image
imagewidth (px)
46
350
title
stringlengths
1
85
text
stringlengths
4
18.6k
Trang Chính
<templatestyles src="Wiki2021/styles.css" />__NOTOC____NOEDITSECTION__ <div class="main-body"> <div class="main-body__left"> Wiki2021/Khung | id = feature-article | explore card = tfa | icon modifier = -icon-star | icon box color modifier = -icon-box-color-gold | header box color modifier = -header-box-color-gold | title = Wikipedia:Bài viết chọn lọc|Bài viết chọn lọc | links = * Wikipedia:Bài viết chọn lọc/#time: o|Lưu trữ * Wikipedia:Bài viết chọn lọc|Thêm bài viết chọn lọc * Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc|Ứng cử viên Wiki2021/Khung | id = good-article | icon modifier = -icon-star | icon box color modifier = -icon-box-color-green | header box color modifier = -header-box-color-green | title = Wikipedia:Bài viết tốt|Bài viết tốt | links = * Wikipedia:Bài viết tốt/#time: o|Lưu trữ * Wikipedia:Bài viết tốt|Thêm bài viết tốt * Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt|Ứng cử viên Wiki2021/Khung | id = feature-list | explore card = tfl | icon modifier = -icon-star | icon box color modifier = -icon-box-color-purple | header box color modifier = -header-box-color-purple | title = Wikipedia:Danh sách chọn lọc|Danh sách chọn lọc | links = * Wikipedia:Danh sách chọn lọc/#time: o|Lưu trữ * Wikipedia:Danh sách chọn lọc|Thêm danh sách chọn lọc * Wikipedia:Ứng cử viên danh sách chọn lọc|Ứng cử viên </div> <div class="main-body__bottom"> Wiki2021/Khung | id = feature-picture | explore card = tfp | icon modifier = -icon-star | icon box color modifier = -icon-box-color-medium-violet-red | header box color modifier = -header-box-color-medium-violet-red | title = Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc|Hình ảnh chọn lọc | links = * Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/#time:Y/m|Lưu trữ * Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc|Thêm hình ảnh chọn lọc * Wikipedia:Hình ảnh chọn lọc/Cập nhật|Cập nhật </div> <div class="main-body__right"> Wiki2021/Khung | id = did-you-know | explore card = dyk | icon modifier = -icon-help | icon box color modifier = -icon-box-color-blue | header box color modifier = -header-box-color-blue | title = Wikipedia:Bạn có biết|Bạn có biết | links = * Wikipedia:Bạn có biết/#time: o|Lưu trữ * Wikipedia:Bài viết đầu tiên của bạn|Bắt đầu viết bài mới Wiki2021/Khung | id = on-this-day | explore card = otd | icon modifier = -icon-calendar | icon box color modifier = -icon-box-color-orange | header box color modifier = -header-box-color-orange | title = Wikipedia:Ngày này năm xưa|Ngày này năm xưa | links = * Wikipedia:Ngày này năm xưa|Lưu trữ * Wikipedia:Ngày này năm xưa/#time:m/d|Cập nhật * Danh sách ngày kỷ niệm lịch sử|Danh sách ngày kỷ niệm lịch sử Wiki2021/Khung | id = fields | explore card = portals | icon modifier = -icon-book | icon box color modifier = -icon-box-color-light-slate-gray | header box color modifier = -header-box-color-light-slate-gray | title = Wikipedia:Chủ đề|Các lĩnh vực | links = * Wikipedia:Danh sách cổng thông tin|Danh sách cổng thông tin * Wikipedia:Dự án|Dự án Wikipedia <!--Wiki2021/Khung | id = suggestions | plain box = yes | title = Gợi ý --> </div> <div class="main-body__bottom"> Wiki2021/Khung | id = content-improvement | icon modifier = -icon-edit | title = :Thể loại:Quản lý Wikipedia|Cải thiện nội dung | links = * Wikipedia:Quản lý Wikipedia|Quản lý Wikipedia * Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên|Liên hệ bảo quản viên </div> </div> <div class="main-bottom"> </div> <noinclude>Interwiki Trang Chínhnoexternallanglinks</noinclude>
Internet Society
Internet Society hay ISOC là một tổ chức quốc tế hoạt động Tổ chức phi lợi nhuận|phi lợi nhuận, Tổ chức phi chính phủ|phi chính phủ và bao gồm các thành viên có trình độ chuyên ngành. Tổ chức này chú trọng đến: tiêu chuẩn, giáo dục và các vấn đề về chính sách. Với trên 145 tổ chức thành viên và 65.000 thành viên cá nhân, ISOC bao gồm những con người cụ thể trong cộng đồng Internet. Mọi chi tiết có thể tìm thấy tại website của ISOC. Internet Society nằm ở gần thủ đô Washington, DC, Hoa Kỳ và Genève|Geneva, Thụy Sĩ. Số hội viên của nó bao gồm hơn 145 tổ chức thành viên và hơn 65.000 cá nhân. Thành viên còn có thể tự lập một chi nhánh của tổ chức tùy theo vị trí hoặc sở thích. Hiện nay tổ chức có tới 90 chi nhánh trên toàn thế giới.<ref name="isoc.org">[http://www.internetsociety.org/who-we-are Who We Are]: Partnerships and Expertise</ref>
Tiếng Việt
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam hay Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu người Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số được công nhận tại Cộng hòa Séc. Dựa trên từ vựng cơ bản, tiếng Việt được phân loại là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á. Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều người nói nhất trong ngữ hệ này (nhiều hơn tổng số người nói của tất cả các ngôn ngữ còn lại trong ngữ hệ). Vì Việt Nam thuộc Vùng văn hoá Đông Á, tiếng Việt cũng chịu nhiều ảnh hưởng về từ tiếng Hán, do vậy là ngôn ngữ có ít điểm tương đồng nhất với các ngôn ngữ khác trong ngữ hệ Nam Á.
Ohio
Ohio (viết tắt là OH, viết tắt cũ là O.) là một tiểu bang khu vực Trung Tây (cũ) nằm ở miền đông bắc Hoa Kỳ. Tên "Ohio" theo tiếng Iroquois có nghĩa là "sông đẹp" và đó cũng là tên của một dòng sông dùng làm ranh giới phía nam của tiểu bang này với tiểu bang Kentucky. Hải quân Hoa Kỳ có đặt tên một vài con tàu được đặt tên là USS Ohio (Chiến Hạm Hoa Kỳ Ohio) để tỏ lòng trân trọng tiểu bang này. Đây là nơi sinh của các Tổng thống: Ulysses S. Grant (tại Point Pleasant), Rutherford B. Hayes (tại Delaware), James A. Garfield (tại Orange, Cuyahoga County), Benjamin Harrison (tại North Bend), William McKinley (tại Niles), William Howard Taft (tại Cincinnati), Warren G. Harding (tại Blooming Grove). Ngoài ra đây còn là nơi sinh của nhà phát minh nổi tiếng Thomas Edison (tại Milan).
California
California (còn được người Việt gọi vắn tắt là Cali hay phiên âm Hán-Việt là Gia Lợi Phúc Ni Á), là một tiểu bang ven biển phía tây của Hoa Kỳ. Với dân số là 38,9 triệu người và diện tích 423.970 km², California là tiểu bang đông dân nhất Hoa Kỳ và lớn thứ ba theo diện tích. California tiếp giáp bang Oregon ở phía bắc, Nevada và Arizona ở phía đông, Baja California của Mexico ở phía nam và Thái Bình Dương ở phía tây. Thủ phủ của tiểu bang là thành phố Sacramento. Trước thời kỳ thực dân châu Âu, California là một trong những khu vực đa dạng văn hóa và ngôn ngữ nhất, và cộng động người bản địa tại California từng chiếm tỉ lệ lớn trong số cộng đồng Người Mỹ bản địa tại Hoa Kỳ. Những cuộc khai phá của người châu Âu trong thế kỷ 16 và 17 dẫn tới thời kỳ thực dân của Đế quốc Tây Ban Nha. Năm 1804 đánh dấu sự ra đời của Alta California, một phần của đế quốc Tân Tây Ban Nha. Khu vực này sau đó thuộc về Mexico sau Chiến tranh giành độc lập (1821), sau đó bị sáp nhập vào Hoa Kỳ sau Chiến tranh Hoa Kỳ – México (1848). Cơn sốt vàng California đã thay đổi hoàn toàn cơ cấu xã hội của khu vực này, dẫn tới nhiều người Mỹ bản địa bị sát hại trong sự kiện Thảm sát California. Toàn bộ khu vực Alta California được tổ chức lại và trở thành bang thứ 31 của Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 9 năm 1950 trên cơ sở Thỏa hiệp 1950. Vùng Đại Los Angeles (18,7 triệu người) và Khu vực Vịnh San Francisco (9,6 triệu người) là những vùng đô thị đông dân thứ 2 và thứ 5 của toàn Hoa Kỳ. Los Angeles là thành phố đông dân nhất của tiểu bang và là thành phố đông dân thứ 2 của Hoa Kỳ, trong khi đó San Francisco là thành phố có mật độ dân số cao nhất của Hoa Kỳ. Quận Los Angeles là quận đông dân nhất, và Quận San Bernardino là quận có diện tích lớn nhất Hoa Kỳ. California là tiểu bang đóng góp kinh tế nhiều nhất cho Hoa Kỳ với tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2022 đạt 3.600 tỷ $. Đây cũng là nền kinh tế cấp đơn vị lớn nhất thế giới, xếp sau Ấn Độ và vượt qua Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Vùng Đại Los Angeles (1.000 tỷ $) và Khu vực Vịnh San Francisco (600 triệu $) cũng là các khu vực đóng góp kinh tế thứ 2 và thứ 4 của Hoa Kỳ (2020). Khu vực Vịnh San Francisco cũng là nơi có tổng sản phẩm nội địa trên đầu người cao nhất Hoa Kỳ (106.757 $/năm), là nơi đặt trụ sở của 5 trong số 10 công ty vốn hóa lớn nhất thế giới, và là nơi ở của 4 trong số 10 người giàu nhất thế giới. Chỉ có 84% dân số trên 25 tuổi tại California đạt trình độ trung học – tỉ lệ thấp nhất trên tổng số 50 tiểu bang toàn Hoa Kỳ. Nhiều nhân vật nổi tiếng trong văn hóa đại chúng, bao gồm văn hóa, thể thao, nghệ thuật, thời trang,... có xuất thân từ California. Nơi đây cũng nổi tiếng với các nhân vật trong các lĩnh vực truyền thông, công nghệ thông tin, giáo dục, môi trường, kinh tế, chính trị, kỹ thuật, tôn giáo. California sở hữu Hollywood, nền công nghiệp điện ảnh đầu tiên và lớn nhất thế giới và cũng được coi là cái nôi của Điện ảnh Hoa Kỳ. California còn là nơi ra đời của phong trào Hippie phản văn hóa, các tiểu văn hóa xe hơi và đi biển, máy tính cá nhân, internet, đồ ăn nhanh, trượt ván, bánh may mắn, cùng nhiều phát minh khác. Nông nghiệp tại California cũng phát triển nhất Hoa Kỳ với các sản phẩm chính từ sữa, hạt điều và nho. Hai cảng biển Long Beach và Los Angeles là hai cảng biển có lượng lưu thông vận tải lớn nhất Hoa Kỳ, có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn quốc khi nhập khẩu hơn 40% lượng hàng hóa vào Hoa Kỳ. Cảnh quan thiên nhiên tại California vô cùng đa dạng, từ bờ biển Thái Bình Dương ở phía đông cho tới các dãy núi Sierra Nevada ở phía Tây, từ rừng linh sam Douglas ở phía Bắc cho tới các hoang mạc rộng lớn Mojave ở phía Đông Nam. Hơn 2⁄3 cảnh báo động đất tại Hoa Kỳ được ghi nhận tại California. Thung lũng Trung phần California màu mỡ là trung tâm nông nghiệp của tiểu bang. Khí hậu California pha trộn khí hậu Địa Trung Hải với gió mùa. Hạn hán và cháy rừng chính là 2 vấn đề lớn nhất tại đây. Hệ sinh thái tại đây đa dạng với rừng mưa ôn đới và hoang mạc, bên cạnh khí hậu núi cao tại các vùng núi.
Thụy Điển
Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Sverige, [ˈsvæ̌rjɛ] ( nghe), tiếng Anh: Sweden), tên chính thức là Vương quốc Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Konungariket Sverige, tiếng Anh: Kingdom of Sweden), là một quốc gia ở Bắc Âu, giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nối với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat. Với diện tích 449 964 km², Thụy Điển là nước lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, với dân số 10.2 triệu người, trong đó có khoảng 2,4 triệu người được sinh ra ở nước ngoài . Thụy Điển có mật độ dân số thấp với 21 người/km² nhưng lại tập trung cao ở nửa phía Nam của đất nước. Khoảng 85% dân số sống ở thành thị và theo dự đoán con số này sẽ tăng dần vì quá trình đô thị hóa đang diễn ra. Thủ đô của Thụy Điển là Stockholm, đây cũng là thành phố lớn nhất nước. Thành phố lớn thứ hai là Göteborg với dân số khoảng 500.000 người và 900.000 người trên tổng vùng. Thành phố lớn thứ ba là Malmö với dân số khoảng 260.000 người và 650.000 người ở tổng vùng. Ngày nay, Thuỵ Điển là một nước quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị. Quyền lực lập pháp của đất nước thuộc về Quốc hội (Riksdag) đơn viện gồm 349 đại biểu. Quyền hành pháp được thực hiện bởi chính phủ do thủ tướng chủ trì. Thụy Điển là một nhà nước đơn nhất, được chia thành 21 hạt và 290 đô thị. Một nhà nước độc lập của Thụy Điển đã xuất hiện trong đầu thế kỷ 12. Sau khi đại dịch Cái Chết Đen bùng nổ vào giữa thế kỷ 14 giết chết khoảng một phần ba dân số Scandinavia , Liên minh Hanse xuất hiện và trở thành mối đe doạ đối với văn hoá, tài chính và ngôn ngữ của người Scandinavia[Còn mơ hồ – thảo luận]. Điều này dẫn đến việc hình thành Liên minh Kalmar giữa các nước Scandinavia vào năm 1397 , tuy vậy sau đó Thụy Điển đã rời bỏ Liên minh vào năm 1523. Khi Thụy Điển tham gia vào cuộc Chiến tranh Ba mươi năm bên phe Tân giáo, họ bắt đầu quá trình mở rộng lãnh thổ của mình và sau đó không lâu Đế chế Thụy Điển đã được hình thành, trở thành một trong những thế lực hùng mạnh nhất của châu Âu cho đến đầu thế kỷ 18. Lãnh thổ của Thụy Điển nằm ngoài bán đảo Scandinavia đã dần dần bị mất trong thế kỷ 18 và thế kỷ 19. Nửa phía Đông của Thụy Điển (Phần Lan ngày nay), rơi vào tay Đế quốc Nga năm 1809. Cuộc chiến tranh cuối cùng Thụy Điển tham gia trực tiếp vào năm 1814, khi Thụy Điển sử dụng quân sự ép Na Uy nhập vào Liên minh Thụy Điển và Na Uy, một liên minh tồn tại đến tận năm 1905. Kể từ đó, Thụy Điển là một nước hòa bình, áp dụng chính sách đối ngoại không liên kết vào thời bình và chính sách trung lập thời chiến . Thụy Điển giữ vai trò trung lập trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới và Chiến tranh Lạnh, mặc dù từ năm 2009 Thụy Điển đã chuyển sang hợp tác công khai với NATO. Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển gia nhập Liên minh châu Âu vào ngày 1 tháng 1 năm 1995, nhưng đã từ chối trở thành một thành viên của NATO, cũng như từ chối gia nhập Khu vực đồng euro sau một cuộc trưng cầu dân ý. Thụy Điển hiện là thành viên của nhiều tổ chức như Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bắc Âu, Hội đồng Châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Thụy Điển là một nước có nền kinh tế phát triển cao, duy trì một hệ thống phúc lợi xã hội rộng rãi theo mô hình Bắc Âu, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tổng quát và giáo dục đại học miễn phí cho người dân. Thụy Điển đứng thứ 11 thế giới về thu nhập bình quân đầu người, ngoài ra nước này cũng đạt thứ hạng cao trong nhiều bảng xếp hạng quốc tế, đặc biệt là về chất lượng cuộc sống, y tế, giáo dục, bảo vệ tự do dân sự, cạnh tranh kinh tế, bình đẳng, thịnh vượng và phát triển con người .
Thành phố Hồ Chí Minh
Trước đây: Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt TP.HCM), còn được gọi là Sài Gòn, là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị trong tương lai gần. Đây còn là trung tâm kinh tế, giải trí, một trong hai trung tâm văn hóa và giáo dục quan trọng tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095 km2 (809 dặm vuông Anh). Theo kết quả điều tra dân số sơ bộ vào năm 2021 thì dân số thành phố là 9.166.800 người (chiếm 9,3% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 4.375 người/km² (cao nhất cả nước). Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả Việt Nam. Thành phố có chỉ số phát triển con người ở mức cao, đứng thứ hai trong số các đơn vị hành chính của Việt Nam. Năm 2020, thành phố có GRDP theo giá hiện hành ước là 1.372 ngàn tỷ đồng, theo giá so sánh 2010 đạt 991.424 tỷ đồng (số liệu địa phương cung cấp, Tổng cục Thống kê sẽ công bố GRDP đánh giá lại), tăng 1,39% so với năm 2019, đóng góp trên 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước. GRDP bình quân đầu người ước năm 2020 là 6.328 USD/người, xếp thứ 4 trong số các tỉnh thành cả nước, nhưng so với năm 2019 là giảm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 sơ bộ là 6,758 triệu VND/tháng, cao thứ hai cả nước sau Bình Dương. Nhờ điều kiện tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Vào năm 2019, thành phố đón khoảng 8,6 triệu khách du lịch quốc tế. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vị thế hàng đầu. Tuy nhiên, khoảng một thập kỷ gần đây, dưới nhiều tác động và áp lực khác nhau, các chỉ số trên của thành phố có sự giảm sút. Thành phố cần được tháo gỡ nhiều điểm nghẽn để đóng góp nhiều hơn cho đất nước.
Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam. Năm 2020, Lào Cai là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 55 về số dân, xếp thứ 45 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ trong 15 trong 16 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 11 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 730.420 người dân, GRDP đạt 49.310 tỉ Đồng (tương ứng với 2,14 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 76,29 triệu đồng (tương ứng với 3.317 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,55%.
W3C
World Wide Web Consortium (W3C) là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chính cho World Wide Web. Được thành lập vào năm 1994 và hiện do Tim Berners-Lee lãnh đạo, hiệp hội này bao gồm các tổ chức thành viên duy trì đội ngũ nhân viên toàn thời gian làm việc cùng nhau trong việc phát triển các tiêu chuẩn cho World Wide Web. Tính đến ngày 21 tháng 10 năm 2019[cập nhật] , W3C có 443 thành viên. W3C cũng tham gia vào giáo dục và tiếp cận cộng đồng, phát triển phần mềm và phục vụ như một diễn đàn mở để thảo luận về Web. Mỗi tiêu chuẩn đi qua bốn giai đoạn: Phác thảo (Working Draft), Chỉnh sửa Cuối cùng (Last Call), Trình chuẩn (Proposed Recommendation) và Chuẩn đủ Tư cách Ứng cử (Candidate Recommendation), trước khi được gọi là Chuẩn Chính thức (Recommendation). Các nhà công nghiệp phần mềm được tự quyết định có theo tiêu chuẩn hay không. Thông thường, nhiều trong số họ theo các tiêu chuẩn này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Việt Nam)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
Lào
Lào (tiếng Lào: ລາວ, phát âm tiếng Lào: [láːw], Lao), tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (tiếng Lào: ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ, chuyển tự Sathalanalat Paxathipatai Paxaxon Lao, sǎːtʰáːlanalat pásáːtʰipátàj pásáːsón láːw), là quốc gia nội lục có chủ quyền tại bán đảo Đông Dương, Đông Nam Á, phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đông giáp với Việt Nam, phía đông nam giáp với Campuchia, phía tây và tây nam giáp với Thái Lan. Lào là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa độc đảng, theo chủ nghĩa Marx và do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền. Thủ đô của Lào, đồng thời là thành phố lớn nhất, là Viêng Chăn. Các thành thị lớn khác là Luang Prabang, Savannakhet, và Pakse. Đây là một quốc gia đa dân tộc, người Lào chiếm khoảng 60% dân số, họ chủ yếu cư trú tại vùng thấp và chiếm ưu thế về chính trị và văn hóa. Các dân tộc Môn-Khmer, H'Mông và dân tộc bản địa vùng cao khác chiếm khoảng 40% dân số và sống tại khu vực đồi núi. Quốc gia Lào hiện tại có nguồn gốc lịch sử và văn hóa từ Vương quốc Lan Xang. Do vị trí địa lý "trung tâm" ở Đông Nam Á, vương quốc này trở thành một trung tâm thương mại trên đất liền, trau dồi về mặt kinh tế cũng như văn hóa. Sau một giai đoạn xung đột nội bộ, Lan Xang chia thành ba vương quốc Luang Phrabang, Viêng Chăn và Champasak cho đến năm 1893 khi chúng hợp thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Pháp. Lào được tự trị vào năm 1949 và độc lập vào năm 1953 với chính thể quân chủ lập hiến. Cuộc nội chiến Lào kết thúc vào năm 1975 với kết quả là chấm dứt chế độ quân chủ, phong trào Pathet Lào lên nắm quyền. Lào phụ thuộc lớn vào viện trợ quân sự và kinh tế từ Liên Xô cho đến năm 1991. Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Lào vẫn là một trong những nước có tình trạng tham nhũng thuộc mức trung bình cao trên thế giới. Điều này đã ngăn cản đầu tư từ nước ngoài và tạo ra những vấn đề lớn với quy định của pháp luật, bao gồm cả khả năng của quốc gia để thực thi hợp đồng và quy định kinh doanh. Điều này đã góp phần làm cho khoảng một phần ba dân số Lào hiện đang sống dưới mức nghèo khổ theo mức quốc tế (dưới mức 1,25 đô la Mỹ mỗi ngày). Kinh tế Lào là một nền kinh tế đang phát triển với thu nhập thấp, với một trong những quốc gia có bình quân thu nhập đầu người hàng năm thấp nhất trên thế giới và một trong các nước kém phát triển nhất. Năm 2014, Lào chỉ xếp hạng 141 trên Chỉ số Phát triển Con người (HDI). Theo Chỉ số đói nghèo toàn cầu (2015), Lào đứng thứ 29 trong danh sách 52 quốc gia có tình trạng đói nghèo nhất. Chiến lược phát triển của Lào dựa trên sản xuất thủy điện và bán điện năng sang các quốc gia láng giềng, cũng như trở thành một quốc gia liên kết giao thương lục địa. Ngoài ra, lĩnh vực khai mỏ của Lào cũng khá phát triển, quốc gia này được đánh giá là một trong các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Lào là thành viên của Hiệp định thương mại châu Á - Thái Bình Dương (APTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị cấp cao Đông Á và Cộng đồng Pháp ngữ. Lào xin trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1997; vào ngày 2 tháng 2 năm 2013, Lào đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.
Hoa Kỳ
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (tiếng Anh: The United States of America, United States of America, USA), gọi tắt là Hoa Kỳ (Tiếng Anh: United States, US hoặc U.S.) hay thường được gọi là Mỹ là một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang ở châu Mỹ, nằm tại Tây Bán cầu, lãnh thổ bao gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang (trong đó có 48 tiểu bang lục địa), thủ đô là Washington, D.C., thành phố lớn nhất là New York. Hoa Kỳ nằm ở giữa Bắc Mỹ, giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông và Nga ở phía tây qua eo biển Bering. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ có 14 vùng lãnh thổ trực thuộc nằm rải rác trong vùng biển Caribe và Thái Bình Dương cùng 326 Biệt khu thổ dân châu Mỹ. Với 3,8 triệu dặm vuông (9,8 triệu km²) và hơn 331 triệu người, Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ ba về tổng diện tích cũng như đứng thứ ba về quy mô dân số. Hoa Kỳ là quốc gia của người nhập cư, đây là quốc gia đa chủng tộc và văn hóa nhiều nhất trên thế giới do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Hoa Kỳ được thành lập ban đầu với 13 thuộc địa của Đế quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các tiểu bang độc lập, 13 cựu thuộc địa đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 và đánh bại người Anh trong chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh thuộc địa giành độc lập thành công đầu tiên trong lịch sử. Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Việc thông qua bản hiến pháp này một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần của nước cộng hòa chung duy nhất. Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ gồm mười tu chính án hiến pháp được thông qua năm 1791. Sau khi giành độc lập, theo học thuyết Vận mệnh hiển nhiên, Hoa Kỳ bắt đầu công cuộc đánh đuổi người da đỏ bản địa và mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ trên khắp Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19. Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc với thắng lợi của lực lượng chính phủ liên bang đã chấm dứt chế độ nô lệ cũng như sự chia rẽ tư tưởng. Đến cuối thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã mở rộng sự ảnh hưởng lên toàn bộ Thái Bình Dương và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới từ đó tới nay. Chiến thắng trong chiến tranh với Tây Ban Nha cùng chiến tranh thế giới thứ nhất đã xác định vị thế đại cường quốc toàn cầu của Hoa Kỳ. Thắng lợi trong chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh Lạnh tiếp tục khẳng định và giữ vững vị thế siêu cường của quốc gia này. Hoa Kỳ là nước phát triển, thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc, NATO và Khối Đồng minh không thuộc NATO, Liên minh Tình báo Toàn cầu, OECD, WTO, các nhóm G7, G20, Câu lạc bộ Paris,... Nền kinh tế Hoa Kỳ lớn nhất thế giới theo GDP thực tế, danh nghĩa, xếp thứ hai theo sức mua tương đương. Hoa Kỳ có chỉ số phát triển con người ở nhóm rất cao, đứng hạng nhất về tổng giá trị thương hiệu quốc gia, hạng nhì trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu, hạng 17 về chỉ số tự do kinh tế, hạng nhất về ngân sách quốc phòng. Đô la Mỹ là loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất và Hoa Kỳ có số lượng tỷ phú cùng triệu phú nhiều nhất thế giới. Hoa Kỳ đi đầu trong lĩnh vực khám phá vũ trụ và công nghệ. Mỹ là quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt trăng cũng như sở hữu vũ khí hạt nhân. Hoa Kỳ có số lượng công dân và tổ chức đoạt nhiều giải Nobel nhất trong lịch sử. Văn hóa Hoa Kỳ có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu. Dù vậy, Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như chênh lệch giàu nghèo, quản lý súng đạn bất hợp pháp, bất bình đẳng xã hội như nạn phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại, nhập cư bất hợp pháp và chi phí y tế đắt đỏ.
Hà Giang
Hà Giang (河楊) là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Năm 2018, Hà Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 48 về số dân, xếp thứ 58 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và là tỉnh nghèo trong số 6 tỉnh nghèo nhất cả nước, có huyện Xín Mần thuộc diện huyện nghèo trong 6 huyện nghèo nhất cả nước, xếp thứ 63 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 58 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 846.500 người dân, GRDP đạt 20.772 tỉ Đồng (tương ứng với 0,7610 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 20,7 triệu đồng (tương ứng với 899 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,76%.
Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.
Iraq
Iraq, tên đầy đủ là Cộng hoà Iraq (phát âm tiếng Việt như I-rắc, tiếng Ả Rập: الجمهورية العراقية Al-Jumhuriyah Al-Iraqiyah, tiếng Kurd: عیراق Komara Iraqê), là một quốc gia ở khu vực Tây Á. Nước này giáp với Ả Rập Xê Út, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran (Tỉnh Kurdistan) về phía đông. Thủ đô Bagdad là trung tâm của đất nước này. Năm 2015, quốc gia này có khoảng 37 triệu người, hiện nay (2023) khoảng 45 triệu, trong đó khoảng 97% theo đạo Hồi, chủ yếu là Shia, Sunni, và các nhóm Kurd. Iraq có một dải bờ biển hẹp khoảng 58 km (36 mi) ở phía bắc Vịnh Ba Tư và lãnh thổ bao gồm đồng bằng Lưỡng Hà, phần tận cùng phía tây bắc của dãy núi Zagros, và phần phía đông của hoang mạc Syria. Hai sông chính là Tigris và Euphrates, chảy về phía nam qua trung tâm của Iraq và chảy vào Shatt al-Arab gần vịnh Ba Tư. Các sông này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho vùng đất này. Khu vực giữa hai sông Tigris và Euphrates thường được gọi là Lưỡng Hà và được cho là nơi sinh ra chữ viết và các nền văn minh cổ nhất của nhân loại. Vùng đất này cũng là nơi sinh ra nhiều nền văn minh kể từ thiên niên kỷ 6 TCN. Trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử quốc gia này, Iraq từng là trung tâm của đế quốc Akkadia, Assyria, và Babylon. Nó cũng là một phần của các đế quốc Media, Achaemenid, Hellenistic, Parthia, Sassanid, La Mã, Rashidun, Umayyad, Abbasid, Mông Cổ, Safavid, Afsharid, và Ottoman. Biên giới hiện đại của Iraq đã được phân định chủ yếu vào năm 1920 bởi Hội Quốc Liên khi Đế quốc Ottoman đã được phân chia theo Hiệp ước Sèvres. Iraq được đặt dưới thẩm quyền của Vương quốc Anh với tên mới là Ủy trị Lưỡng Hà thuộc Anh. Một chế độ quân chủ được thành lập vào năm 1921 và Vương quốc Iraq giành được độc lập từ Anh năm 1932. Năm 1958, chế độ quân chủ bị lật đổ và Cộng hòa Iraq đã được thành lập. Iraq được kiểm soát bởi của đảng Ba'ath từ năm 1968 cho đến năm 2003. Sau Cuộc xâm lược của Hoa Kỳ và lực lượng đa quốc gia, Saddam Hussein của đảng Ba'ath đã bị truất phế và cuộc bầu cử quốc hội diễn ra. Sự hiện diện của Mỹ ở Iraq kết thúc năm 2011, nhưng các cuộc nổi dậy ở Iraq tiếp tục diễn ra và các chiến binh từ nội chiến Syria tràn sang nước này. Iraq là một thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc cũng như Liên đoàn Ả Rập, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Phong trào không liên kết và Quỹ Tiền tệ Quốc tế . Iraq theo thể chế cộng hoà nghị viện liên bang, gồm có 19 tỉnh và một vùng tự trị (Kurdistan thuộc Iraq). Tôn giáo chính thức của Iraq là Hồi giáo.
Hà Nội
Thời Pháp thuộc: Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một trong hai đô thị loại đặc biệt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là thành phố lớn nhất (về mặt diện tích) Việt Nam, có vị trí là trung tâm chính trị, một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng tại Việt Nam. Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố. Với diện tích 3.359,82 km², và dân số 8,4 triệu người, Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân số không đồng đều. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 01 thị xã. Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế. Đây là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống, đồng thời cũng là một trong ba vùng tập trung nhiều hội lễ của miền Bắc Việt Nam. Thành phố có chỉ số phát triển con người ở mức cao, dẫn đầu trong số các đơn vị hành chính của Việt Nam. Nền ẩm thực Hà Nội với nhiều nét riêng biệt cũng là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch tới thành phố. Năm 2019, Hà Nội là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 2 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 8 về GRDP bình quân đầu người và đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Thành phố được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày 16 tháng 7 năm 1999. Khu Hoàng thành Thăng Long cũng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Campuchia
ở ASEAN (xám đậm) – [Chú giải] Campuchia (tiếng Khmer: កម្ពុជា, chuyển tự Kămpŭchéa, phát âm tiếng Khmer: [kam.pu.ciə]), tên chính thức là Vương quốc Campuchia (tiếng Khmer: ព្រះរាជាណាចក្រកម្ពុជា, chuyển tự Preăhréachéanachăk Kămpŭchéa, phát âm tiếng Khmer: [prĕəh riə.ciə.naː.caʔ kam.pu.ciə]), còn có tên gọi khác là Khao Mên hoặc Cao Mên (sau khi cải cách chữ viết, trong các văn bản người Việt ghi thành Cao Miên) và Cam Bốt (bắt nguồn từ tên tiếng Pháp Cambodge), là một quốc gia độc lập có chủ quyền nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á. Campuchia giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, Thái Lan ở phía tây bắc, Lào ở phía đông bắc và Việt Nam ở phía đông. Campuchia có dân số hơn 15 triệu người. Phật giáo là quốc giáo chính thức và được hơn 97% dân số thực hành. Các nhóm dân tộc thiểu số của Campuchia bao gồm người Việt, người Hoa, người Chăm và 30 bộ tộc trên đồi núi. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Phnôm Pênh, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Campuchia. Campuchia theo chế độ quân chủ lập hiến theo hình thức tuyển cử, đứng đầu là quốc vương, hiện là Norodom Sihamoni, được Hội đồng Tôn vương lựa chọn làm nguyên thủ quốc gia. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Hun Manet. Năm 802 sau Công nguyên, Jayavarman II tự xưng là vua, thống nhất các hoàng tử Khmer đang tham chiến ở Chân Lạp với tên gọi "Kambuja". Jayavarman II đã tuyên bố độc lập khỏi Java ở vùng núi Kulen. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của Đế chế Khmer, phát triển mạnh mẽ trong hơn 600 năm, cho phép các vị vua kế tiếp kiểm soát và gây ảnh hưởng trên phần lớn Đông Nam Á, đồng thời tích lũy quyền lực và tài sản khổng lồ. Vương quốc Ấn Độ Dương đã tạo điều kiện cho việc truyền bá Ấn Độ giáo đầu tiên và sau đó là Phật giáo đến phần lớn Đông Nam Á và thực hiện nhiều dự án cơ sở hạ tầng tôn giáo khắp khu vực, bao gồm việc xây dựng hơn 1.000 ngôi đền và di tích chỉ riêng ở Angkor. Angkor Wat là công trình nổi tiếng nhất trong số những công trình kiến trúc này và được công nhận là Di sản Thế giới. Vào thế kỷ 15, sau cuộc nổi dậy của Ayutthaya, nơi trước đây thuộc quyền cai trị của Đế chế Khmer, Campuchia đã trải qua sự suy giảm quyền lực. Campuchia phải đối mặt với hai nước láng giềng ngày càng hùng mạnh, Ayutthaya của Thái Lan và triều Nguyễn của Việt Nam, và đánh dấu sự đi xuống của số phận Campuchia. Năm 1863, Campuchia trở thành một quốc gia bảo hộ của Pháp, và sau đó được hợp nhất thành Đông Dương thuộc Pháp. Campuchia giành độc lập từ Pháp năm 1953. Chiến tranh Việt Nam kéo dài sang cả nước này vào năm 1965 với việc mở rộng Đường mòn Hồ Chí Minh và thành lập Đường mòn Sihanouk. Điều này dẫn đến việc Mỹ ném bom Campuchia từ năm 1969 đến năm 1973. Sau cuộc đảo chính Campuchia năm 1970, thành lập Cộng hòa Khmer cánh hữu thân Mỹ, Quốc vương bị phế truất Sihanouk đã ủng hộ kẻ thù cũ của mình, Khmer Đỏ. Với sự ủng hộ của chế độ quân chủ và Bắc Việt Nam, Khmer Đỏ nổi lên thành một cường quốc, chiếm Phnôm Pênh vào năm 1975. Khmer Đỏ sau đó đã thực hiện chế độ diệt chủng Campuchia từ năm 1975 đến năm 1979, khi họ bị Việt Nam lật đổ và Cộng hòa Nhân dân Campuchia do Việt Nam hậu thuẫn, được Liên Xô hỗ trợ, trong Chiến tranh Campuchia - Việt Nam. Sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991, Campuchia được một phái bộ của Liên Hợp Quốc điều hành trong mọt thời gian ngắn (1992–93). LHQ rút lui sau khi tổ chức bầu cử, trong đó khoảng 90% cử tri đã đăng ký bỏ phiếu. Cuộc chiến giữa các phe phái năm 1997 dẫn đến việc lật đổ chính phủ của Thủ tướng Hun Sen và Đảng Nhân dân Campuchia. Campuchia là thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1955, ASEAN, Hội nghị cấp cao Đông Á, WTO, Phong trào Không liên kết và La Francophonie. Theo một số tổ chức nước ngoài, đất nước này có tình trạng nghèo đói phổ biến, tham nhũng tràn lan, thiếu tự do chính trị, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức thấp và tỷ lệ đói nghèo cao. Giám đốc Đông Nam Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, David Roberts, mô tả Campuchia là một "liên minh tương đối độc tài thông qua một nền dân chủ ở bề ngoài". Về mặt hiến pháp là một nền dân chủ tự do đa đảng, nhưng trên thực tế quốc gia này được quản lý theo chế độ độc đảng kể từ năm 2018. Trong khi thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức thấp so với hầu hết các nước láng giềng, Campuchia là một trong những nền kinh tế đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á, với mức tăng trưởng trung bình 7,6% trong thập kỷ qua. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của dệt may, xây dựng và du lịch dẫn đến đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế tăng. Liên Hợp Quốc xếp Campuchia vào nhóm các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới. Chỉ số Nhà nước về Pháp quyền năm 2015 của Dự án Tư pháp Thế giới (Hoa Kỳ) xếp Campuchia thứ 125 trên 126 quốc gia, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực.
Việt Nam Cộng hòa
Việt Nam Cộng hòa (VNCH; tiếng Anh: Republic of Vietnam; tiếng Pháp: République du Viêt Nam, viết tắt RVN) là một nhà nước đã từng tồn tại từ năm 1955 đến năm 1975. Trong các tài liệu quốc tế, chính phủ này còn được gọi là South Vietnam (n.đ. 'Nam Việt Nam' hoặc 'miền Nam Việt Nam') để chỉ phạm vi địa lý kể từ khi Hiệp định Genève được ký kết và Việt Nam bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa bác bỏ việc thực hiện tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam vào năm 1956 theo Hiệp định Genève với lý do họ không ký hiệp định này. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đối chọi với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập năm 1969 do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lãnh đạo. Nguồn gốc của Việt Nam Cộng hòa bắt nguồn từ Chiến tranh Đông Dương. Sau Thế chiến II, phong trào Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Cuối năm 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Việt Nam. Năm 1949, bằng một hiệp định với thực dân Pháp, một nhóm chính trị gia chống Cộng đã thành lập Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng. Sau khi Pháp thất bại và rút quân về nước năm 1954, Hoa Kỳ thế chỗ Pháp, tiếp tục hậu thuẫn chế độ Quốc gia Việt Nam nhằm ngăn chặn việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản toàn bộ đất nước. Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Bảo Đại vào năm 1955 sau một cuộc trưng cầu dân ý. Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Việt Nam Cộng hòa vào ngày 26 tháng 10 năm 1955, với Ngô Đình Diệm là tổng thống đầu tiên. Chính phủ này lập tức được Hoa Kỳ công nhận và lần lượt có quan hệ ngoại giao với 77 quốc gia. Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc nhưng đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết. Sau những hỗn loạn nội bộ ngày càng gia tăng, Ngô Đình Diệm bị ám sát trong cuộc đảo chính năm 1963 do tướng Dương Văn Minh cầm đầu và được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Sau đó, một loạt chính quyền quân sự được thành lập nhưng liên tục sụp đổ do các cuộc đảo chính lẫn nhau. Tướng Nguyễn Văn Thiệu sau đó nắm quyền trong giai đoạn 1967–1975 sau cuộc tuyển cử tổng thống. Sự khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam diễn ra vào năm 1959 khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (mà Mỹ gọi là Việt Cộng) được thành lập với viện trợ, trang bị từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên Xô, các nước trong Hiệp ước Warsaw, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Cuộc chiến Việt Nam leo thang về quy mô khi các lực lượng quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trực tiếp tham chiến vào năm 1965, tiếp theo là các đơn vị bộ binh Hoa Kỳ để bổ sung cho đội ngũ cố vấn quân sự hướng dẫn những lực lượng của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Một chiến dịch ném bom thường xuyên ở miền Bắc Việt Nam đã được các phi đội không quân Hoa Kỳ thực hiện từ năm 1966 và 1967. Chiến tranh Việt Nam đã đạt đến đỉnh điểm trong sự kiện Tết Mậu Thân tháng 2 năm 1968, khi có hơn 600.000 lính Mỹ và đồng minh (Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan) cùng 600.000 lính Việt Nam Cộng hòa tham chiến ở miền Nam Việt Nam, cùng với hải quân và không quân Hoa Kỳ bắn phá miền Bắc Việt Nam. Sau một thời gian đình chiến với Hiệp định Paris ký ngày 27 tháng 1 năm 1973, chiến tranh Việt Nam tiếp tục cho đến khi quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiến vào Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, tiếp sau đó là việc thống nhất hai miền đất nước vào ngày 2 tháng 7 năm 1976 lập ra nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sacramento, California
Thành phố Sacramento là wikt:trung tâm|trung tâm của quận Sacramento và là wikt:thủ phủ|thủ phủ của tiểu bang Hoa Kỳ|tiểu bang California. Sacramento được John Sutter (con) thành lập vào tháng mười hai|tháng 12 năm 1848 từ vùng đất mang tên Sutter's Fort do cha ông, đại uý John Sutter (cha) gây dựng vào năm 1839. Tập tin:Sacramento from Riverwalk.jpg|nhỏ|240px|trái|Sacramento nhìn từ sông Sacramento Trong cơn sốt tìm vàng ở California, thành phố Sacramento trở thành địa điểm phân phối chính, là trung tâm thương nghiệp, nông nghiệp và là điểm cuối cùng của giao thông đường sắt|các tuyến xe lửa, các tuyến xe ngựa (tiếng Anh: ''stage-coach''), đường thủy (tiếng Anh: ''riverboat''), điện báo, bưu chính tốc hành chuyển bằng ngựa (tiếng Anh: ''pony express'') và đường xe lửa xuyên lục địa đầu tiên (tiếng Anh: ''transcontinental railroad'').
Los Angeles
Los Angeles (viết tắt LA; phát âm tiếng Việt: Lốt An-giơ-lét, phát âm tiếng Anh: /lɔːs ˈændʒələs/ⓘ; Tiếng Tây Ban Nha: Los Ángeles) là thành phố lớn nhất tiểu bang California và lớn thứ nhì tại Hoa Kỳ, thuộc về Quận Los Angeles. Thành phố còn được gọi tắt là Los (Lốt) bởi người Việt ở vùng lân cận. Theo Thống kê dân số năm 2000, thành phố này có 3.694.820 người. Vùng lân cận thành phố này, còn được gọi là Miền Nam California, gồm có Quận Los Angeles, Quận San Bernardino, Quận Cam, Quận Riverside và Quận Ventura, là một trong những nơi đông dân nhất Hoa Kỳ với 16 triệu người. Thành phố được thành lập vào năm 1781 do người Tây Ban Nha tại México với tên là El Pueblo de Nuestra Señora Reina de los Ángeles de la Porciúncula ("Thị trấn của Đức Mẹ Nữ Vương của các Thiên thần của sông Porciúncula" trong tiếng Tây Ban Nha, porciúncula nghĩa là "phần nhỏ" và los Ángeles nghĩa là "những thiên thần"). Vào năm 1821 khi Mexico giành độc lập từ Tây Ban Nha, thành phố này thành một phần của nước đó. Sau Chiến tranh Hoa Kỳ–Mexico, Los Angeles lại rơi vào tay Hoa Kỳ. Thành phố này nổi danh là một trung tâm điện ảnh. Rất nhiều minh tinh sống ở thành phố Beverly Hills lân cận, nhiều phim và chương trình truyền hình được thâu tại Hollywood, một phần của thành phố này. Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2000, số người Mỹ gốc Việt ở Los Angeles là 19.747 người, chiếm 0.5% dân số toàn thành phố.
San Francisco
MSA—591,9 tỷ $ (thứ 4) San Francisco (/ˌsæn frənˈsɪskoʊ/; theo tiếng Tây Ban Nha là "Thánh Phanxicô"), tên chính thức là Thành phố và Quận San Francisco (tiếng Anh: City and County of San Francisco), là một trung tâm văn hóa, thương mại và tài chính ở tiểu bang California của Hoa Kỳ. Tọa lạc tại miền Bắc California, San Francisco là thành phố đông dân thứ 17 ở Hoa Kỳ và là thành phố đông dân thứ tư ở California, với 873.965 cư dân tính đến năm 2020. Nó có diện tích khoảng 46,9 dặm vuông Anh (121 kilômét vuông), chủ yếu nằm ở cực bắc của Bán đảo San Francisco thuộc Khu vực vịnh San Francisco, nó trở thành thành phố lớn có mật độ dân số cao thứ hai của Hoa Kỳ và là quận có mật độ dân số cao thứ năm của Hoa Kỳ, chỉ sau bốn trong số năm quận của Thành phố New York. San Francisco là vùng đô thị lớn thứ 12 ở Hoa Kỳ với 4,7 triệu cư dân và là lớn thứ tư theo sản lượng kinh tế, với GDP là 592 tỷ đô la vào năm 2019. Cùng với San Jose, California, nó tạo thành khu vực thống kê kết hợp San Jose–San Francisco–Oakland đông dân thứ năm ở Hoa Kỳ, với 9,6 triệu cư dân tính đến năm 2019[cập nhật]. Các biệt danh thông tục dành cho San Francisco bao gồm SF, San Fran, The City ("Thành phố") và Frisco. Năm 2019, San Francisco là quận có thu nhập cao thứ bảy ở Hoa Kỳ, với thu nhập bình quân đầu người là 139.405 đô la. Trong cùng năm, San Francisco có GDP là 203,5 tỷ đô la và GDP bình quân đầu người là 230.829 đô la. Khu vực thống kê kết hợp San Jose–San Francisco–Oakland có GDP là 1,09 nghìn tỷ đô la vào năm 2019, là vùng kinh tế lớn thứ ba của quốc gia này. Trong số 105 khu vực thống kê chính tại Hoa Kỳ với hơn 500.000 cư dân, CSA này có GDP bình quân đầu người cao nhất vào năm 2019, ở mức 112.348 đô la. San Francisco được xếp thứ 12 trên thế giới và thứ hai ở Hoa Kỳ về Chỉ số Tài chính Toàn cầu tính đến tháng 3 năm 2021. San Francisco được thành lập vào ngày 29 tháng 6 năm 1776, khi những người thực dân Tây Ban Nha thành lập Pháo đài San Francisco tại eo biển Golden Gate và cách đó vài dặm là trụ sở hội truyền giáo San Francisco de Asís, cả hai đều được đặt theo tên của Phanxicô thành Assisi. Cơn sốt vàng California năm 1849 đã mang lại tốc độ phát triển nhanh chóng, khiến nó trở thành thành phố lớn nhất ở Bờ Tây vào thời điểm đó; từ năm 1870 đến năm 1900, khoảng một phần tư dân số tiểu bang California cư trú tại thành phố. Năm 1856, San Francisco trở thành một quận-thành phố thống nhất. Sau khi ba phần tư thành phố bị phá hủy do trận động đất và hỏa hoạn năm 1906, nó nhanh chóng được xây dựng lại, đây là nơi đăng cai Triển lãm Quốc tế Panama–Thái Bình Dương 9 năm sau đó. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nó là một bến cảng chính cho các hoạt động vận chuyển binh sĩ đến Mặt trận Thái Bình Dương. Sau đó, nó cũng trở thành nơi ra đời của Liên Hợp Quốc vào năm 1945. Sau chiến tranh, sự trở về của các quân nhân, lượng người nhập cư đáng kể, quan điểm tự do hóa, sự trỗi dậy của những nền văn hóa phản kháng như "beatnik" và "hippie", cách mạng tình dục, phong trào hòa bình phát triển từ việc phản đối sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam, và các yếu tố dẫn đến Mùa hè Tình yêu và phong trào đòi quyền lợi cho người đồng tính, củng cố San Francisco như một trung tâm hoạt động tự do ở Hoa Kỳ. Về mặt chính trị, thành phố chủ trương theo đường lối của Đảng Dân chủ. Là một địa điểm du lịch nổi tiếng, San Francisco được biết đến với mùa hè mát mẻ, sương mù, những ngọn đồi dốc, sự kết hợp đa dạng của nhiều nền kiến trúc khác nhau, và các địa danh bao gồm Cầu Cổng Vàng, tàu điện cáp treo, Nhà tù Alcatraz, Bến Ngư Phủ và Khu phố Tàu. San Francisco còn là nơi đặt trụ sở chính của các công ty như Wells Fargo, Twitter, Square, Airbnb, Levi Strauss & Co., Gap Inc., Salesforce, Dropbox, Pacific Gas and Electric Company, Uber và Lyft. Thành phố này cùng với Vùng Vịnh xung quanh là trung tâm toàn cầu của khoa học và nghệ thuật đồng thời là nơi đặt trụ sở của một số tổ chức giáo dục và văn hóa, chẳng hạn như Đại học California, San Francisco (UCSF), Đại học San Francisco (USF), Đại học Liên bang San Francisco (SFSU), Bảo tàng de Young, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại San Francisco, Trung tâm SFJAZZ, Nhà hát Giao hưởng San Francisco và Học viện Khoa học California. Gần đây, hạn hán trên toàn tiểu bang California đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh nguồn nước của thành phố.
San Diego
Tập tin:Sandiego skyline at night.JPG|nhỏ|phải|300px|Thành phố San Diego vào ban đêm Tập tin:SD in SD County map.png|nhỏ|phải|300px|Bản đồ Quận San Diego với thành phố San Diego được tô đậm màu đỏ San Diego là một thành phố duyên hải miền nam tiểu bang California, góc tây nam Hoa Kỳ lục địa, phía bắc biên giới México. Thành phố này là quận lỵ của Quận San Diego, California|Quận San Diego và là trung tâm kinh tế vùng đô thị San Diego—Carlsbad—San Marcos. Tính đến năm 2010 Thành phố San Diego có 1,301,617 người. San Diego là thành phố lớn thứ nhì trong tiểu bang California (sau thành phố Los Angeles), và lớn thứ tám tại Hoa Kỳ.
Người Mỹ gốc Việt
Người Mỹ gốc Việt (tiếng Anh: Vietnamese Americans) là những người định cư tại Hoa Kỳ có nguồn gốc người Việt. Với tổng dân số được ước tính hiện nay hơn 2,2 triệu người, họ chiếm khoảng một nửa dân số người Việt hải ngoại trên thế giới. Theo số liệu của Migration Policy Institute, Viện Nghiên cứu về Chính sách Di dân, thì trong số đó có khoảng 116 nghìn người cư trú bất hợp pháp. Họ cũng là cộng đồng dân tộc gốc Á lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, sau người Mỹ gốc Hoa, người Mỹ gốc Ấn, và người Mỹ gốc Philippines. Phần lớn người Việt di cư đến Hoa Kỳ kể từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, với những người nhập cư đầu tiên là những người tị nạn từ Việt Nam Cộng hòa được chính phủ Hoa Kỳ di tản. Tiếp theo là những thuyền nhân vượt biên ra nước ngoài bằng đường biển. Kể từ thập niên 1990, những người Việt định cư vào Hoa Kỳ chủ yếu là để đoàn tụ gia đình. Người Mỹ gốc Việt bắt đầu hòa nhập vào xã hội Hoa Kỳ và trở thành một cộng đồng dân tộc thiểu số đáng kể tại quốc gia này.
Giấy phép Tài liệu Tự do GNU
Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (GFDL hoặc GNU FDL) là giấy phép bản quyền bên trái cho tài liệu tự do, do Quỹ Phần mềm Tự do (FSF) thiết kế cho Dự án GNU. Nó tương tự như Giấy phép Công cộng GNU, cung cấp cho người đọc quyền sao chép, tái phân phối và chỉnh sửa một tác phẩm và đòi hỏi tất cả các bản sao và tác phẩm phái sinh phải có thể được sử dụng với cùng giấy phép. Những bản sao có thể được bán thương mại, nhưng nếu được sản xuất với số lượng lớn (hơn 100), thì người nhận tác phẩm phải được phép truy xuất tài liệu gốc hoặc mã nguồn. GFDL được thiết kế dành cho những bản hướng dẫn sử dụng, sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo và chỉ dẫn khác và các tài liệu hướng dẫn thường đi kèm với phần mềm GNU. Tuy nhiên, nó có thể dùng cho bất kỳ tác phẩm nào dựa trên văn bản, bất kể chủ đề là gì. Ví dụ, bách khoa toàn thư trực tuyến tự do Wikipedia sử dụng GFDL cho tất cả các nội dung văn bản của nó.
Quang Trung
Nguyễn Huệ (阮惠) Nguyễn Văn Huệ (阮文惠) Quang Trung Hoàng đế (1753 – 16 tháng 9 năm 1792), miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ (西山太祖; được dùng để phân biệt với Nguyễn Thái Tổ nhà Nguyễn), danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên khai sinh là Hồ Thơm, quê gốc Nghệ An sau đổi tên thành Nguyễn Huệ (阮惠), Nguyễn Quang Bình (阮光平), là một nhà chính trị, nhà quân sự người Việt Nam, vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Nguyễn Huệ và 2 người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa thua một trận nào. Nhà sử học Phan Huy Lê đã đánh giá "Quang Trung không chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc mà còn là một nhà chính trị có biệt tài" Với nhãn quan tiến bộ, chỉ trong 3 năm, ông đã liên tiếp đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây. Về nhân sự, ông đã xuống chiếu cầu hiền và trọng dụng nhiều nhân tài như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiệp, Nguyễn Huy Lượng,... Về quân sự, ông cho xây dựng quân đội trang bị hiện đại. Về kinh tế, ông cải cách chế độ đinh điền và ruộng đất, khuyến khích thủ công nghiệp, mở rộng ngoại thương với phương Tây. Về giáo dục, ông cải tiến thi cử theo hướng thiết thực và ban hành chính sách khuyến học, khuyến khích dùng chữ Nôm thuần Việt thay cho chữ Hán, sắp xếp lại chùa chiền dư thừa và bài trừ mê tín dị đoan. Giới sử học đánh giá rất cao những cải cách này bởi chúng mang xu hướng rất tiến bộ và vượt trên các nước châu Á đương thời, có thể đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ đã kéo dài trên 100 năm của chế độ phong kiến thời Trịnh – Nguyễn. Đến tận mãi sau này (1822), Hoa kiều từng sống ở Huế dưới thời Tây Sơn vẫn còn hoài niệm về sự cai trị của Nguyễn Huệ, họ nhận xét với thương gia người Anh cho rằng Quang Trung cai trị ôn hòa và công bằng hơn các vua nhà Nguyễn (Gia Long và Minh Mạng) (xem chi tiết tại những cải cách tiến bộ của vua Quang Trung). Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn Sau 20 năm liên tục chinh chiến và 3 năm trị nước, khi tình hình đất nước bắt đầu có chuyển biến tốt thì Quang Trung đột ngột qua đời ở tuổi 39. Sau cái chết của ông, Nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Người kế vị ông là Quang Toản vẫn còn quá nhỏ (9 tuổi) nên không đủ khả năng để lãnh đạo Đại Việt, triều đình lâm vào mâu thuẫn nội bộ và đã thất bại trong việc tiếp tục chống lại Nguyễn Ánh. Nguyễn Huệ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liệt kê vào danh sách 14 vị Anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam. Nhiều trường học và đường phố ở các địa phương được đặt các tên Quang Trung và Nguyễn Huệ.
Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh (胡表政,1884–1958), tên thật là Hồ Văn Trung (胡文中), tự Biểu Chánh (表政), hiệu Thứ Tiên (次仙); là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Ông là một viên chức dưới thời Pháp thuộc và làm quan đến chức Đốc phủ sứ. Ông có 9 người con, 5 trai và 4 gái. Con trưởng là Hồ Văn Kỳ Trân là một nhà báo và Dân biểu thời Việt Nam Cộng hòa, người con thứ 7 là Đại tá Hồ Văn Di Hinh, nguyên là thị trưởng Đà Lạt, và cháu đích tôn của ông là Hồ Văn Kỳ Thoại, Phó đề đốc Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hoà.
Bắc Kạn
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Bắc Kạn có tỉnh lỵ là thành phố Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội 162 km. Theo Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 6 tháng 11 năm 1996, đã ghi rõ: “Chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh là tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên...” Tuy nhiên nhiều người vẫn viết tên tỉnh là Bắc Cạn, do đó TTXVN đã chính thức thông báo đến các cơ quan, ban ngành Trung ương và địa phương trong cả nước dùng thống nhất tên tỉnh Bắc Kạn, không dùng chữ “C” khi viết chữ “Kạn”. Tên gọi Bắc Kạn được coi là chính thức và có con dấu khắc chữ "Bắc Kạn" để chỉ đơn vị tỉnh. Tên có nguồn gốc từ từ Hán - Việt "Bắc Cản" (Hán tự: 北扞,theo tấm bia tại hòn Bà Góa, hồ Ba Bể, khắc thời Khải Định), đã được Tày - Nùng hóa thành "Bắc Cạn". Tuy nhiên, nguồn gốc của từ Bắc Kạn hay Bắc Cản được cho là từ Pác Kản trong tiếng Tày - Nùng, hiện không còn rõ nghĩa. Ngoài ra theo một số tài liệu, tên gọi Bắc Kạn được bắt nguồn từ "pác cạm" trong tiếng Tày có nghĩa là "cửa ngõ" thông đi các tỉnh phía Bắc hoặc "pác cáp" - nơi giao nhau giữa các dòng chảy. Năm 2018, Bắc Kạn là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 63 về số dân, xếp thứ 63 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 60 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 61 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 327.900 người dân, GRDP đạt 9.765 tỉ đồng (tương ứng với 0,4272 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng (tương ứng với 1.303 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,20%.
Lạng Sơn
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Năm 2018, Lạng Sơn là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 52 về số dân, xếp thứ 51 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 47 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 790.500 người dân , GRDP đạt 30.355 tỉ Đồng (tương ứng với 1,3184 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng (tương ứng với 1.668 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,36%.
G
G, g (thường được đọc là gờ hoặc giê) là chữ cái đứng ở vị trí thứ bảy trong phần chữ cái dựa trên tiếng Latinh và là chữ thứ cái đứng ở vị trí thứ 10 trong bảng chữ cái tiếng Việt. Theo chuyện, người ta đồn rằng người phát minh chữ G, g này là một nhân vật lịch sử nổi tiếng tên là Spurius Carvilius Ruga. Chữ G đã chiếm được vị trí của chữ Z lúc đó và đã trở thành chữ cho âm /g/. Cũng giống như trường hợp của /k/, âm /g/ trở thành cả âm vòm lẫn âm vòm mềm, nên chữ G có nhiều cách phát âm khác nhau trong những tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman.
Q
Q, q (gọi là "quy" - /kwi/ theo tiếng Pháp hoặc "kiu" - /kju/ theo tiếng Anh) là chữ cái thứ 17 trong phần nhiều bảng chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 21 trong chữ cái tiếng Việt. Trong tiếng Việt Q luôn luôn đi trước U tạo thành cặp chữ QU, dùng cho âm /kw/, gần giống âm của cặp chữ ...CO và ...KO nếu sau nó là một nguyên âm A hoặc E. Liên kết QU cũng thường xảy ra trong các ngôn ngữ thuộc nhóm German và nhóm Rôman: trong tiếng Anh và tiếng Đức dùng cho âm /kw/; trong tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý... dùng cho âm /k/.
Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam . Năm 2018, Tuyên Quang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 53 về số dân, xếp thứ 54 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 55 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 30 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 780.100 người dân, GRDP đạt 28.084 tỉ Đồng (tương ứng với 1,2197 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng (tương ứng với 1.564 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,04%.
Unicode
Unicode (hay gọi là mã thống nhất; mã đơn nhất) là bộ mã chuẩn quốc tế được thiết kế để dùng làm bộ mã duy nhất cho tất cả các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, kể cả các ngôn ngữ sử dụng ký tự tượng hình phức tạp như chữ Hán của tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, chữ Nôm của tiếng Việt, v.v. Vì những điểm ưu việt đó, Unicode đã và đang từng bước thay thế các bộ mã truyền thống, kể cả bộ mã tiêu chuẩn ISO 8859. Unicode đang được sử dụng trên rất nhiều phần mềm cũng như các trình ứng dụng, chẳng hạn Windows. Phiên bản mới nhất là Unicode® 15.0 công bố ngày 13 tháng 9 năm 2022.
2003
2003 (MMIII) là một năm thường bắt đầu vào Thứ tư của lịch Gregory, năm thứ 2003 của Công nguyên hay của Anno Domini, the năm thứ 3 của thiên niên kỷ 3 and the thế kỷ 21, và năm thứ 4 của thập niên 2000.
Thăng Long
Thăng Long (chữ Hán: 昇龍) là tên gọi cũ của thành phố Hà Nội. Đây là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng (1010 - 1788). Trong dân dã thì địa danh tên Nôm Kẻ Chợ được dùng phổ biến nên thư tịch Tây phương về Hà Nội trước thế kỷ 19 hay dùng Cachao hay Kecho.
Lý Thái Tổ
Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖, 8 tháng 3 năm 974 - 31 tháng 3 năm 1028) là hoàng đế sáng lập ra nhà Lý (hay còn gọi là Hậu Lý để phân biệt với nhà Tiền Lý do Lý Nam Đế sáng lập) trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028 Thời gian trị vì của ông chủ yếu để đàn áp các cuộc nổi dậy, vì lòng dân chưa phục được nhà Lý. Khi lòng dân đã yên, triều đình trung ương được củng cố, ông dời đô từ Hoa Lư về Đại La vào năm 1010, đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm. Đến cuối năm 1225, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng buộc nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh (1218-1277). Nhà Lý sụp đổ...
Đức
Đức (tiếng Đức: Deutschland, phát âm [ˈdɔjtʃlant]), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (tiếng Đức: Bundesrepublik Deutschland, ngheⓘ),[e] là quốc gia độc lập có chủ quyền ở khu vực Trung Âu. Quốc gia này là một nước cộng hòa dân chủ tự do và là một nước nghị viện liên bang bao gồm 16 bang. Đức có tổng diện tích là 357.022 km² và khí hậu theo mùa, phần lớn là ôn hòa. Dân số Đức vào khoảng hơn 83 triệu, là quốc gia đông dân thứ hai ở Châu Âu (sau Nga). Đức là quốc gia có số lượng người nhập cư cao thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, theo số liệu năm 2014. Thủ đô và vùng đô thị lớn nhất của Đức là Berlin. Các thành phố lớn khác gồm có Hamburg, München, Köln, Frankfurt, Stuttgart và Düsseldorf. Các bộ lạc German khác nhau cư trú tại miền bắc của nước Đức ngày nay từ thời kỳ cổ đại Hy-La. Một khu vực mang tên Germania được ghi lại trước năm 100. Trong giai đoạn di cư, các bộ lạc German bành trướng lãnh thổ về phương nam. Bắt đầu vào thế kỷ 10, các lãnh thổ của người Đức hình thành bộ phận trung tâm quốc gia lúc đó của Đế quốc La Mã Thần thánh.[f] Trong thế kỷ 16, các khu vực miền bắc Đức trở thành trung tâm của Cải cách Kháng nghị. Năm 1871, Đức trở thành một quốc gia dân tộc khi hầu hết các quốc gia Đức thống nhất (ngoại trừ Áo) trong Đế quốc Đức do người Phổ chi phối. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng Đức 1918-1919, Đế quốc này bị thay thế bằng Cộng hòa Weimar theo chế độ nghị viện. Chế độ độc tài quân phiệt Quốc Xã được hình thành vào năm 1933, dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai và một nạn diệt chủng cho đến năm 1945. Sau một giai đoạn Đồng Minh chiếm đóng, hai nhà nước Đức được thành lập ở 2 miền Tây-Đông trong Chiến tranh Lạnh: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức (1949). Năm 1989, Bức tường Berlin sụp đổ trong cuộc Cách mạng hòa bình chống đối lại nhà nước Đông Đức. Năm 1990, Đức được tái thống nhất sau hơn 45 năm chia cắt đất nước từ 1945. Từ khi thống nhất đến nay, Đức luôn duy trì vị thế là một Đại cường quốc và có nền kinh tế lớn thứ tư thế giới theo GDP danh nghĩa, lớn thứ 5 toàn cầu theo sức mua tương đương. Đức dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghiệp nặng và công nghệ cao, là nước xuất khẩu và nhập khẩu đều ở vị trí lớn thứ 3 thế giới (2015). Đức là một quốc gia phát triển, có tiêu chuẩn sinh hoạt rất cao được duy trì nhờ một xã hội có kỹ năng và năng suất. Đức duy trì một hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc y tế phổ quát, bảo vệ môi trường và giáo dục đại học miễn học phí. Đức là một thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu vào năm 1993, là bộ phận của khu vực Schengen và trở thành đồng sáng lập của khu vực đồng Euro vào năm 1999. Đức là một thành viên của Liên Hợp Quốc, NATO, G8, G7, G20, Câu lạc bộ Paris, và OECD. Chi tiêu quân sự quốc gia của Đức cao thứ 9 thế giới. Đức có lịch sử văn hóa phong phú, liên tục sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng trong nghệ thuật, triết học, âm nhạc, thể thao, giải trí, khoa học, kỹ thuật và phát minh.
Liên Hợp Quốc
Liên Hợp Quốc (còn gọi là Liên Hiệp Quốc, viết tắt LHQ; tiếng Anh: United Nations, viết tắt là UN) là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế và làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế hướng đến các mục tiêu chung. Liên Hợp Quốc được thành lập vào giai đoạn cuối Thế chiến II với mục đích ngăn chặn các cuộc xung đột quy mô toàn cầu trong tương lai và thay thế cho một tổ chức đã giải thể trong quá khứ là Hội Quốc Liên vốn hoạt động không mấy hiệu quả. Trụ sở chính được đặt tại Manhattan, thành phố New York và các chi nhánh văn phòng khác nằm ở Geneva, Nairobi, Vienna và The Hague. Tổ chức này được tài trợ bằng sự đóng góp tự nguyện từ các quốc gia thành viên. Liên Hợp Quốc là tổ chức liên chính phủ lớn nhất trên thế giới. Khi thành lập, LHQ có 51 quốc gia thành viên; hiện có 196 thành viên (và 2 quan sát viên). Vào ngày 25 tháng 4 năm 1945, 50 chính phủ đã họp tại San Francisco và bắt đầu soạn thảo Hiến chương Liên Hợp Quốc, được thông qua vào ngày 25 tháng 6 năm 1945 tại Nhà hát Opera San Francisco và ký kết ngày 26 tháng 6 năm 1945 tại khán phòng Nhà hát Herbst. Điều lệ này có hiệu lực vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, khi Liên Hợp Quốc bắt đầu hoạt động. Tầm ảnh hưởng của tổ chức này đã tăng lên đáng kể sau quá trình phi thực dân hóa rộng rãi bắt đầu từ những năm 1960. Kể từ đó, 80 thuộc địa cũ đã giành được độc lập, bao gồm 11 vùng lãnh thổ được giám sát bởi Hội đồng Quản thác. Vào những năm 1970, ngân sách dành cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội vượt xa chi tiêu cho việc gìn giữ hòa bình. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Hợp Quốc đã chuyển đổi và mở rộng hoạt động thực địa, thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp. LHQ có sáu cơ quan chính: Đại hội đồng; Hội đồng Bảo an; Hội đồng kinh tế xã hội; Hội đồng quản thác; Tòa án Công lý Quốc tế; và Ban thư ký LHQ. Các cơ quan của Hệ thống LHQ bao gồm Nhóm Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, Chương trình Lương thực Thế giới, UNESCO và UNICEF. Nhân viên nổi bật nhất của Liên Hợp Quốc là Tổng thư ký, một vị trí được chính trị gia và nhà ngoại giao Bồ Đào Nha António Guterres nắm giữ kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2017. Các tổ chức phi chính phủ có thể được cấp trạng thái tư vấn với ECOSOC và các cơ quan khác để tham gia vào công việc chung của Liên Hợp Quốc. Các nhân viên và các cơ quan của tổ chức này đã giành được nhiều giải thưởng Nobel Hòa bình. Có nhiều đánh giá khác nhau về sự hiệu quả của Liên Hợp Quốc. Một số nhà bình luận tin rằng tổ chức này là một lực lượng quan trọng cho hòa bình và phát triển con người, trong khi những người khác coi Liên Hợp Quốc là không hiệu quả, thiên vị hoặc tham nhũng.
Trần Hưng Đạo
Trần Hưng Đạo (chữ Nho: 陳興道; 1228 – 1300), tên thật là Trần Quốc Tuấn (chữ Nho: 陳國峻), tước hiệu Hưng Đạo đại vương, là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Sau khi qua đời dân gian đã suy tôn ông thành Đức Thánh Trần (德聖陳) hay còn gọi là Cửu Thiên Vũ Đế (九天武帝). Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288. Phần lớn tài liệu nghiên cứu lịch sử và cả dân gian thời sau thường dùng tên gọi vắn tắt là "Trần Hưng Đạo" thay cho cách gọi đầy đủ là "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn", vốn bao gồm tước hiệu được sắc phong cho ông. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Là con của thân vương An sinh vương Trần Liễu và là cháu nội của Trần Thái Tổ, Trần Hưng Đạo có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc họ Trần và vua Trần Nhân Tông gọi ông bằng bác. Năm 1257, ông được vua Trần Thái Tông phong làm đại tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó, ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên (sau khi Mông Cổ thống nhất Trung Hoa) đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được Thượng hoàng Trần Thánh Tông, và vua Trần Nhân Tông (lần lượt là em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đứng đội quân xâm lược do hoàng tử thứ chín Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,... đánh đuổi hoàn toàn quân Nguyên khỏi biên giới. Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt lần thứ ba. Khi tiếp tục được phong Quốc công tiết chế; Hưng Đạo vương khẳng định với vua Trần Nhân Tông: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã áp dụng thành công chiến thuật của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân nhà Nguyên do các tướng Phàn Tiếp và Ô Mã Nhi chỉ huy trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng, buộc quân Nguyên lại phải rút về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, Trần Nhân Tông chính thức gia phong ông làm "Đại vương" dù chức quyền đứng đầu triều đình khi đó vẫn thuộc về Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải. Sau đó, ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300. Trước lúc qua đời, ông khuyên Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Ngoài ra, ông còn để lại các tác phẩm kinh điển như Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư đặt nền móng cho nghệ thuật quân sự Việt Nam kể từ thời Trần đến ngày nay.
Hamid Karzai
Malalai Hamid Karzai (sinh ngày 24 tháng 12 năm 1957) là tổng thống thứ 12 của chính phủ Afghanistan. Trong ''Hội đồng Thủ lĩnh'' vào tháng mười hai|tháng 12 năm 2003, các đại biểu đồng ý Hiến pháp Afghanistan cho một chế độ tổng thống. Ông Karzai sinh ở Kandahar, Afghanistan. Ông là người Pashtun thuộc thị tộc Populzai (sinh trưởng của nhiều vua của Afghanistan). Gia đình ông đã từng ủng hộ vua Mohammad Zahir Shah|Zahir Shah. Do đó ông đã có ảnh hưởng chính trị tại Afghanistan từ khi còn trẻ. Ông đã theo học chương trình cao học về chính trị ở Đại học Himachal tại Ấn Độ từ 1979 đến 1983, nhưng sau đó ông trở về Afghanistan để ủng hộ cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Xô viết|Xô Viết trong suốt thập niên 1980. Sau khi chính quyền Xô Viết rút ra khỏi Afghanistan, ông trở thành một bộ trưởng cho Burhanuddin Rabbani. Ông nói sáu thứ tiếng: tiếng Pushtu, tiếng Dari, tiếng Urdu, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Hindi. Khi Taliban bắt đầu nổi lên trong thập niên 1990, ông đã ủng hộ họ. Tuy nhiên, ông đã cắt đứt với họ vì ông không tin tưởng vào liên hệ của họ với Pakistan. Sau khi Taliban lật đổ chính quyền của Rabbani vào 1996, ông Karzai từ chối không làm đại sứ Liên Hợp Quốc cho họ. Vào năm 2001, ông hậu thuẫn chính sách lật đổ Taliban của Hoa Kỳ. Vào ngày 5 tháng 12 năm 2001, các lãnh đạo Afghanistan gặp ở Bonn và đặt ông làm chủ tịch của chính phủ tạm quyền với 29 thành viên. Ngày 5 tháng 9 năm 2002, ông Hamid Karzai suýt bị ám sát ở Kandahar. Người ám sát mặc đồng phục của quân đội Afghanistan nhưng mọi người nghi họ là người của Taliban. Ông Karzai nhận văn bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Himachal ngày 7 tháng 3 năm 2003.
Tiếng Thụy Điển
Tiếng Thụy Điển (Âm thanh|Sv-svenska.ogg|''svenska'' IPA-sv|²svɛnːska|) là một ngôn ngữ Nhóm ngôn ngữ German Bắc|German Bắc, được dùng như tiếng mẹ đẻ bởi 10,5 triệu người sinh sống chủ yếu ở Thụy Điển và vài khu vực thuộc Phần Lan. Người nói tiếng Thụy Điển có thể hiểu người nói tiếng Na Uy và tiếng Đan Mạch. Như các thứ tiếng German Bắc khác, tiếng Thụy Điển là hậu duệ của tiếng Bắc Âu cổ, một ngôn ngữ chung của các dân tộc German sống tại Scandinavie|Scandinavia vào thời đại Viking.
Chiến tranh Việt Nam
Chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng Cộng hòa miền Nam Việt Nam ≈860.000 (1967) ≈1.420.000 (1968) Tổng số quân nhân chết: 667.130–951.895Tổng số quân nhân bị thương: 604.200 (ngoại trừ GRUNK và Pathet Lào) Tổng số quân nhân chết: 333.620 (1960-1974) – 392.364 (toàn bộ cuộc chiến)Tổng số quân nhân bị thương: 1.340.000+:(chưa tính FANK)Tổng số quân nhân bị bắt: 1.000.000+ Lào • Sunrise • Ấp Bắc • Gò Công • Hiệp Hòa • Chà Là • 34A • Long Định • Quyết Thắng 202 • USNS Card • Nam Đông • An Lão • Bình Giã • Pleiku • Sông Bé • Ba Gia • Đồng Xoài • Ka Nak • Đèo Nhông Giai đoạn Mỹ thực hiệnChiến tranh cục bộ (1964-1969) Núi Thành • Starlite • Vạn Tường • Chu Lai • Hump • Đông Xuân • Hiệp Đức – Đồng Dương • Đồng Dương • Cẩm Khê • Gang Toi • Bàu Bàng • Plei Me • Ia Đrăng • Crimp • Masher • Kim Sơn • A Sầu • Hà Vy • Bông Trang-Nhà Đỏ • Võ Su • Birmingham • Cẩm Mỹ • Hastings • Prairie • Đức Cơ • Long Tân • Beaver Cage • Attleboro • Bồng Sơn • Bắc Bình Định • Tây Sơn Tịnh • Bắc Phú Yên • Tân Sơn Nhất '66 • Sa Thầy '66 • Tây Ninh '66 • Quảng Ngãi • Cedar Falls • Tuscaloosa • Quang Thạnh • Bribie • Junction City • Francis Marion • Union • Đồi 881 • Malheur I và II • Baker • Union II • Buffalo • 2 tháng 6 • Quang Thạnh • Hong Kil Dong • Suoi Chau Pha • Swift • Wheeler/Wallowa • Medina • Ông Thành • Lộc Ninh '67 • Bàu Nâu • Kentucky • Sa Thầy '67 • Đắk Tô '67 • Phượng Hoàng • Khe Sanh • Huội San • Chư Tan Kra • Tây Ninh 68 • Coburg • Tết Mậu Thân • Sài Gòn 68 • Huế • Quảng Trị 68 • Làng Vây • Lima Site 85 • Toàn Thắng I • Delaware • Mậu Thân (đợt 2) • Khâm Đức • Coral–Balmoral • Hoa Đà-Sông Mao • Speedy Express • Dewey Canyon • Taylor Common • Đắk Tô '69 • Long Khánh '69 • Đức Lập '69 • Phước Bình '69 • Tết '69 • Apache Snow • Đồi Thịt Băm • Twinkletoes Giai đoạn Mỹ thực hiện"Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1975) Bình Ba • Pat To • Texas Star • Campuchia I • Campuchia II • Kompong Speu • Prey Veng • Snoul • Căn cứ Ripcord • Tailwind • Chenla I • Jefferson Glenn • Sơn Tây • Lam Sơn 719 • Bản Đông • Đồi 723 • Chenla II • CCHL Mary Ann • Long Khánh • Núi Lệ • Chiến cục 1972 • Xuân hè • Trị Thiên-Huế • Quảng Trị 1972 (lần 1) • Quảng Trị 1972 (lần 2) • Tây Nguyên-Bắc Bình Định • Bắc Tây Nguyên • Đắk Tô 1972 • Kontum • Đông Nam Bộ • Nguyễn Huệ • Lộc Ninh 72 • An Lộc • Cửa Việt • Ấp Đá Biên • Tam giác sắt • Thượng Đức • La Sơn 74 • Hưng Long • Xuân '75 • Phước Long • Tây Nguyên • Huế-Đà Nẵng • Phan Rang-Xuân Lộc • Hồ Chí Minh • Xuân Lộc • Sài Gòn '75 Các trận đánh và chiến dịch không quân Farm Gate • Chopper • Ranch Hand • Mũi Tên Xuyên • Barrel Roll • Pony Express • Flaming Dart • 'Iron Hand • Sấm Rền • Steel Tiger • Arc Light • Tiger Hound • Shed Light • Hàm Rồng • Bolo • Popeye • Yên Viên • Niagara • Igloo White • Giant Lance • Commando Hunt • Menu • Patio • Freedom Deal • Không kích Bắc Việt Nam '72 • Linebacker I • Enhance Plus • Linebacker II • Homecoming • Tân Sơn Nhất '75 • Không vận Trẻ em • New Life • Eagle Pull • Frequent Wind Các trận đánh và chiến dịch hải quân Vịnh Bắc Bộ • Market Time • Vũng Rô • Game Warden • Sea Dragon • Deckhouse Five • Bồ Đề-Nha Trang • Sealords • Hải Phòng • Đồng Hới • Custom Tailor • Hoàng Sa • Trường Sa Chiến tranh Việt Nam hay Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai là cuộc xung đột diễn ra tại Việt Nam, Lào và Campuchia từ ngày 1 tháng 11 năm 1955[A 1] đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa đầu hàng chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là giai đoạn thứ hai của chiến tranh Đông Dương giữa Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia - Cộng hòa Khmer, các đồng minh chống cộng (Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Thái Lan, Philippines) với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam / Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cùng các đồng minh Pathet Lào, Campuchia Dân chủ với sự ủng hộ và viện trợ từ Khối các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến kéo dài gần 20 năm, diễn ra không chỉ tại Nam Việt Nam mà còn mở rộng lên Bắc Việt Nam đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp tới Nội chiến Lào và Nội chiến Campuchia. Chiến tranh kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trước đó, phần lớn công dân, nhân viên ngoại giao, quân sự và dân sự của Hoa Kỳ cùng đồng minh còn duy trì hiện diện sau năm 1973 cũng di tản do sự kiện này. Sau khi tái thống nhất, chính quyền mới tiến hành cải tạo kinh tế, văn hóa, thay đổi hệ thống giáo dục cũ, xây dựng bao cấp, quốc hữu hóa tư sản, xóa bỏ tư hữu cũng như kinh tế thị trường ở miền Nam, tổ chức học tập cải tạo, rà soát lý lịch đối với tất cả những người từng phục vụ trong chính quyền cũ cùng với gia đình của họ. Kết thúc chiến tranh, các đảng cộng sản lên nắm chính quyền tại Nam Việt Nam, Lào và Campuchia. Hàng triệu người ở ba nước Đông Dương sau đó đã di tản bằng nhiều hình thức khác nhau dẫn tới khủng hoảng tị nạn. Các di chứng do chiến tranh để lại như bom mìn chưa nổ, chất độc da cam, Hội chứng Việt Nam, chia rẽ tư tưởng, suy thoái kinh tế,... vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới các bên nhiều năm về sau. Sau khi chiến tranh kết thúc, sự chia rẽ Trung-Xô xảy ra kết hợp mâu thuẫn giữa nhà nước Việt Nam thống nhất với chính quyền Campuchia lưu vong ở Bắc Kinh và chính quyền Campuchia Dân chủ của Khmer Đỏ dẫn tới chiến tranh Campuchia–Việt Nam cùng sự kiện Trung Quốc tấn công Việt Nam gây ra chiến tranh biên giới Việt–Trung đã cấu thành chiến tranh Đông Dương lần thứ ba. Chiến tranh Việt Nam giữ kỷ lục là cuộc chiến có số lượng bom được thả nhiều nhất trong lịch sử với 7.662.000 tấn chất nổ đã được Không quân Hoa Kỳ sử dụng, nhiều gấp 3,7 lần so với con số 2.150.000 tấn mà tất cả các nước sử dụng trong Thế chiến 2. Một nguồn khác thống kê rằng tổng lượng chất nổ mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là vào khoảng 15,35 triệu tấn, trong đó 7,85 triệu tấn thả từ máy bay và 7,5 triệu tấn khác được sử dụng trên mặt đất.
New Orleans
Tập tin:Orleans.bourbon.arp.750pix.jpg|nhỏ|phải|250px|Đường Bourbon, New Orleans, vào năm 2003, nhìn xuống Đường Canal Tập tin:Map of Louisiana and USA highlighting Orleans Parish.png|nhỏ|phải|250px|Bản đồ các quận Louisiana với New Orleans và Quận Orleans được tô đậm Tập tin:Navy-FloodedNewOrleans.jpg|nhỏ|phải|250px|Những phần bị lụt ở Khu Thương mại Trương ương, nhìn từ không trung, hai ngày sau bão Katrina vào thành phố New Orleans (viết tắt NOLA; người Mỹ gốc Việt phiên âm là Ngọc Lân<ref>[http://taberd.org/van/nhi_long/katrina_p1.html]</ref> hay Tân Linh) là thành phố lớn nhất thuộc tiểu bang Louisiana, Hoa Kỳ. Thành phố ở vị trí 30,07° vĩ độ bắc, 89,93° kinh độ tây, nằm ở phía đông nam tiểu bang, giữa sông Mississippi và hồ Pontchartrain, cách nơi cửa sông đổ ra vịnh Mexico khoảng 100 dặm. Về mặt luật pháp và hành chính thì thành phố New Orleans với Quận Orleans là một. Thành phố này được đặt tên theo Philippe II, Công tước Orléans, công tước nhiếp chính Pháp, và là một trong những thành phố cổ nhất ở nước Mỹ. Đây là trung tâm công nghiệp và phân phối và là cảng|cảng biển lớn của Mỹ. Thành phố này nổi tiếng với những di sản văn hoá đa sắc tộc, không khí lễ hội với âm nhạc|nhạc và nghệ thuật ẩm thực địa phương. Nó được coi là nơi sinh của jazz|nhạc jazz. Nó là nơi du lịch nổi tiếng khắp thế giới do kiến trúc, nhạc, và thực phẩm đặc biệt, cũng như là New Orleans Mardi Gras|Mardi Gras và những tổ chức khác. Theo Thống kê Dân số năm 2000, dân số thành phố là 484.674 người. Cộng thêm những ngoại ô trong Quận Jefferson, Louisiana|Quận Jefferson, Quận St. Bernard, Louisiana|Quận St. Bernard bên cạnh, và những khu gần khác, con số đó tới khoản 1,4 triệu người. Tuy nhiên, New Orleans bị cơn bão Katrina tàn phá vào ngày 29 tháng 8 năm 2005, làm khắp thành phố bị lụt lội thê thảm, bắt mọi người dân phải sơ tán và làm nhiều người thiệt mạng. Vào những năm sau, dân số lên lại khoảng 1,2 triệu người. New Orleans có một khu Người Mỹ gốc Việt|Việt Nam lớn trong phía Đông New Orleans gọi là Versailles, New Orleans|Versailles ("Vẹc Sai") nhưng có nhiều Người Mỹ gốc Việt|người gốc Việt ở khắp New Orleans, ví dụ ở Harvey, Louisiana|Harvey và Westwego, Louisiana|Westwego.
Tiếng Anh
Tiếng Anh hay Anh ngữ (English /ˈɪŋɡlɪʃ/ ⓘ) là một ngôn ngữ Giécmanh Tây thuộc ngữ hệ Ấn-Âu. Dạng thức cổ nhất của ngôn ngữ này được nói bởi những cư dân trên mảnh đất Anh thời sơ kỳ trung cổ. Tên bản ngữ của thứ tiếng này bắt nguồn từ tộc danh của một trong những bộ lạc Giécmanh di cư sang đảo Anh trước kia, gọi là tộc Angle. Xét về phả hệ ngôn ngữ học, tiếng Anh có mối quan hệ gần gũi với tiếng Frisia và tiếng Saxon Hạ; tuy vậy qua hàng ngàn năm lịch sử, vốn từ tiếng Anh đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ các phương ngữ cổ của tiếng Pháp (khoảng 29% từ vựng tiếng Anh hiện đại) và tiếng Latinh (cũng khoảng 29%), thêm nữa là các ảnh hưởng sâu sắc của tiếng Bắc Âu cổ (một ngôn ngữ Giécmanh Bắc) lên ngữ pháp và từ vựng cốt lõi của nó. Các dạng tiếng Anh thuở sớm, gọi chung là tiếng Anh cổ, phát sinh từ các phương ngữ cổ xưa thuộc nhóm ngôn ngữ Giécmanh Biển Bắc. Những phương ngữ ấy vốn là tiếng mẹ đẻ của người Anglo-Saxon di cư sang Đảo Anh vào thế kỷ thứ 5, rồi tiếp tục biến đổi suốt thế kỷ thứ 8 và thứ 9 do tiếp xúc dai dẳng với tiếng Bắc Âu cổ của di dân Viking. Giai đoạn tiếng Anh trung đại bắt đầu vào cuối thế kỷ 11, ngay sau cuộc xâm lược Anh của người Norman, với những ảnh hưởng đáng kể đến từ các phương ngữ Pháp cổ (đặc biệt là tiếng Norman cổ) và tiếng Latinh suốt khoảng 300 năm ròng. Đến cuối thế kỷ 15, tiếng Anh bước vào giai đoạn cận đại sau khi trải qua quá trình biến đổi nguyên âm quy mô lớn và xu thế vay mượn từ ngữ tiếng Hy-La thời Phục hưng, đồng thời với sự ra đời của máy in ép tại Luân Đôn. Thông qua đó mà văn học Anh ngữ bấy giờ đã đạt đến đỉnh cao, nổi bật với các chứng tích như bản dịch tiếng Anh của Kinh Thánh đời vua James I và các vở kịch kinh điển của đại văn hào William Shakespeare. Ngữ pháp tiếng Anh hiện đại là kết quả của quá trình biến đổi dần dần từ kiểu dependant-marking điển hình của hệ Ấn-Âu, đặc trưng với sự biến đổi hình thái phong phú và trật tự từ tương đối tự do, sang kiểu phân tích, đặc trưng với hình thái ít biến đổi cùng trật tự chủ-động-tân thiếu linh động. Tiếng Anh hiện đại dựa phần lớn vào trợ động từ và trật tự từ để biểu đạt các thì (tense), thức (mood) và thể (aspect) phức tạp, cũng như các cấu trúc bị động, nghi vấn và một số dạng phủ định. Tiếng Anh hiện đại lan rộng khắp thế giới kể từ thế kỷ 17 nhờ tầm ảnh hưởng toàn cầu của Đế quốc Anh và Hoa Kỳ. Thông qua các loại hình in ấn và phương tiện truyền thông đại chúng của những quốc gia này, vị thế tiếng Anh đã được nâng lên hàng đầu trong diễn ngôn quốc tế, giúp nó trở thành lingua franca tại nhiều khu vực trên thế giới và trong nhiều bối cảnh chuyên môn như khoa học, hàng hải và luật pháp. Tiếng Anh là ngôn ngữ có số lượng người nói đông đảo nhất trên thế giới, và có số lượng người nói bản ngữ nhiều thứ ba trên thế giới, chỉ sau tiếng Trung Quốc chuẩn và tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Anh là ngoại ngữ được nhiều người học nhất và là ngôn ngữ chính thức hoặc đồng chính thức của 59 quốc gia trên thế giới. Hiện nay số người biết nói tiếng Anh như một ngoại ngữ đã áp đảo hơn số người nói tiếng Anh bản ngữ. Tính đến năm 2005, lượng người nói tiếng Anh đã cán mốc xấp xỉ 2 tỷ. Tiếng Anh là bản ngữ đa số tại Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand (xem vùng văn hóa tiếng Anh) và Cộng hòa Ireland. Nó được sử dụng phổ biến ở một số vùng thuộc Caribê, Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á, và Châu Đại Dương. Tiếng Anh là ngôn ngữ đồng chính thức của Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, cùng nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Ngoài ra nó cũng là ngôn ngữ Giécmanh được sử dụng rộng rãi nhất, với lượng người nói chiếm ít nhất 70% tổng số người nói các ngôn ngữ thuộc nhánh Ấn-Âu này.
Canada
Canada (phiên âm: Ca-na-đa; phát âm tiếng Anh: /ˈkænədə/ ngheⓘ, phát âm tiếng Pháp: ​[kanadɑ] ngheⓘ ) là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Lãnh thổ Canada gồm 10 tỉnh bang và 3 vùng lãnh thổ liên bang, trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Canada giáp với Hoa Kỳ lục địa ở phía nam, giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc. Ở phía đông bắc của Canada là đảo Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch. Ở ngoài khơi phía nam đảo Newfoundland của Canada có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon thuộc Pháp. Biên giới chung của Canada với Hoa Kỳ về phía nam và phía tây bắc là đường biên giới dài nhất thế giới. Nhiều dân tộc Thổ dân cư trú tại lãnh thổ nay là Canada trong hàng thiên niên kỷ. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XV, người Anh và người Pháp thành lập các thuộc địa trên vùng duyên hải Đại Tây Dương của khu vực. Sau các xung đột khác nhau, Anh Quốc giành được rồi để mất nhiều lãnh thổ tại Bắc Mỹ, và đến cuối thế kỷ XVIII thì còn lại lãnh thổ chủ yếu thuộc Canada ngày nay. Căn cứ theo Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh vào ngày 1 tháng 7 năm 1867, ba thuộc địa hợp thành thuộc địa liên bang tự trị Canada. Sau đó thuộc địa tự trị dần sáp nhập thêm các tỉnh và lãnh thổ. Năm 1931, theo Quy chế Westminster 1931, Anh Quốc trao cho Canada tình trạng độc lập hoàn toàn trên hầu hết các vấn đề. Các quan hệ cuối cùng giữa hai bên bị đoạn tuyệt vào năm 1982 theo Đạo luật Canada 1982. Canada là một nền dân chủ đại nghị liên bang và một quốc gia quân chủ lập hiến, Quốc vương Charles III là nguyên thủ quốc gia. Canada là một thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh. Canada là quốc gia song ngữ chính thức (tiếng Anh và tiếng Pháp) tại cấp liên bang. Do tiếp nhận người nhập cư quy mô lớn từ nhiều quốc gia, Canada là một trong các quốc gia đa dạng sắc tộc và đa nguyên văn hóa nhất trên thế giới, với dân số xấp xỉ 35 triệu người vào tháng 12 năm 2012. Canada có nền kinh tế rất phát triển và đứng vào nhóm hàng đầu thế giới, kinh tế Canada dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và hệ thống thương mại phát triển cao. Canada có quan hệ lâu dài và phức tạp với Hoa Kỳ, mối quan hệ này có tác động đáng kể đến kinh tế và văn hóa của quốc gia. Canada là một cường quốc và quốc gia phát triển, đồng thời luôn nằm trong số các quốc gia giàu có nhất trên thế giới, với thu nhập bình quân đầu người cao thứ tám toàn cầu, và chỉ số phát triển con người cao thứ 11. Canada được xếp vào hàng cao nhất trong các so sánh quốc tế về giáo dục, độ minh bạch của chính phủ, tự do dân sự, chất lượng sinh hoạt, và tự do kinh tế. Canada tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và liên chính phủ về kinh tế: G8, G20, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Canada là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (tiếng Anh: Voice of America, viết tắt: VOA) là dịch vụ truyền thông đối ngoại chính thức của chính phủ Hoa Kỳ. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ sản xuất nội dung số, TV và radio bằng hơn 40 ngôn ngữ mà nó phân phối nội dung tới các đài liên kết trên toàn cầu. Đối tượng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ chủ yếu khán giả nước ngoài, vì vậy Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được tập trung vào nội dung có ảnh hưởng đến dư luận nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ và người dân nước này. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được thành lập năm 1942, và hiến chương Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Luật công chúng 94-350 và 103-415) đã được Tổng thống Gerald Ford ký thành luật năm 1976. Hiến chương này có sứ mệnh "truyền phát tin tức và thông tin chính xác, cân bằng và toàn diện tới khán giả quốc tế" và nó xác định các tiêu chuẩn bắt buộc về mặt pháp lý trong cách thức làm báo chí của VOA. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington, D.C., và được Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ, một cơ quan độc lập của chính phủ Hoa Kỳ giám sát. Tiền tài trợ được Quốc hội Hoa Kỳ trích lập hàng năm theo ngân sách dành cho các đại sứ quán và lãnh sự quán. Trong năm 2016, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã phát sóng khoảng 1.800 giờ chương trình phát thanh và truyền hình mỗi tuần cho khoảng 236,6 triệu người trên toàn thế giới với khoảng 1.050 nhân viên và ngân sách hàng năm do người dân Hoa Kỳ đóng thuế là 218,5 triệu USD.
1954
Tập tin:1954 Events Collage 1.0.jpg|4330x430px|thumb
Trần Đức Lương
Trần Đức Lương (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1937 tại xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2006, là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII.
Québec
Québec (phát âm là Kê-béc trong tiếng Pháp và Kuy-béc trong tiếng Anh), là tỉnh bang có diện tích gần 1,5 triệu km² - tức là gần gấp 3 lần nước Pháp, 7 lần xứ Anh, 2 lần Liên bang Đông Dương và 4 lần Việt Nam - là tỉnh bang lớn nhất của Canada tính theo diện tích. Québec có tư cách là một quốc gia trực thuộc Canada, với ngôn ngữ, văn hoá và thể chế chính trị riêng. Về phía tây của Québec là tỉnh bang Ontario và vịnh Hudson (Hắt-xơn), về phía đông là tỉnh bang New Brunswick và vùng Labrador (phần đất nội địa của tỉnh bang Newfoundland và Labrador), về phía nam là các tiểu bang Maine, New Hampshire, Vermont và New York của Hoa Kỳ. Hơn 90% diện tích của Québec nằm trên một nền đá lớn gọi là Canadian Shield. Chữ québec có nguồn gốc từ chữ gepèèg của người thổ dân Mi'kmaq. Gepèèg có nghĩa là "eo biển", dùng để ám chỉ chỗ thắt nhỏ lại của sông Saint-Laurent gần Thành phố Québec (tiếng Pháp: Ville de Québec, tiếng Anh: Quebec City). Vào năm 2004, hơn 7,5 triệu người đang sinh sống tại Québec (tỉnh bang đứng thứ nhì Canada về dân số, chỉ sau Ontario), trong đó 80% tập trung ở các trung tâm đô thị nằm dọc theo sông Saint-Laurent (tiếng Anh: Saint Lawrence). Thành phố Montréal (tiếng Anh: Montreal), với dân số khoảng 3 triệu người, là một hòn đảo khá lớn nằm giữa sông Saint-Laurent và rất nổi tiếng về lịch sử, kiến trúc và các hoạt động văn hoá. Cho đến đầu thập niên 1980, Montréal vẫn còn là thành phố nổi tiếng nhất và đông dân nhất của Canada. Nằm ngay phía bắc của Montréal là thành phố đông dân thứ hai của Québec: Laval. Thành phố Québec, nằm cách 300 km về phía đông bắc của Montréal là thủ phủ của tỉnh bang và là thành phố lớn thứ ba.
Saskatchewan
Saskatchewan ( / s ə ˈ s k æ tʃ ə w ə n , s k æ tʃ w ə n / ( nghe ) sə- SKATCH -ə-wən ; tiếng Pháp Canada: [saskatʃəwan] ) là một tỉnh ở miền Tây Canada , giáp với phía tây giáp Alberta, phía bắc giáp Lãnh thổ Tây Bắc, phía đông giáp Manitoba, phía đông bắc giáp Nunavut, và về phía nam giáp với các bang Montana và North Dakota của Hoa Kỳ. Saskatchewan và Alberta là những tỉnh không giáp biển duy nhất của Canada. Vào năm 2022, dân số của Saskatchewan ước tính là 1.214.618. Gần 10% trong tổng diện tích 651.900 kilômét vuông (251.700 dặm vuông Anh) của Saskatchewan là nước ngọt, chủ yếu là sông, hồ chứa nước và hồ. Cư dân chủ yếu sống ở nửa đồng cỏ phía nam của tỉnh, trong khi nửa phía bắc chủ yếu là rừng và dân cư thưa thớt. Khoảng một nửa sống ở thành phố lớn nhất tỉnh Saskatoon hoặc thủ phủ tỉnh Regina. Các thành phố đáng chú ý khác bao gồm Prince Albert, Moose Jaw , Yorkton , Swift Current , North Battleford , Estevan , Weyburn , Melfort và thành phố biên giới Lloydminster . Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của tỉnh, với 82,4% người dân Saskatchewan nói tiếng Anh như ngôn ngữ chính của họ.ngôn ngữ đầu tiên . Saskatchewan đã có hàng ngàn năm là nơi sinh sống của các nhóm bản địa . Người châu Âu lần đầu tiên khám phá khu vực này vào năm 1690 và lần đầu tiên định cư tại khu vực này vào năm 1774. Nó trở thành một tỉnh vào năm 1905, được tách ra từ Lãnh thổ Tây Bắc rộng lớn , cho đến lúc đó bao gồm hầu hết các Đồng cỏ của Canada. Vào đầu thế kỷ 20, tỉnh được biết đến như một thành trì của nền dân chủ xã hội Canada; Chính phủ dân chủ-xã hội đầu tiên của Bắc Mỹ được bầu vào năm 1944 . Nền kinh tế của tỉnh dựa trên nông nghiệp , khai khoáng và năng lượng . Saskatchewan hiện được điều hành bởi thủ tướng Scott Moe, một thành viên của Đảng Saskatchewan đã nắm quyền từ năm 2007. Năm 1992, chính quyền liên bang và tỉnh đã ký một thỏa thuận yêu sách đất đai lịch sử với First Nations ở Saskatchewan. Các quốc gia đầu tiên đã nhận được tiền bồi thường mà họ có thể sử dụng để mua đất trên thị trường mở cho các ban nhạc. Họ đã mua được khoảng 3.079 kilômét vuông (761.000 mẫu Anh; 1.189 dặm vuông Anh), đất dự trữ mới trong quá trình này. Một số Quốc gia đầu tiên đã sử dụng khu định cư của họ để đầu tư vào các khu vực đô thị, bao gồm Regina và Saskatoon.
Đảo Hoàng tử Edward
Đảo Hoàng tử Edward (tiếng Anh: Prince Edward Island, viết tắt: PEI; tiếng Pháp: l'Île-du-Prince-Édouard) là một tỉnh bang của vùng miền đông của Canada. Đây là tỉnh bang nhỏ nhất của Canada về diện tích và dân số, nhưng lại có mật độ dân cư đông đúc nhất. Được đặt theo tên của Hoàng tử Edward Augustus của Anh. Tỉnh bang nằm trong một hình chữ nhật nằm khoảng 46-47° vĩ độ bắc và 62-64°30' kinh độ tây. Là một phần của vùng đất truyền thống của người Miꞌkmaq, vùng đất này đã bị thuộc địa hoá bởi người Pháp vào năm 1604 và sau đó được nhượng lại cho người Anh sau khi kết thúc Chiến tranh Bảy năm vào năm 1763. Năm 1873, nó đã gia nhập vào Canada với tư cách một tỉnh bang. Thủ phủ của tỉnh bang là Charlottetown.
Ontario
Ontario (/ɒnˈtɛərioʊ/ ⓘ on-TAIR-ee-oh; tiếng Pháp: [ɔ̃taʁjo]) là một tỉnh bang của Canada. Thác Niagara nổi tiếng thế giới và Ottawa, thủ đô của Canada, nằm trong địa phận tỉnh bang này. Phía đông Ontario giáp với Québec, tây giáp với Manitoba, bắc giáp với vịnh Hudson và vịnh James, nam giáp với sông St. Lawrence và Ngũ Đại Hồ, tạo thành biên giới với các bang New York, Pennsylvania, Ohio, Michigan, Indiana, Illinois, Wisconsin và Minnesota của Hoa Kỳ. Là tỉnh bang lớn thứ hai của Canada, Ontario có diện tích gần 1,1 triệu km², trên nửa triệu ao hồ, và 60.000 km sông ngòi. Tính toàn bộ, Ontario lớn hơn hai nước Pháp và Tây Ban Nha gộp lại và có dân số trên 10 triệu người. Ở thủ phủ Toronto có nhiều hoạt động kinh tế và văn hoá. Ví dụ, tháp CN (CN tower) là công trình kiến trúc đứng riêng cao nhất thế giới cho đến năm 2007. Tên Ontario thường được cho là bắt nguồn từ tiếng Iroquois, Skanadario, có nghĩa là "Dòng nước đẹp". Ontario – Tỉnh bang sầm uất, phát triển, sôi động nhất Canada và Bắc Mỹ về kinh tế với các thành phố lớn như Toronto và Ottawa… Theo số liệu thống kê năm 2012, GDP của Canada đạt 1.819.967 triệu CAD. Trong đó, Ontario đóng góp 674.485 triệu CAD. Ontario đã tạo ra 37% GDP của cả nước và là nơi có gần 50% dân số làm việc trong các ngành công nghệ cao, dịch vụ tài chính và công nghiệp tri thức khác. Nằm trong khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ với 460 triệu người và tạo ra sức mua 18 tỉ đô. Trong năm 2011, trao đổi thương mại giữa Canada – Mỹ đạt hơn 1,4 tỉ CAD, trong đó thương mại giữa Ontario – Mỹ chiếm khoảng 716 triệu đô CAD. Ontario – nơi có Toronto (trung tâm tài chính quốc gia), thủ đô lập pháp Ottawa đã tiếp đón hơn 1.100 các công ty đa quốc gia trong các lĩnh vực dịch vụ, tài chính, bất động sản trên toàn thế giới. Toronto là một trung tâm quốc tế lớn cho các doanh nghiệp và được coi là thủ đô tài chính của Canada. Nơi đây tập trung các công ty dịch vụ hàng đầu như: Citco, CIBC Mellon, Commonwealth, Harmonic, IFDS, RBC Investor Services, SGGG, and State Street. Với hơn 245.000 người làm việc trong lĩnh vực này, Toronto là trung tâm tài chính lớn thứ 3 ở Bắc Mỹ sau New York và Chicago. Lao động trong ngành dịch vụ tài chính tại Toronto chiếm 64% của Ontario và 31% của Canada
Manitoba
Manitoba (/ˌmænɪˈtoʊbə/ ⓘ MAN-ih-TOH-bə) là một trong ba tỉnh bang nằm ở trung tâm của Canada, có cùng biên giới với Ontario, Saskatchewan và Nunavut, phía bắc giáp vịnh Hudson và phía nam giáp hai bang Minnesota và Bắc Dakota của Hoa Kỳ. Hầu hết dân Manitoba có nguồn gốc Anh. Nhưng nhiều thay đổi trong mô hình nhập cư và di trú đã biến tỉnh này là nơi mà không có một sắc tộc nào nổi bật về số lượng. Có trên 700 tổ chức ở tỉnh này hỗ trợ cho công dân mới và dân nhập cư. Khoảng 60% trong số một triệu người dân Manitoba sinh sống ở thành phố chính Winnipeg, thủ phủ của tỉnh bang này. Thành phố lớn thứ hai là Brandon, ở phía tây nam Manitoba. Tên Manitoba có thể đến từ tiếng Cree manitou bou có nghĩa là "Eo biển hẹp của Thần linh Vĩ đại". Manitoba cũng là quê hương của Vườn Hoà bình Quốc tế - khu vườn lớn nhất thế giới dành tặng cho hoà bình thế giới.
Newfoundland và Labrador
Newfoundland và Labrador (phát âm tiếng Anh: /ˈnjuːfən(d)lənd ... ˈlæbrədɔːr, -lænd ... / NEW-fən(d)-lənd ... LAB-rə-dor, -⁠land ..., địa phương /ˌnjuːfənˈlænd ... / NEW-fən-LAND ...; tiếng Pháp: Terre-Neuve-et-Labrador; thường xuyên viết tắt NL), là tỉnh cực đông của Canada. Tỉnh này thuộc khu vực Đại Tây Dương của Canada, gồm đảo Newfoundland và phần lãnh thổ Labrador tại đại lục, tổng diện tích là 405.212 kilômét vuông (156.500 dặm vuông Anh). Năm 2013, dân số tỉnh ước tính là 526.702. Xấp xỉ 92% dân số toàn tỉnh cư trú trên đảo Newfoundland (cùng các đảo nhỏ xung quanh), trong đó hơn một nửa cư trú tại bán đảo Avalon. Đây là tỉnh đồng nhất số một về ngôn ngữ tại Canada, với 97,6% cư dân tường trình tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ trong điều tra nhân khẩu năm 2006. Tỉnh lỵ và thành phố lớn nhất của Newfoundland và Labrador là St. John's, là khu vực đô thị thống kê lớn thứ 20 tại Canada, và là nơi cư trú của gần 40% cư dân trong tỉnh. Tại St. John's có trụ sở của chính phủ, nghị viện và tòa án tối cao cấp tỉnh. Lãnh thổ Newfoundland và Labrador ngày nay từng là một thuộc địa và một quốc gia tự trị của Anh Quốc, gia nhập và trở thành một tỉnh của Canada vào ngày 31 tháng 3 năm 1949 với tên gọi Newfoundland. Ngày 6 tháng 12 năm 2001, một sửa đổi Hiến pháp Canada được tiến hành để chuyển tên chính thức của tỉnh thành Newfoundland và Labrador. Tuy nhiên, người Canada nói chung vẫn gọi tỉnh bằng tên Newfoundland.
New Brunswick
Tóm tắt về tỉnh Canada | Tên = New Brunswick<br />Nouveau-Brunswick | Tên chính thức = | Lá cờ = Flag of New Brunswick.svg | Huy hiệu = Coat of arms of New Brunswick, Canada.svg | Bản đồ = New Brunswick in Canada 2.svg | Khẩu hiệu = ''Spem reduxit''<br />(Latinh|Tiếng Latinh: "Hy vọng tái lập") | Thủ phủ = Fredericton, New Brunswick|Fredericton | Thành phố lớn nhất = Saint John, New Brunswick|Saint John | Ngôn ngữ chính thức = Tiếng Anh, tiếng Pháp | Thủ hiến = Blaine Higgs | Đảng cầm quyền = Đảng Bảo thủ Tiến bộ New Brunswick|PC | Đại diện Vương miện = Herménégilde Chiasson | Viết tắt cho bưu điện = NB | Tiền tố cho bưu điện = Danh sách mã bưu điện E của Canada|E | Thứ tự theo diện tích = 8 | Tổng số diện tích = 72,908 | Diện tích đất = 71,450 | Diện tích nước = 1,458 | Phần nước = 2,0 | Thứ tự theo dân số = 8 | Dân số = 770,633| Năm thống kê dân số = 2018| Thứ tự theo mật độ dân số = 4 | Mật độ dân số = 10,60 | Thứ tự gia nhập = 1 | Ngày gia nhập Liên bang = 1 tháng 7 năm 1867 | Múi giờ = -4 | Số ghế Hạ viện = 10 | Số ghế Thượng viện = 10 | Mã ISO = CA-NB | Website = www.gov.nb.ca Tập tin:New Brunswick Legislative Building- Fredericton- New Brunswick-20170718.jpg|220px|nhỏ|New Brunswick Legislative Building in Fredericton New Brunswick (tiếng Pháp: ''Nouveau-Brunswick''; IPA-fr|nuvo bʁœ̃swik|pron, IPA-frdia|nuvo bʁɔnzwɪk|tại địa phương, lit|"Tân Braunschweig") là một tỉnh bang ven biển ở vùng miền đông của Canada với vốn di sản văn hoá hấp dẫn và phong phú. Nó giáp với Nova Scotia, Québec, và tiểu bang Maine của Hoa Kỳ. Có hình dáng gần giống hình chữ nhật, nó rộng khoảng 322&nbsp;km từ bắc xuống nam và 242&nbsp;km từ đông sang tây. New Brunswick giáp với mặt nước gần như ba phía, bao gồm vịnh Saint Lawrence|vịnh St. Lawrence, eo biển Northumberland và vịnh Fundy. Vịnh Fundy nằm ở cuối phía đông của tỉnh, có mức thủy triều lên tới 54 feet (khoảng 49,40 m), lớn nhất thế giới. Dân số New Brunswick khoảng 723.900 người, 35% nói tiếng Pháp, phần lớn là cộng đồng Acadia. 50,000 người sống tại New Brunswick. Acadia ban đầu là thuộc địa của Pháp vào những năm 1500.
British Columbia
British Columbia (BC; tiếng Pháp: la Colombie-Britannique, C.-B.; tiếng Việt: Columbia thuộc Anh) là tỉnh bang cực tây của Canada, một trong những vùng có nhiều núi nhất Bắc Mỹ, tiếp giáp biên giới với các tiểu bang Montana, Idaho, Washington của Hoa Kỳ ở phía nam và một đoạn biên giới ngắn với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc.
Vancouver
Vancouver hoặc Ôn Ca Hoa (phát âm tiếng Anh: /væŋˈkuːvər/ ⓘ hay /vænˈkuːvər/), gọi chính thức là Thành phố Vancouver (tiếng Anh: City of Vancouver), là một đô thị hải cảng duyên hải thuộc tỉnh British Columbia, Canada và là thành phố lớn nhất tỉnh. Theo kết quả điều tra nhân khẩu năm 2011, Vancouver có 603.502 dân cư và là đô thị tự trị đông dân thứ tám toàn Canada. Khu vực Đại Vancouver có khoảng 2,4 triệu cư dân, là khu vực đô thị đông dân thứ ba toàn Canada và đông dân nhất tại phía Tây Canada. Vancouver nằm trong số các thành phố đa dạng nhất về dân tộc và ngôn ngữ tại Canada; 52% cư dân của thành phố có ngôn ngữ thứ nhất không phải là tiếng Anh. Vancouver được liệt kê vào hạng Beta trong thước đó thành phố toàn cầu. Thành phố Vancouver có diện tích đất liền khoảng 114 km², mật độ dân số đạt 5.249 người/km². Vancouver là khu đô thi có mật đô dân số cao nhất Canada với hơn 250,000 dân và đứng thứ tư sau các thành phố khác ở Bắc Mỹ như thành phố New York, San Francisco và Mexico City. Khu định cư ban đầu trong khu vực thành phố mang tên Gastown, phát triển quanh nhà máy cưa gỗ Hastings Mill và một quán rượu gần đó, cả hai đều hình thành vào năm 1867. Từ doanh nghiệp ban đầu đó, các cửa hàng và một số khách sạn dần xuất hiện ở ven biển phía Tây. Khu định cư được mở rộng thành thị trấn Granville, được đổi tên thành "Vancouver" và được hợp nhất thành một thành phố vào năm 1886. Năm 1887, đường sắt xuyên lục địa kéo dài đến thành phố để tận dụng lợi thế có hải cảng tự nhiên lớn của thành phố, cảng này nhanh chóng trở thành một mắt xích quan trọng trong một tuyến mậu dịch giữa phương Đông, phía Đông Canada, và Luân Đôn. Vào năm 2014, cảng Đô thị Vancouver vượt New York trở thành cảng biển bận rộn thứ ba Bắc Mỹ và là cảng biển bận rộn thứ 27 thế giới, bận rộn nhất Canada và đa dạng nhất Bắc Mỹ. Mặc dù lâm nghiệp vẫn là ngành kinh tế lớn nhất, song Vancouver nổi tiếng khi là một trung tâm đô thị được thiên nhiên bao quanh, khiến cho du lịch là ngành kinh tế lớn thứ hai. Các xưởng lớn về sản xuất phim tại Vancouver và Burnaby đã biến khu vực đô thị Vancouver trở thành một trong những trung tâm lớn nhất về sản xuất phim tại Bắc Mỹ. Vancouver liên tục được vinh danh là một trong năm thành phố toàn cầu hàng đầu về tính dễ sống và chất lượng sinh hoạt, và Economist Intelligence Unit công nhận Vancouver là thành phố đầu tiên để xếp hạng trong bảng xếp hạng tốp 10 thành phố dễ sinh hoạt nhất trong 5 năm liên tục. Vancouver liên tục tham gia nhiều sự kiện và hội nghị quốc tế, bao gồm Đại hội Thể thao Đế quốc Anh và Thịnh vượng chung năm 1954, Triển lãm Thế giới năm 1986 và Đại hội Thể thao Trị an viên (World Police and Fire Games) vào năm 1989 và 2009. Thế vận hội Mùa đông 2010 được tổ chức tại Vancouver và khu nghỉ dưỡng Whistler nằm 125 km về phía Bắc thành phố. Vào năm 2014, sau 30 năm có trụ sở tại California, Sự kiện thường niên TED chính thức chọn Vancouver làm trụ sở vĩnh viễn. Một số trận đấu của Giải bóng đá nữ thế giới FIFA 2015 được diễn ra tại Vancouver, bao gồm trận chung kết tại sân vận động BC Place.
Alberta
Alberta (/ælˈbɜːrtə/ al-BUR-tə) là một trong 13 tỉnh bang và lãnh thổ của Canada. Với dân số ước tính là 4.067.175 người theo cuộc điều tra dân số năm 2016, đây là tỉnh bang đông dân thứ tư của nước này, và là tỉnh bang đông dân nhất trong ba tỉnh bang thuộc vùng đồng cỏ (Canadian Prairies). Diện tích của Alberta khoảng 660.000 kilômét vuông (250.000 dặm vuông Anh). Alberta giáp với tỉnh bang British Columbia về phía Tây và Saskatchewan về phía Đông, Các Lãnh thổ Tây Bắc về phía Bắc, và tiểu bang Montana của Hoa Kỳ về phía Nam. Alberta là một trong ba tỉnh bang và lãnh thổ của Canada có biên giới với chỉ một tiểu bang Hoa Kỳ. Đây cũng là một trong hai tỉnh bang không tiếp giáp biển của Canada. Thủ phủ của Alberta là Edmonton, nằm gần trung tâm địa lý của tỉnh bang; nó là trung tâm cung cấp và dịch vụ chính cho các công nghiệp tài nguyên của Canada như dầu mỏ và cát dầu. Khoảng 290 km (180 mi) về phía Nam của Edmonton là Calgary, thành phố đông dân nhất. Calgary và Edmonton là hai trung tâm cho hai khu đô thị của tỉnh bang, mỗi khu với hơn một triệu dân, trong khi tỉnh bang có 16 khu vực điều tra dân số. Người thổ dân đã sống ở khu vực mà ngày nay là Alberta hàng nghìn năm trước khi người châu Âu đến định cư. Alberta và Saskatchewan nguyên là hai khu vực của Các Lãnh thổ Tây Bắc, nhưng đã trở thành tỉnh bang vào ngày 1 tháng 9 năm 1905. Các khu vực kinh tế chính của Alberta gồm công nghiệp năng lượng và công nghệ sạch, nông nghiệp, và hóa học dầu mỏ. Công nghiệp dầu mỏ trở thành cột trụ của kinh tế Alberta từ năm 1947, khi người ta khám phá ra dầu ở Giếng dầu Leduc No. 1. Thủ hiến đương nhiệm của Alberta là Jason Kenney của Đảng Bảo thủ Thống nhất (United Conservative Party), đang chiếm giữ đa số ghế trong cơ quan lập pháp của tỉnh bang. Các địa điểm du lịch trong tỉnh bang gồm có: Banff, Canmore, Drumheller, Jasper, Sylvan Lake và Hồ Louise. Alberta sở hữu 6 di sản thế giới UNESCO: Vườn quốc gia Núi Rocky của Canada, Công viên Khủng long tỉnh Alberta, Vực bẫy trâu Head-Smashed-In, Công viên hòa bình quốc tế Waterton-Glacier, Vườn quốc gia Wood Buffalo, và Writing-on-Stone / Áísínai'pi. Tỉnh bang chủ yếu có khí hậu lục địa ẩm ướt, có nhiều thay đổi lớn trong năm; nhưng nhiệt độ trung bình theo mùa ít thay đổi hơn những khu vực xa hơn ở phía Đông, vì mùa đông được gió chinook sưởi ấm.
Nova Scotia
Nova Scotia (phát âm tiếng Anh: /ˌnoʊvə ˈskoʊʃə/ NOH-və SKOH-shə; tiếng Pháp: Nouvelle-Écosse; tiếng Gael Scotland: Alba Nuadh) là một tỉnh bang thuộc vùng miền đông của Canada. Đây là một bán đảo nằm nhô ra ngoài Đại Tây Dương với một diện tích khoảng 55.000 km².Tính đến năm 2016, dân số là 923,598. Nova Scotia là tỉnh có mật độ dân số cao thứ hai ở Canada với 17,4 cư dân trên mỗi kilômét vuông (45 dặm vuông).
Anh
Anh (tiếng Anh: England, /ˈɪŋɡ.lənd/) là một quốc gia cấu thành nên Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Quốc gia này có biên giới trên bộ với Scotland về phía bắc và với Wales về phía tây. Biển Ireland nằm về phía tây bắc và biển Celtic nằm về phía tây nam của Anh. Anh tách biệt khỏi châu Âu lục địa qua biển Bắc về phía đông và eo biển Manche về phía nam. Anh nằm tại miền trung và miền nam đảo Anh và chiếm khoảng 5/8 diện tích của đảo; ngoài ra còn có trên 100 đảo nhỏ. Người hiện đại cư trú lần đầu tiên tại khu vực Anh ngày nay trong giai đoạn Đồ đá cũ muộn, song "England" có tên gọi bắt nguồn từ một bộ lạc German là Angle, bộ lạc này định cư trên đảo vào thế kỷ V-VI. Anh trở thành một quốc gia thống nhất vào thế kỷ X, và kể từ thời đại Khám phá quốc gia này có tác động đáng kể về văn hoá và tư pháp trên thế giới. Vương quốc Anh (bao gồm Wales từ năm 1535) kết thúc vị thế một quốc gia có chủ quyền riêng biệt vào ngày 1 tháng 5 năm 1707, khi các Đạo luật Liên minh có hiệu lực với kết quả là liên minh chính trị với Vương quốc Scotland để hình thành Vương quốc Anh liên hiệp. Tiếng Anh, giáo hội Anh giáo, và luật Anh (nền tảng của thông luật tại nhiều quốc gia) được phát triển tại Anh, và hệ thống chính phủ nghị viện của Anh được nhiều quốc gia khác áp dụng. Cách mạng công nghiệp bắt đầu tại Anh trong thế kỷ XVIII, chuyển đổi Anh trở thành quốc gia công nghiệp hoá đầu tiên trên thế giới. Địa hình của Anh chủ yếu là đồi thấp và đồng bằng, đặc biệt là tại miền trung và miền nam. Tuy nhiên, có các vùng cao tại miền bắc và tây nam. Thủ đô của Anh là Luân Đôn, thuộc khu vực đại đô thị lớn nhất tại Anh Quốc cũng như Liên minh châu Âu. Dân số Anh đạt trên 53 triệu người, chiếm 84% dân số Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Phần lớn dân cư tập trung tại quanh Luân Đôn, vùng Đông Nam, và các khu thành thị tại Midlands, Tây Bắc, Đông Bắc và Yorkshire, là những nơi phát triển thành các vùng công nghiệp lớn trong thế kỷ XIX.
Ottawa
Ottawa là thủ đô và cũng là thành phố lớn thứ tư của Canada thành phố lớn thứ nhì của tỉnh bang Ontario. Ottawa nằm trong thung lũng sông Ottawa phía bờ Đông của tỉnh bang Ontario, cách Toronto 400 km về phía Đông Bắc và Montréal 190 km về phía Tây. Ottawa nằm trải dài theo bờ sông Ottawa, đường thủy chủ yếu ngăn cách tỉnh bang Ontario và Québec. Diện tích của thành phố vào khoảng 2.778,64 km², dân số vào năm 2001 là trên 808.000 người (nếu tính luôn các khu ngoại thành thì hơn 1,1 triệu người). Vào năm 2005, dân số ước tính là 859.704, trong khi vùng thủ đô, bao gồm thành phố Gatineau, Québec, có dân số ước khoảng 1.148.785. Dân số những người nói tiếng Pháp tại Ottawa rất đáng kể, và theo chính sách của chính phủ, tất cả các dịch vụ chủ yếu đều bằng song ngữ cả hai thứ tiếng Anh và Pháp. Thủ đô Ottawa còn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc cổ như Tòa nhà Nghị viện (Parliament Buildings), Dinh Toàn quyền Rideau (Rideau Hall), Tòa nhà Liên bang (Confederation Building), các phòng tranh, viện bảo tàng, thư viện quốc gia và các trường đại học như Đại học Carleton và Đại học Ottawa. Thêm nữa thành phố cũng có những khu thương mại sầm uất và các cao ốc hiện đại giống như Toronto, Montréal và Vancouver. Thị trưởng đương thời của Ottawa là ông Larry O'Brien, là người kế nhiệm ông Bob Chiarelli vào ngày 1 tháng 12 năm 2006. Ottawa là nơi tập trung nhiều Tiến sĩ nhất tính theo đầu người tại Canada.
Bắc Mỹ
Bắc Mỹ (Tiếng Anh: North America) là một lục địa nằm hoàn toàn trong Bắc Bán cầu và gần như hoàn toàn trong Tây Bán cầu của Trái Đất, có thể được miêu tả là tiểu lục địa phía Bắc của châu Mỹ. Lục địa này giáp với Bắc Băng Dương về phía Bắc, với Đại Tây Dương về phía Đông, với Nam Mỹ và Biển Caribe về phía Đông Nam, cũng như với của Thái Bình Dương về phía Tây và phía Nam. Lục địa này nằm trên mảng kiến tạo Bắc Mỹ nên Greenland được xem là thuộc Bắc Mỹ về mặt địa lý. Bắc Mỹ có diện tích khoảng 24.709.000 ki- lô- mét vuông (9.540.000 dặm vuông), khoảng 16,5% diện tích đất liền của Trái Đất và khoảng 4,8% toàn bộ bề mặt của hành tinh này. Trên thế giới, đây là lục địa có diện tích lớn thứ ba, sau châu Á và châu Phi, cũng như lục địa có dân số cao thứ tư, sau châu Á, châu Phi và châu Âu. Năm 2013, tổng dân số của 23 nhà nước độc lập ở Bắc Mỹ được ước tính là 579 triệu người, hay 7,5% dân số thế giới. Con người lần đầu tiên đặt chân lên Bắc Mỹ khoảng 40.000 đến 17.000 năm trước vào thời kỳ băng hà cuối cùng bằng cách đi qua cầu đất liền Bering. Thời kỳ Paleo-Indian kéo dài đến khoảng 10.000 năm trước. Giai đoạn cổ điển kéo dài từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 13. Thời kỳ Tiền Colombo kết thúc vào năm 1492, khi người định cư từ châu Âu bắt đầu di cư đến Bắc Mỹ trong thời đại Khám phá và thời kỳ cận đại. Tuy nhiên, Bắc Mỹ (trừ Greenland) được nhắc đến lần đầu tiên trong sử sách châu Âu vào khoảng năm 1000 TCN mà cụ thể là trong các saga của người Bắc Âu. Ngày nay, các đặc điểm về văn hóa và sộc tốc của dân cư Bắc Mỹ phản ánh sự tương tác giữa thực dân châu Âu, dân bản địa, nô lệ đến từ châu Phi, người nhập cư từ châu Âu, châu Á và Nam Á, cũng như hậu duệ của các nhóm người này. Do quá trình thuộc địa hóa của châu Âu, phần lớn dân số Bắc Mỹ nói các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Pháp, và các nền văn hóa của họ nhìn chung phản ánh các truyền thống của nền văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, ở một số khu vực của Canada, Hoa Kỳ, Mexico và Trung Mỹ, các nhóm người bản địa vẫn duy trì những truyền thống văn hóa và nói ngôn ngữ của riêng mình.
Nga
Nga (Nga: Россия, chuyển tự. Rossiya IPA: [rɐˈsʲijə] ⓘ), tên đầy đủ là Liên bang Nga (Nga: Российская Федерация, chuyển tự. Rossiyskaya Federatsiya IPA: [rɐˈsʲijskəjə fʲɪdʲɪˈraʦəjə] ⓘ, viết tắt là RF) là một quốc gia Cộng hòa liên bang nằm ở phía Bắc của lục địa Á - Âu, đây là quốc gia có diện tích lớn nhất trên thế giới. Nga là một nhà nước cộng hòa liên bang với 85 thực thể liên bang. Nga có biên giới giáp với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua tỉnh Kaliningrad), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới trên biển với Nhật Bản (qua biển Okhotsk), Thổ Nhĩ Kỳ (qua biển Đen) và Hoa Kỳ (qua eo biển Bering), giáp với Canada qua Bắc Băng Dương. Với diện tích 17,098,246 km² (6,601,670 mi²), Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ gần 1/9 diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ 9 thế giới với 145,8 triệu người (2020). Lãnh thổ Nga kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% Châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường, địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới - được coi là một trong những siêu cường năng lượng. Nga cũng có diện tích rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ 25% - tức 1/4 lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới. Nga đã thiết lập tầm ảnh hưởng trên khắp thế giới từ thời Đế quốc Nga. Dưới thời kỳ Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, Liên Xô được công nhận là một trong hai siêu cường trên thế giới thời đó cùng với Hoa Kỳ, đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong thắng lợi của Khối Đồng Minh trong Thế chiến II. Liên bang Nga được thành lập kể từ sau sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô cùng Khối phía Đông vào năm 1991 và được công nhận là sự kế tục pháp lý của Nhà nước Xô viết. Năm 2020, Liên bang Nga với 145,8 triệu dân có quy mô nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới theo GDP danh nghĩa hoặc đứng thứ 6 toàn cầu theo sức mua tương đương. GDP danh nghĩa theo thống kê của IMF đạt 1,467 nghìn tỷ USD, xếp hạng 11 sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Ấn Độ, Pháp, Ý, Canada và Hàn Quốc. GDP theo sức mua (PPP) đạt 4,021 nghìn tỷ USD, đứng hạng 6 sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật và Đức. Cũng theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập bình quân đầu người của Nga ước tính theo danh nghĩa năm 2020 là 9,972 USD/người, còn tính theo sức mua tương đương là 27,394 USD/người, lần lượt xếp hạng 61 và 50 trên thế giới. Nga có ngân sách quốc phòng lớn thứ 11 thế giới năm 2021. Đây là một trong những nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và đồng thời sở hữu kho vũ khí hủy diệt hàng loạt lớn nhất thế giới. Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, G20, APEC, SCO, EurAsEC và lãnh đạo của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. Nga cũng như tiền thân Liên Xô có truyền thống lâu đời trong nhiều lĩnh vực khoa học, văn hóa, nghệ thuật, bao gồm những thành tựu quan trọng đầu tiên về công nghệ hạt nhân, vũ trụ. Nga cũng là một cường quốc quân sự. Mặc dù vậy, Nga hiện nay cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, thách thức như phát triển chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng (không còn duy trì được sức phát triển cùng vị thế siêu cường thế giới như thời Liên Xô, nước Nga hiện đại dù cho là một cường quốc cũng như siêu cường tiềm năng tuy nhiên vẫn là một nước đang phát triển), tỷ lệ tội phạm cao, tỷ lệ tự sát cao, chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc, sụt giảm dân số do chênh lệch giới tính cùng tỉ lệ sinh giảm, tình trạng nghiện rượu của nam giới, nạn tham nhũng trong giới lãnh đạo cũng như tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2014 và các lệnh trừng phạt, cấm vận, cô lập kinh tế, quân sự, ngoại giao từ phía Hoa Kỳ, NATO, đồng minh cùng Liên minh châu Âu.
Labrador
Geobox|Region | name = Labrador<br />''Nunatsuak'' (Inuttitut)<ref>chú thích web |title=Labrador Nunatsuak: Stories of the Big Land |url=http://www.heritageislands.com/store/en/our_products/books_dvd/c336192/c335027/p16970802.html |ngày truy cập=2018-07-27 |archive-date = ngày 12 tháng 9 năm 2017 |archive-url=https://web.archive.org/web/20170912131148/http://www.heritageislands.com/store/en/our_products/books_dvd/c336192/c335027/p16970802.html |url-status=dead </ref> | flag = Flag of Labrador.svg | symbol = | motto = ''Munus splendidum mox explebitur''&nbsp; <small>(Latin)</small><br/>"Our splendid task will soon be fulfilled" | nickname = "The Big Land" | image = File:Labrador-Region.PNG | map_caption = Labrador (đỏ) nằm trong Canada | state = Newfoundland and Labrador | state_type = Province | border = Quebec<br>Nunavut | part = | landmark = | river = | area = 294,330 | area_water = 31340 | area_water_percent = 4 | highest = Mount Caubvick | highest_elevation = 1652 | elevation_max_footnotes = <br />(Mount Caubvick) | city_type = Largest settlement | city = Labrador City<ref name="2016census">chú thích web | url=http://www12.statcan.gc.ca/census-recensement/2016/dp-pd/prof/index.cfm?Lang=E | title=Statistics Canada, 2016 Census of Population. | publisher=Statistics Canada | date=ngày 8 tháng 2 năm 2017 | access-date =ngày 24 tháng 6 năm 2018</ref> | population = 27,197 | population_date = 2016 | population_footnotes = <ref name="GeoSearch">chú thích web | url=http://www12.statcan.gc.ca/census-recensement/2011/dp-pd/prof/details/page.cfm?Lang=E&Geo1=FED&Code1=10004&Geo2=PR&Code2=01&Data=Count&SearchText=Labrador&SearchType=Begins&SearchPR=01&B1=All&GeoLevel=PR&GeoCode=004&TABID=1 | title=Statistics Canada. 2011 Census. | publisher=GeoSearch. | year=2012 | access-date =ngày 27 tháng 2 năm 2016</ref> | population_density_km2 = 0.09 | blank_name_sec1 = Coastline | blank1_name_sec1 = Longest river | blank1_info_sec1 = Grand River (Newfoundland name: Churchill River (Atlantic)|Churchill River)<br>(convert|856|km|mi|disp=x|, |abbr=on) <!-- *** History & government *** --> | established = 1763 | free_type = Parliament of Canada|MP | free = Yvonne Jones|1 | free2_type = Newfoundland and Labrador House of Assembly|MHA | free2 = 4 | free3 = English people|English, Innu, Inuit, NunatuKavut people|Métis | free3_type = Ethnic groups Labrador là phần đất liền của tỉnh bang Newfoundland và Labrador; phần còn lại của Newfoundland và Labrador, Newfoundland, là phần nhô ra biển.Đây là vùng địa lý lớn nhất cực bắc, Đại Tây Dương. Labrador chiếm phần phía đông của Bán đảo Labrador. Phía tây và nam giáp tỉnh Québec của Canada. Labrador cũng có một đường biên giới đất liền với lãnh thổ của Nunavut trên đảo Killiniq của Canada. Mặc dù Labrador chiếm 71% diện tích đất của tỉnh, nhưng chỉ có 8% dân số của tỉnh. Các thổ dân ở Labrador gồm có người da đỏ miền Bắc của Nunatsiavut, người Inuit miền Nam - Métis của Nunatukavut (NunatuKavut) và Innu . Nhiều người dân không phải là thổ dân ở Labrador đã không định cư lâu dài ở Labrador cho đến khi phát triển tài nguyên thiên nhiên trong những năm 1940 và 1950. Trước những năm 1950, rất ít người không phải là thổ dân sống ở Labrador quanh năm. Một số người nhập cư châu Âu làm việc theo mùa vụ cho thương gia nước ngoài và đưa gia đình họ được gọi là ''Người định cư''.
Linux
Linux(/ˈlinʊks/ ⓘ LEEN-uuks hay /ˈlɪnʊks/ LIN-uuks) là một họ các hệ điều hành tự do nguồn mở tương tự Unix và dựa trên Linux kernel, một hạt nhân hệ điều hành được phát hành lần đầu tiên vào ngày 17 tháng 9 năm 1991, bởi Linus Torvalds. Mặc dù có khá nhiều tranh cãi về việc phát âm Linux, nhưng theo như Linus chia sẻ: "Tôi không quá bận tâm việc mọi người phát âm tên tôi như thế nào, nhưng Linux luôn là Lih-nix". Linux thường được đóng gói thành các bản phân phối Linux. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc phát triển mã nguồn mở. Các bản phân phối bao gồm nhân Linux và các thư viện và phần mềm hệ thống hỗ trợ, nhiều thư viện được cung cấp bởi GNU Project. Nhiều bản phân phôi Linux sử dụng từ "Linux" trong tên của họ, nhưng Free Software Foundation sử dụng tên GNU/Linux để nhấn mạnh tầm quan trọng của phần mềm GNU, gây ra một số tranh cãi. Các bản phân phối Linux phổ biến bao gồm Debian, Fedora, và Ubuntu. Các bản phân phối thương mại bao gồm Red Hat Enterprise Linux và SUSE Linux Enterprise Server. Bản phân phối Desktop Linux bao gồm một windowing system như X11 hoặc Wayland, và một môi trường desktop giống như GNOME hay KDE Plasma. Các bản phân phối dành cho máy chủ có thể bỏ qua đồ họa hoàn toàn hoặc bao gồm một ngăn xếp giải pháp như LAMP. Vì Linux có thể phân phối lại miễn phí, bất kỳ ai cũng có thể tạo phân phối cho bất kỳ mục đích nào. Linux ban đầu được phát triển cho các máy tính cá nhân dựa trên kiến trúc Intel x86, nhưng sau đó đã được ported sang nhiều nền tảng hơn bất kỳ hệ điều hành nào khác. Do sự thống trị của Android trên điện thoại thông minh, Linux cũng có cơ sở được cài đặt lớn nhất trong tất cả các hệ điều hành có mục đích chung. Mặc dù nó chỉ được sử dụng bởi khoảng 2.3% máy tính để bàn, nhưng Chromebook, chạy Chrome OS dựa trên nhân Linux, thống trị thị trường giáo dục K–12 của Mỹ và chiếm gần 20% doanh số notebook dưới 300 đô la ở Mỹ. Linux là hệ điều hành hàng đầu trên các máy chủ (hơn 96,4% trong số 1 triệu hệ điều hành máy chủ web hàng đầu là Linux), dẫn đầu các hệ thống big iron như các hệ thống mainframe, và là hệ điều hành duy nhất được sử dụng trên các siêu máy tính TOP500 (kể từ tháng 11 năm 2017, đã dần dần loại bỏ tất cả các đối thủ cạnh tranh). Linux cũng chạy trên các hệ thống nhúng, tức là các thiết bị có hệ điều hành thường được tích hợp vào firmware và được thiết kế riêng cho hệ thống. Điều này bao gồm routers, điều khiển tự động hóa, công nghệ nhà thông minh (giống như Google Nest), TV (các smartTv của Samsung và LG dùng Tizen và WebOS, tương ứng), ô tô (ví dụ, Tesla, Audi, Mercedes-Benz, Hyundai, và Toyota đều dựa trên Linux), máy quay video kỹ thuật số, video game consoles, và smartwatches. Hệ thống điện tử của Falcon 9 và Dragon 2 sử dụng phiên bản Linux tùy biến. Linux là một trong những ví dụ nổi bật nhất của phần mềm tự do nguồn mở và của việc phát triển mã nguồn mở. Mã nguồn có thể được dùng, sửa đổi và phân phối - thương mại hoặc phi thương mại - bởi bất kỳ ai theo các điều khoản của giấy phép tương ứng, ví dụ như GNU General Public License.
Huế
Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam dưới triều Tây Sơn (1788–1801) và triều Nguyễn (1802–1945). Hiện nay, thành phố là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Võ Nguyên Giáp
2 Huân chương Hồ Chí Minh 2 Huân chương Quân công hạng Nhất Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8 năm 1911 – 4 tháng 10 năm 2013), tên khai sinh là Võ Giáp,[a] còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà lãnh đạo quân sự và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, một trong những thành viên sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh", là chỉ huy trưởng của các chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954), Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) và Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979). Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, ông được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Chữ Nôm
Chữ Nôm (𡨸喃), còn được gọi là Quốc âm (國音)[a] hay Quốc ngữ (國語)[b] là loại văn tự ngữ tố - âm tiết dùng để viết tiếng Việt. Đây là bộ chữ được người Việt tạo ra dựa trên chữ Hán, các bộ thủ, âm đọc và nghĩa từ vựng trong tiếng Việt. Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20. Sơ khởi, chữ Nôm thường dùng ghi chép tên người, địa danh, sau đó được dần dần phổ cập, tiến vào sinh hoạt văn hóa của quốc gia. Vào thời Nhà Trần ở thế kỷ 14 và Nhà Tây Sơn ở thế kỷ 18, xuất hiện khuynh hướng dùng chữ Nôm trong văn thư hành chính. Đối với văn học Việt Nam, chữ Nôm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi là công cụ xây dựng nền văn học cổ truyền kéo dài nhiều thế kỷ.
Tháng 2 năm 2004
Những việc đang xảy ra Cháy kỳ ở Caronia Tổng thống Taiwan 2004 Tổng thống Mỹ 2004 Democratic Presidential Primary Sao Hoả Rô-Bô Opportunity Rô-Bô Spirit Tìm Beagle 2 Bệnh Cúm Gà Bản điều trần của Hutton Israeli-Palestinian conflict Road Map to Peace Kyoto Protocol North Korean Crisis War on Terrorism Afghanistan timeline January 2004 Occupation of Iraq Iraqi Insurgency Iraq Timeline Liên kết Thông tin của Wikipedia
Vương quốc Anh (1707–1800)
Vương quốc Anh (tiếng Anh: Kingdom of Great Britain) là một phần của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm hoàn toàn trên Đảo Anh (Great Britain). Vương quốc Anh do đó, bao gồm ba nước (country) là Anh (England), Scotland, Wales, với lại những quần đảo Scilly, Hebride, Orkney và Shetland, nhưng không bao gồm Đảo Man hoặc Quần đảo Eo biển (Channel Islands). Giữa những năm 1707 – 1800 nó là vương quốc ở Tây Âu đóng đô ở Luân Đôn. Nó được thành lập do Đạo luật Liên hiệp năm 1707 và được thay bởi Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland năm 1801 khi Vương quốc Ireland bị sáp nhập vào do Đạo luật Liên hiệp năm 1800, sau cuộc nổi loạn Ireland năm 1798 bị đàn áp.
Lá cờ Ohio
Lá cờ Ohio là một cờ đuôi nheo (tiếng Anh: ''burgee''), được chấp nhận vào năm 1902 và được vẽ bởi John Eisenmann cho Cuộc triển lãm Liên Mỹ (''Pan-American Exposition'') năm 1901. Tam giác lớn màu xanh tượng trưng cho các đồi và thung lũng của Ohio, và năm sọc tượng trưng cho đường sá và đường sông. Mười bảy hình sao có nghĩa rằng Ohio là Tiểu bang Hoa Kỳ|tiểu bang thứ 17 được gia nhập vào Hoa Kỳ|liên bang. Hình tròn màu trắng với tâm vòng tròn màu đỏ không chỉ là chữ đầu tiên trong tên của tiểu bang này, mà cũng miêu tả cây mắt nai (''buckeye''), cây chính thức của Ohio có trong tên hiệu "tiểu bang cây mắt nai". Đây là cờ tiểu bang duy nhất ở nước Mỹ không theo hình chữ nhật, và là một trong hai cờ chính phủ cấp tiểu bang trở lên trên thế giới (cờ kia là Quốc kỳ Nepal). Nó dựa tí trên những cờ kỵ binh trong Nội chiến Hoa Kỳ|Nội chiến Mỹ và Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ|Chiến tranh Tây Ban Nha–Mỹ.
Bách khoa toàn thư
Bách khoa toàn thư là bộ sách tra cứu về nhiều lĩnh vực lớn kiến thức nhân loại. Bách khoa toàn thư là bộ sách tra cứu kiến thức tổng quát trên nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau (ví dụ Encyclopædia Britannica bằng tiếng Anh và Brockhaus bằng tiếng Đức là những bộ khá nổi tiếng), hoặc có thể là bộ sách tra cứu chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó (ví dụ như bách khoa toàn thư về y học, triết học, hoặc luật). Cũng có những bộ bách khoa toàn thư đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau trên một góc độ văn hóa, sắc tộc, hay quốc gia nhất định, ví dụ như bộ Đại Bách khoa thư Xô Viết. Tên gọi của bách khoa toàn thư trong tiếng Anh "encyclopedia" bắt nguồn từ từ tiếng Hy Lạp cổ đại εγκύκλιος (có nghĩa là "phổ biến rộng rãi") và παιδεία (có nghĩa là "giáo dục"), hàm nghĩa là "kiến thức phổ thông/đại chúng". Bách khoa toàn thư đã tồn tại khoảng 2.000 năm và đã phát triển đáng kể trong thời gian đó liên quan đến ngôn ngữ (được viết bằng ngôn ngữ quốc tế hoặc ngôn ngữ địa phương), kích thước (ít hoặc nhiều tập), ý định (trình bày kiến thức toàn cầu hoặc giới hạn), nhận thức văn hóa (có thẩm quyền, ý thức hệ, mô phạm, thực dụng), quyền tác giả (trình độ, phong cách), độc giả (trình độ học vấn, nền tảng, sở thích, khả năng) và các công nghệ có sẵn để sản xuất và phân phối (bản thảo viết tay, sách nhỏ hoặc sách in lớn, phổ biến internet). Là một nguồn thông tin đáng tin cậy được biên soạn bởi các chuyên gia, các phiên bản in của Bách khoa toàn thư luôn có một vị trí nổi bật trong các thư viện, trường học và các tổ chức giáo dục khác. Có hai phương pháp chính xây dựng bách khoa toàn thư: phương pháp trong đó các mục từ được sắp xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái, hoặc phương pháp theo thể loại chủ đề . Phương pháp đầu là phổ biến nhất, đặc biệt đối với những bộ trình bày kiến thức phổ thông.
Hóa học
Hóa học (gọi tắt là hóa) (Tiếng Anh: chemistry) là một nhánh của khoa học tự nhiên nhằm nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Các chủ đề chính trong hóa học là nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Ngô Đình Diệm
Ngô Đình Diệm (chữ Hán: 吳廷琰; 3 tháng 1 năm 1901 – 2 tháng 11 năm 1963) là một chính khách người Việt Nam. Ông từng làm quan triều Nguyễn thời vua Bảo Đại, sau đó làm Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam, rồi trở thành Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 sau khi thành công trong việc phế truất Bảo Đại, cho đến khi bị lật đổ vào năm 1963. Ông cũng là lãnh tụ của Đảng Cần lao Nhân vị, đảng cầm quyền chính thức của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Là một nhà lãnh đạo theo Công giáo La Mã, ông bị những người theo Phật giáo phản đối vì thực hiện các chính sách thiên vị Công giáo. Tháng 11 năm 1963, một loạt các vụ biểu tình bất bạo động của Phật tử đã gây ra những bất ổn xã hội nghiêm trọng, Ngô Đình Diệm cùng em trai của mình là Ngô Đình Nhu đã bị ám sát trong một cuộc đảo chính năm 1963 do các tướng lĩnh dưới quyền thực hiện, với sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ. Ngô Đình Diệm là một nhân vật quan trọng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam và gây ra nhiều tranh cãi trong lịch sử. Một số sử gia coi ông là công cụ chống cộng trong tay người Mỹ, một số thì lại coi ông là độc tài và gia đình trị, trong khi đó một số sử gia khác coi ông là nhà chính trị mang nặng truyền thống phong kiến Việt Nam. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng Ngô Đình Diệm là người tự cho rằng mình đang gánh vác một "Thiên mệnh", ông cũng có các kế hoạch riêng về nền chính trị ở miền Nam Việt Nam.
Yên Bái
Yên Bái là tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, Việt Nam.
Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, nằm tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là thành phố trung tâm và lớn nhất của toàn bộ khu vực Miền Trung, đóng vai trò là hạt nhân quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Thành phố Đà Nẵng hiện là đô thị loại 1, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia. Về mặt địa lý, Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Đà Nẵng cũng là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được đánh giá là thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào danh sách 10 địa điểm tốt nhất để sống ở nước ngoài do tạp chí du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn.
Firefox
Firefox, còn được biết đến với cái tên Mozilla Firefox, là một trình duyệt web mã nguồn mở tự do xuất phát từ Gói Ứng dụng Mozilla, do Tập đoàn Mozilla quản lý. Firefox đạt được 25% thị phần trình duyệt web vào tháng 12 năm 2011, khiến nó trở thành trình duyệt phổ biến thứ hai trên thế giới, sau Internet Explorer. Trình duyệt này giành được thành công đặc biệt tại Đức và Ba Lan với tỉ lệ sử dụng cao nhất (52%). Để hiển thị các trang web, Firefox sử dụng bộ máy trình bày Gecko, vốn bao gồm đầy đủ một số tiêu chuẩn web hiện nay cộng thêm một vài tính năng có thể sẽ được chuẩn hóa trong tương lai. Firefox có các tính năng duyệt web theo thẻ, kiểm tra chính tả, tìm ngay lúc gõ từ khóa, đánh dấu trang trực tiếp (live bookmarking), trình quản lý tải xuống, và một hệ thống tìm kiếm tích hợp sử dụng bộ máy tìm kiếm do người dùng tùy chỉnh. Nhiều chức năng có thể bổ sung vào trình duyệt thông qua tiện ích (add-on) do nhà phát triển thứ ba tạo ra, một số tiện ích thông dụng nhất bao gồm tiện ích tắt JavaScript NoScript, trình tùy biến Tab Mix Plus, thanh công cụ chơi media FoxyTunes, tiện ích chặn quảng cáo Adblock Plus, StumbleUpon (khám phá trang web), Foxmarks Bookmark Synchronizer (đồng bộ hóa trang đánh dấu), trình cải thiện việc tải xuống DownThemAll!, và thanh công cụ Web Developer. Firefox chạy được trên các phiên bản khác nhau của Microsoft Windows, Mac OS X, Linux, và nhiều hệ điều hành Tương tự Unix khác. Phiên bản ổn định mới nhất là bản 3.5, phát hành vào tháng 6 năm 2009. Mã nguồn của Firefox là phần mềm tự do, được phát hành theo một bộ ba giấy phép GPL/LGPL/MPL. Mozilla là tổ chức phi lợi nhuận (đối với người sử dụng). Nhưng lý do khiến Firefox được liên tục phát triển và quảng cáo rầm rộ là vì Mozilla được Google trả tiền để đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định. Số tiền Mozilla được trả rất lớn, chiếm 85% doanh thu của cả tập đoàn này. Càng nhiều người dùng Firefox thì sẽ có càng nhiều người dùng Google làm công cụ tìm kiếm. Google sẽ thu lại tiền từ các link quảng cáo trong kết quả tìm kiếm. Đây cũng chính là lý do khiến Google là trang chủ của Firefox.
Nguyễn Du
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; 3 tháng 1 năm 1766 – 16 tháng 9 năm 1820) tên tự là Tố Như (素如), hiệu là Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), Nam Hải điếu đồ (南海釣屠), là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Tác phẩm Truyện Kiều của ông được xem là một kiệt tác văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Cần Thơ
Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Đây là thành phố sầm uất và phát triển nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của cả vùng. Cần Thơ hiện là đô thị loại I, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia. Năm 2019, Cần Thơ là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 24 về số dân, Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP xếp thứ 12 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 11 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 40 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.252.348 người dân năm 2022, GRDP đạt 117.500 tỉ Đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 94,5 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,50%. Năm 2020 GRDP tăng 1,02%, GRDP bình quân đầu người ước đạt 94,45 triệu đồng/năm, theo kế hoạch là 97,2 triệu đồng/năm. Thành phố nằm bên hữu ngạn sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Cần Thơ là thủ phủ và là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ còn được biết đến như một đô thị miền sông nước. Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích vườn cây ăn trái và đồng ruộng rộng lớn, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam Bộ. Theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, y tế và văn hóa của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế. Và sẽ trở thành một thành phố phát triển khá ở khu vực Đông Nam Á.
GNU
GNU /ɡnuː/ ⓘ là một hệ điều hành và bộ sưu tập phần mềm máy tính phong phú. GNU bao gồm toàn bộ phần mềm tự do, hầu hết được cấp phép theo General Public License (GPL) của GNU Project. GNU là một kiểu viết tắt đệ quy của "GNU's Not Unix!", nó được chọn bởi thiết kế của GNU là tương tự Unix, nhưng khác với Unix vì nó là phần mềm miễn phí và không có mã Unix. Dự án GNU bao gồm nhân hệ điều hành, GNU Hurd, vốn là trọng tâm ban đầu của Free Software Foundation (FSF). Tuy nhiên với trạng thái của hạt nhân Hurd là chưa sẵn sàng ra mắt, các hạt nhân phi GNU, phổ biến nhất là nhân Linux, cũng có thể được sử dụng với phần mềm GNU. Sự kết hợp giữa GNU và Linux đã trở nên phổ biến đến mức bộ đôi này thường được gọi tắt là "Linux", hoặc ít thường xuyên hơn, GNU/Linux. (xem Tranh cãi về đặt tên GNU/Linux) Richard Stallman, người sáng lập dự án, xem GNU như một "phương tiện kỹ thuật để kết thúc xã hội". Liên quan đến Lawrence Lessig trong phần giới thiệu về ấn bản thứ hai của cuốn sách Free Software, Free Society của mình Stallman đã viết về "các khía cạnh xã hội của phần mềm và cách Phần mềm tự do có thể tạo ra công bằng và xã hội".
Tam giác
Tam giác hay hình tam giác là một loại hình cơ bản trong hình học: hình hai chiều phẳng có ba đỉnh là ba điểm không thẳng hàng và ba cạnh là ba đoạn thẳng nối các đỉnh với nhau. Tam giác là đa giác có số cạnh ít nhất (3 cạnh). Tam giác luôn luôn là một đa giác đơn và luôn là một đa giác lồi (các góc trong luôn nhỏ hơn 180°). Một tam giác có các cạnh AB, BC và AC được ký hiệu là △ A B C {\displaystyle \triangle ABC} .
Internet
Internet hay Mạng (phiên âm tiếng Việt: in-tơ-nét) là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu, được liên kết bởi một loạt các công nghệ mạng điện tử, không dây và mạng quang. Internet mang theo một loạt các tài nguyên và dịch vụ thông tin, chẳng hạn như các tài liệu và ứng dụng siêu văn bản được liên kết với nhau của World Wide Web (WWW), thư điện tử, điện thoại và chia sẻ file. Nguồn gốc của Internet bắt nguồn từ sự phát triển của chuyển mạch gói và nghiên cứu do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ủy quyền thực hiện vào những năm 1960 để cho phép chia sẻ thời gian của máy tính. Mạng tiền thân chính, ARPANET, ban đầu đóng vai trò là xương sống để kết nối các mạng lưới học thuật và quân sự khu vực trong những năm 1970. Việc tài trợ cho Mạng lưới Quỹ Khoa học Quốc gia như một xương sống mới trong những năm 1980, cũng như tài trợ tư nhân cho các phần mở rộng thương mại khác, dẫn đến sự tham gia trên toàn thế giới trong việc phát triển các công nghệ mạng mới và sáp nhập nhiều mạng. Sự liên kết của các mạng thương mại và doanh nghiệp vào đầu những năm 1990 đã đánh dấu sự khởi đầu của quá trình chuyển đổi sang Internet hiện đại, và tạo ra sự tăng trưởng theo cấp số nhân khi các thế hệ máy tính cá nhân, cá nhân và di động được kết nối với mạng. Mặc dù Internet được sử dụng rộng rãi bởi các học viện trong những năm 1980, việc thương mại hóa Internet đã kết hợp các dịch vụ và công nghệ của nó vào hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại. Hầu hết các phương tiện truyền thông truyền thống, bao gồm điện thoại, đài phát thanh, truyền hình, thư giấy và báo chí được định hình lại, xác định lại hoặc thậm chí bỏ qua Internet, khai sinh các dịch vụ mới như email, VoIP, truyền hình Internet, âm nhạc trực tuyến, báo kỹ thuật số và các trang web truyền phát video. Báo, sách và xuất bản in khác đang thích ứng với công nghệ trang web hoặc được định hình lại thành blog, web feed và tổng hợp tin tức trực tuyến. Internet đã cho phép và tăng tốc các hình thức tương tác cá nhân mới thông qua tin nhắn tức thời, diễn đàn Internet và mạng xã hội. Mua sắm trực tuyến đã tăng theo cấp số nhân cho cả các nhà bán lẻ lớn và các doanh nghiệp nhỏ và doanh nhân, vì nó cho phép các công ty mở rộng sự hiện diện "gạch và vữa" của họ để phục vụ thị trường lớn hơn hoặc thậm chí bán hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn trực tuyến. Các dịch vụ từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp và tài chính trên Internet ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng trên toàn bộ các ngành công nghiệp. Internet không có tổ chức quản trị tập trung duy nhất nào trong việc thực hiện công nghệ hoặc chính sách cho truy cập và sử dụng; mỗi mạng cấu thành đặt chính sách riêng của mình. Các định nghĩa của hai không gian tên chính trong Internet, không gian địa chỉ Giao thức Internet (địa chỉ IP) và Hệ thống tên miền (DNS), được chỉ đạo bởi một tổ chức bảo trì, Tập đoàn Internet về Tên miền và số được gán (ICANN). Nền tảng kỹ thuật và tiêu chuẩn hóa các giao thức cốt lõi là một hoạt động của Lực lượng đặc nhiệm kỹ thuật Internet (IETF), một tổ chức phi lợi nhuận của những người tham gia quốc tế liên kết lỏng lẻo mà bất kỳ ai cũng có thể liên kết bằng cách đóng góp chuyên môn kỹ thuật. Vào tháng 11 năm 2006, Internet đã được đưa vào danh sách Bảy kỳ quan mới của USA Today.
Heli
Heli là nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu He và số hiệu nguyên tử bằng 2, nguyên tử khối bằng 4. Tên của nguyên tố này bắt nguồn từ Helios, tên của thần Mặt Trời trong thần thoại Hy Lạp, do nguồn gốc nguyên tố này được tìm thấy trong quang phổ trên Mặt Trời.
FreeBSD
infobox OS | name = FreeBSD | logo = Tập tin:FreeBSD-logo.png | screenshot = Tập tin:FreeBSD.png|280px|Hình chụp cửa sổ lệnh của FreeBSD | caption = Hình chụp cửa sổ lệnh của FreeBSD | developer = FreeBSD core development team (Đại học California tại Berkeley|UCB) | family = BSD | source_model = FOSS (Phần mềm Mã mở và Tự do) <!-- | released = 27/02/2008 -->| latest_release_version = 13.0 | latest_test_version = FreeBSD-CURRENT | language = Đa ngôn ngữ | kernel_type = Đơn nhân (hệ điều hành)|Đơn nhân | ui = Giao diện dòng lệnh | license = BSD | working_state = Đang hoạt động | website = [http://freebsd.org/ www.freebsd.org] | supported_platforms = IA-32|i386, x86-64|AMD64, IA-64, SPARC|UltraSPARC, PC-98, ARM <!-- | updatemodel = Portage -->| package_manager = FreeBSD ports, pkg FreeBSD là một hệ điều hành tương tự Unix|kiểu Unix được phát triển từ Unix theo nhánh phát triển của BSD dựa trên 386BSD và 4.4BSD. Nó có khả năng chạy trên các bộ vi xử lý tương thích với X86|họ vi xử lý x86 của Intel, cũng như trên các máy DEC Alpha, các bộ xử lý SPARC|UltraSPARC của Sun Microsystems, các bộ xử lý Itanium (IA-64) và AMD64. Khả năng hỗ trợ cho kiến trúc PowerPC đang được phát triển. FreeBSD thường được đánh giá cao nhờ vào tính tin cậy và mạnh mẽ của nó.

Dataset Card for image_text_wikipedia_vi

Dataset Summary

Dataset Summary: Image-Text Wikipedia Abstracts (Vietnamese version)
This dataset comprises nearly 380.000 pairs of images and corresponding textual abstracts extracted from Vietnamese Wikipedia articles. The dataset is designed to facilitate research and development in the field of multimodal learning, particularly in tasks that involve understanding and processing both textual and visual information.

Description:

  • Total Images: 374748
  • Total Textual Abstracts: 374748

Dataset Composition:

  • Each entry in the dataset consists of an image along with the corresponding abstract text extracted from the introductory section of Vietnamese Wikipedia articles.
  • The images are diverse in content, ranging from objects and scenes to landmarks and people, providing a rich and varied set of visual information.

Data Collection:

The dataset was curated by combining 2 methods:

  • Extracting and filtering abstracts text directly from XML Wikimedia dump file.
  • Scraping Vietnamese Wikipedia articles, focusing on the introductory paragraphs known as abstracts. These abstracts serve as concise summaries of the corresponding articles, providing context and key information related to the image.

Intended Use:

Researchers and developers can utilize this dataset for various tasks such as:

  • Multimodal learning: Training models to understand and generate descriptions for both images and text.
  • Image captioning: Generating descriptive captions for images.
  • Visual question answering (VQA): Developing models that can answer questions about visual content.
  • Cross-modal retrieval: Matching images to their corresponding textual abstracts and vice versa.

Data Preprocessing:

  • Image Format: The images are provided in a standardized JPG format.
  • Text Preprocessing: The textual abstracts have undergone basic preprocessing steps such as removal of unnecessary brackets which are mainly use in XML, removal of unknown character such as: '\u00A0', removal of the tagging of comment: [1],[2],[3],..., removal of unnecessary empty lines inside each text,....

Potential Challenges:

  • Language Complexity: As abstracts are extracted from Wikipedia, the text might include complex vocabulary and diverse topics.
  • Ambiguity: Some abstracts may contain ambiguous or figurative language, challenging comprehension.
  • Image Quality: Variation in image quality and resolution may impact model performance.
  • Text length imbalance: the longest text has the length of 8903 whereas the shortest is 1. This can create a situation of highly ram usage with using LSTM model,etc..

View dataset:

There are 2 ways to load dataset:

1. Use datasets library instead of downloading the dataset to local

from datasets import load_dataset
dataset = load_dataset("Seeker38/image_text_wikipedia_vi", split="train")
you can use the link from this Google Colab to see a little viewing demo.

2. For dataset that has been downloaded to local

import pandas as pd
from datasets import Dataset
parquet_file = 'articles_data.parquet'

df = pd.read_parquet(parquet_file)

# Convert the pandas DataFrame to a datasets.arrow_dataset.Dataset object
dataset = Dataset.from_pandas(df)

To view the element's text

# Example: element number 3
dataset[3]["text"]

If you use the 2nd way, then to view,or even use for training the element's image, you need to contain the convertion step

from PIL import Image
import io

# Example: element number 3
image_bytes = dataset[3]["image"]["bytes"]

# Convert bytes to Image
image = Image.open(io.BytesIO(image_bytes))

image_rgb = image.convert("RGB") # some images have error: ValueError: Could not save to JPEG for display
image_rgb

Else

dataset[2]["image"]
Downloads last month
60