query
stringlengths 12
273
| context
stringlengths 4
253k
| label
int64 0
1
|
---|---|---|
Hết thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không? | "Điều 13. Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự." | 1 |
Hết thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không? | 3. Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 15 của Luật này.
Điều 17. Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung; khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập; tạm vắng; đăng ký miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến
1. Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung: Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự phải đăng ký bổ sung tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập:
a) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký chuyển đến;
b) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự được gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục; sau khi thôi học phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.
3. Đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng: Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên phải đến nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng; khi trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn 10 ngày làm việc phải đăng ký lại.
4. Công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến được đăng ký theo quy định của Chính phủ.
Điều 18. Đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị
1. Công dân nam quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 của Luật này.
2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này.
3. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ;
b) Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân và thôi phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển;
c) Công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
Điều 19. Đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp sau đây:
a) Chết;
b) Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị;
c) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 hoặc Điều 14 của Luật này.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có xác nhận của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có công dân quy định tại khoản 1 Điều này phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định. | 0 |
Hết thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không? | "Điều 17. Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung; khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập; tạm vắng; đăng ký miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến
1. Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung:
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự phải đăng ký bổ sung tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập:
a) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký chuyển đến;
b) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự được gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục; sau khi thôi học phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.
3. Đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng:
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên phải đến nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng; khi trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn 10 ngày làm việc phải đăng ký lại.
4. Công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến được đăng ký theo quy định của Chính phủ. | 0 |
Hết thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không? | Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
...
2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. | 0 |
Hết thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không? | 2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) thuộc Sở theo quy định của pháp luật;
b) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở.
3. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
4. Về quy hoạch, kế hoạch
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch tỉnh; kế hoạch, chính sách, giải pháp, bố trí nguồn lực thực hiện và đánh giá thực hiện quy hoạch tỉnh; tổ chức lấy ý kiến, tổ chức công bố quy hoạch tỉnh; cung cấp dữ liệu có liên quan thuộc phạm vi quản lý của địa phương để cập nhật vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch; rà soát, đề xuất chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh; báo cáo về hoạt động quy hoạch trên địa bàn tỉnh hằng năm; quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
b) Xây dựng, đánh giá, quản lý, lưu trữ, công bố, cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin, cơ sở dữ liệu về quy hoạch;
c) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh đề xuất nội dung tích hợp vào quy hoạch tỉnh; giám sát quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Về đầu tư phát triển, đầu tư theo phương thức đối tác công tư
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và dự kiến bố trí mức vốn đầu tư công cho từng nhiệm vụ, chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công do tỉnh quản lý;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách và quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, việc tuân thủ kế hoạch đầu tư công;
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan thực hiện giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
đ) Làm đầu mối ứng dụng và triển khai Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công trong hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư công tại địa phương;
e) Làm thường trực Hội đồng thẩm định cấp cơ sở dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; đầu mối tiếp nhận, thẩm định các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong trường hợp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; | 0 |
Hết thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không? | 1. Những người có thẩm quyền của Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Những người có thẩm quyền của lực lượng Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 13, Điều 17, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 24 theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Những người có thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 22, Điều 23 và Điều 24 theo thẩm quyền quy định tại Điều 31 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Những người có thẩm quyền của lực lượng Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 23, Điều 24 theo thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Những người có thẩm quyền của lực lượng Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 22 và Điều 23 theo thẩm quyền quy định tại Điều 33 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. | 0 |
Hết thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không? | Khoản 3. Việc lập, công bố danh sách tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính tại địa phương thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:
a) Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp lập danh sách tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để biết và gửi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Trường hợp có sự thay đổi thông tin liên quan đến tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã công bố thì Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh danh sách và thông báo cho Bộ Tư pháp để biết và gửi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. | 0 |
Hết thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không? | Khoản 1. Khi công bố dịch bệnh động vật, người có thẩm quyền công bố dịch chỉ đạo tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Xác định giới hạn vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; đặt biển báo, chốt kiểm soát, hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua vùng có dịch;
b) Cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật mắc bệnh hoặc chết; hạn chế người ra vào vùng có dịch; thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho động vật theo quy định;
c) Cấm giết mổ, đưa vào, mang ra hoặc lưu thông trong vùng có dịch động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm động vật của chúng, trừ trường hợp được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Khẩn cấp tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố trong vùng có dịch; chữa bệnh, giết mổ bắt buộc động vật hoặc tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
đ) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi, nơi chăn thả động vật mắc bệnh, phương tiện, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, chất thải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. | 0 |
Đoàn đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc có những trách nhiệm và quyền hạn như thế nào? | 1. Trách nhiệm của Đoàn đánh giá:
a) Đánh giá toàn bộ hoạt động của cơ sở sản xuất theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP tương ứng quy định tại Điều 3 Thông tư này, phiên bản cập nhật nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP và các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn có liên quan; ghi nhận cụ thể nội dung đánh giá, tồn tại phát hiện được, lập biên bản đánh giá và Báo cáo đánh giá GMP;
b) Báo cáo kết quả đánh giá hoặc giải trình về báo cáo kết quả đánh giá GMP trong trường hợp cơ sở sản xuất có ý kiến không thống nhất với nội dung Báo cáo đánh giá GMP;
c) Bảo mật toàn bộ thông tin liên quan về nội dung đánh giá và toàn bộ thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, kiểm tra chất lượng, bảo quản, phân phối thuốc (các quy trình sản xuất, kiểm nghiệm, vệ sinh, các bí mật công nghệ...), trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ sở sản xuất hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác thanh tra, điều tra.
2. Quyền hạn của Đoàn đánh giá:
a) Kiểm tra toàn bộ khu vực, nhà xưởng thuộc cơ sở sản xuất, và có quyền đề nghị kiểm tra khu vực khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Riêng đối với sản xuất vị thuốc cổ truyền thì kiểm tra thêm các quy trình chế biến, sản xuất vị thuốc cổ truyền của cơ sở dự kiến sản xuất.
b) Yêu cầu cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng, sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Thực hiện việc thu thập hồ sơ tài liệu, bằng chứng chứng minh (sao chụp tài liệu, chụp ảnh, quay video...) về tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá;
d) Lấy mẫu thuốc, bán thành phẩm, dược liệu và nguyên liệu làm thuốc để gửi kiểm tra chất lượng theo quy định pháp luật;
đ) Lập biên bản, yêu cầu cơ sở sản xuất tạm dừng hoạt động một, một số hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất liên quan đến vi phạm. Nếu trong quá trình đánh giá, Đoàn đánh giá phát hiện cơ sở sản xuất có vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng một hoặc nhiều sản phẩm thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. | 1 |
Đoàn đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc có những trách nhiệm và quyền hạn như thế nào? | 1. Việc đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra việc duy trì đáp ứng GSP của các cơ sở bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược quy định tại Điều 14 và Điều 15 Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Xử lý kết quả kiểm tra đánh giá đột xuất cơ sở bảo quản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được thực hiện như sau:
a) Trường hợp kết quả kiểm tra đánh giá kết luận cơ sở bảo quản tuân thủ GSP ở mức độ 1 theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư này thì được tiếp tục hoạt động;
b) Trường hợp kết quả kiểm tra đánh giá kết luận cơ sở bảo quản tuân thủ GSP ở mức độ 2 theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư này thì cơ quan tiến hành kiểm tra, đánh giá có văn bản yêu cầu cơ sở bảo quản tiến hành khắc phục, sửa chữa tồn tại và gửi báo cáo khắc phục về cơ quan tiến hành kiểm tra, đánh giá;
c) Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá kết luận cơ sở bảo quản tuân thủ GSP ở mức độ 3 theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7 Thông tư này thì cơ quan tiến hành kiểm tra, đánh giá quyết định tạm ngừng hoạt động bảo quản đối với phạm vi hoạt động bảo quản không đáp ứng cho đến khi cơ sở bảo quản tiến hành khắc phục, sửa chữa tồn tại đạt yêu cầu.
d) Trường hợp mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Đoàn kiểm tra, đánh giá lấy trong quá trình kiểm tra, đánh giá, bị kết luận vi phạm chất lượng do cơ sở không tuân thủ đáp ứng GSP, cơ quan tiếp nhận tiến hành xử lý thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định hiện hành về quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Người đứng đầu cơ sở bảo quản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm này. | 0 |
Đoàn đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc có những trách nhiệm và quyền hạn như thế nào? | 1. Quy trình đánh giá:
a) Bước 1. Đoàn đánh giá công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá, mục đích, nội dung và kế hoạch đánh giá dự kiến tại cơ sở bán lẻ thuốc;
b) Bước 2. Cơ sở bán lẻ thuốc trình bày tóm tắt về tổ chức, nhân sự và hoạt động triển khai, áp dụng GPP hoặc nội dung cụ thể theo nội dung của đợt đánh giá;
c) Bước 3. Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế việc triển khai áp dụng GPP tại cơ sở bán lẻ thuốc theo từng nội dung cụ thể;
d) Bước 4. Đoàn đánh giá họp với cơ sở bán lẻ thuốc để thông báo về tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá (nếu có); đánh giá mức độ của từng tồn tại; thảo luận với cơ sở bán lẻ thuốc trong trường hợp cơ sở bán lẻ thuốc không thống nhất với đánh giá của Đoàn đánh giá đối với từng tồn tại; đánh giá phân loại đáp ứng GPP của cơ sở bán lẻ thuốc;
đ) Bước 5. Lập và ký biên bản:
Đoàn đánh giá có trách nhiệm lập Biên bản đánh giá GPP theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này; biên bản phải phân loại mức độ đáp ứng GPP của cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và liệt kê, phân tích các tồn tại mà cơ sở bán lẻ thuốc cần khắc phục sửa chữa (nếu có); đối chiếu điều khoản quy định kèm theo Danh mục kiểm tra đã chấm điểm tương ứng với loại hình của cơ sở bán lẻ thuốc, các nội dung thống nhất và chưa thống nhất giữa Đoàn đánh giá và cơ sở bán lẻ thuốc.
Biên bản đánh giá GPP được Lãnh đạo cơ sở bán lẻ thuốc cùng Trưởng Đoàn đánh giá ký xác nhận. Biên bản đánh giá phải thể hiện được thành phần Đoàn đánh giá, địa điểm, thời gian, phạm vi đánh giá và được lập thành 03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở bán lẻ thuốc, 02 bản lưu tại Sở Y tế.
2. Nguyên tắc chấm điểm:
a) Điểm chuẩn của từng tiêu chí được quy định trong Danh mục kiểm tra tại Phụ lục II 2a, 2b, 2c kèm theo Thông tư này theo nguyên tắc chấm từng bước. Điểm chấm cho từng tiêu chí phải là điểm tối đa, không cho điểm trung gian. Điểm cộng được áp dụng nếu cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện cao hơn quy định tối thiểu. Điểm trừ nếu cơ sở bán lẻ thuốc có thực hiện tiêu chí nhưng còn có nhiều tồn tại;
b) Đối với cơ sở bán lẻ thuốc đang hoạt động, việc đánh giá, chấm điểm được tính trên hoạt động thực tế tại cơ sở bán lẻ thuốc;
c) Đối với cơ sở bán lẻ thuốc mới thành lập, chưa hoạt động:
- Các tiêu chí triển khai trước khi hoạt động: chấm điểm trên kết quả triển khai thực tế;
- Các tiêu chí được triển khai sau khi cơ sở bán lẻ thuốc đã đi vào hoạt động: chấm điểm dựa trên hồ sơ, quy trình thao tác chuẩn, biểu mẫu để triển khai hoạt động và việc đánh giá nhân viên cơ sở bán lẻ thuốc về việc nắm được và thực hành đúng các quy định có liên quan theo bản mô tả công việc.
Tổng điểm để tính phân loại đáp ứng của cơ sở bán lẻ thuốc không tính đối với các tiêu chí cơ sở bán lẻ thuốc không hoạt động (cơ sở bán lẻ thuốc không thực hiện việc pha chế theo đơn, cơ sở bán lẻ thuốc không có kho bảo quản).
3. Phân loại đáp ứng GPP:
a) Cơ sở bán lẻ thuốc đáp ứng GPP: Cơ sở bán lẻ thuốc không mắc lỗi nào thuộc điểm không chấp nhận và đạt 90% trên tổng điểm trở lên;
b) Cơ sở bán lẻ thuốc phải báo cáo khắc phục: Cơ sở bán lẻ thuốc không mắc lỗi nào thuộc điểm không chấp nhận và đạt từ 80% đến dưới 90% trên tổng điểm;
c) Cơ sở bán lẻ thuốc không đáp ứng: Cơ sở bán lẻ thuốc mắc từ 01 lỗi thuộc điểm không chấp nhận trở lên hoặc chỉ đạt dưới 80% trên tổng điểm. | 0 |
Đoàn đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc có những trách nhiệm và quyền hạn như thế nào? | 1. Nguyên tắc sử dụng tài liệu GMP trong đánh giá việc đáp ứng GMP:
a) Tài liệu nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP được cơ sở sản xuất công bố áp dụng và ghi trên Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
b) Tài liệu nguyên tắc, tiêu chuẩn EU - GMP hoặc PIC/S - GMP hoặc tài liệu GMP quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này đối với trường hợp cơ sở sản xuất đã được cơ quan quản lý dược SRA đánh giá, chứng nhận đáp ứng GMP và đề nghị công bố cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn GMP này.
c) Tài liệu nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO - GMP hoặc tài liệu GMP được quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, và 6 Điều 4 Thông tư này tương ứng với hoạt động sản xuất đối với trường hợp cơ sở sản xuất không ghi rõ nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP áp dụng trong Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
2. Quy trình đánh giá:
a) Bước 1. Đoàn đánh giá công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá, mục đích, nội dung và kế hoạch đánh giá tại cơ sở sản xuất;
b) Bước 2. Cơ sở sản xuất trình bày tóm tắt về tổ chức, nhân sự và hoạt động triển khai, áp dụng GMP hoặc nội dung cụ thể theo nội dung của đợt đánh giá;
c) Bước 3. Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế việc triển khai áp dụng GMP tại cơ sở sản xuất theo từng nội dung cụ thể. Trường hợp cơ sở thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình sản xuất thì nội dung đánh giá chỉ bao gồm các yêu cầu tương ứng với một hoặc một số công đoạn sản xuất mà cơ sở thực hiện;
d) Bước 4. Đoàn đánh giá họp với cơ sở sản xuất để thông báo về tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá (nếu có); đánh giá mức độ của từng tồn tại; thảo luận với cơ sở sản xuất trong trường hợp cơ sở sản xuất không thống nhất với đánh giá của Đoàn đánh giá đối với từng tồn tại hoặc về mức độ đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP của cơ sở sản xuất;
đ) Bước 5. Lập và ký biên bản đánh giá:
Ngay sau khi hoàn thành việc đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất, Đoàn đánh giá lập biên bản đánh giá theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản đánh giá phải thể hiện thành phần Đoàn đánh giá, thành phần của cơ sở sản xuất, địa điểm, thời gian, phạm vi đánh giá, vấn đề chưa thống nhất giữa Đoàn đánh giá và cơ sở sản xuất (nếu có). Lãnh đạo cơ sở sản xuất và Trưởng Đoàn đánh giá ký xác nhận vào biên bản đánh giá. Biên bản được làm thành 03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở sản xuất, 02 bản lưu tại Cơ quan tiếp nhận.
e) Bước 6. Hoàn thiện Báo cáo đánh giá:
Đoàn đánh giá có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá GMP theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này, liệt kê và phân tích, phân loại mức độ tồn tại mà cơ sở sản xuất cần khắc phục, sửa chữa; tham chiếu điều khoản quy định tương ứng của văn bản pháp luật và nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP, đánh giá mức độ tuân thủ GMP của cơ sở sản xuất. Việc phân loại mức độ tồn tại và đánh giá mức độ tuân thủ GMP của cơ sở sản xuất (cụ thể theo từng dây chuyền sản xuất) quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Mức độ tuân thủ GMP:
Mức độ tuân thủ GMP của cơ sở sản xuất quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các mức độ sau đây:
a) Cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 1;
b) Cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 2;
c) Cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 3;
d) Cơ sở sản xuất tuân thủ GMP ở mức độ 4. | 0 |
Đoàn đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc có những trách nhiệm và quyền hạn như thế nào? | Điều 79. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể về tiêu chuẩn kết quả cần đạt được, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó. | 0 |
Đoàn đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc có những trách nhiệm và quyền hạn như thế nào? | Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
6.2 Phát hiện bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm
...
6.2.3.5 Đọc kết quả
Điều kiện phản ứng được công nhận: Mẫu đối chứng âm phải cho kết quả âm tính (không có giá trị Ct). Mẫu đối chứng dương phải cho kết quả dương tính và có giá trị Ct dao động trong khoảng ± 2 Ct của mẫu đã được chuẩn độ trước đó.
Với điều kiện như trên, mẫu có giá trị Ct < 35 được coi là dương tính. Mẫu không có giá trị Ct là âm tính. Mẫu có giá trị 35 ≤ Ct ≤ 40 được coi là nghi ngờ.
Với những mẫu nghi ngờ cần được thực hiện lại xét nghiệm hoặc sử dụng phương pháp xét nghiệm khác để khẳng định kết quả. | 0 |
Đoàn đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc có những trách nhiệm và quyền hạn như thế nào? | (27) Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, quỹ đầu tư sau khi trừ đi các khoản từ mục (24) đến mục (26), vượt mức 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng Lấy phần chênh lệch dương giữa: (i) Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư trong khoản mục Góp vốn, đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất, sau khi trừ đi các khoản từ mục (24) đến mục (26); và (ii) 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng (C) VỐN TỰ CÓ HỢP NHẤT (C) = (A) + (B) - (23) - (24) - (25) - (26) - (27) B. Cấu phần và cách xác định để tính vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ vào các cấu phần quy định dưới đây, quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khoản mục tài sản của mình để xác định Vốn tự có cho phù hợp. Mục Cấu phần Cách xác định Vốn cấp 1 (A) = (A1) - (A2) Cấu phần Vốn cấp 1 (A1) = ∑1 ÷ 5b (1) Vốn đã được cấp Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ trên Bảng cân đối kế toán. Đối với ngân hàng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì Vốn điều lệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn và Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng. (2) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. (3) Quỹ đầu tư phát triển Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. (4) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định Lấy số liệu tại khoản mục Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán. (5) Lợi nhuận chưa phân phối Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối trên Bảng cân đối kế toán. (5a) Chênh lệch tỷ giá hối đoái Lấy số liệu Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thuộc khoản mục Vốn Chủ sở hữu được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam. (5b) Quỹ dự phòng tài chính Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. Các khoản phải giảm trừ khỏi Vốn cấp 1 (A2) = (6) + (7) (6) Lỗ lũy kế Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn. (7) Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác Lấy số dư các khoản cho vay để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác. VỐN CẤP 2 (B) = B1 - B2 - (13) Giá trị vốn cấp 2 tối đa bẳng vốn cấp 1. | 0 |
Đoàn đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc có những trách nhiệm và quyền hạn như thế nào? | Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Am hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành, lĩnh vực công tác; nắm vững hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước, chế độ công vụ, công chức và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;
b) Có năng lực nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, chương trình hành động; năng lực tham mưu hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách gắn với chuyên môn nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương nơi công tác;
c) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương;
d) Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực trong nước và thế giới; có khả năng tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
đ) Có kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ xây dựng và triển khai dự án, đề án, chương trình liên quan đến công tác quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương nơi công tác;
e) Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trong ngành, lĩnh vực hoặc địa phương;
g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. | 0 |
Giáo viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp được quản lý như thế nào? | Quản lý giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học
Các trường thực hiện quản lý đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh như giáo viên, giảng viên môn học khác. Giảng viên, giáo viên giảng dạy môn học là sĩ quan quân đội, công an biệt phái do cơ quan, đơn vị biệt phái sĩ quan và các trường quản lý theo quy định của Chính phủ về biệt phái sĩ quan quân đội, công an. | 1 |
Giáo viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp được quản lý như thế nào? | 1. Giáo viên, giảng viên GDQP-AN là người làm nhiệm vụ giảng dạy, phải có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; có tinh thần trách nhiệm của người thầy, người cán bộ quản lý giáo dục và người chỉ huy; có trình độ chuyên môn được đào tạo theo quy định hiện hành.
2. Giáo viên giảng dạy tại các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học trung học phổ thông; trường trung cấp chuyên nghiệp phải được đào tạo chuyên ngành GDQP-AN trình độ đại học, hoặc cử nhân sư phạm có chứng chỉ giáo viên GDQP-AN; cử nhân sư phạm giáo dục quốc phòng ghép môn.
3. Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng; trung tâm GDQP-AN phải được đào tạo chuyên ngành GDQP-AN trình độ đại học trở lên hoặc giảng viên là sĩ quan Quân đội biệt phái có trình độ đại học trở lên, đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. | 0 |
Giáo viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp được quản lý như thế nào? | "1. Thông tư liên tịch này quy định chế độ bồi dưỡng giờ giảng; chế độ trang phục; định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với cán bộ quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh (giáo dục quốc phòng và an ninh).
2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh chuyên trách, thỉnh giảng; cán bộ quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh; sĩ quan quân đội, sĩ quan công an biệt phái trong các trường công lập bao gồm: trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học, đại học, học viện; trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc cơ sở giáo dục đại học." | 0 |
Giáo viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp được quản lý như thế nào? | Tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần)
...
2. Mỗi chuyên đề (học phần) do 02 giảng viên đảm nhiệm (01 giảng viên phân công dạy chính, 01 giảng viên dự phòng, cùng chấm bài). Nội dung giảng dạy theo đề cương chi tiết và tài liệu do cấp có thẩm quyền ban hành.
3. Bộ phận giáo vụ của Trung tâm chịu trách nhiệm giám sát việc giảng dạy theo kế hoạch, đề cương chi tiết, tài liệu giảng dạy đối với từng chuyên đề. | 0 |
Giáo viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp được quản lý như thế nào? | Khoản 2. Điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Cái Vồn và các xã Thuận An, Đông Bình để thành lập các phường thuộc thị xã Bình Minh:
a) Thành lập phường Cái Vồn thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở điều chỉnh 175,53 ha diện tích tự nhiên, 14.523 nhân khẩu của thị trấn Cái Vồn và 43,62 ha diện tích tự nhiên, 3.852 nhân khẩu của xã Thuận An. - Phường Cái Vồn có 219,15 ha diện tích tự nhiên và 18.375 nhân khẩu. - Địa giới hành chính phường Cái Vồn: Đông giáp phường Đông Thuận và xã Thuận An; Tây giáp phường Thành Phước; Nam giáp xã Mỹ Hoà; Bắc giáp phường Thành Phước và xã Thuận An.
b) Thành lập phường Thành Phước thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở 359,93 ha diện tích tự nhiên và 13.703 nhân khẩu còn lại của thị trấn Cái Vồn. - Phường Thành Phước có 359,93 ha diện tích tự nhiên và 13.703 nhân khẩu. - Địa giới hành chính phường Thành Phước: Đông giáp phường Cái Vồn; Tây giáp xã Thành Lợi, huyện Bình Tân và thành phố Cần Thơ; Nam giáp xã Mỹ Hòa; Bắc giáp xã Thuận An.
c) Thành lập phường Đông Thuận thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở điều chỉnh 394,16 ha diện tích tự nhiên và 8.729 nhân khẩu của xã Đông Bình. - Phường Đông Thuận có 394,16 ha diện tích tự nhiên và 8.729 nhân khẩu. - Địa giới hành chính phường Đông Thuận: Đông giáp xã Đông Bình; Tây giáp phường Cái Vồn và xã Mỹ Hòa; Nam giáp xã Đông Bình; Bắc giáp phường Cái Vồn và xã Thuận An. | 0 |
Giáo viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp được quản lý như thế nào? | Hình thức, thời điểm và thời gian công khai
1. Hình thức công khai
Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung phải công khai, các cơ sở giáo dục áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:
a) Niêm yết tại cơ sở giáo dục;
b) Thông báo tại hội nghị nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động của cơ sở giáo dục; thông báo tại đối thoại của cơ sở giáo dục;
c) Thông báo bằng văn bản gửi toàn thể nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động;
d) Thông báo cho trưởng các đơn vị trực thuộc và thuộc cơ sở giáo dục và yêu cầu đơn vị thông báo đến nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động làm việc trong các đơn vị đó;
đ) Thông báo bằng văn bản đến cấp ủy, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở giáo dục;
e) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục;
g) Các quy định liên quan đến việc học tập của người học phải được cơ sở giáo dục công khai theo các hình thức phù hợp với nội dung, phương thức, đối tượng, quy mô giáo dục, đào tạo.
2. Thời điểm và thời gian công khai
a) Đối với các những việc phải công khai cho nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động được biết: chậm nhất 03 ngày làm việc. Trường hợp đặc biệt không quá 05 ngày kể từ ngày văn bản có nội dung về các việc phải công khai được ban hành hoặc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan, đơn vị cấp trên, trừ những tài liệu mật theo quy định của pháp luật và trường hợp sử dụng hình thức thông báo tại hội nghị nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động. Đối với văn bản niêm yết tại trụ sở của cơ sở giáo dục thì phải thực hiện niêm yết ít nhất 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết;
b) Các quy định liên quan đến việc học tập của người học phải được cơ sở giáo dục công khai vào tháng 6 hằng năm, đảm bảo đầy đủ, chính xác và kịp thời trước khi khai giảng năm học mới hoặc khi có thay đổi nội dung liên quan.
3. Hình thức, thời điểm và thời gian công khai những nội dung khác thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. | 0 |
Giáo viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp được quản lý như thế nào? | Thông tư này hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng. | 0 |
Giáo viên giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp được quản lý như thế nào? | Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại quyết định giao thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, quyết định giao thực hiện tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc lưu trữ hồ sơ, tài liệu về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định giao nhiệm vụ thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;
đ) Buộc thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ đã cấp và chịu mọi chi phí liên quan đến việc thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này. | 0 |
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quốc hội như thế nào? | Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác.
2. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội bầu. Các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
3. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội giúp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng, Ủy ban trong thời gian Hội đồng, Ủy ban không họp.
Thường trực Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Hội đồng dân tộc. Thường trực Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Ủy ban của Quốc hội.
4. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thành lập các tiểu ban để nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng, Ủy ban. Trưởng tiểu ban phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban, các thành viên khác có thể không phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban hoặc không phải là đại biểu Quốc hội. | 1 |
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quốc hội như thế nào? | Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
...
3. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội giúp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng, Ủy ban trong thời gian Hội đồng, Ủy ban không họp.
Thường trực Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Hội đồng dân tộc. Thường trực Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Ủy ban của Quốc hội.
... | 0 |
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quốc hội như thế nào? | 1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội là cơ quan của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Các Ủy ban của Quốc hội gồm:
a) Ủy ban pháp luật;
b) Ủy ban tư pháp;
c) Ủy ban kinh tế;
d) Ủy ban tài chính, ngân sách;
đ) Ủy ban quốc phòng và an ninh;
e) Ủy ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
g) Ủy ban về các vấn đề xã hội;
h) Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường;
i) Ủy ban đối ngoại.
3. Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này. | 0 |
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quốc hội như thế nào? | "2. Các Ủy ban của Quốc hội gồm:
a) Ủy ban pháp luật;
b) Ủy ban tư pháp;
c) Ủy ban kinh tế;
d) Ủy ban tài chính, ngân sách;
đ) Ủy ban quốc phòng và an ninh;
e) Ủy ban văn hóa, giáo dục; (Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm b Khoản 16 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021)
g) Ủy ban xã hội; (Cụm từ này bị thay thế bởi Điểm c Khoản 16 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021)
h) Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường;
i) Ủy ban đối ngoại." | 0 |
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quốc hội như thế nào? | a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được thành lập theo quyết định của cấp bộ; cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở kinh doanh thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
13. Cơ sở kinh doanh chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi được cơ quan Công an cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy. | 0 |
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quốc hội như thế nào? | 1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện khoản 4, khoản 9, khoản 10, khoản 11 Điều 3 về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ; khoản 3, khoản 4 Điều 7 về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình quy định tại Nghị định 38/2007/NĐ-CP.
2. Thông tư này áp dụng đối với công dân nam là học sinh, sinh viên, học viên đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương (sau đây gọi chung là công dân) trong độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện xét tạm hoãn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân. | 0 |
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quốc hội như thế nào? | Đối với các thiết bị nhóm II (thiết bị truyền âm thanh): -Tín hiệu cần thiết vào máy thu thử nghiệm phải được xác lập ở tần số thu danh định, được điều chế bởi tần số âm thanh hình sin có tần số 1 000 Hz, độ sâu điều bằng 60 % mức điều chế đỉnh của hệ thống; Đối với máy phát nhóm III, nhà sản xuất phải quy định rõ loại điều chế thông thường. 2.3. Điều kiện đo kiểm 2.3.1. Quy định chung Thiết bị phải được đo kiểm trong điều kiện thông thường, tương ứng với các tiêu chuẩn sản phẩm và các tiêu chuẩn cơ bản của thiết bị, hoặc phải phù hợp với những thông tin được cung cấp kèm theo, trong đó nhà sản xuất công bố dải độ ẩm, nhiệt độ và nguồn điện sử dụng. Điều kiện đo kiểm phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm. Cấu hình đo kiểm và phương thức hoạt động của thiết bị phải thể hiện được phương thức dự định sử dụng (khai thác) và phải ghi lại trong báo cáo đo kiểm. Để đo kiểm bức xạ và miễn nhiễm phải sử dụng loại điều chế thông thường và cách thức bố trí tín hiệu đo phải tuân thủ các mục từ mục 2.3.1 đến mục 2.3.5. Nếu ăng ten của thiết bị được đo kiểm (EUT) là loại có thể tháo rời, thì phải đo EUT với ăng ten theo cách sử dụng thông thường, trừ khi có quy định riêng khác. Trong quy chuẩn này thiết bị SRD được phân chia thành 3 nhóm theo đặc tính kỹ thuật cơ bản của thiết bị (Bảng 1). Bảng 1 - Phân nhóm theo đặc tính kỹ thuật của thiết bị Nhóm Đặc tính kỹ thuật của thiết bị I Truyền các tin báo (tín hiệu số hoặc tương tự) II Truyền âm thanh (thoại hoặc âm nhạc) III Các loại thiết bị khác còn lại 2.3.2. Bố trí tín hiệu đo kiểm Tuân theo mục A.2 trong QCVN 18:2014/BTTTT. 2.3.2.2. Cách bố trí tín hiệu kiểm tra tại đầu ra của máy phát Tuân theo mục A.2.2 trong QCVN 18:2014/BTTTT. Nếu không có các quy định riêng cho từng loại thiết bị cụ thể, thì mức tín hiệu ra RF yêu cầu khi phát phải được xác lập ở mức công suất ra RF cực đại cho EUT đối với loại điều chế thông thường, như quy định trong mục 2.3.5. 2.3.2.3. Cách bố trí tín hiệu kiểm tra tại đầu vào của máy thu Tuân theo mục A.2.3 trong QCVN 18:2014/BTTTT. Tín hiệu RF cần thiết để ghép với máy thu phải được điều chế bằng tín hiệu điều chế thử nghiệm thông thường, như được quy định cho loại thiết bị thu (xem mục 2.3.5). Mức tín hiệu RF yêu cầu vào máy thu được chọn ở giá trị cao hơn nhiều so với mức ngưỡng độ nhạy thu, nhưng phải thấp hơn đặc tính quá tải của máy thu. 2.3.2.4. Cách bố trí tín hiệu kiểm tra tại đầu ra của máy thu Tuân theo mục A.2.4 trong QCVN 18:2014/BTTTT. 2.3.2.5. Bố trí thử nghiệm máy thu và phát cùng nhau (như một hệ thống) Tuân theo mục A.2.5 trong QCVN 18:2014/BTTTT. | 0 |
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quốc hội như thế nào? | Khoản 1. Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp nào thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp đó thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu khiếu nại thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011 thì cán bộ xử lý đơn phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và thông báo bằng văn bản về việc không thụ lý đơn cho người khiếu nại biết. | 0 |
Trên nhãn của táo tây quả tươi có bắt buộc phải có tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay không? | 4 Yêu cầu về dung sai
Cho phép dung sai về chất lượng và kích cỡ quả trong mỗi bao gói sản phẩm (hoặc mỗi lô hàng sản phẩm ở dạng rời) không đáp ứng các yêu cầu của mỗi hạng quy định.
4.1 Dung sai về chất lượng
4.1.1 Hạng “đặc biệt”
Cho phép 5 % số lượng hoặc khối lượng quýt quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng "đặc biệt", nhưng phải đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn dung sai cho phép của hạng đó.
4.1.2 Hạng I
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng quýt quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng I nhưng phải đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn dung sai cho phép của hạng đó.
4.1.3 Hạng II
Cho phép 15 % số lượng hoặc khối lượng quýt quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, trừ sản phẩm bị thối hoặc hư hỏng bất kỳ khác dẫn đến không thích hợp cho việc sử dụng.
4.2 Dung sai về kích cỡ
Đối với tất cả các hạng, cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng quýt quả tươi tương ứng với cỡ trên và/hoặc cỡ dưới liền kề chỉ rõ trên bao gói.
5 Yêu cầu về cách trình bày sản phẩm
5.1 Độ đồng đều
Lượng quýt quả tươi chứa trong mỗi bao gói (hoặc lô sản phẩm để rời) phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng giống, xuất xứ và/hoặc hạng thương mại, chất lượng và kích cỡ. Phần quan sát được của sản phẩm có trong bao gói (hoặc trong lô sản phẩm để rời) phải đại diện cho toàn bộ bao gói.
5.2 Bao gói
Quýt quả tươi phải được bao gói để bảo vệ sản phẩm một cách thích hợp. Vật liệu được sử dụng bên trong bao gói phải mới2), sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem liên quan đến các yêu cầu thương mại miễn là việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.
Quýt quả tươi cần được đóng gói trong mỗi bao bì phù hợp với TCVN 9770 (CAC/RCP 44) Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.
5.2.1 Quy định về bao bì
Bao bì phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh, thông thoáng và bền, thích hợp cho việc bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản quýt quả tươi. Bao bì (hoặc lô sản phẩm để rời) không được có tạp chất và mùi lạ.
6 Dán nhãn hoặc ghi nhãn
6.1 Bao gói bán lẻ
Ngoài các yêu cầu của TCVN 7087 (CODEX STAN 1) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:
6.1.1 Tên sản phẩm
Nếu sản phẩm không thể nhìn thấy được từ bên ngoài, thì mỗi bao gói phải được dán nhãn ghi rõ tên của sản phẩm và có thể ghi tên giống và/hoặc hạng thương mại trên nhãn.
6.2 Bao gói sản phẩm không dùng để bán lẻ
Mỗi bao gói sản phẩm phải bao gồm các yêu cầu dưới đây: các chữ phải được tập trung về một phía, dễ đọc, không tẩy xóa được và có thể nhìn thấy từ bên ngoài hoặc phải có tài liệu kèm theo lô hàng. Đối với sản phẩm được vận chuyển với khối lượng lớn thì phải được ghi rõ trong tài liệu kèm theo lô hàng.
6.2.1 Dấu hiệu nhận biết
Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và/hoặc người gửi hàng.
6.2.2 Tên sản phẩm
Tên sản phẩm, nếu sản phẩm không thể nhìn thấy được từ bên ngoài. Tên của giống và/hoặc hạng thương mại.
6.2.3 Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
Nước xuất xứ và vùng trồng hoặc tên quốc gia, khu vực hoặc địa phương.
6.2.4 Nhận biết về thương mại
- hạng sản phẩm;
- mã kích cỡ (mã cỡ hoặc đường kính tối đa và tối thiểu, tính bằng milimet);
- khối lượng tịnh (tùy chọn) | 1 |
Trên nhãn của táo tây quả tươi có bắt buộc phải có tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay không? | "Điều 12. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
1. Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt.
2. Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó.
a) Cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép.
b) Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa." | 0 |
Trên nhãn của táo tây quả tươi có bắt buộc phải có tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay không? | "Điều 12. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
1. Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt.
2. Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó.
a) Cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép.
b) Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa.
3. Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.
Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu
4. Hàng hóa của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó.
5. Hàng hóa được một tổ chức, cá nhân nhượng quyền về nhãn hàng hóa thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này còn phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền.
6. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép." | 0 |
Trên nhãn của táo tây quả tươi có bắt buộc phải có tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay không? | Yêu cầu về cách trình bày
5.1. Độ đồng đều
Lượng táo tây quả tươi chứa trong mỗi bao bì phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng xuất xứ, chất lượng, kích cỡ (nếu phân loại theo kích cỡ) và giống. Đối với hạng “đặc biệt” thì màu sắc phải đồng đều. Bao bì để bán lẻ (khối lượng tịnh không vượt quá 5 kg) thì có thể gồm hỗn hợp của các giống và các kích cỡ miễn là chúng phải đồng đều về chất lượng và từng loại xuất xứ, giống. Phần quả nhìn thấy được trên bao bì phải đại diện cho toàn bộ quả trong bao bì, ngoại trừ kích cỡ và loại giống.
Độ đồng đều của táo tây quả tươi phải phù hợp với một trong các lựa chọn sau:
A. Theo đường kính
Chênh lệch đường kính tối đa của táo tây quả tươi trong cùng một bao bì phải được giới hạn đến:
- 5 mm nếu đường kính của quả nhỏ nhất nhỏ hơn 80 mm;
- 12 mm nếu đường kính của quả nhỏ nhất bằng hoặc lớn 80 mm.
Hoặc
... | 0 |
Trên nhãn của táo tây quả tươi có bắt buộc phải có tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay không? | Điều 43. Phân chia lợi nhuận khi sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Lợi nhuận thu được từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được chia cho tác giả tối thiểu 30%; phần còn lại được phân chia giữa chủ sở hữu, cơ quan chủ trì, người môi giới theo quy định của Chính phủ. | 0 |
Trên nhãn của táo tây quả tươi có bắt buộc phải có tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay không? | Điều 24. Đánh giá thực hiện Chương trình
1. Đánh giá Chương trình bao gồm: Đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc, đánh giá đột xuất tình hình thực hiện Chương trình và đánh giá tác động của Chương trình.
2. Nội dung đánh giá:
a) Đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Chương trình, gồm: Sự phù hợp của kết quả thực hiện Chương trình so với mục tiêu của Chương trình; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch; tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình; đề xuất các giải pháp cần thiết để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong giai đoạn (bao gồm cả đề xuất điều chỉnh Chương trình khi cần thiết);
b) Đánh giá kết thúc Chương trình, bao gồm: Đánh giá hoạt động quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình; đánh giá công tác điều phối, phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình quản lý, điều hành tổ chức thực hiện Chương trình; kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Chương trình; đánh giá kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình;
c) Đánh giá đột xuất tình hình thực hiện Chương trình khi có phát sinh những vấn đề ngoài dự kiến hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Nội dung đánh giá bao gồm: nội dung quy định tại điểm a khoản này; xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện Chương trình, khả năng hoàn thành mục tiêu của Chương trình;
d) Đánh giá tác động của Chương trình gồm: Tác động kinh tế - xã hội; tính bền vững của Chương trình; tác động tới các đối tượng thụ hưởng Chương trình.
3. Tổ chức đánh giá Chương trình:
a) Tổng cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đánh giá toàn bộ Chương trình theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá Chương trình trong phạm vi quản lý theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan, tổ chức tiến hành đánh giá: Căn cứ vào điều kiện thực tế, theo yêu cầu của công việc, các Bộ, ngành, địa phương có thể tự đánh giá hoặc thuê tư vấn độc lập để đánh giá Chương trình. | 0 |
Trên nhãn của táo tây quả tươi có bắt buộc phải có tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay không? | Khoản 1. Sửa đổi một số điều của Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán như sau:
a) Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi như sau: “1. Điều kiện về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị: Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán; có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, phần mềm phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư, phân tích và quản lý rủi ro, lưu trữ, bảo quản chứng từ, tài liệu và các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ sở làm việc của công ty phù hợp với quy định về quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị.”.
b) Điểm a, điểm b, điểm d khoản 3 Điều 5 được sửa đổi như sau: “a) Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật; b) Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong doanh nghiệp khác và có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu 02 năm;
d) Không bị xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ;” d) Điểm a, điểm d khoản 4 Điều 8 được sửa đổi như sau: “a) Được cấp phép các nghiệp vụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán và được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch trong ngày; d) Tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch trong ngày.”
c) Điểm b khoản 1 Điều 8 được sửa đổi như sau: “b) Không đang trong tình trạng cảnh báo, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản;
đ) Điểm a khoản 1 Điều 10 được sửa đổi như sau: “a) Đang hoạt động hợp pháp, không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản; được phép thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán dự kiến đăng ký cho chi nhánh tại Việt Nam; cơ quan quản lý giám sát chuyên ngành chứng khoán ở nước nguyên xứ đã ký các hoạt động hợp tác song phương hoặc đa phương với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam;”
e) Điểm b khoản 3 Điều 11 được sửa đổi như sau: “b) Có ít nhất 04 năm kinh nghiệm tại các bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác;”
g) Khoản 4 Điều 11 được sửa đổi như sau: “4. | 0 |
Trên nhãn của táo tây quả tươi có bắt buộc phải có tên và địa chỉ của nhà sản xuất hay không? | Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị
Những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:
1. Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;
2. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;
3. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị. | 0 |
Thanh tra viên cao cấp về thanh tra giám sát ngân hàng phải có trình độ đại học trở lên đúng không? | Tên Vị trí việc làm: Thanh tra viên cao cấp về thanh tra, giám sát ngân hàng
...
5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực
5.1- Yêu cầu về trình độ
... | 1 |
Thanh tra viên cao cấp về thanh tra giám sát ngân hàng phải có trình độ đại học trở lên đúng không? | Ngạch kiểm toán viên cao cấp
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính;
d) Có chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước;
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên cao cấp.
... | 0 |
Thanh tra viên cao cấp về thanh tra giám sát ngân hàng phải có trình độ đại học trở lên đúng không? | Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp
1. Đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 39 của Luật này.
2. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên cao cấp và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
3. Có thời gian giữ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm.
4. Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. | 0 |
Thanh tra viên cao cấp về thanh tra giám sát ngân hàng phải có trình độ đại học trở lên đúng không? | Ngạch Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, xây dựng, luật;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp (hoặc tương đương) hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
.... | 0 |
Thanh tra viên cao cấp về thanh tra giám sát ngân hàng phải có trình độ đại học trở lên đúng không? | 2.1. Chất lượng gạo nhập kho
Gạo nhập kho dự trữ quốc gia phải là gạo mới. Tùy thuộc vào tình hình sản xuất, thời vụ từng năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định mua loại gạo (hạt dài hay hạt ngắn), tỷ lệ tấm, vùng miền sản xuất, thời vụ nhập kho phù hợp.
2.1.1. Yêu cầu cảm quan
- Màu sắc: Màu trắng, đặc trưng cho từng giống, từng loại gạo và không bị biến màu.
- Mùi, vị: Có mùi thơm đặc trưng của từng giống, từng loại gạo; không có mùi, vị lạ.
- Tạp chất: Không có tạp chất lạ.
- Đánh bóng: Sạch cám, bề mặt hạt gạo bóng.
- Sinh vật hại: Gạo nhập kho không bị nấm mốc, không có côn trùng sống và sinh vật hại nhìn thấy bằng mắt thường.
2.1.2. Yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng
Gạo nhập kho dự trữ quốc gia phải đảm bảo yêu cầu chất lượng theo quy định tại Bảng các chỉ tiêu chất lượng của gạo nhập kho dự trữ quốc gia (Phụ lục 1a). | 0 |
Thanh tra viên cao cấp về thanh tra giám sát ngân hàng phải có trình độ đại học trở lên đúng không? | "Điều 11. Phối hợp thực hiện việc giám sát đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi
1. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể ra quyết định giao người bị buộc tội dưới 18 tuổi không bị áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam cho người đại diện của họ giám sát theo quy định tại Điều 418 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Quyết định giao người bị buộc tội dưới 18 tuổi để giám sát phải được gửi ngay cho người đại diện được giao nhiệm vụ giám sát." | 0 |
Thanh tra viên cao cấp về thanh tra giám sát ngân hàng phải có trình độ đại học trở lên đúng không? | Điều 42. Bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất. Đoàn đại biểu Quốc hội tiến hành bầu Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội ngay sau phiên họp trù bị theo trình tự, thủ tục sau đây:
1. Triệu tập viên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định thực hiện nhiệm vụ chủ tọa phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, cử thư ký ghi biên bản, thông báo ý kiến của cấp có thẩm quyền về nhân sự dự kiến giới thiệu làm Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội. Trường hợp Triệu tập viên vắng mặt không thể chủ trì thì ủy quyền cho một đại biểu trong Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ của Triệu tập viên;
2. Đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử để bầu Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội;
3. Các đại biểu Quốc hội thảo luận và biểu quyết danh sách đề nghị bầu Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội bằng hình thức giơ tay;
4. Các đại biểu Quốc hội bầu Tổ kiểm phiếu bằng hình thức giơ tay;
5. Các đại biểu Quốc hội bầu Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín. Trường hợp nhân sự đạt quá nửa tổng số đại biểu của Đoàn đại biểu Quốc hội tán thành thì trúng cử Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội;
6. Tổ kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;
7. Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngay sau khi được bầu;
8. Chủ tọa phiên họp hoàn thiện hồ sơ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị phê chuẩn Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội gồm tờ trình, biên bản họp Đoàn đại biểu Quốc hội, biên bản kiểm phiếu theo mẫu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định. | 0 |
Thanh tra viên cao cấp về thanh tra giám sát ngân hàng phải có trình độ đại học trở lên đúng không? | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Quần vợt
...
* Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
... | 0 |
Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? | Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 của Luật này.
...
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng chính quyền:
a) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh;
b) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này;
c) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu;
d) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
đ) Quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh theo chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao; quyết định số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của Chính phủ;
e) Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố; đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố, đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương theo quy định của pháp luật. | 1 |
Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? | Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
1. Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Thị xã có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
b) Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ một trăm nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên một trăm nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
c) Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
3. Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội. Ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.
Ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quyết định. | 0 |
Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? | "Điều 84. Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu
1. Người được Hội đồng nhân dân bầu nếu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì có thể xin từ chức.
Đơn xin từ chức được gửi đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó trình Hội đồng nhân dân miễn nhiệm người có đơn xin từ chức tại kỳ họp Hội đồng nhân dân gần nhất.
2. Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
4. Kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải được phê chuẩn theo quy định tại các khoản 6, 7 và 10 Điều 83 của Luật này." | 0 |
Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? | Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền:
...
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện;
... | 0 |
Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? | Người nộp phí
Doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đề nghị cấp mới, sửa đổi, bổ sung và gia hạn giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Thông tư này. | 0 |
Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? | Điều 3. Về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. - Chính phủ cơ bản thống nhất với nội dung đề xuất của Bộ Công an về việc tiếp thu, chỉnh lý quy định của dự thảo Luật về vị trí, chức năng của Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. - Giao Bộ Công an chủ trì tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ tại Phiên họp, tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện các quy định của dự thảo Luật, từ nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, đến bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất và chế độ, chính sách bảo đảm phù hợp với tính chất, vị trí, vai trò, chức năng của Lực lượng này là tự quản, tự nguyện, làm nòng cốt trong việc phát huy năng lực của nhân dân ở cơ sở trong sự nghiệp toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn; bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tính đặc thù cho từng vùng miền về lĩnh vực này; tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các lực lượng: Công an xã bán chuyên trách, Dân phòng, Bảo vệ dân phố để sửa đổi hoặc bãi bỏ, thay thế kịp thời khi ban hành Luật này, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học cả trong và ngoài ngành Công an; tăng cường hơn nữa truyền thông đến các đối tượng điều chỉnh để tạo sự đồng thuận. - Đồng ý đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình đề nghị bổ sung dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. - Sau khi rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV. - Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Bộ Chính trị để xin ý kiến chỉ đạo trong quá trình xây dựng và trình dự án Luật này, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao. | 0 |
Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? | 1. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất phải được đóng gói, niêm phong và có biện pháp bảo đảm an toàn, không để thất thoát trong quá trình vận chuyển; trên bao bì cần ghi rõ nơi xuất, nơi nhập, tên thuốc, số lượng thuốc.
2. Người đứng đầu cơ sở phải giao nhiệm vụ bằng văn bản cho người tốt nghiệp trung học dược trở lên của cơ sở mình chịu trách nhiệm vận chuyển thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc; người chịu trách nhiệm vận chuyển phải mang theo văn bản trên, chứng minh thư nhân dân (hoặc giấy tờ tuỳ thân hợp pháp), hoá đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho; chịu trách nhiệm về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc về mặt cảm quan trong quá trình vận chuyển và giao đầy đủ cho bên nhận.
3. Trường hợp cơ sở kinh doanh phải thuê vận chuyển thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc: Bên thuê và bên nhận vận chuyển phải ký hợp đồng bằng văn bản, trong đó nêu rõ các điều kiện liên quan đến bảo quản, vận chuyển, giao nhận thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc theo quy định. Bên nhận vận chuyển phải đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình vận chuyển, bảo đảm thuốc không bị thất thoát.
Bên thuê và bên nhận vận chuyển phải chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc trong quá trình vận chuyển.
Người giao và người nhận thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc của cơ sở kinh doanh phải tốt nghiệp trung học dược trở lên. | 0 |
Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? | Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp. Đối với đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đã được Bộ Nội vụ thẩm định và trình Chính phủ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ. | 0 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | "1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông báo tuyển sinh, công bố đề án tuyển sinh không đúng hoặc không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công bố chỉ tiêu tuyển sinh vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh;
b) Không thực hiện đúng quy trình tuyển sinh theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành đào tạo có quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào;
b) Thực hiện tuyển sinh không đúng đề án tuyển sinh đã công bố.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức tuyển sinh đối với ngành, chuyên ngành hoặc chương trình giáo dục của nước ngoài khi chưa được phép thực hiện.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này." | 1 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | 1. Phạt tiền đối với hành vi không đảm bảo một trong các điều kiện cho phép hoạt động giáo dục, đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đăng ký, cho phép hoạt động hoặc công nhận hoạt động tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
2. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục hoặc thực hiện dịch vụ giáo dục ngoài địa điểm được phép, đăng ký hoặc công nhận theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong quyết định cho phép hoạt động giáo dục hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hoặc quyết định cho phép hoạt động, quyết định công nhận hoạt động đối với tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục; đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký hoặc công nhận tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục.
5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục hoặc thực hiện dịch vụ giáo dục khi chưa được cho phép hoạt động, chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc chưa được công nhận hoạt động theo các mức phạt sau;
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường trung cấp có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động giáo dục hoặc dịch vụ giáo dục từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hạnh vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là quyết định cho phép hoạt động giáo dục, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký, quyết định cho phép hoạt động hoặc quyết định công nhận hoạt động tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển người học về địa điểm đã được cấp phép hoặc đăng ký hoạt động giáo dục đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định cho phép hoạt động giáo dục, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoặc quyết định công nhận tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này. | 0 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | "Điều 6.Vi phạm quy định về cho phép hoạt động giáo dục, đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký hoặc công nhận thực hiện dịch vụ giáo dục theo các mức phạt sau:
1. Phạt tiền đối với hành vi không đảm bảo một trong các điều kiện cho phép hoạt động giáo dục, đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đăng ký, cho phép hoạt động hoặc công nhận hoạt động tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
2. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục hoặc thực hiện dịch vụ giáo dục ngoài địa điểm được phép, đăng ký hoặc công nhận theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ." | 0 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | Vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông báo tuyển sinh không đúng hoặc không chính xác thông tin về ngành, nghề, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh/năm, địa điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc trong quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo, quyết định tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài;
b) Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp không đúng thời gian đào tạo trong chương trình đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên môn đặc thù, doanh nghiệp quyết định ban hành;
c) Thông báo tuyển sinh không đúng đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy trình tuyển sinh;
b) Thu nhận hồ sơ tuyển sinh, tổ chức thi hoặc xét tuyển khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc khi chưa thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về các điều kiện bảo đảm tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định;
c) Thực hiện tuyển sinh các ngành, nghề đào tạo nhưng không đáp ứng đủ điều kiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không công bố ngưỡng đầu vào đối với ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng có quy định ngưỡng đầu vào.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi hoặc xét tuyển người vào học các ngành, nghề đào tạo hoặc chương trình đào tạo của nước ngoài khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về điều kiện bảo đảm tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài. | 0 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số luợng đến 500 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị):
a) Bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; cung cấp; tàng trữ; trưng bày để bán tem, nhãn, bao bì, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 500 đơn vị đến 1.000 đơn vị.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 1.000 đơn vị đến 2.000 đơn vị.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 2.000 đơn vị đến 5.000 đơn vị.
5. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 5.000 đơn vị đến 10.000 đơn vị.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng trên 10.000 đơn vị.
7. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 6 Điều này đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất bao gồm cả thiết kế, in ấn; nhập khẩu tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 7 Điều này. | 0 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chuyên gia tính toán
1. Bộ Tài chính có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam vi phạm nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ quy định tại Điều 82 của Luật này hoặc không còn đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 81 của Luật này.
2. Trong thời hạn 75 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính ban hành văn bản đình chỉ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải nộp hồ sơ hợp lệ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chuyên gia tính toán mới.
3. Người bị đình chỉ, tạm đình chỉ quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm tham gia xử lý các tồn tại và vi phạm có liên quan đến trách nhiệm cá nhân khi có yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chuyên gia tính toán quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. | 0 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hiệp hội hoạt động trên phạm vi cả nước, trong lĩnh vực trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh, xúc tiến đầu tư thương mại, ứng dụng công nghệ, xây dựng nông thôn mới theo quy định của pháp luật.
2. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. | 0 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | This is purely indicative and does not imply that the Calculation Process Sheet is adopted. • The Input Sheet of the Proposed Methodology Spreadsheet consists of a table of parameters to be monitored ex post, and parameters to be fixed ex ante, which, combined, should provide a complete listing of the data that needs to be collected for the application of the methodology. The tables may include data that is collected from other sources (e.g. official statistics, expert judgment, proprietary data, IPCC Guidelines, commercial and scientific literature, etc.), measured, or sampled. Parameters that are calculated with equations provided in the methodology should not be included in this section. For the “Parameters to be monitored ex post’’ (table 1), the following items are filled: • Parameter: the variable used in equations in the proposed methodology; • Description of data: a clear and unambiguous description of the parameter; • Estimated value: this field is for the project participants to fill in to calculate emission reductions, and may be left blank in the proposed methodology. • Monitoring option: please select option(s) from below. If appropriate, please provide the order of priority and the conditions when the options are chosen. • Option A: Based on public data which is measured by entities other than the project participants (Data used: publicly recognized data such as statistical data and specifications) • Option B: Based on the amount of transaction which is measured directly using measuring equipments (Data used: commercial evidence such as invoices) • Option C: Based on the actual measurement using measuring equipments (Data used: measured values) • Source of data: A description which data sources should be used to determine this parameter. Clearly indicate how the values are to be selected and justified, for example, by explaining: • What types of sources are suitable (official statistics, expert judgment, proprietary data, IPCC, commercial and scientific literature, etc.); • What spatial level of data is suitable (local, regional, national, international). • Measurement methods and procedures: For option B and C, a description of the measurement procedures or reference to appropriate standards. Provide also QA/QC procedures. • Monitoring frequency: A description of the frequency of monitoring (e.g. continuously, annually, etc). • Other Comments: Other input not covered by the items above. • Where applicable, the table “Parameters to be fixed ex ante” (table 2), should also adhere to the instruction provided above. Data that is determined only once and remains fixed should be considered under “I. Data and parameters fixed ex ante”. Annex I - Sectoral Scopes for the JCM 1. Energy industries (renewable - / non-renewable sources);
a) Chỉ đạo, đôn đốc Tổ thư ký giúp UBHH theo dõi, hướng dẫn các bên liên quan về xây dựng phương pháp luận, chỉ định TPE, đăng ký dự án JCM, giám sát thực hiện và cấp tín chỉ cho dự án theo quy định tại Thông tư này;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hàng năm lập kế hoạch và tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định hiện hành về JCM; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lý vi phạm đối với hoạt động thực hiện dự án quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan. | 0 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | 1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Trục xuất;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
3. Mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức. | 1 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | 1. Phạt tiền đối với hành vi không đảm bảo một trong các điều kiện cho phép hoạt động giáo dục, đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đăng ký, cho phép hoạt động hoặc công nhận hoạt động tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
2. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục hoặc thực hiện dịch vụ giáo dục ngoài địa điểm được phép, đăng ký hoặc công nhận theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong quyết định cho phép hoạt động giáo dục hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hoặc quyết định cho phép hoạt động, quyết định công nhận hoạt động đối với tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục; đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký hoặc công nhận tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục.
5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục hoặc thực hiện dịch vụ giáo dục khi chưa được cho phép hoạt động, chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc chưa được công nhận hoạt động theo các mức phạt sau;
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường trung cấp có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động giáo dục hoặc dịch vụ giáo dục từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hạnh vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là quyết định cho phép hoạt động giáo dục, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký, quyết định cho phép hoạt động hoặc quyết định công nhận hoạt động tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển người học về địa điểm đã được cấp phép hoặc đăng ký hoạt động giáo dục đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định cho phép hoạt động giáo dục, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoặc quyết định công nhận tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này. | 0 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | "Điều 6.Vi phạm quy định về cho phép hoạt động giáo dục, đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký hoặc công nhận thực hiện dịch vụ giáo dục theo các mức phạt sau:
1. Phạt tiền đối với hành vi không đảm bảo một trong các điều kiện cho phép hoạt động giáo dục, đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đăng ký, cho phép hoạt động hoặc công nhận hoạt động tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
2. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục hoặc thực hiện dịch vụ giáo dục ngoài địa điểm được phép, đăng ký hoặc công nhận theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ." | 0 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | Vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông báo tuyển sinh không đúng hoặc không chính xác thông tin về ngành, nghề, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh/năm, địa điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc trong quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo, quyết định tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài;
b) Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp không đúng thời gian đào tạo trong chương trình đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên môn đặc thù, doanh nghiệp quyết định ban hành;
c) Thông báo tuyển sinh không đúng đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy trình tuyển sinh;
b) Thu nhận hồ sơ tuyển sinh, tổ chức thi hoặc xét tuyển khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc khi chưa thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về các điều kiện bảo đảm tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định;
c) Thực hiện tuyển sinh các ngành, nghề đào tạo nhưng không đáp ứng đủ điều kiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không công bố ngưỡng đầu vào đối với ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng có quy định ngưỡng đầu vào.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi hoặc xét tuyển người vào học các ngành, nghề đào tạo hoặc chương trình đào tạo của nước ngoài khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về điều kiện bảo đảm tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài. | 0 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | Điều 18. Phối hợp xây dựng báo cáo kiểm tra
1. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài kết quả kiểm tra, trong báo cáo còn phải nêu những vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; kiến nghị của cơ quan phối hợp; kết quả của công tác phối hợp trong kiểm tra. Dự thảo báo cáo phải được các cơ quan phối hợp (nếu có) cho ý kiến trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những ý kiến đó phải được thể hiện trong báo cáo của cơ quan chủ trì kiểm tra.
2. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành thì Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra trình Thủ tướng Chính phủ. | 0 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | Khoản 1. Viên chức giữ chức danh điều dưỡng hạng IV, hộ sinh hạng IV, kỹ thuật y hạng IV, dược hạng IV, dinh dưỡng hạng IV, dân số viên hạng IV quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89 quy định tại Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP). | 0 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | "Điều 9. Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
1. Các cơ quan của Bộ đội biên phòng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục trinh sát biên phòng; Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng; Đồn biên phòng.
2. Các cơ quan của Hải quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu.
3. Các cơ quan của Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Kiểm lâm; Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; Hạt Kiểm lâm.
…" | 0 |
Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định thì cơ sở giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? | "Điều 13. Điều kiện vay vốn
1. Có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 01 tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
2. Người sử dụng lao động có doanh thu quý I năm 2020 giảm 20% trở lên so với quý IV năm 2019 hoặc doanh thu của quý liền kề trước thời điểm xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 (được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Quyết định 32/2020/QĐ-TTg)
3. Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2019." | 0 |
Thế nào là tạm trú? | 8. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;
9. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. | 1 |
Thế nào là tạm trú? | "Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.
Điều 35. Hủy bỏ đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú
Trường hợp cơ quan, người có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của Luật này thì cơ quan đã thực hiện việc đăng ký hoặc thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan đã đăng ký có trách nhiệm ra quyết định hủy bỏ việc đăng ký đó. Cơ quan đã đăng ký có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do." | 0 |
Thế nào là tạm trú? | Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
8. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;
[...] | 0 |
Thế nào là tạm trú? | 6. Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày. | 0 |
Thế nào là tạm trú? | "2. Thủ trưởng cơ sở giáo dục
- Tiếp tục rà soát, lập danh sách và nhập liệu đầy đủ thông tin trẻ em và học sinh (sau đây gọi tắt là học sinh) từ 5 đến dưới 12 tuổi đang theo học tại đơn vị lên Hệ thống tiêm chủng COVID-19 trước khi tổ chức tiêm, thống kê số liệu đồng thuận theo cơ sở giáo dục tại mỗi phường xã thị trấn bao gồm thông tin: tổng số lớp, tổng số học sinh, số lượng học sinh theo cấp học; số đồng thuận, số không đồng thuận theo cấp học; số học sinh mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng gần đây (tính đến ngày báo cáo theo mẫu tại phụ lục 1. Lập danh sách học sinh từ 5 đến dưới 12 tuổi đang theo học tại đơn vị (gồm các thông tin: họ và tên, ngày sinh, trường, lớp, địa chỉ thường trú) chưa có mã định danh và có hộ khẩu thường trú ngoài Thành phố Hồ Chí Minh theo mẫu tại phụ lục 1. Toàn bộ thông tin này báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 09 tháng 4 năm 2022.
- Truyền thông tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên để vận động cha mẹ học sinh cho con em tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19. Phổ biến đầy đủ đến cha mẹ học sinh những nội dung cần thực hiện khi đến tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế. ,
- Hướng dẫn cha mẹ người giám hộ của trẻ thực hiện kỷ phiếu đồng ý tiêm chủng trước khi tiêm theo mẫu tại phụ lục 3 được ban hành tại Công văn số 1535/BYT-DP ngày 28 tháng 3 năm 2022 và mang theo phiếu đồng ý khi đến tiêm.
- Huy động giáo viên, nhân viên của đơn vị tham gia hỗ trợ công tác tổ chức tiêm chủng tại trường:
+ Rà soát, lập danh sách và quản lý thông tin theo từng lớp học,
+ Hỗ trợ công tác tổ chức tại điểm tiêm: tiếp nhận, điều phải đảm bảo khoảng cách, mời trẻ/học sinh và cha mẹ/người giám hộ trẻ/học sinh đến tiêm theo khung giờ tránh ùn ứ, tập trung vào cùng một thời điểm; cập nhật thông tin trẻ học sinh đã tiêm lên Hệ thống tiêm chủng COVID-19; hỗ trợ cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 ngày trong buổi tiêm chủng, ghi nhận các sự cố bất lợi sau tiên của trẻ, thống kê kết quả tiêm chủng và báo cáo về Trung tâm y tế trên địa bàn.
+ Thống kê tình hình tiêm chủng của trẻ/học sinh theo từng lớp vào cuối buổi tiêm để phối hợp ngành Y tế tổ chức tiêm vét cho trẻ/học sinh chưa tiêm hoặc theo dõi các trẻ học sinh có chỉ định tiêm chủng tại bệnh viện cho đến khỉ trẻ học sinh được tiêm chủng." | 0 |
Thế nào là tạm trú? | Khoản 1. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm:
a) Quyết định số lượng các tổ chức phát triển quỹ đất, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức này;
b) Quyết định các biện pháp cần thiết để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phù hợp với thực tế và tình hình quản lý tại địa phương, hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố;
c) Trên cơ sở khung giá đất do Chính phủ quy định, quyết định và công bố giá các loại đất trên địa bàn phù hợp với mục tiêu quy hoạch phát triển đô thị và tình hình thực tế của thị trường bất động sản tại Thủ đô;
d) Tổ chức triển khai việc lập hồ sơ địa chính - nhà đất; xây dựng hệ thống thông tin quản lý đất đai;
đ) Quyết định thu hồi đất tại địa điểm cũ của các doanh nghiệp trong diện phải di dời theo quy hoạch của Uỷ ban nhân dân Thành phố;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thống kê tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước do các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp của trung ương và địa phương đóng trên địa bàn để xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý những trường hợp sử dụng sai mục đích, dư thừa nhằm phát huy hiệu quả tài sản nhà nước;
f) Ban hành văn bản về bồi thường, tái định cư và xây dựng nhà ở tái định cư phù hợp với quy định của pháp luật và với thị trường bất động sản trên địa bàn Thành phố. | 0 |
Thế nào là tạm trú? | Lực lượng Cảnh vệ là lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có chức năng thực hiện công tác cảnh vệ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ. | 0 |
Thế nào là tạm trú? | Điều 16. Phân bố dân cư hợp lý
1. Nhà nước thực hiện việc phân bố dân cư hợp lý giữa các khu vực, vùng địa lý kinh tế và các đơn vị hành chính bằng các chương trình, dự án khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên để phát huy thế mạnh của từng nơi về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh, quốc phòng.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch phân bố dân cư phù hợp với các khu vực, vùng địa lý kinh tế và các đơn vị hành chính, ưu tiên đầu tư cho những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mật độ dân số thấp nhằm tạo việc làm và điều kiện sống tốt để thu hút lao động. | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cụ thể như sau:
... | 1 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này. | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
... | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
... | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | Đại hội đại biểu toàn quốc, Đại hội bất thường, Hội nghị thường niên
1. Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội, do Ban Chấp hành triệu tập 05 (năm) năm một lần với sự tham gia ít nhất của trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức. Đại hội có nhiệm vụ:
a) Đề ra phương hướng hoạt động của Hội và thảo luận, thông qua báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
b) Giới thiệu, đề cử, ứng cử và bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra;
c) Bổ sung, sửa đổi Điều lệ Hội (nếu có);
d) Thảo luận và quyết định những vấn đề kinh tế, tài chính của Hội;
đ) Thảo luận và thông qua nghị quyết của Đại hội.
2. Đại hội bất thường: Được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
... | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | 1. Chi đào tạo CBCC, viên chức trong nước:
a) Chi phí dịch vụ đào tạo, chi phí triển khai nhiệm vụ nghiên cứu và các chi phí (bắt buộc) khác (nếu có) liên quan đến khóa đào tạo phải trả cho các cơ sở đào tạo ở trong nước.
b) Hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc;
c) Hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung;
d) Hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết); chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho cán bộ, công chức, viên chức trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo và đơn vị tổ chức đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ).;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số được cử đi đào tạo được hưởng các chính sách, chế độ theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
2. Chi tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sử dụng nguồn đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức thực hiện theo nội dung chi, mức chi quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
3. Chi tổ chức các lớp bồi dưỡng CBCC, viên chức trong nước:
a) Các nội dung chi do các cơ sở bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp bồi dưỡng CBCC, viên chức, giao nhiệm vụ biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng thực hiện:
- Chi biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng mới hoặc chi chỉnh sửa, bổ sung cập nhật chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng: Do cơ quan, đơn vị được giao chủ trì biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ chi từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được giao hàng năm;
- Chi thù lao giảng viên, trợ giảng; phụ cấp tiền ăn giảng viên, trợ giảng; chi phí đưa, đón, bố trí nơi ở cho giảng viên, trợ giảng;
- Chi tài liệu học tập bắt buộc theo nội dung chương trình khoá học cho học viên (không kể tài liệu tham khảo);
- Chi hỗ trợ cho các đối tượng là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố ở phường, thị trấn trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo các khoản: Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết); chi hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ;
- Chi thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập (nếu có);
- Chi thuê phiên, biên dịch;
- Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi; hội đồng xét kết quả; chi lễ khai giảng, bế giảng;
- Chi nước uống phục vụ lớp học;
- Chi tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế (nếu có);
- Chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc;
- Chi tiền thuốc y tế thông thường cho học viên (nếu học viên ốm);
- Chi in và cấp chứng chỉ;
- Chi khác phục vụ trực tiếp lớp học (điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, vệ sinh, trông giữ xe và các khoản chi trực tiếp khác);
- Chi hoạt động quản lý trực tiếp các lớp bồi dưỡng CBCC, viên chức: Chi công tác phí cho cán bộ quản lý lớp của cơ sở đào tạo (nếu có); chi làm thêm giờ của cán bộ quản lý lớp (nếu có) và các khoản chi khác để phục vụ quản lý, điều hành lớp học (nếu có).
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức đã được ngân sách đầu tư xây dựng phòng nghỉ phải có trách nhiệm bố trí chỗ nghỉ cho học viên ở xa đối với những lớp được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ và phân bổ kinh phí thực hiện; không được thu thêm khoản tiền phòng nghỉ của học viên.
b) Trường hợp cơ quan, đơn vị được giao kinh phí bồi dưỡng CBCC, viên chức nhưng không có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, không có điều kiện tự tổ chức lớp phải gửi CBCC, viên chức đi bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác thì cơ quan, đơn vị thanh toán cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng các khoản:
- Chi phí bồi dưỡng theo hợp đồng dịch vụ do cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức ký kết với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
- Tiền mua giáo trình, tài liệu học tập bắt buộc và các khoản chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo hoá đơn thu tiền của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
c) Các nội dung chi do cơ quan, đơn vị cử CBCC, viên chức đi bồi dưỡng thực hiện: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cử CBCC, viên chức đi bồi dưỡng sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác của mình để hỗ trợ cho CBCC, viên chức những nội dung chi sau:
- Chi hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian đi học tập trung;
- Chi hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết);
- Chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho học viên trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (nếu có);
- Chi hỗ trợ đối với CBCC, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
Cơ quan đơn vị cử CBCC, viên chức đi học không chi hỗ trợ tiền chi phí đi lại và tiền thuê chỗ nghỉ đối với các trường hợp là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố ở phường, thị trấn đã được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCC chi hỗ trợ theo quy định tại tiết a khoản 3 nêu trên.
4. Chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức ở nước ngoài:
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được giao trong dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị quản lý CBCC, viên chức và được sử dụng để chi cho các nội dung sau:
a) Chi phí dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, phí triển khai nhiệm vụ nghiên cứu và các chi phí khác liên quan đến khóa đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc (nếu có) phải trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài;
b) Chi phí cho công tác phiên dịch, biên dịch tài liệu;
c) Chi phí mua bảo hiểm y tế trong thời gian học tập ở nước ngoài;
d) Chi phí cho công tác tổ chức lớp học: Khảo sát, đàm phán, xây dựng chương trình học tập với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài; chi phí phải trả cho tổ chức trong nước hoặc văn phòng đại diện trong nước của các tổ chức đào tạo nước ngoài thực hiện đưa cán bộ tham dự các khóa học (nếu có);
đ) Chi phí ăn, tiêu vặt, ở, đi lại, lệ phí sân bay và những khoản thanh toán chung cho cả đoàn theo chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí;
e) Chi làm thủ tục xuất, nhập cảnh (hộ chiếu, thị thực (visa)).
5. Chi các hoạt động trực tiếp phục vụ cho công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương:
Căn cứ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức được cấp có thẩm quyền giao hàng năm, Bộ, cơ quan trung ương, địa phương quyết định việc phân bổ kinh phí cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về công tác đào tạo, bồi dưỡng của toàn ngành, của địa phương để chi cho các nội dung: chi khảo sát, điều tra, xây dựng, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị; chi đi công tác để kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng và các chi khác liên quan trực tiếp đến công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức. | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | Điều 25. Xử lý kết quả quyết toán ròng từ các Hệ thống khác
1. Hệ thống TTLNH được phép tiếp nhận và xử lý kết quả quyết toán ròng từ Hệ thống bù trừ tự động (ACH), Hệ thống bù trừ thẻ và các Hệ thống thanh toán bù trừ khác.
2. Việc xử lý kết quả quyết toán ròng được thực hiện bằng phương thức xử lý theo lô trên cơ sở đủ số dư tài khoản thanh toán của các thành viên tham gia quyết toán. Trong trường hợp tài khoản thanh toán của thành viên không đủ số dư, xử lý như sau:
a) Thành viên thực hiện thấu chi trong hạn mức được cấp theo quy định về việc thấu chi thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH của Ngân hàng Nhà nước để xử lý kết quả quyết toán ròng;
b) Khi thành viên sử dụng hết hạn mức thấu chi được Ngân hàng Nhà nước cấp mà vẫn không đủ vốn quyết toán thì kết quả quyết toán ròng đó được chuyển vào hàng đợi quyết toán. Khi đủ số dư trên tài khoản thanh toán thì kết quả quyết toán ròng được xử lý tiếp;
c) Thành viên chủ động thực hiện tăng số dư tài khoản thanh toán từ nguồn vốn của chính thành viên hoặc thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ hoặc vay vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Đến thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị cao của ngày làm việc, sau khi đã thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này mà có ít nhất một thành viên tham gia quyết toán vẫn không đủ vốn để xử lý kết quả quyết toán ròng thì Hệ thống TTLNH thực hiện hủy kết quả quyết toán ròng và thông báo trạng thái không thành công.
4. Để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác, đơn vị chủ trì hệ thống thanh toán bù trừ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Gửi văn bản đăng ký kết nối Hệ thống TTLNH theo Mẫu số TTLNH-29 đến Ngân hàng Nhà nước (đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH) qua mạng máy tính;
b) Yêu cầu về nguồn nhân lực: - Có tối thiểu 02 cán bộ vận hành được Ngân hàng Nhà nước cấp chứng chỉ hoặc giấy xác nhận đã tham gia đào tạo về quy trình xử lý nghiệp vụ và quy trình vận hành Hệ thống TTLNH; - Đối với cán bộ được giao trách nhiệm hoặc ủy quyền thực hiện truyền, nhận dữ liệu thanh toán, ký duyệt Lệnh thanh toán phải có chữ ký điện tử do Ngân hàng Nhà nước cấp theo quy định tại Thông tư về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước;
c) Yêu cầu về kỹ thuật: - Có hệ thống chính và hệ thống dự phòng đối với phần mềm, cơ sở dữ liệu; - Có tối thiểu 01 đường truyền chính và 01 đường truyền dự phòng thuộc 02 nhà cung cấp dịch vụ khác nhau kết nối đến Hệ thống TTLNH; - Có tối thiểu 02 chữ ký điện tử được kích hoạt thành công (01 chữ ký truyền thông và 01 chữ ký ký duyệt);
d) Thành viên tham gia quyết toán phải là thành viên Hệ thống TTLNH;
đ) Có văn bản thỏa thuận trước về việc thực hiện nghĩa vụ quyết toán bù trừ giữa đơn vị chủ trì hệ thống thanh toán bù trừ và các thành viên tham gia quyết toán, văn bản thỏa thuận này phải được gửi đến Ngân hàng Nhà nước.
5. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước khi có sự thay đổi về đơn vị chủ trì hệ thống thanh toán bù trừ kết nối đến Hệ thống TTLNH. | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | 3.1. Đánh giá hợp quy
3.1.1. Việc đánh giá sự phù hợp đối với quy chuẩn này thực hiện theo phương thức 6 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3.2.2. Tổ chức chứng nhận thực hiện chứng nhận hợp quy và việc thử nghiệm để phục vụ hoạt động chứng nhận phải đăng ký theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
3.2. Công bố hợp quy
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động vắt sữa và thu gom sữa tươi trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh. | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | 1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành chăn nuôi, thú y đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này.
2. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với lĩnh vực điều kiện chăn nuôi;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này.
3. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này.
4. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Chăn nuôi; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bảo vệ thực vật có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k và m khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực điều kiện chăn nuôi;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, l và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
7. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thú y có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k, l, m và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
8. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi; 70.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
9. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Chăn nuôi có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
10. Cục trưởng Cục Thú y có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k, l, m và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
11. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k và m khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
12. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực điều kiện chăn nuôi;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, l và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này. | 1 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này. | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
... | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
... | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng. Pháp lệnh này áp dụng đối với Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, cơ quan, tổ chức, đơn vị và mọi công dân.
Điều 2. Cựu chiến binh. Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao gồm:
1. Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
2. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;
3. Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
4. Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
5. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước và nhân dân tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 3. Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đại diện ý chí, nguyện vọng của Cựu chiến binh, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 4. Ngày truyền thống của Cựu chiến binh. Ngày 6 tháng 12 là ngày truyền thống của Cựu chiến binh.
Điều 5. Hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng danh nghĩa, uy tín Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Ngăn cản hoạt động hợp pháp của Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
3. Xâm hại sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh. | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | Quyền hạn và trách nhiệm của trường dự bị đại học
1. Quyền hạn của trường dự bị đại học:
a) Tự chủ về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, tổ chức và nhân sự nhà trường;
b) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục;
c) Hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao, y tế trong nghiên cứu khoa học (NCKH) trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn bồi dưỡng với NCKH nâng cao hiệu quả công tác dạy và học;
d) Nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để bổ sung nguồn tài chính, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học; thực hiện chính sách ưu đãi đối với học sinh thuộc diện chính sách; tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo và từ thiện;
đ) Được Nhà nước giao quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên; thành lập và giải thể các tổ chức, bộ máy trực thuộc trường theo quy định của Nhà nước.
2. Trách nhiệm của trường dự bị đại học:
a) Trường DBĐH quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giáo viên của trường đủ về số lượng, đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Chịu trách nhiệm về việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; tổ chức các hoạt động giáo dục; tổ chức và nhân sự nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường của Nhà nước;
c) Xây dựng chương trình, tài liệu học tập, kế hoạch giảng dạy, học tập trên cơ sở đề cương chi tiết các môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
d) Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng, NCKH và hoạt động tài chính;
đ) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành. | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | Thông tư này quy định chi Tiết hướng dẫn thực hiện Điều 76 của Luật Bảo hiểm xã hội và một số Điều của Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây được viết là Nghị định số 134/2015/NĐ-CP). | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | Điều 4. - Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập chủ quyền, an ninh chính trị. Trong tình hình mới, công tác dân vận phải tập hợp được quần chúng nhân dân thành lực lượng xã hội rộng rãi tham gia các phong trào thi đua yêu nước theo tinh thần "Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua". Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phải kết thành một khối vững chắc, làm nên sức sống các phong trào thi đua. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân bám sát nhiệm vụ chính trị, nắm bắt lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân để xác định nội dung và lựa chọn cách thức phát động thi đua sát với thực tế của địa phương, đơn vị với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng. Đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo" gắn với việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và các phong trào do Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội phát động. Các phong trào thi đua cần thiết thực, tiết kiệm, tránh hình thức, sáo rỗng; lấy hiệu quả về chính trị, kinh tế - xã hội làm thước đo đánh giá từng phong trào thi đua. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời. Vận động và tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân phát huy cao độ tiềm năng, sức sáng tạo, tích cực lao động, học tập, sản xuất, kinh doanh, làm giàu cho mình, cho cộng đồng và đất nước; tham gia đấu tranh, phòng, chống tội phạm, tiêu cực, tệ nạn xã hội. | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân. | 1 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này. | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
... | 0 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh không? | Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
... | 0 |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.