query
stringlengths
12
273
context
stringlengths
4
253k
label
int64
0
1
Đối tượng nào không đủ tiêu chuẩn và điều kiện để làm Giám đốc công ty?
Các chi phí về thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế giá trị gia tăng, phí và các khoản trích nộp khác được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. - Chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức do Bộ Tài chính xác định và thông báo hàng năm để Bộ Công Thương áp dụng trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu. - Mức trích lập Quỹ bình ổn giá thực hiện theo thông báo của Bộ Công Thương tại thời điểm công bố giá cơ sở. d) Thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật. d) Giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước Giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) giá xăng dầu thế giới cộng (+) hoặc trừ (-) premium (nếu có) cộng (+) chi phí đưa xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có) cộng (+) chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ bình ổn giá cộng (+) lợi nhuận định mức cộng (+) các khoản chi phí về thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó: - Premium để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước (nếu có) là yếu tố điều chỉnh giá trong hợp đồng mua bán xăng dầu giữa thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu hoặc doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy lọc dầu; được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng. Premium đưa vào tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước tối đa không cao hơn giá thế giới bình quân nhân (x) thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thấp nhất đối với mặt hàng xăng dầu theo cam kết quốc tế (trường hợp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thấp nhất đối với xăng dầu lớn hơn 0%). Premium và chi phí đưa xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có) do Bộ Tài chính xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng để áp dụng trong công thức giá cơ sở. Bộ Tài chính rà soát, điều chỉnh mức Premium và chi phí đưa xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có) định kỳ 3 tháng; trường hợp trong tháng thực hiện, do yếu tố khách quan, chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ biến động với biên độ trên 100%, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; trên cơ sở báo cáo các khoản Premium và chi phí đưa xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng thực tế phát sinh tại các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh thời gian rà soát và công bố các khoản chi phí cho phù hợp. Các chi phí thuế, phí và các khoản trích nộp khác được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. - Các yếu tố hình thành giá gồm giá xăng dầu thế giới, chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, mức trích lập Quỹ bình ổn giá thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. đ) Thương nhân vi phạm quy định về điều kiện đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và không khắc phục vi phạm trong thời gian chín mươi (90) ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
0
Đối tượng nào không đủ tiêu chuẩn và điều kiện để làm Giám đốc công ty?
Điều 5. Chính phủ nhất trí thông qua nội dung dự thảo Nghị định của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình.. Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định trên, trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành.
0
Đối tượng nào không đủ tiêu chuẩn và điều kiện để làm Giám đốc công ty?
1. Bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh bảo đảm an toàn, hiệu quả, công bằng và khách quan. 2. Thiết lập, vận hành hệ thống quản trị rủi ro và xây dựng cơ chế bảo đảm thanh toán cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. 3. Kiểm tra, giám sát thành viên bù trừ trong việc tuân thủ quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và quy định của pháp luật; kịp thời báo cáo đầy đủ, chính xác về hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, hoạt động của các thành viên bù trừ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định hoặc khi có yêu cầu hoặc khi phát hiện vi phạm. 4. Phối hợp, hướng dẫn thành viên bù trừ trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. 5. Trong hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ, cam kết của mình chỉ đối với thành viên bù trừ, không chịu trách nhiệm với bên thứ ba. 6. Thiết lập hệ thống bảo đảm quản lý tách biệt tài khoản, tài sản của thành viên bù trừ với tài khoản, tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; tách biệt tài khoản, tài sản của từng thành viên bù trừ; tách biệt tài khoản, tài sản của thành viên bù trừ và các khách hàng của chính thành viên bù trừ đó. 7. Quản lý và sử dụng quỹ bù trừ, quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. 8. Các nghĩa vụ khác quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Chứng khoán và quy định của pháp luật liên quan.
0
Đối tượng nào không đủ tiêu chuẩn và điều kiện để làm Giám đốc công ty?
Điều 16. Hội đồng tư vấn về kiến trúc 1. Hội đồng tư vấn về kiến trúc quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khi cần thiết để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về kiến trúc và kiến trúc của một số công trình quan trọng. 2. Hội đồng tư vấn về kiến trúc cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khi cần thiết để tư vấn cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực kiến trúc và kiến trúc của một số công trình quan trọng, công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn quản lý. 3. Thành viên Hội đồng tư vấn về kiến trúc gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước về kiến trúc, chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến kiến trúc. 4. Hội đồng và thành viên Hội đồng tư vấn về kiến trúc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người quyết định thành lập Hội đồng về nội dung tham mưu, tư vấn của mình. 5. Thành viên Hội đồng tư vấn về kiến trúc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; Hội đồng tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.
0
Phụ cấp trách nhiệm đối với lái xe phục vụ chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội có dùng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
III. KINH PHÍ VÀ CÁCH CHI TRẢ PHỤ CẤP 1. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp trách nhiệm công việc: Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp trách nhiệm công việc do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị; Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp trách nhiệm công việc do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ. 2. Cách chi trả phụ cấp: Phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.
1
Phụ cấp trách nhiệm đối với lái xe phục vụ chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội có dùng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
II. MỨC PHỤ CẤP, NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁCH TÍNH TRẢ 1. Mức phụ cấp Các đối tượng quy định tại khoản 1 Mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp trách nhiệm kiểm tra bằng 15% tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 2. Nguồn kinh phí Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp trách nhiệm được tính trong dự toán ngân sách thường xuyên hàng năm của đơn vị. 3. Cách tính trả a) Phụ cấp trách nhiệm được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định theo công thức sau: Phụ cấp trách nhiệm = Mức lương tối thiểu chung x Hệ số lương theo cấp hàm, ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo + % (quy ra hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x Mức phụ cấp trách nhiệm Ví dụ: Tháng 10 năm 2008, đồng chí Thượng tá Nguyễn Văn A, được Đảng uỷ QSTW chuẩn y kết quả bầu cử làm Uỷ viên thường trực Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ Quân đoàn (hệ số phụ cấp chức vụ = 0,80). Đồng chí A được hưởng phụ cấp trách nhiệm như sau: Phụ cấp trách nhiệm tháng 10/2008 của đồng chí A là: 591.000 đ/tháng { = 540.000 x (7,30 + 0,80) x 15%}; b) Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Khi thôi đảm nhiệm chuyên trách công tác kiểm tra đảng từ tháng nào thì thôi hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm từ tháng tiếp theo. Trường hợp vừa thuộc đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm vừa thuộc đối tượng hưởng chế độ phụ cấp đặc thù hoặc phụ cấp ưu đãi ngành thì chi được hưởng một loại phụ cấp mức cao nhất.
0
Phụ cấp trách nhiệm đối với lái xe phục vụ chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội có dùng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁCH CHI TRẢ 1. Nguồn kinh phí Năm 2004 và năm 2005, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Từ năm 2006 trở đi, kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của ngành Tòa án nhân dân. 2. Cách chi trả a. Phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên thuộc biên chế trả lương của Tòa án nào thì do Tòa án đó chi trả; b. Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và quyết toán theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính hiện hành. c. Mức phụ cấp trách nhiệm quy định tại Thông tư này không được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. ...
0
Phụ cấp trách nhiệm đối với lái xe phục vụ chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội có dùng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI TRẢ PHỤ CẤP 1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. 2. Chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra: a) Phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh được tính trả vào cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; b) Các đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó chi trả.
0
Phụ cấp trách nhiệm đối với lái xe phục vụ chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội có dùng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Nghị định này được áp dụng đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
0
Phụ cấp trách nhiệm đối với lái xe phục vụ chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội có dùng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Nguyên tắc phối hợp 1. Bảo đảm phối hợp chặt chẽ hiệu quả; phân công cụ thể trách nhiệm phối hợp của các bộ và Ủy ban nhân dân trong công tác quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu. 2. Hoạt động phối hợp phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ, Ủy ban nhân dân; tuân thủ các quy định tại Quy chế này và theo quy định của pháp luật; bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công việc, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam. 3. Khi phát sinh các vấn đề cần xử lý thuộc thẩm quyền của cơ quan nào thì cơ quan đó chủ trì và các đơn vị khác phối hợp; khi phát sinh vụ việc thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan quản lý thì cơ quan nào thụ lý đầu tiên sẽ chủ trì xử lý.
0
Phụ cấp trách nhiệm đối với lái xe phục vụ chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội có dùng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
1. Thông tư này quy định về điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội trong các đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Thông tư này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành công tác xã hội tham dự các kỳ thi hoặc được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội trong các đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức, cá nhân có liên quan.
0
Phụ cấp trách nhiệm đối với lái xe phục vụ chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội có dùng để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Tổ chức tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông 1. Các đơn vị Cảnh sát giao thông có trách nhiệm tiếp nhận tin báo: a) Đội Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Đội Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện); b) Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh); c) Cục Cảnh sát giao thông.
0
Cấp hiệu của lực lượng bảo vệ cơ quan có cấu tạo như thế nào?
Cấp hiệu 1. Kiểu dáng: Theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Cấu tạo: Nền cấp hiệu được may bằng băng dệt bên trong có cột nhựa. Giữa cấp hiệu thêu hình lá chắn, bao quanh lá chắn là hai bông lúa chéo cuống, giữa lá chắn là ngôi sao vàng năm cánh. Phía đầu vát nhọn của cấp hiệu có gắn cúc cấp hiệu bằng kim loại, cúc cấp hiệu được dập nổi ngôi sao năm cánh tâm giữa, bao quanh viền là hai bông lúa, chữ “BV” ở dưới. Phía đầu không vát nhọn của cấp hiệu có từ 01 đến 03 vạch ngang phân cấp, độ rộng của vạch ngang phân cấp là 06 mm, khoảng cách giữa hai vạch liền kề là 05 mm. 3. Màu sắc: Nền cấp hiệu màu xanh lam, viền xung quanh màu vàng sẫm. Hình lá chắn ở giữa cấp hiệu màu xanh dương; viền lá chắn, hai bông lúa, ngôi sao màu vàng. Cúc cấp hiệu màu trắng bạc. Vạch ngang phân cấp màu vàng tươi.
1
Cấp hiệu của lực lượng bảo vệ cơ quan có cấu tạo như thế nào?
1. Kiểu dáng: Theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau: a) Áo ngắn tay - Áo nam: Áo kiểu cổ đứng. Thân trước ngực may hai túi ốp ngoài, bị túi may đố, nắp túi vát nhọn. Nẹp bong một hàng sáu chiếc cúc nhựa cùng màu vải, may bật vai đeo cấp hiệu. Thân sau cầu vai rời xếp hai ly. Tay ngắn cửa tay may lật ra ngoài, trên cánh tay trái may dán ký hiệu bảo vệ cơ quan hoặc doanh nghiệp. Gấu áo bằng. - Áo nữ: Kiểu áo sơ mi chiết ly cổ bẻ. Thân trước may hai túi dưới ốp ngoài, miệng túi chéo. Nẹp bong một hàng bốn chiếc cúc nhựa cùng màu vải, may bật vai đeo cấp hiệu, lắp ken vai. Thân sau may chắp sống lưng. Tay ngắn kiểu bán mang, cửa tay may lật ra ngoài, trên cánh tay trái may dán ký hiệu bảo vệ cơ quan hoặc doanh nghiệp. Gấu áo bằng. May bọc vòng nách. b) Áo dài tay - Áo nam: Áo kiểu cổ đứng. Thân trước ngực may hai túi ốp ngoài, bị túi may đố, nắp túi vát nhọn. Nẹp bong một hàng sáu chiếc cúc nhựa cùng màu vải, may bật vai đeo cấp hiệu. Thân sau cầu vai rời xếp hai ly. Tay dài có măng séc cài cúc, may thép tay, cửa tay mỗi bên xếp hai ly lật về phía thép tay, trên cánh tay trái may dán ký hiệu bảo vệ cơ quan hoặc doanh nghiệp. Gấu áo bằng. - Áo nữ: Kiểu áo sơ mi chiết ly cổ bẻ. Thân trước may hai túi dưới ốp ngoài, miệng túi chéo. Nẹp bong một hàng bốn chiếc cúc nhựa cùng màu vải, may bật vai đeo cấp hiệu, lắp ken vai. Thân sau may chắp sống lưng. Tay dài có măng séc cài cúc, may viền mở cửa tay, cửa tay mỗi bên xếp một ly lật về phía viền mở cửa tay, trên cánh tay trái may dán ký hiệu bảo vệ cơ quan hoặc doanh nghiệp. Gấu áo bằng. May bọc vòng nách. c) Quần xuân hè - Quần nam: Quần kiểu cạp rời, hai túi sườn chéo. Thân trước mỗi bên xếp một ly lật về phía dọc quần, cửa quần may khóa kéo. Thân sau mỗi bên may một chiết và bổ một túi viền. Cạp may sáu đỉa, đầu cạp may quai nhê có cài cúc. Gấu quần bằng. - Quần nữ: Quần kiểu cạp rời, hai túi sườn chéo. Thân trước mỗi bên xếp một ly lật về phía dọc quần, cửa quần may khóa kéo. Thân sau mỗi bên may một chiết. Cạp may sáu đỉa, đầu cạp may quai nhê có cài cúc. Gấu quần bằng. 2. Màu sắc a) Áo màu xanh dương; b) Quần màu tím than.
0
Cấp hiệu của lực lượng bảo vệ cơ quan có cấu tạo như thế nào?
Hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ khác và chất liệu Giấy Bảo vệ đặc biệt của lực lượng Cảnh vệ 1. Giấy hình chữ nhật, chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm, chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm, độ dày 0,76 mm ± 0,05 mm. 2. Mặt trước, từ trên xuống dưới: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM; hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 21 mm; THỰC HIỆN NGAY YÊU CẦU CẢNH VỆ; IMMEDIATELY PERFORM PROTECTION COMMAND. 3. Mặt sau, bên trái từ trên xuống: Hình Công an hiệu kích thước 15,6mm x 11,6mm; ảnh chân dung của người được cấp kích thước 25mm x 30mm; có giá trị đến. Bên phải từ trên xuống: GIẤY BẢO VỆ ĐẶC BIỆT; SPECIAL PROTECTION CARD; Số seri; Họ và tên; Ngày sinh; Chức vụ; Đơn vị; Ngày, tháng, năm; BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN; chữ ký của Bộ trưởng; dấu của Bộ Công an; cấp bậc, họ và tên Bộ trưởng. 4. Ảnh chân dung của người được cấp Ảnh chân dung của người được cấp Giấy Bảo vệ đặc biệt là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trong mặc áo sơ mi trắng thắt cà vạt, bên ngoài mặc áo comple, tác phong nghiêm túc, lịch sự. 5. Quy cách a) Nền mặt trước có màu đỏ tươi, in hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; mũi tên bên trong có dòng chữ “Thực hiện ngay yêu cầu cảnh vệ” hướng từ trái qua phải màu vàng đậm; b) Nền mặt sau được in hoa văn chìm màu vàng nhạt, dưới thông tin cá nhân in hình Công an hiệu chìm được bao quanh bởi hoa văn trống đồng và các họa tiết truyền thống trang trí. Công an hiệu, ảnh cá nhân được in màu trực tiếp trên nền Giấy. Tem bảo an dán niêm phong phần phía góc phải, bên dưới ảnh cá nhân; c) Màu sắc các nội dung thông tin được in trên Giấy Bảo vệ đặc biệt Mặt trước: Các dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phông chữ UTM HelvetIns đậm, cỡ chữ 10.5 màu vàng tươi; “SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM” phông chữ UVN Hong ha đậm, cỡ chữ 7.5 màu vàng tươi; “THỰC HIỆN NGAY YÊU CẦU CẢNH VỆ” phông chữ UTM HelvetIns đậm, cỡ chữ 12.5 màu đỏ tươi; “IMMEDIATELY PERFORM PROTECTION COMMAND” phông chữ UVN Hong ha hep đậm, cỡ chữ 6 màu đỏ tươi. Mặt sau: Các dòng chữ “GIẤY BẢO VỆ ĐẶC BIỆT” phông chữ HelvetIns đậm, cỡ chữ 11 màu đỏ tươi; “SPECIAL PROTECTION CARD” phông chữ UVN Hong ha đậm, cỡ chữ 6 màu đỏ tươi, gạch chân màu đỏ; “Số seri” phông chữ Arial, cỡ chữ 7.5 màu đỏ tươi; các thông tin cá nhân phông chữ UVN Hong ha đậm, màu xanh tím than; “Ngày, tháng, năm” phông chữ Time new romans nghiêng; “BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN” phông chữ Time new romans in hoa đậm, cỡ chữ 6.5; “Có giá trị đến” phông chữ UVN Hong ha, cỡ chữ 6; họ và tên, chức danh người ký phông chữ Time new romans đậm, cỡ chữ 8, tất cả nội dung trên chữ màu xanh tím than. Chữ ký của Bộ trưởng Bộ Công an mực màu xanh. Dấu của Bộ Công an màu đỏ. 6. Ngôn ngữ khác trên Giấy Bảo vệ đặc biệt là Tiếng Anh, để sĩ quan cảnh vệ sử dụng các quyền đối với người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. …
0
Cấp hiệu của lực lượng bảo vệ cơ quan có cấu tạo như thế nào?
1. Cấp hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu được trang bị cho những người trực tiếp làm công tác bảo vệ trên tàu và được đeo trên hai cầu vai áo để phân biệt chức vụ của cán bộ, nhân viên lực lượng bảo vệ trên tàu. Chức vụ của cán bộ, nhân viên bảo vệ trên tàu gồm có: Nhân viên bảo vệ, Tổ trưởng bảo vệ, Đội phó bảo vệ, Đội trưởng bảo vệ. 2. Cấp hiệu làm bằng vải, màu xanh đen có kích thước dài 120 mm, rộng phía ngoài 50 mm, rộng phía trong 40 mm, độ chếch đầu nhọn 18 mm, xung quanh viền nỉ màu vàng, kích cỡ, màu sắc như sau: a) Cấp hiệu của Đội trưởng bảo vệ: có hai vạch ngang rộng 10 mm bằng nỉ màu vàng, khoảng cách giữa các vạch là 07 mm, giữa có 02 ngôi sao vàng năm cánh có kích thước đường kính đường tròn ngoại tiếp ngôi sao là 15mm; b) Cấp hiệu của Đội phó bảo vệ: có hai vạch ngang rộng 10 mm bằng nỉ màu vàng, khoảng cách giữa các vạch là 07 mm, giữa có một ngôi sao vàng năm cánh có kích thước đường kính đường tròn ngoại tiếp ngôi sao là 15mm; c) Cấp hiệu của Tổ trưởng bảo vệ: có một vạch ngang rộng 10 mm bằng nỉ màu vàng, giữa có một ngôi sao vàng năm cánh có kích thước đường kính đường tròn ngoại tiếp ngôi sao là 15mm; d) Cấp hiệu của nhân viên bảo vệ: Có hai vạch hình chữ V rộng 10 mm bằng nỉ màu vàng; vạch nọ cách vạch kia 07 mm. 3. Mẫu cấp hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
0
Cấp hiệu của lực lượng bảo vệ cơ quan có cấu tạo như thế nào?
1. Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định. 2. Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới. 3. Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. 4. Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. 5. Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
0
Cấp hiệu của lực lượng bảo vệ cơ quan có cấu tạo như thế nào?
Trình tự, thủ tục nghiệm thu dự án 1. Đơn vị thi công gửi hồ sơ nghiệm thu tới đơn vị có chức năng nghiệm thu do chủ đầu tư chỉ định. Căn cứ hồ sơ nghiệm thu, đơn vị nghiệm thu tiến hành nghiệm thu theo các bước như sau: a) Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu; b) Nghiệm thu từng hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin theo nguyên tắc và nội dung tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 của Quy chế này. 2. Đơn vị nghiệm thu tổ chức nghiệm thu không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ. 3. Đơn vị nghiệm thu gửi báo cáo nghiệm thu bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 của Quyết định này cho chủ đầu tư. 4. Chủ đầu tư căn cứ báo cáo nghiệm thu chỉ đạo đơn vị thi công hoàn thiện sản phẩm theo ý kiến của đơn vị nghiệm thu.
0
Cấp hiệu của lực lượng bảo vệ cơ quan có cấu tạo như thế nào?
Khoản 11.2. Nhà trạm bị thiệt hại - Nhà trạm bị thiệt hại là những cơ sở hạ tầng viễn thông được sử dụng nhằm tạo thông tin liên lạc không dây giữa các thiết bị thuê bao viễn thông và nhà điều hành mạng bị hư hỏng ở các mức khác nhau do thiên tai gây ra. - Mức thiệt hại về nhà trạm bao gồm: + Thiệt hại hoàn toàn: là các nhà trạm bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp, hư hỏng hoàn toàn không sử dụng được + Thiệt hại rất nặng: là các nhà trạm bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp một phần, hư hỏng từ 50-70% và còn có khả năng sửa chữa, tái sử dụng một phần + Thiệt hại nặng: là các nhà trạm bị sập, đổ, cuốn trôi, vùi lấp một phần, hư hỏng từ 30-50% và còn có khả năng sửa chữa, tái sử dụng được. + Thiệt hại một phần: là các nhà trạm bị hư hỏng một phần (dưới 30%) và chỉ phải sửa chữa một phần để tái sử dụng. - Cách tính: đo, đếm và thống kê chi tiết - Cách xác định giá trị thiệt hại: Giá trị thiệt hại = giá trị thay thế tương đương các nhà trạm hoặc giá trị sửa chữa, khắc phục để tái sử dụng
0
Cấp hiệu của lực lượng bảo vệ cơ quan có cấu tạo như thế nào?
Biến cố bất lợi (adverse event - AE) là sự việc hoặc tình trạng y khoa bao gồm bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng, tình trạng bệnh tật hoặc kết quả xét nghiệm có chiều hướng xấu xảy ra trong quá trình thử nghiệm lâm sàng ảnh hưởng đến đối tượng tham gia thử nghiệm lâm sàng, có hoặc không có liên quan đến sản phẩm thử lâm sàng.
0
Tổ chức cần đáp ứng điều kiện gì thì mới được cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương?
Cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương ... l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động phân phối điện phải đáp ứng các điều kiện sau: - Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình hoạt động điện lực: Tổ chức hoạt động phân phối điện phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. - Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 03 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.
1
Tổ chức cần đáp ứng điều kiện gì thì mới được cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương?
Điều 31. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phân phối điện. Tổ chức đăng ký hoạt động phân phối điện ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 28 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng, công trình kiến trúc được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định, đáp ứng các yêu cầu của công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện phân phối, các trạm biến áp và các thiết bị đồng bộ kèm theo; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định. 2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn theo quy định pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này. 3. Tổ chức, cá nhân hoạt động phân phối điện tại nông thôn phải đáp ứng điều kiện: Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện và có kinh nghiệm làm việc với lưới điện ít nhất 03 năm. Người trực tiếp vận hành, sửa chữa điện phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được huấn luyện và sát hạch về an toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện theo quy định của pháp luật.
0
Tổ chức cần đáp ứng điều kiện gì thì mới được cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương?
Cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện thuộc thẩm quyền cấp của địa phương ... l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực phải đáp ứng các điều kiện sau: * Đối với cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương - Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương. - Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương. ...
0
Tổ chức cần đáp ứng điều kiện gì thì mới được cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương?
1. Lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống được Tổng công ty Điện lực hoặc Công ty Điện lực tỉnh phân cấp cho Cấp điều độ phân phối quận, huyện. 2. Điện áp trên lưới có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống thuộc địa bàn quận, huyện được phân cấp. 3. Tổ máy phát của nhà máy điện nhỏ đấu nối vào lưới phân phối trong trường hợp được Tổng công ty Điện lực hoặc Công ty Điện lực tỉnh phân cấp cho Cấp điều độ phân phối quận, huyện. 4. Nguồn diesel của khách hàng có đấu nối với lưới điện phân phối được Tổng công ty Điện lực hoặc Công ty Điện lực tỉnh phân cấp cho Cấp điều độ phân phối quận, huyện. 5. Phụ tải lưới điện quận, huyện.
0
Tổ chức cần đáp ứng điều kiện gì thì mới được cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương?
Tổ chức và hoạt động “Quỹ vì biển, đảo Việt Nam” (sau đây gọi tắt là Quỹ) với các nội dung chủ yếu sau: ... 5. Nguyên tắc hoạt động: a) Quỹ thành lập và hoạt động phi lợi nhuận. b) Quỹ hoạt động theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền. c) Phải thực hiện thu, chi Quỹ công khai, minh bạch (về tài chính, tài sản) theo quy định của pháp luật. d) Quỹ có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
0
Tổ chức cần đáp ứng điều kiện gì thì mới được cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương?
Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam (sau đây gọi chung là chuyên gia khoa học công nghệ). 2. Các cơ quan, tổ chức nơi chuyên gia khoa học công nghệ làm việc quy định tại Khoản 1 Điều này (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức). 3. Trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam nhập cảnh bằng hộ chiếu Việt Nam không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.
0
Tổ chức cần đáp ứng điều kiện gì thì mới được cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương?
1. Cứu hộ hàng hải là hành động cứu tàu biển hoặc các tài sản trên tàu biển thoát khỏi nguy hiểm hoặc hành động cứu trợ tàu biển đang bị nguy hiểm trên biển, trong vùng nước cảng biển, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải. 2. Hợp đồng cứu hộ hàng hải là hợp đồng được giao kết giữa người cứu hộ và người được cứu hộ về việc thực hiện cứu hộ. Thuyền trưởng của tàu biển bị nạn được thay mặt chủ tàu giao kết hợp đồng cứu hộ. Thuyền trưởng hoặc chủ tàu của tàu biển bị nạn được thay mặt chủ tài sản chở trên tàu giao kết hợp đồng cứu hộ tài sản đó. 3. Hợp đồng cứu hộ hàng hải được giao kết bằng hình thức do các bên thoả thuận. 4. Các bên tham gia hợp đồng cứu hộ hàng hải có quyền yêu cầu huỷ bỏ hoặc thay đổi những thoả thuận không hợp lý trong hợp đồng, nếu các thoả thuận này được giao kết trong tình trạng nguy cấp và bị tác động bởi tình trạng đó hoặc chứng minh được là bị lừa dối, lợi dụng khi giao kết hoặc khi tiền công cứu hộ quá thấp hoặc quá cao so với thực tế được cung cấp.
0
Tổ chức cần đáp ứng điều kiện gì thì mới được cấp giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương?
Điều kiện công nhận địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh ... 2. Diện tích: ... c) Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2. Các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới nằm tại khu vực khác có diện tích khu đất tối thiểu 3.000 m2. ...
0
Thuyền trưởng phải lưu trữ các tài liệu bằng chứng về tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam trong thời gian bao lâu?
Trách nhiệm của thuyền trưởng 1. Báo cáo chính xác dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu tới chủ tàu theo Kế hoạch thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu. 2. Lưu giữ trong thời gian ba (03) năm các tài liệu, bằng chứng về tiêu thụ nhiên liệu của tàu nêu tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1
Thuyền trưởng phải lưu trữ các tài liệu bằng chứng về tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam trong thời gian bao lâu?
Chương IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Điều 10. Trách nhiệm của chủ tàu 1. Tổ chức thực hiện thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu thuộc thẩm quyền quản lý và gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định tại Thông tư này. 2. Tổ chức việc lưu giữ trong thời gian ba (03) năm các tài liệu, bằng chứng về tiêu thụ nhiên liệu của tàu nêu tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 3. Cập nhật SEEMP của tàu có tổng dung tích từ 5000 trở lên tự hành bằng động cơ hoạt động tuyến quốc tế và gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam rà soát theo Mục 4.5 Quy định 5 Phụ lục VI Công ước MARPOL. Điều 11. Trách nhiệm của thuyền trưởng 1. Báo cáo chính xác dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu tới chủ tàu theo Kế hoạch thu thập dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu. 2. Lưu giữ trong thời gian ba (03) năm các tài liệu, bằng chứng về tiêu thụ nhiên liệu của tàu nêu tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Điều 12. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định tại Thông tư này đối với các tàu hoạt động trong vùng nước cảng biển thuộc phạm vi trách nhiệm. Điều 13. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam 1. Tổ chức xây dựng, quản lý nhà nước đối với cơ sở dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu đáp ứng các yêu cầu quản lý, khai thác, sử dụng và báo cáo cơ sở dữ liệu. 2. Tổ chức khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu phục vụ mục đích hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường biển, bảo vệ môi trường không khí và phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
0
Thuyền trưởng phải lưu trữ các tài liệu bằng chứng về tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam trong thời gian bao lâu?
Báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiêu liệu của tàu 1. Từ niên lịch 2019, chủ tàu phải thu thập và lập báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của từng tàu trong mỗi niên lịch và gửi qua Cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam (www.vr.org.vn) trước ngày 28 tháng 02 của năm kế tiếp, như sau: a) Đối với các tàu có tổng dung tích từ 5000 trở lên tự hành bằng động cơ hoạt động tuyến quốc tế: ghi các thông tin theo Mẫu số 02 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. b) Đối với các tàu còn lại: ghi các thông tin theo Mẫu số 02 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, ngoại trừ thông tin về khoảng cách hành trình, chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng và cấp đi băng. 2. Trường hợp thay đổi chủ tàu, chủ tàu hiện tại phải thu thập và lập báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu tương ứng với phần niên lịch mà tàu vẫn thuộc sở hữu của chủ tàu đó theo mẫu nêu tại khoản 1 Điều này và gửi qua Cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam (www.vr.org.vn) trước khi hoàn thành việc thay đổi chủ tàu. 3. Trường hợp tàu thay đổi đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài, chủ tàu hiện tại phải thu thập và lập báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu tương ứng với phần niên lịch mà tàu còn mang cờ quốc tịch Việt Nam theo mẫu nêu tại khoản 1 Điều này và gửi qua Cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam (www.vr.org.vn) trước khi hoàn thành việc thay đổi mang cờ quốc tịch nước ngoài. 4. Trường hợp tàu thay đổi đồng thời đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài và thay đổi chủ tàu, việc thu thập và lập báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
0
Thuyền trưởng phải lưu trữ các tài liệu bằng chứng về tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam trong thời gian bao lâu?
Xác minh báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu 1. Tùy theo phương pháp thu thập lượng tiêu thụ nhiên liệu của tàu, một trong các tài liệu sau phải được lưu trữ để phục vụ việc xác minh báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu: a) Phiếu giao nhận nhiên liệu (đối với phương pháp sử dụng phiếu giao nhận nhiên liệu). b) Nhật ký của thiết bị đo lưu lượng nhiên liệu sử dụng trên tàu (đối với phương pháp sử dụng thiết bị đo lưu lượng). c) Bản tổng hợp dữ liệu giám sát các két nhiên liệu của tàu (đối với phương pháp giám sát két nhiên liệu trên tàu). 2. Việc xác minh báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu được Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện trong đợt kiểm tra chu kỳ phân cấp tàu gần nhất sau ngày Cục Đăng kiểm Việt Nam nhận được báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu. 3. Riêng đối với tàu có tổng dung tích từ 5000 trở lên tự hành bằng động cơ hoạt động tuyến quốc tế, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thực hiện công bố báo cáo dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu của tàu phù hợp theo Quy định 6 Phụ lục VI Công ước MARPOL.
0
Thuyền trưởng phải lưu trữ các tài liệu bằng chứng về tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam trong thời gian bao lâu?
Điều 15. Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau. Hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau được coi là có xuất xứ trong trường hợp: 1. Chia tách thực tế từng hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau. 2. Áp dụng các nguyên tắc kế toán về quản lý kho được thừa nhận trong các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi nếu hàng hóa hoặc nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau được trộn lẫn, với điều kiện nguyên tắc kế toán về quản lý kho được lựa chọn sử dụng phải áp dụng trong suốt năm tài khóa đó.
0
Thuyền trưởng phải lưu trữ các tài liệu bằng chứng về tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam trong thời gian bao lâu?
Trách nhiệm, quyền hạn của chủ nhiệm đề tài 1. Xây dựng và hoàn thiện thuyết minh của đề tài đáp ứng được mục tiêu, tạo ra được sản phẩm theo quyết định phê duyệt. 2. Thực hiện ký kết hợp đồng với tư cách là một trong các bên nhận đặt hàng thực hiện đề tài. 3. Tổ chức thực hiện đề tài và chịu trách nhiệm về tính trung thực, giá trị khoa học, kết quả và hiệu quả thực hiện đề tài theo hợp đồng đã ký; chịu trách nhiệm đề xuất với đơn vị chủ trì về phương án ứng dụng kết quả hoặc thương mại hóa sản phẩm từ kết quả của đề tài. 4. Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện đề tài theo cam kết trong hợp đồng và đề xuất, kiến nghị các điều chỉnh khi cần thiết. 5. Phối hợp với đơn vị chủ trì thực hiện đề tài đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. 6. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, cá nhân tham gia thực hiện đề tài. Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện đề tài theo quy định. Chủ trì xây dựng báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ và các tài liệu khác theo hợp đồng đã ký với đơn vị chủ trì. 7. Trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
0
Thuyền trưởng phải lưu trữ các tài liệu bằng chứng về tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam trong thời gian bao lâu?
Khoản 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
0
Thuyền trưởng phải lưu trữ các tài liệu bằng chứng về tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam trong thời gian bao lâu?
Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động 1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. 2. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. 3. Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp: a) Trường hợp giấy phép lao động bị mất theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật; b) Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh. 4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. 5. Giấy tờ quy định tại khoản 3 và 4 Điều này là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật. Điều 14. Trình tự cấp lại giấy phép lao động Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
0
Quy định hiện nay về trao tặng Huy hiệu Đảng ra sao?
Tặng Huy hiệu Đảng 18.1. Đảng viên có đủ 30, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng được xét tặng Huy hiệu Đảng. Đảng viên bị bệnh nặng được xét tặng Huy hiệu 30,40,45, 50, 55, 60, 65 năm tuổi đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định; được xét tặng Huy hiệu 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá 24 tháng so với thời gian quy định. 18.2. Đảng viên từ trần được xét truy tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng thời gian xét truy tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định. 18.3. Mức tặng phẩm kèm theo Huy hiệu Đảng thực hiện theo Quy định của Ban Bí thư và Hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng. 18.4. Trao tặng, sử dụng, quản lý Huy hiệu Đảng - Việc trao tặng Huy hiệu Đảng được tổ chức kịp thời vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn 3/2; 19/5; 2/9; 7/11 và các dịp kỷ niệm quan trọng khác tại tổ chức cơ sở đảng. Trường hợp đặc biệt ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét, quyết định. - Đảng viên sử dụng Huy hiệu Đảng trong các ngày lễ của Đảng, của dân tộc, trong đại hội, hội nghị của Đảng và kỷ niệm ngày vào Đảng của bản thân. - Đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng khi từ trần thì gia đình đảng viên được giữ Huy hiệu Đảng để làm lưu niệm. - Đảng viên để mất Huy hiệu Đảng, nếu có lý do chính đáng thì được xét cấp lại Huy hiệu Đảng. - Đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng phải giao lại Huy hiệu Đảng cho tổ chức đảng. 18.5. Trách nhiệm của cấp ủy về xét tặng Huy hiệu Đảng - Cấp ủy cơ sở: + Làm thủ tục đề nghị cấp ủy cấp trên xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng cho đảng viên bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên hy sinh, từ trần có đủ tiêu chuẩn. + Tổ chức trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. + Thu hồi Huy hiệu Đảng của đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng, xoá tên gửi lên cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng. - Cấp ủy cấp trên trực tiếp của cấp ủy cơ sở: + Xét và lập danh sách đảng viên đề nghị ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên có đủ tiêu chuẩn. + Quản lý sổ tặng Huy hiệu Đảng của đảng bộ. - Tỉnh ủy và tương đương: + Xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. + Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp ủy cấp dưới thực hiện quy định của Trung ương về tặng Huy hiệu Đảng. + Quản lý Huy hiệu Đảng do cấp dưới đã thu hồi. + Hằng năm sơ kết công tác xét tặng Huy hiệu Đảng để rút kinh nghiệm và báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương).
1
Quy định hiện nay về trao tặng Huy hiệu Đảng ra sao?
Tặng Huy hiệu Đảng ... 18.5. Trách nhiệm của cấp ủy về xét tặng Huy hiệu Đảng - Cấp ủy cơ sở: + Làm thủ tục đề nghị cấp ủy cấp trên xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng cho đảng viên bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên hy sinh, từ trần có đủ tiêu chuẩn. + Tổ chức trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. + Thu hồi Huy hiệu Đảng của đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng, xoá tên gửi lên cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng. - Cấp ủy cấp trên trực tiếp của cấp ủy cơ sở: + Xét và lập danh sách đảng viên đề nghị ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên có đủ tiêu chuẩn. + Quản lý sổ tặng Huy hiệu Đảng của đảng bộ. - Tỉnh ủy và tương đương: + Xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. + Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp ủy cấp dưới thực hiện quy định của Trung ương về tặng Huy hiệu Đảng. + Quản lý Huy hiệu Đảng do cấp dưới đã thu hồi. + Hằng năm sơ kết công tác xét tặng Huy hiệu Đảng để rút kinh nghiệm và báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương).
0
Quy định hiện nay về trao tặng Huy hiệu Đảng ra sao?
1. Tặng Huy hiệu Đảng 1.1- Quy trình xét tặng Huy hiệu Đảng "... c) Đảng ủy cơ sở - Xét và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp danh sách đảng viên đề nghị tặng Huy hiệu Đảng (hoặc đề nghị cấp lại Huy hiệu Đảng, đề nghị truy tặng Huy hiệu Đảng) cho đảng viên. - Tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. Việc trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên đã từ trần được trao cho đại diện gia đình tại buổi lễ hoặc tổ chức tại gia đình đảng viên. ... 1.5- Một số nội dung liên quan đến tặng Huy hiệu Đảng a) Mức tặng phẩm kèm theo Huy hiệu Đảng theo Quy định của Ban Bí thư và Hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng. b) Kinh phí sản xuất Huy hiệu Đảng của đảng bộ trực thuộc Trung ương được tính trong dự toán chi thường xuyên của các cơ quan đảng. c) Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời khi có đủ 30, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng, làm tờ khai đề nghị tặng Huy hiệu Đảng, báo cáo chi bộ nơi sinh hoạt đảng tạm thời ghi ý kiến nhận xét vào bản khai, sau đó đảng viên báo cáo với chi bộ nơi sinh hoạt chính thức xét tặng Huy hiệu Đảng. d) Đảng viên có đủ tiêu chuẩn xét tặng Huy hiệu Đảng nhưng chuyển sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ khác, thì tổ chức đảng nơi đảng viên chuyển đi xét tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên trước khi làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng. Tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng ở nơi đảng viên chuyển đến.
0
Quy định hiện nay về trao tặng Huy hiệu Đảng ra sao?
KHEN THƯỞNG TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN Hình thức, thẩm quyền khen thưởng; tiêu chuẩn, đối tượng khen thưởng trong Đảng, mức tặng phẩm kèm theo thực hiện theo Điểm 27, Quy định 24-QĐ/TW và Điểm 18, 19 Hướng dẫn 01-HD/TW. Cụ thể như sau: 1. Tặng Huy hiệu Đảng 1.1- Quy trình xét tặng Huy hiệu Đảng a) Đảng viên Đảng viên có đủ 30, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng làm tờ khai đề nghị chi bộ; đảng viên mất Huy hiệu Đảng làm bản tường trình nói rõ lý do bị mất Huy hiệu Đảng đề nghị chi bộ; đối với đảng viên đã từ trần thì người thân trong gia đình làm tờ khai đề nghị chi bộ xem xét. b) Chi bộ Xét, nếu có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điểm 27.3.1, Quy định 24-QĐ/TW và Điểm 18, Hướng dẫn 01-HD/TW thì đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng bị mất hoặc truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên đã từ trần. c) Đảng ủy cơ sở - Xét và báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp danh sách đảng viên đề nghị tặng Huy hiệu Đảng (hoặc đề nghị cấp lại Huy hiệu Đảng, đề nghị truy tặng Huy hiệu Đảng) cho đảng viên. - Tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. Việc trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên đã từ trần được trao cho đại diện gia đình tại buổi lễ hoặc tổ chức tại gia đình đảng viên. d) Huyện ủy và tương đương - Xét, đề nghị ban thường vụ tỉnh ủy (và tương đương) tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. - Sau khi có quyết định, ban tổ chức của cấp ủy ghi số Huy hiệu Đảng vào danh sách đảng viên, ghi giấy chứng nhận, vào sổ tặng Huy hiệu Đảng của đảng bộ, giao Huy hiệu Đảng cùng quyết định và giấy chứng nhận tặng Huy hiệu Đảng cho cấp ủy cơ sở để tổ chức trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. - Phân công cấp ủy dự và trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. e) Ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương Trên cơ sở đề nghị của ban tổ chức cấp ủy: - Xét, ra quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng hoặc truy tặng Huy hiệu Đảng (quyết định chung và danh sách kèm theo, quyết định đối với cá nhân đảng viên). - Ban tổ chức tỉnh ủy và tương đương sau mỗi đợt xét tặng Huy hiệu Đảng (3-2, 19-5, 2-9, 7-11 hằng năm) tổng hợp danh sách đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng để quản lý.
0
Quy định hiện nay về trao tặng Huy hiệu Đảng ra sao?
Việc từ bỏ hoặc rút khỏi một điều ước trong trường hợp điều ước không có quy định về việc chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước đó. 1. Một điều ước không có những quy định về việc chấm dứt của nó cũng như việc từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước đó sẽ không thể là đối tượng của việc từ bỏ hoặc rút khỏi trừ khi: a) Có sự biểu hiện rõ ràng ý định của các bên chấp thuận khả năng từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước; hoặc b) Quyền từ bỏ hoặc rút khỏi có thể được suy ra từ bản chất của điều ước đó. ...
0
Quy định hiện nay về trao tặng Huy hiệu Đảng ra sao?
Giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ 1. Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận thanh toán theo một hoặc một số phương thức sau đây: a) Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa trong đó bao gồm cả hình thức trả được tính theo từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra từ công nghệ chuyển giao; b) Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp. Trường hợp góp vốn bằng công nghệ có sử dụng vốn nhà nước (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) phải thực hiện thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật; c) Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh. Giá bán tịnh được xác định bằng tổng giá bán sản phẩm, dịch vụ mà trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ được chuyển giao (tính theo hóa đơn bán hàng) trừ đi các khoản sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có); chi phí mua bán các thành phẩm, bộ phận, chi tiết, linh kiện được nhập khẩu, mua ở trong nước; chi phí mua bao bì, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, chi phí quảng cáo; d) Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần. Doanh thu thuần được xác định bằng doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại; đ) Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí hợp lý để sản xuất sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ chuyển giao đã bán trên thị trường. Các bên cũng có thể thỏa thuận thanh toán theo phần trăm lợi nhuận sau thuế; e) Kết hợp hai hoặc các phương thức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này hoặc các hình thức thanh toán khác bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ. 2. Trường hợp công nghệ chuyển giao (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước, việc định giá thực hiện dựa trên tư vấn thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp công nghệ chuyển giao giữa các bên có quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con và các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế, việc kiểm toán giá thực hiện thông qua hình thức thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
0
Quy định hiện nay về trao tặng Huy hiệu Đảng ra sao?
1. Quản lý nợ phải thu. a) Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam: - Xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nợ của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi các khoản nợ phải thu; đối chiếu xác nhận, phân loại nợ, đôn đốc thu hồi và chủ động xử lý nợ tồn đọng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; - Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ chưa đến hạn thanh toán, nợ đến hạn thanh toán, nợ đã quá hạn thanh toán, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ; định kỳ đối chiếu công nợ; - Phải theo dõi chi tiết theo từng loại nguyên tệ đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ; cuối kỳ, đánh giá lại và xử lý chênh lệch tỷ giá theo quy định; - Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 06 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), Cục Đăng kiểm Việt Nam đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được; hoặc là các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính; - Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm xử lý bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan, số còn lại được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam; - Nợ không có khả năng thu hồi sau khi xử lý như trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thuyết minh chi tiết giá trị (theo nguyên tệ và VND) các khoản nợ khó đòi đã xử lý trong vòng 10 năm kể từ ngày xử lý theo từng đối tượng, nguyên nhân đã xóa sổ kế toán nợ khó đòi và tổ chức thu hồi. Số tiền thu hồi được hạch toán vào thu nhập khác của Cục Đăng kiểm Việt Nam; - Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và Giám đốc các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được. Nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được theo quy định, căn cứ vào hậu quả của việc xử lý chậm ảnh hưởng đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì Bộ Giao thông vận tải quyết định hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật; nếu không xử lý kịp thời dẫn đến thất thoát vốn của chủ sở hữu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam thì Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và Giám đốc các đơn vị trực thuộc phải chịu trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải và trước pháp luật. b) Quyền hạn của Cục Đăng kiểm Việt Nam: - Cục Đăng kiểm Việt Nam được quyền bán các khoản nợ phải thu quá hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được để thu hồi vốn. Việc bán nợ chỉ được thực hiện đối với các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ. Giá bán các khoản nợ do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định bán khoản nợ phải thu. Trường hợp bán nợ mà dẫn tới bị thua lỗ, mất vốn, hoặc mất khả năng thanh toán dẫn đến tình trạng mất cân đối về tài chính thì Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và người có liên quan trực tiếp đến việc phát sinh khoản nợ khó đòi phải bồi thường theo quy định của pháp luật; - Các quyền khác của Cục Đăng kiểm Việt Nam như: Quyền khiếu nại, khởi kiện khi không thu hồi được nợ, quyền ủy quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Quản lý các khoản nợ phải trả a) Mở sổ theo dõi đầy đủ các khoản nợ phải trả gồm cả các khoản lãi phải trả. b) Thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết. Thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh toán nợ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời không để phát sinh các khoản nợ quá hạn. Các khoản nợ phải trả mà không phải trả, không có đối tượng để trả thì hạch toán vào thu nhập khác của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
0
Quy định hiện nay về trao tặng Huy hiệu Đảng ra sao?
Đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu 1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là trách nhiệm dân sự của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với bên thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình xây dựng từ cấp II trở lên. 2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng.
0
Lãnh đạo Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến bao gồm những ai?
Chế độ quản lý và điều hành 1. Trung tâm do Giám đốc Trung tâm quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Giúp việc Giám đốc Trung tâm có không quá 03 Phó Giám đốc Trung tâm. Giám đốc và các Phó Giám đốc Trung tâm do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo quy định. 2. Giám đốc Trung tâm ban hành quy định về việc phân công nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, lề lối làm việc, quy chế làm việc của Trung tâm, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định. 3. Giám đốc Trung tâm phân công hoặc ủy quyền cho Phó Giám đốc Trung tâm giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc Trung tâm. Phó Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. Giám đốc Trung tâm phải chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Giám đốc Trung tâm được phân công hoặc ủy quyền giải quyết.
1
Lãnh đạo Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến bao gồm những ai?
Nhân sự 1. Lãnh đạo Trung tâm Ban Giám đốc Trung tâm có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc. 2. Giám đốc Trung tâm Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc quản lý, điều hành hoạt động của Trung tâm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Giám đốc Trung tâm do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. 3. Các Phó Giám đốc Mỗi Phó Giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách một lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; kịp thời báo cáo, thống nhất với Giám đốc về những vấn đề quan trọng, phức tạp trước khi quyết định. Mỗi Phó Giám đốc được giao phụ trách một đến hai đơn vị thuộc Trung tâm để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách. Phó Giám đốc Trung tâm do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Trung tâm. ...
0
Lãnh đạo Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến bao gồm những ai?
Tổ chức bộ máy 1. Lãnh đạo: a) Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và các Phó Giám đốc do Bộ trưởng bổ nhiệm. b) Giám đốc Trung tâm điều hành hoạt động của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Trung tâm. c) Phó Giám đốc Trung tâm giúp việc Giám đốc Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. ...
0
Lãnh đạo Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến bao gồm những ai?
Cơ cấu tổ chức và biên chế 1. Lãnh đạo: Trung tâm có Giám đốc và các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Đài và trước pháp luật về tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Phó Giám đốc Trung tâm giúp Giám đốc Trung tâm chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Trung tâm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Kế toán trưởng tự chủ công tác kế toán của Trung tâm theo Luật Kế toán và phù hợp với phân cấp của Giám đốc Đài. ...
0
Lãnh đạo Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến bao gồm những ai?
Vi phạm quy định về nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi ... 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều này. ...
0
Lãnh đạo Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến bao gồm những ai?
Khoản 5. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 58 Luật khoáng sản thì tổ chức, cá nhân được hoàn trả tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Cơ quan cấp phép theo thẩm quyền có trách nhiệm ban hành Quyết định điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, chuyển đến Cục Thuế địa phương nơi có khu vực khai thác khoáng sản trực tiếp quản lý làm căn cứ giải quyết.
0
Lãnh đạo Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến bao gồm những ai?
Khoản 2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 của Luật này thì các bên tranh chấp được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; b) Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
0
Lãnh đạo Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến bao gồm những ai?
Khoản 3. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc quy định tại Khoản 2 Điều này đối với các đối tượng sử dụng đất, được Nhà nước giao quản lý đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký.
0
Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như thế nào?
“Điều 63. Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp 1. Khi đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung thông tin còn thiếu về số điện thoại của doanh nghiệp trong hồ sơ. Trường hợp doanh nghiệp không bổ sung thông tin về số điện thoại thì hồ sơ đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được coi là không hợp lệ. 2. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc cập nhật, bổ sung thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Doanh nghiệp, như sau: a) Trường hợp doanh nghiệp cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng không thuộc các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quy định từ Điều 47 đến Điều 55 Nghị định này, doanh nghiệp gửi thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, xem xét tính hợp lệ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp; b) Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 60 Nghị định này thì doanh nghiệp gửi thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin vào hồ sơ của doanh nghiệp, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 3. Doanh nghiệp không phải trả phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp cập nhật, bổ sung thông tin về số điện thoại, số fax, thư điện tử, website, địa chỉ của doanh nghiệp do thay đổi về địa giới hành chính và các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”
1
Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như thế nào?
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị đăng ký thay đổi. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung thông tin theo nội dung thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi và nêu rõ lý do.
0
Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như thế nào?
“Điều 32. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp 1. Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này; b) Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; d) Đã nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định. 3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. 4. Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 5. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, ra thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp.”
0
Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như thế nào?
“Điều 33. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp 1. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. 2. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. 3. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.”
0
Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như thế nào?
1. Người có thẩm quyền xử phạt của các cơ quan: Quản lý thị trường, Công an (trừ các chức danh quy định tại Khoản 4 Điều này), Thanh tra chuyên ngành khác, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công và theo chức năng, nhiệm vụ được giao. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý. 3. Thanh tra chuyên ngành: Y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và nhiệm vụ được giao. 4. Chiến sĩ Công an thuộc Công an cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, đồn Công an, trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý.
0
Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như thế nào?
Mục III. QUẢN LÝ SỬ DỤNG LỆ PHÍ, PHÍ TỔN VỀ CÔNG TÁC THÚ Y. 1/ Khoản thu lệ phí, phí tổn về công tác thú y là khoản thu của Ngân sách Nhà nước do cơ quan thú y các cấp thực hiện thu. 2/ Quản lý chứng từ, ấn chỉ: a) Biên bản thu lệ phí và phí tổn do Bộ Tài chính (Tổng Cục thuế) phát hành. Các đơn vị thú y nhận biên lai tại Cục thuế địa phương (kể cả các đơn vị trực thuộc Cục Thú y). a) Phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương và mở sổ sách theo dõi tình hình thu, chi lệ phí, phí tổn theo Pháp lệnh kế toán thống kê hiện hành của Nhà nước. b) Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, đơn, tờ khai, quyết định... liên quan đến việc xin đăng ký, khai báo, kiểm tra, kiểm dịch, kiểm nghiệm (gọi chung là giấy phép) do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (Cục thú y) thống nhất phát hành để cấp cho các đối tượng nộp lệ phí và phí tổn. 3/ Sử dụng khoản thu lệ phí và phí tổn: Các khoản thu về lệ phí, phí tổn được để lại theo quy định tại Điều 20 của Bản quy định về thi hành Pháp lệnh Thú y (ban hành kèm theo Nghị định số 93/CP ngày 27 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ). Khoản thu này được đưa vào cân đối chung trong kế hoạch tài chính xét duyệt hàng năm của đơn vị. Cơ quan thú y các cấp được sử dụng các khoản thu lệ phí, phí tổn và các chi phí thường xuyên, bổ sung mua vật tư, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng cho công tác thú y, chi bồi dưỡng làm việc ngoài giờ hành chính và chi tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên theo chế độ hiện hành của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Nếu thu vượt mức kế hoạch được duyệt thì được trích thêm tiền thưởng, nhưng số tiền thưởng vượt kế hoạch thu được trích không quá 1 tháng lương cơ bản. Cuối năm quyết toán, nếu sử dụng không hết thì phải nộp số lệ phí và phí tổn thu được còn lại vào Ngân sách Nhà nước. 4/ Các cơ quan thú y có trách nhiệm sau đây: b) Hàng năm phải lập kế hoạch thu lệ phí, phí tổn về công tác thú y đồng thời với kế hoạch thu chi tài chính của đơn vị và phải được cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp duyệt. c) Hàng năm phải lập quyết toán thu, chi lệ phí, phí tổn về công tác thú y đồng thời với quyết toán thu, chi tài chính của đơn vị và phải được cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp duyệt (có sự tham gia của cơ quan Thuế cùng cấp).
0
Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như thế nào?
Nghị định này áp dụng đối với kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam, đơn vị được kiểm toán, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập.
0
Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như thế nào?
1. Thẩm quyền quyết định tặng Huân chương, Huy chương Hữu nghị, Danh hiệu vinh dự nhà nước, Giải thưởng vinh dự nhà nước, “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” và “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thực hiện theo quy định tại các Điều 77 và 78 Luật Thi đua, Khen thưởng. 2. Bộ trưởng quyết định tặng: a) Các danh hiệu thi đua “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ”, “Cờ thi đua của Bộ”, “Tập thể Lao động xuất sắc”; b) Các danh hiệu thi đua “Lao động tiên tiến” và “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân và danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” cho tập thể đối với các Vụ, Văn phòng Bộ và Thanh tra Bộ; c) Bằng khen, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. 3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có tài khoản, con dấu riêng quyết định tặng: a) Các danh hiệu thi đua “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và “Tập thể Lao động tiên tiến” đối với cá nhân, tập thể thuộc quyền quản lý; b) Giấy khen.
0
Không đồng ý với nghị quyết của Hội đồng thành viên Tổng công ty lương thực miền Bắc thì Tổng giám đốc có quyền kiến nghị không?
Chế độ làm việc của Hội đồng thành viên ... 6. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua bằng một trong hai cách sau: a) Biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp Hội đồng thành viên; việc lựa chọn hình thức biểu quyết hay bỏ phiếu kín được quy định chi tiết trong Quy chế hoạt động của Hội đồng thành viên; b) Lấy ý kiến bằng văn bản trong trường hợp không thể tổ chức họp. Các trường hợp lấy ý kiến thành viên bằng văn bản; hình thức, thủ tục lấy ý kiến do Hội đồng thành viên quy định tại Quy chế hoạt động của Hội đồng thành viên. 7. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có trên 50% thành viên Hội đồng thành viên dự họp biểu quyết tán thành, trường hợp có số phiếu ngang nhau thì quyết định theo bên có phiếu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người chủ trì cuộc họp quy định tại Điều lệ này; thành viên Hội đồng thành viên có quyền bảo lưu ý kiến nhưng vẫn phải chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổng công ty, tổ chức lại Tổng công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Tổng công ty phải được ít nhất 3/4 số thành viên dự họp chấp thuận. 8. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc ngày có hiệu lực theo quyết định của Hội đồng thành viên hoặc ngày được chủ sở hữu chấp thuận (trong trường hợp quyết định đó phải được chủ sở hữu chấp thuận theo quy định của pháp luật hoặc quy định tại Điều lệ này). ....
1
Không đồng ý với nghị quyết của Hội đồng thành viên Tổng công ty lương thực miền Bắc thì Tổng giám đốc có quyền kiến nghị không?
Chế độ làm việc của Hội đồng thành viên Tổng công ty Sông Đà. ... 3. Các cuộc họp lấy ý kiến các thành viên của Hội đồng thành viên hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng thành viên tham dự. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng thành viên tham dự họp biểu quyết tán thành; trường hợp có số phiếu ngang nhau thì quyết định theo bên có phiếu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thành viên uỷ quyền chủ trì cuộc họp. Các thành viên Hội đồng thành viên biểu quyết mọi vấn đề theo phương thức tán thành, không tán thành, không có ý kiến. Thành viên Hội đồng thành viên có quyền bảo lưu ý kiến của mình, được ghi trong biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên và được quyền kiến nghị lên chủ sở hữu. ...
0
Không đồng ý với nghị quyết của Hội đồng thành viên Tổng công ty lương thực miền Bắc thì Tổng giám đốc có quyền kiến nghị không?
Chế độ làm việc của Hội đồng thành viên ... 8. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc ngày có hiệu lực theo quyết định của Hội đồng thành viên hoặc ngày được chủ sở hữu chấp thuận (trong trường hợp quyết định đó phải được chủ sở hữu chấp thuận theo quy định của pháp luật hoặc quy định tại Điều lệ này). 9. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên có tính bắt buộc thi hành trong Tổng công ty; trường hợp Tổng giám đốc có ý kiến khác với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc có quyền bảo lưu ý kiến và phải báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong thời gian chưa có ý kiến hoặc quyết định của chủ sở hữu, Tổng giám đốc phải chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. 10. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thành viên được quyền tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong hoặc ngoài Tổng công ty trước khi quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty. 11. Các cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản của Hội đồng thành viên. Biên bản phải thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản được lập phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp; b) Danh sách thành viên dự họp; c) Vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của các thành viên tham dự về từng vấn đề được thảo luận; d) Tổng số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết, ý kiến bảo lưu (nếu có); đ) Các quyết định được thông qua; e) Họ, tên, chữ ký của thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp; ...
0
Không đồng ý với nghị quyết của Hội đồng thành viên Tổng công ty lương thực miền Bắc thì Tổng giám đốc có quyền kiến nghị không?
Chế độ làm việc của Hội đồng thành viên Tổng công ty Sông Đà. ... 6. Hình thức thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên bằng một trong hai cách: biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản trong trường hợp không thể tổ chức họp. 7. Thành viên Hội đồng thành viên có quyền yêu cầu Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cán bộ viên chức quản lý trong Tổng công ty, cán bộ viên chức quản lý trong các công ty con do Tổng công ty Sông Đà nắm 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty tại các doanh nghiệp cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động của đơn vị theo quy chế thông tin do Hội đồng thành viên quy định hoặc nghị quyết của Hội đồng thành viên. Người được yêu cầu cung cấp thông tin phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên Hội đồng thành viên. 8. Hội đồng thành viên sử dụng bộ máy điều hành và bộ phận giúp việc và con dấu của Tổng công ty để thực hiện nhiệm vụ của mình 9. Chi phí hoạt động của Hội đồng thành viên, tiền lương, phụ cấp và thù lao khác, được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty Sông Đà.
0
Không đồng ý với nghị quyết của Hội đồng thành viên Tổng công ty lương thực miền Bắc thì Tổng giám đốc có quyền kiến nghị không?
Điều 1. Đồng ý đẩy mạnh triển khai các cơ chế, chính sách sau nhằm thúc đẩy hợp tác, phát triển các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: 1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đại học y dược công (sau đây gọi chung là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công) được hợp tác, đầu tư để thực hiện dự án theo những phương thức sau: a) Vay vốn để đầu tư xây dựng, thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khuôn viên đất hiện có và được quyết định tổ chức bộ máy, phương thức quản lý phù hợp. b) Liên doanh, liên kết (góp vốn bằng: tiền; cơ sở vật chất; năng lực, chất lượng, uy tín của đơn vị) với các nhà đầu tư để đầu tư xây dựng, thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Thời gian liên doanh, liên kết do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật. - Đối với các dự án xây dựng trên đất được giao của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công thì quyền sử dụng đất vẫn thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công. Hết thời gian liên doanh, liên kết thì tài sản trên đất thuộc về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công. - Đối với các dự án xây dựng trên đất không thuộc quyền sử dụng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới được mang tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công; tên gọi cụ thể do các bên thỏa thuận. 2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được cử công chức, viên chức (gọi tắt là người lao động) làm việc tại bệnh viện tư. 3. Cơ chế về vốn, tín dụng đầu tư a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được vay vốn tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo các phương thức quy định tại Khoản 1 Điều này. b) Trường hợp vay vốn của tổ chức tín dụng sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng và lãi suất cho vay đầu tư phát triển của nhà nước. c) Vốn góp, vốn vay của các tổ chức, cá nhân (kể cả công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị); Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. d) Vốn góp bằng giá trị năng lực, chất lượng và uy tín của đơn vị: Phải được đánh giá tương xứng với giá trị, do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và nhà đầu tư thỏa thuận trong Đề án liên doanh, liên kết và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tỷ lệ này được ổn định trong suốt quá trình hoạt động của liên doanh, liên kết, kể cả trong trường hợp mở rộng quy mô hoặc tăng vốn hoạt động của cơ sở liên doanh, liên kết. 4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công được cử người lao động sang làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này theo nguyên tắc công khai, dân chủ, tự nguyện của người lao động. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công chịu trách nhiệm và có phương án bảo đảm nhân lực cho hoạt động bình thường của đơn vị. 5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nêu tại Khoản 1 Điều này được áp dụng chế độ khấu hao của doanh nghiệp; được áp dụng chính sách và mức thuế thu nhập ưu đãi nhất theo quy định của pháp luật.
0
Không đồng ý với nghị quyết của Hội đồng thành viên Tổng công ty lương thực miền Bắc thì Tổng giám đốc có quyền kiến nghị không?
Điều 76. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản 1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản. 2. Xây dựng, ban hành chiến lược phát triển thị trường bất động sản, kế hoạch thực hiện các dự án bất động sản. 3. Xây dựng và công bố các chỉ số đánh giá thị trường bất động sản. 4. Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường bất động sản. 5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, tình hình triển khai thực hiện dự án bất động sản. 6. Phổ biến, giáo dục pháp luật về kinh doanh bất động sản. 7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh bất động sản.
0
Không đồng ý với nghị quyết của Hội đồng thành viên Tổng công ty lương thực miền Bắc thì Tổng giám đốc có quyền kiến nghị không?
"Điều 4. Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy - Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư là: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và đại biểu Quốc hội (nếu thuộc đối tượng theo quy định của Quốc hội). - Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với ủy viên ban thường vụ cấp ủy các cấp là: Ủy viên ban chấp hành đảng bộ cùng cấp và đại biểu hội đồng nhân dân (nếu thuộc đối tượng theo quy định của Quốc hội). ... 5.3- Các chức danh cán bộ khác ở địa phương 1- Đối với phó chủ tịch hội đồng nhân dân và phó chủ tịch Ủy ban nhân dân (không là ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy), ủy viên thường trực hội đồng nhân dân, trưởng các ban của hội đồng nhân dân, các thành viên khác của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố (theo quy định của Quốc hội). - Giám đốc sở, ngành, trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. 2- Đối với giám đốc, phó giám đốc sở, trưởng ban, phó trưởng ban và tương đương thuộc tỉnh, thành phố - Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố (nếu thuộc đối tượng theo quy định của Quốc hội). - Giám đốc, phó giám đốc sở, trưởng ban, phó trưởng ban và tương đương; ủy viên cấp ủy đảng (đảng ủy viên hoặc chi ủy viên) của sở, ban, ngành; cấp trưởng các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành; trưởng các đoàn thể ở cơ quan sở, ban, ngành. 3- Đối với bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, ủy viên thường trực hội đồng nhân dân, trưởng các ban của hội đồng nhân dân, các thành viên khác của ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố Thành phần lấy phiếu tín nhiệm tương tự như quy định đối với cấp tỉnh."
0
Không đồng ý với nghị quyết của Hội đồng thành viên Tổng công ty lương thực miền Bắc thì Tổng giám đốc có quyền kiến nghị không?
Khoản 4. Hình thức kiểm soát chi a) Kiểm soát chi trước là việc cơ quan kiểm soát chi kiểm tra, xác nhận tính hợp pháp, hợp lệ của khoản chi trước khi chủ dự án rút vốn thanh toán cho nhà thầu, người thụ hưởng. Các khoản chi phải kiểm soát chi trước bao gồm: - Thanh toán trực tiếp cho nhà thầu, nhà cung cấp đối với các dự án hoặc dự án thành phần thuộc diện được cấp phát. - Thanh toán trực tiếp cho nhà thầu, nhà cung cấp đối với các hợp đồng thanh toán một lần hoặc đợt thanh toán lần cuối của hợp đồng đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần của các dự án vay lại. - Chuyển tiền từ tài khoản tạm ứng (sau đây viết tắt là TKTƯ) sang tài khoản tạm giữ để thanh toán chi phí kiểm toán độc lập sau khi đóng TKTƯ. - Chi từ tài khoản cấp hai đối với dự án có hai cấp TKTƯ, trừ các khoản chi hoạt động quản lý dự án thuộc dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Khoản thanh toán một lần duy nhất cho Thư tín dụng hoặc theo hình thức ủy quyền cho nước ngoài chi trực tiếp. b) Kiểm soát chi sau là việc cơ quan kiểm soát chi kiểm tra, xác nhận tính hợp pháp, hợp lệ của khoản chi sau khi chủ dự án đã rút vốn thanh toán cho nhà thầu, người thụ hưởng. Kiểm soát chi sau áp dụng với các trường hợp sau: - Các khoản thanh toán nguồn vốn JICA. - Các khoản thanh toán nhiều lần theo phương thức thư tín dụng hoặc ủy quyền cho bên nước ngoài chi trực tiếp. - Các khoản chi không quy định tại điểm a khoản này. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày rút vốn thanh toán, chủ dự án phải hoàn tất hồ sơ thanh toán gửi cơ quan kiểm soát chi xác nhận để làm cơ sở thực hiện lần thanh toán kế tiếp. Trường hợp thấy cần thiết, chủ dự án có quyền thỏa thuận với nhà thầu áp dụng hình thức kiểm soát chi trước đối với các khoản chi nêu trên và gửi cơ quan kiểm soát chi để phối hợp thực hiện.
0
Nguyên tắc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước nắm 100% vốn điều lệ thành công ty TNHH hai thành viên trở lên là như thế nào?
"Điều 34. Nguyên tắc chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 1. Việc xử lý tài chính, xác định và điều chỉnh giá trị doanh nghiệp, thuê tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá khởi điểm và phương án chuyển đổi doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. 2. Căn cứ vào cơ cấu vốn điều lệ, mức tỷ lệ chào bán và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại Phương án chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thực hiện đấu giá chào bán phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Việc lựa chọn nhà đầu tư trúng đấu giá thực hiện theo nguyên tắc lựa chọn nhà đầu tư trả giá từ cao xuống thấp, nhưng không quá 50 nhà đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định này."
1
Nguyên tắc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước nắm 100% vốn điều lệ thành công ty TNHH hai thành viên trở lên là như thế nào?
"Điều 35. Nội dung Phương án chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Phương án chuyển đổi bao gồm các nội dung cơ bản sau: 1. Thực trạng của doanh nghiệp ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. 2. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và những vấn đề cần tiếp tục xử lý. 3. Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư nhận chuyển nhượng phần vốn Nhà nước liên quan đến ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp, công nghệ và thị trường. 4. Mức vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 5. Cơ cấu vốn điều lệ, giá khởi điểm và phương thức chuyển nhượng phần vốn theo nguyên tắc: Căn cứ quy mô, tính chất ngành nghề kinh doanh và yêu cầu phát triển doanh nghiệp, xác định cụ thể phần vốn nhà đầu tư phải đặt mua tối thiểu để đảm bảo số lượng thành viên không quá 50 thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quy định mức đặt mua tối thiểu trong phương án chuyển đổi, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. 6. Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành. 7. Phương án sắp xếp lại lao động đang quản lý. 8. Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo. 9. Phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt."
0
Nguyên tắc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước nắm 100% vốn điều lệ thành công ty TNHH hai thành viên trở lên là như thế nào?
Nguyên tắc và thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” a) Sửa đổi tiết a, điểm 1 như sau: “a) Việc chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải căn cứ vào danh mục chuyển nhượng vốn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; không phân biệt mức vốn đầu tư, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ lãi, lỗ; việc tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn, lập hồ sơ chuyển nhượng vốn, thực hiện công bố thông tin chuyển nhượng vốn, báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần mà điều lệ công ty cổ phần có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp; có cam kết giữa doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với các cổ đông về ưu tiên chuyển nhượng cổ phần (đối với trường hợp cổ đông chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho tổ chức, cá nhân là cổ đông hiện hữu của công ty) thì doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ đạo người đại diện phần vốn của doanh nghiệp có ý kiến biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông về việc sửa đổi điều lệ của công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phối hợp với người đại diện thỏa thuận với các cổ đông để sửa đổi cam kết theo hướng doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được tự do chuyển nhượng phần vốn góp cho các nhà đầu tư khác (bao gồm cả cổ đông hiện hữu của công ty). Trường hợp người đại diện phần vốn của doanh nghiệp đã có ý kiến biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông nhưng không được Đại hội đồng cổ đông thông qua hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã thỏa thuận nhưng cổ đông không chấp thuận sửa đổi cam kết thì việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo điều lệ công ty cổ phần và cam kết giữa các cổ đông; việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cho các cổ đông hiện hữu theo điều lệ và cam kết giữa các cổ đông thực hiện theo nguyên tắc, trình tự các phương thức chuyển nhượng vốn quy định tại Nghị định này.” c) Sửa đổi tiết b, điểm 1 như sau: “b) Bảo đảm theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, thu hồi vốn đầu tư ra ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ở mức cao nhất, hạn chế tối đa tổn thất đầu tư trong chuyển nhượng vốn.” d) Sửa đổi tiết c, điểm 1 như sau: “c) Việc xác định giá khởi điểm khi chuyển nhượng vốn: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ lựa chọn ký hợp đồng thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về giá và thẩm định giá.
0
Nguyên tắc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước nắm 100% vốn điều lệ thành công ty TNHH hai thành viên trở lên là như thế nào?
Chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 1. Nguyên tắc chuyển nhượng: a) Đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; b) Bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch; c) Việc chuyển nhượng vốn liên quan đến quyền sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai. ....
0
Nguyên tắc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước nắm 100% vốn điều lệ thành công ty TNHH hai thành viên trở lên là như thế nào?
Định giá giá trị tài sản thế chấp 1. Giá trị tài sản thế chấp được xác định theo công thức sau đây: VTC= C + QTCx P x(100% - H) Trong đó VTC là giá trị tài sản thế chấp C là tiền thế chấp (nếu có) QTC là số lượng chứng khoán thế chấp P là giá chứng khoán áp dụng để định giá: a. Đối với công cụ nợ: là giá tính toán theo mô hình Đường cong Lợi suất chuẩn của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tại ngày giao dịch liền kề trước ngày vay hoặc ngày được yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp. b. Đối với cổ phiếu/chứng chỉ quỹ niêm yết tại các Sở Giao dịch chứng khoán: giá đóng cửa tại ngày giao dịch liền kề trước ngày vay hoặc ngày được yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp. H là tỷ lệ chiết khấu tài sản theo quy định tại Điều 13 Quy chế này. 2. Giá trị tài sản thế chấp được định giá lại vào 16h00 hàng ngày theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này làm căn cứ xác định việc duy trì giá trị tài sản thế chấp của bên vay theo quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Bên vay phải đảm bảo giá trị tài sản thế chấp ban đầu bằng 115% giá trị chứng khoán vay. Bên vay phải nộp bổ sung tài sản thế chấp trong trường hợp giá trị tài sản thế chấp thấp hơn mức nêu trên theo quy định tại Điều 12 Quy chế này và được quyền rút tài sản thế chấp khi giá trị tài sản thế chấp lớn hơn mức quy định.
0
Nguyên tắc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước nắm 100% vốn điều lệ thành công ty TNHH hai thành viên trở lên là như thế nào?
Khoản 3. Thanh tra Bộ có trách nhiệm triển khai và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có các vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
0
Nguyên tắc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước nắm 100% vốn điều lệ thành công ty TNHH hai thành viên trở lên là như thế nào?
2.16.1.14 Trong môi trường dễ cháy nổ hoặc trong các kho chứa chất nổ, chất lỏng dễ cháy phải sử dụng dây dẫn điện và thiết bị điện có khả năng chống cháy. CHÚ THÍCH: Yêu cầu về PCCC xem thêm quy định tại 2.1.8. 2.16.1.15 Trên công trường, công trình, các thông báo, cảnh báo sau đây phải được bố trí ở những nơi phù hợp, dễ thấy: 2.16.1.16 Thông báo, cảnh báo phù hợp phải được bố trí ở các khu vực tiếp xúc hoặc gần với thiết bị điện có thể gây nguy hiểm. 2.16.1.17 Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ và đảm bảo tất cả những người sử dụng, vận hành thiết bị điện đều biết và hiểu rõ về các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra từ các thiết bị điện hoặc từ việc sử dụng điện. 2.16.2 Kiểm tra và bảo trì 2.16.2.1 Trước khi sử dụng, các thiết bị điện, hệ thống điện phải được kiểm tra, thử nghiệm hoặc kiểm định theo quy định tại 2.16.1.2 và 2.16.3.1 để đảm bảo phù hợp với mục đích và an toàn cho sử dụng. 2.16.2.2 Trước mỗi ca làm việc, người sử dụng, vận hành thiết bị điện phải kiểm tra kỹ tình trạng bề ngoài thiết bị và dây dẫn điện; đặc biệt chú ý đến các dây dẫn điện trong quá trình sử dụng thường xuyên bị uốn, bị gập hoặc chịu các tác động vật lý khác và chỉ sử dụng, vận hành thiết bị điện khi ĐBAT. 2.16.2.3 Người lao động luôn phải đảm bảo khoảng cách an toàn điện theo quy định; không được thực hiện các công việc ở bên trên hoặc ở gần các bộ phận không được cách ly (hoặc bao che) bằng vật liệu cách điện của các thiết bị điện đang hoạt động. Người sử dụng lao động phải bố trí người đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện việc kiểm tra, giám sát ĐBAT và cứu nạn khi cần thiết. CHÚ THÍCH: Xem thêm quy định tại 2.16.2.8. 2.16.2.4 Trước khi thực hiện bất kỳ công việc nào liên quan đến dây dẫn điện, thiết bị điện mà chúng không bắt buộc phải luôn duy trì ở tình trạng có điện, phải tuân thủ các quy định sau: 2.16.2.5 Sau khi hoàn thành các công việc liên quan đến dây dẫn điện, thiết bị điện, việc cấp điện lại phải theo lệnh của người quản lý an toàn điện sau khi đã kiểm tra và xác nhận là đã xử lý đoản mạch, hệ thống nối đất và nơi làm việc ĐBAT. 2.16.2.6 Người trực tiếp lắp đặt, bảo trì, tháo dỡ thiết bị điện, hệ thống điện phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ và các PTBVCN an toàn điện (găng tay cao su, tấm hoặc thảm che chắn và những phương tiện khác) theo quy định tại 2.19 và quy định an toàn của ngành điện. 2.16.2.7 Dây dẫn điện, thiết bị điện phải luôn được xem là đang có điện; trừ trường hợp đã kiểm tra kỹ để chắc chắn là chúng không có điện. 2.16.2.8 Trường hợp bắt buộc phải thực hiện các công việc trong ở khu vực gần các bộ phận mang điện như dây dẫn điện, thiết bị điện mà chúng không được cách ly (hoặc bao che) bằng vật liệu cách điện thì phải ngắt điện.
0
Nguyên tắc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước nắm 100% vốn điều lệ thành công ty TNHH hai thành viên trở lên là như thế nào?
Khoản 1. Giới thiệu mục đích cải tạo; 1. Bản vẽ bố trí chung của xe cơ giới sau khi cải tạo; 1. Ghi tóm tắt đầy đủ các nội dung thiết kế cải tạo thay đổi của xe cơ giới (thông số kỹ thuật trước cải tạo, nội dung cải tạo, thông số kỹ thuật sau cải tạo); 1. Đặc điểm xe cơ giới: - Biển số đăng ký (nếu đã được cấp): - Số khung: - Số động cơ: - Nhãn hiệu - số loại: 1. Thành phần nghiệm thu gồm: - Cán bộ kỹ thuật: …………………………… - Lãnh đạo cơ sở cải tạo: ………………………… 1. Kiểm tra hồ sơ - Kiểm tra sự phù hợp về trách nhiệm thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo. - Kiểm tra nội dung cải tạo xe cơ giới và đối chiếu với các quy định cải tạo xe cơ giới tại Điều 4 của Thông tư này. - Kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ nghiệm thu xe cơ giới cải tạo theo quy định tại khoản 7 Điều 10 của Thông tư này. - Kiểm tra và đối chiếu thông số kỹ thuật xe cơ giới cải tạo với cơ sở dữ liệu của Chương trình Quản lý kiểm định. - Kiểm tra các giấy tờ theo yêu cầu của Cơ quan thẩm định thiết kế và các giấy tờ khác như: Giấy chứng nhận đối với các thiết bị đặc biệt, thiết bị chuyên dùng theo quy định; Giấy tờ nguồn gốc của động cơ; xuất xứ của vật tư, phụ tùng, vật liệu sử dụng trong cải tạo. 1. Đặc điểm xe cơ giới cải tạo: - Biển số đăng ký (nếu đã được cấp): - Số khung: - Số động cơ: - Nhãn hiệu - số loại: 1. Thành phần kiểm tra gồm: - Đăng kiểm viên 1: …………………………………. - Đăng kiểm viên 2: ………………………………….. - Đại diện cơ sở cải tạo: ……………………………..
0
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Nguyên tắc, điều kiện, nội dung, mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án dược liệu quý 1. Nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ dự án dược liệu quý thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP. 2. Dự án dược liệu quý được hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước phải đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP. 3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi triển khai thực hiện dự án căn cứ vào hướng dẫn của từng địa phương đề nghị được hỗ trợ theo nội dung sau đây: a) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, ưu tiên hỗ trợ các dự án nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thực hiện dự án để hình thành vùng nguyên liệu. b) Hỗ trợ đầu tư các khu, vùng nuôi trồng dược liệu ứng dụng công nghệ cao để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường. c) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông kết nối đạt chuẩn cấp V miền núi, hệ thống điện, cấp thoát nước để phục vụ dự án phát triển vùng nguyên liệu. d) Hỗ trợ kinh phí đầu tư để cải tạo xây dựng cơ sở chế biến dược liệu quý để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án. đ) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở bảo quản dược liệu quý gồm sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học, hạ tầng về giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, nhà xưởng và thiết bị. e) Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ. g) Hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh. h) Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng. i) Hỗ trợ chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi. k) Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm. l) Nhà nước hỗ trợ chi phí sản xuất giống gốc và chi phí sản xuất giống thương phẩm đối với các dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao. 4. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ thực hiện dự án dược liệu quý từ vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP. 5. Mức chi hỗ trợ cho các dự án dược liệu quý sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện theo Điều 13 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
1
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Nguyên tắc, điều kiện, nội dung, mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án dược liệu quý 1. Nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ dự án dược liệu quý thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
0
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Nguyên tắc, điều kiện, nội dung, mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án dược liệu quý ... 2. Dự án dược liệu quý được hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước phải đáp ứng các điều kiện hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
0
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Nguyên tắc, điều kiện, nội dung, mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án dược liệu quý ... 5. Mức chi hỗ trợ cho các dự án dược liệu quý sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện theo Điều 13 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
0
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Vi phạm quy định về vùng khai thác thủy sản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển ven bờ tỉnh khác. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét khai thác thủy sản tại vùng lộng hoặc vùng khơi. 3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản tại vùng ven bờ hoặc vùng khơi. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản tại vùng ven bờ, vùng lộng. 5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên khai thác thủy sản tại vùng ven bờ hoặc vùng lộng. 6. Đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định tại các khoản 3,4 và 5 Điều này. 7. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này; b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3,4, 5 và 6 Điều này.
0
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Điều 4. / Mẫu Bằng khen của Bộ GTVT:. In trên giấy trắng, dày, khổ giấy: 400 m x 300m ; in trong khung 290 mm x 210 mm. Chiều dày khung in 20 mm; Trong lòng khung in có hoa văn. Tại điểm giữa phía trên khung in ngang ( chiều 400 mm) in quốc huy chu vi là 50 mm. Dòng chữ " Bộ Giao thông vận tải" và "Bằng khen" màu đỏ cờ, các dòng chữ khác màu đen. Nội dung bằng khen: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TẶNG BẰNG KHEN Quyết định số: Hà Nội, ngày tháng năm Bộ trưởng Mẫu Giấy khen của Thủ trưởng các đơn vị nhỏ hơn thông số quy định mẫu Bằng khen của Bộ là 10 mm. Trong nội dung: Dòng chữ "Bộ GTVT" được thay bằng tên của đơn vị. Dòng chữ "Bằng khen" được thay bằng "Giấy khen"; Dòng chữ " Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải" thay bằng chức danh cụ thể của thủ trưởng đơn vị.
0
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo trong những trường hợp sau đây: a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; b) Dự án luật, dự thảo nghị quyết do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình; c) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do đại biểu Quốc hội trình, thành phần Ban soạn thảo do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của đại biểu Quốc hội. 2. Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì Thủ tướng Chính phủ giao cho một bộ hoặc cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. 3. Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan khác, tổ chức trình thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo và chủ trì soạn thảo, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
0
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề ... 3. Nhà nước hỗ trợ đối với người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu như sau: a) Hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học nếu học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước; b) Hỗ trợ tiền đóng học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học tương ứng với mức quy định tại điểm a khoản này nếu học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của tư nhân.
0
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị ... 5. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia a) Hỗ trợ tối đa không quá 80% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 70% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn; không quá 50% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình. b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, kế hoạch liên kết thông qua đơn vị chủ trì liên kết.
1
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Nguyên tắc, điều kiện, nội dung, mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án dược liệu quý 1. Nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ dự án dược liệu quý thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
0
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Nguyên tắc, điều kiện, nội dung, mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án dược liệu quý ... 2. Dự án dược liệu quý được hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước phải đáp ứng các điều kiện hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
0
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Nguyên tắc, điều kiện, nội dung, mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án dược liệu quý ... 5. Mức chi hỗ trợ cho các dự án dược liệu quý sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện theo Điều 13 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
0
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Chương 6. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 32. Hiệu lực thi hành. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014. Điều 33. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra thực hiện Nghị định này. 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
0
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Thi hành quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, quyết định hủy quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ 1. Ngay sau khi ra quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, quyết định hủy quyết định bắt giữ tàu bay hoặc quyết định hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Chánh án Tòa án phân công một cán bộ Tòa án thực hiện việc giao quyết định. 2. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm ban hành quyết định bắt giữ tàu bay hoặc quyết định thả tàu bay, cán bộ Tòa án đến cảng hàng không, sân bay giao quyết định cho Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không nơi tàu bay bị yêu cầu bắt giữ. Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không thực hiện quyết định bắt giữ tàu bay hoặc quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp cán bộ Tòa án không thể đến được cảng hàng không, sân bay thì quyết định có thể được gửi qua fax hoặc thư điện tử (e-mail) theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp thời hạn bắt giữ tàu bay theo quyết định của Tòa án đã hết hoặc quyết định bắt giữ tàu bay bị hủy, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không phải thực hiện việc thả tàu bay. 4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định bắt giữ tàu bay khi có yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không. 5. Không thực hiện việc bắt giữ tàu bay trong trường hợp tàu bay đã sẵn sàng cất cánh. 6. Trong thời gian tàu bay bị bắt giữ, chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay có trách nhiệm thanh toán các chi phí phát sinh tại cảng hàng không, sân bay; người vận chuyển, người khai thác tàu bay vẫn phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã cam kết. Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không cho phép tàu bay rời cảng hàng không, sân bay sau khi các chi phí phát sinh liên quan đến việc bắt giữ tàu bay tại cảng hàng không, sân bay đã được thanh toán. 7. Chính phủ quy định việc thực hiện quyết định của Tòa án quy định tại khoản 2 Điều này; việc xử lý đối với tàu bay trong trường hợp chủ sở hữu tàu bay bỏ tàu bay, bán đấu giá tàu bay đang bị bắt giữ.
0
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Khoản 2. Đoàn đại biểu Quốc hội thanh toán toàn bộ tiền công tác phí theo quy định cho đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn mình khi tham gia các hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát hoặc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Đoàn đại biểu Quốc hội. Riêng đại biểu Quốc hội ở Trung ương, khi tham gia các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương nơi ứng cử, tiền công tác phí đi, về giữa Trung ương và địa phương, thực hiện như sau: - Đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương do Văn phòng Quốc hội bảo đảm; - Đối với đại biểu Quốc hội không chuyên trách ở Trung ương do cơ quan, đơn vị nơi đại biểu công tác bảo đảm.
0
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án dược liệu quý được quy định như thế nào?
Khoản 8. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Tứ Kỳ như sau: a) Thành lập xã Đại Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ 3,13 km2 diện tích tự nhiên, 3.500 người của xã Kỳ Sơn và toàn bộ 6,61 km2 diện tích tự nhiên, 5.901 người của xã Đại Đồng. Sau khi thành lập, xã Đại Sơn có 9,74 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.401 người. Xã Đại Sơn giáp xã Hưng Đạo; các huyện Thanh Hà, Gia Lộc và thành phố Hải Dương; b) Thành lập xã Chí Minh trên cơ sở nhập toàn bộ 3,88 km2 diện tích tự nhiên, 3.231 người của xã Đông Kỳ; toàn bộ 6,19 km2 diện tích tự nhiên, 3.458 người của xã Tứ Xuyên và toàn bộ 4,57 km2 diện tích tự nhiên, 4.009 người của xã Tây Kỳ. Sau khi thành lập, xã Chí Minh có 14,64 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.698 người. Xã Chí Minh giáp các xã An Thanh, Bình Lãng, Quang Phục, Văn Tố, thị trấn Tứ Kỳ và huyện Thanh Hà; c) Sau khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, huyện Tứ Kỳ có 165,32 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 152.541 người; có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 22 xã và 01 thị trấn. Huyện Tứ Kỳ giáp với các huyện Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Hà, thành phố Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
0
Người cao tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng lương hưu hay không?
"Điều 2. Đối tượng áp dụng ... 4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. ..."
1
Người cao tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng lương hưu hay không?
“Điều 11. Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế 1. Cán bộ cấp xã quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này; công chức cấp xã quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định này và cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã khi nghỉ việc đã hết tuổi lao động, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp theo quy định tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng lương hưu hàng tháng.”
0
Người cao tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng lương hưu hay không?
"Điều 71. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau: a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này; b) Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; c) Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc. 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
0
Người cao tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng lương hưu hay không?
"Điều 5. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần. 2. Điều kiện hưởng lương hưu Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau: a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này; b) Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội; c) Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu."
0
Người cao tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng lương hưu hay không?
Khoản 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận; b) Không bảo đảm điều kiện sau khi đã được công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
0
Người cao tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng lương hưu hay không?
Khoản 1. Nguyên tắc xây dựng các tiêu chí và định mức phân bổ vốn a) Phải bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước. b) Các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn cân đối ngân sách địa phương thực hiện cho giai đoạn 2016 - 2020. c) Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có số thu lớn, có tỷ lệ điều tiết cao về ngân sách trung ương, với việc ưu tiên hỗ trợ các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn khác. d) Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển. đ) Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển.
0
Người cao tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng lương hưu hay không?
1. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Công an các đơn vị, địa phương a) Hoàn chỉnh thủ tục, báo cáo lãnh đạo cấp có thẩm quyền ra quyết định thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương (nếu đủ điều kiện) và quyết định nghỉ chờ hưu hoặc quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ theo quy định. b) Chuẩn bị nội dung kế hoạch (địa điểm, thời gian, mời lãnh đạo chủ trì, thành phần dự ...), tổ chức buổi công bố quyết định nghỉ chờ hưu vào thời điểm cán bộ Công an được nghỉ chờ hưu theo quy định. 2. Chủ trì công bố quyết định nghỉ chờ hưu a) Ở Cơ quan Bộ - Bộ trưởng công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc nghỉ hưu trí và thông báo thời gian nghỉ công tác chờ hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Bộ Công an đối với các đồng chí Thứ trưởng; - Thứ trưởng (được giao phụ trách) công bố quyết định nghỉ chờ hưu đối với: Lãnh đạo Tổng cục; lãnh đạo Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục và tương đương trực thuộc Bộ; Giám đốc Học viện An ninh nhân dân và Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân; - Tổng cục trưởng công bố quyết định nghỉ chờ hưu đối với lãnh đạo cấp Cục và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Tổng cục (đối với Tổng cục có nhiều đầu mối trực thuộc, địa bàn rộng, có thể ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan tham mưu về công tác cán bộ thuộc Tổng cục hoặc Thủ trưởng đơn vị cấp dưới); - Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân công bố quyết định nghỉ chờ hưu đối với lãnh đạo Học viện, trường Công an nhân dân (trừ Giám đốc Học viện An ninh nhân dân và Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân). Tổng cục trưởng Tổng cục V công bố quyết định nghỉ chờ hưu đối với lãnh đạo Học viện Quốc tế. - Thủ trưởng đơn vị: Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục và tương đương trực thuộc Bộ công bố quyết định nghỉ chờ hưu đối với cán bộ Công an thuộc đơn vị (những đơn vị có số lượng cán bộ Công an nghỉ hưu hàng năm nhiều, địa bàn rộng có thể ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị cấp dưới); - Giám đốc Học viện, Hiệu trưởng trường Công an nhân dân công bố quyết định nghỉ chờ hưu đối với cán bộ Công an thuộc đơn vị. - Thủ trưởng đơn vị cấp Cục và các đơn vị trực thuộc Tổng cục công bố quyết định nghỉ chờ hưu đối với cán bộ Công an thuộc đơn vị (những đơn vị có số lượng cán bộ Công an nghỉ hưu hàng năm nhiều, địa bàn rộng có thể ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị cấp dưới); - Giám đốc doanh nghiệp công bố quyết định nghỉ chờ hưu đối với cán bộ thuộc đơn vị. b) Ở Công an địa phương - Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân công bố quyết định nghỉ chờ hưu đối với Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là Giám đốc Công an cấp tỉnh); - Giám đốc Công an cấp tỉnh công bố quyết định nghỉ chờ hưu đối với các đồng chí Phó giám đốc Công an cấp tỉnh; - Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh công bố quyết định nghỉ chờ hưu đối với lãnh đạo Công an cấp Phòng, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. - Thủ trưởng Công an cấp Phòng, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương công bố quyết định nghỉ chờ hưu đối với cán bộ Công an thuộc đơn vị. 3. Thành phần dự buổi công bố quyết định nghỉ chờ hưu a) Đối với lãnh đạo Bộ Công an nghỉ chờ hưu - Các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an - Đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục và tương đương trực thuộc Bộ. b) Đối với lãnh đạo Tổng cục, Bộ Tư lệnh nghỉ chờ hưu - Đại diện lãnh đạo Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (đối với các Tổng cục: An ninh I, An ninh II, IV, V, VI, VII, VIII và các Bộ Tư lệnh); - Các đồng chí trong Đảng ủy và lãnh đạo Tổng cục, Bộ Tư lệnh; - Đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Tổng cục, Bộ Tư lệnh (đối với những đơn vị có nhiều đầu mối trực thuộc, địa bàn rộng có thể lựa chọn đại diện lãnh đạo một số đơn vị dự). c) Đối với lãnh đạo Vụ, Cục và tương đương trực thuộc Bộ nghỉ chờ hưu - Đại diện lãnh đạo Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân; - Các đồng chí trong Đảng ủy và lãnh đạo đơn vị; - Đại diện lãnh đạo Phòng và tương đương thuộc đơn vị. d) Đối với lãnh đạo cấp Cục và lãnh đạo đơn vị trực thuộc Tổng cục nghỉ chờ hưu - Đại diện lãnh đạo Cục Chính trị hoặc Cục Tham mưu; - Các đồng chí trong Đảng ủy và lãnh đạo đơn vị; - Đại diện lãnh đạo các Phòng, Ban và tương đương thuộc đơn vị. đ) Đối với lãnh đạo Học viện, trường Công an nhân dân nghỉ chờ hưu - Đại diện lãnh đạo Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân; - Đại diện lãnh đạo: Cục Tham mưu xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Cục Tổ chức cán bộ và Cục Đào tạo. - Các đồng chí trong Đảng ủy và lãnh đạo đơn vị; - Đại diện lãnh đạo Khoa, Phòng và tương đương; Riêng thành phần dự buổi công bố quyết định nghỉ chờ hưu đối với lãnh đạo Học viện Quốc tế thực hiện như quy định tại điểm d Khoản 3 Điều này. e) Đối với lãnh đạo Công an cấp tỉnh nghỉ chờ hưu - Mời đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dự. - Đại diện lãnh đạo Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân; - Đại diện lãnh đạo Cục Tổ chức cán bộ, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân. - Đảng ủy và lãnh đạo Công an cấp tỉnh; - Đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Công an cấp tỉnh; g) Đối với các trường hợp khác, thành phần tham dự buổi công bố quyết định nghỉ chờ hưu do Thủ trưởng đơn vị quyết định. 4. Phân công phục vụ buổi công bố quyết định nghỉ chờ hưu a) Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (Cục Tổ chức cán bộ) chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ chuẩn bị nội dung, kế hoạch tổ chức buổi công bố quyết định đối với các đồng chí lãnh đạo Bộ. b) Cơ quan tổ chức cán bộ của Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục và tương đương trực thuộc Bộ chủ trì, phối hợp với Cục Tổ chức cán bộ, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân chuẩn bị nội dung, kế hoạch tổ chức buổi công bố quyết định đối với lãnh đạo Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục và tương đương trực thuộc Bộ. c) Cơ quan tổ chức cán bộ của Cục và tương đương chủ trì, phối hợp với cơ quan tổ chức cán bộ của Tổng cục chuẩn bị nội dung, kế hoạch tổ chức buổi công bố quyết định đối với lãnh đạo Cục và tương đương thuộc Tổng cục. d) Cơ quan tổ chức cán bộ của Học viện, trường Công an nhân dân chủ trì, phối hợp với Cục Tham mưu xây dựng lực lượng Công an nhân dân chuẩn bị nội dung, kế hoạch tổ chức buổi công bố quyết định đối với lãnh đạo Học viện, trường Công an nhân dân (cơ quan tổ chức cán bộ của Tổng cục V đối với Học viện Quốc tế). đ) Cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Công an cấp tỉnh chuẩn bị nội dung, kế hoạch tổ chức buổi công bố quyết định đối với lãnh đạo Công an cấp tỉnh. e) Các trường hợp khác việc phân công đơn vị phục vụ buổi công bố quyết định do Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương quyết định. 5. Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền ra Quyết định nghỉ chờ hưu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa công bố quyết định thì việc công bố quyết định nghỉ chờ hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
0
Người cao tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng lương hưu hay không?
Giải thích từ ngữ ... 2. Giải thích từ ngữ ... 2.13. Mã số BHXH: là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.
0