question
stringlengths
12
637
terms
stringlengths
14
111
answer
stringlengths
31
1.57k
Tài sản chung của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn giải quyết như thế nào?
Theo Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Việc giải quyết tài sản chung sẽ ưu tiên sự thỏa thuận của các bên nếu các bên không thỏa thuận được thì tòa án sẽ căn cứ công sức đóng góp của mỗi bên đối với phần tài sản chung để phân chia hợp lý.
Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm điều gì?
Theo Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết như thế nào?
Theo Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên.
Cho tôi hỏi là con chung của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn giải quyết như thế nào?
Theo Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Con chung thì vợ chồng bạn có thể thỏa thuận với nhau để một người nuôi con là người trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc con và người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu không thể thỏa thuận được vấn đề này thì bạn có thể có thể yêu cầu tòa án giải quyết.
Cho tôi hỏi những ai có nghĩa vụ cấp dưỡng?
Theo Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Cha mẹ đối với con. Con đối với cha mẹ. Anh chị em với nhau. Ông bà nội ông bà ngoại và cháu. Cô dì chú cậu bác ruột và cháu ruột. Vợ và chồng sau ly hôn.
Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ thì sẽ như thế nào?
Theo Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định.
Pháp luật quy định gì về một người cấp dưỡng cho nhiều người như thế nào?
Theo Điều 108 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Trong trường hợp một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhiều người thì người cấp dưỡng và những người được cấp dưỡng thỏa thuận với nhau về phương thức và mức cấp dưỡng phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của những người được cấp dưỡng.
Nếu như không thể thỏa thuận nghĩa vụ cấp dưỡng giữa người cấp dưỡng và những người được cấp dưỡng thì ai sẽ là người giải quyết việc này?
Theo Điều 108 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ hiện nay được quy định như thế nào?
Theo Điều 111 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con hiện nay được quy định như thế nào?
Theo Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Đối tượng nào được nhận cấp dưỡng từ cha mẹ?
Theo Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Con chưa thành niên và con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì được nhận cấp dưỡng từ cha mẹ.
Cha mẹ có thể thay đổi nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác được không?
Theo Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con bất kể là con chung hay con riêng là không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Anh chị ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em trong trường hợp nào?
Theo Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Em ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh chị trong trường hợp nào?
Theo Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nếu em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Khi nào thì ông, bà phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu?
Theo Điều Khoản 1 113 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng.
Khi nào thì cháu phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà?
Theo Khoản 2 Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng.
Khi nào thì cô, dì, chú, cậu, bác ruột phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu ruột?
Theo Khoản 1 Điều 114 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.
Khi nào thì cháu ruột phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột?
Theo Khoản 2 Điều 114 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.
Chồng có phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ sau ly hôn không?
Theo Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu?
Theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn do hai bên tự thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định.
Mức cấp dưỡng cho em ruột của anh chị có nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định như thế nào?
Theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Mức cấp dưỡng có thể được thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng là anh, chị và người được nuôi dưỡng là em ruột dựa vào thu nhập, khả năng thực tế của anh, chị.
Khi có lý do chính đáng thì có thể thay đổi mức cấp dưỡng không? Nếu không thỏa thuận được thì ai sẽ là người giải quyết?
Theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Mức cấp dưỡng này cũng có thể thay đổi do thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Cấp dưỡng nuôi con theo phương thức nào?
Theo Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Phương thức cấp dưỡng do hai bên tự thỏa thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nữa năm, hàng năm hoặc một lần.
Khi nào thì chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn?
Theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn.
Khi nào thì chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn?
Theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn.
Cho tôi hỏi là khi người được cấp dưỡng được người khác nhận làm con nuôi thì có thể chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng phải không?
Theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi thì sẽ chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người cấp dưỡng
Cho tôi hỏi là người được cấp dưỡng mất thì tôi có phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không?
Theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt.
Cho tôi hỏi là sau ly hôn thì tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ nhưng hiện tại thì vợ sắp kết hôn với người khác thì khi đó tôi có phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ cũ nữa không?
Theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Việc cấp dưỡng sẽ chấm dứt khi bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn vì vậy bạn không phải cấp dưỡng cho vợ cũ khi cô ấy đã kết hôn.
Nếu trốn tránh trách nhiệm cấp dưỡng cho con thì ai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết?
Theo Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nếu trốn tránh trách nhiệm cấp dưỡng cho con thì người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khuyến khích việc trợ giúp của tổ chức, cá nhân được quy định như thế nào ở luật hôn nhân gia đình?
Theo Điều 120 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nhà nước và xã hội khuyến khích tổ chức, cá nhân trợ giúp bằng tiền hoặc tài sản khác cho gia đình, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, túng thiếu.
Các điều khoản trong luật hôn nhân gia đình do ai quy định?
Theo Điều 133 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Ai có nghĩa vụ hưỡng dẫn thi hành các điều khoản được giao trong luật hôn nhân gia đình?
Theo Điều 133 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Quy định về điều khoản chuyển tiếp luật hôn nhân gia đình?
Theo Điều 131 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết. Đối với vụ việc về hôn nhân và gia đình do Tòa án thụ lý trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa giải quyết thì áp dụng thủ tục theo quy định của Luật này. Không áp dụng Luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình trước ngày Luật này có hiệu lực.
Hiệu lực thi hành luật hôn nhân gia đình 2014 là khi nào?
Theo Điều 132 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 120 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yêu tố nước ngoài tại Việt Nam sẽ được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Người nước ngoài trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân việt nam sẽ được hưởng quyền lợi gì?
Theo Điều 121 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Người nước ngoài trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam sẽ được hưởng các quyền và có các nghĩa vụ tương tự như công dân Việt Nam.
Áp dụng quy định pháp luật nào đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài?
Theo Điều 122 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Quy định về hôn nhân và gia đình của nước ta sẽ được áp dụng để giải quyết các vấn đề trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được quy định thế nào?
Theo Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài?
Theo Điều 124 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Công nhận, ghi chú bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về hôn nhân và gia đình?
Theo Điều 124 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Trong việc kết hôn giữa người việt nam với người nước ngoài và việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước việt nam thì người nước ngoài có phải tuân thủ quy định về luật việt nam không?
Theo Điều 126 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn.
Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết ở đâu?
Theo Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định .
Việc giải quyết tài sản là bất động sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết như thế nào?
Theo Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết xác định cha mẹ con mà không có tranh chấp giữa công dân việt nam với người nước ngoài?
Theo Điều 128 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con mà không có tranh chấp giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết xác định cha mẹ con mà có tranh chấp giữa công dân việt nam với người nước ngoài?
Theo Điều 128 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp quy định và các trường hợp khác có tranh chấp.
Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào?
Theo Điều 129 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.
Ai có thẩm quyền giải quyết nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài?
Theo Điều 129 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Chiếu theo quy định thì tranh chấp về cấp dưỡng mà có đương sư tài sản ở nước ngoài hay cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xẫ hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài cho Tòa án cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài.
Trong trường hợp có yêu cầu giải quyết việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài được xử lý thế nào
Theo Điều 130 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Trong trường hợp có yêu cầu giải quyết việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng các quy định có liên quan của Việt Nam để giải quyết.
Trong trường hợp có yêu cầu giải quyết việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài được xử lý thế nào
Theo Điều 130 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Trong trường hợp có yêu cầu giải quyết việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận; quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng các quy định có liên quan của Việt Nam để giải quyết.
Bình đẳng về quyền nghĩa vụ giữa vợ và chồng được quy định như thế nào?
Theo Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Vợ chồng bình đẳng với nhau có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định.
Tình nghĩa vợ chồng được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu chung thủy tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau và cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng được quy định như thế nào?
Theo Điều 20 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Cho tôi hỏi có bắt buộc vợ phải đăng ký thường trú theo nơi cư trú của chồng không?
Theo Điều 20 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nơi cư trú của vợ chồng là nơi vợ chồng thường xuyên chung sống nhưng cũng có thể là khác nhau theo thỏa thuận của hai bên. Nên việc đăng ký thường trú theo nơi cư trú của chồng là không hề bắt buộc.
Là vợ chồng với nhau thì phải có nghĩa vụ gì đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của đối phương?
Theo Điều 21 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Nghĩa vụ của vợ chồng trong tín ngưỡng tôn giáo là gì?
Theo Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
Vợ chồng có được phép mỗi người có 1 tín ngưỡng, tôn giáo riêng hay không?
Theo Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Vợ, chồng có một tín ngưỡng, tôn giáo riêng là được phép vì thao quy định thì vợ chồng phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
Chồng không cho vợ đi làm yêu cầu vợ ở nhà nội trợ thì có vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Chồng bạn không có quyền bắt bạn không đi làm. Việc chồng bắt vợ không đi làm ở nhà làm nội trợ là hành vi vi phạm pháp luật.
Chồng cấm vợ đi học chỉ cho nội trợ ở nhà có vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 23 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Hành vi chồng không cho học tập nâng cao hiểu biết là hành vi vi phạm pháp luật.
Sau khi lấy nhau thì người chồng cấm vợ không được đi làm mà chỉ cho nội trợ ở nhà có vi phạm pháp luật không?
Theo Điều 23 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Hành vi người chồng cấm vợ không được đi làm mà chỉ cho nội trợ ở nhà là hành vi vi phạm pháp luật.
Vợ, chồng có quyền gì về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội?
Theo Điều 23 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Vợ, chồng có quyền tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Vợ, chồng có nghĩa vụ gì về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội?
Theo Điều 23 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Vợ, chồng có nghĩ vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch không?
Theo Điều 24 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch theo quy định và phải có sự đồng ý của 2 vợ chồng.
Vợ, chồng có thể đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự không?
Theo khoản 3 Điều 24 luật hôn nhân gia đình
Vợ, chồng có thể đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó.
Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập giao dịch theo quy định không?
Theo khoản 2 Điều 24 luật hôn nhân gia đình
Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau thực hiện giao dịch theo quy định không?
Theo khoản 2 Điều 24 luật hôn nhân gia đình
Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau thực hiện giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau chấm dứt giao dịch theo quy định không?
Theo khoản 2 Điều 24 luật hôn nhân gia đình
Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định nào?
Theo khoản 1 Điều 24 luật hôn nhân gia đình
Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Vợ chồng có thể đại diện cho nhau tham gia hoạt động kinh doanh không?
Theo Điều 25 luật hôn nhân gia đình 2014.
Trong trường hợp vợ chồng kinh doanh chung thì vợ chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh vợ chồng có thỏa thuận khác.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên của cả vợ và chồng thì cá nhân có thể tự mình thực hiện giao dịch dân sự mà không cần bên còn lại không?
Theo Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp vợ chồng kinh doanh chung thì vợ chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh vợ chồng có thỏa thuận khác.
Trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ chồng. Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ chung đối với tài sản của vợ chồng.
khi chồng vay tiền ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ có phải cùng trả nợ không?
Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trường hợp chồng vay tiền nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ phải liên đới chịu trách nhiệm.
khi chồng vay tiền ngân hàng mà vợ không biết thì vợ có phải cùng trả nợ không?
Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Chồng sử dụng tiền vay vào những mục đích cá nhân không vì nhu cầu của gia đình thì đây là nợ riêng của chồng nên vợ không có nghĩa vụ phải trả khoản nợ này.
Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản nào?
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Ai là người quy định về chế độ tài sản của vợ chồng?
Theo khoản 3 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng.
Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định thế nào?
Theo khoản 1Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền nghĩa vụ trong việc tạo lập chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản chung không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Vợ chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.
Có bắt buộc dùng tài sản riêng để mua vật dụng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình khi bên còn lại không đồng ý không?
Theo khoản 2 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng nên không bắt buộc dùng tài sản riêng để mua vật dụng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình khi bên còn lại không đồng ý.
Khi thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải làm gì?
Theo khoản 3 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.
Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
Cho tôi hỏi là nếu chỉ có vợ đồng ý xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng thì có được không?
Theo Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng.
Cho hỏi trong trường hợp nhà ở là tài sản riêng của chồng thì chồng có quyền bán mà không cần có ý kiến của vợ không?
Theo Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.
Giao dịch dân sự với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng quy định ra sao?
Theo Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Cho tôi hỏi quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn có được xem là tài sản chung không?
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là gì?
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là gì?
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Việc đăng ký tài sản chung của vợ chồng được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có bắt buộc phải thể hiện cả tên của hai vợ chồng lên trên giấy chứng nhận không?
Theo Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên của cả vợ và chồng thì cá nhân có thể tự mình thực hiện giao dịch dân sự mà không cần bên còn lại không?
Theo Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nếu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên của hai vợ chồng mà vợ hoặc chồng tự mình thực hiện giao dịch đối với quyền sử dụng đất với bên thứ ba mà không được sự đồng ý của người còn lại thì giao dịch đó vô hiệu.
Việc định đoạt tất cả tài sản chung của vợ chồng phải do cả vợ lẫn chồng cùng nhau đồng ý không có phải không?
Theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản như thế nào?
Theo Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 .
Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
Quy định của pháp luật về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là gì?
Theo Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 .
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết và thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản.
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là khi nào?
Theo Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là khi nào?
Theo Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ra sao?
Theo Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. Phần tài sản được chia hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản đó còn hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền như thế nào đối vơi tài sản chung?
Theo Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung.
Tôi có thắc mắc về trường hợp khi nào chia tài sản chung của vợ chồng bị vô hiệu?
Theo Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nếu vợ chồng bạn thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ thì thỏa thuận sẽ bị vô hiệu.
Cô của tôi làm ăn thua lỗ, sau đó về thỏa thuận chia tài sản chung với chồng. Việc làm đó có được công nhận không?
Theo Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ
Như thế nào được coi là tài sản riêng của vợ chồng?
Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng.
Tiền lương có phải là tài sản chung của vợ, chồng không?
Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình.
Tiền lương là thu nhập từ lao động nên nó là tài sản chung của vợ chồng.
Vợ chồng có quyền gì đối với tài sản riêng của mình?
Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Tài sản riêng của vợ thì chồng có quyền quản lý không?
Theo Khoản 2 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.