id
int64
26
645k
text
stringlengths
33
36k
14,135
Nguyên tắc thực hiện việc nộp tiền để bảo đảm thi hành án, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp 1. Việc nộp tiền để bảo đảm thi hành án, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp chỉ được thực hiện trên cơ sở quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền. 2. Việc nộp tiền, tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do Nghị định này quy định và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
14,141
1. Tiếp nhận và tạm giữ số tiền nộp để bảo đảm thi hành án theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Nộp ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả số tiền mà pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án theo quy định của Nghị định này. 3. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ trong việc thực hiện biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án; tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn trả tiền được nộp để bảo đảm.
494,898
Khoản 3. Thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án tại ngân hàng được quy định như sau: a) Ngay sau khi nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về việc áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, pháp nhân thương mại thực hiện việc nộp tiền bằng chuyên khoản hoặc nộp tiền mặt để bảo đảm thi hành án qua các kênh giao dịch của ngân hàng. Ngân hàng nơi pháp nhân thương mại thực hiện nộp tiền để bảo đảm thi hành án cấp chứng từ nộp tiền hoặc chứng từ chuyển tiền theo yêu cầu của pháp nhân thương mại để pháp nhân thương mại nộp cho cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết định áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án; b) Ngay sau khi nhận được khoản tiền nộp đảm bảo thi hành án, Kho bạc Nhà nước phải gửi chứng từ báo có cho cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ.
583,134
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Luật này quy định về chính sách an ninh quốc gia; nguyên tắc, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia.
39,067
Nghị định này quy định nội dung, nguyên tắc, thẩm quyền, trách nhiệm và bảo đảm điều kiện cho việc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội (trong Nghị định này viết tắt là biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự).
87,589
An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
16,512
Dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự Dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự, nằm trong chiến lược dự trữ quốc gia. Chính phủ có kế hoạch dự trữ dài hạn, trung hạn và hàng năm về ngân sách, hàng dự trữ quốc gia và các loại tài sản khác bảo đảm điều kiện cho các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự trong mọi tình huống. Việc xác định danh mục hàng dự trữ, mức dự trữ, lập kế hoạch, dự toán ngân sách và tổ chức thực hiện, quản lý tài chính và ngân sách cho dự trữ quốc gia để bảo đảm cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia.
64,827
Giải thích từ ngữ 1. An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. ... 3. Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
84,280
Bảo đảm điều kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia Nhà nước bảo đảm ngân sách và cơ sở vật chất cho các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống, ưu tiên các địa bàn chiến lược, xung yếu, quan trọng về an ninh quốc gia; có chính sách huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia.
500,521
Điều 6. Chính sách của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh 1. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh, có chính sách ưu tiên đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa. 2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp trí tuệ, công sức, tiền, tài sản cho giáo dục quốc phòng và an ninh. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáo dục quốc phòng và an ninh được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
16,497
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân về việc bảo đảm điều kiện về ngân sách, cơ sở vật chất, huy động thành tựu khoa học và công nghệ, dự trữ quốc gia để phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội (sau đây gọi chung là an ninh, trật tự).
31,629
Luật này quy định nguyên tắc, chính sách, hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm; lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng.
47,778
Trả lương, thù lao, tiền thưởng 1. Tiền lương, tiền thưởng được trả cho người quản lý công ty gắn với mức độ đóng góp vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh và kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát của người quản lý theo quy chế trả lương, thù lao, tiền thưởng của công ty. 2. Quy chế trả lương, thù lao, tiền thưởng được xây dựng theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn công ty và có ý kiến chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi thực hiện.
446,807
Khoản 3. Tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động, gồm: hệ thống thang lương, bảng lương, các chế độ phụ cấp lương; xếp lương, nâng bậc lương; xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch; tạm ứng tiền lương; xác định và phê duyệt quỹ tiền lương thực hiện gắn với các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh; phân phối tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi; công khai tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người lao động theo quy định của Nhà nước.
28,258
1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. 2. Tiền lương (bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư này. 3. Mức lương (bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định áp dụng đối với địa bàn nơi người lao động làm việc.
636,734
Điều 90. Tiền lương 1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. 2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. 3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
16,793
Tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý doanh nghiệp 1. Cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý doanh nghiệp của DATC thực hiện theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phù hợp với đặc thù hoạt động của DATC. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, người liên quan hướng dẫn cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý doanh nghiệp phù hợp với đặc thù hoạt động của DATC sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
583,469
Điều 6. Xác định quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và trả lương, thù lao, tiền thưởng 1. Việc xác định quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch; xác định quỹ tiền lương, thù lao thực hiện, quỹ tiền thưởng; trả lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát được thực hiện theo quy định tại Điều 3, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18 và Điều 19 Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH. 2. Khi xác định quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch, quỹ tiền lương, thù lao thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, VAMC thực hiện một số quy định sau: a) Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân và lợi nhuận làm căn cứ để xác định quỹ tiền lương, thù lao, mức tiền lương bình quân được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này; b) Việc loại trừ yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, số tiền thu hồi các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
41,548
Hướng dẫn việc xếp hạng Quỹ và việc quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động, người quản lý của Quỹ.
514,252
Khoản 1. Việc xác định quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch; xác định quỹ tiền lương, thù lao thực hiện; trả lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý Quỹ được thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 9, Khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Khoản 2, Khoản 3 Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH.
507,829
Điều 33. Tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý doanh nghiệp 1. Nguyên tắc xác định tiền lương, thù lao của người quản lý doanh nghiệp do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm: a) Tuân thủ quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức; b) Căn cứ vào hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; c) Căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp; thù lao của người quản lý doanh nghiệp không chuyên trách được xác định trên cơ sở công việc và thời gian làm việc nhưng không vượt quá 20% tiền lương của người quản lý doanh nghiệp chuyên trách. 2. Tiền thưởng của người quản lý doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trên cơ sở hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, xếp loại doanh nghiệp, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp và được trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
596,560
Điều 17. Trả lương, thù lao cho người quản lý 1. Việc trả tiền lương, thù lao cho người quản lý được thực hiện theo quy chế trả lương, thù lao của công ty. 2. Quy chế trả lương, thù lao do công ty xây dựng gắn với mức độ đóng góp vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh và kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát của từng người quản lý, bảo đảm quy định của pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch, có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn công ty trước khi thực hiện.
171,213
Niêm phong hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS 1. Niêm phong hải quan: Hàng hóa quá cảnh phải được niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt (đối với doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên), trừ các trường hợp hàng hóa không thể niêm phong hải quan (hàng rời, hàng siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh). ...
55,657
Căn cứ mức độ rủi ro trong quá trình giám sát hải quan và các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát, kiểm tra hàng hóa và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau: 1. Rủi ro cao: Niêm phong hải quan kết hợp với giám sát bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật hoặc niêm phong theo quy định của pháp luật kết hợp với giám sát trực tiếp bởi công chức hải quan. 2. Rủi ro trung bình: Niêm phong hải quan hoặc niêm phong theo quy định của pháp luật kết hợp với giám sát bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật. 3. Rủi ro thấp: Niêm phong theo quy định của pháp luật hoặc giám sát bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật. 4. Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình giám sát hải quan đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
464,571
Khoản 1. Đối với thư xuất khẩu, nhập khẩu Thư xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính chịu sự giám sát hải quan theo hình thức niêm phong hải quan đối với bao bì chuyên dụng hoặc xe chuyên dụng của doanh nghiệp để đóng chuyến thư quốc tế.
62,434
Ấn chỉ Hải quan 1. Theo tính năng sử dụng, ấn chỉ Hải quan gồm có: biên lai; tem; niêm phong Hải quan; sổ sách, biểu mẫu, chứng từ, tờ khai và biên bản Hải quan. 2. Theo hình thức phát hành, ấn chỉ Hải quan gồm có: các loại ấn chỉ cấp phát; các loại ấn chỉ bán thu tiền. Danh mục các loại ấn chỉ Hải quan theo Phụ lục 01.
625,416
Khoản 3. Niêm phong hải quan: a) Các trường hợp phải niêm phong: a.1) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm b.1 khoản này; a.2) Hàng hoá xuất khẩu phải kiểm tra thực tế được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa hoặc kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; a.3) Hàng hoá nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa để kiểm tra thực tế hàng hóa; a.4) Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn hoặc kho hàng không kéo dài, trừ trường hợp quy định tại điểm b.2 khoản này; a.5) Hàng hóa từ nước ngoài được vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu, kho CFS, cửa hàng miễn thuế và ngược lại; a.6) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất: thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 83 Thông tư này. Đối với các trường hợp phải niêm phong hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa để thực hiện việc niêm phong trước khi đưa hàng qua khu vực giám sát. b) Các trường hợp không phải niêm phong: b.1) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam nhưng không thay đổi phương tiện vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sông từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất; b.2) Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập tại cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn nhưng được chuyển sang phương tiện vận tải khác cùng loại hình vận chuyển để vận chuyển đến cảng đích hoặc không thay đổi phương tiện vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích; b.3) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khai vận chuyển kết hợp và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu; b.4) Hàng hóa là hàng rời, hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không thể niêm phong hải quan.
102,844
Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan ... 2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây: a) Niêm phong hải quan; b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện; c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật. 3. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa. ...
88,748
Vi phạm quy định về giám sát hải quan ... 6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan, không bảo đảm nguyên trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của hãng vận chuyển giả mạo mà hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đã bị tiêu thụ. 7. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu niêm phong giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này; b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này trong trường hợp còn tang vật vi phạm. ...
638,544
Khoản 4. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục xuất cảnh tàu: Thực hiện niêm phong kho của tàu chứa hàng miễn thuế, xác nhận hàng qua khu vực giám sát (ký tên, đóng dấu công chức hải quan trên hóa đơn bán hàng) và giám sát cho đến khi tàu xuất cảnh.
197,278
Thủ tục kiểm tra, xác nhận 1. Đối với lô hàng nhập khẩu phải niêm phong hải quan, công chức hải quan tại cửa khẩu nhập thực hiện: a) Trường hợp phải niêm phong hải quan theo quy định: a.1) Niêm phong hải quan (nếu hàng hóa niêm phong được); a.2) Lập biên bản bàn giao trên Hệ thống thông qua chức năng “Biên bản bàn giao”. Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì công chức hải quan phải ghi rõ trên Biên bản bàn giao tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa kèm theo Biên bản bàn giao (nếu cần). In 02 bản Biên bản bàn giao từ Hệ thống; ký tên, đóng dấu công chức. Yêu cầu đại diện doanh nghiệp ký và ghi rõ họ tên. Cơ quan hải quan lưu 01 bản; giao 01 bản cùng hàng hóa cho đại diện doanh nghiệp vận chuyển đến cửa khẩu xuất. Trường hợp không thực hiện được việc lập Biên bản bàn giao trên Hệ thống thì thực hiện lập Biên bản bàn giao theo mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC . a.3) Xác nhận đã niêm phong sau khi đã lập Biên bản bàn giao (bao gồm cả trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng niêm phong nhưng không thể niêm phong được) trên Hệ thống thông qua chức năng “Xác nhận niêm phong hàng hóa”; a.4) Thực hiện việc in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa, chuyển cho người khai hải quan hoặc người vận chuyển khi có yêu cầu. b) Trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định: hủy yêu cầu phải niêm phong hải quan trên Hệ thống thông qua chức năng “Đề xuất/Bỏ đề xuất niêm phong hàng hóa”. Thực hiện việc in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa, chuyển cho người khai hải quan hoặc người vận chuyển khi có yêu cầu. ...
102,891
Kỹ năng - Giao tiếp được với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng, các đồng nghiệp trong đội ngũ y tế; - Sử dụng được các thuật ngữ chuyên môn của ngành y học cổ truyền trong giao tiếp với đồng nghiệp; - Phát hiện và báo cáo kịp thời những trường hợp cấp cứu thường gặp tại nơi làm việc; - Thực hiện được các quy trình kỹ thuật châm, điện châm, cứu, trong điều trị một số bệnh thông thường; - Thực hiện được kỹ thuật bào chế cơ bản của các loại dược liệu thông thường; - Thực hành thành thạo các động tác xoa bóp, bấm huyệt để phòng và điều trị bệnh; - Truyền đạt được các thông tin, ý tưởng, giải pháp cho các đồng nghiệp; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
102,892
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Khám và kê đơn thuốc y học cổ truyền; - Bốc thuốc y học cổ truyền; - Châm cứu; - Xoa bóp - bấm huyệt; - Hướng dẫn tập dưỡng sinh; - Bào chế dược liệu; - Kinh doanh thuốc y học cổ truyền; - Thực hành chuyên môn y học cổ truyền trạm y tế phường (xã); - Thực hành chuyên môn phòng chẩn trị y học cổ truyền.
36,334
1. Về hiểu biết lý luận y, dược học cổ truyền: Có đủ các chứng chỉ học phần do cơ sở đào tạo y, dược, Trung ương Hội Đông y Việt Nam hoặc các cơ sở Y học cổ truyền (Viện, bệnh viện Y học cổ truyền) phối hợp với trường trung cấp hay cao đẳng y tế, Hội Đông y tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Hội Đông y tỉnh) tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa theo Thông tư số 13/1999/TT-BYT trước ngày 30 tháng 6 năm 2004. Các chứng chỉ học phần bao gồm: a) Lý luận cơ bản về Y học cổ truyền; b) Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh nội khoa; c) Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh ngoại khoa; d) Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh nhi khoa; đ) Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh phụ khoa; e) Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh ngũ quan; g) Chứng chỉ điều trị bằng những phương pháp không dùng thuốc; h) Chứng chỉ dược liệu học; i) Chứng chỉ về bào chế; k) Chứng chỉ về các bài thuốc cổ phương. 2. Về kinh nghiệm khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền: Có thời gian thực tập khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 36 tháng trở lên tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền hợp pháp sau khi có đủ các chứng chỉ học phần quy định tại Khoản 1 Điều này, được người đứng đầu cơ sở đó xác nhận bằng văn bản. 3. Về trình độ học vấn: Người sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 1960 và dân tộc ít người phải đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ. Người sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 1960 trở về sau phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương. 4. Về kiểm tra sát hạch: Đạt kết quả kỳ kiểm tra sát hạch theo quy định tại Thông tư này. 5. Về việc xác nhận ý kiến đồng ý của Hội Đông y: Được Hội Đông y tỉnh xác nhận bằng văn bản về phạm vi hoạt động chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
494,777
Khoản 3. Đối với ngành Y học cổ truyền: Khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 40 tín chỉ tương ứng với 12 tháng học tập trung, trong đó: a) Khối lượng kiến thức về Điều dưỡng: 02 tín chỉ; b) Khối lượng kiến thức về thực hành tiền lâm sàng: 03 tín chỉ; c) Khối lượng kiến thức chuyên ngành thuộc lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Hồi sức cấp cứu, Phục hồi chức năng: 28 tín chỉ; d) Khối lượng kiến thức chuyên ngành về Y học cổ truyền: 07 tín chỉ.
201,281
Giới thiệu chung về ngành, nghề Kỹ thuật xét nghiệm y học trình độ cao đẳng là ngành, nghề sử dụng những phương pháp, máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại để nhận định các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch,… nhằm phát hiện và cung cấp những bằng chứng giúp bác sĩ có khả năng chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của người sử dụng dịch vụ xét nghiệm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Công việc xét nghiệm gồm: tiếp đón, lấy hoặc nhận bệnh phẩm, pha hóa chất, thuốc thử, chuẩn bị các dụng cụ, máy móc, thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm, kiểm duyệt, nhận định, bảo quản và trả kết quả. Công việc của nghề chủ yếu được thực hiện ở phòng xét nghiệm của các cơ sở y tế, trung tâm xét nghiệm, từ trung ương đến địa phương, các trường đào tạo chuyên ngành về sức khỏe, các cơ quan/tổ chức có hoạt động về xét nghiệm, các trung tâm CDC,... Điều kiện làm việc thường xuyên tiếp xúc với người sử dụng dịch vụ xét nghiệm là người bệnh, người nhà người bệnh, cán bộ, nhân viên y tế; hóa chất, sinh phẩm y tế, mẫu bệnh phẩm, thiết bị máy móc có độ chính xác cao nên đòi hỏi người kỹ thuật viên xét nghiệm luôn phải nắm chắc kiến thức nghề, có khả năng giao tiếp tốt, chịu đựng với áp lực công việc, tỷ mỷ, thận trọng, trung thực, chính xác và có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, pháp luật. Sản phẩm là kết quả các xét nghiệm yêu cầu nhanh chóng, đảm bảo chính xác và an toàn. Người kỹ thuật viên xét nghiệm y học trình độ cao đẳng có kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng chuyên ngành để thực hiện kỹ thuật xét nghiệm và nhận định, phân tích kết quả các xét nghiệm cơ bản thuộc lĩnh vực: Vi sinh ký sinh trùng; hóa sinh, miễn dịch; huyết học truyền máu; giải phẫu bệnh và tế bào. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, khả năng giao tiếp hiệu quả, tinh thần trách nhiệm cao và tác phong thận trọng, chính xác; khả năng tự học tập, cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.345 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
111,024
Kỹ năng - Giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng nghiệp hiệu quả; - Thực hiện được các bước sơ cấp cứu ban đầu; - Sử dụng được các kỹ thuật lượng giá chức năng; - Áp dụng được mục tiêu, kế hoạch điều trị bằng phương pháp Vật lý trị liệu trên từng trường hợp bệnh cụ thể; - Áp dụng thành thạo các kỹ thuật Vật lý trị liệu thông thường; - Thực hiện được phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh; - Sử dụng thành thạo các trang thiết bị Phục hồi chức năng và bảo quản trang thiết bị đúng qui định; - Làm việc theo nhóm và phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện kế hoạch chăm sóc điều trị cho bệnh nhân; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
36,335
1. Về hiểu biết lý luận y dược học cổ truyền: Có Giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên (theo phân loại của Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam) do Ban Trị sự Trung ương Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam cấp trước ngày 30 tháng 6 năm 2004. 2. Về kinh nghiệm khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền: Có thời gian thực tập khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 36 tháng trở lên tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền hợp pháp sau khi có Giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên, được người đứng đầu cơ sở đó xác nhận bằng văn bản. 3. Về việc xác nhận ý kiến đồng ý của Hội Đông y: Được Trung ương Hội Đông y Việt Nam xác nhận bằng văn bản về phạm vi hoạt động chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền. 4. Về các điều kiện khác: Đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 2 Thông tư này.
65,510
Ứng xử với đối tượng thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ 1. Những việc cán bộ thanh tra phải làm: thực hiện đúng nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thanh tra; thái độ thận trọng, khách quan, toàn diện; tiếp xúc với đối tượng thanh tra tại nơi công sở hoặc nơi thanh tra. 2. Những việc cán bộ thanh tra không được làm: lợi dụng danh nghĩa cán bộ thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý trái pháp luật; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, tiết lộ thông tin, tài liệu và nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức. 3. Các quy định khác có liên quan.
626,530
Khoản 1. Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước phải làm những việc sau đây: a) Nêu cao ý thức trách nhiệm phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động thanh tra. Thực hiện đúng nguyên tắc, nội dung, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thanh tra được quy định trong Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật khác có liên quan; b) Có thái độ thận trọng, khách quan, toàn diện khi xem xét, đánh giá sự việc; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến giải trình hợp lý của đối tượng thanh tra, hướng dẫn cho đối tượng thanh tra hiểu và thực hiện đúng quy định pháp luật; c) Báo cáo với Người ra quyết định thanh tra hoặc Trưởng đoàn thanh tra khi cán bộ, công chức, viên chức thanh tra có mối quan hệ với đối tượng thanh tra có thể ảnh hưởng không đúng đắn đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; báo cáo kịp thời với Trưởng đoàn thanh tra khi phát hiện xung đột lợi ích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra; d) Tránh các quan hệ xã hội có thể dẫn đến việc phải nhân nhượng trong hoạt động thanh tra; đ) Kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo với Người ra quyết định thanh tra hoặc Trưởng đoàn thanh tra khi phát hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
1,672
1. Ứng xử có văn hóa, tôn trọng danh dự, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác; chân thành, có tinh thần hợp tác, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quan hệ công tác có phát ngôn, thái độ, hành vi không phù hợp thì phải bình tĩnh, chủ động, linh hoạt xử lý phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao. 2. Phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cho cơ quan thông tin, báo chí và các cơ quan, tổ chức có liên quan khi có kết luận chính thức của cấp có thẩm quyền và được lãnh đạo giao theo quy định của pháp luật. 3. Cán bộ, công chức, viên chức có thể trả lời phỏng vấn, khảo sát dựa trên kinh nghiệm công tác chuyên môn nhưng không được làm lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị.
4,854
Các đơn vị, tổ chức, đoàn, tổ công tác trong cơ quan thanh tra nhà nước phải thực hiện đúng, đủ, kịp thời: 1. Chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định. 2. Quy chế quản lý tài chính, tài sản của cơ quan, đơn vị. 3. Chế độ kế toán, thống kê, thanh tra, kiểm toán. 4. Chế độ công khai tài chính.
492,816
Khoản 2. Thành viên Đoàn kiểm tra có trách nhiệm: a) Mặc trang phục, đeo cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu theo đúng quy định; b) Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo sự phân công, điều hành của Trưởng đoàn kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra; c) Có thái độ ứng xử, giao tiếp văn minh khi làm nhiệm vụ kiểm tra; d) Bảo quản giấy tờ, tài liệu, sổ sách, chứng từ được cung cấp; không làm hư hỏng hoặc thất thoát tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân được kiểm tra; đ) Đề xuất với Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm hoạt động kiểm tra có hiệu quả, đúng pháp luật; e) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công với Trưởng đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của nội dung báo cáo hoặc đề xuất; g) Thực hiện quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này.
626,534
Khoản 1. Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước phải làm những việc sau đây: a) Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan; b) Hướng dẫn, giúp người khiếu nại, tố cáo hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật; tham mưu giải quyết thấu đáo theo quy định của pháp luật; c) Hướng dẫn, công khai quy trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quy trình thủ tục hành chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm các đề nghị của tổ chức và cá nhân được giải quyết đúng pháp luật; d) Khi xác minh, kết luận, kiến nghị phải thận trọng, khách quan; đ) Trường hợp hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo có sai sót, chậm, muộn phải nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi theo quy định; e) Nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì báo cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời.
91,187
Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nơi công cộng 1. Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và quy định sinh hoạt nơi công cộng. 2. Thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục để người dân tin yêu. 3. Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật. 4. Không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội. 5. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi tham gia các hoạt động xã hội để tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào.
4,961
1. Các thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền thì thành viên Đoàn thanh tra báo cáo kịp thời với Trưởng đoàn thanh tra và đề xuất biện pháp xử lý. 2. Các thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
577,210
Điều 109. Mở tài khoản của ngân hàng thương mại 1. Ngân hàng thương mại phải mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì số tiền dự trữ bắt buộc trên tài khoản này. 2. Ngân hàng thương mại được mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. 3. Ngân hàng thương mại được mở tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
53,226
"Điều 5. Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các nguồn thu vãng lai khác 1. Người cư trú có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc từ các nguồn thu vãng lai khác ở nước ngoài phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán, trừ một số trường hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cho phép giữ lại một phần hoặc toàn bộ nguồn thu ngoại tệ ở nước ngoài. 2. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua tổ chức tín dụng được phép"
577,235
Điều 128. Mở tài khoản của tổ chức tài chính vi mô 1. Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 2. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
10,439
1. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán cho Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 27 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Điều 101, Điều 109, Điều 114, khoản 4d Điều 118, Điều 121 Luật Các tổ chức tín dụng. 2. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán cho ngân hàng trung ương các nước, các ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ quốc tế, ngân hàng quốc tế theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia. Trong trường hợp Việt Nam chưa phải là thành viên tham gia, việc mở tài khoản thanh toán thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 3. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng trung ương các nước, mở tài khoản thanh toán và thực hiện giao dịch thanh toán ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia.
42,208
Mở, đóng tài khoản vốn phát hành chứng khoán 1. Sau khi được phép phát hành chứng khoán tại Việt Nam, tổ chức phát hành nước ngoài phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán để thực hiện các giao dịch thu, chi theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. 2. Trường hợp thay đổi tổ chức tín dụng được phép mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán, tổ chức phát hành nước ngoài phải đóng tài khoản vốn phát hành chứng khoán đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản tài khoản vốn phát hành chứng khoán mở tại tổ chức tín dụng được phép khác. 3. Thủ tục mở, đóng tài khoản vốn phát hành chứng khoán thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
600,174
Khoản 1. Thương nhân Việt Nam được thu VND tiền mặt hoặc CNY tiền mặt từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại biên giới và nộp vào tài khoản thanh toán mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới.
207,073
"5. “Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp” là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư này."
541,588
Điều 2. Doanh nghiệp mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm, khi đến hạn thanh toán phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ thanh toán với Ngân hàng bảo lãnh theo đúng quy định của Hợp đồng. Trường hợp Doanh nghiệp chưa có khả năng thanh toán hoặc Doanh nghiệp đã nộp tiền vào Ngân hàng bảo lãnh thì Ngân hàng bảo lãnh phải có trách nhiệm thanh toán cho nước ngoài đầy đủ, đúng hạn theo đúng Quy chế của Ngân hàng Nhà nước về mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm và theo thông lệ Quốc tế.. Trường hợp Doanh nghiệp đã nộp đồng Việt Nam vào ngân hàng để xin mua ngoại tệ thanh toán cho Ngân hàng thì tỷ giá áp dụng để chuyển đổi Đồng Việt Nam sang ngoại tệ được thực hiện theo thoả thuận trong Hợp đồng giữa Ngân hàng với Doanh nghiệp và phù hợp với Quy chế quản lý ngoại hối hiện hành.
10,440
1. Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo đúng quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng. Tài khoản thanh toán mở giữa các tổ chức tín dụng chỉ phục vụ cho mục đích thanh toán, không được sử dụng cho mục đích khác. 2. Ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ngoại hối được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ. Việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
144,121
Mở tài khoản của công ty tài chính 1. Công ty tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc. 2. Công ty tài chính được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3. Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối. 4. Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng.
49,450
"Điều 8. Hồ sơ giám định phúc quyết do vượt khả năng chuyên môn 1. Giấy giới thiệu do Lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa ký tên và đóng dấu theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này. 2. Hồ sơ giám định theo quy định tại một trong các Điều 5, 6 hoặc 7 Thông tư này phù hợp từng đối tượng và loại hình khám giám định. 3. Biên bản giám định y khoa đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng hoặc văn bản họp Hội đồng Giám định y khoa xác định lý do vượt khả năng chuyên môn đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh chưa khám giám định cho đối tượng do lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa ký đóng dấu."
484,656
Điều 165. Hồ sơ khám giám định do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa và khám giám định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 1. Hồ sơ khám giám định do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa a) Văn bản đề nghị khám giám định do vượt khả năng chuyên môn của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa kèm hồ sơ đề nghị khám giám định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền. b) Biên bản họp hội chẩn chuyên môn trong trường hợp chưa khám giám định hoặc biên bản giám định y khoa trong trường hợp Hội đồng giám định y khoa đã khám giám định cho đối tượng. 2. Hồ sơ khám giám định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền a) Giấy giới thiệu khám giám định theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định này. b) Bản sao các biên bản giám định y khoa (nếu có) hoặc bản sao hồ sơ đang hưởng chế độ
477,317
Điều 10. Hồ sơ khám giám định do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh 1. Văn bản đề nghị khám giám định do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng ký tên và đóng dấu hợp pháp của Hội đồng. 2. Hồ sơ GĐYK theo quy định tại một trong các Điều: 6, 7, 8, hoặc Điều 9 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng. 3. Đối với trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng thì kèm theo bản sao bệnh án khám giám định, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng ký xác nhận và đóng dấu. 4. Đối với trường hợp chưa khám giám định thì kèm theo Biên bản họp của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh kết luận vượt khả năng chuyên môn.
199,353
Giải quyết hồ sơ giám định y khoa … 3. Trường hợp vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh: a) Trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh chưa khám giám định thì trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ theo quy định, căn cứ hồ sơ GĐYK của đối tượng giám định và điều kiện của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK báo cáo Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp để kết luận về vượt khả năng chuyên môn và chuyển hồ sơ, giới thiệu đối tượng lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương để khám giám định phúc quyết và ghi nội dung này vào Sổ họp Hội đồng; b) Trường hợp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định và kết luận vượt khả năng chuyên môn thì trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày họp Hội đồng, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK có trách nhiệm hoàn thiện Biên bản, ghi rõ kết luận vượt khả năng chuyên môn, chuyển hồ sơ và giới thiệu đối tượng giám định lên Hội đồng GĐYK cấp Trung ương để khám giám định phúc quyết.
20,863
1. Văn bản đề nghị giám định do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng giám định y khoa ký tên và đóng dấu. 2. Bản sao hợp lệ hồ sơ đề nghị khám giám định theo quy định tại một trong các Điều 8, 9, 10 Thông tư này phù hợp từng đối tượng và loại hình khám giám định. 3. Một trong các giấy tờ sau: a) Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa đối với trường hợp Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng; b) Biên bản họp của Hội đồng giám định y khoa xác định vượt khả năng chuyên môn đối với trường hợp chưa khám.
38,724
Hồ sơ khám giám định phúc quyết bao gồm 1. Giấy giới thiệu của UBND xã quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 5 Thông tư này. 2. Đơn đề nghị khám giám định phúc quyết của người khuyết tật hoặc của cá nhân hoặc của cơ quan hoặc tổ chức đại diện hợp pháp của người khuyết tật. 3. Biên bản Giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh mà người khuyết tật không đồng ý, đề nghị khám phúc quyết (bản sao). 4. Hồ sơ giám định của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh gửi đến Hội đồng Giám định y khoa Trung ương theo quy định. Khi đến khám giám định, người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này để Hội đồng Giám định y khoa Trung ương đối chiếu.
477,318
Điều 11. Hồ sơ khám giám định phúc quyết 1. Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: a) Văn bản yêu cầu khám giám định phúc quyết của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc của Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; b) Hồ sơ GĐYK theo quy định tại một trong các Điều: 6, 7, 8, 9 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng, kèm theo bản sao bệnh án khám giám định, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu. 2. Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo đề nghị của đối tượng khám giám định bao gồm: a) Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết của Hội đồng GĐYK tỉnh đã khám giám định cho đối tượng do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK ký xác nhận và đóng dấu. Văn bản ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị khám giám định phúc quyết, kèm theo Giấy đề nghị khám giám định của đối tượng; b) Hồ sơ GĐYK theo quy định tại một trong các Điều: 6, 7, 8, 9 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng, kèm theo bản sao bệnh án khám giám định, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu.
487,131
Khoản 5. Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc Cục Người có công, Bộ LĐTBXH bao gồm: a) Văn bản yêu cầu khám giám định phúc quyết nêu rõ nội dung yêu cầu khám giám định; b) Hồ sơ GĐYK (bản sao) theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và bản sao Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng.
487,130
Khoản 4. Hồ sơ khám giám định phúc quyết do đối tượng không đồng ý với kết quả khám giám định lần đầu bao gồm: a) Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết của Hội đồng GĐYK tỉnh đã khám giám định cho đối tượng do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng, văn bản ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK và đề nghị khám giám định phúc quyết (kèm theo văn bản đề nghị khám giám định của đối tượng). b) Hồ sơ GĐYK (bản sao) theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và bản sao Biên bản GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng.
621,691
Điều 41. : Phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội tham dự.. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội; nếu Chủ tịch Quốc hội vắng mặt thì một Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch Quốc hội uỷ nhiệm chủ toạ phiên họp. Thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp, nếu vì lý do đặc biệt không thể tham gia thì phải báo cáo Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Uỷ ban của Quốc hội được mời tham dự các phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội và Uỷ viên hoạt động chuyên trách tại Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội được mời tham dự phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội bàn về những nội dung thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách. Đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan được mời tham dự phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội khi bàn về những nội dung có liên quan.
621,707
Điều 56. : Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội và phát biểu ý kiến về các vấn đề thuộc chương trình làm việc của phiên họp.. Sáu tháng một lần, Chủ tịch Quốc hội làm việc với Chủ tịch nước để phối hợp công tác trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
505,191
Khoản 1. Thành phần tham dự phiên họp bao gồm: a) Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trường hợp không tham dự phiên họp thì phải được sự đồng ý của Chủ tịch Quốc hội. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội vắng mặt được cử cấp phó tham dự phiên họp. Người dự họp thay được trình bày ý kiến của Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo ủy nhiệm; được phát biểu ý kiến cá nhân khi Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành nội dung phiên họp đồng ý nhưng không có quyền biểu quyết; b) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân trình và cơ quan thẩm tra, cơ quan chuẩn bị ý kiến có trách nhiệm tham dự phiên họp về nội dung phụ trách; c) Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; d) Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước được mời tham dự các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đ) Đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan được mời tham dự phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi bàn về những nội dung có liên quan có trách nhiệm dự họp hoặc cử người có thẩm quyền dự họp; trường hợp không dự họp được thì phải thông báo bằng văn bản đến Tổng Thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội; e) Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, đại diện lãnh đạo cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội được mời tham dự các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; g) Ủy viên Thường trực, Ủy viên Chuyên trách của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về những nội dung thuộc lĩnh vực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.
134,978
"Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước."
621,680
Điều 33. : 1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận, góp ý kiến về dự án luật, dự án pháp lệnh hoặc về những vấn đề khác. Đại biểu Quốc hội không hoạt động chuyên trách có thể được mời tham dự Hội nghị này. 2. Trong việc tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a) Triệu tập và chủ trì Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội chủ toạ các phiên họp của Hội nghị; tùy theo tính chất, nội dung dự án và vấn đề cần đưa ra thảo luận, góp ý kiến, Chủ tịch Quốc hội có thể phân công Phó Chủ tịch Quốc hội hoặc Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội chủ tọa phiên họp; b) Phân công thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan trình dự án, cơ quan chủ trì thẩm tra dự án chuẩn bị và báo cáo tại Hội nghị về những nội dung cần đưa ra thảo luận, góp ý kiến; c) Giao Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, cơ quan trình dự án, Văn phòng Quốc hội, Ban công tác lập pháp và các cơ quan hữu quan tổng hợp, nghiên cứu các ý kiến đóng góp tại Hội nghị để chỉnh lý dự thảo và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
72,516
Khách mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân 1. Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp; Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cấp huyện. 2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, đại diện các Ban của Hội đồng nhân dân được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan; Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan. 3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và các đại biểu khác được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân khi bàn về các vấn đề có liên quan.
465,025
Điều 21. Phiên họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức 1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp để thảo luận, xem xét nội dung thuộc chương trình kỳ họp Quốc hội. 2. Đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được mời tham dự phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 3. Việc tổ chức phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được thực hiện theo Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
621,693
Điều 43. : 1. Thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, đại biểu tham dự phiên họp phát biểu ý kiến về các nội dung của phiên họp theo sự điều hành của chủ toạ phiên họp. 2. Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân trình dự án, báo cáo tại phiên họp trình bày văn bản đã được chuẩn bị; khi cần thiết, chủ toạ phiên họp có thể yêu cầu báo cáo, giải trình thêm. 3. Đại biểu được mời tham dự phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể phát biểu ý kiến về các nội dung của phiên họp, nhưng không được biểu quyết.
505,182
Điều 9. Quan hệ công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chủ tịch nước 1. Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội và phát biểu ý kiến về các nội dung thuộc chương trình phiên họp. 2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét lại nội dung của pháp lệnh đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua theo đề nghị của Chủ tịch nước tại phiên họp gần nhất; phối hợp với Chủ tịch nước trong việc trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất khi Chủ tịch nước không nhất trí với quyết định xem xét lại của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 3. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội làm việc với Chủ tịch nước về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
76,962
"Điều 128. Tạm đình chỉ công việc [...] 2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. [...]"
636,757
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. 3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. 4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
562,413
Khoản 2. Đối với vụ việc tạm đình chỉ công việc của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động mà người lao động bị tạm đình chỉ công việc là thành viên có thể trao đổi bằng văn bản hoặc thông qua trao đổi trực tiếp giữa đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và đại diện đối thoại của tổ chức đại diện người lao động.
131,237
"Điều 128. Tạm đình chỉ công việc [...] 3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. 4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc."
50,411
Thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác Thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác là 90 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.
473,914
Điều 44. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm có: 1- Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động; 2- Buộc người sử dụng lao động tạm ứng: tiền lương, tiền bồi thường, trợ cấp do tại nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; 3- Cấm hoặc buộc đương sự, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện những hành vi nhất định nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án lao động hoặc để bảo đảm cho việc thi hành án.
49,967
"Điều 54. Tạm đình chỉ công tác 1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ. 2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ."
50,406
1. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người giữ chức vụ quản lý do mình bổ nhiệm. 2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với viên chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
85,464
Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý .... 3. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bố trí công tác phù hợp; công chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp công chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
606,374
Điều 55. Miễn nhiệm đối với viên chức quản lý 1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau: a) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; b) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế; c) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm; d) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ; đ) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật. 2. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với viên chức quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ; b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với viên chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định. 3. Viên chức quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bố trí công tác phù hợp; viên chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp viên chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật. 4. Hồ sơ xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý thực hiện như quy định tại khoản 5 Điều 54 Nghị định này.
449,167
d) Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật y trưởng khoa; đ) Tham gia đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, hộ lý trợ giúp chăm sóc có thành tích hoặc vi phạm theo quy định. 4. Đào tạo, nghiên cứu khoa học: a) Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện; b) Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện; c) Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo nâng cao năng lực hoạt động điều dưỡng cho tuyến dưới; d) Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định; đ) Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo; e) Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. 5. Tham gia đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất liên quan đến hoạt động điều dưỡng, giám sát chất lượng và kiểm tra việc sử dụng, bảo quản theo quy định. 6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân công. Điều 11. Nhiệm vụ của trưởng phòng điều dưỡng 1. Thực hiện các nhiệm vụ chung của trưởng phòng. 2. Tham mưu cho giám đốc bệnh viện về hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện. 3. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của phòng điều dưỡng và định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo theo quy định. 4. Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm thực hiện đúng quy định về các hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện. 5. Tổ chức và chủ trì các cuộc họp điều dưỡng trưởng định kỳ và đột xuất. 6. Phối hợp các khoa, phòng liên quan trình giám đốc điều động tạm thời điều dưỡng, hộ lý trợ giúp chăm sóc khi cần theo quy định của bệnh viện để kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh. 7. Tham gia hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, các hội đồng khác theo quy định và sự phân công của giám đốc bệnh viện. 8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của giám đốc bệnh viện. Điều 12. Nhiệm vụ của điều dưỡng trong phòng điều dưỡng 1. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phù hợp theo sự phân công của trưởng phòng điều dưỡng. 2. Tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc điều dưỡng quy định tại Thông tư này tại các đơn vị được phân công. 3. Tham gia quản lý nhân sự, đào tạo, nghiên cứu khoa học và cải tiến chất lượng chăm sóc điều dưỡng theo sự phân công. 4. Tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của bệnh viện. 5. Tham gia các hội đồng, mạng lưới hoạt động trong bệnh viện theo sự phân công.
449,169
1. Chịu trách nhiệm trước giám đốc bệnh viện về các hoạt động điều dưỡng tại khoa. 2. Phối hợp với phòng điều dưỡng tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng tại khoa. Điều 16. Nhiệm vụ của trưởng các khoa khác 1. Trưởng khoa dược: tổ chức cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, chất lượng thuốc thực hiện cho người bệnh theo chỉ định tại khoa lâm sàng, khoa khám bệnh; tư vấn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát điều dưỡng thực hiện việc quản lý và sử dụng thuốc cho người bệnh tại các khoa, phòng. 2. Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: tổ chức và giám sát thực hiện các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn liên quan đến hoạt động chăm sóc người bệnh trong bệnh viện; cung cấp dụng cụ, đồ vải, vật tư đúng quy định cho hoạt động chăm sóc người bệnh và thu gom dụng cụ, đồ vải đã qua sử dụng tại khoa lâm sàng. 3. Trưởng khoa dinh dưỡng: tổ chức tiếp nhận đề xuất và cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng người bệnh; hỗ trợ, theo dõi, giám sát việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tại các khoa lâm sàng; cải tiến chất lượng chế độ dinh dưỡng của người bệnh phù hợp trên cơ sở đánh giá, đề xuất của người bệnh. Điều 17. Nhiệm vụ của các trưởng phòng chức năng 1. Trưởng phòng tổ chức cán bộ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tuyển dụng điều dưỡng và hộ lý trợ giúp chăm sóc trên cơ sở tham khảo đề xuất của phòng điều dưỡng; phối hợp với phòng điều dưỡng điều động điều dưỡng và hộ lý trợ giúp chăm sóc giữa các khoa để bảo đảm yêu cầu chăm sóc người bệnh. 2. Trưởng phòng quản lý chất lượng có nhiệm vụ phối hợp với phòng điều dưỡng xây dựng tiêu chí, thực hiện đánh giá và cải tiến chất lượng chăm sóc điều dưỡng dựa trên kết quả đánh giá. 3. Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp có nhiệm vụ phối hợp với phòng điều dưỡng xây dựng các quy định, quy trình chuyên môn liên quan hoạt động chăm sóc điều dưỡng; phối hợp kiểm tra, giám sát chất lượng chăm sóc điều dưỡng. 4. Trưởng phòng vật tư - thiết bị y tế có nhiệm vụ bảo đảm cung cấp, sửa chữa kịp thời phương tiện, thiết bị, vật tư tiêu hao phục vụ chăm sóc trên cơ sở tham khảo đề xuất của phòng điều dưỡng và các đơn vị liên quan. 5. Trưởng phòng hành chính - quản trị có nhiệm vụ sửa chữa kịp thời cơ sở hạ tầng, phương tiện phục vụ chăm sóc điều dưỡng. 6. Trưởng phòng công tác xã hội có nhiệm vụ hỗ trợ công tác tiếp đón; hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, vào viện, chuyển khoa, chuyển viện và ra viện; phối hợp với khoa lâm sàng phát hiện sớm và hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn. 7. Trưởng phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện các thủ tục thanh quyết toán vào viện, ra viện cho người bệnh. 8. Trưởng phòng công nghệ thông tin có nhiệm vụ thiết kế, hỗ trợ việc xây dựng và ứng dụng phần mềm trong các hoạt động điều dưỡng; quản lý người bệnh; bệnh án điện tử và sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế và các hoạt động liên quan đến chăm sóc khác. Điều 18. Nhiệm vụ của bác sỹ điều trị 1. Phối hợp chặt chẽ với điều dưỡng của khoa trong việc khám, nhận định, phân cấp chăm sóc cho từng người bệnh. 2. Phối hợp với điều dưỡng trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc và các hoạt động điều dưỡng theo quy định.
13,063
1. Cán bộ, công chức, viên chức khi được xem xét quy hoạch chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo hướng dẫn quy hoạch của Đảng, nhà nước và các tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều 3 Thông tư này. Cán bộ, công chức, viên chức khi được xem xét bổ nhiệm chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này. 2. Căn cứ các tiêu chuẩn quy định tại văn bản này, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, phòng giáo dục và đào tạo thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng. 3. Thông tư này không áp dụng đối với nữ từ đủ 50 tuổi trở lên và nam từ đủ 55 tuổi trở lên đang giữ chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng. Đối với trưởng phòng, phó trưởng phòng nữ dưới 50 tuổi hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng nam dưới 55 tuổi chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thì trong thời gian nhiệm kỳ bổ nhiệm phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này.
58,020
Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng 1. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với công chức, viên chức. Kết quả đánh giá của các năm trước năm 2021 được tính liên tục để áp dụng các quy định có liên quan đối với công chức, viên chức. 2. Công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị có thẩm quyền giải quyết cho thôi việc trừ các trường hợp không giải quyết cho thôi việc theo quy định của pháp luật. 3. Viên chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trừ các trường hợp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật. 4. Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định miễn nhiệm và cho thôi việc theo quy định. ...
614,444
Khoản 3. Trưởng phòng, phó trưởng phòng phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau đây: a) Có phẩm chất, đạo đức tốt; b) Có ít nhất 02 năm làm công tác quản lý hoặc giảng dạy và có năng lực quản lý; c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của phòng. Riêng trưởng phòng quản lý đào tạo, khoa học và công nghệ phải có trình độ thạc sỹ trở lên; d) Có đủ sức khỏe; đ) Trưởng phòng, phó trưởng phòng của trường cao đẳng công lập bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức.
590,537
Khoản 2. Số cuộc họp HĐT & ĐT đã được tổ chức trong năm trước? 2. Chất lượng kê đơn: a) Tỷ lệ người bệnh được điều trị phù hợp với hướng dẫn điều trị? b) Tỷ lệ các thuốc đã điều trị phù hợp với các tiêu chí đánh giá trong điều tra sử dụng thuốc?
111,767
Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng ... 5. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại. 6. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn. 7. Trong 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, công chức, viên chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý thì thực hiện tinh giản biên chế trừ các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật.
72,890
Xếp loại chất lượng công chức 1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng theo các mức như sau: a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ; c) Hoàn thành nhiệm vụ; d) Không hoàn thành nhiệm vụ. 2. Kết quả xếp loại chất lượng công chức được lưu vào hồ sơ công chức, thông báo đến công chức được đánh giá và được thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác. 3. Việc xử lý công chức không hoàn thành nhiệm vụ được quy định như sau: a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc đối với công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; b) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại; c) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn. Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.
448,230
Khoản 3. Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho ngươi có quyền sử dụng đất.
189,606
“Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật này.”.
58,451
1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
204,755
Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất 1. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật này.
554,162
Khoản 4. Nhà, đất được phê duyệt phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau 24 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện mà không được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi (đối với nhà, đất thuộc trung ương quản lý hoặc thuộc địa phương khác quản lý); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi (đối với nhà, đất thuộc địa phương quản lý) để quản lý, xử lý theo quy định.
7,833
1. Trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà tài sản đó đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 41 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật đất đai hoặc trình hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền cấp mới Giấy chứng nhận cho tài sản đã hình thành. Sau khi Giấy chứng nhận được xác nhận thay đổi hoặc được cấp mới thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký thế chấp và thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính, Giấy chứng nhận, Phiếu yêu cầu và trả kết quả đăng ký. Trong trường hợp này, thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thế chấp không bao gồm thời gian thực hiện thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận hoặc cấp mới Giấy chứng nhận cho tài sản đã hình thành. Trường hợp tài sản không đủ điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật, thì Văn phòng đăng ký đất đai không thực hiện việc đăng ký thế chấp và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký. 2. Trường hợp quyền sử dụng đất đã được đăng ký thế chấp trước khi tài sản gắn liền với đất được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận thì việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất vẫn có hiệu lực, khi thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên Giấy chứng nhận, Văn phòng đăng ký đất đai không yêu cầu các bên phải xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất.
71,203
Thông báo thu hồi đất, thành phần Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, kinh phí cưỡng chế thu hồi đất, giải quyết khiếu kiện phát sinh từ việc cưỡng chế thu hồi đất .... 6. Người có đất thu hồi, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại về việc thu hồi đất theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng cưỡng chế nếu việc cưỡng chế chưa hoàn thành; hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có). Đối với trường hợp việc thu hồi đất có liên quan đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác trong việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật khác có liên quan thì Nhà nước tiến hành thu hồi đất, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định mà không phải chờ cho đến khi giải quyết xong quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng đất giữa người có đất thu hồi và tổ chức, cá nhân đó theo quy định của pháp luật có liên quan.
58,452
"1. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."