id
int64
0
687
date
stringlengths
0
10
alias
stringlengths
0
8
university
stringlengths
10
64
content
stringlengths
4.83k
28.4k
603
2023-01-06
HLUV
Đại học Hoa Lư
Review Đại học Hoa Lư (HLUV) có tốt không? Không chỉ chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mà nhà trường còn đẩy mạnh các chương trình tư vấn việc làm cho sinh viên sắp tốt nghiệp. Mỗi năm, nhà trường đã liên kết với nhiều doanh nghiệp như Công ty TNHH dược phẩm KODO Việt Nam, Công ty TNHH SOBE (Ninh Bình)… để sắp xếp và tạo việc làm cho nhiều sinh viên đã tốt nghiệp. HLUV đã và đang làm tốt nhiệm vụ đảm bảo đầu vào và đầu ra cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường việc làm. 6.9Khá Top 200 Đường Xuân Thành, tp. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình 093 8432 640 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.5 Cơ sở vật chất6.5 Môi trường HT5.9 Hoạt động ngoại khoá7.9 Cơ hội việc làm6.3 Tiến bộ bản thân7.2 Thủ tục hành chính6.5 Quan tâm sinh viên6.7 Hài lòng về học phí6.9 Sẵn sàng giới thiệu7.8 Rất nhiều bạn trẻ hiện nay đang quan tâm, tìm hiểu về thông tin tuyển sinh trường Đại học Hoa Lư để xác định con đường phát triển sự nghiệp của mình trong tương lai. Có thể nhiều bạn sẽ băn khoăn không biết thông tin tuyển sinh năm nay như thế nào và mức điểm chuẩn các năm trước của trường có cao hay không? Vậy thì trong bài viết này của Reviewedu.net sẽ cung cấp đến cho bạn đọc thông tin chi tiết nhất về ngôi trường này. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Hoa Lư (tên viết tắt: HLUV – Hoa Lu University) Địa chỉ: đường Xuân Thành, tp. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Website: http://hluv.edu.vn/vi Facebook: https://www.facebook.com/TruongDaiHocHoaLuNinhBinh Email: [email protected] Mã tuyển sinh: DNB Số điện thoại tuyển sinh: 0229 3892 701 – 093 8432 640 Lịch sử phát triển Từ lúc sơ khai, trường chỉ là trường sư phạm cấp 1 được thành lập năm 1959. Đến năm 1960, Ninh Bình  thành lập thêm trường sư phạm cấp 2 để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cấp 2 hệ 7+2. Năm 1962 thành lập trường sư phạm bổ túc văn hóa hệ 7+. Năm 1963 thành lập trường sư phạm mẫu giáo hệ 7+1. Năm 1966 thành lập trường sư phạm bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường cấp 1, cấp 2… Cho đến năm học 1973 – 1974, trường sư phạm cấp 1 đã chuyển từ hệ 7+ lên hệ 10+2, trường sư phạm cấp 2 chuyển từ hệ đào tạo 7+2 lên hệ 10+3.  Được một thời gian, đến ngày 03/02/1976, 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình được sáp nhập thành tỉnh Hà Nam Ninh, các trường sư phạm của 2 tỉnh cũng được hợp thành các trường sư phạm tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1992, Ninh Bình được tái lập, các trường sư phạm tỉnh Ninh Bình trở về địa chỉ cũ tại huyện Yên Khánh và được gọi là trường trung học sư phạm Ninh Bình. Vào ngày 28/4/1997, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 277/QĐ-TTg nâng cấp trường trung học sư phạm Ninh Bình thành trường cao đẳng. Cho đến ngày 09/4/2007, Trường Đại học Hoa Lư chính thức được thành lập theo quyết định số 407/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ dựa trên sự nâng cấp trường cao đẳng sư phạm Ninh Bình. Mục tiêu phát triển Đưa Trường Đại học Hoa Lư trở thành cơ sở giáo dục có uy tín trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ. Có năng lực cạnh tranh và từng bước hội nhập với các trường đại học hàng đầu trong nước. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Hoa Lư? Đội ngũ cán bộ Tổng số cán bộ, viên chức và lao động tính đến thời điểm hiện tại là 267 người, trong đó giảng viên có 191 người gồm 16 Tiến sĩ, 165 Thạc sĩ, 11 Cử nhân Đại học (4 người đang học cao học). Đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết, yêu nghề. Cơ sở vật chất Tổng khuôn viên của Nhà trường có diện tích 30,7 ha. Bao gồm: 81 phòng học, hội trường, phòng làm việc, 1 thư viện và 19 trung tâm nghiên cứu, phòng thực hành, thí nghiệm và luyện tập. Danh sách phòng thực hành, phòng thí nghiệm của trường: Phòng thực hành Tin học Phòng thí nghiệm Vật lý Phòng thí nghiệm Hóa học Phòng thực hành Sinh học Phòng thực hành Âm nhạc Phòng thực hành Du lịch Phòng nghiệp vụ Mầm non Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Hoa Lư Chính sách xét tuyển Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh, Mã phương thức 301. Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, Mã phương thức 100. Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ), Mã phương thức 200. Thời gian xét tuyển Thí sinh đăng ký tuyển thẳng đến theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh HLUV luôn dành cơ hội cho tất cả các thí sinh đã tốt nghiệp THPT trên phạm vi cả nước. Phương thức tuyển sinh Năm 2023, nhà trường thực hiện tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1: Tuyển thẳng Phương thức 2: Sử dụng điểm thi THPTQG Phương thức 3: Sử dụng kết quả học tập bậc THPT Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Các bạn có nguyện vọng thi tuyển vào trường sẽ phải đảm bảo những điều kiện gì? Thí sinh cần phải đảm bảo những yêu cầu riêng như sau: Phương thức 1, 2: Theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD & ĐT và nhà trường xác định. Phương thức 3: Đối với các ngành đào tạo giáo viên: HSG lớp 12 hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT >= 8,0. ĐTB tổ hợp môn xét tuyển ở lớp 12 >= 8,0. Đối với các ngành ngoài sư phạm: Điểm trung bình (ĐTB) 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 2 học kỳ (học kỳ 2 lớp 11, học kì 1 lớp 12) >= 6,0. Đối với Cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non: Học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT >= 6,5. ĐTB tổ hợp môn xét tuyển ở lớp 12 >= 6,5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Các thí sinh thuộc diện tuyển thẳng và ưu tiên trong xét tuyển được quy định rõ ràng tại Điều 7 của quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Hoa Lư học mấy năm? Theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy là 4 năm Trường Đại học Hoa Lư có dễ ra trường không? Đối với trường mỗi trường Đại học đều có một tiêu chuẩn nhất định cho mỗi sinh viên mong muốn ra trường. Tùy theo năng lực và trình độ của mỗi người mà có những đánh giá khác nhau về chương trình đào tạo và chất lượng giảng dạy. Trường Đại học Hoa là trường công hay trường tư? Trường Đại học Hoa Lư là trường đại học công lập, có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Trường Đại học Hoa Lư tuyển sinh các ngành nào? Cũng như các năm trước, trường tuyển sinh và đào tạo các ngành như Sư phạm Hóa học, Kế toán, Du lịch… Dưới đây là danh sách mã ngành, chỉ tiêu dự kiến, tổ hợp xét tuyển của từng ngành. STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7140209 Sư phạm Toán học 10 10 A00, A01, D07, D08 2 7140211 Sư phạm Vật lý 10 10 A00, A01, A02 3 7140212 Sư phạm Hoá học 10 10 A00, B00, D07 4 7140201 Giáo dục Mầm non 70 30 M01, M05, M07, M08 5 7140202 Giáo dục Tiểu học 100 50 A00, C00, C14, D01 6 7340301 Kế toán 20 20 A00, A01, A10, D01 7 7340101 Quản trị kinh doanh 10 10 A00, A01, A10, D01 8 7310630 Việt Nam học 10 10 C00, D14, D15, D66 9 7810101 Du lịch 20 20 C00, D14, D15, D66 10 7140247 Sư phạm Khoa học tự nhiên 20 10 A00, A01, A02, B00 11 7140249 Sư phạm Lịch sử – Địa lý 20 10 C00, C19, C20, D14 12 51140201 Giáo dục Mầm non (hệ Cao đẳng) 15 5 M01, M05, M07, M08 Học phí của trường Đại học Hoa Lư là bao nhiêu Dựa theo mức tăng học phí những năm trở lại đây. Dự kiến học phí năm 2023 sẽ tiếp tục tăng 10% so với năm 2022. Mức giao động đơn giá tín chỉ từ 45.000 VNĐ đến 155.000 VNĐ. Tham khảo chi tiết tại: Học phí Trường Đại học Hoa Lư (HLUV) mới nhất Điểm chuẩn của trường Đại học Hoa Lư chính xác nhất Trường HLUV công bố mức điểm chuẩn cho năm 2022 như sau: STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 1 7140201 Giáo dục Mầm non M01, M05, M07, M08 19 2 7140202 Giáo dục Tiểu học A00, C00, C14, D01 25.5 3 7140247 Sư phạm Khoa học tự nhiên A00, A01, A02, B00 19 4 7140249 Sư phạm Lịch sử – Địa lý C00, C19, C20, D14 24.5 5 7340301 Kế toán A00, A01, A10, D01 15 6 7340101 Quản trị kinh doanh A00, A01, A10, D01 15 7 7310630 Việt Nam học C00, D14, D15, D66 15 8 7810101 Du lịch C00, D14, D15, D66 15 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Hoa Lư mới nhất Trường Đại học Hoa Lư xét học bạ cần những gì? Thời gian xét tuyển học bạ THPT Đợt 1: Bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 15/3 đến ngày 30/7/2022. Đợt 2: Bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 3/8 đến ngày 15/9/2022. Đợt 3, 4: Thông báo sau khi kết thúc xét tuyển đợt 1. Thời gian xét học bạ năm 2023 – 2024 của trường dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 3/2023 đến cuối tháng 9/2023 Hồ sơ xét học bạ THPT Hồ sơ xét tuyển học bạ tương tự như năm 2022. Xem thêm: Xét học bạ Đại học Hoa Lư mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Khi học tại Đại học Hoa Lư sinh viên sẽ tập được kỹ năng làm việc theo nhóm, lập kế hoạch, phân công công việc trong nhóm, khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.  Nhà trường sẽ hỗ trợ cho quá trình học tập và nghiên cứu, kỹ năng đọc sách, tài liệu để rèn luyện, phát triển tư duy và nhận thức khiến cho khả năng nghiên cứu, sáng tạo trong quá trình học tập, đúc kết kinh nghiệm học tập để đạt được kết quả tốt nhất. Khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, biết cách giải quyết có hiệu quả các tình huống sư phạm đặt ra trong thực tiễn giảng dạy. Tốt nghiệp trường Đại học Hoa Lư có dễ xin việc không? Sinh viên sau khi ra trường sẽ được trường giới thiệu thực tập và làm việc ở những vị trí như: Giảng dạy Toán học tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; Làm công tác quản lý chuyên môn Toán tại các cơ sở quản lý giáo dục. Thực hiện công việc nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp có ứng dụng Toán học. Review đánh giá Đại Học Hoa Lư có tốt không? Không chỉ chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mà nhà trường còn đẩy mạnh các chương trình tư vấn việc làm cho sinh viên sắp tốt nghiệp. Mỗi năm, nhà trường đã liên kết với nhiều doanh nghiệp như Công ty TNHH dược phẩm KODO Việt Nam, Công ty TNHH SOBE (Ninh Bình)… Để sắp xếp và tạo việc làm cho nhiều sinh viên đã tốt nghiệp. HLUV đã và đang làm tốt nhiệm vụ đảm bảo đầu vào và đầu ra cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường việc làm. Hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học Khối ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên Tỉnh/thành phố Miền Bắc, Ninh Bình
604
2023-02-03
HBU
Trường Đại học Hòa Bình
Review Trường Đại học Hòa Bình (HBU) có tốt không? Đại học Hòa Bình là 1 trung tâm đào tạo lớn có cơ sở chính nằm ngay giữa trung tâm Hà Nội. Trường được thành lập ngày 28/02/2008 theo quyết định số 244/QĐ -TTg của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và phát triển đến ngày nay. Với chương trình đào tạo gắn kết với doanh nghiệp, trường cung cấp các chương trình kiến tập, thực tập cho sinh viên trước khi ra trường hay trang bị các kỹ năng mềm, trình độ tiếng Anh và Tin học. 7,6Tốt Top 200 Số 8 Bùi Xuân Phái, Khu đô thị Mỹ Đình II, Nam Từ Liêm, Hà Nội 0247.109.9669 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.0 Cơ sở vật chất8.2 Môi trường HT7.8 Hoạt động ngoại khoá8.5 Cơ hội việc làm6.8 Tiến bộ bản thân7.8 Thủ tục hành chính7.5 Quan tâm sinh viên8.0 Hài lòng về học phí7.0 Sẵn sàng giới thiệu7.2 Đại học Hòa Bình là 1 trung tâm đào tạo lớn có cơ sở chính nằm ngay giữa trung tâm Hà Nội. Với mục tiêu giúp sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp Đại học, ETU hiện nay đã và đang áp dụng rất nhiều chính sách về thực tập, kiến tập và giảng dạy bằng Tiếng Anh. Sau đây Reviewedu.net sẽ cho các bạn những thông tin cụ thể về trường và phương thức tuyển sinh của trường trong kỳ tuyển sinh này nhé. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Hòa Bình (Hoa Binh University – HBU) Địa chỉ: Số 8 Bùi Xuân Phái, Khu đô thị Mỹ Đình II, Nam Từ Liêm, Hà Nội Website: http://daihochoabinh.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/TruongDaiHocHoaBinh/ Mã tuyển sinh: ETU Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0247.109.9669 – 0981.969.288 Lịch sử phát triển Ngày 28/02/2008, trường Đại học Hòa Bình được thành lập theo quyết định số 244/QĐ -TTg của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và phát triển đến ngày nay. Mục tiêu phát triển Nhà trường đặt ra mục tiêu xây dựng lộ trình và phương giảng dạy giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức và biết cách vận dụng vào thực tiễn. Ngoài ra, nhà trường còn mong muốn sinh viên không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn có đạo đức tốt, tác phong làm việc tỉ mỉ, trách nhiệm và nghiêm túc. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Hòa Bình? Đội ngũ cán bộ Tổng số giảng viên hiện có của nhà trường là 168. Trong đó có 32 giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư, 106 tiến sĩ, thạc sĩ, 30 giảng viên là cử nhân và kỹ sư cùng với 30 giáo viên thỉnh giảng có học vị cao, nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy, truyền tải kiến thức tới sinh viên. Cơ sở vật chất Hệ thống giảng đường của Đại học Hòa Bình được xây dựng khang trang với các thiết bị máy móc tân tiến để phục vụ việc học. Nhà trường hiện có 6 phòng thực hành với 250 máy tính chất lượng tốt, phòng thí nghiệm, phòng học Ngoại ngữ được lắp đặt máy ghi âm, máy trợ giảng, laptop, dụng cụ thí nghiệm, đèn chiếu Projector và âm thanh hiện đại… Sinh viên khoa PR có được trang bị máy ảnh, bàn dựng phim, bàn dựng phim giúp sinh viên thực hành dựng hậu kỳ và thực hành quay phim… Sinh viên khoa Kế toán – Ngân hàng có phòng thực hành Kế toán ngân hàng… Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Hòa Bình Chính sách xét tuyển Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia. Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ kết hợp bài thi Đánh giá năng lực do Đại học Hòa Bình tổ chức. Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực do các trường Đại học tổ chức. Xét tuyển thẳng. Thời gian xét tuyển Đợt 1 trước 30/09/2022, đợt 2 trước 30/10/2022, đợt 3 trước 30/11/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 9/2023 đến cuối tháng 11/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh HBU tuyển sinh các đối tượng đã tốt nghiệp THPT, có sức khỏe ổn định và không có tiền án tiền sự trên phạm vi toàn quốc. Phương thức tuyển sinh Nhà trường đưa ra 5 phương thức tuyển sinh cho năm học 2023, đó là: Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia. Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ (có thể sử dụng kết quả học tập của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển của lớp 11 và HK 1 lớp 12. Kết quả học tập của lớp 12 hoặc kết quả học tập điểm trung bình cộng năm lớp 12). Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ kết hợp bài thi Đánh giá năng lực do Đại học Hòa Bình tổ chức. Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực do các trường Đại học tổ chức. Phương thức 5: Xét tuyển thẳng. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Nhà trường đưa ra Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên từng phương thức tuyển sinh để xét tuyển vào trường. Cụ thể như sau: Đối với phương thức 1, 4: Nhà trường sẽ công bố sau khi có kết quả thi THPT Quốc gia và bài thi ĐGNL. Đối với phương thức 2: Điểm trung bình hai học kỳ lớp 11 và học kì 1 lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển >= 15. Điểm trung bình cả năm lớp 12 >= 5.0. Tổng điểm trung bình cộng học tập 3 môn trong tổ hợp xét tuyển lớp 12 >= 5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Nhà trường xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển các thí sinh thỏa mãn 1 trong các tiêu chí được Bộ giáo dục đề ra. Xem thêm thông tin chi tiết trong Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hiện hành. Trường Đại học Đại học Hòa Bình tuyển sinh các ngành nào? ETU hiện đang đào tạo nhiều ngành học từ nhiều khối ngành khác nhau, từ các khối ngành Nghệ thuật như: Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang… Đến các ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử – viễn thông… thuộc khối ngành Kỹ thuật… STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu  Tổ hợp xét tuyển 1 7210403 Thiết kế đồ họa 50 H00, H01, V00, V01 2 7580108 Thiết kế nội thất 25 H00, H01, V00, V01 3 7210404 Thiết kế thời trang 20 H00, H01, V00, V01 4 7340101 Quản trị kinh doanh 80 A00, A01, D01, D96 5 7340201 Tài chính – ngân hàng 50 A00, A01, D01, D96 6 7340301 Kế toán 50 A00, A01, D01, D96 7 7380107 Luật kinh tế 50 A00, C00, D01, D78 8 7480201 Công nghệ thông tin 80 A00, A01, D01, C01 9 7329001 Công nghệ đa phương tiện 20 A00, A01, D01, C01 10 7520207 Kỹ thuật điện tử – viễn thông 20 A00, A01, D01, C01 11 7580101 Kiến trúc 25 V00, V01 12 7580201 Kỹ thuật xây dựng 20 A00, A01, D01, D07 13 7720201 Dược học 100 A00, B00, D07, D08 14 7720301 Điều dưỡng 75 A00, B00, D07, D08 15 7720115 Y học cổ truyền 150 A00, B00, D07, D08 16 7320108 Quan hệ công chúng 40 C00, D01, D15, D78 17 7320106 Công nghệ truyền thông 20 A00, A01, D01, C01 18 7760101 Công tác xã hội 20 C00, D01, D78, D96 19 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 80 C00, D01, D78, D96 20 7220201 Ngôn ngữ Anh 50 D01, D15, D14, D78 21 7810201 Quản trị khách sạn 75 C00, D01, D72, D96 22 7510605 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 75 A00, A01, D01, D96 23 7340122 Thương mại điện tử 75 A00, A01, D01, D96 Học phí của trường Đại học Đại học Hòa Bình là bao nhiêu Học phí của ETU năm 2022 được quy định riêng đối với từng ngành, cụ thể: Đối với ngành Luật kinh tế, Công nghệ truyền thông, Công tác xã hội, Kế toán, Quan hệ công chúng, Tài chính – Ngân hàng: 470.000 VNĐ/tín chỉ (~ 1.500.000 đồng/tháng). Đối với ngành Điều dưỡng: 550.000 VNĐ/tín chỉ (~ 1.900.000 đồng/tháng). Đối với ngành Dược học: 800.000 VNĐ/tín chỉ (khoảng 2.500.000 đồng/tháng). Đối với ngành Y học cổ truyền: 945.000 VNĐ/tín chỉ (khoảng 2.950.000 đồng/tháng). Đối với các ngành còn lại: 530.000 VNĐ/tín chỉ (khoảng 1.700.000 đồng/tháng). Dựa vào mức tăng học phí theo những năm trở lại đây. Dự kiến mức học phí năm 2023 của Đại học Hòa Bình sẽ tăng từ 10% đến 15 % so với năm học 2022. Tương đương sẽ tăng từ 50.000 VNĐ đến 70.000 VNĐ cho một tín chỉ. Xem thêm: Học phí Đại học Hoà Bình mới nhất. Điểm chuẩn trường Đại học Đại học Hòa Bình chính xác nhất ETU có mức điểm chuẩn đối với phương thức xét điểm thi THPT Quốc gia năm 2022 vào khoảng 15 – 21 điểm với điểm cao nhất rơi vào ngành Y học cổ truyền. Điểm chuẩn đối với phương thức xét học bạ dao động từ 16 – 24 điểm, ngành Y học cổ truyền một lần nữa là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất. Sau đây là thông tin chi tiết điểm chuẩn của trường ETU: Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Theo KQ thi THPT Xét học bạ Thiết kế đồ họa H00, H01, V00, V01 15 16 Thiết kế nội thất H00, H01, V00, V01 15 16 Thiết kế thời trang H00, H01, V00, V01 15 16 Quản trị kinh doanh A00, A01, D01, D96 15 16.5 Tài chính – ngân hàng A00, A01, D01, D96 15 16.5 Kế toán A00, A01, D01, D96 15 16.5 Luật kinh tế A00, C00, D01, D78 15 16.5 Công nghệ thông tin A00, A01, D01, C01 15 16.5 Công nghệ đa phương tiện A00, A01, D01, C01 17 20 Kỹ thuật điện tử – viễn thông A00, A01, D01, C01 17 20 Kiến trúc V00, V01 15 16 Kỹ thuật xây dựng A00, A01, D01, D07 15 16.5 Dược học A00, B00, D07, D08 15 16.5 Điều dưỡng A00, B00, D07, D08 19 19.5 Y học cổ truyền A00, B00, D07, D08 21 24 Quan hệ công chúng C00, D01, D15, D78 15 16.5 Công nghệ truyền thông A00, A01, D01, C01 17 20 Công tác xã hội C00, D01, D78, D96 15 16.5 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành C00, D01, D78, D96 15 16.5 Ngôn ngữ Anh D01, D15, D14, D78 15 16.5 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Đại học Hòa Bình chính xác nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Mô hình đào tạo của Trường hướng đến mục đích xây dựng một Đại học ứng dụng mang tầm vóc Quốc tế đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực cung cấp trực tiếp không chỉ cho các đối tác mà cung cấp nguồn nhân lực chất lượng tốt cho khu vực và trên thế giới. Đại học Hòa Bình sẽ là một địa chỉ tin cậy về giáo dục đại học cho thế hệ trẻ, trang bị cho sinh viên một hành trang vào đời tốt nhất với chuẩn kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm.  Ngoài ra, sinh viên được tham quan, kiến tập, thực tập với thời lượng chiếm 35 % chương trình giảng dạy, giúp sinh viên gắn liền học với thực hành, trải nghiệm các kiến thức lý thuyết ngay tại các doanh nghiệp kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu xã hội. Tốt nghiệp trường Đại học Hòa Bình có dễ xin việc không? Hiện này nhà trường luôn hợp tác với các doanh nghiệp nhằm quảng bá thương hiệu của nhà Trường với các công ty doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho các việc đối mới chương trình và nội dung đào tạo, có cơ sở thực tập và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.  Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào quá trình soạn thảo, tập huấn và giảng dạy chương trình đào tạo các môn chuyên môn, dạy kỹ năng nghề nghiệp cùng với nhà trường phù hợp với tình hình để cung cấp nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển thực tế của doanh nghiệp. Review đánh giá Đại học Đại học Hòa Bình có tốt không? Đại học Hòa Bình đang ngày càng khẳng định được tầm ảnh hưởng của mình trong những năm trở lại đây. Với chương trình đào tạo gắn kết với doanh nghiệp, cung cấp các chương trình kiến tập, thực tập cho sinh viên trước khi ra trường hay trang bị các kỹ năng mềm, trình độ tiếng Anh và Tin học… ETU đã trang bị sinh viên của mình những kỹ năng làm việc để công tác tốt trong các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp sinh viên dễ dàng thăng tiến trong tương lai. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn nắm những thông tin cần thiết về trường. Chúc bạn sớm gặt hái được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống! Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Báo chí và thông tin, Công Nghệ Kỹ Thuật, Dịch Vụ Xã Hội, Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Kiến Trúc và Xây Dựng, Kinh doanh và quản lý, Kỹ Thuật, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Nghệ thuật, Mỹ thuật, Nhân văn, Pháp Luật, Sức Khỏe Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
605
2023-01-12
Trường Đại học Phenikaa
Review Trường Đại học Phenikaa có tốt không? Đại học Phenikaa là ngôi trường tọa lạc ở Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội với diện tích 14,000m2. Khuôn viên xanh của trường được xây dựng hiện đại, tuân thủ những chuẩn mực của kiến trúc quốc tế, với sức chứa lên tới 15,000 sinh viên. 7.4Tốt Top 200 Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 0242.2180.336 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.3 Cơ sở vật chất8.3 Môi trường HT7 Hoạt động ngoại khoá8.1 Cơ hội việc làm7.2 Tiến bộ bản thân7.1 Thủ tục hành chính8.0 Quan tâm sinh viên6.9 Hài lòng về học phí6.3 Sẵn sàng giới thiệu7.0 Trường đại học Phenikaa là một trong những cái nôi đào tạo ra các nguồn nhân lực chất lượng hàng đầu. Trường đa dạng về các ngành, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đất nước. Trường mới được thành lập năm 2018, chính vì thế nhiều học sinh và phụ huynh còn thắc mắc về thông tin của ngôi trường này. Các bạn hãy cùng ReviewEdu.net tìm hiểu Trường Đại học Phenikaa xem có gì đặc biệt và nổi bật nhé! Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Phenikaa (tên Tiếng anh: Phenikaa University) Địa chỉ: Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Website: http://phenikaa-uni.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/Daihocphenikaa/ Mã tuyển sinh: PKA Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0242.2180.336, 094.651.1010 Lịch sử phát triển Theo quyết định số 1368/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Thành Tây được thành lập ngày 10 tháng 10 năm 2007. Vào tháng 10 năm 2017, Trường chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Phenikaa – Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Ngày 21 tháng 11 năm 2018, theo quyết định số 1609/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Thành Tây chính thức được đổi tên thành Trường Đại học Phenikaa đến nay. Mục tiêu phát triển Mục tiêu phát triển mà Trường đại học Phenikaa đặt ra là xây dựng một môi trường trải nghiệm, đào tạo nhân sự chất lượng cao và đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Đại diện trường đại học Phenikaa chia sẻ rằng trong vòng 20 năm tới, trường xác định sẽ trở thành đại học đa ngành và nằm trong Top 100 trường đại học tốt nhất châu Á. Một trong những mục tiêu phát triển quan trọng khác là đào tạo ra những nguồn nhân lực chất lượng góp phần vào xây dựng sự nghiệp và phát triển xã hội. Vì sao nên theo học tại Trường đại học Phenikaa? Đội ngũ cán bộ Trường có gần 300 cán bộ, gồm 91 giảng viên giỏi có trình độ Tiến sĩ và 32 giảng viên có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư. Cơ sở vật chất Đại học Phenikaa tự hào là trường có cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu trong tất cả các trường đại học ở Việt Nam. Khuôn viên trường có không gian xanh rộng 140.000m2, hài hòa với thiên nhiên, được vận hành bởi Savills – đơn vị quản lý bất động sản hàng đầu thế giới. Dưới sự đầu tư mạnh mẽ của Tập đoàn Phenikaa, trường đã xây dựng nên các sân chơi thể thao chuyên nghiệp như tennis, cầu lông,… Các phòng học đa phương tiện, phòng thực hành, phòng thí nghiệm hiện đại, đầy đủ cơ sở lưu trú, công trình công cộng, nhà thi đấu đa chức năng. Đây được coi là một môi trường học tập, nghiên cứu tuyệt vời, thân thiện, an toàn, thông minh và tràn đầy cảm hứng cho các bạn sinh viên. Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Phenikaa Thời gian xét tuyển Trường Đại học Phenikaa đưa ra thời gian nhận hồ sơ xét tuyển theo từng đợt như sau: Đợt 1: Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển trước ngày 30/06/2022. Đợt 2: Từ ngày 01/07/2022 đến ngày 30/08/2022. Đợt 3: Từ ngày 01/09/2022 đến ngày 31/12/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 6/2023 đến cuối tháng 12/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh của trường Đại học Phenikaa mở rộng với tất cả các thí sinh đã tốt nghiệp THPT trên phạm vi cả nước, bao gồm: Học sinh đã tốt nghiệp THPT Thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp. Phương thức tuyển sinh Năm 2023, trường Đại học Phenikaa đưa ra 3 phương thức xét tuyển, bao gồm: Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, dự kiến 50% chỉ tiêu. Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT, dự kiến 40% chỉ tiêu. Phương thức 3: Xét tuyển thẳng, dự kiến 10% chỉ tiêu. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Năm 2022, trường Đại học Phenikaa quy định rất rõ về điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của trường cũng như nêu rõ các yêu cầu về điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển của từng phương thức xét tuyển: Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT Tổng điểm trung bình cộng cả năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của tổ hợp môn xét tuyển >= 19.5.  Đối với nhóm ngành Ngôn ngữ, điều kiện xét tuyển là tổng điểm trung bình cộng lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Ngoại ngữ >= 6.5. Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cộng cả năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên khu vực và đối tượng theo quy định của Bộ GD&ĐT, cộng điểm môn tiếng Anh theo quy định của nhà trường. Xét tuyển theo kết quả của kỳ thi THPT QG ĐXT là tổng điểm 3 môn thi trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên khu vực và đối tượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cộng điểm môn tiếng Anh theo quy định của nhà trường. Đối với nhóm ngành Ngôn ngữ, điều kiện cần là điểm môn tiếng Anh/tiếng Trung >= 5.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Vậy, những nhóm đối tượng thí sinh nào sẽ được áp dụng chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển khi nộp hồ sơ vào Đại học Phenikaa? Dưới đây là những trường hợp được áp dụng trong phương thức tuyển thẳng năm 2022: Thí sinh có một trong các chứng chỉ quốc tế như IELTS, SAT, A-Level,… Học sinh là thành viên đội tuyển thi Olympic, Khoa học Kỹ thuật Quốc tế hoặc châu Á. Học sinh Đạt giải Khuyến khích kỳ thi HSG cấp tỉnh trở lên được tuyển thẳng vào các ngành hoặc chương trình đào tạo có môn đạt giải nằm trong tổ hợp môn xét tuyển.  Học sinh đạt giải cao môn Tin học được tuyển thẳng vào tất cả các ngành và chương trình đào tạo. Đối với nhóm ngành Ngôn ngữ, học sinh cần thêm điều kiện điểm trung bình cộng năm lớp 10, lớp 11, học kì 1 lớp 12 của môn Ngoại ngữ đạt từ 7.0 trở lên. Học sinh không thuộc hệ chuyên có điểm trung bình cộng lớp 10, năm lớp 11, học kì 1 lớp 12 bậc THPT và mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển >= 8.0. Học sinh thuộc hệ chuyên trong các trường THPT chuyên các tỉnh, thành phố có tổng điểm trung bình cộng năm học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 của tổ hợp môn xét tuyển >= 22.5 điểm. Có bằng đại học hệ chính quy xếp loại học tập Khá trở lên. Người Việt Nam tốt nghiệp THPT ở các trường quốc tế tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài có chứng nhận văn bằng của cơ quan có thẩm quyền.​ Riêng ngành Vật lý, chỉ xét tuyển thẳng đối với thí sinh đạt từ giải ba trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi Olympic Vật lý, Toán học quốc tế hoặc cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố. Để tìm hiểu kỹ hơn về các điều kiện đối với các thí sinh thuộc nhóm xét tuyển thẳng hay ưu tiên xét tuyển, xin mời tham khảo trong website tại đây. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Phenikaa tuyển sinh các ngành nào? Trong năm học vừa qua, trường Đại học Phenikaa đưa ra chỉ tiêu dự kiến xét tuyển và tổ hợp xét tuyển như sau: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển 1 PHA1 Dược học 240 A00, A02, B00, D07 2 NJR1 Điều dưỡng 240 A00, A02, B00, B04 3 FBE1 Quản trị kinh doanh  400 A00, A01, D01, D07 4 FBE2 Kế toán 200 A00, A01, D01, D07 5 FBE3 Tài chính – Ngân hàng 60 A00, A01, D01, D07 6 FBE4 Quản trị nhân lực 60 A00, A01, D01, D07 7 FBE5 Luật kinh tế 60 A00, A01, C00, D01 8 B01 Công nghệ sinh học 55 A00, B00, B08, D07 9 ENV1 Khoa học môi trường 55 A00, A02, B00, B08 10 FLE1 Ngôn ngữ Anh 200 D01, D09, D14, D15 11 FLK1 Ngôn ngữ Hàn Quốc 150 A01, C00, D01, D15 12 FLC1 Ngôn ngữ Trung Quốc 150 A00, C00, D01, D04 13 MSE-AI Công nghệ vật liệu (Vật liệu thông minh và trí tuệ nhân tạo) 50 A00, A01, B00, D07 14 MSE1 Công nghệ vật liệu (Vật liệu tiên tiến và công nghệ Nano) 55 A00, A01, D07 B00 15 ICT-AL Khoa học máy tính 100 A00, A01, D07 16 ICT1 Công nghệ thông tin  220 A00, A01, D07 17 ICT-VJ Công nghệ thông tin (Chương trình đào tạo CNTT Việt – Nhật) 110 A00, A01, D07, D28 18 VEE1 Kỹ thuật ô tô 120 A00, A01, A10, A02 19 VEE2 Kỹ thuật ô tô (Cơ điện tử ô tô) 100 A00, A01 A04, A10 20 MEM2 Kỹ thuật cơ khí 100 A00, A01, A02, C01 21 EEE-A1 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Trí tuệ nhân tạo và Robot – Các môn chuyên ngành học bằng tiếng Anh) 66 A00, A01, C01, D07 22 EEE1 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa  110 A00, A01, C01, D07 23 MEM1 Kỹ thuật cơ điện tử 110 A00, A01, A02, C01 24 EEE2 Kỹ thuật y sinh  88 A00, A01, C01, D07 25 CHE1 Kỹ thuật hóa học 55 A00, A01, B00, D07 26 EEE3 Kỹ thuật điện tử – viễn thông 88 A00, A01 C01, D07 27 MTT1 Kỹ thuật xét nghiệm y học  55 A00, A02, B00, D07 28 RET1 Kỹ thuật phục hồi chức năng 55 A00, A02, B00, D07 29 FTS1 Du lịch (Quản trị du lịch) 200 A01, C00, D01, D15 30 FTS2 Quản trị khách sạn 200 A00, A01, D01, D10 31 FSP1 Vật lý (Vật lý tài năng) 50 A00, A01 32 FBE-AU Quản trị kinh doanh (Liên kết với Trường Đại học Andrews – Hoa Kỳ) 30 Điểm chuẩn trường Đại học Phenikaa chính xác nhất Dựa vào đề án tuyển sinh, trường đã công bố mức điểm chuẩn như sau:  Điểm trúng tuyển vào Đại học Phenikaa dao động từ 19-24.5 điểm đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT QG và từ 22 – 28 điểm đối với phương thức xét học bạ. STT Mã ngành Tên ngành Điểm chuẩn 1 B01 Công nghệ sinh học 19 2 CHE1 Kỹ thuật hóa học 19 3 EEE1 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa  22 4 EEE2 Kỹ thuật y sinh  (Điện tử y sinh) 21 5 EEE3 Kỹ thuật điện tử – viễn thông (Hệ thống nhúng thông minh và IOT) 21 6 EEE-AI Kỹ thuật Robot và trí tuệ nhân tạo (Đào tạo song ngữ Việt – Anh) 23 7 ICT1 Công nghệ thông tin 23.5 8 ICT-VJ Công nghệ thông tin Việt – Nhật 23 9 ICT-AI Trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu 23 10 ICT-TN Khoa học máy tính(Đào tạo tài năng) 24 11 MEM1 Kỹ thuật cơ điện tử 19 12 MEM2 Kỹ thuật cơ khí 19 13 MSE1 Vật liệu tiên tiến và công nghệ NANO 21 14 MSE-AI Vật liệu thông minh và trí tuệ nhân tạo 22 15 VEE1 Kỹ thuật ô tô 22 16 VEE2 Cơ điện tử ô tô 21 17 FSP1 Vật lý tài năng 24 18 FBE1 Quản trị kinh doanh 23.5 19 FBE2 Kế toán 23.5 20 FBE3 Tài chính – Ngân hàng 23.75 21 FBE4 Quản trị nhân lực 24.5 22 FBE5 Luật kinh tế 25 23 FBE6 Kinh doanh quốc tế (Các môn chuyên ngành học bằng Tiếng Anh) 23.5 24 FLE1 Ngôn ngữ Anh 23 25 FLC1 Ngôn ngữ Trung Quốc 23.75 26 FLK1 Ngôn ngữ Hàn Quốc 23.5 27 FLJ1 Ngôn ngữ Nhật 22 28 FTS1 Quản trị du lịch 23.75 29 FTS3 Kinh doanh du lịch số 22 30 FTS4 Hướng dẫn du lịch quốc tế 22 31 FTS2 Quản trị khách sạn 22 32 NJR1 Điều dưỡng 19 33 PHA1 Dược học 23 34 RET1 Kỹ thuật phục hồi chức năng 19 35 MTT1 Kỹ thuật xét nghiệm y học 19 36 MED1 Y khoa 23 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 1.5 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Phenikaa chính xác nhất Học phí của trường Đại học Phenikaa là bao nhiêu? Dựa vào mức tăng học phí của những năm trở lại đây. Dự kiến năm 2023 – 2024 trường đại học Phenikaa sẽ tăng học phí 10%. Tương đương với mức học phí các chuyên ngành dao động trong khoảng từ 24.200.000 VNĐ – 38.720.000 VNĐ cho một năm học. Ngoài ra, Trường Đại học Phenikaa và Tập đoàn Phenikaa sẽ hỗ trợ 20% học phí cả khóa học cho tất cả sinh viên đỗ vào Trường và nhiều chính sách hỗ trợ học phí khác dành cho sinh viên theo học tại trường. Xem thêm: Học phí Đại học Phenikaa mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Chương trình được trường kiểm định và tuân theo chuẩn chất lượng cho từng ngành, những nội dung đào tạo của chương trình chất lượng cao sẽ được giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Bên cạnh đó, Nội dung trong giáo trình cũng là yếu tố để đánh giá trường đại học Phenikaa. Đối với giáo trình, nhà trường sử dụng đều dùng của nhà xuất bản uy tín trên thế giới để sinh viên được tiếp nhận những kiến thức mới nhất. Sách học và tham khảo bao gồm Tiếng Anh và Tiếng Việt giúp sinh viên nghiên cứu dễ dàng hơn. Chính sách học bổng và hỗ trợ học phí cho sinh viên Học bổng Tài năng: nhà trường sẽ miễn học phí (tùy theo học phí mỗi ngành, nhà trường sẽ cấp học bổng dao động từ 80.000.000 – 525.000.000 đồng). Học bổng Chắp cánh ước mơ: miễn học phí năm học đầu tiên (tùy theo học phí mỗi ngành, nhà trường sẽ cấp học bổng dao động từ 20.000.000 – 75.000.000 đồng). Học bổng Xuất sắc: miễn học phí 2 năm học đầu tiên (tùy theo học phí mỗi ngành, nhà trường sẽ cấp học bổng dao động từ 40.000.000 – 165.000.000 đồng). Học bổng Chairman’s scholarship: nhà trường sẽ miễn học phí toàn bộ khóa học và sinh viên sẽ được nhận tài trợ chi phí sinh hoạt trị giá 20.000.000 đồng/ năm (tùy theo học phí mỗi ngành, nhà trường sẽ cấp học bổng dao động từ 160.000.000 – 645.000.000 đồng) Chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên Chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên của trường đại học Phenikaa có tốt không?  Trường đại học Phenikaa cũng như tập đoàn Phenikaa sẽ hỗ trợ 20% học phí cho tất cả học sinh đậu vào trường.  Học sinh thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo và khuyết tật sẽ được hỗ trợ 50% học phí năm thứ nhất. Trường hợp khác sẽ được phòng TSTT và hội đồng tuyển sinh của trường xem xét lại.  Tốt nghiệp Trường đại học Phenikaa có dễ xin việc không? Vì ở đây có chương trình đào tạo chất lượng cao, bên cạnh việc học lý thuyết, các sinh viên có thể thực hành thực tế công việc. Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng khi ra trường từ đó giúp sinh viên có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường việc làm cũng như đem đến sự hài lòng cho các nhà tuyển dụng. Đặc biệt, Trường Đại học PHENIKAA có sự đầu tư trực tiếp từ Tập đoàn Kinh tế hàng đầu Việt Nam- Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa Group). Đây là cơ hội lớn, giúp sinh viên Trường Đại học PHENIKAA có thể thực tập và làm việc tại các đơn vị thành viên của Phenikaa Group trong nước và các trụ sở đặt tại nước ngoài. Ngoài ra, trường còn ký kết nhiều chương trình hợp tác lao động để giúp sinh viên có cơ hội làm việc tại thị trường việc làm quốc tế. Review đánh giá trường Đại học Phenikaa có tốt không? Trường Đại học Phenikaa là ngôi trường có phương pháp giáo dục chất lượng cao và môi trường học tập cởi mở. Trường đã tổ chức các chương trình về trải nghiệm thực tế tại Phenikaa cho học sinh, sinh viên. Điều này đã góp phần giúp các bạn học sinh chọn được ngành học phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, định hướng nghề nghiệp và xu hướng việc làm trong tương lai. Qua đó, các bạn có thể yên tâm gửi gắm thanh xuân, học tập tại ngôi trường này và thực hiện những ước mơ dang dở của mình.  Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Khoa học tự nhiên, Kinh doanh và quản lý, Kỹ Thuật, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Môi Trường và Bảo vệ Môi Trường, Nhân văn, Sức Khỏe Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
606
2023-01-06
HANU
Đại học Hà Nội
Review Đại học Hà Nội (HANU) có tốt không? Trường Đại học Hà Nội là một trong những ngôi trường uy tín nhất tại Hà Nội cũng như trong cả nước. Trường có 26 chuyên ngành đào tạo chính quy và 13 chương trình liên kết với nước ngoài, đảm bảo 97% sinh viên ra trường có việc làm. Không những vậy, môi trường học tập năng động, linh hoạt, có nhiều trải nghiệm thú vị từ các CLB, nhiều hoạt động tập thể, phát triển kỹ năng, giao lưu văn hoá giữa các quốc gia… 7.3Tốt Top 200 Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (024) 3 854 4338 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên5.9 Cơ sở vật chất7.2 Môi trường HT6.1 Hoạt động ngoại khoá7.9 Cơ hội việc làm8.4 Tiến bộ bản thân5.5 Thủ tục hành chính6.7 Quan tâm sinh viên7.8 Hài lòng về học phí8.3 Sẵn sàng giới thiệu8.9 Đại học là một dấu mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời. Vì vậy lựa chọn một trường đại học uy tín và chất lượng đào tạo tốt là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh cũng như các thí sinh. Để giúp các bạn có thể lựa chọn được ngôi trường phù hợp nhất, ReviewEdu.net xin giới thiệu một trường đại học nằm trong top đầu ở Hà Nội, đó là Trường Đại học Hà Nội. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Hà Nội (HANU – Hanoi University) Địa chỉ: Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Website: http://www.hanu.vn/vn/ Facebook: https://www.facebook.com/hanutuyensinh Mã tuyển sinh: NHF Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: (024) 3 854 4338 Lịch sử phát triển Trường được thành lập từ năm 1959 gọi là trường Ngoại ngữ. Đến năm 1960, trường đổi tên thành trường Bổ túc Ngoại ngữ. Năm 1967, Nhà trường được Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký Quyết định số 126/CP thành lập Trường Đại học ngoại ngữ. Năm 1977, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã quyết định chuyển nhiệm vụ của trường từ việc đào tạo cán bộ chuyên ngành ngoại ngữ sang một cơ sở giáo dục đại học khác và đổi tên Trường thành thành Trường Cao đẳng Bổ túc ngoại ngữ. Năm 1984, một lần nữa trường lại được đổi tên thành Trường Đại học Ngoại ngữ. Cho đến năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 190/2006/QĐ-TTg ngày 17/8/2006 việc đổi tên Trường Đại học Ngoại ngữ thành Trường Đại học Hà Nội. Mục tiêu phát triển Trường Đại học Hà Nội phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục ứng dụng có uy tín trong nước và khu vực. Trường tập trung đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ – văn hóa, quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế, tài chính – ngân hàng, quản trị du lịch, nghiên cứu quốc tế, công nghệ thông tin và truyền thông dựa trên thế mạnh truyền thống về ngoại ngữ. Vì sao nên theo học tại trường Đại Học Hà Nội? Đội ngũ cán bộ Tính đến năm 2019, Cán bộ, giảng viên cơ hữu của trường gồm 468 người, trong đó có 1 Giáo sư, 5 PGS, 77 Tiến sĩ, 344 Thạc sĩ và 41 người có trình độ Đại học. Đội ngũ cán bộ luôn giàu tâm huyết, sáng tạo trong công tác giảng dạy và nghiên cứu, đóng vai trò không nhỏ cho sự phát triển chung của trường  Cơ sở vật chất Tổng diện tích khuôn viên của trường là 636.126 m², bao gồm 233 phòng học, hội trường và phòng làm việc, thư viện và 24 phòng thực hành, thí nghiệm, 2 phòng dịch cabin, 10 phòng LAB, 12 phòng máy tính với trang thiết bị hiện đại. Thông tin tuyển sinh của trường Đại Học Hà Nội Thời gian xét tuyển Thời gian xét tuyển theo quy định của Bộ GD & ĐT. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Trường tuyển sinh tất cả các thí sinh đã tốt nghiệp THPT trong cả nước, có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.  Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập: Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho vào ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.  Phương thức tuyển sinh Xét tuyển tuyển thẳng. Xét tuyển kết hợp theo quy định của Trường Đại học Hà Nội. Thí sinh là học sinh các lớp chuyên, lớp song ngữ thuộc trường THPT chuyên. Thí sinh là học sinh THPT có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Thí sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp tỉnh/thành phố hoặc tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia hoặc tham gia Vòng thi tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2023. Thí sinh có kết quả thi chuẩn hóa SAT. Thí sinh có kết quả thi ACT. Thí sinh có chứng chỉ A-Level của Đại học Cambridge, Vương quốc Anh. Xét tuyển dựa trên kết quả của kì thi THPT năm 2023 Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ và trình độ tiếng Anh cho các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Để có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào HANU theo từng phương thức mà mình mong muốn, các bạn phải đảm bảo tiêu chí: Có tổng điểm 03 môn của khối D01 và A01 trong kỳ thi THPT năm 2022 >= 16. Riêng các bạn xét tuyển kết hợp cần phải đáp ứng những điều kiện sau: Đối tượng 1,2,3: Thí sinh là học sinh các lớp chuyên, lớp song ngữ thuộc trường THPT chuyên và Thí sinh là học sinh THPT có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: Điểm trung bình (ĐTB) 3 năm THPT >= 7,0. ĐTB 3 môn của khối D01 và A01 trong kỳ thi THPT >= 7,0. ĐTB môn ngoại ngữ từng năm THPT >= 7,0. Đối tượng 4: Thí sinh có kết quả thi chuẩn hóa SAT >= 1100/1600 điểm và còn thời hạn tính đến thời gian đăng ký xét tuyển. Thí sinh có kết quả thi ACT >= 24/36 điểm và còn thời hạn. Thí sinh có chứng chỉ A-Level: Sử dụng kết quả 03 môn để thay thế cho 03 môn xét tuyển của ngành học đăng ký, mức điểm mỗi môn >= 60/100 điểm. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Đại học Hà Nội quy định về việc xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển trong kỳ tuyển sinh như sau: Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng được quy định tại Khoản 2, Điều 7 của Quy chế tuyển sinh do Bộ GD&ĐT ban hành. Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng nhưng không sử dụng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển với điều kiện có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Trường. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Hà Nội tuyển sinh các ngành nào? Cánh cổng của trường Đại học Hà Nội luôn chào đón các thí sinh đăng ký vào các ngành như Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông doanh nghiệp, Công nghệ thông tin, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành… Dưới đây là chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành. STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7220201 Ngôn ngữ Anh 300 330 D01 2 7220202 Ngôn ngữ Nga 150 0 D02, D01 3 7220203 Ngôn ngữ Pháp 100 0 D03, D01 4 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc 200 150 D04, D01 5 7220204 CLC Ngôn ngữ Trung Quốc CLC 100 0 D04, D01 6 7220205 Ngôn ngữ Đức 125 0 D05, D01 7 7220206 Ngôn ngữ Tây Ban Nha 75 0 D01 8 7220207 Ngôn ngữ Bồ Đào Nha 60 0 D01 9 7220208 Ngôn ngữ Italia 75 0 D01 10 7220208 CLC Ngôn ngữ Italia CLC 50 0 D01 11 7220209 Ngôn ngữ Nhật 175 0 D06, D01 12 7220210 Ngôn ngữ Hàn Quốc 75 0 D01, DD2* 13 7220210 CLC Ngôn ngữ Hàn Quốc CLC 100 0 D01, DD2* 14 7310601 Quốc tế học (dạy bằng tiếng Anh) 125 0 D01 15 7310111 Nghiên cứu phát triển (dạy bằng tiếng Anh) 50 0 D01 16 7320104 Truyền thông đa phương tiện (dạy bằng tiếng Anh) 75 0 D01 17 7320109 Truyền thông doanh nghiệp (dạy bằng tiếng Pháp) 50 0 D03, D01 18 7340101 Quản trị kinh doanh (dạy bằng tiếng Anh) 100 0 D01 19 7340115 Marketing (dạy bằng tiếng Anh) 50 0 D01 20 7340201 Tài chính – Ngân hàng (dạy bằng tiếng Anh) 100 0 D01 21 7340301 Kế toán (dạy bằng tiếng Anh) 100 0 D01 22 7480201 Công nghệ thông tin (dạy bằng tiếng Anh) 200 0 A01, D01 23 7480201CLC Công nghệ thông tin (dạy bằng tiếng Anh) CLC 75 0 A01, D01 24 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng tiếng Anh) 75 0 D01 25 7810103 CLC Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng tiếng Anh) CLC 50 0 D01 26 7220101 Tiếng Việt & Văn hóa Việt Nam 0 300 Xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT đối với người nước ngoài học tập tại Việt Nam. Các chương trình đào tạo chính quy liên kết với nước ngoài (Hình thức xét tuyển: Học bạ và trình độ tiếng Anh) 1 Quản trị kinh doanh, chuyên ngành kép Marketing và Tài chính Đại học La Trobe (Australia) cấp bằng 100 2 Quản trị Du lịch và Lữ hành Đại học IMC Krems (Cộng hòa Áo) cấp bằng 60 3 Kế toán Ứng dụng Đại học Oxford Brookes (Vương quốc Anh) và Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) cấp bằng 50 4 Cử nhân Kinh doanh ĐH Waikato (New Zealand) cấp bằng 30 (*) Khối DD2 bao gồm 3 môn: Toán, Ngữ văn và Tiếng Hàn Quốc. Điểm chuẩn trường Đại học Hà Nội chính xác nhất Điểm trúng tuyển của HANU dao động trong khoảng 24,5 – 36,42 điểm theo kết quả thi THPT (Điểm môn Ngoại ngữ các ngành đã nhân hệ số 2 trừ các ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ thông tin chất lượng cao, Truyền thông đa phương tiện). Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Ngôn ngữ Anh D01 35,5 Ngôn ngữ Nga D02, D01 31.18 Ngôn ngữ Pháp D03, D01 33,73 Ngôn ngữ Trung Quốc D04, D01 35,92 Ngôn ngữ Trung Quốc CLC D04, D01 35,10 Ngôn ngữ Đức D05, D01 33,48 Ngôn ngữ Tây Ban Nha D01 32,77 Ngôn ngữ Bồ Đào Nha D01 30,32 Ngôn ngữ Italia D01 32,15 Ngôn ngữ Italia CLC D01 31,17 Ngôn ngữ Nhật D06, D01 35,68 Ngôn ngữ Hàn Quốc D01 36,42 Ngôn ngữ Hàn Quốc CLC D01 34,73 Quốc tế học (dạy bằng tiếng Anh) D01 32,22 Nghiên cứu phát triển (dạy bằng tiếng Anh) D01 32,88 Truyền thông đa phương tiện (dạy bằng tiếng Anh) D01 26 Truyền thông doanh nghiệp (dạy bằng tiếng Pháp) D03, D01 32,85 Quản trị kinh doanh (dạy bằng tiếng Anh) D01 33,55 Marketing (dạy bằng tiếng Anh) D01 34,63 Tài chính – Ngân hàng (dạy bằng tiếng Anh) D01 32,13 Kế toán (dạy bằng tiếng Anh) D01 32,27 Công nghệ thông tin (dạy bằng tiếng Anh) A01, D01 25,45 Công nghệ thông tin (dạy bằng tiếng Anh) CLC A01, D01 24,5 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng tiếng Anh) D01 32,7 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành\ (dạy bằng tiếng Anh) CLC D01 32,1 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 1.5 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn của trường Đại học Hà Nội là bao nhiêu? Học phí của trường Đại học Hà Nội là bao nhiêu? Học phí Đại học Hà Nội chương trình cử nhân hệ chính quy khóa 2021 – 2025 dao động từ 73,9 – 133,3 triệu / khóa học. Đây là mức học phí của cả khóa học (04 năm), mức học phí này không thay đổi trong suốt quá trình học. Như vậy, cụ thể học phí các ngành tại Đại học Hà Nội năm 2022 như sau: Ngành Học phí( VNĐ/ Khóa 4 năm) Ngôn ngữ Anh 73,920,000 Ngôn ngữ Pháp 73,920,000 Ngôn ngữ Đức 73,920,000 Ngôn ngữ Nga 73,920,000 Ngôn ngữ Trung Quốc 73,920,000 Ngôn ngữ Nhật 73,920,000 Ngôn ngữ Hàn Quốc 73,920,000 Ngôn ngữ Italia 73,920,000 Ngôn ngữ Tây Ban Nha 73,920,000 Ngôn ngữ Bồ Đào Nha 73,920,000 Truyền thông doanh nghiệp (tiếng Pháp) 73,920,000 Quản trị kinh doanh (dạy bằng tiếng Anh) 83,930,000 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng tiếng Anh) 85,370,000 Tài chính – Ngân hàng (dạy bằng tiếng Anh) 83,930,000 Kế toán (dạy bằng tiếng Anh) 83,930,000 Marketing (dạy bằng tiếng Anh) 83,450,000 Quốc tế học (dạy bằng tiếng Anh) 83,310,000 Công nghệ thông tin (dạy bằng tiếng Anh) CLC 85,850,000 Truyền thông đa phương tiện (dạy bằng tiếng Anh) 85,400,000 Nghiên cứu phát triển 83,310,000 Ngôn ngữ Trung Quốc CLC 127,460,000 Ngôn ngữ Hàn Quốc CLC 127,460,000 Ngôn ngữ Italia CLC 109,270,000 Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành (tiếng Anh) CLC 132,820,000 Công nghệ thông tin CLC 133,300,000 Dự kiến học phí năm 2023 trường này sẽ tăng lên khoảng 5% so với học phí năm trước dựa theo mức tăng học phí của những năm trở lại đây. Tương đương tăng từ 2.000.000 đến 5.000.000 VNĐ/năm học và mức học phí này sẽ không tăng trong toàn bộ khóa học. Xem thêm: Học phí của trường Đại học Hà Nội là bao nhiêu? Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường  Được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia hoạt động trong tổ chức chính trị và các đoàn thể xã hội khác; được tham gia các hoạt động văn hóa – xã hội phù hợp với quy định của pháp luật và của ĐHQGHN. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình đóng góp ý kiến với thủ trưởng đơn vị đào tạo, các tổ chức và cá nhân liên quan về các vấn đề liên quan đến việc dạy – học. Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn, được đơn vị đào tạo và chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nếu ở ngoại trú. Được thực tập, thực tế tại các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước (nếu Thủ trưởng đơn vị đào tạo cho phép); được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm. Được cung cấp các giấy tờ cần thiết, hỗ trợ các thủ tục tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước và của ĐHQGHN. Được đăng ký ở ký túc xá (nếu đáp ứng các điều kiện và có nguyện vọng) hoặc hỗ trợ tìm kiếm chỗ ở, được chăm lo, bảo vệ sức khỏe theo chế độ hiện hành của Nhà nước và của ĐHQGHN. Tốt nghiệp trường Đại Học Hà Nội có dễ xin việc không? Với sứ mệnh trở thành cơ sở nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ, HANU trở thành trường đại học cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao, thành thạo ngoại ngữ và chuyên môn.  Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp Đại học Hà Nội tốt nghiệp có việc làm chiếm 97%, đào tạo các chương trình liên kết quốc tế, văn bằng 2… Review đánh giá Đại Học Hà Nội có tốt không? Trường Đại học Hà Nội là một trong những ngôi trường uy tín nhất tại Hà Nội cũng như trong cả nước. Trường có 26 chuyên ngành đào tạo chính quy và 13 chương trình liên kết với nước ngoài, đảm bảo 97% sinh viên ra trường có việc làm. Không những vậy, môi trường học tập năng động, linh hoạt, có nhiều trải nghiệm thú vị từ các CLB, nhiều hoạt động tập thể, phát triển kỹ năng, giao lưu văn hoá giữa các quốc gia. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Báo chí và thông tin, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
607
2023-02-08
AUAD
Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu
Review Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu (AUAD) có tốt không? Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu hoạt động với mục đích tạo ra đội ngũ nhà thiết kế trẻ trung, nhạy cảm với các trào lưu trên thế giới, có kiến thức và kỹ năng để tự do sáng tạo. Thông qua đó, đóng góp một phần sức mình vào công cuộc phát triển nền thiết kế Việt Nam ngày càng văn minh, sáng tạo, hiện đại để sánh vai với các quốc gia phát triển khác trên thế giới qua con đường giáo dục. 7.4Tốt Top 200 Số 36 đường Mạc Thái Tổ, Nam Trung Yên, Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 024 6293 0465 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.0 Cơ sở vật chất6.5 Môi trường HT7.5 Hoạt động ngoại khoá7.0 Cơ hội việc làm6.5 Tiến bộ bản thân7.0 Thủ tục hành chính8.0 Quan tâm sinh viên9.0 Hài lòng về học phí8.5 Sẵn sàng giới thiệu7.0 Nếu bạn đang tìm kiếm một trường Đại học có uy tín trong đào tạo cử nhân Mỹ thuật công nghiệp thì Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu chính là một trong hai lựa chọn sáng giá nhất trong cả nước. Để biết thêm năm nay trường tuyển sinh những ngành nào? Điểm chuẩn năm trước cao hay thấp? Tổ hợp nào phù hợp với ngành mình thích… Mời bạn cùng Reviewedu.net xem tiếp nội dung dưới đây! Thông tin chung Tên trường: Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu (tên viết tắt: AUAD hay Asia University of Arts and Design) Địa chỉ: Số 36 đường Mạc Thái Tổ, Nam Trung Yên, Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Website: http://mythuatcongnghiepachau.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/auad.edu.vn Mã tuyển sinh: MCA Email: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 024 6293 0465 Lịch sử phát triển Trường được thành lập theo Quyết định 683/TTg do Thủ tướng Chính phủ ký vào 10/05/2011. Mặc dù đã ra đời từ năm 2011 nhưng đến tận 10/2013 trường mới tổ chức tuyển sinh khóa đầu tiên. Trải qua chặng đường 10 năm xây dựng, hoàn thiện hóa bộ máy quản lý, nhà trường tự hào đã đạt được những thành tích nhất định trong đổi mới và kiện toàn chất lượng giáo dục. Hiện nay trường có trụ sở đặt tại Hà Nội. Mục tiêu phát triển AUAD hoạt động với mục đích tạo ra đội ngũ nhà thiết kế trẻ trung, nhạy cảm với các trào lưu trên thế giới, có kiến thức và kỹ năng để tự do sáng tạo. Thông qua đó, đóng góp một phần sức mình vào công cuộc phát triển nền thiết kế Việt Nam ngày càng văn minh, sáng tạo, hiện đại để sánh vai với các quốc gia phát triển khác trên thế giới qua con đường giáo dục. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Á châu? Đội ngũ cán bộ Đội ngũ giảng viên đã được đào tạo bài bản ở trong và ngoài nước. Có nhiều cá nhân đã đạt các thành tích xuất sắc trong sáng tạo nghệ thuật, có học hàm từ Thạc sĩ, Tiến sĩ đến PGS.TS. Cơ sở vật chất Nhà trường có hệ thống phòng học lý thuyết, phòng thực hành thiết kế, phòng vẽ… và được trang bị đầy đủ dụng cụ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, thư viện với nhiều đầu sách, tạp chí trong và ngoài nước cũng là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng bổ ích. Khu phức hợp gồm xưởng thực hành các môn chuyên ngành và phòng máy tính được lắp đặt wifi tốc độ cao là nơi học tập, thực hành lý tưởng của sinh viên. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Á châu Chính sách xét tuyển Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh Thời gian xét tuyển Đối với xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022: theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đối với xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT (học bạ): Đợt 1: Từ 01/03 đến 30/03/2022   Đợt 2: Từ 01/04 đến 30/04/2022 Đợt 3: Từ 01/05 đến 30/05/2022 Đợt 4: Từ 01/06 đến 30/06/2022 Đợt 5: Từ 01/07 đến 15/07/2022 Đợt 6: Từ 16/07 đến 31/07/2022 Đợt 7: Từ 01/08 đến 15/08/2022 Đợt 8: Từ 16/08 đến 31/08/2022 Đợt 9: Từ 01/09 đến 30/09/2022         ·       Đối với xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, kỳ thi Đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội: sau khi Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội công bố kết quả thi, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á châu sẽ thông báo thời gian nhận hồ sơ xét tuyển trên website của nhà trường. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 3/2023 đến cuối tháng 9/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng: Công dân Việt Nam, đã tốt nghiệp THPT hoặc có trình độ tương đương. Phạm vi: Trên toàn quốc. Phương thức tuyển sinh Năm học này, AUAD áp dụng 2 phương thức tuyển sinh là xét học bạ và xét KQ thi THPT Quốc gia Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được quy định như sau: Đối với các môn văn hóa: Có thể dùng KQ thi THPT năm 2022 hoặc các năm trước. Xét học bạ lớp 12 với thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2019 – 2022 có ĐTB Ngữ văn/Toán/Anh văn/Khoa học Xã hội tối thiểu từ 5.0 điểm. Đối với các môn năng khiếu: Có thể dùng KQ thi NK tại các trường Đại học cùng ngành để xét tuyển. Nếu chưa đủ điều kiện thi thì sẽ được trường tổ chức bổ túc kỹ năng và kiểm tra kết hợp phỏng vấn để xét tuyển. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT  Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm từ khá trở lên. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu dự kiến sẽ áp dụng chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT. Thí sinh có thể theo dõi thêm trang thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT để biết thêm chi tiết. Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu tuyển sinh các ngành nào? Năm học mới này, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu tổ chức xét tuyển 3 ngành gồm: Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang và Thiết kế nội thất. Mặc dù quy mô đào tạo còn khiêm tốn nhưng chương trình học của các ngành này đã được nhà trường nghiên cứu, vận dụng từ các trường Đại học lớn, có vị thế lâu đời trong ngành Công nghiệp Mỹ thuật trên thế giới, đạt chuẩn châu Âu. Do đó, AUAD tự hào có thể cung cấp cho sinh viên khối lượng kiến thức chuyên môn toàn diện và hệ thống kỹ năng mềm cần thiết như: sử dụng các phần mềm thiết kế, lên phác thảo sơ lược ý tưởng, lập dự toán sản xuất, đánh giá kết quả… Dưới đây là chỉ tiêu cụ thể và tổ hợp xét tuyển để các bạn tham khảo. STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Xét học bạ 1 7210403 Thiết kế Đồ họa 50 10 H00, H07, H05, H06 2 7210404 Thiết kế Thời trang 40 10 H00, H07, H05, H06 3 7580108 Thiết kế Nội thất 30 10 H00, H07, H05, H06 Học phí trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu là bao nhiêu Theo lộ trình tăng học phí hàng năm của trường đại học Mỹ Thuật Công nghiệp Á Châu,dự kiến đơn giá học phí năm 2023 sẽ tăng lên 10% so với năm 2022. Tương đương mỗi sinh viên phải đóng 12.100.000 VNĐ/ kỳ học. Xem thêm: Học phí trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu chính xác nhất Kỳ tuyển sinh gần đây, trường AUAD áp dụng đồng mức điểm chuẩn cho tất cả các ngành tuyển sinh là 14 điểm, không có sự chênh lệch giữa các phương thức xét tuyển. Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Theo KQ thi THPT Xét học bạ Thiết kế Đồ họa H00, H07, H05, H06 14 14 Thiết kế Thời trang H00, H07, H05, H06 14 14 Thiết kế Nội thất H00, H07, H05, H06 14 14 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu (AUAD) mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Là Trường Đại học chuyên đào tạo cử nhân Mỹ thuật công nghiệp. Trường đã phát triển tới phấn đấu trở thành lá cờ đầu trong nền giáo dục nghệ thuật và thiết kế tại Việt Nam. Trường chuyên đào tạo và cung cấp cho thị trường và cộng đồng những thế hệ các nhà thiết kế trẻ, được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng và bản lĩnh, góp phần nâng cao vị thế của ngành thiết kế tại các doanh nghiệp không chỉ trong nước mà còn các quốc gia khác trên thế giới. Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Á châu có dễ xin việc không? Các cử nhân của Trường có thể làm chuyên viên trong các cơ quan quản lý, các đơn vị thông tin, truyền thông quảng cáo, nghiên cứu viên các cơ sở nghiên cứu, họa sĩ sáng tác hoạt động độc lập trong các tổ chức khác nhau, giảng viên trong các cơ sở đào tạo, chuyên viên tư vấn trong các dự án, cán bộ quản lý các dây chuyền sản xuất, chủ các doanh nghiệp liên quan tới Mỹ thuật công nghiệp, hoặc học tiếp các bậc cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.  Review đánh giá Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu có tốt không? Mặc dù tuổi đời còn trẻ, chưa có nhiều dấu ấn trong ngành Mỹ thuật công nghiệp nhưng AUAD vẫn được đánh giá là 1 trong 2 cơ sở đào tạo uy tín trong lĩnh vực sáng tạo này. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu một địa chỉ giảng dạy có nghiệp vụ đáng tin cậy, hệ thống cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư thì nơi đây hứa hẹn sẽ là lựa chọn phù hợp với bạn đấy! Hệ đào tạo Đại học Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc Khối ngành Kiến Trúc và Xây Dựng, Nghệ thuật, Mỹ thuật
608
2023-05-28
HLU
Trường Đại học Luật Hà Nội
Review Trường Đại học Luật Hà Nội (HLU) có tốt không? Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học có quy mô đào tạo về ngành luật lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước. Trường đang tổ chức đào tạo các bậc đại học, cao học, và nghiên cứu sinh. Ngoài ra với nhu cầu của xã hội, Trường tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho nhiều đối tượng khác nhau. Thực hiện, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học pháp lý và thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo giao. 8.1Xuất sắc Top 100 Số 87 đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội 024.38352630 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9.3 Cơ sở vật chất8.6 Môi trường HT8.7 Hoạt động ngoại khoá8.0 Cơ hội việc làm8.1 Tiến bộ bản thân8.0 Thủ tục hành chính7.2 Quan tâm sinh viên7.4 Hài lòng về học phí8.8 Sẵn sàng giới thiệu7.5 Hiện nay, trong nước ta có 22 cơ sở đào tạo ngành Luật, trong đó chúng ta không thể không nhắc đến tên trường Đại học Luật Hà Nội. Đây là một trong những trường dẫn đầu về uy tín, quy mô và chất lượng đào tạo về lĩnh vực này ở nhiều trình độ, bậc học và hình thức đào tạo. Để có thêm nhiều thông tin hơn nữa về ngôi trường này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. Thông tin chung Tên trường: Đại học Luật Hà Nội (Tên viết tắt:HLU) Tên tiếng Anh: Hanoi Law University Địa chỉ: Số 87 đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội Website: http://hlu.edu.vn/  Facebook: https://www.facebook.com/daihocluathanoi1/  Mã tuyển sinh: LPH Email tuyển sinh: [email protected]  Số điện thoại tuyển sinh: 024.38352630 Lịch sử phát triển Tiền thân của trường Đại học Luật Hà Nội là trường Đại học Pháp lý Hà Nội (thành lập ngày 10/11/1979). Sau khi thành lập trường có 4 khoa đào tạo chuyên ngành. Tháng 10/1982, Trường Cao đẳng toà án được sáp nhập vào trường Đại học Pháp Lý Hà Nội. Đến ngày 6/7/1993, trường đã được đổi tên thành trường Đại học Luật Hà Nội. Ngày 12/2/2019 thành lập phân hiệu trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk. Mục tiêu phát triển Mục tiêu chiến lược phát triển của trường là: Phấn đấu đến năm 2030, phát triển Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia. Là trường chuyên đào tạo về pháp luật có vị thế trong khu vực và là trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý uy tín hàng đầu Việt Nam. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Luật Hà Nội? Đội ngũ cán bộ Trường đại học Luật Hà Nội hiện có 319 giảng viên cơ hữu. Số lượng giảng viên trong trường đều là những người được đào tạo bài bản, có năng lực giảng dạy tốt với kinh nghiệm dày dặn, có nhiều học vị cao như giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ… Bên cạnh đó, nhà trường còn chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ và tin học. Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu, nhà trường còn thỉnh giảng các giảng viên, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm về giảng dạy tại trường. Cơ sở vật chất Hiện tại, trong trường có khoảng hơn 90 phòng học, 2 hội trường lớn với 400 và 700 chỗ ngồi, 2 phòng thực hành tin học và 5 phòng thư viện. Các phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như máy tính, điều hoà… để phục vụ tốt nhất cho việc học tập và giảng dạy của thầy trò trường Đại học Luật Hà Nội. Năm 1998, nhà trường đã đưa hệ thống mạng internet vào sử dụng trong toàn trường, phục vụ cho hoạt động quản trị, tra cứu tài liệu, quản lý lưu thông tài liệu… Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển được công bố trong đề án tuyển sinh của trường. Thời gian xét tuyển Thời gian tuyển sinh của Trường Đại học Luật Hà Nội theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Các đối tượng tuyển sinh như sau: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Có đủ sức khỏe để tham gia học tập theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự được đăng ký xét tuyển khi được sự cho phép của cấp trên. Sau khi tham gia xét tuyển, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau. Phạm vi tuyển sinh: Áp dụng trong cả nước. Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh theo các phương thức sau: Phương thức 1: Tuyển sinh theo hình thức tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Phương thức 2: Xét tuyển theo đề án riêng của trường đề ra. Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện để nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của trường Ngưỡng đảm bảo chất lượng sẽ được nhà trường công bố trên website của trường sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đại học Luật Hà Nội là trường công hay tư? Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học công lập đào tạo luật pháp hàng đầu của Việt Nam, trực thuộc Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại học Luật Hà Nội học trong bao lâu? Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy là 8 học kỳ, tương đương 04 năm học. cùng chương trình đào tạo là 10 kỳ, tương đương 05 năm học Đại học Luật Hà Nội học dễ ra trường không? Tùy theo trình độ và năng lực của mỗi người sẽ có cảm nhận đánh giá khác nhau về chương trình học, chất lượng đào tạo của trường. Tiêu chuẩn đầu ra của trường là thước đo đánh giá năng lực sinh viên sau tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh các ngành nào? Ngành Luật và Kinh tế Luật là 2 ngành chủ đạo của HLU. Năm 2022, HLU dự kiến tuyển sinh 04 ngành học với 2.000 chỉ tiêu. Ngành Luật được phân bổ chỉ tiêu cao nhất với 1.410 chỉ tiêu. Cụ thể chỉ tiêu các ngành học khác của trường như sau: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7380101 Luật 836 574 A00, A01, C00, D01, D02, D03, D05, D06 2 7380107 Luật Kinh tế 210 140 A00, A01, C00, D01, D02, D03, D05, D06 3 7380109 Luật Thương mại quốc tế 72 48 A01, D01 4 7220201 Ngôn ngữ Anh  72 48 Học phí của trường Đại học Luật Hà Nội là bao nhiêu? Mức học phí của Đại học Luật Hà Nội năm 2022 có sự khác nhau giữa các chương trình đào tạo. Cụ thể như sau: Đối với chương trình đại trà: Mức học phí là 980.000 đồng/tháng (280.000 đồng/tín chỉ). Đối với chương trình chất lượng cao: Mức học phí là 3.025.000 đồng/tháng (1.015.000 đồng/tín chỉ). Đối với chương trình liên kết với Đại học Arizona (Hoa Kỳ): Mức học phí là 10.000 USD/1 năm học. Ngoài ra, Đại học Luật sẽ cập học bổng cho sinh viên là 2.000 USD. Dựa trên mức học phí của các năm trước, năm 2023, HLU dự kiến sẽ tăng học phí 10% so với năm 2022. Tương đương với đơn giá tín chỉ tăng từ 300.000 đồng -1.200.000 đồng. Xem thêm: Học phí trường đại học Luật Hà Nội (HLU) mới nhất. Điểm chuẩn trường Đại học Luật Hà Nội chính xác nhất  Dựa vào đề án tuyển sinh năm 2022, Trường Đại học HLU đã công bố mức điểm chuẩn đầu vào dựa vào kì thi THPT Quốc gia cụ thể như sau: STT Chuyên ngành Tên ngành Mã ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú 1 Luật Luật 7380101PH D01, D03, D06, D02, D05 19.9 Điểm thi TN THPT 2 Luật Luật 7380101PH C00 24.5 Điểm thi TN THPT 3 Luật Luật 7380101PH A01 19 Điểm thi TN THPT 4 Luật Luật 7380101PH A00 19 Điểm thi TN THPT 5 Luật thương mại quốc tế Luật 7380109 D01 26.05 Điểm thi TN THPT 6 Luật thương mại quốc tế Luật 7380109 A01 24.95 Điểm thi TN THPT 7 Luật Kinh tế Luật 7380107 D01, D03, D06, D02, D05 26.8 Điểm thi TN THPT 8 Luật Kinh tế Luật 7380107 A00 26.35 Điểm thi TN THPT 9 Luật Kinh tế Luật 7380107 C00 29.5 Điểm thi TN THPT 10 Luật Kinh tế Luật 7380107 A01 26.55 Điểm thi TN THPT 11 Ngôn ngữ Anh Ngôn ngữ Anh 7220201 D01 25.45 Điểm thi TN THPT 12 Ngôn ngữ Anh Ngôn ngữ Anh 7220201 A01 24.35 Điểm thi TN THPT 13 Luật Luật 7380101 D01, D03, D06, D02, D05 25.8 Điểm thi TN THPT 14 Luật Luật 7380101 C00 28.75 Điểm thi TN THPT 15 Luật Luật 7380101 A01 24.95 Điểm thi TN THPT 16 Luật Luật 7380101 A00 25.35 Điểm thi TN THPT 17 Luật Luật 7380101PHHB A00, A01, D01, C00, D03, D02, XĐại họcB 21 Học bạ Đào tạo Phân hiệu Đắk Lắk 18 Luật Luật 7380101HB D01, D03, D04, D06, D02, D05, XĐại họcB 26.3 Học bạ 19 Luật Luật 7380101HB C00, XĐại họcB 27.68 Học bạ 20 Luật Luật 7380101HB A01, XĐại họcB 27.72 Học bạ 21 Luật Luật 7380101HB A00, XĐại họcB 27.69 Học bạ 22 Luật Kinh tế Luật 7380107HB A00, XĐại họcB 29.1 Học bạ 23 Luật Kinh tế Luật 7380107HB A01, XĐại họcB 29.52 Học bạ 24 Luật Kinh tế Luật 7380107HB C00, XĐại họcB 28.94 Học bạ 25 Luật Kinh tế Luật 7380107HB D01, D03, D04, D06, D02, D05 27.55 Học bạ 26 Luật thương mại quốc tế Luật 7380109HB A01, XĐại họcB 27.25 Học bạ 27 Luật thương mại quốc tế Luật 7380109HB D01, XĐại họcB 26.22 Học bạ 28 Ngôn ngữ Anh Ngôn ngữ Anh 7220201HB A01, XĐại họcB 24.69 Học bạ 29 Ngôn ngữ Anh Ngôn ngữ Anh 7220201HB D01, XĐại họcB 24.74 Học bạ Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 1.75 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Luật Hà Nội chính xác nhất  Trường Đại học Luật Hà Nội xét học bạ cần những gì? Thủ tục hồ sơ và phương thức đăng ký xét tuyển Phương thức nộp hồ sơ xét tuyển và thủ tục giấy tờ xét học bạ năm 2023 tương tự như năm 2022  Thời gian xét tuyển dự kiến Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển thẳng & UTXT: Nộp hồ sơ dự kiến từ ngày 1/7 – 15/7/2023 (danh sách thí sinh nộp hồ sơ, hồ sơ không hợp lệ được công khai trên cổng thông tin điện tử của trường). Xét tuyển, gửi dữ liệu về Bộ GD&ĐT, dự kiến công bố kết quả trước ngày 21/7/2023 Sau khi trường công bố kết quả, thí sinh dự kiến trúng tuyển cần theo dõi thông tin do trường cung cấp để thực hiện việc đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Mức điểm xét học bạ của Đại học Luật Hà Nội TT Ngành  Tổ hợp Điểm trúng tuyển  Phương thức xét tuyển  1 Luật A00 27.69 Kết quả học tập bậc THPT A01 27.72 C00 27.68 D01,D02,D03,D05,D06 26.30 2 Luật kinh tế A00 29.10 A01 29.52 C00 28.94 D01,D02,D03,D05,D06 27.55 3  Luật Thương mại quốc tế A01 27.55 D01 26.22 4  Ngôn ngữ Anh A01 24.29 D01 24.74 5 Luật (đào tạo tại Phân hiệu Đắk Lắk ) A01; C00; D01;D02,D03,D05,D06 21 6  Luật (chương trình liên kết với Trường Đại học Arizona, Hoa Kỳ) 9.00 Kết quả chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế Mức điểm chuẩn học bạ dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Đại học Luật Hà Nội có thế mạnh đào tạo đội ngũ cử nhân ngành luật chất lượng và nổi tiếng của nước ta. Trường đào tạo ngành Luật với nhiều chuyên ngành khác nhau như Luật thương mại quốc tế, Luật kinh tế, các chương trình liên kết với đại học nước ngoài. Không chỉ vậy, trường còn đào tạo thêm chuyên ngành Ngôn ngữ Anh. Không chỉ là những buổi học nhàm chán với trang giáo án dày cộp, sinh viên HLU còn được tham gia các phiên tòa lưu động của Tòa án tổ chức ngay tại trường. Các phiên tòa này sẽ giúp sinh viên biết được trình tự các bước của một buổi xét xử, được tiếp xúc trực tiếp với một vụ án trên thực tế từ đó áp dụng các kiến thức mà mình đã được học để đưa ra phán đoán về mức hình phạt với người phạm tội. Tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội có dễ xin việc không? Sinh viên ngành Luật sau khi ra trường có thể trở thành luật sư làm trong cơ quan nhà nước hoặc tòa án. Hơn nữa, người làm trong ngành luật có thể làm việc trong ngành công an, các công ty tư vấn luật hoặc các vị trí pháp chế của các công ty kinh doanh.  Công việc của một nhân viên pháp chế là người có vai trò tạo ra các quy tắc, quy định trong nội bộ công ty, đồng thời tham gia việc điều tiết và kiểm soát các hoạt động của công ty tuân thủ theo luật (của doanh nghiệp và pháp luật). Bộ phận pháp chế của một công ty sẽ thực hiện các hoạt động lưu trữ tài liệu, xem xét quan hệ lao động, hợp đồng, giấy phép công nghệ thương hiệu, tư vấn pháp lý cho công ty… Review đánh giá Đại học Luật Hà Nội có tốt không? Để trả lời cho câu hỏi học Trường Đại học Luật có tốt không thì đây xứng đáng là ngôi trường để bạn lựa chọn. Với hơn 37 năm hình thành và phát triển, trường đã trở thành cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất cả nước. Đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong tiến trình phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó là đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm dày dặn, năng động, nhiệt huyết với nghề sẽ đem lại cho các sinh viên những bài giảng hay và chất lượng Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Nhân văn, Pháp Luật Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
609
2023-10-11
HUMG
Trường Đại học Mỏ – Địa chất
Review Trường Đại học Mỏ – Địa chất (HUMG) có tốt không? Trường Đại học Mỏ – Địa chất được thành lập từ những năm 1966 theo quyết định của Bộ Giáo dục – Đào tạo trên cơ sở là khoa Mỏ – Địa chất của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Vượt qua nhiều khó khăn, Đại học Mỏ – Địa chất ngày càng vững mạnh dần và phát triển đến bây giờ. 8,0Tốt Top 10 Số 18 Phố Viên – phường Đức Thắng – quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội (024) 3838 6739 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.0 Cơ sở vật chất8.2 Môi trường HT8.4 Hoạt động ngoại khoá8.5 Cơ hội việc làm7.5 Tiến bộ bản thân7.8 Thủ tục hành chính8.0 Quan tâm sinh viên8.6 Hài lòng về học phí7.8 Sẵn sàng giới thiệu7.4 Đại học Mỏ – Địa chất đã có quá trình xây dựng và phát triển kéo dài hơn nửa thế kỷ. Từ lâu, trường đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng phụ huynh và học sinh cả nước. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy chế tuyển sinh, mức thu học phí và các thành tựu nổi bật của HUMG. Hãy cùng tìm hiểu nhé Thông tin chung Tên trường: Đại học Mỏ – Địa chất (Tên viết tắt: HUMG) Tên Tiếng Anh: Hanoi University of Mining and Geology) Địa chỉ: Số 18 Phố Viên – phường Đức Thắng – quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội Website: http://humg.edu.vn/  Facebook: https://www.facebook.com/humg.edu  Mã tuyển sinh: MDA Email tuyển sinh: [email protected]  Số điện thoại tuyển sinh: (024) 3838 6739 Lịch sử phát triển HUMG được thành lập từ những năm 1966 theo quyết định của Bộ Giáo dục – Đào tạo trên cơ sở là khoa Mỏ – Địa chất của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Vượt qua nhiều khó khăn, Đại học Mỏ – Địa chất ngày càng vững mạnh dần và phát triển đến bây giờ. Mục tiêu phát triển HUMG hướng đến mục tiêu là trường Đại học đa ngành, đa lĩnh vực với chất lượng đào tạo đạt tiêu chuẩn cao nhằm đào tạo một lực lượng lao động trong ngành Mỏ – Địa chất có kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp, đóng một phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế nước nhà. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Mỏ – Địa chất? Đội ngũ cán bộ Hiện nay, nhà trường có gần 902 người, trong đó có có: 03 Giáo sư – Tiến sĩ, 54 Phó Giáo sư – Tiến sĩ, 302 Thạc sĩ và 02 Tiến sĩ là trợ giảng với trình độ chuyên môn và thâm niên làm việc lâu năm. Hứa hẹn sẽ đem lại cho sinh viên nhiều trải nghiệm tuyệt vời nhất. Cơ sở vật chất Được đánh giá cao về cơ sở vật chất, HUMG có đầy đủ phòng ốc, trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ quá trình học tập của sinh viên. Khu giảng đường của nhà trường được chia làm 4 khu, mỗi khu nhà đều có giảng đường 150 – 200 chỗ ngồi có đầy đủ máy móc học tập. HUMG còn xây dựng các hệ thống phòng thí nghiệm riêng cho từng ngành học, khu Bảo tàng Địa chất với nhiều tư liệu quý giá bên cạnh thư viện với diện tích 1600 m2, quy tụ nhiều đầu sách bổ ích cho việc học tập và nghiên cứu. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Mỏ – Địa chất Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển HUMG thực hiện chính sách ưu tiên các khu vực và đối tượng theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo.  Thời gian xét tuyển Nhà trường có các mốc thời gian xét tuyển sau đây: Đợt 1: Thời gian tổ chức được tổ chức theo quy định của Bộ Giáo dục. Đợt 2: Được thông báo sau khi kết thúc đợt 1. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Nhà trường tuyển sinh các đối tượng đã tốt nghiệp THPT và có sức khỏe tốt để tham gia học tập trên toàn quốc. Phương thức tuyển sinh Nhà trường đưa ra 4 phương thức tuyển sinh chính: Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2023  Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ THPT. Phương thức 3: Xét tuyển thẳng Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên chứng chỉ tiếng Anh Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên bài thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội (áp dụng với các ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật cơ khí động lực). Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Mỗi phương thức xét tuyển vào trường đều có điều kiện xét tuyển khác nhau, cụ thể: Đối với phương thức 1: Nhà trường yêu cầu thí sinh đã tốt nghiệp THPT và điểm các môn không nhân hệ số trong quá trình xét tuyển. Đối với phương thức 2: Nhà trường yêu cầu thí sinh có hạnh kiểm khá trở lên, đã tốt nghiệp THPT và tổng điểm trung bình các môn trong tổ hợp xét tuyển của lớp 11 và học kỳ I lớp 12 đạt 18 điểm trở lên. Đối với phương thức 3: Nhà trường yêu cầu thí sinh là các đối tượng tham gia và có giải trong kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế. Đối với phương thức 4: Nhà trường yêu cầu thí sinh có tổng điểm 2 môn trong tổ hợp xét tuyển > 10 điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia (1 môn là Toán, môn còn lại không phải Tiếng Anh) và sở hữu chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: IELTS >= 4.5, TOEFL ITP >= 450; TOEFL iBT >= 53. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Mỏ – Địa chất tuyển sinh các ngành nào? Năm học mới này, Đại học Mỏ – Địa chất tuyển sinh hơn 30 ngành đào tạo với chỉ tiêu và các tổ hợp xét tuyển cụ thể như sau: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển 1 7520502 Kỹ thuật địa vật lý 80 A00, A01 2 7520604 Kỹ thuật dầu khí 60 A00, A01 3 7510401 Công nghệ kỹ thuật hóa học 60 A00, A01, B00, D07 4 7520301 Kỹ thuật hóa học (Chương trình tiên tiến học bằng Tiếng Anh) 30 A00, A01, B00, D07 5 7440201 Địa chất học 20 A00, A06, C04, D01 6 7520501 Kỹ thuật địa chất 50 A00, A04, C04, D01 7 7580211 Địa kỹ thuật xây dựng 30  A00, A04, C04, D01 8 7810105 Du lịch địa chất 30 A05, C04, D01, D10 9 7520503 Kỹ thuật Trắc địa –  Bản đồ 100 A00, C04, D01, D10 10 7850103 Quản lý đất đai 100 A00, C04, D01, D10 11 7520601 Kỹ thuật mỏ 80 A00, A01, C01, D01 12 7520607 Kỹ thuật tuyển khoáng 40 A00, A01, D01, D07 13 7480201 Công nghệ thông tin 210 A00, A01, D01, D07 14 7480109 Khoa học dữ liệu 100 A00, A01, D01, D07 15 7480201_CLC Công nghệ thông tin (Chất lượng cao) 40 A00, A01, D01, D07 16 7480206 Địa tin học 60 A00, C04, D01, D10 17 7520216 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 72 A00, A01, D01, D07 18 7520201 Kỹ thuật điện 108 A00, A01, D01, D07 19 7520103 Kỹ thuật cơ khí 90 A00, A01, D01, D07 20 7520114 Kỹ thuật cơ điện tử 36 A00, A01, C01, D07 21 7520116 Kỹ thuật cơ khí động lực 36 A00, A01, C01, D07 22 7580201 Kỹ thuật xây dựng 120 A00, A01, C01, D07 23 7580204 Kỹ thuật công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm 85 A00, A01, C01, D07 24 7580205 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 70 A00, A01, C01, D07 25 7520320 Kỹ thuật môi trường 50 A00, A01, B00, D01 26 7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường 50 A00, A01, B00, D01 27 7340101 Quản trị kinh doanh 140 A00, A01, C01, D07 28 7340201 Tài chính – Ngân hàng (chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp) 100 A00, A01, C01, D07 29 7340301 Kế toán 100 A00, A01, C01, D07 30 7510601 Quản lý công nghiệp 100 A00, A01, C01, D07 Học phí của trường Đại học Mỏ – Địa chất là bao nhiêu? Nhà trường đưa ra các mức học phí khác nhau dựa trên khối ngành đào tạo khác nhau. Đối với khối ngành kinh tế: 282 000 đồng/tín chỉ Đối với khối ngành kỹ thuật: 338 000 đồng/tín chỉ Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.500.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Xem thêm: Học phí Đại học Mỏ – Địa chất Điểm chuẩn trường Đại học Mỏ – Địa chất chính xác nhất  Điểm chuẩn năm 2022 của trường dao động từ 15 – 25 điểm. Trong đó, Kỹ thuật hóa học (Chương trình tiên tiến học bằng Tiếng Anh) là ngành có điểm đầu vào cao nhất. Các ngành: Kỹ thuật Điện, Địa chất học… đều lấy mức điểm 15. Sau đây là thông tin chi tiết để các bạn đối chiếu: Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Kỹ thuật địa vật lý A00, A01 18 Kỹ thuật dầu khí A00, A01 16 Công nghệ kỹ thuật hóa học A00, A01, B00, D07 17 Kỹ thuật hóa học (Chương trình tiên tiến học bằng Tiếng Anh) A00, A01, B00, D07 25 Địa chất học A00, A06, C04, D01 15 Kỹ thuật địa chất A00, A04, C04, D01 15 Kỹ thuật Trắc địa –  Bản đồ A00, C04, D01, D10 15 Quản lý đất đai A00, C04, D01, D10 15 Kỹ thuật mỏ A00, A01, C01, D01 15 Kỹ thuật tuyển khoáng A00, A01, D01, D07 15 Công nghệ thông tin A00, A01, D01, D07 17 Địa tin học A00, C04, D01, D10 15 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa A00, A01, D01, D07 19 Kỹ thuật điện A00, A01, D01, D07 16 Kỹ thuật cơ khí A00, A01, C01, D07 15 Kỹ thuật xây dựng A00 A01, C01, D07 15 Kỹ thuật môi trường A00, A01, B00, D01 15 Quản trị kinh doanh A00 A01, C01, D07 16.5 Tài chính – Ngân hàng (chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp) A00 A01, C01, D07 16 Kế toán A00 A01, C01, D07 16 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Mỏ – Địa chất chính xác nhất  Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường 100% cán bộ giảng dạy ngành Kỹ thuật được đào tạo từ các nước có nền kinh tế và khoa học phát triển, luôn luôn tận tình giảng dạy, hướng dẫn thực tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên; Được học tập và nghiên cứu trong môi trường khoa học tốt, với trang thiết bị và phòng thí nghiệm hiện đại. Được tham gia các khóa thực tập, trải nghiệm thực tế, tham gia các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế (tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ); Được trao các suất học bổng của Trường Đại học Mỏ – Địa chất, học bổng của Khoa Dầu khí; học bổng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, khoáng sản; học bổng của các hiệp hội nghề như Hội Địa vật lý, Hiệp hội Kỹ sư dầu khí… Tham gia các hoạt động phong trào của Khoa và các phong trào chung của Trường; tham gia các hoạt động Đoàn, Hội Sinh viên. Tốt nghiệp trường Đại học Mỏ – Địa chất có dễ xin việc không? Với các kỹ năng, trình độ thu nhận được, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có sức khỏe, có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn – địa chất công trình, địa chất công trình – địa kỹ thuật, nguyên liệu khoáng), có các kỹ năng tốt trong các công việc nghiên cứu, thiết kế một Dự án, thiết kế, thi công, tổ chức quản lý một thành phần, một công việc cụ thể trong lĩnh vực kỹ thuật địa chất.  Những ngành nghề có thể làm sau khi tốt nghiệp trường Đại học Mỏ – Địa chất Các kỹ sư ngành Kỹ thuật địa chất có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau: Kỹ sư địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Các công ty tư vấn khảo sát, thiết kế, thi công và xử lý nền móng các công trình, các công ty cấp thoát nước, các liên đoàn quy hoạch tài nguyên nước, các công ty khảo sát Địa chất. Nghiên cứu viên tại các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam, các Viện, Trung Tâm nghiên cứu Địa chất, tài nguyên nước, Vật liệu xây dựng, Địa kỹ thuật, cơ học đất, xây dựng, giao thông, thủy lợi – thủy điện. Giảng viên giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có chuyên môn liên quan đến ngành nghề được đào tạo về Kỹ thuật địa chất. Nhà quản lý tại các Bộ, Ngành, Cục, Sở, Phòng, Ban liên quan các lĩnh vực địa chất, khoáng sản, tài nguyên môi trường, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học công nghệ,… Thiết kế vật liệu kỹ thuật, khai thác nước, gia cố nền đất, xử lý địa chất động lực công trình, tại các liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước dưới đất. Quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường, cải tạo môi trường địa chất, ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên dầu khí, khoáng sản rắn trong cơ quan quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ, tài nguyên môi trường, công ty khoáng sản, công ty dầu khí. Review đánh giá Đại học Mỏ – Địa chất có tốt không? Kể từ năm 1966, HUMG đã đào tạo 405 tiến sĩ và 5677 thạc sĩ có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực Mỏ – Địa chất để làm việc trong các công ty, tổ chức trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, trường đã chuyển giao thành công khoa học công nghệ, tổ chức thành công 20 hội nghị, xây dựng 08 trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ… Tất cả những thành công đó đã chứng minh HUMG là điểm đến lý tưởng cho hành trình 4 năm Đại học sắp tới của các bạn học sinh. Nếu bạn đang quan tâm đến 1 trong những ngành đào tạo của trường thì hãy theo dõi website để không lỡ những thông báo mới nhất của trường Đại học Mỏ – Địa chất. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Khoa học tự nhiên, Kiến Trúc và Xây Dựng, Kinh doanh và quản lý, Kỹ Thuật, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Môi Trường và Bảo vệ Môi Trường Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
610
2023-06-19
NEU
Đại học Kinh tế Quốc dân
Review Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) có tốt không? Đại học Kinh tế Quốc dân là một trường Đại học uy tín với hơn 60 năm bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời. Đến với NEU, sinh viên sẽ được trải nghiệm một môi trường học tập với cơ sở vật chất tiên tiến hiện đại, chất lượng đào tạo các ngành kinh tế hàng đầu cả nước. Mọi sinh viên đều có cơ hội tham gia các cuộc thi mang tính trải nghiệm thực tế, nhận sự hỗ trợ từ các các cố vấn chuyên gia có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực như GO Finance, Marketing On Air, E.Nerizon… Đại học Kinh tế Quốc dân hứa hẹn là một môi trường đào tạo lý tưởng để chinh phục con đường học vấn. 8.1Tốt Top 20 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 0888.128.558 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.9 Cơ sở vật chất7.9 Môi trường HT8.3 Hoạt động ngoại khoá8.5 Cơ hội việc làm8.3 Tiến bộ bản thân8.4 Thủ tục hành chính7.5 Quan tâm sinh viên8.2 Hài lòng về học phí7.9 Sẵn sàng giới thiệu7.6 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn là một trong những cái tên được săn đón nhiều nhất trong mỗi mùa tuyển sinh. Vậy ngôi trường này có điểm gì đặc biệt? Hãy cùng ReviewEdu.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU – National Economics University) Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Website: https://www.neu.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/ktqdNEU/ Mã tuyển sinh: KHA Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0243.6280.280; 0888.128.558 Lịch sử phát triển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) được thành lập lần đầu vào ngày 25/1/1956 với tên gọi là Trường Kinh tế Tài chính. Ngày 22/5/1958, trường được đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính. Tháng 1/1965, Trường lại một lần nữa được đổi tên thành trường Đại học Kinh tế Kế hoạch. Ngày 22/10/1985, Trường được đổi tên Trường thành trường Đại học Kinh tế Quốc dân từ Quyết định số 1443/QĐ-KH. Mục tiêu phát triển Đưa NEU trở thành trường đại học quốc tế, tự chủ, có hệ thống quản lý hiện đại và chuyên nghiệp. Đại học Kinh tế Quốc dân là một lựa chọn ưu tiên cao nhất của người học có hoài bão và tâm huyết để đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Trường trở thành địa điểm làm việc của những chuyên gia có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm về kinh tế, quản lý và kinh doanh. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân? Đội ngũ giảng viên Hiện trường có 722 giảng viên cơ hữu trong đó có 15 giáo sư, 109 Phó giáo sư, 227 Tiến sĩ, 364 Thạc sĩ. Đây đều là những cán bộ đầu ngành, có vai trò cốt cán trong việc giảng dạy, quản lý và chuyển giao công nghệ. Cơ sở vật chất Khuôn viên của trường có tổng diện tích là 123.552,10 m², gồm 496 phòng học, hội trường và phòng làm việc, 30 trung tâm học liệu và 7 trung tâm nghiên cứu, phòng thực hành, thí nghiệm. Thư viện điện tử hiện đại với 24.789 đầu sách, 47 đầu báo, tạp chí chuyên ngành, 6.453 chuyên đề tốt nghiệp, 1.527 luận án tiến sĩ, 16.487 luận văn thạc sĩ, 783 đề tài NCKH. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Thời gian tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo lịch của Bộ GD&ĐT. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng tuyển sinh NEU thực hiện tuyển sinh đối với tất cả thí sinh đã tốt nghiệp THPT và tương đương trong phạm vi cả nước và quốc tế. Phương thức tuyển sinh Xét tuyển thẳng. Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT năm 2023. Xét tuyển kết hợp. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Điểm đảm bảo chất lượng đầu vào dự kiến của NEU là 18 điểm.  Với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT: Trường sẽ thông báo cụ thể sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Riêng đối với phương thức xét tuyển kết hợp, các thí sinh phải đáp ứng các tiêu chí sau: Đối tượng 1: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế còn thời hạn tính đến ngày 01/6/2021: SAT >= 1200 hoặc ACT >= 26 (khi thi cần đăng ký mã của Trường với tổ chức thi SAT là 7793-National Economics University và ACT là 1767-National Economics University). Đối tượng 2: Thí sinh đã tham gia vòng thi tuần cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài truyền hình Việt Nam và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 >= 18. Đối tượng 3: Thí sinh thỏa mãn cùng lúc 02 điều kiện: Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn thời hạn tính đến ngày 01/6/2021: IELTS >= 5.5 hoặc TOEFL ITP >= 500 hoặc TOEFL iBT >= 46. Có kết quả thi THPT năm 2022 >= 18 điểm Đối tượng 4: Thí sinh thuộc cả 2 tiêu chí: Đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi (HSG) cấp tỉnh/thành phố hoặc đạt giải khuyến khích kỳ thi HSG quốc gia, các môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh. Có kết quả thi THPT năm 2022 >= 18 điểm. Đối tượng 5: Thí sinh đáp ứng cả 03 tiêu chí: Là học sinh các trường THPT chuyên hoặc là học sinh các trường THPT trọng điểm quốc gia. Có điểm trung bình chung học tập >= 8,0 của 5 học kỳ bất kỳ cao nhất của lớp 10, 11, 12. Có kết quả thi THPT năm 2022 >= 18 điểm. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Nhà trường thực hiện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển các thí sinh được quy định tại khoản 2, 3 Điều 7 Quy chế tuyển sinh hiện hành. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân học mấy năm? Thời gian khoá học là 4 năm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân học có dễ ra trường không? Điều này phụ thuộc vào năng lực của bản thân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường công hay tư? Là trường đại học công lập Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh các ngành nào? Cũng như mọi năm, NEU tuyển sinh với các ngành học đa dạng như ngành Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quan hệ công chúng, Ngôn ngữ Anh… STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác Chương trình học bằng tiếng Việt 1 7310106 Kinh tế quốc tế 60 60 A00, A01, D01, D07 2 7340120 Kinh doanh quốc tế 60 60 A00, A01, D01, D07 3 7510605 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 60 60 A00, A01, D01, D07 4 7340115 Marketing 110 110 A00, A01, D01, D07 5 7340122 Thương mại điện tử 30 30 A00, A01, D01, D07 6 7810201 Quản trị khách sạn 30 30 A00, A01, D01, D07 7 7340301 Kế toán 120 120 A00, A01, D01, D07 8 7340302 Kiểm toán 60 60 A00, A01, D01, D07 9 7340101 Quản trị kinh doanh 140 140 A00, A01, D01, D07 10 7340121 Kinh doanh thương mại 90 90 A00, A01, D01, D07 11 CT1 Ngân hàng 75 75 A00, A01, D01, D07 12 CT2 Tài chính công  50 50 A00, A01, D01, D07 13 CT3 Tài chính doanh nghiệp  75 75 A00, A01, D01, D07 14 7340404 Quản trị nhân lực 60 60 A00, A01, D01, D07 15 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 60 60 A00, A01, D01, D07 16 7310101 Kinh tế 110 110 A00, A01, D01, D07 17 7310105 Kinh tế phát triển 115 115 A00, A01, D01, D07 18 7310108 Toán kinh tế 30 30 A00, A01, D01, D07 19 7340405 Hệ thống thông tin quản lý 60 60 A00, A01, D01, D07 20 7480201 Công nghệ thông tin 60 60 A00, A01, D01, D07 21 7480101 Khoa học máy tính 30 30 A00, A01, D01, D07 22 7380107 Luật kinh tế 60 60 A00, A01, D01, D07 23 7380101 Luật 30 30 A00, A01, D01, D07 24 7310107 Thống kê kinh tế 60 60 A00, A01, D01, D07 25 7340116 Bất động sản 65 65 A00, A01, D01, D07 26 7340401 Khoa học quản lý 65 65 A00, A01, D01, D07 27 7340403 Quản lý công 35 35 A00, A01, D01, D07 28 7340204 Bảo hiểm 90 90 A00, A01, D01, D07 29 7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường 35 35 A00, A01, D01, D07 30 7850103 Quản lý đất đai 30 30 A00, A01, D01, D07 31 7310104 Kinh tế đầu tư 90 90 A00, A01, B00, D01 32 7340409 Quản lý dự án 30 30 A00, A01, B00, D01 33 7620114 Kinh doanh nông nghiệp 30 30 A00, A01, B00, D01 34 7620115 Kinh tế nông nghiệp 40 40 A00, A01, B00, D01 35 7850102 Kinh tế tài nguyên thiên nhiên 40 40 A00, A01, B00, D01 36 7320108 Quan hệ công chúng 30 30 A01, D01, C03, C04 37 7220201 Ngôn ngữ Anh (tiếng Anh hệ số 2) 70 70 A01, D01, D09, D10 38 POHE Các chương trình định hướng ứng dụng (POHE – tiếng Anh hệ số 2) 210 210 A01, D01, D07, D09 Các chương trình học bằng tiếng Anh (Môn tiếng Anh hệ số 1) 1 EBBA Quản trị kinh doanh (E-BBA) 80 80 A00, A01, D01, D07 2 EPMP Quản lý công và Chính sách (E-PMP) 40 40 A00, A01, D01, D07 3 EP02 Định phí Bảo hiểm & Quản trị rủi ro (Actuary) 25 25 A00, A01, D01, D07 4 EP03 Khoa học dữ liệu trong Kinh tế & Kinh doanh (DSEB) 25 25 A00, A01, D01, D07 5 EP05 Kinh doanh số (E-BDB) 25 25 A00, A01, D01, D07 6 EP06 Phân tích kinh doanh (BA) 25 25 A00, A01, D01, D07 7 EP07 Quản trị điều hành thông minh (E-SOM) 25 25 A01, D01, D07, D10 8 EP08 Quản trị chất lượng và Đổi mới (E-MQI) 25 25 A01, D01, D07, D10 9 EP09 Công nghệ tài chính (BFI) 25 25 A00, A01, D07, B00 10 EP04 Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (ACT-ICAEW) 25 25 A00, A01, D01, D07 11 EP12 Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (AUD-ICAEW) 25 25 A00, A01, D01, D07 12 EP13 Kinh tế học tài chính (FE) 25 25 A00, A01, D01, D07 Các chương trình học bằng tiếng Anh (Môn tiếng Anh hệ số 2) 1 EP01 Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh (BBAE 60 60 A01, D01, D07, D09 2 EP11 Quản trị khách sạn quốc tế (IHME) 25 25 A01, D01, D09, D10 3 EP10 Đầu tư tài chính (BFI)/Ngành Tài chính – Ngân hàng 25 25 A01, D01, D07, D10 4 EP14 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tích hợp chứng chỉ quốc tế (LSIC) 25 25 A01, D01, D07, D10 Học phí của trường Đại học Kinh tế Quốc dân là bao nhiêu Theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ, các trường ĐH áp dụng mức tăng học phí không quá 10% hàng năm. Dựa theo lộ trình tăng học phí mọi năm, dự kiến năm 2023 NEU tiếp tục tăng học phí với mức 7%. Tương đương từ 17.173.000 VNĐ- 22.900.000 VNĐ cho một năm. Xem thêm: Học phí đại học Kinh tế Quốc dân NEU mới nhất Điểm chuẩn của trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính xác nhất Điểm chuẩn của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: STT Chuyên ngành Tên ngành Mã ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú 1 Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh EP01 A01, D01, D07, D09 34.9 TN THPT Anh X 2 2 Quản trị khách sạn Quản trị khách sạn 7810201 A01, D01, D09, D10 26.85 TN THPT 3 Kế toán Kế toán EP04 A00, A01, D01, D07 26.8 Tích hợp chứng chỉ quốc tế TN THPT 4 Định phí Bảo hiểm & Quản trị rủi ro EP02 A00, A01, D01, D07 26.4 TN THPT 5 Khoa học dữ liệu EP03 A00, A01, D01, D07 26.5 Khoa học dữ liệu trong kinh tế & kinh doanh TN THPT 6 Đầu tư tài chính EP10 A01, D01, D07, D10 36.25 TN THPT Anh X 2 7 Quản trị chất lượng và Đổi mới EP08 A01, D01, D07, D10 26.45 TN THPT 8 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 A00, A01, D01, D07 26.85 TN THPT 9 Quản trị điều hành thông minh EP07 A01, D01, D07, D10 26.9 TN THPT 10 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 7510605 A00, A01, D01, D07 28.2 TN THPT 11 Quản lý tài nguyên và môi trường Quản lý tài nguyên và môi trường 7850101 A00, A01, D01, D07 26.1 TN THPT 12 Quản lý công và Chính sách EPMP A00, A01, D01, D07 26.1 TN THPT 13 Kinh tế học Kinh tế 7310101 A00, A01, B00, D01 27.45 TN THPT 14 Hệ thống thông tin quản lý Hệ thống thông tin quản lý 7340405 A00, A01, D01, D07 27.5 TN THPT 15 Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh EBBA A00, A01, D01, D07 26.8 TN THPT 16 Công nghệ tài chính EP09 A00, A01, D07, B00 26.9 TN THPT 17 Phân tích kinh doanh EP06 A00, A01, D01, D07 27.2 TN THPT 18 Thương mại điện tử Thương mại điện tử 7340122 A00, A01, D01, D07 28.1 TN THPT 19 Kinh doanh thương mại Kinh doanh thương mại 7340121 A00, A01, D01, D07 27.7 TN THPT 20 Quản trị nhân lực Quản trị nhân lực 7340404 A00, A01, D01, D07 27.45 TN THPT 21 Kinh doanh số EP05 A00, A01, D01, D07 26.8 TN THPT 22 Kinh tế phát triển Kinh tế 7310105 A00, A01, D01, D07 27.5 TN THPT 23 Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin 7480201 A00, A01, D01, D07 27 TN THPT 24 Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh 7340101 A00, A01, D01, D07 27.45 TN THPT 25 Quản lý đất đai Quản lý đất đai 7850103 A00, A01, D01, D07 26.2 TN THPT 26 Kinh doanh quốc tế Kinh doanh quốc tế 7340120 A00, A01, D01, D07 28 TN THPT 27 Quan hệ công chúng Quan hệ công chúng 7320108 A01, D01, C03, C04 28.6 TN THPT 28 Thống kê kinh tế Thống kê kinh tế 7310107 A00, A01, D01, D07 27.2 TN THPT 29 Khoa học quản lý Khoa học quản lý 7340401 A00, A01, D01, D07 26.85 TN THPT 30 Kinh tế quốc tế Kinh tế 7310106 A00, A01, D01, D07 27.75 TN THPT 31 Kinh tế đầu tư Kinh tế đầu tư 7310104 A00, A01, B00, D01 27.5 TN THPT 32 Quản lý dự án Quản lý dự án 7340409 A00, A01, B00, D01 27.3 TN THPT 33 Bất động sản Bất động sản 7340116 A00, A01, D01, D07 26.65 TN THPT 34 Luật kinh tế Luật 7380107 A00, A01, D01, D07 27 TN THPT 35 Ngôn ngữ Anh Ngôn ngữ Anh 7220201 A01, D01, D09, D10 35.85 TN THPT Anh X 2 36 Toán kinh tế Toán kinh tế 7310108 A00, A01, D01, D07 27.15 TN THPT 37 Marketing Marketing 7340115 A00, A01, D01, D07 28 TN THPT 38 Luật Luật 7380101 A00, A01, D01, D07 26.3 TN THPT 39 Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh EP01 DGNLQGHN 18.9 40 Quản trị khách sạn Quản trị khách sạn EP11 DGNLQGHN 19 41 Kế toán Kế toán 7340301 DGNLQGHN 21.85 42 Định phí Bảo hiểm & Quản trị rủi ro EP02 DGNLQGHN 20 43 Khoa học dữ liệu EP03 DGNLQGHN 21.4 44 Đầu tư tài chính EP10 DGNLQGHN 20.25 45 Quản trị chất lượng và Đổi mới EP08 DGNLQGHN 18.9 46 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 DGNLQGHN 20.65 47 Quản trị điều hành thông minh EP07 DGNLQGHN 19.5 48 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 7510605 DGNLQGHN 23.85 49 Quản lý tài nguyên và môi trường Quản lý tài nguyên và môi trường 7850101 DGNLQGHN 19.35 50 Quản lý công và Chính sách EPMP DGNLQGHN 18.95 51 Kinh tế học Kinh tế 7310101_1 DGNLQGHN 21.15 52 Hệ thống thông tin quản lý Hệ thống thông tin quản lý 7340405 DGNLQGHN 21.6 53 Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh EBBA DGNLQGHN 19.85 54 Công nghệ tài chính EP09 DGNLQGHN 20.85 55 Phân tích kinh doanh EP06 DGNLQGHN 21.25 56 Thương mại điện tử Thương mại điện tử 7340122 DGNLQGHN 23.3 57 Quản trị khách sạn Quản trị khách sạn 7810201 DGNLQGHN 21.3 58 Kinh doanh thương mại Kinh doanh thương mại 7340121 DGNLQGHN 22.65 59 Quản trị nhân lực Quản trị nhân lực 7340404 DGNLQGHN 21.9 60 Kinh tế phát triển Kinh tế 7310105 DGNLQGHN 21.1 61 Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin 7480201 DGNLQGHN 22.45 62 Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh 7340101 DGNLQGHN 22.15 63 Quản lý đất đai Quản lý đất đai 7850103 DGNLQGHN 19.6 64 Kinh doanh quốc tế Kinh doanh quốc tế 7340120 DGNLQGHN 23.45 65 Quan hệ công chúng Quan hệ công chúng 7320108 DGNLQGHN 22.45 66 Thống kê kinh tế Thống kê kinh tế 7310107 DGNLQGHN 20.6 67 Khoa học quản lý Khoa học quản lý 7340401 DGNLQGHN 20.3 68 Kinh tế quốc tế Kinh tế 7310106 DGNLQGHN 23.3 69 Kinh tế đầu tư Kinh tế đầu tư 7310104 DGNLQGHN 21.7 ĐGNL 70 Quản lý dự án Quản lý dự án 7340409 DGNLQGHN 20.65 71 Bất động sản Bất động sản 7340116 DGNLQGHN 20.75 72 Luật kinh tế Luật 7380107 DGNLQGHN 21.38 73 Ngôn ngữ Anh Ngôn ngữ Anh 7220201 DGNLQGHN 20.9 ĐGNL 74 Toán kinh tế Toán kinh tế 7310108 DGNLQGHN 21.1 75 Marketing Marketing 7340115 DGNLQGHN 23.18 76 Luật Luật 7380101 DGNLQGHN 20.65 77 Kinh tế tài nguyên thiên nhiên Kinh tế tài nguyên thiên nhiên 7850102 A00, A01, B00, D01 26.1 TN THPT 78 Kinh tế tài nguyên thiên nhiên Kinh tế tài nguyên thiên nhiên 7850102 DGNLQGHN 19.35 79 Kiểm toán Kiểm toán EP12 A00, A01, D01, D07 27.2 TN THPT 80 Kiểm toán Kiểm toán 7340302 DGNLQGHN 22.95 81 Kinh tế EP13 A00, A01, D07 26.5 TN THPT 82 Kinh tế EP13 DGNLQGHN 20.05 Kinh tế học tài chính 83 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng EP14 A00, A01, D01, D07 36.25 TN THPT Anh X 2 84 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng EP14 DGNLQGHN 22.2 85 Kinh tế nông nghiệp Kinh tế nông nghiệp 7620114 DGNLQGHN 19.65 86 Kinh doanh nông nghiệp 7620114 A00, A01, B00, D01 26.1 TN THPT 87 Kinh doanh nông nghiệp 7620114 DGNLQGHN 19.5 88 Bảo hiểm Bảo hiểm 7340204 A00, A01, D01, D07 26.4 TN THPT 89 Bảo hiểm Bảo hiểm 7340204 DGNLQGHN 20.05 90 Kiểm toán Kiểm toán 7340302 A00, A01, D01, D07 28.15 TN THPT 91 Kinh tế và quản lý đô thị Kinh tế 7310101 A00, A01, B00, D01 26.9 TN THPT 92 Kinh tế và quản lý đô thị Kinh tế 7310101_2 DGNLQGHN 19.85 93 Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực Kinh tế 7310101 A00, A01, B00, D01 27.65 TN THPT 94 Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực Kinh tế 7310101 DGNLQGHN 20.25 95 Khoa học máy tính Khoa học máy tính 7480101 A00, A01, D07 26.7 TN THPT 96 Khoa học máy tính Khoa học máy tính 7480101 DGNLQGHN 22.3 97 Quản lý công Quản lý công 7340403 A00, A01, D07 26.6 TN THPT 98 Quản lý công Quản lý công 7340403 DGNLQGHN 20.1 99 Tài chính – Ngân hàng 7340201 DGNLQGHN 21.65 100 Kế toán EP04 DGNLQGHN 20.8 Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế 101 Kiểm toán EP12 DGNLQGHN 21.45 Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế 102 Quản trị khách sạn POHE1 DGNLQGHN 19.65 103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành POHE2 DGNLQGHN 18.85 Quản trị lữ hành 104 Marketing POHE3 DGNLQGHN 21.25 Truyền thông marketing 105 Luật POHE4 DGNLQGHN 19 Luật kinh doanh 106 Quản trị kinh doanh POHE5 DGNLQGHN 20.65 Quản trị Kinh doanh thương mại 107 Khoa học quản lý POHE6 DGNLQGHN 19.05 Quản lý thị trường 108 Nghiên cứu phát triển POHE7 DGNLQGHN 19 Thẩm định giá 109 Tài chính – Ngân hàng 7340201 A00, A01, D01, D07 27.25 TN THPT 110 Kế toán Kế toán 7340301 A00, A01, D01, D07 27.4 TN THPT 111 Quản trị khách sạn EP11 D01, D09, D10 34.6 TN THPT Anh X 2 112 Quản trị khách sạn POHE1 A00, A01, D01, D07 35.35 TN THPT 113 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành POHE2 A00, A01, D01, D07 34.8 TN THPT Anh X 2 114 Marketing POHE3 D01, D07, D09 18.35 TN THPT Anh X 2 Truyền thông marketing 115 Luật POHE4 D01, D07, D09 35.5 Luật kinh doanh TN THPT Anh X 2 116 Quản trị kinh doanh POHE5 D01, D07, D09 36.95 TN THPT Anh X 2 Quản trị kinh doanh thương mại 117 Khoa học quản lý POHE6 D01, D07, D09 35 Ngành Quản lý thị trường TN THPT Anh X 2 118 Nghiên cứu phát triển POHE7 D01, D07, D09 35 Ngành: Thẩm định giá TN THPT Anh X 2 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn đại học Kinh tế Quốc dân NEU Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Nhà trường còn tổ chức các diễn đàn khởi nghiệp với những chuyên gia khởi nghiệp hàng đầu đã thu hút rất nhiều các bạn trẻ tham gia. Đồng thời, tạo dựng nhiều không gian khởi nghiệp để cho sinh viên thỏa sức sáng tạo, phát triển tư duy tạo tiền đề sau tốt nghiệp. Ngoài ra trong quá trình học tập sinh viên còn được hưởng những quyền lợi như là: Xét cấp học bổng từng học kỳ đối với sinh viên loại khá, giỏi trở lên. Được hưởng trợ cấp xã hội và ưu đãi giáo dục theo quy định của Nhà nước. Tham gia các hoạt động và chương trình trong quá trình học tập tại trường. Được tư vấn giới thiệu nơi thực tập và việc làm trong thời gian thực tập. Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân có dễ xin việc không? Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đại học đào tạo kinh tế top tại Việt Nam. Vì vậy sinh viên trường đều có cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Và điều này cũng phụ thuộc rất lớn vào quá trình học tập của mỗi sinh viên. Review đánh giá trường Đại học Kinh tế Quốc dân có tốt không? Đại học Kinh tế Quốc dân là một trường Đại học uy tín với hơn 60 năm bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời. Đến với NEU, sinh viên sẽ được trải nghiệm một môi trường học tập với cơ sở vật chất tiên tiến hiện đại, chất lượng đào tạo các ngành kinh tế hàng đầu cả nước. Mọi sinh viên đều có cơ hội tham gia các cuộc thi mang tính trải nghiệm thực tế, nhận sự hỗ trợ từ các các cố vấn chuyên gia có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực như GO Finance, Marketing On Air, E.Nerizon… Đại học Kinh tế Quốc dân hứa hẹn là một môi trường đào tạo lý tưởng để chinh phục con đường học vấn. Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc Khối ngành Báo chí và thông tin, Công Nghệ Kỹ Thuật, Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Kinh doanh và quản lý, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Pháp Luật, Toán và Thống Kê Hệ đào tạo Đại học
611
2023-01-12
VUI
Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
Review Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì (VUI) có tốt không? Sau nhiều năm phát triển, với thành tích đào tạo khóa kỹ thuật viên cấp cao đầu tiên cho ngành Hóa Vô cơ và Cơ khí Hoá chất, trường được nâng lên thành trường Cao đẳng và đến năm 2011, trường chính thức trở thành trường Đại học Công nghiệp Việt Trì theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục Việt Nam. 7.3Tốt Top 150 Xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 0210 382 9247 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.5 Cơ sở vật chất7.0 Môi trường HT7.0 Hoạt động ngoại khoá7.5 Cơ hội việc làm6.5 Tiến bộ bản thân7.5 Thủ tục hành chính8.0 Quan tâm sinh viên8.0 Hài lòng về học phí7.5 Sẵn sàng giới thiệu7.0 Đại học Công nghiệp Việt Trì là trường Đại học lâu đời tại Việt Nam, được xây dựng với mục tiêu đào tạo đội ngũ lao động có kỹ năng làm việc tốt, đồng thời phát triển việc nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Với 65 năm phát triển, trường đã và đang đào tạo không ít nhân tài cho Tổ quốc, đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và nghiên cứu tại Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được các thông tin thiết yếu về trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì (Viet Tri University of industry – VUI) Địa chỉ: Cơ sở 1: Xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Cơ sở 2: Số 9, đường Tiên Sơn, phường Tiên Cát, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Website: https://vui.edu.vn/  Facebook: https://www.facebook.com/TruongDaiHocCongNghiepVietTrivui/ Mã tuyển sinh: VUI Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0210 382 9247 Lịch sử phát triển Năm 1956, sau khi đất nước ta được giải phóng khỏi Thực dân Pháp, thông qua Quyết định của Bộ trưởng Lê Thanh Nghị lúc bấy giờ, trường Kỹ thuật trung cấp II được xây dựng và đưa vào giảng dạy. Đến năm 1962, trường đổi tên thành trường Trung cấp Hoá chất và đào tạo các ngành học: Hóa Vô cơ, Hóa nhuộm, Công nghiệp thực phẩm, Giấy và đồ hộp, Địa chất, Khai khoáng. Sau nhiều năm phát triển, với thành tích đào tạo khóa kỹ thuật viên cấp cao đầu tiên cho ngành Hóa Vô cơ và Cơ khí Hoá chất, trường được nâng lên thành trường Cao đẳng và đến năm 2011, trường chính thức trở thành trường Đại học Công nghiệp Việt Trì theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục Việt Nam. Mục tiêu phát triển Nhà trường tiếp tục nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, hướng tới mục tiêu phát triển quy mô nhà trường, đưa Đại học Công nghiệp Việt Trì trở thành trường Đại học uy tín, đạt chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có đủ khả năng sánh vai cùng các trường đào tạo cùng chuyên ngành trong khu vực Châu Á. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì? Đội ngũ cán bộ Hiện nay, nhà trường đang có 282 giảng viên đang tham gia giảng dạy ở trước. Trong số đó có 32 tiến sĩ, 220 thạc sĩ và 30 giảng viên có trình độ Cử nhân.Không chỉ có thâm niên lâu năm trong nghề, giảng viên ở VUI còn cực kỳ năng động và sẵn sàng giúp đỡ sinh viên trong các trường hợp cần thiết, giúp sinh viên có được trải nghiệm tuyệt vời nhất. Cơ sở vật chất Trường có 2 cơ sở đang được vận hành cho tới thời điểm này và các cơ sở đều đảm bảo được cơ sở vật chất đang ở trạng thái tốt. Hệ thống giảng đường của nhà trường bao gồm 102 phòng học lý thuyết, 44 phòng thí nghiệm, 06 xưởng thực hành với đầy đủ máy móc hiện đại, phù hợp với điều kiện sản xuất trên thực tế hiện nay. Ngoài ra, lớp học lý thuyết 7 tầng và 9 tầng tại cơ sở Lâm Thao và Việt  Trì đã đưa vào sử dụng, có wifi miễn phí phủ sóng khắp trường, giúp sinh viên có được môi trường học đầy đủ và hiệu quả. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Thời gian xét tuyển Thời gian xét tuyển của trường công bố là:  Đợt xét tuyển Thời gian tiếp nhận hồ sơ ĐKXT Thông báo kết quả trúng tuyển Thời gian nhập học Đợt 1 Theo quy định của bộ GD&ĐT 17/9/022 20/9/2022 Bổ sung đợt 1 đến 1/10/2022 6/10/2022 20/10/2022 Bổ sung đợt 2 đến 26/10/2022 27/10/2022 8/11/2022 Bổ sung đợt 2 30/11/2022 12/12/2022 26/12/2022 Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 12/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh VUI tuyển sinh các đối tượng đã tốt nghiệp THPT, có sức khỏe ổn định và không có tiền án tiền sự trên phạm vi toàn quốc. Phương thức tuyển sinh Năm 2023, nhà trường đưa ra 3 phương thức xét tuyển. Đó là: Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập 3 môn nằm trong tổ hợp môn xét tuyển của lớp 11 và Học kỳ I lớp 12  Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập 3 môn nằm trong tổ hợp môn xét tuyển của lớp 12. Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Nhà trường đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cùng với điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển dựa vào từng phương thức tuyển sinh để xét tuyển vào trường. Cụ thể như sau: Đối với phương thức 1, 2: Tổng điểm xét tuyển >= 18 Đối với phương thức 3: Thí sinh có tổng điểm xét tuyển > 15. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Nhà trường xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển các thí sinh thỏa mãn 1 trong các tiêu chí được Bộ giáo dục đề ra. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì tuyển sinh các ngành nào? VUI hiện đang đào tạo 12 ngành với hầu hết các ngành đều thuộc nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ và một số ngành học khác, ví dụ: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh… để có cái nhìn toàn cảnh về các ngành học ở trường, bạn có thể tham khảo bảng thông tin dưới đây: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu  Tổ hợp xét tuyển 1 7340101 Quản trị kinh doanh 80 A00, D01, C00, (Toán, Tin, Công nghệ)  2 7340301 Kế toán 150 A00, D01, C00, (Toán, Tin, Công nghệ)  3 7480201 Công nghệ thông tin 150 A00, A01, B00, (Toán, Tin, Công nghệ)  4 7510205 Công nghệ kỹ thuật ô tô 120 A00, A01, B00, (Toán, Tin, Công nghệ)  5 7510201 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 120 A00, A01, B00, (Toán, Tin, Công nghệ)  6 7510301 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 120 A00, A01, B00, (Toán, Tin, Công nghệ)  7 7510303 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 100 A00, A01, B00, (Toán, Tin, Công nghệ)  8 7440112 Hóa học  80 A00, A01, B00, (Toán, Tin, Công nghệ)  9 7510401 Công nghệ kỹ thuật hóa học 100 A00, A01, B00, (Toán, Tin, Công nghệ)  10 7510406 Công nghệ kỹ thuật môi trường 80 A00, A01, B00, (Toán, Tin, Công nghệ)  11 7420201 Công nghệ sinh học 40 A00, A01, B00, (Toán, Tin, Công nghệ)  12 7220201 Ngôn ngữ Anh 150 D01, D14, A01, K01  Điểm chuẩn trường Đại học Công nghiệp Việt Trì chính xác nhất VUI lấy đồng mức điểm chuẩn là 15 điểm cho tất cả các ngành và các phương thức tuyển sinh. Các bạn có thể tham khảo tại bảng dưới đây: Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Theo KQ thi THPT Xét học bạ Quản trị kinh doanh A00, A01, B00, và (Toán, Tin, Công nghệ) 15 15 Kế toán A00, A01, B00, và (Toán, Tin, Công nghệ) 15 15 Công nghệ thông tin A00, A01, B00, và (Toán, Tin, Công nghệ) 15 15 Công nghệ kỹ thuật ô tô A00, A01, B00, và (Toán, Tin, Công nghệ) 15 15 Công nghệ kỹ thuật cơ khí A00, A01, B00, và (Toán, Tin, Công nghệ) 15 15 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử A00, A01, B00, và (Toán, Tin, Công nghệ) 15 15 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa A00, A01, B00, và (Toán, Tin, Công nghệ) 15 15 Hóa học  A00, A01, B00, và (Toán, Tin, Công nghệ) 15 15 Công nghệ kỹ thuật hóa học A00, A01, B00, và (Toán, Tin, Công nghệ) 15 15 Công nghệ kỹ thuật môi trường A00, A01, B00, và (Toán, Tin, Công nghệ) 15 15 Công nghệ sinh học A00, A01, B00, và (Toán, Tin, Công nghệ) 15 15 Ngôn ngữ Anh D01, D14, A01, K01  15 15 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Công nghiệp Việt Trì chính xác nhất Học phí của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì là bao nhiêu? Học phí của nhà trường nằm ở mức 4.440.000 VNĐ/học kỳ (15 tín chỉ). Ngoài ra, nhà trường còn triển khai kế hoạch trao học bổng cho sinh viên nhập học tùy vào mức điểm mà thí sinh đạt được trong kỳ thi THPT Quốc gia. Mức học bổng dao động từ 4.000.000 – 6.000.000 VNĐ/sinh viên, tùy vào số điểm sinh viên đạt được. Dự kiến học phí VUI năm 2023 tăng khoảng 10% so với các năm trước, tương đương: 5.372.000 đồng/học kỳ. Xem thêm: Học phí Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì là bao nhiêu?  Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Được nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng tuyển sinh Nhà trường. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về kết quả học tập, rèn luyện theo quy định của Nhà trường; được phổ biến nội quy, quy chế về học tập, rèn luyện và các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên. Được tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:  Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao;  Được tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học và các cuộc thi khác có liên quan theo kế hoạch của Nhà trường.  Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của Nhà trường (bao gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, …).  Được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ các ngày lễ theo quy định. Sinh viên không thuộc diện bắt buộc ở nội trú nếu có nguyện vọng ở nội trú được xét vào ở tại khu nội trú theo thứ tự ưu tiên theo quy định. Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được Nhà trường cấp bằng tốt nghiệp, bản sao bằng tốt nghiệp, bảng kết quả học tập và rèn luyện, các giấy tờ liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính khác. Tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Việt Trì có dễ xin việc không? Năm nay, nhà trường tuyển 500 sinh viên đào tạo cho dự án của các doanh nghiệp. Sinh viên các ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ thông tin nhà trường cam kết đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp, nếu nhà trường không đảm bảo việc làm cho sinh viên sẽ hoàn trả 100% học phí đào tạo cho người học. Review đánh giá Đại học Công nghiệp Việt Trì có tốt không? Nhận được Huân chương Lao động và Huân chương Độc lập hạng nhất cùng thống kê 90% sinh viên có việc làm sau khi ra trường. Đại học Công nghiệp Việt Trì đang ngày càng khẳng định được vai trò và chất lượng giảng dạy của mình trong bối cảnh rất nhiều trường Đại học được thành lập như ngày nay. Nối tiếp những thành công hiện có, trong tương lai, nhà trường sẽ nỗ lực hơn nữa để tiếp tục kiến tạo những giá trị bền vững, trở thành cây đại thụ trong nền giáo dục Việt Nam. Hệ đào tạo Đại học Tỉnh/thành phố Miền Bắc, Phú Thọ Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên, Kinh doanh và quản lý, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Nhân văn
612
2022-08-22
HMTU
Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Review Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (HMTU) có tốt không? Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương được thành lập ngày 12/7/2007, trụ sở của trường tọa lạc tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Trường đào tạo nhiều chuyên ngành như: Bác sĩ đa khoa, Kĩ thuật hình ảnh y học, Kĩ thuật phục hồi chức năng, Kĩ thuật xét nghiệm đa khoa, Điều dưỡng đa khoa… Trường là cơ sở đào tạo kỹ thuật viên y tế có trình độ đại học duy nhất ở miền Bắc, góp phần đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các tỉnh, thành phố miền bắc cũng như cả nước. 8.1Xuất sắc Top 200 Số 1 Đường Vũ Hựu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương 0220-389-1799 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.8 Cơ sở vật chất8.2 Môi trường HT8.7 Hoạt động ngoại khoá7.5 Cơ hội việc làm8.6 Tiến bộ bản thân8.1 Thủ tục hành chính8.0 Quan tâm sinh viên8.3 Hài lòng về học phí7.2 Sẵn sàng giới thiệu8.0 Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương là một trong những trường đào tạo nguồn nhân lực y tế ở trình độ đại học và sau đại học chất lượng ở nước ta. Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trường đã trở thành địa điểm đào tạo tin cậy và uy tín. Nhà trường trở thành nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước. Sinh viên theo học trường sau khi tốt nghiệp có việc làm đến 80%. Để tìm hiểu thêm thông tin về trường, các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (tên tiếng Anh: Hai Duong Medical technical University (HMTU)) Địa chỉ: Số 1 Đường Vũ Hựu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương Website: http://www.hmtu.edu.vn/ Mã tuyển sinh: DKY Facebook: https://www.facebook.com/HMTUP/ Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0220-389-1799 Lịch sử phát triển Trường Y sỹ Hải Dương được thành lập vào ngày 5/9/1960 là tiền thân của trường đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương. Năm 1978, trường được đổi tên thành trường Trung học kỹ thuật Y tế I – Bộ y tế. Ngày 24/4/2001, trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế 1 – Bộ Y tế. Khi nâng cấp lên bậc cao đẳng, trường đào tạo ngành điều dưỡng và kỹ thuật y học với 7 chuyên ngành cao đẳng và 8 chuyên ngành hệ trung cấp. Đến 12/7/2007, trường được nâng cấp thành trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương. Từ năm học 2008 – 2009, nhà trường đào tạo thêm chuyên ngành hệ đại học như: Điều dưỡng, Xét nghiệm, Kỹ thuật hình ảnh và vật lý trị liệu. Từ 2013 đến nay trường đã đào tạo thêm ngành Bác sĩ đa khoa. Mục tiêu phát triển Mục tiêu phát triển là trở thành trường đào tạo đa ngành và là trường trọng điểm quốc gia về kỹ thuật y học, thực hiện có hiệu quả tự chủ đại học và trách nhiệm với xã hội của Nhà trường. Vì sao nên theo học tại trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương Cơ sở vật chất Khuôn viên chính của HMTU có tổng diện tích gần 10 ha, được quy hoạch thành 2 khu: Khu A: Bao gồm Bệnh viện thực hành và Trung tâm Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Khu B: Bao gồm khu nhà hiệu bộ, 03 nhà ký túc xá 5 tầng, các sân chơi và bãi tập cho sinh viên. Là một trường đào tạo kỹ thuật nên nhà trường luôn chú trọng trong vấn đề bổ sung máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy và học như: Máy siêu âm 4 chiều, máy chụp X Quang kỹ thuật số… Nhà trường xây dựng 3 nhà ký túc xá 5 tầng có chỗ ở cho hơn 1000 sinh viên. Bên cạnh đó, nhà trường còn xây dựng 01 nhà điều hành, nhiều phòng học có trang bị phương tiện dạy học hiện đại. Đội ngũ giảng viên Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương có đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đầy năng lực và tâm huyết trong giảng dạy. Với mục tiêu đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo, trường luôn quan tâm đến việc phát triển đội ngũ các giảng viên. Hiện nay, tổng số cán bộ viên chức của trường là 338. Trong đó có 248 giảng viên, gồm có 1 phó giáo sư, 13 tiến sĩ, 114 thạc sĩ. Ngoài ra trường còn có 463 giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng từ các trường đại học y, bệnh viện, viện nghiên cứu. Bên cạnh đó, trường cũng thường xuyên mời các giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy cho sinh viên. Đồng thời trường gửi giảng viên tham gia các khóa đào tạo từ xa để nâng cao năng lực Thông tin tuyển sinh của trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương Thời gian xét tuyển Thời gian đăng ký xét tuyển từ ngày 22 tháng 7 năm 2022 đến ngày 18 tháng 8 năm 2022. Các thí sinh đăng ký xét tuyển bằng các phương thức khác điểm thi THPT 2022 cần đăng ký cả trên trang trường và Trang của Bộ Giáo dục và Đào tạo (hoặc trên trang cổng dịch vụ công quốc gia). Trường sẽ công bố điểm trúng tuyển và Danh sách thí sinh đủ điểm trúng tuyển sau ngày 15 tháng 9 năm 2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 7/2023 đến cuối tháng 8/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng là các thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Các thí sinh phải đảm bảo có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành. Phạm vi tuyển sinh  Tuyển sinh trong cả nước. Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương xét tuyển theo 4 phương thức sau: Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT năm 2023 Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Phương thức 4: Xét theo chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Đối với thí sinh xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, được công bố sau khi có kết quả thi theo ngưỡng điểm đảm bảo mà trường quy định. Đối với thí sinh sử dụng kết quả học bạ THPT thì điểm trung bình chung (TBC) các môn trong tổ hợp xét tuyển các lớp 10,11,12 phải đạt 6.5 trở lên và học lực 3 năm xếp loại khá trở lên. Những học sinh được xét tuyển thẳng, xét tuyển theo chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phải có học lực lớp 10,11, 12 loại Giỏi. Điểm TBC 6 kỳ học của môn (Toán, Hóa) hoặc (Toán, Sinh) từ 8.0 trở lên đối với ngành Y Khoa. Điểm TBC từ 6.5 trở lên với 3 môn Toán, Hóa, Sinh đối với các ngành còn lại. Đối với học sinh đã học bổ sung kiến thức dự bị đại học năm học 2021 – 2022 phải có học lực lớp 10,11, 12 loại Giỏi. Điểm TBC 6 kỳ học của môn (Toán, Hóa) hoặc (Toán, Sinh) từ 8.0 trở lên đối với ngành Y Khoa. Điểm TBC từ 6.5 trở lên với 3 môn Toán, Hóa, Sinh đối với các ngành còn lại. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Áp dụng theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy của Bộ GD&ĐT. Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương là trường công hay tư? Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương là trường công lập, tiền thân là trường Y sĩ Hải Dương. Hiện, trường chuyên đào tạo các chuyên ngành như Điều dưỡng, Xét nghiệm,.. Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương học trong bao lâu? Đào tạo trình độ đại học ngành Y đa khoa được thực hiện sáu năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương học dễ ra trường không? Phụ thuộc vào năng lực của sinh viên sẽ có đánh giá khác nhau về chương trình, chất lượng đào tạo , tiêu chuẩn đầu ra của trường Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương tuyển sinh các ngành nào? Năm học mới này, HMTU tuyển sinh đại học chính quy với 05 mã ngành. Trong đó ngành điều dưỡng có chỉ tiêu tuyển sinh cao nhất là 270 thí sinh. Cụ thể chỉ tiêu các ngành khác như sau: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7720101 Y khoa 45 25 B00 2 7720301 Điều dưỡng 90 180 B00 3 7720301 Kỹ thuật xét nghiệm y học 91 49 A00, B00 4 7720601 Kỹ thuật hình ảnh y học 78 42 A00, B00 5 7720603 Kỹ thuật phục hồi chức năng 30 60 B00 Điểm chuẩn trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương chính xác nhất Theo thông tin được công bố vào ngày 15/09/2022. Trường đã quy định mức điểm chuẩn đầu vào cụ thể như sau: STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 1 7720101 Y khoa B00 25.4 2 7720601 Kỹ thuật xét nghiệm y học A00; B00 22 3 7720602 Kỹ thuật hình ảnh y học A00;B00 21 4 7720603 Kỹ thuật phục hồi chức năng B00 19 5 7720301 Điều dưỡng B00 19 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó.  Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương mới nhất Học phí trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương là bao nhiêu? Nhà trường thông báo mức thu học phí của HMTU năm học 2022  là:  Học phí: Một năm học từ 30 đến 40 tín chỉ (Nhập học tạm thu 14 tín chỉ) Hệ 6 năm (Bác sĩ) : 851.000 đồng / tín chỉ Hệ 4 năm (Cử nhân) : 635.000 đồng/tín chỉ Theo quy định của Chính phủ về mức tăng học phí hàng năm đối với các trường ĐH. Dự kiến năm 2023 học phí Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương sẽ tăng 10% so với năm 2022. Tương đương 18.150.000 đồng/năm. Xem thêm: Học phí trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương mới nhất Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương xét học bạ cần những gì? Có điểm trung bình mỗi kỳ trong 6 học kỳ của từng môn học (Toán, Hóa, Sinh) năm lớp 10, 11, 12 từ 6.5 trở lên và có học lực bậc THPT xếp loại từ Khá trở lên. Xem thêm: Xét tuyển học bạ trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Khi theo học tại Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương,Sinh viên được học tập trong môi trường năng động, được tạo điều kiện tối đa để phát triển và khám phá bản thân, rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết dưới sự hướng dẫn  của đội ngũ giảng viên nhiệt huyết, năng động và có nhiều kinh nghiệm. Nhà trường thường xuyên tổ chức Hội nghị tư vấn việc làm, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Giúp sinh viên có được định hướng trong nghề nghiệp, tiếp cận với môi trường làm việc cũng nhưng những yêu cầu về trình độ, kỹ năng cần thiết. Nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng. Không những thế, trường thường xuyên gửi gắm các sinh viên thực tập lâm sàng tại các cơ sở bệnh viện lớn trong khu vực thành phố Hải Dương để các bạn nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn trước khi ra trường  Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ của trường để rèn luyện bản thân và có thêm những người bạn cùng ngành nghề. Hiện nay trường có 4 câu lạc bộ đang hoạt động mạnh có thể kể đến là Câu lạc bộ Phát thanh, Câu lạc bộ Kỹ năng áo trắng, Câu lạc bộ Vận động thanh niên hiến máu, Câu lạc bộ bóng chuyền. Tốt nghiệp trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương có dễ xin việc không? Với truyền thống hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương đã trở thành địa chỉ tin cậy và uy tín trong đào tạo kỹ thuật viên y tế. Tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp là gần 80%. Sinh viên được các cơ sở y tế từ tuyến địa phương đến trung ương tín nhiệm và đánh giá cao về chất lượng tay nghề. Review đánh giá Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương có tốt không? Trên đây là những thông tin mà Reviewedu.net đã giới thiệu tới bạn đọc trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Đây xứng đáng là ngôi trường tốt để bạn theo học. Nếu bạn đang mong muốn học tập tại ngôi trường này hãy nhanh tay nộp hồ sơ đăng ký dự thi nhé! Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Sức Khỏe Tỉnh/thành phố Hải Dương, Miền Bắc
613
2023-02-17
HaUI
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Review Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) có tốt không? Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi University of Industry, viết tắt: HaUI) là một trường đại học công lập, đa cấp, đa ngành nghề, phát triển theo định hướng ứng dụng và thực hành trực thuộc Bộ Công thương. 7.6Tốt Top 200 Cơ sở 1: Số 298, đường Cầu Diễn, Phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Cơ sở 2: Phường Tây Tựu - quận Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội. Cơ sở 3: Phường Lê Hồng Phong - thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam 0243.7655.121 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9 Cơ sở vật chất9 Môi trường HT8.5 Hoạt động ngoại khoá8 Cơ hội việc làm7 Tiến bộ bản thân5 Thủ tục hành chính7 Quan tâm sinh viên8 Hài lòng về học phí8 Sẵn sàng giới thiệu6.5 Chắc hẳn các bạn học sinh, sinh viên không còn xa lạ với cái tên trường đại học Công nghiệp Hà Nội. Nhưng các bạn đã biết ngôi trường này chuyên đào tạo về lĩnh vực gì? Đây là ngôi trường đại học đào tạo đa ngành, đa nghề trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để biết thêm thông tin về ngôi trường này, hãy cùng ReviewEdu.net đi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, (tên tiếng Anh: Hanoi University of Industry (HaUI)) Địa chỉ: Cơ sở 1: Số 298, đường Cầu Diễn, Phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội Cơ sở 2: Phường Tây Tựu – quận Bắc Từ Liêm – thành phố Hà Nội Cơ sở 3: Phường Lê Hồng Phong – thành phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam Website: https://www.haui.edu.vn/vn Facebook: https://www.facebook.com/DHCNHN.HaUI Mã tuyển sinh: DCN Email tuyển sinh: [email protected][email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0243.7655.121 Lịch sử phát triển Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trường đại học công lập, đa cấp, đa ngành nghề, định hướng ứng dụng và trực thuộc Bộ công thương. Tiền thân của trường là sự sáp nhập của trường Chuyên nghiệp Hà Nội và trường Chuyên nghiệp Hải Phòng do thực dân Pháp thành lập. Đến năm 2005, trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội được nâng cấp lên thành trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Mục tiêu phát triển Mục tiêu phát triển của trường là trở thành đại học khoa học ứng dụng hàng đầu Việt Nam, theo mô hình tự chủ toàn diện, đi đầu trong xu thế chuyển đổi số và quản trị thông minh. Là trường thuộc top đầu Việt Nam về ứng dụng khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thị trường về lao động và có chất lượng trong khu vực và quốc tế. Vì sao nên theo học tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội? Đội ngũ cán bộ Hiện tại nhà trường có hơn 1800 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó có 1451 giảng viên hợp đồng dài hạn và 80% giảng viên có trình độ trên đại học. Trường có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc. Ban lãnh đạo nhà trường đã mời một số giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ từ các cơ sở đào tạo khác tham gia giảng dạy tại trường. Cơ sở vật chất Hiện nay, nhà trường có 2 cơ sở đào tạo ở Hà Nội và 1 cơ sở đào tạo ở Hà Nam với tổng diện tích gần 50 ha. Cơ sở 1: Trụ sở chính của trường có tổng diện tích đất hơn 5ha nằm trên địa bàn phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Cơ sở 2: Nằm trên trục đường tỉnh lộ 70A tại địa bàn phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội cách cơ sở chính 3 km. Cơ sở 3: Được xây dựng trên thành phố Phủ Lý của tỉnh Hà Nam với tổng diện tích đất là 38,5 hecta. Trong nhà trường có 180 phòng thực hành, phòng thí nghiệm và phòng học được trang bị 100% thiết bị hiện đại. Cơ sở vật chất nhà trường được trang bị wifi và camera trong toàn trường. Trường có 250 giảng đường và phòng học lý thuyết. Trung tâm thư viện điện tử có gần 400.000 đầu sách và gần 2500 máy vi tính. Bên cạnh đó còn có khu ký túc xá hiện đại với hơn 550 phòng có thể phục vụ cho gần 6000 sinh viên. Nhà trường còn xây dựng: Sân chơi thể thao, nhà ăn… nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt cho sinh viên. Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Thời gian xét tuyển Thí sinh đăng ký dự thi có thể nộp hồ sơ qua bưu điện từ ngày 25/5/2022 đến 15/6/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 5/2023 đến cuối tháng 6/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Nhà trường tuyển sinh với tất cả các đối tượng sau: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Thí sinh có đủ sức khỏe để đảm bảo tham gia học tập theo đúng quy định. Về phạm vi tuyển sinh: Áp dụng tuyển sinh trên cả nước. Phương thức tuyển sinh Trường Đại học công nghiệp Hà Nội công bố các phương thức tuyển sinh sau: Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT. Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, thí sinh có chứng chỉ quốc tế  Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT (học bạ) . Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2023  Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2023  Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường và điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển Trường Đại học công nghiệp Hà Nội đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với từng phương thức cụ thể như sau: Đối với phương thức 1: Áp dụng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Thí sinh đăng ký tuyển thẳng theo chương trình dự bị đại học phải có điểm trung bình chung của các năm lớp 10, 11, 12 từ 8.0 trở lên khi đăng ký các ngành: Công nghệ cơ điện tử, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Robot và trí tuệ nhân tạo. Theo phương thức 2: Thí sinh có điểm trung bình các môn học của từng học kỳ lớp 10, 11, 12 đạt 7.0 trở lên. Theo phương thức 3: Thông báo sau khi có kết quả thi THPT 2023. Theo phương thức 4: Thí sinh có điểm tổng kết từng môn học trong tổ hợp đăng ký xét tuyển của tất cả các học kỳ từ 7,5 điểm trở lên (5 học kỳ đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2023 bao gồm: học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12; 6 học kỳ đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2021 trở về trước bao gồm: học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm lớp 10, 11, 12). Theo phương thức 5: Thí sinh có tổng điểm thi đánh giá năng lực từ 75 điểm trở lên. Theo phương thức 6: Thí sinh có tổng điểm thi đánh giá tư duy từ 15 điểm trở lên. Chính sách ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển được áp dụng cho các đối tượng sau: Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, chiến sĩ thi đua toàn quốc đã có bằng tốt nghiệp THPT. Sinh viên tham dự kỳ thi đội tuyển Olympic quốc tế. Sinh viên trong đội tuyển quốc gia tham dự cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT. Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và đã tốt nghiệp THPT. Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức đã tốt nghiệp THPT. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tuyển sinh các ngành nào? Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trường đào tạo đa ngành, đa nghề. Nhà trường dự kiến tuyển sinh 7.120 chỉ tiêu cho 45 ngành trong đó có 5 ngành mới mở là Công nghệ đa phương tiện, Trung Quốc học, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử Ô tô.Các bạn thí sinh có thể tham khảo và lựa chọn khối thi chọn các ngành học sau: STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp xét tuyển 1 7210404 Thiết kế thời trang A00, A01, D01, D14 2 7340101 Quản trị kinh doanh A00, A01, D01 3 7340115 Marketing A00, A01, D01 4 7340201 Tài chính – Ngân hàng A00, A01, D01 5 7340301 Kế toán A00, A01, D01 6 7340302 Kiểm toán A00, A01, D01 7 7340404 Quản trị nhân lực A00, A01, D01 8 7340406 Quản trị văn phòng A00, A01, D01 9 7480101 Khoa học máy tính A00, A01 10 7480102 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu A00, A01 11 7480103 Kỹ thuật phần mềm A00, A01 12 7480104 Hệ thống thông tin A00, A01 13 7480108 Công nghệ kỹ thuật máy tính A00, A01 14 7480201 Công nghệ thông tin A00, A01 15 7510201 Công nghệ kỹ thuật cơ khí A00, A01 16 7510203 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử A00, A01 17 7510205 Công nghệ kỹ thuật ô tô A00, A01 18 7510206 Công nghệ kỹ thuật nhiệt A00, A01 19 7510301 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử A00, A01 20 7510302 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông A00, A01 21 7510303 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa A00, A01 22 7510401 Công nghệ kỹ thuật hóa học A00, B00, D07 23 7510406 Công nghệ kỹ thuật môi trường A00, B00, D07 24 7540101 Công nghệ thực phẩm A00, B00, D07 25 7540204 Công nghệ dệt, may A00, A01, D01 26 7540203 Công nghệ vật liệu dệt, may A00, A01, D01 27 7520118 Kỹ thuật hệ thống công nghiệp A00, A01 28 7519003 Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu A00, A01 29 7510605 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng A00, A01, D01 30 7220201 Ngôn ngữ Anh D01 31 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc D01, D04 32 7220210 Ngôn ngữ Hàn Quốc D01 33 7220209 Ngôn ngữ Nhật D01, D06 34 7220101 Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam Người nước ngoài tốt nghiệp THPT 35 7310104 Kinh tế đầu tư A00, A01, D01 36 7810101 Du lịch C00, D01, D14 37 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành A01, D01, D14 38 7810201 Quản trị khách sạn A01, D01, D14 39 7340125 Phân tích dữ liệu kinh doanh A00, A01, D01 40 7510209 Robot và Trí tuệ nhân tạo A00, A01, D01 41 7310612 Trung Quốc học D01, D04 42 7329001 Công nghệ đa phương tiện A00, A01 43 7810202 Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống A01, D01, D14 44 7519004 Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp A00, A01 45 7519005 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ô tô A00, A01 Điểm chuẩn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chính xác nhất Theo số liệu thống kê của những năm gần đây. Mức điểm chuẩn vào các ngành của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội dao động trong khoảng từ 18.65 đến 26,15 điểm. Cụ thể: STT Tên ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn 2022 1 Thiết kế thời trang A00, A01, D01, D14 24.2 2 Quản trị kinh doanh A00, A01, D01 24.55 3 Marketing A00, A01, D01 25.6 4 Tài chính – Ngân hàng A00, A01, D01 24.7 5 Kế toán A00, A01, D01 23.95 6 Kiểm toán A00, A01, D01 24.3 7 Quản trị nhân lực A00, A01, D01 24.95 8 Quản trị văn phòng A00, A01, D01 24 9 Khoa học máy tính A00, A01 25.65 10 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu A00, A01 24.65 11 Kỹ thuật phần mềm A00, A01 25.35 12 Hệ thống thông tin A00, A01 25.15 13 Công nghệ kỹ thuật máy tính A00, A01 24.7 14 Công nghệ thông tin A00, A01 26.15 15 Công nghệ kỹ thuật cơ khí A00, A01 23.25 16 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử A00, A01 24.95 17 Công nghệ kỹ thuật ô tô A00, A01 24.7 18 Công nghệ kỹ thuật nhiệt A00, A01 20 19 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử A00, A01 23.55 20 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông A00, A01 23.05 21 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa A00, A01 25.85 22 Công nghệ kỹ thuật hóa học A00, B00, D07 19.95 23 Công nghệ kỹ thuật môi trường A00, B00, D07 18.65 24 Công nghệ thực phẩm A00, B00, D07 23.75 25 Công nghệ dệt, may A00, A01, D01 22.45 26 Công nghệ vật liệu dệt, may A00, A01, D01 22.15 27 Kỹ thuật hệ thống công nghiệp A00, A01 21.25 28 Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu A00, A01 20.6  29 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng A00, A01, D01 25.75 30 Ngôn ngữ Anh D01 24.09 31 Ngôn ngữ Trung Quốc D01, D04 24.73 32 Ngôn ngữ Hàn Quốc D01 23.78 33 Ngôn ngữ Nhật D01, D06 23.78 34 Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam Người nước ngoài tốt nghiệp THPT –  35 Kinh tế đầu tư A00, A01, D01 24.5 36 Du lịch C00, D01, D14 25.75 37 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành A01, D01, D14 23.45 38 Quản trị khách sạn A01, D01, D14 22.45 39 Phân tích dữ liệu kinh doanh A00, A01, D01 24.5 40 Robot và Trí tuệ nhân tạo A00, A01, D01 24.55 41 Trung Quốc học D01, D04 22.73 42 Công nghệ đa phương tiện A00, A01 24.75 43 Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống A01, D01, D14 19.4 44 Thiết kế cơ khí và kiểu dáng công nghiệp A00, A01 20 45 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ô tô A00, A01 23.55 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 1.5 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội là bao nhiêu Học phí trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là bao nhiêu? Trường có lộ trình tăng học phí từng năm. Học phí năm học tiếp theo tăng không quá 10% so với năm học liền trước. Dự kiến mức học phí năm 2023 sẽ giao động từ 19.600.000 VNĐ/ năm đến 20.300.000 VNĐ/ năm. Xem thêm: Học phí đại học Công nghiệp Hà Nội chính xác nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Các bạn sinh viên khi theo học tại Đại học công nghiệp Hà Nội được đào tạo theo chương trình học đạt chuẩn quốc tế CDIO. Được trang bị kiến thức chuyên sâu, thành thạo kỹ năng và có tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi tốt với sự thay đổi của công nghệ. Cùng với đó là đội ngũ giảng viên của nhà trường là những nhà giáo hàng đầu với nhiệt huyết và nhiều kinh nghiệm giảng dạy, các bạn sẽ không cần phải lo lắng chất lượng dạy học của trường khi đã có đội ngũ giảng viên uy tín như vậy.  Thêm vào đó,trường cũng có nhiều chương trình liên kết với các đại học quốc tế, nhiều cơ hội học bổng để khuyến khích các sinh viên có thêm động lực học tập và rèn luyện. Các bạn sẽ có cơ hội học tập quốc tế với các chương trình chuẩn ABET (Mỹ). Các chương trình trao đổi sinh viên ngoại quốc, ngành học mới cũng được bổ sung hằng năm. Ngoài ra, hàng năm Đại học công nghiệp Hà Nội luôn tổ chức ngày hội việc làm thu hút rất nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, để kết nối sinh viên với các doanh nghiệp,sinh viên sẽ có thêm thông tin, cơ hội tuyển dụng chính thức. Tốt nghiệp trường Đại học công nghiệp Hà Nội có dễ xin việc không? Đại học Công nghiệp Hà Nội nằm trong danh sách các trường đại học tốp giữa ở Hà Nội tập trung đào tạo về các lĩnh vực Khoa học kỹ thuật, Kinh tế và là một trong những trường có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm vào loại cao.  Hàng năm nhà trường có tổ chức ngày hội việc làm cho các sinh viên chuẩn bị ra trường. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tham gia ngày hội và trực tiếp tuyển dụng các sinh viên và đã đánh giá cao về chất lượng đào tạo của Trường .Theo kết kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp Đại học công nghiệp Hà Nội sau 1 năm có việc làm là 95,12%. Review đánh giá Đại học Công nghiệp Hà Nội có tốt không? Từ khi hình thành và trong suốt quá trình phát triển, HaUI luôn cố gắng, nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu đề ra. Trong nhiều năm qua HaUI đã xây dựng và triển khai đào tạo 39 chuyên ngành đại học, 18 chuyên ngành đào tạo cao đẳng và 14 chuyên ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp cùng nhiều chương trình đào tạo chuyên nghiệp khác nhau. Bên cạnh đó là cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên nhiệt huyết, năng động, truyền đạt cho các bạn trẻ những kiến bổ ích. Vậy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Có tốt không? Đây xứng đáng là ngôi trường mà bạn có thể gửi gắm 4 năm học với nhiều ngành nghề mà bạn có thể lựa chọn. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Kinh doanh và quản lý, Kỹ Thuật, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Nghệ thuật, Mỹ thuật, Nhân văn, Sản Xuất và Chế Biến Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
614
2023-01-11
HVU
Đại học Hùng Vương
Review Đại học Hùng Vương (HVU) có tốt không? Đến với Đại học Hùng Vương, sinh viên sẽ có những trải nghiệm học tập thú vị, được trau dồi kỹ năng ngoại ngữ, tin học, được tham gia vào các chương trình thực tế tại trường. Sinh viên cùng nhau tham gia vào nhiều hoạt động ý nghĩa để hoàn thiện kỹ năng mềm, phát triển năng lực, thế mạnh và từng bước khẳng định bản thân. 7.1Tốt Top 200 Phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 0918.254.788 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên6.8 Cơ sở vật chất7.3 Môi trường HT7.3 Hoạt động ngoại khoá6.5 Cơ hội việc làm7.3 Tiến bộ bản thân6.8 Thủ tục hành chính7.2 Quan tâm sinh viên8.1 Hài lòng về học phí6.7 Sẵn sàng giới thiệu7.4 Bạn đang có dự định đăng ký vào Trường Đại học Hùng Vương? Nhưng bạn đang mơ hồ và chưa hiểu rõ về ngôi trường này, bạn muốn có thêm những hiểu biết để chọn cho mình con đường đúng đắn nhất? Vậy ReviewEdu.net sẽ chia sẻ cho bạn về thông tin ngôi trường Đại học Hùng Vương trong bài viết sau. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Hùng Vương (tên viết tắt: HVU – Hung Vuong University) Địa chỉ: Phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Website: http://www.hvu.edu.vn Facebook: http://www.facebook.com/daihochungvuong Mã tuyển sinh: THV Email tuyển sinh: [email protected], [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: (0210).3821.970 – 0983.129.711 – 0918.254.788 Lịch sử phát triển Trường Đại học Hùng Vương được thành lập ngày 29/4/2003 theo Quyết định số 81/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, dựa trên sự nâng cấp của Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ. Từ khi thành lập cho đến nay trường đã tổ chức đào tạo được 44 ngành đại học và sau đại học. Trường đã dần dần khẳng định được vị thế trong sự nghiệp trồng người của đất nước. Mục tiêu phát triển Phấn đấu đưa Trường Đại học Hùng Vương trở thành một trường Đại học đa ngành, đa lĩnh vực đào tạo theo định hướng ứng dụng có uy tín, chất lượng cao trong khu vực. Là trung tâm nghiên cứu khoa học hiện đại và chuyển giao công nghệ tiên tiến, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa của tỉnh Phú Thọ và cả nước. Người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế. Vì sao nên theo học tại Trường Đại học Hùng Vương? Đội ngũ cán bộ Trường có 416 người là cán bộ, nhân viên. Trong đó có 14 GS và PGS, 65 Tiến sĩ, 258 Thạc sĩ, 62 Kỹ sư, Cử nhân và 17 cán bộ, nhân viên trình độ khác. Đội ngũ giarng viên đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, được đào tạo tại các trường uy tín và nổi tiếng trong cả nước và quốc tế. Cơ sở vật chất Trường tọa lạc trên một khu đất rộng 65,97 ha gồm 136 phòng học, 2 thư viện, 11 phòng thí nghiệm, 65 phòng thực hành, 2 xưởng thực hành cơ khí điện, 56 phòng làm việc và 1 ký túc xá với 373 phòng. Các phòng thí nghiệm, thực hành chuyên ngành của trường đó là: Phòng thực hành điều dưỡng Các phòng thực hành Mỹ thuật, Điêu khắc Các phòng thực hành Âm nhạc, Múa Phòng thực hành Kế toán, Ngân hàng Phòng thực hành dinh dưỡng cho ngành GDMN Phòng thực hành ngành Văn hóa du lịch Phòng thực hành Nông lâm nghiệp, Tự nhiên Phòng thực hành Lịch sử, Địa lý Phòng thực hành Tin học Phòng thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Phòng thực hành ngành toán Trung tâm Công nghệ Sinh học  Phòng thí nghiệm Sinh học Trường quay Phòng thực hành cơ khí, điện Nhà tập thể thao, bóng chuyền, cầu lông… Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Hùng Vương Thời gian xét tuyển Thời gian các đợt xét tuyển học bạ: Đợt xét Từ ngày Đến ngày 1 01/03/2022 29/05/2022 2 29/05/2022 11/06/2022 3 12/06/2022 02/07/2022 4 03/07/2022 25/07/2022 5 26/07/2022 15/08/2022 6 16/08/2022 05/09/2022 7 05/09/2022 31/10/2022 Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 3/2023 đến cuối tháng 10/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Nhà trường tuyển sinh các thí sinh đã tốt nghiệp THPT trên toàn quốc với các ngành ngoài sư phạm. Riêng các ngành sư phạm chỉ tuyển các thí sinh tại 8 tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình và Hà Tây (cũ) và các tỉnh miền Bắc khác có đặt hàng theo nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Phương thức tuyển sinh Năm 2023, HVU thực hiện tuyển sinh theo các phương thức sau: Xét tuyển từ điểm thi THPT năm 2023. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 hoặc dựa vào kết quả học tập lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12. Xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm học tập các môn học lớp 12 và điểm thi năng khiếu đối với các ngành đại học: Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật. Xét tuyển thẳng. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Nếu muốn nộp hồ sơ vào HVU, bạn phải đáp ứng những điều kiện sau: Xét tuyển kết quả kỳ thi THPT năm 2022: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định sau khi có kết quả thi THPT năm 2022. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 ở bậc THPT hoặc dựa vào kết quả học tập lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12: Ngành Điều dưỡng: Học lực năm lớp 12 đạt từ loại khá trở lên. Đối với các ngành sư phạm: HSG lớp 12, riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục thể chất có học lực lớp 12 đạt loại khá trở lên. Đối với các ngành khác: Điểm trung bình (ĐTB) lớp 12 hoặc ĐTB 3 học kỳ (lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển >= 18,0. Xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm học tập các môn học lớp 12 và điểm thi môn năng khiếu: Ngành Giáo dục Mầm non: Học lực lớp 12 từ loại khá trở lên. ĐXT >= 32,0 (đã nhân hệ số môn năng khiếu và cộng điểm ưu tiên). Ngành Giáo dục thể chất, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật: ĐXT >= 26 (nhân hệ số 2 môn năng khiếu). Xét tuyển thẳng: thực hiện theo các quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Đại học Hùng Vương thực hiện chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của BỘ GD & ĐT. Các đối tượng thuộc diện trên đã được xác định rõ tại Điều 7 trong quy chế tuyển sinh. Trường Đại học Hùng Vương tuyển sinh các ngành nào? HVU là một trường đại học đào tạo nhiều ngành khác nhau. Đến với cánh cổng HVU bạn có thể có nhiều sự lựa chọn về ngành như ngành Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Toán học, Kế toán, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành,… Cụ thể những ngành học mà trường tuyển sinh năm nay, đó là: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7140202 Giáo dục Tiểu học 50 10 A00, C00, C19, D01 2 7140209 Sư phạm Toán học 10 5 A00, A01, D01, D84 3 7140211 Sư phạm Vật lý 7 3 A00, A01, A02, A10 4 7140212 Sư phạm Hoá học 7 3 A00, B00, C02, D07 5 7140213 Sư phạm Sinh học 7 3 A02, B00, B03, D08 6 7140217 Sư phạm Ngữ Văn 7 3 C00, C19, D14, C20 7 7140218 Sư phạm Lịch sử 7 3 C00, C03, C19, D14 8 7140219 Sư phạm Địa lý 7 3 C00, C04, C20, D15 9 7140231 Sư phạm Tiếng Anh 14 6 D01, D11, D14, D15 10 7140201 Giáo dục Mầm non 10 30 M00, M01, M07, M09 11 7140206   Giáo dục Thể chất 3 7 T00, T02, T05, T07 12 7140221 Sư phạm Âm nhạc 3 7 N00, N01 13 7140222 Sư phạm Mỹ thuật 3 7 V00, V01, V02, V03 14 7310101 Kinh tế 10 10 A00, A01, A09, D01 15 7340101 Quản trị kinh doanh 20 20 A00, A01, A09, D01 16 7340201 Tài chính – Ngân hàng 10 15 A00, A01, A09, D01,  17 7340301 Kế toán 60 60 A00, A01, A09, D01 18 7480201 Công nghệ thông tin 25 25 A00, A01, B00, D01 19 7510201 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 10 10 A00, A01, B00, D01 20 7510301 Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử 15 15 A00, A01, B00, D01 21 7620105 Chăn nuôi 5 5 A00, B00, D07, D08 22 7620110 Khoa học Cây trồng 5 5 A00, B00, D07, D08 23 7640101 Thú y 10 15 A00, B00, D07, D08 24 7220201 Ngôn ngữ Anh 20 20 D01, D11, D14, D15 25 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc 90 90 D01, D11, D14, D15 26 7760101 Công tác Xã hội 5 10 C00, C20, D01, D15 27 7810101 Du lịch 10 15 C00, C20, D01, D15 28 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 15 20 C00, C20, D01, D15 29 7720301 Điều dưỡng 25 25 A00, B00, D07, D08 Học phí của trường Đại học Hùng Vương là bao nhiêu Mức học phí của HVU có sự chênh lệch phụ thuộc vào từng ngành, khối ngành đào tạo. Mức học phí năm học 2022 – 2023 cụ thể: Các ngành đào tạo giáo viên (Khối ngành I): Được miễn giảm học phí Ngành Ngôn ngữ, Việt Nam học, Công tác xã hội: 301.000 đồng/tín chỉ Khối ngành Kinh tế: 313.000 đồng/tín chỉ Ngành Khoa học cây trồng, Chăn nuôi: 220.000 đồng/tín chỉ Khối ngành Công nghệ: 360.000 đồng/tín chỉ Khối ngành Thú y: 230.000 đồng/tín chỉ Khối ngành Du lịch: 390.000 đồng/tín chỉ Khối ngành Điều dưỡng: 436.000 đồng/tín chỉ Dựa trên mức học phí các năm về trước, năm 2023, mức học phí mà sinh viên phải đóng ~ 14.500.000 VNĐ/HK1. Mức thu này tăng 10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Xem thêm: Học phí trường Đại học Hùng Vương mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Hùng Vương chính xác nhất Điểm trúng tuyển của HVU rơi vào khoảng từ 15 – 25,5 điểm theo kết quả thi THPT và từ 18 – 32 với phương thức xét học bạ. Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Theo KQ thi THPT Xét học bạ Giáo dục Tiểu học A00, C00, C19, D01 18,5 × Sư phạm Toán học A00, A01, D01, D84 18,5 × Sư phạm Ngữ Văn C00, C19, D14, C20 18,5 × Sư phạm Tiếng Anh D01, D11, D14, D15 18,5 × Giáo dục Mầm non M00, M01, M07, M09 25,5 32 Giáo dục Thể chất T00, T02, T05, T07 23,5 26 Sư phạm Âm nhạc N00, N01 23,5 26 Sư phạm Mỹ thuật V00, V01, V02, V03 23,5 26 Quản trị kinh doanh A00, A01, A09, D01 15 18 Tài chính – Ngân hàng A00, A01, A09, D01,  15 18 Kế toán A00, A01, A09, D01 15 18 Công nghệ thông tin A00, A01, B00, D01 15 18 Công nghệ kỹ thuật cơ khí A00, A01, B00, D01 15 18 Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử A00, A01, B00, D01 15 18 Chăn nuôi A00, B00, D07, D08 15 18 Khoa học Cây trồng A00, B00, D07, D08 15 18 Thú y A00, B00, D07, D08 15 18 Ngôn ngữ Anh D01, D11, D14, D15 15 18 Ngôn ngữ Trung Quốc D01, D11, D14, D15 15 18 Công tác Xã hội C00, C20, D01, D15 15 18 Du lịch C00, C20, D01, D15 15 18 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành C00, C20, D01, D15 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. em thêm: Điểm chuẩn của trường Đại học Hùng Vương mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Là một trường Đại học có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức thực tế, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề đào tạo, sinh viên bồi dưỡng giảng viên phục vụ cho nhu cầu cho doanh nghiệp và xã hội.  Sinh viên được đào tạo tại đây khi ra trường sẽ có những phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác. Tốt nghiệp Trường Đại học Hùng Vương có dễ xin việc không? Trường luôn đảm bảo tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao, phù hợp với ngành nghề được đào tạo là mục tiêu xuyên suốt được Trường coi trọng hợp tác với các doanh nghiệp để phục phụ cho nhu cầu thực tập cho sinh viên.  Vì thế, chương trình đào tạo của nhà trường bám sát, đáp ứng nguyện vọng của người học, nhu cầu nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp và xã hội… Review đánh giá Đại Học Hùng Vương có tốt không? Đến với Đại học Hùng Vương, sinh viên sẽ có những trải nghiệm học tập thú vị, được trau dồi kỹ năng ngoại ngữ, tin học, được tham gia vào các chương trình thực tế tại trường. Sinh viên cùng nhau tham gia vào nhiều hoạt động ý nghĩa để hoàn thiện kỹ năng mềm, phát triển năng lực, thế mạnh và từng bước khẳng định bản thân. Tỉnh/thành phố Miền Bắc, Phú Thọ Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Kỹ Thuật
615
2023-06-25
EAUT
Đại học Công nghệ Đông Á
Review Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) có tốt không? Đại học Công nghệ Đông Á có mục tiêu vươn lên thành trường Đại học đa ngành có uy tín trong khu vực và cả nước. Trong đó việc đào tạo đội ngũ nhân lực có kỹ năng và chuyên môn làm việc cao được nhà trường chú trọng quan tâm hàng đầu. Với những ưu thế về trình độ sinh viên sau khi tốt nghiệp, nhà trường hy vọng có thể đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thiếu hụt lao động hiện nay. 7.1Tốt Top 100 Toà Nhà Polyco, đường Trịnh Văn Bô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội 024 6 262 7797 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.0 Cơ sở vật chất8.5 Môi trường HT7.5 Hoạt động ngoại khoá6.5 Cơ hội việc làm7.0 Tiến bộ bản thân7.0 Thủ tục hành chính6.0 Quan tâm sinh viên6.5 Hài lòng về học phí6.5 Sẵn sàng giới thiệu7.0 Đại học Công nghệ Đông Á là một trong những trường Đại học đào tạo khối ngành Kỹ thuật có thành tích học thuật cao tại Hà Nội, Bắc Ninh và các tỉnh thành lân cận. Trong những năm qua, Đại học Công nghệ Đông Á đã kiến tạo những thành tựu nổi trội cho bản thân, trở thành một trong những cơ sở đào tạo lý tưởng cho học sinh. Bài viết ngày hôm nay của Reviewedu.net sẽ cho bạn cái nhìn toàn cảnh nhất về trường, đánh giá chất lượng đào tạo nhà trường. Thông tin chung Tên trường: Đại học Công nghệ Đông Á (tên viết tắt: EAUT hay East Asia University of Technology) Địa chỉ: Tòa Nhà Polyco, đường Trịnh Văn Bô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội Website: https://eaut.edu.vn/  Facebook: https://www.facebook.com/dhcnDongA/   Mã tuyển sinh: DDA Email tuyển sinh: [email protected]  Số điện thoại tuyển sinh: 024 6 262 7797 Lịch sử phát triển Đại học Công nghệ Đông Á ra đời vào năm 2008 dưới sự chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2008, trường khai giảng khóa học đầu tiên. Hoạt động đến năm 2014, trường nhận được sự đầu tư của Tập đoàn Cơ Nhiệt Điện Lạnh Bách Khoa (POLYCO GROUP) và thành lập Viện Khoa học Công nghệ ứng dụng có trụ sở ngay tại khuôn viên của tập đoàn POLYCO, cho phép sinh viên được thực tập tại đây giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc và có kinh nghiệm làm việc trước khi tốt nghiệp ra trường. Mục tiêu phát triển Đại học Công nghệ Đông Á có mục tiêu vươn lên thành trường Đại học đa ngành có uy tín trong khu vực và cả nước. Trong đó việc đào tạo đội ngũ nhân lực có kỹ năng và chuyên môn làm việc cao được nhà trường chú trọng quan tâm hàng đầu. Với những ưu thế về trình độ sinh viên sau khi tốt nghiệp, nhà trường hy vọng có thể đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thiếu hụt lao động hiện nay. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Công nghệ Đông Á Đội ngũ cán bộ Hiện tại trường có 376 cán bộ, với 109 cán bộ cơ hữu, 07 Giáo sư, 17 Phó Giáo sư, 15 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ. Nhiều cán bộ, giảng viên của trường đã tu nghiệp ở nước ngoài trong nhiều năm trước khi tham gia giảng dạy tại trường. Cơ sở vật chất EAUT có cơ sở vật chất rất đẹp và khang trang. Trong các phòng học, sinh viên được trang bị đầy đủ máy chiếu, điều hòa nhiệt độ hai chiều, hệ thống làm sáng… tạo điều kiện tối đa cho việc học tập của sinh viên. Phòng học của trường có nhiều màu sắc, khắp hành lang được trang trí bằng những câu châm ngôn thú vị về việc học tập hay sự phát triển công nghệ. Tầng 9 của trường dùng để xây học thực hành các môn: Tự động hoá, Công nghệ Thông Tin, Điện – Điện tử và thư viện. Hơn hết, nhà trường còn đầu tư dàn hệ thống máy tính đồng bộ chuyên dụng cho đồ họa 3D, giúp sinh viên có được trải nghiệm tốt nhất khi tham gia học tập tại trường. Vì sao nên theo học tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á?  Đội ngũ cán bộ Hiện tại trường có 376 cán bộ, với 109 cán bộ cơ hữu, 07 Giáo sư, 17 Phó Giáo sư, 15 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ. Nhiều cán bộ, giảng viên của trường đã tu nghiệp ở nước ngoài trong nhiều năm trước khi tham gia giảng dạy tại trường. Cơ sở vật chất EAUT có cơ sở vật chất rất đẹp và khang trang. Trong các phòng học, sinh viên được trang bị đầy đủ máy chiếu, điều hòa nhiệt độ hai chiều, hệ thống làm sáng… tạo điều kiện tối đa cho việc học tập của sinh viên. Phòng học của trường có nhiều màu sắc, khắp hành lang được trang trí bằng những câu châm ngôn thú vị về việc học tập hay sự phát triển công nghệ. Tầng 9 của trường dùng để xây học thực hành các môn: Tự động hoá, Công nghệ Thông Tin, Điện – Điện tử và thư viện. Hơn hết, nhà trường còn đầu tư dàn hệ thống máy tính đồng bộ chuyên dụng cho đồ họa 3D, giúp sinh viên có được trải nghiệm tốt nhất khi tham gia học tập tại trường. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Công nghệ Đông Á Chính sách xét tuyển Năm 2022, trường đề ra thêm 2 phương án xét tuyển mới thành tổng cộng 5 phương án Xét tuyển dựa trên học bạ THPT Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia. Kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Sử dụng kết quả thi của kì thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia. Sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội. Chính sách xét tuyển của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Thời gian xét tuyển Theo quy định của Bộ GD&ĐT và kế hoạch của trường. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh EAUT tuyển sinh các đối tượng đã tốt nghiệp THPT trên địa bàn toàn quốc. Phương thức tuyển sinh Năm 2022, nhà trường đề ra 5 phương án xét tuyển, bao gồm: Phương thức 1: Xét tuyển – Xét tuyển dựa trên học bạ THPT – Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia. Phương thức 2: Thi tuyển – Tổ chức thi tuyển đối với Ngành Dược và Điều dưỡng. Phương thức 3: Kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Phương thức 4: Sử dụng kết quả thi của kì thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia. Phương thức 5: Sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Để tham gia xét tuyển vào trường theo phương thức xét tuyển học bạ, bạn cần có các yếu tố sau đây: Đã tốt nghiệp THPT Có hạnh kiểm khá trở lên trong quá trình học THPT Có điểm xét tuyển >= 18 điểm. (Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 môn xét tuyển lớp 12 hoặc trung bình tổng điểm 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12) >= 18 điểm) Ngoài ra, thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Dược học phải có học lực lớp 12 loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp từ 8/10. Thí sinh xét hồ sơ ngành Điều dưỡng phải có học lực lớp 12 tối thiểu từ loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp đạt từ 6,5/10. (+)Đối với các ngành Dược học: Tuyển học sinh tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên. (+) Đối với các ngành Điều dưỡng: Tuyển học sinh tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên. Nếu thí sinh có nguyện vọng xét tuyển bằng bài thi THPT Quốc gia, thí sinh cần thỏa mãn 2 yếu tố sau: Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông. Có hạnh kiểm khá trở lên trong quá trình học THPT Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Nhà trường xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển các thí sinh thỏa mãn 1 trong các tiêu chí được Bộ giáo dục đề ra. Trường Đại học Công nghệ Đông Á tuyển sinh các ngành nào? EAUT đào tạo nhiều ngành học thuộc các lĩnh vực khác nhau, từ các ngành: Công nghệ – Kỹ thuật như Công nghệ thông tin, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa… Đến những ngành Sức khỏe: Dược học, Điều dưỡng… Sau đây là danh sách các ngành học cùng mã ngành, chỉ tiêu và tổ hợp môn xét tuyển của trường. STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu  Tổ hợp xét tuyển 1 7480201 Công nghệ thông tin 290 A00, A01, C01, D01 2 7510202 Công nghệ chế tạo máy 20 A00, A01, C01, D01 3 7510205 Công nghệ kỹ thuật ô tô 240 A00, A01, C01, D01 4 7510206 Công nghệ kỹ thuật nhiệt (Nhiệt – Điện lạnh) 30  A00, A01, C01, D01 5 7510303 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa 80 A00, A01, C01, D01 6 7510301 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 80 A00, A01, C01, D01 7 7580201 Kỹ thuật xây dựng 20 A00, A01, C01, D01 8 7540101 Công nghệ thực phẩm 30 A00, A01, C01, D01 9 7340101 Quản trị kinh doanh 500 A00, A01, C01, D01, D14, D15 10 7810201 Quản trị khách sạn 180 A00, D14, D15, C00, C01, D01 11 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 150 A00, D14, D15, C00, C01, D01 12 7340201 Tài chính – Ngân hàng 160 A00, A01, C00, D01, D14, D15 13 7340301 Kế toán 220 A00, A01, C00, D01, D14, D15 14 7720201 Dược học 245 A00, A02, B00, B03, B08, D07 15 7720301 Điều dưỡng 250 A00, A02, B00, B03, B08, D07 Học phí của trường Đại học Công nghệ Đông Á là bao nhiêu Năm học 2022 – 2023 học phí Trường Đại học Công nghệ Đông Á cụ thể như sau: Ngành Dược Học: 13.500.000đ/kỳ. Ngành Điều Dưỡng: 11.000.000đ/kỳ. Khối ngành kỹ thuật, kinh tế: 10.000.000đ/kỳ. Ngành công nghệ thông tin: 11.000.000đ/kỳ. Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô: 10.500.000/kỳ. Ngoài các khoản phí đã được thông báo, nhà trường không tổ chức thu thêm bất cứ khoản phí nào khác nếu không có thông báo chính thức tới sinh viên và gia đình. Dựa theo mức tăng học phí từ 5% đến 10% của các năm trước. Dự kiến học phí năm 2023 học phí EAUT sẽ tăng 10% so với năm 2022. Tương ứng mức học phí mỗi năm mà sinh viên của trường Đại học Công nghệ Đông Á phải đóng tăng lên  từ 2.000.000 đến 3.000.000 VNĐ trong một năm. Xem thêm: Học phí của trường Đại học Công nghệ Đông Á chính xác nhất Điểm chuẩn trường Đại học Công nghệ Đông Á chính xác nhất EAUT có mức điểm chuẩn khá đồng đều với nhau. Hầu hết các ngành đều có điểm chuẩn xét học bạ là 18 điểm (trừ ngành Dược học và Điều dưỡng lấy 24 và 19.5 điểm). Đối với điểm trúng tuyển của phương thức xét điểm thi THPT, nhà trường lấy điểm chuẩn từ 15 – 21 điểm, điểm chuẩn cao nhất thuộc về ngành Dược học. Sau đây là thông tin cụ thể về điểm chuẩn của trường: Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Theo KQ thi THPT Xét học bạ Công nghệ thông tin A00, A01, C01, D01 16.5 18 Công nghệ chế tạo máy A00, A01, C01, D01 15 18 Công nghệ kỹ thuật ô tô A00, A01, C01, D01 16 18 Công nghệ kỹ thuật nhiệt (Nhiệt – Điện lạnh) A00, A01, C01, D01 15 18 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa A00, A01, C01, D01 15 18 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử A00, A01, C01, D01 15 18 Kỹ thuật xây dựng A00, A01, C01, D01 15 18 Công nghệ thực phẩm A00, A01, C01, D01 15 18 Quản trị kinh doanh A00, A01, C01, D01, D14, D15 16 18 Quản trị khách sạn A00, D14, D15, C00, C01, D01 16,5 18 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành A00, D14, D15, C00, C01, D01 16 18 Tài chính – Ngân hàng A00, A01, C00, D01, D14, D15 15 18 Kế toán A00, A01, C00, D01, D14, D15 15 18 Dược học A00, A02, B00, B03, B08, D07 21 24 Điều dưỡng A00, A02, B00, B03, B08, D07 19 19.5 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn của trường Đại học Công nghệ Đông Á chính xác nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á lựa chọn hướng đi riêng. Đại học Công nghệ Đông Á được Tập đoàn Polyco bảo trợ, hoạt động theo mô hình “Đại học – Doanh nghiệp”. Sinh viên sẽ được học tập tại Đại học Công nghệ Đông Á, theo mô hình “Đại học – Doanh nghiệp”. Được hưởng lợi như: Được tham gia trải nghiệm làm việc tại doanh nghiệp từ rất sớm, Sống và học tập trong môi trường giáo dục cởi mở, năng động, phát triển kỹ năng mềm một cách toàn diện, Tích lũy được kinh nghiệm làm việc trong quá trình học tập. Được trường đảm bảo việc làm sau tốt nghiệp. Tốt nghiệp trường Đại học Công nghệ Đông Á có dễ xin việc không? Như đã nói ở trên Học tập tại Đại học Công nghệ Đông Á, theo mô hình “Đại học – Doanh nghiệp”. Sinh viên được trường đảm bảo việc làm sau tốt nghiệp. Ngoài ra, với những sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường sẽ có thêm cơ hội lựa chọn nơi làm việc phù hợp với mong muốn phát triển bản thân. Review đánh giá Đại học Công nghệ Đông Á có tốt không? Đại học Công nghệ Đông Á đã hợp tác với tập đoàn POLYCO để giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội thử việc và thực hành hơn trong các năm học tới. Từ đó, làm phong phú hơn  kinh nghiệm và kỹ năng làm việc cho sinh viên sau khi ra trường. Góp phần giúp các bạn dễ dàng hòa nhập vào các môi trường làm việc trong tương lai. Với những nỗ lực không ngừng của EAUT trong việc xây dựng mô hình học tập đa năng và phương pháp giảng dạy hiệu quả, nhà trường đã từng bước chạm tới mục tiêu phấn đấu và tầm nhìn của mình. Hy vọng rằng nhà trường sẽ tiếp tục phát triển và tiếp tục đóng góp công sức cho sự nghiệp trồng người vĩ đại của nền giáo dục Việt Nam. Hệ đào tạo Đại học Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Kiến Trúc và Xây Dựng, Kinh doanh và quản lý, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Sản Xuất và Chế Biến, Sức Khỏe
616
2023-01-11
UTM
Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
Review Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị (UTM) có tốt không? Trường hiện có 164 giảng viên cơ hữu và 58 giảng viên thỉnh giảng đang tham gia công tác và giảng dạy tại trường. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường có tâm huyết, có học hàm học vị cao, 90% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, là những cán bộ đầu ngành trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 7Tốt Top 200 Lô 1-4, 431 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội (024)37632890 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.5 Cơ sở vật chất7.2 Môi trường HT6.9 Hoạt động ngoại khoá6.7 Cơ hội việc làm6.9 Tiến bộ bản thân7.0 Thủ tục hành chính6.9 Quan tâm sinh viên6.5 Hài lòng về học phí7.8 Sẵn sàng giới thiệu6.7 Là một trường dân lập nổi tiếng tại thủ đô Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị có điểm gì nổi bật? Bạn có điều gì tò mò về ngôi trường này không? Hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu những thông tin cơ bản về ngôi trường này qua bài viết sau đây. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị (UTM – University of Technology and Management) Địa chỉ: Lô 1-4, 431 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội Website: http://utm.edu.vn Facebook: www.facebook.com/TruongDaiHocCongNgheQuanLyHN/ Mã tuyển sinh: DCQ Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: (024)37632890 – (024)36320743 Lịch sử phát triển Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị được Thủ tướng Chính phủ thành lập vào năm 2007. Trong 14 năm qua, nhà trường đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên nhiều phương diện như tổ chức lãnh đạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo và hợp tác quốc tế. Cho đến nay, Trường đã thực hiện đào tạo cả bậc Thạc sĩ cho 5 ngành học và 16 ngành ở bậc đại học. Mục tiêu phát triển Xây dựng và phát triển Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị thành một cơ sở đào tạo sáng tạo, đa dạng và chất lượng, linh hoạt, có uy tín về chất lượng giáo dục, khác biệt về dịch vụ và sáng tạo trong quản lý. Thực hiện mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và khu vực. Từ đó, từng bước thực hiện tiến trình quốc tế hóa, tạo sự công nhận của cộng đồng thế giới, nâng cao năng lực để xây dựng nhà trường vươn tầm quốc tế, mở rộng quan hệ trong khu vực và quốc tế. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Công nghệ và quản lý Hữu Nghị? Đội ngũ cán bộ Trường hiện có 164 giảng viên cơ hữu và 58 giảng viên thỉnh giảng đang tham gia công tác và giảng dạy tại trường. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường có tâm huyết, có học hàm học vị cao, 90% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, là những cán bộ đầu ngành trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cơ sở vật chất Khuôn viên của trường có diện tích 2,456 m², gồm 95 phòng học, hội trường, phòng làm việc, 1 thư viện và các phòng thực hành, thí nghiệm. Các phòng thực hành, thí nghiệm hiện có của trường: 2 Phòng học đa phương tiện. 6 Phòng máy tính. 2 Phòng thí nghiệm. Thư viện điện tử hiện đại với 300 chỗ ngồi đọc sách, 60 máy tính nối mạng, 5200 bản sách. Thông tin tuyển sinh Đại học Công nghệ và quản lý Hữu Nghị Chính sách xét tuyển Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT. Xét tuyển trên các điều kiện  Thời gian xét tuyển Đợt 1: Theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo Các đợt tiếp theo phụ thuộc vào kết quả tuyển sinh, nhà trường sẽ thông báo tại website www.utm.edu.vn Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Phương thức tuyển sinh UTM áp dụng 3 phương thức tuyển sinh như sau: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT năm 2023. Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT. Xét tuyển trên các điều kiện theo yêu cầu của trường. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị đưa ra những yêu cầu về điểm đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ như sau: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT năm 2022: Điểm xét tuyển (ĐXT) >= 15. Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT: ĐXT >= 18.0 hoặc điểm trung bình chung năm lớp 12 >= 6.0. Xét tuyển trên các điều kiện theo yêu cầu của trường: Đã tốt nghiệp Trung cấp trở lên cho tất cả các ngành (trừ các ngành thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ). Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Nhà trường thực hiện chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh do Bộ GD&ĐT ban hành. Các bạn có thể tham khảo các đối tượng được tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển. Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tuyển sinh các ngành nào? Cũng như mọi năm, Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tuyển sinh cho các ngành học như: Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Logistic và quản lý chuỗi cung ứng, Công nghệ thông tin… Sau đây là chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7340201 Tài chính – Ngân hàng 18 42 A00, A01, D01, D07 2 7340301 Kế toán 30 70 A00, A01, D01, D07 3 7340101 Quản trị kinh doanh 30 70 A00, A01, D01, D07 4 7340116 Bất động sản 18 42 A00, A01, D01, C00 5 7510605 Logistic và quản lý chuỗi cung ứng 36 84 A00, A01, D01, C00 6 7310205 Quản lý nhà nước 36 84 C00, D11, D01, D14 7 7380107 Luật kinh tế 90 210 A00, A01, D01, C00 8 7810103 Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành 30 70 A00, A01, D01, C00 9 7220201 Ngôn ngữ Anh 105 245 D07, D11, D01, D14 10 7220202 Ngôn ngữ Nga 15 35 D07, D11, D01, D14 11 7220204 Ngôn ngữ Trung quốc 30 70 D07, D11, D01, D14 12 7480201 Công nghệ Thông tin 39 91 A00, A01, D01, D07 13 7480103 Kỹ thuật phần mềm 18 42 A00, A01, D01, D07 14 7510205 Công nghệ kỹ thuật ô tô 30 70 A00, A01, D01, D07 Học phí trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị là bao nhiêu Theo như mức tăng học phí mọi năm, học phí năm 2023 Trường Đại học UTM dự kiến tăng 25% so với năm 2022, tương đương: 625.000đ/tín chỉ. Xem chi tiết tại: Học phí Đại học Công nghệ và quản lý Hữu Nghị UTM mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị chính xác nhất Năm nay, điểm trúng tuyển của Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị là 15 điểm theo kết quả thi THPT. Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Tài chính – Ngân hàng A00, A01, D01, D07 15 Kế toán A00, A01, D01, D07 15 Quản trị kinh doanh A00, A01, D01, D07 15 Bất động sản A00, A01, D01, C00 15 Logistic và quản lý chuỗi cung ứng A00, A01, D01, C00 15 Quản lý nhà nước C00, D11, D01, D14 15 Luật kinh tế A00, A01, D01, C00 15 Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành A00, A01, D01, C00 15 Ngôn ngữ Anh D07, D11, D01, D14 15 Ngôn ngữ Nga D07, D11, D01, D14 15 Ngôn ngữ Trung quốc D07, D11, D01, D14 15 Công nghệ Thông tin A00, A01, D01, D07 15 Kỹ thuật phần mềm A00, A01, D01, D07 15 Công nghệ kỹ thuật ô tô A00, A01, D01, D07 15 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Mức điểm chuẩn của trường Đại học Công nghệ và quản lý hữu nghị chính xác nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Chương trình đào tạo của Trường Đại học Công nghệ và quản lý Hữu Nghị bám sát nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trong nước. Trường thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động liên kết giữa trường với các doanh nghiệp, đồng thời liên tục điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng bám sát thực tiễn, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp.  Đặc biệt, với quan điểm lấy sinh viên làm trung tâm, Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị đặc biệt chú trọng tinh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên thông qua bài giảng gợi mở, đề án thực tế… tạo tiền đề vững chắc để sinh viên ra trường tiếp nhận kiến thức mới và bắt kịp với công việc dễ dàng.  Tốt nghiệp trường Đại học Công nghệ và quản lý Hữu Nghị có dễ xin việc không? Trường thường xuyên ký kết hợp tác với các công ty, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, tập đoàn lớn trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực tập và tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp với năng lực.  Tùy theo ngành đào tạo, sinh viên Trường sẽ trải qua học kỳ thực tập tại các doanh nghiệp nhà máy, viện nghiên cứu uy tín để tiếp cận và thu thập kinh nghiệm việc làm thực tế và hỗ trợ sinh viên hết mình về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp.  Review đánh giá Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị có tốt không? Chương trình đào tạo của trường bám sát thực tiễn, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp. Trường đẩy mạnh các hoạt động liên kết giữa trường với doanh nghiệp, đồng thời điều chỉnh chương trình theo hướng ứng dụng, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với ngành nghề ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Trường đặc biệt đề cao tinh thần tự học của sinh viên thông qua bài giảng mở, đề án thực tế… tạo tiền đề vững chắc để sinh viên ra trường tiếp nhận kiến thức mới và bắt kịp với công việc dễ dàng. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Nhân văn, Pháp Luật Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
617
2023-03-24
HUP
Trường Đại học Dược Hà Nội
Review Trường Đại học Dược Hà Nội (HUP) có tốt không? ​Trường Đại học Dược Hà Nội – đơn vị Anh hùng Lao động – là Trường đầu ngành về đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Dược của Việt Nam.​​ Trong suốt 50 năm xây dựng và phát triển đến nay. Trương Đại học Dược Hà Nội đã khẳng định được vị trí quan trọng và uy tín của mình trong sự nghiệp đào tạo cán bộ Dược của ngành Y tế, là địa chỉ đào tạo chỉ tin cậy của nhiều tầng lớp sinh viên trong lĩnh vực dược học. 8.0Xuất sắc Top 100 Số 13 - 15 đường Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội 043.825.4539 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.9 Cơ sở vật chất8.0 Môi trường HT8.3 Hoạt động ngoại khoá7.7 Cơ hội việc làm8.0 Tiến bộ bản thân7.5 Thủ tục hành chính8.2 Quan tâm sinh viên7.9 Hài lòng về học phí7.8 Sẵn sàng giới thiệu7.7 Nhắc đến trường Đại học Dược Hà Nội thì không thể không nhắc đến sự nghiệp trồng người vĩ đại của trường. Đây là một trong những ngôi trường tiên phòng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong ngành Y – Dược. Để hiểu biết thêm thông tin về trường, hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này. Thông tin chung Tên trường: Đại học Dược Hà Nội (tên tiếng Anh: Hanoi University of Pharmacy (HUP)) Địa chỉ: Số 13 – 15 đường Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội Website: http://www.hup.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/hupvn/ Mã tuyển sinh: DKH Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: (04) 382.54539 Lịch sử phát triển Trường Đại học Dược Hà Nội không chỉ là một trong những trường dẫn đầu ngành mà còn là nhân chứng cho cuộc chiến tranh gian khổ và huy hoàng của nhân dân ta. Trường thuốc Đông dương là tiền thân của trường Đại học Dược Hà Nội được thành lập vào năm 1902. Sau cách mạng tháng Tám, trường được đổi tên thành Trường Đại học Y – Dược khoa Hà Nội. Ngày 15/11/1954, Trường bị sơ tán đến vùng kháng chiến Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Ngày 29/9/1961 Trường Đại học Y – Dược khoa Hà Nội được tách ra thành trường Đại học Y khoa Hà Nội và trường Đại học Dược khoa Hà Nội. Từ 11/9/1985 đến nay Trường Đại học Dược khoa Hà Nội được đổi tên thành trường Đại học Dược Hà Nội. Mục tiêu phát triển Trường Đại học Dược Hà Nội đặt mục tiêu phát triển là một trong những trường tiên phong trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngang tầm khu vực và thế giới. HUP trong tương lai sẽ trở thành trung tâm hàng đầu của cả nước về nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Dược Hà Nội? Đội ngũ cán bộ Nhà trường đã quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên để phù hợp với quy mô đào tạo. Nhà trường đang định hướng đến việc trẻ hóa nguồn nhân lực đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong thời kỳ đổi mới. Hiện tại nhà trường có 3 giáo sư, 22 phó giáo sư, 46 tiến sĩ và hơn 100 thạc sĩ. Cơ sở vật chất Nhà trường được xây dựng trên khuôn viên rộng 21 ha. Trong đó có khoảng 24 phòng học luôn đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường. Trong các phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của thầy trò trong trường. Bên cạnh đó, nhà trường còn xây dựng khu ký túc xá đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho hàng nghìn sinh viên. Đây là nơi lưu trú, học tập và vui chơi của nhiều thế hệ y sĩ trong trường. Nhà trường còn xây dựng các sân thể thao, sân tập, nhà ăn phục vụ sinh hoạt cho các sinh viên. Để phục vụ cho việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhà trường còn đầu tư xây dựng 65 phòng thí nghiệm, 1 phòng thực tập, thực hành với 750m2 diện tích vườn thực vật. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Dược Hà Nội Thời gian xét tuyển Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy định về tuyển thẳng của Bộ GD&ĐT và Nhà trường. Đăng ký trực tuyến qua website của trường từ ngày 22/06/2022 đến hết ngày 15/7/2022. Các phương thức còn lại: đăng ký theo quy định và kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 7/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh cho các trường hợp sau: Thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường không tuyển các thí sinh dị tật bẩm sinh hay khuyết tật chân tay do đặc thù của ngành học có nhiều nội dung thực hành. Phạm vi áp dụng  Trong cả nước.  Phương thức tuyển sinh HUP tổ chức tuyển sinh theo 3 phương thức sau:  Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy định về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của trường. Phương thức 2: Phương thức 2A: Xét tuyển thẳng đối với các thí sinh có chứng chỉ SAT hoặc ACT. Phương thức 2B: Xét tuyển đối với học sinh giỏi của các trường chuyên. Phương thức 3: Xét tuyển căn cứ kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Phương thức 4: Xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển được nêu rõ trong mục 8 đề án tuyển sinh của trường. Trường Đại học Dược Hà Nội tuyển sinh các ngành nào? Trường Đại học Dược Hà Nội tuyển sinh 2 ngành dược học và hóa dược với chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển như sau: STT Mã ngành Ngành học Chỉ tiêu Tổ hợp môn xét tuyển Ghi chú 1. 7720201 Dược học 770 A00 Bao gồm 60 chỉ tiêu cho CT CLC 2. 7720203 Hóa dược 60 A00   3. 7440112 Hóa học 60 A00   4. 7420201 Công nghệ sinh học 60 B00   Học phí của trường Đại học Dược Hà Nội là bao nhiêu Năm 2022, hệ đại trà, ngành Dược có mức thu học phí là 24,5 triệu đồng/năm. Ngành Hóa dược thu 18,5 triệu đồng/năm. Ngành Công nghệ sinh học và ngành Hóa học áp dụng mức thu 13,5 triệu đồng/năm. Ở hệ chất lượng cao, mức học phí được Trường Đại học Dược Hà Nội công bố là 45 triệu đồng/năm. Học phí dự kiến của trường năm 2023 dự định sẽ tăng 10% so với năm 2022. Giao động trong khoảng từ 20.350.000 đồng đến 26.950.000 đồng cho một năm. Xem thêm: Học phí Đại học Dược Hà Nội mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Dược Hà Nội chính xác nhất Năm 2022, trường Đại học Dược Hà Nội đã công bố mức điểm chuẩn đầu vào cụ thể bằng các phương thức xét tuyển như sau: Mã ngành Tên Ngành Phương thức xét tuyển Mã xét tuyển Điểm trúng tuyển Tiêu chí phụ Tiêu chí phụ 1 Tiêu chí phụ 2 Thú tự nguyện vọng 7720201 Dược học PT3 K01 18.13 3.78 9.85 1 PT4 A00 26.00 8.00 9.00 1 7720203 Hóa Dược PT3 K01 20.04 6.89 8.90 1 PT4 A00 25.80 9.00 8.80 2 7440112 Hóa học PT3 K01 17.88 5.78 7.60 1 PT4 A00 22.95 8.00 7.20 4 7420201 Công nghệ sinh học PT3 K01 – – – – PT4 B00 23.45 7.50 8.20 1 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Dược Hà Nội mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Đại học Dược Hà Nội Đại học Dược Hà Nội tổ chức nhiều câu lạc bộ đội – nhóm cho sinh viên, các sân chơi để tranh tài, cũng như phát triển kỹ năng của mình. Về chương trình đào tạo chỉ có 2 ngành chính là dược và hóa học nên sẽ giúp sinh viên học chuyên sâu hơn, được tham gia quá trình nghiên cứu và sản xuất trực tiếp. Cơ sở vật chất: Có 24 phòng học với tổng diện tích là 3.360 mét vuông,  1 xưởng thực tập và 65 phòng thí nghiệm để phục vụ việc nghiên cứu chuyển giao khoa học ngành y dược. 1 phòng máy tính 125 mét vuông; 1 thư viện 65 mét vuông; 1 phòng ngoại ngữ 669 mét vuông. Tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội có dễ xin việc không? Tỷ lệ sinh viên Đại học Dược Hà Nội ra trường có việc làm rất cao. Các sinh viên sau khi ra trường có thể trở thành dược sĩ: Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu thuốc của Nhà nước hoặc tư nhân. Trở thành kỹ thuật viên, giảng viên, trợ giảng làm việc tại các trường đại học hoặc các trường cao đẳng đào tạo ngành y, dược…. Mức lương sẽ dao động trong khoản 4 đến 20 triệu/tháng, có khi lên tới 30 đến 40 triệu/tháng tùy năng lực. Review đánh giá Đại Học Dược Hà Nội có tốt không? Sau khi trải qua nhiều biến cố trong lịch sử, Trường Đại học Dược đã trở thành minh chứng huy hoàng của dân tộc và cũng là đơn vị dẫn đầu trong ngành Y – Dược. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nhiệt huyết, năng động là những người dẫn dắt các bạn sinh viên trở thành các dược sĩ vừa có tâm vừa có đức, có tài. Nếu bạn yêu thích ngành Dược thì bạn không thể bỏ lỡ ngôi trường này. Chúng tôi hy vọng, với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn lựa chọn được ngôi trường phù hợp với mình. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Sức Khỏe Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
618
2023-01-16
UHD
Trường Đại học Hải Dương
Review Trường Đại học Hải Dương (UHD) có tốt không? Trường Đại học Hải Dương có tiền thân từ Trường Trung cấp Kinh tế, là một trường trọng điểm của tỉnh Hải Dương. Đây là một cơ sở đào tạo có uy tín và có chuyên môn trong việc đào tạo các thế hệ sinh viên ở nhiều trình độ từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng cho đến trình độ đại học với sự đa dạng các khối ngành như kinh tế, kỹ thuật, du lịch, xã hội. 7,7Tốt Top 200 Khu Đô thị phía Nam, thành phố Hải Dương (xã Liên Hồng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) 0220.3861.121 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.2 Cơ sở vật chất8.0 Môi trường HT7.8 Hoạt động ngoại khoá7.5 Cơ hội việc làm7.5 Tiến bộ bản thân8.0 Thủ tục hành chính7.0 Quan tâm sinh viên8.0 Hài lòng về học phí7.0 Sẵn sàng giới thiệu7.8 Trường Đại học Hải Dương là một trường trọng điểm của tỉnh Hải Dương. Đây là một cơ sở đào tạo có uy tín và có chuyên môn trong việc đào tạo các thế hệ sinh viên ở nhiều trình độ từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng cho đến trình độ đại học với sự đa dạng các khối ngành như kinh tế, kỹ thuật, du lịch, xã hội. Nhờ những điều này, trường Đại Học Hải Dương vẫn luôn nhận được sự quan tâm, chú ý của người học trong mỗi kỳ tuyển sinh. Vậy bạn có cảm thấy tò mò về ngôi trường này không? Đặc biệt là trong mùa tuyển sinh này? Hãy cùng điểm qua những thông tin cơ bản về trường Đại học Hải Dương qua bài viết dưới đây. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Hải Dương (tên viết tắt: UHD – University of Hai Duong). Địa chỉ Cơ sở 1: Khu Đô thị phía Nam, thành phố Hải Dương (xã Liên Hồng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Cơ sở 2: Khu 8, Phường Hải Tân, Tp Hải Dương, Tỉnh Hải Dương. Website: http://uhd.edu.vn. Facebook: https://www.facebook.com/dkt.daihochaiduong/ Mã tuyển sinh: DKT Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0220.3861.121 Lịch sử phát triển Tiền thân của trường là Trường Trung cấp Kinh tế. Sau đó, Bộ GD&ĐT đã ký quyết định nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật vào 11/01/2001. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ và đổi mới thành công, ngày 26/7/2011 Trường được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho nâng cấp lên Đại học Kinh tế – Kỹ thuật. Theo Quyết định số 378/QĐ-TTg ngày 1/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Trường chính thức được đổi tên thành Đại học Hải Dương. Mục tiêu phát triển Trở thành Đại học công lập trực thuộc tỉnh, tự chủ và có trách nhiệm xã hội, có hệ thống quản trị tiên tiến, chuyên nghiệp. Nhà trường luôn chủ động thu hút và bồi dưỡng nhân tài, trở thành địa chỉ tin cậy của những chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ… của tỉnh Hải Dương. Trường là lựa chọn đáng tin cậy của học sinh, học viên trong và ngoài tỉnh Hải Dương vì mục tiêu đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng, của tỉnh Hải Dương và cả nước. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Hải Dương? Đội ngũ cán bộ Đại Học Hải Dương hiện có khoảng 197 cán bộ, giảng viên cơ hữu đang công tác và giảng dạy tại đây. Bao gồm 2 Phó giáo sư, 16 Tiến sĩ, 179 Thạc sĩ vừa là giảng viên, vừa giữ những chức vụ quản lý khác tại nhà trường. Xây dựng đội ngũ cán bộ luôn là một trong những mục tiêu được đặt lên hàng đầu của ban giám hiệu nhà trường. Chính vì thế, đây đều là những cán bộ, giảng viên đầu ngành, có bề dày kinh nghiệm trong việc giảng dạy, nghiên cứu và quản lý. Đây cũng là một yếu tố làm nên sự uy tín và thương hiệu của trường Đại học Hải Dương. Cơ sở vật chất Trường Đại học Hải Dương tọa lạc trên mảnh đất rộng 314.443,2 m², bao gồm 131 hội trường, phòng học và phòng làm việc lớn nhỏ; 5 thư viện, trung tâm học liệu; 15 phòng thí nghiệm và thực hành. Các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, phòng thực hành hiện có của trường: Các phòng thực hành điện tử về Điện tử tương tự; Điện công suất; Điện tử số; Vi điều khiển. Các phòng thực hành điện: Điện cơ bản; Điện nâng cao (điện công nghiệp). Phòng thực hành cảm biến, đo lường. Phòng thực hành tự động hóa. Phòng thực hành, thí nghiệm máy điện và khí nén. Phòng thực hành Cơ điện tổng hợp. Thực hành ngoại ngữ. Phòng thực hành CNTT. Phòng học máy tính. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Hải Dương Các tổ hợp xét tuyển Trường Đại học Hải Dương xét tuyển đại học năm 2023 theo các khối sau: Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí) Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh) Khối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh) Khối D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh) Phương thức xét tuyển Trường Đại học Hải Dương tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 theo các phương thức sau: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Xét học bạ THPT Xét tuyển thẳng Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Điều kiện xét tuyển: Tổng điểm các môn thuộc tổ hợp xét tuyển cộng điểm ưu tiên đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của trường Đại học Hải Dương Phương thức 2: Xét học bạ THPT Điều kiện xét tuyển: Tổng điểm TB cả năm lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển + điểm ưu tiên (nếu có) >= 15.5 Hồ sơ đăng ký xét học bạ Phiếu ĐKXT theo mẫu của nhà trường; Học bạ THPT bản photo có công chứng Bằng tốt nghiệp THPT bản photo công chứng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời với các thí sinh tốt nghiệp trong năm 2023 Phong bì có dán tem và ghi địa chỉ, số điện thoại để liên lạc Thời gian đăng ký xét tuyển (học bạ) Đợt 1: Từ ngày 15/3 – 31/7/2022 Đợt 2: Từ ngày 1/8 – 31/8/2022 Đợt 3: Từ ngày 1/9 – 30/9/2022 Đợt 4: Từ ngày 1/10 – 31/10/2022 Đợt 5: Từ ngày 1/11 – 15/12/2022 Thời gian xét học bạ năm 2023 – 2024 của trường dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 3/2023 đến cuối tháng 12/2023 Để đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Hải Dương bằng hình thức xét tuyển học bạ, thí sinh chuẩn bị hồ sơ như sau: Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu  Đơn xin xét tuyển theo mẫu  Học bạ photo công chứng; Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời photo công chứng hoặc Bằng tốt nghiệp THPT photo công chứng  Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng.  Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường bằng hình thức: Nộp trực tiếp tại Phòng Thường trực tuyển sinh Trường Đại học Hải Dương Cơ sở 1: Phòng 11 nhà H1, Khu đô thị phí Nam thành phố Hải Dương (xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc); Điện thoại: 0977.980.861. Cở sở 2: Phòng Một cửa liên thông, Khu 8, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương, Điện thoại: 02203.866.258. Gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện Địa chỉ: Trường Đại học Hải Dương. Cơ sở 1. Phòng 11 nhà H1, Khu đô thị phí Nam thành phố Hải Dương (xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc); Cơ sở 2. Phòng Một cửa liên thông, Khu 8, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương. Phương thức 3: Xét tuyển thẳng Thực hiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Đối tượng tuyển sinh Trường yêu cầu đối với thí sinh phải tốt nghiệp THPT Trường Đại học Hải Dương học mấy năm? Theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy là 4 năm Trường Đại học Hải Dương có dễ ra trường không? Đối với trường mỗi trường Đại học đều có một tiêu chuẩn nhất định cho mỗi sinh viên mong muốn ra trường. Tùy theo năng lực và trình độ của mỗi người mà có những đánh giá khác nhau về chương trình đào tạo và chất lượng giảng dạy. Trường Đại học Hải Dương là trường công hay trường tư? Đại học Hải Dương là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Trường Đại học Hải Dương tuyển sinh các ngành nào? Nếu đăng ký vào UHD, bạn sẽ có cơ hội được học những ngành như Kế toán, Tài chính – ngân hàng, Ngôn ngữ Anh,… Sau đây là mã ngành, chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành. STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7340301 Kế toán 25 125 A00, A01, D01 2 7340201 Tài chính – Ngân hàng 5 25 A00, A01, D01 3 7340101 Quản trị kinh doanh 25 65 A00, A01, D01 4 7340406 Quản trị văn phòng 10 40 A00, A01, D01, C00 5 7520201 Kỹ thuật điện 15 75 A00, A01 6 7480201 Công nghệ thông tin 15 85 A00, A01, D01 7 7310101 Kinh tế 5 25 A00, A01, D01 8 7310201   Chính trị học 5 25 A01, D01, C00, C19 9 7810103   Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 5 25 A00, A01, D01, C00 10 7220201 Ngôn ngữ Anh 10 65 D01 Điểm chuẩn trường Đại học Hải Dương chính xác nhất Vừa qua, trường đã công bố mức điểm chuẩn xét tuyển đầu vào như sau: Đối với tuyển sinh trình độ đại học chính quy TT Tên ngành Xét tuyển căn cứ kết quả thi Tốt nghiệp THPT năm 2022 Xét tuyển căn cứ kết quả học tập THPT 1 Kế toán 14.50 15.50 2 Tài chính – Ngân hàng 14.50 15.50 3 Quản trị kinh doanh 14.50 16.10 4 Quản trị văn phòng 15.00 15.60 5 Kỹ thuật điện 14.50 15.60 6 Công nghệ thông tin 14.50 16.10 7 Kinh tế 15.00 15.60 8 Quản trị dịch vụ và lữ hành 14.50 15.60 9 Ngôn ngữ Anh 14.50 16.10 Đối với tuyển sinh trình độ đại học liên thông chính quy TT Tên ngành Xét tuyển căn cứ học tập THPT Xét tuyển căn cứ kết quả học tập toàn khóa giai đoạn học TC/CĐ/Đại Học 1 Kế toán 15.50 Điểm TBC tích lũy (điểm TBC học tập) toàn khóa đạt 5.0 đối với thang điểm 10 hoặc đạt 2.0 đối với thang điểm 4 2 Quản trị kinh doanh 15.50 3 Kỹ thuật điện 15.50 4 Ngôn ngữ Anh 15.50 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn của trường Đại học Hải Dương là bao nhiêu? Học phí của trường Đại học Hải Dương là bao nhiêu? Học phí năm 2022 của từng sinh viên trong một tháng như sau: Các ngành đào tạo Học phí ( VNĐ/ tháng) Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông nghiệp 980.000 Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; khách sạn, du lịch 1.170.000 Dựa vào mức tăng học phí của những năm trở lại đây. Dự kiến học phí của Trường Đại học Hải Dương năm 2023 sẽ tăng 10% so với năm 2022. Tương đương học phí sẽ dao động từ 1.200.000 VNĐ đến 1.300.000 VNĐ cho một tháng. Xem thêm: Học phí của trường Đại học Hải Dương là bao nhiêu? Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Khi theo học tại trường, sinh viên sẽ đặc biệt được hưởng những thuận lợi sau: Đội ngũ giảng viên nhiệt tình, có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn, năng động, sáng tạo… Môi trường giáo dục lành mạnh thân thiện. Chương trình đào tạo phát huy phẩm chất, năng lực người học, tiết kiệm chi phí, thời gian. Đổi mới và chuẩn hóa hệ thống chương trình, giáo trình học liệu. Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội và doanh nghiệp. Tăng tỷ lệ thực hành, thực tập trong và ngoài nước. Tăng cường các kỹ năng xã hội và ngoại ngữ, miễn phí ở ký túc xá. Thực tập, thực tế tại nước ngoài. Chương trình học tập và phương thức xét tuyển phù hợp với nhu cầu học tập của từng đối tượng người học. Tốt nghiệp trường Đại Học Hải Dương có dễ xin việc không? Trường Đại Học Hải Dương là trường đại học đào tạo tốt vì có thể bảo đảm ra trường có việc làm và làm được việc. Tiêu chuẩn đầu ra của trường là thước đo đánh giá năng lực sinh viên sau tốt nghiệp. Review đánh giá Đại Học Hải Dương có tốt không?   Trường Đại học Hải Dương là một trong 157 (trên tổng số 235) cơ sở giáo dục được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo quyết định của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục. Hiện nay, UHD là trung tâm đào tạo hàng đầu của tỉnh Hải Dương và có tầm ảnh hưởng đối với khu vực miền Bắc. Đây cũng là ngôi trường cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, sản phẩm khoa học, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của tỉnh Hải Dương và cả nước. Nhà trường sẽ không ngừng phấn đấu, đổi mới cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu cho người học, nâng cao chất lượng dịch vụ và đào tạo; phát huy vai trò bồi dưỡng cho thế hệ mai sau. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh và quản lý, Kỹ Thuật, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Nhân văn Tỉnh/thành phố Hải Dương, Miền Bắc
619
2023-01-05
UHL
Đại học Hạ Long
Review Đại học Hạ Long (UHL) có tốt không? Với phương châm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, chương trình học của ĐH Hạ Long không chỉ là những tiết lý thuyết khô khan mà còn đan xen những tiết học thực hành, chủ động ứng dụng cho sinh viên. Chính vì vậy, nhà trường đã và đang nâng cấp và đầu tư mới hệ thống phòng thực hành thí nghiệm, phòng chuyên môn; và được đánh giá là hiện đại bậc nhất trên địa bàn tỉnh. Với những nỗ lực phấn đấu và đổi mới trong công tác giảng dạy và học tập, trường sẽ ngày càng trở thành một cơ sở giáo dục lý tưởng trong việc bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 7.1Tốt Top 200 Số 258, đường Bạch Đằng, phường Nam Khê, tp. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 088.688.98.98 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.8 Cơ sở vật chất7.2 Môi trường HT6.7 Hoạt động ngoại khoá7.4 Cơ hội việc làm6.5 Tiến bộ bản thân8.6 Thủ tục hành chính7.1 Quan tâm sinh viên6.3 Hài lòng về học phí6.1 Sẵn sàng giới thiệu6.5 Trường Đại học Hạ Long được biết đến là một ngôi trường khang trang, hiện đại bậc nhất của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của cả nước nói chung. Vậy ngôi trường này có gì đặc biệt? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin quan trọng về trường Đại học Hạ Long. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Hạ Long (tên viết tắt: UHL – Ha Long University) Địa chỉ: Cơ sở 1: Số 258, đường Bạch Đằng, phường Nam Khê, tp. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Cơ sở 2: Số 58, đường Nguyễn Văn Cừ, tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Website: http://uhl.edu.vn/ Email: [email protected] Facebook: www.facebook.com/halonguniversity/ Mã tuyển sinh: HLU Số điện thoại tuyển sinh: 088.688.98.98 Lịch sử phát triển Ngày 13/10/2014, Trường được thành lập theo Quyết định số 1869/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ dựa trên sự hợp nhất trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long. Dù mới thành lập không lâu nhưng nhà trường đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu phát triển Trường Đại học Hạ Long hướng tới một cơ sở giáo dục đại học với mô hình ứng dụng có uy tín, thương hiệu quốc tế, có vị thế hàng đầu trong nước về đào tạo nhân lực thuộc lĩnh vực du lịch, nghệ thuật và ngôn ngữ. Vì sao nên theo học tại trường Đại Học Hạ Long? Đội ngũ cán bộ UHL hiện có khoảng 285 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 31 tiến sĩ, 176 thạc sĩ, tổng số giảng viên ở các khoa có 181 người (chiếm 63,5%). Trong những năm qua, các thế hệ giảng viên nhà trường không ngừng bồi dưỡng, phát triển về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Cơ sở vật chất Nhà trường hiện nay có khuôn viên rộng trên 9 ha. Gồm 1 khu nhà hiệu bộ, 5 khu giảng đường, 3 khu nhà công vụ và ký túc xá. UHL hiện nay có 68 phòng thí nghiệm và phòng chuyên môn, trong đó nổi bật là khu thực hành thí nghiệm của sinh viên các khoa Thủy sản, Môi trường, Du lịch, Công nghệ thông tin, Ngoại ngữ… Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Hạ Long Thời gian xét tuyển   Xét tuyển thẳng, xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT: Theo thời gian quy định của Bộ GD&ĐT. Xét tuyển theo kết quả học tập THPT và xét tuyển kết hợp: Trường tổ chức nhiều đợt như sau Đợt xét Tiếp nhận hồ sơ Xét tuyển Công bố trúng tuyển Đợt 1 Từ ngày 15/02/2022 đến 17h00’ ngày 30/4/2022 09/5/2022 10/5/2022 Đợt 2 Từ ngày 01/5/2022 đến 17h00’ ngày 31/5/2022 08/6/2022 09/6/2022 Đợt 3 Từ ngày 01/6/2022 đến 17h00’ ngày 30/6/2022 08/7/2022 09/7/2022 Đợt 4 Từ ngày 01/7/2022 đến 17h00’ ngày 31/7/2022 05/8/2022 06/8/2022 Đợt 5 Từ ngày 01/8/2022 đến 17h00’ ngày 31/8/2022 06/9/2022 07/9/2022 Đợt 6 Từ ngày 01/9/2022 đến 17h00’ ngày 30/9/2022 07/10/2022 08/10/2022 Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 5/2023 đến cuối tháng 10/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Cánh cổng UHL luôn rộng mở đón chào tất cả các thí sinh đã tốt nghiệp THPT trên phạm vi toàn quốc cho hệ đại học. Với hệ cao đẳng sư phạm chính quy, nhà trường tuyển sinh đối tượng có hộ khẩu thường trú tại Quảng Ninh. Phương thức tuyển sinh Phương thức 1 (1% = 17 chỉ tiêu): Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT (cập nhật chi tiết khi Bộ GD có hướng dẫn). Phương thức 2 (50% = 835 chỉ tiêu): Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Điểm xét tuyển = M1+M2+M3 + điểm ƯT (nếu có) Phương thức 3 (47% = 784 chỉ tiêu): Xét tuyển kết quả học bạ THPT. Đối với tổ hợp không có môn năng khiếu: Điểm xét tuyển (ĐXT) = M1+M2+M3 + điểm ƯT (nếu có) Môn 1 (M1) = [ĐTBCN lớp 11 + ĐTBHK 1 lớp 12]/2 Môn 2 (M2) = [ĐTBCN lớp 11 + ĐTBHK 1 lớp 12]/2 Môn 3 (M3) = [ĐTBCN lớp 11 + ĐTBHK 1 lớp 12]/2 Đối với tổ hợp có thi năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non: ĐXT = ĐTBCN lớp 12 môn Ngữ văn + Điểm năng khiếu 1 (Kể chuyện) + Điểm năng khiếu 2 (Hát) + Điểm ưu tiên (nếu có) Phương thức 4 (2% = 34 chỉ tiêu): Xét tuyển kết hợp (sử dụng điểm của 2 trong 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển và chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng nhận học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc học sinh giỏi THPT 3 năm liền Đại học Hạ Long trường công hay tư? Đại học Hạ Long là trường đại học công lập tại Việt Nam đào tạo đa dạng các chuyên ngành Đại học Hạ Long học bao nhiêu năm? Theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy là 4 năm Trường đại học Hạ Long tuyển sinh các ngành nào? Nếu bạn có nguyện vọng thi vào trường, bạn có thể theo học những ngành như Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Ngôn ngữ Nhật, Khoa học máy tính… Sau đây là những ngành mà trường tổ chức tuyển sinh và đào tạo năm nay. STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 100 90 A00, A01, D01, D90 2 7810201 Quản trị khách sạn 90 90 A00, A01, D01, D90 3 7810202 Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống 60 60 A00, A01, D01, C00 4 7480101 Khoa học máy tính  45 45 A00, A01, D01, D90 5 7229042 Quản lý văn hóa 45 45 C00, D01, D10, D78 6 7220201 Ngôn ngữ Anh 70 50 A01, D01, D10, D78 7 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc       70 50 A01, D01, D78, D04 8 7220209 Ngôn ngữ Nhật 30 30 A01, D01, D78, D06 9 7220210 Ngôn ngữ Hàn Quốc  70 50 A01, D01, D78, D15 10 7620301 Nuôi trồng thủy sản 10 20 A00, A01, B00, D01 11 7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường 10 20 A00, A01, B00, D01 12 7140201 Giáo dục Mầm non 25 25 C14, C19, C20, M01 13 7140202 Giáo dục Tiểu học 30 20 A01, C04, D01, D90  14 51140201 Giáo dục Mầm non (Hệ Cao đẳng) 45 45 C14, C19, C20, M01 Điểm chuẩn trường Đại học Hạ Long chính xác nhất Vừa qua, trường đã công bố mức điểm chuẩn đối với từng ngành như sau: STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 1 7140201 Giáo dục Mầm non A09; C14; C20 21 2 7140202 Giáo dục Tiểu học C04; D01; D10; D15 22 3 7210403 Thiết kế đồ họa A00; C01; C14; D01 17 4 7220201 Ngôn ngữ Anh A01; D01; D15; D78 18 5 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc A01; D01; D04; D78 21 6 7220209 Ngôn ngữ Nhật A01; D01; D06; D78 15 7 7220210 Ngôn ngữ Hàn Quốc A01; AH1; D06; D78 18 8 7229030 Văn học (CN Văn báo chí truyền thông) C00; C04; D01; D15 15 9 7229042 Quản lý văn hóa C00; C04; D01; D15 15 10 7340101 Quản trị kinh doanh A00; A01; D01; D10 19 11 7480101 Khoa học máy tính A00; A01; D01; D07 15 12 7620301 Nuôi trông thủy sản A00; A01; B00; D01 20 13 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành A00; A01; D01; D10 18 14 7810201 Quản trị khách sạn A00; A01; D01; D10 15 15 7810202 Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống A01; C00; D01; D15 18 16 7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường A00; A01; B00; D01 15 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Hạ Long là bao nhiêu? Học phí trường Đại học Hạ Long là bao nhiêu? Năm 2023, dự kiến mức học phí UHL tăng khoảng 10%, tương đương: Ngành Học phí (đồng/năm) Các ngành đào tạo sư phạm Không thu theo quy định của Bộ GD&ĐT Quản trị dịch vụ du lịch và Iữ hành  Khoa học máy tính Quản trị khách sạn Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống 11,315,00 Các ngành ngôn ngữ học Quản lý văn hóa Nuôi trồng thủy sản Quản lý tài nguyên và môi trường 9,440,000 Xem thêm: Học phí trường Đại học Hạ Long là bao nhiêu? Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Ngay khi nhập học Trường Đại học Hạ Long, sinh viên được hưởng chính sách đầu tiên là thưởng điểm tuyển sinh. Được hỗ trợ tiền mua đồ dùng học tập, tiền học phí, tiền ăn và chế độ thưởng theo kết quả học tập, rèn luyện được thực hiện trong từng học kỳ Sinh viên học tại trường được hỗ trợ tiền mua sắm đồ dùng học tập hàng tháng với mức 120.000 đồng/sinh viên Tốt nghiệp trường Đại Học Hạ Long có dễ xin việc không? Trường được thành lập với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ninh và cả nước nên đã đào tạo không ít đầu ra chất lượng và tài giỏi. Vì vậy tỉ lệ có việc làm của Đại Học Hạ Long rất cao. Review đánh giá Đại Học Hạ Long có tốt không? Với phương châm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, chương trình học của Đại Học Hạ Long không chỉ là những tiết lý thuyết khô khan mà còn đan xen những tiết học thực hành, chủ động ứng dụng cho sinh viên. Chính vì vậy, nhà trường đã và đang nâng cấp và đầu tư mới hệ thống phòng thực hành thí nghiệm, phòng chuyên môn; và được đánh giá là hiện đại bậc nhất trên địa bàn tỉnh. Với những nỗ lực phấn đấu và đổi mới trong công tác giảng dạy và học tập, trường sẽ ngày càng trở thành một cơ sở giáo dục lý tưởng trong việc bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học Tỉnh/thành phố Miền Bắc, Quảng Ninh Khối ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Kinh doanh và quản lý, Nhân văn
620
2023-09-24
HUST
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Review Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) có tốt không? Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một ngôi trường thuộc top đầu các trường đại học trọng điểm Quốc gia. Với chuyên ngành đào tạo là kỹ thuật, trong những năm qua trường đã góp không ít công sức vào công cuộc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Đây là cái tên được tìm kiếm khá nhiều trong mỗi mùa tuyển sinh. 7.6Tốt Top 10 Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội 024 3869 4242 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.0 Cơ sở vật chất8.0 Môi trường HT7.8 Hoạt động ngoại khoá7.5 Cơ hội việc làm7.5 Tiến bộ bản thân7.6 Thủ tục hành chính7.0 Quan tâm sinh viên7.4 Hài lòng về học phí7.2 Sẵn sàng giới thiệu7.9 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một ngôi trường thuộc top đầu các trường đại học trọng điểm Quốc gia. Với chuyên ngành đào tạo là kỹ thuật, trong những năm qua trường đã góp không ít công sức vào công cuộc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Đây là cái tên được tìm kiếm khá nhiều trong mỗi mùa tuyển sinh. Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu về ngôi trường danh tiếng này nhé! Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Tên viết tắt: HUST – Ha Noi University of Science and Technology) Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội Website: https://www.hust.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/dhbkhanoi/ Mã tuyển sinh: BKA Email tuyển sinh: [email protected]​ Số điện thoại tuyển sinh: 024 3869 4242 Lịch sử phát triển Ngày 6-3-1956, ông Nguyễn Văn Huyên (Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) ký quyết định thành lập trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Để phát triển thành một trường đại học đào tạo kỹ thuật lớn nhất Việt Nam, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trải qua 4 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1956 – 1965: Đây là giai đoạn chập chững đầu tiên của trường, từng bước phát triển thành ngôi trường đào tạo kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh. Trường tổ chức khóa tuyển sinh đầu tiên vào ngày 15-10-1956 với gần 1000 sinh viên. Giai đoạn 1965 – 1975: Để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ xây dựng CNXH, trường đã không ngừng cải thiện và phát triển về lượng lẫn về chất. Trong giai đoạn này, trường đã đào tạo 7000 sinh viên có đủ điều kiện ra trường hệ chính quy và 2302 sinh viên hệ tại chức thuộc 58 chuyên ngành. Giai đoạn 1975 – 1985: Ở giai đoạn này, trước tình hình phát triển của xã hội, nhà trường đã cho ra đời nhiều ngành đào tạo mới. Được sự giúp sức của Nhà nước cũng như Liên Xô, trường đã cải thiện được cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ vững mạnh. Giai đoạn 1986 đến nay: Trường liên tục đề ra mục tiêu chiến lược phát triển để trở thành trường đại học đào tạo đa ngành đa cấp lớn mạnh. Không chỉ là hệ đại học chính quy mà còn đào tạo hệ sau đại học. Mục tiêu phát triển Trường cố gắng phấn đấu phát triển thành một đại học nghiên cứu đa lĩnh vực nhưng nòng cốt vẫn là kỹ thuật và công nghệ. Xây dựng thành công hình mẫu ngôi trường tự chủ về tài chính, mô hình quản trị. Trường luôn cố gắng xây dựng một môi trường đại học năng động, sáng tạo, cởi mở và quốc tế hóa. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội? Đội ngũ cán bộ Để xứng đáng là trường trọng điểm Quốc gia, nhà trường luôn chú trọng đến chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Đại học Bách khoa đã và đang sở hữu những giảng viên dày dặn kinh nghiệm, giỏi ở đa lĩnh vực. Tính đến nay, tổng số đội ngũ cán bộ tại trường là 1.748 cán bộ, giảng viên. Trong đó có 24 Giáo sư, 235 Phó Giáo sư, 765 Tiến sĩ. Cơ sở vật chất Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có tổng diện tích đất là 26,2 ha với hơn 200 giảng đường, phòng học, hội trường lớn và hệ thống phòng hội thảo, có gần 200 phòng thí nghiệm, trong đó có 12 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và khoảng 20 xưởng thực tập, thực hành. Thư viện điện tử hiện có 600.000 cuốn sách, 130.000 đầu sách điện tử. Toàn bộ các phòng học đều được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, wifi tốc độ cao miễn phí. Sinh viên sau khi nhập học có thể đăng ký ở ký túc xá của trường với hơn 420 phòng cho khoảng 4500 sinh viên. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Thời gian xét tuyển Thí sinh cần chú ý những mốc thời gian mà trường đã công bố như sau: Mốc thời gian xét tuyển tài năng Thời gian Nội dung 15/04 – 31/05 Mở đăng ký xét theo các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-level, AP, IB và Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn 15/04 – 10/07 Mở đăng ký xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD&ĐT (1.1) 15/06 – 19/06 Phỏng vấn thí sinh diện xét tuyển theo hồ sơ năng lực Dự kiến 30/06 Công bố kết quả xét tuyển tài năng (đợt 1 đối với diện 1.1) Dự kiến 27/07 Công bố kết quả xét tuyển tài năng đợt 2 đối với diện 1.1  Mốc thời gian xét tuyển kết quả thi Đánh giá tư duy Thời gian Nội dung 15/05 – 15/06 Mở đăng ký tham dự Trước 10/07 Gửi giấy báo dự thi 14 -15/07 Thi đánh giá tư duy Trước 25/07 Thông báo kết quả bài thi Mốc thời gian xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT và quy đổi điểm Ngoại ngữ Thời gian xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Từ 15/04 – 15/06: Mở đăng ký quy đổi chứng chỉ Ngoại ngữ (dùng cho xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGTD và tốt nghiệp THPT) Lưu ý: Lịch dự kiến có thể thay đổi để phù hợp với kế hoạch chung của kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 7/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh: Đã tốt nghiệp THPT Phạm vi tuyển sinh: Tổ chức tuyển sinh trong cả nước Phương thức tuyển sinh Theo đề án tuyển sinh năm 2023 đã được công bố, trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1: Xét tuyển tài năng: gồm các phương thức sau Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG), cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Nguyện vọng đăng ký: Thí sinh được chọn tối đa 03 nguyện vọng tương ứng với 03 chương trình đào tạo theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3.  Xét tuyển theo chứng chỉ Quốc tế Đối tượng xét tuyển: Thí sinh có điểm trung bình chung (TBC) học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên (riêng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, lớp 12 chỉ tính học kỳ I); Có ít nhất 1 trong các chứng chỉ Quốc tế sau: SAT, ACT, A-Level, AP và IB. Nguyện vọng đăng ký: Thí sinh được chọn tối đa 03 nguyện vọng tương ứng với 03 chương trình đào tạo theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3. Xét tuyển theo Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, có điểm TBC học tập các môn văn hóa (trừ 2 môn Thể dục và GDQPAN) từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng một (01) trong những điều kiện sau: Được chọn tham dự kỳ thi HSG Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh/thành phố do Sở GD&ĐT tổ chức (hoặc tương đương do các Đại học quốc gia, Đại học vùng tổ chức) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ trong thời gian học THPT; Được chọn tham dự cuộc thi KHKT Quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức; Được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ vòng thi tháng trở lên; Có ít nhất 1 trong các chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế sau: IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương) có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 6.0 trở lên được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế – Quản lý; Học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các Trường đại học, Đại học quốc gia, Đại học vùng. Nguyện vọng đăng ký: Thí sinh được chọn tối đa 02 nguyện vọng tương ứng với 02 chương trình đào tạo theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2. Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi ĐGTD do trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Điều kiện dự tuyển:  Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp do thí sinh lựa chọn đạt từ 7,0 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42,0 trở lên). Thí sinh được chọn 1 trong 5 tổ hợp sau: Toán-Lý-Hóa; Toán-Hóa-Sinh; Toán-Lý- Ngoại ngữ; Toán-Hóa-Ngoại ngữ; Toán-Văn-Ngoại ngữ. Các tổ hợp xét tuyển dự kiến: Tổ hợp dự thi: Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh: xét tuyển tất cả các chương trình đào tạo (trừ các chương trình Ngôn ngữ Anh FL1, FL2); Tổ hợp dự thi: Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên: xét tuyển tất cả các chương trình đào tạo (trừ các chương trình Ngôn ngữ Anh FL1, FL2); Tổ hợp dự thi: Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh: xét tuyển các chương trình Elitech (chương trình tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh), các chương trình Kinh tế quản lý (mã EM), các chương trình hợp tác quốc tế, các chương trình Ngôn ngữ Anh (tiếng Anh hệ số 2) (mã FL). Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế sau: IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương) có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi sang điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp có nội dung tiếng Anh (thông qua hệ thống quy đổi của Nhà trường). Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT tổ chức. Điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,0 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42,0 trở lên), đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do Trường quy định theo tổ hợp xét tuyển. Các tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (tùy theo từng chương trình đào tạo khác nhau). Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế sau: IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương) có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi sang điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07 (thông qua hệ thống quy đổi của Nhà trường). Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Nhà trường áp dụng chính sách tuyển thẳng và ưu tiên vùng miền theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh những ngành nào? Năm nay, ngoài giữ nguyên các ngành đào tạo như mọi năm, trường còn mở rộng thêm 1 số ngành mới như hệ thống điện đa năng tái tạo, quản lý tài nguyên môi trường, vật lý y khoa,… STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Xét tuyển tài năng Theo KQ thi THPT Theo KQ kỳ thi đánh giá tư duy 1 7520114 Kỹ thuật Cơ điện tử 30 150 120 A00, A01 2 7520103 Kỹ thuật Cơ khí 25 300 175 3 7520114 Kỹ thuật Cơ điện tử (CT tiên tiến) 12 60 48 4 7520115 Kỹ thuật Nhiệt 14 162 94 A00, A01 5 7520309 Kỹ thuật Vật liệu 12 300 28 A00, A01, D07 6 7520309 KHKT Vật liệu (CT tiên tiến) 2 40 8 A00, A01 7 7520207 Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông 96 192 192 8 7520207 Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông (CT tiên tiến) 12 24 24 9 7520212 Kỹ thuật Y sinh (CT tiên tiến) 8 16 16 10 7520207 Hệ thống nhúng thông minh và IoT (CT tiên tiến) 12 24 24 A00, A01, D28 11 7480101 CNTT: Khoa học Máy tính 90 105 105 A00, A01 12 7480106 CNTT: Kỹ thuật Máy tính 60 70 70 13 7480109 Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (CT tiên tiến) 30 35 35 14 7480201 Công nghệ thông tin (Việt – Nhật) 48 96 96 A00, A01, D28 15 7480201 Công nghệ thông tin (Global ICT) 20 40 40 A00, A01 16 7480201 Công nghệ thông tin (Việt – Pháp) 8 16 16 A00, A01, D29 17 7460117 Toán – Tin 24 48 48 A00, A01 18 7340405 Hệ thống thông tin quản lý 12 24 24 19 7520201 Kỹ thuật Điện 44 88 88 20 7520216 Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hoá 125 175 200 21 7520201 Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hoá (CT tiên tiến) 10 20 20 22 7520216 Tin học công nghiệp và Tự động hóa (Chương trình Việt – Pháp PFIEV) 7 14 14 A00, A01, D29 23 7520301 Kỹ thuật Hoá học 26 312 182 A00, B00, D07 24 7440112 Hoá học 5 60 35 25 7520137 Kỹ thuật in 2 18 10 26 7520301 Kỹ thuật Hóa dược (CT tiên tiến) 8 16 16 27 7420202 Kỹ thuật Sinh học 24 48 48 A00, B00 28 7540102 Kỹ thuật Thực phẩm 40 80 80 29 7540102 Kỹ thuật Thực phẩm (CT tiên tiến) 16 32 32 30 7520320 Kỹ thuật Môi trường 6 72 42 A00, B00, D07 31 7140115 Công nghệ giáo dục 3 36 21 A00, A01, D01 32 7520401 Vật lý kỹ thuật 7 120 23 A00, A01 33 7520402 Kỹ thuật hạt nhân 1 24 5 A00, A01, A02 34 7510604 Kinh tế công nghiệp 2 24 14 A00, A01, D01 35 7510601 Quản lý công nghiệp 4 48 48 36 7340101 Quản trị kinh doanh 5 60 35 37 7340301 Kế toán 4 42 34 38 7340201 Tài chính – Ngân hàng 3 36 21 39 7340101 Phân tích kinh doanh (CT tiên tiến) 6 30 24 D07, A01, D01 40 7510601 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (CT tiên tiến) 8 40 32 41 7220201 Tiếng Anh KHKT và Công nghệ 15 135 –  D01 42 7220201 Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế 7 63 – 43 7520114 Cơ điện tử – hợp tác với ĐHCN Nagaoka (Nhật Bản) 20 60 20 A00, A01, D28 44 7520103 Cơ khí – Chế tạo máy – hợp tác với ĐH Griffith (Úc) 2 32 6 A00, A01 45 7520114 Cơ điện tử – hợp tác với ĐH Leibniz Hannover (Đức) 2 32 6 A00, A01, D26 46 7520207 Điện tử – Viễn thông – hợp tác với ĐH Leibniz Hannover (Đức) 2 24 14 47 7520201 Hệ thống điện và năng lượng tái tạo (CT tiên tiến) 10 20 20 A00, A01 48 7520209 Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện (CT tiên tiến) 8 16 16 49 7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường 2 24 14 A00, A01, D07 50 7480202 An toàn không gian số – Cyber security (CT tiên tiến) 8 12 20 A00, A01 51 7520403 Vật lý y khoa 8 32 6 A00, A01, A02 Học phí của trường Đại học Bách khoa Hà Nội là bao nhiêu Học phí các chương trình đào tạo năm 2022 của HUST như sau: Chương trình đào tạo Học phí Chương trình Đào tạo chuẩn Khoảng 22 – 28 triệu đồng/năm Chương trình ELiTECH Khoảng 40 – 45 triệu đồng/năm Chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế Khoảng 45 – 50 triệu đồng/năm Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo Công nghệ thông tin Việt – Pháp Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Khoảng 50 – 60 triệu đồng/năm Chương trình Đào tạo Quốc tế Khoảng 55 – 65 triệu đồng/năm Chương trình Troy (học 3 kỳ/năm) Khoảng 80 triệu đồng/năm Trong giai đoạn 2020-2025, mức học phí hằng năm tăng trung bình 8%. Tương đương với mức học phí dao động  trong khoảng từ 24.000.000 VNĐ đến 88.000.000 VNĐ. Nhà trường sẽ công bố mức học phí cụ thể ngay khi đề án của trường được Bộ phê chuẩn. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại: Học phí trường đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) mới nhất. Điểm chuẩn của trường Đại học Bách khoa Hà Nội chính xác nhất Điểm trúng tuyển vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội dao động từ 22 đến 29 điểm đối với phương thức lấy KQ thi THPT, đối với phương thức lấy KQ kỳ thi đánh giá tư duy, điểm chuẩn dao động từ 19 đến 25 điểm. Tên ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển  Theo KQ thi THPT Theo KQ kỳ thi đánh giá tư duy Kỹ thuật Cơ điện tử A00, A01 26.33 14.18 Kỹ thuật Cơ khí 23.50 14.18 Kỹ thuật Cơ điện tử (CT tiên tiến) 24.28 14.18 Kỹ thuật Nhiệt A00, A01 23.26 14.39 Kỹ thuật Vật liệu A00, A01, D07 23.16 14.25 KHKT Vật liệu (CT tiên tiến) A00, A01 23.16 14.25 Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông 24.50 14.05 Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông (CT tiên tiến) 24.19 16.92 Kỹ thuật Y sinh (CT tiên tiến) 23.89 15.25 Hệ thống nhúng thông minh và IoT (CT tiên tiến) A00, A01, D28 24.14 14.78 CNTT: Khoa học Máy tính A00, A01 – 22.25 CNTT: Kỹ thuật Máy tính 28.29 21.19 Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (CT tiên tiến) – 22.68 Công nghệ thông tin (Việt – Nhật) A00, A01, D28 27.25 18.39 Công nghệ thông tin (Global ICT) A00, A01 – 21.96 Công nghệ thông tin (Việt – Pháp) A00, A01, D29 – 16.26 Toán – Tin A00, A01 26.45 14.43 Hệ thống thông tin quản lý 26.54 14.44 Kỹ thuật Điện 23.05 14.40 Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hoá 27.61 17.43 Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hoá (CT tiên tiến) 25.99 17.04 Tin học công nghiệp và Tự động hóa (Chương trình Việt – Pháp PFIEV) A00, A01, D29 23.99 14.00 Kỹ thuật Hoá học A00, B00, D07 23.03 14.05 Hoá học 23.03 14.05 Kỹ thuật in 23.03 14.05 Kỹ thuật Hóa dược (CT tiên tiến) 23.70 15.35 Kỹ thuật Sinh học A00, B00 23.25 14.50 Kỹ thuật Thực phẩm 23.35 15.60 Kỹ thuật Thực phẩm (CT tiên tiến) 23.35 15.6 Kỹ thuật Môi trường A00, B00, D07 23.03 14.05 Công nghệ giáo dục A00, A01, D01 23.15 14.50 Vật lý kỹ thuật A00, A01 23.29 14.50 Kỹ thuật hạt nhân A00, A01, A02 23.29 14.00 Kinh tế công nghiệp A00, A01, D01 24.30 14.88 Quản lý công nghiệp 23.30 17.67 Quản trị kinh doanh 25.35 15.10 Kế toán 25.20 15.23 Tài chính – Ngân hàng 25.20 14.28 Phân tích kinh doanh (CT tiên tiến) D07, A01, D01 24.18 15.16 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (CT tiên tiến) 24.51 15.03 Tiếng Anh KHKT và Công nghệ D01 23.06 16.28 Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế 23.06 16.28 Cơ điện tử – hợp tác với ĐHCN Nagaoka (Nhật Bản) A00, A01, D28 25.30 19.29 Cơ khí – Chế tạo máy – hợp tác với ĐH Griffith (Úc) A00, A01 23.36 14.00 Cơ điện tử – hợp tác với ĐH Leibniz Hannover (Đức) A00, A01, D26 23.29 14.18 Điện tử – Viễn thông – hợp tác với ĐH Leibniz Hannover (Đức) 23.21 14.18 Hệ thống điện và năng lượng tái tạo (CT tiên tiến) A00, A01 23.55 14.40 Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện (CT tiên tiến) 24.71 17.73 Quản lý tài nguyên và môi trường A00, A01, D07 23.03 14.00 An toàn không gian số – Cyber security (CT tiên tiến) A00, A01 – 20.58 Vật lý y khoa A00, A01, A02 23.29 14.00 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 1.5 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Mức điểm chuẩn của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là bao nhiêu Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Sinh viên được đào tạo với chương trình tiên tiến tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Nhà trường luôn cập nhập những tri thức và phương pháp mới áp dụng vào việc giảng dạy. Trường đại học tạo dựng môi trường năng động, sáng tạo giúp những sinh viên có tài năng thể hiện. Ngoài ra còn hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và làm việc Tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Hà Nội có dễ xin việc không? Đại học Bách khoa Hà Nội là trường có sinh viên tốt nghiệp tìm được việc ngay thuộc vào loại cao. Hầu như 90% sinh viên ra trường đều đi làm đúng ngành nghề. Sinh viên theo học tại trường chỉ cần cố gắng học tập thật tốt thì cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với chuyên ngành là một điều không quá khó khăn. Review đánh giá trường Đại học Bách khoa Hà Nội có tốt không? Từ khi thành lập đến nay, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo ra nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Trường được vinh danh là ngôi trường trọng điểm của Quốc gia và được vinh hạnh chọn là nơi in sao đề thi đại học của cả nước. Đây là ngôi trường đầu tiên và lớn nhất về đào tạo kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam. Đội ngũ giảng viên của Trường có trình độ đào tạo tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là một ngôi trường lý tưởng dành cho những bạn đam mê lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ trong cả nước. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Kinh doanh và quản lý, Kỹ Thuật, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Môi Trường và Bảo vệ Môi Trường, Nhân văn, Toán và Thống Kê Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
621
2022-08-20
OVSF
Trường Sĩ quan Đặc công
Review Trường Sĩ quan Đặc công (OVSF) có tốt không? Trường Sĩ quan Đặc công là một trường đào tạo Sĩ quan trực thuộc Binh chủng Đặc công, là một trong những cái “nôi” đào tạo nên lớp lớp cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan và nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho binh chủng đặc công và các đơn vị trong toàn quân. 8.2Xuất sắc Top 200 Thị trấn Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Nội 0433.840.625 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9 Cơ sở vật chất8 Môi trường HT8.5 Hoạt động ngoại khoá7 Cơ hội việc làm9 Tiến bộ bản thân8.5 Thủ tục hành chính7 Quan tâm sinh viên8 Hài lòng về học phí9 Sẵn sàng giới thiệu8 Bạn có ước mơ muốn trở thành một sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam? Bạn đang muốn tìm hiểu về trường Sĩ quan Đặc công? Hôm nay, ReviewEdu.net sẽ cung cấp đến cho bạn những thông tin chi tiết về trường Sĩ quan Đặc công này. Thông tin chung Tên trường: Trường Sĩ quan Đặc công  (tên tiếng Anh: Officer of the Vietnamese Special Forces (OVSF)) Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Nội Website: http://tsqdc.edu.vn/  Mã tuyển sinh: DCH Số điện thoại tuyển sinh: 043 3.840.625 Email: [email protected]  Facebook: www.facebook.com/TruongSiQuanDacCong  Lịch sử phát triển Ngày 20 tháng 7 năm 1967, Tổng Tham mưu trưởng ra quyết định thành lập Trường Bổ túc cán bộ Đặc công trực thuộc Bộ Tư lệnh Binh chủng. Đây là lực lượng cần thiết đáp ứng nhu cầu về đội ngũ cán bộ để xây dựng và phát triển đất nước. Đến ngày 12/2/1974, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định chuyển Trường bổ túc cán bộ Đặc công thành Trường sĩ quan Đặc công. Mục tiêu phát triển Mục tiêu phát triển là xây dựng nhà trường chính quy mẫu mực, có môi trường văn hóa lành mạnh, nhà trường vững mạnh toàn diện, thực hiện nghiêm pháp lệnh của nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc chống thù trong, địch ngoài. Vì sao nên theo học tại Trường Sĩ quan Đặc công (OVSF)? Đội ngũ cán bộ Hiện nay, tổng số giảng viên cơ hữu của trường là 288 giảng viên. Trong đó, có 07 giảng viên đạt trình độ tiến sĩ, 61 thạc sĩ và 220 giảng viên có trình độ đại học. Đây là đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy. Cơ sở vật chất Tổng diện tích đất của trường là 525.535 m2. Trong đó, diện tích xây dựng hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, phòng thí nghiệm, thực hành là 28.600 m2. Các hội trường phòng học, phòng thực hành… Được trang bị đầy đủ các thiết bị như máy tính, máy chiếu, các thiết bị cần thiết khác. Phục vụ cho công tác học tập được hiệu quả nhất. Thông tin tuyển sinh của Trường Sĩ quan Đặc công (OVSF) Thời gian xét tuyển Trường Sĩ quan đặc công tổ chức sơ tuyển từ ngày 1/3 – 25/4/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian đăng ký sơ tuyển sẽ từ đầu tháng 3/ 2023 đến cuối tháng 4/2023. Thời gian xét tuyển dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 7/2023 đến cuối tháng 9/2023. Đối tượng tuyển sinh Tuyển các thí sinh Nam trong cả nước. Các thí sinh là binh sĩ, hạ sĩ quan đang thực hiện nghĩa vụ quân sự có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên. Nam thanh niên ngoài quân đội, quân nhân đã xuất ngũ có nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Công nhân, viên chức thuộc bộ quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên. Phạm vi tuyển sinh Trường tổ chức tuyển sinh trong phạm vi cả nước. Phương thức tuyển sinh Trường tuyển sinh dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Năm học 2023 – 2024, trường sẽ dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển: Trường Sĩ quan Đặc công chỉ tiếp nhận hồ sơ của những thí sinh đã qua sơ tuyển, dự thi tốt nghiệp THPT sau đó lấy kết quả đó để tham gia xét tuyển vào trường.  Đợt 1 trường chỉ tuyển sinh hệ đại học quân sự. Đới với những thí sinh đạt sơ tuyển, đăng ký nguyện vọng 1 vào trường, các nguyện vọng khác thí sinh được quyền đăng ký ngoài quân đội hoặc hệ dân sự của trường. Trường hợp thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 hệ quân sự thì sẽ được xét tuyển sang các nguyện vọng tiếp theo. Trường Sĩ quan Đặc công học mấy năm? Đào tạo 4 năm Trường Sĩ quan Đặc công học có dễ ra trường không? Trường Sĩ quan Đặc công học có dễ ra trường không điều này phụ thuộc vào khả năng học tập của bạn Trường Sĩ quan Đặc công tuyển sinh các ngành nào? Trường Sĩ quan Đặc công chỉ tuyển sinh một ngành duy nhất đó là ngành chỉ huy tham mưu Đặc công. Do đặc thù của ngành học nên OVSF chỉ dự kiến tuyển 60 thí sinh. Trong đó thí sinh có hộ khẩu thường trú khu vực phía Bắc với 39 chỉ tiêu. Còn thí sinh có hộ khẩu thường trú khu vực phía Nam với 21 chỉ tiêu. Cụ thể: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển 1 7860207 Chỉ huy tham mưu Đặc công 60 A00, A01 – Thí sinh có hộ khẩu thường trú khu vực phía Bắc 39 – Thí sinh có hộ khẩu thường trú khu vực phía Nam 21 Điểm chuẩn trường Sĩ quan Đặc công chính xác nhất Dự kiến năm 2023, Trường Sĩ Quan Đặc Công sẽ tăng điểm đầu vào theo kết quả thi THPT và theo kết quả đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia so với đầu vào năm 2022, khoảng 1- 2 điểm. Xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT: Tổ hợp môn Điểm chuẩn Thí sinh Nam miền Bắc A00, A01 24,00 Thí sinh Nam miền Nam A00, A01 20,15 Xem thêm: Điểm chuẩn trường Sĩ quan Đặc Công chính xác nhất Học phí của trường Sĩ quan Đặc công là bao nhiêu? Trường Sĩ quan Đặc công (OVSF) là một trường quân đội thuộc Bộ Quốc phòng. Trường tập trung đào tạo các cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan và nhân viên chuyên môn kĩ thuật cho binh chủng đặc công phục vụ Quân Đội Việt Nam.  Theo quy định của Luật giáo dục, học viên khi theo học tại đây sẽ được miễn hoàn toàn học phí. Xem thêm: Học phí trường Sĩ quan Đặc Công chính xác nhất Trường Sĩ quan Đặc xét tuyển học bạ cần những gì? Hiện tại thì trường vẫn chỉ xét tuyển theo đúng một phương thức này. Chưa có quyết định xét tuyển bằng học bạ. Xem thêm: Trường Sĩ quan Đặc Công xét tuyển học bạ mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại trường Khi trở thành học viên của những trường OVSF. Bạn sẽ được trang bị mọi vật dụng cần thiết từ chăn màn, quân phục, giày dép và những đồ dùng cá nhân khác. Đặc biệt, bạn không những không phải đóng tiền học phí mà mỗi tháng còn được trợ cấp một khoản tiền nhỏ. Ngoài ra, bạn sẽ sống và làm việc trong một môi trường quân đội.  Trong trường, ngoài việc học tập, học viên được rèn luyện toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, nếp sống, sinh hoạt chính quy theo kỷ cương điều lệnh quân đội. Tốt nghiệp Trường  Sĩ quan Đặc công có dễ xin việc không? 100% Học viên theo học tại trường sẽ được bố trí công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp.  Vậy nên nếu đã là học viên của trường OVSF thì các bạn hoàn toàn không cần phải chú ý và quan tâm đến phải tự tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Review đánh giá Trường Sĩ quan Đặc công có tốt không? Có thể nhận định rằng đây là một môi trường quân đội tốt để ta rèn luyện bản thân, trở thành người lính đặc công hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Nếu bạn thực sự yêu thích và muốn trở thành một sĩ quan chỉ huy tham mưu, được cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ đất nước thì ngay bây giờ bạn hãy cố gắng học tập và rèn luyện sức khỏe tốt để có thể tham gia học tập tại ngôi trường này. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành An Ninh, Quốc Phòng Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
622
2023-01-03
LTVU
Đại học Lương Thế Vinh
Review Đại học Lương Thế Vinh (LTVU) có tốt không? Đại học Lương Thế Vinh tuy có tuổi đời non trẻ, nhưng với lợi thế đào tạo đa ngành, đa hệ, trường đã ngày càng chiếm được lòng tin của quý phụ huynh và các bạn thí sinh. Với những nỗ lực trong giảng dạy, nghiên cứu của nhà trường, LTVU phấn đấu sẽ sớm trở thành một trong những trung tâm đào tạo giáo dục có uy tín trong khu vực 7.4Tốt Top 200 Phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định (0228) 3680.186 Ưu điểm nổi bật Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên6.5 Cơ sở vật chất9.4 Môi trường HT6.7 Hoạt động ngoại khoá7.1 Cơ hội việc làm6.5 Tiến bộ bản thân7.0 Thủ tục hành chính6.9 Quan tâm sinh viên7.2 Hài lòng về học phí9.8 Sẵn sàng giới thiệu6.8 Đại học Lương Thế Vinh là cơ sở đào tạo đa ngành ngoài công lập có trụ sở tại tỉnh Nam Định. Đây là trường Đại học có tuổi đời thành lập chưa cao nên thông tin về trường hầu như rất ít. Để giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về LTVU, bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp như: Trường tuyển sinh những ngành gì? Học phí có cao không? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu nhé! Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Lương Thế Vinh (tên viết tắt: LTVU hay Lương Thế Vinh University) Địa chỉ: Phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định Website: http://www.ltvu.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/DHLuongTheVinh/ Mã tuyển sinh: DTV Email: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: (0228).3680.186 Lịch sử phát triển Trường được thành lập vào 5/12/2003 theo quyết định 259/2003/QĐ-TTg và trực thuộc quyền quản lý của Bộ GD&ĐT Việt Nam. LTVU từ lâu đã tổ chức đào tạo nhiều hệ từ cao học, đại học, liên thông CĐ – Đại học, liên thông trung cấp – CĐ… Đó là lợi thế giúp trường mở rộng quy mô giảng dạy, đáp ứng hầu hết nhu cầu học tập của thí sinh và chiếm được lòng tin của mọi người. Đến 2/10/2018, trường chính thức đổi sang hoạt động theo hình thức tư thục, đánh dấu một sự thay đổi lớn trong quá trình xây dựng LTVU. Mục tiêu phát triển LTVU phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo đa ngành, đa trình độ có uy tín tại khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng nói riêng và trong cả nước nói chung. Trong những năm gần đây, trường luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng chuyên môn vững vàng phục vụ cho nhu cầu thị trường lao động trong nước. Vì sao nên theo học tại trường Đại học dân lập Lương Thế Vinh? Đội ngũ cán bộ Đại học Lương Thế Vinh sở hữu đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng có học vấn cao. Hiện nay, trong số cán bộ nhân viên trực thuộc của trường có 2 giáo sư, 7 phó giáo sư, 11 tiến sĩ và 180 thạc sĩ luôn sẵn sàng cống hiến giảng dạy hết mình. Cơ sở vật chất LTVU có tổng diện tích lên đến 6,7ha. Trong đó, nhà trường đã xây dựng các tòa nhà hành chính, giảng đường, thư viện, xưởng thực hành – thí nghiệm… phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học với 14.000m2. Đây là con số cho thấy mặt bằng hạ tầng của trường vô cùng khang trang, rộng rãi. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học dân lập Lương Thế Vinh Thời gian xét tuyển Thời gian nhận ĐKXT sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 7/2023 đến cuối tháng 9/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Thi sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định. Tuyển sinh trên phạm vi cả nước Phương thức tuyển sinh Xét tuyển sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT. Xét tuyển dựa vào kết quả đánh giá năng lực. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Đối với phương thức xét tuyển sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Có tổng điểm 3 môn thi của tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (theo quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT) đạt từ 15,00 điểm trở lên và không có môn thi nào có điểm dưới 3,5. Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; Có tổng điểm trung bình cả năm học lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (theo quy chế tuyển sinh của Bô GDĐT) đạt từ 15,0 điểm trở lên trong đó không có môn nào có điểm trung bình nhỏ hơn 3,5 điểm; Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả đánh giá năng lực: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Thí sinh viết bài luận về lý do chọn ngành học tại trường Đại học Lương Thế Vinh của mình cộng với những minh chứng xác nhận hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng (Hiến máu nhân đạo, từ thiện, tham gia nhóm công tác xã hội,…). Kiểm tra năng lực bằng trắc nghiệm khách quan. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển đối với những đối tượng được ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại học Lương Thế Vinh là trường công hay tư? LTVU là trường được đặt tên theo một nhà toán học Việt Nam thời Hậu Lê, đang dần chuyển sang loại hình tư thục Đại học Lương Thế Vinh học trong bao lâu? Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy là 8 học kỳ, tương đương 04 năm học Đại học Lương Thế Vinh học dễ ra trường không? Tùy theo trình độ và năng lực của mỗi người sẽ có cảm nhận đánh giá khác nhau về chương trình học, chất lượng đào tạo của trường. Tiêu chuẩn đầu ra của trường là thước đo đánh giá năng lực sinh viên sau tốt nghiệp Trường Đại học dân lập Lương Thế Vinh tuyển sinh các ngành nào? Năm học mới này, Đại học Lương Thế Vinh xét tuyển các ngành sau đây. Stt Ngành đào tạo Chuyên ngành Mã ngành Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu 1 Kế toán – Kế toán tổng hợp – Kế toán doanh nghiệp – Kế toán kiểm toán 7340301 A00; A01; C01. 240 2 Quản trị kinh doanh – Quản trị kinh doanh tổng hợp – Quản trị kinh doanh Du lịch – Quản trị kinh doanh thương mại – Quản trị Nhân lực 7340101 A00; A01; C01. 240 3 Kỹ thuật xây dựng – Công nghệ Xây dựng dân dụng & Công nghiệp – Công nghệ Xây dựng công trình 7580201 A00; A01; C01. 240 4 Công nghệ thông tin – Mạng và truyền thông – Hệ thống thông tin – An toàn thông tin – Kỹ thuật phần mềm 7480201 A00; A01; C01. 184 5 Thú y Bác sĩ Thú y 7640101 B00; B03; A02 240 6 Ngôn ngữ Anh Ngôn ngữ Anh 7220201 D01; D07; D14, C00 120 7 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 7510301 A00; A01; C01. 120 Học phí của trường Đại học dân lập Lương Thế Vinh là bao nhiêu Học phí trường Đại học Lương Thế Vinh năm 2022 như sau: Khối ngành kinh tế: 300.000 đồng/tín chỉ ~ 4.500.000 đồng/học kỳ Khối ngành Công nghệ, Kỹ thuật, Ngôn ngữ: 320.000 đồng/tín chỉ ~ 4.800.000 đồng/học kỳ Dựa trên mức tăng trưởng học phí trong những năm trở lại đây. Dự kiến năm 2023, học phí của trường LTVU sẽ tăng khoảng từ 5% đến 10% so với năm 2022 trước đó. Tương đương học phí cho cả năm đối với mỗi sinh viên sẽ dao động từ 10.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ/học kỳ. Xem thêm: Học phí Trường Đại học Lương Thế Vinh (LTVU) mới nhất Điểm chuẩn của trường Đại học dân lập Lương Thế Vinh chính xác nhất Mức điểm chuẩn của Đại học Lương Thế Vinh năm 2022 cho tất cả các chuyên ngành theo phương thức xét điểm thi THPTQG như sau: Stt Ngành đào tạo Chuyên ngành Mã ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn 1 Kế toán – Kế toán tổng hợp – Kế toán doanh nghiệp – Kế toán kiểm toán 7340301 A00; A01; C01. 13 2 Quản trị kinh doanh – Quản trị kinh doanh tổng hợp – Quản trị kinh doanh Du lịch – Quản trị kinh doanh thương mại – Quản trị Nhân lực 7340101 A00; A01; C01. 13 3 Kỹ thuật xây dựng – Công nghệ Xây dựng dân dụng & Công nghiệp – Công nghệ Xây dựng công trình 7580201 A00; A01; C01. 13 4 Công nghệ thông tin – Mạng và truyền thông – Hệ thống thông tin – An toàn thông tin – Kỹ thuật phần mềm 7480201 A00; A01; C01. 13 5 Thú y Bác sĩ Thú y 7640101 B00; B03; A02 13 6 Ngôn ngữ Anh Ngôn ngữ Anh 7220201 D01; D07; D14, C00 13 7 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 7510301 A00; A01; C01. 13 8 Tài chính – Ngân hàng 7340201 A00; A01; C01. 13 9 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 7580205 A00; A01; C01. 13 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Lương Thế Vinh mới nhất Trường Đại học Lương Thế Vinh xét học bạ cần những gì? Năm 2022, Đại học Lương Thế Vinh tuyển sinh khoảng 2.265 chỉ tiêu. Đối tượng tuyển sinh là thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự kiến chỉ tiêu của năm 2023 sẽ khoong thay đổi gì nhiều so với năm 2022. Thủ tục hồ sơ và phương thức đăng ký xét tuyển Phương thức nộp hồ sơ xét tuyển và thủ tục giấy tờ xét học bạ tương tự như năm 2022 Thời gian xét tuyển Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển: từ tháng 03 năm 2022. Thời gian xét học bạ năm 2023 – 2024 của trường dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 3/2023 đến cuối tháng 6/2023. Mức điểm xét học bạ của Đại học Lương Thế Vinh STT Ngành đào tạo  Mã ngành  Chỉ tiêu  Tổ hợp xét tuyển  Điểm xét học bạ THPT 1 Kế toán  7340301 260 A00; A01; C01 Tổng điểm trung bình cả năm học lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (theo quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT) đạt từ 15.0 điểm trở lên. 2 Quản trị kinh doanh  7340101 260 A00; A01; C01 3 Kỹ thuật xây dựng  7580201 260 A00; A01; C01 4 Công nghệ thông tin  7480201 260 A00; A01; C01 5 Thú y  7640101 260 B00, B03 A02 6 Ngôn ngữ Anh  7220201 160 D01; D07; D14; C00 7 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử  7510301 160 A00; A01; C01 8 Tài chính – Ngân hàng  7340201 160 A00; A01; C01 9 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 7580205 160 A00; A01; C01 Mức điểm chuẩn học bạ dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Xét học bạ Đại học Lương Thế Vinh mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Cơ sở vật chất hiện đại và chất lượng, lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị phục vụ nhu cầu của sinh viên. Giảng viên nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm tận tình với nghề giáo. Áp dụng chính xác miễn giảm học phí cho sinh viên khó khăn.  Chất lượng đào tạo của trường vô cùng tốt, đào tạo đa ngành, nghiên cứu giảng dạy theo hướng mới. Nâng cao sự sáng tạo của sinh viên. Tốt nghiệp trường Đại học dân lập Lương Thế Vinh có dễ xin việc không? Mặc dù Đại học dân lập Lương Thế Vinh có tuổi đời còn trẻ, tuy nhiên chất lượng giảng dạy rất tốt được phụ huynh tin tưởng. Hầu hết các sinh viên ra trường đều thuận lợi đi thực tập hoặc làm việc tại các doanh nghiệp. Cơ hội việc làm khá cao vì khi theeo học tại trường, sinh viên đã được trang bị những kỹ năng và kiến thức để có thể làm việc tại các cơ sở doanh nghiệp trên cả nước. Review Đánh giá Đại học Lương Thế Vinh có tốt không? Đại học Lương Thế Vinh tuy có tuổi đời non trẻ, nhưng với lợi thế đào tạo đa ngành, đa hệ, trường đã ngày càng chiếm được lòng tin của quý phụ huynh và các bạn thí sinh. Với những nỗ lực trong giảng dạy, nghiên cứu của nhà trường, LTVU phấn đấu sẽ sớm trở thành một trong những trung tâm đào tạo giáo dục có uy tín trong khu vực Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Kiến Trúc và Xây Dựng, Kinh doanh và quản lý, Nhân văn, Thú Y Tỉnh/thành phố Miền Bắc, Nam Định
623
2022-12-23
TUU
Trường Đại học Công đoàn
Review Trường Đại học Công đoàn (TUU) có tốt không? Trường Đại học Công đoàn được biết đến là trường đại học lâu đời của Việt Nam. Là một trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT và Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong suốt 75 năm qua, trường đã cố gắng phấn đấu phát triển và đạt được nhiều thành tích đáng chú ý. Nếu như bạn là một thí sinh đang loay hoay trong việc chọn trường học thì hãy tham khảo bài viết sau đây nhé. 7.3Tốt top 200 Số 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội 0943.857.3204 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.0 Cơ sở vật chất6.8 Môi trường HT7.2 Hoạt động ngoại khoá7.4 Cơ hội việc làm7.0 Tiến bộ bản thân7.5 Thủ tục hành chính7.5 Quan tâm sinh viên7.8 Hài lòng về học phí7.2 Sẵn sàng giới thiệu7.6 Trường Đại học Công đoàn được biết đến là trường đại học lâu đời của Việt Nam. Là một trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT và Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong suốt 75 năm qua, trường đã cố gắng phấn đấu phát triển và đạt được nhiều thành tích đáng chú ý. Nếu như bạn là một thí sinh đang loay hoay trong việc chọn trường học thì hãy cùng Reviewedu.net tham khảo bài viết sau đây nhé. Thông tin chung Tên trường: Đại học Công đoàn (Tên viết tắt: TUU – Trade Union University) Địa chỉ: Số 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội Website: http://www.dhcd.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/tuu.com.vn Mã tuyển sinh: LDA Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0943.857.3204 Lịch sử phát triển Tính đến nay trường đã hoạt động được 75 năm, được thành lập vào ngày 15/5/1946. Dấu mốc quan trọng đánh dấu vị thế của trường là vào ngày 19/5/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành quyết định về việc đổi tên Trường Cao cấp Công đoàn thành Trường Đại học Công đoàn. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, trường đã phấn đấu phát triển trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu chất lượng cao, góp phần vào sự nghiệp phát triển của dân tộc. Mục tiêu phát triển Đại học Công đoàn phấn đấu đến năm 2030 sẽ trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín trong khu vực về công dân, công đoàn, quan hệ lao động, an toàn, vệ sinh lao động. Đào tạo sinh viên năng động, sáng tạo, có khả năng sống và làm việc trong môi trường cạnh tranh. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Công Đoàn? Đội ngũ cán bộ Tính đến năm nay, tổng số cán bộ, giảng viên giảng dạy tại trường là 256 người. Trong đó có 6 Phó giáo sư, 179 Thạc sĩ, 69 Tiến sĩ và 2 giảng viên trình độ đại học. Cơ sở vật chất Diện tích đất của trường Đại học Công đoàn là 271.466 m2. Số phòng học, hội trường, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu, phòng đa năng là 99 phòng, chiếm 56.250 m2. Sinh viên sau khi nhập học sẽ được ở tại ký túc xá của nhà trường với 380 phòng (6 – 8 chỗ/phòng). Thống kê các phòng thực hành như sau: Phòng thực hành: Kế toán, Tiếng Anh, Tin học Phòng tập Đa Năng: Giáo dục thể chất Tất cả các phòng học đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, âm thanh, internet và các dụng cụ phòng tập. Tổng số học liệu (sách, tạp chí, ebook, cơ sở dữ liệu điện tử) tại thư viện trường lên đến 133.231 đầu sách. Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Công Đoàn Chính sách xét tuyển Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (học bạ). Xét tuyển theo đơn đặt hàng. Thời gian xét tuyển Thời gian; hình thức nhận ĐKXT đợt 1 theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.  Xét tuyển đợt bổ sung (nếu có): Theo quy định của Trường Đại học Công đoàn (Nhà trường sẽ có thông báo cụ thể trên website. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đại học Công đoàn tổ chức tuyển sinh trên toàn quốc đối với tất cả thí sinh đã tốt nghiệp THPT theo Quy định của Bộ GD&ĐT. Phương thức tuyển sinh Theo như đề án tuyển sinh năm 2023 đã được công bố, trường tuyển sinh ở 2 phương thức: Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT năm 2023 Phương thức 2: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (học bạ). Phương thức 4: Xét tuyển theo đơn đặt hàng. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Nhà trường sẽ công bố sau khi có kết quả thi THPT năm 2023 đối với các thí sinh đã dự thi. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Trường Đại học Công đoàn thực hiện chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Trường Đại học Công đoàn thực hiện chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.  Trường Đại học Công đoàn là trường công hay tư? Trường Đại học Công đoàn là một trường đại học công lập lâu đời trong hệ thống Đại học Việt Nam. Trường Đại học Công đoàn học trong bao lâu? Thời gian đào tạo trình độ đại học kéo dài từ 4-6 năm học tùy theo ngành nghề mà sinh viên theo học. Một năm có 2 học kỳ. Ngoài 2 học kỳ chính, một số trường còn mở thêm học kỳ hè Trường Đại học Công đoàn học dễ ra trường không Tùy theo trình độ và năng lực của mỗi người sẽ có cảm nhận đánh giá khác nhau về chương trình học, chất lượng đào tạo của trường. Tiêu chuẩn đầu ra của trường là thước đo đánh giá năng lực sinh viên sau tốt nghiệp Trường Đại học Công đoàn tuyển sinh những ngành nào? Trường tổ chức tuyển sinh với tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 1580 sinh viên ở 9 ngành đào tạo. Các ngành tuyển sinh của trường là bảo hộ lao động, quản trị kinh doanh, luật,… STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển 1 7850201 Bảo hộ lao động 150 A00, A01, D01 2 7340101 Quản trị kinh doanh 340 3 7340404 Quản trị nhân lực 220 4 7340301 Kế toán 220 5 7340201 Tài chính – Ngân hàng 160 6 7340408 Quan hệ lao động 150 7 7310301 Xã hội học 200 A01, C00, D01 8 7760101 Công tác xã hội 200 9 7380101 Luật 160 Học phí của trường Đại học Công Đoàn là bao nhiêu Học phí trường Đại học Công Đoàn năm 2022 như sau: Nhóm ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Quản trị nhân lực, Quan hệ lao động, Luật: 12.300.000 đồng/năm học Ngành Bảo hộ lao động, Công tác xã hội, Xã hội học, Du lịch, Ngôn ngữ Anh: 11.800.000 đồng/năm học. Khối ngành đào tạo chất lượng cao: Bằng 2 lần so với chương trình chính quy. Dựa theo học phí TUU những năm trước, dự kiến năm 2023 TUU sẽ tăng 10%, tương đương: Nhóm ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Quản trị nhân lực, Quan hệ lao động, Luật: 13.530.000 đồng/năm học Ngành Bảo hộ lao động, Công tác xã hội, Xã hội học, Du lịch, Ngôn ngữ Anh: 12.980.000 đồng/năm học. Khối ngành đào tạo chất lượng cao: Bằng 2 lần so với chương trình chính quy. Xem thêm: Học phí Đại học Công đoàn mới nhất  Điểm chuẩn trường Đại học Công đoàn chính xác nhất Năm 2022, Đại học Công đoàn sẽ tăng điểm đầu vào theo kết quả thi THPT và theo kết quả đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia. Cụ thể: STT Chuyên ngành Tên ngành Mã ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú 1 Quản trị nhân lực 7340404 A00, A01, D01 23.3 Điểm thi TN THPT 2 Quản trị kinh doanh 7340101 A00, A01, D01 23.25 Điểm thi TN THPT 3 Tài chính – Ngân hàng 7340201 A00, A01, D01 23.5 Điểm thi TN THPT 4 Bảo hộ lao động 7850201 A00, A01, D01 15.3 Điểm thi TN THPT 5 Quan hệ lao động 7340408 A00, A01, D01 15.3 Điểm thi TN THPT 6 Công tác xã hội 7760101 A01, C00, D01 19 Điểm thi TN THPT 7 Xã hội học 7310301 A01, C00, D01 15.3 Điểm thi TN THPT 8 Kế toán 7340301 A00, A01, D01 23.6 Điểm thi TN THPT 9 Luật 7380101 A01, C00, D01 26.1 Điểm thi TN THPT 10 Du lịch 7810101 D01, D14, D15, XDHB 21 Học bạ 11 Ngôn ngữ Anh 7220201 D01, D14, D15, XDHB 24 Học bạ 12 Ngôn ngữ Anh 7220201 D01, D14, D15 20.5 Điểm thi TN THPT Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Công đoàn mới nhất Trường Đại học Công đoàn (TUU) xét học bạ cần những gì? Thời gian xét tuyển Trường bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 21/02/2022 và các đợt sau nếu còn chỉ tiêu xét tuyển. Thời gian xét học bạ năm 2023 – 2024 của trường dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 2/2023 đến cuối tháng 6/2023 Thủ tục hồ sơ xét tuyển Tương tự như năm 2022. Mức điểm của Trường Đại học Công đoàn (TUU) Dự kiến, mức điểm xét tuyển năm 2023 của Đại học Công đoàn sẽ tăng khoảng từ 1 – 2 điểm so với mức điểm của năm 2022. Xem thêm: Trường Đại học Công Đoàn xét học bạ cần những gì? Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Có thể bạn chưa biết. Trường có Cổng Thông tin việc làm Trường Đại học Công đoàn, là dự án hợp tác giữa  Trường Đại học Công đoàn và Công ty cổ phần CareerBuilder . Đây là cổng thông tin điện tử nhằm cung cấp cho sinh viên, cựu sinh viên Trường Đại học Công đoàn thông tin tuyển dụng, thực tập, kỹ năng nghề nghiệp, xu hướng của thị trường lao động…  Sinh viên có thể khởi tạo tài khoản để cập nhật các thông tin về kỹ năng, sở thích nghề nghiệp, thông tin cá nhân, để CareerBuilder gửi thông tin việc làm từ cơ sở dữ liệu đa dạng của mình. Tốt nghiệp trường Đại học Công Đoàn có dễ xin việc không? Như đã nói ở trên trường Đại học Công đoàn và CareerBuilder cùng đăng tải thông tin việc làm tới sinh viên. Nhà trường đăng tải các thông tin việc làm do các đối tác của Trường cung cấp. CareerBuilder đăng tải các thông tin tuyển dụng từ các đối tác của công ty phù hợp với chuyên môn các ngành do Trường Đại học Công đoàn đào tạo.  Cổng thông tin việc làm là giải pháp thực hiện cam kết của Trường Đại học Công đoàn trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Giải pháp này cũng giúp sinh viên tốt nghiệp của trường Trường có thể tiếp cận với nguồn dữ liệu tuyển dụng rất lớn của các doanh nghiệp trên toàn quốc. Review đánh giá trường Đại học Công đoàn có tốt không? Trong suốt 75 năm thành lập, trường đã gặt hái được nhiều thành tựu được Nhà nước công nhận. Đây là một trường đại học chuyên đào tạo đội ngũ cán bộ xã hội cho Nhà nước. Với sự dày dặn kinh nghiệm của một trường đại học tồn tại lâu đời, trường Đại học Công đoàn tự hào về chất lượng đào tạo cũng như đội ngũ cán bộ giảng viên ưu tú, có năng lực, cơ sở vật chất được đầu tư khang trang. Đây như là cái nôi ươm mầm ra nhiều tài năng phục vụ cho Đất nước. Trường đã và đang là điểm đến của các thí sinh miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Trong tương lai, trường Đại học Công đoàn cố gắng phấn đấu hơn nữa để trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao trong cả nước. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh và quản lý, Nhân văn, Pháp Luật Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
624
2023-03-20
QUI
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
Review Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (QUI) có tốt không? Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (tên tiếng Anh: Quang Ninh University of Industry) là trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Công thương, trụ sở của Trường được đặt tại phường Yên Thọ, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo nguồn nhân lực Đại học và sau đại học, cao đẳng… với các chuyên ngành như: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện – điện tử, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá… 7.9Tốt Top 200 Cơ sở 1: xã Yên Thọ - thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Cơ sở 2: Phường Minh Thành - Thị xã Quảng Yên - Tỉnh Quảng Ninh 0203.3871.292 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.5 Cơ sở vật chất8 Môi trường HT9 Hoạt động ngoại khoá8 Cơ hội việc làm7.5 Tiến bộ bản thân7.5 Thủ tục hành chính8.5 Quan tâm sinh viên7 Hài lòng về học phí9 Sẵn sàng giới thiệu6.5 Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh là một trường đào tạo các ngành như: Ngành Công nghệ thông tin, điện tử, trắc địa mỏ, công nghệ khai thác khoáng sản… Nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và phục vụ cho cả nước nói chung. Bài viết sau sẽ mang đến cho bạn những thông tin tổng quan hơn về trường cũng như thông tin tuyển sinh của trường trong năm học mới này nhé. Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu nhé! Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (tên tiếng Anh: Quang Ninh University of Industry (QUI)) Địa chỉ: Cơ sở 1: xã Yên Thọ – thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Cơ sở 2: Phường Minh Thành – Thị xã Quảng Yên – Tỉnh Quảng Ninh Website: http://www.qui.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/daihoccnqn/ Mã tuyển sinh: DDM Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0203.3871.292 Lịch sử phát triển Trường Kỹ thuật trung cấp Mỏ là tiền thân của trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Ngày 24/7/1996, trường được nâng cấp trường thành trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ. Đến ngày 25/12/2007, Thủ tướng chính phủ ký quyết định nâng cấp trường Cao đẳng thành trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Sau 61 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo ra hơn 60.000 cán bộ và công nhân kỹ thuật; bồi dưỡng hơn 1000 cán bộ chỉ huy sản xuất phục vụ cho 38 tỉnh thành… Bên cạnh đó nhà trường còn dành được nhiều thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo. Mục tiêu phát triển Nhà trường tiến hành đổi mới cơ bản và toàn diện nhằm mang lại cho cán bộ, giảng viên trong trường một môi trường thuận lợi để có thể phát huy toàn bộ năng lực và trí tuệ của mình cho việc đào tạo. Việc đổi mới này còn tạo cho sinh viên môi trường học tập, nghiên cứu khang trang hiện đại nhằm nâng cao chất lượng và tiếp cận với những kiến thức mới. Phấn đấu xây dựng thành một trường đại học tiên tiến của Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học chất lượng cao. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh? Đội ngũ cán bộ Hiện nay trường có 260 cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức. Trong đó có 170 giảng viên là các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ và 41 giảng viên đã tốt nghiệp và tu nghiệp ở nước ngoài, các quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Cơ sở vật chất QUI có 2 cơ sở với diện tích khá rộng và cơ sở vật chất đều được trang bị đầy đủ và hiện đại. Cơ sở 1: Có diện tích đất sử dụng 10,27ha. Trong khu đào tạo có 80 phòng học lý thuyết, 21 phòng học chuyên dụng, 03 phòng tin học với hơn 400 máy tính. Hệ thống mạng được bao phủ trong toàn trường. Nhà trường đã xây dựng xưởng cơ khí – cơ điện phục vụ cho sinh viên thực hành, sân bóng đá, nhà rèn luyện thể chất. Trung tâm thông tin – Thư viện rộng lớn với diện tích 1.475 m2 được trang bị thiết bị tiên tiến, hiện đại. Ký túc xá được xây dựng khép kín với đầy đủ tiện nghi phục vụ cho hơn 1500 sinh viên. Cơ sở 2: Dự kiến là trụ sở chính của Nhà trường dùng để phục vụ cho công tác đào tạo đại học và sau đại học. Diện tích đất được sử dụng là 50ha gồm nhiều hạng  mục công trình đã được Chính Phủ phê duyệt. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Chính sách xét tuyển Sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2022. Sử dụng kết quả học tập THPT (học bạ THPT) để xét tuyển. Thí sinh tốt nghiệp THPT, có tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 và học kỳ I lớp 12 hoặc năm học lớp 12 ba môn học bạ trong tổ hợp xét tuyển Xét tuyển thẳng học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia và các cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia, Quốc tế. Chính sách xét tuyển của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Thời gian xét tuyển Xét tuyển thẳng/xét kết quả thi THPT: Theo thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xét học bạ THPT: Đợt 1: 01/01 – 01/05/2022 Đợt 2: 01/05 – 30/07/2022 Đợt 3: 01/08 – 30/09/2022 Đợt 4: 01/10 – 30/11/2022 Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 1/2023 đến cuối tháng 11/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Tuyển sinh đối với các đối tượng sau: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT Thí sinh đảm bảo có đủ sức khỏe để tham gia học tập theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Phạm vi tuyển sinh: Áp dụng trên cả nước. Phương thức tuyển sinh Năm 2023 trường tuyển sinh với 1700 chỉ tiêu theo 3 phương thức sau: Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT Xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Xét tuyển thí sinh tuyển thẳng Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường và điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển Trường đưa ra ggưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với từng phương thức như sau: Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 thì tổng điểm 3 môn thi theo tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng điểm sàn theo quy định. Các ngành còn lại, điểm xét tuyển phải đạt ngưỡng điểm xét tuyển do nhà trường quy định. Đối với phương thức xét học bạ thì điểm trung bình của HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12 + điểm ưu tiên (nếu có) phải đạt từ 16 điểm trở lên. Hoặc điểm trung bình của 3 môn xét tuyển trong tổ hợp môn (lớp 12) + điểm ưu tiên (nếu có) phải đạt 16 điểm trở lên. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng Chính sách tuyển thẳng được áp dụng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ giáo dục và Đào tạo. Đại học Công nghiệp Quảng Ninh là trường công hay tư? Đại học công lập trực thuộc Bộ Công thương. Chuyên đào tạo nguồn nhân lực Đại học và sau đại học, cao đẳng… với các chuyên ngành như: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện – điện tử, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá, Cơ khí ôtô, Kế toán,.. Đại học Công nghiệp Quảng Ninh học trong bao lâu? Tùy theo ngành học mà sinh viên đăng kí theo học sẽ có thời gian đào tạo khác nhau. Hầu hết tất cả các ngành trong trường đều đào tạo trong khoảng 3.5-5 năm. Đại học Công nghiệp Quảng Ninh học dễ ra trường không? Phụ thuộc vào năng lực của mỗi sinh viên sẽ có ý kiến khác nhau về tiêu chuẩn ra trường của Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh tuyển sinh các ngành nào? Năm học mới này, QUI đào tạo 12 ngành học với số lượng sinh viên dự kiến là 1700 chỉ tiêu. Trong đó, ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử chiếm 550 chỉ tiêu. Ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa chiếm 250 chỉ tiêu. Cụ thể chỉ tiêu tuyển sinh các ngành khác như sau: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Xét học bạ 1 7340301 Kế toán 80 120 A00: Toán, Vật Lý, Hóa học; A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh 2 7340101 Quản trị kinh doanh 20 30 3 7340201 Tài chính ngân hàng 20 30 4 7510303 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá 100 150 5 7510301 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 220 330 6 7520601 Kỹ thuật mỏ 40 60 7 7510102 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 28 42 8 7520607 Kỹ thuật tuyển khoáng 32 48 9 7510201 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 60 90 10 7480201 Công nghệ thông tin 40 60 11 7520503 Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ 20 30 12 7520501 Kỹ thuật địa chất 20 30 Học phí của trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh là bao nhiêu? Dựa vào mức tăng học phí của năm 2022. Dự kiến mức học phí năm 2023 của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh như sau: Khối ngành kỹ thuật: 400.000đ/1 tín chỉ (14.500.000đ/1 năm). Khối ngành kinh tế: 350.000đ/1 tín chỉ (12.500.000đ/1 năm). Xem thêm: Học phí Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (QUI) mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh chính xác nhất Hội đồng tuyển sinh trường QUI công bố mức điểm chuẩn cho năm tuyển sinh 2022 như sau: STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 1 7340301 Kế toán A00; A09; D01; C01 15 2 7340101 Quản trị kinh doanh A00; A09; D01; C01 15 3 7340201 Tài chính ngân hàng A00; A09; D01; C01 15 4 7510303 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá A00; A09; D01; C01 15 5 7510301 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử A00; A09; D01; C01 15 6 7520601 Kỹ thuật mỏ A00; A09; D01; C01 15 7 7510102 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng A00; A09; D01; C01 15 8 7520607 Kỹ thuật tuyển khoáng A00; A09; D01; C01 15 9 7510201 Công nghệ kỹ thuật cơ khí A00; A09; D01; C01 15 10 7480201 Công nghệ thông tin A00; A09; D01; C01 15 11 7520503 Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ A00; A09; D01; C01 15 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh chính xác nhất Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (QUI) xét học bạ cần những gì? Thời gian và hồ sơ xét tuyển học bạ Thời gian xét tuyển học bạ năm 2022 của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh QUI là: Đợt 1: 01/01 – 01/05/2022. Đợt 2: 01/05 – 30/07/2022. Đợt 3: 01/08 – 30/09/2022. Đợt 4: 01/10 – 30/11/2022. Thời gian xét học bạ năm 2023 – 2024 của trường dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 1/2023 đến cuối tháng 11/2023 Hồ sơ xét tuyển Hồ sơ xét tuyển của trường bao gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển (biểu 01) Học bạ THPT (bản sao). Bản sao Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có). Mức điểm chuẩn xét học bạ Năm 2022, mức điểm xét học bạ của trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh như sau: Ngành học Năm 2022 Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ Kế toán 15 18 Quản trị kinh doanh 15 18 Tài chính ngân hàng 15 18 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá 15 18 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 15 18 Kỹ thuật mỏ 15 18 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 15 18 Kỹ thuật tuyển khoáng 15 18 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 15 18 Công nghệ thông tin 15 18 Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ 15 18 Kỹ thuật địa chất – – Mức điểm chuẩn học bạ dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Đại học Công nghiệp Quảng Ninh xét học bạ mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Xác định việc hợp tác với doanh nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sinh viên sau khi ra trường, trong những năm qua, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (QUI) đã tích cực kết nối với nhiều doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo và hỗ trợ sinh viên, giúp sinh viên học và thực tập gắn với nhu cầu thực tiễn của xã hội.  Bên cạnh đó, QUI thường xuyên có những chuyến tham quan quá trình sản xuất và làm việc thực tế tại các doanh nghiệp nhằm trao đổi, nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh có dễ xin việc không? Thường xuyên tổ chức các diễn đàn “Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp” để sinh viên có thể trực tiếp gặp gỡ các nhà tuyển dụng cũng được nhà trường tổ chức thường niên, thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia. Mỗi lần tổ chức diễn đàn, nhà trường luôn hợp tác với doanh nghiệp và mang đến cho sinh viên trên 2.000 vị trí việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo. Review đánh giá Đại Học Công nghiệp Quảng Ninh có tốt không? Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh là trường đại học đa ngành, sáng tạo tri thức mới. Nhà trường luôn nỗ lực phấn đấu để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của xã hội. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, hiện đại để phục vụ cho công tác giảng dạy. Vì thế, QUI xứng đáng là ngôi trường tốt để bạn lựa chọn. Hơn nữa, trong bài viết này cũng đã đề cập chi tiết về vấn đề tuyển sinh để các bạn học sinh và phụ huynh tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn cho việc tìm hiểu về ngôi trường này. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Kinh doanh và quản lý, Kỹ Thuật Tỉnh/thành phố Miền Bắc, Quảng Ninh
625
2022-08-08
HTU
Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
Review Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) có tốt không? Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội là trường đại học công lập thuộc Bộ Công thương. Đây là trường đại học có định hướng đào tạo ứng dụng chất lượng cao tại Việt Nam. Trong những năm qua trường đã phát triển với sứ mạng đào tạo ra nguồn nhân lực cho ngành dệt may nói riêng và ngành công nghiệp nói chung. Trường cũng đã thu hút nhiều sinh viên nộp hồ sơ vào học. Nếu bạn đang quan tâm đến ngôi trường này, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé! 7.3Tốt Top 200 Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội 0243.8276.514 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.8 Cơ sở vật chất7.4 Môi trường HT7.2 Hoạt động ngoại khoá7.1 Cơ hội việc làm7.8 Tiến bộ bản thân8.0 Thủ tục hành chính6.9 Quan tâm sinh viên6.9 Hài lòng về học phí7.0 Sẵn sàng giới thiệu7.4 Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội là trường đại học công lập thuộc Bộ Công thương. Đây là trường đại học có định hướng đào tạo ứng dụng chất lượng cao tại Việt Nam. Trong những năm qua trường đã phát triển với sứ mạng đào tạo ra nguồn nhân lực cho ngành dệt may nói riêng và ngành công nghiệp nói chung. Trường cũng đã thu hút nhiều sinh viên nộp hồ sơ vào học. Nếu bạn đang quan tâm đến ngôi trường này, hãy cùng Reviewedu.net tham khảo bài viết sau đây nhé! Thông tin chung Tên trường: Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (Tên viết tắt: HTU – Hanoi Industrial Textile Garment University) Địa chỉ: Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội Website: http://hict.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/tshict Mã tuyển sinh: CCM Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0243.8276.514 Lịch sử phát triển Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội tính đến nay đã tồn tại được 55 năm (1967 – 2022). Tiền thân của trường là trường Đào tạo Bồi dưỡng Kỹ thuật Nghiệp vụ May mặc được thành lập theo Quyết định số 27/NT ngày 19/01/1967 của Bộ trưởng Bộ Nội thương. Trải qua nhiều năm phát triển, trường đã nâng cấp và đổi tên thành trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội vào ngày 04/6/2015. Mục tiêu phát triển Trường cố gắng phấn đấu đào tạo ra nhiều cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có đạo đức, sức khỏe, độc lập trong công việc và có chất lượng cao trong ngành dệt may. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội? Đội ngũ cán bộ Trong những năm qua, đội ngũ giảng viên của Nhà trường được quan tâm và bồi dưỡng để góp phần vào chương trình đào tạo sinh viên của trường. Tính đến năm 2021, Nhà trường có 276 giảng viên cơ hữu, trong đó gần 80% có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ. Ngoài ra, 100% giảng viên dạy thực hành đều có trình độ chuyên môn đại học trở lên và trình độ kỹ năng nghề bậc 5 phù hợp với chuyên ngành hướng dẫn, hơn 60% giảng viên của trường đã có kinh nghiệm công tác tại các doanh nghiệp từ 3 – 5 năm. Cơ sở vật chất Nhà trường có tổng diện tích 60.000 m2, bao gồm các khu giảng đường với: 88 Phòng học các loại Trung tâm thông tin thư viện – 2.500 m2 42 Phòng học thực hành may 11 Phòng học máy tính 8 Phòng học thiết kế thời trang và 1 sàn catwalk 2 Phòng đa phương tiện dành cho học tiếng Anh  1 Phòng studio dành cho e-learning  Các xưởng thực hành cơ điện – 1.000 m2, xưởng sản xuất dịch vụ – 5.000 m2 Khu ký túc xá khoảng 2.500 – 3000 SV Nhà thể chất đa năng – 800 m2 2 Nhà ăn tập thể Khu giáo dục thể chất 5.000 m2 Thông tin tuyển sinh Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội Chính sách xét tuyển Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ THPT) Xét tuyển thẳng theo phương án riêng Thời gian xét tuyển Phương thức xét tuyển học bạ THPT; xét điểm thi ĐGNL; tuyển thẳng theo phương án riêng Các đợt nhận hồ sơ (Dự kiến) Thời gian Đợt 1 Từ 15/2/2023 đến hết 31/5/2023 Đợt 2 Từ 01/6/2023 đến hết 25/7/2023 Đợt 3 Từ 26/7/2023 đến hết 15/9/2023 Đợt 4 Từ 16/9/2023 đến hết 30/9/2023 Phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT: Thực hiện theo quy định của BGDĐT. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Nhà trường tổ chức tuyển sinh trên phạm vi cả nước đối với tất cả thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Phương thức tuyển sinh Theo đề án tuyển sinh 2023 đã được công bố, Đại học Công nghiệp Dệt may tổ chức tuyển sinh theo 3 phương thức chính: Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo phương án riêng Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT Phương thức 3: Xét tuyển theo học bạ THPT Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Nhà trường sẽ công bố sau khi có kết quả thi. Đối với phương thức xét tuyển học bạ THPT Điểm học bạ năm lớp 11 + HKI lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký xét tuyển Điểm học bạ năm lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký xét tuyển Đối với phương thức xét tuyển riêng của trường: Thí sinh cần đạt một trong những điều kiện sau: Có kết quả học tập năm lớp 11 đạt loại giỏi trở lên Có kết quả học tập học kỳ 2 năm lớp 11 và học kì 1 năm lớp 12 đạt loại giỏi trở lên Có kết quả học tập năm lớp 12 đạt loại giỏi trở lên Có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEIC hoặc TOEFL đạt 450 trở lên hoặc IELTS từ 4.5 trở lên và tương đương. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Chính sách tuyển thẳng sẽ được áp dụng đối với thí sinh có một trong những điều kiện sau: Điểm học bạ năm lớp 11 đạt loại giỏi trở lên Điểm học bạ HKII năm lớp 11 và HKI năm lớp 12 đạt loại giỏi trở lên Điểm học bạ năm lớp 12 đạt loại giỏi trở lên Có chứng chỉ TOEIC hoặc TOEFL đạt 450 trở lên hoặc IELTS từ 4.5 trở lên và tương đương (Thí sinh trúng tuyển và xác nhận nhập học có chứng chỉ tiếng anh quốc tế sẽ được tặng học bổng trị giá 15 triệu đồng). Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội tuyển sinh những ngành nào? Cũng như mọi năm, các ngành tuyển sinh của trường như thiết kế thời trang, công nghệ may, quản lý công nghiệp… với tổng chỉ tiêu là 1.190 sinh viên STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo xét kết quả thi THPT Theo phương thức khác 1 7210404 Thiết kế thời trang 60 60 D01; V00, V01, H00 2 7340115 Marketing 15 15 A00; A01; B00; D01 3 7540209 Công nghệ may 390 390 4 7540202 Công nghệ sợi, dệt 10 10 5 7510601 Quản lý công nghiệp 60 60 6 7510201 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 15 15 7 7510301 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 15 15 8 7340301 Kế toán 30 30 Học phí của trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội là bao nhiêu Dựa theo mức tăng học phí của các năm trở lại đây. Dự kiến học phí năm 2023 Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội sẽ tăng 10% so với năm 2022 theo quy định. Tương ứng đơn giá học phí dự kiến sẽ tăng từ 1.00.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ trên cả năm. Như vậy trung bình 1 năm sinh viên cần chi trả cho học phí là 21.000.000 VNĐ. Xem chi tiết tại: Học phí Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội chính xác nhất Điểm trúng tuyển vào trường năm nay dao động từ 15 điểm đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đối với phương thức xét tuyển học bạ, điểm chuẩn đao động từ 18 đến 21 điểm. Tên ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Theo xét kết quả thi THPT Theo phương thức xét học bạ Thiết kế thời trang D01; V00, V01, H00 15 20 Marketing A00; A01; B00; D01 15 18 Công nghệ may 16 21 Công nghệ sợi, dệt 15 18 Quản lý công nghiệp 15 19 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 15 18 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 15 18 Kế toán Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn của trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội chính xác nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội? Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực dệt may. Với đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 283 người với trên 80% có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, trường là cơ sở giáo dục đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo đại học, cao đẳng phục vụ cho mô hình chuỗi cung ứng dệt may hoàn chỉnh.  Trường đặc biệt chú trọng rèn kỹ năng tư duy, kỹ năng kỹ thuật và giải quyết các vấn đề cho sinh viên dựa trên những kết quả khảo sát nhu cầu của thị trường lao động ngành dệt may. Việc được học tập và trực tiếp thực hành trên các thiết bị và dây chuyền hiện đại nên sau khi ra trường, sinh viên sẽ tiếp cận ngay được với thực tiễn sản xuất tại các doanh nghiệp. Tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội có dễ xin việc không? Để thực hiện được phương châm đào tạo trên, nhà trường đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với gần 50 doanh nghiệp dệt may. Các doanh nghiệp này là nơi sinh viên thực tập theo đúng mục tiêu đào tạo, tài trợ học bổng và bố trí việc làm theo đúng năng lực của sinh viên ngay sau khi ra trường.  Số liệu thống kê của nhà trường thực hiện cho thấy 96% sinh viên có việc làm ngay trong ngày hội việc làm này với mức thu nhập khởi điểm từ 7-8 triệu đồng/tháng. Quá trình học tập tại trường, sinh viên còn có cơ hội trúng tuyển tu nghiệp sinh tại Nhật với mức thu nhập hấp dẫn từ 800-1000USD/tháng. Review đánh giá trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội có tốt không? Trong những năm qua, trường đã đào ra nhiều nguồn nhân lực phục vụ cho ngành dệt may Việt Nam, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế cho ngành công nghiệp nói riêng và cả nước nói chung. Trường với đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất chất lượng cao, đảm bảo cho sinh viên có môi trường học tốt nhất. Hơn thế nữa, hằng năm Nhà trường còn tổ chức nhiều chương trình học bổng nhằm khích lệ tinh thần học tập cho sinh viên. Vào học tại trường, nhiều sinh viên sau khi ra trường đều có dày dặn kinh nghiệm trong nghề dệt may và có thể hoạt động độc lập. Trong tương lai, trường sẽ phấn đấu hơn nữa để trở thành trường đại học chất lượng cao trong cả nước và đào tạo tốt hơn nữa nguồn nhân lực cho Quốc gia. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Kinh doanh và quản lý, Nghệ thuật, Mỹ thuật Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
626
2023-01-12
VIU
Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung
Review Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung (VIU) có tốt không? Cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, nhiều trường đại học ở nước ta đã và đang có nhu cầu hợp tác với các cơ sở giáo dục ở nước ngoài. Điển hình trong mô hình đào tạo này không thể không nhắc đến Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung. Đây là ngôi trường có chương trình đào tạo liên kết với Hungary, là một trường đại học công lập thuộc Bộ Công Thương Việt Nam nhưng dưới sự quản lý của Bộ GD&ĐT. 7.2Tốt Top 200 Số 16 Hữu Nghị, Xuân Khanh, Sơn Tây, TP. Hà Nội 0243.3838.345 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.8 Cơ sở vật chất7.5 Môi trường HT7.2 Hoạt động ngoại khoá7.2 Cơ hội việc làm7.5 Tiến bộ bản thân6.9 Thủ tục hành chính6.8 Quan tâm sinh viên7.1 Hài lòng về học phí7.0 Sẵn sàng giới thiệu7.3 Cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, nhiều trường đại học ở nước ta đã và đang có nhu cầu hợp tác với các cơ sở giáo dục ở nước ngoài. Điển hình trong mô hình đào tạo này không thể không nhắc đến Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung. Đây là ngôi trường có chương trình đào tạo liên kết với Hungary, là một trường đại học công lập thuộc Bộ Công Thương Việt Nam nhưng dưới sự quản lý của Bộ GD&ĐT. Nếu như bạn đang quan tâm đến trường đại học này thì không thể bỏ qua bài viết của Reviewedu.net sau đây. Thông tin chung Tên trường: Đại học Công nghiệp Việt – Hung (Tên viết tắt: VIU – Viet – Hung Industrial University) Địa chỉ:  Cơ sở Sơn Tây: Khu A: Số 16 Hữu Nghị, Xuân Khanh, Sơn Tây, TP. Hà Nội Cơ sở Thạch Thất: Khu Công nghiệp Bình Phú, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội Website: http://viu.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/dhcongnghiepvh/ Mã tuyển sinh: VHD Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0243.3838.345 Lịch sử phát triển Năm 1977, nhờ sự giúp đỡ to lớn của Hungary, trường công nhân Hữu nghị Việt Nam – Hungary được thành lập nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chuyên về cơ khí, điện để phục vụ đất nước sau chiến tranh. Đến năm 1988, trường được nâng cấp với quy mô lớn hơn, đào tạo gần 2500 học sinh với một số ngành mới như công nghệ thông tin, kế toán và đổi tên thành Trường trung học Công nghiệp Việt – Hung. Trường nâng cấp thành trường Cao đẳng công nghiệp Việt – Hung vào năm 2025 đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về chất của nhà trường. Nhà trường tiếp tục hoạch định chiến lược chuẩn bị các điều kiện để trở thành trường Đại học và đến năm 2010, trường được đổi tên thành trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung. Mục tiêu phát triển Đại học Công nghiệp Việt – Hung phấn đấu đào tạo ra nhiều nguồn nhân lực khởi nghiệp và phát triển hơn nữa trong quá trình hội nhập quốc tế. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung? Đội ngũ cán bộ Tính đến năm 2022, trường hiện có 247 cán bộ giảng viên cơ hữu, trong đó có 19 tiến sĩ khoa học, 200 thạc sĩ và 28 giảng viên trình độ đại học. Cơ sở vật chất Nhà trường hiện nay có 2 cơ sở với tổng diện tích quản lý và sử dụng là 10.1 ha. Trong đó cơ sở Sơn Tây chiếm 5.6 ha, cơ sở Thạch Thất chiếm 4.5 ha. Số chỗ ở ký túc xá của sinh viên có sức chứa trên 10.000 sinh viên. Đại học Công nghiệp Việt – Hung với cơ sở vật chất vô cùng hiện đại, các phòng thực hành, thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu được nhà trường đầu tư đầy đủ mọi trang thiết bị, phục vụ cho quá trình học tập của sinh viên. Tổng số phòng học các loại, phòng giáo sư, giảng viên, hội trường là 121 phòng. Số tài liệu, tư liệu tham khảo, nghiên cứu của sinh viên tại thư viện vô cùng phong phú, hỗ trợ một cách tốt nhất cho sinh viên. Thông tin tuyển sinh Đại học Công nghiệp Việt – Hung Chính sách xét tuyển Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2022. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT. Thời gian xét tuyển Thời gian xét tuyển và nhập học: Đợt 1: 15/01/2022 đến 31/07/2022. Đợt 2: 01/08/2022 đến 31/10/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 1/2023 đến cuối tháng 10/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Trường tuyển sinh trong phạm vi cả nước đối với những thí sinh đã tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT. Phương thức tuyển sinh Theo đề án tuyển sinh năm 2023 đã được công bố, Đại học Công nghiệp Việt – Hung tuyển sinh theo 2 phương thức: Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Đối với phương thức 1: Trường sẽ công bố sau khi có kết quả thi THPT năm 2022. Đối với phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập học kì 2 lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 hoặc xét tuyển dựa vào kết quả học tập cả năm lớp 12 ở cấp THPT đạt ≥ 18 điểm (đã cộng cả điểm ưu tiên). Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung thực hiện chính sách tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Xem chi tiết tại mục 2.8 của đề án tuyển sinh năm 2022 của trường. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung tuyển sinh những ngành nào? Năm nay, trường tuyển sinh ở 8 ngành với tổng chỉ tiêu là 1800 sinh viên. Ngoài những ngành truyền thống lâu đời như: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ thông tin… thì hiện nay trường đã phát triển thêm một số ngành mới. Cụ thể như: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Xét học bạ 1 7340201 Tài chính – Ngân hàng 100 150 A00, A01, C01, D01 2 7340101 Quản trị kinh doanh 100 150 3 7510301 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 100 200 4 7480201 Công nghệ thông tin 100 200 5 7510201 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 50 100 6 7510205 Công nghệ kỹ thuật ô tô 100 200 7 7510103 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 30 70 8 7310101 Kinh tế 50 100 Học phí của trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung là bao nhiêu Trường tiến hành thu học phí theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với hệ thống trường đại học công lập. Mức học phí sẽ được tính tùy theo số tín chỉ mà sinh viên đã đăng kí trong chương trình học của 1 kỳ. Khối ngành Kinh tế, thương mại: 980.000 VNĐ/ tháng (326.000 VNĐ/1 tín chỉ) Khối ngành Công nghệ, kỹ thuật: 1.245.000 VNĐ/ tháng (390.000 VNĐ/1 tín chỉ) Khối ngành Kinh tế, thương mại: 980.000 VNĐ/ tháng (326.000 VNĐ/1 tín chỉ) Dựa vào mức tăng học phí hàng năm theo quy định của bộ là 10%. Dự kiến mức học phí năm 2023 của trường sẽ tăng dao động từ 5% đến 10% so với năm học trước. Tương đương đơn giá học phí mà mỗi sinh viên phải đóng có thể từ 13.000.000 VNĐ đến 15.000.000 VNĐ trên một năm. Xem thêm: Học phí Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung (VIU) mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Công nghiệp Việt Hung chính xác nhất Năm 2022, điểm trúng tuyển vào trường ở các ngành dao động ở mức 16 điểm. Tên ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Tài chính – Ngân hàng A00, A01, C01, D01 16 Quản trị kinh doanh 16 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 16 Công nghệ thông tin 16 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 16 Công nghệ kỹ thuật ô tô 16 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 16 Kinh tế 16 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Mức điểm chuẩn của trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Tại Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung, sinh viên không có tiền vẫn có thể đi học. Nhà trường có chính sách cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chậm nộp học phí không quá hai học kỳ liên tiếp với sự giúp đỡ của doanh nghiệp. Nhà trường đã ký kết hợp tác với Công ty Thông tin M1 thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) để tuyển dụng các em vào làm việc bán thời gian và hàng ngày đều có xe của công ty đưa đón các em đến nhà máy để làm việc. Có thu nhập, các em có thể tự chi trả học phí và sinh hoạt cá nhân.  Như vậy, doanh nghiệp đã đồng hành với nhà trường để tạo việc làm và thu nhập cho các em vừa giúp các em có kinh nghiệm làm việc sau này. Tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung có dễ xin việc không? Đối với các doanh nghiệp, hiện nhà trường đã xây dựng được mạng lưới liên kết với các hiệp hội, tập đoàn, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước với 225 tập đoàn, tổng công ty, tổ chức, doanh nghiệp; 7 hiệp hội ngành nghề Đài Loan, trong đó có hơn 90 doanh nghiệp có thỏa thuận hợp tác tiếp nhận sinh viên đến thực tập và tuyển dụng sau tốt nghiệp. Đây là cơ hội và điều kiện rất lớn trong việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Review đánh giá trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung có tốt không? Từ khi thành lập đến nay, trường đã cố gắng phát triển và nâng cấp với chất lượng giáo dục cao. Với sự hợp tác này, số lượng sinh viên sau khi ra trường có cơ hội việc làm khá cao, sinh viên được đào tạo bài bản và có năng lực tự lập nghiệp theo mục tiêu đã đề ra của trường. Đội ngũ cán bộ giảng viên của trường ngày càng được nâng cấp về năng lực dạy học. Về cơ sở vật chất, trường luôn chú trọng phát triển đầu tư từng ngày để tạo ra môi trường tốt nhất cho sinh viên học tập. Trong tương lai, Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thành quả cho đất nước, đào tạo ra nhiều nguồn nhân lực để phục vụ đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Kinh doanh và quản lý, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
627
2023-01-11
UTC
Trường Đại học Giao thông Vận tải
Review Trường Đại học Giao thông Vận tải (UTC) có tốt không? Trường Đại học Giao thông Vận tải có tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính (1918), được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng ngày 15/11/1945. Năm 1985, Trường lại được đổi tên thành Trường Đại học Giao thông vận tải cho đến nay. Đến ngày 15/7/2016, Trường mở thêm Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại thành phố Hồ Chí Minh. 8Tốt Top 50 03 Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 024 3 760 6352 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.5 Cơ sở vật chất8.8 Môi trường HT8.0 Hoạt động ngoại khoá8.2 Cơ hội việc làm7.8 Tiến bộ bản thân7.5 Thủ tục hành chính8.2 Quan tâm sinh viên8.0 Hài lòng về học phí7.0 Sẵn sàng giới thiệu8.5 Trường Đại học Giao thông Vận tải không còn là một cái tên quá lạ lẫm đối với những người có đam mê về Giao thông vận tải. Nhưng bạn đã thực sự biết rõ về ngôi trường này hay chưa? Bài viết sau đây của Reviewedu.net xin chia sẻ một số thông tin xoay quanh trường Đại học Giao thông Vận tải. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Giao thông Vận tải (UTC – University of Transport and Communications) Địa chỉ: Cơ sở tại Hà Nội: 03 Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Phân hiệu tại TP. HCM: 450 – 451 Đường Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh Website: https://www.utc.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/dhgtvtcaugiay/ Mã tuyển sinh: Cơ sở tại Hà Nội: GHA  Phân hiệu tại TP. HCM: GSA Số điện thoại tuyển sinh: 024 3 760 6352 – 0979 389 372 – 0396 666 831 Lịch sử phát triển Trường có tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính (1918), được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng ngày 15/11/1945. Giai đoạn từ 1945 – 1960, Trường trải qua nhiều tên gọi khác nhau: Trường Đại học Công chính (1946), Trường Cao đẳng Kỹ thuật (1949), Trường Cao đẳng Giao thông công chính (1952), Trường Trung cấp giao thông (1956). Ngày 24/3/1962, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Quyết định 42/CP thành lập Trường Đại học Giao thông vận tải. Tháng 7/1968, Trường được đổi tên thành Trường Đại học Giao thông Đường sắt và Đường bộ. Năm 1985, Trường lại được đổi tên thành Trường Đại học Giao thông vận tải cho đến nay. Ngày 15/7/2016, Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu phát triển Trường Đại học Giao thông vận tải hướng tới mô hình đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế. Trở thành đại học trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành GTVT và đất nước. Trường trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín về GTVT và một số lĩnh vực khác, có đẳng cấp trong khu vực và hội nhập Quốc tế. ĐH GTVT phấn đấu để xứng đáng là địa chỉ tin cậy của người học, nhà đầu tư và toàn xã hội. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải? Đội ngũ cán bộ Tổng số cán bộ, viên chức của Nhà trường hiện có 1120 người. Trong đó có: 827 Giảng viên với 91 Giáo sư và Phó Giáo sư, 202 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học, 489 Thạc sĩ.Đây là đội ngũ cán bộ uy tín, nhiều kinh nghiệm, trong công tác đào tạo nghiệp vụ và quản lý, nghiên cứu khoa học công nghệ về Giao thông vận tải. Cơ sở vật chất Trường nằm trên một khu đất rộng với diện tích 216.901 m² với hơn 300 phòng học lớn, 108 PTN khoa và các bộ môn với đầy đủ các trang thiết bị, máy tính có kết nối internet. Một số phòng thí nghiệm tiêu biểu hiện nay: Phòng thí nghiệm điện tử Phòng thí nghiệm cơ khí Phòng thí nghiệm công trình Phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng và kết cấu xây dựng Phòng thí nghiệm trung tâm đào tạo thực hành và chuyển giao công nghệ Phòng thí nghiệm bộ môn công nghệ giao thông Phòng thí nghiệm bộ môn trắc địa Phòng thí nghiệm bộ môn địa kỹ thuật Phòng thí nghiệm bộ môn cơ khí ô tô Phòng thí nghiệm bộ môn thủy lực – thủy văn Phòng thí nghiệm sức bền vật liệu Phòng thí nghiệm tự động hóa điều khiển giao thông Phòng thí nghiệm bộ môn hóa Phòng thí nghiệm bộ môn vật lý Phòng thí nghiệm bộ môn kỹ thuật thông tin Thông tin tuyển sinh Đại học Công nghệ Giao thông vận tải Chính sách xét tuyển Sử dụng kết quả kỳ thi THPT  Sử dụng kết quả học tập THPT (học bạ). Xét tuyển thẳng. Thời gian xét tuyển Đối với phương thức xét tuyển thẳng: Từ 15/3/2022-20/7/2022. Đối với phương thức xét điểm thi THPT: Theo quy định của Bộ GDĐT; Đối với phương thức xét điểm học bạ THPT: + Đợt 1 từ 15/3/2022-20/7/2022; + Đợt bổ sung (nếu có): sau khi kết thúc đợt 1. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 3/2023 đến cuối tháng 7/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh UTC thực hiện tuyển sinh trong cả nước đối với tất cả các thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Phương thức tuyển sinh Nhà trường xét tuyển theo 4 phương thức: Phương thức 1: Sử dụng kết quả kỳ thi THPT năm 2023. Phương thức 2: Sử dụng kết quả học tập THPT (học bạ). Phương thức 3: Xét tuyển thẳng. Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp (áp dụng đối với các chương trình chất lượng cao). Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (áp dụng với một số ngành đào tạo tại Phân hiệu). Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Phương thức 1: Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn của tổ hợp đăng ký xét tuyển + điểm ưu tiên (nếu có). Phương thức 2: Xét tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của điểm TB lớp 10 + điểm TB lớp 11 + điểm TB lớp 12. Điểm mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển >= 5.0. Phương thức 3: Đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia và các cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia, Quốc tế. Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp: Có chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh (tiếng Pháp) tương đương IELTS 5.0 trở lên (còn hiệu lực đến ngày xét tuyển) và có tổng điểm 2 môn thi THPT năm 2022 thuộc tổ hợp xét tuyển >= 12,0 (trong đó có môn Toán và 01 môn khác không phải Ngoại ngữ). Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh: có điểm thi đánh giá năng lực + điểm ưu tiên (nếu có) >= 650/1200. Mức điểm ưu tiên như sau: Khu vực 3: 0 điểm. Khu vực 2: 10 điểm. Khu vực 2-NT: 20 điểm. Khu vực 1: 30 điểm. Nhóm Ưu tiên 2 (Đối tượng 5, 6, 7): 40 điểm. Nhóm Ưu tiên 1 (Đối tượng 1, 2, 3, 4): 80 điểm. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển Áp dụng theo quy định trong Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng do Bộ GD&ĐT ban hành. Trường Đại học Giao thông Vận tải tuyển sinh các ngành nào? Như mọi năm, trường tổ chức đào tạo cả 3 loại chương trình: chương trình đại trà, chương trình chất lượng cao và các chương trình liên kết Quốc tế cho cơ sở chính tại Hà Nội và Phân hiệu tại TP. HCM. Nếu có nguyện vọng học tại trường, các bạn có thể theo học các ngành như ngành: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kinh tế, Kinh tế vận tải, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng… Tùy theo loại chương trình đào tạo và từng cơ sở sẽ có chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển cho từng ngành như sau: Cơ sở chính tại Hà Nội STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT, xét tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp Theo kết quả học bạ THPT Các chương trình đại trà 1 7340101 Quản trị kinh doanh 85 25 A00, A01, D01, D07 2 7340301 Kế toán 95 25 A00, A01, D01, D07 3 7310101 Kinh tế 65 15 A00, A01, D01, D07 4 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 70 20 A00, A01, D01, D07 5 7840101 Khai thác vận tải  140 35 A00, A01, D01, D07 6 7840104 Kinh tế vận tải  140 35 A00, A01, D01, D07 7 7510605 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 110 – A00, A01, D01, D07 8 7340201 Tài chính – Ngân hàng 40 10 A00, A01, D01, D07 9 7580301 Kinh tế xây dựng  95 35 A00, A01, D01, D07 10 7580302 Quản lý xây dựng 75 25 A00, A01, D01, D07 11 7460112 Toán ứng dụng  35 15 A00, A01, D07 12 7480201 Công nghệ thông tin 380 – A00, A01, D07 13 7510104 Công nghệ kỹ thuật giao thông 35 15 A00, A01, D01, D07 14 7520320 Kỹ thuật môi trường 25 15 A00, B00, D01, D07 15 7520103 Kỹ thuật cơ khí 120 40 A00, A01, D01, D07 16 7520114 Kỹ thuật cơ điện tử  80 20 A00, A01, D01, D07 17 7520115 Kỹ thuật nhiệt 60 20 A00, A01, D01, D07 18 7520116 Kỹ thuật cơ khí động lực 80 35 A00, A01, D01, D07 19 7520130 Kỹ thuật ô tô 280 – A00, A01, D01, D07 20 7520201 Kỹ thuật điện 95 25 A00, A01, D07 21 7520207 Kỹ thuật điện tử – viễn thông 190 50 A00, A01, D07 22 7520216 Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá 190 – A00, A01, D07 23 7580201 Kỹ thuật xây dựng 185 65 A00, A01, D01, D07 24 7580202 Kỹ thuật xây dựng công trình thủy 25 15 A00, A01, D01, D07 25 7580205 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 385 165 A00, A01, D01, D07 26 7520218 Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo 50 0 A00, A01, D01, D07 Các chương trình chất lượng cao 26 7580205 QT Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (gồm các chương trình chất lượng cao: Cầu – Đường bộ Việt – Pháp, Việt – Anh; Công trình Giao thông đô thị Việt – Nhật) 50 25 A00, A01, D01, D07 27 7480201 QT Công nghệ thông tin (Chương trình chất lượng cao Công nghệ thông tin Việt – Anh) 45 15 A00, A01, D01, D07 28 7520103 QT Kỹ thuật cơ khí (Chương trình chất lượng cao Cơ khí ô tô Việt – Anh) 35 15 A00, A01, D01, D07 29 7580201 QT-01 Kỹ thuật xây dựng (Chương trình tiên tiến Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông) 30 10 A00, A01, D01, D07 30 7580201 QT-02 Kỹ thuật xây dựng (Chương trình chất lượng cao Vật liệu và Công nghệ Xây dựng Việt – Pháp) 20 10 A00, A01, D01, D03 31 7580301 QT Kinh tế xây dựng (Chương trình chất lượng cao Kinh tế xây dựng công trình Giao thông Việt – Anh) 30 10 A00, A01, D01, D07 32 7340301 QT Kế toán (Chương trình chất lượng cao Kế toán tổng hợp Việt – Anh) 55 15 A00, A01, D01, D07 33 7340101 QT Quản trị kinh doanh (Chương trình chất lượng cao Quản trị kinh doanh Việt – Anh) 40 10 A00, A01, D01, D07 Các chương trình liên kết Quốc tế (do trường đối tác cấp bằng, học bằng tiếng Anh) 34 7580302 LK Quản lý xây dựng (Đại học Bedfordshire – Vương Quốc Anh cấp bằng) 15 15 A00, A01, D01, D07 35 7340101 LK Quản trị kinh doanh (Đại học EM Normandie – Cộng hòa Pháp cấp bằng) 15 15 A00, A01, D01, D07 Phân hiệu tại TP.HCM  STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu xét tuyển (dự kiến) Theo KQ thi THPT ,xét tuyển thẳng Theo học bạ THPT Theo KQ kỳ thi ĐGNL của ĐHQG HCM  Tổ hợp xét tuyển 1 7580101 Kiến trúc 30 10 0  A00, A01, V00, V01 2 7520116 Kỹ thuật cơ khí động lực 30 20 0  A00, A01, D01, D07 3 7840101 Khai thác vận tải 30 20 0  A00, A01, D01, C01 4 7520201 Kỹ thuật điện 30 20 0  A00, A01, D01, C01 5 7520114 Kỹ thuật cơ điện tử  40 10 10 A00, A01, D01, D07 6 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 50 20 0 A00, A01, D01, C01 7 7340101 Quản trị kinh doanh 70 20 0  A00, A01, D01, C01 8 7340301 Kế toán 60 20 0  A00, A01, D01, C01 9 7510605 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 70 20 20 A00, A01, D01, C01 10 7520207 Kỹ thuật điện tử – viễn thông 50 20 10 A00, A01, D01, C01 11 7520216 Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá 60 20 10 A00, A01, D01, C01 12 7480201 Công nghệ thông tin 80 0  20 A00, A01, D07 13 7580301 Kinh tế xây dựng 70 30 0 A00, A01, D01, C01 14 7520130 Kỹ thuật ô tô 70 30 20 A00, A01, D01, D07 15 7580201 Kỹ thuật xây dựng 100 50 10 A00, A01, D01, D07 16 7580205 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 90 60 20 A00, A01, D01, D07 17 7520320 Kỹ thuật môi trường 20 20 0  A00, A01, D01, D07 18 7580302 Quản lý xây dựng 30 10 0  A00, A01, D01, C01 Học phí trường Đại học Giao thông vận tải là bao nhiêu Áp dụng mức thu học phí theo đề án năm học 2022 – 2023. Trường Đại học Giao thông Vận tải đã đề ra đơn giá học phí cụ thể như sau: Chương trình đào tạo đại học hệ đại trà là: 390.000 VNĐ/ tín chỉ  Chương trình đào tạo chất lượng cao: 850.000 VNĐ/ tín chỉ Dựa vào mức tăng học phí của những năm trở lại đây. Dự kiến học phí năm 2023 của Đại học Giao thông Vận tải sẽ tăng 10% so với năm học trước. Tương đương đơn giá học phí  sẽ tăng từ 1.000.000 VNĐ đến 1.500.000 VNĐ so với năm học trước. Lộ trình tăng học phí hàng năm không vượt quá 10% năm trước. Xem thêm: Học phí Trường Đại học Giao thông Vận tải (UTC) mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Giao thông vận tải chính xác nhất Điểm trúng tuyển Đại học Giao thông vận tải dao động trong khoảng từ 16,1 – 25 điểm theo điểm thi THPT và từ 18 – 26,65 điểm theo kết quả học bạ. STT Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Theo KQ thi THPT Xét học bạ 1 Quản trị kinh doanh A00, A01, D01, D07 23,30 25,67 2 Kế toán A00, A01, D01, D07 23,55 25,57 3 Kinh tế A00, A01, D01, D07 22,80 25,40 4 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành A00, A01, D01, D07 22 25,40 5 Khai thác vận tải  A00, A01, D01, D07 21,95 21,40 6 Kinh tế vận tải  A00, A01, D01, D07 20,70 22,42 7 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng A00, A01, D01, D07 25 26,65 8 Kinh tế xây dựng  A00, A01, D01, D07 20,40 23,32 9 Toán ứng dụng  A00, A01, D07 16,40 18 10 Công nghệ thông tin A00, A01, D07 24,75 26,45 11 Công nghệ kỹ thuật giao thông A00, A01, D01, D07 18 20,43 12 Kỹ thuật môi trường A00, B00, D01, D07 16,05 20,18 13 Kỹ thuật cơ khí A00, A01, D01, D07 23,10 24,62 14 Kỹ thuật cơ điện tử  A00, A01, D01, D07 23,85 25,90 15 Kỹ thuật nhiệt A00, A01, D01, D07 21,05 22,65 16 Kỹ thuật cơ khí động lực A00, A01, D01, D07 – –  16.1 Chuyên ngành: Máy xây dựng, Cơ giới hóa xây dựng cầu đường, Cơ khí giao thông công chính A00, A01, D01, D07 16,70 18 16.2 Chuyên ngành: Kỹ thuật phương tiện đường sắt, Tàu điện-metro, Đầu máy – Toa xe 16,35 18 16.3 Chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí động lực 19,40 18 17 Kỹ thuật ô tô A00, A01, D01, D07 24,55 26,18 18 Kỹ thuật điện A00, A01, D07 21,45 23,48 19 Kỹ thuật điện tử – viễn thông A00, A01, D07 22,40 23,77 20 Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá A00, A01, D07 24,05 25,77 21 Kỹ thuật xây dựng A00, A01, D01, D07 17 19,50 22 Kỹ thuật xây dựng công trình thủy A00, A01, D01, D07 16,55 18 23 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông   A00, A01, D01, D07 –  –  23.1 Chuyên ngành Cầu đường bộ 17,10 19,50 23.2 Nhóm chuyên ngành: Đường bộ, Kỹ thuật giao thông đường bộ 17,15 18 23.3 Nhóm chuyên ngành: Cầu hầm, Đường hầm và metro 16,75 18 23.4 Nhóm chuyên ngành: Đường sắt, Cầu – Đường sắt, Đường sắt đô thị A00, A01, D01, D07 17,20 18 23.5 Nhóm chuyên ngành: Đường ô tô và Sân bay, Cầu – Đường ô tô và Sân bay 16,20 18 23.6 Nhóm chuyên ngành: Công trình giao thông công chính, Công trình giao thông đô thị 16,15 18 23.7 Chuyên ngành Tự động hóa thiết kế cầu đường 16,45 18 23.8 Nhóm chuyên ngành: Địa kỹ thuật, Kỹ thuật GIS và trắc địa công trình 16,10 18 24 Quản lý xây dựng A00, A01, D01, D07 17,20 21,88 Các chương trình tiên tiến, chất lượng cao 25 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (gồm 3 chương trình chất lượng cao: Cầu – Đường bộ Việt – Pháp, Cầu – Đường bộ Việt – Anh, Công trình Giao thông đô thị Việt – Nhật) A00, A01, D01, D07 16,25 18 26 Công nghệ thông tin (Chương trình Công nghệ thông tin Việt – Anh) A00, A01, D01, D07 23,30 25,17 27 Kỹ thuật cơ khí (Chương trình Cơ khí ô tô Việt – Anh) A00, A01, D01, D07 20,70 23 28 Kỹ thuật xây dựng A00, A01, D01, D07 16,20 18 28.1 Chương trình tiên tiến Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 16,20 18  28.2 Chương trình chất lượng cao Vật liệu và Công nghệ Xây dựng Việt – Pháp 16,25 19,50 29 Kinh tế xây dựng Kinh tế xây dựng (Chương trình chất lượng cao Kinh tế xây dựng công trình Giao thông Việt – Anh) A00, A01, D01, D07 16,60 19,50 30 Kế toán (Chương trình chất lượng cao Kế toán tổng hợp Việt – Anh) A00, A01, D01, D07 19,60 20,27 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn của trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải chính xác nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Với sự hợp tác bền vững với các doanh nghiệp nên bên cạnh trang bị kiến thức lý thuyết trên giảng đường, thời gian còn lại sinh viên thực hành tại các phòng thí nghiệm và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng sẽ trực tiếp tham gia vào khâu đào tạo với nhà trường qua việc cử cán bộ đến giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực tập, hay tham gia vào quá trình đánh giá, chấm thi, chấm tốt nghiệp.  Ngoài ra, những kiến thức về kỹ năng mềm, chuẩn đầu ra ngoại ngữ cũng như khả năng công nghệ thông tin từ cơ bản trở lên cũng là lợi thế giúp tăng khả năng cạnh tranh của sinh viên sau khi ra trường. Tốt nghiệp trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải có dễ xin việc không? Trường đã và đang Áp dụng mô hình doanh nghiệp tham gia đào tạo cùng nhà trường, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải đạt tỷ lệ 95% sinh viên ra trường có việc làm ngay. Review đánh giá Đại Học Giao thông vận tải có tốt không? Với các chương trình học khác nhau, Đại Học Giao thông vận tải đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên. Người học có thể chọn loại chương trình phù hợp với mong muốn và tiềm lực của bản thân. UTC còn là trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ hàng đầu về Giao thông vận tải và nhiều lĩnh vực liên quan, góp phần phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Với nhiệm vụ chủ chốt là đào tạo nhân lực về lĩnh vực Giao thông vận tải, UTC sẽ ngày càng phát triển cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên để trở thành một môi trường đào tạo lý tưởng. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Dịch Vụ Vận Tải, Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Khoa học xã hội và hành vi, Kiến Trúc và Xây Dựng, Kinh doanh và quản lý, Kỹ Thuật, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Toán và Thống Kê Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
628
2023-01-11
CVAUNI
Đại học Chu Văn An
Review Đại học Chu Văn An (CVAUNI) có tốt không? Trường Đại học Chu Văn An phấn đấu để trở thành trường đại học đa ngành, đa bậc, đảm bảo chất lượng đào tạo, là địa chỉ đáng tin cậy đối với người học. Là đối tác tin cậy của các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước về cung cấp nguồn nhân lực, hợp tác đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ. 7.2Tốt Top 200 Khu đô thị đại học Phố Hiến - đường Tô Hiệu - P. Hiến Nam - TP Hưng Yên 03213 515 587 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.0 Cơ sở vật chất7.5 Môi trường HT6.5 Hoạt động ngoại khoá7.5 Cơ hội việc làm6.5 Tiến bộ bản thân7.0 Thủ tục hành chính8.0 Quan tâm sinh viên8.5 Hài lòng về học phí7.0 Sẵn sàng giới thiệu7.0 Đại học Chu Văn An là một trong những ngôi trường uy tín nhất tại Hưng Yên. Trường là cơ sở đào tạo đa ngành, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kể từ khi thành lập, Đại học Chu Văn An luôn đề cao sứ mệnh chuyển giao tri thức khoa học, phát triển năng lực học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên, rèn luyện kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Bài viết của Reviewedu.net sau đây sẽ chia sẻ thêm nhiều thông tin cần thiết về Đại học Chu Văn An cho các bạn thí sinh sắp tham gia kỳ thi THPTQG. Thông tin chung Tên trường: Đại học Chu Văn An (tên tiếng Anh: Chu Van An University, tên viết tắt CVAUNI) Địa chỉ: Khu đô thị đại học Phố Hiến – đường Tô Hiệu – P. Hiến Nam – TP Hưng Yên Website: http://cvauni.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/tuyensinhdaihocchuvanan Mã tuyển sinh: DCA Email tuyển sinh: [email protected][email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 03213 515 587 – 03213 515 557 Lịch sử phát triển Ngày 22/03/2004, một nhóm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và các bộ nghiên cứu đã hoàn thành bản đề án thành lập trường đại học tư thục tại tỉnh Hưng Yên. Bản đề án đã nhanh chóng nhận được sự chấp thuận và ủng hộ của UBND và Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên. Ngày 06/06/2006, chủ trương thành lập trường được Thủ tướng chính phủ thông qua. Những cố gắng của các nhà sáng lập, sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo và nhân dân tỉnh Hưng yên, của các Bộ ngành có liên quan, đã được bù đắp lại bằng việc ngày 08/6/2006 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 135/2006/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Chu Văn An. Mục tiêu phát triển Trường Đại học Chu Văn An phấn đấu để trở thành trường đại học đa ngành, đa bậc, đảm bảo chất lượng đào tạo, là địa chỉ đáng tin cậy đối với người học. Là đối tác tin cậy của các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước về cung cấp nguồn nhân lực, hợp tác đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ. Để đạt được điều này, Ban lãnh đạo nhà trường đã quyết định lựa chọn phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng thực tế, đề cao việc phát triển kỹ năng mềm song song với kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, nhà trường cũng không ngừng nỗ lực xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ tâm huyết và cải tiến cơ sở vật chất. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Chu Văn An? Đội ngũ cán bộ Nhà trường luôn tự hào với đội ngũ giảng viên đầy nhiệt huyết, có trình độ học vấn cao, có nghiệp vụ sư phạm tốt và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nhà giáo. Trong tổng số 65 cán bộ, hơn 80% có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư. Trong quá trình giảng dạy, các giảng viên coi sinh viên là nhân vật trung tâm, tích cực vận dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào trong việc truyền thụ kiến thức. Nhà trường cũng luôn nỗ lực tiếp thu ý kiến đóng góp từ các học viên cũng như tổ chức nhiều buổi đối thoại giữa thầy và trò. Nhà trường cũng khuyến khích sinh viên dành nhiều thời gian hơn cho việc tự nghiên cứu, tìm tòi thay vì thụ động tiếp thu kiến thức như các phương pháp truyền thống. Cơ sở vật chất Hiện nay, khu nhà học chính của Đại học Chu Văn An gồm có 5 tầng với 40 phòng học và phòng làm việc, phòng thí nghiệm. Không gian này đảm bảo có đủ chỗ học cho trên 3000 sinh viên. Trong tương lai,  khi các hạng mục sửa chữa hoàn thành, Đại học Chu Văn An phấn đấu trở thành ngôi trường có không gian kiến trúc sư phạm hiện đại, đầy đủ tiện ích, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cho khoảng 10.000 sinh viên. Quần thể kiến trúc của nhà trường còn có khu ký túc xá sinh viên, khu thể thao đa năng, sân vận động và trung tâm phục vụ sinh viên, v.v. Hiện tại, Trường đã trang bị máy vi tính kết nối wifi chất lượng cao miễn phí hoạt động 24/24. Thư viện nhà trường có đầy đủ các sách tham khảo uy tín và sách giáo trình, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của các sinh viên. Đội ngũ giảng viên luôn trình bày bài giảng trên các máy chiếu hiện đại, đảm bảo chất lượng hình ảnh và âm thanh đạt chuẩn, giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức mới. Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Chu Văn An Thời gian xét tuyển Đối với phương thức xét điểm thi Trung học phổ thông: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Đối với phương thức xét điểm học bạ THPT: từ ngày 15/04/2022 đến ngày 31/07/2022; Đợt bổ sung (nếu có): sau khi xét tuyển đợt 1 mà chưa đủ chỉ tiêu, Nhà trường sẽ xét tuyển bổ sung cho đến khi đủ chỉ tiêu. Thông báo về xét tuyển bổ sung sẽ được công bố trên trang web của Nhà trường Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh của nhà trường là các thí sinh đã tốt nghiệp bậc THPT hoặc tương đương trên cả nước. Phương thức tuyển sinh Năm nay, CVAUNI sẽ áp dụng các phương thức tuyển sinh sau đây: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (Xét tuyển học bạ) Xét tuyển dựa trên kết quả đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức năm 2023 Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Năm 2022, Đại học Chu Văn An công bố các quy định về điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của trường, được chia làm 6 nhóm như sau: Đối với hầu hết các ngành học: Nhóm 1: ĐXT (điểm xét tuyển) >= 13,00 và không có môn nào < 3,50 Nhóm 2: ĐXT >= 13,00 và tất cả các môn đều >= 3,50 Nhóm 3: ĐXT >= 13,00 và tất cả các môn đều >= 3,50  Nhóm 4: Điểm môn chuyên >= 6,50 và tất cả các môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển >= 3,50 Nhóm 6: ĐXT >= 13,00 và tất cả các môn đều >= 5,00 Nhóm 7: Điểm trung bình (5 học kỳ) môn Toán >= 7,00. ĐXT >=18,00 và tất cả các môn đều >= 5,00 Đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, CVAUNI cũng nêu rõ các yêu cầu nghiêm ngặt của mình khi sử dụng phương thức xét tuyển: Tổng điểm trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển cộng điểm ưu tiên (nếu có) phải đạt từ 16,00 – 18,00 điểm trở lên (tùy thuộc vào ngành học đăng ký xét tuyển), điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển từ 5,00 trở lên. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Hiện nay, CVAUNI đang áp dụng phương thức tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trường Đại học Chu Văn An xét tuyển những ngành nào? Hiện nay, Đại học Chu Văn An xét tuyển tổng cộng 9 ngành học ở nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, kỹ thuật, kinh tế, v.v. Mỗi năm, nhà trường đã góp phần đào tạo hàng ngàn chuyên viên ở các lĩnh vực trên, chung tay phục vụ cho việc xây dựng và phát triển đất nước. Sau đây là thông tin chi tiết các ngành học tại nhà trường: STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp xét tuyển 1 7380107 Luật kinh tế A00, A01, D01, A02 2 7580101 Kiến trúc V00, V01 3 7480201 Công nghệ thông tin A00, A01, D01, A02 4 7520201 Kỹ thuật điện A00, A01, D01, A02 5 7340201 Tài chính – Ngân hàng A00, A01, D01, A02 6 7340101 Quản trị kinh doanh A00, A01, D01, A02 7 7340301 Kế toán A00, A01, D01, A02 8 7580201 Kỹ thuật xây dựng A00, A01, D01, A02 9 7220201 Ngôn ngữ Anh D01, A01 Học phí của trường Đại học Chu Văn An là bao nhiêu Dựa vào mức tăng học phí của những năm trở lại đây. Học phí năm 2023 của các ngành của trường Đại học Chu Văn An sẽ tăng lên từ 5 – 10 % so với năm học trước. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy: 450.000đ/tín chỉ, dự kiến 1.400.000 đồng/ tháng. Xem thêm: Học phí của trường Đại học Chu Văn An chính xác nhất Điểm chuẩn trường Đại học Chu Văn An chính xác nhất Điểm chuẩn trúng tuyển vào trường Chu Văn An theo hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 13 đến 16 điểm. Trong khi đó, điểm chuẩn đối với hình thức xét điểm học bạ THPT thường dao động từ 15 đến 16 điểm. Cụ thể như sau: Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Theo KQ thi THPT Xét học bạ Luật kinh tế A00, A01, D01, A02 13 15 Kiến trúc V00, V01 16 16 Công nghệ thông tin A00, A01, D01, A02 13 15 Kỹ thuật điện A00, A01, D01, A02 13 15 Tài chính – Ngân hàng A00, A01, D01, A02 13 15 Quản trị kinh doanh A00, A01, D01, A02 13 15 Kế toán A00, A01, D01, A02 13 15 Kỹ thuật xây dựng A00, A01, D01, A02 13 15 Ngôn ngữ Anh D01, A01 13 15 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Mức điểm chuẩn của trường Đại học Chu Văn An là bao nhiêu Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Với định hướng phát triển trường thành một trường đại học đa ngành, ứng dụng, Trường Đại học Chu Văn An chủ trương đào tạo lý thuyết gắn liền với thực tiễn cuộc sống, tổ chức ngay trong Trường những trung tâm thực hành nghề, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các Hội nghề nghiệp và doanh nghiệp nhằm đào tạo, cung cấp cho doanh nghiệp, xã hội nguồn nhân lực mà doanh nghiệp, xã hội cần.  Sinh viên tốt nghiệp ra trường có tính năng động cao, tự thích nghi với môi trường làm việc và được trang bị tinh thần khởi nghiệp. Tốt nghiệp trường Đại học Chu Văn An có dễ xin việc không? Với các quan hệ và sự hợp tác với các doanh nghiệp của Đại học Chu Văn An. Trường đã cam kết giới thiệu cho 100% sinh viên cơ hội thực tập và việc làm sau khi ra trường. Hỗ trợ định hướng nghề nghiệp tương lai cho các bạn Review đánh giá trường Đại học Chu Văn An có tốt không? Trường Đại học Chu Văn An luôn đi theo định hướng ứng dụng kiến thức với mô hình nhà trường gắn với doanh nghiệp. Nhà trường cũng luôn chú trọng việc phát triển môi trường học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Mô hình quản trị của DCA đi theo hướng tự chủ và phi lợi nhuận, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của trường Đại học Chu Văn An được hình thành. Vài năm trở lại đây, Đại học Chu Văn An được đánh giá là cơ sở đào tạo đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên cũng như nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp lớn trong khu vực. Hệ đào tạo Đại học Tỉnh/thành phố Hưng Yên, Miền Bắc Khối ngành Kiến Trúc và Xây Dựng, Kinh doanh và quản lý, Kỹ Thuật, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Nhân văn, Pháp Luật
629
2023-09-17
BUV
Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam
Review Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) có tốt không? Trường đại học Anh quốc Việt Nam là ngôi trường với 100% vốn đầu tư từ nước ngoài. Đây cũng là ngôi trường mang lại chương trình đào tạo và môi trường học tập quốc tế đến cho sinh viên Việt Nam. Từ đó có thể kiến tạo một thế hệ trẻ đam mê khám phá, có tư duy sáng tạo, có trình độ cao và sẵn sàng phát triển trong nhiều lĩnh vực bắt kịp những thay đổi, yêu cầu của thời đại công nghệ 4.0. 8.2Xuất sắc Top 200 Tầng 5, Tòa nhà CDC, 25 - 27 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội 0221 6 250 250 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9.0 Cơ sở vật chất9.1 Môi trường HT8.6 Hoạt động ngoại khoá8.1 Cơ hội việc làm8.8 Tiến bộ bản thân8.4 Thủ tục hành chính8.2 Quan tâm sinh viên7.3 Hài lòng về học phí7.7 Sẵn sàng giới thiệu7.0 Đại học Anh quốc Việt Nam là một trong những trường Đại học quốc tế hàng đầu tại Việt Nam. Trường được đầu tư 100% vốn và giảng viên đều là người nước ngoài, liên kết chặt chẽ với các trường Đại học lớn tại Anh quốc. BUV là môi trường học tập lý tưởng để học tập và phát triển. Sau đây là các thông tin tổng quát về Đại học BUV, xin mời bạn tham khảo! Thông tin chung Tên trường: Đại học Anh quốc Việt Nam (British University Vietnam) Địa chỉ: Hà Nội Campus: Tầng 5, Tòa nhà CDC, 25-27 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Ecopark Campus: Khu đô thị Ecopark, Hưng Yên Website: https://www.buv.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/Britishuniversityvietnam Mã tuyển sinh: BUV Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0221 6 250 250 – 096 662 9909 Lịch sử phát triển BUV được thành lập vào năm 2009 với 100% vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là Anh quốc. Trong hơn nửa thập kỷ phát triển, hiện nay, BUV đang đào tạo 11 chương trình cử nhân và 1 chương trình thạc sĩ, được đánh giá là biểu tượng hợp tác thành công trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam và Anh quốc. Mục tiêu phát triển Đại học Anh Quốc Việt Nam có mục tiêu cung cấp môi trường giáo dục đẳng cấp quốc tế cũng như chương trình đào tạo và bằng cấp đạt chuẩn chất lượng cao của Anh Quốc cho sinh viên Việt Nam. Từ đó, hình thành một thế hệ trẻ có niềm đam mê khám phá, khả năng tư duy sáng tạo cao và sẵn sàng phát triển trong nhiều lĩnh vực công việc và cuộc sống của thời đại công nghệ 4.0. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Anh quốc Việt Nam? Đội ngũ cán bộ Đội ngũ giảng viên của trường hoàn toàn là giảng viên người nước ngoài đã từng học tập tại các trường Đại học uy tín tại Anh, Canada và Hoa Kỳ. Không chỉ là những nhà giáo thâm niên và có trình độ chuyên môn cao, giảng viên của BUV còn rất năng động và gần gũi. Vừa qua, hưởng ứng lời kêu gọi của nhà trường, cán bộ, nhân viên Đại học Anh Quốc Việt Nam đã ủng hộ găng tay, khẩu trang và những vật dụng y tế cần thiết cho người dân trong mùa dịch Covid-19. Cơ sở vật chất Với tổng vốn đầu tư lên đến 70 triệu USD, chẳng còn gì để bàn cãi về chất lượng cơ sở vật chất của Đại học Anh Quốc Việt Nam. Trong khuôn viên rộng 6.5 ha của BUV, bạn dễ dàng bắt gặp không gian quán cafe rộng rãi, thoáng mát, cửa hàng BUV, sân bóng đá, tennis, cầu lông, phòng gym, yoga,… Bên cạnh những căn phòng lớn phục vụ việc học như phòng tự học 24 giờ, phòng thư viện lớn và các khu vực mô phỏng nhà hàng dành cho sinh viên Quản trị Khách sạn – Du lịch. Bạn có thể xem thêm trong mục tham quan không gian ảo tại website trường. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Anh quốc Việt Nam Thời gian xét tuyển Đại học BUV nhận hồ sơ nhập học theo 2 kỳ: Tháng 4 và tháng 10 hàng năm. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh BUV tuyển sinh các đối tượng học sinh đã tốt nghiệp THPT trên phạm vi toàn quốc. Phương thức tuyển sinh BUV tuyển sinh theo chương trình của Đại học Staffordshire và Đại học London, chương trình riêng của Đại học Anh quốc Việt Nam, Chương trình kép. Trường Đại học Anh quốc Việt Nam tuyển sinh các ngành nào? Đại học BUV đào tạo nhiều ngành học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Sau đây là danh sách các ngành học cùng mã ngành, chỉ tiêu và tổ hợp môn xét tuyển của trường. STT Ngành đào tạo Ghi chú 1 Quản trị kinh doanh quốc tế   2 Tài chính và ngân hàng   3 Quản trị Marketing   4 Tài chính và kinh tế (song bằng)   5 Tài chính kế toán   6 Khoa học máy tính (An ninh mạng/ Công nghệ đám mây)   7 Thiết kế và lập trình Game   8 Ứng dụng sáng tạo đương đại (Thiết kế đồ họa / Phác họa/ Nhiếp ảnh)   9 Quản trị du lịch   10 Quản lý tổ chức sự kiện   11 Quản trị khách sạn   Học phí của trường Đại học Anh quốc Việt Nam là bao nhiêu? Mức học phí của Đại học Anh quốc Việt Nam thường rơi vào khoảng 179.4 – 960 (tuỳ chuyên ngành và đối tác cấp bằng). Theo ước tính sinh viên sẽ phải bỏ ra khoảng 820 triệu đối với chương trình cử nhân tại Đại học Staffordshire và 1,1 tỷ VNĐ tại Đại học London khi học tại BUV.  Xem thêm: Học phí Đại học Anh Quốc Việt Nam BUV mới nhất Điểm chuẩn của trường Đại học Anh Quốc Việt Nam chính xác nhất Vì nhà trường tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ và chứng chỉ tiếng Anh, vậy nên BUV không công bố mức điểm chuẩn cụ thể như các trường Đại học khác. Xem thêm: Điểm chuẩn của trường Đại học Anh Quốc Việt nam chính xác nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Đại học Anh quốc Việt Nam? Là trường đại học nổi tiếng với các giảng viên quốc tế chuyên nghiệp. Nhiệt tình luôn sẵn lòng trả lời bất kỳ câu hỏi nào của mình, không ngại dành nhiều giờ để trao đổi và chia sẻ. Nhiều hoạt động xã hội và câu lạc bộ đội nhóm cho sinh viên.  Theo học tại đây sinh viên sẽ gia tăng kỹ năng tiếng anh của mình. Có cơ hội được du học và làm việc tại nước ngoài. Tốt nghiệp trường Đại học Anh quốc Việt Nam có dễ xin việc không? Thống kê cho thấy 88% sinh viên BUV sau tốt nghiệp có việc làm, nhóm còn lại tiếp tục theo đuổi chương trình cao học. Review đánh giá Đại học Anh quốc Việt Nam có tốt không? BUV là một môi trường học tập lý tưởng cho tất cả sinh viên Việt Nam. Theo học tại trường, bạn sẽ có được tấm bằng Đại học từ Anh quốc mà không cần phải đi du học xa, đồng nghĩa với việc chi phí để có tấm bằng Đại học danh giá từ xứ sở sương mù sẽ được cắt giảm nhiều. Hơn nữa, BUV cực kỳ quan tâm đến việc hỗ trợ sinh viên kiếm việc làm bằng cách liên kết với công ty lớn nhằm hỗ trợ sinh viên thực tập, mở lớp dạy kỹ năng viết CV, phỏng vấn xin việc cũng như giúp sinh viên chỉnh sửa CV trước khi xin việc. Hiện tại, học bổng của trường đã được trao tặng cho rất nhiều sinh viên, vậy nên, nếu bạn có niềm đam mê với BUV, đừng ngại apply học bổng nhé! Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Kinh doanh và quản lý, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Nghệ thuật, Mỹ thuật Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
630
2022-08-18
MCTAO
Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp
Review Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp (MCTAO) có tốt không? Trường Sĩ quan tăng – thiết giáp là trường trực thuộc Binh chủng Tăng thiết giáp – Bộ Quốc phòng, nằm trong khối các trường quân đội và hệ thống giáo dục quốc gia, đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu tăng thiết giáp cấp quân đội bậc đại học và một vài loại hình đào tạo khác theo đặc thù quân đội. Trường tổ chức theo cấu trúc gồm: Ban giám hiệu, 09 Khoa giáo viện, 05 Phòng và các tiểu đoàn học viên. 8.4Xuất sắc Top 200 Xã Kim Long, Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc 0974 177 246 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9.5 Cơ sở vật chất9 Môi trường HT8.5 Hoạt động ngoại khoá7 Cơ hội việc làm8.5 Tiến bộ bản thân9 Thủ tục hành chính7.5 Quan tâm sinh viên8 Hài lòng về học phí10 Sẵn sàng giới thiệu7 Trường Sĩ quan tăng thiết giáp là một đơn vị đào tạo trực thuộc Binh chủng Tăng thiết giáp của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đây là một trong những trường đào tạo chỉ huy chiến thuật tăng thiết giáp cấp sư đoàn, trình độ cử nhân quân sự. Hôm nay, Reviewedu.net sẽ mang đến cho các bạn trẻ thông tin về trường và các ngành đào tạo của ngôi trường này. Thông tin chung Tên trường: Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp (Tên viết tắt: MCTAO) TTên tiếng Anh: Military College of Tank Armour Officer) Địa chỉ: Xã Kim Long, Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Link Facebook: https://www.facebook.com/SiQuanTangThietGiap/?locale=vi_VN  Website: https://siquantangthietgiap.vn/  Mã tuyển sinh: TGH Email tuyển sinh: [email protected]  Số điện thoại tuyển sinh: 0974 177 246 Lịch sử phát triển Ngày 5/10/1959, Bộ quốc phòng ra quyết định thành lập Trung đoàn xe tăng 202. Đây là trung đoàn xe đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 22/6/1965, Bộ quốc phòng thành lập Bộ tư lệnh Thiết giáp. Từ đó, ngày 22/06/1965 trở thành mốc khởi đầu trong chặng đường xây dựng, trưởng thành của trường Sĩ quan Tăng thiết giáp. Mục tiêu phát triển Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã đạt nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực. Song, mục tiêu phát triển của trường là: Xây dựng nhà trường chính quy chuẩn mực, chuẩn hoá và hiện đại hóa, tích cực bám sát thực tiễn đổi mới toàn diện tạo sự chuyển biến cơ bản vững chắc về chất lượng, đạt hiệu quả giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học. Vì sao nên theo học tại Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp (MCTAO)? Đội ngũ cán bộ Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục – đào tạo. Nhà trường tích cực xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài. Hiện nay, toàn trường có 147 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 5 tiến sĩ, 17 nhà giáo ưu tú và 167 giáo viên giỏi các cấp. Cơ sở vật chất Tổng diện tích đất của trường là 1.048.037 m2. Trong đó, tổng diện tích đất xây dựng phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học là 852.821m2. Nhà trường xây dựng 1.680 chỗ ở cho các học viên. Hệ thống phòng thực hành phòng thí nghiệm của trường như sau: 01 trung tâm mô phỏng huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật Tăng thiết giáp. 03 phòng thực hành khai thác và sử dụng thông tin TTG. 02 phòng thực hành khai thác và sử dụng vũ khí xe TTG. 06 phòng thực hành khai thác và sử dụng xe máy TTG. 02 phòng mô phỏng huấn luyện bắn, lái trên xe TTG. 01 phòng thí nghiệm kỹ thuật điện, điện tử. 01 phòng thí nghiệm công nghệ kim loại, sức bền vật liệu. 03 phòng học thực hành ngoại ngữ. 02 phòng thực hành tin học. 01 phòng thí nghiệm vật lý. 01 phòng thí nghiệm hóa học. Tất các các phòng thực hành, phòng mô phỏng, phòng thí nghiệm đều được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho môn học đó. Mục đích chính là nâng cao chất lượng học tập sau những giờ học lý thuyết. Thông tin tuyển sinh của Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp Thời gian xét tuyển Thời gian sơ tuyển được tổ chức từ ngày 1/3/2022 đến ngày 25/5/2022. Thời gian xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 3/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng tuyển sinh Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp chỉ tuyển các thí sinh Nam. Binh sĩ, hạ sĩ quan đang phục vụ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên. Các đối tượng là nam thanh niên ngoài quân đội có nguyện vọng đăng ký xét tuyển kể cả quân nhân đã xuất ngũ. Công nhân, quân nhân chuyên nghiệp có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên. Phạm vi tuyển sinh Tuyển sinh trong cả nước. Phương thức tuyển sinh Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp tuyển sinh năm học 2023 dựa theo kết quả thi tốt nghiệp trường THPT năm 2023. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Trường sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển: Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp chỉ nhận hồ sơ khi các thí sinh đã vượt qua vòng sơ tuyển. Đợt 1 trường chỉ tuyển sinh hệ đại học quân sự với những thí sinh đã vượt qua vòng sơ tuyển đăng ký nguyện vọng 1 vào trường. Các nguyện vọng khác thí sinh được quyền đăng ký ngoài quân đội hoặc hệ dân sự của trường. Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023, các thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo đúng thời gian quy định của Bộ GD&ĐT. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Chính sách xét tuyển và ưu tiên xét tuyển được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT. Chỉ tiêu xét tuyển và ưu tiên xét tuyển sẽ được trừ vào chỉ tiêu xét tuyển của trường. Trường Sĩ quan tăng – thiết giáp học mấy năm? Thời gian đào tạo 4 năm Trường Sĩ quan tăng – thiết giáp học có dễ ra trường không? Điều này phụ thuộc vào khả năng học tập của bạn tại trường Trường Sĩ quan tăng – thiết giáp là trường công hay tư? Thuộc trường công lập Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp tuyển sinh các ngành nào? Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp tuyển sinh ngành chỉ huy tham mưu đối với khu vực miền Bắc và miền Nam với chỉ tiêu như sau: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển 1 7860206 Ngành Chỉ huy – Tham mưu Tăng thiết giáp 144 A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học) A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh) Chỉ huy tham mưu phía Bắc 94 Chỉ huy tham mưu phía Nam 50 Điểm chuẩn Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp chính xác nhất Dựa vào đề án tuyển sinh, mức điểm chuẩn của trường được công bố cụ thể như sau: Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp A00; A01 19.00 Thí sinh Nam tại khu vực Miền Bắc. Xét tuyển theo điểm thi TNTHPT Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp A00; A01 22.7 Thí sinh Nam tại khu vực Miền Nam. Xét tuyển theo điểm thi TNTHPT Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 1.5 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp chính xác nhất Học phí trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp là bao nhiêu? MCTAO là một trường đại học trực thuộc Binh chủng Tăng Thiết giáp của Bộ Quốc phòng. Trường tập trung đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu Tăng thiết giáp cho quân đội. Đây là chuyên ngành đặc thù phục vụ cho đất nước và phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh. Vì vậy theo quy định của Luật giáo dục Đại học các học viên sẽ được miễn hoàn toàn 100% học phí. Bên cạnh đó các học viên sẽ được chu cấp các trang thiết bị cần thiết cho việc học, ăn uống và chỗ ở,… Xem thêm: Học phí Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp mới nhất Xét tuyển học bạ của Trường Sĩ quan Tăng Thiết Giáp cần những gì? Hiện tại thì trường vẫn chỉ xét tuyển theo phương thức dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chưa có quyết định xét tuyển bằng học bạ. Xem thêm: Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp xét học bạ cần những gì Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Khi trở thành học viên của những trường. Bạn sẽ được trang bị mọi vật dụng cần thiết từ chăn màn, quân phục, giày dép và những đồ dùng cá nhân khác. Đặc biệt, bạn không những không phải đóng tiền học phí mà mỗi tháng còn được trợ cấp một khoản tiền nhỏ. Ngoài ra, bạn sẽ sống và làm việc trong một môi trường quân đội. Trong trường, ngoài việc học tập, học viên được rèn luyện toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, nếp sống, sinh hoạt chính quy theo kỷ cương điều lệnh quân đội. Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp (MCTAO) có dễ xin việc không? 100% Học viên theo học tại trường sẽ được bố trí công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp tại trường. Vậy nên nếu đã là học viên của trường thì các bạn hoàn toàn không cần phải chú ý và quan tâm đến phải tự tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Review đánh giá Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp có tốt không? Có thể thấy rằng, đây là cơ sở đào tạo cán bộ tăng thiết giáp cho quân đội, không chỉ cung cấp nguồn nhân lực cho nước nhà mà còn đào tạo các sĩ quan chỉ huy Tăng thiết giáp cho nước bạn Lào và Campuchia. Đồng thời nơi đây cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành tăng thiết giáp của Binh chủng tăng thiết giáp và quân đội. Nếu bạn ấp ủ ước mơ trở thành Sĩ quan binh chủng Tăng Thiết giáp thì ngôi trường này đáng để bạn xem xét và lựa chọn. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành An Ninh, Quốc Phòng Tỉnh/thành phố Miền Bắc, Vĩnh Phúc
631
2023-02-26
CCE
Trường Sĩ quan Phòng hóa
Review Trường Sĩ quan Phòng hóa (CCE) có tốt không? Trường Sĩ quan Phòng hóa trực thuộc Binh chủng Hóa học – Bộ Quốc phòng Việt Nam đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hóa học trình độ đại học quân sự, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. 7.8Tốt Top 200 Xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội 0243.3611.253 - 069 591 115 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9 Cơ sở vật chất7 Môi trường HT8 Hoạt động ngoại khoá6.5 Cơ hội việc làm8 Tiến bộ bản thân9 Thủ tục hành chính8 Quan tâm sinh viên7 Hài lòng về học phí8.5 Sẵn sàng giới thiệu7 Hôm nay, Reviewedu.net tiếp tục đem đến cho bạn thông tin bổ ích về trường Sĩ quan Phòng hóa. Đây là một trường đào tạo các sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hóa học cho Binh chủng Hóa học hay các đơn vị Hóa học trong phạm vi toàn quân. Các bạn hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây. Thông tin chung Tên trường: Trường Sĩ quan Phòng hoá (Tên viết tắt:CCE) Tên tiếng Anh: Commander Chemical of Engineering ) Địa chỉ: Xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà  Nội Website: http://www.siquanphonghoa.edu.vn/  Facebook: www.facebook.com/siquanphonghoa  Mã tuyển sinh: HGH Email tuyển sinh: [email protected]  Số điện thoại tuyển sinh: 0243.3611.253 – 069 591 115 Lịch sử phát triển Trường Sĩ quan Phòng hoá là trường trực thuộc Binh chủng hoá học – Bộ quốc phòng Việt Nam, có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hoá học trình độ đại học quân sự, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Trường được thành lập vào ngày 21/9/1976. Mục tiêu phát triển Mục tiêu phát triển của trường là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực hóa học quân sự, không ngừng nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và tham gia có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững của Quân đội. Vì sao nên theo học tại Trường Sĩ quan Phòng hóa (CCE)? Chương trình đào tạo Trường đào tạo theo hệ thống Sĩ quan Phòng hóa cao cấp chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam Đội ngũ cán bộ Hiện nay, 100% giảng viên có trình độ cử nhân, kỹ sư và trên đại học. Hầu hết đã có thời gian rèn luyện công tác thực tế tại các đơn vị. Thành tích đạt được là có hai đồng chí đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú, nhiều đồng chí đạt danh hiệu Nhà giáo Bộ Quốc phòng. Cơ sở vật chất Trường Sĩ quan phòng hoá được xây dựng trên tổng diện tích đất là 541.365m2. Trong đó tổng diện tích sàn xây dựng là 9083m2. Khuôn viên trường xây dựng gồm có hội trường, phòng học đa phương tiện, phòng thí nghiệm hóa học và 1 trung tâm huấn luyện. Các phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao. Thông tin tuyển sinh của Trường Sĩ quan Phòng hóa Thời gian xét tuyển Trường Sĩ quan Phòng hoá tổ chức đăng ký sơ tuyển: Từ 01/3/2022 đến ngày 25/4/2022. Thời gian đăng ký sơ tuyển ở địa phương và các đơn vị khám sức khỏe cho thí sinh trong 2 đợt sau: Đợt 1: Các thí sinh đăng ký vào tuần 3 và tuần 4 tháng 3 năm 2022. Đợt 2: Đăng ký vào tuần 2 tháng 4 năm 2022. Thời gian đăng ký dự thi và đăng ký nguyện vọng xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm học 2023 – 2024, thời gian đăng ký sơ tuyển sẽ từ đầu tháng 3/ 2023 đến cuối tháng 4/2023. Thời gian xét tuyển dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 7/2023 đến cuối tháng 9/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh: Các quân nhân đã xuất ngũ, công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân. Các đối tượng là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên. Các đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức thuộc bộ quốc phòng phục vụ trong quân đội đủ 12 tháng trở lên. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh các thí sinh Nam trong toàn quốc. Tiêu chuẩn tuyển sinh a. Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức Yêu cầu tự nguyện: Thí sinh tự nguyện đăng ký dự thi vào trường. Khi trúng tuyển các thí sinh phải chấp hành theo sự phân công ngành học của trường. Sau khi tốt nghiệp chấp hành nơi làm việc theo sự phân công công tác của Bộ Quốc Phòng. Yêu cầu về chính trị, đạo đức: Thí sinh dự thi phải có lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, đủ điều kiện để kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Là người có phẩm chất đạo đức tốt. b. Tiêu chuẩn về độ tuổi Thanh niên ngoài quân đội tuyển sinh trong độ tuổi từ 17 đến 21 tuổi. Đối với quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ và hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân từ 18 đến 23 tuổi. c. Tiêu chuẩn về sức khỏe Các thí sinh khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự ở các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, vòm ngực. Yêu cầu về thể lực cao 1,65m trở lên, nặng từ 50kg trở lên. Không tuyển các thí sinh mắc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị… Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển có thể lực đạt Điểm 1 và Điểm 2 phải đạt chiều cao từ 1,62m trở lên. Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người (gồm các dân tộc: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu, Ngái) đạt chiều cao từ 1,60m trở lên, các tiêu chuẩn khác thực hiện như thí sinh là người dân tộc thiểu số nói chung. d. Tiêu chuẩn về văn hoá Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.  Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Nhà trường sẽ thông báo sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPTQG năm 2022. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển CCE ưu tiên xét tuyển đối tượng và khu vực theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Chỉ tiêu xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển sẽ trừ vào chỉ tiêu tuyển sinh. Khi có hướng dẫn về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, nhà trường sẽ công bố các tiêu chí tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển tại website của trường. Đối với năm học 2023 – 2024 này, dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh của trường không có gì thay đổi so với năm học trước. Trường Sĩ quan Phòng hóa tuyển sinh các ngành nào? Trường Sĩ quan Phòng hóa tuyển sinh năm học mới này với 52 chỉ tiêu cho ngành chỉ huy Kỹ thuật Hóa học. Cụ thể như sau: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển 1 7860229 Ngành Chỉ huy Kỹ thuật Hóa học 52 A00, A01 Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Bắc 34 Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam 18 Điểm chuẩn Trường Sĩ quan Phòng hóa chính xác nhất Theo số liệu thống kê cho thấy điểm chuẩn để trúng tuyển vào trường chỉ 15 điểm trong năm học 2019. Nhưng đến năm 2020, mức điểm này dao động từ 22 đến 23 điểm đối với thí sinh 2 miền Nam – Bắc. Cụ thể, mức điểm chuẩn từ năm 2018 đến năm 2020 như sau: Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Ngành Chỉ huy Kỹ thuật Hóa học Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Bắc A00, A01 20.60 15 23.65 Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam A00, A01 19.05 15 22.70 Lưu ý: Khu vực tuyển sinh phía Bắc tính từ Quảng Bình trở ra, khu vực tuyển sinh phía nam tính từ Quảng Trị trở vào. Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 1.5 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Trường Sĩ quan Phòng hóa (CCE) chính xác nhất Học phí Trường Sĩ quan Phòng hóa là bao nhiêu? CCE là trường học theo môi trường quân đội. Vì thế tất cả các thí sinh trúng tuyển vào trường sẽ được miễn hoàn toàn học phí theo quy định của Bộ quốc phòng. Xem thêm: Học phí Trường Sĩ quan Phòng hóa (CCE) mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại trường Theo thông tin từ Ban TSQS Bộ Quốc phòng. Khi thí sinh trúng tuyển vào đào tạo sĩ quan sẽ được quân đội bảo đảm về ăn, ở, mặc, phụ cấp hằng tháng.  Học viên không phải đóng bất kỳ một khoản học phí nào. Ngoài ra còn được bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ học tập.  Bên cạnh đó, thân nhân của học viên như bố mẹ đẻ ( bố mẹ nuôi hợp pháp) nếu chưa có bảo hiểm y tế cũng sẽ được quân đội mua, cấp thẻ bảo hiểm cho thân nhân ngay khi học viên nhập học. Tốt nghiệp trường Sĩ quan Phòng hóa có dễ xin việc không? 100% Học viên theo học tại trường sẽ được bố trí công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp tại trường. Vậy nên nếu đã là học viên của trường thì các bạn hoàn toàn không cần phải chú ý và quan tâm đến phải tự tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Cựu sinh viên nổi bật của trường Là một trong những trường hàng đầu về đào tạo các sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hóa học cho Binh chủng Hóa học. Việc trở thành thủ khoa của trường là một trong những niềm vinh dự hàng đầu đối với mỗi học viên. Dưới đây là Trần Công Bằng, chàng trai ra trường mang quân hàm Trung úy và đang giữ vị trí Trung đội trưởng tại Tiểu đoàn Hóa học 38. Thủ khoa của Trường Sĩ quan Phòng hóa Review đánh giá Trường Sĩ quan Phòng hóa có tốt không? Trường Sĩ quan Phòng hóa là trường đào tạo chuyên môn. Trường chỉ đào tạo một ngành duy nhất là ngành chỉ huy kỹ thuật Hóa học. Trong bài viết trên, ReviewEdu đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về trường và các thông tin tuyển sinh cần thiết khác. Hy vọng ngôi trường hóa học này sẽ là sự lựa chọn của bạn. Hệ đào tạo Đại học Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc Khối ngành An Ninh, Quốc Phòng
632
2023-03-24
Trường Đại học Chính trị
Review Trường Đại học Chính trị có tốt không? Trường Đại học Chính trị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là trường đại học được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Chính trị, có nhiệm vụ đào tạo Sỹ quan chính trị ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà Nước, chính trị viên, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự cấp phân đội cho Quân đội nhân dân Việt Nam. 7.8Tốt Top 200 Xã Thạch Hòa - huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội 069.841.154 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9 Cơ sở vật chất8.5 Môi trường HT7 Hoạt động ngoại khoá7 Cơ hội việc làm8.5 Tiến bộ bản thân9 Thủ tục hành chính7 Quan tâm sinh viên8 Hài lòng về học phí8 Sẵn sàng giới thiệu6.5 Trường Đại học Chính trị còn có tên gọi khác là trường Sĩ quan Chính trị. Đây là trường đại học đào tạo các chính trị viên, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự cấp phân đội cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Bạn hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu về ngôi trường này trong bài viết dưới đây nhé. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Chính Trị (tên tiếng Anh: Political University) Địa chỉ: Xã Thạch Hòa – huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội Website: http://daihocchinhtri.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/TruongDaiHocChinhTri Mã tuyển sinh: LCH Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 069.841.154 Lịch sử phát triển Ngày 14/01/1976, trường Sĩ quan Chính trị được thành lập và là tiền thân của trường Đại học Chính trị ngày nay. Nhiệm vụ của trường là bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ chính trị viên đại đội cho toàn quân. Tháng 6/1976, trường đã chính thức đi vào hoạt động và là một đơn vị trực thuộc của Bộ Quốc phòng. Mục tiêu phát triển Trường Đại học Chính trị đang không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Mục tiêu xây dựng trường Đại học Chính trị là một trung tâm giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn có uy tín của quân đội và quốc gia. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Chính trị? Cơ sở vật chất  Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một trong những yếu tố để nói lên chất lượng đào tạo của một trường đại học. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất và các trang thiết bị, trường Đại học Chính trị đã không ngừng nâng cao, đổi mới chất lượng cơ sở vật chất. Trong các hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm, phòng mô phỏng đều được trang bị các thiết bị hiện đại nhằm phục vụ công tác dạy và học đạt hiệu quả cao. Nhà trường đảm bảo chỗ ở 100% cho tất cả các học viên. Đội ngũ cán bộ Đội ngũ cán bộ quản lý học viên được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm, khả năng tổ chức tốt các hoạt động quản lý, rèn luyện học viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Hiện tại, nhà trường có 14 khoa, với 100% các giảng viên đều được đào tạo bài bản, chính quy, nhiều giảng viên đã trải qua thực tế chiến đấu, quản lý, chỉ huy đơn vị huấn luyện chiến đấu. Họ đều là những người nhiệt tình, có trách nhiệm và mẫu mực. 100% các cán bộ giảng viên có trình độ đại học, trong đó có hơn 60% giảng viên có trình độ sau đại học. Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Chính trị Chính sách xét tuyển Chỉ có xét tuyển trên cơ sở kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT Thời gian xét tuyển Thời gian sơ tuyển: Từ ngày 10/3/2022 đến ngày 20/5/2022. Thời gian đăng ký xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh của trường: Các hạ sĩ quan, binh sĩ tham gia nghĩa vụ quân sự hoặc tại ngũ từ 12 tháng trở lên, tính đến tháng 4 năm tuyển sinh. Đối tượng là các quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức trong quân đội từ 12 tháng trở lên, tính đến tháng 9 năm tuyển sinh. Đối tượng là các nam thanh niên ngoài quân đội, kể cả quân nhân đã xuất ngũ có thể tham gia đăng ký tuyển sinh. Phạm vi tuyển sinh: Trường Đại học Chính trị tuyển sinh các đối tượng nam trong phạm vi cả nước. Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Chính trị tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường và điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: Sẽ được công bố chính thức trên website của trường sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điều kiện nhận hồ sơ đăng ký sơ tuyển Về hồ sơ Mỗi thí sinh phải có 02 bộ hồ sơ. Trong đó, 1 bộ đăng ký sơ tuyển do ban tuyển sinh quân sự phát hành và 01 bộ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT phát hành. Đăng ký sơ tuyển Thí sinh là thanh niên ngoài quân đội đăng ký tuyển sinh tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, hoặc thí sinh là quân nhân đang tại ngũ có thể mua hồ sơ và đăng ký sơ tuyển tại ban tuyển sinh cấp trung đoàn. Khi làm hồ sơ đăng ký sơ tuyển, thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1 vào trường Đại học Chính trị, các nguyện vọng còn lại có thể đăng ký các trường đại học khác ngoài quân đội. Kê khai và nộp hồ sơ sơ tuyển Khi kê khai hồ sơ đăng ký sơ tuyển thí sinh chỉ sử dụng 1 loại mực (xanh hoặc đen) và nộp theo đúng thời gian quy định của ban tuyển sinh quân sự. Các thí sinh được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng phải nộp 01 giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên đặc biệt như: con thương binh, bệnh binh,… phải có bản photocopy có công chứng. Khi đến nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển, thí sinh phải mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ tùy thân khác để đối chiếu. Tiêu chuẩn về trình độ văn hoá và độ tuổi Trình độ văn hóa Các thí sinh nam đăng ký xét tuyển phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Đối với thí sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và có giấy chứng nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT. Độ tuổi tuyển sinh tính đến năm dự tuyển quy định: Thí sinh ngoài quân đội độ tuổi từ 17 đến 21 tuổi. Thí sinh là quân nhân xuất ngũ hoặc tại ngũ độ tuổi từ 18 đến 23 tuổi. Tiêu chuẩn về sức khỏe Tuyển chọn thí sinh nam đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng Quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự theo các chỉ tiêu: về thể lực, về mắt, về tai – mũi – họng, về răng – hàm – mặt, về vòng ngực; nội khoa; tâm thần kinh; ngoại khoa; da liễu. Về thể lực yêu cầu nam cao 1,65m trở lên, nặng 50kg trở lên. Về mắt: không tuyển các thí sinh mắc tật khúc xạ, cận thị. Thí sinh đăng ký sơ tuyển phải có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, thí sinh là người dân tộc thiểu số yêu cầu phải có thể lực đạt Điểm 1 và Điểm 2, nhưng chiều cao >= 1,62 m. Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người gồm các dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, La Hủ, Pà Thẻn): Lấy chiều cao >= 1.6m. Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức Các thí sinh đăng ký dự tuyển vào trường phải trên danh nghĩa tự nguyện, sau khi trúng tuyển phải tuyệt đối chấp hành theo sự phân công của nhà trường và của Bộ quốc phòng. Về chính trị, đạo đức: Là người có phẩm chất đạo đức tốt, là đoàn viên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Là quân nhân phải được cấp giấy đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian nhập ngũ. Trên cơ thể không có hình xăm, chữ xăm. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Chính sách ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng của trường Đại học Chính trị Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT. Xem chi tiết mục 8 trong đề án tuyển sinh của trường năm 2022. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Đại học Chính trị là trường công hay tư? Trường Sĩ quan Chính trị (tiền thân của Trường Đại học Chính trị hiện nay) có nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ chính trị viên đại đội cho toàn quân. Sau 5 tháng làm công tác chuẩn bị, tháng 6 năm 1976, Trường Sĩ quan Chính trị chính thức đi vào hoạt động độc lập – với tư cách là một đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng. Đại học Chính trị có dễ ra trường không? Tùy vào năng lực của học viên và thời gian hoàn thành chương trình học. Mỗi học viên có cảm nhận khác nhau về chương trình học. Đại học Chính trị học trong bao lâu? Là ngôi trường trực thuộc Bộ quốc phòng, thời gian đào tạo không giống như những trường đại học khác. Thí sinh theo học sẽ được đào tạo trong khoảng 4 – 5.5 năm tùy theo chương trình của ngành học. Trường Đại học Chính trị tuyển sinh các ngành nào? Trường đại học Chính trị tuyển sinh ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước theo ba tổ hợp môn là A00, C00 và D01 với 691 chỉ tiêu. Cụ thể như sau: Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển 7310202 Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước 691 A00, C00, D01 Thí sinh miền Bắc 449 A00 90 Toán, Vật Lý, Hóa học C00 269 Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý D01 90 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh Thí sinh miền Nam 242 A00, C00, D01 A00 48 Toán, Vật Lý, Hóa học C00 145 Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý D01 49 Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh Học phí của trường Đại học Chính trị là bao nhiêu Trường Đại học Chính trị là trường quân sự trực thuộc bộ Quốc Phòng Việt Nam. Trường tập trung tổ chức đào tạo các cán bộ chính trị phục vụ cho đất nước. Vì vậy, dù ở bất cứ chuyên ngành nào, học viên đều được miễn học phí.  Bên cạnh việc được miễn học phí mà các học viên còn được chu cấp toàn bộ chỗ ăn, chỗ ở, đồ dùng học tập. Không những vậy, các học viên còn được chu cấp một khoản trợ cấp hàng tháng. Xem thêm: Học phí Trường Đại học Chính trị mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Chính trị chính xác nhất Hội đồng Tuyển sinh trường Đại học Chính Trị công bố mức điểm chuẩn như sau: STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú 1 7310202 Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước C00 28.5 Thí sinh nam miền Bắc xét kết quả thi TNTHPT, thí sinh mức 28.5 điểm: Tiêu chí phụ 1: Văn >= 8.75; TCP2: Sử >= 9.25 2 7310202 Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước C00 26.5 Thí sinh nam miền Nam xét kết quả thi TNTHPT, thí sinh mức 26.5 điểm: Tiêu chí phụ 1: Văn >= 7.75; TCP2: Sử = 10 3 7310202 Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước A00 26 Thí sinh nam miền Bắc xét kết quả thi TNTHPT, thí sinh mức 26 điểm: Tiêu chí phụ 1: Toán >= 8; TCP2: Lý >= 7.75 4 7310202 Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước A00 25.25 Thí sinh nam miền Nam xét kết quả thi TNTHPT, thí sinh mức 25.25 điểm: Tiêu chí phụ 1: Toán >= 9 5 7310202 Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước D01 24.15 Thí sinh nam miền Bắc 6 7310202 Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước D01 22.1 Thí sinh nam miền Nam Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 1.5 điểm so với năm học trước đó. Điểm chuẩn: Điểm chuẩn trường Đại học Chính trị mới nhất Trường Đại học Chính trị xét học bạ cần những gì? Hiện tại Trường Đại học Chính trị chỉ xét tuyển theo phương thức thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia. Xem thêm: Đại học chính trị xét học bạ Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, trường tự hào luôn cung cấp đội ngũ cán bộ chính trị, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn, góp phần xây dựng quân đội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hợp tác quốc tế. Tốt nghiệp trường Đại học Chính trị có dễ xin việc không? Sau khi hoàn thành chương trình học của Đại học Chính trị. Công việc ngành Chính trị học bao gồm: Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội. Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lí luận chính trị. Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương. Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Review đánh giá Trường Đại học Chính trị có tốt không? Trường Sĩ quan Chính trị là một trung tâm đào tạo cán bộ chính trị cho toàn quân, được Đảng và nhà nước ta đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Đội ngũ giảng viên Nhà trường luôn có trình độ cao, nắm chắc kỹ năng tay nghề, giỏi kiến thức chuyên môn, tận tụy, yêu nghề, chuẩn mực đạo đức. Các học viên sau khi tốt nghiệp là những cán bộ được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành quân sự. Với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn giải đáp được nhiều thắc mắc về trường. Chúc các bạn có một kỳ thi thật tốt. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành An Ninh, Quốc Phòng Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc
633
2022-06-25
Học viên Phụ Nữ Việt Nam
Review Học viên Phụ Nữ Việt Nam có tốt không? Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục công lập đầu tiên đào tạo cử nhân chính quy ngành Giới và Phát triển theo Quyết định số 2181/QĐ-BGDĐT ngày 25/6/2015 (mã ngành 7310399) nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực về giới và các lĩnh vực phát triển cộng đồng, phát triển xã hội, hoạch định và thực thi, thúc đẩy các chương trình, dự án phát triển. Ngành Giới và Phát triển có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chương trình đào tạo tiên tiến, môi trường học tập năng động với vị trí việc làm phong phú.N 7.98.2 100 68 Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thủ đô Hà Nội 024 3775 9907 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.0 Cơ sở vật chất7.5 Môi trường HT7.2 Hoạt động ngoại khoá6.5 Cơ hội việc làm6.7 Tiến bộ bản thân7.8 Thủ tục hành chính7.5 Quan tâm sinh viên8.0 Hài lòng về học phí7.5 Sẵn sàng giới thiệu8.5 Học viện Phụ nữ Việt Nam là Đại học công lập lớn ở Thủ đô Hà Nội nước ta. Đây là nơi tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho Hội liên hiệp Phụ nữ cao cấp. Vậy ngôi trường này đào tạo những gì? Tiêu chí tuyển sinh có phải chỉ dành cho nữ? Để biết rõ về ngôi trường này. Hãy cùng đội ngũ Review Edu tìm hiểu qua bài viết này nhé! Thông tin chung Tên trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam  Địa chỉ: 68 Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thủ đô Hà Nội Facebook: https://www.facebook.com/Hocvienphunu/ Website: hvpnvn.edu.vn Mã tuyển sinh: HPN Số điện thoại tuyển sinh: 024 3775 9907 Email tuyển sinh: [email protected] Lịch sử phát triển  Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục công lập đầu tiên đào tạo cử nhân chính quy ngành Giới và Phát triển theo Quyết định số 2181/QĐ-BGDĐT ngày 25/6/2015 (mã ngành 7310399) nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực về giới và các lĩnh vực phát triển cộng đồng, phát triển xã hội, hoạch định và thực thi, thúc đẩy các chương trình, dự án phát triển. Ngành Giới và Phát triển có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chương trình đào tạo tiên tiến, môi trường học tập năng động với vị trí việc làm phong phú. Mục tiêu và sứ mệnh Mục tiêu phát triển của Học viện Phụ nữ là nâng cao trình độ lý luận và nhận thức tư tưởng cho học viên về cách mạng xã hội chủ nghĩa, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội kịp thời đáp ứng tình hình nhiệm vụ trung tâm của Đảng và phong trào phụ nữ.Học viện Phụ nữ Việt nam là cơ sở đầu ngành chuyên đào tạo các chuyên môn nghiệp vụ từ thấp đến cao. Từ đây các sinh viên sẽ được học về các chuyên môn về các lĩnh vực liên quan tới phụ nữ. Hàng năm, Học viện cung cấp các cán bộ có chuyên môn cao tới các thành hội phụ nữ, tỉnh hội phụ nữ và hội phụ nữ của các cơ quan ban ngành khác nhau để bảo vệ quyền của phụ nữ. Vì sao nên theo học tại trường Học viện Phụ nữ Việt Nam? Đội ngũ cán bộ Đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ giáo viên và công nhân viên của Trường cũng không ngừng được xây dựng, củng cố và phát triển. Trường đã thành lập thêm Phòng Tổ chức – Giáo vụ. Trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên trường đã nâng lên vượt trội so với trước. Cơ sở vật chất  Học viện Phụ nữ Việt Nam đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, khu giảng đường của trường rộng trên 1000m2, trang thiết bị đầy đủ với trên 80 máy tính và máy chiếu và thư viện hơn 10.500 cuốn các loại.  Thông tin tuyển sinh của Học viện Phụ nữ Việt Nam  Học viện Phụ nữ tuyển sinh hệ Đại học và Sau đại học Thời gian tuyển sinh Xét tuyển sớm đợt 1 dự kiến từ ngày 01/03/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh  Trường tuyển sinh phạm vi trên cả nước với những đối tượng là thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương  Phương thức tuyển sinh  Học viện Phụ nữ Việt Nam dự kiến tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 theo các phương thức sau: Phương thức 1: Xét tuyển thẳng. Phương thức 2: Xét học bạ THPT. Phương thức 3: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Phương thức 4: Xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và học bạ THPT. Phương thức 5: Xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Phương thức 6: Xét kết hợp học bạ THPT và kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trở lên Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và hồ sơ xét tuyển Phương thức xét tuyển thẳng Học viện Phụ nữ xét tuyển thẳng một trong ba tiêu chí sau:  Theo quy định của Bộ GD&ĐT.  Thí sinh phải đạt hạnh kiểm tốt trong các học kì THPT( không tính năm xét tuyển) và đạt các giải nhất, nhì, ba cấp tỉnh/ thành phố trở lên trong thời gian học THPT có môn thi học sinh giỏi thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện Thí sinh đạt hạnh kiểm Tốt các học kỳ THPT (không tính thời điểm xét tuyển) và đạt được các điều kiện cụ thể sau:  Đối với 10 ngành (trừ ngành Công nghệ thông tin): Có chứng chỉ tiêng Anh quốc tế còn thời hạn sử dụng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đạt IELTS >= 6.0 hoặc TOEFL ITP >= 627 hoặc TOEFL iBT >= 94; Tổng điểm trung bình chung 03 môn theo tổ hợp xét tuyển của Học viện năm lớp 12 đạt >= 24 điểm. Đối với ngành Công nghệ thông tin: Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp môn xét tuyển của Học viện năm lớp 12 đạt >= 24 điểm (môn Toán đạt >= 8.0 điểm; thí sinh tốt nghiệp THPT trước năm 2022: tính điểm cả năm lớp 12; thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023: tính điểm của học kỳ 1 lớp 12); có chứng chỉ tin học quốc tế MOS >= hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn thời hạn sử dụng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đạt IELTS >= 6.0 hoặc TOEFL ITP >= 627 hoặc TOEFL iBT >= 94. Phương thức xét tuyển học bạ Thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2023: Tổng hợp 3 môn xét tuyển năm lớp 12 phải >= 18điểm và phải đạt hạnh kiểm tốt năm lớp 12 Thí sinh tốt nghiệp năm 2023: Đạt hạnh kiểm tốt HKI năm lớp 12 và có tổng điểm kì I hoặc cả năm lớp 12 >=18điểm Phương thức xét tuyển bằng kết quả thi Đại học Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT:  Theo ngưỡng của Học viên đề ra sau khi có kết quả thi THPT. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh những ngành nào? Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh những ngành sau:  Ngành  Mã ngành  Quản trị kinh doanh 7340101 Công tác xã hội  7760101 Giới và phát triển  7310399 Luật 7380101 Luật kinh tế 7380107 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 Kinh tế 7310101 Tâm lý học  7310401 Truyền thông đa phương tiện 7320104 Công nghệ thông tin 7480201 Xã hội học 7310301 Điểm chuẩn của Học viện Phụ nữ Việt Nam chính xác nhất Hiện tại, điểm chuẩn của trường năm 2022 – 2023 được công bố như sau:  Ngành  Điểm chuẩn Quản trị kinh doanh 23 Công tác xã hội  15 Giới và phát triển  15 Luật 20 Luật kinh tế 18,5 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 21 Kinh tế 20,5 Tâm lý học  19,5 Truyền thông đa phương tiện 24 Công nghệ thông tin 16 Xã hội học 23,5 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Học phí của Học viện Phụ nữ là bao nhiêu? Học viện Phụ nữ Việt Nam đào tạo theo hình thức tín chỉ vậy nên sẽ có những mức học phí tùy vào số tín chỉ mà học sinh đăng ký.  Theo Đề án tuyển sinh của Học viện, năm học 2022 – 2023 học phí của trường từ: 318.000 VND- 400.000VNĐ/tín chỉ tùy ngành. Nếu tính mỗi năm 35 tín chỉ, trung bình học phí từ 11,2 đến 13 triệu đồng/năm. Học phí ngành Quản trị kinh doanh hệ chất lượng cao và liên kết quốc tế sẽ có thông báo sau. Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Sinh viên trường Học Viện Phụ Nữ Việt Nam sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khoá mà trường tổ chức. Mỗi hoạt động đều hướng đến khơi dậy và phát triển các khả năng tiềm ẩn của sinh viên, Học viện là môi trường để “mài ngọc thô trở nên tỏa sáng rực rỡ”. Tốt nghiệp trường Học viện Phụ nữ Việt Nam có dễ xin việc không? Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam cho biết, hiện học viện xây dựng mô hình giúp các sinh viên ra trường chủ động về việc làm. Sinh viên tốt nghiệp ngoài làm cho các tổ chức còn có thể tự khởi nghiệp. Do đó, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên được đào tạo kỹ năng, kiến thức cần thiết để khi ra trường có thể khởi nghiệp.  Bản thân các sinh viên Công tác xã hội, Giới và phát triển, Tâm lý học nếu học tốt, tích lũy kinh nghiệm một thời gian thì có thể tự mở các trung tâm để hỗ trợ công tác xã hội cho cộng đồng. Theo thống kê mới nhất tại học viện, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường đạt 60-70%. Review đánh giá về Học viện Phụ nữ Việt Nam có tốt không  Qua bài viết tổng quan về trường, các bạn có thể thấy được học viện Phụ nữ Việt Nam là môi trường đào tạo tốt, sạch đẹp. Không gian rộng rãi với trang thiết bị đầy đủ, trường còn đào tạo rất nhiều ngành nghề, rất đáng để các bạn lựa chọn và cân nhắc. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Báo chí và thông tin, Công Nghệ Kỹ Thuật, Dịch Vụ Xã Hội, Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Pháp Luật Tỉnh/thành phố Hà Nội
634
2023-02-14
Trường Sĩ quan Pháo binh
Review Trường Sĩ quan Pháo binh có tốt không? Trường Sĩ quan Pháo binh là một trường đào tạo sĩ quan chỉ huy chiến thuật cấp phân đội chuyên ngành pháo binh trực thuộc Binh chủng Pháo binh, Bộ Quốc phòng Việt Nam. 7.8Tốt Top 200 Thanh Mỹ, Sơn Tây, Hà Nội 0433.930.194 - 069.595.831 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.5 Cơ sở vật chất7.5 Môi trường HT8.5 Hoạt động ngoại khoá6.5 Cơ hội việc làm9 Tiến bộ bản thân8.5 Thủ tục hành chính7 Quan tâm sinh viên8 Hài lòng về học phí8 Sẵn sàng giới thiệu7 Với truyền thống “Tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, dạy tốt, học tốt, công tác tốt” Trường Sĩ quan Pháo binh luôn là lá cờ đầu của Binh chủng và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Vậy để các bạn trẻ có thêm thông tin về ngôi trường này. Hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Thông tin chung Tên trường: Trường Sĩ quan Pháo binh  TTên tiếng Anh: Artillery Officer School in Vietnam) Địa chỉ: Thanh Mỹ, Sơn Tây, Hà Nội Website: http://tsqpb.edu.vn/  Facebook: www.facebook.com/TruongPhaobinhVietNam  Mã tuyển sinh: PBH Email tuyển sinh: [email protected]  Số điện thoại tuyển sinh: 0433.930.194 – 069.595.831 Lịch sử phát triển Tiền thân trường Sĩ quan Pháo binh là Phân khoa Pháo binh thuộc trường trung học Lục quân Trần Quốc Tuấn. Ngày 1/5/1949, Phân khoa đã khai giảng lớp học viên đầu tiên và trong 8 năm từ năm 1949 đến năm 1957 đã hoàn thành 5 khóa học và cho ra trường 1.714 cán bộ pháo binh. Đây là những đồng chí cán bộ nòng cốt xây dựng Binh chủng Pháo binh và xây dựng quân đội. Ngày 18/2/1957, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã tách Phân khoa Pháo binh thuộc Trường Sĩ quan Lục quân thành Trường Sĩ quan Pháo Binh Việt Nam. Mục tiêu phát triển Mục tiêu của trường chính là đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn theo quy định trở thành Sĩ quan Chỉ huy Phân đội Pháo binh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và huấn luyện bộ đội, có thể lực tốt, đáp ứng yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì sao nên theo học tại Trường Sĩ quan Pháo binh? Đội ngũ cán bộ Đội ngũ giảng viên trong trường 100% có trình độ Đại học trở lên. Trong đó có 01 đồng chí được nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 07 đồng chí được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, 04 đồng chí được bổ nhiệm Phó giáo sư, 20 đồng chí có học vị Tiến sĩ và 40 đồng chí đạt giải Giảng viên giỏi cấp Bộ quốc phòng. Cơ sở vật chất Hệ thống phòng học thực hành, phòng học mô phỏng, phòng học chuyên dụng được trang bị các thiết bị hiện đại và đồng bộ. Nhà trường sử dụng nhiều phương tiện hỗ trợ hữu ích cho người học nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo chất lượng cao của Nhà trường. Hệ thống thao trường, bãi tập tổng hợp, khu thể thao đa năng, bể bơi, sân bóng đá, bóng chuyền được quy hoạch liên hoàn, đồng bộ giúp học viên có điều kiện rèn luyện và phát triển toàn diện. Thông tin tuyển sinh của Trường Sĩ quan Pháo binh Thời gian xét tuyển Thời gian đăng ký sơ tuyển bắt đầu từ ngày 01/3/2022 đến ngày 15/5/2022. Thời gian đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo quy định của Bộ GD&ĐT. Thời gian xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng. Năm học 2023 – 2024, thời gian đăng ký sơ tuyển sẽ từ đầu tháng 3/ 2023 đến cuối tháng 4/2023. Thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 7/2023 đến cuối tháng 9/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Trường Sĩ quan Pháo binh tuyển sinh các đối tượng sau: Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự từ 12 tháng trở lên, tính đến tháng 4 năm tuyển sinh. Quân nhân chuyên nghiệp, Công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh). Các Nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân), số lượng đăng ký dự tuyển không giới hạn. Yêu cầu về độ tuổi của thí sinh (tính đến năm tuyển sinh): Độ tuổi từ 17 đến 21 tuổi đối với các nam thanh niên. Quân nhân, công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân từ 18 đến 23 tuổi. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển các thí sinh nam trong cả nước. Phương thức tuyển sinh Xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.  Năm học 2023 – 2024, trường sẽ dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: Nhà trường dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023, sau khi có quyết định phê duyệt phương án ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên website của trường. Điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển Trường Sĩ quan Pháo binh chỉ nhận hồ sơ xét tuyển quân sự đối với những thí sinh đã qua sơ tuyển, đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng và tham gia kỳ thi THPTQG 2023. Trường hợp thí sinh không gửi hồ sơ xét tuyển, không đăng ký đúng tổ hợp xét tuyển thì được điều chỉnh nguyện vọng theo đúng thời gian và sẽ mất quyền xét tuyển nguyện vọng 1. Đối với thí sinh không đủ điều kiện sơ tuyển hoặc nộp hồ sơ không cùng nhóm trường được đăng ký xét tuyển thì không được xét tuyển nguyện vọng 1. Đợt 1: Trường chỉ xét tuyển vào hệ quân sự đối với các thí sinh đã qua sơ tuyển, nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất). Sau khi có kết quả, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng trong nhóm các học viện: Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, Phòng không – Không quân (hệ Chỉ huy tham mưu) và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Tăng Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh theo đúng vùng miền và đối tượng tuyển sinh. Sau khi được duyệt ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ được nhà trường công bố trên website của trường. Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ được xét tuyển các nguyện vọng kế tiếp vào các trường ngoài Quân đội. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển được thể hiện chi tiết trong đề án tuyển sinh của trường năm 2023. Để có thêm thông tin, các bạn có thể truy cập vào trang web tuyển sinh riêng của trường. Trường Sĩ quan Pháo binh tuyển sinh các ngành nào? Trường sĩ quan Pháo binh tuyển sinh với chỉ tiêu dự kiến cho thí sinh 2 miền Nam – Bắc như sau: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển 1 7860205 Chỉ huy tham mưu Pháo binh 182 A00, A01 Chỉ huy tham mưu Pháo binh khu vực Phía Bắc 118 Chỉ huy tham mưu Pháo binh khu vực Phía Nam 64 Điểm chuẩn trường Sĩ quan Pháo binh chính xác nhất Cũng như các trường quân đội khác, điểm chuẩn để vào trường sĩ quan Pháo binh cũng khá cao. Mức điểm chuẩn dao động từ 22 đến 23 điểm. Mức điểm đối với thí sinh miền Nam và miền Bắc lại có sự khác nhau. Cụ thể: Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chỉ huy tham mưu Pháo binh Chỉ huy tham mưu Pháo binh khu vực Phía Bắc A00, A01 20.85 20.35 22.40 Chỉ huy tham mưu Pháo binh khu vực Phía Nam 19.5 17.25 22.10 Ghi chú: Khu vực phía Bắc từ Quảng Bình trở ra. Khu vực phía Nam từ Quảng trị trở vào. Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường sĩ quan Pháo Binh chính xác nhất Học phí trường Sĩ quan Pháo binh là bao nhiêu? Trường Sĩ quan Pháo binh là trường đại học trực thuộc của Bộ Quốc Phòng. Do đó, các thí sinh sẽ được chu cấp toàn bộ học phí cũng như ăn uống sinh hoạt trong môi trường quân đội này. Xem thêm: Học phí Trường Sĩ quan Pháo binh mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Khi trở thành học viên của những trường. Bạn sẽ được trang bị mọi vật dụng cần thiết. Từ chăn màn, quân phục, giày dép và những đồ dùng cá nhân khác. Đặc biệt, bạn không những không phải đóng tiền học phí mà mỗi tháng còn được trợ cấp một khoản tiền nhỏ. Ngoài ra, bạn sẽ sống và làm việc trong một môi trường quân đội. Trong trường, ngoài việc học tập, học viên được rèn luyện toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, nếp sống, sinh hoạt chính quy theo kỷ cương điều lệnh quân đội. Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Pháo binh có dễ xin việc không? 100% Học viên theo học tại trường sẽ được bố trí công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp tại trường. Vậy nên nếu đã là học viên của trường; thì các bạn hoàn toàn không cần phải chú ý và quan tâm đến phải tự tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Review đánh giá Trường Sĩ quan Pháo binh có tốt không? Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển.Trường Sĩ quan Pháo binh đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Nhà trường được Đảng, Nhà nước, Quân đội và các nước bạn trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên đều là những người đã trải qua thực tế; chỉ huy đơn vị và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Bởi vậy, nếu bạn muốn trở thành người con Pháo binh của đất nước. Thì đừng bỏ qua ngôi trường này nhé. Hệ đào tạo Đại học Tỉnh/thành phố Hà Nội, Miền Bắc Khối ngành An Ninh, Quốc Phòng
635
2023-03-17
Học viện Quản lý Giáo dục
Review Học viện Quản lý Giáo dục có tốt không? Trong suốt gần 40 năm xây dựng và trưởng thành. Học viện luôn giữ vững vai trò tiên phong đi đầu trong sự nghiệp đào tạo ra những cán bộ quản lý giáo dục. Đáp ứng nhu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Học viện luôn không ngừng hoàn thiện về cả cơ cấu tổ chức và chất lượng dạy học, phấn đấu không ngừng vì sự nghiệp giáo dục của đất nước. 9.8Tốt 10 31 Phan Đình Giót - Thanh Xuân - Hà Nội 024.3864.3352 - Fax: 024.3864.1802 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9.5 Cơ sở vật chất8.2 Môi trường HT8.5 Hoạt động ngoại khoá8.5 Cơ hội việc làm7.0 Tiến bộ bản thân9.6 Thủ tục hành chính9.0 Quan tâm sinh viên9.9 Hài lòng về học phí8.5 Sẵn sàng giới thiệu8.0 Giáo dục luôn luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc duy trì và phát triển xã hội. Đây luôn luôn được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu dù ở bất kỳ thời điểm hay xã hội nào. Học viện Quản lý và Giáo dục cũng ra đời nhờ vào những chiến lưọc cụ thể với mong muốn sẽ cải thiện trình độ học vấn và xây dựng đất nước ngày càng phát triển vững mạnh. Vậy học viện Quản lý Giáo dục đào tạo những gì? Học phí, phương pháp tuyển sinh và mức điểm chuẩn ra sao? Hãy cùng Review Edu khám phá qua bài viết dưới đây nhé! Thông tin chung Tên trường: Học viện Quản lý Giáo dục Tên tiếng Anh: National Academy of Education Managenment (NAEM) Mã trường: HVQ Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên thông Loại trường: Công lập Địa chỉ: 31 Phan Đình Giót – Thanh Xuân – Hà Nội SĐT: 04-3864.3352 Email: [email protected] Website: http://naem.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/naem.edu.vn/ Điện thoại: 024.3864.3352 – Fax: 024.3864.1802 Mục tiêu và sứ mệnh Trong suốt gần 40 năm xây dựng và trưởng thành. Trường luôn giữ vững vai trò tiên phong đi đầu trong sự nghiệp đào tạo ra những cán bộ quản lý giáo dục. Đáp ứng nhu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Học viện luôn không ngừng hoàn thiện về cả cơ cấu tổ chức và chất lượng dạy học, phấn đấu không ngừng vì sự nghiệp giáo dục của đất nước.  Hiện nay, các hoạt động chuyên môn của Học viện đang được phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu; công tác nghiên cứu khoa học ngày càng đạt được những thành tựu to lớn cả về mặt lý luận lẫn trong thực tiễn vận dụng vào việc đổi mới cơ chế giáo dục; các hoạt động liên kết với nước ngoài đang ngày càng được mở rộng, nhiều hội thảo quốc tế về vấn đề quản lý giáo dục đã được Học viện tổ chức và đạt được những thành công to lớn. Lịch sử phát triển Học viện Quản lý giáo dục tiền thân là Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo được thành lập năm 1990, trên cơ sở hợp nhất 3 Trường:Trường Cán bộ quản lý giáo dục (thành lập năm 1976). Trường Cán bộ quản lý đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề và Trung tâm nghiên cứu tổ chức quản lý và kinh tế học giáo dụ Ngày 3/4/2006, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra Quyết định số 501/QĐ-TTg thành lập Học viện Quản lý giáo dục trên cơ sở nâng cấp Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo. Vì sao nên theo học tại trường Học viện Quản lý Giáo dục? Đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên của Học viện Quản lý Giáo dục có 100% trình độ thạc sỹ trở lên, nhiều giáo viên đang theo học chương trình đào tạo Tiến sĩ. Trường đã đào tạo hàng nghìn sinh viên trong lĩnh vực Giáo dục. Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ở trường cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều giảng viên của Khoa là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp cơ sở. Trong 5 năm trở lại đây, các Giáo viên trong Khoa của Trường đã và đang tham gia  thực hiện đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ trọng điểm… Cơ sở vật chất Trường có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng được nhu cầu dạy và học của sinh viên. Ngoài khuôn viên trường với: phòng học, các nhà chức năng, đài phun nước. Trường có không gian khá thoáng và “xanh” với hệ thống cây xanh quanh trường. Không gian mở và gần gũi với thiên nhiên. Trường cũng có KTX nằm trong khuôn viên giảng dạy tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên nội trú tham gia các hoạt động học tập và sinh hoạt tại trường.  Thông tin tuyển sinh của Học viện Quản lý Giáo dục Đối tượng tuyển sinh Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phương thức tuyển sinh Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ). Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT Điểm xét tuyển học bạ đạt từ 18 điểm trở lên. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học viện Quản lý Giáo dục tuyển sinh những ngành nào? Trường hiện đang tập trung đào tạo 5 ngành: Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Kinh tế giáo dục, Giáo dục học và Công nghệ thông tin, đồng thời kết hợp công tác nghiên cứu các đề tài, đề án về khoa học giáo dục. Đây được coi là một trường đầu ngành về khoa học quản lý giáo dục trong hệ thống các trường đại học tại Việt Nam. Ngành tuyển sinh Ngành học Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển Xét theo kết quả thi TN THPT Xét theo học bạ THPT Quản lý giáo dục 7140114 A00; A01; C00; D01 240 60 Tâm lý học giáo dục 7310403 A00; B00; C00; D01 74 20 Quản trị văn phòng 7340101 A00; A01; C00; D01 120 30 Kinh tế 7310101 A00; A01; D01; D10 145 35 Điểm chuẩn của Học viện Quản lý Giáo dục chính xác nhất Dựa theo đề án tuyển sinh, Trường đã thông báo mức điểm tuyển sinh của các ngành cụ thể như sau: Ngành Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2022 Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ Quản lý giáo dục 17 15 15     Quản lý giáo dục 17 15 15 15 18 Tâm lý học giáo dục 16 15,5 15  19,5 22 Kinh tế giáo dục 16 19 15     Công nghệ thông tin 16 15 15      Quản trị văn phòng     15 15 18 Ngôn ngữ Anh     15     Kinh tế       15 18 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Học phí của Học viện Quản lý Giáo dục là bao nhiêu? Học phí năm 2022 – 2023 cụ thể như sau:   Khối ngành I: Quản lý giáo dục, Giáo dục học, Kinh tế giáo dục: 290.000đ/tín chỉ  Khối ngành III: Quản trị văn phòng: 290.000đ/tín chỉ  Khối ngành V: Công nghệ thông tin: 340.000đ/tín chỉ  Khối ngành VII: Ngôn ngữ Anh, Tâm lý học giáo dục, Kinh tế  : 290.000đ/tín chỉ. Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.5000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Khi theo học tại trường, sinh viên sẽ được: Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước; được xét nhận học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ; được miễn học phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định của Nhà nước. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của học sinh sinh viên. Được xét tiếp nhận vào ký túc xá theo quy định của trường. Việc ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định tại Quy chế công tác học sinh sinh viên nội trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tốt nghiệp trường Học viện Quản lý Giáo dục có dễ xin việc không? Với nhu cầu việc làm hiện nay, các ngành như quản lý giáo dục, giáo dục học sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội việc làm cao. Người học có thể xin việc tại cơ quan nhà nước hoặc có thể làm việc tại các cơ sở bên ngoài. Học viện Quản lý Giáo dục là một cơ sở đào tạo tốt, vì vậy nếu học tốt và đúng theo lộ trình sẽ đảm bảo được tỉ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp rất cao. Review về đánh giá Học viện Quản lý Giáo dục có tốt không? Qua bài viết đã tổng hợp về trường, có thể thấy tầm quan trọng của giáo dục trong đời sống và xã hội. Nếu bạn có đam mê, mong muốn được theo học tại trường thì hãy chuẩn bị cho bản thân một hành trang tốt nhất nhé! Chúc các bạn đạt được kết quả tốt nhất. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Kinh doanh và quản lý, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin Tỉnh/thành phố Hà Nội
636
2022-07-09
Học viện Y Dược học Cổ truyền
Review Học viện Y Dược học Cổ truyền có tốt không? Học viện Y Dược học Cổ truyền được thành lập theo Quyết định số 30/2005/QĐ-TTg ngày 02/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Trung học YHCT Tuệ Tĩnh.Trường trực thuộc Bộ Y tế. Đến nay, Học viện đã phát triển vững chắc trên mọi mặt, với đông đảo đội ngũ cán bộ giảng viên và nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học được đầu tư mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.  8.4Tốt Top 100 2 Trần Phú, P. Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội 100000, Việt Nam 0243.3.824.929 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.0 Cơ sở vật chất9.0 Môi trường HT7.8 Hoạt động ngoại khoá8.5 Cơ hội việc làm7.5 Tiến bộ bản thân7.5 Thủ tục hành chính5.9 Quan tâm sinh viên6.8 Hài lòng về học phí7.0 Sẵn sàng giới thiệu7.5 Học viện Y Dược học Cổ truyền  là một trong bảy trường y khoa đầu ngành tại miền Bắc Việt Nam. Đây là ngôi trường đầu tiên chuyên đào tạo về ngành y học cổ truyền. Để hiểu rõ hơn về Học viện, hãy cùng đội ngũ Review Edu tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé Thông tin chung Tên trường: Học viện Y Dược học Cổ truyền Địa chỉ: 2 Trần Phú, P. Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội 100000, Việt Nam Facebook: www.facebook.com/hvydv   Website: http://vutm.edu.vn/  Mã tuyển sinh: HYD Email tuyển sinh: [email protected] Số điên thoại tuyển sinh: 02433824929 Mục tiêu và sứ mệnh Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam(tiếng Anh: VietNam University Of Traditional Medicine) được thành lập theo Quyết định số 302005/QĐ-TTg ngày 02/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Trung học YHCT Tuệ Tĩnh. Học viện là một trong bảy trường y khoa đầu ngành tại miền Bắc Việt Nam. Có sứ mạng đào tạo bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực Đồng bằng sông Hồng.  Lịch sử phát triển  Học viện được thành lập theo Quyết định số 30/2005/QĐ-TTg ngày 02/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Trung học YHCT Tuệ Tĩnh.Trường trực thuộc Bộ Y tế. Đến nay, Học viện đã phát triển vững chắc trên mọi mặt, với đông đảo đội ngũ cán bộ giảng viên và nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học được đầu tư mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.  Mục tiêu phát triển Trường đang từng bước trên đà phát triển về mọi mặt với chỉ tiêu,quy mô đào tạo hàng năm không ngừng tăng lên, Học viện đã được Bộ cho phép mở nhiều mã ngành đào tạo mới: Tiến sĩ Y học Cổ truyền, Bác sĩ Chuyên khoa II Y học Cổ truyền, Thạc sĩ Y học Cô truyền, Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú bệnh viện, Bác sĩ đa khoa, Dược sĩ đai học, Cao đẳng Điều dưỡng, TC Dược, Đào tạo liên thông, liên kết,…. bệnh viện Tuệ Tĩnh là cơ sở thực hành của trường, viện nghiên cứu YDCT Tuệ Tĩnh là trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu KHKT về lĩnh vực Y, Dược học cổ truyền; đào tạo nhân lực chất lượng cao. Vì sao nên theo học tại trường Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam?   Đội ngũ cán bộ Trường với đông đảo đội ngũ cán bộ giảng viên và nhân viên với bề dày kinh nghiệm. Được trường đầu tư về cả trí lực lẫn nhân lực để có thể đào tao giảng dạy một cách tốt nhất đến các bạn sinh viên. Cơ sở vật chất Cở sở vật chất được trường đầu tư rất hiện đại và không ngừng phát triển, phục vụ cho công tác đào tạo các bạn sinh viên, nghiên cứu khoa học cũng được Học viện chú trọng. Trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học được đầu tư mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Thông tin tuyển sinh của Học viện Y Dược học Cổ truyền Thời gian xét tuyển Thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Trường tuyển sinh phạm vi trên cả nước đối với các đối tượng sau: Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành). Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT) Phương thức tuyển sinh Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT Quy định xét tuyển: Tổ hợp bài thi/môn thi theo từng ngành tham khảo trong bảng các ngành tuyển sinh phía trên. Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi/môn thi (thang 10) + Điểm ưu tiên (nếu có) Điểm trúng tuyển xét theo từng ngành học. Đợt xét tuyển 1 xét bình đẳng, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký, trừ các thí sinh bằng điểm ở cuối danh sách xét tuyển. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: Căn cứ theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT mà Học viện sẽ công bố trong thời gian quy định. Phương thức 2: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Theo quy định của Bộ GD&ĐT. Hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng: Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT Bản sao hợp lệ học bạ THPT Bản sao hợp lệ sổ hộ khẩu Bản sao ưu tiên xét tuyển: Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển theo mẫu của Bộ GD&ĐT Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đạt giải học sinh giỏi Học viện Y Dược học Cổ truyền tuyển sinh những ngành nào? Tùy vào từng hệ đào tạo mà nhà trường sẽ tuyển sinh những ngành nghề khác nhau. Cụ thể danh sách các ngành tại trường như sau : Ngành  Mã ngành  Y học cổ truyền 7720115 Y khoa  7720101 Dược học 7720201 Điểm chuẩn của Học viện Y Dược học cổ truyền chính xác nhất Hiên tại điểm chuẩn của trường năm 2022 – 2023 được công bố như sau: Ngành Điểm chuẩn năm 2022 Y học cổ truyền 21,00 Y khoa  25,55 Dược học 24,40  Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Học phí của Học viện Y Dược học cổ truyền là bao nhiêu? Mức học phí dự kiến của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam hệ đào tạo chính quy sẽ là 14.300.000 đồng/ năm. Lộ trình tăng học phí hàng năm theo quy định chung và theo Quyết định tự chủ của Học viện. Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Học sinh sinh viên khi theo học tại trường sẽ được: Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu cả nước về Đào tạo và Khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại.  Với sứ mệnh đào tạo đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học, sau đại học, cũng như nghiên cứu và chuyển giao công nghệ y dược, Học viện có bề dày truyền thống trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân. Vì vậy khi theo học tại Học viện, sinh viên sẽ được mệnh danh theo học tại học viện có chất lượng đào tạo tốt hàng đầu cả nước Học sinh khi đăng ký học tại trường sẽ có nhiều cơ hội nhận học bổng lên tới 100% học phí; Là trường có mức học phí phù hợp trong số các trường y tế; Là trường đầu tiên cam kết chất lượng đào tạo: 100% sinh viên ra trường có việc làm và làm được việc. Tốt nghiệp trường Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam có dễ xin việc không? Ngành Y học cổ truyền là một trong các ngành Y Dược được đánh giá rất có tiềm năng phát triển trong tương lai. Liên quan đến vấn đề khám chữa bệnh đòi hỏi các Y sĩ vừa phải có tay nghề, chuyên môn, kiến thức Đông Y để đáp ứng chăm sóc sức khỏe của người dân.  Vì vậy nếu học tốt theo lộ trình của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, bạn hoàn toàn có thể xin được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Review về đánh giá Học viện Y Dược học cổ truyền có tốt không? Y học cổ truyền Việt Nam đã có từ lâu đời và có nhiều giá trị đặc sắc. Mang dấu ấn của nhiều thế hệ lương y tâm huyết vì con người. Học viên y học cổ truyền là nơi nghiên cứu kế thừa; phát triển tinh hoa y học cổ truyền dân tộc chăm lo sức khỏe cộng đồng. Đây là địa chỉ tin cậy của nhiều người bệnh trong khắp cả nước. Qua quá trình phấn đấu và phát triển, trường đã đào tạo nguồn nhân lực Y Dược, khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại, nghiên cứu kế thừa và phát triển nền y học Việt Nam. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của trường được cải biến theo thời gian và ngày càng tiến bộ so với khu vực lân cận. Có thể nói trường là một trong những sự lựa chọn đáng được cân nhắc.  Hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học Khối ngành Sức Khỏe Tỉnh/thành phố Hà Nội
637
2023-01-02
Học viện Tư Pháp
Review Học viện Tư Pháp có tốt không? Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Tư pháp được giao cụ thể trong Quyết định số 2083/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp và Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 – 2020”. 8.1Tốt Top 50 9 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 024.6287.3428 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9.0 Cơ sở vật chất8.5 Môi trường HT7.5 Hoạt động ngoại khoá5.5 Cơ hội việc làm8.0 Tiến bộ bản thân7.0 Thủ tục hành chính9.0 Quan tâm sinh viên7.8 Hài lòng về học phí6.0 Sẵn sàng giới thiệu6.8 Học viện Tư Pháp là nơi chuyên bồi dưỡng, đào tạo các chức danh tư pháp tại Việt Nam. Đây là nơi nghiên cứu sâu về khoa học cấp đại học nổi tiếng nhất nước ta. Để hiểu rõ hơn về Học viện Tư Pháp Việt Nam, hãy cùng Review Edu tìm hiểu chuyên sâu hơn về ngôi trường này nhé! Thông tin chung  Tên trường: Học viện Tư Pháp  Địa chỉ: 9 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam  Website: hocvientuphap.edu.vn Mã tuyển sinh: JA Số điện thoại tuyển sinh: 024.6287.3428 Mục tiêu và sứ mệnh  Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Tư pháp được giao cụ thể trong Quyết định số 2083/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng trường thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp và Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 – 2020”. Theo đó, Học viện Tư pháp có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện các khoá đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên, đấu giá viên và các chức danh tư pháp khác; liên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, biện pháp giáo dục và quản lý học viên; phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học viên. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chấp hành viên, công chứng viên, luật sư, đấu giá viên, trợ giúp việc pháp lý và cán bộ có chức danh tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp; bồi dưỡng thừa phát lại; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp; bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật tại các doanh nghiệp; tập huấn kiến thức pháp luật cho các cơ quan, đơn vị ngoài ngành tư pháp. Lịch sử phát triển  Học viện Tư Pháp Học viện Tư pháp được thành lập theo Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện Tư pháp. Đến nay, Học viện có trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Học viện đã phát triển về mọi mặt, với đông đảo đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viện đầu tư mạnh mẽ trang thiết bị để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, cơ bản đáp ứng được những nhiệm vụ đề ra.  Mục tiêu phát triển  Học viện Tư Pháp đang trên đà phát triển về mọi mặt.  Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Tư pháp được giao cụ thể trong Quyết định số 2083/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp.Tổ chức thực hiện các khoá đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên, đấu giá viên và các chức danh tư pháp khác; liên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, biện pháp giáo dục và quản lý học viên; phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học viên. Vì sao nên theo học tại trường Học viện Tư Pháp? Đội ngũ cán bộ  Học viện Tư pháp có 53 giảng viên với 16 nam và 37 nữ, trong đó: 02 Giảng viên cao cấp, 23 Giảng viên chính. Số giảng viên có chức danh tư pháp như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên… là 08 người. Về trình độ đào tạo: 01 Phó Giáo sư – Tiến sĩ, 13 Tiến sĩ, 36 Thạc sĩ, 03 cử nhân. Ngoài đội ngũ giảng viên của học viện, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trường đã xây dựng được đội ngũ khoảng hơn 600 giảng viên thỉnh giảng chủ yếu đến từ Bộ Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Toà án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, các tổ chức hành nghề công chứng, luật sư; các Cục, Chi cục Thi hành án, Trung tâm bán đấu giá tài sản và các cơ quan, đơn vị khác. Phần lớn giảng viên tham gia giảng dạy đều rất nhiệt tình, có chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn và có phương pháp giảng dạy khoa học. Nhiều người có học hàm, học vị, là những chuyên gia đầu ngành trong hoạt động nghề.  Cơ sở vật chất  Học viện Tư Pháp có cơ sở vật chất khang trang với những phòng học rộng rãi, được đầu tư để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên Thông tin tuyển sinh của Học viện Tư Pháp  Học viện Tư Pháp chỉ đào tạo sau đại học. Thời gian xét tuyển Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Kiểm tra và thi đánh giá chất lượng Kiểm tra và thi để đánh giá kết quả học tập về chuyên môn của học viên ở học viện có sự khác biệt căn bản; so với các cơ sở đào tạo pháp luật cơ bản khác. Đề kiểm tra và thi của Học viện lấy dữ kiện (tình huống); từ một vụ việc thực tế làm nội dung cơ bản của đề. Sau đó trên cơ sở những dữ kiện đó; đề được phát triển bằng các tình tiết bổ sung. Và cứ sau một tình tiết bổ sung là một câu hỏi để học viên giải bài kiểm tra hoặc bài thi. Tổng hợp các dữ kiện và các tình tiết bổ sung; là hình ảnh một vụ việc từ khi bắt đầu phát sinh đến khi kết thúc. Cách giải quyết vụ, việc khi làm bài của học viên sẽ phản ánh kết quả kiểm tra. Hoặc thi đúng sai đến đâu? đạt kết quả thế nào? Đề thi được xuất bản thành sách gọi là Ngân hàng đề thi theo từng môn học. Trong đó có đáp án của từng đề làm tài liệu cho học viên học tập. Và đối với học viên theo học ở Học viện. Thì khi kiểm tra và thi, đề thi sẽ là một trong các đề thi trong Ngân hàng đề thi của môn học đó. Khi tham gia kiểm tra và thi. Học viên được sử dụng tất cả các văn bản pháp luật có liên quan đến môn học đó. Và Giáo trình của Học viện để giải bài. Học viên chỉ không được sử dụng Ngân hàng đề. Các tài liệu khác hai loại được sử dụng nêu trên và không được trao đổi. Các hình thức đánh giá kết quả học tập khác: Học viên được tổ chức diễn án; thi hùng biện và thực hành tại Trung tâm  thực hành nghề luật. Với tất cả những thành tựu đã đạt được. Học viện Tư pháp đang nỗ lực phấn đấu để nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như mở rộng quy mô đào tạo, nghiên cứu khoa học. và đóng góp thiết thực vào quá trình cải cách tư pháp. Đáp ứng được nhu cầu của thực tế và yêu cầu phát triển của đất nước. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh  Học viện Tư Pháp tuyển sinh phạm vi trên cả nước với những thí sinh có trình độ cử nhân Luật trở lên Phương thức tuyển sinh  Trường tuyển sinh theo phương thức xét tuyển Học viện Tư Pháp tuyển sinh những ngành nào? Dựa theo đề án tuyển sinh, trường sẽ tuyển sinh các ngành như sau: Ngành  Nghiệp vụ Luật sư Nghiệp vụ công chứng Nghiệp vụ đấu giá Thừa phát lại  Nghiệp vụ thi hành án  Điểm chuẩn của Học viện Tư Pháp chính xác nhất Hiện nay điểm chuẩn của Học viện Tư Pháp năm 2022 – 2023 chưa được công bố. Đội ngũ Reviewedu.net sẽ cập nhật thông tin sớm nhất cho bạn. Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Học phí của Học viện Tư Pháp là bao nhiêu? Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Đội ngũ Reviewedu.net sẽ cập nhật thông tin sớm nhất cho bạn. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Với những ưu đãi và chính sách hỗ trợ tốt nhất dành cho học sinh sinh viên. Khi theo học tại trường, các bạn sẽ: Được nhận vào học đúng ngành đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và của Học viện Được Học viện tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về học tập, rèn luyện theo quy định của Học viện; được Học viện phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, thi tốt nghiệp, rèn luyện, về chế độ chính sách của Nhà nước liên quan đến SV. Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện  Tốt nghiệp trường Học viện Tư Pháp có dễ xin việc không? Học viện đào tạo các cử nhân sau khi đã tốt nghiệp Đại Học để lên chứng chỉ hành nghề cao hơn. Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ trở thành nhân lực chất lượng cao và có thể hội nhập vào môi trường làm việc một cách tốt nhất.  Review đánh giá về Học viện Tư Pháp có tốt không? Học viện Tư Pháp là một nơi đào tạo các Luật sư; Công chứng viên và nhiều ngành nghề liên quan đến pháp luật khác. Qua nhiều năm rèn dũa, trường đã có nơi đào tạo uy tín; cán bộ giảng dạy chất lượng và chuyên môn cao. Có thể nói, Học viện Tư Pháp là một trường đáng để các bạn sinh viên cân nhắc. Hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học Tỉnh/thành phố Hà Nội Khối ngành Pháp Luật
638
2023-03-20
Học viện Hành chính Quốc gia
Review Học viện Hành chính Quốc gia có tốt không? Học viên Hành chính Quốc gia với mục tiêu trọng tâm là  bồi dưỡng cán bộ công chức,viên chức và đào tạo sau đại học là chính để sinh viên ra trường hoàn toàn có đủ kiến thức cũng như năng lực vào làm các bộ phận trong hệ thống bộ máy nhà nước. Hoạt động đào tạo sau đại học cũng được chú ý nâng cao chất lượng đáng kể. Tích cực tổ chức nhiều hội thảo khoa học trong nước và quốc tế với trọng tâm là phục vụ trực tiếp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục tiêu hợp tác và mở rộng quan hệ quốc tế. Học viện sẽ xây dựng chiến lược phát triển Học viện thực sự chuyên nghiệp, hiện đại trong quản lý điều hành và đào tạo bồi dưỡng 9.0Tốt Top 150 77 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 0438.345.878 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9.0 Cơ sở vật chất9.0 Môi trường HT9.5 Hoạt động ngoại khoá5.0 Cơ hội việc làm7.5 Tiến bộ bản thân8.0 Thủ tục hành chính7.5 Quan tâm sinh viên8.5 Hài lòng về học phí6.8 Sẵn sàng giới thiệu7.5 Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt, trực thuộc Bộ Nội vụ. Được xem là trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức. Để biết rõ hơn về ngôi trường này, hãy cùng đội ngũ Review Edu tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết này nhé! Thông tin chung Tên trường: Học viện Hành chính Quốc gia Tên Tiếng Anh: National Academy of Public Administration Địa chỉ: 77 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội Website:https://www1.napa.vn Facebook: https://www.facebook.com/hocvienhanhchinhnapa/ Mã trường:HCH Email tuyển sinh: http://mail.napa.vn/ Số điện thoại tuyển sinh: 0438345878 Mục tiêu và sứ mệnh  Học viện Hành chính Quốc gia với mục tiêu trọng tâm là bồi dưỡng cán bộ công chức,viên chức và đào tạo sau đại học là chính để sinh viên ra trường hoàn toàn có đủ kiến thức cũng như năng lực vào làm các bộ phận trong hệ thống bộ máy nhà nước. Hoạt động đào tạo sau đại học cũng được chú ý nâng cao chất lượng đáng kể. Tích cực tổ chức nhiều hội thảo khoa học trong nước và quốc tế với trọng tâm là phục vụ trực tiếp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục tiêu hợp tác và mở rộng quan hệ quốc tế. Học viện sẽ xây dựng chiến lược phát triển Học viện thực sự chuyên nghiệp, hiện đại trong quản lý điều hành và đào tạo bồi dưỡng Lịch sử phát triển Học viện Hành chính Quốc gia được hình thành dựa trên cơ sở nền tảng là trường Hành Chính – được thành lập vào ngày 29 / 5 / 1959, được ban hành theo quyết định của bộ trưởng bộ Nội vụ bấy giờ. trường đã trải qua nhiều giai đoạn hình thành và được đổi tên: 1961 – 1980: Trường Hành Chính Trung Ương 1980 – 1981: Trường Hành Chính và Kinh Tế Trung Ương 1981 – 1990: Trường Hành Chính Trung Ương 1990 – 1992: Trường Hành Chính Quốc Gia 1992 – 2007: Học Viện Hành Chính Quốc Gia 2007 – 2014: Học Viện Hành Chính Tháng 7/ 2014 – nay: Học Viện Hành Chính Quốc Gia như ngày nay Học viện Hành chính Quốc gia tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, thực chất, toàn diện các mặt công tác, kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự, nhất là đội ngũ giảng dạy. Đánh giá khách quan, sát thực tình hình thực hiện nhiệm vụ trong những năm qua, nêu lên những kế hoạch cụ thể, chỉ ra những hạn chế cần khắc phục. Hướng hoạt động của Cơ sở Tp. Hồ Chí Minh vào trọng tâm. Tích cực vào công tác tiếp tục đổi mới toàn diện chương trình, nội dung tài liệu đào tạo, tăng cường năng lực của đội ngũ giảng viên, nhất là giảng viên trẻ. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong giảng viên, học viên. Vì sao nên theo học tại trường Học viện Hành chính Quốc gia? Đội ngũ cán bộ  Đội ngũ giảng viên bộ môn thực hiện triển khai đa dạng, có chất lượng nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng với số lượng lớn các lớp, các khóa; tham gia xây dựng, đổi mới chương trình, giáo trình của hệ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, đặc biệt là Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý công và thạc sĩ Chính sách công. Cơ sở vật chất  Hiện nay học viện có một trụ sở chính tại Hà Nội và hai cơ sở ở TP. Hồ Chí Minh và Huế, đặc biệt học viên còn có một phần viện ở ngay Đắk Lắk. Diện tích của học viện thuộc hàng khủng cấp quốc gia, các cơ sở của học viện đều được xây dựng trên những khuôn viên vô cùng rộng lớn. Đây được coi là một lợi thế vô cùng lớn để Học viện có thể xây dựng cũng như bố trí nhiều phòng ban, phòng chức năng và cả phòng học sao cho khoa học và thuận tiện nhất cho việc học tập và giảng dạy. Đặc biệt, khuôn viên của cơ sở tại miền Trung mới đây được thành lập và đã hoàn thiện cũng như từng bước được đi vào khai thác, sử dụng. Theo thống kê cho thấy có đến 1 nhà làm việc cao 5 tầng: 3.950 m2; nhà giảng đường 5 tầng: 5.740 m2 bố trí lên đến 25 giảng đường; nhà ký túc xá 5 tầng: 5590 m2 với 118 phòng; đặc biệt là khu nhà giảng đường 25 phòng học với trang thiết bị giảng dạy tiên tiến và vô cùng hiện đại được đầu tư đồng bộ hóa. Thông tin tuyển sinh của Học viện Hành chính Quốc gia  Trường đào tạo hệ đại học và sau đại học  Đối tượng và phạm vi tuyển sinh  Học viện tuyển sinh phạm vi trên cả nước đối với những đối tượng là thí sinh tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 và các năm về trước có đăng ký dự thi các môn thi THPT Quốc gia năm 2023 để xét tuyển đại học Phương thức tuyển sinh  Học viện tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia  Ngưỡng đảm bảo đầu vào và hồ sơ nhận xét tuyển  Học viện xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Học viện Hành chính Quốc gia tuyển sinh những ngành nào? Tuỳ vào từng hệ đào tạo mà nhà trường sẽ tuyển sinh những ngành và chuyên ngành khác nhau. Cụ thể hệ đại học tuyển sinh 1 ngành truyền thống duy nhất:  Ngành Mã ngành Quản lý nhà nước 7310205 Học phí của Học viện Hành chính Quốc gia là bao nhiêu? Học phí có lẽ là điều mà hầu hết các bạn sinh viên và bậc phụ huynh quan tâm nhiều nhất khi chọn trường, chọn ngành. Nếu bạn muốn một ngôi trường có chất lượng giảng dạy tốt, uy tín; cơ sở vật chất đảm bảo và học phí thấp. Thì Học viện Hành chính Quốc gia chính là sự lựa chọn đáng cân nhắc.  Với mức học phí từ dưới 10.000.000 VNĐ mỗi năm. Học viện trở thành một trong những trường có học phí thấp nhất nước. Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Điểm chuẩn của Học viện Hành chính Quốc gia chính xác nhất  Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Đội ngũ Review Edu sẽ cập nhật sớm nhất đến các bạn. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Sinh viên khi theo học tại trường sẽ: Được đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi Olympic hoặc năng khiếu, tham gia các diễn đàn, câu lạc bộ chuyên ngành (nếu có). Được sử dụng học liệu, thiết bị và phương tiện phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học theo quy định. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định; được phổ biến nội quy, quy định, quy chế về đào tạo, rèn luyện, chủ trương, chế độ chính sách của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan đến sinh viên. Được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia hoạt động trong tổ chức chính trị và các đoàn thể xã hội khác; được tham gia các hoạt động văn hóa – xã hội phù hợp với quy định của pháp luật. Tốt nghiệp trường Học viện Hành chính Quốc gia có dễ xin việc không? Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có khả năng tham mưu, tư vấn về hành chính cho những cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế- xã hội. Sinh viên cũng có thể nghiên cứu khoa học độc lập hành chính hoặc tiếp tục học ở các trình độ cao hơn. Review đánh giá Học viện Hành chính Quốc gia có tốt không?  Học viện Hành chính Quốc gia là một ngôi trường trọng điểm của cả nước. Với trình độ giảng dạy thuộc tốp đầu, cơ sở vật chất đảm bảo. Đây được xem là một nơi đáng để các bạn sinh viên lưu ý và cân nhắc. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành An Ninh, Quốc Phòng Tỉnh/thành phố Hà Nội
639
2022-07-31
Học viện Hàng không Việt Nam
Review Học viện Hàng không Việt Nam có tốt không? Học viện Hàng không Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước CHXHCN Việt Nam. Học viện được thành lập theo Quyết định số 168/2006/QĐ-TTg, ngày 17/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ.Học viện Hàng không Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, và sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 8.6Tốt 100 Số 104, Đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. 0911.959.505 - (028).3842.2199 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9.5 Cơ sở vật chất9.0 Môi trường HT8.5 Hoạt động ngoại khoá5.5 Cơ hội việc làm7.5 Tiến bộ bản thân7.8 Thủ tục hành chính7.2 Quan tâm sinh viên8.3 Hài lòng về học phí5.5 Sẵn sàng giới thiệu7.5 Học viện Hàng không Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước về lĩnh vực hàng không dân dụng. Trường giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành hàng không Việt Nam. Để biết rõ hơn về ngôi trường này, hãy cùng đội ngũ Review Edu tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết sau nhé! Thông tin chung Tên trường: Học viện Hàng không Việt Nam Tên Tiếng Anh: VietNam Aviation Academy (VAA) Địa chỉ: Số 104, Đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Mã trường: HHK Facebook: www.facebook.com/hvhkvn/ Website: http://www.vaa.edu.vn/ Email tuyển sinh:[email protected] Số điện thoại tuyển sinh:  0911.959.505 – (028).3842.2199 Mục tiêu và sứ mệnh Học viện Hàng không Việt Nam thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu khoa học, tư vấn và chuyển giao công nghệ ngành hàng không và các ngành kinh tế kỹ thuật khác đạt tiêu chuẩn quốc tế cho Việt Nam và các nước trong khu vực. Học viện còn muốn trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ngành hàng không và các ngành kinh tế khác có uy tín trong nước và quốc tế. Lịch sử phát triển Học viện Hàng không Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước CHXHCN Việt Nam. Học viện được thành lập theo Quyết định số 168/2006/QĐ-TTg, ngày 17/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ.Học viện Hàng không Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, và sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu là mang lại chất lượng và hiệu quả, Trường đã đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất, bên cạnh đó, trường còn đào tạo người học tư duy độc lập và sáng tạo,đào tạo con người phát triển toàn diện, sẵn sàng hội nhập xã hội, hội nhập quốc tế. Vì sao nên theo học tại trường Học viện Hàng không Việt Nam? Đội ngũ cán bộ Học viện có  đội ngũ giảng viên hùng hậu có trình độ và kinh nghiệm cao sau nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu. Bên cạnh đó, Học viện Hàng không Việt Nam còn có mạng lưới cộng tác viên hết sức phong phú và chất lượng bao gồm những giảng viên có kiến thức đầu ngành đang trực tiếp làm việc tại những hãng hàng không lớn trong nước và quốc tế. Điều này sẽ giúp cho các bạn học viên có cơ hội được lắng nghe những trải nghiệm thực tế và được cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích cho công việc trong tương lai. Cơ sở vật chất Học viện hàng không đang dần cải tạo  cơ sở vật chất để sinh viên được học trong môi trường với điều kiện tốt nhất.Không những thế, bên trong trường còn được chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết phục vụ cho quá trình học tập, có các phòng thí nghiệm chuyên biệt, thư viện và cả mô hình thực tế để sinh viên có thể nghiên cứu để nâng cao kiến thức. Thông tin tuyển sinh của Học viện Hàng không Việt Nam Học viện Hàng không Việt Nam tuyển sinh hệ Trung cấp, Cao đẳng,Đại học,Sau Đại học,Tại chức Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Học viện tuyển sinh cả nước với những đối tượng là thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định. Phương thức tuyển sinh Học viện Hàng không Việt Nam tuyển sinh theo những phương thức sau:  Phương thức 1: Ưu tiên xét tuyển theo Đề án tuyển sinh của Học viện Hàng không Việt Nam. Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập Trung học phổ thông (Học bạ). Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả kì thi Đánh giá năng lực Đại học quốc gia. Phương thức 4: xét tuyển theo kết quả kì thi THPT. Phương thức 5: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và hồ sơ nhận xét tuyển Nhà trường sẽ thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trên trang web và trên các phương tiện thông tin ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Xét tuyển thẳng với Các đối tượng  được quy định tại Quy chế tuyển sinh hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia những môn học thuộc tổ hợp xét tuyển của Trường thì được tuyển thẳng vào các ngành có môn đó. Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia được tuyển thẳng vào các ngành thuộc Khối ngành V của Trường. Không hạn chế chỉ tiêu tuyển đối với thí sinh thuộc diện xét tuyển này. Học viện Hàng không tuyển sinh những ngành nào? Tùy vào từng hệ đào tạo mà trường tuyển sinh những ngành sau đây:  Ngành Mã ngành Quản trị kinh doanh 7340101 Quản trị nhân lực 7340404 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 Kinh tế vận tải 7840104 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 7510102 Công nghệ thông tin 7480201 Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông 7510302 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 7510303 Kỹ thuật hàng không 7520120 Ngôn ngữ Anh 7220201 Quản lý hoạt động bay 7840102 Điểm chuẩn của Học viện Hàng không Việt Nam chính xác nhất Dựa vào đề án tuyển sinh đã được công bố, mức điểm chuẩn của trường đã được công bố cụ thể đối với từng ngành như sau: Ngành Điểm chuẩn Xét học bạ Xét theo kết quả thi THPT Quốc gia Quản trị kinh doanh 25 19 Quản trị nhân lực 24 21,4 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 25 19 Kinh tế vận tải 27 19 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng 21 14 Công nghệ thông tin 24 21,4 Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông 21 17 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 21 17 Kỹ thuật hàng không x 21,3 Ngôn ngữ Anh 27 23 Quản lý hoạt động bay x 23,3 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Học phí của trường Học viện Hàng không Việt Nam là bao nhiêu? Học phí khóa 2023 chưa được Học viện công bố. Các bạn có thể tham khảo học phí của khóa 2022 và những năm tiếp theo dưới đây. Cụ thể như sau: Năm học 2022-2023 Năm học 2023-2024 Năm học 2024-2025 Năm học 2025-2026 25.000.000 31.000.000 38.000.000 45.000.000 Đơn vị tính: VNĐ Đối với các ngành có chương trình đào tạo đạt mức kiểm định theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục đào tạo và theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, mức học phí được xây dựng và công khai cho người học sau. Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Trường luôn tạo cơ hội tốt nhất cho sinh viên khi được đào tạo tại trường, giảng viên luôn giúp đỡ các bạn học hỏi, đưa lý thuyết vào thực tiễn. Luôn hợp tác với các doanh nghiệp địa phương để giúp đỡ các em tìm kiếm việc làm khi ra trường. Tốt nghiệp trường Học viện Hàng không Việt Nam có dễ xin việc không? Với sự phát triển mạnh mẽ về quốc tế, đối ngoại như hiện nay thì đây có thể được xem là một ngành có tiềm năng phát triển lâu dài.  Còn việc bạn học học viện Hàng không có dễ xin được việc làm hay không nó còn phụ thuộc vào bản thân bạn như trình độ học vấn, khả năng giao tiếp, cách ứng xử khi phỏng vấn… những điều đó mới quyết định đến việc bạn xin việc có dễ không. Review đánh giá Học viện Hàng không Việt Nam có tốt không? Học viện Hàng không Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước về lĩnh vực hàng không dân dụng, giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành hàng không Việt Nam. Vì vậy những bạn sinh viên nào đam mê những ngành nghề trong Học viện Hàng không Việt Nam có thể cân nhắc qua về ngôi trường này. Khối ngành An Ninh, Quốc Phòng, Công Nghệ Kỹ Thuật, Kinh doanh và quản lý, Kỹ Thuật, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin Tỉnh/thành phố Hồ Chí Minh Hệ đào tạo Đại học
640
2022-11-02
Học viện Khoa học Quân sự
Review Học viện Khoa học Quân sự có tốt không? Học viện Khoa học Quân sự là một học viện quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam chuyên đào tạo sĩ quan các ngành: Tình báo, ngoại ngữ, đối ngoại quân sự, trinh sát kỹ thuật. Bên cạnh đào tạo sĩ quan ngoại ngữ, học viện còn đào tạo cử nhân ngoại ngữ phục vụ toàn dân trong hệ thống giáo dục của bộ giáo dục ban hành. 7.6Tốt Top 100 322E, Lê Trọng Tấn, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội. 0243.565.9449 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9.5 Cơ sở vật chất8.0 Môi trường HT7.2 Hoạt động ngoại khoá8.6 Cơ hội việc làm9.5 Tiến bộ bản thân8.0 Thủ tục hành chính9.0 Quan tâm sinh viên8.5 Hài lòng về học phí10.0 Sẵn sàng giới thiệu7.2 Học viện Khoa học Quân sự là một học viện quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trường chuyên đào tạo sĩ quan các ngành: tình báo, ngoại ngữ, đối ngoại quân sự, trinh sát kỹ thuật. Vậy làm thế nào để đăng ký theo học tại trường? Mức điểm chuẩn và học phí của trường như thế nào? Hãy cùng Review Edu khám phá qua bài viết này nhé! Thông tin chung Tên trường: Học viện Khoa học Quân sự Tên tiếng Anh: Military Science Academy (MSA) Mã trường: NQH Địa chỉ : Trụ sở chính (cơ sở 1): 322E, Lê Trọng Tấn, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội. Cơ sở 2: Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Cơ sở 3: T17, Trần Văn Dư, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0243.565.9449 Số fax: 0243.565.8729 Email: [email protected] Website: http://www.hvkhqs.edu.vn/    Facebook: www.facebook.com/hvkhqs Lịch sử phát triển Học viện được thành lập năm 1957 trên cơ sở sáp nhập 3 trường chính: Đại học Ngoại ngữ Quân sự: thành lập năm 1982 Trường Sĩ quan Trinh sát kỹ thuật. Trường Sĩ quan Quân báo. Mục tiêu phát triển Mục tiêu xuyên suốt của Học viện là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân; có ý chí quyết tâm cao, năng lực chuyên môn, tư duy nghiệp vụ sắc bén, linh hoạt, sáng tạo, v.v. Quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của trên về công tác giáo dục, đào tạo trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, những năm qua, Học viện tiếp tục triển khai hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện và từng bước chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo ở tất cả các bậc học, chuyên ngành theo hướng “chuyên môn hóa, chuyên sâu”.  Qua đó, trang bị cho học viên hệ thống kiến thức hiện đại, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng tự học, tự nghiên cứu, thích ứng với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp Vì sao nên theo học tại trường Học viện Khoa học Quân sự? Đội ngũ giảng viên Đến năm 2008, 100% cán bộ, giảng viên của học viện có trình độ đại học trở lên, gần 40% có trình độ sau đại học. Nhiều giảng viên của học viện được phong học hàm giáo sư và phó giáo sư. Cơ sở vật chất Trong quá trình hình thành và phát triển, trường luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ học tập và giảng dạy của học viên và giảng viên. Trường có khuôn viên rộng lớn, thoáng mát và nhiều cây xanh cùng với hệ thống phòng học và trang thiết bị tân tiến. Thông tin tuyển sinh của Học viện Khoa học Quân sự Hồ sơ tuyển sinh Mỗi thí sinh phải làm 2 loại hồ sơ riêng biệt:  01 Bộ hồ sơ đăng ký sơ tuyển do Ban TSQS Bộ Quốc phòng phát hành  01 Bộ hồ sơ đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT phát hành. Mẫu biểu hồ sơ sơ tuyển:  Ban TSQS Bộ Quốc phòng phát hành hồ sơ sơ tuyển thống nhất năm 2023. Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại Ban TSQS cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Ban TSQS cấp huyện)  Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại đơn vị cấp trung đoàn. Hoặc tương đương (gọi chung là Ban TSQS cấp trung đoàn). Mỗi thí sinh đăng ký sơ tuyển phải có 01 bộ hồ sơ sơ tuyển (hồ sơ tuyệt đối không được tẩy xóa, nếu sửa chữa phải có chữ ký và dấu của cơ quan có thẩm quyền). Hồ sơ gồm có:  01 bản thẩm tra xác minh lý lịch; 01 phiếu khám sức khỏe;  3 phiếu đăng ký sơ tuyển. Trong hồ sơ đăng ký sơ tuyển TSQS, các thí sinh thuộc diện được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng, nộp 01 giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên hợp lệ, đối tượng là con thương binh, con bệnh binh, con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”, phải có bản photocopy có công chứng Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh.v.v… Khi đến nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển TSQS, thí sinh phải mang theo giấy chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân), sổ hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác để cán bộ thu hồ sơ đối chiếu (năm 2023, thí sinh không phải nộp bản sao học bạ THPT hoặc bản sao trích lục học bạ THPT). Ảnh hồ sơ sơ tuyển: Thực hiện theo Khoản 3, Điều 20 Thông tư số 17. Mỗi thí sinh nộp 04 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 cm, ảnh chụp thẳng (kiểu chứng minh nhân dân), trên nền phông màu xanh hoặc vàng, ảnh phải rõ, cùng kiểu, cùng loại, chưa qua xử lý bằng các phần mềm xử lý ảnh và mới chụp trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm đăng ký dự tuyển; Trường hợp không tổ chức chụp ảnh tập trung, thí sinh phải trực tiếp đến nộp ảnh cùng với hồ sơ sơ tuyển, cán bộ chuyên trách tuyển sinh khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển phải đối chiếu ảnh, người thật, giấy chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân) và các giấy tờ tùy thân của thí sinh. Đối tượng tuyển sinh Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự; có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); Quân nhân chuyên nghiệp; Công nhân và viên quốc phòng phục vụ trong quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh). Nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân). Số lượng đăng ký dự tuyển không hạn chế. Nữ thanh niên ngoài Quân đội và nữ quân nhân: Tuyển 10% chỉ tiêu cho các ngành Quan hệ quốc tế, Ngoại ngữ. Ngành Trinh sát Kỹ thuật không tuyển thí sinh nữ. Phạm vi tuyển sinh Tuyển thí sinh nam, nữ (theo ngành đào tạo) trong cả nước. Ngành Trinh sát Kỹ thuật không tuyển thí sinh nữ. Phương thức xét tuyển Xét tuyển trên cơ sở kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT (các ngành đào tạo ngoại ngữ và ngành quan hệ quốc tế môn Ngoại ngữ là môn thi chính, nhân hệ số 2 và quy đổi theo quy định của Bộ GD & ĐT; ngành Trinh sát kỹ thuật không xác định môn thi chính). Học viện Khoa học Quân sự tuyển sinh những ngành nào? Dựa vào đề án tuyển sinh, trường đã quy định ngành nghề tuyển sinh và chỉ tiêu của từng ngành nghề cụ thể như sau: STT Ngành học Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển Chỉ tiêu 1 Ngành Trinh sát kỹ thuật (Chỉ tuyển thí sinh nam) 7860231 A00: Toán, Lý, Hóa A01: Toán, Lý, Tiếng Anh     Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Bắc     42   Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam     14 2 Ngành Ngôn ngữ Anh 7220201 D01: Tiếng Anh, Toán, Văn     – Thí sinh Nam     21   + Xét tuyển     19   + Tuyển thẳng HSG và UTXT     2   – Thí sinh Nữ     2   + Xét tuyển     1   + Tuyển thẳng HSG và UTXT     1 3 Ngành Ngôn ngữ Nga 7220202 D01: Tiếng Anh, Toán, Văn D02: Tiếng Nga, Toán, Văn     – Thí sinh Nam     8   + Xét tuyển     7   + Tuyển thẳng HSG và UTXT     1   – Thí sinh Nữ     2   + Xét tuyển     1   + Tuyển thẳng HSG và UTXT     1 4 Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc 7220204 D01: Tiếng Anh, Toán, Văn D04: Tiếng Trung Quốc, Toán, Văn     – Thí sinh Nam     8   + Xét tuyển     7   + Tuyển thẳng HSG và UTXT     1   – Thí sinh Nữ     2   + Xét tuyển     1   + Tuyển thẳng HSG và UTXT     1 5 Ngành Quan hệ quốc tế 7310206 D01: Tiếng Anh, Toán, Văn     – Thí sinh Nam     9   + Xét tuyển     8   + Tuyển thẳng HSG và UTXT     1   – Thí sinh Nữ     2   + Xét tuyển     1   + Tuyển thẳng HSG và UTXT     1 Điểm chuẩn của Học viện Khoa học Quân sự chính xác nhất Mức điểm chuẩn của trường được đội ngũ ReviewEdu liệt kê cụ thể vào những năm gần đây như sau: Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Nam Nữ       Trinh sát kỹ thuật – Phía Bắc: 21,25 – Phía Nam: 20,25 – Miền Bắc: 26,25 – Miền Nam: 24,60 – Thí sinh nam miền Bắc: 25,20 – Thí sinh nam miền Nam: 24,75 – Xét tuyển HSG bậc THPT đối với thí sinh nam miền Bắc: 24,45 – Thí sinh nam miền Bắc: 25,45 – Thí sinh nam miền Nam: 23,85 Ngôn ngữ Anh 23,98 27,09 – Nam: 25,19 – Nữ: 27,90 – Xét tuyển HSG bậc THPT đối với thí sinh nữ: 24,33 – Nam: 26,94 – Nữ: 29,44 – Xét tuyển HSG bậc THPT đối với thí sinh nam: 26,63 – Xét tuyển HSG bậc THPT đối với thí sinh nữ: 26,60 – Nam: 25,28 – Nữ: 28,29 –  Xét tuyển HSG bậc THPT đối với thí sinh nữ: 26,76 Quan hệ quốc tế 25,54 24,61 – Nam: 24,74 – Nữ: 28   – Nam: 24,79 – Nữ: 28,01 –  Xét tuyển HSG bậc THPT đối với thí sinh nữ: 25,88 Ngôn ngữ Nga 18,64 25,78 – Nam: 24,76 – Nữ: 27,61 – Nam: 25,80 – Nữ: 29,30 – Nam: 25,66 – Nữ: 29,79 – Xét tuyển HSG bậc THPT đối với thí sinh nữ: 25,75 Ngôn ngữ Trung Quốc 21,78 25,91 – Nam: 24,54 – Nữ: 28,10 – Nam: 26,65 – Nữ: 28,64 – Nam: 22,82 – Nữ: 28,25 –  Xét tuyển HSG bậc THPT đối với thí sinh nữ: 26,04 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Học phí của Học viện Khoa học Quân sự là bao nhiêu? Học viên trúng tuyển vào hệ quân sự được Bộ Quốc phòng bảo đảm ăn, mặc, ở, không phải đóng học phí. Hàng tháng được nhận phụ cấp. Ra trường được phong quân hàm sỹ quan và phân công công tác (không phải tìm việc làm). Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Trong quá trình học tập tại trường, học viên được trang bị ngoại ngữ để sau khi ra trường học viên có thể làm công tác biên phiên dịch, cán bộ giảng dạy ngoại ngữ, làm công tác đối ngoại quốc phòng, làm cán bộ nghiên cứu,…hay tham gia vào các dự án chuyển giao công nghệ, trang thiết bị vũ khí hiện đại,….một cách thành thạo trong giao tiếp cũng như chuyên môn nghiệp vụ.  Bên cạnh đó, học viên còn có thể tham gia các hoạt động hợp tác ở mức cao hơn như giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc, diễn tập chung và nhiều hoạt động tương tự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và góp phần đưa quan hệ với các nước đối tác đi vào chiều sâu ổn định, bền vững. Tốt nghiệp trường Học viện Khoa học Quân sự có dễ xin việc không? Sinh viên học tại Học viện Khoa học Quân sự ra trường được phong quân hàm sỹ quan và phân công công tác. Vì thế không cần phải tìm kiếm việc làm. Review đánh giá Học viện Khoa học Quân sự có tốt không? Dựa vào những thông tin mà đội ngũ chuyên viên của ReviewEdu đã cung cấp. Có thể thấy Học viện Khoa học Quân sự là một trong những trường đào tạo hệ quân sự tốt nhất trên cả nước. Hãy chuẩn bị cho bản thân những hành trang cùng kiến thức để đăng ký vào trường nhé! Chúc các bạn đạt được thành tích cao. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành An Ninh, Quốc Phòng, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên Tỉnh/thành phố Hà Nội
641
2022-12-08
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Review Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có tốt không? Học viện Bưu chính Viễn thông được thành lập năm 1953 với tên gọi trường Đại học Bưu điện – Vô tuyến điện. Ngày 11 tháng 7 năm 1997, sau khi hợp nhất bốn đơn vị: Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện, Viện Kinh tế Bưu điện, Trung tâm Đào tạo Bưu chính – Viễn thông 1 và Trung tâm Đào tạo Bưu chính – Viễn thông 2. Trường đổi tên thành Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 7.5Tốt 100 11 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh (028) 38295258 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.2 Cơ sở vật chất7.8 Môi trường HT8.2 Hoạt động ngoại khoá7.3 Cơ hội việc làm6.5 Tiến bộ bản thân8.2 Thủ tục hành chính9.0 Quan tâm sinh viên9.0 Hài lòng về học phí6.8 Sẵn sàng giới thiệu7.2 Là một trong những ngôi trường có lịch sử hình thành lâu đời. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông luôn có những phương pháp và hệ thống đào tạo chuyên nghiệp được rất nhiều học sinh và các bậc phụ huynh tin tưởng. Vậy Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển sinh như thế nào? Mức điểm chuẩn đầu vào cùng học phí tại đây ra sao. Hãy cùng Review Edu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Thông tin chung Tên: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh(Tên tiếng anh: Posts and Telecommunications Institute of Technology (PTIT)) Địa chỉ: Cơ sở Quận 1: 11 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Cơ sở Quận 9: 97 Man Thiện, Phường Hiệp Phú, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh Đơn vị lãnh đạo: TS. Tân Hạnh, chức vụ: Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Phụ trách Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh Mã trường: BVH (phía bắc) và BVS (phía nam) Email: [email protected] Facebook: www.facebook.com/HocvienPTIT Số điện thoại: (028) 38.295.258 – (028) 39.105.510 Số điện thoại tuyển sinh: (028) 38.297.220 Lịch sử hình thành Học viện Bưu chính Viễn thông được thành lập năm 1953 với tên gọi trường Đại học Bưu điện – Vô tuyến điện. Ngày 11 tháng 7 năm 1997, sau khi hợp nhất bốn đơn vị: Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện, Viện Kinh tế Bưu điện, Trung tâm Đào tạo Bưu chính – Viễn thông 1 và Trung tâm Đào tạo Bưu chính – Viễn thông 2. Trường đổi tên thành Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Mục tiêu phát triển Phát triển Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (sau đây gọi tắt là Học viện) theo mô hình của trường đại học hiện đại trên thế giới với hệ thống tổ chức, quản lý hiệu quả cao trên cơ sở chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của ngành thông tin và truyền thông, và xã hội; bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập tại Học viện. Vì sao nên theo học tại trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông? Cơ sở vật chất Bộ phận giảng dạy của trường gồm có 05 khoa. Bao gồm : Khoa Công nghệ thông tin 2;Khoa Kỹ thuật điện tử 2; Khoa Viễn thông 2; Khoa Quản trị Kinh doanh 2 và Khoa Cơ bản 2. Bộ phận quản lý gồm có 05 phòng và 02 trung tâm. Bao gồm : Phòng Tổ chức Hành chính; Phòng Đào tạo & Khoa học Công nghệ; Phòng Giáo vụ; Phòng Công tác Sinh viên; Phòng Kinh tế Tài chính; Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo Chất lượng Giáo dục và Trung tâm Cơ sở vật chất & Dịch vụ. Đội ngũ giảng viên Đội ngũ cán bộ có hơn 92 cán bộ, trong đó có: 08 Nghiên cứu sinh 34 Thạc sĩ 50 cán bộ, giảng viên có trình độ Đại học và đang theo học sau Đại học Đây là một đội ngũ giảng viên giỏi, có kiến thức chuyên môn sâu rộng và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Điều này góp phần giúp trường từng bước khẳng định vị thế trên con đường đào tạo nghề của tỉnh, đất nước. Thông tin tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Lĩnh vực đào tạo Đào tạo cán bộ khoa học công nghệ về các lĩnh vực khác nhau. Như: Công nghệ, Kỹ thuật, Kinh tế, Báo chí… bậc Đại học, Sau đại học theo chương trình chuẩn quốc gia và quốc tế theo các hình thức chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa. Tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn bồi dưỡng. Nhằm nâng cao trình độ phục vụ nhu cầu phát triển ngành Thông tin truyền thông và của xã hội. Phương thức xét tuyển Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông áp dụng 03 phương thức tuyển sinh để thực hiện xét tuyển vào đại học hệ chính quy. Gồm có:  Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển,  Xét tuyển dựa vào kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT  Xét tuyển kết hợp giữa kết quả học tập ở bậc THPT với một trong các loại Chứng chỉ quốc tế hoặc Thành tích cá nhân trong các kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi hoặc Thành tích học tập tại các trường THPT chuyên. Đối tượng và điều kiện tuyển sinh Quy định tuyển sinh chung Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển. Đây là thời điểm trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức. Bao gồm: Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam. Hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển. Và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật. Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành; Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT  Ngoài các yêu cầu theo quy định chung ở mục trên. Thì thí sinh phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với các bài thi/môn thi theo tổ hợp xét tuyển tương ứng các ngành của Học viện. Phương thức xét tuyển kết hợp Đối với phương thức xét tuyển kết hợp thì ngoài các yêu cầu theo quy định chung ở mục trên thì thí sinh cần có thêm một trong các điều kiện sau đây: Thí sinh có Chứng chỉ quốc tế SAT. Trong thời hạn 02 năm (tính đến ngày xét tuyển) từ 1130/1600 trở lên hoặc ATC từ 25/36 trở lên. Và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên; Thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày xét tuyển) đạt IELTS 5.5 trở lên. Hoặc TOEFL iBT 65 trở lên hoặc TOEFL ITP 513 trở lên; và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên; Thí sinh đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Hoặc đã tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (TW) các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên. Là học sinh chuyên các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học của trường THPT chuyên trên phạm vi toàn quốc (các trường THPT chuyên thuộc Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW và các trường THPT chuyên thuộc Cơ sở giáo dục đại học) hoặc hệ chuyên thuôc các trường THPT trọng điểm quốc gia; Và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 đạt từ 8,0 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên. Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy thì ngoài các yêu cầu theo quy định chung ở mục a) thì thí sinh cần có thêm một trong các điều kiện sau đây: Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội năm 2023 từ 80 điểm trở lên; Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh năm 2023 từ 700 điểm trở lên; Thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023 từ 20 điểm trở lên. Phạm vi tuyển sinh Học viện tuyển sinh trên phạm vi cả nước (thí sinh đăng ký xét tuyển vào Cơ sở đào tạo nào thì sẽ theo học tại Cơ sở đó – BVH hoặc BVS) và quốc tế. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển sinh những ngành nào Dựa vào đề án tuyển sinh, trường đã quy định chuyên ngành đào tạo cùng những chỉ tiêu cụ thể như sau: Tên Ngành Chỉ tiêu (Theo KQ thi THPT) Chỉ tiêu (Theo PT kết hợp) Chỉ tiêu (Theo KQ ĐGNL, ĐGTD Mã ngành Ngành Công nghệ thông tin 115 SV 25 SV 30 SV 7480201 Ngành An toàn thông tin 35 SV 10 SV 15 SV 7480202 Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện điện tử 70 SV 5 SV 5 SV 7510301 Ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông 70 SV 5 SV 5 SV 7520207 Ngành Công nghệ đa phương tiện 75 SV 5 SV 10 SV 7329001 Ngành Marketing 50 SV 10 SV 10 SV 7340115 Ngành Quản trị kinh doanh 35 SV 5 SV 5 SV 7340101 Ngành Kế toán 55 SV 5 SV 5 SV 7340301 Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá 65 SV 5 SV 5 SV 7520216 Ngành Công nghệ Internet vạn vật 65 SV 5 SV 5 SV 7520208 Điểm chuẩn của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chính xác nhất Năm học vừa qua, Trường đã công bố mức điểm chuẩn đầu vào cùng với những quy định về tuyển sinh đối với mỗi ngành nghề khác nhau. Cụ thể: Ngành đào tạo Mã ngành Điểm chuẩn trúng tuyển Thứ tự nguyện vọng (TINV) trúng tuyển khi thí sinh có điểm xét tuyển bằng mức điểm trúng tuyển (*) CƠ sở ĐÀO TẠO PHÍA BẮC (mã BVH)       Kỹ thuật Điện tử viễn thông 7520207 25,60 TTNV-=3 Công nghệ kỹ thuật Điện điện tử 7510301 25,10 TTNV–2 Công nghệ thông tin 7480201 27.25 TTNV=1 An toàn thông tin 7480202 26.70 TTNT-==3 Khoa học máy tính 7480101 26,90 TTNV==2 Công nghệ đa phương tiện 7329001 26,45 TTNV ==3 Truyền thông đa phương tiện 7320104 26,20 TTNT=1 Báo chi 7320101 24.40 TTNV==3 Quản trị kinh doanh 7340101 25,55 TTNV =1 Thương mại điện tử 7340122 26,35 TTNV==3 Marketing 7340115 26,10 TTNV-=2 Kế toán 7340301 25,35 TTNV<=8 Công nghệ tài chính (Fintech) 7340205 25,85 TTNV–6 CƠ SỞ ĐÀO TẠO PHÍA NAM (mã BVS)       Kỹ thuật Điện tử viễn thông 7520207 21,00 TTNV-=3 Công nghệ Intemer vạn vật (IoT) 7520208 20,70 TTNV=1 Công nghệ kỹ thuật Điện điện tử 7510301 19,00 TTNV–2 Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá 7520226 19,05 TTNV=1 Công nghệ thông tin 7480201 25,85 TTNV==7 An toàn thông tin 7480202 25,05 TTNV==7 Công nghệ đa phương tiện 7329001 24,25 TTNV–8 Quản trị kinh doanh 7340101 21,70 TTNV<3 Marketing 7340115 24,85 TTNV–7 Kế toán 7340301 22,90 TTNV==7 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Học phí của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là bao nhiêu? Học phí Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TP.HCM cho hệ đại học chính quy đại trà dao động từ khoảng 22.000.000 VNĐ – 24.000.000 VNĐ/năm học, tùy thuộc vào ngành học. Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.500.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Các bạn sinh viên sẽ có rất nhiều trải nghiệm trong suốt quãng đời sinh viên năng động, vui tươi. Với hàng loạt hoạt động ngoại khóa, hoạt động của đoàn – hội, giao lưu quốc tế tích cực, bổ ích giúp các bạn có thể phát triển toàn diện và trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết để tăng sức cạnh tranh của bản thân khi đi làm.  Với hàng loạt các hoạt động mà sinh viên có thể tham gia như Công tác xã hội, Tình nguyện, Mùa hè xanh, câu lạc bộ văn nghệ, bóng rổ, tiếng Anh,…Không những thế, các bạn sẽ được đào tạo bởi các giảng viên được tuyển chọn đầu vào rất khắt khe và yêu cầu giảng dạy bằng tiếng Anh.  Từ năm nhất, sinh viên đã có cơ hội đi tham quan thực tế tại các doanh nghiệp như FPT, TMA, Lazada… giúp các bạn nhanh chóng có tư duy kinh doanh, phát huy điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu và ham học hỏi, trau dồi các kỹ năng cần thiết khi làm việc tại doanh nghiệp. Tốt nghiệp trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có dễ xin việc không? Theo kết quả khảo sát, số lượng sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 68,3%, cho thấy nhiều sinh viên Học viện đã chủ động trong việc tìm kiếm và định hướng nghề nghiệp của mình ngay từ khi còn đang học trong trường.  Cũng theo khảo sát, tỷ lệ sinh viên Học viện có việc làm trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng sau khi tốt nghiệp chiếm 24,4%; 4,9% và 2,4% lần lượt là tỷ lệ sinh viên có việc làm trong thời gian từ 7-12 tháng và sau 12 tháng. Review đánh giá Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có tốt không? Qua bài viết trên, có thể thấy điểm thi đầu vào của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông không quá cao cũng không quá thấp, vì thế mà trường hằng năm có số lượng lớn sinh viên muốn đầu quân vào. Hy vọng các bạn sẽ có những định hướng phù hợp cho bản thân trong tương lai. Chúc các bạn đạt được kết quả mong muốn. Hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Kinh doanh và quản lý Tỉnh/thành phố Hồ Chí Minh
642
2023-06-27
Học viện Chính sách và phát triển
Review Học viện Chính sách và phát triển có tốt không? Học viện Chính sách và Phát triển được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 04/01/2008. Đây là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Bên cạnh đó, Học viện còn là cơ sở đào tạo sau Đại học trong lĩnh vực chính sách phát triển, kinh tế và quản lý. Nơi đây định hướng trở thành trường đại học có uy tín trong hệ thống giáo dục quốc dân về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách vĩ mô. Học viện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 03 ngành đào tạo đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng. 7.79Tốt Top 100 Khu đô thị Nam An Khánh - An Thượng - Hoài Đức - Hà Nội (024) 3747 3186 - (024) 3747 5217 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.2 Cơ sở vật chất7.5 Môi trường HT7.9 Hoạt động ngoại khoá7.5 Cơ hội việc làm6.8 Tiến bộ bản thân8.3 Thủ tục hành chính9.0 Quan tâm sinh viên9.5 Hài lòng về học phí6.8 Sẵn sàng giới thiệu7.6 Học viện Chính sách và Phát triển được thành lập trên cương vị là một trường Đại học công lập, có hệ thống giáo dục quốc dân. Vậy để trở thành sinh viên tại trường cần phải làm gì? Mức điểm chuẩn đầu vào là bao nhiêu? Học phí của trường có cao không? Những thắc mắc mà đa số học sinh quan tâm đã được đội ngũ Review Edu tổng hợp bên dưới. Hãy cùng tham khảo nhé! Thông tin chung Tên trường: Học viện Chính sách và phát triển Tên tiếng Anh: Academy of Policy and Development (APD) Địa chỉ: Khu đô thị Nam An Khánh – An Thượng – Hoài Đức – Hà Nội Website: http://www.apd.edu.vn/ Mã trường: HCP Facebook: https://www.facebook.com/HocvienCSPT Emai: [email protected] Số điện thoại liên hệ: (024) 3747 3186 – (024) 3747 5217 Lịch sử hình thành Học viện Chính sách và Phát triển được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 04/01/2008. Đây là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Bên cạnh đó, Học viện còn là cơ sở đào tạo sau Đại học trong lĩnh vực chính sách phát triển, kinh tế và quản lý. Nơi đây định hướng trở thành trường đại học có uy tín trong hệ thống giáo dục quốc dân về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách vĩ mô. Học viện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 03 ngành đào tạo đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng. Tầm nhìn và sứ mệnh Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bậc đại học, thạc sỹ, tiến sỹ về chính sách công kinh tế và quản lý, có tư duy năng động sáng tạo, đủ năng lực làm việc trong nước và quốc tế, nghiên cứu bồi dưỡng tư vấn và phản biện chính sách Đến năm 2020, Học viện trở thành trường đại học theo định hướng nghiên cứu, đạt các chuẩn quốc gia về chất lượng, nằm trong nhóm các trường đại học có uy tín thuộc khối ngành kinh tế và quản lý ở Việt Nam Đến năm 2030, Học viện trở thành trường đại học theo định hướng nghiên cứu nằm trong nhóm các trường đại học hàng đầu về kinh tế và quản lý ở Việt Nam, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á; trở thành trung tâm nghiên cứu có uy tín trong nước và trong khu vực Vì sao nên theo học tại trường Học viện Chính sách và phát triển? Đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên của trường bao gồm các Phó giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sĩ được đào tạo tại các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế. Hơn nữa, Học viện còn mời các chuyên gia từ các Cơ quan quản lý Nhà nước, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, giảng viên từ các Trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước tham gia giảng dạy nhằm nâng cao tính thực tiễn trong đào tạo. Hiện nay, trường có số lượng cán bộ giảng viên cao hơn so với mực bình quân của các trường đại học trong cả nước (chiếm 14%) với 126 người (trong đó giảng viên là 75 người bao gồm 03 PGS, 15 Tiến sĩ, chiếm tổng số 20% giảng viên). Cơ sở vật chất Có sở vật chất tại trường được trang bị đầy đủ và hiện đại. Hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông và những thiết bị khác sẽ đảm bảo chất lượng, nhu cầu học tập, nghiên cứu của cả giảng viên và sinh viên. Hệ thống thư viện và phòng học hiện đại, các đầu sách, báo, tạp chí đa dạng là nguồn tư liệu cần thiết cho mỗi hoạt động nghiên cứu, học tập của sinh viên. Thông tin tuyển sinh của Học viện Chính sách và Phát triển Đối tượng tuyển sinh Thí sinh đã tốt nghiệp THPT; Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành; Không bị vi phạm pháp luật; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Phương thức tuyển sinh Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và đề án riêng của trường. Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học viện Chính sách và phát triển đào tạo những ngành nghề gì Các ngành đào tạo ở Học viện Chính sách và phát triển bao gồm: Ngành Kinh tế: Chuyên ngành Phân tích dữ liệu lớn ở trong Kinh tế và Kinh doanh, Chuyên ngành Đấu thầu và quản lý dự án, Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công, Chuyên ngành Đầu tư. Ngành Kinh tế quốc tế: Chuyên ngành Thương mại quốc tế và Logistics, Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại Ngành Kinh tế phát triển: Chuyên ngành Kế hoạch phát triển, Chuyên ngành Kinh tế phát triển. Ngành Quản trị kinh doanh: Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch, Chuyên ngành quản trị Marketing, Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp. Ngành Tài chính – Ngân hàng: Chuyên ngành thẩm định giá, Chuyên ngành Ngân hàng, Chuyên ngành Tài chính. Ngành Quản lý Nhà nước: Chuyên ngành Quản lý công Ngành Luật Kinh tế: Luật đầu tư – Kinh doanh Ngành Kế toán: Kế toán – Kiểm toán Ngành Kinh tế số: Kinh tế và kinh doanh số Điểm chuẩn của Học viện Chính sách và phát triển chính xác nhất Mức điểm của Học viện Chính sách và phát triển dao động từ 24 đến 26 điểm. Cụ thể như sau: Tên ngành Mã Ngành Điểm trúng tuyển Kinh tế 7310101 24.95 Kinh tế phát triển 7310105 24.85 Kinh tế quốc tế 7310106 25.6 Kinh tế số 7310112 24.65 Quản lý nhà nước 7310205 24 Quản trị kinh doanh 7340101 25.25 Tài chính – Ngân hàng 7340201 25.35 Kế toán 7340301 25.05 Luật Kinh tế 7380107 26 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Học phí của Học viện Chính sách và phát triển là bao nhiêu? Học viện thu Học phí theo hình thức tín chỉ, thu theo quy định hiện hành của nhà nước đối với trường đại học công lập. Do chưa tự chủ tài chính nên học phí chương trình đại trà của trường còn ở mức thấp. Học phí học viện chính sách và phát triển 2023 có thể nằm trong dự kiến: Chương trình chuẩn: 300.000 đồng/tín chỉ ~ 9.500.000 đồng/năm học Chương trình chuẩn quốc tế: 730.000 đồng/tín chỉ ~ 27.000.000 đồng/năm học. Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.500.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Sinh viên sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi từ chương trình học như: Chương trình đào tạo gắn với thực tế Đội ngũ giảng viên tâm huyết Cơ sở vật chất hiện đại Môi trường học tập sáng tạo, năng động Sinh viên được trang bị kỹ năng mềm, tiếng Anh Tốt nghiệp trường Học viện Chính sách và phát triển có dễ xin việc không? Học viện Chính sách và Phát triển thường xuyên đẩy mạnh các chương trình giảng dạy, hoạt động liên kết với doanh nghiệp và điều chỉnh chương trình đào tạo gắn với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị.  Nhằm đảm bảo sau khi tốt nghiệp, sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển sẽ có việc làm tại các doanh nghiệp ngay mà không cần phải đào tạo lại. Vì vậy sinh viên tốt nghiệp trường Học viện Chính sách và phát triển có tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp rất cao Review đánh giá Học viện Chính sách và phát triển có tốt không? Qua bài viết trên có thể thấy Học viện Chính sách và phát triển thuộc top những trường đại học tốt nhất. Để có thể theo học tại trường, các bạn cần phải nỗ lực phấn đấu thật nhiều để đạt được kết quả như mong muốn. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học Khối ngành Kinh doanh và quản lý Tỉnh/thành phố Hà Nội
643
2022-09-21
Học viện Tòa Án
Review Học viện Tòa Án có tốt không? Ngày 30/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ – TTg về việc thành lập Học viện Tòa án, là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường đại học của Thủ tướng Chính phủ. Để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán cùng các chức danh của hệ thống Tòa án nhân dân đồng thời với nhiệm vụ đào tạo bậc đại học, sau đại học chuyên ngành đặt ra cho Học viện Tòa án những thách thức, yêu cầu cấp bách về đổi mới hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. 9.2Tốt Top 50 Đường 282 Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội. 0432.693.693 - Fax : 0432.693.693 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9.5 Cơ sở vật chất7.6 Môi trường HT8.0 Hoạt động ngoại khoá7.4 Cơ hội việc làm6.9 Tiến bộ bản thân9.5 Thủ tục hành chính7.9 Quan tâm sinh viên9.0 Hài lòng về học phí6.0 Sẵn sàng giới thiệu7.8 Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao . Vậy Học viện Tòa án đào tạo gồm những gì? Chương trình đào tạo có khác biệt gì so với hệ Đại học – Cao đẳng? Mức học phí và điểm chuẩn đầu vào của trường ra sao? Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu về ngôi trường này qua bài viết dưới đây nhé! Thông tin chung Tên: Học viện Tòa án (tiếng Anh: Vietnam Court Academy – VCA) (tiền thân: Trường Cán bộ Tòa án) Mã trường: HTA Địa chỉ : Đường 282 Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội. Email: [email protected] Facebook: https://www.facebook.com/hocvientoaan Điện thoại: 0432.693.693 Fax : 0432.693.693 Lịch sử hình thành và phát triển Giai đoạn từ 1994 đến 2002 Cơ cấu tổ chức của Trường, gồm có Ban giám hiệu và 02 phòng chức năng là Phòng Giáo vụ và Phòng Hành chính – Quản trị. Trường Cán bộ Toà án có chức năng chủ yếu là tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho thẩm phán, cán bộ của ngành và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên, tài liệu bồi dưỡng Hội thẩm nhân dân cho Tòa án nhân dân các địa phương. Công tác tập huấn, bồi dưỡng cho Tòa án nhân dân các địa phương gặp nhiều khó khăn do Bộ Tư pháp quản lý về mặt tổ chức các Tòa án địa phương. Giai đoạn từ 2012 đến 30/7/2015 Ngày 03/6/2011, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt Đề án nâng cao và mở rộng quy mô Trường Cán bộ Tòa án. Đề án “Nâng cao năng lực và mở rộng quy mô Trường Cán bộ Tòa án” đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt năm 2011, là tổng thể những mục tiêu, nội dung cũng như các giải pháp, lộ trình thực hiện nhằm mở rộng và phát triển Trường Cán bộ Tòa án đến năm 2020 gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1: từ năm 2011 – 2012; giai đoạn 2: từ 2013 – 2015; giai đoạn 3: từ 2016 – 2020. Thực hiện các nội dung của giai đoạn 1 (từ 2011 – hết 2012), Trường Cán bộ Tòa án đã thực hiện một loạt các giải pháp mới, đồng bộ về từ cơ cấu tổ chức bộ máy trong quản lý và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trường. Mục tiêu và sứ mệnh Ngày 30/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ – TTg về việc thành lập Học viện Tòa án, là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường đại học của Thủ tướng Chính phủ. Để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán cùng các chức danh của hệ thống Tòa án nhân dân đồng thời với nhiệm vụ đào tạo bậc đại học, sau đại học chuyên ngành đặt ra cho Học viện Tòa án những thách thức, yêu cầu cấp bách về đổi mới hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Vì sao nên theo học tại trường Học viện Tòa án? Đội ngũ giảng viên Với lịch sử hình thành ngắn ngủi nhưng Học viện Tòa án nhân dân lại có đội ngũ giảng viên chất lượng cao với trình độ chuyên môn cao. Nắm trong tay trọng trách đào tạo nên những Thẩm phán tương lai nên đội ngũ cán bộ giảng viên luôn không ngừng rèn luyện và đi đầu trong mọi hoạt động, đặc biệt luôn chủ động học hỏi kinh nghiệm quản lý giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên với chương trình đào tạo được đánh giá cao, góp phần hoàn thiện hơn chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo. Cơ sở vật chất Nhà trường xây dựng hệ thống phòng học, phòng thực hành khang trang với đầy đủ thiết bị hiện đại như: máy vi tính, máy chiếu, bàn ghế… Tất cả đều đạt chuẩn theo quy định tổ chức dạy học của Bộ GD&ĐT. Ký túc xá tiện nghi đáp ứng được nhu cầu ăn ở của sinh viên. Hệ thống cơ sở vật chất vô cùng hiện đại, đáp ứng tốt hầu hết mọi nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên trực thuộc. Thông tin tuyển sinh của Học viện Tòa án Thời gian tuyển sinh Thí sinh nộp hồ sơ sơ tuyển: trước ngày 30/5/2022. Thí sinh đăng ký xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng tuyển sinh Các tiêu chuẩn sơ tuyển vào Học viện Tòa Án khá giống với điều kiện xét tuyển các trường công an nhưng không khắt khe bằng. Tiêu chuẩn xét tuyển Học viện Tòa Án năm 2022 – 2023 như sau: Độ tuổi: Không quá 25 Tiêu chuẩn chính trị và phẩm chất đạo đức: Có phẩm chất đạo đức tốt và lịch sử chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Có cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc vợ/chồng chưa từng vi phạm pháp luật hình sự đến mức bị kết án (không tính các trường hợp vi phạm giao thông). Sức khỏe: Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về sức khỏe để học tập và thêm một số yêu cầu về hình thể như sau: + Nam cao 1m6, nặng 48kg trở lên; Nữ cao 1m55, nặng 45kg trở lên. + Không mắc dị hình, dị tật, dị dạng, khuyết tật, không nói ngọng, nói lắp hay mắc các bệnh mãn tính, kinh niên. Phương thức tuyển sinh Học viện Tòa Án tuyển sinh đại học năm 2023 theo các phương thức sau: Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Điểm sàn theo quy định của Học viện Tòa án. Phương thức 2: Xét học bạ THPT Học viện Tòa án xét học bạ THPT với các trường hợp sau: Thí sinh có Tổng điểm TB cộng 3 năm lớp 10, 11 và 12 của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (theo bảng các ngành tuyển sinh) >= 22.0 điểm. Thí sinh có điểm tổng kết chung 3 năm lớp 10, 11 và 12 >= 8.0 và xếp loại hạnh kiểm Tốt. Phương thức 3: Xét tuyển thẳng Thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT Học viện Tòa Án tuyển sinh ngành nào? Dựa vào đề án tuyển sinh đã được trường công bố, có thể thấy trường đã có những chính sách riêng về phương án và phương pháp tuyển sinh mới. Cụ thể:  Ngành tuyển sinh của Học viện Tòa Án Ngành: Luật Mã ngành: 7380101 Chỉ tiêu: 360 Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01 Khối thi Tổ hợp môn A00 Toán, Lý, Hóa A01 Toán, Lý, Anh C00 Văn, Sử, Địa D01 Văn, Toán, Anh Điểm chuẩn của Học viện Tòa Án chính xác nhất Điểm trúng tuyển đầu vào của trường xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT các năm gần nhất cụ thể đối với các thí sinh của từng ngành như sau: Tên ngành/Đối tượng XT Khối XT Điểm trúng tuyển 2020 2021 2022 Ngành Luật Thí sinh Nam phía Bắc A00 22.1 23.2 24.3 Thí sinh Nam phía Bắc A01 24.05 23.9 22.25 Thí sinh Nam phía Bắc C00 26.25 26.5 27.75 Thí sinh Nam phía Bắc D01 21.7 24.0 23.85 Thí sinh Nữ phía Bắc A00 24.15 24.45 24.95 Thí sinh Nữ phía Bắc A01 23.7 23.5 22.8 Thí sinh Nữ phía Bắc C00 27.25 28.25 29 Thí sinh Nữ phía Bắc D01 23.8 26.2 25.05 Thí sinh Nam phía Nam A00 22.05 24.25 23.35 Thí sinh Nam phía Nam A01 21.4 23.55 22.95 Thí sinh Nam phía Nam C00 24.5 26.5 26.5 Thí sinh Nam phía Nam D01 21.1 23.15 22.1 Thí sinh Nữ phía Nam A00 24 24.25 24.6 Thí sinh Nữ phía Nam A01 22.95 25.2 23.8 Thí sinh Nữ phía Nam C00 25.5 27.25 28 Thí sinh Nữ phía Nam D01 23.5 25.7 23.4 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Học phí của Học viện Tòa Án là bao nhiêu? Dự kiến năm 2023 học phí học viện sẽ tăng 10%. Tương đương: số tiền sinh viên phải đóng là 6.039.000 VND. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Học viện Tòa án nhân dân luôn ưu tiên và điều kiện tối đa cho sinh viên phát triển năng lực, phát huy các kỹ năng mềm và khả năng tư duy sáng tạo với chương trình đào tạo được đánh giá cao. Chính vì vậy mà sinh viên của Học viện được đào tạo theo mô hình tập trung. Tất cả các hoạt động của sinh viên như ăn, ở, học tập đều nằm trong khuôn viên trường và được quản lý rất chặt chẽ, an toàn.  Đặc biệt, ký túc xá của Học viện được trợ cấp 100% cho sinh viên với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, tiện nghi, đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ tạo điều kiện để sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo. Ngoài ra, các hoạt động văn hóa, thể thao cũng được nhà trường chú trọng và phát triển mạnh mẽ với sự tham gia nhiệt tình của đông đảo sinh viên và giảng viên góp phần giải tỏa bớt áp lực trong học tập cũng như giảng dạy với chương trình đào tạo được đánh giá cao. Học viện Tòa án nhân dân còn có rất nhiều các câu lạc bộ tiêu biểu như: Câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ tiếng anh,… nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của sinh viên Học viện Tốt nghiệp trường Học viện Tòa án có dễ xin việc không? Với một chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo được đánh giá cao thì chúng ta có thể thấy cơ hội việc làm dành cho các bạn sinh viên Học viện Tòa án nhân dân sau khi tốt nghiệp là không hề nhỏ với chương trình đào tạo được đánh giá cao. T uy nhiên, điều này không có nghĩa là Học viện sẽ có trách nhiệm hoàn toàn trong vấn đề cung ứng việc làm cho toàn thể sinh viên sau khi tốt nghiệp với chương trình đào tạo hiện nay.  Nhưng mặc dù không thể cung ứng nhu cầu việc làm cho tất cả sinh viên sau khi ra trường nhưng học viên của Học viện Tòa án nhân dân sẽ được ưu tiên trong quá trình tuyển dụng tại các cơ quan Tòa án hơn các sinh viên đại học ngoài Học viện.  Tuy nhiên, hiện nay, nước ta đang có nhu cắt giảm biên chế nên công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan nhà nước cũng khó khăn hơn nhiều. Do đó, mỗi sinh viên hãy tự nỗ lực, trau dồi bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn để có thể dễ dàng tìm kiếm một cơ hội việc làm với một chương trình đào tạo được đánh giá cao. Review về đánh giá Học viện Tòa án có tốt không? Qua bài viết tổng hợp những thông tin về Học viện Tòa Án đã được đội ngũ chuyên viên của ReviewEdu tổng hợp. Có thể thấy trường là một trong những cơ sở đào tạo uy tin chất lượng bậc nhất tại Việt Nam. Vậy nên nếu bản thân có đam mê và mong muốn trở thành sinh viên của trường, hãy cố gắng học tập ngay từ bây giờ nhé! Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Pháp Luật Tỉnh/thành phố Hà Nội
644
2022-10-26
Học viện Tài chính
Review Học viện Tài chính có tốt không? Học viện Tài chính (tiếng Anh: Academy of Finance, viết tắt AOF) trực thuộc Bộ Tài chính và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, là một trong những trường đại học công lập top đầu thuộc khối kinh tế tại Việt Nam. Sau khi thành lập, do yêu cầu kinh tế cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh tiền tệ có trình độ đại học thuộc hệ thống ngân hàng, nên đến năm 1964 trường đã đổi tên thành trường Cán bộ Tài chính kế toán Ngân hàng Trung ương. Mục tiêu của Học viện Tài chính là phát triển thành một trường mạnh về khối ngành tài chính, kế toán kiểm toán, là một trong những nơi phát triển mạnh mẽ về khối Kinh tế tại thủ đô Hà Nội.  8.4Tốt Top 50 58 P. Lê Văn Hiến, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam 02438389326 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.9 Cơ sở vật chất8.0 Môi trường HT7.0 Hoạt động ngoại khoá7.5 Cơ hội việc làm7.0 Tiến bộ bản thân8.5 Thủ tục hành chính8.0 Quan tâm sinh viên8.9 Hài lòng về học phí6.0 Sẵn sàng giới thiệu7.5 Học viện Tài chính là trường có bề dày về thành tích giảng dạy và đào tạo. Được xem là một trong những ngôi trường top đầu ở miền Bắc Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về những thông tin xoay quanh Học viện Tài chính. Hãy cùng của Review Edu tìm hiểu về ngôi trường này nhé! Thông tin chung Tên trường: Học viện Tài chính (Tên viết tắt: AOF) Địa chỉ: 58 P. Lê Văn Hiến, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/aof.fanpage Website:https://hvtc.edu.vn/ Mã tuyển sinh: HTC Số điện thoại tuyển sinh :02438389326 Email tuyển sinh: [email protected] Mục tiêu và sứ mệnh Học viện Tài chính (tiếng Anh: Academy of Finance, viết tắt AOF) trực thuộc Bộ Tài chính và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, là một trong những trường đại học công lập top đầu thuộc khối kinh tế tại Việt Nam. Sau khi thành lập, do yêu cầu kinh tế cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh tiền tệ có trình độ đại học thuộc hệ thống ngân hàng, nên đến năm 1964 trường đã đổi tên thành trường Cán bộ Tài chính kế toán Ngân hàng Trung ương. Mục tiêu của Học viện Tài chính là phát triển thành một trường mạnh về khối ngành tài chính, kế toán kiểm toán, là một trong những nơi phát triển mạnh mẽ về khối Kinh tế tại thủ đô Hà Nội.  Lịch sử phát triển Ngày 31 tháng 07 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 117/CP thành lập Trường cán bộ Tài chính – Kế toán Ngân hàng Trung ương (trực thuộc Bộ Tài chính). Đia điểm chính của trường đặt tại số 58 phố Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ngoài ra, trường còn cơ sở tại 53E Phan Phù Tiên, phường Cát Linh, quận Đống Đa.đến năm 1964 trường đã đổi tên thành trường Cán bộ Tài chính kế toán Ngân hàng Trung ương. Những năm tiếp theo, trong quá trình xây dựng và phát triển, trường cũng gặp phải nhiều những khó khăn, có lúc phải đi sơ tán vì ảnh hưởng của chiến tranh thường xuyên tác động, nhưng nhờ lòng quyết tâm của thầy và trò nhà trường cùng sự chỉ dẫn tài tình của Đảng mà trường tài chính kế toán vẫn vươn lên, khắc phục mọi khó khăn và đứng vững. Ngày 27 tháng 10 năm 1976 Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định 226/CP đổi tên trường từ trường Cán bộ Tài chính Kế toán Ngân hàng Trung ương, thành trường Đại học Tài chính- Kế toán trực thuộc Bộ Tài chính.Qua quá trình hoàn thiện và phát triển trường, đến năm 2001, để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đề ra, sau khi kết thúc năm học 2000-2002, ngày 17/8/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 120/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Tài chính trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị là Trường Đại học Tài chính-Kế toán Hà Nội, Viện nghiên cứu Tài chính và Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính. Và Học viện Tài chính đã trở thành tên của trường từ đó đến nay.  Mục tiêu phát triển Học viện Tài chính vẫn là một cái tên rất hot của Thủ đô Hà Nội. Trong thời gian qua, với sự nỗ lực hết mình của lãnh đạo Học viện, cán bộ, viên chức và giảng viên, Học viện đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Môi trường học tập năng động, sáng tạo cùng sự đa dạng về bậc đào tạo (hệ đại học chính quy, hệ không chính quy, cao học và nghiên cứu sinh), ngành học tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học viên, sinh viên…. Vì sao nên theo học tại trường Học viện Tài chính? Đội ngũ cán bộ Hiện tại, Học viện hiện có 720 cán bộ, viên chức trong đó có 390 giảng viên, 54 nghiên cứu viên, 23 giáo sư và phó giáo sư, hơn 80 tiến sĩ, 191 thạc sĩ, 21 nhà giáo ưu tú, từng đào tạo hơn 20.000 sinh viên, học viên. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất được Học viên chú trọng đầu tư và không ngừng phát triển, phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trường vẫn được trùng tu hằng năm để phục vụ cho việc đào tạo các bạn sinh viên một cách tốt nhất.  Thông tin tuyển sinh của Học viện Tài chính  Năm 2023, Học viện Tài chính tuyển sinh đại học 4.200 chỉ tiêu trong đó xét tuyển thẳng và xét tuyển học sinh giỏi THPT ít nhất bằng 50%; xét tuyển dựa vào kết quả đánh giá năng lực, đánh giá tư duy tối đa 5%, số còn lại xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và xét tuyển kết hợp. Thời gian tuyển sinh Thời gian nộp hồ sơ xét học sinh giỏi theo học bạ: Dự kiến từ ngày 28/05/2023 – 16/06/2023 Thời gian nộp hồ sơ xét kết hợp CCTAQT và điểm thi THPT, xét theo kết quả thi ĐGNL, ĐGTD: Dự kiến từ ngày 20/06/2023 – 15/07/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Học viện Tài chính tuyển sinh hệ đại học với phạm vi trên cả nước và các nước khác với những đối tượng sau:  Đã tốt nghiệp THPT của Việt Nam  Đã tốt nghiệp THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).  Phương thức tuyển sinh  Học viện Tài chính có những phương thức tuyển sinh sau: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT  Xét ưu tiên cộng điểm và tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.  Xét tuyển học sinh giỏi ở bậc THPT. Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm Đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: Anh hùng lao động, Anh hùng LLVTND, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào tất cả các ngành, chương trình của Học viện; Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính đến thời điểm xét tuyển được xét tuyển thẳng trong năm tốt nghiệp THPT vào Học viện theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải; Giám đốc Học viện căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp sau: Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành do Học viện quy định nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường; Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ; thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT; những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Giám đốc Học viện quy định; Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế quy định tại mục (2) nếu không dùng quyền xét tuyển thẳng thì sẽ được ưu tiên xét tuyển trong năm tốt nghiệp THPT. Thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải Tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được ưu tiên xét tuyển vào Học viện theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính đến thời điểm xét tuyển. Phương thức 2: Xét học sinh giỏi bậc THPT Điều kiện xét tuyển: Tốt nghiệp THPT; Hạnh kiểm 3 năm THPT loại tốt; Không xét tuyển thí sinh theo học chương trình Giáo dục thường xuyên. Đối tượng xét tuyển: Đối tượng được xét tuyển vào tất cả các ngành của Học viện: Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích (hoặc giải Tư) trong kỳ thi chọn HSG QG, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia của một trong các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, tiếng Anh, Ngữ văn hoặc có nội dung đề tài dự thi về Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, tiếng Anh, Ngữ văn (thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính đến thời điểm xét tuyển). Thí sinh đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng (giải cá nhân) trong các cuộc thi đấu thể thao trong nước cấp toàn quốc hoặc trong các giải, đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới về môn cờ vua, cờ tướng, bóng bàn, cầu lông, tennis, golf do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, cử tham gia (thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính đến thời điểm xét tuyển). Đồng thời xếp loại học lực Giỏi 3 năm bậc THPT trong đó kết quả học tập năm lớp 12 của mỗi môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển không ≥ 7.0 điểm. Đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp 8 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương của một trong các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh, Ngữ văn; hoặc có chứng chỉ IELTS Academic ≥ 5.5 điểm/ TOEFL iBT ≥ 55 điểm; hoặc có kết quả thi SAT ≥ 1050/1600 điểm/ACT ≥ 22 điểm trở lên (chứng chỉ, kết quả thi còn hiệu lực tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ). Đồng thời xếp loại học lực Giỏi 2 năm trở lên bậc THPT trong đó có năm lớp 12. Học lực Giỏi 3 năm bậc THPT, trong đó kết quả học tập năm lớp 12 của mỗi môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển ≥ 7.0 điểm. Đối tượng được xét tuyển các ngành Ngôn ngữ Anh, Kinh tế: Đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương của một trong các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, tiếng Anh, Ngữ văn. Có chứng chỉ IELTS Academic ≥ 5.5 điểm/TOEFL iBT đạt từ 55 điểm; hoặc có kết quả thi SAT ≥ 1050/1600 điểm/ACT ≥ 22 điểm trở lên (chứng chỉ, kết quả thi còn hiệu lực tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ). Đồng thời xếp loại học lực Giỏi năm lớp 12. Cách tính điểm xét học sinh giỏi ĐXT = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có) Trong đó: Điểm môn 1 = ĐTB cả năm lớp 12 môn 1 Điểm môn 2 = ĐTB cả năm lớp 12 môn 2 Điểm môn 3 = ĐTB cả năm lớp 12 môn 3 Phương thức 3: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Đối tượng xét tuyển Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 trên toàn quốc Nguyên tắc xét tuyển Xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi với từng ngành, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký Thí sinh nếu đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành thì việc xét tuyển thực hiện theo thứ tự ưu tiên các nguyện vọng, thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký Thí sinh bằng điểm sẽ xét ưu tiên điểm môn Toán Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam, căn cứ theo kết quả học bạ của thí sinh, Giám đốc Học viện xem xét quyết định cho vào học. Phương thức 4: Xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT năm 2023 Điều kiện xét tuyển: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 5.5, TOEFL iBT 55 điểm, Cambridge FCE hoặc SAT ≥ 1050/1600 hoặc ACT ≥ 22 điểm Cách tính điểm xét tuyển: ĐXT = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có) Trong đó: Điểm môn 1: Điểm Toán Điểm môn 2: Điểm Văn/Vật lí/Hóa học Điểm môn 3: Điểm môn tiếng Anh quy đổi theo chứng chỉ trong bảng dưới đây: IELTS 5.5 >= 6.0 TOEFL iBT 55 >= 60 SAT 1050/1600 >= 1200/1600 ACT 22 >= 26 Điểm quy đổi 9.5 10.0 Phương thức 5: Xét kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy Đối tượng xét tuyển Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực năm 2023 của ĐHQGHN ≥ 100 điểm Thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2023 của trường Đại học Bách khoa Hà Nội ≥ 75/100 điểm Cách tính điểm xét tuyển Với điểm thi của ĐHQGHN: ĐXT = Điểm thi ĐGNL x 30/150 + Điểm ưu tiên (nếu có) Với điểm thi của trường ĐHBKHN: ĐXT = Điểm thi ĐGTD x 30/100 + Điểm ưu tiên (nếu có) Học viện Tài chính tuyển sinh những ngành nào? Học viện Tài chính tuyển sinh với những ngành nghề sau:  Ngành  Chỉ tiêu Ngôn ngữ Anh 200 Kinh tế 240 Quản trị kinh doanh 240 Tài chính – Ngân hàng 1 560 Tài chính – Ngân hàng 2 490 Tài chính – Ngân hàng 3 310 Kế toán 840 Hệ thống thông tin quản lý 120 Điểm chuẩn Học viện Tài chính chính xác nhất Hiện tại, điểm chuẩn của trường năm 2022 – 2023 được công bố như sau:  Ngành  Điểm chuẩn  Ngôn ngữ Anh 34,32 Kinh tế 25,75 Quản trị kinh doanh 26,15 Tài chính – Ngân hàng 1 25,80 Tài chính – Ngân hàng 2 25,80 Tài chính – Ngân hàng 3 25,45 Kế toán 26,20 Hệ thống thông tin quản lý 25,90 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Học phí của Học viện Tài chính là bao nhiêu? Học phí của Học viện Tài chính năm 2023 – 2024 dự kiến như sau: Chương trình chuẩn: Từ 22 – 24 triệu đồng/sinh viên/năm học. Chương trình chất lượng cao: Từ 48 – 50 triệu đồng/sinh viên/năm học. Diện tuyển sinh theo đặt hàng: Từ 42 – 44 triệu đồng/sinh viên/năm học. Từ những năm học sau học phí có thể thay đổi, nếu tăng thì không quá 10% so với năm học trước. Học phí đối với lưu học sinh diện tự túc kinh phí: Theo quy định của Học viện đối với sinh viên nước ngoài diện tự túc kinh phí. Chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng đại học giữa Học viện Tài chính với Trường Đại học Greenwich (Vương quốc Anh), học phí không thay đổi trong suốt 4 năm học như sau: Học 4 năm trong nước: 70 triệu đồng/sinh viên/năm học (280 triệu đồng/sinh viên/khóa học); Học 3 năm trong nước và 1 năm tại Trường Đại học Greenwich (Vương quốc Anh): 680 triệu đồng/sinh viên/khóa học (trong đó 70 triệu đồng/sinh viên/năm học cho 3 năm học trong nước và 470 triệu đồng/sinh viên/năm học cho 1 năm học tại Trường Đại học Greenwich). Chương trình liên kết đào tạo Đại học Toulon cấp bằng học trong 3 năm: Chuyên ngành Bảo hiểm – Ngân hàng – Tài chính: 171 triệu đồng (mức học phí bình quân: 57 triệu đồng/sinh viên/năm học); Chuyên ngành Kế toán – Kiểm soát – Kiểm toán: 180 triệu đồng (mức học phí 2 năm đầu là 57 triệu đồng/sinh viên/năm học, riêng năm cuối là 66 triệu đồng/sinh viên/ năm học). Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Khi theo học tại trường, sinh viên sẽ được: Được nhận vào học đúng ngành đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và của Học viện Được Học viện tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về học tập, rèn luyện theo quy định của Học viện; được Học viện phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, thi tốt nghiệp, rèn luyện, về chế độ chính sách của Nhà nước liên quan đến SV. Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện  Tốt nghiệp trường Học viện Tài chính có dễ xin việc không? Trong những năm gần đây, tỉ lệ sinh viên Học viện Tài chính có việc làm sau tốt nghiệp 1 năm luôn đạt mức trên 98%. Gần nhất, sinh viên tốt nghiệp năm vừa qua có 98,39% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp. Học viện đã tổ chức khảo sát trong phạm vi 4.012 sinh viên tốt nghiệp hệ đại học chính quy văn bằng thứ nhất (gồm sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy tập trung, sinh viên hệ liên thông đại học chính quy và sinh viên đào tạo theo chương trình DDP).  Thông tin phản hồi từ 3.807 sinh viên tốt nghiệp gửi về Học viện cho thấy những tín hiệu rất đáng khích lệ. Cụ thể: 98,39% sinh viên đã có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp. Tỷ lệ có việc làm cao nhất là sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh và ngành Kế toán. Vì thế khi theo học tại Học viện Tài chính; bạn không cần phải lo về cơ hội việc làm sau tốt nghiệp vì chương trình đào tạo của trường rất tốt. Review đánh giá Học viện Tài chính có tốt không Qua quá trình đánh dấu và phát triển, trường đã vươn lên thành trường trong top đầu của khu vực về lĩnh vực Kinh tế. Chất lượng đào tạo của trường được chứng minh hàng năm qua những lứa sinh viên; những thành tích mà trường đã đạt được. Có thể nói, Học viện Tài chính là một sự lựa chọn đáng được các bạn cân nhắc trong quá trình lựa chọn trường học cho bản thân mình. ReviewEdu chúc các bạn thành công! Hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học Khối ngành Kinh doanh và quản lý, Toán và Thống Kê Tỉnh/thành phố Hà Nội
645
2023-04-19
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Review Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tốt không? Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Được thành lập ngày 16-01-1962 theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III; trên cơ sở hợp nhất 3 trường. Trường Nguyễn Ái Quốc II; Trường Tuyên huấn; rường Đại học Nhân dân. 8.6Tốt 50 36 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội 024 3754 6963 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9.0 Cơ sở vật chất8.5 Môi trường HT8.5 Hoạt động ngoại khoá8.5 Cơ hội việc làm7.0 Tiến bộ bản thân9.0 Thủ tục hành chính8.5 Quan tâm sinh viên9.0 Hài lòng về học phí7.5 Sẵn sàng giới thiệu7.6 Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trường trọng điểm quốc gia của nước ta. Trường có cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Vậy ngôi trường này đào tạo những gì? Điểm chuẩn đầu vào của trường co cao hay không? Mức học phí như thế nào? Hãy cùng đội ngũ Review Edu tìm hiểu về ngôi trường này nhé! Thông tin chung Tên trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tên Tiếng Anh:  Academy of Journalism & Communication (AJC) Địa chỉ: 36 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội Website: https://ajc.hcma.vn Facebook: https://www.facebook.com/ajc.edu.vn/ Mã trường: HBT Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 024 3754 6963 Lịch sử phát triển Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Được thành lập ngày 16-01-1962 theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III; trên cơ sở hợp nhất 3 trường. Trường Nguyễn Ái Quốc II; Trường Tuyên huấn; trường Đại học Nhân dân.  Ngày 16 tháng 01 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Trường.Từ khi thành lập đến nay, trường lần lượt có các tên: Trường Tuyên giáo Trung ương(1962- 1969) Trường Tuyên huấn Trung ương(1970- 1983) Trường Tuyên huấn Trung ương I (1984 -2/1990) trên cơ sở hợp nhất Trường Tuyên huấn Trung ương với Trường Nguyễn Ái Quốc V Trường Đại học Tuyên giáo(1990 – 3/1993) Phân viện Báo chí và Tuyên truyền(4/1993 đến 8/2005) Học viện Báo chí và Tuyên truyền(2/8/2005 đến nay) Quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của Học viện gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước.Từ trước tới nay, dù mang những tên gọi khác nhau để phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Học viện luôn là một Trường Đảng trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đồng thời, với gần 30 năm là một Trường Đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu phát triển Khi mới thành lập, Học viện chỉ là một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn đội ngũ cán bộ huấn học, báo chí, xuất bản. Với mục đích phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam; thống nhất đất nước.  Sau một thời gian ngắn nỗ lực phấn đấu để khẳng định vị trí, chức năng của mình. Học viện đã nhanh chóng thực hiện đào tạo đại học chính quy 08 chuyên ngành, gồm: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng, Báo chí, Xuất bản, Tuyên truyền. Tháng 11/1990 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của nhà trường. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ký Quyết định số 406-HĐBT công nhận Trường Tuyên huấn Trung ương là Trường Đại học với chức năng, nhiệm vụ:  Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị cho các trường Đảng và đoàn thể;  Đào tạo cán bộ làm công tác tuyên giáo, tư tưởng – văn hóa của Đảng ở các cấp;  Đào tạo phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo các cơ quan báo chí, nhà xuất bản ở Trung ương và địa phương.  Từ đó, trong hệ thống trường Đảng có một trường đại học trực thuộc Ban Bí thư Trung ương Đảng thực hiện theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì sao nên theo học tại trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền? Đội ngũ cán bộ  Tổng số công chức, viên chức và người lao động của Học viện là 406 người, trong đó có 353 cán bộ trong biên chế.  Học viện có:  37 Phó Giáo sư 91 Tiến sĩ 215 Thạc sĩ 40 Cử nhân 22 Trình độ khác Trong đó tỉ lệ giảng viên chiếm trên 60% tổng số cán bộ toàn Trường. Mục tiêu và sứ mệnh  Với mục tiêu trở thành cơ sở đào tạo hàng đầu của cả nước về lĩnh vực đào tạo; bồi dưỡng đội ngũ giảng viện ngành lý luận Mac-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; đội ngũ cán bộ tư tưởng văn hoá, báo chí-truyền thông của Đảng và nhà nước.  Đến nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã xây dựng được một bề dày những thành tích xuất sắc và nổi tiếng trong cả nước. Cơ sở vật chất  Học viện hiện có 29 đơn vị trực thuộc. Trong đó có 17 khoa, viện và 12 ban, phòng, trung tâm. Không gian trường thoáng đãng, sạch sẽ.  Thông tin tuyển sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh hệ Đại học và Sau đại học  Đối tượng và phạm vi tuyển sinh  Trường tuyển sinh phạm vi trên cả nước với những đối tượng sau:  Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; có đủ sức khỏe để học tập theo quy định; đạt yêu cầu xét tuyển theo quy định của Học viện về học lực, hạnh kiểm bậc THPT. Thí sinh là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phương thức tuyển sinh  Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh theo những phương thức sau:  Xét tuyển theo học bạ THPT. Xét tuyển kết hợp: đối với thí sinh có chứng chỉ quốc tế môn Tiếng Anh tương đương IELTS 6.5 trở lên, học lực Khá, hạnh kiểm Tốt cả 5 học kỳ bậc THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12). Thí sinh xét tuyển các chương trình Báo chí điểm TBC 5 học kỳ môn Ngữ văn THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12) đạt từ 6.5 trở lên. Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và hồ sơ xét tuyển  Trường xét tuyển theo những điều kiện trường đề ra như sau:  Thí sinh chịu trách nhiệm về điều kiện nộp hồ sơ (học lực, hạnh kiểm) theo quy định của Học viện. Trong trường hợp thí sinh đạt điểm xét tuyển nhưng không đáp ứng yêu cầu về điều kiện nộp hồ sơ, Học viện không công nhận trúng tuyển.  Có kết quả xếp loại học lực từng học kỳ của 5 học kỳbậc THPTđạt 6,0 trở lên(không tính học kỳ II năm lớp 12); Hạnh kiểm 5 học kỳTHPTxếp loại Khá trở lên (không tính học kỳ II năm lớp 12); Thí sinh dự tuyển các chương trình chất lượng ca0: điểm trung bình chung môn tiếng Anh 5 kỳ THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12) từ 7.0 trở lên. Thí sinh xét tuyển theo phương thức kết hợp và các chương trình Báo chí: Điểm TBC 5 học kỳ môn Ngữ văn THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12) từ 6.5 trở lên. Thí sinh dự thi các chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) không nói ngọng, nói lắp, không bị dị tật về ngoại hình. Thí sinh dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt. Không mắc các bệnh, dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên). Sau khi trúng tuyển, nhà trường sẽ tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên. Sinh viên trúng tuyển nếu không đáp ứng các quy định nêu trên sẽ được chuyển sang ngành khác của Học viện có điểm trúng tuyển tương đương. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh những ngành nào? Trong năm học mưới này, trường sẽ tuyển sinh những ngành sau:  Ngành  Mã ngành/ mã chuyên ngành Báo chí, chuyên ngành Báo in  602 Báo chí, chuyên ngành Báo phát thanh 604 Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình 605 Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử 607 Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình chất lượng cao 608 Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử chất lượng cao 609 Báo chí, chuyên ngành Ảnh báo chí 603 Báo chí, chuyên ngành Quay phim truyền hình 606 Truyền thông đại chúng 7320105 Truyền thông đa phương tiện 7320104 Triết học  7229001 Chủ nghĩa xã hội khoa học 7229008 Kinh tế chính trị 7310102 Kinh tế chuyên ngành quản lý Kinh tế 527 Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý (chất lượng cao) 528 Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý 529 Chính trị học, chuyên ngành quản lý hoạt động tư tưởng, văn hoá 530 Chính trị học, chuyên ngành Chính trị phát triển 531 Chính trị học, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh 533 Chính trị học, chuyên ngành Văn hóa phát triển 535 Chính trị học, chuyên ngành Chính sách công 536 Chính trị học, chuyên ngành Truyền thông chính sách 538 Quản lý nhà nước, chuyên ngành quản lý xã hội 532 Quản lý nhà nước, chuyên ngành Quản lý hành chính nhà nước 537 Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, chuyên ngành công tác tổ chức 522 Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, chuyên ngành Công tác dân vận 523 Xuất bản, chuyên ngành biên tập xuất bản  801 Xuất bản, chuyên ngành Xuất bản điện tử 802 Xã hội học 7310301 Công tác xã hội 7760101 Lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 7229010 Truyền thông quốc tế 7320107 Quan hệ Quốc tế, chuyên ngành thông tin đối ngoại 610 Quan hệ Quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế 611 Quan hệ Quốc tế, chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (chất lượng cao) 614 Quan hệ công chúng, chuyên ngành quan hệ công chúng chuyên nghiệp 615 Quan hệ công chúng, chuyên ngành Truyền thông marketing (chất lượng cao) 616 Quảng cáo 7320110 Ngôn ngữ anh 7220201 Điểm chuẩn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính xác nhất Mức điểm chuẩn năm 2022 – 2023 đã được trường công bố chính xác như sau: Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú 527, 527M Kinh tế, chuyên ngành Quản lý Kinh tế D01; R22 25.8 Thang điểm 30 527, 527M Kinh tế, chuyên ngành Quản lý Kinh tế A16 24.55 Thang điểm 30 527, 527M Kinh tế, chuyên ngành Quản lý Kinh tế C15 26.3 Thang điểm 30 528, 528M Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý (chất lượng cao) D01; R22 25.14 Thang điểm 30 528, 528M Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý (chất lượng cao) A16 23.89 Thang điểm 30 528, 528M Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý (chất lượng cao) C15 25.39 Thang điểm 30 529, 529M Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý D01; R22 25.6 Thang điểm 30 529, 529M Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý A16 24.35 Thang điểm 30 529, 529M Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý C15 26.1 Thang điểm 30 530, 530M Chính trị học, chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa D01; R22; A16; C15 24.15 Thang điểm 30 531, 531M Chính trị học, chuyên ngành Chính trị phát triển D01; R22; A16; C15 23.9 Thang điểm 30 532, 532M Quản lý nhà nước, chuyên ngành Quản lý xã hội D01; R22; A16; C15 24.5 Thang điểm 30 533, 533M Chính trị học chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh D01; R22; A16; C15 23.83 Thang điểm 30 535, 535M Chính trị học, chuyên ngành Văn hóa phát triển D01; R22; A16; C15 24.3 Thang điểm 30 536, 536M Chính trị học, chuyên ngành Chính sách công D01; R22; A16; C15 24.08 Thang điểm 30 537, 537M Quản lý nhà nước, chuyên ngành Quản lý hành chính nhà nước D01; R22; A16; C15 24.7 Thang điểm 30 538, 538M Chính trị học, chuyên ngành Truyền thông chính sách D01; R22; A16; C15 25.15 Thang điểm 30 602, 602M Báo chí, chuyên ngành Báo in D01; R22 34.35 Thang điểm 40 602, 602M Báo chí, chuyên ngành Báo in D72; R25 33.85 Thang điểm 40 602, 602M Báo chí, chuyên ngành Báo in D78; R26 35.35 Thang điểm 40 603, 603M Báo chí, chuyên ngành Ảnh báo chí D01; R22 34.23 Thang điểm 40 603, 603M Báo chí, chuyên ngành Ảnh báo chí D72; R25 33.73 Thang điểm 40 603, 603M Báo chí, chuyên ngành Ảnh báo chí D78; R26 34.73 Thang điểm 40 604, 604M Báo chí, chuyên ngành Báo phát thanh D01; R22 34.7 Thang điểm 40 604, 604M Báo chí, chuyên ngành Báo phát thanh D72; R25 34.2 Thang điểm 40 604, 604M Báo chí, chuyên ngành Báo phát thanh D78; R26 35.7 Thang điểm 40 605, 605M Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình D01; R22 35.44 Thang điểm 40 605, 605M Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình D72; R25 34.94 Thang điểm 40 605, 605M Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình D78; R26 37.19 Thang điểm 40 606, 606M Báo chí, chuyên ngành Quay phim truyền hình D01; R22; D72; R25; D78; R26 33.33 Thang điểm 40 607, 607M Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử D01; R22 35 Thang điểm 40 607, 607M Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử D72; R25 34.5 Thang điểm 40 607, 607M Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử D78; R26 36.5 Thang điểm 40 608, 608M Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình (chất lượng cao) D01; R22 34.44 Thang điểm 40 608, 608M Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình (chất lượng cao) D72; R25 33.94 Thang điểm 40 608, 608M Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình (chất lượng cao) D78; R26 35.44 Thang điểm 40 609, 609M Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử (chất lượng cao) D01; R22 33.88 Thang điểm 40 609, 609M Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử (chất lượng cao) D72; R25 33.38 Thang điểm 40 609, 609M Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử (chất lượng cao) D78; R26 34.88 Thang điểm 40 610, 610M Quan hệ Quốc tế, chuyên ngành Thông tin đối ngoại D01; R22 34.77 Thang điểm 40 610, 610M Quan hệ Quốc tế, chuyên ngành Thông tin đối ngoại D72; R25 34.27 Thang điểm 40 610, 610M Quan hệ Quốc tế, chuyên ngành Thông tin đối ngoại D78; R26 35.77 Thang điểm 40 611, 611M Quan hệ Quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế D01; R22 34.67 Thang điểm 40 611, 611M Quan hệ Quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế D72; R25 34.17 Thang điểm 40 611, 611M Quan hệ Quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế D78; R26 35.67 Thang điểm 40 614, 614M Quan hệ Quốc tế, chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (chất lượng cao) D01; R22 34.76 Thang điểm 40 614, 614M Quan hệ Quốc tế, chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (chất lượng cao) D72; R25 34.26 Thang điểm 40 614, 614M Quan hệ Quốc tế, chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (chất lượng cao) D78; R26 35.76 Thang điểm 40 615, 615M Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp D01; R22 36.35 Thang điểm 40 615, 615M Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp D72; R25 35.85 Thang điểm 40 615, 615M Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp D78; R26 37.6 Thang điểm 40 616, 616M Quan hệ công chúng chuyên ngành Truyền thông marketing (chất lượng cao) D01; R22 35.34 Thang điểm 40 616, 616M Quan hệ công chúng, chuyên ngành Truyền thông marketing (chất lượng cao) D72; R25 34.84 Thang điểm 40 616, 616M Quan hệ công chúng, chuyên ngành Truyền thông marketing (chất lượng cao) D78; R26 36.59 Thang điểm 40 7220201, 7220201M Ngôn ngữ Anh D01; R22 35.04 Thang điểm 40 7220201, 7220201M Ngôn ngữ Anh D72; R25 34.54 Thang điểm 40 7220201, 7220201M Ngôn ngữ Anh D78; R26 35.79 Thang điểm 40 7229001, 7229001M Triết học D01; R22; A16; C15 24.15 Thang điểm 30 7229008, 7229008M Chủ nghĩa xã hội khoa học D01; R22; A16; C15 24 Thang điểm 30 7229010, 7229010M Lịch sử C00 37.5 Thang điểm 40 7229010, 7229010M Lịch sử C03 35.5 Thang điểm 40 7229010, 7229010M Lịch sử C19 37.5 Thang điểm 40 7229010, 7229010M Lịch sử D14; R23 35.5 Thang điểm 40 7310102, 7310102M Kinh tế chính trị D01; R22 25.22 Thang điểm 30 7310102, 7310102M Kinh tế chính trị A16 24.72 Thang điểm 30 7310102, 7310102M Kinh tế chính trị C15 25.72 Thang điểm 30 7310202, 7310202M Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước D01; R22 23.38 Thang điểm 30 7310202, 7310202M Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước A16 22.88 Thang điểm 30 7310202, 7310202M Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước C15 23.88 Thang điểm 30 7310301, 7310301M Xã hội học D01; R22 24.96 Thang điểm 30 7310301, 7310301M Xã hội học A16 24.46 Thang điểm 30 7310301, 7310301M Xã hội học C15 25.46 Thang điểm 30 7320104, 7320104M Truyền thông đa phương tiện D01; R22 27.25 Thang điểm 30 7320104, 7320104M Truyền thông đa phương tiện A16 26.75 Thang điểm 30 7320104, 7320104M Truyền thông đa phương tiện C15 29.25 Thang điểm 30 7320105, 7320105M Truyền thông đại chúng D01; R22 26.55 Thang điểm 30 7320105, 7320105M Truyền thông đại chúng A16 26.05 Thang điểm 30 7320105, 7320105M Truyền thông đại chúng C15 27.8 Thang điểm 30 7320107, 7320107M Truyền thông quốc tế D01; R22 35.99 Thang điểm 40 7320107, 7320107M Truyền thông quốc tế D72; R25 35.49 Thang điểm 40 7320107, 7320107M Truyền thông quốc tế D78; R26 36.99 Thang điểm 40 7320110, 7320110M Quảng cáo D01; R22 35.45 Thang điểm 40 7320110, 7320110M Quảng cáo D72; R25 34.95 Thang điểm 40 7320110, 7320110M Quảng cáo D78; R26 35.95 Thang điểm 40 7340403, 7340403M Quản lý công D01; R22; A16; C15 24.68 Thang điểm 30 7760101, 7760101M Công tác xã hội D01; R22 24.57 Thang điểm 30 7760101, 7760101M Công tác xã hội A16 24.07 Thang điểm 30 7760101, 7760101M Công tác xã hội C15 25.07 Thang điểm 30 801, 801M Xuất bản, chuyên ngành Biên tập xuất bản D01; R22 25.75 Thang điểm 30 801, 801M Xuất bản, chuyên ngành Biên tập xuất bản A16 25.25 Thang điểm 30 801, 801M Xuất bản, chuyên ngành Biên tập xuất bản C15 26.25 Thang điểm 30 802, 802M Xuất bản, chuyên ngành Xuất bản điện tử D01; R22 25.53 Thang điểm 30 802, 802M Xuất bản, chuyên ngành Xuất bản điện tử A16 25.03 Thang điểm 30 802, 802M Xuất bản, chuyên ngành Xuất bản điện tử C15 26.03 Thang điểm 30 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Học phí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là bao nhiêu? Học viện Báo chí và tuyên truyền sẽ tăng học phí, mức học phí dự tính năm 2023 tăng 8%, tương đương: Chương trình đại trà: 218.000 – 480.000 vnđ/tín chỉ. Chương trình đào tạo chất lượng cao: 953.000 – 988.000 vnđ /tín chỉ. Đối với hệ đào tạo chất lượng cao học phí AJC, trường quy định cụ thể: Ngành học Học phí ( VND/tín chỉ) Ngành Kinh tế và quản lý 817.300 Ngành Quan hệ quốc tế và TTTC 811.400 Báo truyền hình, báo mạng điện tử 823.300 Quốc phòng An ninh 274.000 VND/13 tín chỉ Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.500.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Học viện có khu ký túc xá dành cho sinh viên gồm 4 khu nhà cao tầng có sức chứa lên đến 1500 người dành cho cả sinh viên trong nước và quốc tế. Đồng thời, dự án xây khu ký túc xá 15 tầng với nhiều tiện ích nhà ăn tập thể sinh viên, sân vận động dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí, ngoại khóa đang được triển khai từng bước.  Một điều mà khi nhắc đến sinh viên Học viện báo là họ rất năng động, tích cực tham gia nhiều hoạt động nhóm, văn nghệ thể thao, thiện nguyện, câu lạc bộ… Cho nên không nói quá khi rằng bạn sẽ bỏ được cái mác “hướng nội” khi học tập tại ngôi trường này.  Hơn nữa, học ở trường báo bạn sẽ thường xuyên gặp được người nổi tiếng như MC truyền hình, nhà báo, hoa hậu… Đặc biệt, sinh viên ngành truyền hình, phát thanh có gu thời trang siêu đỉnh. Mỗi ngày đi học không khác gì đi biểu diễn thời trang và toàn trai xinh gái đẹp thôi nhé.  Một vài điều thú vị khác như sinh viên sẽ phải chào cờ vào thứ 2 hàng tuần, Đội sao đỏ sẽ ghi tên sinh viên đi học muộn, Wifi phủ sóng toàn trường… Tốt nghiệp trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền có dễ xin việc không? Trong thời gian hiện nay và các năm tới, ngành báo chí được nhận định là ngành hot, mức lương cao, dễ xin việc.Hiện nay có vô vàn các tòa báo, nhà đài hoặc trang báo mạng… đều cần tuyển dụng phóng viên, biên tập viên thường xuyên. Nên nếu bạn là người yêu thích báo chí, đam mê viết lách thì có thể bước chân vào nghề bắt đầu bằng các việc như cộng tác viên báo chí với những mảng chủ đề đa dạng để thử sức. Ngoài ra thì nhiều các công ty kinh doanh hoặc những website cần tuyển bộ phận content. Việt Nam hiện đang có một đài truyền hình quốc gia và 63 đài phát thanh truyền hình của các tỉnh.  Bên cạnh đó có nhiều tờ báo mạng, trang thông tin điện tử, nhiều các công ty truyền thông, kinh doanh sản phẩm… tất cả đều cần đến nhân viên để thực hiện các nghiệp vụ báo chí nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực ngành báo chí lớn. Vì vậy sau khi tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền lại là một cơ sở đào tạo nghiệp vụ báo chí rất tốt nên phần trăm sinh viên có việc làm rất cao. Review đánh giá Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tốt không Dựa vào những đánh giá thông tin tổng quan về trường. Có thể xem Học viện Báo chí và tuyên truyền là một trong những trường top đầu của Việt Nam. Với hơn 50 năm kinh nghiệm và phát triển cùng với nhiều giải thưởng, trường xứng đáng được cân nhắc và lựa chọn. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành An Ninh, Quốc Phòng, Báo chí và thông tin, Dịch Vụ Xã Hội Tỉnh/thành phố Hà Nội
646
2022-06-19
Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Review Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam có tốt không? Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1956, tiền thân là Trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1982, đổi tên thành Nhạc viện Hà Nội. Năm 2008 được Chính phủ đổi tên thành Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.    7.79Tốt 100 77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội +844 3851 4969 - 03856 1842 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.9 Cơ sở vật chất7.5 Môi trường HT7.2 Hoạt động ngoại khoá8.5 Cơ hội việc làm6.9 Tiến bộ bản thân8.2 Thủ tục hành chính9.6 Quan tâm sinh viên9.5 Hài lòng về học phí6.3 Sẵn sàng giới thiệu7.4 Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam là một trong ba trường đào tạo âm nhạc bậc đại học tại Việt Nam. Vậy muốn làm ca sĩ có thể theo học tại đây được không? Học viên này đào tạo những gì? Không có kỹ thuật nhưng màu giọng đẹp có thể theo học được không. Để hiểu rõ hơn về ngôi trường này để có có những lựa chọn đúng đắn. Hãy cùng đội ngũ Review Edu tìm hiểu thông qua bài viết này nhé! Thông tin chung Tên trường: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam Địa chỉ: 77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội Mã trường: NVH Email: [email protected] Website: http://www.vnam.edu.vn/ Link facebook: https://www.facebook.com/www.vnam.edu.vn/ Số điện thoại tuyển sinh: +844 3851 4969 / 3856 1842 Lịch sử phát triển  Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1956, tiền thân là Trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1982, đổi tên thành Nhạc viện Hà Nội. Năm 2008 được Chính phủ đổi tên thành Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.   Mục tiêu phát triển  Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam phát triển các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực âm nhạc. Từng bước đẩy mạnh các hoạt động triển khai nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động biểu diễn. Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trở thành trung tâm đào tạo âm nhạc có uy tín trong khu vực, đủ năng lực để hội nhập quốc tế. Mục tiêu chính và tất yếu của nhà trường là nghiên cứu và là cơ sở đào tạo, và biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu của cả nước; tham gia vào việc định hướng, giáo dục nhằm nâng cao đời sống âm nhạc cho toàn xã hội; góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì sao nên theo học tại trường Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam? Đội ngũ cán bộ  Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đầu tư đào tạo các giảng viên của trường. Đây đều được xem là những người có bề dày về kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực âm nhạc.  Cơ sở vật chất  Trường vẫn đang hoàn thiện và tu sửa thêm nhiều cơ sở hạ tầng. Trường có nhiều phòng và dụng cụ thực hành trực tiếp. Hỗ trợ rất tốt cho sinh viên không chỉ nắm giữ về lý thuyết mà còn mạnh về thực hành. Thông tin tuyển sinh của Trường Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam  Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đào tạo hệ đại học, sau đại học, trung cấp  Đối tượng và phạm vi tuyển sinh  Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tuyển sinh cả nước với những đối tượng sau:  Tốt nghiệp Trung cấp âm nhạc hoặc có trình độ tương đương hệ trung cấp âm nhạc. Tốt nghiệp THPT (Theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặctốt nghiệp THPT của nước ngoài đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam. Phương thức tuyển sinh  Kết hợp thi tuyển và xét tuyển, xét tuyển  Phương thức thi kết hợp xét tuyển Thi môn Cơ sở và môn Cơ bản, kết hợp xét tuyển môn Ngữ văn (Môn Cơ sở: Chuyên môn chính; Môn Cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp). Xét tuyển môn Ngữ văn xét tuyển dựa trên một trong các kết quả sau: Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong học bạ (theo quy định của Bộ) của 3 năm học THPT Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong 3 năm học cuối trung cấp (theo quy định của Bộ) của chương trình Văn hoá phổ thông hệ TCCN Điểm thi môn Ngữ văn (theo quy định của Bộ) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Lưu ý: Thí sinh bắt buộc phải chọn và đăng ký một trong 3 hình thức xét tuyển môn ngữ văn trên. Dự kiến điểm trúng tuyển và cách tính điểm. – Điểm Chuyên ngành: Hội đồng tuyển sinh quyết định căn cứ kết quả tuyến sinh. – Điểm trung bình chung Kiến thức âm nhạc tổng hợp: từ 5,00 điểm trở lên. Cách tính điểm: + Điểm Chuyên ngành: Hội đồng chấm điểm độc lập và lấy điểm trung bình chung. Điểm Kiến thức âm nhạc tổng hợp: tính tổng các điểm thành phần (không có điểm thành phần bị điểm liệt). + Phương thức Xét tuyển: theo đề án đối với các thí sinh tốt nghiệp hệ TCCN tại Học viện ANQGVN và đã tốt nghiệp THPT. Trong đó: ngành Piano điểm tốt nghiệp chuyên ngành từ 9.5điểm trở lên; Tất cả các ngành còn lại điểm tốt nghiệp chuyên ngành từ 9.0 điểm trở lên. Điểm tốt nghiệp các môn thuộc khối Kiến thức âm nhạc bao gồm: Lý thuyết âm nhạc, Hoà âm, Trích giảng âm nhạc, Hình thức âm nhạc, Ký xướng âm, Piano cơ bản (LSC) từ 7.0 điểm trở lên. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và hồ sơ nhận xét tuyển  Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam xét trúng tuyển đâu vào với những điều kiện sau:   Tốt nghiệp Trung cấp âm nhạc hoặc có trình độ tương đương Trung cấp âm nhạc. Tốt nghiệp THPT; Bổ túc THPT. Điều kiện xét tuyển môn Ngữ văn: Từ 5,0 điểm trở lên (trường hợp đặc biệt sẽ do Hội đồng tuyển sinh xin ý kiến chỉ đạo của Bộ để quyết định), xét tuyển dựa trên mộttrong các kết quả sau: Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong học bạ (theo quy định của Bộ) của 3 năm học THPT. Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong 3 năm học cuối trung cấp (theo quy định của Bộ) của chương trình Văn hoá phổ thông hệ TCCN. Điểm thi môn Ngữ văn (theo quy định của Bộ) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách ưu tiên theo khu vực, đối tượng được thực hiện theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Thực hiện chế độ tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đề án của Học viện đã được phê duyệt. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tuyển sinh những ngành nào? Học viện tuyển sinh những ngành sau:  Ngành  Mã ngành Âm nhạc học 7210201 Sáng tác âm nhạc 7210203 Thanh nhạc 7210205 Biểu diễn nhạc cụ truyền thống 7210210 Piano 7210207 Biểu diễn nhạc cụ phương tây  7210208 Nhạc Jazz 7210209 Chỉ huy 7210204 Điểm chuẩn của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam chính xác nhất Điểm chuẩn đầu vào năm 2022 – 2023 được trường công bố cụ thể đối với từng ngành như sau:  Ngành  Điểm chuẩn  Âm nhạc học 21.3 Sáng tác âm nhạc 21.3 Thanh nhạc 19.4 Biểu diễn nhạc cụ phương tây  22.3 Piano 23.8 Biểu diễn nhạc cụ truyền thống 21.5 Nhạc Jazz  22.3 Chỉ huy 21.3 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 0.5 đến 1 điểm so với năm học trước đó. Học phí của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là bao nhiêu Với chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chương trình đào tạo ngày càng chuyên nghiệp hơn. Học phí của trường cũng phần nào được thay đổi, cụ thể: Từ 11.000.000 – 12.000.000 VNĐ/sinh viên/năm học (tùy từng chuyên ngành). Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là cơ sở đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu của cả nước; tham gia vào việc định hướng, giáo dục nhằm nâng cao đời sống âm nhạc cho toàn xã hội; góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với sứ mệnh trở thành trung tâm đào tạo âm nhạc có uy tín trong khu vực, đủ năng lực để hội nhập quốc tế.  Sinh viên được theo học tại Trường Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sẽ được mệnh danh là sinh viên trường Học viện Âm nhạc đào tạo tốt nhất cả nước. Tốt nghiệp trường Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam có dễ xin việc không? Các sinh viên ngành Âm nhạc tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam được khảo sát gần như 100% sinh viên đều có việc làm và làm đúng ngành nghề. Là một điều đáng mừng với các sinh viên đang theo học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Review đánh giá Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam có tốt không  Nếu bạn là người có niềm đam mê với âm nhạc, có mong ước sẽ trở thành một ca sĩ, giảng viên âm nhạc. Thì có thể xem xét lựa chọn Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam để là bước khởi đầu cho bản thân. Trường là một sự lựa chọn tuyệt vời với những ai đam mê âm nhạc và muốn đi theo âm nhạc một cách bài bản và có chuyên nghiệp. Hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học Khối ngành Nghệ thuật, Mỹ thuật Tỉnh/thành phố Hà Nội
647
2022-11-17
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Review Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam có tốt không? Thành lập năm 1956, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học hàng đầu Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh niên cho tổ chức Đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác. Với truyền thống hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam luôn năng động, sáng tạo trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo cũng như phong trào thanh thiếu niên trên cả nước. 8.6Tốt Top 50 58 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Thượng P, Đống Đa, Hà Nội 100000, Việt Nam 02438343239 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.0 Cơ sở vật chất7.5 Môi trường HT7.8 Hoạt động ngoại khoá8.5 Cơ hội việc làm7.0 Tiến bộ bản thân8.9 Thủ tục hành chính9.0 Quan tâm sinh viên9.0 Hài lòng về học phí6.8 Sẵn sàng giới thiệu7.5 Học viện Thanh thiếu niên là một trường công lập. Đây được xem là cơ sở giáo dục đại học hàng đầu Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh niên cho tổ chức Đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác. Để tìm hiểu sâu hơn về Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Hãy cùng đội ngũ Review Edu nắm bắt những thông tin về ngôi trường này nhé! Thông tin chung Tên trường: Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Địa chỉ: 58 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Thượng P, Đống Đa, Hà Nội 100000, Việt Nam Website:http://vya.edu.vn/ Mã tuyển sinh: HTN Số điện thoại tuyển sinh: 02438343239 Mục tiêu và sứ mệnh Thành lập năm 1956, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học hàng đầu Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh niên cho tổ chức Đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác. Với truyền thống hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam luôn năng động, sáng tạo trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo cũng như phong trào thanh thiếu niên trên cả nước. Lịch sử hình thành Từ ngày ra đời đến nay, Trường đã nhiều lần được đổi tên. Đến ngày 26/7/1995, xuất phát từ yêu cầu nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn và chuẩn hóa trình độ cho đội ngũ cán bộ Đoàn có trình độ đại học, Ban Thường vụ TW Đoàn đã quyết định thành lập Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Trường Cán bộ Thanh thiếu niên Trung ương và Viện Nghiên cứu thanh niên. Sau nhiều năm tích cực chuẩn bị, ngày 10/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định về việc nâng cấp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam thành cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, mở ra thời kỳ phát triển mới của Học viện. Tính đến thời điểm này, đã có 09 khóa sinh viên đại học chính quy và 05 khóa sinh viên hệ Đại học vừa học vừa làm đã và đang theo học tại Học viện. Mục tiêu phát triển  Học Viện Thanh thiếu niên Việt Nam là trường Đào tạo Đại học công lập tiền thân trường có tên gọi là Trường huấn luyện cán bộ Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội. Hiện nay trường đã trở thành cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bên cạnh đó trường còn là cơ sở nghiên cứu khoa học có uy tín trong cả nước về lĩnh vực thanh niên học và khoa học lãnh đạo thanh thiếu niên.Nhìn lại chặng đường 50 năm – nửa thế kỷ phấn đấu, xây dựng và trưởng thành gắn liền với thăng trầm của lịch sử dân tộc và lịch sử công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi cả nước có thể thấy được những dấu mốc lịch sử đáng ghi nhớ về Trường. Đến nay, Trường vẫn đang không ngừng cố gắng về mọi mặt.  Vì sao nên theo học tại trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam? Đội ngũ cán bộ Ngôi trường được đào tạo tốt cùng với những giảng viên thân thiện, Phần lớn giảng viên tham gia giảng dạy đều rất nhiệt tình, có chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn và có phương pháp giảng dạy khoa học. Nhiều người có học hàm, học vị, là những chuyên gia đầu ngành trong hoạt động nghề.  Cơ sở vật chất Ở Học viện Thanh thiếu niên có Cơ sở hạ tầng,phòng học tốt, sân rộng có hội trường tổ chức cho moi sự kiện. Trường còn đầu tư rất nhiều trang thiết bị phục vụ cho việc học tập của sinh viên.  Thông tin tuyển sinh của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Học viện Thanh thiếu niên tuyển sinh hệ đại học chính quy Thời gian tuyển sinh Tuyển sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tuyển sinh toàn quốc với những bạn đã tốt nghiệp THPT  Phương thức tuyển sinh Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả THPT  Tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).  Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.  Đạt từ 15 điểm trở lên và không có môn thi trong tổ hợp bị liệt. Phương thức 2: Xét tuyển theo điểm học bạ THPT Tốt nghiệp THPT từ năm 2023 trở về trước Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên ( các môn trong tổ hợp xét tuyển không nhỏ hơn 6.0 điểm) Phương thức 3: Xét điểm học bạ THPT học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 Tốt nghiệp THPT năm 2023 (hoặc tương đương). Tổng điểm trung bình 3 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) của 3 môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên (các môn trong tổ hợp xét tuyển không nhỏ hơn 6.0 điểm) Phương thức 4: Xét điểm học bạ THPT lớp 10 và lớp 11 Tốt nghiệp THPT năm 2023 (hoặc tương đương). Tổng điểm trung bình năm lớp 10, lớp 11 của 3 môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên (các môn trong tổ hợp xét tuyển không nhỏ hơn 6.0 điểm) Phương thức 5: Xét tuyển thẳng Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp THPT. Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh thành phố hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh thành phố và đã tốt nghiệp THPT. Theo kết quả học tập THPT thí sinh là học sinh giỏi THPT (lớp 10, 11, 12) và đã tốt nghiệp THPT. Đối với thí sinh đang là Bí thư chi Đoàn (lớp 10, 11, 12 đạt hạnh kiểm tốt và học lực từ khá trở lên) Chú ý: Học viện sẽ chuyển chỉ tiêu xét tuyển sang phương thức khác khi không tuyển đủ chỉ tiêu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tuyển sinh những ngành nào? Dựa vào đề án tuyển sinh mới nhất, trường đã công bố những ngành đào tạo cụ thể như sau: Ngành Mã ngành Quan hệ công chúng 7320108 Quản lý nhà nước 7310205 Luật 7380101 Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước 7310202 Công tác xã hội 7760101 Công tác Thanh thiếu niên 7760102 Tâm lý học 7310401 Điểm chuẩn của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam chính xác nhất Dựa vào kết quả thi năm 2022 – 2023 vừa qua. Trường đã công bố mức điểm chuẩn đầu vào đối với các ngành đào tạo như sau: Ngành Điểm chuẩn Quan hệ công chúng 26 Quản lý nhà nước 15 Luật 24 Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước 15 Công tác xã hội 15 Công tác Thanh thiếu niên 15 Tâm lý học 15 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Học phí của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là bao nhiêu? Các bạn có thể tham khảo mức học phí cụ như sau của năm 2022:  Đối với khối ngành III (Luật): 1.250.000 đồng/tháng/1 sinh viên. Như vậy học phí nhóm ngành này nguyên năm khoảng 12.500.000 đồng/sinh viên Đối với khối ngành VII (Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Công tác thanh thiếu niên, Công tác xã hội, Quản lý nhà nước, Tâm lý học, Quan hệ công chúng): 1.200.000 đồng/tháng/1 sinh viên. Như vậy học phí nhóm ngành này nguyên năm khoảng 12.000.000 đồng/sinh viên Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Khi theo học tại trường sinh viên sẽ được: Được nhận vào học đúng ngành đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và của Học viện Được Học viện tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về học tập, rèn luyện theo quy định của Học viện; được Học viện phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, thi tốt nghiệp, rèn luyện, về chế độ chính sách của Nhà nước liên quan đến SV. Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện  Tốt nghiệp trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam có dễ xin việc không? Với từng ngành nghề sẽ trang bị những kiến thức khác nhau và sinh viên trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam sẽ có nhiều lựa chọn trong công việc.  Sau khi tốt nghiệp, sinh viên đạt chuẩn sẽ được giới thiệu việc làm tại các công ty hoặc các vị trí trong cơ quan nhà nước. Vì vậy nếu học tốt và học theo lộ trình của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, bạn sẽ không cần phải lo về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Review về đánh giá Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam có tốt không? Qua quá trình phấn đấu và phát triển, trường đã đào tạo nguồn nhân lực là những người cán bộ đoàn tương lai, phục vụ cho sự phát triển của đất nước.Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam theo hướng thống nhất quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học về các vấn đề thanh thiếu nhi, phục vụ đắc lực hơn cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cả nước.Bên cạnh đó trường còn là cơ sở nghiên cứu khoa học có uy tín trong cả nước về lĩnh vực thanh niên học và khoa học lãnh đạo thanh thiếu niên. Có thể nói trường là một trong những sự lựa chọn đáng được cân nhắc.  Hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học Tỉnh/thành phố Hà Nội Khối ngành An Ninh, Quốc Phòng, Báo chí và thông tin, Khoa học sự sống, Pháp Luật
648
2023-01-16
TNU
Trường Đại học Tây Nguyên
Review Trường Đại học Tây Nguyên (TNU) có tốt không? Đại học Tây Nguyên đang càng phấn đấu phát triển hơn nữa năng lực đào tạo của đội ngũ giảng viên, nâng cao cơ sở vật chất, chương trình đào tạo tiên tiến. Bên cạnh đó, trường còn không ngừng đề ra những mục tiêu chiến lược hiện đại hóa hoạt động quản trị của Nhà trường, cố gắng hơn nữa để sinh viên có khả năng đáp ứng công việc nhanh nhẹn, linh hoạt, đảm bảo được giá trị văn hóa dân tộc. 7.8Tốt Top 70 567 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk (0262)3825185 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7 Cơ sở vật chất6.8 Môi trường HT7.2 Hoạt động ngoại khoá6.4 Cơ hội việc làm6.8 Tiến bộ bản thân7 Thủ tục hành chính7.2 Quan tâm sinh viên7.6 Hài lòng về học phí7 Sẵn sàng giới thiệu7.6 Trường Đại học Tây Nguyên là một trường đại học công lập đa ngành lớn ở khu vực miền Trung – Tây nguyên. Trường ra đời như mở ra nhiều cánh cửa tương lai, tạo điều kiện học tập cho nhiều bạn trẻ ở các tỉnh Tây Nguyên. Hiện nay, trường đã và đang phấn đấu trở thành một trong những trường đại học trọng điểm Quốc gia. Nếu bạn đang quan tâm về trường Đại học Tây Nguyên thì bài viết sau đây sẽ cung cấp kỹ hơn về thông tin của trường. Hãy cùng tham khảo nhé! Thông tin chung Tên trường: Đại học Tây Nguyên (Tên viết tắt: TNU: Tay Nguyen University) Địa chỉ: 567 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Website: https://www.ttn.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/TayNguyenuni/ Mã tuyển sinh: TTN Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: (0262)3825185 Lịch sử phát triển Tính đến nay, Đại học Tây Nguyên đã đi vào hoạt động và phát triển được 44 năm (từ năm 1977). Được sự quan tâm của Nhà nước, từ một trường đại học chỉ có 4 khoa đào tạo thì bây giờ đã trở thành một trường đại học lớn, có sức ảnh hưởng trong cả nước đào tạo đa ngành, đa cấp. Từ khi thành lập đến nay, trường đã và đang đào tạo ra đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn cao, đáp ứng được nhu cầu về nguồn lực trên địa bàn các tỉnh tây nguyên nói chung như: Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng,… Trường thành lập như một sự kiện lịch sử lớn đối với người dân các tỉnh Tây Nguyên nói chung, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền giáo dục bậc đại học. Mục tiêu phát triển Đại học Tây Nguyên phấn đấu phát triển hơn nữa năng lực đào tạo của đội ngũ giảng viên, nâng cao cơ sở vật chất, chương trình đào tạo tiên tiến. Bên cạnh đó, trường còn không ngừng đề ra những mục tiêu chiến lược hiện đại hóa hoạt động quản trị của Nhà trường, cố gắng hơn nữa để sinh viên có khả năng đáp ứng công việc nhanh nhẹn, linh hoạt, đảm bảo được giá trị văn hóa dân tộc. Vì sao nên theo học tại trường đại học Tây Nguyên? Đội ngũ cán bộ Tính đến nay, trường có 215 giảng viên. Trong đó có:  1 Giáo sư 20 Phó giáo sư 15 Tiến sĩ 137 Thạc sĩ  42 Giảng viên có trình độ đại học. Cơ sở vật chất Hiện nay, tổng diện tích đất của Nhà trường lên đến 39.68927 ha với hơn 2000 chỗ ở tại ký túc xá cho sinh viên sau khi nhập học. Ngoài ra, số phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng làm việc của giáo sư, giảng viên,… hiện có ở trường là 415 phòng.  Trường luôn chú trọng đầu tư đầy đủ các phòng học cho sinh viên từ bàn ghế, dụng cụ thí nghiệm, hệ thống đèn điện, máy quạt, điều hòa, tài liệu tham khảo tại thư viện,… đều được chuẩn bị một cách tốt nhất. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Tây Nguyên Thời gian xét tuyển Thời gian đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng: Từ 19/9/2022 đến 17h00 ngày 10/10/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 10/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tham gia tuyển sinh bao gồm tất cả các thí sinh đã tốt nghiệp THPT trên toàn quốc theo Quy chế của Bộ GD&ĐT. Phương thức tuyển sinh Theo đề án tuyển sinh của Đại học Tây Nguyên được công bố năm 2023, trường sẽ tổ chức tuyển sinh theo 4 phương thức chính: Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Phương thức 2: Xét kết quả thi đánh giá năng lực năm 2023 của ĐHQG TP.HCM Phương thức 3: Xét điểm học bạ (không xét ngành Y khoa) Phương thức 4: Xét tuyển thẳng Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Đối với phương thức 1 Nhà trường sẽ công bố sau khi có kết quả thi THPT năm 2023 Đối với phương thức 2 Đối với ngành giáo viên, y khoa: Thí sinh phải có học lực lớp 12 đạt loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp đạt 6.5 trở lên. Các ngành còn lại yêu cầu học lực năm 12 xếp loại trung bình trở lên. Đối với ngành mầm non và giáo dục thể chất: Điểm thi năng khiếu phải từ 5 điểm trở lên trong thang điểm 10. Đối với phương thức 3 Đối với ngành giáo viên: Học lực năm 12 phải đạt loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp từ 8.0 trở lên. Đối với các ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học: Học lực lớp 12 đạt loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp đạt từ 6.5 trở lên. Đối với ngành giáo dục thể chất: Học lực lớp 12 đạt loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp đạt từ 6.5 trở lên + Đoạt giải vô địch cấp quốc gia, quốc tế hoặc các giải tương đương tại các kỳ thi về thể dục thể thao + điểm thi các môn năng khiếu đạt từ 9.0 trở lên. Đối với phương thức 4 Xét tuyển theo Quy định của Bộ GD&ĐT. Các bạn có thể tham khảo trên website tuyển sinh của trường. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Chính sách tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển Đại học Tây Nguyên căn cứ vào Quy chế tuyển thẳng của Bộ GD&ĐT để đưa ra các tiêu chí tuyển thẳng như: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, là thành viên trong đội tuyển quốc gia dự thi các cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT là thành viên đội tuyển quốc gia được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch kiểm định, xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic,… Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Thí sinh có thể tham khảo thêm trên website tuyển sinh của trường. Ưu tiên xét tuyển các trường hợp sau Thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Thí sinh đoạt huy chương vàng, bạc, đồng các giải quốc gia tổ chức một lần trong năm Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp chính thức toàn quốc Thí sinh có điểm thi IELTS đạt từ 6.0 điểm trở lên (hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác có điểm quy đổi tương đương) Thí sinh sẽ được cộng điểm ưu tiên tùy thuộc vào các tiêu chí ưu tiên. Để có thêm thông tin chi tiết, các bạn có thể tham khảo thêm trên website tuyển sinh riêng của trường đại học Tây Nguyên. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Trường Đại học Tây Nguyên tuyển sinh những ngành nào? Cũng như mọi năm, Đại học Tây Nguyên tổ chức tuyển sinh ở đa dạng các ngành, các cấp. Cụ thể ở bảng sau: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Xét học bạ Theo  KQ kỳ thi ĐGNL 1 7720101 Y khoa 170 0 30 B00 2 7720301 Điều dưỡng 40 5 5 3 7720601 Kỹ thuật xét nghiệm y học 40 5 5 4 7310101 Kinh tế 50 50 50 A00, A01, D01, D07 5 7310105 Kinh tế phát triển 40 20 20 6 7340101 Quản trị kinh doanh 70 45 25 7 7340121 Kinh doanh thương mại 30 15 15 8 7340201 Tài chính – Ngân hàng 30 15 10 9 7340301 Kế toán 70 45 20 10 7620115 Kinh tế nông nghiệp 40 25 15 11 7140201 Giáo dục Mầm non 50 20 10 M01, M09 12 7140206 Giáo dục Thể chất 80 60 25 T01, T20 13 7140202 Giáo dục Tiểu học 30 20 10 A00, C00, C03 14 7140202JR Giáo dục Tiểu học – Tiếng Jrai 25 10 5 A00, C00, D01 15 7140217 Sư phạm Ngữ văn 80 55 25 C00, C19, C20 16 7229030 Văn học 25 15 10 C00, C19, C20 17 7140231 Sư phạm Tiếng Anh 30 10 10 D01, D14, D15, D66 18 7220201 Ngôn ngữ Anh 70 55 25 19 7140209 Sư phạm Toán học 70 50 20 A00, A01, A02, B00 20 7140211 Sư phạm Vật lý 130 70 65 A00, A01, A02, C01 21 7140212 Sư phạm Hóa học 120 70 35 A00, B00, D07 22 7140213 Sư phạm Sinh học 120 40 40 A02, B00, B03, B08 23 7420101 Sinh học 20 20 10 A02, B00, B03, B08 24 7420201 Công nghệ sinh học 20 30 10 A00, A02, B00, B08 25 7480201 Công nghệ thông tin 50 30 15 A00, A01 26 7510406 Công nghệ kỹ thuật môi trường 20 20 10 A00, A02, B00, B08 27 7620110 Khoa học cây trồng 40 30 10 A00, A02, B00, B08 28 7620112 Bảo vệ thực vật 35 20 10 29 7620205 Lâm sinh 25 15 10 30 7540101 Công nghệ thực phẩm 30 15 10 31 7850103 Quản lí đất đai 30 20 10 A00, A01, A02, B00 32 7620105 Chăn nuôi 25 20 15 A02, B00, B08, D13 33 7640101 Thú y 80 80 40 34 7229001 Triết học 20 10 10 C00, C19, D01, D66 35 7140205 Giáo dục Chính trị 100 70 65 Điểm chuẩn trường Đại học Tây Nguyên chính xác nhất Chắc hẳn đây là mục dành được nhiều sự quan tâm của thí sinh và quý phụ huynh. Mức điểm chuẩn sẽ được công bố khi có kết quả thi THPT. Ngoài ra trường còn xét tuyển thêm 2 phương thức nữa đó là xét học bạ và xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGNL, cụ thể: Tên ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Theo KQ thi THPT Xét học bạ Theo  KQ kỳ thi ĐGNL Y khoa B00 26.15 29 800 Điều dưỡng 19 26 800 Kỹ thuật xét nghiệm y học 21.5 27 800 Kinh tế A00, A01, D01, D07 15 18 600 Kinh tế phát triển 15 18 600 Quản trị kinh doanh 16 21 600 Kinh doanh thương mại 15 18 600 Tài chính – Ngân hàng 15 18 600 Kế toán 15.5 20 600 Kinh tế nông nghiệp 15 18 600 Giáo dục Mầm non M01, M09 18.5 18 800 Giáo dục Thể chất T01, T20 17.5 18 600 Giáo dục Tiểu học A00, C00, C03 21.5 23 800 Giáo dục Tiểu học – Tiếng Jrai A00, C00, D01 18.5 23 800 Sư phạm Ngữ văn C00, C19, C20 18.5 23 800 Văn học C00, C19, C20 15 18 600 Sư phạm Tiếng Anh D01, D14, D15, D66 18.5 23 800 Ngôn ngữ Anh 16 20.5 600 Sư phạm Toán học A00, A01, A02, B00 18.5 23 800 Sư phạm Vật lý A00, A01, A02, C01 18.5 23 800 Sư phạm Hóa học A00, B00, D07 18.5 23 800 Sư phạm Sinh học A02, B00, B03, B08 18.5 23 800 Sinh học A02, B00, B03, B08 15 18 600 Công nghệ sinh học A00, A02, B00, B08 15 18 600 Công nghệ thông tin A00, A01 15 18 600 Công nghệ kỹ thuật môi trường A00, A02, B00, B08 15 18 600 Khoa học cây trồng A00, A02, B00, B08 15 18 600 Bảo vệ thực vật 15 18 600 Lâm sinh 15 18 600 Công nghệ thực phẩm 15 18 600 Quản lí đất đai A00, A01, A02, B00 15 18 600 Chăn nuôi A02, B00, B08, D13 15 18 600 Thú y 15 18 600 Triết học C00, C19, D01, D66 18.5 23 800 Giáo dục Chính trị Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Trường Đại học Tây Nguyên (TNU) chính xác nhất Học phí của trường Đại học Tây Nguyên là bao nhiêu  Mức học phí dự kiến của Đại học Tây Nguyên năm học 2022 – 2023 như sau:  Đối với các ngành sư phạm, sinh viên sẽ được miễn phí học phí  Đối với ngành y khoa: 12.000.000 triệu/năm Các ngành khác: 8.000.000 triệu/năm Dựa trên mức học phí các năm về trước, năm 2023, dự kiến sinh viên sẽ phải đóng: Đối với ngành y khoa: 12.500.000 VNĐ/năm Các ngành khác: 8.950.000 VNĐ/năm Sinh viên ngành sư phạm vẫn được miễn học phí và nhận được sinh hoạt phí 3.600.000 VNĐ/tháng theo Nghị định 116. Mức thu này tăng trong khoảng từ 5-10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên đây chỉ là mức thu dự kiến, ban lãnh đạo trường Đại học Tây Nguyên sẽ công bố cụ thể mức học phí ngay khi đề án tăng/giảm học phí được bộ GD&ĐT phê duyệt. Xem thêm: Học phí trường Đại học Tây Nguyên (TNU) mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Dưới đây là những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại trường Đại học Tây Nguyên: 1 Thông tư số 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC, ngày 15 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2013/QĐ-TTG ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu sổ học tại các cơ sở Giáo dục Đào tạo 2 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021; 3 Thông tư liên tịch số 09/2016//TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động thương binh – Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021 4 Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016 5 Quyết định số 75/QĐ-UBDT ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của chương trình 135 năm 2016. 6 Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013-2015 Tốt nghiệp trường đại học Tây Nguyên có dễ xin việc không? 83,6% Sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên, học viên sau đại học ở các vùng miền khác trên toàn quốc; đặc biệt có học viên của nước Lào đã chọn trường ĐH Tây Nguyên là nơi đào tạo. Giá trị cốt lõi của Trường Đại học Tây Nguyên là: Sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học; Chất lượng giáo dục là mục tiêu hàng đầu; Hội nhập và hợp tác quốc tế là giá trị cho sự phát triển. Tầm nhìn đến năm 2030, Trường Đại học Tây Nguyên là trường đại học đào tạo đa lĩnh vực, có uy tín, chất lượng; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mang tầm quốc gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông – lâm nghiệp, môi trường, kinh tế, tự nhiên và xã hội; đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có trình độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Review đánh giá trường Đại học Tây Nguyên có tốt không? Trong những năm qua, Đại học Tây nguyên đã đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận. Trường đã và đang cố gắng hơn nữa trong chất lượng đào tạo cũng như đầu tư về cơ sở vật chất. Đây là một trường đại học lớn trong khu vực miền Trung được nhiều sinh viên tin tưởng và theo học. Trong các năm học, trường cũng tổ chức các chương trình học bổng để khích lệ tinh thần học tập của sinh viên. Công tác sinh viên tại trường cũng rất năng động, giúp cho sinh viên phát triển bản thân một cách hoàn thiện nhất. Trong tương lai, trường hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa để đào tạo ra nhiều nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Đất nước. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Kinh doanh và quản lý, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Môi Trường và Bảo vệ Môi Trường, Nhân văn, Sức Khỏe, Thú Y Tỉnh/thành phố Đắk Lắk, Miền Trung
649
2023-06-02
Học viện Nông nghiệp
Review Học viện Nông nghiệp có tốt không? Ngày 28/3/2014, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được thành lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội theo Quyết định 441/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Với mục tiêu chung là Học viện chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, phấn đấu trở thành Đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế; đồng thời bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập tại Học viện. 8.0Tốt 100 Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội 84)024.62617586 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.6 Cơ sở vật chất7.2 Môi trường HT8.2 Hoạt động ngoại khoá6.8 Cơ hội việc làm6.0 Tiến bộ bản thân8.2 Thủ tục hành chính9.0 Quan tâm sinh viên9.5 Hài lòng về học phí7.2 Sẵn sàng giới thiệu7.2 Học viện Nông nghiệp là trường đại học công lập trọng điểm Quốc gia về lĩnh vực phát triển công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để hiểu rõ hơn về ngôi trường này, hãy cùng đội ngũ Review Edu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé ! Thông tin chung Tên trường: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Địa chỉ: Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội Mã trường: VNUA Email: [email protected] Website: www.vnua.edu.vn Số điện thoại: (84)024.62617586 Lịch sử phát triển  Ngày 28/3/2014, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được thành lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội theo Quyết định 441/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Với mục tiêu chung là Học viện chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, phấn đấu trở thành Đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế; đồng thời bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập tại Học viện. Mục tiêu và sứ mệnh Học viện là trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, và chuyển giao tri thức mới về nông nghiệp và phát triển nông thôn, và các lĩnh vực khác có liên quan; đóng góp đắc lực và hiệu quả vào công cuộc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Vì sao nên theo học tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam? Đội ngũ giáo viên Trường tự hào khi có đội ngũ cán bộ giảng viên, giảng viên cơ hữu 100% đạt chuẩn về chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm. Cụ thể, tổng số giảng viên theo thống kê là 206 người, trong đó có 07 Tiến sĩ khoa học, 139 Thạc sĩ cùng với 60 Kỹ sư, cử nhân đại học. Đây là đội ngũ đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng và phát triển Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Cơ sở vật chất  Trường có 13 Khoa, 9 Phòng ban, 13 Viện và Trung tâm, có 29 chương trình đào tạo đại học, 24 chương trình đào tạo sau đại học. Thông tin tuyển sinh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam Học viện Nông nghiệp tuyển sinh hệ đại học, sau đại học, liên thông, văn bằng 2 Thời gian xét tuyển Phương thức 1 (Tuyển thẳng): Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2021 trở về trước: Nhận hồ sơ xét tuyển từ 08/02/2022. Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022: Thời gian xét tuyển được thực hiện theo lịch trình của phương thức 2, 3. Phương thức 2 (Xét học bạ): Đợt 1: Nhận hồ sơ xét tuyển từ 01/03 – 29/04/2022. Đợt 2: Nhận hồ sơ xét tuyển từ 05/05 – 15/06/2022. Phương thức 3 (Xét điểm thi tốt nghiệp THPT):  Theo quy định, lịch trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Đề án của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 2/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh  Học viện Nông nghiệp tuyển sinh phạm vi trên cả nước với những đối tượng là Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Phương thức tuyển sinh  Trường có 3 phương thức tuyển sinh: Phương thức 1: Xét tuyển thẳng. Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập tại các trường THPT, trường chuyên, năng khiếu (Xét học bạ). Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Điều kiện xét tuyển  Phương thức 1 Tiêu chí xét tuyển thẳng áp dụng theo Đề án của Học viện đối với thí sinh tốt nghiệp THPT, đáp ứng được một trong các điều kiện sau: Tham gia đội tuyển quốc gia dự thi quốc tế gồm Olympic, khoa học và kỹ thuật; thí sinh đạt giải từ khuyến khích trở lên trong các kỳ thi học sinh giỏi, các môn thi khoa học và kỹ thuật cấp quốc gia; đạt giải nhất, nhì, ba và khuyến khích trong các môn thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố; Học lực đạt loại khá ít nhất 1 năm tại các trường THPT và có kết quả thi SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt tối thiểu từ 1050/1600 điểm hoặc ACT (American College Testing) đạt tối thiểu từ 22 điểm hoặc điểm thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 điểm hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố được tuyển thẳng vào: a) Chương trình quốc tế (Đào tạo bằng Tiếng Anh) các ngành: Công nghệ sinh học, Khoa học cây trồng, Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế tài chính, Quản trị kinh doanh (và được bố trí học cùng sinh viên năm thứ 2 của chương trình đào tạo). b) Chương trình Anh quốc: Do Đại học GLASGOW CALEDONIAN UNIVERSITY (GCU) cấp bằng Cử nhân ngành Tài chính, Đầu tư, Bảo hiểm. c) Chương trình New Zealand: Do Đại học MASSEY UNIVERSITY cấp bằng Cử nhân ngành Kinh tế – Tài chính. Học lực đạt loại khá ít nhất 1 năm tại các trường THPT và có điểm kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trình độ IELTS 4.0 điểm, TOEFL iBT 30 điểm, TOEFL ITP 450 điểm, A2 Key (KET) Cambridge English hoặc có một trong các chứng chỉ tin học quốc tế: IC3, ICDL, MOS. Học lực đạt loại giỏi từ 4 học kỳ trở lên trong chương trình học THPT. Người nước ngoài/Người Việt Nam tốt nghiệp THPT ở nước ngoài có chứng nhận văn bằng của cơ quan có thẩm quyền được xét tuyển thẳng. Phương thức 2 Điều kiện xét tuyển: Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 (đối với đợt xét tuyển 1) hoặc lớp 12 (đối với các đợt xét tuyển sau) theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển, cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ 20,0 điểm trở lên. Phương thức 3 Điều kiện xét tuyển: Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định. Mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là không điểm. Học viện sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh ngành nào? Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh các ngành cụ thể như sau: Mã nhóm – Tên nhóm ngành Tên ngành Tên chuyên ngành Tổ hợp xét tuyển HVN01 Sư phạm công nghệ Sư phạm Công nghệ – Sư phạm Công nghệ A00, A01, B00, D01 HVN02   Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bảo vệ thực vật – Bảo vệ thực vật A00, B00, B08, D01 Khoa học cây trồng – Khoa học cây trồng – Khoa học cây trồng (Chương trình tiên tiến – Đào tạo bằng Tiếng Anh) – Chọn giống cây trồng – Khoa học cây dược liệu Nông nghiệp – Nông học – Khuyến nông HVN03   Chăn nuôi thú y Chăn nuôi – Dinh dưỡng và công nghệ thức ăn chăn nuôi – Khoa học vật nuôi A00, A01, B00, D01 Chăn nuôi thú y – Chăn nuôi thú y HVN04   Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử – Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử A00, A01, C01, D01 Kỹ thuật điện – Hệ thống điện – Điện công nghiệp Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa – Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa HVN05    Công nghệ kỹ thuật ô tô Công nghệ kỹ thuật ô tô – Công nghệ kỹ thuật ô tô A00, A01, C01, D01 Kỹ thuật cơ khí – Cơ khí nông nghiệp – Cơ khí thực phẩm – Cơ khí chế tạo máy HVN06 Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan – Sản xuất và quản lý sản xuất rau hoa quả trong nhà có mái che – Thiết kế và tạo dựng cảnh quan – Marketing và thương mại – Nông nghiệp đô thị A00, A09, B00, C20 HVN07    Công nghệ sinh học Công nghệ sinh dược – Công nghệ sinh dược A00, B00, B08, D01 Công nghệ sinh học – Công nghệ sinh học – Công nghệ sinh học (Chương trình chất lượng cao – Đào tạo bằng Tiếng Anh) – Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu HVN08   Công nghệ thông tin và truyền thông số Công nghệ thông tin – Công nghệ thông tin – Công nghệ phần mềm – Hệ thống thông tin – An toàn thông tin A00, A01, A09, D01 Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo – Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu – Mạng máy tính – Truyền thông HVN09   Công nghệ bảo quản, chế biến và quản lý chất lượng an toàn thực phẩm Công nghệ thực phẩm – Công nghệ thực phẩm – Quản lý chất lượng & an toàn thực phẩm A00, A01, B00, D07 Công nghệ và kinh doanh thực phẩm – Công nghệ và kinh doanh thực phẩm Công nghệ sau thu hoạch – Công nghệ sau thu hoạch HVN10   Kế toán – Tài chính Kế toán – Kế toán kiểm toán – Kế toán A00, A09, C20, D01 Tài chính – Ngân hàng – Tài chính – Ngân hàng HVN11  Khoa học đất Khoa học đất – Khoa học đất A00, B00, B08, D07 HVN12   Kinh tế và quản lý Kinh tế – Kinh tế – Kinh tế phát triển A00, C04, D01, D10 Kinh tế đầu tư – Kinh tế đầu tư – Kế hoạch và đầu tư Kinh tế tài chính – Kinh tế tài chính – Kinh tế tài chính (Chương trình chất lượng cao – Đào tạo bằng Tiếng Anh) – Kinh tế tài chính (Chương trình New Zealand với ĐH Massey University) Kinh tế số – Kinh tế và kinh doanh số Quản lý kinh tế – Quản lý kinh tế HVN13 Kinh tế nông nghiệp Kinh tế nông nghiệp – Kinh tế nông nghiệp – Kinh tế nông nghiệp (Chương trình chất lượng cao – Đào tạo bằng Tiếng Anh) – Kinh tế và quản lý tài nguyên môi trường A00, B00, D01, D10 HVN14 Luật Luật – Luật kinh tế A00, C00, C20, D01 HVN15 Khoa học môi trường Khoa học môi trường – Khoa học môi trường A00, B00, D01, D07 HVN16 Công nghệ kỹ thuật môi trường Công nghệ kỹ thuật môi trường – Công nghệ kỹ thuật môi trường A00, B00, D01, D07 HVN17 Ngôn ngữ Anh Ngôn ngữ Anh – Ngôn ngữ Anh D01, D07, D14, D15 HVN18 Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp công nghệ cao – Nông nghiệp công nghệ cao A00, B00, B08, D01 HVN19   Quản lý đất đai và bất động sản Quản lý bất động sản – Quản lý bất động sản A00, A01, B00, D01 Quản lý đất đai – Quản lý đất đai Quản lý tài nguyên và môi trường – Quản lý tài nguyên và môi trường HVN20   Quản trị kinh doanh và du lịch Quản lý và phát triển du lịch – Quản lý và phát triển du lịch A00, A09, C20, D01 Quản lý và phát triển nguồn nhân lực – Quản lý và phát triển nguồn nhân lực Thương mại điện tử – Thương mại điện tử Quản trị kinh doanh – Quản trị kinh doanh – Quản trị kinh doanh (Chương trình tiên tiến – Đào tạo bằng Tiếng Anh) – Quản trị marketing – Quản trị tài chính HVN21 Logistics & quản lý chuỗi cung ứng Logistics & quản lý chuỗi cung ứng – Logistics & quản lý chuỗi cung ứng A00, A09, C20, D01 HVN22 Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp – Sư phạm KTNN hướng giảng dạy – Sư phạm KTNN và khuyến nông A00, A01, B00, D01 HVN23 Thú y Thú y – Thú y A00, A01, B00, D01 HVN24   Thủy sản Bệnh học thủy sản – Bệnh học thủy sản A00, B00, D01, D07 Nuôi trồng thủy sản – Nuôi trồng thủy sản HVN25 Xã hội học Xã hội học – Xã hội học A00, C00, C20, D01 Học phí của Học viện Nông nghiệp là bao nhiêu? Tuỳ vào những ngành khác nhau mà học phí của trường sẽ có những sự thay đổi, cụ thể:  Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản (Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Nông nghiệp, Chăn nuôi, Nuôi trồng thủy sản, Kinh tế nông nghiệp, …) : 11,6 triệu/năm Nhóm ngành KHXH và quản lý (Kinh tế, Quản lý đất đai, Kế toán, QTKD, Xã hội học, Ngôn ngữ Anh, …): 13,45 triệu/năm Kỹ thuật và Công nghệ (CNSH, CNTT, Cơ điện, Môi trường…) : 16 triệu/năm   Công nghệ thực phẩm: 16,7 triệu/ năm  Thú y: 19,8 triệu/năm  Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.500.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Điểm chuẩn của Học viện Nông nghiệp chính xác nhất Dựa vào đề án tuyển sinh của Trường mà mức điểm chuẩn của từng ngành điều có sự thay đổi. Cụ thể: Ngành Điểm chuẩn Bảo vệ thực vật 15 Bệnh học thủy sản 15 Chăn nuôi 16 Chăn nuôi thú y 16 Công nghệ kỹ thuật môi trường 20 Khoa học cây trồng 15 Khoa học đất 23 Kinh doanh nông nghiệp Kinh tế nông nghiệp 17 Nông nghiệp công nghệ cao 16 Nuôi trồng thủy sản 15 Phát triển nông thôn Thú y 17 Công nghệ sinh học 16 Công nghệ thông tin 17 Công nghệ sau thu hoạch 16 Công nghệ thực phẩm 16 Công nghệ và kinh doanh thực phẩm 16 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử 16 Công nghệ kỹ thuật ô tô 17 Kỹ thuật cơ khí 17 Kỹ thuật điện 16 Kinh tế 16 Kinh tế đầu tư 16 Kế toán 17 Quản trị kinh doanh 16,5 Ngôn ngữ Anh 18 Xã hội học 15 Khoa học môi trường 18 Quản lý đất đai 15 Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan 16 Kinh tế tài chính 16 Nông nghiệp 15 Phân bón và dinh dưỡng cây trồng Quản lý kinh tế 16 Quản lý tài nguyên và môi trường 15 Quản lý và phát triển nguồn nhân lực 16,5 Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp 19 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 16 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 17 Tài chính – Ngân hàng 17 Luật 18 Công nghệ kỹ thuật hóa học Quản lý bất động sản 15 Thương mại điện tử 16,5 Quản lý và phát triển du lịch 16,5 Logistic & quản lý chuỗi cung ứng 21 Sư phạm công nghệ 19 Công nghệ sinh dược 16 Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo 17 Kinh tế số  16 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 0.5 đến 1 điểm so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Khi theo học tại trường, sinh viên sẽ được: Ngoài các đầu tư cho đào tạo, phòng thí nghiệm… đạt chuẩn theo cơ chế đổi mới, Học viện rất quan tâm, chú trọng đến chế độ chính sách đối với sinh viên. Đặc biệt là sinh viên vùng nông thôn, vùng núi, sinh viên khuyết tật, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn… Ngoài miễn giảm học phí, Học viện còn còn quan tâm đến các đối tượng thuộc thành phần được hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.  Tốt nghiệp trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam có dễ xin việc không? Mô hình hợp tác với doanh nghiệp của Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN) giúp trường nâng cao chất lượng đào tạo và tạo cơ hội cho sinh viên dễ dàng tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.  Theo khảo sát gần 100% sinh viên tốt nghiệp ngành Nông nghiệp sau khi ra trường đều có việc làm với mức thu nhập cao, phổ biến trong khoảng 8-11 triệu đồng/tháng. Vì vậy bạn không cần phải lo lắng về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Review Học viện Nông nghiệp có tốt không  Học viện Nông nghiệp ngoài giảng dạy và đào tạo tốt thì trường có rất nhiều học bổng du học, học tập, nghiên cứu khoa học để khuyến khích học tập. Đây là một ngôi trường đáng để các bạn cân nhắc. Hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Môi Trường và Bảo vệ Môi Trường, Nông , Lâm Nghiệp và Thủy Sản, Sản Xuất và Chế Biến, Sức Khỏe, Thú Y Tỉnh/thành phố Hà Nội
650
2023-02-27
Học viện Ngoại giao
Review Học viện Ngoại giao  có tốt không? Học viện Ngoại giao được thành lập theo Quyết định Số 82/2008/QĐ – TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam trên cơ sở nâng cấp Học viện Quan hệ Quốc tế (tiền thân là Trường Ngoại giao – thành lập năm 1959). Học viện Ngoại giao là thành viên tích cực trong Ban nội dung của các hội nghị quốc tế được tổ chức tại Việt Nam như: Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao APEC, Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị Liên minh Nghị viện thế giới IPU 132,… 8.3Tốt 100 69 P. Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 024 3834 4540 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9.0 Cơ sở vật chất8.5 Môi trường HT8.0 Hoạt động ngoại khoá6.5 Cơ hội việc làm7.0 Tiến bộ bản thân8.6 Thủ tục hành chính9.0 Quan tâm sinh viên7.5 Hài lòng về học phí6.0 Sẵn sàng giới thiệu7.8 Học viện Ngoại giao là trường đại học đào tạo chuyên ngành ngoại giao duy nhất ở Việt Nam. Vậy Học viện Ngoại giao đào tạo những gì? Mức độ uy tín và chuyên môn đào tạo của trường ra sao? Để biết rõ hơn về ngôi trường này, hãy cùng đội ngũ Review Edu tìm hiểu qua bài viết sau nhé! Thông tin chung Tên trường: Học viện Ngoại giao Địa chỉ: 69 P. Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội Mã trường: HQT Website: dav.edu.vn Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 024 3834 4540 Lịch sử phát triển  Học viện Ngoại giao được thành lập theo Quyết định Số 82/2008/QĐ – TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam trên cơ sở nâng cấp Học viện Quan hệ Quốc tế (tiền thân là Trường Ngoại giao – thành lập năm 1959). Học viện Ngoại giao là thành viên tích cực trong Ban nội dung của các hội nghị quốc tế được tổ chức tại Việt Nam như: Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao APEC, Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị Liên minh Nghị viện thế giới IPU 132,… Mục tiêu phát triển  Về hợp tác quốc tế, Học viện là thành viên tổ chức các viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế ASEAN-ISIS, thành viên Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á-TBD (CSCAP), điều phối viên của Việt Nam trong Mạng lưới nghiên cứu xung đột ở Đông Nam Á; có quan hệ hợp tác với hơn 80 Viện nghiên cứu và trường đại học nước ngoài; có quan hệ với nhiều đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội; hằng năm tiếp đón và làm việc với trên 40 đoàn khách quốc tế và cử trên 60 đoàn đi dự các hội nghị, hội thảo quốc tế. Sinh viên học tại trường có nhiều cơ hội được tham gia trong các hội nghị cấp quốc gia và quốc tế như hội nghị ASEAN, ASEM, APEC, ADB Vì sao nên theo học tại trường Học viện Ngoại giao Việt Nam? Đội ngũ cán bộ  Học viện Ngoại giao đào tạo văn hoá và môi trường sư phạm rất tốt, các giảng viên vui vẻ và có trình độ chuyên môn xuất sắc. Cơ sở vật chất  Trường có cơ sở vật chất khang trang, phục vụ cho các bạn sinh viên học tập và rèn luyện. Trường cũng không ngừng đầu tư hiện đại các thiết bị dạy học.  Thông tin tuyển sinh của Học viện Ngoại giao  Học viện Ngoại giao tuyển sinh hệ đại học, sau đại học và liên kết quốc tế  Đối tượng tuyển sinh  Học viện Ngoại giao tuyển sinh cả nước với những đối tượng sau:  Những thí sinh đã tốt nghiệp THPT tính đến thời điểm xét tuyển  Có đủ sức khoẻ, không vi phạm pháp luật Phương thức tuyển sinh  Học viện Ngoại giao có những phương thức tuyển sinh sau:  Xét tuyển dựa vào Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT  Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Xét tuyển sớm dựa vào kết quả học tập THPT: Đối với thí sinh: Tham gia/ Đoạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi; hoặc là học sinh trường THPT Chuyên/ Trọng điểm quốc gia; hoặc Có Chứng chỉ quốc tế Xét tuyển sớm dựa vào Kết quả học tập THPT và Phỏng vấn: Đối với thí sinh Có năng lực/ thành tích đặc biệt trong các lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Khoa học, Thể thao, Báo chí – Truyền thông,… được cấp có thẩm quyền xác nhận (tương đương từ cấp Tỉnh/ Thành phố trực thuộc TW trở lên) và được Hội đồng Tuyển sinh xem xét và quyết định; hoặc Đoạt giải trong các cuộc thi quốc tế trong các lĩnh vực được Hội đồng xem xét và quyết định. Xét tuyển sớm dựa trên Kết quả Phỏng vấn: Đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam và có Chứng chỉ quốc tế. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và hồ sơ xét tuyển  Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định dựa trên tổng điểm của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển của Học viện trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT Đối với các thí sinh ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ; xét tuyển sớm dựa trên Kết quả học tập THPT; xét tuyển sớm dựa trên Kết quả học tập THPT và Phỏng vấn và xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm trước  Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định dựa trên ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện Ngoại giao tại năm thí sinh tốt nghiệp đối với thí sinh tốt nghiệp THPT trước mà đăng ký xét tuyển sớm dựa trên Kết quả học tập THPT hoặc xét tuyển sớm dựa trên Kết quả học tập THPT và Phỏng vấn Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định dựa trên kết quả Phỏng vấn do Học viện tổ chức đối với các thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam *Trừ đối tượng là thí sinh đăng ký xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Học viện chấp nhận kết quả miễn thi ngoại ngữ trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) để tính điểm đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển theo các phương thức còn lại. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Học viện Ngoại giao tuyển sinh những ngành nào? Dựa vào đề án tuyển sinh mới nhất. Học viện tuyển sinh những ngành sau đây:  Ngành  Mã ngành  Quan hệ Quốc tế HQT01 Truyền thông Quốc tế HQT05 Kinh tế Quốc tế HQT03 Kinh doanh Quốc tế HQT06 Luật Quốc tế HQT04 Ngôn ngữ Anh HQT02 Châu Á – Thái Bình Dương học Hàn Quốc học Hoa Kỳ học Nhật Bản học Trung Quốc học HQT08 Luật thương mại Quốc tế HQT07 Điểm chuẩn của Học viện Ngoại giao chính xác nhất Theo đề án được trường công bố gần đây. Điểm chuẩn của trường năm 2022 – 2023 được công bố như sau:  Ngành  Điểm chuẩn  Quan hệ Quốc tế A01, D01, D06, D07: 26,85 D03, D04: 25,85 C00: 27,85 Truyền thông Quốc tế A01, D01, D06, D07: 27,35 D03, D04: 26,35 C00: 28,35 Kinh tế Quốc tế A00: 26,15 A01, D01, D06, D07: 26,15 D03, D04: 25,15 Kinh doanh Quốc tế A00: 26,6 A01, D01, D06, D07: 26,6 D03, D04: 25,6 Luật Quốc tế A00, D01, D06, D07: 26,5 D03, D04: 25,5 C00: 27,5 Ngôn ngữ Anh 35,07 Châu Á – Thái Bình Dương học Hàn Quốc học Hoa Kỳ học Nhật Bản học Trung Quốc học -Hàn Quốc học: A01, D01, D07: 28,0 C00: 29,0 – Hoa Kỳ học:  A01, D01, D07: 26,55 C00: 27,55 – Nhật Bản học: A01, D01, D07,D06 : 27,0 C00: 28,0 – Trung Quốc học: A01, D01, D07: 28,25 D04: 27,25 C00: 29,25 Luật thương mại Quốc tế A01, D01, D06, D07: 26,75 D03, D04: 25,75 C00: 27,75 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Học phí của Học viện Ngoại giao Việt Nam là bao nhiêu? Trong bối cảnh nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và nhằm chia sẻ khó khăn với phụ huynh, sinh viên. Học viện dự kiến mức thu học phí như sau: Stt Ngành đào tạo Mức học phí (đồng/tháng) 1 Quan hệ quốc tế 4.150.000 2 Ngôn ngữ Anh 4.150.000 3 Kinh tế quốc tế 4.150.000 4 Luật quốc tế 4.150.000 5 Truyền thông quốc tế 4.150.000 6 Kinh doanh quốc tế 4.150.000 Đối với chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế và Châu Á – Thái Bình Dương học, Học viện dự kiến mức thu học phí như sau: Stt Ngành đào tạo Mức học phí (đồng/tháng) 1 Châu Á – Thái Bình Dương học 1.900.000 2 Luật thương mại quốc tế 1.900.000 Mức tăng học phí hàng năm không quá 10%. Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.500.000 đồng/học kỳ so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Sinh viên khi theo học tại trường sẽ: Được nhập học theo đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và của Nhà trường. Được xét, tiếp nhận vào ở ký túc xá theo quy định, phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường. Được nghe phổ biến về chế độ, chính sách của Nhà nước đối với học sinh, sinh viên trong quá trình tham gia các chương trình giáo dục nghề nghiệp. Được học hai chương trình đồng thời, chuyển trường, đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài, học lên trình độ đào tạo cao hơn theo quy định của pháp luật; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định. Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức tự quản của học sinh, sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan đến học sinh, sinh viên trong và ngoài Nhà trường theo quy định của pháp luật. Tốt nghiệp trường Học viện Ngoại giao Việt Nam có dễ xin việc không? Tùy theo ngành nghề cụ thể bạn lựa chọn mà cơ hội việc làm khi học tại Học viện Ngoại giao sẽ khác nhau. Với những ngành hot như quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, luật quốc tế, truyền thông quốc tế thì việc xin việc làm sau khi tốt nghiệp không khó. Bởi với xu thế hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp hợp tác, liên doanh quốc tế hay doanh nghiệp quốc tế có trụ sở tại Việt Nam hoặc vốn đầu tư nước ngoài đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự lớn. Hơn nữa, những bạn theo học tại Học viện Ngoại giao thường có kỹ năng ngoại ngữ tốt mà đây cũng là lợi thế để xin việc làm. Dù là công ty trong nước hay nước ngoài đều coi trọng những ứng viên có khả năng ngoại ngữ tốt, vì vậy sinh viên học tại đây sẽ gia tăng cơ hội trúng tuyển và có vị trí việc làm ưng ý. Review đánh giá Học viện Ngoại giao có tốt không  Qua bài viết review về Học viện Ngoại giao được đội ngũ chuyên viên của ReviewEdu tổng hợp. Các bạn có thể thấy được Học viện Ngoại giao đã đào tạo rất nhiều thế hệ cán bộ ngoại giao Việt Nam. Chất lượng đào tạo uy tín, chuyên nghiệp. Là một trong những sự lựa chọn sáng suốt và đáng được cân nhắc.  Hệ đào tạo Đại học Tỉnh/thành phố Hà Nội Khối ngành Báo chí và thông tin, Dịch Vụ Xã Hội, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh và quản lý
651
2023-08-31
CTU
Trường Đại học Cần Thơ
Review Trường Đại học Cần Thơ (CTU) có tốt không? Trường Đại học Cần Thơ là ngôi trường có chất lượng đào tạo đạt chuẩn Quốc tế của hệ thống Đại học ASEAN. Đây như là cái nôi ươm mầm cho những nhân tài đất Việt. Trong những năm qua, trường đã gặt hái nhiều thành tích, thu hút đông đảo thí sinh trên cả nước nộp hồ sơ vào học. Nếu bạn đang quan tâm đến trường, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé! 7.6Tốt Top 20 Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ 0292.3832.663 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.0 Cơ sở vật chất7.9 Môi trường HT7.8 Hoạt động ngoại khoá7.5 Cơ hội việc làm7.8 Tiến bộ bản thân7.5 Thủ tục hành chính7.3 Quan tâm sinh viên7.6 Hài lòng về học phí7.2 Sẵn sàng giới thiệu7.6 Chắc hẳn tiếng vang của Đại học Cần Thơ đủ lớn để thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh cũng như các bạn thí sinh. Trường Đại học Cần Thơ là ngôi trường có chất lượng đào tạo đạt chuẩn Quốc tế của hệ thống Đại học ASEAN. Đây như là cái nôi ươm mầm cho những nhân tài đất Việt. Trong những năm qua, trường đã gặt hái nhiều thành tích, thu hút đông đảo thí sinh trên cả nước nộp hồ sơ vào học. Nếu bạn đang quan tâm đến trường, hãy cùng tham khảo bài viết của Reviewedu.net sau đây nhé! Thông tin chung Tên trường: Đại học Cần Thơ (Tên viết tắt: CTU – Can Tho University) Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Website: https://www.ctu.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/CTUDHCT/ Mã tuyển sinh: TCT Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0292.3832.663 Lịch sử phát triển Tiền thân của Đại học Cần Thơ là Viện Đại học Cần Thơ được thành lập ngày 31/3/1966. Viện thành lập với bốn khoa: Khoa học, Luật khoa và Khoa học Xã hội, Văn khoa và Sư phạm. Sau năm 1975, Viện Đại học Cần Thơ được đổi thành Đại học Cần Thơ. Trường đã có nhiều sự thay đổi trong các khoa, ngành đào tạo. Việc tách và mở thêm các khoa được nhà trường làm việc chỉnh chu. Mục tiêu phát triển Đại học Cần Thơ phấn đấu phát triển trở thành ngôi trường mạnh về chất lượng đào tạo được công nhận trong nước cũng như trong khu vực và thế giới. Mục tiêu giáo dục là đào tạo ra nguồn nhân lực tài hoa, có tri thức, trách nhiệm cho Tổ quốc. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Cần Thơ? Đội ngũ cán bộ Tính đến nay, trường hiện có tổng 1246 cán bộ giảng viên. Trong đó có 15 giáo sư, 141 phó giáo sư, 454 tiến sĩ, 610 thạc sĩ, 26 giảng viên hệ đại học. Cơ sở vật chất Trường Đại học Cần Thơ hiện đang có tổng diện tích đất là 224,977,347 ha với hơn 9.876 chỗ ở cho sinh viên tại ký túc xá sau khi nhập học. Trường luôn chú trọng đầu tư các loại phòng học, phòng làm việc cho cán bộ giảng viên. Tổng số phòng học, phòng các loại hiện có tại trường là 674 phòng. Trong đó có: Hội trường, giảng đường, phòng học, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu… Để hỗ trợ thêm cho việc tự học của sinh viên, trường đã đầu tư số tư liệu lên đến hàng ngàn cuốn cho sinh viên tham khảo. Ngoài ra, sự chỉnh chu ở các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu được nhà trường đẩy mạnh hơn hết.  Đối với các ngành tuyển sinh học tại khu Hòa An: Khu Hòa An là một cơ sở đào tạo thuộc Đại học Cần Thơ nằm tại số 554, Quốc lộ 61, ấp Hòa Đức, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (cách TP. Cần Thơ 45km). Cơ sở do Khoa Phát triển nông thôn quản lý dành cho sinh viên hệ chính quy của Đại học Cần Thơ vào học. Tất cả mọi cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chế độ chính sách, học phí, bằng cấp đều được thực hiện như trụ sở chính tại Cần Thơ. Sinh viên sẽ học năm 1 và năm 4 tại Tp. Cần Thơ, những năm còn lại sẽ học tại khu Hòa An. Số ký túc xá hiện có tại đây là 450 chỗ. Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Cần Thơ Chính sách xét tuyển Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển Xét tuyển điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xét tuyển điểm học bạ THPT Tuyển chọn vào chương trình tiên tiến và chất lượng cao Thời gian xét tuyển Thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và kế hoạch tuyển sinh của trường Đại học Cần Thơ. Xét tuyển điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Đăng ký theo quy định của Bộ GD&ĐT (Dự kiến tháng 04/2022). Xét tuyển điểm học bạ THPT (Các ngành ngoài sư phạm): Từ ngày 05/05/2022 đến hết ngày 15/6/2022. Xét vào ngành Sư phạm bằng điểm học bạ THPT: Từ ngày 05/05/2022 đến hết ngày 15/6/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 6/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đại học Cần Thơ tổ chức tuyển sinh trên cả nước đối với tất cả các thí sinh đã tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT. Phương thức tuyển sinh Theo đề án tuyển sinh năm 2023 của trường, sẽ có 6 phương thức tuyển sinh được áp dụng. Cụ thể: Phương thức 1: Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển Phương thức 2: Xét tuyển điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Phương thức 3: Xét tuyển điểm học bạ THPT Phương thức 4: Xét tuyển vào ngành Sư phạm bằng điểm học bạ THPT Phương thức 5: Tuyển chọn vào chương trình tiên tiến và chất lượng cao Phương thức 6: Xét tuyển thẳng vào học Bồi dưỡng kiến thức Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Đối với phương thức 1: Xét theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đối với phương thức 2: Trường sẽ công bố ngưỡng đầu vào sau khi có kết quả thi THPT 2022. Trong đó điều kiện xét tuyển là: Không có môn nào trong 3 môn tổ hợp có điểm dưới 1.0 điểm (thang điểm 10) Đối với ngành Giáo dục thể chất, môn Năng khiếu TDTT phải đạt từ 5.0 điểm trở lên (thang điểm 10) Đối với phương thức 3: Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ứng với ngành do thí sinh đăng ký từ 19,50 điểm trở lên (không cộng điểm ưu tiên) Đối với phương thức 4:  Đối với ngành GDTC: Học lực lớp 12 đạt loại khá trở lên. Riêng đối với một số trường hợp ưu tiên, xét học lực từ loại TB. Đối với ngành sư phạm: Học lực lớp 12 đạt loại giỏi. Đối với phương thức 5: Thí sinh có điểm 3 môn thi THPT QG 2022 ứng với tổ hợp xét tuyển theo ngành Đối với phương thức 6: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 và thuộc một trong những đối tượng nói trên được tuyển thẳng vào học bổ sung kiến thức một năm trước khi vào đại học chính quy. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Đại học Cần thơ áp dụng chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Trường Đại học Cần Thơ học mấy năm? Từ 3-5,5 năm tùy vào ngành và năng lực học tập của bản thân. Trường Đại học Cần Thơ học có dễ ra trường không? Điều này còn tùy thuộc vào số tín chỉ mà bạn đăng ký học trong năm học. Bên cạnh đó là khả năng tiếp thu và học tập của bản thân. Trường Đại học Cần Thơ là trường công hay tư? Là đại học đa ngành hệ công lập Trường Đại học Cần Thơ tuyển sinh những ngành nào? Trường Đại học Cần Thơ tổ chức đào tạo theo 3 chương trình: Chương trình đại trà và chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm học mới tại trường là 6860 trong đó các ngành có chỉ tiêu cao như: Công nghệ kỹ thuật hóa học, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật xây dựng, luật, nuôi trồng thủy sản… Cụ thể các ngành còn lại xem ở bảng sau: Chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao STT Mã ngành Tên ngành Phương thức 1, 2 ,3 Phương thức 5 Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển 1 7420201T Công nghệ sinh học (CTTT) 40 A01, B08, D07 40 A00, A01, B00, B08, D07 2 7620301T Nuôi trồng thủy sản (CTTT) 40 40 3 7510401C Công nghệ kỹ thuật hóa học (CLC) 40 40 4 7540101C Công nghệ thực phẩm (CLC) 40 40 5 7580201C Kỹ thuật xây dựng (CLC) 40 A01, D01, D07 40 A00, A01, D01, D07 6 7520201C Kỹ thuật điện (CLC) 40 40 7 7340201C Tài chính – Ngân hàng (CLC) 40 40 8 7480201C Công nghệ thông tin (CLC) 80 40 9 7340120C Kinh doanh quốc tế (CLC) 80 40 10 7220201C Ngôn ngữ Anh (CLC) 80 D01, D14, D15 40 D01, D14, D15, D66 Chương trình đại trà STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu Tổ hợp xét tuyển Các ngành đào tạo giáo viên (chỉ xét tuyển theo phương thức 1, 2 và 4) 1 7140202 Giáo dục Tiểu học 80 A00, C01, D01, D03 2 7140204 Giáo dục Công dân 60 C00, C19, D14, D15 3 7140206 Giáo dục Thể chất 60 C00, C19, D14, D15 4 7140209 Sư phạm Toán học 80 A00, A01, B08, D07 5 7140210 Sư phạm Tin học 60 A00, A01, D01, D07 6 7140211 Sư phạm Vật lý 60 A00, A01, A02, D29 7 7140212 Sư phạm Hóa học 60 A00, B00, D07, D24 8 7140213 Sư phạm Sinh học 60 B00, B08 9 7140217 Sư phạm Ngữ văn 80 C00, D14, D15 10 7140218 Sư phạm Lịch sử 60 C00, D14, D64 11 7140219 Sư phạm Địa lý 60 C00, C04, D15, D44 12 7140231 Sư phạm Tiếng Anh 80 D01, D14. D15 13 7140233 Sư phạm Tiếng Pháp 60 D01, D03, D14, D64 Kỹ thuật và công nghệ  (xét tuyển theo phương thức 1, 2, 3 và 6) 14 7510401 Công nghệ kỹ thuật hóa học 120 A00, A01, B00, D07 15 7520309 Kỹ thuật vật liệu 40 A00, A01, B00, D07 16 7510601 Quản lý công nghiệp 100 A00, A01, D01 17 7520103 Kỹ thuật cơ khí 180 A00, A01 18 7520114 Kỹ thuật cơ điện tử 80 A00, A01 19 7520216 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 90 A00, A01 20 7520207 Kỹ thuật điện tử – viễn thông 80 A00, A01 21 7580201 Kỹ thuật xây dựng 200 A00, A01 22 7580202 Kỹ thuật xây dựng công trình thủy 40 A00, A01 23 7580205 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 40 A00, A01 24 7520201 Kỹ thuật điện 100 A00, A01, D07 Máy tính và công nghệ thông tin  (xét tuyển theo phương thức 1, 2, 3 và 6) 25 7480101 Khoa học máy tính 80 A00, A01 26 7480106 Kỹ thuật máy tính 70 A00, A01 27 7480102 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 70 A00, A01 28 7480103 Kỹ thuật phần mềm 120 A00, A01 29 7480104 Hệ thống thông tin 70 A00, A01 30 7480201 Công nghệ thông tin 140 A00, A01 31 7480201H Công nghệ thông tin – học tại khu Hòa An D0140 A00, A01 Kinh tế, kinh doanh và quản lý – pháp luật  (xét tuyển theo phương thức 1, 2, 3 và 6) 32 7340301 Kế toán 60 A00, A01, C02, D01 33 7340302 Kiểm toán 50 A00, A01, C02, D01 34 7340201 Tài chính – Ngân hàng 50 A00, A01, C02, D01 35 7340101 Quản trị kinh doanh 80 A00, A01, C02, D01 36 7340101H Quản trị kinh doanh – học tại khu Hòa An 40 A00, A01, C02, D01 37 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 80 A00, A01, C02, D01 38 7340115 Marketing 60 A00, A01, C02, D01 39 7340121 Kinh doanh thương mại 60 A00, A01, C02, D01 40 7620114H Kinh doanh nông nghiệp – học tại khu Hòa An 80 A00, A01, C02, D01 41 7340120 Kinh doanh quốc tế 60 A00, A01, C02, D01 42 7620115 Kinh tế nông nghiệp 60 A00, A01, C02, D01 43 7620115H Kinh tế nông nghiệp – học tại khu Hòa An 40 A00, A01, C02, D01 44 7850102 Kinh tế tài nguyên thiên nhiên 60 A00, A01, C02, D01 45 7310101 Kinh tế 60 A00, A01, C02, D01 46 7380101 Luật  200 A00, C00, D01, D03 47 7380101H Luật  – học tại khu Hòa An 40 A00, C00, D01, D03 Nông lâm nghiệp, Thủy sản, Chế biến, Chăn nuôi, Thú y, Môi trường và tài nguyên  (xét tuyển theo phương thức 1, 2, 3 và 6) 48 7540101 Công nghệ thực phẩm 170 A00, A01, B00, D07 49 7540105 Công nghệ chế biến thủy sản 120 A00, A01, B00, D07 50 7540104 Công nghệ sau thu hoạch 40 A00, A01, B00, D07 51 7620105 Chăn nuôi 100 A00, A02, B00, B08 52 7640101 Thú y 120 A00, A02, B00, B08 53 7620110 Khoa học cây trồng 120 A02, B00, B08, D07 54 7620109 Nông học 60 B00, B08, D07 55 7620112 Bảo vệ thực vật 140 B00, B08, D07 56 7440301 Khoa học môi trường 80 A00, A02, B00, D07 57 7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường 80 A00, A01, B00, D07 58 7520320 Kỹ thuật môi trường 60 A00, A01, B00, D07 59 7850103 Quản lý đất đai 90 A00, A01, B00, D07 60 7620113 Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan 40 A00, B00, B08, D07 61 7620103 Khoa học đất 40 A00, B00, B08, D07 62 7620301 Nuôi trồng thủy sản 200 A00, B00, B08, D07 63 7620302 Bệnh học thủy sản 60 A00, B00, B08, D07 64 7620305 Quản lý thủy sản 60 A00, B00, B08, D07 Khoa học sự sống – Khoa học tự nhiên – Hóa dược  (xét tuyển theo phương thức 1, 2, 3 và 6) 65 7460112 Toán ứng dụng 50 A00, A01, B00 66 7420101 Sinh học 70 A02, B00, B03, B08 67 7440112 Hóa học 80 A00, B00, C02, D07 68 7720203 Hóa dược 80 A00, B00, C02, D07 69 7420203 Sinh học ứng dụng 70 A00, A01, B00, B08 70 7420201 Công nghệ sinh học 200 A00, B00, B08, D07 71 7520401 Vật lý kỹ thuật 50 A00, A01, A02, C01 Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài – Xã hội nhân văn  (xét tuyển theo phương thức 1, 2, 3 và 6) 72 7229030 Văn học 80 C00, D01, D14, D15 73 7310630 Việt Nam học (chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch) 80 C00, D01, D14, D15 74 7310630H Việt nam học (chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch) – học tại khu Hòa An 40 C00, D01, D14, D15 75 7220201 Ngôn ngữ Anh 100 D01, D14, D15 76 7220201H Ngôn ngữ Anh – học tại Khu Hòa An 40 D01, D14, D15 77 7220203 Ngôn ngữ pháp 40 D01, D03, D14, D64 78 7320201 Thông tin – thư viện 40 A01, D01, D03, D29 79 7229001 Triết học 40 C00, C19, D14, D15 80 7310201 Chính trị học 40 C00, C19, D14, D15 81 7310301 Xã hội học 60 A01, C00, C19, D01 Học phí của trường Đại học Cần Thơ là bao nhiêu Dựa trên mức học phí các năm về trước, năm 2023, dự kiến sinh viên chương trình đại trà sẽ phải đóng từ 11.000.000 – 14.000.000 VNĐ/năm học. Mức thu này tăng 10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên đây chỉ là mức thu dự kiến, ban lãnh đạo trường Đại học Cần Thơ sẽ công bố cụ thể mức học phí ngay khi đề án tăng/giảm học phí được bộ GD&ĐT phê duyệt. Xem thêm: Học phí trường Đại học Cần Thơ (CTU) mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Cần Thơ chính xác nhất Năm học mới này, TCT tuyển sinh theo 6 phương thức khác nhau. Vậy nên tùy mỗi phương thức thì số điểm cũng có sự phân hóa khác nhau. Tuy nhiên, dự kiến điểm trúng tuyển của mỗi ngành và mỗi chương trình đào tạo có sự thay đổi không đáng kể. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Cần Thơ chính xác nhất Trường Đại học Cần Thơ xét học bạ cần những gì? Năm 2022, Đại học Cần Thơ công bố thời gian xét học bạ từ 05/05/2022 đến hết 15/6/2022. Thời gian xét học bạ năm 2023 – 2024 của trường dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 5/2023 đến cuối tháng 6/2023 Dưới đây là bảng điểm xét học bạ năm 2022 của trường Đại học Cần Thơ: Tên ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn Công nghệ sinh học (CTTT) A01, B08, D07 25.25 Nuôi trồng thủy sản (CTTT) A01, B08, D07 20.50 Ngôn ngữ Anh (CLCLC) D01, D14, D15 26 Quản trị kinh doanh (CLCLC) A01, D01, D07 26.5 Kinh doanh quốc tế (CLCLC) A01, D01, D07 27.75 Tài chính – Ngân hàng(CLCLC) A01, D01, D07 26.5 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành(CLCLC) A01, D01, D07 24.75 Kỹ thuật phần mềm(CLCLC) A01, D01, D07 26.5 Công nghệ thông tin (CLCLC) A01, D01, D07 27.75 Công nghệ kỹ thuật hóa học (CLCLC) A01, B08, D07 23 Kỹ thuật điện(CLCLC) A01, D01, D07 21.75 Công nghệ thực phẩm(CLCLC) A01, B08, D07 25.5 Kỹ thuật xây dựng(CLCLC) A01, D01, D07 23.5 Dự kiến năm 2023, mức điểm chuẩn xét học bạ của trường sẽ tăng lên 1 điểm so với năm 2022 Xem thêm: Trường Đại học Cần Thơ (CTU) xét tuyển học bạ Đăng ký Ký túc xá Đại học Cần Thơ cần những gì? Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký ở ký túc xá Sinh viên có thể vào ở ngay khi có giấy báo trúng tuyển nhập học Đối tượng được ưu tiên xét ở nội trú SV bậc đại học, hệ chính quy thuộc diện chính sách, xã hội; SV bậc đại học, hệ chính quy thuộc diện khó khăn về kinh tế; SV bậc đại học có nhu cầu về chỗ ở; SV các hình thức đào tạo khác (Liên thông, bằng 2, SV đào tạo không chính quy học tại Trường…)  Học viên Cao học, Nghiên cứu sinh; SV quốc tế, Lưu học sinh; Học viên các lớp đào tạo ngắn hạn Thủ tục đăng ký nội trú/ Hồ sơ bao gồm Sinh viên/ học viên đăng ký online qua Hệ thống quản lý của Trường. Trung tâm kiểm tra thông tin đăng ký và phản hồi kết quả sắp chỗ vào ngày thứ 3 hàng tuần qua email sinh viên (Trường cấp). Sinh viên/ học viên thực hiện đăng ký theo giao diện hệ thống, ghi rõ nguyện vọng ở vào ô nguyện vọng (loại phòng, tên phòng, theo nhóm….). Chi phí sinh hoạt tại ký túc xá Phí KTX từ 120.000 – 270.000 đồng/SV/tháng (Chưa bao gồm phí điện, nước). SV trả tiền điện, nước theo chỉ số sử dụng thực tế. Mức tính giá điện, nước theo giá tiêu dùng hộ gia đình. Xem chi tiết tại: Ký túc xá Đại học Cần Thơ Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Trường Đại học Cần Thơ có chương trình đào tạo được đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, tiếp cận nền công nghiệp 4.0. Trường có đào tạo chương trình tiên tiến và chương trình chất lượng cao. Sinh viên có nhiều cơ hội tham gia các dự án khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học và các cuộc thi tranh tài khác, có điều kiện tham gia các hoạt động Hội nhập quốc tế, thực tập tại các doanh nghiệp. Tốt nghiệp trường Đại học Cần Thơ có dễ xin việc không? Mỗi năm trường có hợp tác với các doanh nghiệp tổ chức nhiều ngày hội tuyển dụng và giới thiệu việc làm. Theo thống kê chính xác nhất của trường gần đây thì hơn 90% sinh viên tốt nghiệp tại đây có việc làm trong và ngoài nước. Review đánh giá trường Đại học Cần Thơ có tốt không? Trường Đại học Cần Thơ trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, là một trong những trường đại học có tầm ảnh hưởng trong khu vực miền Nam cũng như trong cả nước. Đại học Cần thơ tự hào là trường có chất lượng đại học cao với sự đầu tư cơ sở vật chất chất lượng. Trường với hơn 1000 cán bộ, giảng viên ưu tú, có năng lực giúp cho sinh viên an tâm học tập. Hơn nữa, trong năm học, trường tạo ra rất nhiều cơ hội để khích lệ tinh thần học tập của sinh viên như các đợt tặng học bổng, hay tổ chức các cuộc thi củng cố kiến thức cho sinh viên. Trong tương lai, Đại học Cần Thơ sẽ phát triển hơn nữa để đào tạo ra nhiều nguồn nhân lực chất lượng cho nước nhà. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Kinh doanh và quản lý, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Nhân văn, Pháp Luật, Sản Xuất và Chế Biến Tỉnh/thành phố Cần Thơ, Miền Nam
652
2022-09-04
Học viện Ngân hàng
Review Học viện Ngân hàng có tốt không? Học viện Ngân hàng có tiền thân là Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng. Trường đước thành lập vào năm 1961. Học viện Ngân hàng là một trong những trường đại học công lập đa ngành trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giáo dục & Đào tạo. Trường có trụ sở chính tại Hà Nội; phân viện Bắc Ninh phân viện Phú Yên. Và cơ sở đào tạo Sơn Tây với có hơn 16.000 sinh viên đang theo học. 8.4Tốt Top 100 12 P. Chùa Bộc, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội 024-3852-1308 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.2 Cơ sở vật chất7.4 Môi trường HT8.0 Hoạt động ngoại khoá6.8 Cơ hội việc làm7.0 Tiến bộ bản thân7.9 Thủ tục hành chính8.9 Quan tâm sinh viên9.0 Hài lòng về học phí7.0 Sẵn sàng giới thiệu8.5 Học viện Ngân Hàng là một trong những ngôi trường có nền giáo dục hiện đại thuộc Top trường ở Miền Bắc. Bên cạnh, trường còn gần với các trường đại học thuỷ lợi, đại học công đoàn và gần khu vực đông dân cư. Sau đây, để biết rõ thêm ngôi trường này, hãy cùng đội ngũ Review Edu tìm hiểu qua bài viết này nhé! Thông tin chung  Tên: Học viện Ngân hàng ( Tên khác: Banking Academy of Vietnam) Địa chỉ:12 P. Chùa Bộc, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội  Mã tuyển sinh: NHH Điện thoại: 024-3852-1308 Ngày thành lập: 13- 9- 1961 Mã trường: NHH Website:  http://hvnh.edu.vn Email: [email protected]  Facebook: www.facebook.com/hocviennganhang1961/ Bài hát: Hành khúc Học viện Ngân hàng Lịch sử phát triển Học Viện Ngân hàng được xây dựng theo Quyết định số 3072 – VG ngày 13/9/1961 của Thủ tướng Chính phủ nhà nước. Với mong muốn hầu hết là đào tạo và giảng dạy các sinh viên trở thành cán bộ tầm trung trong ngân hàng tầm trung nhiệm vụ thành cán bộ có trình độ Cao cấp nhiệm vụ Ngân hàng và trình độ ĐH chuyên tu, tại đội ngũ cán bộ trong ngân hàng . Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước Ta đã ký kết quyết định hành động số 1229 / NH-TCCB ngày 16/12/1976; về việc xây dựng Trường Cao cấp nhiệm vụ Ngân hàng mở cơ sở II đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để đào tạo và giảng dạy hệ chuyên tu và tại chức cho cán bộ trong ngành ở các tỉnh thành phía Nam . Ngày 18/10/1978, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 264/CP. Cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mở hệ cao đẳng Trường chuyên tu cao cấp Ngân hàng. Bắt đầu năm học từ 1978-1979, để đào tạo cán bộ đại học thực hành Ngân hàng. Sẵn sàng phục vụ yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Mục tiêu phát triển Dưới sự đầu tư và mong muốn hướng đến một trong những nơi đào tạo hàng đầu tại Việt nam. Trường đã thực hiện những chủ trương như: Thực hiện tự chủ học viện để đúng với quy định của pháp luật. Đa dạng hóa mọi lĩnh vực, phương thức đào tạo và đáp ứng đúng về chất lượng đối với cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và quốc tế. Trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học và có chuyển giao công nghệ đa ngành, khả năng giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của nền kinh tế với trọng tâm là lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Phát triển mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số và các môi trường số cho các hoạt động quản trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong Học viện. Tăng cường sự gắn kết với cộng đồng góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành và nền kinh tế Giá trị cốt lõi Giá trị cốt lõi mà Học viện muốn truyền đạt cho học sinh khi theo học tại trường luôn không những nỗ lực sáng tạo, bức phá nhưng theo chuẩn mực của pháp luật. Cụ thể: Sáng tạo: Luôn cải thiện không ngừng; có những đổi mới và vượt qua các giới hạn mà bản thân đã đạt được. Trách nhiệm: Nói và hành động dựa trên ý thức được trách nhiệm và trên tinh thần xây dựng Cống hiến: Nỗ lực học tập, giảng dạy và nghiên cứu để đóng góp cho xã hội ngày càng văn mình, hiện đại và phát triển Tôn trọng: Tôn trọng về văn hoá, niềm tin và đặc biệt là quan điểm của từng cá nhân Hợp tác: Cùng đóng góp xây dựng lên ý tưởng và cùng chung tay hỗ trợ hành động để đạt mục tiêu chung Vì sao nên theo học tại trường Học viện Ngân hàng? Đội ngũ giảng viên Không thể không nhắc tới đội ngũ giảng viên khi review về học viện ngân hàng. Được mệnh danh là “giáo viên nhà người ta”, các thầy cô tại BA vừa giỏi chuyên môn lại cũng cực chất chơi trong các hoạt động ngoại khóa. BA theo đuổi hình ảnh “Thầy cô thân thiện – Học sinh tích cực”. Vậy nên cả giảng viên và sinh viên học viên đều rất thoải mái và sôi nổi trong các giờ học. Hầu hết thầy cô tại BA đều vô cùng nhiệt tình giải đáp thắc mắc, và am hiểu tâm lý học sinh. Hiếm có trường nào mà chính giảng viên lại tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ cùng sinh viên sôi nổi như tại Học viện Ngân Hàng.  Cơ sở vật chất Khuôn viên trường không rộng, nhưng mọi góc trong khuôn viên lại được phủ ngập trong màu xanh của cây lá, khiến cho phong cảnh trong trường rất “nên thơ”. Đặc biệt, nổi tiếng phải kể tới thư viện của Học viện Ngân hàng – Thư viện được quy hoạch với không gian đọc sách mở khiến cho bất cứ ai tới cũng ngỡ như là một quán cafe mở. Tại Học viện Ngân hàng,  tất cả các phòng học đều được lắp điều hòa, và đặc biệt các nhà vệ sinh tại BA đều được lắp đặt thiết bị xịn sò, tạo cảm giác như tới một khách sạn 5 sao hạng sang. Thông tin tuyển sinh của Học viện Ngân hàng Thời gian tuyển sinh Học viện tuyển sinh nhiều đợt và liên tục trong năm. Đối tượng tuyển sinh Đã tốt nghiệp THPT/THCS, có sức khỏe tốt và có hộ khẩu tại các vùng miền theo trường quy định. Phạm vi tuyển sinh Cơ sở Hà Nội và Phú Yên tuyển sinh trong cả nước. Cơ sở Bắc Ninh chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú tại Bắc Ninh và các tỉnh thuộc Tây Bắc, Đông Bắc Bộ. Phương thức tuyển sinh. Phương thức 1. Xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ GD&ĐT Phương thức 2. Xét học bạ THPT (25% chỉ tiêu) Xét kết quả học tập 03 năm học (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) của 3 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển. Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: Điểm trung bình cộng 03 năm học của từng môn học thuộc tổ hợp  đăng ký xét tuyển đạt từ 8.0 trở lên. Ngưỡng đảm bảo chất lượng: Tổng điểm thi THPT của 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng chung của Học viện Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên (nếu có) + Điểm cộng đối tượng (nếu có) Trong đó:  – M1, M2, M3: là điểm trung bình cộng 03 năm học của các môn học thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân (sau dấu phẩy hai số). – Điểm ưu tiên: điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành – Điểm cộng đối tượng: cộng 2.0 điểm đối với thí sinh hệ chuyên của trường chuyên quốc gia và cộng 1.0 điểm đối với thí sinh hệ không chuyên của trường chuyên quốc gia, thí sinh hệ chuyên của trường chuyên tỉnh/thành phố. Phương thức 3. Xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (IELTS Academic, TOEFL iBT) (15% chỉ tiêu) Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: Thí sinh có một trong các chứng chỉ IELTS (Academic) đạt từ 6.0 trở lên, TOEFL iBT từ 72 điểm trở lên, chứng chỉ tiếng Nhật từ N3 trở lên (riêng đối với ngành Kế toán định hướng Nhật Bản và Hệ thống thông tin quản lý định hướng Nhật Bản) (Chứng chỉ còn thời hạn tại thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển) Ngưỡng đảm bảo chất lượng: Đối với thí sinh không thi THPT môn Tiếng Anh: Thí sinh có tổng điểm thi THPT của 02 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển (không bao gồm môn Tiếng Anh) đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện. Đối với thí sinh có thi THPT môn Tiếng Anh: Thí sinh có tổng điểm thi THPT của 03 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng chung của Học viện. Phương thức 4. Xét tuyển dựa trên kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (10% chỉ tiêu) Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: Thí sinh có kết quả thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội đạt từ 100 điểm trở lên. Ngưỡng đảm bảo chất lượng: Thí sinh có tổng điểm thi THPT của 03 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng chung của Học viện. Phương thức 5. Xét tuyển dựa trên kết quả thi Tốt nghiệp THPT (50% chỉ tiêu) Học viện Ngân hàng tuyển sinh những ngành nào? Dựa theo đề án tuyển sinh của từng năm. Học viện Ngân Hàng đã quy định chỉ tiêu cụ thể đối với các ngành đào tạo như sau: Mã ngành tuyển sinh Tên chương trình đào tạo Chỉ tiêu 2022 7340201_AP_NH Ngân hàng (Chương trình Chất lượng cao) 150 7340201_AP_TC Tài chính (Chương trình Chất lượng cao) 200 7340301_AP Kế toán (Chương trình Chất lượng cao) 150 7340101_AP Quản trị kinh doanh (Chương trình Chất lượng cao) 150 7340201_NH Ngân hàng 350 7340201_TC Tài chính 350 7340301 Kế toán 240 7340101 Quản trị kinh doanh 200 7340120 Kinh doanh quốc tế 320 7220201 Ngôn ngữ Anh 150 7340405 Hệ thống thông tin quản lý 130 7380107_A Luật kinh tế 50 7380107_C luật kinh tế 150 7310101 Kinh tế 150 7480201 Công nghệ thông tin 50 7340301_J Kế toán (Định hướng Nhật Bản) 30 7480201_J Công nghệ thông tin (Định hướng Nhật Bản) 30 7340101_IU Quản trị kinh doanh CityU, Hoa Kỳ (Cấp song bằng) 150 7340301_I Kế toán Sunderland, Anh (Cấp song bằng) 200 COU01 Ngân hàng và Tài chính quốc tế (ĐH Coventry, Anh cấp bằng) 77 COU02 Kinh doanh quốc tế (ĐH Coventry, Anh cấp bằng) 77 COU03 Marketing số (ĐH Coventry, Anh cấp bằng) 77 Điểm chuẩn của trường Học viện Ngân hàng chính xác nhất Dựa vào đề án tuyển sinh, năm 2022 – 2023 vừa qua trường đã công bố mức điểm chuẩn đầu vào cụ thể như sau: Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 7340120 Kinh doanh quốc tế A01; D01; D07; D09 26.5 7340101_AP Quản trị kinh doanh (Chương trình Chất lượng cao) A00; A01; D01; D07 26 7340101 Quản trị kinh doanh A00; A01; D01; D07 26 7340201_AP_TC Tài chính (Chương trình Chất lượng cao) A00; A01; D01; D07 26.1 7340201_AP_NH Ngân hàng (Chương trình Chất lượng cao) A00; A01; D01; D07 25.8 7340201_TC Tài chính A00; A01; D01; D07 26.1 7340201_NH Ngân hàng A00; A01; D01; D07 25.8 7340301_AP Kế toán (Chương trình Chất lượng cao) A00; A01; D01; D07 25.8 7340301_J Kế toán (Định hướng Nhật Bản. HVNH cấp bằng) A00; A01; D01; D07 25.8 7340301 Kế toán A00; A01; D01; D07 25.8 7380107_A Luật kinh tế A00; A01; D01; D07 25.8 7380107_C Luật kinh tế C00; D14; D15 28.05 7220201 Ngôn ngữ Anh A01; D01; D07; D09 26 7310101 Kinh tế A01; D01; D07; D09 26 7340405 Hệ thống thông tin quản lý A00; A01; D01; D07 26.35 7340405_J Công nghệ thông tin (Định hướng Nhật Bản. HVNH cấp bằng) A00; A01; D01; D07 26.2 7480201 Công nghệ thông tin A00; A01; D01; D07 26.2 7340101_IU Quản trị kinh doanh (Liên kết với Đại học CityU, Hoa Kỳ. Cấp song bằng HVNH và Đại học CityU) A00; A01; D01; D07 24 7340301_I Kế toán (Liên kết với Đại học Sunderland, Vương quốc Anh. Cấp song bằng HVNH và Đại học Sunderland) A00; A01; D01; D07 24 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Học phí của trường Học viện Ngân hàng là bao nhiêu? Học phí đại học Ngân hàng được phân chia cụ thể đối với từng hệ đào tạo khác nhau như sau: Hệ đào tạo chính quy Đối với hệ đào tạo Đại học (chính quy): Các chương trình đào tạo thuộc khối III: 370.000 vnđ/tín chỉ Các chương trình đào tạo thuộc khối V: 430.000 vnđ/tín chỉ Các chương trình đào tạo thuộc khối VII: 356.000 vnđ/tín chỉ Đối với hệ đào tạo Cao đẳng (chính quy): Các chương trình đào tạo thuộc khối III: 365.000 vnđ/tín chỉ Hệ đào tạo vừa học vừa làm Đại học văn bằng 2 (VLVH): 309.000 vnđ/tín chỉ Đại học VLVH: 426.000 vnđ/tín chỉ Đối với chương trình Đại học liên thông VLVH (Từ Trung cấp lên Đại học): 347.000 vnđ/tín chỉ Đối với chương trình Đại học liên thông VLVH (Từ Cao đẳng lên Đại học): 383.000 vnđ/tín chỉ Chương trình đào tạo chất lượng cao Khóa 5: 102.000.000 vnđ/khóa học Khóa 6: 110.000.000 vnđ/khóa học Khóa 7: 120.000.000 vnđ/khóa học Khóa 8: 120.000.000 vnđ/khóa học Khóa 9: 130.000.000 vnđ/khóa học Lưu ý: Học phí của toàn khóa học (từ khóa 5 đến khóa 9) không bao gồm học phí cho các học phần Giáo dục Quốc phòng và Giáo dục thể chất. Hai môn này thu bằng hệ chuẩn. Chương trình đào tạo Quốc tế Mức thu học phí của Học viện Ngân hàng được quy định như sau: Chương trình cử nhân liên kết Đại học Sunderland, Anh Quốc Khóa F13: 70.470.000 VNĐ/Học kỳ Khóa F14: 29.362.500 VNĐ/Học kỳ Khóa F15: 29.362.500 VNĐ/Học kỳ Khóa F16: 29.362.500 VNĐ/Học kỳ Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 1.000.000 đến 2.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Sinh viên khi theo học tại trường sẽ Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước; được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định của Nhà nước và của Nhà trường. Được đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện lớp, tổ chức Đoàn, Hội sinh viên để kiến nghị với Nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển Nhà trường; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên. Tốt nghiệp trường Học viện Ngân hàng có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp BA luôn rất rộng mở. Bản thân các khoa đã chủ động liên kết với nhà tuyển dụng. Bạn hoàn toàn có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp lớn từ khi còn đi học. Tỷ lệ tốt nghiệp loại Xuất sắc, Giỏi, Khá tại BA chiếm tới 80%-85%. Hạng Trung bình chỉ dao động khoảng 10%-15%. Thống kê sinh viên có việc làm ổn định 1 năm sau tốt nghiệp từ BA ~93% và ~95%. Review đánh giá về Học viện Ngân hàng có tốt không  Trên đây là những thông tin tổng quan về Học viện Ngân Hàng, là trong những ngôi trường top đầu về giảng dạy, về môi trường học tập hay về cả cơ sở hạ tầng đều đạt tiêu chuẩn phù hợp với sinh viên. Đây là ngôi trường rất đáng để các bạn lựa chọn và cân nhắc. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Kinh doanh và quản lý
653
2023-08-28
UTB
Trường đại học Tây Bắc
Review Trường đại học Tây Bắc (UTB) có tốt không? Trường đại học Tây Bắc là ngôi trường chuyên đào tạo nguồn nhân lực ở vùng Trung du miền núi phía Bắc. Đây là ngôi trường với đa dạng các ngành nghề cùng chất lượng đào tạo tương đối tốt, tạo điều kiện cho sinh viên các tỉnh miền núi có cơ hội tiếp cận với chương trình giáo dục bậc cao một cách dễ dàng hơn. 7.1Tốt Top 60 Phường Quyết Tâm - Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La 0212.3.751.700 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.5 Cơ sở vật chất7.0 Môi trường HT6.8 Hoạt động ngoại khoá7.3 Cơ hội việc làm7.0 Tiến bộ bản thân7.1 Thủ tục hành chính6.8 Quan tâm sinh viên6.9 Hài lòng về học phí7.3 Sẵn sàng giới thiệu7.4 Trường đại học Tây Bắc là ngôi trường chuyên đào tạo nguồn nhân lực ở vùng Trung du miền núi phía Bắc. Đây là ngôi trường với đa dạng các ngành nghề cùng chất lượng đào tạo tương đối tốt, tạo điều kiện cho sinh viên các tỉnh miền núi có cơ hội tiếp cận với chương trình giáo dục bậc cao một cách dễ dàng hơn. Chắc hẳn, nhắc đến trường Đại học Tây Bắc cũng không ít các bậc phụ huynh và các bạn thí sinh quan tâm và biết đến. Vậy để tìm hiểu kỹ hơn về trường, các bạn có thể tham khảo bài viết sau đây. Thông tin chung Tên trường: Đại học Tây Bắc (Tên viết tắt: UTB – Tay Bac University) Địa chỉ: Phường Quyết Tâm – Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La Website: http://www.utb.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/TruongDaiHocTayBacTinhSonLa Mã tuyển sinh: TTB Email tuyển sinh: [email protected][email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0212.3.751.700 Lịch sử phát triển Cũng như các trường đại học công lập khác, Trường Đại học Tây Bắc cũng có bề dày lịch sử, trải qua nhiều giai đoạn để có được như ngày hôm nay. Trường bắt đầu hình thành với tên là Trường Sư phạm cấp II liên tỉnh được thành lập vào ngày 30/6/1960. Trong những năm tiếp theo, trường đã đào tạo được đội ngũ cán bộ giảng viên ưu tú, có trình độ. Ngày 6/41981, trường nâng cấp thành Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc. Đến ngày 23/3/2001,Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 39/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Tây Bắc trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc. Mục tiêu phát triển Trường Đại học Tây Bắc phấn đấu phát triển thành trường đại học đa ngành theo định hướng ứng dụng thuộc hạng hai vào năm 2023, hạng nhất vào năm 2030. Trường sẽ đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng đầu vào cũng như đầu ra, đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho sự phát triển ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Vì sao nên theo học trường Đại học Tây Bắc? Đội ngũ cán bộ Tính đến năm 2021, Trường Đại học Tây Bắc có tổng số 285 giảng viên cơ hữu. Trong đó có: 4 Phó giáo sư 79 Tiến sĩ 198 Thạc sĩ  4 Giảng viên là cử nhân đại học. Cơ sở vật chất Tổng diện tích của trường hiện nay là 34,2 ha. Sinh viên học tại trường còn được cung cấp chỗ ở đầy đủ, hiện tại trường có 3952 chỗ tại ký túc xá.  Bên cạnh đó, trường còn đầu tư vào các loại trang thiết bị đáp ứng cho nhu cầu dạy và học cho sinh viên. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Tây Bắc Thời gian xét tuyển Xét học bạ THPT: Nhận hồ sơ từ ngày 1/4/2022 Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT: Thực hiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Trường tuyển sinh đối với tất cả các thí sinh đã tốt nghiệp THPT trên toàn quốc và có đủ sức khỏe để học tập theo quy định của nhà trường. Phương thức tuyển sinh Trường sẽ áp dụng 2 phương thức tuyển sinh chính: Phương thức 1: Xét tuyển Xét theo kết quả học tập tại trường THPT: Điểm xét tuyển sẽ là tổng điểm 3 môn học (trong tổ hợp xét tuyển) có cộng điểm ưu tiên Xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia: Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn thi (trong tổ hợp xét tuyển) có cộng điểm ưu tiên Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp với thi môn năng khiếu Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Phương thức 1: Xét tuyển Đối với xét tuyển học bạ: Nhóm ngành nông lâm, kinh tế, du lịch, công nghệ thông tin: Tổng điểm 3 môn học tương ứng với tổ hợp xét tuyển phải trên 18.0 điểm Nhóm ngành sư phạm: Điểm xét tốt nghiệp THPT phải từ 8.0 trở lên (đối với cả năm lớp 12) và học lực Giỏi (cả năm lớp 12) Xét theo kỳ thi tốt nghiệp THPT Theo quy định của Bộ GD&ĐT công bố Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp với thi môn năng khiếu Ngành Giáo dục mầm non xét tuyển thí sinh có kết quả học tập lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên và điểm môn năng khiếu đạt 6.5 trở lên. Ngành Giáo dục Thể chất xét tuyển học sinh đã tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên và điểm môn năng khiếu đạt 6.5 trở lên. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Trường sẽ ưu tiên xét tuyển thẳng đối với các trường hợp sau: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT chuyên của các tỉnh có học lực giỏi trong 3 năm học THPT hoặc đoạt giải tại các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba tại các cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Ngành Giáo dục mầm non tuyển thẳng thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp năng khiếu nghệ thuật hoặc đoạt giải tại các cuộc thi nghệ thuật. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trên website của trường. Năm nay trường Đại học Tây Bắc tuyển sinh những ngành nào? Năm nay, trường Đại học Tây Bắc mở rộng tuyển sinh ở 25 ngành học khác nhau, thông tin cụ thể xem bảng dưới đây: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo các phương thức khác 1 7140201 Giáo dục Mầm non 60 30 M00; M05; M07; M13 2 7140202 Giáo dục Tiểu học 100 70 A00; A01; C00; D01 3 7140205 Giáo dục Chính trị 20 10 C00; D01; C19; C20 4 7140206 Giáo dục Thể chất 15 15 T00; T03; T04; T05 5 7140209 Sư phạm Toán học 20 10 A00; A01; D01; A02 6 7140210 Sư phạm Tin học 20 10 A00; A01; D01; A02 7 7140211 Sư phạm Vật lý 20 10 A00; A01; C01; A10 8 7140212 Sư phạm Hóa học 20 10 A00; B00; C02; D07 9 7140213 Sư phạm Sinh học 20 10 B00; A02; D08; B03 10 7140217 Sư phạm Ngữ văn 20 10 C00; D01; C19; D14 11 7140218 Sư phạm Địa lý 20 10 D10; D15; C00; C20 12 7140231 Sư phạm Tiếng Anh 20 10 D01; A01; D14; D15 13 7340101 Quản trị kinh doanh 20 20 A00; A01; A02; D01 14 7340301 Kế toán 50 50 A00; A01; A02; D01 15 7480201 Công nghệ thông tin 50 50 A00; A01; A02; D01 16 7620105 Chăn nuôi 20 20 D08; B00; A02; B04 17 7620205 Lâm sinh 20 20 D08; B00; A02; B04 18 7620109 Nông học 20 20 D08; B00; A02; B04 19 7620211 Quản lý tài nguyên rừng 20 20 D08; B00; A02; B04 20 7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường 20 20 A00; A01; A02; B00 21 7810103 Quản lý dịch vụ du lịch và lữ hành 20 20 A00; A01; C00; D01 22 7340201 Tài chính – ngân hàng 20 20 A00; A01; A02; D01 23 7420203 Sinh học ứng dụng 20 20 B00; A02; D08; B03 24 7620112 Bảo vệ thực vật 20 20 D08; B00; A02; B04 25 51140201 Giáo dục Mầm non (Hệ cao đẳng) 22 23 M00; M05; M07; M13 Điểm chuẩn trường Đại học Tây Bắc chính xác nhất So với mọi năm, điểm chuẩn trường Đại học Tây Bắc năm nay có tăng nhẹ. Điểm trúng tuyển vào trường dao động từ 15 – 23 điểm. Cụ thể ở các ngành như sau: Tên ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Giáo dục Mầm non M00; M05; M07; M13 23 Giáo dục Tiểu học A00; A01; C00; D01 23.5 Giáo dục Chính trị C00; D01; C19; C20 20.5 Giáo dục Thể chất T00; T03; T04; T05 18.5 Sư phạm Toán học A00; A01; D01; A02 18.5 Sư phạm Tin học A00; A01; D01; A02 18.5 Sư phạm Vật lý A00; A01; C01; A10 18.5 Sư phạm Hóa học A00; B00; C02; D07 18.5 Sư phạm Sinh học B00; A02; D08; B03 18.5 Sư phạm Ngữ văn C00; D01; C19; D14 18.5 Sư phạm Địa lý D10; D15; C00; C20 18.5 Sư phạm Tiếng Anh D01; A01; D14; D15 18.5 Quản trị kinh doanh A00; A01; A02; D01 14.5 Kế toán A00; A01; A02; D01 14.5 Công nghệ thông tin A00; A01; A02; D01 14.5 Chăn nuôi D08; B00; A02; B04 14.5 Lâm sinh D08; B00; A02; B04 14.5 Nông học D08; B00; A02; B04 14.5 Quản lý tài nguyên rừng D08; B00; A02; B04 14.5 Quản lý tài nguyên và môi trường A00; A01; A02; B00 14.5 Quản lý dịch vụ du lịch và lữ hành A00; A01; C00; D01 16.5 Tài chính – ngân hàng A00; A01; A02; D01 16.5 Sinh học ứng dụng B00; A02; D08; B03 Bảo vệ thực vật D08; B00; A02; B04 Giáo dục Mầm non (Hệ cao đẳng) M00; M05; M07; M13 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Tây Bắc (UTB) chính xác nhất Học phí của trường Đại học Tây Bắc là bao nhiêu Chủ đề học phí chắc hẳn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với nhiều bạn thí sinh cũng như phụ huynh. Cũng giống như đại đa số các trường đại học trên toàn quốc, học phí của sinh viên sẽ được tính theo số tín chỉ tùy theo mỗi chương trình học mà sinh viên đăng ký mỗi kỳ.  Năm học vừa qua:  Đối với nhóm ngành Khoa học xã hội, nông lâm, kinh tế, mức học phí sẽ là 290.000/tín chỉ Đối với nhóm ngành khoa học tự nhiên, công nghệ, mức học phí sẽ là 345.000/tín chỉ.  Dựa vào lộ trình tăng học phí 10% hàng năm, dự kiến năm 2023 Trường Đại học Tây Bắc sẽ tiếp tục duy trì mức tăng học phí ở 10%. Tương đương đơn giá tín chỉ dao động trong khoảng từ 350.000 VNĐ – 420.000 VNĐ. Như vậy, so với mặt bằng chung của các trường đại học thì mức học phí của trường Đại học Tây Bắc không quá cao, phù hợp với nhiều sinh viên. Xem thêm: Học phí Trường Đại học Tây bắc (UTB) mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường  Sinh viên sẽ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này. Sinh viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị – xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt. Tốt nghiệp trường đại học Tây Bắc có dễ xin việc không? Theo thống kê những năm vừa qua, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo nghề trên toàn tỉnh đạt 97%. Bên cạnh 65 nghìn trường hợp sau đào tạo nghề đã tìm được việc làm thì chỉ còn khoảng 2 nghìn trường hợp tạm thời chưa tìm được việc, thấp hơn nhiều so với con số 6 nghìn sinh viên của tỉnh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, thậm chí sau đại học đang không có việc làm. Review đánh giá trường Đại học Tây Bắc có tốt không? Đối với khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, Trường Đại học Tây Bắc là một trong những trường có chất lượng đào tạo khá cao. Trung bình mỗi năm, trường đào tạo ra số nguồn nhân lực khá lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của khu vực. Trường đã và đang phấn đấu hơn nữa về chất lượng dạy học cũng như cơ sở vật chất để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sinh viên vào học tại trường. Ngoài ra, hằng năm trường còn tổ chức nhiều chương trình học bổng để khuyến khích các bạn sinh viên nỗ lực học tập. Trong tương lai, Trường Đại học Tây Bắc hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thành tích hơn nữa, phấn đấu trở thành trường đại học trọng điểm của Quốc gia. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Kinh doanh và quản lý, Môi Trường và Bảo vệ Môi Trường Tỉnh/thành phố Miền Bắc, Sơn La
654
2023-04-20
Hue UMP
Trường Đại học Y Dược – Huế
Review Trường Đại học Y Dược – Huế (Hue UMP) có tốt không? Từ xưa đến nay, cái tên ĐH Y Dược – Huế đã luôn được phụ huynh và các bạn học sinh tin tưởng lựa chọn khi theo đuổi con đường học tập ngành Y – Dược. Trường ĐH Y Dược – Huế với tỷ lệ cạnh tranh đầu vào rất cao sẽ là điểm dừng chân lý tưởng, là nơi bồi dưỡng tri thức và y đức cho các bác sĩ, dược sĩ xuất chúng trong tương lai gần, góp phần đưa vị thế ngành Y tế nước ta sánh vai với các quốc gia tiên tiến khác. 8.1Xuất sắc Top 20 06 Ngô Quyền, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 0234.382.2173 - 0234.382.2873 Ưu điểm nổi bật Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.6 Cơ sở vật chất9.7 Môi trường HT7.7 Hoạt động ngoại khoá6.9 Cơ hội việc làm8.2 Tiến bộ bản thân8.3 Thủ tục hành chính6.9 Quan tâm sinh viên7.1 Hài lòng về học phí9.9 Sẵn sàng giới thiệu8.4 Đại học Y Dược – Huế là trường thành viên trực thuộc Đại học Huế. Đây là một trong số các trường đào tạo ngành Y khoa hàng đầu cả nước. Trải qua quá trình không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, Đại học Y Dược – Huế đã vinh dự được xếp vào hàng ngũ đại học trọng điểm của Việt Nam. Bài viết này được Reviewedu.net thực hiện nhằm cung cấp thêm cho các bạn học sinh những thông tin hữu ích về trường. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế (tên viết tắt: HUE – UMP hay Hue University of Medicine and Pharmacy). Địa chỉ: 06 Ngô Quyền, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Website: http://www.huemed-univ.edu.vn/ Mã tuyển sinh: ĐHY Facebook: facebook.com/profile.php?id=100076050542747&sk=about Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 02343822173 – 02343822873 Lịch sử phát triển Tháng 3/1957, trường Cán sự Y tế và Nữ hộ sinh Quốc gia – cũng chính là tiền thân của Đại học Y Dược – Huế ngày nay, được thành lập. 4 năm sau, trường đổi tên thành Đại học Y khoa – Huế. Đến năm 1979, trường và Bệnh viện TW Huế sáp nhập thành Học viện Y Huế. Sau lần thay đổi quy mô cuối cùng diễn ra vào 4/1994 thì trường chính thức trở thành một thành viên của Đại học Huế và duy trì mãi đến ngày nay. Mục tiêu phát triển Hiện nay, trường hoạt động với mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn trong ngành Y – Dược, y tế nói chung ở các bậc học; có khả năng nghiên cứu khoa học; tham gia cống hiến sức trẻ vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên cũng như trong cả nước. Đại học Y Dược – Huế đặt mục tiêu năm 2030 sẽ trở thành trường đạt chuẩn quốc gia và 2045 sẽ hướng tới đạt chuẩn quốc tế. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Y Dược – Huế ? Đội ngũ cán bộ Đại học Y Dược – Huế có 439 cán bộ giảng dạy chính. Trong đó có:  58 Giáo sư Phó giáo sư 127 Tiến sĩ 194 Thạc sĩ 8 bác sĩ chuyên khoa II 3 bác sĩ chuyên khoa I 2 nhà giáo nhân dân 17 nhà giáo ưu tú 1 thầy thuốc nhân dân 31 thầy thuốc ưu tú 58 Giảng viên cao cấp 59 Giảng viên chính. Cơ sở vật chất 12/2016, trường Đại học Y Dược – Huế vinh dự được Bộ GD&ĐT công nhận là trường đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục Đại học cấp quốc gia theo QĐ số 26/QĐ-KĐCL. Bệnh viện Đại học Y Dược trực thuộc trường có quy mô gần 700 giường bệnh đã được đưa vào hoạt động từ năm 2002 là nơi đào tạo kép thực hành và lý thuyết. Với môi trường mang tính đặc thù, chuyên nghiệp đã giúp các bạn sinh viên được thực nghiệm quá trình khám, chữa bệnh thực tế. Nhà trường đã tiến hành nâng cấp trang thiết bị trong bệnh viện để phục vụ tốt hơn quá trình chữa bệnh, học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Nơi đây được đánh giá là một trong những bệnh viện đạt kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng tốt nhất miền Trung – Tây Nguyên theo thông báo của Bộ Y Tế. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Y Dược – Huế  Thời gian xét tuyển Điều chỉnh thời gian dự thi: ngày 27, 28, 29 tháng 8 năm 2022. Gia hạn thời gian nộp hồ sơ đến 17h00 ngày 16/8/2022 ( thứ 3). Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 8/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Năm học 2023, trường áp dụng xét tuyển đối tượng tuyển sinh là thí sinh đã tham gia thi tốt nghiệp THPT. Phạm vi tuyển sinh trải dài trên cả nước. Phương thức tuyển sinh của Trường Đại học Y Dược – Huế Xét tuyển dựa vào kết quả học tập (Xét học bạ) Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Xét tuyển thẳng và ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh hiện hành Xét tuyển theo phương thức tuyển sinh của Đại học Huế Đại học Y Dược (Đại học Huế) năm 2023 sử dụng phương án xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cho 42 chỉ tiêu ngành Y khoa. Điều kiện cụ thể như sau: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS Academic từ 6.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên hoặc TOEFL ITP 561 trở lên (còn hạn sử dụng đến ngày xét tuyển). Tổng điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và ĐK nhận hồ sơ xét tuyển được căn cứ theo Quy định của Bộ GD&ĐT. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Thông tin về chính sách tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển được trường quy định cụ thể như sau: Về chỉ tiêu: không vượt quá 10% tổng chỉ tiêu/ngành. Ngành Y Khoa không lấy quá 10 thí sinh (theo diện cử tuyển, dự bị trung ương, hợp đồng). Về tiêu chí: thí sinh cần đạt được ít nhất một điều kiện dưới đây để hưởng chế độ xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của Đại học Y Dược – Huế. Đã tham dự cuộc thi chọn ĐTQG thi Olympic quốc tế hoặc có mặt trong ĐTQG dự thi khoa học, kỹ thuật quốc tế. Đạt giải (không tính giải khuyến khích) trong kỳ thi HSG QG sẽ được xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành đào tạo của trường. Nếu có nhiều thí sinh bằng điểm nhau cùng đăng ký xét tuyển vào một ngành, nhà trường sẽ xét đến điểm thi HSG QG theo quy định ưu tiên như sau: môn Hoá học cho ngành Dược học, các ngành còn lại sử dụng môn Sinh học. Đạt giải Nhất Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp QG sẽ được xét tuyển thẳng vào ngành Y học cổ truyền, Y học dự phòng.  Ngoài ra, thí sinh còn được xét tuyển thẳng vào các ngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Kỹ thuật hình ảnh Y học và Y tế công cộng nếu đạt thành tích tốt (không bắt buộc là giải Nhất) trong các cuộc thi nói trên. Yêu cầu: công trình đạt giải phải phù hợp với ngành đăng ký xét tuyển. Nếu có nhiều thí sinh bằng điểm nhau, trường sẽ xét tiêu chí phụ. TCP xem thêm tại trang web của trường. Về xét tuyển học bạ Đại học Y – Dược Huế Chính sách tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Y Dược – Huế xét tuyển học bạ cần những gì? Thời gian xét tuyển học bạ của UMP Đại học Y – Dược Huế nhận hồ sơ xét tuyển từ 01/4/2022 đến 17h00 ngày 31/5/2022. Thời gian xét học bạ năm 2023 – 2024 của trường dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023 Hồ sơ xét tuyển học bạ Đối với thí sinh đăng ký online Thí sinh sẽ truy cập vào website của trường để đăng ký. Lệ phí xét tuyển sẽ được miễn phí cho thí sinh. Dành cho các thí sinh đăng ký trực tiếp Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm phiếu ĐKXT theo mẫu của Đại học Huế. Lệ phí xét tuyển: Đối với hình thức xét tuyển học bạ cho Đại học HUE – UMP hoàn toàn miễn phí. Mức điểm chuẩn xét học bạ Đại học Y – Dược Huế quy định điểm chuẩn xét học bạ năm 2022 cụ thể như sau: Tên ngành Điểm chuẩn HB Y tế công cộng 20 Dự kiến năm 2023- 2024, mức điểm xét học bạ của trường sẽ tăng lên 1 – 2 điểm so với năm 2022 Xem thêm:  Trường Đại học Y Dược – Huế (Hue UMP) xét tuyển học bạ Trường Đại học Y Dược – Huế học mấy năm? Từ 4 năm đến 6 năm tùy vào ngành học Trường Đại học Y Dược – Huế học có dễ ra trường không? Điều này phụ thuộc vào khả năng học tập của bạn tại trường Trường Đại học Y Dược – Huế là trường công hay tư? Là trường hệ công lập Trường Đại học Y Dược – Huế tuyển sinh các ngành nào? Trong năm học mới này, trường Đại học Y Dược – Huế tổ chức đào tạo các ngành thuộc nhóm Y – Dược cụ thể như sau: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7720101 Y khoa 420 – B00 2 7720501 Răng – Hàm –Mặt 120 – B00 3 7720110 Y học dự phòng 60 – B00 4 7720115 Y học cổ truyền 120 – B00 5 7720201 Dược học 200 – A00 6 7720301 Điều dưỡng 250 – B00 7 7720302 Hộ sinh 50 – B00 8 7720601 Kỹ thuật xét nghiệm y học 160 – B00 9 7720602 Kỹ thuật hình ảnh y học 80 – B00 10 7720701 Y tế công cộng 20 20  B00 Học phí trường Đại học Y Dược – Huế là bao nhiêu Hiện tại vẫn chưa có cập nhật chính thức về Học phí năm 2023 của trường Đại học Y Dược – Đại học Huế. Dựa trên mức tăng học phí của những năm trở lại đây. Dự kiến mức học phí năm 2023 sẽ tăng 10% theo quy định của nhà trường. Tương đương tăng từ 1.500.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ cho cả năm học. Xem thêm: Học phí Trường Đại học Y Dược – Huế (Hue UMP) mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Y Dược – Huế chính xác nhất Bởi tỷ lệ cạnh tranh vào trường Đại học Y – Dược Huế mỗi năm luôn cao vì thế dự kiến điểm chuẩn đậu vào trường theo kết quả thi THPT năm 2022 vẫn cao như mọi năm và sẽ tăng một vài điểm ở một số ngành đào tạo. STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú 1 7720101 Y khoa B00 26.4 2 7720101_02 Y khoa B00 24.4 Xét điểm thi TN THPT kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế 3 7720501 Răng – Hàm –Mặt B00 26.2 4 7720110 Y học dự phòng B00 19 5 7720115 Y học cổ truyền B00 21 6 7720201 Dược học A00; B00 25.1 7 7720302 Điều dưỡng B00 19 8 7720301 Hộ sinh B00 19 9 7720601 Kỹ thuật xét nghiệm y học B00 19.3 10 7720602 Kỹ thuật hình ảnh y học B00 19 11 7720701 Y tế công cộng B00 16 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 1.5 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Trường Đại học Y Dược – Huế chính xác nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế có khả năng đào tạo nguồn nhân lực ngành Y – Dược ở trình độ đại học và sau đại học cho sinh viên, sử dụng việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành quả nghiên cứu và đào tạo và khám chữa bệnh. Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân cả nước.  Ngoài ra trường còn giúp sinh viên định hướng nghiên cứu và định hướng việc làm ngay sau khi ra trường. Tốt nghiệp Trường Đại học Y Dược – Huế có dễ xin việc không? Trường Đại học Y Dược Huế có tổ chức ngày hội tư vấn và tuyển dụng việc làm cho sinh viên của các ngành đào tạo hệ chính quy sau khi tốt nghiệp.  Đây là hoạt động thường niên của Nhà trường kể từ năm 2013 đến nay nhằm tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có cơ hội tiếp cận và lựa chọn vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị y tế tiếp cận tư vấn tuyển dụng. Review Đánh giá Trường Đại học Y Dược – Huế có tốt không? Từ xưa đến nay, cái tên Đại học Y Dược – Huế đã luôn được phụ huynh và các bạn học sinh tin tưởng lựa chọn khi theo đuổi con đường học tập ngành Y – Dược. Với nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường đã duy trì được vị trí cao trong suốt hành trình 60 năm qua. Trường Đại học Y Dược – Huế với tỷ lệ cạnh tranh đầu vào rất cao sẽ là điểm dừng chân lý tưởng, là nơi bồi dưỡng tri thức và y đức cho các bác sĩ, dược sĩ xuất chúng trong tương lai gần, góp phần đưa vị thế ngành Y tế nước ta sánh vai với các quốc gia tiên tiến khác. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Sức Khỏe Tỉnh/thành phố Miền Trung, Thừa Thiên Huế
655
2023-05-18
HUAF
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Review Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (HUAF) có tốt không? Trường Đại học Nông Lâm hướng đến mục tiêu đào tạo nên một nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng nghiên cứu và phát minh những sản phẩm khoa học – công nghệ tiên tiến, đem lại giá trị sử dụng cao nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn cho miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. 7.8Tốt Top 100 102 Phùng Hưng, phường Thuận Thành, Thành phố Huế 0234.3522.535 - 0234.3525.049 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.0 Cơ sở vật chất7.0 Môi trường HT7.5 Hoạt động ngoại khoá6.5 Cơ hội việc làm6.5 Tiến bộ bản thân7.0 Thủ tục hành chính8.0 Quan tâm sinh viên8.5 Hài lòng về học phí7.5 Sẵn sàng giới thiệu7.0 Đại học Nông lâm, Đại học Huế là một trong những cơ sở đào tạo uy tín để sinh viên trên cả nước theo học các nhóm ngành Nông nghiệp, Kỹ thuật. Từng nhận được Huân chương Lao động hạng Nhì và nhiều huân chương khen ngợi đáng quý khác, Đại học Nông Lâm Đại học Huế đã và đang đào tạo nên những kỹ sư nông nghiệp tương lai cho nước nhà, đóng góp một phần rất lớn trong việc phát triển nông thôn và đưa nông sản Việt Nam ra cường quốc năm châu. Nếu bạn hứng thú với Đại học Nông Lâm Đại học Huế, bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp được nhiều thắc mắc về trường đấy! Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (Tên viết tắt: HUAF) Tên Tiếng Anh: Hue University of Agriculture and Forestry Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, phường Thuận Thành, Thành phố Huế Website: https://huaf.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/truongdaihocnonglamhue/ Mã tuyển sinh: DHL Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0234.3522.535 – 0234.3525.049 Lịch sử phát triển Đại học Nông Lâm Đại học Huế có tiền thân là trường Đại học Nông nghiệp II Huế được thành lập vào năm 1983 trên cơ sở sát nhập hai trường Đại học Nông nghiệp II và Trường Cao đẳng Nông Lâm nghiệp Huế. Lúc mới đầu, trường có 2 khoa chính là Trồng trọt – Chăn nuôi. Đến năm 1969, sau khi đã hoạt động ổn định, trường thành lập thêm khoa Chung và Kinh tế nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên trong khu vực miền Trung. Mục tiêu phát triển Trường Đại học Nông Lâm hướng đến mục tiêu đào tạo nên một nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng nghiên cứu và phát minh những sản phẩm khoa học – công nghệ tiên tiến, đem lại giá trị sử dụng cao nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn cho miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế? Đội ngũ cán bộ Hiện nay, đội ngũ nhà trường có số lượng là: 402 cán bộ, trong đó có 265 cán bộ cơ hữu, 34 nghiên cứu viên và 33 lao động hợp đồng. Các giảng viên trong trường đều có học vị cao, bao gồm: 37 Giáo sư và Phó giáo sư, 105 Tiến sĩ, 204 Thạc sĩ và 67 giảng viên đang học bậc sau đại học. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất của Đại học Nông lâm đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của sinh viên và giảng viên nhà trường. HUAF có tổng diện tích đất đai vào khoảng 835.629 m2 với 58 phòng thí nghiệm, 7 phòng thực hành, 1 xưởng tập, 1 nhà tập đa năng, 1 phòng hội trường và 58 phòng học. Ngoài ra, phòng thư viện của nhà trường tương đối rộng với khoảng 9213 đầu sách phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên và giảng viên. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Đại học Nông Lâm Đại học Huế đưa ra chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng hoàn toàn dựa trên quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để tìm hiểu về chính sách này, bạn có thể xem tại Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian xét tuyển Nhà trường nhận hồ sơ theo lịch được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Trường tuyển chọn các học sinh đã tốt nghiệp THPT trên phạm vi toàn quốc. Phương thức tuyển sinh Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông (điểm học bạ). Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (điểm thi TN THPT) năm 2023.  Phương thức 3: Xét tuyển dựa theo phương thức riêng Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Các thí sinh thi vào trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế sẽ có các điều kiện để được nhận hồ sơ riêng dựa trên phương thức mà các thí sinh chọn, cụ thể: Đối với phương thức xét tuyển dựa trên học bạ THPT: Điểm Trung bình 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển >= 18 (chưa nhân hệ số và chưa cộng điểm ưu tiên). Đối với phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT: Tổng điểm 3 môn (đã bao gồm điểm ưu tiên) đạt trên mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển. Đối với phương thức xét tuyển thẳng: tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển >= 24 và tất cả các môn >= 6.5 điểm. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Nông lâm Đại học Huế học mấy năm? Một khóa học thường kéo dài từ 3-5 năm tùy vào chuyên ngành. Trường Đại học Nông lâm Đại học Huế học có dễ ra trường không? Tùy thuộc vào năng lực học tập của bạn tại trường Trường Đại học Nông lâm Đại học Huế là trường công hay tư Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế là trường đại học công lập Trường Đại học Nông lâm Đại học Huế tuyển sinh các ngành nào? Đại học Nông Lâm Đại học Huế có tất cả 23 ngành học khác nhau. Các ngành hot trong nhiều năm trở lại đây thường là: Thú Y, Công nghệ thực phẩm, Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học thủy sản… Sau đây là danh sách các ngành đào tạo, tổ hợp môn xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến của trường: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7620105 Chăn nuôi (Song ngành Chăn nuôi – Thú y) 40 40 B00, A02, D08, A00 2 7640101 Thú y 60 60 B00, A02, D08, A00 3 7540101 Công nghệ thực phẩm 50 50 B00, A00, C02, A02 4 7540106 Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm 20 20 B00, A00, C02, A02 5 7540104 Công nghệ sau thu hoạch 20 20 B00, A00, C02, A02 6 7580210 Kỹ thuật cơ sở hạ tầng 20 20 A00, B00, A10, A02 7 7520114 Kỹ thuật cơ điện tử 20 20 A00, B00, A10, A02 8 7510201 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 20 20 A00, B00, A10, A02 9 7620201 Lâm học (Lâm nghiệp) 20 20 B00, A00, D08, A02 10 7620211 Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm) 20 20 B00, A00, D08, A02 11 7620301 Nuôi trồng thủy sản 80 80 B00, A00, D08, A02 12 7620305 Quản lý thủy sản 20 20 B00, A00, D08, A02 13 7620302 Bệnh học thủy sản 20 20 B00, A00, D08, A02 14 7850103 Quản lý đất đai 40 40 A00, B00, C01, C04 15 7340116 Bất động sản 30 30 A00, B00, C00, C04 16 7620102 Khuyến nông 20 20 C00, B00, A00, C04 17 7620116 Phát triển nông thôn 20 20 C00, B00, A00, C04 18 7620110 Khoa học cây trồng 20 20  A00, B00, D08, A02 19 7620112 Bảo vệ thực vật 20 20  A00, B00, D08, A02 20 7620109 Nông học 20 20  A00, B00, D08, A02 21 7620118 Nông nghiệp công nghệ cao 20 20  A00, B00, D08, A02 22 7420203 Sinh học ứng dụng 20 20  A00, B00, D08, A02 23 7620119 Kinh doanh và khởi nghiệp nông thôn 20 20  A00, D01, C00, C04 Học phí của trường Đại học Nông lâm Đại học Huế là bao nhiêu Hiện tại vẫn chưa có cập nhật chính thức về học phí năm 2022 của trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế. Dự tính học phí của trường sẽ tăng khoảng 9%. Reviewedu sẽ cập nhật thông tin chính thức trong thời gian sớm nhất có thể. Nhằm hỗ trợ các bạn học sinh đưa ra được lựa chọn ngôi trường đúng đắn cho mình. Dưới đây là mức học phí dự tính của chúng tôi: Nhóm ngành Thuỷ sản và Nông – Lâm nghiệp: 343.000/tín chỉ; Nhóm ngành Môi trường và bảo vệ môi trường, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Thú y, Kiến trúc và xây dựng, Sản xuất và chế biến, Kinh doanh và quản lý: 403.000/tín chỉ. Dựa trên mức học phí các năm về trước, năm 2023, dự kiến tín chỉ sẽ tăng lên: Nhóm ngành Thuỷ sản và Nông – Lâm nghiệp: 400.000 VNĐ/tín chỉ Nhóm ngành Môi trường và bảo vệ môi trường, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Thú y, Kiến trúc và xây dựng, Sản xuất và chế biến, Kinh doanh và quản lý: 450.000 VNĐ/tín chỉ Mức thu này tăng 10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên đây chỉ là mức thu dự kiến, ban lãnh đạo trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế sẽ công bố cụ thể mức học phí ngay khi đề án tăng/giảm học phí được bộ GD&ĐT phê duyệt. Xem thêm: Học phí Đại học Nông lâm Đại học Huế Điểm chuẩn trường Đại học Nông lâm Đại học Huế chính xác nhất Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế công bố điểm trúng tuyển vào đại học hệ chính quy năm 2022 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT như sau: STT Tên ngành Mã ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú 1 Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm 7540106 A00, B00, A01, D01 15 Điểm thi TN THPT 2 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 7510201 A00, A01, A02, C01 15 Điểm thi TN THPT 3 Kỹ thuật cơ sở hạ tầng 7580210 A00, A01, A02, C01 15 Điểm thi TN THPT 4 Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm) 7620211 A00, B00, D08, A02 15 Điểm thi TN THPT 5 Kỹ thuật cơ điện tử 7520114 A00, A01, A02, C01 15 Điểm thi TN THPT 6 Công nghệ sau thu hoạch 7540104 A00, B00, A01, D01 15 Điểm thi TN THPT 7 Nuôi trồng thủy sản 7620301 A00, B00, D07, D08 16 Điểm thi TN THPT 8 Công nghệ thực phẩm 7540101 A00, B00, D07, C02 20 Điểm thi TN THPT 9 Bệnh học thủy sản 7620302 A00, B00, D07, D08 15 Điểm thi TN THPT 10 Phát triển nông thôn 7620116 A00, B00, D01, C00 15 Điểm thi TN THPT 11 Bảo vệ thực vật 7620112 A00, B00, D08, B04 15 Điểm thi TN THPT 12 Khoa học cây trồng 7620110 A00, B00, D08, B04 15 Điểm thi TN THPT 13 Quản lý đất đai 7850103 A00, D01, C00, C04 15 Điểm thi TN THPT 14 Bất động sản 7340116 A00, D01, C00, C04 15 Điểm thi TN THPT 15 Khuyến nông 7620102 A00, B00, D01, C00 15 Song ngành Khuyến nông và Phát triển nông thôn, Điểm thi TN THPT 16 Nông học 7620109 A00, B00, D08, B04 15 Điểm thi TN THPT 17 Chăn nuôi 7620105 A00, B00, D08, A02 16 song ngành Chăn nuôi – Thú y, Điểm thi TN THPT 18 Thú y 7640101 A00, B00, D08, A02 20 Điểm thi TN THPT 19 Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm 7540106 A00, B00, A01, D01, XDHB 18 Học bạ 20 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 7510201 A00, A01, A02, C01, XDHB 19 Học bạ 21 Kỹ thuật cơ sở hạ tầng 7580210 A00, A01, A02, C01, XDHB 18 Học bạ 22 Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm) 7620211 A00, B00, D08, A02, XDHB 18 Học bạ 23 Kỹ thuật cơ điện tử 7520114 A00, A01, A02, C01, XDHB 18 Học bạ 24 Công nghệ sau thu hoạch 7540104 A00, B00, A01, D01, XDHB 18 Học bạ 25 Nuôi trồng thủy sản 7620301 A00, B00, D07, D08, XDHB 20 Học bạ 26 Công nghệ thực phẩm 7540101 A00, B00, D07, C02, XDHB 22 Học bạ 27 Bệnh học thủy sản 7620302 A00, B00, D07, D08, XDHB 18 Học bạ 28 Phát triển nông thôn 7620116 A00, B00, D01, C00, XDHB 18 Học bạ 29 Bảo vệ thực vật 7620112 A00, B00, D08, B04, XDHB 18 Học bạ 30 Khoa học cây trồng 7620110 A00, B00, D08, B04, XDHB 18 Học bạ 31 Quản lý đất đai 7850103 A00, D01, C00, C04, XDHB 18 Học bạ 32 Bất động sản 7340116 A00, D01, C00, C04, XDHB 18 Học bạ 33 Khuyến nông 7620102 A00, B00, D01, C00 18 Học bạ, Song ngành Khuyến nông và Phát triển nông thôn 34 Nông học 7620109 A00, B00, D08, B04, XDHB 18 Học bạ 35 Chăn nuôi 7620105 A00, B00, D08, A02, XDHB 20 Học bạ, song ngành Chăn nuôi – Thú y 36 Thú y 7640101 A00, B00, D08, A02, XDHB 22 Học bạ 37 Nông nghiệp công nghệ cao 7620118 A00, B00, D08, B04 15 Điểm thi TN THPT 38 Nông nghiệp công nghệ cao 7620118 A00, B00, D08, B04, XDHB 18 Học bạ 39 Kinh doanh và khởi nghiệp nông thôn 7620119 A00, D01, C00, C04 15 Điểm thi TN THPT 40 Kinh doanh và khởi nghiệp nông thôn 7620119 A00, D01, C00, C04, XDHB 18 Học bạ 41 Lâm học (Lâm nghiệp) 7620205 A00, B00, D08, A02, XDHB 18 Học bạ 42 Quản lý thủy sản 7620305 A00, B00, D08, B04, XDHB 18 Học bạ 43 Lâm học (Lâm nghiệp) 7620205 A00, B00, D08, A02 15 Điểm thi TN THPT 44 Quản lý thủy sản 7620305 A00, B00, D08, B04 15 Điểm thi TN THPT Ghi chú: Tổ hợp xét tuyển: A00 ( Toán, Lý, Hóa ), A01( Toán, Vật lý, Anh), A02( Toán, lý, sinh), B00( Toán, Hóa, Sinh), D08( Toán, sinh, anh), D01( Toán, Văn, Anh), B04( Toán, Sinh, GDCD), C04( Toán, Văn, Địa lí), B03( Toán, sinh, văn) Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Nông lâm Đại học Huế chính xác nhất Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế xét học bạ cần những gì Phương thức xét tuyển dựa trên học bạ THPT: ĐTB của cả  3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển lớn hơn hoặc bằng ( >= 18 ) (chưa nhân hệ số và chưa cộng điểm ưu tiên). Dựa theo  phương thức xét tuyển được dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT: Tổng điểm 3 môn (đã bao gồm điểm ưu tiên) đạt trên mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển. Với phương thức xét tuyển thẳng: tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển >= 24 và tất cả các môn >= 6.5 điểm. Xem thêm: Đại học Nông lâm Đại học Huế xét tuyển học bạ Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường 100% Chương trình đào tạo Đại học và Sau Đại học của Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế được rà soát, điều chỉnh để đáp ứng chuẩn đầu ra, nhu cầu xã hội. Liên thông với các chương trình đào tạo các trường trong khối và tăng hội nhập quốc tế. Sinh viên năm thứ nhất đã được bố trí đi thực tập tiếp cận nghề nghiệp, từ năm thứ hai đến năm cuối được thực tập tại các doanh nghiệp, các cơ sở thực tiễn gắn với nghề nghiệp khi ra trường.  Có 6 Chương trình đào tạo được phát triển theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng do đối tác Hà Lan hỗ trợ và tư vấn gồm Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Công nghệ Rau – hoa quả và cảnh quan, Quản lý tài nguyên rừng, Lâm nghiệp đô thị, và Nuôi trồng thuỷ sản. Tốt nghiệp trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế có dễ xin việc không? Nhà trường hợp tác chặt chẽ với hơn 100 doanh nghiệp trong đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, trong tuyển dụng và xúc tiến cơ hội việc làm.  Hằng năm, Nhà trường luôn tổ chức ngày hội việc làm và có các văn phòng tuyển dụng trong suốt cả năm với quy mô trên 50 doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng tham gia và gần 1.500 vị trí việc làm thông báo tuyển dụng sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp.  Sinh viên Nhà trường sau khi được tuyển dụng có năng lực thích nghi công việc, có kỹ năng nghề nghiệp tốt để tìm việc làm trong và ngoài nước, có thể tự tạo việc làm và khởi nghiệp tốt. Review đánh giá Đại học Nông lâm Đại học Huế có tốt không? Với quá trình hơn 50 năm xây dựng và phát triển. Hiện nay, Đại học Nông Lâm Đại học Huế đã đào tạo hơn 27.000 kỹ sư, 1.500 thạc sĩ và hàng trăm tiến sĩ đã có nhiều bài luận, nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp, đóng một phần không nhỏ vào nền nông nghiệp nước nhà. Nếu bạn yêu thích những ngành Nông lâm và mong muốn trở thành kỹ sư nông nghiệp, đừng bỏ lỡ mái trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế nhé! Tỉnh/thành phố Miền Trung, Thừa Thiên Huế Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Khoa học sự sống, Kiến Trúc và Xây Dựng, Kỹ Thuật, Môi Trường và Bảo vệ Môi Trường, Nông , Lâm Nghiệp và Thủy Sản, Sản Xuất và Chế Biến, Thú Y
656
2023-09-14
Học viện Dân tộc
Review Học viện Dân tộc có tốt không? Học viện dân tộc năm 2016 theo Quyết định số 1562/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc. Học viện Dân tộc tiền thân là Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc đã trải qua một chặng đường dài gần 20 năm phát triển và không ngừng đổi mới. 7.5Tốt 150 Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội 0437.831.662 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.8 Cơ sở vật chất6.5 Môi trường HT7.0 Hoạt động ngoại khoá8.0 Cơ hội việc làm6.5 Tiến bộ bản thân8.0 Thủ tục hành chính9.0 Quan tâm sinh viên9.5 Hài lòng về học phí7.5 Sẵn sàng giới thiệu7.0 Học viện Dân tộc là cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục công lập thuộc Uỷ ban Dân tộc. Có rất nhiều thông tin thú vị xoay quanh ngôi trường này. Ngôi trường này có phải đào tạo riêng cho dân tộc thiểu số? Học phí như thế nào? Mức điểm chuẩn đầu vảo ra sao? Để biết rõ hơn về ngôi trường này, hãy cùng đội ngũ Review Edu tìm hiểu qua bài viết sau nhé Thông tin chung Tên trường: Học viện Dân tộc  Tên Tiếng Anh: Vietnam Academy for Ethnic Minorities (VAEM) Địa chỉ: Khu đô thị Dream Town, đường 70, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Website: hvdt.edu.vn Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100058285556195  Email tuyển sinh: [email protected] Mã trường: HVD Số điện thoại tuyển sinh: 0437.831.662 Mục tiêu và sứ mệnh Học viện Dân tộc với mục tiêu nghiên cứu về công tác Dân tộc đào tạo trình độ đại học, sau đại học. Góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số; cán bộ cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị; người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Lịch sử phát triển  Học viện dân tộc năm 2016 theo Quyết định số 1562/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc. Trường có tiền thân là Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc đã trải qua một chặng đường dài gần 20 năm phát triển và không ngừng đổi mới. Hiện nay, Học viện đang tiến hành xây dựng và lập đề án đào tạo các hệ dự bị đại học, đại học và sau đại học; thực hiện các hoạt động bồi dưỡng công chức, viên chức. Vì sao nên theo học tại trường Học viện Dân tộc? Đội ngũ cán bộ  Đội ngũ cán bộ của trường được đào tạo xuất sắc trên mọi lĩnh vực.  Đội ngũ giảng viên chiếm tỷ lệ ít nhất 65%.  Cán bộ trẻ: Dưới 40 tuổi đạt ít nhất 15%, 40 – 50 tuổi đạt khoảng 55 – 60 %, trên 50 tuổi: từ 20 – 30%.  Cán bộ là người dân tộc thiểu số đạt ít nhất 30%. Ngạch, bậc: giảng viên cao cấp và tương đương ít nhất 10%, giảng viên chính và tương đương ít nhất 50%. Cơ sở vật chất  Cơ sở vật chất của Học viện được đẩy mạnh gồm:  05 khoa chuyên môn;  07 phòng chức năng;  08 tổ chức nghiên cứu phát triển và đơn vị sự nghiệp trực thuộc gồm có 02 Viện nghiên cứu, 04 Trung tâm và 01 Tạp chí. Thông tin tuyển sinh của Học viện Dân tộc Thời gian xét tuyển  Theo quy định của Bộ GD&ĐT. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh  Trường tuyển sinh trên cả nước với những thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.  Phương thức tuyển sinh  Học viện Dân tộc tuyển sinh theo 2 phương thức sau;  Xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT  Xét tuyển dựa vào kết quả học tập trong học bạ THPT năm lớp 11 và lớp 12 Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và hồ sơ xét tuyển Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện được xét như sau: Xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại khá trở lên.Học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên.Có tổng điểm 3 bài/môn thi THPT (3 bài thi/ môn thi theo tổ hợp đăng ký xét tuyển) đạt ngưỡng điểm đầu vào của Học viện; Không có bài thi hay môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển bị điểm liệt.  Xét tuyển dựa vào kết quả học tập trong học bạ THPT năm lớp 11 và lớp 12: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Có hạnh kiểm 03 năm học THPT đạt loại khá trở lên.Học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên.Có tổng điểm trung bình 3 môn (theo tổ hợp đăng ký xét tuyển) của lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 15.0 điểm trở lên; hoặc lớp 12 và học kỳ 2 lớp 11 đạt từ 15.0 điểm trở lên. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Học viện Dân tộc tuyển sinh những ngành nào? Trường tuyển sinh những ngành sau:  Ngành  Mã ngành  Kinh tế giáo dục vùng Dân tộc thiểu số 7310101 (cấp tạm) Điểm chuẩn của Học viện Dân tộc chính xác nhất Học viện Dân tộc công bố điểm chuẩn năm 2022 – 2023 như sau:  Ngành  Điểm chuẩn Kinh tế giáo dục vùng Dân tộc thiểu số 15,5 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 0.5 đến 1 điểm so với năm học trước đó. Học phí của Học viện Dân tộc là bao nhiêu? Các bạn có thể tham khảo học phí của những năm trước như sau:  Theo đề án tuyển sinh năm 2022, mức học phí của học viện đã tăng lên so với năm trước nhưng không quá cao. Học phí năm học 2021: 240.000 vnđ/tín chỉ Học phí năm học 2022: 270.000 vnđ/tín chỉ Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Trường luôn tạo cơ hội tốt nhất cho sinh viên khi được đào tạo tại trường, giảng viên luôn giúp đỡ các bạn học hỏi, đưa lý thuyết vào thực tiễn. Luôn hợp tác với các doanh nghiệp địa phương để giúp đỡ các em tìm kiếm việc làm khi ra trường. Tốt nghiệp trường Học viện Dân tộc có dễ xin việc không? Nhà trường thường tổ chức các ngày hội việc làm nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên sắp ra trường có cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng để tìm việc làm và định hướng việc làm trong tương lai. Vì vậy sinh viên tốt nghiệp Học viện Dân tộc có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành nghề của mình. Review đánh giá Học viện Dân tộc có tốt không? Dựa vào những thông tin mà đội ngũ chuyên viên Review Edu đã tổng hợp. Có thể thấy Học viện Dân tộc là trường có sự đảm bảo về chất lượng giáo dục, chú trọng rèn luyện về kỹ năng sống. Đây được xem là một lựa chọn đáng để cân nhắc.  Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Kinh doanh và quản lý Tỉnh/thành phố Hà Nội
657
2023-06-04
HCE
Trường Đại học Kinh Tế – Huế
Review Trường Đại học Kinh Tế – Huế (HCE) có tốt không? Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế là một trong 8 trường đại học thành viên thuộc Đại học Huế. Ngôi trường này được thành lập theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 27/9/2002 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở Khoa Kinh tế, Đại học Huế. Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, trường Đại học Kinh tế Huế vẫn đang không ngừng phát triển toàn diện về quy mô, số lượng cũng như là chất lượng đào tạo. 8.4Xuất sắc Top 10 99 Hồ Đắc Di, Phường An Cựu, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế 0234 3691 333 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9.0 Cơ sở vật chất8.8 Môi trường HT8.4 Hoạt động ngoại khoá8.2 Cơ hội việc làm8.5 Tiến bộ bản thân8.0 Thủ tục hành chính8.7 Quan tâm sinh viên8.4 Hài lòng về học phí8.0 Sẵn sàng giới thiệu8.1 Là một trong những trường đại học có tuổi đời lâu năm tại mảnh đất cố đô Thừa Thiên Huế, Đại học Kinh tế – Huế là một trong những trường đào tạo tốt các môn học thuộc nhóm ngành Kinh tế như Thương mại điện tử, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh hay Logistics và quản lý chuỗi cung ứng… tại khu vực miền Trung. Đây là một trong những trường đại học trực thuộc Đại học Huế, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mục tiêu đào tạo đa ngành đa dạng của cụm đại học này. Sau đây là các thông tin cơ bản về Đại học Kinh tế – Huế mà các bạn học sinh cần nắm được trước khi đăng ký vào trường. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Huế (Tên tiếng Anh: University of Economics – Hue University) Địa chỉ: Cơ sở 1: 100 Phùng Hưng, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế Cơ sở 2: 99 Hồ Đắc Di, An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế Website: https://tuyensinh.hce.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/dhkinhte.hue Mã tuyển sinh: DHK Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0234.3691.333 Lịch sử phát triển Đại học Kinh tế – Huế có tiền thân là khoa Kinh tế Nông nghiệp của trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc. Năm 1984, trường tách ra thành Khoa Kinh tế, Đại học Nông nghiệp II Huế. Sau nhiều lần mở rộng và thay đổi quy mô, tới năm 2002, trường chính thức trở thành trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Huế. Trong hơn 50 năm tồn tại, trường Đại học Kinh tế – Huế không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, xứng đáng trở thành một cơ sở đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực kinh tế đạt chuẩn quốc gia. Chính vì vậy, vị thế và uy tín của trường đang ngày càng được nâng cao. Mục tiêu phát triển Trong thời gian sắp tới, trường Đại học Kinh tế – Huế hướng tới mục tiêu đem đến môi trường học tập, giảng dạy và nghiên cứu tiên tiến, hiện đại nhằm phát huy hơn nữa phương châm đào tạo của nhà trường và góp phần trong việc xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực và trên cả nước. Với nguyện vọng nâng cao chất lượng toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động, Đại học Kinh tế – Huế đã và đang trở thành một cơ sở đào tạo được đông đảo học sinh và phụ huynh tin tưởng và lựa chọn trong khu vực miền Trung. Vì sao nên theo học tại Trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Huế? Đội ngũ cán bộ Đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường dồi dào và có trình độ chuyên môn cao, với ban giám hiệu của trường là: Hiệu trưởng: PGS. TS. Trần Văn Hòa Các Phó Hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc PGS.TS. Trịnh Văn Sơn PGS.TS. Trương Tấn Quân Hiện nay, trường có tổng cộng 208 cán bộ, giảng viên. Trong đó, có 14 giáo sư, phó giáo sư; 33 Tiến sĩ, 118 Thạc sĩ và 43 giảng viên bậc cử nhân. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm hơn 79%. Ngoài ra, trường còn cử một số lượng tương đối giảng viên theo học nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Đây là một lực lượng đáng kể để bổ sung cho đội ngũ giảng viên tương lai, hứa hẹn nâng cao chất lượng cho công viên, nhân chức nhà trường. Cơ sở vật chất Đại học Kinh tế – Huế có 2 cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo đều đang được đưa vào hoạt động và có cơ sở vật chất hiện đại, khang trang. Cụ thể là: Với cơ sở 1 tại đường Phùng Hưng, phường Thuận Thành, thành phố Huế có 02 tòa nhà 2 tầng, phục vụ chủ yếu cho công tác học tập và rèn luyện đối với nghiên cứu sinh sau đại học. Tại Khu quy hoạch Trường Bia, phường An Tây, thành phố Huế có khu giảng đường 03 tầng để phục vụ việc học, khu hiệu bộ 03 tầng cho cán bộ quản lý nhà trường, thư viện, khu ký túc xá cho sinh viên và các công trình phụ trợ khác. Ngoài ra, khu hành chính đang được xây dựng nhằm đem lại sự thuận tiện tối đa cho sinh viên, cán bộ nhà trường. Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế Thời gian xét tuyển Từ ngày 15/06/2022 đến 17h00 ngày 31/07/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 6/2023 đến cuối tháng 7/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Sinh viên đã tốt nghiệp THPT trên địa bàn cả nước. Phương thức tuyển sinh Cũng như các trường đại học khác, hiện nay, trường có 4 phương thức tuyển sinh, bao gồm: Phương thức 1: Xét tuyển học bạ Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia. Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.  Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo quy định của Trường với các tiêu chí của riêng. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Để đảm bảo chất lượng đầu vào của trường, HCE đưa ra các yêu cầu cụ thể được áp dụng trong quá trình xét duyệt hồ sơ của mình. – Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ được công bố sau khi có kết quả thi THPT năm 2022. – Các nhóm ngành (từ 2 ngành đào tạo trở lên) có cùng tổ hợp xét tuyển môn và điểm chuẩn trúng tuyển, việc phân ngành học sẽ được thực hiện sau năm một đại học trên cơ sở các điều kiện và chỉ tiêu đào tạo của trường. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Năm nay, HCE tuyển sinh 10% chỉ tiêu đối với các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển bằng học bạ. Để được áp dụng chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của trường, bạn phải đáp ứng 1 trong các tiêu chí sau của trường: Là học sinh giỏi năm lớp 12. Đạt giải nhất, giải nhì, ba tại các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc cấp thành phố trực thuộc TW trong năm 2021, 2022 (môn đạt giải phải thuộc tổ hợp môn xét tuyển). Có chứng chỉ Tiếng Anh (thời gian được cấp bằng chưa quá 2 năm) với IELTS từ 5.0 trở lên hoặc TOEFL iBT >= 60 hoặc TOEFL ITP >= 500. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Kinh Tế Huế tuyển sinh các ngành nào? Hiện nay, Đại học Kinh tế – Huế đào tạo hầu hết tất cả các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế. Để tiếp nối truyền thống đa ngành, năm nay, Kinh tế – Huế tiếp tục chiêu mộ một số lượng không nhỏ sinh viên theo học tại các ngành học đang được đào tạo ở trường, nổi bật là: Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh thương mại, Quản trị kinh doanh, Marketing,… Sau đây là bảng hệ thống các ngành được tuyển sinh tại HCE: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7310101 Kinh tế 150 60 A00, A01, D01, C15 2 7620115 Kinh tế nông nghiệp 20 10 A00, A01, D01, C15 3 7310106 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 90 0 A00, A01, D01, C15 4 7340301 Kế toán 280 0 A00, A01, D01, C15 5 7340302 Kiểm toán 100 0 A00, A01, D01, C15 6 7340405 Hệ thống thông tin quản lý (Chuyên ngành Tin học kinh tế) 60 0 A00, A01, D01, C15 7 7310107 Thống kê kinh tế 60 0 A00, A01, D01, C15 8 7340121 Kinh doanh thương mại 120 0 A00, A01, D01, C15 9 7340122 Thương mại điện tử 60 0 A00, A01, D01, C15 10 7340101 Quản trị kinh doanh 250 0 A00, A01, D01, C15 11 7340115 Marketing 150 0 A00, A01, D01, C15 12 7340404 Quản trị nhân lực 50 0 A00, A01, D01, C15 13 7340201 Tài chính – Ngân hàng 100 0 A00, A01, D01, C15 14 7310102 Kinh tế chính trị (Miễn học phí) 40 0 A00, A01, D01, C15 15 7310101CL Kinh tế(Chất lượng cao) 30 0 A00, A01, D01, C15 16 7340302CL Kiểm toán (Chất lượng cao) 30 0 A00, A01, D01, C15 17 7340101CL Quản trị kinh doanh (Chất lượng cao) 50 0 A00, A01, D01, C15 18 7349001 Tài chính – Ngân hàng (Rennes) (chương trình liên kết đào tạo) 20 10 A00, A01, D01, C15 19 7903124 Song ngành Kinh tế – Tài chính (Sydney) (chương trình liên kết đào tạo) 30 10 A00, A01, D01, C15 20 7349002 Quản trị kinh doanh(Ireland) (chương trình liên kết đào tạo) 30 10 A00, A01, D01, C15 Điểm chuẩn Trường Đại học Kinh Tế Huế chính xác nhất Đại học Kinh tế – đại học Huế đã chính thức công bố điểm chuẩn hệ đại học chính quy. Thông tin chi tiết điểm chuẩn của từng ngành và từng phương thức xét tuyển các bạn hãy xem tại bài viết này. Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển (KQ thi THPT) Kinh tế A00, A01, D01, C15 15 Kinh tế chính trị A00, A01, D01, C15 15 Thống kê kinh tế A00, A01, D01, C15 15 Quản trị kinh doanh A00, A01, D01, C15 20 Marketing A00, A01, D01, C15 20 Kinh doanh thương mại A00, A01, D01, C15 18 Thương mại điện tử A00, A01, D01, C15 18 Tài chính – Ngân hàng A00, A01, D01, C15 17 Kế toán A00, A01, D01, C15 18 Kiểm toán A00, A01, D01, C15 18 Quản trị nhân lực A00, A01, D01, C15 20 Hệ thống thông tin quản lý A00, A01, D01, C15 15 Kinh doanh nông nghiệp A00, A01, D01, C15 15 Kinh tế nông nghiệp A00, A01, D01, C15 15 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng A00, A01, D01, C15 15 Kinh tế quốc tế A00, A01, D01, C15 15 Kinh tế (CLC) A00, A01, D01, C15 15 Quản trị kinh doanh (CLC) A00, A01, D01, C15 18 Tài chính – Ngân hàng (CLC) A00, A01, D01, C15 17 Kiểm toán (CLC) A00, A01, D01, C15 18 Hệ thống thông tin quản lý(CLC) A00, A01, D01, C15 15 Tài chính – Ngân hàng (Chương trình liên kết đào tạo) A00, A01, D01, C15 15 Quản trị kinh doanh (Chương trình liên kết đào tạo) – 16 Song ngành Kinh tế – Tài chính (Chương trình liên kết đào tạo) – 15 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn của Trường Đại học Kinh Tế Huế là bao nhiêu? Học phí của Trường Đại học Kinh Tế Huế là bao nhiêu? Tùy thuộc vào chương trình đào tạo và các ngành học mà học phí sẽ có sự chênh lệch nhau. Sau đây là các thông tin chi tiết về học phí của trường: Đối với ngành Kinh tế chính trị: Miễn phí học phí. Đối với ngành Tài chính – Ngân hàng liên kết đồng cấp bằng với trường Đại học Rennes (Cộng Hòa Pháp): 15 triệu/học kỳ. Học phí sẽ không tăng, giảm trong cả 4 năm học. Ngành Quản trị kinh doanh liên kết đào tạo với Đại học Công nghệ Dublin – Ireland: 15 triệu/học kỳ trong năm học đầu tiên và sẽ tăng dần theo lộ trình tăng học phí theo quy định của nhà nước. Đối với song ngành Kinh tế – Tài chính: Năm 1: 10 triệu/học kỳ. Năm 2: 10,5 triệu/học kỳ. Năm 3: 11 triệu/học kỳ. Năm 4: 11.5 triệu/học kỳ. Đối với hệ chương trình đại trà: 320.000 đồng/tín chỉ. Đối với hệ chương trình chất lượng cao: 440.000 đồng/tín chỉ, sẽ tăng dần theo lộ trình tăng học phí của Chính phủ. Dựa trên mức học phí các năm về trước, năm 2023, dự kiến sinh viên sẽ phải đóng: Đối với chương trình đại trà: 385.000 VND/tín chỉ. Ngành Kinh tế chính trị: miễn học phí. Chương trình chất lượng cao: 530.000 VNĐ/tín chỉ. Mức học phí sẽ điều chỉnh theo lộ trình tăng học phí của Chính phủ. Ngành Tài chính – Ngân hàng liên kết đồng cấp bằng với trường Đại học Rennes I Cộng hòa Pháp: 36.300.000 VNĐ/năm và không thay đổi trong toàn khóa học (kể cả năm cuối học tại Pháp). Ngành Quản trị kinh doanh liên kết đào tạo với Đại học Công nghệ Dublin – Ireland: Học phí 18.150.000 VNĐ/học kỳ trong năm học đầu tiên. Học phí những năm tiếp theo có thể điều chỉnh theo lộ trình tăng học phí theo quy định hiện hành. Mức thu này tăng 10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên đây chỉ là mức thu dự kiến, ban lãnh đạo Trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Huế sẽ công bố cụ thể mức học phí ngay khi đề án tăng/giảm học phí được bộ GD&ĐT phê duyệt. Xem thêm: Học phí của Trường Đại học Kinh Tế Huế là bao nhiêu? Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường? Học phí luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm khi xét tuyển nguyện vọng. Trường Đại học Kinh tế Huế là trường công lập và không nằm trong danh sách 23 trường học tự chủ tài chính nên học phí được Nhà nước hỗ trợ khá nhiều, hơn thế Huế Nổi tiếng với đồ ăn ngon bổ rẻ nên việc sinh hoạt cũng rất đỡ tốn kém. Ngoài ra, đăng ký xét tuyển vào học ngành Kinh tế chính trị bạn sẽ được miễn học phí trong suốt thời gian học (trừ chi phí học lại). Nhiều giảng viên của nhà trường hiện là chuyên gia hoặc đang trực tiếp kinh doanh, thực hiện hoạt động tư vấn cho các doanh nghiệp trên địa bàn và trong khu vực. Như vậy sẽ giúp các bạn sinh viên của trường càng yêu mến hơn lĩnh vực kinh tế và ngành học của mình bởi tính thực tế và ứng dụng cao được các thầy cô truyền đạt trong quá trình học tập. Hoạt động hợp tác quốc tế  cùng với các quan hệ hợp tác với hơn 40 trường đại học và tổ chức quốc tế, thực hiện bốn chương trình liên kết đào tạo đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài và ký nhiều thỏa thuận hợp tác với các trường đại học quốc tế. Tốt nghiệp trường Trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Huế  có dễ xin việc không? Sau 1 năm sinh viên ra trường, trường đã tiến hành khảo sát tình hình có việc làm và các chỉ số đánh giá khác từ doanh nghiệp, với mục đích có được cái nhìn khách quan về cơ hội việc làm của các sinh viên sau khi tốt nghiệp. Theo số liệu thống kê thì có 91,9% sinh viên đã có được việc làm, trong đó có nhiều ngành học có tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt trên 95%, có 83,6% số sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm trong 6 tháng đầu tiên. Bên cạnh đó sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế Chính trị có thể làm việc trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước, trong các học viện và nhà trường, các cơ quan khoa học, các tổ chức kinh tế – chính trị – xã hội. Trường có tóp 04 ngành học đạt tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt rất cao ngay sau khi tốt nghiệp ra trường, đó là: Ngành Kinh tế Nông nghiệp – Tài chính (96,43%), ngành Quản trị kinh doanh (95%,) ngành Kế toán (93,55%); ngành Tài chính – Ngân hàng (92,06%). Review đánh giá Trường Đại học Kinh Tế Huế có tốt không? Với việc hợp tác với hơn 40 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế như EEPSEA, EAERE, EAAERE, SUMERNET… HCE đóng vai trò là một cầu nối quan trọng giúp sinh viên của trường vươn mình ra quốc tế. Bên cạnh các dự án trong nước, Đại học Kinh tế – Huế còn tham gia vào các dự án đào tạo bậc cử nhân, thạc sĩ cùng với sự song hành của các trường đại học trên thế giới như Cơ quan Đại học Pháp Ngữ, Đại học Roskilde (Đan Mạch), Đại học Durham (Anh), Đại học Rome (Ý)… hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Vậy nên, nếu bạn muốn có nhiều trải nghiệm tuyệt vời khi tham gia học các ngành thuộc khối ngành Kinh tế, Đại học Kinh tế – Huế là một điểm đến lý tưởng cho bạn! Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh và quản lý, Nông , Lâm Nghiệp và Thủy Sản Tỉnh/thành phố Miền Trung, Thừa Thiên Huế
658
2022-12-17
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Review Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có tốt không? Học viện có nhiều hệ lớp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác nhau và được quyền cấp các loại bằng tốt nghiệp: Cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị, cử nhân chuyên ngành Báo chí, xuất bản, xã hội học, tổ chức, kiểm tra… và thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành lý luận chính trị, xã hội và nhân văn. 8.4Tốt 100 135 Đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội 04 7564434 - 04 8361039 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.0 Cơ sở vật chất8.2 Môi trường HT7.5 Hoạt động ngoại khoá7.0 Cơ hội việc làm6.7 Tiến bộ bản thân8.2 Thủ tục hành chính9.0 Quan tâm sinh viên9.2 Hài lòng về học phí7.1 Sẵn sàng giới thiệu6.8 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Vậy ngôi trường này có gì đặc biệt? Mức điểm chuẩn và học phí của trường có cao không? Làm thế nào để có thể theo học tại ngôi trường này? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Thông tin chung Tên: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.  Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Ho Chi Minh National Academy of Politics (viết tắt là HCMA). Trụ sở chính: 135 Đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04 7564434 – 04 8361039 Email: [email protected] Fax:04 8361194 Website: www.npa.org.vn; www.hcma.vn Lịch sử hình thành và phát triển Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đây là đơn vị tài chính cấp Ià trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, trung, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước, cán bộ khoa học chính trị và hành chính của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội. Ngoài ra đây còn được xem là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Lý luận Mac – Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; nghiên cứu đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghiên cứu về các khoa học chính trị. Tên gọi qua các thời kỳ Trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái Quốc (1949 – 1962); Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (1962- 1975); Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc (1975 – 1986); Học viện Khoa học Xã hội Nguyễn Ái Quốc, gọi tắt là Học viện Nguyễn Ái Quốc (1986 – 1993); Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1993 – 2007);[2] Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2007 – 2013) Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2014 – nay). Mục tiêu phát triển Học viện có nhiều hệ lớp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác nhau và được quyền cấp các loại bằng tốt nghiệp: Cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị, cử nhân chuyên ngành Báo chí, xuất bản, xã hội học, tổ chức, kiểm tra… và thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành lý luận chính trị, xã hội và nhân văn.  Học viện là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu về khoa học chính trị, có khả năng tổ chức nghiên cứu các chương trình khoa học cấp Nhà nước, đề tài khoa học cấp bộ, cấp cơ sở; các đề tài và các dự án khoa học quan trọng.  Hiện tại, hàng năm Học viện triển khai nghiên cứu khoảng 80 – 100 đề tài khoa học các loại; tham gia tổng kết thực tiễn góp phần bổ sung, phát triển lý luận. Vì sao nên theo học tại trường Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh? Đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Học viện có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và phẩm chất đạo đức tốt; luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, giảng dạy; tích cực nghiên cứu, đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và tham gia nghiên cứu khoa học, đáp ứng tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Học viện có 7 Nhà giáo Nhân dân, 24 Nhà giáo Ưu tú. Hiện nay,  có 01 Giáo sư, 42 Phó Giáo sư, 96 Tiến sĩ, 275 Thạc sĩ.  Năm học 2021 – 2022, nhiều tập thể sư phạm và giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục được các cấp khen thưởng. Có 03 tập thể được tặng Cờ thi đua, 10 tập thể được tặng danh hiệu Đơn vị Quyết thắng, 04 tập thể được tặng danh hiệu đơn vị tiên tiến; 08 giảng viên được phong tặng danh hiệu giảng viên giỏi cấp bộ, 60 giảng viên được phong tặng danh hiệu giảng viên giỏi cấp Học viện, 04 giảng viên được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công nhận đạt chuẩn Phó Giáo sư; 02 đồng chí được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân; 06 tập thể, 17 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; 01 tập thể, 01 cá nhân được tặng Bằng khen của Tổng cục Chính trị; 01 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ Tổng Tham mưu; 24 đồng chí được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; 123 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến. Cơ sở vật chất Có sở vật chất tại trường được trang bị đầy đủ và hiện đại. Hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông và những thiết bị khác sẽ đảm bảo chất lượng, nhu cầu học tập, nghiên cứu của cả giảng viên và sinh viên. Hệ thống thư viện và phòng học hiện đại, các đầu sách, báo, tạp chí đa dạng là nguồn tư liệu cần thiết cho mỗi hoạt động nghiên cứu, học tập của sinh viên. Thông tin tuyển sinh của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Đối tượng tuyển sinh Thí sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông Quốc gia hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt  điểm chuẩn học viện Hành Chính Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh có thể tham gia xét tuyển. Chuyên ngành đào tạo Dưới đây là danh sách các chuyên ngành đào tạo của trường Học viện Hành chính Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Quản lý nhà nước Quản lý  đô thị Quản lý nhân sự  Quản lý xã hội Quản lý Tài chính công Chính sách công Quản lý kinh tế Quản lý công Thanh tra Hiện nay theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trường Học viện Hành chính Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức xét tuyển các khối và tổ hợp môn rất đa dạng là điều kiện tốt để thí sinh có thể tự do lựa chọn các tổ hợp môn và khối thi phù hợp với năng lực và và sở thích. Từ đó là cơ sở quan trọng giúp thí sinh xây dựng kế hoạch học tập một cách khoa học và chính xác để đạt điểm chuẩn học viện Hành Chính Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh Các khối thi xét tuyển Trường tuyển sinh dựa vào các khối học như: Khối A00 bao gồm Toán, Lý, Hóa Khối A01 bao gồm Toán, Lý, Anh Khối C00 bao gồm Văn, Sử, Địa Khối D01 bao gồm Toán, Văn, Anh Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tuyển sinh những ngành nào  Học viện tổ chức tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ 19 ngành với tổng số 1.590 chỉ tiêu và trình độ tiến sĩ gồm 16 ngành với tổng số 285 chỉ tiêu. Cụ thể như sau: TT Ngành đào tạo Thạc sĩ Tiến sĩ Mã ngành Chỉ tiêu Mã ngành Chỉ tiêu 1 Chính sách công 8340402 100 9310201 20 2 Chính trị học 8310201 100     3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 8229008 30 9229008 10 4 Hồ Chí Minh học 8310204 30 9310204 20 5 Kinh tế chính trị 8310102 120 9310102 30 6 Kinh tế phát triển 8310105 60 9310105 10 7 Lãnh đạo học 8340408 100     8 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 8229015 30 9229015 15 9 Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật 8380106 200 9380106 30 10 Pháp luật về quyền con người 8380109 100 Thí điểm 15 11 Quan hệ quốc tế 8310206 60     12 Quản lý kinh tế 8340410 200 9340410 30 13 Quản lý văn hóa 8319042 60     14 Tôn giáo học 8229009 30 9229009 15 15 Triết học (CNDVBC&CNDVLS) 8229001 60 9229002 15 16 Văn hóa học 8229040 30 9229040 20 17 Xã hội học 8310301 30 9310301 20 18 Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước 8310202 200 9310202 25 19 Quản lý nhà nước Thí điểm 50     20 Mỹ học     9229007 5 21 Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc     9229012 5 Điểm chuẩn của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chính xác nhất Hiện tại Trường chỉ nhận đào tạo các cấp sau Đại học. Vậy nên mức điểm đầu vào của trường không được công bố. Đội ngũ ReviewEdu sẽ liên tục cập nhật mới nhất cho bạn. Học phí của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là bao nhiêu Hiện tại trường chưa công bố mức học phí khi theo học. Đội ngũ ReviewEdu sẽ liên tục cập nhật mới nhất cho bạn. Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Trường Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Namnên mức đầu tư cho trường cũng được quan tâm hơn. Giảng viên của Học viên được cử đi học tập, kiến tập thường xuyên để nâng cao chuyên môn giảng dạy chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo.  Nhà trường cũng hợp tác với rất nhiều cơ sở trên thế giới để nâng cao chất lượng đào tạo giảng dạy và chương trình đào tạo của mình. Vì vậy sinh viên luôn được ưu ái và hưởng rất nhiều quyền lợi Tốt nghiệp trường Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có dễ xin việc không? Học viên của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ được nhà trường sắp xếp chỗ làm phù hợp với chuyên ngành đã theo học tại trường. Đây là điều là chúng ta chỉ có thể tìm thấy tại hệ thống các trường đại học liên quan và đào tạo lực lượng vũ trang nhân dân như công an và quân đội với chất lượng đào tạo và chương trình đào tạo được đánh giá cao.  Đặc biệt, mức thu nhập của ngành này thì bạn cũng không phải lo nghĩ và ngoài ra, bạn cũng sẽ được hưởng các chế độ chính sách phù hợp, ưu tiên.  Review đánh giá Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có tốt không  Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Vậy nên để có thể theo học tại trường, các bạn cần chuẩn bị cho bản thân những kiến thức cùng những kỹ năng phù hợp. Chúc các bạn đạt được kết quả tốt! Hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học Khối ngành An Ninh, Quốc Phòng, Báo chí và thông tin, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và hành vi Tỉnh/thành phố Hồ Chí Minh
659
2022-07-10
HUCFL
Trường Đại học Ngoại ngữ – Huế
Review Trường Đại học Ngoại ngữ – Huế (HUCFL) có tốt không? Đại học Ngoại ngữ Huế là một trong những trường thành viên của Đại học Huế. Ngôi trường này được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm của Việt Nam. Trường được thành lập ngày 13/07/2004 trên cơ sở sáp nhập các khoa và tổ ngoại ngữ từ 6 trường thành viên của Đại học Huế. Hiện nay, với bề dày truyền thống gần 50 năm kể từ năm 1957, trường đại học Ngoại Ngữ Huế vẫn đang phát triển không ngừng, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao về ngôn ngữ trong khu vực cũng như trên cả nước. 8.5Xuất sắc Top 10 57 Nguyễn Khoa Chiêm, Phường An Cựu, thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên - Huế 091 498 69 49 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9.2 Cơ sở vật chất8.5 Môi trường HT8.6 Hoạt động ngoại khoá8.0 Cơ hội việc làm8.3 Tiến bộ bản thân8.7 Thủ tục hành chính8.0 Quan tâm sinh viên8.4 Hài lòng về học phí8.8 Sẵn sàng giới thiệu8.6 Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế là một trong những trường Đại học được đông đảo học sinh trong địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung lựa chọn theo học. Có được sự tin tưởng đó là nhờ vào lịch sử lâu đời của trường cũng như những thành tựu đáng kể trong quá trình hình thành và phát triển của mình. Nằm trong nhóm Đại học Huế từng được xếp vào hạng 351 – 400 trường đại học tốt nhất Châu Á và đứng thứ 16 trong nước tại bảng xếp hạng uniRank năm 2018, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế (HUCFL) là một sự lựa chọn đáng để bạn tìm hiểu và theo đuổi. Sau đây là các thông tin cơ bản về trường. Thông tin chung Tên trường: Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế (University of Foreign Languages – Hue University) Địa chỉ: 57 Nguyễn Khoa Chiêm, thành phố Huế Website: https://hucfl.edu.vn/vi/ và trang thông tin tuyển sinh: https://tuyensinh.hucfl.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/dhnnhue/ Mã tuyển sinh: DHF Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 091 498 69 49 Lịch sử phát triển Đại học Ngoại ngữ – Huế xuất phát từ 2 ban Sư Phạm và Văn Khoa của Viện Đại học Huế, thành lập năm 1957. Mãi đến khi đất nước được thống nhất, Viện Đại học Huế được tách ra thành nhiều trường Đại học khác nhau, trong đó bao gồm Đại học Sư Phạm Huế. Chính bởi sự lớn mạnh không ngừng của ban Anh văn và ban Pháp văn của trường, Đại học Sư Phạm Huế quyết định sáp nhập hai ban thành khoa Ngoại ngữ. Trong những năm kế tiếp, Khoa Ngoại ngữ không ngừng triển khai các ban Tiếng Nga, Tiếng Trung… Sau nhiều lần thay đổi và mở rộng quy mô, ngày 13/07/2004, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế được thành lập dựa theo quyết định của Thủ tướng chính phủ. Mục tiêu phát triển Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế hướng đến mục tiêu triển khai các ngành đào tạo ngôn ngữ ở bậc đại học của trường, giúp người học dễ dàng tiếp cận những kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa và văn học nước ngoài. Trường còn tạo điều kiện trong việc rèn luyện và phát huy năng lực ngôn ngữ đạt chuẩn C1 Châu Âu. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được đảm bảo đủ trình độ nghiệp vụ về giảng dạy ở các bậc học, công tác biên – phiên dịch ở mọi lĩnh vực trong xã hội. Trên hết, học tập ở trường giúp sinh viên bước đầu xây dựng kỹ năng nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học hoặc văn hoá nước ngoài, có thể hành nghề trong các hoạt động dịch vụ như hướng dẫn du lịch, ngoại giao, thương mại… Vì sao nên theo học tại trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế? Đội ngũ giảng viên Cho đến thời điện hiện tại, trường có không dưới 300 cán bộ và giảng viên cơ hữu với 4 PGS, 37 tiến sĩ, 158 thạc sĩ và 35 giảng viên chính. Ngoài ra, nhà trường còn đón nhận nhiều giảng viên từ các quốc gia khác nhau đến giảng dạy theo chương trình tình nguyện hoặc trao đổi giáo viên với các trường Đại học nước ngoài nhằm đem đến cho sinh viên những trải nghiệm học tập và nghiên cứu chất lượng cao.  Cơ sở vật chất Khuôn viên trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế có độ rộng 6.6 ha. Trong khuôn viên nhà trường có khu nhà Hiệu bộ 03 tầng và 03 giảng đường sử dụng thang máy. Trường có tất cả 75 phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, đa chức năng để việc học tập và giảng dạy diễn ra suôn sẻ nhất. Thư viện Trường có trên 16.000 đầu sách về nhiều chủ đề khác nhau xoay quanh Ngôn ngữ cùng nhiều tài liệu tham khảo dạng điện tử. Dự án ngoại ngữ Quốc gia 2020 trang bị hơn 2500 đầu sách có giá trị được sản xuất và phân phối từ các NXB hàng đầu trên thế giới. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế Thời gian tuyển sinh Để nộp hồ sơ, thí sinh có thể lựa chọn hai phương án: đăng ký xét tuyển trực tuyến hoặc đăng ký xét tuyển trực tiếp. Thời gian nhận hồ sơ của hai phương thức trên đều theo lịch của Bộ GD&ĐT. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng tuyển sinh HUCFL nhận hồ sơ của tất cả các bạn học sinh đã tốt nghiệp THPT trên phạm vi cả nước. Phương thức tuyển sinh Năm 2023, HUCFL quy định rạch ròi các phương thức tuyển sinh chính thống của trường với 4 phương thức: Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ (đối với thí sinh tốt nghiệp THPT vào năm 2023 và những năm trước đó) bằng cách lấy điểm trung bình của ba môn trong tổ hợp xét tuyển của học kỳ 1, học kỳ 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Xét tuyển dựa vào kết quả của bài thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển dựa trên quy chế tuyển sinh được Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành. Ưu tiên xét tuyển theo các quy định riêng của trường. Các yêu cầu dành cho thí sinh có nguyện vọng được ưu tiên xét tuyển theo quy định của trường được HUCFL đưa ra một cách cụ thể và nghiêm ngặt đối với từng ngành học khác nhau. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Đối với các ngành Sư Phạm, điểm đảm bảo chất lượng đầu vào được đưa ra theo phương thức xét tuyển mà bộ GD-ĐT quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học 2022. Đối với các ngành còn lại: Xét theo điểm học bạ (cách tính đã được đề cập ở trên) Xét theo kết quả bài thi tốt nghiệp THPT: lấy điểm tổng 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đã được Đại học Huế phê duyệt. Xét theo phương thức tuyển sinh ưu tiên của trường. Đối với Sư Phạm Anh, Ngôn ngữ Trung và Quốc tế học, HUCFL đưa ra các tiêu chí phụ, cụ thể là: Đối với phương thức xét điểm học bạ: Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điểm tiếng Anh (không nhân hệ số) >= 7.5 điểm đối với Sư phạm Tiếng Anh, >= 6.5 điểm đối với Ngôn ngữ Trung Quốc và >= 6.0 điểm đối với ngành Quốc tế học. Đối với phương thức xét kết quả bài thi tốt nghiệp THPT: Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điểm tiếng Anh (không nhân hệ số) >= 5 điểm. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Hiện tại, trường áp dụng chính sách tuyển thẳng dựa trên quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ giáo dục – Đào tạo. Đối với việc ưu tiên xét tuyển, HUCFL sẽ xem xét hồ sơ và ưu tiên xét tuyển các thí sinh thỏa mãn các tiêu chí riêng của trường. Tùy thuộc vào ngành bạn muốn theo học mà trường sẽ có các tiêu chí riêng, tuy nhiên, sau đây là một vài thông tin chung về các điều kiện để được ưu tiên xét tuyển: Ưu tiên xét tuyển dựa vào kết quả học bạ hoặc điểm thi THPT 2022 đi cùng với các chứng chỉ quốc tế. Ưu tiên xét tuyển thí sinh mang quốc tịch Việt Nam theo học và tốt nghiệp THPT ở nước ngoài. Ưu tiên xét tuyển thí sinh có kết quả học tập lớp 12 đạt loại giỏi trở lên vào tất cả các ngành. Ưu tiên xét tuyển thí sinh có giải Nhất, giải Nhì hoặc Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc thành phố thành các thành phố trực thuộc trung ương trong vòng 3 năm kể từ năm 2021. Lưu ý, mỗi ý trong các chính sách ưu tiên xét tuyển, trường còn đưa ra các điều kiện phụ khác. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Ngoại ngữ Huế học mấy năm? Khung đào tạo từ 3,5 năm đến 5 năm tùy thuộc vào chuyên ngành của mình Trường Đại học Ngoại ngữ Huế học có dễ ra trường không? Phụ thuộc vào năng lực học tập và số tín chỉ bạn đăng ký trong kỳ Trường Đại học Ngoại ngữ Huế là trường công hay tư? Trường Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Huế là trường công lập Trường Đại học Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế tuyển sinh các ngành nào? Năm nay, Đại học Ngoại ngữ hoan nghênh các thí sinh trên toàn quốc tham gia xét tuyển vào các ngành học đang được đào tạo tại trường, nổi bật như: Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Quốc tế học, Việt Nam học,… Sau đây là tổng chỉ tiêu của các ngành và tổ hợp xét tuyển môn đối với từng ngành. STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7140231 Sư phạm Tiếng Anh 50  -100 50 – 100 D01; D14; D15 2 7140233 Sư phạm Tiếng Pháp 5 – 15 5 – 15 D03; D01; D44; D15 3 7140234 Sư phạm Tiếng Trung Quốc 5 – 15 5 – 15 D04; D01; D45; D15 4 7310630 Việt Nam học 30 – 50 30 – 50 D01; D14; D15 5 7220201 Ngôn ngữ Anh 220 – 440 220 – 440 D01; D14; D15 6 7220202 Ngôn ngữ Nga 20 – 30 20 – 30 D02; D01; D42; D15 7 7220203 Ngôn ngữ Pháp 30 – 70 30 – 70 D03; D01; D44 8 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc 90 – 190 90 – 190 D04; D01; D45; D15 9 7220209 Ngôn ngữ Nhật 70 – 150 70 – 150 D06; D01; D43; D15 10 7220210 Ngôn ngữ Hàn Quốc 60 – 90 60 – 90 D01; D14; D15 11 7310601 Quốc tế học 30 – 50 30 – 50 D01; D14; D15 Học phí của trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế là bao nhiêu Dựa vào thông tin tuyển sinh được đăng tải từ website nhà trường. Vào năm học 2022, Nhà trường dự kiến thu 320.000 VNĐ/1 tín chỉ.  Bình quân một sinh viên sẽ đóng khoảng 12.000.000 VNĐ/năm học. Trong các năm học tiếp theo, mức học phí dự kiến tăng từ 10-15% trong 1 năm. Dựa trên mức học phí các năm về trước, năm 2023, dự kiến sinh viên sẽ phải đóng khoảng 350.000 VNĐ/tín chỉ. Mức thu này tăng 10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên đây chỉ là mức thu dự kiến, ban lãnh đạo trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế sẽ công bố cụ thể mức học phí ngay khi đề án tăng/giảm học phí được bộ GD&ĐT phê duyệt. Các bạn có thể tham khảo thông tin tại: Học phí trường đại học Ngoại ngữ – Huế mới nhất. Điểm chuẩn của trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế chính xác nhất Điểm chuẩn của Trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Huế như sau TT Tên ngành Mã ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú 1 Sư phạm Tiếng Trung Quốc 7140234 D01, D15, D04, D45 23 Điểm thi TN THPT 2 Sư phạm Tiếng Pháp 7140233 D01, D15, D03, D44 19 Điểm thi TN THPT 3 Ngôn ngữ Trung Quốc 7220204 D01, D15, D04, D45 21 Điểm thi TN THPT 4 Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 D01; D14; D15 21.5 Điểm thi TN THPT 5 Sư phạm Tiếng Anh 7140231 D01; D14; D15 19 Điểm thi TN THPT 6 Ngôn ngữ Nhật 7220209 D01, D15, D06, D43 17.5 Điểm thi TN THPT 7 Quốc tế học 7310601 D01; D14; D15 15 Điểm thi TN THPT 8 Ngôn ngữ Pháp 7220203 D01, D15, D03, D44 15 Điểm thi TN THPT 9 Việt Nam học 7310630 D01; D14; D15 15 Điểm thi TN THPT 10 Ngôn ngữ Nga 7220202 D01, D15, D02, D42 15 Điểm thi TN THPT 11 Ngôn ngữ Anh 7220201 D01; D14; D15 16.5 Điểm thi TN THPT 12 Sư phạm Tiếng Trung Quốc 7140234 D01, D15, D04, D45, XDHB 25.75 Học bạ 13 Sư phạm Tiếng Pháp 7140233 D01, D15, D03, D44, XDHB 18 Học bạ 14 Ngôn ngữ Trung Quốc 7220204 D01, D15, D04, D45, XDHB 26 Học bạ 15 Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 D01; D14; D15, XDHB 26.5 Học bạ 16 Sư phạm Tiếng Anh 7140231 D01; D14; D15, XDHB 27.5 Học bạ 17 Ngôn ngữ Nhật 7220209 D01, D15, D06, D43, XDHB 25 Học bạ 18 Quốc tế học 7310601 D01; D14; D15, XDHB 18 Học bạ 19 Ngôn ngữ Pháp 7220203 D01, D15, D03, D44, XDHB 18 Học bạ 20 Việt Nam học 7310630 D01; D14; D15, XDHB 18 Học bạ 21 Ngôn ngữ Nga 7220202 D01, D15, D02, D42, XDHB 18 Học bạ 22 Ngôn ngữ Anh 7220201 D01; D14; D15, XDHB 25.5 Học bạ Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 1.5 điểm so với năm học trước đó. Các bạn có thể tham khảo thông tin tại: Điểm chuẩn Trường đại học Ngoại ngữ – Huế (HUCFL) chính xác nhất. Trường Đại học Ngoại ngữ Huế xét học bạ cần những gì? Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ (đối với thí sinh tốt nghiệp THPT vào năm 2023 và những năm trước đó, nghĩa là thí sinh tự do) bằng cách lấy điểm trung bình của ba môn trong tổ hợp xét tuyển của cả 2 học kỳ năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Các bạn có thể tham khảo thông tin tại: Trường đại học Ngoại ngữ – Huế xét tuyển học bạ. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học  Huế có đầy đủ mọi điều kiện, có cơ hội tiếp cận nền giáo dục ngành sư phạm tốt và được hưởng các quyền lời: Xét cấp học bổng từng học kỳ đối với sinh viên loại khá, giỏi trở lên; Được hưởng trợ cấp xã hội và ưu đãi giáo dục theo quy định của Nhà nước; Tham gia các hoạt động và chương trình trong quá trình học tập tại trường. Được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và hỗ trợ thủ tục vay vốn học tập; Được tư vấn giới thiệu nơi thực tập và việc làm trong thời gian thực tập: Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế có dễ xin việc không? Trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học  Huế là trường đại học đào tạo tốt tại Huế. Vì vậy sinh viên trường đều có cơ hội việc làm sau tốt nghiệp, và điều này cũng phụ thuộc rất lớn vào quá trình học tập của mỗi sinh viên. Review đánh giá trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế có tốt không? Được trao tặng huân chương lao động hạng Ba, bằng khen và cờ thi đua của Bộ giáo dục – Đào tạo với danh hiệu “Tập thể lao động Xuất sắc”, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đã khẳng định được chất lượng đào tạo cũng như những cố gắng của mình trong việc xây dựng một mô hình học lý tưởng cho học sinh. Tin rằng, với những nỗ lực không ngừng nghỉ ấy, HUCFL sẽ sớm là một cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc tế, trở thành cơ sở giáo dục không chỉ mang lại giá trị kiến thức mà còn là nơi chứa đựng những kỉ niệm của một thời sinh viên. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Khoa học xã hội và hành vi, Nhân văn Tỉnh/thành phố Miền Trung, Thừa Thiên Huế
660
2023-09-26
Học viện Âm nhạc Huế
Review Học viện Âm nhạc Huế có tốt không? Học viện Âm nhạc Huế được thành lập ngày 08/11/2007. Có trụ sở chính của trường được đặt tại Cố đô Huế. Được xem là một trong 3 trường đào tạo âm nhạc bậc đại học tại Việt Nam gồm có Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Với hơn 15 năm kinh nghiệm học viện đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình.  8.2Tốt 100 Số 01 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, Tp. Huế (84-234)3.819.852 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.5 Cơ sở vật chất7.2 Môi trường HT8.5 Hoạt động ngoại khoá9.0 Cơ hội việc làm6.5 Tiến bộ bản thân8.1 Thủ tục hành chính9.0 Quan tâm sinh viên9.5 Hài lòng về học phí6.5 Sẵn sàng giới thiệu7.2 Học viện âm nhạc Huế là một trong ba trường đào tạo âm nhạc bậc đại học tại Việt Nam. Vậy muốn làm ca sĩ có thể theo học tại đây được không? Học viên này đào tạo những gì? Không có kỹ thuật nhưng màu giọng đẹp có thể theo học được không? Để hiểu rõ hơn về ngôi trường này để có có những lựa chọn đúng đắn. Hãy cùng đội ngũ Review Edu tìm hiểu thông qua bài viết này nhé! Thông tin chung Tên trường: Học viện Âm nhạc Huế Tên Tiếng Anh: Hue Academy of Music Địa chỉ: Số 01 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, Tp. Huế Mã trường: HVA Email: [email protected]  Website: http://hocvienamnhachue.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/hocvienamnhachue Số điện thoại tuyển sinh: (84-234)3.819.852 Lịch sử phát triển  Học viện Âm nhạc Huế được thành lập ngày 08/11/2007. Có trụ sở chính của trường được đặt tại Cố đô Huế. Được xem là một trong 3 trường đào tạo âm nhạc bậc đại học tại Việt Nam gồm có Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Với hơn 15 năm kinh nghiệm học viện đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình.  Mục tiêu phát triển  Học viện âm nhạc Huế qua phát triển các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực âm nhạc. Từng bước đẩy mạnh các hoạt động triển khai nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động biểu diễn. Với mong muốn góp phần thúc đẩy, tạo động lực đối với việc phát triển sự nghiệp âm nhạc, văn hoá nghệ thuật và kinh tế xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên, và thành phố Huế – Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Phù hợp với mục tiêu, định hướng chủ yếu của Đảng, Nhà nước đối với khu vực trong giai đoạn mới. Mục tiêu chính và tất yếu của nhà trường là nghiên cứu và đào tạo âm nhạc ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đồng thời góp phần khôi phục bảo tồn; phát huy giá trị Nhã nhạc Cung đình Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên. Đây là hai loại hình nghệ thuật đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Vì sao nên theo học tại trường Học viện Âm nhạc Huế? Đội ngũ cán bộ  Học viện Âm nhạc Huế đầu tư đào tạo các giảng viên của trường. Đây đều được xem là những người có bề dày về kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực âm nhạc.  Cơ sở vật chất  Trường vẫn đang hoàn thiện và tu sửa thêm nhiều cơ sở hạ tầng. Trường có nhiều phòng và dụng cụ thực hành trực tiếp. Hỗ trợ rất tốt cho sinh viên không chỉ nắm giữ về lý thuyết mà còn mạnh về thực hành. Thông tin tuyển sinh của Học viện Âm nhạc Huế  Học viện Âm nhạc Huế đào tạo hệ đại học, sau đại học, tại chức và trung cấp  Đối tượng và phạm vi tuyển sinh  Học viện Âm nhạc Huế tuyển sinh cả nước với những đối tượng sau:  Tốt nghiệp THPT  Bổ túc THPT Trung cấp chuyên nghiệp  Trung cấp nghề. Phương thức tuyển sinh  Kết hợp tổ chức thi tuyển các môn Năng khiếu và xét tuyển môn Văn (chỉ xét điều kiện, không cộng vào tổng điểm và phải đạt ngưỡng theo quy định). Xét tuyển/ thi tuyển môn Ngữ văn Điều kiện xét trúng tuyển: Điểm môn Văn >= 5.0 (không cộng vào tổng điểm) Thí sinh được lựa chọn 1 trong 2 hình thức sau: Hình thức 1: Xét điểm môn Văn lết từ điểm tổng kết (điểm TB cộng) lớp 10, 11, 12 hoặc điểm thi tốt nghiệp môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT do thí sinh chọn 1 trong 2 kết quả. Với các thí sinh chỉ có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp (trong chương trình học có môn văn hóa) sẽ xét theo phương thức lấy điểm TB chung môn Văn của các năm học trung cấp. Hình thức 2: Thí sinh thi môn Ngữ văn, thời gian 120 phút, hình thức thi tự luận. Đề thi bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Thi năng khiếu chuyên ngành a) Chuyên ngành Lý luận âm nhạc Ghi âm, Xướng âm Viết Tiểu luận về kiến thức âm nhạc tổng hợp bao gồm: Kiến thức về lý luận âm nhạc, lịch sử âm nhạc, hình thức âm nhạc, hòa âm – Thời gian làm bài là 120 phút. Phối hòa âm chuyển điệu cấp I cho giai điệu hoặc bè trầm cho trước – Thời gian làm bài 90 phút. Trình bày 2 tiểu phẩm trên đàn Piano ở trình độ cơ bản – Thời gian trình bày tối thiểu 7 phút. b) Chuyên ngành Phê bình Âm nhạc Ghi âm, Xướng âm Thi viết Tiểu luận phân tích, nhận xét về một hoặc nhiều tác phẩm của một tác giả, hoặc nhiều tác phẩm cùng chủ đề của các tác giả tân nhạc Việt Nam – Thời gian làm bài 120 phút. Phối hòa âm chuyển điệu cấp I cho giai điệu hoặc bè trầm cho trước (Thời gian làm bài 90 phút) Trình bày 2 tiểu phẩm trên đàn Piano ở trình độ cơ bản (Thời gian trình bày tối thiểu 7 phút) c) Chuyên ngành Âm nhạc Dân tộc học Ghi âm, Xướng âm Thi viết Tiểu luận giới thiệu, nhận xét về 1 loại hình âm nhạc cổ truyền Việt Nam (tùy chọn) (Thời gian làm bài 12p phút) Phối hòa âm chuyển điệu cấp I cho giai điệu hoặc bè trầm cho trước (Thời gian làm bài 90 phút) Trình bày 2 tiểu phẩm trên Piano hoặc mọt nhạc cụ dân tộc (tự chọn) ở trình độ cơ bản (Thời gian trình bày 7 phút) d) Sáng tác Âm nhạc Ghi âm, Xướng âm Phát triển chủ đề âm nhạc cho trước thành tiểu phẩm 3 đoạn đơn cho 1 hoặc 2 nhạc khí, có phần đệm Piano (Thời gian làm bài 120 phút) Phối hòa âm chuyển điệu cấp I cho giai điệu hoặc bè trầm cho trước (Thời gian làm bài 90 phút) Biểu diễn 2 tiểu phẩm trên đàn Piano hoặc một nhạc cụ dân tộc tùy chọn ở trình độ cơ bản (Thời gian trình bày 7 phút) e) Thanh nhạc Xướng âm Biểu diễn 3 tác phẩm với các yêu cầu như sau: Dòng thính phòng: 1 Aria hoặc Arie, 1 Romance, 1 ca khúc Việt Nam Dòng nhạc nhẹ: 1 ca khúc Việt Nam, 1 ca khúc nước ngoài (Pop, R&B, Rock), 1 Romance Dòng dân gian: 1 bài dân ca Việt Nam, 1 ca khúc mang âm hưởng dân gian, 1 ca khúc đương đại. f) Piano Xướng âm Biểu diễn 3 tác phẩm với các yêu cầu sau: 1 bài luyện kỹ thuật hoặc 1 tác phẩm phức điệu 1 chương Concerto hoặc Sonate 1 tác phẩm Việt Nam hoặc nước ngoài g) Chuyên ngành Guitar Xướng âm Biểu diễn 3 tác phẩm với các yêu cầu như sau: 1 bài luyện kỹ thuật 1 tác phẩm nước ngoài 1 tác phẩm Việt Nam h) Nhóm chuyên ngành Nhạc cụ Giao hưởng *Đàn dây (Violin, Viola, Violoncelle) Xướng âm Biểu diễn 3 tác phẩm với các yêu cầu sau: 1 bài luyện kỹ thuật 1 hoặc 2 chương Sonate cổ điển viết cho độc tấu có hoặc không có phần đệm hay 1 hoặc 2 cương tác phẩm hình thức lớn (Concerto) 1 tác phẩm Việt Nam hoặc nước ngoài *Flute, Clarinet, Basson, Trumpet: Xướng âm Biểu diễn 3 tác phẩm với các thể loại sau: 1 bài luyện kỹ thuật 1 tiểu phẩm tự chọn 1 chương của bản Sonate hoặc 1 chương của bản Concerto Nhạc cụ truyền thống (Đàn bầu, Đàn Tranh, Nhị, Nguyệt, Tỳ bà, Tam thập lục, Sáo trúc) Xướng âm Biểu diễn 3 tác phẩm với các yêu cầu sau: Chọn 1 bài trong 3 phong cách: Chèo, Huế, Cải lương 2 tác phẩm tự chọn j) Âm nhạc di sản *Chuyên ngành Nhã nhạc (Các nhạc cụ: Đàn Tam, Nhị, Nguyệt, Tỳ bà, Sáo trúc, Trống chiến, Kèn bóp) Xướng âm Biểu diễn 3 tác phẩm với các thể loại sau: 3 bài Đại nhạc (Trống chiến, Kèn bóp) 3 bài Tiểu nhạc (Đàn Tam, Nhị, Nguyệt, Tỳ bà, Sáo trúc) *Chuyên ngành Đàn – Ca Huế (Đàn Bầu, Tranh, Nhị, Nguyệt, Tỳ bà, Sáo trúc, Ca Huế) Xướng âm Chọn 1 trong 2 nội dung để dự thi: Nội dung 1: Dành cho chuyên ngành là nhạc cụ (Đàn Huế)  Đàn 2 bài nhạc cố Huế (với một trong các nhạc cụ sau: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Tỳ bà, Sáo trúc) Hát 1 bài ca Huế Nội dung 2: Dành cho chuyên ngành là Ca (Ca Huế) Hát 2 bài ca Huế Đàn 2 bài nhạc cố Huế (với một trong các nhạc cụ Đàn Bầu, Tranh, Nhị, Nguyệt, Tỳ bà, Sáo trúc) *Chuyên ngành Đàn – Hát dân ca Việt Nam Xướng âm Hát 2 bài Dân ca Việt Nam Đàn 1 – 2 bài Dân ca Việt Nam trên nhạc cụ truyền thống Ngưỡng điểm các môn năng khiếu chưa nhân hệ số như sau: Môn Ký xướng âm (ngành Âm nhạc học, Sáng tác Âm nhạc, các ngành còn lại): 6.0 Các ngành Thanh nhạc, Piano, Biểu diễn nhạc cụ phương tây, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống: Môn chuyên ngành từ 7.0 trở lên Ngành Âm nhạc học, Sáng tác âm nhạc: Môn chuyên ngành từ 7.0 trở lên, môn Hòa âm, Piano từ 5.0 trở lên Tổng điểm: Gồm điểm thi các môn Năng khiếu cộng lại, trong đó môn chuyên ngành hệ số 2, cộng điểm ưu tiên (nếu có) Học viện Âm nhạc Huế tuyển sinh những ngành nào ? Học viện tuyển sinh những ngành sau:  Ngành  Mã ngành Âm nhạc học (Lý luận âm nhạc, Phê bình âm nhạc, Âm nhạc dân tộc học) 7210201 Sáng tác âm nhạc 7210203 Thanh nhạc 7210205 Biểu diễn nhạc cụ phương Tây (Guitare, Violon, Viola, Violoncelle, Flute, Clarinette, Basson, Trumpet) 7210207 Piano 7210208 Biểu diễn nhạc cụ truyền thống + Nhạc cụ truyền thống: Đàn bầu, Đàn tranh, Đàn nhị, Đàn nguyệt, Đàn tỳ bà, Đàn tam thập lục, Sáo trúc. + Âm nhạc di sản: Nhã nhạc (Đàn ta, Đàn nhị, Đàn nguyệt, Đàn tỳ bà, Sáo trúc, Trống chiến, Kèn bóp); Đàn – Ca Huế (Đàn bầu, Đàn tranh, Đàn nhị, Đàn nguyệt, Đàn tỳ bà, Sáo trúc, Ca Huế); Đàn – Hát dân ca Việt Nam. 7210210 Điểm chuẩn của Học viện Âm nhạc Huế chính xác nhất Điểm chuẩn đầu vào năm 2022 – 2023 được trường công bố cụ thể đối với từng ngành như sau:  Ngành  Điểm chuẩn  Âm nhạc học (Lý luận âm nhạc, Phê bình âm nhạc, Âm nhạc dân tộc học) 31  Sáng tác âm nhạc 31 Thanh nhạc 20 Biểu diễn nhạc cụ phương Tây (Guitare, Violon, Viola, Violoncelle, Flute, Clarinette, Basson, Trumpet) 20  Piano 20 Biểu diễn nhạc cụ truyền thống + Nhạc cụ truyền thống: Đàn bầu, Đàn tranh, Đàn nhị, Đàn nguyệt, Đàn tỳ bà, Đàn tam thập lục, Sáo trúc. + Âm nhạc di sản: Nhã nhạc (Đàn ta, Đàn nhị, Đàn nguyệt, Đàn tỳ bà, Sáo trúc, Trống chiến, Kèn bóp); Đàn – Ca Huế (Đàn bầu, Đàn tranh, Đàn nhị, Đàn nguyệt, Đàn tỳ bà, Sáo trúc, Ca Huế); Đàn – Hát dân ca Việt Nam. 20  Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 0.5 đến 1 điểm so với năm học trước đó. Học phí của Học viện Âm nhạc Huế là bao nhiêu? Với chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chương trình đào tạo ngày càng chuyên nghiệp hơn. Học phí của trường cũng phần nào được thay đổi, cụ thể: Bậc Đại học: 12.000.000 vnđ/năm Bậc Trung cấp: 9.500.000 vnđ/năm. Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Sinh viên khi theo học tại trường sẽ được: Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho học sinh, sinh viên luyện tập thể dục, thể thao; tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thể dục, thể thao. Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách quy định của Nhà nước đối với học sinh, sinh viên về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến học sinh, sinh viên. Tốt nghiệp trường Học viện Âm nhạc Huế có dễ xin việc không? Các sinh viên ngành Âm nhạc tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Huế được khảo sát gần như 100% sinh viên đều có việc làm và làm đúng ngành nghề. Là một điều đáng mừng với các sinh viên đang theo học tại Học viện Âm nhạc Huế. Review đánh giá Học viện Âm nhạc Huế có tốt không? Nếu bạn là người có niềm đam mê với âm nhạc, có mong ước sẽ trở thành một ca sĩ, giảng viên âm nhạc. Thì có thể xem xét lựa chọn Học viện Âm nhạc Huế để là bước khởi đầu cho bản thân. Trường là một sự lựa chọn tuyệt vời với những ai đam mê âm nhạc và muốn đi theo âm nhạc một cách bài bản và có chuyên nghiệp. Hệ đào tạo Đại học, Trung cấp Khối ngành Nghệ thuật, Mỹ thuật Tỉnh/thành phố Thừa Thiên Huế
661
2023-02-02
HUSC
Trường Đại học Khoa học – Huế
Review Trường Đại học Khoa học – Huế (HUSC) có tốt không? ĐH Khoa học – Huế được đánh giá là điểm đến lý tưởng cho học sinh cả nước. Hiện nay, trường đang nỗ lực phấn đấu trở thành trung tâm giảng dạy và nghiên cứu khoa học uy tín ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên để xứng danh là một trong những trường ĐH trọng điểm QG. 7.4Tốt Top 20 77 Nguyễn Huệ, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế 0914 145 414 - 0944 455 136 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên6.8 Cơ sở vật chất9.4 Môi trường HT6.8 Hoạt động ngoại khoá7.1 Cơ hội việc làm6.5 Tiến bộ bản thân7.0 Thủ tục hành chính6.5 Quan tâm sinh viên7.2 Hài lòng về học phí9.6 Sẵn sàng giới thiệu6.6 Đại học Khoa học là một trường thành viên trực thuộc Đại học Huế. Đây là một trong các trường thuộc diện đại học trọng điểm của nước ta. Hiện nay, HUSC tổ chức đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực từ Toán, Công nghệ thông tin đến Môi trường, Lý luận chính trị… Nếu bạn đang tò mò về đề án tuyển sinh năm nay của trường cũng như muốn tìm hiểu thêm về chất lượng giảng dạy, môi trường học tập ở HUSC thì hãy đọc hết bài viết của Reviewedu.net này nhé! Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế (tên viết tắt: HUSC hay Hue University of Sciences) Địa chỉ: 77 Nguyễn Huệ, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế Website: http://husc.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/husc.edu.vn Mã tuyển sinh: DHT Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0914 145 414 hoặc 0944 455 136 Lịch sử phát triển Theo quyết định số 426/TTg ngày 27-10-1976 của thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất Đại học Khoa học và Đại học Văn khoa trực thuộc Viện Đại học Huế, trường Đại học Tổng hợp Huế chính thức được thành lập. Trải qua chặng đường xây dựng và phát triển gần 40 năm, đến năm 1994 thì trường Đại học Tổng hợp trở thành thành viên của Đại học Huế và được đổi lại tên gọi cũ là Đại học Khoa học. Mục tiêu phát triển Trường Đại học Khoa học – Huế hoạt động với mục tiêu đào tạo ra đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực, có hiểu biết cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống và có đủ tố chất đạo đức tối thiểu của một công dân gương mẫu. Trải qua chặng đường dài không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, HUSC tự tin có thể ươm mầm được nhiều lứa thanh niên ưu tú đáp ứng được nhu cầu phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Khoa học – Đại học Huế? Đội ngũ cán bộ Hiệu trưởng đương nhiệm của trường là PGS.TS. Võ Thanh Tùng. Hỗ trợ điều hành bộ máy hành chính còn có hai thầy phó hiệu trường là PGS.TS. Hà Văn Hành và PGS.TS. Trần Ngọc Tuyền. Ngoài ra, nhà trường có 281 giảng viên chính thức. Trong đó hơn 90% có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Tất cả họ đều có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn. Đây là điểm mạnh của HUSC về đội ngũ nhân lực. Cơ sở vật chất Trong quá trình phát triển ổn định sau khi trở thành một nhân tố của Đại học Huế. Trường Đại học Khoa học luôn chú trọng đến việc cải tiến và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị. HUSC có diện tích hơn 30.000 m², nằm ngay trên ngã ba trung tâm bờ Nam thành phố Huế nên việc di chuyển rất thuận lợi. Trường hiện có gần 100 phòng học lớn nhỏ được đầu tư trang thiết bị hiện đại như máy vi tính, màn hình cảm ứng… Ngoài ra, HUSC còn xây dựng thêm khoảng hơn 85 phòng thực hành, thí nghiệm chuyên môn. Đây là hệ thống phòng được dùng để giảng dạy bộ môn, thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu của sinh viên lẫn cán bộ công nhân viên nhà trường. Thông tin tuyển sinh trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Chính sách xét tuyển Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT  Xét tuyển dựa vào kết quả học tập cấp THPT (học bạ) Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập cấp THPT (học bạ) kết hợp với thi năng khiếu Thời gian xét tuyển Thời gian; hình thức, điều kiện nhận hồ sơ dự tuyển/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển Theo Thông báo tuyển sinh của Đại học Huế. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc trình độ tương đương Phạm vi tuyển sinh: Toàn quốc Phương thức tuyển sinh Kỳ tuyển sinh năm nay, trường Đại học Khoa học – Huế áp dụng 3 phương thức tuyển sinh bao gồm: Xét tuyển theo KQ thi THPT (mã trường là HUSC). Xét tuyển theo KQ thi THPT hoặc học bạ kết hợp với thi năng khiếu. Xét học bạ THPT. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển được quy định cụ thể cho từng phương thức tuyển sinh như sau: Đối với thí sinh xét tuyển theo KQ thi THPT: Theo công bố của Đại học Huế. Đối với thí sinh xét học bạ THPT: Tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển của năm 11 và học kỳ 1 năm 12 phải từ 18.0 điểm trở lên. Riêng đối với ngành Kiến trúc: Tổng điểm 2 môn văn hóa trong tổ hợp xét tuyển của năm 11 và học kỳ 1 năm 12 (không nhân hệ số) phải từ 12.0 điểm trở lên. Điểm môn Vẽ mỹ thuật chưa nhân hệ số không được dưới 5.0 điểm. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Hiện nay, HUSC tiến hành triển khai 2 chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển sau đây: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo quy định của Nhà trường. Cụ thể gồm các trường hợp như sau: Đạt giải trong các cuộc thi HSG cấp tỉnh, thành phố TTTW trở lên năm 2021, 2022 (môn đạt giải phải nằm trong tổ hợp xét tuyển). Học sinh các trường THPT chuyên trên cả nước có điểm học bạ tổ hợp môn xét tuyển từ 21.0 điểm trở lên. Học sinh các trường THPT có học lực 12 loại Giỏi hoặc Xuất sắc. Có một trong các loại chứng chỉ Tiếng Anh: IELTS >= 5.0, TOEFL iBT>= 60, TOEFL ITP >= 500 (còn thời hạn) đối với những ngành có môn Tiếng Anh. Lưu ý: Trong quá trình xét tuyển hồ sơ, nhà trường sẽ ưu tiên các thí sinh có điều kiện phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT trước rồi mới tiếp tục xem xét đến quy định của trường. Tổng chỉ tiêu tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển sẽ không chiếm quá 30% chỉ tiêu của mỗi ngành. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Khoa học Huế học mấy năm? Đào tạo trình độ đại học các ngành: Công nghệ sinh học, Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông và Kiến trúc có thời gian đào tạo là 5 năm. Các ngành khác có thời gian đào tạo là 4 năm Trường Đại học Khoa học Huế học có dễ ra trường không? Điều này sẽ phụ thuộc vào số tín chỉ mà bạn đăng ký. Bên cạnh đó là khả năng lĩnh hội kiến thức của bản thân Trường Đại học Khoa học Huế là trường công hay tư Đại học thuộc hệ công lập Trường Đại học Khoa Học – Huế tuyển sinh các ngành nào? Năm học mưới này, trường Đại Học Khoa học – Huế xét tuyển 1360 chỉ tiêu cho 23 ngành thuộc nhiều lĩnh vực như: Công nghệ sinh học, Kiến trúc, Triết học, Lịch sử, Quản lý tài nguyên và môi trường… Trong đó, Công nghệ thông tin là ngành có chỉ tiêu nhiều nhất – 400 thí sinh. Thông tin cụ thể các bạn có thể xem thêm ở bảng dưới đây. STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7420201 Công nghệ sinh học 20 10 A00, B00, D08, D01 2 7420202 Kỹ thuật sinh học 20 10 A00, B00, D08, D01 3 7440112 Hoá học 20 10 A00, B00, D07, D01 4 7440301 Khoa học môi trường 20 10 A00, B00, D07, D15 5 7460112 Toán ứng dụng 20 10 A00, A01, D01 6 7480103 Kỹ thuật phần mềm (đào tạo theo cơ chế đặc thù) 150 0 A00, A01, D07, D01 7 7480201 Công nghệ thông tin 250 150 A00, A01, D07, D01 8 7480107 Quản trị và phân tích dữ liệu 20 10 A00, A01, D01 9 7510302 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông 40 10 A00, A01, D07, D01 10 7510401 Công nghệ kỹ thuật hóa học 20 10 A00, B00, D07, D01 11 7520501 Kỹ thuật địa chất 20 10 A00, B00, D07, D01 12 7580101 Kiến trúc 80 20 V00, V01, V02 13 7520320 Kỹ thuật môi trường 20 10 A00, B00, D07, D15 14 7220104 Hán Nôm 20 10 C00, D14, C19, D01 15 7229001 Triết học 15 15 A08, C19, D66, D01 16 7229010 Lịch sử 20 10 C00, D14, C19, D01 17 7229030 Văn học 20 10 C00, D14, C19, D01 18 7310205 Quản lý nhà nước 30 10 C19, C14, A00, D01 19 7310301 Xã hội học 20 10 C00, D14, D01 20 7310608 Đông phương học 40 20 C00, D14, C19, D01 21 7320101 Báo chí 80 20 C00, D14, D01 22 7760101 Công tác xã hội 40 20 C19, D14, D01 23 7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường 20 10 D14, B00, C04, D01 Học phí của trường Đại học Khoa Học – Huế là bao nhiêu Hiện tại vẫn chưa có cập nhật chính thức về học phí năm 2023 của trường Đại học Khoa học – Huế. Dự tính học phí của trường sẽ rơi vào khoảng: 11.780.000 – 13.870.000 VNĐ/năm học. Reviewedu sẽ cập nhật thông tin chính thức trong thời gian sớm nhất có thể. Nhằm hỗ trợ các bạn học sinh đưa ra được lựa chọn ngôi trường đúng đắn cho mình. Dưới đây là học phí dự tính của chúng tôi: Ngành Triết học: miễn học phí. Các ngành Hán – Nôm, Đông phương học, Lịch sử, Văn học, Xã hội học, Báo chí, Công tác xã hội, Quản lý tài nguyên môi trường, Quản lý nhà nước và Quy hoạch vùng và đô thị có mức học phí là 11.780.000 đồng/năm học. Các ngành đào tạo khác sẽ áp dụng mức thu 13.870.000 đồng/năm học. Mức thu này tăng 10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên đây chỉ là mức thu dự kiến, ban lãnh đạo Trường Đại học Khoa học – Huế sẽ công bố cụ thể mức học phí ngay khi đề án tăng/giảm học phí được bộ GD&ĐT phê duyệt. Xem thêm: Học phí trường Đại học Khoa Học Huế mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Khoa Học – Huế chính xác nhất Dưới đây là mức điểm chuẩn của trường Đại học – Đại học Huế năm 2022 đã được công bố chính xác:  Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 7220104 Hán – Nôm C00, D14, C19 15.5 7229001 Triết học A00; C19; D01; D66 15 7229010 Lịch sử C00, D14, C19, D01 15.5 7229030 Văn học C00, D14, C19 15.5 7310205 Quản lý nhà nước C14; C19; D01; D66 15 7310301 Xã hội học C00, D14, C19, D01 15.5 7310608 Đông phương học C00, D14, C19, D01 15.5 7320101 Báo chí C00; D01; D15 17 7320109 Truyền thông số C00; D01; D15 16.5 7420201 Công nghệ sinh học A00, B00, D08, D01 16 7440112 Hóa học A00, B00; D01; D07 15 7440301 Khoa học môi trường A00, B00; D07; D15 15 7850104 Quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường A00, B00; D07; D15 15 7480107 Kỹ thuật phần mềm A00, A01, D01; D07 16.5 7480107 Quản trị và phân tích dữ liệu A00, A01, D01 16 7480201 Công nghệ thông tin A00, A01, D01; D07 17 7510302 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông A00, A01, D07 15 7510401 Công nghệ kỹ thuật hóa học A00, B00; D01; D07 15 7520503 Công nghệ kỹ thuật hóa học A00, B00; D01; D10 15 7580101 Kiến trúc V00, V01, V02 16 7580211 Địa kỹ thuật xây dựng A00, B00; D01; D10 15 7760101 Công tác xã hội C00, D14, C19, D01 15.5 7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường B00; C04; D01; D10 15 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Khoa Học Huế chính xác nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Khi học tại đây, sinh viên sẽ được đào trong môi trường hiện đại và chuyên nghiệp. Với những giảng viên là Thạc sĩ, Tiến sĩ chất lượng sẽ là người dẫn dắt các sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu khi theo học tại trường.  Bên cạnh đó, Trường còn có những talkshow định kì giữa các sinh viên và các ban lãnh đạo doanh nghiệp mà trường hợp tác, giúp bạn hiểu rõ hơn những vấn đề mà bạn đang thắc mắc về nghiên cứu hay việc làm tương lai. Tốt nghiệp trường Đại học Khoa học – Đại học Huế có dễ xin việc không? Hiện nay, Nhà trường đang tiếp tục nghiên cứu mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ tối đa, hiệu quả cho sinh viên trong quá trình tìm kiếm việc làm. Cùng xu hướng liên kết doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc làm cho sinh viên khi ra trường. Review đánh giá Đại học Khoa Học – Huế có tốt không? HUSC có chất lượng cơ sở vật chất đang ngày càng được chú trọng nâng cấp, đầu tư. Các chuyên ngành đào tạo đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng trên thị trường việc làm. Đội ngũ giảng viên tận tâm, có trình độ cao. Môi trường học tập năng động, sáng tạo. Do đó, không có gì lạ khi nhiều chuyên gia đánh giá Đại học Khoa học – Huế là điểm đến lý tưởng cho học sinh cả nước. Hiện nay, trường đang nỗ lực phấn đấu trở thành trung tâm giảng dạy và nghiên cứu khoa học uy tín ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên để xứng danh là một trong những trường Đại học trọng điểm QG. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Báo chí và thông tin, Công Nghệ Kỹ Thuật, Dịch Vụ Xã Hội, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và hành vi, Kiến Trúc và Xây Dựng, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Môi Trường và Bảo vệ Môi Trường, Nhân văn, Toán và Thống Kê Tỉnh/thành phố Miền Trung, Thừa Thiên Huế
662
2022-11-15
VMU
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Review Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (VMU) có tốt không? Đại học Hàng hải Việt Nam là một trong những ngôi trường đào tạo đa ngành thuộc nhiều lĩnh vực trên cả nước. Với chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao qua từng năm, nơi đây được xem là địa chỉ đáng tin cậy để phụ huynh cả nước gửi gắm con em theo học.  7.5Tốt Top 70 484 Lạch Tray, Kênh Dương, Lê Chân, Thành phố Hải Phòng 0225. 3829 109 - 0225. 3735 931 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.0 Cơ sở vật chất9.5 Môi trường HT7.1 Hoạt động ngoại khoá6.9 Cơ hội việc làm6.7 Tiến bộ bản thân7.3 Thủ tục hành chính6.9 Quan tâm sinh viên7.2 Hài lòng về học phí9.6 Sẵn sàng giới thiệu6.7 Đại học Hàng hải Việt Nam (hay VMU) là một cơ sở giáo dục do Bộ Giao thông Vận tải trực tiếp quản lý. Trường là nơi chuyên đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật. Vậy VMU có những ưu điểm gì? Quy chế tuyển sinh năm nay có gì đáng quan tâm? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó. Thông tin chung Tên trường: Đại học Hàng hải Việt Nam (tên viết tắt: VMU hay Vietnam Maritime University) Địa chỉ: 484 Lạch Tray, Kênh Dương, Lê Chân, Thành phố Hải Phòng Website: http://www.vimaru.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/daihochanghaivietnam/ Mã tuyển sinh: HHA Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0225. 3829 109, 0225. 3735 931 Lịch sử phát triển 01/4/1956 tại Nhà máy nước đá (TP.Hải Phòng) đã diễn ra lễ thành lập trường sơ cấp Lái tàu. Đây chính là tiền thân của VMU ngày nay. Trải qua chặng đường hơn 20 năm phát triển, mãi cho đến 27/10/1976 trường mới chính thức đổi tên thành Đại Học Hàng hải theo Quyết định số 426/TTG do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Mục tiêu phát triển Đến năm 2030 sẽ sánh tầm với các trường thuộc lĩnh vực hàng hải trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2045 trở thành trung tâm nghiên cứu, cung cấp dịch vụ quốc gia và chuyển giao khoa học về lĩnh vực hàng hải. Vì sao nên theo học tại trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam? Đội ngũ cán bộ VMU hiện có 683 giảng viên cơ hữu. Trong đó có 48 Giáo sư, Phó Giáo sư; 91 Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ; 376 Thạc sĩ và 338 Thuyền trưởng/máy trưởng. Đây là những con số vô cùng ấn tượng về chất lượng giảng viên của Đại Học Hàng hải Việt Nam. Cơ sở vật chất Nhà trường hiện có 30 phòng thực hành với bối cảnh mô phỏng thực tế sử dụng trong giảng dạy, nghiên cứu và huấn luyện sinh viên. Vào 9/2013, nhà trường đã khánh thành và đưa vào sử dụng tòa nhà C1 với quy mô 52 phòng học được trang bị hiện đại. 9/2015 tiếp tục hoàn thành công trình cao 9 tầng, quy mô 44 phòng học – tòa nhà C2. Thư viện với hàng nghìn đầu sách là nguồn tư liệu tham khảo quý giá phục vụ cho sinh viên của trường học tập, nghiên cứu khoa học. Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Thời gian xét tuyển Đối với phương thức 1: Xét tuyển dựa trên điểm thi Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022. + Thời gian đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển từ ngày 22/07/2022 đến 17h00 ngày 20/08/2022. + Thí sinh đăng ký online trên cổng thông tin thí sinh hoặc cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Đối với phương thức 2: Xét tuyển kết hợp. + Thời gian tiếp nhận hồ sơ xét tuyển: từ ngày 15/07/2022 đến ngày 20/08/2022. + Thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát qua bưu điện. Bên cạnh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển cho Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, thí sinh cần đăng ký, điều chỉnh các nguyện vọng xét tuyển kết hợp trên cổng thông tin thí sinh hoặc cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn của Bộ GDĐT từ ngày 22/07/2022 đến 17h00 ngày 20/08/2022. Đối với phương thức 3: xét tuyển dựa trên kết quả học tập và rèn luyện trung học phổ thông (xét học bạ). + Thời gian tiếp nhận hồ sơ xét tuyển: từ ngày 01/07/2022 đến ngày 20/08/2022. + Thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát qua bưu điện. Bên cạnh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển cho Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, thí sinh cần đăng ký, điều chỉnh các nguyện vọng xét tuyển học bạ trên cổng thông tin thí sinh hoặc cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn của Bộ GDĐT từ 22/07/2022 đến 17h00 ngày 20/08/2022. Đối với phương thức 4: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GDĐT + Thời gian nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng: trước ngày 15/07/2022. + Thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát qua bưu điện. + Xét tuyển và công bố kết quả: trước 17h00 ngày 21/07/2022.          Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học lên hệ thống của Bộ GDĐT từ ngày 22/07/2022 đến 17h00 ngày 20/08/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 7/2023 đến cuối tháng 8/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng: đã tốt nghiệp THPT hoặc có trình độ tương đương. Phạm vi tuyển sinh: trên cả nước. Phương thức tuyển sinh Năm 2023, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tuyển sinh 3600 chỉ tiêu trình độ Đại học chính quy với 47 chuyên ngành đào tạo theo 04 phương thức xét tuyển độc lập: Phương thức 1 (PT1): Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022. Áp dụng cho toàn bộ các chuyên ngành. Phương thức 2 (PT2): Xét tuyển thẳng theo đề án riêng của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Xét tuyển kết hợp) áp dụng cho toàn bộ các chuyên ngành đối với những thí sinh có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 trong tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng chất lượng đầu vào theo Quy định của Nhà trường và đáp ứng một trong các tiêu chí sau: Tiêu chí 1: Có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 hoặc TOEFL 494 ITP hoặc TOEFL 58 iBT hoặc Toeic (L&R) 595 trở lên trong thời hạn (tính đến ngày 30/08/2022). Tiêu chí 2:  Đạt các giải Nhất, Nhì, Ba các môn thi Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tin học và Ngoại ngữ trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố trở lên. Tiêu chí 3:  Học 03 năm THPT tại các lớp Chuyên: Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tin học, Khoa học tự nhiên thuộc các trường Chuyên cấp Tỉnh/Thành phố. Có học lực Khá trở lên và hạnh kiểm Tốt các năm lớp 10, 11, 12. Phương thức 3 (PT3): Xét tuyển dựa trên kết quả học tập và rèn luyện trung học phổ thông (xét Học bạ) với 30% chỉ tiêu. Áp dụng 28 chuyên ngành thuộc nhóm Kỹ thuật & Công nghệ, 02 chuyên ngành thuộc nhóm Chất lượng cao (Công nghệ thông tin và Điện tự động công nghiệp), và 02 chuyên ngành thuộc nhóm Chọn (Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu biển). Phương thức 4 (PT4): Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GDĐT tại Điều 8 Quy chế tuyển sinh ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ban hành ngày 6 tháng 6 năm 2023. Lưu ý: PT1, PT2, PT3, PT4 lần lượt là mã của các phương thức xét tuyển tương ứng. Đại học Hàng hải Việt Nam là trường công hay tư? Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là một ngôi trường trọng điểm quốc gia, trực bộ Bộ Giao thông Vận tải. Trường đào tạo đa ngành, đa bậc học từ cao đẳng đến tiến sĩ. Đại học Hàng hải Việt Nam học trong bao lâu? Giống như các trường Đại học khác, tùy theo ngành học sinh viên theo học sẽ có khung chương trình khác nhau. Hầu hết các ngành đều đào tạo trong thời gian 3.5 – 5 năm Đại học Hàng hải Việt Nam học dễ ra trường không? Tùy vào năng lực của mỗi sinh viên sẽ có mỗi cảm nhận đánh giá khác nhau về chương trình học; chất lượng giảng dạy của trường có dễ hay không Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tuyển sinh các ngành nào? Nhà trường tuyển sinh 47 ngành. Các bạn có thể tham khảo thông tin cụ thể ở bảng dưới đây. STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển NHÓM KỸ THUẬT & CÔNG NGHỆ (28 Chuyên ngành) 1 7840106D101 Điều khiển tàu biển 130 A00, A01, C01, D01 2 7840106D102 Khai thác máy tàu biển 90 A00, A01, C01, D01 3 7840106D129 Quản lý hàng hải 75 A00, A01, C01, D01 4 7520207D104 Điện tử viễn thông 90 A00, A01, C01, D01 5 7520216D103 Điện tự động giao thông vận tải 45 A00, A01, C01, D01 6 7520216D105 Điện tự động công nghiệp 100 A00, A01, C01, D01 7 7520216D121 Tự động hóa hệ thống điện 100 A00, A01, C01, D01 8 7520122D106 Máy tàu thủy 45 A00, A01, C01, D01 9 7520122D107 Thiết kế tàu & công trình ngoài khơi 45 A00, A01, C01, D01 10 7520122D108 Đóng tàu & công trình ngoài khơi 45 A00, A01, C01, D01 11 7520103D109 Máy & tự động hóa xếp dỡ 45 A00, A01, C01, D01 12 7520103D116 Kỹ thuật cơ khí 100 A00, A01, C01, D01 13 7520103D117 Kỹ thuật cơ điện tử 75 A00, A01, C01, D01 14 7520103D122 Kỹ thuật ô tô 75 A00, A01, C01, D01 15 7520103D123 Kỹ thuật nhiệt lạnh 45 A00, A01, C01, D01 16 7520103D128 Máy & tự động công nghiệp 60 A00, A01, C01, D01 17 7580203D110 Xây dựng công trình thủy 45 A00, A01, C01, D01 18 7580203D111 Kỹ thuật an toàn hàng hải 45 A00, A01, C01, D01 19 7580201D112 Xây dựng dân dụng & công nghiệp 75 A00, A01, C01, D01 20 7580205D113 Công trình giao thông & cơ sở hạ tầng 45 A00, A01, C01, D01 21 7580201D127 Kiến trúc nội thất (Sơ tuyển năng khiếu Vẽ mỹ thuật) 30 A00, A01, C01, D01 22 7580201D130 Quản lý xây dựng 45 A00, A01, C01, D01 23 7480201D114 Công nghệ thông tin 110 A00, A01, C01, D01 24 7480201D118 Công nghệ phần mềm 60 A00, A01, C01, D01 25 7480201D119 Kỹ thuật truyền thông & mạng máy tính 60 A00, A01, C01, D01 26 7520103D131 Quản lý kỹ thuật công nghiệp 30 A00, A01, C01, D01 27 7520320D115 Kỹ thuật môi trường 100 A00, A01, C01, D01 28 7520320D126 Kỹ thuật hóa học 45 A00, A01, C01, D01 NHÓM NGOẠI NGỮ (02 Chuyên ngành) 29 7220201D124 Tiếng Anh thương mại (TA hệ số 2) 90 D01, A01, D10, D14 30 7220201D125 Ngôn ngữ Anh (TA hệ số 2) 90 D01, A01, D10, D14 NHÓM KINH TẾ & LUẬT (08 Chuyên ngành) 31 7840104D401 Kinh tế vận tải biển 145 A00, A01, C01, D01 32 7840104D410 Kinh tế vận tải thủy 90 A00, A01, C01, D01 33 7840104D407 Logistics & chuỗi cung ứng 150 A00, A01, C01, D01 34 7340120D402 Kinh tế đối ngoại 150 A00, A01, C01, D01 35 7340101D403 Quản trị kinh doanh 90 A00, A01, C01, D01 36 7340101D404 Quản trị tài chính kế toán 140 A00, A01, C01, D01 37 7340101D411 Quản trị tài chính ngân hàng 60 A00, A01, C01, D01 38 7380101D120 Luật hàng hải 110 A00, A01, C01, D01 NHÓM CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO (04 Chuyên ngành) 39 7840104H401 Kinh tế vận tải biển (CLC) 90 A00, A01, C01, D01 40 7340120H402 Kinh tế ngoại thương (CLC) 90 A00, A01, C01, D01 41 7520216H105 Điện tự động công nghiệp (CLC) 60 A00, A01, C01, D01 42 7480201H114 Công nghệ thông tin (CLC) 60 A00, A01, C01, D01 NHÓM CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN (03 Chuyên ngành) 43 7340101A403 Quản lý kinh doanh & Marketing 90 D15, A01, D07, D01 44 7840104A408 Kinh tế Hàng hải 90 D15, A01, D07, D01 45 7340120A409 Kinh doanh quốc tế & Logistics 90 D15, A01, D07, D01 NHÓM CHƯƠNG TRÌNH LỚP CHỌN (02 Chuyên ngành) 46 7840106S101 Điều khiển tàu biển (Chọn) 30 A00, A01, C01, D01 47 7840106S102 Khai thác máy tàu biển (Chọn) 30 A00, A01, C01, D01 Điểm chuẩn trường Đại học Hàng hải Việt Nam chính xác nhất Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trân trọng thông báo Điểm trúng tuyển đại học hệ chính quy như sau: STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 1 7840106D101 Điều khiển tàu biển A00; A01; C01; D01 21.75 2 7840106D102 Khai thác máy tàu biển A00; A01; C01; D01 19 3 7840106D129 Quản lý hàng hải A00; A01; C01; D01 23.75 4 7520207D104 Điện tử viễn thông A00; A01; C01; D01 23 5 7520216D103 Điện tự động giao thông vận tải A00; A01; C01; D01 20 6 7520216D105 Điện tự động công nghiệp A00; A01; C01; D01 23.75 7 7520216D121 Tự động hóa hệ thống điện A00; A01; C01; D01 23.75 8 7520122D106 Máy tàu thủy A00; A01; C01; D01 18 9 7520122D107 Thiết kế tàu & công trình ngoài khơi A00; A01; C01; D01 17 10 7520122D108 Đóng tàu & công trình ngoài khơi A00; A01; C01; D01 17 11 7520103D109 Máy & tự động hóa xếp dỡ A00; A01; C01; D01 19.5 12 7520103D116 Kỹ thuật cơ khí A00; A01; C01; D01 22.75 13 7520103D117 Kỹ thuật cơ điện tử A00; A01; C01; D01 23.75 14 7520103D122 Kỹ thuật ô tô A00; A01; C01; D01 24.25 15 7520103D123 Kỹ thuật nhiệt lạnh A00; A01; C01; D01 22.25 16 7520103D128 Máy & tự động công nghiệp A00; A01; C01; D01 22.5 17 7580203D110 Xây dựng công trình thủy A00; A01; C01; D01 17 18 7580203D111 Kỹ thuật an toàn hàng hải A00; A01; C01; D01 18 19 7580201D112 Xây dựng dân dụng & công nghiệp A00; A01; C01; D01 17 20 7580205D113 Công trình giao thông & cơ sở hạ tầng A00; A01; C01; D01 17 21 7580201D127 Kiến trúc & nội thất A00; A01; C01; D01 17 22 7580201D130 Quản lý công trình xây dựng A00; A01; C01; D01 20.5 23 7480201D114 Công nghệ thông tin A00; A01; C01; D01 25.25 24 7480201D118 Công nghệ phần mềm A00; A01; C01; D01 24.25 25 7480201D119 Kỹ thuật truyền thông & mạng máy tính A00; A01; C01; D01 23.25 26 7520103D131 Quản lý kỹ thuật công nghiệp A00; A01; C01; D01 22 27 7520320D115 Kỹ thuật môi trường A00; A01; C01; D01 21 28 7520320D126 Kỹ thuật công nghệ hóa học A00;A01; D01; D07 17 29 7220201D124 Tiếng Anh thương mại (TA hệ số 2) D01; A01; D10; D14 33 30 7220201D125 Ngôn ngữ Anh (TA hệ số 2) A01; D01; D10; D14 33.25 31 7840104D401 Kinh tế vận tải biển A00; A01; C01; D01 25.25 32 7840104D410 Kinh tế vận tải thủy A00; A01; C01; D01 24.25 33 7840104D407 Logistics & chuỗi cung ứng A00; A01; C01; D01 26.25 34 7340120D402 Kinh tế đối ngoại A00; A01; C01; D01 25.75 35 7340101D403 Quản trị kinh doanh A00; A01; C01; D01 24.75 36 7340101D404 Quản trị tài chính kế toán A00; A01; C01; D01 24.25 37 7340101D411 Quản trị tài chính ngân hàng A00; A01; C01; D01 24 38 7380101D120 Luật hàng hải A00; A01; C01; D01 23.25 39 7840104H401 Kinh tế vận tải biển (CLC) A00; A01; C01; D01 23.5 40 7340120H402 Kinh tế ngoại thương (CLC) A00; A01; C01; D01 24 41 7520216H105 Điện tự động công nghiệp (CLC) A00; A01; C01; D01 21 42 7480201H114 Công nghệ thông tin (CLC) A00; A01; C01; D01 23.25 43 7340101A403 Quản lý kinh doanh & Marketing (Chương trình tiên tiến) D15; A01; D07; D01 23.5 44 7840104A408 Kinh tế Hàng hải (Chương trình tiên tiến) D15; A01; D07; D01 22.75 45 7340120A409 Kinh doanh quốc tế & Logistics (Chương trình tiên tiến) D15; A01; D07; D01 24.25 46 7840106S101 Điều khiển tàu biển (Chọn) A00; A01; C01; D01 20 47 7840106S102 Khai thác máy tàu biển (Chọn) A00; A01; C01; D01 16 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn của trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam là bao nhiêu? Học phí trường Đại học Hàng hải Việt Nam là bao nhiêu? Dựa theo học phí các năm trước, học phí năm 2023 đại học Hàng hải tăng 7%, tương đương: Chương trình học Số tiền (đơn giá: 1 tín chỉ) Chương trình đại trà 360.000 đồng Chương trình CLC 721.000 đồng Chương trình tiên tiến: Các môn học bằng tiếng Việt 721.000 đồng Các môn học bằng tiếng Anh 1.081.000 đồng Mức thu cuối cùng sẽ có sự chênh lệch giữa từng sinh viên với nhau tùy theo số lượng tín chỉ mà các bạn đăng ký trong kỳ học đó. Xem thêm: Học phí của trường Đại học Hàng hải Việt Nam mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước; được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định của Nhà nước và của Nhà trường. Được đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện lớp, tổ chức Đoàn, Hội sinh viên để kiến nghị với Nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển Nhà trường; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên. Sinh viên không thuộc diện bắt buộc ở nội trú nếu có nguyện vọng ở nội trú được xét vào ở tại khu nội trú theo thứ tự ưu tiên theo quy định. Tốt nghiệp trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm ngành Khoa học hàng hải rất nhiều, nguồn nhân lực dành cho ngành hàng hải và dịch vụ hàng hải đang thiếu hụt nghiêm trọng. Dựa vào thống kê của những năm trở lại đây, 100% sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc liên quan đến hàng hải như: Điều khiển, vận hành khai thác tàu biển (Đi tàu, làm việc trên tàu biển). Review đánh giá Đại học Hàng hải Việt Nam có tốt không? Đại Học Hàng hải Việt Nam là một trong những ngôi trường đào tạo đa ngành thuộc nhiều lĩnh vực. Với chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao qua từng năm, nhà trường luôn là địa chỉ đáng tin cậy để phụ huynh cả nước gửi gắm con em theo học. Hy vọng những thông tin đã chia sẻ trên đây có giá trị với các bạn sĩ tử đang quan tâm về VMU. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Dịch Vụ Vận Tải, Kiến Trúc và Xây Dựng, Kinh doanh và quản lý, Kỹ Thuật, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Nhân văn, Pháp Luật Tỉnh/thành phố Hải Phòng, Miền Bắc
663
2022-07-24
NTU
Trường Đại học Nha Trang
Review Trường Đại học Nha Trang (NTU) có tốt không? Để được phát triển bền vững như ngày hôm nay, trường Đại học Nha Trang đã phải trải qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiền thân của trường là một khoa thủy sản thuộc Học viện nông lâm Hà Nội được thành lập vào năm 1959 (nay thuộc Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội). Ngày 16/8/1966, khoa được tách thành Trường Đại học Thủy sản theo quyết định của Thủ tướng chính phủ. Đến ngày 4/10/1976, Trường chuyển trụ sở từ Hải Phòng vào Nha Trang và được lấy tên là Trường Đại học Hải sản sau đó đổi tên thành Trường Đại học Thủy sản. Ngày 25/7/2006, Trường đổi tên thành Trường Đại học Nha Trang. 7.0Tốt Top 30 Số 02 Nguyễn Đình Chiểu - Nha Trang - Khánh Hòa 0583 831 149 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.5 Cơ sở vật chất7 Môi trường HT7.4 Hoạt động ngoại khoá6.8 Cơ hội việc làm6.8 Tiến bộ bản thân6 Thủ tục hành chính8 Quan tâm sinh viên7 Hài lòng về học phí7 Sẵn sàng giới thiệu7.2 Với xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, việc phát triển và đào tạo ra nguồn nhân lực góp phần vào sự phát triển của đất nước là việc không thể thiếu. Chính vì vậy, tất cả các trường đại học trong cả nước nói chung và Đại học Nha Trang nói riêng cũng đang phấn đấu hết mình để hoàn thành nhiệm vụ này. Đây là ngôi trường có tiếng vang lớn trong chuỗi các trường đại học của các tỉnh miền Trung. Trong nhiều năm phát triển, trường đã thu hút một lượng lớn sinh viên vào học. Nếu như bạn đang quan tâm đến ngôi trường này, bài viết sau đây sẽ là tài liệu quý giá để các bạn tham khảo. Thông tin chung Tên trường: Đại học Nha Trang (Tên viết tắt: NTU) Tên Tiếng Anh: Nha Trang University Địa chỉ: Số 02 Nguyễn Đình Chiểu – Nha Trang – Khánh Hòa Website: http://www.ntu.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/nhatranguniversity/ Mã tuyển sinh: TSN Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0583 831 149 Lịch sử phát triển Để được phát triển bền vững như ngày hôm nay, trường Đại học Nha Trang đã phải trải qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiền thân của trường là một khoa thủy sản thuộc Học viện nông lâm Hà Nội được thành lập vào năm 1959 (nay thuộc Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội). Ngày 16/8/1966, khoa được tách thành Trường Đại học Thủy sản theo quyết định của Thủ tướng chính phủ. Đến ngày 4/10/1976, Trường chuyển trụ sở từ Hải Phòng vào Nha Trang và được lấy tên là Trường Đại học Hải sản sau đó đổi tên thành Trường Đại học Thủy sản. Ngày 25/7/2006, Trường đổi tên thành Trường Đại học Nha Trang. Mục tiêu phát triển Trường Đại học Nha Trang phấn đấu đến năm 2030 trở thành trường đại học đa lĩnh vực có uy tín trong đào tạo hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Đẩy cao hơn nữa chất lượng đào tạo cũng như chất lượng đầu ra, hướng tới đào tạo sinh viên có đầy đủ bản lĩnh, kiến thức cũng như tinh thần trách nhiệm. Vì sao nên theo học tại trường  Đại học Nha Trang? Đội ngũ cán bộ Tính đến nay, trường có tổng cộng 617 cán bộ, trong đó có 472 giảng viên, 145 nhân viên. Trong số đó có 21 phó giáo sư, 116 tiến sĩ, 313 thạc sĩ; ngoài ra còn có gần 100 cán bộ đang học cao học và nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất Trường Đại học Nha Trang được coi là một trường đại học lớn trong khu vực miền Trung với sự đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng. Trường luôn đẩy mạnh phát triển hơn nữa môi trường học tập tốt cho sinh viên. Hiện nay trường có tổng cộng gần 324 phòng học các loại, hội trường, phòng giảng viên, giáo sư, thư viện… và 3500 chỗ ở ký túc xá cho sinh viên sau khi nhập học. Trường cũng chú trọng đầu tư các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị bảo hộ cũng như nhiều chức năng khác trong phòng thí nghiệm để sinh viên có thể thực tế hóa bài học của mình.  Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Nha Trang Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Sẽ có 2 đối tượng được xét theo phương thức tuyển thẳng, cụ thể như: Đối tượng 1: Xét theo quy định của Bộ GD&ĐT Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT vào tất cả các ngành. Đối tượng 2: Xét theo quy chế riêng của Đại học Nha Trang Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Thời gian xét tuyển Trường Đại học Nha Trang công bố thời gian tuyển sinh bắt đầu từ ngày 1/5/2022.  Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Thí sinh được đăng ký xét tuyển nếu đã tốt nghiệp THPT. Phạm vi tuyển sinh được mở rộng trên toàn quốc với tổng chỉ tiêu là 3500 sinh viên. Phương thức tuyển sinh Theo đề án tuyển sinh được Nhà trường công bố năm 2023, trường sẽ tổ chức tuyển sinh với 4 phương thức chính: Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào điểm thi THPT Quốc gia 2023.  Phương thức 2: Xét học bạ THPT Phương thức 3: Xét dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM Phương thức 4: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Đối với phương thức 1: Sử dụng 30% tổng chỉ tiêu để xét tuyển vào các ngành đào tạo, thêm vào đó sẽ bổ sung điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển sau khi có điểm thi THPT 2022  Đối với phương thức 2: Sử dụng 40% tổng chỉ tiêu để xét tuyển. Phương thức này sẽ không áp dụng cộng điểm ưu tiên Đối với phương thức 3: Sử dụng 25% tổng chỉ tiêu để xét tuyển. Phương thức này cũng sẽ không áp dụng cộng điểm ưu tiên Đối với phương thức 4:  Sử dụng 5% tổng chỉ tiêu để xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Nha Trang học mấy năm? Có khung chương trình từ 4-5 năm tùy vào ngành học Trường Đại học Nha Trang học có dễ ra trường không? Điều này sẽ phụ thuộc vào khả năng học tập của bản thân tại trường Trường Đại học Nha Trang là trường công hay tư? Đại học đa ngành hệ công lập Trường Đại học Nha Trang tuyển sinh những ngành nào? Trong năm học mới này, trường tổ chức tuyển sinh ở đa dạng các ngành ở cả hai chương trình đào tạo đại trà và chất lượng cao. Cụ thể như sau: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Chương trình tiên tiến – Chất lượng cao 1 7340101A Quản trị kinh doanh (Chương trình song ngữ Anh – Việt) 30 A01; D01; D07; D96 2 7340301PHE Kế toán (chương trình định hướng nghề nghiệp, đào tạo song ngữ Anh – Việt) 30 A01; D01; D07; D96 3 7480201PHE Công nghệ thông tin (chương trình định hướng nghề nghiệp, đào tạo song ngữ Anh-Việt) 30 A01; D01; D07; D96 4 7810201PHE Quản trị khách sạn (chương trình định hướng nghề nghiệp, đào tạo song ngữ Anh – Việt) 60 A01; D01; D07; D96 Chương trình chuẩn/ đại trà 5 7620304 Khai thác thuỷ sản 50 A00; A01; B00; D07 6 7620305 Quản lý thuỷ sản 50 A00; A01; B00; D07 7 7620301 Nuôi trồng thuỷ sản (3 chuyên ngành: Công nghệ Nuôi trồng thủy sản; Quản lý sức khỏe động vật thuỷ sản, Quản lý Nuôi trồng thủy sản) 160 A01; B00; D01; D96 8 7420201 Công nghệ sinh học 60 A00; A01; B00; D07 9 7520320 Kỹ thuật môi trường 50 A00; A01; B00; D07 10 7520103 Kỹ thuật cơ khí 80 A00; A01; C01; D07 11 7510202 Công nghệ chế tạo máy 60 A00; A01; C01; D07 12 7520114 Kỹ thuật cơ điện tử 80 A00; A01; C01; D07 13 7520115 Kỹ thuật nhiệt (3 chuyên ngành: Kỹ thuật nhiệt lạnh; Máy lạnh, điều hòa không khí và thông gió; Máy lạnh và thiết bị nhiệt thực phẩm) 80 A00; A01; C01; D07 14 7840106 Khoa học hàng hải (2 chuyên ngành: Khoa học hàng hải; Quản lý hàng hải và Logistics) 50 A00; A01; C01; D07 15 7520116 Kỹ thuật cơ khí động lực 50 A00; A01; C01; D07 16 7520122 Kỹ thuật tàu thủy 80 A00; A01; C01; D07 17 7520130 Kỹ thuật ô tô 180 A00; A01; C01; D07 18 7520201 Kỹ thuật điện (chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử) 140 A00; A01; C01; D07 19 7580201 Kỹ thuật xây dựng (2 chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông) 180 A00; A01; C01; D07 20 7520301 Kỹ thuật hoá học 50 A00; A01; B00; D07 21 7540101 Công nghệ thực phẩm (2 chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm; Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm 180 A00; A01; B00; D07 22 7540105 Công nghệ chế biến thuỷ sản (2 chuyên ngành: Công nghệ chế biến thủy sản; Công nghệ sau thu hoạch) 60 A00; A01; B00; D07 23 7480201 Công nghệ thông tin (2 chuyên ngành: Công nghệ thông tin; Truyền thông và Mạng máy tính) 220 A01; D01; D07; D96 24 7340405 Hệ thống thông tin quản lý 50 A01; D01; D07; D96 25 7810103P Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Chương trình song ngữ Pháp – Việt) 30 D03; D97 26 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 150 A01; D01; D07; D96 27 7810201 Quản trị khách sạn 200 A01; D01; D07; D96 28 7340101 Quản trị kinh doanh 180 A01; D01; D07; D96 29 7340115 Marketing 180 A01; D01; D07; D96 30 7340121 Kinh doanh thương mại 110 A01; D01; D07; D96 31 7340201 Tài chính – ngân hàng 110 A01; D01; D07; D96 32 7340301 Kế toán (2 chuyên ngành: Kế toán; Kiểm toán) 160 A01; D01; D07; D96 33 7380101 Luật (02 chuyên ngành: Luật, Luật kinh tế) 70 C00; D01; D07; D96 34 7220201 Ngôn ngữ Anh (4 chuyên ngành: Biên – phiên dịch; Tiếng Anh du lịch; Giảng dạy Tiếng Anh; Song ngữ Anh – Trung) 200 A01; D01; D14; D15 35 7310101 Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế thủy sản) 50 A01; D01; D07; D96 36 7310105 Kinh tế phát triển 70 A01; D01; D07; D96 Học phí của trường Đại học Nha Trang là bao nhiêu? Hiện tại vẫn chưa có cập nhật chính thức về học phí năm 2022 của trường Đại học Nha Trang. Dự tính học phí của trường sẽ tăng từ 5-10%. Reviewedu sẽ cập nhật thông tin chính thức trong thời gian sớm nhất có thể. Nhằm hỗ trợ các bạn học sinh đưa ra được lựa chọn ngôi trường đúng đắn cho mình. Dưới đây là mức học phí dự tính của chúng tôi: Chương trình chuẩn: từ 4.200.000 VNĐ – 6.000.000 VNĐ/học kỳ, tùy theo số tín chỉ sinh viên đăng ký học. Chương trình song ngữ Anh – Việt, Chương trình chất lượng cao: từ 11.000.000 VNĐ/học kỳ. Dựa trên mức học phí các năm về trước, năm 2023, dự kiến sinh viên chương trình chuẩn sẽ phải đóng từ 4.500.000 – 6.500.000 VNĐ/năm học. Mức thu này tăng 10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên đây chỉ là mức thu dự kiến, ban lãnh đạo trường Đại học Nha Trang sẽ công bố cụ thể mức học phí ngay khi đề án tăng/giảm học phí được bộ GD&ĐT phê duyệt. Tìm hiểu thêm: Học phí Trường Đại học Nha Trang (NTU) mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Nha Trang chính xác nhất  Dựa vào đề án tuyển sinh của trường, mức điểm chuẩn cụ thể của từng ngành đào tạo được quy định như sau: TT MÃ NGÀNH TÊN NGÀNH ĐIỂM CHUẨN TRÚNG TUYỂN ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TIẾNG ANH PHƯƠNG THỨC ĐIỂM THI THPT 2022 (THANG ĐIỂM 30) PHƯƠNG THỨC ĐIỂM XÉT TN THPT 2022 (THANG ĐIỂM 10) PHƯƠNG THỨC ĐIỂM THI ĐGNL CỦA ĐHQG-HCM 2022 (THANG ĐIỂM 1200) I Chương trình tiên tiến – Chất lượng cao 7340101 A Quản trị kinh doanh (Chương trình song ngữ Anh-Việt) 20.0 7.4 725 6.0 7340301 PHE Kế toán (chương trình định hướng nghề nghiệp, đào tạo song ngữ Anh-Việt) 18.0 7.0 725 5.5 7480201 PHE Công nghệ thông tin (chương trình định hướng nghề nghiệp, đào tạo song ngữ Anh-Việt) 19.0 7.0 725 5.5 7810201 PHE Quản trị khách sạn (chương trình định hướng nghề nghiệp, đào tạo song ngữ Anh-Việt) 19.0 7.0 725 6.0 II Chương trình chuẩn/đại trà 7620304 Khai thác thuỷ sản (03 chuyên ngành: Khai thác thuỷ sản, Khai thác hàng hải thủy sản, Khoa học thủy sản) 15.5 5.7 600 7620305 Quản lý thuỷ sản 16.0 6.0 650 7620301 Nuôi trồng thuỷ sản (03 chuyên ngành: Công nghệ Nuôi trồng thủy sản, Quản lý sức khỏe động vật thuỷ sản, Quản lý Nuôi trồng thủy sản; 01 Chương trình đào tạo Minh Phú – NTU) 15.5 5.7 650 7540105 Công nghệ chế biến thuỷ sản (02 chuyên ngành: Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ sau thu hoạch; 01 Chương trình đào tạo Minh Phú – NTU) 15.5 5.7 600 7540101 Công nghệ thực phẩm (02 chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm, Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm) 16.0 6.0 650 4.0 7520301 Kỹ thuật hoá học 15.5 5.7 600 7420201 Công nghệ sinh học 15.5 5.7 600 7520320 Kỹ thuật môi trường (02 chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường, Quản lý môi trường và an toàn lao động) 15.5 5.7 600 7520103 Kỹ thuật cơ khí (02 chuyên ngành: Kỹ thuật cơ khí, Thiết kế và chế tạo số) 15.5 5.7 650 7510202 Công nghệ chế tạo máy 15.5 5.7 600 7520114 Kỹ thuật cơ điện tử 15.5 5.7 600 7520115 Kỹ thuật nhiệt (03 chuyên ngành: Kỹ thuật nhiệt lạnh, Máy lạnh, điều hòa không khí và thông gió, Máy lạnh và thiết bị nhiệt thực phẩm) 15.5 5.7 600 7840106 Khoa học hàng hải (02 chuyên ngành: Khoa học hàng hải, Quản lý hàng hải và Logistics) 17.0 6.3 650 7520116 Kỹ thuật cơ khí động lực 15.5 5.7 600 7520122 Kỹ thuật tàu thủy 16.0 6.0 600 7520130 Kỹ thuật ô tô 18.0 6.6 700 4.0 7520201 Kỹ thuật điện (02 chuyên ngành: Kỹ thuật điện, điện tử; Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ) 15.5 5.7 650 7580201 Kỹ thuật xây dựng (03 chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng, Quản lý xây dựng, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông) 15.5 5.7 650 7480201 Công nghệ thông tin (04 chuyên ngành: Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, Truyền thông và Mạng máy tính, Tin học ứng dụng trong nông nghiệp và y dược) 18.0 6.6 725 4.5 7340405 Hệ thống thông tin quản lý 17.0 6.3 650 4.5 7810103P Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Chương trình song ngữ Pháp-Việt) 16.0 6.0 650 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 18.0 6.6 700 5.0 7810201 Quản trị khách sạn 18.0 6.6 700 5.0 7340101 Quản trị kinh doanh 20.0 7.4 725 5.0 7340115 Marketing 20.0 7.4 725 5.0 7340121 Kinh doanh thương mại 19.0 7.0 700 5.0 7340201 Tài chính – Ngân hàng (02 chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng, Công nghệ tài chính) 18.0 6.6 700 4.5 7340301 Kế toán (02 chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán) 18.0 6.6 700 4.5 7380101 Luật (02 chuyên ngành: Luật, Luật kinh tế) 19.0 7.0 725 4.5 7220201 Ngôn ngữ Anh (04 chuyên ngành: Biên – phiên dịch, Tiếng Anh du lịch, Giảng dạy Tiếng Anh, Song ngữ Anh – Trung) 21.0 7.7 725 6.5 7310101 Kinh tế (02 chuyên ngành: Kinh tế thủy sản, Quản lý kinh tế) 17.0 6.3 650 4.5 7310105 Kinh tế phát triển 18.0 6.6 700 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Tìm hiểu thêm: Điểm chuẩn Trường Đại học Nha Trang (NTU) chính xác nhất Trường Đại học Nha Trang (NTU) xét học bạ cần những gì? Hồ sơ xét tuyển và phương thức tuyển sinh Tương tự năm 2022. Thời gian xét tuyển Thời gian xét học bạ năm 2023 – 2024 của trường dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 6/2023 Mức điểm chuẩn xét học bạ của ĐH Nha Trang (NTU) Dự kiến, mức điểm sẽ tăng khoảng 1 – 2 điểm so với mức đầu vào của năm 2022. Tìm hiểu thêm thông tin xét tuyển học bạ mới nhất: Trường Đại học Nha Trang (NTU) xét tuyển học bạ Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Trường Đại học Nha Trang đã thiết lập được những mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các địa phương trong cả nước, đặc biệt là tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh nghề cá trong cả nước. Nhà trường còn thường  nhận được thông tin phản hồi về chất lượng đào tạo, nhu cầu đào tạo các bậc học, các ngành học, nhu cầu chuyển giao khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thủy sản.  Những cơ quan, xí nghiệp lớn trong và ngoài ngành thủy sản có quan hệ mật thiết với Trường, cấp học bổng cho sinh viên, tiếp nhận sinh viên mới tốt nghiệp, hỗ trợ sinh viên thực tập giáo trình, thực tập tốt nghiệp. Tốt nghiệp trường Đại học Nha Trang có dễ xin việc không? Nhà trường thực đã hiện cuộc khảo sát 1.761 sinh viên trong thời gian vừa qua. Khảo sát được thực hiện bằng nhiều phương pháp gồm hỏi, thông qua hỏi, email và qua điện thoại liên lạc trực tiếp. Theo đó, tỷ lệ trung bình sinh viên ra trường có việc làm đạt trên 85%. Trong đó, nhiều nhóm ngành sinh viên có việc làm trên 90% như Nuôi trồng thủy sản (100%), Kỹ thuật tàu thủy (trên 96%), Khai thác thủy sản (trên 95%), Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử (trên 94%), Công nghệ chế biến thủy sản (trên 93%), Tài chính ngân hàng (trên 93%), Kế toán (92%). Review trường Đại học Nha Trang có tốt không? Trường Đại học Nha Trang phát triển với phương châm luôn đổi mới, hướng tới tương lai, đầu tư vào chất lượng dạy và học của giảng viên và sinh viên. Trường đã và đang phát triển hơn nữa cơ sở vật chất cũng như chất lượng đào tạo, xứng đáng là một trong những trường đại học trọng điểm Quốc gia. Ngoài ra, trường còn tổ chức rất nhiều chương trình học bổng khác nhau để động viên sinh viên học tập. Trong tương lai, Đại học Nha Trang sẽ phát triển hơn nữa để đào tạo ra nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất Việt. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Kinh doanh và quản lý, Môi Trường và Bảo vệ Môi Trường, Nhân văn, Nông , Lâm Nghiệp và Thủy Sản, Pháp Luật, Sản Xuất và Chế Biến Tỉnh/thành phố Khánh Hòa, Miền Trung
664
2023-03-14
TUMP
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Review Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên (TUMP) có tốt không? Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên là một trong những trường đại học y khoa đầu ngành tại khu vực miền Bắc Việt Nam. Trường có sứ mạng đào tạo bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. Ngôi trường này được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, trực thuộc hệ thống Đại học Thái Nguyên. 8.0Xuất sắc Top 50 Số 284 Đường Lương Ngọc Quyến, phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên 0208 3852 671 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.9 Cơ sở vật chất8.6 Môi trường HT8.3 Hoạt động ngoại khoá7.5 Cơ hội việc làm8.1 Tiến bộ bản thân7.3 Thủ tục hành chính8.0 Quan tâm sinh viên8.2 Hài lòng về học phí8.4 Sẵn sàng giới thiệu7.7 Trường Đại học Y dược Thái Nguyên là trường đại học thuộc một trong bảy trường đào tạo về lĩnh vực y khoa hàng đầu tại miền Bắc. Nhiệm vụ của trường là đào tạo các dược sĩ, bác sĩ có trình độ cao và chất lượng cho xã hội. Nếu bạn quan tâm đến trường học và các thông tin tuyển sinh của trường thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé Thông tin chung Tên trường: Đại học Y Dược Thái Nguyên (tên tiếng Anh: Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy (TUMP)) Địa chỉ: 284 Đường Lương Ngọc Quyến, phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên Website: http://tump.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/TruongDaiHocYDuocThaiNguyen Mã tuyển sinh: DTY Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0208 3852 671 Lịch sử phát triển Trường Đại học Y dược Thái Nguyên được hình thành qua nhiều giai đoạn biến cố thăng trầm trong lịch sử. Sự thành lập trường gắn với các mốc thời gian lịch sử như sau: Trường Y sĩ Việt Bắc được thành lập vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX. Đến ngày 23/07/1968, Trường được nhà nước ký quyết định thành lập phân hiệu Đại học Y khoa Miền núi. Từ năm 1975 đến 1979 phát triển phân hiệu trường đại học Y khoa thành trường Đại học Y khoa hoàn chỉnh nhằm đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ cao cho vùng miền núi. Ngày 24/1/1979, Trường được đổi tên thành trường Đại học Y Bắc Thái. Năm 1994 thành lập trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên trực thuộc trường Đại học Thái Nguyên. Năm 2003 – 2008 là giai đoạn trường Đại học Y khoa Thái Nguyên phát triển thành trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Mục tiêu phát triển Trường có mục tiêu phát triển theo định hướng ứng dụng, từng bước chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, trường còn chú trọng nâng cao chất lượng một cách toàn diện bao gồm: Đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực nghiên cứu, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học để đáp ứng nhu cầu nhân lực y tế chất lượng cao phục vụ cho cộng đồng, xã hội. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên? Cơ sở vật chất Trường Đại học Y dược Thái Nguyên được xây dựng trên tổng diện tích đất là 10,8 ha. Nhà trường đã xây dựng khu nhà ký túc xá có 592 phòng cho sinh viên với đầy đủ tiện nghi. Trong các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, giảng đường… đều được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên tại trường. Đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hiện đã và đang phát huy vai trò đầu ngành về chuyên môn. có ảnh hưởng không chỉ nằm trong phạm vi của nhà trường. Mà còn trong nhiều cơ sở y tế khác. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Thời gian xét tuyển Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xét tuyển sử dụng kết quả học bạ THPT: Thời gian đăng ký xét tuyển trực tuyến dự kiến từ ngày 10/5/2022 – 31/5/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng tuyển sinh  Tuyển sinh với các đối tượng tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT. Thí sinh đảm bảo có đủ sức khỏe để tham gia học tập. Thí sinh bị khuyết tật phải có giấy thẩm quyền công nhận và phải liên hệ trước với nhà trường để được tư vấn ngành học phù hợp trước khi đăng ký tuyển sinh. Phạm vi tuyển sinh Áp dụng trên cả nước. Phương thức tuyển sinh  Trường Đại học Y dược Thái Nguyên tuyển sinh năm học 2023 theo phương thức sau: Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Phương thức 2: Xét học bạ THPT. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường được xét theo 2 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Xét tuyển sử dụng kết quả học bạ THPT: Đối với các ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt yêu cầu thí sinh tốt nghiệp THPT, có học lực lớp 12 xếp loại Giỏi, điểm tổ hợp môn >= 24 điểm, không môn nào dưới 7 điểm. Đối với ngành Dược học: Thí sinh tốt nghiệp THPT, có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Đối với các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Kỹ thuật xét nghiệm y học: Học sinh tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng Thực hiện theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết trên trang tuyển sinh của trường. Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên học mấy năm? Thời lượng đào tạo: 6 năm Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên học có dễ ra trường không? Điều này phụ thuộc vào khả năng học tập của bạn tại trường Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên là trường công hay tư? Là trường hệ công lập Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên tuyển sinh các ngành nào? Năm học 2020, trường Đại học Y Dược – Thái Nguyên đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực y tế như: Ngành y khoa, dược học, y học dự phòng, răng – hàm – mặt, điều dưỡng và ngành kỹ thuật xét nghiệm y học. Đến năm 2022 nhà trường đã đào tạo thêm ngành hộ sinh. Chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể của các ngành được thể hiện trong bảng sau: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Xét điểm thi THPT Xét học bạ 1 7720101 Y khoa 600 200 B00, D07, D08 2 7720201 Dược học 200 40 A00, B00, D07 3 7720110 Y học dự phòng 30 30 B00, D07, D08 4 7720501 Răng – Hàm – Mặt 60 20 5 7720301 Điều dưỡng 250 150 6 7720601 Kỹ thuật xét nghiệm y học 30 30 7 7720302 Hộ sinh 25 25 Điểm chuẩn trường Đại học Y Dược Thái Nguyên chính xác nhất Công bố điểm trúng tuyển các ngành Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên năm 2022: STT NGÀNH MÃ NGÀNH MÃ TỔ HỢP XÉT TUYỂN  ĐIỂM TRÚNG TUYỂN  PTXT 200 PTXT 100 1 Y khoa 7720101 B00, D07, D08 26.50 25.75 2 Y học dự phòng 7720110 B00, D07, D08 22.40 21.80 3 Dược học 7720201 B00, D07, D08 23.00 24.80 4 Điều dưỡng 7720301 B00, D07, D08 19.60 19.00 5 Hộ sinh 7720302 B00, D07, D08 21.20 19.00 6 Răng – Hàm – Mặt 7720501 B00, D07, D08 28.00 26.75 7 Kỹ thuật xét nghiệm y học 7720601 B00, D07, D08 22.50 24.20 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 1.5 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên chính xác nhất Học phí trường Đại học Y Dược Thái Nguyên là bao nhiêu Năm 2022, mức học phí TUMP  là: 1.573.000 VNĐ/tháng/sinh viên. Mức học phí của trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, thông thường học phí được tính theo số tín chỉ. Theo quy định của Nhà nước áp dụng cho các trường Đại học. Dự kiến năm 2023 Trường Đại học Y Dược- Thái Nguyên sẽ áp dụng mức tăng 10% cho học phí. Tương đương số tiền một tháng sinh viên cần chi trả khoảng 1.730.000 VNĐ. Xem thêm: Học phí trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên mới nhất Xét tuyển học bạ của Đại học Y Dược Thái Nguyên (TUMP) cần những gì Thời gian xét tuyển Trường bắt đầu nhận hồ sơ tuyển sinh từ ngày 08/04/2022. Thời gian xét học bạ năm 2023 – 2024 của trường dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 6/2023 Thủ tục hồ sơ xét tuyển Tương tự như năm 2022, thủ tục và hồ sơ năm 2023 không có gì thay đổi so với năm học trước. Xem thêm: Xét tuyển học bạ của Đại học Y Dược Thái Nguyên (TUMP) cần những gì Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Sinh viên khi theo học tại Trường sẽ được nhận vào học đúng ngành đã đăng ký dự tuyển khi trúng tuyển.Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng. Được cung cấp đầy đủ chương trình, kế hoạch đào tạo của khóa học, năm học, học kỳ và môn học. Bên cạnh đó được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật đối với sinh viên. Được tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, tham gia các hội nghị khoa học, công bố các công trình khoa học và công nghệ trong các ấn phẩm của đơn vị đào tạo. Người học thuộc diện cử tuyển, con em các dân tộc ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, diện chính sách xã hội và các gia đình nghèo được cấp học bổng, trợ cấp, miễn giảm học phí, được hưởng các chính sách ưu đãi từ tín dụng giáo dục, quỹ khuyến học và quỹ bảo trợ giáo dục theo quy định của pháp luật. Tốt nghiệp trường Đại học Y Dược Thái Nguyên có dễ xin việc không? Đại học Y dược Thái Nguyên cung cấp khá chi tiết tỉ lệ có việc làm của từng ngành đào tạo. Trong đó, đạt 100% có việc làm ở 2 ngành Điều dưỡng và Răng – Hàm – Mặt. Theo số liệu các trường tự công bố, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm sau 12 tháng thuộc về Trường với 100% sinh viên trúng tuyển ra trường và có việc làm sau 12 tháng. Review đánh giá Đại học Y Dược Thái Nguyên có tốt không? Hy vọng rằng bài viết trên đã đem lại cho bạn khá nhiều thông tin bổ ích về trường Đại học Y dược Thái Nguyên. Ngôi trường này được đánh giá là một trong những trường đào tạo chất lượng trong lĩnh vực Y tế. Với đội ngũ giảng viên nhiệt huyết, năng động và có nhiều kinh nghiệm sẽ truyền cho bạn những kiến thức và kỹ năng để sau khi ra trường bạn có thể làm tốt công việc của mình. Vì thế, đây là ngôi trường mà bạn nên cân nhắc theo học. Chúc bạn sớm có được lựa chọn phát triển bản thân phù hợp. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Sức Khỏe Tỉnh/thành phố Miền Bắc, Thái Nguyên
665
2022-07-09
Học viện Múa Việt Nam
Review Học viện Múa Việt Nam có tốt không? Học viện Múa Việt Nam là cơ sở giáo dục công lập thuộc vào hệ thống giáo dục trực thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nằm trong địa chính trên địa bàn thành phố Hà Nội 7.5Tốt 150 Khu Văn hoá nghệ thuật, Cầu Giấy, Hà Nội 024 3764 3546 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.5 Cơ sở vật chất6.7 Môi trường HT8.5 Hoạt động ngoại khoá9.1 Cơ hội việc làm7.4 Tiến bộ bản thân7.5 Thủ tục hành chính6.9 Quan tâm sinh viên9.0 Hài lòng về học phí7.0 Sẵn sàng giới thiệu8.2 Học viện Múa Việt Nam là một trong ngôi trường tốt về việc đào tạo năng khiếu tại miền Bắc. Và ngôi trường đã đào tạo ra không ít những diễn viên, biên đạo diễn nổi tiếng và một trong số họ đã nhận những danh hiệu cao quý như NSND, NSƯT. Sau đây, để biết rõ thêm ngôi trường này, hãy cùng đội ngũ Review Edu tìm hiểu qua bài viết này nhé. Thông tin chung Tên Trường: Học viện Múa Việt Nam Tên Tiếng Anh: Vietnam Dance College Mã tuyển sinh: CDT0133 Địa chỉ: Khu Văn hoá nghệ thuật, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 024 3764 3546 Các giờ:⋅ Mở lúc 8:00 – Đóng cửa 16h30 ( Từ T2 đến T6) Website: http://vnad.edu.vn/ Email tuyển sinh: [email protected] Facebook: https://www.facebook.com/fphssvcdmvn Lịch sử phát triển Ngày 25/10/1959 là mốc son đáng nhớ để đánh dấu sự ra đời của Trường Múa Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm lịch sử và nhiều giai đoạn phát triển, Trường được nâng cấp và trở thành trường Cao đẳng Múa Việt Nam (năm 2001). Theo Quyết định số 01/QĐ-TTg, ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt thành lập Học viện Múa Việt Nam trên cơ sở trường Cao đẳng Múa Việt Nam. Và trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành,với tinh thần quyết tâm và sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ giảng viên,công nhân viên nhà trường,trong những năm qua cán bộ giảng viên nhà trường luôn nỗ lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đào tạo,nhà trường đã đào tạo ra hơn 3000 nghệ sĩ múa cho đất nước. Sứ mệnh và tầm nhìn Sứ mệnh: Xây dựng Học viện Múa Việt Nam trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu nghệ thuật múa có uy tín với nhiều ngành khác nhau. Đào tạo đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ múa có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp cao, có khả năng nghiên cứu độc lập, đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội và đất nước. Tầm nhìn: Trường tập trung vào việc xây dựng chương trình, giáo trình học tập phục vụ cho việc đào tạo. Đẩy mạnh việc quảng bá tuyển sinh ở các bậc đào tạo. Phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học của sinh viên. Triển khai việc kiểm tra chất lượng đào tạo và bảo đảm chất lượng đào tạo của Học viện. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, gắn kết đào tạo với nhu cầu xã hội. Tăng cường hợp tác quốc tế để hỗ trợ hoạt động đào tạo và chuyển giao khoa học công nghệ. Học hỏi và phát triển việc đào tạo từ việc hợp tác quốc tế. Đến năm 2026, lượng học viện vào ổn định, đội ngũ cán bộ và giáo viên phù hợp với chương trình đào tạo của Học viện, mở rộng ngành học, đào tạo trình độ thạc sĩ nghệ thuật múa. Đổi mới và tăng cường công tác nghiên cứu khoa học theo hướng liên kết, hợp tác với các cơ sở trong và ngoài nước để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Nâng cao và phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật – công nghệ phục vụ tốt cho việc đào tạo và nghiên cứu.  Vì sao nên theo học tại trường Học viện Múa Việt Nam? Đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên của Học viện có trình độ và chất lượng cao, trong đó 100% giảng viên có trình độ đại học, hơn 50% có trình độ thạc sĩ, 07 giảng viên có trình độ tiến sĩ, nhiều thầy cô được đào tạo tại nước ngoài: Nga, Ấn Độ, Trung Quốc…. Nhiều giảng viên lâu năm có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy tốt, một số trong đó là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực múa; Đội ngũ giảng viên trẻ năng động và nhiệt tình, tâm huyết với nghề.  Cơ sở vật chất Học viện Múa Việt Nam được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất từ kí túc xá, nhà hiệu bộ hay đến phòng tập múa, hát, diễn và tập kịch. Mỗi khu vực đều được trang bị đầy đủ những trang thiết bị hiện đại như loa đài, loa đài và các công cụ cần thiết cho việc tập luyện cho học sinh, sinh viên. Thông tin tuyển sinh của Học viện Múa Việt Nam Chính sách tuyển sinh Vòng sơ tuyển Các chuyên ngành Huấn luyện múa và chuyên ngành Biên đạo kịch múa: không thi sơ tuyển. Chuyên ngành Biên đạo múa sự kiện: kiểm tra hình thể, cảm xúc âm nhạc và năng khiếu múa của thí sinh. Vòng chung tuyển Đối tượng được xét tuyển thẳng vào Học viện: Thí sinh có danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, đã đạt các giải thưởng trong nước, quốc tế thuộc lĩnh vực múa; Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về múa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng. Những thí sinh đủ điều kiện được xét tuyển thẳng vào Học viện liên hệ với Ban Thư ký tuyển sinh để được hướng dẫn nộp hồ sơ xét tuyển. Đối tượng tuyển sinh Hệ Cao đẳng Học sinh tốt nghiệp THCS Học sinh tốt nghiệp/Hoàn thành chương trình THPT Hệ Trung cấp Học sinh tốt nghiệp THCS Học sinh tốt nghiệp THCS/THPT/Hoàn thành chương trình THPT Phạm vi tuyển sinh Trường tuyển sinh trên cả nước  Phương thức tuyển sinh Thi tuyển kết hợp với xét tuyển: Thí sinh đăng ký dự tuyển nếu đạt các yêu cầu kiểm tra tại vòng sơ tuyển sẽ dự thi hai môn năng khiếu tại vòng chung tuyển, kết hợp với xét tuyển học bạ phổ thông. Vòng sơ tuyển: Kiểm tra độ mềm, độ mở, độ dẻo của cơ thể; thẩm âm, tiết tấu. Vòng chung tuyển: Thi tuyển hai môn năng khiếu, gồm: Năng khiếu múa và Năng khiếu âm nhạc. Xét tuyển: Học bạ, bằng tốt nghiệp THCS. Học viện Múa Việt nam tuyển sinh những ngành nghề nào? Dựa vào kết quả công bố của đề án tuyển sinh mới nhất, trường đã quy định đào tạo các chuyên ngành dưới đây: Tên ngành Thời gian đào tạo Thời gian đào tạo chuyên sâu Biên đạo múa 4 năm Biên đạo múa sự kiện 4 năm 2 năm diễn viên múa 2 năm biên đạo múa sự kiện. Huấn luyện múa cổ điển Châu Âu 4 năm 2 năm Huấn luyện múa dân gian, dân tộc 4 năm 2 năm Huấn luyện múa đương đại 4 năm 2 năm Học phí Học viện Múa Việt Nam là bao nhiêu? Dựa vào đề án tuyển sinh của Học viện, mức học phí của trường đã được công bô cụ thể vào các cấp bậc khác nhau như sau: Được giảm 70% theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP. Bậc trung cấp: 150.000đ/tháng/học sinh. Cao đẳng: 174.000đ/tháng/sinh viên. Ăn: Tại nhà ăn của trường, kinh phí do gia đình chu cấp. Ở: Tại ký túc xá Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lệ phí ký túc xá: 150.000đ/tháng/học sinh. * Đối với những đối tượng chính quy học theo thời gian quy định của trường, đối tượng học ngoài giờ hành chính không được áp dụng chế độ này. Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó. Điểm chuẩn Học viện Múa Việt Nam chính xác nhất Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 0.5 đến 1 điểm so với năm học trước đó. Đội ngũ chuyên viên của Reviewedu sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất! Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Học viện Múa Việt Nam? Sinh viên theo học tại học viên sẽ được: Được tôn trọng, được đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về học tập, rèn luyện ở Trường. Được tham gia các hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức xã hội trong nhà trường theo quy định của pháp luật. Được sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập và các phương tiện khác vào mục đích học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và văn hoá, thể dục, thể thao. Được đóng góp ý kiến, kiến nghị và khiếu nại với Nhà trường về công tác đào tạo, xây dựng trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng Tốt nghiệp trường Học viện Múa Việt Nam có dễ xin việc không? Nhiều giảng viên, biên đạo, diễn viên múa trưởng thành từ mái trường này đã tỏa sáng và tạo dựng vị trí nghề nghiệp của mình cả trong nước và quốc tế. Nhiều nghệ sĩ đã sống được bằng nghề và khẳng định tài năng bằng nghề, họ tham gia ở các thành phần biên đạo, diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật cho các chương trình nghệ thuật lớn, nhỏ khắp đất nước. Vì vậy nếu bạn nghiêm túc học theo lộ trình của Học viện, Review Edu tin chắc rằng bạn sẽ có cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp rất cao. Review đánh giá Học viện Múa Việt Nam có tốt không? Trên đây là những thông tin tổng quan về Học viện Múa Việt Nam, là trong những ngôi trường top đầu về đào tạo năng khiếu múa, diễn và đóng kịch. Về môi trường học tập hay về cả cơ sở hạ tầng đều đạt tiêu chuẩn phù hợp với sinh viên. Đây là ngôi trường rất đáng để các bạn lựa chọn và cân nhắc. Hệ đào tạo Cao đẳng, Đại học, Trung cấp Khối ngành Nghệ thuật, Mỹ thuật Tỉnh/thành phố Hà Nội
666
2023-03-07
Trường Đại học Hải Phòng
Review Trường Đại học Hải Phòng có tốt không? ĐH Hải Phòng được thành lập từ năm 1959 với tên gọi Phân hiệu Trường Đại học Tại chức Hải Phòng. Đây là cơ sở giáo dục đại học đa ngành với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; là trung tâm văn hóa, giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của thành phố Hải Phòng, vùng Duyên hải Bắc Bộ và cả nước. 7,9Tốt Top 200 Số 171 Phan Đăng Lưu, phường Kiến An, tp. Hải Phòng 0225 3876 338 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.4 Cơ sở vật chất8.0 Môi trường HT7.9 Hoạt động ngoại khoá8.3 Cơ hội việc làm8.0 Tiến bộ bản thân7.8 Thủ tục hành chính7.0 Quan tâm sinh viên8.0 Hài lòng về học phí7.0 Sẵn sàng giới thiệu8.4 Từ trước cho đến nay, Trường Đại học Hải Phòng vẫn là ngôi trường nhận được nhiều sự quan tâm lựa chọn của người học, đặc biệt những thí sinh ở khu vực miền Bắc. Đây là nơi đã đào tạo ra nhiều cử nhân với trình độ chuyên môn cao. Vậy trường này có điểm gì đặc sắc? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ngôi trường ở thành phố hoa phượng đỏ này. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Hải Phòng (Haiphong University) Địa chỉ: Trụ sở chính: Số 171 Phan Đăng Lưu, phường Kiến An, tp. Hải Phòng Cơ sở 2: Số 246 Đà Nẵng, phường Ngô Quyền, tp. Hải Phòng Cơ sở 3: Số 49 Trần Phú, phường Ngô Quyền, tp. Hải Phòng Website: http://Đại Họchp.edu.vn hoặc http://tuyensinh.Đại Họchp.edu.vn Facebook: https://www.facebook.com/HaiPhongUniversity/ Mã tuyển sinh: THP Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0225 3876 338; 0398 171 171 Lịch sử phát triển Đại Học Hải Phòng được thành lập từ năm 1959 với tên gọi Phân hiệu Trường Đại học Tại chức Hải Phòng. Năm 2000, Trường Đại học Tại chức Hải Phòng sáp nhập với Trường Cao đẳng sư phạm Hải Phòng, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và Bồi dưỡng giáo viên Hải Phòng và Trung tâm Ngoại ngữ Hải Phòng thành Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng. Đến 9/4/2004, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 60/2004/QĐ-TTg, đổi tên Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng thành Trường Đại học Hải Phòng. Mục tiêu phát triển Trường Đại học Hải Phòng phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển theo định hướng ứng dụng. Trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Đồng thời, nỗ lực trở thành trung tâm giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hải Phòng và cả nước. Vì sao nên theo học tại trường Đại Học Hải Phòng? Đội ngũ cán bộ Hiện trường có 647 giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy các trình độ đào tạo chính quy và liên thông, trong đó có 3 giáo sư, 28 phó giáo sư, 201 tiến sĩ, 404 thạc sĩ và 11 giảng viên có trình độ đại học. Đây đều là đội ngũ giảng viên có năng lực, tâm huyết trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hằng năm, trường còn tạo điều kiện cho giảng viên được tham gia các khóa huấn luyện, bồi dưỡng để nắm bắt kịp thời những phương pháp giảng dạy theo những định hướng mới của ngành giáo dục. Cơ sở vật chất Trường hiện có 4 cơ sở với tổng diện tích khuôn viên là 283.948,9 m², bao gồm 299 hội trường, phòng học và phòng làm việc; 1 thư viện; 17 trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập. Một số phòng thí nghiệm nổi bật của trường hiện nay: Phòng thí nghiệm Vật lý Phòng thí nghiệm Hóa học Phòng thí nghiệm Sinh học Phòng thí nghiệm Nuôi cấy mô Nhà lưới Phòng thực hành Tin học Phòng thực hành Ngoại ngữ Phòng Nhạc cụ Phòng Múa Phòng thí nghiệm Đo lường Phòng thí nghiệm Máy điện Phòng thí nghiệm Khí cụ Phòng thí nghiệm Tự động Phòng thí nghiệm Kiểm định chất lượng Thiết bị điện Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Phòng thực hành Vật liệu xây dựng, cơ học đất Phòng thực hành Xây dựng chuyên ngành Xưởng thực hành Nhà tập đa năng Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Hải Phòng Thời gian xét tuyển Thời gian nhận đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đợt 1 bắt đầu từ ngày 27/4/2022. Riêng Thời gian nhận đăng ký thi môn năng khiếu từ ngày 01/4/2022 – 15/7/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 7/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Trường tuyển sinh tất cả thí sinh tốt nghiệp THPT trong phạm vi cả nước, riêng đối với ngành Sư phạm chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng. Phương thức tuyển sinh Năm 2023, nhà trường xét tuyển theo 5 phương thức sau: Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2023 Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT Lưu ý: Ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, các ngành Sư phạm (trừ ngành Giáo dục Thể chất) không xét tuyển theo phương thức này. Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPT năm 2023 hoặc kết quả học bạ Phương thức 4: Xét tuyển điểm thi Đánh giá năng lực năm 2023 Xin lưu ý rằng: Các ngành Sư phạm, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc không xét tuyển theo phương thức này. Phương thức 5: Xét tuyển thẳng Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Để có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường, các bạn phải đảm bảo một số tiêu chí sau đây theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của nhà trường: Phương thức 1: theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT xác định. Phương thức 2: ĐXT (điểm xét tuyển) >= 16,5. Ngành Giáo dục Thể chất: học lực lớp 12 từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT >= 6,5. Về thể lực: Nam cao 1,65m, nặng 45kg; nữ cao 1,55m, nặng 40kg trở lên. Phương thức 3: IELTS >= 5.0, TOEFL iBT  >= 77, TOEIC >= 700 điểm, Tiếng Trung từ HSK3 trở lên. Quy đổi Chứng chỉ quốc tế sang thang điểm 10: Tiếng Anh IELTS Tiếng Anh TOEFL iBT Tiếng Anh TOEIC Tiếng Trung HSK Điểm thang 10 5.0 77 – 86 700 – 775 HSK3 8,0 5.5 87 – 94 780 – 805 – 8,5 6.0 95 – 102 810 – 840 HSK4 9,0 6.5 103 – 109 845 – 875 – 9,5 7.0 – 9.0 110 – 120 880 – 990 HSK5, HSK6 10,0 Phương thức 4: Kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 của trường Đại học Quốc gia Hà Nội >= 75 điểm. Điều kiện nhận hồ sơ: Đã tốt nghiệp THPT. Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành. Với các thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành sư phạm, phải có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng, được đăng ký trước ngày dự thi THPT. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Nhà trường thực hiện chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Điều 7 Quy chế Tuyển sinh. Các bạn có thể tham khảo tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Đại học Hải Phòng là trường công hay tư? Đại học Hải Phòng có tiền thân là Trường Đại học Dân lập Hải Phòng. Là một trong những trường tư được thành lập đầu tiên trong cả nước Đại học Hải Phòng học trong bao lâu? Giống như các trường Đại học khác, trường Đại học Hải Phòng đào tạo các ngành trong thời gian từ 3.5- 4 năm. Thời gian học tập tại trường tùy theo tiến độ hoàn thành môn học của sinh viên Đại học Hải Phòng học dễ ra trường không? Tùy theo năng lực sinh viên sẽ có cảm nhận đánh giá khác nhau. Hầu hết các sinh  đều đạt tiêu chuẩn đầu ra của trường thì mới được công nhận tốt nghiệp Trường Đại học Hải Phòng tuyển sinh các ngành nào? Năm nay, Trường dự kiến tuyển sinh 4298 chỉ tiêu đại học, cao đẳng chính quy với 30 ngành học khác nhau như ngành Giáo dục Mầm non, Kinh tế, Việt Nam học, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử,…  STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7140201 Giáo dục Mầm non 270 40 M00, M01, M02 2 7140202 Giáo dục Tiểu học 180 40 A00, C01, C02, D01 3 7140205 Giáo dục Chính trị 260 40 A00, B00, C14, C15 4 7140206 Giáo dục Thể chất 110 110 T00, T01 (Môn chính: Năng khiếu) 5 7140209   Sư phạm Toán học 280 40 A00, A01, C01, D01 6 7140210 Sư phạm Tin học 60 20 A00, A01, C01, D01 7 7140211 Sư phạm Vật lý 190 40 A00, A01, C01, D01 8 7140212 Sư phạm Hóa học 190 40 A00, A01, C01, D01 9 7140217 Sư phạm Ngữ văn 80 40 C01, D01, D14, D15 10 7140231 Sư phạm Tiếng Anh 160 40 A01, D01, D06, D15 (Môn chính: Ngoại ngữ) 11 7220201 Ngôn ngữ Anh 130 40 A01, D01, D06, D15 (Môn chính: Ngoại ngữ) 12 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc 110 40 D01, D03, D04, D06 (Môn chính: Ngoại ngữ) 13 7229030 Văn học 25 20 C00, D01, D06, D15 14 7310101 Kinh tế 125 125 A00, A01, C01, D01 15 7310630 Việt Nam học 125 125 C00, D01, D14, D15 16 7340101 Quản trị kinh doanh 95 95 A00, A01, C01, D01 17 7340122 Thương mại điện tử 85 85 A00, A01, C01, D01 18 7340201 Tài chính – Ngân hàng 75 75 A00, A01, C01, D01 19 7340301 Kế toán 125 125 A00, A01, C01, D01 20 7480201 Công nghệ thông tin 75 75 A00, A01, C01, D01 21 7510103 Công nghệ kỹ thuật xây dựng 50 50 A00, A01, C01, D01 22 7510202 Công nghệ chế tạo máy 40 40 A00, A01, C01, D01 23 7510203 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử 40 40 A00, A01, C01, D01 24 7510301 Công nghệ kỹ thuật điện, Điện tử 35 35 A00, A01, C01, D01 25 7510303 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 45 45 A00, A01, C01, D01 26 7580101 Kiến trúc 15 15 V00, V01, A00, A01 27 7620110 Khoa học cây trồng 15 15 A00, B00, C02, D01 28 7760101 Công tác xã hội 40 40 C00, C01, C02, D01 29 7810103   Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 80 80 C00, D01, D06, D15 30 51140201 Giáo dục Mầm non (hệ cao đẳng) 120 30 M00, M01, M02 Điểm chuẩn trường Đại học Hải Phòng chính xác nhất Điểm trúng tuyển của THP dao động trong khoảng từ 14 – 29,5 theo kết quả thi THPT  Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Theo KQ thi THPT Giáo dục Mầm non M00, M01, M02 19 Giáo dục Tiểu học A00, C01, C02, D01 19 Giáo dục Chính trị A00, B00, C14, C15 19 Giáo dục Thể chất T00, T01 (Môn chính: Năng khiếu) 22 Sư phạm Toán học A00, A01, C01, D01 21,5 Sư phạm Văn C00, D01, D14, D15 23,5 Sư phạm Tiếng Anh A01, D01, D06, D15 (Môn chính: Ngoại ngữ) 26,5 Ngôn ngữ Anh A01, D01, D06, D15 (Môn chính: Ngoại ngữ) 27 Ngôn ngữ Trung Quốc D01, D03, D04, D06 (Môn chính: Ngoại ngữ) 29,5 Văn học C00, D01, D14, D15 14 Kinh tế A00, A01, C01, D01 14 Việt Nam học C00, D01, D06, D15 14 Quản trị kinh doanh A00, A01, C01, D01 19 Tài chính – Ngân hàng A00, A01, C01, D01 14 Kế toán A00, A01, C01, D01 18 Công nghệ thông tin A00, A01, C01, D01 17,5 Công nghệ kỹ thuật xây dựng A00, A01, C01, D01 14 Công nghệ chế tạo máy A00, A01, C01, D01 14 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử A00, A01, C01, D01 14 Công nghệ kỹ thuật điện, Điện tử A00, A01, C01, D01 15 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa A00, A01, C01, D01 15 Kiến trúc V00, V01, V02, V03 (môn chính: vẽ mỹ thuật) 14 Công tác xã hội C00, C01, C02, D01 22 Giáo dục Mầm non (hệ cao đẳng) M00, M01, M02 14 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn của trường Đại học hải Phòng chính xác nhất Học phí của Trường Đại học Hải Phòng là bao nhiêu Dự kiến mức học phí năm 2023 của Đại học Hải Phòng tiếp tục tăng khoảng 5% so với năm 2022, tương đương: 11.600.000 đồng/năm. Xem thêm: Mức học phí của trường Đại học Hải phòng qua từng năm Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Sinh viên sau khi theo học tại trường sẽ: Được tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về kết quả học tập, rèn luyện theo quy định của Nhà trường; được phổ biến nội quy, quy chế về học tập, rèn luyện và các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến sinh viên. Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của Nhà trường (bao gồm các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt,…). Tốt nghiệp trường Đại Học Hải Phòng có dễ xin việc không? Với mục đích luôn hướng tới sự phát diện toàn diện cho các bạn sinh viên mang trên mình sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho thành phố Hải Phòng và các tỉnh miền duyên hải Bắc bộ nên tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp của trường Đại Học Hải Phòng rất cao. Review đánh giá Đại Học Hải Phòng có tốt không? Với bề dày lịch sử, Đại Học Hải Phòng hiện là trường thuộc top các trường tốt nhất HP, có sức ảnh hưởng trong khu vực miền Bắc. Nhà trường sẽ không ngừng nâng cấp trang thiết bị giảng dạy, đội ngũ giảng viên trình độ cao tham gia đào tạo tại trường để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Không những thế, trường cũng đẩy mạnh hợp tác với các trường quốc tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Hà Lan, Italia,…  Hằng năm, trường luôn có những suất học bổng và suất học trao đổi cho sinh viên xuất sắc. Đây là cơ hội lớn để cho sinh viên có thể phấn đấu, hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn. Đại Học Hải Phòng đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, hợp tác và đẩy mạnh quan hệ hữu nghị của đất nước. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Dịch Vụ Xã Hội, Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Khoa học xã hội và hành vi, Kiến Trúc và Xây Dựng, Kinh doanh và quản lý, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Nhân văn, Nông , Lâm Nghiệp và Thủy Sản Tỉnh/thành phố Hải Phòng, Miền Bắc
668
2023-03-31
UED
Trường Đại học Sư phạm – Đà Nẵng
Review Trường Đại học Sư phạm – Đà Nẵng (UED) có tốt không? Đại học Sư phạm Đà Nẵng là một trong những trường trọng điểm của quốc gia về đào tạo giáo viên và cử nhân khoa học, cung cấp nguồn nhân lực cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Trong tương lai, trường hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng môi trường đào tạo lý tưởng cho nước nhà. 7.6Tốt Top 10 459 Tôn Đức Thắng, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng 0236 384 2953 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên6.5 Cơ sở vật chất9.9 Môi trường HT8 Hoạt động ngoại khoá7.5 Cơ hội việc làm6.5 Tiến bộ bản thân7 Thủ tục hành chính6.2 Quan tâm sinh viên7.3 Hài lòng về học phí10 Sẵn sàng giới thiệu7 Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng là một trong những trường trọng điểm của quốc gia về đào tạo giáo viên và cử nhân khoa học. Chuyên cung cấp nguồn nhân lực cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Trong tương lai, trường hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố cơ sở vật chất, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng môi trường đào tạo lý tưởng cho nước nhà. Hôm nay, Reviewedu.net tiếp tục đem đến cho bạn thông tin bổ ích về trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Các bạn hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé. Thông tin chung Tên trường: Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng (tên viết tắt: UED – Danang University of Science and Education) Địa chỉ: 459 Tôn Đức Thắng, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Website: http://www.ued.udn.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/ueddn/ Mã tuyển sinh: DDS Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0236 384 2953 Lịch sử phát triển Ngày 4/4/1994, Trường Đại học Sư phạm trực thuộc ĐHĐN được thành lập theo Nghị định 32/CP của Chính phủ trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại các đơn vị bao gồm: trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam – Đà Nẵng, cơ sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ ĐN, bộ môn cơ bản của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, bộ môn văn hóa của Trường Công nhân kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi.  Mục tiêu phát triển Phấn đấu xây dựng trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng trở thành trường đại học đào tạo trình độ cao, trong đó đào tạo giáo viên là nòng cốt, chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên và xã hội, phục vụ cho sự phát triển của đất nước mà trọng tâm là khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng?  Đội ngũ cán bộ Trường có đội ngũ cán bộ là 247 người. Trong đó: 1 Giáo sư và 17 Phó Giáo sư 80 Tiến sĩ 150 Thạc sĩ 11 Giảng viên có trình độ đại học Đây là lực lượng cán bộ có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu của Đại học Sư phạm Đà Nẵng ngày càng được hoàn thiện. Hiện nay, trường có một hệ thống các giảng đường với hàng trăm phòng học khác nhau với tổng diện tích 10.000 mét vuông; 6 phòng multimedia với 300 máy vi tính nối mạng. Bên cạnh đó, trường còn có hệ thống 39 phòng thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh, Địa, phòng thực hành Âm nhạc với nhiều thiết bị hiện đại và một hội trường lớn có sức chứa trên 600 chỗ. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng Thời gian tuyển sinh Đại học Sư phạm Đà Nẵng dự kiến nhận bắt đầu nhận hồ sơ dự tuyển theo lịch của Bộ GD&ĐT. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh của UED bao gồm thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trong cả nước. Phương thức tuyển sinh Năm 2023, UED có các phương thức xét tuyển như: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022: chỉ tiêu 605 thí sinh Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (Xét tuyển học bạ): chỉ tiêu 605 thí sinh Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT: Nằm trong chỉ tiêu riêng của từng ngành Xét tuyển thẳng học sinh đạt giải quốc tế, quốc gia và các đối tượng khác theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo Dục Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Năm 2022, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng quy định rất rõ về điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của trường được chia làm các nhóm sau: Nhóm 1: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ được công bố sau khi có kết quả thi THPTQG 2021. Nhóm 2: Đối với các ngành đào tạo Giáo viên (trừ ngành Sư phạm Âm nhạc và Giáo dục thể chất): học sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 giỏi. Đối với các ngành còn lại, Điểm xét tuyển (ĐXT) >= 15 Nguyên tắc chung: Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, mỗi thí sinh trúng tuyển 1 nguyện vọng sẽ không được xét các nguyện vọng khác. Quy định nghiêm ngặt của trường được công bố rõ trong đề án tuyển sinh của trường. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng Vậy những nhóm đối tượng thí sinh nào sẽ được áp dụng chính sách tuyển thẳng khi nộp hồ sơ vào UED? Năm nay, thí sinh được trường áp dụng trong phương thức xét tuyển thẳng bao gồm: Xét tuyển thẳng đối với thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, đội tuyển quốc gia dự thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp THPT. Xét tuyển thẳng vào ngành Giáo dục thể chất đối với các bạn thí sinh là thành viên của đội tuyển thể thao quốc gia, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành việc tham gia thi đấu. Xét tuyển thẳng thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba các môn văn hóa trong kỳ thi HSG quốc gia. Xét tuyển một số ngành sư phạm đối với sinh viên tốt nghiệp trường THPT chuyên cấp tỉnh/thành phố Ngoài ra, nếu thí sinh từ chối quyền xét tuyển thẳng thì sẽ tùy thuộc vào mức độ đạt giải để cộng điểm vào tổ hợp môn xét tuyển. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng tuyển sinh những ngành nào? Cũng như mọi năm, UED đón chào những thí sinh có nguyện vọng thi tuyển vào các ngành ở trường như: Sư phạm Toán học, Sư phạm Ngữ Văn hoặc Việt Nam học… Dưới đây là chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét  tuyển Theo KQ thi THPTQG Theo phương thức khác 1 7140202 Giáo dục tiểu học  298 128 A00; B00; C00; D01 2 7140205 Giáo dục chính trị 47 20 C00; C19; C20; D66 3 7140209 Sư phạm Toán học 97 42 A00; A01; 4 7140210 Sư phạm Tin học 69 30 A00; A01; D01; D90 5 7140211 Sư phạm Vật lý 70 30 A00; A01; A02 6 7149212 Sư phạm Hóa học 62 26 A00; D07; B00 7 7140213 Sư phạm Sinh học 71 30 B00; B08; B03 8  7140217 Sư phạm Ngữ Văn 105 45 C00; C14; D66 9 7140218 Sư phạm Lịch sử 49 21 C00; C19 10 7140219 Sư phạm Địa lý 44 19 C00; D15 11 7140201 Giáo dục mầm non 148 63 M01; M02 12 7140221 Sư phạm Âm nhạc 43 18 N00; N01 13 7140247 Sư phạm Khoa học tự nhiên 86 37 A00; A02; B00; D90 14 7140249 Sư phạm Lịch sử – Địa lý 84 36 C00; C19; C20; D78 15 7140204 Giáo dục công dân 44 19 C00; C19; C20; D66 16 7140250 Sư phạm Tin học và Công nghệ Tiểu học 88 38 A00; B00; C00; D01 17 7140246 Sư phạm Công nghệ 70 30 A01; B03; B08; B00 18 7140206 Giáo dục thể chất 84 36 T00; T02; T03; T05 19 7420201 Công nghệ sinh học 30 30 A01; B03; B08; B00 20 7440112 Hóa học 20 30 A00; B00; D07 21 7440112CLC Hóa học (chất lượng cao) 20 0 A00; B00; D07 22 7480201 Công nghệ thông tin 130 110 A00; A01 23 7480201CLC Công nghệ thông tin (chất lượng cao) 30 0 A00; A01 24 7229030 Văn học 35 35 C00; C14; D66; D15 25 7229010 Lịch sử (chuyên ngành Quan hệ quốc tế) 35 35 C00; C19; C14 26 7310501 Địa lý học 50 50 C00; D15 27 7310630 Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa Du lịch) 75 75 C00; C14; D15 28 7310630CLC Việt Nam học  (chất lượng cao) 30 0 C00; C14; D15 29 7229040 Văn hóa học 35 35 C00; C14; D15; D66 30 7310401 Tâm lý học 35 35 C00; B00; D01; D66 31 7310401CLC Tâm lý học (chất lượng cao) 30 0 C00; B00; D01; D66 32 7760101 Công tác xã hội 35 35 C00; C19; C20; D66 33 7320101 Báo chí 50 50 C00; C14; D15 34 7320101CLC Báo chí (chất lượng cao) 30 0 C00; C14; D15 35 7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường 35 35  A01; B00; B03; B08 Học phí của trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng là bao nhiêu Tùy vào chương trình đào tạo mà Đại học Sư phạm Đà Nẵng sẽ có các mức học phí khác nhau. Hiện nay, UED có các mức học phí dự kiến năm 2022 – 2023 như sau: Đối với sinh viên theo học ngành Sư phạm sẽ được miễn học phí. Ngành đào tạo thuộc khối khoa học tự nhiên: 329.000 đồng/1 tín chỉ. Ngành đào tạo thuộc khối khoa học xã hội: 275.000 đồng/1 tín chỉ. Đối với hệ chất lượng cao: Ngành Công nghệ thông tin: 822.000 đồng/1 tín chỉ; Ngành Hóa – Dược, Quản lý tài nguyên và môi trường: 921.000 đồng/1 tín chỉ; Ngành Báo chí, Tâm lý học, Việt Nam học: 770.000 đồng/1 tín chỉ. Lộ trình học phí sẽ tăng theo từng năm theo quy định của Chính phủ. Dựa trên mức học phí các năm trước, năm 2023 sẽ dao động trong khoảng 360.000 – 900.000 VNĐ/tín chỉ. Mức thu học phí tương ứng tăng 10%/năm theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng sẽ công bố cụ thể tới với sinh viên ngay khi đề án về mức tăng/giảm học phí được Bộ GD&ĐT quy định. Các bạn có thể tham khảo thông tin tại: Học phí trường đại học Sư phạm Đà Nẵng (UED) mới nhất. Điểm chuẩn của trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng chính xác nhất Điểm trúng tuyển vào trường theo kết quả dự thi THPTQG thường dao động từ 15 đến 21 điểm. Mặt khác, phương thức xét học bạ có điểm chuẩn từ 16 đến 20 điểm. Dưới đây sẽ liệt kê chi tiết điểm trúng tuyển của các ngành vào trường: Ngành/Khối/Nhóm ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Theo KQ thi THPTQG Xét học bạ Giáo dục tiểu học  A00; B00; C00; D01 21,5 20 Giáo dục chính trị C00; C19; C20; D66 18,5 20 Sư phạm Toán học A00; A01 20,5 20 Sư phạm Tin học A00; A01; D01; D90 18,5 20 Sư phạm Vật lý A00; A01; A02 18,5 20 Sư phạm Hóa học A00; D07; B00 18,5 20 Sư phạm Sinh học B00; B08; B03 18,5 24 Sư phạm Ngữ Văn C00; C14; D66 21,5 20 Sư phạm Lịch sử C00; C19 18,5 20 Sư phạm Địa lý C00; D15 18,5 20 Giáo dục mầm non M09; M01 19,25 20 Sư phạm Âm nhạc N00; N01 19 20 Sư phạm Khoa học tự nhiên A00; A02; B00; D90 18,5 20 Sư phạm Lịch sử – Địa lý C00; C19; C20; D78 18,5 20 Giáo dục công dân T00; T02; T03; T05 18,5 Khối ngành IV 15 16 – 18 Nhóm ngành V 15 – 15,25 16 – 18 Nhóm ngành VII 15 – 21,25 16 – 18 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng (UED) chính xác nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã không còn là cái tên xa lạ đối với phụ huynh và học sinh Việt Nam. Đây là một trong những ngôi trường danh giá, chuyên đào tạo sinh viên có định hướng theo khối ngành sư phạm và cử nhân khoa học.  Trường đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục và triển khai công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Và cấp học bổng từng học kỳ đối với sinh viên loại khá, giỏi trở lên, được hưởng trợ cấp xã hội và ưu đãi giáo dục theo quy định của Nhà nước. Tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng có dễ xin việc không? Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng là trường đại học đào tạo tốt tại Đà Nẵng vì vậy sinh viên trường đều có cơ hội việc làm sau tốt nghiệp và điều này cũng phụ thuộc rất lớn vào quá trình học tập của mỗi sinh viên. Hiện nay, nền giáo dục của nước ta ngày càng được chú trọng chính nên cơ hội việc làm cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng sau khi tốt nghiệp là rất lớn ở các trường học công lập, dân lập tại Việt Nam. Review đánh giá trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng có tốt không? Đại học Sư phạm Đà Nẵng là một trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và triển khai công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền Trung. Những năm trở lại đây, UED luôn được xếp vào trường trọng điểm của quốc gia, tạo ra không ít nguồn nhân lực cho các tỉnh, thành phố. Trong tương lai, trường hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng môi trường đào tạo lý tưởng cho nước nhà. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên Tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Miền Trung
669
2023-05-26
DUE
Đại học Kinh tế – Đà Nẵng
Review Đại học Kinh tế – Đà Nẵng (DUE) có tốt không? Đại học Kinh tế Đà Nẵng là một trong những trường đào tạo lĩnh vực kinh tế hàng đầu khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, tạo ra không ít nguồn nhân lực chất lượng cho các tỉnh, thành phố. Trong tương lai, trường hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng môi trường đào tạo lý tưởng cho nước nhà. 7.8Tốt Top 10 71 Ngũ Hành Sơn, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng (0236) 352 2345 - (0236) 383 6169 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên6.7 Cơ sở vật chất10 Môi trường HT8 Hoạt động ngoại khoá9.8 Cơ hội việc làm6.5 Tiến bộ bản thân7.5 Thủ tục hành chính6 Quan tâm sinh viên6.5 Hài lòng về học phí9 Sẵn sàng giới thiệu8 Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng không còn là cái tên xa lạ đối với phụ huynh và học sinh Việt Nam. Đây là một trong những ngôi trường danh giá, chuyên đào tạo sinh viên có định hướng theo khối ngành Kinh tế. Trong đó, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, trực thuộc Đại học Đà Nẵng được xem là trung tâm nghiên cứu kinh tế học lớn nhất và đi đầu tự chủ đại học của khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Thông tin chung Tên trường: Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng (tên viết tắt: DUE – Danang University of Economics) Địa chỉ: 71 Ngũ Hành Sơn, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Website: https://due.udn.vn/vi-vn/ Facebook: https://www.facebook.com/FaceDue Mã tuyển sinh: DDQ Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: (0236) 352 2345 – (0236) 383 6169 Lịch sử phát triển Đại học Kinh tế Đà Nẵng có bề dày lịch sử lâu năm, ra đời trong giai đoạn đất nước vừa mới thống nhất với tiền thân là khoa Kinh tế của Đại học Đà Nẵng. Tháng 10/1975, khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Bách Khoa chính thức được thành lập và chiêu sinh khóa đầu tiên. Tháng 10/1995, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh trực thuộc Đại học Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số 32C4 của Chính phủ. Đến 9/3/2004, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 1178/QĐ đổi tên thành trường Đại học Kinh tế, trực thuộc Đại học Đà Nẵng. Mục tiêu phát triển Phấn đấu xây dựng trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng trở thành trường đại học đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm nghiên cứu kinh tế học lớn nhất của khu vực miền Trung và của cả nước; một địa chỉ đáng tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì sao nên theo học tại trường  Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng? Đội ngũ cán bộ Trường có đội ngũ cán bộ là 465 người. Trong đó: 4 Giáo sư và 25 Phó Giáo sư 105 Tiến sĩ 220 Thạc sĩ 3 Giảng viên cao cấp, 3 Nhà giáo Ưu tú 65 Giảng viên chính và trên 50 cán bộ giảng dạy đang làm nghiên cứu sinh, học cao học ở nước ngoài Đây là lực lượng cán bộ khoa học có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu ngày càng được hoàn thiện. Hiện nay, trường có 6 khu giảng đường với hơn 100 phòng học, có khả năng tiếp nhận 4500 sinh viên. Thư viện trường có khoảng 20.000 đầu sách, 3 phòng đọc với sức chứa 1000 chỗ ngồi, 8 phòng máy với gần 400 máy tính cùng rất nhiều máy chiếu hiện đại. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng Thời gian xét tuyển Thí sinh đăng ký xét tuyển từ ngày 10.5.2022 đến 15.6.2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 5/2023 đến cuối tháng 6/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh của DUE bao gồm thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trong cả nước. Cụ thể như sau: Nhóm 1: Thí sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế bậc THPT  và những thí sinh đủ điều kiện khác theo quy định của Bộ giáo dục. Nhóm 2: Thí sinh tốt nghiệp THPT 2023 đã tham gia cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài truyền hình Việt Nam. Nhóm 3: Thí sinh đạt giải khuyến khích kỳ thi HSG cấp quốc gia; giải nhất, nhì, ba kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Nhóm 4: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 có chứng chỉ IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm và có tổng điểm xét tuyển từ 12 điểm trở lên với tổng điểm xét tuyển là tổng điểm môn Toán và một môn khác trong các môn: Vật lý, Hóa học, Ngữ văn. Nhóm 5: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 có kết quả xếp loại học lực cả năm đạt loại Giỏi các năm lớp 10, 11 và học kỳ I năm lớp 12. Nhóm 6: Thí sinh tốt nghiệp THPT với tổng điểm xét tuyển dựa trên học bạ THPT của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển từ 18 điểm trở lên. Nhóm 7: Thí sinh tốt nghiệp THPT 2023 và tham gia kỳ thi ĐGNL của Đại học Quốc Gia TP.HCM Nhóm 8: Thí sinh tốt nghiệp THPT 2023 và sử dụng kết quả kỳ thi THPTQG để dự tuyển Xin lưu ý rằng, các nhóm thí sinh thuộc nhóm đối tượng 1, 3 và 8 chỉ được xét tuyển vào một số ngành liên quan đến môn đạt giải/môn chuyên môn của thí sinh, tất cả thông tin cụ thể và chính xác về các ngành học được lựa chọn khi thuộc 3 nhóm đối tượng trên đều ghi rõ trong website tuyển sinh của trường. Các bạn có thể tham khảo thêm tại website của trường. Phương thức tuyển sinh Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2022 (595 chỉ tiêu) Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét tuyển học bạ) (595 chỉ tiêu). Tổng điểm xét tuyển = Điểm xét tuyển môn thứ 1 + Điểm xét tuyển môn học 2 + Điểm xét tuyển môn học 3 + Điểm ưu tiên (nếu có) >=18,00 điểm. Điểm xét tuyển môn A = (Điểm trung bình cả năm môn học A của năm lớp 10 + Điểm trung bình cả năm môn học A của năm lớp 11 + Điểm trung bình môn học A của học kỳ I năm lớp 12)/3. Xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của Trường bao gồm 4 đối tượng có thành tích học tập và năng lực ngoại ngữ (1750 chỉ tiêu): Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022, đã tham gia cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài truyền hình Việt Nam. Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt giải Khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia, giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi trung học phổ thông cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (Chương trình dành cho học sinh lớp 12). Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (đến ngày kết thúc nộp hồ sơ ĐKXT) và có tổng điểm xét tuyển đạt từ 12 điểm trở lên với tổng điểm xét tuyển là tổng điểm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn cộng với điểm ưu tiên (nếu có). Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có kết quả xếp loại học lực GIỎI các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12 Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQG Tp.HCM tổ chức năm 2022 đạt 720 điểm trở lên (160 chỉ tiêu). Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Năm 2022, Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng quy định rất rõ về điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của trường được chia làm các nhóm sau: Nhóm 1: Ngưỡng Đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ công bố sau khi có kết quả thi THPTQG. Điểm xét tuyển (ĐXT) = Tổng điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển + Điểm ưu tiên (nếu có) Nhóm 2: Ngưỡng ĐBCL đầu vào: Điểm xét tuyển >= 18 điểm, ưu tiên xét tuyển theo điểm môn Toán Nhóm 6: Điểm xét tuyển (ĐXT) >= 18 điểm Nhóm 7: Điểm xét tuyển (ĐXT) >= 720 điểm (theo kết quả kỳ thi ĐGNL của Đại học Quốc Gia TPHCM) Về điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển của trường, DUE cũng nêu rõ các yêu cầu nghiêm ngặt của mình khi sử dụng phương thức xét tuyển. Nếu thí sinh đăng ký xét tuyển vào chương trình cử nhân chính quy quốc tế thì phải đảm bảo tổng điểm xét tuyển đạt từ 12 trở lên (tổng điểm môn Toán và môn khác trong các môn như Vật lý, Hóa học, Ngữ văn) Tổng điểm trong 3 môn xét tuyển phải từ 18 điểm trở lên (chưa cộng điểm ưu tiên) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng Năm 2022, thí sinh được trường áp dụng trong phương thức xét tuyển thẳng chỉ gồm:  Thí sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và những thí sinh khác đủ điều kiện khác theo quy định của Bộ Giáo dục vào chương trình đào tạo chính quy tất cả các ngành. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Nếu bạn có mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về các điều kiện của nhóm thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng thì có tham khảo thêm trên trang thông tin điện tử của trường. Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng học mấy năm? Từ 3-5 năm tùy vào chương trình đào tạo của các ngành Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng học có dễ ra trường không? Điều này phụ thuộc vào số lượng tín chỉ mà bạn đăng ký học trong các kỳ. Cùng với đó là khả năng học tập của chính bản thân. Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng là trường công hay tư? Là trường đại học công lập tại Đà Nẵng Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng tuyển sinh những ngành nào? Cũng như mọi năm, DUE đón chào những thí sinh có nguyện vọng thi tuyển vào các ngành ở trường như: Kinh doanh quốc tế, Marketing, Kế toán… Dưới đây là chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPTQG Theo phương thức khác 1 7310101 Kinh tế 45 165 A00; A01; D01; D90 2 7310107 Thống kê kinh tế 10 45 A00; A01; D01; D90 3 7310205 Quản lý nhà nước 15 65 A00; A01; D01; D96 4 7340101 Quản trị kinh doanh 80 320 A00; A01; D01; D90 5 7340115 Marketing 35 145 A00; A01; D01; D90 6 7340120 Kinh doanh quốc tế 50 190 A00; A01; D01; D90 7 7340121 Kinh doanh thương mại 25 90 A00; A01; D01; D90 8  7340122 Thương mại điện tử 25 95 A00; A01; D01; D90 9 7340301 Kế toán 55 230 A00; A01;  10 7340302 Kiểm toán 35 135 A00; A01;  D90 11 7340201 Tài chính – ngân hàng 55 215 A00; A01; D01; D90 12 7340404 Quản trị nhân lực 15 65 A00; A01; D01; D90 13 7340405 Hệ thống thông tin quản lý 40 150 A00; A01; D01; D90 14 7340420 Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh 20 75 A00; A01; D01; D90 15 7380101 Luật 15 65 A00; A01; D01; D96 16 7380107 Luật kinh tế 25 95 A00; A01; D01; D96 17 73810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 30 130 A00; A01; D01; D90 18 7810210 Quản trị khách sạn 30 125 A00; A01; D01; D90 Điểm chuẩn trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng chính xác nhất Dưới đây là điểm chuẩn mới nhất của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng: STT Tên ngành Mã ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú 1 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 A00; A01; D01; D90 24 Điểm thi TN THPT 2 Hệ thống thông tin quản lý 7340405 A00; A01; D01; D90 23.75 Điểm thi TN THPT 3 Thương mại điện tử 7340122 A00; A01; D01; D90 26 Điểm thi TN THPT 4 Quản trị khách sạn 7810201 A00; A01; D01; D90 23 Điểm thi TN THPT 5 Kinh doanh thương mại 7340121 A00; A01; D01; D90 25 Điểm thi TN THPT 6 Quản trị nhân lực 7340404 A00; A01; D01; D90 24.75 Điểm thi TN THPT 7 Quản lý nhà nước 7310205 A00; A01; D01; D90 23 Điểm thi TN THPT 8 Quản trị kinh doanh 7340101 A00; A01; D01; D90 25 Điểm thi TN THPT 9 Tài chính – ngân hàng 7340201 A00; A01; D01; D90 23.75 Điểm thi TN THPT 10 Kinh doanh quốc tế 7340120 A00; A01; D01; D90 26 Điểm thi TN THPT 11 Thống kê kinh tế 7310107 A00; A01; D01; D90 23.25 Điểm thi TN THPT 12 Luật 7380101 A00; A01; D01; D90 23.5 Điểm thi TN THPT 13 Kế toán 7340301 A00; A01; D01; D90 23.75 Điểm thi TN THPT 14 Kinh tế 7310101 A00; A01; D01; D90 24.5 Điểm thi TN THPT 15 Marketing 7340115 A00; A01; D01; D90 26.5 Điểm thi TN THPT 16 Luật 7380107 A00; A01; D01; D90 25 Luật kinh tế, Điểm thi TN THPT 17 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 DGNLHCM 820 18 Hệ thống thông tin quản lý 7340405 DGNLHCM 800 19 Thương mại điện tử 7340122 DGNLHCM 900 20 Quản trị khách sạn 7810201 DGNLHCM 800 21 Kinh doanh thương mại 7340121 DGNLHCM 880 22 Quản trị nhân lực 7340404 DGNLHCM 820 23 Quản lý nhà nước 7310205 DGNLHCM 800 24 Quản trị kinh doanh 7340101 DGNLHCM 850 25 Tài chính – ngân hàng 7340201 DGNLHCM 850 26 Kinh doanh quốc tế 7340120 DGNLHCM 900 27 Thống kê kinh tế 7310107 DGNLHCM 800 28 Luật 7380107 DGNLHCM 820 Luật kinh tế 29 Kế toán 7340301 DGNLHCM 820 30 Kinh tế 7310101 DGNLHCM 800 31 Marketing 7340115 DGNLHCM 900 32 Luật 7380101 DGNLHCM 800 33 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 A00; A01; D01; XDHB 27 Học bạ 34 Hệ thống thông tin quản lý 7340405 A00; A01; D01; XDHB 26 Học bạ 35 Thương mại điện tử 7340122 A00; A01; D01; XDHB 27.75 Học bạ 36 Quản trị khách sạn 7810201 A00; A01; D01; XDHB 27 Học bạ 37 Kinh doanh thương mại 7340121 A00; A01; D01; XDHB 28 Học bạ 38 Quản trị nhân lực 7340404 A00; A01; D01; XDHB 27.75 Học bạ 39 Quản lý nhà nước 7310205 A00; A01; D01; XDHB 25.5 Học bạ 40 Quản trị kinh doanh 7340101 A00; A01; D01; XDHB 27.5 Học bạ 41 Tài chính – ngân hàng 7340201 A00; A01; D01; XDHB 27.25 Học bạ 42 Kinh doanh quốc tế 7340120 A00; A01; D01; XDHB 28 Học bạ 43 Thống kê kinh tế 7310107 A00; A01; D01; XDHB 25.5 Học bạ 44 Luật 7380101 A00; A01; D01; XDHB 26.5 Học bạ 45 Kế toán 7340301 A00; A01; D01; XDHB 27 Học bạ 46 Kinh tế 7310101 A00; A01; D01; XDHB 26.5 Học bạ 47 Marketing 7340115 A00; A01; D01; XDHB 28 Học bạ 48 Luật 7380107 A00; A01; D01; XDHB 27.5 Luật kinh tế Học bạ 49 Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh 7340420 A00; A01; D01; D90 24.5 Điểm thi TN THPT 50 Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh 7340420 DGNLHCM 850 51 Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh 7340420 A00; A01; D01; XDHB 27.5 Học bạ 52 Kiểm toán 7340302 A00; A01; D01; D90 23.75 Điểm thi TN THPT 53 Kiểm toán 7340302 DGNLHCM 820 54 Kiểm toán 7340302 A00; A01; D01; XDHB 27 Học bạ 55 Công nghệ tài chính 7340205 A00 23.5 Điểm thi TN THPT Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Kinh tế Đà Nẵng DUE mới nhất Học phí của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng là bao nhiêu? Hiện tại vẫn chưa có cập nhật chính thức về học phí năm 2023 của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Dự tính học phí của trường sẽ tăng từ 5%. Reviewedu sẽ cập nhật thông tin chính thức trong thời gian sớm nhất có thể. Nhằm hỗ trợ các bạn học sinh đưa ra được lựa chọn ngôi trường đúng đắn cho mình. Dưới đây là mức học phí dự tính của chúng tôi: Nhóm I gồm: Kinh tế, Quản trị nhân lực, Thống kê, Quản lý nhà nước. Nhóm II gồm: chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng thuộc ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị sự kiện và lễ hội thuộc ngành Quản trị du lịch dịch vụ và lữ hành, Quản trị khách sạn, chuyên ngành Tài chính công thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng, Hệ thống thông tin quản lý, Luật, Luật kinh tế. Nhóm III gồm: Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Tài chính- Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán.   Năm học 2020 – 2021 Năm học 2021 – 2022 Năm học 2022 – 2023 Nhóm 1 12.500.000 đồng/ năm 13.500.000 đồng/ năm 14.500.000 đồng/ năm Nhóm 2 16.500.000 đồng/ năm 17.500.000 đồng/ năm 18.500.000 đồng/ năm Nhóm 3 19.500.000 đồng/ năm 20.500.000 đồng/ năm 21.500.000 đồng/ năm Dựa trên mức học phí các năm về trước, năm 2023, dự kiến sinh viên các nhóm sẽ phải đóng từ: Nhóm 1: Kinh tế, Quản trị nguồn nhân lực, Thống kê kinh tế sẽ có mức học phí là 14.435.000 đồng/năm. Nhóm 2: Thương mại điện tử, Luật, Quản trị chuỗi cung ứng và Logistic,… sẽ có mức học phí là 19.055.000 đồng/năm. Nhóm 3: QTKD, Marketing, Ngoại thương, Quản trị khách sạn,.. thì có học phí là 22.520.000 đồng/năm. Mức thu này tăng 5%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên đây chỉ là mức thu dự kiến, ban lãnh đạo trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng sẽ công bố cụ thể mức học phí ngay khi đề án tăng/giảm học phí được bộ GD&ĐT phê duyệt. Xem thêm: Học phí Đại học Kinh tế Đà Nẵng DUE mới nhất Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng xét học bạ cần những gì? Thời gian xét tuyển học bạ của DUE Hiện tại chưa có thông báo cụ thể về thời gian xét tuyển học bạ của DUE năm 2022. Hồ sơ và cách thức xét học bạ Nhà trường sẽ thông báo cách thức nộp hồ sơ xét tuyển học bạ THPT trên website và fanpage của nhà trường. Xem thêm: Đại học Kinh tế Đà Nẵng DUE xét tuyển học bạ Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Sự gắn kết  các tổ chức bên ngoài thì trong tương lai chắc chắn sẽ đào tạo ra rất nhiều những thế hệ kệ thành công trong lĩnh vực này. Số lượng bài báo khoa học trong nước và quốc tế của cán bộ giảng viên Nhà trường trong những năm qua tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong giai đoạn 2010-2015, tổng số các bài báo khoa học của trường rất nhiều, bao gồm: 36 bài báo quốc tế, 517 bài báo trong nước. 63 bài tham luận hội thảo quốc tế. 261 bài tham luận hội thảo quốc gia, địa phương. 36 giáo trình và sách tham khảo. Về nghiên cứu khoa học, chỉ trong 5 năm (2010-2015), trường đã đăng ký và thực hiện 176 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp như sau đây:  1 đề tài cấp Nhà nước 39 đề tài cấp Bộ và địa phương 135 đề tài cấp cơ sở Ngoài ra, nhà trường còn thực hiện các nhóm đề tài chuyển giao công nghệ và liên kết địa phương, doanh nghiệp địa phương hỗ trợ cho sinh viên vừa học vừa rèn luyện. Tốt nghiệp trường  Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng có dễ xin việc không? Số lượng sinh viên của trường có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp đạt 96,7%, một tỷ lệ ấn tượng trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh. Trường còn có những mối liên kết trong và ngoài nước: Trong nước:  Trường có quan hệ hợp tác đào tạo với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (VAPEC) cùng nhiều trường đại học, viện nghiên cứu khác trong nước. Các trung tâm giáo dục thường xuyên các tỉnh, thành phố miền Trung – Tây Nguyên,… Quốc tế: Trường có mối quan hệ truyền thống với các trường đại học uy tín trên thế giới như: Đại học Towson (Hoa Kỳ), Đại học Sunderland, Đại học Stirling (Anh Quốc), Học viện Dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc) Và  hàng năm Trường có cán bộ được đào tạo, thực tập theo các chương trình hợp tác với các tổ chức và trường đại học nước ngoài như: Hiệp hội các đại học Pháp ngữ (AUF), Đại học Pierre Mendes, Viện nghiên cứu Quản lý Lille, Đại học Marne-la-Vallée, Đại học Nice, Đại học Grenoble (Pháp), Học viện Công nghệ châu Á – AIT (Thái Lan), Đại học Québec (Canada), Đại học California (Mỹ), Đại học Queesland (Australia)…. Review Đánh giá Đại học Kinh tế Đà Nẵng có tốt không? Đại học Kinh tế Đà Nẵng là một trung tâm nghiên cứu khoa học và kinh tế đứng đầu khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn nhất cả nước. Những năm trở lại đây, DUE luôn được xếp vào trường trọng điểm của quốc gia, tạo ra không ít nguồn nhân lực cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Trong tương lai, trường hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng môi trường đào tạo lý tưởng cho nước nhà. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Kinh doanh và quản lý Tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Miền Trung
670
2023-08-21
UTE
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đà Nẵng
Review Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đà Nẵng (UTE) có tốt không? Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật hiện đang là ngôi trường được nhiều hệ thí sinh săn đón. Sở dĩ trường nổi tiếng là cơ sở đào tạo về kỹ thuật, công nghệ theo hướng nghề nghiệp uy tín tại Đà Nẵng. Đây là một điểm đến hợp lý đối với những thí sinh có sự quan tâm đến ngành nghề về kỹ thuật, công nghệ trong cả nước nói chung và miền Trung nói riêng. 7.5Tốt Top 10 48 Cao Thắng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng 0511 3822 571 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.0 Cơ sở vật chất7.8 Môi trường HT7.5 Hoạt động ngoại khoá7.3 Cơ hội việc làm7.8 Tiến bộ bản thân7.5 Thủ tục hành chính7.2 Quan tâm sinh viên7.6 Hài lòng về học phí7.5 Sẵn sàng giới thiệu7.2 Hôm nay, Reviewedu.net tiếp tục đem đến cho bạn thông tin bổ ích về Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng hiện đang là ngôi trường được nhiều hệ thí sinh săn đón. Sở dĩ trường nổi tiếng là cơ sở đào tạo về kỹ thuật, công nghệ theo hướng nghề nghiệp uy tín tại Đà Nẵng. Đây là một điểm đến hợp lý đối với những thí sinh có sự quan tâm đến ngành nghề về kỹ thuật, công nghệ trong cả nước nói chung và miền Trung nói riêng. Các bạn hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đà Nẵng (tên viết tắt: UTE – The University of Danang – University of Technology and Education) Địa chỉ: 48 Cao Thắng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng Website: http://ute.udn.vn Facebook: https://www.facebook.com/tuyensinhdhspkt Mã tuyển sinh: DSK Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0511 3822 571 Lịch sử phát triển Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật có một bề dày lịch sử trải dài từ năm 1960 đến nay. Khóa học đầu tiên mở đầu cho sự phát triển của trường được diễn ra vào năm 1962. Để có được cái tên như ngày hôm nay là Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, trường đã trải qua 2 cái tên trước là Trường công nhân Kỹ thuật Đà Nẵng (1976) và Trường Cao đẳng Công nghệ thuộc Đại học Đà Nẵng.  Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu năm, trường đã gặt hái được nhiều thành tích được nhà nước công nhận và đã góp một phần công sức vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên.  Mục tiêu phát triển UTE đã và đang phấn đấu xây dựng Trường trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cao và sư phạm kỹ thuật theo chuẩn mực quốc tế. Để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với yêu cầu từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Kỹ thuật Đà Nẵng? Đội ngũ giảng viên Tính đến nay, tổng số cán bộ, giáo viên tại trường là 216 người, trong đó có 116 giảng viên gồm:  2 Phó Giáo sư 21 Tiến sĩ 77 Thạc sĩ 18 Giảng viên cao cấp và Giảng viên chính 85% Giảng viên có trình độ sau Đại học. Cơ sở vật chất Trường có diện tích 42.000 m² bao gồm 6 khu vực: Khu Giảng đường, khu thí nghiệm Cơ – Điện – Điện tử, khu thí nghiệm Hoá – Xây dựng, khu các xưởng Thực hành, khu Hành chính, khu Ký túc xá và khu sân bãi Thể thao. Số phòng học hiện nay tại trường có 42 phòng được trang bị các thiết bị đa chức năng hiện đại.  Các phòng thí nghiệm hỗ trợ thêm cho việc học của sinh viên trở nên thực tế hóa hiện có là 14 xưởng thực hành, 22 phòng thí nghiệm, 5 phòng máy với hơn 200 máy tính được nối mạng tốc độ cao. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng Thời gian tuyển sinh Trường công bố thời gian xét tuyển của từng phương thức như sau: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT: Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT. Xét tuyển theo học bạ THPT: Trường sẽ thông báo cụ thể trên website. Xét kết quả thi Đánh giá năng lực năm 2023: Sau khi trường Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Phương thức tuyển sinh Năm 2023, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng có tổng cộng 5 phương thức xét tuyển khác nhau. Cụ thể: Xét tuyển thẳng. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP Hồ Chí Minh tổ chức. Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023. Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT. Xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Xem chi tiết tại website của trường. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh UTE tổ chức tuyển sinh trong cả nước và được áp dụng với những thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành. Ngoài ra, UTE còn tổ chức xét tuyển theo phương thức riêng của trường. Cụ thể đối tượng xét tuyển như sau: Đối tượng xét tuyển ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp: Nhóm 1: Học sinh trường chuyên đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dành cho học sinh lớp 12 năm 2020, 2021, 2022. Nhóm 2: Học sinh trường THPT chuyên có 3 năm học sinh giỏi. Đối tượng xét tuyển ở các ngành ngoài sư phạm (trừ ngành Công nghệ kỹ thuật kiến trúc): Nhóm 1: Đạt giải nhất, nhì, ba học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Tin các năm 2019, 2020, 2021 và có 02 năm lớp 10, 11 học lực khá, hạnh kiểm khá trở lên. Nhóm 2: Đạt giải nhất, nhì, ba cuộc thi KHKT cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương các năm 2019, 2020, 2021. Tốt nghiệp THPT và học một số ngành tùy thuộc lĩnh vực đạt giải. Nhóm 3: Thí sinh có hạnh kiểm tốt, học lực 12 loại giỏi, 02 năm lớp 10, 11 học lực khá và có tổng điểm 02 môn lớp 12 thuộc tổ hợp xét tuyển của trường >= 15 điểm. Dự kiến đối tượng và phạm vi tuyển sinh năm 2023 – 2024 của trường không có gì thay đổi so với năm 2022. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Đối với ngành Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp: Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT 2021 sẽ được công bố sau khi có kết quả thi THPT và theo quy định của Bộ GD&ĐT. Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT là học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Đối với các ngành thuộc nhóm ngành khác: Với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT năm 2021: Nhà trường sẽ công bố sau khi có điểm thi THPT Với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT: Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông có tổng điểm các môn học theo tổ hợp xét tuyển đạt 16 hoặc 18 điểm trở lên tùy theo ngành Với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Tp Hồ Chí Minh tổ chức: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT tính tới thời điểm xét tuyển và có tổng điểm bài thi từ 600 điểm trở lên. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng tuyển sinh những ngành nào? Cũng như mọi năm, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng đã và đang mở rộng cánh cửa chào đón thí sinh dự tuyển trong cả nước với vô số các ngành học phong phú. Thí sinh có thể tham khảo bảng sau: STT Tên ngành Mã ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển 1 Sư phạm kỹ thuật công nghiệp (chuyên ngành theo 13 ngành đào tạo tại trường) 7140214 20 A00, A01, C01, D01 2 Công nghệ thông tin 7480201 88 A00, A01, C01, D01 3 Công nghệ kỹ thuật xây dựng (chuyên ngành xây dựng dân dụng & Công nghiệp) 7510103 52 A00, A01, C01, D01 4 Công nghệ kỹ thuật giao thông (chuyên ngành xây dựng cầu đường) 7510204 15 A00, A01, C01, D01 5 Công nghệ kỹ thuật cơ khí (chuyên ngành cơ khí chế tạo) 7510201 66 A00, A01, C01, D01 6 Công nghệ kỹ thuật cơ điện từ 7510203 66 A00, A01, C01, D01 7 Công nghệ kỹ thuật ô tô 7510205 80 A00, A01, C01, D01 8 Công nghệ kỹ thuật nhiệt (chuyên ngành Nhiệt – Điện lạnh) 7510206 46 A00, A01, C01, D01 9 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Gồm 02 chuyên ngành Kỹ thuật điện tử và hệ thống cung cấp điện) 7510301 84 A00, A01, C01, D01 10 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 7510303 74 A00, A01, C01, D01 11 Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (chuyên ngành Xây dựng hạ tầng đô thị) 7580210 15 A00, A01, C01, D01 12 Công nghệ kỹ thuật môi trường 7510406 15 A00, A01, B00, D01 13 Kỹ thuật thực phẩm 7540102 35 A00, A01, B00, D01 14 Công nghệ kỹ thuật kiến trúc 7510101 32 V00, V01, V02, A01 15 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông 7510302 46 A00, A01, C01, D01 Học phí của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng là bao nhiêu Dựa trên mức học phí các năm về trước, năm 2023, dự kiến sinh viên sẽ phải đóng từ 14.000.000 VNĐ/năm học. Mức thu này tăng 10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên đây chỉ là mức thu dự kiến, ban lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng sẽ công bố cụ thể mức học phí ngay khi đề án tăng/giảm học phí được bộ GD&ĐT phê duyệt. Xem thêm: Học phí Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Đà Nẵng mới nhất Điểm chuẩn của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng chính xác nhất Chắc hẳn đây sẽ là vấn đề thắc mắc đối với rất nhiều thí sinh đang quan tâm đến trường. Điểm chuẩn của trường xét theo phương thức xét tuyển học bạ dao động từ 15 đến 22 điểm. Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia, điểm chuẩn dao động từ 18 đến 24 điểm. Để biết cụ thể hơn về điểm của từng ngành, các bạn có thể tham khảo bảng sau: Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Theo KQ thi THPT Xét học bạ Sư phạm kỹ thuật công nghiệp (chuyên ngành theo 13 ngành đào tạo tại trường) A00, A01, C01, D01 18.9 21.56 Công nghệ thông tin A00, A01, C01, D01 23.45 21.53 Công nghệ kỹ thuật xây dựng (chuyên ngành xây dựng dân dụng & Công nghiệp) A00, A01, C01, D01 15.1 18 Công nghệ kỹ thuật giao thông (chuyên ngành xây dựng cầu đường) A00, A01, C01, D01 15.2 18 Công nghệ kỹ thuật cơ khí (chuyên ngành cơ khí chế tạo) A00, A01, C01, D01 19.2 18.05 Công nghệ kỹ thuật cơ điện từ A00, A01, C01, D01 19.45 18.17 Công nghệ kỹ thuật ô tô A00, A01, C01, D01 22.9 22.2 Công nghệ kỹ thuật nhiệt (chuyên ngành Nhiệt – Điện lạnh) A00, A01, C01, D01 15.1 18 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Gồm 02 chuyên ngành Kỹ thuật điện tử và hệ thống cung cấp điện) A00, A01, C01, D01 15.05 18.13 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa A00, A01, C01, D01 21.67 18.17 Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (chuyên ngành Xây dựng hạ tầng đô thị) A00, A01, C01, D01 15.75 18 Công nghệ kỹ thuật môi trường A00, A01, B00, D01 15.75 19.13 Kỹ thuật thực phẩm A00, A01, B00, D01 15.05 18.34 Công nghệ kỹ thuật kiến trúc V00, V01, V02, A01 15.75 – Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông A00, A01, C01, D01 16.15 18.1 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 1.5 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Sư Phạm Kỹ thuật Đà Nẵng chính xác nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Nhà trường còn tổ chức các diễn đàn khởi nghiệp. Các cuộc thi với những chuyên gia khởi nghiệp hàng đầu đã thu hút rất nhiều các bạn trẻ tham gia. Từ đó tạo không gian phát triển tư duy, kiến thức và chuyên môn. Ngoài ra, trường có mối kết chặt chẽ với các tập đoàn, doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp, tập đoàn đóng vai trò vừa là nhà tham vấn cùng trường xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo, tham gia vào quá trình huấn luyện thực tế tại doanh nghiệp cho sinh viên, Tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng Có dễ xin việc không? Hiện nay trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng đào tạo chủ yếu các ngành về công nghệ kỹ thuật về điện, ô tô… Sau khi tốt nghiệp sinh viên đã trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên sâu của lĩnh vực cung cấp điện, truyền tải điện, kỹ thuật ô tô, cơ khí hay cả công nghệ thông tin tùy thuộc vào ngành đào tạo mà sinh viên lựa chọn tạo cơ hội tìm kiếm việc làm có liên quan đến các ngành trên. Review đánh giá trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng Có tốt không? Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật hiện đang là ngôi trường được nhiều hệ thí sinh săn đón. Sỡ dĩ trường nổi tiếng là cơ sở đào tạo về kỹ thuật, công nghệ theo hướng nghề nghiệp uy tín tại Đà Nẵng. Đây là một điểm đến hợp lý đối với những thí sinh có sự quan tâm đến ngành nghề về kỹ thuật, công nghệ trong cả nước nói chung và miền Trung nói riêng. Trong những năm qua, trường luôn phấn đấu đạt thành tích cao nhất trong việc dạy và học. Tổ chức nhiều chương trình học bổng để khích lệ sinh viên học tập. Không những vậy, trường đang không ngừng đầu tư vào cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giảng viên để đẩy mạnh hơn nữa chất lượng của trường, phấn đấu trở thành trường đại học trọng điểm của Quốc gia. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Kỹ Thuật Tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Miền Trung
671
2023-01-16
TNUE
Trường Đại học Sư phạm – Thái Nguyên
Review Trường Đại học Sư phạm – Thái Nguyên (TNUE) có tốt không? Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên (tiếng Anh: Thai Nguyen University of Education) là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục, là một trong các trường trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam. 8Xuất sắc Top 50 Số 20 đường Lương Ngọc Quyến - Quang Trung - Thái Nguyên 0280.3653559 - 02083 85101 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.5 Cơ sở vật chất7.8 Môi trường HT8.8 Hoạt động ngoại khoá7.6 Cơ hội việc làm8.1 Tiến bộ bản thân7.5 Thủ tục hành chính8.4 Quan tâm sinh viên8.3 Hài lòng về học phí7.2 Sẵn sàng giới thiệu8 Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên là một trong 5 trường đại học đứng đầu về đào tạo sư phạm ở Việt Nam. Trường Đại học Sư Phạm là một trường thành viên của trường Đại học Thái Nguyên. Vậy Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên ở đâu? Trường đào tạo những chuyên ngành gì? Chúng ta hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu về ngôi trường này rõ hơn trong bài viết dưới đây. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Sư Phạm – Thái Nguyên (TNUE), (tên tiếng Anh: Thai Nguyen University Of Education). Địa chỉ: Số 20 đường Lương Ngọc Quyến – Quang Trung – Thái Nguyên Website: http://tnue.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/tnuetn/ Mã tuyển sinh: DTS Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0280.3653559 – 02083 85101 Lịch sử phát triển Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc được thành lập ngày 18/07/1966 là tiền thân của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Đến năm 1994, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên được thành lập và trở thành thành viên của trường Đại học Thái Nguyên. Mục tiêu phát triển Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên là một trường sư phạm có vị trí quan trọng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của nước ta. TNUE nhận thức được vai trò của mình là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước. Vì sao nên theo học tại Trường Đại học Sư Phạm – Thái Nguyên ? Đội ngũ cán bộ Hiện nay, tổng số cán bộ giảng viên trong trường là 562 thành viên. Trong đó có:  386 Giảng viên 34 Giáo sư và Phó Giáo sư 154 Giảng viên có trình độ Tiến sĩ 75 Giảng viên đang tham gia học và nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.  Đội ngũ giảng viên này ngày càng được bồi dưỡng và phát triển lớn mạnh để phục vụ tốt cho công tác đào tạo. Cơ sở vật chất Hiện nay nhà trường có 37 phòng thực hành, thí nghiệm thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Có 521 bộ máy tính để phục vụ cho việc thực hành ngoại ngữ và tin học. Trung tâm thông tin – thư viện của trường với diện tích gần 3000m2, đáp ứng hơn 1000 chỗ ngồi cho sinh viên học tập và nghiên cứu. Thư viện điện tử trong trường được xây dựng hiện đại với cơ sở dữ liệu phong phú, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, sinh viên. Không gian thư viện thoáng mát, tiện nghi, thân thiện truyền cảm hứng đến người đọc. Ngoài ra, hệ thống thể thao của trường khá đa dạng gồm: Các công trình sân vận động, bể bơi, nhà thi đấu đa năng đủ tiêu chuẩn nhằm phục vụ các hoạt động đào tạo, tập luyện thể dục thể thao cho cán bộ và tổ chức các cuộc thi đấu các môn thể dục thể thao. Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Sư Phạm – Thái Nguyên Thời gian xét tuyển Thời gian xét tuyển của trường được cụ thể như sau: Xét tuyển thẳng: Dự kiến từ tháng 4 đến hết tháng 6 năm 2022. Xét tuyển theo học bạ: Dự kiến từ tháng 4 đến hết tháng 6 năm 2022. Thời gian đăng ký xét tuyển theo kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2022 được áp dụng theo thời gian quy định trong quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 6/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Phạm vi áp dụng: Trong cả nước. Phương thức tuyển sinh TNUE xét tuyển theo 3 phương thức. Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của sinh viên năm học 2023. Phương thức 2: Tuyển sinh dựa vào kết quả học bạ THPT. Phương thức 3: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường và điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển Xét tuyển theo kết quả thi THPT: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm đăng ký xét tuyển) do Bộ GD&ĐT quy định sau khi có kết quả thi THPT. Xét tuyển theo học bạ: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, học lực lớp 12 xếp loại giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp >= 8.0 điểm, riêng ngành Giáo dục Thể chất >= 6.5 điểm. Đối với thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đoạt huy chương tại các giải quốc gia, Hội khỏe Phù Đổng đạt điểm trung bình cộng các môn >=  5.0 điểm. Lưu ý: Ngành Giáo dục Thể chất yêu cầu thể lực: Nam >= 1,62m, cân nặng >= 45kg; Nữ >= 1,52m trở lên, cân nặng >= 40kg, không bị dị tật, dị hình. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng Chính sách tuyển thẳng của trường Đại học Sư phạm – Thái Nguyên được áp dụng với các đối tượng sau: Áp dụng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tuyển thẳng những thí sinh tham dự kỳ thi Olympic quốc tế, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Khoa học kỹ thuật quốc gia. Theo đề án tuyển sinh của trường: Học sinh các trường chuyên có học lực cả năm lớp 12 đạt loại giỏi, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào các ngành phù hợp với môn chuyên. Thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, học lực lớp 12 xếp loại giỏi được tuyển thẳng vào ngành phù hợp. Thí sinh đạt giải trong các cuộc thi Thể dục thể thao, học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên được tuyển thẳng vào ngành Giáo dục thể chất. Thí sinh đoạt giải trong các cuộc thi nghệ thuật từ cấp tỉnh trở lên, tốt nghiệp THPT, học lực lớp 12 đạt từ giỏi trở lên được tuyển thẳng vào ngành Giáo dục mầm non. Chính sách tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên tuyển sinh các ngành nào? TNUE đào tạo 2 nhóm chuyên ngành, một nhóm chuyên ngành đào tạo giáo viên như giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, chính trị, giáo dục thể chất và các môn sư phạm. Một nhóm không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên là giáo dục học và tâm lý học giáo dục. Chỉ tiêu dự kiến của các ngành được thể hiện trong bảng sau: Tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu các ngành đào tạo giáo viên STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Xét học bạ 1 7140201 Giáo dục Mầm non 120 30 C14; C19; C20 2 7140202 Giáo dục Tiểu học 120 70 D01 3 7140205 Giáo dục Chính trị 15 5 C00; C19; C20 4 7140206 Giáo dục Thể chất 20 14 C14, C00, C20 5 7140209 Sư phạm Toán học 64 17 A00, A01, D01 6 7140210 Sư phạm Tin học 44 15 7 7140211 Sư phạm Vật Lý 15 5 A00, A01 8 7140212 Sư phạm Hoá học 20 5 A00, D07, D01 9 7140213 Sư phạm Sinh học 10 11 B00, B08 10 7140217 Sư phạm Ngữ Văn 40 24 C00, D14, D01 11 7140218 Sư phạm Lịch Sử 30 14 C00, D14, C19 12 7140219 Sư phạm Địa Lý 30 7 C00, C04, D10 13 7140231 Sư phạm Tiếng Anh (tiếng Anh hệ số 2) 90 30 D01, D09, D10 14 7140247 Sư phạm Khoa học tự nhiên 28 8 A00, B00 Tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu các ngành đào tạo ngoài giáo viên STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Xét học bạ 1 7140101 Giáo dục học (SP Tâm lý – Giáo dục) 25 5 C14, C00, C20 2 7310403 Tâm lý học giáo dục (TLH Trường học) 25 5 Điểm chuẩn Trường Đại học Sư phạm – Thái Nguyên chính xác nhất Dựa vào đề án tuyển sinh, trường đã công bố mức điểm chuẩn như sau:  STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 1 7140201 Giáo dục Mầm non C14; C19; C20 26.25 2 7140202 Giáo dục Tiểu học D01 24 3 7140205 Giáo dục Chính trị C00; C19; C20 25.75 4 7140206 Giáo dục Thể chất C14, C00, C20 22 5 7140209 Sư phạm Toán học A00, A01, D01 24.5 6 7140210 Sư phạm Tin học 19.5 7 7140211 Sư phạm Vật Lý A00, A01 23.65 8 7140212 Sư phạm Hoá học A00, D07, D01 24.25 9 7140213 Sư phạm Sinh học B00, B08 21.25 10 7140217 Sư phạm Ngữ Văn C00, D14, D01 26.75 11 7140218 Sư phạm Lịch Sử C00, D14, C19 27.5 12 7140219 Sư phạm Địa Lý C00, C04, D10 26.25 13 7140231 Sư phạm Tiếng Anh (tiếng Anh hệ số 2) D01, D09, D10 25 14 7140247 Sư phạm Khoa học tự nhiên A00, B00 19 15 7140249 Sư phạm Lịch sử – Địa lý C00; D14; D15 24.75 16 7140101 Giáo dục học C14; C19; C20; D66 17 17 7310403 Tâm lý học giáo dục C14, C00, C20 16.5 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Trường Đại học Sư Phạm – Thái Nguyên (TNUE) chính xác nhất Học phí Trường Đại học Sư phạm – Thái Nguyên là bao nhiêu? TNUE là một trong những trường đại học đào tạo các ngành sư phạm có số lượng sinh viên đông nhất ở khu vực miền Bắc. Sinh viên theo học tại trường sẽ được miễn hoàn toàn học phí.  Bên cạnh đó, các bạn vẫn phải đóng 1 số loại quỹ lớp, quỹ trường, quỹ sinh viên… theo quy định của nhà trường. Tuy nhiên những khoản đóng này không đáng kể. Xem thêm: Học phí Trường Đại học Sư phạm – Thái Nguyên (TNUE) mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên là nơi được đánh giá cao về chất lượng dạy và học. Rất nhiều thí sinh lựa chọn trường này để tham gia đăng ký xét tuyển. Trường đại học sư phạm đại học Thái Nguyên có hơn 562 cán bộ, giảng viên đang làm việc tại trường. Trong đó có đến 386 giảng viên và 34 Giáo sư cùng Phó giáo sư. Đặc biệt, trường có hơn 154 giảng viên đào tạo trình độ Tiến Sĩ.  Ngoài ra, hơn 75 giảng viên đang tham gia chương trình nghiên cứu sinh ở trong nước và quốc tế. Với trình độ năng lực vượt trội, trường luôn hứa hẹn có thể mang đến chất lượng đào tạo cao trong ngành sư phạm Việt Nam Tốt nghiệp trường Đại Học Sư phạm – Thái Nguyên có dễ xin việc không? Theo con số thống kê thì tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm của Đại học sư phạm vẫn đạt mức cao. Theo số liệu khảo sát những năm vừa qua trên toàn bộ số lượng sinh viên tốt nghiệp thì có 8,1% sinh viên đang tiếp tục học nâng cao (136 sinh viên), số lượng sinh viên ra trường chưa có việc làm đạt 14,4%.  Tỷ lệ sinh viên ra trường chưa có việc làm của trường Đại học sư phạm được cho khá thấp so với nhiều trường Đại học cao đẳng khác. Sinh viên Đại học Sư phạm do tính đặc thù nên sau khi ra trường tỷ lệ sinh viên có việc làm trong khối khu vực nhà nước chiếm 38,6%, khối tư nhân chiếm 41,8%. Review đánh giá Đại Học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên có tốt không? Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên là một trong các trường trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam. Với cơ sở vật chất hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm, năng động và nhiệt huyết sẽ truyền dạy cho các bạn kiến thức và kỹ năng để sau khi ra trường bạn có thể làm tốt công việc của mình. Hy vọng, những thông tin về TNUE và các thông tin tuyển sinh sẽ hữu ích cho các bạn trong việc lựa chọn trường và ngành học phù hợp. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên Tỉnh/thành phố Miền Bắc, Thái Nguyên
672
2022-11-04
HUL
Đại học Luật – Đại học Huế
Review Đại học Luật – Đại học Huế (HUL) có tốt không? Hiện nay, Trường Đại học Luật có tổng cộng 44 phòng học và 30 phòng chức năng. Ngoài ra, trường còn có 1 phòng thư viện và 1 trung tâm học liệu. Trong thư viện và trung tâm có 427 đầu sách nghiên cứu khác nhau bên cạnh 12 máy tính giúp sinh viên truy cập ebooks và các đầu sách online khác. Với những nỗ lực trên, sinh viên HUL luôn có đầy đủ tài liệu để nghiên cứu và học tập. 7.1Tốt Top 10 Đường Võ Văn Kiệt, An Tây, TP Huế 0234.394.6997 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.0 Cơ sở vật chất7.0 Môi trường HT6.5 Hoạt động ngoại khoá6.0 Cơ hội việc làm7.5 Tiến bộ bản thân7.0 Thủ tục hành chính8.0 Quan tâm sinh viên7.0 Hài lòng về học phí6.5 Sẵn sàng giới thiệu7.0 Đại học Luật – Huế là một trong những trường đại học chuyên đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực pháp luật dẫn đầu tại miền Trung. Trong hơn 60 năm phát triển, Đại học Luật – Huế đã không ngừng hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ chất lượng đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu của mình, đóng một phần không nhỏ trong sự nghiệp “trồng người” cao cả của nước nhà. Trong tương lai sắp tới, Đại học Luật – Huế hứa hẹn sẽ là một điểm đến lý tưởng cho những học sinh trong khu vực và trên cả nước có hứng thú với các ngành Pháp luật và muốn theo đuổi lâu dài lĩnh vực trên. Sau đây là một số thông tin hữu ích về trường. Thông tin chung Tên trường: Đại học Luật – Đại học Huế  Tên tiếng Anh: University of Law, Hue University Địa chỉ: Đường Võ Văn Kiệt, An Tây, Thành phố Huế Website: hul.edu.vn  Facebook: https://www.facebook.com/hul.edu.vn  Mã tuyển sinh: DHA Email tuyển sinh: [email protected]  Số điện thoại tuyển sinh: 0234.394.6997 – 0934.75.75.11 – 0905.039.857 Lịch sử phát triển Trường Đại học Luật – Đại học Huế tiền thân là Luật Khoa của Viện Đại học Huế, ra đời từ năm 1957. Năm 1990, Hiệu https://www.facebook.com/hul.edu.vntrưởng Trường Đại học Tổng hợp Huế quyết định thành lập Tổ Pháp lý, sau đó đổi tên thành Bộ môn Pháp lý. Năm 2000, Giám đốc Đại học Huế ban hành thành lập Khoa Luật thuộc Trường Đại học Khoa học. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa Luật phát triển ngày càng lớn mạnh trong thời gian này. Để đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực pháp lý có chuyên môn cao phục vụ phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức thành lập Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế. Mục tiêu phát triển Đại học Luật – Huế hướng đến mục tiêu: Xây dựng trường Đại học Luật, Đại học Huế thành trường đào tạo Luật chuyên ngành, đào tạo gắn kết nghiên cứu song song với thực hành. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Phát triển vững chắc toàn diện theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa về chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất – kỹ thuật dạy học và hệ thống quản lý.  Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học; Đi theo lộ trình đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm; Là khâu quyết định, đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế của trường.  Vì sao nên theo học tại trường Đại học Luật Huế? Đội ngũ cán bộ Đại học Luật – Huế tự hào có được một đội ngũ giảng viên xuất sắc với trình độ chuyên môn cao, tác phong nghề nghiệp chỉnh chu, chuyên nghiệp. Ban giám hiệu của trường bao gồm: Hiệu trưởng: PGS.TS. Đoàn Đức Lương. Phó hiệu trưởng: ThS. Trần Việt Dũng. Phó hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Duy Phương. Đội ngũ cán bộ có 151 người với 13 phó giáo sư, 40 tiến sĩ, 85 thạc sĩ và 9 giảng viên chính. Ngoài ra, nhà trường còn có 22 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, hứa hẹn sẽ là một lực lượng giảng viên xuất sắc cốt cán của trường trong thời gian sắp tới. Cơ sở vật chất Hiện nay, Trường Đại học Luật có tổng cộng 44 phòng học và 30 phòng chức năng. Ngoài ra, trường còn có 1 phòng thư viện và 1 trung tâm học liệu. Trong thư viện và trung tâm có 427 đầu sách nghiên cứu khác nhau bên cạnh 12 máy tính giúp sinh viên truy cập ebooks và các đầu sách online khác. Với những nỗ lực trên, sinh viên HUL luôn có đầy đủ tài liệu để nghiên cứu và học tập. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Luật Huế Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Các thí sinh được hưởng các chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực, tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển dựa trên Quy chế được nhà nước ban hành. Ngoài ra, để được tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển, thí sinh cần có một trong các điều kiện sau: Là thành viên chính thức của đội tuyển dự kỳ thi Olympic quốc tế hoặc thành viên chính thức đội tuyển quốc gia dự thi các kỳ thi về khoa học hay kỹ thuật quốc tế. Thí sinh từng đạt giải Nhất, Nhì hoặc Ba tại kỳ thi chọn HSG cấp quốc gia bộ môn: Vật lý, Toán, Hóa học, Địa lý, Tiếng Anh, Ngữ Văn, Lịch sử, Tiếng Pháp hoặc thí sinh có giải nhất, nhì và ba tại các kỳ thi khoa học và kỹ thuật cấp quốc gia. Thí sinh là học sinh của các trường THPT chuyên có thành tích học sinh giỏi lớp 12. Thí sinh là học sinh tại các trường THPT khác có thành tích học sinh giỏi trong năm lớp 11 và lớp 12. Thí sinh có thành tích học lực loại khá trong 3 năm học THPT và có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) đáp ứng được các tiêu chí:  Tiếng Anh: bằng IELTS >= 5.0, TOEFL iBT >= 64 điểm hoặc TOEIC >= 600. Tiếng Pháp: là học sinh lớp 12 môn chuyên Pháp tại các trường THPT chuyên hoặc theo học tại lớp song ngữ môn tiếng Pháp tại trường THPT và có điểm trung bình môn lớp 12 >= 7.5. Thí sinh có giải nhất, nhì hoặc ba tại các cuộc thi chọn HSG cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW trong vòng 3 năm kể từ 2022 ở các môn Hóa học, Vật lý, Toán, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử Tiếng Pháp hoặc Tiếng Anh. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Thời gian xét tuyển Trường Đại học Luật – Huế nhận hồ sơ xét tuyển bắt đầu từ ngày 1/4 lúc 17h00 đến hết ngày 31/5/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Trường Đại học Luật – Huế tuyển sinh trong phạm vi cả nước với đối tượng tuyển sinh dựa theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Phương thức tuyển sinh Trong trang chủ chính thức của trường, HUL quy định rõ 4 phương thức tuyển sinh của trường, cụ thể: Phương thức 1: Xét tuyển dựa theo năng lực học tập được thể hiện trong học bạ THPT. Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi THPT Quốc gia năm 2023. Phương thức 3: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển dựa trên Quy chế tuyển sinh được ban hành. Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo các tiêu chí riêng của trường Đại học Luật – Đại học Huế Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường được quy định rõ ràng dựa theo phương thức mà thí sinh lựa chọn để xét tuyển vào trường: Đối với thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển học bạ: Đã tốt nghiệp bậc THPT, điểm hồ sơ là 18 điểm được áp dụng đối với tất cả tổ hợp đăng ký xét tuyển (không tính điểm ưu tiên). Đối với thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển bằng bài thi THPT Quốc gia: Trường sẽ đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng. Để đủ điều kiện tham gia vào quá trình xét tuyển hồ sơ, thí sinh cần đáp ứng các tiêu chí phụ sau đây: Đối với phương thức xét tuyển bằng học bạ: Điểm xét tuyển được tính bằng cách cộng các môn thuộc tổ hợp xét tuyển với điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực theo Quy chế tuyển sinh hiện hành. Hướng dẫn tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển: Nhà trường sử dụng kết quả học tập của các môn trong tổ hợp xét tuyển môn ở 3 học kỳ. Học kỳ I – II của năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 để xét tuyển. Lưu ý, điểm các môn học này là điểm trung bình chung đã được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất. Cách cộng điểm: ĐXT = (Môn 1 + Môn 2 + Môn 3) + ĐƯT (nếu có), với ĐXT là điểm xét tuyển, ĐƯT là điểm ưu tiên. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Luật Huế học mấy năm? Thời gian đào tạo 4 năm chia làm 8 học kỳ Trường Đại học Luật Huế học có dễ ra trường không? Điều này sẽ phụ thuộc vào số tín chỉ bạn đăng ký và năng lực của mình Trường Đại học Luật Huế là trường công hay tư Là trường đại học công lập Trường Đại học Luật Huế tuyển sinh các ngành nào? Năm nay, HUL tuyển sinh 2 ngành lớn với chỉ tiêu 900 học sinh. Cụ thể với 02 ngành học là: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7380101 Ngành Luật 350 150 A00, C00, C20, D66 2 7380107 Ngành Luật kinh tế 280 120 A00, C00, C20, D01 Học phí của trường Đại học Luật – Huế là bao nhiêu? Theo Thông tin tuyển sinh năm học 2022 được đăng tải trên website trường Đại học Luật – Đại học Huế. Học phí áp dụng với sinh viên chính quy thu theo quy định tại Nghị định 81/2021 đối với đơn vị tự chủ tài chính.  Cụ thể năm học 2022 – 2023 mức thu học phí 12.500.000 triệu đồng/năm/sinh viên; mức tăng hàng năm (nếu có) không quá 20% so với mức học phí năm trước đó. Xem thêm: Học phí Đại học Luật – Huế (HUL) mới nhất Điểm chuẩn Đại học Luật Huế chính xác nhất Dưới đây là điểm chuẩn của trường Đại học Luật Huế mới nhất theo kết quả thi THPT: Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Theo KQ thi THPT Ngành Luật A00, C00, C20, D66 19 Ngành Luật kinh tế A00, C00, C20, D66 19 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Luật – Huế (HUL) chính xác nhất Trường Đại học Luật – Huế xét học bạ cần những gì? Thời gian xét tuyển học bạ THPT của HUL Năm 2023, nhà trường dự kiến mở đợt đăng ký xét tuyển học bạ từ 11/3/2023 đến 17h00 ngày 10/6/2023. Hồ sơ và cách thức đăng ký Cách thức điền và nộp hồ sơ xét tuyển như năm 2022. Xem thêm: Đại học Luật – Huế (HUL) xét tuyển học bạ Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Khi trở thành sinh viên của ULH bạn sẽ được học tập tại ngôi trường mà giảng viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt huyết và luôn sẵn sàng giúp đỡ sinh viên. Bên cạnh đó thường xuyên sẽ có các chuyên gia nước ngoài về tham gia giảng dạy những tiết học bổ ích cho sinh viên có cơ hội được học hỏi và giao lưu. Thư viện hiện đại với đầy đủ giáo trình và tài liệu phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của bạn. Ngoài ra còn có cả hệ thống thư viện điện tử để tiện cho việc tra cứu Trường có nhiều câu lạc bộ gắn liền với các ngành do nước ngoài tài trợ để bổ sung thêm kỹ năng nghề nghiệp, tham dự các phiên tòa, kỹ năng tư vấn pháp luật,… Ngoài ra, các bạn có cơ hội tham gia các cơ sở đào tạo luật trong nước và quốc tế Các ngành đào tạo của trường dễ dàng để sinh viên tìm kiếm việc là sau khi tốt nghiệp với mức thu nhập ổn định. Nhiều cựu sinh viên của trường hiện đã trở thành những luật sư, doanh nhân, luật gia nổi tiếng và thành đạt cả trong nước và nước ngoài. Tốt nghiệp trường Đại học Luật Huế có dễ xin việc không? Trường đào tạo 2 ngành là Luật và Luật Kinh tế cùng rất nhiều cơ hội rộng mở vào trường cũng như có được việc làm tốt sau khi ra trường. Đại học Luật – Đại học Huế sẽ là môi trường học tập lý tưởng cho các tân sinh viên. Review đánh giá Đại học Luật Huế có tốt không? Để thực hiện các phương hướng đề ra, trường Đại học Luật đang không ngừng triển khai các mô hình dạy và học tiên tiến. Cung cấp môi trường giáo dục lý tưởng và vô vàn học bổng nhằm giúp đỡ sinh viên trên con đường tiệm cận bến bờ tri thức. Những năm qua, trường đã trao học bổng dưới dạng Học bổng Khuyến khích học tập, Trợ cấp xã hội và Trợ cấp chi phí học tập nhằm động viên. Tạo điều kiện tối đa cho sinh viên hoàn thành khóa học tại trường. Với những hành động kể trên, không thể không phủ nhận Đại học Luật – Huế sẽ còn là một trong những cơ sở đào tạo các ngành Pháp luật được học sinh và phụ huynh tin yêu và lựa chọn trong nhiều năm nữa. Hệ đào tạo Đại học Tỉnh/thành phố Miền Trung, Thừa Thiên Huế Khối ngành Pháp Luật
673
2023-01-10
TNUS
Trường Đại học Khoa học – Thái Nguyên
Review Trường Đại học Khoa học – Thái Nguyên (TNUS) có tốt không? Trường Đại học Khoa học (ĐHKH) thuộc Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) tiền thân là Khoa Khoa học Tự nhiên, được thành lập năm 2002 theo Quyết định số 1286/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 28/03/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) với nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. 7.4Tốt Top 50 Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (0208) 3904.315 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.5 Cơ sở vật chất8 Môi trường HT7.6 Hoạt động ngoại khoá8.2 Cơ hội việc làm7.2 Tiến bộ bản thân8.4 Thủ tục hành chính7 Quan tâm sinh viên6.3 Hài lòng về học phí8.0 Sẵn sàng giới thiệu6.5 Vào mỗi năm, thời điểm thi THPTQG diễn ra là lúc các bạn phải xác định mục tiêu tương lai của mình. Việc tìm hiểu về ngành học và trường học uy tín, chất lượng là rất cần thiết. Nếu bạn yêu thích về lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội thì bạn có thể lựa chọn trường Đại học khoa học – Thái Nguyên. Trong bài viết này ReviewEdu.net sẽ giới thiệu về trường và một số thông tin tuyển sinh. Thông tin chung Tên trường: Đại học Khoa học – Thái Nguyên (tên tiếng Anh: Thai Nguyen University Of Science (TNUS)). Địa chỉ: Tân Thịnh, Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Website: http://tnus.edu.vn/ Facebook: www.facebook.com/DHKHDHTN/ Mã tuyển sinh: DTZ Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: (0208) 3904315 Lịch sử phát triển Trường Đại học Khoa học là một thành viên của trường đại học Thái Nguyên (ĐHTN). Tiền thân là khoa Khoa học tự nhiên được thành lập vào năm 2002. Nhiệm vụ của khoa là đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.  Tháng 6/2006, giám đốc trường Đại học Thái Nguyên đã quyết định đổi tên thành khoa Khoa học tự nhiên và Xã hội. Năm 2008, trường Đại học Khoa học trực thuộc trường Đại học Thái Nguyên được thành lập dựa trên cơ sở đó. Mục tiêu phát triển Mục tiêu phát triển của trường là xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, cơ chế làm việc cởi mở và coi trọng nhân tài. Trường Đại học Khoa học – Thái nguyên là cái nôi nuôi dưỡng sự thành công cho các học viên nhằm đem lại nguồn nhân lực chất lượng cho các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên? Đội ngũ cán bộ Hiện tại, số giảng viên cơ hữu trong trường là 308 người. Trong đó có 07 giảng viên có học vị Phó Giáo sư, 89 giảng viên Tiến sĩ, 44 giảng viên là Nghiên cứu sinh, 162 Thạc sĩ và 57 cử nhân đại học. Các giảng viên đều là những người có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm tốt. Các giảng viên trẻ trong độ tuổi từ 30 – 45 chiếm tỷ lệ lớn. Họ là những người năng động, nhiệt huyết, yêu nghề và thân thiện với sinh viên. Nhiều giảng viên được đào tạo từ nước ngoài như Pháp, Đức, Nga… Do đó, họ là những người có tư duy nhạy bén, có năng lực và có trình độ ngoại ngữ cao. Cơ sở vật chất Trường Đại học Khoa học có khuôn viên rộng hơn 17 ha. Trong đó diện tích phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành gần 10.000 m2. Thư viện của trường có diện tích là 158,2 m2 và Trung tâm học liệu Thái Nguyên có diện tích hơn 10.000 m2. Trường còn có chỗ ở ký túc xá cho 1120 sinh viên. Trong khuôn viên trường xây dựng 24 phòng thí nghiệm, 07 phòng thực hành, 01 phòng học ngoại ngữ và 01 trại thực tập. Các phòng học, thí nghiệm, thực hành… đều được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như máy chiếu, điều hòa, hệ thống camera… để phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập. Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên Thời gian xét tuyển Thời gian xét tuyển được áp dụng theo thời gian quy định của  Bộ giáo dục và đào tạo. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Về đối tượng tuyển sinh: Áp dụng tuyển sinh với tất cả các đối tượng đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Về phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trên cả nước. Phương thức tuyển sinh Phương thức 1: Xét tuyển thẳng Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT. Xét tuyển thẳng các học sinh đã tốt nghiệp THPT là một trong các đối tượng sau: Học sinh các Trường Chuyên; Trường năng khiếu Thể dục thể thao, nghệ thuật. Học sinh học tại các trường THPT có kết quả học tập 3 năm lớp 10,  lớp 11, lớp 12 đạt học lực giỏi. Học sinh là thành viên của đội tuyển thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia tất cả các môn và học sinh đạt giải các kỳ thi Khoa học kỹ thuật các cấp. Học sinh có chứng chỉ quốc tế một trong các ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Đức… tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). Học sinh đạt giải tại các cuộc thi thể dục, thể thao, văn nghệ.. chính thức cấp tỉnh, thành phố và tương đương. Học sinh được là vận động viên các cấp. Đạt tiêu chí tuyển thẳng của riêng mỗi ngành/ chương trình đào tạo. Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Tổng điểm 3 bài/môn thi THPT năm 2023 (3 bài thi/ môn thi theo tổ hợp đăng ký xét tuyển) đạt ngưỡng điểm đầu vào của trường đối với từng ngành, chương trình đào tạo; Không có bài thi/ môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống.  Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập được ghi trong học bạ THPT. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Hạnh kiểm lớp 12 THPT không thuộc loại yếu. Tổng điểm trung bình 3 môn (theo tổ hợp xét tuyển) của: Học kỳ II lớp 11 và học kỳ I lớp 12 hoặc học kỳ I, học kỳ II của lớp 12 cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt ngưỡng đạt ngưỡng điểm đầu vào của Trường. Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả đánh giá năng lực của các Cơ sở  Điều kiện tham gia xét tuyển: – Thí sinh đã tốt nghiệp THPT. – Hạnh kiểm lớp 12 THPT không thuộc loại yếu. – Tham gia và có kết quả tại một trong các kỳ thi của đánh giá năng lực một trong các CSGD Đại học công lập. Điểm xét tuyển: – Điểm xét tuyển = Điểm đánh giá năng lực + Điểm ưu tiên (nếu có). Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển được áp dụng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trường Đại học Khoa học – Thái Nguyên tuyển sinh các ngành nào? TNUS dự kiến tuyển sinh các ngành cụ thể như sau:  STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Chương trình đào tạo chất lượng cao 1 7380101 – CLC Luật 50 C00, C14, C20, D01 2 7420201 – CLC Công nghệ sinh học 50 B00, B08, D07 3 7810103 – CLC Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành 50 D01, D14, D15, D66 Chương trình đào tạo đạt chuẩn 1 7380101 Luật 200 D01, C00, C14, C20 2 7340401 Khoa học quản lý 160 C00, C14, D01, D84 3 7440301 Khoa học môi trường 50 A00, B00,C14, D01 4 7420201 Công nghệ sinh học 50 B00, D07 5 7460117 Toán – Tin 49 A00, C14, D01, D84 6 7440102 Vật lý học 50 A00, A01, C01, D01 7 7510401 Công nghệ kỹ thuật Hóa học 50 A00, A16, B00, C14 8 7720203 Hóa dược 50 9 7810103 Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành 200 C00, C20, D01, D66 10 7810101 Du lịch 200 C00, C04, C20, D01 11 7850101 Quản lý Tài nguyên và Môi trường 50 A00, B00, C14, D01 12 7220201 Ngôn ngữ Anh 200 D01, D14, D15, D66 13 7760101 Công tác xã hội 100 C00, C14, D01, D84 14 7229010 Lịch sử 50 15 7229030 Văn học 50 16 7320101 Báo chí 100 17 7320201 Thông tin – Thư viện 100 18 7310630 Việt Nam học 50 19 7310614 Hàn Quốc học 50 C00, D01, D66 20 7310612 Trung Quốc học 50 C00, D01, D04, D66 Điểm chuẩn trường Đại học Khoa học Thái Nguyên chính xác nhất Mức điểm chuẩn để có thể tham gia học tại trường dao động từ 15 đến 19 điểm theo hình thức xét tuyển kết quả thi THPT. Mức điểm chuẩn năm 2022 của Đại học TNUS được công bố vừa qua cụ thể  điểm các ngành như sau: STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 1 7420201_CLC Kỹ thuật xét nghiệm Y – Sinh B00; D07; B08; A00 19 2 7380101_CLC Dịch vụ pháp luật D01; C00; C14; C20 16.5 3 7810103_CLC Quản trị khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp D01; D14; D15; D66 16.5 4 7380101 Luật D01; C00; C14; C20 15 5 7340401 Khoa học quản lý D01; C00; C14; D84 15 6 7440102 Vật lý học A00; D01; C01; A01 15 7 7440301 Khoa học môi trường A00; B00; D01; C14 15 8 7460101 Toán học A00; D84; D01; C14 15 9 7460117 Toán – Tin A00; D84; D01; C14 15 11 7720203 Hóa dược A00; A16; B00; C14 15 12 7810103 Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành C00; D01; C20; D66 15 13 7810101 Du lịch C00; D01; C20; C04 15 14 7850101 Quản lý Tài nguyên và Môi trường A00; B00; D01; C14 15 15 7220201 Ngôn ngữ Anh D01; D14; D15; D66 15 16 7760101 Công tác xã hội D01; C00; C14; D84 15 17 7229030 Văn học D01; C00; C14; D84 15 18 7229010 Lịch sử D01; C00; C14; D84 15 19 7320101 Báo chí D01; C00; C14; D84 16 20 7320201 Thông tin – Thư viện D01; C00; C14; D84 15 21 7310614 Hàn Quốc học D01; C00; DD2; D66 16.5 22 7310612 Trung Quốc học D01; D04; C00; D66 16.5 23 7810301 Quản lý Thể dục thể thao C00; D01; C14; D84 15 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại Học Khoa học – Thái Nguyên là bao nhiêu? Học phí trường Đại Học Khoa học – Thái Nguyên là bao nhiêu? Theo quy định của nhà trường, mức học phí hiện nay nhà trường thu trong năm học với các hệ đại học chính quy là 330.000đ/1 tín chỉ (tương đương khoảng 12.000.000tr/1 năm học). Xem chi tiết: Học phí trường Đại Học Khoa học – Thái Nguyên là bao nhiêu? Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên xét học bạ cần những gì? Thời gian và hồ sơ xét tuyển học bạ Thời gian xét tuyển học bạ của trường Đại học Khoa học – Thái Nguyên từ ngày 15/03/2022. Thời gian xét học bạ năm 2023 – 2024 của trường dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 3/2023 đến cuối tháng 6/2023 Hồ sơ xét tuyển học bạ Hồ sơ xét tuyển học bạ năm 2023 của trường bao gồm: Phiếu đăng ký xét (thí sinh tải mẫu tại: https://tuyensinh.tnus.edu.vn/article/mau-don-to-khai). Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT trước năm 2023) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2023). Bản sao học bạ Trung học phổ thông. Mức điểm chuẩn xét học bạ Dưới đây là điểm chuẩn xét học bạ của Đại học Khoa Học – Đại học Thái Nguyên năm 2022: Tên ngành Điểm chuẩn  Học bạ Kỹ thuật xét nghiệm Y – Sinh( CLC) 23.5 Dịch vụ pháp luật (CLC) 22.5 Quản trị khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp (CLC) 22.5 Luật 19 Khoa học quản lý 18 Vật lý học 18 Khoa học môi trường 18 Toán – Tin 18 Công nghệ kỹ thuật hóa học 18 Hóa dược 18 Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành 19 Du lịch 19 Quản lý Tài nguyên và Môi trường 18 Ngôn ngữ Anh 20 Công tác xã hội 18 Văn học 18 Lịch sử 18 Báo chí 18 Thông tin – Thư viện 18 Hàn Quốc học 22.5 Trung Quốc học 22.5 Quản lý thể dục thể thao 18 Mức điểm chuẩn học bạ dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường? Sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt sẽ được xét cấp học bổng khuyến khích và hàng trăm suất học bổng có giá trị khác do các doanh nghiệp trao tặng cho sinh viên nghèo vượt khó, sinh viên có thành tích học tập tốt dịp khai giảng, bế giảng hàng năm. Miễn học phí cho các gia đình có hộ cận nghèo hoặc nghèo Tốt nghiệp trường Đại học Khoa học – Thái Nguyên có dễ xin việc không? Sau khi tốt nghiệp đại học, năng lực đáp ứng công việc là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng tìm việc, mức lương và mức độ thành công của mỗi người. Theo khảo sát  trên 70% sinh viên nhà trường tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo, hàng năm có khoảng từ 500 đến 700 sinh viên tham gia làm việc và thực tập tại nước ngoài (Mỹ, Úc, Đức, Nhật, Israel, Đài Loan, Trung Quốc…).  Review đánh giá Đại Học Khoa học – Thái Nguyên có tốt không? Trường Đại học Khoa học – Thái Nguyên ra đời với sứ mệnh là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và xã hội. Ngoài công tác đào tạo thì nghiên cứu cũng là thế mạnh của trường. Bên cạnh đó điều kiện về cơ sở vật chất đem lại môi trường thuận lợi, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của giảng viên và giáo viên. Theo thông tin tìm hiểu thì các sinh viên trường TNUS sau khi ra trường đều có việc làm với mức thu nhập ổn định, được xã hội hài lòng về trình độ, kiến thức, tác phong làm việc… Đây thực sự là một môi trường tốt, là cái nôi đem đến sự thành công cho các bạn sinh viên. Hệ đào tạo Đại học Tỉnh/thành phố Miền Bắc, Thái Nguyên Khối ngành Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Khoa học sự sống, Khoa học xã hội và hành vi, Môi Trường và Bảo vệ Môi Trường, Nhân văn, Pháp Luật, Toán và Thống Kê
674
2023-02-02
TNUT
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên
Review Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên (TNUT) có tốt không? Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên có hơn 550 cán bộ đang công tác tại trường. Trong đó hơn một nửa giảng viên đều là những cán bộ có học vị cao như giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ và thạc sĩ với nhiều năm công tác giảng dạy, dày dặn kinh nghiệm. 7.3Tốt Top 50 Số 666 Đường 3 - 2, P. Tích Lương, TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên  (0208) 384 7359 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.0 Cơ sở vật chất8.5 Môi trường HT7.0 Hoạt động ngoại khoá7.0 Cơ hội việc làm7.0 Tiến bộ bản thân7.5 Thủ tục hành chính8.0 Quan tâm sinh viên7.0 Hài lòng về học phí6.5 Sẵn sàng giới thiệu7.5 Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên là một trong những trường đại học công lập có thương hiệu về đào tạo khối ngành kỹ thuật tại miền Bắc Việt Nam. Trường trực thuộc Đại học Thái Nguyên, đồng thời là trung tâm nghiên cứu kỹ thuật lớn nhất của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Sau đây là một số thông tin cụ thể về Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên (TNUT) giúp bạn và các bậc phụ huynh có cái nhìn khách quan nhất về chất lượng cơ sở vật chất, cán bộ, giảng viên và các ngành học đang được đào tạo tại trường. Hãy cùng tìm hiểu nhé! Thông tin chung Tên trường: Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên (Tên tiếng Anh: Thai Nguyen University of Technology (TNUT)) Địa chỉ: Số 666 Đường 3 – 2, P. Tích Lương, TP Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên  Website: http://www.tnut.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/tnut.edu.vn/ Mã tuyển sinh: DTK Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: (0208) 384 7359 – 0912 847 588 – 0979 462 832 Lịch sử phát triển Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp – Thái Nguyên được thành lập ngày 19/8/1965 theo quyết định số 164/CP Hội đồng Chính phủ. Đến năm 2021, trường đã có lịch sử phát triển gần 50 năm với nhiều giai đoạn cũng như những tên gọi khác nhau: Phân hiệu Đại học Bách khoa tại Thái Nguyên Đại học Cơ Điện Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Việt Bắc Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp – Đại học Thái Nguyên Mục tiêu phát triển Với tâm thế sẵn sàng đón nhận những cơ hội và thách thức mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Nhà trường đang không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành một trung tâm đào tạo kỹ thuật có uy tín trong nước và ngang tầm quốc tế. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên? Đội ngũ cán bộ Hiện nay, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên có hơn 550 cán bộ đang công tác tại trường. Trong đó hơn một nửa giảng viên đều là những cán bộ có học vị cao như giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ và thạc sĩ với nhiều năm công tác giảng dạy, dày dặn kinh nghiệm. Cơ sở vật chất Tuy trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên có tuổi đời đã lâu nhưng các cơ sở vật chất trong trường trường thì luôn được bổ sung đầy đủ. Cụ thể, vào năm 2018 trường bổ sung thêm nhiều phòng học từ phòng máy, phòng thí nghiệm, phòng học ngoại ngữ, thư viện… Ngoài ra, trường cho xây dựng thêm các cơ sở vật chất khác như: Hơn 600 phòng ký túc xá, nhà tắm công cộng, nhà thi đấu, sân tennis, bóng chuyền, bóng rổ và cầu lông… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu nơi ở và hoạt động vui chơi giải trí của sinh viên. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên Thời gian xét tuyển Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT:  Thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (Trên hệ thống phần mềm đăng ký xét tuyển chung của Bộ GD&ĐT) từ ngày 22/7 đến 17 giờ 00 ngày 20/8/2022. Xét học bạ và xét điểm thi đánh giá năng lực: Đợt 1: Từ 25 tháng 4 năm 2022 đến 15 tháng 7 năm 2022 (lưu ý: Thí sinh vẫn phải đăng ký xét tuyển đợt 1 trên phần mềm đăng ký xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Các đợt xét bổ sung (nếu còn chỉ tiêu):  Đợt 2: Từ 10 tháng 8 năm 2022 đến 05 tháng 9 năm 2022.  Đợt 3: Từ 10 tháng 9 năm 2022 đến 28 tháng 9 năm 2022. Thời gian thi môn năng khiếu Vẽ mỹ thuật dự kiến: Đợt 1: Trước ngày 16/07/2022. Các đợt xét bổ sung (nếu còn chỉ tiêu): Đợt 2: Trước ngày 06/09/2022. Đợt 3: Trước ngày 29/09/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 5/2023 đến cuối tháng 7/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh của TNUT bao gồm thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (Bao gồm những thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2022 trở về trước và sẽ tốt nghiệp THPT năm 2023). Kèm theo đó thí sinh phải có điểm xét tuyển đạt từ 18,0 điểm trở lên. Ngoài ra, phạm vi tuyển sinh của TNUT không giới hạn trên toàn quốc. Phương thức tuyển sinh Trong năm 2023, Trường có 3 phương thức tuyển sinh cho tất cả các ngành học. Cụ thể như sau: Kết quả thi THPT năm 2023 Xét học bạ THPT Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện tuyển sinh được nhà trường đưa ra theo từng phương thức tuyển sinh. Cụ thể như sau: Đối với phương thức Xét tuyển dựa vào điểm thi THPT Quốc gia 2022: Thí sinh phải tốt nghiệp THPT và có điểm xét tuyển đạt ngưỡng điểm sàn theo quy định của Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên năm 2022. Đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả học bạ: Áp dụng hình thức xét tổng điểm 3 môn của 3 kỳ (kỳ 1, kỳ 2 lớp 11 và kỳ 1 lớp 12) hoặc xét tổng điểm 3 môn của 2 kỳ lớp 12 (kì 2 nhân hệ số 2) phải đạt từ 18 điểm trở lên, trong đó đã điểm ưu tiên (nếu có). Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên tuyển thẳng các thí sinh là một trong các đối tượng được xét tuyển thẳng được Bộ Giáo dục đề ra. Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp Thái Nguyên học mấy năm? Theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy là 4 năm Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp Thái Nguyên có dễ ra trường không? Đối với trường mỗi trường Đại học đều có một tiêu chuẩn nhất định cho mỗi sinh viên mong muốn ra trường. Tùy theo năng lực và trình độ của mỗi người mà có những đánh giá khác nhau về chương trình đào tạo và chất lượng giảng dạy. Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp Thái Nguyên là trường công hay trường tư? Trường Đại học Đông Đô là trường đại học tư thục được thành lập sớm nhất tại Việt Nam Trường Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp Thái Nguyên tuyển sinh những ngành nào? Hiện trường xét tuyển 19 ngành với 1050 chỉ tiêu chủ yếu phân bố chỉ tiêu nhiều nhất tại khối ngành V (Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y). Dưới đây là chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành: Ngành đào tạo Chỉ tiêu theo điểm thi THPT 2021 Chỉ tiêu theo học bạ THPT Mã ngành Tổ hợp môn  Kỹ thuật Cơ khí (CTTT đào tạo bằng tiếng Anh) 30 30 7905218 A00, A01, D01, D07 Kỹ thuật Điện (CTTT đào tạo bằng tiếng Anh) 30 30 7905228 A00, A01, D01, D07 Kỹ thuật Cơ khí  120 120 7520103 A00, A01, D01, D07 Kỹ thuật Vật liệu 20 20 7520309 A00, A01, D01, D07 Kỹ thuật Cơ – điện tử 125 125 7520309 A00, A01, D01, D07 Kỹ thuật Điện 90 90 7520201 A00, A01, D01, D07       Kỹ thuật Điều khiển và tự động hoá – Chuyên ngành Tự động hóa: 180 – Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển: 30 – Chuyên ngành Tự động hóa: 180 – Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển: 30     7520216 A00, A01 Kỹ thuật Điện tử – viễn thông 60 60 7520207 A00, A01, D01, D07 Kỹ thuật máy tính 25 25 7480106 A00, A01, D01, D07 Kỹ thuật cơ khí động lực 30 30 7520116 A00, A01, D01, D07 Kỹ thuật xây dựng 25 25 7580201 A00, A01, D01, D07 Kỹ thuật môi trường 20 20 7520320 A00, B00, D01, D07 Công nghệ chế tạo máy 30 30 7510202 A00, A01, D01, D07 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 75 75 7510301 A00, A01, D01, D07 Công nghệ kỹ thuật ô tô 150 90 7510205 A00, A01, D01, D07 Kinh tế công nghiệp 20 20 7510604 A00, A01, D01, D07 Quản lý công nghiệp 20 20 7510601 A00, A01, D01, D07 Ngôn ngữ Anh 15 20 7220201 A00, A01, D01, D07 Điểm chuẩn trường Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp Thái Nguyên (TNUT) chính xác nhất Vừa qua, trường đã công bố mức điểm chuẩn của trường năm 2022 cụ thể như sau: TT Ngành học Mã ngành Tổ hợp môn thi/ xét tuyển Chỉ tiêu Điểm trúng tuyển 1 Ngôn ngữ Anh 7220201 (A00); (A01); (D01); (D07) 20 16 2 Công nghệ chế tạo máy 7510202 (A00); (A01…….); (D01); (D07) 25 15 3 Công nghệ kỹ thuật ô tô 7510205 (A00); (A01); (D01); (D07) 160 20 4 Kỹ thuật Cơ khí động lực 7520116 (A00); (A01); (D01); (D07) 15 16 5 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 7510301 (A00); (A01); (D01); (D07) 90 16 6 Quản lý công nghiệp 7510601 (A00); (A01); (D01); (D07) 25 16 7 Kinh tế công nghiệp 7510604 (A00); (A01); (D01); (D07) 25 15 8 Kỹ thuật Cơ khí 7520103 (A00); (A01); (D01); (D07) 125 16 9 Kỹ thuật Cơ – điện tử 7520114 (A00); (A01); (D01); (D07) 125 17 10 Kỹ thuật Điện tử – viễn thông 7520207 (A00); (A01); (D01); (D07) 75 16 11 Kỹ thuật Điều khiển và tự động hoá 7520216 (A00); (A01) 235 20 12 Kỹ thuật Điện 7520201 (A00); (A01); (D01); (D07) 120 16 13 Kỹ thuật Điện(CTTT) 7905228 (A00); (A01); (D01); (D07) 15 18 14 Kỹ thuật Cơ khí(CTTT) 7905218 (A00); (A01); (D01); (D07) 15 18 15 Kỹ thuật xây dựng 7580201 (A00); (A01); (D01); (D07) 25 15 16 Kỹ thuật máy tính 7480106 (A00); (A01); (D01); (D07) 50 16 17 Kỹ thuật Vật liệu 7520320 (A00); (A01); (D01); (D07) 20 15 18 Kỹ thuật môi trường 7520320 (A00); (B00); (D01); (D07) 25 15 19 Công nghệ KT điều khiển và tự động hóa 7510303 (A00); (A01); (D01); (D07) 60 20 20 Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí 7510201 (A00); (A01); (D01); (D07) 40 18 21 Kiến trúc 7580101 (V00); (V01); (V02) 25 15 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp Thái Nguyên (TNUT) mới nhất Học phí của trường Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp – Thái Nguyên là bao nhiêu? Dựa vào mức tăng học phí của những năm gần đây, học phí năm 2023 của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên tăng 10% so với năm học trước. Tương đương tăng từ 100.000 VND đến 200.000 VNĐ cho một tháng. Xem thêm: Học phí Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên (TNUT) mới nhất Trường Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp – Thái Nguyên xét học bạ cần những gì? Với hình thức xét tuyển kết quả học bạ: Xét tổng điểm 3 môn của 3 kỳ ( năm lớp 11 và kỳ 1 năm 12). Hoặc xét tổng điểm 3 môn của năm học 12, trong đó điểm kỳ 2 nhân hệ số 2, phải đạt từ 18 điểm trở lên. Xem thêm: Xét học bạ Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp Thái Nguyên mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Đến với Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên các bạn sẽ được giảng dạy bởi đội ngũ các giảng viên có trình độ chuyên môn vững vàng, tận tình và tâm huyết với nghề. Các bạn sẽ tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm tiếp cận với những công nghệ mới nhất và bắt kịp với xu thế phát triển công nghệ của thế giới.  Ngoài ra, trường còn có các học bổng phong phú và đa dạng để khuyến khích các bạn sinh viên nâng cao năng lực học tập và thành tích rèn luyện. Nhà trường cũng hỗ trợ tổ chức các hoạt động đoàn đội, chương trình tình nguyện, CLB thể thao cũng như học thuật,… Tạo điều kiện để các bạn sinh viên hoạt động năng nổ hơn, giúp các bạn được rèn luyện các kỹ năng mềm cho bản thân.  Không những thế, trường nằm trong top 10 các trường kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo trên 80.000 kỹ sư, cử nhân đang làm việc trên mọi miền của tổ quốc, chính vì vậy các bạn không cần quá lo lắng trong vấn đề thất nghiệp sau khi ra trường. Tốt nghiệp trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên có dễ xin việc không? Với chương trình đào tạo đạt chuẩn của Bộ GD & ĐT. Sinh viên Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên sau khi tốt nghiệp thường rất được các doanh nghiệp trong và ngoài nước coi trọng. Vì có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc cao. Do đó sinh viên khi ra trường thường không cần phải đối mặt với nỗi lo mang tên thất nghiệp.  Hơn 92% sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp đều có việc làm, trong đó có khoảng 30% sinh viên làm việc cho các công ty nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài. Cơ hội việc làm tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là không giới hạn Review Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp Thái Nguyên có tốt không? Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Thái Nguyên với truyền thống giảng dạy trên 56 năm, thuộc 1 trong 10 trường top tại Việt Nam. Trường có kinh nghiệm đào tạo hơn 80.000 kỹ sư, cử nhân đang làm việc trên mọi miền của tổ quốc. Bên cạnh đó, hơn 92% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, trong đó có 30% làm việc cho các công ty nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, trường còn hỗ trợ sinh viên các học bổng toàn phần và khuyến khích cũng như cung cấp cơ hội việc làm tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Hệ đào tạo Đại học Tỉnh/thành phố Miền Bắc, Thái Nguyên Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Kỹ Thuật, Nhân văn
675
2023-04-21
TUAF
Trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên
Review Trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên (TUAF) có tốt không? Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn tại khu vực miền núi phía Bắc. Trong tương lai, trường hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng môi trường đào tạo lý tưởng cho nước nhà. 7.5Tốt Top 50 Xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 0208 655 9898 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên6.9 Cơ sở vật chất9.8 Môi trường HT7.2 Hoạt động ngoại khoá7.8 Cơ hội việc làm6.5 Tiến bộ bản thân6.7 Thủ tục hành chính6.8 Quan tâm sinh viên6.6 Hài lòng về học phí9.9 Sẵn sàng giới thiệu7 Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một trường đại học chuyên đào tạo sinh viên có định hướng theo học khối ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển nông thôn, chịu trách nhiệm cung ứng nguồn nhân lực cho các tỉnh miền núi Phía Bắc Việt Nam. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một vài thông tin để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về ngôi trường này. Thông tin chung Tên trường: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (tên viết tắt: TUAF  – Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry). Địa chỉ: Xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Website: http://www.tuaf.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/DHNL.tuaf.edu.vn Mã tuyển sinh: DTN Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0208 655 9898 Lịch sử phát triển Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được thành lập ngày 19/9/1970 theo Quyết định số 98/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố lịch sử, trường đã mang nhiều cái tên trước khi được chính thức có tên như ngày nay. Trong đo, một số cái tên có thể kể đến là: Đại học Kỹ thuật miền núi, Đại học Nông nghiệp III, Đại học Nông lâm miền núi… Mục tiêu phát triển Phấn đấu xây dựng trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo hướng tự chủ, đạt yêu cầu kiểm định quốc tế; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực, phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên? Đội ngũ cán bộ Hiện nay, trường có tổng số 518 cán bộ, công chức, trong đó: 105 Giáo sư 105 Phó giáo sư và Tiến sĩ 196 Thạc sĩ Hầu hết cán bộ giảng viên thỉnh giảng đều có trình độ cao và hiện đang công tác tại các Viện nghiên cứu đóng trên địa bàn Hà Nội. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất của trường ngày càng được hoàn thiện. Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hiện đang tọa lạc trên khu đất với tổng diện tích 102,85 ha. Trường có các khu giảng đường với hơn 73 phòng học, được trang bị máy móc thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, trường còn xây dựng khu ký túc xá rộng lớn, đảm bảo chỗ ở cho sinh viên. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thời gian xét tuyển Đại học Nông Lâm Thái Nguyên dự kiến nhận bắt đầu nhận hồ sơ dự tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh của TUAF mở rộng đối với thí sinh trên cả nước. Cụ thể là: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp, có đủ sức khỏe tham gia học tập theo quy định. Phương thức tuyển sinh Năm 2023, TUAF có 2 phương thức xét tuyển như sau: Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023(50% chỉ tiêu). Phương thức 2: Xét tuyển học bạ THPT kết hợp điểm rèn luyện ở trường (50% chỉ tiêu). Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Năm 2022, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được chia làm các nhóm như sau: Nhóm 1: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ được công bố trên web của trường sau khi có kết quả kỳ thi THPT năm 2022. Nhóm 2: Tổng điểm của tổ hợp môn xét tuyển > 15 điểm. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng Năm 2022, Nhà trường không áp dụng phương thức xét tuyển thẳng thí sinh vào các ngành của trường. Tuy nhiên, đối với chính sách ưu tiên theo khu vực, đối tượng, TUAF vẫn thực hiện theo quy định tuyển sinh trong Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ban hành ngày 7/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là trường công hay tư Đại học Nông lâm Thái Nguyên là một trường đại học kỹ thuật công lập đào tạo bậc đại học và sau đại học các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và quản lý tài nguyên,… Đại học Nông Lâm Thái Nguyên học trong bao lâu Tùy theo ngành học mà sinh viên đăng kí theo học sẽ có thời gian đào tạo khác nhau. Hầu hết tất cả các ngành trong trường đều đào tạo trong khoảng 3.5-5 năm. Đại học Nông Lâm Thái Nguyên học dễ ra trường không? Phụ thuộc vào năng lực của mỗi sinh viên sẽ có ý kiến khác nhau về tiêu chuẩn ra trường của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên – Hà Nội Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tuyển sinh những ngành nào? Năm nay, TUAF mở rộng cánh cửa đại học đối với những thí sinh có nguyện vọng thi tuyển vào các ngành ở trường như: Bất động sản, Công nghệ kỹ thuật môi trường… Dưới đây là chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7340116 Bất động sản 25 25 A00; A02; A07; C00 2 7340120 Kinh doanh quốc tế 25 25 A00; B00; C02; A01 3 7420201 Công nghệ sinh học 25 25 A00; C04; B00; D10 4 7440301 Khoa học Môi trường 25 25 A07; D01; A09; B00 5 7510406 Công nghệ kỹ thuật môi trường 25 25 A07; D01; A09; B00 6 7620105 Chăn nuôi thú y 40 40 A00; C02; B00; D01 7 7540106 Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm 40 40 A00; D07; D01; B00 8 7620110 Khoa học cây trồng 25 25 A00; B00; C02 9 7620205 Lâm sinh 25 25 B00; C02 10 7620211 Quản lý tài nguyên rừng 25 25 A00; B03; A01 11 7549001 Công nghệ chế lâm sản 25 25 A09; B00; B03 12 7620115 Kinh tế nông nghiệp 25   25 A00; C02; B00 13 7620116 Phát triển nông thôn 15 15 A00; C02; B00 14 7850103 Quản lý đất đai 50 50 A00; B00; D10; A01 15 7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường 25 25 C00; B00; D10; D14 16 7320205 Quản lý thông tin 25 25 D01; D84; A07; C20 17 7540101 Công nghệ thực phẩm (chất lượng cao) 40 40 A00; B00; D01; D08 18 7640101 Thú y – Bác sĩ thú y(chương trình chất lượng cao) 50 50 A00 B00; C02; D01;  19 7420201 Công nghệ thực phẩm (chương trình tiên tiến) 25 25 B00; C04; D01; A01 20 7900492 Khoa học và quản lý môi trường (chương trình tiên tiến) 25 25 A00; B00; D10; A01 21 7620101 Nông nghiệp công nghệ cao (chất lượng cao) 40 40 B00; C02; A00 22 7906425 Kinh tế nông nghiệp (chương trình tiên tiến) 25 25 B00; A00; D01; A01 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên xét học bạ cần những gì? Dựa vào đề án tuyển sinh đã được công bố, Trường đã đưa ra những quy định cụ thể như sau: Cách tính điểm TBC của học tập của năm  lớp 11 (Học kỳ 1 + Học kỳ 2 × 2) ≥ 15; TBC của học kỳ 1 của năm lớp 11 + điểm TBC học kỳ 2 lớp 11 + điểm TBC học kỳ 1 lớp 12  ≥ 15 TBC của học kỳ 1 (lớp 12) + điểm TBC học kỳ 2 (lớp 12) x 2 ≥ 15. Thời gian xét học bạ Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Dưới đây là thời gian xét học bạ của trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên STT  Thời gian Đợt 1  Đợt 2  Đợt 3 1 Nhận hồ sơ xét tuyển 04/05- 15/06 20/06 – 20/08 25/08 – 15/11 2 Thông báo kết quả xét tuyển 16/06 21/8 16/11 3 Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học 17/6 – 19/6 22/8 – 24/8 17/11 – 20/11 Xem thêm: Xét học bạ Đại học Nông lâm Thái Nguyên mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chính xác nhất Theo đó, điểm trúng tuyển năm 2022 được cho là cao hơn so với năm 2021. Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên công bố mức điểm chuẩn 2022 mới nhất theo phương thức xét điểm thi THPT như sau STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 1 7620105 Chăn nuôi A00 B00; C02; D01;  15.5 2 7640101 Thú y A00 B00; C02; D01;  15.5 3 7340116 Bất động sản A00; A02; A07; C00 16.5 4 7850103 Quản lý đất đai A00; B00; D10; A01 16.5 5 7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường C00; B00; D10; D14 16.5 6 7510406 Công nghệ Kỹ thuật Môi trường A07; D01; A09; B00 20 7 7440301 Khoa học môi trường A07; D01; A09; B00 15 8 7320205 Quản lý thông tin D01; D84; A07; C20 17 9 7340120 Kinh doanh quốc tế A00 B00; C02; A01 15 10 7620115 Kinh tế nông nghiệp A00 B00; C02;  15 11 7620116 Phát triển nông thôn A00 B00; C02;  15 12 7420201 Công nghệ sinh học A00 B00;  B03; B05 15 13 7540101 Công nghệ thực phẩm A00 B00; C02; D01 18.5 14 7540106 Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm A00; D07; D01; B00 15 15 7620110 Khoa học cây trồng A00; B00; C02 15 16 7620101 Nông nghiệp công nghệ cao A00 B00; C02;  20 17 7620205 Lâm sinh B00; C02 20 18 7620211 Quản lý tài nguyên rừng A00; B03; A01 20 19 7549002 Dược liệu và Hợp chất thiên nhiên A00 B00;  B08; D07 15 20 7549001 Công nghệ chế biến lâm sản A00 B00;  B08; A10 15 21 7540101_CTTT Công nghệ thực phẩm (CTIT) A00 B00;  B08; D01 19 22 7440301_CITI Khoa học & Quản lý môi trường (CTTT) A00; B00; D10; A01 19 23 7620115_CTIT Kinh tế nông nghiệp (CTTT) A00; B00; D10; A01 15 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2.5 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Nông lâm Thái Nguyên mới nhất Học phí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là bao nhiêu? Học phí trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên như sau: Hệ đại học đại trà: 9.800.000 đồng – 11.700.000 đồng/năm học Chương trình tiên tiến quốc tế: 28.900.000 đồng/năm học. Dự kiến năm 2023 học phí đại học Nông lâm Thái Nguyên sẽ tăng 10% theo lộ trình hàng năm, tương đương: 10.780.000 – 31.795.000 đồng/năm học. Xem thêm: Học phí Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Sinh viên theo học các khối ngành nông – lâm – ngư nghiệp bằng hình thức hỗ trợ học phí cho sinh viên và chính sách phụ cấp lương cho đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật làm việc trực tiếp tại nông thôn. Đồng thời khuyến khích học sinh khu vực nông thôn, miền núi theo học các ngành này. Tốt nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có dễ xin việc không? Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhu cầu nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn là rất lớn, mỗi năm cả nước cần tới trên 1 triệu lao động, nhưng đội ngũ cán bộ làm nông nghiệp, nông thôn chỉ có khoảng 9% có trình độ đại học, cao đẳng; 39,4% trung cấp và 9,8% sơ cấp… Tính đến nay, cả nước có trên 1, 6 triệu sinh viên đại học, cao đẳng, trong đó sinh viên ngành nông nghiệp chỉ chiếm 3,32%, lâm nghiệp 1,13%, ngư nghiệp 0,31%. Review Đánh giá Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có tốt không? Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn tại khu vực miền núi phía Bắc. Những năm trở lại đây, TUAF luôn chú trọng sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, tổ chức nhiều hoạt động liên kết để trau dồi kỹ năng sống và hội nhập cho sinh viên. Trong tương lai, trường hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng môi trường đào tạo lý tưởng cho nước nhà. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Báo chí và thông tin, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên, Kinh doanh và quản lý, Môi Trường và Bảo vệ Môi Trường, Nông , Lâm Nghiệp và Thủy Sản, Sản Xuất và Chế Biến, Toán và Thống Kê Tỉnh/thành phố Miền Bắc, Thái Nguyên
676
2023-01-04
TUEBA
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên
Review Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên (TUEBA) có tốt không? Trường Đại học Kinh tế Thái Nguyên (tiếng Anh: Thai Nguyen University of Economics) là một trong những trường đại học công lập đứng đầu về đào tạo khối ngành kinh tế tại miền Bắc Việt Nam, trực thuộc hệ thống Đại học Thái Nguyên, đồng thời là trung tâm nghiên cứu kinh tế học lớn của khu vực miền Bắc. 8.0Xuất sắc Top 50 Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên 0208.3647.685 – 0208.3647.714 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.6 Cơ sở vật chất8.0 Môi trường HT8.2 Hoạt động ngoại khoá8.3 Cơ hội việc làm7.5 Tiến bộ bản thân7.5 Thủ tục hành chính8.2 Quan tâm sinh viên7.8 Hài lòng về học phí8.2 Sẵn sàng giới thiệu8.1 Trong xu thế đổi mới và hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được quan tâm hàng đầu. Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ. Để hiểu rõ hơn về thông tin trường cũng như các thông tin tuyển sinh, hãy cùng ReviewEdu.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Thông tin chung Tên trường: Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh – Thái Nguyên (tên Tiếng Anh:  Thainguyen University of Economics and Business Administration (TUEBA)) Địa chỉ: Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên Website: http://tueba.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/tuebatuyensinh Mã tuyển sinh: DTE Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0208.3647.685 – 0208.3647.714 Lịch sử phát triển Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh được thành lập vào ngày 02/8/2004. Trường là đơn vị đào tạo thuộc lĩnh vực Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh trong Đại học Thái Nguyên. Nhà trường luôn hướng đến mục đích đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý. Việc đào tạo này nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Mục tiêu phát triển Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh là Trường đại học công lập, trực thuộc Đại học Thái Nguyên. Để phát triển hơn nữa nhà trường luôn chú trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trình độ trong các lĩnh vực quản lý, luật, kinh tế và kinh doanh. Thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ tư vấn bồi dưỡng nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Kinh tế và QTKD – Thái Nguyên? Đội ngũ cán bộ Hiện tại, nhà trường có 438 cán bộ giảng viên trong đó có 10 phó giáo sư, 69 tiến sĩ và 288 thạc sĩ. Nhà trường luôn tự hào bởi đội ngũ giảng viên có năng lực, yêu nghề và giàu kinh nghiệm. Cơ sở vật chất TUEBA là một đơn vị trực thuộc trường Đại học Thái Nguyên có tổng diện tích đất quy hoạch là 21,47 ha. Trong đó, diện tích đất làm việc là 5,220m2, vườn hoa cây cảnh là 9,200m2. Nhà trường có 2 khu giảng đường chính với diện tích 13.758m2. Các phòng học trong khu giảng đường được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập của giảng viên, học sinh. Ngoài ta, trường còn có sân vận động, thể dục thể thao và khu ký túc xá hơn 180 phòng được xây dựng khép kín cho sinh viên. Thông tin tuyển sinh trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh – Thái Nguyên Thời gian xét tuyển Xét tuyển sớm: Từ ngày 01/4/2022 đến trước ngày 21/7/2022 Xét tuyển đợt 1: Từ ngày 22/7/2022 đến trước ngày 20/8/2022 Xét tuyển đợt bổ sung: Từ ngày 01/10/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 8/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh: Áp dụng cho các thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông, có đủ sức khỏe để học tập và rèn luyện theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo. Phạm vi tuyển sinh: Trong cả nước. Phương thức tuyển sinh  Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thực hiện xét tuyển theo các phương thức sau: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội Xét tuyển theo kết quả học tập trung học phổ thông Xét tuyển thẳng Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển Ngưỡng đảm bảo chất lượng theo phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT: Các thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có tổng điểm các môn xét tuyển đạt ngưỡng điểm xét vào đại học theo quy định của Bộ GD&ĐT. Các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ với kết quả thi tổng điểm 3 bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 1,0 điểm, phải học bổ sung kiến thức một học kỳ trước khi vào học chính thức. Ngưỡng đảm bảo chất lượng theo phương thức xét tuyển theo kết quả học tập trong học bạ THPT: Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông, xét điểm tổng hợp 3 môn lớp 12. Điểm xét tuyển là điểm trung bình của 3 môn trong tổ hợp phải >= 6 điểm. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Xét tuyển thẳng: Các thí sinh đạt học lực giỏi 3 năm lớp 10, 11, 12. Ưu tiên xét tuyển: Ưu tiên đối với các đối tượng được quy định theo chính sách tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh – Thái Nguyên là trường công hay tư? ĐH Kinh tế Thái Nguyên là một trong những trường công lập đứng đầu về mảng đào tạo khối ngành kinh tế tại miền Bắc Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh – Thái Nguyên học trong bao lâu? Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy là 8 học kỳ, tương đương 04 năm học. Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh – Thái Nguyên học dễ ra trường không? Tùy theo trình độ và năng lực của mỗi người sẽ có cảm nhận đánh giá khác nhau về chương trình học, chất lượng đào tạo của trường. Tiêu chuẩn đầu ra của trường là thước đo đánh giá năng lực sinh viên sau tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Thái Nguyên tuyển sinh các ngành nào? TUEBA là trường chuyên về các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh nên bạn có thể lựa chọn các ngành học với các tổ hợp xét tuyển phù hợp với khả năng của bản thân. Năm học 2022, nhà trường dự kiến sẽ tuyển 1800 sinh viên. Cụ thể như sau: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu  Tổ hợp xét tuyển 1 7340301 Kế toán 420 A00, A01, D01, D07 2 7340301-CLC Kế toán – Chất lượng cao 30 3 7340201 Tài chính – Ngân hàng 200 A00, A01, C01, D01 4 7340201-CLC Tài chính – Chất lượng cao 30 5 7380107 Luật kinh tế 100 A00, C00, D01, D14 6 7340101 Quản trị kinh doanh 270 A00, A01, C01, D01 7 7340101-CLC Quản trị kinh doanh – Chất lượng cao 50 8 7310101 Kinh tế 60 A00, A01, C04, D01 9 7310104 Kinh tế đầu tư 90 10 7310105 Kinh tế phát triển 60 11 7340403 Quản lý công (Quản lý kinh tế) 70 A00, A01, C01, D01 12 7340115 Marketing 150 A00, A01, C04, D01 13 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 100 A00, C00, C04, D01 14 7810103-CLC Quản trị du lịch và khách sạn – Chất lượng cao 30 15 7340120 Kinh doanh quốc tế 80 A00, A01, C04, D01 16 7510605 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 60 A00, A01, C01, D01 Điểm chuẩn trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Thái Nguyên chính xác nhất Theo công bố của trường, điểm chuẩn Trường Đại học Đại học Kinh tế và QTKD – Thái Nguyên năm 2022 dao động từ 16 đến 20 điểm cho tất cả các phương thức xét tuyển, cụ thể như sau: STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 1 7340301 Kế toán A00; A01; D01; D07 16 2 7340301-CLC Kế toán tổng hợp chất lượng cao  A00; A01; D01; D07 18 3 7310101 Kinh tế A00; A01; C04; D01 16 4 7310104 Kinh tế đầu tư A00; A01; C04; D01 16 5 7310105 Kinh tế phát triển A00; A01; C04; D01 16 6 7340115 Marketing A00; A01; C04; D01 16 7 7340120 Kinh doanh quốc tế A00; A01; C04; D01 16 8 7340101 Quản trị kinh doanh A00; A01; C01; D01 16 9 7340101-CLC Quản trị kinh doanh chất lượng cao  A00; A01; C01; D01 18 10 7510605 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng  A00; A01; C01; D01 16 11 7340403 Quản lý công (Quản lý kinh tế) A00; A01; C01; D01 16 12 7340201 Tài chính – Ngân hàng A00; A01; C01; D01 16 13 7340201-CLC Tài chính chất lượng cao A00; A01; C01; D01 18 14 7380107 Luật kinh tế A00; C00; D01; D14 16 15 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành  A00; C00; C04; D01 16 16 7810103-CLC Quản trị du lịch và khách sạn chất lượng cao  A00; C00; C04; D01 18 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Thái Nguyên chính xác nhất Học phí của trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Thái Nguyên là bao nhiêu? Dựa trên nghị định của Chính phủ về mức tăng học phí áp dụng cho các trường Đại học. Dự kiến năm 2023, Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên sẽ áp dụng mức tăng 10%. Tương đương 331.650 đồng/tín chỉ. Xem thêm: Học phí ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Thái Nguyên mới nhất Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên xét học bạ cần những gì? Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển kết quả học tập THPT Thời gian xét học bạ năm 2023 – 2024 của trường dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 6/2023 Hồ sơ và hình thức nộp hồ sơ xét tuyển kết quả học tập THPT Hồ sơ bao gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển. Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT trước năm 2023) Bản sao học bạ Trung học phổ thông. Điểm xét tuyển học bạ TUEBA Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên công bố mức điểm xét tuyển học bạ năm 2022 như sau: STT Ngành/chuyên ngành  Mã ngành  Mã tổ hợp môn thi/Xét tuyển  Ngưỡng điểm xét tuyển  1 Kế toán  7340301 A00; A01; D01; D07 16.0 2 Kế toán tổng hợp chất lượng cao  7340301-CLC 18.0 3 Kinh tế  7310101 A00; A01; C04; D01 16.0 4 Kinh tế đầu tư  7310104 16.0 5 Kinh tế phát triển  7310105 16.0 6 Marketing 7340115 16.0 7 Kinh doanh quốc tế 7340120 16.0 8 Quản trị kinh doanh  7340101 A00; A01; C01; D01 16.0 9 Quản trị kinh doanh chất lượng cao  7340101-CLC 18.0 10 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng  7510605 16.0 11 Quản lý công (Quản lý kinh tế) 7340403 16.0 12 Tài chính – Ngân hàng  7340201 16.0 13 Tài chính chất lượng cao 7340201-CLC 18.0 14 Luật kinh tế  7380107 A00; C00; D01; D14 16.0 15 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành  7810103 A00; C00; C04; D01 16.0 16 Quản trị du lịch và khách sạn chất lượng cao  7810103-CLC 18.0 Mức điểm chuẩn học bạ dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Xét học bạ ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Thái Nguyên mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Các bạn sẽ được đào tạo và giảng dạy bởi các giảng viên trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, nhiều giảng viên tu nghiệp tại các trường đại học uy tín của nước ngoài khi đến với Đại học Kinh tế và QTKD – Thái Nguyên. Sinh viên có nhiều cơ hội tham quan, tìm hiểu thực tế tại các cơ quan doanh nghiệp để phục vụ bổ trợ cho những kiến thức được học tập tại trường. Hàng năm, Đại học Kinh tế và QTKD – Thái Nguyên còn tổ chức nhiều hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên như: phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình “Thực tập viên tiềm năng”; phối hợp với các cơ quan doanh nghiệp trong cả nước tổ chức “Ngày hội việc làm”, qua chương trình này đã có nhiều sinh viên được các doanh nghiệp tuyển dụng; các buổi tọa đàm về định hướng nghề nghiệp với sự tham gia chia sẻ của các chuyên gia là những nhà quản lý đến từ các cơ quan doanh nghiệp;… Các chương trình đào tạo của trường được xây dựng dựa trên nhu cầu xã hội, thường xuyên tham khảo ý kiến của các nhà tuyển dụng để điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp nhu cầu xã hội từ đó giúp cho sinh viên ra trường dễ hòa nhập với môi trường công việc và được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế và QTKD – Thái Nguyên có dễ xin việc không? Theo số liệu khảo sát của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ sinh viên cho biết. Đa phần sinh viên sau khi tốt nghiệp 1 năm đều có việc làm chiếm tỉ lệ 95,6% số sinh viên được khảo sát, trong đó có đến 77,7% việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo, có nhiều sinh viên làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài với mức thu nhập trên 1000 USD/tháng, chỉ còn một số ít sinh viên chưa có việc làm hoặc đang theo học nâng cao. Review đánh giá Đại Học Kinh tế và Quản trị kinh doanh có tốt không? Là một trong những trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên – một đại học vùng của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã khẳng định vai trò của mình trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Với đội ngũ giảng viên có bề dày kinh nghiệm, sự yêu nghề và lòng nhiệt huyết luôn đem đến cho học trò những bài giảng hay, ý nghĩa. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy và học của TUEBA. Nếu bạn yêu thích ngành kinh tế, kinh doanh thì bạn không thể bỏ qua ngôi trường này. Chúc bạn lựa chọn tìm được ngôi trường phù hợp với bản thân. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh và quản lý, Pháp Luật Tỉnh/thành phố Miền Bắc, Thái Nguyên
677
2023-01-23
UEL
Trường Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh
Review Trường Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh (UEL) có tốt không? Trường Đại học Kinh tế – Luật là trường thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM. Chắc hẳn đây không còn là cái tên xa lạ đối với học sinh và phụ huynh. Không chỉ chú trọng về đào tạo kinh tế, trường còn tập trung đào tạo về lĩnh vực luật và quản lý. Đây như là cái nôi nuôi dưỡng những tâm hồn đam mê nghiên cứu về phát triển kinh tế thị trường, luật… Trong những năm qua, trường đã và đang tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, tài năng cống hiến cho đất Việt. 7.8Tốt Top 20 669 đường Quốc lộ 1, Khu phố 3, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh 028 372.44.555 - 028 372.44.550 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.5 Cơ sở vật chất8.0 Môi trường HT7.8 Hoạt động ngoại khoá8.0 Cơ hội việc làm8.0 Tiến bộ bản thân7.8 Thủ tục hành chính7.5 Quan tâm sinh viên7.5 Hài lòng về học phí7.3 Sẵn sàng giới thiệu7.6 Trường Đại học Kinh tế – Luật là trường thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM. Chắc hẳn đây không còn là cái tên xa lạ đối với học sinh và phụ huynh. Không chỉ chú trọng về đào tạo kinh tế, trường còn tập trung đào tạo về lĩnh vực luật và quản lý. Đây như là cái nôi nuôi dưỡng những tâm hồn đam mê nghiên cứu về phát triển kinh tế thị trường, luật… Trong những năm qua, trường đã và đang tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, tài năng cống hiến cho đất Việt. Nếu bạn đang quan tâm về ngôi trường này thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về trường. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh). Tên viết tắt: UEL (University of Economics and Law) Địa chỉ: 669 đường Quốc lộ 1, Khu phố 3, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh Website: http://www.uel.edu.vn Facebook: www.facebook.com/uel.edu.vn Mã tuyển sinh: QSK Email tuyển sinh: [email protected][email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 028 372.44.555 – 028 372.44.550 Lịch sử phát triển Trường Đại học Kinh tế – Luật được thành lập  ngày 24/03/2010 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trường Đại học Kinh tế – Luật hình thành dựa trên tiền thân là Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM). Với quá trình hình thành và phát triển lâu năm, trường đã và đang đạt được nhiều thành tích đáng quý trọng. Trường học ra đời tạo ra một môi trường năng động giúp cho sinh viên tỏa sức học tập và rèn luyện. Sự thành lập trường là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ĐHQG TP.HCM thành trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao. Mục tiêu phát triển Đến năm 2030, Đại học Kinh tế – Luật phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc tế, có uy tín khu vực châu Á. Mục tiêu trọng tâm trong giai đoạn 2016 – 2020, hoạt động theo mô hình quản trị đại học hiện đại theo hướng tự chủ, có định hướng nghiên cứu, chuẩn hoá các chương trình đào tạo đạt chuẩn khu vực ASEAN và quốc tế. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh? Đội ngũ cán bộ Tính đến năm 2021, trường có 217 giảng viên. Trong đó có 01 Giáo sư 16 phó giáo sư, 50 tiến sĩ và 150 thạc sĩ, cử nhân. Cơ sở vật chất Là một trong những trường đại học trọng điểm của Quốc gia, Trường Đại học Kinh tế – Luật chú trọng phát triển vào cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy và học. Đây là trường đại học đầu tiên sở hữu trung tâm mô phỏng thị trường tài chính. Hiện tại trường có 2 cơ sở nằm ở TP. Thủ Đức và Quận 1 (TP.HCM), trong trụ sở chính là ở TP. Thủ Đức, đào tạo hệ ĐH chính quy và cũng là nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện chính của trường. Tất cả các chi nhánh đều được trang bị hiện đại. Các phòng học được lắp đặt các thiết bị công nghệ cho việc dạy học, hệ thống đèn điện cao cấp, hệ thống internet tốc độ cao, camera được lắp đặt nhiều nơi nhằm bảo vệ sự an toàn cho sinh viên. Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế – Luật TPHCM Thời gian xét tuyển Thời gian tổ chức xét tuyển được trường áp dụng từ ngày 01/02/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 2/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế luật mở rộng cánh cửa chào đón tất cả các thí sinh đã tốt nghiệp THPT Quốc gia theo quy chế của Bộ GD&ĐT với phạm vi tuyển sinh trong cả nước. Phương thức tuyển sinh Trường mở rộng tuyển sinh theo 5 phương thức tuyển sinh. Cụ thể như sau: Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT, tối đa 5% tổng chỉ tiêu. Phương thức 2: Xét tuyển theo quy định của ĐHQG – HCM, tối đa 20% tổng chỉ tiêu. Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, trong khoảng 30 – 60% tổng chỉ tiêu. Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG – HCM tổ chức, tối đa 50% tổng chỉ tiêu. Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL, SAT, ACT…) kết hợp với kết quả học THPT đối với học sinh Việt Nam và học sinh có quốc tịch tại nước ngoài (học chương trình THPT quốc tế bằng Tiếng Anh hoặc chương trình THPT trong nước).  Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Nhắc đến trường Đại học Kinh tế – Luật chắc hẳn ai cũng biết đây là một trường học lớn với quy mô đào tạo vươn tầm quốc tế. Chính vì vậy, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường được quy định rất rõ ràng. Ứng với mỗi phương thức tuyển sinh sẽ có những quy định cụ thể như: Phương thức 1 Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia ở các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh Kết quả học THPT (trung bình học bạ) từ 8.0 trở lên Ưu tiên xét tuyển cho học sinh có kết quả học tập giỏi nhất trường THPT trong 3 năm THPT Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, có giấy chứng nhận hoặc giấy khen, hồ sơ khác liên quan đến thành tích học tập, rèn luyện trong quá trình học THPT. Phương thức 2 Tốt nghiệp THPT năm 2022.  Đạt danh hiệu học sinh giỏi trong 3 năm THPT hoặc là thành viên đội tuyển của trường/tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia hay cuộc thi KHKT cấp Quốc gia đồng thời đạt kết quả học tập xếp loại khá trở lên trong 3 năm. Có hạnh kiểm tốt trong 3 năm THPT. Chỉ áp dụng một lần đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm nay. Thí sinh chỉ đủ điều kiện trúng tuyển khi điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển A00 hoặc A01, D01 hoặc D07  đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Phương thức 3 Dự kiến tổ hợp các môn xét tuyển phải đạt đảm bảo chất lượng đầu vào của trường (mức điểm dành cho thí sinh khu vực 3 và không nhân hệ số). Phương thức 4 Điểm bài thi ĐGNL năm 2022 phải đạt đảm bảo chất lượng đầu vào của trường (chưa cộng điểm ưu tiên khu vực). Phương thức 5 Thí sinh có điểm trung bình học tập THPT từ 7.5 (thang điểm 10); và một trong các chứng chỉ như: IELTS 5.0 trở lên, ACT từ 25 điểm, SAT từ 1200/1600 điểm trở lên, ACT (American College Testing) đạt điểm từ 27/36, chứng chỉ tiếng Pháp từ tương đương DELF B1 trở lên, tham gia thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Pháp. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Cũng như bao trường đại học chính quy khác, Trường Đại học Kinh tế Luật áp dụng chính sách tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, trường còn áp dụng theo quy định của ĐHQG – HCM. Các nhóm thí sinh được ưu tiên xét tuyển như: Ưu tiên thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (chứng chỉ còn hạn sử dụng tới ngày 30/6/2021): IELTS 5.0 / TOEFL iBT 65 điểm / DELF B1 / TCF 300 điểm / JLPT N3 trở lên. Thí sinh có kết quả thi SAT đạt 1100/1600 trở lên. Điểm TB 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và HK1 lớp 12) của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt 21 điểm trở lên (làm tròn đến 1 chữ số thập phân). Áp dụng cho thí sinh học trường THPT chuyên/năng khiếu, các trường THPT thuộc nhóm trường có điểm TB thi THPT cao nhất theo danh sách “các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển thẳng năm 2022 của Đại học Quốc gia TPHCM”. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh mấy năm? Theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy là 4 năm. Trường Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh có dễ ra trường không? Đối với trường mỗi trường Đại học đều có một tiêu chuẩn nhất định cho mỗi sinh viên mong muốn ra trường. Tùy theo năng lực và trình độ của mỗi người mà có những đánh giá khác nhau về chương trình đào tạo và chất lượng giảng dạy. Trường Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh là trường công hay trường tư? Trường Đại học Kinh tế – Luật HCM là trường đại học công lập thành viên của Đại học Quốc gia TP. HCM, đào tạo đại học, sau đại học về các lĩnh vực kinh tế, luật và kinh doanh Trường Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh tuyển sinh các ngành nào? Khác với mọi năm, để tăng cường chất lượng đầu ra, đảm bảo cho cơ hội việc làm của sinh viên, trường đã mở rộng thêm một số ngành học chất lượng cao, giúp cho sinh viên có thể lựa chọn. Còn lại, trường vẫn giữ nguyên các ngành học truyền thống như mọi năm. Cụ thể như sau: STT Mã ngành Tên Ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo xét KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7310101_401 Kinh tế (Kinh tế học) 40 40 A00, A01, D07, D01 2 7310101_401C Kinh tế (Kinh tế học) (Chất lượng cao) 25 25 3 7310101_403 Kinh tế (Kinh tế và Quản lý Công 40 40 4 7310101_403C Kinh tế (Kinh tế và Quản lý Công) (Chất lượng cao) 20 20 5 7310106_402 Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) 40 40 6 7310106_402C Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) (Chất lượng cao) 40 40 7 7310106_402CA  Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) (Chất lượng cao bằng tiếng Anh) 15 15 8 7310108_413 Toán kinh tế (Toán ứng dụng trong kinh tế, quản trị và tài chính) 30 30 9 7310108_413C  Toán kinh tế (Toán ứng dụng trong kinh tế, quản trị và tài chính) (Chất lượng cao) 20 20 10 7310108_413CA  Toán kinh tế (Toán ứng dụng trong kinh tế, quản trị và tài chính) (Chất lượng cao bằng tiếng Anh) 15 15 11 7340101_407  Quản trị kinh doanh 35 35 12 7340101_407C  Quản trị kinh doanh (Chất lượng cao) 18 17 13 7340101_407CA  Quản trị kinh doanh (Chất lượng cao bằng tiếng Anh) 15 15 14 7340115_410  Marketing 35 35 15 7340115_410C  Marketing (Chất lượng cao)  20 20 16 7340115_410CA  Marketing (Chất lượng cao bằng tiếng Anh) 15 15 17 7340120_408  Kinh doanh quốc tế 30 30 18 7340120_408C  Kinh doanh quốc tế (Chất lượng cao) 20 20 19 7340120_408CA  Kinh doanh quốc tế (Chất lượng cao bằng tiếng Anh) 15 15 20 7340122_411  Thương mại điện tử  30 30 21 7340101_415  Quản trị kinh doanh (Quản trị du lịch và lữ hành) 30 30 22 7340122_411C  Thương mại điện tử (Chất lượng cao) 20 20 23 7340122_411CA  Thương mại điện tử (Chất lượng cao bằng tiếng Anh)  15 15 24 7340201_404  Tài chính – Ngân hàng  70 70 25 7340201_404C  Tài chính – Ngân hàng (Chất lượng cao) 20 20 26 7340201_404CA  Tài chính – Ngân hàng (Chất lượng cao bằng tiếng Anh) 15 15 27 7340208_414C  Công nghệ tài chính (Chất lượng cao) 20 20 28 7340301_405  Kế toán 30 30 29 7340301_405C  Kế toán (Chất lượng cao) 20 20 30 7340301_405CA)  Kế toán (Chất lượng cao bằng tiếng Anh) 15 15 31 7340302_409  Kiểm toán 30 30 32 7340302_409C  Kiểm toán (Chất lượng cao) 20 20 33 7340405_406 Hệ thống thông tin quản lý 30 30 34 7340405_406C  Hệ thống thông tin quản lý (Chất lượng cao) 15 15 35 7340405_416C  Hệ thống thông tin quản lý (Kinh doanh số và Trí tuệ nhân tạo) (Chất lượng cao) 15 15 36 7380101_503  Luật (Luật dân sự) 33 33 37 7380101_503C Luật (Luật dân sự) (Chất lượng cao) 20 20 38 7380101_503CA  Luật (Luật dân sự) (Chất lượng cao bằng tiếng Anh) 15 15 39 7380101_504  Luật (Luật Tài chính – Ngân hàng) 30 30 40 7380101_504C  Luật (Luật Tài chính – Ngân hàng) (Chất lượng cao) 15 15 41 7380101_504CP  Luật (Luật Tài chính – Ngân hàng) (Chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp) 10 10 42 7380107_501  Luật kinh tế (Luật kinh doanh) 35 35 43 7380107_501C Luật kinh tế (Luật kinh doanh) (Chất lượng cao) 20 20 44 7380107_502  Luật kinh tế (Luật thương mại quốc tế) 35 35 45 7380107_502C  Luật kinh tế (Luật thương mại quốc tế) (Chất lượng cao)  20 20 Điểm chuẩn trường Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh chính xác nhất UEL công bố KẾT QUẢ TRÚNG TUYỂN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY năm 2022 như sau:  STT Tên ngành Điểm trúng tuyển 1 Kinh tế (Kinh tế học) 26.15 2 Kinh tế (Kinh tế học) (Chất lượng cao) 25.45 3 Kinh tế (Kinh tế và Quản lý Công 25.70   4 Kinh tế (Kinh tế và Quản lý Công) (Chất lượng cao) 25.40   5 Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) 26.90 6 Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) (Chất lượng cao) 26.30 7 Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) (Chất lượng cao bằng tiếng Anh) 25.75 8 Quản trị kinh doanh 26.55 9 Quản trị kinh doanh (Chất lượng cao) 25.85 10 Quản trị kinh doanh (Chất lượng cao bằng tiếng Anh) 24.75 11 Quản trị kinh doanh (Quản trị du lịch và lữ hành) 25.15 12 Marketing 27.35 13 Marketing (Chất lượng cao)  26.85 14 Marketing (Chất lượng cao bằng tiếng Anh) 26.30 15 Thương mại điện tử  27.55 16 Thương mại điện tử (Chất lượng cao) 26.75 17 Thương mại điện tử (Chất lượng cao bằng tiếng Anh)  25.95 18 Hệ thống thông tin quản lý 26.85 19 Hệ thống thông tin quản lý Chất lượng cao 26.20 20 Hệ thống thông tin quản lý (Kinh doanh số và Trí tuệ nhân tạo) Chất lượng cao 26.35 21 Toán kinh tế (Toán ứng dụng trong kinh tế, quản trị và tài chính) 25.50 22 Toán kinh tế (Toán ứng dụng trong kinh tế, quản trị và tài chính) Chất lượng cao 25.05 23 Toán kinh tế(Toán ứng dụng trong kinh tế, quản trị và tài chính) Chất lượng cao bằng tiếng Anh 24.00 24 Kinh doanh quốc tế 27.15 25 Kinh doanh quốc tế (Chất lượng cao) 26.85 26 Kinh doanh quốc tế (Chất lượng cao bằng tiếng Anh) 25.95 27 Kế toán 26.20 28 Kế toán Chất lượng cao 25.85 29 Kế toán Chất lượng cao bằng tiếng Anh (Tích hợp chứng chỉ CFAB của Hiệp hội ICAEW) 25.00 30 Kế toán 26.60 31 Kế toán Chất lượng cao 26.45 32 Tài chính – Ngân hàng  26.05 33 Tài chính – Ngân hàng (Chất lượng cao) 25.80 34 Tài chính – Ngân hàng (Chất lượng cao bằng tiếng Anh) 24.65 35 Công nghệ tài chính 26.65 36 Công nghệ tài chính Chất lượng cao 26.10 37 Luật kinh tế (Luật kinh doanh) 26.70 38 Luật kinh tế (Luật kinh doanh) (Chất lượng cao) 26.40 39 Luật kinh tế (Luật thương mại quốc tế) 26.70 40 Luật kinh tế (Luật thương mại quốc tế) (Chất lượng cao)  26.45 41 Luật kinh tế  (Luật thương mại quốc tế) Chất lượng cao bằng tiếng Anh 24.65 42 Luật (Luật dân sự) 25.70 43 Luật (Luật dân sự) (Chất lượng cao) 25.30 44 Luật (Luật dân sự) (Chất lượng cao bằng tiếng Anh) 25.00 45 Luật (Luật Tài chính – Ngân hàng) 25.80 46 Luật (Luật Tài chính – Ngân hàng) Chất lượng cao 24.70 47 Luật (Luật Tài chính – Ngân hàng) Chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp 23.40 48 Luật (Luật và chính sách công) 23.50 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Kinh tế – Luật HCM mới nhất Học phí của trường Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh là bao nhiêu? Học phí Đại học Kinh tế – Luật 2022 – 2023 theo đề án tuyển sinh của trường như sau: Chương trình đại trà: 21.550.000 VNĐ/năm Chương trình chất lượng cao: 33.800.000 VNĐ/năm Chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh: 50.930.000 VNĐ/năm Chương trình liên kết quốc tế: Cử nhân Đại học Glocestershire, Anh: 275.000.000 VNĐ/3.5 năm tại Việt Nam Cử nhân Đại học Birmingham City, Anh: 268.000.000 VNĐ/3.5 năm tại Việt Nam Dựa trên mức học phí các năm về trước, năm 2023, dự kiến sinh viên sẽ phải đóng từ 24.000.000 – 340.000.000 VNĐ/năm học. Mức thu này tăng 10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Xem thêm: Học phí đại học Kinh tế Luật TP.HCM UEL mới nhất Trường Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh xét học bạ cần những gì? Thời gian xét tuyển Các bạn thí sinh dự tuyển có thể bắt đầu nộp hồ sơ từ ngày 05/01/2022, các đợt tuyển sinh sau sẽ được cập nhật theo thông báo mới nhất của nhà trường. Thời gian xét học bạ năm 2023 – 2024 của trường dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 1/2023 đến cuối tháng 6/2023 Thủ tục hồ sơ xét tuyển Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây:Hồ sơ xét tuyển học bạ cần những gì? Mức điểm xét học bạ của Trường Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh (UEL) Dự kiến mức điểm xét học bạ của ĐH Kinh tế – Luật HCM năm 2023 sẽ tăng khoảng từ 0.5 đến 1.0 điểm so với mức điểm đầu vào của năm 2022. Xem thêm: Xét học bạ Đại học Kinh tế – Luật HCM mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Khi đến với Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh, các bạn sẽ được thụ hưởng chương trình đào tạo chất lượng cao, môi trường học tập thân thiện. Không những vậy các bạn còn được tạo điều kiện để trau dồi kỹ năng sống, rèn luyện bản thân thông qua các hoạt động Đoàn Hội, CLB, đội, nhóm, các cuộc thi học thuật được tổ chức thường niên,…  Hơn thế nữa, Trường UEL liên tục mở những chương trình, khóa học đào tạo kỹ năng phù hợp với sinh viên, giúp các bạn có nền tảng vững chắc nhất cho tương lai. Bên cạnh đó, trường  còn có phòng mô phỏng thị trường tài chính đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam giúp cho việc nghiên cứu, học tập của các bạn sinh viên trở nên dễ dàng hơn.  Ngoài ra, hàng năm trường  còn trích một phần thu  từ học phí để tạo quỹ học bổng cho các sinh viên để khuyến khích các sinh viên nâng cao thành tích trong học tập và rèn luyện Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh luôn tạo cơ hội cho sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào môi trường thực tế. Đồng thời, trường luôn tìm kiếm, hỗ trợ để sinh viên được thực tập trong các môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, phù hợp với ngành nghề đào tạo và có cơ hội được tuyển dụng ngay khi vẫn còn học tập tại trường. Ngoài ra, với uy tín đã được gây dựng về chất lượng đào tạo của UEL, Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh có dễ xin việc không Việc làm có lẽ chính là mục đích quan trọng nhất đối với mỗi sinh viên sau khi ra trường. Đến với Đại học Kinh tế – Luật, cơ hội việc làm của bạn sau khi ra trường luôn rộng mở. Hàng năm, Trường tuyển dụng các một lực lượng lao động để tham gia vào hoạt động giảng dạy, quản lý của Trường. Hoặc sinh viên, học viên tốt nghiệp tại Trường sẽ có cơ hội giới thiệu việc làm tại các đơn vị là đối tác của Trường.  Phải kể đến cơ hội việc làm tại các đối tác có uy tín như: Tập đoàn Hoa Sen, Sacombank, HSBC, Techcombank, Unilever, SCG, Viettel, Ernst & Young, Agribank, Kienlong Bank, ACB, Golf Long Thành, PVFCCo, Bia Sài Gòn, HSC,… Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế – Luật là rất lớn. Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều với  vị trí việc làm với các mức lương từ trung bình tới cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ hội phát triển nghề nghiệp bền vững. Review đánh giá trường Đại học Kinh tế – Luật Hồ Chí Minh như thế nào? Trường Đại học Kinh tế Luật tự hào là trường có năng lực đào tạo bậc cao, vươn tầm ra quốc tế, xứng đáng là một trong những ngôi trường trọng điểm của Quốc gia. Với chương trình, ngành học đa dạng, đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn cao, giảng dạy tốt, ngôi trường đã và đang là điểm đến của nhiều thí sinh trên cả nước. Khuôn viên và cơ sở vật chất đảm bảo cho sinh viên có môi trường học tốt nhất. Trường đầu tư vào các phòng học, thư viện giúp nâng cao trình độ dạy và học. Trong tương lai, Đại học Kinh tế Luật hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng một môi trường đào tạo lý tưởng cho nhân tài Việt. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Kinh doanh và quản lý, Pháp Luật Tỉnh/thành phố Hồ Chí Minh, Miền Nam
678
2023-07-08
UIT
Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin TPHCM
Review Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin TPHCM (UIT) có tốt không? Đại học Công Nghệ Thông Tin TPHCM được xem là một trong những trường đại học trọng điểm quốc gia. Những năm trở lại đây, UIT đã tạo ra không ít nguồn nhân lực chất lượng cho khu vực phía Nam. Trong tương lai, trường hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng môi trường đào tạo lý tưởng cho nước nhà. 8.0Tốt Top 50 Khu phố 6, phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, TPHCM 028 372 52002 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8 Cơ sở vật chất9.5 Môi trường HT8 Hoạt động ngoại khoá6 Cơ hội việc làm10 Tiến bộ bản thân7 Thủ tục hành chính6.2 Quan tâm sinh viên6.5 Hài lòng về học phí9.9 Sẵn sàng giới thiệu8.5 Đại học Công Nghệ Thông Tin TP HCM không còn là cái tên xa lạ đối với phụ huynh và học sinh Việt Nam. Đây là một trong những ngôi trường danh giá, chuyên đào tạo sinh viên có định hướng theo khối ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Trường là thành viên của Đại học Quốc Gia TP.HCM, đồng thời là trường đại học hàng đầu về lĩnh vực đào tạo CNTT trong cả nước. Bài viết của Reviewedu.net dưới đây xin chia sẻ một vài thông tin hữu ích giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về trường. Thông tin chung Tên trường: Đại học Công Nghệ Thông Tin – Đại học Quốc Gia TPHCM (tên viết tắt: UIT – University of Information Technology) Địa chỉ: Khu phố 6, phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, TPHCM Website: https://www.uit.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/UIT.Fanpage Mã tuyển sinh: QSC Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 028 372 52002 Lịch sử phát triển Trường là thành viên của Đại học Quốc Gia TPHCM, được thành lập theo quyết định số 134/2006/QĐ – TTg ngày 8/6/2006 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở Trung tâm phát triển Công Nghệ Thông Tin. UIT khai giảng năm học đầu tiên vào tháng 11/2006. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là GS.TSKH. NSƯT Hoàng Văn Kiểm. Mục tiêu phát triển Phấn đấu xây dựng trường Đại học Công Nghệ Thông Tin – Đại học Quốc Gia TPHCM trở thành trường đại học đào tạo trình độ cao, đáp ứng yêu cầu khoa học và ứng dụng CNTT – TT trong 10 năm tới cũng như các yêu cầu từ thực tiễn kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; một địa chỉ đáng tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Công nghệ Thông tin – TPHCM? Đội ngũ cán bộ Đội ngũ cán bộ của trường bao gồm 308 người. Trong đó có: 1 Giáo sư và 6 Phó Giáo sư 56 Tiến sĩ 122 Thạc sĩ và 20 đại học tham gia trợ giảng Có khoảng 70 cán bộ giảng dạy tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục đào tạo uy tín ở ngoài nước. Đây là lực lượng cán bộ khoa học có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu ngày càng được hoàn thiện. Hiện nay, trường đang sử dụng khuôn viên đất 12,3 ha trong khu quy hoạch của Đại học Quốc Gia TPHCM tại Thủ Đức, TPHCM (đối diện khu du lịch Suối Tiên), diện tích sàn xây dựng là 93.750 mét vuông, kinh phí là 412 tỷ VNĐ. Thư viện Trường có trên 10.000 tựa/40.000 số lượng bản sách các loại, 1 cơ sở dữ liệu điện tử nội sinh bao gồm giáo trình, khóa luận, luận văn, luận án. UIT còn có các phòng thí nghiệm và phòng thực hành như: Phòng thí nghiệm truyền thông đa phương tiện Phòng thí nghiệm hệ thống thông tin Hệ thống các phòng thí nghiệm thực hành máy tính với cấu hình cao Hệ thống phòng học trực tuyến phục vụ giảng dạy qua mạng và hệ thống các phòng học trực tuyến đặt tại các đơn vị liên kết tại các tỉnh thành từ Bắc đến Nam. Thông tin tuyển sinh Đại học Công nghệ Thông tin – TPHCM Chính sách xét tuyển Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia HCM Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT Xét kết quả chứng chỉ quốc tế uy tín Xét tuyển theo tiêu chí riêng của chương trình liên kết đại học Thời gian xét tuyển Đại học Công nghệ Thông tin TP HCM dự kiến nhận bắt đầu nhận hồ sơ dự tuyển từ ngày 15/5/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh của UIT theo quy định chung của Bộ GD&ĐT và Đại học Quốc Gia TPHCM. Phạm vi tuyển sinh: Trong cả nước Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG TP.HCM tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 theo các phương thức sau: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Xét kết quả thi đánh giá năng lực năm 2023 của ĐHQG HCM Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Xét kết quả chứng chỉ quốc tế uy tín Xét tuyển theo tiêu chí riêng của chương trình liên kết đại học Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Năm nay, Đại học Công Nghệ Thông Tin – Đại học Quốc Gia TPHCM quy định điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của trường như sau: Nhóm 1: Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT năm 2022: mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 19 điểm cho tất cả các ngành và tổ hợp xét tuyển. Nhóm 2: Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc Gia TPHCM tổ chức năm 2022: mức điểm nhận hồ sơ là 600 điểm đối với tất cả các ngành. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng Năm 2022, thí sinh được trường áp dụng trong phương thức xét tuyển thẳng gồm: Thí sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và những thí sinh khác đủ điều kiện khác theo quy định của Bộ Giáo dục vào chương trình đào tạo chính quy tất cả các ngành. Nếu bạn có mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về các điều  kiện của nhóm thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng thì có thể tham khảo thêm tại website của trường. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Công nghệ thông tin TPHCM học mấy năm? Chương trình học được thực hiện trong 4 năm học (8 học kỳ chính và 3 học kỳ hè) Trường Công nghệ thông tin TPHCM học có dễ ra trường không? Điều này còn tùy thuộc vào số tín chỉ mà bạn đăng ký học trong năm học. Bên cạnh đó là khả năng tiếp thu và học tập của bản thân. Trường Công nghệ thông tin TPHCM là trường công hay tư? Trường ĐH Công nghệ Thông tin là trường đại học công lập, là một trong 6 trường đại học thành viên của ĐH Quốc gia TP. HCM Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin TPHCM tuyển sinh những ngành nào? Cũng như mọi năm, UIT đón chào những thí sinh có nguyện vọng thi tuyển vào các ngành ở trường như: Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính… Dưới đây là chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Xét theo phương thức khác 1 7480101 Khoa học máy tính 25 70 A00; A01; D01; D07 2 7480101 – TTNT Khoa học máy tính (chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo) 10 30 A00; A01; D01; D07 3 7480101 – CLCA Khoa học máy tính(chất lượng cao) 35 110 A00; A01; D01; D07 4 7480102 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 25 65 A00; A01; D01; D07 5 7480102 – CLCA Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu(chất lượng cao) 25 75 A00; A01; D01; D07 6 7480103 Kỹ thuật phần mềm 25 75 A00; A01; D01; D07 7  7480103 – CLCA Kỹ thuật phần mềm (chất lượng cao) 30 90 A00; A01; D01; D07 8 7480104 Hệ thống thông tin 20 65 A00; A01; D01; D07 9 7480104 – TT Hệ thống thông tin tiên tiến 15 50 A01; D01; D07 10 7480104 – CLCA Hệ thống thông tin (chất lượng cao) 20 55 A00; A01; D01; D07 11 7340122 Thương mại điện tử 15 40 A00; A01; D01; D07 12 7340122 – CLCA Thương mại điện tử (chất lượng cao) 15 40 A00; A01; D01; D07 13 7480202 Công nghệ thông tin 25 75 A00; A01; D01; D07 14 7480202 – CLCN Công nghệ thông tin (chất lượng cao theo định hướng Nhật Bản) 30 90 A00; A01; D01; D07; D06 15 7480109 Khoa học dữ liệu 15 40 A00; A01; D01; D07 16 7480202 An toàn thông tin 25 50 A00; A01; D01; D07 17 7480202 – CLCA An toàn thông tin (chất lượng cao) 25 65 A00; A01; D01; D07 18 7480106 Kỹ thuật máy tính 15 40 A00; A01; D01; D07 19 7480106 – IOT Kỹ thuật máy tính (chuyên ngành hệ thống nhúng và IoT) 10 30 A00; A01; D01; D07 20 7480106 – CLCA Kỹ thuật máy tính (chất lượng cao) 25 75 A00; A01; D01; D07 21 7480101 – LK Khoa học máy tính (chương trình liên kết với Đại học Birmingham City cấp bằng 60 Học phí Đại học Công Nghệ Thông Tin TPHCM là bao nhiêu Đại học Công nghệ Thông tin thành phố Hồ Chí Minh công bố mức học phí sẽ tăng nhẹ ở hệ đào tạo chính quy, cụ thể như sau: Hệ đào tạo Học phí Chính quy 29.000.000 Chương trình tiên tiến 45.000.000 Chương trình liên kết ( 3.5 năm) 80.000.000 Dựa trên mức học phí các năm về trước, năm 2023, dự kiến sinh viên sẽ phải đóng từ 30.000.000 – 150.000.000 VNĐ/năm học tùy theo Hệ đào tạo. Mức thu này tăng 5-10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên đây chỉ là mức thu dự kiến, ban lãnh đạo trường Đại học Công Nghệ Thông Tin – Đại học Quốc Gia TPHCM sẽ công bố cụ thể mức học phí ngay khi đề án tăng/giảm học phí được bộ GD&ĐT phê duyệt. Xem thêm: Học phí Đại học Công nghệ thông tin UIT mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Công Nghệ Thông Tin TPHCM chính xác nhất Dựa vào đề án tuyển sinh, trường đã công bố mức điểm chuẩn như sau:  STT CHUYÊN NGÀNH TÊN NGÀNH MÃ NGÀNH TỔ HỢP MÔN ĐIỂM CHUẨN GHI CHÚ 1 Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin 7480201_N A00; A01; D01 26.3 VIỆT – NHẬT TN THPT 2 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 7480102 A00; A01; D01 26.3 TN THPT 3 Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin 7480104_TT A00; A01; D01 26.2 TN THPT 4 Thương mại điện tử Thương mại điện tử 7340122 A00; A01; D01 27.05 TN THPT 5 Kỹ thuật phần mềm Kỹ thuật phần mềm 7480103 A00; A01; D01 28.05 TN THPT 6 Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin 7480201 A00; A01; D01 27.9 TN THPT 7 Kỹ thuật máy tính Kỹ thuật máy tính 7480106 A00; A01; D01 26.55 TN THPT 8 Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin 7480104 A00; A01; D01 26.7 TN THPT 9 Khoa học dữ liệu Khoa học dữ liệu 7480109 A00; A01; D01 27.05 TN THPT 10 An toàn thông tin An toàn thông tin 7480202 A00; A01; D01 26.95 TN THPT 11 Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin 7480201_N DGNLHCM 805 Việt – Nhật 12 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 7480102 DGNLHCM 810 13 Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin 7480104_TT DGNLHCM 800 14 Thương mại điện tử Thương mại điện tử 7340122 DGNLHCM 852 15 Kỹ thuật phần mềm Kỹ thuật phần mềm 7480103 DGNLHCM 895 16 Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin 7480201 DGNLHCM 892 17 Kỹ thuật máy tính Kỹ thuật máy tính 7480106 DGNLHCM 843 18 Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin 7480104 DGNLHCM 825 19 Khoa học dữ liệu Khoa học dữ liệu 7480109 DGNLHCM 880 20 An toàn thông tin An toàn thông tin 7480202 DGNLHCM 858 21 Khoa học máy tính Khoa học máy tính 7480101 A00; A01; D01 27.1 TN THPT 22 Kỹ thuật máy tính Kỹ thuật máy tính 7480106_IOT A00; A01; D01 26.5 TN THPT 23 Khoa học máy tính Khoa học máy tính 7480101 DGNLHCM 888 24 Kỹ thuật máy tính Kỹ thuật máy tính 7480106_IOT DGNLHCM 842 Hướng Hệ thống nhúng và IoT 25 Trí tuệ nhân tạo 7480107 DGNLHCM 940 26 Trí tuệ nhân tạo 7480107 A00, A01, D07 28 TN THPT Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 1.5 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Công nghệ thông tin TPHCM chính xác nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Hoạt động quan hệ đối ngoại của Trường ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, phục vụ thiết thực công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trường đã tạo được mối quan hệ tốt với các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước trong nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, trao đổi giảng viên, sinh và cung ứng nguồn nhân lực. Tốt nghiệp trường Đại học Công nghệ Thông tin – TPHCM có dễ xin việc không? Trường Đại học Công nghệ Thông tin – TPHCM luôn tự hào có 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Trong đó có trên 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng với chuyên ngành được đào tạo.  Đạt được kết quả trên là tổng hợp của nhiều yếu tố: Sự tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục công tác dạy học và nghiên cứu của sinh viên và giảng viên, tinh thần giảng dạy tận tình, yêu nghề và luôn sát cánh cùng sinh viên của giảng viên, sự đầu tư, hỗ trợ của các tổ chức và doanh nghiệp; sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên để sinh viên không chỉ giỏi trong học tập mà còn có tinh thần trách nhiệm tham gia các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng đất nước tiến bộ hơn và làm đẹp cho xã hội. Review Đánh giá Đại học Công Nghệ Thông Tin TPHCM có tốt không? Đại học Công Nghệ Thông Tin là một trung tâm nghiên cứu công nghệ thông tin đứng đầu khu vực miền Nam và cả nước. Những năm trở lại đây, UIT đã tạo ra không ít nguồn nhân lực chất lượng cho khu vực phía Nam. Trong tương lai, trường hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng môi trường đào tạo lý tưởng cho nước nhà. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin Tỉnh/thành phố Hồ Chí Minh, Miền Nam
679
2022-07-06
DUPES
Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng
Review Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng (DUPES) có tốt không? Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng có trụ sở tại thành phố Đà Nẵng, được thành lập ngày 25 tháng 4 năm 2007 trên cơ sở trường Cao đẳng Thể dục Thể thao Đà Nẵng. Đây là một trong ba trường đại học chuyên ngành thể dục thể thao của Việt Nam và là trường đại học thể dục thể thao duy nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Trường đào tạo cán bộ thể dục thể thao có trình độ cao đẳng, đại học và tổ chức hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thể dục thể thao. 7.8Tốt Top 200 Cơ sở 1: Số 44 Dũng Sĩ Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Cơ sở 2: Phường Hòa Khánh Nam, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng 0236.3707.188 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.6 Cơ sở vật chất8.2 Môi trường HT7.5 Hoạt động ngoại khoá8.0 Cơ hội việc làm7.9 Tiến bộ bản thân8 Thủ tục hành chính7.8 Quan tâm sinh viên7 Hài lòng về học phí8 Sẵn sàng giới thiệu7.2 Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng. Đây là một trong ba trường đào tạo ngành thể dục thể thao chất lượng cao của Việt Nam. Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng cũng là trường đại học thể dục thể thao duy nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ ở miền Trung – Tây Nguyên yêu thích thể thao có thể tham gia học tập, không cần phải đi xa ra tận miền Bắc hay vào miền Nam để học tập. Hãy cùng ReviewEdu.net khám phá ngôi trường này nhé! Thông tin chung Tên trường: Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng (tên tiếng Anh: Da Nang University of Physical Education and Sport (DUPES)) Địa chỉ:  Cơ sở 1: Số 44 Dũng Sĩ Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Cơ sở 2: Phường Hòa Khánh Nam, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng Website: http://dsu.edu.vn/ hoặc http://www.upes3.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/dsu.edu.vn Mã tuyển sinh: TTD Email: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0236.3707.188 Lịch sử phát triển Tiền thân của trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng là trường Trung học Thể dục Thể thao Trung Ương III, được thành lập ngày 13/12/1977. Đến năm 1997, trường được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng Thể dục Thể thao Đà Nẵng. Đến ngày 25/4/2007, Thủ tướng Chính phủ quyết định đổi tên thành trường Đại học Thể dục Thể thao III Đà Nẵng. Đến ngày 21/2/2008 theo Quyết định số 720/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trường được đổi tên thành trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng. Mục tiêu phát triển Trở thành đơn vị có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong công tác đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực Giáo Dục Thể Chất có chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp thể thao nước nhà và nhu cầu phát triển thể dục thể thao trường học, thể thao cộng đồng.  Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, chuyên viên năng động, trách nhiệm và có năng lực nghiên cứu khoa học với môi trường làm việc chuyên nghiệp và thích ứng sự hội nhập; xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất đạt chuẩn trình độ Quốc gia. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng Đội ngũ cán bộ Hiện tại, nhà trường có 190 cán bộ giảng viên, nhân viên, trong đó có 130 giảng viên cơ hữu và 100% tất cả các giảng viên trong trường đều được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ngạch giảng viên. Nhà trường luôn tự hào bởi đội ngũ giảng viên đều là những người yêu nghề, nhiệt huyết và có kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Quản lý thể dục thể thao, huấn luyện thể thao, tổ chức sự kiện, trọng tài… Bên cạnh đó, nhà trường còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, nhà trường còn hợp tác với một số trường của Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc, Thái Lan… về đào tạo, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật. Cơ sở vật chất Hiện tại, nhà trường có 2 cơ sở đào tạo với diện tích khoảng 50 ha được quy hoạch và đầu tư xây dựng đồng bộ, xứng đáng là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học thể dục thể thao của miền Trung và Tây Nguyên. Cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học ngày càng được trang bị hiện đại và phát triển đáp ứng nhu cầu đào tạo, huấn luyện trong nhà trường. Nhà trường xây dựng tổng số 55 phòng học, giảng đường, nhà đa năng với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 197.000m2. Khu ký túc xá trong trường được xây dựng với tổng diện tích 3900m2 với 98 phòng, đáp ứng vấn đề chỗ ở cho tất cả sinh viên có nhu cầu. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng Thời gian xét tuyển Thời gian kiểm tra năng khiếu thể dục thể thao: Tổ chức thi tuyển năng khiếu trực tiếp tại trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng: Đợt 1(chính thức): Từ ngày 14/7-16/7/2022 Đợt 2: Từ ngày 29/7-30/7/2022 Đợt bổ sung: 26/8/2022 Thời gian nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra và xét tuyển: Nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển kiểm tra năng lực đầu vào môn năng khiếu thể dục thể thao từ tháng 3/2022 đến 09/9/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 8/2023. Đối tượng tuyển sinh Đối tượng và phạm vi tuyển sinh của trường Đại học DUPES Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc đã tốt nghiệp trung cấp. Thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định hiện hành. Thí sinh có đủ sức khỏe để học tập (không mắc các bệnh tim mạch, hô hấp, thần kinh… không bị dị hình dị tật, khuyết tật). Phạm vi tuyển sinh: Áp dụng trong cả nước. Phương thức tuyển sinh Nhà trường kết hợp xét tuyển và thi năng khiếu thể dục thể thao theo các phương thức sau: Phương thức 1: Xét điểm thi các môn văn hóa của kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết quả thi năng khiếu thể dục thể thao theo tổ hợp môn đã đăng ký. Phương thức 2: Xét kết quả học tập lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển và kết quả thi môn năng khiếu thể dục thể thao. Hoặc xét tuyển theo kết quả điểm trung bình tốt nghiệp THPT đối với thí sinh có kết quả trung bình tốt nghiệp từ 6.5 điểm trở lên và kết quả thi môn năng khiếu thể dục thể thao. Phương thức 3: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển được thể hiện chi tiết trong đề án tuyển sinh của trường năm học 2023. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển được thể hiện chi tiết trong đề án tuyển sinh của trường năm học 2023. Các bạn có thể tham khảo thêm trên trang tuyển sinh của trường. Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng học mấy năm? Thời gian đào tạo 4 năm Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng học có dễ ra trường không? Điều này phụ thuộc vào khả năng học tập của bạn tại trường Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng là trường công hay tư? Là trường công lập Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng tuyển sinh các ngành nào? Năm 2022, trường Đại học DUPES tuyển sinh các ngành/nhóm ngành với chỉ tiêu như sau: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu  Tổ hợp xét tuyển 1 7140206 Giáo dục thể chất 200 T00; T03; T05; T08 2 7140207 Huấn luyện thể thao 250 T00; T03; T05; T08 3 7810301 Quản lý thể dục thể thao 50 B04, C18, T00, T05 Điểm chuẩn Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng chính xác nhất Trường Đại học DUPES công bố điểm chuẩn trúng tuyển các ngành và chuyên ngành đào tạo hệ đại học chính quy năm 2022. Các bạn có thể tham khảo thông tin từng ngành chi tiết của những năm trước dưới đây. STT Mã Ngành Tên Ngành Điểm Chuẩn  1 7140206 Giáo dục thể chất 25.50 2 7140207 Huấn luyện thể thao 18.50 3 7810301 Quản lý thể dục thể thao 16.00 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng chính xác nhất Học phí Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng Đà Nẵng là bao nhiêu? Học phí Trường Đại học DUPES sẽ có sự thay đổi tùy theo từng mã ngành đào tạo của nhà trường. Thông tin được cập nhật mới nhất và liên tục về mức học phí của trường năm 2022 như sau: STT Mã Ngành Tên Ngành Học Phí(tháng) 1 7140206 Giáo dục thể chất 1.170.000 đồng 2 7140207 Huấn luyện thể thao 1.170.000 đồng 3 7810301 Quản lý thể dục thể thao 1.170.000 đồng Một năm học của trường DUPES có 2 học kỳ. Một khóa học sẽ bao gồm 8 học kỳ. Ngoài học phí này, sinh viên cần nộp thêm Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm tai nạn,… theo Quy định chung của Nhà nước. Dựa trên mức học phí các năm về trước, năm 2023, dự kiến sinh viên sẽ phải đóng từ 1.400.000 đồng/tháng. Mức thu này tăng 10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên đây chỉ là mức thu dự kiến, ban lãnh đạo Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng sẽ công bố cụ thể mức học phí ngay khi đề án tăng/giảm học phí được bộ GD&ĐT phê duyệt. Xem thêm: Học phí Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng mới nhất Xét tuyển học bạ của Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng cần những gì Xét tuyển học bạ theo các tổ hợp môn đăng ký xét tuyển kết hợp thi năng khiếu. Xem thêm: Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng xét tuyển học bạ Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Sinh viên khi theo học tại Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng sẽ được trang bị toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp nên khi ra trường sớm khẳng định được năng lực công tác, nhiều cựu sinh viên của trường đã trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, giáo viên, huấn luyện viên giỏi, được các cơ sở sử dụng nhân lực đánh giá cao. Ngoài ra các bạn sẽ được phát huy hết khả năng của bản thân cũng như học hỏi những kiến thức, bài học mới dưới sự hướng dẫn của đội ngũ các giảng viên có chuyên môn và kinh nghiệm cao, tận tâm với nghề.  Tốt nghiệp trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng có dễ xin việc không? Hiện nay, nhu cầu việc làm đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên là rất lớn (ngoài chỉ tiêu tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp), nhất là trong các doanh nghiệp, tập đoàn, các khu nghỉ dưỡng, trung tâm dịch vụ giải trí, du lịch, thể thao…Hàng năm, Trường Đại học DUPES cùng với các doanh nghiệp tổ chức ký kết giới thiệu sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp, tổ chức các ngày hội giới thiệu vị trí việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm sau 06 tháng cho đến 01 năm đạt từ 60 đến gần 85% theo ngành đào tạo. Đối với ngành Giáo dục thể chất: sau khi tốt nghiệp đại học ngành Giáo dục thể chất, sinh viên sẽ có cơ hội công tác tại các trường học ở các cấp, các câu lạc bộ về thể dục thể thao, trọng tài các giải thể thao, tham gia hướng dẫn viên, HLV trong các khu liên hợp, các câu lạc bộ thể dục thể thao trên toàn quốc… Đối với ngành Huấn luyện thể thao: sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên có cơ hội làm HLV trình độ đại học, trọng tài các môn thể thao và giáo viên, hướng dẫn viên thể dục thể thao… Đối với ngành Quản lý thể dục thể thao: sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội trở thành quản lý thể dục thể thao, tham gia công tác hướng dẫn viên, tổ chức các sự kiện thể dục thể thao, tác nghiệp truyền thông, Marketing thể thao, thể thao giải trí, du lịch biển … Review đánh giá Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng Đà Nẵng có tốt không? Chắc hẳn, sau khi đọc xong bài viết này bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi trên. Với đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm trong việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học, DUPES sẽ đào tạo ra các giáo viên giáo dục thể chất chất lượng, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội. Ngoài ra, nhà trường còn được trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Vì thế, đây xứng đáng là ngôi trường thuộc tốp đầu về ngành thể dục thể thao tại miền Trung và Tây Nguyên. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên Tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Miền Trung
680
2023-01-22
ICTU
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên
Review Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên (ICTU) có tốt không? Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông là một trong những cơ sở giáo dục đào tạo uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông và các lĩnh vực khác liên quan đóng góp cho sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước. 7.4Tốt Top 200 Đường Z115, xã Quyết Thắng, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 0208.3846.254 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9 Cơ sở vật chất8 Môi trường HT7.5 Hoạt động ngoại khoá7 Cơ hội việc làm8.5 Tiến bộ bản thân6.5 Thủ tục hành chính7.5 Quan tâm sinh viên8 Hài lòng về học phí6.5 Sẵn sàng giới thiệu6 Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – Thái Nguyên là đơn vị trực thuộc trường Đại học Thái Nguyên. Nhiệm vụ của trường là đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông. Đây là một trong những lĩnh vực “hot” trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy có rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Hãy cùng ReviewEdu.net tìm hiểu rõ hơn về trường và thông tin tuyển sinh năm học mới nhất nhé! Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – Thái nguyên (tên tiếng Anh: Thai Nguyen University of Information and Communication Technology (ICTU)) Địa chỉ: Đường Z115, xã Quyết Thắng, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Website: http://ictu.edu.vn Facebook: facebook.com/tuyensinhdaihoc.ictu Mã tuyển sinh: DTC Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0208.3846254 Lịch sử phát triển Ngày 14/12/2001, Khoa Công nghệ thông tin được thành lập là đơn vị trực thuộc trường Đại học Thái Nguyên. Nhiệm vụ của khoa là đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau 10 năm xây dựng và phát triển, ngày 30/3/2011 Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông được thành lập dựa trên cơ sở nâng cấp Khoa CNTT thuộc Đại học Thái Nguyên. Mục tiêu phát triển Mục tiêu phát triển của trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ. Việc thực hiện này nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn và góp phần phát triển xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì sao nên theo học tại trường Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – Thái Nguyên? Đội ngũ cán bộ Hiện tại trường có 399 cán bộ, giảng viên. Trong đó có 253 giảng viên cơ hữu có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, hơn 100 cán bộ giảng viên đã và đang học tập tại nước ngoài. Ngoài ra, nhà trường có mời thêm 22 giảng viên thỉnh giảng tại trường. Đây là những giảng viên có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm thực tế sẽ đem lại cho sinh viên những kiến thức bổ ích nhất. Cơ sở vật chất Trường Đại học Công nghệ thông tin nằm trong khuôn viên trường Đại học Thái Nguyên với tổng diện tích trên 8,6 Ha. Hàng năm nhà trường luôn chú trọng đầu tư công tác xây dựng và chỉnh trang lại khuôn viên trường học. Việc này được thực hiện nhằm tạo môi trường học thân thiện và thuận lợi cho sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi. Năm 2005 nhà trường đã xây dựng khu ký túc xá 12 tầng, có 186 phòng với đầy đủ tiện nghi, 1 nhà ăn tập thể 2 tầng rộng 2000m2 cho sinh viên và 1 tòa nhà 5 tầng làm nhà ở cho cán bộ giảng viên trong trường. Thông tin tuyển sinh của Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – Thái Nguyên Chính sách xét tuyển Xét tuyển thẳng thí sinh theo quy chế của Bộ GD&ĐT và ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Trường. Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc Gia Hà Nội. Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT Thời gian xét tuyển Thời gian nhận đăng ký xét tuyển chia làm 2 đợt: Đợt xét tuyển theo phương thức học bạ: từ 15/3/2022. Đợt xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL ĐH Quốc gia Hà Nội: sau khi có kết quả công bố từ các trường tổ chức Đợt xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT theo lịch của Bộ GD&ĐT. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 3/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Tuyển sinh đối với các đối tượng sau: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Các thí sinh có đủ sức khỏe để tham gia học tập. Đối với các thí sinh bị dị tật, dị dạng phải được ban giám hiệu nhà trường xem xét và quyết định cho dự tuyển vào các ngành phù hợp với tình trạng sức khỏe. Phạm vi tuyển sinh: Áp dụng với mọi sinh viên trên cả nước. Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – Thái Nguyên công bố 4 phương thức xét tuyển sau:  Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển. Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc Gia Hà Nội. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh phải có kết quả thi 3 môn xét tuyển + Điểm ưu tiên đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học do Nhà trường công bố. Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT: Trường hợp 1: Điểm tổng kết của 3 môn lớp 12 phải đạt từ 18 điểm trở lên. Trường hợp 2: Điểm trung bình của 5 học kỳ (2 kỳ lớp 10 và 11 cùng HK1 lớp 12) đạt từ 6.0 trở lên. Trường hợp 3: Điểm tổng kết năm học lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng Trường ưu tiên tuyển thẳng các thí sinh theo học THPT chuyên năng khiếu, tham gia kỳ thi học sinh giỏi hay cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp tỉnh trở lên, đã tốt nghiệp THPT  và có hạnh kiểm ba năm học từ loại khá trở lên. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Thái Nguyên tuyển sinh các ngành nào? Hiện nay, nhà trường đào tạo với 21 mã ngành. Trong đó có 04 mã ngành thuộc nhóm đào tạo chất lượng cao và 17 mã ngành thuộc chương trình đào tạo đại trà. Trong chương trình đại trà có ngành công nghệ thông tin chiếm số chỉ tiêu cao nhất là 165 chỉ tiêu. Các mã ngành có số chỉ tiêu như trong bảng sau: STT Mã ngành Ngành Chỉ tiêu xét tuyển Tổ hợp xét tuyển Điểm thi THPTQG Xét học bạ Chương trình đào tạo chuẩn 1 7510301 Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử 40 35 A00, A10, C01, D01 2 7510303 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 30 15 A00, A10, C01, D01 3 7480201 Công nghệ thông tin 100 65 A00, A10, C01, D01 4 7480101 Khoa học máy tính 40 35 A00, A10, C01, D01 5 7480102 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 10 10 A00, A10, C01, D01 6 7480103 Kỹ thuật phần mềm 70 35 A00, A10, C01, D01 7 7480104 Hệ thống thông tin 10 10 A00, A10, C01, D01 8 7480202 An toàn thông tin 10 10 A00, A10, C01, D01 9 7480108 Công nghệ kỹ thuật máy tính 70 40 A00, A10, C01, D01 10 7510302 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông 20 20 A00, A10, C01, D01 11 7520212 Kỹ thuật y sinh 20 20 A00, A10, C01, D01 12 7340405 Hệ thống thông tin quản lý 35 30 A00, A10, C01, D01 13 7340406 Quản trị văn phòng 60 50 A00, A10, C01, D01 14 7340122 Thương mại điện tử 50 45 A00, A10, C01, D01 15 7320106 Công nghệ truyền thông 25 25 A00, A10, C01, D01 16 7210403 Thiết kế đồ họa 20 20 A00, A10, C01, D01 17 7320104 Truyền thông đa phương tiện 30 30 A00, A10, C01, D01 Chương trình đào tạo chất lượng cao 18 7510302 – FCU Công nghệ kỹ thuật điện tử – Viễn thông 15 5 A00, A10, C01, D01 19 7480103 – KNU Kỹ thuật phần mềm 10 01 A00, A10, C01, D01 20 7340122 – TD Thương mại điện tử  15 5 A00, A10, C01, D01 21 7480201 – CLC Công nghệ thông tin 10 10 A00, A10, C01, D01 Trong đó tổ hợp môn xét tuyển bao gồm: Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học Khối A10: Toán, Vật lý, GDCD Khối C01: Ngữ Văn, Toán, Vật lý Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh Học phí trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – Thái Nguyên là bao nhiêu Mức tăng học phí của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông dự kiến năm 2023 sẽ tiếp tục tăng 10% so với năm 2022 theo Nghị định 85 của Chính phủ.  Tương đương:  Nhóm ngành khoa học xã hội, kinh tế: 1.309.000 đồng/tháng. Nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, mỹ thuật: 1.562.000 đồng/tháng. Xem thêm: Học phí trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên mới nhất Điểm chuẩn trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Thái Nguyên chính xác nhất Mức điểm chuẩn tại ICTU năm 2022 theo phương thức xét tuyển học bạ và điểm thi THPT được công bố như sau: STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 1 7480201 Công nghệ thông tin A00; C01; C14; D01 17 2 7480103 Kỹ thuật phần mềm A00; C01; C14; D01 17 3 7480101_T Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn A00; C01; C14; D01 18 4 7480201_A An toàn thông tin A00; C01; C14; D01 17 5 7480201_M Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu A00; C01; C14; D01 17 6 7480201_H Hệ thống thông tin AA00; C01; C14; D01 17 7 7480101 Khoa học máy tính A00; C01; C14; D01 18 8 7520119 Kỹ thuật cơ điện tử thông minh và robot A00; C01; C14; D01 16 9 7520119_R Kỹ thuật cơ điện tử và robot A00; C01; C14; D01 16 10 7510212 Công nghệ ôtô và giao thông thông minh A00; C01; C14; D01 16 11 7510212_C Công nghệ ô tô A00; C01; C14; D01 16 12 7510301 Công nghệ kỹ thuật điện; điện tử A00; C01; C14; D01 16 13 7510302 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông A00; C01; C14; D01 16 14 7510303 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa A00; C01; C14; D01 18 15 7480108 Công nghệ kỹ thuật máy tính A00; C01; C14; D01 16 16 7520212 Kỹ thuật y sinh A00; C01; C14; D01 17 17 7310109 Kinh tế số A00; C01; C14; D01 16 18 7310109_Q Quản trị kinh doanh số A00; C01; C14; D01 16 19 7340122_TD Marketing số A00; C01; C14; D01 16 20 7340122 Thương mại điện tử A00; C01; C14; D01 16 21 7340406 Quản trị văn phòng A00; C01; C14; D01 16 22 7340405 Hệ thống thông tin quản lý A00; C01; C14; D01 17 23 7210403 Thiết kế đồ họa A00; C01; C14; D01 18 24 7320104 Truyền thông đa phương tiện A00; C01; C14; D01 16 25 7320106 Công nghệ truyền thông A00; C01; C14; D01 16 26 7320106_T Truyền thông doanh nghiệp số A00; C01; C14; D01 16 27 7480103_KNU Kỹ thuật phần mềm A00; C01; C14; D01 19 28 7480201_CLC Công nghệ thông tin A00; C01; C14; D01 19 29 7510302_JAP Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông A00; C01; C14; D01 16 30 7510212_JAP Công nghệ ô tô và Giao thông thông minh A00; C01; C14; D01 16 31 7510301_JAP Công nghệ kỹ thuật điện; điện tử A00; C01; C14; D01 16 32 7520119_JAP Kỹ thuật cơ điện tử thông minh và Robot A00; C01; C14; D01 16 33 7510303_JAP Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá A00; C01; C14; D01 18 34 7480108_JAP Công nghệ kỹ thuật máy tính A00; C01; C14; D01 16 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem chi tiết tại: Điểm chuẩn trường Đại học CNTT và truyền thông Thái Nguyên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên xét học bạ cần những gì? Hồ sơ và thời gian xét học bạ của ICTU Thời gian xét học bạ của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên từ 15/3/2022. Thời gian xét học bạ năm 2023 – 2024 của trường dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 3/2023 đến cuối tháng 6/2023 Hồ sơ xét học bạ Hồ sơ xét học bạ ICTU bao gồm Phiếu ĐKXT học bạ Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (bản sao). Học bạ THPT (bản sao công chứng). Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước (bản sao) Mức điểm chuẩn xét học bạ của Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Thái Nguyên Mức điểm chuẩn xét học bạ của trường ICTU năm 2022 cụ thể như sau: TT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú 1 7480201 Công nghệ thông tin A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 2 7480103 Kỹ thuật phần mềm A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 3 7480101_T Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 4 7480201_A An toàn thông tin A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 5 7480201_M Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 6 7480201_H Hệ thống thông tin A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 7 7480101 Khoa học máy tính A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 8 7520119 Kỹ thuật cơ điện tử thông minh và robot A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 9 7520119_R Kỹ thuật cơ điện tử và robot A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 10 7510212 Công nghệ ôtô và giao thông thông minh A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 11 7510212_C Công nghệ ô tô A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 12 7510301 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 13 7510302 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 14 7510303 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 15 7480108 Công nghệ kỹ thuật máy tính A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 16 7520212 Kỹ thuật y sinh A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 17 7310109 Kinh tế số A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 18 7310109_Q Quản trị kinh doanh số A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 19 7340122_TD Marketing số A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 20 7340122 Thương mại điện tử A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 21 7340406 Quản trị văn phòng A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 22 7340405 Hệ thống thông tin quản lý A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 23 7210403 Thiết kế đồ họa A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 24 7320104 Truyền thông đa phương tiện A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 25 7320106 Công nghệ truyền thông A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 26 7320106_T Truyền thông doanh nghiệp số A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 27 7480103_KNU Kỹ thuật phần mềm A00; C01; C14; D01 20 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 28 7480201_CLC Công nghệ thông tin A00; C01; C14; D01 20 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 29 7510302_JAP Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 30 7510212_JAP Công nghệ ô tô và Giao thông thông minh A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 31 7510301_JAP Công nghệ kỹ thuật điện; điện tử A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 32 7520119_JAP Kỹ thuật cơ điện tử thông minh và Robot A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 33 7510303_JAP Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 34 7480108_JAP Công nghệ kỹ thuật máy tính A00; C01; C14; D01 18 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH1 + TH2 35 7480201 Công nghệ thông tin A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 36 7480103 Kỹ thuật phần mềm A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 37 7480101_T Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 38 7480201_A An toàn thông tin A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 39 7480201_M Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 40 7480201_H Hệ thống thông tin A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 41 7480101 Khoa học máy tính A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 42 7520119 Kỹ thuật cơ điện tử thông minh và robot A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 43 7520119_R Kỹ thuật cơ điện tử và robot A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 44 7510212 Công nghệ ôtô và giao thông thông minh A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 45 7510212_C Công nghệ ô tô A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 46 7510301 Công nghệ kỹ thuật điện; điện tử A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 47 7510302 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 48 7510303 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 49 7480108 Công nghệ kỹ thuật máy tính A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 50 7520212 Kỹ thuật y sinh A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 51 7310109 Kinh tế số A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 52 7310109_Q Quản trị kinh doanh số A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 53 7340122_TD Marketing số A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 54 7340122 Thương mại điện tử A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 55 7340406 Quản trị văn phòng A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 56 7340405 Hệ thống thông tin quản lý A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 57 7210403 Thiết kế đồ họa A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 58 7320104 Truyền thông đa phương tiện A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 59 7320106 Công nghệ truyền thông A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 60 7320106_T Truyền thông doanh nghiệp số A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 61 7480103_KNU Kỹ thuật phần mềm A00; C01; C14; D01 6.5 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 62 7480201_CLC Công nghệ thông tin A00; C01; C14; D01 7 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 63 7510302_JAP Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 64 7510212_JAP Công nghệ ô tô và Giao thông thông minh A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 65 7510301_JAP Công nghệ kỹ thuật điện; điện tử A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 66 7520119_JAP Kỹ thuật cơ điện tử thông minh và Robot A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 67 7510303_JAP Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 68 7480108_JAP Công nghệ kỹ thuật máy tính A00; C01; C14; D01 6 Theo kết quả học tập THPT (Học bạ): TH3 Mức điểm chuẩn học bạ dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Xét học bạ Đại học CNTT và Truyền thông Thái Nguyên mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường ICTU định hướng đào tạo theo hướng ứng dụng, tăng các kỹ năng thực hành, giảm kiến thức hàn lâm với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp vào quá trình đào tạo. Bởi vậy trong những năm gần đây, nhà trường không ngừng đẩy mạnh hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài và đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp lớn, chú trọng xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.  Ngoài ra, sinh viên học một số các chương trình sẽ được đào tạo tối thiểu 30% thời gian trong chương trình đào tạo tại doanh nghiệp. Tốt nghiệp Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – Thái Nguyên có dễ xin việc không? Theo thống kê của trường, Hàng năm, hơn 80% sinh viên ICTU ra trường đã tìm được việc làm. Nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp tự thành lập công ty và được nhiều người biết đến bằng chính tên tuổi danh tiếng của công ty mình.  Đây chắc chắn là con số biết nói và cũng là một trong những lý do khiến ICTU ngày càng khẳng định vị thế và danh tiếng, nâng cao giá trị bằng cấp của sinh viên đã và đang theo học tại trường. Review đánh giá Đại Học Công nghệ thông tin và truyền thông – Thái Nguyên có tốt không? Nếu bạn yêu thích về lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông thì ICTU là một trong những trường đào tạo tốt mà bạn có thể lựa chọn. Với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên trẻ, có trình độ cao, nhiệt huyết và 14 năm bề dày kinh nghiệm sẽ đào tạo ra các kỹ sư có kiến thức và kỹ năng làm việc tốt. Trong tương lai, nhà trường sẽ cố gắng, nỗ lực phát triển hơn nữa và đảm bảo cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau khi ra trường. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Báo chí và thông tin, Công Nghệ Kỹ Thuật, Kinh doanh và quản lý, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Nghệ thuật, Mỹ thuật Tỉnh/thành phố Miền Bắc, Thái Nguyên
681
2022-11-27
HCMUSSH
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM
Review Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM (HCMUSSH) có tốt không? Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM luôn được xếp vào top các trường trọng điểm của cả nước, đóng vị thế quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học. Đây là ngôi trường nổi tiếng bởi bề dày lịch sử cùng truyền thống vẻ vang trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh, thành phố phía Nam. 8.2Xuất sắc Top 50 Số 10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, Bến Nghé, Quận 1, TPHCM 028.38293.828 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.0 Cơ sở vật chất9.8 Môi trường HT7.5 Hoạt động ngoại khoá8.2 Cơ hội việc làm8.5 Tiến bộ bản thân8.1 Thủ tục hành chính6.7 Quan tâm sinh viên7.4 Hài lòng về học phí10 Sẵn sàng giới thiệu8.6 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh là một cái tên khá thân quen với quý bậc phụ huynh cũng như các sĩ tử bởi bề dày lịch sử hình thành và phát triển của trường. Đây là ngôi trường đã và đang đào tạo rất nhiều nhân tài cho đất nước ở nhiều lĩnh vực. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một vài thông tin giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về trường. Thông tin chung Tên trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh (tên viết tắt: VNUHCM – USSH – University of Social Sciences and Humanities). Địa chỉ: Số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Website: http://www.hcmussh.edu.vn/  Facebook: https://www.facebook.com/ussh.vnuhcm   Mã tuyển sinh: QSX Email tuyển sinh: [email protected]  Số điện thoại tuyển sinh:  028.38293.828 Lịch sử phát triển Đại học KHXH & NV có tiền thân là Đại học Văn khoa. Từ năm 1995, Trường trở thành một khoa thuộc Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 30/3/1996, trường chính thức được gọi tên là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn theo quyết định số 1233/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mục tiêu phát triển Phấn đấu xây dựng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trường đại học đào tạo đa ngành và là địa chỉ tin cậy của cả nước trong việc đào tạo nhóm ngành ngôn ngữ, văn hóa. Vì sao nên theo học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM?  Đội ngũ cán bộ Hiện nay, trường có tổng số 897 cán bộ, bao gồm: 44 Giáo sư; Phó giáo sư 211 Tiến sĩ; 271 Thạc sĩ Đa số các giảng viên công tác tại trường đều được đào tạo và có thời gian học tập tại các trường đại học uy tín trên thế giới. Mỗi năm, trường thường mời các giáo sư, nhà khoa học đầu ngành trong và ngoài nước đến giảng dạy. Cơ sở vật chất Hiện nay trường đang tổ chức đào tạo ở 2 cơ sở: Trụ sở chính tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh: là văn phòng làm việc của cán bộ nhà trường. Cơ sở Thủ Đức: đây là nơi đào tạo sinh viên bậc đại học. Thư viện có kho tài liệu 215000 đầu sách, đầy đủ các loại về các ngành KHXH & NV.  Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM Thời gian xét tuyển Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh của HCMUSSH mở rộng trên cả nước đối với tất cả thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT và có đủ sức khỏe để học tập theo quy định Phương thức tuyển sinh Năm 2023, HCMUSSH có các phương thức tuyển sinh, cụ thể là: Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT Phương thức 2: Ưu tiên tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT Phương thức 3: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG.Thành phố Hồ Chí Minh Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả thi THPT Phương thức 5: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG.Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Phương thức 6: Xét tuyển thí sinh đạt giải trong kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phố Phương thức 7: Xét tuyển kết hợp học bạ THPT với chứng chỉ IELTS, TOEFL iBT (năng lực tiếng Việt đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Năm 2022, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra quy định rõ ràng về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường, được chia thành các nhóm như sau: Nhóm 1: Thí sinh đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt trong 3 năm THPT và có điểm trung bình cộng 3 năm THPT thuộc top 3 của trường. Nhóm 2: Đối với học sinh các trường THPT chuyên, năng khiếu, thí sinh phải có học lực giỏi trong 2 năm và 1 năm xếp loại khá. Đối với học sinh thuộc các nhóm trường THPT khác, thí sinh đạt học lực Giỏi trong 3 năm THPT. Nhóm 5:  Đối với thí sinh Việt Nam: có điểm trung bình THPT > 7.0 điểm và > 2.5 điểm (thang điểm 4) hoặc chứng chỉ IELTS 5.5 trở lên, TOEFL iBT 45 trở lên. Đối với thí sinh nước ngoài: phải có điểm trung bình THPT từ 7.0 > (thang điểm 10) và > 2.5 (thang điểm 4) và có chứng chỉ năng lực tiếng Việt đạt B1 trở lên. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Nhóm đối tượng nào sẽ được HCMUSSH xét tuyển thẳng? Dưới đây là các nhóm thí sinh mà trường sẽ tuyển thẳng: Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Thí sinh là HSG giỏi nhất trường THPT năm 2. Ngoài ra, quý bậc phụ huynh và các thí sinh có thể tham khảo cụ thể về chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo đề án tuyển sinh của trường tại website nhà trường. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh là trường công hay tư? Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh là một thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Là trung tâm nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn lớn nhất miền Nam. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh học trong bao lâu? Đối với hệ đào tạo chính quy, thời gian học tập tại trường từ 3.5 – 6 năm tùy theo ngành, sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân khoa học. Đối với văn bằng hai chính quy, thời gian đào tạo trong 2.5 năm, Đối với những sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng, tuyển sinh vào tháng 3 hàng năm. Thời gian đào tạo liên thông từ 1.5-2 năm Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh học dễ ra trường không? Tùy theo năng lực mỗi sinh viên sẽ có cảm nhận đánh giá khác nhau về chương trình học. Vậy nên sẽ có những cách đánh giá khác nhau về vấn đề này Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh tuyển sinh những ngành nào? Tương tự như mọi năm, năm nay, HCMUSSH tuyển sinh các thí sinh có nguyện vọng theo học các ngành như: Báo chí, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nga… Sau đây là chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7140101 Giáo dục học 42 28 B00; C00; C01; D01 2 7220201 Ngôn ngữ Anh 120    80 D01 3 7220201_CLC Ngôn ngữ Anh) 78 52 D01 4 7220202 Ngôn ngữ Nga 39 26 D01; D02 5 7220203 Ngôn ngữ Pháp 51 34 D01; D03 6 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc 83 56 D01; D04 7 7220204_CLC Ngôn ngữ Trung Quốc (chất lượng cao) 33 22 D01; D04 8 7220205 Ngôn ngữ Đức 30 20 D01; D05 9 7220206 Ngôn ngữ Tây Ban Nha 30 20 D01; D03; D05 10 7220208 Ngôn ngữ Italia 30        20 D01; D03; D05 11 7229001 Triết học 36 24 A00; C00; D01; D14 12 7229010 Lịch sử 60 40 C00; D01; D14 13 7229020 Ngôn ngữ học 48 32 C00; D01; D14 14 7229030 Văn học 75 50 C00; D01; D14 15 7229040 Văn hóa học 51 34 C00; D01; D14 16 7310206 Quan hệ quốc tế 72 48 D01; D14 17 7310206_CLC Quan hệ quốc tế (chất lượng cao) 48 32 D01; D14 18 7310301 Xã hội học 84 56 A00; C00; D01; D14 19 7310302 Nhân học 36 24 C00; D01; D14 20 7310401 Tâm lý học 75 50 B00; C00; D14;  21 7310403 Tâm lý học giáo dục 30 20 B00; B08; D01; D14 22 7310501 Địa lý học 57 38 A01; C00; D01; D15 23 7310608 Đông phương học 99 66 D01; D04; D14 24 7310613 Nhật Bản học 57 38 D01; D06 25 7310613_CLC Nhật Bản học (chất lượng cao) 36   24 D01; D06 26 7310614 Hàn Quốc học 87 58 D01; D14 27 7320101 Báo chí 60 40 D01; D14; C00 28 7320101_CLC Báo chí (chất lượng cao) 60 0 D01; D14; C00 29 7320104 Truyền thông đa phương tiện 36 24 D01; D14; D15 30 7320101 Thông tin – Thư viện 36 24 A01; C00; D01; D14 31 7320205 Quản lý thông tin 33     27 A01; C00; D01; D14 32 7320303 Lưu trữ học 39 26 C00; D01; D14C00; D01; D14 33 7580112 Đô thị học 60 40 A01; C00; D01; D14 34 7760101 Công tác xã hội 54 36 C00; D01; D14 35 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 69 46 C00; D01; D14 36 7810103_CLC Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (chất lượng cao) 36 24 C00; D01; D14 37 7340406_NN Việt Nam học 30 20 Xét tuyển bằng chứng chỉ năng lực tiếng việt cho người nước ngoài 38 7229009 Tôn giáo học 30 20 C00; D01; D14 39 7340406 Quản trị văn phòng 36 24 C00; D01; D14 Điểm chuẩn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính xác nhất  Sáng ngày 16.9.2022, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố điểm chuẩn xét tuyển bằng phương thức Xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022. STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 1 7140101 Giáo dục học C00 23.6 2 7140101 Giáo dục học B00; D01 22.8 3 7140114 Quản lý giáo dục C00 24 4 7140114 Quản lý giáo dục A01; D01; D14 23 5 7220201 Ngôn ngữ Anh D01 26.3 6 7220201_CLC Ngôn ngữ Anh D01 25.45 7 7220202 Ngôn ngữ Nga D01; D02 20.25 8 7220203 Ngôn ngữ Pháp D01 23.4 9 7220203 Ngôn ngữ Pháp D03 23 10 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc D01 25.4 11 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc D04 25.9 12 7220204_CLC Ngôn ngữ Trung Quốc D01 24.25 13 7220204_CLC Ngôn ngữ Trung Quốc D04 24.5 14 7220205 Ngôn ngữ Đức D01 23.5 15 7220205 Ngôn ngữ Đức D05 23 16 7220205_CLC Ngôn ngữ Đức D01 21.75 17 7220205_CLC Ngôn ngữ Đức D05 21.5 18 7220206 Ngôn ngữ Tây Ban Nha D01; D03; D05 22.5 19 7220208 Ngôn ngữ Italia D01; D03; D05 20 20 7229001 Triết học C00 24 21 7229001 Triết học A01; D01; D14 23 22 7229009 Tôn giáo học C00 22.25 23 7229009 Tôn giáo học D01; D14 21.25 24 7229010 Lịch sử C00 24.6 25 7229010 Lịch sử D01; D14; D15 24.1 26 7229020 Ngôn ngữ học C00 25.5 27 7229020 Ngôn ngữ học D01; D14 24.35 28 7229030 Văn học C00 26.6 29 7229030 Văn học D01; D14 25.25 30 7229040 Văn hóa học C00 26.5 31 7229040 Văn hóa học D01; D14; D15 25.25 32 7310206 Quan hệ quốc tế D14 26.6 33 7310206 Quan hệ quốc tế D01 26.2 34 7310206_CLC Quan hệ quốc tế D14 25.6 35 7310206_CLC Quan hệ quốc tế D01 25.3 36 7310301 Xã hội học C00 25.3 37 7310301 Xã hội học A00; D01; D14 23.8 38 7310302 Nhân học C00 21.25 39 7310302 Nhân học D01; D14; D15 21 40 7310401 Tâm lý học C00 26.9 41 7310401 Tâm lý học B00; D14 25.8 42 7310401 Tâm lý học D01 25.7 43 7310403 Tâm lý học giáo dục B00 24.4 44 7310403 Tâm lý học giáo dục B08; D14 24.5 45 7310403 Tâm lý học giáo dục D01 24.3 46 7310501 Địa lý học A01; C00; D01; D15 20.25 47 7310608 Đông phương học D04; D14 24.6 48 7310608 Đông phương học D01 24.2 49 7310613 Nhật Bản học D14 26 50 7310613 Nhật Bản học D01 25.9 51 7310613 Nhật Bản học D06; D63 25.45 52 7310613_CLC Nhật Bản học D14 24.4 53 7310613_CLC Nhật Bản học D01; D06; D63 23.4 54 7310614 Hàn Quốc học D01; D14; DD2; DH5 25.45 55 7310630 Việt Nam học C00 26 56 7310630 Việt Nam học D01; D14; D15 25.5 57 7320101 Báo chí C00 28.25 58 7320101 Báo chí D14 27.15 59 7320101 Báo chí D01 27 60 7320101_CLC Báo chí C00 27.5 61 7320101_CLC Báo chí D14 25.6 62 7320101_CLC Báo chí D01 25.3 63 7320104 Truyền thông đa phương tiện D14; D15 27.55 64 7320104 Truyền thông đa phương tiện D01 27.15 65 7320201 Thông tin thư viện C00 23.5 66 7320201 Thông tin thư viện A01; D01; D14 21.75 67 7320205 Quản lý thông tin C00 26.75 68 7320205 Quản lý thông tin A01; D14 25 69 7320205 Quản lý thông tin D01 24.5 70 7320303 Lưu trữ học C00 21.75 71 7320303 Lưu trữ học D01; D14; D15 21.75 72 7340406 Quản trị văn phòng C00 26.75 73 7340406 Quản trị văn phòng D01; D14 25.05 74 7580112 Đô thị học C00 21.5 75 7580112 Đô thị học A01; D14 21 76 7580112 Đô thị học D01 20.75 77 7760101 Công tác xã hội C00 22.6 78 7760101 Công tác xã hội D01; D14; D15 21.75 79 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành C00 27.6 80 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành D14 25.8 81 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành D01; D15 25.6 82 7810103_CLC Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành C00 25 83 7810103_CLC Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành D14; D15 24.2 84 7810103_CLC Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành D01 24 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 1.5 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính xác nhất  Học phí Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu? Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thu học phí đối với từng nhóm ngành trên cơ sở. Mức thu này dựa trên thông báo số 69/TB-XHNV-HCTH về phương án thu học phí đối với từng nhóm ngành trong việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ đại học. Vì vậy, vào năm 2022 sinh viên của trường sẽ thực hiện cơ chế tự chủ. Mức học phí dao động từ 16 – 24 triệu đồng đối với hệ tiêu chuẩn; và 60 triệu đồng đối với hệ chất lượng cao. Nội dung cụ thể như sau. Các ngành thuộc hệ Tiêu chuẩn Các ngành học Mức học phí/năm học Khoa học Xã hội Nhân văn ·   Triết học·   Tôn giáo học ·   Lịch sử ·   Địa lý ·   Thông tin – thư viện ·   Lưu trữ học 16.000.000 VNĐ(nhưng trong năm 2022-2023, ngành này được Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 35% học phí, nên chỉ còn 13.000.000 VNĐ) ·   Giáo dục học·   Ngôn ngữ học ·   Văn học ·   Văn hóa học ·   Xã hội học ·   Nhân học ·   Đông Phương học ·   Việt Nam học ·   Quản trị văn phòng ·   Công tác xã hội ·   Quản lý giáo dục ·   Tâm lý học giáo dục ·   Quản lý thông tin ·   Đô thị học 18.000.000 VNĐ ·   Quan hệ quốc tế·   Tâm lý học ·   Báo chí ·   Truyền thông đa phương tiện 20.000.000 VNĐ Các ngành Ngôn ngữ, Du lịch ·   Ngôn ngữ Italia·   Ngôn ngữ Tây Ban Nha ·   Ngôn ngữ Nga 19.200.000 VNĐ(nhưng trong năm 2022-2023, ngành này được Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 35% học phí, nên chỉ còn 15.600.000 VNĐ) ·   Ngôn ngữ Pháp·   Ngôn ngữ Đức 21.600.000 VNĐ ·   Ngôn ngữ Anh·   Ngôn ngữ Trung Quốc ·   Nhật Bản học ·   Hàn Quốc học ·   Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 24.000.000 VNĐ Các ngành thuộc hệ Chất lượng cao Ngành học Mức học phí/năm học Ngôn ngữ Nga 15.600.000 VNĐ Ngôn ngữ Italia Ngôn ngữ Tây Ban Nha Ngôn ngữ Pháp 21.600.000 VNĐ Ngôn ngữ Đức Ngôn ngữ Anh 24.000.000 VNĐ Ngôn ngữ Trung Quốc Nhật Bản học Hàn Quốc học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Sau khi công bố việc trở thành cơ chế tự chủ vào năm 2022. Trường USSH sẽ dự kiến năm 2023 giữ nguyên mức học phí; hoặc tăng mức thu học phí xấp xỉ 10% so với năm 2022. Sự thay đổi về học phí này cũng sẽ dựa trên cơ sở các ngành học. Các bạn có thể xem thông tin chi tiết tại: Học phí trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh (HCMUSSH) xét học bạ cần những gì? Thời gian xét tuyển học bạ THPT Đối với các phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học bạ thì thời gian đăng ký xét tuyển từ ngày 25/5-17/6/2022. Thời gian xét học bạ năm 2023 – 2024 của trường dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 5/2023 đến cuối tháng 6/2023 Hồ sơ xét học bạ THPT Hồ sơ xét tuyển sẽ tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi phương thức mà có những yêu cầu về giấy tờ riêng. Sau đó, thí sinh gửi hồ sơ theo thời gian và địa chỉ sau: Hình thức nộp hồ sơ: thí sinh có thể chọn một trong hai cách sau: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường (Phòng Đào tạo – B001).  Chuyển phát nhanh qua đường bưu điện (căn cứ theo dấu bưu điện). Nơi nhận hồ sơ và lệ phí xét tuyển: Phòng Đào tạo (B001) Địa chỉ: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 028.3829 3828 (112) Xem thêm: Xét học bạ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – TP Hồ Chí Minh là một trong những ngôi trường nằm trong khối đại học quốc gia và có điểm tuyển sinh đầu vào cũng như chất lượng đầu ra luôn nằm trong top những ngôi trường có điểm cao nhất ở miền Nam. Với tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu được nhìn nhận một cách hiện đại và toàn diện. Đó chính là định hướng nghiên cứu, từng bước tiến đến đại nghiên cứu theo mô hình hiện đại, đóng vai trò nòng cốt của nền giáo dục Việt Nam và Châu Á. Tiếp đó là nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn trình độ cao và có bản sắc riêng trong lĩnh vực khoa học xã hội và góp phần tạo vị thế nền khoa học xã hội của Việt Nam trong khu vực. Đồng thời khẳng định là nơi trung tâm đào tạo nghiên cứu hàng đầu khu vực. Là một trong 6 trường thành viên của khối Đại học Quốc Gia nên chất lượng học tập và giảng dạy của trường luôn đứng đầu khu vực miền Nam và là một trong hai trường chuyên đào tạo ngôn ngữ tốt nhất cả nước. Tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh có dễ xin việc không? Học khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên có thể chuyển đổi công việc sang lĩnh vực liên quan tương đối dễ dàng. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tập trung đào tạo các ngành học cơ bản mang tính chuyên sâu khẳng định thương hiệu của trường như Văn học, Sử học, Triết học, Ngôn ngữ học…  Bên cạnh đó, nhà trường cũng giảng dạy các ngành thế mạnh đáp ứng nhu cầu xã hội như Công tác xã hội, Đông Phương học, Báo chí, Quốc tế học, Khoa học quản lý… Sinh viên các ngành Lịch sử, Triết học, Chính trị của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có rất nhiều cơ hội làm việc trong cơ quan Nhà nước. Review Đánh giá Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh có tốt không? HCMUSSH luôn được xếp vào trường trọng điểm của cả nước, đóng vị thế quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho khu vực Miền Nam nói riêng và cả nước nói chung. Trong tương lai, trường hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng môi trường đào tạo lý tưởng cho nước nhà. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Báo chí và thông tin, Dịch Vụ Xã Hội, Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Khoa học xã hội và hành vi, Nhân văn Tỉnh/thành phố Hồ Chí Minh, Miền Nam
682
Cao đẳng nghề Công nghệ giấy và Cơ điện
Review Cao đẳng nghề Công nghệ giấy và Cơ điện có tốt không? Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ điện trước kia là Trường Công nhân Kỹ thuật Giấy Vĩnh Phú ra đời năm 1975 với mục đích đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật phục vụ cho nhà máy Bột và Giấy Vĩnh Phú. 7.79Tốt Top 200 TT Phong Châu, H Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ 0989856365 Ưu điểm nổi bật Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.1 Cơ sở vật chất7.4 Môi trường HT7.0 Hoạt động ngoại khoá8.2 Cơ hội việc làm8.5 Tiến bộ bản thân7.9 Thủ tục hành chính9.0 Quan tâm sinh viên9.0 Hài lòng về học phí6.5 Sẵn sàng giới thiệu6.6 Trường Cao đẳng nghề Công nghệ giấy và Cơ điện là trường duy nhất hiện nay đang đào tạo chính quy những công nhân về ngành giấy. Để tìm hiểu rõ hơn về ngôi trường này, hãy cùng đội ngũ Review Edu tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! Thông tin về Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghệ Giấy Và Cơ Điện  Tên trường: Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghệ Giấy Và Cơ Điện Mã Trường: CDT1502 Loại Hình: Công lập Điện Thoại: 02103829534  – Di Động: 0989856365 – Fax: 02103829980 Website: http://m.pcit.edu.vn/ Địa Chỉ: TT Phong Châu, H Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ Facebook: https://www.facebook.com/cdgiay/ Mục tiêu và sứ mệnh  Với mục tiêu là những phương pháp giảng dạy chuẩn Châu Âu và tiên tiến nhất hiện nay, trường đã trên đà phát triển và đổi mới nhiều thứ để phù hợp với những bạn sinh viên. Áp dung phương pháp vừa học vừa thực hành để các bạn nắm vững được những kiến thức.  Lịch sử và mục tiêu phát triển Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Giấy – Cơ điện trước kia là Trường Công nhân Kỹ thuật Giấy Vĩnh Phú ra đời năm 1975 với mục đích đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật phục vụ cho nhà máy Bột và Giấy Vĩnh Phú. Đội ngũ cán bộ Hiện nay, nhà trường có tổng 91 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 57 giáo viên cơ hữu và kiêm nhiệm, 100% giáo viên đạt chuẩn theo quy định và có trình độ đại học trở lên, trong số đó trình độ tiến sỹ, thạc sỹ chiếm trên 30%, số giáo viên trẻ tiếp tục được cử đi đào tạo để nâng số lượng giáo viên có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ. Thông tin tuyển sinh của trường Cao đẳng nghề Công nghệ giấy và Cơ điện  Thời gian tuyển sinh Trường tuyển sinh hệ Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nhiều đợt và liên tục trong năm. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh  Trường Cao đẳng nghề Công nghệ giấy và Cơ điện tuyển sinh toàn quốc với những đối tượng sau:  Thí sinh tốt nghiệp THCS; THPT. Thí sinh có tinh thần học hỏi, yêu nghề. Thí sinh điều kiện về sức khỏe. Phương thức tuyển sinh Xét tuyển học bạ Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi Trung học Phổ Thông Quốc gia Chính sách ưu tiên và tuyển thẳng  Nhà trường thực hiện các chính sách ưu tiên và tuyển thẳng dựa trên quy định hiện hành của Bộ Giáo dục Trường Cao đẳng nghề Công nghệ giấy và Cơ điện tuyển sinh những ngành nào? Với những hệ đào tạo khác nhau, trường tuyển sinh như những ngành sau:  Hệ cao đẳng, trung cấp :  TT Ngành, nghề đào tạo Mã Ngành/nghề     Trình độ cao đẳng, trung cấp   1 Cắt gọt kim loại 6520121 5520121 2 Cơ điện tử 6520263 3 Công nghệ ô tô 6510216 5510216 4 Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) 6480202 5480202 5 Điện công nghiệp 6520227 5520227 6 Điện dân dụng 5520226 7 Điện tử công nghiệp 6520225 8 Điện tử dân dụng 6520224 9 Hàn 6520123 5520123 10 Kế toán doanh nghiệp 6340302 5340302 11 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí 6520205 5520224 12 Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính 5480102 13 Lắp đặt thiết bị lạnh 6520114 14 Nguội chế tạo 6520125 15 Quản trị mạng máy tính 6480209 16 Thiết kế đồ họa 6210402 5210402 17 Tin học ứng dụng 5480205 18 Tin học văn phòng 5480203 19 Tự động hóa công nghiệp 6520264 20 Thương mại điện tử 6480215 5480215 Hệ sơ cấp Nghề   Điện lạnh   Hàn điện   Hàn hơi và INOX   Kế toán máy   Kế toán tổng hợp trong DN   Lắp đặt và sửa chữa điện, nước   Lập trình ứng dụng ANDROID   Lập trình Web   Lập trình Windows   Phay CNC   Phay vạn năng   Quản trị mạng máy tính   Sơn ô tô   Sửa chữa Điện công nghiệp   Sửa chữa Điện dân dụng   Sửa chữa Điện thân xe và hệ thống Điều hòa không khí trên ô tô   Sửa chữa Điện thoại di động   Sửa chữa Điện tử dân dụng   Sửa chữa đồng hồ đo thời gian   Sửa chữa hệ thống treo, lái, phanh ô tô   Sửa chữa khung, vỏ ô tô   Thiết kế đồ họa – Đồ họa 2D   Thiết kế đồ họa – Giao diện website   Tiện CNC   Tiện vạn năng   Tin học văn phòng – Office nâng cao   Tin học văn phòng cơ  Điểm chuẩn của trường Cao đẳng nghề Công nghệ giấy và Cơ điện chính xác nhất?  Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 0.5 đến 1 điểm so với năm học trước đó. Reviewedu sẽ cập nhật theo dõi và cho kết quả sớm đến các bạn.  Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Nhà trường đã bố trí cho học sinh, sinh viên học tại các xưởng trường và cơ sở sản xuất theo nội dung thực hành của các môn học.  Quá trình học tập được thực hiện với sự hướng dẫn của các giáo viên có tay nghề cao hoặc các chuyên gia là cán bộ kỹ thuật. Thợ bậc cao đang làm việc tại các cơ sở sản xuất. Đây  cũng là những điều kiện quan trọng giúp cho việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp cơ bản cho học sinh sinh viên, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.  Tốt nghiệp trường Cao đẳng Công nghệ giấy và Cơ điện có dễ xin việc không? Sinh viên sau khi ra trường cũng sẽ được nhà trường hỗ trợ tìm kiếm và giới thiệu việc làm cho sinh viên. Số liệu cho thấy 100% sinh viên ra trường có việc làm với mức lương từ 1,7-3 triệu đồng. Để làm được điều này nhà trường đã tăng cường kết hợp giữa việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo với việc tuyên truyền mạnh mẽ công tác tuyển sinh.  Trong thời gian qua trình độ tay nghề của học sinh, sinh viên trong trường đã được nâng cao thông qua việc triển khai học tập theo chương trình khung mới. Chính vì vậy trong thời gian qua đã có nhiều đơn vị trong và ngoài ngành có nhu cầu tuyển lao động đã liên hệ trực tiếp với nhà trường, đặc biệt nhiều ngành nghề không đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực có tay nghề như: công nghệ sản xuất bột giấy và giấy, nghề hàn. Review đánh giá trường Cao đẳng nghề Công nghệ giấy và Cơ điện có tốt không Trường Cao đẳng nghề công nghệ giấy – cơ điện  là trường duy nhất đào tạo về ngành giấy nên trường cũng có những đặc điểm thuận lợi hơn. Trong thời gian tới, học sinh có chính sách về thang bảng lương cho đối tượng HSSV tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp nghề sẽ là điều kiện hấp dẫn thu hút được học sinh học nghề, tạo công ăn việc làm cho các đối tượng học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Nếu như các bạn còn đang phân vân, chưa biết lựa chọn điểm dừng chân cho chặng đường phía trước thì hãy cân nhắc trường Cao Đẳng Công Nghệ Giấy và Cơ Điện nhé.  Hệ đào tạo Cao đẳng, Trung cấp Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Kỹ Thuật Tỉnh/thành phố Phú Thọ
683
2022-05-12
UFL
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đà Nẵng
Review Trường Đại học Ngoại ngữ – Đà Nẵng (UFL) có tốt không? Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng tự hào là một trong 3 trường đại học chuyên ngữ của cả nước. Những năm gần đây, trường luôn được xếp vào top các trường trọng điểm quốc gia trong việc đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát năng lực ngoại ngữ, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. 7.9Tốt Top 10 131 Lương Nhữ Hộc, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng 0236.3699335 & 0236.3699321 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.5 Cơ sở vật chất8.2 Môi trường HT8.3 Hoạt động ngoại khoá7.9 Cơ hội việc làm8.6 Tiến bộ bản thân7 Thủ tục hành chính6 Quan tâm sinh viên7.2 Hài lòng về học phí10 Sẵn sàng giới thiệu8 Hôm nay, Reviewedu.net tiếp tục đem đến cho bạn thông tin bổ ích về trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng tự hào là một trong 3 trường đại học chuyên ngữ của cả nước. Những năm gần đây, trường luôn được xếp vào top các trường trọng điểm quốc gia trong việc đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát năng lực ngoại ngữ, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Các bạn hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé. Thông tin chung Tên trường: Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng (tên viết tắt: UFL – The University of Foreign Languages) Địa chỉ: 131 Lương Nhữ Hộc, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng Website: http://ufl.udn.vn/vie/ Facebook: https://www.facebook.com/fanpage.ud.ufls Mã tuyển sinh: DDF Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0236.3699335 & 0236.3699321 Lịch sử phát triển Trường Đại học Ngoại ngữ có bề dày lịch sử lâu năm, tiền thân là Khoa Ngoại ngữ, Đại học Sư phạm Đà nẵng. Ngày 26/8/2002, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 709/QĐ – TTG thành lập Trường Đại học Ngoại ngữ trực thuộc ĐHĐN trên cơ sở tách và tổ chức lại 5 Khoa Ngoại ngữ của trường Đại học Sư phạm thuộc ĐHĐN. Mục tiêu phát triển Phấn đấu xây dựng trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng trở thành trường đại học đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực; trở thành địa chỉ tin cậy của cả nước trong việc đào tạo, nâng cao tri thức về ngôn ngữ, văn hóa nhân loại nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng? Đội ngũ giảng viên Hiện nay, Ngoại ngữ Đà Nẵng có tổng số 437 cán bộ, công chức bao gồm: 4 Phó giáo sư 34 Tiến sĩ và 180 Thạc sĩ (gồm 29 người đang làm luận án) 75 Giảng viên chính 20 cán bộ giảng dạy khác đang làm nghiên cứu sinh. Hầu hết các cán bộ giảng dạy của UFL đều được đào tạo từ các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước, đa số đều có bằng Thạc sĩ hoặc hoàn thành chương trình thực tập sinh tại các nước Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản… Cơ sở vật chất Hiện nay UFL đang tổ chức đào tạo ở 2 cơ sở: Cơ sở 1: 131 Lương Nhữ Hộc, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP. ĐN Cơ sở 2: 41 Lê Duẩn, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, TP. ĐN Ngoại ngữ Đà Nẵng hiện có 8 phòng chức năng, 1 tổ trực thuộc, 8 khoa chuyên ngành và 4 trung tâm. Một số trung tâm tiêu biểu có thể kể đến của trường là: Trung tâm Dịch thuật Trung tâm Ngoại ngữ Đà Nẵng Trung tâm Khảo thí Ngoại ngữ Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa Trung tâm Công nghệ thông tin và học liệu Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng Thời gian tuyển sinh Thời gian nhận hồ sơ của hai phương thức trên đều theo lịch của Bộ GD&ĐT. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh của UFL mở rộng đối với tất cả tất cả thí sinh có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 của “Quy chế tuyển sinh trình độ Đại học, trình độ Cao đẳng” theo thông tư 09/2020/TT – BGDĐT ngày 07/05/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phương thức tuyển sinh Năm 2023, UFL có các phương thức tuyển sinh cụ thể là: Tuyển thẳng thí sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Xét tuyển theo đề án riêng của trường Đại học Ngoại ngữ Xét tuyển dựa vào điểm học bạ (dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023) Xét tuyển dựa vào kết quả kiểm tra kỳ thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TPHCM Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPTQG năm 2023 Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Năm qua, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng quy định rõ ràng về điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của trường, được chia thành các nhóm như sau: Nhóm 2: Đối với nhóm ngành Sư phạm, thí sinh phải có học lực lớp 12 đạt loại Giỏi. Các ngành còn lại sẽ công bố sau. Nhóm 3: Tổng điểm xét tuyển của tổ hợp môn (ĐXT) >= 18. Nhóm 4: Tổng điểm bài thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TPHCM >= 600 trở lên và điểm trung bình môn ngoại ngữ của năm lớp 10, 11, 12 đạt 6.5 trở lên. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ được công bố sau khi có kết quả thi THPTQG 2022. Về điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển, UFL cũng nêu rõ những yêu cầu nghiêm ngặt của mình khi sử dụng phương thức xét tuyển. Cụ thể như sau: Tổng điểm trung bình 3 môn xét tuyển cộng điểm ưu tiên phải từ 18 điểm trở lên và điểm môn ngoại ngữ từ đạt từ 6.5. Riêng đối với ngành Sư phạm, thí sinh phải đạt học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Thí sinh có các chứng chỉ được liệt kê dưới đây: Ngành dự tuyển Điều kiện (có 1 trong các chứng chỉ dưới đây) Sư phạm Tiếng Anh Ngôn ngữ Anh VSTEP 7.0 điểm trở lên IELTS 6.0 điểm trở lên TOEFL iBT từ 60 điểm trở lên Cambridge FCE từ 170 điểm trở lên Sư phạm Tiếng Pháp Ngôn ngữ Pháp DELF B1 trở lên TCF 300 điểm trở lên Sư phạm Tiếng Trung Ngôn ngữ Trung Quốc HSK 3 trở lên TOCFL cấp 3 trở lên Ngôn ngữ Nhật JLPT cấp độ 3 trở lên Các ngành còn lại (đối với tổ hợp môn có xét tuyển môn tiếng Anh) VSTEP 7.0 điểm trở lên IELTS 6.0 điểm trở lên TOEFL iBT từ 60 điểm trở lên Cambridge FCE từ 170 điểm trở lên Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Vậy những nhóm đối tượng nào sẽ được UFL áp dụng phương thức xét tuyển thẳng? Dưới đây là các nhóm thí sinh mà trường sẽ áp dụng chính sách tuyển thẳng: Nhóm 1: Thí sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia Nhóm 2: Xét tuyển thẳng đối vào một số ngành sư phạm đối với học sinh tốt nghiệp trường THPT chuyên cấp thành phố/tỉnh Nhóm 3: Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi KHKT cấp quốc gia Nhóm 4: Các trường hợp khác theo quy định của Bộ Giáo Dục Thí sinh thuộc các đối tượng trên nếu không dùng quyền xét tuyển thẳng thì sẽ được cộng điểm vào tổng điểm xét tuyển: Giải Nhất cộng 2 điểm, Giải Nhì cộng 1,5 điểm, Giải Ba cộng 1 điểm, Giải khuyến khích 0,5 điểm. Bên cạnh đó, trường vẫn áp dụng những chính sách ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo Dục. Các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm trên website của trường. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Ngoại ngữ Đà Nẵng học mấy năm? Học từ 3-5 năm tùy thuộc vào khả năng của các bạn Trường Ngoại ngữ Đà Nẵng học có dễ ra trường không? Tùy thuộc vào số lượng tín chỉ bạn đăng ký trong năm học. Ngoài ra còn dựa vào khả năng lĩnh hội kiến thức từ bản thân Trường Ngoại ngữ Đà Nẵng là trường công hay tư? Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng là một trong 3 trường đại học công lập chuyên ngữ của cả nước Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng tuyển sinh những ngành nào? Cũng như mọi năm, UFL cũng chào đón các thí sinh có nguyện vọng thi tuyển vào các ngành như: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nga… Sau đây là chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPTQG Xét học bạ 1 7140231 Sư phạm Tiếng Anh 23 22 D01 2 7140233 Sư phạm Tiếng Pháp 10 10 D01; D03; D10; D15 3 7140234 Sư phạm Tiếng Trung 10 10 D01; D04; D10; D15 4 7220201 Ngôn ngữ Anh 302 302 D01; A01; D10; D15 5 7220202 Ngôn ngữ Nga 40 40 D01; D02; D10; D14 6 7220203 Ngôn ngữ Pháp 45 45 D01; D03; D10; D15 7 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc 71 69 D01; D04; D45; D15 8 7220209 Ngôn ngữ Nhật 38 37 D01; D06; D10 9 7220210 Ngôn ngữ Hàn Quốc 38 37 D01; D02; D10; D14 10 7220214 Ngôn ngữ Thái Lan 15 15 D01; D15; D10; 11 7220201CLC Ngôn ngữ Nga (Chất lượng cao) 165 165 D01; A01; D10; D15 12 7310608 Đông phương học 20 20 D01; D06; D09; D10; D14 13 7310601 Quốc tế học 48 48 D01; D09; D10; D14 14 7310601CLC Quốc tế học (Chất lượng cao) 15 15 D01; D09; D10; D14 15 7310608CLC Đông phương học (Chất lượng cao) 15 15 D01; D06; D09; D10; D14 16 7220209CLC Ngôn ngữ Nhật (Chất lượng cao) 15 15 D01; D06; D10 17 7220210CLC Ngôn ngữ Hàn Quốc (Chất lượng cao) 15 15 D01; D02; D10; D14 18 7220204CLC Ngôn ngữ Trung Quốc (Chất lượng cao) 15 15 D01; D04; D45; D15 Học phí của trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng là bao nhiêu Dựa trên mức học phí các năm về trước, năm 2023, dự kiến sinh viên sẽ phải đóng: Đối với hệ đại trà:315.000 đồng/tín chỉ Đối với hệ chất lượng cao: 784.000 đồng/tín chỉ Mức thu này tăng 10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên đây chỉ là mức thu dự kiến, ban lãnh đạo trường Đại học Ngoại thương (FTU) sẽ công bố cụ thể mức học phí ngay khi đề án tăng/giảm học phí được bộ GD&ĐT phê duyệt. Xem thêm: Học phí Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng (UFL) mới nhất Điểm chuẩn của trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng chính xác nhất Điểm chuẩn các ngành của trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng cụ thể: STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn 1 7140231 Sư phạm Tiếng Anh D01 26.34 2 7140233 Sư phạm Tiếng Pháp D01; D03; D96; D78 21.68 3 7140234 Sư phạm Tiếng Trung D01; D04; D96; D78 23.73 4 7220201 Ngôn ngữ Anh D01; A01; D96; D78 22.74 5 7220201CLC Ngôn ngữ Anh (CLC) D01; A01; D96; D78 17.13 6 7220202 Ngôn ngữ Nga D01; D02; D96; D78 15.1 7 7220203 Ngôn ngữ Pháp D01; D03; D96; D78 15.44 8 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc D01; D04; D83; D78 24.43 9 7220204CLC Ngôn ngữ Trung Quốc (CLC) D01; D04; D83; D78 22.88 10 7220209 Ngôn ngữ Nhật D01; D06 21.61 11 7220209CLC Ngôn ngữ Nhật (CLC) D01; D06 20.5 12 7220210 Ngôn ngữ Hàn Quốc D01; D02; D96; D78 23.59 13 7220210CLC Ngôn ngữ Hàn Quốc (CLC) D01; D02; D96; D78 23.4 14 7220214 Ngôn ngữ Thái Lan D01; D15; D96; D78 22.19 15 7310601 Quốc tế học D01; D09; D96; D78 17.67 16 7310601CLC Quốc tế học (CLC) D01; D09; D96; D78 18.19 17 7310608 Đông phương học D01; D06; D96; D78 19.6 18 7310608CLC Đông phương học (CLC) D01; D06; D96; D78 20.39 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng (UFL) mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng có đầy đủ mọi điều kiện, có cơ hội tiếp cận nền giáo dục ngành sư phạm tốt và được hưởng các quyền lời: Xét cấp học bổng từng học kỳ đối với sinh viên loại khá, giỏi trở lên; Được hưởng trợ cấp xã hội và ưu đãi giáo dục theo quy định của Nhà nước; Tham gia các hoạt động và chương trình trong quá trình học tập tại trường. Được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và hỗ trợ thủ tục vay vốn học tập; Được tư vấn giới thiệu nơi thực tập và việc làm trong thời gian thực tập: Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng có dễ xin việc không? Trường Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng là trường đại học đào tạo tốt tại Đà Nẵng. Vì vậy sinh viên trường đều có cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Và điều này cũng phụ thuộc rất lớn vào quá trình học tập của mỗi sinh viên. Review đánh giá trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng có tốt không? UFL là một trong 3 trường đại học chuyên ngữ của cả nước. Bên cạnh đó, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng còn tự hào là một trong 9 trường đại học đầu tiên trên cả nước hoàn thành kiểm định, được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016. Những năm gần đây, ĐHNN luôn được xếp vào trường trọng điểm của cả nước trong việc đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát năng lực ngoại ngữ, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Khoa học xã hội và hành vi, Nhân văn Tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Miền Trung
684
2023-04-24
VKU
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn
Review Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (VKU) có tốt không? Trường Đại Học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn có tiền thân là khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông của Đại học Đà Nẵng, được xây dựng theo mô hình đại học quốc tế, đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực CNTT và truyền thông. Được định hướng phát triển trở thành một cơ sở giáo dục đào tạo với quy mô lớn nhất khu vực Miền trung – Tây nguyên, VKU hứa hẹn là một môi trường học tập lý tưởng cho những ai có ước muốn theo đuổi. 7,8Tốt Top 10 Đô thị Đại học Đà Nẵng, 470 Đường Trần Đại Nghĩa, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng 0236 655 2688 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên7.2 Cơ sở vật chất8.0 Môi trường HT6.5 Hoạt động ngoại khoá7.5 Cơ hội việc làm9.0 Tiến bộ bản thân8.5 Thủ tục hành chính7.0 Quan tâm sinh viên6.8 Hài lòng về học phí9.5 Sẵn sàng giới thiệu8.2 Bạn hy vọng được học tập trong một môi trường đào tạo quốc tế có thể tạo cho bạn nhiều cơ hội để phát triển bản thân cũng như nghề nghiệp trong tương lai? Nhưng bạn đang đứng giữa ranh giới của những sự lựa chọn về cơ sở đào tạo quốc tế? Bạn đang lo lắng về vấn đề học phí khi theo học tại những ngôi trường này? Vậy thì bài viết sau đây của Reviewedu.net sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, Đại học Đà Nẵng. Đây là một ngôi trường được thành lập dưới sự hợp tác hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, Đại học Đà Nẵng (tên viết tắt: VKU – Vietnam – Korea University of Information and Communication Technology) Địa chỉ: Đô thị Đại học Đà Nẵng, 470 Đường Trần Đại Nghĩa, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng Website: http://www.vku.udn.vn Facebook: http://www.facebook.com/vku.udn.vn/ Mã tuyển sinh: VKU Trang tin tuyển sinh: http://tuyensinh.vku.udn.vn/ Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0236 655 2688 Lịch sử phát triển VKU có tiền thân từ khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông của Đại học Đà Nẵng. Khoa được thành lập theo Quyết định số 254/QĐ-ĐHĐN ngày 23/01/2017 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng. Theo Quyết định số 15/QĐ-TTg ngày 03/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn được thành lập dựa trên sự hợp nhất của khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn và Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin. Mục tiêu phát triển Phấn đấu đưa trường trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phục vụ cộng đồng về các lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông theo mô hình định hướng ứng dụng; trường học thông minh, hiện đại với phương thức quản trị tiên tiến nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng tốt yêu cầu của công việc trong thời kỳ công nghiệp số. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn Đà Nẵng? Đội ngũ cán bộ Hiện nay, Trường gồm có 241 cán bộ, công chức viên chức và người lao động, trong đó có: 2 Phó giáo sư 37 Tiến sĩ 100 Thạc Sĩ 6 Chuyên gia quốc tế 96 cán bộ và viên chức khác Cơ sở vật chất Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn tọa lạc trên khu đất rộng 21,5 ha. Cơ sở vật chất khang trang gồm 113 phòng học; 53 phòng thực hành, thí nghiệm với 1.877 máy tính và các thiết bị thực hành chuyên dụng khác; 2 thư viện và trung tâm học liệu; hệ thống thông tin nội bộ được điều khiển bởi tổng đài 200 số kết hợp với đường truyền cáp quang tốc độ cao kết nối Internet. Sau đây là các phòng thực hành, phòng thí nghiệm của trường phục vụ cho từng nhóm ngành đào tạo: Phòng Thực hành Tin học Phòng Thực hành Phần cứng máy tính Phòng Thực hành Thương mại điện tử Phòng Thí nghiệm Mạng và Truyền thông Phòng Thí nghiệm điện tử, điều khiển tự động Phòng Thí nghiệm Đa phương tiện Phòng vẽ đồ họa, vẽ kiến trúc Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn Đà Nẵng Chính sách xét tuyển Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Xét tuyển theo kết quả học tập THPT. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực.  Xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của Trường. Thời gian xét tuyển Thời gian nhận hồ sơ ĐKXT: Đối với phương thức xét tuyển thẳng, xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia: Theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ), phương thức xét tuyển theo kết quả ĐGNL ĐHQG TP.HCM: Thông báo trên trang tuyển sinh của trường. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 5/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Đối tượng tuyển sinh của VKU áp dụng cho tất cả thí sinh tốt nghiệp THPT của Việt Nam năm 2023 và trước năm 2023, có môn thi phù hợp với tổ hợp xét tuyển. Trong đó, bao gồm: Nhóm 1: Thí sinh đạt giải khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG) Quốc gia hoặc các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và quốc tế. Nhóm 2: Thí sinh đạt giải (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thí sinh đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong Kỳ thi Olympic truyền thống, Kỳ thi HSG các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ, Kỳ thi Olympic cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nhóm 3: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT, ACT hoặc kết quả học dự bị đại học theo hình thức A-Level (có hạn sử dụng tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển). Nhóm 4: Thí sinh tham dự Đường lên đỉnh Olympia từ vòng thi tuần trở đi của Đài truyền hình Việt Nam. Nhóm 5: Thí sinh là học sinh THPT chuyên các môn Toán, Vật Lý, Hóa học, Tin học. Nhóm 6: Thí sinh đạt giải nhất, nhì trong Hội thi Olympic Tin học do trường tổ chức. Nhóm 7: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.0 trở lên (hoặc TOEFL iBT từ 45 điểm trở lên, TOEIC từ 600 điểm trở lên) có thời hạn 2 năm tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển. Nhóm 8: Thí sinh đạt học lực giỏi (hai năm liên tục) ở bậc THPT. Lưu ý: các nhóm thí sinh thuộc nhóm đối tượng 1, 2 chỉ được xét tuyển vào một số ngành liên quan đến môn đạt giải/môn chuyên, nghề dự thi của thí sinh. Tất cả thông tin cụ thể và chính xác về các ngành học được xét tuyển khi thuộc 2 nhóm đối tượng trên đều được ghi rõ trong website tuyển sinh của trường. Phương thức tuyển sinh Năm nay, Trường thực hiện tuyển sinh theo 4 phương thức: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Xét tuyển theo kết quả học tập THPT theo tổ hợp môn xét tuyển (xét tuyển theo học bạ): chỉ tiêu 385 thí sinh. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐGNL ĐHQG TP.HCM) tổ chức Xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của Trường. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Năm 2022, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn quy định rõ ràng về điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của trường, theo từng phương thức tuyển sinh khác nhau. Cụ thể, như sau: Xét tuyển theo kết quả thi THPTQG quốc gia năm 2022: ĐXT (điểm xét tuyển) >= 15,0 điểm. Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ): ĐXT >= 15,0 điểm. Xét tuyển theo kết quả kết quả ĐGNL ĐHQG TP.HCM: điểm thi >= 600 điểm. Xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng: Tổng điểm học tập THPT 3 môn theo một trong các tổ hợp xét tuyển (A00, A01, D01, D07) đạt từ 18,00 trở lên, áp dụng cho tất cả các ngành của Trường (trừ thí sinh nằm trong nhóm 6). Nhóm 1: Ưu tiên thí sinh đạt giải trong kỳ thi HSG Quốc gia. Nhóm 2: Ưu tiên thí sinh đạt giải trong kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nhóm 3: A-Level: PUM range ≥ 80 (Toán C); ACT (36) >=  26, SAT (1600) >= 1200. Nhóm 4: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022. Nhóm 5: Thí sinh có điểm trung bình môn chuyên (năm lớp 10 và lớp 11) đạt từ 8.00 trở lên. Trung bình các môn thuộc tổ hợp xét tuyển (năm lớp 10 và lớp 11) từ 5.00 trở lên. Nhóm 6: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022. Các giải này chỉ xét tuyển cho các ngành như Công nghệ Thông tin, Công nghệ Kỹ thuật máy tính và các chuyên ngành như Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Thiết kế mỹ thuật số. Nhóm 7: Điểm học tập THPT mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển >= 6,0. Nhóm 8: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Ngoài các phương thức xét tuyển trên thì nhà trường vẫn có những chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển. Các thí sinh được tuyển thẳng vào VKU bao gồm: Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế. Thí sinh đạt giải (Nhất, Nhì, Ba) học sinh giỏi các môn văn hóa cấp Quốc gia. Thí sinh đạt giải (Nhất, Nhì, Ba) trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia. Thí sinh đạt giải (Nhất, Nhì, ba) tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và quốc tế. Thí sinh thuộc các đối tượng còn lại Hội đồng tuyển sinh Đại học Đà Nẵng sẽ xem xét, quyết định xét tuyển vào học ngành đăng ký xét tuyển căn cứ trên hồ sơ cụ thể của thí sinh. Điều này được quy định cụ thể tại đề án tuyển sinh năm 2022 của trường. Đối tượng được ưu tiên xét tuyển, đó là các thí sinh nằm trong diện xét tuyển thẳng nhưng không đăng ký xét tuyển thẳng. Các thí sinh này sẽ được cộng thêm điểm vào tổng điểm xét tuyển của tổ hợp phù hợp với ngành đăng ký xét tuyển. Cụ thể, như sau: Giải Nhất: 2 điểm Giải Nhì: 1,5 điểm Giải Ba: 1,0 điểm Giải Khuyến khích: 0,5 điểm. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn học mấy năm? Chương trình đào tạo 4 năm Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn học có dễ ra trường không? Phụ thuộc vào khả năng học tập của bản thân Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn là trường công hay tư? Là một trường đại học công lập Trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn tuyển sinh các ngành nào? Năm học mới này, Trường mở thêm 04 chuyên ngành đào tạo mới gồm Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Thiết kế mỹ thuật số, Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng số và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số. Dưới đây là mã ngành, chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7340101 Quản trị kinh doanh 110 90 A00, A01, D01, D90 2 7340101EL Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng số) 33 27 A00, A01, D01, D90 3 7340101ET Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số) 33 27 A00, A01, D01, D90 4 7480108 Công nghệ kỹ thuật máy tính 66 54 A00, A01, D01, D90 5 7480201 Công nghệ thông tin 297 243 A00, A01, D01, D90 6 7480201DS Công nghệ thông tin (chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo) 33 27 A00, A01, D01, D90 7 7480201DA Công nghệ thông tin (chuyên ngành Thiết kế mỹ thuật số) 33 27 A00, A01, D01, D90 Học phí của trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn là bao nhiêu Học phí VKU năm 2022 cụ thể như sau: Ngành Quản trị kinh doanh: 10.780.000 VNĐ Ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật máy tính: 12.287.000 VNĐ Dựa theo lộ trình tăng hoc phí hàng năm, dự kiến học phí năm 2023 của trường CNTT và Truyền thông Việt- Hàn là Ngành Quản trị kinh doanh: 11.858.000 VNĐ Ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật máy tính: 13.515.700 VNĐ Xem thêm: Học phí Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn mới nhất Điểm chuẩn Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn chính xác nhất Dựa vào đề án tuyển sinh của trường, mức điểm chuẩn đã được công bố cụ thể như sau: STT Tên ngành Mã ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú 1 Công nghệ kỹ thuật máy tính 7480108 A00, A01, D01, D90 23 Kỹ sư, Điểm thi TN THPT 2 Quản trị kinh doanh 7340101EL A00, A01, D01, D90 25 Chuyên ngành Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng số, Điểm thi TN THPT 3 Quản trị kinh doanh 7340101IM A00, A01, D01, D90 20.05 Chuyên ngành Quản trị dự án Công nghệ thông tin, Điểm thi TN THPT 4 Quản trị kinh doanh 7340101DM A00, A01, D01, D90 24 Chuyên ngành Marketing kỹ thuật số, Điểm thi TN THPT 5 Quản trị kinh doanh 7340101EF A00, A01, D01, D90 22 chuyên ngành Quản trị tài chính số, Điểm thi TN THPT 6 Công nghệ kỹ thuật máy tính 7480108B A00, A01, D01, D90 23 Cử nhân, Điểm thi TN THPT 7 Quản trị kinh doanh 7340101 A00, A01, D01, D90 24 Điểm thi TN THPT 8 Công nghệ kỹ thuật máy tính 7480108 A00, A01, D01, D90, XDHB 24 Kỹ sư Học bạ 9 Công nghệ thông tin 7480201 A00, A01, D01, D90, XDHB 25 kỹ sư Học bạ 10 Quản trị kinh doanh 7340101 A00, A01, D01, D90, XDHB 24 Học bạ 11 Công nghệ kỹ thuật máy tính 7480108 DGNLHCM 600 (kỹ sư) 12 Công nghệ thông tin 7480201 DGNLHCM 600 (kỹ sư) 13 Quản trị kinh doanh 7340101 DGNLHCM 600 14 Quản trị kinh doanh 7340101EL DGNLHCM 600 chuyên ngành Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng số 15 Quản trị kinh doanh 7340101ET A00, A01, D01, D90 23 chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số, Điểm thi TN THPT 16 Quản trị kinh doanh 7340101ET DGNLHCM 600 chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số 17 Công nghệ thông tin 7480201DA DGNLHCM 600 chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số (kỹ sư) 18 Công nghệ thông tin 7480201NS A00, A01, D01, D90 23 Chuyên ngành Mạng và An toàn thông tin (kỹ sư), Điểm thi TN THPT 19 Công nghệ thông tin 7480201DS DGNLHCM 600 chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (kỹ sư) 20 Quản trị kinh doanh 7340101EL A00, A01, D01, D90, XDHB 25 Chuyên ngành Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng số Học bạ 21 Quản trị kinh doanh 7340101ET A00, A01, D01, D90, XDHB 25 Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số Học bạ 22 Công nghệ thông tin 7480201DA A00, A01, D01, D90 23 Chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số (kỹ sư), Điểm thi TN THPT 23 Công nghệ thông tin 7480201DA A00, A01, D01, D90, XDHB 25 Chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số (kỹ sư) Học bạ 24 Công nghệ thông tin 7480201DS A00, A01, D01, D90 24 chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (kỹ sư), Điểm thi TN THPT 25 Công nghệ thông tin 7480201DS A00, A01, D01, D90, XDHB 25 Chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (kỹ sư) Học bạ 26 Quản trị kinh doanh 7340101DM A00, A01, D01, D90, XDHB 25 Chuyên ngành Marketing kỹ thuật số Học bạ 27 Quản trị kinh doanh 7340101EF A00, A01, D01, D90 XDHB 24 Chuyên ngành Quản trị tài chính số Học bạ 28 Quản trị kinh doanh 7340101IM A00, A01, D01, D90, XDHB 24 Chuyên ngành Quản trị dự án Công nghệ thông tin Học bạ 29 Công nghệ kỹ thuật máy tính 7480108B A00, A01, D01, D90, XDHB 24 Cử nhân Học bạ 30 Công nghệ thông tin 7480201B A00, A01, D01, D90, XDHB 24.5 cử nhân Học bạ 31 Công nghệ thông tin 7480201DT A00, A01, D01, D90, XDHB 24.5 cử nhân – Hợp tác doanh nghiệp Học bạ 32 Công nghệ thông tin 7480201NS A00, A01, D01, D90, XDHB 25 Chuyên ngành Mạng và An toàn thông tin (kỹ sư) Học bạ 33 Quản trị kinh doanh 7340101DM DGNLHCM 600 chuyên ngành Marketing kỹ thuật số 34 Quản trị kinh doanh 7340101EF DGNLHCM 600 chuyên ngành Quản trị tài chính số 35 Quản trị kinh doanh 7340101IM DGNLHCM 600 chuyên ngành Quản trị dự án Công nghệ thông tin 36 Công nghệ kỹ thuật máy tính 7480108B DGNLHCM 600 (cử nhân) 37 Công nghệ thông tin 7480201B DGNLHCM 600 (cử nhân) 38 Công nghệ thông tin 7480201DT DGNLHCM 600 cử nhân – Hợp tác doanh nghiệp 39 Công nghệ thông tin 7480201NS DGNLHCM 600 chuyên ngành Mạng và An toàn thông tin (kỹ sư) 40 Công nghệ thông tin 7480201DT A00, A01, D01, D90 24 cử nhân – Hợp tác doanh nghiệp, Điểm thi TN THPT Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 1.5 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (VKU) chính xác nhất Điều kiện, thủ tục đăng ký Ký túc xá Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn Đối tượng đăng ký Là sinh viên, học viên đang học tập tại trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn, Khoa Y dược – Đại học Đà Nẵng đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid -19.  Những sinh viên muốn ở với nhau thì sau khi thực hiện các thủ tục liên quan đến ký túc xá Việt Hàn đồng thời để nhận phòng. Tầng 02 ưu tiên cho tân sinh viên. Sinh viên các khóa còn lại sẽ chuyển lên tầng trên.Phòng ở dịch vụ tại khu B3 ưu tiên cho sinh viên trường Đại học CNTT&TT Việt – Hàn. Số lượng phòng dịch vụ có hạn nên sẽ ưu tiên sinh viên nộp lệ phí trước. Hết chỗ thì sinh viên có thể chuyển sang đăng ký phòng thường nếu có nhu cầu. Thủ tục đăng ký Đối với sinh viên trường VKU và sinh viên năm 1 của Khoa Y Dược (đã có dữ liệu) đăng ký qua link: http://kytucxa.vku.udn.vn/home/register Đối với sinh viên Khoa Y Dược các khóa còn lại (chưa có dữ liệu): Bước 1: Đăng ký thông tin qua link http://kytucxa.vku.udn.vn/home/register/signup Bước 2: Đăng ký nội trú qua link http://kytucxa.vku.udn.vn/home/register Các giấy tờ cần chuẩn bị: Sinh viên tự in, điền thông tin, dán ảnh: 01 bản Đơn đăng ký và 03 bản Hợp đồng nội trú (Tải file ở Phần III. Hồ sơ đăng ký) CMND, Thẻ sinh viên (photo) Xem thêm: Ký túc xá Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Đội ngũ cán bộ viên chức, quản lý và giảng viên đáp ứng số lượng và đảm bảo chất lượng để triển khai các chương trình đào tạo của Nhà trường.  Nhiều cựu sinh viên của nhà trường cũng như Đại học Đà Nẵng hiện đảm nhận những vị trí chủ chốt, lãnh đạo trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên khắp dải đất miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, là lợi thế, nguồn động viên tinh thần và “bệ phóng” nâng đỡ, hỗ trợ sinh viên trong học tập và phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường. Tốt nghiệp trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn Đà Nẵng có dễ xin việc không? Trường thống kê răng 90% học sinh tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tại các vị trí sau đây trong doanh nghiệp: Kỹ sư phần mềm Kỹ sư thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động, môi trường web Kỹ sư thiết kế các sản phẩm đồ họa, truyền thông đa phương tiện Chuyên viên phân tích và thiết kế hệ thống, quản trị hệ thống Nhà phân tích dữ liệu, quản trị dữ liệu, bảo mật thông tin Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin Chuyên gia xây dựng và phát triển các ứng dụng thông minh Review đánh giá Đại Học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn có tốt không? Trường Đại Học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn được xây dựng theo mô hình đại học quốc tế, đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực CNTT và truyền thông. Không những vậy, VKU còn được định hướng phát triển trở thành một cơ sở giáo dục đào tạo với quy mô lớn nhất khu vực Miền trung – Tây nguyên theo quyết định của Chính phủ. Với những tiêu chuẩn này, VKU hứa hẹn là một môi trường học tập lý tưởng cho những ai có ước muốn theo đuổi. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Kinh doanh và quản lý, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin Tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Miền Trung
685
2022-11-12
DUT
Trường Đại học Bách khoa – Đà Nẵng
Review Trường Đại học Bách khoa – Đà Nẵng (DUT) có tốt không? Những năm trở lại đây, Bách khoa ĐN luôn được xếp vào các trường trọng điểm của quốc gia, tạo ra không ít cán bộ, kỹ sư tài giỏi, gương mẫu cho tổ quốc. Trong tương lai, ĐHBK ĐN hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng một môi trường đào tạo lý tưởng cho nhân tài Việt. 7.5Tốt Top 10 54 Nguyễn Lương Bằng, phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng 0888 477 377; 0888 377 177; 0888 577 277; 0236 36 20 999 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên6.5 Cơ sở vật chất10 Môi trường HT8.2 Hoạt động ngoại khoá8.9 Cơ hội việc làm5.4 Tiến bộ bản thân7.4 Thủ tục hành chính5.8 Quan tâm sinh viên5.2 Hài lòng về học phí9.9 Sẵn sàng giới thiệu8.1 Đại học Bách Khoa đã không còn là cái tên xa lạ đối với học sinh và phụ huynh Việt Nam. Đây là một trong những ngôi trường danh giá ở Việt Nam, chuyên đào tạo các sinh viên có định hướng nghề nghiệp liên quan đến nhóm ngành cơ khí – kỹ thuật. Hiện nay, Đại học Bách Khoa có ba cơ sở, trải dài từ Bắc chí Nam, một trong số đó là Đại học Bách Khoa Đà Nẵng – ngôi trường đã và đang đào tạo rất nhiều cử nhân xuất sắc về kỹ thuật ở khu vực miền Trung. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về trường. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng (tên viết tắt: DUT – Danang University of Science and Technology) Địa chỉ: 54 Nguyễn Lương Bằng, phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng Website: http://dut.udn.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/bachkhoaDUT/ Mã tuyển sinh: DDK Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: 0888 477 377; 0888 377 177; 0888 577 277; 0236 36 20 999 Lịch sử phát triển Đại học Bách Khoa Đà Nẵng có bề dày lịch sử lâu năm, ra đời từ những ngày đầu tiên của giai đoạn thống nhất đất nước với tên gọi tiền thân là Viện Đại học Đà Nẵng. Trên cơ sở của Viện Đại học Đà Nẵng, tháng 10/1976, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Đến tháng 04 năm 1994, cùng với việc thành lập Đại học Đà Nẵng theo nghị định số 32/CP của Chính phủ, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng được đổi tên thành Trường Đại học Kỹ thuật và trở thành một thành viên của Đại học Đà Nẵng. Ngày 09/03/2004, Trường Đại học Kỹ thuật thành Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng. Mục tiêu phát triển Phấn đấu xây dựng trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng trở thành trường đại học đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực; một trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu của miền Trung và của cả nước; một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng? Đội ngũ cán bộ Tổng số cán bộ, công chức gồm gần 700 cán bộ, trong đó có: 63 Giáo sư và Phó giáo sư.  295 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ.  365 Thạc sĩ. 205 Giảng viên cao cấp và giảng viên chính.  Đây là đội ngũ cán bộ uy tín, dày dạn kinh nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý, trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Cơ sở vật chất Khuôn viên trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng hiện nay có diện tích 540.900m², gồm 1 khu nhà hiệu bộ, 8 khu giảng đường với hơn 200 phòng học lớn, 75 PTN, 8 xưởng thực tập và 20 phòng máy vi tính với hơn 1.000 máy tính luôn trong trạng thái hoạt động tốt. Một số phòng thí nghiệm tiêu biểu của nhà trường hiện nay là: Phòng thực hành Nhúng NOKIA Phòng thí nghiệm Tự động hóa Phòng thí nghiệm Plasma Phòng thí nghiệm Động cơ – Ô tô Phòng thí nghiệm Cơ khí Hàng không – Vũ trụ  Phòng thí nghiệm Cơ Điện tử Phòng thí nghiệm Điện tử – Viễn thông Phòng thí nghiệm Nhiệt – Lạnh Phòng thí nghiệm Điện – Điện tử Phòng thí nghiệm Khoa học Xây dựng Phòng thí nghiệm Hoá – Sinh  Thư viện điện tử hiện đại và lớn nhất miền Trung (với 10.000 chỗ ngồi đọc sách, 450 máy tính nối mạng, 105.000 bản sách với 22.000 đầu sách) đã được đầu tư và đưa vào sử dụng một cách hiệu quả, góp phần nâng cao vào chất lượng đào tạo cũng như việc nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên trong trường. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng Thời gian xét tuyển Đại học Bách Khoa Đà Nẵng dự kiến bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển vào từ ngày 10/5/2022 đến hết ngày 05/6/2022 Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 5/2023 đến cuối tháng 6/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023 thuộc các nhóm: Nhóm 1: thí sinh đạt giải Khuyến khích cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học; giải Khuyến khích (giải Tư) cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia. Giải thuộc các năm: 2021, 2022, 2023. Ngành xét tuyển: Thí sinh đạt giải tại cuộc thi học sinh giỏi quốc gia được xét tuyển vào một trong số các ngành của Trường, tuỳ thuộc môn thi đạt giải của thí sinh (xem Phụ lục 2). Thí sinh đạt giải tại cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được xét tuyển vào một trong số các ngành tuỳ thuộc lĩnh vực đạt giải của thí sinh (xem Phụ lục 3). Nhóm 2: thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích tại cuộc thi học sinh giỏi các môn Toán, Vật Lý, Hoá học, Sinh học, Tin học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Giải thuộc các năm: 2021, 2022, 2023. Ngành xét tuyển: Thí sinh được xét trúng tuyển vào một trong các ngành của Trường tuỳ thuộc môn thi đạt giải của thí sinh (xem Phụ lục 2). Nhóm 3: thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Giải thuộc các năm: 2021, 2022, 2023. Ngành xét tuyển: Thí sinh được xét tuyển vào một trong số các ngành tuỳ thuộc lĩnh vực đạt giải của thí sinh (xem Phụ lục 3). Nhóm 4: thí sinh học trường THPT chuyên; các môn chuyên Toán, Vật Lý, Hoá học, Sinh học, Tin học. Ngành xét tuyển: Thí sinh được xét tuyển vào một trong các ngành của Trường, tuỳ thuộc môn chuyên của thí sinh (xem Phụ lục 4). Nhóm 5: thí sinh đạt Học sinh giỏi liên tục năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12. Ngành xét tuyển: xét tuyển vào một trong các ngành của Trường. Nhóm 6: thí sinh có chứng chỉ tiếng quốc tế SAT từ 550 (điểm mỗi phần), ACT từ 24 (thang điểm 36). Ngành xét tuyển: xét tuyển vào một trong các ngành của Trường. Nhóm 7: thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5,5 trở lên (hoặc TOEFL iBT từ 64 điểm, TOEIC từ 650 điểm trở lên) được cấp trong thời hạn 2 năm tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển. Ngành xét tuyển: xét tuyển vào một trong các ngành của Trường. Lưu ý: Thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Kiến trúc phải dự thi môn năng khiếu Vẽ mỹ thuật do Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng tổ chức năm 2023, có điểm thi đạt từ 5,00 điểm trở lên. Phương thức tuyển sinh Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng công bố các phương thức tuyển sinh sau: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Tuyển sinh riêng theo Đề án của Trường Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ) Xét kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQG Tp. HCM tổ chức Xét kết quả thi đánh giá tư duy do Trường ĐHBK Hà Nội tổ chức Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Theo quy chế tuyển sinh hiện hành. Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng tuyển sinh các ngành nào? Cũng như mọi năm, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đón chào những thí sinh có nguyện vọng thi tuyển vào các ngành ở trường như: Công nghệ thông tin, Công nghệ chế tạo máy, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Chương trình tiên tiến Việt – Mỹ ngành Điện tử viễn thông,… Sau đây là chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác 1 7420201 Công nghệ sinh học 39 26 A00, B00, D07 2 7420201A Công nghệ sinh học, chuyên ngành Công nghệ sinh học Y Dược 29 16 A00, B00, D07 3 7480106 Kỹ thuật máy tính 38 22 A00, A01 4 7480201A Công nghệ thông tin (Ngoại ngữ Nhật) 53 37  A00, A01 5 7480201 Công nghệ thông tin (Đặc thù – Hợp tác doanh nghiệp) 136 74 A00, A01 6 7480201B Công nghệ thông tin (Đặc thù – Hợp tác doanh nghiệp) chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo 28 17 A00, A01 7 7510105 Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng 39 21 A00, A01 8 7510202 Công nghệ chế tạo máy 104 56 A00, A01 9 7510601 Quản lý công nghiệp 59 31 A00, A01 10 7510701 Công nghệ dầu khí và khai thác dầu 29 16 A00, D07 11 7520103A Kỹ thuật Cơ khí – chuyên ngành Cơ khí động lực 79 41 A00, A01 12 7520103B Kỹ thuật Cơ khí – chuyên nghành Cơ khí hàng không 34 16 A00, A01 13 7520114 Kỹ thuật cơ điện tử 99 61 A00, A01 14 7520115 Kỹ thuật nhiệt 64 26 A00, A01 15 7520118 Kỹ thuật hệ thống công nghiệp 39 21 A00, A01 16 7520122 Kỹ thuật tàu thủy 19 26 A00, A01 17 7520130 Kỹ thuật ô tô 54 6 A00, A01 18 7520201 Kỹ thuật điện 129 66 A00, A01 19 7520207 Kỹ thuật điện tử, viễn thông 114 66 A00, A01 20 7520216 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 89 61 A00, A01 21 7520301 Kỹ thuật hóa học 64 26  A00, D07 22 7520320 Kỹ thuật môi trường 19 26 A00, D07 23 7540101 Công nghệ thực phẩm 89 41 A01, D07 24 7580101 Kiến trúc 69 31 V00, V01 25 7580201 Kỹ thuật xây dựng (chuyên ngành Xây dựng dân dụng & công nghiệp) 50 40 A00, A01 26 7580201 Kỹ thuật xây dựng (chuyên ngành Tin học xây dựng) 119 61 A00, A01 27 7580201B Kỹ thuật xây dựng – CN Kỹ thuật và quản lý xây dựng đô thị thông minh 24 21 A00, A01 28 7580201C Kỹ thuật xây dựng – CN Mô hình thông tin và trí tuệ nhân tạo trong xây dựng 24 21 A00, A01 29 7580202 Kỹ thuật xây dựng công trình thủy 19 26 A00, A01 30 7580205 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 64 41 A00, A01 31 7580301 Kinh tế xây dựng 54 36 A00, A01 32 7850101 Quản lý tài nguyên & môi trường 30 30 A01, D07 33 7580210 Kỹ thuật cơ sở hạ tầng 39 21 A00, A01 34 7905206 Chương trình tiên tiến Việt – Mỹ ngành Điện tử viễn thông 19 26 A01, D07 (Tiếng Anh hệ số 2) 35 7905216 Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ ngành Hệ thống nhúng và IoT 19 26 A01, D07 (x2 điểm môn Anh) 36 PFIEV Chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp (PFIEV) 59 41 A00, A01 Học phí của trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng là bao nhiêu? Học phí Đại học Bách khoa Đà Nẵng 2022 – 2023 đã được công bố chính thức trong Đề án tuyển sinh của trường. Cụ thể, mức học phí như sau: Nhóm ngành 1 (Kỹ thuật Tàu thủy, Kỹ thuật Môi trường, Xây dựng Công trình Thủy, Xây dựng Công trình Giao thông, Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Kỹ thuật Cơ sở Hạ tầng): 21.750.000 VNĐ/năm học. Nhóm ngành 2 (Các ngành còn lại): 26.100.000 VNĐ/năm học. Chương trình tiên tiến: 34.000.000 VNĐ/năm học. PFIEV: 21.750.000 VNĐ/năm học. Dựa trên mức học phí các năm trước, năm 2023, mức thu của trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng dự kiến như sau: Chất lượng cao; Chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù: 36.000.000 VNĐ Chương trình tiên tiến: 34.000.000 VNĐ Chương trình kỹ sư CLC Việt – Pháp (PFIEV): 29.000.000 VNĐ Xem thêm: Học phí của trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng được công bố mới nhất Điểm chuẩn của trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng chính xác nhất Điểm chuẩn của trường DUT mới nhất như sau: STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn Ghi chú 1 7420201 Công nghệ sinh học A00, B00, D07 22.75 2 7420201A Công nghệ sinh học, chuyên ngành Công nghệ sinh học Y Dược A00, B00, D07 22.8 3 7480106 Kỹ thuật máy tính A00, A01 26 4 7480201A Công nghệ thông tin (Ngoại ngữ Nhật) A00, A01 26.1 5 7480201 Công nghệ thông tin (Đặc thù – Hợp tác doanh nghiệp) A00, A01 26.65 6 7480201B Công nghệ thông tin (Đặc thù – Hợp tác doanh nghiệp) chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo A00, A01 26.5 7 7510105 Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng A00, A01 15 8 7510202 Công nghệ chế tạo máy A00, A01 22.5 9 7510601 Quản lý công nghiệp A00, A01 21.5 10 7510701 Công nghệ dầu khí và khai thác dầu A00, D07 20.8 11 7520103A Kỹ thuật Cơ khí – chuyên ngành Cơ khí động lực A00, A01 21.5 12 7520103B Kỹ thuật Cơ khí – chuyên nghành Cơ khí hàng không A00, A01 22.15 13 7520114 Kỹ thuật cơ điện tử A00, A01 24.45 14 7520115 Kỹ thuật nhiệt A00, A01 16.45 15 7520118 Kỹ thuật hệ thống công nghiệp A00, A01 15 16 7520122 Kỹ thuật tàu thủy A00, A01 15 17 7520130 Kỹ thuật ô tô A00, A01 25.2 18 7520201 Kỹ thuật điện A00, A01 21.5 19 7520207 Kỹ thuật điện tử, viễn thông A00, A01 23.5 20 7520216 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa A00, A01 25.2 21 7520301 Kỹ thuật hóa học A00, D07 20.05 22 7520320 Kỹ thuật môi trường A00, D07 15 23 7540101 Công nghệ thực phẩm A01, D07 19.25 24 7580101 Kiến trúc V00, V01 19.15 25 7580201 Kỹ thuật xây dựng (chuyên ngành Xây dựng dân dụng & công nghiệp) A00, A01 18.1 26 7580201 Kỹ thuật xây dựng (chuyên ngành Tin học xây dựng) A00, A01 16 27 7580201B Kỹ thuật xây dựng – CN Kỹ thuật và quản lý xây dựng đô thị thông minh A00, A01 15 28 7580201C Kỹ thuật xây dựng – CN Mô hình thông tin và trí tuệ nhân tạo trong xây dựng A00, A01 15 29 7580202 Kỹ thuật xây dựng công trình thủy A00, A01 15 30 7580205 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông A00, A01 15 31 7580301 Kinh tế xây dựng A00, A01 19 32 7850101 Quản lý tài nguyên & môi trường A01, D07 15 33 7580210 Kỹ thuật cơ sở hạ tầng A00, A01 15 34 7905206 Chương trình tiên tiến Việt – Mỹ ngành Điện tử viễn thông A01, D07 (Tiếng Anh hệ số 2) 15.86 35 7905216 Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ ngành Hệ thống nhúng và IoT A01, D07 (x2 điểm môn Anh) 16.16 36 PFIEV Chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp (PFIEV) A00, A01 22.25 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 0.5 đến 1 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT) mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Có bề dày lịch sử hơn 40 năm, trường có chương trình đào tạo chất lượng cao và tiên tiến. Đào tạo đa ngành đa lĩnh vực. Là môi trường tuyệt vời để phát triển kỹ năng thông qua nhiều câu lạc bộ, đội nhóm. Trường đại học Bách Khoa còn hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tạo điều kiện cho sinh viên du học và thực tập. Tốt nghiệp trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng có dễ xin việc không Đại học Bách Khoa Đà Nẵng là trường chất lượng có tỷ lệ sinh viên tìm được việc sau khi ra trường cao, chiếm 94%. Sinh viên theo học tại trường sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội làm đúng chuyên ngành. Với những kinh nghiệm và kiến thức được bồi dưỡng khi học tại trường. Các bạn sau khi tốt nghiệp sẽ mang trong mình những kiến thức đủ để có thể làm việc không chỉ những công ty, tập đoàn trong nước mà còn cả nước ngoài. Review đánh giá Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng có tốt không? Bách Khoa Đà Nẵng là 1 trong 4 trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu do Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Châu Âu công nhận. Không những vậy, DUT còn là trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ hàng đầu khu vực, góp phần phục vụ yêu cầu phát triển của cả nước. Những năm trở lại đây, Bách khoa ĐN luôn được xếp vào các trường trọng điểm của quốc gia, tạo ra không ít cán bộ, kỹ sư tài giỏi, gương mẫu cho tổ quốc. Trong tương lai, ĐHBK ĐN hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng một môi trường đào tạo lý tưởng cho nhân tài Việt. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Khoa học sự sống, Kiến Trúc và Xây Dựng, Kỹ Thuật, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Môi Trường và Bảo vệ Môi Trường, Sản Xuất và Chế Biến Tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Miền Trung
686
2022-07-23
HCMUS
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Hồ Chí Minh
Review Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Hồ Chí Minh (HCMUS) có tốt không? Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia TP.HCM là một trong nhiều trường trọng điểm trên cả nước. Đây là ngôi trường gắn liền với sứ mệnh đào tạo đội ngũ nhân lực, chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học liên ngành, khoa học công nghệ mũi nhọn… Không những vậy, đây còn là ngôi trường thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học, tạo ra những sản phẩm tinh hoa, đáp ứng nhu cầu phát triển KHCN và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội ngày càng cao của đất nước. 8.3Xuất sắc Top 10 Số 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh 0286 2884 499 hoặc 0287 3089 899 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên9.2 Cơ sở vật chất8.7 Môi trường HT8.3 Hoạt động ngoại khoá8.4 Cơ hội việc làm8.6 Tiến bộ bản thân8.1 Thủ tục hành chính7.9 Quan tâm sinh viên8.0 Hài lòng về học phí8.1 Sẵn sàng giới thiệu8.0 Nhắc đến các trường Đại học đào tạo khối ngành công nghệ kỹ thuật, người ta không thể không nhắc đến cái tên “Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh”. Luôn có mặt trong danh sách top 10 trường đại học trên cả nước của UniRank và top 800 trên thế giới, Đại học Khoa học Tự nhiên là một điểm dừng chân lý tưởng cho những học sinh có mong muốn theo học ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học hay Hóa học. Điều gì đã làm cho Đại học Khoa học Tự nhiên có những thành tựu vang dội như vậy, và liệu đầu vào của trường có khó không? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc trên Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh: VNUHCM – University Of Science) Địa chỉ: Cơ sở 1: 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Cơ sở 2: Thủ Đức – Dĩ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Website: https://www.hcmus.edu.vn/  Facebook: https://www.facebook.com/us.vnuhcm  Mã tuyển sinh: QST Email tuyển sinh: [email protected]  Số điện thoại tuyển sinh: (84).286.2884.499 – (84).287.3089.899 Lịch sử phát triển Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là trường Cao đẳng Khoa học thành lập năm 1941. Năm 1947, trường bắt đầu tuyển sinh, đào tạo các chứng chỉ: chứng chỉ Toán Đại cương, chứng chỉ Vi phân và Tích phân, chứng chỉ Sinh lý đại cương,… Đến 1975, trường đổi tên thành Trường Đại học Khoa học. Năm 1997, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên nền tảng sát nhập 2 trường Đại học Khoa học và Đại học Văn khoa. Mãi đến đầu năm 1996, Đại học Khoa học Tự nhiên chính thức ra đời và phát triển vững mạnh đến ngày hôm nay. Mục tiêu phát triển Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến mục tiêu đào tạo một lực lượng lao động ở trình độ đại học, đội ngũ chuyên gia ở các cấp bậc thạc sĩ, tiến sĩ làm việc và nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Thực hiện những dự án nghiên cứu đỉnh cao để chung tay phát triển tri thức nhân loại, đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học công nghệ và kinh tế – xã hội. Đại học Khoa học Tự nhiên nhấn mạnh mục tiêu cao cả nhất của mình đó là góp sức trong công cuộc đào tạo lớp trẻ – những trụ cột tương lai của nước nhà – không chỉ có trình độ văn hóa cao, kỹ năng thực hành tốt mà còn có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh? Đội ngũ cán bộ Trường có không ít cán bộ, giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Hiện nay, ban giám hiệu nhà trường là: Hiệu trưởng: PGS.TS Trần Lê Quan Phó hiệu trưởng: PGS.TS Trần Minh Triết (gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2001) Phó hiệu trưởng: GS.TS. Nguyễn Thị Thanh Mai Theo thống kê, trường có 11 Giáo sư, 59 Phó giáo sư và 580 Thạc sĩ, Tiến sĩ đang làm việc và giảng dạy tại trường. Cơ sở vật chất Là một trong những trường có công tác xây dựng tốt nhất, những năm qua, trường HCMUS đã triển khai các mô hình phòng ốc hiện đại nhằm phục vụ cho việc học tập ở trường. Mới đây, trường đã cho xây dựng tòa nhà 11 tầng được trang bị các thiết bị tối tân, hiện đã được đưa vào sử dụng tại các phòng học và PTN hiện đại trong trường. Thư viện trường chứa hơn 58.000 đầu sách, song song cùng với thư viện điện tử đang được hoàn thiện nhằm đưa vào phục vụ cho nhu cầu của sinh viên, giảng viên, cán bộ nhà trường. Tại cơ sở Thủ Đức – Dĩ An, trường đã khánh thành nhà điều hành cao 10 tầng, với tổng vốn đầu tư là 70 tỷ đồng, hứa hẹn đem lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho sinh viên trong trường. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh Thời gian xét tuyển Trường Đại học Khoa học Tự nhiên chính thức nhận hồ sơ xét tuyển vào ngày 15/5/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 5/2023 đến cuối tháng 6/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh HCMUS xét tuyển những thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm khá trở lên trong 3 năm cấp 3 và có đủ sức khỏe để tham gia học tập và rèn luyện tại trường. Đối với thí sinh đăng ký vào các chương trình tiên tiến và chất lượng cao:  Là học sinh đạt loại giỏi trong 3 năm cấp 3. Có bằng IELTS >= 6.0 hoặc TOEFL iBT >= 65. Đối với chương trình liên kết Việt – Pháp: Là học sinh đạt loại khá trong 3 năm cấp 3. Đạt chứng chỉ DELF loại B2 hoặc TCF B2. Phương thức tuyển sinh HCMUS đưa ra 5 phương án tuyển sinh của trường: Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển dựa trên quy chế tuyển sinh đại học năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (chiếm 5% chỉ tiêu của ngành) Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển dựa trên quy định của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 15% chỉ tiêu của ngành) Phương thức 3: Xét tuyển thông qua điểm thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT Phương thức 4: Xét tuyển thông qua kết quả bài thi ĐGNL (đánh giá năng lực) của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2023 (chiếm 30 – 60% chỉ tiêu của ngành) Phương thức 5: Xét tuyển thí sinh người Việt Nam theo học tại các trường Quốc tế trong nước và thí sinh người nước ngoài học theo học THPT ngoài nước (chiếm 1% chỉ tiêu của ngành) Phương thức 6: Xét tuyển vào các chương trình tiên tiến, chất lượng cao và liên kết Việt – Pháp dựa trên các chứng chỉ quốc tế kết hợp kết quả học tập bậc THPT Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Sau đây là quy định của trường về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: Đối với xét tuyển thẳng: ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy hiện hành của Bộ giáo dục và Đào tạo. Điều kiện đăng ký xét tuyển hoàn toàn giống với quy định của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ GD&ĐT. Đối với xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2022: sẽ được công bố sau khi có kết quả THPT Quốc Gia. Đối với xét tuyển dựa trên kết quả bài thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: trường sẽ thông báo sau khi có kết quả bài thi ĐGNL. Đối với xét tuyển thí sinh học tại các trường Quốc tế trong nước: IELTS >= 5.5, TOEFL iBT >= 50  Đối với xét tuyển thí sinh người nước ngoài học theo học bậc THPT ở nước ngoài: năng lực tiếng Việt nằm ở bậc B2 trở lên; nếu thí sinh nước ngoài chọn chương trình tiếng Anh: IELTS >= 5.5, TOEFL iBT >= 50 hay có Quốc tịch là các nước nói tiếng Anh. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Để được tuyển thẳng vào trường, bạn cần phải thuộc một trong các đối tượng sau: Là Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp bậc THPT. Người đã trúng tuyển vào trường song phải đi Nghĩa vụ quân sự hay đi Thanh niên xung phong, đã hoàn thành nghĩa vụ và vẫn có mong muốn theo học tại trường. Nếu thời gian gián đoạn quá 3 năm, thí sinh sẽ được tạo điều kiện học tập tại các lớp dự bị đại học để chuẩn bị cho việc học đại học. Thí sinh tham gia các kỳ thi Olympia Quốc tế, các cuộc thi Khoa học, Công nghệ đã tốt nghiệp bậc THPT. Thí sinh có giải Nhất/Nhì, Ba tại các kỳ thi HSG cấp Quốc gia hoặc kỳ thi Khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia. Thí sinh có có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, đã tốt nghiệp THPT tại các trường ở huyện nghèo, đáp ứng được 2 yêu cầu: đạt danh hiệu HSG trong 3 năm cấp 3 và chấp nhận học bổ túc kiến thức 1 năm trước khi vào học. Thí sinh người nước ngoài: nhà trường sẽ xét tuyển dựa trên kết quả học tập cũng như năng lực Tiếng Việt thông qua chứng chỉ tiếng Việt. Bên cạnh đó, chính sách ưu tiên xét tuyển hướng đến các đối tượng thí sinh như sau: Thí sinh có giải Nhất/Nhì, Ba tại các kỳ thi HSG cấp Quốc gia hoặc kỳ thi Khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia và có điểm vượt trên ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường mà không muốn dùng quyền tuyển thẳng. Thí sinh có giải Khuyến khích trong kỳ thi HSG cấp Quốc gia hoặc kỳ thi Khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia đã tốt nghiệp THPT và có điểm vượt trên ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh học mấy năm? Thời gian đào tạo trung bình 4 năm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh học có dễ ra trường không? Phụ thuộc vào khả năng học tập của bạn tại trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh là trường công hay tư? Là trường đại học công lập Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh tuyển sinh các ngành nào? Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM tuyển sinh ở tất cả 29 ngành học, một số ngành học tiêu biểu như Công nghệ thông tin, Hóa học, sinh học… Dưới đây là danh sách các ngành của trường cùng chỉ tiêu tương ứng. STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển 1 7420101 Sinh học 220 B00, A02, B08 2 7420101_CLC Sinh học (CT Chất lượng cao) 40 B00, A02, B08 3 7420201 Công nghệ Sinh học 200 B00, A02, B08, D90 4 7420201_CLC Công nghệ Sinh học (CT Chất lượng cao) 120 B00, A02, B08 5 7440102 Vật lý học 200 A01, A00, A02, D90 6 7440112 Hóa học 240 A00; B00; D07; D90 7 7440112_VP Hóa học (Chương trình liên kết Việt – Pháp) 30 A00, B00, D07, D24 8 7440112_CLC Hóa học (Chương trình chất lượng cao) 40 A00; B00; D07; D90 10 7440122 Khoa học Vật liệu 150 A00, A01, B00, D07 11 7440201 Địa chất học 100 A00, A01, B00, D07 12 7440208 Hải dương học 50 A00, A01, B00, D07 13 7440301 Khoa học môi trường 140 A00, B00, D08, D07 14 7440301_CLC Khoa học môi trường (Chương trình chất lượng cao) 40 A00, B00, D08, D07 15 7460101 Toán học 210 A00, A01, B00, D01 16 7480201_NN Các ngành thuộc nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin: Khoa học máy tính Kỹ thuật phần mềm Công nghệ thông tin Hệ thống thông tin 400 A00, A01, B08, D07 17 7480201_CLC Công nghệ thông tin – Chương trình CLC 440 A00, A01, B08, D07 18 7480101_TT Khoa học máy tính  (Chương trình tiên tiến) 80 A00, A01, B08, D07 19 7480201_VP Công nghệ thông tin – Chương trình liên kết Việt – Pháp 40 A00, A01, D07, D29 20 7510401_CLC Công nghệ kỹ thuật Hóa học – Chương trình chất lượng cao 100 A00, B00, D07, D90 21 7510402 Công nghệ vật liệu 50 A00, A01, B00, D07 22 7510406 Công nghệ kỹ thuật Môi trường 120 A00, B00, B08, D07 23 7520207 Kỹ thuật điện tử – viễn thông 160 A00, A01, D07, D90 24 7520207_CLC Kỹ thuật điện tử – viễn thông (Chương trình chất lượng cao) 80 A00, A01, D07, D90 25 7520402 Kỹ thuật hạt nhân 50 A00, A01, A02, D90 26 7520501 Kỹ thuật địa chất 50 A00, A01, B00, D07 27 7520403 Vật lý y khoa 40 A00, A01, A02, D90 28 7480109 Khoa học dữ liệu 90 A00, A01, B08, D07 29 7480201_ZLD Công nghệ thông tin – Chương trình liên kết quốc tế (bằng do Đại học Kỹ thuật Auckland – AUT, New  Zealand cấp): Hướng trí tuệ nhân tạo Hướng kỹ thuật phần mềm Hướng Khoa học dịch vụ 100 A00, A01, B08, D07 Điểm chuẩn của trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh chính xác nhất  Dưới đây là điểm chuẩn trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh chính xác nhất: TT Mã xét tuyển Tên ngành Mã tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn QHT01 Toán học A00, A01, D07, D08 25,10 QHT02 Toán tin A00, A01, D07, D08 26,05 QHT98 Khoa học máy tính và thông tin A00, A01, D07, D08 26,35 QHT93 Khoa học dữ liệu A00, A01, D07, D08 26,45 QHT03 Vật lý học A00, A01, B00, C01 24,05 QHT04 Khoa học Vật liệu A00, A01, B00, C01 23,60 QHT05 Công nghệ kỹ thuật hạt nhân A00, A01, B00, C01 23,50 QHT94 Kỹ thuật điện tử và tin học A00, A01, B00, C01 26,10 QHT06 Hóa học A00, B00, D07 25,00 QHT41 Hóa học A00, B00, D07 21,40 QHT42 Công nghệ kỹ thuật Hóa học A00, B00, D07 21,60 QHT43 Hoá dược A00, B00, D07 24,20 QHT08 Sinh học A00, A02, B00, D08 22,85 QHT44 Công nghệ Sinh học A00, A02, B00, D08 20,25 QHT10 Địa lý tự nhiên A00, A01, B00, D10 20,45 QHT91 Khoa học thông tin địa không gian A00, A01, B00, D10 22,45 QHT12 Quản lý đất đai A00, A01, B00, D10 23,15 QHT95 Quản lý phát triển đô thị và bất động sản A00, A01, B00, D10 24,15 QHT13 Khoa học môi trường A00, A01, B00, D07 21,15 QHT46 Công nghệ kỹ thuật Môi trường A00, A01, B00, D07 20,00 QHT96 Khoa học và công nghệ thực phẩm A00, A01, B00, D07 24,70 QHT16 Khí tượng và khí hậu học A00, A01, B00, D07 20,00 QHT17 Hải dương học A00, A01, B00, D07 20,00 QHT92 Tài nguyên và môi trường nước A00, A01, B00, D07 20,00 QHT18 Địa chất học A00, A01, B00, D07 20,00 QHT20 Quản lý tài nguyên và môi trường A00, A01, B00, D07 23,00 QHT97 Công nghệ quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường A00, A01, B00, D07 20,00 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUS) chính xác nhất Học phí của trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh là bao nhiêu? Dưới đây là Học phí trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh: Chương trình Đại trà Ngành Dự kiến mức học phí năm 2023 Sinh học 27.000.000 VNĐ Công nghệ Sinh học Vật lý học Hóa học Khoa học Vật liệu Khoa học dữ liệu Nhóm Ngành Toán học, Toán tin, Toán ứng dụng Công nghệ Vật liệu Nhóm ngành máy tính và CNTT Kỹ thuật điện tử – viễn thông Vật lý Y khoa Địa chất học 21.500.000 VNĐ Hải dương học Khoa học môi trường Công nghệ kỹ thuật Môi trường Kỹ thuật hạt nhân Kỹ thuật địa chất Quản lý tài nguyên và môi trường Chương trình Chất lượng cao Ngành Dự kiến mức học phí năm 2023 Sinh học 40.000.000 VNĐ Công nghệ Sinh học Hóa học Khoa học môi trường Công nghệ thông tin 34.800.000 VNĐ Công nghệ kỹ thuật Hóa học 47.300.000 VNĐ Kỹ thuật điện tử – viễn thông 32.000.000 VNĐ Chương trình Tiên tiến Ngành Dự kiến mức học phí năm 2023 Khoa học máy tính 47.000.000 VNĐ Dựa trên mức học phí các năm về trước, năm 2023, dự kiến sinh viên sẽ phải đóng từ 23.000.000 – 52.000.000 VNĐ/năm học. Mức thu này tăng 10%, đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Xem thêm: Học phí Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh HCMUS mới nhất Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM xét tuyển học bạ cần những gì? Dựa theo đề án tuyển sinh, Trường đã công bố quy chuẩn xét tuyển học bạ như sau: Thời gian xét tuyển kết quả học tập THPT Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh chính thức thông báo thời gian xét tuyển học bạ từ ngày 25/5/2022 đến ngày 20/6/2022. Thời gian xét học bạ năm 2023 – 2024 của trường dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 4/2023 đến cuối tháng 6/2023 Điều kiện và Tiêu chí xét tuyển Điều kiện xét tuyển:  Thí sinh là người Việt Nam đã học và tốt nghiệp THPT theo chương trình 12 năm của Bộ GD&ĐT. Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành. Hạnh kiểm từ Khá trở lên trong 3 năm lớp 10, 11 và 12. Đạt kết quả xếp loại học sinh Giỏi cả 3 năm học lớp 10, 11 và 12. Có chứng chỉ IELTS ≥ 6.0 hoặc TOEFL iBT ≥ 65. Tiêu chí xét tuyển Dựa vào điểm thi IELTS hoặc điểm thi TOEFL iBT đối với chương trình Tiên tiến và Chất lượng cao. Kết hợp xét điểm trung bình cộng 3 năm học lớp 10, 11 và 12. Hồ sơ và phương thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển Hồ sơ thí sinh cần đăng ký xét tuyển bao gồm:  Phiếu đăng ký xét tuyển được hoàn thành và in từ hệ thống đăng ký. Bản sao có công chứng học bạ THPT (hoặc bản sao học bạ THPT có xác nhận của trường). Bản sao có công chứng chứng chỉ ngoại ngữ; Lệ phí xét tuyển: 25.000 đồng/1 nguyện vọng. Phương thức: Nộp trực tiếp: Thí sinh nộp hồ sơ và lệ phí trực tiếp tại Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên theo địa chỉ: số 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quân 5, Thành phố Hồ Chí Minh – Phòng Đào tạo. Nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh: Hồ sơ được nộp theo địa chỉ: Trường Đại học KHTN, Phòng Đào tạo, số 227 Nguyễn Văn Cừ, P4, Q.5, Thành phố Hồ Chí Minh. Lệ phí: Nộp bằng cách chuyển khoản ngân hàng theo hướng dẫn như sau: Số tài khoản: 638 020 101 7313, ngân hàng Agribank, chi nhánh Bình Thạnh. Tên tài khoản: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Nội dung: Số căn cước công dân/Số Chứng minh nhân dân – Họ và tên – LPXT PT6. Xem thêm: Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh HCMUS xét tuyển học bạ Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Góp phần không nhỏ vào sự thành công cũng như chất lượng đầu ra của sinh viên trường ĐHKHTN là đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất. Hai yếu tố này quyết định rất lớn đến chất lượng giảng dạy, truyền đạt tri thức và khả năng tiếp thu của người học. Đội ngũ giảng viên của trường là những chuyên gia đầu ngành có học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ… và nhiều kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu. Các thầy, cô là những người rất tâm lí, đảm nhiệm vai trò truyền lửa, khuyến khích tinh thần học tập của sinh viên đồng thời là người trực tiếp hướng dẫn sinh viên cách tiếp cận tri thức, tìm tòi khám phá kiến thức mới. Tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh có dễ xin việc không? Ngày 21/8/2018, trường ĐHKHTN đã kí kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Vingroup. Theo thỏa thuận, Vingroup và các trường Đại học sẽ hợp tác 4 nội dung: Tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học – công nghệ; Trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các giáo sư, nhà nghiên cứu, sinh viên; Giảng dạy và chia sẻ tri thức; Vingroup cũng đặt các trường Đại học đào tạo với cam kết sẽ tiếp nhận khoảng 100.000 sinh viên tốt nghiệp các ngành công nghệ thông tin trong vòng 10 năm tới. Với nội dung thỏa thuận này, sinh viên sẽ có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận với những phương pháp giảng dạy tiến bộ. Đồng thời, với cam kết nhận khoảng 100.000 sinh viên trong vòng 10 năm thì cơ hội làm việc trong tập đoàn lớn là điều không khó. Review đánh giá Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh có tốt không? Không thể phủ nhận chất lượng của trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong việc đào tạo nên những nhân tài cho đất nước. Cùng nhiều cái tên khác, với những thành công hiện có, trong tương lai sắp tới, Đại học Khoa học Tự nhiên – Hồ Chí Minh hứa hẹn sẽ đem đến duy trì và phát huy những giá trị bền vững, giúp cho trường ngày một vững mạnh, xứng đáng là một trong những cơ sở đào tạo khối ngành Khoa học – Kỹ thuật đi đầu cả nước. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên, Kỹ Thuật, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Toán và Thống Kê Tỉnh/thành phố Hồ Chí Minh, Miền Nam
687
2023-01-13
HCMIU
Trường Đại học Quốc tế – Hồ Chí Minh
Review Trường Đại học Quốc tế – Hồ Chí Minh (HCMIU) có tốt không? Trường Đại học Quốc tế – Hồ Chí Minh được biết đến là một trong những trường đại học đào tạo tốt nhất trong cả nước. Trường là một trong 7 trường thành viên trực thuộc ĐHQG – HCM. Tự hào rằng, đây là ngôi trường đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh trong giảng dạy và nghiên cứu. Đây là một môi trường tốt để ươm mầm cho những tài năng trẻ có khát vọng lớn vào trường. 7.7Tốt Top 40 Khu phố 6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP.HCM; 234 Pasteur, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (028) 37244270 Ưu điểm nổi bật Giáo viên nước ngoài Giáo viên Việt Nam Máy lạnh Máy chiếu Wifi Thư viện Mức độ hài lòng Giảng viên8.5 Cơ sở vật chất8.0 Môi trường HT7.8 Hoạt động ngoại khoá8.0 Cơ hội việc làm7.8 Tiến bộ bản thân7.5 Thủ tục hành chính7.4 Quan tâm sinh viên7.3 Hài lòng về học phí7.2 Sẵn sàng giới thiệu7.6 Chắc hẳn đối với các bạn học sinh và các bậc phụ huynh Trường Đại học Quốc tế – Hồ Chí Minh là cái tên không còn xa lạ gì. Được biết đây là một trong những trường đại học đào tạo tốt nhất trong cả nước. Trường là một trong 7 trường thành viên trực thuộc Đại họcQG – HCM. Tự hào rằng, đây là ngôi trường đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh trong giảng dạy và nghiên cứu. Đây là một môi trường tốt để ươm mầm cho những tài năng trẻ có khát vọng lớn vào trường. Để hiểu biết thêm về trường, bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết mà bạn có thể tham khảo. Thông tin chung Tên trường: Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Tên viết tắt – HCMIU: Ho Chi Minh International University). Địa chỉ: Khu phố 6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP.HCM; 234 Pasteur, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh  Website: http://www.hcmiu.edu.vn/ Facebook: fb.me/tuvantuyensinh.Đại họcqt.Đại họcqgtphcm Mã tuyển sinh: QSQ Email tuyển sinh: [email protected] Số điện thoại tuyển sinh: (028) 37244270 Lịch sử phát triển Dựa vào tình hình phát triển toàn cầu cũng như sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 5/12/2003, trường Đại học Quốc tế được thành lập. Cho đến nay, trường đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển khá dày dặn, đi lên từ vị trí nhỏ đến chạm mốc vị trí trường đại học đào tạo chất lượng cao. Trường tổ chức khóa tuyển sinh đầu tiên vào năm 2004 với 2 ngành học đó là Quản trị kinh doanh và Khoa học máy tính, kỹ thuật. Trường tiếp tục xây dựng và phát triển với một niềm tự hào là trường  đại học công lập đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên của Đại họcQG – HCM và là trường đại học duy nhất tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh trong giảng dạy và nghiên cứu. Mục tiêu phát triển Mục tiêu của trường Đại học Quốc tế HCM là trở thành một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực, có khả năng đào tạo và cung cấp nguồn chất lượng chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. Vì sao nên theo học tại trường Đại học Quốc tế – Thành Phố Hồ Chí Minh? Đội ngũ cán bộ Tính đến năm học 2019 – 2020, trường có 187 giảng viên, trong đó có 5 Giáo sư và 28 Phó giáo sư, 81 Tiến sĩ, 73 Thạc sĩ. Đại học Quốc tế HCM với đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, trình độ học vấn cao, sẵn sàng truyền đạt kiến thức, có tinh thần trách nhiệm trong việc giảng dạy sinh viên. Cơ sở vật chất Trường hiện nay có 2 cơ sở giáo dục, cơ sở chính được đặt tại Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, trường còn có cơ sở nội thành tại số 234 Pasteur, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh và tầng trệt của Thư viện trung tâm Đại họcQG. Tổng diện tích của trường là 11.52 ha, số chỗ ở ký túc xá của sinh viên gần 60.000 chỗ. Hiện nay, các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng ăn, phòng hoạt động sinh viên được nhà trường đầu tư trang thiết bị đầy đủ, tạo cho sinh viên cảm giác an tâm khi học tập tại trường. Tổng số phòng hiện có ở trường lên đến 214 phòng học. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Quốc tế – TP.HCM Thời gian tuyển sinh Trường Đại học Quốc tế công bố thời gian nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 25/5/2022 – 15/6/2022. Năm học 2023 – 2024, thời gian xét tuyển dự kiến của trường sẽ bắt đầu từ tháng 5/2023 đến cuối tháng 6/2023. Đối tượng và phạm vi tuyển sinh Tất cả các học sinh đã tốt nghiệp THPT trên cả nước được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại trường. Phương thức tuyển sinh Theo đề án tuyển sinh nhà trường công bố năm 2023, trường sẽ áp dụng tuyển sinh trên toàn quốc với 6 phương thức xét tuyển: Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Thí sinh sẽ được xét tuyển theo tổng điểm 3 môn thi trong tổ hợp đã đăng ký Đối với thí sinh đăng ký dự thi tổ hợp có môn Tiếng Anh, nếu có bằng IELTS hoặc TOEFL thì sẽ được quy đổi theo thang điểm phù hợp để lấy điểm ưu tiên. Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học QG – HCM Thí sinh được xét ưu tiên nếu đạt danh hiệu học sinh giỏi trong 3 năm THPT, hoặc là đội tuyển của trường/tỉnh thành tham dự kỳ thi chọn HSGQG. Điểm sẽ được tính bằng tổng điểm 3 môn tương ứng với tổ hợp đăng ký theo điểm học bạ. Nếu thí sinh đăng ký dự thi tổ hợp có môn Tiếng Anh có bằng IELTS hoặc TOEFL sẽ được quy đổi theo thang điểm quy định và ưu tiên xét tuyển. Phương thức 3: Xét tuyển thẳng Áp dụng phương thức xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT. Ưu tiên xét tuyển thẳng với thí sinh có kết quả học tập giỏi nhất trường THPT theo quy định của Đại học QG – HCM. Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp giữa kết quả học tập THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 Điểm trung bình 3 năm THPT của các môn trong tổ hợp xét tuyển >= 6.5 điểm Nếu thí sinh đăng ký dự thi tổ hợp có môn Tiếng Anh có bằng IELTS hoặc TOEFL sẽ được quy đổi theo thang điểm quy định và ưu tiên xét tuyển. Phương thức 5: Xét tuyển đối với thí sinh có chứng chỉ quốc tế (ATC, SAT…), thí sinh là người nước ngoài hoặc người Việt Nam đã tốt nghiệp chương trình nước ngoài. Thí sinh tốt nghiệp THPT loại khá trở lên và có bằng IELTS từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL từ 46 trở lên: Xét hồ sơ và tham gia phỏng vấn Thí sinh tốt nghiệp THPT dưới loại khá và có chứng chỉ SAT từ 500 điểm hoặc chứng chỉ ACT từ 20 điểm trở lên: xét hồ sơ Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại họcQG – HCM tổ chức năm 2023 Điểm tối đa của bài thi là 1200 điểm, thí sinh phải đạt trên 600 điểm. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 Thí sinh phải đạt 17 điểm trở lên (gồm điểm ưu tiên) đối với các ngành đào tạo của HCMIU Thí sinh phải đạt 16 điểm trở lên đối với các ngành có liên kết với nước ngoài Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại họcQG – HCM Đạt danh hiệu học sinh giỏi trong suốt 3 năm 10, 11, 12 hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kì thi cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia. Tổng điểm thí sinh phải đạt 20 điểm trở lên Phương thức 3: Xét tuyển thẳng Phương thức xét tuyển thẳng sẽ được áp dụng theo quy định của bộ GD&ĐT và quy định xét tuyển thí sinh có kết quả học tập giỏi nhất ở trường THPT theo quy chế của Đại học QG – HCM. Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp giữa kết quả học tập THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 Tổng điểm trung bình 3 năm THPT của các môn có trong tổ hợp xét tuyển phải >= 20 điểm (TB mỗi môn >= 6.5 điểm) Phương thức 5: Xét tuyển đối với thí sinh có chứng chỉ quốc tế (ATC, SAT…) hoặc tốt nghiệp THPT tại nước ngoài Thí sinh có chứng chỉ tú tài quốc tế IB từ 20 điểm trở lên Đạt loại khá ở các trường THPT tại nước ngoài hoặc có bằng IELTS từ 5.5 trở lên Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại họcQG – HCM tổ chức năm 2022 Thí sinh phải đạt 600 điểm trở lên Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022.  Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển Thí sinh sẽ được ưu tiên xét tuyển theo chính sách của Bộ GD&ĐT Thí sinh sẽ được tuyển thẳng theo quy chế của Đại họcQG – HCM ( xem chi tiết tại phương thức tuyển sinh 2) Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2022. Trường Đại học Quốc tế – Hồ Chí Minh tuyển sinh những ngành nào? Trường Đại học Quốc tế nổi tiếng với chương trình đào tạo chất lượng cao. Đầu tư từ cơ sở vật chất đến chất lượng giảng viên. Trường không quá cứng nhắc trong việc chọn ngành đào tạo, mặt khác trường còn mở rộng thêm nhiều ngành để tạo thêm nhiều cơ hội cho sinh viên có thể đăng ký. Cụ thể các ngành tuyển sinh năm nay như sau: STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu dự kiến Tổ hợp xét tuyển 1 7340101 Quản trị Kinh doanh 320 A00; A01; D01; D07 2 7340201 Tài chính – Ngân hàng 210 A00; A01; D01; D07 3 7340301 Kế toán 70 A00; A01; D01; D07 4 7220201 Ngôn ngữ Anh 90 A01; B08; D01; D07 5 7480101 Khoa học Máy tính 100 A00, A01 6 7480201 Công nghệ Thông tin 50 A00, A01 7 7480109 Khoa học Dữ liệu 50 A00, A01 8 7420201 Công nghệ Sinh học 200 A00, B00, B08, D07 9 7440112 Hóa học (Hóa sinh) 60 A00, B00, B08, D07 10 7520301 Kỹ thuật Hóa học 60 A00, A01, B00, D07 11 7540101 Công nghệ Thực phẩm 100 A00, A01, B00, D07 12 7510605 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 160 A00, A01, D01 13 7520118 Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp 105 A00, A01, D01 14 7520207 Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông 65 A00, A01, B00, D01 15 7520216 Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa 70 A00, A01, B00, D01 16 7520212 Kỹ thuật Y Sinh 115 A00, B00, B08, D07 17 7580201 Kỹ thuật Xây dựng 50 A00, A01, D07 18 7580302 Quản lý Xây dựng 50 A00, A01, D01 19 7460112 Toán ứng dụng (Kỹ thuật Tài chính và Quản trị rủi ro)  60 A00, A01 20 7520121 Kỹ thuật Không gian 30 A00, A01, A02, D90 21 7520320 Kỹ thuật Môi trường 30 A00, A02, B00, D07  Ngoài các ngành do Trường Đại học Quốc tế cấp bằng, trường còn liên kết với các trường đào tạo nước ngoài, các bạn có thể tham khảo tại Reivewedu. Điểm chuẩn trường Đại học Quốc tế – Hồ Chí Minh chính xác nhất Điểm chuẩn trường Đại học Quốc tế năm 2022 khá cao so với những năm nước, điểm chuẩn dao động từ 16 đến 27,5 điểm. Cụ thể điểm chuẩn ở theo các phương thức ở bảng sau: Tên Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm trúng tuyển Theo KQ thi THPT Theo kỳ thi ĐGNL Ngôn ngữ Anh A01; B08; D01; D07 25 835 Quản trị Kinh doanh A00; A01; D01; D07 23 820 Tài chính – Ngân hàng A00; A01; D01; D07 22 780 Kế toán A00; A01; D01; D07 22 750 Công nghệ Sinh học A00, B00, B08, D07 20 650 Hóa học (Hóa sinh) A00, B00, B08, D07 18 650 Công nghệ Thực phẩm A00, A01, B00, D07 20 650 Kỹ thuật Hóa học A00, A01, B00, D07 20 670 Khoa học dữ liệu A00, A01 26 780 Công nghệ Thông tin A00, A01 27.5 780 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng A00, A01, D01 25  870 Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp A00, A01, D01 20 630 Kỹ thuật điện tử viễn thông A00, A01, B00, D01 21 660 Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa A00, A01, B00, D01 21,5 680 Kỹ thuật Y Sinh A00, B00, B08, D07 22 680 Kỹ thuật Không gian A00, A01, A02, D90 21 630 Kỹ thuật Môi trường A00, A02, B00, D07  18 630 Kỹ thuật Xây dựng A00, A01, D07 20 630 Quản trị Kinh doanh ( CT đào tạo liên kết nước ngoài) A00, A01, D01, D07 16 600 Công nghệ Sinh học(CT liên kết Đại học nước ngoài) A00, B00, B08, D07 18 600 Công nghệ Thông tin(CT liên kết Đại học nước ngoài) A00, A01 18  600 Công nghệ Thông tin (CT liên kết Đại học West Of England) (4+0) A00, A01 18 600 Kỹ thuật điện tử viễn thông (CT liên kết Đại học nước ngoài) A00, A01, B00, D01 18 600 Ngôn ngữ Anh(CT liên kết Đại học West Of England) (2+2) A01, B08, D01, D07 18 600 Công nghệ Thực phẩm (CT liên kết Đại học nước ngoài) A00, A01, B00, D07 18 600 Công nghệ sinh học định hướng Khoa học y sinh (CT liên kết Đại học West Of England) (4+0) A00, B00, B08, D07 18 600 Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 2.5 điểm so với năm học trước đó. Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Quốc tế – TP.HCM chính xác nhất Học phí trường Đại học Quốc tế – Hồ Chí Minh là bao nhiêu? Trường có chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh và có sự liên kết học tập với nước ngoài. Hơn nữa, trường có sự đầu tư cơ sở vật chất chất lượng cao nên có ảnh hưởng đến mức học phí. Cụ thể: Chương trình do trường Đại học Quốc tế cấp bằng: Khoảng 50.000.000 VNĐ/năm (học phí này có thể thay đổi dựa trên số tín chỉ thực đăng ký mỗi học kỳ) Đối với chương trình liên kết nước ngoài, học phí 2 năm tại Việt Nam là 50.000.000 – 57.000.000 VNĐ/năm Dựa trên các mức tăng của những năm trước. Học phí năm 2023 sẽ tăng trong khoảng từ 5-10% theo quy định của Bộ GD-ĐT. Như vậy, học phí sẽ nằm từ 55tr đến 85tr cho một năm học. Trên đây chỉ là mức học phí dự đoán. Mọi thông tin chính xác sẽ được Reviewedu cập nhật trong thời gian sớm nhất Xem thêm: Học phí đại học Quốc tế mới nhất Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường Đến với trường Đại học Quốc tế – Thành Phố Hồ Chí Minh bạn sẽ được đào tạo và giảng dạy 100% bằng tiếng anh bởi các giáo viên có trình độ chuyên môn cao, thân thiện, nhiệt tình ngay cả khi sinh viên hỏi bài ngoài giờ. Khi tham gia học ở trường, các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa, gia nhập nhiều câu lạc bộ, đội nhóm để phát triển những kỹ năng còn thiếu của bản thân như kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tiếng anh và một số các kỹ năng cần thiết khác. Ngoài ra còn có rất nhiều cơ hội được giao lưu và gặp gỡ các sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới hoặc du học 1 đến 2 học kỳ thông qua chương trình Trao đổi sinh viên. Bên cạnh đó, trong xuyên suốt năm học, Trường Đại học Quốc Tế thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ, buổi nói chuyện với các quản lý cấp cao của các tập đoàn cho sinh viên của toàn trường và tổ chức các chuyến đi thực tế đến tham quan công ty, nhà máy, sàn giao dịch,… để sinh viên có thể va chạm với thực tế khi đi làm và thực tập.  Không chỉ dừng lại ở đo, hằng năm trường Đại học Quốc Tế đều tổ chức chương trình Ngày Hội Việc Làm – JOB FAIR vào tháng 5 mang đến hàng trăm cơ hội việc làm và thu hơn 20 doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực đến trực tiếp tuyển dụng sinh viên ngay tại ngày hội. Do đó, ngay từ năm nhất, sinh viên trường Đại học Quốc Tế đã được tiếp xúc và tìm hiểu yêu cầu của các nhà tuyển dụng để chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để sẵn sàng gia nhập thị trường lao động Tốt nghiệp trường Đại học Quốc tế – Thành Phố Hồ Chí Minh có dễ xin việc không? Được đào tạo và giảng dạy 100% bằng tiếng anh nên sau khi ra trường với lợi thế khả năng tiếng Anh tốt. Các bạn có thể làm tại các công ty đa quốc gia hoặc tìm kiếm cơ hội việc làm quốc tế. Theo báo cáo tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp vào các năm trở lại đây. Có tới 91,03% sinh viên đều có việc làm. Trong đó tỷ lệ làm việc cho các công ty nước ngoài là tương đối cao (hơn 30%). Một số ngành 100% sinh viên ra trường đều tìm được công việc như kỹ thuật sinh y, hóa học, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật điện tử – viễn thông, công nghệ thông tin,…. Review đánh giá trường Đại học Quốc tế – Hồ Chí Minh có tốt không? Trong những năm qua, trường Đại học Quốc tế đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận, trở thành ngôi trường có chất lượng đào tạo cao được nhiều thí sinh quan tâm săn đón. Trường đã đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao cũng như cơ sở vật chất phong phú để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Ngoài ra trường còn tổ chức các chương trình học bổng để hỗ trợ sinh viên, thúc đẩy sự hiếu học của các bạn. Trường đã và đang tạo ra nguồn nhân lực dồi dào cho đất nước, thúc đẩy sự phát triển toàn diện. Trong tương lai, trường phấn đấu trở thành ngôi trường có tầm ảnh hưởng không chỉ trong nước mà còn ngoài nước, giúp cho sinh viên có cơ hội việc làm cao hơn. Hệ đào tạo Đại học Khối ngành Công Nghệ Kỹ Thuật, Kinh doanh và quản lý, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin Tỉnh/thành phố Hồ Chí Minh, Miền Nam