query
stringlengths 12
273
| context
stringlengths 4
253k
| label
int64 0
1
|
---|---|---|
Việc thành lập đơn vị hành chính mới được gán mã bưu chính quốc gia phải tuân thủ những nguyên tắc nào? | Vị trí và chức năng
1. Chi cục Kiểm định hải quan 1, 2, 3, 4, 5 và 6 (sau đây gọi chung là Chi cục Kiểm định) là đơn vị trực thuộc Cục Kiểm định hải quan có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan và trực tiếp tổ chức thực hiện kiểm định, phân tích, giám định, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi địa bàn quản lý được giao và phân công của Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan.
2. Chi cục Kiểm định có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật. | 0 |
Việc thành lập đơn vị hành chính mới được gán mã bưu chính quốc gia phải tuân thủ những nguyên tắc nào? | Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chênh lệch âm hoặc dương so với số liệu đã báo cáo cơ quan hải quan nhưng cơ quan hải quan không xác định được nguyên nhân dẫn đến chênh lệch, không xác định được hành vi vi phạm thì cơ quan hải quan chỉ thực hiện ấn định thuế đối với số lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch âm. Đối với số lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương nhưng số nguyên liệu, vật tư này vẫn được doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích gia công, sản xuất xuất khẩu thì cơ quan hải quan không thực hiện ấn định thuế. Doanh nghiệp phải theo dõi quản lý đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu như đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu lần đầu cho đến khi xuất khẩu hết sản phẩm. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công của doanh nghiệp trong nước có số lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương tại thời điểm đã hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công, bên nhận gia công đã quyết toán hợp đồng gia công với bên đặt gia công thì doanh nghiệp phải tái xuất hoặc kê khai, nộp thuế đối với phần nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương, trừ trường hợp doanh nghiệp chuyển nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương để thực hiện hợp đồng gia công khác. Trường hợp doanh nghiệp không kê khai, nộp thuế đối với phần nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế.
l) Hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan bị kê biên để bán đấu giá theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thuộc đối tượng phải nộp thuế, cơ quan hải quan ấn định thuế để xác định số tiền thuế phải nộp và thông báo cho cơ quan, tổ chức thu tiền bán đấu giá để nộp thuế, trừ hàng hóa nhập khẩu bị tịch thu để bán đấu giá thuộc sở hữu Nhà nước.
m) Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, trường hợp tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ nhưng người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về hải quan.
n) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan thanh tra, kiểm toán thực hiện thanh tra, kiểm toán tại trụ sở người khai thuế, tại cơ quan hải quan theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21, điểm b khoản 2 Điều 22 Luật Quản lý thuế phát hiện người khai thuế không kê khai hoặc kê khai, tính thuế hoặc xác định số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế hoặc xác định không thuộc đối tượng chịu thuế không đúng quy định của pháp luật. | 0 |
Việc thành lập đơn vị hành chính mới được gán mã bưu chính quốc gia phải tuân thủ những nguyên tắc nào? | Khoản 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, mở chuyên trang đối với báo điện tử, tạp chí điện tử; sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình mà không có giấy phép. | 0 |
Việc thành lập đơn vị hành chính mới được gán mã bưu chính quốc gia phải tuân thủ những nguyên tắc nào? | "Điều 69. Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định." | 0 |
Nội dung tố cáo được xác minh như thế nào? | Xác minh nội dung tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo trực tiếp tiến hành xác minh hoặc quyết định thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (sau đây gọi chung là Tổ xác minh). Quyết định thành lập Tổ xác minh phải có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm Tổ trưởng. Đơn vị có chức năng thanh tra có trách nhiệm tham mưu cho người giải quyết tố cáo về số lượng, thành viên Tổ xác minh.
2. Trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho đơn vị có chức năng thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo thì việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật Tố cáo. Thủ trưởng đơn vị có chức năng thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm thành lập Tổ xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người giải quyết tố cáo hoặc thủ trưởng đơn vị có chức năng thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo không giao cho những người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột của người bị tố cáo hoặc có lợi ích liên quan trực tiếp với người bị tố cáo làm Tổ trưởng Tổ xác minh hoặc thành viên Tổ xác minh.
4. Người giải quyết tố cáo hoặc người được giao thực hiện nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo không được tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo. | 1 |
Nội dung tố cáo được xác minh như thế nào? | 1. Tổ trưởng Tổ xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh nội dung tố cáo với người ra quyết định thành lập Tổ xác minh. Văn bản báo cáo phải được các thành viên trong Tổ xác minh thảo luận, đóng góp ý kiến.
2. Báo cáo của Tổ xác minh về kết quả xác minh nội dung tố cáo phải có các nội dung chính, sau:
a) Nội dung tố cáo;
b) Nội dung giải trình của người bị tố cáo;
c) Phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo;
d) Nhận xét, đánh giá về nội dung tố cáo được giao xác minh là tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; việc người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật (nếu có);
đ) Nhận xét, đánh giá về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác (nếu có); nguyên nhân, trách nhiệm của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần;
e) Thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối tượng bị thiệt hại;
g) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Tổ xác minh (nếu có);
h) Kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật và buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
Báo cáo của Tổ xác minh về kết quả xác minh nội dung tố cáo thực hiện theo Mẫu số 14-TC ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong quá trình xác minh, nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì Tổ trưởng Tổ xác minh báo cáo ngay với người ra quyết định thành lập Tổ xác minh. Người ra quyết định thành lập Tổ xác minh phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền, báo cáo người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo phải báo cáo với người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo. Báo cáo phải có các nội dung chính sau:
a) Nội dung tố cáo;
b) Nội dung giải trình của người bị tố cáo;
c) Phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, bằng chứng để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo;
d) Kết luận về nội dung tố cáo được giao xác minh là tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; việc người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật (nếu có);
đ) Kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác (nếu có); nguyên nhân, trách nhiệm của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần;
e) Kết luận về thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối tượng bị thiệt hại;
g) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau (nếu có);
h) Kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật và buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo thực hiện theo Mẫu số 15-TC ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trong trường hợp xác minh để giải quyết lại tố cáo thì ngoài những nội dung quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều này, trong báo cáo của Tổ xác minh, báo cáo của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh còn phải nêu rõ những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có) và kiến nghị việc xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó. | 0 |
Nội dung tố cáo được xác minh như thế nào? | 1. Trước khi dự thảo báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, Tổ xác minh phải tổ chức họp để đánh giá, đối chiếu về những thông tin, tài liệu, bằng chứng đã thu thập được trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật với những nội dung tố cáo; dự thảo báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo phải báo cáo người ra quyết định thành lập Tổ xác minh biết để chỉ đạo tiếp. Dự thảo báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo phải được các thành viên trong Tổ xác minh thảo luận, đóng góp ý kiến.
2. Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo gồm các nội dung sau:
a) Nội dung tố cáo và kết quả xác minh của Tổ xác minh;
b) Tài liệu, bằng chứng để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo;
c) Nhận xét đánh giá về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối tượng bị thiệt hại; nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Nội dung tố cáo đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai;
d) Kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật và buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo thực hiện theo mẫu quy định.
3. Tổ xác minh họp để thống nhất dự thảo báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo và báo cáo Thủ trưởng có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Trường hợp các thành viên có ý kiến khác nhau nhưng không ảnh hưởng đến bản chất của việc kết luận thì Tổ trưởng Tổ xác minh quyết định và chịu trách nhiệm. Trường hợp các ý kiến trái nhau, ảnh hưởng đến việc kết luận thì phải báo cáo xin ý kiến người ra quyết định thành lập Tổ xác minh, người giải quyết tố cáo. Trường hợp vụ việc phức tạp, cần thiết phải tham khảo ý kiến tư vấn của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan thì người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc người giải quyết tố cáo quyết định.
Nội dung họp Tổ xác minh phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi đầy đủ, cụ thể ý kiến tham gia của từng thành viên; những nội dung không đồng ý phải ghi rõ lý do, nguyên nhân không đồng ý và hướng giải quyết tiếp theo của việc không đồng ý đó. | 0 |
Nội dung tố cáo được xác minh như thế nào? | Lập kế hoạch xác minh nội dung tố cáo
1. Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo do Tổ trưởng Tổ xác minh lập và trình người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh phê duyệt.
2. Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo gồm:
a) Căn cứ quyết định thành lập Tổ xác minh của người có thẩm quyền để tiến hành xác minh;
b) Mục đích, yêu cầu của việc xác minh;
c) Nội dung xác minh: Xác định cụ thể từng nội dung tố cáo phải xác minh làm rõ; biện pháp và các bước tiến hành xác minh từng nội dung tố cáo phải chi tiết, cụ thể, phải xác định thứ tự các công việc cần thực hiện để đạt hiệu quả tốt nhất;
d) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cần phải làm việc để thu thập, xác minh các thông tin, tài liệu, chứng cứ; dự kiến thời gian thực hiện từng công việc;
đ) Lực lượng phối hợp xác minh (nếu có);
e) Các điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc xác minh;
g) Thời gian xác minh; việc báo cáo tiến độ thực hiện;
h) Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết tố cáo.
3. Tổ trưởng Tổ xác minh tổ chức họp Tổ xác minh để thống nhất và triển khai kế hoạch xác minh, phân công các thành viên thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Chuẩn bị kế hoạch thu thập tài liệu, hồ sơ có liên quan được nêu trong kế hoạch xác minh;
b) Chuẩn bị nội dung và kế hoạch làm việc với người tố cáo; dự thảo văn bản để trình người giải quyết tố cáo hoặc người ra quyết định thành lập tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh ký yêu cầu người tố cáo đến làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo;
c) Chuẩn bị nội dung và kế hoạch làm việc với cơ quan, đơn vị, cá nhân bị tố cáo; dự thảo văn bản để trình người giải quyết tố cáo hoặc người ra quyết định thành lập tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh ký yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân bị tố cáo giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
d) Chuẩn bị nội dung làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến nội dung tố cáo; chuẩn bị văn bản để trình người giải quyết tố cáo hoặc người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh ký yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo;
đ) Việc họp Tổ xác minh phải được lập thành biên bản để lưu hồ sơ hoặc ghi vào sổ nhật ký Tổ xác minh. | 0 |
Nội dung tố cáo được xác minh như thế nào? | Điều 1. Thông qua đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. | 0 |
Nội dung tố cáo được xác minh như thế nào? | 1. Việc xác định định mức dự toán mới cho công trình được thực hiện đối với các công tác xây dựng chưa được quy định hoặc đã được quy định nhưng sử dụng công nghệ thi công mới, biện pháp thi công, điều kiện thi công chưa quy định trong hệ thống định mức xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Việc điều chỉnh định mức dự toán được thực hiện đối với công tác xây dựng đã quy định trong hệ thống định mức xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa phù hợp với thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình.
3. Việc xác định định mức dự toán mới, điều chỉnh định mức dự toán thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
4. Trong quá trình lập dự toán xây dựng, việc xác định và quản lý các định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh quy định tại khoản 1, 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân lập dự toán xây dựng có trách nhiệm lập danh mục các định mức dự toán mới, định mức dự toán cần điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đặc thù của công trình và tổ chức xác định các hao phí định mức phù hợp với thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công dự kiến để phục vụ việc lập đơn giá, xác định dự toán xây dựng;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định các nội dung liên quan theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 13 Nghị định này;
c) Chủ đầu tư xem xét, quyết định việc sử dụng các định mức dự toán điều chỉnh, định mức dự toán mới cho công trình làm cơ sở xác định giá xây dựng công trình.
5. Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư tổ chức khảo sát để xác định các định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh quy định tại khoản 4 Điều này như sau:
a) Tổ chức chuẩn xác lại các nội dung của định mức (gồm quy định áp dụng, thành phần công việc, thành phần hao phí, đơn vị tính, trị số định mức) trên cơ sở khảo sát, thu thập số liệu từ quá trình thi công thực tế;
b) Kết quả xác định định mức được gửi về cơ quan chuyên môn về xây dựng phục vụ rà soát, hoàn thiện hệ thống định mức xây dựng quy định tại Điều 20 Nghị định này để cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu quy định tại Điều 28 Nghị định này.
6. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu, Bộ Xây dựng hướng dẫn và có ý kiến đối với các định mức dự toán mới, cơ quan ban hành định mức hướng dẫn và có ý kiến đối với định mức dự toán điều chỉnh quy định tại khoản 4, 5 Điều này.
7. Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng để xác định, thẩm tra các định mức quy định tại khoản 5 Điều này. | 0 |
Nội dung tố cáo được xác minh như thế nào? | Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Trình Chính phủ ban hành quy định cụ thể về điều kiện, hình thức đầu tư, hoạt động thương mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính; điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động; bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính; tem bưu chính; xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động bưu chính.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định danh mục dịch vụ bưu chính công ích, cơ chế hỗ trợ dịch vụ bưu chính công ích, mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, lộ trình giảm dần và thời điểm kết thúc phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng.
...
6. Phối hợp với Bộ Công thương quy định về hướng dẫn hoạt động khuyến mại và giải quyết cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ bưu chính. | 0 |
Nội dung tố cáo được xác minh như thế nào? | "Điều 55. Điều kiện được hỗ trợ học nghề
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật này;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật." | 0 |
Điểm liệt thi tốt nghiệp THPT năm 2023 là bao nhiêu? | "Điều 42. Công nhận tốt nghiệp THPT
1. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp ĐKDT để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5,0 (năm) điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.
2. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT theo quy định tại Điều 36 Quy chế này được công nhận tốt nghiệp THPT." | 1 |
Điểm liệt thi tốt nghiệp THPT năm 2023 là bao nhiêu? | Bảo lưu điểm thi
1. Thí sinh đã dự thi đủ các bài thi/môn thi quy định nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi được bảo lưu điểm thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi năm liền kề tiếp theo. Bài thi/môn thi được bảo lưu điểm thi gồm:
a) Bài thi độc lập đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên;
b) Bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên và các môn thi thành phần của bài thi này đều đạt trên 1,0 (một) điểm;
c) Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên.
2. Thí sinh không sử dụng điểm bảo lưu thì phải thi tất cả các bài thi/môn thi đã đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không có điểm bảo lưu. | 0 |
Điểm liệt thi tốt nghiệp THPT năm 2023 là bao nhiêu? | “Điều 41. Điểm xét tốt nghiệp THPT
1. Điểm xét tốt nghiệp THPT (ĐXTN): Gồm điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Quy chế này, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính ĐXTN.
a) ĐXTN đối với học sinh giáo dục THPT được tính theo công thức sau:
b) ĐXTN đối với học viên GDTX được tính theo công thức sau:
2. ĐXTN được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện." | 0 |
Điểm liệt thi tốt nghiệp THPT năm 2023 là bao nhiêu? | I. DIỆN ƯU TIÊN XÉT TỐT NGHIỆP THPT
Thí sinh thuộc một trong các diện:
1. Diện 1: Không được cộng điểm ưu tiên.
Còn gọi là diện bình thường. Ký hiệu: D1
2. Diện 2: Cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
- Thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh suy giảm khả năng lao động dưới 81% (chỉ với GDTX); Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động. Ký hiệu: D2-TB2
- Con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ VN anh hùng. Ký hiệu: D2-CAH
- Người dân tộc thiểu số. Ký hiệu: D2-TS2
- Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 03 năm trở lên (tính đến ngày thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135 theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (tính từ thời điểm các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về trước); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ở xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất hai phần ba thời gian học cấp THPT. Ký hiệu: D2-VS2
- Người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học. Ký hiệu: D2-CHH
- Có tuổi đời từ 35 tuổi trở lên, tính đến ngày thi (đối với thí sinh GDTX). Ký hiệu: D2-T35
3. Diện 3: Cộng 0,5 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
- Người dân tộc thiểu số có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135 Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (tính từ thời điểm các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về trước); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương. Ký hiệu: D3-TS3
- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với GDTX). Ký hiệu: D3-TB3
- Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Ký hiệu: D3-CLS
* Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên thì chỉ hưởng theo tiêu chuẩn cao nhất.
... | 0 |
Điểm liệt thi tốt nghiệp THPT năm 2023 là bao nhiêu? | Điều 1. Nay thành lập phường Chiềng Sinh và phường Chiềng An thuộc thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La như sau:
1. Thành lập phường Chiềng Sinh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Chiềng Sinh. Phường Chiềng Sinh có 2.269 ha diện tích tự nhiên và 11.163 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Chiềng Sinh: Đông giáp xã Chiềng Ngần; Tây giáp xã Chiềng Cơi, xã Hua La, phường Quyết Tâm và huyện Mai Sơn; Nam giáp huyện Mai Sơn; Bắc giáp xã Chiềng Ngần.
2. Thành lập phường Chiềng An trên cơ sợ toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Chiềng An. Phường Chiềng An có 2.262,50 ha diện tích tự nhiên và 4.951 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Chiềng An: Đông giáp các xã Chiềng Ngần, Chiềng Xôm; Tây giáp các xã Chiềng Cọ, Chiềng Đen; Nam giáp các phường Chiềng Lề, Tô Hiệu, Quyết Thắng và xã Chiềng Cơi; Bắc giáp xã Chiềng Xôm. | 0 |
Điểm liệt thi tốt nghiệp THPT năm 2023 là bao nhiêu? | Khoản 2. Các giải thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới trong hệ thống thi đấu quốc tế của từng môn thể thao tổ chức tại Việt Nam:
a) Tiền ăn trong quá trình tổ chức giải (bao gồm cả thời gian tối đa 02 ngày trước ngày thi đấu để làm công tác chuẩn bị tổ chức giải, tập huấn trọng tài và 1 ngày sau thi đấu): - Đối với thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, các tiểu ban chuyên môn, trọng tài và giám sát người Việt Nam: Thực hiện theo chế độ tổ chức các giải thi đấu thể thao trong nước cấp quốc gia. - Đối với quan chức, trọng tài, giám sát người nước ngoài; trọng tài, giám sát người Việt Nam do Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc tế phong cấp và điều động: Thực hiện theo thực tế nhưng không được vượt quá chế độ tiếp khách nước ngoài của Nhà nước quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiếp khách trong nước.
b) Tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ thực tế từng ngày, buổi, hoặc trận: - Đối với quan chức, giám sát, trọng tài người nước ngoài; giám sát, trọng tài quốc tế người Việt Nam do Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc tế phong cấp và điều động: được hưởng chế độ theo quy định hoặc thông lệ của các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc tế. - Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, trưởng, phó các tiểu ban (người Việt Nam): Không quá 180.000 đồng/người/ngày - Thành viên các tiểu ban: Không quá 100.000 đồng/người/ngày - Giám sát, trọng tài chính (người Việt Nam): Không quá 120.000 đồng/người/buổi - Trọng tài thư ký: Không quá 60.000đồng/người/buổi - Các đối tượng khác (người Việt Nam) được hưởng theo chế độ tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia.
c) Tiền tàu xe, thuê phòng nghỉ đối với các quan chức, trọng tài, giám sát người nước ngoài: Thực hiện theo thực tế nhưng không được vượt quá chế độ tiếp khách nước ngoài của Nhà nước quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
d) Tiền thuê phiên dịch: Không quá 300.000 đồng/người/buổi | 0 |
Điểm liệt thi tốt nghiệp THPT năm 2023 là bao nhiêu? | Điều 9. Tài chính cho hoạt động của các Hội đồng
1. Chi phí cho hoạt động của Hội đồng chuyên ngành được cân đối trong kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Cơ quan chủ quản giao cho Cơ quan chủ trì và Phòng thí nghiệm trọng điểm quản lý.
2. Chi phí hoạt động của Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm được cân đối trong kinh phí quản lý hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ và giao cho Cơ quan thường trực giúp việc Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm quản lý.
3. Các nội dung chi cho hoạt động của các Hội đồng bao gồm:
a) Thù lao cho các thành viên Hội đồng và đại biểu tham dự phiên họp của Hội đồng.
b) Thù lao cho việc nghiên cứu, phân tích, xử lý tài liệu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất phục vụ hoạt động của Hội đồng.
c) Thù lao cho hoạt động tư vấn và giám sát, nghiên cứu xây dựng các báo cáo chuyên đề khoa học.
d) Công tác phí và phương tiện làm việc của các thành viên Hội đồng.
đ) Chi khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Định mức chi cho hoạt động của Hội đồng chuyên ngành và Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm được áp dụng theo quy định riêng của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. Các định mức chi tiêu khác của Hội đồng được áp dụng theo quy định hiện hành.
6. Hàng năm, Cơ quan chủ trì có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng chuyên ngành và hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm theo quy định, trình Cơ quan chủ quản để gửi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng chuyên ngành được giao về Cơ quan chủ trì để cấp cho phòng thí nghiệm trọng điểm.
7. Hàng năm, Cơ quan thường trực giúp việc Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm lập dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng để tổng hợp vào tổng dự toán của Bộ Khoa học và Công nghệ và quyết định kinh phí hoạt động của Hội đồng theo quy định. | 0 |
Điểm liệt thi tốt nghiệp THPT năm 2023 là bao nhiêu? | Khoản 3. Thành lập xã Sơn Liên thuộc huyện Sơn Tây trên cơ sở điều chỉnh 3.718,23 ha diện tích tự nhiên và 1.535 nhân khẩu của xã Sơn Mùa. Xã Sơn Liên có 3.718,23 ha diện tích tự nhiên và 1.535 nhân khẩu. Địa giới hành chính xã Sơn Liên: Đông giáp xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi; Tây giáp xã Đắk Nên, huyện Kon PLong, tỉnh Kon Tum; Nam giáp xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi; Bắc giáp xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. | 0 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | Các quyền lợi
1. Quyền lợi của Văn phòng đại diện:
a. Sau khi được cấp Giấy phép, Văn phòng đại diện được phép thuê trụ sở, nhà ở và được tuyển dụng người làm việc theo các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam;
b. Văn phòng đại diện được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam, được mở tài khoản chuyên chi (bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ);
c. Việc sử dụng con dấu của Văn phòng đại diện được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quản lý và sử dụng con dấu;
d. Các trang thiết bị, xe ô tô cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện được miễn thuế nhập khẩu theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
2. Trưởng Văn phòng đại diện và nhân viên là người nước ngoài của Văn phòng đại diện được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam áp dụng đối với cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. | 1 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài
1. Văn phòng đại diện, chi nhánh có các quyền sau đây:
a) Được Nhà nước Việt Nam bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Có con dấu mang tên văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật khác có liên quan;
c) Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh;
d) Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh;
đ) Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại văn phòng đại diện, chi nhánh theo quy định của pháp luật khác có liên quan;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan.
2. Văn phòng đại diện, chi nhánh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Hoạt động theo đúng nội dung, lĩnh vực hoạt động quy định trong Giấy phép thành lập;
b) Thực hiện đăng ký thay đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật khác có liên quan;
c) Trưởng văn phòng đại diện, chi nhánh chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam, có trách nhiệm định kỳ báo cáo bằng văn bản về hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam cho cơ quan cấp Giấy phép thành lập trước ngày 15 tháng 12 hằng năm; báo cáo, cung cấp tài liệu, giải thích những vấn đề liên quan khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
d) Trưởng văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan. | 0 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
2. Văn phòng nước ngoài gồm: Văn phòng đại diện của các tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài, Văn phòng đại diện của các hãng thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình, Văn phòng đại diện và Văn phòng dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các Văn phòng nước ngoài khác.
3. Sử dụng nhà, đất hỗ tương là việc sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại theo quy định tại Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài theo hình thức nước này cấp nhà, đất cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước kia sử dụng để làm trụ sở, nhà ở trên lãnh thổ nước kia và không phải trả tiền cho việc sử dụng.
4. Giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền là việc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bố trí nhà, đất phục vụ đối ngoại cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc các cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc hoặc các tổ chức quốc tế khác sử dụng để làm trụ sở, nhà ở và không phải trả tiền cho việc sử dụng; số tiền thuê nhà được xác định là phần đóng góp hoặc hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế.
... | 0 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài
1. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam bao gồm:
a) Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc;
b) Thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp của nước ngoài tiếp cận và hoạt động tại thị trường Việt Nam; nghiên cứu và cung cấp các thông tin kinh tế, thương mại, thị trường cho các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài; thúc đẩy các hoạt động ngoại thương với Việt Nam; các hoạt động nhằm kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
c) Các hoạt động xúc tiến thương mại khác theo quy định của pháp luật.
2. Văn phòng đại diện, người đứng đầu Văn phòng đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các quy định sau:
a) Hoạt động theo đúng nội dung đã quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
b) Được thuê trụ sở và tuyển dụng người làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;
c) Đăng ký và sử dụng con dấu của Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;
d) Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại khác, không được cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện;
đ) Người đứng đầu Văn phòng đại diện không được kiêm nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện của thương nhân, tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam;
e) Người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện phải có Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam. | 0 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | Khoản 1. Tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoàn thiện hồ sơ theo Biên bản thẩm định của Tổ thẩm định quy định tại điểm b khoản 4 Điều 19 và gửi về Viện Chiến lược Ngân hàng trong thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định. | 0 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | "Điều 38. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn với đối tác Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
[...]" | 0 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | Điều 8. Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng dưới 5 kilôgam hoặc dưới 5 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao);
c) Buôn bán pháo nổ dưới 0,5 kilôgam;
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 1.500.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 5 kilôgam đến dưới 10 kilôgam hoặc từ 5 lít đến dưới 10 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao;
c) Buôn bán pháo nổ từ 0,5 kilôgam đến dưới 1 kilôgam;
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 1.500.000 đồng đến dưới 2.500.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 10 kilôgam đến dưới 15 kilôgam hoặc từ 10 lít đến dưới 15 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao;
c) Buôn bán pháo nổ từ 1 kilôgam đến dưới 2 kilôgam;
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 2.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 15 kilôgam đến dưới 20 kilôgam hoặc từ 15 lít đến dưới 20 lít; | 0 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | Điều 4. Thang lương, bảng lương, phụ cấp lương. Quỹ xây dựng, quyết định thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và thực hiện chuyển xếp lương đối với người lao động theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương và Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. | 0 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | V. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA VPĐD TẠI VIỆT NAM
1. Các quyền lợi:
a) Sau khi được cấp Giấy phép, VPĐD được thuê trụ sở, nhà ở và tuyển dụng người Việt Nam làm việc cho Văn phòng theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
b) VPĐD, Trưởng VPĐD và nhân viên Văn phòng là người nước ngoài được hưởng chế độ ưu dãi về thuế theo các quy định pháp luật liên quan hiện hành của Việt Nam áp dụng đối với cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. | 1 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài
1. Văn phòng đại diện, chi nhánh có các quyền sau đây:
a) Được Nhà nước Việt Nam bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Có con dấu mang tên văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật khác có liên quan;
c) Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh;
d) Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh;
đ) Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại văn phòng đại diện, chi nhánh theo quy định của pháp luật khác có liên quan;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan.
2. Văn phòng đại diện, chi nhánh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Hoạt động theo đúng nội dung, lĩnh vực hoạt động quy định trong Giấy phép thành lập;
b) Thực hiện đăng ký thay đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật khác có liên quan;
c) Trưởng văn phòng đại diện, chi nhánh chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam, có trách nhiệm định kỳ báo cáo bằng văn bản về hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam cho cơ quan cấp Giấy phép thành lập trước ngày 15 tháng 12 hằng năm; báo cáo, cung cấp tài liệu, giải thích những vấn đề liên quan khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
d) Trưởng văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan. | 0 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
2. Văn phòng nước ngoài gồm: Văn phòng đại diện của các tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài, Văn phòng đại diện của các hãng thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình, Văn phòng đại diện và Văn phòng dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các Văn phòng nước ngoài khác.
3. Sử dụng nhà, đất hỗ tương là việc sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại theo quy định tại Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài theo hình thức nước này cấp nhà, đất cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước kia sử dụng để làm trụ sở, nhà ở trên lãnh thổ nước kia và không phải trả tiền cho việc sử dụng.
4. Giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền là việc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bố trí nhà, đất phục vụ đối ngoại cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc các cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc hoặc các tổ chức quốc tế khác sử dụng để làm trụ sở, nhà ở và không phải trả tiền cho việc sử dụng; số tiền thuê nhà được xác định là phần đóng góp hoặc hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế.
... | 0 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài
1. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam bao gồm:
a) Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc;
b) Thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp của nước ngoài tiếp cận và hoạt động tại thị trường Việt Nam; nghiên cứu và cung cấp các thông tin kinh tế, thương mại, thị trường cho các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài; thúc đẩy các hoạt động ngoại thương với Việt Nam; các hoạt động nhằm kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
c) Các hoạt động xúc tiến thương mại khác theo quy định của pháp luật.
2. Văn phòng đại diện, người đứng đầu Văn phòng đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các quy định sau:
a) Hoạt động theo đúng nội dung đã quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
b) Được thuê trụ sở và tuyển dụng người làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;
c) Đăng ký và sử dụng con dấu của Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;
d) Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại khác, không được cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện;
đ) Người đứng đầu Văn phòng đại diện không được kiêm nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện của thương nhân, tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam;
e) Người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện phải có Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam. | 0 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | 1. Chấm dứt Hợp đồng bởi chủ đầu tư
Chủ đầu tư có thể chấm dứt Hợp đồng, sau...ngày kể từ ngày gửi văn bản kết thúc Hợp đồng đến nhà thầu. Chủ đầu tư sẽ được quyền chấm dứt Hợp đồng nếu:
a) Nhà thầu không tuân thủ về Bảo đảm thực hiện hợp đồng tại Điều 14 (nếu các bên có thỏa thuận bảo đảm thực hiện hợp đồng).
b) Nhà thầu không sửa chữa được sai sót nghiêm trọng mà nhà thầu không thể khắc phục được trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong vòng... ngày mà chủ đầu tư có thể chấp nhận được kể từ ngày nhận được thông báo của chủ đầu tư về sai sót đó.
c) Nhà thầu không có lý do chính đáng mà không tiếp tục thực hiện công việc theo Điều 11 [Thời gian và tiến độ thực hiện Hợp đồng], hoặc 45 ngày liên tục không thực hiện công việc theo Hợp đồng.
d) Chuyển nhượng Hợp đồng mà không có sự thỏa thuận của chủ đầu tư.
đ) Nhà thầu bị phá sản hoặc vỡ nợ, bị đóng cửa, bị quản lý tài sản, phải thương lượng với chủ nợ hoặc tiếp tục kinh doanh dưới sự giám sát của người quản lý tài sản, người được ủy quyền Hoặc người quản lý vì lợi ích của chủ nợ hoặc đã có hành động hoặc sự kiện nào xảy ra (theo các Luật được áp dụng) có ảnh hưởng tương tự tới các hoạt động hoặc sự kiện này.
e) Nhà thầu từ chối không tuân theo quyết định cuối cùng đã đạt được thông qua trọng tài phân xử tại Điều 25 [Khiếu nại và giải quyết tranh chấp].
g) Nhà thầu cố ý trình chủ đầu tư các tài liệu không đúng sự thật gây ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích của chủ đầu tư.
h) Trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 21 [Rủi ro và bất khả kháng].
Sau khi chấm dứt Hợp đồng, chủ đầu tư có thể thuê các nhà thầu khác thực hiện tiếp công việc tư vấn. Chủ đầu tư và các nhà thầu này có thể sử dụng bất cứ tài liệu nào đã có.
2. Chấm dứt hợp đồng bởi nhà thầu
Nhà thầu có thể chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản trước cho chủ đầu tư tối thiểu là... ngày trong các trường hợp sau đây:
a) Sau 45 ngày liên tục công việc bị ngừng do lỗi của chủ đầu tư.
b) Chủ đầu tư không thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng và không thuộc đối tượng tranh chấp theo Điều 25 [Khiếu nại và giải quyết tranh chấp] sau 45 ngày kể từ ngày chủ đầu tư nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ.
c) Chủ đầu tư không tuân theo quyết định cuối cùng đã đạt được thông qua trọng tài phân xử tại Điều 25 [Khiếu nại và giải quyết tranh chấp].
d) Do hậu quả của sự kiện bất khả kháng mà nhà thầu không thể thực hiện một phần quan trọng công việc trong thời gian không dưới.... ngày.
đ) Chủ đầu tư bị phá sản, vỡ nợ, bị đóng cửa, bị quản lý tài sản phải Điều đình với chủ nợ hoặc tiếp tục kinh doanh dưới sự Điều hành của người được ủy thác hoặc người đại diện cho quyền lợi của chủ nợ hoặc nếu đã có hành động hoặc sự kiện nào đó xẩy ra (theo các Luật hiện hành) có tác dụng tương tự tới các hành động hoặc sự kiện đó.
3. Khi chấm dứt hợp đồng, thì các quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ chấm dứt trừ Điều Khoản về giải quyết tranh chấp.
4. Khi một trong hai bên chấm dứt hợp đồng, thì ngay khi gửi hay nhận văn bản chấm dứt hợp đồng, nhà thầu sẽ thực hiện các bước cần thiết để kết thúc công việc tư vấn một cách nhanh chóng và cố gắng để giảm tối đa mức chi phí.
5. Thanh toán khi chấm dứt hợp đồng: Việc thanh toán thực hiện theo Điều 12 [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán] cho các công việc đã thực hiện trước ngày chấm dứt có hiệu lực (bao gồm chi phí chuyên gia, chi phí mua sắm thiết bị, các chi phí khác...). | 0 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | Khoản 3. Kết thúc kiểm tra
a) Đối với kiểm tra định kỳ, đột xuất: Khi kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra tổ chức họp đánh giá ưu, khuyết điểm, rút kinh nghiệm công tác tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của đơn vị được kiểm tra; lập Biên bản kiểm tra công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm lưu biên bản kiểm tra theo quy định; thông báo kết quả kiểm tra đến đơn vị được kiểm tra, các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện và báo cáo cấp trên quản lý trực tiếp;
b) Đối với kiểm tra thường xuyên: Khi kết thúc kiểm tra, trực chỉ huy đội ghi nội dung, kết quả kiểm tra vào Sổ giao, nhận ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và báo cáo trực chỉ huy cấp trên. | 0 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | 1. Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ có thể có một nhà đầu tư hoặc nhiều nhà đầu tư khác nhau thực hiện đầu tư phát triển toàn bộ kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các khu chức năng.
2. Trường hợp đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ trong một dự án tổng thể, nhà đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp quy định tại pháp luật về đầu tư.
Trường hợp thực hiện đầu tư theo từng dự án riêng cho từng khu chức năng thì nhà đầu tư của khu chức năng thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư tương ứng áp dụng đối với dự án theo quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.
3. Khu chức năng đô thị - dịch vụ chỉ được triển khai đồng thời hoặc sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng cơ bản của khu công nghiệp.
Các nhà đầu tư của các khu chức năng có trách nhiệm phối hợp để đảm bảo tính kết nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật; các khu chức năng đô thị - dịch vụ phải hỗ trợ cung cấp dịch vụ hạ tầng xã hội cho công nhân trong khu công nghiệp.
4. Sau khi hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư và Nghị định này, việc triển khai xây dựng, quản lý các phân khu chức năng trong khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng với các khu chức năng. | 0 |
Văn phòng đại diện tổ chức nghiên cứu nước ngoài có được tuyển dụng người Việt Nam vào làm việc cho văn phòng không? | Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2023.
2. Không xem xét lại đối với những trường hợp đã có kết quả xếp loại chất lượng trước ngày Nghị định này có hiệu lực. Trường hợp cấp có thẩm quyền thực hiện xem xét đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng quy định của pháp luật tại thời điểm đó để thực hiện. | 0 |
Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam gồm những nội dung chính nào? | Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh;
b) Mục tiêu, phạm vi hoạt động và các dịch vụ được cung cấp;
c) Vốn điều lệ; cách thức tăng, giảm vốn điều lệ hoặc chuyển nhượng vốn;
d) Tên, địa chỉ và các thông tin cơ bản của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;
đ) Phần vốn góp hoặc số cổ phần và giá trị vốn góp của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;
e) Người đại diện theo pháp luật;
g) Cơ cấu tổ chức quản lý;
h) Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
i) Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, chủ sở hữu hoặc cổ đông;
k) Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát (Kiểm soát viên);
l) Thể thức thông qua quyết định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
m) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
n) Chế độ kế toán, kiểm toán được áp dụng;
o) Việc thành lập các quỹ, cơ chế sử dụng quỹ; nguyên tắc sử dụng lợi nhuận, xử lý lỗ và chế độ tài chính khác;
p) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ. | 1 |
Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam gồm những nội dung chính nào? | Công ty chứng khoán khi xây dựng Điều lệ công ty ngoài việc tuân thủ các quy định của Thông tư này phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
1. Điều lệ công ty chứng khoán không được trái với quy định của Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp.
2. Công ty chứng khoán là công ty đại chúng căn cứ quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Thông tư này để xây dựng Điều lệ công ty. Công ty chứng khoán phải tham chiếu Điều lệ mẫu áp dụng đối với công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng khi xây dựng Điều lệ công ty.
3. Công ty chứng khoán là công ty cổ phần chưa đại chúng, công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn khi xây dựng Điều lệ phải phù hợp với các quy định của Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp.
4. Công ty chứng khoán khi xây dựng Điều lệ công ty phải tham chiếu Khoản 2, 3 Điều này. Ngoài ra phải quy định cụ thể các nội dung dưới đây trong Điều lệ công ty:
a) Mạng lưới hoạt động;
b) Phạm vi hoạt động kinh doanh;
c) Nguyên tắc hoạt động;
d) Thông tin về Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
đ) Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên;
e) Ban Tổng Giám đốc (Ban Giám đốc), tiêu chuẩn thành viên Ban Tổng Giám đốc (Ban Giám đốc); Ban kiểm soát nội bộ, tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm soát nội bộ;
g) Ủy ban kiểm toán, tiêu chuẩn thành viên Ủy ban kiểm toán;
h) Ngăn ngừa xung đột lợi ích;
i) Tổ chức lại công ty chứng khoán: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình công ty chứng khoán.
5. Công ty chứng khoán phải đăng tải toàn bộ Điều lệ công ty trên trang thông tin điện tử chính thức của công ty chứng khoán. | 0 |
Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam gồm những nội dung chính nào? | Nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán
1. Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên công ty;
b) Địa chỉ trụ sở chính;
c) Nghiệp vụ kinh doanh;
d) Vốn điều lệ;
đ) Người đại diện theo pháp luật.
... | 0 |
Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam gồm những nội dung chính nào? | Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa
1. Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Điều kiện và thủ tục chấp thuận tư cách thành viên; quyền và nghĩa vụ thành viên;
b) Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên và trách nhiệm khi chấm dứt tư cách thành viên;
c) Loại hàng hoá giao dịch; tiêu chuẩn và đơn vị đo lường của loại hàng hoá đó;
d) Mẫu hợp đồng giao dịch và lệnh giao dịch;
đ) Thời hạn giao dịch hợp đồng và quy trình thực hiện giao dịch;
e) Ký quỹ giao dịch và phí giao dịch;
g) Các phương thức, thủ tục thực hiện hợp đồng;
h) Nội dung công bố thông tin của Sở Giao dịch hàng hóa và các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của các thành viên;
i) Các biện pháp quản lý rủi ro;
k) Giải quyết tranh chấp;
l) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động;
m) Các nội dung có liên quan khác.
2. Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa không được trái với các quy định của Nghị định này và pháp luật hiện hành. | 0 |
Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam gồm những nội dung chính nào? | Khoản 2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 67 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (sau đây viết tắt là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP);
b) Thực hiện việc thẩm tra, kiểm tra những vụ việc thi hành án đã và đang thi hành; xây dựng kế hoạch kiểm tra, chủ động thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xác minh, kiểm tra công tác thi hành án dân sự theo kế hoạch đã được Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt. Quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có sai sót phải tham mưu cho cấp có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thực hiện quyết định có sai sót đó để khắc phục, sửa chữa và chịu trách nhiệm về những kiến nghị của mình;
c) Lập kế hoạch trình Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt, tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để thẩm tra, kiểm tra, xác minh và đề xuất biện pháp giải quyết đối với các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự;
d) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, thẩm tra, xác minh, kiểm tra thống kê, báo cáo dữ liệu thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và những hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
đ) Tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự chỉ đạo hoặc trình cấp có thẩm quyền chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thi hành các vụ việc phức tạp;
e) Tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền;
g) Thẩm tra, kiểm tra, tham mưu giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp liên quan đến công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống tổ chức thi hành án dân sự;
h) Thẩm tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo liên quan đến công tác thi hành án dân sự; báo cáo kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự trong phạm vi toàn hệ thống;
i) Tham gia xây dựng dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức thi hành án dân sự;
k) Giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự trong việc hướng dẫn, chỉ đạo thẩm tra, kiểm tra nghiệp vụ thi hành án dân sự trong toàn quốc (đối với Thẩm tra viên cao cấp tại Tổng cục Thi hành án dân sự), trong toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với Thẩm tra viên cao cấp tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và đề xuất các biện pháp điều chỉnh nhằm bảo đảm việc tổ chức thi hành án dân sự đúng pháp luật và hiệu quả; I) Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về công tác thi hành án; | 0 |
Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam gồm những nội dung chính nào? | Khoản 2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều này. | 0 |
Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam gồm những nội dung chính nào? | Các bản vẽ của hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
Các bản vẽ trong hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP bao gồm các bản vẽ sau đây:
1. Bản vẽ vị trí khu vực phát triển đô thị:
a) Bản vẽ vị trí khu vực phát triển đô thị được thể hiện trên cơ sở Sơ đồ định hướng phát triển không gian của đồ án quy hoạch chung đô thị (hoặc đồ án quy hoạch chung khu chức năng chuyên biệt) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tỉ lệ của bản đồ quy hoạch đã được phê duyệt. Trong trường hợp bản vẽ này khi in đúng tỷ lệ sẽ vượt quá 01 tờ giấy A0: có thể thu nhỏ Sơ đồ này để đảm bảo bản vẽ khi in ra không vượt quá 01 tờ giấy A0;
b) Bản vẽ vị trí khu vực phát triển đô thị cần thể hiện đủ các nội dung: dự kiến phân bố các khu vực phát triển toàn đô thị (quy mô diện tích, kèm theo ký hiệu màu sắc thể hiện thời hạn thực hiện của từng khu); vị trí khu vực phát triển đô thị được đề xuất; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến khu vực phát triển đô thị đề xuất được xác định tại đồ án quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung (trong trường hợp đô thị không cần lập quy hoạch phân khu hoặc khu vực có chức năng chuyên biệt).
2. Bản vẽ ranh giới khu vực phát triển đô thị và phân đợt đầu tư
a) Bản vẽ ranh giới khu vực phát triển đô thị và phân đợt đầu tư được thể hiện trên cơ sở: bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của đồ án quy hoạch phân khu hoặc bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng của đồ án quy hoạch chung (đối với các đô thị không cần lập quy hoạch phân khu và các khu vực phát triển đô thị có chức năng chuyên biệt) theo đúng tỷ lệ của bản đồ quy hoạch đã được phê duyệt;
b) Bản vẽ ranh giới khu vực phát triển đô thị và phân đợt đầu tư cần thể hiện đủ các nội dung sau: các mốc giới xác định giới hạn, phạm vi khu vực phát triển đô thị (có tọa độ kèm theo); vị trí và ranh giới dự kiến các dự án trong khu vực phát triển đô thị; phân đợt đầu tư được xác định theo kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị (được thể hiện bằng các ký hiệu màu sắc); bảng tổng hợp danh mục dự án cùng với quy mô diện tích dự kiến của từng dự án. | 0 |
Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam gồm những nội dung chính nào? | 1. Hằng năm, căn cứ thực trạng thừa thiếu giáo viên để xác định nhu cầu đào tạo, bố trí ngân sách thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu với cơ sở đào tạo giáo viên, xây dựng tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm phù hợp nhu cầu sử dụng.
2. Thực hiện công khai nhu cầu đào tạo giáo viên, kết quả giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu với các cơ sở đào tạo giáo viên, kế hoạch tuyển dụng và bố trí vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục.
3. Chi trả kinh phí thực hiện quyết định giao nhiệm vụ, hợp đồng đào tạo giáo viên với các cơ sở đào tạo giáo viên theo đúng định mức quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm theo quy định của Nghị định này tại địa phương; kiểm tra, giám sát việc thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện định kỳ hằng năm với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính.
5. Thực hiện hoặc phân cấp thực hiện việc tuyển dụng sinh viên sư phạm tốt nghiệp thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và bố trí vị trí việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo trong các cơ sở giáo dục theo quy định hiện hành về tuyển dụng, sử dụng viên chức.
6. Hướng dẫn thủ tục theo dõi, đôn đốc và thu hồi tiền bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với các trường hợp phải bồi hoàn theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này và xử lý các trường hợp không thực hiện việc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
7. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện quyết định giao nhiệm vụ, hợp đồng đào tạo giáo viên, kinh phí hỗ trợ, tình hình tuyển dụng giáo viên của địa phương với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính. | 0 |
Những thông tin nào được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học? | Thông tin công khai đối với cơ sở giáo dục đại học
Thông tin công khai của cơ sở giáo dục đại học và thời hạn đăng tin lên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm:
1. Nhóm thông tin công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế.
2. Nhóm thông tin công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.
3. Nhóm thông tin công khai thu chi tài chính. | 1 |
Những thông tin nào được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học? | Chức năng và nhiệm vụ của trang thông tin điện tử
1. Xây dựng mối quan hệ trực tuyến giữa cơ sở giáo dục đại học với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Công khai, minh bạch thông tin của cơ sở giáo dục đại học theo quy định hiện hành.
3. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin chính thống của cơ sở giáo dục đại học trên môi trường mạng. | 0 |
Những thông tin nào được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học? | Công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học các thông tin về niên giám, thống kê giáo dục, gồm:
1. Niên giám thống kê của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm gần nhất hoặc từ ngày thành lập đối với cơ sở giáo dục đại học mới thành lập.
2. Niên giám thống kê gồm các thông tin cơ bản sau: Năm học, số lượng giảng viên, giáo viên, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ; số lượng sinh viên, theo các loại hình và trình độ đào tạo; số lượng sinh viên tuyển sinh đầu vào; số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường. | 0 |
Những thông tin nào được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học? | Các thông tin khác cần công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học gồm:
1. Hệ thống thư viện số (giáo trình, bài giảng, học liệu số) tích hợp trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.
2. Hệ thống học tập trực tuyến (e-Learning), phòng họp ảo tích hợp trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.
3. Thông tin về các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội sinh viên và các đoàn thể khác.
4. Thông cáo báo chí, trả lời phỏng vấn và phát ngôn chính thức của cơ sở giáo dục đại học về các vấn đề có liên quan.
5. Giải đáp yêu cầu của sinh viên về các vấn đề có liên quan đến cơ sở giáo dục đại học.
6. Thông tin học bổng, tín dụng vay vốn và các dịch vụ hỗ trợ khác cho sinh viên.
7. Thông tin tư vấn hỗ trợ việc làm, tư vấn hướng nghiệp.
8. Các thông tin khác theo quy định. | 0 |
Những thông tin nào được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học? | Khoản 3. Sau khi thực hiện xác định giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương pháp hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, đối với mỗi tài sản cần xác định giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ đặc tính, điều kiện cụ thể về cung ứng, thị trường của tài sản cần xác định giá khởi điểm đề xuất lựa chọn thêm ít nhất một (01) phương pháp định giá, phương pháp thẩm định giá trong hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính quy định phù hợp với tài sản xác định giá khởi điểm, phù hợp với quy định tại Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn tại Thông tư này để xác định giá khởi của tài sản. Khi áp dụng nhiều phương pháp định giá, phương pháp thẩm định giá, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xác định giá khởi điểm cần đánh giá và chỉ rõ phương pháp nào là phương pháp chính, phương pháp nào được sử dụng để kiểm tra, đối chiếu kết quả, từ đó phân tích, tính toán, đề xuất mức giá khởi điểm để đấu giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. | 0 |
Những thông tin nào được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học? | Khoản 1. Nhân lực tham gia nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
a) Nhà khoa học trong nước và nước ngoài có uy tín cùng hướng nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mạnh tham gia theo hình thức cộng tác viên hoặc hình thức hợp tác phù hợp khác;
b) Giảng viên, nghiên cứu viên và người học có cùng hướng nghiên cứu từ cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu và tổ chức, cá nhân có liên quan. | 0 |
Những thông tin nào được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học? | Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế” cho sản phẩm bún bò Huế và hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống đối với sản phẩm bún bò Huế có xuất xứ từ tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Quy chế này áp dụng đối với tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận và các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế” cho sản phẩm bún bò Huế và hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống đối với sản phẩm bún bò Huế có xuất xứ từ tỉnh Thừa Thiên Huế. | 0 |
Những thông tin nào được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học? | “Điều 3. Hạn mức, kích thước của thửa đất ở giao mới, công nhận quyền sử dụng đất
1. Diện tích, kích thước tối thiểu thửa đất ở giao mới
a) Trường hợp thửa đất tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới < 20m phải đảm bảo các điều kiện sau: diện tích ≥ 36m2; chiều rộng ≥ 4m và chiều sâu ≥ 4m.
b) Trường hợp thửa đất tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới ≥ 20m phải đảm bảo các điều kiện sau: diện tích ≥ 45m2; chiều rộng ≥ 5m và chiều sâu ≥ 5m.
2. Diện tích đất ở giao mới tối đa cho hộ gia đình, cá nhân như sau: đối với phường là 120m2; đối với thị trấn là 150m2; đối với xã là 200m2.
3. Thửa đất ở giao mới phải đảm bảo đồng thời về diện tích, kích thước theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
4. Hạn mức giao đất ở mới tối đa là căn cứ để công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 103 Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; để tính diện tích vượt hạn mức khi tính thuế đất phi nông nghiệp, chuyển mục đích sử dụng từ loại đất khác sang đất ở.
5. Việc giao đất ở đối với những nơi có mặt bằng quy hoạch chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt.” | 0 |
Ai là người có trách nhiệm mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường? | "Điều 26. Đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Đối tượng bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.
2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường là một trăm (100) triệu đồng/người/vụ." | 1 |
Ai là người có trách nhiệm mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường? | "Điều 4. Đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
...
3. Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba." | 0 |
Ai là người có trách nhiệm mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường? | Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Bàn giao là việc bàn giao công trình xây dựng quy định tại Điều 124 Luật xây dựng.
2. Bên mua bảo hiểm là các tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Chủ đầu tư (đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng).
b) Nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
c) Nhà thầu thi công xây dựng (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường).
Điều 26. Đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Đối tượng bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.
2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường là một trăm (100) triệu đồng/người/vụ. | 0 |
Ai là người có trách nhiệm mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường? | Điều 21. Đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định pháp luật.
2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.
Điều 22. Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
b) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng. | 0 |
Ai là người có trách nhiệm mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường? | Cơ quan tổ chức lập quy hoạch thành lập Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định quy hoạch. | 0 |
Ai là người có trách nhiệm mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường? | Phát hành trực tiếp tín phiếu Kho bạc cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Trường hợp ngân sách trung ương thiếu hụt tạm thời, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề án phát hành tín phiếu Kho bạc trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Đề án phát hành bao gồm các nội dung cơ bản sau: mục đích phát hành; khối lượng, kỳ hạn, hình thức tín phiếu; mệnh giá tín phiếu; lãi suất phát hành, thời điểm phát hành dự kiến; phương thức và nguồn thanh toán tín phiếu khi đáo hạn; đăng ký, lưu ký và niêm yết, giao dịch tín phiếu (nếu có).
2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thống nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về khối lượng, lãi suất, kỳ hạn cho từng đợt phát hành. Trường hợp ngày phát hành và ngày đáo hạn tín phiếu Kho bạc không cùng một năm ngân sách thì thực hiện theo quy định về tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật ngân sách nhà nước và Điều 26 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Lãi suất tín phiếu Kho bạc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là lãi suất thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở tham khảo lãi suất đấu thầu phát hành tín phiếu Kho bạc hoặc lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc lãi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn còn lại tương đương tại thời điểm gần nhất.
4. Trên cơ sở thống nhất về khối lượng, lãi suất, kỳ hạn và thời điểm phát hành, Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng bán tín phiếu trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong đó quy định các điều kiện, điều khoản của đợt phát hành bao gồm: khối lượng, kỳ hạn, lãi suất phát hành, ngày phát hành, giá bán, ngày thanh toán tiền mua, ngày đáo hạn, tài khoản nhận tiền mua tín phiếu, việc đăng ký, lưu ký và niêm yết, giao dịch tín phiếu (nếu có).
5. Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán tiền mua tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào ngân sách nhà nước và thanh toán tín phiếu khi đáo hạn. | 0 |
Ai là người có trách nhiệm mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường? | Kinh phí bảo đảm hoạt động khuyến công
Kinh phí cho hoạt động khuyến công và kinh phí áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (sau đây gọi chung là kinh phí khuyến công), bao gồm kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.
1. Kinh phí khuyến công quốc gia là kinh phí sử dụng cho những hoạt động khuyến công do Bộ Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện.
2. Kinh phí khuyến công địa phương là kinh phí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quản lý, sử dụng cho những hoạt động khuyến công do các cấp ở địa phương thực hiện. | 0 |
Ai là người có trách nhiệm mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường? | Khoản 3. Căn cứ ý kiến thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thiện báo cáo kế hoạch đầu tư hằng năm; trình bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp xem xét, quyết định. | 0 |
Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam có những nguồn thu nào? | Nguồn tài chính của Hội gồm có:
1. Hội phí của hội viên;
2. Thu nhập từ các hoạt động kinh tế của Hội;
3. Tiền và hiện vật từ trợ cấp của Nhà nước, ủng hộ của các cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể và các cá nhân trong và ngoài nước. | 1 |
Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam có những nguồn thu nào? | Nguồn thu của Liên đoàn
1. Thu tiền niên liễm của các hội viên theo quy định.
2. Thu lệ phí vận động viên đăng ký thi đấu các giải toàn quốc.
3. Tiền ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Tiền viện trợ từ các tổ chức và cá nhân quốc tế.
5. Tiền ủng hộ, quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
6. Tiền thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản của Liên đoàn.
7. Tiền tài trợ (trực tiếp hoặc thông qua môi giới) của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
8. Tiền thu từ các hoạt động kinh tế sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật:
a) Hoạt động quảng cáo;
b) Biểu diễn, thi đấu;
c) Xuất bản sách, báo, nguyệt san;
d) Tiền cho thuê dụng cụ, trang thiết bị chuyên môn của Liên đoàn;
đ) Tiền bán các biểu trưng, biểu tượng, huy hiệu của Liên đoàn;
e) Tiền bán bản quyền truyền hình các giải thi đấu.
9. Khoản thu hợp pháp như: Tiền thẻ vận động viên, lệ phí khiếu kiện.
10. Các khoản thu hợp pháp khác. | 0 |
Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam có những nguồn thu nào? | Nguồn thu của Hội
Tài sản và tài chính của Hội được quản lý và sử dụng theo quy định của Ban thường trực Trung ương Hội và các hướng dẫn, quy định của các cơ quan quản lý nhà nước.
Tài chính của Hội bao gồm:
1. Hội phí. Mức Hội phí do Ban Chấp hành Trung ương Hội quy định từng năm đối với hội viên cá nhân và tập thể
2. Tài trợ của Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước.
3. Nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ, các hoạt động dịch vụ khác trong khuôn khổ của pháp luật. | 0 |
Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam có những nguồn thu nào? | Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam có những nhiệm vụ sau:
1. Tập hợp, đoàn kết những cá nhân và đơn vị chuyên ngành Lạnh và Kỹ thuật không khí để:
- Động viên tinh thần sáng tạo của hội viên, góp phần thúc đẩy phát triển ngành;
- Phổ biến các kiến thức khoa học, kỹ thuật Lạnh và Kỹ thuật không khí cho quần chúng;
- Hỗ trợ việc đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật Lạnh và Kỹ thuật không khí vào sản xuất và đời sống;
- Tư vấn, phản biện, giám định xã hội về khoa học kỹ thuật và kinh tế Lạnh, Kỹ thuật không khí cho các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước khi có yêu cầu;
- Đề đạt và kiến nghị về phương hướng xây dựng, phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật Lạnh và Kỹ thuật không khí ở nước ta.
2. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên trong hoạt động khoa học. Giúp đỡ hội viên về tinh thần và vật chất, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chuyên môn bằng các hình thức thích hợp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên. | 0 |
Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam có những nguồn thu nào? | 1. Tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho thanh niên; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS; phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh xã hội khác và các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của thanh niên.
2. Bảo đảm cho thanh niên được cung cấp thông tin, tiếp cận dịch vụ thân thiện về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho thanh niên. | 0 |
Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam có những nguồn thu nào? | QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHO BẢO QUẢN VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TIẾP NHẬN, THU GOM THUỘC PHẠM VI BỘ QUỐC PHÒNG QUẢN LÝ National technical regulations on warehouses used for maintaining received and collected weapons, explosives and combat gears under the management of the Ministry of National Defense | 0 |
Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam có những nguồn thu nào? | Khoản 1. Phân công cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra, tham gia thẩm tra các dự án luật được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 như sau: TT Tên dự án Cơ quan trình Cơ quan chủ trì thẩm tra Cơ quan tham gia thẩm tra 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) Chính phủ Ủy ban Quốc phòng và An ninh Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội 2 Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) Chính phủ Ủy ban Tư pháp Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội 3 Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) Chính phủ Ủy ban Tài chính, Ngân sách Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội 4 Luật Hóa chất (sửa đổi) Chính phủ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội | 0 |
Hội Khoa học kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam có những nguồn thu nào? | Nguyên tắc tổ chức mạng thông tin diện rộng của Đảng
1- Mạng thông tin diện rộng của Đảng có kiến trúc tập trung, phân cấp, được thiết lập từ Trung ương đến các địa phương, phù hợp với mô hình tổ chức của các cơ quan, tổ chức đảng, bảo đảm việc quản lý, trao đổi, khai thác, lưu trữ thông tin trong hệ thống cơ quan, tổ chức đảng thông qua hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng được cung cấp trên mạng.
2- Trung tâm mạng thông tin diện rộng của Đảng đặt tại Văn phòng Trung ương Đảng. Trung tâm mạng thông tin diện rộng của cấp ủy đặt tại văn phòng cấp ủy.
3- Mạng thông tin diện rộng của Đảng được thiết lập trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và viễn thông quốc gia; sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng để kết nối các mạng máy tính của cơ quan, tổ chức; sử dụng các giải pháp, sản phẩm mật mã của ngành Cơ yếu để xác thực, bảo mật cho dữ liệu trên mạng.
4- Không kết nối trực tuyến mạng thông tin diện rộng của Đảng với mạng Internet dưới bất cứ hình thức nào. Máy tính kết nối với mạng thông tin diện rộng của Đảng không được kết nối đồng thời hoặc luân phiên với mạng Internet và ngược lại.
5- Không sử dụng giải pháp truyền dẫn không dây để kết nối với mạng thông tin diện rộng của Đảng.
6- Việc kết nối mạng thông tin diện rộng của Đảng với mạng thông tin diện rộng của Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo quy định riêng. | 0 |
Những thực phẩm nào được phép chiếu xạ và giới hạn liều hấp thụ tối đa? | Danh mục thực phẩm được phép chiếu xạ và giới hạn liều hấp thụ tối đa
Tùy thuộc từng mục đích chiếu xạ, quá trình chiếu xạ thực phẩm phải bảo đảm liều hấp thụ đối với mỗi loại thực phẩm không được vượt quá các giới hạn sau: | 1 |
Những thực phẩm nào được phép chiếu xạ và giới hạn liều hấp thụ tối đa? | Bao gói, bảo quản, ghi nhãn
1. Thực phẩm trước và sau khi chiếu xạ phải được đóng gói trong cùng một bao bì.
2. Thực phẩm đã chiếu xạ phải được bảo quản theo quy định như thực phẩm khi chưa chiếu xạ.
3. Trên bao bì của thực phẩm đã chiếu xạ, ngoài những thông tin bắt buộc theo quy định của pháp luật về ghi nhãn thực phẩm phải có dòng chữ: “Thực phẩm chiếu xạ” hoặc dán nhãn hiệu nhận biết thực phẩm chiếu xạ (theo Phụ lục kèm theo Quyết định này). | 0 |
Những thực phẩm nào được phép chiếu xạ và giới hạn liều hấp thụ tối đa? | Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này danh mục các loại thực phẩm được phép chiếu xạ và liều lượng hấp thụ tối đa cho phép đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | 0 |
Những thực phẩm nào được phép chiếu xạ và giới hạn liều hấp thụ tối đa? | Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ là thực phẩm được xử lý bằng tia bức xạ ion hóa của nguồn phóng xạ hoặc máy phát tia bức xạ (dưới đây được gọi là nguồn bức xạ) để bảo quản và ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
...
Thực phẩm chiếu xạ là thực phẩm có từ 5% trở lên theo khối lượng đã hấp thụ một liều vượt quá liều hấp thụ tối thiểu. | 0 |
Những thực phẩm nào được phép chiếu xạ và giới hạn liều hấp thụ tối đa? | "Điều 32. Xử lý sai sót tại đơn vị nhận lệnh trong trường hợp phát sinh do thành viên, đơn vị thành viên
..
3. Đối với Lệnh thanh toán bị sai thừa:
a) Phát hiện trước khi trả tiền cho khách hàng:
Nếu đơn vị nhận lệnh chưa nhận được Lệnh thanh toán bị sai thừa nhưng đã nhận được yêu cầu hoàn trả của đơn vị khởi tạo lệnh về chuyển tiền thừa thì đơn vị nhận lệnh phải ghi sổ theo dõi Lệnh thanh toán bị sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi nhận được Lệnh thanh toán bị sai thừa, đơn vị nhận lệnh kiểm soát, đối chiếu với nội dung yêu cầu hoàn trả nhận được, nếu đúng thì hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Đối với Lệnh thanh toán Có bị sai thừa: khi nhận được Yêu cầu hoàn trả đối với số tiền thừa thì lập Lệnh thanh toán Có đi hoàn trả đơn vị khởi tạo lệnh số tiền thừa;
- Đối với Lệnh thanh toán Nợ bị sai thừa: theo dõi và xử lý Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ đối với số tiền thừa của đơn vị khởi tạo lệnh;
b) Trường hợp nhận được yêu cầu hoàn trả của đơn vị khởi tạo lệnh sau khi đã trả tiền cho khách hàng thì đơn vị nhận lệnh ghi Sổ theo dõi Lệnh thanh toán bị sai sót và xử lý:
- Đối với Lệnh thanh toán Có bị sai thừa:
Khi nhận được Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có đối với số tiền chuyển thừa của đơn vị khởi tạo lệnh, nếu Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có là hợp lệ thì đơn vị nhận lệnh xử lý:
+ Trường hợp tài khoản thanh toán của khách hàng có đủ số dư: Căn cứ vào Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có, đơn vị nhận lệnh chủ động phong tỏa/thu hồi số tiền bị sai thừa để lập Lệnh thanh toán Có đi mà không cần thông báo trước hoặc không cần sự đồng ý trước của chủ tài khoản. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có, đơn vị nhận lệnh phải thực hiện chuyển trả lại đơn vị khởi tạo lệnh số tiền chuyển thừa;
+ Trường hợp tài khoản thanh toán của khách hàng không đủ số dư để thu hồi thì đơn vị nhận lệnh ghi nhập Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện, thực hiện phong tỏa và yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản để thực hiện Yêu cầu hoàn trả này. Khi khách hàng nộp đủ tiền hoặc tài khoản của khách hàng có đủ số dư để hoàn trả, kế toán ghi xuất Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa thực hiện được, lập Lệnh thanh toán Có gửi đơn vị khởi tạo lệnh;
+ Trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán hoặc khách hàng vãng lai không xác định được nơi cư trú, thì đơn vị nhận lệnh phải là đơn vị đầu mối phối hợp với đơn vị khởi tạo lệnh, chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, tòa án, v.v... để tìm mọi biện pháp thu hồi lại tiền. Sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi mà không thu hồi được hoặc không thu hồi đủ thì đơn vị nhận lệnh được từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có; lập Thông báo từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có, ghi rõ lý do từ chối; gửi trả lại đơn vị khởi tạo lệnh (số tiền thu hồi được nếu có); đồng thời ghi xuất sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện.
..." | 0 |
Những thực phẩm nào được phép chiếu xạ và giới hạn liều hấp thụ tối đa? | Thành phần tham gia hiệp thương giá hàng hóa, dịch vụ bao gồm: cơ quan tổ chức hiệp thương giá theo quy định tại Điều 24 Luật Giá; đại diện bên mua, bên bán; đại diện của cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan có liên quan theo yêu cầu của cơ quan tổ chức hiệp thương giá. | 0 |
Những thực phẩm nào được phép chiếu xạ và giới hạn liều hấp thụ tối đa? | Điều 2. Đối tượng áp dụng. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch lái xe mô tô, ô tô quân sự. | 0 |
Những thực phẩm nào được phép chiếu xạ và giới hạn liều hấp thụ tối đa? | Điều 14. Thẻ và trang phục thanh tra viên
1. Thanh tra viên được cấp trang phục theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-TTCP ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Thanh tra Chính phủ quy định về trang phục của cán bộ, thanh tra viên, công chức, viên chức thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước và được cấp thẻ theo quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-TTCP ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thanh tra Chính phủ quy định về mẫu và việc quản lý, sử dụng Thẻ Thanh tra.
2. Chánh Thanh tra Bộ xem xét, tổng hợp danh sách và có văn bản đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cấp mới, cấp đổi, cấp lại Thẻ Thanh tra cho các thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ.
3. Chánh Thanh tra Sở xem xét, tổng hợp danh sách và có văn bản đề nghị Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Tổng Thanh tra Chính phủ cấp mới, cấp đổi, cấp lại Thẻ Thanh tra cho các thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở. | 0 |
Có các hình thức xử lý kỷ luật nào đối với quân nhân chuyên nghiệp? | Hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Hạ bậc lương;
e) Giáng cấp bậc quân hàm;
g) Tước danh hiệu quân nhân.
2. Hình thức kỷ luật đối với công nhân và viên chức quốc phòng:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Buộc thôi việc.
3. Việc hạ bậc lương, mỗi lần chỉ được hạ một bậc; trường hợp vi phạm nghiêm trọng kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước thì hạ nhiều bậc lương.
4. Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân đối với quân nhân chuyên nghiệp, buộc thôi việc công nhân và viên chức quốc phòng là nữ khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp; quy định việc giáng cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp trong trường hợp quân nhân chuyên nghiệp bị kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương. | 1 |
Có các hình thức xử lý kỷ luật nào đối với quân nhân chuyên nghiệp? | Xếp lương trong trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm
1. Quân nhân chuyên nghiệp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ một hoặc nhiều bậc lương đủ căn cứ số bậc lương bị hạ xuống để xếp bậc lương mới cùng nhóm, loại quân nhân chuyên nghiệp.
Trường hợp đang hưởng lương bậc 1 thì không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương; tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm kỷ luật để áp dụng hình thức kỷ luật quy định tại Điểm a, b, c, d và Điểm g Khoản 1 Điều 50 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Quân nhân chuyên nghiệp bị kỷ luật bằng hình thức giáng cấp bậc quân hàm thì căn cứ cấp bậc quân hàm bị giáng xuống để xếp mức lương có hệ số cao nhất của cấp bậc quân hàm bị giáng cùng nhóm, loại quân nhân chuyên nghiệp.
Trường hợp đang giữ cấp bậc quân hàm Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp thì không áp dụng hình thức kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm; tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm kỷ luật để áp dụng hình thức kỷ luật quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và Điểm g Khoản 1 Điều 50 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
3. Quân nhân chuyên nghiệp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu bị kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm thì không được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung và xếp lương thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
4. Thời gian hưởng bậc lương mới kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành. Thời gian giữ bậc lương trước khi bị xử lý kỷ luật được bảo lưu để tính vào thời gian xét nâng lương lần kế tiếp; thời gian xét nâng lương lần kế tiếp bị kéo dài thêm 12 tháng so với quy định. | 0 |
Có các hình thức xử lý kỷ luật nào đối với quân nhân chuyên nghiệp? | "Điều 4. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Mọi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý vi phạm kỷ luật được tiến hành nhanh chóng, chính xác, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
3. Việc xử phạt vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được pháp luật quy định.
5. Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và buộc thôi việc đối với nữ quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
6. Không áp dụng hình thức kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân đang giữ cấp bậc quân hàm thiếu úy; không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang hưởng lương Bậc 1.
7. Khi xử lý kỷ luật, ngoài hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm, nếu vi phạm gây thiệt hại về vật chất, người vi phạm còn phải bồi thường. Tài sản, tiền, vật chất do hành vi vi phạm mà có, phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
8. Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ xử lý một hình thức kỷ luật; nếu cùng một lần vi phạm kỷ luật mà người vi phạm thực hiện nhiều hành vi vi phạm khác nhau thì phải xem xét, kết luận, làm rõ mức độ vi phạm và hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm nhưng chỉ áp dụng hình thức kỷ luật chung cho các hành vi vi phạm và không vượt quá hình thức kỷ luật của hành vi có mức xử lý kỷ luật cao nhất.
Trường hợp xử lý nhiều hình thức kỷ luật (hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm với cách chức hoặc giáng chức) do cấp có thẩm quyền quyết định.
9. Người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (sau đây gọi chung là người chỉ huy) các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của quân nhân thuộc quyền; tùy tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra của vụ việc và mức độ liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp để xác định hình thức kỷ luật theo quy định tại Thông tư này.
10. Người thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật có dấu hiệu tội phạm, thì cơ quan, đơn vị không giảm quân số quản lý mà chuyển hồ sơ vi phạm sang Cơ quan điều tra trong Quân đội để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị tòa án xét xử và tuyên phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì chỉ giải quyết chế độ, chính sách khi đã có quyết định thi hành án của Tòa án." | 0 |
Có các hình thức xử lý kỷ luật nào đối với quân nhân chuyên nghiệp? | Hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Hạ bậc lương;
...
g) Tước danh hiệu quân nhân. | 0 |
Có các hình thức xử lý kỷ luật nào đối với quân nhân chuyên nghiệp? | Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh; vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Bộ Tài chính.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
3. Kho bạc Nhà nước.
4. Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh).
5. Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Sở Tài chính).
6. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước.
Điều 3. Mục đích tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước
1. Đối với ngân sách trung ương:
a) Tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương.
b) Vay ngân quỹ nhà nước để bù đắp bội chi của ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển trong phạm vi mức bội chi của ngân sách trung ương được Quốc hội quyết định hằng năm.
c) Vay ngân quỹ nhà nước để trả nợ gốc các khoản vay của ngân sách trung ương trong phạm vi mức chi trả nợ gốc của ngân sách trung ương được Quốc hội quyết định hằng năm.
2. Đối với ngân sách cấp tỉnh: tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh.
Điều 4. Nguyên tắc tạm ứng, vay từ ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước
1. Việc tạm ứng, cho ngân sách nhà nước vay từ ngân quỹ nhà nước chỉ được thực hiện trong khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi; đảm bảo không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, chi trả của Kho bạc Nhà nước và tuân thủ hạn mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi cho ngân sách nhà nước quy định tại Thông tư số 314/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước và được thực hiện theo thứ tự ưu tiên:
a) Cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước.
b) Cho ngân sách cấp tỉnh tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
2. Mọi khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương, quỹ ngân sách cấp tỉnh phải được hoàn trả đầy đủ, chậm nhất ngày 31 tháng 12 của năm phát sinh khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước; đồng thời, không được gia hạn.
3. Việc tạm ứng, cho ngân sách trung ương vay từ ngân quỹ nhà nước được thực hiện tại Kho bạc Nhà nước; việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh được thực hiện tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. | 0 |
Có các hình thức xử lý kỷ luật nào đối với quân nhân chuyên nghiệp? | Điều 24. Bố trí đội hình
Bố trí đội hình thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
Điều 19. Đội hình dự lễ
1. Tổ Công an kỳ: Khi ra vị trí nhận huân chương đi nghiêm thành hàng dọc, đến vị trí quy định đứng nghiêm thành hàng ngang, phía trên và trước đội hình, hướng về đơn vị.
2. Đội nhạc lễ (nếu có): Bố trí ở vị trí thích hợp.
3. Đại biểu khách mời, lãnh đạo đơn vị: Bố trí đối diện phía dưới trước lễ đài hoặc trên lễ đài.
4. Cán bộ, chiến sĩ dự lễ: Bố trí thành từng khối, bảo đảm trang nghiêm. | 0 |
Có các hình thức xử lý kỷ luật nào đối với quân nhân chuyên nghiệp? | Nhiệm vụ và quyền hạn
…
10. Tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm và công nghệ lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, các sản phẩm phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của Viện theo quy định của pháp luật.
11. Tư vấn lập dự án; tư vấn giám sát, thẩm tra; tư vấn thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán các chương trình, dự án đầu tư, chương trình xây dựng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
12. Thẩm định, phê duyệt đề cương nghiên cứu, dự toán, quyết toán và nghiệm thu kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án sản xuất thử, thử nghiệm công nghệ của các đơn vị trực thuộc Viện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
13. Xuất bản các ấn phẩm, thông tin khoa học, công nghệ và môi trường, phát hành tạp chí, trang thông tin điện tử chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
14. Quản lý sử dụng nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.
15. Quyết định việc mời chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài vào Việt Nam và cử cán bộ ra nước ngoài công tác, học tập theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
16. Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao. | 0 |
Có các hình thức xử lý kỷ luật nào đối với quân nhân chuyên nghiệp? | f. Các ấn phẩm cấp cho Hội nông dân xã, Ban chấp hành Đoàn xã, Đoàn trường dân tộc nội trú: Quản lý tập trung tại các tổ chức Đoàn thể, đồng thời dùng làm tài liệu để tuyên truyền, phổ biến trong các buổi sinh hoạt tập trung. Các tổ chức Đoàn thể có trách nhiệm ban hành quy định quản lý, khai thác, sử dụng sao cho hiệu quả nhất.
4. Quy định quản lý, sử dụng kinh phí xuất bản, phát hành một số loại báo, tạp chí cấp (không thu tiền) cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn: Thực hiện theo quy định tại Điều 4, Quyết định số 975/QĐ-TTg, ngày 20/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ | 0 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | "Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất
1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan." | 1 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | "Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
[...]
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính." | 0 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | "Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó." | 0 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | "Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Điều 120. Giao dịch dân sự có điều kiện
1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
2. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra." | 0 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | Vị trí chức năng
Trung tâm tin học là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trung tâm thực hiện đầu mối về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thư viện, thống kê chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ và các đối tượng có nhu cầu.
Trung tâm được sử dụng dấu và mở tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Trụ sở của Trung tâm Tin học đặt tại thành phố Hà Nội. | 0 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | Điều 25. Thực hiện việc hoàn trả chi phí cho người tham dự. Việc hoàn trả chi phí cho người tham dự đã nộp tiền thuê dụng cụ, thiết bị và tiền mua vật tư, nguyên, nhiên vật liệu cho tổ chức đánh giá kỹ năng nghề nhưng người đó chưa sử dụng, được thực hiện như sau:
1. Trường hợp do lỗi của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề để xảy ra các sự cố bắt buộc phải dừng các hoạt động do không thể tiến hành theo đúng quy định, nếu người tham dự không muốn tiếp tục tham gia kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được tổ chức lại sau khi đã hoãn thì tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải hoàn lại chi phí cho người tham dự số tiền đã nộp tương ứng với giá trị theo số lượng dụng cụ, thiết bị đã thuê và vật tư, nguyên, nhiên vật liệu đã mua nhưng chưa được người đó sử dụng;
2. Trường hợp xảy ra sự cố bất khả kháng như bão, lụt, cháy, nổ bắt buộc phải dừng các hoạt động do không thể tiến hành theo đúng quy định, nếu người tham dự không muốn tiếp tục tham gia kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được tổ chức lại sau khi đã hoãn thì tổ chức đánh giá kỹ năng nghề phải hoàn lại chi phí cho người tham dự số tiền đã nộp tương ứng với 50% giá trị theo số lượng dụng cụ, thiết bị đã thuê và vật tư, nguyên, nhiên vật liệu đã mua nhưng chưa được người đó sử dụng. | 0 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | b) Thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% phải có Bệnh án điều trị (bản sao) và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của Giám đốc bệnh viện cấp huyện trở lên kèm hồ sơ thương binh.
9. Trường hợp mất tin, mất tích theo quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 17 của Nghị định phải có phiếu xác minh (Mẫu LS2) của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an. Trường hợp mất tin, mất tích từ ngày 01 tháng 01 năm 1990 trở về sau trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, và g Khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh ưu đãi người có công thì ngoài phiếu xác minh và các giấy tờ tương ứng với từng trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này phải có thêm quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định của Bộ luật Dân sự.
10. Trường hợp chết quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 17 của Nghị định phải có:
a) Biên bản xảy ra sự việc của cơ quan, đơn vị trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập kèm bản sao kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo có liên quan của cấp có thẩm quyền;
b) Quyết định giao nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
11. Những trường hợp hy sinh từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước đã được ghi là liệt sĩ trong Giấy báo tử trận; Huân chương; Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương; Giấy chứng nhận đeo Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; danh sách liệt sĩ lưu trữ tại các trung đoàn và tương đương trở lên; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; báo cáo hàng năm từ trước năm 1995 của các cấp ủy đảng được lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền của Đảng. | 0 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | kế toán ghi: Nợ TK 661- Chi hoạt động (6612) (Chi tiết chi KP viện trợ) Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ (Mua vật liệu, dụng cụ nhập kho) Nợ TK 312- Tạm ứng (Xuất quỹ tạm ứng) Nợ TK 331- Các khoản phải trả Có TK 111- Tiền mặt Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc - Trường hợp mua tài sản cố định bằng tiền viện trợ; + Căn cứ vào hoá đơn mua tài sản cố định, lập biên bản bàn giao tài sản, kế toán ghi: Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu hình Có TK 111- Tiền mặt Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc + Đồng thời, ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ và chi hoạt động, kế toán ghi: Nợ TK 661- Chi hoạt động (6612) (Chi tiết chi KP viện trợ ) Có TK 466- Nguồn KP đã hình thành TSCĐ c/ Viện trợ bằng ngoại tệ: - Khi nhận viện trợ bằng ngoại tệ, kế toán ghi: Nợ TK 111- Tiền mặt (Tỷ giá do Bộ Tài chính công bố) Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (Tỷ giá do Bộ Tài chính công bố) Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (4612) (Chi tiết nguồn kinh phí viện trợ) - Khi mua vật tư, thiết bị, dụng cụ, TSCĐ bằng tiền viện trợ: + Trường hợp tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, kế toán ghi: Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ (Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố) Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố) Có TK 111- Tiền mặt (Tỷ giá ghi sổ kế toán) Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (Tỷ giá ghi sổ kế toán) Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá + Trường hợp tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên Ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, kế toán ghi: Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ (Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố) Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố) Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá Có TK 111- Tiền mặt (Tỷ giá ghi sổ kế toán) Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (Tỷ giá ghi sổ kế toán) - Khi có quyết định xử lý hoặc khi kết thúc dự án, số chênh lệch tỷ giá của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà tài trợ ghi vào các tài khoản liên quan như sau: + Xử lý số chênh lệch tăng, kế toán ghi: Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động (4612) + Xử lý số chênh lệch giảm, | 0 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | "Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã." | 1 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | "Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
[...]
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính." | 0 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | "Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó." | 0 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | "Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Điều 120. Giao dịch dân sự có điều kiện
1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
2. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra." | 0 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước trong hoạt động xây dựng; nắm được cơ bản định hướng, nhiệm vụ phát triển của ngành xây dựng;
b) Hiểu biết cơ bản thông tin kinh tế - kỹ thuật trong nước, am hiểu tình hình sản xuất, trình độ công nghệ nói chung và tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành; có kiến thức các thành tựu và xu hướng phát triển trong hoạt động xây dựng, những tiến bộ về công nghệ, vật liệu xây dựng quan trọng trong nước;
c) Có kiến thức cơ bản về chuyên môn trong hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng, công tác thẩm định, thẩm tra xây dựng và những kiến thức cơ bản của một chuyên ngành kỹ thuật liên quan;
d) Có khả năng đề xuất và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ;
đ) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. | 0 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | a) Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số: Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Định mức phân bổ Vùng đặc biệt khó khăn 469.100 Vùng khó khăn 333.300 Đô thị 182.700 Vùng khác còn lại 246.900 Căn cứ khả năng ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ cho y tế dự phòng đạt tối thiểu 30% ngân sách y tế, ưu tiên cho y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, các lĩnh vực phong, lao, tâm thần và các lĩnh vực khác theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa Xll về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
b) Phân bổ theo tiêu chí bổ sung: Dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình được xác định bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng năm 2021 theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.
4. Tiêu chí, định mức phân bổ chi quản lý hành chính:
a) Định mức phân bổ chi quản lý hành chính theo tiêu chí dân số (không bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương): Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Định mức phân bổ Vùng đặc biệt khó khăn 121.900 Vùng khó khăn 100.200 Đô thị 73.800 Vùng khác còn lại 67.800
b) Định mức phân bổ theo sổ đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã: Các huyện đảo (bao gồm cả huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã) được phân bổ thêm 3.000 triệu đồng/huyện; đơn vị hành chính cấp huyện còn lại được phân bổ thêm 2.500 triệu đồng/huyện; đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo 1.200 triệu đồng/xã; đơn vị hành chính cấp xã còn lại 700 triệu đồng/xã;
c) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số đơn vị hành chính cấp huyện dưới 10 đơn vị được bổ sung thêm 10% định mức phân bổ theo tiêu chí dân số tại điểm a khoản này;
d) Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) tính theo quy định hiện hành;
đ) Trường hợp dự toán chi quản lý hành chính tính theo định mức (không bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương) quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này nhỏ hơn 25% so với tổng chi quản lý hành chính, sẽ được bổ sung để bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 25%, tỷ lệ chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương tối đa 75%.
5. Tiêu chí, định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa - thông tin:
a) Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số: Đơn vị: đồng/người dân/năm Vùng Định mức phân bổ Vùng đặc biệt khó khăn 79.700 Vùng khó khăn 57.300 Đô thị 37.200 Vùng khác còn lại 40.900 | 0 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | 1. Hồ sơ thẩm định gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định chương trình;
b) Dự thảo chương trình và báo cáo thuyết minh;
c) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan.
2. Nội dung thẩm định chương trình gồm:
a) Tính đầy đủ về hình thức và nội dung của hồ sơ;
b) Sự phù hợp của khu vực vùng bờ được chọn để lập chương trình quản lý tổng hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
c) Cơ sở khoa học và thực tiễn lựa chọn các vấn đề cần giải quyết và thứ tự ưu tiên giải quyết để quản lý tổng hợp; các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện chương trình;
d) Các giải pháp, nhiệm vụ để thực hiện chương trình;
đ) Nguồn lực thực hiện chương trình.
3. Việc thẩm định chương trình được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định theo quy định sau đây:
a) Hội đồng thẩm định chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập với cơ cấu gồm 01 Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, 01 Phó Chủ tịch hội đồng, 02 Ủy viên phản biện, 01 Ủy viên thư ký và các Ủy viên khác là đại diện của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển có liên quan và một số chuyên gia, nhà khoa học;
b) Hội đồng thẩm định chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ủy ban nhân dân tỉnh có biển thành lập với cơ cấu gồm 01 Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, 01 Phó Chủ tịch hội đồng, 02 Ủy viên phản biện, 01 Ủy viên thư ký và các ủy viên khác là đại diện của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan và một số chuyên gia, nhà khoa học.
4. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày được thành lập, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định và gửi báo cáo kết quả thẩm định cho cơ quan chủ trì lập chương trình để tiếp thu, hoàn thiện dự thảo chương trình. | 0 |
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập với hình thức như thế nào? | Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Vận dụng Thông tư. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vận dụng Thông tư này để xây dựng và ban hành các quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh cho phù hợp.
Điều 18. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2014.
2. Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. | 0 |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.