng Sjögren.</li>
</ul>
</li>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm khác</li>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu: Tế bào máu ngoại vi, chỉ số viêm CRP- máu lắng, men gan, chức năng thận, bổ thể C3-C4, hormone tuyến giáp, anti TPO, anti TG hormone tuyến thượng thận.</li>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm nước tiểu: Đánh giá tổn thương thận kèm theo.</li>
<li style="text-align: justify;">Sinh thiết thận, sinh thiết gan: Với những tổn thương thận, tổn thương gan nghi ngờ.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Chẩn đoán hình ảnh</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Xquang, siêu âm khớp: Đánh giá tổn thương khớp. Đau khớp trong hội chứng Sjögren nguyên phát không có tổn thương bào mòn, phá hủy khớp. Tuy nhiên, nếu ở hội chứng Sjögren thứ phát, đặc biệt kết hợp với viêm khớp dạng thấp hoàn toàn có thể gặp những tổn thương này.</li>
<li style="text-align: justify;">Siêu âm ổ bụng: Đánh giá hình ảnh gan, thận, hạch ổ bụng…</li>
<li style="text-align: justify;">Siêu âm tuyến mang tai. Nếu có phì đại tuyến mang tai kèm theo.</li>
<li style="text-align: justify;">Nhuộm fluorescein, nhuộm hồng Bengal và xét nghiệm green lissamine, schirmer test...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh hội chứng Sjogren</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện chưa có phương pháp dự phòng hội chứng Sjögren.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Nhìn chung, tiên lượng của hội chứng Sjögren là thuận lợi. Tuổi thọ của bệnh nhân mắc hội chứng Sjögren tương đương với tuổi thọ của dân số chung. Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút bởi những biểu hiện đa dạng của bệnh. Nhiễm trùng và ung thư hạch là những nguyên nhân chính gây tử vong.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh hội chứng Sjogren</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có nhiều tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng Sjögren.<br>
<strong>Tiêu chuẩn phân loại Mỹ- Châu Âu 2002</strong><br>
<strong>Các triệu chứng về mắt (ít nhất một)</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khô mắt dai dẳng, khó chịu hàng ngày trong ít nhất ba tháng</li>
<li style="text-align: justify;">Cảm giác cộm hoặc sạn tái diễn trong mắt</li>
<li style="text-align: justify;">Sử dụng nước mắt nhân tạo hơn ba lần mỗi ngày</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các triệu chứng về miệng (ít nhất một)</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Cảm giác khô miệng mỗi ngày trong ít nhất ba tháng</li>
<li style="text-align: justify;">Phì đại tuyến nước bọt</li>
<li style="text-align: justify;">Cần uống chất lỏng để hỗ trợ khi nuốt thức ăn khô</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bằng chứng khách quan của chứng khô mắt (ít nhất một)</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Test Schirmer ≤ 5 mm / 5 phút</li>
<li style="text-align: justify;">Điểm Van Bijsterveld ≥ 4 (sau khi test lissamine)</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bằng chứng khách quan về tổn thương của tuyến nước bọt (ít nhất một)</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Xạ hình tuyến nước bọt</li>
<li style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính mang tai</li>
<li style="text-align: justify;">Lưu lượng nước bọt khi không được kích thích (≤ 1,5 mL / 15 phút, ≤ 0,1 mL / phút)</li>
</ul>
<p><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_7985a9c5-7ee1-4e94-9616-60eba9314dd2.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp cắt lớp vi tính chẩn đoán bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đặc điểm mô học</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sinh thiết tuyến nước bọt: cụm ≥ 50 tế bào lympho trên mỗi tiểu thùy trong ít nhất bốn tiểu thùy được đánh giá.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tự kháng thể</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sự hiện diện của các kháng thể kháng SSA (Ro / SSA) hoặc kháng SSB (La / SSB)</li>
<li style="text-align: justify;">Chẩn đoán</li>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng Sjögren nguyên phát khi có bốn trong sáu tiêu chí (bao gồm một mẫu sinh thiết dương tính của tuyến nước bọt hoặc các kháng thể chống lại SSA, SSB) hoặc ba trong số bốn tiêu chí khách quan.</li>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng Sjögren thứ phát khi có một bệnh mô liên kết đã được chẩn đoán và một triệu chứng lâm sàng cộng với bất kỳ ba trong bốn tiêu chí khách quan.</li>
<li style="text-align: justify;">Loại trừ: Xạ trị trước đó vùng đầu cổ, ung thư hạch bạch huyết, bệnh sarcoidosis, nhiễm HCV hoặc HIV, hoặc sử dụng thuốc kháng cholinergic</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiêu chuẩn ACR 2012</strong><br>
Bao gồm 3 tiêu chí chính. Khi có 2/3 tiêu chí được chẩn đoán là hội chứng Sjögren.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Các kháng thể chống lại SSA (Ro / SSA) hoặc SSB (La / SSB), hoặc yếu tố dạng thấp dương tính và mức kháng thể kháng nhân từ 1: 320 trở lên.</li>
<li style="text-align: justify;">Sinh thiết tuyến nước bọt trong phòng thí nghiệm cho thấy viêm tuyến nước bọt tế bào lympho khu trú với điểm tiêu điểm ≥ 1 tiêu điểm /4mm²</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm kết mạc mắt sicca với điểm nhuộm mắt ≥ 3 (giả định rằng bệnh nhân hiện không sử dụng thuốc nhỏ mắt hàng ngày để điều trị bệnh tăng nhãn áp và chưa phẫu thuật giác mạc hoặc phẫu thuật mí mắt thẩm mỹ trong năm năm qua)</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Cần loại loại trừ các bệnh sau trước khi chẩn đoán: tiền sử điều trị bức xạ vùng đầu cổ, nhiễm HCV, HIV, bệnh sarcoidosis, bệnh amyloidosis, bệnh liên quan đến IgG4, sau ghép tạng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh hội chứng Sjogren</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Điều trị triệu chứng các tuyến</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Điều trị khô niêm mạc liên quan đến hội chứng Sjögren chủ yếu nhằm giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng như sâu răng, khó nuốt và nhiễm nấm Candida miệng.</li>
<li style="text-align: justify;">Điều trị không dùng thuốc: Tránh uống rượu, hút thuốc. Không dùng thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm (ngoại trừ thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, đặc biệt escitalopram và fluoxetine). Vệ sinh miệng, khám răng miệng định kỳ, kích thích tiết nước bọt (nhai kẹo cao su không đường hoặc nước cam quýt) và sử dụng các chất thay thế nước bọt thường được khuyến cáo để kiểm soát tình trạng khô miệng. Các chất thay thế nước bọt đã được chứng minh là có thể cải thiện các triệu chứng chủ quan của khô miệng (ví dụ, nóng rát miệng, khó nhai và nuốt) mà không ảnh hưởng đến tốc độ tiết nước bọt.</li>
<li style="text-align: justify;">Điều trị dùng thuốc:</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khô mắt. Ban đầu, nên sử dụng thuốc nhỏ mắt không chứa chất bảo quản hoặc dung dịch nhỏ mắt chứa natri hyaluronate hoặc hydroxypropyl methylcellulose, giúp cải thiện cả các triệu chứng chủ quan và dấu hiệu khách quan của chứng khô mắt. Trong các trường hợp triệu chứng khô mắt từ trung bình đến nặng, thuốc nhỏ cyclosporine (0,05%) trong sáu tháng cho thấy cải thiện đáng kể các triệu chứng. Corticoid tại chỗ có hiệu quả ngắn hạn song nhiều nguy cơ trên mắt nên sử dụng thận trọng.</li>
<li style="text-align: justify;">Khô miệng. Sử dụng pilocarpine, Cevimeline cho thấy sự cải thiện có ý nghĩa thống kê về tình trạng khô (miệng, mắt, mũi, âm đạo, da) và tốc độ chảy nước bọt.</li>
<li style="text-align: justify;">Khô âm đạo. Sử dụng thuốc đặt có chứa estrogen, chất bôi trơn.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Điều trị toàn thân</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Phì đại tuyến mang tai. Chườm mát, sử dụng NSAIDs hoặc corticoid toàn thân ngắn ngày (<1 tháng). Cân nhắc sử dụng kháng sinh.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm khớp. Điều trị triệu chứng gồm NSAID, corticoid toàn thân hoặc tại chỗ. Điều trị thay đổi bệnh gồm: HCQ hoặc methotrexate. Khi sử dụng HCQ cần chú ý kiểm tra mắt định kỳ</li>
<li style="text-align: justify;">Biểu hiện Raynaud: Tránh lạnh, lo lắng, sử dụng thuốc chẹn kênh Calci.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Thuốc chống trầm cảm, gabapentin. Lưu ý có thể làm nặng thêm triệu chứng khô mắt và khô miệng. Ngoài ra có thể sử dụng corticoid toàn thân (uống hoặc truyền tĩnh mạch) hoặc globulin miễn dịch truyền tĩnh mạch những trường hợp diễn biến nặng.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm mạch máu do cryoglobulin gây tổn thương tạng: lựa chọn corticoid liều cao, trao đổi huyết tương, globulin miễn dịch truyền tĩnh mạch, Rituximab.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh phổi kẽ: Cyclophosphamide, azathioprine.</li>
<li style="text-align: justify;">Toan hóa ống thận: Bổ sung kali, natribicarbonat.</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm cầu thận: Corticoid, cyclophosphamide tĩnh mạch.</li>
<li style="text-align: justify;">Tổn thương đường mật. Sử dụng thuốc lợi mật Axit ursodeoxycholic.</li>
<li style="text-align: justify;">U lympho. Điều trị theo phác đồ điều trị u lympho.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Điều trị hội chứng kèm theo (trong hội chứng Sjögren thứ phát): Điều trị viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì theo phác đồ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Borchers AT, Naguwa SM, Keen CL, Gershwin ME. Immunopathogenesis of Sjogren's syndrome. Clin Rev Allergy Immunol. 2003;25:89–104.</li><li>Waterman SA, Gordon TP, Rischmueller M. Inhibitory effects of muscarinic receptor autoantibodies on parasympathetic neurotransmission in Sjogren's syndrome. Arthritis Rheum. 2000;43:1647–54.</li><li>Tzioufas AG, Goules AV. Limited efficacy of targeted treatments in Sjögren's syndrome: why? Clin Exp Rheumatol. 2018 May-Jun;36 Suppl 112(3):27-28.</li><li>Vitali C, Bombardieri S, Jonsson R, et al. . Classification criteria for Sjögren’s syndrome: a revised version of the European criteria proposed by the American-European Consensus Group. Ann Rheum Dis 2002;61:554–8</li><li>Shiboski SC, Shiboski CH, Criswell L, et al. . American College of Rheumatology classification criteria for Sjögren’s syndrome: a data-driven, expert consensus approach in the Sjögren’s International Collaborative Clinical Alliance cohort. Arthritis Care Res (Hoboken) 2012;64:475–87</li><li>Price EJ, Rauz S, Tappuni AR, Sutcliffe N, Hackett KL, Barone F, Granata G, Ng WF, Fisher BA, Bombardieri M, Astorri E, Empson B, Larkin G, Crampton B, Bowman SJ., British Society for Rheumatology Standards, Guideline and Audit Working Group. The British Society for Rheumatology guideline for the management of adults with primary Sjögren's Syndrome. Rheumatology (Oxford). 2017 Oct 01;56(10):e24-e48.</li><li>López-Pintor RM, Fernández Castro M, Hernández G. Oral involvement in patients with primary Sjögren's syndrome. Multidisciplinary care by dentists and rheumatologists. Reumatol Clin. 2015 Nov-Dec;11(6):387-94 </li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-hoi-chung-sjogren-stpvv |
Bệnh sốt vàng | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh sốt vàng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sốt vàng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, căn nguyên gây bệnh là virus, gây nhiễm trùng ở người và động vật linh trưởng với vector truyền bệnh chính là muỗi <i>Aedes</i>. Bệnh thường gặp ở vùng Nam Mỹ và Châu Phi với biểu hiện nhiễm trùng cấp tính, rối loạn chức năng gan, rối loạn chức năng thận, rối loạn đông máu và tiên lượng tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chẩn đoán bệnh dựa vào khai thác dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên virus. Biện pháp điều trị chính vẫn là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Vắc xin đặc hiệu với virus đã được chứng minh hiệu quả miễn dịch tốt và là biện pháp phòng bệnh chính đặc biệt với các đối tượng nguy cơ nhiễm bệnh cao</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh sốt vàng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, căn nguyên gây bệnh là virus, gây nhiễm trùng ở người và động vật linh trưởng" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_sot-vang-nguyen-nhan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh sốt vàng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, căn nguyên gây bệnh là virus, gây nhiễm trùng ở người và động vật linh trưởng</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh sốt vàng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Virus gây bệnh sốt vàng thuộc họ <em>Flaviviridae</em>, vật chất di truyền là RNA sợi đơn, khoảng 40 – 69 nm. Virus gây bệnh có một type huyết thanh duy nhất và có 7 kiểu gen chính đã được biết đến. Virus có thể gây bệnh ở cả con người và các loài động vật linh trưởng khác. Khi bị muỗi đốt, virus xâm nhập vào cơ thể con người, theo hạch bạch huyết đến gây bệnh nhiều cơ quan khác như tổn thương gan, tổn thương thận, tổn thương cơ tim, rối loạn chức năng đông máu,…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh sốt vàng xảy ra ở các khu vực Nam Mỹ và vùng nhiệt đới Châu Phi cận Sahara lây truyền qua virus gây bệnh " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Sot-vang-o-tre-nho.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh sốt vàng xảy ra ở các khu vực Nam Mỹ và vùng nhiệt đới Châu Phi cận Sahara lây truyền qua virus gây bệnh </em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh sốt vàng thường xảy ra ở khu vực Nam Mỹ và vùng nhiệt đới Châu Phi cận Sahara. Bên cạnh đó, ghi nhận các ca bệnh lẻ tẻ tại một số quốc gia tại Châu Á như Trung Quốc,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh sốt vàng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện cấp tính. Thời kỳ khởi phát thường xuất hiện khoảng 3 – 6 ngày từ khi bị muỗi <em>Aedes</em> đốt. Người bệnh có các triệu chứng không đặc hiệu giống nhiễm trùng virus thông thường khác như như sốt cao, 39 – 41 độ C, mệt mỏi, khó chịu, đau mỏi người, đau nhức cơ xương khớp, đau đầu, chán ăn, buồn nôn,… Thăm khám thực thế có thể thấy: da và kết mạc sung huyết, lưỡi đỏ, mạch tương đối chậm không tương xứng với nhiệt độ cơ thể cao, ấn đau thượng vị, gan to, đau, trường hợp nặng có thể có dấu hiệu vàng da. Các bất thường xét nghiệm có thể ghi nhận: công thức máu thấy giảm số lượng bạch cầu xảy ra nhanh và sớm ngay từ những ngày đầu mắc bệnh, tăng men transaminase AST, ALT, các marker viêm như CRP, procalciton thường bình thường hoặc tăng nhẹ,… Giai đoạn này không thể phân biệt bệnh sốt vàng với nhiễm trùng cấp tính khác.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người bệnh có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, khó chịu" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_sot-vang-tre.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><i>Người bệnh có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, khó chịu</i></p>
<p style="text-align: justify;">Người bệnh có thể chuyển sang thời kỳ bệnh thuyên giảm kéo dài khoảng 48 giờ, các triệu chứng lâm sàng cải thiện, sốt giảm, người bệnh cảm thấy khỏe hơn, các xét nghiệm dần trở về ngưỡng bình thường. Tuy nhiên khoảng 15 % người bệnh diễn biến nặng( sốt vàng nặng) với triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc rầm rộ và biểu hiện rối loạn chức năng nhiều cơ quan. Diễn biến nặng lên thường xảy ra từ khoảng ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 sau thời kỳ khởi phát, người bệnh sốt cao trở lại, người mệt lử, vàng da, nôn, buồn nôn, đau bụng vùng thượng bị, rối loạn chức năng gan, thận, tim mạch,… Cơ chế gây bệnh liên quan đến cơn bão cytokine.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn chức năng gan:</strong> tổn thương viêm gan biểu hiện trên xét nghiệm như men AST, ALT tăng cao và rất cao, bilirubin tăng cao, tỉ lệ albumin giảm, tỉ lệ prothrombin giảm,…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn chức năng thận:</strong> thiểu niệu hoặc vô niệu, đái máu, xét nghiệm ure và creatinin huyết tương tăng. Tỉ lệ tử vong cao.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xuất huyết nặng</strong>: biểu hiện xuất huyết dưới da và xuất huyết niêm mạc. Bệnh nhân chảy máu rầm rộ, chảy máu niêm mạc miệng, mũi, ho máu, nôn máu, đi ngoài phân máu, tiểu máu, hành kinh bất thường và số lượng nhiều ở phụ nữ,… Trường hợp xuất huyết nặng có thể gây sốc giảm thể tích. Người bệnh có biểu hiện đông máu rải rác trong lòng mạch. Các bất thường về xét nghiệm ghi nhận: giảm tiểu cầu, tỉ lệ prothrombin giảm, các yếu tố đông máu như yếu tố II, V, VII, IX, X giảm, D-dimer tăng cao, …</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tổn thương hệ tim mạch:</strong> điện tâm đồ có thể biến đổi bất thường như nhịp chậm, bất thường ST-T, sóng T cao, ngoại tâm thu. Viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim thường xảy ra, góp phần làm nặng lên diễn biến lâm sàng của người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương:</strong> người bệnh có thể mê sảng, lú lẫn, ảnh hưởng tri giác, rối loạn ý thức, kích động, co giật toàn thân. Dịch não tủy có thể biến đổi trong trường hợp nặng, áp lực tăng, lượng protein tăng, tế bào bạch cầu thường không tăng. Tuy nhiên, tổn thương viêm não do sốt vàng là cực kỳ hiếm gặp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm tụy: </strong>có thể gặp các biểu hiện của viêm tụy cấp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn nước và điện giải, rối loạn thăng bằng toan – kiềm ( toan chuyển hóa).</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu không được chẩn đoán và hồi sức tích cực kịp thời, tỉ lệ tử vong cao, khoảng 20 – 50% khác nhau trong các báo cáo. Thời gian hồi phục thường kéo dài, thậm chí hàng tháng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh sốt vàng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng có thể gặp như:</strong> bôi nhiễm vi khuẩn( viêm phổi, viêm tuyến mang tai, nhiễm khuẩn huyết,…); suy đa tạng; xuất huyết nội tạng; đông máu rải rác trong lòng mạch; viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim; sốc nhiễm khuẩn; sốc giảm thể tích; thậm chí tử vong. Cần chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và theo dõi sát người bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_benh-sot-vang-la-gi-nguyen-nhan-cach-phong-va-dieu-tri.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Biến chứng có thể gặp của căn bệnh sốt vàng rất nhiều viêm cơ tim, suy đa tạng,.. nguy hiểm hơn có thể gây tử vong </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh sốt vàng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vector truyền bệnh chính và ổ chứa tự nhiên của virus là muỗi <i>Aedes</i>. Virus lan truyền theo đường máu từ người và động vật bị bệnh sang người lành khi bị muỗi đốt. Đã ghi nhận virus có thể lây truyền từ người sang người thông qua con đường truyền máu hoặc các chế phẩm máu hoặc ghép tạng,… Virus không lây truyền qua các con đường lây truyền khác như đường hô hấp, đường tiêu hóa, tiếp xúc thông thường,… Ở Nam Mỹ, ghi nhận lây truyền từ loài khỉ sang người qua vector trung gian muỗi <i>Aedes.</i></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh sốt vàng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như trên đã trình bày, bệnh sốt vàng hay gặp ở vùng Nam Mỹ( ví dụ Brazil), vùng nhiệt đới Châu Phi cận Sahara. Tất cả các đối tượng đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, tỉ lệ tử vong cao ở người cao tuổi. Vào mùa mưa, muỗi <em>Aedes</em> phát triển mạnh, trong hốc cây chứa nước mưa, các dụng cụ chứa nước tại khu vực nhà ở,… Những người sống tại khu vực này, hoặc du lịch đến khu vực này vào mùa muỗi sinh trưởng mạnh tăng nguy cơ mắc bệnh. Tốc độ lan truyền của virus tương đối nhanh, có thể gây thành dịch. Ngoài ra, nếu truyền máu và các chế phẩm máu hoặc nhận tạng ghép của người bị nhiễm virus, cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh sốt vàng lây truyền qua muỗi Aedes, vì vậy ai cũng có thể mắc bệnh " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_benh-sot-vang-da.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh sốt vàng lây truyền qua muỗi Aedes, vì vậy ai cũng có thể mắc bệnh </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh sốt vàng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Do virus gây bệnh chỉ có một type huyết thanh duy nhất, nên khi tiêm vắc xin có thể chống lại tất cả các chủng virus gây bệnh. Do đó, tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp rất hữu ích và quan trọng nhất. Có nhiều loại vắc xin phòng bệnh sốt vàng được sản xuất tại Mỹ, Pháp, các quốc gia Châu Âu khác, đa số là vắc xin sống giảm động lực. Chỉ định tiêm cho các đối tượng từ 9 tháng tuổi trở lên, do tác dụng phụ nghiêm trọng đã ghi nhận ở các đối tượng dưới 9 tháng tuổi. Những đối tượng cần được tiêm phòng gồm: người sống và làm việc tại khu vực lưu hành bệnh, khách du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh,… chưa có khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin đặc biệt đối với khách du lịch. Globulin đặc hiệu với bệnh sốt vàng hiện vẫn chưa có.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu như diệt bọ gậy và diệt muỗi <em>Aedes</em>, tuyên truyền và nâng cao sức khỏe, nâng cao hiểu biết, vệ sinh môi trường sống và vệ sinh thân thể, phát hiện sớm và điều trị kịp thời người bệnh,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh sốt vàng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán dựa vào các yếu tố dịch tễ ( sống, du lịch hoặc đến làm việc tại các khu vực lưu hành bệnh như Châu Phi, Nam Mỹ,..), triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ( mô tả trên) và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên virus.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cần phải thực hiện để phát hiện chính xác có bị bệnh hay không " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Xet-nghiem-sot-vang.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cần phải thực hiện để phát hiện chính xác có bị bệnh hay không </em></p>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên virus bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm huyết thanh học:</strong> phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu với virus gây bệnh bằng kỹ thuật ELISA. Hiệu giá kháng thể IgM tăng có ý nghĩa chẩn đoán. Tuy nhiên xét nghiệm kháng thể IgM có một số hạn chế như: có thể dương tính chéo với một số loài <em>Flavivirus</em> khác, kết quả có thể dương tính ở người bệnh đã từng được tiêm vắc xin đặc hiệu với virus gây bệnh sốt vàng,…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm PCR RNA virus:</strong> bệnh phẩm thường được sử dụng là máu hoặc mô cơ quan khác, nhằm phát hiện vật chất di truyền RNA của virus. Tuy nhiên xét nghiệm này cần yêu cầu kỹ thuật hiện đại và đắt tiền.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nuôi cấy và phân lập virus:</strong> tế bào vật chủ thường dùng là cơ thể muỗi hoặc tế bào động vật có vú, … Virus có thể được phát hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, ngay cả khi người bệnh chưa có biểu hiện vàng da trên lâm sàng. Hạn chế của kỹ thuật này là thời gian cho kết quả lâu và yêu cầu kỹ thuật máy móc hiện đại.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh sốt vàng cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như: tổn thương gan do các virus viêm gan khác (virus viêm gan A, B, C, D, E); bệnh cúm; sốt xuất huyết do các căn nguyên virus khác (ví dụ sốt xuất huyết Dengue nặng,…), sốt rét, bệnh thương hàn, bệnh do <em>Leptospira</em>, sốt Q,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh sốt vàng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện chưa có thuốc kháng virus được chứng minh hiệu quả, các biện pháp điều trị chính vẫn là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Những trường hợp nặng, cần chuyển người bệnh đến các đơn vị hồi sức tích cực.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp điều trị triệu chứng, hỗ trợ: người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối; hạ sốt bằng paracetamol liều 10 – 15 mg/kg/ lần khi sốt từ 38,5 độ C, mỗi lần cách nhau từ 4 – 6 tiếng, chú ý tác dụng phụ trên gan của paracetamol; hạn chế sử dụng các thuốc chuyển hóa qua gan và gây độc cho gan; bù dịch đảm bảo khối lượng tuần hoàn, sử dụng các thuốc vận mạch khi có chỉ định; điều chỉnh rối loạn điện giải; đảm bảo thăng bằng – kiềm toan; hỗ trợ hô hấp; đảm bảo chế độ dinh dưỡng; truyền các chế phẩm máu khi có chỉ định như tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh; lọc máu nếu tình trạng toan chuyển hóa nặng; điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm khi có bội nhiễm vi khuẩn,…</p>
<p style="text-align: justify;">Liệu pháp kháng virus: đã và đang được nghiên cứu. Ribavirin với nồng độ rất cao có thể chống lại virus gây bệnh nhưng không đạt được hiệu quả trên lâm sàng. Các kháng thể đơn dòng đã được sử dụng tuy nhiên hiệu quả lâm sàng là chưa chắc chắn và cần nghiên cứu thêm</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>World Health Organization. Yellow Fever – Angola</li><li><span style="text-align: justify; font-size: 0.875rem;">ProMED mail. Yellow fever - Countries with dengue: Alert</span></li><li><span style="text-align: justify; font-size: 0.875rem;">World Health Organization. Yellow Fever - China</span></li><li><span style="text-align: justify; font-size: 0.875rem;">World Health Organization. Yellow fever - Brazil</span></li><li><span style="text-align: justify; font-size: 0.875rem;">Centers for Disease Control and Prevention. Search for Yellow Fever</span></li><li><span style="text-align: justify; font-size: 0.875rem;">Leslie V. Simon; Muhammad F. Hashmi; Klaus D. Torp. Yellow Fever. StatPearls</span></li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-sot-vang-sojll |
Brucellosis | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Brucellosis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Brucellosis</strong> là một bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật hoặc các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh gây ra bởi các tác nhân <strong>Brucella</strong>. Chúng ta có thể gặp với những tên gọi khác như sốt làn song, sốt Malta, sốt Địa Trung Hải hoặc Gibraltar. Theo Tổ chức Y tế Thế giới Brucellosis được xem là một trong những bệnh lây truyền từ động vật sang người bị bỏ quên hàng đầu.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210619/20210619_BRUCELLOSIS.png"></p>
<p style="text-align: justify;">Ở những quốc gia có thu nhập trung bình và cao có các chương trình kiểm soát bệnh tật giúp làm giảm lây nhiễm brucellosis ở người và động vật. Tuy nhiên, ở các quốc gia có thu nhập thấp do cơ sở hạ tầng và các chương trình giám sát chưa phổ biến dẫn đến brucellosis vẫn lưu hành ở một số vùng của châu Á, Trung Đông, Đông và Bắc Phi, Mỹ La tinh, và một số quốc gia phía Nam và Đông Âu.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh có thể diễn biến cấp tính với biểu hiện sốt là chính, hoặc có thể tiến triển thành mãn tính với tình trạng nhiều đợt sốt lặp lại, yếu và đau nhức mỏi cơ, vã mồ hôi.</p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh dựa trên kết quả nuôi cấy căn nguyên vi sinh, bệnh phẩm thường là máu.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị tối ưu bệnh thường đòi hỏi 2 kháng sinh Doxycycline hoặc Trimethoprim/sulfamethoxazole cộng với gentamicin, streptomycin hoặc rifampin.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Brucellosis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Tác nhân gây bệnh Brucellosis</strong> là <strong>Bruscella sp</strong>, là các vi khuẩn gram âm, nội bào, hiếu khí. Brucella không nhân lên bên ngoài vật chủ, nhưng có thể tồn tại nhiều năm trong thai (bị sảy) hoặc nhau thai đông lạnh, tồn tại nhiều tháng trong điều kiện ẩm ở nhiệt độ 10-15°C, và tồn tại trong nhiều giờ ở nhiệt độ 45-50°C.</p>
<p style="text-align: justify;">Các sinh vật gây bệnh Brucellosis của con người là <strong>B. abortus (từ gia súc),</strong> <strong>B. melitensis (từ cừu và dê)</strong>, và <strong>B. suis (từ lợn)</strong>. <strong>B. canis (từ chó)</strong> gây ra các ca bệnh lẻ tẻ. Nói chung là B. melitensis và B. suis hay gây bệnh hơn các loài Brucella khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Brucellosis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng bệnh đa dạng</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Thời kỳ ủ bệnh:</strong> Trung bình khoảng 2 tuần, một số bệnh nhân thời kỳ này có thể ngắn (khoảng vài ngày), một sốt khác có thể kéo dài vài tháng.</p>
<p style="text-align: justify;">- <strong>Bệnh khởi phát cấp tính</strong>, với biểu hiện sốt là hay gặp, sốt cao, cơn ớn lạnh, gai lạnh, cơn rét run. Sốt thường kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, đau mỏi người, đau mỏi cơ xương khớp, đau lưng, khó chịu. Triệu chứng này khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác. Bên cạnh đó, một tỉ lệ không nhỏ, người bệnh có thể khởi phát từ từ, kéo dàu với các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, đau nhức đau, đau mỏi cơ, sốt thất thường, sốt về chiều tối, chán ăn, ngủ kém,… Sốt trong Brucellosis thường kéo dài từ 1 đến 5 tuần, ở một số người bệnh, sốt có thể giảm 1 thời gian, sau sốt trở lại, lặp lại chu kỳ trên.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210619/20210619_benh-brucellosis-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng bệnh Brucellosis</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Giai đoạn toàn phát</strong>: Có thể biểu hiện bệnh ở nhiều cơ quan. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể gặp như chán ăn, giảm cân, đau vùng bụng, kèm theo có thể tiêu chảy hoặc táo bón. Lách to, gan to cũng là triệu chứng gặp trên lâm sàng. Áp xe gan có thể xảy ra trong một số trường hợp. Đã có báo cáo về viêm phúc mạc do vi khuẩn tự phát hoặc nhiễm trùng dẫn lưu não thất - ổ bụng trong phúc mạc Người bệnh có thể sảy thai, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn ở nam giới.</p>
<p style="text-align: justify;">Triệu chứng ho, khó thở, đau ngực kiểu màng phổi cũng có thể gặp. Tuy nhiên trên nhiều bệnh nhân có thể chụp X-quang ngực không nghi nhận tổn thương trên phim.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm màng não, viêm não – màng não là triệu chứng thần kinh gặp ở những bệnh nhân Brucellosis nặng, triệu chứng thần kinh có thể từ nhẹ như thay đổi tính tính, đau đầu, buồn nôn đến nặng như rối loạn ý thức, hôn mê. Có thể gặp hội chứng Guillain-Barre, xuất huyết dưới nhện. Chẩn đoán cần dựa vào biến loạn dịch não tủy và chụp cắt lớp, cộng hưởng từ não và các thăm dò thần kinh khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh cảnh nặng nề gây ra bởi vi khuẩn với các biểu hiện thiếu máu, sốt kéo dài, sốt thất thường, đau tức ngực, khó thở, nghe thấy tiếng thổi tại tim. Siêu âm Doppler tim và van tim thường thấy bất thường hình thái. Nếu điều trị không kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do viêm nội tâm mạc</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra bệnh có thể biểu hiện trên da như viêm da, ban sẩn đó, ban xuất huyết với các tổn thương không đặc hiệu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Brucellosis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Brucellosis</strong> là bệnh truyền nhiễm khó chẩn đoán và khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác. Nếu không điều trị kịp thời và tích cực, bệnh có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí tử vong. Các biến chứng hay gặp có thể là:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Một trong những biến chứng quan trọng nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của bệnh;</p>
<p style="text-align: justify;">+ Viêm khớp;</p>
<p style="text-align: justify;">+ Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn ở nam giới;</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Brucellosis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Brucellosis</strong> có thể lây sang người qua nhiều con đường như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trực khuẩn Brucella xuất hiện trong sữa của động vật bị nhiễm bệnh, nếu nguồn sữa đó không được tiệt trùng hoặc không đảm bảo thì khi chế biến thành các sản phẩm như sữa tươi, bơ, pho mai, kem sẽ trở thành nguồn lây bệnh và khi người sử dụng sẽ bị nhiễm bệnh từ các sản phẩm này.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210619/20210619_benh-brucellosis-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trực khuẩn Brucella xuất hiện trong sữa của động vật bị nhiễm bệnh</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Không những có ở trong sữa, trực khuẩn Brucella cũng xuất hiện trong các mô, cơ quan của động vật nhiễm bệnh. Nên việc sử dụng thực phẩm từ thịt, nội tạng của động vật khi nấu chưa chín hoặc chưa chế biến kỹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.</li>
<li style="text-align: justify;">Trực khuẩn Brucella có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương trên da khi các vết thương hở, bị trầy xước hoặc tiếp xúc nước tiểu, máu, dịch tiết, mô của động vật đang mang mầm bệnh. Ngoài ra cũng gặp một số trường hợp người bệnh mắc do hít phải vi khuẩn lưu hành trong không khí.</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh Brucella không lây truyền từ người sang người. Một số trường hợp có thể lây từ mẹ sang con trong trường hợp sinh con hoặc qua sữa mẹ khi nuôi con bú.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Brucellosis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Brucella<em> </em>có thể gặp ở mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi khác nhau</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Những người hay phải tiếp xúc nhiều với các loài động vật (bác sĩ thú y, nông dân, người chăn nuôi, giết mổ gia súc, chủ trang trại, người buôn bán gia súc gia cầm, thợ săn) là những đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn cả</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh cũng có thể gặp trên những nhóm người thích du lịch, đi lại, lên vùng rừng núi hoặc không may sống hoặc đi qua vùng đang có dịch bệnh lưu hành. Ngay cả các nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu về động vật cũng là một trong các nhóm đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh trong cộng đồng.</li>
<li style="text-align: justify;">Tuy là một bệnh khá nguy hiểm nhưng rất may bệnh chỉ lây từ động vật sang người mà không lây từ người sang người</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Brucellosis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để <strong>phòng tránh bệnh Brucellosis</strong> nói riêng và các bệnh lây truyền từ động vật nói chung, có thể thực hiện các biện pháp sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị dự phòng bệnh do Brucella cho động vật chưa mắc bệnh: Đối với gia súc gia cẩm, động vật có nguy cơ gây bệnh cần tiêm vaccin khác đầy đủ để giảm nguy cơ bệnh. Khi vật nuôi có dấu hiệu mắc bệnh cần được cách ly và tiêu hủy, khử trùng khi mắc bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phòng bệnh đối với con người:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hiện tại chưa có vắc xin an toàn được khuyến cáo cho người.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tránh tiêu thụ thịt sống hoặc sữa, pho mát, các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Mang găng tay và kính bảo vệ khi tiếp xúc với động vật hoặc mô động vật</p>
<p style="text-align: justify;">+ Che vết thương hở trên da khi tiếp xúc với máu động vật</p>
<p style="text-align: justify;">+ Mặc quần áo bảo hộ và găng tay khi giúp động vật sinh nở</p>
<p style="text-align: justify;">- <strong>Dự phòng kháng sinh sau phơi nhiễm Brucella</strong> được khuyến cáo cho những bệnh nhân có nguy cơ cao (ví dụ những người tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc các mẫu xét nghiệm) bằng doxycycline 100 mg phối hợp với rifampin 600 mg một lần/ngày trong 3 tuần. Rifampin không được dùng với B.abortus (chủng RB51) vì chúng có khả năng đề kháng với rifampin. Miễn dịch sau khi nhiễm bệnh ở người chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, kéo dài khoảng 02 năm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Brucellosis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán lâm sàng bệnh Brucellosis</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Thời kỳ ủ bệnh: </strong>Từ 5 ngày đến hàng tháng, trung bình là 2 tuần, thời kỳ này thường không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Thời kỳ khởi phát: </strong>Cũng có thể âm thầm, với các dấu hiệu không nặng nề và rầm rộ, phổ biến có thể chỉ là đau mỏi cơ, nhức đầu, đau ở cổ, hoặc sốt nhẹ vào buổi tối. Cũng có thể diễn biến khá đột ngột, với cơn ớn lạnh, sốt và đau đầu dữ dội. Khi bệnh tiến triển, nhiệt độ có thể tăng lên 40 đến 41° C, sau đó giảm dần dần đến mức bình thường hoặc gần bình thường, bệnh nhân đổ mồ hôi nhiều.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Giai đoạn toàn phát:</strong> Sốt có thể kéo dài từ 1 đến 5 tuần, sau giai đoạn đó từ 2 đến 14 ngày các triệu chứng sẽ giảm dần hoặc mất đi. Sốt có thể chỉ thoáng qua ở một số bệnh nhân. Ở những trường hợp khác, giai đoạn sốt có thể trở lại một lần hoặc lặp đi lặp lại theo chu kỳ và kéo dài qua nhiều tháng hoặc nhiều năm và có thể biểu hiện như một tình trạng sốt không rõ nguyên nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">Giai mãn tính kéo dài: Sau khi trải qua giai đoạn sốt cấp tính ban đầu, bệnh nhân có những triệu chứng: Ăn uống kém, gầy sút cân, đau bụng, đau đầu, đau khớp, mất ngủ, rối loạn về tâm lý và cảm xúc. Táo bón, lách to là triệu chứng thường gặp, gan to (50% số bệnh nhân).</p>
<p style="text-align: justify;">Lâm sàng có thể gặp đau bụng, sẩy thai, viêm màng não, viêm não – màng não, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm nội tâm mạc, thiếu máu. Brucella đã được chứng minh có thể gây viêm xương cùng, viêm tủy xương, viêm đốt sốt, viêm khớp nhiễm trùng và áp xe ngoài màng cứng. Áp xe gan có thể xảy ra trong một số trường hợp. Đã có báo cáo về viêm phúc mạc do vi khuẩn tự phát hoặc nhiễm trùng dẫn lưu não thất - ổ bụng trong phúc mạc. Biểu hiện hô hấp bao gồm ho, khó thở, viêm màng phổi có thể xảy ra; tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, chụp X-quang phổi không thấy hình ảnh tổn thương trên phim, mặc dù đã xảy ra các ổ áp-xe khu trú, tràn dịch. Các triệu chứng thần kinh và hội chứng Guillain-Barre có thể gặp với biểu hiện cấp tính. Xuất huyết dưới nhện và viêm tủy cũng đã được quan sát thấy. Các tổn thương da như ban dát sẩn, nốt ban đỏ, áp xe và viêm mô da đã được báo cáo. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch đã xảy ra. Tử vong xảy ra trong 2% trường hợp. Viêm nội tâm mạc hiếm khi xảy ra, tuy nhiên bệnh cảnh nặng nề và tiên lượng nặng.</p>
<p style="text-align: justify;">Brucelosis gây tử vong ở <5% bệnh nhân, thường là do viêm nội tâm mạc hoặc các biến chứng nặng của hệ thần kinh.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán căn nguyên bệnh Brucellosis</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Bệnh có triệu chứng lâm sàng đa dạng và không đặc hiệu, khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác nên khai thác kỹ các yếu tố dịch tễ và làm các xét nghiệm chẩn đoán là cần thiết.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Nuôi cấy vi khuẩn: </strong>Phân lập được Brucella trong bệnh phẩm là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh. Các loại bệnh phẩm có thể là: máu, tủy xương, dịch não tủy, mủ, dịch áp-xe,.. trong đó máu là bệnh phẩm hay gặp nhất, ti lệ nuôi cấy máu dương tính khoảng 54,3-90%. Tuy nhiên, nuôi cấy máu thường trên 7 ngày và nuôi cấy sử dụng phương tiện đặc biệt có thể cần phải được giữ trong thời gian từ 3- 4 tuần, do đó phòng thí nghiệm phải được thông báo nếu nghi ngờ Brucellosis.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><img alt="Nuôi cấy vi khuẩn phân lập được Brucella trong bệnh phẩm là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh" src="/ckfinder/userfiles/images/_cay-vi-khuan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nuôi cấy vi khuẩn phân lập được Brucella trong bệnh phẩm là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Các xét nghiệm huyết thanh cấp tính và giai đoạn hồi phục</strong> nên được lấy trong vòng 3 tuần. Trong đó xét nghiệm ngưng kết hồng cầu Rose Bengal Test (RBT) và xét nghiệm ngưng kết tiêu chuẩn Standard Agglutination Test (SAT) là hai xét nghiệm đo hiệu giá kháng thể kháng S-LPS của Brucella, rẻ tiền và dễ thực hiện, cho phép tầm soát nhanh Brucellosis với độ nhạy lên đến 99% nên thường được sử dụng.<br>
Ngoài ra còn các xét nghiệm: Coombs, ELISA cạnh tranh, Brucellacapt, sắc ký miễn dịch dòng bên để phát hiện IgM và IgG và kết tủa miễn dịch với Brucella các protein, PCR,… là các xét mắc tiền và cần kỹ thuật cao thường chỉ được dùng trong các phòng nghiên cứu.Chẩn đoán mắc bệnh khi hiệu giá kháng thể tăng 4 lần hoặc hiệu giá kháng thể giai đoạn cấp bằng hoặc lớn hơn 1: 160, nếu có thêm tiền sử phơi nhiễm rõ rang và các triệu chứng lâm sàng đặc trưng thì càng chẩn đoán chắc chắn bệnh. Trong giai đoạn cấp tính, thường có tăng số lượng hoặc tỷ lệ bạch cầu Lympho, mặc dù tổng số lượng bạch cầu máu không tăng, thậm chí có thể giảm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Brucellosis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Theo hướng dẫn của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), có thể dùng Doxycycline 100 mg x 2 lần / ngày trong 6 tuần + Streptomycin 1 g 12 đến 24 giờ trong 15 ngày. Kinh nghiệm cho thấy rằng streptomycin có thể được thay thế bằng gentamicin 3-5 mg/kg/ngày trong 14 ngày. Điều trị tối ưu ở phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 8 tuổi chưa xác định; đối với trẻ em có thể sử dụng trimetoprim / sulfamethoxazole (cotrimoxazole) kết hợp với aminoglycoside (streptomycin, gentamycin) hoặc uống rifampin trong 4-6 tuần.</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó cần điều trị tích cực các triệu chứng và biến chứng của bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Sau khi điều trị qua giai đoạn cấp, người bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục. Ngoài ra cũng cần theo dõi người bệnh tích cực trong vòng ít nhất 2 năm sau khi kết thúc điều trị để phát hiện trường hợp tái phát. Bệnh nhân tái phát thường vẫn đáp ứng tốt với phác đồ điều trị ban đầu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Hayoun MA, Muco E, Shorman M. Brucellosis. In: StatPearls. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2021 Jan.</li><li>Tài liệu của CDC về bệnh Brucellosis</li><li>Tài liệu của WHO về bệnh Brucellosis</li><li>Tài liệu của msdmanuals về bệnh Brucellosis</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/brucellosis-stpxd |
Bệnh do Bartonella | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh do Bartonella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh do Bartonella là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram âm Bartonella gây ra, bệnh được biết đến với nhiều thể bệnh như bệnh mèo cào (cat scratch disease), u mạch do trực khuẩn (bacillary angiomatosis), viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do Bartonella,… Véc tơ trung gian truyền bệnh chính là bọ chét, chấy rận, bọ ve,… Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, đôi khi khó chẩn đoán với các bệnh lý khác. Các phương pháp chẩn đoán căn nguyên Bartonella trong phòng thí nghiệm bao gồm xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán, nuôi cấy phân lập vi khuẩn, kỹ thuật PCR,… Các kháng sinh thường được chỉ định điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn này như Doxycyclin, Azithromycin, Gentamicin, Rifampin,…</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210829/20210829_so-sanh-vi-khuan-gram-am-va-vi-khuan-gram-duong.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh do Bartonella là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram âm Bartonella gây ra</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh do Bartonella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bartonella là vi khuẩn Gram âm, hình dạng đa dạng, thuộc phân nhóm α2 của ngành Proteobacteria và có liên quan chặt chẽ với các chi Brucella và Agrobacterium. Có nhiều loài Bartonella gây bệnh ở ngươi trong đó 3 loài hay gặp nhất là B. bacilliformis , B. quintana và B.henselae. Vi khuẩn bắt màu khá kém với phương pháp nhuộm Gram âm, do đó thường sử dụng phương pháp nhuộm đặc biệt để nhận biết vi khuẩn. Trong môi trường nuôi cấy thông thường, vi khuẩn cần một thời gian dài để phát triển.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn có thể được tìm thấy ở một số loài động vật có vú bao gồm cả động vật nuôi và động vật hoang dã, bao gồm mèo, chó, các loài chuột,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh do Bartonella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh do <em>Bartonella</em><em> có thể biểu hiện toàn thân và nhiều cơ quan của cơ thể với biểu hiện lâm sàng đa dạng. Một số thể bệnh được quan tâm nhiều đó là:</em></p>
<p style="text-align: justify;"><em>- </em>Bệnh mèo cào: biểu hiện ban đầu thường là biểu hiện trên da gần vị trí vết cắn, vết cào, thời gian xuất hiện thường sau khi bị phơi nhiễm khoảng 3 – 10 ngày. Các thương tổn bao gồm tổn thương mụn nước, ban đỏ và sẩn; mụn mủ, hồng ban đa dạng, ban xuất huyết giảm tiểu cầu,… thường ít gặp hơn.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_meo-shutterstock_ytfv.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh mèo cào</em></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Người bệnh có dấu hiệu thường gặp khác là nổi hạch, vị trí lân cận với vết cắn, vết cào,… Hạch thường sưng trong khoảng 2 tuần của bệnh, đôi khi có thể tồn tại lâu hơn,… Tính chất hạch thường sưng nhiều hạch cùng lúc, ít khi gặp hạch đơn độc, mềm, dễ di động. Bệnh hạch toàn thân thường ít gặp hơn. </em></p>
<p style="text-align: justify;">Các cơ quan khác ngoài da và hạch có thể bị tổn thương, đó là gan, lách,.. Người bệnh sốt cao kéo dài hoặc sốt thất thường, kèm theo mệt mỏi, gầy sút cân, đau bụng vùng gan, vùng lách. Thăm khám có thể thấy gan to, lách to. Trên siêu âm thấy tổn thương giảm âm ở gan lách, trên CT ổ bụng thấy các ổ hoại tử nhu mô gan, lách.</p>
<p style="text-align: justify;">Triệu chứng ít gặp hơn như viêm dây thần kinh, viêm tủy cắt ngang, xuất huyết võng mạc, đau cơ, đau khớp, viêm khớp, viêm tủy xương,… Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể tổn thương đa cơ quan, xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng calci máu thậm chí sốc nhiễm khuẩn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm nội tâm mạc do Bartonella: triệu chứng lâm sàng khá tương tự so với các căn nguyên vi khuẩn khác. Người bệnh thường có biểu hiện cấp tính hoặc bán cấp với các triệu chứng như: sốt thất thường, sốt kéo dài, từng cơn sốt rét run, kèm theo mệt mỏi, gầy sút cân, cơ thể suy nhược, biểu hiện thiếu máu, thăm khám nghe thấy tiếng thổi bất thường tại tim. Đa số viêm nội tâm mạc do Bartonella xảy ra trên các van tim tự nhiên, mặc dù tổn thương van tim nhân tạo cũng được báo cáo. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, có thể gây biến chứng thủng van tim và suy tim. </p>
<p style="text-align: justify;">Siêu âm tim thấy hình ảnh sùi van tim, trong đó tổn thương có thể xảy ra cùng lúc nhiều van tim như van động mạch chủ và van hai lá hoặc van động mạch chủ và van ba lá.</p>
<p style="text-align: justify;">- B. Quintana là căn nguyên gây bệnh sốt chiến hào cổ điển đã biết từ lâu. Triệu chứng của bệnh thường cấp tính với các triệu chứng là sốt kéo dài, sốt thất thường, người mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, đau nhức cơ xương khớp, nôn, buồn nôn, lách to,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở bệnh nhân HIV/AIDS: ngày nay dưới sự phát triển của các thuốc ức chế virus HIV (ARV), nhiễm trùng Bartonella đã ghi nhận ít hơn, tuy nhiên ở một số người bệnh bị suy giảm miễn dịch nặng ( AIDS) thường có biểu hiện u mạch do trực khuẩn, tổn thương gan, tổn thương lách, viêm tủy xương, viêm nội tâm mạc và nhiễm khuẩn huyết</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh do Bartonella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một số biến chứng của bệnh đó là: biến chứng nhiễm trùng tại mắt, viêm dây thần kinh, nhiễm trùng thần kinh trung ương, thủng van tim, suy tim, tổn thương gan, tổn thương lách,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh do Bartonella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các vector truyền bệnh quan trọng trong nhiễm khuẩn do Bartonella được biết đến như bọ chét, chấy rận, bọ ve. Bọ chét là vector truyền bệnh chính giữa các loài mèo, chúng thường tìm thấy trong lông, móng vuốt và cả nước bọt của mèo. Con người lây nhiễm Bartonella cho người qua các vết cào, vết cắn hoặc liếm. Vi khuẩn qua các vết xước, vết thương ở da xâm nhập vào cơ thể người. Đã có một số dữ liệu cho rằng bọ chét có thể lây truyền trực tiếp B. henselae cho con người tuy nhiên điều này còn tranh cãi nhiều. Chấy rận là vector trung gian truyền bệnh của loài B. Quintana.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_e6a2315c-9cde-4416-bf86-fe57f846208e.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các vector truyền bệnh quan trọng trong nhiễm khuẩn do Bartonella được biết đến như bọ chét, chấy rận, bọ ve.</em></p>
<p>Chưa có bằng chứng rõ ràng ghi nhận sự lây truyền trực tiếp từ người sang người qua các con đường lây truyền thông thường</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh do Bartonella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như trên đã trình bày, bọ chét và chấy rận là vector truyền bệnh quan trọng. Vi khuẩn xâm nhập vào da và niêm mạc của người bệnh qua vết xước, vết thương do mèo cào, cắn và liếm, từ đó gây bệnh mèo cào. Bệnh chấy rận là bệnh dễ lây lan trong khu tập thể đông người, chật chội với điều kiện vệ sinh kém, từ đó dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm có vector truyền bệnh là chấy rận. Bên cạnh đó, những khu vực đông dân, chật chội kèm theo điều kiện sống nghèo nàn, vệ sinh kém cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các loài chuột phát triển, từ đó tăng nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người.</p>
<p style="text-align: justify;">Những bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch đặc biệt miễn dịch qua trung gian tế bào thường dễ mắc bệnh hơn</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh do Bartonella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay không có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu, do đó các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là phòng các con đường lây nhiễm. Các biện pháp đó là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức</p>
<p style="text-align: justify;">- Nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch</p>
<p style="text-align: justify;">- Giữ vệ sinh môi trường sống, môi trường làm việc và vệ sinh cá nhân</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêu diệt các loài chuột, tiêu diệt chấy rận, bọ ve,…</p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_maxresdefault.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiêu diệt các loài chuột, tiêu diệt chấy rận, bọ ve,…</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Chích ngừa các bệnh truyền nhiễm cho các loài mèo, hạn chế các vết cắn, vết cào do mèo gây ra, vệ sinh vết thương đúng cách,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh do Bartonella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh do Bartonella được chẩn đoán dựa vào các yếu tố bao gồm dịch tễ ( bị mèo cào, cắn,…), các triệu chứng lâm sàng đã mô tả trên và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên vi khuẩn. Các xét nghiệm đó là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm huyết thanh học: một số cơ sở y tế có thể có xét nghiệm huyết thanh học đối với Bartonella gây bệnh mèo cào. Kháng thể IgM dương tính thường gợi ý tình trạng nhiễm trùng hiện tại, tuy nhiên IgM thường tồn tại trong thời gian ngắn, sau đó được thay thế bằng IgG. Một số người bệnh chức năng hệ miễn dịch kém, xét nghiệm âm tính cũng không loại trừ bệnh. Bên cạnh đó, phản ứng chéo giữa B. henselae và các loài Bartonella khác cũng xảy ra và kết quả dương tính giả cũng xảy ra.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn: với các môi trường nuôi cấy vi khuẩn và điều kiện trong phòng thí nghiệm, vi khuẩn Bartonella tương đối khó nuôi cấy và cần thời gian dài để phát triển. Thời gian trả lời kết quả nuôi cấy thường trên 21 ngày. Ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS kết quả nuôi cấy có thể sớm hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mô bệnh học: bệnh phẩm sinh thiết da, sinh thiết hạch,… có thể hỗ trợ chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm PCR: thời gian trả kết quả nhanh hơn so với phương pháp nuôi cấy vi khuẩn. Đây là xét nghiệm hứa hẹn và cần nghiên cứu, phát triển thêm.</p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt bệnh do Bartonella với một số bệnh khác như bệnh cảnh sốt không rõ nguyên nhân, nhiễm trùng do một số căn nguyên khác như bệnh do Rickettisa, Leptosipra, nhiễm khuẩn huyết, bệnh lý hạch do lao, ung thư, tổn thương da trong bệnh lý u mạch khác</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh do Bartonella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh do <em>Bartonella</em><em> như doxycycline, tetracycline, aminoglycoside, nhóm macrolide, ceftriaxone,… Điều trị nhiễm trùng do Bartonella</em><em> như sau:</em></p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_Quân1-Sửdụngkhángsinhđúngcách.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh do Bartonella</em></p>
<p style="text-align: justify;"><em>-</em> <em><strong>Bệnh mèo cào: </strong></em>Trường hợp nhẹ chỉ có biểu hiện tại hạch: dùng azithromycin trong 05 ngày, phác đồ thay thế dùng Rifampin, trimethoprim-sulfamethoxazole , Ciprofloxacin trong 7 – 10 ngày, cân nhắc dùng Coricoid hoặc chọc hút hạch trong những trường hợp đáp ứng kém. Trường hợp nặng hơn có thể kết hợp azithromycin với rifampin * Trưởng hợp bệnh mèo cào tổn thương cơ quan khác: thường kết hợp azithromycin với rifampin hoặc rifampin kết hợp với gentamicin trong khoảng 10 - 14 ngày. * Trường hợp có biến chứng tại mắt, viêm dây thần kinh,…: trẻ nhỏ từ 8 tuổi trở lên thường sử dụng Doxycyclin kết hợp với Rifampin; trẻ dưới 8 tuổi sử dụng Rifampin kết hợp với Azithromycin hoặc trimethoprim-sulfamethoxazole. Thời gian điều trị trung bình từ 10 đến 14 ngày, có thể kéo dài hơn khoảng 4 – 6 tuần nếu có tổn thương thần kinh. Có thể phối hợp Coricoid như Prednisolon 1 mg/kg trong 2 tuần sau đó giảm dần liều đối với trường hợp viêm dây thần kinh</p>
<p style="text-align: justify;"><em>- <strong>Nhiễm khuẩn do </strong></em><strong><em>B. Quintana</em>:</strong> <em>không có viêm nội tậm mạc: </em>khuyên dùng <a href="https://www.uptodate.com/contents/doxycycline-drug-information?topicRef=5517&source=see_link">doxycycline</a> 200 mg uống một lần mỗi ngày trong bốn tuần cộng với <a href="https://www.uptodate.com/contents/gentamicin-drug-information?topicRef=5517&source=see_link">gentamicin</a> 3 mg / kg IV một lần mỗi ngày trong hai tuần đầu Nếu không thể sử dụng gentamicin, thì nên thay thế bằng <a href="https://www.uptodate.com/contents/rifampin-rifampicin-drug-information?topicRef=5517&source=see_link">rifampin</a> 300 mg, uống hai lần mỗi ngày trong hai tuần.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>-</em> Viêm nội tâm mạc: nhìn chung viêm nội tâm mạc do Bartonella thường được chỉ định kết hợp doxycyclin hoặc tetracycline phối hợp với nhóm aminoglycosides( ví dụ gentamicin 3 mg/kg/ngày) , thời gian trong 14 ngày, chuyển phác đồ doxycycline uống 100 mg/lần x 2 lần/ ngày trong 6 tuần đến 3 tháng. Trường hợp người bệnh không thể sử dụng doxycyclin hoặc tetracycline , có thể thay thế doxycycline bằng azithromycin 500 mg/ngày. Trường hợp người bệnh không thể sử dụng nhóm aminoglycosides có thể thay thế bằng Rifampin 300 mg/lần x 2 lần/ngày. Trimethoprim-sulfamethoxazole, fluoroquinolones, penicillin và cephalosporin (trừ cephalosporin thế hệ thứ ba) thường không có khuyến cáo trong những trường hợp viêm nội tâm mạc do Bartonella. Chỉ định phẫu thuật tương tự đối với viêm nội tâm mạc do các căn nguyên khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>- <strong>U mạch do trực khuẩn ở người bệnh HIV/AIDS</strong>: </em>dùng <a href="https://www.uptodate.com/contents/doxycycline-drug-information?topicRef=16504&source=see_link">doxycycline</a> (100 mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch hai lần mỗi ngày) cộng với <a href="https://www.uptodate.com/contents/gentamicin-drug-information?topicRef=16504&source=see_link">gentamicin</a> (1 mg / kg IV mỗi tám giờ). Gentamicin chỉ được sử dụng trong 14 ngày đầu tiên; doxycycline nên được đưa ra trong ba tháng. Điều trị ức chế dài hạn với macrolide hoặc <a href="https://www.uptodate.com/contents/doxycycline-drug-information?topicRef=16504&source=see_link">doxycycline</a> được khuyến cáo cho những bệnh nhân có tiền sử tái phát nhiễm <em>Bartonella</em> và nên tiếp tục điều trị cho đến khi số lượng CD4 tăng lên> 200 tế bào/µL trong ít nhất sáu tháng. Bên cạnh đó, cần điều trị sớm thuốc kháng virus HIV (ARV) ở người bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Nelson CA, Moore AR, Perea AE, Mead PS. Cat scratch disease: U.S. clinicians' experience and knowledge. Zoonoses Public Health. 2018 Feb;65(1):67-73. </li><li>Foucault C, Brouqui P, Raoult D. Bartonella quintana characteristics and clinical management. Emerg Infect Dis. 2006 Feb;12(2):217-23</li><li>Edouard S, Nabet C, Lepidi H. Bartonella, a common cause of endocarditis: a report on 106 cases and review. J Clin Microbiol. 2015 Mar;53(3):824-9. Epub 2014 Dec 24</li><li>Panel on Guidelines for the Prevention and Treatment of Opportunistic Infections in Adults and Adolescents with HIV. Guidelines for the Prevention and Treatment of Opportunistic Infections in HIV-infected Adults and Adolescents: Recommendations from the Centers for Disease Control and Prevention, the National Institutes of Health, and the HIV Medicine Association of the Infectious Diseases Society of America.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-do-bartonella-sfwur |
Bệnh giun chỉ | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh giun chỉ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giun chỉ (Onchocerciasis) do loài giun <em>Onchocerca volvulus</em> gây bệnh. Bệnh còn có tên gọi khác là bệnh mù sông, có vector truyền bệnh là loài ruồi đen sinh sống ở gần các khu vực sông và suối chảy nhanh. Bệnh giun chỉ ảnh hưởng nhiều đến các khu vực nông thôn; gây tình trạng mù lòa, bệnh lý da và các cơn động kinh, cũng như để lại nhiều hậu quả về kinh tế xã hội. Đa phần các ca bệnh ở các quốc gia châu Phi; ngoài ra, một số ít trường hợp được phát hiện ở Yemen, vùng trung tâm và Nam Mỹ. Bệnh giun chỉ ít khi gặp ở những du khách du lịch đến vùng dịch tễ trong thời gian ngắn, mà thường xuất hiện ở những người sống trong vùng dịch một khoảng thời gian dài.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh giun chỉ (Onchocerciasis) do loài giun Onchocerca volvulus gây bệnh" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_20200501_giun-chi-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh giun chỉ (Onchocerciasis) do loài giun Onchocerca volvulus gây bệnh</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh giun chỉ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giun chỉ (bệnh mù sông) do loài giun <em>Onchocerca volvulus</em> gây bệnh. Người là vật chủ chính duy nhất của <em>O.volvulus</em>. Ngoài ra, một số loài trong nhóm giun Onchocerca có thể gây bệnh trên các vật chủ khác (như <em>O.lupi</em> gây bệnh trên chó, mèo).</p>
<p style="text-align: justify;">Người nhiễm giun <em>O.volvulus</em> qua vết đốt của loài ruồi đen <em>Simulium</em>. Loài ruồi đen lây truyền ấu trùng giai đoạn ba vào cơ thể người. Ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành (macrofilariae) sau 6 đến 12 tháng. Giun cái có thể dài 20 đến 80 cm, trong khi giun đực chỉ dài từ 3 đến 5 cm. Giun cái sống ở dưới da hoặc sâu trong cơ và được bao quanh bởi bao xơ, hình thành các nốt sần. Giun đực sẽ di chuyển giữa các nốt sần để thụ tinh cho giun cái; số lượng giun cái được thụ tinh có thể từ 1 đến hơn 60 con. Sau khi nhiễm bệnh từ 10 đến 12 tháng, giun cái trưởng thành bắt đâu sinh ra ấu trùng giun chỉ (microfilariae). Các ấu trùng giun chỉ có kích thước từ 220 đến 300 micron di chuyển qua lớp mô dưới da, da, hệ bạch huyết và mắt. Chúng kích hoạt các phản ứng miễn dịch của người khi sống và gây ra phản ứng viêm khi chết. Giun trưởng thành có thể sống đến 15 năm; giun cái có thể đẻ từ 1000 đến 3000 ấu trùng giun chỉ mỗi ngày. Bệnh nhân nhiễm bệnh có thể mang hơn 100 triệu ấu trùng giun chỉ.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh giun chỉ (bệnh mù sông) do loài giun Onchocerca volvulus gây bệnh" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_giun-chi-2.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh giun chỉ (bệnh mù sông) do loài giun Onchocerca volvulus gây bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Khi người bệnh giun chỉ bị cắn bởi ruồi đen khác, loài ruồi này sẽ lại mang các ấu trùng giun chỉ. Sau 1 đến 3 tuần, ấu trùng sẽ phát triển trong ruồi đen và trở thành ấu trùng giai đoạn ba có khả năng lây bệnh, hoàn thành chu kỳ sống của giun.</p>
<p style="text-align: justify;">Giun <em>O.volvulus</em> và ấu trùng thường cộng sinh với vi khuẩn <em>Wolbachia</em>. Khi ký sinh trùng chết, đồng thời giải phóng các kháng nguyên của vi khuẩn, kích hoạt phản ứng miễn dịch cơ thể người gây tổn thương giác mạc. Tuy nhiên, biểu hiện ngoài da trong bệnh giun chỉ được cho là chỉ liên quan đến phản ứng với kháng nguyên của <em>Onchocerca</em>. Biểu hiện các phản ứng miễn dịch của cơ thể đa dạng, có bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, trong khi số khác có phản ứng miễn dịch mạnh và có triệu chứng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh giun chỉ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng của bệnh giun chỉ bao gồm tổn thương mắt, ngứa, các nốt dưới da và bệnh lý da do giun chỉ.</p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương mắt: Triệu chứng đầu tiên khi nhiễm bệnh là phát hiện ấu trùng trong mắt nhờ đèn khe khám mắt. Sự xuất hiện của ấu trùng trong tiền phòng liên quan đến tổn thương buồng trước của mắt và có thể tiến triển sang buồng sau. Các tổn thương của mắt có thể xuất hiện gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm giác mạc đốm: thường xuất hiện cấp tính, thoáng qua. Bạch cầu xâm nhập xung quanh các ấu trùng đã chết ở giác mạc, gây các đám mờ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm giác mạc xơ cứng: do các mạch máu ở giác mạc dày lên trong thời gian dài và có thể lan rộng khắp giác mạc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm màng bồ đào</p>
<p style="text-align: justify;">- Teo dây thần kinh thị giác</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm màng mạch - võng mạc mắt (onchochoriorentinitis)</p>
<p style="text-align: justify;">Các nốt sần dưới da (onchocercotoma): thường có kích thước từ 0.5 đến 3 cm, có thể chứa từ 1 đến 2 giun đực và 2 đến 3 giun cái trưởng thành. Đa phần các nốt sần nằm ở sâu, không sờ được và không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Có thể sử dụng siêu âm để phát hiện các nốt sần này.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh lý da do giun chỉ: Bệnh nhân nhiễm bệnh giun chỉ thường có biểu hiện ngứa; do đó, cần nghĩ đến chẩn đoán bệnh giun chỉ với những người từ vùng dịch tễ trở về và có triệu chứng ngứa, nổi ban. Các biểu hiện ở da giai đoạn sớm của bệnh gồm các nốt, sẩn, mảng ngứa; sau đó, bệnh nhân có thể có hạch phản ứng, thường xuất hiện ở bẹn. Các hạch viêm một thời gian sau sẽ dần xơ hóa, gây tắc nghẽn hệ bạch huyết và phù chân, bộ phận sinh dục. Các biểu hiện của bệnh lý da do giun chỉ bao gồm:</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân nhiễm bệnh giun chỉ thường có biểu hiện ngứa" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_giun-chi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân nhiễm bệnh giun chỉ thường có biểu hiện ngứa</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm da cấp tính: Các nốt sẩn trên da nhỏ (1 - 3mm) xen kẽ với mụn mủ, mụn nước, sẩn ngứa thường xuất hiện ở vai và mông.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm da mạn tính: Tổn thương trong viêm da mạn tính có đường kính lớn hơn, khoảng 3 đến 9 mm, các nốt bằng phẳng, thường đối xứng ở mông, eo và vai.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tổn thương da dạng lichen</p>
<p style="text-align: justify;">- Teo da: Mất độ đàn hồi của da và xuất hiện nếp nhăn vùng da mông, eo, đùi</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến đổi sắc tố da</p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện toàn thân: Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như đau mỏi cơ khớp, đau lưng, thoát vị đùi, thoát vị bẹn, động kinh,…Ngoài ra, xét nghiệm máu cho thấy tăng bạch cầu ái toan, tăng gamma globulin máu. Tuy nhiên, với những người sống ở vùng dịch tễ vẫn có thể có số lượng bạch cầu ái toan bình thường.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh giun chỉ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tổn thương mắt trong bệnh giun chỉ không chỉ làm tăng tỷ lệ mù lòa tại các khu vực mắc bệnh; mà còn gây ra các hậu quả về kinh tế. Các bệnh lý về da trong bệnh giun chỉ cũng dẫn đến sự kỳ thị của cộng đồng với người bệnh, gây tàn phế và giảm năng suất lao động.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh giun chỉ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giun chỉ xảy ra khi loài ruồi đen hút máu ở người và truyền ấu trùng giun chỉ sang cho người lành.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh giun chỉ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giun chỉ thường hiếm khi gây bệnh ở du khách đến vùng dịch tễ trong thời gian ngắn. Thông thường, người sống trên 1 năm tại vùng có dịch bệnh giun chỉ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh giun chỉ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện chưa có vaccine phòng bệnh giun chỉ. Do đó, các chương trình kiểm soát bệnh giun chỉ chủ yếu kiểm soát vector truyền bệnh, cung cấp thuốc ivermectin và điều trị cộng đồng cho những khu vực dịch tễ cao, tuyên truyền nâng kiến thức cho người dân về bệnh giun chỉ, phát hiện sớm và điều trị các biến chứng,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh giun chỉ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giun chỉ được chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh nhân có đi đến vùng dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm hỗ trợ. Đôi khi, bệnh có thể khó phân biệt với nhiễm giun chỉ <em>Loa loa</em>, nhiễm giun <em>Mansonella</em>.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phát hiện được giun, ấu trùng tại các vị trí thường gặp trên cơ thể (vai, mào chậu, bắp chân) là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm giun chỉ. Tuy nhiên, ấu trùng trưởng thành trong 9 đến 15 tháng, do đó, phương pháp này không phù hợp để chẩn đoán nhiễm giun chỉ giai đoạn sớm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khám bằng đèn khe khám mắt có thể quan sát các ấu trùng di chuyển ở tiền phòng của mắt, giác mạc. Ngoài ra, có thể phát hiện các tổn thương ở mắt kèm theo.</p>
<p style="text-align: justify;">- Test da Mazzotti: không được khuyến cáo do các phản ứng nguy hiểm. Chống chỉ định dùng test với người đã được phát hiện nhiễm giun chỉ hay có tổn thương mắt. Test sử dụng 50mg diethylcarbamazine (DEC) đường uống để giun chết và gây ra triệu chứng ngứa sau đó 20 đến 90 phút; bệnh nhân thậm chí có thể phát ban, phù nề, sốt, phản ứng quá mẫn nặng như phù phổi cấp, mất thị lực và tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;">- Patch test: Test sử dụng DEC dùng trên diện tích nhỏ ngoài da (các vị trí có ấu trùng thường gặp) để đánh giá phản ứng tại chỗ. Test này thường được sử dụng thay phương pháp ghát hiện giun do không xâm lấn, giá rẻ và có độ nhạy cao hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Huyết thanh chẩn đoán: Xét nghiệm huyết thanh ELISA chẩn đoán <em>O.volvulus</em> có thể phản ứng chéo với các loài giun chỉ khác. Ngoài ra, huyết thanh chẩn đoán có thể dương tính trong nhiều năm với cả những người vừa từ vùng dịch về nhưng không nhiễm giun chỉ thể hoạt động.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm huyết thanh ELISA chẩn đoán O.volvulus" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_xet-nghiem.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm huyết thanh ELISA chẩn đoán O.volvulus</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm kháng nguyên: chỉ dương tính ở những bệnh nhân nhiễm giun chỉ thể hoạt động; do đó, giúp chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh giun chỉ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm PCR phát hiện <em>O.volvulus</em>: Có độ nhạy cao nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm các nốt dưới da có thể tìm thấy giun trưởng thành; thậm chí phát hiện được các nốt ở sâu, không sờ thấy được. Ngoài ra, siêu âm cũng có thể theo dõi giun còn sống hay chết sau điều trị.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh giun chỉ</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các thuốc điều trị ấu trùng giun chỉ bao gồm ivermectin, moxidectin. Các thuốc điều trị giun trưởng thành chủ yếu tác động đến vi khuẩn <em>Wolbachia </em>như doxycycline, rifampicin,…Điều trị bệnh giun chỉ gồm có điều trị bệnh nhân sống trong khu vực dịch tễ, bệnh nhân ngoài khu vực dịch tễ và điều trị cộng đồng.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị bệnh nhân trong khu vực dịch tễ: Điều trị bệnh nhân sống trong vùng dịch tễ, có nguy cơ lây nhiễm cao gồm Ivermectin (150 mcg/kg) uống liều duy nhất. Điều trị nên lặp lại sau 3 đến 6 tháng cho đến khi bệnh nhân không có triệu chứng. Sau đó, bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị lặp lại nếu xuất hiện lại sẩn ngứa hoặc tăng bạch cầu ái toan. Điều trị ivermectin có thể trong 10 năm hoặc dài hơn. Tác dụng phụ của ivermectin thường nhẹ và do phản ứng miễn dịch của cơ thể với kháng nguyên của <em>Wolbachia</em>. Các triệu chứng có thể có bao gồm sốt, nổi mề đay, đau mỏi cơ khớp, chóng mặt; thường kéo dài trong 3 ngày. Trong trường hợp bệnh nhân nhiễm giun chỉ đồng nhiễm với <em>Loa loa</em>, điều trị Ivermectin có thể tạo điều kiện cho ấu trùng <em>Loa loa</em> vào hệ thần kinh trung ương, dẫn đến viêm não, biến chứng thần kinh và tử vong. Do đó, ở những nơi có cả <em>O.volvulus</em> và <em>Loa loa</em>, cần lấy máu loại trừ nhiễm ấu trùng <em>Loa loa</em> trước khi dùng ivermectin. Nếu bệnh nhân đồng nhiễm cả 2 loại, có thể cân nhắc sử dụng doxycycline phối hợp với albendazole.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Các thuốc điều trị ấu trùng giun chỉ bao gồm ivermectin" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_giun-chi-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các thuốc điều trị ấu trùng giun chỉ bao gồm ivermectin</em></p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị cộng đồng: Các chương trình điều trị cộng đồng sử dụng ivermectin mỗi 6 đến 12 tháng cho các đối tượng từ 10 đến 16 tuổi. Với các khu vực có cả dịch tể của <em>O.volvulus</em> và <em>Loa loa</em>, cần loại trừ nhiễm ấu trùng <em>Loa loa</em> trước khi dùng ivermectin.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị bệnh nhân ngoài khu vực dịch tễ: Điều trị ivermectin (150 mcg/kg) mỗi 3 đến 6 tháng đến khi bệnh nhân không còn triệu chứng; có thể lặp lại điều trị nếu các triệu chứng tái diễn. Ivermectin không làm chết giun trưởng thành nhưng có thể làm mất khả năng sinh sản của giun cái, giảm số lượng ấu trùng giun chỉ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Michele E Murdoch. Onchocerciasis, Uptodate, 2020.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-giun-chi-scvzy |
Bệnh Paget | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh Paget</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Bệnh Paget là một rối loạn về xương lành tính, đặc trưng bởi sự bất thường trong quá trình hủy xương và tái tạo xương khu trú tại một hoặc nhiều xương. Hầu như xương nào cũng có thể bị tổn thương trong bệnh Paget, song các xương thường gặp nhất là xương chậu, xương cột sống, xương đùi, xương chày và xương sọ.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_paget-xuong.jpeg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Hình ảnh mô tả một bệnh nhân mắc bệnh paget xương</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh Paget được Sir James Paget mô tả lần đầu tiên vào năm 1877. Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh bao gồm: tuổi cao, giới tính nam và yếu tố chủng tộc. Nguy cơ phát triển bệnh tăng theo tuổi. Sau 50 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tăng gấp đôi mỗi 10 năm (tuổi 60 có tỷ lệ mắc bệnh gấp đôi tuổi 50, tương tự tuổi 70 lại có tỷ lệ mắc gấp đôi tuổi 60). Tỷ lệ nam: nữ của bệnh là 1,4:1 đến 2:1. Trong các chủng tộc, người da trắng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, hiếm gặp ở các nước châu Á, Scandinavia. Nghiên cứu khảo cổ cho thấy bệnh Paget đã phát sinh do đột biến gen ở người Tây Bắc Âu từ nhiều thế kỷ về trước và nó đến các khu vực khác trên thế giới qua di cư. Điều này hợp lý với thực tế tỷ lệ mắc bệnh của người châu Âu, Bắc Mỹ cao hơn các châu lục khác. Ước tính tỷ lệ hiện mắc gần đây nhất ở Hoa Kỳ là 1-2%, và ở Pháp là 1,1-1,8%.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh Paget</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay chưa rõ nguyên nhân chính xác của bệnh Paget, song yếu tố di truyền và môi trường là hai yếu tố đã được đưa ra từ lâu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các nghiên cứu di truyền về bệnh Paget cho thấy 5-40% bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh này, nó liên quan đến di truyền gen trội trên nhiễm sắc thể thường. Gen quan trọng nhất trong bệnh Paget là gen SQSTM1 mã hóa protein p62 liên quan đến con đường truyền tín hiệu của yếu tố nhân kappa B (NF ‐ κB). Có rất nhiều đột biến của gen SQSTM1. Hầu hết các đột biến này làm giảm khả năng liên kết của p62 với ubiquitin, do đó làm tăng kích hoạt thụ thể của phối tử kappa B nhân (RANKL) dẫn đến tăng hoạt động của tế bào hủy xương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh Paget. Bằng chứng là việc giảm tỷ lệ hiện mắc và mức độ nghiêm trọng đã được thống kê ở nhiều quốc gia trong 25 năm qua, phần lớn ở các khu vực trước đây có tỷ lệ mắc bệnh cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc u xương do Paget xương cũng giảm trong những năm gần đây. Các tác nhân môi trường khác nhau đối với bệnh Paget đã được đề xuất, bao gồm: thiếu hụt canxi hoặc vàvitamin, tiếp xúc với các chất độc từ môi trường, vi chấn thương lặp đi lặp lại hoặc chấn thương mạnh và nhiễm paramyxovirus. Yếu tố môi trường được nghiên cứu rộng rãi nhất là sự lây nhiễm paramyxovirus (virus sởi, virus hợp bào hô hấp…). Mô hình động vật ấn tượng nhất của bệnh Paget đã được tạo ra ở chuột bằng cách chuyển gen đột biến và protein nucleocapsid của virus sởi vào con vật. Các nghiên cứu miễn dịch hóa tế bào đã chỉ ra rằng tế bào hủy cốt bào của người bệnh Paget chứa thể hạt nhân giống như paramyxoviral, phản ứng chéo với các kháng thể của virus sởi, virus hợp bào hô hấp. Tuy nhiên, vấn đề nhiễm virus có thực sự liên quan đến bệnh Paget hay không vẫn chưa có bằng chứng hoàn toàn rõ ràng.</p>
<p><strong>Cơ chế bệnh sinh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh Paget là một rối loạn mạn tính, tiến triển liên quan đến một hoặc nhiều xương. Tổn thương xương của bệnh Paget do tăng quá trình tiêu xương và tạo xương không tổ chức.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong giai đoạn đầu, có sự gia tăng quá trình tiêu xương một cách khu trú. Sau giai đoạn đầu tiêu xương, quá trình tạo xương được thúc đẩy nhanh. Hai quá trình này không độc lập mà có thời gian diễn ra cùng lúc. Do tốc độ của chu chuyển xương được đẩy nhanh hơn so với bình thường nên các tổ chức xương tạo thành không được sắp xếp trật tự như xương ban đầu mà sắp xếp một cách vô tổ chức. Vì vậy, nguy cơ gãy xương, biến dạng xương cao hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Đặc điểm mô bệnh học của bệnh Paget thể hiện các giai đoạn tiến triển của bệnh. Giai đoạn tiêu xương có những vùng bị cơ thể tái hấp thu (phá hủy và lấy đi các cấu trúc xương chết) do sự gia tăng của tế bào hủy xương bất thường (chứa nhiều nhân nên hoạt động của tế bào này mạnh hơn tế bào hủy xương thông thường). Giai đoạn tạo xương sau đó trên mô bệnh học thấy mô xương rời rạc, không đều. Sự hiện diện của các hạt xương có hình dạng bất thường như hình ghép trên nền xương bình thường là đặc điểm nổi bật của bệnh. Khi rối loạn tiến triển, sự tạo xương lớn hơn hủy hoại xương nhiều, xương hình thành quá mức, có dạng sợi và thô. Khoảng không gian tủy được lấp đầy bởi các mô sợi mạch máu gây triệu chứng sưng nóng. Tại mô xương trong bệnh Paget không có mạch máu trung tâm hoặc hệ thống Haversian. Khi giai đoạn tạo xương giảm xuống, xương mới khoáng hóa kém hơn (do thiếu máu) dẫn đến loãng xương khu trú</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh Paget</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng cơ xương khớp</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện của Paget có thể gặp ở một xương hoặc nhiều xương. Trung bình một người bệnh Paget có tổn thương trên 6,5 xương. Ở những người lớn tuổi, có yếu tố gia đình xu hướng tổn thương nhiều xương hơn.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong><em>Biến dạng xương</em></strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Đặc điểm chung của bệnh Paget là biến dạng xương. Sự biến dạng này tiến triển qua nhiều năm có thể là nhiều thập kỷ ở hầu hết các bệnh nhân. Biến dạng xương thấy rõ nhất ở xương sọ và xương cẳng chân do đây là các xương nằm sát da. Đối với tổn thương hộp sọ, đầu tiên người bệnh thấy mũ, nón đội bị chật mặc dù trước đó người bệnh đội bình thường, sau đó khi các tổn thương đủ lớn người bệnh và người xung quanh sẽ thấy hộp sọ méo mó, phì đại rõ, thường gặp nhất ở xương trán và xương thái dương. Khi xương hàm phì đại có thể gây biến dạng khuôn mặt.</p>
<p style="margin-left: 22.5pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20171228_093355_575226_bigstock-Chiropractic.max-800x800.jpg"></p>
<p style="margin-left: 22.5pt; text-align: center;"><em>Người mắc bệnh Paget thường có biểu hiện đau xương, thường gặp ở cột sống, xương chi, khớp gối, khớp háng</em></p>
<p style="text-align: justify;">Cột sống là tổn thương phổ biến của bệnh Paget. Các đốt sống thắt lưng và cùng cụt bị ảnh hưởng nhiều nhất. Có thể liên quan đến một đốt sống đơn lẻ hoặc nhiều đốt sống. Theo thời gian, các đốt sống thường to bè ra, có thể xẹp đốt sống làm người bệnh có biểu hiện gù, hoặc gây chèn ép thần kinh cột sống.</p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương ở xương chậu thường gặp song do có lớp cơ dày che phủ, nên đa phần biến dạng xương chậu chỉ phát hiện ở những người gầy, hoặc trên hình ảnh Xquang. Xương cẳng tay và cẳng chân dễ nhận biết biến dạng hơn, kèm theo đó có thể sưng nóng da vị trí biến dạng.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong><em>Đau xương</em></strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Người mắc bệnh Paget thường có biểu hiện đau xương, thường gặp ở cột sống, xương chi, khớp gối, khớp háng. Cơn đau thường âm ỉ, hay xuất hiện về đêm, ít liên quan đến vận động. Bệnh nhân có thể đau nhiều trong trường hợp thoái hóa khớp kèm theo. Đối với bệnh nhân có thoái hóa khớp, cơn đau sẽ tăng lên khi vận động mạnh, chịu lực nén nhiều. Ngoài ra, đau còn do chèn ép thần kinh gây ra.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong><em>Gãy xương</em></strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Gãy xương ở người mắc bệnh Paget là do cấu trúc xương không vẹn toàn, sức mạnh xương giảm. Các gãy xương này thường sau những chấn thương nhẹ, sau này khi liền sẽ cal xấu, để lại hình ảnh biến dạng xương.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Triệu chứng ngoài hệ cơ xương khớp</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Triệu chứng tai mũi họng: Mất thính lực do tổn thương xương ốc tai.</li>
<li style="text-align: justify;">Triệu chứng răng hàm mặt: Mất răng, thưa răng do phì đại xương hàm.</li>
<li style="text-align: justify;">Triệu chứng thần kinh: Đau đầu, triệu chứng chèn ép rễ (đau, tê bì tay - chân), chèn ép thần kinh sọ (nhìn mờ, lác, méo miệng....)</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Tim mạch: Sự gia tăng cung lượng tim được ghi nhận ở 20% bệnh nhân khi có tổn thương ở cột sống. Ngoài ra, hẹp eo động mạch chủ do vôi hóa cũng thường gặp ở đối tượng này</p>
<p><strong>Cận lâm sàng</strong></p>
<p><strong><em>a. Xét nghiệm</em></strong></p>
<p>- Xét nghiệm máu cơ bản: Tế bào máu ngoại vi, men gan, chức năng thận, chỉ số viêm trong giới hạn bình thường</p>
<p>- Bilan calci-phospho: Xét nghiệm calci, vitamin D, phospho bình thường thường.</p>
<p>- Xét nghiệm đánh giá tạo xương, hủy xương</p>
<p>- Đánh giá hủy xương: đoạn nối telopeptid của colagen 1 (CTX- beta crosslaps, NTX, MMP, cathepsin K tăng. Trong đó CTX – beta crosslaps thường được sử dụng trong lâm sàng. Xét nghiệm này không có giá trị chẩn đoán bệnh song có ý nghĩa trong theo dõi đáp ứng điều trị.</p>
<p>- Đánh giá tạo xương: phosphatase kiềm, P1NP, P1CP, osteocalcin trong đó P1NP có giá trị trong theo dõi đáp ứng điều trị bệnh.</p>
<p>- Giải phẫu bệnh: Hiện không làm thường quy với bệnh nhân mắc bệnh Paget. Tuy nhiên, nếu trường hợp nghi ngờ u xương, bắt buộc sinh thiết xương để chẩn đoán.</p>
<p><strong><em>b. Chẩn đoán hình ảnh</em></strong></p>
<ul>
<li><strong><em>X-quang</em></strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">X- quang là phương tiện chẩn đoán hình ảnh quan trọng nhất trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh Paget. Các đặc điểm Xquang của bệnh Paget bao gồm: tiêu xương, tạo xương và hỗn hợp. Tiêu xương là hình ảnh tổn thương sớm nhất, quan sát rõ ở xương sọ, các xương dài. Hình ảnh trên Xquang là hình tăng thấu quang, tại chỗ tiếp xúc với xương lành nó có có dạng chữ V ngược hoặc ngọn lửa. Những tổn thương đó có thể mở rộng vào xương lành, ước tính 1cm/năm. Sau giai đoạn này sẽ có những dạng phát triển không đồng nhất xuất hiện ở vùng trước đây tiêu xương hoàn toàn, dễ nhận thấy ở xương dài. Biểu hiện là hình ảnh xơ cứng loang lổ. Theo thời gian, vỏ xương- màng xương dày dần, tăng chu vi xương, biến dạng.</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, Xquang còn cho thấy biến chứng của bệnh Paget như gãy xương, nứt xương, thoái hóa khớp.</p>
<ul>
<li><strong><em>Cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ</em></strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ thường không cần thiết trong đánh giá bệnh Paget của hầu hết bệnh nhân. Cắt lớp vi tính có giá trị trong phát hiện gãy xương tinh vi, hẹp sống sống, gãy xương thứ phát. Cộng hưởng từ hữu ích trong việc đánh giá các biến chứng cột sống. Trong trường hợp nghi ngờ u xương, hai phương pháp này có giá trị trong chẩn đoán phân biệt.</p>
<ul>
<li><strong><em>Xạ hình xương</em></strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Xạ hình xương bằng tia phóng xạ được coi là một kỹ thuật có giá trị để chẩn đoán bệnh Paget và đánh giá mức độ hoạt động bệnh. Xạ hình xương bằng hạt nhân phóng xạ được thực hiện sau khi tiêm vào tĩnh mạch đồng vị phát ra gamma Technetium ‐ 99m (Tc 99m ) được liên kết với bisphosphonate (phổ biến nhất là Tc 99m‐Metylen diphotphonat). Trong bệnh Paget, bisphosphonate được gắn nhãn phóng xạ sẽ tích tụ ở những vị trí có mức độ tái tạo xương cao. Các vị trí tổn thương được hình dung như một vùng hấp thu chất đánh dấu đồng vị phóng xạ mạnh và đồng nhất. Xạ hình xương nhạy hơn X quang trong việc phát hiện tổn thương Paget nhưng có thể âm tính nếu bệnh không hoạt động.</p>
<ul>
<li><strong><em>Đo mật độ xương toàn thân bằng tia X năng lượng kép (DEXA)</em></strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Do Paget là bệnh tổn thương xương khu trú nên đo loãng xương toàn thân không có nhiều giá trị trong bệnh. Tuy nhiên với người bệnh lớn tuổi (phụ nữ mãn kinh, nam giới >60 tuổi, người có tiền sử gãy xương không liên quan vị trí tổn thương của bệnh Paget) nên chỉ định đo loãng xương để đánh giá bệnh kèm theo.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh Paget</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cho đến nay, vẫn chưa có phương án nào ngăn chặn hoàn toàn bệnh Paget. Với những người mắc bệnh Paget cần lưu ý.</p>
<ul>
<li style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Chế độ ăn uống và sinh hoạt</li>
<li style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Bổ sung calci và vitamin D đầy đủ.</li>
<li style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Tập thể dục đều đặn. Tránh vận động gắng sức, vận động mạnh do nguy cơ gãy xương.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Những người yếu tố gia đình (người có quan hệ huyết thống mắc bệnh Paget) cần theo dõi phosphatase kiềm hàng năm. Cân nhắc chụp Xquang những trường hợp nghi ngờ).</p>
<p><strong>Tiên lượng </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tiên lượng chung của bệnh nhân Paget là tốt, đặc biệt bệnh nhân ở giai đoạn đầu. Không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh Paget nhưng rối loạn có thể được kiểm soát để không tiến triển. Cần theo dõi bệnh thường xuyên, định kỳ. Khi bệnh tiến triển thành sarcoma xương thì tỷ lệ sống sót rất thấp.</p>
<p>Các biến chứng của bệnh bao gồm:</p>
<ul>
<li>Cơ xương khớp: Thoái hóa khớp thứ phát, Gãy xương, u xương</li>
<li>Thần kinh: Chóng mặt, chèn ép thần kinh sọ, hội chứng đuôi ngựa</li>
<li>Tai mũi họng: Điếc</li>
<li>Răng hàm mặt: Thưa răng, rụng răng, sai khớp cắn.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Paget</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Chẩn đoán bệnh Paget chủ yếu dựa vào hình ảnh Xquang (như đã mô tả phần chẩn đoán hình ảnh).</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_X-quang-xuong-trong-benh-Paget.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;">Hình ảnh bệnh nhân mắc bệnh paget khớp háng<br>
</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong><br>
• Nhuyễn xương<br>
• Loãng xương<br>
• Bệnh ác tính<br>
• Loạn dưỡng xương do thận<br>
• Thoái hóa khớp<br>
• U xương lành tính<br>
• Loạn sản xương</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Paget</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trước năm 1975, một số phương pháp điều trị không đặc hiệu đã được sử dụng để cố gắng làm giảm triệu chứng của bệnh Paget. Ngoại trừ thuốc giảm đau, không có thuốc nào có giá trị. Sau khi calcitonin ra đời, một kỷ nguyên mới về điều trị hiệu quả đã bắt đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">Lưa chọn điều trị phụ thuộc vào vị trí tổn thương, mức độ tổn thương của bệnh, các biến chứng và nguy cơ biến chứng cũng như bệnh lý kèm theo.</p>
<p><strong>a. Điều trị thuốc</strong></p>
<p><strong>Các chỉ định điều trị thuốc bao gồm</strong></p>
<p>- Đau xương</p>
<p>- Tăng calci máu</p>
<p>- Tổn thương thần kinh</p>
<p>- Suy tim xung huyết</p>
<p>- Chuẩn bị cho phẫu thuật chấn thương chỉnh hình</p>
<p>- Ngăn ngừa biến chứng bệnh như mất thính giác,…</p>
<ul>
<li><strong><em>Calcitonin</em></strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Calcitonin là một hormone có tác dụng dược lý chính là ức chế nhanh quá trình tiêu xương. Điều này được thực hiện qua trung gian liên kết của hormone với thụ thể của nó trên bề mặt của tế bào hủy xương. Liều điều trị từ 50 đến 100 U được tiêm hàng ngày hoặc ba lần một tuần giúp giảm đau xương ở hầu hết bệnh nhân trong vòng 2-6 tuần. Sau khi ức chế hoạt động trao đổi chất của bệnh, tình trạng viêm tại chỗ sẽ giảm. Ngoài ra, một số bệnh nhân đã cải thiện đáng kể tình trạng thiếu hụt thần kinh. Sự ổn định của mất thính giác cũng đã được ghi nhận. Thuốc đã được chứng minh là làm giảm mạch máu đến xương bị ảnh hưởng bởi bệnh Paget, do đó, nó đã được sử dụng trước phẫu thuật để giảm mức độ xuất huyết trong phẫu thuật. Thuốc có tác dụng trong 3-6 tháng, sau đó cần lặp lại.</p>
<ul>
<li><em><strong>Biphosphonate</strong></em></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Tác dụng chính của bisphosphonates là ức chế quá trình hủy xương. Mặc dù người ta thường tin rằng bisphosphonate tác động trực tiếp lên sự biệt hóa và chức năng của tế bào hủy xương, nhưng bằng chứng đã tích lũy cho thấy rằng một số bisphosphonat điều chỉnh sự tăng sinh, biệt hóa và biểu hiện gen của tế bào trong nguyên bào xương người trong phòng thí nghiệm. Các loại bisphosphonate khác nhau cho hiệu quả tác động khác nhau. Etidronate tác dụng yếu nhất. Pamidronate, alendronate, risedronate và axit zoledronic mạnh hơn có thể gây ra sự thuyên giảm xét nghiệm hủy xương ở đa số bệnh nhân đặc biệt acid zoledronic. Điều trị bằng bisphosphonate có thể làm thuyên giảm bệnh kéo dài. Một lần truyền duy nhất sẽ phục hồi các dấu hiệu sinh hóa về chu chuyển xương về mức bình thường và điều này được duy trì đến sáu năm rưỡi ở hầu hết bệnh nhân.</p>
<ul>
<li><strong><em>Denosumab.</em></strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Đây là loại thuốc mới được nghiên cứu gần đây, cho hiệu quả giảm đau, cải thiện các chỉ số xét nghiệm hủy xương và tạo xương tốt. Tuy nhiên, thuốc có chi phí cao, phải tiêm nhắc lại nhiều lần nên chưa được sử dụng nhiều trên lâm sàng.</p>
<ul>
<li><strong><em>Calci và vitamin D</em></strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Đây là 2 nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo xương và hủy xương. Người mắc bệnh Paget nên bổ sung calci và vitamin D hàng ngày.</p>
<ul>
<li><strong><em>Chống viêm, giảm đau</em></strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Thuốc chống viêm không steroid là lựa chọn hàng đầu để giảm đau và viêm tại chỗ cho người bệnh mắc bệnh Paget nếu không có chống chỉ định. Lựa chọn thuốc chống viêm giảm đau nào phụ thuộc vào nguy cơ tổn thương tiêu hóa, tim mạch của từng bệnh nhân cụ thể.</p>
<ul>
<li><strong><em>Giảm đau thần kinh, bổ sung vitamin B:</em></strong> Với những trường hợp có đau do nguyên nhân thần kinh.</li>
<li><strong><em>Thuốc chống thoái hóa.</em></strong> Sử dụng thuốc chống thoái hóa khớp với những trường hợp có thoái hóa kèm theo.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20190805_102857_097635_phau-thuat-tai-benh-v.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị có hiệu quả cao cho người bệnh</em></p>
<p><strong><em>Điều trị </em></strong><strong><em>phẫu thuật</em></strong></p>
<p>Chỉ định phẫu thuật:</p>
<ul>
<li>Biến chứng u xương có nguy cơ gãy xương</li>
<li>Gãy xương</li>
<li>Biến dạng, lệch trục nhiều</li>
<li>Thoái hóa khớp nặng</li>
<li>Chèn ép thần kinh nặng hoặc không đáp ứng điều trị nội khoa</li>
</ul>
<p>Phẫu thuật có vai trò: ổn định xương gãy, chỉnh hình xương và trục. thay khớp toàn bộ, giải ép cột sống,… Trong bệnh Paget, phẫu thuật chủ yếu gặp ở trường hợp gãy xương, thay khớp háng và khớp gối. Đối với bệnh lý này, do tính chất bất thường của xương và mạch máu nên chọn các bác sỹ có kinh nghiệm phẫu thuật chỉnh hình bệnh nhân Paget.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Davie M, Davies M, Francis R, Fraser W, Hosking D, Tansley R. Paget's disease of bone: a review of 889 patients. Bone. 1999;24(5 Suppl):11S–2S.</li><li>Corral‐Gudino L, Borao‐Cengotita‐Bengoa M, Del Pino‐Montes J, Ralston SH. Epidemiology of Paget's disease of bone: a systematic review and meta‐analysis of secular changes. Bone. 2013;55(2):347–52.</li><li>Haddaway MJ, Davie MW, McCall IW, Howdle S. Effect of age and gender on the number and distribution of sites in Paget’s disease of bone. Br J Radiol. 2007;80(955):532–6.</li><li>Maldague B, Malghem J. Dynamic radiologic patterns of Paget's disease of bone. Clin Orthop. 1987;(217):126–151.</li><li>Rotes‐Sala D, Monfort J, Solano A, Miralles E, Vila J, Carbonell J. The clover and heart signs in vertebral scintigraphic images are highly specific of Paget's disease of bone. Bone. 2004;34(4):605–8.</li><li>Reid IR, Wattie D, Gamble GD, Kalluru R, Cundy T. Long-term effects of intravenous ibandronate in Paget’s disease of bone. Calcif Tissue Int. 2017;100:250–254.</li><li>Ralston SH, Corral-Gudino L, Cooper C, Francis RM, Fraser WD, Gennari L, Guañabens N, Javaid MK, Layfield R, O'Neill TW, Russell RGG, Stone MD, Simpson K, Wilkinson D, Wills R, Zillikens MC, Tuck SP. Diagnosis and Management of Paget's Disease of Bone in Adults: A Clinical Guideline. J Bone Miner Res. 2019 Apr;34(4):579-604.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-paget-sxjci |
Bàng quang thần kinh | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bàng quang thần kinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><b>Bàng quang thần kinh là gì?</b></p>
<p>Các bất thường gây tổn thương chấn thương thần kinh trung ương (não) tuỷ sống gây ra những rối loạn trong việc tiểu tiện và kiểm soát bàng quang được gọi là hội chứng bàng quang thần kinh. Tổn thương dây thần kinh cũng có thể là kết quả của các bệnh như đa xơ cứng (MS), bệnh Parkinson hoặc bệnh tiểu đường. Nó cũng có thể do viêm não màng não, viêm tuỷ cắt ngang, nhiễm độc kim loại nặng, tai biến mạch não, chấn thương cột sống hoặc phẫu thuật vùng tiểu khung ổ bụng. Bất thường tuỷ sống bẩm sinh như nứt đốt sống cũng có thể ảnh hưởng đến bàng quang.</p>
<p> Các dây thần kinh trong cơ thể kiểm soát cách bàng quang lưu trữ hoặc thải nước tiểu và các vấn đề với các dây thần kinh này gây ra bàng quang tăng hoạt(OAB), tiểu không tự chủ, bàng quang kém hoạt động (UAB) hoặc bàng quang tắc nghẽn.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bàng quang thần kinh" src="/ImagePath/images/20210917/20210917_bang-quang-than-kinh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bàng quang thần kinh </em></p>
<p><strong>Giải phẫu hệ tiết niệu</strong></p>
<p>Bàng quang và thận là 2 phần của hệ tiết niệu. Đây là những cơ quan tạo ra, lưu trữ và thải nước tiểu. Khi hệ tiết niệu hoạt động tốt, thận sẽ tạo ra nước tiểu và dẫn vào bàng quang. Bàng quang là một cơ quan hình quả bóng có vai trò như một bộ phận lưu trữ nước tiểu. Nó được giữ cố định bởi các dây chằng và các hệ cơ xương tiểu khung</p>
<p>Khi bàng quang chưa đầy nước tiểu, cơ bàng quang không co bóp. Các tín hiệu thần kinh từ bàng quang phản hồi về não qua tuỷ sống. Nước tiểu trong bàng quang đầy dẫn cũng kích thích các thụ cảm này, não chi phối cảm giác mót tiểu và hoạt động đi tiểu bằng cách co bóp cơ bàng quang và mở cơ thắt niệu đạo. Ép nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo, ống dẫn nước tiểu từ cơ thể bệnh nhân. Niệu đạo của bệnh nhân có các cơ được gọi là cơ thắt. Chúng giúp giữ cho niệu đạo đóng lại để nước tiểu không bị rò rỉ trước khi bệnh nhân sẵn sàng đi vệ sinh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bàng quang thần kinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bàng quang và hệ thần kinh phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động lưu giữ nước tiểu và đi tiểu. Nếu các dẫn truyền thần kinh gián đoạn hoặc kích thích bất thường sẽ dẫn đến hoạt động bất thường của bàng quang. Kết quả là hoạt động đi tiểu của bàng quang không theo đúng tình trạng nước tiểu trong bàng quang. Bàng quang tăng hoạt là khi có cảm giác buồn tiểu gấp khi chưa có nhiều nước tiểu trong bàng quang. Tiểu không tự chủ khi bàng quang không giữ được nước tiểu do cơ thắt không hoạt động.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bàng quang tăng hoạt là khi có cảm giác buồn tiểu gấp khi chưa có nhiều nước tiểu trong bàng quang" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_hoi-chung-bang-quang-tang-hoat-1280x720.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bàng quang tăng hoạt là khi có cảm giác buồn tiểu gấp khi chưa có nhiều nước tiểu trong bàng quang</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tình trạng bàng quang giảm hoạt động khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà không có cảm nhận hoạt động đi tiểu. Các cơ thắt có thể vẫn co thắt ngay cả khi bệnh nhân đang cố gắng đi tiểu. Một số người có cả 2 rối loạn tăng hoạt và giảm hoạt của bàng quang.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bàng quang thần kinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của bàng quang thần kinh rất thay đổi tuỳ từng người bệnh. Chúng cũng phụ thuộc vào loại tổn thương thần kinh mà người đó mắc phải. Một số người có cả 2 rối loạn tăng hoạt và giảm hoạt của bàng quang.Những người bị đa xơ cứng, tai biến mạch não thường gặp cả tăng hoạt và giảm hoạt bàng quang. Các triệu chứng gồm:</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Nhiễm trùng đường tiết niệu</b></p>
<p style="text-align: justify;">Nước tiểu ứ đọng hoặc trào ngược có thể gây viêm tiết niệu tái phát. Tác nhân thường găp nhất là do vi khuẩn ngoài ra có thể có virus hoặc nấm phát triển trong đường tiết niệu.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Tiểu són, tiểu rỉ, tiểu không tự chủ hoặc tiểu dắt tiểu nhiều lần trong bàng quang tăng hoạt</b></p>
<p style="text-align: justify;">Đọc thêm bài “Hội chứng bàng quang tăng hoạt”.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Bí tiểu do bàng quang kém hoạt động</b></p>
<p style="text-align: justify;">Ở những người có bàng quang kém hoạt động (thường thấy với bệnh tiểu đường, MS, bại liệt, giang mai hoặc phẫu thuật vùng chậu lớn), cơ bàng quang có thể không co bóp khi cần thiết. Hoặc có sự co thắt bất thường của các cơ thắt cổ bàng quang. Khiến bệnh nhân không đi tiểu được ngay cả khi mót tiểu. Mức độ bất thường có thể từ tắc nghẽn gây dòng tiểu yếu hoặc gián đoạn đến mức bí tiểu hoàn toàn.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bí tiểu do bàng quang kém hoạt động" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_bang-quang-than-kin1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bí tiểu do bàng quang kém hoạt động</em></p>
<p style="text-align: justify;"><b>Suy giảm chất lượng cuộc sống do bàng quang thần kinh</b></p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng khó chịu của bàng quang thần kinh có thể khiến cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm trầm trọng. Các công việc trong cuộc sống thường ngày bị gián đoạn rất nhiều do những triệu chứng tiểu rỉ, tiểu vội, bí tiểu. Bệnh nhân có thể sợ ra ngoài vì không tìm được nhà vệ sinh khi cần. Bàng quang thần kinh cũng tác động xấu đến công việc và các mối quan hệ. Bệnh nhân có thể cảm thấy cô đơn, lo âu thậm chí trầm cảm. Các vấn đề nhiễm trùng hoặc khó chịu do tiểu rỉ cũng gây ra nhiều phiền phức.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><b>Bệnh nhân nên làm gì nếu có triệu chứng?</b></h3>
<p style="text-align: justify;">Hãy trao đổi với bác sĩ để có được những lời khuyên sức khoẻ phù hợp, thăm khám và tìm ra nguyên nhân giải thích cho các triệu chứng đang có. Nhiễm trùng tiết niệu, sỏi tiết niệu hoặc các bất thường giải phẫu khác của hệ tiết niệu cũng có thể có các triệu chứng tương tự với bàng quang thần kinh. Chẩn đoán và điều trị sớm cũng giúp ngăn ngừa các biến chứng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bàng quang thần kinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><b>Tiền sử, bệnh sử</b></p>
<p style="text-align: justify;">Các bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi để khai thác tiền sử và diễn biến triệu chứng của bệnh nhân. Các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng cũng sẽ được bác sĩ tìm hiểu. Chế độ ăn và uống nước của bệnh nhân cũng giúp ích trong chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Khám lâm sàng</b></p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ thăm khám bệnh nhân để tìm kiếm những dấu hiệu có thể gây ra các triệu chứng của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Nhật ký bàng quang</b></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có thể được yêu cầu ghi nhật ký bàng quang - một bảng ghi chép mà bệnh nhân sẽ ghi lại tần suất bệnh nhân đi vệ sinh và bất kỳ thời điểm nào bệnh nhân bị rò rỉ nước tiểu. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá kỹ càng triệu chứng và phân loại bệnh dựa trên các bảng điểm dựa trên nhật ký bàng quang.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Các xét nghiệm hoặc thăm dò khác:</b></p>
<p style="text-align: justify;">- Cấy nước tiểu: Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân để lại một mẫu nước tiểu để xét nuôi cấy xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cấy nước tiểu" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_cay-nuoc-tieu.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cấy nước tiểu</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm bàng quang: đáng giá dung tích bàng quang và thể tích nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nội soi bàng quang: thủ thuật đưa ống nội soi qua niệu đạo và bàng quang đánh giá các hình ảnh bên trong niệu đạo, bàng quang và các dữ kiện khác</p>
<p style="text-align: justify;">- Thăm dò niệu động học: Gồm một số thăm dò chuyên sâu đánh giá khả năng giữ nước tiểu, động học dòng nước tiểu, nước tiểu tồn sư và khả năng co bóp của các nhóm cơ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ có thể cần thực hiện các thăm dò hình ảnh bổ sung như chụp X-quang và chụp CT để chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân. Bệnh nhân cũng có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh để kiểm tra các vấn đề về tuỷ sống và não.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bàng quang thần kinh</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bàng quang thần kinh là một tình trạng nghiêm trọng, nhưng khi nó được theo dõi chặt chẽ và điều trị theo cách tốt nhất, bệnh nhân có thể thấy những cải thiện lớn về chất lượng cuộc sống của họ.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị cụ thể cho bàng quang thần kinh sẽ do bác sĩ cân nhắc và quyết định dựa trên:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiền sử bệnh lý</p>
<p style="text-align: justify;">- Thể trạng, tuổi</p>
<p style="text-align: justify;">- Loại tổn thương thần kinh</p>
<p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng</p>
<p style="text-align: justify;">- Đáp ứng điều trị với từng phương pháp</p>
<p style="text-align: justify;">Có một số chồng chéo trong việc điều trị bàng quang tăng hoạt và giảm hoạt. Bàng quang thần kinh có thể phải điều trị rất phức tạp. Khi được bác sĩ đưa ra các lựa chọn điều trị, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bản thân.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị bàng quang tăng hoạt</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị bàng quang kém hoạt động</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bàng quang kém hoạt động là tình trạng bệnh nhân không thể làm rỗng bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu. Bệnh nhân có thể gián đoạn trước khi nước tiểu chảy ra, hoặc bệnh nhân có thể phải rặn mạnh nước tiểu ra ngoài. Dòng tiểu khi đi tiểu rất yếu, có thể chỉ nhỏ giọt. Các lựa chọn điều trị cho các triệu chứng bàng quang kém hoạt động được liệt kê dưới đây.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thay đổi lối sống</p>
<p style="text-align: justify;">Một số liệu pháp này cũng giống như đối với bàng quang tăng hoạt, và một lần nữa, thường là liệu pháp đầu tiên được sử dụng để điều trị bàng quang thần kinh. Chúng bao gồm những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày để giúp kiểm soát các triệu chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đi vệ sinh theo lịch trình: Với biện pháp này, bệnh nhân tuân theo một lịch trình hoạch định sẵn về thời gian cũng như khoảng cách giữa các lần đi tiểu. Đến thời điểm đi tiểu trong ngày bệnh nhân cần đi tiểu luôn không đợi đến khi mót tiểu. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại mà bác sĩ sẽ đưa ra lịch trình cụ thể cho từng bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đi tiểu lần 2: Sau khi đi tiểu, bệnh nhân nghỉ ngơi trong một vài phút sau đó đi tiểu lần thứ 2 sớm hơn để làm trống nốt bàng quang.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nhật ký bàng quang: Viết ra giấy khi bệnh nhân đi vệ sinh trong vài ngày có thể giúp bệnh nhân và bác sĩ hiểu rõ hơn các triệu chứng. Một cuốn nhật ký bàng quang có thể giúp cho bệnh nhân thấy một số yếu tố mà làm cho các triệu chứng của bệnh nhân tồi tệ hơn. Ví dụ, các triệu chứng của bệnh nhân có tồi tệ hơn sau khi ăn hoặc uống một loại thực phẩm nào đó không? Chúng có tệ hơn khi bệnh nhân không uống nhiều nước hay không?</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thay đổi chế độ ăn uống: Hạn chế các thức ăn đồ uống đã biết là gây kích ứng bàng quang. Cà phê, trà, rượu, soda, nước ngọt có ga, trái cây có múi giàu acid citric và đồ ăn cay có thể gây kích thích bàng quang. Một số bệnh nhân có bàng quang kém hoạt động có thể thấy tình trạng của họ được cải thiện khi sử dụng các phương pháp điều trị theo lối sống. Tuy nhiên, nhiều người có thể cần điều trị hỗ trợ trước khi các triệu chứng thuyên giảm.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Hạn chế các thức ăn đồ uống đã biết là gây kích ứng bàng quang" src="/ImagePath\images\20210917/20210917_bang-quang-than-kinh-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hạn chế các thức ăn đồ uống đã biết là gây kích ứng bàng quang</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc</p>
<p style="text-align: justify;">Thuốc có thể được kê đơn nếu thay đổi lối sống không giúp cải thiện. Bác sĩ có thể theo dõi bệnh nhân chặt chẽ để tìm kiếm những thay đổi và bất kỳ tác dụng phụ nào của những loại thuốc kê đơn. Để có được kết quả tốt nhất, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân dùng các liều lượng thuốc khác nhau, hoặc bệnh nhân có thể được cung cấp một loại thuốc khác để thử. Đôi khi liệu pháp thay đổi lối sống sẽ được sử dụng cùng với thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đặt sonde dẫn lưu bàng quang</p>
<p style="text-align: justify;">Sonde dẫn lưu niệu đạo bàng quang được đặt khi bí tiểu cấp đe doạ biến chứng hoặc các phương pháp điều trị khác không hiệu quản.</p>
<p style="text-align: justify;">Sonde tiểu ngắt quãng tại nhà: Đây là điều bệnh nhân có thể tự học để thực hiện. Tùy thuộc vào các triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm điều này 3 đến 4 lần một ngày, chỉ để nó đủ lâu để làm rỗng bàng quang của bệnh nhân. Đôi khi việc đặt sonde bàng quang ngắt quãng có thể giúp cải thiện chức năng bàng quang sau vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, phương pháp có thể khó thực hiện đối với một số người bị tổn thương thần kinh trung ương.</p>
<p style="text-align: justify;">Đặt ống thông liên tục: Một số bệnh nhân có thể được chèn một loại ống thông khác để thoát nước tiểu liên tục</p>
<p style="text-align: justify;">- Phẫu thuật:</p>
<p style="text-align: justify;">Phẫu thuật được sử dụng để điều trị một số bệnh nhân có loại bàng quang kém hoạt động kém đáp ứng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Cơ thắt nhân tạo: Thiết bị này giúp điều trị chứng tiểu không tự chủ nghiêm trọng khi cơ thắt của bệnh nhân không hoạt động bình thường. Cần phải phẫu thuật để đặt vòng bít cơ vòng quanh niệu đạo nối với một công tắc điều khiển được đặt dưới da ở bìu hoặc môi âm hộ. Công tắc được bệnh nhân chủ động sử dụng để mở cơ vòng và cho phép bệnh nhân đi tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Dẫn lưu bàng quang vĩnh viễn đặt ống thông bàng quang qua da trên xương mu.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Mở rộng bàng quang: Một phần đại tràng được khâu nối để tăng kích thước của bàng quang và giúp nó lưu trữ nhiều nước tiểu hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Cắt cơ thắt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị khác:</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu những phương pháp điều trị này không giúp ích, bác sĩ nên gửi bệnh nhân đến một chuyên gia chuyên sâu, chẳng hạn như một bác sĩ tiết niệu, người có thể chuyên về bàng quang hoặc chứng tiểu không kiểm soát do thần kinh. Một chuyên gia có thể đưa ra các xét nghiệm và phương pháp điều trị khác. Các lựa chọn điều trị được cung cấp cho bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh của bệnh nhân và các triệu chứng bệnh nhân có.</p>
<p style="text-align: justify;">Mục tiêu của điều trị là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương thận. Những bệnh nhân có bàng quang thần kinh và có các triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức sẽ có các lựa chọn điều trị khác với những bệnh nhân có các triệu chứng bàng quang kém hoạt động. Bất kể nguyên nhân là gì, các phương pháp điều trị đều tập trung vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Tayyeb M, Tadi P. Neurogenic Bladder. <em>StatPearls</em>. 2021.</li><li style="text-align: justify;">Goldmark E, Niver B, Ginsberg DA. Neurogenic bladder: from diagnosis to management. <em>Curr Urol Rep</em>. 2014</li><li style="text-align: justify;">Hamid R et al. Epidemiology and pathophysiology of neurogenic bladder after spinal cord injury. <em>World J Urol</em>. 2018</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bang-quang-than-kinh-shkcz |
Bí tiểu | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bí tiểu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bí tiểu là một tình trạng trong đó bàng quang của người bệnh bị ngăn cản không đào thải được nước tiểu ngay cả khi nó căng đầy và bệnh nhân đã cảm giác buồn đi tiểu dữ dội nhưng không tiểu được. Bí tiểu thường được phân loại thành bí tiểu cấp và bí tiểu mạn tính.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bí tiểu là một tình trạng trong đó bàng quang của người bệnh bị ngăn cản không đào thải được" src="/ImagePath/images/20210911/20210911_20210227_benh-bi-tieu-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bí tiểu là một tình trạng trong đó bàng quang của người bệnh bị ngăn cản không đào thải được</em></p>
<p style="text-align: justify;">Cả 2 giới đều có thể gặp bí tiểu ở các lứa tuổi khác nhau nhưng nam giới ở tuổi trung niên và tuổi già là những người dễ bị bí tiểu hơn cả. Tỉ lệ mắc giữa nam và nữ rất chênh lệch, trung binh cứ 10 người bị bí tiểu cấp mới có 1 người là nữ giới. Ở tuổi trung niên và tuổi già, nam giới có đến 4.5% nguy cơ mắc mỗi năm. Nguy cơ tích luỹ của bí tiểu cấp có thể lên đến 30% ở nam giới độ tuổi 80 tuổi.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bí tiểu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đường tiết niệu dưới được cấu tạo bời bàng quang (nơi lưu trữ nước tiểu tạm thời) và niệu đạo (là một ống thông giữa bàng quang và bên ngoài cơ thể). Niệu đạo được chia thành 4 đoạn: đoạn tiền liệt tuyến, niệu đạo màng, đoạn hành và đoạn dương vật. Có hai nhóm cơ kiểm soát đi tiểu được gọi là cơ thắt. Cơ thắt trong là nơi niệu đạo xuất phát bàng quang. Cơ thắt ngoài ở phần sau cuả niệu đạo kiểm soát sự đóng mở của bàng quang. Niệu đạo thường hẹp ở đoạn tiền liệt tuyến, là đoạn nằm giữa 2 cơ thắt</p>
<p style="text-align: justify;">Khi đi tiểu, các bó dải cơ thành bàng quang co bóp tạo áp lực tống nước tiểu xuống niệu đạo. Đồng thời, hệ thống thần kinh trung ương dẫn truyền qua tuỷ sống chỉ đạo mở cơ thắt giải phóng nước tiểu ra ngoài cơ thể. Hai cơ thắt được tạo thành từ các sợi cơ khác nhau, cơ thắt trong thuộc chi phối thần kinh tự động và không chịu tác động từ ý muốn của bệnh nhận, cơ thắt ngoài có thể mở chủ động theo ý muốn của người bệnh. Một tổn thương bất kỳ trong hệ thống chi phối thần kinh các cơ thắt có thể gây bí tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Tắc nghẽn</b></p>
<p style="text-align: justify;">Bất cứ tác nhân nào gây cản trở dòng chảy của nước tiểu trong niệu đạo và ứ đọng nước tiểu tại bàng quang đều là nguyên nhân gây bí tiểu. Tắc nghẽn đột ngột và hoàn toàn niệu đạo gây bí tiểu cấp. Tắc nghẽn một phần tiến triển từ từ gây bí tiểu mạn tính. Nguyên nhân gây tắc nghẽn đường bài xuất phổ biến ở cả 2 giới thường gặp như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Sỏi niệu đạo, sỏi cổ bàng quang</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sỏi niệu đạo, sỏi cổ bàng quang là nguyên nhân gây bí tiểu" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_20210227_benh-bi-tieu-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sỏi niệu đạo, sỏi cổ bàng quang là nguyên nhân gây bí tiểu</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Chít hẹp niệu đạo</p>
<p style="text-align: justify;">- Khối u hoặc ung thư tiểu khung hoặc đại tràng chèn ép</p>
<p style="text-align: justify;">- Táo bón nặng</p>
<p style="text-align: justify;">- Cục máu đông tạo thành khi có rất nhiều máu trong bàng quang</p>
<p style="text-align: justify;">- Dị vật niệu đạo</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm niệu đạo nghiêm trọng</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Thuốc</b></p>
<p style="text-align: justify;">Một số loại thuốc ảnh hưởng đến hoạt động co bóp tống nước tiểu của cơ bàng quang và gây co cơ thắt trong. Những thuốc thường gây ra tính trạng này bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Amphetamines</p>
<p style="text-align: justify;">- Các thuốc chống dị ứng kháng histamin</p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc dạng dopamin điều trị parkinson</p>
<p style="text-align: justify;">- Các thuốc điều trị bàng quang thần kinh hoặc rối loạn cơ thắt</p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc giãn cơ</p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)</p>
<p style="text-align: justify;">- Pseudoephedrine</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số thuốc chống loạn thần</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số thuốc chống trầm cảm 3 vòng</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số loại thuốc giảm đau gây nghiện như morphine</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Các vấn đề về thần kinh</b></p>
<p style="text-align: justify;">Để hoạt động đi tiểu được diễn ra, chi phối thần kinh bắt đầu từ não qua các cột tuỷ sống đến đám rối thần kinh chi phối co bóp cơ thành bàn quang và mở các cơ thắt, tín hiện phản hồi qua đám rối thần kinh, lên não bằng các cột tuỷ sống cảm giác tự trị. Khi chi phối thần kinh bị rối loạn, cơ bàng quang co bóp mà cơ thắt không mở ra, nước tiểu sẽ bị ứ đọng gây ra bí tiểu</p>
<p style="text-align: justify;">Một số vấn đề có thể gây ra các rối loạn thần kinh chi phối bàng quang cơ thắt bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tai biến mạch não</p>
<p style="text-align: justify;">- Chấn thương tổn thương thần kinh trung ương và tuỷ sống</p>
<p style="text-align: justify;">- Mang thai và chuyển dạ</p>
<p style="text-align: justify;">- Đái tháo đường</p>
<p style="text-align: justify;">- Đa xơ cứng</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh Parkinson</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Liên quan đến phẫu thuật</b></p>
<p style="text-align: justify;">Thông thường sau khi phẫu thuật, đặc biệt là thay khớp háng hoặc phẫu thuật cột sống, chi phối thần kinh bàng quang và cơ thắt bị tê liệt nhưng có thể hồi phục. Những người đã trải qua phẫu thuật tiểu khung, khớp háng có nguy cơ so với các loại phẫu thuật khác cao gấp 1.5 lần. Tăng huyết áp và đái tháo đường cũng liên quan đến bí tiểu cấp do bàng quang thận kinh. Có tới 60% bệnh nhân có thể gặp phải bí tiểu sau phẫu thuật cột sống.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>- Nguyên nhân cụ thể cho nam giới</b></p>
<p style="text-align: justify;">Trên 50% các trường hợp bí tiểu ở nam giới là do các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt.</p>
<p style="text-align: justify;">Tăng sản lành tính hoặc ung tuyến tiền liệt có thể chèn ép đoạn niệu đạo tiền liệt tuyến gây chít hẹp hoặc tắc nghẽn hoàn toàn. Hầu hết đàn ông có tăng sản lành tính tuyến tiền liệt khi họ già đi.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Tắc nghẽn</b></p>
<p style="text-align: justify;">Ở nam giới có thể do một số nguyên nhân sau</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng sản tiền liệt tuyến lành tính (BPH)</p>
<p style="text-align: justify;">- Ung thư tuyến tiền liệt</p>
<p style="text-align: justify;">- Hẹp bao quy đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thắt bao quy đầu cấp xảy ra khi bao quy đầu bị hẹp từ trước và thắt chặt vào rãnh quy đầu không kéo xuống được</p>
<p style="text-align: justify;">- Hẹp niệu đạo do sẹo của việc cắt bao quy đầu gây hẹp niệu đạo, cũng có thể gây tắc nghẽn. Đây là sự thu hẹp của việc mở niệu đạo có thể xảy ra khi dương vật bị viêm do tiếp xúc với nước tiểu và cọ xát vào tã hoặc có sự thay đổi lưu lượng máu đến dương vật.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Nhiễm trùng</b></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm nhiễm đường tiết niệu gây phù nề tổ chức niêm mạc và có thể gây tắc nghẽn bí tiểu. Viêm bàng quang, viêm niệu đạo hoặc viêm tuyến tiền liệt có thể cản trở nước tiểu thoát khỏi niệu đạo. Viêm bao quy đầu ở người hẹp bao quy đầu chưa cắt cũng có thể gây tắc nghẽn.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Viêm nhiễm đường tiết niệu gây phù nề tổ chức niêm mạc và có thể gây tắc nghẽn bí tiểu" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_20210227_benh-bi-tieu-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm nhiễm đường tiết niệu gây phù nề tổ chức niêm mạc và có thể gây tắc nghẽn bí tiểu</em></p>
<p style="text-align: justify;"><b>Chấn thương</b></p>
<p style="text-align: justify;">Thường gặp nhất do chấn thương niệu đạo ngoài (niệu đạo dương vật và niệu đạo hành) do tính chất giải phẫu dễ bị tổn thương</p>
<p style="text-align: justify;"><b>- Nguyên nhân cụ thể cho phụ nữ</b></p>
<p style="text-align: justify;">Bí tiểu ít phổ biến hơn ở phụ nữ, nhưng có một vài nguyên nhân điển hình.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Tắc nghẽn</b></p>
<p style="text-align: justify;">U lành tính hoặc ung thư tử cung sinh dục có thể chèn ép vào cổ bàng quang hoặc niệu đạo gây tắc nghẽn. Ngoài ra, thoát vị bàng quang vào âm đạo hoặc trực tràng vào âm đạo cũng có thể gây tắc nghẽn. Khi tử cung bị sa, thoát vị cũng có thể gây chèn ép vào cổ bàng quang và niệu đạo.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Nhiễm trùng</b></p>
<p style="text-align: justify;">Vùng sinh dục ngoài của phụ nữ dễ bị nhiễm trùng và dễ thâm nhiễm chèn ép vào niệu đạo. Viêm bàng quang hoặc bản thân viêm niệu đạo cũng có thể gây bí tiểu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bí tiểu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><b>Bí tiểu cấp</b></p>
<p style="text-align: justify;">Bí tiểu cấp là một tình trạng cấp cứu, gây đau đớn và khó chịu, thậm chí có những biến chứng có thể gây tử vong. Bệnh nhân có cảm giác mót tiểu trầm trọng nhưng không tiểu được chút nào. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau đớn, căng tức bụng, đặc biệt là ở vùng bụng hạ vị trước bàng quang. Bệnh nhân cần được khám cấp cứu để giải phóng nước tiểu kịp thời.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau đớn, căng tức bụng, đặc biệt là ở vùng bụng hạ vị trước bàng quang" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_20210227_benh-bi-tieu-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau đớn, căng tức bụng, đặc biệt là ở vùng bụng hạ vị trước bàng quang</em></p>
<p style="text-align: justify;"><b>Bí tiểu mạn tính</b></p>
<p style="text-align: justify;">Bí tiểu mạn tính là khi tắc nghẽn không hoàn toàn diễn ra trong một thời gian dài. Người bệnh không thể làm rỗng hoàn toàn bàng quang và luôn có lượng nước tiểu tồn dư còn sót lại trong bàng quang sau khi đi tiểu. Bệnh nhân thậm chí có thể không cảm nhận được tình trạng này do triệu chứng đau đớn và mót tiểu rất mơ hồ.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Khi có một trong các triệu chứng sau, bệnh nhân nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiểu nhiều lần, tiểu rắt, thường là trên tám lần một ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khó rặn tiểu</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiểu yếu hoặc tiểu ngắt quãng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cảm giác tiểu không hết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thức dậy hơn một lần một đêm để đi tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiểu són, tiểu rỉ liên tục</p>
<p style="text-align: justify;">- Mót tiểu không kìm chế được.</p>
<p style="text-align: justify;">- Không cảm nhận được cảm giác căng tiểu cuả bàng quang.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau hoặc căng tức vùng bụng dưới.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bí tiểu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Đột nhiên làm rỗng một bàng quang đầy có thể làm cho cơ thể sản xuất quá nhiều nước tiểu. Sự tăng nước tiểu phản ứng thường nhất thời trong 24h. Mặc dù vậy, nếu đa niệu phản ứng trầm trọng và không hồi phục có thể dẫn đến cơ thể mất quá nhiều nước và muối gây shock giảm thể tích và rối loạn điện giải nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ theo dõi sự mất nước và khoáng chất đồng thời chỉ định truyền bù khi cần thiết. Thông thường ống thông sẽ được giữ lại để đo chính xác lượng nước tiểu cho đến khi cơ thể trở lại trạng thái bình thường.</p>
<p>Đôi khi bí tiểu mạn tính do bàng quang hoạt động kém. Điều này có thể làm tăng áp lực trong đường tiết niệu nói chung bao gồm giãn đài bể thận làm tổn thương thận - cầu thận dẫn đến suy thận và bệnh thận giai đoạn cuổi.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bí tiểu mạn tính do bàng quang hoạt động kém dẫn đến suy thận" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_20210227_benh-bi-tieu-5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bí tiểu mạn tính do bàng quang hoạt động kém dẫn đến suy thận</em></p>
<p>Một ống thông niệu đạo bàng quang lưu cữu có thể gây ra một số biến chứng bao gồm:</p>
<p>- Nhiễm trùng đường tiết niệu,</p>
<p>- Nhiễm trùng ngược dòng gây viêm thận bể thận và nhiễm khuẩn huyết</p>
<p>- Chấn thương niệu đạo</p>
<p>- Hẹp niệu đạo</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bí tiểu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chỉ cần khai thác tiền sử bệnh và diễn biến bệnh gồm các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân và thăm khám lâm sàng bằng tay bao gồm cả bộ phận sinh dục và trực tràng cũng có thể chẩn đoán được bí tiểu.</p>
<p style="text-align: justify;">Một trong các xét nghiệm hoặc thăm dò sau cũng có thể được chỉ định:</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm nước tiểu hoặc máu</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm đo nước tiểu tồn dư (PVR)</p>
<p style="text-align: justify;">- Nội soi bàng quang</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm hệ tiết niệu</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp vi tính tiểu khung</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cắt lớp vi tính tiểu khung để chẩn đoán bệnh" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_chup-ct-03.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp cắt lớp vi tính tiểu khung để chẩn đoán bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Kiểm tra niệu động học đào thải nước tiểu</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bí tiểu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><b>Bí tiểu cấp</b></p>
<p style="text-align: justify;">Bí tiểu cấp là một tình trạng cấp cứu, yêu cầu phải giải quyết được tạm thời tắc nghẽn và giảm áp lực bàng quang. Đặt sonde tiểu là thủ thuật nhanh chóng và đơn giản nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu phương pháp này không thể được thực hiện được hoặc khó khăn do chít hẹp niệu đạo, có thể sẽ cần phải mở dẫn lưu nước tiểu bàng quang qua da trên xương mu dưới hướng dẫn của siêu âm.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc xử lý dẫn lưu nước tiểu cấp cứu sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy tốt hơn ngay lập tức và giúp ngăn ngừa các biến chứng. Sau đó, bác sĩ sẽ đi tìm nguyên nhân gốc rễ và điều trị để tránh tái phát.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Bí tiểu mạn tính</b></p>
<p style="text-align: justify;">Bí tiểu mạn tính cần phải được điều trị nhằm mục đích loại bỏ các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc bí tiểu đã có biến chứng.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Đặt dẫn lưu</b></p>
<p style="text-align: justify;">Trừ khi nguyên nhân tắc nghẽn có thể được giải quyết đơn giản, phần lớn các trường hợp sẽ cần đặt sonde tiểu tạm thời để giảm áp lực bàng quang.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc lưu sonde tiểu thời gian dài có thể dẫn đến biến chứng nhiễm khuẩn hoặc chấn thương. Có thể bệnh nhân sẽ được chỉ định đắt sonde tiểu ngắt quãng, họ sẻ được hướng dẫn cách tự đặt ống thông để giảm thiểu việc đưa vi khuẩn vào bàng quang.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Nong niệu đạo và stent</b></p>
<p style="text-align: justify;">Khi có chít hẹp niệu đạo do sẹo xơ hoặc thâm nhiễm thành niệu đạo, có thể sử dụng phương pháp nong hoặc stent. Các ống có kích thước tăng dần được đưa vào niệu đạo, từ từ nong rộng phần hẹp niệu đạo. Một cách khác để nong niệu đạo là nong bằng sonde tiểu có bóng chèn. Đôi khi một stent được đặt vào vị trí hẹp và ngăn cho niệu đạo hẹp tái phát do co thắt.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Nội soi bàng quang</b></p>
<p style="text-align: justify;">Một ống nội soi được đưa vào bàng quang qua niệu đạo để khảo sát hình ảnh từ bên trong. Dị vật, sỏi bàng quang niệu đạo cũng có thể được giải quyết chỉ bằng nội soi</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Thuốc</b></p>
<p style="text-align: justify;">Có một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê giúp giảm tình trạng bí tiểu bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm bàng quang</p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc giãn cơ thắt niệu đạo và tuyến tiền liệt</p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc làm giảm kích thước tiền liệt tuyến</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Thay đổi lối sống</b></p>
<p style="text-align: justify;">Có một số phương pháp bệnh nhân có thể thực hiện để kiểm soát bàng quang và hạn chế bí tiểu:</p>
<p style="text-align: justify;">- Uống nước hợp lý.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các bài tập cơ sàn chậu (bài tập kegel)</p>
<p style="text-align: justify;">- Các bài tập phục hồi chức năng bàng quang.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Phẫu thuật</b></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu thuốc và các liệu pháp khác không có tác dụng làm giảm các triệu chứng hoặc tình trạng tắc nghẽn, phẫu thuật có thể được chỉ định. Ở nam giới, đa phần phẫu thuật nọi soi ngược dòng là hiệu quả và an toàn hơn cả.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ở nam giới, đa phần phẫu thuật nọi soi ngược dòng là hiệu quả và an toàn hơn cả để điều trị bệnh bí tiểu" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_bi-tieu-1.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ở nam giới, đa phần phẫu thuật nọi soi ngược dòng là hiệu quả và an toàn hơn cả để điều trị bệnh bí tiểu</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ phẫu thuật sau đó sử dụng một công cụ kèm theo hoặc laser để tạo hình lại niệu đạo. Một số phương án phẫu thuật thủ thuật có thể áp dụng như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Các thủ tục xâm lấn tối thiểu được thực hiện thông qua niệu đạo liên quan đến việc sử dụng kim nhỏ và sóng nhiệt</p>
<p style="text-align: justify;">- Cắt tiền liệt tuyến nội soi</p>
<p style="text-align: justify;">- Cắt nối đoạn chít hẹp niệu đạo ngoài cơ thắt</p>
<p style="text-align: justify;">Các phương pháp phẫu thuật khác có thể được tiến hành phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân của bệnh. Một số phẫu thuật có thể yêu cầu mổ nội soi qua thành hoặc phẫu thuật mở:</p>
<p style="text-align: justify;">- Cắt bỏ tuyến tiền liệt do ung thư</p>
<p style="text-align: justify;">- Cắt bỏ tử cung</p>
<p style="text-align: justify;">- Phục hồi và cố định thoát vị bàng quang - âm đạo hoặc trực tràng - âm đạo</p>
<p style="text-align: justify;">- Cắt bỏ ung thư đường bài xuất</p>
<p style="text-align: justify;">- Loại bỏ các khối u hoặc ung thư vùng chậu chèn ép</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Tiên lượng </b></p>
<p style="text-align: justify;">Cả bí tiểu cấp và mạn tính thường dễ chẩn đoán. Cả hai đều đi kèm với việc không có khả năng bài xuất nước tiểu và ứ đọng bàng quang. Chúng thường có thể được điều trị bằng sự kết hợp của các lựa chọn để tránh các biến chứng lâu dài. Nếu vấn đề không thể được khắc phục vĩnh viễn bằng phẫu thuật hoặc điều trị khác, bệnh nhân có thể cần phải sonde tiểu ngắt quãng. Họ sẽ dần quen với điều này và nó sẽ không quá hạn chế các hoạt động hàng ngày hoặc làm sụt giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Urinary Retention. <i>National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases</i>. 2014</li><li style="text-align: justify;">Sliwinski, A et al. Acute urinary retention and the difficult catheterization: current emergency management. <i>European Journal of Emergency Medicine</i>. 2016</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bi-tieu-slvla |
Bệnh nhiễm khuẩn cột sống | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh nhiễm khuẩn cột sống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Nhiễm khuẩn cột sống là bệnh lý đã được biết đến từ thời cổ đại. Năm 1779, Pott lần đầu tiên mô tả về lao cột sống. Một thế kỷ sau đó, Lanneloung đưa thuật ngữ viêm xương tủy xương sinh mủ tại cột sống vào tài liệu y khoa. Nhiễm khuẩn cột sống được định nghĩa là một tình trạng nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến thân đốt sống, đĩa đệm và/ hoặc phần mềm xung quanh cột sống. Nó bao gồm viêm xương tủy xương đốt sống, viêm đốt sống đĩa đệm, viêm đĩa đệm, áp xe cạnh sống, nhiễm khuẩn phần mềm cạnh sống. Các thuật ngữ này được sử dụng thường xuyên và một bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều hình thức nhiễm khuẩn cột sống khác nhau. Do các triệu chứng không điển hình, xét nghiệm đặc hiệu thấp nên nhiễm khuẩn cột sống thường bị chẩn đoán muộn, thường là 2-6 tháng từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi chẩn đoán. Trong một số trường hợp, điều này dẫn đến nguy cơ tử vong cho người bệnh.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_1566729140-trat-cot-song-tang-l4l5-05.png"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Nhiễm khuẩn cột sống được định nghĩa là một tình trạng nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến thân đốt sống, đĩa đệm và/ hoặc phần mềm xung quanh cột sống</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ chung của nhiễm trùng cột sống là khoảng 2,2 trường hợp/100.000 người mỗi năm. Loại nhiễm trùng cột sống phổ biến nhất là viêm xương tủy xương đốt sống do vi khuẩn lây nhiễm vào đốt sống qua đường máu. Bệnh thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Mặc dù nhiễm khuẩn cột sống có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng nó thường gặp nhất ở người lớn đặc biệt ở các người bệnh: >50 tuổi, sử dụng ma túy đường tĩnh mạch, suy giảm miễn dịch… Trong các đoạn của cột sống, cột sống thắt lung có tỷ lệ nhiễm trùng cao nhất (58%), tiếp theo là cột sống lưng (30%) rồi đến cột sống cổ (11%). Nhiễm khuẩn tại xương cùng rất ít, chủ yếu nguyên nhân do loét tì đè, chấn thương hoặc phẫu thuật. Nhiễm khuẩn cột sống có thể lan rộng ra sau gây áp xe ngoài màng cứng, dưới màng cứng, thậm chí gây viêm màng não. Nếu nhiễm khuẩn lan sang bên hoặc phía trước sẽ dẫn đến viêm phúc mạc, viêm sau phúc mạc, nhiễm khuẩn hầu họng và áp xe trung thất</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh nhiễm khuẩn cột sống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng cột sống xảy ra do 3 tác nhân chính: Vi khuẩn (gây nhiễm trùng sinh mủ), lao hoặc nấm (gây nhiễm trùng u hạt), ký sinh trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">Trước đây, nhiễm khuẩn cột sống chủ yếu do lao gây ra. Nhờ các tiến bộ về chẩn đoán và điều trị lao 50 năm gần đây mà tỷ lệ này giảm đáng kể. Hiện nay, phần lớn nhiễm trùng cột sống là do vi khuẩn sinh mủ gây ra và tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) là vi khuẩn gặp nhiều nhất với tỷ lệ 30-80%. Bên cạnh đó vi khuẩn gram âm (E.coli…) có thể gặp ở 25% trường hợp nhiễm khuẩn. Trong chấn thương cột sống xuyên thấu có thể gặp nhiễm khuẩn kị khí. Vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân HIV, trong nhóm vi khuẩn này có tới 60% mầm bệnh được xác định. Nấm cũng có thể gây nhiễm trùng cột sống nhưng gặp với tỷ lệ thấp. Các loại nấm đã được tìm thấy khi nuôi cấy mô nhiễm khuẩn là Aspergillus spp., Candida spp., Cryptococcus neoformans . Tuy đã có nhiều phương pháp vi sinh để định danh vi khuẩn, song có 1/3 số trường hợp nhiễm khuẩn cột sống không rõ tác nhân nhiễm trùng. Ở các vùng khác nhau, đặc điểm vi khuẩn học của nhiễm khuẩn cột sống có thể khác nhau.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viem-dia-dem-dot-song-3.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Lao hoặc nấm (gây nhiễm trùng u hạt) là một trong những nguyên nhân gây viêm cột sống</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn cột sống</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Người cao tuổi</li>
<li style="text-align: justify;">Tiêm chích ma túy</li>
<li style="text-align: justify;">Cơ địa suy giảm miễn dịch</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh lý nền kèm theo: Đái tháo đường, béo phì</li>
<li style="text-align: justify;">Lạm dụng rượu</li>
<li style="text-align: justify;">Chấn thương cột sống</li>
<li style="text-align: justify;">Tiêm cạnh cột sống/tại cột sống</li>
<li style="text-align: justify;">Phẫu thuật cột sống: cuộc phẫu thuật kéo dài, mất nhiều máu trong phẫu thuật, chăm sóc sau phẫu thuật kém, phẫu thuật nhiều lần.</li>
</ul>
<p><strong><em>Cơ chế bệnh sinh</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Vi sinh vật có thể đến cột sống và gây ra tình trạng nhiễm trùng qua ba con đường sau: (1) Đường máu, (2) Đường trực tiếp từ môi trường bên ngoài vào (chấn thương, phẫu thuật), (3) Đường kế cận từ mô tiếp giáp.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở cả trẻ em và người lớn, lan truyền qua đường máu là con đường phổ biến nhất. Bất kỳ tình trạng nào dẫn đến vi sinh vật đi vào trong máu (nhiễm khuẩn huyết) như phẫu thuật, nhiễm khuẩn răng miệng, nhiễm khuẩn tiết niệu… đều có thể gây ra nhiễm trùng cột sống qua đường máu.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở trẻ em, các động mạch trong đĩa đệm có sự thông nối rộng rãi với một số mạch xuyên qua đĩa đệm. Do đó, tắc mạch nhiễm trùng do lây lan qua đường máu không gây ra nhồi máu xương, và nhiễm trùng về cơ bản nằm trong đĩa đệm. Đĩa đệm ở người trưởng thành là vô mạch (sau 30 tuổi).Vì vậy, ở người trưởng thành, thuyên tắc mạch trong nhiễm trùng dẫn đến các ổ nhồi máu xương lan rộng, nhiễm trùng dễ lây lan sang các cấu trúc lân cận dẫn đến viêm đốt sống đĩa đệm từ đó gây tổn thương tiêu xương và gãy xương do nén, có thể dẫn đến mất ổn định cột sống, biến dạng và nguy cơ chèn ép tủy sống. Nhiễm trùng cột sống có thể lây lan đến các vị trí xung quanh cột sống gây ra nhiễm trùng lân cận. Các cấu trúc phía sau cột sống thiếu nguồn cung cấp mạch máu nên ít khi viêm do vi khuẩn mà thường do nấm và lao.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn theo con đường trực tiếp từ môi trường bên ngoài thường gặp do chấn thương cột sống có vết thương hở, sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa (gây mê, gây tê ngoài màng cứng, tiêm ngoài màng cứng, tiêm cạnh sống). Tỷ lệ nhiễm khuẩn cột sống theo con đường này ngày càng gia tăng do sự lạm dụng tiêm cột sống tại các phòng khám nhỏ lẻ, tại nhà do không đủ vô khuẩn trong quá trình tiêm.</p>
<p style="text-align: justify;">Con đường từ mô tiếp giáp ít gặp, có thể xảy ra do nhiễm trùng lân cận bao gồm nhiễm trùng thực quản, áp xe hầu họng,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh nhiễm khuẩn cột sống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Đau cột sống thường là biểu hiện khởi phát đầu tiên nhưng không đặc hiệu. Ban đầu, người bệnh đau âm ỉ không liên tục, có thể liên quan đến tư thế và các hoạt động của người bệnh, 15% tự hết đau mà không cần thuốc trong thời gian này. Sau đó, tình trạng đau trầm trọng hơn, thường đau nhiều vào ban đêm, có thể kết hợp đau ngực và đau bụng.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Sốt ít phổ biến hơn, gặp ở 48% người bệnh nhiễm khuẩn cột sống sinh mủ, và 17% trường hợp lao cột sống.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Nhiễm khuẩn tại cột sống cổ có thể gây triệu chứng khó nuốt.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Triệu chứng do chèn ép thần kinh cột sống như yếu – tê tay chân, đại tiểu tiện không tự chủ, gặp ở 1/3 số bệnh nhân, thường gặp ở các bệnh nhân chẩn đoán muộn.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Ở trẻ em, biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu. Các triệu chứng có thể gặp là trẻ quấy khóc, khó chịu, không chịu vận động, đau bụng hoặc đại tiểu tiện không tự chủ, Sốt và các dấu hiệu chèn ép thần kinh rất ít khi gặp ở trẻ em.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_chuan-4-docx-1561366884921.jpeg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Các triệu chứng có thể gặp là trẻ quấy khóc, khó chịu, không chịu vận động, đau bụng hoặc đại tiểu tiện không tự chủ</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Khám lâm sàng tại cột sống có thể ấn thấy điểm đau chói, hạn chế các vận động cột sống, các dấu hiệu chèn ép thần kinh. Phần mềm xung quanh cột sống đa phần không có sưng nóng. Trường hợp nhiễm lao đôi khi thấy rỗ rò từ áp xe cạnh sống. Tuy vậy, đa phần các triệu chứng không rõ ràng. Khi nghi ngờ nhiễm khuẩn cột sống, bác sỹ cần khám các cơ quan khác để tìm dấu hiệu nhiễm khuẩn ở các cơ quan này, đặc biệt là viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li style="text-align: justify;"><strong><em>Xét nghiệm</em></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm viêm: Tăng bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu trung tính; tăng protein phản ứng C (CRP); tăng máu lắng là những dấu hiệu nhạy nhưng độ đặc hiệu thấp. Các chỉ số này (quan trọng nhất là CRP) dùng để đánh giá hiệu quả điều trị. Trong quá trình điều trị, chỉ số viêm giảm đồng nghĩa với việc người bệnh đáp ứng với thuốc đang sử dụng.</p>
<p style="text-align: justify;">Cấy máu, cấy nước tiểu. Khi nghi ngờ nhiễm khuẩn cột sống cần cấy máu và cấy nước tiểu trước khi sử dụng kháng sinh. 59% nhiễm khuẩn cột sống có kết quả cấy máu dương tính. Nên nuôi cấy trên cả 2 môi trường, hiếu khí và kị khí.</p>
<p style="text-align: justify;">Sinh thiết đốt sống/phần mềm cạnh sống làm giải phẫu bệnh và nuôi cấy. Đây là phương pháp quan trọng trong chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn cột sống, đặc biệt với những trường hợp cấy máu âm tính. Trong trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu thuật, sinh thiết mở là lựa chọn ưu tiên do có thể thu hoạch được lượng bệnh phẩm lớn, các kết quả kiểm tra trên bệnh phẩm sẽ có độ chính xác cao hơn. Sinh thiết dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính cũng là phương pháp thường được sử dụng và có độ chính xác cao, chỉ định trong những trường hợp không có có định phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp nghi ngờ lao cần làm thêm các xét nghiệm tìm vi khuẩn lao: nhuộm AFB, nuôi cấy trên môi trường MGIT, xét nghiệm Genexpert, IGRA.</p>
<p style="text-align: justify;">Với những bệnh nhân đáp ứng kém với kháng sinh, cơ địa suy giảm miễn dịch, người già cần chú ý tìm nấm trong máu và bệnh phẩn sinh thiết.</p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm mô bệnh học cũng rất quan trong. Nó giúp phân biệt có nhiễm khuẩn không, nhiễm khuẩn sinh mủ hay tổn thương u hạt hay hoại tử khối u… giúp định hướng nguyên nhân và điều trị.</p>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li style="text-align: justify;" value="2"><strong><em>Chẩn đoán hình ảnh</em></strong></li>
</ol>
<p style="text-align: justify;">- Chụp X quang thường quy. Là phương pháp đơn giản, chi phí thấp để đánh giá ban đầu những trường hợp đau cột sống. Mặc dù Xquang có độ đặc hiệu thấp (57%) với nhiễm khuẩn đốt sống, song những trường hợp nặng có thể thấy bất thường cột sống với những tổn thương nham nhở, phá hủy thân đốt sống, hẹp khe đĩa đệm,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp vi tính (CT). Là phương pháp tốt nhất để đánh giá những thay đổi của xương, bao gồm những thay đổi sớm của các đốt sống, sự hiện diện của hoại tử xương và vôi hóa bệnh lý gợi ý đến bệnh lao. Ngoài ra, CT còn là phương tiện hướng dẫn cho sinh thiết xương đốt sống. Tuy nhiên, cắt lớp vi tính ít nhạy hơn cộng hưởng từ khi đánh giá tổn thương đĩa đệm và phần mềm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp cộng hưởng từ (MRI). Đây được coi là tiêu chuẩn vàng về chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán nhiễm khuẩn cột sống do có độ nhạy cao (96%), độ đặc hiệu cao (94%). Bên cạnh đó, cộng hưởng từ còn cung cấp thông tin giải phẫu chi tiết về các mô mềm xung quanh và khoang ngoài màng cứng. Hình ảnh tổn thương thường gặp là giảm tín hiệu trên T1 và tăng tín hiệu trên T2. Các tổn thương này tăng ngấm thuốc đối quang từ. MRI cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phân biệt giữa viêm cột sống do lao và viêm cột sống do vi khuẩn sinh mủ. Tuy nhiên, một số trường hợp cộng hưởng từ không thể phân biệt được tổn thương u và nhiễm khuẩn. Cộng hưởng từ tuy rất nhạy với các tổn thương cột sống và phần mềm xung quanh nhưng không khuyến cáo chụp MRI quá thường xuyên để đánh giá đáp ứng điều trị. Hình ảnh tổn thương trên phim chụp cộng hưởng từ có thể kéo dài một thời gian, mặc dù lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân đáp ứng tốt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đánh giá các cơ quan khác: Siêu âm ổ bụng trong trường hợp có nghi ngờ nhiễm khuẩn đường tiết niệu kèm theo, siêu âm tim nếu nghi ngờ có viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, Xquang/ cắt lớp vi tính phổi nếu nghi ngờ lao cột sống hoặc theo dõi viêm phổi.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh nhiễm khuẩn cột sống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li>Can thiệp y khoa đảm bảo vô khuẩn</li>
<li>Các chấn thương cột sống có tổn thương da cần xử lý trong thời gian sớm nhất có thể</li>
<li>Tránh rượu bia. Không tiêm chích ma túy</li>
</ul>
<p><strong>Tiên lượng</strong></p>
<p style="margin-left:9.0pt;">Với sự ra đời của thuốc kháng sinh, phát triển của chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm, nhiễm khuẩn cột sống ngày càng được phát hiện sớm hơn, do đó tỷ lệ tử vong đã giảm xuống đáng kể (<5% ở các nước phát triển). Tử vong sớm thường liên quan đến nhiễm trùng huyết không kiểm soát được. Mặc dù tỷ lệ tử vong đã giảm, nhưng kết quả đáng lo ngại nhất là tổn thương thần kinh không phục hồi. Nó có nguy cơ tàn tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, kinh tế của người bệnh.</p>
<p style="margin-left:9.0pt;"><em>Các yếu tố tiên lượng nặng của nhiễm khuẩn cột sống bao gồm</em></p>
<ul>
<li>Tuổi cao</li>
<li>Bệnh kèm theo : Đái tháo đường, suy tim, suy giảm miễn dịch, nghiện rượu</li>
<li>Vị trí tổn thương: Cột sống cổ, cột sống lung</li>
<li>Tổn thương thần kinh: Liệt, rối loạn cơ tròn, rối loạn cơ trơn đường tiêu hóa/tiết niệu</li>
<li>Chẩn đoán muộn</li>
<li>Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin</li>
<li>Phẫu thuật muộn sau 36 giờ (ở các trường hợp có chỉ định phẫu thuật)/</li>
</ul>
<p style="margin-left:9.0pt;"><em>Biến chứng:</em></p>
<ul>
<li>Nhiễm khuẩn huyết</li>
<li>Tử vong (thường do nhiễm khuẩn huyết)</li>
<li>Tổn thương thần kinh không phục hồi</li>
<li>Gẫy đốt sống</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh nhiễm khuẩn cột sống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<ul>
<li>Hẹp ống sống</li>
<li>Thoát vị đĩa đệm</li>
<li>Loãng xương xẹp đốt sống</li>
<li>Thoái hóa cột sống</li>
<li>U cột sống</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh nhiễm khuẩn cột sống</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Điều trị nhiễm trùng cột sống có các mục tiêu sau: (1) Loại bỏ tác nhân gây bệnh; (2) Bảo tồn chức năng thần kinh; (3) Khôi phục sự ổn định và hình thái của cột sống.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Điều trị nội khoa</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Kháng sinh. Kháng sinh là điều trị không thể thiếu với bệnh nhân nhiễm khuẩn đốt sống. Trước khi có kết quả vi sinh, điều trị kháng sinh cần dựa theo kinh nghiệm (căn cứ vào lâm sàng, đặc điểm dịch tễ, yếu tố nguy cơ…). Sau khi có kết quả vi khuẩn học, điều trị kháng sinh dựa vào kháng sinh đồ. Do tụ cầu vàng là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng đốt sống nên lựa chọn đầu tay trước khi có kết quả nuôi cấy hoặc kết quả âm tính vẫn là Vancomycin, clindamycin kết hợp với kháng sinh phổ rộng (cephalosporin thế hệ 3 hoặc quinolone)</li>
<li style="text-align: justify;">Penicillin G hoặc cephalosporin thế hệ 1 là phác đồ kháng sinh được khuyến cáo khi phân lập được Staphylococcus nhạy cảm với methicillin. Mặt khác, nếu vi sinh vật kháng methicillin (thường gặp là tụ cầu vàng) thì kháng sinh glucopeptide (như vancomycin hoặc teicoplanin) sẽ được chỉ định. Các tác nhân thay thế bao gồm quinupristin-dalfopristin hoặc linezolid. Khi Streptococcus spp. được phân lập, penicillin G là kháng sinh được khuyến cáo. Trong trường hợp vi sinh vật Gram âm, có thể dùng cephalosporin thế hệ thứ hai hoặc thứ ba, hoặc quinolone. Đối với mầm bệnh kỵ khí, metronidazole hoặc clindamycin được khuyến cáo.</li>
<li style="text-align: justify;">Phác đồ kháng sinh khuyến cáo thời gian ít nhất 6 tuần. Với lao cột sống thời gian điều trị là 12 tháng theo phác đồ tiêu chuẩn.</li>
<li style="text-align: justify;">Điều trị kèm theo: Giảm đau, chống viêm.</li>
<li style="text-align: justify;">Nghỉ ngơi, hạn chế vận động cột sống, tập phục hồi chức năng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Điều trị ngoại khoa</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chỉ định điều trị ngoại khoa</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chèn ép thần kinh</li>
<li style="text-align: justify;">Mất vững cột sống</li>
<li style="text-align: justify;">Áp xe ngoài màng cứng (đặc biệt ở vùng cổ và lung)</li>
<li style="text-align: justify;">Áp xe phần mềm cần dẫn lưu</li>
<li style="text-align: justify;">Không phân biệt rõ u và nhiễm khuẩn</li>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn huyết</li>
<li style="text-align: justify;">Điều trị nội khoa không cải thiện sau 6-8 tuần</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Phẫu thuật có vai trò</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Giải nén sớm ống sống và ổn định đoạn cột sống liên quan, trong trường hợp có chèn ép thần kinh</li>
<li style="text-align: justify;">Lấy tổn thương, dẫn lưu áp xe</li>
<li style="text-align: justify;">Thu hoạch mẫu để phân tích vi sinh và mô bệnh học.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20190805_102857_097635_phau-thuat-tai-benh-v.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật là một trong những biện pháp điều trị hiệu quả</em></p>
<p style="text-align: justify;">Về bản thân chiến lược phẫu thuật, các khuyến nghị còn nhiều tranh cãi. Bất kỳ phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn nào cũng có thể được sử dụng (phương pháp tiếp cận trước, sau, kết hợp hoặc xâm lấn tối thiểu). Lựa chọn phương pháp tiếp cận, xử lý trong mổ phụ thuộc vào vị trí nhiễm khuẩn, có chèn ép thần kinh không, mức độ phá hủy xương liên quan.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Tsiodras S, Falagas ME. Clinical assessment and medical treatment of spine infections. Clin Orthop Relat Res. 2006;444:38–50.</li><li>Butler JS, et al. Nontuberculous pyogenic spinal infection in adults: a 12-year experience from a tertiary referral center. Spine (Phila Pa 1976) 2006;31(23):2695–2700.</li><li>Solera J., Lozano E., Martinez-Alfaro E., Espinosa A., Castillejos M.L., Abad L. Spondylitis: Review of 35 cases and literature survey. Clin. Infect. Dis. 1999;29:1440–1449. doi: 10.1086/313524.</li><li>Babic M., Simpfendorfer C. Infections of the Spine. Infect. Dis. Clin. N. Am. 2017;31:279–297. doi: 10.1016/j.idc.2017.01.003.</li><li>Ratcliffe JF. Anatomic basis for the pathogenesis and radiologic features of vertebral osteomyelitis and its differentiation from childhood discitis. A microarteriographic investigation. Acta Radiol Diagn (Stockh) 1985;26(2):137–143.</li><li>Kowalski TJ, et al. Follow-up MR imaging in patients with pyogenic spine infections: lack of correlation with clinical features. AJNR Am J Neuroradiol. 2007;28(4):693–699 </li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-nhiem-khuan-cot-song-spigy |
Bại liệt | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bại liệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh bại liệt do virus cấp tính Polio gây nên và lan truyền qua đường tiêu hoá, từ phân - miệng và có thể phát triển thành dịch. Các dấu hiệu nhận biết khi mắc phải căn bệnh này đó là buồn nôn, sốt, mệt mỏi, táo bón,... ngoài ra bệnh còn dẫn đến tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng, tê liệt, teo cơ, viêm phổi, khó thở và khiến cơ thể kiệt sức, dần dần liệt cơ hô hấp và tử vong.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh bại liệt " src="/ImagePath/images/20210807/20210807_benh-bai-liet.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh bại liệt </em></p>
<p style="text-align: justify;">Thời gian trước hầu hết các châu lục đều có sự xuất hiện của căn bệnh này. Số lượng người mắc và chết do bại liệt tăng mạnh qua các năm. Tuy nhiên nhờ có sự ra đời của vắc xin bại liệt từ 1955 - 1960 đã giúp giảm thiểu đáng kể tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong vì bại liệt, đặc biệt là ở những nước phát triển.</p>
<p style="text-align: justify;">Tại Việt Nam, từ năm 1957 - 1959 đã từng xảy ra các trận dịch lớn trước khi có vắc xin. Năm 1959, tỷ lệ mắc bệnh bại liệt ở nước ta là 126,4/100.000 dân, nhưng đến năm 1962 tỷ lệ này đã giảm rất nhiều và không còn xảy ra những trận dịch lớn nhờ chúng ta đã chế tạo thành công vắc xin bại liệt sống giảm độc lực Sanbin (OPV). </p>
<p style="text-align: justify;">Sau năm 1975, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia được thành lập và đã giúp gần như 100% trẻ em được bảo vệ khỏi bệnh bại liệt nhờ vắc xin. Cho đến năm 2000, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã thông báo Việt Nam chính thức thành công trong việc xóa sổ bệnh bại liệt, không còn một bệnh nhân nào mắc phải căn bệnh này trên khắp cả nước. Đây được coi là một thành tựu có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền y học Việt Nam.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bại liệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thủ phạm gây ra bệnh bại liệt chính là virus Polio, chúng thuộc chi virus đường ruột (Enterovirus), và thuộc họ Picornaviridae. Hình dáng: khối cầu không vỏ và chứa ARN. Loại virus này có 3 type:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Type 1: Tên gọi là Brunhilde, chiếm 90% nguyên nhân gây bệnh;</li>
<li style="text-align: justify;">Type 2: Tên gọi là Lansing;</li>
<li style="text-align: justify;">Type 3: Tên khoa học là Leon.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh minh họa virus Polio gây bệnh bại liệt " src="/ImagePath\images\20210807/20210807_shutterstock_1408796816-scaled-e1613538818255.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh minh họa virus Polio gây bệnh bại liệt </em></p>
<p style="text-align: justify;">Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus Polio sẽ đến hạch bạch huyết và một số ít virus sẽ tấn công hệ thống thần kinh trung ương, khiến các tế bào sừng ở khu vực trước tủy sống và các tế bào thần kinh vận động của vỏ não bị tê liệt. </p>
<p style="text-align: justify;">Loại virus này có thể tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài, ví dụ như chúng trú ngụ ở phân người trong tận vài ba tháng ở mức nhiệt từ 0 - 4<sup>o</sup>C, chúng sống được trong nước khoảng 2 tuần với nhiệt độ bình thường. Ngoài ra, Polio còn chịu được sự khô hanh, cách để tiêu diệt chúng là sử dụng thuốc tím hoặc loại bỏ virus ở nhiệt độ 56<sup>o</sup>C sau 30 phút.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bại liệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tuỳ thuộc vào thể bệnh sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Bệnh bại liệt được chia thành các thể sau đây nếu dựa trên những triệu chứng lâm sàng:</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Thể liệt mềm cấp điển hình </b>(chiếm 1%): Bệnh nhân bị sốt, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ các chi, lưng và gáy, lâu ngày mất khả năng vận động dẫn tới hiện tượng liệt không đối xứng. Mức độ liệt tối đa có thể là liệt hành tuỷ, liệt tuỷ sống dẫn tới chứng suy hô hấp và cuối cùng là tử vong. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi vận động hoặc mất vận động nếu liệt ở chi không hồi phục;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Thể nhẹ: </b>Người bệnh bị sốt, buồn nôn hoặc nôn mửa, nhức đầu, khó ngủ, táo bón, có khả năng phục hồi trong vòng vài ngày;</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210807/20210807_benh-bai-liet-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng bệnh bại liệt</em></p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Thể viêm màng não vô khuẩn: </b>Biểu hiện là sốt, đau cơ, nhức đầu, cứng gáy;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Thể ẩn: </b>Không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, nhưng thể nhẹ có thể diễn tiến thành nặng. </p>
<p style="text-align: justify;">Chỉ có khoảng 1% trong số các ca bệnh bại liệt có các triệu chứng liệt điển hình và căn bệnh này được đánh giá là vô cùng nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân bị liệt tuỷ sống hoặc liệt cơ hô hấp, gây nên cái chết cho người bệnh hoặc nếu được cứu sống cũng để lại di chứng nghiêm trọng là tàn tật cả đời.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bại liệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bại liệt là một bệnh rất dễ lây và lây theo cơ chế từ người sang người</strong>, <strong>chủ yếu theo đường phân - miệng</strong>. Hầu như trẻ em sống cùng nhà hoặc tiếp xúc với những bệnh nhân mang mầm bệnh đều có nguy cơ cao bị nhiễm virus bại liệt. </p>
<p style="text-align: justify;">Cụ thể, virus bại liệt đi từ phân của người, làm ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm và men theo đường tiêu hoá tấn công cơ thể con người. Một số ít các ca bệnh là lây qua đường hầu họng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bại liệt là một bệnh rất dễ lây và lây theo cơ chế từ người sang người, chủ yếu theo đường phân - miệng." src="/ImagePath\images\20210807/20210807_duong-lay-benh-bai-liet.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bại liệt là một bệnh rất dễ lây và lây theo cơ chế từ người sang người, chủ yếu theo đường phân - miệng.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, bệnh bại liệt còn có khả năng lây lan thông qua việc người lành tiếp xúc với người mang mầm bệnh virus hoặc người vừa dùng vắc xin bại liệt được sử dụng theo đường uống (do đây là loại vắc xin sống giảm độc lực có nguồn gốc từ virus sống). </p>
<p style="text-align: justify;">Từ 3 - 35 ngày là thời kỳ ủ bệnh, những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng liệt thực thể thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 7 - 14 ngày. Còn giai đoạn xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng sau khi bị nhiễm bệnh sẽ xảy ra sau khoảng 7 - 10 ngày.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bại liệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh bại liệt có thể kể đến đó là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Người tiếp xúc trực tiếp với chất thải của người đã nhiễm virus bại liệt;</p>
<p style="text-align: justify;">- Người chưa tiêm phòng vắc xin bại liệt;</p>
<p style="text-align: justify;">- Người đi đến vùng đang có dịch tễ;</p>
<p style="text-align: justify;">- Người bị suy giảm hệ miễn dịch, đề kháng yếu: mắc hội chứng suy giảm miễn dịch, căng thẳng lâu ngày, hoạt động với cường độ nặng trong thời gian dài, đã bị cắt amidan trước đó;</p>
<p style="text-align: justify;">- Người sử dụng nguồn nước và thực phẩm ô nhiễm.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng nguồn nước và thực phẩm ô nhiễm có nguy cơ cao bị mắc bệnh bại liệt" src="/ImagePath\images\20210807/20210807_o-nhiem-moi-truong-nuoc-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sử dụng nguồn nước và thực phẩm ô nhiễm có nguy cơ cao bị mắc bệnh bại liệt</em></p>
<p style="text-align: justify;">Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ em (đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi), người già, người chưa tiêm chủng vắc xin bại liệt, người có hệ miễn dịch kém thường có nguy cơ cao nhất có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh bại liệt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bại liệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo mọi người nên thực hiện tốt những biện pháp dưới đây nhằm chủ động phòng, chống căn bệnh bại liệt:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêm vắc xin bại liệt cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ít nhất 3 lần dưới hướng dẫn của Bộ Y tế;</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tiêm vắc xin bại liệt cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ít nhất 3 lần dưới hướng dẫn của Bộ Y tế là cách giúp giảm tỷ lệ bị bệnh bại liệt" src="/ImagePath\images\20210807/20210807_20200626_lich-tiem-chung-cho-be-04.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiêm vắc xin bại liệt cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ít nhất 3 lần dưới hướng dẫn của Bộ Y tế là cách giúp giảm tỷ lệ bị bệnh bại liệt</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Cần nâng cao ý thức cộng đồng về việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, bao gồm cả vệ sinh cá nhân và vệ sinh nguồn nước, thực phẩm;</p>
<p style="text-align: justify;">- Cần tạo dựng thói quen vệ sinh các vật dụng, bề mặt, đồ chơi, bàn ghế, dụng cụ học tập, sàn nhà bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc chất tẩy rửa;</p>
<p style="text-align: justify;">- Người chăm sóc trẻ cần thường xuyên làm sạch tay bằng xà phòng, đặc biệt là trong những lúc trước và sau khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh;</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng những nguồn nước sạch, không phóng uế bừa bãi. Phân của trẻ em cũng cần phải được thu dọn, vứt đổ vào nhà vệ sinh và cọ rửa sạch sẽ;</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu trẻ em trong nhà hoặc tại trường học xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, sốt, cứng gáy, đau cơ bắp và các chi, liệt mềm cấp,... cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bại liệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh quan sát những biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh như khi nuốt và thở gặp khó khăn, cứng lưng, cứng cổ, xuất hiện những phản xạ bất thường,... còn cần phải dựa vào các yếu tố sau để chẩn đoán như tiền sử tiêm chủng cũng như xét nghiệm phân lập virus bại liệt trong vòng 14 ngày, kể từ khi phát hiện virus có trong phân, dịch hầu họng hay dịch não tuỷ của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra cần loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác trước khi tiến hành chẩn đoán như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị liệt do chấn thương gây nên;</li>
<li style="text-align: justify;">Mắc hội chứng Guillain Barré;</li>
<li style="text-align: justify;">Bị liệt do viêm dây thần kinh;</li>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm virus EV7: Đây là nguyên nhân gây nên các bệnh về chân - tay - miệng và viêm não - viêm màng não;</li>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm virus Coxsackie và ECHO với thể bệnh viêm màng não vô khuẩn kèm theo triệu chứng liệt.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bại liệt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trên thực tế chưa có phương pháp đặc hiệu để điều trị bệnh bại liệt do đây là loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bản chất của điều trị bệnh bại liệt là điều trị nâng đỡ và điều trị triệu chứng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Cho bệnh nhân ăn sinh tố và truyền dịch để nâng cao thể trạng;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chưa có phương pháp đặc hiệu để điều trị bệnh bại liệt do vậy, việc điều trị bệnh là điều trị nâng đỡ và điều trị triệu chứng" src="/ImagePath\images\20210807/20210807_truyen-dich-truyen-nuoc_umzd_thumb.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chưa có phương pháp đặc hiệu để điều trị bệnh bại liệt do vậy, việc điều trị bệnh là điều trị nâng đỡ và điều trị triệu chứng</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nếu có dấu hiệu của liệt tủy thì cần hỗ trợ hô hấp;</li>
<li style="text-align: justify;">Sử dụng thuốc: aspirin giảm đau hoặc kháng sinh nếu xuất hiện bội nhiễm vi khuẩn. Thuốc được dùng dưới chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa;</li>
<li style="text-align: justify;">Phục hồi chức năng vận động và khắc phục các di chứng cho bệnh nhân.</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Bệnh bại liệt | Vinmec</li><li style="text-align: justify;">Bệnh bại liệt nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa | VNVC</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bai-liet-sjvst |
Bệnh tăng bạch cầu đơn nhiễm trùng | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh tăng bạch cầu đơn nhiễm trùng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus, trong đó hay gặp nhất là do virus Epstein-Barr Virus (EBV), căn nguyên còn lại như virus cetomegalo virus ( CMV), nhiễm HIV cấp tính, … Nội dung bài trình bày chủ yếu mô tả về căn nguyên hay gặp nhất là nhiễm trùng EBV và CMV. Biểu hiện thường có các triệu chứng như sốt, viêm họng, nổi hạch và tăng bạch cầu lympho máu ngoại vi. Với mỗi căn nguyên virus đều có những tổn thương các cơ quan khác như tổn thương gan, tổn thương thần kinh trung ương,… Chẩn đoán bệnh cần dựa vào lâm sàng, các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên virus. Hiện nay điều trị đối với nhiễm EBV vẫn là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, trong khi đối với virus CMV đã có thuốc kháng virus phù hợp. Phòng bệnh chủ yếu vẫn là phòng các con đường lây nhiễm.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh tăng bạch cầu đơn nhiễm trùng là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_hoi-chung-tang-bach-cau-don-nhan-nhiem-trung-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh tăng bạch cầu đơn nhiễm trùng là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh tăng bạch cầu đơn nhiễm trùng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Epstein-Barr virus ( EBV, hay HHV-4) là căn nguyên hay gặp nhất của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng ( chiếm từ 80 -90% các trường hợp), thuộc họ <em>Herpesviridae</em>, cấu trúc gồm vỏ ngoài bao bọc vất chất di truyền là DNA sợi xoắn kép. EBV được chia làm hai loại chính là EBV-1 và EBV-2. Virus có giai đoạn nhiễm trùng tiềm ẩn. Tế bào vật chủ chính trong cơ thể con người là tế bào lympho B, tế bào lympho T, tế nào NK, tế bào biểu mô và tế bào cơ. EBV có thể gây nhiều hội chứng, bệnh cảnh trên lâm sàng, như bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, nhiễm trùng chu sinh và sơ sinh, tổn thương đa cơ quan như hệ tạo máu, lách, gan, thần kinh trung ương, có thể gây bệnh lý ác tính. </p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Virus Epstein-Barr virus ( EBV, hay HHV-4) là căn nguyên hay gặp nhất của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_benh-bach-cau-don-nhan-nhiem-trung3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Virus Epstein-Barr virus ( EBV, hay HHV-4) là căn nguyên hay gặp nhất của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng</em></p>
<p style="text-align: justify;">Cetomegalovirus (CMV, hay HHV-5): là một trong những vi rút gây bệnh ở người đã được biết từ lâu. Virus thuộc họ <em>Herpesviridae</em> với vật chất di truyền là DNA sợi xoắn kép, là một trong những virus có kích thước lớn nhất trong họ virus Herpes. Chu kỳ nhân lên của virus khoảng 24 giờ. Sự nhiễm trùng CMV có liên quan đến sự suy giảm chức năng tế bào lympho T. Virus có thể trốn tránh hệ thống miễn dịch của cơ thể và sống trong tế bào vật chủ, gây nhiễm trùng tiềm tàng, khi gặp yếu tố thuận lợi virus sẽ tái hoạt và gây bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số các căn nguyên khác ít gặp hơn gây bệnh như nhiễm HIV cấp tính, nhiễm Toxoplasmosis, nhiễm virus Herpers khác như HHV-6, HHV-7,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh tăng bạch cầu đơn nhiễm trùng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Triệu chứng điển hình của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng bao gồm sốt, viêm họng và nổi hạch. Người bệnh thường có biểu hiện toàn thân như khó chịu, đau mỏi người, đau đầu kèm theo có sốt thất thường, sốt kéo dài nhiều tuần. Tình trạng mệt mỏi trong một thời gian dài. Nổi hạch ngoại vi thường đối xứng, kích thước trung bình, mềm và di động, hạch xuất hiện nhiều nhất trong tuần đầu tiên của bệnh, sau đó tồn tại khoảng 2-3 tuần, nhỏ dần. Viêm họng trong khoảng 85-90% trường hợp, viêm họng hạt, viêm amydan, mảng màu trắng hoặc xanh xám trong họng, đôi khi có tổ chức hoại tử.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng điển hình của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng bao gồm sốt, viêm họng và nổi hạch" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Benh-tang-bach-cau.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng điển hình của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng bao gồm sốt, viêm họng và nổi hạch</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài các triệu chứng điển hình trên, người bệnh có thể chỉ có biểu hiện sốt và nổi hạch mà không có biểu hiện viêm họng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện tại các cơ quan khác như:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lách: khoảng 50% người bệnh có biểu hiện lách to, kích thước nhỏ dần khi sang tuần thứ ba của bệnh. Biến chứng có thể gặp là vỡ lách hoặc nhồi máu lách, bệnh nhân biểu hiện đau bụng dữ dội, giảm lượng hematocrit và số lượng hồng cầu, tử vong do vỡ lách có ghi nhận tuy nhiên khá hiếm</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phát ban da: tổn thương dạng ban dát sẩn, mày đay hoặc có thể có ban xuất huyết rải rác trên thân mình.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Biểu hiện hệ thần kinh trung ương: có thể gặp hội chứng Guillain-Barré, liệt dây thần kinh sọ, viêm màng não nước trong, viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm tủy cắt ngang, viêm não tủy,… người bệnh có thể ảnh hưởng đến nhận thức thị giác và thời gian,…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">EBV có thể gây tổn thương nhiều cơ quan khác của cơ thể như tổn thương gan và đường mật gây viêm gan, ứ mật; tổn thương viêm phổi, trản dịch màng phổi; viêm cơ tim; viêm tụy, viêm ruột; viêm cầu thận, suy thận cấp; loét bộ phận sinh dục;… Đối với phụ nữ có thai, hiện nay các bằng chứng về nguy cơ gây quái thai cho thai nhi và lây truyền trong quá trình mang thai còn rất ít và tranh cãi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">CMV: gây tổn thương đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm thực quản, viêm hồng – hồi tràng, bán tắc ruột,…; viêm gan do CMV; viêm phổi; nhiễm trùng thần kinh trung ương; viêm võng mạc do CMV; tổn thương tim mạch; nhiễm trùng chu sinh và sơ sinh gây dị tật bẩm sinh, thai lưu, đẻ non,… Tuy nhiên, CMV gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn so với EBV.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các bất thường về xét nghiệm: công thức máu ngoại vi thường ghi nhận sự tăng tế bào lympho (số lượng tế bào tuyệt đối > 4500 tế bào/µL), đa số là tế bào TCD8, số lượng tế bào bạch cầu thường tăng từ 12 – 18 G/L, số lượng tiểu cầu có thể giảm, thiếu máu tan máu; đôi khi gặp tình trạng hội chứng tan máu ure huyết cao hoặc đông máu rải rác trong lòng mạch; các bất thường về sinh hóa như rối loạn chức năng gan, ferritin tăng, bất thường chức năng thận,…</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh tăng bạch cầu đơn nhiễm trùng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tắc nghẽn đường thở xảy ra ở trẻ nhỏ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vỡ lách</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhiễm EBV mạn tính gây tổn thương nhiều cơ quan, bệnh lý ác tính</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhiễm CMV sơ sinh gây sẩy thai, lưu thai, đẻ non, tử vong sau sinh, chức năng cơ quan bị ảnh hưởng</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tổn thương nhiều cơ quan: gan, mắt, thần kinh, tim mạch,…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhiễm khuẩn nặng, suy đa chức năng cơ quan, thậm chí tử vong</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh tăng bạch cầu đơn nhiễm trùng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Lây truyền EBV:</strong> virus tồn tại lâu dài trong nước bọt của người bệnh, con đường lây truyền chủ yếu qua nước bọt như khi hôn, dùng chung bàn chải, cốc uống nước,… virus có thể tồn tại nhiều tháng thậm chí hơn 1 năm trong nước bọt người bệnh, tuy nhiên không phải là bệnh truyền nhiễm dễ lây. Các con đường lây truyền khác ít gặp hơn như lây truyền qua đường tình dục, từ mẹ sang con khi cho con bú (con đường này hiếm gặp), nguy cơ ít lây nhiễm EBV qua truyền máu.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Có nhiều con đường lây truyền, nhiễm bệnh khác nhau" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_266-tang-bach-cau-don-nhan-2809-5be8.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Có nhiều con đường lây truyền, nhiễm bệnh khác nhau </em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Lây truyền CMV:</strong> virus không phải dễ dàng lây truyền qua tiếp xúc ngẫu nhiên, khi tiếp xúc nhiều lần và trong thời gian dài, sự lây truyền mới có thể xảy ra. Lây qua quan hệ tình dục: đặc biệt quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình,… Lây nhiễm mẹ - con: trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm CMV trong thời kỳ chu sinh hoặc trong quá trình chuyển da khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người mẹ có CMV, sau sinh trẻ có thể nhiễm CMV qua sữa mẹ. Con đường khác: truyền máu hoặc các chế phẩm máu có bạch cầu còn sống; cấy ghép mô của cơ thể có nhiễm CMV cũng được ghi nhận.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh tăng bạch cầu đơn nhiễm trùng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Những người có tiếp xúc với nước bọt của người bệnh nhiễm EBV tăng nguy cơ mắc bệnh. Các đối tượng khác như trẻ bú mẹ bị nhiễm EBV, quan hệ tình dục không an toàn,… cũng tăng nguy cơ mắc bệnh. Ở các bệnh nhân hệ miễn dịch suy giảm, biểu hiện lâm sàng thường nặng nề hơn. Đối với bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, nhóm tuổi nhiễm bệnh cao nhất thường từ 15 đến 24 tuổi, sau đó đến lứa tuổi trẻ nhỏ. Ngoài ra bệnh hay gặp hơn ở một số đối tượng như trẻ song sinh đồng tính,….</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Những người có tiếp xúc với nước bọt của người bệnh nhiễm EBV tăng nguy cơ mắc bệnh" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Tang-bach-cau-nguy-hiem.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Những người có tiếp xúc với nước bọt của người bệnh nhiễm EBV tăng nguy cơ mắc bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng do CMV có thể là nguyên phát, tái nhiễm hoặc virus tái hoạt động. Ở người trưởng thành, nhiễm CMV tăng dần theo tuổi. Bất kỳ đối tượng nào đều có thể nhiễm CMV. Virus có thể tồn tại hàng tháng, hàng năm trong cơ thể vật chủ và gây nhiễm trùng tiềm tàng khi gặp điều kiện thuận lợi, chức năng miễn dịch cơ thể vật chủ suy giảm. Một số đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao hơn như tiếp xúc lâu dài với máu, dịch tiết của người bệnh nhiễm CMV, quan hệ tình dục không an toàn, nhiều bạn tình, truyền máu không an toàn, nhận tạng ghép có nhiễm CMV,… Trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm CMV có thể gây nhiễm trùng sơ sinh</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh tăng bạch cầu đơn nhiễm trùng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng ngừa như: thực hiện tốt vệ sinh cá nhân đặc biệt vệ sinh tay, quan hệ tình dục an toàn, thực hiện an toàn truyền máu, vệ sinh nơi ở, bề mặt tiếp xúc với dịch tiết (nước tiểu, nước bọt), sử dụng sữa tiệt trùng đối với trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm EBV/CMV,…</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị dự phòng bằng globulin miễn dịch với CMV hoặc thuốc kháng virus xem xét trong một số trường hợp như người nhận tạng ghép từ người bệnh bị nhiễm CMV. Dự phòng bằng valganciclovir hoặc ganciclovir. </p>
<p style="text-align: justify;">Vắc xin đã được thử nghiệm tuy nhiên chưa có vắc xin được chứng minh hiệu quả, an toàn và được phê duyệt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh tăng bạch cầu đơn nhiễm trùng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Chẩn đoán nhiễm EBV</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh bạch cầu tăng đơn nhân nhiễm trùng do EBV cần dựa vào các triệu chứng gợi ý trên (sốt, nổi hạch, viêm họng, mệt mỏi, tổn thương gan, lách,…xét nghiệm số lượng bạch cầu lympho tăng), xét nghiệm kháng thể heterophile và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên EBV như: kháng nguyên vỏ hoặc kháng nguyên nhân của virus EBV, kháng thể đặc hiệu EBV, phát hiện DNA virus,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Kháng thể heterophile: hình thành trong một số nhiễm trùng và bệnh lý nhất định, khi máu có kháng thể heterophile sẽ bị ngưng kết. Trong bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, sau khoảng 2 – 9 tuần, có thể phát hiện kháng thể này. Tuy nhiên, kết quả có thể dương tính trong một số bệnh lý khác như bệnh lymphoma, lupus ban đổ hệ thống, ung thư tuyến tụy, nhiễm HIV, …</p>
<p style="text-align: justify;">- Kháng thể đặc hiệu của EBV gồm kháng thể IgM và IgG. Mức độ IgM giảm sau khoảng 03 tháng từ khi phơi nhiễm, IgG xuất hiện sau, tồn tại nhiều năm thậm chí suốt đời.</p>
<p style="text-align: justify;">- Kháng nguyên vỏ hoặc kháng nguyên nhân của virus EBV: xuất hiện sớm trong giai đoạn đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phát hiện DNA virus: thường sử dụng kỹ thuật PCR, khoảng 40 – 70% các trường hợp có thể phát hiện kể từ khi có triệu chứng, 90% số trường hợp phát hiện sau 2 tuần từ khi khởi phát bệnh. Bên cạnh đó, xét nghiệm có có thể giúp đo tải lượng virus, từ đó gián tiếp đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="xét nghiệm có có thể giúp đo tải lượng virus, từ đó đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Xet-nghiem-tang-bach-cau.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm có có thể giúp đo tải lượng virus, từ đó đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Chẩn đoán nhiễm CMV</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng nhiễm CMV không đặc hiệu, chẩn đoán cần dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm huyết thanh học CMV IgM, CMV IgG; xét nghiệm phát hiện DNA hoặc kháng nguyên virus: xét nghiệm PCR CMV hoặc xét nghiệm kháng nguyên CMV pp65; nuôi cấy vi rút; mô bệnh học và hóa mô miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đối với trẻ sơ sinh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trước khi sinh: bệnh phẩm nước ối để nuôi cấy virus, xét nghiệm PCR CMV hoặc xét nghiệm CMV IgM trong máu trẻ sơ sinh. Sau sinh dưới 3 tuần, có thể lấy bệnh phẩm nước bọt hoặc nước tiểu để xét nghiệm nuôi cấy vi rút hoặc xét nghiệm PCR CMV.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đối với trẻ lớn và người trưởng thành.</strong></p>
<p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm huyết thanh học: không phải là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, đặc biệt đối với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Cơ thể suy giảm miễn dịch có thể không tạo được miễn dịch. Bên cạnh đó, xét nghiệm CMV IgM, CMV IgG dương tính cũng không khẳng định hiện tại người bệnh đang nhiễm CMV hoạt động. Tuy nhiên trên từng người bệnh cụ thể, việc xét nghiệm huyết thanh học sẽ hỗ trợ chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm PCR CMV hoặc xét nghiệm kháng nguyên CMV pp65: có giá trị để phát hiện DNA của virus và kháng nguyên virus trong cơ thể. PCR CMV đo được tải lượng virus và được sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên CMV có thể tồn tại và gây nhiễm trùng tiềm tàng trong cơ thể nhiều năm, tái hoạt khi gặp điều kiện thuận lợi, dù xét nghiệm CMV pp65 hoặc PCR CMV dương tính cũng không đủ tiêu chuẩn khẳng định virus đang hoạt động. Việc chuẩn hóa ngưỡng tải lượng virus để điều trị còn tranh cãi, cần được cá thể hóa ở mỗi bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Mô bệnh học và nhuộm hóa mô miễn dịch: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm CMV. Hình ảnh đặc trưng của mô bệnh học nhiễm CMV là tế bào mắt cú. Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ áp dụng được khi có thể làm mô bệnh học, không phải tất cả các bệnh nhân đều có thể làm sinh thiết được. PCR CMV vẫn được khuyến cáo trong khi chờ kết quả mô bệnh học. Kết quả PCR CMV thường có sớm hơn và ảnh hưởng đến việc cân nhắc sử dụng liệu pháp kháng virus. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, việc theo dõi tải lượng virus là cần thiết để đánh giá đáp ứng điều trị.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh tăng bạch cầu đơn nhiễm trùng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, nhiễm trùng do EBV chưa có điều trị đặc hiệu, các biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng. Giảm đau, hạ sốt bằng các thuốc paracetamol hoặc NSAIDs khác. Bù dịch và điện giải, chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Việc sử dụng corticoid trong bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng do EBV còn nhiều tranh cãi. Trong các trường hợp nặng hoặc có biến chứng, corticoid có thể sử dụng như: trẻ em có nguy cơ tắc nghẽn đường thở, suy gan tối cấp, thiếu máu tan máu,… Acyclovir là thuốc kháng virus, chất tương tự nucleoside ức chế EBV DNA polymerase, trên lâm sàng acyclovir đường tĩnh mạch và đường uống đã được thử nghiệm tuy nhiên chưa chứng minh được lợi ích lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;">Đa số nhiễm CMV nguyên phát ở người trưởng thành không có triệu chứng và bệnh có thể tự giới hạn sau một thời gian. Thuốc kháng virus thường được chỉ định ở những bệnh nhân có triệu chứng, tổn thương cơ quan, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, trường hợp nặng. Các thuốc thường dùng là ganciclovir, valganciclovir, foscarnet, cidofovir. Bên cạnh đó, cần chú ý tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị. </p>
<p style="text-align: justify;">Ở người bệnh suy giảm miễn dịch, liệu pháp kháng virus đã được chứng minh hiệu quả và cải thiện triệu chứng lâm sàng. Thời gian điều trị và liều lượng còn phụ thuộc vào từng cá thể người bệnh, có thể từ 7 đến 21 ngày với liều ganciclovir 5 mg/kg/ngày, valganciclovir 900 mg/ngày. Cần xem xét các tác dụng phụ của thuốc như: độc tính đối với tủy xương (gây ức chế tủy, giảm bạch cầu,...); độc tính trên thận (chỉnh liều theo mức lọc cầu thận).</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với phụ nữ có thai, chưa có biện pháp nào được chứng minh hiệu quả tối ưu ngăn ngừa bệnh tật cho trẻ sơ sinh và giảm các di chứng. Cần các nghiên cứu và các thử nghiệm lâm sàng nhiều hơn trong tương lai.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với nhiễm trùng sơ sinh: xem xét thuốc kháng virus ở từng cá thể trẻ. Đối với trẻ đẻ non có nhiễm CMV với biểu hiện lâm sàng nghiêm trọng, trẻ bị suy giảm miễn dịch, nhiễm CMV đang hoạt động có thể cân nhắc liệu pháp kháng virus. Thuốc được sử dụng là ganciclovir với liều 5 mg/kg/ngày hoặc valganciclovir với liều 15 mg/kg/ mỗi 12 giờ.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong quá trình điều trị, cần theo dõi tải lượng virus CMV để đánh giá đáp ứng điều trị.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="padding-bottom: 6px;">Mohit Gupta; Mahmoud Shorman, Cytomegalovirus, StatPearls</li><li style="padding-bottom: 6px;">Adler S. P. (2015). Prevention of maternal-Fetal transmission of cytomegalovirus. <em>EBioMedicine</em> 2, 1027–1028.</li><li style="padding-bottom: 6px;">Chiopris G., Veronese P., Cusenza F., Procaccianti M., Perrone S., Dacco V., et al. . (2020). Congenital cytomegalovirus infection: update on diagnosis and treatment. <i>Microorganisms </i>8:1516</li><li style="padding-bottom: 6px;">American Academy of Pediatrics. Epstein-Barr Virus Infections. In: Red Book</li><li style="padding-bottom: 6px;">Kimberlin DW, Brady MT, Jackson MA, Long SS (Eds), 2018. p.334</li><li style="padding-bottom: 6px;">Rezk E, Nofal YH, Hamzeh A, Aboujaib MF, AlKheder MA, Al Hammad MF. “ Steroids for symptom control in infectious mononucleosis”. Cochrane Database Syst Rev. 2015</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-tang-bach-cau-don-nhiem-trung-snurt |
Bệnh viêm não virus | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh viêm não virus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Viêm não là bệnh lý nhiễm trùng thần kinh trung ương hay gặp, được định nghĩa là quá trình viêm của nhu mô não và có rối loạn chức năng thần kinh thể hiện trên các bằng chứng lâm sàng hay cận lâm sàng. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm não là do virus ( ngoài ra vi khuẩn, ký sinh trùng, tự miễn, ung thư,…). Có rất nhiều loài virus có thể gây viêm não, gây bệnh ở tất cả các đối tượng với con đường lây truyền đa dạng. Triệu chứng lâm sàng cấp tính, đa dạng, có thể khởi đầu với các triệu chứng không đặc hiệu đến xuất hiện đột ngột các triệu chứng thần kinh. Chẩn đoán bệnh cần dựa vào các đặc điểm lâm sàng; sự biến đổi dịch não tủy; bất thường trên các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh; thăm dò và xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên. Viêm não là bệnh cảnh nhiễm trùng nặng nề, điều trị rất khó khăn, đa số không có thuốc điều trị đặc hiệu, và để lại di chứng cao.</p>
<p style="text-align: justify;">Việt Nam là quốc gia ghi nhận bệnh viêm não virus rải rác quanh năm, các căn nguyên hay gặp như <em>Enterovirus</em>, viêm não Nhật Bản, Viêm não do <em>Herpes virus</em>, sởi, thủy đậu,… Ngày nay, tiêm phòng một số vắc xin như vắc xin viêm não Nhật Bả. vắc xin sởi, vắc xin thủy đậu,… là biện pháp rất quan trọng trong phòng bệnh viêm não.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Viêm não là bệnh lý nhiễm trùng thần kinh trung ương hay gặp" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_400_herpes-encephalitis-axial-1280x720.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm não là bệnh lý nhiễm trùng thần kinh trung ương hay gặp</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh viêm não virus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Virus gây viêm não có thể gặp rất nhiều loài, gây viêm não nguyên phát hay thứ phát. Virus xâm nhập vào nhu mô não và gây tổn thương chủ yếu qua hai con đường: theo đường máu – phá vỡ hàng rào máu não và theo đường ngược sợi thần kinh. Các virus gây viêm não ở người có thể gặp là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Herpesviridae: HSV-1, HSV-2, vi rus thủy đậu (VZV) , cytomegalovirus (CMV), Epstein-Barr Virus (EBV), Virus herpes người (HHV-6),…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Picornaviridae/ Các Enterovirus: enterovirus-71, coxsackievirus, virus bại liệt,…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các Flavivirus: virus viêm não Nhật Bản (JEV), virus Tây sông Nile, virus viêm não do ve truyền, virus Dengue,…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bunyavirus: virus La Crosse, virus Jamestown Canyon, virus Toscana</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Togavirus: virus chikungunya, virus viêm não ngựa…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Paramyxovirus: virus sởi, virus quai bị, virus Nipah, virus Hendra,…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các loại khác: HIV, virus dại, Adenovirus, virus cúm và á cúm, Rotavirus, parvovirus B19, virus BK, virus JC, các cyclovirus, virus viêm màng não màng mạch tăng lympho bào (LCMV).</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Trong các virus trên, virus có thể gây viêm não thứ phát sau khi nhiễm trùng tại cơ quan ban đầu là virus cúm, virus sởi, virus quai bị, virus Rubella, virus CMV, virus VZV,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh viêm não virus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Biểu hiện lâm sàng của viêm não virus rất đa dạng. Bệnh thường biểu hiện cấp tính, triệu chứng ban đầu đôi khi không đặc hiệu đến sự xuất hiện đột ngột các triệu chứng thần kinh. Người bệnh có thể có biểu hiện toàn thân như sốt cao, sốt nóng, mệt mỏi nhiều, kèm theo triệu chứng của hội chứng màng não như đau đầu lan tỏa hoặc khu trú, nôn dễ dàng, táo bón ở người lớn hoặc tiêu chảy ở trẻ nhỏ, trường hợp có cả viêm màng não hội chứng màng não biểu hiện càng rõ rệt.</p>
<p>Các triệu chứng thần kinh xuất hiện ngày càng rõ rệt, bệnh nhân có co giật kiểu động kinh; dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt nửa người hoặc liệt tứ chi, thất ngôn, thất điều, tổn thương dây thần kinh sọ; rối loạn nhận thức và tâm thần như vô cảm, thờ ơ, kích động, mất định hướng; rối loạn cảm giác; rối loạn thần kinh thực vật;….</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt nửa người hoặc liệt tứ chi" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_liet-nua-nguoi-nguyen-nhan-bieu-hien-phuong-phap-dieu-tri-hieu-qua-24082019102853.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt nửa người hoặc liệt tứ chi</em></p>
<p>Tùy theo các căn nguyên virus mà bệnh còn biểu hiện triệu chứng lâm sàng riêng biệt. Ở người bệnh bị viêm não Nhật Bản có thể ghi nhận tổn thương ngoại tháp, tăng trương lực cơ, co cứng cơ, giật cứng, … Bệnh nhân viêm não do virus HSV có thể thấy hình ảnh mụn nước quanh da, các hốc tự nhiên, niêm mạc miệng, sinh dục, người bệnh co giật và có biểu hiện dấu hiệu thần kinh khu trú rõ, tổn thương trên phim chụp sọ não thấy hay gặp tổn thương não vùng thái dương, hệ viền,… Viêm não do Enterovirus, bệnh nhân thường có rối loạn tiêu hóa, phát ban mụn nước ở tay chân miệng, hay bị giật mình, tổn thương não vùng đồi thị, thân não, gây rối loạn thần kinh thực vật nặng,… Viêm sưng đau tuyến mang tai gặp ở bệnh nhân quai bị. Mụn nước đa lứa tuổi rải rác thân mình ở bệnh nhân thủy đậu. Sợ nước, sợ gió, co thắt thanh quản,… gặp ở người bệnh dạị. Tiến triển liệt mềm sau đó viêm não chưa loại trừ viêm não do virus miền Tây sông Nile,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh viêm não virus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tử vong: do virus quai bị, sởi, cúm khá ít, 70% viêm não do HSV nếu không điều trị, có điều trị tỉ lệ này giảm xuống khoảng 10%; tỉ lệ này với JEV khoảng 60%; với virus HIV > 70%; virus dại tử vong 100%.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đột quỵ thiếu máu não cục bộ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Viêm mạch não do VZV: bệnh cảnh huyết khối, xuất huyết theo nhánh động mạch não.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Động kinh</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh Von Economo: các triệu chứng ngoại tháp dai dẳng xuất hiện vài tháng sau viêm não, thường trong viêm não Nhật Bản.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Rối loạn tâm thần, chậm phát triển tâm thần – trí tuệ - vận động – ngôn ngữ.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh viêm não virus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mỗi loài virus có những phương thức lây truyền bệnh đa dạng. Một số con đường lây truyền bệnh như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Muỗi là vector truyền bệnh chính của nhóm <em>Arbovirus</em> như virus miền Tây sông Nile, virus viêm não St. Louis, virus viêm não Nhật Bản (JEV),…. Ổ chứa tự nhiên ở chim, thú gặm nhấm.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Muỗi là vector truyền bệnh chính của nhóm Arbovirus như virus miền Tây sông Nile" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20191212_051311_385282_Culex.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Muỗi là vector truyền bệnh chính của nhóm Arbovirus như virus miền Tây sông Nile</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: justify;">- Ve đốt đi kèm với viêm não do ve truyền, sốt do ve Colorado, Powassan, bệnh Lyme (<em>Borrelia</em>), sốt đốm Rocky Mountain và Ehrlichia. Ổ chứa cũng hay ở chim, động vật có vú nhỏ, gia súc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bị động vật cắn/phơi nhiễm với chất thải, dịch tiết động vật: bệnh dại, bệnh do <em>B</em><em>rucella, Bartonella </em>(mèo), sốt Q và herpes B (linh trưởng).</p>
<p style="text-align: justify;">- Từ người sang người: HSV-1 (nước bọt), HSV-2 (tình dục, lúc sinh), VZV ( con đường chính là đường hô hấp và tiếp xúc), sởi ( đường lây bệnh chính là đường hô hấp), quai bị, rubella, EBV, HIV, cúm, dại,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh viêm não virus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh viêm não có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, bệnh đôi khi có tính chất mùa vụ theo đặc điểm của vector truyền bệnh và phân bố theo miền địa lý. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tuy nhiên trẻ nhỏ và người già hay gặp hơn. Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, HIV, ghép tạng,… cũng tăng nguy cơ nhiễm một số virus như CMV, HSV, EBV,….từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh viêm não.</p>
<p>Tại Việt Nam, đất nước có khí hậu nhiệt đới, tồn tại nhiều loài vector truyền bệnh, những người chưa được tiêm phòng một số vắc xin phòng bệnh như vắc xin viêm não Nhật Bản, vắc xin sởi – quai bị - <em>Rubella</em>, vắc xin cúm,… cũng tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó việc tiêm phòng là quan trọng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh viêm não virus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Trong các virus có thể gây viêm não, đã có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu với một số loài virus như vắc xin virus viêm não Nhật Bản, vắc xin sởi, vắc xin cúm, vắc xin thủy đậu,…. Việc tiêm phòng những vắc xin này cho đối tượng trẻ nhỏ và nguy cơ cao là quan trọng, tạo miễn dịch cơ thể mục đích giảm nguy cơ mắc bệnh.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Kiểm soát các ổ chứa tự nhiên, diệt trừ các vector gây bệnh như muỗi và bọ gậy,…</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Kiểm soát các ổ chứa tự nhiên, diệt trừ các vector gây bệnh như muỗi và bọ gậy,…" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_banner_product_4.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Kiểm soát các ổ chứa tự nhiên, diệt trừ các vector gây bệnh như muỗi và bọ gậy,</em>…</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tốt,…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tuyên truyền và giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức,…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhanh chóng khoanh vùng và tập trung nguồn lực khống chế dịch khi có dịch xảy ra và trong cộng đồng,…</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh viêm não virus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thực hiện</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">- Chọc dò dịch não tủy: cần làm ở tất cả các bệnh nhân trừ khi có chống chỉ định của việc chọc dịch tủy sống. Trong viêm não virus, dịch não tủy thường bị biến đổi nhẹ. Dịch não tủy thường trong, áp lực tăng nhẹ. Số lượng tế bào tăng nhẹ từ vài chục đến vài trăm tế bào, khoảng 10% trường hợp có trên 500 tế bào bạch cầu/mm<sup>3</sup>, tế bào chiếm ưu thế là tế bào lympho, mono, một số trường hợp tăng bạch cầu đa nhân trung tính trong khoảng 1-2 ngày đầu như viêm não do <em>Enterovirus</em>, HSV, CMV,… Viêm não do HSV có thể gặp số lượng ít hồng cầu trong dich não tủy ( 20% bệnh nhân số lượng hồng cầu > 500/mm<sup>3</sup>) trong giai đoạn sau do cơ chế gây bệnh hoại tử và xuất huyết nhu mô não. Chỉ số sinh hóa như glucose thường bình thường hoặc giảm nhẹ như trong viêm não HSV giai đoạn muộn; protein dịch não tủy tăng nhẹ, ít khi trên 1 g/L. Trong viêm não HSV có biến chứng xuất huyết, lượng protein có thể tăng cao hơn. Việc chọc dịch não tủy là quan trọng trong việc lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm căn nguyên virus.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chọc dò dịch não tủy" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_choc-do-tuy-song-choc-do-that-lung-1280x720.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chọc dò dịch não tủy</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp CT scan/ Cộng hưởng từ sọ não. CT sọ não thường ít biến đổi trong giai đoạn đầu của bệnh, có thể giúp chẩn đoán phân biệt với tai biến mạch máu não,… Trong viêm não do HSV giai đoạn muộn quan sát thấy hình ảnh tổn thương giảm tỉ trọng và hiệu ứng khối đè đẩy ở thùy thái dương, thùy đảo và tăng tỉ trọng. Một số virus khác giai đoạn muộn gây phù não, xuất huyết, nhồi máu. Cộng hưởng từ sọ não có độ nhạy hơn CT trong giai đoạn đầu của bệnh. Trong viêm não do HSV, tổn thương gợi ý trên MRI là hình ảnh giảm tín hiệu thì T1 và tăng tín hiệu thì T2 ở thùy thái dương, thùy trán, đôi khi có hình ảnh xuất huyết kèm theo, tính chất thường không đối xứng, trường hợp nặng tổn thương cả thủy đảo và gốc hồi hải mã. Virus viêm não Nhật Bản hay gây tổn thương tăng tín hiệu trên T2 ở vùng đồi thị hoặc nhân nền, tiểu não, thân não,... Trên bệnh nhân viêm não miền Tây sông Nile trên MRI sọ não đã ghi nhận tổn thương tại hạch nền, thân não và tiểu não,… Viêm não do HIV gây teo chất trắng và tăng tín hiệu không đều trên T2. Viêm não do virus thủy đậu tăng tín hiệu lan tỏa cả chất trắng và chất xám,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Điện não đồ: thường bất thường trong viêm não cấp tính, tuy nhiên không đặc hiệu đặc biệt ở bệnh nhân đã dùng an thần trước đó. Hình ảnh sóng chậm cơ bản là chỉ điểm sớm và nhạy cho tổn thương não, có thể xuất hiện những sóng nhọn cục bộ, từ đó gợi ý vị trí tổn thương. Ví dụ trong viêm não do HSV, có thể thấy hình ảnh phức hợp sóng nhọn lặp lại trên thùy thái dương và phóng điện dạng động kinh có chu kỳ một bên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sinh thiết não: là một trong những tiêu chuẩn chính trong chẩn đoán bệnh, tuy nhiên đây là phương pháp xâm lấn, khó thực hiện.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm tìm căn nguyên virus. Bệnh phẩm thường sử dụng nhất là dịch não tủy. Chẩn đoán căn nguyên một số virus như HSV, Virus thủy đậu, Virus Dengue, CMV, EBV, quai bị, <em>Enterovirus</em> có thể xét nghiệm PCR trong dịch não tủy. Phản ứng tìm kháng thể IgM trong dịch não tủy với một số virus như HSV, Dengue, virus viêm não Nhật Bản, Rubella,… Ngoài bệnh phẩm dịch não tủy, bằng chứng virus trong một số bệnh phẩm dịch cơ thể khác như dịch ngoáy họng ( virus bại liệt, cúm, quai bị, sởi,…), máu ( sởi, bại liệt, CMV, EBV,…), phân (<em>enterovirus</em>, bại liệt, sởi,…) cũng có giá trị trong việc hỗ trợ chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm khác: công thức máu ( thường biến đổi không đặc hiệu hoặc bình thường), một số marker viêm như CRP, procalcitonin đa số bình thường, biến đổi sinh hóa có thể gặp như rối loạn điện giải, chức năng gan, chức năng thận,…</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Chẩn đoán viêm não virus</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;"> Chẩn đoán viêm não virus thường khó khăn. Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội Viêm não Quốc tế 2013 như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- <strong>Tiêu chuẩn chính:</strong></p>
<ul style="list-style-type:circle;">
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân đến khám với trạng thái tinh thần thay đổi (giảm hoặc thay đổi mức độ tỉnh táo, lơ mơ hoặc thay đổi tính cách) kéo dài ≥24 giờ mà không xác định được nguyên nhân nào khác.</li>
<li style="text-align: justify;">Giải phẫu bệnh phù hợp với viêm não.</li>
<li style="text-align: justify;">Bằng chứng về mặt giải phẫu bệnh, vi sinh hoặc huyết thanh của tình trạng nhiễm trùng cấp tính với một vi sinh vật có liên quan mật thiết đến viêm não được xác nhận từ một mẫu bệnh phẩm thích hợp.</li>
<li style="text-align: justify;">Bằng chứng xét nghiệm của một tình trạng tự miễn có liên quan mật thiết với viêm não</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- <strong>Tiêu chuẩn phụ gồm có:</strong></p>
<ul style="list-style-type:circle;">
<li style="text-align: justify;">Người bệnh có sốt ≥38°C trên 72h khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.</li>
<li style="text-align: justify;">Co giật toàn thể hoặc cục bộ mà không có bằng chứng động kinh, co giật từ trước.</li>
<li style="text-align: justify;">Người bệnh có dấu hiệu thần kinh khu trú mới xuất hiện.</li>
<li style="text-align: justify;">Số lượng bạch cầu dịch não tủy ≥5/mm3</li>
<li style="text-align: justify;">Trên chẩn đoán hình ảnh thần kinh ghi nhận hình ảnh bất thường nhu mô não có gợi ý viêm não, bất thường này là mới khi so với các lần chụp trước hoặc có khởi phát cấp tính.</li>
<li style="text-align: justify;">Trên điện não đồ ghi nhận bất thường phù hợp với viêm não và không quy được cho nguyên nhân nào khác.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán viêm não khi có tiêu chuẩn chính + 3 tiêu chuẩn phụ. Có khả năng viêm não khi có tiêu chuẩn chính + 2 tiêu chuẩn phụ.</p>
<p style="text-align: justify;"> Cần chẩn đoán phân biệt viêm não virus với viêm não do các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm, lao, tự miễn, viêm màng não, tai biến mạch máu não, trạng thái động kinh, bệnh lý não chất trắng,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh viêm não virus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Nguyên tắc điều trị:</em> đảm bảo đường thở, hô hấp, tuần hoàn; điều trị thuốc kháng virus với một số virus; điều trị hỗ trợ và triệu chứng; cách ly người bệnh đối với căn nguyên virus lây truyền qua đường hô hấp.</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Điều trị viêm não virus</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Liệu pháp kháng virus: Mọi bệnh nhân nghi ngờ viêm não virus nên được bắt đầu điều trị ngay bằng Acyclovir. Một số thuốc kháng virus đặc hiệu:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">HSV1 và HSV2: Acyclovir</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">VZV: Acyclovir hoặc Ganciclovir.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">CMV: Ganciclovir, kết hợp Foscarnet.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">EBV: Aciclovir, Cidofovir.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">HHV-6: Acyclovir.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Acyclovir: đường tĩnh mạch, liều 10mg/kg/ lần x 3 lần/ngày. Thời gian thường dùng từ 10 – 21 ngày. Tác dụng trên HSV1 > HSV2 > VZV > CMV, EBV.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Valaciclovir: tiền chất của Acyclovir, có thể có đường uống</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ganciclovir: đường tĩnh mạch, liều dùng 5mg/kg mỗi 12h, dùng trong 14-21 ngày..</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Foscarnet: lựa chọn thứ 2 sau Ganciclovir, tổn thương thận nhiều hơn, rối loạn điện giải, ức chế tuỷ xương, rối loạn nhịp tim.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Corticoid trong viêm não còn tranh cãi, không có khuyến cáo bắt buộc. Có thể sử dụng trong trường hợp người bệnh có tăng áp lực nội sọ nhiều, phù não nhiều, trong trường hợp viêm não do VZV,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Chống co giật: sử dụng diazepam, midazolam, gardenal,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Chống phù não, giảm áp lực nội sọ: bệnh nhân ở tư thế nằm đầu cao 30 độ, sử dụng manitol với liều 1g/kg, ngắt quãng mỗi 6h với liều dùng 0.25-0.5g/kg, corticoid, muối ưu trương; an thần, giảm đau; chống co giật; hạ sốt, thông khí nhân tạo khi có chỉ định,..</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều chỉnh đường máu, rối loạn điện giải</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Mandell, Douglas and Bennett's principles and practice of infectious diseases 8, Encephalitis.</li><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Bronstein DE, Glaser CA. Encephalitis and meningoencephalitis. In: Feigin and Cherry’s Textbook of Pediatric Infectious Diseases, 8th ed, Cherry J, Demmler-Harrison GJ, Steinbach WJ, Kaplan SL, Hotez PJ (Eds), Elsevier Saunders, Philadelphia 2019. p.3613. United States Centers for Disease Control. Eastern Equine Encephalitis. https://www.cdc.gov/easternequineencephalitis</li><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">American Academy of Pediatrics. Herpes simplex. In: Red Book: 2018-2021 Report of the Committee on Infectious Diseases, 31st ed, Kimberlin DW (Ed), American Academy of Pediatrics, Elk Grove Village, IL 2018. p.437.</li><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Saema Said; Michael Kang. Viral Encephalitis. StatPearls</li><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Viral encephalitis: a practical review on diagnostic approach and treatment. <em>J Pediatr (Rio J).</em> Mar-Apr 2020;96 Suppl 1:12-19.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-viem-nao-virus-svtax |
Biến chứng của nhồi máu cơ tim | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Biến chứng của nhồi máu cơ tim</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhồi máu cơ tim cấp là một biến cố tim mạch rất nặng nề trong bệnh động mạch vành nói riêng và bệnh tim mạch nói chung và là một trong các nguyên nhân có tỉ lệ tử vong rất cao.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nhồi máu cơ tim cấp" src="/ImagePath/images/20210916/20210916_benh-nhoi-mau-co-tim-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nhồi máu cơ tim cấp</em></p>
<p style="text-align: justify;">Cơ chế chủ yếu trong nhồi máu cơ tim là do sự nứt/loét mảng vữa xơ động mạch vành, do đó hình thành cục máu đông gây ra tắc nghẽn cấp tính hoàn toàn động mạch vành, vùng cơ tim được cấp máu bởi động mạch bị tắc nghẽn sẽ không được tưới máu dẫn đến hoại tử.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Biến chứng của nhồi máu cơ tim</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhồi máu cơ tim tái phát sớm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Do tắc nhánh ĐMV đã có tổn thương từ trước; do co thắt ĐMV hoặc do tắc lại trong stent.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tràn dịch màng ngoài tim</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân tràn dịch màng ngoài tim chủ yếu là do phản ứng và hầu hết không gây ra rối loạn huyết động trừ trường hợp tràn dịch màng ngoài tim do vỡ thành tim hoặc viêm màng ngoài tim xuất tiết.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tràn dịch màng ngoài tim" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_nhoi-mau-co-tim.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tràn dịch màng ngoài tim</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm màng ngoài tim</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân do viêm lớp ngoại tâm mạc ở các bệnh nhân NMCT xuyên thành, có thể xuất hiện ngay ngày đầu tiên đến 6 tuần sau NMCT.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phình thành tim</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cơ chế: Sau NMCT vùng cơ tim bị hoại tử nên mỏng, yếu, vô động do đó các vùng này sẽ bị giãn dần ra, có thể tạo thành túi phình sau mỗi lần tim co bóp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng vai - bàn tay</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân thường thấy là do viêm, xơ hóa khớp vai và cổ tay trái.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Biến chứng của nhồi máu cơ tim</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biến chứng của nhồi máu cơ tim bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng sớm như: thiếu máu cơ tim, đột tử, loạn nhịp tim, suy tim cấp, thuyên tắc mạch phổi, đột quỵ, hở van tim cấp, NMCT sớm tái phát, vỡ tim...</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng muộn như: suy tim, phình thành tim, loạn nhịp tim, hội chứng Dressler, viêm màng tim...</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng cơ học </strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhồi máu cơ tim gây thủng vách liên thất</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chiếm khoảng 2 – 4% các trường hợp nhồi máu cơ tim và thường xuất hiện sau nhồi máu cơ tim từ 24 giờ đến 10 ngày. Nếu xuất hiện càng sớm thì nguy cơ tử vong càng cao.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nhồi máu cơ tim gây thủng vách liên thất" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_thung-vach-lien-that.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nhồi máu cơ tim gây thủng vách liên thất</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhồi máu cơ tim gây hở van hai lá cấp</strong></p>
<p style="text-align: justify;">NMCT có thể gây thiếu máu cơ nhú gây đứt một phần hoặc rối loạn chức năng cơ nhú. Bệnh nhân có thể tử vong do hở van hai lá tối cấp khi có đứt hoàn toàn cơ nhú. Biến chứng này thường xảy ra sau NMCT ở ngày thứ 2 đến ngày thứ 10.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giả phình và vỡ thành tự do</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trong các bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên, tỉ lệ vỡ thành tự do của tim có thể lên đế 6%, các trường hợp này có tỉ lượng tử vong rất cao (khoảng 2/3).</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng rối loạn nhịp tim</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ngoại tâm thu thất</strong>:</p>
<p style="text-align: justify;">- Đây là biến chứng thường gặp trong giai đoạn cấp cũng như giai đoạn muộn của NMCT.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở các BN này cần chú ý điều chỉnh các rối loạn điện giải và rối loạn toan kiềm. Kali và magie máu rất quan trọng ở các BN này và cần duy trì nồng đồ Kali >4mmol/l và magie >1mmol/l.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cơn tim nhanh thất, rung thất</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Ở bệnh nhân NMCT có thể gặp: cơn tim nhanh thất đa dạng - đơn dạng, cơn tim nhanh thất không bền bỉ, cơn tim nhanh thất chuyển thành rung thất.</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng này thường gặp ở giai đoạn sớm, nếu xảy ra 48 giờ sau NMCT thì nguy cơ tử vong cao.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhịp tự thất gia tốc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Là một biến chứng hay gặp, lên đến 20% trong 48 giờ sau khi BN được tái tưới máu sớm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn nhịp trên thất</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Là biến chứng khá thường gặp, chiếm khoảng 1/3 các trường hợp NMCT.</p>
<p style="text-align: justify;">- Rung nhĩ: chiếm khoảng 10% các trường hợp NMCT, nó thúc đẩy nhanh quá trình suy tim và là yếu tố tiên, lượng xấu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhịp chậm xoang: thường gặp trong NMCT thành dưới do cường phó giao cảm. Khi nhịp chậm xoang kết hợp với tụt huyết áp, ngoại tâm thu thát dày, nhịp tự thất gia tốc có chỉ định dùng Atropin.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngoại tâm thu nhĩ, cuồng nhĩ: ít gặp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các rối loạn dẫn truyền</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Block xoang nhĩ: thường gặp trong NMCT thành dưới. </p>
<p style="text-align: justify;">- Block nhĩ thất</p>
<p style="text-align: justify;">+ Block nhĩ thất độ I</p>
<p style="text-align: justify;">+ Block nhĩ thất độ II: gồm Block nhĩ thất độ II Mobit 1 và Block nhĩ thất độ II Mobit 2.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Block nhĩ thất độ III</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Block nhánh</strong></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Suy tim/ rối loạn huyết động </strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tụt huyết áp ở bệnh nhân NMCT</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Gồm 2 nhóm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tụt huyết áp ở bệnh nhân có phù phổi cấp</p>
<p style="text-align: justify;">- Tụt huyết áp không có phù phổi cấp</p>
<p style="text-align: justify;">Thường gặp trong trường hợp BN bị thiếu dịch hoặc NMCT thất phải.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng sốc tim ở bệnh nhân NMCT</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tỉ lệ: chiếm khoảng 5-20% các trường hợp NMCT cấp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tỉ lệ tử vong ở các bệnh nhân này còn rất cao.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Suy tim</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Suy tim là biến chứng hay gặp, chiếm khoảng 25 đến 30% các trường hợp NMCT.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Suy tim là biến chứng hay gặp, chiếm khoảng 25 đến 30% các trường hợp NMCT" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_suy-tim-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Suy tim là biến chứng hay gặp, chiếm khoảng 25 đến 30% các trường hợp NMCT</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Nguyên nhân do cơ tim không được tưới máu dẫn đến hoại tử cơ tim làm rối loạn chức năng bóp và giãn của cơ tim. Đôi khi suy tim là khởi phát của các rối loạn nhịp tim hay các biến chứng cơ học.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tỉ lệ tử vong liên quan chặt chẽ với sự suy giảm chức năng tim.</p>
<p style="text-align: justify;">Xử trí: thở oxy nếu SPO2 dưới 90%. Kết hợp dùng các thuốc lợi tiểu, trợ tim, giãn mạch, các thuốc vận mạnh tùy thuộc vào tính trạng lâm sàng của từng bệnh nhân.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Nhồi máu cơ tim tái phát sớm</strong></h3>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Thuyên tắc mạch do huyết khối</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Gồm 2 loại: huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc động mạch phổi và huyết khối thất trái, thuyên tắc mạch hệ thống</p>
<p style="text-align: justify;">- Huyết khối tĩnh mạch và thuyên tắc ĐM phổi: Thường gặp huyết khối tĩnh mạch chi dưới do bất động và thuyên tắc ĐM phổi thường do bắn cục huyết khối từ chi dưới lên.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngày nay, bằng việc sử dụng sớm, đầy đủ các loại thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu và BN được vận động sớm sau tái tưới máu đã làm giảm tỉ lệ BN bị huyết khối tĩnh mạch cũng như tắc ĐM phổi</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị: Như các trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch hoặc thuyên tắc phổi thông thường.</p>
<p style="text-align: justify;">- Huyết khối thất trái và thuyên tắc mạch hệ thống:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Huyết khối thất trái thường gặp ở các trường hợp NMCT cấp có ST chênh lên, vô động vùng mổm cơ tim với tỉ lệ khoảng 20% trước đây và ngày nay còn khoảng 5% do việc dùng các thuốc chống đông và chống kết tập tiểu cầu sớm.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Huyết khối bám vào lớp nội mạc của vùng nhồi máu, 1 phần cục huyết khối này rơi ra và lưu thông qua dòng máu làm tắc mạch hệ thống (khoảng 10%).</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị: dùng các thuốc chống đông kéo dài khoảng 3-6 tháng.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng màng ngoài tim</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tràn dịch màng ngoài tim</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hay gặp ở các trường hợp NMCT có suy tim, hay NMCT vùng thành trước với diện NMCT rộng.</p>
<p style="text-align: justify;">Dịch màng ngoài tim thường được hấp thu chậm có khi đến vài tháng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm màng ngoài tim</strong></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Phình thành tim</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Là biến chứng muôn và thường gặp ở các bệnh nhân NMCT xuyên thành với tỉ lệ khoảng 5%. Hay gặp phình thành tim ở vùng mỏm, thành trước.</p>
<p style="text-align: justify;">Phình thành tim làm tăng tỉ lệ tử vong do làm giảm chức năng tim và làm tăng các rối loạn nhịp tim.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng vai - bàn tay</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Ngày nay, càng ngày càng có nhiều trung tâm can thiệp tim mạch tại các tỉnh, thành phố, do đó bệnh nhân NMCT được can thiệp và được vận động sớm nên biến chứng này ngày càng ít gặp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Biến chứng của nhồi máu cơ tim</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhồi máu cơ tim gây thủng vách liên thất</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tình trạng lâm sàng của bệnh nhân xấu đi rất nhanh (phụ thuộc vào kích thước lỗ thủng). BN có thể có khó thở, tụt huyết áp do suy tim cấp gây phù phổi, giảm tưới máu ngoại vi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thăm khám: Có thể nghe thấy tiếng thổi tâm thu, tiếng thổi rõ rất ở nửa dưới xương ức bên trái. Trường hợp phù phổi cấp có thể nghe thấy ran ẩm ở 2 phế trường.</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm tim: trên siêu âm 2D thấy lỗ thủng vùng vách liên thất, trên siêu âm Doppler màu thấy luồng shunt trái – phải. Khi nghi ngờ mà không có luồng shunt trên hình ảnh siêu âm cũng không loại trừ được.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán xác định và đánh giá luồng thông qua thông tim.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhồi máu cơ tim gây hở van hai lá cấp</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Lâm sàng: nghe thấy tiếng thổi tâm thu mới xuất hiện vùng van hai lá.</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm tim: thấy hình ảnh hở van hai lá trên SA Doppler, đôi khi có thể thấy hình ảnh đứt cơ nhú trên SA 2D.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Siêu âm tim thấy hình ảnh hở van hai lá trên SA Doppler" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_sat39.gif"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Siêu âm tim thấy hình ảnh hở van hai lá trên SA Doppler</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhồi máu cơ tim tái phát sớm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Dựa vào sự xuất hiện sóng Q, ST chênh lên mới xuất hiện, và men tim tăng cao trở lại có ý nghĩa khi cao gấp 2 lần kết quả thấp nhất trước đó.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm màng ngoài tim</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Lâm sàng: biểu hiện đau ngực với tính chất đau tăng khi hít sâu và giảm đau nếu cúi ra phía trước. Cần phân biệt đau ngực với các trường hợp đau ngực sau NMCT hoặc NMCT tái phát sớm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phình thành tim</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán dựa vào hình ảnh siêu âm tim và sóng ST chênh lên kéo dài trên điện tâm đồ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng vai - bàn tay</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng: Đau vùng vai và cổ tay trái, có thể kèm theo hạn chế vận động.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Biến chứng của nhồi máu cơ tim</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhồi máu cơ tim gây thủng vách liên thất</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Theo dõi huyết áp rất quan trọng trong quá trình xử trí huyết động do đó cần phải theo dõi huyết áp xâm lấn qua đường động mạch phổi và/hoặc động mạch ngoại vi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Có thể cân nhắc làm giảm sức cản mạnh hê thống và giảm luồng thuông bằng thuốc Nitroprusside nếu huyết áp >100 mmHg. Không dùng thuốc giãn mạch nhóm nitrat do làm tăng luồng thông. CCĐ thuốc giãn mạch ở BN có suy thận.</p>
<p style="text-align: justify;">- Dùng thuốc tăng co bóp cơ tim như Dobutamin hoặc Adrenalin khi có tụt huyết áp nhiều, tuy nhiên việc làm này sẽ làm tăng luồng thông. Nhiều trường hợp để tăng cấp máu cho ĐMV và điều chỉnh huyết động cần phải đặt bóngđối xung động mạch chủ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khi huyết động được ổn định nhờ điều trị thuốc và các biện pháp cơ học thì phẫu thuật có thể trì hoãn sau 2 đến 4 tuần khi đã ổn định một phần vùng cơ tim bị hoại tử. Tỉ lệ tử vong cao khoảng 20 đến 70% trong hậu phẫu nếu phẫu thuật vá lỗ thông sớm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở các bệnh nhân nặng, để ổn định huyết động có thể cân nhắc vá lỗ thông bằng đường ống thông tuy nhiên có thể thất bại nếu vùng hoại tử có tim ngày càng tiến triển.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Dùng thuốc tăng co bóp cơ tim như Dobutamin hoặc Adrenalin khi có tụt huyết áp nhiều" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_nhoi-mau-co-tim-7.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Dùng thuốc tăng co bóp cơ tim như Dobutamin hoặc Adrenalin khi có tụt huyết áp nhiều</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhồi máu cơ tim gây hở van hai lá cấp</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi tình trạng huyết động cho phép và theo dõi được có thể dùng thuốc giãn mạch Nitroprusside càng sớm càng tốt. Phẫu thuật sửa hoặc thay van hai lá ở các trường hợp có chỉ định.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giả phình và vỡ thành tự do</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Như trường hợp sốc tim. Cần hội chẩn giữa bác sĩ điều trị với bác sĩ phẫu thuật để cân nhắc phẫu thuật vá nếu tình trạng BN cho phép.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ngoại tâm thu thất</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Dúng thuốc thuốc chẹn beta giao cảm ở bệnh nhân NMCT cũng có thể làm giảm biến chứng này.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cơn tim nhanh thất, rung thất</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Các biện pháp: điều chỉnh các rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan, can thiệp mạch vành sớm,điều trị thuốc chẹn beta giao cảm là các biện pháp điều trị cơ bản ban đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chỉ định sốc điện cấp cứu ở các bệnh nhân có rôi loạn nhịp thất kéo dài kèm theo dau ngực, suy tim, hạ HA.Khi sốc điện thất bại dùng thuốc Amiodaron đường tĩnh mạch. Nếu BN vẫn không đáp ứng mà ở các trung tâm có kinh nghiệm và trang thiết bị thì tiến hành tạo nhịp vượt tần số.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chỉ định sốc điện cấp cứu ở các bệnh nhân có rôi loạn nhịp thất kéo dài kèm theo dau ngực, suy tim, hạ HA" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_20200121_170455_858423_soc_dien_chuyen_nhip.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chỉ định sốc điện cấp cứu ở các bệnh nhân có rôi loạn nhịp thất kéo dài kèm theo dau ngực, suy tim, hạ HA</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhịp tự thất gia tốc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nhịp tự thất gia tốc xảy ra thoáng qua và thường có tiên lượng tốt và không cần điều trị đặc hiệu. Các trường hợp nhịp chậm, có triệu chứng có thể dùng Atropin.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Rối loạn nhịp trên thất</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Rung nhĩ: tiên lượng xấu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhịp chậm xoang: chỉ định dùng Atropin.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngoại tâm thu nhĩ, cuồng nhĩ: ít gặp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các rối loạn dẫn truyền</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Block xoang nhĩ: Khi nhịp chậm, có rối loạn huyết động thường có chỉ định đặt máy tạo nhịp tạm thời do ít đáp ứng với điều trị Atropin.</p>
<p style="text-align: justify;">- Block nhĩ thất</p>
<p style="text-align: justify;">+ Block nhĩ thất độ I: thường không cần điều trị. KHông dùng thuốc chẹn beta khi khoảng PR trên 0,24 giây.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Block nhĩ thất độ II:</p>
<p style="text-align: justify;">Block nhĩ thất độ II Mobit 1: không cần điều trị đặc hiệu vì thường BN không có triệu chứng và co khả năng tự hồi phục. Các trường hợp có triệu chứng hoặc tiến triển thành block nhĩ thất độ 3 thì có chỉ định đặc máy tạo nhịp tạm thời.</p>
<p style="text-align: justify;">Block nhĩ thất độ II Mobit 2: cần đặt máy tạo nhịp tạm thởi các BN có block nhĩ thất độ II Mobit 2 kiểu 2:1, 3:1</p>
<p style="text-align: justify;">+ Block nhĩ thất độ III: các trường hợp này cần đặc máy tạo nhịp tạm thời.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Block nhánh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân NMCT có thể xuất hiện block nhánh tráo hoặc block nhánh phải hoàn toàn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở các trường hợp không có rôi loạn huyết động, không tiến triển thành block phân nhánh độ cao thì không cần đặt máy tạo nhịp tạm thời.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu có block hai nhánh hoặc block 1 nhanh kèm vơi block nhĩ thất độ I có thể xem xét đặt máy tạo nhịp tạm thời tùy thuộc vào từng BN.</p>
<p style="text-align: justify;">- Có thể dùng Atropin khi có chỉ định.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tụt huyết áp ở bệnh nhân NMCT</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Không cần dùng thuốc vận mạch ở các trường hợp tụt huyết áp nhưng tưới máu ngoại vi còn tốt. Các trường hợp tụt huyết áp kèm các rối loạn nhịp tim thì cố gắng điều chỉnh các rối loạn nhịp tim, rối loạn điện giải hoặc nếu cố biến chứng cơ học cần hội chẩn với bác sĩ phẫu thuật để xem xét phẫu thuật cấp cứu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tụt huyết áp ở bệnh nhân có phù phổi cấp</p>
<p style="text-align: justify;">Cần có chiến lược tái thông mạch vành càng sớm càng tốt. Tuy nhiên trong khi chờ tái thông cần: đặt đường truyền tĩnh mạch; cân nhắc dùng thuốc tăng co bóp cơ tim; theo dõi huyết áp xâm lấn bằng áp lực động mạch phổi hoặc áp lực mao mạch phổi bít. Nếu các biện pháp trên vẫn không cải thiện cần đặt bóng đối xung động mạch chủ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tụt huyết áp không có phù phổi cấp</p>
<p style="text-align: justify;">Bù dịch để cải thiện cung lượng tim, tuy nhiên cần truyền dịch một cách thận trọng và theo dõi. Nếu áp lực đổ đầy thất đã bình thường nhưng HA vẫn còn thấp cân nhắc dùng phối hợp thuốc vận mạch. Các thuốc lợi tiểu, giãn mạch (nitrat) cần phải rất thận trọng vì có thể làm tụt HA hơn. Cần có chiến lược can thiệp động vành vành cấp cứu với các trường hợp NMCT thất phải.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng sốc tim ở bệnh nhân NMCT</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tỉ lệ tử vong ở các bệnh nhân này còn rất cao. Cần hội chẩn kết hợp các chuyên khoa và phối hợp các biện pháp để điều trị tích cực cho bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Suy tim</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thở oxy nếu SPO2 dưới 90%. Kết hợp dùng các thuốc lợi tiểu, trợ tim, giãn mạch, các thuốc vận mạnh tùy thuộc vào tính trạng lâm sàng của từng bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhồi máu cơ tim tái phát sớm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Dùng thuốc giãn mạch nitroglycerin và chẹn beta duy trì nhịp tim khoảng 60 nhịp/ phút.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp và can thiệp mạch vành cấp cứu ở các trường hợp có sóng ST chênh lên trở lại hoặc trong cơn đau có tụt huyết áp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thuyên tắc mạch do huyết khối</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Huyết khối tĩnh mạch và thuyên tắc ĐM phổi: Ngày nay, bằng việc sử dụng sớm, đầy đủ các loại thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu và BN được vận động sớm sau tái tưới máu đã làm giảm tỉ lệ BN bị huyết khối tĩnh mạch cũng như tắc ĐM phổi</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị: Như các trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch hoặc thuyên tắc phổi thông thường.</p>
<p style="text-align: justify;">- Huyết khối thất trái và thuyên tắc mạch hệ thống:</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị: dùng các thuốc chống đông kéo dài khoảng 3-6 tháng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm màng ngoài tim</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Dùng Aspirin liều cao 650mg trong mỗi 4 đến 6 giờ. KHông dùng thuốc chống viêm Nonsteroid do cản trở quá trình liền sẹo.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phình thành tim</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tỉ lệ phình thành tim giảm nếu bệnh nhân NMCT được tái thông mạch vành sớm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hội chứng vai - bàn tay</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị thuốc kháng viêm và áp dụng vật lý trị liệu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Quyết định số 5332/QĐ-BYT ngày 23/12/2020 của Bộ Y tế V/v Ban hành tài liệu chuyên môn "Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành".</li><li style="text-align: justify;">Bệnh học nội khoa tập 1 ,2012, Trường Đại học Y Hà Nội.</li><li style="text-align: justify;">Knuuti J., Wijns W., Saraste A. et al (2019). 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes The Task Force for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J.</li><li style="text-align: justify;">Bài giảng “biến chứng nhồi máu cơ tim” của PGS Võ Thành Nhân năm 2017.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/nhoi-mau-co-tim-cap-scktu |
Bạch cầu kinh dòng lympho | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bạch cầu kinh dòng lympho</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Bạch cầu kinh dòng lympho hay còn gọi là Lơ xê mi kinh dòng lympho là một bệnh lý xảy ra do tình trạng tăng sinh tế bàolympho một cách ác tính với đặc điểm tích lũy các tế bào lympho trưởng thành trong tủy xương, máu ngoại vi và hạch.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ</strong>:</p>
<p style="text-align: justify;">- Chưa có nghiên cứu cụ thể về dịch tễ của bệnh bạc cầu kinh dòng lympho, nhưng người ta thấy bệnh gặp ở các nước châu Á ít hơn ở Châu Âu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh thường gặp ở người cao tuổi (trên 60 tuổi),người bệnh ở độ tuổi dưới 50 tuổi chỉ chiếm khoảng 15%.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img alt="Bệnh thường gặp ở người cao tuổi (trên 60 tuổi)" src="/ImagePath/images/20210918/20210918_benh-nguoi-cao-tuoi2-15343937251171649090829.jpg"> </em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh thường gặp ở người cao tuổi (trên 60 tuổi)</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ em hầu như không bao giờ bị bệnh lý này.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nam giới tỷ lệ mắc bệnh cao gấp đôi nữ giới.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bạch cầu kinh dòng lympho</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Hiện nay nguyên nhân gây bệnh bạch cầu kinh dòng lympho vẫn chưa được tìm rõ. Đây không phải bệnh lý truyển nhiễm cũng không phải bệnh lý di truyền.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thường xuyên tiếp xúc với tia xạ, hóa chất độc hại, hóa chất nông nghiệp, chất độc màu da cam.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nhiễm các virus viêm gan C, Epstein - Barr virus.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tiếp xúc lâu ngày trong môi trường điện từ trường.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bạch cầu kinh dòng lympho</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh thường diễn biến bệnh âm thầm, nhiều trường hợp tình cờ phát hiện bệnh khi thăm khám sức khỏe định kỳ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Theo nghiên cứu có đến 1/4 người bệnh không có biểu hiện gì tại thời điểm khám bệnh, mà thường được phát hiện qua xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi khi có số lượng tế bào lympho tăng cao trong máu ngoại vi.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh thường được phát hiện qua xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại" src="/ImagePath\images\20210920/20210920_xet-nghiem-cong-thuc-mau.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh thường được phát hiện qua xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu lâm sàng chính và hay gặp nhất ở người bệnh là tình trạng xuất hiện hạch to đối xứng ở vùng cổ, nách, bẹn. Dấu hiệu này có ở khoảng 8/10 bệnh nhân. Hạch với tính chất ác tính như: hạch chắc, không đau khi ấn vào, đứng riêng rẽ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh thường có thiếu máu tuy nhiên xuất hiện muộn và nặng dần với các dấu hiệu: hoa mắt, chóng mắt, mệt mỏi, ăn uống kém, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực, da xanh niêm mạc nhợt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Có thể có xuất huyết do giảm số lượng tiểu cầu với đặc điểm: xuất huyết nhiều vị trí gây: chảy máu cam, chảy máu chân răng, bầm tím ở da,..</p>
<p style="text-align: justify;">- Có khoảng 1/2người bệnh có dấu hiệu lách to, lách to mức độ nhẹ đến vừa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu gan to ít gặp hơn và thường chỉ gặp ở giai đoạn bệnh đã muộn, có những trường hợp còn gây suy giảm chức năng gan.</p>
<p style="text-align: justify;">- Dâu hiệu thâm nhiễm ngoài hạch không thường gặp trong bệnh lý bạch cầu kinh dòng lympho.</p>
<p style="text-align: justify;">- Do suy giảm Globulin miễn dịch, rối loạn chức miễn dịch, giảm bạch cầu hạt trung tính người bệnh có thể nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm hoặc vius. Trong đó nhiễm nâm và virus thường hay gặp hơn nhiễm khuẩn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bạch cầu kinh dòng lympho</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nếu không được điều trị hoặc điều trị nhưng không có đáp ứng người bệnh có thể bị các biến chứng sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Xuất hiện tự kháng thể gây tan máu, giảm tiểu cầu miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Suy giảm miễn dịch gây nên tình trạng nhiễm trùng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bạch cầu kinh dòng lympho</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bạch cầu kinh dòng lympho</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong>:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thiếu máu với chỉ số huyết sắc tố giảm, tính chất hồng cầu bình sắc, kích thước bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trong bạch cầu kinh dòng lympho khi xét nghiệm tổng phân tích máu ngoại vi thấy đặc trưng bởi: Số lượng lympho trưởng thành tăng cao, trên 5 G/L, ngoài ra còn găp một số tế bào lympho kích thước lớn nhưng số lượng nhỏ hơn 55% tổng số tế bào lympho. Vì số lượng bạch cầu lympho tăng cao nên số lượng bạch cầu hạt sẽ giảm rất thấp.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm số lượng tiểu cầu ở giai đoạn đầu có thể bình thường, ở giai đoạn sau thì giảm dần.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm dịch tủy xương làm tủy đồ:</p>
<p style="text-align: justify;"> + Trên xét nghiệm tủy đồ thấy: Dòng tế bào lympho chiếm hơn 30% các tế bào có nhân trong tủy xương.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tổ chức tủy sinh máu bị các tế bào lympho xâm lấn một phần hoặc toàn bộ.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm dịch tủy xương làm tủy đồ" src="/ImagePath\images\20210918/20210918_Chronisch-lymphatische-Leukämie.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm dịch tủy xương làm tủy đồ</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm hạch</p>
<p style="text-align: justify;">Trong hạch thì có các tế bào lympho nhỏ hình dáng giống như trong máu. Chúng phá hủy các tổ chức hạch. Khi sinh thiết thì cũng cho hình ảnh tương tự như u lympho tế bào nhỏ độ ác tính thấp.</p>
<p style="text-align: justify;"> - Xét nghiệm miễn dịch</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thông thường nghiệm pháp coombs thường âm tính, nghiệm pháp Coombs trực tiếp có thể dương tình ở những bệnh nhân khí có biểu hiện của tan máu tự miễn dịch hoặc người bệnh đang có nguy cơ tan máu tự miễn;</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trong bạch cầu kinh dòng lympho, các tế bào cũng thường dương tính mạnh với CD23, CD5, CD19, và dương tính yếu với CD79b,CD20, dương tính yếu với immunoglobulin bề mặt và chuỗi nhẹ kappa hoặc lambda. Các tế bào âm tính với CD10, CD103.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nồng độ các globulin miễn dịch có thể giame và suy giảm chức năng của tế bào T khi người bệnh ở giai đoạn bệnh tiến triển;</p>
<p style="text-align: justify;">+ Khoảng 5% trong tổng số người bệnh khi xét nghiệm điện di protein huyết thanh bắt gặp hình ảnh globulin miễn dịch đơn dòng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh được chẩn đoán bệnh Bạch cầu kinh dòng lympho theo các tiêu chuẩn Viện ung thư Quốc gia Hoa Kỳ năm 2008.</p>
<p style="text-align: justify;">Một ngươi được chẩn đoán bị bệnh bạch cầu kinh dòng lympho khi có đầy đủ cả hai tiêu chuẩn sau: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi có số lượng tế bào lympho B, kích thước nhỏ, trưởng thành lớn hơn 5 G/L, tỷ lệ các tiền lymphocyte ≤ 55% tổng số tế bào lympho và xét nghiệm tế bào dòng chảy flow cytometry có bằng chứng tính chất đơn dòng của Lympho B đó là: dương tính mạnh với CD5, CD23, CD19, dương tính yếu với immunoglobulin bề mặt và kappa hoặc lambda, CD20, CD79b.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán nguy cơ và giai đoạn</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210918/20210918_01.png"></p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210918/20210918_02.png"></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cần phân biệt bệnh nhân bạch cầu kinh dòng lympho với các bệnh lý sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh tăng đơn dòng lympho B: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi có tăng sinh lympho B nhưng số lượng nhỏ hơn dưới 5 G/L, người bệnh không thiếu máu, gan lách hạch không to, tiểu cầu không giảm.</p>
<p style="text-align: justify;">- U lympho tế bào nhỏ: trên lâm sàng người bệnh có hạch lách to nhiều, xét nghiệm máu ngoại vi tổng số lượng tế bào lympho nhỏ hơn 5G/L. Chẩn đoán xác định u lympho tế bào nhỏ bằng sinh thiết hạch và hóa mô miễn dịch hạch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh bạch cầu tế bào tiền lympho B: Xét nghiệm máu ngoại vi và tủy xương có tỷ lệ tế bào tiền lympho B lớn hơn 55% . Về hình thái tế bào: tế bào kích thước lớn hơn, non hơn, có thể có hạt nhân;</p>
<p style="text-align: justify;">- Lơ xê mi tế bào tóc: Xét nghiệm máu ngoại vi thấy có tế bào “tóc” ở khoảng 90% các trường hợp, bạch cầu mono thường giảm , xét nghiệm dấu ấn miễn dịch CD5 âm tính,</p>
<p style="text-align: justify;">- U lympho tế bào lympho-plasmo: sinh thiết hạch thấy tế bào lympho - plasmo, xét nghiệm dấu ấn miễn dịch CD5 và CD23 âm tính, máu ngoại vi số lương tế bào lympho có thể tăng hoặc bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các bất thường di truyền tế bào trong bệnh bạch cầu kinh dòng lympho:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"> - Khi xét nghiệm di truyển người bệnh có: del 13q; đột biến gen Rb, Mir-16-1, Mir-15a => được coi là nhóm có tiên lượng tốt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngược lại khi xét nghiệm di truyền người bệnh có đột biến gen P53, ATM, mdm2, trisomy 12q, del 11q, del 17p, del 6q => được coi là nhóm tiên lượng xấu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bạch cầu kinh dòng lympho</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị đặc hiệu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp người bệnh ở giai đoạn Binet A, B và Rai 0, I, II (giai đoạn bệnh sớm bệnh ổn định) thì có thể theo dõi các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm 3 tháng một lần mà chưa cần phải điều trị ngay.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trường hợp người bệnh giai đoạn Binet A, B và Rai 0, I, II có dấu hiệu bệnh tiến triển; người bệnh ở giai đoạn Binet C và Rai III, IV thì được bác sĩ chỉ định điều trị hóa chất.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh được đánh giá bệnh có dấu hiệu tiến triển khi có các triệu chứng: Triệu chứng B (sốt kéo dài mà không tìm được nguyên nhân, ra mồ hôi đêm, sụt cân >10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng), người bệnh có giảm tiểu cầu và thiếu máu do xâm lấn tủy xương, gan lách hạch to, tan máu và giảm tiểu cầu miễn dịch đáp ứng kém với corticoid.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phác đồ được chỉ định cho người bệnh chức năng tim gan thận bình thường ,độ tuổi dưới 70 tuổi:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Fludarabine + Rituximab (FR):</p>
<p style="text-align: justify;">Thuốc Fludarabine liều dung 25mg/ m2 da/ x 5 ngày (từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5).</p>
<p style="text-align: justify;">Rituximab liều dùng 375mg/ m2 da (ngày 0).</p>
<p style="text-align: justify;">+ Fludarabine + Cyclophosphamide + rituximab(FCR):</p>
<p style="text-align: justify;">Fludarabine liều dùng 25mg/ m2 da/ ngày x 3 ngày (từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba).</p>
<p style="text-align: justify;">Cyclophosphamide liều dùng 250mg/ m2 da/ ngày x 3 ngày (từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba).</p>
<p style="text-align: justify;">Thuốc Rituximab liều dùng 375mg/ m2 da (ngày 0).</p>
<p style="text-align: justify;">+ Cần chú ý: với những phác đồ trên bác sĩ có thể dựa vào đáp ứng của từng người bệnh và chỉ định cho bệnh nhân dùng tối đa đến 6 đợt, trong đó yêu cầu khoảng cách giữa 2 đợt điều trị tối thiểu là 28 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phác đồ cho người bệnh trên 70 tuổi</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thuốc Fludarabine liều dùng 25mg/ngày + cyclophosphamide liều dùng 250mg/ngày x 3 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thuốc Chlorambucil 2 - 4mg dùng đường uống hàng ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thuốc Bendamustine liều dùng 70mg/ m2 da x 2 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị biến chứng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Những trường hợp tan máu tự miễn và giảm tiểu cầu miễn dịch do xuất hiện tự kháng thể, dùng thuốc: </p>
<p style="text-align: justify;">+ Methylprednisolone: liều dung 2 - 4mg/ kg cân nặng/ ngày, có thể giảm dần liều và dừng khi bệnh nhân không còn biểu hiện giảm tiểu cầu miễn dịch và tan máu.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thuốc Rituximab dùng liều 375mg/ m2 da / tuần bằng truyền tĩnh mạch, dùng trong 4 tuần;</p>
<p style="text-align: justify;">- Trường hợp điều trị nội khoa mà không có hiệu quả có thể cân nhắc cắt lách.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Dùng kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc kháng virus;</p>
<p style="text-align: justify;">- Có thể được điều trị dự phòng bằng truyền globulin miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiêu chuẩn để bác sĩ đánh giá người bệnh đáp ứng với điều trị</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh được đánh giá là có đáp ứng hoàn toàn khi: Trên lâm sàng hạch to kích thước < 1,5 cm,gna lách không to, Không có triệu chứng B, xét nghiệm máu ngoại vi huyết sắc tố trên 110g/l, Số lượng lymphoxit máu ngoại vi < 4 G/L, số lượng Bạch cầu trung tính > 1,5 G/L, Tiểu cầu > 100 G/L, xét nghiệm tủy có số lượng tế bào tủy trong giới hạn bình thường, dòng lympho dưới 30% các tế bào có nhân trong tủy xương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh được đánh giá là đáp ứng một phần khi: Trên lâm sàng có kích thước hạch giảm đi trên 1 nửa so với trước điều trị; kích thước gan lách giảm trên 1 nửa so với trước đó, xét nghiệm máu ngoại vi thì có Số lượng lymphoxit máu ngoại vi giảm > 50%, huyết sắc tố > 110g/l, bạch cầu trung tính > 1,5 G/L; tiểu cầu lớn hơn 100 G/L . Xét nghiệm tủy xương Dòng lympho xâm lấn tủy xương giảm > 50% so với trước điều trị.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Hướng dẫn chẩn đoán bệnh lý huyết học- BYT</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bach-cau-kinh-dong-lympho-spcyj |
Biến chứng của đái tháo đường, nên tầm soát khi nào và ở đâu? | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Biến chứng của đái tháo đường, nên tầm soát khi nào và ở đâu?</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa" src="/ImagePath/images/20210822/20210822_benh-dai-thao-duong-tieu-duong-can-benh-nguy-hiem-tuoi-trung-nien.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh đái tháo đường được phân thành 4 loại chính</strong></p>
<ol>
<li style="text-align: justify;">Đái tháo đường típ 1 (có cơ chế như bệnh tự miễn, do các tự kháng thể phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).</li>
<li style="text-align: justify;">Đái tháo đường típ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy kèm theo tình trạng đề kháng insulin).</li>
<li style="text-align: justify;">Đái tháo đường thai kỳ (là tình trạng tăng đường máu được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó).</li>
<li style="text-align: justify;">Các loại đái tháo đường đặc biệt do các nguyên nhân khác, như đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…</li>
</ol>
<p style="text-align: justify;">Tình trạng tăng đường huyết kéo dài không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến những biến chứng cấp tính hoặc mạn tính.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Biến chứng của đái tháo đường, nên tầm soát khi nào và ở đâu?</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>1. Biến chứng cấp tính </strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Hôn mê do tăng đường huyết</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biến chứng cấp tính do tăng đường máu là hôn mê, có thể do tăng áp lực thẩm thấu máu, do nhiễm toan caton hoặc nhiễm toan lactic.</p>
<p style="text-align: justify;">Tăng đường máu cấp tính sẽ dẫn đến những rối loạn nước điện giải, rối loạn thăng bằng kiềm toan trong cơ thể và hậu quả cuối cùng chính là hôn mê.</p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân của tình trạng này phải kể đến một số nguyên nhân hay gặp như đái tháo đường phát hiện muộn, tự ý bỏ điều trị, điều trị thuốc nam/thuốc bắc không rõ nguồn gốc, thành phần, không theo dõi thường xuyên tình trạng đường máu, nhất là khi có bệnh lý cấp tính kèm theo.</p>
<p style="text-align: justify;">Tùy theo từng nguyên nhân mà các triệu chứng sẽ khác nhau, tuy nhiên đa số các bệnh nhân đều biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, nôn, khát nước, tiểu nhiều, sau đó là rối loạn ý thức và đi vào hôn mê.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi có những biểu hiện như trên người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Hôn mê do hạ đường huyết</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Người bệnh sẽ có các biểu hiện mệt mỏi, đói cồn cào, vã mồ hôi, tim đập nhanh….nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê thậm chí tử vong</p>
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân của hạ đường huyết phải kể đến tác dụng phụ của thuốc nhóm Sulfunyl ure hay insulin, do chế độ ăn quá ít, do vận động quá mạnh…</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>2. Biến chứng mạn tính</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Là những biến chứng diễn biến âm thầm nhiều năm, tuy nhiên sẽ để lại những hậu quả to lớn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Các biến chứng mạn tính phải kể đến biến chứng mạch máu nhỏ, biến chứng mạch máu lớn, biến chứng thần kinh….</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Biến chứng mạch máu lớn</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biến chứng mạch máu lớn của bệnh ĐTĐ chính là tình trạng xơ vữa động mạch kèm với các hậu quả của bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Xơ vữa động mạch có thể đưa đến các hậu quả:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ở mạch máu não gây đột quị do xuất huyết não, nhồi máu não, dặc biệt nhồi máu não dạng ổ khuyết. Đôi khi bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA).</li>
<li style="text-align: justify;">Ở tim gây bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim, cơn đau thắt ngực thậm chí nhồi máu cơ tim</li>
<li style="text-align: justify;">Ở mạch máu ngoại vi gây tắc mạch chi, hoại tử chi.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_1238213170-w660-6235-155731151-2161-1510-1558339369.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Biến chứng mạch máu lớn của bệnh ĐTĐ chính là tình trạng xơ vữa động mạch kèm với các hậu quả của bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;"><br>
Ngoài ra xơ vữa động mạch cũng góp phần gây rối loạn cương ở nam giới, làm gia tăng tình trạng loét chân. Một số các biến chứng khác hiếm gặp hơn: phình động mạch chủ, tắc mạch mạc treo…</p>
<p style="text-align: justify;">Ở người ĐTĐ nguy cơ tim mạch cao gấp 2-4 lần ở các đối tượng khác, trên 50% các bệnh nhân ĐTĐ tử vong là do nguyên nhân tim mạch.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Biến chứng mạch máu nhỏ</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><a href="https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/bien-chung-mach-mau-nho-do-dai-thao-duong-gay-ra/">Biến chứng mạch máu nhỏ do đái tháo đường</a> thường gắn liền với một số cơ quan như mắt, thận và thần kinh. Các biến chứng này thường diễn biến âm thầm, khó phát hiện, thường khi bệnh nhân tự phát hiện được thì đã là giai đoạn muộn, điều trị tốn kém và khả năng phục hồi thấp, để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng mắt</strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Là biến chứng ảnh hưởng lớn đến thị lực của bệnh nhân ĐTĐ, là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu ở Hoa Kỳ. Các yếu tố nguy cơ của bệnh lý mắt do ĐTĐ gồm: tăng đường máu không kiểm soát, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, thai kì…</p>
<p style="text-align: justify;">Biến chứng mắt ở bệnh nhân ĐTĐ gồm: biến chứng võng mạc (bệnh võng mạc ĐTĐ), đục TTT, tăng nhãn áp…</p>
<p style="text-align: justify;">Đề sàng lọc biến chứng mắt bệnh nhân ĐTĐ cần khám chuyên khoa mắt, soi đáy mắt định kì 6-12 tháng/ lần</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng thận</strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Đây là biến chứng đặc trưng nhất của ĐTĐ. Đối với bệnh nhân ĐTĐ type 1 biến chứng có thể gặp sau khi phát hiện bệnh 5 năm, còn với ĐTĐ type 2 biến chứng có thể xuất hiện ngay từ thời điểm chẩn đoán ĐTĐ, thông thường là sau 10-15 năm. Hậu quả cuối cùng của biến chứng này là suy thận, thậm chí phải lọc máu. Biểu hiện đầu tiên có thể phát hiện được biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường là xét nghiệm Microalbumin niệu. Do đó bệnh nhân ĐTĐ nên kiểm tra Microalbumin niệu định kì 6 tháng/ lần</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng thần kinh do ĐTĐ</strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Đây là biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bệnh nhân và khó điều trị nhất ở bệnh nhân ĐTĐ. Tại Mĩ, biến chứng này chiểm 50-70% các trường hợp phải cắt cụt chi không do chấn thương.</p>
<p style="text-align: justify;">Biến chứng thần kinh do ĐTĐ được chia thành biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng thần kinh tự động.</p>
<p style="text-align: justify;">Biến chứng thần kinh ngoại biên của ĐTĐ thường có các biểu hiện như tê bì, giảm cảm giác, dị cảm…Các biểu hiện này thường xuất hiện đầu tiên tại vùng ngoại vi như đầu ngón tay ngón chân, thường đối xứng hai bên.</p>
<p style="text-align: justify;">Biến chứng thần kinh tự động khá hay gặp, và có thể gặp ở hầu hết các cơ quan như tại tim (tim đập nhanh, hạ huyết áp tư thế..), tiêu hóa (đầy bụng, chậm tiêu, ợ hơi ợ chua…), tiết niệu (hội chứng bàng quang thần kinh gây tiểu tiện liên tục…), sinh dục (rối loạn cương, xuất tinh sớm)…</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210828/20210828_20191028_084932_096369_kho-nuot.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Biến chứng tiêu hoá có thể gặp ở người mắc bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Biến chứng bàn chân do đái tháo đường</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biến chứng bàn chân đái tháo đường là tình trạng nhiễm trùng, loét và/ phá hủy các mô sâu có kết hợp với những bất thường về thần kinh và các mức độ khác nhau về của bệnh mạch máu ngoại biên ở chi dưới.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc xuất hiện biến chứng bàn chân do đái tháo đường thường là hậu quả của tổn thương thần kinh ngoại biên, tổn thương mạch máu, nhiễm trùng cơ hội và chấn thương.</p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương bàn chân được phân chia thành 6 mức độ:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Độ 0: Không có tổn thương, nhưng có các yếu tố nguy cơ như nốt chai</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 1: Loét trên bề mặt.</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 2: Loét sâu tới gân, dây chằng, cân cơ, xương hoặc khớp.</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 3: Viêm tủy xương hoặc áp xe sâu</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 4: Hoại tử khu trú: ngón, phần trước của bàn chân hoặc gót chân.</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 5: Hoại tử nặng (lan rộng và sâu)</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Đối với các tổn thương bàn chân nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới nguy cơ cắt cụt chi thậm chí tử vong do tình trạng tắc mạch.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Một số biến chứng khác</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Việc đường máu tăng cao sẽ dẫn đến hệ thống miễn dịch hoạt động kém, sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho những bệnh lý cơ hội có điều kiện bùng phát như lao phổi, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, mụn nhọt trên da….</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh lý đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh rất nghèo nàn, do đó nhiều người thường chủ quan, để đến khi có các triệu chứng thường thì đã đến giai đoạn muộn, lúc đó điều trị tốn kém và khả năng hồi phục không cao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Biến chứng của đái tháo đường, nên tầm soát khi nào và ở đâu?</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để phát hiện sớm cũng như hạn chế các biến chứng của đái tháo đường chúng ta nên kiểm tra sức khỏe định kì, những người có nguy cơ đái tháo đường nên kiểm tra đường máu 6-12 tháng/ lần. Những bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường nên tái khám định kì, thực hiện các thăm khám, kiểm tra cận lâm sàng theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể tầm soát tốt các biến chứng.</p>
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="width:100.0%;" width="100%">
<tbody>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;"><strong>Tên xét nghiệm</strong></p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;"><strong>Lần đầu</strong></p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;"><strong>Tái khám</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Công thức máu</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">3- 6 tháng, Tùy tình trạng người bệnh</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Glucose</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Mỗi lần khám</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">HbA1c</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Mỗi 3 tháng hoặc khi nhập viện không có thông số tham khảo của những lần khám trước</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Fructosamin</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;"> </p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Mỗi 2 tuần, trừ lần khám có làm HbA1c</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Insulin/C-peptide</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Làm C-peptide hoặc insulin khi lần đấu chẩn đoán</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Ure</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td rowspan="2" style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3-6 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Creatinin, tính eGFR</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">ALT</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td rowspan="2" style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3-6 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">AST</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Na<sup>+</sup>, K<sup>+</sup>, Ca<sup>++</sup>, Cl<sup>-</sup></p>
</td>
<td colspan="2" style="width:408px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3-6 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Acid uric</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3-6 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">ABI, CK, CKMB, BNP, Pro-BNP</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Tùy tình trạng người bệnh</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Lipid máu</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3 tháng</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Tổng phân tích nước tiểu</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3-6 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">MAU/creatinin niệu</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">3- 6 tháng/lần</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Điện tim, X - quang ngực</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Kiểm tra lần khám đầu, làm lại mỗi 6-12 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Siêu âm ổ bụng</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Kiểm tra lần khám đầu, làm lại mỗi 6-12 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Siêu âm tim, Doppler mạch</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Tùy tình trạng người bệnh</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Khám răng hàm mặt</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">3 - 6 tháng/lần, tùy tình trạng người bệnh</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Khám đáy mắt</p>
</td>
<td style="width:57px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">x</p>
</td>
<td style="width:351px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">3 - 6 tháng/lần, tùy tình trạng người bệnh</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:214px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Chụp đáy mắt</p>
</td>
<td colspan="2" style="width:408px;height:38px;">
<p style="text-align: justify;">Theo chỉ định BS chuyên khoa</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cần kiểm tra đường huyết định kỳ để ổn định bệnh đái tháo đường" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_unnamed(1).jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cần kiểm tra đường huyết định kỳ để ổn định bệnh đái tháo đường</em></p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bien-chung-cua-dai-thao-duong-nen-tam-soat-khi-nao-va-o-dau-solqy |
Bệnh ghẻ cóc | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh ghẻ cóc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh ghẻ cóc do xoắn khuẩn <em>Treponema pertenue</em> gây bệnh, là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong số các bệnh do xoắn khuẩn không lây truyền qua đường tình dục gây ra. Bệnh phổ biến ở vùng nông thôn, những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém, các khu vực nhiệt đới như châu Phi, Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương. Trong đó, Tây Phi được coi là ổ bệnh của bệnh ghẻ cóc, đặc biệt Ghana và Cote d'Ivoire. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, lứa tuổi từ 1 đến 15 tuổi; đặc biệt hay gặp ở nhóm từ 5 đến 10 tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi thường ít mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh chưa rõ ràng, thường từ 9 đến 90 ngày (trung bình là 21 ngày). Bệnh nhân mắc bệnh ghẻ cóc thường xuất hiện các tổn thương nốt sẩn, u nhú, vết loét và có thể gây tổn thương xương, khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh ghẻ cóc do xoắn khuẩn Treponema pertenue gây bệnh" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_20191220_021516_123088_HIV.max-1800x1800.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh ghẻ cóc do xoắn khuẩn Treponema pertenue gây bệnh</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh ghẻ cóc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Căn nguyên gây bệnh ghẻ cóc do xoắn khuẩn <em>Treponema pertenue</em> gây bệnh. Xoắn khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, điều kiện môi trường khô và tiếp xúc với không khí. Vi khuẩn nhân lên chậm và không thể tồn tại ngoài cơ thể vật chủ. Xoắn khuẩn thuộc nhóm <em>Treponema pallidum</em> do đó không nuôi cấy được, kháng sinh đồ chỉ được thực hiện qua các phương pháp xét nghiệm gián tiếp hay PCR phát hiện đột biến kháng kháng sinh. Trong đó, <em>T.pertenue</em> nhạy với penicillin, chloramphenicol, tetracyclin và erythromycin.</p>
<p>Bệnh nhân sau khi tiếp xúc với tổn thương, xoắn khuẩn sẽ xâm nhập qua da và lớp tế bào biểu mô, gắn với bề mặt phủ fibronectin trên chất nền ngoại bào của tế bào chủ. Tổn thương xuất hiện khi có từ 10<sup>7 </sup>vi khuẩn/ mg mô. Sau khi xâm nhập, vi khuẩn xuất hiện ở hạch lympho sau vài phút và phân tán rộng trong vòng vài giờ, di chuyển tới các vùng da và niêm mạc ở xa, tăng nguy cơ các lần lây truyền tiếp theo. Mặc dù xoắn khuẩn có các cơ chế chống lại phản ứng miễn dịch của vật chủ, tổn thương ghẻ cóc mới hiếm khi phát hiện thấy ở người lớn, cho thấy miễn dịch có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng tái nhiễm.</p>
<p>Bệnh ghẻ cóc ảnh hưởng đến cả da và xương; tổn thương da trong bệnh ghẻ cóc gần tương tự với bệnh giang mai. Tổn thương giai đoạn sớm trong bệnh ghẻ cóc chủ yếu là tăng sản biểu mô và u nhú, thường có hiện tượng xốp bào khu trú và tập trung bạch cầu đa nhân trong lớp biểu mô. Trái ngược với giang mai, sinh thiết da ở bệnh nhân ghẻ cóc cho thấy nhiều tương bào nhưng ít tế bào B và T, và ít biến đổi về mạch máu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh ghẻ cóc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh ghẻ cóc gồm thời kỳ tiên phát, thứ phát và thời kỳ thứ ba. Phần lớn bệnh nhân xuất hiện tổn thương tiên phát ngoài da ở chi dưới khi còn nhỏ; một số tiến triển thành đau khớp do có tổn thương khớp đi kèm. Tổn thương da ban đầu là sẩn không đau và nếu không được điều trị, sau vài tuần đến vài tháng sẽ tiến triển thành nốt loét; tổn thương xương có thể là biến chứng muộn của bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Thời kỳ tiên phát</strong>: Tổn thương tiên phát xuất hiện ở vị trí lây nhiễm; thường là một nốt sẩn khu trú, sau có thể tiến triển thành nốt lớn có màu vàng, đường kính từ 2 đến 5 cm (u nhú) và loét. Tổn thương không đau, nhưng có thể có mủ. Vết loét đặc trưng có nền đỏ bao gồm lớp mô hạt, với bờ tổn thương cứng và nhô cao. Tổn thương tiên phát chủ yếu xuất hiện ở cẳng chân và mắt cá chân, nhưng cũng có thể xuất hiện ở mông, cánh tay, bàn tay và mặt. Tổn thương thường tự lành sau 3 đến 6 tháng, để lại sẹo rỗ tăng sắc tố. Đôi khi, tổn thương tiên phát xuất hiện ở giai đoạn khởi đầu của thời kỳ thứ phát.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng bệnh ghẻ cóc" src="/ImagePath\images\20210828/20210828_benh-ghe-20.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng bệnh ghẻ cóc</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Thời kỳ thứ phát: </strong>Tổn thương thứ phát là kết quả quá trình lan theo dòng máu và các hạch lympho của vi khuẩn, thường xuất hiện sau vài tuần đến hai năm sau tổn thương tiến phát. Tổn thương da thứ phát bao gồm nốt u nhú đơn độc hoặc vết loét tương tự tổn thương tiên phát hoặc vỡ các đám sùi nhỏ quanh một khu vực. Nhiều mảng da có vảy hoặc mảng hình đĩa hoặc hình dáng bất thường có thể phát triển. Đau khớp thường xuất hiện ở ghẻ cóc thời kỳ thứ phát. Các biểu hiện khác ở giai đoạn này bao gồm u nhú ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc mảng sừng hóa gây đau, hay đau xương về đêm do viêm xương dài, xương đốt ngón tay. Bệnh ghẻ cóc gây tổn thương nhiều xương, trung bình là 3 xương, thường ở tay và chân. Nhìn chung, tổn thương tiên phát và thứ phát có thể hết nếu được điều trị. Nếu không đươc điều trị, các triệu chứng cũng có thể tự hết do phản ứng miễn dịch của cơ thể, đồng thời, bắt đầu thời kỳ muộn của bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Thời kỳ muộn</strong> của bệnh ghẻ cóc được đặc trưng bởi sự vắng mặt các triệu chứng lâm sàng nhưng vẫn có bằng chứng huyết thanh cho thấy tình trạng nhiễm trùng. Sự tái xuất hiện các triệu chứng thường gặp và chủ yếu trong 1 đến 2 năm đầu sau phơi nhiễm, nhưng cũng có thể sau 5 đến 10 năm. Bệnh ghẻ cóc thời kỳ ba thường không phổ biến, gặp ở những bệnh nhân không điều trị sau 5 đến 10 năm. Tổn thương giai đoạn này là tổn thương gôm ở da, xương và các mô bên dưới, gây biến dạng xương dài, nốt dưới da cạnh khớp, tăng sinh khoang mũi xương hàm trên, loét vùng hầu họng kèm nhiễm trùng thứ phát. Do bệnh ghẻ cóc có thể lan truyền qua hạch bạch huyết và đường máu, bệnh có thể gây tổn thương thần kinh và mắt, tim mạch.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh ghẻ cóc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể tiến triển đến thời kỳ thứ 3; biểu hiện lâm sàng là tổn thương gôm ở da, xương và các mô bên dưới, gây biến dạng xương dài, nốt dưới da cạnh khớp, tăng sinh khoang mũi xương hàm trên, loét vùng hầu họng kèm nhiễm trùng thứ phát. Do bệnh ghẻ cóc có thể lan truyền qua hạch bạch huyết và đường máu, bệnh có thể gây tổn thương thần kinh và mắt, tim mạch.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh ghẻ cóc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh ghẻ cóc lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương nhiễm trùng. Do <em>T.p.pertenue</em> phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm, tỷ lệ lây nhiễm qua tổn thương da tăng cao hơn vào mùa ẩm; độ ẩm cao làm tăng sự phát triển của u nhú và sự tồn tại của xoắn khuẩn trong dịch tiết. Khả năng lây truyền càng cao khi bệnh nhân có tổn thương da (như vết cào hay côn trùng cắn). Các trường hợp mắc ghẻ cóc thường thành nhóm giữa các hộ gia đình hoặc ở các trẻ nhỏ trong cùng lớp học. Bệnh ghẻ cóc chủ yếu lây truyền giai đoạn trẻ nhỏ và tổn thương nhiễm trùng thường tự khỏi trước khi trưởng thành; lây truyền qua đường tình dục có thể xảy ra nhưng không thường xuyên.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh ghẻ cóc không được coi là bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con, có thể do hầu hết các ca mắc xảy ra ở trẻ nhỏ chứ không phải phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh ghẻ cóc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh phổ biến ở vùng nông thôn, những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém, các khu vực nhiệt đới như châu Phi, Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương. Trong đó, Tây Phi được coi là ổ bệnh của bệnh ghẻ cóc, đặc biệt Ghana và Cote d’Ivoire. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, lứa tuổi từ 1 đến 15 tuổi; đặc biệt hay gặp ở nhóm từ 5 đến 10 tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi thường ít mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh chưa rõ ràng, thường từ 9 đến 90 ngày (trung bình là 21 ngày).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh phổ biến ở vùng nông thôn, những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém, các khu vực nhiệt đới như châu Phi" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_hinh-anh-tre-em-dua-be-da-den_111534345.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh phổ biến ở vùng nông thôn, những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém, các khu vực nhiệt đới như châu Phi</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh ghẻ cóc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ngoài việc bệnh nhân ghẻ cóc cần được chẩn đoán sớm và điều trị kip thời, các đối tượng tiếp xúc với bệnh nhân mắc ghẻ cóc (thành viên trong gia đình, bạn cùng lớp,…) nên được điều trị theo kinh nghiệm để hạn chế tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng.</p>
<p style="text-align: justify;">Do bệnh tập trung ở những nơi đông dân cư, vệ sinh kém; do đó, việc đảm bảo điều kiện vệ sinh, nâng cao kiến thức của người dân về biểu hiện và phòng tránh bệnh là vô cùng quan trọng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Việc đảm bảo điều kiện vệ sinh, nâng cao kiến thức của người dân về biểu hiện và phòng tránh bệnh là vô cùng quan trọng." src="/ImagePath\images\20210827/20210827_cd21840eaf14d21438292b4a38ca8f23-1800w-1200h.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Việc đảm bảo điều kiện vệ sinh, nâng cao kiến thức của người dân về biểu hiện và phòng tránh bệnh là vô cùng quan trọng.</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh ghẻ cóc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán bệnh ghẻ cóc cần dựa vào triệu chứng lâm sàng (sẩn dưới da ở chi dưới có thể tiến triển thành các nốt loét, cũng như tổn thương thứ phát ở xương và khớp; thường xảy ra ở trẻ em), yếu tố dịch tễ và các xét nghiệm chẩn đoán (huyết thanh, PCR,…). Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh ghẻ cóc gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm huyết thanh: tương tự xét nghiệm chẩn đoán giang mai; do đó, xét nghiệm này không thể chẩn đoán phân biệt bệnh ghẻ cóc và giang mai.</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm huyết thanh" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20200423_huyet-thanh-1.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Xét nghiệm huyết thanh</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu: RPR, VDRL dương tính ở bệnh nhân không điều trị và có thể sử dụng để theo dõi điều trị. Xét nghiệm có thể dương tính giả trong trường hợp nhiễm sốt rét, bệnh phong hay bệnh lý khớp. Xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu dương tính trong 2 đến 4 tuần kể từ lúc xuất hiện tổn thương đầu tiên.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu: TPHA, TPPA, FTA-Abs,… có độ đặc hiệu cao hơn các xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu; tuy nhiên, xét nghiệm này không phân biệt được tình trạng nhiễm xoắn khuẩn đã điều trị với tình trạng mắc mới chưa điều trị. Xét nghiệm có thể dương tính ngay cả khi bệnh nhân đã điều trị khỏi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm test nhanh tại chỗ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">PCR: được sử dụng để chẩn đoán bệnh giai đoạn sớm và phân biệt với các bệnh lý khác. Bệnh phẩm là dịch vết loét hoặc dịch tiết tổn thương; không khuyến cáo làm xét nghiệm PCR với bệnh phẩm máu.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chẩn đoán hình ảnh: Giúp chẩn đoán các tổn thương xương, khớp kèm theo.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, cần chẩn đoán bệnh ghẻ cóc với các bệnh lý khác như: giang mai (tổn thương thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục và có thể tổn thương thần kinh trung ương), bệnh hạ cam, loét hoại tử do vi khuẩn kỵ khí, bệnh bạch hầu da, tổn thương da do Leishmania, viêm da mủ hoại thư,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh ghẻ cóc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Với bệnh nhân nghi ngờ ghẻ cóc, không mang thai; có thể điều trị bằng azithromycin liều duy nhất 30mg/kg cân nặng (tối đa là 2g) hoặc penicillin G benzathine tiêm (trẻ dưới 10 tuổi: liều duy nhất 1.2 triệu đơn vị; bệnh nhân từ 10 tuổi trở lên: liều duy nhất 2.4 triệu đơn vị). Các kháng sinh khác có thể lựa chọn gồm erythromycin, doxycycline và tetracycline.</p>
<p style="text-align: justify;">Trên đối tượng phụ nữ có thai hoặc cho con bú nghi ngờ ghẻ cóc, điều trị ưu tiên bằng penicillin G benzathine tiêm 2.4 triệu đơn vị liều duy nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">Với bệnh nhân ghẻ cóc giai đoạn muộn được khuyến cáo điều trị để ngăn chặn tình trạng tái nhiễm và tiến triển của bệnh ghẻ cóc gây các biến chứng ở thời kỳ 3.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ như thay băng, giữ tổn thương loét sạch, tránh bội nhiễm; giảm đau khi đau xương, khớp nhiều. Sau điều trị, bệnh nhân cần được làm lại xét nghiệm huyết thanh không đặc hiệu (RPR, VDRL) sau 6 và 12 tháng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p>Oriol Mitjà, David Mabey. Yaws, bejel and pinta, Uptodate, 2019.<br></p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-ghe-coc-slzox |
Bệnh lậu | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh lậu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp. Căn nguyên gây bệnh là cầu khuẩn Gram âm Neisseria gonorhoeae đã được biết từ lâu. Con người dễ nhiễm bệnh chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục, đặc biệt quan hệ tình dục không an toàn, phụ nữ mang thai có thể lây truyền sang thai nhi gây bệnh lậu bẩm sinh. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp là bệnh lậu cấp tính với viêm niệu đạo ở nam và nữ giới, viêm cơ quan sinh dục,… Bệnh lậu được chẩn đoán dựa vào khai thác tiền sử và các yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm xác định căn nguyên gây bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây các biến chứng lâu dài. Các biện pháp điều trị chính là điều trị kháng sinh, điều trị cho cả bạn tình và tư vấn người bệnh tuân thủ điều trị. Phát hiện, chẩn đoán và điều trị người bệnh đúng, tư vấn giáo dục sức khỏe về quan hệ tình dục an toàn là biện pháp phòng bệnh quan trọng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_bệnh-lậu-có-nguy-hiểm-không.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh lậu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Neisseria gonorhoeae gây bệnh lậu là song cầu bắt màu Gram âm. Vi khuẩn có dạng cầu khuẩn dẹt hình hạt đậu, trục song song, thường xếp thành từng cặp giống hình hạt cà phê. Cầu khuẩn không di động, có pili và không sinh nha bào. Lậu cầu có sức đề kháng yếu với ngoại cảnh, trong phòng thí nghiệm thường được nuôi cấy trên môi trường thông thường như môi trường thạch máu.</p>
<p style="text-align: justify;">Lậu cầu hiện nay vẫn là một trong số các vi khuẩn còn nhạy cảm với các nhóm kháng sinh thông thường, tuy nhiên đã ghi nhận những chủng vi khuẩn kháng thuốc. Nhiễm trùng niệu đạo và cơ quan sinh dục là bệnh cảnh lâm sàng hay gặp nhất, có thể đồng nhiễm với các vi sinh vật khác như nấm, trùng roi, Chlamydia trachomatis,…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Neisseria gonorhoeae gây bệnh lậu là song cầu bắt màu Gram âm." src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20190727_044329_066511_i1601-1532139906349.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Neisseria gonorhoeae gây bệnh lậu là song cầu bắt màu Gram âm.</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh lậu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh lậu xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, lâm sàng có thể gây bệnh cấp tính hoặc mạn tính. Người bệnh có thể có triệu chứng lâm sàng rầm rộ hoặc có thể không có triệu chứng gì đặc biệt.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Ở nam giới</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Hay gặp nhất là viêm niệu đạo trước. Đa số bệnh nhân biểu hiện lâm sàng cấp tính với thời gian ủ bệnh trong khoảng 1 ngày – 2 tuần, trung bình 2 – 5 ngày. Các triệu chứng hay gặp là đái buốt, đái đau và đái mủ, miệng sáo sưng nề tấy đỏ kèm theo người bệnh cảm thấy khó chịu, lo lắng, ngại ngùng. <em>Giọt sương ban mai</em> là dấu hiệu đặc hiệu gặp trong bệnh lậu, đầu dương vật xuất hiện giọt mủ, thường xảy ra vào buổi sáng, mủ thường có màu vàng hoặc xanh. Một số người bệnh biểu hiện lâm sàng ít rầm rộ hơn, dịch niệu đạo ít hơn, màu trong, khó phân biệt với dịch viêm niệu đạo do các căn nguyên khác. Ngoài ra, ở một số người bệnh, có thể không có triệu chứng lâm sàng đặc biệt, khó phát hiện và chẩn đoán sớm và là nguồn lây bệnh khó kiểm soát nhất.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt=" Bệnh lậu xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, lâm sàng có thể gây bệnh cấp tính hoặc mạn tính" src="/ImagePath\images\20210828/20210828_154644-benh-lau-nam-gioi-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh lậu xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, lâm sàng có thể gây bệnh cấp tính hoặc mạn tính</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện lâm sàng khác ở nam giới như viêm toàn bộ niệu đạo, viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh và ống dẫn tinh,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh lậu ở hậu môn- trực tràng hay gặp ở đối tượng đồng giới nam. Người bệnh có các triệu chứng như đau, ngứa vùng hậu môn, dịch mủ xuất hiện, mót rặn, rối loạn đại tiện như tiêu chảy hoặc táo bón. Ghi nhận hình ảnh hậu môn đỏ, tiết dịch nhầy mủ, chạm vào niêm mạc dễ chảy máu khi thăm khám thực thể</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh lậu vùng hầu họng: đa số người bệnh không có triệu chứng. Các cơ quan nhiễm trùng như viêm họng, viêm amydal kèm theo sưng đau hạch cổ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng cơ quan khác như viêm kết mạc mắt, nhiễm trùng da do lậu cầu, lậu mắt ở trẻ em ( mắt sưng đau, nề đỏ, chảy ra nhiều dịch mủ, trường hợp nặng hơn có viêm và loét giác mạc),…</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Ở nữ giới</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">- Nữ giới dễ mắc bệnh lậu khi quan hệ tình dục với bạn tình đang nhiễm bệnh. Ngoài ra phụ nữ có thai khi nhiễm bệnh có thể gây bệnh lậu bẩm sinh cho thai nhi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nữ giới cũng hay gặp viêm niệu đạo với triệu chứng đái buốt, đái mủ, kèm theo mùi hôi, đau khi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, nhiều người bệnh có thể không có triệu chứng gì đặc biệt, khó được chẩn đoán và là nguồn lây khó kiểm soát.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm ống cổ tử cung, các tuyến Skène, Bartholin, viêm âm đạo là biểu hiện bệnh lậu ở nữ. Người bệnh có các biểu hiện như âm hộ sưng đỏ, tấy, chảy dịch mủ, dịch xanh, kèm theo đau, đái buốt; xuất hiện chảy máu bất thường âm đạo, dịch khí hư nhiều, dịch tiết sinh dục là dịch mủ, dịch nhầy, kèm theo cơ quan sinh dục tẩy đỏ, các tuyến Skène, Bartholin phù nề, dịch mủ xung quanh, chạm vào đau, thậm chí có thể chảy máu; người bệnh đau khi quan hệ tình dục;… Các triệu chứng có thể biểu hiện nhẹ, mơ hồ khó phân biệt với nhiễm trùng do căn nguyên khác hoặc đôi khi biểu hiện rầm rộ, người bệnh lo lắng nhiều.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện bệnh lậu ở hậu môn – trực tràng, vùng hầu họng, các cơ quan khác tương tự nam giới</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở phụ nữ mang thai: biểu hiện lâm sàng tương tự người bệnh không có thai. Tuy nhiên người bệnh có thể lây bệnh cho thai nhi, hoặc biến chứng sảy thai, đẻ non,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh lậu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh lậu có thể gây nhiều biến chứng, đặc biệt khi không được chẩn đoán và điều trị sớm, đúng phác đồ. Các biến chứng đó là:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng tại chỗ</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Viêm màng tinh hoàn: hay gặp nhất trong các biến chứng ở nam giới. Người bệnh sưng đau một bên bìu, kèm theo có viêm niệu đạo trước hoặc viêm toàn bộ niệu đạo.</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Viêm màng tinh hoàn: hay gặp nhất trong các biến chứng ở nam giới" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_dau-mao-tinh-hoan.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Viêm màng tinh hoàn: hay gặp nhất trong các biến chứng ở nam giới</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Viêm túi tính, viêm tiền liệt tuyến, hẹo niệu đạo, áp xe quanh niệu đạo,..</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ở nữ giới gặp viêm vòi trứng, viêm tiểu khung, áp xe tuyến Bartholin. Người bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn đến viêm tiểu khung mạn tính, vô sinh về sau.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phụ nữ có thai: gây sẩy thai, thai non, vỡ ối sớm, bệnh lậu bẩm sinh ở trẻ sơ sinh,…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nhiễm khuẩn cơ quan khác: nhiễm khuẩn huyết do lậu, viêm khớp, đau bao hoạt dịch,… viêm màng não, viêm màng ngoài tim rất hiếm gặp…</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh lậu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vi khuẩn chỉ gây bệnh tại người. Con đường lây truyền được biết đến nhiều nhất là lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là quan hệ tình dục không an toàn. Ở người bệnh, vi khuẩn thường cư trú tại cơ quan sinh dục – tiết niệu: niệu đạo của nam giới và nữ giới, cổ tử cung, các tuyến sinh dục như Skène, Bartholin của nữ giới, ngoài ra có thể tìm thấy vi khuẩn ở họng hoặc trực tràng của người bệnh,… Các con đường quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng đều có thể lây truyền bệnh. Phụ nữ mang thai có thể truyền bệnh cho thai nhi gây bệnh lậu bẩm sinh. Một số cách thức lây truyền khác đã ghi nhận nhưng rất ít gặp.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh lậu không gây thành các ổ dịch và không có kiểm dịch y tế thế giới.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh lậu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như trên đã trình bày, con đường lây truyền bệnh chủ yếu là quan hệ tình dục. Do đó, đối tượng trẻ tuổi, đang trong độ tuổi có quan hệ tình dục có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất, gặp ở cả nam giới và nữ giới. Quan hệ tình dục không an toàn là yếu tố nguy cơ mắc bệnh được biết đến nhiều nhất. Các đối tượng hoạt động mại dâm, nhiều bạn tình, mắc các bệnh đường sinh dục khác,… nguy cơ mắc bệnh cao. Việc quan hệ tình dục với người bệnh, đặc biệt người bệnh không có triệu chứng lâm sàng tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh hoàn toàn có thể lây trong thời gian ủ bệnh khi không có biểu hiện lâm sàng gì đặc biệt.</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm lậu cầu trong thời kỳ mang thai sẽ bị bệnh lậu bẩm sinh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh lậu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng tránh con đường lây nhiễm là biện pháp phòng ngừa chính. Người bệnh mắc bệnh lậu không có miễn dịch lâu dài, bên cạnh đó chưa vắc xin phòng bệnh đặc hiệu với lậu cầu.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các iện pháp phòng ngừa như:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Giáo dục tuyên truyền sức khỏe, nâng cao nhận thức về bệnh lậu và các biện pháp phòng bệnh khác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Quan hệ tình dục an toàn: không có nhiều bạn tình, không quan hệ với gái mại dâm hoặc người mắc bệnh lậu, sử dụng bao cao su đúng cách, giữ vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách, phát hiện sớm và điều trị sớm người bệnh lậu cũng như các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác, …</p>
<p style="text-align: justify;">- Phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ, tư vấn tuân thủ điều trị với người bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Quan hệ tình dục an toàn" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_practicing-safe-sex.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Quan hệ tình dục an toàn</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh lậu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán dựa vào các yếu tố khai thác tiền sử ( có quan hệ tình dục không an toàn,…), triệu chứng lâm sàng đã mô tả trên và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên lậu cầu. Các xét nghiệm đó là</p>
<p style="text-align: justify;">- Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn: là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán bệnh, kết quả dương tính cao khoảng 80 – 100%. Bệnh phẩm thường là dịch mủ, dịch viêm sinh dục, dịch họng,… Tuy nhiên kết quả soi với nhuộm Gram thường trả lời lâu hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhuộm soi Gram: thấy hình ảnh song cầu hình hạt cà phê với tính chất bắt màu Gram âm, thường xuất hiện bên trong hoặc bệnh cạnh các bạch cầu đa nhân trung tính. Ở nam giới với các triệu chứng đặc hiệu viêm niệu đạo trước và kết quả nhuộm soi dương tính có thể chẩn đoán xác định.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nhuộm soi Gram" src="/ImagePath\images\20210828/20210828_xet-nghiem-mau-chan-doan-benh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nhuộm soi Gram</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm sinh học phân tử PCR: chưa áp dụng rộng rãi, yêu cầu máy móc và trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh lậu cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác như nhiễm trùng đường sinh dục do các căn nguyên vi sinh vật khác ( nhiễm trùng roi, vi khuẩn, nấm,…), viêm kết mạc, viêm họng do căn nguyên khác,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh lậu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;padding-bottom:6px">- Nguyên tắc điều trị: điều trị sớm và đúng phác đồ, phối hợp điều trị bạn tình. Tư vấn người bệnh tuân thủ và phối hợp điều trị. Không cần cách ly người bệnh</p>
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px">- Liệu pháp kháng sinh: hiện nay vi khuẩn lậu vẫn là một trong những vi khuẩn còn nhạy cảm kháng sinh, mặc dù đã ghi nhận lậu cầu kháng một số nhóm kháng sinh như fluoroquinolones,... Các phác đồ thường dùng là Ceftriaxone 250 mg/ liều x 01 liều tiêm bắp duy nhất. Thay thế Cefixime 400 mg/liều x 01 liều duy nhất, spectinomycin 2g/liều x tiêm bắp liều duy nhất . Cần phối hợp điều trị nhiễm <em>Chlamydia </em>với các kháng sinh như azithromycin, doxycycline, erythromycin,…</p>
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px">- Trường hợp lậu có biến chứng thời gian điều trị lâu hơn.</p>
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px">- Tránh quan hệ tình dục trong quá trình điều trị</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li> Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu. | Bộ Y tế, 2015.</li><li>Workowski KA, Bolan GA., Centers for Disease Control and Prevention. Sexually transmitted diseases treatment guidelines, 2015. MMWR Recomm Rep. 2015 Jun 05;64(RR-03):1-137.</li><li>Meyer T, Buder S. The Laboratory Diagnosis of <em>Neisseria gonorrhoeae</em>: Current Testing and Future Demands. Pathogens. 2020 Jan 31;9(2)</li><li>WHO guidelines for the treatment of <i>Neisseria gonorrhoeae.</i></li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-lau-svuqa |
Bệnh bụi phổi của công nhân ngành than | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh bụi phổi của công nhân ngành than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh bụi phổi của công nhân ngành than được liệt vào danh sách bệnh nghề nghiệp do người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với than khoáng và được biết đến rộng rãi từ năm 1831 trên thế giới với tên gọi “bệnh phổi đen". Các nghiên cứu ở Anh, Mỹ đã chỉ ra được mối liên hệ giữa việc tiếp xúc của công nhân với bụi than và bệnh bụi phổi than. Tại nhiều nước, những người lao động bị mắc bệnh bụi phổi than đã được ghi nhận đền bù độc hại do yếu tố bệnh nghề nghiệp.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_benh-phoi-ngànhthan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh bụi phổi của công nhân ngành than</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: justify;">Các số liệu liên quan đến bệnh bụi phổi than tại Việt Nam:</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngành khai thác than vốn là một trong những nhóm ngành đi đầu trong đóng góp vào ngân sách nhà nước, cung cấp việc làm cho 90.000 lao động, trong đó có 40.000 lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi than (2004). Theo thống kê, tính tới năm 2007 có khoảng 554 công nhân bị chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi than.</p>
<p style="text-align: justify;">- Theo khảo sát của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế vào năm 2017, ước tính trên cả nước có khoảng nửa triệu người lao động đã từng tiếp xúc với bụi than, trong đó có hơn 20.000 người mắc bệnh và đa phần là mắc bụi phổi than nhưng chỉ được giám định là bị bệnh bụi phổi silic. </p>
<p style="text-align: justify;">- Đến năm 2014, Việt Nam đã công nhận bệnh bụi phổi than. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ quyền lợi cũng như lợi ích chính đáng cho những người công nhân làm việc trong ngành than. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh bụi phổi của công nhân ngành than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân dẫn đến việc bị mắc bệnh bụi phổi của công nhân ngành than là do người bệnh hít phải bụi chứa nồng độ cacbon cao, thường thấy ở than, nhựa đường, ít khi gặp ở than chì. Bên cạnh đó trong quá trình khai thác các mỏ than lộ thiên còn có bụi silic, gây nên bệnh bụi phổi than kết hợp với bệnh bụi phổi silic.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ung-trung-bieu-mo1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>mắc bệnh bụi phổi của công nhân ngành than là do người bệnh hít phải bụi chứa nồng độ cacbon cao</em></p>
<p style="text-align: justify;">Khi các hạt bụi được hít vào phổi sẽ bị các đại thực bào nuốt vào, chúng giải phóng các chất trung gian hóa học (gọi là cytokine) gây ra phản ứng viêm, tuy nhiên việc tích tụ các hạt này lâu dần sẽ tạo ra các “nốt than” trong khoảng dẽ của phổi. Việc nốt than phát triển cùng với tình trạng viêm mạn tính kéo dài sẽ làm tích lũy các sợi collagen, lâu dần tạo thành các sợi xơ làm biến dạng cấu trúc phổi ban đầu hoặc hạn chế chức năng của phổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Các nốt than có thể đơn độc hoặc dính với nhau thành chuỗi hay khối, thường gặp ở thùy trên của phổi. Khi các khối đủ lớn, chúng có thể xâm lấn và phá hủy mạch máu hay tạo các hang, kén khí. bệnh bụi phổi có thể tiếp diễn ngay cả khi đã ngừng tiếp xúc với bụi than, bụi silic.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh bụi phổi của công nhân ngành than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cần một thời gian dài để hình thành bệnh bụi phổi than. Do đó, ở cả thể bệnh bụi phổi than đơn thuần và bệnh bụi phổi có biến chứng đều không gây ra triệu chứng, nếu có cũng chỉ biểu hiện qua sự giảm nhẹ chức năng ở phổi. Phần lớn những triệu chứng của bệnh phổi mạn tính ở công nhân ngành than đến từ những yếu tố khác, ví dụ như bệnh viêm phế quản công nghiệp do bụi than, hoặc tình trạng khí thũng ngẫu nhiên ở những người nghiện thuốc lá. Triệu chứng ho mạn tính kéo dài cả khi người bệnh đã rời khỏi nơi làm việc, chuyển công tác hoặc khi đã bỏ hút thuốc. </p>
<p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn bệnh đã tiến triển, người bệnh có thể sẽ gặp những dấu hiệu như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ho, khạc ra đờm có màu đen. Lý do là vì các tổn thương xơ hóa mảng tiến triển có trong các phế nang, phế quản bị bong, rách</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_u-ac-khi-quan2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ho, khạc ra đờm có màu đen.Ho, khạc ra đờm có màu đen</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đôi khi cảm thấy khó thở, bị hụt hơi khi vận động thể lực. Ngay cả khi vận động nhẹ như đi bộ, leo cầu thang cũng thấy khó thở, hụt hơi</li>
<li style="text-align: justify;">Bị nặng ngực</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng trên cũng có thể bị nhầm lẫn với những bệnh như bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm cúm. Tuy nhiên đối với những người đang hoặc đã từng làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với bụi than thường xuyên, các biểu hiện kéo dài, dai dẳng thì cần lưu ý và đi khám để được điều trị sớm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh bụi phổi của công nhân ngành than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Dường như không thể chữa khỏi được bệnh bụi phổi than, bởi vì khi bệnh đã hình thành thì sẽ rất ít biểu hiện triệu chứng, khó phát hiện, từ đó bệnh tiến triển nặng dần gây nên hiện tượng xơ hoá phổi, không thể hồi phục. Bụi than khi hít vào sẽ tích tụ dần trong phổi, không được đẩy ra ngoài, lâu ngày sẽ gây nên các biến chứng bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tràn khí màng phổi tự phát</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tâm phế mạn (suy tim do bị mắc bệnh phổi mạn tính)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Dễ bị nhiễm các bệnh đường hô hấp khác như viêm phổi, lao phổi, thậm chí nghiêm trọng hơn là bị ung thư phổi, hoại tử phổi, đặc biệt là khi kết hợp với thói quen hút thuốc lá.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Suy hô hấp, lao phổi sau vài năm phát triển bệnh</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh bụi phổi của công nhân ngành than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tác nhân gây bệnh của bệnh bụi phổi than không phải là vi khuẩn, virus như các bệnh truyền nhiễm nên sẽ không lây cho người khác. Vì vậy khi tiếp xúc gần với các bệnh nhân bị bệnh phổi than hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân thì bạn cũng không có khả năng bị lây bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh bụi phổi của công nhân ngành than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Những người lao động làm việc trong môi trường khai thác mỏ than, tiếp xúc trực tiếp với bụi than là đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh bụi phổi than. Đặc biệt là những công nhân có thâm niên cao gắn bó với nghề này. Một số hoạt động tại khu mỏ dễ khiến người bệnh bị mắc:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đào lò, khai thác mỏ than</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_benh-phoi-nganhthan1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Những người lao động làm việc trong môi trường khai thác mỏ than</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sử dụng than tại các lò luyện, lò nung, lò hơi</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chế biến, nghiền than</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sàng tuyển, vận chuyển than</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sản xuất điện cực than, khai thác graphit</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các nghề và công việc khác có tiếp xúc với bụi than</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh bụi phổi của công nhân ngành than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay có rất nhiều công nhân làm việc trong môi trường khai thác than và đây là nguồn thu nhập chính nuôi sống cho gia đình họ, đôi khi rất khó để từ bỏ nghề này. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người làm việc trong môi trường bụi than thì đều sẽ bị mắc căn bệnh bụi phổi, điều quan trọng là biết cách phòng ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Các phương pháp hữu ích sau đây sẽ giúp người lao động có thể phòng tránh hoặc giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh bụi phổi ngành than:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Sử dụng Khẩu trang, mặt nạ đồ bảo hộ lao động tại nơi làm việc để hạn chế khả năng hít phải quá nhiều bụi than</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ung-thu-tuyen-giap1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>hình minh họa bảo hộ đầy đủ khi làm việc</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giữ mức độ bụi bẩn ở mức thấp nhất có thể, nơi làm việc cần được vệ sinh và giữ thông thoáng</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ tay, mặt và các vùng cơ thể tiếp xúc với bụi than sau khi làm việc và trước khi ăn uống</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, ngay cả khi chưa mắc bệnh. </li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Không hút thuốc lá</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng một lần. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau đây thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.
<ul>
<li>Ho, khạc ra đờm có màu đen</li>
<li>Đôi khi cảm thấy khó thở, bị hụt hơi khi vận động thể lực</li>
<li>Bị nặng ngực</li>
</ul>
</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh bụi phổi của công nhân ngành than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán lâm sàng </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ có thể chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng của người bệnh:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Ho, khạc đờm đen nhiều trong thời gian dài (đờm đen là biểu hiện rõ nhất của người bị bụi phổi than)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Khó thở, đặc biệt là khi vận động gắng sức</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tức ngực</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_u-ac-tuyen-uc1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tức ngực</em></p>
<p style="text-align: justify;">Người bệnh khi có các triệu chứng trên cần đi khám và cung cấp thông tin tiền sử bệnh cũng như môi trường lao động cho bác sĩ. Thông qua những chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm khác để có thêm những tư liệu cần thiết về bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán cận lâm sàng</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chụp X-quang phổi: Chụp X-quang phổi sẽ thể hiện những tổn thương hiện có trên phổi của bệnh nhân, cụ thể như sau:</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có thể có những nốt mờ nhỏ, tròn đều mang ký hiệu s, t, u</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hình ảnh tổn thương nốt mờ nhỏ và tròn đều, ký hiệu p, q, r</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có thể gặp các đám mờ lớn A, B, C</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hình ảnh khí phế thũng có thể xuất hiện xung quanh đám mờ lớn, ở đáy phổi, hiển thị là những vùng sáng trong phổi</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chức năng hô hấp của bệnh nhân có thể bị biến đổi: rối loạn không khí tắc nghẽn - hoặc hạn chế hoặc hỗn hợp</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phương pháp cận lâm sàng khác:
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm đờm để tìm tinh thể than có trong đờm</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trong trường hợp cần khẳng định rõ hơn các tổn thương ở phổi thì sẽ thực hiện chụp phim cắt lớp phổi</li>
</ul>
</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh bụi phổi than nhằm mục đích phân biệt với các bệnh về phổi khác như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh bụi phổi silic</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh Sarcoidosis</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh Histoplasma (nấm phổi)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh bụi phổi amiang</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh lao phổi</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh Collagen (hệ thống tạo keo)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh viêm phế nang xơ hoá</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh ung thư phổi thứ phát</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các bệnh phổi khác</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Tất cả các phương tiện chẩn đoán bệnh bụi phổi của công nhân ngành than đều có thể thực hiện tại bệnh viện Medlatec như: Chụp Xquang tim phổi, chụp CT phổi điện tim, đo chức năng hô hấp hay các xét nghiệm đặc hiệu khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh bụi phổi của công nhân ngành than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh nhân bị bệnh bụi phổi than. Vì vậy chủ yếu là sẽ điều trị kiểm soát triệu chứng để bệnh không bị diễn tiến nặng thêm. Các biện pháp cần áp dụng cho người bệnh bụi phổi ngành than gồm có:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vận dụng các liệu pháp cung cấp oxy khi người bệnh bị giảm oxy trong máu, giúp duy trì, phục hồi chức năng phổi</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lập kế hoạch rửa phổi cho bệnh nhân, phòng tránh quá trình xơ hoá và suy hô hấp phổi</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đối với những bệnh nhân bước sang giai đoạn rất nặng, người bệnh có thể phải ghép phổi để duy trì sự sống</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Kết hợp với việc điều trị bằng các liệu pháp y khoa, bệnh nhân cần lưu ý về việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn để việc điều trị bệnh được hiệu quả:
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Giữ gìn sức khoẻ của tim và phổi bằng cách: duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc, ngủ đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi, thường xuyên tập thể dục, tập phục hồi chức năng</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hàng năm nên tiến hành tiêm vắc xin ngừa cúm và có thể bổ sung thêm vắc xin phế cầu để hạn chế nguy cơ bị viêm phổi</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Theo dõi tình trạng bệnh, tái khám theo chỉ định của bác sĩ để nắm được diễn tiến của bệnh</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh</li>
</ul>
</li>
</ul>
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh viện Medlatec có thể điều trị các đợt cấp hoặc bội nhiễm của bệnh bụi phổi của công nhân ngành than. Việc điều trị cần phối hợp cùng tập phục hồi chức năng của phổi.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Bệnh bụi phổi than | Bộ Y Tế Phòng Chống Bệnh Nghề Nghiệp</li><li>Bệnh bụi phổi than | Bộ Y Tế Viện Sức Khỏe Nghề Nghiệp Và Môi Trường</li><li>Dịch tễ học bệnh bụi phổi than và kế hoạch rửa phổi trong công nhân nghành than tại tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam | 123doc</li><li>Bệnh bụi phổi – Phòng bệnh hơn chữa bệnh | Youmed</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-bui-phoi-cua-cong-nhan-nganh-than-sdnps |
Bệnh mắt liên quan tuyến giáp (Bệnh nhãn giáp) | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh mắt liên quan tuyến giáp (Bệnh nhãn giáp)</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhãn giáp là biểu hiện ở mắt của các bệnh liên quan tuyến giáp. Bệnh lý này có nhiều tên gọi khác nhau như bệnh Graves, bệnh nhãn giáp, bệnh lý hốc mắt của Graves hay bệnh mắt liên quan tuyến giáp.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhãn giáp là biểu hiện ở mắt của các bệnh liên quan tuyến giáp." src="/ImagePath/images/20210827/20210827_73_graves_disease_slide_6_springer_high_vi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhãn giáp là biểu hiện ở mắt của các bệnh liên quan tuyến giáp.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ngày nay, người ta coi bệnh nhãn giáp là bệnh lý tự miễn, được chứng minh bằng các tự kháng thể hiện diện trong bệnh này như LATS (long acting thyroid stimulator) phát hiện năm 1956, TSI (thyroid stimulating immunoglobulin) năm 1964, và gần đây là TSAb (thyroid stimulating antibody) và TRAb (thyroid receptor antibody)</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh có thể xảy ra ở những bệnh nhân:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Cường năng tuyến giáp (77%)</li>
<li style="text-align: justify;">Bình năng tuyến giáp (20%)</li>
<li style="text-align: justify;">Thiểu năng tuyến giáp (3%)</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Như vậy, bệnh nhãn giáp thường gặp nhất trong các bệnh lý gây cường năng tuyến giáp, khi đó các kháng thể IgG gắn vào các thu thể hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và kích thích tiết hormon tuyến giáp (Clinical Ophthalmology, 2003).</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh cường giáp Graves thường xảy ra ở phụ nữ trẻ với tỷ lệ nữ:nam là 4:1, còn bệnh nhãn giáp xuất hiện ở độ tuổi muộn hơn và thường không có sự phân biệt rõ về giới tính.</p>
<p style="text-align: justify;">Phân loại bệnh nhãn giáp dựa theo triệu chứng và mức độ trầm trọng, được chia làm 7 cấp độ như sau (gọi là phân loại NOSPECS):</p>
<ol>
<li style="text-align: justify;">Độ không (N)</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 1 (O): chỉ có dấu chứng ở mí</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 2 (S): Phù mí và kết mạc</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 3 (P): Lồi mắt</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 4 (E): Rối loạn vận nhãn</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 5 (C): Sẹo giác mạc</li>
<li style="text-align: justify;">Độ 6 (S): Mất thị lực do chèn ép</li>
</ol>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh mắt liên quan tuyến giáp (Bệnh nhãn giáp)</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Sự rối loạn HLA-DB vùng nhiễm sắc thể số 6 kích hoạt phản ứng viêm chống lại mô xơ hốc mắt và bao cơ ngoại nhãn. Ở giai đoạn đầu tương bào từ hiện tượng viêm phóng thích mucopolysacharide giữ nước làm phù mí kết mạc.</li>
<li style="text-align: justify;">Các tế bào lympho T gây độc tế bào bị hoạt hóa và thâm nhập vào tổ chức hốc mắt gây kích hoạt các nguyên bào xơ, dẫn đến:</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">+) các cơ vận nhãn phì đại: các nguyên bào xơ bị kích thích sản xuất ra glycosaminglycans (GAGs) làm cho cơ vận nhãn của mắt bị sưng nề, phì đại, có thể gấp 8 lần bình thường. Sự tăng lên về kích thước của các cơ gây chèn ép vào thần kinh thị giác và góp phần làm nặng lên tình trạng lồi mắt của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">+) thâm nhiễm tổ chức kẽ: các tế bào lympho, đại thực bào, dưỡng bào thâm nhiễm cơ, mỡ và tổ chức liên kết, gây thoái hóa các sợi cơ và dẫn tới xơ hóa các cơ vận nhãn, hậu quả là gây rối loạn vận nhãn bao gồm cả song thị.</p>
<p style="text-align: justify;">+) tăng sinh mỡ hốc mắt và tổ chức liên kết: các tổ chức liên kết và mỡ trong hốc mắt tăng sinh khiến nhãn cầu bị đẩy lồi về phía trước, khiến mi mắt không nhắm kín và có thể dẫn tới các bệnh lý giác mạc nặng nề nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời..</p>
<p style="text-align: justify;">Sự rối loạn HLA-DB vùng nhiễm sắc thể số 6 đồng thời tạo nên các tế bào lympho B đột biến, biệt hóa thành lympho B tự phản ứng và dòng tế bào tự sản xuất kháng thể. Dòng tế bào này có khả năng sản xuất ra kháng thể TSI. TSI tác động lên thụ thể TSH tế bào tuyến giáp: nếu kích thích sẽ gây cường giáp, nếu ức chế sẽ gây thiểu giáp và nếu tuyến giáp điều chỉnh được tự động tạo phản ứng trung hòa thì chức năng tuyến giáp được duy trì ở mức bình giáp. Điều này lý giải tình trạng đa dạng của chức năng tuyến giáp ở các bệnh nhân nhãn giáp khác nhau, và trên mỗi bệnh nhân nhãn giáp cũng có thể trải qua các mức độ thay đổi chức năng tuyến giáp khác nhau, tùy theo từng giai đoạn bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh mắt liên quan tuyến giáp (Bệnh nhãn giáp)</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>CÁC TRIỆU CHỨNG KEYWORD</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Lồi mắt</li>
<li style="text-align: justify;">Co rút mi</li>
<li style="text-align: justify;">Khô mắt</li>
<li style="text-align: justify;">Đỏ mắt</li>
<li style="text-align: justify;">Phù kết mạc</li>
<li style="text-align: justify;">Sưng mi mắt</li>
<li style="text-align: justify;">Giảm thị lực</li>
<li style="text-align: justify;">Song thị</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn vận nhãn</li>
<li style="text-align: justify;">Tăng nhãn áp</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh mắt liên quan tuyến giáp (Bệnh nhãn giáp)</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;padding-bottom:6px">Chèn ép thị thần kinh cần được điều trị ngay và theo dõi chặt chẽ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những bệnh nhân có bệnh lý giác mạc gây hở mi và lồi mắt nặng cũng cần được điều trị ngay và theo dõi lâu dài</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những bệnh nhân hở mi và lồi mắt nhẹ thì cần được khám lại 3- 6 tháng/lần</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Graves-Disease-1050x525-1024x512.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Những bệnh nhân hở mi và lồi mắt nhẹ thì cần được khám lại 3- 6 tháng/lần</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những bệnh nhân có lác thì cần được theo dõi thường xuyên hơn (1-3 tháng/lần)</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những bệnh nhân có song thị thay đổi hoặc sụp mi cần được khám và phát hiện nhược cơ.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tất cả các bệnh nhân nhãn giáp cần được yêu cầu khám lại ngay nếu có những vấn đề thị giác mới, song thị nặng hơn hoặc kích thích mắt nhiều.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Những người hút thuốc lá có bệnh nhãn giáp cần được nhắc ngừng hút thuốc hoặc chuyển gửi tới các chương trình cai thuốc lá.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh mắt liên quan tuyến giáp (Bệnh nhãn giáp)</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li>Chèn ép thị thần kinh cần được điều trị ngay và theo dõi chặt chẽ</li>
<li>Những bệnh nhân có bệnh lý giác mạc gây hở mi và lồi mắt nặng cũng cần được điều trị ngay và theo dõi lâu dài</li>
<li>Những bệnh nhân hở mi và lồi mắt nhẹ thì cần được khám lại 3- 6 tháng/lần</li>
<li>Những bệnh nhân có lác thì cần được theo dõi thường xuyên hơn (1-3 tháng/lần)</li>
<li>Những bệnh nhân có song thị thay đổi hoặc sụp mi cần được khám và phát hiện nhược cơ.</li>
<li>Tất cả các bệnh nhân nhãn giáp cần được yêu cầu khám lại ngay nếu có những vấn đề thị giác mới, song thị nặng hơn hoặc kích thích mắt nhiều.</li>
<li>Những người hút thuốc lá có bệnh nhãn giáp cần được nhắc ngừng hút thuốc hoặc chuyển gửi tới các chương trình cai thuốc lá</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh mắt liên quan tuyến giáp (Bệnh nhãn giáp)</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></h3>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Khai thác kỹ tiền sử bệnh mắt, tiền sử bệnh toàn thân, tiền sử ung thư hoặc loạn năng tuyến giáp, phương pháp điều trị, khoảng thời gian xuất hiện các triệu chứng, sự thay đổi thị lực, tiền sử hút thuốc lá, chụp X quang tuyến vú, X quang ngực (đặc biệt ở những người hút thuốc lá), khám tuyến tiền liệt, …</p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Khám mắt đầy đủ để đánh giá bệnh giác mạc gây hở mi (khám đèn khe với nhuộm fluorescein) và chèn ép thị thần kinh (tổn hại phản xạ đồng tử hướng tâm, giảm sắc giác, phù gai thị, tổn hại thị trường); khám kỹ đáy mắt.</p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Tiến hành thăm khám bổ sung: Khám vận nhãn (một mắt và hai mắt); đo song thị bằng lăng kính (hoặc kính Maddox); đo độ lồi mắt bằng thước Hertel; đo nhãn áp ở tư thế nguyên phát và tư thế nhìn lên.</p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;"><strong>Triệu chứng chủ quan:</strong></p>
<ul>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Sớm: Những triệu chứng không đặc trưng gồm có cảm giác dị vật, đỏ mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, và sưng mi vào buổi sáng. Những triệu chứng sớm thường không đặc trưng và có thể giống như dị ứng, viêm mi – kết mạc, viêm kết mạc mạn tính, …</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Muộn: Có thêm những triệu chứng của mi và hốc mắt bao gồm co rút mi, lồi mắt, sưng mi dai dẳng, phù kết mạc, song thị, cảm giác căng ở sau mắt và giảm thị lực.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Dấu hiệu tại mắt:</strong></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">- Các dấu hiệu chính:</p>
<ul>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Co rút mi trên với góc ngoài loe ra (rất đặc trưng) và mi trên hạ xuống chậm khi mắt nhìn xuống (dấu hiệu Von Graefe), hở mi. Co rút mi dưới là một dấu hiệu rất không đặc trưng và thường là một dấu hiệu bình thường.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Lồi mắt thẳng trục một bên hoặc 2 bên và ấn nhãn cầu không thụt vào.</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Dấu hiệu tổn thương cơ ngoại nhãn: động tác nhìn lên trên và ra ngoài thường bị hạn chế, test kéo cơ dương tính.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Các dấu hiệu khác:</p>
<ul>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Giảm tần số chớp mắt</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Nhãn áp cao đáng kể (đặc biệt khi nhìn lên)</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Cương tụ mạch máu bên trên chỗ bám của các cơ trực ngang</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Viêm kết mạc vùng rìa trên</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Bệnh giác mạc chấm nông, thêm nhiễm hoặc loét giác mạc do hở mi</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Tổn hại đồng tử hướng tâm (RAPD (+))</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Rối loạn sắc giác</li>
<li style="padding-bottom: 6px; text-align: justify;">Đĩa thị phù/bạc màu</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Dấu hiệu toàn thân:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thường có cường giáp, nhưng cũng có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân nhãn giáp có bình giáp hoặc suy giáp.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Có các triệu chứng toàn thân: mạch nhanh, da nóng và khô, to tuyến giáp tỏa lan, sút cân, teo cơ và yếu các cơ gần thân mình, run tay, phù niêm trước xương chày, loạn nhịp tim, rối loạn đại tiểu tiện, …</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh mắt tuyến giáp có thể xảy ra nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi có loạn năng tuyến giáp. Do vậy, đối với bệnh nhân bình giáp nên làm xét nghiệm chức năng tuyến giáp 6 đến 12 tháng/lần, một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân xuất hiện bất thường tuyến giáp trong vòng 2 năm.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiến triển lâm sàng của bệnh mắt tuyến giáp cũng chỉ tương quan nhẹ với việc kiểm soát loạn năng giáp.</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nhược cơ, sụp mi và song thị thay đổi có thể xảy ra ở một số ít bệnh nhân.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">U giả viêm hốc mắt</li>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng Tolosa – Hunt</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm cơ vô căn</li>
<li style="text-align: justify;">Phình giãn mạch máu</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm tuyến giáp Hashimoto (Hashimoto’s thyroiditis)</li>
<li style="text-align: justify;">Ngoài ra cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây co trợn mí không phải do bệnh nhãn giáp như trong trường hợp nhược cơ mắt đối diện (gây cảm giác co rút mi ở mắt còn lại), bệnh úng não, phục hồi sai lệch thần kinh III, …</li>
</ul>
<p><strong>CẬN LÂM SÀNG</strong></p>
<ul>
<li>Siêu âm hốc mắt cho thấy các phản âm trung bình cao ở lát cắt ngang bụng cơ trực (chủ yếu trực trong và trực dưới), mô mỡ trong chóp cơ bị thâm nhiễm.</li>
<li>CT scan hốc mắt (không cản quang) cho thấy các cơ ngoại nhãn dày lên phần cơ và không có ảnh hưởng các gân cơ liên quan. Ở những bệnh nhân vận nhãn bình thường hoặc gần như bình thường, lồi mắt nặng, có bệnh giác mạc do hở mi (hình thái do mỡ) thì điển hình là tăng thể tích mỡ với tổn hại cơ tối thiểu.</li>
<li>Chụp OCT có ích trong những trường hợp nghi bệnh lý thị thần kinh.</li>
<li>Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp (T3, T4, TSH) có thể cường giáp, thiểu giáp hoặc bình thường. Kháng thể kháng giáp (TrAb) dương tính cũng có độ nhạy chẩn đoán cao > 90 %. Gần đây, globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp (TSI) cũng đã được một số nhà nhãn khoa quan tâm đến và sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh nhãn giáp.</li>
<li>Với một số trường hợp nghi nhược cơ thì cần làm xét nghiệm kháng thể kháng thụ thể acetylcholin kết hợp thực hiện test chườm lạnh.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh mắt liên quan tuyến giáp (Bệnh nhãn giáp)</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ngừng hút thuốc lá: giải thích cho bệnh nhân hiểu việc tiếp tục hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tiến triển và độ nặng của bệnh hốc mắt.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20200321_133223_434078_anh_2.max-800x800.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ngừng hút thuốc lá</em></p>
<p style="text-align: justify;">Chuyển bệnh nhân đi khám nội khoa hoặc điều trị bệnh tuyến giáp nếu có. Nếu các chỉ số về chức năng tuyến giáp (T3, T4, TSH) bình thường thì cần theo dõi 6 -12 tháng/lần. Theo dõi các chỉ số TrAb/TSI chặt chẽ, đặc biệt ở các bệnh bình giáp, giúp tiên lượng tiến triển của bệnh nhãn giáp.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_unnamed(1).jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Theo dõi các chỉ số TrAb/TSI chặt chẽ, đặc biệt ở các bệnh bình giáp, giúp tiên lượng tiến triển của bệnh nhãn giáp.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị tại mắt: tùy theo mức độ nặng của bệnh mà áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau, từ đơn giản tới phối hợp, từ nội khoa tới ngoại khoa.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Độ 1:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">+ Điều trị bệnh giác mạc do hở mi bằng cách tra nước mắt nhân tạo hoặc dán băng kín mi ban đêm;</p>
<p style="text-align: justify;">+ Cyclosporin nhỏ mắt để điều trị viêm bề mặt nhãn cầu. nếu có khô mắt trung bình hoặc nặng.</p>
<p style="text-align: justify;">+ thuốc nhỏ guanethidine monosulfat (ISMELIN 5%) hoặc thyroxamine 0.5% có tác dụng giảm co rút mí, đáp ứng kéo dài khoảng 5h đồng hồ, có thể làm hạ thấp mi trên xuống khoảng 2-3 mm. Cần theo dõi sát toàn trạng bệnh nhân khi chỉ định dùng guanethidine monosulfate, vì thuốc có tác dụng gây giảm sự giải phóng catecholamine nên đồng thời gây hạ huyết áp.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Propanolon cũng có tác dụng hạ mi mắt nhưng đáp ứng thường chậm, xảy ra từ từ trong vòng vài ngày sau khi uống thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Độ 2 và 3:</strong></p>
<ul>
<li>Ngoài áp dụng các phương pháp điều trị như ở độ 1 thì giai đoạn này cần tập trung điều trị chống lồi mắt, phì đại cơ.</li>
<li>Lựa chọn đầu tiên là dùng corticoide liều cao toàn thân: Solumedrol 125 mg TM trong 5-7 ngày, sau đó giảm liều dần bằng thuốc uống trong 4 đến 6 tuần.</li>
<li>Có thể phối hợp tiêm tại chỗ Kenacort 1ml cạnh nhãn cầu.</li>
<li>Nếu bệnh nhân không đáp ứng với corticoid thì chuyển sang dùng thuốc ức chế miễn dịch (cyclophosphamide).</li>
<li>Phẫu thuật hạ mí để bảo vệ giác mạc được xem xét khi bệnh nhân không đáp ứng với các điều trị trên, hoặc có đáp ứng nhưng tình trạng giác mạc vẫn có tiến triển xấu.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Độ 4:</strong> Phẫu thuật lác bằng phương pháp chỉnh chỉ; chỉnh kính bằng lăng kính Fresnel nếu có song thị và chưa thể phẫu thuật</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Độ 5:</strong> Khâu cò mi tạm thời</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Độ 6:</strong> Phẫu thuật giảm áp hốc mắt. Nếu tiếp cận bệnh nhân ban đầu ở mức độ 6 thì cần điều trị phẫu thuật kiểu bậc thang: đầu tiên là phẫu thuật giảm áp hốc mắt, sau đó là phẫu thuật lác rồi đến phẫu thuật mi mắt. Thay đổi trình tự này có thể dẫn tới nhưng kết quả không thể đoán trước.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, xạ trị hốc mắt là một phương pháp điều trị mới đối với bệnh nhãn giáp nhưng chưa được thống nhất ý kiến về chỉ định và hiệu quả. Nó có thể được sử dụng như một phương thức ở giai đoạn viêm cấp của bệnh mắt tuyến giáp hoặc nhe là một biện pháp để hạn chế sự tiến triển và kiểm soát lâu dài. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có thể tăng nặng lên tình trạng bệnh võng mạc đái tháo đường hoặc có thể làm xuất hiện bệnh võng mạc/ thị thần kinh do tia xạ. Tất cả bệnh nhân xạ trị cần được thông báo về những nguy cơ tiềm tàng. Có thể chuyển bệnh nhân sang BV TW Quân đội, BV Bạch Mai để phối hợp điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Bổ sung selen có thể giúp làm giảm độ nặng và tiến triển của bệnh nhãn giáp mức độ nhẹ đến trung bình.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Cẩm nang nhãn khoa lâm sàng (The Wills Eye Manual) – NXB Y học – 2019</li><li style="text-align: justify;">Bệnh thần kinh nhãn khoa – Brien Holden Vision Institute – 2019</li><li style="text-align: justify;">Bệnh học thần kinh nhãn khoa – Lê Minh Thông - NXB Y học - 2013</li><li style="text-align: justify;">Phác đồ điều trị bệnh mắt – BV Mắt TP Hồ Chí Minh – NXB Y học - 2018</li><li style="text-align: justify;">Chuyên đề dịch kính võng mạc – PGS. TS Đỗ Như Hơn – NXB Y học – 2013</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-mat-lien-quan-tuyen-giap-benh-nhan-giap-sbntc |
Bệnh do Pneumocystis | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh do Pneumocystis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh do Pneumocystis pneumonia (PCP) hay Pneumocystis carinii, Pneumocystis jirovercii là nhiễm trùng thường gặp trên các đối tượng suy giảm miến dịch (như bệnh nhân nhiễm HIV có CD4 thấp, bệnh nhân ung thư, bệnh nhân điều trị corticoid, hóa chất và các thuốc ức chế miễn dịch) và có khả năng gây tử vong trên nhóm bệnh nhân này. Viêm phổi do P.jirovercii lần đầu được phát hiện ở các trẻ sinh non, suy dinh dưỡng ở châu Âu sau Thế chiến thứ 2 và tiếp tục được phát hiện trên những bệnh nhân mắc bệnh lý huyết học ác tính sau đó. Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng đáng kể từ khi có sự xuất hiện của đại dịch HIV vào những năm 1980. Mặc dù việc sử dụng thuốc dự phòng PCP trên những bệnh nhân nhiễm HIV đã trở nên phổ biến, đây vẫn là căn nguyên chủ yếu gây viêm phổi ở các nhóm bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch khác. Bệnh nhân HIV nhiễm PCP thường xuất hiện các triệu chứng bán cấp trong thời gian từ 1 đến 2 tuần với các biểu hiện như ho, khó thở, ra mồ hôi đêm. Ngược lại, trên các đối tượng suy giảm miễn dịch không do HIV, các triệu chứng thường diễn biến nhanh và tiến triển thành suy hô hấp, đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không được điều trị.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210825/20210825_benh-do-Pneumocystis-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người nhiễm HIV có CD4 thấp dễ mắc bệnh do Pneumocystis</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh do Pneumocystis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Căn nguyên Pneumocystosis hiện được xếp vào nhóm nấm ascomycetous dựa theo RNA ribosome, giải trình tự gen, thành phần vách tế bào và cấu trúc của enzyme. Nhóm Pneumocytosis có số lượng loài đa dạng; một số được xếp vào nhóm P.carinii gây bệnh ở chuột, một số được xếp vào nhóm P.jirovecii gây bệnh trên người. Tuy nhiên, hiện nay, thuật ngữ PCP vẫn dùng để chỉ tình trạng viêm phổi do Pneumocystis (Pneumocystis pneumonia).</p>
<p style="text-align: justify;">Pneumocystosis được lây truyền qua không khí. Sự lây truyền bệnh từ động vật sang động vật hay từ người sang người qua môi trường không khí đã được chứng minh; tuy nhiên, chưa có bằng chứng về việc lây nhiễm khác loài, từ động vật sang người. Hiện nay, vẫn chưa tìm thấy ổ chứa tự nhiên của Pneumocystosis. Nhiễm Pneumocystosis xuất hiện trên toàn thế giới và nguy cơ mắc bệnh liên quan đến mức độ suy giảm miễn dịch; đặc biệt miễn dịch qua trung gian tế bào.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh do Pneumocystis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các bệnh nhân nhiễm Pneumocystosis thường có biểu hiện sốt, ho khan và tiến triển thành suy hô hấp. Trên bệnh nhân đồng mắc HIV, các triệu chứng xuất hiện bán cấp trong vòng từ 1 đến 2 tuần. Ngược lại, các bệnh nhân thuộc nhóm suy giảm miễn dịch khác không do HIV lại tiến triển thành suy hô hấp nhanh; các biểu hiện này thường xảy ra khi giảm; đôi khi do tăng liều thuốc ức chế miễn dịch. Hiện nay, với sự tiến bộ của hệ thống xét nghiệm, có thể chẩn đoán bệnh nhân mắc Pneumocystosis ở giai đoạn sớm, khi tình trạng ho, khó thở của bệnh nhân ở mức độ nhẹ và vừa. Tuy nhiên, một số người bệnh khi được chẩn đoán đã xuất hiện các triệu chứng của suy hô hấp kèm theo nhiễm trùng nghiêm trọng. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh do Pneumocystosis có khó thở cả khi nghỉ ngơi hay khi gắng sức và tăng gradient áp suất oxy giữa phế nang và máu động mạch.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-do-Pneumocystis-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh do Pneumocystosis gây kho thở</em></p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm LDH (lactat dehydrogenase) thường tăng trong nhiễm Pneumocystosis và được sử dụng trên lâm sàng khi nghi ngờ bệnh nhân mắc PCP. Tuy nhiên, trên các đối tượng suy giảm miễn dịch không do HIV, xét nghiệm này ít có giá trị hơn do có thể tăng trong các bệnh lý máu ác tính hay tổn thương phổi cấp tính khác ngoài PCP. Ngoài ra, beta-D-glucan (thành phần vách tế bào của hầu hết các loại nấm, bao gồm cả Pneumocystis) cũng có thể được sử dụng khi nghi ngờ bệnh nhân nhiễm PCP. Nếu bệnh nhân có yếu tố nguy cơ, lâm sàng nghĩ đến PCP và tăng beta-D-glucan, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm vi sinh và sinh học phân tử đặc hiệu khác để chẩn đoán xác định.</p>
<p style="text-align: justify;">Hình ảnh Xquang đặc trưng trong bệnh do Pneumocystosis là tổn thương dạng kính mờ (do thâm nhiễm mô kẽ lan tỏa hai bên). Một số hình ảnh ít gặp hơn như thâm nhiễm thùy phổi, một hay nhiều nốt tổn thương tiến triển thành hang, tràn khí màng phổi. Nếu kết quả chụp Xquang phổi bình thường ở bệnh nhân nghi ngờ PCP, có thể chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao để xác định chẩn đoán.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh do Pneumocystis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trên bệnh nhân HIV nhiễm PCP, các triệu chứng diễn biến bán cấp 1 – 2 tuần với biểu hiện ho, khó thở, ra mồ hôi đêm. Tuy nhiên, trên các đối tượng suy giảm miễn dịch không do HIV, các triệu chứng thường xảy ra nhanh và tiến triển thành suy hô hấp, đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không được điều trị.</p>
<ol>
</ol>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh do Pneumocystis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh do Pneumocystosis được lây truyền qua không khí. Sự lây truyền từ người sang người làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Người có hệ miễn dịch bình thường có thể mang mầm bệnh không triệu chứng và là nguồn lây cho những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-do-Pneumocystis.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh do Pneumocystosis được lây truyền qua không khí</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh do Pneumocystis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đối tượng nguy cơ cao nhất mắc bệnh do Pneumocystosis (ngoài nhóm đối tượng nhiễm HIV có CD4 thấp) là những bệnh nhân sử dụng corticoid và thiếu hụt miễn dịch qua trung gian tế bào. Các yếu tô nguy cơ khác bao gồm sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, bệnh nhân ung thư (đặc biệt là bệnh lý huyết học ác tính), bệnh nhân ghép tạng, thải ghép, thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh, suy dinh dưỡng nặng,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh do Pneumocystis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Kiểm soát trong bệnh viện: Các bệnh nhân mắc bệnh do Pneumocystosis khi nhập viện cần được kiểm soát theo quy định, tránh ở chung bệnh phòng với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch khác do nguy cơ lây truyền từ người sang người.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị dự phòng: Các bệnh nhân ung thư, ghép tạng đều được khuyến cáo điều trị dự phòng. Ngoài ra, có thể cân nhắc trên các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như điều trị corticoid liều cao, điều trị thuốc ức chế miễn dịch, thiếu hụt miễn dịch,…Trimethoprim-sulfamethoxazone là thuốc lựa chọn đầu tay trong điều trị dự phòng nhiễm PCP. Với bệnh nhân không thể sử dụng TMP-SMX, có thể lựa chọn thay thế bằng dapsone hoặc atovaquone.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh do Pneumocystis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cần nghĩ đến bệnh do Pneumocystosis trên bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mắc PCP (suy giảm miễn dịch: HIV, ung thư, ghép tạng, sử dụng thuốc corticoid liều cao, các thuốc ức chế miễn dịch,…) kèm theo biểu hiện viêm phổi và hình ảnh Xquang có tính chất gợi ý (hình ảnh kính mờ hai phế trường), đặc biệt ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch nhưng không được điều trị dự phòng PCP. Chẩn đoán xác định khi phát hiện căn nguyên gây bệnh trong bệnh phẩm đờm, dịch tiểu phế quản-phế nang. Trong trường hợp không thể lấy bệnh phẩm đường hô hấp, điều trị có thể được cân nhắc dựa trên yếu tố nguy cơ của bệnh nhân, biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm huyết thanh như beta-D-glucan.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhuộm soi trực tiếp: Do Pneumocystis không thể nuôi cấy được; do đó, để phát hiện được mầm bệnh cần nhuộm soi đờm hoặc dịch tiểu phế quản – phế nang. Phương pháp lấy bệnh phẩm hô hấp nhanh và ít xâm lấn nhất là lấy đờm sau khi bệnh nhân được khí dung nước muối ưu trường. Nếu không lấy được đờm, có thể tiến hành nội soi khí phế quản để lấy dịch đường hô hấp. Sinh thiết phổi làm giải phẫu bệnh và PCR Pneumocystis có độ chính xác cao trong chẩn đoán nhiễm PCP nhưng không thật sự cần thiết.</p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm PCR có thể phát hiện Pneumocystis trong bệnh phẩm đờm, dịch tiểu phế quản - phế nang, máu, dịch hút mũi họng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-do-Pneumocystis-4.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm PCR có thể phát hiện Pneumocystis</em></p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm Beta-D-Glucan: Beta-D-Glucan là thành phần trên vách tế bào của tất cả các loại nấm, bao gồm cả Pneumocystis. Do đó, xét nghiệm beta-D-glucan có thể sử dụng để sàng lọc tình trạng nhiễm nấm xâm lấn (bao gồm cả Candia, Aspergillus, nhiễm PCP,…). Xét nghiệm này có thể dương tính giả trong trường hợp nhiễm vi khuẩn như Pseudomonas hay tiếp xúc với các thành phần gây phản ứng (truyền immunoglobulin,…). Mặc dù xét nghiệm beta-D-glucan không đặc hiệu với nhiễm PCP, xét nghiệm vẫn có giá trị trong khi chờ kết quả nhuộm soi hay khi không thể lấy được bệnh phẩm đường hô hấp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh do Pneumocystis</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trimethoprim - sulfamethoxazole (TMP-SMX) là thuốc lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh do Pneumocystosis. Liều của TMP-SMX trên bệnh nhân có chức năng thận bình thường là 15-20 mg/kg (dựa theo thành phần TMP), dùng đường truyền tĩnh mạch hoặc đường uống hàng ngày chia thành 3 đến 4 lần. Bệnh nhân nên được dùng đường truyền tĩnh mạch đến khi tình trạng bệnh ổn định và chức năng hệ tiêu hóa bình thường. Với bệnh nhân có suy thận, cần chỉnh liều theo mức lọc cầu thận. Với bệnh nhân dị ứng TMP-SMX, nên được tiến hành giải mẫn cảm do TMP-SMX là thuốc hiệu quả nhất trong điều trị PCP. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng nghiêm trọng (hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc,…), cần tránh sử dụng TMP-SMX và không nên thực hiện giải mẫn cảm. Tác dụng phụ có thể có khi bệnh nhân sử dụng TMP-SMX là tăng kali máu, đặc biệt bệnh nhân có suy thận, người cao tuổi, người đang sử dụng các thuốc làm tăng kali máu, bệnh nhân sử dụng liều cao TMP-SMX và người có rối loạn chuyển hóa kali. Do đó, cần theo dõi nồng độ kali máu trước và từng giai đoạn sau khi điều trị TMP-SMX.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-do-Pneumocystis-5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">TMP-SMX là thuốc lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh do Pneumocystosis</p>
<p style="text-align: justify;">Các thuốc điều trị thay thế cho bệnh nhân mắc PCP chủ yếu được nghiên cứu trên bệnh nhân nhiễm HIV, khi không thể sử dụng TMP-SMX, bao gồm: Clindamycin và primaquine, trimethoprim phối hợp dapsone, atovaquone, hay pentamidine đường tĩnh mạch. Theo Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, phác đồ điều trị thay thế ở bệnh nhân viêm phổi PCP có dị ứng sulfamide là: Primaquine 30mg base uống 1 lần/ngày trong 21 ngày, phối hợp với Clindamycin đường tĩnh mạch 600mg/lần x 03 lần/ngày trong 10 ngày; sau chuyển sang đường uống 300mg/lần x 04 lần/ngày trong 11 ngày tiếp theo.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân mắc bệnh do Pneumocystosis được khuyến cáo điều trị trong 21 ngày. Thông thường, các triệu chứng cải thiện sau 7 ngày điều trị thuốc. Nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị, cần nghĩ đến các căn nguyên khác đồng mắc, thất bại điều trị và hội chẩn bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân mắc PCP sau khi điều trị ổn định trong 21 ngày, cần được tiếp tục điều trị dự phòng để tránh tình trạng nhiễm trùng trở lại.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị glucocorticoids được khuyến cáo trên bệnh nhân HIV mắc viêm phổi PCP có suy hô hấp: Khi PaO2 < 70 mmHg hoặc SpO2 < 90 % (thở khí phòng), bệnh nhân điều trị thêm prednisolon trong vòng 72 giờ từ khi bắt đầu điều trị kháng sinh cho PCP. Ngược lại, các nghiên cứu về tác dụng của glucocorticoid trên bệnh nhân không nhiễm HIV mắc PCP còn hạn chế.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Charles F Thomas, Andrew H Limper. Epidemiology, clinical manifestations, and diagnosis of Pneumocystis pneumonia in HIV-uninfected patients, Uptodate, 2020.</li><li style="text-align: justify;">Charles F Thomas, Andrew H Limper. Treatment and prevention of Pneumocystis pneumonia in patients without HIV, Uptodate, 2021.</li><li style="text-align: justify;">Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Bộ Y tế, 2019.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-do-pneumocystis-shefa |
Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục (bệnh Bejel, bệnh giang mai lưu hành) do xoắn khuẩn <em>Treponema endemicum</em> gây bệnh. Bệnh phổ biến ở vùng nông thôn, những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém, các khu vực khô hạn của Sahel (biên giới phía nam sa mạc Sahara), cũng như các người dân du mục ở bán đảo Ả Rập (Ả Rập Xê-út, Iraq và Syria). Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, lứa tuổi từ 1 đến 15 tuổi; đặc biệt hay gặp ở nhóm từ 5 đến 10 tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi thường ít mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh chưa rõ ràng, thường từ 9 đến 90 ngày (trung bình là 21 ngày). Khi mắc bệnh, bệnh nhân xuất hiện các vết loét nông, không đau vùng hầu họng và trên môi, có thể đau xương liên quan đến viêm màng ngoài xương (thường ở xương dài ở chân). Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể tiến triển đến thời kỳ muộn của bệnh. Biến chứng của bệnh có thể xuất hiện các nốt sẩn cạnh khớp và tổn thương phá hủy, đặc biệt vùng mũi, hầu họng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục (bệnh Bejel, bệnh giang mai lưu hành) do xoắn khuẩn Treponema endemicum gây bệnh" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_giang-mai-jpeg-6416-1619228054.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục (bệnh Bejel, bệnh giang mai lưu hành) do xoắn khuẩn Treponema endemicum gây bệnh</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Căn nguyên gây bệnh ghẻ cóc do xoắn khuẩn <em>Treponema endemicum</em> gây bệnh. Xoắn khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, điều kiện môi trường khô và tiếp xúc với không khí. Vi khuẩn nhân lên chậm và không thể tồn tại ngoài cơ thể vật chủ. Xoắn khuẩn thuộc nhóm <em>Treponema pallidum</em> do đó không nuôi cấy được, kháng sinh đồ chỉ được thực hiện qua các phương pháp xét nghiệm gián tiếp hay PCR phát hiện đột biến kháng kháng sinh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xoắn khuẩn Treponema endemicum gây bệnh" src="/ImagePath\images\20210828/20210828_xoan-khuan-giang-mai.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xoắn khuẩn Treponema endemicum gây bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân sau khi tiếp xúc với tổn thương, xoắn khuẩn sẽ xâm nhập qua da và lớp tế bào biểu mô, gắn với bề mặt phủ fibronectin trên chất nền ngoại bào của tế bào chủ. Tổn thương xuất hiện khi có từ 10<sup>7 </sup>vi khuẩn/ mg mô. Sau khi xâm nhập, vi khuẩn xuất hiện ở hạch lympho sau vài phút và phân tán rộng trong vòng vài giờ, di chuyển tới các vùng da và niêm mạc ở xa, tăng nguy cơ các lần lây truyền tiếp theo. Mặc dù xoắn khuẩn có các cơ chế chống lại phản ứng miễn dịch của vật chủ, tổn thương ghẻ cóc mới hiếm khi phát hiện thấy ở người lớn, cho thấy miễn dịch có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng tái nhiễm.</p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương mô bệnh học trong bệnh giang mai không lây qua đường tình dục gần tương tự với bệnh giang mai lây qua đường tình dục. Quá trình thâm nhiễm viêm chủ yếu quanh mạch máu và bao gồm tế bào lympho và tương bào. U hạt chủ yếu gồm tế bào biểu mô và có thể có tế bào đa nhân khổng lồ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục gồm thời kỳ tiên phát, thứ phát và thời kỳ thứ ba. Phần lớn bệnh nhân mắc giang mai không lây qua đường tình dục khi còn nhỏ với một hoặc nhiều tổn thương ở niêm mạc miệng và đau xương dài của chi dưới. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển gây tổn thương mũi và vòm họng.</p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương tiên phát trong bệnh giang mai không lây qua đường tình dục hiếm khi thấy được do kích thước nhỏ và khu trú ở niêm mạc miệng và hầu họng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ở người lớn, giang mai không lây qua đường tình dục cũng có thể gây loét" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20190409_121608_147451_cac_thuoc_khang_vir.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ở người lớn, giang mai không lây qua đường tình dục cũng có thể gây loét</em></p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng thường gặp ở giai đoạn thứ phát gồm tổn thương niêm mạc (vết loét nông, không đau ở hầu họng và trên môi) và đau xương do viêm màng xương (đặc biệt xương dài ở chân). Các biểu hiện khác bao gồm khan tiếng do viêm thanh quản, tổn thương da (nốt sẩn hoặc loét ở vùng mép, môi hay sẩn ướt ở các vùng nếp gấp của da).</p>
<p style="text-align: justify;">Ở thời kỳ muộn của bệnh, bệnh nhân có thể xuất hiện các nốt sẩn cạnh khớp và tổn thương phá hủy, đặc biệt vùng mũi, hầu họng. Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai không lây qua đường tình dục lan truyền theo đường máu và hạch bạch huyết; do đó, bệnh có thể gây tổn thương thần kinh hay tổn thương mắt.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở người lớn, giang mai không lây qua đường tình dục cũng có thể gây loét sinh dục; khó phân biệt với giang mai lây truyền qua quan hệ tình dục.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nếu không được điều trị, bệnh nhân giang mai không lây qua đường tình dục có thể tiến triển đến thời kỳ muộn của bệnh. Biến chứng của bệnh có thể xuất hiện các nốt sẩn cạnh khớp và tổn thương phá hủy, đặc biệt vùng mũi, hầu họng. Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai không lây qua đường tình dục lan truyền theo đường máu và hạch bạch huyết; do đó, bệnh cũng có thể gây tổn thương thần kinh hay tổn thương mắt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục lây qua tiếp xúc trực tiếp da với da hoặc miệng với miệng; cũng có thể qua tiếp xúc gián tiếp khi dùng chung vật dụng, ăn uống chung. Tổn thương ban đầu thường ở miệng hoặc xung quanh miệng, nhiễm xoắn khuẩn có thể lây lan khi trẻ lớn hôn trẻ nhỏ. Ngoài ra, giang mai không lây qua đường tình dục cũng có thể được phát hiện ở tôn thương sinh dục tiên phát và lây truyền được khi quan hệ tình dục.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Lây qua tiếp xúc gián tiếp khi dùng chung vật dụng, ăn uống chung" src="/ImagePath\images\20210828/20210828_dung-chung-vat-dung-10.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Lây qua tiếp xúc gián tiếp khi dùng chung vật dụng, ăn uống chung</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục không gây nhiễm trùng sơ sinh; có thể do phần lớn các ca mắc ở trẻ em, chứ không phải phụ nữ độ tuổi sinh sản</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh phổ biến ở vùng nông thôn, những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém, các khu vực khô hạn của Sahel (biên giới phía nam sa mạc Sahara), cũng như các người dân du mục ở bán đảo Ả Rập (Ả Rập Xê-út, Iraq và Syria). Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, lứa tuổi từ 1 đến 15 tuổi; đặc biệt hay gặp ở nhóm từ 5 đến 10 tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi thường ít mắc bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân giang mai không lây qua đường tình dục cần được chẩn đoán sớm và điều trị kip thời đế tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Ngoài ra, các đối tượng tiếp xúc với bệnh nhân mắc giang mai không lây qua đường tình dục (thành viên trong gia đình, bạn cùng lớp,…) nên được điều trị theo kinh nghiệm để hạn chế tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng.</p>
<p style="text-align: justify;">Do bệnh tập trung ở những nơi đông dân cư, vệ sinh kém; do đó, việc đảm bảo điều kiện vệ sinh, nâng cao kiến thức của người dân về biểu hiện và phòng tránh bệnh là vô cùng quan trọng. Một số biện pháp có thể áp dụng trong cộng đồng như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi tiếp xúc với tổn thương của người mắc bệnh).</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Screen-Shot-2020-03-11-at-18.13.42.png"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cách ly trẻ tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học khi đang mắc bệnh.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cải thiện điều kiện sống, điều kiện nơi ở; đặc biệt là ở những nơi đông dân cư.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trang bị kiến thức cho người dân về bệnh giang mai không lây qua đường tình dục. Từ đó, giúp mọi người phát hiện sớm về biểu hiện lâm sàng, đường lây truyền và phòng bệnh giang mai không lây qua đường tình dục; giúp bệnh nhân giang mai không lây qua đường tình dục chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán bệnh giang mai không lây qua đường tình dục, cần phối hợp vào triệu chứng lâm sàng (vết loét nông, không đau vùng hầu họng và trên môi, đau xương liên quan đến viêm màng ngoài xương thường ở xương dài ở chân; chủ yếu xảy ra ở trẻ em), yếu tố dịch tễ và các xét nghiệm chẩn đoán (huyết thanh, PCR,…). Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai không lây qua đường tình dục gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm huyết thanh: tương tự xét nghiệm chẩn đoán giang mai; do đó, xét nghiệm này không thể chẩn đoán phân biệt bệnh giang mai không lây qua đường tình dục và giang mai lây qua đường tình dục.</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm huyết thanh" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20200423_huyet-thanh-1.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Xét nghiệm huyết thanh</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify padding-bottom:6px;">Xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu: RPR, VDRL dương tính ở bệnh nhân không điều trị và có thể sử dụng để theo dõi điều trị. Xét nghiệm có thể dương tính giả trong trường hợp nhiễm sốt rét, bệnh phong hay bệnh lý khớp. Xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu dương tính trong 2 đến 4 tuần kể từ lúc xuất hiện tổn thương đầu tiên.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu: TPHA, TPPA, FTA-Abs,… có độ đặc hiệu cao hơn các xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu; tuy nhiên, xét nghiệm này không phân biệt được tình trạng nhiễm xoắn khuẩn đã điều trị với tình trạng mắc mới chưa điều trị. Xét nghiệm có thể dương tính ngay cả khi bệnh nhân đã điều trị khỏi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm test nhanh tại chỗ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">PCR: được sử dụng để chẩn đoán bệnh giai đoạn sớm và phân biệt với các bệnh lý khác. Bệnh phẩm là dịch vết loét hoặc dịch tiết tổn thương; không khuyến cáo làm xét nghiệm PCR với bệnh phẩm máu.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chẩn đoán hình ảnh: Giúp chẩn đoán các tổn thương xương kèm theo. Hình ảnh đặc trưng trong bệnh giang mai không lây qua đường tình dục là dày màng xương, gây tăng kích thước xương, hẹp khoang tủy. Biến dạng xương, cong xương thường thấy ở nhiễm xoắn khuẩn giai đoạn tiến triển.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, cần chẩn đoán bệnh giang mai không lây qua đường tình dục với các bệnh lý khác như: giang mai lây qua đường tình dục(tổn thương thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục và có thể tổn thương thần kinh trung ương), bệnh hạ cam, loét hoại tử do vi khuẩn kỵ khí, bệnh bạch hầu da, tổn thương da do Leishmania, viêm da mủ hoại thư,…</p>
<p style="text-align: justify;">Để chẩn đoán bệnh giang mai không lây qua đường tình dục, cần phối hợp vào triệu chứng lâm sàng (vết loét nông, không đau vùng hầu họng và trên môi, đau xương liên quan đến viêm màng ngoài xương thường ở xương dài ở chân; chủ yếu xảy ra ở trẻ em), yếu tố dịch tễ và các xét nghiệm chẩn đoán (huyết thanh, PCR,…). Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai không lây qua đường tình dục gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm huyết thanh: tương tự xét nghiệm chẩn đoán giang mai; do đó, xét nghiệm này không thể chẩn đoán phân biệt bệnh giang mai không lây qua đường tình dục và giang mai lây qua đường tình dục.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu: RPR, VDRL dương tính ở bệnh nhân không điều trị và có thể sử dụng để theo dõi điều trị. Xét nghiệm có thể dương tính giả trong trường hợp nhiễm sốt rét, bệnh phong hay bệnh lý khớp. Xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu dương tính trong 2 đến 4 tuần kể từ lúc xuất hiện tổn thương đầu tiên.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu: TPHA, TPPA, FTA-Abs,… có độ đặc hiệu cao hơn các xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu; tuy nhiên, xét nghiệm này không phân biệt được tình trạng nhiễm xoắn khuẩn đã điều trị với tình trạng mắc mới chưa điều trị. Xét nghiệm có thể dương tính ngay cả khi bệnh nhân đã điều trị khỏi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm test nhanh tại chỗ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">PCR: được sử dụng để chẩn đoán bệnh giai đoạn sớm và phân biệt với các bệnh lý khác. Bệnh phẩm là dịch vết loét hoặc dịch tiết tổn thương; không khuyến cáo làm xét nghiệm PCR với bệnh phẩm máu.</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm PCR chẩn đoán giang mai tại MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210828/20210828_xet-nghiem-pcr.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Xét nghiệm PCR chẩn đoán giang mai tại MEDLATEC</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Chẩn đoán hình ảnh: Giúp chẩn đoán các tổn thương xương kèm theo. Hình ảnh đặc trưng trong bệnh giang mai không lây qua đường tình dục là dày màng xương, gây tăng kích thước xương, hẹp khoang tủy. Biến dạng xương, cong xương thường thấy ở nhiễm xoắn khuẩn giai đoạn tiến triển.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, cần chẩn đoán bệnh giang mai không lây qua đường tình dục với các bệnh lý khác như: giang mai lây qua đường tình dục(tổn thương thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục và có thể tổn thương thần kinh trung ương), bệnh hạ cam, loét hoại tử do vi khuẩn kỵ khí, bệnh bạch hầu da, tổn thương da do Leishmania, viêm da mủ hoại thư,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh giang mai không lây qua đường tình dục</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Với bệnh nhân giang mai không lây qua đường tình dục, phác đồ điều trị được ưu tiên là penicillin G benzathine tiêm (trẻ dưới 10 tuổi: liều duy nhất 1.2 triệu đơn vị; bệnh nhân từ 10 tuổi trở lên: liều duy nhất 2.4 triệu đơn vị). Azithomycin cũng có thể được lựa chọn thay thể trong điều trị giang mai không lây qua đường tình dục. Ngoài ra, nhưng người tiếp xúc với bệnh nhân mắc giang mai không lây qua đường tình dục nên được điều trị theo kinh nghiệm bằng penicillin G benzathine để hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng.</p>
<p style="text-align: justify;">Thay băng thường xuyên giúp tổn thương sạch và tránh chấn thương. Đau xương và khớp thường cải thiện sau 24 đến 72 giờ sau khi sử dụng kháng sinh; nếu cần thiết, có thể điều trị thuốc giảm đau hỗ trợ. Tổn thương da trong bệnh giang mai không lây qia đường tình dục không còn khả năng lây nhiễm sau 24 giờ điều trị. Thông thường, tổn thương tiên phát và thứ phát sẽ phục hồi hoàn toàn sau 2 đến 4 tuần sau điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân giang mai không lây qua đường tình dục cần được làm lại xét nghiệm huyết thanh không đặc hiệu sau 6 và 12 tháng sau điều trị để đánh giá hiệu quả điều trị.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p>Oriol Mitjà, David Mabey. Yaws, bejel and pinta, Uptodate, 2019.<br></p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-giang-mai-khong-lay-qua-duong-tinh-duc-srzri |
Bệnh động mạch vành | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh động mạch vành</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trái tim con người được nuôi dưỡng bởi một động mạch duy nhất là động mạch vành. Tất cả các tổn thương động mạch này được gọi là bệnh động mạch vành, hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ, thiểu năng động mạch vành hay suy vành.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở các nước phát triển, bệnh động mạch vành là một căn bệnh phổ biến. Ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển thì bệnh động mạch vành đang có xu hướng gia tăng mạnh. Số người mắc bệnh mạch vành ở Mỹ mỗi năm khoảng 13.200.000 bệnh nhân, tỉ lệ này ở châu Âu cũng đạt tới 3,5-4,1%.</p>
<p style="text-align: justify;">Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới năm 2015 thì hàng năm số thường tử vong do bệnh tim mạch trên thế giới khoảng 17,5 triệu trong đó phần lớn là bệnh tim mạch do xơ vữa.</p>
<p style="text-align: justify;">Tại Việt Nam, theo thống kê của viện Tim mạch quốc gia, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh mạch đang có xu hướng tăng dần mỗi năm, tỉ lệ tử vong do bệnh này cũng chiếm 11-36%. Bệnh dần trở thành một gánh nặng cho sức khỏe cộng đồng của quốc gia và là một trong những bệnh gây tử vong cao nhất, thậm chí cao hơn cả ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">- <strong><em>Giải phẫu động mạch vành (ĐMV)</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Có 2 động mạch vành (ĐMV) nuôi tim, đó là ĐMV phải và trái, chúng có cùng nguyên ủy từ động mạch chủ, từ đây, máu được vận chuyển qua Valsalva và chạy theo các động mạch nhỏ hơn giữa cơ tim và lớp thượng tâm mạc để nuôi dưỡng các tế bào cơ tim.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><img alt="Có 2 động mạch vành (ĐMV) nuôi tim" src="/ImagePath/images/20210909/20210909_benh-dong-mach-vanh.jpg"></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Có 2 động mạch vành (ĐMV) nuôi tim</em></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">ĐMV trái được bắt nguồn từ xoang Valsava trước trái, chạy giữa động mạch phổi và nhĩ trái (đoạn nàỳ được gọi là thân chung động mạch vành trái, dài khoảng 1-3cm) rồi tách thành 2 nhánh là nhánh mũ (động mạch mũ) và nhánh liên thất trước (động mạch liên thất trước).</li>
<li style="text-align: justify;">ĐMV phải xuất phát từ xoang vành, tương ứng với lá vành phải, chạy trong rãnh nhĩ thất phải rồi vòng ra bờ phải của tim, đi tới đầu sau của rãnh liên thất sau chia làm hai nhánh ĐM liên thất sau và nhánh quặt ngược thất trái.</li>
<li>
<p style="text-align: justify;">ĐMV phải cấp máu cho nhĩ phải, thất phải, hệ thống dẫn truyền, mặt sau thất trái và mặt sau vách liên thất.</p>
</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Các dạng bệnh động mạch vành bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng mạch vành mạn tính : cơn đau ngực ổn định, bệnh tim thiếu mãu cục bộ, suy vành</li>
<li style="text-align: justify;">Hội chứng mạch vành cấp:</li>
</ul>
<p style="margin-left: 54pt; text-align: justify;">+ Cơn đau thắt ngực không ổn định.</p>
<p style="margin-left: 54pt; text-align: justify;">+ Nhồi máu cơ tim ST không chênh lên (NSTEMI, NSTE-ACS)</p>
<p style="margin-left: 54pt; text-align: justify;">+ Nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI)</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thiếu máu cơ tim thầm lặng</li>
<li style="text-align: justify;">Đau thắt ngực do co thắt, đau thắt ngực do bệnh lý vi mạc, hội chứng X...</li>
<li style="text-align: justify;">Bất thường động mạch vành.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh động mạch vành</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân bệnh ĐMV bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh mạch vành do mảng vữa xơ (chủ yếu)</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh mạch vành do mảng vữa xơ" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_di-dang-dong-mach-vanh1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh mạch vành do mảng vữa xơ</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh mạch vành không do mảng vữa xơ (hiếm gặp) bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Các dị tật bẩm sinh của động mạch vành như mạch vành bị dị dạng, xuất phát sai vị tri hay lỗ rò,... </li>
<li style="text-align: justify;">Các bệnh động mạch vành do viêm nhiễm (Kawasaki)</li>
<li style="text-align: justify;">Cục máu đông từ nơi khác di chuyển đến và làm tắc động mạch vành</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh mạch vành do co thắt....</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bệnh ĐMV do xơ vữa không có một nguyên nhân cụ thể nào mà đó là hậu quả của các yếu tố nguy cơ tim mạch, có thể là một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp với nhau và quá trnhf xơ vữa mạch diễn tiến theo thời gian.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh động mạch vành</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Triệu chứng cơ năng</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>a. Cơn đau thắt ngực</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cơn đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành. Một só trường hợp đặc biệt có thể không xuất hiện triệu chứng này (bệnh động mạch vành thầm lặng), thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh mạch vành trên nền đái tháo đường</p>
<p style="text-align: justify;">Đau thắt ngực điển hình kiểu ĐVM gồm 3 tiêu chuẩn:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tính chất đau và vị trí: Cảm giác đau như bóp nghẹt, đè nặng, ép chặt, rát bỏng vùng sau xương ức hoặc vùng ngực trái, đau có thể lan lên vai, cằm, lan xuống mặt trong cánh tay trái, có thể đau lan tới ngón 4,5 hoặc đau vùng thượng vị, lan ra sau lưng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau thường xảy ra khi gắng sức, xúc động mạnh, hút thuốc, gặp lạnh,... Và cơn đau thường kéo dài 3-30 phút, đôi khi kéo dài hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm, đỡ đau sau vài phút khi hết tác nhân gắng sức hoặc khi dùng nitroglycerin.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khi bệnh nhân chỉ có 2/3 tiêu chuẩn trên thì được gọi là đau thắt ngực không điển hình.</li>
<li style="text-align: justify;">Nếu chỉ có 1 hoặc không có yếu tố nào thì không được coi là một cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành và cần phải đi tìm nguyên nhân khác.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cơn đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_benh-dong-mach-vanh-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cơn đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>b. Các triệu chứng khác có thể gặp như:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Khó thở, hụt hơi hoặc ngột ngạt: Tình trạng này xảy ra do tế bào cơ tim bị thiếu Oxy</p>
<p style="text-align: justify;">- Hồi hộp trống ngực.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tuy nhiên, một số bệnh nhân chỉ thấy tức nặng vùng ngực hoặc đau tức vùng thượng vị.</p>
<p><strong>2. Triệu chứng thực thể</strong></p>
<p>- Không có dấu hiệu thực tổn nào đặc hiệu trong bệnh mạch vành</p>
<p>- Khám lâm sàng trong bệnh mạch vành còn có thể xác định được các yếu tố nguy cơ cũng như biến chứng của bệnh, các bệnh đi kèm khác như : THA, loạn nhịp tim, bệnh van tim, các dấu hiệu suy tim, bệnh ĐM ngoại vi,....</p>
<p>- Ngoài ra khám thực thể đầy đủ, chi tiết giúp loại trừ hoặc chẩn đóan 1 số nguyên nhân khác gây đau ngực.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Cận lâm sàng</strong></p>
<p><strong>a. Xét nghiệm máu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ở bệnh nhân bệnh mạch vành thì các xét nghiệm cơ bản được khuyến cáo gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Công thức máu.</li>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm đánh giá chức năng thận, chức năng gan, điện giải đồ</li>
<li style="text-align: justify;">XN mỡ máu 4 chỉ số</li>
<li style="text-align: justify;">Sàng lọc đái tháo đường</li>
<li style="text-align: justify;">Đánh giá chức năng tuyến giáp nếu lâm sàng nghi ngờ bệnh lý tuyến giáp.</li>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm men tim: troponin T/I, CK, CK-MB, BNP...</li>
</ul>
<p><strong>b. Thăm dò chẩn đoán hình ảnh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng cụ thể của bệnh nhân cùng với các bệnh lý đi kèm mà lựa chọn các thăm dò chẩn đoán hình ảnh phù hợp</p>
<p style="text-align: justify;">Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh chỉ định trong bệnh mạch vành bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Điện tâm đồ</li>
<li style="text-align: justify;">Holter điện tâm đồ</li>
<li style="text-align: justify;">Điện tâm đồ gắng sức</li>
<li style="text-align: justify;">X-quang tim phổi thẳng</li>
<li style="text-align: justify;">Siêu âm tim qua thành ngực</li>
<li style="text-align: justify;">Sêu âm tim gắng sức thể lực (đạp xe, thảm chạy) hoặc thuốc (dobutamine).</li>
<li style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_chup-ct-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chụp động mạch vành qua da (DSA)</li>
<li style="text-align: justify;">Xạ hình cơ tim</li>
<li style="text-align: justify;">Cộng hưởng từ tim</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh động mạch vành</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp nhất đó là hành vi hút thuốc lá, chế độ ăn nhiều đường, giàu chất béo và tình trạng lười vận động thể lực. Các yếu tố này thường song hành cùng nhau vì vậy chúng thúc đẩy quá trình hình thành bệnh mạch vành sớm hơn. Dựa vào đặc điểm của các yếu tố nguy cơ mà người ta xếp chúng thành hai nhóm chính: Nhóm yếu tố ngnuy cơ không thay đổi được và nhóm có thể thay đổi được:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>1. Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được:</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tuổi: nguy cơ mắc bệnh mạch vành càng cao khi tuổi càng cao, đặc biệt là những người > 70 tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giới: nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở nữ giới thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ sau mãn kinh thì tỉ lệ mắc bệnh mạch vành tăng nhanh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiền sử gia đình: Đây là yếu tố quan trọng vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh mạch vành có yếu tố gia đình rõ rệt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chủng tộc: Ở các nước phát triển thì gười gốc Nam Á có tỉ lệ tử vong do động mạch vành theo tuổi cao hơn tới 50% so với người da trắng bản địa. Người da đen thì tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn các nhóm chủng tộc khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Các sang chấn tân lý (Stress): Căng thẳng, lo âu, mất ngủ, rối loạn tâm thần, trầm cảm,... đều là yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh lý mạch vành</p>
<p style="text-align: justify;">- Hút thuốc lá: Tình trạng hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành ~ 50% và tỉ lệ tử vong > 60%. Hút thuốc lá thụ động cũng chịu ảnh hưởng lớn khi có nguy cơ bị bệnh mạch vành lên đến ~ 25%. Việc cai thuốc lá sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Hiện nay có nhiều biện pháp cai nghiệm phối hợp với nhau đem lại hiệu quả cao như liệu pháp tâm lí, thuốc thay thế Nicotin,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Béo phì: Ngày nay tỷ lệ thừa cân béo phì ngày càng tăng. Thừa cân được định nghĩa là khi BMI từ 23 đến 24,9 kg/m2, BMI ≥ 25 kg/m2 được gọi là béo phì. Tình trạng này khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, có thể tới 25-49%.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tình trạng béo phì khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, có thể tới 25-49%" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_benh-dong-mach-vanh-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tình trạng béo phì khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, có thể tới 25-49%</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Tình trạng viêm: Khi quá trình viêm liên tục xảy ra thì co thể hình thành lên các mảng vữa xơ động mạch và có thể gây các biến cố huyết khối cấp tính rất nguy hiểm. Các biện pháp điều trị như aspirin và statin đóng góp vai trò quan trong trong việc giảm nguy cơ biến cố mạch vành.</p>
<p style="text-align: justify;">- Lối sống ít vận động: Những người lười vận động sẽ có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn nhưng người hoạt động thể chất thường xuyên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nghiện rượu bia: Tình trạng nghiện rượu bia có liên quan nhiều tới nguy cơ bệnh mạch vành, tương tự như hút thuốc lá, do đó, rượu bia cần phải hạn chế tối đa, nếu có thì ở nam giới chỉ nên uống ≤ 2 đơn vị/ngày và nữ giơi ≤ 1 đơn vị/ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biến chứng bệnh lý nền như THA, ĐTĐ, rối loạn chuyển hóa mỡ cũng là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên các biến cố mạch vành. Vì vậy, điều trị ổn định bệnh lý nền là mục tiêu quan trọng trong điều trị dự phòng bệnh mạch vành.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên và bệnh thận mạn tính. Việc điều trị tâng huyết áp để đạt huyết áp mục tiêu đã chứng minh lợi ích với bệnh lý mạch vành kèm theo. Các thuốc chẹn Beta giao cảm, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể trong điều trị THA đã được chứng minh làm giảm tử vong cũng như tái nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim.</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn chuyển hóa Lipid máu là nguyên nhân chính gây xơ vữa mạch, nhất là nồng độ Cholesterol toàn phần hoặc Cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C)</li>
<li style="text-align: justify;">Đái tháo đường cũng là một nguyên nhân chính của bệnh mạch vành, làm gia tăng gấp đôi nguy cơ biến cố tim mạch, trong đó có biến cố mạch vành, đột quỵ não và tử vong do bệnh mạch máu.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh động mạch vành</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Phòng bệnh</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Phòng ngừa bệnh động mạch vành chính là điều chỉnh các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ngừng hút thuốc: bỏ thuốc lá hoàn toàn và không phơi nhiễm với môi trường có khói thuốc lá.</li>
<li style="text-align: justify;">Giảm cân: mục tiêu duy trì BMI từ 18 đến 22,9 kg/m2, vòng eo <90cm đối với nam và <80cm đối với nữ.</li>
<li style="text-align: justify;">Chế độ ăn uống lành mạnh</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chế độ ăn uống lành mạnh" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_benh-dong-mach-vanh-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chế độ ăn uống lành mạnh</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tập thể dục đều đặn</li>
<li style="text-align: justify;">Điều chỉnh nồng độ lipid huyết thanh</li>
<li style="text-align: justify;">Giảm lượng muối tiêu thụ</li>
<li style="text-align: justify;">Kiểm soát cao huyết áp và đái tháo đường</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh động mạch vành</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt đau ngực do các bệnh lý tim mạch khác:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">HC động mạch chủ cấp (lóc tách, máu tụ thành)</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm màng ngoài tim cấp, tràn dịch màng tim</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm cơ tim cấp</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh lý van tim (hẹp van động mạch chủ)</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh cơ tim do stress (hội chứng Tako -Tsubo), bệnh cơ tim phì đại</li>
<li style="text-align: justify;">Suy tim cấp, mức độ nặng</li>
<li style="text-align: justify;">Co thắt ĐMV (đau thắt ngực Prinzmetal)</li>
<li style="text-align: justify;">Chấn thương tim</li>
<li style="text-align: justify;">Cơn tăng huyết áp</li>
</ul>
<p>Chẩn đoán phân biệt đau ngực không do bệnh tim mạch:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tràn khí màng phổi</li>
<li style="text-align: justify;">Thuyên tắc phổi, tăng áp lực động mạch phổi nặng</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm phổi-màng phổi</li>
<li style="text-align: justify;">Trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày - tá tràng</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm khớp sụn sườn, đau thành ngực, viêm thần kinh liên sườn</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn lo âu, Herpes Zoster, thiếu máu.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh động mạch vành</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Điều trị nội khoa</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>a. Điều trị không dùng thuốc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Theo khuyến cáo chung trong bệnh lý động mạch vành:</p>
<p style="text-align: justify;">- Cai thuốc lá</p>
<p style="text-align: justify;">- Kiêng rượu bia</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Kiêng rượu bia" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_benh-dong-mach-vanh-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Kiêng rượu bia</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm cân</p>
<p style="text-align: justify;">- Lựa chọn chế độ ăn giảm đường và mỡ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị các rối loạn tâm lý nếu có</p>
<p style="text-align: justify;">- Tránh tiếp xúc với các khói bụi ô nhiễm</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>b. Điều trị thuốc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Thuốc điều trị trên bệnh nhân bệnh mạch vành nhằm 2 mục tiêu chính:</p>
<p style="text-align: justify;">+/ Điều trị giảm triệu chứng</p>
<p style="text-align: justify;">+/ Dự phòng các biến cố tim mạch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các thuốc điều trị cơn đau thắt ngực bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">+/ Nhóm nitrat gồm các nitrat tác dụng ngắn và các nitrat tác dụng dài</p>
<p style="text-align: justify;">+/ Thuốc chẹn beta giao cảm: Metoprolol, carvedilol, bisoprolol</p>
<p style="text-align: justify;">+/ Chẹn kênh canxi: Gồm nhóm dihydropyridine (amlodipine, felodipine, lacidipine, nifedipine) và nhóm nondihydropyridine (diltiazem và verapamil).</p>
<p style="text-align: justify;">+/ Thuốc khác: Ivabradine, Nicorandil, Trimetazidine</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị triệu chứng ở bệnh mạch vành có thể phối hợp nhiều loại thuốc, tuy nhiên việc lựa chọn cũng như phối hợp các thuốc cần cá thể hóa từng bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">+/ Thuốc phòng ngừa biến cố tim mạch:</p>
<ul>
<li>Thuốc kháng kết tập tiểu cầu: Aspirin, clopidogrel, Prasugrel, Ticagrelor</li>
<li>Aspirin vẫn là lựa chọn hàng đầu để phòng ngừa biến cố huyết khối.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Aspirin vẫn là lựa chọn hàng đầu để phòng ngừa biến cố huyết khối" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_benh-dong-mach-vanh-5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Aspirin vẫn là lựa chọn hàng đầu để phòng ngừa biến cố huyết khối</em></p>
<ul>
<li>Ở các bệnh nhân có chống chỉ định với Aspirin có thể thay thế bằng Clopidogrel</li>
<li>Prasugrel, Ticagrelor: thường dùng phối hợp với Aspirin ở BN sau can thiệp do NMCT với liệu pháp kháng kết tập tiểu cầu kép.</li>
</ul>
<p>+/ Thuốc điều trị hạ lipid máu:</p>
<ul>
<li>Ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, thuốc statin thường luôn được chỉ định với đích cần đạt là LDL-C < 1,4 mmol/L (< 55 mg/dL).</li>
<li>Cân nhắc phối hợp thêm ezetimbe ở các bệnh nhân đã dùng kiều cao statin nhưng chưa đạt được mục tiêu điều trị.</li>
<li>Khi phối hợp 2 nhóm thuốc trên mà chưa đạt được đích điều trị, cân nhắc dùng thêm thuốc ức chế PCSK9.</li>
</ul>
<p>+/ Thuốc ức chế hệ Renin - Angiotensin-Aldosterone</p>
<ul>
<li>Thuốc ƯCMC được khuyến cáo dùng cho các bệnh nhân bệnh mạch vành kèm theo THA, ĐTĐ, Suy tim (EF ≤ 40%), bệnh thận mạn, trừ bệnh nhân có CCĐ.</li>
<li>Ở bệnh nhân có bệnh mạch vành và có biến cố nguy cơ tim mạch rất cao có thể dùng thuốc ức chế men chuyển.</li>
<li>Trường hợp bệnh nhân không dung nạp được thuốc ức chế men chuyển có thể thay thế bằng thuốc ức chê thụ thể.</li>
</ul>
<p>+/ Các thuốc khác:</p>
<ul>
<li>Thuốc chống đông thế hế mới hoặc thuốc kháng vitamin K được chỉ định ở bệnh nhân bệnh mạch vành có kèm theo rung nhĩ (có chỉ định dùng thuốc chống đông).</li>
<li>Ở bệnh nhân mà nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa cao có thể phối hợp thêm thuốc ức chế bơm proton.</li>
</ul>
<p><strong>2. Điều trị tái thông động mạch vành</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chiến lược tái thông ĐMV ở bệnh nhân bệnh mạch vành bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Can thiệp đặt stent ĐMV (PCI)</li>
<li style="text-align: justify;">Phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành (CABG)</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên việc lựa chọn thời điểm cũng như phương pháp, vị trí tái thông ĐMV phụ thuộc tình trạng lâm sàng cụ thể của BN; các bệnh phối hợp kèm theo; hình thái - vị trí - mức độ - số lượng ĐMV bị tổn thương; nguyện vọng của BN cũng như gia đình BN; kinh nghiệm của bác sĩ cũng như trang thiết bị của cơ sở y tế.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Theo dõi và quản lý lâu dài bệnh nhân có hội chứng động mạch vành</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Quản lý bệnh mạch vành là một việc làm vô cùng quan trọng giúp dự phòng và giảm các biến cố bất lợi cho bệnh nhân trong tương lai.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Ở bệnh nhân sau hội chứng mạch vành cấp hoặc sau tái thông động mạch vành dưới 1 năm đã điều trị ổn định:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận, liên tục trong khoảng thời gian này bởi các biến cố cao hơn có thể gặp phải. Bệnh nhân cần tái khám định kỳ để đánh giá lại chức năng của mạch vành cũng như các biến chứng có thể gặp phải trong quá trình điều trị để kịp thời d diều chỉnh phác đồ hợp lý.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân cần tái khám định kỳ để đánh giá lại chức năng của mạch vành" src="/ImagePath\images\20210909/20210909_mach-vanh-1.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân cần tái khám định kỳ để đánh giá lại chức năng của mạch vành</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với các bệnh nhân có rối loạn chức năng tim trước khi can thiệp mạch vành hoặc sau hội chứng vành cấp cần kiểm tra lại chức năng tim sau 2-3 tháng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Để loại trừ việc thiếu máu cơ tim còn tồn tại thì cũng có thể chỉ định các biện pháp đánh giá tình trạng thiếu máu cơ tim không xâm lấn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Ở bệnh nhân có hội chứng động mạch vành cấp hoặc sau khi được tái thông động mạch vành trên 1 năm đã điều trị ổn định:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Các trường hợp này cần được kiểm tra định kỳ mỗi năm để đánh giá lại các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch cũng như vấn đề tuân trị của bệnh nhân. Nếu mức độ nguy cơ tăng lên thì cần siết chặt quản lý.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các chỉ định cần thiết bao gồm các xét nghiệm về sinh hóa máu như: Lipid máu, chức năng gan - thận, tế bào máu, điện tim, siêu âm tim và có thể xem xét chụp MSCT động mạch vành nếu có nghi ngờ biến cố phát sinh của bệnh mạch vành.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Quyết định số 5332/QĐ-BYT ngày 23/12/2020 của Bộ Y tế V/v Ban hành tài liệu chuyên môn "Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành".</li><li>AIM-HIGH Investigators, Boden WE, Probstfield JL, Anderson T, et al. Niacin in Patients with Low HDL Cholesterol Levels Receiving Intensive Statin Therapy. N Engl J Med 365(24): 2255–2267, 2011. doi: 10.1056 / NEJMoa1107579</li><li>Bệnh học nội khoa tập 1 ,2012, trường Đại học Y Hà Nội</li><li>Knuuti J., Wijns W., Saraste A. et al (2019). 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes The Task Force for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J.</li><li>Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO)</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-dong-mach-vanh-sabwz |
Bệnh sốt hồi quy | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh sốt hồi quy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh sốt hồi quy do xoắn khuẩn thuộc nhóm <i>Borrelia</i> gây bệnh; bệnh được đặc trưng bởi các đợt sốt tái diễn liên quan đến sự xuất hiện của xoắn khuẩn trong máu. Bệnh sốt hồi quy thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm do tiết túc (chủ yếu do ve và chấy rận) gây bệnh. Trong đó, sốt hồi quy do ve đốt lây truyền từ động vật sang người, với căn nguyên gây bệnh chủ yếu là <i>B.hermsii</i> và <i>B.turicatae</i>. Trong khi đó, bệnh sốt hồi quy do chấy rận đốt lây truyền từ người sang người, do <i>B.recurrentis</i> gây bệnh và có thể gây ra đại dịch. Bệnh sốt hồi quy thường xuất hiện ở các cá bệnh riêng lẻ hoặc gây ra các vụ dịch nhỏ, khu trú ở một khu vực. Đặc biệt, những khách du lịch hoặc những người nhập cư đến tử châu Phi có thể xuất hiện triệu chứng sau khi từ vùng dịch về.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh sốt hồi quy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Căn nguyên gây bệnh sốt hồi quy do xoắn khuẩn <em>Borrelia</em> gây bệnh. Xoắn khuẩn <em>Borrelia</em> gồm 2 nhóm chính: Một nhóm gồm các căn nguyên gây bệnh Lyme – Nhóm còn lại thuộc các xoắn khuẩn lây truyền qua ve, rận; gây bệnh sốt hồi quy.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_nguyen-nhan-sot-hoi-quy.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh xoắn khuẩn gây bệnh sốt hồi quy</em></p>
<p style="text-align: justify;">Xoắn khuẩn có hình xoắn ốc hoặc lượn sóng, với chiều ngang khoảng 0.2 micromet và chiều dài từ 10 đến 30 micromet. Mặc dù <em>Borrelias </em>không có nội độc tố nhưng lại có nhiều lipoproteins có thể kích hoạt các cytokine gây viêm. Xoắn khuẩn <em>Borrelia</em> nhạy cảm với diều kiên môi trường khô, ưu trương hay nhược trương, dung dịch sát khuẩn hoặc nhiệt độ trên 42 độC. Khi xâm nhập vào cơ thể, xoắn khuẩn sẽ theo dòng máu gây tổn thương các tạng như hệ thần kinh trung ương, mắt, gan,…Hình ảnh giải phẫu bệnh thường gặp là phù nề tế bảo biểu mô, thoát vi mạch, tế bào đơn nhân xâm nhập vào mạch máu, xuất huyết và vi áp xe; tương ứng là biểu hiện viêm cơ tim, hoại tử gan, lách. Trong khi bệnh nhân xuất hiện sốt, có thể quan sát thấy xoắn khuẩn trong máu bệnh nhân; ngược lại, xen kẽ giữa các đợt sốt, số lượng xoắn khuẩn trong máu giảm đến mức không thể phát hiện qua soi dưới kính hiển vi. Mức độ nặng của mỗi đợt sốt hồi quy liên quan đến số lượng xoắn khuẩn trong dòng máu. Để tránh phản ứng miễn dịch của vật chủ mỗi lần xuất hiện, một chủng xoắn khuẩn <em>Borrelia</em> có thể có nhiều typ huyết thanh khác nhau</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh sốt hồi quy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh sốt hồi quy biểu hiện bằng sự xuất hiện đột ngột của các đợt sốt, xen kẽ là các giai đoạn hết sốt. Nhiệt độ thường trên 39 độC và có thể cao tới 43 độC. Thời gian ủ bệnh từ lúc phơi nhiễm đến khi có cơn sốt đầu tiên là 3 đến 12 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">Đợt sốt đầu tiên kéo dài khoảng 15 đến 30 phút, bao gồm rét run, tăng dần thân nhiệt, mạch và huyết áp. Tiếp đó, người bệnh sẽ chảy mồ hôi, giảm thân nhiệt và hạ huyết áp sau vài giờ. Tử vong trong bệnh sốt hồi quy thường xuất hiện ở giai đoạn tăng thân nhiệt. Thời gian giữa các đợt sốt của sốt do ve đốt và do chấy rận đều từ 4 đến 14 ngày. Tuy nhiên, sốt hồi quy do ve đốt có nhiều đợt sốt, mỗi đợt kéo dài từ 1 đến 3 ngày; còn sốt hồi quy do chấy rận mỗi đợt sốt thường kéo dài liên tục từ 3 đến 6 ngày.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_0008650_sot-hoi-quy_800.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh sốt hồi quy biểu hiện bằng sự xuất hiện đột ngột của các đợt sốt, xen kẽ là các giai đoạn hết sốt</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng khác có thể xuất hiện trong bệnh sốt hồi quy bao gồm biểu hiện toàn thân (đau đầu, đau mỏi cơ, khớp, gan, lách to…), biểu hiện thần kinh (chóng mặt, mê sảng, hôn mê, mất thị lực,…), triệu chứng tim mạch – hô hấp như viêm cơ tim, suy hô hấp,…, rối loạn đông máu (xuất huyết da, niêm mạc, xuất huyết dưới nhện,…).</p>
<p style="text-align: justify;">Ở phụ nữ có thai, biểu hiện bệnh sốt hồi quy thường kéo dài và nghiêm trọng hơn; có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu. Xoắn khuẩn có thể lây nhiễm qua rau thai, trẻ sơ sinh mắc sốt hồi quy tăng nguy cơ các biến chứng</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh sốt hồi quy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các bệnh nhân sốt hồi quy có rối loạn ý thức, rối loạn đông máu, viêm cơ tim, suy dinh dưỡng, suy gan, viêm phế quản phổi hoặc đồng nhiễm bệnh sốt rét, thương hàn có nguy cơ tử vong cao hơn.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20190610_073247_630883_sot-ret.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Biến chứng nặng nề nhất có thể tử vong</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ở phụ nữ có thai, biểu hiện bệnh sốt hồi quy thường kéo dài và nghiêm trọng hơn; có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu. Xoắn khuẩn có thể lây nhiễm qua rau thai, trẻ sơ sinh mắc sốt hồi quy tăng nguy cơ các biến chứng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh sốt hồi quy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh sốt hồi quy thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với ve hoặc chấy rận có mang xoắn khuẩn. Ngoài ra, có thể lây truyền từ mẹ sang con qua rau thai. Tuy nhiên, bệnh sốt hồi quy hiếm khi lây qua truyền máu hoặc khi máu người bệnh tiếp xúc với vùng da trầy xước, niêm mạc. Thời gian ủ bệnh từ thời điểm phơi nhiễm đến khi xuất hiện cơn sốt đầu tiên là từ 3 đến 12 ngày. Bệnh không lây truyền qua giọt bắn, đồ vật truyền bệnh, nước tiểu, phân hay quan hệ tình dục.</p>
<p style="text-align: justify;">Trung gian truyền bệnh sốt hồi quy do ve truyền là ve <em>Ornithodoros.</em> Loài ve này có thể sống từ 15 đến 20 năm và sống không cần hút máu trong vài năm. Ve <em>Ornithodoros</em> thường sống gần nơi sinh sống của động vật (loài gặm nhấm, lợn) và con người; chúng không xuất hiện trong rừng hay các bụi rậm. Người mắc bệnh sốt hồi quy khi bị ve đốt và qua dịch tiết của ve ở trên da. Ve thường đốt vào buổi tối; do đó, phần lớn mọi người không để ý. Biểu hiện của vết đốt có thể chỉ là nốt đỏ nhỏ hoặc nốt tím với loét eschar trung tâm xuất hiện vài ngày sau bị đốt. <em>B.duttoni</em> có thể có vật chủ tích trữ là con người và các động vật có xương sống khác như loài gặm nhấm, dơi, lợn,…</p>
<p style="text-align: justify;">Trung gian truyền bệnh sốt hồi quy do chấy rận là rận người <em>Pediculus humanus corporis</em>; sống trong quần áo, nhưng không có ở da và tóc. Loài rận này chỉ hút máu người và có thời gian sống hàng tuần. Xoắn khuẩn sống trong khoang cơ thể của rận nhưng không xuất hiện ở nước bọt hay phân. Khi con người dùng ngón tay nghiến chấy rận, xoắn khuẩn sẽ cư trú ở vùng bị cắn, hoặc kết mạc khi dụi mắt. <em>B.recurrentis</em> chỉ có vật chủ tích trữ là con người.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh sốt hồi quy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh sốt hồi quy do ve truyền xảy ra ở khắp các châu lục ngoại trừ Nam Cực, Australia và khu vực tây nam Thái Bình Dương. Bệnh thường phổ biến hơn ở Nam Mỹ, châu Phi. Bệnh sốt hồi quy do chấy rận tồn tại chủ yếu ở Ethiopia và khu vực Sudan, Somalia. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh sốt hồi quy là nạn đói, chiến tranh và sự di cư của những người tị nạn; điều này làm gia tăng tình trạng đông đúc, vệ sinh kém, ít thay quần áo và không có điều kiện giặt giũ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh sốt hồi quy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Giảm tiếp xúc: Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh sốt hồi quy là giảm tiếp xúc với chấy rận và ve; do hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa bệnh sốt hồi quy. Tỷ lệ mắc của bệnh sốt hồi quy do ve truyền giảm khi xây nhà bằng bê tông, nhà ở không có mái tranh hay tường bùn. Bệnh sốt hồi quy do chấy rận có thể phòng bằng cách vệ sinh cá nhân, tránh nơi đông người và nâng cao điều kiện vệ sinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị sau phơi nhiễm: Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm có thể dùng doxycycline cho các đôi tượng có nguy cơ cao ở các vùng dịch tễ. Ngoài ra, có thể điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ở bệnh viện, phòng khám, phòng thí nghiệm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh sốt hồi quy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân cần nghĩ đến chẩn đoán bệnh sốt hồi quy khi có biểu hiện lâm sàng (các đợt sốt tái diễn) và yếu tố dịch tễ (tiếp xúc với ve hoặc chấy rận ở khu vực dịch tễ).</p>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm giúp chấn đoán bệnh sốt hồi quy, bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tìm xoắn khuẩn trực tiếp ở bệnh phẩm máu hoặc mô. Lam máu giọt dày và giọt mỏng được tiến hành ngay khi bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh sốt hồi quy. Thời gian lấy máu lý tưởng là giữa lúc khởi đầu cơn sốt và đỉnh cơn sốt. Xoắn khuẩn thường không thể phát hiện được khi thân nhiệt bệnh nhân giảm hoặc trở lại bình thường.</li>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm PCR: Nếu bệnh nhân nghi nhiễm sốt hồi quy nhưng xét nghiệm lam máu âm tính, có thể tiến hành làm PCR. Ngoài ra, bệnh nhân có biểu hiện thần kinh cần được tiến hành chọc dịch não tủy và làm xét nghiệm PCR dịch não tủy.</li>
<li style="text-align: justify;">Nuôi cấy: Khi bệnh nhân nghi nhiễm sốt hồi uy nhưng cả xét nghiệm lam máu và PCR đều âm tính. Tuy nhiên, ít phòng xét nghiệm có đủ điều kiện nuôi cấy <em>Borrelia</em>.</li>
<li style="text-align: justify;">Huyết thanh chẩn đoán: thường không sử dụng trong chẩn đoán.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_1-2-1024x684.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tìm xoắn khuẩn trong máu để xác định nguyên nhân gây bệnh</em></p>
<p>Cần chẩn đoán phân biệt bệnh sốt hồi quy với các căn nguyên khác như sốt rét, nhiễm trùng do babesia, sốt thương hàn, nhiễm Ricketsia, nhiễm Leptospira, sốt do chuột cắn,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh sốt hồi quy</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Cần điều trị kháng sinh với bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh sốt hồi quy. Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm với các bệnh nhân có triệu chứng và yếu tố dịch tễ của bệnh. Các kháng sinh có thể lựa chọn là penicillin G, tetracyclines và macrolide; xoắn khuẩn <em>Borrelia </em>nhạy với hầu hết các cephalosporins (ngoại trừ cephalexin và cephalosporins thế hệ 1) và chloramphenicol. Tuy nhiên, xoắn khuẩn kháng với rifampin, metronidazole, nhóm fluoroquinolones và aminoglycoside.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh sốt hồi quy do ve truyền: Phần lớn bệnh nhân sốt hồi quy có triệu chứng nặng cần nhập viện. Kháng sinh lựa chọn ban đầu là nhóm beta-lactam đường tĩnh mạch (penicillin hoặc ceftriaxone).</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Với bệnh nhân không có triệu chứng thần kinh trung ương: thời gian điều trị là 10 ngày nếu bệnh nhân không có thai và không có triệu chứng thần kinh trung ương. Khi tình trạng bệnh ổn định, bệnh nhân có thể chuyển sang kháng sinh đường uống như tetracycline, doxycycline. Nếu bệnh nhân không dung nạp nhóm beta-lactam hoặc tetracycline, có thể lựa chọn nhóm macrolide thay thế.</li>
<li style="text-align: justify;">Với bệnh nhân có triệu chứng thần kinh trung ương: thời gian điều trị kháng sinh penicillin hoặc ceftriaxone đường tĩnh mạch kéo dài 14 ngày. Ngoài ra, kháng sinh nhóm tetracycline cũng có thể qua hàng rào máu não tốt.</li>
<li style="text-align: justify;">Với phụ nữ có thai: Thời gian điều trị kháng sinh penicillin hoặc ceftriaxone đường tĩnh mạch ở phụ nữ có thai được khuyến cáo là 14 ngày để giảm nguy cơ tử vong của mẹ và thai nhi.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bệnh sốt hồi quy do chấy rận: Phần lớn bệnh nhân có thể điều trị penicillin liều duy nhất tiêm bắp (người lớn: liều penicillin G procaine từ 400.000 đến 800.000 đơn vị; trẻ em: liều từ 200.000 đến 400.000 đơn vị) hoặc liều doxycycline duy nhất (dạng uống hoặc đường tĩnh mạch; người lớn liều 200mg – trẻ em: liều 5 mg/kg cân nặng, tối đa là 200mg). Có thể lựa chọn kháng sinh thay thế là tetracycline 500mg liều duy nhất (ở bệnh nhân người lớn và không có thai) hoặc nhóm macrolide (eryhtromycine, azithromycine). Sau điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi phản ứng Jarisch – Herxheimer (rét run, đau cơ, tăng thân nhiệt, nhịp thở và hạ huyết áp), thường xuất hiện trong vòng 4 giờ sau sử dụng kháng sinh.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20191113_180425_985896_vacxin-uan-van-tiem.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phần lớn bệnh nhân có thể điều trị penicillin liều duy nhất tiêm bắp</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Alan G Barbour. Microbiology, pathogenesis and epidemiology of relapsing fever, Uptodate, 2021.</li><li>Alan G Barbour. Clinical features, diagnosis, and management of relapsing fever. Uptodate, 2020.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-sot-hoi-quy-slksw |
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</strong> là <strong>nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 3</strong> trong các nguyên nhân gây tử vong toàn cầu, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Căn bệnh này được xem là căn bệnh nguy hiểm của những người cao tuổi, có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá, tiếp xúc khói bụi độc hại trong thời gian dài.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong toàn cầu" src="/ImagePath/images/20210808/20210808_copd1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong toàn cầu</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh khiến việc hít thở không khí cũng như hoạt động các cơ quan hệ hô hấp của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nặng thậm chí dẫn tới tử vong lập tức nếu không được phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (hay còn được gọi là bệnh COPD) tuy là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng con người, tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, những biện pháp ngăn ngừa bệnh cũng cần được mọi người quan tâm và thực hiện ngay lập tức để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân của bệnh là do các phân tử khí độc hại gây ra tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí trong phổi từ đó khiến đứt gãy các mô liên kết, các sợi collagen, elastin,... trong các đường ống dẫn khí này làm cho phổi bị tắc nghẽn không hồi phục.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số loại khí độc hại có thể là mầm mống gây ra căn bệnh này như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính" src="/ImagePath\images\20210808/20210808_hut-thuoc-la.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Khói từ việc đốt cháy các nhiên liệu, hóa chất</li>
<li style="text-align: justify;">Khói độc từ các nhà máy công nghiệp</li>
<li style="text-align: justify;">Khói bụi từ các phương tiện giao thông</li>
<li style="text-align: justify;">Bụi bặm từ ô nhiễm không khí</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Trong các tác nhân được kể trên thì việc hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động chính là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Ngoài ra, những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý có liên quan đến hệ hô hấp cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn đầu tiên mắc bệnh thường khó phát hiện ra bởi các triệu chứng khá mơ hồ. Giai đoạn sau thì các triệu chứng của bệnh sẽ biểu hiện rõ hơn và có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Để nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì người bệnh có thể chú ý đến các dấu hiệu nhận biết đặc trưng như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Ho là triệu chứng xuất hiện đầu tiên với mức độ nhiều hay ít, có đờm hay không tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và thể bệnh cũng như tình trạng nhiễm trùng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210808/20210808_benh-phoi-tac-nghen-man-tinh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: justify;">- Khó thở là triệu chứng quan trọng nhất để tiên lượng và đánh giá mức độ nặng của cơn cấp. Khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể xuất hiện thường xuyên, tăng lên khi gắng sức hoặc khi có đợt cấp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau tức ngực.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thường xuyên gặp phải tình trạng bị viêm nhiễm đường hô hấp. Có thể kèm theo các cơn sốt cao hoặc sốt âm ỉ kéo dài tùy thuộc vào loại nhiễm trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh gây thiếu Oxy mạn tính ở các trường hợp nặng nên bệnh nhân có thể thường xuyên mệt mỏi, chán ăn dẫn đến sụt cân, nhược cơ, suy nhược cơ thể.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở giai đoạn cuối của bệnh, khi có biến chứng suy tim phải, bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân của bệnh nhân có hiện tượng bị sưng phù do ứ trệ đại tuần hoàn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu được điều trị đúng sẽ giảm thiểu được những ảnh hưởng từ triệu chứng bệnh gây ra và hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm. Trường hợp người bệnh không được điều trị bệnh từ sớm hoặc điều trị không phù hợp hay không tuân thủ điều trị thì rất có thể dẫn tới những biến chứng bệnh không mong muốn như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Suy hô hấp là hậu quả nặng nề và nguy hiểm nhất đối với những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tình trạng suy hô hấp nặng hoặc nguy kịch cần được đưa đi cấp cứu sớm nếu không sẽ có nguy cơ dẫn tới tử vong cao.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Suy hô hấp là hậu quả nặng nề và nguy hiểm nhất đối với những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính" src="/ImagePath\images\20210808/20210808_20201014_suy-ho-hap-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Suy hô hấp là hậu quả nặng nề và nguy hiểm nhất đối với những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân COPD có nguy cơ bị suy tim nặng dẫn tới tử vong: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi khiến cho tim phải bị suy dần, từ đó gây ra ứ trệ đại tuần hoàn. Người bệnh có thể bị ứ nước ở các cơ quan, phù chi dưới hay tràn dịch các màng (màng bụng, màng phổi, màng tim,...)</p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn nhịp tim hoặc bệnh lý mạch vành cũng là những hậu quả có thể xảy ra với những người mắc COPD nếu không được kiểm soát tốt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có xu hướng dễ bị mắc các bệnh lý về hô hấp khác, bệnh nhân có thể có bội nhiễm phổi hoặc viêm phổi, tràn khí màng phổi,...</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)</strong> chủ yếu là do việc hít phải nhiều khí độc hại vào cơ thể trong một khoảng thời gian dài, chính vì vậy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không có khả năng lây truyền. Tuy nhiên,việc hút thuốc lá hoặc sống và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi độc hại có thể khiến cho một nhóm người hoặc một cộng đồng có nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.</p>
<p style="text-align: justify;">Một nghiên cứu về di truyền học cũng cho thấy rằng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng được xem là một dạng bệnh có thể di truyền. Cụ thể thì việc di truyền tình trạng thiếu men alpha-1-antitrypsin từ bố mẹ sang con cái sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD. Ngoài ra, một số loại di truyền khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi bệnh nhân kết hợp hút thuốc lá.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như các bạn đã biết thì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một dạng bệnh được hình thành trong một khoảng thời gian tiếp xúc nhiều với các loại khí độc hại. Do vậy, những đối tượng làm việc trong môi trường sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường:</p>
<p style="text-align: justify;">- Công nhân từ các nhà máy xử lý chất thải, những người làm việc trong môi trường nghiên cứu hóa chất, làm việc gần khu nhà máy thải khí độc,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Việc hút thuốc lá luôn là yếu tố gây ra nhiều bệnh về hệ hô hấp, do vậy những đối tượng hút thuốc lá thường xuyên hoặc có tiền sử hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá đều có nguy cơ mắc bệnh COPD rất cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người mắc bệnh hen suyễn cùng với một số bệnh lý khác về đường hô hấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn bình thường.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn bình thường" src="/ImagePath\images\20210808/20210808_hen-suyen.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn bình thường</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Những trường hợp người có cơ địa thiếu hụt men Anti-alphatripsin cũng có nguy cơ cao mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu hít phải khói bụi độc hại trong thời gian dài.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Dù có dấu hiệu xuất hiện bệnh hay chưa thì cũng cần bỏ thuốc lá, thuốc lào và các loại chất cấm khác. Có thể sử dụng một số biện pháp hỗ trợ bỏ thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ để có được một sức khỏe tốt nhất, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin A,C,E và các thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa cao.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giữ môi trường sống sạch sẽ không bị ô nhiễm, hạn chế tối đa việc hít phải các loại khí độc hại. Có thể sử dụng khẩu trang y tế thường xuyên khi đi ngoài đường hoặc tới những nơi làm việc có chứa nhiều khí độc hại.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thăm khám bệnh định kỳ nếu bạn thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đặc biệt là đối tượng người cao tuổi trên 65.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ cần đi khám và kiểm tra bệnh sớm để kịp thời phát hiện và điều trị. Các bác sĩ sẽ kiểm tra lại tình trạng sức khỏe hiện tại, các bệnh lý nền hiện có, các triệu chứng bất thường và tiền sử hút thuốc lá. Sau đó, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm sau đây để xác định bệnh:</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp X-quang phổi sẽ xác định được các dạng viêm nhiễm do bệnh gây ra và có thể có hội chứng khí phế thũng hoặc hội chứng phế quản.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp X-quang phổi chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính" src="/ImagePath\images\20210808/20210808_benh-phoi-tac-nghen-man-tinh.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp X-quang phổi chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Đo thông khí phổi: Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh được xác định khi đo chức năng hô hấp có rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoặc hồi phục không hoàn toàn sau test hồi phục phế quản. Dựa vào chỉ số FEV1, bác sĩ có thể chẩn đoán mức độ tắc nghẽn của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khí máu động mạch: Nhằm đánh giá mức độ suy hô hấp của bệnh nhân trong các đợt khó thở cấp.</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm các xét nghiệm khác nhằm phân biệt bệnh với các bệnh lý khác tương tự như: Hen phế quản, viêm phổi, thoái hóa nhầy nhớt, tắc nghẽn đường thở phía trên, u phổi và viêm tiểu phế quản vùng tận cùng. Trong các dạng bệnh lý kể trên thì bệnh hen phế quản được xem là dễ bị nhầm lẫn nhất bởi các triệu chứng của căn bệnh này khá tương đồng với triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, test hồi phục phế quản trong hen phế quản sẽ có kết quả dương tính.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như các bạn đã được biết thì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không thể chữa trị khỏi hoàn toàn thế nhưng việc điều trị sẽ giúp bệnh không tiến triển nặng thêm, tránh các đợt cấp phải nhập viện và cải thiện cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài ra, việc điều trị đúng cách kết hợp với việc giữ gìn một lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh giảm thiểu được các nguy cơ biến chứng đe dọa tính mạng cũng như hạn chế được một số căn bệnh về hệ hô hấp khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp thì việc phát hiện và chẩn đoán giai đoạn bệnh sẽ giúp bác sĩ lựa chọn được phác đồ phù hợp cho bệnh nhân. </p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc làm giãn phế quản (SABA, LABA, SAMA, LAMA) nhằm giúp cải thiện thông khí phổi. Các thuốc này phối hợp cùng các thuốc Corticoid đường phun, hít, xịt (ICS) là lựa chọn tối ưu cho các phác đồ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ngoài ra, trong các đợt cấp, các bác sĩ có thể sử dụng các thuốc uống, đường tiêm, truyền, khí dung để giúp khống chế bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, các loại thuốc khác cũng được chỉ định nhằm: Phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp, giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh (ho, sốt,...) và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể.</p>
<p style="text-align: justify;">Các loại vaccine phòng ngừa bệnh liên quan đến hệ hô hấp cùng cần được sử dụng như vaccine cúm, phế cầu, Hemophilus influenza,....</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tiêm phòng các loại vắc xin như vaccine cúm, phế cầu, Hemophilus influenza,....phòng ngừa bệnh liên quan đến hệ hô hấp" src="/ImagePath\images\20210808/20210808_benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiêm phòng các loại vắc xin như vaccine cúm, phế cầu, Hemophilus influenza,....phòng ngừa bệnh liên quan đến hệ hô hấp</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc điều trị không có kết quả tốt thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật cắt thùy phổi hoặc đặt van một chiều phế quản phân thùy,... để cải thiện tình trạng bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số lưu ý cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang được điều trị:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian cũng như các vấn đề kiêng cữ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tuyệt đối không được hút thuốc lá, thuốc lào và tránh xa những nơi có khói thuốc lá cũng như các loại khí độc hại khác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh trở nặng cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể để tránh những biến chứng nặng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, kết hợp với chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh có thể chống chọi với nhiều loại bệnh tật.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Triệu chứng và cách chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính | Vinmec</li><li style="text-align: justify;">Làm gì khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính? | Bạch Mai</li><li style="text-align: justify;">Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) | Hội Hô hấp TP. Hồ Chí Minh</li><li style="text-align: justify;">Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) | hellobacsi</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-svcak |
Bệnh gan do rượu | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh gan do rượu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh gan do rượu là một trong những bệnh lý tổn thương gan thường gặp. Việc sử dụng nhiều rượu bia vượt quá khả năng chuyển hóa của gan từ đó gây tổn thương tế bào gan, dẫn tới gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, hậu quả với nhiều biến chứng như xơ gan mất bù, ung thư gan, hội chứng não gan,... Người bệnh có thể không có triệu chứng trên lâm sàng, tình cờ phát hiện viêm gan trên xét nghiệm cận lâm sàng hoặc triệu chứng lâm sàng rầm rộ như phù, vàng mắt vàng da, cổ chướng, tiểu sẫm màu,... Chẩn đoán bệnh cần dựa vào các yếu tố như tiền sử dùng rượu bia, lâm sàng và các xét nghiệm. Các biện pháp điều trị chính chủ yếu là ngưng sử dụng rượu bia, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh gan do rượu là một trong những bệnh lý tổn thương gan thường gặp" src="/ImagePath/images/20210911/20210911_benh-gan-do-ruou.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh gan do rượu là một trong những bệnh lý tổn thương gan thường gặp</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh gan do rượu là bệnh lý tổn thương gan rất hay gặp, có thể gặp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc sử dụng rượu với số lượng nhiều hoặc trong thời gian dài sẽ gây tổn thương gan do rượu, bắt đầu là viêm gan nhiễm mỡ đến viêm gan do rượu, hậu quả cuối cùng là xơ gan do rượu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh gan do rượu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Việc sử dụng rượu thường xuyên hoặc tần suất nhiều, lạm dụng rượu, nghiện rượu là nguyên nhân gây bệnh. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa rượu (lượng rượu sử dụng hàng ngày và thời gian sử dụng rượu) đối với xơ gan. Lượng rượu sử dụng ít nhưng trong thời gian kéo dài cũng tăng nguy cơ gây bệnh. Khi sử dụng rượu bia, cồn (ethanol) được chuyển hoá thành acetaldehyde có thể gây độc nhiều cơ quan trong cơ thể. Để tránh hậu quả này, acetaldehyde tại gan sẽ được chuyển hóa thành acetate ít độc hơn dưới tác dụng của các enzyme và được cơ thể thải trừ. Khi sử dụng nhiều rượu bia, gan không thể chuyển hóa được hết acetaldehyde thành acetate, lượng acetaldehyde còn dư thừa không thể chuyển hóa sẽ ứ đọng và gây độc cho gan, tế bào gan vị phá hủy, viêm, theo tiến triển thời gian dẫn tới xơ gan và ung thư gan.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Việc sử dụng rượu thường xuyên hoặc tần suất nhiều, lạm dụng rượu, nghiện rượu là nguyên nhân gây bệnh" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_benh-gan-do-ruou.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Việc sử dụng rượu thường xuyên hoặc tần suất nhiều, lạm dụng rượu, nghiện rượu là nguyên nhân gây bệnh</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh gan do rượu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh gan do rượu có biểu hiện lâm sàng đa dạng, không đặc hiệu, triệu chứng ban đầu có thể không có hoặc không rõ ràng đến biểu hiện xơ gan mất bù, ung thư gan.</p>
<p style="text-align: justify;">- Gan nhiễm mỡ: người bệnh trong một thời gian dài thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng như đôi khi mệt mỏi, có lúc chán ăn, thăm khám thường không phát hiện gì đặc biệt, rất ít khi thấy gan có thể to,… Tuy nhiên, các tế bào gan có thể bị tổn thương nặng hơn, tiến triển tới viêm gan. Một số người bệnh có thể hồi phục nếu ngưng sử dụng rượu bia đúng lúc. Trên xét nghiệm có thể thấy sự gia tăng nhẹ hoặc mức độ trung bình các men aminotransferase aspartate aminotransferase AST, Alanine Aminotransferase ALT, đặc biệt Gamma Glutamyl transferase (GGT), các chức năng khác của gan thường bình thường chưa bị ảnh hưởng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh gan do rượu có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, ăn uống kém, ăn không ngon, chán ăn" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_benh-gan-do-ruou-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh gan do rượu có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, ăn uống kém, ăn không ngon, chán ăn</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm gan do rượu: các triệu chứng trên lâm sàng và xét nghiệm có thể rõ ràng hơn. Người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ăn uống kém, ăn không ngon, chán ăn, bụng chướng hơi, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa: đi ngoài phân lỏng, nát hoặc táo bón. Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể sốt, gầy sút cân, vàng da và củng mạc mức độ nhẹ đến nặng. Thăm khám trên lâm sàng thấy củng mạc, da vàng, gan có thể to đau,… Các bất thường xét nghiệm như: AST, ALT, GGT tăng, bilirubin toàn phần và gián tiếp tăng khi có vàng da, trường hợp nặng chức năng gan có thể bị ảnh hưởng: giảm tỉ lệ prothrombin, giảm albumin máu, tỉ lệ A/G giảm,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Xơ gan: bệnh nhân có thể xơ gan còn bù hoặc xơ gan mất bù. Người bệnh thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh hoặc triệu chứng mơ hồ không đặc hiệu mặc dù tổn thương tế bào gan vẫn âm ỉ và thường tiến triển chậm theo thời gian, số lượng tế bào gan hoạt động tốt giảm dần. Người bệnh mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, đau bụng vùng gan, rối loạn tiêu hóa, có thể có sao mạch, thăm khám đôi khi thấy gan to. Trên siêu âm ổ bụng có thể thấy hình ảnh nhu mô gan to, không có cổ chứng, tĩnh mạch cửa không giãn. Người bệnh xơ gan mất bù với tiên lượng nặng, các triệu chứng lâm sàng rõ ràng của hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, trường hợp nặng hơn có biến chứng nguy cơ tử vong cao. Bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém, khó làm việc, tập trung, đau bụng, rối loạn đại tiện, vàng da, vàng mắt, phù chân, cổ chướng và có tuần hoàn bàng hệ, tiểu ít nước tiểu vàng, sao mạch, xuất huyết bầm tím vị trí tiêm truyền,...</p>
<p style="text-align: justify;">Siêu âm thấy dịch tự do ổ bụng, dịch màng phổi, nhu mô gan thô, tăng âm, kích thước có thể teo gan, tĩnh mạch cửa giãn thậm chí có huyết khối, lách to,… Nội soi dạ dày-tá tràng thấy giãn tĩnh mạch thực quản. Các xét nghiệm chức năng gan bị suy giảm: giảm nhiều tỉ lệ prothrombin, albumin máu giảm, tỉ lệ A/G giảm,..</p>
<p style="text-align: justify;">Hậu quả xơ gan có thể dẫn tới ung thư gan, tổ chức ung thư có thể di căn nhiều cơ quan bộ phận khác trong cơ thể.</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó người bệnh có thể có các triệu chứng của hội chứng cai và hội chứng sảng rượu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh gan do rượu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng có thể gặp: Rối loạn điện giải, hội chứng gan thận, hội chứng não gan, hội chứng cai, rối loạn đông máu, giãn vỡ tĩnh mạch thực phản, nhiễm trùng dịch cổ trướng và vị trí khác,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh gan do rượu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh gan do rượu không phải là bệnh truyền nhiễm, không lây từ người sang người.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh gan do rượu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Rượu bia là nguyên nhân gây tổn thương gan. Đa số các bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu là những đối tượng thường xuyên sử dụng lượng rượu lớn trong một hoặc nhiều năm. Tuy nhiên, bên cạnh đó những người sử dụng rượu với lượng lớn trong thời gian ngắn hoặc sử dụng rượu bia hàng ngày với số lượng không lớn trong thời gian dài cũng tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng khoảng 500 ml rượu 40o trong khoảng 1 tuần có thể dẫn tới bị viêm gan cấp do rượu, nguy cơ xơ gan tăng lên 40% nếu sử dụng trong khoảng 8 năm. Những người uống rượu trên 5 năm khoảng 80% có thể bị viêm gan do rượu, thời gian dài hơn khoảng 15 năm nguy cơ xơ gan tăng lên rất nhiều. Thời gian uống rượu bia càng dài, số lượng rượu bia đưa vào cơ thể càng nhiều, nguy cơ xơ gan và ung thư gan càng cao.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Rượu bia là nguyên nhân gây tổn thương gan" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_benh-gan-do-ruou-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Rượu bia là nguyên nhân gây tổn thương gan</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, một số đối tượng có sẵn các bệnh lý về gan như viêm gan do virus (virus viêm gan B, C, A, E,…) hoặc các căn nguyên khác, người bệnh rối loạn miễn dịch, enzyme chuyển hóa rượu bị thiếu hoặc thay đổi, cơ thể bị thiếu dinh dưỡng,viêm dạ dày, tuổi cao, giới tính nữ,… có thể làm nặng lên tổn thương viêm gan nếu sử dụng rượu bia.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh gan do rượu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Việc sử dụng rượu bia một cách hợp lý là biện pháp phòng bệnh chính. Một số khuyến cáo sử dụng lượng rượu bia hợp lý như: với nam giới, chỉ nên uống lượng rượu không vượt quá 21 đơn vị rượu trong một tuần, trong một ngày không vượt quá 4 đơn vị và trong tuần có ít nhất 2 ngày không sử dụng rượu bia; đối với nữ giới chỉ nên uống lượng rượu không quá 14 đơn vị rượu trong một tuần, trong một ngày không vượt quá 3 đơn vị và trong tuần có ít nhất 2 ngày không sử dụng rượu bia. Ước lượng 1 đơn vị rượu như sau: khoảng 500 ml bia hoặc rượu 3 - 4%, khoảng 20 ml rượu khoảng 40%, 50 ml rượu vang.</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, các biện pháp phòng bệnh khác như: sinh hoạt điều độ, thói quen sinh hoạt lành mạnh, tăng cường sức khỏe, dinh dưỡng tốt; truyền máu an toàn, quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh lây truyền viêm gan virus B, viêm gan virus C, tiêm vắc xin viêm gan virus B theo lịch tiêm chủng, không sử dụng các thuốc gây tổn thương gan khác; phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị tốt người bệnh, tư vấn người bệnh bỏ rượu bia.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh gan do rượu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh gan do rượu cần dựa vào các yếu tố khai thác tiền sử sử dụng rượu bia, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiền sử sử dụng rượu bia: cần khai thác kỹ tiền sử sử dụng bia rượu, số lượng bia rượu sử dụng, thời gian sử dụng, được chẩn đoán gan nhiễm mỡ hoặc viêm gan do rượu trước đây.</p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng lâm sàng: theo các thể người bệnh. Có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ, không đặc hiệu đến các biểu hiện xơ gan mất bù trên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm cận lâm sàng:</p>
<p style="text-align: justify;">+ AST, ALT tăng, có thể tăng từ vài trăm đến trên 1000 U/L; trong đó tỉ lệ AST thường tăng nhiều hơn so với ALT, GGT thường tăng cao. Khi có suy giảm chức năng gan: tiểu cầu giảm, các xét nghiệm tỉ lệ PT % giảm, INR kéo dài, giảm albumin, tăng bilirubin toàn trực tiếp và gián tiếp, chức năng thận có thể suy giảm, AFP thường tăng khi có ung thư gan,…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm chẩn đoán bệnh gan do rượu" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_xet-nghiem.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm chẩn đoán bệnh gan do rượu</em></p>
<p style="text-align: justify;">Công thức tính chỉ số DT thường được sử dụng trên lâm sàng để đánh giá mức độ nặng và tiên lượng tử vong cho người bệnh. DT > 32 điểm khi tổn thương gan nặng và tiên lượng tử vong cao. Tuy nhiên, nhiều tác giả cho rằng, chỉ số DT giảm độ chính xác trên nhiều trường hợp, đặc biệt với bệnh nhân đang sử dụng corticoid.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng: siêu âm thầy hình ảnh gan to trong giai đoạn đầu, sau thấy gan teo, nhu mô gan tăng âm, trường hợp ung thư gan thấy khối u ở gan, dịch ổ bụng, giãn tĩnh mạch cửa,… Fibroscan thấy hình ảnh gan xơ hóa,…</p>
<p style="text-align: justify;">+ Sinh thiết gan: chẩn đoán xác định xơ gan, tuy nhiên đây là biện pháp xâm lấn.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh gan do rượu cần chẩn đoán phân biệt với tổn thương gan do các nguyên nhân khác như viêm gan virus cấp/mạn, viêm gan nhiễm độc, xơ gan do căn nguyên khác, ung thư gan nguyên phát, tổn thương gan trong bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm Leptospira, bệnh do Rickettisia,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh gan do rượu</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp điều trị chính bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh cần dừng ngay việc sử dụng rượu bia, chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi tránh hoạt động mạnh khi bệnh tiến triển, nhập viện điều trị với những trường hợp trung bình và năng,… </p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với các bệnh nhân có biến chứng của bệnh cần nhập viện điều trị ngay.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trường hợp viêm gan cấp hoặc suy gan cấp do rượu: chỉ định corticoid thường dùng là methylprednisolone liều 32 mg/ngày trong 04 tuần, chú ý tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng; người bệnh cần bổ sung protein, vitamin, khoáng chất,… lựa chọn acid amin chuỗi nhánh; điều chỉnh rối loạn điện giải, bổ sung Magie, Kali, photphat; sử dụng vitamin B1 cho người bệnh; bổ sung vitamin K1 khi có chỉ định;…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Thuốc điều trị bệnh gan do rượu" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_benh-gan-do-ruou-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thuốc điều trị bệnh gan do rượu</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Trường hợp bệnh gan do rượu mạn tính mất bù: hiện nay chưa có khuyến cáo sử dụng loại thuốc nào tối ưu nhất trong điều trị bệnh gan mạn tính do rượu. Các biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng: nghỉ ngơi tuyệt đối, bổ sung dinh dưỡng, các acid amin chuỗi nhánh, điều chỉnh rối loạn điện giải; chỉ định vitamin K1, truyền các chế phẩm máu như huyết tương tươi đông lạnh, yếu tố VIII,… khi có chỉ định; bổ sung vitamin B1,… Điều trị hội chứng sảng hoặc hội chứng cai nếu có.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đối với bệnh nhân xơ gan rượu: cần ghép gan sớm khi có điều kiện.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Hussen N, Zhu L, Tetangco E, Ellison S. Hepatoptosis in a Patient with Alcoholic Hepatitis. Am J Gastroenterol. 2018 Nov;113(11):1581</li><li style="text-align: justify;">Torruellas C, French SW, Medici V. Diagnosis of alcoholic liver disease. World J Gastroenterol. 2014 Sep 07;20(33):11684-99.</li><li style="text-align: justify;">Mathurin P, Bataller R. Trends in the management and burden of alcoholic liver disease. J Hepatol. 2015 Apr;62(1 Suppl):S38-46.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-gan-do-ruou-shvfl |
Bệnh giun Dracunculus | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh giun Dracunculus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giun Dracunculus (hay bệnh giun Guinea) do loài giun <em>Dracunculus medinensis</em> gây bệnh. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở người; tuy nhiên, đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh ở động vật (như chó, mèo). Giun cái trưởng thành có thể chứa 3 triệu trứng, dài từ 600 đến 800 mm và có đường kính 2mm. Người mắc bệnh chủ yếu do sử dụng nguồn nước bẩn từ ao, hồ, giếng nông,… có chứa bọ chét nước (copepods) nhiễm ấu trùng của <em>D.medinensis</em>. Sau khi nuốt phải loại bọ chét này, chúng sẽ chết do acid dịch vị trong dạ dày vật chủ và giải phóng các ấu trùng. Các ấu trùng tiếp theo sẽ xâm nhập qua thành dạ dày và ruột non của vật chủ vào ổ bụng, khoang sau phúc mạc. Sau đó, ấu trùng di chuyển đến da bệnh nhân và biểu hiện triệu chứng lâm sàng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh giun Dracunculus (hay bệnh giun Guinea) do loài giun Dracunculus medinensis gây bệnh" src="/ImagePath/images/20210911/20210911_Dracunculus_medinensis_larvae.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh giun Dracunculus (hay bệnh giun Guinea) do loài giun Dracunculus medinensis gây bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh giun Dracunculus thường xuất hiện ở người trưởng thành sống trong các vùng nông thôn. Mặc dù hiện nay, Tổ chức Y tế thê giới đã công nhận 199 quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực không có tình trạng lây nhiễm bệnh Dracunculus; các ca bệnh vẫn thường xuất hiện ở khu vực Cộng hòa Chad, Angola và Nam Sudan.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh giun Dracunculus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Giun <em>Dracunculus medinensis</em> là căn nguyên gây bệnh. Người mắc bệnh sau khi sử dụng nguồn nước bẩn từ ao, hồ, giếng nông,… có chứa bọ chét nước (copepods) nhiễm ấu trùng của <em>D.medinensis</em>. Loài bọ chét này sẽ chết do acid dịch vị và giải phóng các ấu trùng xâm nhập qua thành dạ dày và ruột non, vào ổ bụng và khoang sau phúc mạc của vật chủ - nơi giun đực, giun cái gặp nhau và thụ tinh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Giun Dracunculus medinensis là căn nguyên gây bệnh" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_Dracunculus_medinensis_larvae-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Giun Dracunculus medinensis là căn nguyên gây bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Sau 10 đến 14 tháng tiếp theo, giun đực sẽ chết trong tổ chức; trong khi đó, giun cái (có thể dài 70 đến 120 cm và có đường kính 2mm) sẽ di chuyển đến mô dưới da và cơ. Khoảng một năm sau khi nhiễm bệnh, giun cái trưởng thành được thụ tinh (có thể giải phóng hàng ngàn ấu trùng) sẽ di chuyển đến bề mặt da và gây ra nốt sẩn, mụn nước đau. Các tổn thương có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, nhưng thường ở chi dưới (cẳng chân, bàn chân); ngoài ra, cũng có thể thấy ở bộ phận sinh dục, mông và thân mình. Các mụn nước gây cảm giác đau đớn, nóng rát và vỡ trong vòng 24 đến 72 giờ. Khi bệnh nhân ngâm chân trong nước lạnh để giảm bớt triệu chứng khó chịu hay sử dụng nước trong sinh hoạt hàng ngày (lấy nước, tắm gội, giặt quần áo,…), giun <em>D.medinensis</em> sẽ giải phóng chất dịch trắng sữa chứa hàng triệu ấu trùng vào nguồn nước. Các ấu trùng này lại được tiêu hóa bởi loài bọ chét nước và khiến bọ chét nhiễm bệnh sau 2 tuần. Khi người nuốt phải loài bọ chét này, chu trình mới lại bắt đầu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh giun Dracunculus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân thường không xuất hiện triệu chứng trong vòng 1 năm đầu khi mắc bệnh. Một vài ngày hay vài giờ trước khi xuất hiện nổi mụn nước trên da, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, nổi mề đay, ngứa, chóng mặt, buồn nôn, nôn và tiêu chảy; sưng đau tại nơi giun xuất hiện. Phần lớn tổn thương xuất hiện ở cẳng chân và bàn chân; tuy nhiên, cũng có thể ở các vị trí khác trên cơ thể.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, nổi mề đay, ngứa" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_Dracunculus_medinensis_larvae-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, nổi mề đay, ngứa</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các bệnh nhân nhiễm bệnh giun Dracunculus thường không có điều kiện đến khám tại các cơ sở y tế. Khi giun <em>D.medinensis</em> di chuyển ở da, sẽ xuất hiện mụn nước. Bệnh nhân cảm thấy đau nhiều, hạn chế di chuyển, vận động. Ngoài ra, tổn thương có thể nhiễm trùng thứ phát khiến cho tình trạng bệnh nhân càng nặng hơn và kéo dài thời gian hồi phục thêm vài tuần đến vài tháng</p>
<p style="text-align: justify;">Hiếm khi giun di chuyển lạc chỗ đến phổi, mắt, màng ngoài tim, tủy sống và hình thành các ổ áp xe tại những vị trí này. Ngoài ra, nhiễm ký sinh trùng cũng tạo điều kiện cho nhiễm trùng thứ phát, và gây nhiễm khuẩn huyết. Viêm khớp và co cứng cơ mạn tính có thể xuất hiện nếu giun di chuyển đến các khớp.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong một số trường hợp, giun có thể chết trước khi xâm nhập qua da. Lúc đó, giun có thể bị calci hóa và chỉ được phát hiện tình cờ khi chụp Xquang hay sờ thấy dưới da.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh giun Dracunculus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ngoài gây đau khi các mụn nước vỡ, quá trình di chuyển của giun cũng rất đau đớn. Nếu vết thương không được chăm sóc phù hợp có thể bội nhiễm thêm vi khuẩn, gây tình trạng viêm mô bào, áp-xe, nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp nhiễm khuẩn và biến dạng khớp, uốn ván,…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ngoài gây đau khi các mụn nước vỡ, quá trình di chuyển của giun cũng rất đau đớn" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_Dracunculus_medinensis_larvae-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ngoài gây đau khi các mụn nước vỡ, quá trình di chuyển của giun cũng rất đau đớn</em></p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù tỷ lệ tử vong thấp, tàn phế là di chứng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm bệnh giun Dracunculus. Bệnh giun Dracunculus có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân và trở thành gánh nặng kinh tế và xã hội cho cộng đồng mắc bệnh. Giun Dracunculus di chuyển qua da chậm và khiến bệnh nhân đau đớn nhiều, thậm chí tàn phế do bội nhiễm. Người bệnh nhiễm bệnh giun Dracunculus không thể làm việc hay chăn nuôi gia súc. Điều này dẫn đến bất ổn nguồn lương thực và các vấn đề về tài chính cho gia đình. Trẻ em không thể đến trường do nhiễm bệnh hoay phải đi làm thay người lớn trong gia đình bị nhiễm bệnh. Bởi vậy, bệnh giun Dracunculus là bệnh của nghèo đói và cũng là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói do các di chứng của nó.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh giun Dracunculus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đường lây truyền chủ yếu do người dân sử dụng nguồn nước bẩn từ ao, hồ, giếng nông,… có chứa bọ chét nước (copepods) nhiễm ấu trùng của giun <em>D.medinensis</em>. Sau khi bọ chét bị nuốt và chết do dịch vị, sẽ giải phóng các ấu trùng xâm nhập qua thành dạ dày và ruột non, vào ổ bụng, khoang sau phúc mạc và di chuyển đến da.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Đường lây nhiễm giun D.medinensis" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_giun.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đường lây nhiễm giun D.medinensis</em></p>
<p style="text-align: justify;">Vật chủ của <em>D.medinensis</em> chủ yếu là con người, tuy nhiên, bệnh cũng có thể gặp ở các loài động vật khác (như chó, mèo). Do đó, bệnh giun Dracunculus cũng có thể lây nhiễm cho cả con người và động vật khi ăn các động vật mang mầm bệnh sống trong môi trường nước (như cá, ếch,…). Nếu cá, ếch chưa được nấu chín, ấu trung giun Dracunculus có thể được giải phóng vào đường tiêu hóa của người và động vật.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh giun Dracunculus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bênh giun Dracunculus ảnh hưởng chủ yếu đến các khu vực nghèo, xa xôi hẻo lánh ở châu Phi (như cộng hòa Chad, Ethiopia, Mali, Nam Sudan), nơi không có nguồn nước sạch để sử dụng. Những người mắc bệnh do sử dụng nguồn nước nhiễm ấu trùng từ các hồ, ao tù nước động. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm, tuy nhiên khoảng thời gian số ca bệnh gia tăng ở mỗi nơi lại khác nhau. Ở các vùng khô hạn, bệnh nhân thường mắc bệnh vào mùa mưa, khi các vũng nước ứ động xuất hiện nhiều. Ngược lại, ở khu vực mưa nhiều, bệnh lại thường xảy ra vào mùa khô, khi nước bay hơi và nước tù đọng nhiều.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, những người thường xuyên ăn các loaì động vật sống dưới nước chưa nấu chín như cá, ếch,… cũng có nguy cơ mắc bệnh giun Dracunculus.</p>
<p style="text-align: justify;">Nguy cơ mắc bệnh giun Dracunculus đa dạng theo giới tính, tuổi, nghề nghiệp và chủng tộc. Sự khác biệt này phản ánh địa điểm và cách người dân uống nước ở các vùng và quốc gia khác nhau. Nhìn chung, tỷ lệ nam và nữ mắc bệnh như nhau. Tuy nhiên, lứa tuổi thường gặp là từ 15 đến 45 tuổi, có thể liên quan đến đặc điểm nghề nghiệp ở lứa tuổi này thường là nông dân, người chăn nuôi gia súc và nguy cơ uống nước ở những khu vực tù đọng, xa hộ sinh hoạt gia đình.</p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở những khu vực có người nhiễm bệnh giun Dracunculus trước đó. Do bệnh giun Dracunculus không có miễn dịch, dân cư trong khu vực dịch tễ có thể nhiễm bệnh từ năm này qua năm khác do dùng chung nguồn nước liên tục bị nhiễm bẩn và điều kiện sống không cải thiện. Mặc dù vậy, không phải tất cả mọi người đều mắc bệnh, một số người dễ cảm nhiễm với mầm bệnh hơn những người khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh giun Dracunculus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giun Dracunculus có thể phòng ngừa bằng cách sử dụng nguồn nước sạch, các chương trình giám sát cộng đồng và giáo dục người dân về đường lây truyền bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chỉ sử dụng nguồn nước an toàn, không mang mầm bệnh</p>
<p style="text-align: justify;">- Trong trường hợp không thể có nguồn nước sạch, người dân cần biết sử dụng các biện pháp xử lý nguồn nước không an toàn (vùng ao tù, nước động, khu vực giếng đào bằng tay không có tường bao quanh,…) như sử dụng thiết bị lọc nước, thuốc diệt côn trùng trong nguồn nước để diệt bọ chét nước.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ăn chín, uống sôi. Đặc biệt, cần nấu chín cá, ếch trước khi ăn. Khi chế biến cá, cần xử lý các phần thừa, bỏ đi của cá, tránh để chó ăn phải.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ăn chín, uống sôi đặc biệt, cần nấu chín cá, ếch trước khi ăn để phòng bệnh" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_Dracunculus_medinensis_larvae-5.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ăn chín, uống sôi đặc biệt, cần nấu chín cá, ếch trước khi ăn để phòng bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Không cho chó ăn các loài cá, ếch sống, chưa nấu chín</p>
<p style="text-align: justify;">- Người bị bệnh giun Dracunculus cần băng kín chỗ vết thương và không tiếp xúc với nguồn nước sạch cộng đồng để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho mọi người.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chó có các biểu hiện bệnh nhue mụn nước, sưng nề, có giun xuất hiện ở vết thương cũng cần tránh đến các khu vực nguồn nước sạch cộng đồng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh giun Dracunculus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh giun Dracunculus chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ; hiện chưa có các xét nghiệm huyết thanh để chẩn đoán khẳng định. Với các bệnh nhân nhiễm giun Dracunculus, xét nghiệm máu có thể tăng bạch cầu ái toan, soi dịch tiết vết thương có thể thấy ấu trùng giun Dracunculus.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm máu có thể tăng bạch cầu ái toan" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_xet-nghiem-cong-thuc-mau.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm máu có thể tăng bạch cầu ái toan</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh giun Dracunculus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện tại, chưa có thuốc điều trị cũng như vaccine phòng bệnh do giun Dracunculus. Khi phát hiện người bệnh mắc bệnh giun Dracunculus, cần ngăn không cho bệnh nhân tiếp xúc với nguồn nước. Vết thương cần được vệ sinh sạch sẽ. Có thể ngâm vị trí tổn thương trong nước (không phải nguồn nước sinh hoạt) để khiến giun giải phóng nhiều ấu trùng ra ngoài; giúp việc lấy bỏ giun được dễ dàng hơn. Một khi một phần của giun lộ ra ngoài qua vết thương, có thể dùng que để kéo vài centimet chiều dài của giun ra ngoài cơ thể mỗi ngày. Việc dùng que để quấn lấy giun, rút giun hoàn toàn ra khỏi cơ thể mất vài tuần đến vài tháng. Cần thận trọng để tránh giun bị vỡ trong quá trình rút. Một khi giun bị vỡ hoặc không được lấy ra hết, vị trí có giun có thể sưng đau, có phản ứng viêm xung quanh và dễ dẫn đến nhiễm trùng thứ phát hay các biến chứng của bệnh. Sau khi lấy được giun ra, cần băng lại vị trí tổn thương để tránh bội nhiễm.</p>
<p style="text-align: justify;">Các thuốc kháng viêm, giảm đau có thể giúp điều trị triệu chứng sưng, đau; ngoài ra, cần điều trị kháng sinh khi có nhiễm khuẩn và dự phòng bội nhiễm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Karin Leder, Peter F Weller. Miscellaneous nematodes, Uptodate, 2021.</li><li style="text-align: justify;">WHO. Dracunculiasis (Guinea-worm disease)</li><li style="text-align: justify;">CDC. Dracunculiasis</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-giun-dracunculus-svmht |
Bệnh giang mai | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh giang mai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay gặp, do trực khuẩn <em>Treponema pallidum</em> gây bệnh và đã được biết đến từ lâu. Ngoài con đường lây truyền chính qua quan hệ tình dục, các con đường lây bệnh khác ít gặp hơn là lây truyền qua đường máu, lây truyền từ mẹ - con. Biểu hiện lâm sàng bệnh đa dạng và có thể tổn thương nhiều cơ quan khác nhau: tổn thương da và niêm mạc hay gặp, tổn thương thần kinh, cơ xương khớp, tim mạch,… hoặc giang mai bẩm sinh. Chẩn đoán bệnh dựa vào các yếu tố khai thác tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên vi sinh. Giang mai vẫn là một trong các vi khuẩn còn nhạy cảm kháng sinh thông thường, tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh có thể gây biến chứng tại nhiều cơ quan như hệ tim mạch, hệ thần kinh,… Hiện nay các biện pháp phòng bệnh chính là không đặc hiệu, chủ yếu là phòng các con đường lây nhiễm.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_585-giang-mai-8229-5b1b.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh giang mai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><em>Treponema pallidum</em> là xoắn khuẩn có hình dạng đặc biệt hình lò xò, vòng xoắn trung bình khoảng 6 – 14 vòng, chuyển hóa kỵ khí, không có vỏ vi khuẩn và không sinh nha bào. Xoắn khuẩn có sức đề kháng yếu ngoài ngoại cảnh, có thể dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao và hóa chất thông thường. Con người là nguồn bệnh duy nhất. Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, trong một thời gian xuất hiện kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh, có thể tồn tại thời gian dài trong vi khuẩn. Ngày nay, vẫn chưa thể nuôi cấy vi khuẩn trong các môi trường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Treponema pallidum là xoắn khuẩn có hình dạng đặc biệt" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_giang-mai-jpeg-6416-1619228054.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Treponema pallidum là xoắn khuẩn có hình dạng đặc biệt</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh giang mai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng bệnh giang mai: trải qua 03 thời kỳ: giang mai thời kỳ I, giang mai thời kỳ II, giang mai thời kỳ III.</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>+ Giang mai thời kỳ I</strong></p>
<p style="text-align: justify;"> * Triệu chứng thường khởi phát sau phơi nhiễm khoảng 3 – 4 tuần ( trung bình 10 – 90 ngày)</p>
<p style="text-align: justify;">* Tổn thương là săng sang mai và hạch.</p>
<p style="text-align: justify;"> * Săng giang mai: hình dạng hình tròn hoặc hình bầu dục, thường bằng phẳng so với bề mặt da, không có bờ lõm hay gờ trên bề mặt da, là vết trượt mất một phân thượng bì (vết trượt nông) màu đỏ, trên nền cừng và sờ chắc ( phân biệt với tổn thương trượt do một số nguyên nhân khác). Người bệnh không có cảm giác đau, không ngứa, không tạo áp xe, không sinh mủ, đôi khi người bệnh không chú ý thấy. Bộ phận sinh dục là vị trí săng hay gặp nhất kèm theo có xuất hiện hạch vùng lân cận: môi lớn, môi bé, nếp gấp sinh dục, lỗ niệu đạo, cổ tử cung, miệng sáo, bao quy đầu, rãnh sinh dục, xương mu, bẹn,… Vị trí khác như quanh hậu môn, trực tràng nếu người bệnh quan hệ tình dục qua đường hậu môn- trực tràng; niêm mạc miệng, lưỡi, vòm họng nếu người bệnh quan hệ tình dục qua đường miệng; hoặc ngón tay, ngón chân, vú,….</p>
<p style="text-align: justify;">* Hạch: xuất hiện một thời gian ngắn ở vùng lân cận sau khi xuất hiện săng. Hạch bị viêm, nhiều hạch tập hợp lại thành chùm, trong số các hạch đó thường xuất hiện một hạch chúa, kích thước to hơn các hạch còn lại. Theo diễn biến thời gian hạch không đau, không tạo mủ, không dính vào nhau và xâm lấn tổ chức xung quanh, dễ dàng di động.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>+ Giang mai thời kỳ II:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">* Giang mai II sơ phát</p>
<p style="text-align: justify;">- Đào ban: người bệnh xuất hiện các thương tổn dạng đào ban, với đặc điểm bằng phẳng, thường có hình bầu dục, giống màu cánh đào hồng, người bệnh không cảm giác ngứa, không cảm giác đau, tổn thương không bị thâm nhiễm, số lượng từ ít đến nhiều. Vị trí của đào ban thường là mặt, thân mình, gan bàn tay, bàn chân, da đầu,… Theo tiến triển một thời gian sau, đào ban mất đi để lại vết nhiễm sắc tố trắng đen loang lổ ngay cả khi không can thiệp điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;"> - Mảng niêm mạc: trên bề mặt niêm mạc xuất hiện vết trợt nông, kích thước vài mm đến khoảng 1 cm, bờ không có, bề mặt có thể bằng phẳng hoặc sần sùi, đóng vảy tiết ( khi vảy tiết bong dễ phát tán xoắn khuẩn). Mảng niêm mạc được tìm thấy ở niêm mạc miệng, mũi, hậu môn và cơ quan sinh dục.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hạch: hạch có thể xuất hiện nhiều nơi trong cơ thể, không dính và không xâm lấn tổ chức xung quanh, dịch hạch có nhiều xoắn khuẩn</p>
<p style="text-align: center;"> <img alt="Các triệu chứng khác như đau nhức đầu, tóc bị gãy rụng ( rụng tóc kiểu rừng thưa)." src="/ImagePath\images\20210827/20210827_1478016994-hairloss.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các triệu chứng khác như đau nhức đầu, tóc bị gãy rụng ( rụng tóc kiểu rừng thưa).</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: justify;">* Giang mai II tái phát: sau mắc giang mai I thường khoảng 4 – 12 tháng</p>
<p style="text-align: justify;">- Xuất hiện tổn thương đào ban tái phát với kích thước to hơn, hay tập trung thành một vùng hình vòng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sẩn giang mai: nổi gờ lên bề mặt da, ấn chắc, thường có hình bán cầu, màu sắc thường gặp đỏ hồng, chân rộng, kích thước tương đối to, vị trí thường gặp xung quanh cơ quan sinh dục, hậu môn, lòng bàn tay – chân, theo tiến triển một thời gian có thể bong vảy, xung quanh tổn thương tạo viền vảy mỏng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Biểu hiện khác: một số cơ quan tổn thương khác như viêm họng, viêm mống mắt, đau xương khớp, viêm gan,…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>+ Giang mai thời kỳ III:</strong> thường sau khoảng 3 năm, có trường hợp sau 3 – 10 năm, giai đoạn này là giai đoạn muộn, thường xuất hiện ở người bệnh không điều trị (khoảng 30 – 50 % tổng số người bệnh). Các tổn thương giang mai thường khu trú lại ở một số cơ quan, tuy nhiên xâm nhập và phá hủy tổ chức, không được điều trị kịp thời gây các biến chứng và di chứng hoặc đe dọa tính mạng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Củ ( gôm giang mai): theo tiến triển thời gian thường bị hoại tử gôm giang mai, loét, khó lành, nguy cơ lây trong giai đoạn này thấp. Vị trí gôm giang mai có thể gặp tại nhiều vị trí trên cơ thể, vị trí nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trên hệ tim mạch: xảy ra nhiều năm, thậm chí hàng chục năm sau nhiễm giang mai. Viêm động mạch chủ, giãn, vỡ phình động mạch, tổn thương các van tim,… là các thương tổn có thể gặp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trên hệ thần kinh: sau vài năm đến vài chục năm kể từ thời điểm nhiễm bệnh. Các biểu hiện thần kinh đa dạng: từ rối loạn ý thức; thay đổi tâm sinh lý, tính tình; ảo giác, hoang tưởng; co giật,….</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giang mai bẩm sinh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Phụ nữ có thai bị mắc bệnh giang mai sẽ lây truyền sang thai nhi, sự lây truyền này thường xảy ra vào tuần thứ 16 trở đi của thai kỳ. Giang mai bẩm sinh bao gồm</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>+ Giang mai bẩm sinh sớm</em>:</strong> biểu hiện bệnh thường trong 02 năm đầu cuộc đời: trong thời kỳ chu sinh, trẻ có thể bị lưu thai, sảy thai nếu nhiễm trùng nặng, hoặc đẻ non, mất sau sinh. Trường hợp còn lại, trẻ có thể khởi phát bệnh sau khoảng 6 – 8 tuần sau sinh, các tổn thương giang mai gần tương tự giang mai II sơ phát, trẻ có thể có phỏng nước, bong vảy da, giả liệt Parrot, trẻ nhẹ cân, gầy gò, da nhăn nheo, mất sự mềm mại, kèm theo gan, lách to, chướng bụng,…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>+ <em>Giang mai bẩm sinh muộn</em></strong>: trẻ phát bệnh sau 2 năm hoặc lâu hơn: biểu hiện lâm sàng đa dạng, gần tương tự giai đoạn lâm sàng III, đôi khi có thể không có triệu chứng rõ rệt. Biểu hiện đó là: viêm mống mắt, giảm/mất thính lực/thị lực, biến dạng mũi, to đầu gối, tổn thương cơ xương khớp, tổn thương tim mạch, thần kinh,….</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh giang mai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh có thể có nhiều biến chứng: nhiễm trùng thần kinh trung ương; dị tật mắt, đồng tử nhỏ giảm phản xạ ánh sáng, ảnh hưởng thị lực; nhiễm trùng khớp, theo tiến triển thời gian cấu trúc xương bị suy yếu, gãy xương; ảnh hưởng co thắt cơ trơn dạ dày, bàng quang, vùng chậu; ….</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh giang mai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như trên đã trình bày, con đường lây truyền chính là lây truyền qua đường tình dục. Các con đường lây truyền phổ biến ít hơn là lây truyền mẹ - con, đường máu. Ở người bệnh, xoắn khuẩn có thể tìm thấy tại các tổn thương da và niêm mạc, hạch,… Khi quan hệ tình dục, da và niêm mạc bị trầy xước tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lan truyền. Khi tiếp xúc trực tiếp với các vết thương cũng có thể lây nhiễm vi khuẩn. Trẻ nhỏ có thể bị nhiễm giang mai bẩm sinh trong thời kỳ chu sinh hoặc nhiễm trùng khi sinh trong chuyển dạ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh giang mai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như trên đã trình bày, con đường lây truyền bệnh chủ yếu là quan hệ tình dục, đặc biệt quan hệ tình dục không an toàn. Các đối tượng hoạt động mại dâm, nhiều bạn tình, mắc các bệnh đường sinh dục khác, tổn thương chấn thương đường sinh dục, nhiễm HIV/AIDS, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, đường miệng, … nguy cơ mắc bệnh cao. Tỉ lệ thấp hơn người bệnh có thể lây giang mai qua đường máu như tiêm chích ma túy, sử dụng chung bơm kim tiêm,… hoặc tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da và niêm mạc của người mắc giang mai mà không đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Con đường lây truyền bệnh chủ yếu là quan hệ tình dục, đặc biệt quan hệ tình dục không an toàn." src="/ImagePath\images\20210828/20210828_giang-mai-8.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Con đường lây truyền bệnh chủ yếu là quan hệ tình dục, đặc biệt quan hệ tình dục không an toàn.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm giang mai trong thời kỳ mang thai sẽ mắc giang mai bẩm sinh, hoặc nhiễm trong quá trình chuyển dạ khi tiếp xúc với niêm mạc đường sinh dục của mẹ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh giang mai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu là quan trọng, đặc biệt là phòng các con đường lây nhiễm.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức, nâng cao sức khỏe</p>
<p style="text-align: justify;">+ Quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh: chung thủy một bạn tình, không quan hệ với gái mại dâm, người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung, sử dụng bao cao su đúng cách, lưu ý chăm sóc, vệ sinh cơ quan sinh dục, răng miệng,…</p>
<p style="text-align: justify;">+ Không tiêm chích ma túy, không sử dụng chung bơm kim tiêm</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Không tiêm chích ma túy, không sử dụng chung bơm kim tiêm" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_bai-van-thuyet-minh-ve-tac-hai-cua-ma-tuy-so-6-324874.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Không tiêm chích ma túy, không sử dụng chung bơm kim tiêm</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: justify;">+ Phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ với người bệnh, điều trị cho bạn tình. </p>
<p style="text-align: justify;">+ Đối với phụ nữ mang thai: cần chẩn đoán sớm và điều trị sớm, để phòng tránh nhiễm bệnh giang mai bẩm sinh. Cần sàng lọc phản ứng huyết thanh đặc hiệu với vi khuẩn đối với phụ nữ có thai.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh giang mai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh cần dựa vào nhiều yếu tố: khai thác tiền sử bệnh (phơi nhiễm yếu tố nguy cơ), triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên vi khuẩn. </p>
<p style="text-align: justify;">Như trên đã trình bày, hiện nay chưa thể nuôi cấy và phân lập được xoắn khuẩn giang mai trong phòng thí nghiệm. Các xét nghiệm hiện nay được sử dụng để phát hiện sự có mặt của xoắn khuẩn đó là:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Soi kính hiển vi tìm xoắn khuẩn: Bệnh phẩm thường được sử dụng là vết trợt, loét, dịch tiết và dịch chọc hạch, dịch não tủy,… đặc biệt trong những giai đoạn sớm của bệnh, kỹ thuật soi dưới kính hiển vi nền đen, hình ảnh ghi nhận xoắn khuẩn giang mai hình lò xo di động. Tuy nhiên kết quả có thể gây nhầm lẫn với một số xoắn khuẩn khác.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Soi kính hiển vi tìm xoắn khuẩn" src="/ImagePath\images\20210828/20210828_xet-nghiem-mau-chan-doan-benh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Soi kính hiển vi tìm xoắn khuẩn</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Phản ứng huyết thanh học: có thể tìm kháng thể đặc hiệu hoặc không đặc hiệu với giang mai.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tìm kháng thể đặc hiệu: TPHA (Treponema pallidum haemagglutination assay)/TPPA (Treponema pallidum passive particle agglutination); FTA-abs (xét nghiệm hấp thụ kháng thể Treponema huỳnh quang); EIA (xét nghiệm miễn dịch enzym); CLIA (xét nghiệm miễn dịch theo phương pháp hóa phát quang; ECLIA (xét nghiệm miễn dịch theo phương pháp điện hóa phát quang).</p>
<p style="text-align: justify;">- Tìm kháng thể không đặc hiệu: VDRL, RPR</p>
<p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như tổn thương ghẻ, nhiễm virus Herpes ở niêm mạc, tổn thương da do dị ứng thuốc, do các căn nguyên vi sinh khác ( vi rus, nấm,…), vảy nến, bệnh lao, viêm hạch, ung thư hạch,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh giang mai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">+ Nguyên tắc điều trị: điều trị sớm, đúng phác đồ, tuân thủ điều trị</p>
<p style="text-align: justify;">+ Liệu pháp kháng sinh:</p>
<p style="text-align: justify;">* Giang mai thời kỳ I,II</p>
<p style="text-align: justify;">- Người lớn: khuyến cáo sử dụng Benzathin penicilin G 24.000.000 IU x 01 liều duy nhất</p>
<p style="text-align: justify;"><em>- </em><em>Trẻ nhỏ: khuyến cáo sử dụng </em>Benzathin penicilin G 50.000 IU/kg (tối đa 24.000.000 IU x 01 liều duy nhất</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trường hợp không thể sử dụng </strong>Benzathin penicilin G có thể thay thế một số kháng sinh sau nếu không có chống chỉ định: Doxycyclin 100 mg/lần x 2 lần/ngày; ceftriaxone 1-2 g/ lần x 01 lần/ ngày. Thời gian điều trị khoảng 10 – 14 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">* Giang mai thời kỳ III: cần chọc dịch não tủy để đánh giá có nhiễm trùng thần kinh trung ương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Dịch não tủy bình thường: khuyến cáo sử dụng Benzathin penicilin G 24.000.000 IU x 01 liều/ tuần x 3 tuần. </p>
<p style="text-align: justify;">- Giang mai thần kinh, giang mai mắt: khuyến cáo sử dụng Penicillin G 3.000.000 – 4.000.000 IU/lần, cách nhau 04 giờ. Thời gian điều trị trung bình là 10 – 14 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp người bệnh không thể sử dụng Penicillin G, có thể sử dụng Ceftriaxone 2 g/lần x 01 lần/ngày. Thời gian điều trị trung bình là 10- 14 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">* Giang mai bẩm sinh: khuyến cáo sử dụng: penicillin G 50.000 IU/kg/ lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ x 7 ngày, 3 ngày sau mỗi lần cách nhau 8 giờ.</p>
<p style="text-align: justify;">Hiệu quả các kháng sinh khác trong điều trị giang mai bẩm sinh còn đang tranh luận, cần nghiên cứu thêm. Trường hợp trẻ nhỏ có dị ứng Penicillin, nên giải mẫm cảm với kháng sinh trước khi chỉ định phác đồ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu. | Bộ Y tế 2015 </li><li>Hook EW. Syphilis. Lancet. 2017 Apr 15;389(10078):1550-1557</li><li>Forrestel AK, Kovarik CL, Katz KA. Sexually acquired syphilis: Historical aspects, microbiology, epidemiology, and clinical manifestations. J Am Acad Dermatol. 2020 Jan;82(1):1-14</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-giang-mai-syool |
Bệnh melioidosis và bệnh glanders | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh melioidosis và bệnh glanders</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Hai bệnh melioidosis và bệnh glanders có tác nhân gây bệnh gần giống nhau cũng như đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và điều trị tương tự nhau nên thường được mô tả cùng với nhau. Tác nhân gây bệnh thuộc chi <em>Burkholderia</em>, gây nên các bệnh cảnh khá đa dạng ở nhiều cơ quan như phổi, gan, cơ, não…với các mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ nhiễm trùng khu trú, các ổ áp xe nhỏ cho đến tình trạng bệnh lan tỏa gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn với tỷ lệ tử vong rất cao</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Đây là 2 bệnh có thể gây ra sốc nhiễm khuẩn với tỷ lệ tử vong rất cao" src="/ImagePath/images/20210822/20210822_Benh-melioidosis-nguyen-nhan-tu-dau.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đây là 2 bệnh có thể gây ra sốc nhiễm khuẩn với tỷ lệ tử vong rất cao</em></p>
<p>Bệnh melioidosis có tác nhân gây bệnh là vi khuẩn <em>Burkholderia pseudomallei</em>, có thể được gọi bằng những cái tên khác nhưng phổ biến hơn cả là Whitmore. Vi khuẩn gây bệnh thường sống ở những vùng khí hậu nóng ẩm, nhất là khu vực phía nam châu Á, đây là sinh vật sống hoại sinh trong bùn đất và các nguồn nước tự nhiên như ao hồ, song suối, ruộng lúa,…Chúng lây nhiễm cho những người thường xuyên tiếp xúc và phơi nhiễm với bùn đất và nguồn nước bẩn chứa mầm bệnh nguy hiểm này.</p>
<p>Bệnh glanders lại được gây nên do <em>Burkholderia mallei, </em>đây là một loài vi khuẩn cùng họ với <em>Burkholderia pseudomallei</em> . Khác với bệnh melioidosis, bệnh glanders gặp chủ yếu ở gia súc họ nhà ngựa như ngựa, lừa, la. Người có thể nhiễm bệnh do tiếp xúc với mầm bệnh có trong máu, dịch và thịt động vật nhiễm bệnh. Điều này giải thích vì sao trước kia người mắc bệnh glanders hầu như đều là người chăn nuôi ngựa, lừa cũng như bác sĩ thú ý chăm sóc cho chúng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh melioidosis và bệnh glanders</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thể hiện ngay trong tên khoa học của 2 loài vi khuẩn, tác nhân gây bệnh của bệnh glanders và melioidosis đều thuộc chi <em>Burkholderia</em>. Hai loài vi khuẩn gây bệnh là <em>Burkholderia mallei</em> (glanders) và <em>Burkholderia pseudomallei</em> (melioidosis) khá dễ dàng nuôi cấy trong những môi trường thông thường, tuy nhiên việc này đặt ra vấn đề cần phải có một môi trường chọn lọc để phân lập được 2 loài vi khuẩn này ra khỏi những loài vi khuẩn khác trong môi trường. Chúng được xác định là trực khuẩn, bắt màu gram âm và có sinh men oxidase, khả năng mọc trong môi trường nuôi cấy của <em>B pseudomallei </em>có phần tốt hơn so với <em>B mallei.</em></p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Vi khuẩn gây bệnh có thể có mặt ở khắp mọi nơi" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_Benh-melioidosis-va-benh-glanders.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn có thể có mặt ở khắp mọi nơi</em></p>
<p style="text-align: justify;">Vi khuẩn có thể có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng tập trung ở những khu vực khí hậu nhiệt đới ( Trung Quốc, Đông Nam Á, châu Phi, Úc,…) và cụ thể tồn tại trong bùn, đất, nước ở những khu vực này. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh melioidosis và bệnh glanders</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Khó xác định thời kỳ ủ bệnh do những phơi nhiễm không rõ ràng và trong khoảng thời gian dài, nhưng thường gặp ủ bệnh trong khoảng thời gian 3 tuần. Nhiễm trùng có thể là cấp tính, mãn tính, hoặc từng đợt kéo dài trong nhiều năm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thể cấp tính</strong></p>
<p style="text-align: justify;">a) Các triệu chứng lâm sàng phổ biến</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm phổi: Thể bệnh này hay gặp nhất, viêm phổi do bệnh melioidosis và bệnh glanders cũng có những đặc điểm chung với nhóm các viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Tình trạng bệnh thay đổi, có thể viêm nhẹ và khu trú với các biểu hiện sốt cao, đau ngực, ho đờm hoặc đờm mủ, hoặc tiến triển lan tỏa khắp 2 phổi và hoại tử nhu mô phổi, với các biến chứng nguy hiểm đi kèm như suy hô hấp, sốc nhiễm trùng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thể bệnh phổ biến cũng hay gặp là nhiễm khuẩn huyết: Nhiễm khuẩn huyết ở bệnh melioidosis và bệnh glanders thường rất nặng, có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng, và tỷ lệ tử vong rất cao. Các triệu chứng có thể gợi ý nhiễm khuẩn huyết như: Sốt cao sau đó có thể là hạ nhiệt độ, tụt huyết áp, thở nhanh và nặng hơn có thể thở chậm dần, nổi vân tím dưới da, xuất huyết dưới da và niêm mạc, nhưng thường khó tìm được đường vào của bệnh. Các triệu chứng tổn thương đa cơ quan: Đau đầu, rối loạn ý thức, khó thở, đau bụng, đau khớp, tiểu ít…</p>
<p style="text-align: justify;">b) Các biểu hiện lâm sàng ít gặp hơn</p>
<p style="text-align: justify;">- Các ổ áp xe trong các cơ quan: Gan, lách, cơ,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Tổn thương da và mô tế bào: Các ổ áp xe dưới da, viêm mô tế bào, loét da, ban mụn nước có mủ rải rác trên da</p>
<p style="text-align: justify;">- Thận- tiết niệu: Viêm nhiễm các cơ quan đường tiết niệu và suy thận do biến chứng suy đa phủ tạng có thể gặp</p>
<p style="text-align: justify;">- Xương khớp: Đau khớp, viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm khuẩn</p>
<p style="text-align: justify;">- Thần kinh: Viêm màng não mủ, áp xe não, viêm não tủy,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Áp xe hoặc viêm mủ các tuyến nước bọt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm các hạch bạch huyết trong cơ thể</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thể bán cấp và thể mạn tính</strong></p>
<p style="text-align: justify;"> Các triệu chứng của thể bán cấp và mạn tính thường gặp gây bệnh tại phổi và trên da người bệnh</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở phổi: Gây áp xe phổi, tạo thành tổ thương dạng hang, triệu chứng tương tự như lao phổi như sốt dai dẳng, ho đờm hoặc ho ra máu, gầy sút cân, ra mồ hôi trộm về đêm</p>
<p style="text-align: justify;">- Tổn thương trên da: Các u hạt, loét da khó lành.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện lâm sàng ở trẻ em</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng của bệnh melioidosis và bệnh glanders trên trẻ em có thể không điển hình như người lớn, tỷ lệ gặp những thể bệnh nặng như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết không phổ biến như người lớn, thay vào đó ở trẻ em thường gặp gây bệnh trên da và tuyến nước bọt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh melioidosis và bệnh glanders</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Sốc nhiễm khuẩn: Đây là một trong những biến chứng rất nặng và gặp ở 20-25% số bệnh nhân melioidosis, xảy ra khi bệnh được phát hiện muộn và điều trị không đúng cách. Nguy cơ tử vong của biến chứng này là rất cao.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Áp xe phổi, tràn dịch- tràn mủ màng phổi: Do đặc điểm bệnh sinh của bệnh melioidosis gây những tổn thương dạng hang trong nhu mô phổi, chúng dễ gây áp xe và vỡ ra gây tràn mủ màng phổi. Biến chứng này có thể được khắc phục bằng dẫn lưu, tuy nhiên có thể gây rò phế quản-màng phổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biến chứng xảy ra khi phẫu thuật: Phẫu thuật xử lý ổ áp xe gan, áp xe trong lách có thể gây ra các biến chứng như viêm phúc mạc hoặc chảy máu bên trong ổ bụng. Áp xe tuyến tiền tiệt khi phẫu thuật có thể gây ra những rối loạn về chức năng tình dục.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm màng ngoài tim do bệnh melioidosis: Khi dịch màng ngoài tim trở nên quá nhiều có thể xảy ra chèn ép tim cấp tính, gây ra các triệu chứng khó thở và đau ngực cấp tính. Xử lý bằng cách dẫn lưu dịch màng ngoài tim cấp cứu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh melioidosis và bệnh glanders</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Lây từ môi trường: Vi khuẩn tồn tại trong bùn đất, nước ở ao hồ và đồng ruộng, nên những người mắc bệnh melioidosis và bệnh glanders là do làm việc trong những môi trường này, khi họ có các vết thương hở, vết trầy xước trên da. Ít gặp hơn là các trường hợp lây bệnh qua đường hô hấp liên quan đến thời tiết và lượng mưa, hay lây bệnh do uống nguồn nước bẩn có nhiễm mầm bệnh. Bởi lẽ con người sống ở những khu vực này thường xuyên tiếp xúc trong môi trường có nguy cơ, và thời gian ủ bệnh của vi khuẩn lại rất thay đổi, nên không thể xác định chính xác thời gian phơi nhiễm và ủ bệnh của từng cá thể.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Vi khuẩn tồn tại trong bùn đất, nước ở ao hồ và đồng ruộng, đây là nguồn lây bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_Benh-melioidosis-nguy-hiem-khong.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn tồn tại trong bùn đất, nước ở ao hồ và đồng ruộng, đây là nguồn lây bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra bệnh glanders còn có một con đường lây nhiễm khác chính là do tiếp xúc với dịch tiết, máu, mô động vật nhiễm mầm bệnh, hoặc nhân viên phòng xét nghiệm tiếp xúc trực tiếp với B. mallei trong quá trình nuôi cấy và làm thí nghiệm. Vi khuẩn sẽ lây sang người thông qua những vết thương và vết xước trên da, thậm chí có thể lây qua bề mặt niêm mạc lành lặn như mắt, mũi, miệng. Hiếm hơn là lây qua hô hấp do hít phải bụi có chứa mầm bệnh</p>
<p style="text-align: justify;">Chưa có báo cáo bệnh lây truyền từ người sang người.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh melioidosis và bệnh glanders</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh melioidosis</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nông dân canh tác nông nghiệp</li>
<li style="text-align: justify;">Nhân viên vệ sinh môi trường</li>
<li style="text-align: justify;">Trẻ em các vùng lạc hậu, kém phát triển</li>
<li style="text-align: justify;">Công nhân làm các công trình thủy lợi</li>
<li style="text-align: justify;">Những người sống trong vùng dịch tễ, tập quán sinh hoạt lạc hậu, mất vệ sinh. Tuy nhiên có đến 20-40% số người sống trong vùng dịch tễ bị mắc bệnh mà không có thêm yếu tố nguy cơ nào khác.</li>
<li style="text-align: justify;">Những người hay có hoạt động ngoài trời</li>
<li style="text-align: justify;">Những người đang mắc bệnh mãn tính hoặc có tình trạng suy giảm miễn dịch như: Tiểu đường, mắc bệnh ác tính, HIV/AIDS, nghiện rượu, đang dùng liệu pháp ức chế miễn dịch,… đều là những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh và nguy cơ bệnh diễn biến nặng</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh glanders:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Người chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, hay tiếp xúc với ngựa, lừa, la,…</li>
<li style="text-align: justify;">Nhân viên phòng xét nghiệm tiếp xúc với mầm bệnh B. mallei trong quá trình làm việc.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh melioidosis và bệnh glanders</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh melioidosis</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Hạn chế tiếp xúc với bùn đất và nguồn nước bẩn, nếu bắt buộc phải tiếp xúc cần mang găng tay, ủng và đồ bảo hộ đầy đủ.</li>
<li style="text-align: justify;">Tránh để vết thương tiếp xúc với môi trường bên ngoài, khi có vết thương, cần rửa sạch, sát trùng và băng lại ngay</li>
<li style="text-align: justify;">Tránh để bắn nước bẩn vào mắt, mũi miệng bằng cách đeo khẩu trang và kính bảo hộ</li>
<li style="text-align: justify;">Không bao giờ đi chân trần</li>
<li style="text-align: justify;">Ăn uống hợp vệ sinh, không uống rượu bia, hút thuốc lá</li>
<li style="text-align: justify;">Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính đang mắc phải</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh glanders</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Không giết mổ, tiêu thụ thịt gia súc khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh</li>
<li style="text-align: justify;">Khi động vật bị bệnh, phải tiêu hủy và đảm bảo vệ sinh theo đúng quy định</li>
<li style="text-align: justify;">Tiếp xúc với động vật như ngựa, lừa, la cần giữ khoảng cách và có bảo hộ</li>
<li style="text-align: justify;">Nhân viên phòng xét nghiệm cần được tập huấn về an toàn tránh phơi nhiễm mầm bệnh và sử dụng đồ bảo hộ đầy đủ khi làm việc</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phòng ngừa chung</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Vắc xin: Chưa có vắc xin cho cả 2 bệnh melioidosis và bệnh glanders, vậy nên cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu phơi nhiễm với mầm bệnh cho cả 2 bệnh trên</li>
<li style="text-align: justify;">Mặc dù ít khi ghi nhận bệnh melioidosis lây cho nhân viên tại phòng thí nghiệm giống như bệnh glanders, tuy nhiên cả B.mallei và B.pseudomallei cần được xử lý bằng các biện pháp phòng ngừa theo mức độ an toàn sinh học cấp 3</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh melioidosis và bệnh glanders</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán cần kết hợp giữa cả dịch tễ, các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng kèm theo.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Dịch tễ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân nằm trong nhóm có yếu tố nguy cơ cao của bệnh melioidosis và bệnh glanders, hoặc có tiền sử phơi nhiễm với bùn đất bẩn hoặc tiếp xúc với gia súc nghi nhiễm bệnh trong khoảng 3 tuần.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Có các triệu chứng lâm sàng nằm trong bệnh cảnh của một trong các thể bệnh như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết hay áp xe ở các cơ quan khác nhau như gan, lách, cơ,… Diễn biến bệnh bán cấp hoặc mãn tính, với nhiều đợt sốt cao kéo dài.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm cận lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm tìm ra căn nguyên: Khi nuôi cấy phát hiện có vi khuẩn B. pseudomallei (hoặc B. mallei) mọc có thể coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán mắc bệnh melioidosis và bệnh glanders. Bệnh phẩm được sử dụng thường là máu, đờm, dịch mủ áp xe, nước tiểu,… phản ánh được cả vị trí gây bệnh trên lâm sàng. Tuy nhiên kết quả chỉ dương tính 50% trên tổng số các ca có bệnh, do đó kết quả dương tính có thể khẳng định bệnh, kết quả nuôi cấy âm tính vẫn chưa loại trừ được bệnh melioidosis và bệnh glanders. Trong trường hợp vẫn nghi ngờ mắc bệnh mà kết quả xét nghiệm lại âm tính, cần cấy lại 1 lần nữa trên mẫu bệnh phẩm tươn tự hoặc một loại bệnh phẩm nghi ngờ khác.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh " src="/ImagePath\images\20210822/20210822_Benh-melioidosis-nguy-hiem-khong-1.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sử dụng phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh </em></p>
<p style="text-align: justify;">Chụp phim X-quang phổi có thể thấy tổn thương nhu mô phổi không đều, có thể là khối, nốt đặc, có thể tổn thương dạng hang hoặc thâm nhiễm lan tỏa 2 phế trường</p>
<p style="text-align: justify;">Trong trường hợp xuất hiện các khối áp xe trong vùng bụng và tiểu khung, siêu âm tổng quát và cắt lớp vi tính ổ bụng tỏ ra có hiệu quả để phát hiện bệnh, có thể thấy hình ảnh gan lách to, hạch ổ bụng</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra xét nghiệm tổng phân tích máu, đông máu, sinh hóa máu cũng dùng để đánh giá và tiên lượng bệnh: Bạch cầu máu tăng không nhiều, trường hợp nặng có rối loạn đông máu, suy gan suy thận với tăng men gan, bilirubin, creatinin máu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh melioidosis và bệnh glanders</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Liệu pháp kháng sinh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bởi vì bệnh có thể có xu hướng kéo dài, nên nguyên tắc điều trị kháng sinh với bệnh melioidosis và bệnh glanders ở tất cả các thể đó là điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch trước, sau đó duy trì kháng sinh đường uống trong nhiều tháng sau đó.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Lựa chọn một trong các loại kháng sinh mà vi khuẩn nhạy cảm theo thứ tự ưu tiên giảm dần sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Ceftazidim (truyền hoặc tiêm tính mạch), hoặc</p>
<p style="text-align: justify;">- Meropenem (truyền tĩnh mạch), hoặc</p>
<p style="text-align: justify;">- Imipenem/cilastatin (truyền tĩnh mạch)</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch thường kéo dài trong khoảng 2 tuần, những trường hợp năng hoặc có biến chứng có thể kéo dài đến 1 tháng. Cần chú ý chỉnh liều cho phù hợp ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận hoặc suy gan nặng</p>
<p style="text-align: justify;"><strong> Giai đoạn duy trì kéo dài</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Lựa chọn một trong các loại kháng sinh đường uống sau:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- TMP-SMX 480mg, 960mg (Cotrimoxazol, Bactrim,…)</p>
<p style="text-align: justify;">- Doxycillin 100mg</p>
<p style="text-align: justify;">- Amoxicillin/Clavulanic 1g, 625mg (Augmetin, Curam,..) (ưu tiên trên đối tượng phụ nữ có thai)</p>
<p style="text-align: justify;">Thời gian điều trị duy trì bằng kháng sinh đường uống có thể kéo dài 3-6 tháng tùy theo thể bệnh và vị trí.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Whitmore của Bộ Y tế (Quyết định số: 6101/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2019).</li><li style="text-align: justify;">Centers for Disease Control and Prevention. Melioidosis. January 2012.</li><li style="text-align: justify;">Centers for Disease Control and Prevention. Glanders. October 2017.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-melioidosis-va-benh-glanders-swzta |
Bệnh giun móc | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh giun móc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giun móc là một bệnh tương đối phổ biến, người ta ước tính rằng có khoảng 500 triệu người bị nhiễm giun móc trên toàn thế giới. Bệnh thường không gây ra tử vong nhưng lại là một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu trên người. Nhiễm giun móc phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, tỷ lệ nhiễm giun móc cao nhất ở châu Phi cận Sahara, tiếp theo là châu Á, Mỹ Latinh và Caribe. Ở những vùng có lượng mưa thấp, bệnh thường ít xảy ra.</p>
<p style="text-align: justify;">Tại Việt Nam, bệnh do nhiễm giun móc/mỏ vẫn là một trong những bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến, đặc biệt là trong những cộng đồng dân cư đặc biệt như những người nông dân thường xuyên tiếp xúc với bùn đất hay những người làm việc trong các hầm mỏ.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210921/20210921_giun-moc1.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh do nhiễm giun móc là một trong những bệnh nhiễm ký sinh trùng phổ biến</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh giun móc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có hai loài giun móc chính gây bệnh cho người: Ancylostoma duodenale (ở các nước Địa Trung Hải, Iran, Ấn Độ, Pakistan và Viễn Đông) và Necator americanus (ở Bắc và Nam Mỹ, Trung Phi, Indonesia, các đảo Nam Thái Bình Dương) và các vùng của Ấn Độ). Ngoài ra, còn một loài giun móc ở chó và mèo, (Ancylostoma ceylanicum) đã được công nhận là nguyên nhân phổ biến gây bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Australia nhiệt đới và một số quần đảo Melanesian Thái Bình Dương.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh giun móc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện ở da</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Sự xâm nhập của ấu trùng qua da thường tạo ra nốt ban sẩn ngứa khu trú tại vị trí xâm nhập của ấu trùng. Thậm chí có thể nhìn thấy các dấu vết ngoằn ngoèo của sự di cư trong da của ấu trùng, điều này tương tự như di trú của ấu trùng qua da.. Ngứa và nổi các dấu vết ngoằn ngoèo thường xảy ra giữa các ngón chân và thường khỏi trong vài ngày.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ấu trùng qua phổi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ấu trùng qua phổi thường không có triệu chứng. Ho nhẹ và kích ứng hầu họng có thể xảy ra trong quá trình ấu trùng di chuyển trong đường hô hấp, mặc dù hình ảnh thâm nhiễm phổi và tăng bạch cầu ái toan (triệu chứng ở phổi do giun đũa ) ở bệnh giun móc là rất hiếm. Ở những người nhiễm giun móc thực nghiệm, thường</p>
<p style="text-align: justify;">không có các triệu chứng ở phổi, rửa phế quản và phế nang ở những người này cho thấy chỉ có ban đỏ niêm mạc phế quản mà không có bạch cầu ái toan nổi bật trong dịch rửa phế quản.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các triệu chứng đường tiêu hóa</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng đường tiêu hóa tại thời điểm ấu trùng di chuyển đến ruột non: Buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, đầy hơi, đau vùng quanh rốn,… Các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn ở những người nhiễm trùng lần đầu so với những người tái nhiễm. Ở những người bị nhiễm giun móc nặng, đặc biệt là ở những vùng bệnh lưu hành, bệnh có thể gây xuất huyết tiêu hóa rõ rệt. Các triệu chứng tiêu hóa hầu hết đều được cải thiện sau khi điều trị.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng đường tiêu hóa tại thời điểm ấu trùng di chuyển đến ruột non" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_giun-moc-10.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng đường tiêu hóa tại thời điểm ấu trùng di chuyển đến ruột non</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Suy dinh dưỡng mãn tính</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ảnh hưởng chính của nhiễm giun móc là tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Điều này đặc biệt quan trọng ở những khu vực bệnh lưu hành, nơi trẻ em và phụ nữ mang thai có thể bị hạn chế về dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ bị nhiễm giun móc có liên quan đến việc sinh con nhẹ cân.</p>
<p style="text-align: justify;">Giun móc gây mất máu trong quá trình bám vào niêm mạc ruột bằng cách làm rách các mao mạch và hút máu đã thoát mạch. Chúng còn sản xuất ra các chất chống đông máu để việc hút máu được thuận lợi. Mỗi cá thể giun N. americanus và A. duodenale tiêu thụ lần lượt khoảng 0,3 mL và 0,5 mL máu mỗi ngày. Sự thất thoát máu, sắt và albumin có thể dẫn đến thiếu máu và góp phần làm suy giảm dinh dưỡng, đặc biệt ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh giun móc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Dị ứng, phản vệ với ấu trùng giun móc</p>
<p style="text-align: justify;">- Ấu trùng lạc chỗ gây bệnh ở các cơ quan trong cơ thể như khớp, da, cơ, não,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Mất máu cấp do giun hút máu và tiết ra chất chống đông máu</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm loét tá tràng, ruột non do nhiều giun móc bám vào thành ruột</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng lâu dài gây suy dĩnh dưỡng, trẻ chậm phát triển trí tuệa</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh giun móc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ba điều kiện quan trọng để giun móc lây truyền: Đất bị nhiễm phân người, điều kiện đất thuận lợi cho sự tồn tại của ấu trùng (độ ẩm, độ ấm, bóng râm) và sự tiếp xúc của da người với đất bị ô nhiễm. Những người đi chân trần hoặc đi giày dép hở trên đất bị ô nhiễm phân có nguy cơ bị nhiễm trùng, nhóm nguy cơ bao gồm cư dân của các khu vực lưu hành, khách du lịch và quân bộ binh.</p>
<p style="text-align: justify;">Vòng đời của giun móc bắt đầu bằng việc giun trưởng thành đẻ trứng và thải ra phân. Trứng giun móc nở ra trong đất để giải phóng ấu trùng trưởng thành và gây bệnh. Ấu trùng gây bệnh bằng cách xâm nhập qua da người, chỉ cần ba ấu trùng là đủ để gây bệnh. Từ da, ấu trùng di chuyển vào mạch máu và được đưa đến phổi. Khoảng 8 đến 21 ngày sau khi nhiễm bệnh, ấu trùng xâm nhập vào phế nang phổi, đi lên cây phế quản đến hầu, và bị nuốt chửng. Ngoài sự xâm nhập của ấu trùng qua da (phương thức lây truyền chính), nhiễm trùng A. duodenale cũng có thể lây truyền qua đường miệng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Vòng đời của giun móc" src="/ImagePath\images\20210922/20210922_giun-moc-11.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vòng đời của giun móc</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trong ruột non, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành và bám vào thành ruột dẫn đến mất máu. Ấu trùng A. duodenale có thể tồn tại trong các mô trước khi quay trở lại ruột. Sau khi được thụ tinh bởi giun đực trưởng thành, những con cái trưởng thành đẻ trứng trong ruột. Trứng có thể phát hiện được trong phân khoảng 6 đến 8 tuần sau khi nhiễm N. americanus . Hầu hết giun trưởng thành được đào thải sau một đến hai năm, mặc dù nhiễm trùng có thể tồn tại trong nhiều năm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh giun móc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Dựa vào đặc điểm và chu kỳ sống của giun móc, những đối tượng sau đây dễ có nguy cơ nhiễm bệnh:</p>
<p style="text-align: justify;">- Nông dân canh tác nông nghiệp</p>
<p style="text-align: justify;">- Công nhân hầm mỏ</p>
<p style="text-align: justify;">- Người làm việc về địa chất</p>
<p style="text-align: justify;">- Khách du lịch đến các vùng lưu hành bệnh</p>
<p style="text-align: justify;">- Quân đội thuộc bộ binh</p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ em</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh giun móc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:Uống nước sạch đã được đun sôi, làm sạch và nấu chín thức ăn đúng cách, rửa tay và đi giày, không đi chân trần.</p>
<p style="text-align: justify;">Tẩy giun thường xuyên cho các nhóm có nguy cơ, bao gồm trẻ em, phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, có thể ngăn ngừa và đẩy lùi tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt, tăng trưởng kém.</p>
<p style="text-align: justify;">Vắc xin phòng bệnh vẫn đang được nghiên cứu và có nhiều hứa hẹn trong tương lai</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_giun-moc2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các biện pháp phòng ngừa giun móc?</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh giun móc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của nhiễm giun móc bao gồm các biểu hiện lâm sàng như mô tả ở trên, cùng với tiền sử da tiếp xúc với đất có khả năng bị ô nhiễm và /hoặc tăng bạch cầu ái toan trong máu không rõ nguyên nhân. Chẩn đoán có thể được xác định bằng cách xét nghiệm phân. Các xét nghiệm sinh học phân tử có thể chẩn đoán phân biệt với các loài giun khác. Xét nghiệm huyết thanh</p>
<p style="text-align: justify;">học thường không đủ độ tin cậy để chẩn đoán. Trong một số trường hợp, giun móc có thể được phát hiện qua nội soi, phát hiện giun bám vào niêm mạc dạ dày và ruột non</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cận lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Xét nghiệm máu</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">Tăng bạch cầu ái toan: Tăng bạch cầu ái toan không giải thích được có thể là dấu hiệu chính cho sự hiện diện của nhiễm ký sinh trùng. Tăng bạch cầu ái toan là do giun trưởng thành bám dai dẳng vào niêm mạc ruột. Mức độ tăng bạch cầu ái toan khi nhiễm giun móc thường nhẹ và thay đổi trong quá trình bệnh. Trong số những người tình nguyện bị nhiễm bệnh thực nghiệm, bạch cầu ái toan trong máu tăng dần sau hai đến ba tuần và đạt đỉnh điểm vào năm đến chín tuần. Số lượng bạch cầu ái toan cao nhất dao động từ 1350 đến 3828 tế bào/ microL.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Xét nghiệm phân</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">Kiểm tra phân tìm trứng của N. americanus , A. duodenale, hoặc A. ceylanicum rất hữu ích để phát hiện nhiễm giun móc. Sự bài tiết trứng qua phân có thể phát hiện được khoảng tám tuần sau khi N. americanus xâm nhập qua da và lên đến 38 tuần với A. duodenale. Xét nghiệm phân không có giá trị trước khi bệnh xảy ra ở đường ruột, kể cả trong giai đoạn đầu của bệnh liên quan đến da, phổi hoặc ruột.</p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp xét nghiệm phân hay được sử dụng là kỹ thuật Kato Katz. Các kỹ thuật khác cũng có thể được sử dụng bao gồm kỹ thuật tuyển nổi natri nitrat đơn giản (SNF), FLOTAC và mini-FLOTAC. Các phương pháp xét nghiệm phân bằng kính hiển vi để phát hiện nhiễm giun móc rất đa dạng, nhưng tương đối kém nhạy cảm, đặc biệt là với các trường hợp nhiễm số lượng độ thấp, vì vậy cần phải kiểm tra hàng loạt.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_giun-moc4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phương pháp xét nghiệm phân hay được sử dụng là kỹ thuật Kato Katz.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR)</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm PCR đa hợp có thể đồng thời phát hiện giun móc, Ascaris lumbricoides và Trichuris trichiura đã được phát triển. PCR có độ nhạy cao hơn so với kính hiển vi. Xét nghiệm PCR trên phân người có thể phát hiện được cả A. ceylanicum.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt giun móc với các bệnh khác phụ thuộc vào giai đoạn nhiễm trùng:</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn xâm nhập qua da: Biểu hiện trên da của nhiễm giun móc có thể giống như di trú của ấu trùng qua da (nhiễm giun móc chó hoặc mèo, Ancylostoma braziliense hoặc Ancylostoma caninum ). Giun móc gây ra các tổn thương da khu trú tại vị trí xâm nhập qua da của ấu trùng. Trong một số trường hợp hiếm hoi, sự di cư của ấu trùng giun móc tạo ra một đường di cư ngoằn ngoèo.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn qua phổi: Các biểu hiện ở phổi do nhiễm giun móc có thể giống với nhiễm trùng phổi do A. lumbricoides hoặc Strongyloides . Trong một số trường hợp, xét nghiệm đờm hoặc soi phân có thể giúp phân biệt chẩn đoán</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn các triệu chứng tiêu hóa cấp tính: Các triệu chứng tiêu hóa do nhiễm giun móc không đặc hiệu nên có thể khó phân biệt với các nguyên nhân khác gây đau bụng và đầy hơi. Các bệnh gây ra các triệu chứng tương tự bao gồm bệnh giardia, giun lươn và Dientamoeba fragilis.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn suy giảm dinh dưỡng mãn tính: Các loài A. lumbricoides và T. trichiura truyền qua đất cũng có thể gây chậm phát triển và suy dinh dưỡng. Nói chung, thiếu máu do thiếu sắt có liên quan chặt chẽ nhất đến nhiễm giun móc. Có thể phân biệt giun sán truyền qua đất dựa trên soi phân dưới kính hiển vi</p>
<p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu tăng bạch cầu ái toan: Cần phân biệt các nguyên nhân do ký sinh trùng và không do ký sinh trùng khác gây tăng bạch cầu ái toan.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh giun móc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc điều trị đặc hiệu:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Albendazole (400 mg một liều duy nhất khi đói) (ưu tiên) hoặc</p>
<p style="text-align: justify;">- Mebendazole (100 mg x 2 lần mỗi ngày x 3 ngày có hiệu quả hơn uống liều 500 mg duy nhất) hoặc</p>
<p style="text-align: justify;">- Pyrantel pamoate (11 mg / kg/ ngày x 3 ngày, không quá 1 g/ ngày)</p>
<p style="text-align: justify;">- Các thuốc khác: Tribendimidine, một chất tẩy giun sán phổ rộng, cũng có hiệu quả chống lại giun móc. Ivermectin có hiệu quả kém đối với giun móc.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210921/20210921_giun-moc3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thuốc điều trị đặc hiệu giun móc</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị hỗ trợ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung vi chất đặc biệt là sắt.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị giun móc ở những bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng kém có tác dụng có lợi đối với sự tăng trưởng, khả năng hoạt động và nhận thức. Ngay cả ở những người không bị suy dinh dưỡng, liệu pháp tẩy giun sán có thể cải thiện nồng độ huyết sắc tố. Chỉ việc bổ sung sắt cũng có thể giúp khôi phục mức huyết sắc tố bình thường ở những người bị nhiễm giun móc, nhưng có thể xảy ra tình trạng thiếu máu tái phát trừ khi bệnh nhân được điều trị bằng thuốc tẩy giun.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li><span style="text-align: justify;">Peter F Weller, MD et al, “Hookworm infection”, Jul 29, 2021, Uptodate.</span><br></li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-giun-moc-svwpz |
Bệnh Behcet | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh Behcet</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Bệnh Behcet lần đầu tiên được mô tả vào năm 1937 bởi Hulusi Behçet từ Istanbul- Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã mô tả ba bệnh nhân bị loét miệng, bộ phận sinh dục, viêm màng bồ đào và hồng ban nút. Bệnh Behcet là một bệnh viêm mạch máu hệ thống tự miễn không rõ nguyên nhân. Bệnh được đặc trưng bởi các biểu hiện da niêm mạc, bao gồm loét miệng và sinh dục tái phát, các biểu hiện ở mắt, đặc biệt là viêm màng bồ đào tái phát mãn tính và viêm mạch hệ thống liên quan đến động mạch và tĩnh mạch ở mọi kích thước. Bệnh diễn biến từng đợt với cường độ khác nhau. Tần suất và thời gian của các đợt tái phát không thể dự đoán được và không theo kiểu khởi phát rõ ràng. Đôi khi, người bệnh có biểu hiện nghiêm trọng ở hệ thống tim mạch, hệ thần kinh trung ương và đường tiêu hóa. Bệnh thường khởi phát ở tuổi 30-40, hiếm khi khởi phát ở tuổi dậy thì hoặc sau 50 tuổi. Người bệnh khởi phát bệnh sớm có biểu hiện lâm sàng năng nề hơn, nguy cơ tử vong cao hơn. Ở nam giới, bệnh có ưu thế diễn biến ở mắt, thần kinh và tim mạch.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img alt="Bệnh Behcet được đặc trưng bởi các biểu hiện da niêm mạc, bao gồm loét miệng và sinh dục tái phát" src="/ImagePath/images/20210829/20210829_20190913_134807_982498_loet-mieng-do-hoa-t.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Bệnh Behcet được đặc trưng bởi các biểu hiện da niêm mạc, bao gồm loét miệng và sinh dục tái phát</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Mô hình địa lý của bệnh cho thấy sự phân bố dọc theo "Con đường tơ lụa" cổ đại với tỷ lệ mắc bệnh cao ở Trung Đông. Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ lưu hành cao nhất ảnh hưởng đến 420 người trên 100.000 dân. Các nước Châu Á khác như Ả Rập Xê Út, Iran, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, bệnh Behcet được phát hiện dao động trong khoảng 13,5 đến 85/100.000 người dân. Tại các nước phương Tây, tỷ lệ thấp hơn nhiều dao động từ 0,12 đến 0,64/100.000 người.Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ hiện mắc là 5,2 người trên 100.000 dân. Ở các nước Tây Á, bệnh Behcet chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới trong khi các nước Đông Á như Nhật Bản – Hàn Quốc bệnh lại có xu thế gặp nhiều hơn ở nữ giới.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh Behcet</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh Behcet nhưng chưa có giả thuyết nào được chấp nhận hoàn toàn. Cơ chế bệnh sinh của bệnh Behcet chưa thực sự được sáng tỏ. Các yếu tố tham gia vào cơ chế sinh bệnh của bệnh Behcet là yếu tố di truyền, yếu tố môi trường và yếu tố miễn dịch. Căn bệnh này được cho là xuất phát từ một phản ứng tự miễn dịch được kích hoạt bởi các tác nhân truyền nhiễm hoặc yếu tố môi trường khác ở những người nhạy cảm về mặt di truyền.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Yếu tố di truyền.</em></strong> Bốn tiêu chí cho thấy bằng chứng về ảnh hưởng của di truyền đến tính nhạy cảm với bệnh Behcet là: phân bố địa lý đặc biệt, các dịp tập hợp gia đình, mối tương quan với kháng nguyên HLA lớp I (HLA-B51) và tính đa hình trong các gen kiểm soát phản ứng miễn dịch. Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy những đất nước dọ theo con đường tơ lụa cổ đại có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, cao nhất là tại Thổ Nhĩ Kỳ. Người Thổ Nhĩ Kỳ nhập cư đến Đức cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đáng kể công dân Đức. Yếu tố di truyền trong bệnh Behcet gắn kết chặt chẽ với HLA-B5. Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng HLA-B5 không đồng nhất về thành phần và bao gồm ít nhất HLA-B51 và HLA-B52. Trong nhóm gen liên quan phức hợp hòa hợp mô chủ yếu (MHC), HLA-B51 và HLA-B5701 có liên quan đến sinh bệnh học, gặp nhiều hơn ở các quần thể dọc theo Con đường tơ lụa cũ. Các gen không phải MHC như IL-1, IL-10, IL-23, STA4, KLRC4… cũng có mối liên quan song chưa rõ ràng.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Yếu tố môi trường.</em></strong> Bao gồm đặc điểm địa lý, khí hậu, yếu tố truyền nhiễm đều ảnh hưởng đến bệnh. Người Thổ Nhĩ Kỳ sống tại Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn so với người Thổ Nhĩ Kỳ sống tại Đức cho thấy mối tương quan giữa yếu tố môi trường và biểu hiện bệnh. Bệnh cạnh đó, các tác nhân truyền nhiễm như vi khuẩn và/hoặc vi rút được coi là tác nhân có thể gây rối loạn phản ứng viêm ở người bệnh Behcet. Các kết quả gần đây chỉ ra rằng cả sự rối loạn sinh học đặc biệt của hệ vi sinh vật đường ruột và sự giảm sản xuất butyrate là tình trạng thường gặp trong bệnh Behcet. Do butyrate có thể thúc đẩy sự biệt hóa của các tế bào lympho T, một khiếm khuyết trong quá trình sản xuất butyrate có thể dẫn đến kích hoạt các phản ứng miễn dịch bệnh lý.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_0298b81f-c647-483b-978f-02d2b59b2e75.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Người Thổ Nhĩ Kỳ sống tại Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn so với người Thổ Nhĩ Kỳ sống tại Đức</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Yếu tố miễn dịch.</em></strong> Là yếu tố trực tiếp gây nên tổn thương tại các cơ quan. Người ta cho rằng ở những người cơ địa nhạy cảm (các yếu tố về di truyền) khi chịu kích thích từ môi trường sẽ kích hoạt các tế bào lympho T CD4, các tế bào này tiết cytokine viêm như INF- γ, INF- α, IL- 8, IL-21. Các yếu tố này lại hoạt hóa các tế bào miễn dịch khác như Th1, Th17, tế bào T độc gây ra viêm mạch, huyết khối và tổn thương các cơ quan.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh Behcet</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tổn thương niêm mạc là các tổn thương thường gặp nhất trong bệnh Behcet, song tổn thương nặng thường là viêm màng bồ đào, viêm mạch và tổn thương thần kinh trung ương.</p>
<p><strong><em>Loét niêm mạc</em></strong></p>
<p>Loét miệng xảy ra ở 97% đến 99% bệnh nhân mắc bệnh Behcet, và chúng thường biểu hiện sớm. Loét miệng ở bệnh Behcet tương tự như áp-tơ miệng tái phát lành tính, kích thước đa dạng từ nhỏ (<10 mm) đến lớn (> 10 mm) hoặc loét dạng herpetiform (đầu đinh ghim đến 1–3 mm). Tổn thương thường đau, tái phát, nhiều đợt, có thể ảnh hưởng đến khẩu cái mềm, khẩu cái cứng, niêm mạc miệng, lưỡi, lợi, môi và amidan làm cho người bệnh ăn uống khó khăn. Các vết loét này thường tự khỏi, không để lại sẹo.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_nguyen-nhan-cua-hoi-chung-Behcet.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Loét miệng xảy ra ở 97% đến 99% bệnh nhân mắc bệnh Behcet</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương bộ phận sinh dục gặp ở hơn 80% bệnh nhân mắc bệnh Behcet. Những tổn thương này cũng thường xuyên tái phát và hơn 70% tổn thương ở bộ phận sinh dục để lại sẹo. Chúng thường gặp ở bìu bệnh nhân nam và âm hộ bệnh nhân nữ. Mặc dù nó không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, nhưng sự tái phát đau đớn của các vết loét ở bộ phận sinh dục ở nam hoặc nữ có thể hạn chế sinh hoạt tình dục.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Biểu hiện da</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Một số biểu hiện trên da của bệnh Behcet đã được mô tả bao gồm: các tổn thương dạng sẩn, tổn thương dạng nốt ban đỏ, phát ban dạng mụn trứng cá, viêm nang giả, viêm da mủ và đôi khi phát ban dạng hồng ban đa dạng. Phổ biến nhất trong tổn thương da là hồng ban dạng nút chi dưới.</p>
<p style="text-align: justify;">Pathergy test: phản ứng nổi bọng nước tại vị trí kim đâm sau 24-48 giờ. Đây là phản ứng đặc hiệu với bệnh Behcet. Nó dương tính ở 60-70% người bệnh Thổ Nhĩ Kỳ và châu Á nhưng lại hiếm gặp ở người bệnh Bắc Âu, Hoa Kỳ. Phản ứng này còn dương tính ở các bệnh nhân có hội chứng Swett hoặc viêm da mủ.</p>
<p style="text-align: justify;"><img alt="Hình ảnh test Pathergy ở bệnh nhân Behcet" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_Image-of-pathergy-test-in-the-diagnosis-of-Behcets-syndrome.png"></p>
<p align="center"><em>Hình ảnh test Pathergy ở bệnh nhân Behcet</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Biểu hiện ở mắt</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương mắt gặp khoảng 50% bệnh nhân Behcet, thường xảy ra trong những năm đầu mắc bệnh. Đây là một biểu hiện đáng lo ngại vì nếu không được điều trị đầy đủ, nó gây mất thị lực, đặc biệt ở nam giới trẻ tuổi. Có nhiều biểu hiện ở mắt bao gồm: viêm màng bồ đào trước, viêm màng bồ đào sau, viêm màng bồ đào toàn bộ, viêm củng mạc, tổn thương mạc máu võng mạc, huyết khối động mạch võng mạc, huyết khối tĩnh mạch mắt, viêm thần kinh thị. Bệnh nhân Behcet có thể thấy biểu hiện đau mắt, mắt đỏ, rối loạn thị giác, sợ ánh sáng, mất thị lực.</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm màng bồ đào thường tái phát, mãn tính, gặp cả hai bên mắt và liên quan đến cả phía trước và sau màng bồ đào là phổ biến nhất trong tổn thương mắt.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Biểu hiện cơ xương khớp</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Người bệnh có biểu hiện đau khớp kiểu viêm, không biến dạng, không bào mòn khớp. Các khớp đau có thể đổi xứng hoặc không, phổ biến nhất là khớp gối sau đó đến khớp cổ chân, cổ tay, khớp khuỷu. Đau cột sống và khớp cùng chậu hầu như không thấy, đây là đặc điểm để phân biệt với bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính, một nhóm bệnh cũng có đặc điểm viêm khớp ngoại vi kèm viêm màng bồ đào. Một số bệnh nhân Behcet còn đau do đau xơ cơ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Biểu hiện mạch máu</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện mạch máu gặp ở 25% bệnh nhân mắc bệnh Behcet, có thể gặp ở các mạch máu lớn, mạch trung bình và mạch máu nhỏ. Thường gặp nhất là viêm tắc tĩnh mạch nông và sâu chi dưới. Đôi khi có thể thấy hội chứng Budd-Chiari. Viêm động mạch có thể gặp ở bất kỳ động mạch nào gây ra phình động mạch, loét, huyết khối và hẹp. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân Behcet.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Biểu hiện thần kinh</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh Neuro-Behçet là một biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến 10% bệnh nhân. 80% trong đó có tổn thương nhu mô não, 20% không tổn thương nhu mô. Tổn thương nhu mô ảnh hưởng đến đại não, thân não, tiểu não và tủy sống, có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh sọ não, tổn thương bó tháp, tổn thương não khu trú hoặc đa não và các hội chứng thân não khác. Bệnh không nhu mô bao gồm huyết khối xoang tĩnh mạch não, tăng áp nội sọ và viêm màng não, có thể tái phát. Tuy nhiên, triệu chứng thần kinh phổ biến nhất là chứng đau nửa đầu, không phân biệt được với đau nửa đầu khác. Tổn thương thần kinh rất ít gặp đơn độc ở tiểu não hoặc thần kinh ngoại vi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Biểu hiện đường tiêu hóa</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương ở đường tiêu hóa trong bệnh Behcet là tổn thương loét các ống tiêu hóa, gặp từ miệng xuống đến hậu môn, trong đó thường gặp nhất ở miệng, thực quản, hồi tràng và đại tràng lên, khó phân biệt với bệnh viêm ruột hệ thống (bệnh Crohn, viêm đại trực tràng chảy máu). Các vết loét khi không được điều trị có thể lan rộng gây biến chứng thủng ruột, viêm phúc mạc. Về lâm sàng, người bệnh Behcet khi có tổn thương đường tiêu hóa có các triệu chứng như: tiêu chảy, đại tiện phân máu, đau bụng và sốt.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Các biểu hiện hệ thống khác</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh Behcet có thể có các biểu hiện tại tim, thận, phổi.</p>
<p style="text-align: justify;">• Tim: Tổn thương mạch vành, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, phình mạch vành, bệnh van tim và rối loạn nhịp tim.</p>
<p style="text-align: justify;">• Phổi: Xuất huyết phế nang, viêm mạch, tràn dịch màng phổi, phình động mạch phổi, tăng áp động mạch phổi và viêm trung thất do xơ hóa.</p>
<p style="text-align: justify;">• Thận: Suy thận, viêm cầu thận, viêm thận kẽ, phình động mạch thận và bệnh amyloidosis.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biểu hiện lâm sàng của bệnh Behcet: Loét miệng, loét bộ phận sinh dục, hồng ban nút, viêm màng bồ đào, viêm mủ tiền phòng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các cận lâm sàng cần làm khi nghi ngờ bệnh Behcet là:</p>
<p style="text-align: justify;">• Tổng phân tích tế bào máu, men gan, chức năng thận.</p>
<p style="text-align: justify;">• Xét nghiệm viêm: CRP và ESR</p>
<p style="text-align: justify;">• Tổng phân tích nước tiểu</p>
<p style="text-align: justify;">• X-quang ngực</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp X-quang ngực chẩn đoán bệnh Behcet" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_chup-xquang-phoi.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp X-quang ngực chẩn đoán bệnh Behcet</em></p>
<p style="text-align: justify;">• Xét nghiệm phân</p>
<p style="text-align: justify;">• Xét nghiệm tự kháng thể, xét nghiệm yếu tố di truyền (HLA-B51)</p>
<p style="text-align: justify;">• Xét nghiệm đông máu và kháng thể kháng phospholipid</p>
<p style="text-align: justify;">• Nuôi cấy vết loét ở bộ phận sinh dục</p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng này không đặc hiệu trong chẩn đoán bệnh Behcet, song có giá trị định hướng chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt</p>
<p style="text-align: justify;">Khi có tổn thương các cơ quan trên lâm sàng cần làm các thăm dò tương ứng:</p>
<p style="text-align: justify;">• Sinh thiết vết loét miệng làm giải phẫu bệnh, nhuộm soi trên kính hiển vi huỳnh quang: Loại trừ u hạt ở miệng và bệnh da bóng nước.</p>
<p style="text-align: justify;">• Sinh thiết tổn thương da</p>
<p style="text-align: justify;">• Sinh thiết vết loét cơ quan sinh dục.</p>
<p style="text-align: justify;">• Đánh giá bệnh lý thần kinh: Cắt lớp vi tính, MRI sọ não và tủy sống, chụp mạch máu não, điện não đồ, điện cơ đồ, xét nghiệm dịch não tủy.</p>
<p style="text-align: justify;">• Đánh giá bệnh lý cơ xương khớp kèm theo: Siêu âm, Xquang hoặc cộng hưởng từ đánh giá khớp. Xét nghiệm dịch khớp.</p>
<p style="text-align: justify;">• Điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp mạch vành.</p>
<p style="text-align: justify;">• Cắt lớp vi tính lồng ngực để phát hiện các bệnh lý phổi, trung thất</p>
<p style="text-align: justify;">• Xét nghiệm phân, nội soi đường tiêu hóa, sinh thiết tổn thương loét đường tiêu hóa.</p>
<p style="text-align: justify;">• Nội soi tai mũi họng.</p>
<p style="text-align: justify;">• Soi đáy mắt, chụp OCT, chụp mạch huỳnh quang, cấy dịch nội nhãn để loại trừ nhiễm trùng…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh Behcet</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Không có biện pháp cụ thể để dự phòng bệnh Behcet. Những người có yếu tố di truyền nhạy cảm với bệnh nên cân nhắc sống tại vùng địa lý có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn.</p>
<ol>
</ol>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Behcet</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh Behcet dựa trên biểu hiện lâm sàng các đặc điểm đặc trưng của bệnh, sau khi loại trừ các chẩn đoán phân biệt liên quan bằng các thăm dò cận lâm sàng thích hợp. Hiện nay, các bác sỹ lâm sàng sử dụng hai tiêu chuẩn chính</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Tiêu chuẩn của Nhóm nghiên cứu Quốc tế 1990</em></strong></p>
<table align="center" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0">
<thead>
<tr>
<th style="width:132px;">
<p align="center"><strong>Tiêu chí</strong></p>
</th>
<th style="width:492px;">
<p align="center"><strong>Đặc trưng</strong></p>
</th>
</tr>
</thead>
<tbody>
<tr>
<td style="width:132px;">
<p align="center">Loét miệng tái phát</p>
</td>
<td style="width:492px;">
<p align="center">Loét miệng (từ ổ loét bé đến lớn) tái phát từ 3 lần/12 tháng. Ổ loét có thể do người bệnh tự quan sát hay bác sỹ phát hiện ra.</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td colspan="2" style="width:624px;">
<p align="center">Cộng với bất kỳ hai điều nào sau đây:</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:132px;">
<p align="center">Loét bộ phận sinh dục tái phát</p>
</td>
<td style="width:492px;">
<p align="center">Loét hoặc sẹo áp-tơ do bác sĩ hoặc bệnh nhân quan sát</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:132px;">
<p align="center">Tổn thương mắt</p>
</td>
<td style="width:492px;">
<p align="center">Viêm màng bồ đào trước, viêm màng bồ đào sau, viêm mạch máu võng mạc do bác sĩ nhãn khoa quan sát</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:132px;">
<p align="center">Tổn thương da</p>
</td>
<td style="width:492px;">
<p align="center">Hồng ban nút, giả viêm nang lông hoặc tổn thương sẩn hoặc nốt mụn do bác sĩ quan sát</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:132px;">
<p align="center">Pathergy test dương tính</p>
</td>
<td style="width:492px;">
<p align="center">Đọc bởi bác sĩ sau 24-48 giờ.</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="clear:both;"> </div>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Tiêu chuẩn Quốc tế 2006</em></strong></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Khi có từ 3 điểm trở lên được chẩn đoán là bệnh Behcet.</p>
<table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" style="width:275px;" width="275">
<thead>
<tr>
<th style="height:27px;">
<p align="center"><strong>Triệu chứng</strong></p>
</th>
<th style="height:27px;">
<p align="center"><strong>Điểm</strong></p>
</th>
</tr>
</thead>
<tbody>
<tr>
<td style="height:27px;">
<p align="center">Loét sinh dục</p>
</td>
<td style="height:27px;">
<p align="center">2 điểm</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="height:27px;">
<p align="center">Tổn thương mắt</p>
</td>
<td style="height:27px;">
<p align="center">2 điểm</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="height:27px;">
<p align="center">Loét miệng</p>
</td>
<td style="height:27px;">
<p align="center">1 điểm</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="height:27px;">
<p align="center">Tổn thương da</p>
</td>
<td style="height:27px;">
<p align="center">1 điểm</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="height:27px;">
<p align="center">Tổn thương mạch máu</p>
</td>
<td style="height:27px;">
<p align="center">1 điểm</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="height:26px;">
<p align="center">Pathergy test dương tính</p>
</td>
<td style="height:26px;">
<p align="center">1 điểm</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="margin-left:9.0pt;"> </p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">- Bệnh viêm ruột tự miễn (IBD): Ngoài tổn thương loét đường tiêu hóa, bệnh IBD và bệnh Behcet có một số đặc điểm lâm sàng giống nhau, bao gồm loét miệng, viêm màng bồ đào, viêm khớp, hồng ban nút và viêm da mủ. Sinh thiết tổn thương loét không đủ để phân biệt 2 bệnh lý này. Một số dấu hiệu có thể phân biệt là IBD có thể kèm theo viêm cột sống, viêm khớp cùng chậu trong khi bệnh Behcet thì không. Viêm màng bồ đào sau hoặc viêm màng bồ đào toàn thể, viêm mạch máu dẫn đến phình động mạch, huyết khối tính mạch, tổn thương thần kinh, test Pathergy dương tính cũng là đặc trưng của bệnh Behcet mà bệnh IBD không/rất ít gặp. Nếu không có các triệu chứng này, hầu như không thể phân biệt IBD và bệnh Behcet.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">- Viêm khớp phản ứng. Viêm khớp phản ứng là một chẩn đoán phân biệt cần chú ý, vì nó cũng có thể gây ra viêm khớp ngoại vi, viêm mắt và tổn thương da. Cũng như trong IBD, viêm màng bồ đào sau và viêm màng bồ đào toàn thể, tổn thương mạch máu, hoặc sự liên quan đến thần kinh trung ương cũng hiếm gặp trong viêm khớp phản ứng. Viêm khớp cùng chậu và viêm cột sống thường gặp trong viêm khớp phản ứng trong khi không phải ở bệnh Behcet. Viêm niệu đạo, tổn thương dương vật trên quy đầu dương vật và viêm kết mạc là những đặc điểm của viêm khớp phản ứng, thường không thấy ở bệnh Behcet.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE). SLE có thể có biểu hiện rất giống với bệnh Behcet và có thể liên quan đến tất cả các cơ quan liên quan đến bệnh Behcet theo một kiểu tương tự. Tuy nhiên, viêm mạch và huyết khối thường không hiện diện ở người bệnh lupus. Các tự kháng thể đặc hiệu cho SLE có thể giúp phân biệt hai tình trạng này.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">- Nhiễm trùng herpes: Các tổn thương ở miệng và bộ phận sinh dục có thể được nhìn thấy trong nhiễm trùng Herpetic. Nếu nghi ngờ, cần làm xét nghiệm vi sinh loại trừ Herpes trước khi chẩn đoán Behcet.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_20190409_121608_147451_cac_thuoc_khang_vir.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Nhiễm trùng herpes</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Các chẩn đoán phân biệt khác sẽ được xem xét (tùy thuộc vào sự liên quan của các cơ quan) bao gồm: Xơ cứng bì, bệnh Celiac, bệnh Eales, Hồng ban dạng nút do nguyên nhân khác (Lao, liên cầu…), sốt Địa Trung Hải, bệnh Sarcoidosis, hội chứng Steven-Johnson, hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada, hội chứng Swett, bệnh giang mai.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Behcet</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện tại, không có phương pháp nào điều trị triệt để bệnh Behcet. Các điều trị tập trung vào chống viêm, hạn chế tổn thương các cơ quan, giảm tái phát và hạn chế biến chứng. Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào các biểu hiện lâm sàng và mức độ tổn thương các cơ quan, trong đó ưu tiên điều trị tổn thương mắt, tiêu hóa, thần kinh trung ương và mạch máu bởi những tổn thương này có nguy cơ mù, biến chứng nặng gây tử vong. Các tình trạng nặng thường được điều trị kết hợp corticoid và thuốc ức chế miễn dịch (cổ điển hoặc thuốc sinh học). Để điều trị tốt cho người bệnh cần kết hợp đa chuyên khoa, điều trị theo cá thể. Liên đoàn chống thấp khớp Châu Âu (EULAR) năm 2014 đã cập nhật các hướng dẫn điều trị Behcet như sau:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Tổn thương da, niêm mạc.</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tại chỗ: Corticoid bôi tại chỗ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Toàn thân: Colchicin nên được sử dụng để phòng ngừa tái phát tổn thương da, niêm mạc, đặc biệt khi người bệnh biểu hiện chủ yếu là ban đỏ hoặc loét sinh dục. Bên cạnh đó, các thuốc azathioprine, INF-α, kháng TNF-α hoặc apremilast (chất ức chế phosphodiesterase-4) cần được cân nhắc trong một số thường hợp cụ thể.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Tổn thương mắt</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Xử trí viêm màng bồ đào trong bệnh Behcet cần có sự hợp tác chặt chẽ với bác sĩ nhãn khoa với mục đích cuối cùng là ổn định và duy trì sự thuyên giảm, ngăn ngừa biến chứng mù. Bất kỳ bệnh nhân nào có tổn thương hậu phòng nên được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch như: azathioprine, cyclosporine A, INF-α, kháng TNF-α. Glucocorticoid toàn thân nên dùng phối hợp các thuốc trên, không nên dùng đơn độc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nhân có đợt viêm màng bồ đào cấp tính đe dọa thị giác đợt đầu hoặc tái phát nên được điều trị bằng glucocorticoid liều cao, infliximab hoặc interferon-alpha. Tiêm glucocorticoid nội nhãn cũng cho những bệnh nhân bị đợt cấp một bên là biện pháp hỗ trợ cho điều trị toàn thân.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Viêm màng bồ đào đơn độc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thuốc ức chế miễn dịch toàn thân nên sử dụng cho những trường hợp có yếu tố tiên lượng xấu như: nam giới, bệnh khởi phát sớm, tuổi trẻ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>4. Huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Để điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính ở bệnh Behcet, nên dùng glucocorticoid và thuốc ức chế miễn dịch như azathioprine, cyclophosphamide hoặc cyclosporine-A.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>5. Huyết khối tĩnh mạch tái phát</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Xem xét sử dụng kháng TNF-α ở những người bệnh khó điều trị. Cân nhắc sử dụng thuốc chống đông.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>6. Tổn thương động mạch</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Để điều trị phình động mạch, nên dùng corticoid và cyclophosphamide liều cao. Trong trường hợp kháng thuốc, xem xét dùng thuốc kháng TNF-α. Đối với bệnh nhân có nguy cơ chảy máu lớn, thuyên tắc mạch nên ưu tiên phẫu thuật, không nên trì hoãn nếu bệnh nhân có triệu chứng. Đối với phình động mạch ngoại vi, nên điều trị nội khoa bằng cyclophosphamide và corticoid trước can thiệp sửa chữa.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>7. Tổn thương đường tiêu hóa</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Để đánh giá tổn thương đường tiêu hóa, người bệnh cần được nội soi xác định tổn thương, loại trừ loét do NSAIDs, bệnh viêm ruột tự miễn, lao ruột.</p>
<p style="text-align: justify;">Những trường hợp có biến chứng thủng, chảy máu, tắc nghẽn cần can thiệp Ngoại khoa cấp cứu. Nên sử dụng glucocorticoid kết hợp 5-ASA hoặc azathioprine. Với người bệnh nặng, tái phát nhiều đợt, kém đáp ứng với các thuốc trên, cân nhắc sử dụng thuốc kháng TNF-α và hoặc thalidomide.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>8. Tổn thương thần kinh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Với tổn thương thần kinh cấp tính, nên điều trị bằng glucocorticoid liều cao sau đó giảm dần kết hợp thuốc ức chế miễn dịch như azathioprine. Nên tránh Cyclosporine. Nếu tổn thương nặng, trường hợp đáp ứng điều trị kém nên sử dụng thuốc kháng TNF-α. Với huyết khối mạch não, cân nhắc sử dụng chống đông trong thời gian ngắn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>9. Điều trị chung</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Nên sử dụng Colchicin ngay từ đầu ở những bệnh nhân có viêm khớp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tổn thương một bên mắt có thể tiêm corticoid nội nhãn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các trường hợp mãn tính, tái phát nên sử dụng azathioprine, INF-α, kháng TNF-α.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>10. Tiên lượng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh Behcet không có thuốc điều trị đặc hiệu, nó có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể. Tiên lượng xấu và tỷ lệ tử vong cao hơn liên quan đến giới tính nam và khởi phát bệnh sớm. Các nguyên nhân chính gây tử vong bao gồm vỡ phình động mạch phổi và ngoại vi, tổn thương thần kinh trung ương và tiêu hóa. Sự liên quan đến thận, đặc biệt là bệnh amyloidosis, cũng có tiên lượng xấu. Tuy nhiên, 60% các tổn thương nặng gặp trong những năm đầu bị bệnh, sau đó đa phần người bệnh thuyên giảm dần cũng như giảm tỷ lệ tổn thương cơ quan và tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng của bệnh là</p>
<p style="text-align: justify;">• Tổn thương thần kinh không phục hồi</p>
<p style="text-align: justify;">• Vỡ phình mạch</p>
<p style="text-align: justify;">• Mù</p>
<p style="text-align: justify;">• Thủng, xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột</p>
<p style="text-align: justify;">• Sảy thai do viêm mạch máu nhau thai.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Verity DH, Marr JE, Ohno S, Wallace GR, Stanford MR. Behçet’s disease, the silk road and HLA-B51: historical and geographical perspectives. Tissue Antigens. 1999;54(3):213–220. doi: 10.1034/j.1399-0039.1999.540301.x</li><li>Saadoun D, Wechsler B, Desseaux K, Le Thi Huong D, Amoura Z, Resche-Rigon M, Cacoub P. Mortality in Behçet’s disease. Arthritis Rheum. 2010;62(9):2806–2812. doi: 10.1002/art.27568.</li><li>Takeuchi M, Kastner DL, Remmers EF. The immunogenetics of Behçet’s disease: a comprehensive review. J Autoimmun. 2015;64:137–148. doi: 10.1016/j.jaut.2015.08.013.</li><li>Consolandi C, Turroni S, Emmi G, Severgnini M, Fiori J, Peano C, et al. Behçet’s syndrome patients exhibit specific microbiome signature. Autoimmun Rev. 2015;14(4):269–276. doi: 10.1016/j.autrev.2014.11.009.</li><li>Sakane T, Takeno M, Suzuki N. Behçet’s disease. N Engl J Med. 1999;341(17):1284–1291. doi: 10.1056/NEJM199910213411707</li><li>2014 Update of the EULAR standardised operating procedures for EULAR-endorsed recommendations. Ann Rheum Dis 2015;74:8–13</li><li>EULAR recommendations for the management of Behcet disease. Ann Rheum Dis 2008;67:1656–62</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-behcet-siyfm |
Bệnh Chagas | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh Chagas</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh Chagas do trùng roi ký sinh trong máu có tên là Trypanosoma cruzi gây bệnh, với trung gian truyền bệnh là bọ rệp Trypanosoma cruzi. Bệnh nhân có thể mắc bệnh Chagas khi bị bọ rệp đốt, khi chất tiết mang mầm bệnh của bọ rệp tiếp xúc với kết mạc, niêm mạc, da xây xước hoặc do bẩm sinh, truyền máu,…Phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh Chagas không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng tim mạch hay đường tiêu hóa. Bệnh Chagas có vùng dịch tễ ở các quốc gia châu Mỹ Latinh, như vùng Nam Mỹ, Argentina, Chile,... Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh Chagas ở các quốc gia khu vực phía Tây bán cầu cao hơn các loại ký sinh trùng khác, bao gồm cả sốt rét. Dịch tễ của bệnh Chagas thay đổi theo mức độ di dân ở các vùng dịch cũng như các chương trình giảm mức độ lây truyền ở các quốc gia.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh Chagas xuất hiện khi bị bọ rệp đốt, khi chất tiết mang mầm bệnh của bọ rệp tiếp xúc với kết mạc" src="/ImagePath/images/20210822/20210822_Benh-chagas-nguyen-nhan-tu-dau.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh Chagas xuất hiện khi bị bọ rệp đốt, khi chất tiết mang mầm bệnh của bọ rệp tiếp xúc với kết mạc</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh Chagas</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Căn nguyên gây bệnh Chagas là Trypanosoma cruzi. Loại trùng roi này gồm 7 nhóm chính (TcI – TcVI và TcBat). TcI là căn nguyên gây bệnh Chagas chủ yếu ở Mexico, phía bắc Nam Mỹ; trong khi, TcII, TcV và TcVI thường lây truyền ở khu vực phía Nam Nam Mỹ. Nhiễm Trypanosoma cruzi được đặc trưng bởi giai đoạn câp tính kéo dài từ 8 đến 12 tuần. Khi phản ứng miễn dịch của vật chủ ức chế sự nhân lên của ký sinh trùng, bệnh nhân sẽ bước sang giai đoạn mạn tính nếu không được điều trị.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh Chagas</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thời gian ủ bệnh của bệnh Chagas từ khi côn trùng đốt là 1 đến 2 tuần. Đối với trường hợp truyền máu và ghép tạng, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến 4 tháng. Bệnh Chagas diễn biến qua hai giai đoạn: Cấp tính và mạn tính.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn cấp tính</strong>: Giai đoạn cấp tính khi nhiễm <em>Trypanosoma cruzi</em> kéo dài từ 8 đến 12 tuần, được đặc trưng bởi sự lưu hành các trypomastigote trong máu. Phần lớn các bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu (mệt mỏi, sốt, chán ăn) hoặc không có triệu chứng nên không đi khám.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số ít bệnh nhân có thể sưng, viêm nơi bọ rệp đốt (chagoma). Chagoma điển hình xuất hiện ở mặt và các chi, có thể tìm thấy ký sinh trùng ở các tổn thương này. Tổn thương cũng có thể xuất hiện ở kết mạc dẫn đến sưng nề mi mắt một bên (dấu hiệu Romana). Tình trạng nặng ở giai đoạn cấp hiếm khi xảy ra, với biểu hiện viêm cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim và viêm não màng não.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn mạn tính</strong>: Sau khi bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch ức chế sự nhân lên của ký sinh trùng, các triệu chứng của giai đoạn cấp tính dần hết; bệnh nhân chuyển sang giai đoạn mạn tính. Nếu không được điều trị, giai đoạn mạn tính thường khởi phát sau 8 đến 12 tuần kể từ lúc mắc bệnh và có thể kéo dài đến suốt đời. Phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh Chagas mạn tính không có triệu chứng; tuy nhiên, có thể có các biểu hiện về tim mạch (suy tim, rối loạn chức năng thất trái, rối loạn nhịp tim, huyết khối) hoặc đường tiêu hóa (nuốt khó, nuốt đau, nôn mửa, táo bón,… và có thể gây biến chứng như u phân, xoắn đại tràng sigma, hoại tử ruột).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Một số ít bệnh nhân có thể sưng, viêm nơi bọ rệp đốt" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_Benh-chagas-dieu-tri.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khi mắc Chagas một số ít bệnh nhân có thể sưng, viêm nơi bọ rệp đốt</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm Chagas sơ sinh</strong>: Phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh Chagas sơ sinh không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc hiệu; do đó, cần xét nghiệm sàng lọc ở các vùng dịch để phát hiện các trẻ mắc bệnh. Nhiễm bệnh Chagas sơ sinh có thể gây sinh non, thiếu máu, gan lách to; thậm chí nhiễm trùng sơ sinh, viêm não màng não, suy hô hấp và có nguy cơ tử vong.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh Chagas</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các bệnh nhân mắc bệnh Chagas đa phần không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển sang giai đoạn mạn tính, bệnh nhân có thể có các biểu hiện về tim mạch như suy tim, rối loạn chức năng thất trái, rối loạn nhịp tim, huyết khối,… hoặc các triệu chứng đường tiêu hóa như nuốt khó, nuốt đau, nôn mửa, táo bón,… và có thể gây biến chứng như u phân, xoắn đại tràng sigma, hoại tử ruột.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm bệnh Chagas bẩm sinh có thể gây sinh non, thiếu máu, gan lách to; thậm chí nhiễm trùng sơ sinh, viêm não màng não, suy hô hấp và có nguy cơ tử vong.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh Chagas</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trung gian truyền bệnh trong bệnh Chagas chủ yếu là bọ xít hút máu. Sự lây truyền cũng có thể từ mẹ sang thai nhi, qua truyền máu của bệnh nhân đang mắc bệnh, qua ghép tạng, qua ăn thức ăn hay đồ uống mang mầm bệnh, qua tiếp xúc trong phòng thí nghiệm. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể tồn tại dai dẳng; hiêm khi bệnh có thể tự khỏi.</p>
<p style="text-align: justify;">Các trypomastigote gây bệnh của Trypanosoma cruzi có trong phân của bọ xít hút máu với số lượng lớn. Trong quá trình hút máu hoặc ngay sau khi hút, bọ xít bài tiết phân lên da của vật chủ, tạo điều kiện cho ký sinh trùng xâm nhập qua vết cắn. Ký sinh trùng cũng có thể xâm nhập qua kết mạc, niêm mạc nguyên vẹn. Phần lớn bọ xít hút máu vào ban đêm mà không đánh thức vật chủ. Bọ xít hút máu đực và cái đều phải hút máu từ giai đoạn nhộng đến khi trưởng thành để phát triển và đẻ trứng (với bọ xít cái). Do đó, cả giai đoạn nhộng và bọ xít trưởng thành đều có thể nhiễm ký sinh trùng; tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm tăng ở giai đoạn phát triển của bọ xít. Nhiễm Trypanosoma cruzi cũng có thể lây truyền ở các động vật như chó, mèo, chuột lang hay các động vật hoang dã, thường là các loài gặm nhâm hay thú có túi.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh có thể lây qua đường ký sinh trùng" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_226-benh-chagas-2712-5b1a.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><i>Bệnh có thể lây qua đường ký sinh trùng</i></p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, sự lây truyền có thể từ mẹ sang con, lây truyền qua thức ăn và nước uống nhiễm khuẩn, qua truyền máu, ghép tạng và lấy nhiễm trong phòng thí nghiệm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh Chagas</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Điều kiện sống kém, các đường nứt, kẽ hở của các bức tường, mái nhà tranh là nơi cư trú của loài bọ xít hút máu. Ở các vùng dịch, nhiễm Trypanosoma cruzi thường xuất hiện từ giai đoạn trẻ nhỏ; khi trưởng thành, bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng lâm sàng. Các khách du lịch đến khu vực châu Mỹ Latinh trong thời gian ngắn có nguy cơ mắc bệnh ít hơn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh Chagas</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Kiểm soát trung gian truyền bệnh: Có thể giảm số lượng bọ xít hút máu bằng cách cải thiện chất lượng, điều kiện nơi ở; tiêu diệt chỗ trú ngụ của bọ xít. Khách du lịch có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Chagas bằng cách dùng màn chống côn trùng, tránh cư trú tại những khu vực vệ sinh kém và ăn các loại hoa quả, đồ uống ven đường.</p>
<p style="text-align: justify;">Giảm nguy cơ lây truyền mẹ con: Thai phụ có kết quả PCR âm tính với Trypanosoma cruzi sẽ không lây truyền bệnh cho thai nhi. Do đó, điều trị bệnh nhân trước khi có bầu giảm đáng kể lượng ký sinh trùng và nguy cơ lây truyền cho con. Ngoài ra, cũng cần xét nghiệm cho những đứa trẻ sinh ở vùng dịch để phát hiện phụ nữ mắc bệnh Chagas, do phụ nữ có con mắc bệnh sẽ có tăng nguy cơ lây truyền cho những lần đẻ tiếp theo.</p>
<p style="text-align: justify;">Cho con bú: Phụ nữ mắc bệnh Chagas cấp tính hay tái hoạt không nên cho con bú. Ngược lại, những phụ nữ mắc bệnh Chagas mạn tính và không có vết nứt, chảy máu đầu núm vú vẫn có thể cho con bú. </p>
<p style="text-align: justify;">Giảm nguy cơ lây truyền qua đường miệng: Ăn chín, uống sối, nâng cao điều kiện vệ sinh nơi ở giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Giảm nguy cơ lây truyền qua truyền máu và ghép tạng: Người mắc bệnh Chagas không nên hiến máu. Với người nhận tạng từ người hiến mắc bệnh Chagas cần được theo dõi sát để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.</p>
<p style="text-align: justify;">Giảm nguy cơ lây truyền phòng thí nghiệm: Nhân viên phòng thí nghiệm cần mặc đồ bảo hộ để tránh phơi nhiễm. Người phơi nhiễm cần được theo dõi PCR hàng tuần trong 4 tuần và huyết thanh trong 4 đến 8 tuần. Không khuyến cáo điều trị dự phòng ở những đối tượng phơi nhiễm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Chagas</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cần nghĩ đến bệnh Chagas ở bệnh nhân sống một thời gian dài ở các khu vực dịch tễ (châu Mỹ Latinh, đặc biệt những người có điều kiện nơi ở kém). Tuy nhiên, nhiễm T.cruzi hiếm khi được phát hiện khi bệnh ở giai đoạn cấp tính, mà chủ yếu thông qua các chương trình sàng lọc ở các khu vực dịch tễ.</p>
<p style="text-align: justify;">Giai đoạn cấp tính của nhiễm T.cruzi kéo dài từ 8 đến 12 tuần với mức độ ký sinh trùng cao, có thể phát hiện các trypomastigote lưu hành trong máu. Sau 90 ngày, số lượng ký sinh trùng giảm dù không điều trị và không thể phát hiện T.cruzi dưới kính hiển vi ở giai đoạn mạn tính. Do đó, PCR là xét nghiệm có độ nhạy cao giúp phát hiện bệnh Chagas giai đoạn cấp tính và bệnh Chagas sơ sinh; xét nghiệm cũng có thể dùng để theo dõi đợt cấp của nhiễm T.cruzi. Ngoài ra, có thể sử dụng các phương pháp phát hiện ký sinh trùng trực tiếp như cấy máu, xenodiagnoses. Với trẻ không được chẩn đoán sàng lọc lúc mới sinh, có thể sử dụng xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán IgG khi trẻ trên 9 tháng tuổi; lúc này, lượng kháng thể từ mẹ sang đã hết. Ngoài ra, giai đoạn cấp tính của bệnh Chagas cũng cần phân biệt với các căn nguyên khác như viêm tổ chức hốc mắt, nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân, nhiễm HIV cấp tính,…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chẩn đoán bệnh bằng việc xét nghiệm cho phép biêt giai đoạn mắc của bệnh nhân " src="/ImagePath\images\20210822/20210822_nguyen-nhan-benh-chagas.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chẩn đoán bệnh bằng việc xét nghiệm cho phép biêt giai đoạn mắc của bệnh nhân </em></p>
<p style="text-align: justify;">Ngược lại, bệnh Chagas giai đoạn mạn tính được chẩn đoán dựa vào phát hiện kháng thể IgG với T.cruzi, thường sử dụng phương pháp ELISA và IFA. Xét nghiệm PCR không dùng để chẩn đoán nhiễm bệnh Chagas mạn tính. Sau khi chẩn đoán bệnh Chagas mạn tính, cần làm thêm các xét nghiệm kiểm tra bệnh nhân có tổn thương tim mạch, đường tiêu hóa không.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Chagas</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Với bệnh nhân mắc Chagas cấp tính hoặc sơ sinh: Chỉ định điều trị được khuyến cáo cho tất cả các bệnh nhân nhiễm T.cruzi cấp tính hoặc bẩm sinh. Điều trị ở trẻ sơ sinh mắc bệnh cần tiến hành sớm ngay khi có chẩn đoán. Thuốc điều trị gồm benznidazole và nifutimox. Điều trị giúp giảm mức độ nặng của triệu chứng, thời gian mắc bệnh và thời gian phát hiện ký sinh trùng. Theo dõi đáp ứng điều trị bằng xét nghiệm PCR hoặc huyết thanh chẩn đoán IgG. Các trường hợp mắc bệnh Chagas cấp tính được điều trị hoặc trẻ sơ sinh được điều trị trong năm đầu tiên có thể cần hàng tháng sau khi hoàn thành phác đồ để chuyển đảo huyết thanh.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_20190520_152312_313901_kham-tong-quat-nu-1.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Theo dõi đáp ứng điều trị bằng xét nghiệm PCR hoặc huyết thanh chẩn đoán IgG</em></p>
<p style="text-align: justify;">Với bệnh nhân mắc bệnh Chagas giai đoạn mạn tính, benzidazole là thuốc lựa chọn đầu tay. Trường hợp bệnh nhân lớn tuổi không triệu chứng, cần cân nhắc điều trị tùy từng trường hợp do các bệnh lý đồng mắc có thể làm giảm đáp ứng điều trị. Thuốc điều trị bệnh Chagas chống chỉ định với phụ nữ có thai, có thể gây rối loạn chức năng gan, thận; do đó, phụ nữ cần điều trị trước khi mang thai và sử dụng biện pháp tránh thai trong quá trình điều trị thuốc. Ngoài ra, cần theo dõi các biến chứng tim mạch và tiêu hóa của bệnh nhân, cũng như sàng lọc cho các thành viên trong gia đình.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Sổ tay lâm sàng chẩn đoán và điều trị.</li><li style="text-align: justify;">Caryn Bern. Chagas disease: Epidemiology and prevention, Uptodate, 2020.</li><li style="text-align: justify;">Caryn Bern, J Antonio Marin-Neto. Chagas disease: Chronic Trypanosoma cruzi infection, Uptodate, 2020.</li><li style="text-align: justify;">Caryn Bern. Chagas disease: Acute and congenital Trypanosoma cruzi infection, Uptodate, 2020.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-chagas-sjsvu |
Bệnh than | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Vi khuẩn Bacillus anthracis gây bệnh than</strong>, là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, gặp cả người và động vật. Trong lịch sử loài người, vi khuẩn từng được sử dụng như vũ khí sinh học trong các cuộc chiến tranh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh than" src="/ImagePath/images/20210703/20210703_20210321_benh-than-2.jpg"><em>Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, gặp cả người và động vật</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh cảnh lâm sàng bệnh than đa dạng, khác nhau liên quan đến các con đường lây truyền khác nhau. Người bệnh có thể nhiễm trùng ở da, đường hô hấp, đường tiêu hóa,… từ triệu chứng nhẹ đến bệnh cảnh nhiễm trùng huyết toàn thân, nguy cơ tử vong cao. Với liệu pháp kháng sinh hiệu quả và có vắc xin phòng bệnh, tỉ lệ mắc bệnh than đã giảm đáng kể trong nhiều năm gần đây, ghi nhận những ca bệnh lẻ tẻ, tuy nhiên với khả năng tồn tại bền vững ở ngoại cảnh, kèm theo khả năng gây bệnh và gây tử vong cao, bên cạnh đó vẫn có khả năng là vũ khí sinh học nên bệnh than vẫn được quan tâm trong bối cục thế giới hiện nay.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bacillus anthracis</strong> thuộc họ Bacillaceae, giống Bacillus, là trực khuẩn gram dương. Tính chất không di động, có hình thái vuông hai đầu, vi khuẩn thường hay xếp thành chuỗi, phát triển tốt trong môi trường pH trung tính.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210703/20210703_bacillus_anthracis_orig_vi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh vi khuẩn than</em></p>
<p style="text-align: justify;">Vi khuẩn than dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và một số hóa chất thông thường. Mặc dù vậy, vi khuẩn than có thể tồn tại rất lâu dưới dạng bào tử ở ngoài môi trường. Sức đề kháng của bào tử trực khuẩn than rất cao ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, do đó chúng tồn tại trong một thời gian dài, thậm chí hàng chục năm mà vẫn còn khả năng gây bệnh với con người và động vật. Ngoài khả năng gây bệnh than ở con người, và từng là một vũ khí sinh học trong chiến tranh và các cuộc khủng bố, trực khuẩn than còn gây bệnh ở các loài gia súc (thường gặp hơn là các loài gia súc ăn cỏ) với tên gọi là bệnh nhiệt than.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Các biểu hiện của bệnh than thường gặp</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">- Tại da: Là một trong những thể bệnh phổ biến nhất. Đường vào nhiễm trùng ban đầu thường qua các vết thương, vết xước, vùng da không lành lặn, vi trí mặt, cổ, cánh tay và bàn tay hay gặp. Thời gian ủ bệnh có thể từ 1-12 ngày, trung bình khoảng 5-7 ngày. Tổn thương da ban đầu là sẩn nhỏ,ngứa, và to dần, ban đầu không đau, sau phát triển thành mụn nước, vỡ ra để lại vết loét hoại tử đóng vảy đen. Vùng xung quanh tổn thương bị phù nề nhiều, kèm theo có sưng viêm hạch bạch huyết lân cận. Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc như người mệt mỏi, mệt lử, khó chịu, đau đầu, đau mỏi người và có biểu hiện sốt. Đây là thể bệnh nhẹ nhất, tỉ lệ khỏi cao nhất và nguy cơ tử vong thấp nhất trong các thể bệnh than.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tại đường hô hấp: Đường vào gây bệnh do con người hít phải các bào tử của trực khuẩn than tại môi trường, chúng qua vùng hầu họng gây bệnh tại tiểu phế quản, tế bào phế nang. Từ phổi, trực khuẩn có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, gây nhiễm khuẩn các cơ quan khác như màng não,… Thời kỳ ủ bệnh trung bình khoảng từ 1-7 ngày, nhiều trường hợp báo cáo thời gian ủ bệnh có thể lâu hơn > 1 tháng, người bệnh thường không có triệu chứng gì đặc biệt. Thời kỳ khởi phát có các triệu chứng không đặc hiệu. Người bệnh có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc với biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, đau mỏi người, đau nhức cơ xương khớp, sốt cao, trường hợp nặng có rối loạn tri giác. Các triệu chứng hô hấp như đau ngực, cảm giác khó thở, ho đờm, ho máu. Theo thời gian, các triệu chứng trên ngày càng trầm trọng, người bệnh khó thở nhiều hơn, suy hô hấp, thậm chí biểu hiện sốc, tử vong nhanh. Trên phim chụp X-quang ngực thấy hình ảnh tổn thương thâm nhiễm phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phổi lan tỏa,… Đây là thể bệnh gây tử vong cao trong các thể bệnh của trực khuẩn than.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Biểu hiện của người mắc bệnh than tại da" src="/ImagePath\images\20210703/20210703_19796190044-benh-than-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Biểu hiện của người mắc bệnh than tại da</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Biểu hiện bệnh than ở đường tiêu hóa: Có thể tổn thương tất cả các vị trí của đường tiêu hóa. Đường vào chính của thể bệnh này do con người ăn phải thịt gia súc bị bệnh hoặc thức ăn chưa được nấu chín. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 1-6 ngày, người bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt. Tổn thương tại đường tiêu hóa gây viêm, loét, hoại tử niêm mạc đường tiêu hóa kèm theo triệu chứng của viêm hạch mạc treo ruột. Các tổn thương trên xảy ra dọc ống tiêu hóa, trường hợp nặng dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh có triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, sốt cao,người mệt, môi khô, lưỡi bệnh, đau đầu, đau mỏi người, chán ăn, buồn nôn,…. Biểu hiện tại vùng hầu họng: viêm phù nề và sưng đau, có vết loét hoại tử, bề mặt được bao phủ bởi giả mạc trắng, viêm hạch bạch huyết vùng cổ. Thể bệnh than ở đường tiêu hóa tiên lượng tử vong cao mặc dù được điều trị sớm và tích cực.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm màng não: Đường vào có thể từ tổn thương da, đường hô hấp, đường tiêu hóa. Trên lâm sàng có hội chứng nhiễm trùng và hội chứng màng não. Người bệnh sốt cao, da xanh tái, môi khô, lưỡi bệnh, mệt lử, mạch nhanh,… Hội chứng màng não với đau đầu, buồn nôn và nôn, táo bón, rối loạn ý thức từ nhẹ đến nặng, các thiếu hụt chức năng thần kinh khác, thăm khám thực thể thấy gáy cứng, vạch màng não dương tính, kernig dương tính,… Chọc dịch não tủy thấy áp lực tăng, dịch đục, xét nghiệm tế bào bạch cầu dịch não tủy tăng, protein dịch não tủy tăng, đường giảm, cần nhuộm soi và nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh. Trường hợp nặng có thể gặp xuất huyết não. Tỉ lệ tử vong cao có thể trên 75% trường hợp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng</p>
<p style="text-align: justify;">- Tràn dịch màng phổi, suy hô hấp</p>
<p style="text-align: justify;">- Phù não, tăng áp lực nội sọ,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Xuất huyết tiêu hóa,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Các con đường xâm nhập và lây truyền bệnh chính</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Qua da: </strong>Trực khuẩn than có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các vết thương, vết xước, vùng da không lành lặn,… từ đó gây biểu hiện bệnh than tại da, đây cũng là thể bệnh ít nguy hiểm nhất.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Đường hô hấp:</strong> Con người khi hít phải các bào tử của trực khuẩn than trong môi trường, từ đó chúng xâm nhập vào phế quản, phế nang gây bệnh. Khi nhiễm bệnh than ở phổi nguy cơ tử vong thường cao</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Đường tiêu hóa: </strong>Ở động vật, đặc biệt động vật ăn cỏ, có thể ăn phải bào tử trực khuẩn than trong môi trường. Con người lây bệnh qua con đường này chủ yếu do ăn phải thịt bị nhiễm khuẩn hoặc chưa được nấu chín.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người ăn phải thịt của những động vật ăn cỏ chưa được nấu chín bị nhiễm khuẩn Bacillus anthracis có thể mắc bệnh than" src="/ImagePath\images\20210703/20210703_bthancbo.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người ăn phải thịt của những động vật ăn cỏ chưa được nấu chín bị nhiễm khuẩn Bacillus anthracis có thể mắc bệnh than</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Ngoài ra trực khuẩn than có thể lây bệnh <strong>qua tiêm trực tiếp vào cơ thể người</strong> (ví dụ tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch,…)</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bất kỳ lứa tuổi nào đều có thể mắc bệnh than. Tuy nhiên, một số đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao hơn như người chăn nuôi, chế biến, giết mổ, phân phối các động vật ăn cỏ, nhân viên xưởng da, nhân viên thú y, nhân viên y tế làm việc trong các phòng thí nghiệm, khi làm việc ở ngoài môi trường mà có các vết thương, vết xước và da không lành lặn,…. Bên cạnh đó việc sử dụng thực phẩm thịt gia súc bị bệnh hoặc chưa được nấu chín cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Khi phát hiện người mắc bệnh than, cần cách ly và báo cáo ngay với cơ quan y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật ở địa phương để tiến hành các biến pháp chống dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giáo dục sức khỏe, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, nâng cao sức khỏe.</p>
<p style="text-align: justify;">- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh cá nhân đúng, đặc biệt là vệ sinh tay, khi tiếp xúc với gia súc bị bệnh hoặc chất thải của chúng phải đeo đồ bào hộ, xử lý xác động vật đúng quy định,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng nguồn nước sạch, ăn chín, uống sôi, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng thịt gia súc bị bệnh , không ăn thịt chưa được nấu chín,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Uống kháng sinh dự phòng (doxycycline, ciprofloxacin) đối với những người có tiếp xúc với người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiêm vắc xin phòng bệnh than cho đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ngoài các yếu tố về dịch tễ, lâm sàng, chẩn đoán xác định bệnh than cần dựa vào các xét nghiệm. Tiêu chuẩn vàng là nuôi cấy phân lập được vi khuẩn từ các loại bệnh phẩm của cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các phòng thí nghiệm đều có thể nuôi cấy vi khuẩn, bên cạnh đó một tỉ lệ nhất định kết quả nuôi cấy là âm tính. Do đó, hỗ trợ trong chẩn đoán bệnh có thể dựa vào các xét nghiệm khác như nhuộm soi, kỹ thuật PCR, các xét nghiệm huyết thanh,…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn: </strong>Bệnh phẩm là máu, dịch đường hô hấp, dịch màng phổi, dịch nốt phỏng da, dịch đường tiêu hóa,…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Nhuộm soi:</strong> các bệnh phẩm trên trong khi chờ kết quả nuôi cấy có thể soi tìm vi khuẩn: tính chất là trực khuẩn bắt màu Gram dương, xung quanh có thể bắt gặp hình ảnh bạch cầu đa nhân</p>
<p style="text-align: justify;">- <strong>Xét nghiệm PCR</strong>: đắt tiền và yêu cầu kỹ thuật cao</p>
<p style="text-align: justify;">- <strong>Xét nghiệm huyết thanh</strong>: Xác định kháng nguyên hoặc kháng thể vi khuẩn than</p>
<p style="text-align: justify;">- Các xét nghiệm khác cần làm như: Xét nghiệm công thức máu (có thể thấy tăng số lượng bạch cầu, số lượng bạch cầu đa nhân trung tính), các marker viêm (protein phản ứng C-CRP, procalcitonin, tốc độ lắng hồng cầu tăng, xét nghiệm sinh hóa (bất thường chức nắng gan, chức năng thận, rối loạn điện giải,…), chụp X-quang ngực thấy hình ảnh trung thất giãn rộng, tổn thương viêm phổi, tràn dịch màng phổi, ….</p>
<p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán bệnh than với bệnh nhiễm trùng tại da, phổi, đường tiêu hóa, màng não do các căn nguyên vi sinh vật khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh than</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Liệu pháp kháng sinh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trực khuẩn than còn khá nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh như chloramphenicol, tetracyclin, erythromycin, streptomycin, penicillin, clindamycin, kháng sinh nhóm fluoroquinolone, carbapenem, linezolid. Tuy nhiên, trực khuẩn than không nhạy cảm với nhóm kháng sinh cephalosporin hoặc cotrimoxazole. Bên cạnh đó vi khuẩn có thể sinh betalactamase đề kháng với một số kháng sinh nhóm betalactam.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm màng não: Dùng kháng sinh sớm nhất có thể, kháng sinh đường tĩnh mạch và phối hợp nhiều loại kháng sinh (có thể phải phối hợp 3 loại kháng sinh). Liều một số kháng sinh là ciprofloxacin 400 mg/mỗi lần x 3 lần/ngày ở người lớn, 30mg/kg/lần x 3 lần/ngày ở trẻ nhỏ; meropenem 2 g/lần x 3 lần/ngày ở người lớn, 120mg/kg chia 3 lần/ ngày ở trẻ nhỏ; linezolid 600mg/lần x 2 lần/ngày ở người lớn, ở trẻ em 30 mg/kg/lần chia 2-3 lần/ngày, levofloxacin 750mg/lần x 1 lần/ngày; … Các kháng sinh khác như chloramphenicol, clindamycin, vancomycin,… có thể sử dụng. Thời gian điều trị ít nhất từ 2-3 tuần hoặc có thể kéo dài hơn (3-6 tuần), đánh giá đáp ứng trên lâm sàng và dịch não tủy. Kháng sinh uống được chỉ định một thời gian dài (1-2 tháng) sau khi kết thúc liệu pháp kháng sinh đường tĩnh mạch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trường hợp không có viêm màng não: Cần chọc dò dịch não tủy nếu không có chống chỉ định để loại trừ không có viêm màng não. Liệu pháp kháng sinh dùng sớm, phối hợp kháng sinh trong trường hợp nặng. Các kháng sinh trên được khuyến cáo, ví dụ phác đồ như sau: ciprofloxacin phối hợp với clindamycin hoặc linezolid. Thời gian điều trị ít nhất 2 tuần, đánh giá đáp ứng về lâm sàng và xét nghiệm, sau đó chuyển sang phác đồ đường uống. Các kháng sinh đường uống vẫn thuộc các nhóm kháng sinh trên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trường hợp biểu hiện nhẹ ở da có thể dùng kháng sinh uống ngay từ đầu. Các kháng sinh có thể sử dụng như ciprofloxacin 500 mg/lần x 2 lần/ ngày hoặc doxycycline 100mg/lần x 2 lần/ngày, moxifloxacin 400mg/ngày, clindamycin 600mg/lần x 3 lần/ngày, amoxicillin 1g/lần x 3 lần/ngày nếu vi khuẩn còn nhạy cảm,… Thời gian điều trị trung bình từ 7-10 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị khác</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Raxibacumad, obitoxaximab, các kháng thể đơn dòng, globin miễn dịch với trực khuẩn than có thể được chỉ định nhằm mục đích chống lại độc tố vi khuẩn và trung hòa chúng. Chỉ định trong những trường hợp nặng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Glucocorticoids: có thể sử dụng trong viêm màng não, tuy nhiên vẫn còn tranh cãi và cần nghiên cứu thêm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Dẫn lưu màng phổi: đã được chứng minh giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân tổn thương phổi nặng, tràn dịch màng phổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hạ sốt bằng paracetamol 10-15 mg/kg/lần khi sốt cao từ 38.5<sup>o</sup>C, mỗi lần cách nhau ít nhất 4-6 tiếng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bảo đảm dinh dưỡng, điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, đảm bảo cân bằng kiềm toan.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>CDC. Anthrax.</li><li>WHO . Anthraz in humans and animals.</li><li><a href="https://www.uptodate.com/contents/treatment-of-anthrax/abstract/1">Hendricks KA, Wright ME, Shadomy SV, et al. Centers for disease control and prevention expert panel meetings on prevention and treatment of anthrax in adults. Emerg Infect Dis 2014; 20.</a></li><li>Kari A. Simonsen; Kingshuk Chatterjee, Anthrax, StatPearls [Internet].</li><li>US Food and Drug Adminisration. FDA News Release. FDA approves new treatment for inhalation anthrax.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-than-ssqmp |
Bệnh gan do độc chất | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh gan do độc chất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh gan do độc chất là bệnh lý tại gan hay gặp với rất nhiều căn nguyên thuốc như paracetamol, diazepam, chất độc, chất kích thích như ma túy,… gây tổn thương gan. Khi các căn nguyên này vào cơ thể, gan không thể chuyển hóa, thải trừ hết, các tế bào gan bị viêm, hoại tử, chết theo chương trình dẫn tới bệnh lý. Biểu hiện bệnh đa dạng, phong phú, từ triệu chứng mơ hồ, không đặc hiệu đến tổn thương gan nặng với các biến chứng như suy gan cấp, hội chứng não gan, phù não,… thậm chí tử vong.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh gan do độc chất là bệnh lý tại gan hay gặp với rất nhiều căn nguyên thuốc như paracetamol, diazepam, chất độc, chất kích thích như ma túy,… gây tổn thương gan." src="/ImagePath/images/20210916/20210916_benh-gan-doc-chat.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh gan do độc chất là bệnh lý tại gan hay gặp với rất nhiều căn nguyên thuốc như paracetamol, diazepam, chất độc, chất kích thích như ma túy,… gây tổn thương gan.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh gan do độc chất chủ yếu dựa trên việc khai thác kỹ tiền sử sử dụng các căn nguyên trên, triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm độc chất nếu có và chẩn đoán loại trừ với các căn nguyên gây tổn thương khác. Chất giải độc đặc hiệu được sử dụng trong một số trường hợp như ngộ độc paracetamol, morphin,… Ngoài ra, biện pháp điều trị không đặc hiệu như điều trị hỗ trợ và triệu chứng cũng được áp dụng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh gan do độc chất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gan do độc chất. Khi gan không thể chuyển hóa, thải trừ hết chất độc trong cơ thể, chúng sẽ tích tụ lại và gây độc cho gan. Một số căn nguyên thường được biết đến là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Do thuốc: gan là một trong những cơ quan chính chuyển hóa và bài trừ thuốc. Có rất nhiều loại thuốc gây tổn thương gan. Một số thuốc gây tổn thương gan tuy nhiên trên lâm sàng thường được sử dụng với liều lượng được khuyến cáo. Khi sử dụng liều cao hoặc trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan, dẫn tới viêm gan cấp, thậm chí suy gan cấp như paracetamol, halothane, isoniazid (INH), carbamazepine, phenytoin và alpha methyldopa,…, hóa chất điều trị ung thư, một số loại kháng sinh, … Một số thuốc khác có nguồn gốc không rõ ràng cũng gây tổn thương gan như: thuốc giảm cân, thuốc bổ, thuốc làm đẹp, thuốc đông y không rõ hàm lượng và nguồn gốc,… Một số nggười bệnh có dị ứng thuốc hoặc dị nguyên khác, có thể tổn thương gan kèm theo.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gan do độc chất" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_benh-gan-doc-chat-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gan do độc chất</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Chất kích thích: rượu bia là nguyên nhân thường gặp gây tổn thương gan, việc sử dụng với lượng rượu bia lớn trong thời gian ngắn hoặc lượng rượu bia ít trong thời gian dài đều có thể gây tổn thương gan. Các chất kích thích khác như các dạng ma túy tổng hợp đều có thể gây tổn thương gan.</p>
<p style="text-align: justify;">- Lương thực, thực phẩm không đảm bảo: một số đồ ăn bị hỏng, ôi, thiu, mốc, hoặc nhiều hóa chất bảo quản, các loài nấm chứa amotoxin,… có thể gây tổn thương gan.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh gan do độc chất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh gan do độc chất có triệu chứng lâm sàng đa dạng. Tổn thương gan có thể cấp tính hoặc mạn tính, có thể dẫn tới suy gan cấp hoặc tối cấp. Các tế bào gan bị viêm, sưng phồng, tắc mật, hoại tử, chết theo chương trình,…Người bệnh có thể có các triệu chứng sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng toàn thân: bệnh nhân mệt mỏi, uể oải, tinh thần chán chường, khó tập trung, đau mỏi người, đau mỏi toàn thân, một số người bệnh có thể có sốt nhẹ, biểu hiện hội chứng giả cúm,..</p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng tiêu hóa: Một số người bệnh thường bị rối loạn tiêu hóa như bụng chán ăn, ăn không ngon, cảm giác buồn nôn, bụng chướng hơi, cảm giác đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng nát hoặc táo bón. Ngoài ra, bệnh nhân đôi khi đau bụng vùng gan hoặc đau thượng vị. Thăm khám thực thể có thể thấy gan to.</p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng trên da: Một số người bệnh bị nổi sẩn, mày đay ngứa không rõ căn nguyên, ra mồ hôi thất thường. Trong các trường hợp tổn thương gan nặng, chức năng thải mật bị suy giảm, bệnh nhân có thể vàng mắt, vàng da với nhiều mức độ, sắc tố mật bị ứ đọng gây ngứa da tăng, tiểu sậm màu,…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Một số người bệnh bị nổi sẩn, mày đay ngứa không rõ căn nguyên" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_benh-gan-doc-chat-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Một số người bệnh bị nổi sẩn, mày đay ngứa không rõ căn nguyên</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng khác: đau nhức khớp, suy giảm chức năng tình dục, ảo giác, hoang tưởng nếu có sử dụng các chất ma túy tổng hợp,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh có biểu hiện suy gan cấp hoặc tối cấp: khi chức năng gan bị rối loạn đột ngột và nhanh chóng, có thể gây rối loạn đông máu, hội chứng não gan, thậm chí tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;">Các bất thường trên xét nghiệm: Các men gan như alanine aminotransferase (ALT), aspartate aminotransferase (AST), alkaline phosphatase (ALP), gamma-glutamyl transferase (GGT) thường tăng, có thể gấp vài lần đến trăm lần so với giới hạn bình thường. Trong trường hợp tổn thương gan do thuốc, thường thấy chỉ số ALP tăng nhiều hơn so với ALP. Khi người bệnh tổn thương gan nặng, có vàng mắt vàng da, xét nghiệm bilirubin toàn phần tăng. Trường hợp nặng suy chức năng gan, xét nghiệm albumin máu, tỉ lệ prothrobim, tỉ lệ A/G giảm, INR kéo dài. Các bất thường khác như xét nghiệm NH3 máu có thể tăng cao, trường hợp tổn thương gan trong dị ứng thuốc có thể tăng bạch cầu ái toan và kháng thể IgE. Ngoài ra trong một số trường hợp xét nghiệm độc chất ( ví dụ ma túy) trong máu hoặc nước tiểu dương tính.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh gan do độc chất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhìn chung, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh gan do độc chất có thể hồi phục hoàn toàn sau khi ngừng sử dụng các chất gây độc gan. Thời gian hồi phục trung bình khoảng vài tháng đến 1 năm. Một số người bệnh tình trạng ứ mật có thể kéo dài hơn, vài tháng thậm chí lâu hơn. Một số người bệnh tổn thương gan trên nền bệnh lý gan sẵn có tiên lượng thường xấu hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng có thể gặp: ứ mật kéo dài dẫn tới viêm gan, xơ gan ứ mật; viêm gan mạn tính; suy gan cấp tính và tối cấp; trường hợp nặng có anh hướng, suy chức năng đa cơ quan như phù não, suy hô hấp, suy thận, rối loạn toan - kiềm, rối loạn điện giải, …</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Các biến chứng có thể gặp: ứ mật kéo dài dẫn tới viêm gan, xơ gan ứ mật; viêm gan mạn tính" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_benh-gan-doc-chat-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các biến chứng có thể gặp: ứ mật kéo dài dẫn tới viêm gan, xơ gan ứ mật; viêm gan mạn tính</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh gan do độc chất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh gan do độc chất không phải là bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người qua các con đường thông thường. Tuy nhiên trong khu tập thể đông người, gia đình cùng tiếp xúc với độc chất (ví dụ ăn nấm chứa amotoxin,…) có thể rất nhiều người bị mắc bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh gan do độc chất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh gan do độc chất có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh đó là: sử dụng rượu bia thường xuyên, lượng rượu bia nhiều; lạm dụng thuốc như paracetamol, kháng sinh, …, sử dụng thuốc không đúng liều lượng, không theo khuyến cáo của bác sĩ; lạm dụng các thuốc giảm cân, thuốc làm đẹp, thuốc đông y không rõ hàm lượng và nguồn gốc,…; đối tượng sử dụng các chất kích thích như ma túy; sử dụng lương thực thực phẩm nguồn gốc không đảm bảo, hóa chất bảo quản không đúng cách; đồ ăn bị mốc, thiu; ăn phải các loại nấm độc. Ở Việt Nam, trình độ dân trí còn thấp, việc điều trị các bài thuốc gia truyền, truyền tai nhau vẫn xảy ra, một số người bệnh mắc các bệnh mạn tính như viêm loét dạ dày – tá tràng, gout, viêm khớp dạng thấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,… thường sử dụng các bài thuốc nam, thuốc bắc không có nguồn gốc rõ ràng, tăng nguy cơ nhiễm độc gan.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng rượu bia thường xuyên dễ gây độc cho gan" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_benh-gan-doc-chat-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sử dụng rượu bia thường xuyên dễ gây độc cho gan</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, bệnh gan do độc chất có thể nặng lên trên những người bệnh có bệnh lý gan trước đó như xơ gan, viêm gan virus mạn tính,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh gan do độc chất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng bệnh chung như: tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, nâng cao sức khỏe; thói quen sinh hoạt lành mạnh; khi sử dụng các thuốc để điều trị bệnh cần theo hướng dẫn của bác sĩ; không tự ý sử dụng thuốc với liều lượng và thời gian không đúng; không dùng các thuốc đông y gia truyền không rõ nguồn gốc và hàm lượng; không sử dụng các thuốc giảm cân, làm đẹp chưa được kiểm định; hạn chế sử dụng rượu bia, không dùng các chất kích thích như ma túy; sử dụng lương thực, thực phẩm sạch, bảo quản thức ăn đúng cách; đối với các bệnh nhân có bệnh gan từ trước cần điều trị và theo dõi bệnh thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh gan do độc chất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn vàng được đồng thuận trong chẩn đoán bệnh gan do độc chất. Cần chẩn đoán loại trừ tổn thương gan do các căn nguyên khác như viêm gan do virus viêm gan A, B, C, D, E, <em>Cetomeglovirus</em>, ..; tổn thương gan trong các bệnh lý chuyển hóa, nhiễm trùng nặng gây tổn thương gan, viêm gan tự miễn, bệnh gan thoái hóa mỡ không do rượu, … Các xét nghiệm cho thấy sự gia tăng men gan và một số trường hợp xét nghiệm độc chất (ví dụ ma túy, ethanol, paracetamol,…) trong nước tiểu và máu dương tính rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh gan do độc chất.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tư vấn nhiễm độc gan cùng chuyên gia đầu ngành" src="/ImagePath\images\20210916/20210916_DSC_5800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tư vấn nhiễm độc gan cùng chuyên gia đầu ngành</em></p>
<p style="text-align: justify;">Do đó chẩn đoán bệnh gan do độc chất cần: khai thác và tầm soát kỹ càng tiền sử sử dụng thuốc, chất độc từ người bệnh và người nhà; tìm các nguyên nhân gây viêm gan khác để chẩn đoán loại trừ bệnh; thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng loại trừ nguyên nhân tắc mật cơ giới như sỏi ống mật chủ,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh gan do độc chất</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp điều trị chính bao gồm: dừng việc tiếp tục sử dụng thuốc gây độc cho gan; sử dụng thuốc giải độc nếu có thể; các biện pháp điều trị bổ trợ và điều trị triệu chứng khác.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khai thác kỹ việc sử dụng thuốc, chất độc,… để định hướng nguyên nhân. Khi nhiễm bệnh, cần ngưng sử dụng thuốc, chất độc ngay.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một số nguyên nhân gây bệnh gan do độc chất có thể có thuốc giải độc đặc hiệu. Sử dụng sớm ngay khi có thể. Với ngộ độc do paracetamol, cần sử dụng N-acetylcysteine càng sớm càng tốt, đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Trong một số trường hợp có hội chứng não gan, suy gan tối cấp, các khuyến cáo khuyên dùng N-acetylcysteine sớm, cải thiện tiên lượng sống. Tổn thương gan do Valproate, dùng chất giải độc là Carnitine.</p>
<p style="text-align: justify;">- Corticoid còn tranh cãi trong bệnh gan do độc chất. Một số người bệnh có biểu hiện dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên khác, hậu quả có thể có tổn thương gan, việc sử dụng corticoid có thể chỉ định. Những trường hợp bệnh gan do độc chất khác thường không khuyến cáo.</p>
<p style="text-align: justify;">- Silymarin là thuốc thường được dùng trong các bệnh lý viêm gan. Trong một số người bệnh tổn thương gan do ngộ độc nấm, silymarin đơn trị liệu hoặc kết hợp với benzylpenicillin đã được nghiên cứu, đánh giá, tuy nhiên hiệu quả còn tranh cãi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Biện pháp điều trị hỗ trợ, triệu chứng khác: người bệnh nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động mạnh; dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung vitamin; bổ sung các acid amin cần thiết; sử dụng axit ursodeoxycholic và thuốc nhuận tràng khi có ứ mật; giảm ngứa da bằng thuốc kháng histamine; hạn chế sử dụng tiếp tục các thuốc khác có thể gây tổn thương gan; điều chỉnh hạ đường huyết, rối loạn điện giải, rối loạn cân bằng kiềm toan trong trường hợp nặng; chống phù nào khi có hội chứng não gan; truyền các chế phẩm máu khi có chỉ định;…</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị bệnh lý gan phối hợp khác nếu có. </p>
<p style="text-align: justify;">- Ghép gan khi có chỉ định ( ví dụ suy gan cấp, bệnh gan do độc chất có xơ gan do nhiều căn nguyên khác nhau,…)</p>
<p style="text-align: justify;">- Cần theo dõi và đánh giá người bệnh, đặc biệt theo dõi sát trong những trường hợp nặng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Alempijevic T, Zec S, Milosavljevic T. Drug-induced liver injury: Do we know everything? World J Hepatol. 2017 Apr 08;9(10):491-502</li><li style="text-align: justify;">Katarey D, Verma S. Drug-induced liver injury. Clin Med (Lond). 2016 Dec;16(Suppl 6):s104-s109</li><li style="text-align: justify;">Giannattasio A, D'Ambrosi M, Volpicelli M, Iorio R. Steroid therapy for a case of severe drug-induced cholestasis. Ann Pharmacother. 2006 Jun;40(6):1196-9.</li><li style="text-align: justify;">Aida Ortega-Alonso, Raúl J Andrade. Chronic liver injury induced by drugs and toxins. J Dig Dis. 2018 Sep;19(9):514-521</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-gan-do-doc-chat-scggw |
Bệnh bột thận | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh bột thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><b>Bệnh amyloidosis là gì?</b></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh amyloidosis (bệnh nhiễm bột) là một bệnh hiếm gặp xảy ra khi các protein amyloid (protein tinh bột) được lắng đọng trong các mô và cơ quan. Protein amyloid là những protein bất thường mà cơ thể không thể phân hủy và tái tổng hợp, giống như với các protein bình thường. Khi các protein amyloid kết tụ lại với nhau, chúng tạo thành các lắng đọng amyloid. Sự tích tụ của những chất lắng đọng này làm hỏng các cơ quan và mô của một người. Amyloidosis có thể ảnh hưởng đến các cơ quan và mô khác nhau tùy từng bệnh nhân và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan cùng một lúc. Amyloidosis ảnh hưởng thường xuyên nhất đến thận, tim, hệ thần kinh, gan và đường tiêu hóa. Các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh amyloidosis phụ thuộc vào các cơ quan và mô bị ảnh hưởng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh amyloidosis" src="/ImagePath/images/20210915/20210915_benh-bot-than.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh amyloidosis</em></p>
<p style="text-align: justify;"><b>Thận là gì và chúng có chức năng gì?</b></p>
<p style="text-align: justify;">Các thận là hai cơ quan hình hạt đậu, kích thước từ 10 đến 12cm tùy thể trạng. Chúng nằm ngay dưới khung xương sườn, 2 bên của cột sống. Mỗi ngày, hai quả thận lọc khoảng 20 lần thể tích máu của cơ thể để tạo ra khoảng 1 đến 2 lít nước tiểu, bao gồm chất thải và nước dư thừa.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi amyloidosis lắng đọng tại thận người ta gọi là bệnh thận amyloidosis hoặc bệnh thận nhiễm bột.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Phân loại</b></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh thận bột nguyên phát và bệnh thận bột do thận nhân tạo là 2 loại thận nhiễm bột phổ biến nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh thận bột nguyên phát</p>
<p style="text-align: justify;">Thận là cơ quan thường bị ảnh hưởng nhất bởi bệnh amyloidosis nguyên phát. Chất lắng đọng amyloid làm hỏng thận và khiến thận không bảo tồn được chức năng chất thải và phân hủy protein. Khi thận bị tổn thương quá mức, chúng có thể không còn hoạt động tốt để duy trì sức khỏe, dẫn đến suy thận. Suy thận có thể dẫn đến các vấn đề như huyết áp cao, bất thường chuyển hóa calci và tạo xương, thiếu máu</p>
<p style="text-align: justify;">- Amyloidosis liên quan đến lọc máu</p>
<p style="text-align: justify;">Những người bị suy thận và phải chạy thận nhân tạo trong thời gian dài có thể phát triển chứng amyloidosis liên quan đến lọc máu. Loại amyloidosis này xảy ra khi một loại protein nhất định, được gọi là beta-2 microglobulin, tích tụ trong máu do quá trình lọc máu không loại bỏ nó hoàn toàn. Cả thận nhân tạo chu kỳ và lọc màng bụng đều liên quan đến bệnh thận bột.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thận nhân tạo chu kỳ. Chạy thận nhân tạo sử dụng một bộ lọc đặc biệt gọi là quả lọc máu để loại bỏ chất thải và dịch thừa ra khỏi máu.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Lọc màng bụng. Thẩm phân phúc mạc sử dụng chính phúc mạc - màng bụng của bệnh nhân để lọc máu.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh amyloidosis liên quan đến lọc máu là một biến chứng của suy thận vì cả chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc đều không lọc hiệu quả microglobulin beta-2 khỏi máu. Kết quả là, một lượng cao beta-2 microglobulin vẫn còn trong máu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh bột thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><b>Bệnh thận bột nguyên phát</b></p>
<p style="text-align: justify;">Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh amyloidosis nguyên phát ở thận là hội chứng thận hư - một tập hợp các dấu hiệu cho thấy thận bị tổn thương. Các dấu hiệu của hội chứng thận hư bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Albumin niệu - tăng lượng albumin trong nước tiểu. Một người bị hội chứng thận hư bài tiết hơn 3.5 gam albumin mỗi ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">- Rối loạn lipid máu - một tình trạng tăng cả chất béo trung tính và cholesterol máu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phù chân hoặc phù toàn thân.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Phù chân hoặc phù toàn thân" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_benh-bot-than-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phù chân hoặc phù toàn thân</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Hạ albumin máu - tình trạng trong đó máu của một người có lượng albumin ít hơn bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Các dấu hiệu khác của bệnh nhiễm bột nguyên phát có thể bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Thiếu năng lượng, mệt mỏi</p>
<p style="text-align: justify;">- Khó thở</p>
<p style="text-align: justify;">- Hạ huyết áp</p>
<p style="text-align: justify;">- Dị cảm</p>
<p style="text-align: justify;">- Gầy sút cân</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Bệnh thận bột thứ phát sau lọc máu</b></p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng của bệnh amyloidosis liên quan đến lọc máu có thể bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau, cứng và chảy dịch khớp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các túi bất thường, chứa chất lỏng, được gọi là u nang, trong một số xương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hội chứng ống cổ tay, gây ra bởi sự tích tụ bất thường của các protein amyloid ở cổ tay. Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay bao gồm tê hoặc ngứa ran, đôi khi kết hợp với yếu cơ ở các ngón tay và bàn tay.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh amyloidosis liên quan đến lọc máu thường ảnh hưởng đến xương, khớp và các mô kết nối cơ với xương, được gọi là gân. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp. U nang xương do nhiễm bột liên quan đến lọc máu có thể dẫn đến gãy xương. Nhiễm bột cơ quan liên quan đến lọc máu cũng có thể gây ra các vết rách ở gân và dây chằng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh bột thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><b>Chế độ ăn uống, sinh hoạt</b></p>
<p style="text-align: justify;">Các nhà nghiên cứu thấy rằng thay đổi chế độ ăn uống và dinh dưỡng không gây ra hoặc ngăn ngừa bệnh amyloidosis nguyên phát của thận hoặc bệnh amyloidosis liên quan đến lọc máu. Những người bị hội chứng thận hư có thể thay đổi chế độ ăn uống như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Hạn chế natri trong chế độ ăn uống, thường từ muối, giúp giảm phù nề và giảm huyết áp</p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm lượng nước uống vào để giúp giảm phù nề và giảm huyết áp</p>
<p style="text-align: justify;">- Ăn một chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol để giúp kiểm soát lượng chất béo và cholesterol trong máu nhiều hơn mức bình thường.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ăn một chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol để giúp kiểm soát lượng chất béo và cholesterol trong máu" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_benh-bot-than-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ăn một chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol để giúp kiểm soát lượng chất béo và cholesterol trong máu</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ có thể khuyến nghị những người bị bệnh thận nên ăn vừa phải hoặc giảm lượng protein. Ăn nhiều protein hơn nhu cầu của cơ thể có thể tạo gánh nặng cho thận và khiến chức năng thận suy giảm nhanh hơn. Tuy nhiên, lượng protein quá thấp có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, một tình trạng xảy ra khi cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng.</p>
<p style="text-align: justify;">Những người bị bệnh thận thực hiện chế độ ăn hạn chế protein khi xét nghiệm máu có thể cho thấy mức chất dinh dưỡng thấp. Những người bị bệnh amyloidosis nguyên phát của thận hoặc bệnh amyloidosis liên quan đến lọc máu nên trao đổi với bác sĩ về những hạn chế trong chế độ ăn uống để quản lý tốt nhất nhu dinh dưỡng riêng theo tình trạng bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh bột thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><b>Bệnh thận bột nguyên phát</b></p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ chẩn đoán định hướng bệnh amyloidosis nguyên phát của thận khi có các thông tin như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiền sử bản thân và gia đình</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh sử, khám lâm sàng</p>
<p style="text-align: justify;">- Khám lâm sàng thường gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Khám toàn thân bệnh nhân và khám phù</p>
<p style="text-align: justify;">+ Sử dụng ống nghe để nghe tim phổi</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thăm khám bằng tay các khu vực cụ thể của cơ thể bệnh nhân</p>
<p style="text-align: justify;">- Phân tích nước tiểu</p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp phân tích nước tiểu - xét nghiệm mẫu nước tiểu - để kiểm tra albumin và protein amyloid trong nước tiểu. Bệnh nhân cung cấp mẫu nước tiểu trong một hộp đựng đặc biệt tại phòng khám. Y tá hoặc kỹ thuật viên có thể kiểm tra mẫu tại chỗ và gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Lượng albumin trong nước tiểu nhiều hơn mức bình thường có thể cho thấy thận bị tổn thương do chứng amyloidosis nguyên phát. Protein amyloid trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của chứng amyloidosis.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm máu</p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ chỉ định các xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận và kiểm tra các protein amyloid và tăng lipid máu. Xét nghiệm máu chức năng thận là đo lường các chất thải trong máu mà thận khỏe mạnh bình thường lọc ra. Tăng lipid máu thường liên quan đến hội chứng thận hư. Các protein amyloid trong máu có thể chỉ ra bệnh amyloidosis.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bác sĩ chỉ định các xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận và kiểm tra các protein amyloid và tăng lipid máu" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_ngo-doc-thuoc-gay-te-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bác sĩ chỉ định các xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận và kiểm tra các protein amyloid và tăng lipid máu</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Sinh thiết thận</p>
<p style="text-align: justify;">Chỉ sinh thiết mới có thể cho thấy các lắng đọng protein amyloid trong thận. Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết thận nếu các xét nghiệm khác cho thấy thận bị tổn thương. Một thủ thuật sinh thiết thận đòi hỏi phải lấy được một mảnh nhu mô thận để kiểm tra dưới kính hiển vi. Bác sĩ thực hiện sinh thiết thận trong bệnh viện với thuốc an thần nhẹ hoặc gây tê cục bộ. Bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật hình ảnh như siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để định hướng kim sinh thiết vào thận và lấy mẫu mô. Bác sĩ giải phẫu bệnh kiểm tra mô thận trong phòng xét nghiệm dưới kính hiển vi để tìm các protein amyloid và tổn thương thận.</p>
<p style="text-align: justify;">Kết quả sinh thiết cũng giúp bác sĩ xác định phác đồ điều trị tốt nhất.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Bệnh thận bột thứ phát do lọc máu</b></p>
<p style="text-align: justify;">Một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chẩn đoán bệnh amyloidosis liên quan đến lọc máu với</p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ chẩn đoán định hướng bệnh amyloidosis thứ phát do lọc máu khi có các thông tin như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Phân tích nước tiểu</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm máu</p>
<p style="text-align: justify;">- Thăm dò hình ảnh</p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp phân tích nước tiểu và xét nghiệm máu để phát hiện lượng protein amyloid trong nước tiểu và máu. Các thăm dò hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang và chụp CT, có thể cung cấp hình ảnh về u nang xương và lắng đọng amyloid trong xương, khớp, gân và dây chằng. Kỹ thuật viên X-quang thực hiện kỹ thuật chụp chẩn đoán hình ảnh tại phòng khám. Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh giải thích các hình ảnhthu được từ phim chụp. Không cần gây mê hoặc gây tê khi thăm dò chẩn đoán hình ảnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh bột thận</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><b>Điều trị bệnh thận bột nguyên phát</b></p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ chuyên khoa sẽ điềutrị chứng amyloidosis nguyên phát của thận bằng những cách sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị bằng thuốc, bao gồm cả hóa trị liệu</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị bằng thuốc. Mục tiêu của điều trị bằng thuốc, bao gồm cả hóa trị, là làm giảm nồng độ protein amyloid trong máu. Các phác đồ điều trị bằng thuốc kết hợp như:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Melphalan (Alkeran), một loại hóa trị liệu</p>
<p style="text-align: justify;">+ Dexamethasone (Decadron), một loại thuốc chống viêm steroid</p>
<p style="text-align: justify;">Những loại thuốc này có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào tạo ra protein amyloid. Những loại thuốc này có thể gây rụng tóc và các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa và mệt mỏi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cấy ghép tế bào gốc</p>
<p style="text-align: justify;">Cấy ghép tế bào gốc là phương pháp thay thế các tế bào gốc bị hư hỏng của bệnh nhân bằng các tế bào gốc khỏe mạnh. Tế bào gốc được tìm thấy trong tủy xương và phát triển thành ba loại tế bào máu mà cơ thể cần. Để chuẩn bị cho việc cấy ghép tế bào gốc, bệnh nhân được hóa trị liều cao. Việc cấy ghép thực tế giống như một cuộc truyền máu. Các tế bào gốc được cấy ghép sẽ di chuyển đến tủy xương để tạo ra các tế bào máu mới khỏe mạnh. Hóa trị mà một bệnh nhân nhận được để chuẩn bị cho việc cấy ghép có thể có những tác dụng phụ nghiêm trọng, vì vậy điều quan trọng là được bác sĩ giải thích và trao đổi về những rủi ro của thủ thuật này.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cấy ghép tế bào gốc là phương pháp thay thế các tế bào gốc bị hư hỏng của bệnh nhân bằng các tế bào gốc khỏe mạnh" src="/ImagePath\images\20210915/20210915_benh-bot-than-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cấy ghép tế bào gốc là phương pháp thay thế các tế bào gốc bị hư hỏng của bệnh nhân bằng các tế bào gốc khỏe mạnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị các tình trạng khác</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh amyloidosis nguyên phát không có cách chữa khỏi, vì vậy điều trị một số tác dụng phụ và các tình trạng khác khi mắc bệnh là điều cần thiết. Các điều kiện khác có thể bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thiếu máu - điều trị có thể bao gồm thuốc</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trầm cảm - điều trị có thể bao gồm nói chuyện với bác sĩ sức khỏe tâm thần và dùng thuốc</p>
<p style="text-align: justify;">+ Mệt mỏi - điều trị có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và mức độ hoạt động</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bệnh thận - điều trị có thể bao gồm thuốc để giúp duy trì chức năng thận hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh thận</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân và gia đình của họ nên trao đổi với bác sĩ về các điều trị hỗ trợ và các lựa chọn điều trị đích</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Bệnh nhiễm bột do lọc máu</b></p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ điều trị bệnh amyloidosis liên quan đến lọc máu bằng các biện pháp</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị bằng thuốc</p>
<p style="text-align: justify;">- Thay thế màng lọc - quả lọc hiệu quả hơn</p>
<p style="text-align: justify;">- Thay thế thận</p>
<p style="text-align: justify;">Mục tiêu của điều trị bằng thuốc và sử dụng các bộ lọc thẩm tách máu mới hơn, hiệu quả hơn là làm giảm nồng độ protein amyloid trong máu. Điều trị bằng thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng như đau và viêm. Bác sĩ có thể kiểm soát điều trị một người mắc bệnh amyloidosis liên quan đến lọc máu, người có các vấn đề về xương, khớp và gân, chẳng hạn như u nang xương và hội chứng ống cổ tay, bằng phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh amyloidosis liên quan đến lọc máu không có cách chữa trị; tuy nhiên, một ca ghép thận thành công có thể ngăn bệnh tiến triển.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Dember LM. Amyloidosis-associated kidney disease.<i> J Am Soc Nephrol.</i> 2006</li><li style="text-align: justify;"><span style="font-size: 0.875rem;">Gupta N, Kaur H, Wajid S. Renal amyloidosis: an update on diagnosis and pathogenesis. </span><i style="font-size: 0.875rem;">Protoplasma.</i><span style="font-size: 0.875rem;"> 2020</span></li><li style="text-align: justify;">Herrera GA, Teng J, Turbat-Herrera EA. Renal amyloidosis: current views on pathogenesis and impact on diagnosis.<i> Contrib Nephrol</i>. 2011</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-bot-than-seoya |
Bệnh Sacoit | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh Sacoit </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh Sacoit </strong>(tên đầy đủ là <strong>Sarcoidosis</strong>) do các hạt u nhỏ tạo nên và phát triển thành các tế bào viêm trong phổi. Bệnh có thể phát triển và lan sang các bộ phận khác trong cơ thể nhưng xuất hiện chủ yếu là ở phổi. Các bất thường có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị tổn thương phổi do Sacoit là ở đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới hoặc hiện diện ở cả hai khu vực này. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông thường có thể khó phát hiện ra được những tổn thương ở đường thở.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh Sacoit" src="/ImagePath/images/20210808/20210808_sarcoidosis-la-gi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh Sacoit</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các khối u hạt gây cản trở không nhỏ tới sự hoạt động của phổi. Trong trường hợp bị nhẹ, các u hạt có thể tự lành và sau đó biến mất. Tuy nhiên, nếu chúng không tự “bốc hơi" thì sẽ khiến cho mô phổi bị viêm nhiễm, từ đó gây nên những vết sẹo phổi xơ cứng, hay còn được gọi là xơ phổi làm thay đổi cấu trúc của phổi và ảnh hưởng đến hơi thở người bệnh. Trường hợp ít gặp hơn đó là u hạt cũng là nguyên nhân gây giãn phế quản.</p>
<p style="text-align: justify;">Những câu chuyện được kể bằng số liệu liên quan đến bệnh Sacoit:</p>
<p style="text-align: justify;">- Theo như nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy biểu hiện lâm sàng ở các chủng người là khác nhau, ví dụ như người da trắng sẽ có biểu hiện cấp tính cũng như tình trạng bệnh không nặng nề bằng người da đen;</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở Mỹ, tỷ lệ người mắc bệnh Sacoit là từ 10 - 20/100.000 người. Song chưa xác định được số liệu thống kê chính xác các trường hợp bị bệnh Sacoit mỗi năm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác nhau về tần suất mắc bệnh ở các vùng địa lý và có liên quan đến tính gia đình trong một số chủng tộc khác nhau;</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh Sacoit xuất hiện trong thời gian ngắn, số trường hợp bệnh nhân tự khỏi bệnh chiếm từ 60 - 70% và 20 - 30% số bệnh nhân là bị tổn thương phổi vĩnh viễn, còn 10 - 15% người bệnh mắc Sacoit trở thành bệnh mạn tính;</p>
<p style="text-align: justify;">- Không chỉ ảnh hưởng tới mỗi cơ quan là phổi, khi u hạt xơ hoá sẽ gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới các cơ quan khác như gan, thận, tim, hệ thần kinh,... Biến chứng nặng có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh Sacoit </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, vẫn chưa tìm ra chính xác nguồn cơn gây bệnh. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, Sacoit hiện diện là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một chất lạ xâm nhập. Các nghiên cứu đã chỉ ra những tác nhân truyền nhiễm, bụi, hoá chất và các phản ứng bất thường của protein trong cơ thể cũng có thể là nguyên do khiến các u hạt hình thành ở bệnh nhân, đặc biệt là những người có khuynh hướng di truyền.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nguyên nhân gây bệnh Sacoid được cho là là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một chất lạ xâm nhập" src="/ImagePath\images\20210808/20210808_Sarcoidosis-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân gây bệnh Sacoid được cho là là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một chất lạ xâm nhập</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh Sacoit </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh thường không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt và các u hạt này thường hiện diện được tại khắp nơi trên cơ thể. Đối tượng những người từ 10 - 40 tuổi chiếm đại đa số trường hợp mắc bệnh (70 - 90%) và trong số này thì có khoảng một nửa ca bệnh không có biểu hiện lâm sàng. Thường bệnh hay được phát hiện tình cờ trong những lần thăm khám sức khỏe khi người bệnh thực hiện chụp X-quang ngực.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số trường hợp có thể gặp các biểu hiện khá chung chung, mơ hồ như chán ăn, sụt cân, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, đổ mồ hôi trộm,... Đây có thể là dấu hiệu cho những trục trặc mà các cơ quan đang gặp phải. Cụ thể như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Phổi: </b>Ho khan, thở khò khè, khó thở, tức ngực;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Tuyến nước bọt: </b>Miệng và họng khô khan, bị sưng tuyến nước bọt;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Hạch bạch huyết: </b>Hạch sưng to và mềm, vị trí hạch thường ở vùng cổ và ngực, nhưng cũng có khi sưng ở cằm, nách và bẹn;</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng của người bị bệnh Sarcoidosis" src="/ImagePath\images\20210808/20210808_benh-sacoid.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng của người bị bệnh Sarcoidosis</em></p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Ga và lách: </b>Người bệnh bị mệt mỏi, sốt, cảm thấy ngứa ngáy và đau tức vùng bụng trên bên phải;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Tim: </b>Ho, khò khè, khó thở, đau ngực, chân phù. Có cảm giác tim đập nhanh, đập không đều, có khi còn bị ngất đột ngột;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Xương khớp: </b>Bệnh nhân bị đau xương khớp ở vị trí bàn thay, bàn chân hoặc ở khớp khác;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Da: </b>Gần mũi hoặc mắt bị tổn thương dạng loét, u, bạch biến;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Mắt: </b>Chảy nước mắt, cảm thấy bỏng rát, ngứa, đỏ và tầm nhìn hạn chế, nhạy cảm về màu sắc bị giảm, ít gặp hơn là có ca bệnh có thể bị mù;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Hệ thần kinh: C</b>ảm giác đau đầu, rối loạn tầm nhìn, 1 bên tay hoặc 1 bên chân yếu đi hoặc tê bì, liệt một bên mặt, mất khả năng vận động chân hoặc tay.</p>
<p style="text-align: justify;">Triệu chứng của bệnh Sacoit có thể là khác nhau ở mỗi người, đồng thời những biểu hiện trên đây không phải là điển hình, hoàn toàn có thể bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Do đó khi thấy những bất thường này, khuyến cáo người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe cũng như được điều trị kịp thời.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh Sacoit </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thường thì phần lớn các ca mắc Sacoit đều có cơ hội tự khỏi bệnh mà không để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, tuy nhiên cũng có từ 20 - 30% số người bệnh bị tổn thương vĩnh viễn ở phổi. Ngoài ra có trường hợp sẽ tiến triển thành bệnh mạn tính, lúc này rất dễ kéo theo các biến chứng gây ảnh hưởng tới những cơ quan khác trong cơ thể. </p>
<p style="text-align: justify;">Những biến chứng cần phải kể tên đó là:</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Biến chứng tại phổi:</b> Trường hợp bệnh nhân gặp các biểu hiện tổn thương ở phổi nhưng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những tổn thương không thể phục hồi ở phần mô kẽ (phần nằm xen giữa các túi khí trong phổi), gây nên tình trạng khó thở thường xuyên ở bệnh nhân;</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh Sacoit có thể gây nên những biến chứng không hồi phục ở phổi" src="/ImagePath\images\20210808/20210808_20201014_suy-ho-hap-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh Sacoit có thể gây nên những biến chứng không hồi phục ở phổi</em></p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Biến chứng tại tim: </b>Hoạt động điện trong tim sẽ bị ảnh hưởng khi các u hạt lắng đọng tại đây. Vấn đề là khi hoạt động điện tim gặp trục trặc sẽ gây bất thường về nhịp tim, nếu nặng thậm chí có thể khiến bệnh nhân bị tử vong;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Biến chứng tại thận: </b>Thận sẽ gặp vấn đề do bệnh Sacoit làm rối loạn quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Biến chứng tại mắt: </b>Tuy hiếm gặp nhưng bệnh Sacoit có thể khiến bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể hoặc tăng nhãn áp, ngoài ra gây ảnh hưởng đến các cấu tạo của mắt, nghiêm trọng hơn còn dẫn tới mù lòa;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Biến chứng tại hệ thần kinh: </b>Các<b> </b>u hạt nếu hiện diện trong não hoặc tủy sống sẽ gây nên nhiều triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương. Nếu xảy ra biến chứng viêm dây thần kinh mặt thì có thể khiến bệnh nhân bị liệt cơ mặt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh Sacoit </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh Sacoit nhưng nữ giới có tần suất mắc nhiều hơn so với nam giới. Đối tượng dễ bị bệnh nằm trong khoảng từ 10 - 40 tuổi, thậm chí lên đến 65 tuổi. Chúng ta có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm thiểu những yếu tố nguy cơ như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Có hệ miễn dịch yếu bẩm sinh hoặc mắc bệnh liên quan đến rối loạn tự miễn;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ mắc bệnh Sacoit cao hơn" src="/ImagePath\images\20210808/20210808_sarcoidosis-la-gi-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ mắc bệnh Sacoit cao hơn</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tiền sử gia đình đã từng có người mắc Sacoit;</li>
<li style="text-align: justify;">Môi trường nơi sinh sống, làm việc ô nhiễm, hoặc thiếu nước sạch để sinh hoạt.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh Sacoit </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tránh tiếp xúc với hóa chất, bụi, khói và khí độc hại;</li>
<li style="text-align: justify;">Bỏ hút thuốc lá;</li>
<li style="text-align: justify;">Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày;</li>
<li style="text-align: justify;">Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh Sacoid" src="/ImagePath\images\20210808/20210808_sarcoidosis-la-gi-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh Sacoid</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thường xuyên vận động, tập thể dục với cường độ hợp lý;</li>
<li style="text-align: justify;">Ngủ đủ giấc và đúng giờ;</li>
<li style="text-align: justify;">Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện bệnh kịp thời, theo dõi sự tiến triển của bệnh và chẩn đoán những vấn đề sức khoẻ khác.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Sacoit </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán bệnh Sacoit bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Xét nghiệm máu: </b>Nhằm phát hiện ra các rối loạn chức năng ở các bộ phận như gan, thận, tủy xương;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Chụp X-quang phổi: </b>Hình ảnh X-quang có thể giúp hiển thị các hạch to cũng như những tổn thương khối nốt trên phổi;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Chụp CT ngực: </b>Kỹ thuật này sử dụng tia X kết hợp với công nghệ máy vi tính nhằm thu về hình ảnh hoặc lát cắt ngang, trục của cơ thể. nếu X-quang ngực không thể hiện rõ các hạch to ở lồng ngực hoặc các tổn thương khác trên phổi, chụp CT có thể làm được điều đó. Sau khi tiêm thuốc cản quang, bệnh nhân sẽ được thực hiện chụp CT. Phương pháp này có ích trong việc chẩn đoán, theo dõi các giai đoạn phát triển của bệnh đồng thời đánh giá được hiệu quả điều trị;</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp CT thể hiện rõ các hạch to ở lồng ngực hoặc các tổn thương khác trên phổi" src="/ImagePath\images\20210808/20210808_chup-ct-10.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp CT thể hiện rõ các hạch to ở lồng ngực hoặc các tổn thương khác trên phổi</em></p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Thăm dò chức năng hô hấp: </b>Xem phổi của bệnh nhân đang hoạt động như thế nào;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Nội soi phế quản: </b>Một ống soi mềm ở dầu gắn camera sẽ được luồn qua đường mũi hoặc miệng, vào trong đường hô hấp dưới. Việc này giúp quan sát phế quản, sinh thiết các cựa phế quản và hạch quanh khí phế quản dễ hơn, lấy được dịch ở trong lòng phế quản. Bước thăm dò này khá quan trọng hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Sinh thiết phổi: </b>Thu thập một phần mô phổi và đem soi dưới kính hiển vi nhằm tìm kiếm dấu hiệu của bệnh. Sinh thiết phổi thường được tiến hành thông qua nội soi phế quản;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Rửa phế quản: </b>Chẩn đoán bệnh Sacoit thông qua xét nghiệm dịch rửa phế quản và phế nang;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Siêu âm tim: </b>Nhằm đánh giá chức năng hoạt động của tim trong trường hợp xuất hiện tổn thương tại cơ tim;</p>
<p style="text-align: justify;">- <b>Điện tim: </b>Tìm ra những bất thường về điện tim.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Sacoit </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Theo thống kê, số trường hợp mắc bệnh u hạt có thể tự khỏi trong khoảng thời gian 3 năm là từ 30 - 50%, khoảng 30% ca bệnh tiến triển trong vòng từ 5 - 10 năm tiếp theo và tầm 20 - 30% bệnh nhân ổn định trong thời gian này, hầu như không có trường hợp tử vong.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh được chia thành 4 giai đoạn:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Giai đoạn 1: </b>80% người bệnh tự khỏi, 20% tiến triển sang giai đoạn 2;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Giai đoạn 2: </b>60% bệnh nhân tự hồi phục, 10% bước sang giai đoạn 4;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Giai đoạn 3: </b>30% người bệnh tự khỏi, 10% chuyển sang giai đoạn 4;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Giai đoạn 4: </b>bệnh nhân không thể tự khỏi, có các ca bệnh phát triển thành suy hô hấp mạn tính. </li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Những thuốc dùng để điều trị bệnh Sacoit:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Azathioprin;</li>
<li style="text-align: justify;">Corticosteroid mà phổ biến nhất là prednisone;</li>
<li style="text-align: justify;">Methotrexate;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Dùng thuốc điều trị bệnh Sacoid theo chỉ định của bác sĩ" src="/ImagePath\images\20210808/20210808_sarcoidosis-la-gi-12.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Dùng thuốc điều trị bệnh Sacoid theo chỉ định của bác sĩ</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chlorambucil;</li>
<li style="text-align: justify;">Cyclophosphamide;</li>
<li style="text-align: justify;">Hydroxychloroquine.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Phụ thuộc vào tình trạng và đáp ứng thuốc của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp. Những thuốc chữa Sacoit có thể xuất hiện các tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng, thậm chí nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân cần tuân theo phác đồ điều trị và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, nhằm điều chỉnh liều lượng phù hợp tuỳ theo diễn tiến của bệnh cũng như phát hiện, xử trí kịp thời các tác dụng không mong muốn của thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi bệnh ở giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể cần phải ghép tạng nếu những phương pháp điều trị trước đóng không có hiệu quả.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Bệnh Sarcoidosis | BVĐK Tâm Anh</li><li style="text-align: justify;">Bệnh Sarcoidosis | Hellobacsi</li><li style="text-align: justify;">Bệnh Sarcoidosis là bệnh gì? | Vinmec</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-sacoit-susjd |
Áp Xe quanh Amydal | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Áp Xe quanh Amydal</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Áp Xe quanh Amydal là tình trạng viêm mủ cấp tính tổ chức liên kết lỏng lẻo khoảng quanh Amydal ( ngoài bao Amydal hay giữa khối Amydal và thành bên họng miệng).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Áp Xe quanh Amydal" src="/ImagePath/images/20210713/20210713_ap-xe-amidan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Áp Xe quanh Amydal</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nhắc đến áp xe quanh Amydal là nhắc đến tình trạng áp xe Amydal khẩu cái một hoặc hai bên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Vị trí Amydal khẩu cái: Là một khối tân bào có hình bầu dục như hạt hạnh nhân nằm ở thành bên họng miệng , trong hốc Amydal , nằm sau trụ trước (nếp lưỡi- khẩu cái), nằm trước trụ sau (nếp họng).</p>
<p style="text-align: justify;">Amydal khẩu cái là một Amydal lớn thuộc vòng bạch huyết Waldayer. Sáu Amydal vùng hầu họng hợp thành vòng bạch huyết Waldayer bao gồm: Amydal đáy lưỡi, hai Amydal khẩu cái, hai Amydal vòi, Amydal vòm( V.A).</p>
<p style="text-align: justify;">- Vai trò của Amydal khẩu cái: Không khí hít vào qua mũi, thức ăn ăn vào qua miệng chứa nhiều vi khuẩn,những vi khuẩn này bám vào bề mặt amydal , bạch cầu bắt lấy vi khuẩn đem vào trung tâm mầm ở bên trong, tại đây vi khuẩn được nhận diện và cơ thể tạo ra kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn</p>
<p style="text-align: justify;">- Amydal thường bắt đầu hoạt động từ 3 tuổi</p>
<p style="text-align: justify;">Các thể lâm sàng áp xe quanh Amydal:</p>
<ul>
<li>Áp xe quanh Amydal thể trước trên: thường gặp nhiều nhất, chiếm 90% các trường hợp</li>
<li style="text-align: justify;">Áp xe quanh Amydal thể sau trên: gặp trong 9-10% các trường hợp</li>
<li style="text-align: justify;">Áp xe quanh Amydal thể dưới: hiếm gặp nhất, chiếm 1% các trường hợp</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Áp xe quanh Amydal là một áp xe tụ mủ vùng quanh amydal thuộc diện khẩn trương cấp cứu, nếu được khám phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ lui khá nhanh. Nếu không điều trị kịp thời mủ sẽ tự vỡ sau khoảng 5-7 ngày nhưng dẫn lưu thoát mủ không triệt để bệnh sẽ khỏi chậm hơn. Bệnh có xu hướng tái phát nếu không giải quyết triệt để nguyên nhân tại amydal.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Áp Xe quanh Amydal</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Thường đo viêm Amydal mạn tính đợt cấp, hoặc biến chứng của răng số 8 hàm dưới</p>
<p style="text-align: justify;">- Áp xe Amydal thường được gây nên bởi nhiều loại vi khuẩn như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Hemophilius Influenza</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210713/20210713_ap-xe-amidan-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hemophilius Influenza</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Moraxella Cartarrhalis</li>
<li style="text-align: justify;">Streptococcus (liên cầu khuẩn)</li>
<li style="text-align: justify;">Staphylococcus (tụ cầu khuẩn)</li>
<li style="text-align: justify;">Pneumoniae (phế cầu)</li>
<li style="text-align: justify;">Vi khuẩn kỵ khí</li>
<li style="text-align: justify;">Trong đó liên cầu tan huyết nhóm A là vi khuẩn hay gặp nhất và hay có biến chứng toàn thân.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Áp Xe quanh Amydal</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn khởi đầu: Xung huyết, viêm tấy đơn thuần</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>a. Triệu chứng toàn thân</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Sốt cao 38-39<sup>o</sup>C, tình trạng nhiễm trùng: Mệt mỏi, lừ đừ, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Viêm Amydal cấp tính " src="/ImagePath\images\20210714/20210714_ap-xe-amidan-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Viêm Amydal cấp tính </em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>b. Triệu chứng cơ năng</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Viêm họng cấp tính, viêm Amydal cấp tính.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các triệu chứng đau, nóng rát họng không giảm đi và có xu hướng tăng lên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Đau họng rõ rệt ở một bên, đau tăng lên nhanh và đau nhói lên tai cùng bên khi nuốt.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>c. Triệu chứng thực thể</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Khám thấy: Amydal một bên viêm đỏ, xung huyết, trụ trước hoặc trụ sau Amydal cùng bên đỏ và sưng nề, căng phồng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Hạch góc hàm cùng bên sưng, nóng, đỏ, ấn đau.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Giai đoạn áp xe tụ mủ</strong></h3>
<p style="text-align: justify;"><strong>a. Triệu chứng toàn thân</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Sốt cao hơn 39-40<sup>o</sup>C dù đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không hạ, tình trạng nhiễm trùng rõ rệt: Mệt mỏi, lờ đờ, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>b. Triệu chứng cơ năng</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Đau họng: thường đau nhiều một bên,đau họng liên tục ngày càng dữ dội, đau nhói lên tai cùng bên, nhất là khi nuốt nên người bệnh thường bị ứ đọng nước bọt trong miệng hoặc tự chảy ra ngoài miệng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khó nuốt do tình trạng đau.</p>
<p style="text-align: justify;">- Há miệng hạn chế.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tiếng nói lúng búng và ngột ngạt như có dị vật to ở trong họng: “giọng ngậm hạt thị” , hơi thở hôi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>c. Triệu chứng thực thể</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Thể trước trên: Họng mất cân xứng, trụ trước, lưỡi gà và màn hầu cùng bên bị phù nề, sưng , to, đỏ, đẩy lệch sang một bên, che lấp một phần Amydal, đẩy lệch Amydal vào trong, xuống dưới và ra sau, trụ sau Amydal bị che lấp, bề mặt Amydal xung huyết, đôi khi có chấm mủ hoặc có ít xuất tiết.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thể sau trên: Họng mất cân xứng, lưỡi gà không bị phù nề, trụ sau sưng phồng to , đỏ, đẩy lệch Amydal ra trước, khối sưng phồng tại trụ sau có thể lan dọc theo thành bên họng xuống đếnxoang lê cùng bên, thanh quản gây viêm phù nề thanh quản, sụn nắp, sụn phễu. Ở thể này bệnh nhân gần nhưkhông nuốt được và đau tau rất nhiều.</p>
<p style="text-align: justify;">- Thể dưới: Túi mủ nằm ở cực dưới Amydal, sát Amydal đáy lưỡi, khối Amydal bị đẩy lên trên, trụ trước Amydal sưng đỏ, phù nề.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Áp Xe quanh Amydal</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>Áp xe quanh Amydal</strong> là bệnh lý có tính chất cấp cứu, nếu không được khám, điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng và nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng:</p>
<p>- Viêm phù nề thanh quản gây khó thở cấp.</p>
<p>- Viêm tấy mủ hạch góc hàm.</p>
<p>- Chảy máu do mủ phá hủy thành mạch ở thành bên họng (tổn thương động mạch cảnh trong )</p>
<p>- Áp xe thành bên họng.</p>
<p>- Viêm tấy lan tỏa các khoang cổ sâu.</p>
<p>- Viêm thận.</p>
<p>- Nhiễm trùng huyết .</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Áp Xe quanh Amydal</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Áp xe quanh Amydal thường xuất phát từ một ổ viêm trong khe Amydal rồi lan ra ngoài bằng đường bạch huyết, hoặc bằng cách thâm nhập dần từ ngoài vào khoang quanh Amydal. Khoang Tourtual ở cực trên Amydal ăn sâu vào tận vỏ bọc của Amydal nên viêm Amydal rất dễ gây viêm khoang này. </p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm nhiễm ở lợi, răng số 8 hàm dưới cũng có thể gây ra viêm tấy quanh Amydal bằng đường bạch huyết.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Áp Xe quanh Amydal</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh thường hay gặp ở thanh thiếu niên, người trẻ, tuy vậy một số người lớn tuổi cũng có thể mắc bệnh này, người có cơ thể suy nhược, sức đề kháng kém có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm amydal" src="/ImagePath\images\20210714/20210714_viem-amidan-do-2-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm amydal</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Áp Xe quanh Amydal</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Nâng cao mức sống, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ môi trường trong sạch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau ăn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin: Rau xanh, hoa quả tươi,protein tăng sức đề kháng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị ổn định các bệnh lý nền: Huyết áp, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bỏ thuốc lá, rượu bia, hạn chế các thực phẩm đồ uống lạnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Khi có biểu hiện triệu chứng sốt, đau họng, nuốt đau phải đi khám sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời, triệt để trước khi tạo ổ áp xe quanh Amydal hoặc trước khi có các biến chứng nặng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Áp Xe quanh Amydal</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán xác định</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng toàn thân: Sốt cao 39-40<sup>o</sup>C, tình trạng nhiễm trùng rõ mệt mỏi, lờ đờ, hơi thở hôi</p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng cơ năng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đau họng chủ yếu một bên, nuốt đau ngày một tăng, đau lan lên tai cùng bên khi nuốt</li>
<li style="text-align: justify;">Khó nuốt, ứ đọng đờm dãi hoặc chảy ra ngoài</li>
<li style="text-align: justify;">Khó nói, giọng nói ngậm hạt thị</li>
<li style="text-align: justify;">Hạn chế há miệng</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng thực thể: Họng mất cân xứng</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thể trước trên: Trụ trước, màn hầu , sưng đỏ căng phồng , khối Amydal và lưỡi gà bị đẩy lồi vào trong, xuống dưới và ra sau</li>
<li style="text-align: justify;">Thể sau trên: trụ sau sưng nề, căng phồng, Amydal bị đẩy lồi ra trước</li>
<li style="text-align: justify;">Thể dưới: khối Amydal bị đẩy lồi lên trên</li>
<li style="text-align: justify;">Sưng, nóng, đỏ đau hạch góc hàm cùng bên</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Cận lâm sàng:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bạch cầu tăng cao >12G/L,bạch cầu đa nhân trung tính tăng > 70%</li>
<li style="text-align: justify;">Cấy mủ định danh vi khuẩn dương tính.</li>
<li style="text-align: justify;">CT scanner vùng cổ có tiêm thuốc cản quang : thấy được vị trí, kích thước, mối liên quan của ổ áp xe quanh Amydal với các thành phần xung quanh hoặc các biến chứng áp xe khoang cổ sâu, thành bên, thành sau họng nếu có.</li>
</ul>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">- Viêm tấy giả hiệu xung quanh Amydal, có một số bệnh lý gây ra phù nề tổ chức liên kết lỏng lẻo xung quanh Amydal với triệu chứng thực thể giống viêm tấy thực sự: Phù nề các trụ, thâm nhiễm màn hầu, sưng phồng Amydal nhưng khi chọc dò thì không có mủ. Các bệnh đó là bạch hầu, goutte, thấp khớp, bạch cầu cấp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Áp xe dưới cốt mạc của hàm dưới gây ra do biến chứng răng khôn, bệnh nhân không há miệng được. Túi mủ tập trungchủ yếu ở phía ngoài và thấp, giáp cgân trụ của màn hầu, vào khoảng liên hàm. Ngón tay sờ vào lợi răng khôn làm cho bệnh nhân đau nhói. Chụp Xquang góc hàm thấy răng không mọc lệch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các u sưng loét nhiễm trùng thứ phát một bên họng: Gôm giang mai (màn hầu sưng đỏ nhưng không đau lắm, BW (+).</p>
<p style="text-align: justify;">- Áp xe Amydal: Đây là áp xe ở khe , trong tổ chức Amydal, có điểm sưng đỏ ở trên mặt Amydal, với triệu chứng của một viêm Amdal cấp, thường ít gặp.</p>
<p style="text-align: justify;">- Áp xe thành bên họng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Áp xe thành sau họng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ung thư Amydal bị nhiễm trùng: sau khi điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh hiện tượng viêm sẽ giảm đi nhưng không hết, bề mặt Amydal hết giả mạc, lộ ra nhiều điểm tăng sinh mạch, hoại tử, khối sùi, loét. Sinh thiết Amydal thấy tế bào ung thư.</p>
<p style="text-align: justify;">- U nấm: U rất cứng, đỏ sẫm, có nhiều lỗ dò chảy nước, dịch trong, có hạt vàng. Trong hạt vàng có bào tử nấm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Áp Xe quanh Amydal</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Trước khi túi mủ hình thành: Điều trị nội khoa dùng kháng sinh toàn thân liều cao đường uống hoặc tiêm, phối hợp kháng sinh để ngăn chặn quá trình viêm<br>
- Khi túi mủ đã hình thành: Kết hợp điều trị nội khoa và ngoại khoa</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chọc thăm dò bằng bơm tiêm và kim to: Chọc nơi phồng nhất ở trụ trước, sâu khoảng 1cm </li>
<li style="text-align: justify;">Nếu có mủ dùng dao nhọn Chích rạch áp xe tháo mủ, banh rộng mép vết rạch, hút sạch mủ, bơm rửa ổ áp xe bằng oxy già 12 đơn vị thể tích hoặc betadine 1%.</li>
<li style="text-align: justify;">Phối hợp kháng sinh toàn thân, chống viêm, giảm đau, chống phù nề</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Theo dõi, kiểm tra và làm thuốc hàng ngày: mở rộng ổ mủ hàng ngày bơm rửa betadine đến khi hết mủ) toàn trạng bệnh nhân tốt lên.<br>
- Sau điều trị ổn định cần chỉ định bắt buộc phẫu thuật cắt Amydal cho Bệnh nhân. Có nhiều quan điểm về cắt Amydal trong trường hợp này:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Cắt Amydal nóng: Cắt ngay khi chích tháo mủ, phối hợp với dùng kháng sinh toàn thân.</li>
<li style="text-align: justify;">Cắt Amydal ấm: Cắt Amydal trong vòng hai tuần sau khi chích tháo mủ.</li>
<li style="text-align: justify;">Cắt Amydal lạnh: Cắt Amydal trong vòng 1-2 tháng sau khi chích tháo mủ.</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Tai mũi họng Quyển 2 Trang 414-418 (Nhan Trừng Sơn, NXB Y Học 2016)</li><li style="text-align: justify;">Phác đồ điều trị nội trú Bệnh viện Tai mũi họng Thành phố Hồ Chí Minh Trang 3-7 (Trần Phan Chung Thủy, NXB Y Học 2018)</li><li style="text-align: justify;">Cấp Cứu Tai Mũi Họng Trang 213-219 (Lê Văn Lợi, NXB Y Học 2001)</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ap-xe-quanh-amydal-symle |
Bệnh uốn ván | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh uốn ván</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và nguy hiểm, gây nên do một loài vi khuẩn thuộc họ <em>Clostridium</em>, tên là <em>Clostridium tetani</em> gây ra. Thực chất vi khuẩn này không trực tiếp gây nên bệnh cảnh của bệnh, chúng tác động thông qua việc tiết ra một loại protein có tên là tetanospasmin, ngoại độc tố này của vi khuẩn sẽ gây tăng trương lực cơ toàn thân, gây nên những cơn co cứng, co giật và tử vong nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_uon_van_de_phong_1.jpeg"> <em>Hình ảnh điển hình của một bệnh nhân uốn ván</em></p>
<p style="text-align: justify;">Ngay từ thế kỷ thứ V (TCN), người ta đã phát hiện được những ghi chép về một chứng bệnh mà đến ngày nay người ta cho rằng đó là bệnh Uốn ván. Căn bệnh nguy hiểm này có tỷ lệ tử vong chung lên đến 20-90%, cướp đi sinh mạng của khoảng 200.000 người mỗi năm trên toàn thế giới, bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu là uốn ván sơ sinh và trên cơ địa người già yếu, có nhiều bệnh lý nền. Tỷ lệ mắc bệnh cũng thay đổi theo điều kiện kinh tế của từng nước, từng khu vực trong quốc gia cũng như khả năng bao phủ tiêm phòng vaccine ở nơi đó. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc Uốn ván là 1,87 trường hợp/100.000 dân mỗi năm, với tỷ lệ tử vong dưới 5%.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh uốn ván</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Nguyên nhân gây bệnh chính là vi khuẩn Uốn ván, tên khoa học là <em>Clostridium tetani</em>, đây là loại trực khuẩn Gram (+), kỵ khí bắt buộc, có sinh nha bào và gây bệnh bằng ngoại độc tố (tetanospasmin). Do là vi khuẩn sinh nha bào, chúng thích nghi khá tốt trong điều kiện môi trường tự nhiên, nha bào có thể tồn tại nhiều năm trong một số môi trường thích hợp và không bị tiêu diệt bởi nhiều loại thuốc kháng khuẩn thông thường, ngay cả khi bị đun sôi 20 phút. Có thể gặp vi khuẩn trong đất, bùn, cống rãnh, phân động vật, dụng cụ y tế chưa tiệt trùng,.. xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân qua những vết thương, vết xước có thể là rất nhỏ cũng có nguy cơ nhiễm bệnh Uốn ván.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_uon-van-1.jpeg"></p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: center;"><em>Nguyên nhân gây bệnh chính là vi khuẩn Uốn ván, tên khoa học là Clostridium tetani</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh uốn ván</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Lâm sàng</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Thời kỳ ủ bệnh</strong></em></p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Là thời gian kể từ khi có vết thương đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh- cứng hàm. Thời kỳ này thường không có triệu chứng lâm sàng và khá dao động, có thể từ vài ngày đến vài tháng, thậm chí có bệnh nhân đã phát bệnh nhưng không nhớ đã có vết thương từ khi nào. Tuy vậy, thời gian ủ bệnh trung bình là khoảng 7 ngày, khoảng thời gian ủ bệnh càng ngắn, bệnh càng nặng.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Thời kỳ khởi phát</strong></em></p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Là thời gian kể từ khi có triệu chứng đầu tiên (cứng hàm) đến khi có cơn co giật hoặc co thắt hầu họng- thanh quản đầu tiên, thường kéo dài không quá 1 tuần, thời kỳ này càng ngắn (nhỏ hơn 48h) cũng càng dự báo nguy cơ tiên lượng nặng của bệnh.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Cứng hàm: Ban đầu bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, khó há miệng tăng dần và liên tục, càng cố há miệng cho bệnh nhân, hàm càng cứng chặt chống lại lực tác động, triệu chứng này gặp ở tất cả các bệnh nhân bị Uốn ván.</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Co cứng các vùng cơ khác trên cơ thể:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Co cứng cơ vùng mặt- cổ: Làm bệnh nhân có “vẻ mặt cười nhăn” (nếp nhăn nổi rõ, các rãnh tư nhiên trên khuân mặt trở nên hằn sâu). Co cứng các cơ ở cổ làm bệnh nhân trở nên hốc hác và cổ ngày càng ưỡn ra sau.</li>
<li style="text-align: justify;">Co cứng cơ ở thân mình: Co cứng các cơ lưng làm lưng dần bị ưỡn ra như tấm ván nên bệnh có tên là bệnh Uốn ván, co cứng các cơ thành bụng làm cho bụng trở nên “cứng như gỗ”, các cơ bụng nổi rõ</li>
<li style="text-align: justify;">Co cứng cơ ở ngực, các cơ liên sườn làm lồng ngực lộ rõ xương, hạn chế di động khiến bệnh nhân bắt đầu có cảm giác khó thở</li>
<li style="text-align: justify;">Co cứng cơ ở các chi, chi trên ưu thế cơ gấp, chi dưới ưu thế cơ duỗi, tạo nên tư thế gấp tay và duỗi chân.</li>
<li style="text-align: justify;">Khi có những yếu tố tác động và kích thích như: Ánh sáng mạnh, tiếng động, tác động gây đau,... bệnh nhân dễ bị khởi phát những cơn co cứng cơ gây đau đớn và thúc đẩy đến giai đoạn co giật toàn phát.</li>
<li style="text-align: justify;">Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp các biểu hiện khác như: Sốt cao, vã mồ hôi, bồn chồn và nhịp tim nhanh.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20191118_033901_736601_uon-van-vinmec.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng co cứng cơ ở các chi, chi trên ưu thế cơ gấp, chi dưới ưu thế cơ duỗi, tạo nên tư thế gấp tay và duỗi chân</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Thời kỳ toàn phát</em></strong></p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Là thời kỳ tính từ khi bệnh nhân có cơn co giật đầu tiên đến khi bước vào giai đoạn lui bệnh, có thể kéo dài từ 1 đến 3 tuần, với các biểu hiện triệu chứng chính như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Co cứng cơ toàn thân liên tục, tăng lên khi có những kích thích bên ngoài như ánh sáng mạnh, âm thanh, va chạm,..làm bệnh nhân đau đớn, lung ưỡn cong.</li>
<li style="text-align: justify;">Co thắt các cơ vùng hầu họng gây khó nuốt, khó nói, khi ăn uống dễ bị ho, sặc</li>
<li style="text-align: justify;">Co thắt thanh quản, các cơ thành ngực ép vào tim có thể gây ngừng tim do chèn ép tim cấp (cơn “chẹn ngực”)</li>
<li style="text-align: justify;">Co thắt các cơ vòng vùng hậu môn sinh dục gây bí đại tiểu tiện</li>
<li style="text-align: justify;">Cơn co giật xuất hiện trên nền co cứng với đặc điểm: Khởi phát sau những kích thích, tư thế tay co, chân duỗi, lưng cong. Trong cơn co giật bệnh nhân vẫn tỉnh táo, tay nắm chặt. Cơn giật có thể kéo dài từ vài chục giây đến vài phút, bệnh nhân bị co thắt thanh quản, co thắt các cơ hô hấp gây thiếu oxy, ngừng tim và có thể tử vong ngay lập tức.</li>
<li style="text-align: justify;">Ngoài ra, bệnh nhân dễ bị rối loạn thần kinh thực vật với biểu hiện da xanh tái, sốt cao tới 40 độ C, vã mồ hôi, rối loạn nhịp tim thậm chí gây ngừng tim</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Thời kỳ lui bệnh</em></strong></p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Thời kỳ này có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng tùy theo mức độ năng cả bệnh nhân. Được đánh dấu ở thời điểm các cơn giật của bệnh nhân bắt đầu có xu hướng giảm và thưa hơn, trương lực các cơ giảm dần. Bệnh nhân hồi phục khả năng nuốt, miệng há dần ra, ăn uống được đường miệng</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;"><strong><em>Cận lâm sàng</em></strong></p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Bệnh Uốn ván đa số được chẩn đoán bằng lâm sàng, các xét nghiệm không có nhiều giá trị :</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đo nồng độ kháng thể đối với độc tố Uốn ván trong máu</li>
<li style="text-align: justify;">Cấy vi khuẩn từ vết thương, tuy nhiên kết quả thường muộn và cho dù âm tính cũng chưa loại trừ được Uốn ván</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh uốn ván</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Nhiễm trùng do vi khuẩn Uốn ván là một bệnh cảnh rất nặng, nguy cơ tử vong cao với nhiều biến chứng thuộc nhiều cơ quan khác nhau</p>
<ul>
<li>Hô hấp: Ngừng thở, suy hô hấp do co thắt hầu họng - thanh quản, ứ đọng đờm dãi, trào ngược dịch dạ dày vào phổi, cơn co giật kéo dài, do tác dụng phụ của thuốc an thần</li>
<li>Tim mạch: Rôi loạn nhịp tim nhanh, trụy mạch, hạ huyết do co giật, sốt cao, rối loạn thần kinh thực vật, tác dụng phụ thuốc an thần, suy hô hấp, giảm oxy máu.</li>
<li>Tiêu hóa: Đầy chướng bụng do giảm nhu động ruột, hấp thu kém. Loét và</li>
</ul>
<p>xuất huyết dạ dày do stress.</p>
<ul>
<li>Nhiễm trùng: Viêm phế quản, viêm phổi do thở máy, ứ đọng đờm dãi. Nhiễm khuẩn đường tiểu, đường tiêm truyền, nhiễm khuẩn và loét vùng tì đè</li>
<li>Suy thận: Đây là biến chứng rất nặng, tiên lượng nguy cơ tử vong cao.</li>
<li>Biến chứng khác: Suy dinh dưỡng, rối loạn nước và điện giải, cứng khớp, đứt lưỡi do cắn phải, gãy răng, gẫy xương do cơn giật mạnh.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh uốn ván</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Bệnh Uốn ván lây truyền qua các vết thương bẩn, tổn thương trên da tiếp xúc với mầm bệnh;</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Vết thương trên da tiếp xúc với bùn đất, bụi bẩn, nước cống rãnh, vết thương do vật sắc nhọn gây ra như đinh, kim tiêm, mảnh sành, mảnh thủy tinh cứa vào chân</li>
<li style="text-align: justify;">Mắc Uốn ván có thể liên quan đến một số bệnh mãn tính như: Viêm tai giữa, chảy mủ tai, sâu răng, chàm trên da, vết loét trên nền đái tháo đường,…</li>
<li style="text-align: justify;">Thai phụ, sản phụ có thể bị uốn ván trong quá trình sinh đẻ, nạo phá thai do dụng cụ không được vô trùng. Trẻ em mắc Uốn ván sơ sinh do dây rốn được cắt không đúng cách và bằng những dụng cụ nhiễm bẩn.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh uốn ván</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh Uốn ván dễ gặp trên những đối tượng sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nông dân, tập quán hay đi chân đất và làm việc trong môi trường nhiều bùn đất, phân động vật,…</li>
<li style="text-align: justify;">Những người thợ xây dựng, tiếp xúc với đất đá, bụi bẩn</li>
<li style="text-align: justify;">Công nhân vệ sinh môi trường, tiếp xúc với rác thải, nước cống rãnh</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bệnh Uốn ván dễ gây biến chứng nặng trên những đối tượng sau</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trẻ bị uống ván sơ sinh</li>
<li style="text-align: justify;">Phụ nữ có thai</li>
<li style="text-align: justify;">Người già yếu</li>
<li style="text-align: justify;">Người mắc bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp,…</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh uốn ván</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tiêm phòng chủ động cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng, vaccine đa giá phòng bạch hầu- ho gà- uốn ván</li>
<li style="text-align: justify;">Dự phòng chủ động sau khi bị uốn ván</li>
<li style="text-align: justify;">Miễn dịch sau khi mắc bệnh Uốn ván là không bền vững, vì vậy nên tiêm phòng vaccine Uốn ván (Anatoxin tetanus - AT) sau khi mắc. Tiêm đủ 3-4 mũi theo lịch: 0 - 1 tháng - 6 tháng đến 1 năm- 5 năm đến 10 năm tiêm nhắc lại</li>
<li style="text-align: justify;">Dự phòng thụ động sau khi bị thương</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_share-benh-uon-van-co-nguy-hiem-khong-cac-phuong-phap-nao-dung-trong-dieu-tri-benh-1602240980.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Cắt lọc sạch vết thương, rửa oxy già và thuốc sát trùng, dùng kháng sinh, nếu chưa được tiêm phòng hoặc tiêm không đầy đủ bệnh Uốn ván, cần tiêm kháng huyết thanh SAT 1500 IU (1 - 2 ống tiêm bắp), kết hợp tiêm vaccine uốn ván vào một vị trí bên đối diện để có miễn dịch chủ động.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh uốn ván</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Chẩn đoán uốn ván không khó và chủ yếu dựa trên các biểu hiện lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng không có nhiều giá trị</p>
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;">Bệnh nhân có các dấu hiệu điển hình của bệnh như</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Cứng hàm: Tăng dần và tăng lên khi kích thích, chống lại mọi nỗ lực mở hàm bệnh nhân ra, đây là dấu hiệu sớm nhất và gặp ở hầu hết các trường hợp</li>
<li style="text-align: justify;">Co cứng cơ toàn thân, liên tục và đau: Co cứng các cơ theo trình tự mặt, gáy, cổ, lưng, bụng, chi và ngực, bụng cứng như gỗ, co cứng tăng khi kích thích. Người bệnh có “vẻ mặt cười nhăn”</li>
<li style="text-align: justify;">Cơn co giật toàn thân: Xuất hiện trên nền co cứng. Cơn giật tăng lên khi kích thích, bệnh nhân tỉnh táo trong cơn giật.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Thường có tiền sử vết thương trước khi xuất hiện triệu chứng của bệnh Uốn ván</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh uốn ván</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 0.25in; text-align: justify;"><strong><em>Điều trị cụ thể</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ngăn chặn tạo độc tố uốn ván</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">+ Xử lý vết thương: Mở rộng, cắt lọc triệt để tổ chức hoại tử, để hở không băng kín</p>
<p style="text-align: justify;">+ Kháng sinh diệt vi khuẩn uốn ván: Metronidazol 500 mg, truyền tĩnh mạch hoặc penicillin G: 1 - 2 triệu đơn vị, tiêm tĩnh mạch</p>
<p style="text-align: justify;">+ Kháng sinh thay thế: Erythromycin, penicillin V hoặc clindamycin</p>
<p style="text-align: justify;">+ Thời gian điều trị từ 7 đến 10 ngày</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trung hòa độc tố uốn ván</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">+ Huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT) 1.500 IU/01 ống, liều 400 -500 IU/kg cân nặng, liều duy nhất, phải thử phản ứng trước tiêm</p>
<p style="text-align: justify;">+ Uốn ván sơ sinh dùng SAT 1.000 IU/kg cân nặng.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Kiểm soát co giật và co cứng cơ</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">+ Nguyên tắc: Người bệnh nên được chăm sóc tại phòng riêng, tránh tiếng ồn và những kích thích xung quanh, đặt sẵn các đường truyền tĩnh mạch để đưa thuốc vào trong những trường hợp khẩn cấp cần cắt cơn. Dùng thuốc chia nhỏ nhiều trong ngày để kiểm soát cơn giật tốt hơn. Nên đặt nội khí quản hoặc mở khí quản sớm để tránh những tai biến có thể xảy ra trong cơn giật.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Điều trị cụ thể:</p>
<p style="text-align: justify;">Có thể dùng đơn độc nhưng thường là phối hợp các thuốc sau đây: Diazepam được sử dụng phổ biến, sau đó là lorazepam, barbiturat, chlorpromazin. Các thuốc phong bế thần kinh cơ kết hợp với thở máy được dùng để điều trị các cơn co cứng co giật không đáp ứng với thuốc hoặc các cơn co cứng đe dọa ngừng thở.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Giảm đau, điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">+ Magnesium sulfate, Morphine sulfate đường tĩnh mạch</p>
<p style="text-align: justify;">+ Atropine và clonidine để điều chỉnh nhịp tim và huyết áp nhưng hiệu quả hạn chế.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Gây mê sâu: phối hợp liều cao midazolam, thiopental, propofol và fentanyl</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Điều trị hồi sức tích cực và các biện pháp hỗ trợ khác</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">+ Hồi sức hô hấp.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đảm bảo thông thoáng đường thở: Hút đờm dãi, khai thông đường thở, thở Oxy</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hồi sức tuần hoàn: Đảm bảo thể tích tuần hoàn và huyết áp bằng truyền dịch, nếu không đáp ứng dùng thuốc vận mạch</p>
<p style="text-align: justify;">+ Dự phòng loét do stress bằng thuốc giảm tiết acid</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đảm bảo dinh dưỡng và cân bằng nước điện giải cho bệnh nhân</p>
<p style="text-align: justify;">+ Dự phòng huyết khối tĩnh mạch. Tiến hành vật lý trị liệu sớm sau khi qua giai đoạn co giật.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;"><em>“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm”</em> (Ban hành kèm theo Quyết định số 5642/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)</li><li style="text-align: justify;">"<em>Tetanus Causes and Transmission</em>". www.cdc.gov. January 9, 2013. Archived from the original on 12 February 2015. Retrieved 12 February 2015.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-uon-van-sgcgz |
Bạch tạng | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bạch tạng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bạch tạng da (OCA) là một nhóm các rối loạn di truyền hiếm gặp về sinh tổng hợp melanin được di truyền theo kiểu lặn trên nhiễm sắc thể thường. Tám loại OCA gây ra bởi đột biến ở các gen khác nhau đã được công nhận. Một số loại OCA hiếm gặp khác do đột biến gen liên quan đến quá trình sinh lysosome có liên quan đến các bất thường toàn thân như rối loạn chảy máu (hội chứng Hermansky-Pudlak) hoặc khuynh hướng nhiễm trùng sinh mủ (hội chứng Chediak-Higashi).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bạch tạng da (OCA) là một nhóm các rối loạn di truyền hiếm gặp về sinh tổng hợp melanin được di truyền theo kiểu lặn trên nhiễm sắc thể thường" src="/ImagePath/images/20210911/20210911_bach-tạng.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bạch tạng da (OCA) là một nhóm các rối loạn di truyền hiếm gặp về sinh tổng hợp melanin được di truyền theo kiểu lặn trên nhiễm sắc thể thường</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tỷ lệ mắc bệnh bạch tạng nói chung ở phương Tây được ước tính là 1 trên 17.000 đến 1 trên 20.000, với sự khác biệt phong phú giữa các nhóm dân tộc và khu vực địa lý. Ước tính cứ 70 cá thể thì có một người mang alen đột biến OCA. Ở Châu Phi, tỷ lệ hiện mắc được ước tính là 1 trên 5000 đến 1 trên 15.000.</p>
<p style="text-align: justify;">Những người bị OCA thể hiện sự không đồng nhất về kiểu hình rộng, từ việc hoàn toàn không có sắc tố da, tóc và mắt ở những người mắc bệnh bạch tạng da loại 1A (OCA1A); đến một lượng sắc tố nâu thay đổi trong bệnh bạch tạng da loại 1B (OCA1B), bạch tạng da loại 2 (OCA2), và bệnh bạch tạng da loại 4 (OCA4); hoặc sắc tố nâu đỏ trong bệnh bạch tạng da loại 3 (OCA3). Các phát hiện về mắt thường gặp đối với tất cả các loại OCA bao gồm loãng sắc tố mống mắt, nhạy cảm với ánh sáng, giảm thị lực, rung giật nhãn cầu và giảm sản màng đệm.</p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán lâm sàng của OCA dựa trên sự hiện diện của giảm sắc tố da, tóc và mống mắt, so với các thành viên trong gia đình và các thành viên trong cùng một nhóm dân tộc, và các thay đổi đặc trưng của mắt và các bất thường về thị lực được phát hiện khi khám nhãn khoa, bao gồm sợ ánh sáng, rung giật nhãn cầu, nhiễm sắc tố mống mắt, giảm sản màng đệm và giảm thị lực.</p>
<p style="text-align: justify;">Do sự chồng chéo kiểu hình phong phú của các loại OCA khác nhau, xét nghiệm di truyền thường được ưu tiên để chẩn đoán chính xác và có sẵn cho hầu hết các loại OCA.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc quản lý bệnh nhân OCA bao gồm việc chống nắng nghiêm ngặt ngay từ khi còn nhỏ, khám mắt toàn diện ngay từ đầu đời và điều trị tật khúc xạ bằng kính hoặc kính áp tròng.</p>
<p style="text-align: justify;">Tuổi thọ không bị giảm trong OCA nonsyndromic, mặc dù tỷ lệ tử vong do ung thư da có thể tăng lên ở những quần thể bị hạn chế tiếp cận với các biện pháp chống nắng.</p>
<p style="text-align: justify;">Những người bị OCA cần khám da định kỳ suốt đời cách nhau 6 - 12 tháng để chẩn đoán sớm và điều trị ung thư da. Theo dõi nhãn khoa trong vòng hai năm đầu đời có thể được yêu cầu trong khoảng thời gian từ ba đến sáu tháng để duy trì hiệu chỉnh quang học thích hợp. Tần suất giảm dần cho đến tuổi đi học, khi việc kiểm tra mắt hàng năm được khuyến cá</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bạch tạng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">OCA là do đột biến gen mã hóa protein liên quan đến quá trình sinh tổng hợp melanin, bao gồm các enzym tạo hắc tố (tức là, tyrosinase [TYR], protein liên quan đến tyrosinase 1 [ TYRP1 ]) và các protein vận chuyển cụ thể được tìm thấy trong các melanosome.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="OCA là do đột biến gen mã hóa protein liên quan đến quá trình sinh tổng hợp melanin" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_dau-hieu-cua-benh-bach-tang-o-tre-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>OCA là do đột biến gen mã hóa protein liên quan đến quá trình sinh tổng hợp melanin</em></p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết các loại OCA đều thể hiện tính di truyền lặn trên NST thường. Có tám loại OCA (bệnh bạch tạng ở da loại 1 [OCA1] đến bệnh bạch tạng ngoài da loại 8 [OCA8]), bảy loại trong số đó có liên quan đến các đột biến gen đơn lẻ riêng biệt. Gen cho OCA5 vẫn chưa được xác định.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bạch tạng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Những cá nhân mắc bệnh OCA thể hiện sự không đồng nhất về kiểu hình, bao gồm hoàn toàn không có sắc tố melanin ở da, tóc và mắt ở những người mắc bệnh bạch tạng da loại 1A (OCA1A); đến một số lượng biến đổi sắc tố nâu ở bệnh bạch tạng ở da loại 1B (OCA1B), bệnh bạch tạng ở da loại 2 (OCA2) và bệnh bạch tạng ở da loại 4 (OCA4); hoặc sắc tố nâu đỏ trong bệnh bạch tạng da loại 3 (OCA3). Các biểu hiện ở mắt, bao gồm rung giật nhãn cầu bẩm sinh, sợ ánh sáng, xuyên thấu mống mắt (phản xạ ánh sáng bất thường qua mống mắt khi soi đèn khe), giảm sắc tố của biểu mô sắc tố võng mạc, giảm sản màng đệm và giảm thị lực, là những biểu hiện phổ biến đối với tất cả các loại OCA. Tất cả những biểu hiện này có thể không có ở những người mắc các loại bệnh bạch tạng rất nhẹ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện ở mắt</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh nhân mắc tất cả các loại OCA đều có những thay đổi ở mắt giống nhau, bao gồm:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm sắc tố mống mắt. Màu mống mắt thay đổi từ hồng đến xanh lam nhạt, xanh lục, xám hoặc nâu nhạt và thường có màu nhạt hơn các thành viên khác trong gia đình.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mắt nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, dẫn đến nheo mắt hoặc mí mắt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chuyển động qua lại không chủ ý của mắt (rung giật nhãn cầu), thường dễ nhận thấy hơn khi mệt mỏi, ốm yếu, lo lắng hoặc phấn khích và thường tăng lên khi một bên mắt bị che.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sự xuyên thấu mống mắt. Ánh sáng chiếu vào đồng tử bằng kính hiển vi sinh học phản xạ từ niêm mạc sau của mắt qua mống mắt giảm sắc tố, đây không phải là duy nhất của bệnh bạch tạng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm sắc tố melanin của biểu mô sắc tố võng mạc, thường xuất hiện màu vàng hoặc cam hơn là đỏ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chậm trưởng thành thị lực hoặc giảm thị lực theo tuổi. Anh chị em mắc bệnh bạch tạng thường có cấu trúc mắt giống nhau, nhưng thị lực của họ có thể khác nhau.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Biểu hiện của người bị bệnh bạch tạng" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_bach-tang-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Biểu hiện của người bị bệnh bạch tạng</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Da và tóc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Những người bị OCA có da và tóc giảm sắc tố rõ rệt so với các thành viên khác trong gia đình. Giảm sắc tố dễ dàng xác định hơn ở những gia đình có loại da có sắc tố cao. Trẻ em có tóc và lông mi bạc trắng khi sinh ra có khả năng mắc bệnh bạch tạng ở da loại 1 (OCA1). Tóc trắng ghi nhận lúc mới sinh có thể vẫn trắng ở trẻ em bị OCA1A hoặc có thể tối dần theo thời gian ở những người có OCA1B. Mặc dù những người bị OCA1A có thể xuất hiện tình trạng tóc hơi sẫm màu do dầu gội và nước khoáng, lông mày và lông mi của họ vẫn có màu trắng; Đánh giá tóc gần chân tóc thường cho thấy sự vắng mặt của màu sắc liên tục. Tóc có màu xám hoặc bạc là đặc trưng của hội chứng Chediak- Higashi.</p>
<p style="text-align: justify;">Những người có OCA2 thường được sinh ra với mái tóc vàng hoe hoặc vàng đỏ. OCA3 biểu hiện với kiểu hình OCA xù xì (đỏ) hoặc nâu ở các cá thể châu Phi. Chúng có da màu đỏ đồng (nâu đỏ), lông màu gừng (đỏ vàng), và màu mống mắt loãng hoặc lông và da màu nâu nhạt và mắt từ xanh lam đến nâu. Bệnh nhân da trắng mắc OCA3 về mặt lâm sàng tương tự như bệnh nhân OCA2.</p>
<p style="text-align: justify;">Theo tuổi tác, làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trở nên thô ráp và dày lên do tăng sừng hóa hoạt tính. Các nốt sần mặt trời (tàn nhang) phát triển ở những bệnh nhân có khả năng tổng hợp một số sắc tố melanin.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguy cơ ung thư da</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Những người bị OCA có nguy cơ mắc ung thư da giai đoạn đầu cao hơn, có thể ở độ tuổi thanh thiếu niên của họ. Ung thư biểu mô tế bào vảy là loại ung thư phổ biến nhất xảy ra ở bệnh nhân OCA, nhưng ung thư biểu mô tế bào đáy cũng xảy ra. U ác tính được cho là hiếm gặp và có khả năng đe dọa tính mạng; chẩn đoán khó và cần chỉ số nghi ngờ cao. Do giảm sắc tố, các u hắc tố thường biểu hiện dưới dạng tổn thương màu hồng hoặc đỏ (amelanotic), khiến chúng khó nhận biết và tiến triển hơn tại thời điểm chẩn đoán. Hầu hết các khối u ác tính trong OCA được báo cáo là xảy ra ở lưng hoặc châ</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bạch tạng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ung thư da, suy giảm thị lực là biến chứng hay gặp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bạch tạng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh di truyền nên trong gia đình có người mắc bệnh, bố mẹ có mang gen bệnh, tỷ lệ sinh con mắc bệnh tăng lên. Những người bị ảnh hưởng bởi OCA lặn trên NST thường sẽ có cơ hội sinh con bị bệnh bạch tạng là 1:2 nếu họ chọn bạn đời cũng là người mang mầm bệnh bạch tạng tương tự. Nếu một người mắc bệnh OCA giao phối với một cá thể mắc bệnh bạch tạng khác (đột biến trên một gen khác), thì không con nào bị bệnh bạch tạng (trừ khi bố hoặc mẹ mang alen đột biến đối với loại bệnh bạch tạng của bố mẹ kia), nhưng mỗi con sẽ mang dị hợp tử. Cha mẹ của một đứa trẻ mắc bệnh bạch tạng có 1/4 cơ hội sinh con khác bị bệnh bạch tạng trong mỗi lần mang thai trong tương lai. Có thể chẩn đoán trước khi sinh trong một gia đình có bệnh bạch tạng khi biết các đột biến mang gen của cha mẹ.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210911/20210911_bach-tang-3.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;">Bệnh di truyền nên trong gia đình có người mắc bệnh, bố mẹ có mang gen bệnh, tỷ lệ sinh con mắc bệnh tăng lên</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bạch tạng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đối với bệnh nhân OCA và gia đình của họ, tư vấn di truyền có thể hữu ích để giảm nguy cơ tái phát và các lựa chọn sinh sản.</p>
<p style="text-align: justify;">Thực hiện các biện pháp chống nắng: Tìm bóng râm và tránh tiếp xúc với tia cực tím trong những giờ cao điểm của ánh sáng mặt trời, sử dụng quần áo bảo hộ, chẳng hạn như mũ rộng vành, áo sơ mi có cổ, tay dài, quần dài và tất. Tự do và thường xuyên (hai giờ một lần) thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng ít nhất (SPF) 30 khi ra nắng.</p>
<p style="text-align: justify;">Những người bị OCA cần khám da định kỳ suốt đời cách nhau 6 đến 12 tháng để chẩn đoán sớm và điều trị ung thư da.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bạch tạng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán lâm sàng của OCA dựa trên sự hiện diện của giảm sắc tố da, tóc và mống mắt, so với các thành viên trong gia đình và các thành viên trong cùng một nhóm dân tộc, và các thay đổi đặc trưng của mắt và các bất thường về thị lực được phát hiện khi khám nhãn khoa, bao gồm sợ ánh sáng, rung giật nhãn cầu, nhiễm sắc tố mống mắt, giảm sản màng đệm và giảm thị lực.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Giải trình tự bộ gen toàn diện thường được ưu tiên để chẩn đoán chính xác" src="/ImagePath\images\20210911/20210911_bach-tang-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Giải trình tự bộ gen toàn diện thường được ưu tiên để chẩn đoán chính xác</em></p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân tử: Do sự chồng chéo kiểu hình đáng kể của các loại OCA khác nhau, xét nghiệm phân tử sử dụng bảng đa gen hoặc giải trình tự bộ gen toàn diện thường được ưu tiên để chẩn đoán chính xác và có sẵn cho hầu hết các loại OCA</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bạch tạng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Việc quản lý bệnh nhân OCA liên quan đến việc chống nắng nghiêm ngặt bắt đầu từ trẻ sơ sinh và điều trị các tật khúc xạ cao bằng kính hoặc kính áp tròng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời: Những người bị OCA cần được bảo vệ bằng ánh sáng suốt đời. Bệnh nhân và cha mẹ nên được giáo dục để áp dụng các biện pháp chống nắng nghiêm ngặt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giám sát ung thư da: Do nguy cơ ung thư da tăng cao, bệnh nhân OCA nên khám da định kỳ 6 đến 12 tháng bắt đầu từ tuổi thanh thiếu niên.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị các bất thường về mắt tập trung vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống (QOL). Trong nhiều trường hợp, mục tiêu chính là tối đa hóa chức năng thị giác, vì thị lực giảm được xác định là yếu tố chính ảnh hưởng đến QOL. Điều chỉnh tật khúc xạ, phẫu thuật cơ mắt là phương pháp được quan tâm nhiều nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">- Liệu pháp dược lý: Levodopa, một chất trung gian trong quá trình sinh tổng hợp melanin, dường như không cải thiện thị lực ở những người bị bệnh bạch tạng.</p>
<p style="text-align: justify;">Các nghiên cứu ban đầu về liệu pháp gen trên các mô hình động vật của OCA đã cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Oculocutaneous albinism - UpToDate</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bach-tang-spilx |
Bệnh giun xoắn Trichinella | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh giun xoắn Trichinella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh giun xoắn Trichinella (Trichinellosis) do các loài thuộc lớp giun tròn giống <em>Trichinella</em> gây bệnh. Lợn và các động vật hoang dã đóng vai trò quan trọng trong quá trình lây nhiễm cho người; ngoài ra, một số loài động vật khác cũng có thể trở thành vật chủ lây truyền bệnh. Người mắc bệnh khi tình cờ ăn phải thịt các loài động vật chưa nấu chín. Bệnh giun xoắn Trichinella xuất hiện ở khắp mọi nơi. Phần lớn các ca bệnh được ghi nhận ở châu Âu, đặc biệt là Romania, Liên Xô, vùng trung tâm châu Âu. Ngoài ra, một số các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Mexico, Argentina, Bolivia cũng là nơi bệnh giun xoắn Trichinella lưu hành với tỷ lệ cao.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh giun xoắn Trichinella" src="/ImagePath/images/20210921/20210921_20200505_giun-xoan-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh giun xoắn Trichinella</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh giun xoắn Trichinella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><b>Căn nguyên gây bệnh giun xoắn Trichinella:</b></p>
<p style="text-align: justify;">Có 9 nhóm và ít nhất 13 kiểu gen được phát hiện ở giun <em>Trichinella</em>. Tất cả các nhóm và kiểu gen đều có thể lây nhiễm cho con người, nhưng chỉ có 7 nhóm có khả năng gây bệnh gồm <em>T.spiralis</em> (phát hiện ở nhiều loài động vật ăn thịt, động vật ăn tạp trên thế giới), <em>T.nativa</em> (phát hiện ở khu vực Bắc cực, gây bệnh cho gấu, cáo và hải mã), <em>T.nelson</em> (khu vực châu Phi, phía nam Sahara, phát hiện ở các động vật săn mồi họ mèo và động vật ăn xác), <em>T.britovi</em> (tìm thấy ở các loài ăn thịt khu vực ôn đới ở châu Âu, Tây Á và Tây/Nam Phi), <em>T.pseudospiralis</em> (ở chim và động vật có vú), <em>T.murelli</em> (tìm thấy ở các loài động vật có vú hoang dã tại Mỹ và Nhật Bản) và <em>T.papuae</em> (ở khu vực Papua New Guinea). Hai loài còn lại là <em>T.zimbabwensis</em>, được tìm thấy ở loài cá sấu khu vực Tanzania và <em>Trichinella patagoniensis</em>, tìm thấy ở loài báo Nam Mỹ.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người có thể nhiễm bệnh giun xoắn Trichinella khi ăn thịt các động vật nuôi trong nhà như lợn, các loài gặm nhấm" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_giun-xoan-2.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người có thể nhiễm bệnh giun xoắn Trichinella khi ăn thịt các động vật nuôi trong nhà như lợn, các loài gặm nhấm</em></p>
<p style="text-align: justify;">Người có thể nhiễm bệnh giun xoắn Trichinella khi ăn thịt các động vật nuôi trong nhà như lợn, các loài gặm nhấm và các động vật hoang dã như gấu, nai, lợn rừng,... Sau khi ăn phải thịt có chứa ấu trùng <em>Trichinella</em> chưa được nấu chín, acid dịch vị và pepsin trong dạ dày người sẽ giải phóng ấu trùng ra khỏi nang kén. Các ấu trùng này sẽ xâm nhập vào niêm mạc ruột non và phát triển thành giun trưởng thành trong khoảng 4 tuần. Giun cái có thể dài 2.2 mm và giun đực dài 1.2 mm. Sau 1 tuần, giun cái sẽ giải phóng các ấu trùng di chuyển theo tuần hoàn máu, hệ thống bạch huyết đến các cơ vân, nơi các ấu trùng tạo nang kén. Vị trí thường gặp là các nhóm cơ có hoạt động chuyển hóa nhiều như cơ lưỡi, cơ hoành, cơ nhai, cơ liên sườn, cơ ngoại chuyển mắt, cơ vùng gáy, cơ ngực, cơ delta, cơ mông, bắp tay và cơ cẳng chân. Trong vòng đời của giun <em>Trichinella</em>, giun trưởng thành và ấu trùng có thể phát triển trên cùng một vật chủ. Do đó, động vật nhiễm bệnh có thể vừa là vật chủ chính, vừa là vật chủ trung gian.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh giun xoắn Trichinella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mức độ nặng của bệnh giun xoắn Trichinella tương ứng với số lượng ấu trùng trong cơ thể người. Với số lượng ấu trùng ít (dưới 10 ấu trùng/gam trọng lượng cơ), người bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng lâm sàng và ngược lại. Thời gian ủ bệnh từ 7 đến 30 ngày, phụ thuộc vào số lượng ấu trùng, tỉnh trạng miễn dịch của vật chủ và loại <em>Trichinella</em>. Thời gian ủ bệnh ngắn cũng có liên quan đến tình trạng bệnh nặng.</p>
<p style="text-align: justify;">Với những trường hợp số lượng ấu trùng nhiều, có thể quan sát thấy hai giai đoạn lâm sàng của bệnh:</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn ở ruột xảy ra hai đến bảy ngày sau khi nuốt phải ấu trùng. Lúc này, các ấu trùng được giải phóng ra ngoài nang kén nhờ dịch vị. Ấu trùng sau đó phát triển thành giun trưởng thành xâm nhập vào niêm mạc ruột non. Khoảng 1 tuần sau khi vào đường tiêu hóa, giun cái được thụ tinh sẽ tạo ra ấu trùng mới và có thể tiếp tục sinh đẻ trong 5 tuần, phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Ở giai đọan này, bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc xuất hiện đau bụng, nôn, buồn nôn và tiêu chảy. Xét nghiệm trong giai đoạn ở ruột thường chưa có bất thường.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh nhân có thể có triệu chứng đau bụng, nôn, buồn nôn và tiêu chảy" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_giun-xoan-3.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh nhân có thể có triệu chứng đau bụng, nôn, buồn nôn và tiêu chảy</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn xâm nhập diễn ra khi ấu trùng <em>Trichinella</em> từ ruột non theo mạch máu, bạch huyết đến hệ thống cơ xương. Các triệu chứng lâm sàng cũng như biến chứng trong bệnh giun xoắn Trichinella chủ yếu diễn ra ở giai đoạn này. Khi ấu trùng đến hệ cơ xương, bệnh nhân sẽ sốt cao vài tuần, cảm thấy sưng, đau, yếu cơ; thậm chí bệnh nhân có thể hạn chế vận động, khó thở, khó cử động lưỡi. Khám lâm sàng có thể thấy xuất huyết dưới móng tay, xuất huyết kết mạc và võng mạc, phù nề quanh mắt, phù kết mạc, rối loạn thị giác và đau mắt. Đôi khi, bệnh nhân có sẩn ngứa, đau đầu, ho, khó thở, khó nuốt. Các ấu trùng có thể tạo nang hoặc không và tồn tại hàng năm trước khi bị calci hóa và chết, gây biếu hiện lâm sàng kéo dài.</p>
<p style="text-align: justify;">Sau 2 tuần, xét nghiệm bạch cầu và bạch cầu ái toan trong máu bệnh nhân có thể tăng. Bệnh nhân có thể kèm theo tăng men cơ, tăng gammaglobulin và tốc độ máu lắng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh giun xoắn Trichinella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Với các bệnh nhân nhiễm giun xoắn Trichinella mức độ nặng, có thể dẫn đến tổn thương tim, hệ thần kinh trung ương, thận và phổi. Căn nguyên tử vong ở các bệnh nhân này chủ yếu do biến chứng viêm cơ tim, viêm não, viêm phổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng tim mạch: Thường ít xảy ra, nhưng lại là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh giun xoắn Trichinella thể nặng. Ấu trùng thường không tạo nang ở cơ tim nhưng có thể xâm nhập đến cơ tim và gây phản ứng tăng bạch cầu ái toan, viêm cơ tim.</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng thần kinh: Bệnh nhân có thể viêm màng não, viêm não.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng thần kinh" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_20200505_giun-xoan-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Biến chứng thần kinh</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng phổi: Hiếm gặp ở bệnh nhân nhiễm giun xoắn Trichinella; có thể do ấu trùng di chuyển trực tiếp đến nhu mô phổi, viêm các cơ hô hấp, viêm phổi thứ phát hay là hậu quả của tình trạng suy tim sung huyết do viêm cơ tim.</p>
<p style="text-align: justify;">- Biến chứng thận: Bệnh nhân có thể đái ra protein, đái máu, suy thận,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh giun xoắn Trichinella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các phong tục tập quán, lối sống ăn uống đóng vai trò quan trọng trong lây truyền bệnh giun xoắn do Trichinella. Người nhiễm bệnh chủ yếu do tiêu thụ thịt sống hay chưa nấu chín kỹ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh giun xoắn Trichinella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiễm giun xoắn liên quan đến cách chế biên thực phẩm, phương pháp lưu trữ thức ăn ở mỗi vùng miền, mỗi nền văn hóa. Bệnh giun xoắn Trichinella thường gặp ở những khu vực có phong tục ăn thịt không nấu chín; hoặc những người có thói quen ăn đồ sống.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh giun xoắn Trichinella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trong các biện pháp phòng ngừa bệnh giun xoắn Trichinella, quan trọng nhất là nâng cao kiến thức cộng đồng về việc ăn chín uống sôi, không tiêu thụ thịt các động vật khi chưa nấu chín. Ngoài ra, cần có các biện pháp kiểm soát các trang trại chăn nuôi lợn (nguồn lây nhiễm chủ yếu cho con người), nguồn thức ăn gia súc với sự hỗ trợ của các bác sĩ thú y.</p>
<p style="text-align: justify;">Ấu trùng <em>Trichinella</em> trong thịt sẽ mất khả năng lây nhiễm khi nhiệt độ trong miếng thịt từ 63 đến 77 độ C. Làm đông thịt ở nhiệt độ -15 độ C trong 3 tuần cũng có thể tiêu diệt ấu trùng, ngoại trừ một số nhóm giun <em>Trichinella</em> chịu lạnh ở vùng Bắc Cực. Chiếu xạ thực phẩm cũng giúp bất hoạt ấu trùng giun xoắn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh giun xoắn Trichinella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cần nghĩ đến chẩn đoán bệnh giun xoắn Trichinella ở bệnh nhân có phù nề quanh mắt. viêm cơ và tăng bạch cầu ái toan. Bệnh nhân cần được khai thác tiền sử ăn thịt chưa nấu chín, đặc biệt thịt lợn. Bệnh giun xoắn Trichinella được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, và được khẳng định bằng xét nghiệm huyết thanh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm huyết thanh thường phát hiện kháng thể kháng giun xoắn sau hơn 3 tuần nhiễm bệnh" src="/ImagePath\images\20210921/20210921_xet-nghiem.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Xét nghiệm huyết thanh thường phát hiện kháng thể kháng giun xoắn sau hơn 3 tuần nhiễm bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm huyết thanh: thường phát hiện kháng thể sau hơn 3 tuần nhiễm bệnh; do đó, không dùng để chẩn đoán bệnh giun xoắn Trichinella giai đoạn sớm. Nồng độ kháng thể không tương ứng với mức độ nặng của bệnh. Kháng thể của giun có thể tồn tại vài năm sau nhiễm bệnh và dương tính chéo với các loài giun sán khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Sinh thiết cơ: Chẩn đoán xác định dựa vào tìm thấy ấu trùng giun khi sinh thiết cơ. Vị trí sinh thiết ở các cơ có biểu hiện triệu chứng.</p>
<p style="text-align: justify;">PCR có thể phân biệt các kiểu gen của giun <em>Trichinella</em>, nhưng chủ yếu làm ở những phòng xét nghiệm hiện đại, không thể làm phổ biến ngoài cộng đồng.</p>
<p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt bệnh giun xoắn Trichinella với:</p>
<p style="text-align: justify;">- Ấu trùng di chuyển nội tạng: Bệnh nhân mắc bệnh giun xoắn Trichinella và ấu trùng di chuyển nội tạng đều có bạch cầu ái toan tăng cao và tổn thương phổi. Tuy nhiên, tổn thương trong bệnh giun xoắn <em>Trichinella</em> chủ yếu ở cơ và được xác định bằng chẩn đoán huyết thanh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm giun lươn: Bệnh nhân đều có triệu chứng tiêu hóa (như đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy) và tăng bạch cầu ái toan. Phân biệt bằng xét nghiệm huyết thanh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ấu trùng sán lợn: Thường gây tổn thương hệ thần kinh trung ương; đôi khi, gây bệnh về cơ. Ngược lại, bệnh giun xoắn Trichinella thường gây tổn thương cơ, hiêm khi có biểu hiện thần kinh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh viêm đa cơ: thường kèm theo tổn thương da và có nguyên nhân do tự kháng thể của cơ thể. Trong khi đó, bệnh do <em>Trichinella</em> liên quan đến tăng bạch cầu ái toan kèm theo triệu chứng tiêu hóa.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh do sarcocystosis: Do sử dụng thức ăn chưa nấu chín, bệnh nhân cũng có thể có viêm cơ, tăng bạch cầu ái toan. Chẩn đoán dựa vào sinh thiết.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh giun xoắn Trichinella</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Phần lớn các trường hợp mắc bệnh giun xoắn Trichinella không gây biến chứng và có thể tự hồi phục. Với các trường hợp thể bệnh nhẹ, điều trị thuốc diệt giun là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng, cần điều trị giảm nhẹ bằng các loại thuốc giảm đau và hạ sốt.</p>
<p style="text-align: justify;">Với trường hợp bệnh nhân có tổn thương hệ thống (như biểu hiện thần kinh trung ương, viêm cơ tim,tổn thương phổi), cần phối hợp điều trị đồng thời thuốc diệt giun với corticoid. Thuốc diệt ký sinh trùng có tác dụng với các ấu trùng xâm nhập vào đường tiêu hóa; tác dụng của thuốc khi ấu trùng di chuyển trong dòng máu hay đã xâm nhập vào cơ còn chưa rõ ràng. Do đó, điều trị bệnh sau khi ấu trùng đã xâm nhập trong cơ thường không hiệu quả. Thuốc diệt ký sinh trùng trong bệnh giun xoắn Trichinella là albendazole (400 mg đường uống x 02 lần/ngày trong 10 – 14 ngày) hoặc mebendazole (200 – 400mg x 03 lần/ngày trong 3 ngày, sau đó dùng liều 400 – 500mg x 03 lần/ngày trong 10 ngày). Với trường hợp bệnh nhân nặng, có thể sử dụng đồng thời prednisone trong 10 đến 15 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở đối tượng trẻ em và phụ nữ có thai, sự lấy truyền của ấu trùng qua rau thai không liên quan đến các nhiễm trùng sơ sinh. Sử dụng albendazole hay mebendazole trong trường hợp bệnh ở giai đoạn ruột hay xâm nhập vào cơ không được khuyến cáo trên đối tượng phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị dự phòng sau phơi nhiêm trong vòng 6 ngày có thể giúp ngăn không cho giun <em>Trichinella</em> xâm nhập vào cơ thể.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li><span style="text-align: justify;">Peter F Weller, Karin Ledet. Trichinellosis, Uptodate, 2021.</span><br></li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-giun-xoan-trichinella-soepl |
Bệnh Pinta | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh Pinta</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh pinta do xoắn khuẩn <em>Treponema carateum</em> gây bệnh. Cùng với bệnh giang mai không lây qua đường tình dục (do <em>Treponema endemicum</em> gây bệnh) và bệnh ghẻ cóc (do <em>Treponema pertenue</em> gây bệnh), bệnh pinta thuộc nhóm bệnh xoắn khuẩn lưu hành trong cộng đồng. Các vi khuẩn này có đặc điểm hình thái và phản ứng huyết thanh không thể phân biệt được với xoắn khuẩn <em>Treponema pallidum</em> là căn nguyên gây bệnh giang mai. Tuy nhiên; khác với bệnh giang mai không lây qua đường tình dục và bệnh ghẻ cóc gây tổn thương da và xương, bệnh pinta chỉ gây tổn thương da. Số liệu liên quan đến dịch tễ bệnh pinta còn hạn chế; tuy nhiên, bệnh đã có xu hướng giảm đáng kể. Hiện nay, bệnh lưu hành chủ yếu ở các vùng hẻo lánh của Mexico, vùng trung tâm và Nam Mỹ (khu vực Amazon như Brazil, Colombia, Venezuela, Peru). Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh pinta ở độ tuổi trưởng thành (từ 15 đến 50 tuổi, trung bình từ 30 đến 34 tuổi). Triệu chứng lâm sàng của bệnh pinta gồm tổn thương ban đầu là các sẩn ngứa, đỏ, có vảy hoặc các mảng có kích thước trên 10 cm nhưng không loét. Sau đó, các tổn thương này sẽ sừng hóa và lan rộng từ chi, mặt, cổ đến khắp cơ thể. Nếu không được điều trị, tổn thương pinta thường tồn tại kéo dài.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh pinta do xoắn khuẩn Treponema carateum gây bệnh" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_giang-mai-jpeg-6416-1619228054.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh pinta do xoắn khuẩn Treponema carateum gây bệnh</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh Pinta</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Căn nguyên gây bệnh pinta do xoắn khuẩn <em>Treponema carcateum</em> gây bệnh. Cùng với bệnh giang mai không lây qua đường tình dục (do <em>Treponema endemicum</em> gây bệnh) và bệnh ghẻ cóc (do <em>Treponema pertenue</em> gây bệnh), bệnh pinta thuộc nhóm bệnh xoắn khuẩn lưu hành trong cộng đồng. Các vi khuẩn này có đặc điểm hình thái và phản ứng huyết thanh không thể phân biệt được với xoắn khuẩn <em>Treponema pallidum</em> là căn nguyên gây bệnh giang mai. Nghiên cứu trên kính hiển vi điện tử cho thấy không có nhiều khác biệt về hình thái giữa <em>Treponema carcateum</em> với các xoắn khuẩn khác thuộc nhóm Treponema. Xoắn khuẩn có chiều dài từ 10 đến 15 microns và đường kính 0.2 microns; do đó, chỉ quan sát được các xoắn khuẩn dưới kính hiển vi nền đen. <em>Treponema carcateum</em> dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, điều kiện môi trường khô và tiếp xúc với không khí. Vi khuẩn nhân lên chậm và không thể tồn tại ngoài cơ thể vật chủ. Xoắn khuẩn không nuôi cấy được, kháng sinh đồ chỉ được thực hiện qua các phương pháp xét nghiệm gián tiếp hay PCR phát hiện đột biến kháng kháng sinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân sau khi tiếp xúc với tổn thương, xoắn khuẩn sẽ xâm nhập qua da và lớp tế bào biểu mô, gắn với bề mặt phủ fibronectin trên chất nền ngoại bào của tế bào chủ. Tổn thương xuất hiện khi có từ 10<sup>7 </sup>vi khuẩn/ mg mô. Sau khi xâm nhập, vi khuẩn xuất hiện ở hạch lympho sau vài phút và phân tán rộng trong vòng vài giờ, di chuyển tới các vùng da và niêm mạc ở xa, tăng nguy cơ các lần lây truyền tiếp theo. Xoắn khuẩn là các căn nguyên ngoại bào, có thể di chuyển tốt trong môi trường dạng gel như mô liên kết. Đây là đặc điểm đóng vai trò quan trọng trong sự lây truyền của xoắn khuẩn và hình thành các tổn thương mạn tính.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở bệnh nhân pinta, không có tổn thương loét nào tương tự như bệnh ghẻ cóc. Giai đoạn sớm của tổn thương, xuất hiện tình trạng mất sắc tố ở tế bào đáy và thoái hóa lỏng. Có thể quan sát sự xâm nhập nông, quanh mạch máu của tế bào lympho và tương bào ở lớp hạ bì. Giai đoạn muộn, có thể thấy teo biểu bì và thực bào chứa melanin xuất hiện ở lớp hạ bì. Ở các tổn thương giảm sắc tố điển hình, thường không có sự xuất hiện của xoắn khuẩn và tế bào viêm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh Pinta</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tương tự các bệnh do xoắn khuẩn lưu hành trong cộng đồng; thời gian ủ bệnh của bệnh pinta từ 9 đến 90 ngày (trung bình là 21 ngày) và trải qua nhiều giai đoạn: thời kỳ tiên phát, thời kỳ thứ phát và thời ky muộn.</p>
<p style="text-align: justify;">Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh pinta ở giai đoạn trưởng thành với các sẩn hoặc các mảng ngứa hoặc xuất hiện cả hai ở chi dưới. Tổn thương của bệnh pinta chỉ giới hạn ở các tổn thương da và có biểu hiện nhẹ nhất trong các bệnh do xoắn khuẩn gây nên.</p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương tiên phát là nốt sẩn với đặc điểm ngứa, đỏ, có vảy hoặc mảng có kích thước có thể hơn 10cm nhưng không có loét. Các tổn thương này thường xuất hiện ở chi dưới, vùng da bộc lộ ra ngoài và chứa nhiều xoắn khuẩn. Các tổn thương xung quanh và sưng hạch lân cận cũng là triệu chứng thường gặp</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Tổn thương tiên phát là nốt sẩn với đặc điểm ngứa, đỏ, có vảy hoặc mảng" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20191220_021516_123088_HIV.max-1800x1800.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tổn thương tiên phát là nốt sẩn với đặc điểm ngứa, đỏ, có vảy hoặc mảng</em></p>
<p style="text-align: justify;">Giai đoạn tổn thương thứ phát tiến triển sau vài tháng và xuất hiện ở các vùng da khác với đặc điểm các vết thương dày và phẳng hơn (được gọi là pintids), tương tự với tổn thương ban đầu và ngứa. Tiếp đó, xuất hiện sự thay đổi màu sắc đa dạng từ đỏ sang màu đồng, xám và xanh đen. Tổn thương thứ phát vẫn hoạt động và có thể lây nhiễm hàng năm, dẫn đến sự lan rộng của các mảng mất sắc tố tương tự bạch biến.</p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương giai đoạn muộn được đặc trưng bởi nhiều mức độ như giảm sắc tố, mất săc tố, bạch biến; có thể lan rộng toàn cơ thể.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh Pinta</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tổn thương của bệnh pinta chỉ giới hạn ở các tổn thương da và có biểu hiện nhẹ nhất trong các bệnh do xoắn khuẩn gây nên. Khác với bệnh giang mai không lây qua đường tình dục hay bệnh ghẻ cóc, bệnh pinta không ảnh hưởng đến xương. Tổn thương giai đoạn muộn được đặc trưng bởi nhiều mức độ như giảm sắc tố, mất săc tố, bạch biến; các tổn thương này có thể tồn tại kéo dài nếu không được điều trị sớm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh Pinta</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh pinta lây qua tiếp xúc trực tiếp da với da. Vi khuẩn ở dịch tiết tổn thương của bệnh nhân mắc bệnh pinta có thể gây tổn thương da ở những người chưa mắc bệnh trước đó. Sự lây truyền thường xảy ra trong gia đình; khi không có lây truyền giữa những người trưởng thành trong gia đình, tỷ lệ mắc giữa các trẻ em cũng rất thấp. Do đó; ngoài điều trị bệnh nhân pinta, cần điều trị những người tiếp xúc cùng khu vực sống.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh Pinta</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tương tự các xoắn khuẩn lưu hành trong cộng đồng thường, bệnh pinta phổ biến ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, chủ yếu ở các vùng hẻo lánh của Mexico, vùng Nam Mỹ (khu vực Amazon như Brazil, Colombia, Venezuela, Peru). Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh pinta ở độ tuổi trưởng thành (từ 15 đến 50 tuổi; trung bình từ 30 đến 34 tuổi)</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Vùng hẻo lánh của Mexico, vùng Nam Mỹ" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_15-phu.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vùng hẻo lánh của Mexico, vùng Nam Mỹ</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh Pinta</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân mắc bệnh pinta cần được chẩn đoán sớm và điều trị kip thời đế tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Ngoài ra, các đối tượng tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh pinta (thành viên trong gia đình, bạn cùng lớp,…) nên được điều trị theo kinh nghiệm để hạn chế tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng.</p>
<p style="text-align: justify;">Do bệnh tập trung ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém; do đó, việc đảm bảo điều kiện vệ sinh, nâng cao kiến thức của người dân về biểu hiện và phòng tránh bệnh là vô cùng quan trọng. Một số biện pháp có thể áp dụng trong cộng đồng như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi tiếp xúc với tổn thương của người mắc bệnh).</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_dy_tr_tm.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Rửa sạch vật dụng, sàn nhà</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Bệnh nhân cần hạn chế tiếp xúc với người khác khi đang mắc bệnh.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Cải thiện điều kiện sống, điều kiện nơi ở; đặc biệt là ở những nơi đông dân cư.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Trang bị kiến thức cho người dân về bệnh pinta. Từ đó, giúp mọi người phát hiện sớm về biểu hiện lâm sàng, đường lây truyền và phòng bệnh pinta; giúp bệnh nhân pinta chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Pinta</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Để chẩn đoán bệnh pinta, cần phối hợp vào triệu chứng lâm sàng, yếu tố dịch tễ và các xét nghiệm chẩn đoán (huyết thanh, PCR,…).</p>
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Triệu chứng lâm sàng của bệnh pinta gồm tổn thương ban đầu là các sẩn ngứa, đỏ, có vảy hoặc các mảng có kích thước trên 10 cm nhưng không loét</p>
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Yếu tố dịch tễ của bệnh tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm và Nam Mỹ</p>
<p style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh pinta gồm: xét nghiệm huyết thanh hoặc quan sát trực tiếp vi khuẩn trên mẫu bệnh phẩm.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm huyết thanh: tương tự xét nghiệm chẩn đoán giang mai; do đó, xét nghiệm này không thể chẩn đoán phân biệt bệnh pinta và giang mai.</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Xét nghiệm huyết thanh" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20200423_huyet-thanh-1.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Xét nghiệm huyết thanh</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu: kháng thể không đặc hiệu dương tính ở bệnh nhân không điều trị và có thể sử dụng để theo dõi điều trị. Xét nghiệm có thể dương tính giả trong trường hợp nhiễm sốt rét, bệnh phong hay bệnh lý khớp. Xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu dương tính trong 2 đến 4 tuần kể từ lúc xuất hiện tổn thương đầu tiên.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu: các kháng thể này có độ đặc hiệu cao hơn các xét nghiệm tìm kháng thể không đặc hiệu; tuy nhiên, xét nghiệm này không phân biệt được tình trạng nhiễm xoắn khuẩn đã điều trị với tình trạng mắc mới chưa điều trị. Xét nghiệm có thể dương tính ngay cả khi bệnh nhân đã điều trị khỏi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">PCR: Xét nghiệm PCR phát hiện pinta chưa được phát triển.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, cần chẩn đoán bệnh pinta với các bệnh lý khác như</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tổn thương giai đoạn tiên phát và thứ phát cần chẩn đoán phân biệt vơi eczema, lichen phẳng, giang mai, bệnh phong thể củ, vảy nến, viêm da do thiếu hụt vitamin, lupus ban đỏ, ghẻ cóc</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tổn thương giai đoạn mất sắc tố cần chẩn đoán phân biệt với vảy phấn trắng, bạch tạng, nám da, bệnh phong, lang ben,…</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Pinta</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Với bệnh nhân pinta, phác đồ điều trị được ưu tiên là penicillin G benzathine tiêm (trẻ dưới 10 tuổi: liều duy nhất 1.2 triệu đơn vị; bệnh nhân từ 10 tuổi trở lên: liều duy nhất 2.4 triệu đơn vị). Tương tự như bệnh ghẻ cóc hay giang mai không lây qua đường tình dục, azithromycin có thể được lựa chọn thay thế trong điều trị bệnh pinta. Ngoài ra, nhưng người tiếp xúc với bệnh nhân mắc pinta nên được điều trị theo kinh nghiệm bằng penicillin G benzathine để hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng.</p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương da trong bệnh pinta thường lành trong vòng 6 đến 12 tháng sau điều trị. Điều trị kháng sinh ở giai đoạn sớm giúp da được phục hồi; ngược lại, điều trị kháng sinh khi nhiễm trùng tiến triển không thể thay đổi lại được màu sắc da.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân với tổn thương pinta nhưng không cải thiện sau 4 tuần điều trị kháng sinh nên được điều trị như bệnh nhân ghẻ cóc thất bại điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân mắc pinta cần được theo dõi xét nghiệm huyết thanh không đặc hiệu sau 6 và 12 tháng sau điều trị. Bệnh nhân có kết quả hiệu giá kháng thể không phù hợp có thể điều trị lại bằng penicillin G benzathine.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<p>Oriol Mitjà, David Mabey. Yaws, bejel and pinta, Uptodate, 2019.<br></p>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-pinta-sxojh |
Bệnh quai bị | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh quai bị</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus quai bị gây bệnh, lây bệnh chủ yếu qua các giọt bắn chứa virus quai bị. Virus có ái tính cao với các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến sinh dục,… Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên, biểu hiện lâm sàng cấp tính với viêm tuyến mang tai hay gặp nhất. Ngoài ra có thể gặp tổn thương cơ quan khác như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não,… Chẩn đoán xác định căn nguyên virus có thể sử dụng các xét nghiệm xác định virus hoặc xét nghiệm huyết thanh. Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là các biện pháp điều trị hỗ trợ và triệu chứng. Tiêm phòng vắc xin phòng quai bị là biện pháp phòng bệnh quan trọng, giảm tỉ lệ mắc bệnh đáng kể trong thời gian gần đây.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus quai bị gây bệnh" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_Quai-bi-khong-nen-chu-quan.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus quai bị gây bệnh</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh quai bị</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirus, cấu trúc hình cầu, đường kính khoảng 120 -200 nm, vật chất di truyền là RNA sợi đơn, được bao bên ngoài là lớp vỏ lipid kép. Virus có thể tồn tại khá lâu ngoài cơ thể, virus có thể tồn tại khoảng 1 năm ở nhiệt độ -25 đến -70 độ C, 3 tháng ở nhiệt độ 15-20 độ C, ở nhiệt độ 37 độ C có thể tồn tại khoảng 1 tuần. Virus gây bệnh có hai loại kháng nguyên chính là kháng nguyên V và kháng nguyên S, có ái tính mạnh với các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến sinh dục, tuyến tụy và thần kinh. Khi cơ thể bị nhiễm virus quai bị, miễn dịch thu được là khá bền vững.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nguyên nhân gây bệnh là virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirus" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_bi-quai-bi-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nguyên nhân gây bệnh là virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirus</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh quai bị</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh quai bị có thể tồn tại dưới 2 hình thức chính: Thể ẩn gặp ở khoảng 20 – 40% người bị nhiễm virus, người bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, là nguồn lây nhiễm khó kiểm soát; thể bệnh biểu hiện tổn thương đặc trưng tại các tuyến cơ quan đích, trong đó tuyến nước bọt mang tai là hay gặp nhất.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khi mắc quai bị, bệnh sẽ tiến triển theo từng giai đoạn " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Quai-bi-tong-quat.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><i>Khi mắc quai bị, bệnh sẽ tiến triển theo từng giai đoạn </i></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thời kỳ ủ bệnh: từ 2 -3 tuần</strong>. Người bệnh không có triệu chứng, tuy nhiên sau khoảng 2 tuần, có thể đào thải virus và gây bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thời kỳ khởi phát: thường trong 1 – 2 ngày.</strong> Triệu chứng đầu tiên là đau vùng tai, mức độ đau khác nhau trên từng đối tượng, thường đau trước ống tai, lan ra xung quanh tai, đau làm hạn chế há miệng, nói khó. Bên cạnh đó, người bệnh có các triệu chứng toàn thân như: người mệt mỏi, chán ăn, ăn kém, đau mỏi cơ, đau mỏi người kèm theo có sốt 38 – 39 độ. Đặc điểm đau có tính chất gợi ý đến viêm tuyến nước bọt mang tai là: đau tại các vị trí khớp thái dương hàm, mỏm xương chũm, góc dưới xương hàm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thời kỳ toàn phát: trong khoảng 1 tuần</strong>. Biểu hiện sưng và đau tuyến nước bọt mang tai ngày càng rõ rệt. Ban đầu thường sưng một bên, lan sang tuyến mang tai đối diện sau 1 – 2 ngày, 70% các trường hợp có sưng tuyến mang tai 2 bên, thừng sưng đau tối đa trong vòng 1 tuần. Khi sưng nhẹ có thể không làm biến dạng khuôn mặt, nếu sưng nề to hơn mặt có thể lan xuống cổ, ngực. Tại vị trí tuyến mang tai bị sưng, da màu sắc bình thường, không có tấy đỏ. Khi thăm khám ấn vào chỗ sưng, có cảm giác đàn hồi, không lõm xuống, lỗ Sténon ở phía trong má thấy phù nề, tấy đỏ nhưng không chảy dịch mủ, ấn đau toàn bộ tuyến mang tai. Ngoài ra người bệnh có thể có các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi toàn thân, hạch góc hàm và trước tai sưng đau, thăm khám có thể thấy biểu hiện viêm họng, ở trẻ nhỏ có thể có triệu chứng chảy máu cam.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thời kỳ hồi phục:</strong> người bệnh bắt đầu hết sốt, tuyến mang tai đỡ đau và đỡ sưng, dần trở về bình thường sau khoảng 01 tuần.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh thường lành tính và hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên ở một số người bệnh có thể xảy ra các biến chứng, biểu hiện lâm sàng nặng nề hơn như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy, viêm màng não, viêm não, viêm tuyến lệ, viêm cơ tim, viêm phổi,… (mục 9 phần biến chứng).</p>
<p style="text-align: justify;">Các bất thường trên xét nghiệm như: số lượng bạch cầu thường bình thường hoặc giảm nhẹ, trường hợp có viêm tinh hoàn bạch cầu có thể tăng. Sinh hóa máu thấy men amylase tăng, trường hợp có viêm tụy lipase tăng, biến loạn dịch não tủy của viêm màng não – viêm não virus.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh quai bị</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như đã trình bày trên, bệnh quai bị thường lành tính. Một số trường hợp có thể có các biến chứng sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm tinh hoàn: thường gặp ở thanh thiếu niên sau tuổi dậy thì, chiếm khoảng 20-30% các trường hợp mắc quai bị ở người lớn. Đa số các trường hợp sưng đau tinh hoàn xảy ra sau khi sưng tuyến mang tai từ khoảng quanh 1 tuần, số ít trường hợp xảy ra đồng thời với sưng đau tuyến mang tai. Biểu hiện lâm sàng, người bệnh sau khi đỡ sưng tuyến mang tai, bắt đầu sốt cao trở lại, đau đầu, mệt mỏi; vùng tinh hoàn đau nhói, có thể lan xuống đùi, đau tăng khi đi lại, hoạt động mạnh, sờ nắn tinh hoàn thường đau, thậm chí có tràn dịch tinh hoàn, tuy nhiên màn tinh và thừng tinh vẫn bình thường. Người bệnh đau và sưng tinh hoàn ngày một nhiều, có thể sưng to gấp 2 -3 lần so với kích thước bình thường, đa số các trường hợp là viêm tinh hoàn một bên. Khoảng 7 – 10 ngày sau, triệu chứng bắt đầu giảm dần, tinh hoàn giảm sưng đau, trở lại bình thường, triệu chứng sốt cũng hết dần dần. Biến chứng sau viêm tinh hoàn do quai bị có thể gây teo tinh hoàn, thường đánh giá sau 2-6 tháng, người bệnh bị teo tinh hoàn cả hai bên có thể gây vô sinh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Biến chứng của quai bị rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến vô sinh ở nam và nữ giới " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Quai-bi-chan-doan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Biến chứng của quai bị rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến vô sinh ở nam và nữ giới </em></p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm buồng trứng: ít gặp hơn so với viêm tinh hoàn ở nam giới, đối tượng thường là phụ nữ qua tuổi dậy thì, chẩn đoán bệnh thường khó, tuy nhiên diễn biến khá lành tính. Bệnh nhân có thể sốt cao trở lại, đau vùng hố chậu, hạ vị, có thể sờ thấy khối hai bên hạ vị, rong kinh,….</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm tụy: hiếm gặp, thường xảy ra tại tuần thứ 2. Sau tuyến mang tai đỡ sưng, người bệnh sốt cao trở lại, đau bụng tăng, nôn, đầy bụng và đi ngoài phân lỏng, chán ăn,… Xét nghiệm amylase trong máu và nước tiểu đều tăng cao. Bệnh thường lành tính, di chứng có thể có nang giả tụy.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tổn thương thần kinh trung ương: viêm não, viêm màng não quai bị; tổn thương dây thần kinh sọ não; hội chứng Guillain-Barré. Viêm màng não có thể gặp 10 – 20% số trường hợp, thường xuất hiện sau sưng tuyến mang tai từ 3 – 10 ngày, bệnh nhân sốt cao trở lại, có hội chứng màng não: đau đầu, nôn, táo bón, gáy cứng, Kernig dương tính,…trẻ nhỏ có thóp phồng. Dịch não tủy biến đổi giống viêm màng não nước trong do các căn nguyên khác: dịch trong, áp lực tăng nhẹ, tế bào tăng thường từ vài trăm đến khoảng 1000 tế bào/mm<sup>3</sup>- chủ yếu là bạch cầu lymphocyte, protein dịch não tủy tăng nhẹ, glucose dịch não tủy thường bình thường,… Viêm não quai bị ít gặp hơn viêm màng não, tiên lượng nặng, người bệnh có biểu hiện sốt cao kèm theo có rối loạn tri giác, ý thức, tổn thương thần kinh trung ương như động kinh, co giật, liệt chi,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Các biến chứng ít gặp hơn là: viêm tuyến lệ, ức, vú, giáp,…; viêm cơ tim; viêm đa khớp; viêm giác mạc, mống mắt, kết mạc,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Phụ nữ mang thai mắc quai bị nguy cơ biến chứng cao hơn. Có thể tăng tỉ lệ sẩy thai tự nhiênn trong 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai có thể chết lưu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh quai bị</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Con người là vật chủ duy nhất, là nguồn bệnh duy nhất. Không có tình trạng người lành mang virus. Khi có triệu chứng nhiễm bệnh, người bệnh thường đào thải và lây truyền virus. Mặc dù trên lâm sàng, khoảng ¼ số bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Quai-bi-dieu-tri.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><i>Đường lây truyền của quai bị chính là đường hô hấp </i></p>
<p style="text-align: justify;">Đường lây truyền chính là đường hô hấp, virus lan truyền qua các giọt nước bọt từ người bệnh sang người khác thông qua các hành động như nói chuyện, hắt hơi, ho khạc,… Trong nước bọt của người bệnh khoảng 6 ngày trước khi sưng tuyến mang tai và khoảng 1 tuần sau khi sưng, đã xuất hiện virus quai bị, từ đó có khả năng lây lan cho người khác</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh quai bị</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Virus là bệnh phổ biến tại lứa tuổi trẻ em, ngày nay nhờ tiêm phòng vắc xin, tỉ lệ nhiễm bệnh đã giảm đi rõ rệt. Bệnh có xu hướng xảy ra quanh năm tại các nước vùng nhiệt đới trong khi bệnh phổ biến vào mùa đông và mùa xuân tại phía bắc và phía nam bán cầu. Trẻ em từ 3 – 14 tuổi và thanh nhiên là lứa tuổi hay mắc bệnh nhất. Bệnh xảy ra ở giới nam nhiều hơn giới nữ. Ở trẻ nhỏ < 1 tuổi, do thường có miễn dịch từ mẹ truyền sang nên nguy cơ mắc bệnh thường thấp. Đối tượng người trưởng thành nguy cơ mắc bệnh thấp hơn do thường có đáp ứng miễn dịch mắc phải. Đa số người lớn (80 – 90%) có thể có huyết thanh dương tính do nhiễm virus từ nhỏ.</p>
<p style="text-align: justify;">Người tiếp xúc với các bệnh nhân quai bị (ở cùng nhà, học cùng lớp, nhà trẻ,…) đặc biệt khi áp dụng không tốt các biện pháp phòng tránh sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh quai bị</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Phòng bệnh đặc hiệu</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nhờ hiệu quả của tiêm vắc xin phòng quai bị, tỉ lệ nhiễm bệnh đã giảm đi rất nhiều. Vắc xin quai bị thường được sử dụng là vắc xin sống giảm độc lực, hiệu quả miễn dịch tốt, có thể bền vững > 15 năm. Có các loại vắc xin đơn giá và vắc xin đa giá. Chỉ định tiêm cho các đối tượng trên 12 tháng tuổi. Khuyến cáo nên tiêm nhắc lại 2 liều để hiệu quả bảo vệ cao.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Cần tuân thủ đúng theo lịch tiêm chủng, tiêm đủ mũi để phòng bệnh " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Tiem-chung.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cần tuân thủ đúng theo lịch tiêm chủng, tiêm đủ mũi để phòng bệnh </em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Người bệnh cần phải cách ly ít nhất 2 tuần hoặc đến khi tuyến nước bọt mang tai hết sưng. Không đến các khu vực công cộng, đông người trong ít nhất 1 tuần từ khi khởi phát triệu chứng.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn khác.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thông báo dịch với cơ quan y tế có thẩm quyền.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh quai bị</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><em>- Các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên: </em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Xét nghiệm xác định virus: trong giai đoạn cấp của bệnh, virus quai bị có thể được phân lập từ máu, nước bọt, dịch tụy, dịch não tủy, tinh dịch, sữa, nước tiểu của bệnh nhân. Virus phân lập dễ trên phổi gàn, tế bào thận khỉ, thận của phôi người, tế bào Helta. Ngoài nuôi cấy và phân lập virus, có thể phát hiện RNA virus quai bị bằng kỹ thuật RT PCR.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm huyết thanh học: phương pháp đơn giản và nhanh hơn các xét nghiệm xác định virus. Sau khoảng 05 ngày bị bệnh, kháng thể IgM đặc hiệu với quai bị có thể phát hiện, đạt đỉnh trong 1 tuần và có thể tồn tại sau vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Tuy nhiên, ở bệnh nhân đã tiêm phòng quai bị, kháng thể IgM có thể âm tính. Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn, tồn tại lâu hơn, cần được làm 2 lần để đánh giá động lực kháng thể. Lần thứ nhất trong 4 ngày đầu của bệnh, lần thứ hai sau khoảng 1 tuần - 10 ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh quai bị cần dựa vào các yếu tố gồm: dịch tễ ( chưa mắc quai bị và có tiếp xúc với người bị quai bị trong 2 -3 tuần), biểu hiện lâm sàng đã mô tả trên, các xét nghiệm huyết thanh hoặc xét nghiệm virus.</p>
<p style="text-align: justify;">Cần chẩn đoán phân biệt bệnh quai bị với một số bệnh khác như viêm tuyến mang tai do các vi khuẩn, virus khác; mọc răng số 8; sỏi tuyến nước bọt; viêm hạch góc hàm; viêm tinh hoàn do các căn nguyên khác; viêm màng não do căn nguyên virus khác;</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh quai bị</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị bệnh quai bị gồm điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sưng tuyến mang tai: cần cách ly người bệnh trong giai đoạn phát tán virus; nghỉ ngơi; hạn chế hoạt động mạnh; dùng các thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol liều 10 – 15 mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 4 – 6 tiếng; chườm ấm vùng sưng đau; vệ sinh răng miệng; ăn lỏng, ăn đồ mềm, thức ăn dễ nhai, dễ nuốt;…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khi mắc bệnh, người bệnh cần phải được theo dõi điều trị sát sao " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viem-tinh-hoan-sau-quai-bi-0.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><i>Khi mắc bệnh, người bệnh cần phải được theo dõi điều trị sát sao </i></p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm tinh hoàn: người bệnh cần nghỉ ngơi, kiêng sinh hoạt tình dục; sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol nói trên; chỉ định corticoid trong khoảng 3 -5 ngày ( ví dụ prednisolone 60 mg/ngày); khi tình trạng viêm tinh hoàn cải thiện, dừng sử dụng các thuốc trên. Chú ý tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm màng não, viêm não do quai bị: điều trị giảm đau, hạ sốt, an thần; sử dụng manitol khi có biểu hiện tăng áp lực nội sọ; chỉ định corticoid trong 3 -5 ngày ( thường dùng dexamethasone liều 0,3 – 0,5 mg/kg/ngày). Chú ý tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng. Chọc lại dịch não tủy đánh giá tiển triển của bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm tụy: trường hợp nặng cần nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch; giảm đau; truyền dịch; bù điện giải; tập ăn trở lại sớm,</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Patrick Davison; Jason Morris. Mumps. StatPearls</li><li>Centers for Disease Control and Prevention. Signs & Symptoms of Mumps</li><li>Litman N, Baum SG. Mumps Virus. In: Principles and Practice of Infectious Diseases, Bennett JE, Dolin R, Blaser MJ (Eds), Churchill Livingstone, New York</li><li>Missouri Department of Health & Senior Services. Health Update December 8, 2016 </li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-quai-bi-ssxpd |
Áp xe não | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Áp xe não</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Áp xe não </strong>là ổ viêm sinh mủ trong nội sọ nguyên nhân do nhiều vi khuẩn và một số sinh vật (kí sinh trùng, nấm…) có thể vượt qua lớp bảo vệ sau đó “tấn công” não, gây nên tình trạng nhiễm trùng khi đó, với cơ chế tự bảo vệ, não bộ sẽ phản ứng lại sự xâm nhập của các vi khuẩn bằng cách hình thành các khoang trống nhỏ có chứa mủ, tạo thành các ổ <a href="https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/cac-nguy-co-va-qua-trinh-hinh-thanh-ap-xe-nao/"><b>áp xe não</b></a>.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Hình ảnh minh họa ổ áp xe trong não" src="/ImagePath/images/20210815/20210815_ap-xe-nao.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh minh họa ổ áp xe trong não</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Áp xe não</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm trùng xâm nhập vào não thông qua ba con đường chính gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Bộ phận khác bị nhiễm khuẩn và lây lan lên não: Thường nằm trong bệnh cảnh nhiễm trùng huyết, vi khuẩn đi lên não qua đường máu, thường thấy nhiễm trùng phổi như viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, u phổi bội nhiễm. Có thể nguồn gốc tim mạch như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn….</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm trùng huyết vi khuẩn đi lên não qua đường máu" src="/ImagePath\images\20210815/20210815_nhiem-trung-huyet.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nhiễm trùng huyết vi khuẩn đi lên não qua đường máu</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Não bị nhiễm khuẩn do lây lan từ bộ phận gần đó như viêm tai xương chũm, viêm xoang bướm, viêm răng đặc biệt là răng hàm, viêm cấp tủy xương….</p>
<p style="text-align: justify;">+ Do chấn thương hoặc phẫu thuật</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh nguyên: Cầu khuẩn Gram (+) đứng hàng đầu là tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, vi khuẩn đường ruột như trực khuẩn mủ xanh, proteus…, vi khuẩn kị khí thường có nguồn gốc từ xoang, amip, sán, nấm ….</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Áp xe não</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Dấu hiệu của áp xe não khá đa dạng, ở mỗi trường hợp khác nhau tùy thuộc nguyên nhân, vị trí tổn thương, mức độ trầm trọng của bệnh, độc tính vi khuẩn và sự đề kháng của vi khuẩn, giai đoạn được khám. Thông thường, áp xe não biểu hiện với 3 hội chứng:</p>
<p style="text-align: justify;">- <strong>Hội chứng nhiễm trùng</strong>: Không chỉ phụ thuộc vào ổ áp xe mà còn phụ thuộc vào ổ nhiễm trùng nguyên phát. Người bệnh có dấu hiệu sốt cao từ 39 - 40<sup>o</sup>C, tình trạng sốt cao thường xuất hiện khi ổ áp xe ở giai đoạn lan tỏa, với các trường hợp tổn thương khu trú, tình trạng sốt ít hơn. Tỉ lệ có sốt trong áp xe não chiếm 35% - 50% ở người lớn. Do sốt người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, khám có tình trạng lưỡi bẩn, hơi thở hôi….</p>
<p style="text-align: justify;">- <strong>Hội chứng tăng áp lực nội sọ</strong>: Đau đầu là triệu chứng thường gặp ở khoảng 70% bệnh nhân và không đặc hiệu. </p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đặc điểm tính chất đau đầu: Đau đầu âm ỉ, đau đầu ngày càng tăng, tăng về nửa đêm và sáng, đau khi thay đổi tư thếm gắng sức.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Dấu hiệu của áp xe não khá đa dạng, ở mỗi trường hợp khác nhau tùy thuộc nguyên nhân, vị trí tổn thương" src="/ImagePath\images\20210815/20210815_ap-xe-nao-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Dấu hiệu của áp xe não khá đa dạng, ở mỗi trường hợp khác nhau tùy thuộc nguyên nhân, vị trí tổn thương</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ngoài ra có cảm giác buồn nôn, có thể nôn vọt. Với cá trường hợp bệnh nhân nôn nhiều có thể gây rối loạn nước, điện giải, khiến tinh thần chậm chạp, người lú lẫn, mất phương hướng và gặp khó khăn trong giao tiếp.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">- Dấu hiệu thần kinh khu trú: Rất đa dạng phụ thuộc vào vị trí tổn thương</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn tri giác, liệt nửa người hay tứ chi, liệt thần kinh sọ, lên cơn động kinh, thuỳ thái dương (rối loạn thị trường, aphasia), trong yên (giống với u tuyến yên), mất ngôn ngữ, áp xe tiểu não thì thất điều, rung giật nhãn cầu, rối tầm….</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Áp xe não</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Diễn biến tự nhiên nếu không được điều trị: Áp xe ngày càng tiến triển nặng lên vỡ hoặc gây tụt kẹt. Tụt kẹt thùy thái dương gây rối loạn ý thức, giãn đồng tử, lác ngoài do chèn ép dây TK số III, triệu chứng mất não như chi trên duỗi, chi dưới duỗi quá mức, rối loạn thần kinh thực vật (nhịp tim nhanh, tăng HA, suy hô hấp) tử vong trong vài giờ. Hay tụt kẹt hạnh nhân tiểu não gây cơn tăng trương lực cơ hố sau.. Ngoài ra có thể tiến triển 2- 3 pha: giai đoạn đầu giai đoạn nhiễm trùng rầm rộ, giai đoạn 2 tăng áp lực nội sọ, giai đoạn 3dấu hiệu thần kinh khu trú.</p>
<p style="text-align: justify;">- Dù tiến triển theo cách nào thì áp xe não cũng không thể tự khỏi, tỉ lệ tử vong có thể đạt 25% dù đã được điều trị kháng sinh. Một số có thể lại di chứng thiếu sót thần kinh, động kinh sau này.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Áp xe não có thể dẫn đến tử vong" src="/ImagePath\images\20210815/20210815_bien-chung-ap-xe-nao.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Áp xe não có thể dẫn đến tử vong</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Áp xe não</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Áp xe não là bệnh không thường gặp trên lâm sàng. Hay gặp trên một số nhóm đối tượng có một hệ thống miễn dịch yếu như:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS;</p>
<p style="text-align: justify;">+ Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi;</p>
<p style="text-align: justify;">+ Người bệnh đang được điều trị bằng phương pháp hóa trị;</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người bệnh đang được điều trị bằng phương pháp hóa trị có hệ thống miễn dịch yếu dễ bị áp xe não nếu vi khuẩn tấn công" src="/ImagePath\images\20210815/20210815_dieu_tri_ung_thu_bang_hoa_tri.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người bệnh đang được điều trị bằng phương pháp hóa trị có hệ thống miễn dịch yếu dễ bị áp xe não nếu vi khuẩn tấn công</em></p>
<p style="text-align: justify;">+ Người bệnh đang sử dụng thuốc steroid dài hạn;</p>
<p style="text-align: justify;">+ Người bệnh đã được cấy ghép nội tạng vì các nguyên nhân khác và dùng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn ngừa đào thải nội tạng đã được ghép.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Áp xe não</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>- Chụp CT scan não có cản quang: Là phương pháp có độ nhạy phát hiện áp-xe 95% - 99%, chẩn đoán các giai đoạn của áp xe não gồm: Viêm não sớm (1-3 ngày), viêm não muộn (4-9 ngày), tạo bao sớm (10-13 ngày) và hình thành bao rõ ( trên 14 ngày).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp CT xác định ổ áp xe não" src="/ImagePath\images\20210815/20210815_20200328_nguyen-ly-chup-cong-huong-tu-04.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp CT xác định ổ áp xe não</em></p>
<p>- Chụp CT chưa bơm thuốc thấy hình ảnh vùng giảm đậm không đồng nhất do sự phù não, hoại tử, xuất huyết lấm tấm đôi khi có khí do vi trùng tạo ra, hoặc xuất hiện khối choán chỗ và phù não vận mạch dạng ngón tay găng, hoặc ổ giảm đậm độ được bao quanh bởi vòng tăng đậm độ.</p>
<p>- Chụp CT sau khi bơm thuốc xuất hiện dạng vòng nhẫn: Ổ giảm đậm độ ở trung tâm với vòng tăng đậm độ bao quanh bắt thuốc.</p>
<p>- MRI não có tiêm thuốc đối quang từ: Là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn CT, có thể phát hiện áp xe nhỏ, thương tổn vệ tinh dạng mẹ bồng con và đặc biệt có thể phát hiện tụ mủ dưới màng cứng kèm theo.</p>
<p>- Soii đáy mắt: Có thể phù gai thị.</p>
<p>- Vi sinh, giải phẫu bệnh: Chỉ thực hiện khi phẫu thuật, chẩn đoán xác định.Lấy Mủ Từ Ổ Áp-Xe, lấy mủ từ các ổ viêm nghi ngờ ( tai, phổi, xoang, răng..) có thể thực hiện nhuộm gram, AFB tìm vi trùng Lao, mực tàu (Cryptococcus neoformans). Cấy hiếu khí và kỵ khí, soi cấy nấm, PCR lao. Tuy nhiên có khoảng 25% trường hợp cấy mủ áp-xe không tìm thấy tác nhân</p>
<p>- Các Xét Nghiệm Khác</p>
<ul>
<li>Công thức máu, bạch cầu máu: 60%-70% tăng >10.000;</li>
<li>Xét nghiệm CRP tăng nhưng không đặc hiệu</li>
<li>Cấy máu: Chỉ khoản 10% - 25% trường hợp dương tính, cần thực hiện trước khi điều trị kháng sinh.</li>
<li>Các xét nghiệm hỗ trợ điều trị áp xe não: Ion đồ máu, Bun, Creatinin, AST, ALT…;</li>
</ul>
<p>- Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, CT ngực; Chụp X-quang, CT xoang; Siêu âm tim, siêu âm bụng... mục đích để tìm các nguyên nhân gây viêm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Áp xe não</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><b>Kết hợp nội và ngoại khoa</b></p>
<p style="text-align: justify;"><b>Nội khoa</b>: Khi chẩn đoán áp xe não bệnh nhân sẽ được dùng kháng sinh phổ rộng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên kháng sinh lựa chọn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: nguyên nhân nghi ngờ, kích thước ổ apxe, số lượng ổ áp xe….</p>
<p>- Kháng sinh: Điều trị vi khuẩn gây bệnh, liều điều trị từ 4 – 8 tuần</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_20190926_115722_628232_thuoc.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sử dụng kháng sinh điều trị phụ thuộc vào các yếu tố như: nguyên nhân nghi ngờ, kích thước ổ apxe, số lượng ổ áp xe</em></p>
<p style="text-align: justify;">Thường dùng: Cefotaxime (Claforan) 200 – 300mg/kg/24 giờ, chia 2 – 3 lần tiêm TM, hoặc Ceftriaxone (Rocephine) ; Ceftazidime pentahydrate (Fortum) 70 – 100mg/kg/24h, chia 2 – 3 lần tiêm TM.</p>
<p style="text-align: justify;">Kết hợp Metronidazol 40mg/kg/24h truyền tĩnh mạch chia 2 lần.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị tăng áp lực sọ não: Dùng Manitol 20% liều 0,5g/kg x 2 lần/ngày, từ 3 – 5 ngày, truyền Ringer Lactat 30 – 50mg/kg/ngày. Lưu ý cần kiểm soát điện giải đồ</p>
<p style="text-align: justify;">- Chống co giật: Dùng Phenobarbital 3 – 5mg/kg/ngày chia 2 lần hoặc Seduxen 0,3 – 0,5mg/kg/1 lần, uống.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giảm sốt: Dùng thuốc Paracetamol 15mg/kg/lần, uống.</p>
<p style="text-align: justify;"><b> Ngoại khoa</b></p>
<p style="text-align: justify;">- Được bác sĩ chỉ định khi điều trị kháng sinh không hiệu quả, ổ áp xe có kích thước lớn đe doạ tụt kẹt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phương pháp chọc hút mủ, phân lập vi khuẩn gây bệnh và điều trị theo kháng sinh đồ; nếu là bọc mủ lớn cần cắt bỏ ổ áp xe.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sau mổ cần tiếp tục điều trị bằng kháng sinh 4 tuần theo đường tiêm tĩnh mạch, sau đó chuyển sang uống 2 - 4 tuần và hẹn tái khám lại.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trên phim chụp cắt lớp điện toán, phải mất một thời gian dài nhiều tháng mới thấy biến mất ổ áp xe và đặc biệt lưu ý cần theo dõi sau khi ra viện, hẹn tái khám lại.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ap-xe-nao-sxpor |
Bệnh thoái hóa khớp bàn tay | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh thoái hóa khớp bàn tay </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thoái hóa khớp bàn tay là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh lý này dẫn đến đau tại khớp và xung quanh các khớp bị ảnh hưởng kèm theo cứng, biến dạnh và mất dần chức năng khớp, làm suy giảm khả năng lao động và chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp bàn tay tăng theo tuổi, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi, nữ giới gặp nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp bàn tay thay đổi theo từng quần thể, nghề nghiệp.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_thaihoakhopbantay3.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Thoái hóa khớp bàn tay là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến nhất hiện nay.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Trong một nghiên cứu dựa trên dân số Na Uy năm 2008 với những người từ 24 đến 76 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp bàn tay có triệu chứng ở nữ giới và nam giới lần lượt là 5,8% và 2,5%. Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp bàn tay có triệu chứng trong một nhóm dân số Mỹ năm 2011 với độ tuổi trung bình 59 tuổi là 15,9% ở phụ nữ và 8,2% ở nam giới. Tại Hà Lan, tỷ lệ này ở những người trung bình 66 tuổi (gồm cả nam giới và nữ giới) là 11%. Trước xu hướng già hóa dân số, ở hầu hết các nơi trên thế giới, số người bị thoái hóa khớp bàn ngón tay được dự báo sẽ tăng lên trong những thập kỷ tới, Việt Nam không phải ngoại lệ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh thoái hóa khớp bàn tay </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Nguyên nhân</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;">Thoái hóa khớp bàn tay được chia làm 2 nhóm: nguyên phát và thứ phát.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_thaihoakhopbantay.jpg"><br>
<em>Thoái hóa khớp bàn tay được chia làm 2 nhóm: nguyên phát và thứ phát.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Thoái hóa khớp nguyên phát là thoái hóa khớp phổ biến nhất, nó không có nguyên nhân cụ thể như chấn thương rõ ràng hoặc các bệnh lý dễ mắc thoái hóa.</p>
<p style="text-align: justify;">Thoái hóa khớp thứ phát xảy ra với một bất thường khớp đã có từ trước. Các tình trạng này bao gồm: Chấn thương khớp (chấn thương lớn gây tổn thương khớp), tổn thương khớp bẩm sinh, viêm khớp (Gút, viêm khớp dạng thấp…), hoại tử vô mạch, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm xương tủy xương, bệnh Paget, rối loạn chuyển hóa (bệnh Wilson), bệnh huyết sắc tố, hội chứng Marfan.</p>
<p style="text-align: justify;">Thoái hóa khớp nguyên phát tuy không có nguyên nhân cụ thể song có một số yếu tố nguy cơ đã được xác định:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Giới tính nữ</li>
<li style="text-align: justify;">Tuổi trên 40</li>
<li style="text-align: justify;">Thời kỳ mãn kinh</li>
<li style="text-align: justify;">Tiền sử gia đình bị viêm khớp</li>
<li style="text-align: justify;">Thừa cân</li>
<li style="text-align: justify;">Lỏng lẻo khớp</li>
<li style="text-align: justify;">Tiếp xúc nghề nghiệp hoặc chấn thương khớp trước đó (các chấn thương nhỏ).</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cơ chế bệnh sinh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khớp gồm nhiều thành phần: xương, sụn khớp, bao khớp, dây chằng, mạch máu, thần kinh, cơ… Khi bị thoái hóa khớp, tất cả thành phần này đều có thể tổn thương. Tại khớp luôn có 2 quá trình: đồng hóa khớp (tạo khớp) và dị hóa khớp (hủy khớp), hai quá trình này luôn cân bằng để duy trì sự toàn vẹn trong cấu trúc và chức năng của các khớp. Ở những người có yếu tố nguy cơ và bệnh lý nền sẽ tác động đến khớp làm tăng các chất gây viêm tại chỗ, các men tiêu protein làm phá hủy khớp. Thay đổi sớm trong thoái hóa khớp là các chấn thương sụn (vi chấn thương).</p>
<p style="text-align: justify;">Sau chấn thương sụn, mạng lưới collagen bị phá hủy, các tế bào sụn chết theo chương trình, các protein bảo vệ khớp bị giảm dần, sau đó là tổn thương các thành phần xung quanh khớp</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh thoái hóa khớp bàn tay </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_thaihoakhopbantay6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đau là triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh thoái hóa khớp.</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đau khớp. Đau là triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh thoái hóa khớp. Trong giai đoạn đầu, người bệnh chỉ đau âm ỉ thoáng qua, tự hết nên bệnh nhân không để ý đến. Dần dần, tình trạng đau tăng dần, đau khi vận động làm việc và giảm khi nghỉ ngơi. Nếu không được điều trị và nghỉ ngơi hợp lý, thoái hóa khớp tiến triển nặng có thể gây tình trạng đau liên tục cả ngày và đêm.</li>
<li style="text-align: justify;">Cứng khớp. Cứng khớp thường gặp vào buổi sáng, sau một thời gian dài không vận động. Cứng khớp ở người bị thoái hóa thường <15 phút, hay còn gọi là phá gỉ khớp. Sau một vài động tác hoặc xoa bóp nhẹ nhàng, tình trạng cứng khớp này sẽ hết.</li>
<li style="text-align: justify;">Giảm vận động khớp. Ở trường hợp thoái hóa khớp tiến triển hoặc thoái hóa khớp nặng sẽ hạn chế vận động (người bệnh khó co duỗi, cầm nắm, vận động) do tình trạng đau, cứng khớp, biến dạng khớp gây ra.</li>
<li style="text-align: justify;">Lục cục khớp: Người bệnh cảm giác khớp kêu lục cục khi vận động.</li>
<li style="text-align: justify;">Biến dạng khớp: Các khớp khi bị thoái hóa khớp nặng dẫn đến tình trạng dính khớp, biến dạng khớp gây vận động khó khăn.</li>
<li style="text-align: justify;">Khám lâm sàng thoái hóa khớp bàn tay trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện bất thường. Các giai đoạn sau có thể thấy cứng khớp, biến dạng khớp, hạt Heberden, hạt Bouchard.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li style="text-align: justify;"><strong><em>Xét nghiệm</em></strong></li>
</ol>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm máu trong thoái hóa khớp nguyên phát là bình thường. Tuy nhiên, người bị thoái hóa khớp thường là những người lớn tuổi, cần làm xét nghiệm để xác định các bệnh lý kèm theo cũng như để an toàn hơn trong quá trình sử dụng thuốc</li>
<li style="text-align: justify;">Thoái hóa khớp thứ phát. Tùy nguyên nhân thoái hóa khớp mà các xét nghiệm thay đổi tương ứng.</li>
</ul>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li style="text-align: justify;" value="2"><strong><em>Chẩn đoán hình ảnh</em></strong></li>
</ol>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>X- quang</strong></li>
</ul>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">X-quang khớp bàn ngón tay là phương pháp thường quy để đánh giá thoái hóa khớp. Hai tư thế cần chụp là tư thế thẳng và nghiêng. Khi nghi ngờ tổn thương đặc biệt ở một hoặc một vài ngón tay nào đó, có thể chụp riêng khớp nhỏ để đánh giá chi tiết hơn.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">X-quang là phương pháp nhanh chóng, đơn giản, chi phí thấp để đánh giá thoái hóa. Song, hạn chế của Xquang là không xác định được thoái hóa khớp giai đoạn sớm, khó chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khớp khác.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;"><strong><em>Phân loại của Eaton và Littler về thoái hóa khớp cổ bàn tay trên Xquang</em></strong></p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Giai đoạn 1: Khe khớp mở rộng</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Giai đoạn 2: Hẹp khe khớp, gai xương, u sụn <2mm</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp nhiều, gai xương, u sụn > 2mm</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Giai đoạn 4: Giai đoạn 3 cộng thoái hóa khớp cổ tay.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;"><strong><em>Với các khớp bàn ngón tay, khớp ngón tay chưa có phân loại riêng song có thể sử dụng phân loại chung của Kellgren và Lawrence</em></strong></p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Giai đoạn 1: Đặc xương dưới sụn</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Giai đoạn 2: Hẹp nhẹ khe khớp, gai xương nhỏ, bề mặt khớp không đều</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Giai đoạn 3: Hẹp nhiều khe khớp, gai xương lớn, bề mặt khớp không đều</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều, dính khớp, biến dạng các đầu xương.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Siêu âm</strong></li>
</ul>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Siêu âm khớp không cho nhiều thông tin trong thoái hóa khớp nguyên phát nhưng có nhiều ý nghĩa với thoái hóa khớp thứ phát, đặc biệt có viêm khớp (gút, viêm khớp dạng thấp…) kèm theo. Siêu âm có thể phát hiện các gai xương do thoái hóa gây ra.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Chụp cắt lớp vi tính</strong></li>
</ul>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Cắt lớp vi tính có thể phát hiện sớm thoái hóa khớp, có giá trị trong những trường hợp trước phẫu thuật. Tuy nhiên, cắt lớp vi tính có giá thành cao, không phổ biến nên chưa được sử dụng thường quy trong chẩn đoán thoái hóa khớp.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><strong>Chụp cộng hưởng từ</strong></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Chụp cộng hưởng từ góp phần không nhỏ trong việc đánh giá thoái hóa khớp nguyên phát và quyết định phương pháp điều trị thích hợp. Phương pháp này có khả năng phát hiện thoái hóa sớm nhất trong các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Cộng hưởng từ đánh giá được tổn thương sụn khớp, màng hoạt dịch, xương dưới sụn, gân, cơ, dây chằng xung quanh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh thoái hóa khớp bàn tay </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_thaihoakhopbantay5.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Cần tránh các chấn thương bàn ngón tay.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tránh các chấn thương bàn ngón tay. Đối với những nghề nghiệp sử dụng bàn ngón tay nhiều như thợ thủ công, người đánh máy,… cần có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động quá sức.</p>
<p><strong>Tiên lượng</strong></p>
<p style="margin-left:9.0pt;">Thoái hóa khớp không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, nó làm chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút nhanh chóng, cũng như giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến kinh tế.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh thoái hóa khớp bàn tay </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Tiêu chí của ACR 1990</em></strong></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_thaihoakhopbantay2.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Người bệnh có biểu hiện đau bàn tay, nhức mỏi hoặc cứng khớp.</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Người bệnh có biểu hiện đau bàn tay, nhức mỏi hoặc cứng khớp trong hầu hết các ngày của tháng trước cộng với 3 trong 4 tiêu chí sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">⩾2 trong số 10 khớp được chọn (khớp cổ bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp liên đốt gần, khớp liên đốt xa)</li>
<li style="text-align: justify;">⩽2 khớp</li>
<li style="text-align: justify;">⩾2 khớp liên đốt xa</li>
<li style="text-align: justify;">⩾1 trong số 10 khớp được chọn (khớp cổ bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp liên đốt gần, khớp liên đốt xa)</li>
</ul>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Tiêu chí này có độ nhạy là 94% và độ đặc hiệu là 87%.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Bên cạnh tiêu chí của ACR, thoái hóa khớp bàn tay có thể chẩn đoán bằng lâm sàng và Xquang, sau khi loại trừ các chẩn đoán phân biệt khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Viêm khớp dạng thấp</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm khớp vảy nến</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm khớp vi tinh thể</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm bao hoạt dịch</li>
<li style="text-align: justify;">Viêm gân</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Các bệnh lý mô mềm khác</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh thoái hóa khớp bàn tay </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Mục tiêu trong điều trị thoái hóa khớp bàn tay là bảo tồn chức năng khớp, giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đa phần bệnh nhân thoái hóa khớp chỉ cần điều trị nội khoa là đủ.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_thaihoakhopbantay4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh thoái hóa khớp bàn tay có 2 phương pháp điều trị: điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Điều trị nội khoa</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Điều trị không dùng thuốc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các phương pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm cơn đau hoặc làm khớp quá tải</li>
<li style="text-align: justify;">Tập thể dục để cải thiện sức mạnh</li>
<li style="text-align: justify;">Giảm cân</li>
<li style="text-align: justify;">Đỡ khớp bằng nẹp trong trường hợp thoái hóa khớp nặng.</li>
</ul>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Vật lý trị liệu chính thức là phương pháp rất quan trọng để hỗ trợ bệnh nhân. Vật lý trị liệu giúp các khớp vận động linh hoạt, giảm đau, giảm các động tác xấu, tránh nguy cơ thoái hóa khớp nặng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Điều trị thuốc</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><em>Thuốc điều trị triệu chứng:</em></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Thuốc được dùng ở những giai đoạn người bệnh đau nhiều, hạn chế vận động. Các loại thuốc có thể lựa chọn bao gồm: thuốc giảm đau theo bậc giảm đau của tổ chức y tế thế giới, NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid) đường uống hoặc bôi tại chỗ dành cho những người có chống chỉ định với thuốc uống. Do tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, thận và tim mạch, nên khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid cần thận trọng và theo dõi trong thời gian dài.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><em>Corticoid tiêm tại chỗ</em></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Corticoid đường toàn thân không được khuyến cáo cho điều trị thoái hóa khớp, song tiêm tại chỗ là một phương pháp điều trị hiệu quả cho thoái hóa khớp, đặc biệt cho những bệnh nhân đau cấp tính, đau không đáp ứng với thuốc uống và bôi. Corticoid tiêm tại chỗ không có hiệu quả giảm thoái hóa khớp nhưng giúp giảm đau, giảm hạn chế vận động. Tuy nhiên, không nên lạm dụng corticoid tiêm quá mức, bởi nó có thể làm cho tình trạng thoái hóa nặng hơn nếu tiêm không đúng cách hoặc gây nên các tác dụng không mong muốn tại chỗ (thay đổi sắc tố da, nhiễm trùng do không đảm bảo vô khuẩn khi tiêm…)</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><em>Thuốc chống thoái hóa</em></li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Các thuốc chống thoái hóa có tác dụng giảm tiến trình thoái hóa khớp, bảo vệ khớp. Tuy nhiên, những thuốc này không thể giúp khớp hết thoái hóa hoàn toàn. (Hiện chưa có phương pháp nào được nghiên cứu trên thế giới làm hết thoái hóa khớp hay đảo ngược các tổn thương trong thoái hóa).</p>
<p style="text-align: justify;">Các thuốc chống thoái hóa khớp bao gồm: Glucosamine sulfate, diacerein, tinh chất không xà phòng hóa của quả bơ và đậu nành, chrondotin. Những thuốc này nên sử dụng kéo dài để đạt hiệu quả.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Điều trị ngoại khoa</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nội soi cắt bao hoạt dịch. Giúp giảm triệu chứng và trì hoãn những phẫu thuật xâm lấn nhiều hơn. Bên cạnh đó, nội soi cắt bao hoạt dịch còn là phương pháp lấy bệnh phẩm, chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.</li>
<li style="text-align: justify;">Tạo hình khớp bằng silicon. Sử dụng cho những trường hợp cứng khớp, dính khớp. Phẫu thuật giúp cải thiện khả năng vận động của khớp bàn ngón tay.</li>
<li style="text-align: justify;">Nẹp vít. Sử dụng cho các trường hợp tổn thương khớp nặng, lệch trục, phá hủy xương dưới sụn.</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Bijlsma JW, Berenbaum F, Lafeber FP. Osteoarthritis: an update with relevance for clinical practice. The Lancet 2011;377(9783):2115‐26.</li><li style="text-align: justify;">Altman R, Alarcon G, Appelrouth D, Bloch D, Borenstein D, Brandt K.et al The American College of Rheumatology criteria for the classification and reporting of osteoarthritis of the hand. Arthritis Rheum 1990331601–1610.</li><li style="text-align: justify;">Gomes Carreira AC, Jones A, Natour J. Assessment of the effectiveness of a functional splint for osteoarthritis of the trapeziometacarpal joint on the dominant hand: a randomized controlled study. J Rehabil Med. 2010;42:469–474.</li><li style="text-align: justify;">Boustedt C, Nordenskiold U, Lundgren Nilsson A. Effects of a hand‐joint protection programme with an addition of splinting and exercise: one year follow‐up. Clinical Rheumatology 2009;28(7):793‐9.</li><li style="text-align: justify;">Aebischer B, Elsig S, Taeymans J. Effectiveness of physical and occupational therapy on pain, function and quality of life in patients with trapeziometacarpal osteoarthritis—a systematic review and meta-analysis. Hand Ther. 2016;21</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-thoai-hoa-khop-ban-tay-shkqq |
Ấu trùng sán dây lợn | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Ấu trùng sán dây lợn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh ấu trùng sán dây lợn (cysticercosis) do <i>Cysticercus cellulosae</i> là ấu trùng của sán dây lợn <i>Taenia solium</i> gây nên, lây truyền từ động vật sang người. Ấu trùng có thể gây tổn thương nhiều cơ quan như não, cơ, mắt,… trong đó ở thần kinh trung ương là hay gặp nhất, đôi khi gây nhiều biến chứng và di chứng. Chẩn đoán bệnh cần dựa vào yếu tố dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm. Các biện pháp điều trị bệnh như thuốc tẩy sán, corticoid chống viêm và giảm phù não, phẫu thuật loại bỏ nang sán,…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh ấu trùng sán dây lợn (cysticercosis) do Cysticercus cellulosae là ấu trùng của sán dây lợn Taenia solium gây nên" src="/ImagePath/images/20210902/20210902_san_day_lon1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh ấu trùng sán dây lợn (cysticercosis) do Cysticercus cellulosae là ấu trùng của sán dây lợn Taenia solium gây nên</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Ấu trùng sán dây lợn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sán dây lợn <em>Teania solium</em> thuộc giống sán dây <em>Taenia</em>, họ sán dây <em>Taeniidae</em>, bộ <em>Cyclophyllidea</em>, dưới lớp <em>Eucestoda</em>, lớp sán dây <em>Cestoda</em>, ngành sán dẹt <em>Platyhelminthes</em>. Ký sinh trùng dài từ 4 – 8 m, có khoảng 900 đốt, cơ thể gồm 3 phần là đầu, cổ và thân. Số lượng trứng trong mỗi đốt khoảng 4000 trứng. Đốt già rụng từng khúc 3 – 6 đốt theo phân ra ngoài, không di động.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sán dây lợn Teania solium thuộc giống sán dây Taenia" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_Taenia-solium.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sán dây lợn Teania solium thuộc giống sán dây Taenia</em></p>
<p style="text-align: justify;">Sán dây lợn sống ký sinh ở ruột non của người và hút các chất dinh dưỡng của vật chủ qua các giác bám. Ấu trùng sán lợn <em>T.solium</em> sống ký sinh nhiều cơ quan như ở dưới da, cơ, mắt, trong và ngoài não,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Ấu trùng sán dây lợn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Triệu chứng lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>a. Thể bệnh ấu trùng sán lợn ngoài hệ thần kinh trung ương</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;"> - Ấu trùng sán lợn ký sinh dưới da - cơ.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ấu trùng sán lợn ký sinh dưới da - cơ" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_benh-san-day-lon-8.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ấu trùng sán lợn ký sinh dưới da - cơ</em></p>
<p style="text-align: justify;">Người bệnh không có triệu chứng gì hoặc tự sờ thấy các nang sán dưới da hoặc sâu trong các cơ. Ngoài ra cảm thấy mỏi cơ, giật cơ, yếu cơ,..</p>
<p style="text-align: justify;">Nang to bằng hạt đậu, không đau, di động, không đối xưng, kích thước nang có thể thay đổi từ 0,5 đến 2 cm. Vị trí nang: cơ hoành, cơ lưỡi, cơ Delta, cơ hai chi trên, cơ vùng ngực, bụng, lưng, vùng da đầu, gáy,…</p>
<p style="text-align: justify;">- Ấu trùng sán lợn ký sinh ở mắt</p>
<p style="text-align: justify;">Nang sán có thể ở trong ổ mắt, dây thần kinh thị giác. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng: người bệnh đau nhức mắt, nhìn mờ, nhìn đôi, chảy nước mắt, trục nhãn cầu bị đẩy lệch, viêm võng mạc gây giảm thậm chí mất thị lực. Người bệnh có thể có sốt khi có viêm dây thần kinh. Trước khi điều trị, nên khám chuyên khoa mắt cho tất cả người bệnh bị ấu trùng sán dây lợn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trường hợp hiếm gặp hơn khi ấu trùng ký sinh tại tim. Người bệnh có thể có bất thường về nhịp tim, đau ngực,…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>b. Bệnh ấu trùng hệ thần kinh trung ương</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh ấu trùng sán lợn tại hệ thần kinh trung ương là thể bệnh hay gặp nhất và tiên lượng nặng, di chứng cao khi nhiễm ấu trùng. Người bệnh có các biểu hiện lâm sàng đa dạng. Một số người bệnh không có triệu chứng rõ ràng, chẩn đoán tình cờ trên cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não. Một số người bệnh các triệu chứng thần kinh nặng nề, tiên lượng tử vong cao.</p>
<p style="text-align: justify;">Người bệnh có các dấu hiệu thần kinh khu trú đa dạng khi nang sán ký sinh trong não: liệt nửa người, bất thường về cảm giác như tê bì, kiến bò, giảm cảm giác; đau các rễ thần kinh; liệt dây thần kinh sọ như dây III, IV, VI, giảm thính lực, giảm thị lực, … Triệu chứng lâm sàng phổ biến như co giật cục bộ, động kinh, co giật toàn thân ít gặp hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, người bệnh có thể đau đầu, triệu chứng tăng áp lực nội sọ ( đau đầu, nôn, buồn nôn,…), rối loạn ý thức tri giác, thay đổi tình trạng tâm thần,…</p>
<p style="text-align: justify;">Ấu trùng có thể ký sinh tại bất cứ vị trí nào ở thần kinh trung ương, tuy nhiên ít gặp tổn thương tại tủy sống hơn. Triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, tùy vị trí tổn thương, tổn thương rễ, dây thần kinh, rối loạn cảm giác, hội chứng đuôi ngựa, viêm tủy sống,….</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>2. Đặc điểm cận lâm sàng</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>a. Xét nghiệm cơ bản</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Số lượng bạch cầu ái toan máu ngoại vi có thể tăng nhưng không đặc hiệu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Cần chọc dịch não tủy khi không có chống chỉ định. Áp lực dịch não tủy bình thường hoặc tăng nhẹ, màu sắc thường trong hoặc đục nhẹ ở một số người bệnh. Số lượng tế bào bạch cầu tăng nhẹ từ vài chục đến vài. Protein dịch tăng nhẹ, đường giảm trong trường hợp nặng. Xét nghiệm PCR <em>T.solium</em> dịch não tủy có thể thực hiện, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm</p>
<p style="text-align: justify;">- X-quang và cắt lớp vi tính: Tại vị trí dưới da, cơ, xương, nhãn cầu,… có thể thấy tổn thương nang sán hoạt động, nang vôi hóa, hỗ trợ sinh thiết tổn thương chẩn đoán xác định.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ sọ não: tại hệ thần kinh trung ương, nang sán có thể gặp mọi vị trí, trong đó hai bán cầu đại não là vị trí thường gặp nhất. Nang sán đặc trưng gồm một đầu sán bao quanh lớp vỏ nang, kích thước thay đổi vài cm, thường nằm ở ranh giới chất xám – chất trắng, tùy từng giai đoạn của nang sẽ có các đặc điểm riêng. Các vị trí khác như mạch máu não, não thất, khoang dưới nhện, tủy sống,… có thể thấy nang sán nhưng ít gặp hơn. </p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ sọ não: tại hệ thần kinh trung ương, nang sán có thể gặp mọi vị trí" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_20200606_chup-ct-med-4.jpg.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ sọ não: tại hệ thần kinh trung ương, nang sán có thể gặp mọi vị trí</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Soi đáy mắt và siêu âm mắt: thấy ấu trùng sán dây lợn ở nhiều nơi như hốc mắt, kết mạc, tiền phòng, dịch kính, đáy mắt, …</p>
<p style="text-align: justify;">- Siêu âm cơ, siêu âm tim: có thể thấy hình ảnh nang sán.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>b. Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên vi sinh vật.</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Tìm kháng thế kháng sán đặc hiệu: Cơ thể sản xuất IgG đặc hiệu với ký sinh trùng một thời gian sau khi nhiễm bệnh. Trên lâm sàng, kỹ thuật ELISA được sử dụng nhiều nhất. Kết quả dương tính sẽ hỗ trợ chẩn đoán. Một số nhược điểm của xét nghiệm miễn dịch học như: dương tính chéo vớ căn nguyên vi sinh khác; không loại trừ chẩn đoán khi kết quả âm tính; có thể dương tính ở một số người bệnh đã nhiễm bệnh từ lâu thậm chí khỏi bệnh, đặc biệt ở các địa phương dịch bệnh lưu hành.</p>
<p style="text-align: justify;">- Kỹ thuật sinh học phân tử PCR: xác định DNA của <em>T.solium</em> với độ chính xác cao, tuy nhiên yêu cầu kỹ thuật, máy móc rất hiện đại.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm phân: mục đích tìm trứng sán dây, đốt sán dây trưởng thành.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sinh thiết nang sán: thấy ấu trùng sán lợn là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật, giá thành, gây đau đớn cho người bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Ấu trùng sán dây lợn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một số biến chứng về thần kinh như co giật, động kinh, liệt nửa người, phù não, tăng áo lực nội sọ, … Nang sán tại vị trí khác gây biến chứng như yếu cơ, giật cơ, mỏi cơ, giảm hoặc mất thị lực,….</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Ấu trùng sán dây lợn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sán dây lợn trưởng thành có vật chủ chính duy nhất là con người. Chúng ký sinh tại ruột non và hút chất dinh dưỡng của vật chủ, hàng ngày trứng và đốt già được cơ thể bài tiết và gây nhiễm tại môi trường ( thức ăn, nước uống, đồ dùng, vật dụng,..). Lợn ăn phải thức ăn, phân, nước,… bị nhiễm trứng và ấu trùng sán dây lợn sẽ bị nhiễm bệnh. Ấu trùng từ ruột của gia súc vào hệ tuần hoàn xâm nhập vào tổ chức cơ vân và cơ quan bộ phận khác từ đó hình thành các nang sán (thường được gọi là lợn gạo).</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Đường lây nhiễm sán dây lợn" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_20200505_san-day-lon-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đường lây nhiễm sán dây lợn</em></p>
<p style="text-align: justify;">Con người khi ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm hoặc thịt lợn chưa được nấu chín có chứa trứng hoặc ấu trùng sán dây lợn có thể bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, khi bị nhiễm sán dây trưởng thành, trứng ký sinh trùng có thể tự lây nhiễm trong ruột và tạo các nang sán. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Ấu trùng sán dây lợn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh ấu trùng sán dây lợn ghi nhận nhiều khu vực, tuy nhiên thường gặp tại các khu vực nghèo nàn, chậm phát triển, kinh tế lạc hậu như Châu Phi, Châu Á,… Các đối tượng, nguy cơ mắc bệnh đó là: thói quen ăn thịt lợn tái, thịt lợn chưa được nấu chín; sống cùng nhà với người bệnh bị nhiễm bệnh; các lò mổ, cung cấp thịt có người bị nhiễm bệnh sán dây lợn; vệ sinh môi trường và thân thể kém; môi trường nông nghiệp lạc hậu, sử dụng phân tươi để bón cây trồng, nhà vệ sinh chưa đảm bảo vệ sinh; chăn nuôi và thả rông lợn,…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người chăn nuôi lợn có nguy cơ bị nhiễm bệnh sán dây lợn cao hơn" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_san-day-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người chăn nuôi lợn có nguy cơ bị nhiễm bệnh sán dây lợn cao hơn</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Ấu trùng sán dây lợn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Nâng cao nhận thức, hiểu biết, truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe và hệ thống miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Vệ sinh môi trường sống tốt, vệ sinh thân thể tốt, đặc biệt vệ sinh tay</p>
<p style="text-align: justify;">- Sử dụng nguồn nước dùng sạch, lương thực thực phẩm hợp vệ sinh, nguồn thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo</p>
<p style="text-align: justify;">- Thay đổi thói quen tập quán không tốt như ăn thịt lợn tái, chưa được nấu chín; không chăn nuôi thả rông lợn; không sử dụng phân trực tiếp để bón cây trồng; nhà vệ sinh đúng quy định. </p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh cần được phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ</p>
<p style="text-align: justify;">- Khi có dịch tại địa phương cần báo cơ sở y tế dự phòng để dập dịch.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Ấu trùng sán dây lợn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán bệnh ấu trùng sán lợn hệ cần dựa vào các yếu tố khai thác dịch tễ - tiền sử tiếp xúc, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm. Chẩn đoán xác định khi thấy hình ảnh đặc trưng của nang sán/ ký sinh trùng trên mô bệnh học hoặc trực tiếp thấy ký sinh trùng khi soi đáy mắt hoặc hình ảnh đầu sán trên phim cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ. Các tiêu chuẩn khác như: tổn thương gợi ý nang sán trên xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm kháng thể IgG đặc hiệu với T.solium dương tính; người bệnh tự sờ thấy các nang sán trên cơ thể; sau điều trị thuốc tẩy sán các tổn thương nang sán thoái triển; tiền sử sống/ đi/về/ở tại các khu vực bệnh ấu trùng sán dây lợn lưu hành; có tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm sán dây lợn;.. rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh ấu trùng sán dây lợn cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như nhiễm Toxoplasma, nhiễm Nocardia; u màng não; ung thư thứ phát nhu mô nã; lao màng não, nhiễm trùng thần kinh trung ương do các vi nấm; bất thường dị dạng mạch máu não,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Ấu trùng sán dây lợn </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Kiểm soát tăng áp lực nội sọ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Corticosteroid (dexamethasone 0,2 đến 0,4 mg/kg/ ngày) để giảm viêm, giảm phù não.</p>
<p style="text-align: justify;">- Người bệnh có giãn não thất, não úng thủy: can thiệp ngoại khoa sớm để giảm áp lực nội sọ như dẫn lưu não thất - ổ bụng….</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị co giật, động kinh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cần kiểm soát sớm cơn co giật, động kinh của người bệnh. Ngay cả khi đã tẩy sán thành công, tổn thương nhu mô não đôi khi không hồi phục, người bệnh cần tiếp tục kiểm soát cơn co giật, động kinh. Các thuốc thường được sử dụng như Depakin, Tegretol,… Một số tác giả khuyến cáo tiếp tục duy trì và giảm dần liều các thuốc này sau cơn giật cuối cùng ít nhất 2 năm. Việc ngừng thuốc trên cần cá thể hóa từng người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc tẩy sán và ấu trùng sán dây lợn</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Thuốc diệt ký sinh trùng làm giảm nguy cơ co giật, giảm khả năng giãn não thất do tác dụng lên các nang sán đang hoạt động. Khi các nang thoái hóa, phản ứng viêm xảy ra, có thể làm nặng thêm các triệu chứng thần kinh. Do đó, thường sử dụng corticoid (dexamethasone, methylprednisolon,…) trước khi tẩy sán. Các thuốc tẩy sán thường dùng là praziquantel liều 50 mg/kg/ngày, albendazole liều 15 mg/kg/ngày trong 10 – 14 ngày. Lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị để điều trị sán dây lợn" src="/ImagePath\images\20210902/20210902_thuoc-khang-sinh.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị để điều trị sán dây lợn</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Corticoid</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Mục đích giảm giảm phản ứng viêm, giảm phù não,… Thường sử dụng dexamethasone liều 0,1mg/kg/ ngày trước khi chỉ định thuốc diệt ký sinh trùng, kéo dài 1 - 2 tuần, sau đó giảm dần liều.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị ngoại khoa</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tùy vào vị trí của nang sán, mức độ tổn thương có thể có chỉ định phẫu thuật loại bỏ nang sán, cần hội chẩn với chuyên gia ngoại khoa để phối hợp điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trẻ em và phụ nữ có thai</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ em bị bệnh ấu trùng sán dây lợn: điều trị như trên, chú ý liều lượng, tác dụng phụ của thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phụ nữ có thai: tăng áp lực nội sọ cần xử trí như trên. Corticoid sử dụng nếu cần thiết, cân nhắc tác dụng phụ và nguy cơ trên thai nhi và bà mẹ. Sử dụng thuốc chống động kinh cần chú ý khả năng gây quái thai, dược động học trong thai kỳ. Điều trị thuốc diệt ký sinh trùng hiếm khi được chỉ định cấp cứu, có thể trì hoãn sau sinh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li><span style="font-family: -apple-system, BlinkMacSystemFont, "Segoe UI", Roboto, "Helvetica Neue", Arial, sans-serif, "Apple Color Emoji", "Segoe UI Emoji", "Segoe UI Symbol", "Noto Color Emoji"; font-size: 0.875rem;">Del Brutto O.H. (2014). Clinical management of neurocysticercosis, </span><em style="font-family: -apple-system, BlinkMacSystemFont, "Segoe UI", Roboto, "Helvetica Neue", Arial, sans-serif, "Apple Color Emoji", "Segoe UI Emoji", "Segoe UI Symbol", "Noto Color Emoji"; font-size: 0.875rem;">Expert Rev.Neurother</em><span style="font-family: -apple-system, BlinkMacSystemFont, "Segoe UI", Roboto, "Helvetica Neue", Arial, sans-serif, "Apple Color Emoji", "Segoe UI Emoji", "Segoe UI Symbol", "Noto Color Emoji"; font-size: 0.875rem;">, </span><span style="font-family: -apple-system, BlinkMacSystemFont, "Segoe UI", Roboto, "Helvetica Neue", Arial, sans-serif, "Apple Color Emoji", "Segoe UI Emoji", "Segoe UI Symbol", "Noto Color Emoji"; font-size: 0.875rem; font-weight: bolder;">14</span><span style="font-family: -apple-system, BlinkMacSystemFont, "Segoe UI", Roboto, "Helvetica Neue", Arial, sans-serif, "Apple Color Emoji", "Segoe UI Emoji", "Segoe UI Symbol", "Noto Color Emoji"; font-size: 0.875rem;"> (4), 389-396.</span><br></li><li><a href="https://www.cdc.gov/parasites/cysticercosis/biology.html">https://www.cdc.gov/parasites/cysticercosis/biology.html</a></li><li>Webb, C. M., & White, A. C. (2016). Update on the diagnosis and management of neurocysticercosis. <em>Current infectious disease reports</em>, <span style="font-weight: bolder;">18</span> (12), 44.</li><li>Renu S., Pratibha S.. (2014). Neurocysticercosis, <em>Indian J Pediatr</em></li><li>White Jr, A. C., Coyle, C. M., Rajshekhar, V., Singh, G. (2018). Diagnosis and treatment of neurocysticercosis: 2017 clinical practice guidelines by the Infectious Diseases Society of America (IDSA) and the American Society of Tropical Medicine and Hygiene (ASTMH). <em>Clinical Infectious diseases</em>, <span style="font-weight: bolder;">66 </span>(8), 49-75</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/au-trung-san-day-lon-sbdon |
Bệnh Nocardia | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh Nocardia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh Nocardia là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Nocardia sp gây ra. Vi khuẩn có thể gây bệnh tại bất cứ cơ quan nào trong cơ thể và mặc dù điều trị sớm và thích hợp, bệnh có thể tiếp tục tiến triển và tái phát. Các cơ quan nhiễm trùng hay gặp là phổi, da, thần kinh trung ương,… Triệu chứng bệnh đa dạng và không đặc hiệu, khó chẩn đoán phân biệt với bệnh lý nhiễm trùng do căn nguyên khác hoặc bệnh lý ác tính tại cơ quan. Bên cạnh đó, việc chẩn đoán xác định căn nguyên vi sinh Nocardia trong phòng thí nghiệm còn khó khăn, thời gian trả kết quả nuôi cấy thường lâu. Đã ghi nhận nhiều chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh, các kháng sinh thường được dùng như Sulfamethoxazole - Trimethoprim, Amikacin, Imipenem, Linezolid,… trong thời gian dài.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh Nocardia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nocardia là vi khuẩn Gram dương thuộc họ Actinomycetaceae, hiếu khí, có hình dạng sợi mảnh, đôi khi dễ chẩn đoán nhầm với vi nấm, có thể gây bệnh cả ở người và động vật. Chi Nocardia gồm khoảng hơn 90 loài, trong đó hơn một nửa gây bệnh ở người như chủng N. nova, N. brasiliensis, N. farcinica, N. cyriacigeorgica,... </p>
<p style="text-align: justify;">Trong tự nhiên, vi khuẩn thường tìm thấy trong môi trường đất, xác thực vật thối rữa, trong môi trường nước, thậm chí có thể trong các giọt bụi không khí. Trong môi trường nuôi cấy vi khuẩn, Nocardia cần thời gian tương đối dài mới phát triển. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh Nocardia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh do Nocardia có thời gian ủ bệnh từ vài tuần đến vài năm, thậm chí lâu hơn. Biểu hiện bệnh có thể gặp:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng tại phổi: chiếm đa số trong các nhiễm trùng do vi khuẩn này gây lên. Nocardia không phải là vi khuẩn chí bình thường tại đường hô hấp của con người, do đó sự phân lập được vi khuẩn trong bệnh phẩm đường hô hấp là bằng chứng nhiễm trùng do vi khuẩn này. Tại phổi, vi khuẩn theo đường máu hoặc đường bạch huyết gây bệnh tại nhiều cơ quan như da, thần kinh trung ương,… Tiến triển của bệnh có thể cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Người bệnh thường có các triệu chứng không đặc hiệu là: sốt, ra mồ hôi trộm về đêm, gầy sút cân, ho đờm, ho máu, cảm giác khó thở, đau ngực kiểu màng phổi kèm theo mệt mỏi, chán ăn,…. rối loạn nhịp tim, viêm màng ngoài tim, hội chứng tĩnh mạch chủ trên có thể gặp. Trên phim X-quang ngực thấy các hình ảnh tổn thương các nốt đơn lẻ hoặc nhiều nốt, tổn thương dạng khối, thâm nhiễm dạng lưới, thâm nhiễm mô kẽ, đông đặc thùy phổi, tràn dịch màng phổi. Với các đặc điểm trên, bệnh khó phân biệt với các bệnh tại phổi như lao phổi, nhiễm trùng do vi nấm gây bệnh hoặc các bệnh lý ác tính.</li>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương: chiếm khoảng 25 - 44% các trường hợp nhiễm bệnh. Đường vào khởi phát ban đầu có thể tại phổi hoặc da. Nocardia có thể gây áp xe nhu mô não tại bất kỳ vị trí nào với biểu hiện lâm sàng đa dạng và không đặc hiệu: đau đầu, nôn và buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, co giật, dấu hiệu thần kinh khu trú, gáy cứng,… Viêm màng não di vi khuẩn kèm theo hoặc có thể không kèm theo áp xe não. Biểu hiện lâm sàng của viêm màng não thường bán cấp hoặc mạn tính, người bệnh sốt thất thường, đau nhứ đầu, nôn, táo bón, thăm khám thực thể thấy dấu hiệu cứng gáy; dịch não tủy có tăng số lượng bạch cầu trong đó chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, protein dịch não tủy tăng, đường dịch não tủy giảm. Trên phim chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não thấy hình ảnh một hoặc nhiều ổ áp xe não, phù não xung quanh,…</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-nocardia-2.jpg"></em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Biến chứng tại não ở bệnh nhân Nocardia</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng da và mô dưới da: gồm có viêm da, loét, viêm da mủ, viêm mô tế bào, áp xe dưới da,.. Viêm mô tế bào do Nocardia có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tổn thương và không có mụn nước kèm theo, hiếm khi tổn thương lan rộng đến cơ, xương và khớp. Người bệnh có thể sưng hạch bạch huyết.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-nocardia.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nhiễm trùng da và mô dưới da</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn huyết: ít gặp hơn. Các biếu hiện của nhiễm khuẩn huyết tương tự bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết do các căn nguyên vi khuẩn khác. Tuy nhiên nuôi cấy máu kết quả dương tính thường rất thấp.</li>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm trùng cơ quan khác: ngoài phổi, thần kinh trung ương, da thì xương, van tim ( thường là van nhân tạo), khớp, mắt, lách, gan, tuyến thượng thận và thận, tuyến giáp, tiền liệt tuyến,… là các cơ quan có thể bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn có thể gây áp xe ngoài màng cứng, viêm trung thất, áp xe sau phúc mạc, viêm giác mạc và viêm nội nhãn.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh Nocardia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một số biến chứng của bệnh đa số liên quan đến sự lan lây gây bệnh nhiều cơ quan của cơ thể, khó chẩn đoán và điều trị muộn, đó là: người bệnh suy kiệt, nhiễm trùng nhiều cơ quan như phổi, xương khớp, áp xe não, viêm màng não, áp xe phúc mạc,…tái phát.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh Nocardia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Con người nhiễm bệnh khi hít phải vi khuẩn trong môi trường là con đường lây nhiễm quan trọng nhất, do đó phổi là cơ quan nhiễm khuẩn hay gặp. Một số đường lây truyền khác là: qua đường tiêu hóa khi ăn, uống phải thức ăn, thực phẩm, nước uống bị nhiễm khuẩn; qua vết thương da, niêm mạc như vết gai đâm, côn trùng cắn; lây truyền qua đường máu là cực kỳ hiếm gặp. Tại cơ quan nhiễm khuẩn ban đầu, vi khuẩn có thể lan tràn theo đường máu gây bệnh tại nhiều cơ quan khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-tinh-hong-nhiet-5.jpg"></em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nhiễm bệnh Nocardia khi hít phải vi khuẩn trong môi trường</em></p>
<p style="text-align: justify;">Hiện tại chưa ghi nhận bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người qua các con đường thông thường.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh Nocardia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các yếu tố, nguy cơ mắc bệnh đó là: cơ thể suy giảm miễn dịch đặc biệt miễn dịch qua trung gian tế bào: người bệnh HIV/AIDS, bệnh nhân sử dụng các thuốc corticoid dài ngày, mắc và điều trị các bệnh lý ác tính như ung thư máu, người bệnh ghép tạng phải sử dụng các thuốc chống thải ghép ; người bệnh nghiện rượu, người bệnh bị xơ gan, đái tháo đường, mắc bệnh lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_lao.png"></p>
<p style="text-align: center;"> <em>Người bị bệnh lao là đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Đối tượng có nghề nghiệp liên quan đến môi trường đất, công trường, nông trại,... có thể tăng nguy cơ nhiễm bệnh do phơi nhiễm với nghề nghiệp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh Nocardia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng ngừa chủ yếu là biện pháp phòng ngừa chung: giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức; tăng cường hệ thống miễn dịch; chế độ sinh hoạt và tập luyện lành mạnh; vệ sinh môi trường và thân thể tốt; sử dụng các phương tiện bảo hộ như găng tay, ủng,… khi làm việc trong môi trường nguy cơ cao; người bệnh có các bệnh mạn tính cần được quản lý chặt chẽ, tuân thủ điều trị và đánh giá đáp ứng điều trị; phát hiện sớm và điều trị tốt người bệnh, giáo dục, tư vấn và theo dõi người bệnh tốt sau điều trị đề phòng tái phát.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_sa-sinh-duc-nu-3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Duy trì chế độ sinh hoạt và tập luyện lành mạnh</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Nocardia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định căn nguyên Nocardia là nuôi cấy và phân lập được vi khuẩn trong các bệnh phẩm. Tuy nhiên, chẩn đoán bệnh thường khó khăn do các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu và không dễ nuôi cấy Nocardia. Trong nhiều nghiên cứu khác nhau, thời gian trung bình từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên đến khi được chẩn đoán khoảng 40 ngày đến 12 tháng. Một số kỹ thuật và xét nghiệm vi sinh được dùng đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nhuộm soi Gram: vi khuẩn thường có dạng hình que mảnh, hoặc dạng sợi, phân nhánh, bắt màu Gram dương trong các bệnh phẩm lâm sàng.</li>
<li style="text-align: justify;">Nuôi cấy vi khuẩn: trong môi trường nuôi cấy hiếu khí thông thường, các loài Nocardia có hình thái khuẩn lạc thay đổi, từ trắng đến cam, vàng, hoặc nâu tạo sắc tố. Vi khuẩn cần trung bình 5 – 21 ngày để phát triển. Khi bác sĩ lâm sàng nghi ngờ bệnh do Nocardia cần thông báo với khoa vi sinh để có biện pháp nuôi cấy và thời gian lưu giữ bệnh phẩm thích hợp. Bên cạnh đó, nuôi cấy và phân lập vi khuẩn sẽ giúp làm được kháng sinh đồ, đánh giá tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn, từ đó hỗ trợ bác sĩ lâm sàng trong điều trị bệnh.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em><img src="/ImagePath\images\20210825/20210825_benh-do-actinomyces-5.jpg"></em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nuôi cấy xác định căn nguyên Nocardia</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR): có thể cho kết quả nhanh và chính xác so với các phương pháp thông thường, tuy nhiên không sẵn có tại tất cả các cơ sở y tế, yêu cầu kỹ thuật và máy móc hiện đại.</li>
<li style="text-align: justify;">Mô bệnh học: có sự hoại tử và hình ảnh các ổ áp xe, thâm nhiễm tế bào bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu lympho, tế bào plasma và đại thực bào, đôi khi có thể thấy vi khuẩn trên bệnh phẩm mô bệnh học.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như: nhiễm trùng do vi nấm (Hisptoplasma, Cryptococcus,…); bệnh lao phổi và lao ngoài phổi như lao hệ thần kinh trung ương; nhiễm trùng do các vi khuẩn khác; bệnh lý ác tính như ung thư phổi; nhiễm ký sinh trùng tại thần kinh trung ương như Toxoplasma, tổn thương da do các căn nguyên vi sinh khác như bệnh Leshmaniasis ở da, lao da,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Nocardia</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tính nhạy cảm kháng sinh của các loài Nocardia: trong các nghiên cứu khác nhau, tỉ lệ kháng kháng sinh của các loài Nocardia là khác nhau. Nhìn chung: N. farcinica nhạy cảm với Amikacin, tuy nhiên kháng các aminoglycoside khác, nhiều chủng còn nhạy cảm với TMP – SMX ( Trimethoprim và Sulfamethoxazole), thường đề kháng với kháng sinh cephalosporin thế hệ ba; N.nova còn nhạy cảm với TMP-SMX, cephalosporin thể hệ ba và clarithromycin, tuy nhiên đã có nghiên cứu cho biết khoảng 53% chủng N.nova kháng cả TMP-SMX và cephalosporin thế hệ ba, đa số các chủng phân lập đều nhạy cảm với imipenem và amikacin; N. cyriacigeorgica và N. abscessus nói chung còn nhạy cảm với TMP-SMX, imipenem và ceftriaxone, amikacin,…; N. brasiliensis nhạy cảm vơiw TMP-SMX và amikacin, tính nhạy cảm với cephalosporin thay đổi. Tất cả các loài mô tả trên đều nhạy cảm với linezolid.</p>
<p style="text-align: justify;">Do các chủng Nocardia có thể có tính nhạy cảm kháng sinh khác nhau, việc lựa chọn liệu pháp kháng sinh cần cá thể hóa người bệnh dựa trên các yếu tố lâm sàng, kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_glcocom.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nhiễm khuẩn da có thể sử dụng liệu phá kháng sinh đường uống</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn da: đa số có thể sử dụng liệu pháp kháng sinh đường uống, khuyến cáo ban đầu dùng TMP-SMX liều TMP từ 5 - 10 mg/kg/ ngày chia 2 – 3 lần/ngày. Có thể minocycline 100 mg x 2 lần/ngày. Ngoài ra có thể căn nhắc một số kháng sinh sau nếu vi khuẩn còn nhạy cảm: Amoxicillin-clavulanate, doxycycline, nhóm macrolides và Fluoroquinolones. Linezolid mặc dù chống lại Nocardia mạnh tuy nhiên tránh lạm dụng thuốc và chú ý tác dụng phụ.Trường hợp bệnh nặng hơn, sử dụng thêm kháng sinh đường tĩnh mạch như amikacin, imipenem,… Thời gian điều trị thường kéo dài vì nguy cơ tái phát, khoảng 3 đến 6 tháng, có thể kéo dài 6 đến 12 tháng tùy từng trường hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng tại phổi :</p>
<ul>
<li>Nhẹ đến trung bình: TMP-SMX đường uống với liều TMP 10 – 15 mg/kg chia 2 lần/ ngày. Cần chỉnh liều ở bệnh nhân có suy giảm chức năng thận.</li>
<li>Nặng hoặc lan tỏa: TMP-SMX đường tĩnh mạch với liều TMP 15 mg/kg chia 3 – 4 lần/ngày kết hợp với amikacin 7,5 mg/kg mỗi 12 giờ. Thay thế bằng Imipenem 500 mg/lần mỗi 6 giờ kết hợp với amikacin liều dùng như trên. Một số kháng sinh còn nhạy cảm như cephalosporin thế hệ ba có thể sử dụng. Thời gian liệu pháp kháng sinh đường tĩnh mạch khoảng ít nhất 6 tuần, sau khi cải thiện, chuyển phác đồ đường uống như TMP-SMX, Amoxicillin-clavulanate, minocycline,… thời gian thường kéo dài 3 – 12 tháng theo đáp ứng người bệnh. </li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Trường hợp nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn lan tỏa ( không có nhiễm trùng thần kinh trung ương) điều trị tương tự nhiễm khuẩn phổi nặng.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng thần kinh trung ương: TMP-SMX đường tĩnh mạch với liều TMP 15 mg/kg chia 3 – 4 lần/ngày kết hợp với Imipenem 500 mg/lần mỗi 06 giờ ( chú ý tác dụng phụ trên thần kinh trung ương của Imipenem) hoặc thay thế bằng Amikacin 7,5 mg/kg mỗi 12 giờ, Linezolid 600 mg/ lần mỗi 12 giờ kết hợp với Meropenem 2 g/lần mỗi 8 giờ ( nếu nhạy cảm). Thời gian sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch thường ít nhất 3 – 6 tuần, tình trạng cải thiện chuyển kháng sinh đường uống như TMP-SMX, Amoxicillin-clavulanate, minocycline,… từ 3 – 6 tháng, ít nhất 1 năm với cơ thể suy giảm miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">Các áp xe cần hội chẩn ngoại khoa để can thiệp khi có chỉ định.</p>
<p style="text-align: justify;">Chú ý tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh khi sử dụng lâu dài, tư vấn người bệnh tuân thủ điều trị, tái khám để đánh giá đáp ứng điều trị và phòng tránh tái phát.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Wilson JW. Nocardiosis: updates and clinical overview. Mayo Clin Proc. 2012 Apr;87(4):403-7</li><li>McHugh KE, Sturgis CD, Procop GW, Rhoads DD. The cytopathology of Actinomyces, Nocardia, and their mimickers. Diagn Cytopathol. 2017 Dec;45(12):1105-1115</li><li>Lebeaux D, Bergeron E. Antibiotic susceptibility testing and species identification of Nocardia isolates: a retrospective analysis of data from a French expert laboratory, 2010-2015. Clin Microbiol Infect. 2019;25(4):489. Epub 2018 Jun 20. </li><li>Julie Steinbrink. Manifestations and outcomes of nocardia infections.Comparison of immunocompromised and nonimmunocompromised adult patients. Medicine (Baltimore). 2018 Oct; 97(40): e12436</li><li>McGuinness SL, Whiting SE, Baird R, et al. Nocardiosis in the tropical northern territory of Australia, 1997–2014. Open Forum Infect Dis 2016;3:ofw208.</li><li>Parvu M, Schleiter G, Stratidis JG. Skin infections caused by Nocardia species. Infect Dis Clin Pract 2012;20:237–41</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-nocardia-snjsc |
Bệnh viêm khớp vảy nến | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh viêm khớp vảy nến</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh vẩy nến là một tình trạng viêm da mãn tính, biểu hiện bằng các mảng ban đỏ có vảy, thường ảnh hưởng đến các bề mặt duỗi của khuỷu tay và đầu gối, đôi khi là thân mình [1]. Nó có tỷ lệ phổ biến là 2-4% ở người lớn phương Tây, trong đó 20–30% người bệnh mắc vẩy nến tiến triển thành viêm khớp vảy nến. Trong một nghiên cứu hồi cứu trên 464 bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến được xác nhận không bị viêm khớp ở thời điểm ban đầu, 51 bệnh nhân đã phát triển thành viêm khớp vảy nến trong 8 năm theo dõi, với tỷ lệ hàng năm là 2,7% [2].</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_vaynen7.png"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Bệnh vẩy nến là một tình trạng viêm da mãn tính, biểu hiện bằng các mảng ban đỏ có vảy.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm khớp vảy nến (PsA) là bệnh khớp viêm mạn tính liên quan đến bệnh vẩy nến da. Bệnh viêm khớp vảy nến là bệnh thuộc nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính, có nhiều triệu chứng lâm sàng tương tự các bệnh lý thuộc nhóm này và bệnh viêm khớp dạng thấp (RA). Tuy thuộc nhóm huyết thanh âm tính nhưng một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có thể dương tính với yếu tố thấp khớp (RF) và kháng thể kháng cyclic citrullated peptide (CCP). Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian, phát triển từ khớp này sang khớp khác gây ra gánh nặng đáng kể về tâm lý và kinh tế.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi song thường gặp ở tuổi 40-50 tuổi, tỉ lệ nam: nữ tương đương nhau. Các cơ quan bị ảnh hưởng rất đa dạng, bao gồm: cột sống, khớp vai- khuỷu tay – cổ bàn tay- háng- gối – cổ chân, da, móng và các bệnh đi kèm như loãng xương, viêm màng bồ đào, tổn thương ruột, bệnh tim mạch. Với biểu hiện lâm sàng đa dạng, chẩn đoán viêm khớp vày nến tương đối khó khăn. Tuy nhiên, các tiêu chí phân loại như CASPAR 8 (tiêu chí phân loại cho PsA) và một số công cụ sàng lọc đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận biết và chẩn đoán viêm khớp vảy nến cho các bác sĩ gia đình, bác sĩ da liễu và bác sĩ thấp khớp</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh viêm khớp vảy nến</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Cơ chế bệnh sinh của viêm khớp vảy nến liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm yếu tố di truyền, miễn dịch học và môi trường.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img alt="Bệnh viêm khớp vảy nến có nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm yếu tố di truyền, miễn dịch học và môi trường." src="/ImagePath\images\20210827/20210827_vaynen5.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Bệnh viêm khớp vảy nến có nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm yếu tố di truyền, miễn dịch học và môi trường.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhân tố môi trường</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nhân tố môi trường rất đa dạng trong viêm khớp vảy nến. Nó là yếu tố khởi phát viêm khớp ở những bệnh nhân vảy nến. Các nhân tố này bao gốm: nhiễm trùng đường hô hấp trên, loét miệng họng, tiêm phòng Rubella, chấn thương, nghề nghiệp vận động nặng, béo phì, … Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mỗi liên hệ thực sự mạnh mẽ ở các yếu tố này với bệnh viêm khớp vảy nến.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Yếu tố di truyền</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khoảng 33 đến 50% bệnh nhân viêm khớp vẩy nến có ít nhất một người thân mức độ một (bố mẹ, anh chị em ruột, con cái) cũng mắc bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp vẩy nến. Bệnh vảy nến nói chung và viêm khớp vảy nến có liên quan đến các gen phức hợp hòa hợp mô chủ yếu I (MHC lớp I) như HLA-C06, HLA-B27, HLA-B38, HLA-B39, HLA-B08. Ngoài ra còn có sự tham gia của các gen KIR, gen tín hiệu tế bào làm tăng tính nhạy cảm của gen MHC lớp 1.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Yếu tố miễn dịch học</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các hoạt động bệnh lý trong viêm khớp vảy nến chủ yếu thông qua tế bào lympho T. Việc kích hoạt tế bào T CD8, Th17, Th1, tế bào giết tự nhiên (NK), gây giải phóng các yếu tố gây viêm tấn công các thành phần của khớp, da.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh viêm khớp vảy nến</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></p>
<p><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_vaynen1.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Biểu hiện lâm sàng của viêm khớp vẩy nến rất đa dạng, bao gồm biểu hiện tại khớp và ngoài khớp.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện lâm sàng của viêm khớp vẩy nến rất đa dạng, bao gồm biểu hiện tại khớp và ngoài khớp. Các biểu hiện tại khớp có thể xuất hiện sau khi có tổn thương da, cùng lúc hoặc thậm chí là sớm hơn tổn thương da.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện tại khớp gồm 3 thể:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm khớp ngoại biên (khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp cổ bàn tay, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, bàn ngón chân) theo mô hình viêm một vài khớp hoặc viêm đa khớp. Đa phần người bệnh viêm khớp vảy nến biểu hiện ban đầu là viêm một vài khớp không đối xứng, có thể ở khớp chi trên hoặc chi dưới, sau đó tiến triển thành viêm nhiều khớp. Các khớp viêm có đặc điểm sưng nóng đau, ít đỏ, đau tăng về đêm và sáng. Nếu không được điều trị phù hợp, các khớp có thể bị phá hủy, biến dạng, dính khớp…</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm quanh khớp bao gồm viêm phần mềm quanh khớp (viêm dây chằng, gân hoặc bao khớp), sưng nóng phần mềm (sưng toàn bộ ngón tay hoặc ngón chân hay còn gọi ngón chân khúc dồi). Các biểu hiện này có thể đi kèm viêm khớp hoặc xuất hiện đơn độc.</p>
<p style="text-align: justify;">- Viêm cột sống (thể trục). Người bệnh đau cột sống, cứng cột sống buổi sáng, hạn chế vận động cột sống (giảm khả năng cúi), đau vùng mông một hoặc hai bên kiểu mơ hồ. Các biểu hiện này cũng có thể độc lập hoặc đi kèm viêm khớp ngoại biên, viêm quanh khớp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Biểu hiện ngoài khớp của viêm khớp vẩy nến.</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh da vảy nến (đỏ da, vảy nến thể giọt, vảy nến thường, vảy nến thể mủ,…) thường xuất hiện trước khi bắt đầu viêm khớp nhưng có thể xảy ra đồng thời và thậm chí sau khi có biểu hiện tại khớp. Mức độ nghiêm trọng của bệnh da không tương quan thuận với mức độ nghiêm trọng của bệnh khớp.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh móng đặc trưng bởi sự phân hủy, rỗ và xuất huyết. Mức độ nghiêm trọng của bệnh móng tương quan với mức độ nghiêm trọng của cả bệnh ngoài da và khớp. Nó hiện diện ở 80 đến 90% bệnh nhân bị viêm khớp vẩy nến và có liên quan đến sự tham gia của khớp bàn ngón tay.</p>
<p style="text-align: justify;">Tại mắt: biểu hiện viêm màng bồ đào nhưng không giống bệnh viêm cột sống dính khớp, nó thường mạn tính, xảy ra ở cả hai bên.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh lý van tim cũng là tổn thương thường gặp của viêm khớp vảy nến.</p>
<p><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p>
<p><strong><em>a. Xét nghiệm</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Không có xét nghiệm nào đặc hiệu cho bệnh viêm khớp vảy nến</li>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm viêm: Chỉ số máu lắng, protein phản ứng C tăng trong những đợt tiến triển bệnh.</li>
<li style="text-align: justify;">Yếu tố thấp RF, anti CCP, kháng thể kháng nhân có thể dương tính (<10%). Thường dương tính hiệu giá thấp.</li>
<li style="text-align: justify;">Xét nghiệm gen. Người bệnh viêm khớp vảy nến có một tỉ lệ dương tính (khác biệt tùy nghiên cứu 10-40%) với các gen HLA-B27, HLA-B08, HLA-B38.</li>
</ul>
<p><strong><em>b. Chẩn đoán hình ảnh</em></strong></p>
<ul>
<li><em>Siêu âm</em></li>
</ul>
<p>Siêu âm là một phương pháp đáng tin cậy để khảo sát bệnh lý viêm khớp vảy nến. Phương pháp này được sử dụng để xác định tình trạng viêm màng hoạt dịch của khớp, viêm gân, phần mềm quanh khớp. Ngoài ra siêu âm còn đánh giá được một số tổn thương giường móng tay. Bên cạnh đó, siêu âm còn là công cụ để hướng dẫn tiêm khớp- bao gân bị viêm một cách chính xác.</p>
<ul>
<li><em>Xquang</em></li>
</ul>
<p>47% người bệnh viêm khớp vảy nến có tổn thương Xquang trong 2 năm đầu. Hình ảnh X quang đặc trưng nhất của viêm khớp vảy nến là phá hủy và tăng sinh xương. Trên phim chụp Xquang của người bệnh viêm khớp vảy nến, bác sĩ có thể thấy hình ảnh ăn mòn khớp, phá hủy khớp, hẹp khe khớp, biến dạng hình bút chì. Tại cột sống có dấu hiệu vôi hóa dây chằng chéo, cột sống thoái hóa mất đường cong sinh lý, hẹp khe đốt sống. Xquang là phương pháp dễ thực hiện, rẻ tiền, cho nhiều thông tin về bệnh lý. Tuy nhiên, Xquang không phát hiện được các tổn thương sớm.</p>
<ul>
<li><em>Cộng hưởng từ</em></li>
</ul>
<p>Cộng hưởng từ cho phép phát hiện sớm các tổn thương phần mềm bao gồm màng hoạt dịch, gân, cơ, dây chằng xung quanh khớp cũng như đánh giá tổn thương xương sớm. Nó đặc biệt có ý nghĩa với các tổn thương ở cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này chi phí cao, tốn nhiều thời gian hơn Xquang và siêu âm nên các bác sĩ lâm sàng thường ưu tiên chỉ định Xquang và siêu âm trước.</p>
<ul>
<li><em>Cắt lớp vi tính</em></li>
</ul>
<p>Đánh giá tốt tổn thương xương, tuy nhiên không ưu việt bằng các phương pháp trên.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh viêm khớp vảy nến</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_vaynen2.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Hiện chưa có phương pháp dự phòng bệnh.</em></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Hiện chưa có phương pháp dự phòng bệnh. Các bệnh nhân mắc vảy nến cần kiểm tra định kỳ, tránh các vận động mạnh- gắng sức, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Nếu có biểu hiện đau khớp, cột sống bệnh nhân cần đi khám sớm để được đánh giá đầy đủ nhất cũng như phát hiện sớm bệnh lý để điều trị hiệu quả hơn.</p>
<p><strong>Tiên lượng</strong></p>
<p style="margin-left:9.0pt;">Viêm khớp vảy nến được coi là một bệnh nặng với khả năng mắc bệnh cao ở nhóm bệnh nhân vảy nến và khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh đi xuống nhanh chóng. Một số đặc điểm có thể dự báo tiên lượng xấu bao gồm: viêm nhiều khớp, chỉ số máu lắng tăng cao, tổn thương nặng trên X quang, mất chức năng khớp. Viêm khớp vẩy nến hiện được coi là một bệnh đa cơ quan, cần điều trị theo mục tiêu với sự theo dõi và chăm sóc thường xuyên. Các bệnh nhân diễn biến mạn tính nhưng sẽ thuyên giảm và ổn định bệnh nếu điều trị tốt.</p>
<p style="margin-left:9.0pt;">Bệnh nhân cần được giáo dục và tư vấn rộng rãi về bản chất mãn tính của viêm khớp vẩy nến và tầm quan trọng của các biện pháp không dùng thuốc bao gồm tập thể dục, cai thuốc lá, giảm cân, vật lý trị liệu và trị liệu nghề nghiệp. Họ cần được nhận thức về bản chất biến động của căn bệnh này, đòi hỏi sự theo dõi rất chặt chẽ của nhóm điều trị đa ngành. Các tác dụng phụ liên quan đến thuốc ức chế miễn dịch cần được giải thích cặn kẽ và giáo dục gia đình bệnh nhân tốt.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh viêm khớp vảy nến</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_vaynen3.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Chẩn đoán viêm khớp vảy nến khi có viêm khớp kèm theo có ít nhất 3 điểm.</em></p>
<p style="margin-left:9.0pt;"><em><strong>Tiêu chuẩn của Moll và Wright (1973)</strong></em><br>
- Viêm khớp (viêm khớp ngoại biên và / hoặc viêm khớp cùng chậu hoặc viêm cột sống)<br>
- Sự hiện diện của bệnh vẩy nến<br>
- Xét nghiệm huyết thanh âm tính.<br>
<em><strong>Tiêu chuẩn CASPAR (2006): Chẩn đoán viêm khớp vảy nến khi có viêm khớp kèm theo có ít nhất 3 điểm trong các đặc điểm sau: (độ đặc hiệu 98,7%; độ nhạy 91,4%)</strong><br>
-</em> Hiện tại bị vảy nến (được tính 2 điểm, các đặc điểm khác tính 1 điểm)<br>
- Tiền sử bị vảy nến (không tính nếu hiện tại có vảy nến)<br>
- Tiền sử gia đình bị vảy nến (không tính nếu tiền sử hoặc hiện tại có vảy nến)<br>
- Viêm ngón (ngón tay, ngón chân có hình khúc dồi)<br>
- Hình ảnh tạo xương mới cạnh khớp<br>
- Yếu tố dạng thấp (RF) âm tính<br>
- Loạn dưỡng móng điển hình (lõm móng, tăng sừng hóa, bong móng)<br>
<em><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></em><br>
- Với các bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính khác: Viêm cột sống dính khớp, viêm ruột, viêm khớp phản ứng….<br>
- Viêm khớp dạng thấp<br>
- Gút<br>
- Tổn thương da trong bệnh lý khác</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh viêm khớp vảy nến</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_vaynen.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Điều trị theo mức độ nặng của bệnh, mức độ tổn thương khớp, mức độ của bệnh ngoài khớp, sự ưa thích của bệnh nhân và các bệnh đồng mắc khác.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị vảy nến da</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thể khu trú: Retinoids: acitretin, isotretinoin. Calcipotriene. Corticosteroid tại chỗ (da).</li>
<li style="text-align: justify;">Thể lan toả: tia UVB. PUVA (psoralen + UVA).</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị viêm khớp vảy nến</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Điều trị theo mức độ nặng của bệnh, mức độ tổn thương khớp, mức độ của bệnh ngoài khớp, sự ưa thích của bệnh nhân và các bệnh đồng mắc khác.</li>
<li style="text-align: justify;">Các biện pháp không dùng thuốc, bao gồm vật lý trị liệu, liệu pháp nghề nghiệp, chương trình tập thể dục và cai thuốc lá, cần được khuyến khích mạnh mẽ và kết hợp trong kế hoạch điều trị.</li>
<li style="text-align: justify;">Phương pháp điều trị theo mục tiêu là cách hiệu quả nhất để kiểm soát hoạt động của bệnh và giảm thiểu tổn thương khớp. Nên sử dụng mục tiêu thuyên giảm thấp hoặc hoạt động bệnh thấp tùy thuộc vào mức độ bệnh, thời gian mắc bệnh và các bệnh đồng mắc khác.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Thuốc điều trị triệu chứng:</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Kháng viêm không steroid: chỉ định khi có tình trạng viêm khớp. Thường có hiệu quả trong trường hợp viêm khớp nhẹ- trung bình. Khi sử dụng thuốc này cần lưu ý nguy cơ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và tim mạch. Thuốc chỉ nên sử dụng ngắn ngày, để điều trị các triệu chứng sưng đau khớp ban đầu. Khi những triệu chứng sưng đau khớp ổn định, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh dừng nhóm thuốc này.</p>
<p style="text-align: justify;">Corticosteroid điều trị tại chỗ (tiêm nội khớp, tiêm các điểm bám tận): chỉ định với các khớp, gân, điểm bám gân còn sưng đau mặc dù đã điều trị thuốc kháng viêm không steroid. Hạn chế sử dụng steroid đường toàn thân (uống, tiêm- truyền tĩnh mạch) do hiệu quả không rõ ràng và có thể làm nặng thêm tình trạng vảy nến.</p>
<p style="text-align: justify;">Thuốc điều trị cơ bản:</p>
<p style="text-align: justify;">− Thuốc chống thấp khớp nhóm cải thiện được diễn tiến bệnh (DMARDs) dạng cổ điển.</p>
<p style="text-align: justify;">Đây là nhóm thuốc đã ra đời từ lâu. Có hiệu quả trong điều trị viêm khớp vảy nên song tỷ lệ đáp ứng thuốc dao động nhiều, chủ yếu đáp ứng ở những người bệnh viêm khớp ngoại vi. Nhóm thuốc này không có tác dụng làm chậm tiến trình tổn thương khớp trên Xquang, không có hiệu quả với cột sống, không hiệu quả với viêm màng bồ đào. Khi sử dụng nhóm thuốc này cần chú ý tác dụng không mong muốn trên gan (tăng men gan, viêm gan cấp- mạn), thận (suy thận), tủy xương (thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu). Nhóm này gồm những thuốc sau:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Methotrexate uống hàng tuần</p>
<p style="text-align: justify;">+ Sulfasalazine uống hàng ngày</p>
<p style="text-align: justify;">+ Leflunomide uống ngày ngày</p>
<p style="text-align: justify;">+ Cyclosporine uống hàng ngày</p>
<p style="text-align: justify;">Có thể phối hợp các thuốc trong nhóm này với nhau song cần chú ý tác dụng phụ của thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;">− Thuốc chống thấp khớp nhóm cải thiện được diễn tiến bệnh (DMARDs) dạng sinh học:</p>
<p style="text-align: justify;">Đây là nhóm thuốc mới trong điều trị viêm khớp vảy nến. Được chỉ định ở những bệnh nhân thất bại với điều trị nhóm cổ điển, bệnh nhân có tổn thương nặng ngay từ đầu, bệnh hoạt động mạnh. Thuốc tác động theo cơ chế bệnh sinh của bệnh, ức chế yếu tố gây viêm chính trong viêm khớp vảy nến như TNF-α, IL-17, IL-13/IL-23. Đây là nhóm thuốc điều trị nhắm đích nên hiệu quả cao hơn nhóm cổ điển. Tuy nhiên giá thành thuốc tương đối đắt nên ít phổ biến hơn tại Việt Nam.</p>
<p style="text-align: justify;">Các chất kháng yếu tố hoại tử u nhóm alpha (kháng TNF-∝): Thuốc được đưa vào điều trị các bệnh tự miễn hệ thống trong đó có bệnh viêm khớp vảy nến từ 10 năm gần đây.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Etanercepttiêm dưới da hang tuần hoặc 2 lần/tuần</p>
<p style="text-align: justify;">+ Infliximab truyền TM mỗi hai tuần trong tháng đầu, liều thứ ba sau 1tháng, sau đó một liều mỗi 8 tuần.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Adalimumab tiêm dưới da mỗi 2 tuần.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Golimumab tiêm dưới da mỗi tháng một lần.</p>
<p style="text-align: justify;">Thuốc kháng IL-17: Secukimumab tiêm dưới da hàng tuần trong tháng đầu, sau đó tiêm mỗi tháng một lần.</p>
<p style="text-align: justify;">Thuốc kháng IL-12/IL-23: Ustekinumab tiêm dưới da hàng tháng trong 2 tháng đầu, sau đó tiêm dưới da mỗi 3 tháng một lần.</p>
<p style="text-align: justify;">Trước khi chỉ định các thuốc sinh học và định kỳ cần làm các xét nghiệm, chụp chiếu để tầm soát lao, viêm gan, HIV, chức năng gan - thận, đánh giá hoạt tính và mức độ tàn phế của bệnh. Thể viêm khớp trục (tổn thương cột sống- cùng chậu) nên được cân nhắc chỉ định điều trị sinh học sớm vì theo các nghiên cứu, ít có đáp ứng với methotrexate, sulfasalazine và leflunomide. Không phối hợp các tác nhân sinh học với nhau.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hiện tại, bệnh viện đa khoa Medlatec có đầy đủ phương tiện để chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp vảy nến.</strong></p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Zlatkovic-Svenda M, Kerimovic-Morina D, Stojanovic RM: Psoriatic arthritis classification criteria: Moll and Wright, ESSG and CASPAR -- a comparative study. Acta Reumatol Port. 2013;38(3):172–8.</li><li style="text-align: justify;">Eder L, Haddad A, Rosen CF, et al. : The Incidence and Risk Factors for Psoriatic Arthritis in Patients With Psoriasis: A Prospective Cohort Study. Arthritis Rheumatol. 2016;68(4):915–23. 10.1002/art.39494</li><li style="text-align: justify;">Dhir V, Aggarwal A. Psoriatic arthritis: a critical review. Clin Rev Allergy Immunol. 2013;44:141–148.</li><li style="text-align: justify;">Soriano ER, McHugh NJ: Therapies for peripheral joint disease in psoriatic arthritis. A systematic review. J Rheumatol. 2006;33(7):1422–30.</li><li style="text-align: justify;">Taylor W, Gladman D, Helliwell P, Marchesoni A, Mease P, Mielants H., CASPAR Study Group. Classification criteria for psoriatic arthritis: development of new criteria from a large international study. Arthritis Rheum. 2006 Aug;54(8):2665-73.</li><li style="text-align: justify;">Singh JA, Guyatt G, Ogdie A, Gladman DD, Deal C, Deodhar A, Dubreuil M, Dunham J, Husni ME, Kenny S, Kwan-Morley J, Lin J, Marchetta P, Mease PJ, Merola JF, Miner J, Ritchlin CT, Siaton B, Smith BJ, Van Voorhees AS, Jonsson AH, Shah AA, Sullivan N, Turgunbaev M, Coates LC, Gottlieb A, Magrey M, Nowell WB, Orbai AM, Reddy SM, Scher JU, Siegel E, Siegel M, Walsh JA, Turner AS, Reston J. Special Article: 2018 American College of Rheumatology/National Psoriasis Foundation Guideline for the Treatment of Psoriatic Arthritis. Arthritis Care Res (Hoboken). 2019 Jan;71(1):2-29. </li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-viem-khop-vay-nen-sdtnq |
Lao đồng nhiễm HIV | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Lao đồng nhiễm HIV</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ước tính trên toàn cầu, đối với những người bị nhiễm HIV thì bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các ca bệnh này. Hay nói cách khác, lao đồng nhiễm HIV là bệnh nhiễm trùng cơ hội, ý chỉ các bệnh nhiễm trùng với tần suất xảy ra thường xuyên và có tính chất nghiêm trọng hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu so với người khoẻ mạnh bình thường. Cụ thể là trong trường hợp những người bị HIV thì hệ thống miễn dịch của họ vốn đã bị tổn thương bởi virus HIV, lúc này vi khuẩn lao sẽ dễ dàng tấn công và tàn phá cơ thể họ hơn. Những ca bị lao đồng nhiễm HIV thì biểu hiện của cả 2 chứng bệnh này trên cùng một cơ thể thường có xu hướng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với bình thường. </p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_lao-dong-nhiem-hiv.jpg"></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Lao đồng nhiễm HIV là căn bệnh quái ác</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Lao đồng nhiễm HIV</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân dẫn tới bệnh lao là do vi khuẩn lao (tên tiếng Anh là Mycobacterium tuberculosis) gây ra. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm và tất cả các bộ phận trong cơ thể người đều có khả năng bị vi khuẩn lao tấn công, trong đó phổ biến nhất là thể lao phổi (chiếm từ 80 - 85% trên tổng số ca bệnh), đồng thời lao phổi cũng là nguồn lây chủ yếu trong cộng đồng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Lao đồng nhiễm HIV</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hầu hết khi bệnh nhân bị mắc lao tiềm ẩn thường sẽ không bộc lộ các triệu chứng của bệnh ra ngoài. Tuy nhiên nếu lao tiềm ẩn bắt đầu phát triển thành thể lao thực sự, các dấu hiệu của bệnh lao cũng từ đó mà bắt đầu lộ diện. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh lao cần hết lưu ý:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ho: triệu chứng kéo dài, ho có thể khạc ra đờm và lẫn máu;</li>
<li style="text-align: justify;">Cơ thể uể oải, mệt mỏi;</li>
<li style="text-align: justify;">Đau tức ngực;</li>
<li style="text-align: justify;">Mất cảm giác ăn ngon;</li>
<li style="text-align: justify;"> Sút cân không rõ lý do;</li>
<li style="text-align: justify;">Ban đêm đổ nhiều mồ hôi;</li>
<li style="text-align: justify;">Sốt âm ỉ. </li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường nêu trên, người bệnh cần phải được tiến hành chụp X-quang phổi, lấy mẫu đờm để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao, trường hợp khó lấy đờm thì dùng biện pháp cấy rửa dịch phế quản để chẩn đoán sớm, đặc biệt là với những bệnh nhân mắc HIV.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_lao-dong-nhiem-hiv-1.jpg"></p>
<p style="text-align: justify;"><em>Khi xuất hiện những triệu chứng trên hay đi khám ngay để được chẩn đoán</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Lao đồng nhiễm HIV</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Bệnh cần có thái độ sống tích cực, lành mạnh và giữ tinh thần ở trạng thái lạc quan, vui vẻ;</li>
<li style="text-align: justify;">Cần lưu ý tới các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, đặc biệt là các triệu chứng lâm sàng điển hình ở thể lao thực sự. Theo dõi và thăm khám, tầm soát định kỳ bệnh lao;</li>
<li style="text-align: justify;">Trẻ em bị AIDS không được tiêm vắc xin phòng lao BCG bởi vì nhiễm HIV sẽ gây ra các phản ứng có hại tăng gấp 2 lần khi tiêm BCG như: các hạch sưng và chảy mủ nhiều hơn.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Lao đồng nhiễm HIV</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Tất cả những bệnh nhân nhiễm HIV đều được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm lao và tốt nhất là nên xét nghiệm đồng thời ngay khi vừa phát hiện bị HIV. Nguyên nhân là bởi bệnh lao ở những người nhiễm HIV thường không điển hình và diễn tiến rất nhanh, nguy cơ tử vong cao. Do vậy mỗi lần bệnh nhân HIV tới khám vì bất kỳ lý do gì đều cần phải làm xét nghiệm sàng lọc bệnh lao.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu xét nghiệm cho ra kết quả bệnh nhân bị mắc lao tiềm ẩn thì cần làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác để loại trừ khả năng lao có thể đã chuyển sang dạng chính thức. Càng thực hiện thêm nhiều xét nghiệm chuyên sâu thì càng có cơ hội phát hiện ra các bệnh lý tiềm ẩn, từ đó tăng hiệu quả điều trị sau này.</p>
<p style="text-align: justify;">Nếu các xét nghiệm đều có kết quả là âm tính, người bệnh vẫn cần được tiếp tục theo dõi đồng thời tái khám định kỳ, lặp lại các xét nghiệm cần thiết, đặc biệt là với những ca nghi ngờ mắc lao.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Cụ thể các phương pháp chẩn đoán:</b></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Chẩn đoán lâm sàng </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Lưu ý tới các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao ở bệnh nhân bị HIV như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tiền sử điều trị bệnh lao trước đó;</li>
<li style="text-align: justify;">Đã từng chữa bệnh ở các trại giam hoặc trại cai nghiện;</li>
<li style="text-align: justify;">Có tiền sử nghiện rượu và ma tuý;</li>
<li style="text-align: justify;">Có tình trạng bị suy dinh dưỡng;</li>
<li style="text-align: justify;">Nếu không có đủ 4 dấu hiệu như: sụt cân, ho, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm thì có thể loại trừ khả năng bệnh nhân đã mắc thể lao tiến triển. Trường hợp này cân nhắc sử dụng Isoniazid cho mục đích điều trị dự phòng lao. Ngược lại nếu bị ít nhất 1 trong 4 biểu hiện trên thì bệnh nhân cần ngay lập tức đi xét nghiệm để phát hiện lao do những triệu chứng này thường có xu hướng diễn tiến nhanh, ít đáp ứng với phương pháp điều trị thông thường. </li>
<li style="text-align: justify;">Các dấu hiệu bất thường về hô hấp: đánh giá nguy cơ lao phổi đồng nhiễm HIV dựa trên những biểu hiện nguy hiểm sau:</li>
<li style="text-align: justify;">Sốt cao > 39 độ C;</li>
<li style="text-align: justify;">Không tự di chuyển, đi lại được;</li>
<li style="text-align: justify;">Nhịp thở > 30 lần/phút;</li>
<li style="text-align: justify;">Mạch nhanh > 120/phút;</li>
<li style="text-align: justify;">Cần sàng lọc cả 4 dấu hiệu: so, sốt, ra mồ hôi đêm, sụt cân trong bất kỳ thời điểm nào.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>- Chẩn đoán cận lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng sẽ thường dựa trên kết quả xét nghiệm vi khuẩn, mô bệnh học - giải phẫu và chẩn đoán hình ảnh. </p>
<ul>
<li>
<h4 style="text-align: justify;">Kỹ thuật xét nghiệm vi khuẩn trên mẫu đờm: Phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của cơ sở y tế, xét nghiệm nhuộm soi đờm trực tiếp có thể được áp dụng ở y tế tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố. Bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn để lấy được đờm đúng cách. 2 mẫu đờm được lấy tại chỗ những cần cách nhau ít nhất 2 giờ và kết quả xét nghiệm có thể được trả ra ngay trong ngày tới khám.</h4>
</li>
<li>
<h4 style="text-align: justify;">Xét nghiệm Xpert MTB/RIF: Đây là xét nghiệm được ưu tiên dùng trong chẩn đoán bệnh lao ở người nhiễm HIV. Kết quả xét nghiệm có nhanh trong khoảng 2 giờ.</h4>
</li>
<li>
<h4 style="text-align: justify;">Cấy đờm: Biện pháp này được áp dụng khi nhuộm soi đờm trực tiếp có kết quả AFB(-). Thường thì ở những bệnh viện tuyến tỉnh trở lên là có thể thực hiện được xét nghiệm này. Nếu nuôi cấy trong môi trường lỏng MGIT, sau 2 tuần có thể cho kết quả dương tính. Bên cạnh đó, những mẫu bệnh phẩm khác như dịch màng tim, dịch màng phổi, dịch màng não, hạch,... cũng có khả năng phát hiện vi khuẩn lao.</h4>
</li>
<li>
<h4 style="text-align: justify;">Chụp X-quang: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh, trong trường hợp người bệnh đang ở giai đoạn chớm nhiễm HIV khi virus chưa gây tổn hại nhiều tới sức đề kháng của cơ thể nếu quan sát hình ảnh tổn thương trên phim chụp X-quang ngực thì có thể nhận ra không có sự khác biệt so với người không nhiễm HIV. Tuy nhiên ở giai đoạn muộn, có thể bắt gặp những tổn thương dạng nốt lan tỏa ở cả 2 phế trường, có hình ảnh hang, đôi khi thấy được hạch phế quản, hạch rốn phổi,...</h4>
</li>
<li>
<h4 style="text-align: justify;">Chụp CT: Có thể cho kết quả hình ảnh những thương tổn như hang lao, hoặc các tổn thương khác là bằng chứng cho thấy bệnh nhân đang mắc bệnh lao.</h4>
</li>
<li>
<h4 style="text-align: justify;">Xét nghiệm mô bệnh học - giải phẫu: Thực hiện phương pháp này bằng cách chọc hạch, sinh thiết hạch nhằm phát hiện các thành phần điển hình của bệnh trên mẫu mô bệnh tế bào như: hoại tử bã đậu, nang lao, tế bào bán liên, nhuộm Ziehl-Neelsen có thể thấy AFB.</h4>
</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Lao đồng nhiễm HIV</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nói chung, phác đồ để điều trị bệnh lao đối với người bị lao đồng nhiễm HIV và người không bị HIV là tương tự nhau. Mục đích của việc sử dụng thuốc điều trị lao là nhằm ngăn chặn khả năng lao tiềm ẩn tiến triển thành thể lao thực sự, hoặc dùng để tiêu diệt vi khuẩn lao trong trường hợp chúng đã chuyển sang thể hoạt động và bắt đầu gây bệnh. Khi đó sẽ có sự khác biệt trong việc chọn lựa loại thuốc và thời gian điều trị bệnh lao, tuỳ vào việc bệnh nhân bị mắc lao tiềm ẩn hay lao thực sự.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi người bệnh mắc lao đồng nhiễm HIV, nên điều trị song song cả 2 bệnh lý này. Tuy nhiên cần xét trên hoàn cảnh, thể trạng của người bệnh để quyết định thời điểm bắt đầu cũng như lựa chọn loại thuốc để điều trị. Các loại thuốc trị HIV và lao khi kết hợp sử dụng cùng một lúc có khả năng làm gia tăng tình trạng tương tác thuốc và việc kiểm soát các tác dụng phụ của thuốc cũng khó khăn hơn.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhìn chung, bệnh lao thường cần được tầm soát chặt chẽ, tích cực do nguy cơ đồng nhiễm với HIV rất cao. Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh lao thể hoạt động, bệnh nhân HIV cần bắt tay vào điều trị chữa lao song song với điều trị HIV. Chỉ khi phát hiện và điều trị sớm thì các cơ quan trong cơ thể mới có cơ hội tránh được các thương tổn ở mức thấp nhất. Nhờ vậy những bệnh nhân mắc HIV mới có hy vọng sống một cuộc đời khỏe mạnh gần giống với người bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;"><b>Thuốc điều trị lao và thuốc kháng virus HIV:</b></p>
<p style="text-align: justify;">Một chiến lược kèm theo có hướng dẫn để giải quyết các nhu cầu của bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV đã được phát triển bởi Tổ chức Y tế thế giới WHO. </p>
<p style="text-align: justify;">Nếu bệnh nhân chưa từng dùng thuốc kháng virus (ARV) trước đó thì sẽ được ưu tiên điều trị lao trước. Sau khoảng 2 tháng đầu hoàn thành giai đoạn điều trị lao tấn công, bệnh nhân sẽ bắt đầu dùng thuốc ARV để hạn chế tối đa sự tương tác thuốc qua lại giữa 2 loại thuốc kháng lao và thuốc trị virus HIV so với khi sử dụng đồng thời 2 loại cùng một lúc.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong trường hợp người bệnh đang dùng thuốc ARV rồi thì mới phát hiện mình mắc thêm bệnh lao, lúc này thì bệnh nhân có thể dùng song song thuốc kháng lao và thuốc ARV. Trên thực tế cả 2 loại thuốc này đều có ảnh hưởng không tốt lên gan, do đó bác sĩ sẽ cân nhắc cẩn thận tình trạng bệnh lý đồng thời theo dõi chặt chẽ người bệnh trong suốt quá trình điều trị. </p>
<p style="text-align: justify;">Do tác động qua lại của 2 loại thuốc, độc tính có trong thuốc và hiện tượng phản ứng của cơ thể bệnh nhân đối với thuốc sẽ khiến cho tình hình điều trị trở nên phức tạp hơn, do đó người bệnh dễ có suy nghĩ từ bỏ thuốc giữa chừng. Nếu ý chí vững vàng, quyết tâm vượt qua những trở ngại này thì bệnh nhân có cơ hội phục hồi dần và chữa khỏi bệnh lao.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-dong-nhiem-hiv-shuxm |
Bệnh viêm xương tủy xương | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh viêm xương tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Viêm xương tủy xương là tình trạng nhiễm trùng ở xương và hoặc tủy xương do vi khuẩn thông thường, vi khuẩn lao, nấm gây ra. Viêm xương tủy xương là bệnh lý xuất hiện từ rất lâu. Các phát hiện khảo cổ học với hóa thạch động vật có biểu hiện viêm xương tủy xương đã chứng minh điều đó. Trước khi penicillin xuất hiện vào năm 1940, điều trị viêm xương tủy xương chủ yếu là phẫu thuật, khử trùng rộng và băng bó vết thương sạch để lành tổn thương dẫn đến tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng huyết cao. Sau khi kháng sinh ra đời, tỷ lệ này được cải thiện đáng kể.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_viemxuongtuyxuong.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Viêm xương tủy xương là tình trạng nhiễm trùng ở xương và hoặc tủy xương do vi khuẩn thông thường, vi khuẩn lao, nấm gây ra.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Cho đến nay, chưa có nghiên cứu đủ lớn nào để xác định tỷ lệ viêm xương tủy xương tại cộng đồng. Tại Mỹ, hàng năm có 50.000 trường hợp viêm xương tủy xương nhập viện. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này là 21,8 trường hợp/100.000 người. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nam giới, tăng theo tuổi, chủ yếu do sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý đi kèm như đái tháo đường và bệnh mạch máu ngoại vi.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh viêm xương tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Nguyên nhân</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Vi khuẩn thông thường. Ở người lớn, tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) là sinh vật phổ biến nhất gây viêm xương tủy xương. Tuy nhiên, các loại cầu khuẩn gram dương khác (bao gồm cả tụ cầu coagulase âm tính và Streptococcuss.pp), trực khuẩn gram âm và các sinh vật kỵ khí cũng thường được phân lập. Ở trẻ sơ sinh, các mầm bệnh thường được phân lập từ máu hoặc xương là Staphylococcus aureus , Streptococcus agalactiae và Escherichia coli. Tuy nhiên, ở trẻ em trên 1 tuổi, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes và Haemophilus influenza thường gặp nhất. Sau 4 tuổi, tỷ lệ nhiễm Haemophilus influenzae giảm. Kèm theo đó tỷ lệ viêm xương tủy xương do H. influenzae giảm đáng kể khi việc sử dụng vắc-xin H. influenzae này càng phổ biến.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viemxuongtuyxuong6.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ở người lớn, tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) là sinh vật phổ biến nhất gây viêm xương tủy xương.</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Vi khuẩn lao. Bệnh lao xương là kết quả của sự lây lan qua đường máu của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh lao xương có thể là một bệnh nhiễm trùng liền kề từ lao hạch. Các vi khuẩn mycobacteria không điển hình, bao gồm Mycobacterium marinum , Mycobacterium avium-intracellulare , Mycobacterium fortuitum và Mycobacterium gordonae, tất cả đều có liên quan đến nhiễm trùng xương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nấm. Nhiễm nấm thường gặp ở người già và người suy giảm miễn dịch. Các loại nấm có thể gặp là coccidioidomycosis, blastomycosis, cryptococcus và sporotrichosis</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Cơ chế bệnh sinh</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm xương tủy xương có 3 đường lây lan chính: (1) đường máu, (2) đường kế cận, (3) nhiễm khuẩn liên quan đến yếu tố mạch máu và thần kinh. Con đường thứ nhất, vi khuẩn từ máu vào các tổ chức của xương gây nhiễm khuẩn, thường gây nhiễm khuẩn đốt sống và các xương chưa trưởng thành. Con đường thứ hai, vi khuẩn trực tiếp từ ổ nhiễm khuẩn phần mềm xung quanh lan vào xương, thường gặp trong gãy xương hở hoặc sau phẫu thuật. Con đường thứ ba xảy ra khi có tổn thương mạch máu và thần kinh gây thiếu máu, giảm khả năng miễn dịch, giảm cảm giác ngoài da dẫn đến vi khuẩn từ môi trường ngoài dễ xâm nhập vào xương. Điển hình của con đường này là bệnh lý bàn chân đái tháo đường.</p>
<p><strong>Sơ đồ ba loại viêm xương tủy xương. </strong></p>
<p><em>(A và B) Vi khuẩn từ máu đến xương (chủ yếu ảnh hưởng đến các thân đốt sống ở mọi lứa tuổi hoặc các xương chưa trưởng thành) </em></p>
<p><em>(C và D) Vi khuẩn theo đường kế cận đến xương (chủ yếu trong trường hợp gãy xương hở hoặcsau phẫu thuật) </em></p>
<p><em>(E) Bệnh mạch máu, thần kinh gây viêm xương tủy xương chi dưới.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Sau khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào mô xương, vi khuẩn gây ra phản ứng viêm cấp tính. Vi khuẩn và tình trạng viêm gây tổn thương màng xương và lan vào trong gây hoại tử xương. Ở trẻ em, các mô xương lỏng lẻo do đó dễ hình thành các áp xe lớn dọc bề mặt xương. Các mảnh xương hoại tử (do nhiễm khuẩn và giảm tưới máu) có thể bong ra. Trong giai đoạn mãn tính có sự tập trung rất nhiều tế bào viêm và giải phóng các cytokine. Chúng kích thích quá trình tiêu xương tạo cốt bào, tăng sinh mô xơ và lắng đọng xương mới ở ngoại vi. Khi xương mới lắng đọng tạo thành tổ chức mô sống xung quanh đoạn xương bị nhiễm bệnh, nó được gọi là u xơ. Vỡ áp xe xương vỡ có thể dẫn đến áp xe mô mềm xung quanh và tạo thành đường rò ra ngoài da.</p>
<p style="text-align: justify;">Với nhiễm khuẩn vật liệu cấy ghép thường bắt đầu bởi sự bám dính vi khuẩn và hình thành màng sinh học sau đó. Đây cũng là cơ chế chính của nhiễm khuẩn liên quan tụ cầu. Sau khi được đặt vào bên trong cơ thể, mô cấy sẽ nhanh chóng được phủ bởi chất kết dính của cơ thể người (ví dụ như fibronectin, fibrin, fibrinogen,… ) Fibronectin đặc biệt quan trọng với sự bám dính của tụ cầu, vì các protein liên kết fibronectin thúc đẩy sự bám dính của các loài tụ cầu vào lớp nền. Que cấy được phủ những protein này cung cấp một màng sinh học lớn để vi khuẩn tự do có thể bám vào. Các chất cao phân tử ngoại bào của màng sinh học chủ yếu được cấu tạo bởi các polysaccharid có tác dụng bao bọc các khuẩn lạc vi khuẩn, lọc các chất kháng khuẩn, ngăn cản sự xâm nhập của kháng sinh và thuốc. Hình thành màng sinh học và sản xuất chất nhờn là quá trình nổi bật giúp vi khuẩn trốn tránh hệ thống miễn dịch của cơ thể người. Cùng với đó, tụ cầu còn xâm nhập vào các tế bào miễn dịch như đại thực bào và bạch cầu trung tính. Do vậy, rất khó để điều trị triệt để nhiễm khuẩn sau cấy ghép mô.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với nhiễm khuẩn sau chấn thương, chủ yếu là gãy xương hở, vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào mô xương từ môi trường ngoài, kèm với chấn thương mạch máu và thần kinh kèm theo dẫn đến giảm tưới máu tại xương, làm nặng thêm tình trạng nhiễm khuẩn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh viêm xương tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">X-quang. Đây là phương pháp thường quy trong thực hành lâm sàng. Thường chỉ phát hiện dấu hiệu viêm xương tủy xương trên Xquang khi tổn thương phát triển từ 2-3 tuần trở đi. Hình ảnh Xquang thường thấy làphù nề mô mềm, thưa xương, tiêu xương, hủy xương và phản ứng màng xương không đặc hiệu.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viemxuongtuyxuong2.jpg"></p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: center;"><em>X-quang là phương pháp thường quy trong thực hành lâm sàng.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Cộng hưởng từ. Cộng hưởng từ là phương pháp phát hiện sớm, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán viêm xương tủy xương. Nó có thể phát hiện viêm xương tủy xương sớm trong vòng 3 đến 5 ngày kể từ khi bệnh khởi phát. MRI có giá trị dự đoán âm tính cao, vì vậy kết quả âm tính là đủ để loại trừ viêm xương tủy xương nếu các triệu chứng đã xuất hiện ít nhất một tuần. Chụp MRI có tiêm thuốc đối quang từ không làm tăng khả năng phát hiện viêm xương tủy xương nhưng giúp chẩn đoán phân biệt giữa khối phình, mô hoại tử và áp xe.</p>
<p style="text-align: justify;">Cắt lớp vi tính. Phương pháp này độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn cộng hưởng từ, song nó nên được chỉ định trong các trường hợp có chống chỉ định với MRI hoặc để hướng dẫn sinh thiết xương.</p>
<p style="text-align: justify;">Độ nhạy và độ đặc hiệu của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh</p>
<table align="center" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0">
<thead>
<tr>
<th>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phương thức</strong></p>
</th>
<th>
<p style="text-align: justify;"><strong>Độ nhạy (%)</strong></p>
</th>
<th>
<p style="text-align: justify;"><strong>Độ đặc hiệu (%)</strong></p>
</th>
</tr>
</thead>
<tbody>
<tr>
<td style="height:37px;">
<p style="text-align: justify;">X quang thường</p>
</td>
<td style="height:37px;">
<p style="text-align: justify;">43-75</p>
</td>
<td style="height:37px;">
<p style="text-align: justify;">75-83</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td>
<p style="text-align: justify;">Chụp cắt lớp vi tính</p>
</td>
<td>
<p style="text-align: justify;">65-75</p>
</td>
<td>
<p style="text-align: justify;">65-75</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="height:2px;">
<p style="text-align: justify;">Chụp cộng hưởng từ</p>
</td>
<td style="height:2px;">
<p style="text-align: justify;">82-100</p>
</td>
<td style="height:2px;">
<p style="text-align: justify;">75-96</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="clear: both; text-align: justify;"> </div>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Chẩn đoán hình ảnh</em></strong></p>
<ul>
<li>
<p style="text-align: justify;">Các xét nghiệm thường quy thường không đặc hiệu trong viêm xương tủy xương. Xét nghiệm bạch cầu tăng, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, tăng chỉ số viêm CRP. Một số trường hợp xét nghiệm máu hoàn toàn bình thường đặc biệt trong viêm xương tủy xương mạn tính.</p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm vi sinh. Đây là kết quả hết sức quan trọng trong chẩn đoán và điều trị viêm xương tủy xương</p>
</li>
<li style="text-align: justify;">Cấy máu. Đây là xét nghiệm vi sinh luôn luôn phải thực hiện khi nghi ngờ viêm xương tủy xương, mặc dù chúng thường âm tính trừ trường hợp viêm xương tủy xương do vi khuẩn di chuyển theo đường máu đến.</li>
<li style="text-align: justify;">Sinh thiết xương làm xét nghiệm mô bệnh học và nuôi cấy mô. Đây là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán viêm xương tủy xương. Nếu tình trạng người bệnh ổn định về lâm sàng và xét nghiệm, nên cân nhắc hoãn điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm cho đến khi thực hiện sinh thiết xương. Mổ mở là phương pháp lý tưởng nhất để lấy bệnh phẩm, đặc biệt trong trường hợp có vật liệu nhân tạo. Sinh thiết xương bằng kim sinh thiết cũng thường được sử dụng với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 87-93% (thấp hơn phương pháp sinh thiết qua mổ). Các bệnh phẩm lấy ra phải nôi cấy trên cả môi trường kị khí và hiếu khí. Bên cạnh đó cần làm xét nghiệm lao và nấm nếu nghi ngờ. phải trải qua cả quá trình nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí.</li>
<li style="text-align: justify;">Cấy dịch vị trí loét hoặc lỗ rò. Nếu không sinh thiết hoặc lấy được vật liệu có mủ thì nên cấy dịch lỗ rò. Tuy nhiên, phương pháp này rất dễ nhiễm tạp khuẩn bên ngoài, thường bỏ sót các mầm bệnh chính nằm sâu bên trong. Nếu kết quả cấy có sự hiện diện của tụ cầu vàng thì khả năng rất cao tổn thương sâu trong đó cũng là tụ cầu vàng.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Xét nghiệm</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đau. Triệu chứng đau rất thường gặp trong viêm xương tủy xương. Đau thường âm ỉ, đau tăng về đêm, đôi khi đau dữ dội (thường là nhiễm khuẩn cấp tính).</li>
<li style="text-align: justify;">Sưng nóng đỏ. Thường gặp ở các trường hợp viêm xương tủy xương ở các xương sát da hoặc có áp xe phần mềm, viêm mô tế bào kèm theo.</li>
<li style="text-align: justify;">Đường rò. Đường rò thường hình thành ở các viêm xương tủy xương sát da, lao xương. Từ lỗ rò, mủ sẽ chảy ra ngoài.</li>
<li style="text-align: justify;">Tổn thương đụng dập phần mềm, lộ đầu xương, đường thông với ổ khớp. Gặp trong gãy xương hở, vết thương thấu khớp.</li>
<li style="text-align: justify;">Đầu chi khô, hoại tử do thiểu dưỡng gặp trong bệnh lý thần kinh và mạch máu.</li>
<li style="text-align: justify;">Rất nhiều trường hợp viêm xương tủy xương không có biểu hiện lâm sàng, việc chẩn đoán cần dựa vào các phương tiện chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Sốt. Sốt cao thường gặp trong nhiễm khuẩn cấp tính, viêm xương tủy xương có đi kèm nhiễm khuẩn huyết. Những trường hợp viêm xương tủy xương mạn tính có thể không sốt hoặc sốt nhẹ âm ỉ, không rõ ràng. Với người bệnh mắc lao xương có thể thấy cơn sốt, rét run về chiều.</p>
<p style="text-align: justify;">Mệt mỏi, gầy sút cân khi tình trạng nhiễm trùng nặng, dai dẳng, dinh dưỡng kém.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng tại chỗ</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng toàn thân</strong></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh viêm xương tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Có hai nhóm yếu tố nguy cơ chính làm gia tăng tỷ lệ viêm xương tủy xương bao gồm: Yếu tố nguy cơ toàn thân và yếu tố nguy cơ tại chỗ.</p>
<table align="center" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tbody>
<tr>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;"><strong>Yếu tố nguy cơ toàn thân</strong></p>
</td>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;"><strong>Yếu tố nguy cơ tại chỗ</strong></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;">Suy dinh dưỡng, suy gan- thận</p>
</td>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;">Phù bạch huyết mãn tính</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;">Đái tháo đường</p>
</td>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;">Suy tĩnh mạch</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;">Thiếu oxy mãn tính</p>
</td>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;">Viêm động mạch</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;">Suy giảm miễn dịch</p>
</td>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;">Sẹo lớn</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;">Bệnh ác tính</p>
</td>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;">Bệnh mạch máu nhỏ</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;">Tuổi cao</p>
</td>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;">Rối loạn cảm giác ngoại vi</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;">Bệnh thần kinh ngoại biên</p>
</td>
<td style="width:270px;">
<p style="text-align: justify;">Lạm dụng thuốc lá</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="clear: both; text-align: justify;"> </div>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh viêm xương tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Dự phòng trước phẫu thuật: Kháng sinh dự phòng, đảm bảo vô khuẩn phòng phẫu thuật- dụng cụ phẫu thuật</li>
<li style="text-align: justify;">Dự phòng sau phẫu thuật: Kháng sinh, chăm sóc vết thương tại chỗ</li>
<li style="text-align: justify;">Với gãy xương hở, vết thương thấu khớp cần xử lý sớm trong 6 giờ đầu.</li>
<li style="text-align: justify;">Người mắc đái tháo đường, có bệnh lý mạch máu- thần kinh ngoại biên cần khám định kỳ và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nhiễm khuẩn.</li>
<li style="text-align: justify;">Điều trị các nhiễm trùng toàn thân tích cực.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Với gãy xương hở, vết thương thấu khớp cần xử lý sớm trong 6 giờ đầu." src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viẽmuongtuy.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Với gãy xương hở, vết thương thấu khớp cần xử lý sớm trong 6 giờ đầu.</em></p>
<p><strong>Tiên lượng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu điều trị sớm và tích cực, tiên lượng của viêm xương tủy xương cấp tính là tốt. Tuy nhiên, có khả năng nhiễm trùng tái phát nhiều năm sau khi điều trị thành công nếu có chấn thương mới ở cùng khu vực hoặc người bệnh suy giảm miễn dịch. Ở người lớn, tỷ lệ tái phát của viêm tủy xương mãn tính là khoảng 30% sau 12 tháng, nhưng trong các trường hợp liên quan đến trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa) tỷ lệ tái phát có thể lên tới 50%. Các trường hợp liên quan đến cấy ghép vật liệu khó điều trị hơn, gây tăng tỷ lệ mắc bệnh do cần nhiều thủ thuật phẫu thuật hơn và các đợt kháng sinh kéo dài cần thiết để điều trị. Các biện pháp khác nhau được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật bao gồm chuẩn bị tốt trước phẫu thuật nếu có thể và sử dụng các phòng phẫu thuật có luồng không khí nhiều lớp. Khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật. Tất cả các biện pháp này đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật xuống 0,5% đến 2%, do đó cải thiện kết quả của bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Một số biến chứng có thể phát sinh khi viêm xương tủy xương không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ là:</strong></p>
<p>• Viêm khớp nhiễm khuẩn</p>
<p>• Nhiễm khuẩn huyết</p>
<p>• Nhiễm khuẩn phần mềm kế cận</p>
<p>• Áp xe</p>
<p>• Gãy xương bệnh lý</p>
<p>• Ung thư biểu mô tế bào vảy</p>
<p>• Hình thành đường xoang</p>
<p>• Amyloidosis (hiếm gặp)</p>
<p>• Biến dạng xương</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh viêm xương tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Viêm xương tủy xương được biết đến như một “kẻ giả vờ vĩ đại” vì những khó khăn gặp phải trong chẩn đoán. Nó có thể không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt hoặc triệu chứng tương tự như các bệnh khác (như u xương, K di căn xương, chấn thương cũ, nhồi máu xương thứ phát,…) Tiêu chuẩn vàng dựa trên kết quả nuôi cấy và các đặc điểm mô học. Tuy nhiên, không phải viêm xương tủy xương nào cũng cho kết quả nuôi cấy dương tính. Do đó, bác sĩ lâm sàng cần cân nhắc chẩn đoán dựa vào triệu chứng của người bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viemxuongtuyxuong8.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh viêm xương tủy xương có thể không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt hoặc triệu chứng tương tự như các bệnh khác.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Với nhiễm khuẩn sau cấy ghép vật liệu, năm 2011, Hiệp hội nhiễm trùng Cơ xương khớp đã đề xuất một bộ tiêu chí duy nhất, sau đó được sửa đổi tại Hội nghị đồng thuận Quốc tế (ICM) về viêm xương tủy xương sau cấy ghép vật liệu. Theo đó, tình trạng này có thể được chẩn đoán nếu đáp ứng 1 trong 3 tiêu chí sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Hai mẫu dịch cấy dương tính với các sinh vật giống hệt nhau</p>
<p style="text-align: justify;">- Có đường thông ổ khớp với môi trường bên ngoài</p>
<p style="text-align: justify;">- Có ba trong số các tiêu chuẩn phụ sau:</p>
<ul>
<li>(a) Tăng protein phản ứng C (CRP) và tốc độ máu lắng (ESR)</li>
<li>(b) Số lượng bạch cầu (WBC) trong dịch khớp tăng cao</li>
<li>(c) Tăng bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch khớp</li>
<li>(d) Phân tích mô bệnh học thấy có tình trạng viêm mủ</li>
<li>(e) Nuôi cấy mô/chất lỏng mô dương tính 1 lần</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, về mặt lâm sàng, viêm xương tủy xương sau cấy ghép có thể có mặt mà không đáp ứng tất cả các tiêu chí này. Nếu không có chẩn đoán khác thuyết phục hơn, bác sĩ vẫn cần đưa ra chẩn đoán viêm xương tủy xương.</p>
<p style="text-align: justify;">Về phân loại, viêm xương tủy xương được chia thành các nhóm</p>
<p style="text-align: justify;">Theo thời gian: Cấp tính (<3 tháng) và mạn tính (>3 tháng)</p>
<p style="text-align: justify;">Theo tiếp cận bệnh lý và miễn dịch (Phân loại Cierny-Mader-Pennick): Chia thành 4 nhóm</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Nhóm I: Tổn thương ở tủy xương</li>
<li style="text-align: justify;">Nhóm II: Tổn thương vỏ xương</li>
<li style="text-align: justify;">Nhóm III: Tổn thương tủy và vỏ xương khu trú</li>
<li style="text-align: justify;">Nhóm IV: Tổn thương tủy và vỏ xương lan tỏa</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<p style="text-align: justify;">• Bệnh khớp Charcot đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường</p>
<p style="text-align: justify;">• Hội chứng SAPHO (viêm bao hoạt dịch, mụn trứng cá, mụn mủ, tăng tiết và viêm xương)</p>
<p style="text-align: justify;">• Bệnh lý khớp viêm bao gồm cả viêm khớp dạng thấp</p>
<p style="text-align: justify;">• K di căn xương</p>
<p style="text-align: justify;">• Gãy xương, bao gồm gãy xương bệnh lý và gãy xương do stress.</p>
<p style="text-align: justify;">• Bệnh Gout</p>
<p style="text-align: justify;">• Hoại tử vô mạch của xương</p>
<p style="text-align: justify;">• Viêm bao hoạt dịch</p>
<p style="text-align: justify;">• Các cơn đau do tắc mạch trong bênh hồng cầu hình liềm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh viêm xương tủy xương</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Điều trị viêm xương tủy xương muốn thành công cần phối hợp cả Nội khoa và Ngoại khoa.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>a. Phẫu thuật</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Phẫu thuật nạo vét hoặc tháo khớp/ cắt cụt chi tại các xương bị bệnh thường được yêu cầu vì thuốc kháng sinh xâm nhập kém vào tổ chức nhiễm khuẩn. Do đó, việc loại bỏ mô và xương hoại tử thường được chỉ định khi có thể thực hiện được. Trước phẫu thuật nên chụp cộng hưởng từ nếu có thể để xác định vùng nhiễm khuẩn chính xác hơn. Tuy nhiên, trong khi mổ vẫn khó khăn để xác định xem tất cả xương và mô hoại tử đã được loại bỏ thành công hay chưa. Do vậy, sau mổ cần theo dõi tình trạng người bệnh, triệu chứng lâm sàng cũng như xét nghiệm, nếu cần thiết phải mổ lại để nạo vét tổn thương tiếp tục. Trong viêm xương tủy xương kết hợp với vật liệu nhân tạo, cần đặt ra vấn đề loại bỏ vật liệu này. Tuy nhiên, nếu khớp giả bị nhiễm trùng nằm ở khớp ổn định như khớp háng và bị nhiễm sinh vật rất nhạy cảm như liên cầu, thì liệu pháp điều trị bằng kháng sinh kéo dài trong vài tháng mà không cần tháo khớp đã thành công. Khi phải tháo bỏ khớp giả, phẫu thuật tạo hình khớp 2 thì được sử dụng nhiều hơn vì ít có nguy cơ nhiễm trùng tái phát so với phẫu thuật 1 thì. Nếu vị trí nhiễm khuẩn không phù hợp để phẫu thuật (như xương chậu) thì có thể sử dụng kháng sinh kéo dài nhiều tháng. Nếu có áp xe cần dẫn lưu ổ áp xe và hút liên tục.</p>
<p style="text-align: justify;">Xử lý thích hợp mô xương chết là rất quan trọng trong điều trị viêm xương tủy xương. Mục tiêu là thay thế xương chết và mô sẹo bằng mô tân sinh. Nên đóng vết thương bất cứ khi nào có thể, có thể sử dụng vạt che tạm thời, vạt tự do để lấp đầy khoảng chết. Hạt acrylic tẩm kháng sinh hoặc ciment sinh học có chứa kháng sinh cũng có thể được sử dụng để khử trùng tại chỗ và duy trì tạm thời không gian chết. Các hạt thường được lấy ra sau 2 đến 4 tuần và được thay thế bằng một mảnh ghép cơ. Thuốc kháng sinh được sử dụng trong hạt thường là vancomycin, tobramycin và gentamicin.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_ungthuthanhquan9.jpg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Phẫu thuật là một trong các phương pháp điều trị bệnh viêm xương tủy xương.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>b. Kháng sinh</em></strong></p>
<p>Kháng sinh là phần không thể thiếu trong điều trị viêm xương tủy xương. Khi có kết quả cấy dương tính, điều trị kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ. Khi chưa có kết quả nuôi cấy hoặc kết quả nuôi cấy âm tính, điều trị kháng sinh dựa theo kinh nghiệm. Kháng sinh điều trị nên được sử dụng ít nhất 4-6 tuần, những trường hợp viêm xương tủy xương mạn tính, tái phát cần sử dụng kháng sinh kéo dài hơn (4-6 tháng thậm chí 9 tháng).</p>
<p>Do đa phần tác nhân gây viêm xương tủy xương là tụ cầu vàng nên kháng sinh diệt tụ cầu vàng được ưu tiên lựa chọn trước. Do tỷ lệ tụ cầu vàng đa kháng tại Việt Nam tương đối cao, do vậy nên lựa chọn đầu tay Vancomycin truyền tĩnh mạch, đặc biệt những trường hợp đã có can thiệp y tế trước đó.</p>
<p>- Staphylococcus aureus nhạy cảm với penicillin: Penicillin G, Cefazolin, clindamycin, vancomycin, oxacillin, nafcillin.</p>
<p>- Staphylococcus aureus kháng penicillin: nafcillin, cefazolin, clindamycin, vancomycin.</p>
<p>- Staphylococcus aureus kháng methicillin: Vancomycin là lựa chọn đầu tay. Hoặc linezolid thay thế nếu có chống chỉ định với Vancomycin.</p>
<p>- Liên cầu (nhóm A, B, Beta tan máu, Streptococcus pneumoniae): penicillin G, ceftriaxone, clindamycin, vancomycin. Cefazolin.</p>
<p>- Enterobacteriaceae nhạy cảm với quinolone. Ciprofloxacin, levofloxacin.</p>
<p>- Enterobacteriaceae kháng quinolon(E.coli): piperacillin/tazobactam, Ticarcillin/clavulanate, ceftriaxone.</p>
<p>- Pseudomonas aeruginosa. Cefepime, ceftazidim, meropenem, imipenem, ciprofloxacin.</p>
<p>- Vi khuẩn kỵ khí: clindamycin, metronidazole, ticarcillin / clavulanate</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>c. Điều trị kèm theo</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Dinh dưỡng, nâng cao thể trạng</li>
<li style="text-align: justify;">Đảm bảo tưới máu chi tốt</li></ul>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Kremers HM, Nwojo ME, Ransom JE, Wood-Wentz CM, Melton LJ, Huddleston PM. Trends in the epidemiology of osteomyelitis: a population-based study, 1969 to 2009. J Bone Joint Surg Am. 2015 May 20;97(10):837-45.</li><li>Rubin RJ, Harrington CA, Poon A, Dietrich K, Greene JA, Moiduddin A. The economic impact of Staphylococcus aureus infection in New York City hospitals. Emerg Infect Dis. 1999 Jan-Feb;5(1):9-17.</li><li>Arnold S R, Elias D, Buckingham S C, et al. Changing patterns of acute hematogenous osteomyelitis and septic arthritis: emergence of community-associated methicillin-resistant Staphylococcus aureus. J Pediatr Orthop. 2006;26:703–708.</li><li>Yousefi F., Nabipour I., Kalantarhormozi M., Assadi T., Raeisi A., Assadi M. Quantum dot-based diabetic foot mapping for diagnosing osteomyelitis and Charcot neuroarthropathy. Med Hypotheses. 2015;85:7–9.</li><li>Rosenberg A.E. Bones, joints, and soft-tissue tumors. In: Kumar V., Abbas A.K., Fausto N., Aster J.C., editors. Robbins and Cotran Pathologic Basis of Disease. 8th ed. Philadelphia Saunders Elsevier; 2010. pp. 1205–1256.</li><li>Lew DP, Waldvogel FA. Osteomyelitis. N Engl J Med. 1997 Apr 03;336(14):999-1007. </li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-viem-xuong-tuy-xuong-sdegk |
Bệnh Legg-Calve-Perthes | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh Legg-Calve-Perthes</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Bệnh Legg-Calvé-Perthes là một bệnh lý phức tạp chưa rõ nguyên nhân chính xác, gây hoại tử chỏm xương đùi ở trẻ em. Chỏm xương đùi bị tổn thương trải qua các mức độ hoại tử khác nhau, dẫn đến một loạt bệnh lý và tiến triển, từ dạng nhẹ không có di chứng đến dạng nặng với hạn chế vận động nhiều và thoái hóa khớp háng sớm. Bệnh lý này được mô tả độc lập bởi Arthur Legg, Jacques Calve và Georg Perthes vào năm 1910. Nó còn được gọi với các tên gọi khác như: coxa plana, Legg-Perthes, Legg Calve hoặc bệnh Perthes.</p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210827/20210827_33735-avatar-bao-ve-con-ban-khoi-cac-benh-truyen-nhiem-do-con-trung.jpeg"></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: center;"><em>Bệnh Legg-Calvé-Perthes là một bệnh lý phức tạp chưa rõ nguyên nhân chính xác, gây hoại tử chỏm xương đùi ở trẻ em</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh Legg-Calvé-Perthes thường xảy ở trẻ em tuổi 3-12 tuổi, cao nhất là 5-7 tuổi. Tỷ lệ bệnh tùy thuộc từng quần thể. Dịch tễ chung của bệnh là 0,4/100.000-29,0/ 100000 trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh phổ biến hơn ở trẻ nam với tỷ lệ nam/nữ từ 4/1 đến 5/1. 10-20% trẻ có biểu hiện cả hai bên</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh Legg-Calve-Perthes</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nguyên nhân của bệnh Legg-Calve-Perthes vẫn chưa được biết rõ ràng. Nó có thể là vô căn hoặc do căn nguyên khác có thể làm gián đoạn lưu lượng máu đến xương đùi. Một số nguyên nhân có thể đã được đề xuất, bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chấn thương vi mô lặp đi lặp lại làm chậm phát triển xương và suy mạch máu. Người ta nghi ngờ rằng vi chấn thương lặp đi lặp lại của chỏm xương đùi dẫn đến gãy xương nhỏ trong khung xốp mỏng manh của chỏm xương đùi chưa trưởng thành; giả thuyết này được hỗ trợ bởi nhận xét rằng căn bệnh này phổ biến hơn ở trẻ em hiếu động.</li>
<li style="text-align: justify;">Giả thuyết về mạch máu được ủng hộ bởi thực tế là nguồn cung cấp máu cho chỏm xương đùi, bắt nguồn từ các động mạch mũ ở cổ xương đùi đặc biệt dễ bị tổn thương ở trẻ em lứa tuổi này.</li>
<li style="text-align: justify;">Sự bất thường của quá trình đông máu hoặc độ nhớt của máu, cũng như những thay đổi của mạch máu, có thể dẫn đến hoại tử xương biểu mô.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ của bệnh như sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Yếu tố gia đình - 10% (có tuổi xương chậm khoảng 2 năm)</li>
<li style="text-align: justify;">HIV (5% bệnh nhân HIV bị hoại tử vô mạch ở chỏm xương đùi)</li>
<li style="text-align: justify;">Yếu tố V Leiden và các chứng rối loạn đông máu di truyền khác</li>
<li style="text-align: justify;">Thrombophilias (tăng đông máu)</li>
<li style="text-align: justify;">Giảm tiêu sợi huyết (giảm khả năng hòa tan cục máu đông)</li>
<li style="text-align: justify;">Tiếp xúc với khói thuốc thụ động (Nguy cơ tăng gấp 5 lần)</li>
<li style="text-align: justify;">Tình trạng kinh tế xã hội thấp</li>
<li style="text-align: justify;">Cân nặng sơ sinh dưới 2,5 kg ở trẻ trai</li>
<li style="text-align: justify;">Tầm vóc thấp</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Cơ chế bệnh sinh</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Do các nguyên nhân khác nhau, chỏm xương đùi bị tổn thương kết hợp giảm/mất lưu lượng máu qua chỏm xương đùi, từ đó gây hoại tử chỏm xương đùi.</p>
<p style="text-align: justify;">Thông thường, bệnh Legg-Calve-Perthes bao gồm bốn giai đoạn:</p>
<p style="text-align: justify;">- Hoại tử: Sự cung cấp máu bị gián đoạn dẫn đến nhồi máu ở xương đùi, đặc biệt là xương dưới sụn. Điều này dẫn đến sự ngừng phát triển xương dưới sụn. Xương bị nhồi máu mềm và hoại tử.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phân mảnh: Cơ thể tái hấp thu phần xương bị nhồi máu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phục hồi: Tạo cốt bào tiếp tục hoạt động, và phần biểu sinh của xương đùi phục hồi trở lại.</p>
<p style="text-align: justify;">- Tái tạo: Chỏm xương đùi mới có thể to ra hoặc dẹt. Nó định hình lại trong quá trình tăng trưởng. Những người đáp ứng với điều trị bảo tồn thường sẽ lành lại sau 2 đến 4 năm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh Legg-Calve-Perthes</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Triệu chứng lâm sàng</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Đau khớp. Trong giai đoạn đầu khởi phát bệnh (1-3 tháng) trẻ thường không đau, hoặc đau âm ỉ. Khi có triệu chứng đau, trẻ có thể đau vùng hông, đùi hoặc khớp gối, đau tăng khi vận động.</li>
<li style="text-align: justify;">Rối loạn dáng đi. Dáng đi khập khiễng do đau. Trong giai đoạn muộn, trẻ có thể đi lệch hoàn toàn về bên bệnh, đặc biệt khi xoay người.</li>
<li style="text-align: justify;">Khám khớp háng. Trong giai đoạn sớm, vận động thụ động không ảnh hưởng. Sau đó, bác sĩ có thể thấy hạn chế xoay trong và dạng, ít khi hạn chế gấp,</li>
<li style="text-align: justify;"> teo vùng đùi và mông (do hạn chế vận động kéo dài), ngắn chi bên bệnh.</li>
<li style="text-align: justify;">Triệu chứng toàn thân. Trẻ có thể có thể trạng thấp bé, song triệu chứng toàn thân không thay đổi khi có các triệu chứng khớp háng.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20200313_143559_735546_viem-khop-goi-o-tre.max-1800x1800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trong giai đoạn đầu khởi phát bệnh (1-3 tháng) trẻ thường không đau, hoặc đau âm ỉ. Khi có triệu chứng đau, trẻ có thể đau vùng hông, đùi hoặc khớp gối, đau tăng khi vận động</em></p>
<p><strong>Triệu chứng cận lâm sàng</strong></p>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li><strong><em>Xét nghiệm</em></strong></li>
</ol>
<p style="margin-left:.75in;">Xét nghiệm máu hoàn toàn bình thường trong bệnh Legg-Calve-Perthes. Song, bác sĩ vẫn cần làm xét nghiệm (tổng phân tích máu ngoại vi, chỉ số viêm, calci, vitamin D, men gan, chức năng thận cơ bản) để chẩn đoán phân biệt cũng như xác nhận các tình trạng kèm theo trước khi dùng thuốc.</p>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li value="2"><strong><em>Chẩn đoán hình ảnh</em></strong></li>
</ol>
<ul>
<li><strong><em>Xquang khớp háng 2 tư thế.</em></strong> Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh quan trọng nhất trong bệnh Legg-Calve-Perthes. Nó có giá trị chẩn đoán và tiên lượng bệnh</li>
</ul>
<p style="margin-left:.75in;">Hình ảnh Xquang thể hiện các giai đoạn của bệnh:</p>
<p style="margin-left:.75in;">Giai đoạn 1: Hoại tử. Hình ảnh chỏm lệch nhẹ ra ngoài, mở rộng khe khớp, dấu hiệu lưỡi liềm.</p>
<p style="margin-left:.75in;">Giai đoạn 2: Phân mảnh. Xẹp chỏm xương đùi.</p>
<p style="margin-left:.75in;">Giai đoạn 3: Tái tạo. Tăng tạo xương cổ xương đùi.</p>
<p style="margin-left:.75in;">Giai đoạn 4: Phục hồi. Phục hồi chỏm xương.</p>
<p align="center" style="margin-left:.75in;"><img height="570" src="file:///C:\Users\ADMIN\AppData\Local\Temp\OICE_4C455E76-38E6-4EFC-96E1-8F2DBC470899.0\msohtmlclip1\01\clip_image002.png" width="423"></p>
<p align="center" style="margin-left:.75in;"><em>Các giai đoạn của bệnh Legg-Calve-Perthes trên Xquang.</em></p>
<p style="margin-left:.75in;"><strong><em>Phân loại mức độ tổn thương trên Xquang:</em></strong></p>
<p style="margin-left:.75in;"><em>Phân loại Salter và Thomson.</em> Để đánh giá theo phân loại này chụp khi bệnh diễn biến ít nhất 4 tháng. Vì vậy đôi khi khó xác nhận.</p>
<p style="margin-left:.75in;">Độ a: Tổn thương dưới 50%. Tiên lượng tốt.</p>
<p style="margin-left:.75in;">Độ b: Tổn thương trên 50%. Tiên lượng xấu.</p>
<p align="center" style="margin-left:.75in;"><img height="299" src="file:///C:\Users\ADMIN\AppData\Local\Temp\OICE_4C455E76-38E6-4EFC-96E1-8F2DBC470899.0\msohtmlclip1\01\clip_image004.png" width="453"></p>
<p align="center" style="margin-left:.75in;"><em>Phân loại Salter và Thomson</em></p>
<p style="margin-left:.75in;"><em>Phân loại Catterall.</em> Đây là phân loại lâu đời nhất, ra đời từ năm 1971 và sửa đổi vào năm 2008. Phân loại gồm 4 nhóm. Nó có giá trị tiên lượng cao.</p>
<p style="margin-left:.75in;">Nhóm 1: Tổn thương 0-25% chỏm. Tiên lượng tốt ở mọi lứa tuổi.</p>
<p style="margin-left:.75in;">Nhóm 2: Tổn thương 25-50% chỏm. Tiên lượng tốt ở trẻ <4 tuổi. Tiên lượng xấu 50% ở trẻ > 4 tuổi.</p>
<p style="margin-left:.75in;">Nhóm 3: Tổn thương 50-75% chỏm. Tiên lượng xấu.</p>
<p style="margin-left:.75in;">Nhóm 4: Tổn thương >75% chỏm. Tiên lượng xấu.</p>
<p align="center" style="margin-left:.75in;"><img height="287" src="file:///C:\Users\ADMIN\AppData\Local\Temp\OICE_4C455E76-38E6-4EFC-96E1-8F2DBC470899.0\msohtmlclip1\01\clip_image006.png" width="453"></p>
<p align="center" style="margin-left:.75in;"><em>Phân loại Catterall</em></p>
<p style="margin-left:.75in;"><em>Phân loại Herring.</em> Đây là phân loại có nhiều ý nghĩa trong thực hành lâm sàng. Nó còn được gọi là “phân loại trụ bên”. Phân loại chia 3 nhóm.</p>
<p style="margin-left:.75in;">Nhóm A: Không tổn thương trụ bên. Tiên lượng tốt.</p>
<p style="margin-left:.75in;">Nhóm B: Tổn thương trụ bên <50%. Tiên lượng tốt nếu <9 tuổi.</p>
<p style="margin-left:.75in;">Nhóm C: Tổn thương trụ bên >50%, gồm C1 (50-75%) và C2 (>75%). Tiên lượng xấu.</p>
<p align="center" style="margin-left:.75in;"><img height="270" src="file:///C:\Users\ADMIN\AppData\Local\Temp\OICE_4C455E76-38E6-4EFC-96E1-8F2DBC470899.0\msohtmlclip1\01\clip_image008.png" width="408"></p>
<p align="center" style="margin-left:.75in;"><em>Phân loại Herring</em></p>
<ul>
<li><strong><em>Cộng hưởng từ khớp háng.</em></strong> Có vai trò đánh giá sớm tổn thương khớp háng cũng như phần mềm xung quanh. Tuy nhiên, giá trị chủ yếu của cộng hưởng từ trong trường hợp này là để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.</li>
<li><strong><em>Siêu âm khớp háng:</em></strong> Đánh giá màng hoạt dịch, dịch khớp và sơ bộ tổn thương chỏm.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh Legg-Calve-Perthes</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;"><strong><em>Biến chứng:</em></strong></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Khi bệnh Legg-Calve-Perthes tiến triển, các biến dạng khác nhau của chỏm xương đùi có thể phát triển. Phổ biến nhất là coxa magna (mở rộng chỏm xương đùi) và coxa plana (làm phẳng chỏm xương đùi). Nếu chỏm xương đùi bị tổn thương, nó có thể dẫn đến ngừng phát triển sớm dẫn đến chênh lệch chiều dài chân (chân ngắn- chân dài). Chỏm xương đùi được hình thành kém cũng có thể dẫn đến loạn sản khớp háng và hậu quả là hông lệch. Một biến chứng muộn của căn bệnh thời thơ ấu này là thoái hóa khớp háng sớm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh Legg-Calve-Perthes</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tránh khói thuốc (cả thời gian mẹ mang thai và thời thơ ấu của trẻ)</li>
<li style="text-align: justify;">Tránh những chấn thương mạnh, vận động quá sức</li>
<li style="text-align: justify;">Dih dưỡng đầy đủ</li>
<li style="text-align: justify;">Điều trị các bệnh lý kèm theo (đặc biệt bệnh rối loạn đông máu)</li>
<li style="text-align: justify;">Tránh sử dụng corticoid</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tiên lượng</strong></p>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Các nghiên cứu hồi cứu về kết quả muộn đã chỉ ra rằng hơn 80% trường hợp chỏm xương đùi bị ảnh hưởng có kết quả tốt hoặc rất tốt kéo dài những năm 40 tuổi. Tuy nhiên, một nghiên cứu hồi cứu của McAndrew và cộng sự cho thấy rằng một nửa số bệnh nhân cuối cùng phải thay khớp háng nhân tạo sau 50 năm mắc bệnh. Các yếu tố có giá trị tiên lượng bệnh bao gồm</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;"> Tuổi</li>
</ul>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Đây là yếu tố lâm sàng tiên lượng chính. Trong y văn, độ tuổi ranh giới giữa tiên lượng tốt và xấu dao động trong khoảng từ 6 đến 9 tuổi ( hoặc từ 3 đến 8 tuổi tùy tài liệu). Nó thực sự liên quan đến tuổi xương hơn là tuổi tính theo thời gian sinh ra. Theo Herring, giới hạn mà tiên lượng xấu hơn là tuổi > 8 tuổi (tính theo thời gian sinh ra) hoặc tuổi xương > 6 năm. Tuổi khởi phát càng muộn thì sự phục hồi tổn thương chỏm xương đùi càng kém do phần xương dưới sụn phát triển kém hơn, trẻ dễ bị biến dạng chỏm, ngắn chi, lệch trục khớp hơn.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Giới tính</li>
</ul>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Giới tính nữ là một yếu tố nguy cơ không thuận lợi cho tiên lượng xấu. Có một sự chênh lệch liên quan đến tiến độ của quá trình trưởng thành xương ở trẻ nữ so với trẻ nam cùng tuổi, làm giảm thời gian tu sửa chỏm xương đùi theo độ tuổi tương ứng. Do đó, khi trẻ nữ mắc bệnh, chỏm xương đùi khó hồi phục được như trẻ nam,</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thừa cân</li>
</ul>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Nó là một yếu tố nguy cơ cho tiên lượng xấu. Thừa cân làm tăng trọng lực lên khớp háng. Với áp lực cao, chỏm xương đùi sẽ kém hoàn thiện hơn.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Triệu chứng khi khám lâm sàng</li>
</ul>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Cứng khớp háng và đặc biệt là co rút khi ngồi thêm hoặc không nằm sấp được là các yếu tố gây hại.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Hình ảnh Xquang khớp háng.</li>
</ul>
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Herring B-C sẽ có tiên lượng xấu hơn Herring A. Tương tự Salter và Thompson B hay Catterall 3-4 cũng có tiên lượng xấu hơn.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Legg-Calve-Perthes</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Chẩn đoán bệnh Legg-Calve-Perthes chủ yếu dựa vào X- quang khớp háng thẳng nghiêng. Các hình ảnh Xquang được mô tả ở phần chẩn đoán hình ảnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_1111.jpeg"><br>
<em>Hình ảnh X-quang của bệnh</em></p>
<p><strong>Chẩn đoán phân biệt</strong><br>
Các chẩn đoán phân biệt chính của bệnh Perthes bao gồm: </p>
<ul>
<li>Viêm khớp tự phát thiếu niên</li>
<li>Viêm xương tủy xương</li>
<li>Loạn sản Meyer</li>
<li>Loạn sản biểu mô</li>
<li>Bệnh giả "Perthes" do loạn sản xương</li>
<li>Hoại tử chỏm xương đùi do cortisoid gây ra</li>
<li>Thiếu máu hồng cầu hình liềm</li>
<li>Thalassemia</li>
<li>Bệnh Down</li>
<li>Hội chứng Trichorhinophalangeal</li>
<li>Bệnh Gaucher</li>
<li>Bệnh máu khó đông</li>
<li>Suy giáp</li>
<li>Hội chứng klinefelter</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Legg-Calve-Perthes</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="margin-left: 9pt; text-align: justify;">Mục tiêu điều trị bao gồm: (1) Kiểm soát cơn đau, giảm triệu chứng, (2) phục hồi tầm vận động khớp háng (3) Giữ chỏm xương đùi trong ổ cối.</p>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li style="text-align: justify;"><strong><em>Điều trị bảo tồn</em></strong></li>
</ol>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Điều trị bảo tồn hiệu quả ở trẻ nhỏ, dưới 8 tuổi, tổn thương khớp háng Herring A-B, tầm vận động khớp háng còn duy trì tương đối.</p>
<p style="margin-left: 27pt; text-align: justify;">Trước đây, người ta đã ngăn chặn biến dạng của chỏm xương đùi bằng cách bất động và kéo khớp háng liên tục. Trẻ nằm lâu dài trên giường, khi đi phải chống nạng hoặc dùng các dụng cụ chỉnh hình cồng kềnh trong suốt thời gian bị bệnh. Tuy nhiên, việc bất động lâu dài có thể làm tăng áp lực trong khớp, teo cơ, cứng khớp, tăng cân, và mặc cảm xã hội. Do đó, phương pháp này không còn sử dụng ngày nay. Các phương pháp điều trị bảo tồn hiện nay bao gồm:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Hoạt động thể thao nhẹ nhàng. Nên tập thể dục dưới nước, bơi, đạp xe.</li>
<li style="text-align: justify;">Tránh vận động mạnh, tì đè nhiều vào chỏm xương đùi bên bệnh.</li>
<li style="text-align: justify;">Duy trì cân nặng ổn định. Nếu trẻ béo phì, trọng lượng dồn xuống khớp háng lớn sẽ làm khớp háng khó phục hồi.</li>
<li style="text-align: justify;">Tránh khói thuốc. Trẻ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc có nguy cơ mắc bệnh cũng như tiến triển bệnh nặng hơn so với bình thường.</li>
<li style="text-align: justify;">Dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung calci và vitamin D.</li>
<li style="text-align: justify;">Tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu.</li>
<li style="text-align: justify;">Trong giai đoạn cấp, trẻ đau và cứng khớp cần dùng thuốc giảm đau giãn cơ. Có thể lựa chọn paracetamol đơn độc hoặc kết hợp theo bậc thang giảm đau của WHO. Bên cạnh đó có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid loại không phải paracetamol (như ibuprofen, diclofenac…) nếu không có chống chỉ định. Không dùng corticoid để giảm đau cho trẻ vì thuốc này có nguy cơ gây tổn thương chỏm xương đùi nặng hơn. Trường hợp cứng khớp cần dùng các biện pháp vật lý trị liệu để giãn cơ tại chỗ hoặc thuốc giãn cơ nếu không có chống chỉ định</li>
<li style="text-align: justify;">Theo dõi thường quy bằng Xquang khớp háng (1-2 năm/lần)</li>
</ul>
<ol style="list-style-type:lower-alpha;">
<li style="text-align: justify;" value="2"><strong><em>Phẫu thuật</em></strong></li>
</ol>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chỉ định:</li>
</ul>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trẻ >8 tuổi</li>
<li style="text-align: justify;">Herring typ B-C</li>
<li style="text-align: justify;">Tổn thương >50% chỏm xương đùi</li>
<li style="text-align: justify;">Điều trị bảo tồn không đáp ứng, chỏm xương đùi không nằm trong ổ cối.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_20190805_102857_097635_phau-thuat-tai-benh-v.max-800x800.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả</em></p>
<p style="text-align: justify;">Phẫu thuật với mục đích chính là cắt xương, sửa trục, đưa chỏm xương đùi vào trong ổ cối giúp chỏm xương phát triển tốt hơn, tránh xẹp chỏm cũng như ngắn chi.</p>
<p style="text-align: justify;">Phẫu thuật ở các giai đoạn đầu sẽ tốt hơn cho sự phát triển chỏm xương đùi của trẻ. Sau phẫu thuật, trẻ cần tập phục hồi chức năng phù hợp.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Loder RT, Skopelja EN. The epidemiology and demographics of legg-calvé-perthes' disease. ISRN Orthop. 2011;2011:504393.</li><li>Wiig O, Terjesen T, Svenningsen S. Prognostic factors and outcome of treatment in Perthes’ disease. J Bone Joint Surg. 2008;90-B:1364–71.</li><li>Dustmann HO. [Etiology and pathogenesis of epiphyseal necrosis in childhood as exemplified with the hip]. Z Orthop Ihre Grenzgeb. 1996 Sep-Oct;134(5):407-12.</li><li>Lee WY, Hwang DS, Ha YC, Kim PS, Zheng L. Outcomes in patients with late sequelae (healed stage) of Legg-Calvé-Perthes disease undergoing arthroscopic treatment: retrospective case series. Hip Int. 2018 May;28(3):302-308.</li><li>Lee DS, Jung ST, Kim KH, Lee JJ. Prognostic value of modified Lateral pillar classification in Legg-Calvé-Perthes disease. Clinics in Orthopedic surgery. 2009;1:222–229.</li><li>Catterall A. The natural history of Perthes disease. J Bone Joint Surg Br. 1971;53:37–53.</li><li>Herring JA, Kim HT, Browne R. Legg-Calvé-Perthes disease. Part II: Prospective multicenter study of the effect of treatment on outcome. J Bone Joint Surg. 2004;86-A:2121–2134.</li><li>Herring JA, Kim HT, Browne R. Legg-Calvé-Perthes disease. Part I: Classification of radiographs with use of the modified lateral pillar and Stulberg classifications. J Bone Joint Surg. 2004;86-A:2103–2120 </li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-leggcalveperthes-svpki |
Glocom nguyên phát góc đóng | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Glocom nguyên phát góc đóng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Glocom là một tình trạng bệnh lý của thần kinh thị giác, đặc trưng bởi sự chết của các tế bào hạch võng mạc. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục vì vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng.</p>
<p style="text-align: justify;"><img alt="Glocom là một tình trạng bệnh lý của thần kinh thị giác, đặc trưng bởi sự chết của các tế bào hạch võng mạc" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_benh-glocom.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Glocom là một tình trạng bệnh lý của thần kinh thị giác, đặc trưng bởi sự chết của các tế bào hạch võng mạc</em></p>
<p style="text-align: justify;">Thông thường glocom được phân loại theo tình trạng của góc tiền phòng thành 2 loại chính: Glocom góc đóng và glocom góc mở; trong đó mỗi loại lại chia ra thành nguyên phát và thứ phát. Ngoài ra còn có glocom thứ phát cơ chế hỗn hợp, glocom bẩm sinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Glocom nguyên phát góc đóng được chia làm 3 loại chính:</p>
<p style="text-align: justify;">- Nghi ngờ đóng góc</p>
<p style="text-align: justify;">- Góc đóng nguyên phát</p>
<p style="text-align: justify;">- Glocom nguyên phát góc đóng. </p>
<p style="text-align: justify;">Glocom nguyên phát góc đóng là tình trạng bệnh lý tổn hại tiến triển các tế bào hạch võng mạc đặc trưng bởi tổn thương thị trường và đầu dây thần kinh thị giác mà do góc tiền phòng bị đóng một phần hoặc hoàn toàn dẫn tới tăng nhãn áp gây nên và không tìm thấy các bệnh lý gây đóng góc tiền phòng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Glocom nguyên phát góc đóng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Glocom là một biến đổi bệnh lý của thị thần kinh dẫn tới giảm thị lực. Có nhiều thuyết chứng minh bản chất bệnh lý của glocom nhưng phần lớn các trường hợp chưa xác định được bệnh căn chính xác.</p>
<p style="text-align: justify;"><img src="/ImagePath\images\20210829/20210829_20210625_glocom.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh glocom</em></p>
<p style="text-align: justify;">Vai trò của thị thần kinh là truyền tín hiệu thị giác đến não. Biến đổi thị thần kinh trong glocom không chỉ ảnh hưởng đến hình thái thần kinh mà còn ảnh hưởng tới cả chức năng. Biến đổi do glocom gây tổn hại các sợi thần kinh, cuối cùng dẫn tới biến đổi thị trường. Bản chất của biến đổi của glocom là chậm và tăng dần trong hầu hết các trường hợp.</p>
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, có 2 thuyết được dùng để giải thích sinh lý bệnh của glocom được chấp nhận rộng rãi hơn cả. Thuyết thứ nhất là thuyết cơ học, thuyết này giải thích tốt nhất tổn hại thị thần kinh xảy ra do các lực cơ học như tăng nhãn áp. Thuyết thứ hai là thuyết mạch máu, thuyết này cho rằng những bất thường lưu lượng máu góp phần vào sự xuất hiện glocom và mô tả tốt nhất glocom nhãn áp bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong hình thái glocom nguyên phát góc đóng<strong>, </strong>cấu trúc vùng bè là bình thường. Bệnh thường xảy ra do 2 cơ chế chính:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nghẽn đồng tử:</strong> Trên địa trạng mắt có cấu trúc giải phẫu đặc biệt, khi đồng tử ở trạng thái giãn nửa vời, diện tiếp xúc giữa mống mắt và mặt trước của thể thuỷ tinh tăng lên gây cản trở lưu thông thuỷ dịch từ hậu phòng ra tiền phòng. Thuỷ dịch bị ứ lại trong hậu phòng, áp lực trong hậu phòng tăng lên đẩy chân mống mắt nhô ra trước, áp vào vùng bè gây đóng góc và tăng nhãn áp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nghẽn góc tiền phòng:</strong> lúc đầu mống mắt chỉ áp vào vùng bè nhưng chưa có dính góc thực thể (làm nghiệm pháp ấn góc, vùng mống mắt áp dính sẽ được tách ra). Nếu không được điều trị kịp thời, quá trình đóng góc kéo dài sẽ đưa đến tình trạng dính góc thực sự.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Glocom nguyên phát góc đóng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Nghi ngờ góc đóng</strong><strong> nguyên phát</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Có biểu hiện tiếp xúc hoặc gần tiếp xúc của mống mắt vào vùng bè củng – giác mạc từ nửa chu vi trở lên nhưng không có dính góc, không tăng nhãn áp và không có tổn hại thị thần kinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Hầu như không có triệu chứng lâm sàng, mà chỉ được phát hiện tình cở qua thăm khám mắt định kỳ hoặc khám mắt vì các bệnh lý khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Góc đóng nguyên phát</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Biểu hiện tiếp xúc hoặc gần tiếp xúc của mống mắt vào vùng bè củng – giác mạc với sự xuất hiện của dính góc hoặc tăng nhãn áp nhưng chưa gây tổn hại cho thị thần kinh.</p>
<p style="text-align: justify;">Có thể hoàn toàn không có triệu chứng nếu nhãn áp tăng ở mức không quá cao, hoặc có các triệu chứng dễ lẫn với các bệnh lý khác, như nhức mắt, mỏi mắt, nhìn mờ, …</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Glocom nguyên phát góc đóng</strong></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><img alt="Glocom nguyên phát góc đóng" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_glocom-goc-dong-2-9-638.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Glocom nguyên phát góc đóng</em></p>
<p style="text-align: justify;">Tùy theo cơ chế gây tăng nhãn áp mà Glocom nguyên phát góc đóng được chia làm 2 loại:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Glocom nguyên phát góc đóng có nghẽn đồng tử</li>
<li style="text-align: justify;">Glocom nguyên phát góc đóng không có nghẽn đồng tử</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>3.1. Glocom nguyên phát góc đóng có nghẽn đồng tử</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trong thể này do đồng tử bị nghẽn kèm theo nghẽn góc tiền phòng, thủy dịch không thoát được từ hậu phòng ra tiền phòng, và không thoát được từ tiền phòng vào hệ thống tĩnh mạch của mắt dẫn tới tăng nhãn áp. Glocom nguyên phát góc đóng có nghẽn đồng tử được chia thành ba thể lâm sàng tùy theo diến biến bệnh.</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Glocom góc đóng cấp tính</li>
<li style="text-align: justify;">Glocom góc đóng bán cấp</li>
<li style="text-align: justify;">Glocom góc đóng mạn tính</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><em>3</em><em>.</em><em>1</em><em>.1.</em> <em>Glocom góc đóng c</em><em>ấ</em><em>p tính</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh cảnh lâm sàng rất điển hình, diễn biến rầm rộ thành cơn dễ chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh khởi phát đột ngột, có thể xảy ra sau một số yếu tố phát động như xúc động mạnh hoặc sau khi dùng một số thuốc có tác dụng lên hệ thần kinh thực vật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng chủ quan: Đột nhiên bệnh nhân thấy nhức mắt, nhức xung quanh hố mắt, nhức lan lên nửa đầu cùng bên. Kèm theo bệnh nhân thấy nhìn mờ, nhìn đèn có quầng màu sắc xanh – đỏ. Đôi khi có cảm giác sợ ánh sáng, chảy nước mắt. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, vã mồ hôi, …</p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng thực thể: Mi mắt sưng nề, mắt đỏ, giác mạc phù, mờ đục có bọng biểu mô, tiền phòng nông, góc tiền phòng đóng kín, đồng tử giãn nửa chừng, mất phản xạ với ánh sáng, thể thủy tinh phù có màu xanh lơ có thể có các vết rạn bao trước. Đáy mắt rất khó soi nhưng nếu soi được có thể thấy gai thị sung huyết, mạch máu giãn đôi khi có xuất huyết cạnh gai.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các khám nghiệm chức năng: Thị lực giảm sút, nhãn áp rất cao, thị trường có thể tổn thương hay chưa tùy theo giai đoạn bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>3</em><em>.</em><em>1</em><em>.2.</em> <em>Glocom góc đóng</em><em> bán cấp</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Biểu hiện bằng những đợt có chu kỳ giảm thị lực, nhìn thấy nhiều quầng sáng, đau nhức mắt nhẹ do tăng nhãn áp. Nhưng những triệu chứng này tự mất đi và nhãn áp bình thường giữa các đợt.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán bệnh dựa vào bệnh sử điển hỉnh và hình ảnh góc tiền phòng hẹp giúp cho gợi ý chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;">- Để chẩn đoán xác định bệnh cần thực hiện đo nhãn áp nhiều lần trong ngày, nhiều đợt hoặc đo ngay khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng gợi ý; tiến hành một số nghiệm pháp glocom, soi đáy mắt và quan trọng nhất, cần cho bệnh nhân làm thị trường và chụp OCT đầu dây thần kinh thị giác.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>3.1.3. </em><em>Glocom góc đóng mãn tính </em></p>
<p style="text-align: justify;">- Triệu chứng lâm sàng cũng âm thầm kín đáo như glocom góc mở nhưng khi khám mắt sẽ thấy tiền phòng nông, góc tiền phòng hẹp hoặc đóng, lõm gai rộng, nhãn áp tăng ở mức vừa phải.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán xác định cũng cần dựa vào kết quả chụp OCT đầu thị thần kinh và thị trường.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>3.2 Glocom nguyên phát góc đóng không có nghẽn đồng tử hay </em></strong><strong><em>Hội chứng mống mắt phẳng</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trong hội chứng mống mắt phẳng có sự bất thường của chân mống mắt nên khi đồng tử giãn, vùng chu vi mống mắt dồn lên và bít lấy vùng bè. Nghẽn đồng tử thường ít xảy ra.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Glocom nguyên phát góc đóng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Những tổn thương thị trường chia làm 5 giai đoạn:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 1:</em></strong> Xuất hiện những tổn thương tương đối ở vùng Bjerrum. Đối với thị trường kế động, tổn thương biểu hiện như sự co hẹp của những đường đồng cảm tới khoảng 50 độ chu biên kể từ điểm định thị. Đối với thị trường kế tĩnh, tổn thương có thể xuất hiện một hoặc nhiều ám điểm nhỏ ở vùng này.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 2:</em></strong> Mở rộng những ám điểm có sẵn ở vùng Bjerrum hoặc những ám điểm sẵn có này liên kết với nhau thành một ám điểm lớn. Trong hai giai đoạn này, tổn thương thị trường thường xuất hiện ở phía mũi và có thể được biểu hiện như mở rộng của điểm mù. Giai đoạn này gây thu hẹp thị trường chu biên chưa vượt quá 50 độ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 3:</em></strong> Xuất hiện một ám điểm hình cung Bjerrum hoàn hảo với khuyết thị trường về phía mũi điển hình của Ronne. Thu hẹp thị trường chu biên tới 15 độ kể từ điểm định thị.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 4:</em></strong> Tổn thương mở rộng ra thành hình vòng hoặc nửa vòng khu trú một đảo thị giác ở trung tâm cũng như ở chu biên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 5:</em></strong> Thị trường trung tâm cũng bị tổn thương, chỉ còn lại một phần thị trường ở phía thái dương.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Glocom nguyên phát góc đóng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Các hình thức quản lý bệnh nhân</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Dixpanxe (Dispanser) glocom là một hình thái tổ chức y tế tiến bộ, một mô hình tổ chức có trách nhiệm quản lý bệnh nhân glocom tại cộng đồng, từ cơ sở tới trung ương với các hình thức:</p>
<p style="text-align: justify;">1.1.Tuyên truyền</p>
<p style="text-align: justify;">Tuyên truyền phòng bệnh trong nhân dân về những triệu chứng ưu tiên và rõ rệt nhất của bệnh glocom và các tác hại của bệnh thông qua các hình thức tuyên truyền như viết báo, phát thanh qua mạng lưới thông tin đại chúng (đài, vô tuyến truyền hình), tranh ảnh, tờ rơi, áp phích.</p>
<p style="text-align: justify;">1.2. Phát hiện sớm</p>
<p style="text-align: justify;">Những bệnh nhân tới khám mắt từ 35-40 trở lên cần được đo nhãn áp. Những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ cần được đo nhãn áp thường xuyên, theo dõi nhiều lần trong ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">1.3. Quản lý</p>
<p style="text-align: justify;">Tại địa phương, việc quản lý bệnh nhân glocom cần được thực hiện một cách chu đáo. Đối tượng quản lý là những bệnh nhân có các biểu hiện nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán bị glocom thuộc mọi hình thái, ở mọi giai đoạn phát triển đã, đang được điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">1.4. Điều trị</p>
<p style="text-align: justify;">Việc điều trị phải tuân thủ theo phác đồ, thống nhất giữa điều trị nội trú và ngoại trú. Chú ý đến các bệnh toàn thân, hướng dẫn về chế độ lao động thích hợp với tình trạng chức năng thị giác vá mức độ điều chỉnh nhãn áp, chế độ sinh hoạt.</p>
<p style="text-align: justify;">2. Phát hiện tiến triển bệnh glocom</p>
<p style="text-align: justify;">Nhãn áp, biến đổi thị trường và thay đổi của đầu thị thần kinh là những dấu hiệu quan trọng giúp đánh giá tiến triển bệnh glocom. Ngoài ra, các dấu hiệu như thị lực, tình trạng góc tiền phòng, biến đổi của vùng bọng thấm sau phãu thuật, … cũng là những yếu tố hỗ trợ giúp xác định tiến triển của bệnh glocom, giúp đưa ra những quyết định điều trị đúng đắn.</p>
<p style="text-align: justify;">2.1. Nhãn áp</p>
<p style="text-align: justify;">Đo nhãn áp tại mỗi lần người bệnh đến khám, xác định biến đổi nhãn áp trong ngày giúp đánh giá được mức nhãn áp đích tại mỗi thời điểm bệnh. Do đa số các thuốc và các phương pháp điều trị đều nhằm tác động vào nhãn áp nên kết quả hạ nhãn áp là kết quả trực tiếp nói lên hiệu quả điều trị. Bất cứ sự biến đổi nhãn áp tăng trên mức nhãn áp đích, dao động nhãn áp tăng trên 5 mmHg đều cần có sự điều chỉnh thêm của chế độ điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">2.2. Thị trường</p>
<p style="text-align: justify;">Tổn thương thị trường là quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời do nguyên nhân lão hóa theo tuổi, sự tự chết của tế bào hoặc do các bệnh lý gây tổn thương lớp sợi thần kinh thị giác. Có nhiều cách đánh giá tiến triển của tổn thương thị trường trong bệnh glocom như so sánh bản ghi tổng hợp giữa các lần đo thị trường (Overview printout), bản ghi biểu đồ so sánh các chỉ số thị trường (Change analysis printout), phân tích khả năng biến đổi do glocom (Glaucoma change probability analysis) và sử dụng phần mềm GPA (Glaucoma progression analysis). Trên lâm sàng hiện nay, việc sử dụng phần mềm GPA được cho là cách theo dõi tiến triển glocom chính xác và tiện dụng nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">Các bước tiến hành theo dõi tiến triển tổn thương thị trường glocom bằng ứng dụng phần mềm GPA</p>
<p style="text-align: justify;">-Bước 1: Thiết lập dữ liệu cơ bản (số liệu về các điểm tổn thương khư trú trên thị trường (Pattern deviation plot)). Nếu bệnh nhân đã được đo thị trường từ 3 lần trở lên, phần mềm GPA sẽ thiết lập dữ liệu cơ bản của bệnh nhân dựa trên số liệu của 2 bản ghi thị trường đầu tiên.</p>
<p style="text-align: justify;">-Bước 2: Các số liệu từ bản ghi thị trường mới sẽ được so sánh với số liệu cơ bản vừa được thiết lập (so sánh số liệu trên Pattern deviation plot). Lập bản ghi chỉ số khác biệt (DB) giữa bản ghi mới và số liệu cơ bản.</p>
<p style="text-align: justify;">-Bước 3: So sánh các số liệu vừa thu được tại từng điểm tổn thương với dữ liệu lưu trữ trong máy tính ( dữ liệu của các bệnh nhân glocom không có tiến triển bệnh, cùng lứa tuổi). Hiển thị sự khác biệt của từng điểm trên thị trường theo ký hiệu quy ước để đánh giá tiến triển như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Ʌ tiến triển với mức ý nghĩa 95%</p>
<p style="text-align: justify;"><img height="20" src="file:///C:\Users\ADMIN\AppData\Local\Temp\OICE_73349482-4752-4ABC-BEFA-D5E2C9E43F5C.0\msohtmlclip1\01\clip_image001.png" width="22">+ biểu hiện tiến triển với mức ý nghĩa 95% trên 2 lần khám thị trường liên tiếp</p>
<p style="text-align: justify;"><img height="20" src="file:///C:\Users\ADMIN\AppData\Local\Temp\OICE_73349482-4752-4ABC-BEFA-D5E2C9E43F5C.0\msohtmlclip1\01\clip_image002.png" width="21">+ biểu hiện tiến triển với mức ý nghĩa 95% trên 3 lần khám thị trường liên tiếp</p>
<p style="text-align: justify;">+ X không đánh giá được sự biến đổi có ý nghĩa thống kê hay không</p>
<p style="text-align: justify;">Tiêu chí để xác định tổn thương thị trường tiến triển là khi:</p>
<p style="text-align: justify;">+Đo thị trường ít nhất 3 lần</p>
<p style="text-align: justify;">+Mỗi lần khám mới được so sánh với 2 lần khám thị trường cơ bản đầu tiên</p>
<p style="text-align: justify;">+ Các lần khám sau, số liệu được so sánh với 2 lần khám thị trường cơ bản và 2 lần khám thị trường gần nhất.</p>
<p style="text-align: justify;">Phần mềm GPA sẽ cảnh cáo tiến triển tổn thương thị trường theo các mức:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Có thể có tiến triển “possible progression”: Nếu có 3 điểm cảnh báo dạng Ʌ</p>
<p style="text-align: justify;"><img height="20" src="file:///C:\Users\ADMIN\AppData\Local\Temp\OICE_73349482-4752-4ABC-BEFA-D5E2C9E43F5C.0\msohtmlclip1\01\clip_image002.png" width="21">+ Có xu hướng tiến triển “likely progression”: Nếu có 3 điểm cảnh báo dạng</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, chỉ số VFI (visual field index) cho biết % chức năng thị trường còn lại của từng thời điểm. Chỉ số này giúp đánh giá tiến triển cho các trường hợp tổn thương thị trường nặng hoặc tổn thương lan tỏa.</p>
<p style="text-align: justify;">Phân loại giai đoạn của Glocom theo VFI:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn 0 (chưa bị glocom): VFI > 90%.</li>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn 1 (sớm): VFI ≥ 82%.</li>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn 2 (trung bình): 63-81%</li>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn 3 (nặng):43-62%</li>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn 4 (trầm trọng): 23-42%</li>
<li style="text-align: justify;">Giai đoạn 5 (mù): < 22%</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">. Tốc độ tổn hại TT (đơn vị: dB/tháng hoặc năm) = Chênh lệch MD giữa 2 lần khám/ khoảng thời gian giữa 2 lần khám (tháng/năm).</p>
<p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức chậm khi tổn hại dưới 0,2db/năm (tương đương với tổn hại hoàn toàn thị trường ở 1 thị trường bình thường sẽ diễn ra sau 150 năm)</p>
<p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức trung bình khi tổn hại từ 0,2-2 db/năm</p>
<p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức nhanh chóng khi tổn hại trên 2 db/năm</p>
<p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn thương thị trường mức nhanh chóng khi tổn hại trên 2 db/năm (tương đương với tổn hại hoàn toàn thị trường ở 1 thị trường bình thường sẽ diễn ra sau 15 năm)</p>
<p style="text-align: justify;">2.3. Đầu thị thần kinh</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Trên lâm sàng:</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Phân loại xu hướng tổn thương đầu thị thần kinh DDLS (Disc Damage Likelihood Scale) mới do Spaeth đề xuất đã khắc phục những nhược điểm của cách đánh giá tỉ lệ C/D đơn thuần vì đã chú trọng diện tích viền thần kinh và hiệu chỉnh kết quả đánh giá tổn thương đầu thị thần kinh theo kích thước gai thị. Đồng thời DDLS cũng bao phủ toàn bộ tiến trình của tổn thương đĩa thị thông qua việc phân chia chi tiết tới những giai đoạn nặng nhất của bệnh. Ngoài DDLS, các hệ thống phân loại khác của của Armaly, Read – Spaeth, Shiose, Richardson, Nesterov, Jonas cũng đã và đang được tiếp tục nghiên cứu. <img alt="Description: https://media.bacsinoitru.vn/2018/01/23/Table1.jpg" height="393" src="file:///C:\Users\ADMIN\AppData\Local\Temp\OICE_73349482-4752-4ABC-BEFA-D5E2C9E43F5C.0\msohtmlclip1\01\clip_image004.jpg" width="624"></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Trên kết quả chụp OCT:</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Theo GPA (Guided Progression Analysis): Lớp sợi thần kinh quanh gai được đánh giá là có tổn hại khi độ dày trung bình hoặc độ dày ở 1 múi giờ giảm trên 20µm</p>
<p style="text-align: justify;">Tốc độ tổn hại RNFL (đơn vị µm/tháng) = Chênh lệch độ dày của RNFL giữa 2 lần khám/ khoảng thời gian giữa 2 lần khám(tháng).</p>
<p style="text-align: justify;">3.Tần suất khám lại cho bệnh nhân glocom</p>
<p style="text-align: justify;">Tần số khám lại và khoảng cách giữa các lần khám lại tùy thuộc vào mức nhãn áp, mức tổn thương của bệnh, tốc độ tổn hại của thị trường và thần kinh thị giác.</p>
<p style="text-align: justify;">Việc điều chỉnh để đạt được mức nhãn áp yêu cầu cần được thực hiện nhanh chóng. Chính vì vậy, trong thời gian đầu việc đánh giá nhãn áp thường xuyên với khoảng cách một vài ngày hết sức quan trọng . Khi nhãn áp đã đạt được mức ổn định, tần suất và khoảng cách thời gian đến khám lại có thể được đánh giá dựa vào mức tổn thương và tốc độ tổn thương thị trường vào thời điểm được khám.</p>
<p style="text-align: justify;">Thời gian hẹn người khám bệnh lại dựa trên các nguyên tắc sau:</p>
<p style="text-align: justify;">+ Nhắc nhở người bệnh đi khám lại mắt ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu của glocom như đau đỏ, nhức, nhìn mờ như qua màn sương mù, cảm giá căng tức mắt.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Hẹn người bệnh điều trị nội khoa dựa theo thời lượng của thuốc hạ NA để đảm bảo điều trị không ngừng vì hết thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;">+Đối với người bệnh mới mổ mắt – hẹn khám lại sau xuất viện 1 tuần. Sau đó nếu mắt yên, NA điều chỉnh tốt – khám lại sau 1 tháng trong 3 tháng đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">+Người bệnh có NA điều chỉnh ổn định sau mổ: Hẹn khám 3 tháng / 1lần trong năm đầu, sau đó 6 tháng/1 lần.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Người bệnh có nguy cơ cao mất chức năng thị giác, NA dao động hoặc điều chỉnh không ổn định, nghi ngờ bệnh glocom tiếp tục tiến triển: Hẹn khám định kỳ 1 tháng 1 lần.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Đối với những đối tượng nghi ngờ có bệnh glocom: Nếu kết quả khám xét, thử nghiệm âm tính thì hẹn tái khám, tiến hành thử nghiệm lại khoảng nửa năm một lần. Sau 1,5 năm theo dõi bệnh glocom không được xác định thì có thể ngừng quản lý nhưng căn dặn đối tượng đó đi khám lại bất kỳ lúc nào khi có những dấu hiệu của glocom.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Glocom nguyên phát góc đóng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;"><strong>1. Tiền sử</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Khai thác tiền sử gia đình mắc bệnh glocom; tiền sử dùng corticosteroid toàn thân và tại chỗ, tiền sử các bệnh toàn thân. Những trường hợp có tiền sử gia đình, tiền sử sử dụng thuốc có chứa corticosteroid, tiền sử đái tháo đường, cao huyết áp, … nên đi khám, soi đáy mắt và đo nhãn áp định kì, thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>2. Khám mắt</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Phát hiện các trường hợp có cấu trúc giải phẫu nhãn cầu dễ tạo điều kiện gây xuất hiện bệnh glocom: bán kính độ cong giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, góc tiền phòng hẹp, lõm đĩa thị rộng, chênh lệch độ lõm đĩa thị giữa hai mắt, bị lão thị sớm, tăng số kính lão nhanh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Khám mắt chẩn đoán bệnh glocom tại MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210829/20210829_20200723_kham-mat-tai-medlatec.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Khám mắt chẩn đoán bệnh glocom tại MEDLATEC</em></p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>3. Đo nhãn áp</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Trong bộ ba triệu chứng đặc hiệu của glocom, nhãn áp là yếu tố quan trọng, được biết đến nhiều nhất và có thể can thiệp bằng các phương pháp điều trị nội và khoa ngoại.</p>
<p style="text-align: justify;">Người có nhãn áp ở mức > 23 mmHg (đo nhãn áp kế Maclakov) kèm theo các cảm giác chủ quan, triệu chứng khách quan đặc hiệu của glocom (đau nửa đầu hoặc cả hai bên, mờ mắt, tức mắt, nhìn quầng tán sắc xanh đỏ…).</p>
<p style="text-align: justify;">Người có nhãn áp hai mắt chênh lệch quá 5 mmHg.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở giai đoạn sớm của bệnh glocom nhãn áp không phải khi nào cũng cao, mức độ nhãn áp lên xuống thất thường. Do đó, đối với những bệnh nhân có nhãn áp nằm trong khoảng nghi ngờ nên đo nhãn áp nhiều lần trong ngày và theo dõi thường xuyên từ 3-7 ngày.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>4. Khám đánh giá lớp sợi thần kinh võng mạc và đầu dây thần kinh thị giác</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Soi đáy mắt cho phép phát hiện những tổn thương đặc hiệu của bệnh glocom như lõm teo đĩa thị giác, bạc màu và giảm viền thần kinh, tổn thương lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị giác, chuyển hướng, gãy khúc đường đi của mạch máu, xuất huyết võng mạc dọc theo các sợi trục thần kinh hoặc cạnh đĩa thị.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>5. Khám thị trường</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Khám thị trường để phát hiện những tổn thương đặc hiệu của bệnh glocom. Ở giai đoạn sớm của bệnh, thị trường có thể chưa tổn thương. Biểu hiện tổn thương sớm của thị trường bao gồm các hình thái: tổn hại lan tỏa, tổn hại không đồng đều, khuyết phía mũi, ám điểm hình cung, mở rộng điểm mù, ám điểm đơn độc cạnh trung tâm.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiều trường hợp khi bệnh còn ở giai đoạn sớm đã xuát hiện những tổn thương rải rác ở vùng thị trường trung tâm. Những tổn thương này có thể phát hiện được bằng kết quả đo thị trường kế tự động Humphrey.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Những tổn thương thị trường chia làm 5 giai đoạn:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 1:</em></strong> Xuất hiện những tổn thương tương đối ở vùng Bjerrum. Đối với thị trường kế động, tổn thương biểu hiện như sự co hẹp của những đường đồng cảm tới khoảng 50 độ chu biên kể từ điểm định thị. Đối với thị trường kế tĩnh, tổn thương có thể xuất hiện một hoặc nhiều ám điểm nhỏ ở vùng này.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 2:</em></strong> Mở rộng những ám điểm có sẵn ở vùng Bjerrum hoặc những ám điểm sẵn có này liên kết với nhau thành một ám điểm lớn. Trong hai giai đoạn này, tổn thương thị trường thường xuất hiện ở phía mũi và có thể được biểu hiện như mở rộng của điểm mù. Giai đoạn này gây thu hẹp thị trường chu biên chưa vượt quá 50 độ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 3:</em></strong> Xuất hiện một ám điểm hình cung Bjerrum hoàn hảo với khuyết thị trường về phía mũi điển hình của Ronne. Thu hẹp thị trường chu biên tới 15 độ kể từ điểm định thị.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 4:</em></strong> Tổn thương mở rộng ra thành hình vòng hoặc nửa vòng khu trú một đảo thị giác ở trung tâm cũng như ở chu biên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Giai đoạn 5:</em></strong> Thị trường trung tâm cũng bị tổn thương, chỉ còn lại một phần thị trường ở phía thái dương.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>6. Khám đánh giá góc tiền phòng</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Soi góc tiền phòng là một nghiệm pháp cho phép xác định hình ảnh của góc tiền phòng, từ đó có thể chẩn đoán cũng như định hướng điều trị bệnh glocom một cách chính xác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phân độ góc tiền phòng:</strong> Hiện nay tại Việt Nam vẫn sử dụng phổ biến bảng phân loại Shaffer, trong đó phân độ góc tiền phòng được dựa vào độ mở rộng của góc và cấu trúc góc có thể quan sát được.</p>
<table border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" style="width:642px;" width="642">
<tbody>
<tr>
<td style="width:84px;">
<p style="text-align: justify;">Phân loại</p>
</td>
<td style="width:90px;">
<p style="text-align: justify;">Độ mở góc</p>
</td>
<td style="width:78px;">
<p style="text-align: justify;">Độ của góc</p>
</td>
<td style="width:265px;">
<p style="text-align: justify;">Cấu trúc góc nhìn được</p>
</td>
<td style="width:126px;">
<p style="text-align: justify;">Khả năng</p>
<p style="text-align: justify;">đóng góc</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:84px;">
<p style="text-align: justify;">Độ 4</p>
</td>
<td style="width:90px;">
<p style="text-align: justify;">Mở rộng</p>
</td>
<td style="width:78px;">
<p style="text-align: justify;">45-35º</p>
</td>
<td style="width:265px;">
<p style="text-align: justify;">Thấy toàn bộ chi tiết góc tới dải thể mi</p>
</td>
<td style="width:126px;">
<p style="text-align: justify;">Không có</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:84px;">
<p style="text-align: justify;">Độ 3</p>
</td>
<td style="width:90px;">
<p style="text-align: justify;">Mở</p>
</td>
<td style="width:78px;">
<p style="text-align: justify;">35-20º</p>
</td>
<td style="width:265px;">
<p style="text-align: justify;">Thấy chi tiết góc tới cựa củng giác mạc, không thấy dải thể mi</p>
</td>
<td style="width:126px;">
<p style="text-align: justify;">Không có</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:84px;">
<p style="text-align: justify;">Độ 2</p>
</td>
<td style="width:90px;">
<p style="text-align: justify;">Hẹp</p>
</td>
<td style="width:78px;">
<p style="text-align: justify;">20-10º</p>
</td>
<td style="width:265px;">
<p style="text-align: justify;">Thấy chi tiết góc tới dải bè, không thấy dải thể mi và cựa củng mạc</p>
</td>
<td style="width:126px;">
<p style="text-align: justify;">Có thể đóng</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:84px;">
<p style="text-align: justify;">Độ 1</p>
</td>
<td style="width:90px;">
<p style="text-align: justify;">Rất hẹp</p>
</td>
<td style="width:78px;">
<p style="text-align: justify;">20-10º</p>
</td>
<td style="width:265px;">
<p style="text-align: justify;">Chỉ thấy vòng Schwalbe</p>
</td>
<td style="width:126px;">
<p style="text-align: justify;">Rất có thể đóng</p>
</td>
</tr>
<tr>
<td style="width:84px;">
<p style="text-align: justify;">Độ 0</p>
</td>
<td style="width:90px;">
<p style="text-align: justify;">Đóng</p>
</td>
<td style="width:78px;">
<p style="text-align: justify;">20-10º</p>
</td>
<td style="width:265px;">
<p style="text-align: justify;">Không thấy cấu trúc góc</p>
</td>
<td style="width:126px;">
<p style="text-align: justify;">Đóng</p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>7. Chụp cắt lớp đĩa thị, lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị(OTC)</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">OTC giúp chẩn đoán xác định glocom ở giai đoạn sớm khi tổn thương lớp sợi thần kinh phù hợp với kết quả thị trường về vị trí và mức độ tổn thương.</p>
<p style="text-align: justify;">Tìm dấu hiệu biến đổi quy luật ISNT: độ dày lớp viền thần kinh quanh gai thị tuân theo quy luật ISNT (độ dày giảm dần từ dưới -> trên -> mũi -> thái dương) nhưng trong bênh glocom, lớp viền thần kinh quanh gai thị phía trên và dưới thường bị mỏng đi trước khiến không duy trì được quy luật ISNT và quan sát được trên kết quả OCT).</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>8. Chụp đáy mắt</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Ghi lại hình ảnh đĩa thị giác để phân tích tổn thương và so sánh kết quả giữa các lần theo dõi.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>9. Nghiệm pháp phát hiện sớm glocom</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Có hai loại nghiệm pháp: tăng tải và giảm tải. Các nghiệm pháp tạo nên điều kiện gây chuyển dịch trạng thái của mắt sang hướng xấu hoặc tốt lên trong một giới hạn thời gian. Các nghiệm pháp này cho phép rút ngắn giai đoạn nghi ngờ, giảm lo âu cho người bệnh, rút ngắn thời gian theo dõi, đặc biệt những bệnh nhân không có điều kiện nằm viện có thể chỉ định làm thử nghiệm pháp phát hiện sớm glocom. Các nghiệm pháp thường được sử dụng trong phát hiện sớm glocom bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Glocom góc đóng</strong>: Nghiệm pháp buồng tối, tra Homatropine, nghiệm pháp bịt mắt, cúi đầu. Ngoài ra, có thể kết hợp các nghiệm pháp với chụp OCT phần trước nhãn cầu, khám UBM để đánh giá sự biến đổi về hình dạng góc tiền phòng sau khi làm nghiệm pháp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Glocom góc mở</strong>: Nghiệm pháp uống nước (uống 1 lít nước và đo nhãn áp sau 10, 15, 30, 60 phút ), nghiệm pháp uống nước kết hợp nghiệm pháp tra Homatropine hoặc nghiệm pháp cúi đầu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Glocom nguyên phát góc đóng</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Glocom </strong><strong>nguyên phát </strong><strong>góc đóng </strong><strong>c</strong><strong>ó nghẽn đồng tử</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1.1. Glocom </strong><strong>nguyên phát góc đóng </strong><strong>cấp tính</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc</strong><strong> điều trị:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Đầu tiên điều trị hạ nhãn áp bằng thuốc sau đó tùy tình trạng đóng của góc tiền phòng sẽ chỉ định laser hoặc phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;">- Góc mở trên 180º: chỉ định Laser iridotomy</p>
<p style="text-align: justify;">- Góc đóng trên 180º:</p>
<p style="text-align: justify;">+) Đồng tử co tốt: chỉ định Laser gonioplasty + irdotomy</p>
<p style="text-align: justify;">+) Đồng tử không co hoặc co nửa chừng: chỉ định Cắt bè</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>a) </strong><strong>Điều trị thuốc</strong><strong>:</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>- </em></strong><strong><em>T</em></strong><strong><em>huốc giúp t</em></strong><strong><em>ăng thẩm thấu:</em></strong> Làm giảm thể tích dịch kính</p>
<p style="text-align: justify;">Truyền tĩnh mạch: Manitol 20 % liều 1 – 2/kg cân nặng truyền trong 30 – 45 phút</p>
<p style="text-align: justify;">Đường uống: Glycerin 50 % liều 3 ml/kg cân nặng dùng 1 hoặc 2 lần trong ngày, hoặc Isosorbide 70% liều 70 – 140 ml/ngày chia làm 2 – 3 trong ngày.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>-</em></strong><strong><em> Thuốc c</em></strong><strong><em>o đồng tử:</em></strong> Pilocarpin 1% hoặc 2% tra mắt 2 – 3 lần / 1 giờ đầu. Sau đó nếu đồng tử co lại liên tục duy trì thuốc 4 lần/ngày, nếu đồng tử không co lại được do cơ vòng đồng tử thiếu máu nặng thì việc tiếp tục dùng thuốc là không cần thiết không những thế còn có thể gây tác dụng phụ toàn thân.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>-</em></strong><strong><em> Thuốc giúp g</em></strong><strong><em>iảm tiết thủy dịch </em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Acetazolamid: uống hoặc tiêm tĩnh mạch 0,5 – 1 g/ngày</p>
<p style="text-align: justify;">Chẹn giao cảm beta: tra mắt 2 lần/ ngày.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>b) </strong><strong>Điều trị laser</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Laser tốt nhất khi giác mạc đã trong trở lại. Nếu giác mạc phù có thể tra mắt vài giọt dung dịch ưu trương.</p>
<p style="text-align: justify;">- Laser tạo hình góc (gonioplasty)</p>
<p style="text-align: justify;">- Laser mở mống mắt ngoại vi (peripheral iridotomy)</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>c) </strong><strong>Điều trị phẫu thuật</strong></p>
<p style="text-align: justify;">-Cắt mống mắt ngoại vi: Khi giác mạc quá phù hoặc mống mắt quá dày không thể điều trị laser.</p>
<p style="text-align: justify;">-Cắt bè: Phẫu thuật sẽ rất khó khăn và có nhiều biến chứng nếu phải thực hiện trong điều kiện nhãn áp tăng cao. Do đó, điều trị nội khoa hạ nhãn áp trước phẫu thuật là vô cùng quan trọng. Tuy vậy sau 24 giờ dùng thuốc tích cực mà nhãn áp không hạ vẫn phải chỉ định phẫu thuật trong điều kiện nhãn áp cao.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1.2. Glocom</strong><strong> nguyên phát</strong><strong> góc đóng </strong><strong>bán cấp và </strong><strong>mạn tính</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên tắc</strong><strong> điều trị:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả bệnh nhân glocom nguyên phát góc đóng bán cấp và mạn tính đều cần được cắt mống mắt bằng laser (iridotomy) để tránh góc đóng tiến triển thêm và trở thành không hồi phục, kết hợp với dùng thuốc hạ nhãn áp. Nếu nhãn áp không điều chỉnh với cắt mống mắt và thuốc, cần chỉ định phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị laser</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chỉ định laser iridotomy sớm để giải quyết cơ chế nghẽn đồng tử</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Điều trị laser" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_mo-can-thi-moi-nhat-5-800x400.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Điều trị laser</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị thuốc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Sau khi laser tiếp tục dùng thuốc hạ nhãn áp. Cách sử dụng cũng giống glocom góc mở.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị phẫu thuật </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cắt bè củng giác mạc khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thuốc. Trong trường hợp giác mạc còn trong, thể thủy tinh đục tiến triển, có kích thước to hoặc dày, đồng thời điều kiện kỹ thuật cho phép ( điều kiện vi phẫu tốt, có kính tiếp xúc để soi góc trong phẫu thuật,…), có thể tiến hành lấy thể thủy tinh kết hợp mở góc tiền phòng để điều trị tình trạng nghẽn đồng tử và nghẽn góc.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Glocom </strong><strong>nguyên phát </strong><strong>góc đóng</strong><strong> không</strong> <strong>c</strong><strong>ó nghẽn đồng tử</strong><strong> hay </strong><strong>Hội chứng mống mắt phẳng</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Hội chứng mống mắt phẳng dẫn đến hình thái glocom góc đóng có thể có nghẽn đồng tử hoặc không có nghẽn đồng tử.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị thuốc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Lựa chọn đầu tay là thuốc co đồng tử. Thuốc có tác dụng kéo mống mắt phía ngoại vi dồn về trung tâm làm góc tiền phòng rộng ra. Nếu chưa đạt được nhãn áp mong muốn có thể dùng phối hợp thêm với các nhóm thuốc khác.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị laser</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Laser gonioplasty phối hợp với iridotomy được chỉ định khi nhãn áp không điều chỉnh với thuốc hoặc khi bệnh nhân không có điều kiện dùng thuốc.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị phẫu thuật</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cắt bè củng giác mạc: Có thể dùng thêm chất chống chuyển hóa nếu cần</p>
<hr>
<div style="background:#eee;border:1px solid #ccc;padding:5px 10px;">
<h3><strong>Tài liệu tham khảo:</strong></h3>
<p>1. Bệnh Glocom<strong> – </strong>Hội nhãn khoa Mĩ – Người dịch TS Nguyễn Đức Anh – Bộ môn Mắt Đại học Y Hà Nội</p>
<p>2. Phác đồ điều trị bệnh mắt – Bệnh viện mắt TP HCM – NXB Y học – năm 2018</p>
<p>3. Hướng dẫn về Glocom – Hội Nhãn khoa Việt Nam – NXB Y học – năm 2014</p>
<p>4. Asia Pracific glaucoma Guidelines, Thirth edition</p>
<p>5. Bài giảng lớp CKI “Ứng dụng thị trường trong Glocom” – ĐH Y Hà Nội – 2018</p>
<p>6. Cẩm nang nhãn khoa lâm sàng (The Wills Eye Manual) – NXB Y học – 2019</p>
</div>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-glocom-nguyen-phat-goc-dong-savsh |
Bạch hầu thanh quản | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bạch hầu thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Những trường hợp bệnh nhân bị bệnh bạch hầu mà vị trí nơi vi khuẩn sinh sản đầu tiên là thanh quản thì được gọi là bệnh bạch hầu thanh quản. Đây là một loại bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có giả mạc ở các tuyến hạnh nhân, thanh quản, hầu họng và mũi. Bên cạnh đó, bệnh có thể xuất hiện tại các khu vực như trên da, hoặc ở niêm mạc khác như mắt hoặc bộ phận sinh dục. </p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh bạch hầu thanh quản biểu hiện tình trạng nhiễm độc nhiễm trùng. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch cầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheria gây nên các tổn thương nghiêm trọng. </p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh bạch hầu thanh quản biểu hiện tình trạng nhiễm độc nhiễm trùng" src="/ImagePath/images/20210822/20210822_Benh-bach-hau-thanh-quan-co-nguyen-nhan.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh bạch hầu thanh quản biểu hiện tình trạng nhiễm độc nhiễm trùng</em></p>
<p style="text-align: justify;">Hầu hết mọi lứa tuổi đều có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh này, nhưng đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em từ 2 - 7 tuổi cho nên bệnh còn được biết đến khá phổ biến với cái tên bạch hầu thanh quản ở trẻ em. Bệnh thường lây qua các hoạt động tiếp xúc như nói chuyện trực tiếp, ho, hắt hơi,... giao lưu giữa người lành và người bệnh. </p>
<p style="text-align: justify;">Trên lâm sàng, bệnh bạch hầu nói chung còn có thể xuất hiện những loại khác như bạch hầu họng - amidan, bạch hầu mũi,... nhưng bạch hầu thanh quản chiếm khoảng ¼ trong các trường hợp. Không chỉ dừng lại ở thanh quản, nhiều khi bạch hầu còn có thể tiếp tục lan xuống những khu vực khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bạch hầu thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Theo như nghiên cứu thì vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae chính là nguyên nhân gây nên căn bệnh bạch hầu thanh quản. Đây là một loại trực khuẩn Gram dương, không di động và hiếu khí. Bất ngờ hơn, vi khuẩn này chỉ có khả năng sản sinh ra ngoại độc tố khi chính nó bị nhiễm một loại virus đặc biệt có tên thực khuẩn bào bacteriophage. </p>
<p style="text-align: center;"><img alt=" vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây ra bệnh" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_benh-bach-hau-thanh-quan-nguy-hiem.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em> Vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây ra bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Cấu tạo của vi khuẩn bạch cầu: nếu soi dưới kính hiển vi, chúng có dạng hình que hoặc hình dùi trống, rất mảnh và hình thái sắp xếp đặc trưng là giống hàng rào. Có 3 type vi khuẩn bạch hầu điển hình đó là: Mitis, Intermedius và Gravis theo thứ tự khả năng gây bệnh tăng dần. Cả 3 loại trên đều có khả năng sản sinh độc tố nhưng loại Gravis là hung thủ chính gây nên những thể bệnh nặng hơn cả.</p>
<p style="text-align: justify;">Một điểm chung khác của 3 type vi khuẩn bạch hầu trên đó là chúng đều nhạy cảm với các yếu tố hoá học và vật lý. Vi khuẩn sẽ bị chết sau vài giờ phơi dưới ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Còn đối với ánh sáng trong nhà thì nó sẽ bị tiêu diệt sau khoảng vài ngày. Thêm một thông tin về khả năng sinh tồn của loại vi khuẩn này: chúng có thể sống được trong khoảng 10 phút dưới tác động của nhiệt độ 58 độ C, trong môi trường cồn 60 độ và phenol 1% thì sống được tầm 1 phút. Do ngoại độc tố bạch hầu có bản chất là một loại protein mang tính kháng nguyên đặc hiệu, có độc tính cao và đặc biệt là chịu nhiệt kém.</p>
<p style="text-align: justify;">Các type vi khuẩn bạch hầu khác nhau thì lại đều giống nhau về ngoại độc tố. Cơ chế tạo ra vắc xin để tiêm phòng bệnh bạch hầu đó là: xử lý ngoại độc tố bạch hầu bằng formol và nhiệt độ cao làm mất độc lực của nó, hay còn gọi là phương pháp giải độc tố vi khuẩn. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bạch hầu thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Sau khi bị nhiễm khuẩn sẽ mất từ 2 - 5 ngày để những triệu chứng của bệnh bộc lộ ra ngoài. Bệnh nhân có thể sẽ gặp phải các dấu hiệu sau:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Chảy nước mũi.</li>
<li style="text-align: justify;">Sốt, ớn lạnh;</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Triệu chứng bệnh bạch hầu thanh quản" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_bach-hau-thanh-quan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng bệnh bạch hầu thanh quản</em></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ở trẻ em thường thấy khó chịu: bỏ bú, quấy khóc.</li>
<li style="text-align: justify;">Ho ông ổng.</li>
<li style="text-align: justify;">Khàn tiếng.</li>
<li style="text-align: justify;">Khó thở, thở nhanh. Đặc biệt trẻ còn bú hay gặp phải tình trạng này, vì bị khó thở nên trẻ hay phải dừng bú mới có thể thở được.</li>
<li style="text-align: justify;">Các hạch ở cổ có dấu hiệu bị sưng.</li>
<li style="text-align: justify;">Ở vùng họng xuất hiện một màng có màu xám dày.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Chỉ cần quan sát thời gian phát bệnh và các biểu hiện lâm sàng trên cũng có thể thấy bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng, diễn tiến nhanh và vô cùng nguy hiểm. Một trong các đặc điểm khiến cho căn bệnh này trở nên nghiêm trọng là do bộ phận thanh quản là nơi có kết cấu hẹp nhất của đường thở, nếu màng giả mạc hình thành và phát triển trại đây sẽ gây nên hiện tượng bít tắc đường thở, dễ khiến bệnh nhân hôn mê và đối mặt với nguy cơ tử vong cao.<b> </b></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bạch hầu thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Trẻ em nếu bị bệnh bạch hầu thanh quản nếu không được chẩn đoán cũng như điều trị sớm thì có nguy cơ cao phải chịu những biến chứng vô cùng nguy hiểm liên quan đến thần kinh, tim mạch và thận, đặc biệt rất có thể sẽ bị tắc nghẽn đường hô hấp, dần dần kéo theo hiện tượng hôn mê và thậm chí là tử vong khi không được cấp cứu kịp thời.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh bạch hầu thanh quản để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_benh-bach-hau-thanh-quan-nguy-hiem-3.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh bạch hầu thanh quản để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân</em></p>
<p>Bệnh bạch hầu thanh quản để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân, do đó nếu bệnh nhân bị bạch hầu thanh quản cần phải điều trị và theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện, kiểm soát các biến chứng nhằm tránh trường hợp tử vong do trụy tim hoặc tắc thở đột ngột.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bạch hầu thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Dưới đây là các cách lây truyền của vi khuẩn bạch hầu: </p>
<p style="text-align: justify;">- Qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: khi một người bị bệnh bạch hầu nói chuyện, hắt hơi hoặc ho sẽ khiến những giọt bắn chứa vi khuẩn văng ra ngoài không khí, những người xung quanh bị hít phải và nhiễm vi khuẩn này. Đây là cách lây lan phổ biến và dễ dàng nhất, đặc biệt là khi tập trung ở chỗ đông người.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Đường lây nhiễm bệnh bạch hầu" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_duong-lay-nhiem.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Đường lây nhiễm bệnh bạch hầu</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Tiếp xúc với các vết thương hở bị nhiễm trùng của người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh bạch hầu cũng có thể lây thông qua việc đụng chạm, tiếp xúc với các vật dụng cá nhân, các bề mặt hoặc đồ vật dùng chung trong gia đình, đồ chơi, khăn mặt,... mang mầm bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, những người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu, thậm chí không phát tác triệu chứng gì và chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người xung quanh trong vòng 6 tuần.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bạch hầu thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Những người có nguy có cao bị mắc bạch hầu thanh quản đó là:</p>
<p style="text-align: justify;">- Người sống ở nơi đông đúc, điều kiện sinh hoạt kém, mất vệ sinh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Di trú hoặc sinh sống, làm việc tại nơi đang có dịch bạch hầu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ em và người lớn không được tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu.</p>
<p style="text-align: justify;">Hiện nay ở các vùng như Tây Âu và Hoa Kỳ, bệnh bạch hầu rất hiếm khi xảy ra vì những quốc gia tại đây có tỷ lệ tiêm vắc xin cao cho đối tượng trẻ em để phòng ngừa căn bệnh này trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển thì bệnh này còn khá là phổ biến do tỷ lệ tiêm chủng vắc xin thấp. Do đó thực tế cho thấy, căn bệnh này là mối đe dọa đối với những người không được tiêm phòng hoặc không tiêm phòng đầy đủ, người hay đi du lịch đến vùng có dịch tễ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bạch hầu thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Thời gian trước đây khi chưa có thuốc kháng sinh thì trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh bạch hầu. Nhưng nhờ sự tiến bộ của y khoa, bệnh này hoàn toàn có khả năng chữa khỏi, không những vậy còn phòng ngừa được thông qua chương trình tiêm chủng vắc xin.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="bệnh này hoàn toàn có khả năng chữa khỏi, không những vậy còn phòng ngừa được thông qua chương trình tiêm chủng vắc xin" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_benh-bach-hau-thanh-quan-nguy-hiem-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi </em></p>
<p style="text-align: justify;">Thông thường khi thực hiện tiêm chủng sẽ là loại vắc xin 3 trong 1: vắc xin bạch hầu, ho gà và uốn ván kết hợp. Mới đây nhất là phiên bản vắc xin 6 trong 1 tiêm phòng các bệnh sau: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do HIB gây nên. Tại Hoa Kỳ, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên tiêm phòng loại vắc xin 3 trong 1 cho trẻ sơ sinh. Trẻ em ở trong các độ tuổi dưới đây thường sẽ được tiêm vắc xin gồm 5 mũi tiêm ở vị trí đùi hoặc cánh tay:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Trẻ 2 tháng tuổi.</li>
<li style="text-align: justify;">Trẻ 4 tháng tuổi.</li>
<li style="text-align: justify;">Trẻ 6 tháng tuổi.</li>
<li style="text-align: justify;">Trẻ từ 15 - 18 tháng tuổi.</li>
<li style="text-align: justify;">Trẻ từ 4 - 6 tuổi.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh những tác dụng vượt trội của vắc xin trong việc kìm hãm bệnh bạch hầu, vắc xin cũng có một số các tác dụng phụ như: trẻ có thể sốt nhẹ, buồn ngủ, quấy khóc hoặc đau tại chỗ tiêm ngay sau khi tiêm. Vắc xin rất hiếm khi gây nên những biến chứng nghiêm trọng ở trẻ như dị ứng (cụ thể là phát ban hoặc nổi mề đay trong vài phút sau tiêm), sốc hoặc co giật nhưng những biến chứng này có thể xử lý được.</p>
<p style="text-align: justify;">Các lưu ý khi tiêm vắc xin bạch hầu thanh quản:</p>
<p style="text-align: justify;">- Những trẻ có bệnh lý về thần kinh hoặc bị động kinh thì không nên tiêm vắc xin này.</p>
<p style="text-align: justify;">- Sau những kỳ tiêm chủng thời thơ ấu, mọi người cần tiêm vắc xin bạch hầu nhắc lại để duy trì khả năng miễn dịch cho cơ thể vì khả năng này có thể bị mất dần theo thời gian.</p>
<p style="text-align: justify;">- Vắc xin bạch hầu mũi nhắc lại thường được kết hợp với vắc xin phòng bệnh uốn ván, vị trí tiêm là ở cánh tay hoặc đùi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Trẻ đã tiêm chủng trước 7 tuổi khi tiêm mũi nhắc lại cần thực hiện khi bước sang tuổi 11 hoặc 12. Lần tiêm tiếp theo là 10 năm sau, lặp lại vào 10 năm tiếp. Điều này cực kỳ quan trọng nếu bạn di chuyển tới khu vực có dịch tễ của bệnh bạch hầu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bạch hầu thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Xác định bệnh thông qua khai thác dịch tễ và các triệu chứng lâm sàng có thể có ở người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Xét nghiệm: tiến hành lấy mẫu giả mạc hoặc bệnh phẩm ở vị trí tổn thương nghi ngờ có vi khuẩn bạch hầu.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhuộm soi Gram để xét nghiệm nhanh vi khuẩn bạch hầu. Trong trường hợp nếu không tìm thấy vi khuẩn bạch hầu khi xét nghiệm và nhuộm soi thì cũng không loại bỏ khả năng bệnh nhân bị mắc bệnh bạch hầu.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nhuộm soi Gram để xét nghiệm nhanh vi khuẩn bạch hầu" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_xet-nghiem-mau-chan-doan-benh.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nhuộm soi Gram để xét nghiệm nhanh vi khuẩn bạch hầu tại MEDLATEC</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Cấy và định danh vi khuẩn: quá trình này mất nhiều thời gian hơn. Bên cạnh việc phân lập vi khuẩn bạch hầu qua việc nuôi cấy thì cần nuôi cấy bệnh phẩm trên đĩa thạch nhằm mục đích tìm liên cầu tan huyết beta, vì loại vi khuẩn này cũng có khả năng gây nên biểu hiện tại hầu họng giống như vi khuẩn bạch hầu.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bạch hầu thanh quản</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Khi bị nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, bệnh nhân sẽ được điều trị ngay lập tức với thuốc chống độc tố bạch cầu. Thuốc kháng độc tố sẽ được tiêm bắp hoặc tiêm vào tĩnh mạch nhằm trung hòa độc tố của vi khuẩn đang tồn tại trong cơ thể. Trước khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm dị ứng da nhằm loại trừ khả năng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.</p>
<p>Trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng thuốc, thì sẽ áp dụng phương pháp giải mẫn cảm với thuốc kháng độc tố bằng cách khởi đầu dùng liều nhẹ rồi sau đó tăng liều dần. </p>
<p>Bên cạnh đó, bệnh bạch hầu thanh quản cũng có thể được điều trị bằng kháng sinh, giúp làm sạch nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn lưu hành trong cơ thể. Nếu bạch hầu thanh quản có biểu hiện muộn kèm theo triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp, cần tiến hành bóc tách giả mạc để đường thở được thông thoáng. </p>
<p>Bệnh nhân bị bạch hầu cần phải được nhập viện để điều trị và cần có sự cách ly đặc biệt nhằm tránh lây lan vi khuẩn bạch hầu cho những người khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Bạch hầu thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Vinmec</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/bach-hau-thanh-quan-snnwn |
Bệnh lao hạch | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh lao hạch </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh lao hạch là một chứng bệnh lao ngoài phổi và hay xảy ra ở nước ta. Bệnh này rất phổ biến ở đối tượng trẻ em và ngày nay đang có xu hướng tăng mạnh. Các vị trí có thể bị lao hạch:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Lao hạch ngoại biên: thường gặp nhất và hay xuất hiện ở các bộ phận như hạch bẹn, hạch nách, hạch cổ.</li>
<li style="text-align: justify;">Lao hạch ở các cơ quan nội tạng: hạch mạc treo, hạch trung thất,...</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh lao hạch là một chứng bệnh lao ngoài phổi và hay xảy ra ở nước ta" src="/ImagePath/images/20210822/20210822_Benh-lao-hach-nguyen-nhan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh lao hạch là một chứng bệnh lao ngoài phổi và hay xảy ra ở nước ta</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nhiều người có chung một băn khoăn đó là bệnh lao hạch có nguy hiểm không thì có thể an tâm là bệnh này ít gây nguy hiểm, không dẫn tới tử vong và có khả năng chữa khỏi được. Tuy nhiên bệnh lại lưu hành phổ biến và thường có diễn biến kéo dài, gây cản trở nhiều trong đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Ngoài ra lao hạch còn để lại nhiều di chứng và sẹo dị dạng làm mất thẩm mỹ, do vậy chúng ta không nên thờ ơ trước căn bệnh này.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngày nay tồn tại 2 thể lao hạch chính đó là: lao hạch khí phế quản chỉ xuất hiện ở trẻ em, thứ hai là lao hạch ngoại vi tìm thấy ở mọi độ tuổi. Thanh thiếu niên là những đối tượng dễ bị mắc lao hạch, bên cạnh đó tỷ lệ nữ giới có nguy cơ mắc lao hạch cao gấp 2 lần so với nam giới. Không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới, lao hạch cũng rất phổ biến và mọi đối tượng đều có thể bị mắc căn bệnh này.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh lao hạch </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trực khuẩn lao chính là nguyên nhân gây nên bệnh lao hạch và loại hay gặp nhất là Mycobacterium tuberculosis. Vị trí mà trực khuẩn lao dễ dàng xâm nhập là các hạch viêm ngoại vi, khi chúng đã xâm lấn vào những khu vực này thì sẽ bắt đầu khu trú và gây bệnh lao hạch. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>“Truy vết” trực khuẩn lao khi vào cơ thể:</strong></p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Vi khuẩn lao di chuyển vào cơ thể " src="/ImagePath\images\20210822/20210822_benh-lao-hach-cach-dieu-tri-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vi khuẩn lao di chuyển vào cơ thể </em></p>
<p style="text-align: justify;">Chúng có thể di chuyển trực tiếp một cách dễ dàng qua những tổn thương ở vùng niêm mạc miệng, hoặc do nhiễm khuẩn, sang chấn. Sau đó chúng đi vào đường bạch huyết và gây viêm hạch tại nhiều chỗ. </p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra lao hạch cũng có thể là lao thứ phát sau lao phổi. Vi khuẩn lao sau khi tấn công và gây bệnh tại phổi, chúng lợi dụng đường máu đi theo đến tổ chức hạch và gây bệnh tại đây. Tuy nhiên khác với lao phổi, vi khuẩn lao khi vào các hạch lại chỉ khu trú gây viêm trong hạch mà không lan sang những bộ phận khác. Chính vì thế có thể khẳng định bệnh lao hạch không có cơ chế lây nhiễm từ người sang người.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh lao hạch </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân nếu bị trực khuẩn lao gây bệnh tại hạch sẽ xuất hiện triệu chứng điển hình đó là có một hoặc nhiều hạch sưng to bất thường. Do việc gia tăng kích cỡ của hạch phát triển từ từ nên người bệnh không nhận thức được hạch bắt đầu xuất hiện từ khi nào. Hạch lớn dần, không có cảm giác đau, bề mặt nhẵn, mật độ chắc, vùng da quanh hạch sưng to nhưng không nóng, không tấy đỏ. Có thể bắt gặp hiện tượng nhiều hạch cùng bị sưng một lúc và tụ lại thành một chuỗi, đôi khi cũng chỉ gặp duy nhất một hạch ở vùng cổ bị sưng to.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Các dấu hiệu điển hình của bệnh lao hạch " src="/ImagePath\images\20210822/20210822_Dau-hieu-va-bieu-hien-benh-lao-hach.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các dấu hiệu điển hình của bệnh lao hạch </em></p>
<p style="text-align: justify;">Có 3 giai đoạn phát triển của lao hạch:</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn đầu: hạch có dấu hiệu sưng to dần, không đều nhau, dễ di động do chưa bị kết dính vào nhau và chưa dính vào da. Có trường hợp bệnh dừng lại ở giai đoạn này, nhưng cũng có khi chuyển sang thời kỳ viêm hạch kèm theo viêm lan sang xung quanh hạch.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn sau: các hạch to hơn và do xuất hiện viêm xung quanh tổ chức hạch nên chúng có thể dính vào nhau tạo thành chuỗi hoặc mảng, hay dính vào da và các cấu tạo xung quanh khiến hạch khó di động.</p>
<p style="text-align: justify;">- Giai đoạn nhuyễn hoá: các hạch mềm dần, sờ thấy lùng nhùng, da vùng này sưng tấy và đỏ, không đau không nóng, thấy được cả đỉnh mũ. Khi hạch hóa mủ sẽ dễ bị vỡ, tạo nên những lỗ rò và lâu lành, miệng lỗ rò tím ngắt lại, lâu dần hoá sẹo lồi, nhăn nheo hoặc có hình thù như những dây chằng xơ rất mất thẩm mỹ. Đặc điểm của mủ chảy ra là thường không dính, màu xanh nhạt, có bã đậu lổn nhổn lẫn trong mủ.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhìn chung thể trạng bệnh nhân không bị ảnh hưởng nhiều trong quá trình mắc lao hạch. Thỉnh thoảng sẽ có triệu chứng sốt nhẹ và mệt mỏi, thêm vào đó có hiện tượng bội nhiễm, kèm theo các tổn thương lao ở những cơ quan khác như xương, phổi,...</p>
<p style="text-align: justify;">Viêm hạch lao phì đại thường có các triệu chứng:</p>
<p style="text-align: justify;">- Ở cổ xuất hiện khối u.</p>
<p style="text-align: justify;">- Một hoặc vài hạch nổi to, sau các hạch dính thành một khối, không đỏ, không đau và di động được.</p>
<p style="text-align: justify;">- Các khối u to dần và chiếm diện tích gần hết khu vực cổ khiến cho bộ phận này bị biên dạng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Ngoài ra những hạch ở vị trí mang tai, dưới hàm,... cũng có dấu hiệu phì đại.</p>
<p style="text-align: justify;">Mặc dù bệnh viêm hạch lao phì đại rất hiếm gặp nhưng một khi đã mắc thường gặp nhiều khó khăn trong điều trị dứt điểm.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh lao hạch </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Như đã chứng minh, lao hạch khác với lao phổi ở điểm là khi trực khuẩn lao tấn công các hạch thì chúng chỉ khu trú trong hạch mà không lây bệnh sang cơ quan khác nên không lây từ người bệnh sang người lành. Do đó đây không thuộc nhóm bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên điều trị lao hạch cũng giống với phác đồ sử dụng trong điều trị lao phổi, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn lao bằng cách cho bệnh nhân sử dụng kết hợp các loại thuốc theo từng giai đoạn. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh lao hạch </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh lao hạch, phương pháp tốt nhất và dễ áp dụng nhất đó là mỗi người nên tự nâng cao ý thức tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho bản thân. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh lao hạch.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ai cũng có thể mắc bệnh lao hạch" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_Benh-lao-hach-ai-cung-co-the-mac.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ai cũng có thể mắc bệnh lao hạch</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh lao hạch </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó cũng cần áp dụng những biện pháp dưới đây để phòng ngừa bệnh:</p>
<p style="text-align: justify;">- Có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và hạn chế sử dụng rượu bia.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Hạn chế sử dụng rượu bia để phòng ngừa bệnh" src="/ImagePath\images\20210825/20210825_khong-Uong-ruou-bia.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hạn chế sử dụng rượu bia để phòng ngừa bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất là 2 lần/ngày. Nếu mắc các vấn đề về răng miệng thì cần chủ động đi thăm khám và xử lý sớm.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nâng cao thể lực bằng cách vận động điều độ, tập thể dục thể thao thường xuyên, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu đã được chẩn đoán xác định mắc lao hạch, bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa nhằm điều trị dứt điểm, tránh tình trạng vi khuẩn lao lan rộng và gây bệnh tại các bộ phận khác. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh lao hạch </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Biện pháp chẩn đoán xác định</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Bác sĩ sẽ dựa trên những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân cũng như một số các xét nghiệm bao gồm:</p>
<p style="text-align: justify;">- Sinh thiết hạch chẩn đoán mô bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chọc hạch thực hiện xét nghiệm tế bào.</p>
<p style="text-align: justify;">- Chụp X-quang phổi.</p>
<p style="text-align: right;"><img alt="Chụp X-quang phổi tại BVĐK MEDLATEC" src="/ImagePath\images\20210825/20210825_20201015_chup-x-quang-o-ha-noi-4.jpg"></p>
<p style="text-align: center;">Chụp X-quang phổi tại BVĐK MEDLATEC</p>
<p style="text-align: justify;">- Cấy BK.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phương pháp chẩn đoán phân biệt</strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Chẩn đoán cần phân biệt hàng đầu đó là viêm hạch cấp hay mạn tính là do vi khuẩn hay virus gây nên. Trường hợp các hạch của bệnh nhân có triệu chứng sưng đỏ, nóng, sờ thấy đau, mật độ mềm và điều trị kháng sinh có hiệu quả thì đó là dạng hạch viêm do nhiễm khuẩn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phân biệt với hạch di căn do ung thư: sinh thiết hạch và có dấu hiệu lâm sàng của ung thư nguyên phát.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phân biệt với bệnh Hodgkin và Non-Hodgkin: tiến hành sinh thiết hạch và làm tủy đồ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Phân biệt với các dạng u lành tính như: u thần kinh, u xơ, u mỡ, u nang bạch huyết,...</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh lao hạch </h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nói chung đây là thể lao dễ điều trị so với các bệnh lao khác. Dưới đây là những phương pháp được áp dụng trong việc điều trị lao hạch:</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Điều trị nội khoa</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Nguyên tắc điều trị cũng tương đồng với các bệnh lao khác. Bệnh nhân cần sử dụng phối hợp với những loại thuốc chống lao khác nhau (ít nhất là từ 3 thuốc trở lên). Tùy vào thể bệnh cũng như sức khoẻ của người bệnh sẽ quyết định thời gian điều trị, thường thì sẽ kéo dài trong khoảng từ 4 - 12 tháng.</p>
<p style="text-align: justify;">Ở trẻ em, việc chữa lao hạch thường đạt hiệu quả tốt nếu kết hợp việc sử dụng thuốc điều độ với ý thức giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt như chữa hoặc nhổ răng sâu, vệ sinh răng miệng thường xuyên và sạch sẽ.</p>
<p style="text-align: justify;">Khi lao hạch sang tới giai đoạn hạch đã hóa mủ, có dấu hiệu sắp vỡ thì có thể thực hiện hút mủ để tránh tạo các lỗ rò và sẹo xấu. Bên cạnh đó cần tiếp tục dùng thuốc rimifon hết hợp kháng sinh trong vài tháng ngay cả khi không có triệu chứng bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">Một lưu ý khác đó là các thuốc chống lao thường có tác dụng phụ là gây hại cho gan nên cần kết hợp thêm với những thuốc hoặc sản phẩm giúp hạ men gan, bảo vệ sức khỏe cho lá gan của cơ thể.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Biện pháp điều trị ngoại khoa</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Có các cách loại bỏ hạch như sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Mổ cắt toàn bộ hạch: thực hiện đối với trường hợp hạch hóa mủ nhưng điều trị bằng cách chọc dò và sử dụng kháng sinh nhưng không hiệu quả. Hoặc trường hợp u lympho lao hạch, lao không hóa mủ, khu trú. Tốt nhất là cần chữa lao trước khi tiến hành phẫu thuật để phòng ngừa sự lan tràn của vi khuẩn.</p>
<p style="text-align: justify;">- Mổ và nạo vét sạch các mủ bã đậu, kết hợp đắp kháng sinh chống lao.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chú ý: </strong>khi bệnh nhân là trẻ em thì không nên cắt bỏ hạch quá sớm do hạch còn có tác dụng bảo vệ cơ thể, tránh sự tấn công của vi khuẩn lao. </p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify;">Bệnh lao hạch | Vinmec</li><li style="text-align: justify;">Bệnh lao hạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị | Hello bác sĩ</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-lao-hach-snyxq |
Bệnh nhiễm Histoplasma | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh nhiễm Histoplasma</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Trong các căn nguyên vi sinh vật gây bệnh, vi nấm ngày càng gây bệnh nhiều, trong đó có nấm <i>Histoplasma</i>, có thể gây bệnh cấp tính tại phổi hoặc mạn tính, trường hợp nặng gây bệnh nấm lan tỏa và tổn thương nhiều cơ quan khác như gan, lách, hạch, màng tim, thần kinh trung ương,… biểu hiện lâm sàng đa dạng. Chẩn đoán bệnh cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên, trong đó mô bệnh học và nuôi cấy vi nấm là tiêu chuẩn quan trọng. Chỉ định thuốc chống nấm và thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và tình trạng miễn dịch vật chủ.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm nấm Histoplasma gây ra tổn thương ở phổi, nguy hiểm hơn còn tác động đến các cơ quan khác của cơ thể " src="/ImagePath/images/20210827/20210827_nhiem-nam-histoplasma-dieu-tri.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nhiễm nấm Histoplasma gây ra tổn thương ở phổi, nguy hiểm hơn còn tác động đến các cơ quan khác của cơ thể </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh nhiễm Histoplasma</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nấm <em>Histoplasma</em> thuộc loại nấm lưỡng hình, điều kiện sinh trưởng khác nhau có thể có hình dạng khác nhau. Vi nấm tồn tại dưới dạng nấm mốc trong môi trường (ví dụ môi trường đất), mọc tốt ở nhiệt độ 22 – 25 độ C, tồn tại dưới dạng nấm men ở nhiệt độ 37 độ C. Nấm <em>Histoplasma</em> có thể tìm thấy ở vùng đất ẩm, phân các loài gia cầm, phân dơi,.. vi nấm sinh trưởng bằng các bào tử nấm, kích thước nhỏ, các bào tử này tồn tại dạng sợi trong tự nhiên, trong không khí, xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp, tiêu hóa, vết xước ngoài da,… Vi nấm gây bệnh ở phổi, da, nhiễm nấm lan tỏa,…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nhiễm nấm Histoplasma gây ra tổn thương ở phổi, nguy hiểm hơn còn tác động đến các cơ quan khác của cơ thể " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_nhiem-nam-histoplasma.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trong các loài Histoplasma, căn nguyên gây bệnh hay gặp nhất là Histoplasma capsulatum</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh nhiễm Histoplasma</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Ở người có sức đề kháng tốt, khi hít phải bào tử nấm vào phổi có thể không có triệu chứng đặc biệt, không gây thành bệnh. Nếu hệ thống miễn dịch cơ thể suy yếu, nhiễm vi nấm có thể gây bệnh, tổn thương ban đầu thường là ở phổi, sau đó vi nấm theo đường máu hoặc đường bạch huyết xâm nhập và gây bệnh nhiều cơ quan. Trên lâm sàng nhiễm nấm <em>Histoplasma</em> gây các thể lâm sàng sau:</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm <em>Histoplasma</em> ở phổi cấp tính: bệnh nhân thường có biểu hiện bệnh khoảng 2 – 3 tuần sau khi tiếp xúc. Thời kỳ khởi phát các triệu chứng thường nhẹ, không điển hình. Thời kỳ toàn phát người bệnh có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức đầu, đau cơ, chán ăn kèm theo các triệu chứng hô hấp như sổ mũi, đau họng, ho đờm, ho máu, đau tức ngực, nhiều trường hợp có đau ngực kiểu màng phổi, khó thở. Trên X-quang ngực thấy hình ảnh: hạch trung thất, hình ảnh viêm phổi, thâm nhiễm lan tỏa,… Trong giai đoạn hồi phục, triệu chứng mệt mỏi, khó thở có thể kéo dài vài tháng.</p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm <em>Histoplasma</em> ở phổi mạn tính: thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, hút thuốc lá kéo dài, thường là hậu quả tái phát nội sinh hoặc tái nhiễm ngoại sinh. Triệu chứng thường là ho khạc đờm, đờm lẫn máu, đau ngực, khó thở, kèm theo có sốt. Trên phim X-quang ngực thấy hình ảnh u nấm phổi, thâm nhiễm khá rộng và hình ảnh tạo hang như hang lao, theo diễn biến thời gian thậm chí nhiều năm, hậu quả gây suy hô hấp và tâm phế mạn, trường hợp nặng tiến triển lan tỏa thậm chí có thể tử vong.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nếu hệ thống miễn dịch cơ thể suy yếu, nhiễm vi nấm có thể gây bệnh, tổn thương ban đầu thường là ở phổi, sau đó vi nấm theo đường máu hoặc đường bạch huyết xâm nhập và gây bệnh " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_viem-phoi-do-nam3.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nếu hệ thống miễn dịch cơ thể suy yếu, nhiễm vi nấm có thể gây bệnh, tổn thương ban đầu thường là ở phổi</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Nhiễm <em>Histoplasma</em> lan tỏa: có thể biểu hiện cấp tính hoặc mạn tính. Biểu hiện cấp tính thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người bệnh bị suy giảm miễn dịch nặng. Biểu hiện mạn tính ghi nhận ở đối tượng người lớn tuổi. Ở bệnh nhân có diễn biến mạn tính có các biểu hiện giảm tiểu cầu, gan lách to, tổn thương tăng men gan, tổn thương vùng miệng, đường tiêu hóa, da, thần kinh trung ương, tuyến thượng thận. Bệnh nhân nhiễm trùng cấp tính thường có biểu hiện sốt, kèm theo mệt mỏi, gan lách to và giảm tiểu cầu, trường hợp nặng hoặc trên những cơ địa suy giảm miễn dịch nặng biểu hiện suy hô hấp, suy gan, suy thận, suy đa tạng, rối loạn đông máu,… thậm chí sốc. Có thể tổn thương toàn bộ đường tiêu hóa, đặc biệt hồi tràng và đại tràng, các vết loét tại miệng gây đau, nuốt đau, người bệnh đau bụng, thậm chí xuất huyết tiêu hóa, thủng đại tràng. Tổn thương da thấy các nốt sần, sẩn, mảng, vết loét, mụn nước, mụn mủ, viêm da toàn thân. Suy thượng thận gặp trong 10% các trường hợp, đôi khi có huyết khối và nhồi máu tuyến thượng thận. Viêm màng não thường xảy ra ở những đối tượng suy giảm miễn dịch nặng, tiên lượng tử vong cao. Viêm não, tổn thương tủy sống do vi nấm đã được báo cáo, ít gặp hơn so với viêm màng não.</p>
<p style="text-align: justify;">Các biểu hiện hiếm gặp hơn như viêm nội tâm mạc, hội chứng thực bào, viêm màng ngoài tim, viêm phúc mạc, viêm xương tủy, viêm khớp, viêm tiền liệt tuyến, viêm tụy và viêm túi mật,…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biểu hiện khác:</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tổn thương da: sẩn, loét, mụn mủ, viêm da,…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Viêm màng ngoài tim: ghi nhận trong khoảng 5 % các trường hợp nhiễm nấm tại phổi. Có thể kèm theo tràn dịch màng phổi.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Viêm khớp: ít gặp, người bệnh thường viêm khớp, đau khớp đối xứng, thường có theo tổn thương da.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Biểu hiện của bệnh lý nền như đái tháo đường, xơ gan, phổi mạn tính, HIV/AIDS</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh nhiễm Histoplasma</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biến chứng có thể gặp là: Suy hô hấp cấp/mạn tính, hội chứng suy hô hấp cấp ARDS, các biến chứng tại hệ tim mạch như viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim,..; suy chức năng đa cơ quan như gan, thận, suy thượng thận; nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương; sốc nhiễm khuẩn thậm chí tử vong,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh nhiễm Histoplasma</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vi nấm tồn tại nhiều trong môi trường như trong đất, phân dơi, phân chim bồ câu, phân gà,…. Con người khi hít phải các bào tử nấm, vi nấm xâm nhập vào phổi gây bệnh. Con đường ít gặp hơn như xâm nhập vào đường tiêu hóa khi ăn phải các bào tử nấm trong thức ăn, nước uống; xâm nhập qua các vết xước, vết thương ngoài da.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Vi nấm tồn tại nhiều trong môi trường như trong đất, phân dơi, phân chim bồ câu, phân gà" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Vi-khuan-gay-nam-histoplasma.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vi nấm tồn tại nhiều trong môi trường như trong đất, phân dơi, phân chim bồ câu, phân gà</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh không lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh nhiễm Histoplasma</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh do vi nấm có thể gặp mọi khu vực, quốc gia trên thế giới, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân HIV/AIDS, bệnh nhân dùng các thuốc ức chế miễn dịch như các thuốc corticoid, thuốc chống thải ghép, hóa trị, thuốc điều trị ung thư, thuốc miễn dịch như infliximab, adalimumab,…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ai cũng có thể mắc bệnh, vì vậy không nên chủ quan " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Nhiem-nam-histoplasma-chan-doan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ai cũng có thể mắc bệnh, vì vậy không nên chủ quan </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh nhiễm Histoplasma</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu được áp dụng: nâng cao sức khỏe, hệ thống miễn dịch; vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân tốt, tránh làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều bào tử nấm; không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia; quan hệ tình dục và truyền máu an toàn phòng tránh nhiễm HIV/AIDS; phát hiện và chẩn đoán sớm người bệnh,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh nhiễm Histoplasma</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán cần dựa trên triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên vi nấm. Các xét nghiệm đó là:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mô bệnh học và tế bào học:</strong> với bệnh phẩm mô như mô phổi, da, hạch,…Kết quả cho thấy nhiễm vi nấm khẳng định chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nuôi cấy, phân lập vi nấm:</strong> bệnh phẩm có thể sử dụng như đờm, dịch rửa phế quản, dịch màng phổi, dịch chọc hạch, dịch ổ bụng, dịch não tủy,… Kết quả nuôi cấy dương tính khẳng định chẩn đoán. Tuy nhiên thời gian trả kết quả thường lâu, có thể từ 2- 6 tuần.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Nam-histoplasma.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người bệnh cần được thăm khám, làm các xét nghiệm đẻ biết chính xác có mang mầm bệnh hay không </em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phát hiện kháng nguyên vi nấm:</strong> xét nghiệm nhanh, có thể phát hiện kháng nguyên của Histopalsma trong nước tiểu, máu, đờm, dịch phế quản để định hướng chẩn đoán. Nhược điểm có thể phản ứng chéo ở người bệnh nhiễm <em>Blastomycosis</em>, <em>Tolaromycosis</em>, nhiễm <em>Aspergillosis</em>,…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Phản ứng huyết thanh học:</strong> xét nghiệm nhanh, hỗ trợ chẩn đoán, kháng thể thường xuất hiện sau khoảng 2 tháng từ khi tiếp xúc với mầm bệnh, có thể âm tính giả ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Khi kết quả xét nghiệm dương tính, cần đánh giá kỹ lại các triệu chứng lâm sàng và làm các xét nghiệm như nuôi cấy tìm vi nấm hoặc mô bệnh học để chẩn đoán xác định.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm PCR vi nấm:</strong> mục đích tìm vật chất di truyền của vi nấm, tuy nhiên vai trò của phản ứng PCR trong chẩn đoán xác định là không chắc chắn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Cần chẩn đoán phân biệt nhiễm <em>Histoplasma</em> với các bệnh khác</strong> như viêm phổi do các căn nguyên khác, u phổi, giãn phế quản, hang lao, bệnh nhiễm vi nấm khác, nhiễm khuẩn huyết, một số bệnh lý ác tính, bệnh tại đường tiêu hóa như bệnh Crohn, viêm ruột,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh nhiễm Histoplasma</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biện pháp điều trị tối ưu cho người bệnh nhiễm nấm <em>Histoplasma</em> thay đổi trên cá thể người bệnh. Ở một số đối tượng khỏe mạnh, nhiễm trùng do vi nấm có thể tự giới hạn. Một số người bệnh khi tiếp xúc với một lượng lớn vi nấm gây bệnh hoặc hệ thống miễn dịch cơ thể bị suy giảm thường biểu hiện bệnh nặng hơn và được chỉ định thuốc kháng nấm. Nhóm thuốc chống nấm Azole sử dụng trong trường hợp nhẹ đến trung bình, trường hợp nặng thường được chỉ định amphotericin B.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Amphotericin B: </strong>sử dụng trong các trường hợp bệnh vừa và nặng, tuy nhiên cần chú ý tác dụng phụ trên chức năng thận và tủy xương. Để hạn chế tác dụng phụ này, trên lâm sàng có thể sử dụng các phức hợp lipid như Ampholip,..</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Itraconazole, Fluconazole</strong> có thể sử dụng được cả đường tĩnh mạch với đường uống. Trong đó ưu tiên sử dụng Itraconazole. Fluconazole không phải lựa chọn đầu tay, chỉ định khi người bệnh không thể sử dụng được amphotericin B hoặc Itraconazole.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thuốc nhóm Azole khác:</strong> Posacanazole có thể sử dụng ở những người bệnh thất bại với các thuốc trên, Voriconazole đã được chứng minh hiệu quả với nấm <em>H.capsulatum</em> trên in vitro, tuy nhiên trên lâm sàng cần nghiên cứu thêm.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sử dụng thuốc điều trị nấm" src="/ImagePath\images\20210828/20210828_thuoc.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sử dụng thuốc điều trị nấm</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Echinocandins: </strong>trên in vitro gần như không có tác dụng với nấm <em>Histoplasma</em>.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Chỉ định điều trị:</strong> Theo Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA):</p>
<p style="text-align: justify;">* Nhiễm trùng tại phổi - cơ quan khu trú mà không có nhiễm trùng thần kinh trung ương:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh trung bình đến nặng:</strong> Khuyến cáo ban đầu sử dụng Amphotericin B với liều 0,7 - 1 mg/kg/ ngày, Liposomal Amphoterincin B liều 3 mg/kg/ngày, Amphotericin B lipid complex liều 5 mg/kg/ngày. Cân nhắc sử dụng Methylprednisolone từ 0,5 – 1 mg/kg/ngày trong 1 – 2 tuần với trường hợp bệnh cấp tính nặng tại phổi.</p>
<p style="text-align: justify;">Thời gian sử dụng điều trị từ 2 – 3 tuần tùy từng bệnh cảnh, sau đó chuyển phác đồ Itraconazole 200 mg/lần x 3 lần/ngày x 3 ngày, giảm 200 mg/lần x 2 lần/ngày x 12 tuần, có thể điều trị bằng itraconazole kéo dài tới 6 tháng theo đáp ứng người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh nhẹ đến trung bình</strong>: thường chỉ định Itraconazole với liều trên trong 6 – 12 tuần, có thể ngưng điều trị nếu tình trạng thâm nhiễm phổi đã hết.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh mạn tính ở phổi:</strong> thường chỉ định Itraconazole với liều như trên trong ít nhất 1 năm. Chú ý nhiễm trùng có thể tái phát. Sau khi ngừng điều trị, cần chụp X-quang 6 tháng/lần trong năm đầu tiên, sau đó 1 năm/lần trong những năm tiếp theo để theo dõi tái phát.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>U nấm phổi: </strong>xem xét phẫu thuật cắt u nấm phổi nếu điều trị nội khoa sau 1 – 3 tháng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Có giãn phế quản: </strong>điều trị nội khoa. Đã có báo cáo về phẫu thuật cắt phổi trong một số trường hợp giãn phế quản, tuy nhiên cân nhắc các biến chứng rò khí phế quản sau phẫu thuật.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đối với phụ nữ có thai </strong>cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi điều trị. Nếu cần chỉ định thuốc chống nấm, nên sử dụng amphotericin B thay vì nhóm Azole do có thể gây quái thai, đặc biệt trong ba tháng đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">* Nhiễm nấm lan tỏa không có nhiễm trùng thần kinh trung ương: khuyến cáo ban đầu là Amphotericin B với liều 0,7 -1 mg/kg/ngày, Liposomal Amphoterincin B liều 3 mg/kg/ngày, Amphotericin B lipid complex liều 5 mg/kg/ngày trong 1– 2 tuần, sau đó duy trì Itraconazole uống, thường ít nhất 1 năm nhằm giảm nguy cơ tái phát. Trường hợp nhẹ có thể sử dụng Itraconazole đường tĩnh mạch sau đó chuyển sang thuốc uống, thường kéo dài 1 năm.</p>
<p style="text-align: justify;">* Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương: khuyến cáo ban đầu sử dụng Amphoterin B hoặc các phức hợp lipid trong 4 đến 6 tuần. Sau đó chuyển phác đồ Itraconazole 200 mg/lần x 2 -3 lần/ngày trong ít nhất 1 năm. Ở người bệnh không dung nạp với Itraconazole, chỉ định Fluconazole 800 mg/ngày. Cần theo dõi đáp ứng lâm sàng và dịch não tủy.</p>
<p style="text-align: justify;">* Đối với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS: bên cạnh việc chỉ định phác đồ chống nấm cần điều trị sớm và tuân thủ điều trị thuốc kháng virus (ARV); tầm soát, điều trị và dự phòng các nhiễm trùng cơ hội khác. Thời gian điều trị thuốc chống nấm có thể kéo dài hơn, phụ thuộc và đáp ứng lâm sàng và cận lấm sàng, tình trạng miễn dịch, số lượng tế bào TCD4, … của người bệnh</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Azar MM, Hage CA, Laboratory Diagnostics for Histoplasmosis. J Clin Microbiol. 2017;55(6):1612. Epub 2017 Mar 8.</li><li>Benedict K, Mody RK. Epidemiology of Histoplasmosis Outbreaks, United States, 1938-2013. Emerg Infect Dis. 2016;22(3):370.</li><li>Horwath MC, Fecher RA, Deepe GS Jr. Histoplasma capsulatum, lung infection and immunity. Future Microbiol. 2015;10(6):967-75.</li><li>Azar MM, Loyd JL, Relich RF, Wheat LJ, Hage CA .Current Concepts in the Epidemiology, Diagnosis, and Management of Histoplasmosis Syndromes. Semin Respir Crit Care Med. 2020;41(1):13. Epub 2020 Jan 30</li><li>Benedict K, Beer KD, Jackson BR. Histoplasmosis-related Healthcare Use, Diagnosis, and Treatment in a Commercially Insured Population, United States. Clin Infect Dis. 2020 Mar 03;70(6):1003-1010.</li><li>Sami M. Akram; Janak Koirala. Histoplasmosis. StatPearls </li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-nhiem-histoplasma-sjcnh |
Bệnh nhiễm nấm Cocccidioide | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh nhiễm nấm Cocccidioide</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiễm nấm <i>Coccidioides</i> là một trong những bệnh lý nhiễm trùng do vi nấm, hay gặp ở các khu vực Hoa Kỳ, Trung và Nam Mỹ. Biểu hiện bệnh đa dạng, thường gặp là nhiễm trùng phổi nguyên phát, nhiễm nấm lan tỏa, viêm màng não, nhiễm trùng da và cơ xương khớp,… Con người mắc bệnh khi hít phải các bào tử nấm trong môi trường. Hiện nay có nhiều kỹ thuật giúp xác định căn nguyên vi nấm. Mặc dù liệu pháp kháng nấm được chỉ định, tuy nhiên bệnh vẫn gây gánh nặng bệnh tật nặng nề do thời gian điều trị kéo dài, có khả năng tái phát, thậm chí di chứng và tử vong.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người mắc bệnh khi hít phải các bào tử nấm trong môi trường gây ra các biến chứng khó lường" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_Benh-nhiem-nam-cocccidioide-dieu-tri-1.png"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người mắc bệnh khi hít phải các bào tử nấm trong môi trường gây ra các biến chứng khó lường</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh nhiễm nấm Cocccidioide</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><i>Coccidioides </i>gây bệnh <em>Coccidioidomycosis</em>, là nấm lưỡng hình thuộc giống <i>Coccidioides </i>bao gồm hai loài chính gây bệnh <em>Coccidioides immitis</em><em> và Coccidioides posadasii</em><em>, t</em>uy nhiên khó phân biệt được về mặt lâm sàng của hai loài này. Vi nấm có thể phát triển tốt ngay cả trong điều kiện sa mạc khô cằn, nắng nóng. Trong phòng thí nghiệm, vi nấm có thể phát triển tốt trong các môi trường nuôi cấy thông thường.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh nhiễm nấm Cocccidioide</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng tại phổi: biểu hiện hay gặp nhất viêm phổi cấp tương tự viêm phổi do vi khuẩn mắc phải tại cộng đồng. Bệnh thường diễn biến sau khoảng 7 đến 21 ngày sau khi phơi nhiễm với vi nấm. Biểu hiện lâm sàng phổ biến như ho, đau ngực và sốt thất thường. Đối với cơ địa suy giảm miễn dịch, các triệu chứng có thể rầm rộ và nặng hơn, tổn thương phổi có thể lan tỏa mặc dù biểu hiện suy hô hấp thường mạn tính. Người bệnh mệt mỏi, khó thở cả khi nghỉ ngơi hoặc khi gắng sức nhẹ, kèm theo sốt, ho kéo dài, ra mồ hôi trộm đêm và sụt cân. Theo tiến triển thời gian, suy hô hấp tăng dần, người bệnh đôi khi cần hỗ trợ thở máy. Tại vị trí nhiễm trùng tiên phát là phổi, vi nấm xâm nhập vào trung thất gây nhiễm trùng lan tỏa, vi nấm lan tràn theo đường máu, gây nhiễm nấm huyết và các cơ quan khác. </p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Nấm gây tổn thương ở phổi, gây ra viêm phổi " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Nhiem-nam-cocccidioide-phoi.jpg"> <em>Nấm gây tổn thương ở phổi, gây ra viêm phổi </em> </p>
<p style="text-align: justify;">Các bất thường trên xét nghiệm máu và Xquang: Công thức máu có thể biến đổi không đặc hiệu, số lượng bạch cầu ngoại vi đa số bình thường hoặc tăng nhẹ, khoảng ¼ bệnh nhân có thể gặp tăng nhẹ số lượng bạch cầu ưa acid, tốc độ máu lắng thường tăng nhẹ, các marker viêm khác như CRP, Procalcitonin thường không tăng cao. Tổn thương trên phim X-quang ngực giai đoạn đầu đôi khi không ghi nhận rõ tổn thương. Hình ảnh tổn thương trên phim X-quang ngực: hình ảnh thâm nhiễm, đông đặc, hang, tổn thương phổi kẽ, tràn dịch màng phổi,…</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng da: tổn thương ban đỏ, nốt gây đau, hay gặp ở vùng cổ, áp xe mô mềm dưới da,…</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng cơ xương khớp: có thể gặp viêm khớp, hay găp nhiễm trùng ở khớp gối, ngoài ra đau ở mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, nhiễm trùng đốt sống, …</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng thần kinh trung ương: là nhiễm trùng nặng do vi nấm gây ra, tiên lượng tử vong cao. Bệnh thường xảy ra trong nhiễm trùng tiên phát ( thường là phổi) hoặc phơi nhiễm với vi nấm vài tuần đến vài tháng, mặc dù có những bệnh nhân khởi bệnh muộn hơn sau 1 – 2 năm đã dược ghi nhận. Biểu hiện lâm sàng có thể bán cấp hoặc mạn tính. Các triệu chứng được ghi nhận là: đau đầu kéo dài nhiều ngày, đau tăng dần, âm ỉ kèm theo nôn, buồn nôn, các dấu hiệu thần kinh khác như nhìn mờ, thay đổi tinh thần, …. Hội chứng màng não được ghi nhận khi thăm khám thực thể như: cứng gáy, vạch màng não, Kernig,… Ngoài ra có thể có hội chứng tăng áp lực nội sọ, liệt dây thần kinh sọ, triệu chứng nhồi máu não,… Dịch não tủy thường tăng áp lực, dịch có thể trong, tăng số lượng tế bào bạch cầu, trong đó ưu thế là tế bào lympho, giai đoạn đầu có thể tăng nhẹ số lượng tế bào bạch cầu đa nhân trung tính, rất hiếm khi tăng số lượng bạch cầu ưa acid; glucose dịch não tủy giảm nhẹ, protein tăng, tăng quá cao có thể cản trở lưu thông dịch não tủy. Trong những trường hợp bệnh nặng, soi dịch não tủy có thể phát hiện vi nấm gây bệnh. Tổn thương trên phim chụp sọ não có thể ghi nhận bất thường nhu mô não và hệ thống não thất như: nhồi máu não, dày dính màng não, giãn não thất, não úng thủy, u nấm, phình mạch đốt sống, …</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm trùng khác ít gặp hơn như tuyến nội tiết, mắt, gan, thận, cơ quan sinh dục, tuyến tiền liệt, phúc mạc, … rất hiếm khi ghi nhận nhiễm trùng tại các vị trí như ruột, tim và màng tim, bàng quang.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh nhiễm nấm Cocccidioide</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biến chứng có thể gặp là: suy hô hấp mạn tính, viêm phổi ARDS, hang nấm, u nấm phổi, suy kiệt; hội chứng tăng áp lực nội sọ, giãn não thất, não úng thủy, nhồi máu não, rối loạn chức năng thần kinh; tổn thương nhiều cơ quan khác như gan, thận, …; trường hợp nặng có thể tử vong; biến chứng tái phát.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh nhiễm nấm Cocccidioide</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Con người nhiễm bệnh khi hít phải bào tử nấm trong không khí. Các bào tử nấm vào các phổi, gây bệnh tại phổi, sau đó theo đường máu hoặc hạch bạch huyết xâm nhập và gây bệnh tại các cơ quan khác.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người bệnh hít phải vi khuẩn gây bệnh có trong không khí " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Lay-nhiem-nam-cocccidioide.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người bệnh hít phải vi khuẩn gây bệnh có trong không khí </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh nhiễm nấm Cocccidioide</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><em>Coccidioides </em>được tìm thấy tại nhiều khu vực ở như Hoa Kỳ, Mexico và một số khu vực của Trung và Nam Mỹ, nguy cơ lây nhiễm tại các khu vực lưu hành khoảng 3%. Bệnh tăng lên khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 và tháng 10 đến tháng 12, có liên quan đến thời tiết khô hạn. Việc du lịch, đến làm việc tại các khu vực này cũng là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh thường gặp ở những đối tượng chức năng hệ thống miễn dịch bị suy giảm" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Benh-nhiem-nam-cocccidioide-2.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh thường gặp ở những đối tượng chức năng hệ thống miễn dịch bị suy giảm</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh thường gặp ở những đối tượng chức năng hệ thống miễn dịch bị suy giảm như bệnh nhân HIV/AIDS, người cao tuổi, phụ nữ có thai, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như corticoid dài ngày, thuốc hóa trị liệu ung thư, kháng thể đơn dòng, bệnh nhân ghép tạng,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh nhiễm nấm Cocccidioide</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu được áp dụng: nâng cao sức khỏe, hệ thống miễn dịch; tuyên truyền, giáo dục sức khỏe; vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân tốt, tránh làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều bào tử nấm; không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia; quan hệ tình dục và truyền máu an toàn phòng tránh nhiễm HIV/AIDS; phát hiện và chẩn đoán sớm người bệnh, tuân thủ điều trị và theo dõi sau điều trị.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh nhiễm nấm Cocccidioide</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng mô tả trên và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhuộm soi:</strong> bệnh phẩm đường hô hấp như đờm, dịch rửa phế quản, dịch não tủy, dịch sinh học khác, … phát hiện các khối cầu nấm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nuôi cấy vi nấm:</strong> bệnh phẩm đường hô hấp, máu, dịch sinh học khác, bệnh phẩm mô: Kết quả dương tính giúp chẩn đoán xác định. Vi nấm có thể phát triển trong các môi trường nuôi cấy thông thường, có kết quả sau 3 ngày – 3 tuần, điều trị thuốc kháng nấm trước đó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Với các biện pháp thông thường, không thể phân biệt được <em>C.immitis</em> và <em>C.posadasii.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Mô bệnh học: giúp chẩn đoán xác định căn nguyên.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm huyết thanh học:</strong> phát hiện kháng thể IgM và IgG đặc hiệu với vi nấm. Kết quả xét nghiệm dương tính hỗ trợ chẩn đoán, có thể xét nghiệm hàng tuần và đánh giá hiệu giá kháng thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp suy giảm miễn dịch nặng, xét nghiệm có thể âm tính trong một số tuần đầu của bệnh. Các kỹ thuật thường được sử dụng là kỹ thuật ELISA, miễn dịch khuếch tan, cố định bổ thể để phát hiện kháng thể IgG.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Có nhiều phương pháp để chẩn đoán chính xác bệnh như soi, xét nghiệm kháng nguyên, PCR,..." src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Benh-nhiem-nam-cocccidioide-dieu-tri.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Có nhiều phương pháp để chẩn đoán chính xác bệnh như soi, xét nghiệm kháng nguyên, PCR,...</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm kháng nguyên:</strong> bệnh phẩm thường được sử dụng như máu, nước tiểu, dịch não tủy,.. Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, xét nghiệm kháng thể có thể âm tính, khi xét nghiệm kháng nguyên dương tính rất hữu ích trong chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Kỹ thuật PCR:</strong> độ đặc hiệu tương đối cao, tuy nhiên độ nhạy xét nghiệm còn thấp, yêu cầu kỹ thuật máy móc hiện đại, đắt tiền và không sẵn có tại nhiều cơ sở y tế.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh nhiễm nấm Cocccidioide</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Đối với nhiễm trùng tại phổi:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">* Mức độ bệnh nhẹ đến trung bình: liệu pháp kháng nấm trong từng trường hợp cụ thể. Thuốc thường được khuyến cáo là thuốc chống nấm nhóm Azole: Fluconazole 400 mg/ngày, Itraconazole 200 mg/lần x 2 lần/ngày, thời gian điều trị trung bình từ 6 – 12 tuần, có thể kéo dài hơn đối với vật chủ suy giảm miễn dịch.</p>
<p style="text-align: justify;">* Mức độ bệnh nặng: Những trường hợp nặng thường được chỉ định amphotericin B liều 0,5 – 0,7 mg/kg/ ngày hoặc Ampholid liều 3 – 5 mg/kg/ngày (tác dụng phụ ít hoặc hơn so với amphotericin B). Một số nghiên cứu đã sử dụng kết hợp amphoterincin B và nhóm Azole đường tĩnh mạch ( Fluconazole 800 mg/ ngày hoặc Itraconazole 400 mg/ngày). Thời gian chỉ định thuốc kháng nấm đường tĩnh mạch trong những tuần đầu, khi lâm sàng cải thiện có thể chuyển sang thuốc uống Fluconazole hoặc Itraconazole ít nhất 12 đến 24 tuần. Các thuốc nhóm Azole khác như Ketoconazole không được khuyến cáo do tác dụng phụ và kém hiệu quả trên lâm sàng; Voriconazole, Posaconazole, Isavuconazole chưa có nhiều bằng chứng thử nghiệm trên lâm sàng</p>
<p style="text-align: justify;">Cần chú ý tác dụng phụ của các thuốc kháng nấm khi chỉ định</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với người bệnh nhiễm trùng tại phổi: cần theo dõi và đánh giá điều trị trên lâm sàng và xét nghiệm. Các triệu chứng về hô hấp và toàn thân giảm dần hoặc hết; tổn thương trên phim X-quang ngực có cải thiện. Thường tái khám sau 12 tuần từ khi bắt đầu điều trị, và sau mỗi 6 tháng trong 1 – 2 năm.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Viêm màng não do vi nấm: </strong>tiên lượng nặng, có thể tử vong khoảng 90- 95% nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Bên cạnh đó, thời gian điều trị lâu dài. Giai đoạn tấn công: khuyến cáo ban đầu sử dụng Fluconazole, liều 800 – 1200 mg/ngày, khi người bệnh ổn định về lâm sàng và cải thiện dịch não tủy, có thể sử dụng 800 mg/ngày đường uống. Trường hợp không thể sử dụng Fluconazole, có thể thay thế bằng Itraconazole liều 400 – 600 mg/ngày. Amphotericin B trong điều trị viêm màng não do <em>Coccidioides</em> chưa có nhiều dữ liệu trên lâm sàng. Thuốc kháng nấm echinocandin đã được chứng minh không hữu ích trong viêm màng não do <em>Coccidioides</em>. Giai đoạn duy trì: tiếp tục duy trì Fluconazole và Itraconazole suốt đời.</p>
<p style="text-align: justify;">Đối với trường hợp không đáp ứng với liệu phát trên có thể sử dụng 1 số thuốc thuộc nhóm Azole khác như Voriconazole, Posaconazole hoặc tăng liều của Fluconazole. 1 số bệnh nhân có thể sử dụng Amphotericin B, tuy nhiên cần hội chẩn với các chuyên gia để chỉ định phác đồ và theo dõi, đánh giá điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;">Điều trị tăng áp lực nội sọ: chọc dò dịch não tủy nhiều lần, dẫn lưu não thất- ổ bụng</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm trùng da và mô mềm: </strong>Fluoconazole 200 mg/lần x 2 lần/ngày hoặc Itraconazole 400 mg/ngày, thời gian trung bình từ 6 – 12 tháng. Người bệnh có thể tái phát sau điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm trùng cơ – xương – khớp:</strong> chỉ định thuốc kháng nấm cho tất cả các bệnh nhân, trường hợp có nhiễm trùng đốt sống có thể cần can thiệp ngoại khoa. Trường hợp tổn thương nghiêm trọng, thậm chí nguy cơ đe dọa tính mạng, khuyến cáo sử dụng amphotericin B hoặc ampholip với liều như trên, trong thời gian từ 10 – 14 ngày, tình trạng lâm sàng cải thiện chuyển phác đồ Fluconazole hoặc Itraconazole uống. Thời gian kéo dài vài năm, thậm chí có thể suốt đời do nguy cơ tái phát. Với những trường hợp nhẹ hơn, có thể sử dụng Fluconazole hoặc Itraconazole.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm trùng tiền liệt tuyến</strong>, áp xe hầu họng,… chỉ định Amphotericin B, Fluconazole, Itraconazole dựa trên mức độ trầm trọng của bệnh và đáp ứng lâm sàng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đối với phụ nữ có thai:</strong> cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi chỉ định điều trị thuốc kháng nấm. Thuốc Azole thường không được khuyến cáo trong 3 tháng đầu của thai kỳ do độc tính trên thai nhi. Giai đoạn sau, cân nhắc sử dụng nhóm azole và amphotericin B khi cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ</p>
<p style="text-align: justify;">-<strong>Bệnh nhân HIV/AIDS:</strong> cần điều trị thuốc kháng virus HIV ( ARV) và điều trị nhiễm trùng do vi nấm, thời gian duy trì thuốc kháng nấm đường uống thường lâu dài.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Việc theo dõi sau điều trị là quan trọng</strong></p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Centers for Disease Control and Prevention. Vally Fever (Coccidioidomycosis) statistics</li><li>Galgiani JN, Ampel NM, Blair JE. 2016 Infectious Diseases Society of America (IDSA): Clinical Practice Guideline for the Treatment of Coccidioidomycosis. Clin Infect Dis. 2016 Sep;63(6):e112-46. Epub 2016 Jul 27</li><li>Saubolle MA, McKellar PP. Epidemiologic, clinical, and diagnostic aspects of coccidioidomycosis. J Clin Microbiol. 2007;45(1):26. Epub 2006 Nov 15 </li><li>Deresinski S, Mirels LF. Coccidioidomycosis: What a long strange trip it's been. Med Mycol. 2019 Feb 01;57(Supplement_1):S3-S15</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-nhiem-nam-cocccidioide-szyxy |
Áp xe phổi | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Áp xe phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh áp xe phổi </strong>không phải là bệnh lý quá phổ biến thế nhưng những hậu quả mà bệnh gây ra lại không hề nhỏ. Căn bệnh này hầu hết xuất hiện ở tuổi trung niên và chiếm khoảng 4,8% các bệnh lý có liên quan đến phổi. Loại bệnh lý này hoàn toàn có thể chữa trị được nếu như được phát hiện sớm và lựa chọn đúng phương pháp điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh áp xe phổi</strong> được hiểu giống như một dạng bệnh nhiễm trùng ở phổi. Nguyên nhân chính của bệnh đến từ hệ quả của nhiều căn bệnh về phổi khác hoặc do ký sinh trùng gây ra. Chính vì vậy, bệnh áp xe phổi được các chuyên gia y tế phân chia ra làm 2 loại chính:</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210603/20210603_ap-xe-phoi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh áp xe phổi</em></p>
<ul>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Áp xe phổi nguyên phát:</strong> Đây là dạng áp xe phổi xuất hiện khi các ổ nung mủ được hình thành trực tiếp trên những lá phổi hoàn toàn khỏe mạnh, chưa từng bị bệnh trước đó.</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Loại thứ hai thường xuất hiện nhiều hơn đó là <strong>áp xe phổi thứ phát</strong>: Chính bởi những tổn thương từ các bệnh lý về phổi có từ trước đã dẫn tới sự hình thành các ủ nung mủ ở phổi. Các bệnh lý về phổi có thể gây ra các tổn thương cho phổi như tình trạng giãn phế quản, hang lao hay nang phổi.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Áp xe phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhóm các nhu mô phổi một khi được chẩn đoán là bị hoại tử thì chắc chắn bắt nguồn từ các nguyên nhân như: Viêm nhiễm cấp tính từ bệnh màng phổi, viêm phổi, áp xe phổi,... hoặc từ các vi sinh vật gây bệnh, xác bạch cầu đã chết. Trong đó, vi khuẩn chính là <strong>nguyên nhân chính dẫn đến bệnh áp xe phổi</strong>. Ngoài ra, bệnh áp xe phổi cũng có thể xuất hiện bởi các nhóm nguyên nhân gây bệnh sau đây:</p>
<ul>
<li padding-bottom="" style="text-align: justify;"><strong>Áp xe phổi do vi khuẩn</strong> kỵ khí là nhóm nguyên nhân gây bệnh khá phổ biến. Loại vi khuẩn này có thể sống sót trên những môi trường khắc nghiệt nhất, thậm chí thiếu oxy. Chúng là những vi khuẩn bắt nguồn từ răng miệng và có xu hướng kết hợp cùng các loại vi khuẩn có hại khác như phế cầu, liên cầu để gây hại cho cơ thể chúng ta. Các vi khuẩn này sẽ tích tụ gây ra các khối mủ có mùi hôi thối rất khó chịu lan tỏa khắp lá phổi. Một số loại vi khuẩn kỵ khí hay được phát hiện ở bệnh áp xe phổi như: Bacteroide fragilis Peptococus, Bacteroide melaniogenicus, Fusobaterium nucleotum, Peptostreptococcus,...</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Ngoài ra, cũng có những vi khuẩn họ khác có thể gây ra <strong>bệnh áp xe phổi</strong> như nhóm các vi khuẩn Gram (Legionella pneumophila, Pseudomonas aeruginosa, Hemophillus influenzae), liên cầu tan nhóm A hay phế cầu.</p>
<ul>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Bị áp xe phổi do đang hoặc đã từng có các bệnh lý nền về phổi: Hầu hết các trường hợp người bệnh bị tắc nghẽn phổi, nhồi máu phổi, ung thư, lao phổi có tạo hang, chấn thương lồng ngực hở, hoại tử ở phổi, kén phổi bẩm sinh,... đều có nguy cơ bị áp xe phổi cao hơn bình thường, thậm chí các triệu chứng của áp xe phổi còn xuất hiện sớm hơn các triệu chứng của bệnh nền.</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Ký sinh trùng cũng sẽ là một trong những nguyên nhân điển hình của bệnh áp xe phổi: Có rất nhiều loại ký sinh trùng gây hại cho phổi, trong số đó ta phải kể đến ký sinh trùng amip. Loại ký sinh trùng này thông thường sẽ gây ra các nhóm áp xe ở gan và ruột trước, sau đó sẽ lan rộng ra phần đáy phổi phải gây tổn thương nặng ở màng phổi.</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Một số trường hợp bị áp xe phổi đến từ các nguyên nhân không quá phổ biến như: Các loại nấm hình thành bởi những người bệnh tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch, người bệnh bị tụ cầu vàng, có dị vật bị lạc vào trong phổi,...</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Áp xe phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Một số triệu chứng điển hình của bệnh nhân bị áp xe phổi </strong>là: Ho nhiều, đôi lúc khạc đờm có mủ và mùi hôi khó chịu, thường xuyên bị ớn lạnh sống lưng, toát mồ hôi không rõ nguyên nhân, có thể bị đau tức vùng ngực, hay bị rùng mình hoặc rét run, sốt âm ỉ hoặc sốt cao, cơ thể mệt mỏi khó chịu, chán ăn dẫn đến sút cân nhanh,... trường hợp bệnh đã trở thành mãn tính thì ngón tay sẽ có dấu hiệu dùi trống.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210603/20210603_dau-hieu-ap-xe-phoi.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Triệu chứng sốt ở bệnh áp xe phổi</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng bệnh có thể còn xuất hiện khác nhau phụ thuộc vào loại áp xe phổi mà người bệnh bị mắc phải là gì:</p>
<ul>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Áp xe phổi gây các ổ mủ kín:</strong> Người bệnh thường sẽ bị sốt khá cao (có thể lên tới 40 độ C), ho khan liên tục, bị đau tức vùng ngực bị tổn thương, thường xuyên bị ớn lạnh, đôi khi còn cảm thấy khó thở.</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Áp xe phổi phát triển ộc mủ:</strong> Ở dạng bệnh này các cơn ho sẽ mạnh hơn và sẽ kèm theo rất nhiều mủ khiến cơ thể người bệnh cực kì khó chịu. Nếu chất nhầy được người bệnh ho ra có mùi hôi thối thì bệnh áp xe phổi là tác hại của nhóm vi khuẩn kỵ khí, chất nhầy có màu socola là do ký sinh trùng amip còn nếu như chất nhầy có màu xanh thì sẽ là do liên cầu.</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><strong>Áp xe phổi khiến các ổ mủ có thể thông với vùng phế quản:</strong> Ở trường hợp này thì người bệnh vẫn xuất hiện các triệu chứng bệnh thông thường nhưng mủ được khạc ra ít hơn, nhưng các cơn ho xuất hiện nhiều hơn và nặng hơn.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Áp xe phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Người bệnh bị áp xe phổi cần được phát hiện điều trị sớm và sử dụng đúng cách mới có thể tránh được những rủi ro không đáng có mà bệnh gây ra. Đã có không ít trường hợp bệnh tình của bệnh nhân chuyển biến nặng tới mức đe dọa tính mạng.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số biến chứng khá nặng mà người bệnh có thể phải đối mặt nếu như không được chữa trị đúng cách:</p>
<ul>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Áp xe phổi nếu xuất hiện ở gần rốn phổi có thể sẽ khiến người bệnh ho ra máu do các mạch máu bị vỡ ra, trường hợp người bệnh không được đưa đi cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Trường hợp các ổ áp xe phổi phát triển mạnh và vỡ ra, mủ có thể chảy tới màng phổi gây tràn mủ màng phổi.</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Người bệnh bị áp xe phổi có thể dẫn tới nhiễm trùng máu. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh tình không được kịp thời chữa trị khiến cho các vi khuẩn có trong các ổ áp xe phổi lây lan và thâm nhập vào các mạch máu, gây nhiễm trùng máu, nguy cơ tử vong rất cao.</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Ngoài ra, áp xe phổi cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý khác khá nghiêm trọng như giãn phế xơ phổi, xơ phổi hay thậm chí áp xe não.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Áp xe phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Bệnh áp xe phổi</strong> là một căn bệnh thường bắt nguồn từ các loại vi khuẩn, chính vì vậy mà nguy cơ lây lan bệnh có thể xảy ra dễ dàng, đặc biệt là thông qua đường hô hấp. Người bệnh có thể bị áp xe phổi thông qua việc hít phải các vi khuẩn từ không khí vào cơ thể hoặc từ những tiếp xúc tới tai mũi họng do thủ thuật phẫu thuật, các chất tiết nhiễm trùng từ răng miệng và mũi họng, phẫu thuật đặt nội khí quản, có dị vật trong đường thở hoặc bị trào ngược dạ dày,...</p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, bệnh áp xe phổi cũng có thể bị lây truyền thông qua đường máu (viêm tĩnh mạch, nhồi máu, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng huyết,...) hoặc thông qua đường kế cận (các áp xe ở gan, cơ hoành, đường mật, thực quản,... phát triển đến mức vỡ ra sẽ lây lan tới phổi).</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Áp xe phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bất kỳ ai cũng có thể bị mắc bệnh áp xe phổi nhưng hầu hết các trường hợp đã được ghi nhận thường rơi vào đối tượng những người trung niên. Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng đã xác định được một số nhóm đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh áp xe phổi hơn bình thường như:</p>
<ul>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Những người có độ tuổi khá cao (khoảng trên 60 tuổi)</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Những bệnh nhân mắc các bệnh về phổi như ung thư phổi, lao phổi, giãn phế quản, kén phổi bẩm sinh, u phổi, thuyên tắc phổi hoặc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị áp xe phổi rất cao.</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Những đối tượng thường xuyên sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá, rượu bia, và các chất cấm khác.</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Nhóm đối tượng đã từng bị chấn thương hở ở ngực, cơ thể yếu ớt do mệt mỏi, thiếu chất dinh dưỡng, cơ địa suy giảm hay có dị vật trong ổ ngực.</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Những bệnh nhân vừa trải qua các cuộc phẫu thuật liên quan đến hệ hô hấp như đặt ống nội khí quản, phẫu thuật tai mũi họng, răng hàm mặt.</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Nhóm người bị rối loạn chức năng hầu họng</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;"><img alt="Người cao tuổi có nguy cơ mắc áp xe phổi" src="/ckfinder/userfiles/images/_ap-xe-phoi-1.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 10px; text-align: center;"><em>Người cao tuổi có nguy cơ mắc áp xe phổi</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Áp xe phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Mỗi cá nhân nên tự ý thức được mức độ nghiêm trọng của bệnh áp xe phổi và thực hiện các biện pháp sau nhằm phòng ngừa cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:</p>
<ul>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Luôn giữ răng miệng cũng như tai mũi họng sạch sẽ tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Nên chữa trị dứt điểm các bệnh lý có liên quan đến đường hô hấp (tai mũi họng hay răng miệng)</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để có một sức khỏe tốt, chống chọi được các loại vi khuẩn vi rút gây hại cho cơ thể. Đồng thời cũng nên tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Chú ý không để các dị vật rơi vào cổ vì nguy cơ hệ hô hấp sẽ bị nhiễm khuẩn.</li>
<li style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Lập tức liên hệ với các y bác sĩ có chuyên môn để trợ giúp khi có những dấu hiệu bất thường có nguy cơ là do áp xe phổi gây ra.</li>
</ul>
<p style="text-align: center; padding-bottom: 10px;"><img src="/media/20771/file/thuc-an-tot-cho-phoi.jpeg" alt="Cung cấp chất dinh dưỡng cho phổi" style=""></p>
<p style="padding-bottom: 10px; text-align: center;"><em>Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để có một sức khỏe tốt giúp chống chọi, phòng ngừa áp xe phổi</em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Áp xe phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p>Ngay khi người bệnh phát hiện ra những triệu chứng đầu tiên nghi ngờ bị áp xe phổi thì cần phải được hỗ trợ từ các y bác sĩ có chuyên môn ngay. Thông thường việc <strong>chẩn đoán bệnh áp xe phổi</strong> sẽ được thông qua 2 giai đoạn chính, đó là:</p><ul> <li style="padding-bottom:10px">Chẩn đoán xác định bệnh: Các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng trước để tìm hiểu các triệu chứng từ người bệnh, sau đó sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện chụp x-quang, xét nghiệm dịch tễ từ phế quản, Ct scan phổi nhằm xác định vị trí áp xe và loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh. Ngoài ra, kết quả chụp X-quang còn cho thấy dịch mủ có bị tràn vào màng phổi hay không để kịp thời ứng biến. Người bệnh bị áp xe phổi sẽ có chỉ số bạch cầu tăng cao và tốc độ máu lắng tăng.</li> <li style="padding-bottom:10px">Chẩn đoán phân biệt: Đây là giai đoạn các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm nhằm phân biệt các loại áp xe phổi hoặc phân biệt với các loại bệnh lý khác mà người bệnh đang bị. Một số loại áp xe phổi như ung thư phổi áp xe hóa, kén hơi phổi bội nhiễm hay giãn phế quản hình túi,... Ngoài ra, bệnh áp xe phổi và bệnh hang lao có khá nhiều triệu chứng giống nhau vì vậy cần phân biệt để đưa ra phương hướng điều trị chính xác và hiệu quả nhất.</li></ul><p style="text-align: center; padding-bottom: 10px;"><img src="/media/20769/file/x-quang-phoi.jpeg" alt="Chụp X-quang Phổi MEDLATEC"><br></p><p style="padding-bottom: 10px; text-align: center;"><em>Chụp x-quang phổi</em> </p><p style="padding-bottom: 10px; text-align: justify;">Tại bệnh viện MEDLATEC, để <strong>chẩn đoán áp xe phổi</strong> bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thăm khám kỹ trên lâm sàng, sau đó chỉ định các dịch vụ xét nghiệm chuyên sâu và các chỉ định chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao như chụp cắt lớp vi tính lồng ngực 128 dãy, siêu âm màng phổi...</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Áp xe phổi</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Để có được hiệu quả <strong>điều trị bệnh áp xe phổi </strong>hiệu quả nhất thì cần phải kết hợp đồng thời nhiều phương pháp:</p>
<p style="text-align: justify;">- Chữa trị bệnh bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh: Hầu hết các trường hợp bị áp xe phổi đều cần được tìm ra nguyên nhân gây bệnh trước sau đó các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp nhất cho người bệnh. Bệnh nhân cần tuân thủ về liều lượng cũng như giờ giấc uống thuốc mà bác sĩ đưa ra, sau một thời gian theo dõi bệnh tình các bác sĩ sẽ chỉ định có cần phải thay đổi loại thuốc để điều trị hay không dựa vào kết quả kháng sinh đồ.</p>
<p style="text-align: justify;">- Điều trị bệnh bằng việc can thiệp trực tiếp tới ổ áp xe: Một số phương pháp có thể được chỉ định thực hiện đồng thời với việc uống thuốc kháng sinh như chọc dẫn lưu mủ thông qua da (trong trường hợp các ổ áp xe nằm tại khu vực gần thành ngực), dẫn lưu ổ áp xe (có thể thực hiện nhiều lần trong ngày), sử dụng ống chuyên dụng soi phế quản để hút mủ ra ngoài (phương pháp này còn có thể vô tình phát hiện được các loại thương tổn khác của người bệnh như có dị vật tắc trong phế quản hay khối u nhỏ).</p>
<p style="text-align: justify;">- Nếu bệnh tình chuyển biến nặng hoặc đã thực hiện các biện pháp được kể trên nhưng không hiệu quả thì người bệnh có thể sẽ được chỉ định phải làm phẫu thuật. Trường hợp tình trạng bệnh nhân có những đặc điểm sau thì cần phải phẫu thuật cắt phân thùy phổi hoặc thậm chí cắt cả 1 lá phổi:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Kích thước ổ áp xe lớn hơn 10 cm</li>
<li style="text-align: justify;">Bệnh nhân bị ho ra máu nhiều, tái phát liên tục</li>
<li style="text-align: justify;">Có nguy cơ bị rò phế quản</li>
<li style="text-align: justify;">Người bệnh có bệnh lý nền nghiêm trọng như ung thư, u phổi</li>
<li style="text-align: justify;">Bị áp xe phổi dạng mạn tính và đã được điều trị bằng các phương pháp nội khoa nhưng không hiệu quả</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, việc<strong> điều trị bệnh áp xe phổi</strong> sẽ diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều nếu như người bệnh được cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, duy trì được lượng nước và điện giải trong cơ thể, chỉ số toan kiềm ổn định, sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau và hạ sốt,...</p>
<p style="text-align: justify;">Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện Medlatec đã chẩn đoán và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân áp xe phổi khỏi hoàn toàn.</p>
<ul>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/ap-xe-phoi-swfbq |
Lao tai | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Lao tai</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh lao là một trong những bệnh phổ biến nhất ở Việt Nam, theo thống kê thì số bệnh nhân tử vong do lao mỗi năm khoảng 17.000 trường hợp. Trong đó, số người mắc mới vẫn tăng hàng năm, đặc biệt tỉ lệ mắc lao kháng thuốc ngày càng gia tăng. Trong khi tỉ lệ điều trị bệnh lao chỉ khoảng 52%.</p>
<p style="text-align: justify;">Lao phổi chiếm tỉ lệ cao nhất tới 60%. Còn lao tai thuộc nhóm lao ngoài phổi ít gặp. Vi khuẩn lao có thể xuất hiện ở tai ngoài, tai giữa hay tai trong. Trong đó, lao tai giữa phổ biến nhất, lao tai trong là biến chứng của lao tai giữa, chưa có trường hợp nào xuất hiện đơn lẻ, lao tai ngoài rất hiếm gặp.</p>
<p style="text-align: justify;">Vì vậy, bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh lao tai ngoài và loa tai giữa.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Lao tai ngoài:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Thể bệnh thường gặp của lao tai ngoài đó là lao da luput. Bệnh sẽ xuất hiện ở vành tai và dái tai, các Luput này thường xuất hiện cùng Luput ở vùng khác như mặt, mũi, gây ra những tổn thương trên da có thể từ nông đến sâu, thậm chí vào sụn gay biến dạng vành tai hoặc gây hẹp ống tai. Các thể lao tai ngoài hiếm gặp hơn như lao bòn, lao hạt cơm.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Lao tai giữa:</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Hiện nay, lao tai giữa có thể gặp thể điển hình là có lao phổi rõ rệt hoặc thể không điển hình là không có lao phổi. Thể không điển hình rất khó chẩn đoán và đòi hỏi phải có thời gian, xét nghiệm đặc hiệu và đặc biệt là bác sĩ giàu kinh nghiệm theo dõi mới phát hiện được.</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-tai-sstmd |
Bệnh Ebola | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh Ebola</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Bệnh do vi rút Ebola, hay còn gọi là bệnh Ebola, là một bệnh nhiễm khuẩn rất nặng, do vi rút gây nên, với tỉ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 90% (trung bình là 50%) theo một số nghiên cứu. Vi rút lây một cách dễ dàng từ người sang người qua máu, các loại dịch tiết của bệnh nhân khi tiếp xúc gần với người lành. Bệnh từng là nỗi kinh hoàng của người dân khu vực châu Phi suốt từ khi nó được phát hiện lần đầu tiên từ năm 1976 tại 2 ngôi làng, và xảy ra liên tục tại các nước vùng nhiệt đới cận sa mạc Saharan- Châu Phi cho đến tận năm 2013.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath/images/20210822/20210822_benh-eblola-1.jpeg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vi rút Eblola được phát hiện tại Châu Phi</em></p>
<p style="text-align: justify;">Vi rút Ebola, cùng với Marburgvirus và Cuevavirus là ba giống thuộc họ Filovirus, virus Ebola bao gồm 5 chủng khác nhau, trong đó có các chủng Zaire (EBOV), Bundibugyo (BDBV) và Sudan (SUDV) đã từng gây dịch lớn tại châu Phi, trong khi hai chủng Reston (RESTV) và Tai Forest (TAFV) chưa từng gây dịch</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh Ebola</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Vi rút Ebola là một vi rút RNA sợi đơn không phân đoạn, giống với Rhabdovirus (bệnh dại) và paramyxovirus (sởi, quai bị) ở đặc điểm tổ chức của bộ gen và cơ chế sao chép. Virus là một thành viên của họ Filoviridae , lấy từ tiếng Latinh "filum" có nghĩa là giống sợi, dựa trên cấu trúc dạng sợi của chúng.</p>
<p style="text-align: justify;">Trước đây, vi rút Ebola và Marburg được phân loại là "vi rút gây sốt xuất huyết", dựa trên các biểu hiện lâm sàng của chúng, bao gồm các khiếm khuyết về đông máu, chảy máu và sốc, tuy nhiên, thuật ngữ "sốt xuất huyết" không còn được sử dụng để ám chỉ bệnh do vi rút Ebola vì chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân Ebola thực sự phát triển xuất huyết đáng kể, và nó thường xảy ra ở giai đoạn cuối của bệnh gây tử vong, khi bệnh nhân đã bị sốc.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_hinh-anh-virus-ebola.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Hình ảnh vi rút Ebola </em></p>
<p style="text-align: justify;">Chi Ebolavirus được chia thành 5 loài ( Zaire , Sudan , Tai Forest , Bundibugyo và Reston ). Bốn loài sau đây gây bệnh cho người:</p>
<p style="text-align: justify;">● Virus Zaire, kể từ lần đầu tiên được tìm ra vào năm 1976, vi rút đã gây ra nhiều đợt bùng phát lớn ở Trung Phi, với tỷ lệ tử vong từ 55% đến 88%. Virus Zaire là tác nhân gây ra đại dịch Tây Phi 2014-2016 và nó đã gây ra nhiều đợt bùng phát ở Công-gô kể từ năm 2018.</p>
<p style="text-align: justify;">● Virus Sudan có thể gây tỷ lệ tử vong khoảng 50% và liên quan đến bốn vụ dịch: hai vụ ở Sudan vào những năm 1970, một vụ ở Uganda vào năm 2000, và một vụ khác ở Sudan vào năm 2004.</p>
<p style="text-align: justify;">● Virus Bundibugyo xuất hiện ở Uganda vào năm 2007, gây ra một đợt bùng phát dịch bệnh do virus Ebola với tỷ lệ tử vong trong thấp hơn so với nhưng tác nhân gây dịch Ebola khác (khoảng 30%). Việc xác định trình tự gen cho thấy tác nhân virus này có mối quan hệ gần nhất với virus Tai Forest</p>
<p style="text-align: justify;">● Virus Tai Forest chỉ được xác định là nguyên nhân gây bệnh cho một người ở Bờ Biển Ngà, và người này đã vươt qua được. Sự phơi nhiễm đã xảy ra khi một nhà giải phẫu học mổ xác một con tinh tinh được tìm thấy đã chết trong Rừng Tai, khi ông nhận thấy số lượng vượn đã giảm rõ rệt.</p>
<p style="text-align: justify;">● Loài Ebola thứ năm, vi rút Reston, khác biệt rõ rệt với những loài khác, được tìm thấy ở Philippine chứ không phải ở châu Phi từ năm 1989. Không có thêm thông tin gì về virus Reston cho đến năm 2008, người ta đã có thêm bằng chứng rằng vi rút Ebola Reston có thể gây nhiễm trùng nhẹ hoặc không có triệu chứng ở người.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh Ebola</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>Các triệu chứng lâm sàng</strong></p>
<p>Thời kỳ ủ bệnh: Bệnh nhân mắc bệnh do vi rút Ebola thường khởi phát đột ngột các triệu chứng trung bình 6 đến 12 ngày sau khi phơi nhiễm (từ 2 đến 21 ngày). Không có bằng chứng cho thấy người chưa có dấu hiệu bị bệnh có thể lây nhiễm sang người khác. Tuy nhiên, tất cả những người có triệu chứng được cho là có vi rút trong máu và các chất dịch cơ thể khác, và cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn thích hợp.</p>
<p>Các triệu chứng điển hình của bệnh là:</p>
<p>● Hội chứng nhiễm virus ban đầu: Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm sốt, mệt mỏi, nhức đầu, nôn mửa, tiêu chảy và chán ăn. Ngoài ra có thể gặp yếu, đau cơ, cũng như sốt cao kèm theo nhịp tim chậm tương đối như trong bệnh sốt thương hàn</p>
<p>● Phát ban: Ban đỏ lan tỏa, dát sần không ngứa có thể phát triển vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 của bệnh. Phát ban thường ở mặt, cổ, thân và cánh tay, và có thể bong vảy; nó thường dễ nhìn thấy hơn ở những người da sáng.</p>
<p>● Tiêu hóa: Các dấu hiệu và triệu chứng tiêu hóa là phổ biến và thường phát triển trong vài ngày đầu tiên của bệnh. Bao gồm đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nôn và đau bụng. Nôn mửa và tiêu chảy có thể dẫn đến hạ huyết áp và sốc.</p>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_ebola-lay-qua-duong-nao.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các triệu chứng của bệnh Ebola biểu hiện rõ </em></p>
<p>● Xuất huyết: Nhiều bệnh nhân bị chảy máu ở một mức độ nào đó trong thời gian bị bệnh, biểu hiện phổ biến nhất là có máu trong phân (khoảng 6%), chấm xuất huyết, vết bầm tím, rỉ dịch từ các vị trí chích tĩnh mạch và / hoặc chảy máu niêm mạc</p>
<p>● Thần kinh: Bệnh nhân có thể bị viêm màng não, với các dấu hiệu như thay đổi mức độ ý thức, tăng phản xạ, bệnh cơ, cứng cổ, dáng đi không ổn định và / hoặc co giật. Những biểu hiện lâm sàng này thường phát triển vào khoảng ngày thứ 8 đến ngày thứ 10 của bệnh.</p>
<p>● Tim mạch: Mạch nhiệt phân ly, đau ngực, viêm cơ tim có thể gặp.</p>
<p>● Hô hấp: Thở nhanh và khó thở có thể biểu hiện tình trạng thiếu oxy hoặc giảm thông khí do mệt cơ hô hấp, góp phần dẫn đến suy hô hấp.</p>
<p>●Mắt: Bệnh nhân có thể có triệu chứng của viêm màng bồ đào</p>
<p><strong>Các xét nghiệm</strong></p>
<p>● Giảm bạch cầu: Tổng số lượng bạch cầu giảm, ngoài ra có thể gặp tế bào hạt chưa trưởng thành và tế bào lympho bất thường, bao gồm tế bào plasmacytoid và nguyên bào miễn dịch</p>
<p>● Giảm tiểu cầu: Số lượng tiểu cầu giảm trong giai đoạn cấp tính của bệnh, nhưng nhìn chung không giảm xuống dưới 50 đến 100 G/L</p>
<p>● Hematocrit bất thường: Bệnh nhân mắc bệnh do vi rút Ebola có thể có biểu hiện tăng hoặc giảm hematocrit.</p>
<p>● Tăng transaminase: Vì vi rút Ebola có thể gây hoại tử gan đa ổ, các xét nghiệm hóa học máu thường cho thấy nồng độ aspartate aminotransferase (AST) và alanine aminotransferase (ALT) trong huyết thanh tăng cao.</p>
<p>● Bất thường về đông máu: Thời gian prothrombin (PT) và một phần thromboplastin (PTT) có thể kéo dài và các sản phẩm thoái hóa fibrin tăng cao, phù hợp với đông máu nội mạch lan tỏa.</p>
<p>● Bất thường về thận: Có thể gặp protein niệu, và suy thận với tăng urê máu và creatinin máu</p>
<p>● Bất thường về điện giải: Bệnh nhân có thể bị rối loạn điện giải:Hạ natri máu, hạ kali máu, tăng kali máu, hạ kali máu và hạ calci máu thứ phát sau các biểu hiện tiêu hóa của bệnh.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh Ebola</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biến chứng sớm</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Tổn thương thận cấp</li>
<li style="text-align: justify;">Nhiễm khuẩn huyết- Sốc nhiễm khuẩn</li>
<li style="text-align: justify;">Đông máu nội quản rải rác</li>
<li style="text-align: justify;">Sảy thai</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong>Các biến chứng muộn</strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Suy nhược cơ thể, giảm cân và đau khớp, bong vảy da, rụng tóc.</li>
<li style="text-align: justify;">Các biểu hiện muộn trong giai đoạn hồi phục thường không phổ biến, có thể là: Viêm tinh hoàn, viêm tủy, viêm não- màng não, viêm đa khớp, viêm tuyến mang tai, viêm tụy, viêm gan, rối loạn tâm thần,…</li>
<li style="text-align: justify;">Những người sống sót cũng có nguy cơ bị viêm màng bồ đào (trước, sau hoặc lan tỏa), có thể dẫn đến các biến chứng cấu trúc thứ phát, suy giảm thị lực hoặc mù lòa.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh Ebola</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<ul>
<li>Lây truyền trực tiếp từ người sang người: Virus Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể bệnh nhân như : phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch, hoặc khi người lành có các vết xước, tổn thương trên da hay niêm mạc mà tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm có chứa virus Ebola trong các chất tiết của người nhiễm virus như: quần áo, ga trải giường, giày dép nhiễm bẩn hay bơm kim tiêm đã qua sử dụng.</li>
</ul>
<p style="text-align: center;"><img src="/ImagePath\images\20210822/20210822_lay-truyen-benh-ebola.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><i>Con đường lây truyền từ động vật sang người </i></p>
<ul>
<li>Lây truyền từ động vật sang người: Virus lây truyền khi người bình thường tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới. Virus Ebola lây truyền từ động vật sang người khi bệnh nhân không may tiếp xúc gần với máu, chất tiết hay ăn thịt chưa chín của động vật bị nhiễm.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh Ebola</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong><em>Các đối tượng sau có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola, bao gồm:</em></strong></p>
<ul>
<li>Thợ săn, người chuyên giết mổ động vật, người sống trong rừng và có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết: vượn người, tinh tinh, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả…v..v</li>
<li>Thành viên trong gia đình có người nhiễm bệnh Ebola hoặc là những người có tiếp xúc gần bằng nhiều cách với người bị bệnh.</li>
<li>Nhân viên nhà tang lễ, an táng bệnh nhân, người tham gia đám tang có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân.</li>
<li>Các cán bộ và nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh Ebola</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Nguyên tắc phòng ngừa</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt trong bệnh viện cũng như tại địa phương nơi đang xảy ra dịch bệnh</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt trong bệnh viện" src="/ImagePath\images\20210822/20210822_20210208_giai-dap-ebola-la-gi-benh-ly-nay-co-nghiem-trong-khong-.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt trong bệnh viện</em></p>
<p style="text-align: justify;">– Khi phát hiện người bệnh nghi ngờ nhiễm virus Ebola, cần báo cáo ngay để cán bộ y tế thăm khám và cách ly kịp bệnh nhân kịp thời.</p>
<p style="text-align: justify;">– Phải thực hiện các phương pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây tại các cơ sở y tế và cơ sở cách ly</p>
<p style="text-align: justify;">– Thực hiện khai báo thông tin kịp thời, báo cáo ca bệnh theo hướng dẫn đã ban hành của Bộ Y tế.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Đối với người bệnh đang mắc bệnh Ebola</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">– Cách ly nghiêm ngặt, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.</p>
<p style="text-align: justify;">– Sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng và đủ để hạn chế lây truyền bệnh ra môi trường xung quanh.</p>
<p style="text-align: justify;">– Cần phải hạn chế tiếp xúc, vận chuyển bệnh nhân nhiều, trong trường hợp bất khả kháng cần vận chuyển bệnh nhân, phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân và xe vận chuyển chuyên dụng. Xử lý và khử trùng các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân theo đúng quy định, hạn chế ô nhiễm ra môi trường xung quanh.</p>
<p style="text-align: justify;">– Xử lý tử thi theo hướng dẫn của Bộ Y tế về hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng người chết.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Đối với người tiếp xúc gần với bệnh nhân Ebola</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">– Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân (như khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo) rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">– Cần phải hạn chế đến mức tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.</p>
<p style="text-align: justify;">– Thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở điều trị</em></strong></p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị phòng hộ cá nhân cho bác sĩ, điều dưỡng, người chăm sóc bệnh nhân và các bệnh nhân khác tại các cơ sở điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.</li>
<li style="text-align: justify;">Khử trùng xử lý môi trường và chất thải bệnh viện</li>
<li style="text-align: justify;">Tuân thủ qui trình về xử lý môi trường, chất thải theo qui định như đối với khu vực cách ly các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch khác</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;"><strong><em>Vắc xin phòng bệnh đặc hiệu</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu với bệnh do virus Ebola.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh Ebola</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong><em>Ca bệnh nghi ngờ</em></strong></p>
<p>– Có yếu tố dịch tễ trong vòng 3 tuần (21 ngày) trước khi khởi phát triệu chứng:</p>
<p>+ Tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể của bệnh nhân được xác định hoặc đang bị nghi ngờ nhiễm bệnh Ebola</p>
<p>+ Đang sống hoặc đi tới vùng dịch bệnh Ebola đang lưu hành</p>
<p>+ Trực tiếp xử lý, tiếp xúc với dơi, chuột hoặc động vật linh trưởng nghi nhiễm bệnh từ các vùng dịch tễ bệnh đang lưu hành</p>
<p>– Đang có biểu hiện lâm sàng của bệnh Ebola</p>
<p><strong><em>Ca bệnh xác định</em></strong></p>
<p>Là ca bệnh nghi ngờ và sau đó được khẳng định mắc bệnh bằng xét nghiệm PCR dương tính với virus Ebola</p>
<p><strong><em>Chẩn đoán phân biệt</em></strong></p>
<p>Bệnh do virus Ebola cần phải phân biệt với một số căn nguyên gây sốt và phát ban khác.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh Ebola</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong><em>Nguyên tắc điều trị bệnh</em></strong></p>
<p>– Không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu chỉ là điều trị hỗ trợ.</p>
<p>– Tất cả các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, phải được cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh.</p>
<ul>
<li>Các ca bệnh xác định cần phải nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.</li>
</ul>
<p><strong><em>Điều trị hỗ trợ</em></strong></p>
<ul>
<li>Khi sốt > 38oC, đau nhiều: Hạ nhiệt, giảm đau bằng Paracetamol</li>
<li>Tiêu chảy, nôn, có dấu hiệu mất nước, rối loạn điện giải: Cho uống Oresol ngay cả khi chưa có dấu hiệu mất nước. Các thuốc chống nôn có thể làm giảm triệu chứng và giúp bệnh nhân uống được Oresol để bù nước và điện giải.</li>
<li>Co giật: Dùng thuốc cắt cơn giật như Seduxen, Diazepam,..</li>
<li>Khi có dấu hiệu của chảy máu cấp hoặc sốc: Truyền máu và bù đủ dịch, đảm bảo khối lượng tuần hoàn và duy trì dấu hiệu sinh tồn ổn định. Nếu không cải thiện có thể phải dùng thuốc vận mạch hoặc lọc máu.</li>
</ul><div style="background:#eee;border:1px solid #ccc;padding:5px 10px;">
</div>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola”. Ban hành kèm theo Quyết định số 2968/QĐ-BYT ngày 8/8/2014 của Bộ Y tế</li><li>"2014 Ebola Outbreak in West Africa". Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 4 August 2014. Archived from the original on 2 October 2014. Retrieved 5 August 2014.</li><li>John W. King; Ebola virus infection; Medscape updated: Aug 19, 2014.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-ebola-shkix |
Bệnh nhiễm nấm Paracoccidioides | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh nhiễm nấm Paracoccidioides</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Nhiễm nấm <i>Paracoccidioides</i> là một trong nhiễm trùng do vi nấm gây bệnh đã được biết đến từ lâu. Vi nấm thuộc nấm lưỡng hình, được cho là trong môi trường đất, gặp ở nhiều khu vực trên thế giới đặc biệt là Châu Mỹ, gây bệnh tại nhiều cơ quan trong cơ thể, đường vào nhiễm trùng tiên phát thường là phổi. Biểu hiện lâm sàng đa dạng bao gồm nhiễm trùng cấp/bán cấp và nhiễm trùng mạn tính. Chẩn đoán bệnh thường dựa vào các đặc điểm lâm sàng và các xét nghiệm khẳng định căn nguyên vi nấm như nhuộm soi, nuôi cấy, mô bệnh học, huyết thanh học,…. Mặc dù vi nấm còn nhạy cảm với nhiều thuốc kháng nhấm như nhóm azole, amphotericin B, tuy nhiên người bệnh phải điều trị trong một thời gian dài và nguy cơ tái phát cao, thường để lại di chứng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Sau khi nhiễm bệnh dù đã được điều trị nhưng có nguy cơ tái phát cao " src="/ImagePath/images/20210827/20210827_Paracoccidiosides-nhiem-benh-2-nguyen-nhan-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Sau khi nhiễm bệnh dù đã được điều trị nhưng có nguy cơ tái phát cao </em></p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh nhiễm nấm Paracoccidioides</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><em>Paracoccidioides </em>là vi nấm gây bệnh ở người thuộc loài nấm lưỡng hình, giống <em>Paracoccidioides. </em>2 loài nấm chính gây bệnh là <em>P. brasiliensis</em> và <em>P. lutzii. </em>Vi nấm phát triển ở dạng nấm sợi từ 22 – 26 độ C và dưới dạng nấm men ở 37 độ C, sinh sản cả hữu tính và vô tính. Vi nấm được cho là trong môi trường đất.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Trong môi trường đất bẩn, rất dễ có nhiều nguyên nhân gây bệnh" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Nhiem-nam-paracoccidioides.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Trong môi trường đất bẩn, rất dễ có nhiều nguyên nhân gây bệnh</em></p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh do vi nấm được báo cáo tại nhiều khu vực trên thế giới như: Mexico, Trung và Nam Mỹ, Brazil, Colombia, Venezuela và Argentina. Một số quốc gia và khu vực khác khác như Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Châu Phi,..</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh nhiễm nấm Paracoccidioides</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p><strong>Nhiễm nấm <em>Paracoccidioides</em> cấp và bán cấp:</strong> thường thấy ở bệnh nhân trẻ em, thanh thiếu niên và người dưới 30 tuổi. Các triệu chứng lâm sàng biểu hiện tại toàn thân và nhiều cơ quan. Người bệnh có sốt, gầy sút cân, nhiễm trùng lan tỏa hệ thống võng nội mô như hạch bạch huyết ( hạch ngoại vi, hạch ổ bụng,..) to, gan to, lách to; rối loạn chức năng tủy xương như gây thiếu máu. Trường hợp tổn thương cơ quan nặng có thể vàng da, hạ albumin. Các bất thường về xét nghiệm như: thiếu máu ( số lượng hồng cầu và huyết sắc tố giảm), tăng số lượng bạch cầu máu ngoại vi, tăng số lượng bạch cầu ái toan, tăng các men transaminase, tăng bilirubin máu, hạ albumin máu,…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh có nhiều biểu hiện, trong các trường hợp nặng có thể gây ra có thể vàng da, hạ albumin" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Paracoccidiosides-nhiem-benh-2-nguyen-nhan.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh có nhiều biểu hiện, trong các trường hợp nặng có thể gây ra có thể vàng da, hạ albumin</em></p>
<p><strong>Nhiễm nấm <em>Paracoccidioides</em> mạn tính:</strong> khoảng 90 % bệnh nhiễm nấm <em>Paracoccidioides</em> là nhiễm trùng mạn tính, có thể xuất hiện vài tháng đến nhiều năm sau nhiễm trùng tiên phát tại phổi, thường hay gặp ở nam giới trong độ tuổi lao động. Vi nấm có thể gây bệnh tại nhiều cơ quan theo đường máu và đường bạch huyết. Triệu chứng ban đầu thường tại phổi và đường hô hấp trên, người bệnh có triệu chứng ho khan, sau ho đờm, ho máu kèm theo khó thở; niệm mạc đường hô hấp như họng, thanh quản có thể bị loét, gây đau, chảy máu, khàn giọng, bội nhiễm,… Trên phim X-quang ngực thấy hình ảnh thâm nhiễm phế nang và thâm nhiễm kẽ, tổn thương nốt, khối, hang,.. xơ hóa, khí phế thũng ở giai đoạn muộn. Các cơ quan khác bị tổn thương như da (thương tổn dạng nốt, vết loét,..) , hạch bạch huyết, tuyến thượng thận, thần kinh trung ương, xương khớp, cơ quan sinh dục, mắt,… Trên phim chụp sọ não và cột sống, thấy tổn tương vùng vỏ não, đồi thị, tiểu não, thân não, tủy sống, trường hợp nặng thấy não úng thủy. Hình ảnh ăn mòn xương, hẹp khe khớp,.. trên phim X-quang cũng được ghi nhận.</p>
<p><strong>Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS:</strong> trong các báo cáo ghi nhận nhiễm nấm <em>Paracoccidioides</em> là nhiễm trùng ít gặp ở bệnh nhân HIV/AIDS so với nhiễm vi nấm khác như <em>Histoplasma</em>, <em>Crytococcus</em>,… Tuy nhiên khi nhiễm nấm <em>Paracoccidioides</em> ở bệnh nhân HIV/AIDS, bệnh thường nặng, nhiễm trùng lan tỏa, tỉ lệ tử vong cao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh nhiễm nấm Paracoccidioides</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Một số di chứng như:</p>
<p style="text-align: justify;">- Suy hô hấp mạn tính, xơ phổi, rối loạn chức năng tuyến thượng thận, nhiễm trùng lan tỏa, suy đa chức năng cơ quan,...</p>
<p style="text-align: justify;">- Tái phát: 1 số yếu tố liên quan đến tái phát như điều trị thời gian ngắn, sử dụng TMP-SMX, bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Các biến chứng nguy hiểm có thể gây ra liên quan đến hệ hô hấp " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_suy-ho-hap.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các biến chứng nguy hiểm có thể gây ra liên quan đến hệ hô hấp </em></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh nhiễm nấm Paracoccidioides</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Con người nhiễm bệnh khi tiếp xúc với bào tử nấm trong môi trường. Đường xâm nhập chính là đường hô hấp vào phổi, ban đầu gây nhiễm trùng tại phổi không có triệu chứng. Sau một thời gian, vi nấm gây bệnh, biểu hiện cấp/bán cấp hoặc mạn tính. Bệnh không lây trực tiếp từ người lành sang người bệnh qua các con đường lây nhiễm thông thường.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh nhiễm nấm Paracoccidioides</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Đối tượng, nguy cơ mắc bệnh được xác định có liên quan đến phơi nhiễm nghề nghiệp, phổ biến ở khu vực nông thôn, người làm nông tiếp xúc với môi trường đất qua hoạt động canh tác trồng trọt hàng ngày. Bệnh mạn tính thường phổ biến ở nam giới từ 30 – 60 tuổi, một số nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ nam:nữ trung bình 13:1 trong khi bệnh cấp/bán cấp phổ biến ở cả hai giới.</p>
<p style="text-align: justify;">Bệnh nhân nhiễm HIV hoặc các nguyên nhân khác gây suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào T như ung thư và ghép tạng đã được báo cáo hiếm khi nhiễm nấm <em>Paracoccidioides</em>, tuy nhiên những đối tượng này khi nhiễm biểu hiện lâm sàng thường nặng nề, điều trị lâu dài và nguy cơ tái phát cao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh nhiễm nấm Paracoccidioides</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Áp dụng các<b> </b>biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu như giáo dục, tư vấn tuyên truyền sức khỏe, nâng cao sức khỏe, hệ thống miễn dịch; vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân tốt, tránh làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều bào tử nấm; không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia; quan hệ tình dục và truyền máu an toàn phòng tránh nhiễm HIV/AIDS; phát hiện và chẩn đoán sớm người bệnh, tuân thủ điều trị và theo dõi sau điều trị.</p>
<p> </p>
<p> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh nhiễm nấm Paracoccidioides</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên vi nấm</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhuộm soi: </strong>bệnh phẩm như đờm, dịch áp xe, dịch chọc hạch, tổn thương da,… Hóa chất thường sử dụng là Kali hydroxit KOH, soi trực tiếp dưới kính hiển vi, thấy hình ảnh nấm men với tế bào nấm lớn hình tròn hoặc bầu dục , kích thước từ 4 – 40 mcm, được bao quanh bởi các tế bào nấm khác, hình ảnh nảy chồi.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ngoài các phương pháp nuôi cấy, nhuộm soi, mô bệnh học thì phương pháp xét nghiệm được chọn lựa nhiều " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_xet-nghiem-.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ngoài các phương pháp nuôi cấy, nhuộm soi, mô bệnh học thì phương pháp xét nghiệm được chọn lựa nhiều </em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nuôi cấy vi nấm: </strong>bệnh phẩm đờm, dịch chọc hạch, dịch áp xe, mẫu sinh thiết. Thời gian trả kết quả thường lâu, có thể 3 – 4 tuần.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Mô bệnh học: </strong>là phương pháp xâm lấn, giúp chẩn đoán xác định.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm huyết thanh học ( ELISA, cố định bổ thể, điện di,..) </strong>: nhằm xác định kháng thể đặc hiệu với vi nấm giúp chẩn đoán bệnh, ngoài ra sử dụng xét nghiệm để theo dõi và đáp ứng điều trị thông qua hiệu giá kháng thể. Độ nhạy và độ đặc hiệu cao, tuy nhiên giảm ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch. Hiệu giá kháng thể trong huyết thanh (bằng phương pháp khuếch tán miễn dịch) thường cao (≥1: 32) ở bệnh nhân Nhiễm nấm <em>Paracoccidioides</em> cấp tính.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xét nghiệm 1,3-beta-D-glucan: </strong>1,3-beta-D-glucan là thành phần tế bào của nhiều loại nấm. Trong nhiễm nấm <em>Paracoccidioides</em> thường dương tính, tuy nhiên không đặc hiệu, có thể dương tính trong nhiễm vi nấm khác. Bên cạnh đó, việc giảm nồng độ 1,3-beta-D-glucan không được khuyến cáo trong theo dõi và đánh giá đáp ứng lâm sàng trong quá trình điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Kỹ thuật phản ứng chuỗi PCR:</strong> PCR có thể giúp phân biệt giữa hai loài là <em>P. brasiliensis</em> và <em>P. lutzii</em> , xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao tuy nhiên không phổ biến tại nhiều cơ sở y tế.</p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong>Chẩn đoán nhiễm </strong></em><strong><em>nấm Paracoccidioides.</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;"> <strong>Nhiễm nấm <em>Paracoccidioides</em> cấp và bán cấp:</strong> cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng và dịch tễ gợi ý ( bệnh cảnh sốt cấp tính, sụt cân, nổi hạch toàn thân, thiếu máu, gan lách to,…) và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên ( nhuộm soi, nuôi cấy, mô bệnh học, xét nghiệm huyết thanh học).</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm nấm <em>Paracoccidioides</em> cấp và bán cấp cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như ung thư hạch, nhiễm khuẩn huyết nặng, bệnh do <em>Histoplasma</em> lan tỏa, bệnh lao hạch và lao toàn thể, hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, nhiễm HIV,..</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm nấm <em>Paracoccidioides</em> mạn tính:</strong> cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng và dịch tễ gợi ý ( triệu chứng tại phổi và niêm mạc đường hô hấp, da, tuyến thượng thận, .., tổn thương trên phim X-quang ngực,…) và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên ( nhuộm soi, nuôi cấy, mô bệnh học). Xét nghiệm huyết thanh hữu ích trong trường hợp nhuộm soi, nuôi cấy âm tính.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhiễm nấm <em>Paracoccidioides</em> mạn tính cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như lao phổi, bệnh do vi nấm khác, ung thư phổi, xơ hóa phổi vô căn,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh nhiễm nấm Paracoccidioides</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><em>Vi nấm</em> nhạy cảm với hầu hết các thuốc kháng nấm thông thường, bao gồm amphotericin B, nhóm azole như Itraconazole, vi nấm nhạy cảm trimethoprim-sulfamethoxazole (TMP-SMX). Amphotericin B thường được chỉ định trong những trường hợp nặng. Trong quá trình điều trị cần theo dõi và phát hiện các tác dụng phụ của thuốc như dị ứng, phát ban da, tổn thương gan, tổn thương thận, thiếu máu, hạ kali máu,…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm trùng mức độ nhẹ đến trung bình: </strong>Thường chỉ định Itraconazole 100 – 200 mg/ngày đối với người lớn và 5 -10 mg/kg/ngày ( tối đa 200 mg) đối với trẻ nhỏ. TMP-SMX được sử dụng thay thế khi không có sẵn Itraconazole với liều từ 8 – 10 mg/kg thường được chia 2 lần/ngày.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhiễm trùng mức độ nặng:</strong> khuyến cáo sử dụng Amphotericin B deoxycholate với liều trung bình 0,7 – 1 mg/kg/ngày. Ngoài ra có thể sử dụng Amphotericin B lipid complex liều từ 3 – 5 mg/kg/ngày hoặc Voriconazole 200 – 400 mg/ngày đường tĩnh mạch. Khi tình trạng bệnh nhân ổn định hơn, lâm sàng cải thiện, cân nhắc chuyển phác đồ thuốc kháng nấm đường uống, thường sau 3 – 6 tuần, thường sử dụng Itraconazole.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trường hợp có nhiễm trùng thần kinh trung ương: có thể sử dụng Amphotericin B và Itraconazole, TMP-SMX đường tĩnh mạch nếu có.</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thời gian điều trị và theo dõi điều trị:</strong></p>
<p style="text-align: justify;">+ Thời gian điều trị: thường kéo dài. 6 – 12 tháng với các nhóm thuốc azole ( Itraconazole, Voriconazole), khoảng 2 năm với TMP-SMX. Với những bệnh nhân nặng thời gian điều trị duy trì > 2 năm. Trường hợp người bệnh có nhiễm trùng thần kinh trung ương hoặc trên các cơ địa suy giảm miễn dịch nặng như bệnh nhân ung thư, HIV/AIDS, thời gian điều trị thường kéo dài hơn. Tuy nhiên bệnh thường tái phát và di chứng cao.</p>
<p style="text-align: justify;">+ Theo dõi điều trị: Cần đánh giá các dấu hiệu lâm sàng và tổn thương trên X-quang ngực, hiệu quả kháng thể.</p>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm huyết thanh học rất hữu ích trong theo dõi và đánh giá đáp ứng điều trị. Việc giảm hiệu giá kháng thể trong huyết thanh là một yếu tố tiên lượng tốt. Xét nghiệm huyết thanh trước khi bắt đầu điều trị, sau 3 tháng điều trị, sau đó 6 tháng/lần.</p>
<p style="text-align: justify;">X-quang tim phổi: chỉ định tại các thời điểm: chẩn đoán bệnh, trong quá trình điều trị ( 1 -2 tháng/ lần, sau đó 6 – 9 tháng/lần). Có thể chỉ định chụp CT ngực khi X-quang ngực không thể đánh giá đầy đủ. Ngoài ra chụp CT sọ não cũng được chỉ định theo dõi điều trị đối với người bệnh nhiễm trùng thần kinh trung ương.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li>Martinez R. “New Trends in Paracoccidioidomycosis Epidemiology”. J Fungi (Basel). 2017.</li><li>Flavio Queiroz-Telles, Dante L Escuissato. Pulmonary paracoccidioidomycosis. Semin Respir Crit Care Med, 2011 Dec;32(6):764-74.</li><li>Buccheri R, Khoury Z, Barata LC, Benard G. “Incubation Period and Early Natural History Events of the Acute Form of Paracoccidioidomycosis: Lessons from Patients with a Single Paracoccidioides spp. Exposure.” Mycopathologia. 2016;181(5-6):435. Epub 2015 Dec 19.</li><li>Alegre-Maller AC, Mendonça FC, da Silva TA, Oliveira AF, Freitas MS, Hanna ES. Therapeutic administration of recombinant Paracoccin confers protection against<em>Paracoccidioides brasiliensis</em>infection: involvement of TLRs. <em>PLOS Negl Trop Dis. </em>2014;8</li><li>Fiol FS, Oliveira SJ, Barberato-Filho S, Junqueira FM, Rocha MC, Toledo MI. Paracoccidioidomycosis: evaluation of treatment and patient profile. <em>Braz J Infect Dis. </em>2013;17:720–721 </li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-nhiem-nam-paracoccidioides-shclb |
Bệnh sốt xuất huyết do Arenavirus | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Bệnh sốt xuất huyết do Arenavirus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Họ <em>Arenavirus </em>gồm rất nhiều loài virus khác nhau, có thể gây nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau ở cả người và động vật, trong đó có bệnh cảnh sốt xuất huyết. Trong các loài <em>Arenavirus </em>gây bệnh, virus gây bệnh cảnh sốt Lassa, sốt xuất huyết Bolivia, sốt xuất huyết Argentina được chú ý và quan tâm. Bệnh cảnh lâm sàng có thể từ biểu hiện nhẹ đến tình trạng nặng, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan và tiên lượng tử vong cao. Chẩn đoán bệnh cần dựa vào khai thác yếu tố dịch tễ, các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên như xét nghiệm PCR virus, nuôi cấy và phân lập virus, kháng thể IgM và IgG đặc hiệu virus. Các biện pháp điều trị như sử dụng huyết tương miễn dịch, liệu pháp kháng virus, điều trị hỗ trợ và triệu chứng. Việc phòng tránh con đường lây nhiễm và các ổ chứa tự nhiên là đặc biệt quan trọng.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Họ Arenavirus gồm rất nhiều loài virus khác nhau, có thể gây nhiều bệnh, trong đó có sốt xuất huyết" src="/ImagePath/images/20210827/20210827_sot-xuat-huyet-do-arenavirus-nguyen-nhan-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Họ Arenavirus gồm rất nhiều loài virus khác nhau, có thể gây nhiều bệnh, trong đó có sốt xuất huyết.</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Bệnh sốt xuất huyết do Arenavirus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- <em>Arenaviridae</em> là họ virus có vật chất di truyền là RNA âm, sợi đơn, gồm các chi như <em>Mammarenaviridae, Reptarenaviridae</em> và<em> <em>Hartmaniviridae, có thể gây bệnh cho cả người và động vật trong đó động vật là ổ chứa tự nhiên. </em></em></p>
<p style="text-align: center;"><img alt=" Arenaviridae là họ virus có vật chất di truyền là RNA âm" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_sot-xuat-huyet-do-arenavirus-trieu-chung.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Arenaviridae là họ virus có vật chất di truyền là RNA âm, sợi đơn bao gồm cả các chi có thể gây bệnh cho cả người và động vật</em></p>
<p style="text-align: justify;">- Virus Lassa là virus gây bệnh sốt Lassa, năm 1969 được phát hiện đầu tiên tại Lassa, Nigeria. Virus có thể tìm thấy nhiều khu vực tại Tây Phi, gây bệnh ở người và động vật ( động vật gặm nhấm, đặc biệt loài chuột <em>Mastomys </em>) sang con người.</p>
<p style="text-align: justify;">- Virus Machupo (MACV) gây bệnh sốt xuất huyết Bolivia. Năm 1962 được phát hiện tại làng San Joachim ở Bolivia, gây bệnh ở người và động vật, chuột <em>Calomys callosus</em> là vector truyền bệnh chính.</p>
<p style="text-align: justify;">- Virus Junin gây bệnh sốt xuất huyết Argentina, hay gặp ở khu vực đồng bằng miền trung Argentina. Virus có thể gây bệnh cho cả người và động vật, vector truyền bệnh chính là loài gặm nhấm <em>Calomys musculinus</em> ( ổ chứa virus tự nhiên).</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Bệnh sốt xuất huyết do Arenavirus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Sốt Lassa: </strong>thời gian ủ bệnh thường khoảng 7-21 ngày, khởi phát khoảng 80% người bệnh có các triệu chứng nhẹ và không đặc hiệu như người mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu. Theo tiến triển thời gian, các biểu hiện lâm sàng rõ hơn. Triệu chứng như: sốt cao hơn, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi người, chán ăn, buồn nôn, nôn và đi ngoài, ho và viêm họng. Trong một số trường hợp nặng, biểu hiện bệnh tại nhiều cơ quan như:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Xuất huyết: xuất huyết dưới da và xuất huyết niêm mạc như chảy máu cam, chảy máu chân răng, ho máu, đi ngoài phân máu, tiểu đỏ,…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Hô hấp: ho, phù phổi cấp, tràn dịch màng phổi, suy hô hấp,…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tim mạch: đau ngực, viêm cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim,...</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Tiêu hóa: nôn, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, đi ngoài phân máu, tổn thương gan, tổn thương lách,…</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thận: suy thận cấp trong trường hợp nặng.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Thần kinh: người bệnh có thể mê sảng, rối loạn tri giác,… Tổn thương thần kinh có thể gây ra điếc, xảy ra khoảng gần 1/3 số trường hợp mắc bệnh trong một số báo cáo. Điếc có thể cái thiện khi bệnh hồi phục.</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Phát ban sẩn ở vùng ngực, mặt, chi trên</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Nổi hạch vùng cổ</li>
<li style="text-align: justify; padding-bottom:6px">Viêm họng và viêm kết mạc.</li>
</ul>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><img alt="Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao hơn, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi người, chán ăn, buồn nôn, nôn và đi ngoài, ho và viêm họng" src="/ImagePath\images\20210827/20210827_Sot-xuat-huyet-do-virus.jpg"></p>
<p style="padding-bottom: 6px; text-align: center;"><em>Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao hơn, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi người, chán ăn, buồn nôn, nôn và đi ngoài, ho và viêm họng</em></p>
<p style="text-align: justify;">Các bất thường về xét nghiệm ghi nhận như: công thức máu ngoại vi có thể thấy số lượng tế bào bạch cầu giảm nhẹ, số lượng tiểu cầu giảm, có thể giảm dưới 100 G/L, trường hợp nặng tiểu cầu giảm mạnh, khi xuất huyết nặng có thể giảm số lượng hồng cầu và lượng huyết sắc tố. Các men transaminase như AST, ALT thường tăng; các rối loạn chức năng đông máu như giảm tỉ lệ prothrombin, d-dimer tăng,..; protein niệu và creatinin tăng khi có suy thận cấp; …</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Sốt xuất huyết Bolivia</strong>: cơ quan nhiễm virus ban đầu thường là tế bào phế nang, từ đó virus xâm nhập và gây bệnh tại các cơ quan khác. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 3 đến 16 ngày. Triệu chứng khởi phát không đặc hiệu, tương tự nhiễm các virus khác như mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi người, đau nhức cơ xương khớp, chán ăn, buồn nôn kèm theo sốt. Trong thời kỳ toàn phát, các triệu chứng trầm trọng hơn: biểu hiện xuất huyết dưới da, niêm mạc; triệu chứng thần kinh như mê sảng; nói nhảm, ảnh hưởng tri giác; hạ huyết áp; khó thở, ho máu; tiểu máu; suy chức năng cơ quan,… Thời kỳ lui bệnh có thể kéo dài đến 2 tháng, người bệnh hồi phục dần dần. Các bất thường xét nghiệm như tình trạng giảm số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu, rối loạn các chức năng đông máu, tăng men AST, ALT, protein niệu,….</p>
<p style="text-align: justify;">- <strong>Sốt xuất huyết Argentina</strong>: khoảng 80% người bệnh có triệu chứng lâm sàng. Thời kỳ ủ bệnh trung bình khoảng 1 – 2 tuần. Thời kỳ đầu ( trong khoảng 1 tuần đầu của bệnh), các triệu chứng diễn biến âm ỉ như mệt mỏi, đau mỏi người, đau nhức cơ xương khớp, đau đầu, chán ăn, buồn nôn và sốt gai lạnh. Ngoài ra có thể có đau bụng thượng vị, đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón. Da, kết mạc sung huyết hoặc thăm khám có thể thấy rải rác chấm xuất huyết dưới da, sưng hạch ngoại vi. Giai đoạn tiếp theo, khoảng bắt đầu từ tuần thứ hai của bệnh, triệu chứng lâm sàng biểu hiện rầm rộ như xuất huyết dưới da và niêm mạc nhiều ( chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn máu, đi ngoài phân máu, tiểu đó, hành kinh số lượng nhiều và kéo dài ngày ở phụ nữ), có triệu chứng thần kinh, trường hợp nặng có biểu hiện sốc. Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm thần, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, ảnh hưởng tri giác từ nhẹ đến hôn mê, co giật, hội chứng tiểu não, liệt dây thần kinh sọ, … Bên cạnh đó, bội nhiễm vi khuẩn thường xảy ra như viêm phổi do vi khuẩn, nhiễm khuẩn huyết,…. Thời kỳ lui bệnh có thể kéo dài 1 đến 3 tháng. Các bất thường về xét nghiệm ghi nhận như: giảm số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu, khi xuất huyết nặng có thể giảm số lượng hồng cầu và lượng hemoglobin; tăng men AST, ALT, GGT, protein niệu, ure và creatinin tăng khi có suy thận cấp; rối loạn chức năng đông máu; Xquang có viêm phổi khi bội nhiễm vi khuẩn, dịch não tủy biến đối giống viêm màng não virus thông thường, …</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Complications" class=" ">
<h2>Các biến chứng Bệnh sốt xuất huyết do Arenavirus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Biến chứng có thể gặp là: xuất huyết tạng nặng; sốc nhiễm khuẩn; ở phụ nữ có thai gây tăng tỉ lệ tử vong cho mẹ và con, lây truyền mẹ con; tổn thương gan; tổn thương thận; ảnh hưởng chức năng hệ thần kinh; gây giảm thính lực trong sốt Lassa; bội nhiễm vi khuẩn như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,…</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Spread" class=" ">
<h2>Đường lây truyền Bệnh sốt xuất huyết do Arenavirus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Con đường lây truyền chủ yếu là lây qua tiếp xúc với động vật gặm nhấm nhiễm bệnh và tiếp xúc giữa con người với nhau. Con người có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với phân, nước tiểu, chất thải khác của các loài động vật gặm nhấm, loài <em>Mastomys</em> trong sốt Lassa, loài chuột <em>Calomys calllosus</em> trong sốt xuất huyết Bolivia, loài <em>Calomys musculinus</em> trong bệnh sốt xuất huyết Argentina.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Bệnh lây qua vật thể trung gian " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_sot-xuat-huyet-do-arenavirus.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bệnh lây qua vật thể trung gian </em></p>
<p style="text-align: justify;">Khi hít phải virus gây bệnh có trong chất thải động vật nhiễm bệnh hoặc ăn phải thịt động vật bị bệnh cũng có nguy cơ mắc bệnh. Khi con người bị bệnh, có thể đào thải virus qua nước tiểu, phân, chất dịch khác,… ngay cả khi đang hồi phục bệnh. Từ đó, khi tiếp xúc với chất dịch trên, hoặc hít phải virus trong các giọt nhỏ trong không khí nếu không có các biện pháp phòng hộ thích hợp cũng tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người sang người.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-ObjectsAtRisk" class=" ">
<h2>Đối tượng nguy cơ Bệnh sốt xuất huyết do Arenavirus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Bệnh sốt Lassa hay gặp ở khu vực Tây Phi như Guinea Xích Đạo, Liberia, Nigeria,… Một số quốc gia, khu vực lân cận cùng có nguy cơ lây lan do động vật trung gian truyền bệnh. Thời điểm xảy ra bệnh là quanh năm, gặp nhiều nhất thường là tháng 3, thời điểm chuyển giao mùa. Những người du lịch từ các khu vực này cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Ai cũng có thể mắc bệnh, vì vậy không nên chủ quan " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_benh-sot-xuat-huyet-4-dieu-tri.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Ai cũng có thể mắc bệnh, vì vậy không nên chủ quan </em></p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh sốt xuất huyết Bolivia: hay gặp ở các khu vực như Bolivia, Brazil, Argentina,… Những người sống hoặc du lịch tại các khu vực này cũng tăng nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc với các loài gặm nhấm hoặc người bệnh.</p>
<p style="text-align: justify;">- Bệnh sốt xuất huyết Argentina: gặp ở khu vực đồng bằng miền trung ở Argentina, những người lao động làm nông nghiệp tại khu vực này nguy cơ mắc bệnh cao, tỉ lệ gặp ở nam nhiều hơn nữ.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Bệnh sốt xuất huyết do Arenavirus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">- Hiện nay vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu phòng bệnh với sốt Lassa và sốt xuất huyết Bolivia. Với sốt xuất huyết Argentina đã có vắc xin phòng bệnh và được chỉ định, có hiệu quả tại Argentina, tuy nhiên không chỉ định rộng rãi tại các khu vực khác trên thế giới. Ngoài ra các biện pháp phòng bệnh quan trọng là phòng ngừa con đường lây nhiễm. Các biện pháp như: tránh tiếp xúc và cần tiêu diệt các loài gặm nhấm; vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân đặc biệt tuân thủ vệ sinh tay; tuân thủ bảo hộ khi tiếp xúc với chất thải và xác động vật nhiễm bệnh; chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời người bệnh; tuân thủ các quy định phòng tránh nhiễm khuẩn khi chăm sóc và điều trị người bệnh; dự phòng ribavirin trong khoảng 10 ngày cho đối tượng có nguy cơ cao mắc sốt Lassa. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Bệnh sốt xuất huyết do Arenavirus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>- </strong>Sốt Lassa: ngoài việc dựa trên yếu tố dịch tễ, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trên, việc chẩn đoán cần sử dụng một số xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên. Có thể nuôi cấy virus từ máu, nước tiểu, các dịch sinh học khác hoặc sử dụng xét nghiệm PCR của virus Lassa để chẩn đoán, tuy nhiên kỹ thuật này đắt tiền, hiện đại, không thể áp dụng thường quy tại nhiều cơ sở y tế. Xét nghiệm kháng thể IgM và IgG đặc hiệu với kháng nguyên virus Lassa cũng được sử dụng. Kháng thể IgM xuất hiện sớm và được phát hiện từ khoảng 10 – 21 ngày từ khi khởi phát triệu chứng, kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn từ khoảng 3 tuần sau khi khởi phát bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Thực hiện xét nghiệm để biết chính xác có bị mắc bệnh hay không " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_sot-xuat-huyet-xet-nghiem.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Thực hiện xét nghiệm để biết chính xác có bị mắc bệnh hay không </em></p>
<p style="text-align: justify;">- Cần chẩn đoán phân biệt sốt Lassa với một số bệnh khác như: sốt xuất huyết do nguyên nhân virus khác như sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết Crimean - Congo; nhiễm virus Ebola; sốt vàng; bệnh sốt rét; bệnh thương hàn; nhiễm khuẩn huyết; bệnh do <em>Leptospira</em>;…</p>
<p style="text-align: justify;">- Sốt xuất huyết Bolivia và sốt xuất huyết Argentina: tương tự như sốt Lassa, có thể sử dụng xét nghiệm PCR virus hoặc nuôi cấy phân lập virus trong bệnh phẩm máu hoặc các dịch cơ thể, tuy nhiên xét nghiệm này không phải lúc nào cũng sẵn có, yêu cầu kỹ thuật và máy móc hiện đại. Việc sử dụng xét nghiệm kháng thể IgM và IgG đặc hiệu với virus bằng kỹ thuật ELISA thường được áp dụng.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Bệnh sốt xuất huyết do Arenavirus</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị sốt Lassa: </strong>chỉ định thuốc kháng virus ribavirin và các biện pháp điều trị hỗ trợ, triệu chứng. Ribavirin được chỉ định khi người bệnh được chẩn đoán xác định sốt Lassa hoặc điều trị theo kinh nghiệm với một số người bệnh có biểu hiện nghi ngờ sốt Lassa trong khu vực dịch tễ nguy cơ cao. Trường hợp nặng ưu tiên sử dụng ribavirin đường tĩnh mạch với liều khởi đầu 30 mg/kg/ngày sau đó giảm liều 15 mg/kg/lần x 4 lần/ngày trong 4 ngày và giảm liều 7,5 mg/kg/lần x 3 lần/ngày trong sau ngày tiếp theo. Trường hợp không có ribavirin đường tĩnh mạch, hoặc trường hợp bệnh nhẹ, chỉ định ribavirin đường uống với liều khuyến cáo như sau: liều đầu tiên 35 mg/kg, sau đó giảm liều 15 mg/kg/lần x 4 lần/ngày trong 4 ngày và giảm 15 mg/kg/lần x 3 lần/ngày trong sáu ngày tiếp theo. Cần chú ý tác dụng phụ của ribavirin gây thiếu máu khi sử dụng. Điều trị triệu chứng, hỗ trợ như giảm đau, hạ sốt bằng paracetamol, truyền máu và các chế phẩm máu khi có chỉ định, hỗ trợ hô hấp tuần hoàn, điều chỉnh rối loạn điện giải, thăng bằng toan - kiềm, đảm bảo dinh dưỡng,…</p>
<p style="text-align: center;"><img alt="Người bệnh cần được thăm khám, điều trị theo dõi sát sao " src="/ImagePath\images\20210827/20210827_benh-sot-xuat-huyet-dieu-tri-1.jpg"></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người bệnh cần được thăm khám, điều trị theo dõi sát sao </em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị sốt xuất huyết Bolivia: </strong>chủ yếu là điều trị hỗ trợ và triệu chứng như giảm đau, hạ sốt, hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn, đảm bảo cân bằng nước và điện giải, thăng bằng kiềm toan, truyền các chế phẩm máu khi có chỉ định, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi thích hợp. Đã có thử nghiệm sử dụng huyết thanh của người đã nhiễm virus điều trị cho người bệnh tuy nhiên đánh giá hiệu quả còn hạn chế. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc ức chế virus như ribavirin cũng được nghiên cứu, đã có hiệu quả trên một số người bệnh, tuy nhiên các nghiên cứu còn hạn chế với cỡ mẫu nhỏ, nên chưa có khuyến cáo rộng rãi, cần thử nghiệm và nghiên cứu thêm. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị sốt xuất huyết Argentina: </strong>biện pháp điều trị gồm có sử dụng huyết thanh miễn dịch, thuốc kháng virus ribavirin và điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng. Sử dụng huyết tương từ những bệnh nhân đã bị bệnh sốt xuất huyết Argentina đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị bệnh, đặc biệt giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong. Tuy nhiên sử dụng huyết tương miễn dịch có một số nhược điểm như cần phải chuẩn hóa liều dùng, tăng nguy cơ lây truyền một số mầm bệnh khi truyền huyết tương từ người này sang người khác, hiệu quả sử dụng huyết tương giảm khi chỉ định muộn, nguồn huyết tương miễn dịch không có nhiều và có sẵn. Ribavirin cũng đã được thử nghiệm và nghiên cứu, chứng minh hiệu quả kháng virus trong giai đoạn sớm. Ở những khu vực không sẵn có huyết tương miễn dịch, việc điều trị theo kinh nghiệm với ribavirin là cần thiết. Các biện pháp điều trị hỗ trợ tương tự như sốt Lassa và sốt xuất huyết Bolivia.</p>
</div>
</section>
<hr>
<div class="reference-documents">
<p><b>Tài liệu tham khảo:</b></p>
<ul><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">ProMED-mail. Lassa fever - West Africa (16): Germany (North Rhine-Westphalia) local transmission 2016</li><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">World Health Organization. Lassa fever</li><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Centers for Disease Control and Prevention. Lassa Fever</li><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Organization, P.A.H. Machupo Hemorrhagic Fever. <em>Zoonoses and Communicable Diseases Common to Man and Animals. </em>2003;II</li><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Viral Hemorrhagic Fevers Caused by Arenaviruses. <em>Red Book. </em>2009;2009(1):325–334.</li><li style="text-align: justify; padding-bottom: 6px;">Enria D. Arenaviral hemorrhagic fevers: Argentine hemorrhagic fever and Lassa fever. Emerging neurological infections. In: Power C., Johnson R.T., editors. vol. 67. 2005. (Neurological Disease and Therapy). p. 505.</li></ul>
</div>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/benh-sot-xuat-huyet-do-arenavirus-sfflq |
Lao kháng thuốc | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Lao kháng thuốc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hiện tượng lao kháng thuốc xảy ra khi thuốc được dùng để điều trị bệnh lao không còn có tác dụng nữa, tức là vi khuẩn lao đã kháng lại chính loại thuốc đó. Bệnh lao kháng thuốc vẫn có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành qua không khí nếu có sự tiếp xúc gần trong cùng một không gian, thông qua việc nói chuyện, ho hoặc hắt hơi khiến vi khuẩn văng ra theo giọt bắn, người xung quanh sẽ hít phải vi khuẩn lao và nhiễm bệnh.</p>
<p>Các triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân mắc lao kháng thuốc:</p>
<ul>
<li>Ho;</li>
<li> Sốt;</li>
<li>Khạc đờm;</li>
<li>Sụt cân.</li>
</ul>
<p>Điều đáng chú ý là những triệu chứng này khi điều trị bằng thuốc không hề thuyên giảm, hoặc có giảm trong một thời gian rồi sau đó lại tái phát với các biểu hiện tăng nặng, người bệnh tiếp tục bị sụt cân. Các biểu hiện khi mắc bệnh lao đa kháng thuốc gần như cũng tương tự với bệnh lao thông thường.</p>
<p>Tiêu chuẩn để chẩn đoán các thể lao kháng thuốc được xác định dựa trên kết quả kháng sinh đồ hoặc những xét nghiệm chẩn đoán nhanh dưới sự chứng thực của WHO, cụ thể như sau:</p>
<ul>
<li><b>Lao kháng thuốc: </b>là khi vi khuẩn lao chỉ kháng lại duy nhất 1 thuốc chống lao hàng một khác Rifampicin;</li>
<li><b>Lao kháng nhiều thuốc: </b>vi khuẩn lao kháng từ 2 loại thuốc hàng 1 trở lên, tuy nhiên không kháng với Rifampicin;</li>
<li><b>Lao đa kháng thuốc: </b>vi khuẩn lao có thể kháng lại đồng thời ít nhất 2 loại thuốc chống lao là Rifampicin và Isoniazid;<b> </b></li>
<li><b>Tiền siêu kháng: </b>là trường hợp lao đa kháng còn kháng thêm với bất kỳ loại thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone, hoặc kháng lại ít nhất 1 trong 3 loại thuốc dạng tiêm hàng 2 Amikacin, Kanamycin, Capreomycin (không kháng đồng thời cả 2 loại thêm);</li>
<li><b>Siêu kháng thuốc: </b>xảy ra khi lao đa kháng còn kháng thêm với bất kỳ loại thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone đồng thời kháng bất cứ loại thuốc nào trong 3 thuốc tiêm hàng 2 (Amikacin, Kanamycin, Capreomycin).</li>
</ul>
<p>Có thể nói trong số các bệnh về lao thì lao kháng thuốc là một bệnh vô cùng nguy hiểm, gây nên cuộc khủng hoảng đối với sức khỏe cộng đồng và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Không những tiêu tốn nhiều chi phí mà lao kháng thuốc còn kéo dài lâu hơn thời gian điều trị, gây mệt mỏi cho bệnh nhân và gia đình cũng như tăng thêm gánh nặng y tế cho mỗi quốc gia. </p>
<p>Có một thực trạng đáng buồn gióng lên hồi chuông cảnh báo về tính chất nghiêm trọng của bệnh lao kháng thuốc tại Việt Nam:</p>
<ul>
<li>Nước ta thuộc nhóm 30 quốc gia dẫn đầu về gánh nặng lao đa kháng cao nhất trên thế giới, đứng thứ 13/30 nước có số ca bệnh lao kháng thuốc nhiều nhất (dựa trên báo cáo bệnh lao toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới WHO năm 2018);</li>
<li>Có khoảng 130.000 bệnh nhân mắc lao mới hàng năm, trong đó có hơn 5.000 người bị lao kháng thuốc và 7.000 người bị lao đồng nhiễm HIV.</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-causes" class=" ">
<h2>Nguyên nhân Lao kháng thuốc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Lao kháng thuốc có thể do các nguyên nhân sau đây gây nên:</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Do bệnh nhân không tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Đây là nguyên nhân phổ biến nhất do người bệnh dùng thuốc không đúng liều, không đầy đủ hoặc tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Có những người bệnh sau một thời gian điều trị thấy các triệu chứng bệnh đã giảm hoặc biến mất, sức khỏe được cải thiện thì cho rằng mình đã khỏi bệnh, dẫn đến việc bỏ ngang điều trị mà không tái khám, không thông báo cho bác sĩ.</p>
<p style="text-align: justify;">Có một thực tế đó là bệnh nhân không ý thức được rằng vi khuẩn lao có “ý chí sinh tồn” rất dẻo dai và mức độ nguy hiểm của chúng rất cao. Sau một thời gian lẩn khuất khi bị thuốc trị lao tấn công, nếu bệnh nhân bỏ điều trị giữa chừng, chúng sẽ chờ thời cơ để vùng dậy và hoạt động trở lại. Khi đó chính là lúc xảy ra hiện tượng lao kháng thuốc, bệnh không những không khỏi mà các triệu chứng còn trở nên nặng hơn, gây khó khăn trong điều trị và nghiêm trọng hơn so với ban đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài việc tự ý cắt liệu trình điều trị do thấy mình đã hết bệnh, có nhiều trường hợp bệnh nhân khi uống thuốc trị lao không chịu được tác dụng phụ của thuốc nhưng không xin tư vấn từ bác sĩ để điều chỉnh mà tự ý bỏ thuốc. Tiến bộ hơn, có bệnh nhân vẫn dùng thuốc trị lao nhưng lại uống không đủ liều, hoặc uống không đều đặn theo đúng phác đồ…</p>
<p style="text-align: justify;">Tất cả những trường hợp trên đều “tiếp tay” cho sự kháng thuốc và kéo dài tuổi thọ của vi khuẩn lao.</p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Do bản thân vi khuẩn lao</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Chúng ta cũng cần phải biết rằng trên thực tế, vi khuẩn lao được tạo hoá ban cho một “trí thông minh” đáng gờm khi chúng rất dễ đột biến, có thể tái cấu trúc để chống lại thuốc trị lao. Kể cả khi người bệnh đã tiếp nhận và thực hiện điều trị đúng cách, tuân thủ đúng theo phác đồ thì loại vi khuẩn này vẫn tìm được cách kháng lại thuốc chống lao. Do đó, trong suốt quá trình điều trị bệnh nhân cần phải tái khám định kỳ để nếu xảy ra tình trạng lao kháng thuốc thì sẽ được phát hiện và điều chỉnh kịp thời.</p>
<p style="text-align: justify;">Một điểm đáng lưu ý khác đó là bệnh nhân hoàn toàn có thể bị lao kháng thuốc trước khi điều trị bệnh. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể nhiễm loại vi khuẩn lao vốn đã bật cơ chế kháng thuốc từ những bệnh nhân khác đã mắc lao kháng thuốc trong cộng đồng, sau đó loại vi khuẩn lao này lại tiếp tục trú ngụ và phát triển trong cơ thể chúng ta. Trong cộng đồng có rất nhiều người mắc lao kháng thuốc nhưng chưa được điều trị, do đó họ là nguồn bệnh khiến lao kháng thuốc lây lan sang những người khoẻ mạnh khác. </p>
<h3 style="text-align: justify;"><strong>Do phác đồ điều trị</strong></h3>
<p style="text-align: justify;">Lao kháng thuốc cũng có khả năng xảy ra nếu bác sĩ lựa chọn phác đồ lao chưa thực sự phù hợp với bệnh nhân: không đủ thuốc cần thiết, không theo dõi đầy đủ khi cho bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc trong thời gian dài,...</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-symptoms_free" class=" ">
<h2>Triệu chứng Lao kháng thuốc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Các triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân mắc lao kháng thuốc:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Ho;</li>
<li style="text-align: justify;">Sốt;</li>
<li style="text-align: justify;">Khạc đờm;</li>
<li style="text-align: justify;">Sụt cân.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Điều đáng chú ý là những triệu chứng này khi điều trị bằng thuốc không hề thuyên giảm, hoặc có giảm trong một thời gian rồi sau đó lại tái phát với các biểu hiện tăng nặng, người bệnh tiếp tục bị sụt cân. Các biểu hiện khi mắc bệnh lao đa kháng thuốc gần như cũng tương tự với bệnh lao thông thường.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Prevent" class=" ">
<h2>Phòng ngừa Lao kháng thuốc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Con đường lây truyền của bệnh lao là qua đường hô hấp. Phần lớn chỉ những người bệnh bị lao phổi mới có khả năng cao phát tán vi khuẩn lao ra ngoài môi trường và khiến người khác bị nhiễm bệnh. Những bệnh nhân mắc lao ngoài phổi (lao màng não, lao ổ bụng, lao hạch, lao xương,...) hầu như sẽ không lây bệnh lao cho người khác. Tuy nhiên mọi người cũng cần hết sức cẩn trọng do đa số các ca mắc bệnh lao thường sẽ xuất phát từ phổi đầu tiên và gây lao thứ phát tại các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó ngay cả khi bị lao ở bộ phận khác thì khả năng cao vi khuẩn lao tại phổi vẫn tồn tại song song và có thể lây lan ra cộng đồng.</p>
<p style="text-align: justify;">Bản thân những bệnh nhân mắc lao kháng thuốc cũng cần phải ý thức được rằng họ sẽ là nguồn lây lan căn bệnh này cho người khác khi họ chưa và cả khi đang điều trị, thậm chí khi họ tự ý bỏ ngang liệu trình. Trong trường hợp người thân hoặc bạn bè xung quanh chúng ta bị mắc lao kháng thuốc, điều trước tiên cần làm đó là động viên họ cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm đem lại hiệu quả tốt đẹp trong suốt quá trình chinh chiến với vi khuẩn lao. Ngoài ra, những ai chăm sóc, gần gũi và thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lao kháng thuốc nói riêng và bệnh nhân lao phổi nói chung cần tự trang bị các biện pháp phòng bệnh cũng như đi kiểm tra định kỳ để tầm soát bệnh lao.</p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-diagnostic" class=" ">
<h2>Các biện pháp chẩn đoán Lao kháng thuốc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;">Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao</h3>
<p style="text-align: justify;">Nuôi cấy mẫu bệnh trong môi trường đặc, kết quả có thể nhận được từ sau 3 - 4 tuần. Nếu môi trường nuôi cấy là môi trường lỏng, sau 2 tuần trả kết quả dương tính. </p>
<h3 style="text-align: justify;">Phương pháp nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB</h3>
<p style="text-align: justify;">Cần tiến hành xét nghiệm đờm để phát hiện lao phổi ở tất cả các trường hợp nghi ngờ mắc lao. Nhằm tạo điều kiện để bệnh nhân nhận kết quả chẩn đoán ngay trong ngày tới khám, có thể áp dụng ngay xét nghiệm 2 mẫu đờm tại chỗ thay vì phải xét nghiệm 3 mẫu đờm như trước đây. Cần hướng dẫn người bệnh lấy đúng cách mẫu đờm, mẫu 1 và mẫu 2 cần lấy cách nhau ít nhất 2 giờ.</p>
<h3 style="text-align: justify;">Chụp X-quang phổi</h3>
<p style="text-align: justify;">Hình ảnh lao phổi tiến triển biểu hiện trên phim chụp X-quang có thể là thâm nhiễm, hang, nốt, phần trên phế trường bị co kéo ½ , có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên. Biện pháp này có giá trị chẩn đoán cao đến 90% đối với các trường hợp bệnh nhân lao phổi AFB(+)</p>
<h3 style="text-align: justify;">Biện pháp xét nghiệm Xpert MTB/RIF</h3>
<p style="text-align: justify;">Xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao, có thể trả ra kết quả sau khoảng 2 giờ. Đối với những ca bệnh AFB(+) thì phải làm thêm xét nghiệm Xpert để xác định được tình trạng kháng lại thuốc Rifampicin, trước khi áp dụng phác đồ điều trị bằng thuốc chống lao hàng 1. </p>
</div>
</section>
<hr>
<section id="disease-Treatment" class=" ">
<h2>Các biện pháp điều trị Lao kháng thuốc</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<h3 style="text-align: justify;">Các mục tiêu cần hướng tới khi điều trị lao kháng thuốc:</h3>
<ul>
<li style="text-align: justify;"><b>Ngăn ngừa bệnh tái phát:</b> để đạt được mục tiêu này, bệnh nhân cần có sự kiên nhẫn vì việc điều trị được thực hiện trong thời gian dài, đồng thời phải tuân thủ theo phác đồ một cách nghiêm ngặt để tiêu diệt hoàn toàn những vi khuẩn có khả năng cao khiến bệnh tái phát. Điều trị bằng Rifampicin đóng vai trò chủ đạo để chinh phục mục tiêu này;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Ngăn ngừa vi khuẩn lao biến thể và kháng thuốc: </b>để mục tiêu này thành công, cần sử dụng kết hợp các loại thuốc đã được chứng minh có khả năng ngăn chặn các chủng vi khuẩn lao đột biến và hiện tượng kháng thuốc;</li>
<li style="text-align: justify;"><b>Giảm tải lượng vi khuẩn và hạn chế tối đa nguy cơ tử vong:</b> để hoàn thành mục tiêu này thì rất cần tới sự trợ giúp của các loại thuốc các tác dụng diệt khuẩn mạnh như isoniazid, đặc biệt là áp dụng trong tuần đầu tiên và kết hợp với Rifampicin.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Chỉ cần xuất hiện một chủng lao không đáp ứng với loại thuốc thông thường được dùng để chữa lao thì sẽ xảy ra tình trạng lao kháng thuốc. Do đó cần phải kết hợp thêm với những loại thuốc bậc 2 để điều trị, tuy nhiên hiệu quả trị bệnh sẽ thấp hơn và thời gian điều trị cũng vì thế mà kéo dài hơn. Khi một số loại thuốc không đem lại hiệu quả trong điều trị lao, điều này có nghĩa là bệnh lao đa kháng thuốc đã xảy ra. Vì vậy cần kết hợp nhiều loại thuốc với nhau trong điều trị lao kháng thuốc với thời gian tối thiểu là 9 tháng.</p>
<p style="text-align: justify;">Các loại thuốc cần thiết được áp dụng trong phác đồ trị lao kháng thuốc đó là:</p>
<ul>
<li style="text-align: justify;">Thuốc kháng sinh fluoroquinolones;</li>
<li style="text-align: justify;">1 loại kháng sinh dạng tiêm như: capreomycin (Capastat), amikacin (Amikin) và kanamycin;</li>
<li style="text-align: justify;">Loại kháng sinh mới hơn: axit para-aminosalicylic, ethionamide (Trecator) và bedaquiline (Sirturo). Chúng sẽ được tiêm kết hợp với những thuốc khác. Ngoài ra thuốc mới như Pretomanid còn được dùng kèm theo linezolid và bedaquiline. Những loại thuốc này vẫn đang cần được nghiên cứu thêm.</li>
</ul>
<p style="text-align: justify;">Một loại bệnh khác cần phải kể đến đó là bệnh lao kháng siêu đa thuốc mặc dù hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Điều này thể hiện vi khuẩn lao có thể kháng lại hàng loạt các loại thuốc phổ biến như Rifampicin, isoniazid, fluoroquinolones và ít nhất 1 trong các loại thuốc kháng sinh đường tiêm.</p>
<h2>Điều trị lao kháng thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ gì? </h2>
<p>Khi người bệnh gặp những dấu hiệu dưới đây khi điều trị lao kháng thuốc, cần đi tái khám để được tư vấn và điều chỉnh kịp thời từ bác sĩ chuyên khoa:</p>
<ul>
<li>Xuất hiện tình trạng ngứa hoặc phát ban;</li>
<li>Sốt trên 3 ngày;</li>
<li>Buồn nôn, nôn ói hoặc mất cảm giác thèm ăn;</li>
<li>Đau bụng dưới;</li>
<li>Da hoặc mắt chuyển màu vàng;</li>
<li>Tay, chân bị tê, đau nhói hoặc nóng rát;</li>
<li> Chóng mặt;</li>
<li>Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu;</li>
<li> Cơ thể mệt mỏi</li>
</ul>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/lao-khang-thuoc-sajtk |
Hội chứng bàng quang tăng hoạt | <div class="description">
<section id="disease-description" class=" ">
<h2>Tổng quan Hội chứng bàng quang tăng hoạt</h2>
<div class="body collapsible-target content-show">
<p style="text-align: justify;">Hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB) gây ra sự kích thích buồn đi tiểu một cách đột ngột. Nó cũng có thể gây tiểu són tiểu rỉ.. Hội chứng bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng đến khoảng 33 triệu người Mỹ. Phụ nữ chịu ảnh hưởng của hội chứng này nhiều hơn so với nam giới</p>
<p style="text-align: justify;">Có thể khó kiểm soát các triệu chứng vì cảm giác tiểu vội trong hội chứng bàng quang tăng hoạt xảy ra đột ngột và không báo trước. Điều này có thể khiến một số người gặp các khó khăn nhất định trong việc tham gia các hoạt động thường ngày của họ. Hội chứng bàng quang tăng hoạt gây ra các rối loạn đường tiểu ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng sống. Những lo lắng và căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ khác về tâm lý.</p>
<p style="text-align: justify;">Nhưng có một số phương pháp điều trị đơn giản dễ tiếp cận có thể làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân</p>
</div>
</section>
<hr>
</div> | https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/hoi-chung-bang-quang-tang-hoat-stcnj |