text
stringlengths
246
13.2k
Hôm nay EVN đưa ra phương án đền bù, xử lý vụ điện kế Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực VN sẽ có buổi làm việc với UBND TP HCM về những vấn đề xung quanh chiếc điện kế điện tử như báo cáo kết quả thanh tra; đưa ra phương án bồi thường cho người sử dụng và xử lý số điện kế điện tử tháo xuống. Trong ngày 28/7, Lãnh đạo EVN cũng đã có buổi làm việc với Thành ủy TP HCM về công tác nhân sự cho chức danh giám đốc Công ty Điện lực TP HCM. Theo nguồn tin của VnExpress, Bộ Công an đã chính thức vào cuộc để điều tra làm rõ những sai phạm trong vụ đấu thầu mua sắm 312.000 chiếc điện kế điện tử ở Công ty Điện lực TP HCM. Hôm qua, Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục phó Tổng cục cảnh sát, thủ trưởng cơ quan điều tra Bộ Công an đã có buổi làm việc tại TP HCM và nghe báo cáo về những nội dung của vụ điện kế điện tử. Ông Oánh khẳng định sẽ phối hợp với Công an TP HCM làm sáng tỏ vụ việc trên. Xác định bước đầu, đã có những dấu hiệu sai phạm của một số cá nhân trong Công ty Điện lực TP HCM như cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lạm quyền trong thi hành công vụ.
Băng trộm giả làm bà bầu Nhân viên của siêu thị lôi ra từ cái bụng bầu của chúng hàng hóa ăn cắp và một số quần áo cũ để độn thành "bụng bầu". Băng trộm gồm 6 phụ nữ, đi lại bằng ôtô. Khoảng 14h30 ngày 24/10, tại siêu thị Coo.mart, thành phố Quy Nhơn, Bình Định, 6 phụ nữ đó có 3 bà bầu bước xuống ôtô. Họ giống như những bà mẹ đưa con gái đi mua sắm chuẩn bị ngày sinh nở. Tại quầy sách, một trong 3 cặp chăm chú xem truyện. Sau một hồi lâu, họ rời giá sách bước ra ngoài. Tại cửa siêu thị, "hai mẹ con" người phụ nữ này bị bảo vệ chặn lại và cho kiểm tra. Bên ngoài, chiếc ôtô lúc nãy chở họ tới vội lăn bánh. Tại phòng bảo vệ, các nhân viên nữ phục vụ quầy sách lôi ra 4 quyển Harry Potter và Hoàng tử Lai trị giá 320.000 đồng và một số áo, quần độn sẵn. "Bụng bầu" của người phụ nữ biến mất. Người đóng vai mẹ là Đinh Thị Mỹ Yên (sinh năm 1969) và người "mang bầu" là Nguyễn Thị Ngọc Thủy (1981). Cả hai không có nghề nghiệp, cấu kết cùng một số phụ nữ lang thang từ TP HCM ra các tỉnh miền Trung để trộm cắp. Nhóm này di chuyển bằng ôtô, nghỉ khách sạn và ăn nhà hàng. Chúng thống nhất mỗi lần chỉ được lấy tài sản trị giá dưới 500.000 đồng. Bởi với giá trị đó nếu bị phát hiện bắt giữ chỉ bị xử phạt hành chính và sẽ được thả ngay sau đó.
Cư xử tệ với người yêu nên bị giết Ngày 15/3, tại Cơ quan điều tra Công an Hà Nội, thủ phạm Nguyễn Thị Thanh khai, vì bị người yêu là Hà Minh Tuấn ức hiếp, đánh đập, nên cô đã ra tay đâm chết anh ta khi đang ngủ say. Vụ việc xảy ra vào sáng 13/3. Sau khi quan hệ tình dục, Tuấn bắt cô đi mua đồ ăn. Thanh mang bánh mì về, anh ta chê không ăn rồi đánh cô. Trước đó hai người đã có xích mích vì Tuấn lấy xe máy của anh trai Thanh đi đặt. Hà Minh Tuấn là đối tượng nghiện hút ma túy, 22 tuổi, trú tại phố Sơn Tây, Kim Mã, Hà Nội. Nguyễn Thị Thanh - người yêu của nạn nhân là gái mại dâm, 23 tuổi, quê ở Hà Tây. Tại Hà Nội, Thanh - Tuấn thuê nhà tại phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, chung sống như vợ chồng.
Dự án đường Cần Đước - Chợ Gạo (nằm trên địa bàn hai tỉnh Long An và Tiền Giang) được đầu tư theo phương thức BOT. Sau lễ khởi công rình rang vào tháng 10/2003, công trình... tắc tị. Mãi đến khi Cơ quan An ninh điều tra Công an Tiền Giang vào cuộc thì mới phát hiện ra một vụ lừa đảo vô tiền khoáng hậu…
Sinh viên đi cướp lấy tiền cá độ bóng đá Thủ phạm gây ra vụ cướp dây chuyền vàng của bé gái 11 tuổi ở thành phố Quy Nhơn đã bị bắt giữ. Đó là Châu Ngọc Lĩnh (24 tuổi, sinh viên trường Công nhân kỹ thuật Quy Nhơn). Công an thành phố khởi tố điều tra với Châu Ngọc Lĩnh về tội cướp giật. Theo nhiều nguồn tin, Lĩnh rất mê cá độ bóng đá. Tiền gia đình cung cấp cho con trai ăn học, phần lớn bị Lĩnh nướng vào trò đỏ đen này. Gần đây, Lĩnh liên tục "cháy túi" vì luôn thua cá cược. Tại cơ quan điều tra Lĩnh chưa khai nhận mục đích của việc cướp dây chuyền. Nhưng Công an thành phố Quy Nhơn nhận định nhiều khả năng Lĩnh làm liều để kiếm tiền tiếp tục cá độ bóng đá.
Giả làm thiếu tướng để xin việc làm Nguyễn Thành Kim tự phong cho mình quân hàm đại tá rồi thiếu tướng cùng với hàng lô học vị& để xin việc làm, hưởng lương cao và được mời đi ăn tiệc. Theo cơ quan điều tra công an TP HCM, từ bộ đội chuyển ngành, năm 1977, Kim về Hải Phòng xin vào làm nhân viên ở một công ty rồi nghỉ hưu năm 1993. Tiếp theo đó, ông ta làm nghề sửa xe, bán cơm, môi giới hàng hóa... Năm 1997, Kim và người tình đưa nhau vào TP HCM. Đầu năm 2000, Kim nảy ra ý đồ giả danh. Ông ta thử thăm dò bằng việc in card với cấp bậc trung tá - trưởng đại diện văn phòng của Công ty Vận tải phía Nam để "khoe" trong những cuộc họp đồng hương. Sau khi được mời đi ăn nhậu nhiều lần, ông Kim càng bạo gan hơn nên "tăng dần" cấp hàm, chức vụ. 2 năm sau, Kim tự phong đại tá rồi lên luôn thiếu tướng cùng với hàng lô học vị như kỹ sư hàng hải, kỹ sư bách khoa, cao cấp quân sự, thạc sỹ luật... với tên giả là Phạm Văn Kim. Thậm chí, Kim tự nhận là quan chức với những cương vị như Tư lệnh của Quân cảng Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Quốc phòng& Qua một số lần xuất hiện trên bàn nhậu cùng các doanh nghiệp, Kim làm quen với Ban Giám đốc Công ty Giày Hiệp Hưng. Tháng 7, Kim được Công ty Giày Hiệp Hưng mời làm cố vấn với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Ông ta còn mượn của doanh nghiệp này 1.000 USD, chưa trả. Hiện, Kim chỉ khai nhận hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc này là với mục đích nâng uy tín bản thân để xin việc làm, hưởng lương cao và được mời đi tiệc tùng, ăn nhậu chứ chưa kịp thực hiện vụ lừa đảo nào. Vụ việc đang được làm rõ.
Quá nhiều khoản tiền để... “bôi trơn” Thông qua Nguyễn Minh Hưng, nguyên giám định viên Công ty Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu VN (Vinacontrol), Hùng - Ánh đã chi số tiền 340 triệu đồng để nộp phí và hối lộ hàng loạt cán bộ khác như: Lê Hồng Long (nguyên phó giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu đường biển Vũng Tàu - gọi tắt là Công ty Đường biển Vũng Tàu), Phùng Công Thắng (nguyên cán bộ Công ty Đường biển Vũng tàu), Hoàng Hải Lam (nguyên đội phó đội kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan tại giàn khoan và thủ tục phương tiện vận tải xuất nhập cảnh thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng sân bay Vũng Tàu)... Tại tòa Hùng “xì tẹc” thừa nhận toàn bộ hành vi đưa hối lộ này. HĐXX hỏi Nguyễn Minh Hưng về những khoản chung chi, Hưng không thừa nhận đó là tiền hối lộ mà đó chỉ là tiền “bồi dưỡng”. HĐXX hỏi: “Ngoài những người này bị cáo còn lấy tiền của Hùng đưa cho ai nữa?”. “Dạ bị cáo đưa cho nhiều cơ quan hữu quan khác như cảng vụ, hải quan, biên phòng... bị cáo không nhớ hết được”. HĐXX cho gọi Hoàng Hải Lam. Lam khai từ tháng 7-2001 đến 10-2002 đã làm “thủ tục” 39 chuyến tái xuất và 29 chuyến tạm nhập, được chi 58 triệu đồng. Lam nói không phải một mình mình “ôm trọn” số tiền đã được chung chi mà phải chi cho nhiều người khác. Trước đó, vào buổi sáng HĐXX đã hoàn tất phần thẩm vấn nhằm làm rõ vai trò “đồng phạm, giúp sức” của nhóm bị cáo nguyên là thuyền trưởng, thủy thủ các tàu chở xăng dầu và cấp dưới của Hùng. Quá trình thẩm vấn cho thấy vì số tiền được Hùng “thưởng” quá nhiều so với đồng lương “ba cọc ba đồng” của mình nên nhóm người này đã rất tích cực trong việc giúp Hùng buôn lậu. Hôm nay (13 -4), phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn.
Giám đốc Công an Đồng Nai nhận sai trong sử dụng đất Liên quan việc các quan chức thi nhau xà xẻo lòng hồ Trị An, ông Huỳnh Văn Hoàng (tức Tư Hoàng, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai) đã có đơn gửi đoàn Thanh tra Chính phủ đang thanh tra sai phạm ở lòng hồ Trị An. Theo đó, ông Hoàng thừa nhận mua hơn 10 ha đất của dân và hợp đồng nuôi cá với Công ty Thủy sản Đồng Nai trên vùng bán ngập lòng hồ Trị An. Lô đất này đều đã được cấp quyền sử dụng đất và ông Hoàng để cho con trai là Huỳnh Văn Thương đứng tên chủ quyền. Giám đốc Công an Đồng Nai còn mua thêm của Nguyễn Văn Năng và Lê Thị Hiền gần 3.400 m2 đất. Theo tường trình của ông Hoàng, dự kiến lô đất này ông sẽ để cho con gái là Huỳnh Thu Thủy đứng tên chủ sở hữu sau khi sang tên. Năm 2002-2003, hai con ông Tư Hoàng là Huỳnh Văn Thương và Huỳnh Thu Thủy cũng cùng đứng tên hợp đồng với Công ty Thủy sản Đồng Nai nuôi cá trên phần đất có tổng diện tích 9 ha, hợp đồng kéo dài 20 năm. Tuy nhiên, gia đình ông lại cho đắp bờ bao. Về việc này ông Hoàng thừa nhận đã vi phạm nguyên tắc và điều kiện về việc bảo quản lòng hồ theo hợp đồng đã ký. Ông Tư Hoàng nói rằng do số tiền đầu tư đắp bờ bao làm hồ nuôi cá khá lớn, khoảng 1 tỷ đồng/ha, nên kiến nghị với đoàn thanh tra cho phép gia đình ông được kéo dài thời gian phá bỏ công trình ít nhất 5 năm trở lên để thu hồi phần vốn đầu tư.
Xử lý hình sự chủ tịch phường mua bán thuốc gây nghiện Vợ chồng ôngĐào Văn Thanh (nguyên chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) cùng 5 trường hợp khác vừa được Cơ quan Cảnh sát điều tra thành phố chuyển hồ sơ sang VKS đề nghị truy tố về hành vi mua bán thuốc promazeppam - loại tân dược gây nghiện mới. Vợ chồng em gái ông Thanh là Đào Ánh Tuyết - Khăm Khương (cùng quốc tịch Lào) và Lê Thị Hương tổ chức vận chuyển 5.100 hộp thuốc từ Lào về Việt Nam. Chủ tịch phường Thanh Xuân Trung cùng vợ Văn Thị Yến mang 530 hộp tới một số cửa hàng tân dược ở Hà Nội tiêu thụ. Liên quan vụ án, ngoài vợ chồng ông Thanh và Đào Ánh Tuyết, công an còn truy cứu trách nhiệm hình sự với 3 dược tá đã mua số hàng của ông Thanh là Trần Lê Hoài Nguyên, Đỗ Cao Quyền, Trần Văn Thu. Tại cơ quan điều tra, 3 bị can là dược tá cho biết, thuốc hướng thần promazeppam được mua bán bình thường tại các cửa hàng thuốc. Nhiều người không biết đó là ma túy tân dược, nằm trong danh mục quản lý của Bộ Y tế. Thậm chí Lê Thị Hương khi chuyển gần 1.400 hộp thuốc qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) cũng chỉ bị lực lượng chức năng lập biên bản hành chính, tiếp tục cho phép nhập cảnh. Tuy nhiên, trong vụ án này Hương không bị xử lý hình sự.
Đề nghị truy tố 8 bị can đã chia chác hàng triệu USD Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa kết thúc điều tra vụ tiêu cực trong xây dựng khối nhà trên giàn khoan ngoài biển (trị giá gần 16,9 triệu USD) và vụ sửa chữa hệ thống bể chứa nước dằn của giàn (tàu) khoan Đại Hùng 01 tốn gần 3 triệu USD. Đây là 2 trong nhiều vụ tham nhũng lớn ở Petro VN đã bị phanh phui. Tại bản kết luận điều tra được hoàn tất hôm 27/7, Cơ quan An ninh điều tra đề nghị VKSND Tối cao truy tố 8 bị can về 2 tội cố ý làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản. Trong số này có 5 bị can là cán bộ ngành dầu khí. Gồm: Nguyễn Quang Thường (Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí VN, thời điểm xảy ra vụ án là giám đốc Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí - PTSC); Dương Quốc Hà (Phó tổng giám đốc phụ trách thương mại của Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro); Nguyễn Mạnh Hùng (Phó giám đốc PTSC, trước đó là trưởng Phòng Thương mại của PTSC); Cao Duy Chính (Giám đốc Xí nghiệp Dịch vụ cơ khí hàng hải thuộc PTSC, thời điểm xảy ra vụ án là trưởng Phòng kỹ thuật PTSC. Và Trần Quang (Quang Điện Lạnh, nguyên cán bộ Xí nghiệp Dịch vụ cơ khí hàng hải, thời điểm thực hiện hành vi phạm pháp đang làm ở Xưởng Cơ điện lạnh của chi nhánh PTSC Vũng Tàu). 3 bị can còn lại gồm Trần Ngọc Giao (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Xây dựng Interpet, Vũng Tàu); Nguyễn Lai Phong (nhân viên của Interpet) và Trần Thành Nam (Giám đốc một công ty TNHH ở TP HCM). Trong dự án xây dựng khối nhà trên giàn khoan ngoài biển (thuộc tổ hợp công nghệ trung tâm BK4 tại mỏ Bạch Hổ), liên danh PTSC - Viện Korall (Ukraina) đã ký hợp đồng với Vietsovpetro trị giá 16,9 triệu USD. Nhưng trong quá trình thi công phía những người liên quan đã móc nối với Interpet (danh nghĩa là nhà thầu phụ của Korall) giả mạo hợp đồng, nâng khống giá vật tư, thay đổi thoả thuận để chiếm đoạt 2,5 triệu USD, đồng thời lợi dụng danh nghĩa Viện Korall để chiếm đoạt hơn 940.000 USD khác. Còn tại dự án sửa chữa hệ thống dằn giàn Đại Hùng 01, một số cá nhân ở Vietsovpetro, PTSC tiếp tục móc nối với một công ty TNHH ở TP HCM do Trần Thành Nam làm giám đốc để rút tiền chia chác nhau hàng triệu USD. Điểm đáng chú ý là bản kết luận điều tra mới nhất của cơ quan an ninh đã không đả động đến trách nhiệm của những vị lãnh đạo Petro VN thời điểm đó. Sai phạm ở ngành dầu khí: Petro VN 'mất' nhiều cán bộ(05/07/2004) 'Hình ảnh ngành dầu khí đang bị xấu đi'(30/06/2004) Tiêu cực ở Petro VN: Lãng phí lớn ở dự án cảng Thị Vải(28/06/2004) Petro VN: Tìm cán bộ chủ chốt không dính tham nhũng(28/06/2004) Lật lại hồ sơ tiêu cực ở ngành dầu khí được... 'gói quá kín'(25/06/2004)
Vụ buôn lậu máy ảnh kỹ thuật số: Hải quan “làm ngơ” vì được chi tiền Theo cơ quan điều tra, Nguyễn Thanh Vũ vừa khai nhận đã chi 1.600 USD cho ba cán bộ hải quan Chi cục Hải quan Tân Sơn Nhất trong ca trực ngày 10-1 (trước đó Vũ khai chưa kịp chi). Cũng theo lời khai của Vũ, khi mang hàng từ Hong Kong về đến VN, Vũ không làm thủ tục khai báo, mở tờ khai mà tìm gặp các cán bộ hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất để chi tiền theo từng chuyến. Cũng theo lời khai này, không chỉ tổ chức vận chuyển trực tiếp, Vũ còn gửi theo đường chuyển phát nhanh từ Hong Kong về địa chỉ người thân của Vũ tại TP.HCM. Được biết, trong bản tường trình, ba cán bộ hải quan thuộc tổ kiểm hóa, máy soi ngày 10-1 đều khẳng định không quen biết, không nhận tiền của Vũ. Tuy nhiên, các cán bộ này vẫn bị điều chuyển về đội tham mưu tổng hợp vì đã để lọt hàng lậu ra ngoài.
Một cậu ấm chuyên lừa xe máy đắt tiền Nguyễn Anh Đức liên tục mượn xe máy SH, Dylan, Piaggio của bạn rồi... đưa thẳng tới hiệu cầm đồ. Tại các tụ điểm ăn chơi sành điệu nhất ở Hà Nội, hầu như đêm nào cũng có mặt nhân viên Uỷ ban Chứng khoán vừa bị sa thải này. Mới đây, Nguyễn Anh Đức, sinh năm 1980, đã bị Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hà Nội bắt giữ về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản. Tang vật thu giữ ban đầu là 4 xe máy đắt tiền. Đầu tháng 1, Đức mượn chiếc Honda Dylan của anh Nguyễn Hoàng Anh. Lợi dụng lòng tốt của bạn, đối tượng mang xe đi cầm cố lấy 60 triệu đồng. Trước đó, Đức còn vay Hoàng Anh 150 triệu đồng, nhưng chưa thanh toán. Chờ không thấy cậu bạn trả xe máy như đã hẹn, Hoàng Anh đến nhà tìm và phát hiện Đức đã bỏ đi lang thang. Ngay lập tức, đơn tố giác về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Đức được gửi đến Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Hà Nội. Nhưng Hoàng Anh không phải là nạn nhân duy nhất. Cùng thời điểm này, 3 người khác cũng gửi đơn đến đây. Trinh sát phát hiện, trong tháng 2-3, Đức chiếm đoạt 1 xe máy Piaggio, 1 Dylan và 1 SH của các nạn nhân Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Khánh Ly và Cao Thế Trường Thành. Toàn bộ tiền cầm đồ 3 xe 240 triệu đồng, Đức sử dụng ăn tiêu, đánh cờ bạc và cá độ bóng đá.. Tại cơ quan điều tra, Đức thú nhận từng gây nhiều vụ chiếm đoạt xe máy đắt tiền khác. Nạn nhân đều là bạn bè, người thân của đối tượng. Theo cơ quan điều tra, Đức là con trai cả trong một gia đình khá giả, bố làm cán bộ tại Uỷ ban chứng khoán, mẹ là trưởng phòng một ngân hàng. Tốt nghiệp đại học, Đức vào làm việc tại Uỷ ban chứng khoán. Năm 2004, trước thói ăn chơi bạt mạng của cậu ấm, bố mẹ Đức đã chi gần 1 tỷ đồng trang trải các khoản nợ cho con. Cùng thời điểm này, cơ quan đã sa thải Đức vì vi phạm kỷ luật. Sang năm 2005, "tình hình" vẫn không được cải thiện. Tại các vũ trường, điểm giải trí sành điệu nhất của Hà Nội, Đức đều có mặt, có đêm tiêu hết 30-40 triệu đồng.
Viện KSND tối cao vừa hoàn tất cáo trạng và ủy quyền cho Viện KSND TP.HCM truy tố các bị can: Nguyễn Trọng Quý (39 tuổi, nguyên luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Ninh), Đỗ Xuân Thái (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thái Phong), Nguyễn Trọng Quyền (37 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Ngọc Hải), Bùi Hữu Phong (35 tuổi, nguyên Kế toán trưởng Công ty TNHH Vận tải MK - các công ty trên đều có trụ sở tại TP.HCM) và Nguyễn Văn Thoại (30 tuổi) ra trước TAND TP.HCM để xét xử về cùng tội danh "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Trong vụ án này còn có Nguyễn Anh Tuấn (44 tuổi), nguyên cán bộ Ngân hàng Công thương TP.HCM chi nhánh 5 (NHCTCN5) bị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Theo cáo trạng, từ tháng 2 đến 6/2002, Nguyễn Trọng Quý và các bị can trên đã làm hồ sơ giả, ký hợp đồng mua bán khống để chiếm đoạt của NHCTCN5 8,5 tỉ đồng. Ngoài ra, Quý còn giúp sức cho Lê Văn Út (hiện đã bỏ trốn) chiếm đoạt của NHCTCN5 26,5 tỉ đồng với thủ đoạn tương tự. Tuy nhiên, do hiện nay Út đã bỏ trốn nên các cơ quan tiến hành tố tụng tách vụ án này ra để xử lý riêng.
Thanh tra 2 trường học có nghi vấn về chất lượng (NLĐ)- Tin từ Thanh tra TP ngày 14-6, cơ quan này đã chọn 4 công trình để thanh tra theo Chỉ thị 11 của UBND TP về chống tham nhũng, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể, 2 công trình xây dựng trường học có nghi vấn về chất lượng gồm Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (phường Bình Thọ, quận Thủ Đức) do Ban Quản lý dự án khu vực đầu tư xây dựng quận Thủ Đức làm chủ đầu tư, Trường THPT Tân Phong (phường Tân Phong, quận 7), do Ban Quản lý dự án khu vực quận 7 làm chủ đầu tư. Ngoài ra, 2 công trình giao thông có quy mô đầu tư lớn cũng được thanh tra là công trình sửa chữa nâng cấp Tỉnh lộ 10 (huyện Bình Chánh) công do Công ty Quản lý Công trình giao thông Sài Gòn làm chủ đầu tư và công trình sửa chữa, nâng cấp đường Tân Hòa 1 (Bình Chánh) do Ban Quản lý dự án khu vực huyện Bình Chánh làm chủ đầu tư. Dự kiến các đoàn thanh tra 4 công trình trên sẽ bắt đầu ra quân từ giữa tháng 6-2005.
Hà Nội: DN bán máy tính vi phạm bản quyền phần mềm (NLĐ) - Hôm qua, 9-3, Thanh tra Bộ VHTT phối hợp với Phòng Phòng chống tội phạm công nghệ cao (Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ- Bộ Công an) đã tiến hành thanh tra công ty máy tính lớn ở Hà Nội là Công ty TNHH Kinh doanh Thiết bị Việt Nhật có tên viết tắt là BEN, tại 314 Bà Triệu, Hà Nội.Đoàn thanh tra liên ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính tại BEN và tạm giữ 8 CPU có chứa các phần mềm vi phạm bản quyền. Lực lượng thanh tra liên ngành đã phát hiện nhiều phần mềm được cài sẵn bất hợp pháp trong các máy tính nói trên để bán cho khách hàng, bao gồm các phần mềm phổ biến như: Microsoft Windows XP, Microsoft Office XP, Autodesk AutoCAD 2004, bộ Từ điển Lạc Việt, bộ gõ Vietkey. Kết quả thanh tra cho biết tổng giá trị các phần mềm bất hợp pháp ước tính lên tới hơn 500 triệu đồng. Đại diện Bộ VHTT cho biết, cuộc thanh tra này là bước khởi đầu cho chiến dịch xử lý vi phạm bản quyền phần mềm trong năm 2006.
Khởi tố thư ký tòa nhận tiền chạy án (NLĐ)- Ngày 22-8, Cơ quan Điều tra Công an TPHCM đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và quyết định tạm giam 4 tháng đối với Phan Đăng Dũng do hành vi nhận hối lộ, chuyển toàn bộ hồ sơ sang VKSND TP đề nghị phê chuẩn.Vụ việc bắt đầu từ vụ kiện đòi nợ 120 lượng vàng giữa bà Hoàng Mộng Hà và bà Nguyễn Thị Thạch. Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND quận Gò Vấp đã tuyên bà Thạch trả toàn bộ số tài sản cho bà Hà. Sau đó bà Thạch kháng cáo và TAND TPHCM đã phân công thẩm phán Hoàng Minh Thành giải quyết, Phan Đăng Dũng giúp việc. Công an đã bắt quả tang khi Dũng vừa cầm số tiền chạy án 110 triệu đồng vào ngày 13-8.
Côn đồ cầm súng cướp tiệm vàng Giữa trưa vắng ngày 29/6, một tiếng súng nổ phát ra bên trong tiệm vàng Kim Hồng Vân (61/88 Lê Đức Thọ, Gò Vấp, TP HCM). Hai thanh niên bịt mặt bằng khẩu trang và đội nón kết che sụp mặt lao từ tiệm vàng ra đường, một người lăm lăm khẩu súng ngắn. Theo kết quả xác minh ban đầu, vào thời điểm xảy ra sự việc, tại tiệm Kim Hồng Vân chỉ có một mình bà chủ Phạm Thúy Vân đứng bán. Hai thanh niên đi vào tiệm, một tên dùng dao sống chế chị Vân. Thấy nạn nhân chống trả quyết liệt, đối tượng còn lại (đứng bên ngoài) liền rút súng bắn xuống nền nhà đe doạ. Sau khi vơ vét được khoảng 50 triệu đồng, chúng nhanh chóng phóng xe máy tẩu thoát. Công an quận Gò Vấp tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Sọ người trong thùng hàng gửi ra nước ngoài Ngày 13/7, ông Đoàn Ngọc Phăng, 38 tuổi, ở khu phố 1, thị trấn Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, đến Bưu điện TP HCM làm thủ tục gửi một thùng hàng đi Mỹ nặng hơn 9 kg, khai báo là một tượng thạch cao dạng thô, người nhận là ông Dương Trùng Dương cư ngụ tại Mỹ. Sau khi kiểm tra lực lượng Hải quan Bưu điện phát hiện trong thùng hàng này còn có một gói rễ củ nặng hơn 300 g, không khai báo, không rõ củ gì. Hải quan yêu cầu ông Phăng lên để khai báo bổ sung thì ông Phăng cho biết đó là củ riềng. Khi kiểm tra thêm, hải quan phát hiện phía dưới đáy tượng thạch cao có vết ẩm ướt và một miếng thạch cao bể ra để lộ một túi nilon màu xanh. Lúc này, trước sự chứng kiến của nhân viên hải quan và nhân viên bưu điện, ông Phăng được yêu cầu cho kiểm tra chiếc túi màu xanh và đã kéo ra một miếng vải đỏ, bên trong có một hộp sọ người màu đen, có chèn trà khô và hoa sứ nhưng bốc mùi hôi thối. Hai hàm răng của hộp sọ vẫn còn nguyên. Ông Phăng cho rằng bản thân mình cũng không biết có khối hàng đặc biệt này, do chỉ nhận gửi giùm cho người khác. Ngay sau đó, lực lượng Hải quan Bưu điện đã quyết định tạm giữ người và tang vật rồi bàn giao cho cơ quan Cảnh sát điều tra CA TP HCM để tiếp tục làm rõ.
Thư ký 'chạy án' được hưởng án treo Tại phiên tòa xét xử vụ chạy án của thư ký TAND quận Bình Thạnh, HĐXX của TAND TP HCM đã áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ, tuyên phạt Trương Ngọc Hạnh mức án 1 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo vì tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. HĐXX nhận định, trong vụ án này có dư luận cho rằng Hạnh chỉ là một mắt xích trong đường dây chạy án, đứng đằng sau còn một ai đó nên đã xét hỏi rất kỹ vấn đề này. Tuy nhiên, từ đầu đến cuối bị cáo Hạnh đều khẳng định, việc đòi tiền chạy án chỉ là hành vi xuất phát từ một phút nông nổi chứ không có sự liên kết hay tác động với ai khác. Hạnh nhận: "Chuyện bị cáo làm, bị cáo chịu không liên quan đến ai trong cơ quan tiến hành tố tụng". Theo HĐXX, hành vi của bị cáo Hạnh là vượt quá thẩm quyền của một thư ký tòa án, với mục đích tư lợi cá nhân, phạm vào tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản nên đã tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo vì có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Trương Ngọc Hạnh nguyên là thư ký giúp việc cho các thẩm phán phụ trách lĩnh vực hình sự của TAND quận Bình Thạnh. Đầu năm 2004, Hạnh được phân công làm thư ký phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm vụ án hủy hoại tài sản do các bị cáo Ngô Thị Nga, Trần Quốc Vũ và Phan Hoàng Đạt thực hiện. Vụ án trên được lãnh đạo TAND quận Bình Thạnh mở phiên tòa lưu động xét xử vào ngày 27/2/2004. Trước đó, Hạnh liên lạc với chị Phan Thị Hoàng Yến, chị gái của Đạt, đặt vấn đề "giúp" Đạt nhẹ án với mức tiền 9 triệu đồng. Chị Yến đưa trước cho Hạnh 2 triệu đồng và ghi âm lại cuộc "chạy án". Sau khi tòa tuyên Đạt 2 năm 6 tháng tù (theo đúng lời Hạnh hứa), Hạnh nhiều lần gọi điện thoại đến nhà chị Yến để đòi đưa thêm 7 triệu đồng, nhưng chị Yến từ chối và tố cáo hành vi của Hạnh đến các cơ quan chức năng. Tại phiên tòa ngày 30/5, Hạnh thừa nhận tất cả hành vi phạm tội của mình là vì tư lợi. Trả lời HĐXX về việc tại sao có thể đoán chính xác mức án như trên, Hạnh cho biết "do bị cáo làm công tác tòa án tương đối lâu nên có kinh nghiệm đoán được án", chứ không có chuyện chạy án. Tuy nhiên, khi VKS hỏi: "Bị cáo đoán thử xem mức án của... bị cáo trong vụ này là bao nhiêu?" thì Hạnh "không biết, tùy HĐXX quyết định".
Giải quyết đăng ký kết hôn trong 5 ngày Thủ tướng vừa ký ban hành Nghị định về đăng ký và quản lý hộ tịch. Theo quy định này, trong thời hạn 5 ngày từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, UBND xã, phường phải làm đăng ký kết hôn. Trong trường hợp cần phải xác minh, thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình giấy chứng minh nhân dân. Theo Nghị định về đăng ký và quản lý hộ tịch, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con. Nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). Trong trường hợp cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ, thì không bắt buộc phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp có yếu tố nước ngoài, việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người mẹ. Trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì phải có giấy thỏa thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch. Nghị định trên cũng quy định một số vấn đề mới như việc xác định lại giới tính. Theo đó, việc xác định lại giới tính chỉ áp dụng trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học. Một trong những căn cứ để xác định lại giới tính là văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp giới tính Nghị định có hiệu lực thi hành 1/4/2006.
Bắt thêm hai kẻ buôn lậu điện thoại xuyên quốc gia Phòng Cảnh sát Điều tra các tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP HCM vừa tiến hành bắt khẩn cấp hai đối tượng Nguyễn Thị Bích Thủy và Nguyễn Thanh Nhựt. Hai người này nằm trong đường dây buôn lậu điện thoại di động xuyên quốc gia. Trước đó, cơ quan điều tra cũng đã bắt giữ Nguyễn Minh Thọ, Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Hai Hạnh), Võ Văn Diện (chồng Hạnh) và Võ Văn Hùng (con trai Hạnh) về hành vi buôn lậu. Tại cơ quan công an, Nguyễn Minh Thọ và vợ là Hà Thanh Trúc khai nhận đã tổ chức đưa hàng từ Campuchia về Việt Nam từ tháng 9 cho đến khi bị bắt giữ (24/11). Thông qua Nguyễn Thanh Nhựt làm trung gian, vợ chồng Thọ - Trúc đặt mua điện thoại di động của hai mối tại Campuchia là ông Một và bà Hía. Ngoài ra, Nhựt còn có hành vi thuê người vận chuyển điện thoại trái phép qua biên giới từ Campuchia vào Việt Nam, sau đó đưa về TP HCM giao cho Hạnh và Hùng tổ chức tiêu thụ. Nguyễn Thị Bích Thủy (con dâu Hạnh) là một mắt xích trong đội quân vận chuyển mà mẹ chồng Thủy tổ chức đưa hàng từ biên giới Campuchia về An Phú và Châu Đốc (An Giang). Khi tiến hành làm việc với Thủy, cơ quan công an phát hiện trong người Thủy cất giấu 21.000 USD. Theo Thủy khai nhận, đây là số tiền hàng mà Hạnh giao Thủy mang về An Giang trả cho ông Một, bà Hía. Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát điều tra, đây là vụ án buôn lậu có tổ chức chặt chẽ và qui mô lớn. Hiện cơ quan này vẫn tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Như tin đã đưa, thượng tá Nguyễn Tấn Tài, Phó trưởng Phòng Cảnh sát bảo vệ - hỗ trợ tư pháp, Công an TP.HCM đã chết ngày 23/4 do bị đạn bắn xuyên đầu tại tỉnh Đồng Nai. Ngay sau khi đăng tải, đã có nhiều ý kiến của bạn đọc gửi đến tòa soạn Thanh Niên cung cấp thêm thông tin, đặt giả thuyết xung quanh cái chết bất ngờ của vị thượng tá này. Để tránh những thêu dệt không đáng có về sự vụ, phóng viên Thanh Niên đã trở lại vấn đề này để thông tin thêm đến bạn đọc. Chiều 26/4. phóng viên Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với thượng tá Nguyễn Phi Hùng, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai - xung quanh những tình tiết của vụ việc và ông Hùng đã khẳng định: thượng tá Nguyễn Tấn Tài đã gặp tai nạn trong một cuộc đi săn thú rừng. Theo những thông tin mà chúng tôi thu thập được thì toàn bộ vụ việc có thể tóm tắt như sau: Trước đó, ông Tài đã cùng một người bạn thân là thiếu tá Nguyễn Văn Dần (cũng là một người trong lực lượng công an) đi săn bắn trong rừng Mã Đà thuộc khu bảo tồn huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Nhóm đi săn gồm 3 người: ông Tài, ông Dần và 1 tài xế. Đến trưa ngày 23.4, trên đường cả nhóm đem “chiến lợi phẩm” về đến khu vực huyện Trảng Bom thì do đường dằn xóc, một tiếng nổ đã bất ngờ phát ra từ khẩu súng săn trong xe và viên đạn găm vào đầu ông Nguyễn Tấn Tài, từ đường nhân trung thấu vào trong gây vỡ xoang hàm bên phải, xuyên vào não lên đỉnh đầu. Vết thương đã làm ông Tài bất tỉnh tại chỗ và chiếc xe đã vội vàng tăng tốc lao về phía Bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất, Đồng Nai để cấp cứu. Bác sĩ Ngô Văn Sinh - Khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất- cho biết: "Lúc đó là vào khoảng 11 giờ ngày 23.4, ngay trong ca trực của tôi. Khi thấy viên thiếu tá công an đem nạn nhân vào trong tình trạng hết sức nguy kịch, chúng tôi lập tức cho chụp CT và phát hiện viên đạn bi đã tan vỡ từng mảnh ở độ sâu 5 cm trong khu vực sọ...". Do vết thương quá nặng nên Bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất đã quyết định cho chuyển nạn nhân lên bệnh viện Nhân dân 115 ở TP.HCM, sau khi sơ cấp cứu. Tuy nhiên, lúc đến Bệnh viện Nhân dân 115, nạn nhân đã ở trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, không thể cứu chữa được. Một chi tiết phụ nhưng cũng rất đáng lưu ý là: theo lời các bác sĩ, khi đưa nạn nhân vào Bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất, được các bác sĩ hỏi về nguyên nhân dẫn đến tai nạn, thiếu tá Nguyễn Văn Dần đã trả lời là do đạn súng săn cướp cò nhưng nhất quyết không chịu đưa khẩu súng cho các bác sĩ xem. Mãi đến khi các bác sĩ gọi điện thoại yêu cầu Công an tỉnh Đồng Nai xuống làm rõ, khẩu súng mới được giao nộp cho cơ quan chức năng địa phương. Một nguồn tin khác - rất đáng tin cậy - tường thuật rằng: khi vụ việc vỡ lở, trong chiếc xe chở ông Tài vẫn còn xác của những con thú vừa săn được gồm chồn, cheo, ó rừng... Chiều cùng ngày, chúng tôi đã trao đổi với thiếu tướng Nguyễn Chí Dũng - Giám đốc Công an TP.HCM - qua điện thoại để khẳng định một lần nữa vụ việc. Ông Nguyễn Chí Dũng xác nhận thượng tá Tài đã tham dự vào cuộc săn kể trên.
Thiếu tá Trần Tiến bị đe dọa qua điện thoại Rạng ngày 23/8, Thiếu tá Trần Tiến, Đội phó điều tra kinh tế và ma túy Công an huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) tự sát bằng cách treo cổ lên cây khế ở vườn nhà bố đẻ. Khám nghiệm hiện trường và tử thi, cơ quan điều tra phát hiện, Tiến bị đứt động mạch cổ do độ siết căng của dây thừng. Một nguồn tin từ Vĩnh Phúc, trong ngày 22/8, điện thoại di động của thiếu tá Tiến có 5 cuộc gọi đến, trong đó có 3 cuộc gọi của một đồng nghiệp và 2 cuộc gọi từ tỉnh ngoài (mã vùng 028). Đây là mã vùng của Thái Nguyên và Bắc Kạn, nơi có liên quan đến đường dây ma túy Hà Giang. Trước ngày xảy ra vụ tự sát có một số người lạ đã gọi điện đến Công an huyện Bình Xuyên để "hỏi thăm" về thiếu tá Tiến, trong đó có giọng một phụ nữ. Người này còn hỏi dò: "Trước năm 1995, Tiến công tác ở đâu? Làm gì?...". Nhiều lần biết người nhấc ống nghe không phải là Tiến, điện thoại đã bị cúp máy ngay. Sau khi thiếu tá Nguyễn Văn Phương, Phó trưởng công an thị xã Phúc Yên, tự sát bằng súng, thiếu tá Trần Tiến đã có những biểu hiện lo lắng, có những hôm đến cơ quan rất muộn, những buổi trực thì chỉ qua loa rồi bỏ đi đâu không rõ. Tiến có quan hệ thân với thiếu tá Phương từ khi hai người còn cùng học ĐH tại chức. Cũng như vụ thiếu tá Nguyễn Văn Phương, tang lễ của thiếu tá Trần Tiến không được tổ chức theo nghi lễ của ngành mà được gia đình tự tổ chức.
Triệu tập cựu hoa hậu Hà Kiều Anh tham gia tố tụng TAND TP.HCM đã tống đạt quyết định đưa vụ án "buôn lậu", "trốn thuế"... tại Công ty Đông Nam ra xét xử theo trình tự sơ thẩm. Phiên tòa sẽ được khai mạc vào ngày 16/11, do thẩm phán Phan Bá làm chủ tọa. Trong vụ án này, bị cáo chủ chốt là Nguyễn Gia Thiều (nguyên Giám đốc Công ty Đông Nam) và Phạm Anh Vũ (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thiên Anh - trụ sở tại Hà Nội) cùng bị truy tố về hai tội "buôn lậu" và "trốn thuế". 15 bị cáo còn lại, trong đó có đến 12 bị cáo nguyên là cán bộ hải quan hoặc nhân viên sân bay bị truy tố về các tội "buôn lậu", "thiếu trách nhiệm...". Công ty Đông Nam được thành lập năm 1994 với chức năng chính là kinh doanh điện thoại di động (ĐTDĐ) nhưng trên thực tế lại tổ chức nhập lậu mặt hàng này. Thiều và nhân viên đã móc nối với một số cán bộ hải quan Hà Nội và TP.HCM tuồn hàng từ Hồng Kông về Việt Nam dưới mọi hình thức (gửi bưu điện, gửi phi công, tiếp viên hàng không xách tay...). Cáo trạng xác định, trong thời gian từ 1999 - 2002, Thiều đã chủ mưu nhập lậu 39.519 chiếc ĐTDĐ trị giá trên 148 tỉ đồng, ngoài ra còn ký hợp đồng với Công ty Đông Nam Hồng Kông hạ thấp giá mua ĐTDĐ từ 75-375 USD/chiếc so với giá thực tế phải thanh toán nhằm trốn thuế nhập khẩu đồng thời ký các hợp đồng mua bán trong nước thấp hơn giá thực tế nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng cộng, Công ty Đông Nam đã trốn thuế gần 96,5 tỉ đồng. Tại phiên xét xử này, tòa cũng triệu tập cựu hoa hậu Hà Kiều Anh tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Hà Kiều Anh nguyên là Giám đốc Công ty Tam Nguyên (cũng do Nguyễn Gia Thiều lập ra) đã ký nhiều chứng từ liên quan đến việc buôn lậu ĐTDĐ song qua quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định chữ ký là giả mạo. Tuy nhiên, tòa cho rằng cần triệu tập Hà Kiều Anh để làm rõ tình tiết này. Có tất cả 12 luật sư bào chữa cho 17 bị cáo, trong đó luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho Nguyễn Gia Thiều. Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài từ ngày 16 - 30/11.
Làm liều để lấy tiền “xây hạnh phúc” Theo đó, nếu lấy được tiền chuộc 100.000 USD, Dinh sẽ hẹn gặp Danh Thị Ngọc Diệu (được phân công giữ bé Tuấn ở Quảng Bình) tại Qui Nhơn, sau đó tìm chỗ thuận tiện nhất thả bé Tuấn ra rồi mới thông báo cho gia đình nạn nhân. Số tiền “kiếm” được Dinh và Diệu bàn nhau sẽ dùng vào hai việc chính là mua một căn nhà để ở và tổ chức đám cưới.
Buộc lắp lại các cấu kiện báo mất của cầu Đà Rằng Ông Hoàng Văn Đào, Giám đốc Ban Điều hành dự án cầu Đà Rằng mới (Phú Yên), vừa giải trình gửi các cơ quan chức năng khẳng định, sẽ buộc các đơn vị thi công lắp đặt lại đầy đủ các cấu kiện đã báo mất sai sự thật trước khi giao công trình cho đơn vị quản lý. Theo công văn, bảng thống kê số lượng mất cắp và số tiền thiệt hại gần 305 triệu đồng mà Ban Điều hành dự án cầu Đà Rằng báo cáo cho các cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên là được tập hợp từ các biên bản mất cắp và khai báo của các nhà thầu công trình. Kết quả điều tra của Công an Phú Yên cho biết, thiệt hại do mất cắp khoảng 13,7 triệu đồng, trong khi Ban điều hành dự án báo cáo gấp hơn 21 lần. Ông Đào cho rằng, số liệu gần 305 triệu đồng không phải chỉ tính hệ thống thoát nước cầu Đà Rằng mới, mà còn tính cả trang thiết bị cầu và đường dẫn, gồm ống thoát nước, hệ thống dây dẫn điện, cột lan can, bu lông, các tấm phản quang và vật tư thi công khác như thép, cọc ván, ván khuôn dầm... Tuy nhiên, công văn giải trình nêu rõ: Số liệu này chưa chính xác vì có thể các đơn vị thi công khai báo không đúng sự thật, một số trang thiết bị đã bị mất nhưng các đơn vị tự lắp lại mà không báo cáo cho Ban điều hành dự án". Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Đào Tấn Lộc vừa chỉ đạo công an tỉnh tiếp tục điều tra, làm rõ thực chất của sự chênh lệch quá lớn giữa số lượng thiết bị do ban điều hành dự án báo mất so với thực tế. Ông Lộc phê bình giám đốc Sở Giao thông vận tải đã không kiểm tra kỹ từ đó báo cáo không đúng thực tế số lượng cấu kiện bị mất cắp ở cầu Đà Rằng.
Sáng nay 26.10, vụ án Nguyễn Văn Thọ (tức Thọ "đại uý") và đồng bọn phạm tội "giết người", "đưa hối lộ", "tổ chức đánh bạc"... đã được TAND TP.HCM đưa ra xét xử. Đây là vụ án "hậu" Năm Cam nên dù Năm Cam đã bị kết án và thi hành xong bản án tử hình nhưng cho đến nay "dấu tích" của y vẫn còn để lại nhiều hậu quả nặng nề... Không rầm rộ như phiên toà xét xử vụ án Năm Cam và đồng bọn nhưng phiên toà hôm nay vẫn gây được sự chú ý đặc biệt của dư luận. Công tác bảo vệ trật tự phiên toà vẫn được tiến hành hết sức nghiêm ngặt. Chỉ một số ít người thân của gia đình bị cáo có giấy triệu tập mới được vào phòng xử án. Sáng nay, Hội đồng xét xử (HĐXX) và đại diện Viện KSND TP.HCM thực hành quyền công tố tại phiên toà đã tập trung thẩm vấn nhóm các bị cáo đã che chắn, giúp đỡ cho Thọ trong thời gian y lẩn trốn. Thọ khai tại toà, sau khi Năm Cam bị bắt, ngày 12.12.2001, Thọ kêu Nguyễn Thanh Thoại (còn gọi là Toại) và Nguyễn Văn Phi đến nhà mẹ vợ của y ở hẻm 148 Tôn Đản để chở Thọ sang nhà một người quen là Nguyễn Minh Quan, 123/954 B Nguyễn Kiệm (Gò Vấp) lẩn trốn. Thấy chưa an tâm, vài ngày sau, Thọ kêu con trai của Quan và Thoại chở đến nhà của Nguyễn Thành Chí tại xã Đức Hoà Hạ, huyện Đức Hoà Thọ "đại uý" chính là người đi mua a-xít để người khác tạt ông Lâm "chín ngón"Chủ toạ Vũ Phi Long hỏi Thọ: "Bị cáo có biết gì về việc Năm Cam cho đàn em thanh toán Dung Hà và cho tạt a-xít ông Lâm "chín ngón" không?". Thọ bất ngờ cho biết: "Dạ bị cáo là người được cậu Năm Cam (Thọ kêu Năm Cam bằng cậu ruột) sai đi mua a-xít nhưng bị cáo chỉ đi mua rồi giao lại cho người khác chứ bị cáo không biết việc tạt a-xít Lâm "chín ngón". "Vậy khi nào bị cáo mới biết?" - chủ toạ hỏi tiếp. "Dạ khoảng 1 tuần sau, khi vụ việc xảy ra, báo chí thông tin bị cáo mới biết". Chủ toạ nói "Hội đồng xét xử sẽ yêu cầu Viện kiểm sát xem xét lại hành vi này của bị cáo". Chủ toạ hỏi một câu khác: "Khi lẩn trốn, bị cáo sử dụng giấy tờ tuỳ thân của ai?", Thọ thưa: "Dạ của anh vợ bị cáo tên là Lê Văn Sang". Dừng một lát, chủ toạ nói: "Lẽ ra phải xem xét bị cáo thêm hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo nữa". (Long An) để trốn tiếp. Dưới sự trợ giúp đắc lực của Lê Thành Dương và Lê Văn Có (anh em bà con với Thọ), Thọ thường xuyên di chuyển chỗ ở từ nơi này sang nơi khác để tránh phát hiện. Từ nhà của Nguyễn Thành Chí đến nhà của Lê Thị Tư (cùng ở Long An), sau đó Thọ đi tiếp lên nhà một người thân khác là Lê Văn Bổ ở ấp Long Mỹ, xã Long Thành Bắc, huyện Hoà Thành (tỉnh Tây Ninh). Trốn tại đây được một thời gian thì Thọ bị phát hiện nên y lại nhanh chân bỏ trốn về An Giang, sau đó quay về TP.HCM. Khi về TP.HCM, Thọ liên hệ với vợ hai của y là Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và 1 người tình là Võ Thị Tuyết Mai để nhờ giúp đỡ. Cuối tháng 7.2003, thông qua nguời thân của Thuỷ là NguyễnThị Lâm, Thọ được đưa về Bình Phước để tiếp tục lẩn tránh sự truy tìm của cơ quan chức năng. Tại đây Thọ lấy một cái tên khác là "Ba Gà". Sau khi đặt chân đến Bình Phước, vài ngày sau, tình cờ Nguyễn Thị Lâm phát hiện "Ba Gà" chính là Thọ "đại uý", người bị truy nã trên toàn quốc nên đã "đuổi khéo" Thọ đi nơi khác. Bí thế, Thọ lại lấy tên là "Nạn" rồi xin vào chùa Diệu Pháp (tỉnh Đồng Nai) để tá túc. Vì không biết Thọ là ai nên vị trụ trì của chùa này đã đồng ý cho Thọ ở nhờ cho đến khi y bị bắt giữ vào ngày 15.8.2004. Sau gần 3 năm lẩn trốn, Thọ sa lưới pháp luật nhưng đã "đẩy" hơn 1 chục người che chở mình vào vòng lao lý. Trước đây, khi Thọ chưa bị bắt, TAND TP.HCM đã kêu án 6 bị cáo, trong đó vợ của Thọ là Lê Thị Điệu về tội "che dấu tội phạm" và hôm nay, đứng trước toà là 5 bị cáo khác là Võ Thị Tuyết, Lê Văn Có, Lê Văn Dương, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và Nguyễn Thị Lâm cũng bị truy tố về tội danh tương tự. Trong quá trình thẩm vấn, công tố viên Nguyên Văn Chung đã đặt câu hỏi với bị cáo Nguyễn Thị Lâm: "Vì sao biết Thọ bị truy nã nhưng các bị cáo không trình báo cơ quan chức năng mà lại che dấu?". Bị cáo Nguyễn Thị Lâm vừa khóc vừa trả lời: "Dạ bị cáo rất sợ hãi nên không dám trình báo...". "Bị cáo sợ cái gì khi mà Năm Cam đã bị bắt?" - ông Chung hỏi tiếp. Bị cáo Lâm thành thật: "Bị cáo sợ bị trả thù, dù biết là Năm Cam đã bị bắt nhưng đám đàn em Năm Cam vẫn còn lại bên ngoài...". Quay sang bị cáo Võ Thị Tuyết Mai, ông Chung hỏi: "Động cơ nào mà bị cáo lại giúp đỡ cho Thọ?". Mai e dè: "Dạ tại bị cáo thấy anh Thọ đang thiếu thốn quá...". "Bị cáo có hai con nhỏ, sao bị cáo không lo cho con mình mà nhận lời giúp đỡ Thọ, trong khi Thọ có 2 vợ và 6 người con đã lớn". Bị cáo Mai im lặng. Ông Chung nói: "Điều đó cho thấy quyền lực đen của băng nhóm Thọ vẫn còn, dù đi đâu, Thọ cũng được nhiều người giúp đỡ, bảo bọc".Chiều nay, phiên toà vẫn được tiếp tục với phần thẩm vấn.
Chiều qua 23/11, thượng tá Hoàng Xuân Khu, Phó trưởng phòng CSGT (Công an TP Hải Phòng) cho biết: Đến 17 giờ ngày 22/11, công an đã xác định được kẻ tham gia sát hại kiểm lâm viên Mai Văn Bình (Thanh Niên ngày 23/10 đã đưa tin) và chiếc xe gây án cũng đã được tìm thấy tại một bãi để xe thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Hai thủ phạm là chủ xe Trần Đăng Học (sinh năm 1960, trú tại P.Quỳnh Mai, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) và em vợ Học là Lê Văn Anh (1976, cùng địa chỉ trên). Theo kiểm lâm viên Trần Văn Long (đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Việt-Tiệp) thì Học chính là kẻ chỉ đạo lái xe cho xe chạy khi lực lượng kiểm lâm đang tiến hành kiểm tra xe, và trực tiếp đẩy hai anh Mai Văn Bình, Trần Văn Long xuống đường. Y cũng chính là kẻ sai Lương Văn Anh hất chất bột trắng xuống đường để ngăn cản việc truy bắt. Bước đầu Học và Anh đã thừa nhận hành vi phạm tội.
Hôm qua 25/5, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Lê Anh Nghề (17 tuổi, quê Lâm Đồng) 7 năm tù về tội "giết người". Tối 14/3/2004, Nghề cùng với hai người bạn đi chơi về đến Phân xưởng Cơ điện thuộc P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, (TP.HCM) thì "cao hứng" hát rống lên ầm ĩ. Anh Đỗ Công Quyền đang ngồi sửa loa gần đó thấy vậy liền lên tiếng nhắc nhở giữ yên lặng cho khu phố thì bắt đầu nảy sinh chuyện cự cãi. Sau một lúc đấu "võ mồm", Quyền chạy vào nhà lấy dao ra đe dọa nhưng đã bị Nghề cầm gạch ném trúng đầu té xỉu. Quyền được cấp cứu kịp thời nên thoát chết nhưng phải mang thương tật 35%. (L.N)
Việc Cơ quan điều tra bắt giữ Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà & đô thị (HUD) đã gây xôn xao dư luận nhiều địa phương, vì HUD là một tổng công ty danh tiếng của Bộ Xây dựng và Phó tổng giám đốc Đào Tiến Dũng trước đó được đánh giá là một nhà quản lý kinh doanh giỏi... Theo thông tin từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Tổng cục Cảnh sát), qua khám xét nơi làm việc và nhà riêng của 3 bị can: Đào Tiến Dũng (3A5, ngõ 20, đường Trương Định); Nguyễn Hữu Tiến (B4, lô 6, khu đô thị mới Định Công), Lê Anh Tuấn (52A1 tập thể Nguyễn Công Trứ, TP Hà Nội), đã thu được một số tài liệu quan trọng phục vụ cho việc điều tra vụ án. Đặc biệt, cơ quan công an đã lập biên bản tạm giữ 1 khẩu súng bắn đạn cay, 11 viên đạn (có giấy phép sử dụng súng) của bị can Dũng. Qua điều tra xác minh cho thấy, vụ án bắt đầu từ lúc HUD được UBND TP Hà Nội giao 262.440m2 đất tại khu đô thị mới Mỹ Đình II, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội để xây dựng công trình công cộng, nhà ở, cây xanh. Ngày 9/5/2003, HĐQT HUD có quyết định số 36 phê duyệt giá chuyển giao hạ tầng lô đất 3 xây dựng công trình dịch vụ công cộng tại dự án này với giá 3 triệu đồng/m2. Ngày 16/8/2003, Công ty cổ phần Xây dựng công trình Thăng Long (CPXDCTTL) 9 có đơn xin mua 2.000m2 đất tại dự án này. Để mua được lô đất này, Công ty CPXDCTTL 9 đã phải "gầy dựng" mối quan hệ với khá nhiều người. Trước tiên là bà Bùi Thị Huyền Sâm trú ở khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa. Bà Sâm lại thông qua ông Hà Như Tuyên, nhân viên Công ty cổ phần Trường Thành để gặp một số người của công ty này (có mối quan hệ với lãnh đạo HUD). Sau đó, Công ty Trường Thành lại giới thiệu bà Sâm đến gặp Nguyễn Hữu Tiến (cán bộ Phòng Tổ chức Công ty Bảo hiểm Việt Nam). Tiến lại dẫn bà Sâm đến gặp Lê Anh Tuấn là nhân viên Công ty Dịch vụ nhà ở (thuộc HUD) để thỏa thuận việc mua đất cho Công ty CPXDCTTL 9. Mặc dù giá bán lô đất 2.000m2 (có hạ tầng hoàn chỉnh) được HUD duyệt giá là 3 triệu đồng/m2, nhưng Lê Anh Tuấn đã thông báo giá bán "chui" cho bà Sâm là 8 triệu đồng/m2 (nộp cho HUD 3 triệu đồng, còn 5 triệu đồng để ngoài hợp đồng). Sau một hồi thương thảo, hai bên thỏa thuận với giá 7 triệu đồng/m2 và Công ty CPXDCTTL 9 đồng ý đặt tiền mua 1.892m2 đất. Được biết, lúc đó Đào Tiến Dũng đang là kế toán trưởng của HUD đã thông qua Nguyễn Hữu Tiến và Lê Anh Tuấn để quyết định giá thỏa thuận này. Ngay sau đó, HUD đã ký hợp đồng bán 1.892m2 đất tại khu công cộng 3, Mỹ Đình II cho Công ty CPXDCTTL 9 với tổng giá trị 5,676 tỉ đồng (3 triệu đồng/m2). Trong thực tế, Đào Tiến Dũng đã thu của Công ty CPXDCTTL 9 tổng số tiền 13,244 tỉ đồng. Số tiền có được do bán đất của Nhà nước lẽ ra phải nộp toàn bộ cho HUD, nhưng Dũng đã yêu cầu Công ty CPXDCTTL 9 chỉ nộp 5,676 tỉ đồng theo hợp đồng, còn lại số tiền chênh lệch 7,568 tỉ đồng Dũng và một số người đã chia nhau. Theo điều tra ban đầu, Đào Tiến Dũng và Lê Anh Tuấn hưởng hơn 6 tỉ đồng, Nguyễn Hữu Tiến được chia 1 tỉ đồng và bà Bùi Thị Huyền Sâm được chia 500 triệu đồng. Đến tháng 2/2004, Đào Tiến Dũng được cử làm Phó tổng giám đốc HUD. Sáng 16/3, người có trách nhiệm của HUD khẳng định với Thanh Niên: đơn tố giác chỉ tố cáo cá nhân ông Đào Tiến Dũng (sai phạm khi làm kế toán trưởng) và không liên quan gì tới HUD. Ông Lê Thống Nhất - Giám đốc Công ty CPXDCTTL 9 thì cho biết công ty đã cung cấp toàn bộ hồ sơ tài liệu cho cơ quan công an. Ông nói, đây là việc "thuận mua vừa bán" mặc dù phải chi tới 7,56 tỉ đồng tiền chênh lệch cho 1.892m2 đất.
LG Vina mất trắng một căn nhà ở Phú Mỹ Hưng Hôm qua, TAND TP HCM đã đưa ra xét xử vụ kiện giữa bà Lâm Nguyễn Anh Luân khởi kiện công ty Liên doanh Mỹ phẩm LG Vina (LG Vina) yêu cầu trao giải thưởng đặc biệt của chương trình khuyến mãi là căn hộ ở Phú Mỹ Hưng. Đây là vụ kiện tranh chấp giải thưởng khuyến mãi đầu tiên tại TP HCM. Theo trình bày của bà Lâm Nguyễn Anh Luân, nắm được thông tin khuyến mãi nên bà đã gửi nhiều phiếu rút thăm dự thưởng chương trình "đón nhận ngôi nhà ước mơ từ vẻ đẹp tự tin" đối với sản phẩm EZ up từ ngày 15/12/2003 đến 15/3/2004. Đọc thông tin trúng thưởng của chương trình đăng trên báo, bà Luân vô cùng vui mừng khi biết mình trúng giải đặc biệt của chương trình. Đó là một căn hộ ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng với trị giá 465 triệu đồng. Đến công ty LG Vina để tiến hành thủ tục nhận giải nhưng bà Luân được công ty cho biết bà là nhà phân phối sản phẩm của công ty mà tham gia chương trình là vi phạm luật nên không thể nhận giải đặc biệt. Để "an ủi", công ty "giải quyết" cho bà Luân được nhận giải 3 của chương trình là 1 lò viba. Theo đại diện LG Vina, bà Luân đã vi phạm thể lệ tham dự chương trình bốc thăm trúng thưởng vì bà là nhà phân phối gián tiếp thông qua đại lý cấp 1. Bà Luân và gia đình tham gia 18 phiếu dự thưởng thì có thể có những phiếu của khách hàng mà bà Luân "ém" lại để sử dụng. Ngày 24/3/2004, khi tổ chức bốc thăm trúng thưởng lần 1, công ty đã kiểm tra biết bà Luân có kinh doanh mỹ phẩm. Ngoài ra, phía công ty cũng trưng ra giấy xác nhận của Ban Quản lý Trung tâm Thương mại Rạch Giá, cơ quan thuế cho thấy bà Luân có kinh doanh mỹ phẩm và các nhân viên của LG Vina cũng xác nhận trước đây đã có quan hệ mua bán với cửa hàng của bà Luân, nên cùng ngày công ty LG Vina đã tổ chức rút thăm lại và tìm ra người trúng thưởng giải đặc biệt là bà Nguyễn Thị Dung (ngụ tại 55/1A Trần Đình Xu, quận 1, TP HCM). Sau những hoà giải bất thành, bà Luân đã khởi kiện vụ việc ra toà với yêu cầu công ty phải công nhận bà là người trúng giải đặc biệt trong chương trình khuyến mãi, buộc LG Vina giao cho bà một căn hộ ở Phú Mỹ Hưng với trị giá bằng tiền. Tại phiên tòa ngày 9/5, HĐXX nhận định, công ty LG Vina đã không trưng ra được bằng chứng thuyết phục chứng minh bà Luân là nhà phân phối sản phẩm LG Vina như không có hợp đồng kinh tế.... HĐXX cũng nêu rõ, LG Vina không công nhận tư cách tham dự giải của bà Luân vì vi phạm nhưng lại đồng ý trao giải ba cho bà Luân là điều hết sức vô lý... Vì lẽ đó, HĐXX đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Luân, công nhận bà Luân là người trúng giải đặc biệt buộc LG Vina trao cho bà Luân số tiền 465 triệu đồng.
Người giúp việc chém chết ông chủ nước ngoài (NLĐ)- Ngày 16-1, Công an phường Thạnh Lộc, Q.12 - TPHCM, nhận tin báo tại căn hộ thuộc tổ 6B, KP3A, P. Thạnh Lộc, ông Nam Hee Won (39 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc, tạm trú nhà trên) đã bị giết chết. Người giúp việc là chị T.T.B.T (SN 1979, ngụ Thừa Thiên-Huế) đã điện thoại báo cho cơ quan công an. Chị T. khai nhận mình là thủ phạm giết ông Won. Trước đó khoảng 1 giờ, ông Won đòi quan hệ tình dục với T., sau đó xảy ra mâu thuẫn. Ông Won đã dùng dao đe dọa, rượt đuổi T. T. chống cự, giật được dao và chém vào cổ ông Won khiến ông chết tại chỗ. Cơ quan công an đang điều tra vụ án để có kết luận rõ ràng.
Kẻ gian đột nhập nhà tùy viên đại sứ quán Đức Khi cắt cỏ tại nhà bà Claulia, Nguyễn Văn Dũng đã lén đánh thêm một chiếc chìa khoá cổng. Nhân lúc bà tuỳ viên sứ quán Đức đi nghỉ ở quê nhà, hắn đã đột nhập vào dinh cư, lấy trộm tài sản trị giá 30 triệu đồng. Sáng 11/7, chị Nguyễn Thị Mị (người giúp việc cho gia đình bà Claudia) phát hiện phía sau vườn có một đôi loa vứt lại nên báo bảo vệ. Đại sứ quán Đức có công hàm gửi Công an Hà Nội đề nghị giúp điều tra, khám phá vụ án. Gia đình bà Claudia đang trong thời gian nghỉ phép, vẫn ở bên Đức. Lời khai làm rõ tình tiết lúc này chủ yếu là từ người giúp việc. Sau 2 ngày điều tra, Công an quận Tây Hồ phát hiện thủ phạm là Nguyễn Văn Dũng - nhân viên chăm sóc cây xanh của khu đô thị mới Ciputra. Khám xét nơi Dũng ở trọ tại phường Xuân La, Tây Hồ, công an thu hồi nhiều tài sản, trị giá khoảng 30 triệu đồng mà hắn đã trộm. Dũng khai nhận, lợi dụng việc chị Mị nhờ cắt cỏ nên đã lén đánh chìa khoá cổng. Hắn đột nhập vào nhà bà Claudia để trộm cắp nhưng chưa kịp tiêu thụ tang vật thì bị bắt. Ngày 18/7, Công an quận Tây Hồ đã khởi tố Nguyễn Văn Dũng về hành vi trộm cắp tài sản.
Phạm nhân Bé Tư bảo vệ nguyên chủ tịch tỉnh Cà Mau Từ trại giam, Nguyễn Thị Bé Tư (nguyên giám đốc Công ty Dịch vụ Thương mại Cà Mau, đang thụ án chung thân) đã gửi đơn kháng cáo, đề nghị xem xét lại tội danh đã tuyên với nguyên chủ tịch tỉnh Cà Mau Lê Công nghiệp. Theo đó, ông Nghiệp không lợi dụng chức vụ quyền hạn để mua nhà của công ty. Mới đây, TAND tỉnh đã chuyển đến toà phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM hồ sơ vụ án về ông Lê Công Nghiệp. Tại phiên toà hình sự sơ thẩm mở ngày 27/5, nguyên chủ tịch tỉnh Cà Mau bị tuyên phạt cảnh cáo về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi. Bị cáo Lê Công Nghiệp không kháng cáo, VKSND 2 cấp cũng không có kiến nghị về bản án trên. Nhưng nhân chứng của vụ án Nguyễn Thị Bé Tư (đang thụ án trong một vụ án khác) lại nộp đơn kháng cáo. Theo đó, việc ông Lê Công Nghiệp mua căn nhà 28 Phan Bội Châu (thành phố Cà Mau) của Công ty Dịch vụ thương mại Cà Mau là giao dịch bình thường. Tiền thanh toán, ông Nghiệp đưa đầy đủ cho giám đốc một doanh nghiệp san lấp mặt bằng nhờ đưa giùm. Trong đơn kháng cáo, Nguyễn Thị Bé Tư yêu cầu Toà phúc thẩm xem xét lại phán quyết của toà sơ thẩm với ông Lê Công Nghiệp. Bởi Bé Tư cho rằng mình không bị nguyên chủ tịch tỉnh lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi khi mua nhà. Mới đây, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau đã ra quyết định cho ông Lê Công Nghiệp trở lại sinh hoạt Đảng tại Chi bộ tổng hợp Văn phòng UBND tỉnh, sau khi bị đình chỉ từ ngày 30/8/2000. Vì sao Lê Công Nghiệp chỉ bị xử phạt cảnh cáo?(29/05/2004) Cảnh cáo nguyên chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau(27/05/2004) Truy tố nguyên chủ tịch tỉnh Cà Mau vì trục lợi cá nhân(13/05/2004) Đề nghị thay đổi tội danh với nguyên chủ tịch tỉnh Cà Mau(08/10/2003) Chưa đủ cơ sở buộc tội nguyên chủ tịch tỉnh Cà Mau'(10/07/2003)
Prudential tiếp tục thua kiện tại toà phúc thẩm Hôm qua, TAND Tối cao tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm về vụ tranh chấp quyền lợi bảo hiểm giữa Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam với khách hàng tại Hải Dương là ông Vũ Quang Uông. Theo đó, Prudential phải trả gần 900 triệu đồng cho nguyên đơn Uông. Theo trình bày của ông Vũ Quang Uông (giáo viên nghỉ hưu), tối 23/3/2002, tại phố Giẽ, xã Tân Trường, Cẩm Giàng, Hải Dương, do tránh ôtô đi cùng chiều, đường mưa trơn, ông bị ngã, chân trái bị gãy. Ông được người đi đường mang tới cấp cứu tại Bệnh viện Cẩm Giàng. Sau đó, gia đình đưa ông Uông tới điều trị tại nhiều bệnh viện khác nhau ở Hải Dương và Hà Nội. Ngày 6/5/2002, tại Viện quân y 107, ông bị cắt cụt 1/3 cẳng chân trái do nhiễm trùng hoại tử phần mềmTrước đó, ông Uông đã mua 4 hợp đồng bảo hiểm của Prudential. Sau khi bị tai nạn, ông yêu cầu công ty bảo hiểm trả tiền theo thỏa thuận đã ký. Prudential không chấp nhận vì cho đây là "màn kịch" của ông Uông từ việc mua bảo hiểm tới việc cưa chân... Không thoả thuận được với nhau, ông Uông khởi kiện ra TAND tỉnh Hải Dương. Cuối tháng 6, vụ kiện được đưa ra xét xử sơ thẩm. Hội đồng xét xử tuyên Prudential phải bồi thường 750 triệu đồng cho nguyên đơn. Cho rằng bản án không thoả đáng, Prudential chống án. Ngày 16/12, phiên phúc thẩm được mở. Hội đồng xét xử giữ nguyên án sơ thẩm, đồng thời chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, buộc Prudential phải trả thêm trên 120 triệu đồng là khoản lãi phát sinh từ số tiền mà bị đơn phải bồi thường theo phán quyết của TAND tỉnh Hải Dương. Phần tranh luận tại phiên toà diễn ra căng thẳng. Bà Nguyễn Thị Thuỳ Hương, đại diện bị đơn, cho rằng có nhiều mâu thuẫn trong lời khai của các nhân chứng và kết luận của cơ quan công an giao thông tỉnh Hải Dương không được tôn trọng. Thậm chí, đây có thể là một vụ trục lợi bảo hiểm. "Tòa phúc thẩm hãy tuyên hủy án sơ thẩm để giao hồ sơ cho cơ quan công an xác định lại đây có phải là vụ tai nạn giao thông hay không", bà Hương đề nghị. Tuy nhiên, chủ toạ phiên toà đã "dội gáo nước lạnh" vào đề nghị này: "Đó là cách hiểu của người làm kinh doanh. Còn tai nạn ở đây là xảy ra trên đường, là tai nạn giao thông.... Chẳng có ai lại tự cắt bỏ một phần cơ thể của mình để nhận bồi thường cả". Luật sư của bị đơn, ông Trần Đình Triển nhấn mạnh những mâu thuẫn trong lời khai của nạn nhân, đó là: ông Uông lúc thì khai buồn ngủ bị ngã xe, lúc thì khai xe đâm vào dải phân cách, lúc thì con ông Uông khai ông bị ôtô đè lên... Rồi việc chuyển viện liên tục và "tha thiết" đề nghị cưa chân của ông Uông khi vẫn còn khả năng cứu chữa. Về phía nguyên đơn, anh Vũ Trung Thành, con trai ông Uông, cũng là một đại lý của hãng Prudential, nhắc lại yêu cầu đòi bồi thường 750 triệu đồng theo các hợp đồng hai bên ký trước đây, và phần lãi phát sinh yêu cầu lên tới 190 triệu đồng. Luật sư bên nguyên vắng mặt, chỉ gửi bản bào chữa đến toà. Ngay sau khi kết thúc phiên toà, ông Nguyễn Đức Chương, Phó tổng giám đốc Prudential khẳng định: "Các bằng chứng của Prudential bị bác một cách vô lý. Công ty sẽ có khiếu nại đề nghị giám đốc thẩm vụ án này". Ngoài ra, Prudential sẽ cân nhắc khả năng kiến nghị xử lý hình sự hành vi mà công ty cho là "lừa đảo để chiếm đoạt tiền bảo hiểm" của ông Vũ Quang Uông.
Bắt quả tang ổ gái gọi Tối 5/11, Công an quận 11 bất ngờ ập vào nhà trọ Hoàng Long số 219 Âu Cơ, quận 11 bắt quả tang 3 cặp nam nữ đang mua bán dâm. Cơ quan công an đang lập biên bản với đối tượng bán dâm Ba gái bán dâm là Ng. (32 tuổi), H. (22 tuổi) T. (20 tuổi) bước đầu khai nhận hành vi phạm tội của mình. Trong đó, Ng. vừa giữ vai trò làm gái tự do vừa môi giới. Khi khách có yêu cầu điện thoại đến, tùy tình hình, Ng. sẽ gọi thêm đào để phục vụ, địa bàn hoạt động của nhóm gái này là ở quận 11 và quận Tân Bình, giá mỗi lần đi khách 300-500 nghìn đồng. Trong khi Ng. hoạt động tự do thì hai đào được Ng. điều đến được một chủ chứa nuôi và chỉ chuyên đi bán dâm. Hiện cơ quan công an tiếp tục truy tìm chủ chứa của hai gái mại dâm này.
Đơn vị điều tra án ma túy hưởng 30% tiền thu được Tiền thu từ vụ án ma túy do toà án các cấp xét xử sẽ được trích 30% để hỗ trợ, khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân trực tiếp phát hiện điều tra vụ án. Đây là nội dung thông tư liên tịch Bộ Công an và Bộ Tài chính vừa ban hành. 60% tiền thu được chuyển vào Quỹ phòng chống ma tuý tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xét xử vụ án. Số còn lại sung vào Quỹ phòng chống ma tuý trung ương. Thông tư quy định, khi điều tra các vụ án lớn, tốn nhiều thời gian, công sức nhưng không thu được tang vật, tiền bạc... chủ tịch UBND cấp tỉnh có thể thưởng không quá 1 triệu đồng với cá nhân và 15 triệu cho tập thể.
Tướng cướp hoàn lương Từng đi trộm cướp, kinh qua 14 năm đằng đẵng trong tù với dãy thành tích bất hảo, nhưng rồi anh đã hoàn lương, hòa nhập cộng đồng một cách rất đường hoàng, ngày ngày chuyên tâm lao động nuôi sống bản thân và gia đình. Anh là Lê Hòa, ngụ tại khối 1, thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Từ nhỏ anh sống bình lặng, được học đôi ba chữ, đến năm 11 tuổi thì cha mất, để lại vợ và 5 đứa con nheo nhóc. Sau lần "đi bước nữa" của mẹ với người đàn ông khác có 7 đứa con riêng đã làm Hòa hụt hẫng. Hằng ngày chẳng ai chăm sóc anh, ăn thì bữa đói bữa no, chỉ còn cách đi bụi. Chính cuộc sống bụi bờ, nay thì Quảng Ngãi, mai ở Quy Nhơn, mốt ở Nha Trang... dần dần biến một đứa bé hiền lành thành tên ma lanh, láu cá. Sau năm 1975, Hòa trở về quê. Anh bồi hồi nhớ lại: "Lúc này, cả gia đình thuộc diện đi kinh tế mới. Đến vùng đất mới một thời gian thì cả nhà lại trở về đất cũ, dựng túp lều tranh với hơn 10 người chen chúc sống tạm bợ. Quá chán nản, mình đi trộm cắp rồi thành tinh lúc nào chẳng hay...". Sự "thành tinh" hồi đó của Hòa có thiếu tá Nguyễn Văn Vương, Đội trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội huyện Tư Nghĩa, chứng kiến. Thời ấy anh Vương trực tiếp điều tra và truy bắt Hòa. Không bao giờ ăn trộm, cướp lặt vặt ở xung quanh xóm làng mình ở, Hòa chỉ làm phi vụ lớn ở các xã, huyện lân cận. Có đêm đi trộm 3 lần, Hòa kiếm 30-40 lượng vàng. Hòa bao một nhóm đàn em tiêu xài, hết tiền thì "mần" tiếp vụ khác... Thiếu tá Nguyễn Văn Vương, nhớ lại: "Chỉ cần Hòa biết trong nhà nào có tài sản lớn là lấy cho bằng được. Nhà kín cổng cao tường cỡ nào cũng không thể làm anh bó tay...". Với "chiến tích"... lừng lẫy như thế, Hòa đi trại tù Kim Sơn (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định). Anh không bao giờ quên những trận sốt rét kinh người ở đây. Không ít phạm nhân phải bỏ mạng. Bản thân Hòa cũng vậy, có vài lần tưởng như ra đi vĩnh viễn. "Một bận tui bị cơn sốt rét hành hạ không gượng dậy được. Thế rồi có một cán bộ trẻ chạy đến móc túi cho tui hai viên ký ninh để cầm cơn đau. Sau tôi biết người đó là thày Hải (trung tá Nguyễn Duy Hải - giám thị Trại giam Nghĩa Kỳ) nên cảm kích vô cùng. Thày khuyên tui cải tạo tốt để mau được về quê...", anh kể. Sau hơn 6 năm cải tạo, đến cuối năm 1987, Hòa được về quê. "Ngựa quen đường cũ", chỉ sau 3 tháng Hòa lại đi trộm cướp với các phi vụ lớn hơn lúc trước. Anh lại bị bắt và bị giam ở Trại giam Quảng Ngãi (xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành). Người đầu tiên tiếp nhận Hòa không ai khác là "thày Hải". Anh tâm sự: "Thấy thày tui muốn chui xuống đất cho rồi. Mắt thày lúc ấy buồn lắm, nhưng vẫn ôn tồn hỏi tui vì sao như thế? Tui lại hứa sẽ quyết tâm cải tạo tốt. Năm 1995, tui ra tù". Để hòa nhập cuộc sống đời thường không phải dễ. Ngay như chị Cúc khi mới quen nhau cũng có người nói ra nói vào, rằng: Con Cúc mà ưng thằng Hòa thì ba bảy hăm mốt ngày mà thôi. Đó là chưa nói đến việc kiếm miếng cơm hằng ngày đối với người từng nổi tiếng giang hồ. Nghĩ đến nước mắt của người mẹ già, lời động viên của thày Hải, sự gần gũi của anh Vương, sự thương yêu của vợ, anh cố gắng vươn lên. Ban đầu anh bốc xếp cho một chủ hàng tên Loan. Nhờ siêng năng, anh được chủ thương bán chịu cho một chiếc xe ba gác đạp giá 2 chỉ vàng. Dần dần anh đổi thành xe ba gác máy, có ngày chạy tới 30 chuyến, chở hàng chục tấn xi măng đất, đá... Những ngôi nhà xây dựng to lớn ở thị trấn La Hà cần đến vài trăm tấn xi măng, vật liệu xây dựng đều kêu đến anh Hòa. Anh Lãnh cùng chạy ba gác máy như anh, bảo: "Ở đây không ai làm nhiều tiền bằng Hòa, mỗi ngày nó kiếm 200.000 đồng không phải là khó. Căn nhà xây 25 triệu đồng với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, xe máy cũng từ 2 bàn tay siêng năng của vợ chồng nó mà ra". Giờ mỗi ngày, trong căn nhà anh Hòa đầy ắp tiếng cười hạnh phúc, hai đứa con của anh ngoan ngoãn, học hành tử tế. Mỗi khi có chuyện đại sự, anh đều mời thày Hải đến để "kiểm tra... lời hứa của em".
VKS có nên tham gia tố tụng ở phiên tòa dân sự? Quốc hội dành ngày 15/5 để nghe và thảo luận về dự án Bộ Luật tố tụng dân sự. Vấn đề được tranh luận nhiều nhất là vai trò của VKS trong phiên tòa dân sự, về trách nhiệm bồi thường của tòa án khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Vũ Đức Khiển, có hai loại ý kiến khác nhau về việc tham gia tố tụng của VKS trong phiên tòa dân sự. Loại thứ nhất cho rằng cần quy định VKS tham gia tất cả phiên tòa dân sự và phát biểu quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án nhằm góp phần nâng cao chất lượng xét xử, bảo đảm giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật. Quy định này cũng phù hợp với khoản 3, điều 21, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Loại ý kiến thứ hai cho rằng VKS chỉ tham gia tòa đối với vụ án có khiếu nại của đương sự về việc thu nhập chứng cứ của tòa, những vụ án mà VKS kháng nghị bản án, quyết định của tòa án. Đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn ủng hộ ý kiến thứ nhất. Ông cho rằng phải bất đắc dĩ lắm, phải không còn con đường hòa giải nào khác, người dân mới đem vụ việc ra tòa. Hiện nay nhiều trường hợp dân kiện quan chức, lãnh đạo tỉnh và như thế vị trí của dân sẽ thấp hơn vì họ không am hiểu pháp luật, không có điều kiện thu nhập đầy đủ chứng cứ cho mình. Nếu tham gia tranh tụng tại tòa, họ sẽ là người yếu thế. Do đó đại biểu Ngoạn khẳng định cần có sự tham gia của VKS để bảo vệ quyền lợi của người dân, để thực hiện vai trò giám sát. Đối lập với ý kiến của ông Ngoạn, đại biểu Nguyễn Đức Dũng khẳng định VKS không nên tham gia các phiên tòa dân sự. Bởi khác với tố tụng hình sự, nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự "cốt ở đôi bên", các đương sự tự định đoạt, tự bảo vệ. "Bây giờ trong phiên tòa, hai bên tranh cãi, tòa án làm trọng tài. Vậy VKS ngồi đấy để làm gì? Họ có phải là người tố tụng không, trong khi không được hỏi, chỉ được phát biểu ý kiến?", ông Dũng nói. Theo đại biểu này, nếu VKS thực hiện vai trò giám sát hoạt động tư pháp thì không cần thiết phải ngồi ở hàng ghế trên, mà có thể ngồi ở dưới giống như những người dân đến tham dự. Điều 84 của dự án luật quy định việc thu thập chứng cứ cũng gây tranh cãi cho các đại biểu Quốc hội. Theo dự luật thì trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập chứng cứ và có yêu cầu thì thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập. Đại biểu Nguyễn Đức Dũng không đồng tình với quy định này bởi nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự là các đương sự bình đẳng trước pháp luật. "Theo tinh thần cải cách tư pháp, chúng ta nên đề cao trách nhiệm của đương sự, để họ tự thu thập chứng cứ. Nếu họ không làm được thì có thể nhờ các trung tâm trợ giúp pháp lý (hiện khá phát triển), còn tòa chỉ nên giúp đỡ, tạo điều kiện", ông Dũng nói. Về trách nhiệm bồi thường của tòa án trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (điều 99), nhiều đại biểu không đồng tình với quy định như trong dự án Bộ luật. Theo đó, tòa chỉ chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp tòa tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được đương sự yêu cầu; quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu. Đại biểu Đinh Hữu Tới và Nguyễn Đức Dũng đều cho rằng phải xác định rõ trách nhiệm nghề nghiệp và năng lực pháp lý của thẩm phán khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng. Nếu tòa làm không đúng thì phải chịu trách nhiệm liên đới với đương sự. Bởi bây giờ mọi người đều tự chịu trách nhiệm trước trước hành vi của mình, tòa án làm sai, gây thiệt hại thì tòa có trách nhiệm bồi thường. Mặc dù dự án Bộ luật tố tụng dân sự đã được đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và theo kế hoạch kỳ họp này sẽ được thông qua, tuy nhiên có đại biểu vẫn đề nghị phải xem xét lại phạm vi điều chỉnh của Bộ luật. Bởi Bộ luật tố tụng dân sự thì chỉ có phần tố và tụng, không thể có phần thi hành án. Việc này đã có Pháp lệnh thi hành án dân sự điều chỉnh. Hơn nữa, trong chương trình xây dựng luật của Quốc hội cũng có Bộ luật thi hành án. Bộ luật tố tụng dân sự tiếp tục được thảo luận vào sáng thứ hai tuần sau và dự kiến được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 27/5. Giao thêm cho tòa huyện thẩm quyền xét xử vụ án kinh tế(29/04/2004) Án dân sự có cần sự tham gia của Viện kiểm sát?(14/04/2004) Hôm nay lấy ý kiến toàn dân về dự luật Tố tụng dân sự(10/02/2004) Bộ luật Tố tụng dân sự phải đảm bảo tối đa quyền khởi kiện(09/12/2003) Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự thiếu nguyên tắc tranh tụng(20/11/2003)
Truy nã trùm buôn lậu ngà voi Nguyễn Văn Thịnh Ngày 8/12, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã ra lệnh truy nã đối với Nguyễn Văn Thịnh (đối tượng chính trong vụ buôn lậu ngà voi) với tội danh sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng cấm. Cùng ngày, Hoàng Thị Kiều Mây vợ của Nguyễn Văn Thịnh đã ra cơ quan công an trình diện. Theo lời khai ban đầu của bà Mây, bà hoàn toàn không hề biết việc buôn bán ngà voi mà cơ quan điều tra đang truy xét. Theo cơ quan điều tra, số lượng ngà voi mà cơ quan này thu giữ được lên tới 276 chiếc, tương đương với khoảng 900 kg. Giá trị của số ngà voi này hiện vẫn chưa được xác định chính xác. Cho tới nay, cơ quan điều tra đã làm rõ xuất xứ của số ngà voi này là ở nước Tanzania. Đáng lưu ý, cơ quan điều tra đã thu thập được nhiều chứng cứ cho thấy việc nhập khẩu lô hàng này có sự móc nối của Hải quan. Theo một cán bộ điều tra của C14, ngày mai (9/12) cơ quan điều tra sẽ có buổi làm việc với Hải quan Hải Phòng để làm rõ một số vấn đề có liên quan.
Khởi tố nguyên chủ tịch UBND Q.12 Lê Hoài Trung Ngày 21-4, nguồn tin từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Bộ Công an cho biết Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can (cho tại ngoại) đối với ông Lê Hoài Trung, nguyên chủ tịch UBND Q.12 (TP.HCM) về hành vi “cố ý làm trái các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo kết quả điều tra ban đầu, ngày 4-1-2002, UBND TP.HCM có quyết định thu hồi 2.256.393m2 đất tại các quận huyện 9, 12, Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi để giao cho Ban quản lý dự án Mỹ Thuận xây dựng đường xuyên Á, trong đó có 15 hộ dân của Đài Quán Tre. Ngày 6-8-2002, UBND Q.12 có quyết định thành lập hội đồng đền bù, giải tỏa do ông Lê Hoài Trung làm chủ tịch, ông Hồ Văn Hiếu (đã bị bắt giam) làm trưởng ban thẩm định. Trước đó, Văn phòng Kiến trúc sư trưởng TP.HCM đã có quyết định xác định diện tích đất của 15 hộ dân ở Đài Quán Tre là đất quân sự, không sử dụng làm khu dân cư. Hơn nữa, căn cứ các quyết định của UBND TP.HCM, vào thời điểm đó thì 15 hộ dân này không đủ điều kiện để được đền bù. Biết rõ điều đó nhưng ông Lê Hoài Trung và các thành viên trong hội đồng đền bù, giải tỏa đã ký xác nhận các thủ tục giấy tờ, đồng ý chi trả tiền đền bù cho 15 hộ dân với số tiền trên 7,2 tỉ đồng.
Một nạn nhân đã nộp 3.600 USD để về nước (NLĐ) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bến Tre ngày 24-4 cho hay, trong số 7 nạn nhân trong đường dây bán phụ nữ sang Ma Cau do Phan Ngọc Hà và Bùi Văn Út cầm đầu, có 1 nạn nhân vừa được trả về nước sau khi đã nộp 3.600 USD tiền chuộc cho các tay chăn dắt bên Ma Cau. Người này là Phan Thị Huệ (ngụ xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), bị Hà và Út lừa bán vào đầu năm 2005. Mở rộng điều tra vụ án này, cơ quan điều tra đã xác định được thêm 2 đối tượng là người VN, đang là đầu mối của đường dây tội phạm này ở Ma Cau. Ngoài ra, cơ quan điều tra còn yêu cầu không đi khỏi nơi cư trú đối với 5 người tại Vĩnh Long và Bến Tre vì đã từng tham gia môi giới phụ nữ cho Hà và Út.
Vụ án Tân Trường Sanh: Thi hành án tử hình Phùng Long Thất (NLĐ) – Hôm qua, 21-3, tại trường bắn quận 9 - TPHCM, Hội đồng Thi hành án TPHCM đã thi hành án tử hình đối với Phùng Long Thất (nguyên trưởng phòng điều tra chống buôn lậu - Cục Hải quan TPHCM). Phùng Long Thất đã bị tòa án tuyên mức án tử hình trong vụ án Tân Trường Sanh với hành vi nhận hối lộ để tiếp tay cho Công ty Tân Trường Sanh buôn lậu. Trong vụ án này, Trần Đàm (giám đốc Công ty Tân Trường Sanh, trùm nhập ô tô lậu) cũng đã bị tuyên án tử hình nhưng sau đó được ân xá, còn tù chung thân.
Cán bộ xã lừa dân, lập hồ sơ giả bán đất Công an huyện Hàm Tâm, Bình Thuận, vừa ra quyết định khởi tố ông Hồ Sỹ Lợi (Phó bí thư Đảng ủy xã Tân Thiện) về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông Lợi cùng cán bộ dưới quyền đã bán trái phép đất rừng phòng hộ. Khi còn là Chủ tịch UBND xã Tân Thiện, ông Hồ Sỹ Lợi đã câu kết với Hoàng Thái Tuấn (nguyên trưởng ban địa chính) và Hoàng Văn Hùng (nguyên cán bộ địa chính) để thao túng, trục lợi trong mua bán đất, gây thất thoát hàng tỷ đồng. Các đối tượng trên còn lấn chiếm đất rừng phòng hộ, lập hồ sơ giả, lừa dân để bán hàng trăm nghìn mét vuông.
Khởi tố 3 đối tượng vận chuyển thuốc lá lậu bằng xe buýt (NLĐ) – Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TPHCM vừa quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can Đỗ Ngọc Vạn (chủ xe), Lê Minh Hùng (36 tuổi, tài xế) và Phạm Xuân Đa (52 tuổi, tài xế) về tội tổ chức vận chuyển hàng cấm ( vụ buôn lậu thuốc lá đã được Báo Người Lao Động thông tin ngày 14-1 ). Tại cơ quan điều tra, Hùng và Đa khai nhận đã được bà Vạn thuê chở thuốc lá lậu từ Long An về TPHCM. Ngày 13-1, cơ quan công an đã bắt quả tang 2 chiếc xe của bà Vạn đang chở hơn 600 cây thuốc lá các loại hiệu Jet, Hero để chuẩn bị xuống hàng cho các điểm trên địa bàn quận Bình Tân. Tổng cộng cho đến thời điểm bị phát hiện, Hùng và Đa đã vận chuyển trên 30 chuyến hàng. Hiện cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.
Ngân hàng phủ nhận tin cho RIT vay 10 triệu USD Sáng 11/7, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Bình khẳng định: Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Ninh Bình không hề có bất cứ giao dịch nào bằng giấy tờ, tài chính với Công ty RIT do "siêu lừa" Nguyễn Đức Chi làm chủ tịch hội đồng quản trị. Một tuần qua, dư luận tại tỉnh Ninh Bình xôn xao trước tin về việc Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Ninh Bình đã cho Công ty Rus-Invest-tus (RIT) vay 10 triệu USD. Khoản vay được thế chấp bằng tài sản hình thành trên đất và quyền sử dụng đất của dự án khu nghỉ mát cao cấp Rusalka ở Nha Trang do RIT làm chủ đầu tư. Cùng lúc lại có tin, giám đốc ngân hàng là Nguyễn Thị Huệ đã bỏ trốn. Những thông tin này xuất hiện đúng vào thời điểm Nguyễn Đức Chi vừa bị bắt vì liên quan hành vi lừa đảo nên nhiều khách hàng đã vội vã đến ngân hàng Ninh Bình rút tiền trước thời hạn, dù mức lãi suất được hưởng rất thấp. Bà Nguyễn Thị Huệ phủ nhận thông tin trên. Lý do bà Huệ bị "nghi bỏ trốn" là ngày 4-5/7 giám đốc vắng mặt tại nhiệm sở, đưa con đi thi tại Hà Nội. 8 con dấu cơ quan điều tra thu giữ được tại văn phòng của Nguyễn Đức Chi. Ảnh: Công An Nhân Dân. Về việc Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Ninh Bình cho RIT vay 10 triệu USD, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tạ Bá Long phân trần: "Ngân hàng không được phép giao dịch bằng đôla. Giả sử như được phép thì ngân hàng cũng không đủ năng lực để cho vay". Trong báo cáo giải trình với thanh tra Ngân hàng Nhà nước, nhà băng này khẳng định: "Cho đến nay, Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Ninh Bình chưa có bất cứ giao dịch nào về giấy tờ nhà đất cũng như tài chính với RIT. Ngân hàng cũng không nắm giữ tài liệu hồ sơ nào của RIT. Vì lẽ đó không có việc chuẩn bị giải ngân 10 triệu USD. Dự án Rusalka tự ý lấn chiếm và san lấp biển(11/07/2005) Nguyễn Đức Chi muốn mua chuộc cán bộ điều tra(08/07/2005) Làm rõ trách nhiệm cá nhân cấp 'sổ đỏ' dự án Rusalka(07/07/2005) Tỉnh Khánh Hoà nhận thiếu sót trong dự án Rusalka(06/07/2005) Có thể thu hồi dự án khu nghỉ mát cao cấp Rusalka(05/07/2005)
Đã có Pháp lệnh giống cây trồng và vật nuôi Sáng nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua hai pháp lệnh giống vật nuôi và giống cây trồng. Theo đó, nguồn gene vật nuôi, cây trồng là tài sản quốc gia do Nhà nước quản lý. Nguồn gene ở khu bảo tồn khi có nhu cầu khai thác phải được phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho các hoạt động thu thập, bảo tồn nguồn gene vật nuôi, cây trồng quý hiếm; nghiên cứu, chọn tạo giống mới và nuôi giữ giống thuần chủng; khuyến khích tổ chức cá nhân sản xuất, sử dụng giống mới, tham gia bảo hiểm về giống vật nuôi. Pháp lệnh cũng quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm như: sản xuất kinh doanh giống giả, giống không đạt tiêu chuẩn chất lượng; phá hoại chiếm đoạt nguồn gene vật nuôi, cây trồng; thử nghiệm mầm bệnh, chất kích thích sinh trưởng trong khu vực sản xuất giống vật nuôi; thí nghiệm sâu bệnh ở nơi sản xuất giống cây trồng; nhập khẩu nguồn gene gây hại đến sản xuất, sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái; quảng cáo thông tin sai sự thật về giống vật nuôi, cây trồng... Cả hai pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7.
Nguyễn Văn Thịnh ra đầu thú Nguyễn Văn Thịnh bước đầu khai báo: tháng 9-2004, một đối tác của Công ty Đức Minh tên là A Giang, đại diện cho Công ty Aquatec Product Supply Store (Quảng Đông, Trung Quốc), thuê DN Thịnh nhập ủy thác một container 4 tấn cá khô từ châu Phi về VN qua cảng Hải Phòng, sau đó tái xuất đi Trung Quốc qua đường Móng Cái. Ngày 2-12-2004, hàng về đến Hải Phòng. Ngày 3-12, công an phát hiện trong container cá khô giấu nhiều ngà voi.
Khai khống đất để chiếm tiền đền bù Cơ quan công an vừa khởi tố, bắt giam Trần Huy Chiến, Trần Văn Trường và tạm giữ Phùng Mạnh Quân. Cả ba là cán bộ địa chính, thống kê và trưởng khu dân cư phường Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Theo cơ quan điều tra, ba cán bộ trên đã lợi dụng chức vụ, kê khai đất với diện tích không đúng thực tế của dự án "Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp kiểu mẫu áp dụng công nghệ kỹ thuật cao", của Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Phú Cường, sau đó nhận tiền đền bù và bỏ túi riêng. Hành vi vi phạm pháp luật của họ đã khiến người dân nhiều lần kéo đến trụ sở chính quyền gây mất an ninh trật tự. Một số người không chịu nhận tiền đền bù đợt 2 và không giao đất cho doanh nghiệp sử dụng. Đến nay dự án chưa thể đi vào hoạt động mặc dù được triển khai từ tháng 6/2002.
42 tháng tù cho người đàn bà đốt 18 căn nhà vì mê tín TAND huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, vừa mở phiên xét xử Dương Thị Châu về tội cố ý hủy hoại tài sản của người khác. Bị cáo đã đốt nhà hàng xóm khiến, nhiều người đến giờ vẫn rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Tại xóm Sơn Trình, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà, từ ngày 21/6 đến 1/10 đường làng ngõ xóm hầu hết đều bị cấm ngặt, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Bởi hàng loạt các vụ hoả hoạn đã liên tiếp xảy ra. 2h sáng 22/6, cả xóm đang chìm vào giấc ngủ, ngọn lửa lại bùng lên ở gia đình anh Nguyễn Văn Quế, thiêu rụi kho chứa thức ăn dự trữ chăn nuôi trâu bò rồi lan sang căn nhà lớn. Trong đêm 23, 24, 29/6/2004 lửa lại tiếp tục thiêu rụi thêm 3 căn nhà khác cùng xóm. Tháng 7/2004, 8 căn nhà nữa cùng một số chuồng bò, trâu... của người dân cũng chung số phận. Có những nhà bị đốt 2 lần. Bà con hoang mang. Trẻ con không dám ngồi học bài một mình và phải ngủ chung với người lớn vì sợ cháy bất ngờ chạy không kịp. Có cặp vợ chồng mới cưới, có được căn nhà lá chưa kịp mừng thì bị thiêu rụi...Công an xác định thủ phạm là Dương Thị Châu, sinh năm 1962, ngụ xóm Sơn Trình. Châu nhận đốt 22 căn nhà hàng xóm, trong đó 18 căn bị thiêu rụi. Đối tượng khai đi xem bói, thày phán năm nay là năm hạn phải "phát hỏa" thì mới hết xui xẻo. Chiều 5/12/2004, Công an huyện họp dân, buộc Châu phải đứng lên nhận lỗi trước bà con. Còn với thày bói chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên phải kiểm điểm về hành vi tuyên truyền mê tín.Phiên tòa ngày 20/1 tổ chức lưu động tại địa phương, TAND huyện Thạch Hà đã tuyên Châu 42 tháng tù giam.
Phục hồi điều tra vụ án Nguyễn Trung Đức (NLĐ)- Cơ quan Cảnh sát Điều tra (C16) Bộ Công an vừa quyết định phục hồi điều tra vụ án Nguyễn Trung Đức – nạn nhân bị chết vào đêm 12-9-2001 tại xã Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, Bình Thuận. Quyết định trên dựa theo kết quả khám nghiệm tử thi Nguyễn Trung Đức mới đây do Phân viện Khoa học Kỹ thuật Hình sự – Bộ Công an thực hiện. Theo đó, anh Đức bị gãy răng cửa, nứt xương cằm. Vụ án trên ban đầu do Công an huyện Hàm Tân thụ lý vào giữa tháng 9-2001 và cơ quan này đã ra kết luận: Đức chết do phù phổi cấp sâu, ngạt nước. Dư luận địa phương và gia đình nạn nhân cho rằng anh Đức đã bị đàn em Hai Chi là Nguyễn Hữu Toàn sát hại và chính Toàn đã tự thú trước Công an huyện Hàm Tân về hành vi trên, nhưng vụ việc vẫn bị lãng quên gần 4 năm. Được biết, C16 cũng đã cử 3 điều tra viên vào Bình Thuận để tăng cường điều tra vụ án này.
Vụ dùng xe hơi rượt đuổi người: Khởi tố thêm một 'quý tử' Hôm qua, Công an quận 1, TP HCM, ra quyết định khởi tố Nguyễn Minh Trí (sinh năm 1983, ngụ quận Tân Bình, TP HCM) vì tội gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản công dân. Trí được xác định là cùng "chiến hữu" cưỡi trên chiếc BMW mới cáu mang biển số 52T-4261 chạy với tốc độ kinh hoàng trên đường Hai Bà Trưng, quận 1, để rượt đuổi quyết liệt theo chiếc Mercedes Benz, ép chiếc xe này vào lề và điên cuồng đập phá xe. Vai trò của từng cá nhân trong vụ án đang tiếp tục được công an điều tra làm rõ. Đây là "quý tử" thứ ba trong nhóm bị khởi tố. Sau khi hai "chiến hữu" là Tạ Tiến Nam và Triệu Trọng Khôi bị khởi tố và bắt giam, ngày 2/12 Trí đã tới cơ quan công an trình diện.
Tú bà Trần Thị Phố lãnh 6 năm tù Trần Thị Phố và Đồng Văn Nam 1.000 USD là giá của diễn viên nổi tiếng Y.V khi đi khách Ngày 14-3, TAND TPHCM đã xét xử sơ thẩm vụ án môi giới mại dâm và chứa mại dâm do Trần Thị Phố (SN 1952, tạm trú P.1, Q. Tân Bình) cầm đầu. Trong đường dây này có sự tham gia của một số diễn viên, người mẫu nổi tiếng như K.T, Y.V, H.T... Giá từ 100 USD đến 1.000 USD Trần Thị Phố nguyên là đối tượng buôn lậu trầm. Sau khi bị bắt và bị án treo về hành vi trên, Phố trở thành tú bà chuyên môi giới gái mại dâm cao cấp. Để che mắt cơ quan chức năng, Phố mở tiệm uốn tóc và làm trung gian mua bán nhà đất. Trần Thị Phố thường xuyên sử dụng điện thoại di động liên lạc với khách có nhu cầu mua dâm. Giá của gái trong đường dây của tú bà này từ 100 USD đến 1.000 USD tùy theo thứ hạng là người mẫu thời trang hay diễn viên điện ảnh. Khi Trần Thị Phố bị bắt, cơ quan công an đã thu được 2 quyển sổ ghi lại số điện thoại của cả khách và gái mại dâm thường liên hệ với Phố. Để tìm “bãi đáp” cho gái, Phố móc nối với Đồng Văn Nam (nhân viên khách sạn Hoàng Hà trên đường Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận-TPHCM) để thuê phòng bán dâm. Hai lần môi giới cho diễn viên Y.V Ngày 26-4-2005, tại khách sạn Hoàng Hà, cơ quan công an đã bắt quả tang K.T, H.T và T.L đang thực hiện hành vi bán dâm cho khách. Tại tòa, Trần Thị Phố cho biết, khi nhận được yêu cầu của một người tên Tùng, Phố liên hệ với K.T (diễn viên, người mẫu đã nhiều lần đi khách) và K.T đồng ý nhưng ra giá 500 USD/lần. Phố nhờ K.T kiếm thêm 2 người mẫu khác. Sau đó, K.T rủ người mẫu H.T tham gia. Lúc đầu không chịu, nhưng Trần Thị Phố gọi điện năn nỉ và nâng giá lên 800 USD/lần nên H.T đồng ý. K.T còn rủ cả em gái mình bán dâm với giá 300 USD vì cô này không phải là người mẫu. Khi HĐXX đề cập đến diễn viên Y.V, Trần Thị Phố thừa nhận mình đã 2 lần môi giới cho Y.V đi khách. Lần đầu giá 700 USD. Lần thứ hai, Y.V bán dâm cho một Việt kiều Úc tại Vũng Tàu với giá 1.000 USD. Trần Thị Phố khai nhận được hưởng 20% trên số tiền mỗi lần gái bán dâm. Tổng cộng, Phố đã thu lợi bất chính 740 USD và khoảng 3,6 triệu đồng. HĐXX đã tuyên phạt Trần Thị Phố 6 năm tù giam về tội “Môi giới mại dâm”, Đồng Văn Nam 4 năm 6 tháng tù về tội “Chứa mại dâm”.
Bắt cóc nữ tiếp viên karaoke đòi 50 triệu tiền chuộc Ngồi hát trong phòng kín với một nữ tiếp viên phục vụ, Nguyễn Việt Tiến nổi "máu dê" đòi quan hệ tình dục. Cô gái không đồng ý liền bị hắn trói lại và đóng kín cửa. Sự việc xảy ra tối 15/10/2004 tại quán karaoke Minh Phương ở đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội). Nguyễn Việt Tiến hát được 2 bài với tiếp viên Phạm Thị Huế, liền quay sang "nói lời đề nghị khiếm nhã"... Bị từ chối, người khách 18 tuổi lấy 1 con dao nhọn lưỡi dài 10 cm mang sẵn theo người, kề vào cổ Huế. Tiến cắt dây micrô trói tay cô gái; đồng thời kéo ghế ra chặn cửa. Hắn thản nhiên rút điện thoại di động của Huế ra gọi đến trại bảo trợ xã hội 4 (Hà Tây) để nói chuyện với bạn gái của mình. Tiến đe doạ nếu nhân viên quán xông vào, anh ta sẽ đâm chết con tin... Trong lúc này, hắn rạch áo chị Huế, lột ra và bắt mặc áo của mình vào. Cảnh sát 113 tới hiện trường, Tiến yêu cầu trong 1 tiếng phải đưa bạn gái của hắn từ trại bảo trợ xã hội đến đây. Tên côn đồ bắt công an cung cấp 1 khẩu súng, 1 máy bộ đàm và 50 triệu đồng... Yêu sách trên của Tiến không trở thành hiện thực khi lực lượng công an đột nhập vào phòng, giải cứu con tin. Sáng 8/6, TAND Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Việt Tiến 4 năm tù về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Bị cáo được giảm nhẹ hình phạt do phạm tội lần đầu, khai báo thành khẩn...
Lương thấp, thẩm phán dễ tiêu cực Thẩm phán được xếp hàng 'đặc biệt' trong hệ thống công chức nhà nước. Chỉ có tòa án, cơ quan làm việc của thẩm phán, mới là nơi giải tỏa được oan sai cho người vô tội cũng như phán xét kẻ có tội. Quan trọng là vậy, nhưng lương của thẩm phán lại thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Lương thẩm phán hiện nay được chia thành 9 ngạch. Thẩm phán mới vào nghề hưởng lương ngạch khởi điểm 626.400 đồng/tháng; người có ngạch thứ 9 (cao nhất) nhận gần 1.163.000 đồng/tháng. Nếu tính theo trình tự quy định, khi được hưởng ngạch lương thứ 9 đa số thẩm phán đều đã về hưu. Bởi phải có thâm niên công tác trong ngành từ 27 năm trở lên mới được ngạch lương ấy. Các tòa ở TP HCM mỗi năm giải quyết lượng án bằng 1/5 của toàn quốc. So với quy định của ngành tòa án mỗi thẩm phán chỉ xét xử 6 vụ/tháng thì thẩm phán ở đây phải làm việc gấp 2-3 lần đầu việc như thế. Chánh án TAND TP HCM Bùi Hoàng Danh khẳng định: "Không có thẩm phán nào giải quyết dưới 12 vụ/tháng, thậm chí có người xét xử 20 vụ/tháng". Theo ông Danh, lãnh đạo tòa đã phải hạn chế cho cán bộ công nhân viên nghỉ phép theo chế độ, không đi du lịch... để tập trung giải quyết công việc. Từ đầu tháng 4 này, tòa phải làm việc luôn ngày thứ bảy. "Trong những tiêu cực của ngành tòa án, theo tôi có nhiều nguyên nhân, như thiếu tu dưỡng đạo đức, nhưng bên cạnh đó không thể bỏ qua một nguyên nhân là do cuộc sống. Tuy không thể dùng từ "bần cùng sinh đạo tặc", nhưng một khi anh em đã quá khắc khổ thì sẽ sinh ra những tiêu cực", Chánh án Danh tâm sự. Nếu thẩm phán có 9 ngạch lương thì thư ký tòa có 15 ngạch lương để xét. Và cũng theo cách tính như trên, thư ký ngạch 1 được hưởng 493.000 đồng/tháng, ngạch thứ 15 là 997.600 đồng/tháng. Theo quy định cứ 2 năm công tác không bị kỷ luật thì được lên lương một ngạch. Vì vậy muốn được hưởng ngạch lương thứ 15, thư ký phải có thời gian công tác trong ngành tòa án ít nhất là 30 năm. Chánh án Bùi Hoàng Danh nói: "Một thư ký tòa, đại học chính quy tốn hết 5 năm, hưởng mức lương 400.000-500.000 đồng/tháng. Tính ra mức lương này thì anh em sống không được. Nói chính xác hơn là anh em thư ký này chỉ sống được 7 ngày. Đúng 7 ngày thôi, những ngày còn lại phải làm kinh tế phụ". Theo ông Danh, nếu ai có điều kiện làm kinh tế phụ tốt, đúng pháp luật thì đáng hoan nghênh nhưng ngược lại có một số người không thể làm được gì thì cuộc sống ra sao? Sẽ ra sao đây? Không lẽ họ ngồi chờ chết đói? "Đây là nỗi bức xúc của anh em. Nỗi bức xúc này tôi đã kiến nghị nhiều rồi chứ không phải không kiến nghị nhưng cho đến nay Nhà nước vẫn chưa có chính sách nào giải quyết cả", Chánh án Danh nói. Trước thực tế trên, từ 2 năm nay, UBND TP HCM quyết định trợ cấp thêm 150.000 đồng/tháng cho mỗi cán bộ tòa án. Ngoài ra, TAND Tối cao hằng tháng cũng dành cho các chức danh tiến hành tố tụng như thẩm phán, thư ký 120.000 đồng, gọi "nôm na" là tiền "dưỡng liêm". Về sự quan tâm này, một cán bộ ở Văn phòng TAND TP HCM bày tỏ: "Về tinh thần thì ít nhiều cũng động viên được anh em phải giữ gìn phẩm chất đạo đức trong công tác". Khoản thu nhập khác là tiền thưởng Tết vào dịp cuối năm mà từ nhân viên đánh máy đến chánh án đều được nhận như nhau, 100.000 đồng/người. Tiền thưởng này cũng do UBND TP HCM thực hiện chứ ngành tòa án không có "thông lệ" đó.
Một du học sinh tố cáo bị mất hơn 9.000 đôla Australia Trần Thị Mỹ An hôm 11/3 về nước trên chuyến bay VN 780 Melbourne - TP HCM - Hà Nội. Sau vài phút đợi hành lý, chiếc ba lô của cô đựng 9.195 đôla Australia, máy ảnh kỹ thuật số, hộ chiếu, thẻ ngân hàng, một chiếc lắc vàng... đã biến mất. Mỹ An, sinh viên năm thứ hai ĐH Melbourne (Australia), kể lại: "Tôi làm thủ tục tại bàn số 2 do một nhân viên hải quan tên là Đỗ Như Quỳnh tiếp nhận. Chị ấy yêu cầu tôi xuất trình số tiền ngay trên bàn để chị đếm. Sau đó tôi cất tiền, hộ chiếu, vé máy bay... vào ba lô nhỏ xách tay. Chị nhân viên yêu cầu tôi để luôn ba lô đó vào máy soi". Khi đã lấy hành lý ra khỏi băng chuyền của máy soi và chất lên xe đẩy để làm tiếp thủ tục đi đường bay nội địa (TP HCM - Hà Nội), Mỹ An phát hiện ra thiếu chiếc ba lô nhỏ nói trên. Cô lập tức nhờ chị nhân viên hải quan giúp đỡ bằng cách cho biết người khách ra trước và sau là ai, nhưng chị này đáp: "Con này hay nhỉ, tao không biết, mày xem kia; và chỉ ra máy soi". Mỹ An quay ra tìm sự giúp đỡ của nhân viên an ninh, bảo vệ tại sân bay, đề nghị họ lập biên bản, nhưng mấy người này nói: "Trách nhiệm của họ không phải là lập biên bản". Khi cô đề nghị cho xem camera để biết ai đã lấy túi, nhân viên an ninh cũng không cho. Mỹ An nói tiếp: "Tôi rất tuyệt vọng vì không còn một đồng nào. Sau đó, tôi có xin được 100.000 đồng của một chị nhân viên Vietnam Airlines cho nên gọi điện thoại được mấy người quen ra giúp đỡ, nhưng việc tìm kiếm cũng không có kết quả".Hiện nay, Mỹ An đã quay lại Australia để học tiếp. Trước khi đi, cô đã làm đơn gửi Cục trưởng Hải quan TP HCM, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất để trình bày lại câu chuyện này, đề nghị làm rõ trách nhiệm của những nhân viên hải quan và an ninh hàng không trong ca làm việc ngày 11/3. Lãnh đạo Chi cục Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất cũng như Cụm Cảng hàng không miền Nam đã có văn bản trả lời. Ngày 16/4, ông Nguyễn Trường Nhân, Chi cục trưởng Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất, cho biết, khi cô An đi qua khu vực làm thủ tục, nhân viên hải quan đã làm đúng. Cô An đi qua khoảng 3-4 phút thì quay lại nói mất túi xách. Ngay lúc đó, nhân viên hải quan đã kiểm tra lại toàn bộ khu vực này, mở tung máy soi ra cho cô An xem luôn, không thấy gì hết. Khi cô An đi ra ngoài, không biết có ai cầm lấy túi xách của cô An không. Chuyện cô An muốn xem lại camera là phải đề nghị bên an ninh hàng không. Ông Nhân nói: "Về nguyên tắc, khi hành khách khai có nhập ngoại tệ thì hải quan phải kiểm tra. Nhân viên hải quan đã linh động giải quyết kiểm tra tại quầy để cho cô An đi nhanh, chứ đúng ra là đưa vào phòng bên cạnh để kiểm tra sẽ mất thời giờ hơn". Văn bản 388/SB của Chi cục Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất (ngày 12/4) trả lời cô Trần Thị Mỹ An nêu: "Hệ thống máy soi X quang kiểm tra hành lý hành khách của hải quan được bố trí lắp đặt công khai và tất cả hành lý của hành khách do chính hành khách bốc dỡ lên băng chuyền qua máy soi, và chính hành khách nhận lại ngay tức thì sau máy soi (thời gian không quá 15-20 giây). Hải quan chỉ kiểm tra qua màn hình và điều khiển máy soi bằng bàn phím ngay màn hình. Việc xác định hành khách nào đi ra trước và sau không thể xác định được do khách không phải đăng ký số thứ tự, hơn nữa một máy soi X quang sử dụng chung cho cả hai bàn làm thủ tục cho hành khách. Ngay mỗi máy soi chi cục đều có bảng lưu ý "Hành khách kiểm tra hành lý và giấy tờ trước khi rời khỏi khu vực kiểm tra hải quan".Còn công văn 401/CCMN (ngày 9/4) của Cụm Cảng hàng không miền Nam trả lời về vụ việc này nêu: "Sau khi rời khu vực làm thủ tục nhập cảnh của công an cửa khẩu lúc 16h06', hành khách Trần Thị Mỹ An mang 3 túi xách đeo trên người và 3 túi nylon cầm ở hai tay. Theo lời hành khách khai báo thì túi hành lý đeo trước ngực có đựng tiền (9.195 AUD) và các giấy tờ cá nhân khác. Hành khách Trần Thị Mỹ An cho hành lý vào máy kiểm tra soi chiếu của hải quan vào lúc 16h20'. Tuy nhiên qua kiểm tra bằng hình ảnh camera thì thấy toàn bộ hành lý xách tay của hành khách An được xếp trên xe đẩy sau khi đã qua máy soi chiếu hải quan không thể hiện rõ là bao nhiêu túi. Sau khi làm thủ tục hải quan xong, hành khách Trần Thị Mỹ An tiếp tục đi sang khu vực làm thủ tục khách chuyển tiếp (vì khách chuyển tiếp đi Hà Nội), và sau đó quay lại khu vực hải quan vào lúc 16h23' để báo về 1 túi xách tay có đựng tiền bị mất. Căn cứ theo điều lệ vận chuyển hàng không thì đối với hành lý xách tay, hành khách có trách nhiệm tự gìn giữ và bảo quản tài sản của mình, lực lượng an ninh hàng không tại nhà ga không có trách nhiệm canh giữ hành lý xách tay của hành khách mà chỉ thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi trách nhiệm được giao...".
Tuyên án tử hình kẻ giết người, đốt xác (NLĐ)- Ngày 4-4, TAND tỉnh Tiền Giang đã xét xử lưu động và tuyên án tử hình đối với Đỗ Minh Thành (SN 1985, ngụ phường 8, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) về 2 tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Theo hồ sơ vụ án, vào lúc 14 giờ ngày 31-1, chị Võ Thị Hồng P. (SN 1983, ngụ xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo) bán vé số đến khu vực phường 8, TP Mỹ Tho thì Thành gọi chị P. vào mua 2 tờ vé số. Khi trả tiền xong, Thành dùng cây song giường đánh vào đầu nạn nhân và siết cổ cho đến chết, cướp 2,3 triệu đồng, 25 tờ vé số và một số tài sản khác trên người chị P. Sau đó tên Thành mua 2 lít xăng đốt xác nạn nhân và kéo giấu dưới gầm giường. Ngày hôm sau, Thành bị bắt.
Vụ NH Tân Việt: Trần Phương Mai bị đề nghị chung thân Hôm nay, đại diện VKSND TP HCM đã luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với 13 bị cáo trong vụ Ngân hàng Tân Việt, đồng thời đề nghị HĐXX xử lý sai phạm của chủ tịch UBND xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM trong việc chứng giấy tờ giả mạo. VKSND TP HCM cho rằng, hành vi của các bị cáo trong vụ án không chỉ gây thiệt hại đến Ngân hàng Tân Việt mà còn xâm phạm đến chế độ quản lý kinh tế trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Theo đó, VKS đã đề nghị HĐXX tuyên phạt Trần Phương Mai mức án chung thân, Trần Phi Vân từ 12 đến 14 năm, Hà Tiến Danh 2-3 năm cho hưởng án treo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo nguyên là lãnh đạo Ngân hàng Tân Việt bị đề nghị mức án từ 30-36 tháng tù (cho hưởng án treo) đến 14-16 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, kiểm sát viên Nguyễn Văn Chung còn đề nghị Cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ những sai phạm của ông Mai Văn Hoàng, chủ tịch UBND xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Ông Hoàng đã chứng giấy tờ thế chấp giả mạo đứng tên người khác để Mai mang đất không phải của mình đi thế chấp dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Những sai phạm của ông Hoàng đã không bị xử lý mà còn được cất nhắc từ chức phó chủ tịch (lúc xảy ra vụ án) lên chủ tịch. Theo quan điểm của VKSND TP HCM, Công ty Hoàng Long ra đời không minh bạch, gian dối ngay từ đầu. Trần Phương Mai không phải là thành viên công ty nhưng lại đứng ra bổ nhiệm chồng Trần Phi Vân làm giám đốc, tự giả chữ ký để bổ nhiệm chính mình giữ chức phó giám đốc. Những L/C trả chậm đầu tiên, vợ chồng Mai thành toán rất đầy đủ, tạo được uy tín với Ngân hàng Tân Việt, nhưng sau đó đã sử dụng thủ đoạn để qua mặt hoặc lợi dụng uy tín cam kết rút hàng nộp tiền để chiếm đoạt như: giả mạo cam kết, thế chấp tài sản bằng quyền sử dụng đất của người khác để xin mở L/C và rút nhiều bộ chứng từ nhập khẩu. Lấy lý do nhận hàng từ cảng, Mai - Vân ký nhiều văn bản gửi Ngân hàng Tân Việt xin mượn bộ chứng từ nhập khẩu ôtô đồng thời cam kết trả lại tài sản trong thời hạn 30 ngày, nhưng khi nhận hàng thì đem bán rồi chiếm đoạt... Đối với việc phát hành tín dụng thư trả chậm, VKS nhận định, phía ngân hàng là người bảo lãnh theo yêu cầu của người mở nhằm tạo điều kiện để người bán cấp vốn cho người mua. Đối với một L/C được mở minh bạch, đúng quy định, nếu vì lý do khách quan nhà nhập khẩu không thanh toán được đúng hạn thì thiệt hại của ngân hàng bắt đầu từ thời điểm L/C đáo hạn. Vì vậy, trong vụ án này, thiệt hại của Ngân hàng Tân Việt không phụ thuộc vào việc ngân hàng đã thanh toán tiền cho phía nước ngoài hay chưa. Đồng thời cũng không dựa vào việc kinh doanh lời hay lãi của công ty Hoàng Long để xác định có dấu hiệu chiếm đoạt hay không. Tham gia bào chữa cho Trần Phương Mai có tới hai luật sư Lý Thị Tố Mai và luật sư Nguyễn Minh Tâm. Tranh luận lại với quan điểm của VKS luật sư Nguyễn Minh Tâm đưa ra nhiều điểm cần phải được làm rõ. Trước hết, cần phải xác định Công ty Hoàng Long có bị thua lỗ hay không vì nếu xác định rõ thì đó sẽ là căn cứ để chứng minh có hay không có sự chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Tân Việt hay do yếu tố khách quan nên chưa trả được nợ. Vấn đề thứ hai được luật sư đề cập là vợ chồng Mai - Vân có thật sự chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Tân Việt. Quá trình điều tra và diễn biến công khai tại phiên tòa cho thấy Ngân hàng Tân Việt chưa thanh toán những khoản nợ L/C còn lại của Hoàng Long với nước ngoài tức là chưa hoàn tất nghĩa vụ người bảo lãnh, Hoàng Long chưa phải là "con nợ " của Tân Việt. Như vây, cho đến nay, Ngân hàng Tân Việt chưa bị thiệt hại gì tức là chưa bị Trần Phương Mai - Trần Phi Vân chiếm đoạt số tiền trên 1,8 triệu USD như cáo trạng đã quy kết. Một vấn đề nữa cũng được luật sư Tâm trình bày là vợ chồng Mai - Vân đã tìm cách để trả nợ nước ngoài chứ không chây lỳ, có khả năng trả nợ mà không chịu trả. Thực tế là Mai - Vân đã cố gắng tìm khách hàng để bán hết những bất động sản hiện còn, nhưng vì nhiều lý do nên vẫn chưa bán được. Vợ chồng Mai cũng đã tích cực đàm phán với 3 công ty nước ngoài và có biên bản thỏa thuận giảm nợ của công ty nước ngoài. Theo luật sư Tâm, việc bà Nguyễn Thu Hòa, Tổng giám đốc Ngân hàng Tân Việt đề nghị HĐXX buộc Công ty Hoàng Long phải trả đủ số tiền trên 1,8 triệu đồng thời xử lý phát mại tài sản của Hoàng Long để Ngân hàng Tân Việt có căn cứ đàm phán giảm nợ với nước ngoài là một nghịch lý. Ngân hàng Tân Việt đã biến Công ty Hoàng Long thành con nợ khi chưa hoàn tất nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, luật sư Tâm cho rằng cần phải xác minh thông tin 3 chủ nợ nước ngoài của Hoàng Long đã phá sản vì nếu điều đó đúng, số nợ của Hoàng Long có thể đã được giải quyết theo Luật phá sản. Trước những quan điểm bào chữa như trên, luật sư Nguyễn Minh Tâm đề nghị HĐXX "trả hồ sơ để điều tra bổ sung những điểm đã nêu. Tuy nhiên, cả hai luật sư bào chữa cho Mai đều thừa nhận một số hành vi gian dối của Trần Phương Mai trong việc mở L/C, nhưng như vậy không thể khẳng định Mai có ý thức chiếm đoạt. Ngày mai, các luật sư tiếp tục bào chữa. Vụ Ngân hàng Tân Việt: Bị cáo phủ nhận cáo trạng(15/10/2004) Ngân hàng Tân Việt ưu ái cho Hoàng Long vì có lợi(14/10/2004) Bị cáo trong vụ Ngân hàng Tân Việt tiếp tục 'lý sự cùn'(14/10/2004) Các quan chức Tân Việt làm sai vì 'bị ép'(13/10/2004) Xét xử vụ Ngân hàng Tân Việt: Làm sai còn cãi bướng(11/10/2004)
Hai cảnh sát bị thương trong vụ gây rối ở Bình Phước Hàng trăm người dân đã tới UBND xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, yêu cầu được giải thích lý do về việc chính quyền thu hồi đất rừng mà không bồi hoàn. Có 35 người đã lôi kéo đám đông làm việc này. Sự việc xảy ra ngày 25/3. Cán bộ xã đã khuyên mọi người bình tĩnh vì đây là diện tích đất lấn chiếm trái phép, nên Nhà nước thu hồi mà không bồi thường. Không đồng ý với cách giải thích này, một số người đã dùng gạch đá tấn công vào trụ sở UBND xã khiến 2 cảnh sát bị trọng thương. Ngày 3/4, Công an Bình Phước cho biết, Công an huyện Đồng Phú đã điều tra và bắt 35 người liên quan đến vụ gây rối trật tự công cộng, đánh người thi hành công vụ. Các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra vụ việc.
Thêm một doanh nghiệp kinh doanh nhà đất bị thanh tra (NLĐ)- Theo nguồn tin Báo Người Lao Động, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Đua đã giao Thanh tra TP tiến hành thanh tra tình hình thực hiện dự án nhà ở của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nam Điền tại phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân. Lý do thanh tra được UBND TP nêu rõ: Dự án triển khai khi chưa có thủ tục thu hồi, giao đất. Theo chỉ đạo của lãnh đạo TP, thanh tra sẽ tập trung làm rõ việc chấp hành quy định pháp luật đất đai, xây dựng trong việc thực hiện dự án của doanh nghiệp trên. Qua đó, đề xuất xử lý sai phạm của cá nhân và tổ chức liên quan, trình UBND TP xử lý. Trước đó, từ phản ánh, khiếu nại của khách hàng, UBND TP cũng đã chỉ đạo thanh tra dự án khu quy hoạch nhà ở phường 11, quận Gò Vấp của Công ty Cổ phần Địa ốc 7 (Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn).
Lừa tiền bảo hiểm, một cảnh sát nhận 2 năm tù treo TAND thị xã Tân An, Long An, vừa tuyên bản án trên với Phan Tấn Nhàn, nguyên trung úy Đội cảnh sát trật tự, huyện Châu Thành. Trong khi thụ lý vụ án tai nạn giao thông, Nhàn có hành vi gian dối, chiếm đoạt tiền bảo hiểm của các nạn nhân. Theo bản án, ngày 23/5/2003, ông Văn Tấn Hà điều khiển xe máy gây tai nạn, làm bị thương một người đi xe đạp ngược chiều. Trong quá trình thụ lý vụ án, trung úy Phan Tấn Nhàn thấy xe ông Hà hết hạn mua bảo hiểm liền đi mua bảo hiểm của Công ty Bảo Việt Long An. Phan Tấn Nhàn ghi lùi ngày gây tai nạn để được thanh toán tiền bảo hiểm. Toàn bộ số tiền thanh toán này, Phan Tấn Nhàn chiếm đoạt. Quá trình điều tra còn xác minh, Phan Tấn Nhàn 5 lần thực hiện hành vi gian lận đối với Bảo Việt Long An. Trong đó 3 lần thành công, 2 lần còn lại chưa thành công vì bị cơ quan hữu trách phát hiện. Tổng cộng, Phan Tấn Nhàn chiếm đoạt của Bảo Việt Long An trên 10 triệu đồng.
Đòi nợ bằng 'luật rừng' Trong giới xã hội đen ở TP HCM, đi đòi nợ thuê được coi là một nghề khá phát đạt. Và khi những tay giang hồ đã ra đòn thì các con nợ dù chây lì đến mấy cũng phải mềm như bún... Bà Lan ngụ ở quận Tân Bình vẫn chưa hết kinh sợ khi kể về đám người đòi nợ thuê đã xông đến nhà bà hồi tháng 2. Cậu con trai của bà cá độ đá banh mà gia đình không hề hay biết. Thời gian qua bà thấy lạ vì con suốt ngày ngồi trong phòng cắm cúi với cái máy vi tính. Tưởng con đã quyết chí học hành, ai ngờ vào một buổi tối khi bà mở cửa thì thấy 5-6 thanh niên vẻ mặt hung dữ đứng trước mặt. Cậu con tái mét khi nhìn thấy đám thanh niên này. Bà Lan lúc này mới biết, con trai đang nợ một trùm cá độ 45 triệu đồng. Mấy ngày nay không trả nợ được nên trốn biệt tăm, đám thanh niên yêu cầu gia đình bà phải trả ngay. Không thể tìm đâu ra số tiền quá lớn như vậy, bà năn nỉ đám đông bỏ qua vì đó là tiền bài bạc thì từ từ em nó đi làm mới có tiền trả. Ồn ào một lúc bọn chúng bỏ đi. Vài ngày sau mấy người đó quay trở lại và làm dữ dằn hơn. Nghe bà nói gia đình không có tiền, con bà thiếu nợ thì để từ từ nó trả, một thanh niên có vẻ là cầm đầu đám người này cười gằn: Bà nói không có tiền à? Dễ lắm, để tôi dẫn nó đi vay tiền trả cho người ta ngay bây giờ, mai mốt nó đi làm trả lại sau. Chỉ sợ lúc đó tiền lãi ngất ngưởng, con trai bà bán cả mạng cũng không trả được đâu. Thấy đám côn đồ định đưa con lên xe, bà Lan lạy lục, năn nỉ. Chúng mới cho hẹn lại hai ngày chuẩn bị để trả nợ. Một con nợ khác là bà Ngân (khu vực đường Nguyễn Trọng Tuyển) kể: Để có vốn bán cà phê vỉa hè, bà phải vay đứng (vay nóng) 10 triệu đồng, mỗi ngày phải đóng 100.000 đồng. Ngày đầu tiên bà không có đủ 100.000 đồng để trả lãi, đối tượng chuyên đi đòi nợ thuê khét tiếng tên Quân xuất hiện và đe dọa: Ngày mai phải trả gấp đôi, nếu không thì trả ngay tiền gốc. Ngày thứ hai vẫn không thể kiếm được tiền, bà Ngân vay của người khác để trả cho Quân 200.000 đồng. Cầm cự được một thời gian, cứ lãi mẹ đẻ lãi con không chịu xiết, bà đang tính toán bán lại quán cho người khác thì Quân kéo theo một đồng bọn đến chửi bới, quá hoảng sợ bà Ngân đành xin thêm vài ngày để nhượng lại quán lấy tiền trả nợ. Cùng cảnh ngộ với bà Ngân, ở khu vực này có bà Hoa vay tiền bán mũ nón không trả lãi đúng hạn, sau hai lần bị Quân hăm dọa đã phải bỏ trốn về miền Tây. Thanh - cô gái hành nghề tiếp viên nhà hàng bia ôm ở quận Bình Thạnh - tâm sự: Trong thế giới của tụi em có nhiều điều nghiệt ngã lắm. Cùng làm tiếp viên chung một nhà hàng nhưng cô nào có vay tiền thì có thu nhập cao hơn vì được chủ nợ bảo kê, gửi gắm cho má mì. Khi đại ca gửi gắm thì tất nhiên là má mì phải ưu ái bố trí cho thường xuyên được ngồi bàn với khách để hưởng nhiều tiền boa. Đứa nào không được gửi thì má không quan tâm, bỏ quên vài đêm là húp cháo. Chưa kể khi đụng chuyện, bị chủ đuổi hoặc khi phải cạnh tranh trong nghề dẫn đến choảng nhau, nếu đứa nào không được bảo kê thì... mất trắng. Do vậy, dù lãi suất hiện nay lên đến 30%/tháng nhưng tụi em cũng phải chấp nhận, thậm chí xin vay. Tuy nhiên khi đã vay tiền rồi, các cô gái này coi như cá mắc câu, suốt đời phải cày cũng không sao trả hết nợ. Nhiều nhà hàng máy lạnh hiện nay đã kiêm thêm dịch vụ cho vay nặng lãi ăn theo gái tiếp viên. Gia đình bà Đông ở quận Tân Bình, đã gặp không ít rắc rối bởi bạn hàng cho người xã hội đen đến đòi khoản nợ 50 triệu đồng, bà muốn quyết toán thế nào cứ nói chuyện với đại diện này. Từ hôm đó, ngày nào cũng có một thanh niên phóng môtô to đùng đậu chắn ngang cổng nhà bà, rồi vào ngồi lì ở giữa nhà và lớn giọng hỏi: Bây giờ bà muốn gì, có muốn trả nợ hay không?. Biết gặp phải dân giang hồ có máu mặt, người vay đành bấm bụng thanh toán toàn bộ số tiền. Chủ một cửa hàng kim khí điện máy tên Đoàn tiết lộ, chi phí đòi nợ kiểu này tốn khoảng 40% số tiền. Người được thuê sẽ đảo làm cho con nợ sợ hết vía mà phải trả tiền. (Theo Tuổi Trẻ)
Dùng giấy tờ phá thai tống tiền gia đình bạn gái Một cặp tình nhân đi quá giới hạn tình yêu, và cô gái buộc phải đến bệnh viện giải quyết "hậu quả". Chàng trai giữ lại toàn bộ giấy tờ liên quan vụ việc, và khi hai người chia tay, anh ta dùng làm "vũ khí" tống tiền gia đình người yêu cũ. Ngày 11/2, TAND TP HCM tuyên kẻ tống tiền mức án 1 năm 3 tháng tù cho hưởng án treo. Chủ tọa thẩm phán nhận xét: "Vì mấy triệu bạc bị cáo lại mang nỗi bất hạnh của bạn gái để làm chuyện không đáng là một người đàn ông". Năm 1996, Nguyễn Văn Bình và N.T.L. yêu nhau khi cả hai vừa tròn 18 tuổi. Cô gái mang thai, họ đưa nhau đến bệnh viện "phá bỏ". Mối tình của đôi bạn trẻ đến năm 2000 xảy ra mâu thuẫn dẫn đến việc chia tay. Bình ra sức cứu vãn tình thế nhưng không thể. Còn L. quên cuộc tình đầu bằng cách ra nước ngoài. Nhớ lại những giấy tờ khám thai của L. vẫn giữ trong nhà, Bình tập hợp lại, gửi đến cha của người yêu cũ. Anh ta gọi điện yêu cầu ông bố vợ hụtchi 10 triệu đồng, với lời dọa: Ông nghĩ con ông hơn, danh dự ông hơn hay tiền hơn?. Ngày 23/1/2003, Bình bị bắt giữ khi đang nhận tiền. Trong phiên xử, ngày 11/2 tại TAND TP HCM Bình giải thích về việc làm của mình: Vì lúc yêu nhau bị cáo có gửi L. giữ hộ khoảng 17-18 triệu đồng, nên bây giờ muốn đòi lại. Đồng thời cũng để cho bố của L. biết rằng con gái của ông không phải gia giáo nề nếp như ông nghĩ. Gia đình cô gái không ngờ Bình lại lại có hành động cạn tình, cạn nghĩa, đem những giấy tờ phá thai của L. để tống tiền. Bố L. trình bày: Quan hệ của bọn trẻ tôi biết và còn tạo điều kiện cho Bình có công ăn việc làm để cho chúng nó nên vợ, nên chồng. Tôi cũng nhiều lần cung cấp tiền cho con gái để nó lo cho Bình ăn học". Chủ tọa nói: Giả sử bị cáo có đưa tiền cho L., thì số tiền đó có thấm gì so với tình cảm cô ấy đã dành cho bị cáo trong mấy năm trời và dâng hiến tất cả cho tình yêu".
'Biến' đồng nát thành vàng, chủ mưu lĩnh án chung thân TAND Tối cao vừa tuyên sửa một phần án sơ thẩm theo hướng tăng nặng, từ 27 năm tù lên chung thân, với Mai Thị Huyền (cửa hàng trưởng cầm đồ, Công ty Trúc Giang). Bị cáo cùng cán bộ dưới quyền đã cho phế liệu vào két sắt, lập khống chứng từ rằng khách hàng cầm cố vàng, đá quý, chiếm đoạt hơn 6 tỷ đồng. Ngày 13/1, HĐXX cấp phúc thẩm tuyên Mai Thị Huyền phạm tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế và tham ô tài sản. Tòa nhận định, hành vi của bị cáo là rất nghiêm trọng, nên đã nâng mức hình phạt thành tù chung chân. Hai đồng phạm khác trong vụ án là Trần Huyền Lương (kế toán trưởng) và Đỗ Thành Nhân (giám định viên kiêm thủ kho) cũng bị tòa bác đơn kháng cáo, tuyên mức án tương ứng là chung thân và 23 năm tù về cùng tội danh. Trong quá trình điều hành cửa hàng cầm đồ số 79 (thuộc Công ty Thương mại Trúc Giang, có trụ sở tại tỉnh Bến Tre), Mai Thị Huyền cùng Trần Huyền Lương và Đỗ Thành Nhân đã cho hơn 50 lượt khách cầm đồ mà không thế chấp tài sản, gây thiệt hại cho Nhà nước trên 400 triệu đồng. Ê kíp này cũng lập trên 4.700 chứng từ cầm đồ khống, chiếm đoạt của cửa hàng gần 6 tỷ đồng. Hoãn phiên xử vụ thụt két tại Công ty Trúc Giang(20/02/2003) Đề nghị 2 án tử hình trong vụ tiêu cực tại Công ty Trúc Giang(18/02/2003) Khởi tố giám đốc và kế toán trưởng Công ty Trúc Giang(26/09/2002) Biến đồ đồng nát thành vàng, đá quý để lừa hơn 7 tỷ đồng(21/08/2001) Bến Tre: Phát hiện vụ tham ô hơn 7 tỷ đồng(19/07/2001)
Mở rộng điều tra vụ buôn lậu vải Theo cơ quan điều tra, Võ Văn Sinh và Mạnh Trọng Bắc đã tiếp tay cho Nguyễn Thanh Thảnh (giám đốc Công ty TNHH Tuấn Ngân) buôn lậu hàng triệu mét vải. Chiều 12-3, thi thể của anh Hàn Quốc Bửu - 33 tuổi, công nhân Công ty Đông lạnh thủy sản Nam Việt (An Giang) mới được gia đình đưa về nhà để lo chôn cất. Theo nhiều người kể lại vào khoảng 19g30 tối 11-3, phát hiện anh Bửu có xách hai con cá tra, bảo vệ công ty này cho là anh ăn cắp nên vây đánh và bắt trói giải về Công an phường Mỹ Quí (TP Long Xuyên). 8g sáng12-3, gia đình nhận được tin báo anh Bửu đã chết. Tuy nhiên, theo Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an An Giang, anh Bửu chết do suy tim cấp.
Để 'lọt tội' vì vận dụng sai luật Có không ít trường hợp tội phạm đã rõ, nhưng cơ quan tố tụng vẫn đưa ra các lý do không thuyết phục để kết luận hành vi của đối tượng không còn nguy hiểm cho xã hội. Nhờ vậy, thủ phạm ung dung "thoát". Tháng 7/2003, Tâm (huyện Ea Súp, Đăk Lăk) bị bắt quả tang dùng ôtô vận chuyển trái phép 0,14 m3 gỗ cẩm lai. Anh ta bị xử phạt hành chính gần 4 triệu đồng, tịch thu toàn bộ gỗ. 5 tháng sau, Tâm tái phạm, mua gần 0,2 m3 gỗ xẻ cẩm lai và 0,35 m3 ván sến vận chuyển về thành phố Buôn Ma Thuột. Lần này, kiểm lâm phục kích bắt quả tang. Tâm bị khởi tố điều tra, cho tại ngoại. Theo Công an Buôn Ma Thuột, đủ cơ sở kết luận Tâm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, điều 175 Bộ luật Hình sự. Nhưng sau đó, cơ quan điều tra lại đề nghị VKS miễn trách nhiệm hình sự với Tâm, căn cứ khoản 1 điều 25 Bộ luật hình sự. Theo đó, khi bị bắt giữ, đối tượng thành khẩn khai báo, vận chuyển lâm sản trái phép chỉ nhằm mục đích mua về sửa chữa nhà. Hành vi của Tâm không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. VKS Buôn Ma Thuột căn cứ điều 25 Bộ luật Hình sự đã ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can với Tâm do "phạm tội lần đầu, khai báo thật thà, thành khẩn, biết ăn năn hối cải, hậu quả không lớn, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Số gỗ Tâm mua về sử dụng để làm nhà nên không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự...". Khoản 1 điều 25 quy định, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Trong vụ án này, hành vi mua - vận chuyển gỗ trái phép của Tâm đang bị nhà nước nghiêm cấm. Ở đây không có sự chuyển biến của tình hình. Việc phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo của Tâm là tình tiết giảm nhẹ chỉ có ý nghĩa khi quyết định hình phạt tại phiên tòa, chứ không thể xem là căn cứ miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Động cơ của Tâm mua bán - vận chuyển gỗ để làm gì không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, không thể cho rằng chỉ vì để làm nhà mà không xử lý hình sự. Hơn nữa, sau khi bị phạt hành chính, Tâm 2 lần mua hai loại gỗ khác nhau (cẩm lai, sến) vào các thời điểm khác nhau để vận chuyển về thành phố Buôn Ma Thuột. Cách đây 9 năm, từ phản ánh của người dân, đội đặc nhiệm của Tổng cục Cảnh sát lập chuyên án bắt quả tang cảnh sát giao thông Trạm 20 (Đồng Nai) ăn hối lộ. Khám xét trạm, đặc nhiệm thu gần 160 triệu đồng, hơn 160 chỉ vàng... 7 cảnh sát bị bắt giữ, khởi tố và đề nghị truy tố về tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa. Kết quả điều tra cho thấy, đây là vụ mãi lộ có tổ chức, có sự thống nhất trên dưới trong nội bộ trạm, kéo dài gần 2 năm với số tiền hàng trăm triệu đồng. VKS tỉnh Đồng Nai ra cáo trạng truy tố 5 bị can, ngoài tội tham ô còn xác lập thêm tội lập quỹ trái phép. Nhưng vụ mãi lộ này đã được chuyển xử lý nội bộ. Các ban ngành chức năng ở Đồng Nai thống nhất, chuyển qua "xử lý hành chính nghiêm minh", vì cho rằng số tiền vi phạm không lớn. Các bị can đều chưa có tiền án, tiền sự, có thành tích công tác, trong quá trình điều tra đã thật thà khai báo, nộp tiền khắc phục hậu quả... Vụ án bị đình chỉ. Quá trình tố tụng bị dừng giữa chừng bởi các yếu tố "phi luật". Theo pháp luật, trường hợp 5 bị can này không hề có căn cứ áp dụng để đình chỉ vụ án. Những cảnh sát trên bị khai trừ Đảng, cách chức, giáng một cấp; đồng thời điều chuyển khỏi lực lượng cảnh sát giao thông. Rất ít những vụ "lọt tội" bị xem xét lại như vụ cướp tài sản tại Đăk Lăk. Thấy hai thanh niên đang trấn lột một học sinh, Nhân nhảy vào đánh hôi, lột nhẫn trên tay nạn nhân. Cả ba cùng xông vào đánh nạn nhân, gây thương tích 15%. Tuy nhiên, VKS tỉnh chỉ truy tố 2 đối tượng cầm đầu về tội cướp tài sản. Riêng Nhân được miễn trách nhiệm hình sự (theo điều 25 Bộ luật Hình sự), đình chỉ bị can vì cho rằng "tham gia vụ án với vai trò thứ yếu, phạm tội lần đầu, đã bồi thường thiệt hại...". Tháng 6/2004, TAND Đăk Lăk xét xử sơ thẩm đã kiến nghị VKSND Tối cao hủy quyết định đình chỉ bị can của VKS tỉnh để xử lý hình sự với Nhân, bởi hành vi của người này đã đủ yếu tố cấu thành tội danh cướp tài sản. VKS tỉnh đã quyết định không đúng khi cho rằng Nhân sau khi lột nhẫn của học sinh đã giao cho người khác giữ là không có ý thức chiếm đoạt tài sản đến cùng. Mặt khác, điều 25 chỉ áp dụng để miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, chứ không phải xét về chuyển biến về ý thức của người phạm tội như VKS Đăk Lăk viện dẫn. (Theo Pháp Luật TP HCM)
Cán bộ - yếu tố quyết định quá trình cải cách tư pháp Theo Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngành tư pháp cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh. Đây được xem là yếu tố mang tính quyết định trong việc thực hiện cải cách tư pháp. Phát biểu tại lễ bế mạc Hội nghị tổng kết hai năm thực hiện cải cách tư pháp, ngày 17/4, Chủ tịch nhấn mạnh: Chúng ta đã rà soát nhưng chưa kỹ, vẫn để lọt những cán bộ có những sai phạm mà về cơ bản không đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất của cán bộ tư pháp. Theo Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, để làm trong sạch đội ngũ cán bộ, cần đặc biệt quan tâm việc phát hiện những trường hợp tham ô, nhận hối lộ, liên kết với các đường dây chạy tội, chạy án hoặc có dấu hiệu sa sút về phẩm chất đạo đức... Ông Trần Đức Lương yêu cầu phải phòng bệnh hơn trị bệnh; kịp thời phát hiện để sớm điều chuyển, xử lý nghiêm những nhân vật có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng. Chủ tịch đề xuất, giữa báo chí và các cơ quan tư pháp sớm thiết lập cơ chế làm việc định kỳ và phù hợp. Điều này vừa hỗ trợ cơ quan tư pháp hoàn thành nhiệm vụ, vừa tác động rất lớn trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội và nhân dân. Khi một sự việc được đưa lên thông tin báo chí nhưng không được các cơ quan xem xét, giải đáp lại một cách đầy đủ, dư luận đương nhiên có nhiều nghi vấn, Chủ tịch Trần Đức Lương nói.
Khai mạc phiên tòa xử vụ án Công ty Đông Nam Tòa án cũng đã triệu tập vợ của bị cáo Nguyễn Gia Thiều là cựu hoa hậu Hà Kiều Anh với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án ra tòa và Hà Kiều Anh đã có mặt theo triệu tập của tòa. Cùng triệu tập ra tòa với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan còn có Nguyễn Trọng Thăng (anh ruột của Nguyễn Gia Thiều cũng là Việt kiều Pháp), Chủ tịch HĐQT Công ty Đông Nam; Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan Hà Nội; Cục Hải quan TP.HCM; Cục Thuế TP.HCM và một số công ty liên quan. Bên cạnh đó, tòa cũng đã triệu tập 54 người làm chứng ra tòa để làm sáng tỏ vụ án. Đây là vụ án khá phức tạp và có độ dài tố tụng khá lâu. Mặc dù các cơ quan tiến hành tố tụng đã điều tra bổ sung nhiều lần nhưng bị cáo Thiều cùng gia đình vẫn có nhiều đơn khiếu nại xin xem xét lại tội danh và mức thiệt hại bị quy kết cùng nhiều vấn đề khác. Trong vụ án này, 2 bị cáo chủ chốt là Nguyễn Gia và Phạm Anh Vũ (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thiên Anh - trụ sở tại Hà Nội) cùng bị truy tố về hai tội "buôn lậu" và "trốn thuế". 15 bị cáo còn lại, trong đó có đến 12 bị cáo nguyên là cán bộ hải quan, nhân viên sân bay bị truy tố về các tội "buôn lậu", "thiếu trách nhiệm...". 17 bị cáo trong vụ án trước vành móng ngựa Công ty Đông Nam được thành lập năm 1994 với chức năng chính là kinh doanh điện thoại di động (ĐTDĐ) nhưng trên thực tế hoạt động kinh doanh chủ yếu lại là tổ chức nhập lậu mặt hàng ĐTDĐ và đồng hồ đeo tay. Nguyễn Gia Thiều đã cùng các nhân viên của mình móc nối với một số cán bộ hải quan Hà Nội và TP.HCM tuồn hàng từ Hong Kong về Việt Nam dưới mọi hình thức (gửi bưu điện, gửi phi công, tiếp viên hàng không xách tay...). Trong thời gian từ 1999-2002, Thiều đã nhập lậu 39.519 chiếc ĐTDĐ trị giá trên 148 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Thiều cũng đã ký hợp đồng với Công ty Đông Nam Hong Kong hạ thấp giá mua ĐTDĐ từ 75-375 USD/chiếc so với giá thực tế phải thanh toán nhằm trốn thuế nhập khẩu đồng thời ký các hợp đồng mua bán trong nước thấp hơn giá thực tế nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng cộng, Công ty Đông Nam đã trốn thuế gần 96,5 tỉ đồng. Theo kế hoạch xét xử, phiên tòa này dự kiến sẽ kéo dài trong 15 ngày.
Nên miễn đăng ký cho phương tiện vận tải thủy thô sơ Trong buổi thảo luận dự luật Giao thông đường thủy nội địa chiều qua, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, địa lý Việt Nam nhiều kênh rạch; xuồng, ghe là phương tiện giao thông chính. Do đó, nên quy định miễn đăng ký với phương tiện đường thủy thô sơ để tạo thuận lợi cho người dân. Các phương tiện được hưởng quy định trên là ghe, thuyền có trọng tải dưới 1 tấn hoặc có sức chở tối đa 4 người. Theo đại biểu Hoàng Phúc Thanh, ở một số tỉnh miền Nam, phương tiện thô sơ phổ biến giống như xe đạp ở miền Bắc. Nếu quy định phải đăng ký hành chính, gắn biển số thì không thực tế, gây phiền hà cho người dân. Đồng ý với quan điểm trên, nhưng Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Văn Thuận cho rằng, người dân phải khai báo phương tiện với chính quyền. Đồng thời, người điều khiển phương tiện phải có giấy chứng nhận đã học luật giao thông đường thuỷ nội địa. "Nhiều tai nạn thảm khốc không bắt nguồn từ các phương tiện lớn mà do các phương tiện thô sơ gây ra. Do đó, dù điều khiển phương tiện thô sơ cũng phải có chứng nhận đã qua khoá học luật", ông Thuận trình bày. Dự luật Giao thông đường thủy nội địa bao gồm 10 chương, 97 điều, quy định về quy tắc giao thông đường thuỷ; các điều kiện đảm bảo an toàn đối với công trình giao thông, phương tiện, người tham gia giao thông và vận tải đường thủy nội địa. Dự luật sẽ được trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 5 sắp tới. Nhiều đại biểu cũng đề xuất không nên quy định tuổi của người lái phương tiện thô sơ: không quá 55 đối với nữ và 60 đối với nam như trong dự thảo. Theo ông Thanh, độ tuổi chỉ là một yếu tố quyết định năng lực điều kiện phương tiện vận chuyển. Do vậy, chỉ nên quy định người điều khiển phương tiện thô sơ phải đủ sức khoẻ, biết bơi và giấy chứng nhận đã học luật. Đường thủy nội địa là tuyến luồng trên các sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh ven bờ biển... Tổng chiều dài mạng lưới giao thông này tới 41.900 km, chiếm tỷ trọng 25% tổng khối lượng hàng hóa vận tải hằng năm của cả nước. Hoạt động vận tải thủy thời gian qua tăng 10%/năm, song rất bừa bãi. Bến được mở tùy tiện, phương tiện không đảm bảo an toàn vẫn lưu hành, chở quá trọng tải. Hôm nay, các đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ tiếp tục thảo luận dự luật Giao thông đường thuỷ nội địa.
Đề nghị truy tố 6 bị can trong vụ tiêu cực ở OSC TP HCM Cơ quan cảnh sát điều tra TP HCM vừa đề nghị truy tố 6 bị can trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi nhánh Công ty du lịch dịch vụ dầu khí ở TP HCM. Hồ sơ vụ án được hoàn tất, chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân thành phố. Các bị can gồm: Lưu Thị Chín, nguyên giám đốc chi nhánh Công ty du lịch dịch vụ dầu khí (OSC) tại TP HCM, Phạm Văn Quyến, nguyên trạm trưởng thu mua chế biến hải sản xuất khẩu, Nguyễn Thị Kim Ngộ, nguyên kế toán trưởng, và Hoàng Tiến Lãn, nguyên Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Trị, Nguyễn Văn Hậu, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế NH, Trần Quý Phúc, chuyên mua bán hải sản. Trong đó, Hoàng Tiến Lãn từng bị Toà án tỉnh Vĩnh Phúc tuyên phạt 3 năm tù treo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo kết kuận của cơ quan điều tra, những bị can trên đã cấu kết với nhau, dùng pháp nhân Chi nhánh OSC tại TP HCM, Công ty XNK Thuỷ sản tỉnh Quảng Trị, Công ty TNHH Quốc tế NH lập hồ sơ mua bán, xuất khẩu khống trên 104.000 kg mực khô các loại, tương đương hơn 9,8 tỷ đồng. Bằng các bộ hồ sơ khống, Chi nhánh OSC tại TP HCM đã lập hồ sơ xin hoàn trên 486 triệu đồng thuế giá trị gia tăng và các bị can đã chia nhau bỏ túi cá nhân số tiền này.
Hủy kết quả thi của 7 học sinh hành hung giám thị Ngày 21/6, Hội đồng Kỷ luật của Sở Giáo dục - Đào tạo Gia Lai căn cứ kết quả điều tra xác minh của công an đã thống nhất hủy kết quả thi 7 thí sinh tham gia hành hung 6 giám thị và 1 thanh tra sở ngay tại hội đồng thi tốt nghiệp THPT huyện Kbang. 7 thí sinh bị hủy kết quả thi là: Hoàng Ngọc Cảnh, Văn Quyết, Phạm Mạnh Cường, Tạ Quang Cường, Nguyễn Văn Quý, Ngô Cường Toản, Nguyễn Minh Tuấn. Chiều 14/6, Công an huyện KBang đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can Hoàng Ngọc Cảnh và Văn Quyết cùng về tội gây rối trật tự công cộng. Cũng tại Hội đồng thi Kbang, giáo viên chấm thi phát hiện 1 bài thi môn Toán của Trần Mạnh Thắng có 2 chữ viết khác nhau, nên Hội đồng kỷ luật cũng hủy kết quả và đề nghị công an điều tra làm rõ.
Một người tố cáo tiêu cực đột ngột tử nạn Xác ông Trần Văn Hổ (nguyên phó giám đốc Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, chi nhánh An Giang) được tìm thấy bên chân cầu, cùng chiếc xe máy chìm dưới nước. Đây là người viết đơn tố cáo những tiêu cực tại chi nhánh An Giang như tham ô, cố ý làm trái, đưa và nhận hối lộ, trù dập cán bộ& Thông tin ban đầu cho biết, trên người nạn nhân Trần Văn Hổ, 54 tuổi, có nhiều vết xước. Người nhà nạn nhân cho biết, vào chiều tối ngày 17/12, ông Hổ đi đến nhà một người bạn chơi, nhưng mãi đến hôm sau không thấy về. Sự việc được trình báo cơ quan công an. Sáng 19/12, xác ông Hổ nổi lên cạnh cầu Trà Mơn, xã Mỹ Hòa Hưng, thị xã Long Xuyên... Ông Hổ là phó giám đốc Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, chi nhánh An Giang, từ năm 2002 chuyển lên làm cán bộ công đoàn Ngân hàng mẹ tại TP HCM. Hiện, cơ quan chức năng đã có kết luận về nội dung đơn tố cáo tiêu cực tại chi nhánh An Giang của ông Hổ. Vài ngày trước khi chết, ông Hổ rất quyết tâm đưa vụ việc ra trước cơ quan công luận.
Thanh Hóa: Hủy bỏ hai quyết định trái luật Theo nội dung quyết định số 224/QĐ-UBND, quyết định số 2845/QĐ-CT, ban hành ngày 9-9-2004 về việc "Bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe mô tô, xe máy đi trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa" bị hủy bỏ. Còn theo quyết định số 269/QĐ- UBND thì khoản 1, điều 2, quyết định số 975/2002/QĐ-UB (ngày 3-4-2002) của UBND tỉnh về chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp Nghi Sơn được hủy bỏ. Các nội dung khác của quyết định số 975 vẫn được giữ nguyên.
Chưa thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng vì… thiếu dấu thanh tra Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ ngày 3-11-2005. Tỉnh đã tiếp nhận văn bản nói trên của đoàn thanh tra nhưng vì văn bản này không có… con dấu nên tỉnh chưa có đủ cơ sở để thực hiện.
Trong thời gian qua, nhất là những ngày giáp Tết, tại tỉnh Đồng Nai đã xảy ra khoảng 850 vụ mất trộm xe gắn máy. Phóng viên Báo Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với thượng tá Nguyễn Phi Hùng - Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai về vấn nạn trộm cắp xe gắn máy liên tục diễn ra trên địa bàn tỉnh. Ông Hùng cho biết: - Trong năm 2005, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra khoảng 850 vụ mất trộm xe máy; đa số bị đánh cắp vào ban đêm. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân mất cảnh giác. Hiện trên địa bàn tỉnh, nạn trộm cắp, cướp giật diễn biến khá phức tạp. Nguyên do người đi đường điều khiển xe mô tô mang theo giỏ xách, vòng vàng thiếu cảnh giác nên bọn tội phạm thường lợi dụng điều đó để tấn công, nhất là đoạn quốc lộ 1A và những con đường hẻo lánh. Qua những vụ điều tra tội phạm, Công an tỉnh Đồng Nai thu hồi được bao nhiêu xe? - Thượng tá Nguyễn Phi Hùng: Chúng tôi đã lập kế hoạch điều tra và kết quả là thu hồi được hàng trăm chiếc xe máy, trả lại cho người mất; số còn lại đang được tiếp tục điều tra. Cơ quan chức năng có biện pháp gì nhằm giữ gìn trật tự xã hội trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến? - Chúng tôi đã có kế hoạch chỉ đạo các cấp và cơ quan chức năng liên quan có biện pháp phối hợp để ngăn chặn tội phạm, đồng thời kêu gọi mọi người dân phải nâng cao tinh thần cảnh giác. Nếu phát hiện tội phạm, đề nghị người dân phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, chúng tôi rất hoan nghênh tinh thần chung tay gìn giữ trật tự xã hội của người dân như trường hợp diễn viên cascadeur Trần Như Thục đã bắt 6 tên tội phạm có hung khí giao cho công an kịp thời xử lý (Báo Thanh Niên đã đăng tin).
Phá ổ cá độ bóng đá tại Từ Liêm Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an Hà Nội, vừa cho biết, đã bắt được hai vợ chồng trùm cá độ bóng đá tại huyện Từ Liêm, thu hơn 70 triệu đồng và nhiều giấy tờ liên quan đến cá độ. Lực lượng cảnh sát hình sự đang tiếp tục mở rộng điều tra để triệt phá đường dây này. Qua nhiều ngày theo dõi và nhờ sự tố giác của người dân, cảnh sát hình sự Hà Nội đã phát hiện đường dây cá độ bóng đá do vợ chồng Nguyễn Phú Quý (sinh năm 1963) và Nguyễn Thị Lý (sinh năm 1967) tổ chức. Tối 12/4, lực lượng công an đã bất ngờ kiểm tra Lý, thu trong cốp xe Spacy hơn 60 triệu đồng, mà cô ta khai nhận thu được từ cá độ bóng đá. Ngay sau đó, lực lượng cảnh sát hình sự đã khám xét nhà Lý và bắt Quý, thu giữ tại nhà hơn 10 triệu đồng cùng nhiều giấy tờ liên quan đến cá độ bóng đá. Tại cơ quan công an, Quý đã khai nhận toàn bộ hành vi tổ chức đánh bạc, đồng thời khai tên Nguyễn Quốc Thuận (sinh 1967) là đồng phạm. Ngay trong đêm 12/4, lực lượng CSHS đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Thuận. Theo phòng cảnh sát hình sự, Quý và Lý lợi dụng các giải bóng đá quốc tế như bóng đá Italia, Tây Ban Nha... và trong nước để tổ chức cá độ bóng đá. Từ 4h đến 7h, Quý có nhiệm vụ trực điện thoại và ghi danh sách đối tượng chơi, số tiền. Lý thanh toán trực tiếp cho con bạc tại địa điểm giao hẹn trước, thường là một quán nước giải khát. Với người chơi ở xa, số tiền được ghi sổ, và thanh toán mỗi lần khoảng trên 20 triệu đồng. Đây là vụ cá độ bóng đá đầu tiên ở Hà Nội bị phá kể từ đầu năm nay. Năm ngoái, Công an thủ đô đã triệt phá 4 tụ điểm cá độ bóng đá lớn, thu giữ hàng tỷ đồng.
Y án 'thủ lĩnh' băng cướp tiền ở ngân hàng Hôm nay, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM đã bác kháng cáo của Phan Tấn Đạt (tức Đạt "Heo"), tuyên y án 14 năm tù về 2 tội danh cướp giật và đưa hối lộ. Tòa chỉ chấp nhận giảm án cho Trương Bích Hằng (vợ Đạt "Heo") từ 2 năm tù giam thành án treo về tội đưa hối lộ. Từ cuối năm 2002, Đạt "Heo" thành lập một băng nhóm tội phạm chuyên phân công nhau vào các ngân hàng trong thành phố theo dõi những người đến ngân hàng rút tiền để lên kế hoạch cướp giật. Thủ đoạn của chúng là khi khi phát hiện con mồi vừa ra khỏi ngân hàng mang theo số tiền lớn, chúng phân công đối tượng dùng các loại xe máy đắt tiền như Dylan, Suzuki Sports... bám theo và ra tay cướp. Tính đến tháng 6/2004, bọn chúng đã gây ra 9 vụ, chiếm đoạt trót lọt gần 500 triệu đồng và 600 USD gây nên bao nỗi kinh hoàng cho người dân thành phố. Trong phi vụ cuối cùng xảy ra ngày 14/6/2004, khi tổ chức giật hơn 40 triệu đồng của anh Nguyễn Đăng Lợi từ Ngân hàng ACB (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1) thì bọn chúng bị công an truy bắt. Trong thời gian lẩn trốn, Đạt đã thông qua Trần Ngọc Sơn liên hệ với Dương Tuấn Bảo, nguyên điều tra viên Đội cảnh sát điều tra Công an quận Phú Nhuận nhờ chạy án và kêu vợ mang tiền giao cho Bảo. Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, 5 đồng phạm trong băng cướp của Đạt "Heo" cũng nhận mức án từ 4 đến 7 năm tù cùng về tội cướp tài sản. Dương Tuấn Bảo và Trần Ngọc Sơn (Sơn "Cụt") cùng bị tuyên phạt 2 năm tù về tội danh lừa đảo và môi giới hối lộ.
Đầu độc gia đình người yêu, lĩnh án 7 năm tù Nguyễn Thị Tình (Bến Cát, Bình Dương) quan hệ bất chính với người đàn ông đã có vợ. Do ghen tức, cô ta bỏ thuốc trừ sâu vào đồ ăn của gia đình người yêu. Hôm qua, TAND Tối cao đã tuyên y án sơ thẩm, 7 năm tù với bị cáo Tình về tội giết người. Năm 2001, Tình chung sống như vợ chồng với người thanh niên kém 2 tuổi Nguyễn Thanh Cường tại Thủ Dầu Một, Bình Dương. Biết Cường đã có gia đình, Tình chấp nhận cảnh làm người vợ "hờ". Tháng 5/2003, Cường đưa vợ và con gái từ Đồng Tháp đến Bình Dương chơi. Không còn được người tình chăm sóc, quấn quýt như dạo trước, tối 10/6/2003, Tình lén tới nhà Cường, hạ độc cả gia đình anh ta. Các nạn nhân được cấp cứu kịp thời nên không bị nguy hiểm đến tính mạng.
Công nhân nước ngoài đánh người Mấy ngày qua, người dân ở thị trấn Bến Lức (Long An) tỏ ra bất bình trước hành vi ngang ngược của một nhóm công nhân người Trung Quốc đang làm việc tại Công ty Giày Ching Luh. Không chỉ đánh người mà họ thường đi xe ôm không trả đúng số tiền đã thỏa thuận trước đó Theo lực lượng bảo vệ Khu Công nghiệp Thuận Đạo (Bến Lức) cho biết, ở Công ty Ching Luh, công nhân người Trung Quốc thường ra ngoài uống rượu về khuya, mỗi lần như vậy họ đều kiếm chuyện đánh nhau với người lái xe ôm. Thủ đoạn gây hấn mà họ thường dùng là trả không đủ số tiền đã thỏa thuận trước đó và ném xuống đất để nếu người lái xe ôm phản ứng họ sẽ có cớ biểu diễn võ nghệ. Đêm 25-3, 6 công nhân phân xưởng Hóa Công, gồm 4 nam và 2 nữ ra ngoài nhậu đến 23 giờ mới kêu 3 chiếc xe ôm về công ty. Do mỗi xe phải chở 2 người, anh Nguyễn Tấn Hoàng, ngụ tại xã An Thạnh và 2 người bạn ở thị trấn Bến Lức ra giá là 15.000 đồng/xe. Mặc dù đã chấp nhận giá này, nhưng khi về đến cổng bảo vệ phân xưởng họ chỉ trả mỗi xe 10.000 đồng. Anh Hoàng và 2 người bạn không chịu, níu kéo đòi trả đủ. Le Chuan Tao và Tang Chan Huy giật lấy dùi cui của lực lượng bảo vệ công ty xông ra đánh anh Hoàng và 2 người xe ôm đi cùng. Thấy vậy, những người Trung Quốc còn lại cũng ra tay tấn công tứ phía. Hai người nhanh chân chạy thoát, còn anh Nguyễn Tấn Hoàng bị kẹt lại nhận lấy trận đánh hội đồng. Những kẻ hành hung cứ nhằm vào đầu anh mà đánh, kể cả ném đá. Sợ phải bỏ mạng, anh Hoàng quỳ lạy van xin nhưng họ không buông tha. Thấy vậy, lực lượng bảo vệ công ty chạy ra đoạt lấy dùi cui, nhưng không giải cứu được cho anh Hoàng. Khoảng 10 phút sau đó, lực lượng bảo vệ khu công nghiệp chạy đến liền bị họ ném đá phải tháo lui về nơi xuất phát. Anh Hoàng chỉ được giải cứu khi Công an thị trấn Bến Lức có mặt tại hiện trường. Trao đổi với PV Báo NLĐ, thiếu tá Phạm Văn Tài, Phó trưởng Công an thị trấn Bến Lức, nói: “Chúng tôi đang chờ giấy chứng thương của anh Hoàng mới có biện pháp xử lý cụ thể. Nếu thương tích trên 11%, chúng tôi chuyển hồ sơ về công an huyện khởi tố vụ án. Còn mức độ thương tích thấp hơn 11% thì công an thị trấn ra quyết định xử phạt hành chính đối với những người đánh anh Hoàng về hành vi gây rối trật tự công cộng. Cũng có thể, chúng tôi kiến nghị cấp trên xem xét trục xuất những người Trung Quốc này về nước”. Sau vụ việc trên, quản đốc phân xưởng Hóa Công của Công ty Ching Luh có đến nhà thăm hỏi anh Hoàng và gởi anh 2 triệu đồng tiền thuốc đồng thời cam kết tiếp tục khắc phục hậu quả.
Phá 2 đường dây gái gọi ở Đà Nẵng Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) vừa tập kích vào nhà số 72/5 Lý Tự Trọng bắt giữ 13 đối tượng (9 nữ và 4 nam), thuộc 2 đường dây gái gọi. Đường dây gái gọi thứ nhất do Phạm Thị Thu Bướm, còn gọi là Na (sinh năm 1985, quê ấp 9, Vị Thắng, Vị Thủy, Hậu Giang) cầm đầu. Theo lời khai ban đầu, đường dây thứ 2 do Mai Hoàng My (20 tuổi, quê Cần Thơ) điều hành. Khi khám nhà 72/5 Lý Tự Trọng, công an thu giữ 5 xe máy, 3 điện thoại di dộng. 13 đối tượng khai nhận đã cùng tham gia vào 2 đường dây gái gọi này từ năm 2004, chuyên cung cấp "đào" cho dịch vụ karaoke, khách sạn ở Đà Nẵng. Trong số này có 2 người sử dụng ma tuý. Ngày 18/4, 9 đối tượng nữ đã được chuyển lên Trung tâm bảo trợ xã hội thành phố. Cảnh sát điều tra đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án.
Xác minh đơn tố cáo Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư HN 'chạy án' Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội đã phân công người đi xác minh, làm sáng tỏ việc ông Nguyễn Văn Chiến (Nguyễn Chiến, Phó chủ nhiệm của Đoàn) bị thân chủ tố cáo có hành vi 'chạy án'. Quyết định trên được đưa ra trong cuộc của lãnh đạo Đoàn luật sư Hà Nội vào chiều qua, chỉ 1 ngày sau khi đơn tố cáo của bị can Nguyễn Minh Phong (người thuê luật sư Chiến bào chữa trong vụ án đánh bạc) được báo chí đề cập tới. Sáng nay, trao đổi với VnExpress, Chủ nhiệm Nguyễn Trọng Tỵ từ chối cho biết tên và số người được cử đi xác minh sự việc. Ông Tỵ nhấn mạnh, đây là vấn đề nhạy cảm, trường hợp được giao nhiệm vụ phải làm việc nghiêm túc khi tiếp xúc với anh Phong và ông Chiến. Đoàn sẽ trưng cầu giám định bằng chứng là băng ghi âm mà anh Phong đưa ra; đồng thời cũng không ngoại trừ khả năng sẽ cho hai bên đối chất nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Theo ông Tỵ, luật sư Chiến đã trình bày bằng miệng với Đoàn về sự việc, khẳng định không có hành vi "chạy án". Trong thời gian này, theo yêu cầu của Ban chủ nhiệm, ông Chiến đang làm giải trình bằng văn bản.
Thày giáo lừa bán cả người yêu Muốn có tiền tiêu xài, Hà Năng Mạnh (26 tuổi) ở Hải Dương, giáo viên Trường cấp 1 xã Tứ Kỳ đã lừa bán cả người yêu sang Trung Quốc. Sau khi ẵm 3.000 nhân dân tệ tiền bán người yêu, Mạnh và đồng bọn lại lừa yêu cô khác để đem bán. Ngày 1/11,Công an tỉnh Hải Dương, đã ra quyết định khởi tố Hà Năng Mạnh, nguyên giáo viên Trường cấp 1, huyện Tứ Kỳ, và Hoàng Đức Dũng với tội danh mua bán phụ nữ. Mạnh quen với Phùng Thị Ngân, cô con gái út trong một gia đình nề nếp ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương và đặt quan hệ tình cảm lâu dài. Thời gian đó, Hoàng Đức Dũng, một đối tượng lang thang, đã bàn với Mạnh lừa phụ nữ sang Trung Quốc bán lấy tiền tiêu xài. Trong lúc chưa tìm được phụ nữ, Dũng bàn với Mạnh đưa người yêu của Mạnh là Ngân đi bán. Loá mắt vì đồng tiền, Mạnh đã không ngần ngại thực hiện mưu đồ của mình. Sau khi sắp đặt, Mạnh giả vờ rủ Ngân lên Móng Cái chơi rồi đưa sang Trung Quốc bán cho một người phụ nữ không quen biết với giá 3.000 NDT. Số tiền này, bọn chúng chia nhau mỗi người một nửa. Thời gian sau đó, Mạnh cặp với một cô gái tên là H., hiện là sinh viên của một ĐH ở Hà Nội. Để có tiền bao gái, Mạnh và Dũng lại lên kế hoạch tìm phụ nữ. Những lần đến quán karaoke chơi, hai tên quen biết với chị Phạm Thị G., ở Hà Nội, là nhân viên phục vụ tại quán. Mạnh và Dũng giới thiệu đang làm ăn ở biên giới và cần người xách hàng sẽ trả lương cao. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên G. và H.đã đồng ý. Ngày 13/8, Mạnh và Dũng đưa G. và H. sang Trung Quốc bán thì bị các trinh sát Đồn biên phòng tỉnh Quảng Ninh phát hiện.
'Cò' đóng thuế Tại Chi cục Thuế quận 8, TP HCM, những ngày gần đây xuất hiện "cò" dịch vụ nộp hồ sơ thuế nhà đất. Người đứng ra câu móc với người dân là nhân viên thuế vụ tên Hồ Văn Cư. Mặc dù làm tại bộ phận tính thuế trước bạ xe nhưng Cư thường liên hệ với các nhân viên bộ phận tính thuế trước bạ nhà đất để nộp hồ sơ. Chỉ trong chưa đầy một giờ buổi sáng đã có ba lần Cư cầm hồ sơ của người dân vào bộ phận thuế nhà đất để nộp hoặc cùng người dân vào đóng tiền. Cò trước cửa chi cục thuế Giữa tháng 12, anh Tùng cầm giấy hồng căn nhà của cha mẹ mình trên đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8 đến chi cục thuế để hỏi về thủ tục xin xóa nợ thuế. Vừa đến cửa, anh Tùng gặp ngay Hồ Văn Cư hỏi nộp thuế gì, có cần giúp đỡ không. Anh Tùng đã đưa hồ sơ cho Cư nhờ hỏi muốn xóa nợ thì gia đình phải nộp bao nhiêu tiền. Hai hôm sau anh Tùng điện thoại, Cư ra giá 4,5 triệu đồng không bớt. Sau khi hỏi thăm một số người, biết không thể mất nhiều tiền đến vậy, anh Tùng lên gặp Cư tại trụ sở Chi cục Thuế quận 8 đề nghị Cư trả lại hồ sơ. Cư bèn nói: Hồ sơ của em anh đã nộp giùm rồi, bây giờ đâu thể muốn lấy ra thì lấy& Thấy thái độ đòi lại hồ sơ của anh Tùng kiên quyết, lúc này Cư nói chỉ nộp hồ sơ giùm cho anh Tùng, khoản tiền thuế phải nộp là 3,4 triệu đồng. Muốn cho bao nhiêu thì cho Sáng 15/12, anh Tùng đến gặp Hồ Văn Cư cũng tại trước cửa Chi cục Thuế quận 8. Tuy nhiên, anh Tùng nói gia đình mình có khó khăn, muốn Cư bớt giá chút ít. Song Cư cam đoan, không thể giảm. Cư quay trở vào cầm bộ hồ sơ của anh Tùng ra cửa. Đúng là có một tờ giấy tính thuế của nhân viên Chi cục Thuế quận 8 là 3.394.000 đồng. Sáng hôm sau cuộc gặp mặt cũng diễn ra ngay trước cửa chi cục thuế của quận. Một nhân viên của phòng thuế thấy cuộc trao đổi giữa Cư và khách hàng trước cửa chi cục thuế có vẻ trái mắt nên đã nói nhỏ vào tai Cư điều gì đó. Lúc này, Cư mới khoát tay bảo anh Tùng theo Cư vào trong nộp tiền... Xong việc, anh Tùng hỏi Cư vụ này tính sao, Cư nói: Em muốn cho bao nhiêu thì cho... Theo ông Nguyễn Trung Thông, phó Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP HCM, hành vi của nhân viên Hồ Văn Cư nêu trên đã vi phạm nghiêm trọng quy chế, phẩm chất đạo đức của cán bộ công chức. Chỉ có những cán bộ, nhân viên đã được phân công trách nhiệm mới đứng ra nhận hồ sơ của người dân. Việc nhận hồ sơ phải thực hiện tại trụ sở cơ quan nhà nước, đúng thẩm quyền, đúng trình tự quy định. Không một nhân viên nào có quyền tự tiện nhận hồ sơ của người dân nếu không thuộc trách nhiệm của mình, không được hứa hẹn gì với người dân những điều không thuộc thẩm quyền quyết định của mình.
Tạm giữ 12 thanh niên chơi thuốc lắc 23h15, tối 9/6, công an quận Hai Bà Trưng bắt quả tang 12 thanh niên vừa hát, vừa dùng thuốc lắc tại quán karaoke Memory, 24 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thu giữ 9 viên ma túy tổng hợp. Cửa hàng karaoke Memory cho khách thuê hát theo giờ. Tối 9/6, Lê Trường Giang, 29 tuổi, trú tại 128 Đại La, mời 11 người, trong đó có 4 bạn gái người miền Nam đến chung vui tại Memory từ 20h giờ tại phòng tầng 1 của quán. Vừa hát, Giang vừa tổ chức cho cả bọn sử dụng thuốc lắc. Công an ập vào kiểm tra khi nhóm thanh niên này đang nhảy và hát. Tang vật thu giữ gồm 1 lọ thủy tinh chứa 8 viên màu xanh, trắng và 1 túi nilon đựng 1 viên màu trắng và 1 chiếc thẻ Vinacard đã qua sử dụng dùng để chia cắt các viên thuốc. Qua công tác giám định đã xác định đấy là loại ma túy tổng hợp ATS. Sự việc đang được công an quận Hai Bà Trưng làm rõ.
Tên cướp thích giật tài sản của người nước ngoài Đêm 12/7, trên đường Trần Hưng Đạo (TP HCM), chị Sasaki Kazve (người Nhật) bị hai thanh niên đi xe máy lao tới giật túi xách. Cảnh sát hình sự thành phố phục kích và bắt tại chỗ được nhóm cướp trên. Chúng gồm: Trần Xuân Thái (21 tuổi) và Nguyễn Hoàng Trọng (20 tuổi) cùng trú ở quận 7. Cuộc rượt đuổi 2 tên cướp diễn ra trên đoạn phố dài. Tới góc đường Nguyễn Trãi - Lê Lai, Trần Xuân Thái ngồi sau bị ngã và bị bắt tại chỗ. Còn Trọng tiếp tục chạy đến khu vực cù lao Nguyễn Kiệu. Hắn chỉ chịu thúc thủ sau khi các trinh sát bắn 2 phát súng làm Trọng bị thương. Công an thu giữ 1 điện thoại di động, 1 máy ảnh kỹ thuật số trả lại cho nạn nhân.
Thêm 7 hải quan cửa khẩu Nội Bài liên quan vụ Đông Nam Theo kết quả điều tra, 7 nhân viên Chi cục hải quan Nội Bài (Cục Hải quan Hà Nội) đã ký kiểm hóa không đúng nội dung với các tờ khai phi mậu dịch của Công ty Đông Nam, giúp nhập lậu điện thoại di động. Họ gồm Vũ Công Năm, Trần Hồng Thái, Đinh Quang Hưng, Lương Thị Dương, Nguyễn Văn Thụ, Phạm Thái Hà, Cao Văn Nhật. Hôm qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với 7 người về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Từ năm 1999 đến 2002, Công ty Đông Nam trốn thuế nhập khẩu gần 135 tỷ đồng. Mỗi cán bộ hải quan giúp hợp thức hóa chứng từ nhập lậu điện thoại di động được Đông Nam trả công 5-7 USD. Còn nhân viên hàng không vận chuyển trái phép thoại di động từ Hong Kong, Singapore về Việt Nam được hưởng 3-8 USD/chiếc. Cơ quan điều tra đang thu giữ khoảng 8.600 điện thoại di động - tang vật của vụ án. Hà Kiều Anh nói gì khi được miễn trách nhiệm hình sự?(29/12/2003) Gia hạn điều tra vụ án buôn lậu Đông Nam(15/12/2003) Hà Kiều Anh bị giả mạo chữ ký trong vụ Đông Nam(22/11/2003) 23 tiếp viên hàng không, phi công liên quan vụ Đông Nam(05/11/2003) Khẩn trương kết thúc điều tra vụ án Công ty Đông Nam(04/11/2003)
Không vì chức cao mà Lương Quốc Dũng được 'ưu ái' Thiếu tướng Phạm Chuyên (Giám đốc Công an Hà Nội) hôm qua cho biết, hành vi xâm hại tình dục trẻ em của Lương Quốc Dũng (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao quốc gia) mức độ đến đâu thì bị xử lý đến đó. Cơ quan điều tra không làm cho tội của bị can Dũng nặng thêm cũng không làm nhẹ đi. Lương Quốc Dũng đang bị khởi tố về tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 Bộ luật hình sự). Có dư luận cho rằng Lương Quốc Dũng nhiều khả năng sẽ bị truy tố ở khoản 3 của tội danh này với khung hình phạt cao nhất lên tới tử hình. Theo tướng Phạm Chuyên, tội danh và hình phạt với Lương Quốc Dũng thế nào do tòa án quyết định cuối cùng. Với những trường hợp tương tự, tòa xử thế nào thì lần này xử thế đó, đúng người đúng tội. Lương Quốc Dũng bình đẳng với những bị can khác. Về lời đồn đại có đường dây chạy án cho Lương Quốc Dũng trước khi trường hợp này bị bắt giam, Giám đốc Công an Hà Nội cho biết: "Cơ quan công an đang tiến hành xác minh, điều tra. Nhưng đến nay tôi vẫn chưa nhận được báo cáo bổ sung nào liên quan việc chạy án. Ông Phạm Chuyên thừa nhận có nghe thông tin rằng một cán bộ của ngành thể thao đã tham gia dàn xếp với gia đình bị hại nhằm "cứu" Lương Quốc Dũng. Tuy nhiên, việc này Giám đốc Công an Hà Nội chưa được cơ quan điều tra báo cáo cụ thể. Không có chuyện đội giá xây dựng sân vận động Mỹ Đình(11/06/2004) Không thay đổi tội danh khởi tố với Lương Quốc Dũng(11/06/2004) Có thể thay đổi tội danh với Lương Quốc Dũng(03/06/2004) Gia hạn tạm giam Lương Quốc Dũng(02/06/2004) Lương Quốc Dũng có liên quan tới 4 căn nhà(01/06/2004)
10 năm tù dành cho những kẻ côn đồ Tối 12-8-2005, Nguyễn Đình Hiền (tự Hiền độ) ngụ tại P.Đông Vệ, TP Thanh Hóa có va chạm với một nhóm thanh niên ở quán internet. Khi Hiền về đến nhà, được mẹ nói lại có thanh niên đi xe màu đỏ đến nhà gây sự. Hiền tức tốc đi tìm và gặp hai thanh niên đi chiếc xe Jupiter màu đỏ do Nguyễn Ngọc Hòa (Hòa “chua”) điều khiển. Hiền liền rút mã tấu chém vào lưng Hòa rồi bỏ chạy. Hòa rượt theo đến trước số nhà 1/68 đường Hàn Thuyên rồi rút súng bắn vào đùi trái của Hiền. Trong lúc nhiều người dân đang tìm cách đưa Hiền đi cấp cứu thì Hòa quay xe chạy đến nhà số 479 đường Bà Triệu, P.Đông Thọ với mục đích nhờ Nguyễn Ngọc Hoàn dàn xếp “nội bộ”. Trên đường, Hòa gặp Đỗ Trọng Cường (từ là Cường chíp), Hòa đã nhờ Cường chở đến nhà Hoàn. Khi thấy Hoàn và một số thanh niên đứng ở vỉa hè, người cầm dao nhọn, người cầm ống tuýt nước trong tư thế sẵn sàng “nghênh chiến”, Hòa liền rút súng bắn thẳng vào bụng Hoàn rồi bỏ trốn.
Nhân viên thư viện tuồn sách quý ra ngoài bị phạt 3 năm tù Tòa án nhân dân TP HCM hôm qua đã tuyên bản án trên với bị cáo Bùi Khắc Đạt, nhân viên bảo vệ Thư viện Khoa học xã hội thành phố, về tội tham ô tài sản. Hơn 1.200 cuốn sách quý của thư viện bị Đạt lấy trộm, mang ra ngoài bán kiếm lời. Hội đồng xét xử đã làm rõ, từ ngày 5 đến 27/11/2002, nhân viên bảo vệ 22 tuổi Bùi Khắc Đạt 8 lần tổ chức các vụ lấy trộm sách. Tổng số tang vật là hơn 1.200 cuốn các loại. Đạt mang sách tới bán cho một số cửa hàng kinh doanh sách cũ và cá nhân trong thành phố. Cơ quan điều tra kiểm tra các điểm thu mua sách trên, thu hồi được hơn 1.300 cuốn. Nhưng kết quả xác minh lại cho thấy Đạt chỉ chiếm đoạt trên 1.200 đầu sách. Hơn 100 cuốn sách còn lại, anh ta không ăn trộm.
Phá đường dây cá độ lớn nhất tỉnh Long An Rạng sáng 15/2, Công an tỉnh Long An đồng loạt khám xét 5 điểm cá độ bóng đá do trùm Đặng Tài Ngọc tổ chức. Lực lượng chức năng tạm giữ Ngọc, cùng Nguyễn Thị Thu Hồng (bồ của Ngọc), Trần Anh Dũng (nguyên cầu thủ đội bóng đá tỉnh) cùng Dương Ánh Sáng, Lê Ngọc An, Nguyễn Văn Lái, Trịnh Văn Na... Tang vật thu giữ tại các điểm trên gồm: hơn 320 triệu đồng, 3.000 USD, 15 sổ ghi cá cược bóng đá... Trung tá Phạm Văn Tiến (Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Long An) cho biết, đây là đường dây cờ bạc quy mô lớn nhất bị phát hiện trên địa bàn từ trước tới nay. Đặng Tài Ngọc là một trong những trùm cá độ bóng đá tại Long An từ nhiều năm qua. Theo kết quả điều tra, đường dây có chân rết hoạt động tại khắp các huyện trong tỉnh. Đặng Tài Ngọc chỉ ngồi ở nhà điều khiển bằng điện thoại di động tới cô bồ Nguyễn Thị Thu Hồng, chủ động giao đàn em tìm người có nhu cầu cá độ bóng đá. Hình thức bắt kèo, giá kèo cho từng trận đấu được Hồng, An, Sáng, Dũng thỏa thuận với từng con bạc; và Hồng làm trung gian nhận tiền giao cho bên thắng.
Lịch xét xử phúc thẩm vụ án Trương Văn Cam và đồng phạm -Tiến hành các thủ tục bắt đầu phiên toà, triệu tập các bị cáo; bị hại; nhân chứng; người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Vụ giết Vũ Hoàng Dung (tự Dung Hà, từ 16-19/9) : Có 5 bị cáo kháng cáo gồm Trương Văn Cam, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Việt Hưng, Lê Duy Long và Lưu Tấn Nhơn. Toà triệu tập Nguyễn Tuấn Hải (tự Hải “bánh”, án sơ thẩm tuyên chung thân) để thẩm vấn, vì tại phiên sơ thẩm Hải “bánh” một mực cho rằng Trương Văn Cam chính là chủ mưu ra lệnh cho Hải tổ chức giết Dung Hà. Tống Viết Hoà, ông chủ của vũ trường Phi Thuyền được triệu tập với tư cách vừa là nhân chứng, vừa là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tại phiên toà sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Xuân Trường khai người chủ mưu giết Dung Hà là Tống Viết Hoà, chứ không phải Năm Cam. Bị cáo Nguyễn Mạnh Trung (nguyên phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM, 5 năm tù), cũng có lời khai cho rằng chính Tống Viết Hoà tổ chức giết Dung Hà. Ngoài ra, toà còn triệu tập bà Hoàng Thị Lựu (đại diện người bị hại) là thân sinh của Dung Hà. Cả Tống Viết Hoà và Hoàng Thị Lựu đã có mặt theo triệu tập của toà. Vụ giết cảnh sát hình sự Phan Lê Sơn - Hồ Phước Hưng (từ 22-29/9) : Có 17 bị cáo kháng cáo. Toà triệu tập 10 phạm nhân và bị cáo liên quan đến vụ giết người này để tham gia xét hỏi, trong đó có Đinh Văn Được, tự Sáu Được - một đệ tử “ruột” của Năm Cam; Đặng Hải Tương nguyên điều tra viên phòng cảnh sát điều tra (Công an TP.HCM, 3 năm tù) được phân công thụ lý điều tra vụ án trên; Lê Thị Hồng Ngọc - chủ quán cơm niêu trên đường Tú Xương, quận 3 –TP.HCM. Đặc biệt, toà triệu tập ông Võ Văn Măng (nguyên đại tá, phó giám đốc Công an TP.HCM) ra toà với hai tư cách : nhân chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; ông Phạm Thanh Xuân - trưởng phòng kiểm sát điều tra án trị án (Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM). Hai người này tại phiên toà sơ thẩm chỉ được triệu tập với tư cách người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan và không ra tòa. Tại phiên toà sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Mạnh Trung khai rằng “đường đi nước bước” của vụ giết Phan Lê Sơn đều được trình ký ông Võ Văn Măng và người có trách nhiệm chính trong vụ án này là ông Măng, phó giám đốc kiêm thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra. Vụ Châu Phát Lai Em giết anh Đổng Chí Nam, vụ Châu Phát Út cùng đồng phạm cố ý gây thương tích (ngày 30-9) : Cả hai anh em này cùng đồng phạm là Đinh Tuấn Huy đều kháng cáo. Đại diện người bị hại, bà Đào Thị Út (mẹ Đổng Chí Nam) kháng cáo xin giảm án cho Lai Em. Tại phiên toà sơ thẩm Lai Em bị tuyên phạt án tử hình và trong vụ giết người khác tại vũ trường Vân Cảnh, Lai Em tiếp tục bị tuyên phạt án chung thân. Vụ tổ chức đánh bạc, đưa và nhận hối lộ tại quận 8 (từ 1-10 đến 2-10): Có 10 bị cáo kháng cáo, trong số này, Tạ Đắc Lung và Nguyễn Khánh Quốc từng tham gia sòng bạc tại Đồng Nai bị bắt, Dương Minh Ngọc (nguyên trưởng phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM) đã viết thư tay cho Hoàng Mai (trưởng phòng cảnh sát hình sự Công an Đồng Nai đang bị tạm đình chỉ công tác vì say xỉn rồi dùng súng “quậy” ở trạm thu phí T1) bảo lãnh ra làm “cơ sở” cho công an, nhưng khi được ra tù cả Lung và Quốc đều phạm tội trong vụ án Năm Cam. Bà Bùi Thị Ba, vợ bị cáo Nguyễn Thành Thảo cũng được triệu tập ra toà với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Vụ tổ chức đánh bạc tại quận 3,5,8, Tân Bình (từ 6-8/10): Có 15 bị cáo kháng cáo, trong đó, Lương Cẩm Huy khi nghe tin Năm Cam bị bắt đã ra tự thú, nộp lại tiền thu lợi bất chính được ban chuyên án cho về nhà. Nhưng sau đó lại “ngựa quen đường cũ” tham gia đánh bạc tại nhà hàng Lệ Uyển (quận 5) và bị bắt. Toà triệu tập người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan là Trần Huệ Tâm và Phạm Thị Kim Thoa. Vụ tổ chức đánh bạc, đánh bạc với các loại hình khác (từ 9-10/10) Với 7 bị cáo kháng cáo, trong đó có Trương Hiền Bảo (con ruột Năm Cam), Châu Phát Lai. Toà triệu tập Trương Thị Lan với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nhóm cưỡng đoạt tài sản và cho vay lãi nặng (ngày 13/10): Có 4 bị cáo kháng cáo gồm Nguyễn Minh Khánh, Phan Thị Trúc (vợ Năm Cam), Đinh Văn Được và Nguyễn Thị Kiệm. Nhóm đưa và nhận hối lộ 1995-2001 (từ 14-17/10): Có 9 bị cáo kháng cáo : Năm Cam, Phạm Sỹ Chiến (nguyên phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao), Trần Mai Hạnh (nguyên tổng giám đốc Đài tiếng nói VN, nguyên phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Nhà Báo VN), Dương Ngọc Hiệp, Trần Văn Thuyết, Nguyễn Thập Nhất (nguyên trưởng phòng kiểm sát giam giữ - cải tạo Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội), Phan Thị Trúc, Tôn Vĩnh Đắc, Trương Thị Lan. Toà triệu tập bà Phan Thị Chức, vợ bị cáo Chiến; Phạm Thị Hoà, con bị cáo Chiến; Trần Thị Bích Hợp, vợ bị cáo Thuyết và ông Triệu Quốc Kế nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra (Bộ công an), hiện phụ trách Cục cảnh sát giao thông đường thuỷ. Tại phiên toà sơ thẩm, các bị cáo Thuyết và Hiệp khai có đưa hối lộ cho ông Kế 5.000 USD để không bị xử lý trách nhiệm hình sự và ra khỏi trại cải tạo trước thời hạn. Nhóm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (từ 20-21/10): Có 4 bị cáo kháng cáo gồm Bùi Quốc Huy (nguyên giám đốc công an TP.HCM, 4 năm tù), Dương Minh Ngọc, Võ Quang Thắng và Hoàng Linh. Toà triệu tập 6 nhà báo với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo yêu cầu kháng cáo của Hoàng Linh. Ngoài ra, vợ của Hoàng Linh là Nguyễn Phương Tường Linh và vợ Quang Thắng là Dương Thanh Thuỷ được triệu tập vì kháng cáo về vấn đề tài sản. Đặc biệt, toà triệu tập ông Võ Văn Măng, Thân Thành Huyện (nguyên phó giám đốc Công an TP.HCM, Trần Thanh Tùng (nguyên Chánh văn phòng Công an TP.HCM), Quang Hữu Dũng (nguyên phó phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM), Tống Viết Hoà…với tư cách nhân chứng. Theo lời khai của ông Bùi Quốc Huy tại toà sơ thẩm, các cuộc họp án đều có mặt các thành viên ban giám đốc (ông Măng và ông Huyện); văn bản giấy tờ đều qua văn phòng Công an TP.HCM. Theo kế hoạch, từ ngày 23-10 đến 24-10 , đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại toà sẽ đọc bản luận tội. Từ ngày 27-10 đến 4-11 : luật sư bào chữa, sau đó Viện kiểm sát tranh luận và bị cáo nói lời sau cùng. Từ 5-11 đến 14-11 : Hội đồng xét xử nghị án. Ngày 15-11 : toà tuyên án.
Bà chủ động lắc Hương Xuân bị xử vắng mặt 14 năm tù Chiều 30/6, TAND Hà Nội đã ra bản án với 12 bị cáo liên quan việc tổ chức sử dụng thuốc lắc tại quán karaoke Hương Xuân. Mức án cao nhất - 14 năm tù - được toà áp dụng với bị cáo Nguyễn Thị Hương Xuân (Việt kiều, đã bỏ trốn). Chồng của Hương Xuân là Đoàn Hữu Khải nhận hình phạt 13 năm tù cùng về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Hai người bị phạt 400 triệu đồng. Ngôi nhà 6 tầng của họ tại ngõ Hoàng An 2, phường Trung Phụng, bị toà tuyên kê biên 4 tầng vì đã được sử dụng vào mục đích phạm tội. 8 bị cáo là nhân viên phục vụ tại quán karaoke Hương Xuân của Khải - Xuân bị phạt từ 4 đến 9 năm tù. HĐXX nhận định, những người này là đồng phạm với vợ chồng chủ quán. Họ "làm theo nhiệm vụ được phân công một cách tích cực, đáp ứng mọi yêu cầu để giúp cho khách sử dụng trái phép thuốc lắc tại nhà hàng". Bản án kết luận, hai bị cáo còn lại Nguyễn Bá Mẫn, Phạm Thế Hưng (khách bị bắt tại Hương Xuân) dù biết ma túy là chất độc hại nhưng vẫn lôi kéo người khác sử dụng. Hành vi này đã phạm điều 200 Bộ luật hình sự với mức án bị toà tuyên phạt lần lượt 9 và 2 năm tù. Mẫn được xác định là phạm tội với nhiều lần, còn Hưng lần đầu. 9 trong 19 khách có mặt tại quán khi công an ập vào bắt quả tang đã được triệu tập tới toà. Trong số này có 3 người chưa đến tuổi thành niên. Họ thừa nhận đã vài lần tới đây sử dụng thuốc lắc, chứ không phải hát karaoke. Việc này, chủ quán và nhân viên phục vụ đều biết. Nguyễn Thị Hương Xuân từng ngồi tù 5 năm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và vi phạm các quy định về quản lý sử dụng đất đai. Bị cáo được thả tự do năm 2000, nhưng trong vụ án này cơ quan tố tụng lại không bắt tạm giam như những đồng phạm khác tại Hương Xuân. Vì vậy, ngay sau khi được toà án tống đạt quyết định đưa ra xét xử, Hương Xuân đã bỏ trốn khỏi địa phương.
Một tài xế taxi dũng cảm bắt cướp Rạng sáng 3/4, anh Phạm Anh Tú - tài xế taxi của Công ty Mai Linh - chở một thanh niên khoảng 20 tuổi đón xe trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP HCM) về Long An. Đến huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An), bất ngờ gã thanh niên ngồi ở ghế trước rút dao đâm anh Tú để cướp tài sản. Do cảnh giác từ trước, anh Tú kịp thời né tránh, giật dao, chống trả quyết liệt, khiến tên cướp bị thương phải bỏ chạy. Anh Tú đã bị tên cướp đâm trúng phổi. Được nhân dân địa phương hỗ trợ, tài xế taxi này đã trình báo với công an, sau đó ngất lịm và được đưa vào Bệnh viện tỉnh Long An cấp cứu. Đến chiều qua, anh Tú đã qua cơn nguy kịch và được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) điều trị. Theo chẩn đoán của bác sĩ, anh Tú phải điều trị khoảng 2-3 tuần. Tên cướp bị bắt ngay buổi sáng 3/4 và sau đó một ngày Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An quyết định khởi tố vụ án giết người, cướp tài sản. Tên cướp khai tên Quang, quê ở Vĩnh Phúc. Hiện hắn vẫn chưa chịu khai báo nhân thân, chỉ nói sống lang thang tại bến xe miền Đông.
Xăng dầu “bốc hơi”, lỗi của ai? Nhằm làm rõ 7,2 triệu lít xăng tạm nhập tái xuất đã…”bốc hơi” không vết tích, mà công ty XNK vật tư đường biển (Cty XNKVTĐB) cho rằng Hùng đã đem bán, LS Lê Hồng Nguyên (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Cty XNKVTĐB), cho biết đã có tài liệu chứng minh Hùng gửi lại kho Tây Nam 6,8 triệu lít và đã bán lại cho Nguyễn Hữu Dũng. Hùng phản ứng khá gay gắt về lời qui buộc này của LS: “Bị cáo không đồng ý với cách nói của LS, LS nên nghe cho kỹ những gì bị cáo đã khai trước toà”. Theo Hùng, trong quá trình kinh doanh xăng dầu, giữa công ty Thành Phát của Hùng và công ty Tây Nam do Nguyễn Hữu Dũng làm giám đốc có rất nhiều hợp đồng mua bán nhưng tuyệt nhiên không có hợp đồng nào liên quan đến 7,2 triệu lít xăng đã bị…”bốc hơi” này. Cũng giống như phần trả lời thẩm vấn chiều hôm qua, sáng nay Hùng tiếp tục khẳng định: “Bị cáo làm sai đến đâu, bị cáo thừa nhận đến đó và chịu trách nhiệm trước pháp luật nhưng việc để mất 7,2 triệu lít xăng này hoàn tòan không phải lỗi của công ty Thành Phát mà thuộc về Cty XNKVTĐB vì chính công ty này đã đem xăng gửi vào kho Tây Nam chứ không phải bị cáo. LS đừng bắt bị cáo phải chịu cái mà bị cáo không làm”. LS Nguyên cho mời ông Lực, đại diện Cty XNKVTĐB lên thẩm vấn, ông này phủ nhận ý kiến của Hùng và cho rằng sau khi kiểm tra các số liệu còn lưu giữ tại công ty thì xác định việc Lê Hồng Long (phó giám đốc chi nhánh Cty XNKVTĐB tại Vũng Tàu) điều động một số tàu chở xăng dầu về gửi kho Tây Nam trong thời gian Hùng đi Singapore như lời khai của Long tại phiên tòa là không chính xác. Cũng theo ông Lực, trên thực tế Long có làm lệnh điều động tàu về nhập kho công ty Tây Nam nhưng tàu chưa rời cảng Vũng Tàu thì đã bị bắt giữ. Như vậy, dù phần thẩm vấn đã kết thúc nhưng việc một khối lượng lớn xăng dầu tạm nhập tái xuất tự nhiên “bốc hơi” vẫn chưa được làm rõ. Hùng đổ trách nhiệm cho Cty XNKVTĐB, đơn vị này lại đổ ngược cho Hùng. Trước đó, LS Lê Hồng Nguyên, cũng đã hỏi Phạm Thị Anh một số vấn đề liên quan đến các hợp đồng đã ký giữa công ty TNHH Thành Phát (do Anh làm giám đốc) với Cty XNKVTĐB và công ty Tây Nam. Bị cáo Anh trả lời rằng, mặc dù mang danh là giám đốc công ty nhưng không biết nội dung ký như thế nào, vì mọi việc kinh doanh đều do Hùng quyết định, chỉ làm cho đủ thủ tục. Cũng cần nói thêm rằng, đây không phải là lần đầu tiên, bị cáo Anh đổ lỗi cho chồng. Từ hôm khai mạc phiên tòa đến nay, mỗi khi được xét hỏi liên quan đến trách nhiệm trong vai trò giám đốc công ty Thành Phát, bị cáo Anh một mực khai “không biết, không nghe, không thấy” và đổ hết trách nhiệm cho Hùng. Đối với phần định giá, bán tài sản là tang vật của vụ án mà cơ quan điều tra công an tỉnh Tiền Giang thu giữ trong quá trình giải quyết vụ án, LS Lê Hồng Nguyên cho rằng có nhiều điều chưa ổn như giá trị xăng dâu bán ra thấp hớn giá thị trường và việc bán không qua đấu giá tài sản. LS Nguyên xin HĐXX được chất vấn ông Phan Thanh Nhu, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng định giá tài sản (HĐĐGTS) về qui trình định giá và bán tài sản. Ông Nhu cho biết, việc định giá và bán tài sản là dựa vào tình hình thực tế tang vật bị tạm giữ như xăng dầu, tàu, xe…có nguy cơ hư hỏng, cháy nổ rất cao nên buộc HĐĐGTS phải quyết định bán một số tài sản…không thông qua đấu giá cho nhanh. Cụ thể, ông Nhu chứng minh rằng với hàng triệu triệu lít xăng, dầu được cơ quan điều tra tạm giữ tại kho Tam Bình là loại tài sản dễ cháy nổ, thất thoát nên sau khi tham khảo giá bán buôn đối với mặt hàng này ở một số công ty có chức năng kinh doanh xăng dầu, HĐĐGTS đã quyết định bán với giá 4.050 đồng/lít xăng và 3.050 đồng/lít dầu. Đơn vị được chỉ định mua là công ty xăng dầu Tiền Giang. LS Nguyên chất vấn: “Tại thời điểm đó, giá bán lẻ là 5.300đồng/lít, tại sao HĐĐGTS bán với giá chênh lệch 1.250 đồng/lít, thiệt hại gần 5 tỷ đồng, ai chịu trách nhiệm?”. Ông Nhu xác định giá bán này là chưa bao gồm tính thuế giá trị giá tăng, lệ phí xăng dầu, tỷ lệ hao hụt. Do vậy, nếu tính luôn các khoản này thì giá bán gần bằng giá thị trường. LS Nguyên truy tiếp: “Tại sao không đem ra bán đấu giá?”. Ông Nhu nhắc lại rằng do loại tài sản này “khác” với các loại tài sản thông thường khác nếu để lâu có nguy cơ cháy nổ rất cao. tỷ lệ hao hụt rất cao, nếu đem ra bán đấu giá thì thời gian sẽ kéo dài và chủ sở sẽ bị thiệt hại nhiều hơn. LS Nguyên vẫn không đồng ý với cách giải thích này và cho rằng HĐĐGTS đã không làm hết trách nhiệm. Phiên tòa tạm nghỉ, đến sáng 20-4 sẽ làm việc trở lại với phần luận tội và đề nghị mức án của đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang.
Công an quận Tây Hồ, Hà Nội vừa làm rõ thêm hành vi lừa đảo đi xuất khẩu lao động tại nhiều nước của các đối tượng Nguyễn Việt Hùng (SN 1977, trú phường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) và Lê Thị Yến Oanh (SN 1956, tạm trú Hồng Mai, Quỳnh Lôi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) - nguyên Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Gia Khánh (Hà Nội). Qua một vài “kênh”, chị Nguyễn Thị Th. (SN 1971, trú huyện Chương Mỹ, Hà Tây) biết Nguyễn Việt Hùng có “tài” chạy đi xuất khẩu lao động, chị Th. đã đưa bạn mình là Nguyễn V.A đến gặp Hùng. Hùng nói có thể lo cho V.A đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc giá 10.500 USD. Với sự chứng kiến của chị Th., Hùng đã nhận của V.A trước 3.000 USD cùng những lời hứa “chắc như đinh đóng cột”. Nhưng ngày lại ngày, gã Tổng Giám đốc hào hoa cùng món tiền đặt cọc đều “một đi không trở lại”. Báo hại chị Th. ngày đêm mất ăn mất ngủ vì bạn đến đòi tiền. Anh Nguyễn Anh T. (SN 1967, trú phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười khi tin lời Hùng khi hắn khoe mẽ là cán bộ cao cấp đang công tác tại Bộ Ngoại giao và là cháu một vị lãnh đạo của Chính phủ để giới thiệu với anh Hoàng Văn T. ở huyện Thường Tín (Hà Tây). Tin tưởng Hùng, anh Hoàng Văn T. bàn với họ hàng rồi bảo 5 người cháu mới học hết THPT làm hồ sơ và hộ chiếu đưa cho Hùng để anh ta lo đi lao động nước ngoài. Vì mới đưa hồ sơ, đang trong thời gian Hùng còn chỉnh sửa nên 5 suất có giá 50.000 USD y chưa kịp thu tiền thì bị bắt. Còn anh Bùi Văn C. (SN 1971, trú huyện Đan Phượng, Hà Tây) thì từ năm 2002, qua sự giới thiệu của bạn bè, anh gặp thị Oanh khi đó đang làm ở Phòng Xuất nhập khẩu cho đại diện một công ty du lịch tỉnh lẻ ở Hà Nội. Biết anh C. có nhu cầu muốn đi lao động ở nước ngoài, Oanh đã hướng dẫn làm thủ tục để đi lao động tại Hà Lan với giá 8.000 USD. Sau khi làm hợp đồng, đưa cho Oanh trước 2.500 USD, anh C. cùng một số người khác được thị đưa vào TP.HCM để học ngoại ngữ. Đến nơi, lấy lý do thời điểm này tình hình quốc tế có nhiều biến động, nhất là căng thẳng ở Iraq nên đợt xuất khẩu lao động bị hoãn, Oanh hướng cho mọi người học tiếng Hàn Quốc và hứa hẹn sẽ đưa anh C. đi làm tại nước này. Thời gian sau đó, Oanh mở Công ty TNHH Tân Việt Hàn ở đường Giải Phóng, Hà Nội nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của C. Anh này nhiều lần gặp Oanh để đòi tiền nhưng thị đều tìm cách lẩn trốn... Khám xét nơi ở của Hùng và Oanh, CQĐT thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến việc lừa đảo đi xuất khẩu lao động tại một số nước. Vụ án vẫn đang được CA quận Tây Hồ tiếp tục điều tra.
Nhận án tử hình vì tham ô tiền của bưu điện Trần Phước Toàn (Bưu điện huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) nhận thẻ 144.100 thẻ Vinacard mang giao cho 2 đại lý. Tiền thu về hơn 43 tỷ đồng, Toàn không nộp đầy đủ vào quỹ của đơn vị màbiển thủ hơn 5,66 tỷ đồng. Hôm qua, TAND tỉnh đã tuyên phạt bị cáo Toàn án tử hình về tội tham ô tài sản. Liên quan vụ án, Trần Văn Quyền (nguyên trưởng Bưu điện huyện Vĩnh Lợi, người trực tiếp giao nhiệm vụ cho Trần Phước Toàn) chịu hình phạt 4 năm tù do thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo Quyền còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ 3 năm sau khi được trả tự do. Hành vi tham ô tài sản của Trần Phước Toàn xảy ra năm 2001-2002. Số tiền chiếm đoạt, anh ta sử dụng vào việc ăn nhậu, mua vé số, cá độ đá gà...
Cán bộ xã thế chấp vay tiền bằng hơn 270 sổ đỏ của dân Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau xác định khoảng 50 cán bộ xã, địa chính và ngân hàng cùng nhiều người khác đã sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dân, lập hồ sơ khống vay 2,5 tỷ đồng rồi chia nhau xài. Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố 17 bị can, bắt tạm giam 9 người trong đó có nguyên phó chủ tịch UBND xã Thạnh Phú (thời điểm thực hiện hành vi là Bí thư Đoàn xã Lương Thế Trân). Theo kết quả xác minh, những người này đã mua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cán bộ địa chính, trưởng ban nhân dân các ấp; đánh cắp tại phòng địa chính rồi làm xác nhận khống. Tổng cộng là 273 sổ đỏ. Họ cấu kết với chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã Lương Thế Trân cũ (nay là 2 xã Lương Thế Trân và Thạnh Phú, huyện Cái Nước) để ký xác nhận. Khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, họ tự viết hồ sơ vay tiền hoặc thuê người khác viết hồ sơ và ghi số chứng minh thư khống của người đứng tên vay tiền. Công an xã được thuê xác nhận khống việc mất giấy chứng minh thư, ghép hộ khẩu. Còn các chủ tịch, phó chủ tịch xã thì được "dấm dúi" ký xác nhận ủy quyền khống để đủ cơ sở cho cán bộ tín dụng làm biên bản giám định tài sản khống. Sau khi nộp đủ hồ sơ cho ngân hàng, đến ngày rút tiền, các đối tượng tiếp tục thuê nhiều người (50.000-200.000 đồng/người) cầm giấy ủy quyền đến ngân hàng ký tên nhận tiền. Một số hộ dân mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có diện tích đất được cấp từ 9.000 m2 trở xuống khi làm thủ tục xin cấp lại đã bị nhóm này mang sổ đỏ mới lên TP HCM thuê người sửa chữa số, nâng khống diện tích để vay được nhiều tiền. Đến nay một số cán bộ xã Lương Thế Trân (cũ) liên quan trong vụ án (chưa bị khởi tố) đang được cơ quan điều tra xem xét mức độ sai phạm. Theo đó, ông Phạm Minh Tài (nguyên chủ tịch UBND) khi còn tại chức đã ký 74 hồ sơ để các bị can vay 560 triệu đồng. Ông Dương Hoàng Giáo (phó chủ tịch UBND) đã ký 116 hồ sơ cho 7 bị can vay gần 1 tỷ đồng. Ông Trương Thành Phi (chủ tịch UBND xã) ký 42 hồ sơ, giúp vay 620 triệu đồng. Các ông Nguyễn Duy Hưng (hiện là Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú), ông Nguyễn Hoàng Phong (cán bộ tư pháp xã Thạnh Phú) và 18 cán bộ ngân hàng liên quan việc thẩm định ký duyệt hồ sơ vay tiền trong vụ án đang được công an làm rõ. Ngày 25/5, ông Nguyễn Tiến Hải (Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Cái Nước) cho biết: "Sự việc xảy ra trong giai đoạn 1999 đến 2001 mà tập trung nhiều nhất ở năm 2000. Đây là thời kỳ huyện chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm. Nhà nước khi đó chủ trương các ngân hàng cho nông dân vay tiền dạng ưu đãi để đầu tư cải tạo đồng ruộng nuôi tôm... Một số phần tử xấu ở địa phương đã chiếm đoạt giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân rồi tự ý làm hồ sơ đi vay ngân hàng. Có một đường dây cấu kết từ ấp, chứng nhận từ ấp, đến xã xác nhận rồi ký tên đóng dấu. Thậm chí những người có liên quan đến vụ án còn làm giả cả biên bản họp dân để bình xét, làm giả biên bản họp gia đình để đề nghị, làm giả cả hộ khẩu để hoàn chỉnh thủ tục vay ngân hàng. Dân nghèo phải lao động kiếm từng đồng nhưng giờ phải mang nợ thậm chí cả chục triệu đồng/hộ vì những cán bộ tha hóa biến chất".
Xe khách bắt trói và hành hung 'thượng đế' Anh Trần Trung Phương (xã Tịnh Thọ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) tố cáo, trong lần đi ôtô từ TP HCM về quê đã bị chủ xe đánh đập dã man khiến gãy chân trái. Anh Phương không hiểu vì sao họ lại hành hung anh đến nông nỗi này. Chiều 24/10, anh Phương cùng người bạn lên xe khách mang biển 53N 2685, khởi hành 6h tại phường 18, Tân Bình, TP HCM đi Quảng Ngãi. Đi khoảng 5 km, nhà xe soát vé và thu tiền cước hành lý. Anh Phương mang theo một xe đạp, một bao đựng ghế xếp, một túi giá võng (võng xếp) và một túi quần áo. Nhà xe đòi 70.000 đồng tiền cước (xe đạp 30.000 và bao ghế 40.000). Anh Phương xin bớt 20.000 đồng, và được chấp nhận. Ôtô chạy về đến ngã ba Hàng Gia (xã Tịnh Phong, Sơn Tịnh) vào khoảng 23h ngày 26/10, anh Phương cùng một người khác yêu cầu cho xe dừng để rẽ lên đường ngang về nhà. Nhà xe không dừng ngay mà chạy thêm một đoạn đường nữa. Hai bên cãi vã giằng co, ẩu đả, anh Phương bị phụ xe dùng dây trói và đấm đá. Đến Cảnh sát Giao thông huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, anh Phương bị thả xuống. Công an huyện Quế Sơn lập biên bản và đưa anh Phương đến cấp cứu. Bác sĩ xác nhận bệnh nhân bị gãy bó bột chân bị gãy xương gót và gãy xương bàn số 5 bên trái. Ngày 1/11, Công an huyện Quế Sơn đã di lý chiếc xe khách mang biển kiểm soát 53N 2685 cùng hồ sơ ban đầu giao cho Công an huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Chiều 3/11, Trưởng Công an huyện Sơn Tịnh Vũ Xuân Viên cho biết, ông Nguyễn Đình Công (chủ xe 53N-2685) khai trong lúc giằng co, một người cùng đi với anh Phương đã dùng mã tấu chém ông Công bị thương, rồi tẩu thoát, các phụ xe chỉ kịp bắt được Phương. Theo chủ xe, sở dĩ không giao anh Phương cho Công an huyện Sơn Tịnh, vì lúc đó có 3 chiếc môtô (không rõ của ai) đuổi theo, nên đến huyện Quế Sơn họ mới giao cho Công an huyện Quế Sơn.
Phục hồi điều tra một vụ án mạng liên quan đến băng nhóm Hai Chi Ngày 23-8-2005, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) cho biết đã ký quyết định phục hồi điều tra vụ án Nguyễn Trung Đức (nạn nhân do đàn em Hai Chi sát hại vào đêm 12-9-2001 tại xã Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận). Quyết định phục hồi điều tra này dựa trên kết quả giám định tử thi Nguyễn Trung Đức mới đây do Phân viện Khoa học kỹ thuật hình sự (Bộ Công an) thực hiện. Kết quả giám định tử thi cho thấy khả năng nạn nhân bị chấn thương nặng dẫn đến tử vong. Theo hồ sơ vụ án, vào đêm 12-9-2001, Nguyễn Trung Đức có đến một quán cà-phê của đàn em Hai Chi và có xô xát với Nguyễn Hữu Toàn. Sau đó, Toàn cùng một số người đã đuổi đánh Đức. Sáng hôm sau, người dân địa phương phát hiện xác Nguyễn Trung Đức chết cạnh mương cáp quang ở thôn Nghĩa Hiệp, xã Tân Nghĩa. Công an huyện Hàm Tân (Bình Thuận) đã thụ lý vụ án và) kết luận Nguyễn Trung Đức chết do ngạt nước. Sau đó vụ án bị "chìm" cho đến nay.
Một cảnh sát giao thông bị tạt axít khi làm nhiệm vụ Trong khi đang lập biên bản xử lý hành vi của người vi phạm luật giao thông, đại úy Lê Bá Cấp (Đội 4, Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội) đã bị một thanh niên lao tới tạt mạnh axít vào người khiến bỏng nặng. Sự việc xảy ra lúc 14h ngày 13/4 tại ngã tư Đại Cồ Việt - Kim Liên. Theo những người chứng kiến, thủ phạm là nam giới khoảng 20 tuổi, đi xe máy DD màu đỏ. Đối tượng phóng xe sát nơi anh Cấp cùng đồng nghiệp Nguyễn Hữu Lý đang xử lý một tài xế ôtô vi phạm giao thông và ra tay. Ngay sau khi đó, thủ phạm phóng xe bỏ chạy. Nạn nhân 45 tuổi được đưa cấp cứu. Anh Cấp bị bỏng độ 10 ở vùng tai và cổ bên phải, đang điều trị tại Bệnh viện 198 Bộ Công an. Hiện, công an Hà Nội đã điều tra truy tìm hung thủ, xác định nguyên nhân vụ việc. Theo nhân định ban đầu, đối tượng đã tính toán khi hành động, bởi xe máy hắn sử dụng được che kín biển số.