id
int64 1
179k
| text
stringlengths 12
273
| relevant
listlengths 0
9
| not_relevant
listlengths 1
5
|
---|---|---|---|
20,659 | Giáo viên trung học cơ sở phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì để thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II? | [
{
"id": 14239,
"text": "Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp\n1. Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:\na) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;\nb) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;\nc) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng. Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét;\nd) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề.\nTrường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.\nTrường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.\n2. Ngoài tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành có trách nhiệm quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I thuộc ngành, lĩnh vực quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ và quyền lợi của viên chức.\nBộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I áp dụng cho viên chức hành chính, viên chức văn thư và viên chức lưu trữ.\nĐối với viên chức hạng V và viên chức hạng IV được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề nếu đang làm công việc ở vị trí việc làm phù hợp với chức danh nghề nghiệp được xét và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện xét theo quy định tại khoản 1 Điều này.\nĐối với trường hợp viên chức đang xếp ở hạng chức danh nghề nghiệp mà hạng chức danh nghề nghiệp này không còn theo quy định của pháp luật hiện hành thì được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ nếu đang công tác ở vị trí việc làm phù hợp và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp có sự thay đổi mã số chức danh nghề nghiệp."
}
] | [
{
"id": 116928,
"text": "Điều khoản thi hành\n...\n3. Trường hợp giáo viên mầm non đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, hạng III, hạng IV; giáo viên tiểu học đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, hạng III, hạng IV; giáo viên trung học cơ sở đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I, hạng II, hạng III; giáo viên trung học phổ thông đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I, hạng II, hạng III theo quy định của pháp luật trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học quy định tại Thông tư này."
},
{
"id": 35778,
"text": "1. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học\na) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng IV lên giáo viên hạng III: Thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III của mỗi cấp học;\nb) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II: Thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ và sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học.\n2. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông\na) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II: Thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học;\nb) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I: Thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ và sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I của mỗi cấp học.\n3. Giáo viên mầm non, tiểu học hạng III dự xét thăng hạng lên hạng II; giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng II dự xét thăng hạng lên hạng I khi điểm hồ sơ đạt 100 điểm thì được tham gia sát hạch. Những giáo viên không được tham gia sát hạch được thông báo không đủ điều kiện để tiếp tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.\n4. Việc sát hạch được thực hiện thông qua các hình thức làm bài khảo sát hoặc phỏng vấn.\na) Bài khảo sát được thực hiện thông qua làm bài viết hoặc trắc nghiệm; thời lượng làm bài khảo sát không quá 45 phút; nội dung khảo sát liên quan đến nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp (theo từng hạng chức danh của mỗi cấp học);\nb) Phỏng vấn: Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp đối với từng người; thời lượng phỏng vấn 01 (một) người không quá 15 (mười lăm) phút; nội dung phỏng vấn liên quan đến nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên ở mỗi cấp học."
},
{
"id": 480520,
"text": "Khoản 2. Trường hợp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.04.31) nên bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.04.31) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng."
},
{
"id": 86440,
"text": "\"Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp\nGiáo viên được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:\n1. Cơ sở giáo dục có nhu cầu và được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.\n2. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.\n3. Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận.\n4. Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường hợp giáo viên đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.\nGiáo viên dự bị đại học khi áp dụng Thông tư này để dự xét thăng hạng phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ở hạng đăng ký dự xét theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học do cơ quan có thẩm quyền ban hành.\""
},
{
"id": 217843,
"text": "Điều khoản áp dụng\n1. Thời gian giáo viên trung học phổ thông giữ hạng I, hạng II, hạng III theo quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV tương đương với thời gian giữ hạng I, hạng II, hạng III quy định tại Thông tư này. Thời gian giáo viên giữ ngạch giáo viên trung học cao cấp (mã số 15.112) được xác định là tương đương với thời gian giáo viên giữ hạng II (mã số V.07.05.14). Thời gian giáo viên giữ ngạch giáo viên trung học (mã số 15.113) được xác định là tương đương với thời gian giáo viên giữ hạng III (mã số V.07.05.15).\n2. Trường hợp giáo viên dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) nếu đã có bằng thạc sĩ, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên trung học phổ thông hạng II và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15) hoặc tương đương đủ từ 06 (sáu) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng thì được xác định là đủ yêu cầu về thời gian giữ hạng theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 4 Thông tư này.\n....\n4. Các quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông theo Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV tiếp tục được sử dụng và không cần phải ban hành quyết định thay thế.”"
}
] |
169,030 | Cơ quan thu hồi Mệnh lệnh vận chuyển tiền chất thuốc nổ cho đơn vị Quân đội gửi bản chính cho ai để quản lý? | [
{
"id": 101662,
"text": "Cấp, điều chỉnh, thu hồi và tạm ngừng cấp Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ\n...\n10. Khi có yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội liên quan đến các hoạt động cấp quốc gia hoặc ở những khu vực có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an ninh, trật tự, việc tạm ngừng cấp hoặc ngừng hiệu lực thi hành của Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ được thực hiện như sau:\na) Tổng Tham mưu trưởng quyết định tạm ngừng cấp hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;\nb) Người chỉ huy cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này quyết định tạm ngừng cấp hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành của Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đã cấp cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.\nc) Quyết định tạm ngừng cấp hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành của Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ phải được thể hiện bằng văn bản, ghi rõ lý do, thời gian tạm ngừng cấp hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành Mệnh lệnh vận chuyển cho đến khi hoạt động vận chuyển được tiếp tục thực hiện.\n11. Cơ quan, đơn vị khi cấp, điều chỉnh, thu hồi Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho đơn vị, doanh nghiệp phải gửi 01 bản chính cho Cục Tác chiến/Bộ Tổng Tham mưu và các Quân khu có tuyến đường vận chuyển đi qua địa bàn để theo dõi, quản lý và phối hợp kiểm soát.\n..."
}
] | [
{
"id": 645138,
"text": "c) Quyết định tạm ngừng cấp hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành của Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ phải được thể hiện bằng văn bản, ghi rõ lý do, thời gian tạm ngừng cấp hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành Mệnh lệnh vận chuyển cho đến khi hoạt động vận chuyển được tiếp tục thực hiện.\n11. Cơ quan, đơn vị khi cấp, điều chỉnh, thu hồi Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho đơn vị, doanh nghiệp phải gửi 01 bản chính cho Cục Tác chiến/Bộ Tổng Tham mưu và các Quân khu có tuyến đường vận chuyển đi qua địa bàn để theo dõi, quản lý và phối hợp kiểm soát.\n12. Thủ tục thu hồi Mệnh lệnh vận chuyển thực hiện như quy định về thu hồi giấy phép tại Điều 18 Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ."
},
{
"id": 645136,
"text": "Điều 6. Cấp, điều chỉnh, thu hồi và tạm ngừng cấp Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ\n1. Tổng Tham mưu trưởng cấp, điều chỉnh, thu hồi hoặc ủy quyền cho người chỉ huy cơ quan, đơn vị thuộc quyền dưới một cấp cấp, điều chỉnh, thu hồi Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho cá 5 doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng và các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng làm đại diện chủ sở hữu. Đối với trường hợp đột xuất khác không có trong kế hoạch được Tổng Tham mưu trưởng phê duyệt như quy định tại Điều 5 Thông tư này, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp dưới báo cáo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng đề nghị Tổng Tham mưu trưởng cấp Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.\n2. Người chỉ huy cơ quan, đơn vị (không phải doanh nghiệp) trực thuộc Bộ Quốc phòng căn cứ vào kế hoạch được Tổng Tham mưu trưởng phê duyệt, thực hiện hoặc ủy quyền cho người chỉ huy cơ quan, đơn vị thuộc quyền dưới một cấp cấp, điều chỉnh, thu hồi Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý.\n3. Hiệu lực của Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ do người chỉ huy cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp Mệnh lệnh quy định nhưng không quá 30 ngày.\n4. Hồ sơ đề nghị cấp Mệnh lệnh vận chuyển, 01 bộ gồm:\na) Văn bản đề nghị cấp Mệnh vận chuyển thực hiện theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, nêu rõ lý do, chủng loại, số lượng, khối lượng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cần vận chuyển; nơi giao, nơi nhận, thời gian thực hiện và tuyến đường vận chuyển; họ và tên của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện;\nb) Bản sao hợp đồng mua bán hoặc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (trường hợp thực hiện vận chuyển nhiều lần, thì gửi một lần cho cả thời hạn thực hiện hợp đồng); bản sao văn bản cho phép thử nổ (trường hợp vận chuyển đi thử nổ) hoặc bản sao văn bản cho phép thu gom, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển thu gom đi hủy) hoặc bản sao quyết định cho phép thu hồi thuốc thải loại từ việc tiêu hủy đạn các loại (trường hợp tận thu thuốc thải loại) của cơ quan có thẩm quyền; văn bản xác nhận về điều kiện tiếp nhận vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của cơ quan công an có thẩm quyền đối với trường hợp vận chuyển đến nơi tiếp nhận là kho của các tổ chức, doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.\nc) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao Chứng minh sĩ quan hoặc Chứng minh thư quân đội (đối với quân nhân), thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu của người đến liên hệ đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.\n5. Hồ sơ điều chỉnh Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ 01 bộ gồm:\na) Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, nêu rõ lý do đề nghị điều chỉnh;"
},
{
"id": 133811,
"text": "Cấp, điều chỉnh, thu hồi và tạm ngừng cấp Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ\n...\n4. Hồ sơ đề nghị cấp Mệnh lệnh vận chuyển, 01 bộ gồm:\na) Văn bản đề nghị cấp Mệnh vận chuyển thực hiện theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, nêu rõ lý do, chủng loại, số lượng, khối lượng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cần vận chuyển; nơi giao, nơi nhận, thời gian thực hiện và tuyến đường vận chuyển; họ và tên của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện;\nb) Bản sao hợp đồng mua bán hoặc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (trường hợp thực hiện vận chuyển nhiều lần, thì gửi một lần cho cả thời hạn thực hiện hợp đồng); bản sao văn bản cho phép thử nổ (trường hợp vận chuyển đi thử nổ) hoặc bản sao văn bản cho phép thu gom, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển thu gom đi hủy) hoặc bản sao quyết định cho phép thu hồi thuốc thải loại từ việc tiêu hủy đạn các loại (trường hợp tận thu thuốc thải loại) của cơ quan có thẩm quyền;...\n...\n5. Hồ sơ điều chỉnh Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ 01 bộ gồm:\na) Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, nêu rõ lý do đề nghị điều chỉnh;\nb) Bản sao Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cần điều chỉnh nội dung.\nc) Giấy giới thiệu kèm theo bản sao Chứng minh sĩ quan hoặc Chứng minh thư quân đội (đối với quân nhân), thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu của người đến liên hệ đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.\n..."
},
{
"id": 133809,
"text": "Cấp, điều chỉnh, thu hồi và tạm ngừng cấp Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ\n1. Tổng Tham mưu trưởng cấp, điều chỉnh, thu hồi hoặc ủy quyền cho người chỉ huy cơ quan, đơn vị thuộc quyền dưới một cấp cấp, điều chỉnh, thu hồi Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho cá 5 doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng và các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng làm đại diện chủ sở hữu.\nĐối với trường hợp đột xuất khác không có trong kế hoạch được Tổng Tham mưu trưởng phê duyệt như quy định tại Điều 5 Thông tư này, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp dưới báo cáo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng đề nghị Tổng Tham mưu trưởng cấp Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.\n2. Người chỉ huy cơ quan, đơn vị (không phải doanh nghiệp) trực thuộc Bộ Quốc phòng căn cứ vào kế hoạch được Tổng Tham mưu trưởng phê duyệt, thực hiện hoặc ủy quyền cho người chỉ huy cơ quan, đơn vị thuộc quyền dưới một cấp cấp, điều chỉnh, thu hồi Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý."
}
] |
1,238 | Phà cao tốc với sức chứa hơn 50 khách hoạt động vận tải khách du lịch phải trang bị mái che không? | [
{
"id": 43420,
"text": "Quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa\n1. Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.\n2. Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động - AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo theo quy định của pháp luật.\n3. Trang bị đủ số lượng phao, áo phao cho du khách trên tàu.\n4. Phương tiện thủy nội địa vận tải khách du lịch phải đảm bảo nội thất và tiện nghi như sau:\na) Đối với phương tiện từ 12 ghế ngồi đến 20 ghế ngồi phải trang bị: Bảng hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm và số điện thoại, địa chỉ các cơ quan tìm kiếm cứu nạn để tại vị trí ghế ngồi của khách; có biểu đồ hành trình tuyến du lịch; có thùng chứa đồ uống; thùng đựng rác.\nb) Đối với phương tiện từ 20 ghế ngồi đến 50 ghế ngồi ngoài các quy định tại điểm a khoản này còn phải trang bị: dụng cụ chống nắng, micro; tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu, cứu nạn theo danh mục quy định của Bộ Y tế; Khu vực phục vụ dịch vụ ăn uống và khu chế biến (nếu có) phải đảm bảo yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế và đảm bảo các quy định an toàn phòng chống cháy nổ.\nc) Đối với phương tiện từ trên 50 ghế ngồi trở lên ngoài các quy định tại điểm b khoản này phải trang bị: Mái che, rèm cửa chống nắng, điều hòa nhiệt độ hoặc quạt mát tương ứng với số khách du lịch được vận chuyển; phòng vệ sinh.\n5. Đối với tàu thủy lưu trú du lịch thực hiện theo quy định của Chính phủ."
}
] | [
{
"id": 41567,
"text": "1. Nhóm I\na) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 100 (một trăm) khách.\nb) Phà có sức chở trên 100 (một trăm) khách và trên 350 tấn hàng hóa.\nc) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn.\nd) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.\nđ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 3000 sức ngựa.\n2. Nhóm II\na) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 50 (năm mươi) khách đến 100 (một trăm) khách.\nb) Phà có sức chở trên 50 (năm mươi) khách đến 100 (một trăm) khách và trên 250 đến 350 tấn hàng hóa.\nc) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1000 tấn.\nd) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 800 tấn đến 1500 tấn.\nđ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 250 sức ngựa đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa.\n3. Nhóm III\na) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 12 (mười hai) khách đến 50 (năm mươi) khách.\nb) Phà có sức chở đến 50 (năm mươi) khách và đến 250 tấn hàng hóa.\nc) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 500 tấn.\nd) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 800 tấn.\nđ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 100 sức ngựa đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa."
},
{
"id": 45026,
"text": "1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vận tải khách du lịch không theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc với khách du lịch theo hành trình, tuyến đường du lịch.\n2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không gắn biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo quy định.\n3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không có hợp đồng vận tải khách du lịch theo quy định;\nb) Không trang bị đủ số lượng áo phao cho khách du lịch trên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa theo quy định;\nc) Không có bảng hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm và số điện thoại, địa chỉ các cơ quan tìm kiếm cứu nạn để tại vị trí ghế ngồi của khách du lịch đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;\nd) Không có biểu đồ hành trình tuyến du lịch đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;\nđ) Không có thùng chứa đồ uống đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;\ne) Không có thùng đựng rác đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa;\ng) Không có dụng cụ chống nắng đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 20 ghế ngồi trở lên;\nh) Không có micro đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 20 ghế ngồi trở lên;\ni) Không đảm bảo yêu cầu của khu vực phục vụ dịch vụ ăn uống, khu chế biến (nếu có) theo quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 20 ghế ngồi trở lên;\nk) Không có mái che đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 50 ghế ngồi trở lên;\nl) Không có rèm cửa chống nắng đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 50 ghế ngồi trở lên;\nm) Không có phòng vệ sinh đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa từ 50 ghế ngồi trở lên.\n4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Sử dụng nhân viên phục vụ khách du lịch không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định;\nb) Sử dụng người điều khiển phương tiện vận tải khách du lịch và thuyền viên không bảo đảm theo quy định.\n5. Hình thức xử phạt bổ sung:\na) Tước quyền sử dụng biển hiệu vận tải khách du lịch trong thời gian từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;\nb) Đình chỉnh hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm m khoản 3 Điều này."
},
{
"id": 219300,
"text": "\"Điều 7. Yêu cầu đối với trạm cấp LPG có hệ thống dàn chai chứa\n1. Sức chứa tối đa của trạm cấp cho phép là 1000 kg.\n2. Trạm cấp đặt trong nhà dân dụng, công nghiệp có sức chứa dưới 700 kg và phải đảm bảo thông gió, an toàn phòng chống cháy nổ. Trạm cấp phải ngăn cách với các phần khác của tòa nhà bằng tường chắn, trần, nền kín, có giới hạn chịu lửa ít nhất là 150 min.\n3. Trạm cấp đặt ngoài nhà dân dụng, công nghiệp phải có mái che làm bằng vật liệu không cháy, cách biệt với các tòa nhà khác hoặc hàng rào ranh giới của công trình bên cạnh có khoảng cách tối thiểu 1 m với sức chứa dưới 400 kg; 3 m với sức chứa từ 400 kg đến 1000 kg.\""
},
{
"id": 462103,
"text": "Điều 19. Quy định đối với trạm cấp LPG bằng hệ thống chai chứa\n1. Sức chứa tối đa của kho chai cho phép là 1000 kg.\n2. Chỉ được đặt kho chứa chai trong nhà dân dụng công nghiệp khi sức chứa dưới 700 kg và phải đảm bảo thông gió, an toàn phòng chống cháy nổ. Kho chứa chai phải ngăn cách với các phần khác của tòa nhà bằng đường chắn, trần, nền kín, có giới hạn chịu lửa ít nhất là 150 phút.\n3. Kho chứa các chai có hệ thống ống góp phải được đặt trong nhà có mái che làm bằng vật liệu không cháy.\n4. Kho chứa chai ngoài nhà dân dụng, công nghiệp phải cách biệt với các tòa nhà khác hoặc hàng rào ranh giới của công trình bên cạnh có khoảng cách tối thiểu 1 m với kho có sức chứa dưới 400 kg; 3 m đối với kho có sức chứa từ 400 kg đến 1000 kg."
}
] |
167,511 | Kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm có nhiệm vụ và quyền hạn gì? | [
{
"id": 64605,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm định viên và những việc kiểm định viên không được làm\n1. Nhiệm vụ, quyền hạn\na) Tham gia đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định;\nb) Độc lập về quan điểm chuyên môn, trung thực, khách quan, công bằng công khai, minh bạch trong thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn;\nc) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật có liên quan và theo quy định, thỏa thuận hợp pháp với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.\n2. Trách nhiệm\na) Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của kiểm định viên; tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khi thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;\nb) Trong thời gian mỗi 05 năm (60 tháng) sau ngày được cấp thẻ, phải tham gia ít nhất 02 (hai) đoàn đánh giá ngoài và 01 (một) khóa bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này tổ chức hoặc 01 (một) khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức;\nc) Thực hiện việc giải trình về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu.\n3. Những việc kiểm định viên không được làm\na) Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên để thực hiện hành vi trái nguyên tắc của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nhằm trục lợi từ cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;\nb) Móc nối, quan hệ với cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để làm trái quy định pháp luật trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng tư vấn kiểm định chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;\nc) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan ngoài khoản thù lao, chi phí đã thỏa thuận theo hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật;\nd) Xúc phạm danh dự hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp; lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp trái quy định vào hoạt động của đồng nghiệp;\nđ) Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật."
}
] | [
{
"id": 238565,
"text": "Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng\n1. Thông tư này quy định về kiểm định viện giáo dục đại học và cao đẳng sự phạm (sau đây gọi tắt là kiểm định viên), bao gồm: tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm định viên; bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; sát hạch, cấp và thu hổi thẻ kiểm định viên.\n2. Thông tư này áp dụng đối với kiểm định viên tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm hoặc chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm; cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường cao đẳng có đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm (sau đây gọi là cơ sở đào tạo), tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.\n3. Thông tư này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động ở Việt Nam."
},
{
"id": 101027,
"text": "Đăng ký tham dự sát hạch \n1. Người có từ 05 năm (60 tháng) trở lên là giảng viên hoặc làm công tác quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; am hiểu chính sách, pháp luật về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên. \n2. Hồ sơ của người đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng dẫn tại thông báo tổ chức sát hạch kiểm định viên, gồm có: \na) Sơ yếu lý lịch theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này; \nb) Chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; văn bằng và các giấy tờ liên quan đến thời gian giảng dạy, làm công tác quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm của người đăng ký tham dự sát hạch."
},
{
"id": 467407,
"text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh\n1. Nghị định này quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:\na) Điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định); đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là tổ chức kiểm định);\nb) Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là kiểm định viên); cấp, cấp lại, thu hồi thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là thẻ kiểm định viên);\nc) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định).\n2. Nghị định này không áp dụng đối với:\na) Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định đối với trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, phân hiệu trường trung cấp sư phạm, phân hiệu trường cao đẳng sư phạm;\nb) Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo."
},
{
"id": 84319,
"text": "II. CHUẨN ĐẦU RA \nSau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên, người học đạt được chuẩn đầu ra cụ thể như sau: \n1. Về kiến thức \nÁp dụng được kiến thức lý thuyết và thực tế về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, khu vực và quốc tế trong nghiệp vụ kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm. \n2. Về kỹ năng \na) Nghiên cứu và thẩm định được hồ sơ tự đánh giá; lập kế hoạch đánh giá; thực hiện các hoạt động đánh giá; thu thập, phân tích dữ liệu và đánh giá thông tin; xây dựng báo cáo đánh giá ngoài; \nb) Thiết kế và triển khai hoạt động bảo đảm chất lượng; \nc) Xác định và giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và độc lập, tự chủ trong công việc chuyên môn; \nd) Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả với thành viên trong đoàn đánh giá ngoài và các bên liên quan; \nđ) Quản lý thời gian và áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. \n3. Về tự chủ, tự chịu trách nhiệm \na) Xác định được tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm; \nb) Xác định được rõ trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong các tình huống công việc chuyên môn nhằm đưa ra các đánh giá chính xác, khách quan, các khuyến nghị phù hợp có xem xét đến bối cảnh của cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo."
},
{
"id": 64604,
"text": "Tiêu chuẩn của kiểm định viên \n1. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, công tâm trong công việc. \n2. Có thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học, có trách nhiệm, hợp tác trong công việc; tuân thủ pháp luật. \n3. Có hiểu biết sâu, rộng và kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; am hiểu chính sách, pháp luật về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; có khả năng độc lập, tự chủ đưa ra nhận xét, đánh giá và khuyến nghị về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Giáo \ndục và Đào tạo ban hành. \n4. Có từ 05 năm trở lên là giảng viên hoặc hoạt động trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm. \n5. Có thể kiểm định viên còn hiệu lực. "
}
] |
42,841 | Chủ sở hữu không chấp hành việc phá dỡ nhà chung cư thì cơ quan nhà nước có thể tiến hành cưỡng chế phá dỡ không? | [
{
"id": 109448,
"text": "Phương án bố trí tái định cư khi phá dỡ nhà chung cư\n1. Trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu mà đang cho thuê thì việc bố trí chỗ ở cho người đang thuê được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người thuê nhà.\n2. Trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì chủ sở hữu nhà chung cư và doanh nghiệp này thỏa thuận phương án bố trí tái định cư theo nguyên tắc quy định tại Điều 116 của Luật này để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt.\nCác chủ sở hữu nhà chung cư phải tổ chức cuộc họp Hội nghị nhà chung cư để thống nhất phương án bố trí tái định cư trước khi báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt.\n3. Trường hợp nhà chung cư thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này mà chủ sở hữu không chấp hành việc phá dỡ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở thực hiện cưỡng chế phá dỡ và tổ chức lập, phê duyệt phương án bố trí tái định cư theo nguyên tắc quy định tại Điều 116 của Luật này"
},
{
"id": 69365,
"text": "Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 của Luật này.\n2. Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều này theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.\n3. Nhà chung cư không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng được tất cả các chủ sở hữu thống nhất phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư mới thông qua Hội nghị nhà chung cư."
}
] | [
{
"id": 522065,
"text": "Khoản 3. Việc xử lý nhà chung cư và quyền sử dụng đất có nhà chung cư thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được quy định như sau:\na) Trường hợp khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới theo quy định tại Mục 2 Chương này;\nb) Trường hợp khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt;\nc) Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ hoặc không bàn giao nhà ở thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cưỡng chế phá dỡ hoặc cưỡng chế di chuyển để bàn giao nhà ở;\nd) Việc giải quyết chỗ ở cho các chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện theo quy định tại Điều 116 của Luật này. Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư đó; trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý quyền sử dụng đất có nhà chung cư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai."
},
{
"id": 166932,
"text": "Các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư\n1. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư vốn hoặc góp vốn cùng các chủ sở hữu có nhà chung cư quy định tại Điều 110 của Luật này để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này không chấp hành việc phá dỡ.\n2. Nhà nước thực hiện cưỡng chế phá dỡ và trực tiếp đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này mà chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ."
},
{
"id": 522059,
"text": "Điều 139. Cưỡng chế phá dỡ nhà ở\n1. Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại Điều 136 của Luật này mà chủ sở hữu nhà ở, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.\n2. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:\na) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 136 của Luật này, phá dỡ nhà ở riêng lẻ quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 136 của Luật này;\nb) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 136 của Luật này.\n3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở quy định tại khoản 2 Điều này.\n4. Kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:\na) Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình phải chi trả kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở và chi phí có liên quan đến việc phá dỡ nhà ở;\nb) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình không chi trả kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở và chi phí có liên quan đến việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản để bảo đảm kinh phí cho việc phá dỡ nhà ở."
},
{
"id": 65013,
"text": "\"Điều 99. Thời hạn sử dụng nhà chung cư\n1. Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kiểm định chất lượng nhà ở.\n2. Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý theo quy định sau đây:\na) Trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 110 của Luật này;\nb) Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở; nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.\nChủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy định tại khoản 3 Điều này.\n3. Việc xử lý nhà chung cư và quyền sử dụng đất có nhà chung cư thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được quy định như sau:\na) Trường hợp khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới theo quy định tại Mục 2 Chương này;\nb) Trường hợp khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt;\nc) Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ hoặc không bàn giao nhà ở thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cưỡng chế phá dỡ hoặc cưỡng chế di chuyển để bàn giao nhà ở;\nd) Việc giải quyết chỗ ở cho các chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện theo quy định tại Điều 116 của Luật này.\nTrường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư đó; trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý quyền sử dụng đất có nhà chung cư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.\""
},
{
"id": 586148,
"text": "Điều 75. Phá dỡ nhà chung cư\n1. Sau khi hoàn thành việc di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm tổ chức phá dỡ nhà chung cư theo quy định sau đây:\na) Chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tự thực hiện việc phá dỡ nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức có năng lực về xây dựng để thực hiện việc phá dỡ;\nb) Trước khi thực hiện phá dỡ, chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải lập phương án phá dỡ gửi cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phá dỡ theo đề nghị của chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt phương án phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng;\nc) Chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tổ chức thực hiện phá dỡ theo phương án phá dỡ đã được cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phê duyệt.\n2. Trường hợp phải phá dỡ khẩn cấp nhà chung cư để bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng xung quanh thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm lập phương án phá dỡ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định để tổ chức việc phá dỡ.\n3. Kinh phí phá dỡ nhà chung cư được xác định trong tổng mức đầu tư dự án. Chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm hoàn trả kinh phí phá dỡ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều này cho cơ quan nhà nước đã thực hiện phá dỡ khẩn cấp nhà chung cư.\n4. Trình tự, thủ tục phá dỡ nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng."
}
] |
124,815 | Quản lý tin tức hàng không sẽ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng như thế nào? | [
{
"id": 201265,
"text": "Hệ thống quản lý chất lượng\n1. Các cơ quan, đơn vị liên quan đến việc nhận, xử lý, thông báo tin tức hàng không trong toàn bộ chuỗi dữ liệu phải áp dụng quy trình hệ thống quản lý chất lượng trong các giai đoạn: nhận, khởi tạo, đối chiếu, chỉnh sửa, định dạng, xuất bản, lưu trữ và phát hành tin tức hàng không, các ấn phẩm AIS.\n2. Doanh nghiệp dịch vụ thông báo tin tức hàng không thiết lập và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng AIS.\n3. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng AIS và kiểm tra, giám sát việc thực hiện."
}
] | [
{
"id": 534438,
"text": "Mục 2. QUẢN LÝ TIN TỨC HÀNG KHÔNG\nĐiều 53. Các yêu cầu về AIM. Cơ sở AIS đảm bảo nguồn lực và quy trình quản lý tin tức phù hợp để kịp thời thu thập, xử lý, lưu trữ, tích hợp, trao đổi và cung cấp tin tức hàng không và ấn phẩm AIS đảm bảo chất lượng cho người sử dụng.\nĐiều 54. Nguồn thu thập tin tức hàng không. Tin tức hàng không được thu thập từ các nguồn sau:\n1. Cơ sở AIS của HKDD các quốc gia có thỏa thuận trao đổi các ấn phẩm AIS với HKDD Việt Nam.\n2. Báo cáo sau chuyến bay của tổ lái.\n3. Các cơ quan, tổ chức Việt Nam bao gồm:\na) Doanh nghiệp cảng hàng không;\nb) Cơ sở ATS;\nc) Cơ sở CNS;\nd) Cơ sở MET;\nđ) Cơ sở SAR;\ne) Cảng vụ hàng không;\ng) Cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng;\nh) Các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan.\nĐiều 55. Kiểm tra, công bố tin tức hàng không. Các cơ sở AIS và cơ quan, đơn vị liên quan phải tuân thủ quy trình kiểm tra, công bố tin tức hàng không để đảm bảo người sử dụng nhận được các tin tức hàng không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng (độ chính xác, độ phân giải, tính toàn vẹn và khả năng truy nguyên).\nĐiều 56. Hệ thống quản lý chất lượng\n1. Các cơ quan, đơn vị liên quan đến việc nhận, xử lý, thông báo tin tức hàng không trong toàn bộ chuỗi dữ liệu phải áp dụng quy trình hệ thống quản lý chất lượng trong các giai đoạn: nhận, khởi tạo, đối chiếu, chỉnh sửa, định dạng, xuất bản, lưu trữ và phát hành tin tức hàng không, các ấn phẩm AIS.\n2. Doanh nghiệp dịch vụ thông báo tin tức hàng không thiết lập và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng AIS.\n3. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng AIS và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.\nĐiều 57. Hệ thống quản lý an toàn. Việc quản lý an toàn trong công tác AIS thực hiện theo Chương XV của Thông tư này và Tài liệu 9859 của ICAO về SMS.\nĐiều 58. Các quy định khác\n1. Mỗi ấn phẩm thuộc tập tin tức hàng không trọn gói bao gồm tiếng Anh và tiếng Việt cho những phần được thể hiện bằng ngôn ngữ phổ thông.\n2. Tên địa danh được phát âm phù hợp với việc sử dụng của khu vực đồng thời chuyển sang bảng chữ cái La-tinh khi cần thiết.\n3. Các chữ viết tắt theo quy định của ICAO được sử dụng trong AIS một cách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành tin tức hàng không.\nĐiều 59. Yêu cầu về xử lý, phát hành tin tức hàng không\n1. Các tin tức có ảnh hưởng đến an toàn bay phải được cung cấp kịp thời và đầy đủ.\n2. Khi có dự kiến thay đổi về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, phương thức khai thác, các cơ quan đơn vị liên quan lập kế hoạch và tính đến khoảng thời gian cần thiết để các cơ sở AIS chuẩn bị và phát hành các tin tức đó dưới hình thức các ấn phẩm AIS phù hợp.\n3. Trong một số trường hợp cụ thể, tin tức hàng không không được gửi kịp thời đến cơ sở AIS có thể bị từ chối công bố."
},
{
"id": 159885,
"text": "Nội dung dữ liệu hàng không và tin tức hàng không; kiểm tra, xác nhận dữ liệu hàng không và tin tức hàng không\n1. Nội dung dữ liệu hàng không và tin tức hàng không bao gồm:\na) Các quy trình, quy định pháp luật;\nb) Sân bay và sân bay trực thăng;\nc) Vùng trời;\nd) Đường bay ATS;\nđ) Phương thức bay bằng thiết bị;\ne) Hệ thống, thiết bị dẫn đường vô tuyến;\ng) Chướng ngại vật;\nh) Địa hình;\ni) Tin tức địa lý.\n2. Bộ dữ liệu số bao gồm:\na) Bộ dữ liệu AIP;\nb) Bộ dữ liệu địa hình;\nc) Bộ dữ liệu chướng ngại vật;\nd) Bộ dữ liệu lập bản đồ sân bay;\nđ) Bộ dữ liệu phương thức bay bằng thiết bị.\n3. Phát hiện lỗi dữ liệu\nCác kỹ thuật phát hiện lỗi dữ liệu số phải được các cơ sở AIS sử dụng trong quá trình truyền phát, lưu trữ dữ liệu hàng không và các bộ dữ liệu số.\n4. Kiểm tra, xác nhận dữ liệu hàng không và tin tức hàng không\na) Văn bản sử dụng làm căn cứ biên soạn, phát hành sản phẩm tin tức hàng không phải được các cơ quan, đơn vị liên quan đến cung cấp tin tức hàng không, dữ liệu hàng không kiểm tra kỹ trước khi gửi đến cơ sở AIS để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác;\nb) Cơ sở AIS phải thiết lập các quy trình kiểm tra và xác nhận để đảm bảo người sử dụng nhận được tin tức hàng không và dữ liệu hàng không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng độ chính xác, độ phân giải, tính toàn vẹn, khả năng truy nguyên, tính kịp thời, sự đầy đủ và định dạng dữ liệu."
},
{
"id": 534376,
"text": "Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định về quản lý hoạt động bay, bảo đảm hoạt động bay tại Việt Nam và trong vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.\nĐiều 2. Đối tượng áp dụng. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý hoạt động bay, bảo đảm hoạt động bay tại Việt Nam và trong vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.\nĐiều 3. Quy ước viết tắt. Trong Thông tư này, các chữ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:\n1. ADS (Automatic dependent surveillance): Giám sát phụ thuộc tự động.\n2. AFS (Aeronautical fixed Service): Dịch vụ cố định hàng không.\n3. AFTN (Aeronautical fixed telecommunication network): Mạng viễn thông cố định hàng không.\n4. AGA (Aerodromes, air routes and ground aids): Sân bay, đường bay và thiết bị phụ trợ mặt đất.\n5. AIC (Aeronautical information circular): Thông tri hàng không.\n6. AIDC (Air traffic service inter-facility data communication): Liên lạc dữ liệu giữa các phương tiện dịch vụ không lưu.\n7. AIM (Aeronautical information management): Quản lý tin tức hàng không.\n8. AIP (Aeronautical information publication): Tập thông báo tin tức hàng không.\n9. AIRAC (Aeronautical information regulation and control): Hệ thống kiểm soát và điều chỉnh tin tức hàng không.\n10. AIREP (Air report): Báo cáo từ tàu bay.\n11. AIS (Aeronautical information service): Dịch vụ thông báo tin tức hàng không.\n12. ALERFA (Alert phase): Giai đoạn báo động.\n13. AMHS (Air traffic service message handling system): Hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu.\n14. AMSS (Automatic message switching system): Hệ thống chuyển điện văn tự động.\n15. AMSL (Above mean sea level): So với mực nước biển trung bình.\n16. ATFM (Air traffic flow management): Quản lý luồng không lưu.\n17. ATIS (Automatic terminal information service): Dịch vụ thông báo tự động tại khu vực sân bay (phát thanh bằng lời).\n18. ATM (Air traffic management): Quản lý không lưu.\n19. ATS (Air traffic services): Dịch vụ không lưu.\n20. ATS/DS (Air traffic service/Direct speech): Liên lạc trực thoại không lưu.\n21. CDM (Collaborative Decision-Making): Phối hợp ra quyết định khai thác.\n22. CNS (Communication, navigation, surveillance): Thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.\n23. CPDLC (Controller-pilot data link communications): Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu.\n24. Cơ sở AIS: Cơ sở cung cấp AIS.\n25. Cơ sở ANS: Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.\n26. Cơ sở ATS: Cơ sở cung cấp ATS.\n27. Cơ sở CNS: Cơ sở cung cấp dịch vụ CNS.\n28. Cơ sở MET: Cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không.\n29. Cơ sở SAR: Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn hàng không."
},
{
"id": 231698,
"text": "Cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không sân bay\n1. Cơ sở AIS sân bay chịu trách nhiệm cung cấp AIS sân bay.\n2. Cơ sở AIS sân bay được thành lập phụ thuộc vào các yếu tố: số lượng, loại hình khai thác, tầm hoạt động của tàu bay đi, đến cảng hàng không.\n3. Cơ sở AIS sân bay được đặt ở vị trí thuận lợi, có biển báo chỉ dẫn để tạo điều kiện cho tổ lái có đủ thời gian làm các thủ tục trước và sau chuyến bay.\n4. Cơ sở AIS sân bay phải thiết lập và duy trì mối liên hệ thường xuyên với đại diện các hãng hàng không liên quan hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp thủ tục bay để chuẩn bị, cung cấp tin tức trước chuyến bay phù hợp với yêu cầu của người sử dụng.\n5. Cơ sở AIS sân bay chịu trách nhiệm về chất lượng, tính kịp thời của tin tức hàng không trong trường hợp sử dụng hệ thống cung cấp PIB tự động."
}
] |
102,225 | Sinh vật có ích là gì? | [
{
"id": 175984,
"text": "Sinh vật có ích là sinh vật có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật có ích, côn trùng có ích, động vật và các sinh vật có ích khác."
}
] | [
{
"id": 453822,
"text": "Điều 59. Sử dụng sinh vật có ích\n1. Sinh vật có ích trong canh tác bao gồm các sinh vật có vai trò ổn định và cải tạo độ phì nhiêu của đất, tăng sức chống chịu và khả năng sinh trưởng của cây trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm và phụ phẩm từ cây trồng, phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng, thụ phấn cho cây trồng và mục đích có lợi khác.\n2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động canh tác phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để bảo vệ và phát huy hiệu quả của sinh vật có ích.\n3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, đánh giá nguồn sinh vật có ích để có biện pháp bảo vệ và khai thác phù hợp; ban hành Danh mục các loài, chủng sinh vật có ích sử dụng trong canh tác."
},
{
"id": 149429,
"text": "Thời gian kiểm tra theo dõi\nThời gian kiểm tra, theo dõi kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đối với từng loại giống cây trồng và sinh vật có ích như sau:\n1. Chồi, hom, cành, mắt ghép: từ 1 đến 2 năm.\n2. Cây: từ 6 đến 12 tháng.\n3. Củ giống: 1 chu kỳ sinh trưởng.\n4. Sinh vật có ích: Ít nhất một thế hệ."
},
{
"id": 149427,
"text": "Nội dung kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu\n1. Đối với giống cây trồng:\nKiểm tra sinh vật gây hại tiềm ẩn được xác định trong báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.\n2. Đối với sinh vật có ích:\nKiểm tra độ thuần, tính chuyên tính ký chủ trong khu nhân nuôi cách ly. Đối với côn trùng, nhện có ích còn kiểm tra thêm chỉ tiêu về ký sinh bậc 2."
},
{
"id": 175985,
"text": "Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu\n1. Giống cây trồng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giống cây trồng, sinh vật có ích sử dụng trong bảo vệ thực vật khi nhập khẩu phải thực hiện các quy định tại Điều 26 của Luật này và phải được kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu tại khu cách ly kiểm dịch thực vật.\n2. Giống cây trồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được gieo trồng ngoài khu cách ly sau khi được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật kết luận không nhiễm sinh vật gây hại thuộc danh mục quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 25 của Luật này hoặc sinh vật gây hại lạ.\n3. Sinh vật có ích chỉ được nhân nuôi, sử dụng sau khi được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật kết luận bảo đảm yêu cầu về kiểm dịch thực vật sau khi kiểm dịch tại khu cách ly kiểm dịch thực vật.\n4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể số lượng mẫu giống cây trồng, sinh vật có ích được phép nhập khẩu theo quy định tại Điều này; điều kiện khu cách ly; trình tự, thủ tục và nội dung kiểm dịch thực vật tại khu cách ly kiểm dịch thực vật."
}
] |
57,384 | Bề mặt tường cần đáp ứng những yêu cầu gì về hoàn thiện công trình khi thiết kế mới Bệnh viện đa khoa? | [
{
"id": 125751,
"text": "Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật\n...\n7.10. Yêu cầu về hoàn thiện công trình\n...\n7.10.2. Tường\n7.10.2.1. Bề mặt tường phải được quét sơn, quét vôi đảm bảo vệ sinh và mỹ quan.\n7.10.2.2. Bề mặt tường bên trong có yêu cầu vệ sinh, cọ rửa thường xuyên phải được quét sơn hoặc sử dụng vật liệu đảm bảo chống thấm và chống ăn mòn của hóa chất tới độ cao tối thiểu 2,0 m so với mặt sàn.\n7.10.2.3. Tường bên trong phòng X quang phải dùng vật liệu cản được tia xạ, đảm bảo an toàn bức xạ ion hóa theo quy định của TCVN 6561 và TCVN 6869.\n7.10.2.4. Tường bên trong các phòng tạm lưu cấp cứu, điều trị tích cực và chống độc, phòng làm thủ thuật can thiệp, phòng mổ phải hoàn thiện bằng vật liệu chống thấm, chống ăn mòn hóa chất, kháng khuẩn, dễ cọ rửa từ sàn tới trần.\n7.10.2.5. Tường bên trong khu vực hàng lang có chuyển cáng, xe và giường đẩy phải gắn thanh chống va đập ở độ cao từ 0,7 m đến 0,9 m tính từ mặt sàn."
}
] | [
{
"id": 220521,
"text": "9. Yêu cầu về công tác hoàn thiện và cảnh quan đô thị\n9.1 Công tác hoàn thiện cần phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu thích dụng, bền vững và mỹ quan.\n9.2 Không được xây dựng các kiến trúc bằng vật liệu tạm, thô sơ trong các khu vực đô thị đã ổn định.\n9.3 Không được xây dựng các kiến trúc chắp vá tạm thời trên các kiến trúc kiên cố (cấp công trình từ cấp II trở lên) như :\n- Các kiến trúc tạm trên sân thượng, ban công, lô gia của các tầng lầu và nhà trệt mái bằng của các công trình;\n- Vẩy thêm mái bám vào các kiến trúc hiện hữu hoặc bám vào các tường rào;\n- Tự ý rào chắn bít kín trên các ban công, lô gia, hành lang ngoài hàng hiên.\n9.4 Không nên sử dụng nhiều màu sắc và nhiều vật liệu trang trí lên bề mặt ngôi nhà. Cần hoàn thiện ngoại thất cho từng ngôi nhà sao cho hài hoà và đồng nhất cho toàn dãy nhà liên kế mặt phố . Khi hoàn thiện phải thống nhất các chi tiết cụ thể, màu sắc và vật liệu xây dựng cho tất cả các loại nhà. Việc thiết kế và sử dụng vật liệu để hoàn thiện ngoại thất phải được các cơ quan quản lý xem xét và chấp thuận\nCHÚ THÍCH: Tất cả các loại nhà phải sử dụng màu sắc tạo sự phối hợp nhẹ nhàng. Bảng màu cho ngoại thất sẽ được đưa ra cho từng khu vực cụ thể (trong thiết kế đô thị cho từng khu vực).\n9.5 Mái nhà được lợp màu theo từng nhóm hoặc từng khu vực theo quy hoạch quy định. Không được đặt tượng trang trí trên mái nhà. Không cho phép gắn các loại hình tượng trang trí trên ban công.\n9.6 Cửa đi, cửa sổ phải được sử dụng chất liệu thống nhất cho một khu, một tuyến đường phố hoặc một đoạn phố theo quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị khu vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.\n9.7 Mặt tiền ngôi nhà không được dùng màu sắc có độ tương phản cao với sọc ngang hoặc dọc trên khung cửa sổ và tường lửng. Không được sử dụng các loại vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70 %.\n9.8 Chi tiết góc cạnh hoặc chi tiết trang trí của công trình không vượt quá 5 % diện tích bề mặt của công trình.\n9.9 Tường rào xây kín phải dùng chung màu với màu nhà hoặc màu trắng. Các thanh sắt, thanh nhôm của hàng rào phải dùng màu phù hợp với màu của ngôi nhà.\n9.10 Các loại cửa đi, cửa sổ, tủ quầy hàng hoặc bộ phận trang trí kiến trúc ở độ cao 3,0 m trở xuống không được phép dùng kính tráng thuỷ ngân phản xạ."
},
{
"id": 27149,
"text": "1. Tiêu chuẩn diện tích tham khảo theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 365-2007 Bệnh viện đa khoa - Hướng dẫn thiết kế và tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia có liên quan.\n2. Tiêu chuẩn 52 TCN - CTYT 0040: 2005: Tiêu chuẩn thiết kế khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn ngành.\n3. Tiêu chuẩn 52 TCN - CTYT 0039 : 2005 : Tiêu chuẩn thiết kế khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn ngành.\n4. Tiêu chuẩn 52 TCN - CTYT 0038 : 2005 : Tiêu chuẩn thiết kế khoa phẫu thuật bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn ngành.\n5. Tiêu chuẩn 52 TCN - CTYT 0037 : 2005 : Tiêu chuẩn thiết kế khoa xét nghiệm bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn ngành.\n6. Diện tích khu vực khám của các bệnh viện truyền nhiễm tính toán tham khảo theo Tiêu chuẩn TCXDVN 365-2007 Bệnh viện đa khoa - Hướng dẫn thiết kế, nhân thêm với hệ số 1,2 đến 1,5 cho khu vực dự phòng khi có thảm họa về dịch."
},
{
"id": 125750,
"text": "Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật\n...\n7.10. Yêu cầu về hoàn thiện công trình\n7.10.1. Sàn\n7.10.1.1. Bề mặt sàn phải phẳng, nhẵn, đảm bảo không trơn trượt, chống thấm và dễ cọ rửa. Ở một số khu vực khác, bề mặt sàn còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:\n- Phòng chụp mổ, phòng Xquang; phải chống tĩnh điện, đảm bảo an toàn bức xạ;\n- Các phòng chức năng trong khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc: phải chịu được hóa chất, có tính kháng khuẩn và giảm tĩnh điện;\n7.10.1.2. Phần tiếp giáp giữa sàn và tường phải đảm bảo dễ cọ rửa, chống bám bụi.\n..."
},
{
"id": 156978,
"text": "Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật\n...\n7.8. Yêu cầu thiết kế phòng cháy, chống cháy\n7.8.1. Khi thiết kế phòng cháy chống cháy phải tuân theo các quy định trong TCVN 2622, đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình [10] và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.\nĐối với Bệnh viện đa khoa cao tầng tham khảo TCVN 6160.\n..."
}
] |
76,159 | Tạp chí Dân chủ và Pháp luật có cơ cấu tổ chức như thế nào? | [
{
"id": 146831,
"text": "Cơ cấu tổ chức, biên chế\n1. Cơ cấu tổ chức\na) Lãnh đạo Tạp chí:\nLãnh đạo Tạp chí gồm Tổng biên tập và không quá 03 (ba) Phó Tổng biên tập.\nTổng biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tạp chí.\nCác Phó Tổng biên tập giúp Tổng biên tập quản lý, điều hành hoạt động của Tạp chí; được Tổng biên tập phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Tạp chí; chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành các lĩnh vực đã được phân công.\nb) Các tổ chức trực thuộc Tạp chí:\n- Ban Biên tập;\n- Ban Thư ký toà soạn;\n- Phòng Trị sự.\nCăn cứ vào yêu cầu công việc và điều kiện công việc, các cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của Tạp chí có thể được thành lập tại một số địa phương theo quy định của pháp luật.\nViệc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức nêu trên của Tạp chí do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Tổng biên tập Tạp chí và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.\nc) Tổng biên tập Tạp chí quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Tạp chí sau khi được Bộ trưởng phê duyệt để hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.\nd) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Tạp chí do Tổng biên tập quy định.\n2. Biên chế của Tạp chí thuộc biên chế sự nghiệp của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng biên tập Tạp chí."
}
] | [
{
"id": 252358,
"text": "Cơ cấu tổ chức, biên chế\n1. Cơ cấu tổ chức\na) Lãnh đạo Tạp chí:\nLãnh đạo Tạp chí gồm Tổng biên tập và không quá 03 (ba) Phó Tổng biên tập.\nTổng biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tạp chí.\nCác Phó Tổng biên tập giúp Tổng biên tập quản lý, điều hành hoạt động của Tạp chí; được Tổng biên tập phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Tạp chí; chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành các lĩnh vực đã được phân công.\n..."
},
{
"id": 184021,
"text": "Cơ cấu tổ chức và biên chế\n...\n2. Tổ chức bộ máy:\n- Ban Thư ký;\n- Phòng Biên tập;\n- Phòng Tạp chí điện tử;\n- Phòng Trị sự - Quảng cáo - Phát hành;\nChức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị của Tạp chí do Tổng biên tập quy định.\nTạp chí được thành lập các Hội đồng để giúp Tổng biên tập các vấn đề liên quan đến thực hiện chức năng nhiệm vụ của Tạp chí theo quy định của pháp luật.\nTạp chí có Cơ quan đại diện tại địa phương theo quy định của pháp luật.\n3. Biên chế của Tạp chí do Tổng biên tập xây dựng, trình Bộ trưởng quyết định."
},
{
"id": 81416,
"text": "Chức năng\n1. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (sau đây gọi là Tạp chí) là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng thông tin và là diễn đàn nghiên cứu, trao đổi về khoa học pháp lý, thông tin lý luận, nghiệp vụ và thực tiễn trong xây dựng, thực hiện pháp luật và hoạt động tư pháp, góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân về nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ, thực hiện công bằng xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.\nTạp chí chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin - Truyền thông.\n2. Tạp chí là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 249408,
"text": "Cơ cấu tổ chức\n1. Tạp chí có Tổng Biên tập và không quá 03 Phó Tổng biên tập theo quy định của pháp luật.\nTổng Biên tập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Phó Tổng Biên tập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Biên tập.\n2. Tạp chí có 03 ban:\na) Ban Biên tập (phụ trách công tác biên tập và truyền thông);\nb) Ban Thư kí (phụ trách công tác xuất bản và tổ chức cán bộ);\nc) Ban Trị sự (phụ trách công tác tài chính, kinh doanh, hành chính, cơ sở vật chất).\n3. Đơn vị sự nghiệp công lập: Xưởng In.\nSố lượng người làm việc là viên chức, số lượng cấp phó Ban của Tạp chí thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ cấu tổ chức của Tạp chí có sự thay đổi, Tổng Biên tập xây dựng Đề án và báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.\n..."
}
] |
102,642 | Văn phòng công chứng không niêm yết phí công chứng thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? | [
{
"id": 167021,
"text": "Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng\n1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác; danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;\nb) Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung hoặc không đúng số lần theo quy định;\nc) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;\nd) Lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng hoặc sử dụng biểu mẫu không đúng quy định;\nđ) Lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;\ne) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu hoặc nội dung biển hiệu không đúng giấy đăng ký hoạt động;\ng) Phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định;\nh) Từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng;\ni) Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;\nk) Không duy trì việc đáp ứng điều kiện về trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định;\nl) Không đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản công chứng đã có chữ ký của công chứng viên hoặc không đóng dấu giáp lai giữa các tờ đối với văn bản công chứng có từ 02 tờ trở lên;\nm) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của tổ chức mình;\nn) Không tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.\n..."
},
{
"id": 55868,
"text": "Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức\n1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình là 30.000.000 đồng.\n2. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là 40.000.000 đồng.\n3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp là 50.000.000 đồng.\n4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.\n5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.\n6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân."
}
] | [
{
"id": 55880,
"text": "1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác; danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;\nb) Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung hoặc không đúng số lần theo quy định;\nc) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;\nd) Lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng hoặc sử dụng biểu mẫu không đúng quy định;\nđ) Lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;\ne) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu hoặc nội dung biển hiệu không đúng giấy đăng ký hoạt động;\ng) Phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định;\nh) Từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng;\ni) Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;\nk) Không duy trì việc đáp ứng điều kiện về trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định;\nl) Không đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản công chứng đã có chữ ký của công chứng viên hoặc không đóng dấu giáp lai giữa các tờ đối với văn bản công chứng có từ 02 tờ trở lên;\nm) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của tổ chức mình;\nn) Không tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.\n2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không đăng báo nội dung đăng ký hoạt động theo quy định;\nb) Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;\nc) Không có biển hiệu theo quy định;\nd) Không lập sổ trong hoạt động công chứng theo quy định;\nđ) Thu thù lao công chứng cao hơn mức trần do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc cao hơn mức thù lao đã niêm yết; thu chi phí khác cao hơn mức chi phí đã thoả thuận;\ne) Thu phí công chứng không đúng theo quy định;\ng) Không thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước;\nh) Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản không đúng thời hạn hoặc địa điểm hoặc nội dung theo quy định;\ni) Không chia sẻ thông tin lên phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình công chứng;\nk) Không thông báo bằng văn bản danh sách cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở;\nl) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không bảo đảm mức phí tối thiểu hoặc không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ cho tất cả công chứng viên của tổ chức mình theo quy định;\nm) Đăng ký hoạt động không đúng thời hạn theo quy định.\n3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng;\nb) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình;\nc) Lưu trữ hồ sơ công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp.\n4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không đăng ký hoạt động theo quy định;\nb) Không đăng ký nội dung thay đổi về tên gọi của văn phòng công chứng hoặc họ tên trưởng văn phòng công chứng hoặc địa chỉ trụ sở hoặc danh sách công chứng viên hợp danh hoặc danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của văn phòng công chứng;\nc) Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài hoạt động công chứng đã đăng ký hoặc hoạt động không đúng nội dung đã đăng ký;\nd) Không thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc; không trả lại di chúc và phí lưu giữ di chúc trong trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được với người lập di chúc trước khi tổ chức hành nghề công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể;\nđ) Không đăng ký hành nghề cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định;\ne) Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;\ng) Không niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản trước khi thực hiện việc công chứng;\nh) Không thông báo để xóa đăng ký hành nghề đối với công chứng viên không còn làm việc tại tổ chức mình;\ni) Không lưu trữ hồ sơ công chứng;\nk) Làm mất di chúc đã nhận lưu giữ, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng;\nl) Làm mất hồ sơ công chứng, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng;\nm) Trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng, người môi giới.\n5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi văn phòng công chứng được hợp nhất, nhận chuyển nhượng, nhận sáp nhập mà chưa được cấp, cấp lại, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động.\n6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không phải là tổ chức hành nghề công chứng mà hoạt động công chứng dưới bất kỳ hình thức nào;\nb) Cho công chứng viên không đủ điều kiện hành nghề hoặc người không phải là công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình.\n7. Hình thức xử phạt bổ sung:\na) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;\nb) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;\nc) Tịch thu tang vật là quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.\n8. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;\nb) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2, các điểm a, c và đ khoản 4, khoản 6 Điều này;\nc) Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này."
},
{
"id": 615590,
"text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng\n1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.\n2. Thông tư này áp dụng đối với:\na) Tổ chức, cá nhân yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, yêu cầu lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng; yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản; yêu cầu thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng, thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng, cá nhân được cấp thẻ công chứng.\nb) Tổ chức thu phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên;\nc) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên."
},
{
"id": 75231,
"text": "\"Điều 22. Văn phòng công chứng\n1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.\nVăn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.\n2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.\n3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.\n4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.\nVăn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.\n5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.\""
},
{
"id": 36293,
"text": "Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng về chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng; chính sách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng; niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên."
},
{
"id": 91122,
"text": "Ban chấp hành Hội công chứng viên\n...\n4. Hội viên thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được ứng cử, đề cử vào Ban chấp hành Hội:\na) Thuộc trường hợp bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định của Luật công chứng;\nb) Đang bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;\nc) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;\nd) Đang bị xem xét kỷ luật; đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên trong nhiệm kỳ.\n..."
}
] |
65,932 | Phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt được tiến hành như thế nào? | [
{
"id": 135298,
"text": "PHẪU THUẬT NẠO VÉT TỔ CHỨC HỐC MẮT\n...\nV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH\n1. Kiểm tra hồ sơ\n2. Kiểm tra người bệnh\n3. Thực hiện kỹ thuật\n3.1. Vô cảm\nGây mê + gây tê hậu nhãn cầu.\n3.2. Tiến hành phẫu thuật\n- Dùng dao hoặc dao điện cắt bỏ 2 mi theo bờ hốc mắt nếu có chỉ định cắt bỏ mi.\n- Dùng kéo cong đầu tù cắt bỏ tổ chức hốc mắt và nhãn cầu.\n- Lấy hết màng xương hốc mắt.\n- Cầm máu bằng dao điện.\n- Đặt gelaspon cầm máu.\n- Đặt bấc ép cầm máu.\n- Rút bấc sau 48 giờ.\n- Làm xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán xác định."
}
] | [
{
"id": 135297,
"text": "PHẪU THUẬT NẠO VÉT TỔ CHỨC HỐC MẮT\nI. ĐẠI CƯƠNG\nPhẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt là phẫu thuật nhằm lấy hết tổ chức ung thư trong hốc mắt kể cả nhãn cầu.\nII. CHỈ ĐỊNH\n- Ung thư mi mắt lan vào hốc mắt.\n- Ung thư hốc mắt.\n- Ung thư từ nhãn cầu xâm lấn hốc mắt (ung thư nguyên bào võng mạc).\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\nTình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.\nIV. CHUẨN BỊ\n1. Người thực hiện\nBác sĩ chuyên khoa Mắt.\n2. Phương tiện\n- Bộ dụng cụ phẫu thuật hốc mắt.\n- Dao điện, máy hút.\n- Chuẩn bị máu để truyền.\n3. Người bệnh\n- Chụp phim Xquang, tốt nhất là chụp CT để xác định tổn thương u và tổn thương xương hốc mắt.\n- Các xét nghiệm theo quy định.\n- Chụp phổi, siêu âm gan nếu cần thiết.\n- Người bệnh và người nhà được giải thích kỹ về bệnh, tiên lượng, phương pháp điều trị, thẩm mỹ sau phẫu thuật.\n4. Hồ sơ bệnh án\nTheo quy định của Bộ Y tế."
},
{
"id": 135299,
"text": "PHẪU THUẬT NẠO VÉT TỔ CHỨC HỐC MẮT\n...\nVI. THEO DÕI\n- Theo dõi toàn thân trong 24 giờ: mạch, nhiệt độ, huyết áp.\n- Theo dõi vết phẫu thuật.\n- Kháng sinh toàn thân.\nVII. XỬ LÝ TAI BIẾN\n1. Trong phẫu thuật\n- Thủng thành xương hốc mắt: cần cẩn thận có thể thủng vào sọ não.\n- Chảy máu: cầm máu bằng dao điện\n2. Sau phẫu thuật\nChảy máu: cầm máu (Băng ép, có thể phải chuyển lên phòng phẫu thuật để kiểm tra và cầm máu lại). Dùng các thuốc như cầm máu (như transamin tĩnh mạch)."
},
{
"id": 93485,
"text": "PHẪU THUẬT GIẢM ÁP HỐC MẮT\n...\nV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH\n1. Kiểm tra hồ sơ\n2. Kiểm tra người bệnh\n3. Tiến hành phẫu thuật\n3.1. Vô cảm\nGây mê toàn thân phối hợp với gây tê tại chỗ để giảm đau và giảm chảy máu.\n3.2. Tiến hành phẫu thuật\n- Rạch da cách bờ mi dưới khoảng 4mm có phối hợp với mở hay không mở góc ngoài.\n- Nếu đi qua đường kết mạc mở kết mạc cùng đồ mi dưới có kết hợp mở hay không mở góc ngoài.\n- Phẫu tích qua vách ngăn bộc lộ mỡ hốc mắt.\n- Lấy bớt tổ chức mỡ hốc mắt, chú ý tránh làm tổn thương các cơ vận nhãn.\n- Phẫu tích xuống dưới đến thành xương bờ dưới hốc mắt.\n- Dùng dao 15 hoặc dao điện rạch màng xương ở bờ thành dưới hốc mắt.\n- Dùng dụng cụ tách màng xương thành dưới và thành trong hốc mắt.\n- Mở xương thành dưới và thành trong bằng kìm hoặc kẹp phẫu tích gặm xương, chú ý không làm tổn thương thần kinh dưới ổ mắt chạy dọc 1/3 ngoài và 2/3 trong ở thành dưới sàn hốc mắt để tránh rối loạn cảm giác sau phẫu thuật.\n- Khâu lại da mi bằng chỉ 6-0 prolen hoặc nilon nếu đi qua đường da.\n- Khâu phục hồi góc ngoài nếu có mở góc ngoài.\n- Tra mỡ kháng sinh và băng mắt, nếu có điều kiện sử dụng băng đá lạnh."
},
{
"id": 181860,
"text": "PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LÕM MẮT\nI. ĐẠI CƯƠNG\nLõm mắt có thể xuất hiện nguyên phát hay thứ phát sau vỡ sàn hốc mắt hay khoét bỏ nhãn cầu. Trong bài này chúng tôi mô tả cách thức phẫu thuật điều trị: lõm mắt nguyên phát do teo mỡ hốc mắt và lõm mắt do vỡ sàn hốc mắt.\nPhẫu thuật điều trị lõm mắt nhằm bù đắp thể tích bị thiếu hụt do một số bệnh lý hốc mắt.\nII. CHỈ ĐỊNH\n- Lõm mắt do teo mỡ hốc mắt.\n- Vỡ sàn hốc mắt gây lõm mắt (> 2mm).\n- Lõm mắt sau khoét bỏ nhãn cầu.\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\nTình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.\nIV. CHUẨN BỊ\n1. Người thực hiện\nBác sĩ chuyên khoa Mắt.\n2. Phương tiện\n- Bộ dụng cụ hốc mắt.\n- Đốt điện hai cực.\n- Vật liệu để vá sàn hốc mắt: tấm lưới titan.\n3. Người bệnh\n- Làm vệ sinh tại chỗ và toàn thân.\n- Chụp ảnh trước phẫu thuật (nếu có thể).\n- Chụp CT sọ não - hốc mắt để thấy rõ được tổn thương vỡ sàn hốc mắt.\n- Tư vấn cho người bệnh trước phẫu thuật.\n4. Hồ sơ bệnh án\nTheo quy định của Bộ Y tế."
}
] |
100,380 | Có được giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi nhận thấy kết quả khám sức khỏe trước đó bị nhầm lẫn không? | [
{
"id": 25005,
"text": "\"Điều 7. Giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự\n1. Hội đồng giám định y khoa tỉnh tổ chức giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có các khiếu nại liên quan đến sức khỏe của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự, công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự và quân nhân dự bị, do Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện đề nghị.\n2. Yêu cầu giám định: Giám định tình trạng bệnh tật theo đề nghị của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện; kết luận giám định phải xác định rõ tình trạng bệnh tật và phân loại sức khỏe theo Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.\n3. Trong vòng 7-10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị giám định sức khỏe, Hội đồng giám định y khoa tỉnh phải có kết luận giám định sức khỏe công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và gửi hồ sơ, kết quả giám định cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.\n4. Quyết định của Hội đồng giám định y khoa tỉnh là kết luận cuối cùng về khiếu nại sức khỏe của công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.\""
}
] | [
{
"id": 25021,
"text": "1. Tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu trong chỉ đạo công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuyển sinh quân sự và công tác quản lý sức khỏe quân nhân dự bị theo kế hoạch hằng năm của Bộ Quốc phòng.\n2. Phối hợp với các Sở Y tế chỉ đạo công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.\n3. Chỉ đạo Ban Quân y các tỉnh trong công tác khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe, giám định sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.\n4. Đối với các khu vực khó khăn về lực lượng y tế, Chủ nhiệm Quân y quân khu điều động cán bộ nhân viên quân y của quân khu tham gia Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo đề nghị của Sở Y tế, Ban quân - dân y các tỉnh.\n5. Báo cáo kết quả công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự sau mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự theo quy định."
},
{
"id": 25009,
"text": "\"Điều 12. Giao, nhận phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân nhập ngũ\n1. Trước khi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện phát lệnh gọi công dân nhập ngũ, Phòng Y tế huyện phải hoàn thành việc lập danh sách những công dân đủ sức khỏe theo quy định, hoàn chỉnh phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự và bàn giao cho Ban Chỉ huy quân sự huyện.\n2. Căn cứ vào kế hoạch hiệp đồng giữa đơn vị nhận quân và địa phương, Ban Chỉ huy quân sự huyện bàn giao phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của các công dân đủ tiêu chuẩn sức khỏe cho quân y đơn vị nhận quân.\n3. Quân y đơn vị nhận quân tổ chức nghiên cứu trước hồ sơ sức khỏe công dân được gọi nhập ngũ. Trường hợp phát hiện có nghi vấn về sức khỏe, đề nghị Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện kiểm tra kết luận lại.\n4. Tổng hợp báo cáo kết quả theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này (địa phương giao quân theo Mẫu 4a, 4b; quân y đơn vị nhận quân theo Mẫu 4c).\n5. Đơn vị nhận quân phải tổ chức khám phúc tra sức khỏe cho chiến sỹ mới ngay sau khi về đơn vị để phân loại, kết luận lại sức khỏe, phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe trả về địa phương và có trách nhiệm thông báo cho Ban Chỉ huy quân sự huyện biết:\na) Số công dân đủ tiêu chuẩn sức khỏe;\nb) Số công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe cần trả về địa phương (do sai sót trong quá trình khám chưa tìm ra bệnh hoặc bệnh mới phát sinh trong quá trình huấn luyện chiến sỹ mới).\n6. Quy định về việc trả lại những công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe về địa phương\na) Những công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe trả về địa phương khi kết quả khám phúc tra sức khỏe được Chủ nhiệm Quân y cấp trung đoàn và tương đương trở lên xác định và cấp trên trực tiếp phê duyệt.\nb) Hồ sơ sức khỏe của công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe trả về địa phương phải có đủ phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự địa phương có phần ghi kết quả khám, kết luận sức khỏe của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe đơn vị.\nc) Việc trả công dân không đủ sức khỏe về địa phương thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng. Trường hợp cần thiết, cơ quan y tế địa phương tổ chức kiểm tra lại (thời hạn từ 7 - 10 ngày, kể từ khi đơn vị bàn giao công dân không đủ sức khỏe cho địa phương). Trường hợp không thống nhất với kết luận của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện chuyển hồ sơ của công dân lên Hội đồng giám định y khoa tỉnh để tổ chức giám định sức khỏe.\""
},
{
"id": 554584,
"text": "Điều 32. Điều khoản chuyển tiếp\n1. Kết quả sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe, khám phúc tra sức khỏe và giám định sức khỏe trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp, tục thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.\n2. Việc sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe, khám phúc tra sức khỏe và giám định sức khỏe sau ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này."
},
{
"id": 25000,
"text": "Kinh phí thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự\nKinh phí bảo đảm cho việc khám sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, kiểm tra sức khỏe, giám định sức khỏe, làm các xét nghiệm cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự được sử dụng từ ngân sách địa phương bảo đảm cho công tác quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành. Định mức vật tư tiêu hao và kinh phí cho hoạt động kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe thực hiện Nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này."
},
{
"id": 24998,
"text": "1. Thông tư liên tịch (sau đây viết tắt là Thông tư) này quy định khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe, khám phúc tra sức khỏe, giám định sức khỏe, quản lý sức khỏe và phân loại sức khỏe đối với công dân Việt Nam trong độ tuổi được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, quân nhân dự bị và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự.\n2. Thông tư này áp dụng đối với:\na) Công dân Việt Nam trong độ tuổi được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, quân nhân dự bị và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự;\nb) Cơ quan quân sự các cấp, cơ quan y tế, quân y các cấp;\nc) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự."
}
] |
49,018 | Trình tự kiểm tra hoạt động điện lực theo kế hoạch được thực hiện như thế nào? | [
{
"id": 116364,
"text": "Trình tự kiểm tra\n1. Kiểm tra theo kế hoạch\na) Kế hoạch kiểm tra phải được thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị điện lực phê duyệt và được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan;\nb) Bên kiểm tra phải thông báo cho bên được kiểm tra biết trước thời điểm kiểm tra ít nhất 05 ngày làm việc. Thông báo phải do người có thẩm quyền ký, trong đó nêu rõ nội dung, địa điểm, thời gian kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra;\nc) Khi nhận được thông báo, bên được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ theo nội dung yêu cầu và cử người có trách nhiệm làm việc với đoàn kiểm tra. Bên được kiểm tra có quyền từ chối việc kiểm tra nếu bên kiểm tra không thực hiện đúng nội dung thông báo.\n..."
}
] | [
{
"id": 17177,
"text": "1. Tiếp nhận, thẩm định, kiểm tra và quản lý hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đúng nội dung, trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực tại Thông tư này.\n2. Giải quyết các khiếu nại về giấy phép hoạt động điện lực theo thẩm quyền.\n3. Kiểm tra, giám sát việc duy trì các điều kiện trong giấy phép hoạt động điện lực.\n4. Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực thuộc thẩm quyền theo trình tự quy định tại Điều 13 Thông tư này.\n5. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đơn vị điện lực vi phạm quy định của pháp luật."
},
{
"id": 494055,
"text": "Điều 49. Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện\n1. Bộ Công Thương có trách nhiệm quy định nội dung, thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra, giải quyết tranh chấp trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.\n2. Cơ quan Điều tiết điện lực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về hoạt động điện lực, sử dụng điện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí đủ nhân lực thực hiện công tác kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương.\n3. Đơn vị điện lực có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện."
},
{
"id": 92477,
"text": "Trình tự, thủ tục cấp, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực\n1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực\na) Hồ sơ đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương, Kiểm tra viên điện lực Sở Công Thương, Kiểm tra viên điện lực Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực hoạt động theo vùng, miền gửi về Cục Điều tiết điện lực;\nb) Hồ sơ đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực cấp huyện và Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn tỉnh gửi về Sở Công Thương;\nc) Hồ sơ đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực lần đầu bao gồm (01 bộ):\n- Văn bản đề nghị cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực;\n-Bản sao văn bằng chuyên môn hoặc quyết định nâng bậc lương công nhân;\n- Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch Kiểm tra viên điện lực;\n- 02 ảnh cỡ 2 x 3 cm;\n- Bản khai quá trình công tác có xác nhận của cơ quan, đơn vị.\nđ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực. Trường hợp không cấp thẻ, sau 03 ngày làm việc, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.\n..."
},
{
"id": 88998,
"text": "Hình thức kiểm tra\nViệc kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực và việc kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực được tiến hành theo hình thức sau:\n1. Kiểm tra theo kế hoạch là hoạt động kiểm tra thực hiện theo kế hoạch đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì kiểm tra hoặc cơ quan cấp trên phê duyệt hàng năm bao gồm:\na) Hình thức kiểm tra có thông báo trước cho bên được kiểm tra;\nb) Hình thức kiểm tra thường xuyên của Đơn vị điện lực đối với tài sản (công trình điện lực, lưới điện và các thiết bị khác) thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý sử dụng của đơn vị mình.\n2. Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra không thông báo trước cho bên được kiểm tra, được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:\na) Có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;\nb) Khi có phản ánh của tổ chức, cá nhân về các dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện;\nc) Phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện."
},
{
"id": 116363,
"text": "Hình thức kiểm tra\nKiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện được tiến hành theo hình thức sau:\n1. Kiểm tra theo kế hoạch là hình thức kiểm tra được thông báo trước cho đơn vị điện lực; tổ chức, cá nhân sử dụng điện.\n2. Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra không thông báo trước, được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu của đơn vị điện lực hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện."
}
] |
22,355 | Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự có được nghỉ phép không? | [
{
"id": 35028,
"text": "\"Điều 3. Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ\n1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.\n2. Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.\n3. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.\n4. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.\""
}
] | [
{
"id": 25019,
"text": "1. Chủ động nắm kế hoạch khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự hằng năm của địa phương mình, phối hợp với Phòng Y tế huyện theo dõi công tác khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe công dân làm nghĩa vụ quân sự. Tham gia Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện.\n2. Phối hợp với quân lực Ban Chỉ huy quân sự huyện nắm kết quả khám sức khỏe cho công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự trên địa bàn huyện; phối hợp với quân y các đơn vị nhận quân kiểm tra hồ sơ sức khỏe công dân được gọi nhập ngũ.\n3. Tham gia khám sức khỏe đối với công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự theo kế hoạch của Ban Tuyển sinh quân sự huyện.\n4. Báo cáo kết quả công tác khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự, sau mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự."
},
{
"id": 79146,
"text": "Nghĩa vụ quân sự\n1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.\n2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.\n3. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.\n4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:\n..."
},
{
"id": 179142,
"text": "Đối tượng áp dụng\n1. Công dân được khám sức khỏe tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, gồm:\na) Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự;\nb) Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.\n2. Công an các đơn vị, địa phương và tổ chức, cá nhân có liên quan."
},
{
"id": 16706,
"text": "\"Điều 4. Đối tượng tuyển chọn và thời gian phục vụ\n1. Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.\n2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể độ tuổi tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng đơn vị sử dụng và quy định ngành nghề cần thiết để tuyển chọn công dân nữ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với nhu cầu sử dụng trong từng thời kỳ.\n3. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân năm 2018.\nThời gian thực hiện nghĩa vụ được tính từ ngày giao nhận công dân; trong trường hợp không giao nhận tập trung thì tính từ ngày đơn vị Công an nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù không được tính vào thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.\""
},
{
"id": 16714,
"text": "1. Trách nhiệm của Bộ Công an\na) Căn cứ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nhu cầu sử dụng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hằng năm. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ phân bổ số lượng gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho đơn vị thuộc quyền ở từng địa phương cấp tỉnh.\nb) Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong công tác tuyển chọn, gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan.\n2. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng\nChỉ đạo cơ quan quân sự địa phương, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an cùng cấp trong công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.\n3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp\nỦy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm trong tuyển chọn, gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định tại Điều 35 Luật Nghĩa vụ quân sự.\n4. Trách nhiệm của đơn vị tiếp nhận công dân thực hiện nghĩa vụ\nĐơn vị tiếp nhận công dân thực hiện nghĩa vụ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc tuyển chọn, gọi công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.\n5. Trách nhiệm của công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ\na) Có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi. Nếu có lý do chính đáng mà không thể đến đúng thời gian, địa điểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc và báo cáo Trưởng Công an cấp huyện.\nb) Trong thời gian phục vụ tại ngũ phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 30 Luật Công an nhân dân."
}
] |
60,382 | Người nước ngoài mất giấy phép xuất nhập cảnh thì có được làm lại không? | [
{
"id": 37285,
"text": "\"1. Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 44 của Luật là giấy phép xuất nhập cảnh do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh (theo mẫu NC13 ban hành kèm theo Thông tư này).\n2. Giấy phép xuất nhập cảnh có thời hạn 03 năm; trường hợp bị mất, hư hỏng được xem xét cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh.\"\nTại điểm i khoản 1 Điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định:\n\"Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam có các quyền sau đây:\ni) Người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh được Bộ Công an xem xét cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.\""
}
] | [
{
"id": 37286,
"text": "Thủ tục cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh\n1. Người đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú. Hồ sơ gồm:\na) Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh (theo mẫu NC14 ban hành kèm theo Thông tư này);\nb) Bản chụp thẻ thường trú kèm theo bản chính để đối chiếu đối với người đã được cấp thẻ thường trú;\nc) Đơn giải trình về thời gian đã tạm trú tại Việt Nam, có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người không quốc tịch tạm trú đối với người chưa được giải quyết cho thường trú;\nd) Giấy phép xuất nhập cảnh đã cấp, đối với trường hợp đề nghị cấp lại do giấy phép xuất nhập cảnh bị hư hỏng;\nđ) Đơn báo mất, đối với trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh do bị mất (không cần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi bị mất).\n2. Giải quyết cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh:\na) Đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh:\nTrong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh.\nb) Đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:\nTrong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét và chuyển hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh về Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh trong thời hạn 02 ngày làm việc."
},
{
"id": 237586,
"text": "Thủ tục cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh\n...\n2. Giải quyết cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh:\na) Đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh:\nTrong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh.\nb) Đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:\nTrong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét và chuyển hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh về Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh trong thời hạn 02 ngày làm việc."
},
{
"id": 134512,
"text": "Thủ tục: Cấp giấy phép vào khu vực cấm, khu vực biên giới cho người nước ngoài tại Công an cấp tỉnh\n- Trình tự thực hiện:\nBước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.\nBước 2: Nộp hồ sơ\n* Người nước ngoài xin cấp giấy phép vào khu vực cấm, khu vực biên giới tại Việt Nam phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để làm thủ tục với Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công cấp an tỉnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nộp hồ sơ tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công cấp an tỉnh.\nTrường hợp người nước ngoài xin cấp giấy phép vào khu vực cấm, khu vực biên giới để giải quyết việc riêng của cá nhân người đó thì có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công cấp an tỉnh.\n* Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:\n+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cấp giấy hẹn trả kết quả cho người đề nghị cấp giấy phép; yêu cầu nộp phí cho cán bộ thu phí. Cán bộ thu phí thu tiền, giao biên lai thu tiền cho người đề nghị cấp giấy phép.\n+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đề nghị cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ.\n* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).\n…"
},
{
"id": 461699,
"text": "Cá nhân (bao gồm cả cá nhân là người nước ngoài) xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới bằng hộ chiếu, giấy thông hành hoặc chứng minh thư biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt nam hoặc của nước có chung biên giới cấp có mang theo người tiền mặt là Đồng Việt Nam, tiền của nước có chung biên giới hay ngoại tệ khác vượt mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Trường hợp xuất cảnh từ Việt Nam ra nước ngoài mang trên mức quy định phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các quy định về mức Đồng Việt Nam, mức tiền của nước có chung biên giới hay các loại ngoại tệ khác được mang ra, mang vào khi xuất, nhập cảnh và thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép đối với các trường hợp xuất cảnh mang vượt mức quy định thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. 4. Được mang theo người khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới. Cá nhân (bao gồm cả cá nhân là người nước ngoài) xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới bằng hộ chiếu, giấy thông hành hoặc chứng minh thư biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt nam hoặc của nước có chung biên giới cấp có mang theo người tiền mặt là Đồng Việt Nam, tiền của nước có chung biên giới hay ngoại tệ khác vượt mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Trường hợp xuất cảnh từ Việt Nam ra nước ngoài mang trên mức quy định phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các quy định về mức Đồng Việt Nam, mức tiền của nước có chung biên giới hay các loại ngoại tệ khác được mang ra, mang vào khi xuất, nhập cảnh và thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép đối với các trường hợp xuất cảnh mang vượt mức quy định thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.\n5. Đầu tư vào Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu đối với trường hợp là công dân nước ngoài. Việc đầu tư thực hiện theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. 5. Đầu tư vào Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu đối với trường hợp là công dân nước ngoài. Việc đầu tư thực hiện theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành."
}
] |
8,073 | Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay có thể được bổ sung trong thời hạn bao nhiêu ngày? | [
{
"id": 70475,
"text": "Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký các quyền đối với tàu bay\n...\n4. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận quyền chiếm hữu tàu bay hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay; thu hồi Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận quyền chiếm hữu tàu bay hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay trừ trường hợp bị mất; đăng thông tin trên Trang thông tin điện tử của Cục Hàng không Việt Nam; trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.\nTrường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hướng dẫn người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký các quyền đối với tàu bay hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định."
}
] | [
{
"id": 565702,
"text": "Điều 19. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký các quyền đối với tàu bay\n1. Giấy chứng nhận đăng ký các quyền đối với tàu bay đã cấp nếu bị rách, hư hỏng hoặc bị mất thì người đề nghị đăng ký phải thực hiện thủ tục để được cấp lại theo quy định tại Nghị định này.\n2. Người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký các quyền đối với tàu bay gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin ghi trong hồ sơ.\n3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký các quyền đối với tàu bay bao gồm:\na) Tờ khai theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu) giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký.\n4. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận quyền chiếm hữu tàu bay hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay; thu hồi Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận quyền chiếm hữu tàu bay hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay trừ trường hợp bị mất; đăng thông tin trên Trang thông tin điện tử của Cục Hàng không Việt Nam; trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hướng dẫn người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký các quyền đối với tàu bay hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.\n5. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký các quyền đối với tàu bay nộp lệ phí theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 453689,
"text": "Trường hợp chủ sở hữu tàu bay, người cho thuê tàu bay đề nghị xuất khẩu tàu bay thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đề nghị đăng ký tàu bay, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”\n7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau: “2. Tàu bay mang quốc tịch Việt Nam không được có dấu hiệu có nội dung hoặc hình thức giống hoặc có thể gây nhầm lẫn với tàu bay mang quốc tịch của quốc gia khác.”\n8. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 13 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 13 như sau: “a) Hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam có chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, kích thước cân đối và phù hợp với từng loại tàu bay; được sơn hoặc gắn ở hai mặt ngoài của cánh đuôi đứng hoặc hai bên phần đầu thân của tàu bay.”\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 13 như sau: “4. Đối với tàu bay nặng hơn không khí nhưng không có bộ phận đáp ứng theo quy định tại khoản 3 Điều này và tàu bay khác không phải tàu bay nặng hơn không khí, việc sơn hoặc gắn dấu hiệu do người đăng ký tàu bay quyết định và phải phù hợp với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”\nc) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 13 như sau: “5. Trường hợp tàu bay được thuê có tổ bay, tàu bay phải được sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký theo quy định tại Nghị định này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhập khẩu vào Việt Nam.”\n9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau: “1. Người thuê mua tàu bay, người thuê tàu bay có thời hạn từ 06 tháng trở lên đề nghị đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin ghi trong hồ sơ.”\n10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 20 như sau: “3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký quyền sở hữu tàu bay theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; thu hồi Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay đã cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay bị mất. Trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hướng dẫn người đề nghị xóa đăng ký hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.”\n11. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 21 như sau: “3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; thu hồi Giấy chứng nhận quyền chiếm hữu tàu bay đã cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận quyền chiếm hữu tàu bay bị mất. Trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do."
},
{
"id": 106956,
"text": "Thủ tục đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay\n1. Người thuê mua tàu bay, người thuê tàu bay có thời hạn từ 06 tháng trở lên đề nghị đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin ghi trong hồ sơ.\n..."
},
{
"id": 89114,
"text": "Giải quyết khiếu nại, kiến nghị; sửa chữa, bổ sung, điều chỉnh thông tin về đăng ký quốc tịch tàu bay, đăng ký các quyền đối với tàu bay và đăng ký văn bản IDERA\n...\n4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc sửa chữa, bổ sung, điều chỉnh thông tin về đăng ký quốc tịch tàu bay, đăng ký các quyền đối với tàu bay và đăng ký văn bản IDERA, cấp Giấy chứng nhận mới hoặc ban hành văn bản liên quan.\nTrường hợp từ chối việc sửa chữa, bổ sung, điều chỉnh thông tin về đăng ký quốc tịch tàu bay, đăng ký các quyền đối với tàu bay và đăng ký văn bản IDERA thì Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.\nCác Giấy chứng nhận mới hoặc văn bản liên quan được Cục Hàng không Việt Nam ban hành sau quá trình sửa chữa, bổ sung hoặc điều chỉnh sẽ thay thế cho các giấy chứng nhận, văn bản tương ứng ban đầu."
}
] |
105,556 | Đơn vị quản lý viên chức đưa ra quyết định nghỉ hưu đối với viên chức trong thời gian nào? | [
{
"id": 127296,
"text": "7. Các quy định liên quan đến quyết định nghỉ hưu:\na) Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, cơ quan, đơn vị quản lý viên chức phải ra quyết định nghỉ hưu;\nb) Căn cứ quyết định nghỉ hưu quy định tại điểm a khoản này, cơ quan, đơn vị quản lý viên chức phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội tiến hành các thủ tục theo quy định để viên chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu;\nc) Viên chức được nghỉ hưu có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận ít nhất trước 03 ngày làm việc tính đến thời điểm nghỉ hưu;\nd) Kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu, viên chức được nghỉ hưu và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.”. "
}
] | [
{
"id": 14266,
"text": "\"Điều 59. Thủ tục nghỉ hưu\n1. Thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 của tháng liền kề sau tháng viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.\n2. Thời điểm nghỉ hưu được tính lùi lại khi có một trong các trường hợp sau:\na) Không quá 01 tháng đối với một trong các trường hợp: Thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; viên chức có vợ hoặc chồng, bố, mẹ (vợ hoặc chồng), con từ trần, bị Tòa án tuyên bố mất tích; bản thân và gia đình viên chức bị thiệt hại do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn;\nb) Không quá 03 tháng đối với trường hợp bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện;\nc) Không quá 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện.\n3. Viên chức được lùi thời điểm nghỉ hưu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì chỉ được thực hiện đối với một trường hợp có thời gian lùi thời điểm nghỉ hưu nhiều nhất.\n4. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định việc lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều này.\n5. Trường hợp viên chức không có nguyện vọng lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức giải quyết cho viên chức được nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này.\n6. Trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, cơ quan, đơn vị quản lý viên chức phải ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu để viên chức biết và chuẩn bị người thay thế.\n7. Các quy định liên quan đến quyết định nghỉ hưu:\na) Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, cơ quan, đơn vị quản lý viên chức phải ra quyết định nghỉ hưu;\nb) Căn cứ quyết định nghỉ hưu quy định tại điểm a khoản này, cơ quan, đơn vị quản lý viên chức phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội tiến hành các thủ tục theo quy định để viên chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu;\nc) Viên chức được nghỉ hưu có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận ít nhất trước 03 ngày làm việc tính đến thời điểm nghỉ hưu;\nd) Kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu, viên chức được nghỉ hưu và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.\""
},
{
"id": 545327,
"text": "Khoản 2. Tiếp nhận, điều động, biết phái, nghỉ hưu, thôi việc\na) Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp được quyết định: - Tiếp nhận cán bộ, viên chức ngoài đơn vị về công tác (trừ việc tiếp nhận để bổ nhiệm giữ chức vụ cấp trưởng và cấp phó của đơn vị phải do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định); - Điều động, biệt phái đối với cán bộ, viên chức trong nội bộ đơn vị theo quy định của pháp luật; - Thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, viên chức trong đơn vị thuộc các ngạch trong phạm vi thẩm quyền bổ nhiệm; đối với cán bộ, viên chức giữ các ngạch không thuộc thẩm quyền bổ nhiệm thì việc quyết định cho thôi việc, nghỉ hưu phải do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật. Đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm lập sổ bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ nghỉ hưu, thôi việc đối với cán bộ, viên chức của đơn vị theo phân cấp quản lý và quy định của pháp luật.\nb) Việc điều động, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc đối với cấp trưởng và cấp phó của đơn vị sự nghiệp do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ."
},
{
"id": 256907,
"text": "Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ\n...\n12. Về thủ tục nghỉ hưu:\na) Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ\n- Thông báo về thời điểm nghỉ hưu đối với cấp phó của người đứng đầu, lãnh đạo, viên chức thuộc văn phòng, phòng, ban trực thuộc, văn phòng các tổ chức Đảng, đoàn thể đơn vị.\n- Quyết định nghỉ hưu đối với lãnh đạo các tổ chức trực thuộc đơn vị và viên chức thuộc văn phòng, phòng, ban trực thuộc (trừ chức danh do Bộ trưởng quyết định), văn phòng các tổ chức Đảng, đoàn thể đơn vị.\n- Trình Bộ trưởng quyết định nghỉ hưu đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I (nếu có).\nb) Người đứng đầu các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ có tư cách pháp nhân\n- Thông báo thời điểm nghỉ hưu cho cấp phó của người đứng đầu và viên chức do tổ chức quản lý, sử dụng (trừ chức danh do người đứng đầu cấp trên trực tiếp thông báo).\n- Quyết định nghỉ hưu đối với viên chức, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên do tổ chức quản lý (trừ chức danh do người đứng đầu cấp trên trực tiếp quyết định).\n- Báo cáo người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ trình Bộ trưởng quyết định nghỉ hưu đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I (nếu có).\n..."
},
{
"id": 49959,
"text": "\"Điều 46. Chế độ hưu trí\n1. Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.\n2. Trước 06 tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức phải thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức ra quyết định nghỉ hưu.\n3. Đơn vị sự nghiệp công lập có thể ký hợp đồng vụ, việc với người hưởng chế độ hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người hưởng chế độ hưu trí có nguyện vọng; trong thời gian hợp đồng, ngoài khoản thù lao theo hợp đồng, người đó được hưởng một số chế độ, chính sách cụ thể về cơ chế quản lý bảo đảm điều kiện cho hoạt động chuyên môn do Chính phủ quy định.\""
}
] |
50,023 | Trình tự bầu Tổng Kiểm toán nhà nước được pháp luật quy định như thế nào? | [
{
"id": 61645,
"text": "Trình tự quyết định số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội\n1. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội quyết định số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự sau đây:\na) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình Quốc hội số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và dự thảo nghị quyết về số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa mới;\nb) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khóa trước có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;\nc) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;\nd) Quốc hội thảo luận;\nđ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;\ne) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.\n2. Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, trong trường hợp cần thiết, Quốc hội quyết định số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này.\n3. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự sau đây:\na) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội;\nb) Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử;\nc) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khóa trước có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;\nd) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có);\nđ) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội;\ne) Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;\ng) Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín;\nh) Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;\ni) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội;\nk) Quốc hội thảo luận;\nl) Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;\nm) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết;\nn) Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ.\n4. Tại các kỳ họp sau kỳ họp thứ nhất, trong trường hợp cần thiết, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo trình tự quy định tại khoản 3 Điều này."
}
] | [
{
"id": 101632,
"text": "Tổng Kiểm toán nhà nước\n1. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước.\n2. Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.\n3. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tục."
},
{
"id": 66135,
"text": "Tổng Kiểm toán nhà nước\n...\n3. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tục."
},
{
"id": 465040,
"text": "Điều 37. Trình tự bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội\n1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội.\n2. Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.\n3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.\n4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).\n5. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội.\n6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.\n7. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.\n8. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.\n9. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội.\n10. Quốc hội thảo luận.\n11. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.\n12. Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết."
},
{
"id": 66137,
"text": "Tổng Kiểm toán nhà nước\n...\n2. Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.\n..."
},
{
"id": 117462,
"text": "Điều 118.\n1. Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.\n2. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định.\nTổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.\n3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật định."
}
] |
20,993 | Người học ngành chăm sóc sắc đẹp trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức tối thiểu nào? | [
{
"id": 84955,
"text": "Kiến thức\n- Mô tả được vị trí, vai trò của nghề Chăm sóc sắc đẹp và đặc trưng của hoạt động Chăm sóc sắc đẹp;\n- Mô tả được hoạt động của các nhiệm vụ trong dịch vụ làm đẹp, mối quan hệ giữa các dịch vụ làm đẹp trong các spa, salon;\n- Trình bày được các quy trình kỹ thuật cơ bản của Chăm sóc sắc đẹp: Chăm sóc da, chăm sóc móng, trang điểm, chăm sóc khách hàng, chăm sóc chuyên sâu về da, quy trình massage bấm huyệt và các dịch vụ khác;\n- Tiếp nhận, hiểu rõ các yêu cầu phản hồi của khách hàng về dịch vụ;\n- Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ, mỹ phẩm chủ yếu của các kỹ thuật trong cơ sở chăm sóc sắc đẹp và giải thích công dụng của chúng;\n- Trình bày được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong Cơ sở làm đẹp để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;\n- Trình bày được các tiêu chuẩn 5S tại nơi làm việc;\n- Mô tả quy trình vận hành kết nối mạng tại cơ sở làm việc;\n- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định."
}
] | [
{
"id": 65410,
"text": " Nội dung quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo\nKhối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo bao gồm các nội dung sau:\n1. Tên ngành, nghề đào tạo\n2. Trình độ đào tạo\n3. Khối lượng kiến thức tối thiểu\n4. Yêu cầu về năng lực\na) Yêu cầu về kiến thức;\nb) Yêu cầu về kỹ năng;\nc) Mức độ tự chủ và trách nhiệm.."
},
{
"id": 565745,
"text": "Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm:\n1. Ngành, nghề: Hướng dẫn du lịch;\n2. Ngành, nghề: Điều hành tour du lịch;\n3. Ngành, nghề: Quản trị du lịch MICE;\n4. Ngành, nghề: Quản trị lữ hành;\n5. Ngành, nghề: Quản trị lễ tân;\n6. Ngành, nghề: Quản trị buồng phòng;\n7. Ngành, nghề: Quản trị khách sạn;\n8. Ngành, nghề: Quản trị khu Resort;\n9. Ngành, nghề: Quản trị nhà hàng;\n10. Ngành, nghề: Kỹ thuật pha chế đồ uống;\n11. Ngành, nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn;\n12. Ngành, nghề: Quản trị dịch vụ giải trí, thể thao;\n13. Ngành, nghề: Chăm sóc sắc đẹp."
},
{
"id": 17194,
"text": "1. Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo việc tổ chức xây dựng và ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được tại các trường.\n2. Chỉ đạo việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo phù hợp với những thay đổi của khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất và dịch vụ của thị trường lao động."
},
{
"id": 17196,
"text": "1. Căn cứ vào Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo được ban hành để tổ chức xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa và thẩm định, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng ngành, nghề đào tạo của trường mình.\n2. Kiểm tra, thanh tra nội bộ và tự đánh giá việc tổ chức thực hiện các quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của trường."
},
{
"id": 17189,
"text": "1. Chuẩn bị\na) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ra Quyết định Thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo (sau đây gọi là Ban chủ nhiệm).\nb) Tổ chức tập huấn phương pháp, quy trình xây dựng cho Ban chủ nhiệm.\n2. Ban chủ nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo theo các bước sau:\na) Xây dựng kế hoạch tổng hợp, kế hoạch chi tiết và thời gian tổ chức thực hiện.\nb) Nghiên cứu, điều tra khảo sát về: tiêu chuẩn nghề nghiệp tại các doanh nghiệp; tiêu chuẩn bậc thợ, vị trí việc làm, chức danh trong doanh nghiệp; hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.\nc) Tổ chức biên soạn mục tiêu, cấu trúc và nội dung Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo được giao (mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo).\nd) Tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, giáo viên, các nhà tuyển dụng lao động để hoàn thiện nội dung dự thảo.\nđ) Gửi bản dự thảo để lấy ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp, các nhà quản lý chuyên môn và quản lý đào tạo.\ne) Sửa chữa, biên tập tổng thể nội dung dự thảo trên cơ sở thu thập và phân tích các ý kiến góp ý, phản hồi.\n3. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra và giám sát trong quá trình tổ chức xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo.\n4. Tổ chức thẩm định Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo.\n5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo để áp dụng trên toàn quốc."
}
] |
156,411 | Các thông tin nào mà cơ quan, tổ chức tiếp công dân cần công bố công khai tại trụ sở cơ quan mình? | [
{
"id": 115075,
"text": "\"Điều 24. Công bố thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân\n1. Ban tiếp công dân ở trung ương, Ban tiếp công dân cấp tỉnh, Ban tiếp công dân cấp huyện có trách nhiệm niêm yết công khai tại Trụ sở tiếp công dân lịch tiếp công dân của lãnh đạo các cơ quan Đảng và Nhà nước ở trung ương hoặc địa phương, danh sách các cơ quan, tổ chức, đơn vị có đại diện cùng tham dự buổi tiếp công dân và nội dung tập trung giải quyết tại từng buổi tiếp công dân.\n2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm niêm yết công khai thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị, tại địa điểm tiếp công dân và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, đơn vị (nếu có).\nNội dung thông tin cần công bố bao gồm:\na) Nơi tiếp công dân;\nb) Thời gian tiếp công dân thường xuyên;\nc) Lịch tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; thành phần tham dự và dự kiến nội dung tiếp công dân của các buổi tiếp công dân định kỳ.\n3. Lịch tiếp công dân của đại diện Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được niêm yết công khai tại địa điểm tiếp công dân của Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội, nơi tiếp công dân của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.\n4. Lịch tiếp công dân quy định tại khoản 1, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này được niêm yết chậm nhất là 05 ngày làm việc, trước ngày tiếp công dân; trường hợp không thể thực hiện việc tiếp công dân theo lịch đã công bố do có lý do chính đáng thì có thể lùi lịch tiếp công dân sang thời gian khác và phải thông báo cụ thể thời gian dự kiến tiếp công dân tại nơi tiếp công dân.\""
}
] | [
{
"id": 607060,
"text": "Khoản 2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm niêm yết công khai thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị, tại địa điểm tiếp công dân và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, đơn vị (nếu có). Nội dung thông tin cần công bố bao gồm:\na) Nơi tiếp công dân;\nb) Thời gian tiếp công dân thường xuyên;\nc) Lịch tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; thành phần tham dự và dự kiến nội dung tiếp công dân của các buổi tiếp công dân định kỳ."
},
{
"id": 67244,
"text": "Nội dung, hình thức công khai với Nhân dân\n1. Nội dung công khai với Nhân dân\na) Địa chỉ nơi tiếp công dân.\nb) Họ tên, cấp bậc, chức vụ của cán bộ được phân công tiếp công dân tại nơi tiếp công dân.\nc) Nội quy, thời gian tiếp công dân thường xuyên, lịch tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tại nơi tiếp công dân.\n2. Hình thức công khai với Nhân dân\nCăn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:\na) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.\nb) Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an."
},
{
"id": 4905,
"text": "1. Về hình thức công khai: Công bố tại cuộc họp nơi người bị tố cáo công tác; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố cáo, đã ban hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.\n2. Về nội dung công khai, đối tượng được công khai.\n3. Về thời gian công khai, số lần thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng."
},
{
"id": 490302,
"text": "Điều 11. Tiếp công dân của Hội đồng nhân dân các cấp. Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp thay mặt Hội đồng nhân dân tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật tiếp công dân và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc tiếp công dân được quy định như sau:\n1. Lịch tiếp công dân phải được niêm yết công khai tại Trụ sở Hội đồng nhân dân và nơi tiếp công dân, đồng thời công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.\n2. Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp cử đại diện tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được công bố."
}
] |
120,283 | Việc tiếp cận nguồn gen không được thực hiện trong trường hợp nào? | [
{
"id": 196173,
"text": "NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG\nA. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG\n...\n4. Cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen\n...\n4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính\n- Đối với tổ chức: có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập.\n- Việc tiếp cận nguồn gen không thuộc một trong các trường hợp sau:\n+ Nguồn gen của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;\n+ Việc sử dụng nguồn gen có nguy cơ gây hại đối với con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia.\n..."
}
] | [
{
"id": 559493,
"text": "Điều 59. Giấy phép tiếp cận nguồn gen\n1. Các điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen bao gồm:\na) Đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;\nb) Đã ký hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen;\nc) Việc tiếp cận nguồn gen không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.\n2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm có:\na) Đơn đề nghị tiếp cận nguồn gen;\nb) Bản sao hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen.\n3. Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải có các nội dung chủ yếu sau đây:\na) Mục đích sử dụng nguồn gen;\nb) Nguồn gen được tiếp cận và khối lượng thu thập;\nc) Địa điểm tiếp cận nguồn gen;\nd) Các hoạt động được thực hiện liên quan đến nguồn gen;\nđ) Định kỳ báo cáo kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại liên quan đến nguồn gen được tiếp cận.\n4. Các trường hợp không cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm có:\na) Nguồn gen của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;\nb) Việc sử dụng nguồn gen có nguy cơ gây hại đối với con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia.\n5. Trường hợp vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có quyền cấp phép tiếp cận nguồn gen mà không cần phải có sự đồng ý của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen.\n6. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen."
},
{
"id": 50344,
"text": "1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen chỉ được sử dụng nguồn gen cho các mục đích đã đăng ký; khi có nhu cầu thay đổi mục đích tiếp cận, phải thực hiện các quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Nghị định này để được cấp mới Giấy phép tiếp cận nguồn gen.\n2. Yêu cầu đối với việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cho bên thứ ba:\na) Trường hợp chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen không làm thay đổi mục đích sử dụng đã được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân chuyển giao phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đã cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;\nb) Trường hợp chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen kèm theo việc thay đổi mục đích sử dụng đã được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen, bên thứ ba phải thỏa thuận và ký Hợp đồng với Bên cung cấp và thực hiện các quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Nghị định này trước khi tiếp nhận nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen;\nc) Việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen cho bên thứ ba phải bao gồm chuyển giao các nghĩa vụ được quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen và Hợp đồng đã ký giữa Bên cung cấp và Bên tiếp cận, bao gồm cả quy định về chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen cho Bên cung cấp.\n3. Việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo từ sử dụng nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguồn gen đã tiếp cận và tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này."
},
{
"id": 605349,
"text": "Điều 18. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen và cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen\n1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật Đa dạng sinh học để được cấp phép tiếp cận nguồn gen.\n2. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen được quy định như sau:\na) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải đăng ký bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nguồn gen;\nb) Sau khi đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp nhận việc đăng ký tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân tiến hành ký văn bản thỏa thuận về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen. Văn bản thỏa thuận về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen;\nc) Gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 điều này cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen.\n3. Giấy phép tiếp cận nguồn gen được quy định như sau:\na) Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với loài được ưu tiên bảo vệ;\nb) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với các trường hợp khác không thuộc quy định tại điểm a khoản này;\nc) Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quy định tại điểm a, b khoản này có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đã đề nghị cấp phép tiếp cận nguồn gen và nêu rõ lý do;\nd) Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi điều tra, thu thập mẫu vật di truyền, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen là đối tượng tiếp cận. Giấy phép tiếp cận nguồn gen do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường."
},
{
"id": 50346,
"text": "Nội dung và thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen\n1. Giấy phép tiếp cận nguồn gen được lập theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.\n2. Thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch tiếp cận nguồn gen tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen nhưng tối đa không quá 03 năm.\n3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen có quyền đưa nguồn gen đó ra nước ngoài, trừ trường hợp nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen bị cấm, hạn chế xuất khẩu."
},
{
"id": 50348,
"text": "1. Giấy phép tiếp cận nguồn gen bị thu hồi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện một trong các trường hợp sau:\na) Tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin giả mạo để được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;\nb) Hoạt động tiếp cận và sử dụng nguồn gen gây hại con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia của Việt Nam;\nc) Tiến hành hoạt động tiếp cận và sử dụng nguồn gen ngoài phạm vi được cấp phép;\nd) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.\n2. Chậm nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin về hành vi vi phạm hoặc khiếu nại về Giấy phép tiếp cận nguồn gen, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép phải hoàn thành việc xử lý hồ sơ để ra quyết định về việc thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đã cấp. Quyết định thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen được lập theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.\n3. Kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải thực hiện các yêu cầu sau:\na) Không được tiếp tục tiếp cận, sử dụng nguồn gen đã được cấp phép;\nb) Phải tiếp tục thực hiện các thỏa thuận về chia sẻ lợi ích đối với nguồn gen đã tiếp cận theo quy định tại Hợp đồng đã ký;\nc) Phải bồi thường thiệt hại và phục hồi môi trường, đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật Việt Nam (nếu có)."
}
] |
68,321 | Người lao động thuộc Bộ Giao thông vận tải đi nước ngoài giải quyết việc riêng khi không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền thì xử lý như thế nào? | [
{
"id": 126360,
"text": "Nguyên tắc thực hiện\n...\n3. Công chức, viên chức đi nước ngoài về việc riêng có trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ bí mật nhà nước; công chức, viên chức là đảng viên khi đi nước ngoài giải quyết việc riêng còn phải tuân thủ các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.\n4. Tổng số ngày đi nước ngoài để giải quyết việc riêng trong năm (gồm cả Thứ Bảy, Chủ Nhật và Ngày lễ) đối với mỗi công chức, viên chức không vượt quá số ngày được nghỉ theo chế độ của năm đó (được cộng thêm ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, nghỉ Lễ, Tết trùng kỳ nghỉ).\nTrường hợp đặc biệt, cần nghỉ gộp phép, nghỉ không hưởng lương để đi nước ngoài giải quyết việc riêng thì phải được cấp có thẩm quyền xem xét, đồng ý trước khi đi. Hạn chế đi nước ngoài giải quyết việc riêng vào những dịp cơ quan, đơn vị cần tập trung để hoàn thành nhiệm vụ được giao.\nTrường hợp công chức, viên chức có một trong các vi phạm nêu tại Điều 3 Quy chế này hoặc đi nước ngoài giải quyết việc riêng khi không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền phải viết bản tường trình, kiểm điểm và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành."
}
] | [
{
"id": 33319,
"text": "1. Người đứng đầu tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.\n2. Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết."
},
{
"id": 116558,
"text": "Nguyên tắc thực hiện\n1. Người lao động có nhu cầu ra nước ngoài để giải quyết việc riêng phải xin phép bằng Đơn gửi cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết và chỉ được xuất cảnh khi đã được cấp có thẩm quyền đồng ý (trừ trường hợp đặc biệt cần giải quyết việc riêng có tính chất khẩn cấp thì phải báo cáo cấp trực tiếp quản lý).\n2. Việc cho phép người lao động ra nước ngoài giải quyết việc riêng phải thống nhất với thẩm quyền quản lý người lao động và phân cấp tại Quy chế này; phát huy tính chủ động và gắn trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trong việc xem xét, cho phép người lao động ra nước ngoài giải quyết việc riêng; việc chấp hành Quy chế này là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại thi đua khen thưởng hàng năm đối với tổ chức, cá nhân.\n3. Người lao động đi nước ngoài về việc riêng có trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ bí mật Nhà nước. Đảng viên khi ra nước ngoài giải quyết việc riêng còn phải tuân thủ các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, thực hiện các nhiệm vụ của đảng viên và báo cáo theo quy định.\n..."
},
{
"id": 137974,
"text": "Nguyên tắc thực hiện\n...\n3. Người lao động đi nước ngoài về việc riêng có trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ bí mật Nhà nước. Đảng viên khi ra nước ngoài giải quyết việc riêng còn phải tuân thủ các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, thực hiện các nhiệm vụ của đảng viên và báo cáo theo quy định.\n4. Tổng số ngày ra nước ngoài để giải quyết việc riêng trong năm (gồm cả Thứ Bảy, Chủ Nhật và Ngày lễ) đối với mỗi người lao động không vượt quá số ngày được nghỉ theo chế độ của năm đó (được cộng thêm ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, nghỉ Lễ, Tết trùng kỳ nghỉ).\nTrường hợp đặc biệt, cần nghỉ gộp phép, nghỉ không hưởng lương để ra nước ngoài giải quyết việc riêng thì phải được cấp có thẩm quyền xem xét, đồng ý trước khi đi. Hạn chế ra nước ngoài giải quyết việc riêng vào những dịp cơ quan, đơn vị cần tập trung làm việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.\n..."
},
{
"id": 151780,
"text": "Nguyên tắc thực hiện\n1. Công chức, viên chức có nhu cầu đi nước ngoài để giải quyết việc riêng phải xin phép bằng Đơn (theo mẫu) trước khi đi, đảm bảo đủ thời gian được quy định cụ thể tại Quy chế này (không kể thời gian chuyển Đơn) để Thủ trưởng các cấp xem xét, giải quyết và chỉ đi khi được cấp có thẩm quyền đồng ý.\n2. Khi đi nước ngoài giải quyết việc riêng, công chức, viên chức không được làm những việc ngoài mục đích chuyến đi đã nêu trong Đơn.\n3. Khi ở nước ngoài phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại.\n4. Không được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ để đi nước ngoài với mục đích cá nhân.\n5. Tổng số ngày đi nước ngoài giải quyết việc riêng trong năm không vượt quá số ngày được nghỉ theo chế độ của năm đó (được cộng thêm ngày nghỉ Thứ bảy-Chủ nhật, nghỉ Lễ-Tết trùng kỳ nghỉ).\nTrường hợp đặc biệt, cần nghỉ gộp phép, nghỉ không hưởng lương để đi nước ngoài giải quyết việc riêng thì phải được cấp có thẩm quyền xem xét, cho nghỉ bằng quyết định riêng trước khi đi.\n6. Kinh phí chuyến đi do công chức, viên chức tự chi trả."
}
] |
16,546 | Giáo viên mầm non sinh con vào dịp nghỉ hè được hưởng chế độ thai sản như thế nào? | [
{
"id": 79985,
"text": "\"3. [...] Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.\""
}
] | [
{
"id": 11850,
"text": "1. Lao động nữ khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, được hướng dẫn cụ thể như sau:\na) Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu.\nVí dụ 19: Đồng chí Đại úy Hoàng Thị Phương, có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên, mang thai đến tháng thứ 8 thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc thì thai bị chết lưu. Như vậy, đồng chí Phương ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.\nb) Trường hợp lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh mà con bị chết, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được hưởng chế độ theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.\n2. Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, được hướng dẫn như sau:\na) Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con, thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng cuối cùng của người mẹ trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;\nb) Trường hợp cả người cha và người mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng cuối cùng của người cha trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;\nc) Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà chết thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ;\nd) Trường hợp cả người cha và người mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chỉ có người cha đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha;\nđ) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại Điểm b và Điểm d Khoản này tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ;\ne) Trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha;\ng) Đối với trường hợp quy định tại Điểm b, d và e Khoản này mà người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.\n3. Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có con bị chết hoặc chết lưu thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.\nTrường hợp tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội đối với từng thai chết lưu, không tính trùng thời gian hưởng.\nTrường hợp tất cả các con sinh ra đều bị chết sau khi sinh thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, áp dụng đối với con chết sau cùng."
},
{
"id": 480636,
"text": "Khoản 1. Lao động nữ khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, được hướng dẫn cụ thể như sau:\na) Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu. Ví dụ 19: Đồng chí Đại úy Hoàng Thị Phương, có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên, mang thai đến tháng thứ 8 thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc thì thai bị chết lưu. Như vậy, đồng chí Phương ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.\nb) Trường hợp lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh mà con bị chết, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được hưởng chế độ theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội."
},
{
"id": 501113,
"text": "Khoản 1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:\na) Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu. Ví dụ 15: Chị C liên tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 năm, mang thai đến tháng thứ 8 thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc thì thai bị chết lưu. Như vậy, chị C ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.\nb) Trường hợp lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh con mà con bị chết, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được hưởng chế độ quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội."
},
{
"id": 463949,
"text": "Điều 3. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên\n1. Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:\na) 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);\nb) 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;\nc) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;\nd) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.\n2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:\na) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);\nb) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành. Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định."
},
{
"id": 480637,
"text": "Khoản 2. Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, được hướng dẫn như sau:\na) Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con, thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng cuối cùng của người mẹ trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;\nb) Trường hợp cả người cha và người mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng cuối cùng của người cha trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;\nc) Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà chết thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ;\nd) Trường hợp cả người cha và người mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chỉ có người cha đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha;\nđ) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại Điểm b và Điểm d Khoản này tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ;\ne) Trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha;\ng) Đối với trường hợp quy định tại Điểm b, d và e Khoản này mà người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội."
}
] |
99,546 | Cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất năm 2023 như thế nào? | [
{
"id": 40805,
"text": "Mức lương cơ sở\n1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:\na) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;\nb) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;\nc) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.\n2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.\n3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).\n4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.\n"
}
] | [
{
"id": 585913,
"text": "Điều 4. Cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật. Việc tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 8 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:\n1. Cách tính tiền phụ cấp trách nhiệm công việc giảng dạy người khuyết tật hằng tháng Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở. Ví dụ 3: Nhà giáo C là Trưởng khoa trong trường cao đẳng, chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,3; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng. Tiền phụ cấp trách nhiệm giảng dạy người khuyết tật mà nhà giáo C được hưởng hằng tháng tính như sau: Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 x 1.300.000 đồng = 390.000 đồng. Ví dụ 4: Nhà giáo D là nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,2; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng. Tiền phụ cấp trách nhiệm giảng dạy người khuyết tật mà nhà giáo D được hưởng hằng tháng tính như sau: Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,2 x 1.300.000 đồng = 260.000 đồng.\n2. Cách tính tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng Tiền phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng. Ví dụ 5: Trường hợp nhà giáo C tại ví dụ 3 thuộc khoản 1 Điều này được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 70%; hệ số lương hiện hưởng 3,66; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo C được hưởng hằng tháng tính như sau: Tiền phụ cấp ưu đãi = (3,66 + 0,45) x 1.300.000 đồng x 70% = 3.740.100 đồng. Ví dụ 6: Trường hợp nhà giáo D tại ví dụ 4 thuộc khoản 1 Điều này giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập có 15% học viên là người khuyết tật thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 40%; hệ số lương hiện hưởng 3,66. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo D được hưởng hằng tháng tính như sau: Tiền phụ cấp ưu đãi = 3,66 x 1.300.000 đồng x 40% = 1.903.200 đồng.\n3. Thời gian không được tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật"
},
{
"id": 117793,
"text": "Cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật\nViệc tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 8 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:\n1. Cách tính tiền phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng\nTiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở) / (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng.\n...\n2. Cách tính tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng\nTiền phụ cấp ưu đãi = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.\n..."
},
{
"id": 585916,
"text": "Khoản 2. Cách tính tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng Tiền phụ cấp ưu đãi = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng. Ví dụ 9: Trường hợp nhà giáo Đ tại ví dụ 7 thuộc khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 40%; hệ số lương hiện hưởng 3,66; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo Đ được hưởng hằng tháng tính như sau: Tiền phụ cấp ưu đãi = [(3,66 + 0,45) x 1.300.000 đồng] / (400 giờ/12 tháng) x 20 giờ x 40% = 1.282.320 đồng. Ví dụ 10: Trường hợp nhà giáo E tại ví dụ 8 thuộc khoản 1 Điều này không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập có 35% học viên là người khuyết tật thì mức phụ cấp ưu đãi được hưởng là 20%; hệ số lương hiện hưởng 3,66. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo E được hưởng hằng tháng tính như sau: Tiền phụ cấp ưu đãi = (3,66 x 1.300.000 đồng) / (480 giờ / 12 tháng) x 20 giờ x 20% = 475.800 đồng."
},
{
"id": 592885,
"text": "Điều 7. Phụ cấp ưu đãi. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và không hưởng phụ cấp ưu đãi đã quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập."
},
{
"id": 592883,
"text": "Khoản 4. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường chuyên biệt hưởng phụ cấp ưu đãi với mức được quy định tại Điều này và không hưởng phụ cấp ưu đãi với mức đã quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập."
}
] |
29,674 | Tiêu chí xác định bên khoán và bên nhận khoán bảo vệ rừng ra sao? | [
{
"id": 24598,
"text": "Tiêu chí xác định bên khoán và nhận khoán\n1. Bên khoán quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau:\na) Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp và tài sản gắn liền trên đất theo quy định của pháp Luật về đất đai và pháp Luật về bảo vệ và phát triển rừng;\nb) Có kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch và dự án về bảo vệ và phát triển rừng hoặc đề án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước.\n2. Bên nhận khoán quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau:\na) Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm b, c của khoản này;\nb) Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại các điểm a và c của khoản này;\nc) Cộng đồng dân cư thôn nhận khoán đảm bảo đủ Điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán;\nd) Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán lớn hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo."
}
] | [
{
"id": 509423,
"text": "Điều 17. Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng\n1. Đối tượng rừng: Diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế quản lý; diện tích rừng tự nhiên do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý.\n2. Đối tượng được hỗ trợ:\na) Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là hộ gia đình) được nhận khoán bảo vệ rừng;\nb) Cộng đồng dân cư thôn tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là cộng đồng dân cư) được nhận khoán bảo vệ rừng.\n3. Bên khoán và bên nhận khoán:\na) Bên giao khoán bao gồm: Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp xã;\nb) Bên nhận khoán bao gồm: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư.\n4. Mức hỗ trợ và hạn mức khoán bảo vệ rừng:\na) Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng: Theo điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 (sau đây viết tắt là Nghị định số 75/2015/NĐ-CP);\nb) Hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP.\n5. Đối với diện tích rừng giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng quản lý sử dụng kinh phí được hỗ trợ bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 8 Thông tư này để thực hiện khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này; mức khoán bảo vệ rừng thực hiện theo điểm b khoản 4 Điều này.\n6. Phương thức khoán bảo vệ rừng:\na) Thực hiện thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng hằng năm theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP;\nb) Hằng năm, bên giao khoán có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT;\nc) Kết quả nghiệm thu hàng năm là căn cứ để bên giao khoán thanh toán, quyết toán kinh phí."
},
{
"id": 94683,
"text": "Khoán bảo vệ rừng\n1. Đối tượng, tiêu chí, phương thức khoán bảo vệ rừng: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 7 Điều 7 Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).\n2. Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng bình quân: 300.000 đồng/ha/năm. Đối với khoán bảo vệ rừng ven biển, mức hỗ trợ tối đa bằng 1,5 lần mức hỗ trợ bình quân.\n3. Kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng: 50.000 đồng/ha/5 năm, thực hiện cả giai đoạn Chương trình 2021-2025 và được bố trí trong tổng kinh phí khoán bảo vệ rừng cấp cho các đơn vị, địa phương thực hiện Chương trình. Việc hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng chỉ thực hiện 01 lần trước khi tiến hành khoán bảo vệ rừng."
},
{
"id": 615748,
"text": "Điều 4. Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng\n1. Đối tượng rừng: Diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng và Ban quản lý rừng phòng hộ; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được Nhà nước giao cho công ty lâm nghiệp quản lý; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) quản lý.\n2. Đối tượng được nhận hỗ trợ\na) Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là hộ gia đình) được nhận khoán bảo vệ rừng.\nb) Cộng đồng dân cư thôn tại các xã có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là cộng đồng dân cư thôn) được nhận khoán bảo vệ rừng.\n3. Mức hỗ trợ và hạn mức khoán bảo vệ rừng\na) Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng: 400.000 đồng/ha/năm.\nb) Hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ: Tối đa 30 hec-ta (ha) một hộ gia đình.\n4. Phương thức khoán bảo vệ rừng: Thực hiện thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 4545/BNN-TCLN ngày 23/12/2013 về việc khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên. Thời gian hợp đồng là hàng năm, hoặc theo kế hoạch trung hạn 3 năm, 5 năm; cụ thể:\na) Bên giao khoán bao gồm: Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, công ty lâm nghiệp, UBND cấp xã.\nb) Bên nhận khoán bao gồm: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn.\nc) Hàng năm, bên giao khoán có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BNN ngày 24/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên; Quyết định số 59/2007/QĐ-BNN ngày 19/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Điều Quyết định số 06/2005/QĐ-BNN và các quy định, hướng dẫn hiện hành. Kết quả nghiệm thu hàng năm là căn cứ để bên giao khoán thanh toán, quyết toán kinh phí."
},
{
"id": 509404,
"text": "Khoản 4. Tiêu chí xác định bên khoán và bên nhận khoán: Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP. Đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, diện tích rừng giao cho tổ chức, đơn vị quản lý, bên giao khoán là Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, đơn vị quản lý và bên nhận khoán là đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này."
}
] |
62,397 | Công chứng viên cho người khác sử dụng thẻ công chứng viên để hành nghề công chứng thì bị xử phạt như thế nào? | [
{
"id": 131352,
"text": "Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng\n...\n5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Sử dụng thẻ công chứng viên của người khác để hành nghề công chứng;\nb) Hành nghề trong thời gian bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên.\n6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Hành nghề công chứng khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;\nb) Giả mạo chữ ký của công chứng viên;\n...\n8. Hình thức xử phạt bổ sung:\na) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, đ, i, m và q khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này;\nb) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 4, các điểm c và d khoản 6 Điều này;\nc) Tịch thu tang vật là quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên hoặc thẻ công chứng viên bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 4 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 2 Điều này.\n9. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm m khoản 2 và điểm h khoản 4 Điều này;\nb) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3, điểm i khoản 4, khoản 5, điểm a khoản 6 và khoản 7 Điều này;\nc) Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại các điểm m và q khoản 3, các điểm a, b, d, đ, e, g, p và q khoản 4, khoản 5, các điểm b và c khoản 6 Điều này."
}
] | [
{
"id": 1637,
"text": "1. Người đã hoàn thành tập sự hành nghề công chứng trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì không phải nộp bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.\n2. Người đã được miễn nhiệm công chứng viên theo nguyện vọng cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 16 của Luật Công chứng. Người đề nghị bổ nhiệm lại nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đã đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.\nViệc bổ nhiệm lại cho người bị miễn nhiệm công chứng viên trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 16 của Luật Công chứng.\n3. Công chứng viên đã được bổ nhiệm trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có nhu cầu thay đổi nơi hành nghề thì tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên chuyển đến thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.\nCông chứng viên của Phòng công chứng đã nghỉ hưu hoặc thôi việc theo nguyện vọng không quá một năm vẫn được giữ chức danh công chứng viên và được tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc hành nghề tại Văn phòng công chứng đang hoạt động theo quy định của Luật Công chứng. Thời hạn không quá một năm được tính từ ngày quyết định nghỉ hưu hoặc cho thôi việc có hiệu lực đến ngày Văn phòng công chứng nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.\n4. Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp cấp tiếp tục có giá trị sử dụng. Trong trường hợp công chứng viên thay đổi nơi hành nghề thì tổ chức hành nghề công chứng nơi chuyển đến đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này; trường hợp công chứng viên không thay đổi tổ chức hành nghề công chứng nhưng bị mất, bị hỏng Thẻ thì công chứng viên đề nghị cấp lại Thẻ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này. Thẻ công chứng viên được cấp hoặc cấp lại theo số Thẻ của Sở Tư pháp.\nQuyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên của Sở Tư pháp phải ghi rõ việc thu hồi Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp cấp trước đây. Công chứng viên nộp cho Sở Tư pháp Thẻ công chứng viên đã được cấp; trường hợp Thẻ đã bị mất thì phải báo cáo Sở Tư pháp bằng văn bản."
},
{
"id": 67562,
"text": "\"Điều 36. Thẻ công chứng viên\n1. Thẻ công chứng viên là căn cứ chứng minh tư cách hành nghề công chứng của công chứng viên. Công chứng viên phải mang theo Thẻ công chứng viên khi hành nghề công chứng.\n2. Công chứng viên được cấp lại Thẻ công chứng viên trong trường hợp Thẻ đã được cấp bị mất, bị hỏng.\nThẻ công chứng viên bị thu hồi trong trường hợp công chứng viên bị miễn nhiệm hoặc bị xóa đăng ký hành nghề.\n3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu Thẻ công chứng viên, thủ tục đăng ký hành nghề, cấp, cấp lại và thu hồi Thẻ công chứng viên.\""
},
{
"id": 1611,
"text": "1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định miễn nhiệm công chứng viên có hiệu lực hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức hành nghề công chứng về việc công chứng viên không còn hành nghề tại tổ chức đó, Sở Tư pháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề ra quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.\nTrong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xóa đăng ký hành nghề, Sở Tư pháp gửi quyết định cho người bị xóa đăng ký hành nghề, tổ chức hành nghề công chứng nơi người đó hành nghề, đồng thời đăng tải trên phần mềm quản lý công chứng của Bộ Tư pháp và Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp; thông tin được đăng tải gồm họ, tên của công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng, thời điểm công chứng viên bị xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên.\n2. Khi thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a và c khoản 1 Điều 31 của Luật Công chứng, Văn phòng công chứng đề nghị Sở Tư pháp xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ cho công chứng viên hành nghề tại Văn phòng của mình.\nVăn phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật Công chứng thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng có hiệu lực, Sở Tư pháp ra quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên.\nPhòng công chứng được chuyển đổi, giải thể theo quy định tại Điều 21 của Luật Công chứng thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng có hiệu lực, Sở Tư pháp ra quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên.\nViệc gửi quyết định và đăng tải thông tin về xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.\n3. Thẻ công chứng viên không còn giá trị sử dụng kể từ ngày quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên có hiệu lực. Người bị xóa đăng ký hành nghề công chứng có trách nhiệm nộp Thẻ công chứng viên cho Sở Tư pháp đã ra quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ; Sở Tư pháp thu lại Thẻ công chứng viên và thực hiện tiêu hủy Thẻ theo quy định."
},
{
"id": 474892,
"text": "Khoản 4. Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp cấp tiếp tục có giá trị sử dụng. Trong trường hợp công chứng viên thay đổi nơi hành nghề thì tổ chức hành nghề công chứng nơi chuyển đến đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này; trường hợp công chứng viên không thay đổi tổ chức hành nghề công chứng nhưng bị mất, bị hỏng Thẻ thì công chứng viên đề nghị cấp lại Thẻ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này. Thẻ công chứng viên được cấp hoặc cấp lại theo số Thẻ của Sở Tư pháp. Quyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên của Sở Tư pháp phải ghi rõ việc thu hồi Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp cấp trước đây. Công chứng viên nộp cho Sở Tư pháp Thẻ công chứng viên đã được cấp; trường hợp Thẻ đã bị mất thì phải báo cáo Sở Tư pháp bằng văn bản."
},
{
"id": 474891,
"text": "Khoản 3. Công chứng viên đã được bổ nhiệm trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có nhu cầu thay đổi nơi hành nghề thì tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên chuyển đến thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này. Công chứng viên của Phòng công chứng đã nghỉ hưu hoặc thôi việc theo nguyện vọng không quá một năm vẫn được giữ chức danh công chứng viên và được tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc hành nghề tại Văn phòng công chứng đang hoạt động theo quy định của Luật Công chứng. Thời hạn không quá một năm được tính từ ngày quyết định nghỉ hưu hoặc cho thôi việc có hiệu lực đến ngày Văn phòng công chứng nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này."
}
] |
39,131 | Nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa thì cần đặt cọc trước bao nhiêu giá trị cổ phần đăng ký mua? | [
{
"id": 105312,
"text": "Hình thức cổ phần hóa\n...\n3. Nhà đầu tư chiến lược:\n...\ng) Trường hợp nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết, vi phạm chuyển nhượng cổ phần theo quy định thì phải bồi thường mọi tổn thất xảy ra theo đúng hợp đồng cam kết và quy định của pháp luật hiện hành.\nh) Nhà đầu tư chiến lược phải đặt cọc, ký quỹ bằng tiền hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật bằng 20% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định trong phương án cổ phần hóa đã phê duyệt.\nTrường hợp từ bỏ quyền mua, nhà đầu tư chiến lược không được nhận lại tiền đặt cọc hoặc bị phạt số tiền tương đương khoản giá trị đặt cọc trong trường hợp ký quỹ, bảo lãnh.\ni) Việc tổ chức bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược phải hoàn thành trước thời điểm Đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.\nSố cổ phần còn lại (chênh lệch giữa số cổ phần thực tế bán cho nhà đầu tư chiến lược với tổng số cổ phần đăng ký mua của các nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa được duyệt), Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu."
}
] | [
{
"id": 38000,
"text": "1. Quản lý tiền đặt cọc:\na) Phương thức đấu giá:\n- Nhà đầu tư có trách nhiệm nộp tiền đặt cọc bằng 10% giá trị cổ phần đặt mua tính theo giá khởi điểm vào tài khoản của Tổ chức thực hiện bán đấu giá tối thiểu năm (05) ngày làm việc trước ngày đấu giá theo quy định tại Quy chế bán đấu giá. Trường hợp bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này;\n- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đặt cọc bằng ngoại tệ chuyển khoản thì Tổ chức thực hiện bán đấu giá hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa (trong trường hợp bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược) có trách nhiệm mở tài khoản ngoại tệ riêng tại ngân hàng thương mại để xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này.\nTỷ giá để tính giá trị đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài là tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi Tổ chức thực hiện bán đấu giá hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa (trong trường hợp bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược) mở tài khoản ngoại tệ và tại ngày nhà đầu tư đặt cọc, ký quỹ theo quy định tại Quy chế bán đấu giá;\n- Trong năm (05) ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả đấu giá, Tổ chức thực hiện bán đấu giá hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa (trong trường hợp bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược) có trách nhiệm thanh toán hoàn trả tiền đặt cọc cho nhà đầu tư có tham gia đấu giá hợp lệ nhưng không được mua cổ phần. Nhà đầu tư nước ngoài đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ được hoàn trả bằng ngoại tệ;\nb) Phương thức thỏa thuận trực tiếp:\n- Trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này;\n- Trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư thực hiện mua cổ phần theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Thông tư này, nhà đầu tư có trách nhiệm nộp tiền đặt cọc cùng thời điểm đăng ký mua cổ phần vào tài khoản tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp bằng 10% giá trị cổ phần đặt mua theo giá chào bán đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt;\n- Trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư thực hiện mua cổ phần theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 8 Thông tư này, nhà đầu tư có trách nhiệm nộp tiền đặt cọc cùng thời điểm đăng ký mua cổ phần vào tài khoản tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp bằng 10% giá trị cổ phần đặt mua theo giá bán quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 8 Thông tư này đối với từng nhà đầu tư;\n- Trong năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc bán cổ phần theo phương thức thỏa thuận trực tiếp, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm hoàn trả tiền đặt cọc cho nhà đầu tư đã đăng ký mua nhưng không thỏa thuận thành công;\nc) Phương thức bảo lãnh phát hành:\nTại thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành nộp tiền đặt cọc bằng 10% giá trị cổ phần bảo lãnh đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh phát hành vào tài khoản tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp.\n2. Thanh toán tiền mua cổ phần:\na) Nhà đầu tư có trách nhiệm thanh toán tiền mua cổ phần theo quy định sau:\n- Phương thức đấu giá (bao gồm cả trường hợp đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược): Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày công bố kết quả bán đấu giá cổ phần, các nhà đầu tư hoàn tất việc mua bán cổ phần và chuyển tiền mua cổ phần vào tài khoản của Tổ chức thực hiện bán đấu giá (hoặc tài khoản tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp trong trường hợp đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược) theo quy định tại Quy chế bán đấu giá.\n- Phương thức thỏa thuận trực tiếp:\nNhà đầu tư (kể cả nhà đầu tư chiến lược) thực hiện thanh toán tiền mua cổ phần trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua/bán cổ phần.\n- Phương thức bảo lãnh phát hành:\nTrong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày hoàn tất việc mua bán cổ phần theo hợp đồng bảo lãnh, Tổ chức bảo lãnh phát hành có trách nhiệm chuyển tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.\nb) Tiền đặt cọc bằng đồng Việt Nam được trừ vào tổng số tiền phải thanh toán mua cổ phần. Trường hợp số tiền đặt cọc lớn hơn số tiền phải thanh toán, nhà đầu tư được hoàn trả lại phần chênh lệch trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn các nhà đầu tư thanh toán tiền mua cổ phần.\nTiền đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ không được trừ vào tổng số tiền các nhà đầu tư nước ngoài phải thanh toán. Tổ chức thực hiện bán đấu giá/doanh nghiệp cổ phần hóa (trường hợp đặt cọc) hoặc tổ chức tín dụng (trường hợp ký quỹ) sẽ hoàn trả cho nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư nước ngoài hoàn tất việc nộp tiền mua số cổ phần trúng đấu giá bằng đồng Việt Nam vào tài khoản của Tổ chức thực hiện bán đấu giá hoặc tài khoản tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp cổ phần hóa (trong trường hợp bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược) theo quy định tại Quy chế bán đấu giá;\nc) Nếu quá thời hạn nộp tiền theo quy định tại điểm a khoản này mà nhà đầu tư không nộp hoặc nộp không đủ so với số tiền phải thanh toán mua cổ phần thì không phải trả lại nhà đầu tư số tiền đặt cọc, ký quỹ tương ứng với số cổ phần không thanh toán. Tiền đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ không phải hoàn trả cho nhà đầu tư nước ngoài được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi Tổ chức thực hiện bán đấu giá hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa (trong trường hợp bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược) mở tài khoản tại ngày tổ chức thực hiện bán đấu giá chuyển tiền thu từ bán cổ phần cho doanh nghiệp cổ phần hóa và Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 11 Thông tư này.\nSố cổ phần chưa được thanh toán được coi là số cổ phần chưa bán hết và được xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.\n3. Việc mua bán cổ phần được thanh toán bằng đồng Việt Nam. Việc thanh toán thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản."
},
{
"id": 508363,
"text": "g) Trường hợp nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết, vi phạm chuyển nhượng cổ phần theo quy định thì phải bồi thường mọi tổn thất xảy ra theo đúng hợp đồng cam kết và quy định của pháp luật hiện hành.\nh) Nhà đầu tư chiến lược phải đặt cọc, ký quỹ bằng tiền hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật bằng 20% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định trong phương án cổ phần hóa đã phê duyệt. Trường hợp từ bỏ quyền mua, nhà đầu tư chiến lược không được nhận lại tiền đặt cọc hoặc bị phạt số tiền tương đương khoản giá trị đặt cọc trong trường hợp ký quỹ, bảo lãnh.\ni) Việc tổ chức bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược phải hoàn thành trước thời điểm Đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần. Số cổ phần còn lại (chênh lệch giữa số cổ phần thực tế bán cho nhà đầu tư chiến lược với tổng số cổ phần đăng ký mua của các nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa được duyệt), Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu.\n4. Các tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm:\na) Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh nghiệp);\nb) Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn cổ phần hóa, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp (trừ các tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phần chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh);\nc) Các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ - công ty con;\nd) Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá;\nđ) Người có liên quan theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 của tổ chức và cá nhân quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản này."
},
{
"id": 543500,
"text": "a) Nhà đầu tư có trách nhiệm thanh toán tiền mua cổ phần theo quy định sau: - Phương thức đấu giá (bao gồm cả trường hợp đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược): Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày công bố kết quả bán đấu giá cổ phần, các nhà đầu tư hoàn tất việc mua bán cổ phần và chuyển tiền mua cổ phần vào tài khoản của Tổ chức thực hiện bán đấu giá (hoặc tài khoản tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp trong trường hợp đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược) theo quy định tại Quy chế bán đấu giá. - Phương thức thỏa thuận trực tiếp: Nhà đầu tư (kể cả nhà đầu tư chiến lược) thực hiện thanh toán tiền mua cổ phần trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua/bán cổ phần. - Phương thức bảo lãnh phát hành: Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày hoàn tất việc mua bán cổ phần theo hợp đồng bảo lãnh, Tổ chức bảo lãnh phát hành có trách nhiệm chuyển tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.\nb) Tiền đặt cọc bằng đồng Việt Nam được trừ vào tổng số tiền phải thanh toán mua cổ phần. Trường hợp số tiền đặt cọc lớn hơn số tiền phải thanh toán, nhà đầu tư được hoàn trả lại phần chênh lệch trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn các nhà đầu tư thanh toán tiền mua cổ phần. Tiền đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ không được trừ vào tổng số tiền các nhà đầu tư nước ngoài phải thanh toán. Tổ chức thực hiện bán đấu giá/doanh nghiệp cổ phần hóa (trường hợp đặt cọc) hoặc tổ chức tín dụng (trường hợp ký quỹ) sẽ hoàn trả cho nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư nước ngoài hoàn tất việc nộp tiền mua số cổ phần trúng đấu giá bằng đồng Việt Nam vào tài khoản của Tổ chức thực hiện bán đấu giá hoặc tài khoản tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp cổ phần hóa (trong trường hợp bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược) theo quy định tại Quy chế bán đấu giá;\nc) Nếu quá thời hạn nộp tiền theo quy định tại điểm a khoản này mà nhà đầu tư không nộp hoặc nộp không đủ so với số tiền phải thanh toán mua cổ phần thì không phải trả lại nhà đầu tư số tiền đặt cọc, ký quỹ tương ứng với số cổ phần không thanh toán. Tiền đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ không phải hoàn trả cho nhà đầu tư nước ngoài được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi Tổ chức thực hiện bán đấu giá hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa (trong trường hợp bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược) mở tài khoản tại ngày tổ chức thực hiện bán đấu giá chuyển tiền thu từ bán cổ phần cho doanh nghiệp cổ phần hóa và Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 11 Thông tư này. Số cổ phần chưa được thanh toán được coi là số cổ phần chưa bán hết và được xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.\n3. Việc mua bán cổ phần được thanh toán bằng đồng Việt Nam. Việc thanh toán thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản."
},
{
"id": 191554,
"text": "Đối tượng và điều kiện mua cổ phần\n1. Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.\n2. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.\nNhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối.\nNhà đầu tư nước ngoài được đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ chuyển khoản khi tham gia đấu giá mua cổ phần, phần vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.\n3. Nhà đầu tư chiến lược:\na) Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có đủ các điều kiện sau:\n- Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;\n- Có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế;\n- Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa về những nội dung sau:\n+ Tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ít nhất 03 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược.\nĐối với các doanh nghiệp đã nằm trong danh sách doanh nghiệp đạt thương hiệu Quốc gia, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thời gian nhà đầu tư chiến lược phải cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa.\n+ Không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp.\n+ Phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa trong việc chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.\n+ Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường xác định theo thiệt hại thực tế và quyền định đoạt của Nhà nước đối với toàn bộ số lượng cổ phần nhà đầu tư chiến lược mua khi vi phạm các cam kết đã ký.\n..."
}
] |
157,992 | Gộp sổ bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định như thế nào? | [
{
"id": 73958,
"text": "\"Điều 46. Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH\nNội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.\n...\n2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả\nTrường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:\n+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.\n+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.\n3. Người lao động có sổ BHXH bảo lưu quá trình đóng kể cả do BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp, đăng ký tham gia tiếp hoặc giải quyết chế độ. Phòng/Tổ quản lý thu có trách nhiệm cập nhật dữ liệu, đối chiếu nội dung đã ghi trên sổ BHXH với dữ liệu quá trình đóng do BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân cung cấp.\n4. Sổ BHXH của người lao động di chuyển đơn vị đóng được chuyển toàn bộ quá trình thời gian đã đóng đến đơn vị mới để ghi quá trình đóng tiếp.\n...”"
}
] | [
{
"id": 253752,
"text": "Quy định về mẫu sổ bảo hiểm xã hội\nPhôi sổ BHXH gồm tờ bìa (gập đôi có 04 trang) và các tờ rời.\n...\n1.3. Nội dung in sẵn trên phôi bìa sổ.\nc) Trang 4:\n- Trên cùng in dòng chữ “NHỮNG ĐIỀU CHÚ Ý” mầu đen bằng chữ in hoa, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.\n- Tiếp dưới in các dòng chữ màu đen, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng với nội dung như sau:\n“1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định.\n2. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho người tham gia để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.\n3. Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất."
},
{
"id": 38208,
"text": "1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với từng cá nhân. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.\n2. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được thực hiện như sau:\na) Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu, gồm:\n- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động;\n- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động lập.\nb) Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất hoặc Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, gồm:\n- Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội kèm theo tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động;\n- Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.\n3. Quy trình, thời gian giải quyết tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu thực hiện như sau:\na) Học viên công an, học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí hoặc trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an nhân dân mà quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu có nguyện vọng được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động lập hồ sơ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và nộp cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an;\nb) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.\n4. Quy trình, thời gian giải quyết cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất hoặc Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:\na) Trường hợp bị hỏng hoặc bị mất sổ bảo hiểm xã hội hoặc cần Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này cho người sử dụng lao động;\nb) Người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra và nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an;\nc) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do người sử dụng lao động gửi đến đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an hoàn thành việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động phức tạp thì không quá 45 ngày;\nd) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do người sử dụng lao động gửi đến đối với trường hợp Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an hoàn thành việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.\n5. Trường hợp không cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu hoặc không giải quyết cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp hỏng hoặc mất hoặc Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thì Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."
},
{
"id": 199827,
"text": "Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ\n1. Chức năng:\nPhòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu, thu tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; công tác khai thác, phát triển và quản lý người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; việc ghi, xác nhận quá trình đóng, xác nhận sổ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và những thay đổi trong việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh."
},
{
"id": 610074,
"text": "Khoản 4. Quy trình, thời gian giải quyết cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất hoặc Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:\na) Trường hợp bị hỏng hoặc bị mất sổ bảo hiểm xã hội hoặc cần Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này cho người sử dụng lao động;\nb) Người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra và nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an;\nc) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do người sử dụng lao động gửi đến đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an hoàn thành việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động phức tạp thì không quá 45 ngày;\nd) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do người sử dụng lao động gửi đến đối với trường hợp Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an hoàn thành việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động."
}
] |
61,563 | Hội đồng thi đua của Bộ Nội vụ làm việc dựa theo nguyên tắc nào? | [
{
"id": 130439,
"text": "Nguyên tắc làm việc\n1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, biểu quyết theo đa số. Trường hợp có số phiếu ngang nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định.\n2. Thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.\n3. Bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Chính quyền, Công đoàn, Đoàn Thanh niên trong việc tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện tổ chức công tác thi đua, khen thưởng và tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành Nội vụ theo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước."
}
] | [
{
"id": 579965,
"text": "đ) Quan hệ làm việc giữa Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các bộ, ban, ngành, tỉnh là quan hệ chỉ đạo, phối hợp. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, các ngành có trách nhiệm phối hợp thực hiện.\n5. Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương."
},
{
"id": 506102,
"text": "3. Các Ủy viên và Thư ký do Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.\nĐiều 25. Thành phần Hội đồng sáng kiến của đơn vị\n1. Chủ tịch: Thủ trưởng đơn vị.\n2. Chủ tịch Hội đồng quyết định cơ cấu, thành phần các thành viên.\nĐiều 26. Nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng sáng kiến\n1. Nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và Hội đồng sáng kiến ngành Ngân hàng thực hiện theo Quy chế làm việc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.\n2. Nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và Hội đồng sáng kiến của đơn vị thực hiện theo quy chế làm việc do đơn vị quy định."
},
{
"id": 36477,
"text": "Lãnh đạo\n1. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban.\nBộ trưởng Bộ Nội vụ phân công một Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, chịu trách nhiệm trước - Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban. Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.\n2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Trưởng ban theo đề nghị của Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và phân công một Phó Trưởng ban là thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Các Phó Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.\n3. Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành Quy chế làm việc của Ban; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; bổ nhiệm, miễn nhiệm công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Ban; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc Ban theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ."
},
{
"id": 540248,
"text": "Khoản 1. Cá nhân đã và đang công tác trong các ngành Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ:\na) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”: Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Nội vụ bao gồm: Các vụ chức năng, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác tổ chức cán bộ tại các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Công chức làm công tác tổ chức cán bộ tại các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh. Công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Sở Nội vụ, Ban Tổ chức - Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Công chức công tác trong lĩnh vực tổ chức nhà nước thuộc Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cán bộ, công chức làm công tác tổ chức cán bộ tại HĐND, UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.\nb) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”: Lãnh đạo và thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng trung ương, Hội đồng Thi đua, khen thưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, Hội đồng Thi đua, khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Công chức, viên chức, nhân viên và người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Cán bộ, công chức công tác tại Ban Thi đua - Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố; công chức chuyên trách, kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng tại Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng tại các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng tại các sở, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương. Cán bộ, công chức chuyên trách, kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng tại HĐND - UBND các xã, phường, thị trấn; HĐND - UBND các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; HĐND - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.\nc) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”: Công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Ban Tôn giáo Chính phủ; Ban (Phòng) Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công chức phụ trách công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo tại các Ban Dân tộc - Tôn giáo thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công chức làm công tác quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo tại các Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh."
}
] |
77,661 | Người được thực hiện phẫu thuật Hybrid trong cấp cứu mạch máu thì cần theo dõi ra sao? | [
{
"id": 148487,
"text": "PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG MẠCH ĐỐT SỐNG\n...\nVI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN\n1. Theo dõi:\n- Nhịp tim, mạch, huyết áp trong suốt quá trình phẫu thuật và hậu phẫu.\n- Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn; truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tùy theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.\n- Theo dõi tri giác và dấu hiệu thần kinh khu trú của người bệnh sau mổ là hết sức quan trọng.\n- Cho thuốc chống đông (heparin) ngay sau 6 - 8 giờ đầu sau mổ, nếu hết nguy cơ chảy máu."
}
] | [
{
"id": 212328,
"text": "PHẪU THUẬT HYBRID TRONG CẤP CỨU MẠCH MÁU\n(PHẪU THUẬT MẠCH + CAN THIỆP MẠCH)\nI. ĐẠI CƯƠNG\n- Phối hợp phẫu thuật mạch máu và can thiệp mạch máu trong điều trị bệnh lý mạch máu cấp cứu.\n- Cần sử dụng hệ thống can thiệp mạch, thuốc cản quang và có thể cần vật liệu mạch nhân tạo trong một số trường hợp.\n..."
},
{
"id": 212329,
"text": "PHẪU THUẬT HYBRID TRONG CẤP CỨU MẠCH MÁU\n(PHẪU THUẬT MẠCH + CAN THIỆP MẠCH)\n...\nII. CHỈ ĐỊNH\n- Thiếu máu chi bán cấp tính, thiếu máu chi trầm trọng mà tổn thương nhiều tầng, thành mạch kèm theo viêm, xơ vữa.\n- Tổn thương mạch máu cấp cứu cần phối hợp chẩn đoán và điều trị.\n..."
},
{
"id": 148486,
"text": "PHẪU THUẬT HYBRID TRONG CẤP CỨU MẠCH MÁU\n(PHẪU THUẬT MẠCH + CAN THIỆP MẠCH)\n...\nV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH\n1. Kiểm tra hồ sơ: đầy đủ theo quy định (hành chính, chuyên môn, pháp lý).\n2. Kiểm tra người bệnh: đúng người (tên, tuổi …), đúng bệnh.\n3. Thực hiện kỹ thuật:\n- Vô cảm và chuẩn bị người bệnh: Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể tiến hành gây tê tại chỗ, gây tê vùng (ĐRCT hoặc tê tủy sống), có thể cần gây mê nội khí quản; theo dõi huyết áp và điện tim. Đặt thông tiểu, theo dõi huyết áp liên tục. Đặt tư thế; sát trùng; trải toan.\nTư thế cụ thể: người bệnh nằm ngửa, nếu can thiệp vào mạch máu chi trên có thể cần kê gối dưới vai và gối đầu.\n- Kỹ thuật: Phối hợp giữa phẫu thuật và can thiệp mạch máu, các kỹ thuật này có thể tiến hành trước, sau hoặc luân phiên với nhau tùy từng trường hợp cụ thể:\nPhẫu thuật:\n- Bộc lộ động mạch ở vị trí dự định phẫu thuật.\n- Heparin toàn thân liều 50-100UI/kg (Nếu trùng với can thiệp thì không cần cho thêm).\n- Tiến hành các phương pháp phẫu thuật cụ thể tại mạch máu tổn thương như: Lấy huyết khối, bóc nội mạc động mạch, bắc cầu động mạch, vá mạch bằng miếng vá mạch nhân tạo (xin xem từng quy trình kỹ thuật cụ thể).\n- Đặt dẫn lưu trong trường hợp cần thiết.\n- Đóng các vết mổ.\nCan thiệp:\n- Chọc ĐM để vào trong lòng ĐM, luồn dây dẫn (guidewire) để đi đúng vào lòng ĐM. Mạch máu thường được chọn là ĐM cánh tay hoặc ĐM đùi chung, tuy nhiên vị trí chọc có thể khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể.\n- Heparin toàn thân liều 50-100UI/kg (nếu trùng với phẫu thuật thì không cần cho thêm).\n- Đặt vỏ bọc bảo vệ (sheath) qua dây dẫn.\n- Đưa dụng cụ can thiệp mạch vào trong lòng mạch qua vỏ bọc (sheath).\n- Tiến hành các kỹ thuật can thiệp mạch máu như: chụp động mạch, nong ĐM bằng bóng, đặt stent mạch máu, đặt stentgraft mạch máu, đặt covered stent mạch máu, nút mạch máu, hút huyết khối mạch máu, Phá bỏ mảng xơ vữa mạch máu (dụng cụ can thiệp mạch cần sử dụng khác nhau tùy từng trường hợp).\n- Chụp mạch kiểm tra sau khi tiến hành các kỹ thuật\n- Rút hệ thống sheath, guidewire và băng ép vị trí chọc ĐM.\n..."
},
{
"id": 142576,
"text": "PHẪU THUẬT HYBRID ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM BẨM SINH\n(PHẪU THUẬT TIM + CAN THIỆP TIM MẠCH)\nI. ĐẠI CƯƠNG\n- Can thiệp tim mạch là một kỹ thuật tiên tiến, ít xâm lấn đang được ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng, ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn, giảm thời gian điều trị và tăng sự hài lòng cho người bệnh. Tuy nhiên, trong một số bệnh lý sử dụng đơn thuần can thiệp không thể thực hiện hoặc không điều trị triệt để bệnh, vì thế những năm gần đây các chuyên gia đã phối hợp cả phẫu thuật và can thiệp cùng lúc (hybrid) nhằm tạo ra một phương pháp điều trị tối ưu cho Người bệnh.\n- Trong các bệnh lý tim bẩm sinh, ứng dụng can thiệp mạch là vô cùng cần thiết vì nó giảm các nguy cơ của phẫu thuật cho người bệnh, tuy nhiên hạn chế của các người bệnh nhi là các mạch máu nhỏ, thường không tương xứng với đường vào của can thiệp. Những năm gần đây phẫu thuật Hybrid đang từng bước được ứng dụng trong điều trị tim bẩm sinh nhằm khắc phục các nhược điểm trên.\n- Các phẫu thuật Hybrid hay thực hiện trong điều trị bệnh thiểu năng thất trái (phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi và stent ống động mạch), đóng thông liên thất, cấy van động mạch phổi, chụp động mạch vành trong mổ.."
},
{
"id": 142578,
"text": "PHẪU THUẬT HYBRID ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM BẨM SINH\n(PHẪU THUẬT TIM + CAN THIỆP TIM MẠCH)\n...\nIV. CHUẨN BỊ\n...\n3. Phương tiện:\n- Phòng can thiệp và phẫu thuật tim mạch chuyên dụng (phòng Hybrid).\n- Máy thở, monitor (đường áp lực theo dõi huyết áp động mạch, áp lực tĩnh mạch trung ương, điện tim, bão hoà ô xy ...)\n- Bộ tim phổi máy và các ca-nuyn\n- Bộ đồ phẫu thuật tim, lồng ngực\n- Chỉ 2.0 - 3.0, 4.0, 5.0, 6.0 dệt và monofil, chỉ thép đóng xương ức\n- Máy tăng sáng truyền hình hoặc máy chụp mạch máu DSA.\n- Máy siêu âm Doppler trong một số trường hợp.\n- Dụng cụ mở đường vào động mạch.\n- Catheter chụp mạch chẩn đoán.\n- Catheter trợ giúp can thiệp mạch.\n- Dây dẫy đường cho bóng và stent.\n- Bóng nong động mạch ngoại biên.\n- Khung giá đỡ động mạch ngoại biên.\n- Coil kim loại, stent, amplazer…\n- Phụ kiện cắt Coil.\n- Máy chống rung (có bàn giật điện trong và ngoài)\n..."
}
] |
80,700 | Tổng Kiểm toán nhà nước có phải chịu trách nhiệm về số liệu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia không? | [
{
"id": 57747,
"text": "Trách nhiệm của bộ, ngành đối với các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia\n1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về số liệu thống kê được phân công thu thập, tổng hợp trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.\n2. Bộ, ngành có trách nhiệm thu thập, tổng hợp số liệu thống kê được phân công trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và gửi hồ sơ thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này cho cơ quan thống kê trung ương thẩm định, công bố."
}
] | [
{
"id": 57749,
"text": "1. Các mức độ của số liệu thống kê được công bố gồm:\na) Số liệu thống kê ước tính;\nb) Số liệu thống kê sơ bộ;\nc) Số liệu thống kê chính thức.\n2. Thẩm quyền công bố thông tin thống kê được quy định như sau:\na) Thủ trưởng cơ quan thống kê trung ương công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;\nb) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước công bố thông tin thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách, trừ các thông tin thống kê quy định tại điểm a khoản này;\nc) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin thống kê từ kết quả điều tra thống kê quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 của Luật này;\nd) Người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.\n3. Người có thẩm quyền công bố thông tin thống kê chịu trách nhiệm về thông tin đã công bố."
},
{
"id": 487285,
"text": "Điều 20. Thẩm định hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành\n1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành phải được cơ quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước khi ban hành.\n2. Hồ sơ gửi thẩm định gồm:\na) Văn bản đề nghị thẩm định;\nb) Bản dự thảo danh mục chỉ tiêu thống kê;\nc) Bản dự thảo nội dung chỉ tiêu thống kê.\n3. Nội dung thẩm định gồm mục đích; nhóm, tên chỉ tiêu; khái niệm; phương pháp tính; phân tổ chủ yếu; kỳ công bố; nguồn số liệu.\n4. Thời hạn thẩm định là 20 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.\n5. Bộ, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình bằng văn bản gửi cơ quan thống kê trung ương, trong đó nêu rõ những nội dung tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về hệ thống chỉ tiêu thống kê do mình ban hành."
},
{
"id": 57720,
"text": "1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành là tập hợp các chỉ tiêu thống kê do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành để thu thập thông tin thống kê hình thành hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành.\n2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành gồm:\na) Các chỉ tiêu thống kê bộ, ngành do bộ, ngành đó thực hiện;\nb) Các chỉ tiêu thống kê bộ, ngành do bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có liên quan được phân công thực hiện theo yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực;\nc) Các chỉ tiêu thống kê bộ, ngành do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tại đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện cung cấp cho bộ, ngành tổng hợp.\n3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành được xây dựng phù hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và thông lệ quốc tế. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành là cơ sở phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chương trình điều tra thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê và chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.\n4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.\n5. Cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ban hành các chỉ tiêu thống kê thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách."
},
{
"id": 57722,
"text": "1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước điều chỉnh, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành phù hợp với sự điều chỉnh, bổ sung của chỉ tiêu thống kê có liên quan trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ, ngành.\n2. Chỉ tiêu thống kê bộ, ngành được điều chỉnh, bổ sung phải được cơ quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước khi ban hành.\nViệc thẩm định được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật này."
}
] |
32,193 | Tập quán về hôn nhân và gia đình là gì? | [
{
"id": 97475,
"text": "Giải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n...\n4. Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.\n..."
}
] | [
{
"id": 617120,
"text": "Điều 5. Tuyên truyền, vận động nhân dân về áp dụng tập quán\n1. Các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng, thực hiện các chính sách, biện pháp sau đây:\na) Tạo điều kiện để người dân thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;\nb) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động người dân phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp và xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;\nc) Giáo dục thế hệ trẻ bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, chữ viết và phát huy các giá trị văn hóa trong tập quán tốt đẹp của mỗi dân tộc.\n2. Tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình là tập quán trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc vi phạm điều cấm quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình. Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng."
},
{
"id": 97476,
"text": "Nguyên tắc áp dụng tập quán\n1. Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình.\n2. Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình.\n3. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng."
},
{
"id": 617119,
"text": "Điều 4. Giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán\n1. Trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo.\n2. Trường hợp hòa giải không thành hoặc vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự."
},
{
"id": 47565,
"text": "Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình\n1. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.\n2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo sự phân công của Chính phủ. Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan khác thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật.\n3. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ."
},
{
"id": 617116,
"text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Nghị định này quy định chi tiết về áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng, giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và một số biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình."
}
] |
107,329 | Chức danh Chủ tịch Hiệp hội Thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật Việt Nam sẽ do ai đảm nhận? | [
{
"id": 73158,
"text": "Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hiệp hội\n1. Chủ tịch Hiệp hội là đại diện pháp luật của Hiệp hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hiệp hội. Chủ tịch Hiệp hội là ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hiệp hội do Ban Chấp hành Hiệp hội quy định.\n...\n3. Phó Chủ tịch Hiệp hội: Phó Chủ tịch là ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hiệp hội do Ban Chấp hành Hiệp hội quy định.\nCác Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hiệp hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hiệp hội theo sự phân công của Chủ tịch Hiệp hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hiệp hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hiệp hội phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch Hiệp hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội phù hợp với Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật."
}
] | [
{
"id": 116914,
"text": "Tôn chỉ, mục đích\n1. Hiệp hội Thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của tổ chức, công dân Việt Nam đã, đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật về kiểu dáng sản phẩm hàng hóa nói chung và hàng hóa tiêu dùng nói riêng, thủ công truyền thống, phục chế, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, phong cảnh môi trường mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao; nghiên cứu ứng dụng vào đào tạo chuyên môn thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật.\n2. Hiệp hội hoạt động nhằm mục đích tập hợp đoàn kết các tổ chức, công dân Việt Nam đã, đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật, giàu tâm huyết với sự nghiệp phát triển nền nghệ thuật thiết kế mẫu Việt Nam, kế thừa và phát huy truyền thống tinh hoa văn hóa của dân tộc và tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của nhân loại về thiết kế mẫu tạo ra những sản phẩm có tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao mang lại giá trị kinh tế lớn; đồng thời đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp phát triển ngành thiết kế mẫu Việt Nam, góp phần phát triển đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp."
},
{
"id": 116916,
"text": "Phạm vi, lĩnh vực hoạt động\n1. Hiệp hội có phạm vi hoạt động toàn quốc. Hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật về kiểu dáng sản phẩm hàng hóa nói chung và hàng hóa tiêu dùng nói riêng, thủ công truyền thống, phục chế, thiết kế thời trang, phong cảnh môi trường, nghiên cứu ứng dụng vào đào tạo chuyên môn thiết kế mẫu, sáng tạo mỹ thuật.\n2. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 192444,
"text": "Hội viên, tiêu chuẩn hội viên\n1. Hội viên của Hiệp hội gồm: Hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự.\n2. Tiêu chuẩn hội viên\na) Hội viên chính thức:\n- Hội viên tổ chức: Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội. Mỗi đơn vị hội viên tổ chức có một người đại diện tham gia Hiệp hội. Người đại diện hội viên tổ chức phải là công dân Việt Nam, phải đủ thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của hội viên trong hoạt động của Hiệp hội.\n- Hội viên cá nhân: Nhà thiết kế mẫu, cán bộ giảng dạy đào tạo, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, doanh nhân là công dân Việt Nam đã, đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật tình nguyện gia nhập Hiệp hội đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.\n- Hội viên liên kết: Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong phạm vi, lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội và tự nguyện gia nhập Hiệp hội đều có thể trở thành hội viên liên kết của Hiệp hội.\n- Hội viên danh dự: Công dân Việt Nam có uy tín cao trong xã hội, có nhiều công lao đóng góp cho hoạt động của Hiệp hội, có thể được Hiệp hội mời làm hội viên danh dự của Hiệp hội."
},
{
"id": 135368,
"text": "Chi hội\n1. Chi hội là tổ chức cơ sở của Hiệp hội Thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật Việt Nam. Mỗi cơ sở có từ 50 (năm mươi) hội viên chính thức trở lên được thành lập Chi hội. Việc thành lập Chi hội do Ban Chấp hành Hiệp hội quyết định theo quy định của Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật. Nhiệm kỳ của Chi hội là hai năm rưỡi.\n2. Chi hội được bầu Ban Chấp hành Chi hội. Ban Chấp hành Chi hội bầu ra Chi hội trưởng, Chi hội phó và các ủy viên.\n3. Chi hội có nhiệm vụ:\na) Quản lý hội viên, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chương trình công tác, các quy định của Hiệp hội và Chi hội;\nb) Tập hợp, phản ánh các nguyện vọng, kiến nghị của hội viên với lãnh đạo Hiệp hội;\nc) Ban Chấp hành Chi hội họp 06 (sáu) tháng một lần, cuối năm báo cáo kết quả hoạt động về Văn phòng Hiệp hội;\nd) Thực hiện Quy chế về tổ chức và hoạt động của Chi hội, Quy chế do Ban Chấp hành Hiệp hội quy định."
},
{
"id": 8787,
"text": "1. Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có trách nhiệm đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức theo các điều kiện tương ứng với từng hạng và lĩnh vực hoạt động xây dựng được quy định tại Nghị định số 100/2018/NĐ-CP và Điều này. Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi các điều kiện được đánh giá là đạt yêu cầu.\n2. Tương ứng với từng hạng và lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, tổ chức phải có cá nhân đảm nhận các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; cá nhân tham gia thực hiện công việc có chuyên môn phù hợp theo quy định. Mỗi cá nhân thuộc tổ chức có thể đảm nhận một hoặc nhiều chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, tham gia thực hiện các công việc khi đáp ứng được điều kiện năng lực tương ứng theo quy định.\nCá nhân tham gia thực hiện công việc của tổ chức được xác định là phù hợp với lĩnh vực hoặc loại hình đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khi có trình độ chuyên môn được đào tạo tương ứng theo quy định tại Điều 2 Thông tư này phù hợp với công việc đảm nhận. Riêng trường hợp cá nhân phụ trách thi công phải có trình độ chuyên môn được đào tạo tương ứng với trình độ chuyên môn được đào tạo của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng.\n3. Trường hợp tổ chức chỉ có cá nhân đảm nhận các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số lĩnh vực, loại hình, bộ môn thì việc đánh giá được thực hiện như sau:\na) Đối với tổ chức khảo sát xây dựng: Trường hợp tổ chức kê khai cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng đối với một loại hình khảo sát xây dựng thì chỉ xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với loại hình khảo sát xây dựng đó;\nb) Đối với tổ chức lập quy hoạch xây dựng: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế quy hoạch xây dựng, chủ trì thiết kế các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp với hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;\nc) Đối với tổ chức thiết kế xây dựng công trình\nĐối với lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế các bộ môn của thiết kế xây dựng của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình bao gồm: thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp, thiết kế cơ - điện công trình, thiết kế cấp - thoát nước công trình phù hợp với công việc đảm nhận và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức. Trường hợp tổ chức kê khai các cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì đối với một hoặc một số bộ môn của thiết kế xây dựng công trình thì chỉ xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với nội dung thiết kế xây dựng công trình của bộ môn đó.\nĐối với lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình giao thông: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế xây dựng của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình giao thông phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.\nĐối với lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế xây dựng của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.\nĐối với lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế xây dựng của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.\nd) Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án: Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn của tổ chức phải chứng chỉ hành nghề: giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng phù hợp với công việc đảm nhận và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;\nđ) Đối với tổ chức giám sát thi công xây dựng: Trường hợp tổ chức kê khai cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng, giám sát viên chỉ có chứng chỉ hành nghề đối với một lĩnh vực giám sát thi công xây dựng theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì chỉ được xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đó.\n4. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp nâng hạng, điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực thì thời hạn hiệu lực của chứng chỉ thực hiện theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP.\n5. Tổ chức nước ngoài không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại Thông tư này khi hoạt động xây dựng tại Việt Nam."
}
] |
64,762 | Người thân có thể làm hộ lý lịch tư pháp trong trường hợp nào? | [
{
"id": 92385,
"text": "\"Điều 45. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1\n...\n3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.\""
},
{
"id": 112583,
"text": "Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2\n…\n2. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp."
}
] | [
{
"id": 112308,
"text": "Thủ tục thăm gặp học sinh, trại viên\n...\n3. Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cấp Sổ thăm gặp cho học sinh, trại viên hoặc người thân của học sinh, trại viên theo mẫu thống nhất của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ký tên, đóng dấu vào Sổ thăm gặp để lập danh sách người thân của học sinh, trại viên. Danh sách người thân của học sinh, trại viên trong Sổ thăm gặp phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận."
},
{
"id": 43738,
"text": "1. Thủ tục thăm gặp học sinh\nNgười thân, đại diện cơ quan, tổ chức đến thăm gặp học sinh phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (trừ người dưới 14 tuổi) hoặc Hộ chiếu, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân hoặc giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có đơn đề nghị, có dán ảnh được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn đề nghị và đóng dấu giáp lai vào ảnh.\n2. Thủ tục thăm gặp trại viên\na) Người thân, đại diện cơ quan, tổ chức đến thăm gặp trại viên phải xuất trình một trong các loại giấy tờ nêu tại Khoản 1 Điều này và phải có đơn đề nghị thăm gặp, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.\nTrường hợp người thân đến thăm gặp học sinh, trại viên không có các giấy tờ nêu tại Khoản 1 Điều này thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn đề nghị và đóng dấu giáp lai vào ảnh;\nb) Trại viên được gặp vợ hoặc chồng đến 48 giờ/lần tại phòng riêng của Nhà thăm gặp, khi thăm gặp phải có giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy của Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận tình trạng hôn nhân thực tế và phải có giấy cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật, Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc, Nội quy Nhà thăm gặp và thực hiện kế hoạch hóa gia đình, phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục.\nTrại viên nữ được gặp chồng tại phòng riêng của Nhà thăm gặp, phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục bắt buộc.\n3. Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cấp Sổ thăm gặp cho học sinh, trại viên hoặc người thân của học sinh, trại viên theo mẫu thống nhất của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ký tên, đóng dấu vào Sổ thăm gặp để lập danh sách người thân của học sinh, trại viên. Danh sách người thân của học sinh, trại viên trong Sổ thăm gặp phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận."
},
{
"id": 43745,
"text": "1. Học sinh liên lạc điện thoại\na) Học sinh được liên lạc điện thoại với người thân, mỗi lần không quá 05 phút. Trường hợp học sinh có nhu cầu trao đổi với người thân để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của họ, thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cho tăng thêm số lần, thời gian và nội dung trao đổi điện thoại với người thân;\nb) Học sinh vi phạm Nội quy trường giáo dưỡng đang bị cách ly với học sinh khác hoặc đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử về hình sự hoặc có liên quan đến vụ án hình sự khác đang được xem xét, xử lý thì không được liên lạc điện thoại với người thân;\nc) Khi liên lạc điện thoại với người thân học sinh phải đăng ký số điện thoại liên lạc; sử dụng tiếng Việt để liên lạc điện thoại, nếu là người dân tộc ít người không biết tiếng Việt thì phải có người biết tiếng dân tộc đó giám sát;\nd) Hiệu trưởng trường giáo dưỡng bố trí buồng gọi điện thoại và cán bộ theo dõi, giám sát việc liên lạc điện thoại của học sinh. Cước phí gọi điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do học sinh trả (trừ trường hợp gọi điện thoại qua đường dây miễn phí).\n2. Trại viên liên lạc điện thoại\na) Trại viên được liên lạc điện thoại trong nước với người thân mỗi tháng từ 01 đến 02 lần, mỗi lần không quá 05 phút. Trại viên chấp hành tốt Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc, được khen thưởng thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định tăng thêm mỗi tháng 01 lần liên lạc điện thoại với người thân. Trường hợp trại viên có nhu cầu trao đổi với người thân để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của họ, thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc cho tăng thêm số lần, thời gian và nội dung trao đổi điện thoại với người thân;\nb) Trại viên vi phạm Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc đang bị cách ly với trại viên khác hoặc đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử về hình sự hoặc có liên quan đến vụ án hình sự khác đang được xem xét, xử lý thì không được liên lạc điện thoại với người thân;\nc) Khi liên lạc điện thoại với người thân trại viên phải đăng ký trước số điện thoại liên lạc, nội dung trao đổi và sử dụng bằng tiếng Việt khi liên lạc, nếu là người dân tộc ít người không biết tiếng Việt thì phải có người biết tiếng dân tộc đó giám sát;\nd) Việc liên lạc điện thoại của trại viên phải có cán bộ giám sát. Cán bộ giám sát phải có Sổ theo dõi, cập nhật thông tin, nội dung trại viên trao đổi qua điện thoại;\nđ) Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc bố trí buồng gọi điện thoại, cử cán bộ có khả năng giám sát chặt chẽ nội dung trao đổi thông tin của trại viên. Nếu phát hiện nội dung trao đổi không đúng với nội dung đăng ký, trái với yêu cầu giáo dục, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thì dừng ngay cuộc gọi, trường hợp xét thấy cần thiết phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật;\ne) Cước phí gọi điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do trại viên trả (trừ trường hợp gọi điện thoại qua đường dây miễn phí)."
},
{
"id": 43744,
"text": "1. Nhận tiền\na) Khi người thân đến thăm gặp cho học sinh, trại viên tiền Việt Nam thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp có trách nhiệm nhận, hướng dẫn người thân học sinh, trại viên làm thủ tục gửi lưu ký tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;\nb) Mỗi tháng 04 lần đối với học sinh, 02 lần đối với trại viên được nhận tiền Việt Nam do người thân gửi đến qua đường bưu điện. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc cử cán bộ đến bưu điện nhận tiền Việt Nam cho học sinh, trại viên và làm thủ tục lưu ký theo quy định;\nc) Tiền thưởng, tiền bồi dưỡng làm thêm giờ, tăng năng suất lao động được chuyển vào lưu ký của học sinh, trại viên;\nd) Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc hướng dẫn học sinh, trại viên thông báo cho người thân biết địa chỉ nơi học sinh, trại viên đang chấp hành quyết định (đội, tổ, phân hiệu, phân khu) để người thân gửi tiền Việt Nam đúng địa chỉ;\nđ) Việc nhận các khoản tiền quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c Khoản 1 Điều này phải được bàn giao cho cán bộ phụ trách lưu ký vào Sổ theo dõi, quản lý; đồng thời, thông báo cho học sinh, trại viên được nhận tiền biết và ghi số tiền này vào Sổ mua hàng hóa của học sinh, trại viên.\n2. Sử dụng tiền\nHọc sinh, trại viên được sử dụng tiền lưu ký, tiền thưởng và các nguồn tiền hợp pháp khác thông qua Sổ mua hàng hóa do Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp phát hành theo quy định sau:\na) Mua lương thực, thực phẩm, hàng hóa tại căng tin của trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc\nMỗi tháng, một học sinh được mua lương thực, thực phẩm không quá 05 lần, một trại viên được mua lương thực, thực phẩm không quá 03 lần định lượng ăn trung bình hàng tháng theo quy định của Nhà nước (định lượng này được quy đổi thành tiền). Tiền mua các loại hàng hóa phục vụ sinh hoạt không tính vào số lượng tiền mua lương thực, thực phẩm ăn thêm của học sinh, trại viên;\nb) Thanh toán tiền gửi điện tín, liên lạc điện thoại với người thân;\nc) Gửi về cho người thân hoặc nhận lại khi chấp hành xong quyết định."
},
{
"id": 96474,
"text": "Nhận, sử dụng tiền\n...\n2. Sử dụng tiền\nHọc sinh, trại viên được sử dụng tiền lưu ký, tiền thưởng và các nguồn tiền hợp pháp khác thông qua Sổ mua hàng hóa do Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp phát hành theo quy định sau:\na) Mua lương thực, thực phẩm, hàng hóa tại căng tin của trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc\nMỗi tháng, một học sinh được mua lương thực, thực phẩm không quá 05 lần, một trại viên được mua lương thực, thực phẩm không quá 03 lần định lượng ăn trung bình hàng tháng theo quy định của Nhà nước (định lượng này được quy đổi thành tiền). Tiền mua các loại hàng hóa phục vụ sinh hoạt không tính vào số lượng tiền mua lương thực, thực phẩm ăn thêm của học sinh, trại viên;\nb) Thanh toán tiền gửi điện tín, liên lạc điện thoại với người thân;\nc) Gửi về cho người thân hoặc nhận lại khi chấp hành xong quyết định."
}
] |
147,910 | Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng được xác định như thế nào? | [
{
"id": 129991,
"text": "\"Điều 15. Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm\n...\n4. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng phải được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, cụ thể như sau:\na) Trường hợp đóng phí bảo hiểm một lần: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm (tạm tính) không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới ba mươi (30) ngày, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm. Tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) được xác định căn cứ vào dự toán công trình xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.\nb) Trường hợp đóng phí bảo hiểm theo kỳ:\nTrên cơ sở dự toán giá trị công trình xây dựng (được cấp có thẩm quyền phê duyệt) khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản các kỳ thanh toán phí bảo hiểm như sau:\n- Kỳ thanh toán đầu tiên: Thanh toán tối thiểu 10% tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) đối với các hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) được xác định căn cứ vào dự toán công trình xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.\n- Các kỳ thanh toán tiếp theo: Số tiền thanh toán, tiến độ thanh toán phí bảo hiểm của từng kỳ thanh toán tiếp theo được thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm nhưng không chậm hơn tiến độ thanh toán của hợp đồng xây dựng đối với công trình xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) theo quy định của pháp luật.\n- Kỳ thanh toán cuối cùng: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm trước mười lăm (15) ngày tính đến ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm.\n- Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.\""
}
] | [
{
"id": 37561,
"text": "1. Phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng được xác định theo Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:\na) Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới bảy trăm (700) tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm 1 khoản I Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.\nb) Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới bảy trăm (700) tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ năm mươi phần trăm (50%) trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm 1 khoản II Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.\nc) Đối với các công trình xây dựng chưa được quy định tại điểm 1 khoản I và điểm 1 khoản II Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc công trình xây dựng có giá trị từ bảy trăm (700) tỷ đồng trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.\n2. Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm quy định tại tiết a điểm 1 khoản I Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc tiết a điểm 1 khoản II Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này).\n3. Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung (nếu có) được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư này, tỷ lệ thời gian xây dựng kéo dài trên tổng thời gian xây dựng công trình theo văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và các yếu tố rủi ro khác.\n4. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng phải được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, cụ thể như sau:\na) Trường hợp đóng phí bảo hiểm một lần: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm (tạm tính) không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới ba mươi (30) ngày, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm. Tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) được xác định căn cứ vào dự toán công trình xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.\nb) Trường hợp đóng phí bảo hiểm theo kỳ:\nTrên cơ sở dự toán giá trị công trình xây dựng (được cấp có thẩm quyền phê duyệt) khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản các kỳ thanh toán phí bảo hiểm như sau:\n- Kỳ thanh toán đầu tiên: Thanh toán tối thiểu 10% tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) đối với các hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) được xác định căn cứ vào dự toán công trình xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.\n- Các kỳ thanh toán tiếp theo: Số tiền thanh toán, tiến độ thanh toán phí bảo hiểm của từng kỳ thanh toán tiếp theo được thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm nhưng không chậm hơn tiến độ thanh toán của hợp đồng xây dựng đối với công trình xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) theo quy định của pháp luật.\n- Kỳ thanh toán cuối cùng: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm trước mười lăm (15) ngày tính đến ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm.\n- Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.\n5. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm. Việc nợ phí bảo hiểm phải được thỏa thuận bằng văn bản và chỉ được áp dụng khi bên mua bảo hiểm có tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật.\n6. Việc quyết toán phí bảo hiểm phải căn cứ vào giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc), cụ thể như sau:\na) Trường hợp giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) tăng so với giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm được điều chỉnh tăng tương ứng. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số phí bảo hiểm còn thiếu cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày có văn bản phê duyệt giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng của cấp có thẩm quyền.\nb) Trường hợp giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) giảm so với giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phí bảo hiểm được điều chỉnh giảm tương ứng. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm đã thanh toán thừa trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được văn bản phê duyệt giá trị quyết toán công trình xây dựng của cấp có thẩm quyền do bên mua bảo hiểm gửi. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu hồi phần phí bảo hiểm giảm này từ doanh nghiệp bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm là nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng và phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng phải trả lại cho chủ đầu tư xây dựng số phí bảo hiểm đã thu hồi từ doanh nghiệp bảo hiểm."
},
{
"id": 122022,
"text": "Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm\n...\n4. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.\nĐối với các hợp đồng bảo hiểm cho các công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận thời hạn thanh toán phí bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm và không chậm hơn tiến độ thanh toán của hợp đồng xây dựng. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không được vượt quá thời hạn bảo hiểm.\n..."
},
{
"id": 122023,
"text": "\"Điều 15. Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm\n...\n6. Việc quyết toán phí bảo hiểm phải căn cứ vào giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc), cụ thể như sau:\na) Trường hợp giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) tăng so với giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm được điều chỉnh tăng tương ứng. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số phí bảo hiểm còn thiếu cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày có văn bản phê duyệt giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng của cấp có thẩm quyền.\nb) Trường hợp giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) giảm so với giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phí bảo hiểm được điều chỉnh giảm tương ứng. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm đã thanh toán thừa trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được văn bản phê duyệt giá trị quyết toán công trình xây dựng của cấp có thẩm quyền do bên mua bảo hiểm gửi. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu hồi phần phí bảo hiểm giảm này từ doanh nghiệp bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm là nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng và phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng phải trả lại cho chủ đầu tư xây dựng số phí bảo hiểm đã thu hồi từ doanh nghiệp bảo hiểm.\""
},
{
"id": 251325,
"text": "\"Điều 22. Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm\n...\n4. Việc thanh toán phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng (tạm tính) do bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận và phải được ghi tại hợp đồng bảo hiểm. Các trường hợp cụ thể như sau:\na) Trường hợp đóng phí bảo hiểm một lần: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm (tạm tính) không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới ba mươi (30) ngày, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm. Tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) được xác định căn cứ vào dự toán giá trị hợp đồng tư vấn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.\nb) Trường hợp đóng phí bảo hiểm theo kỳ:\nTrên cơ sở dự toán giá trị hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng (được cấp có thẩm quyền phê duyệt) khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản các kỳ thanh toán phí bảo hiểm theo quy định sau:\n- Kỳ thanh toán phí bảo hiểm đầu tiên: Thanh toán 50% tổng phí bảo hiểm (tạm tính) trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Các kỳ thanh toán phí bảo hiểm tiếp theo được thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm tại hợp đồng bảo hiểm đã giao kết ban đầu. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.\n- Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.\""
}
] |
15,916 | Trong báo cáo tổng kết công tác tiêu hủy tiền cả năm của Hội đồng tiêu hủy trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có những nội dung gì? | [
{
"id": 3837,
"text": "Tổng hợp và báo cáo\n1. Hàng tháng, hàng quý và hàng năm, Hội đồng tiêu hủy tổng hợp số liệu về tiêu hủy tiền, kết quả tiêu hủy tiền tại mỗi cụm tiêu hủy báo cáo Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy và gửi cho Hội đồng giám sát.\n2. Kết thúc năm tiêu hủy tiền, các cụm tiêu hủy tổng hợp số liệu, lập biên bản kết quả tiêu hủy hoàn toàn tại mỗi cụm, có xác nhận của Hội đồng giám sát.\nBiên bản được lập thành 05 (năm) bản: 01 (một) bản gửi Vụ Tài chính – Kế toán, 02 (hai) bản gửi Cục Phát hành và Kho quỹ, 01 (một) bản gửi Hội đồng giám sát, 01 (một) bản lưu tại cụm tiêu hủy.\n3. Hội đồng tiêu hủy làm báo cáo tổng kết công tác tiêu hủy tiền cả năm trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, báo cáo tổng kết gồm các nội dung:\na) Tổ chức công tác tiêu hủy tiền;\nb) Số liệu các loại tiền tiêu hủy đã tiêu hủy thực tế;\nc) Tình hình chấp hành quy định tiêu hủy tiền, nội quy làm việc;\nd) Kiến nghị, đề xuất.\n4. Hàng năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo kết quả công tác tiêu hủy tiền gửi Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính."
}
] | [
{
"id": 139644,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tiêu hủy\n1. Tổ chức thực hiện các công đoạn: giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy của quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.\n2. Phát hiện tồn tại, thiếu sót trong quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng; tiếp nhận đề nghị giải quyết vướng mắc trong quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của các đơn vị liên quan, tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước biện pháp xử lý.\n3. Tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất hình thức khen thưởng trong công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.\n4. Đề nghị các đơn vị liên quan có hình thức xử lý phù hợp đối với cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này.\n5. Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.\n6. Bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan trong quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng."
},
{
"id": 451143,
"text": "Điều 27. Hội đồng tiêu hủy\n1. Hội đồng tiêu hủy gửi Hội đồng giám sát quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy, danh sách thành viên tham gia công tác tiêu hủy tiền, phân công nhiệm vụ của các thành viên tham gia công tác tiêu hủy tiền và các tài liệu có liên quan đến công tác tiêu hủy tiền để phối hợp giám sát.\n2. Chủ động phối hợp với Hội đồng giám sát để xử lý các vấn đề phát sinh trong công tác tiêu hủy tiền, giám sát tiêu hủy tiền; chịu sự giám sát của Hội đồng giám sát theo quy định tại Thông tư này; chấp hành quyết định của Thống đốc về tạm dừng, đình chỉ đợt tiêu hủy trong trường hợp có những vi phạm gây thất thoát, mất an toàn tài sản trong quá trình tiêu hủy tiền.\n3. Kết thúc đợt tiêu hủy, Hội đồng tiêu hủy gửi báo cáo kết quả công tác tiêu hủy tiền cho Chủ tịch Hội đồng giám sát; phối hợp với Hội đồng giám sát tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiêu hủy tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước."
},
{
"id": 3841,
"text": "1. Xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch tiêu hủy các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.\n2. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy và cử thành viên tham gia quản lý kho tiền tiêu hủy.\n3. Phối hợp với Hội đồng giám sát và Hội đồng tiêu hủy thực hiện công tác tiêu hủy tiền theo quy định.\n4. Hướng dẫn quy trình giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy tiền giấy, tiền kim loại và sổ sách, báo cáo dùng trong công tác tiêu hủy tiền.\n5. Thực hiện thanh quyết toán và hạch toán các khoản thu, chi phục vụ công tác tiêu hủy tiền theo chế độ quy định.\n6. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phương án bán phế liệu tiền tiêu hủy và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện."
},
{
"id": 459323,
"text": "Chương VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC\nĐiều 28. Trách nhiệm của Cục Phát hành và Kho quỹ\n1. Xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch tiêu hủy các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.\n2. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy và cử thành viên tham gia quản lý kho tiền tiêu hủy.\n3. Phối hợp với Hội đồng giám sát và Hội đồng tiêu hủy thực hiện công tác tiêu hủy tiền theo quy định.\n4. Hướng dẫn quy trình giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy tiền giấy, tiền kim loại và sổ sách, báo cáo dùng trong công tác tiêu hủy tiền.\n5. Thực hiện thanh quyết toán và hạch toán các khoản thu, chi phục vụ công tác tiêu hủy tiền theo chế độ quy định.\n6. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phương án bán phế liệu tiền tiêu hủy và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện.\nĐiều 29. Trách nhiệm của Vụ Kiểm toán nội bộ. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện giám sát tiêu hủy tiền theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.\nĐiều 30. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ. Đầu mối, phối hợp với Cục Phát hành và Kho quỹ tham mưu trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các thủ tục tuyển dụng lao động hợp đồng; trưng tập công chức, người lao động từ các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tham gia công tác tiêu hủy tiền.\nĐiều 31. Trách nhiệm của Vụ Tài chính - Kế toán\n1. Tổ chức thực hiện công tác kế toán tiêu hủy tiền.\n2. Hướng dẫn nghiệp vụ hạch toán kế toán trong công tác tiêu hủy tiền."
}
] |
86,318 | Việc đào tạo chứng chỉ bảo hiểm sẽ dựa trên những nội dung nào theo quy định hiện nay? | [
{
"id": 158175,
"text": "Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm\nCơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ bảo hiểm theo các nội dung sau:\n1. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ:\na) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;\nb) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;\nc) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.\n2. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ:\na) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;\nb) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;\nc) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.\n3. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe:\na) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;\nb) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe;\nc) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm sức khỏe."
}
] | [
{
"id": 503338,
"text": "Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước\n1. Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước thực hiện đào tạo chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo nội dung quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này.\n2. Đăng ký danh sách thí sinh dự thi với Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm và nộp chi phí dự thi cho thí sinh đăng ký dự thi qua cơ sở đào tạo.\n3. Cấp, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.\n4. Thông báo danh sách cá nhân có chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cơ sở đào tạo đã cấp, cấp đổi, thu hồi với Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm; thông báo danh sách cá nhân có chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bị thu hồi trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.\n5. Lưu trữ hồ sơ về việc cấp, thu hồi, cấp đổi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật về lưu trữ."
},
{
"id": 159145,
"text": "Chứng chỉ bảo hiểm\nChứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các loại chứng chỉ sau:\n1. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:\na) Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ;\nb) Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ;\nc) Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe.\n2. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp:\na) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ;\nb) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ;\nc) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe.\n3. Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước hoặc nước ngoài cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 được tiếp tục sử dụng như sau:\na) Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;\nb) Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;\nc) Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này."
},
{
"id": 112079,
"text": "Chứng chỉ bảo hiểm\nChứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các loại chứng chỉ sau:\n1. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:\na) Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ;\nb) Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ;\nc) Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe.\n2. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp:\na) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ;\nb) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ;\nc) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe."
},
{
"id": 134672,
"text": "Thu hồi, cấp đổi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm\nCơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước thực hiện việc thu hồi, cấp đổi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo quy định sau:\n1. Các trường hợp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bị thu hồi:\na) Cá nhân không tham dự kỳ thi hoặc không thi đỗ kỳ thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm nhưng vẫn được cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ;\nb) Thí sinh sửa chữa, gian dối hoặc giả mạo giấy tờ về nhân thân (Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu) khi tham dự kỳ thi;\nc) Cá nhân nhờ người khác thi hộ kỳ thi chứng chỉ;\nd) Chứng chỉ bị thu hồi theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.\n...\n5. Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này sẽ không được tham dự các kỳ thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm trong thời gian 12 tháng kế tiếp kể từ ngày thu hồi chứng chỉ.\n6. Cơ sở đào tạo vi phạm quy định về việc cấp chứng chỉ trong trường hợp nêu tại điểm a khoản 1 Điều này không được đăng ký kế hoạch thi và cấp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm trong thời gian 03 năm kể từ ngày vi phạm của cơ sở đào tạo bị phát hiện (đối với vi phạm lần đầu). Trường hợp tái phạm, cơ sở đào tạo không được tiếp tục đăng ký kế hoạch thi và cấp chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm."
}
] |
112,627 | Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng gồm giấy tờ gì? | [
{
"id": 29898,
"text": "\"Điều 7. Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng\n1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:\nTờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này.\n2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:\na) Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;\nc) Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.\""
}
] | [
{
"id": 545405,
"text": "Điều 40. Hồ sơ, thủ tục giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi người có công từ trần\n1. Hồ sơ\na) Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (Mẫu TT1);\nb) Bản sao Giấy chứng tử;\nc) Hồ sơ của người có công với cách mạng;\nd) Quyết định trợ cấp (Mẫu TT2).\n2. Thủ tục\na) Thân nhân người có công có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân gửi Ủy ban nhân dân cấp xã kèm bản sao giấy chứng tử. Trường hợp thân nhân là con dưới 18 tuổi phải có thêm bản sao Giấy khai sinh. Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học; nếu đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học thì phải có thêm bản sao Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học. Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật. Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và giấy xác nhận thu nhập (Mẫu TN) của Ủy ban nhân dân cấp xã;\nb) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai và các giấy tờ kèm theo, có trách nhiệm chứng nhận tình hình thân nhân (bao gồm cả trường hợp thân nhân hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng) và gửi các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;\nc) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ quy định tại Điểm a, b Khoản này;\nd) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng tuất và ra quyết định trợ cấp. Trường hợp thương binh chết do vết thương tái phát được xác nhận liệt sĩ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất, chi trả khoản tiền chênh lệch đối với thân nhân đủ điều kiện."
},
{
"id": 29899,
"text": "1. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định sau đây:\na) Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:\n- Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;\n- Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con;\n- Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;\n- Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai;\n- Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.\nb) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng.\nTrường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.\nc) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.\nd) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.\nđ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.\nThời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi quy định tại các điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật từ tháng được cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng khác kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.\nThời gian điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng đối tượng đủ điều kiện điều chỉnh.\n2. Trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bị chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.\nThời gian thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng kể từ tháng ngay sau tháng đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội.\nBộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể các trường hợp thôi hưởng, tạm dừng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.\n3. Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội, nhận chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định sau đây:\na) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới;\nb) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;\nc) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.\n4. Thủ tục quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong và ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định sau đây:\na) Đối tượng thay đổi nơi cư trú có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;\nb) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.\nPhòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại nơi cư trú cũ, sau đó gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng;\nc) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú mới xác nhận và chuyển hồ sơ của đối tượng đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;\nd) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho đối tượng. Thời gian hưởng ngay sau tháng ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ của đối tượng."
},
{
"id": 581070,
"text": "Khoản 1. Sửa đổi Điều 7 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP như sau: “Điều 7. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng 1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d và 1đ Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. 1. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng theo quy định sau đây:\na) Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai: - Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã). - Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con. - Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV. - Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai. - Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.\nb) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt) thực hiện xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV của đối tượng. Khi hết thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt bổ sung biên bản họp kết luận của Hội đồng xét duyệt vào hồ sơ của đối tượng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Hội đồng xét duyệt kết luận và công khai về vấn đề khiếu nại, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;\nc) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản (kèm theo hồ sơ của đối tượng) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;\nd) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;\nđ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng."
},
{
"id": 19410,
"text": "“Điều 7. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng\n1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d và 1đ Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.\n2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:\na) Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật theo Mẫu số 2a Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội có xác nhận đủ điều kiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 2b Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;\nc) Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.\n3. Kiến nghị bằng văn bản của đối tượng, người giám hộ hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan đối với trường hợp điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp, thay đổi nơi cư trú.”\n2. Sửa đổi Điều 8 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP như sau:\n“Điều 8. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng\n1. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng theo quy định sau đây:\na) Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:\n- Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã).\n- Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con.\n- Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV.\n- Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai.\n- Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.\nb) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt) thực hiện xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV của đối tượng.\nKhi hết thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt bổ sung biên bản họp kết luận của Hội đồng xét duyệt vào hồ sơ của đối tượng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.\nTrường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Hội đồng xét duyệt kết luận và công khai về vấn đề khiếu nại, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;\nc) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản (kèm theo hồ sơ của đối tượng) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;\nd) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;\nđ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng.\nThời gian hưởng trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của đối tượng khác, kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.\nThời gian điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng ngay sau tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định.\n2. Trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bị chết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.\nThời gian thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng ngay sau tháng đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chết.\n3. Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định sau đây:\na) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có văn bản kiến nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới;\nb) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;\nc) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.\n4. Thủ tục quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định sau đây:\na) Đối tượng thay đổi nơi cư trú có văn bản kiến nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;\nb) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;\nPhòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại nơi cư trú cũ và gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng;\nc) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và chuyển hồ sơ của đối tượng đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;\nd) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng kể từ tháng ngay sau tháng ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ của đối tượng.”"
},
{
"id": 545368,
"text": "Khoản 4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ hoặc bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu giám định tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh và căn cứ vào kết luận giám định để ra quyết định."
}
] |
49,083 | Những trường hợp nào sẽ không được làm công chứng viên? | [
{
"id": 79958,
"text": "\"Điều 13. Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên\n1. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.\n2. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.\n3. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.\n4. Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.\n5. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.\""
}
] | [
{
"id": 67562,
"text": "\"Điều 36. Thẻ công chứng viên\n1. Thẻ công chứng viên là căn cứ chứng minh tư cách hành nghề công chứng của công chứng viên. Công chứng viên phải mang theo Thẻ công chứng viên khi hành nghề công chứng.\n2. Công chứng viên được cấp lại Thẻ công chứng viên trong trường hợp Thẻ đã được cấp bị mất, bị hỏng.\nThẻ công chứng viên bị thu hồi trong trường hợp công chứng viên bị miễn nhiệm hoặc bị xóa đăng ký hành nghề.\n3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu Thẻ công chứng viên, thủ tục đăng ký hành nghề, cấp, cấp lại và thu hồi Thẻ công chứng viên.\""
},
{
"id": 474892,
"text": "Khoản 4. Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp cấp tiếp tục có giá trị sử dụng. Trong trường hợp công chứng viên thay đổi nơi hành nghề thì tổ chức hành nghề công chứng nơi chuyển đến đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này; trường hợp công chứng viên không thay đổi tổ chức hành nghề công chứng nhưng bị mất, bị hỏng Thẻ thì công chứng viên đề nghị cấp lại Thẻ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này. Thẻ công chứng viên được cấp hoặc cấp lại theo số Thẻ của Sở Tư pháp. Quyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên của Sở Tư pháp phải ghi rõ việc thu hồi Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp cấp trước đây. Công chứng viên nộp cho Sở Tư pháp Thẻ công chứng viên đã được cấp; trường hợp Thẻ đã bị mất thì phải báo cáo Sở Tư pháp bằng văn bản."
},
{
"id": 76317,
"text": "\"Điều 27. Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng\n1. Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân hoặc trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.\nVăn phòng công chứng có quyền tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới nếu công chứng viên đó được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.\nViệc chấm dứt tư cách công chứng viên hợp danh và tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.\n2. Trường hợp công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của công chứng viên hợp danh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng công chứng sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của công chứng viên đó. Người thừa kế có thể trở thành công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng nếu là công chứng viên và được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.\""
},
{
"id": 1637,
"text": "1. Người đã hoàn thành tập sự hành nghề công chứng trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì không phải nộp bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.\n2. Người đã được miễn nhiệm công chứng viên theo nguyện vọng cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 16 của Luật Công chứng. Người đề nghị bổ nhiệm lại nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đã đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.\nViệc bổ nhiệm lại cho người bị miễn nhiệm công chứng viên trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 16 của Luật Công chứng.\n3. Công chứng viên đã được bổ nhiệm trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có nhu cầu thay đổi nơi hành nghề thì tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên chuyển đến thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.\nCông chứng viên của Phòng công chứng đã nghỉ hưu hoặc thôi việc theo nguyện vọng không quá một năm vẫn được giữ chức danh công chứng viên và được tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc hành nghề tại Văn phòng công chứng đang hoạt động theo quy định của Luật Công chứng. Thời hạn không quá một năm được tính từ ngày quyết định nghỉ hưu hoặc cho thôi việc có hiệu lực đến ngày Văn phòng công chứng nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.\n4. Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp cấp tiếp tục có giá trị sử dụng. Trong trường hợp công chứng viên thay đổi nơi hành nghề thì tổ chức hành nghề công chứng nơi chuyển đến đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này; trường hợp công chứng viên không thay đổi tổ chức hành nghề công chứng nhưng bị mất, bị hỏng Thẻ thì công chứng viên đề nghị cấp lại Thẻ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này. Thẻ công chứng viên được cấp hoặc cấp lại theo số Thẻ của Sở Tư pháp.\nQuyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên của Sở Tư pháp phải ghi rõ việc thu hồi Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp cấp trước đây. Công chứng viên nộp cho Sở Tư pháp Thẻ công chứng viên đã được cấp; trường hợp Thẻ đã bị mất thì phải báo cáo Sở Tư pháp bằng văn bản."
},
{
"id": 36323,
"text": "1. Căn cứ quy định của Luật Công chứng và Nghị định này, Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc thông qua Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.\nĐiều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được áp dụng thống nhất đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và các Hội công chứng viên.\n2. Điều lệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:\na) Tôn chỉ, mục đích và biểu tượng của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;\nb) Quyền, nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;\nc) Mối quan hệ giữa Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và Hội công chứng viên;\nd) Thủ tục gia nhập, rút tên khỏi danh sách hội viên của Hội công chứng viên, khai trừ tư cách hội viên;\nđ) Nhiệm kỳ, cơ cấu tổ chức, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hội công chứng viên;\ne) Mối quan hệ phối hợp giữa các Hội công chứng viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định;\ng) Cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc, Đại hội toàn thể công chứng viên của Hội công chứng viên; trình tự, thủ tục tiến hành Đại hội của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hội công chứng viên;\nh) Việc ban hành nội quy của Hội công chứng viên;\ni) Tài chính của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hội công chứng viên;\nk) Khen thưởng, kỷ luật hội viên và giải quyết khiếu nại, tố cáo;\nl) Nghĩa vụ báo cáo của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hội công chứng viên;\nm) Quan hệ với cơ quan, tổ chức khác.\n3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày được thông qua, Hội đồng công chứng viên toàn quốc gửi Bộ Tư pháp Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam để xem xét phê duyệt. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Điều lệ sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Nội vụ; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.\n4. Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam bị từ chối phê duyệt trong các trường hợp sau đây:\na) Có nội dung trái với quy định của Hiến pháp và pháp luật;\nb) Quy trình, thủ tục thông qua Điều lệ không đảm bảo tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.\n5. Trong trường hợp Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam bị từ chối phê duyệt thì Hội đồng công chứng viên toàn quốc phải sửa đổi nội dung Điều lệ hoặc tổ chức lại Đại hội để thông qua Điều lệ theo đúng quy định của pháp luật.\nTrong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày Điều lệ sửa đổi, bổ sung được thông qua, Hội đồng công chứng viên toàn quốc gửi Bộ Tư pháp Điều lệ sửa đổi, bổ sung để xem xét, phê duyệt. Việc phê duyệt Điều lệ sửa đổi, bổ sung được thực hiện theo quy định của Điều này.\n6. Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày được phê duyệt."
}
] |
114,398 | Có được thỏa thuận lại giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không? | [
{
"id": 78406,
"text": "“Điều 4. Sở hữu đất đai\nĐất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”"
},
{
"id": 122782,
"text": "Sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh\n1. Việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.\n2. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh.\n3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
}
] | [
{
"id": 137558,
"text": "\"Điều 79. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất\n1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 80 của Luật này thì được bồi thường.\n2. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.\n3. Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.\n4. Đối với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc bằng tiền hoặc bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc nhà ở nếu người có đất thu hồi có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở. \n5. Việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải thực hiện trước khi có quyết định thu hồi đất.\n6. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.\""
},
{
"id": 63089,
"text": "“Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất\n1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.\n2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.\n3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”"
},
{
"id": 253854,
"text": "Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất\n...\n2. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, bảo đảm thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ."
},
{
"id": 227345,
"text": "Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất\n1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 90 của Luật này thì được bồi thường.\n2. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ."
},
{
"id": 497947,
"text": "Khoản 3. Bổ sung Điều 15a như sau: “Điều 15a. Trách nhiệm tổ chức xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất 3. Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hệ số điều chỉnh giá đất để áp dụng cho các trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hệ số điều chỉnh giá đất đối với từng loại đất theo dự án hoặc theo khu vực để xác định giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.”"
}
] |
112,881 | Việc thảo luận, góp ý cho các văn kiện Đại hội Đoàn các cấp được quy định thế nào? | [
{
"id": 187893,
"text": "Thảo luận, góp ý các văn kiện Đại hội\n- Quá trình xây dựng dự thảo văn kiện đại hội đoàn các cấp cần nghiêm túc tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp; nghiêm túc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cấp ủy, tổ chức đoàn cấp dưới, của cán bộ lão thành, các đồng chí nguyên là cán bộ đoàn các thời kỳ, các nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức, chuyên gia và cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên.\n- Việc thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự thảo văn kiện của Đại hội cấp mình và dự thảo văn kiện của Đại hội cấp trên tổ chức trước Đại hội và trong Đại hội. Hình thức thảo luận, đóng góp ý kiến vào văn kiện Đại hội có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin: Tổ chức hội nghị, diễn đàn thảo luận để lấy ý kiến tập trung; tổ chức các diễn đàn trực tuyến; gửi văn kiện xin ý kiến đóng góp của cán bộ, đoàn viên, thanh niên... Tổ chức góp ý trong các đối tượng thanh niên: trường học, công chức, viên chức, nông thôn, đô thị, công nhân, lực lượng vũ trang… Tổ chức diễn đàn lấy ý kiến góp ý từ cựu cán bộ Đoàn, Hội, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về thanh niên, các nhà giáo dục…\n- Phát huy dân chủ trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên và đại biểu Đại hội; thảo luận thẳng thắn, nghiêm túc, đi vào những vấn đề trọng tâm, trình bày ngắn gọn (tránh tham luận dài dòng, chung chung, liệt kê thành tích). Qua thảo luận, các cấp bộ đoàn cụ thể hóa vào văn kiện và nghị quyết Đại hội của cấp mình."
}
] | [
{
"id": 69070,
"text": "NỘI DUNG ĐẠI HỘI\n1. Đại hội Đoàn các cấp thực hiện các nội dung sau\n- Tổng kết việc thực hiện nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ qua và xác định, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ mới.\n- Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII và dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên; đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (nếu có).\n- Bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới (trừ đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong Quân đội).\n- Bầu đoàn đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.\n2. Đối với Hội nghị đại biểu Đoàn các cấp thực hiện các nội dung sau\n- Sơ kết việc thực hiện Nghị quyết đại hội từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm tổ chức hội nghị.\n- Bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn trong thời gian tiếp theo, nhằm phù hợp với thực tiễn và định hướng, chỉ đạo của Đoàn cấp trên và cấp ủy.\n- Thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn cấp trên, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII; đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (nếu có).\n- Bầu đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.\n- Bầu bổ sung Ban Chấp hành (nếu có)."
},
{
"id": 629121,
"text": "Khoản 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận, cho ý kiến về các dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng : - Dự thảo Báo cáo chính trị. - Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020. Giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị, chỉ đạo hoàn chỉnh các dự thảo văn kiện trên để lấy ý kiến đại hội đảng bộ các cấp và ý kiến của nhân dân; chỉ đạo tiếp thu các ý kiến góp ý để bổ sung, hoàn chỉnh văn kiện, trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, quyết định trước khi trình Đại hội XII."
},
{
"id": 214394,
"text": "\"Điều 20:\n1. Đại hội đoàn viên của chi đoàn, chi đoàn cơ sở; Đại hội đoàn viên hoặc Đại hội đại biểu của Đoàn cơ sở do Ban Chấp hành chi đoàn, chi đoàn cơ sở, Đoàn cơ sở triệu tập.\n2. Nhiệm kỳ Đại hội của chi đoàn và tổ chức cơ sở Đoàn:\nĐại hội chi đoàn khu vực địa bàn dân cư, chi đoàn trong trường học, Đoàn trường trung học phổ thông, Đoàn Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là 1 năm 1 lần.\nĐại hội chi đoàn cơ sở; chi đoàn trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp; Đoàn trường trung cấp là 5 năm 2 lần.\nĐại hội Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn; Đoàn cơ sở trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp là 5 năm 1 lần.\n3. Đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành; quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ; bầu Ban Chấp hành; góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên (nếu có).\""
},
{
"id": 134574,
"text": "Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu:\n1. Đại hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hội. Đại hội được tổ chức 5 năm 1 lần.\nĐại hội được coi là hợp lệ khi có mặt hai phần ba (2/3) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.\n2. Nhiệm vụ chính của Đại hội nhiệm kỳ:\n- Thông qua Điều lệ (đối với Đại hội thành lập), hoặc đề nghị sửa đổi Điều lệ.\n- Thảo luận Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ hoạt động của Hội.\n- Thảo luận góp ý báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra.\n- Thảo luận và phê duyệt quyết toán nhiệm kỳ cũ và kế hoạch tài chính nhiệm kỳ mới của Hội.\n- Bầu cử Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra.\n- Suy tôn Chủ tịch danh dự của Hội.\n- Thảo luận và thông qua Nghị quyết của Đại hội.\n3. Nhiệm vụ chính của Hội nghị toàn thể hàng năm:\n- Thảo luận báo cáo tổng kết năm cũ và kế hoạch công tác năm mới của Hội.\n- Thảo luận và phê duyệt quyết toán năm cũ và kế hoạch tài chính năm mới của Hội.\n- Thảo luận và biểu quyết các vấn đề do Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra hoặc hội viên đề xuất.\n4. Ban Chấp hành có thể triệu tập Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hội, theo đề nghị của Chủ tịch Ban Chấp hành Hội hoặc trên 50% tổng số Ủy viên Ban Chấp hành, hoặc khi có 2/3 số hội viên yêu cầu, hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.\n5. Thư triệu tập Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu phải nêu rõ chương trình nghị sự và gửi đến tất cả hội viên ít nhất 2 tuần trước ngày họp.\n6. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội.\n- Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.\n- Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá một phần hai (1/2) đại biểu chính thức có mặt tán thành."
}
] |
87,530 | Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện dự án dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là bao nhiêu? | [
{
"id": 159545,
"text": "Nguyên tắc, điều kiện, nội dung, mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án dược liệu quý\n...\n4. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ thực hiện dự án dược liệu quý từ vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP."
}
] | [
{
"id": 569954,
"text": "Cơ quan quản lý dự án có trách nhiệm: b) Thực hiện quyết toán, thanh toán, giải ngân vốn ngân sách nhà nước theo tiến độ thực hiện được cấp có thẩm quyền quyết định và hợp đồng ký kết với đơn vị chủ trì liên kết.\nc) Thực hiện các báo cáo theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. c) Thực hiện công khai thông tin về dự án dược liệu quý theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn triển khai nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.\nd) Thực hiện công khai thông tin về dự án dược liệu quý theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn triển khai nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. d) Kiểm tra, giám sát kết quả, triển khai, thực hiện dự án.”\nđ) Thực hiện chức năng nhiệm vụ khác được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.”"
},
{
"id": 569953,
"text": "Có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để phát triển các loại dược liệu quý có giá trị y tế và kinh tế cao.”\n3. Sửa đổi Điều 7 như sau: “Điều 7. Diện tích triển khai dự án dược liệu quý\n4. Sửa đổi Điều 8 như sau: “Điều 8. Đối tượng cây dược liệu quý Việc lựa chọn cây dược liệu để triển khai thực hiện dự án dược liệu quý đáp ứng một trong các yêu cầu sau:\n5. Sửa đổi điểm d khoản 3, khoản 5 Điều 12 như sau:\na) Điểm d khoản 3 Điều 12 được sửa đổi như sau: “d) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở chế biến dược liệu quý , xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong phạm vi, quy mô dự án.”\nb) Khoản 5 Điều 12 được sửa đổi như sau: “5. Mức chi hỗ trợ cho các dự án dược liệu quý sử dụng nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 57/2018/NĐ- CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Mức chi hỗ trợ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện theo Điều 13 Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.”\n6. Bổ sung khoản 5 và khoản 6, Điều 14 như sau:\na) Bổ sung khoản 5 Điều 14 như sau: “5. Đơn vị được Ủy ban ban nhân dân cấp tỉnh giao là chủ trì nội dung Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý có trách nhiệm: a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành biểu mẫu sử dụng trong lựa chọn dự án, nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất , lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo khoản 1, Điều 40, Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. a) Ký hợp đồng với đơn vị chủ trì liên kết triển khai thực hiện dự án theo Quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở thuyết minh dự án đã được Hội thẩm định dự án thông qua.\nb) Chủ trì tổ chức thẩm định, lựa chọn dự án theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. b) Bổ sung khoản 6 Điều 14 như sau: “6."
},
{
"id": 133783,
"text": "Nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện dự án dược liệu quý\n1. Bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định tại Điều 4 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 27/2022/NĐ-CP) và các quy định pháp luật có liên quan về nuôi trồng, quản lý và khai thác dược liệu.\n2. Phát triển dự án dược liệu quý phải gắn với bảo tồn nguồn gen dược liệu, bảo đảm các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng.\n3. Các dự án dược liệu quý triển khai trên đất rừng phải bảo đảm kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững theo quy định của pháp luật.\n4. Ưu tiên lựa chọn các dự án sử dụng trên 50% lao động là nữ, dự án ứng dụng công nghệ cao và các dự án nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thực hiện dự án để hình thành vùng nguyên liệu."
},
{
"id": 176243,
"text": "Công khai thông tin và lưu giữ kết quả thực hiện dự án dược liệu quý\n1. Công khai thông tin về dự án dược liệu quý thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.\n2. Việc công khai thông tin về các dự án dược liệu quý bao gồm các thông tin sau:\na) Thông tin về dự án dược liệu quý bao gồm: Tên, mục tiêu, nội dung, sản phẩm, danh sách đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng chính sách, đơn vị chủ trì liên kết, các thành viên liên kết, thời gian thực hiện, tổng mức đầu tư, mức đầu tư của cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia vào dự án, tóm tắt kết quả thực hiện dự án, được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Cơ quan quản lý dự án dược liệu quý, Cơ quan chủ quản chương trình dược liệu quý và Cơ quan chủ dự án thành phần dược liệu quý hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định hiện hành.\nb) Việc truyền thông về kết quả thực hiện dự án dược liệu quý thực hiện theo quy định của Luật Báo chí và quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây viết tắt là Thông tư số 15/2022/TT-BTC).\nc) Địa phương triển khai dự án, Đơn vị chủ trì liên kết dự án dược liệu quý, tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ có trách nhiệm tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng kết quả thực hiện của dự án.\n3. Việc lưu giữ kết quả thực hiện dự án dược liệu quý thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ."
},
{
"id": 452814,
"text": "Khoản 1. Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) có trách nhiệm:\na) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện Thông tư này.\nb) Thực hiện trách nhiệm của Cơ quan chủ dự án thành phần dược liệu quý theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.\nc) Thực hiện giám sát và đánh giá thực hiện các dự án dược liệu quý thuộc nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý theo quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.\nd) Triển khai, hỗ trợ cho các dự án dược liệu quý ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng hệ thống kết nối chuỗi giá trị dược liệu quý và sản phẩm y dược cổ truyền được truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng; xúc tiến thương mại cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.\nđ) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến thực hiện nội dung dược liệu, truyền thông nội dung về dược liệu quý theo quy định."
}
] |
128,694 | Thu học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng như thế nào? | [
{
"id": 66077,
"text": "\"Điều 12. Thu học phí\n...\n1. Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu người học tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, học phí được thu tối đa 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp học phí được thu tối đa 10 tháng/năm.\n2. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng thì học phí được thu theo số tháng học thực tế (bao gồm cả thời gian tổ chức dạy học trực tuyến hoặc bố trí thời gian học bù tại trường); không thu học phí trong thời gian không tổ chức dạy học. Mức thu học phí đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học và chi phí phát sinh cần thiết để tổ chức dạy học nhưng không vượt quá tổng thu học phí tính theo số tháng tối đa của 01 năm học (tối đa 9 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và tối đa 10 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và công khai từ đầu năm học trong các cơ sở giáo dục. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định cụ thể thời gian thu, mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định thời gian thu, mức học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.\n3. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ, tuy nhiên tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.\n4. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp học phí vào ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý, sử dụng. Trong trường hợp phát sinh khoản thu học phí bằng tiền mặt thì định kỳ, đơn vị phải làm thủ tục chuyển (nộp) toàn bộ học phí đã thu bằng tiền mặt còn dư tại quỹ vào tài khoản của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý theo quy định.\""
}
] | [
{
"id": 75652,
"text": "Không thu học phí có thời hạn\nKhi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng do cơ quan có thẩm quyền công bố; tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông thuộc vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng."
},
{
"id": 492962,
"text": "Khoản 2. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng thì học phí được thu theo số tháng học thực tế (bao gồm cả thời gian tổ chức dạy học trực tuyến hoặc bố trí thời gian học bù tại trường); không thu học phí trong thời gian không tổ chức dạy học. Mức thu học phí đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học và chi phí phát sinh cần thiết để tổ chức dạy học nhưng không vượt quá tổng thu học phí tính theo số tháng tối đa của 01 năm học (tối đa 9 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và tối đa 10 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và công khai từ đầu năm học trong các cơ sở giáo dục. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định cụ thể thời gian thu, mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định thời gian thu, mức học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng."
},
{
"id": 94798,
"text": "Quản lý và sử dụng học phí\n...\n5. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức thu học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học, cấp học, khóa học; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai chính sách miễn, giảm học phí và mức thu, miễn giảm học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng."
},
{
"id": 256677,
"text": "“Điều 3. Quy định áp dụng mức thu học phí theo hình thức học trực tiếp, trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng\n1. Đối với các tháng có thời gian học cả tháng theo hình thức học trực tiếp hoặc hình thức học trực tuyến (online): Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao áp dụng mức thu học phí của tháng đó theo mức thu đã được quy định tương ứng theo hình thức học.\n2. Đối với các tháng đồng thời áp dụng cả hai hình thức học trực tiếp và trực tuyến (online), việc áp dụng mức thu học phí được quy định cụ thể như sau: Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao căn cứ thời gian học tập thực tế của học sinh tại đơn vị để thực hiện áp dụng mức thu học phí của tháng đó, trường hợp thời gian học tập thực tế theo hình thức học trực tiếp từ 14 ngày trở lên thì thực hiện thu theo hình thức học trực tiếp; trường hợp thời gian học tập thực tế theo hình thức học trực tuyến (online) từ 14 ngày trở lên thì thực hiện thu theo hình thức học trực tuyến (bao gồm cả số ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) và mức học phí tương ứng đã được quy định.\n3. Tổng thời gian thu học phí (theo hình thức học trực tiếp, trực tuyến) phải đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí trong năm không vượt quá 9 tháng/năm.”"
}
] |
72,140 | Trường hợp nào người định giá phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi? | [
{
"id": 10526,
"text": "Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:\n1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;\n2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;\n3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.\nTheo đó, nếu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đồng thời là đương sự trong vụ án hình sự thì người này phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi."
}
] | [
{
"id": 477888,
"text": "Điều 69. Người định giá tài sản\n1. Người định giá tài sản là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.\n2. Người định giá tài sản có quyền:\na) Tìm hiểu tài liệu của vụ án liên quan đến đối tượng phải định giá;\nb) Yêu cầu cơ quan yêu cầu định giá, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá cung cấp tài liệu cần thiết cho việc định giá;\nc) Từ chối thực hiện định giá trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành định giá, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để định giá, nội dung yêu cầu định giá vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;\nd) Ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận của Hội đồng định giá tài sản;\nđ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.\n3. Người định giá tài sản có nghĩa vụ:\na) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;\nb) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện định giá tài sản;\nc) Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật.\n4. Người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối tham gia định giá mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.\n5. Người định giá tài sản phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:\na) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;\nb) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;\nc) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.\n6. Việc thay đổi người định giá tài sản do cơ quan yêu cầu định giá tài sản quyết định."
},
{
"id": 170021,
"text": "Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ\n1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Người tham gia tố tụng khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, trừ người bị buộc tội;\nb) Người tham gia tố tụng từ chối khai báo hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ cung cấp tài liệu, đồ vật, trừ người bị buộc tội.\n2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng làm giả hoặc hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án, vụ việc,\n3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này\nb) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;\nc) Người giám định, người định giá tài sản từ chối kết luận giám định, định giá tài săn mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở lại khách quan,\n4, Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối;\nb) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan,\nc) Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối.\n5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực buộc người bị hại khai báo gian dối hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối.\n6. Hình thức xử phạt bổ sung:\nTịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều này."
},
{
"id": 10934,
"text": "Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng\nNgười bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp giải, dẫn giải, phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính, buộc khắc phục hậu quả hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật:\n1. Làm giả, hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ việc, vụ án;\n2. Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;\n3. Từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu, đồ vật;\n4. Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;\n5. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;\n6. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối;\n7. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan;\n8. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối;\n9. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia tố tụng;\n10. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đe doạ, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;\n11. Đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng;\n12. Ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặc thông báo văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng."
},
{
"id": 142296,
"text": "“2. Người định giá tài sản có quyền:\na) Tìm hiểu tài liệu của vụ án liên quan đến đối tượng phải định giá;\nb) Yêu cầu cơ quan yêu cầu định giá, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá cung cấp tài liệu cần thiết cho việc định giá;\nc) Từ chối thực hiện định giá trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành định giá, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để định giá, nội dung yêu cầu định giá vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;\nd) Ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận của Hội đồng định giá tài sản;\nđ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.\n3. Người định giá tài sản có nghĩa vụ:\na) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;\nb) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện định giá tài sản;\nc) Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật.”"
}
] |
129,260 | Báo cáo kết quả thanh tra giáo dục trường cao đẳng được thực hiện khi nào? | [
{
"id": 7025,
"text": "\"Điều 25. Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành\nChậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành phải có các nội dung sau đây:\n1. Khái quát về đối tượng thanh tra;\n2. Kết quả kiểm tra, xác minh về từng nội dung thanh tra;\n3. Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, chuyên môn - kỹ thuật của đối tượng thanh tra;\n4. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng trong quá trình tiến hành thanh tra; kiến nghị các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra (nếu có);\n5. Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra (nếu có).\""
}
] | [
{
"id": 570056,
"text": "Khoản 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo:\na) Chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo, trường dự bị đại học, các trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học thực hiện quy chế công khai theo quy định tại Quy chế này.\nb) Chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ quản (nếu có) tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công khai của các sở giáo dục và đào tạo, trường dự bị đại học, các trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.\nc) Thông báo bằng văn bản kết quả thanh tra, kiểm tra cho cơ sở giáo dục và đào tạo. Thời điểm thông báo không quá 30 ngày sau khi thực hiện thanh tra, kiểm tra.\nd) Tổng hợp kết quả thực hiện quy chế công khai đối với các trường dự bị đại học, trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học và kết quả thanh tra, kiểm tra của các cơ sở giáo dục do sở giáo dục và đào tạo tổng hợp; công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 12 hằng năm."
},
{
"id": 216710,
"text": "Tổ chức thực hiện\n...\n2. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm:\na) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn triển khai Thông tư này;\nb) Lập kế hoạch đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao hằng năm trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt và thông báo đến các trường cao đẳng, các cơ quan có liên quan để phối hợp chỉ đạo, triển khai;\nc) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các trường cao đẳng, người tham gia đoàn đánh giá về đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao; bồi dưỡng nâng cao cho các hiệu trưởng trường cao đẳng về kỹ năng quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đối với người đứng đầu trường cao đẳng chất lượng cao;\nd) Tổ chức đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao; kiểm tra, xử lý các kiến nghị của trường về kết quả đánh giá;\nđ) Đề xuất cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ đầu tư, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học; hỗ trợ quảng bá, nâng cao hình ảnh các trường cao đẳng chất lượng cao;\ne) Đề xuất cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí để đầu tư, tăng cường năng lực đào tạo đối với các trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp để phấn đấu được công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao;\ng) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định về đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao;\nh) Xem xét, thu hồi quyết định công nhận trường cao đẳng chất lượng cao đối với một trong hai trường hợp: Trường cao đẳng không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trường cao đẳng tự đánh giá không đạt yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này;\ni) Hằng năm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao.\n..."
},
{
"id": 43337,
"text": "\"1. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra hành chính đối với đại học quốc gia; đại học vùng; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo; doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập.\n2. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ: Thanh tra hành chính đối với trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.\n3. Thanh tra tỉnh: Thanh tra hành chính đối với trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng (không bao gồm các trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng công lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn), cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp.\n4. Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn); trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học phổ thông; trung tâm giáo dục thường xuyên; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.\n5. Thanh tra huyện: Thanh tra hành chính đối với cơ sở giáo dục mầm non; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học cơ sở; tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp.\""
},
{
"id": 216709,
"text": "Công nhận trường cao đẳng chất lượng cao\n1. Căn cứ báo cáo kết quả thẩm định của Hội đồng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xem xét, quyết định công nhận trường cao đẳng chất lượng cao.\n2. Quyết định công nhận trường cao đẳng chất lượng cao được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp."
},
{
"id": 43340,
"text": "\"Điều 9. Thẩm quyền, đối tượng thanh tra\n1. Thanh tra Bộ: Thanh tra chuyên ngành đối với các sở giáo dục và đào tạo; các đại học; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam.\n2. Thanh tra sở: Thanh tra chuyên ngành đối với phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt; trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương.\""
}
] |
65,018 | Kinh phí nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ của Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng quản lý được lấy từ ngân sách địa phương đúng không? | [
{
"id": 134282,
"text": "I- QUY ĐỊNH CHUNG\n1. Thông tư này hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp để trang bị, nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ sử dụng trong công tác bảo vệ rừng của các Hạt Kiểm lâm; Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng; Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên (gọi chung là cơ quan Kiểm lâm).\n2. Kinh phí trang bị, nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ của Hạt Kiểm lâm các Vườn quốc gia Trung ương quản lý (gọi chung là cơ quan Kiểm lâm Trung ương) do ngân sách Trung ương đảm bảo.\n3. Kinh phí trang bị, nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ của các Hạt Kiểm lâm; Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng; Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên địa phương quản lý (gọi chung là cơ quan Kiểm lâm địa phương) do ngân sách địa phương đảm bảo.\n4. Kinh phí trang bị, nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ của các cơ quan Kiểm lâm phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, chịu sự kiểm tra kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; cuối năm thực hiện quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định hiện hành."
}
] | [
{
"id": 145341,
"text": "\"Điều 49. Tổ chức, quản lý lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng\n1. Chủ rừng là tổ chức có trách nhiệm thành lập, quản lý hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy rừng; bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy rừng.\n2. Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm thành lập, quản lý hoạt động của các đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý của mình; chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng chuyên ngành; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng của cơ sở.\n3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp với cơ quan Kiểm lâm thực hiện những quy định tại khoản 2 Điều này.\n4. Việc huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.\""
},
{
"id": 485232,
"text": "Điều 3. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước:. Việc lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí ngân sách cấp để trang bị, nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ của các cơ quan Kiểm lâm thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:\na)Về lập dự toán: Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, tình hình thực hiện dự toán năm trước; nhu cầu trang bị chó nghiệp vụ cho các cơ quan Kiểm lâm, định mức kinh tế - kỹ thuật, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này; việc lập dự toán kinh phí ngân sách cấp để trang bị, nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ của các cơ quan Kiểm lâm thực hiện như sau: - Đối với cơ quan Kiểm lâm do Trung ương quản lý: Cục Kiểm lâm lập dự toán kinh phí trang bị, nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước (loại chi sự nghiệp kinh tế), gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ trình Quốc hội theo quy định; - Đối với cơ quan Kiểm lâm do địa phương quản lý: Chi cục Kiểm lâm lập dự toán kinh phí trang bị, nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp vào dự toán ngân sách Nhà nước (loại chi sự nghiệp kinh tế), gửi Sở Tài chính tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định hiện hành.\nb) Về phân bổ và giao dự toán: - Đối với cơ quan Kiểm lâm Trung ương: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập phương án phân bổ kinh phí trang bị, nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ chi tiết theo đơn vị, nhóm mục chi của Mục lục Ngân sách Nhà nước và nội dung chi gửi Bộ Tài chính xem xét thẩm tra; trong đó: kinh phí mua để trang bị chó nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quy định bao gồm cả mua ban đầu và thay thế, bổ sung trong quá trình thực hiện phân bổ để Cục Kiểm lâm thực hiện. Đối với các nội dung chi mua trang thiết bị phục vụ công tác nuôi chó như nơi ở, cũi, chậu ăn, cổ dề, móc xích, dây cương, rọ mõm...; chi chăm sóc, nuôi dưỡng chó nghiệp vụ; chi huấn luyện lại chó nghiệp vụ hàng năm; chi phí tập huấn về quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ của cán bộ, công chức kiểm lâm phân bổ cho cơ quan Kiểm lâm thực hiện. Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao dự toán cho các đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành. - Đối với cơ quan Kiểm lâm địa phương: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập phương án phân bổ kinh phí trang bị, nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ chi tiết theo đơn vị, nhóm mục chi của Mục lục ngân sách Nhà nước và nội dung chi gửi Sở Tài chính xem xét thẩm tra; trong đó: kinh phí mua chó nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quy định, bao gồm cả mua ban đầu và thay thế, bổ sung trong quá trình thực hiện phân bổ để Chi cục Kiểm lâm tổ chức thực hiện."
},
{
"id": 162260,
"text": "II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ\n...\n3. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước:\nViệc lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí ngân sách cấp để trang bị, nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ của các cơ quan Kiểm lâm thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:\na)Về lập dự toán:\nHàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, tình hình thực hiện dự toán năm trước; nhu cầu trang bị chó nghiệp vụ cho các cơ quan Kiểm lâm, định mức kinh tế - kỹ thuật, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này; việc lập dự toán kinh phí ngân sách cấp để trang bị, nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ của các cơ quan Kiểm lâm thực hiện như sau:\n- Đối với cơ quan Kiểm lâm do Trung ương quản lý: Cục Kiểm lâm lập dự toán kinh phí trang bị, nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước (loại chi sự nghiệp kinh tế), gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ trình Quốc hội theo quy định;\n- Đối với cơ quan Kiểm lâm do địa phương quản lý: Chi cục Kiểm lâm lập dự toán kinh phí trang bị, nuôi dưỡng, huấn luyện chó nghiệp vụ, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp vào dự toán ngân sách Nhà nước (loại chi sự nghiệp kinh tế), gửi Sở Tài chính tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định hiện hành.\n..."
},
{
"id": 153483,
"text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\n...\na) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản;\nb) Tham gia kiểm tra, truy quét các trọng điểm, các điểm nóng về phá rừng, khai thác, chế biến, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật theo sự phân công của Cục trưởng hoặc theo đề nghị của Kiểm lâm địa phương;\nc) Thường trực về lực lượng, phương tiện, thiết bị chuyên dùng sẵn sàng cơ động chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý hoặc khi có lệnh điều động của Cục trưởng.\n4. Thực hiện huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành\na) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng cơ sở.\nb) Phối hợp với các đơn vị có liên quan và Kiểm lâm địa phương tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho các chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng cơ sở.\n5. Ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ.\na) Thực hiện các đề tài, dự án; ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và quản lý cơ sở dữ liệu về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản và giống cây lâm nghiệp trên địa bàn quản lý;\n..."
}
] |
28,796 | Nếu chứng minh được Trọng tài viên nhận hối lộ thì có được hủy phán quyết không? | [
{
"id": 93695,
"text": "Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài\n1. Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.\n2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;\nb) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;\nc) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;\nd) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;\nđ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.\n3. Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:\na) Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;\nb) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài."
},
{
"id": 93696,
"text": "\"d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài”\nTòa án chỉ xem xét việc xác định chứng cứ giả mạo nếu có chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó và chứng cứ đó phải có liên quan đến việc ra phán quyết, có ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết. Tòa án phải căn cứ vào quy định Luật TTTM, quy tắc tố tụng trọng tài, thỏa thuận của các bên và quy tắc xem xét, đánh giá chứng cứ mà Hội đồng trọng tài áp dụng khi giải quyết vụ việc để xác định chứng cứ giả mạo.\""
}
] | [
{
"id": 523052,
"text": "Tòa án phải căn cứ vào quy định Luật TTTM, quy tắc tố tụng trọng tài, thỏa thuận của các bên và quy tắc xem xét, đánh giá chứng cứ mà Hội đồng trọng tài áp dụng khi giải quyết vụ việc để xác định chứng cứ giả mạo.\nđ) “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam. Khi xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án phải xác định được phán quyết trọng tài có vi phạm một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật và nguyên tắc đó có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp của Trọng tài. Tòa án chỉ hủy phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng phán quyết trọng tài có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết trọng tài và phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba. Ví dụ 1: Các bên đã tự nguyện thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp và thỏa thuận này không trái pháp luật, đạo đức xã hội nhưng Hội đồng trọng tài không ghi nhận sự thỏa thuận đó của các bên trong phán quyết trọng tài. Trong trường hợp này phán quyết trọng tài đã vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết trong lĩnh vực thương mại quy định tại Điều 11 Luật Thương mại và Điều 4 của Bộ luật dân sự... Tòa án xem xét, quyết định việc hủy phán quyết trọng tài này vì trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam đã được Luật Thương mại và Bộ luật dân sự… quy định. Ví dụ 2: Một bên tranh chấp cung cấp chứng cứ chứng minh phán quyết trọng tài được lập có sự cưỡng ép, lừa dối, đe dọa hoặc hối lộ. Trong trường hợp này phán quyết trọng tài đã vi phạm nguyên tắc “trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư” quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật TTTM."
},
{
"id": 523051,
"text": "Khoản 2. Tòa án hủy phán quyết trọng tài quy định tại Điều 58 và Điều 61 Luật TTTM khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) “Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu” là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 6 và Điều 18 Luật TTTM và hướng dẫn tại các điều 2, 3 và 4 Nghị quyết này.\nb) “Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định Luật TTTM” là trường hợp các bên có thỏa thuận về thành phần Hội đồng trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài nhưng Hội đồng trọng tài thực hiện không đúng thỏa thuận của các bên hoặc Hội đồng trọng tài thực hiện không đúng quy định Luật TTTM về nội dung này mà Tòa án xét thấy đó là những vi phạm nghiêm trọng và cần phải hủy nếu Hội đồng trọng tài không thể khắc phục được hoặc không khắc phục theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 7 Điều 71 Luật TTTM. Ví dụ 1: Trường hợp một bên không được thông báo về đơn khởi kiện quy định tại Điều 32 Luật TTTM kịp thời và hợp pháp theo quy tắc tố tụng trọng tài, Luật TTTM dẫn tới việc không đảm bảo được quyền được thành lập Hội đồng trọng tài là trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trọng tài quy định tại điểm b khoản 2 Điều 68 Luật TTTM. Ví dụ 2: Các bên thỏa thuận tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên và áp dụng luật nội dung của Việt Nam để giải quyết vụ tranh chấp nhưng thực tế việc giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi Hội đồng Trọng tài gồm một Trọng tài viên duy nhất, pháp luật áp dụng là pháp luật nội dung của Singapore mặc dù một bên có phản đối nhưng không được Hội đồng trọng tài chấp nhận thì đây là trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trọng tài quy định tại điểm b khoản 2 Điều 68 Luật TTTM.\nc) “Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài” là trường hợp Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 Luật TTTM; hoặc Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp mà không được các bên thỏa thuận yêu cầu Trọng tài giải quyết hoặc giải quyết vượt quá phạm vi của thỏa thuận đưa ra Trọng tài giải quyết. Về nguyên tắc, Tòa án chỉ hủy phần quyết định có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài mà không hủy phán quyết trọng tài. Trường hợp có thể tách được phần quyết định của Hội đồng trọng tài về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài, thì phần quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết không bị huỷ. Trường hợp không thể tách được phần quyết định của Hội đồng trọng tài về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài, thì Tòa án hủy phán quyết trọng tài đó.\nd) “Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài” Tòa án chỉ xem xét việc xác định chứng cứ giả mạo nếu có chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó và chứng cứ đó phải có liên quan đến việc ra phán quyết, có ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết."
},
{
"id": 523034,
"text": "Khoản 4. Tòa án có thẩm quyền đối với yêu cầu thay đổi Trọng tài viên, giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài, hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc quy định tại các điểm b, c và g khoản 2 Điều 7 Luật TTTM được xác định như sau:\na) “Nơi Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật TTTM được xác định theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật TTTM. Trường hợp các bên không thỏa thuận lựa chọn được địa điểm giải quyết tranh chấp và Hội đồng trọng tài không xác định hoặc không xác định rõ địa điểm giải quyết tranh chấp thì người yêu cầu phải nộp các tài liệu, chứng cứ chứng minh. Trường hợp họ không chứng minh được thì Tòa án hướng dẫn họ yêu cầu Hội đồng trọng tài xác định. Tòa án căn cứ vào kết quả xác định địa điểm giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài để xem xét, quyết định việc thụ lý theo quy định của pháp luật.\nb) “Nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định” và “Nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài” quy định tại điểm c và điểm g khoản 2 Điều 7 Luật TTTM được xác định theo quyết định, phán quyết của Hội đồng trọng tài. Trường hợp quyết định, phán quyết của Hội đồng trọng tài không xác định hoặc không xác định rõ địa điểm nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định, nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài thì người yêu cầu phải nộp các tài liệu, chứng cứ chứng minh. Trường hợp họ không chứng minh được thì Tòa án hướng dẫn họ yêu cầu Hội đồng trọng tài xác định. Tòa án căn cứ vào kết quả xác định của Hội đồng trọng tài để xem xét, quyết định việc thụ lý theo quy định của pháp luật.\nc) Trường hợp nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định, nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài quy định tại điểm c và điểm g khoản 2 Điều 7 Luật TTTM được tiến hành ở nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của bị đơn tại Việt Nam. Trường hợp bị đơn có nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn."
},
{
"id": 596050,
"text": "Điều 34. : ÐƠN YÊU CẦU HUỶ BỎ PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI LÀ CÁCH THỨC DUY NHẤT ĐỂ YÊU CẦU TOÀ ÁN BÁC PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI.\n1. Việc yêu cầu toà án bác phán quyết của trọng tài chỉ có thể được tiến hành thông qua đơn yêu cầu toà án hủy bỏ phán quyết phù hợp với quy định tại các đoạn (2) và (3) của Điều này.\n2. Một phán quyết chỉ có thể bị toà án theo qui định tại Điều 6 hủy bỏ trong trường hợp: a.Bên làm đơn yêu cầu đưa ra những bằng chứng khẳng định rằng: i. Một trong các bên ký kết thoả thuận trọng tài theo qui định tại Điều 7 không đủ năng lực ký kết thoả thuận đó; hoặc thoả thuận nói trên không có giá trị pháp lý theo luật mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo luật của nước nơi phán quyết được tuyên trong trường hợp mà các bên không ghi rõ; hoặc ii. Bên phải thi hành phán quyết không được thông báo một cách đầy đủ về việc chỉ định trọng tài viên hoặc tố tụng trọng tài hoặc nói cách khác không thể thực hiện việc tranh tụng của mình; hoặc iii. Phán quyết giải quyết tranh chấp không được qui định hoặc không nằm trong phạm vi các Điều khoản của thoả thuận đưa ra trọng tài giải quyết, hoặc phán quyết này bao gồm những quyết định về các vấn đề vượt quá phạm vi của thoả thuận trọng tài giải quyết với Điều kiện là những quyết định về các vấn đề đưa ra trọng tài giải quyết có thể tách ra khỏi những vấn đề không được đưa ra trọng tài và chỉ có phần của phán quyết chứa đựng các quyết định về vấn đề không được nêu ra trọng tài giải quyết có thể bị hủy bỏ; hoặc iv. Thành phần của ủy ban trọng tài hoặc tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận giữa các bên trừ trường hợp thoả thuận này trái với Điều khoản trong luật này mà các bên không thể vi phạm được, hoặc nếu không có thoả thuận đó, không phù hợp với luật này; hoặc b. Toà án phát hiện rằng: i. Theo luật của nước đó, vấn đề nội dung tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng tài được; hoặc ii. Phán quyết mâu thuẫn với chính sách công của quốc gia đó.\n3. Ðơn yêu cầu hủy bỏ phán quyết không được lập muộn quá ba tháng kể từ ngày bên nộp đơn yêu cầu nhận được phán quyết hoặc nếu đơn yêu cầu được tiến hành theo Điều 33 thì tính từ ngày mà yêu cầu đó được ủy ban trọng tài giải quyết.\n4. Toà án khi được yêu cầu hủy bỏ phán quyết, có thể, nếu thấy thích hợp và theo yêu cầu của một bên, đình chỉ trình tự hủy bỏ phán quyết trong một thời gian do toà án quyết định để ủy ban trọng tài có cơ hội tiếp tục tiến hành tố tụng trọng tài hoặc tiến hành các hoạt động khác theo ý kiến cuả ủy ban trọng tài sẽ loại trừ cơ sở để hủy bỏ phán quyết."
}
] |
109,765 | Hồ sơ đăng ký tham gia Mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Kế hoạch và Đầu tư đối với tổ chức tư vấn gồm những gì? | [
{
"id": 138091,
"text": "ĐĂNG KÝ, CÔNG NHẬN CÁ NHÂN, TỔ CHỨC TƯ VẤN THUỘC MẠNG LƯỚI TƯ VẤN VIÊN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI SỐ\n1. Hồ sơ đăng ký tham gia Mạng lưới tư vấn viên\nCá nhân, tổ chức tư vấn có nhu cầu tham gia Mạng lưới tư vấn viên chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký gồm:\n1.1. Đối với cá nhân tư vấn\na) Đơn đăng ký tham gia Mạng lưới tư vấn viên (theo Biểu mẫu điện tử tương tác 1- 01TVV).\nb) Sơ yếu lý lịch và hồ sơ năng lực cá nhân tư vấn (còn thời hạn 06 tháng đến thời điểm nộp hồ sơ): mô tả thông tin chi tiết về cá nhân, chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng... theo các tiêu chí nêu tại khoản 1 Mục I (theo Biểu mẫu điện tử tương tác - 02TVV).\nc) Bản sao hợp lệ (trong thời gian 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ) các giấy tờ, văn bản, chứng chỉ... liên quan đến các thông tin đã kê khai.\n1.2. Đối với tổ chức tư vấn\na) Đơn đăng ký tham gia Mạng lưới tư vấn viên (theo Biểu mẫu điện tử tương tác - 01TCTV).\nb) Hồ sơ năng lực, kinh nghiệm của tổ chức tư vấn (còn thời hạn 06 tháng đến thời điểm nộp hồ sơ): theo các tiêu chí nêu tại khoản 2 Mục I (theo Biểu mẫu điện tử tương tác - 02TCTV).\nc) Bản sao hợp lệ (trong thời gian 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ) giấy phép hoặc quyết định thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; các giấy tờ, văn bản, chứng chỉ... liên quan đến các thông tin đã kê khai."
}
] | [
{
"id": 63894,
"text": "TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI TƯ VẤN VIÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG\n1. Hồ sơ đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương\nThực hiện theo quy định tại Điểm b và Điểm c, Khoản 4, Điều 13 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể:\n...\nb) Đối với tổ chức tư vấn, hồ sơ bao gồm:\n- Bản sao hợp lệ giấy phép thành lập;\n- Báo cáo thuyết minh về năng lực, kinh nghiệm theo yêu cầu của tiêu chí của tổ chức và của các cá nhân tư vấn thuộc tổ chức;\n- Bản sao hợp lệ các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (kèm bản gốc để đối chiếu).\nc) Địa điểm nộp hồ sơ:\nHồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương của các cá nhân, tổ chức nộp trực tiếp đến Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương, theo địa chỉ: Số 25, Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ website: www.arit.gov.vn\n2. Quy trình thẩm định và công nhận các tổ chức, cá nhân tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương\nSau khi nhận được hồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương của các cá nhân, tổ chức: Cục Công Thương địa phương chủ trì thẩm định, lấy ý kiến của đơn vị có liên quan đến lĩnh vực cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia tư vấn.\nSau khi có ý kiến thẩm định của các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia tư vấn, Cục Công Thương địa phương ban hành Quyết định công nhận cá nhân, tổ chức vào mạng lưới tư vấn viên; gửi công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, trang thông tin điện tử Cục Công Thương địa phương và gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.\n..."
},
{
"id": 138092,
"text": "QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ, CÔNG NHẬN CÁ NHÂN, TỔ CHỨC TƯ VẤN THUỘC MẠNG LƯỚI TƯ VẤN VIÊN NGÀNH KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ\n...\n2. Quy trình công nhận vào Mạng lưới tư vấn viên\n2.1. Cá nhân, tổ chức nộp Hồ sơ đăng ký tham gia Mạng lưới tư vấn viên trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DNNVV (địa chỉ www.business.gov.vn) hoặc nộp trực tiếp tại Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.\n2.2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Phát triển doanh nghiệp xem xét, cho ý kiến đối với hồ sơ.\na) Đối với các cá nhân, tổ chức tư vấn đủ điều kiện: Cục Phát triển doanh nghiệp công khai danh sách trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ DNNVV.\nb) Đối với các cá nhân, tổ chức tư vấn chưa đủ điều kiện: Cục Phát triển doanh nghiệp thông tin lý do tới cá nhân, tổ chức theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp."
},
{
"id": 63895,
"text": "TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI TƯ VẤN VIÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG\n...\n2. Quy trình thẩm định và công nhận các tổ chức, cá nhân tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương\nSau khi nhận được hồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương của các cá nhân, tổ chức: Cục Công Thương địa phương chủ trì thẩm định, lấy ý kiến của đơn vị có liên quan đến lĩnh vực cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia tư vấn.\nSau khi có ý kiến thẩm định của các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia tư vấn, Cục Công Thương địa phương ban hành Quyết định công nhận cá nhân, tổ chức vào mạng lưới tư vấn viên; gửi công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, trang thông tin điện tử Cục Công Thương địa phương và gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.\n..."
},
{
"id": 41428,
"text": "1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ để lựa chọn tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn và dịch vụ tư vấn phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp.\n2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tư vấn tại cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hồ sơ tư vấn là điều kiện để cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xem xét cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hồ sơ bao gồm:\na) Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;\nc) Biên bản thỏa thuận dịch vụ tư vấn giữa doanh nghiệp và tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.\n3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn (nhưng không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành) thuộc mạng lưới tư vấn viên.\na) Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 03 triệu đồng một năm;\nb) Doanh nghiệp nhỏ được giảm tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 05 triệu đồng một năm;\nc) Doanh nghiệp vừa được giảm tối đa 10% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 10 triệu đồng một năm;\nd) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được miễn, giảm phí tư vấn theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.\n4. Mạng lưới tư vấn viên\na) Mạng lưới tư vấn viên được xây dựng bao gồm tư vấn viên đã và đang hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và tư vấn viên hình thành mới, đảm bảo nguyên tắc: Đối với cá nhân tư vấn phải đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, trình độ đào tạo, phù hợp và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đối với tổ chức phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa;\nb) Hồ sơ đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên: Đối với trường hợp cá nhân tư vấn, hồ sơ bao gồm: Sơ yếu lý lịch; bằng đào tạo; hồ sơ kinh nghiệm; các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện); đối với trường hợp tổ chức tư vấn: Giấy phép thành lập; hồ sơ kinh nghiệm, hồ sơ của các cá nhân tư vấn thuộc tổ chức và các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện);\nc) Tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản này tới đơn vị đầu mối thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn viên để được công nhận vào mạng lưới tư vấn viên và công bố trên trang thông tin điện tử của mình trong thời hạn 10 ngày làm việc.."
},
{
"id": 633030,
"text": "Khoản 1. Mạng lưới tư vấn viên\na) Mạng lưới tư vấn viên được xây dựng trên cơ sở cá nhân, tổ chức tư vấn đã và đang hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc hình thành mới, đảm bảo nguyên tắc: Đối với cá nhân tư vấn phải đảm bảo về trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa và tiêu chí về tư vấn viên của bộ, cơ quan ngang bộ nơi cá nhân tư vấn dự kiến đăng ký. Đối với tổ chức tư vấn phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa và tiêu chí về tổ chức tư vấn của bộ, cơ quan ngang bộ nơi tổ chức tư vấn dự kiến đăng ký.\nb) Hồ sơ đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên Đối với cá nhân tư vấn, hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên; Sơ yếu lý lịch và hồ sơ tóm tắt năng lực; bản sao có chứng thực văn bằng đào tạo; bản sao có chứng thực các văn bản, giấy tờ có liên quan được cơ quan có thẩm quyền cấp. Đối với tổ chức tư vấn, hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên; bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập; hồ sơ tóm tắt năng lực; bản sao có chứng thực hồ sơ của các cá nhân tư vấn thuộc tổ chức; bản sao có chứng thực các văn bản, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện).\nc) Cá nhân, tổ chức tư vấn nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản này thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tới đơn vị được giao đầu mối tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn viên thuộc bộ, cơ quan ngang bộ để được công nhận vào mạng lưới tư vấn viên và được công bố trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ trong thời hạn 10 ngày làm việc. Trường hợp cá nhân, tổ chức tư vấn chưa đủ điều kiện để được công nhận, đơn vị được giao đầu mối tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn viên thuộc bộ, cơ quan ngang bộ gửi thông báo lý do chưa đủ điều kiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tới cá nhân, tổ chức tư vấn trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký. Cá nhân, tổ chức tư vấn được tham gia mạng lưới tư vấn viên của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ nếu đáp ứng điều kiện, tiêu chí theo quy định.\nd) Sau khi được công nhận vào mạng lưới tư vấn viên và được công bố trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, tư vấn viên truy cập vào Cổng thông tin (tại địa chỉ www.business.gov.vn) để đăng ký vào cơ sở dữ liệu mạng lưới tư vấn viên và thực hiện tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định này.\nđ) Kinh phí để bộ, cơ quan ngang bộ hình thành, vận hành, quản lý, duy trì hoạt động của mạng lưới tư vấn viên và kinh phí bồi dưỡng, đào tạo phát triển mạng lưới tư vấn viên được tổng hợp trong kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hằng năm của bộ, cơ quan ngang bộ và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)."
}
] |
60,298 | Điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam | [
{
"id": 89904,
"text": "\"Điều 20. Điều kiện nhập cảnh\n1. Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này.\nNgười nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;\nb) Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.\n2. Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.”"
},
{
"id": 45647,
"text": "\"Điều 21. Các trường hợp chưa cho nhập cảnh\n1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.\n2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.\n3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.\n4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.\n5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.\n6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.\n7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.\n8. Vì lý do thiên tai.\n9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.\""
}
] | [
{
"id": 233148,
"text": "Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam\n1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam là cơ sở dữ liệu dùng chung cho công tác cấp, quản lý giấy tờ xuất nhập cảnh, kiểm soát về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý.\n2. Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được thực hiện như sau:\na) Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an chịu trách nhiệm thống nhất phạm vi khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;\nb) Cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, cơ quan quản lý cửa khẩu, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.\n3. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân."
},
{
"id": 77227,
"text": "\"III. Các yêu cầu đối với cha mẹ nuôi nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam \n1. Đã có Quyết định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. \n2. Đã có công văn trả lời chấp thuận cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, trừ trường hợp người nước ngoài đã có giấy tờ còn giá trị nhập cảnh Việt Nam (thẻ thường trú, thẻ tạm trú, thị thực, giấy miễn thị thực). \n3. Cha mẹ nuôi nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam phải tuân thủ các yêu cầu phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam tại thời điểm nhập cảnh.\""
},
{
"id": 139435,
"text": "Thông báo thẻ ABTC của doanh nhân nước ngoài không còn giá trị nhập cảnh Việt Nam\n1. Thẻ ABTC của doanh nhân nước ngoài không còn giá trị nhập cảnh Việt Nam trong các trường hợp sau:\na) Giả mạo hồ sơ doanh nhân để được cấp thẻ;\nb) Doanh nhân nước ngoài đã được cấp thẻ ABTC có vi phạm pháp luật Việt Nam đã và đang bị xử lý;\nc) Doanh nhân nước ngoài sử dụng thẻ ABTC nhập cảnh Việt Nam bị từ chối nhập cảnh do thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.\n2. Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án các cấp có trách nhiệm thông báo Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.\n3. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.\n4. Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của các nền kinh tế thành viên biết về việc thẻ ABTC đã cấp cho doanh nhân đó không còn giá trị nhập cảnh Việt Nam."
},
{
"id": 113568,
"text": "Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam\n...\n2. Công dân Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:\na) Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và pháp luật của nước đến khi ra nước ngoài;\nb) Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, gia hạn hộ chiếu, khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu theo quy định của Luật này;\nc) Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để xuất cảnh, nhập cảnh;\nd) Chấp hành yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc kiểm tra người, hành lý, giấy tờ xuất nhập cảnh khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;\nđ) Nộp lệ phí cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật.\n..."
},
{
"id": 72820,
"text": "Thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam\n1. Thông tin về công dân Việt Nam được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam từ các nguồn sau đây:\na) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;\nb) Thu thập thông tin về nhân thân; ảnh chân dung; vân tay của công dân trong quá trình làm thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu và kiểm soát xuất nhập cảnh;\nc) Công dân yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, giấy tờ xuất nhập cảnh của mình;\nd) Thông tin do các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp có liên quan đến hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.\n2. Việc thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam tuân thủ các quy định sau đây:\na) Thông tin chỉ được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam khi thông tin đó được kiểm tra là chính xác;\nb) Trường hợp thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thì cơ quan có trách nhiệm cập nhật phải kiểm tra tính pháp lý của thông tin trước khi cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và chịu trách nhiệm về thông tin được cập nhật.\n3. Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được quy định như sau:\na) Cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh có trách nhiệm thu thập, xử lý ngay thông tin liên quan đến việc cấp hộ chiếu, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chịu trách nhiệm về thông tin đã được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;\nb) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan có trách nhiệm bảo đảm kết nối liên tục, thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;\nc) Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin thuộc phạm vi quản lý; bảo vệ, bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.\n4. Công dân, cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin để cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam."
}
] |
114,006 | Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có được phát hành trái phiếu hay không? | [
{
"id": 50553,
"text": "\"Điều 74. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên\n1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.\n2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.\n3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.\n4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.\""
}
] | [
{
"id": 50525,
"text": "\"Điều 46. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên\n1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.\n2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.\n3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.\n4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.\""
},
{
"id": 933,
"text": "Vốn hoạt động của VAMC\n1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu gồm:\n1.1 Vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng.\n1.2 Quỹ đầu tư phát triển.\n1.3 Các nguồn vốn chủ sở hữu khác theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.\n2. Vốn huy động:\n2.1 Trái phiếu do VAMC phát hành để mua nợ xấu theo giá trị thị trường và trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.\n2.2 Các nguồn vốn huy động khác theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ."
},
{
"id": 21765,
"text": "Phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế\n1. Đối với công ty cổ phần:\na) Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi và chào bán trái phiếu kèm chứng quyền, phương án phát hành phải được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt. Việc biểu quyết thông qua Nghị quyết phê duyệt phương án phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.\nb) Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền, cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu thực hiện theo Điều lệ của công ty. Trường hợp Điều lệ của công ty không quy định khác thì Hội đồng quản trị có quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu nhưng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất, báo cáo phải kèm theo tài liệu và hồ sơ chào bán trái phiếu.\n2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc chủ sở hữu công ty theo Điều lệ của công ty.\n3. Đối với doanh nghiệp nhà nước, ngoài thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, phải tuân thủ quy định về việc huy động vốn quốc tế theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật doanh nghiệp.\n4. Đối với doanh nghiệp phát hành thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, thẩm quyền chấp thuận phương án phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành."
},
{
"id": 57895,
"text": "1. Trái phiếu không chuyển đổi\na) Trái phiếu không chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền;\nb) Đối tượng phát hành trái phiếu không chuyển đổi là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Đối tượng phát hành trái phiếu không chuyển đổi có kèm chứng quyền là công ty cổ phần.\n2. Trái phiếu chuyển đổi\na) Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền;\nb) Đối tượng phát hành trái phiếu chuyển đổi là công ty cổ phần.\n3. Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử."
}
] |
59,943 | Các nội dung nổi bật được đề cập trong Nghị định 15/2019/NĐ-CP là gì? | [
{
"id": 23398,
"text": "\"Điều 9. Điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài\n1. Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.\n2. Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư).\n3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.\n4. Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:\na) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng;\nb) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng;\nc) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 (một trăm) tỷ đồng.\n5. Chương trình đào tạo:\na) Chương trình đào tạo dự kiến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật giáo dục nghề nghiệp; không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;\nb) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam; chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định;\nc) Các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.\"\n6. Có dự kiến cụ thể về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và Nghị định này.\""
}
] | [
{
"id": 453705,
"text": "Điều 4. Hiệu lực thi hành\n1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2022.\n2. Bãi bỏ Nghị định số 07/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay (sau đây gọi là Nghị định số 07/2019/NĐ-CP).\n3. Hồ sơ các thủ tục hành chính đã gửi đến Cục Hàng không Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 68/2015/NĐ-CP; Nghị định số 07/2019/NĐ-CP; Nghị định số 92/2016/NĐ-CP; Nghị định số 89/2019/NĐ-CP; Nghị định số 05/2021/NĐ-CP.\n4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này."
},
{
"id": 16696,
"text": "1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2020.\n2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ hết hiệu lực thi hành.\n3. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế."
},
{
"id": 99118,
"text": "\"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 199/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn \n...\n2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau: \n“2. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, chứng từ thu, công khai chế độ thu lệ phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật Phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí; Luật Quản lý thuế; Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ”. "
},
{
"id": 246510,
"text": "THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH\n1. Tên thủ tục: Cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài\n...\n1.9. Tên mẫu đơn, tờ khai:\na) Mẫu văn bản đề nghị cho phép thành lập theo Mẫu 1A ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ;\nb) Mẫu Đề án thành lập theo Mẫu 1B ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP .\n1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính\na) Có đề án thành lập phân hiệu, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên gọi, phạm vi hoạt động; kế hoạch xây dựng, phát triển và ngành, nghề, trình độ, quy mô đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển phân hiệu và các minh chứng kèm theo.\nb) Có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là 05 năm.\nc) Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai tối thiểu phải đạt 25% mức quy định tại các điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP.\n1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính\n- Luật giáo dục nghề nghiệp.\n- Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật giáo dục nghề nghiệp.\n..."
},
{
"id": 468737,
"text": "h) Điểm a và điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;\ni) Khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 14 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;\nk) Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;\nl) Khoản 3, khoản 4 Điều 24 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;\nm) Điều 7 Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;\nn) Điểm a, b, c, d, đ khoản 4 Điều 1 Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ;\no) Từ Điều 17 đến Điều 53 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;\np) Từ Điều 25 đến Điều 69 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; khoản 20, khoản 21 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ."
}
] |
138,399 | Không thông báo trước ngày khởi công sẽ bị phạt bao nhiêu? | [
{
"id": 148341,
"text": "Vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình\n1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công (kèm theo bản sao giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng) cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương nơi xây dựng công trình và cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định;\nb) Không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;\nc) Không gửi báo cáo cho cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc gửi báo cáo không đầy đủ một trong các nội dung: tên, địa chỉ liên lạc, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng, tiến độ thi công dự kiến sau khi khởi công xây dựng hoặc gửi thông báo khởi công không theo mẫu quy định.\n..."
}
] | [
{
"id": 18586,
"text": "1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình theo quy định (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);\nb) Không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;\nc) Không gửi báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi báo cáo không đầy đủ tên, địa chỉ liên lạc, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng, tiến độ thi công dự kiến sau khi khởi công xây dựng theo quy định.\n2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khởi công xây dựng công trình mà thiếu một trong các điều kiện sau đây (trừ trường hợp khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ):\na) Mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ dự án;\nb) Thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt;\nc) Hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu;\nd) Biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.\n3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không đảm bảo đủ vốn của dự án nhưng vẫn khởi công xây dựng.\n4. Trường hợp khởi công xây dựng mà chưa có giấy phép xây dựng theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định này.\n5. Vi phạm quy định về động thổ, khởi công, khánh thành công trình xây dựng được xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí."
},
{
"id": 195980,
"text": "Vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình\n1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công (kèm theo bản sao giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng) cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương nơi xây dựng công trình và cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định;\nb) Không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;\nc) Không gửi báo cáo cho cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc gửi báo cáo không đầy đủ một trong các nội dung: tên, địa chỉ liên lạc, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng, tiến độ thi công dự kiến sau khi khởi công xây dựng hoặc gửi thông báo khởi công không theo mẫu quy định.\n2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khởi công xây dựng công trình mà thiếu một trong các điều kiện sau đây (trừ trường hợp khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ):\na) Mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ dự án;\nb) Hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu;\nc) Biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.\n3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi khởi công xây dựng công trình mà chưa có thiết kế bản vẽ thi công của công trình, hạng mục công trình đã được phê duyệt.\n4. Trường hợp khởi công xây dựng mà không có giấy phép xây dựng theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định này.\n5. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc bàn giao mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;\nb) Buộc ký hợp đồng thi công xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;\nc) Buộc có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này."
},
{
"id": 147464,
"text": "Điều 4. Tiếp nhận thông báo khởi công\n1. Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thông báo khởi công xây dựng:\nUBND cấp huyện: Giao cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp huyện tiếp nhận thông báo khởi công đối với các công trình xây dựng trên địa bàn do mình quản lý, bao gồm cả các công trình thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở Xây dựng.\n2. Chủ đầu tư xây dựng có trách nhiệm:\na) Gửi hồ sơ thông báo khởi công xây dựng công trình được quy định tại khoản 3 Điều này (bao gồm cả công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên) đến cơ quan có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều này trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.\nb) Gửi thông báo khởi công xây dựng đến cơ quan cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình do Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng.\n3. Hồ sơ thông báo khởi công:\na) Đối với công trình thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020: Thông báo khởi công theo mẫu được quy định tại Phụ lục V Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ và hồ sơ thiết kế xây dựng, giấy tờ chứng minh việc đáp ứng điều kiện về cấp phép xây dựng.\nb) Đối với công trình có yêu cầu cấp giấy phép xây dựng: Thông báo khởi công và hồ sơ thiết kế xây dựng kèm theo giấy phép xây dựng được cấp."
},
{
"id": 492064,
"text": "Khoản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thông báo ngày khởi công xây dựng; không gửi đúng thời hạn bản sao Giấy phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (đối với công trình phải có giấy phép) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định."
}
] |
155,330 | Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt sau khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt thì cần làm gì? | [
{
"id": 235356,
"text": "Báo tin và xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường sắt\n...\n4. Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt sau khi nhận được tin báo:\na) Báo ngay cho lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia khi tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng khi tai nạn xảy ra trên đường sắt chuyên dùng để tổ chức, giải quyết tai nạn;\nb) Lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam để phối hợp xử lý theo thẩm quyền khi tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia; chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng để xử lý theo thẩm quyền khi tai nạn xảy ra trên đường sắt chuyên dùng;\nc) Vụ An toàn giao thông (thuộc Bộ Giao thông vận tải) khi tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia.\n5. Trường hợp vụ tai nạn có nguy cơ ách tắc chính tuyến nhiều giờ, lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải báo tin cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra tai nạn và cập nhật quá trình, kết quả giải quyết để báo cáo kịp thời Cục Đường sắt Việt Nam, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải.\n6. Trường hợp quá thời gian chạy tàu trong khu gian theo kế hoạch chạy tàu mà không xác định được thông tin về đoàn tàu, trực ban chạy tàu của ga đón phải thông báo tới trực ban chạy tàu của ga gửi đoàn tàu để xác định vị trí đoàn tàu trong khu gian. Đồng thời báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu tuyến để có biện pháp xử lý tình huống."
}
] | [
{
"id": 622640,
"text": "Điều 44. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt\n1. Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện các công việc sau đây:\na) Lái tàu hoặc nhân viên đường sắt khác trên tàu dừng tàu khẩn cấp;\nb) Trưởng tàu tổ chức phân công nhân viên đường sắt và người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của người bị nạn, đồng thời phải báo ngay cho tổ chức điều hành giao thông đường sắt hoặc ga đường sắt gần nhất. Trường hợp tàu, đường sắt bị hư hỏng, trưởng tàu lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cung cấp thông tin liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng, trưởng tàu tiếp tục cho tàu chạy sau khi đã lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cử người thay mình ở lại làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nc) Tổ chức điều hành hoặc ga đường sắt khi nhận được tin báo phải có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để xử lý, giải quyết tai nạn đường sắt;\nd) Cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết.\n2. Đối với đoàn tàu không bố trí trưởng tàu, khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, ngoài việc dừng tàu khẩn cấp thì lái tàu phải thực hiện các nhiệm vụ của trưởng tàu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng, lái tàu chỉ được phép tiếp tục cho tàu chạy sau khi đã lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cử nhân viên đường sắt khác thay mình ở lại làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\n3. Người điều khiển phương tiện giao thông khác khi đi qua nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu, trừ trường hợp đang làm nhiệm vụ khẩn cấp.\n4. Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp có người chết không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm tổ chức chôn cất.\n5. Mọi tổ chức, cá nhân không được gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.\n6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt; phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt."
},
{
"id": 112937,
"text": "Báo tin và xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường sắt\n1. Khi có tai nạn xảy ra, trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga hoặc trực ban chạy tàu ga đường sắt gần nhất.\n2. Người nhận được tin báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:\na) Trực ban chạy tàu 02 ga đầu khu gian;\nb) Trưởng ga;\nc) Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt;\n3. Trưởng ga phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:\na) Cơ quan công an và Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để xử lý, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt;\nb) Đội hoặc Phòng Thanh tra - An toàn đường sắt khu vực (thuộc Cục Đường sắt Việt Nam) nơi gần nhất xảy ra tai nạn khi tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia;\nc) Đơn vị trực tiếp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt nơi xảy ra tai nạn;\nd) Các đơn vị liên quan trong khu ga."
},
{
"id": 32491,
"text": "Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Chủ tịch Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt là người chủ trì giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt tại hiện trường.\n2. Chủ tịch Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt là người chủ trì phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.\n3. Giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt là việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ, khôi phục giao thông đường sắt; tham gia, phối hợp điều tra và phân tích nguyên nhân tai nạn giao thông đường sắt.\n4. Người bị thương trong vụ tai nạn giao thông đường sắt là người bị tổn thương về sức khỏe với tỷ lệ thương tật theo quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường do ảnh hưởng trực tiếp của tai nạn giao thông.\n5. Người bị chết trong vụ tai nạn giao thông đường sắt là người bị chết tại hiện trường; người bị thương trong vụ tai nạn được cấp cứu nhưng chết trên đường đi cấp cứu hoặc chết tại bệnh viện.\n6. Sự cố giao thông đường sắt là vụ việc xảy ra trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt gây trở ngại đến chạy tàu nhưng chưa xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.\n7. Tai nạn giao thông đường sắt là việc phương tiện giao thông đường sắt xảy ra đâm nhau, trật bánh, đổ tàu; đâm, va vào người, phương tiện giao thông khác và ngược lại hoặc phương tiện giao thông đường sắt đang hoạt động đâm, va vào chướng ngại vật gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản; cháy tàu đường sắt đô thị.\n8. Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt là đơn vị được giao thực hiện điều hành giao thông vận tải đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt."
},
{
"id": 32499,
"text": "1. Khi có tai nạn xảy ra, trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga hoặc trực ban chạy tàu ga đường sắt gần nhất.\n2. Người nhận được tin báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:\na) Trực ban chạy tàu 02 ga đầu khu gian;\nb) Trưởng ga;\nc) Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt;\n3. Trưởng ga phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:\na) Cơ quan công an và Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để xử lý, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt;\nb) Đội hoặc Phòng Thanh tra - An toàn đường sắt khu vực (thuộc Cục Đường sắt Việt Nam) nơi gần nhất xảy ra tai nạn khi tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia;\nc) Đơn vị trực tiếp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt nơi xảy ra tai nạn;\nd) Các đơn vị liên quan trong khu ga.\n4. Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt sau khi nhận được tin báo:\na) Báo ngay cho lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia khi tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng khi tai nạn xảy ra trên đường sắt chuyên dùng để tổ chức, giải quyết tai nạn;\nb) Lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam để phối hợp xử lý theo thẩm quyền khi tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia; chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng để xử lý theo thẩm quyền khi tai nạn xảy ra trên đường sắt chuyên dùng;\nc) Vụ An toàn giao thông (thuộc Bộ Giao thông vận tải) khi tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia.\n5. Trường hợp vụ tai nạn có nguy cơ ách tắc chính tuyến nhiều giờ, lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải báo tin cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra tai nạn và cập nhật quá trình, kết quả giải quyết để báo cáo kịp thời Cục Đường sắt Việt Nam, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải.\n6. Trường hợp quá thời gian chạy tàu trong khu gian theo kế hoạch chạy tàu mà không xác định được thông tin về đoàn tàu, trực ban chạy tàu của ga đón phải thông báo tới trực ban chạy tàu của ga gửi đoàn tàu để xác định vị trí đoàn tàu trong khu gian. Đồng thời báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu tuyến để có biện pháp xử lý tình huống.\n7. Biện pháp báo tin:\na) Trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu), phải nhanh chóng tìm mọi biện pháp, thông qua các phương tiện thông tin, liên lạc hoặc gặp gỡ trực tiếp để báo tin về tai nạn đến các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Khoản 1 Điều này.\nb) Trong trường hợp các cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này không thể liên lạc được với một trong số các tổ chức, cá nhân có liên quan thì yêu cầu tổ chức, cá nhân mình đã liên lạc được cùng phối hợp, hỗ trợ trong việc báo tin cho tổ chức, cá nhân còn lại.\n8. Nội dung thông tin phải báo tin:\na) Thông tin ban đầu về vụ tai nạn phải kịp thời, chính xác;\nb) Thông tin ban đầu về vụ tai nạn phải có nội dung chính sau: Địa điểm xảy ra vụ tai nạn (km, khu gian, tuyến đường sắt, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố); thời gian xảy ra vụ tai nạn; số người chết, số người bị thương tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn; sơ bộ trạng thái hiện trường, phương tiện bị tai nạn; cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng do vụ tai nạn gây ra;\nc) Ngoài việc báo tin ban đầu theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 9 Điều này, trưởng tàu hoặc lái tàu nếu tàu không có trưởng tàu (nếu tai nạn xảy ra trong khu gian); trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (nếu tai nạn xảy ra trong ga) phải lập báo cáo vụ tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.\n9. Xử lý tin báo về vụ tai nạn:\na) Mọi tổ chức, cá nhân khi nhận được tin báo về vụ tai nạn hoặc được yêu cầu phối hợp, hỗ trợ trong việc báo tin phải tìm mọi biện pháp để thực hiện theo đề nghị và báo lại cho người đề nghị (nếu được), đồng thời phải triển khai thực hiện ngay các công việc, biện pháp nghiệp vụ theo quy định nếu vụ tai nạn thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình;\nb) Nếu vụ tai nạn không thuộc phạm vi, trách nhiệm giải quyết của mình thì tiếp tục báo tin về vụ tai nạn cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và phải phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ khi có đề nghị của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm."
}
] |
113,505 | Điều kiện thành lập tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan gồm những gì theo Nghị định 17? | [
{
"id": 155337,
"text": "Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan\n...\n2. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Sở hữu trí tuệ khi người đứng đầu tổ chức và cá nhân hoạt động tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:\na) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;\nb) Thường trú tại Việt Nam;\nc) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật."
}
] | [
{
"id": 261142,
"text": "Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan\n1. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.\n2. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện các hoạt động sau đây theo yêu cầu của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan:\na) Tư vấn những vấn đề có liên quan đến quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan;\n..."
},
{
"id": 605763,
"text": "Điều 57. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan\n1. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.\n2. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện các hoạt động sau đây theo yêu cầu của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan:\na) Tư vấn những vấn đề có liên quan đến quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan;\nb) Đại diện cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo uỷ quyền;\nc) Tham gia các quan hệ pháp luật khác về quyền tác giả, quyền liên quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo uỷ quyền. PHẦN THỨ BA QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP"
},
{
"id": 177742,
"text": "Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan\n...\n2. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Sở hữu trí tuệ khi người đứng đầu tổ chức và cá nhân hoạt động tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:\na) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;\nb) Thường trú tại Việt Nam;\nc) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật.\n3. Ghi nhận tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện như sau:\na) Tổ chức có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 2 Điều này được cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận là tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan trong Sổ đăng ký quốc gia về tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan và công bố trên trang thông tin điện tử về quyền tác giả, quyền liên quan theo yêu cầu của tổ chức đó sau khi được xem xét chấp thuận yêu cầu ghi nhận.\n..."
},
{
"id": 81023,
"text": "Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan\n...\n4. Xóa tên tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện như sau:\na) Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xoá tên tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan trong Sổ đăng ký quốc gia về tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan và việc xóa tên được công bố trên trang thông tin điện tử về quyền tác giả, quyền liên quan trong các trường hợp sau đây:\nTổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan từ bỏ, chấm dứt kinh doanh tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan;\nTổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan không còn đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 2 Điều này;\nb) Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xóa tên tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nếu có đủ căn cứ khẳng định tổ chức không còn đủ điều kiện kinh doanh tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan;\nc) Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan phải làm thủ tục yêu cầu cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xóa tên trong Sổ đăng ký quốc gia về tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này;\nd) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;\nđ) Hồ sơ yêu cầu xóa tên tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan gồm: Tờ khai yêu cầu xóa tên tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan trong đó có nêu rõ lý do xóa tên (theo Mẫu số 08 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc kết quả giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến yêu cầu xóa tên;\ne) Thủ tục xử lý hồ sơ yêu cầu xóa tên tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, trình tự tương tự như thủ tục Ghi nhận tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan."
},
{
"id": 31626,
"text": "Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan\n1. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:\na) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp;\nb) Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã;\nc) Đơn vị sự nghiệp;\nd) Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp luật về luật sư, trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.\n2. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Sở hữu trí tuệ khi người đứng đầu tổ chức và cá nhân hoạt động tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:\n..."
}
] |
62,358 | Hậu quả chấm dứt việc giám hộ đối với người được giám hộ theo quy định của pháp luật | [
{
"id": 58189,
"text": "Hậu quả chấm dứt việc giám hộ\n1. Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.\n2. Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.\n3. Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.\n4. Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ."
}
] | [
{
"id": 58188,
"text": "\"Điều 62. Chấm dứt việc giám hộ\n1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:\na) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;\nb) Người được giám hộ chết;\nc) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;\nd) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.\n2. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.\""
},
{
"id": 554414,
"text": "Mục 3. ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ\nĐiều 11. Thẩm quyền đăng ký, thay đổi, chấm dứt giám hộ. Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi người giám hộ hoặc người được giám hộ là công dân Việt Nam cư trú, thực hiện đăng ký việc giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với nhau. Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký thay đổi, chấm dứt giám hộ.\nĐiều 12. Thủ tục đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ, thay đổi giám hộ. Thủ tục đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ, thay đổi giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 20, 21, 22, 23 của Luật hộ tịch."
},
{
"id": 449239,
"text": "Mục 3. ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ\nĐiều 39. Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.\nĐiều 40. Thủ tục đăng ký giám hộ cử\n1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.\n2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.\nĐiều 41. Đăng ký giám hộ đương nhiên. Thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú ở Việt Nam được áp dụng theo quy định tại Điều 21 của Luật này.\nĐiều 42. Thủ tục đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ. Thủ tục đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được áp dụng theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Luật này."
},
{
"id": 122679,
"text": "Điều 19. Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ\nỦy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.\nỦy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.\n...\nĐiều 39. Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ\nỦy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam.\nỦy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ."
}
] |
106,685 | Thu thập và tổng hợp dữ liệu phổ cập giáo dục xóa mù chữ được quy định như thế nào? | [
{
"id": 39333,
"text": "Thu thập và tổng hợp dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ\n1. Dữ liệu cần thu thập về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ gồm tập hợp thông tin chi tiết về đối tượng điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo Phiếu điều tra thông tin được cung cấp trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.\n2. Tỉnh chủ trì tổ chức thu thập và tổng hợp dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn. Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hỗ trợ các chức năng giúp tỉnh thu thập dữ liệu và nộp báo cáo, cụ thể như sau:\na) Cho phép cấp xã nhập dữ liệu thu thập được từ các Phiếu điều tra thông tin lên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và báo cáo dữ liệu đầy đủ của xã lên huyện qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;\nb) Cho phép cấp huyện tổng hợp, kiểm tra dữ liệu do cấp xã đã nhập trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và báo cáo dữ liệu đầy đủ của huyện lên tỉnh qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;\nc) Cho phép cấp tỉnh tổng hợp, kiểm tra dữ liệu do cấp huyện báo cáo trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và hoàn thiện dữ liệu đầy đủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh;\nd) Quy trình và cách thức nhập dữ liệu của cấp xã, sử dụng hệ thống của cấp huyện và cấp tỉnh thực hiện theo hướng dẫn trong Tài liệu hướng dẫn sử dụng cung cấp trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ."
}
] | [
{
"id": 28838,
"text": "1. Nội dung yêu cầu báo cáo: Tình hình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; phương hướng thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm tiếp theo.\n2. Đối tượng thực hiện, cơ quan nhận báo cáo và quy trình báo cáo:\na) Đối tượng thực hiện, cơ quan nhận báo cáo: UBND cấp xã, UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh, Bộ GDĐT.\nb) Quy trình thực hiện báo cáo:\nUBND cấp tỉnh chủ trì tổ chức thu thập và tổng hợp dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh thông qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, cụ thể:\n- Cấp xã thực hiện nhập dữ liệu thu thập được từ các Phiếu điều tra thông tin lên Hệ thông thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và báo cáo dữ liệu đầy đủ của xã lên cấp huyện qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;\n- Cấp huyện tổng hợp, kiểm tra dữ liệu do cấp xã đã nhập trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và báo cáo dữ liệu đầy đủ của huyện lên cấp tỉnh qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;\n- Cấp tỉnh tổng hợp, kiểm tra dữ liệu do cấp huyện báo cáo trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; hoàn thiện dữ liệu đầy đủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh và báo cáo Bộ GDĐT qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.\nQuy trình và cách thức nhập dữ liệu của cấp xã, sử dụng hệ thống của cấp huyện và cấp tỉnh thực hiện theo Tài liệu hướng dẫn sử dụng cung cấp trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.\n3. Kỳ báo cáo: Báo cáo định kỳ hằng năm.\n4. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.\n5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 9 của năm báo cáo.\n6. Thời hạn gửi báo cáo:\na) Trường hợp báo cáo giấy:\n- UBND cấp xã gửi báo cáo đến UBND cấp huyện trước ngày 03 tháng 10 hằng năm.\n- UBND cấp huyện gửi báo cáo đến UBND cấp tỉnh trước ngày 05 tháng 10 hằng năm.\n- UBND cấp tỉnh gửi báo cáo đến Bộ GDĐT vào trước ngày 10 tháng 10 hằng năm.\nb) Trường hợp báo cáo qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ GDĐT:\n- UBND cấp xã hoàn thành việc nhập dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vào trước ngày 03 tháng 10 hằng năm.\n- UBND cấp huyện hoàn thành việc nhập dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vào trước ngày 05 tháng 10 hằng năm.\n- UBND cấp tỉnh hoàn thành việc nhập dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vào trước ngày 10 tháng 10 hằng năm.\n7. Mẫu đề cương báo cáo: Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này."
},
{
"id": 39334,
"text": "Báo cáo dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ\n1. Sau khi tổng hợp đầy đủ dữ liệu về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh, cấp tỉnh thực hiện báo cáo dữ liệu về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng báo cáo được cung cấp trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.\n2. Trước ngày 10 tháng 10 hàng năm, tỉnh hoàn thành báo cáo số liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ về Bộ Giáo dục và Đào tạo qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ."
},
{
"id": 39332,
"text": "Vận hành Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ\n1. Việc vận hành Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng cho tỉnh (qua thư điện tử [email protected] và hướng dẫn trực tuyến qua mạng Internet) do Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thực hiện.\n2. Việc tổ chức sử dụng Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong phạm vi tỉnh, hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ kỹ thuật cho các cấp huyện cấp xã (nếu có) do tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện.\n3. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện sự cố kỹ thuật liên quan đến Hệ thống phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, các tỉnh tổng hợp, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo để có biện pháp xử lý kịp thời.\n4. Các tỉnh huyện, xã đang triển khai phần mềm khác để thu thập, quản lý dữ liệu về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ có trách nhiệm liên hệ, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Công nghệ thông tin) để được hướng dẫn, hỗ trợ kết nối, trao đổi dữ liệu với Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo yêu cầu."
},
{
"id": 39329,
"text": "Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ\n1. Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là hệ thống công nghệ thông tin chuyên ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, cung cấp, đảm bảo các chức năng cơ bản giúp các tỉnh tổng hợp dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ về Bộ Giáo dục và Đào tạo phục vụ công tác kiểm tra, công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được thiết lập, vận hành và hoạt động trên Internet tại địa chỉ pcgd.moet.gov.vn.\n2. Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ bao gồm hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.\n3. Cơ sở dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ gồm dữ liệu điều tra về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của các đối tượng được điều tra nhằm cung cấp thông tin số liệu báo cáo, kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.\n4. Kết quả và số liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cung cấp trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là một trong những cơ sở để kiểm tra hồ sơ đề nghị công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; phục vụ xây dựng các chính sách phát triển giáo dục và kinh tế - xã hội."
}
] |
45,888 | Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ tiến hành thị sát hiện trường lần đầu sau khi xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý để làm gì? | [
{
"id": 34165,
"text": "Thị sát hiện trường lần đầu\nSau khi xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, tiến hành thị sát hiện trường lần đầu để:\n1. Đối chiếu, bổ sung các đặc trưng của hiện trường: nút giao thông, tổ chức giao thông, các đặc trưng khác (tầm nhìn, bán kính đường cong, độ nhám mặt đường, độ dốc siêu cao, các yếu tố khác) và hiện trạng hành lang an toàn đường bộ, hiện trạng bên ngoài hành lang an toàn đường bộ.\n2. Phác họa sơ đồ, chụp ảnh hiện trường.\n3. Xác định lưu lượng, thành phần xe, tình trạng giao thông và người đi bộ.\n4. Điều tra về tình hình thời tiết, khí hậu và các yếu tố môi trường khác có ảnh hưởng đến an toàn giao thông.\n5. Điều tra, đánh giá chung về trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người dân trong khu vực."
}
] | [
{
"id": 34163,
"text": "Trình tự xử lý\n1. Trình tự xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông gồm 08 bước sau:\na) Bước 1: Xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý;\nb) Bước 2: Thị sát hiện trường lần đầu;\nc) Bước 3: Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân;\nd) Bước 4: Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân;\nđ) Bước 5: Lựa chọn biện pháp khắc phục;\ne) Bước 6: Xác định cơ quan chịu trách nhiệm xử lý;\ng) Bước 7: Thực hiện xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông;\nh) Bước 8: Theo dõi và đánh giá kết quả.\n2. Nội dung các bước trong trình tự xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông được quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 16 của Thông tư này."
},
{
"id": 78071,
"text": "Xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý\n1. Tổ chức quản lý đường bộ phát hiện, thống kê vụ va chạm, tai nạn giao thông và lập hồ sơ điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Thông tư này.\n..."
},
{
"id": 34164,
"text": "Xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý\n1. Tổ chức quản lý đường bộ phát hiện, thống kê vụ va chạm, tai nạn giao thông và lập hồ sơ điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Thông tư này.\n2. Căn cứ vào số vụ va chạm, số vụ tai nạn giao thông trong một năm (12 tháng), mức độ nghiêm trọng về số người chết, số người bị thương, giá trị tài sản hư hỏng, đối chiếu với tiêu chí quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này để sắp xếp sơ bộ thứ tự ưu tiên xử lý, báo cáo về cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ (Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ được giao quản lý; Sở Giao thông vận tải đối với các hệ thống đường địa phương; nhà đầu tư đối với đường đang khai thác theo hợp đồng BOT; cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng)."
},
{
"id": 34166,
"text": "Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân\nCăn cứ kết quả thị sát và hồ sơ hiện trường đã thu thập được, tiến hành xây dựng bản sơ đồ mặt bằng (các vụ tai nạn hoặc mặt bằng hiện trạng khu vực) theo tỷ lệ 1: 200 thể hiện các đặc điểm chính của hiện trường: nút giao, tổ chức giao thông, môi trường tự nhiên - xã hội hai bên đường (đồi núi, đồng ruộng, cây xanh, nhà cửa, công sở, trường học, khu dân cư, khu công nghiệp) và sơ đồ các vụ tai nạn. Tiến hành phân tích từng vị trí để xác định sơ bộ nguyên nhân."
}
] |
52,599 | Sơ đồ hàng không cần đáp ứng những quy định chung nào? | [
{
"id": 120385,
"text": "Quy định chung\n1. Bản đồ, sơ đồ hàng không phải bao gồm các thông tin liên quan đến chức năng của bản đồ, sơ đồ hàng không và việc thiết kế bản đồ, sơ đồ hàng không tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng.\n2. Bản đồ, sơ đồ hàng không phải bao gồm các thông tin phù hợp với từng giai đoạn của chuyến bay để bảo đảm hoạt động an toàn và nhanh chóng của tàu bay.\n3. Việc trình bày các thông tin trong bản đồ, sơ đồ hàng không phải chính xác, có trật tự, rõ ràng và đọc được trong điều kiện hoạt động bình thường.\n4. Màu sắc, sắc thái màu và kích thước chữ phải đảm bảo cho tổ lái đọc, hiểu sơ đồ một cách dễ dàng trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, ánh sáng đèn bình thường.\n5. Thông tin trong bản đồ, sơ đồ hàng không phải đảm bảo cho tổ lái nắm bắt một cách nhanh chóng trong điều kiện khối lượng công việc lớn và phù hợp với điều kiện khai thác thực tế.\n6. Bản đồ, sơ đồ hàng không được thể hiện ở dạng bản in và bản điện tử. Ngôn ngữ sử dụng trên bản đồ, sơ đồ là tiếng Anh hoặc tiếng Việt."
}
] | [
{
"id": 534548,
"text": "Chỉ sử dụng biểu tượng lộ điểm khi điểm trọng yếu không có thiết bị dẫn đường trên mặt đất hoặc giao điểm.\nĐiều 208. Sử dụng đơn vị đo lường trong sơ đồ, bản đồ hàng không\n1. Khoảng cách thể hiện trong bản đồ, sơ đồ hàng không phải căn cứ vào khoảng cách trắc địa thực tế.\n2. Khoảng cách phải được thể hiện bằng km, NM hoặc cả hai đơn vị và bảo đảm các đơn vị được phân biệt rõ ràng.\n3. Độ cao, mức cao, chiều cao phải được thể hiện bằng mét hoặc bộ (feet) hoặc cả hai đơn vị và bảo đảm các đơn vị được phân biệt rõ ràng.\n4. Kích thước thẳng trên sân bay và các khoảng cách ngắn phải được thể hiện bằng mét.\n5. Yêu cầu về độ phân giải cho khoảng cách, kích thước, mức cao và chiều cao phải theo quy định, cho từng loại bản đồ, sơ đồ hàng không cụ thể.\n6. Các đơn vị đo lường dùng để thể hiện khoảng cách, độ cao, mức cao và chiều cao phải được ghi rõ ở mặt trước của bản đồ, sơ đồ hàng không.\n7. Tỷ lệ chuyển đổi (km sang NM, m sang ft và ngược lại) phải được thể hiện trên mỗi bản đồ, sơ đồ hàng không, trên đó có thể hiện khoảng cách, mức cao hoặc độ cao. Tỷ lệ chuyển đổi phải được đặt ở mặt trước của bản đồ, sơ đồ hàng không.\nĐiều 209. Tỷ lệ và phép chiếu\n1. Đối với bản đồ hàng không của khu vực rộng lớn thì tên, các thông số cơ bản và phép chiếu phải được trình bày trên bản đồ hàng không.\n2. Đối với bản đồ, sơ đồ hàng không của khu vực nhỏ, phải đưa ra tỷ lệ tuyến tính phù hợp.\nĐiều 210. Hiệu lực của thông tin hàng không. Ngày có hiệu lực của thông tin hàng không phải được ghi rõ ở mặt trước của mỗi bản đồ, sơ đồ hàng không.\nĐiều 211. Tên các địa danh và chữ tắt\n1. Phải sử dụng bảng chữ cái La Mã để viết tên các địa danh và chữ tắt.\n2. Tên địa danh và các điểm đặc trưng về địa lý trong nước có thể sử dụng bảng chữ cái tiếng Việt.\n3. Trường hợp thuật ngữ địa lý như “mũi”, “điểm”, “vịnh”, “sông” được viết tắt bằng tiếng Anh, thuật ngữ đó phải được nêu ra đầy đủ bằng tiếng Việt. Không sử dụng các dấu chấm câu khi viết tắt trong nội dung của bản đồ, sơ đồ hàng không.\n4. Chữ viết tắt phải được sử dụng trên các bản đồ, sơ đồ hàng không một cách hợp lý.\nĐiều 212. Thể hiện biên giới và lãnh thổ quốc gia\n1. Biên giới quốc gia phải được thể hiện trong bản đồ, sơ đồ hàng không. Trường hợp phải thể hiện dữ liệu quan trọng thì đường biên giới quốc gia có thể không phải thể hiện tại vị trí đó.\n2. Trường hợp lãnh thổ của hơn một quốc gia được thể hiện trên bản đồ, sơ đồ hàng không, phải nêu rõ tên xác định các quốc gia đó.\nĐiều 213. Màu sắc. Màu sắc được sử dụng trên bản đồ, sơ đồ hàng không phải phù hợp với quy định của pháp luật và ICAO.\nĐiều 214. Địa hình\n1. Địa hình thể hiện trên bản đồ, sơ đồ hàng không phải đáp ứng nhu cầu của người sử dụng về:\na) Định hướng và thông tin nhận dạng;\nb) Khoảng cách an toàn trên địa hình;"
},
{
"id": 534547,
"text": "Mục 3. THIẾT KẾ, XÂY DỰNG BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ HÀNG KHÔNG\nĐiều 204. Quy định chung\n1. Bản đồ, sơ đồ hàng không phải bao gồm các thông tin liên quan đến chức năng của bản đồ, sơ đồ hàng không và việc thiết kế bản đồ, sơ đồ hàng không tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng.\n2. Bản đồ, sơ đồ hàng không phải bao gồm các thông tin phù hợp với từng giai đoạn của chuyến bay để bảo đảm hoạt động an toàn và nhanh chóng của tàu bay.\n3. Việc trình bày các thông tin trong bản đồ, sơ đồ hàng không phải chính xác, có trật tự, rõ ràng và đọc được trong điều kiện hoạt động bình thường.\n4. Màu sắc, sắc thái màu và kích thước chữ phải đảm bảo cho tổ lái đọc, hiểu sơ đồ một cách dễ dàng trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, ánh sáng đèn bình thường.\n5. Thông tin trong bản đồ, sơ đồ hàng không phải đảm bảo cho tổ lái nắm bắt một cách nhanh chóng trong điều kiện khối lượng công việc lớn và phù hợp với điều kiện khai thác thực tế.\n6. Bản đồ, sơ đồ hàng không được thể hiện ở dạng bản in và bản điện tử. Ngôn ngữ sử dụng trên bản đồ, sơ đồ là tiếng Anh hoặc tiếng Việt.\nĐiều 205. Tiêu đề. Tiêu đề của một bản đồ, sơ đồ hàng không phải phù hợp với danh mục bản đồ, sơ đồ hàng không được quy định tại Mục 2 của Chương này.\nĐiều 206. Quy cách thể hiện\n1. Kích cỡ, mẫu chữ, biên lề của bản đồ, sơ đồ hàng không thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.\n2. Các thông tin phải được trình bày ở mặt trước của bản đồ, sơ đồ hàng không, trừ trường hợp đã nêu trong phần thông số kỹ thuật của bản đồ, sơ đồ hàng không có liên quan, bao gồm:\na) Ký hiệu hoặc tiêu đề của loại bản đồ, sơ đồ hàng không;\nb) Tên và số tham chiếu của tờ bản đồ, sơ đồ hàng không;\nc) Số hiệu của tờ liền kề trên lề của bản đồ, sơ đồ hàng không (nếu có).\n3. Phần chú thích cho các biểu tượng và chữ viết tắt phải ở mặt trước hoặc mặt sau của mỗi bản đồ, sơ đồ hàng không. Trường hợp không thực hiện được, phần chú thích phải được in riêng.\n4. Tên và địa chỉ đầy đủ của cơ quan ban hành phải được trình bày ở lề của bản đồ, sơ đồ hàng không và được thể hiện ở mặt trước của tài liệu, trừ khi bản đồ, sơ đồ hàng không được công bố như một phần của một tài liệu hàng không.\nĐiều 207. Biểu tượng\n1. Biểu tượng sử dụng trong bản đồ, sơ đồ hàng không thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam. Khi có những thông tin quan trọng mà chưa có biểu tượng thể hiện thì lựa chọn ký hiệu phù hợp nhưng không được phép gây nhầm lẫn với biểu tượng của bản đồ, sơ đồ hàng không hiện hành hoặc làm giảm mức độ dễ đọc của bản đồ, sơ đồ hàng không.\n2. Thiết bị dẫn đường trên mặt đất, giao điểm và lộ điểm phải được sử dụng cùng loại biểu tượng trên bản đồ, sơ đồ hàng không.\n3. Biểu tượng được sử dụng cho điểm trọng yếu phải dựa trên một hệ thống phân cấp các biểu tượng và được chọn theo thứ tự sau: thiết bị dẫn đường trên mặt đất, giao điểm, lộ điểm."
},
{
"id": 120387,
"text": "Quy cách thể hiện\n1. Kích cỡ, mẫu chữ, biên lề của bản đồ, sơ đồ hàng không thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.\n2. Các thông tin phải được trình bày ở mặt trước của bản đồ, sơ đồ hàng không, trừ trường hợp đã nêu trong phần thông số kỹ thuật của bản đồ, sơ đồ hàng không có liên quan, bao gồm:\na) Ký hiệu hoặc tiêu đề của loại bản đồ, sơ đồ hàng không;\nb) Tên và số tham chiếu của tờ bản đồ, sơ đồ hàng không;\nc) Số hiệu của tờ liền kề trên lề của bản đồ, sơ đồ hàng không (nếu có).\n3. Phần chú thích cho các biểu tượng và chữ viết tắt phải ở mặt trước hoặc mặt sau của mỗi bản đồ, sơ đồ hàng không. Trường hợp không thực hiện được, phần chú thích phải được in riêng.\n4. Tên và địa chỉ đầy đủ của cơ quan ban hành phải được trình bày ở lề của bản đồ, sơ đồ hàng không và được thể hiện ở mặt trước của tài liệu, trừ khi bản đồ, sơ đồ hàng không được công bố như một phần của một tài liệu hàng không."
},
{
"id": 207989,
"text": "Sử dụng đơn vị đo lường trong sơ đồ, bản đồ hàng không\n1. Khoảng cách thể hiện trong bản đồ, sơ đồ hàng không phải căn cứ vào khoảng cách trắc địa thực tế.\n2. Khoảng cách phải được thể hiện bằng km, NM hoặc cả hai đơn vị và bảo đảm các đơn vị được phân biệt rõ ràng.\n3. Độ cao, mức cao, chiều cao phải được thể hiện bằng mét hoặc bộ (feet) hoặc cả hai đơn vị và bảo đảm các đơn vị được phân biệt rõ ràng.\n4. Kích thước thẳng trên sân bay và các khoảng cách ngắn phải được thể hiện bằng mét.\n5. Yêu cầu về độ phân giải cho khoảng cách, kích thước, mức cao và chiều cao phải theo quy định, cho từng loại bản đồ, sơ đồ hàng không cụ thể.\n6. Các đơn vị đo lường dùng để thể hiện khoảng cách, độ cao, mức cao và chiều cao phải được ghi rõ ở mặt trước của bản đồ, sơ đồ hàng không.\n7. Tỷ lệ chuyển đổi (km sang NM, m sang ft và ngược lại) phải được thể hiện trên mỗi bản đồ, sơ đồ hàng không, trên đó có thể hiện khoảng cách, mức cao hoặc độ cao. Tỷ lệ chuyển đổi phải được đặt ở mặt trước của bản đồ, sơ đồ hàng không."
}
] |
105,429 | Kế hoạch cưỡng chế thi hành án gồm những nội dung gì? | [
{
"id": 93870,
"text": "“Điều 72. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án\n1. Chấp hành viên lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần huy động lực lượng.\n2. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án có các nội dung chính sau đây:\na) Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế;\nb) Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng;\nc) Thời gian, địa điểm cưỡng chế;\nd) Phương án tiến hành cưỡng chế;\nđ) Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế;\ne) Dự trù chi phí cưỡng chế.\n3. Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch, yêu cầu của Chấp hành viên.\n4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lập phương án bảo vệ cưỡng chế.\nCơ quan Công an có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội.”"
}
] | [
{
"id": 512250,
"text": "Điều 72. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án\n1. Trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế, trừ trường hợp phải cưỡng chế ngay.\n2. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án bao gồm các nội dung chính sau đây:\na) Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng;\nb) Thời gian, địa điểm cưỡng chế;\nc) Phương án tiến hành cưỡng chế;\nd) Yêu cầu về lực lượng tham gia và bảo vệ cưỡng chế;\nđ) Dự trù chi phí cưỡng chế.\n3. Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án.\n4. Căn cứ vào kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan Công an có trách nhiệm lập kế hoạch bảo vệ cưỡng chế, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội."
},
{
"id": 34092,
"text": "1. Đối với những vụ cưỡng chế cần có lực lượng Công an tham gia bảo vệ, trước khi xây dựng kế hoạch cưỡng chế ít nhất 10 ngày, Chấp hành viên báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu để trao đổi, cung cấp thông tin và đề nghị bằng văn bản với cơ quan Công an cấp huyện nơi tiến hành cưỡng chế phối hợp xây dựng kế hoạch, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị nghiệp vụ tham gia bảo vệ cưỡng chế. Đối với những vụ án lớn, khó khăn, phức tạp thì đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh phối hợp bảo vệ.\n2. Nội dung trao đổi gồm:\na) Họ tên, địa chỉ người bị cưỡng chế;\nb) Điều kiện, kết quả thi hành án của người bị cưỡng chế;\nc) Thời gian, địa điểm tổ chức cưỡng chế, biện pháp cưỡng chế;\nd) Thành phần tham gia cưỡng chế;\nđ) Tình hình an ninh, trật tự nơi tổ chức cưỡng chế, thái độ của người bị cưỡng chế và gia đình người bị cưỡng chế;\ne) Dự kiến các tình huống và phương án giải quyết các tình huống;\ng) Yêu cầu cụ thể các nội dung cần phối hợp, dự kiến lực lượng bảo vệ cưỡng chế, phương tiện, công cụ hỗ trợ và các trang thiết bị phục vụ cho việc bảo vệ cưỡng chế.\n3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin trao đổi và đề nghị phối hợp bảo vệ cưỡng chế, cơ quan Công an có trách nhiệm trả lời về nội dung đề nghị phối hợp bảo vệ cưỡng chế với cơ quan thi hành án cấp quân khu.\n4. Sau khi thống nhất ý kiến với cơ quan Công an, Chấp hành viên hoàn chỉnh Kế hoạch cưỡng chế (nội dung Kế hoạch thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Thi hành án dân sự) báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu phê duyệt. Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho cơ quan Công an và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 72 Luật Thi hành án dân sự.\n5. Trước khi phê duyệt Kế hoạch cưỡng chế, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân."
},
{
"id": 163641,
"text": "Phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế\n1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan công an phải xây dựng kế hoạch và lập phương án bảo vệ cưỡng chế. Kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế bao gồm các nội dung sau:\n...\nc) Việc xây dựng nội dung kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế phải được trao đổi, thống nhất giữa cơ quan công an với cơ quan thi hành án dân sự trước khi trình người có thẩm quyền của cơ quan công an phê duyệt.\n2. Kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế đã được phê duyệt phải được gửi ngay cho cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp để kịp thời triển khai thực hiện."
},
{
"id": 3022,
"text": "1. Trước thời điểm ban hành kế hoạch cưỡng chế thi hành án dân sự ít nhất 10 ngày, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải cung cấp thông tin, trao đổi ý kiến với cơ quan công an cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan về các nội dung, yêu cầu cụ thể của vụ việc cưỡng chế có huy động lực lượng tham gia bảo vệ, bao gồm:\na) Tên và địa chỉ của người bị cưỡng chế;\nb) Dự kiến thời gian, địa điểm tiến hành cưỡng chế, biện pháp cưỡng chế cần áp dụng;\nc) Tóm tắt nội dung vụ việc cần cưỡng chế; tính chất phức tạp của vụ việc (đặc điểm địa bàn, tình hình an ninh, trật tự tại địa phương, diễn biến tâm lý, thái độ, khả năng chống đối của đương sự);\nd) Yêu cầu cụ thể của cơ quan thi hành án dân sự về các nội dung cần phối hợp; dự kiến số lượng người cần tham gia bảo vệ cưỡng chế; các trang thiết bị, công cụ, phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc bảo vệ cưỡng chế và dự trù kinh phí chi cho việc bảo vệ cưỡng chế.\n2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin, trao đổi ý kiến, thủ trưởng cơ quan công an phải trả lời về các nội dung đề nghị phối hợp bảo vệ cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp.\n3. Trường hợp cơ quan công an cùng cấp có ý kiến khác về yêu cầu phối hợp bảo vệ cưỡng chế thì ngay sau khi nhận được ý kiến, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự tổ chức cuộc họp với đại diện cơ quan công an cùng cấp để trao đổi, thống nhất biện pháp giải quyết.\n4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thống nhất ý kiến với cơ quan công an cùng cấp, Chấp hành viên phải dự thảo xong kế hoạch cưỡng chế trình thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Trên cơ sở dự thảo kế hoạch cưỡng chế đó, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự tổ chức cuộc họp với sự tham gia của cơ quan công an cùng cấp, các cơ quan, tổ chức có liên quan để tham khảo ý kiến. Cuộc họp đóng góp ý kiến phải được tổ chức trước ít nhất 10 ngày, kể từ thời điểm cưỡng chế đã được ấn định.\n5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cuộc họp đóng góp ý kiến vào dự thảo kế hoạch cưỡng chế, Chấp hành viên phải hoàn chỉnh, trình thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét, phê duyệt. Kế hoạch cưỡng chế bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Thi hành án dân sự.\nKế hoạch cưỡng chế được gửi ngay cho cơ quan công an cùng cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 72 Luật Thi hành án dân sự."
}
] |
14,875 | Khi tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ngoài tránh bị mất bí mật nhà nước thì cần đảm bảo các yêu cầu nào? | [
{
"id": 78062,
"text": "Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước\n1. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp sau đây:\na) Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc;\nb) Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.\n2. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:\na) Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;\nb) Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng;\nc) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.\n3. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:\na) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Luật này có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;\nb) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý;\nc) Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, tổ chức.\n..."
}
] | [
{
"id": 171729,
"text": "\"Điều 14. Tiêu huỷ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước\n...\n3. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:\na) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật;\nb) Cán bộ, chiến sĩ đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này.\n4. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:\na) Người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;\nb) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan đến bí mật nhà nước cần tiêu hủy;\nc) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 3 Điều này ban hành quyết định tiêu hủy;\nd) Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan.\n5. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.\""
},
{
"id": 627925,
"text": "Điều 12. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước\n1. Các trường hợp tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.\n2. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.\n3. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước:\na) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp quyết định việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đã hết giá trị lưu giữ, sử dụng trong hoạt động của cơ quan mình. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu cơ quan đã được giao chủ trì nội dung quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy chế này để quyết định việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hết giá trị lưu giữ, sử dụng;\nb) Người đứng đầu đơn vị quyết định việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đã hết giá trị lưu giữ, sử dụng trong hoạt động của đơn vị mình;\nc) Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Nếu việc tự tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không có lý do chính đáng thì người tiêu hủy tài liệu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật;\nd) Người có trách nhiệm in, sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm tiêu hủy tại chỗ bản dư thừa, bị hỏng sau khi hoàn thành việc in, sao, chụp.\n4. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc được quy định như sau:\na) Định kỳ hằng năm hoặc trước khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc khi thấy cần thiết cơ quan, đơn vị có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước để báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;\nb) Người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;\nc) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm: Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; người được phân công thực hiện nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị; các thành viên khác có liên quan;\nd) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định;"
},
{
"id": 203208,
"text": "Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước\n...\n3. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:\na) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Quyết định này có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;\nb) Công chức, viên chức đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này.\n4. Khi tổ chức tiêu hủy tài liệu thuộc bí mật nhà nước phải lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu thuộc bí mật nhà nước. Hội đồng tiêu hủy tài liệu thuộc bí mật nhà nước gồm:\na) Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng;\nb) Đại diện đơn vị trực thuộc, bộ phận, cá nhân trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;\nc) Đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan.\n..."
},
{
"id": 608014,
"text": "Khoản 4. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:\na) Người có thẩm quyền quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;\nb) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan;\nc) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 3 Điều này quyết định;\nd) Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan."
}
] |
149,735 | Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường là bao lâu? | [
{
"id": 77251,
"text": "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.\n..."
}
] | [
{
"id": 19592,
"text": "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\nThời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm; riêng đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, cảng cạn, công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý giá, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt là 02 năm."
},
{
"id": 78461,
"text": "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không là 01 năm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính về phí, lệ phí; quản lý giá; xây dựng các công trình hàng không; bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng không; đất đai cảng hàng không, sân bay; kinh doanh hàng hóa tại cảng hàng không; buôn bán hàng cấm, hàng giả thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.\n..."
},
{
"id": 61543,
"text": "\"Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:\na) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:\nVi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.\nVi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;\nb) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:\nĐối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.\nĐối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;\nc) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân,tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.\nd) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.\""
},
{
"id": 145635,
"text": "\"Điều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội. \n2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.\""
}
] |
131,221 | Chỉ có cá nhân thuộc các thành phần của Dân quân tự vệ có thành tích thì mới được khen thưởng trong thi đua của Dân quân tự vệ đúng không? | [
{
"id": 49890,
"text": "Đối tượng áp dụng\n1. Cá nhân\na) Cá nhân giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, chiến sĩ Dân quân tự vệ;\nb) Cá nhân không thuộc các thành phần của Dân quân tự vệ có thành tích trong công tác Dân quân tự vệ.\n2. Tập thể\na) Đơn vị Dân quân tự vệ từ cấp tiểu đội và khẩu đội trở lên;\nb) Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương;\nc) Cơ quan, đơn vị quân đội;\nd) Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan Nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức kinh tế; các tổ chức quốc tế ở Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài và các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có thành tích trong công tác Dân quân tự vệ."
}
] | [
{
"id": 46246,
"text": "Thi đua, khen thưởng\n1. Cơ quan quân sự địa phương các cấp, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng liên quan thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ.\n2. Tổ chức phong trào thi đua trong Dân quân tự vệ gắn với phong trào thi đua của cơ quan, tổ chức, địa phương.\n3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và Dân quân tự vệ có thành tích trong thực hiện công tác Dân quân tự vệ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.\n4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 49892,
"text": "\"Điều 4. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng\nThực hiện đúng quy định tại các Điều 6, 7, 8 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và những quy định cụ thể sau:\n1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, phát động, tổ chức các phong trào thi đua; xem xét, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng đối với Dân quân tự vệ trong phạm vi toàn quốc.\n2. Thủ trưởng các quân khu, quân chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, binh chủng, binh đoàn chỉ đạo, phát động, tổ chức các phong trào thi đua; xem xét, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng đối với Dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý của cấp mình.\n3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong Dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.\n4. Cơ quan quân sự địa phương chỉ đạo, phát động, tổ chức phong trào thi đua; phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng đối với Dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý của địa phương.\n5. Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức tổ chức phong trào thi đua; phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng đối với lực lượng tự vệ thuộc quyền.\n6. Cơ quan Dân quân tự vệ các cấp, trợ lý Dân quân tự vệ thuộc Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi đua, khen thưởng cùng cấp để tham mưu tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ.\""
},
{
"id": 138457,
"text": "NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC KHEN THƯỞNG VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG\n1. Thủ tục khen thưởng tập thể có thành tích về Dân quân tự vệ\n...\n8. Cục Dân quân tự vệ/Bộ Tổng Tham mưu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định thành tích, báo cáo Tổng cục Chính trị (qua Cục Tuyên huấn).\n9. Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị tổng hợp, thẩm định, báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xét, quyết định khen thưởng hoặc trình Thủ tướng Chính phủ.\nCách thức thực hiện: Qua đường quân bưu hoặc bưu chính công ích.\nThành phần, số lượng hồ sơ:\nThành phần hồ sơ:\n1. Tờ trình của đơn vị (theo Mẫu số 01).\n2. Danh sách đề nghị tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng.\n3. Báo cáo thành tích của tập thể đề nghị tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, có xác nhận của cấp trình khen (theo Mẫu số 03).\n..."
},
{
"id": 49902,
"text": "Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng\n1. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng” để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật Quân đội, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:\na) Cá nhân giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, chiến sĩ Dân quân tự vệ có 02 năm liên tục trở lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần liên tục trở lên được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;\nb) Cá nhân giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, chiến sĩ Dân quân tự vệ lập được thành tích xuất sắc đột xuất hoặc được bình xét khi tiến hành sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Chính phủ hoặc Bộ Quốc phòng phát động;\nc) Cá nhân không thuộc các thành phần của Dân quân tự vệ có thành tích xuất sắc trong công tác Dân quân tự vệ, được cấp có thẩm quyền công nhận.\n2. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng” để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật Quân đội, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:\na) Tập thể Dân quân tự vệ có 02 năm trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách pháp luật;\nb) Tập thể Dân quân tự vệ lập được thành tích xuất sắc đột xuất hoặc được bình xét khi tiến hành sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Chính phủ hoặc Bộ Quốc phòng phát động;\nc) Tập thể không thuộc tổ chức của Dân quân tự vệ có thành tích xuất sắc trong công tác Dân quân tự vệ, được cấp có thẩm quyền công nhận."
},
{
"id": 49903,
"text": "Bằng khen của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng\n1. Bằng khen của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tặng cho cá nhân, tập thể trong lực lượng Dân quân tự vệ lập được thành tích xuất sắc đột xuất hoặc có thành tích xuất sắc trong các cuộc vận động, các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề do Chính phủ hoặc Bộ Quốc phòng hoặc đơn vị phát động.\n2. Bằng khen của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tặng cho cá nhân, tập thể không thuộc tổ chức, các thành phần của Dân quân tự vệ có thành tích xuất sắc trong công tác Dân quân tự vệ."
}
] |
84,230 | Trình tự chấp thuận trước khi khai trương hoạt động đơn vị sự nghiệp của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện như thế nào? | [
{
"id": 48272,
"text": "1. Trình tự chấp thuận trước khi khai trương hoạt động:\na) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng lập 01 bộ hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình mạng lưới theo quy định tại Điều 9 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng). Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng phi ngân hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ;\nb) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Quá thời hạn này, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải nộp lại bộ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này để Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận;\nc) Đối với đề nghị thành lập chi nhánh, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản lấy ý kiến các đơn vị:\n(i) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng phi ngân hàng đặt trụ sở chính (nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) về việc tổ chức tín dụng phi ngân hàng đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;\n(ii) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng phi ngân hàng dự kiến thành lập chi nhánh về sự cần thiết có thêm chi nhánh trên địa bàn;\nd) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, các đơn vị tại điểm c Khoản này có ý kiến tham gia bằng văn bản về các nội dung được đề nghị;\nđ) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến tham gia của các đơn vị tại điểm c Khoản này hoặc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp;\ne) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh hoặc trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Trường hợp không chấp thuận, văn bản phải nêu rõ lý do;\ng) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Thống đốc ký văn bản chấp thuận thành lập, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải khai trương hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp. Quá thời hạn này, văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đương nhiên hết hiệu lực.\n2. Khai trương hoạt động chi nhánh:\na) Yêu cầu khai trương hoạt động chi nhánh:\n(i) Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trụ sở chi nhánh; trụ sở phải đảm bảo lưu trữ chứng từ, thuận tiện và an toàn cho giao dịch, an toàn tài sản, có đầy đủ hệ thống đảm bảo an ninh, bảo vệ, hệ thống cấp điện, liên lạc duy trì liên tục hoạt động, đáp ứng yêu cầu phòng, chống cháy nổ;\n(ii) Trụ sở chi nhánh có kho tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hoặc két quỹ đảm bảo an toàn;\n(iii) Chi nhánh có hệ thống công nghệ thông tin kết nối trực tuyến với trụ sở chính đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động liên tục, an toàn, bảo mật cho các hoạt động nghiệp vụ và thực hiện báo cáo thống kê;\n(iv) Chi nhánh có đầy đủ nhân sự điều hành tối thiểu gồm Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh và đội ngũ cán bộ nghiệp vụ;\n(v) Giám đốc chi nhánh đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật các tổ chức tín dụng và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;\nb) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) nơi đặt trụ sở chi nhánh về việc đáp ứng yêu cầu khai trương hoạt động chi nhánh chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày dự kiến khai trương hoạt động chi nhánh;\nc) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng tiến hành khai trương chi nhánh sau khi đã đáp ứng yêu cầu tại điểm a Khoản này, hoàn tất thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh theo quy định của pháp luật, công bố thông tin theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.\n3. Khai trương hoạt động văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp:\na) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật;\nb) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng quyết định tiến hành khai trương văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp sau khi đã hoàn tất thủ tục theo quy định tại điểm a Khoản này và việc công bố thông tin theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;\nc) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có văn bản thông báo Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày khai trương hoạt động văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp."
}
] | [
{
"id": 242304,
"text": "Trình tự chấp thuận thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp\n...\n3. Khai trương hoạt động văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp:\na) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật;\nb) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng quyết định tiến hành khai trương văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp sau khi đã hoàn tất thủ tục theo quy định tại điểm a Khoản này và việc công bố thông tin theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;\nc) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có văn bản thông báo Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày khai trương hoạt động văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp."
},
{
"id": 481752,
"text": "Khoản 1. Trình tự chấp thuận trước khi khai trương hoạt động:\na) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng lập 01 bộ hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình mạng lưới theo quy định tại Điều 9 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng). Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng phi ngân hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ;\nb) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Quá thời hạn này, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải nộp lại bộ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này để Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận;\nc) Đối với đề nghị thành lập chi nhánh, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản lấy ý kiến các đơn vị: (i) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng phi ngân hàng đặt trụ sở chính (nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) về việc tổ chức tín dụng phi ngân hàng đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này; (ii) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng phi ngân hàng dự kiến thành lập chi nhánh về sự cần thiết có thêm chi nhánh trên địa bàn;\nd) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, các đơn vị tại điểm c Khoản này có ý kiến tham gia bằng văn bản về các nội dung được đề nghị;\nđ) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến tham gia của các đơn vị tại điểm c Khoản này hoặc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp;\ne) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh hoặc trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Trường hợp không chấp thuận, văn bản phải nêu rõ lý do;\ng) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Thống đốc ký văn bản chấp thuận thành lập, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải khai trương hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp. Quá thời hạn này, văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đương nhiên hết hiệu lực."
},
{
"id": 48266,
"text": "Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của tổ chức tín dụng phi ngân hàng\n1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Thống đốc) xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận:\na) Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;\nb) Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.\n2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng (nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận:\na) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trên địa bàn (bao gồm cả trường hợp thay đổi địa điểm trước khi khai trương hoạt động);\nb) Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trên địa bàn."
},
{
"id": 242303,
"text": "Trình tự chấp thuận thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp\n...\n2. Khai trương hoạt động chi nhánh:\na) Yêu cầu khai trương hoạt động chi nhánh:\n(i) Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trụ sở chi nhánh; trụ sở phải đảm bảo lưu trữ chứng từ, thuận tiện và an toàn cho giao dịch, an toàn tài sản, có đầy đủ hệ thống đảm bảo an ninh, bảo vệ, hệ thống cấp điện, liên lạc duy trì liên tục hoạt động, đáp ứng yêu cầu phòng, chống cháy nổ;\n(ii) Trụ sở chi nhánh có kho tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hoặc két quỹ đảm bảo an toàn;\n(iii) Chi nhánh có hệ thống công nghệ thông tin kết nối trực tuyến với trụ sở chính đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động liên tục, an toàn, bảo mật cho các hoạt động nghiệp vụ và thực hiện báo cáo thống kê;\n(iv) Chi nhánh có đầy đủ nhân sự điều hành tối thiểu gồm Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh và đội ngũ cán bộ nghiệp vụ;\n(v) Giám đốc chi nhánh đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật các tổ chức tín dụng và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;\nb) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) nơi đặt trụ sở chi nhánh về việc đáp ứng yêu cầu khai trương hoạt động chi nhánh chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày dự kiến khai trương hoạt động chi nhánh;\nc) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng tiến hành khai trương chi nhánh sau khi đã đáp ứng yêu cầu tại điểm a Khoản này, hoàn tất thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh theo quy định của pháp luật, công bố thông tin theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.\n..."
}
] |
79,650 | Giảng viên hạng 2 có thuộc đối tượng được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính hay không? | [
{
"id": 88816,
"text": "Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp\n1. Viên chức được cơ sở giáo dục tuyển dụng theo quy định của pháp luật, đã thực hiện quy định về chế độ tập sự đối với viên chức và được Thủ trưởng cơ sở giáo dục đánh giá đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.\n2. Viên chức đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập quy định tại Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV hoặc tương đương, nay được bổ nhiệm chúc danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm quy định tại Thông tư này, cụ thể như sau:\na) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 đối với viên chức hiện đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 hoặc tương đương.\nb) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21 đối với viên chức hiện đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 hoặc tương đương.\nc) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III), mã số V.07.08.22 đối với viên chức hiện đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 hoặc tương đương.\n3. Viên chức được thay đổi chức danh nghề nghiệp theo quy định của Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn."
}
] | [
{
"id": 523705,
"text": "Điều 10. Điều khoản áp dụng\n1. Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III) quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Thông tư này áp dụng đối với viên chức được tuyển dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.\n2. Viên chức đã tham dự bồi dưỡng và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) hoặc giảng viên chính (hạng II) trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được sử dụng thay thế tương ứng đối với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) hoặc giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II)."
},
{
"id": 69466,
"text": "Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp\nChức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm bao gồm:\n1. Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) - Mã số: V.07.08.20\n2. Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) - Mã số: V.07.08.21\n3. Giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III) - Mã số: V.07.08.22"
},
{
"id": 63733,
"text": "\"Điều 4. Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23\n...\n2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:\na) Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy;\nb) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (đối với giảng viên không tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học sư phạm kỹ thuật);\nc) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III).\"\n\"Điều 5. Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) - Mã số: V.07.08.21\n...\n2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:\na) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành và chuyên ngành giảng dạy;\nb) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (đối với giảng viên không tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học sư phạm kỹ thuật);\nc) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II).\"\n\"Điều 6. Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) - Mã số: V.07.08.20\n...\n2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:\na) Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;\nb) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (đối với giảng viên không tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học sư phạm kỹ thuật);\nc) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I).\""
},
{
"id": 100130,
"text": "\"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập\n...\n2. Bổ sung Điều 10a sau Điều 10 như sau:\n“Điều 10a. Quy định chuyển tiếp\n1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập theo quy định của pháp luật từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập quy định tại Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.\n2. Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm; đồng thời được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm quy định tại Thông tư này.”"
}
] |
15,308 | Ai có quyền quyết định tặng danh hiệu Đơn vị tiên tiến trong Công an nhân dân? | [
{
"id": 65558,
"text": "Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng\n1. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, danh hiệu vinh dự Nhà nước thực hiện theo quy định tại các điều 77 và 78 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, các khoản 45 và 46 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.\n2. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Công an nhân dân được thực hiện như sau:\na) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an”, “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an”, Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”;\nb) Thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ tiên tiến” , “Lao động tiên tiến”, Giấy khen cho các tập thể, cá nhân trong đơn vị và Giấy khen cho các tập thể, cá nhân khác có thành tích trong lĩnh vực công tác phụ trách;\nc) Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách Cục Công tác đảng và công tác chính trị quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ tiên tiến” cho lãnh đạo đơn vị cấp Cục, Công an cấp tỉnh."
}
] | [
{
"id": 74787,
"text": "Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến”\n1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho công nhân Công an, lao động hợp đồng trong Công an nhân dân, danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” được xét tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:\na) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đạt năng suất, chất lượng cao;\nb) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh nội vụ Công an nhân dân; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua;\nc) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;\nd) Có đạo đức, lối sống lành mạnh.\n2. Cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến” phải có ý kiến đồng ý của thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp quyết định đạt từ 80% trở lên.\n3. Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến” tối đa không quá 80% tổng số cá nhân đủ điều kiện tham gia bình xét danh hiệu thi đua của đơn vị cấp Cục, Công an cấp tỉnh."
},
{
"id": 528722,
"text": "2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và giấy khen.\n3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, giấy khen và danh hiệu “Gia đình văn hóa”.\n4. Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và giấy khen; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên quyết định tặng giấy khen.\n5. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định.\nĐiều 81. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với các hình thức khen thưởng khác\n1. Ngoài các hình thức khen thưởng được quy định tại Luật này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể thực hiện các hình thức khen thưởng khác nhằm động viên đối với cá nhân, tập thể có thành tích để kịp thời nêu gương trong lao động, sản xuất, công tác và động viên phong trào thi đua, phù hợp với các nguyên tắc do Luật này quy định.\n2. Doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước được xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng. Việc xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:\na) Việc xét tặng và công bố các danh hiệu, giải thưởng phải được tổ chức công khai, khách quan, công bằng, bình đẳng, trên cơ sở tự nguyện của doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, bảo đảm không trái với các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;\nb) Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được tổ chức tối đa 02 giải thưởng hoặc danh hiệu có phạm vi toàn quốc. Tên gọi, nội dung của danh hiệu, giải thưởng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, hoạt động của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.\n3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.\nĐiều 82. Thẩm quyền trao tặng\n1. Người có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền trao tặng.\n2. Đại sứ hoặc người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền trao tặng các hình thức khen thưởng của Nhà nước Việt Nam cho cá nhân, tập thể ở nước sở tại.\n3. Chính phủ quy định chi tiết việc trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng."
},
{
"id": 446502,
"text": "Điều 3. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”\n1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng hàng năm khi kết thúc năm học, năm công tác cho cá nhân của đơn vị thuộc Bộ, đơn vị trực thuộc Bộ, đại học quốc gia và đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Thi đua, khen thưởng.\n2. Trường hợp cá nhân được điều động, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” do cơ quan, tổ chức, đơn vị điều động, biệt phái xem xét, quyết định và được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái xác nhận. Đối với sĩ quan biệt phái của quân đội nhân dân Việt Nam và công an nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật.\n3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với Thứ trưởng và công chức của đơn vị không có tư cách pháp nhân thuộc Bộ.\n4. Thủ trưởng đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc Bộ, đơn vị trực thuộc Bộ, giám đốc đại học quốc gia quyết định tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị mình trực tiếp quản lý."
},
{
"id": 643940,
"text": "Điều 33. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam\n1. Quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến” cho cá nhân thuộc quyền có chức vụ cao nhất đến cục trưởng và tương đương (trừ cán bộ cấp tướng); quân hàm cao nhất đến đại tá hoặc có mức lương tương đương đại tá.\n2. Quyết định tặng Bằng khen, tặng Giấy khen cho cá nhân có chức vụ cao nhất đến cục trưởng và tương đương; quân hàm cao nhất đến trung tướng.\n3. Quyết định tặng danh hiệu Cờ thi đua của Tổng cục Chính trị, Cờ thi đua của Bộ Tổng Tham mưu cho tập thể cục, vụ, viện và tương đương; danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc” cho tập thể thuộc quyền cao nhất đến cấp lữ đoàn, phòng, khoa và tương đương; danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” cho tập thể thuộc quyền cấp tiểu đoàn, phòng, khoa và tương đương; danh hiệu “Đơn vị văn hóa tiêu biểu” cho tập thể thuộc quyền cấp lữ đoàn, đoàn, tiểu đoàn, phòng, khoa và tương đương; danh hiệu “Đơn vị huấn luyện giỏi” cho tập thể thuộc quyền cấp tiểu đoàn và tương đương.\n4. Quyết định tặng Bằng khen, Giấy khen cho tập thể cấp sư đoàn, cục, vụ, viện và tương đương.\n5. Quyết định công nhận danh hiệu Đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu” cho tập thể thuộc quyền đến cấp lữ đoàn, công ty, nhà máy và tương đương."
}
] |
28,258 | Thông tư 10/2023/TT-NHNN ngưng thi hành một số nhu cầu vốn không được cho vay của Thông tư 06/2023/TT-NHNN? | [
{
"id": 93098,
"text": "Những nhu cầu vốn không được cho vay \n...\n8. Để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM.\n9. Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay.\n10. Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:\na) Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay;\nb) Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó"
}
] | [
{
"id": 539154,
"text": "Điều 1. Ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) từ ngày 01 tháng 9 năm 2023 cho đến ngày có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này."
},
{
"id": 635240,
"text": "Điều 10. Điều khoản thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2024.\n2. Đối với các hồ sơ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận được trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa được xem xét, xử lý thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2023/TT-NHNN , Thông tư số 03/2018/TT-NHNN , Thông tư số 22/2022/TT-NHNN , Thông tư số 10/2018/TT-NHNN , Thông tư số 23/2018/TT-NHNN , Thông tư 25/2017/TT-NHNN , Thông tư số 22/2018/TT-NHNN .\n3. Thông tư này bãi bỏ khoản 13 Điều 2 Thông tư số 13/2019/TT-NHNN ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư có liên quan đến việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài"
},
{
"id": 624004,
"text": "Điều 1. Ngưng hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 4 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023 đối với quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN.. Trong thời gian ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN theo quy định tại Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) được mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi là trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết) mà tổ chức tín dụng đã bán và/hoặc trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán khi:\na) Đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN;\nb) Bên mua trái phiếu doanh nghiệp này từ tổ chức tín dụng thanh toán toàn bộ số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm tổ chức tín dụng ký kết hợp đồng bán trái phiếu doanh nghiệp cho bên mua trái phiếu;\nc) Doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất trước khi tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp."
},
{
"id": 581336,
"text": "Điều 5. Điều khoản thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.\n2. Đối với các hồ sơ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận được trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa được xem xét, xử lý thì tiếp tục xử lý theo phương thức quy định tại Thông tư 16/2012/TT-NHNN, Thông tư 34/2015/TT-NHNN và Thông tư 12/2016/TT-NHNN.\n3. Bãi bỏ khoản 15 Điều 1 Thông tư 38/2015/TT-NHNN; khoản 3 và khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2021/TT-NHNN"
},
{
"id": 541641,
"text": "Điều 4. Điều khoản thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 8 năm 2023.\n2. Bãi bỏ khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2015/TT-NHNN.\n3. Bãi bỏ Điều 4 Thông tư số 17/2018/TT-NHNN ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về việc cấp Giấy phép, mạng lưới hoạt động và hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.\n4. Bãi bỏ khoản 7 Điều 1, khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 2 Thông tư số 01/2019/TT-NHNN ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2015/TT-NHNN."
}
] |
102,338 | Xác định giá trị trong hợp đồng mua bán đất (giao dịch dân sự) như thế nào? | [
{
"id": 58250,
"text": "\"Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo\n1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.\n2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.\""
}
] | [
{
"id": 169914,
"text": "\"Điều 27. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể\n….\n3. Đối với tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:\na) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu công nhận hợp đồng phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; nếu Tòa án tuyên bố công nhận hợp đồng thì bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;\nb) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giá ngạch được quy định tại điểm a, khoản 3 Điều này, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.”"
},
{
"id": 117633,
"text": "Chức năng, nhiệm vụ của công chứng viên (sửa đổi, bổ sung)\n1. Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; thông qua hoạt động làm chứng, tạo lập, lưu giữ và cung cấp chứng cứ bằng văn bản công chứng nhằm bảo đảm tính xác thực, ổn định các giao dịch cơ bản trong xã hội, nhất là các giao dịch về bất động sản; bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.\n2. Chứng nhận các việc theo quy định của pháp luật phải được công chứng gồm:\na) Chứng nhận hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.\nb) Chứng nhận hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.\nc) Chứng nhận hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân.\nd) Chứng nhận hợp đồng kinh doanh bất động sản.\nđ) Chứng nhận thỏa thuận về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.\ne) Chứng nhận thỏa thuận về việc mang thai hộ.\ng) Chứng nhận việc ủy quyền tham gia giải quyết việc dân sự tại tòa án nhân dân các cấp.\n3. Chứng nhận hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.\n4. Thực hiện các công việc khác do pháp luật quy định."
},
{
"id": 142096,
"text": "\"Điều 119. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở\n1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:\na) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;\nb) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương. [...]\""
},
{
"id": 73351,
"text": "“Điều 119. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở\n1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:\na) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;\nb) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.\n2. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây:\na) Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;\nb) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.\n3. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.”"
},
{
"id": 469082,
"text": "Khoản 3. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở, bao gồm:\na) Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất hoặc ai là người có quyền sở hữu nhà ở; Ví dụ: A và B tranh chấp với nhau về quyền sử dụng đất đối với một thửa đất có diện tích là 500 m2 hiện do B đang quản lý, sử dụng. A khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết để buộc B phải trả lại thửa đất đó cho A. Trong trường hợp này, đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, Viện kiểm sát có trách nhiệm tham gia phiên tòa sơ thẩm.\nb) Tranh chấp về hợp đồng có đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở ( ví dụ: tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán nhà ở; tranh chấp về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê nhà ở; tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng tặng cho nhà ở; tranh chấp về hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng góp vốn bằng giá trị nhà ở…). Đối với tranh chấp về hợp đồng có liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc nhà ở nhưng quyền sử dụng đất hoặc nhà ở đó không phải là đối tượng của hợp đồng, thì không thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. Ví dụ : A vay ngân hàng B số tiền là 500 triệu đồng, đồng thời thế chấp cho ngân hàng một ngôi nhà và quyền sử dụng đất giá trị 1 tỷ đồng. Đến thời hạn trả nợ, A không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng tiến hành xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ nhưng không xử lý được vì khu đất này đang trong diện quy hoạch, không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng. Ngân hàng đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết buộc A phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong vụ án dân sự này, đối tượng tranh chấp là khoản tiền A vay ngân hàng chứ không phải là quyền sử dụng đất và nhà ở A dùng để thế chấp, do đó, không thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa.\nc) Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất hoặc thừa kế nhà ở;\nd) Tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất hoặc đòi lại nhà ở đang cho mượn, cho sử dụng nhờ.\ne) Tranh chấp trong các giao dịch dân sự khác có đối tượng giao dịch là quyền sử dụng đất, nhà ở."
}
] |
46,418 | Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an có cấp bậc hàm Đại tá là gì? | [
{
"id": 73953,
"text": "Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân\n1. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân quy định như sau:\na) Hạ sĩ quan: 47;\nb) Cấp úy: 55;\nc) Thiếu tá, Trung tá: nam 57, nữ 55;\nd) Thượng tá: nam 60, nữ 58;\nđ) Đại tá: nam 62, nữ 60;\ne) Cấp tướng: nam 62, nữ 60.\n1a. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của nam sĩ quan quy định tại điểm đ và điểm e, nữ sĩ quan quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện theo lộ trình về tuổi nghỉ hưu đối với người lao động như quy định của Bộ luật Lao động.\nChính phủ quy định chi tiết khoản này.\n2. Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan giữ chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi phục vụ cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.\n3. Trường hợp đơn vị công an có nhu cầu, sĩ quan quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này nếu có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng không quá 62 đối với nam và 60 đối với nữ.\nTrường hợp đặc biệt sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này có thể được kéo dài tuổi phục vụ hơn 62 đối với nam và hơn 60 đối với nữ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.\n4. Sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài tuổi phục vụ hơn 62 đối với nam và hơn 60 đối với nữ theo quy định của Chính phủ.\n5. Sĩ quan Công an nhân dân được nghỉ hưu khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật mà Công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành được hoặc sĩ quan tự nguyện xin nghỉ nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm, nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong Công an nhân dân thì được nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này."
}
] | [
{
"id": 73954,
"text": "Hạn tuổi phục vụ cao nhất của nữ sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Thượng tá, Đại tá; nam sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Đại tá, cấp tướng; công nhân công an\n...\n2. Kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023, hạn tuổi phục vụ cao nhất đối với nam sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Đại tá, cấp tướng là 60 tuổi 9 tháng, nữ sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Đại tá là 56 tuổi; kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035 được xác định theo lộ trình như sau:\n\nViệc đối chiếu tháng, năm sinh của sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Đại tá và nam sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm cấp tướng tương ứng với hạn tuổi phục vụ cao nhất quy định tại khoản này theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này."
},
{
"id": 139870,
"text": "Hạn tuổi phục vụ cao nhất của nữ sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Thượng tá, Đại tá; nam sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Đại tá, cấp tướng; công nhân công an\n1. Kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023, hạn tuổi phục vụ cao nhất đối với nữ sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Thượng tá là 56 tuổi; kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 58 tuổi vào năm 2029 được xác định theo lộ trình như sau:\n\nViệc đối chiếu tháng, năm sinh của nữ sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Thượng tá với hạn tuổi phục vụ cao nhất quy định tại khoản này theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này."
},
{
"id": 452137,
"text": "Khoản 2. Trong thời gian giữ một chức vụ chỉ được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn một lần và thời điểm tặng thưởng huân chương, thành tích đặc biệt xuất sắc phải trong niên hạn giữ cấp bậc hàm hiện tại. 2. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau: “Điều 3a. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của nữ sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Thượng tá, Đại tá; nam sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Đại tá, cấp tướng; công nhân công an 2. Kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023, hạn tuổi phục vụ cao nhất đối với nam sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Đại tá, cấp tướng là 60 tuổi 9 tháng, nữ sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Đại tá là 56 tuổi; kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035 được xác định theo lộ trình như sau: Nam Nữ Năm Hạn tuổi phục vụ cao nhất Năm Hạn tuổi phục vụ cao nhất 2024 61 tuổi 2024 56 tuổi 4 tháng 2025 61 tuổi 3 tháng 2025 56 tuổi 8 tháng 2026 61 tuổi 6 tháng 2026 57 tuổi 2027 61 tuổi 9 tháng 2027 57 tuổi 4 tháng Từ năm 2028 trở đi 62 tuổi 2028 57 tuổi 8 tháng 2029 58 tuổi 2030 58 tuổi 4 tháng 2031 58 tuổi 8 tháng 2032 59 tuổi 2033 59 tuổi 4 tháng 2034 59 tuổi 8 tháng Từ năm 2035 trở đi 60 tuổi Việc đối chiếu tháng, năm sinh của sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Đại tá và nam sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm cấp tướng tương ứng với hạn tuổi phục vụ cao nhất quy định tại khoản này theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này."
},
{
"id": 452139,
"text": "Khoản 4. Tính đến ngày 15 tháng 8 năm 2023, nữ sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Thượng tá, Đại tá, nam sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm Đại tá, cấp tướng, công nhân công an đang công tác được áp dụng quy định về hạn tuổi phục vụ cao nhất theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.” 4. Sửa đổi khoản 3 Điều 14 như sau: “3. Sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ một hoặc nhiều lần, mỗi lần không quá 02 năm (24 tháng), tổng thời gian kéo dài không quá 05 năm (60 tháng).”"
},
{
"id": 11497,
"text": "1. Việc xét kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm từ Thiếu tướng, chức vụ từ Tổng cục trưởng trở lên do Bộ trưởng Bộ Công an trình cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ quyết định.\n2. Việc xét kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm từ Đại tá, chức vụ từ Phó Tổng cục trưởng trở xuống do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.\n3. Trường hợp đặc biệt, việc kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định."
}
] |
88,644 | Quy trình tiêu hủy gia súc bị dịch bệnh (heo)? | [
{
"id": 160800,
"text": "PHỤ LỤC 06\nHƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TIÊU HỦY, GIẾT MỔ BẮT BUỘC ĐỘNG VẬT MẮC BỆNH VÀ SẢN PHẨM CỦA ĐỘNG VẬT MẮC BỆNH\n (Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)\n1. Tiêu hủy\n1.1. Nguyên tắc tiêu hủy\na) Phải làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác (nếu có).\nb) Địa điểm tiêu hủy: phải theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch.\n1.2. Biện pháp tiêu hủy\na) Biện pháp chôn lấp;\nb) Biện pháp đốt: Đốt bằng lò chuyên dụng hoặc đốt thủ công bằng cách đào hố, cho bao chứa xác động vật, sản phẩm động vật vào hố và đốt bằng củi, than, rơm, rạ, xăng, dầu,..; sau đó lắp đất và nện chặt. Riêng với bệnh Nhiệt thán, phải đổ bê tông hố chôn theo quy định tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.\n1.3. Vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật đến địa điểm tiêu hủy:\na) Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngoài khu vực có ổ dịch, xác động vật, sản phẩm động vật phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun khử trùng trước khi vận chuyển; trường hợp động vật lớn không vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng của phương tiện vận chuyển;\nb) Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải có sàn kín để không làm rơi vãi các chất thải trên đường đi;\nc) Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y ngay trước khi vận chuyển và sau khi bỏ bao chứa xuống địa điểm tiêu hủy hoặc dời khỏi khu vực tiêu hủy.\n1.4. Quy cách hố chôn\na) Địa điểm: Hố chôn phải cách nhà dân, giếng nước, khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 30m và có đủ diện tích; nên chọn nơi chôn trong vườn (tốt nhất là vườn cây ăn quả hoặc lấy gỗ).\nb) Kích cỡ: Hố chôn phải đủ rộng phù hợp với khối lượng động vật, sản phẩm động vật và chất thải cần chôn. Ví dụ nếu cần chôn 01 tấn động vật thì hố chôn cần có kích thước là sâu 1,5 - 2m x rộng 1,5 - 2m x dài 1,5 - 2m.\n1.5. Các bước chôn lấp\nSau khi đào hố, rải một lớp vôi bột xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 01 kg vôi /m2, cho bao chứa xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột lên trên bề mặt, lấp đất và nện chặt; yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đất tối thiểu là 0,5m, lớp đất phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là 1 m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn. Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoàn tất quá trình tiêu hủy.\n1.6. Quản lý hố chôn\na) Hố chôn xác động vật phải có biển cảnh báo người ra vào khu vực;\nb) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, tổ chức kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời các sự cố sụt, lún, xói mòn, rò rỉ, bốc mùi của hố chôn;\nc) Địa điểm chôn lấp phải được đánh dấu trên bản đồ của xã, ghi chép và lưu giữ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã.\n1.7. Trường hợp thuê các tổ chức, cá nhân khác thực hiện tiêu hủy, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức giám sát việc thực hiện, bảo đảm tuân thủ kỹ thuật theo các quy định tại Phụ lục này."
}
] | [
{
"id": 148865,
"text": "Xử lý gia súc mắc bệnh\n5.1. Gia súc mắc bệnh lỡ mồm long móng được xử lý như sau:\na) Đối với trâu, bò dê, cừu, hươu, nai: Tiêu hủy bắt buộc gia súc chết, gia súc mắc bệnh trong ổ dịch đầu tiên khi mới xuất hiện tại thôn, ấp, bản hoặc gia súc mắc bệnh với típ vi rút lỡ mồm long mong mới hoặc típ vi rút không xuất hiện trên địa bàn trong thời gian 10 năm trở lại đây;\nĐối với gia súc không thuộc diện nêu trên thì khuyến khích tiêu hủy; trường hợp không tiêu hủy thì được giết mổ tiêu thụ tại chỗ hoặc đánh dấu và nuôi giữ tại địa phương theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương trên cơ sở thời gian mang trùng của từng loài (02 năm đối với trâu bò, 09 tháng đối với cừu, 04 tháng đối với dê)."
},
{
"id": 525954,
"text": "Điều 15. Vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác\n1. Việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt hoặc làm phát tán tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.\n2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thú y chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và động vật khác để tránh làm lây truyền bệnh cho người."
},
{
"id": 556709,
"text": "Khoản 4. Nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm:\na) Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Mục II (trừ chi phí công tác tổ chức tiêm phòng do ngân sách địa phương đảm bảo quy định tại điểm b Khoản 4- Mục II ) Thông tư này theo nguyên tắc: - Đối với các tỉnh miền núi, Tây nguyên, hỗ trợ 80% kinh phí phòng, chống dịch. - Đối với các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, hỗ trợ 70% kinh phí phòng, chống dịch. - Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện. - Đối với các tỉnh, thành phố còn lại, hỗ trợ 60% kinh phí phòng, chống dịch. - Đối với các địa phương có số lượng gia súc, gia cầm tiêu hủy lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn kinh phí thực hiện. - Đối với các địa phương có chi phí phát sinh cho công tác phòng, chống dịch bệnh không lớn (dưới 1.000 triệu đồng) thì các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.\nb) Ngân sách địa phương đảm bảo: - Các chi phí cho công tác tổ chức tiêm phòng - Hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch ngoài phần ngân sách trung ương đã hỗ trợ tại Khoản 3 Mục II và điểm a Khoản 4 Mục II Thông tư này đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc của nhà nước do địa phương quản lý.\nc) Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc của nhà nước do trung ương quản lý và chi phí tiêu huỷ gia súc, gia cầm đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm, gia súc của trung ương và quân đội.\nd) Chi phí phục vụ cho công tác phòng, chống dịch của lực lượng thú y Trung ương được sử dụng từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch đã bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn."
},
{
"id": 556704,
"text": "Mục I. QUY ĐỊNH CHUNG\n1. Đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bao gồm:\na) Các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của Trung ương, địa phương và các đơn vị quân đội có gia súc, gia cầm tiêu huỷ do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch phải tiêu huỷ bắt buộc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\nb) Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc, giống giữ quỹ gen gia súc, gia cầm quý hiếm của nhà nước.\nc) Cán bộ thú y và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.\n2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng nêu tại Khoản 1, Mục I, Thông tư này kể từ ngày có quyết định công bố dịch đến khi có quyết định công bố hết dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm, ngân sách nhà nước hỗ trợ trong thời gian có dịch và sau dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn."
},
{
"id": 254584,
"text": "\"Điều 5. Mức hỗ trợ\n[...]\nb) Thiệt hại do dịch bệnh:\nHỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức hỗ trợ cụ thể như sau:\nHỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn;\nHỗ trợ 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai;\nHỗ trợ 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).\n5. Hỗ trợ đối với sản xuất muối: Diện tích sản xuất muối bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha.\n6. Các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại chưa được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, đặc điểm sản xuất và yêu cầu thực tế tại địa phương để quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp.\n7. Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật, mức hỗ trợ được quy đổi tương đương hỗ trợ bằng tiền theo giá tại thời điểm hỗ trợ.\""
}
] |
150,800 | Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh mổ là bao lâu? | [
{
"id": 66375,
"text": "\"Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con\n1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.\nThời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.\n...\n3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.\""
}
] | [
{
"id": 69854,
"text": "Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi\nNgười lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.\n...\nĐiều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi\nLao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.\nTrường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con."
},
{
"id": 189459,
"text": "Thời gian hưởng chế độ thai sản\n1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:\na) Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu."
},
{
"id": 501188,
"text": "Khoản 2. Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:\na) Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 được giải quyết chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành. a) Chế độ thai sản khi sinh con được thực hiện theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2006;\nb) Lao động nữ sinh con hoặc con của lao động nữ tại điểm a nêu trên mà chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì chế độ đối với người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc chế độ đối với người mẹ được thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. b) Sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì bà H được xem xét giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.\nc) Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản của lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con được căn cứ vào quy định của chính sách tại thời điểm bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe để giải quyết, cụ thể: Trường hợp thời điểm bắt đầu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung. Trường hợp thời điểm bắt đầu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Ví dụ 56: Bà H đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và sinh con ngày 20/12/2015 (sinh thường). Chế độ thai sản đối với bà H được thực hiện như sau:"
},
{
"id": 492288,
"text": "2. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.\n3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ thai sản, thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.\nĐiều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.\nĐiều 37. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai\n1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:\na) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;\nb) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.\n2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.\nĐiều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.\nĐiều 39. Mức hưởng chế độ thai sản\n1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:\na) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;\nb) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;\nc) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.\n2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội."
},
{
"id": 480693,
"text": "Điều 29. Quy định chuyển tiếp. Các quy định chuyển tiếp được thực hiện theo Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP; đồng thời, hướng dẫn thực hiện một số nội dung, cụ thể như sau:\n1. Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì vẫn hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và được hướng dẫn cụ thể như sau:\na) Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 được giải quyết chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành;\nb) Lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi mới sinh con thì người chồng có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội. Đối với trường hợp lao động nữ sinh con trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi nếu lao động nữ bị chết thì chế độ đối với người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng đến khi con đủ 06 tháng tuổi được thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với trường hợp sinh con trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi nếu con bị chết thì người mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.\nc) Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản của lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con được căn cứ vào quy định của chính sách tại thời điểm bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe để giải quyết, cụ thể như sau: - Trường hợp thời điểm bắt đầu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung; - Trường hợp thời điểm bắt đầu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Ví dụ 67: Đồng chí Thiếu úy Vũ Thị Lan, công tác tại công an tỉnh Vĩnh Phúc, sinh con ngày 20 tháng 12 năm 2015 (sinh thường)."
}
] |
87,770 | Tổ chức đảng có thẩm quyền có tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên dự bị vắng mặt hay không? | [
{
"id": 115949,
"text": "\"Điều 13. Trình tự xem xét, quyết định thi hành kỷ luật\n1. Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định kỷ luật nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến và ý kiến này được báo cáo đầy đủ (kèm theo bản tự kiểm điểm) khi tổ chức đảng có thẩm quyền họp xem xét, quyết định kỷ luật. Hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm, đảng viên vi phạm có thể trình bày ý kiến trực tiếp với tổ chức đảng có thẩm quyền tại hội nghị xem xét, quyết định kỷ luật. Nếu đảng viên hoặc người đại diện tổ chức đảng vi phạm không trực tiếp trình bày ý kiến với đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền khi được yêu cầu thì báo cáo với tổ chức đảng đó bằng văn bản và phải nghiêm chỉnh chấp hành sau khi có quyết định kỷ luật.\n2. Trình tự xem xét, quyết định kỷ luật đảng viên\n2.1. Đảng viên vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.\n2.2. Cấp ủy hướng dẫn đảng viên vi phạm kỷ luật chuẩn bị bản tự kiểm điểm. Hội nghị chi bộ thảo luận, góp ý và kết luận rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ và biểu quyết (đề nghị hoặc quyết định) kỷ luật. Đại diện cấp ủy tham dự hội nghị chi bộ xem xét kỷ luật đảng viên là cấp ủy viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý.\n2.3. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau thì cấp ủy và ủy ban kiểm tra có thẩm quyền trực tiếp xem xét, quyết định kỷ luật, không cần yêu cầu đảng viên đó phải kiểm điểm trước chi bộ: Vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao; nội dung vi phạm liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước mà chi bộ không biết; vi phạm trước khi chuyển đến sinh hoạt ở chi bộ.\n2.4. Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời, nếu vi phạm kỷ luật thì cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt tạm thời có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật tới mức cảnh cáo. Sau khi xử lý kỷ luật phải thông báo bằng văn bản cho cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt chính thức biết.\n2.5. Tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền khi phát hiện cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý có vi phạm phải chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là chi bộ xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền. Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới không xem xét, xử lý hoặc xử lý không đúng mức thì tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên xem xét, xử lý kỷ luật; đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng cấp dưới và người đứng đầu tổ chức đảng đó.\n3. Trình tự xem xét, quyết định kỷ luật tổ chức đảng\n3.1. Tổ chức đảng vi phạm phải tự kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.\n3.2. Nếu tổ chức đảng sau khi chuyển giao, sáp nhập, chia tách hoặc kết thúc hoạt động mới phát hiện có vi phạm thì tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên của tổ chức đảng đó xem xét, xử lý.\""
}
] | [
{
"id": 114296,
"text": "\"II. VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG\n[...]2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật (Điều 2 của Quy định)\na) Về Khoản 2, Điều 2:\n[...] - Về thủ tục thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:\nThi hành kỷ luật đối với đảng viên, phải thực hiện đúng các thủ tục sau đây:\n+ Đảng viên vi phạm kỷ luật phải được kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật và biểu quyết về hình thức kỷ luật đối với mình. Trường hợp có đầy đủ bằng chứng, nếu đảng viên vi phạm từ chối kiểm điểm hoặc đang bị tạm giam, thì tổ chức đảng có thẩm quyền vẫn tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra có thẩm quyền trực tiếp xem xét, xử lý kỷ luật.\n+ Chi bộ hoặc cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy hướng dẫn đảng viên vi phạm kỷ luật chuẩn bị bản tự kiểm điểm nghiêm túc. Hội nghị chi bộ, ban thường vụ cấp ủy, cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn nơi đảng viên vi phạm sinh hoạt, hoặc công tác nghe đảng viên tự kiểm điểm, góp ý kiến, kết luận rõ về nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm và biểu quyết quyết định kỷ luật theo thẩm quyền hoặc biểu quyết đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định kỷ luật.\n+ Đảng viên vi phạm là cấp ủy viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý cùng với việc kiểm điểm ở chi bộ còn phải kiểm điểm ở những tổ chức đảng nào nữa thì do cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý đảng viên đó quyết định. Trường hợp đặc biệt (đảng viên vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao hoặc nội dung vi phạm liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước mà chi bộ không biết, hoặc đảng viên vi phạm trong cùng một vụ việc có liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều cấp) thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra có thẩm quyền trực tiếp xem xét, quyết định kỷ luật, không cần yêu cầu đảng viên đó phải kiểm điểm trước chi bộ.\n+ Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm trình bày ý kiến và ý kiến này được báo cáo đầy đủ (cùng với bản tự kiểm điểm của đảng viên đó) khi tổ chức đảng có thẩm quyền họp để xem xét, quyết định kỷ luật. Sau khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền thông báo cho đảng viên bị thi hành kỷ luật biết rõ lý do để chấp hành.\n+ Cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm bị kỷ luật trình bày ý kiến trước khi quyết định kỷ luật, có thể tiến hành ngay trong cuộc họp xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trước khi tổ chức cuộc họp đó. Những ý kiến của đảng viên trình bày phải được báo cáo trước hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên. Trường hợp đảng viên vi phạm kỷ luật không đến được thì phải có báo cáo bằng văn bản để lưu vào hồ sơ kỷ luật.\n+ Đảng viên có quyền và trách nhiệm trình bày ý kiến của mình với tổ chức đảng có thẩm quyền trước khi bị thi hành kỷ luật. Tổ chức đảng có thẩm quyền phải mời đảng viên vi phạm đến trình bày ý kiến trước khi quyết định kỷ luật; nếu vì lý do nào đó mà đảng viên vi phạm không trực tiếp đến để trình bày ý kiến với tổ chức đảng có thẩm quyền được thì phải báo cáo bằng văn bản cho tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, lưu vào hồ sơ kỷ luật. Nếu đảng viên cố tình không đến, hoặc không có báo cáo bằng văn bản thì tổ chức đảng có thẩm quyền vẫn xem xét, xử lý kỷ luật.\""
},
{
"id": 159820,
"text": "\"Điều 9. Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng\n[...] 10. Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, khi hết thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận đảng viên chính thức. Nếu vi phạm đến mức không còn đủ tư cách đảng viên thì xoá tên trong danh sách đảng viên [...]\""
},
{
"id": 152215,
"text": "\"Điều 17. Về thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm pháp luật\n1. Khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giữ, bắt, khám xét khẩn cấp, khởi tố bị can hoặc bản án có hiệu lực pháp luật đối với công dân là đảng viên thì chậm nhất là 3 ngày, thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên đó.\n2. Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam hoặc do cơ quan thanh tra, kiểm toán cung cấp nội dung vi phạm pháp luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền chủ động, kịp thời kiểm tra, kết luận và xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý, không chờ kết luận hoặc tuyên án của toà án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán; không cần quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt mới xem xét, xử lý kỷ luật. Sau khi có bản án hoặc quyết định của toà án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán, nếu thấy cần thiết, tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật xem xét lại việc kỷ luật đảng đối với đảng viên đó.\n3. Đảng viên có vi phạm bị truy nã hoặc bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định khai trừ hoặc xoá tên trong danh sách đảng viên (đối với đảng viên dự bị), không phải theo quy trình thi hành kỷ luật. Tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định khai trừ hoặc xoá tên đảng viên thông báo bằng văn bản cho chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt và các tổ chức đảng nơi đảng viên đó là thành viên. Đảng viên, cấp ủy viên bị toà án tuyên phạt hình phạt thấp hơn hình phạt cải tạo không giam giữ, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, tổ chức đảng có thẩm quyền phải quyết định cho đảng viên trở lại sinh hoạt đảng, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt cấp ủy và xem xét để quyết định xử lý kỷ luật theo đúng quy trình.\n4. Đảng viên bị xử oan, sai đã được toà án quyết định hủy bỏ bản án hoặc thay đổi mức án, cơ quan có thẩm quyền đình chỉ vụ án thì các tổ chức đảng có thẩm quyền phải kịp thời xem xét lại quyết định kỷ luật đối với đảng viên đó, kể cả trường hợp đã chết.\""
},
{
"id": 197286,
"text": "\"Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật\n1- Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.\n2- Việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm phải thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.\n3- Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra, mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.\nTrong xử lý kỷ luật, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả thẩm tra, xác minh của tổ chức đảng để bảo đảm kết luận dân chủ, khách quan, trung thực, đầy đủ, chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm của đảng viên do trình độ, năng lực hoặc động cơ vì lợi ích chung hay vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống; đã được giáo dục, nhắc nhở, ngăn chặn nhưng vẫn làm trái; ý thức tự phê bình và phê bình kém, không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn vật chất đầy đủ, kịp thời; có hành vi đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra; phân biệt đảng viên khởi xướng, tổ chức, quyết định với đảng viên bị xúi giục, lôi kéo, đồng tình làm sai.\n4- Hình thức kỷ luật: Đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.\nĐảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên; cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách đảng viên.\n5- Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không \"xử lý nội bộ\"; bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà xem xét, thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.\n6- Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị ngay các tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.\nKhi các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng.\n7- Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong thời điểm kiểm tra, xem xét xử lý vụ việc, nếu đảng viên có từ hai nội dung vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật; không tách riêng từng nội dung vi phạm của đảng viên để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.\n8- Trong cùng một vụ việc có nhiều đảng viên vi phạm thì mỗi đảng viên đều phải bị xử lý kỷ luật về nội dung vi phạm của mình.\n9- Tổ chức đảng có thẩm quyền khi thi hành kỷ luật oan, sai đối với đảng viên phải chủ động thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó; nếu tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật đối với đảng viên mà tổ chức đảng đó có vi phạm trong việc xem xét, xử lý kỷ luật đến mức phải kỷ luật thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.\n10- Sau một năm, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ), nếu đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên hết hiệu lực.\n...\""
}
] |
74,720 | Chế độ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là viên chức hiện nay được quy định như thế nào? | [
{
"id": 49946,
"text": "Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức\n1. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.\n2. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.\n3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm:\na) Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý;\nb) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;\nc) Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.\n4. Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý."
}
] | [
{
"id": 195922,
"text": "\"5. Chế độ cho giáo viên được tuyển dụng\na) Về đào tạo, bồi dưỡng\n- Giáo viên được tạo điều kiện về thời gian và kinh phí tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở trung ương và địa phương theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở giáo dục và đào tạo để đạt chuẩn về năng lực ngôn ngữ và năng lực sư phạm, được tham gia các sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp phòng, cấp sở để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm;\n- Được học tập để nâng cao trình độ.\nb) Về chế độ, chính sách\nGiáo viên tiếng Anh dạy tiểu học được hưởng mọi chế độ,chính sách như giáo viên khác dạy tiểu học trong biên chế theo các quy định hiện hành.\""
},
{
"id": 125061,
"text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Về công tác phát triển đội ngũ viên chức, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục\na) Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;\nb) Xây dựng, kiểm tra thực hiện các quy định về chuẩn/khung năng lực đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giáo dục;\nc) Thẩm định nội dung, chương trình, kế hoạch, tài liệu bồi dưỡng đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn/khung năng lực; hướng dẫn, kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;\nd) Tổ chức các hội thi nghiệp vụ sư phạm, giáo viên dạy giỏi, cán bộ quản lý giỏi, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.\nđ) Quản lý cơ sở dữ liệu về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.\n2. Về công tác quản lý chế độ, chính sách đối với đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:\na) Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;\nb) Xây dựng, kiểm tra, đánh giá thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;\nc) Hướng dẫn, kiểm tra việc xác định, thực hiện danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục giáo dục mầm non, phổ thông công lập; cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm công lập;\nd) Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chế độ làm việc đối với đội ngũ viên chức, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập; thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm công lập;\nđ) Xây dựng chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình bồi dưỡng.\n..."
},
{
"id": 502141,
"text": "Trường hợp khi thực hiện việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương theo các quy định sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này nếu không có sự thay đổi về hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm thì giữ nguyên hạng chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm và không cần ban hành quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thay thế.\n8. Trường hợp giáo viên phổ thông đã có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và bằng trung cấp sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm hoặc trường hợp giáo viên phổ thông đã có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp trước ngày 22 tháng 5 năm 2021 thì được xác định là có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của cấp học đang giảng dạy theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.\n9. Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp quy định tại tiêu chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được xác định là bằng cử nhân chuyên ngành đào tạo giáo viên hoặc bằng cử nhân chuyên ngành không thuộc ngành đào tạo giáo viên mà trong chương trình đào tạo của chuyên ngành đó có các môn học hoặc học phần (thuộc khối kiến thức chuyên ngành) đảm bảo yêu cầu giảng dạy môn học cụ thể trong Chương trình giáo dục phổ thông. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở giáo dục quyết định hoặc phối hợp với cơ sở đào tạo (nơi cấp bằng) để xác định tính phù hợp của bằng cử nhân với môn học cụ thể trong Chương trình giáo dục phổ thông.\n10. Đối với các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông chưa có mã ngành đào tạo giáo viên thì người đứng đầu cơ sở giáo dục phân công giáo viên hiện có và cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để đảm bảo đạt tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy môn học được phân công. Trường hợp giáo viên đã có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên, hoặc có bằng cử nhân và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm được phân công giảng dạy môn học khác với chuyên ngành được đào tạo và được người đứng đầu cơ sở giáo dục đánh giá đạt tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để giảng dạy môn học được phân công thì được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương và được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định.\n11. Trường hợp giáo viên đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức hoặc năm học 2021- 2022 bị đánh giá, xếp loại viên chức không hoàn thành nhiệm vụ thì giữ nguyên mã số, hệ số lương hiện hưởng cho đến khi hết thời gian thi hành kỷ luật hoặc được đánh giá, xếp loại viên chức hoàn thành nhiệm vụ trở lên thì được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương theo quy định."
},
{
"id": 11019,
"text": "1. Xây dựng, ban hành chế độ khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác; bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện có hiệu quả chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.\n2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.\n3. Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.\n4. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền.\n5. Quản lý và biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.\n6. Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên theo thẩm quyền.\n7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền."
},
{
"id": 144733,
"text": "\"Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc\nGiám đốc là người đứng đầu trung tâm, đại diện cho trung tâm trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của trung tâm, có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Giáo dục nghề nghiệp, khoản 5 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các văn bản pháp luật có liên quan:\n1. Nhiệm vụ:\na) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng;\nb) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của trung tâm và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ hoạt động đào tạo theo quy định của pháp luật;\nc) Quản lý tài chính, quyết định thu chi và phân phối các thành quả lao động, thực hành kỹ thuật, dịch vụ theo quy định;\nd) Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy, học tập cho viên chức, giáo viên, nhân viên và người học;\nđ) Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường đào tạo lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội trong trung tâm;\ne) Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ; các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với viên chức, giáo viên, nhân viên và người học trong trung tâm;\ng) Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật;\nh) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.\n2. Quyền hạn:\na) Được quyết định các biện pháp để thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quy định tại các Điều 13 và Điều 14 của Thông tư liên tịch này;\nb) Được quyết định thành lập các tổ chuyên môn, nghiệp vụ; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp theo cơ cấu tổ chức của trung tâm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;\nc) Quyết định bổ nhiệm các tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn, nghiệp vụ; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp;\nd) Quyết định việc giao kết hợp đồng lao động đối với viên chức, giáo viên và nhân viên theo quy định của pháp luật;\nđ) Giao kết hợp đồng đào tạo nghề nghiệp, bổ túc, bồi dưỡng với người học theo quy định của pháp luật;\ne) Ký hợp đồng liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác; cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong hoạt động đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng, thực hành, thực tập hoặc tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật;\ng) Cấp chứng chỉ, học bạ, các giấy chứng nhận trình độ học lực cho học viên học tại trung tâm theo quy định;\nh) Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, giáo viên, nhân viên và người học trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý;\ni) Được hưởng các chế độ theo quy định.\""
}
] |
61,888 | Cơ quan nào cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối môn Bắn súng thể thao? | [
{
"id": 80110,
"text": "Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Patin\n...\n* Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.\n* Đối tượng thực hiện TTHC: Doanh nghiệp.\n* Cơ quan thực hiện TTHC: \n- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\n- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\n * Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.\n..."
}
] | [
{
"id": 130232,
"text": "Liên đoàn Bắn súng Việt Nam là một tổ chức và cá nhân có hoạt động đóng góp cho sự phát triển môn bắn súng thể thao, súng hơi, cung nỏ, săn bắn…\nLiên đoàn Bắn súng Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban Thể dục Thể thao và là thành viên chính thức của Liên đoàn Bắn súng Thế giới (ISSF), châu Á, Đông Nam Á, là bộ phận của phong trào Olympic quốc gia Việt Nam."
},
{
"id": 130234,
"text": "Liên đoàn Bắn súng Việt Nam có nhiệm vụ:\n1. Tuyên truyền giáo dục quần chúng, hội viên về đường lối, phương hướng phát triển sự nghiệp của môn bắn súng thể thao, súng hơi, cung nỏ.\n2. Phối hợp với Uỷ ban Thể dục - Thể thao tổ chức phổ biến phương pháp tập luyện, kinh nghiệm tổ chức thi đấu, hoàn thiện hệ thống thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc, điều hành các cuộc thi đấu lớn, ban hành thống nhất trong toàn quốc, điều hành các cuộc thi đấu lớn, ban hành thống nhất trong toàn quốc về luật, điều lệ thi đấu và quy chế về môn bắn súng.\n3. Phối hợp đề xuất với Uỷ ban Thể dục - Thể thao các nội dung sau:\n- Tuyển chọn danh sách vận động viên dự tuyển quốc gia, đổi tuyển quốc gia.\n- Chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lực lượng trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên để khuyến khích phát triển, nâng cao trình độ môn bắn súng.\n- Sửa chữa, xây dựng trường bắn, sân bãi, trang thiết bị dụng cụ tập luyện để phục vụ tập luyện và thi đấu.\n- Hàng năm xét và phong cấp, giáng cấp, tước bỏ danh hiệu được phong đối với trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên.\n4. Quan hệ thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật với Liên đoàn Bắn súng quốc tế (ISSF), Liên đoàn bắn súng châu Á, các liên đoàn Bắn súng các quốc gia và tổ chức Olympic quốc tế (IOC)\n5. Tổ chức hoạt động dịch vụ để xây dựng quỹ theo đúng pháp luật Nhà nước."
},
{
"id": 130233,
"text": "Mục đích của Liên đoàn Bắn súng Việt Nam là đoàn kết, tập hợp các tổ chức và cá nhân thúc đẩy phong trào thể thao bắn súng, phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng, góp phần tăng cường sức khoẻ, thể lực cho người tập, nâng cao thành tích môn bắn súng phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng và đối ngoại quốc gia."
},
{
"id": 553931,
"text": "Điều 21. Thể dục, thể thao Hàng không\n1. Thành viên, Hội viên của CLB Hàng không Việt Nam được sử dụng các trang thiết bị thể thao quốc phòng, thể thao Hàng không trang bị tại các CLB Hàng không trong các hoạt động thể thao Hàng không.\n2. Các môn thể thao trong CLB Hàng không Việt Nam bao gồm: Bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, quần vợt, thể hình, bơi lội, vòng quay, đu quay, bắn súng thể thao và các môn khác.\n3. Hệ thống trang thiết bị bao gồm bãi tập, sân tập, bể bơi và các trang thiết bị thể thao đáp ứng nhu cầu rèn luyện, nâng cao sức khỏe cho mọi đối tượng xã hội."
},
{
"id": 507367,
"text": "1 trận bóng bàn được tính 0,5 giờ tiêu chuẩn Trọng tài các môn điền kinh, thể thao dụng cụ, bơi lội, bắn súng - cứ 1 giờ tính bằng 0,5 giờ tiêu chuẩn. Ngoài việc tính giờ trên đây, cán bộ giảng dạy còn được hưởng chế độ bồi dưỡng trọng tài theo quy định chung của Tổng cục Thể dục thể thao."
}
] |
83,909 | Trang thiết bị khi tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu môn Patin trong nhà được chuẩn bị như thế nào? | [
{
"id": 29802,
"text": "Trang thiết bị\n1. Trang thiết bị tập luyện và biểu diễn\na) Tấm lót khuỷu tay;\nb) Tấm lót đầu gối;\nc) Mũ đội đầu;\nd) Giày trượt phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:\n- Thân giày chắc chắn, ôm chân, không lỏng lẻo, không bị nghiêng, vẹo quá 45°, có khóa chắc chắn, lót trong của giày phải êm, thông thoáng;\n- Bánh xe cao su, có độ đàn hồi, 02 vòng bi cho một bánh xe với vòng đệm ở giữa, không sử dụng loại một trục;\n- Khung đỡ và lắp bánh của giày (Frames): Bằng hợp kim nhôm (Alu) có độ cứng trên 5000, có độ dày không nhỏ hơn 01 mm hoặc bằng nhựa có độ dày không nhỏ hơn 02 mm.\n2. Trang thiết bị thi đấu môn Patin phải bảo đảm theo quy định của Luật thi đấu Patin hiện hành."
}
] | [
{
"id": 29800,
"text": "Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động tập luyện, biểu diễn, thi đấu và tổ chức tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Patin tại Việt Nam."
},
{
"id": 29801,
"text": "Cơ sở vật chất\n1. Hoạt động tập luyện và thi đấu môn Patin trong nhà, trong sân tập phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:\na) Diện tích sân phải từ 300m2 trở lên;\nb) Bề mặt sân bằng phẳng, dốc trượt và mô hình chướng ngại vật phải nhẵn, không trơn trượt; đối với dốc trượt, mô hình chướng ngại vật và các góc cạnh phải được xử lý đúng kỹ thuật thiết kế chuyên dùng và được trang bị bảo hiểm để bảo đảm an toàn, không gây nguy hiểm cho người tập luyện;\nc) Khoảng cách từ mặt sàn đến trần nhà: Đối với sân bằng phẳng, khoảng cách từ mặt sân đến trần nhà ít nhất là 3,5m. Đối với sân có dốc trượt và mô hình chướng ngại vật, khoảng cách từ đỉnh dốc điểm cao nhất của chướng ngại vật đến trần nhà ít nhất là 04m;\nd) Không gian tập luyện phải bảo đảm thông thoáng, ánh sáng từ 150 lux trở lên;\nđ) Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;\ne) Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện các đối tượng không được tham gia tập luyện, trang phục, thiết bị khi tham gia tập luyện, các biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.\n2. Hoạt động tập luyện và thi đấu môn Patin ngoài trời phải thực hiện theo quy định các điểm a, b, d, đ và e khoản 1 Điều này.\n3. Hoạt động biểu diễn môn Patin phải thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này."
},
{
"id": 67036,
"text": "Trang thiết bị\n1. Trang thiết bị phục vụ tập luyện đối kháng bao gồm: Mũ bảo hiểm, bao răng, bảo vệ hạ bộ, băng chân bảo vệ cổ chân, băng tay bảo vệ khuỷu tay, quần áo tập luyện, găng tay, áo giáp.\n2. Trang thiết bị thi đấu môn Võ cổ truyền, môn Vovinam theo quy định của Luật thi đấu Võ cổ truyền, Luật thi đấu Vovinam.\n3. Các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu là vũ khí thô sơ phải được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 15315,
"text": "Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga\n...\n* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: \n...\n(2) Trang thiết bị\na) Trang thiết bị tập luyện:\n- Đảm bảo mỗi người tập có 01 thảm tập cá nhân hoặc thảm lớn trên sàn;\n- Đối với động tác Yoga bay (Yoga fly): Võng lụa (dây) chịu được ít nhất 300 kg trọng lực, được lắp đặt trên một hệ thống treo có khả năng đảm bảo an toàn cho người tập luyện. Chiều dài của dây có thể điều chỉnh để vừa với tư thế người tập;\n- Các dụng cụ hỗ trợ tập luyện môn Yoga phải đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho người tập.\nb) Trang thiết bị thi đấu:\n- Đảm bảo mỗi người có 01 thảm cá nhân hoặc thảm lớn trên sàn;\n- Có thiết bị liên lạc cho các thành viên tổ chức và điều hành giải;\n- Đồng hồ bấm giờ, bảng báo giờ, bảng điểm, loa, vạch giới hạn sân thi đấu.\n..."
}
] |
152,200 | Hoạt động xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại cơ sở y tế thực hiện theo mấy bước? | [
{
"id": 231863,
"text": "Quy trình xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai\nQuy trình xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế, các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và các nội dung sau đây:\n1. Tư vấn trước xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai về các đường lây nhiễm HIV, sự cần thiết của việc biết tình trạng nhiễm HIV, nguy cơ lây nhiễm HIV cho con và lợi ích của việc điều trị bằng thuốc kháng HIV sớm trong giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con.\n2. Chỉ định xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.\n3. Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai.\n4. Trả kết quả xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai. Đối với phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV khi chuyển dạ, sinh con thì kết quả xét nghiệm HIV được trả cho cơ sở y tế chỉ định xét nghiệm HIV trong thời gian sớm nhất và không quá 6 giờ kể từ thời điểm nhận mẫu.\n5. Tư vấn và xử trí sau xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai:\na) Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV dương tính: Tư vấn về điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và chuyển gửi ngay đến cơ sở điều trị thuốc kháng HIV;\nb) Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV có phản ứng khi chuyển dạ, sinh con thì phải tư vấn điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng HIV ngay cho mẹ và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng HIV ngay cho cả mẹ và con, chuyển mẫu máu ngay để làm xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV. Trường hợp xét nghiệm HIV của người mẹ có kết quả không xác định, tiếp tục điều trị thuốc kháng HIV cho mẹ và con cho đến khi có kết quả xác định; trường hợp kết quả xét nghiệm HIV của người mẹ được xác định là âm tính thì dừng điều trị thuốc kháng HIV;\nc) Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV âm tính và có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV: Tư vấn dự phòng nhiễm HIV và chuyển gửi phụ nữ mang thai tới cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV."
}
] | [
{
"id": 189061,
"text": "Thời điểm và số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai\nPhụ nữ mang thai chưa biết tình trạng nhiễm HIV và đồng ý làm xét nghiệm HIV được chỉ định xét nghiệm HIV trong những lần khám thai định kỳ hoặc khi chuyển dạ, sinh con theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai của Bộ Y tế, cụ thể như sau:\n1. Xét nghiệm HIV lần thứ nhất càng sớm càng tốt.\n2. Xét nghiệm HIV lần thứ hai cho các trường hợp có hành vi nguy cơ cao quy định tại Khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống HIV/AIDS số 64/2006/QH11 như sau:\na) Có hành vi nguy cơ cao trong vòng 3 tháng trước khi xét nghiệm HIV lần thứ nhất;\nb) Có hành vi nguy cơ cao sau khi được xét nghiệm HIV lần thứ nhất."
},
{
"id": 180424,
"text": "Phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con\n1. Phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV theo chỉ định chuyên môn được Quỹ bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước chi trả chi phí xét nghiệm như sau:\na) Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho người có thẻ bảo hiểm y tế theo mức hưởng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;\nb) Ngân sách nhà nước chi trả phần chi phí Quỹ bảo hiểm y tế không chi trả cho đối tượng quy định tại điểm a khoản này và chi trả cho người không có thẻ bảo hiểm y tế theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.\n2. Phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.\n3. Phụ nữ nhiễm HIV được tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS trong thời kỳ mang thai và cho con bú\n4. Cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai.\n5. Chính phủ quy định nguồn ngân sách nhà nước và phương thức chi trả trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.\nBộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể quy trình, thời điểm, số lần xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai quy định tại khoản 1 Điều này; việc chăm sóc, điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, khi sinh con, cho con bú và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con"
},
{
"id": 484080,
"text": "Điều 35. Phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con\n1. Phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV được miễn phí.\n2. Phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.\n3. Phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú được tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS.\n4. Cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai.\n5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc chăm sóc và điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, người mẹ nhiễm HIV khi sinh con và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con."
},
{
"id": 575301,
"text": "Điều 12. Phương thức chi trả\n1. Đối với các cơ sở y tế thuộc hệ thống công lập Hằng năm, cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, các cơ sở y tế công lập thực hiện xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai có trách nhiệm lập báo cáo số kinh phí đã chi thực hiện xét nghiệm HIV, tổng hợp trong dự toán chi ngân sách nhà nước của đơn vị theo Phụ lục I, II ban hành kèm theo Nghị định này và trình các cấp có thẩm quyền. Quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật.\n2. Đối với các cơ sở y tế ngoài công lập\na) Hằng năm, cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, các cơ sở y tế ngoài công lập thực hiện xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp kinh phí đã chi thực hiện xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và gửi Sở Y tế;\nb) Sở Y tế có trách nhiệm thẩm định và tổng hợp kinh phí đã chi thực hiện xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai theo chế độ của các cơ sở y tế ngoài công lập thuộc phạm vi quản lý theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và tổng hợp trong dự toán chi ngân sách nhà nước của đơn vị, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định. Quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật."
}
] |
112,612 | Thời hạn giải quyết đề nghị đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là bao lâu? | [
{
"id": 56907,
"text": "1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có hiệu lực, tổ chức, cơ sở giáo dục thành lập văn phòng đại diện phải làm thủ tục đăng ký hoạt động với sở giáo dục và đào tạo nơi văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài đặt trụ sở.\n2. Hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài bao gồm:\na) Đơn đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo Mẫu số 20 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài và bản sao hồ sơ đề nghị cấp quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài đã gửi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo;\nc) Quyết định bổ nhiệm trưởng văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài và lý lịch cá nhân của người được bổ nhiệm;\nd) Nhân sự làm việc tại văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài và lý lịch cá nhân;\nđ) Địa điểm cụ thể đặt văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài và giấy tờ pháp lý có liên quan.\n3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài, giám đốc sở giáo dục và đào tạo xem xét, quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo Mẫu số 21 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo trên cổng thông tin điện tử của cơ quan. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do.\n4. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài."
}
] | [
{
"id": 56908,
"text": "Sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cho phép thành lập\n1. Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài phải đăng ký sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài trong những trường hợp sau đây:\na) Thay đổi tên gọi, người đứng đầu hoặc địa điểm đặt trụ sở của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài trong phạm vi quốc gia mà tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài được thành lập;\nb) Thay đổi tên gọi, người đứng đầu hoặc địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;\nc) Hết thời hạn hoạt động quy định trong quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.\n2. Người có thẩm quyền cho phép thành lập Văn phòng đại diện có thẩm quyền cho phép sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cho phép thành lập.\n3. Việc gia hạn quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài phải được thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước khi quyết định cho phép thành lập hết thời hạn.\n4. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài bao gồm:\na) Đơn đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài trong đó nêu rõ nội dung, lý do sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;\nb) Quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài hoặc bản sao;\nc) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài hoặc bản sao trong trường hợp đã đăng ký hoạt động;\nd) Báo cáo chi tiết hoạt động của văn phòng đại diện.\n5. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn quyết định thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài. Trường hợp không cho phép sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do.\n6. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho tổ chức, cơ sở giáo dục."
},
{
"id": 23422,
"text": "1. Tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài phải đăng ký sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài trong phạm vi quốc gia mà tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được thành lập;\nb) Thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện tại Việt Nam;\nc) Hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.\n2. Tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài phải đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Thay đổi chức năng, phạm vi hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài;\nb) Thay đổi trụ sở của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài từ quốc gia này sang quốc gia khác;\nc) Bị mất hoặc rách nát giấy phép thành lập văn phòng đại diện.\n3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi hoặc bị mất, rách nát giấy phép thành lập văn phòng đại diện hoặc 30 ngày trước khi giấy phép thành lập văn phòng đại diện hết hiệu lực, tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.\n4. Người có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện có quyền cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.\n5. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện là 01 bộ, bao gồm:\na) Văn bản đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài với những nội dung chính: Tên, địa chỉ của văn phòng đại diện; nội dung thay đổi, bổ sung; lý do sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện;\nb) Giấy phép thành lập văn phòng đại diện (trừ trường hợp bị mất).\n6. Thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện\na) Trình tự:\nTổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện lập hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;\nTrong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm tra, trình người có thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam theo Mẫu 5C tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.\nb) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi bản sao quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đặt trụ sở của văn phòng đại diện để theo dõi, quản lý và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về giấy phép thành lập văn phòng đại diện."
},
{
"id": 56909,
"text": "Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện\n1. Người có thẩm quyền cho phép thành lập thì có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.\n2. Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:\na) Hết thời hạn ghi trong quyết định cho phép thành lập;\nb) Theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện;\nc) Quyết định cho phép thành lập bị thu hồi vì không hoạt động trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp lần đầu hoặc 03 tháng kể từ ngày được gia hạn;\nd) Bị phát hiện có sự giả mạo trong hồ sơ đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;\nđ) Có những hoạt động trái với nội dung của quyết định cho phép thành lập;\ne) Vi phạm các quy định khác của pháp luật Việt Nam.\n3. Hồ sơ, thủ tục đề nghị chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện\na) Đơn đề nghị chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện trong đó nêu rõ lý do chấm dứt hoạt động;\nb) Phương án chấm dứt hoạt động, trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động; phương án giải quyết tài chính, tài sản;\nc) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét quyết định. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho tổ chức, cơ sở giáo dục.\n4. Trường hợp văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.\n5. Quyết định chấm dứt hoạt động phải xác định rõ lý do chấm dứt hoạt động, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng."
},
{
"id": 494386,
"text": "Điều 49. Văn phòng đại diện\n1. Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có chức năng đại diện cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài.\n2. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Thúc đẩy hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam thông qua việc xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;\nb) Tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn, trao đổi thông tin, hội thảo, triển lãm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm giới thiệu về tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài;\nc) Đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục nghề nghiệp đã ký kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam;\nd) Không được thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam và không được phép thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.\n3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Có tư cách pháp nhân;\nb) Có tôn chỉ, mục đích hoạt động;\nc) Đã có thời gian hoạt động giáo dục nghề nghiệp ít nhất là 05 năm ở nước sở tại;\nd) Có quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.\n4. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.\n5. Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được chấm dứt hoạt động theo đề nghị của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoặc bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:\na) Hết thời hạn ghi trong giấy phép;\nb) Bị thu hồi giấy phép do văn phòng đại diện không hoạt động sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép lần đầu hoặc 03 tháng, kể từ ngày được gia hạn giấy phép;\nc) Có sự giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện;\nd) Thực hiện những hoạt động ngoài nội dung ghi trong giấy phép;\nđ) Vi phạm các quy định khác của pháp luật Việt Nam."
}
] |
46,019 | Thanh tra Bộ Y tế tham mưu giúp Bộ trưởng những công việc gì trong công tác quản lý nhà nước về thanh tra? | [
{
"id": 113027,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn\n1. Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế:\na) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các quy trình, quy chế thanh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt;\nb) Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Y tế;\nc) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với cơ quan khác thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và Thanh tra Sở Y tế;\nd) Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra;\nđ) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bộ Y tế, hướng dẫn xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan khác thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành để tổng hợp, xây dựng kế hoạch thanh tra của Bộ Y tế trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và đôn đốc, theo dõi, tổ chức thực hiện;\ne) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;\ng) kiểm tra tính chính xác, hợp pháp kết luận thanh tra của cơ quan khác thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và quyết định xử lý sau thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế khi cần thiết;\ni) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Bộ, Bộ trưởng Bộ Y tế và của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;\n..."
}
] | [
{
"id": 97536,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ\n1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Tham mưu, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành và hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ;\nb) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bộ, hướng dẫn xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ trình Bộ trưởng ban hành;\nc) Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;\nd) Thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng; thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, trừ lĩnh vực được phân cấp cho Thanh tra Tổng cục, Cục, cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện;\n...\n2. Giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.\n3. Giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 165217,
"text": "Vị trí, chức năng\n1. Thanh tra Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) là tổ chức thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Y tế và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; thực hiện thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.\n2. Thanh tra Bộ Y tế chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Y tế và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.\n3. Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội."
},
{
"id": 123194,
"text": "Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Phòng Tổng hợp\n...\nb) Nhiệm vụ và quyền hạn\n- Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Kiểm toán nhà nước và kế hoạch công tác hàng năm của Thanh tra Kiểm toán nhà nước.\n- Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.\n- Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra tổ chức thực hiện, đề xuất các biện pháp phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Kiểm toán nhà nước.\n- Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước.\n- Phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn về thanh tra; khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán nhà nước.\n- Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện công tác hợp tác quốc tế về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.\n- Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra xây dựng kế hoạch, chương trình hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ công chức làm công tác thanh tra và tổ chức thực hiện; hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ kiểm tra đối với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra tại đơn vị.\n- Đề xuất trình Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định về chế độ, chính sách được phát hiện qua hoạt động thanh tra cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc huỷ bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.\n..."
},
{
"id": 64311,
"text": "Vị trí và chức năng\nThanh tra Bộ Tài chính là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý thống nhất, toàn diện công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.\nThanh tra Bộ Tài chính chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.\nThanh tra Bộ Tài chính có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 77310,
"text": "“Điều 1. Vị trí, chức trách\nChánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Chánh thanh tra Bộ) là người đứng đầu cơ quan Thanh tra Bộ, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Thanh tra Bộ; tham mưu giúp Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.”"
}
] |
100,246 | Quy hoạch có liên quan đến biên giới thì cần phải báo cho cơ quan nào hay không? | [
{
"id": 173790,
"text": "Lấy ý kiến về quy hoạch ngành quốc gia\n1. Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch ngành quốc gia gồm Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy hoạch ngành quốc gia.\n2. Trường hợp quy hoạch có liên quan đến biên giới, hải đảo, vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, cơ quan tổ chức lập quy hoạch phải thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về nội dung quy hoạch trước khi gửi lấy ý kiến về quy hoạch.\n3. Nội dung dự thảo quy hoạch được lấy ý kiến trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch trong thời gian ít nhất 30 ngày tính từ ngày gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.\n..."
}
] | [
{
"id": 461708,
"text": "Khoản 6. Xử lý khi phát hiện tiền giả: Khi phát hiện tiền giả, cá nhân thành lập Bàn đổi ngoại tệ phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn để tiến hành điều tra xử lý. 6. Xử lý khi phát hiện tiền giả: Khi phát hiện tiền giả, cá nhân thành lập Bàn đổi ngoại tệ phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh biên giới trên địa bàn để tiến hành điều tra xử lý."
},
{
"id": 582641,
"text": "Khoản 1. Công tác phòng chống dịch bệnh a. Khi có dịch bệnh xảy ra ở trong khu vực biên giới phía Việt Nam, chính quyền địa phương phải có biện pháp phòng chống dịch kịp thời, đồng thời báo ngay cho chính quyền địa phương phía bên kia biết. Nếu được yêu cầu, phía bên kia sẽ tích và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình và ngược lại. b. Trong thời gian có dịch bệnh ở người thuộc các bệnh kiểm dịch và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (tả, dịch hạch, sốt vàng) cơ quan Y tế phải báo với chính quyền địa phương để tạm ngừng việc qua lại ở khu vực biên giới có dịch bệnh nói trên. Việc tạm ngừng qua lại biên giới trong phạm vi các bản biên giới hoặc đơn vị hành chính tương đương do chính quyền nơi đó quyết định và và báo cáo ngay lên cấp trên của mình. c. Tại các cửa khẩu có cơ quan kiểm dịch y tế thì việc tiến hành kiểm dịch với người đi bộ, các loại xe ô tô, xe máy, thuyền bè ... qua lại biên giới theo đường bộ và đường sông hồ sẽ do cơ quan kiểm dịch y tế ở từng nơi căn cứ vào Điều lệ Kiểm dịch y tế Viêt Nam và tình hình địa phương mà đề ra những quy định cụ thể, nhưng không trái với Điều lệ kiểm dịch y tế Việt Nam."
},
{
"id": 481054,
"text": "g) Các địa phương có biên giới phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch tỉnh, các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch chung xây dựng của địa phương; tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới."
},
{
"id": 19360,
"text": "Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Nếu phát hiện các hành vi xâm phạm biên giới, phá hoại an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới phải báo cho đồn biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước nơi gần nhất để thông báo kịp thời cho Bộ đội biên phòng xử lý theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 479222,
"text": "Điều 7. Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an, Đồn Biên phòng, Trạm kiểm soát Biên phòng ở khu vực biên giới đất liền, bờ biển, hải đảo\n1. Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư số 43/2021/TT-BCA ngày 22/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện một số trình tự, thủ tục tố tụng hình sự thân thiện trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra vụ án xâm hại người dưới 18 tuổi; Thông tư liên tịch số 01/2017 và Thông tư liên tịch số 01/2021.\n2. Đồn Biên phòng, Trạm kiểm soát Biên phòng ở khu vực biên giới đất liền, bờ biển, hải đảo khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi thực hiện theo quy định Thông tư liên tịch số 01/2017 và Thông tư liên tịch số 01/2021. Trường hợp cần giải cứu, bảo vệ người Việt Nam dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục ở khu vực biên giới đất liền, hải đảo thì Đồn Biên phòng, Trạm kiểm soát Biên phòng ở khu vực biên giới đất liền, bờ biển, hải đảo có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới để giải cứu, bảo vệ họ; đồng thời báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền và tiếp tục phối hợp, hỗ trợ trong quá trình giải quyết tiếp theo."
}
] |
59,772 | Các trường hợp nào hủy giá trị hộ chiếu theo quy định? | [
{
"id": 66941,
"text": "Các trường hợp thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu\n1. Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất hoặc đối với trường hợp đã quá 12 tháng kể từ ngày cơ quan chức năng hẹn trả hộ chiếu mà công dân không nhận hộ chiếu và không có thông báo bằng văn bản về lý do chưa nhận.\n2. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.\n3. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn thời hạn đối với trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng.\n4. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đã cấp cho người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này."
},
{
"id": 128411,
"text": "Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đối với trường hợp công dân không nhận hộ chiếu\nSau 12 tháng kể từ ngày cơ quan chức năng hẹn trả hộ chiếu mà công dân không nhận và không có thông báo bằng văn bản cho cơ quan chức năng về lý do chưa nhận thì cơ quan cấp hộ chiếu thực hiện việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu."
}
] | [
{
"id": 597255,
"text": "Điều 27. Các trường hợp thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu\n1. Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất\n2. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.\n3. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn thời hạn đối với trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng.\n4. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đã cấp cho người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này."
},
{
"id": 597260,
"text": "Điều 31. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người thuộc trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm\n1. Khi có căn cứ xác định người thuộc trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này, cơ quan cấp hộ chiếu kiểm tra, yêu cầu người đã được cấp hộ chiếu nộp lại hộ chiếu còn thời hạn để hủy giá trị sử dụng.\n2. Trường hợp không thu hồi được hộ chiếu còn thời hạn thì cơ quan cấp hộ chiếu thực hiện việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu."
},
{
"id": 153660,
"text": "Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đối với trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng\n1. Trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ bao gồm:\na) Người đã được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ bị chết hoặc bị mất tích;\nb) Người được cấp hộ chiếu ngoại giao do thay đổi chức vụ, chức danh hoặc quan hệ gia đình mà không còn thuộc đối tượng quy định tại Điều 8 của Luật này;\nc) Người đã được cấp hộ chiếu công vụ do thay đổi vị trí việc làm hoặc quan hệ gia đình mà không còn thuộc đối tượng quy định tại Điều 9 của Luật này.\n2. Khi có trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, cơ quan, người quản lý hộ chiếu gửi văn bản đề nghị thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo mẫu cho Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp hộ chiếu.\n3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp hộ chiếu thực hiện việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu, thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam."
}
] |
9,777 | Trong trường hợp nào Thẩm phán cao cấp có thể được miễn nhiệm? | [
{
"id": 51225,
"text": "\"Điều 81. Miễn nhiệm Thẩm phán\n1. Thẩm phán đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác.\n2. Thẩm phán có thể được miễn nhiệm do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.\""
}
] | [
{
"id": 69490,
"text": "Hồ sơ trình Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp\nTheo đề nghị của Hội đồng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp.\nHồ sơ trình gồm có Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, biên bản phiên họp của Hội đồng, Nghị quyết phiên họp của Hội đồng, hồ sơ cá nhân của người bị đề nghị xem xét miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và các tài liệu liên quan khác."
},
{
"id": 51217,
"text": "Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp\n1. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.\nDanh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.\n2. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;\nb) Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp;\nc) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 68 của Luật này;\nd) Công bố danh sách những người trúng tuyển.\n3. Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp, Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định."
},
{
"id": 589782,
"text": "Khoản 1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trao đổi, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước khi:\na) Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đảm nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;\nb) Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cử đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia;\nc) Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án Tòa án quân sự trung ương và Thẩm phán các Tòa án quân sự;\nd) Quyết định đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng là Ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp."
},
{
"id": 108816,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng\nHội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:\n1. Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;\n2. Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp;\n3. Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 68 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân;\n4. Ban hành nội quy, quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp;"
},
{
"id": 140684,
"text": "Nguyên tắc thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán\n1. Đối tượng dự thi tuyển phải đáp ứng đủ các điều kiện dự thi tương ứng với ngạch dự thi.\n2. Việc thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh, bảo đảm quy trình chặt chẽ, minh bạch, công khai, công bằng và dân chủ nhằm lựa chọn những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đề nghị bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.\n3. Kỳ thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán được tổ chức riêng cho từng đối tượng dự thi theo quy định tại Điều 2 Quy chế này hoặc thi chung cho một số đối tượng dự thi. Việc tổ chức thi chung hoặc thi riêng do Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp quyết định.\n4. Thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán được tổ chức ít nhất mỗi năm 02 kỳ, trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp quyết định bổ sung kỳ thi.\n5. Thời gian, địa điểm thi, nội dung các môn thi, hình thức thi do Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp quyết định.\n6. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ủy quyền cho Học viện Tòa án tổ chức kỳ thi. Học viện Tòa án thành lập Hội đồng thi và các ban giúp việc để tổ chức thi theo sự ủy quyền.\n7. Việc tổ chức thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật cán bộ công chức, các văn bản hướng dẫn thi hành và những quy định tại Quy chế này."
}
] |
32,957 | Mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định ra sao? | [
{
"id": 76042,
"text": "\"Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện\n1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.\nCăn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.\n2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:\na) Hằng tháng;\nb) 03 tháng một lần;\nc) 06 tháng một lần;\nd) 12 tháng một lần;\nđ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.\n3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.\""
}
] | [
{
"id": 501149,
"text": "Điều 22. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện\n1. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và các nội dung quy định chi tiết tại Thông tư này.\n2. Khi tính mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội thì mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An được chuyển đổi sang bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ thì mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trước ngày 01 tháng 01 năm 2008 là mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định."
},
{
"id": 514997,
"text": "5. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này mà trong thời gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.\nĐiều 6. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:\na) Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;\nb) Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;\nc) Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết. Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này hoặc hoàn trả cho thân nhân người lao động trong trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này được tính bằng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại so với thời gian đóng theo phương thức đóng nêu trên và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).\nĐiều 11. Thay đổi phương thức đóng, mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện ít nhất là sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.\nĐiều 12. Thời điểm đóng\n1. Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với phương thức đóng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được thực hiện như sau:\na) Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;\nb) Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;\nc) Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;\nd) Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.\n2. Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu quy định tại Điểm đ và Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.\n3. Quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng."
},
{
"id": 514987,
"text": "Điều 5. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:\n1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.\n2. Điều kiện hưởng lương hưu Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;\nb) Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội;\nc) Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu.\n3. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trừ đối tượng quy định Điểm i Khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội và Điểm c Khoản 2 Điều này thì mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu.\n4. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau: Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội = Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc x Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Trong đó: - Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội. - Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.\n5. Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo quy định Điều 75 của Luật Bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Khoản 4 Điều này.\n6. Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này."
},
{
"id": 515000,
"text": "Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp\n1. Các quy định của Nghị định này được áp dụng đối với người đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.\n2. Người đang hưởng lương hưu hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì vẫn thực hiện theo các quy định trước đây và được điều chỉnh mức hưởng.\n3. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà trong đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực thì ngoài lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất thì được giải quyết hưởng trợ cấp khu vực một lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc.\n4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì vẫn thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.\n5. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo các phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong đó có thời gian sau thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng thì không áp dụng hỗ trợ tiền đóng quy định tại Điều 14 Nghị định này đối với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.\n6. Toàn bộ số dư quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, được bổ sung vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014."
},
{
"id": 77000,
"text": "\"Điều 9. Phương thức đóng\nPhương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:\n1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:\na) Đóng hằng tháng;\nb) Đóng 03 tháng một lần;\nc) Đóng 06 tháng một lần;\nd) Đóng 12 tháng một lần;\nđ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;\ne) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.\n2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.\nĐiều 10. Mức đóng\nMức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:\n1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.\nMức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.\n...\""
}
] |
137,564 | Trình tự thực hiện việc cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời theo hình thức trực tuyến như thế nào? | [
{
"id": 90487,
"text": "Cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Công Thương\na) Trình tự thực hiện:\n* Đối với hình thức trực tuyến được thực hiện như sau:\n- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương sử dụng tài khoản đã đăng ký để khai báo và gửi hồ sơ trực tuyến;\n- Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;\n- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.\n* Đối với hình thức không qua trực tuyến được thực hiện như sau:\n- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ. Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ;\n- Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;\n- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực."
}
] | [
{
"id": 461771,
"text": "Điều 38. Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực\n1. Điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ áp dụng đối với các hạng mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện, các hạng mục công trình xây dựng khác áp dụng theo quy định pháp luật về xây dựng. 1. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc năng lượng tái tạo; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương. 1. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc năng lượng tái tạo; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương. 1. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực\na) Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động truyền tải điện và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;\nb) Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất từ 03 MW trở lên không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;\nc) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.\n2. Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm: Tư vấn thiết kế công trình điện và tư vấn giám sát thi công công trình điện. 2. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, năng lượng tái tạo, điện xây dựng, năng lượng tái tạo, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.” 2. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, năng lượng tái tạo, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.” 2. Giấy phép hoạt động điện lực được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau đây:\na) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khi có sự thay đổi một trong các nội dung quy định trong giấy phép hoạt động điện lực;"
},
{
"id": 30797,
"text": "Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực, thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực trong các lĩnh vực sau đây:\n1. Tư vấn chuyên ngành điện lực, bao gồm:\na) Tư vấn thiết kế công trình: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn), đường dây và trạm biến áp;\nb) Tư vấn giám sát thi công công trình: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn), đường dây và trạm biến áp.\n2. Phát điện.\n3. Truyền tải điện.\n4. Phân phối điện.\n5. Bán buôn điện.\n6. Bán lẻ điện."
},
{
"id": 461775,
"text": "Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời phải đáp ứng các điều kiện sau:\n17. Điểm b khoản 12 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau: “b) Khoản 3 và 6 Điều 43 được sửa đổi như sau:\n18. Điểm b khoản 13 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau: “b) Khoản 3 và 6 Điều 44 được sửa đổi như sau:\n19. Điều 45 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau: “Điều 45. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực"
},
{
"id": 26600,
"text": "1. Điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ áp dụng đối với các hạng mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện, các hạng mục công trình xây dựng khác áp dụng theo quy định pháp luật về xây dựng.\n2. Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm: Tư vấn thiết kế công trình điện và tư vấn giám sát thi công công trình điện.\n3. Công trình điện bao gồm:\na) Nhà máy điện: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn);\nb) Công trình đường dây và trạm biến áp.\n4. Bảng phân hạng về quy mô của công trình điện áp dụng trong hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực:\n7. Tên Điều 39 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau:\n“Điều 39. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy thủy điện”\n8. Khoản 8 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:\na) Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình nhà máy thủy điện phải đáp ứng các điều kiện sau:\nb) Khoản 3 và 6 Điều 39 được sửa đổi như sau:\n3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc thủy điện hoặc thủy lợi; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.\n6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, thủy lợi, thủy điện, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.”\n9. Bổ sung Điều 39a vào sau Điều 39 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP như sau:\n“Điều 39a. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời\nTổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời phải đáp ứng các điều kiện sau:\n1. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc năng lượng tái tạo; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.\n2. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, năng lượng tái tạo, điện xây dựng, năng lượng tái tạo, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.”\n10. Tên Điều 40 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau:\n“Điều 40. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy nhiệt điện”\n11. Khoản 9 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:\n“9. Một số nội dung của Điều 40 được sửa đổi như sau:\na) Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình nhà máy nhiệt điện phải đáp ứng các điều kiện sau:\nb) Khoản 3 và 6 Điều 40 được sửa đổi như sau:\n3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc nhiệt điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.\n6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, điện, nhiệt điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.”\n12. Tên Điều 41 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau:\n“Điều 41. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp”\n13. Khoản 10 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:\n“10. Một số nội dung của Điều 41 được sửa đổi như sau:\na) Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng các điều kiện sau:\nb) Khoản 3 và 6 Điều 41 được sửa đổi như sau:\n3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.\n6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.”\n14. Tên Điều 42 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau:\n“Điều 42. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện”\n15. Khoản 11 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:\n“11. Một số nội dung của Điều 42 được sửa đổi như sau:\na) Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện phải đáp ứng các điều kiện sau:\nb) Khoản 3 và 6 Điều 42 được sửa đổi như sau:\n3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc thủy điện hoặc thủy lợi; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.\n6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, thủy lợi, thủy điện, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.”\n16. Bổ sung Điều 42a vào sau Điều 42 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP như sau:\n“Điều 42a. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời\nTổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời phải đáp ứng các điều kiện sau:\n1. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc năng lượng tái tạo; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.\n2. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, năng lượng tái tạo, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.”\n17. Điểm b khoản 12 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:\n“b) Khoản 3 và 6 Điều 43 được sửa đổi như sau:\n3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc nhiệt điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.\n6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, điện, nhiệt điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.”\n18. Điểm b khoản 13 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:\n“b) Khoản 3 và 6 Điều 44 được sửa đổi như sau:\n3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.\n6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.”\n19. Điều 45 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau:\n“Điều 45. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực\n1. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực\na) Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động truyền tải điện và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;\nb) Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất từ 03 MW trở lên không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;\nc) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.\n2. Giấy phép hoạt động điện lực được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau đây:\na) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khi có sự thay đổi một trong các nội dung quy định trong giấy phép hoạt động điện lực;\nb) Trường hợp cần bảo vệ lợi ích kinh tế - xã hội và lợi ích công cộng, cơ quan cấp giấy phép có quyền sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực về truyền tải điện, phân phối điện. Việc sửa đổi hoặc bổ sung đó phải phù hợp với khả năng của đơn vị được cấp giấy phép.\nc) Trường hợp có sai sót về các nội dung ghi trong Giấy phép đã cấp, cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm sửa đổi Giấy phép đã cấp.”"
},
{
"id": 537282,
"text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng\n1. Thông tư này quy định:\na) Phương pháp xây dựng khung giá phát điện hằng năm cho nhà máy điện mặt trời mặt đất, nhà máy điện mặt trời nổi, nhà máy điện gió trong đất liền, nhà máy điện gió trên biển, nhà máy điện gió ngoài khơi;\nb) Trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện hằng năm.\n2. Thông tư này không áp dụng đối với nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2022/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp và các nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió có hợp đồng mua bán điện ký với Tập đoàn Điện lực Việt Nam với giá điện còn hiệu lực.\n3. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:\na) Tập đoàn Điện lực Việt Nam;\nb) Các tổ chức, cá nhân tham gia triển khai đầu tư các nhà máy điện mặt trời, điện gió;\nc) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan."
}
] |
112,971 | Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tư vấn cho Giám đốc Học viện những vấn đề gì? | [
{
"id": 187998,
"text": "Hội đồng Khoa học và Đào tạo\n1. Hội đồng Khoa học và Đào tạo được thành lập theo quyết định của Giám đốc Học viện.\nHội đồng Khoa học và Đào tạo là tổ chức tư vấn cho Giám đốc Học viện về:\na) Mục tiêu, định hướng phát triển chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, công tác giáo trình, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hoạt động hàng năm về giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, phân công thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ của Học viện.\nb) Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, công chức, viên chức khác.\nc) Trọng tâm đào tạo, đề án mở ngành, chuyên ngành đào tạo, triển khai và hủy bỏ chương trình đào tạo của các đơn vị trong Học viện.\nd) Báo cáo, giải trình của Giám đốc Học viện.\nđ) Đánh giá công tác quản lý, hoạt động giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ của các tổ chức trong Học viện.\n…"
}
] | [
{
"id": 135687,
"text": "Cơ cấu tổ chức của Học viện\nCơ cấu tổ chức của Học viện bao gồm:\n...\n7. Hội đồng Khoa học và Đào tạo; các Hội đồng tư vấn; Hội đồng giúp việc do Giám đốc Học viện thành lập."
},
{
"id": 112679,
"text": "Cơ cấu tổ chức của Học viện\n1. Hội đồng Học viện.\n2. Ban Giám đốc Học viện, gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc.\n3. Văn phòng và các Ban/Phòng chức năng.\n4. Các Khoa, Viện.\n5. Các tổ chức đào tạo và phục vụ đào tạo.\n6. Các tổ chức khoa học, công nghệ; cơ sở sản xuất, dịch vụ.\n7. Phân hiệu.\n8. Văn phòng đại diện.\n9. Hội đồng Khoa học và Đào tạo, các Hội đồng tư vấn."
},
{
"id": 82839,
"text": "Cơ cấu tổ chức Học viện\nCơ cấu tổ chức của Học viện bao gồm:\n1. Hội đồng Học viện;\n2. Giám đốc và các Phó Giám đốc;\n3. Hội đồng khoa học và đào tạo, các Hội đồng tư vấn;\n4. Các phòng, ban chức năng;\n5. Các khoa, bộ môn trực thuộc Học viện, trung tâm, thư viện;\n6. Các bộ môn trực thuộc khoa;\n7. Ký túc xá và các bộ phận phục vụ;\n8. Các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở phục vụ đào tạo;\n9. Các tổ chức khác (nếu có);\n10. Tổ chức Đảng và các đoàn thể."
},
{
"id": 183939,
"text": "Hội đồng Khoa học quân sự của Học viện Quốc phòng do Giám đốc làm Chủ tịch gồm các thành viên:\n1. Một số Phó Giám đốc.\n2. Cục trưởng Cục Huấn luyện - Đào tạo.\n3. Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Quân sự.\n4. Một số cán bộ khoa, cán bộ giảng dạy, nhà khoa học ở trong và ngoài Học viện Quốc phòng.\nTuỳ theo yêu cầu công việc, Giám đốc Học viện Quốc phòng có thể thành lập các Hội đồng khoa học chuyên ngành và Hội đồng tư vấn lâm thời khác."
}
] |
169 | Đối tượng bị bắt quả tang bán ma túy, qua điều tra thu được lượng ma túy khác cất giấu trong nhà, đối tượng khai vừa để sử dụng vừa để bán thì xử lý đối tượng về tội gì? | [
{
"id": 61613,
"text": "HÌNH SỰ\n...\n7. Trường hợp đối tượng bị bắt quả tang bán ma túy. Qua điều tra thu được một lượng ma túy khác mà đối tượng này cất giấu trong nhà, đối tượng khai vừa để sử dụng vừa để bán thì xử lý đối tượng này về tội mua bán trái phép chất ma túy hay tội tàng trữ trái phép chất ma túy?\nTrường hợp này phải căn cứ vào hành vi và ý thức chủ quan của người phạm tội để xem xét trách nhiệm hình sự. Nếu các hành vi đủ yếu tố cấu thành của 02 tội thì xem xét xử lý cả về 02 tội theo quy định của Bộ luật Hình sự. Trường hợp bắt được đối tượng mua bán trái phép chất ma túy, sau đó đối tượng khai có tàng trữ trái phép chất ma túy ở nhà để sử dụng thì xem xét xử lý đối tượng này về tội mua bán trái phép chất ma túy và tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Trường hợp bắt được đối tượng mua bán trái phép ma túy, sau đó đối tượng tiếp tục khai còn tàng trữ ma túy trái phép chất ma túy ở nhà để mua bán thì cộng tổng khối lượng ma túy để xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của Bộ luật Hình sự.\n..."
}
] | [
{
"id": 609857,
"text": "Khoản 2. Các cơ quan chuyên trách phối hợp trong quá trình điều tra tội phạm và xử lý vi phạm pháp luật về ma túy theo quy định của pháp luật.\na) Trường hợp cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân có yêu cầu thực hiện các hoạt động nghiệp vụ điều tra về tội phạm ma túy ở khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển thì cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện hỗ trợ cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân hoàn thành nhiệm vụ;\nb) Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan khi các cơ quan này có yêu cầu phối hợp điều tra, xử lý về tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy trong nội địa; Khi nhận được yêu cầu của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan về việc truy bắt đối tượng, truy tìm phương tiện, vật chứng có liên quan đến tội phạm, vi phạm pháp luật về ma túy từ biên giới, cửa khẩu hoặc trên biển vào nội địa, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân có trách nhiệm triển khai ngay lực lượng phối hợp bắt giữ, truy tìm. Sau khi bắt giữ được đối tượng, truy tìm được phương tiện, vật chứng thì khẩn trương thông báo và bàn giao hồ sơ, đối tượng, vật chứng, phương tiện cho cơ quan yêu cầu để tiếp tục điều tra theo quy định của pháp luật;\nc) Sau khi kết thúc điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc, các cơ quan thông báo kết quả phối hợp với nhau và thống nhất tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm."
},
{
"id": 124765,
"text": "Quy trình sử dụng chó nghiệp vụ\nChó nghiệp vụ được sử dụng để thực hiện kiểm tra những đối tượng (hành khách, hàng hóa, phương tiện vận tải) do hệ thống quản lý rủi ro phân luồng chỉ định khi thực hiện thủ tục hải quan hoặc khi cơ quan hải quan có thông tin nghi vấn đối tượng cất giấu, vận chuyển hàng hóa bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu qua địa bàn hoạt động hải quan.\nTrong mỗi ca làm việc cần có tối thiểu 02 huấn luyện viên và 02 chó nghiệp vụ để kiểm tra chéo, đảm bảo kết quả khách quan. Khi phát hiện ma túy thì áp dụng theo Quyết định 2005/QĐ-TCHQ về quy trình xử lý vụ việc bắt giữ ma túy, theo các trường hợp sau:\n…\nTrường hợp 2: kiểm tra phát hiện các loại hàng cấm cất giấu trong hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh trong quá trình kiểm tra hải quan.\nHuấn luyện viên, công chức hải quan tham gia kiểm tra phải thực hiện các bước sau:\n1. Bố trí đủ cán bộ, nhân viên để chủ động thực hiện các biện pháp đề phòng đối tượng chống cự, cướp, tẩu tán tang vật, chạy trốn.\n2. Trực tiếp thông báo cho chủ hàng, người đại diện hợp pháp của chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện biết mục đích, nội dung và yêu cầu họ, chứng kiến quá trình kiểm tra.\n3. Quan sát toàn diện bên ngoài, bên trong phương tiện và hàng hóa sẽ kiểm tra, phỏng vấn và quan sát hành vi, thái độ của chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện để phát hiện các vị trí nghi vấn giấu ma túy, chất nổ...\n4. Yêu cầu chủ hàng xuất trình toàn bộ hàng hóa để CNV tác nghiệp được thuận lợi.\n5. Sử dụng CNV kiểm tra lần lượt bên ngoài, bên trong phương tiện vận tải, hàng hóa; tập trung kiểm tra kỹ lưỡng những vị trí nghi vấn.\nNgoài hàng hóa, huấn luyện viên phải sử dụng CNV ngửi các loại bao bì đóng gói, các loại container, pallet (kệ, giá đỡ) các vật dụng khác đã và đang chứa hàng hóa được kiểm tra.\n6. Khi CNV phát hiện có hơi ma túy, chất nổ hàng cấm trên phương tiện, hàng hóa, hành lý phải mở và kiểm tra chi tiết, xác định có hay không có ma túy, chất nổ.\n7. Nếu phát hiện có hàng cấm được cất giấu thì thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 7 và Điều 12 của quy chế này.\n8. Nếu không phát hiện ra hàng cấm thì làm thủ tục thông quan theo quy định.\n…"
},
{
"id": 16807,
"text": "Công an xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã. Trường hợp gặp khó khăn, vượt quá khả năng của Công an xã thì phải báo cáo ngay lên Công an cấp trên trực tiếp để có sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời.\nSau khi bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm hoặc tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, phải lập biên bản theo quy định và dẫn giải ngay đối tượng lên Công an cấp trên; trường hợp ban đêm hoặc đường xa, không thể dẫn giải ngay lên Công an cấp trên được thì phải tổ chức quản lý chặt chẽ người bị bắt tại trụ sở Công an xã hoặc trụ sở Ủy ban nhân dân xã và phải bố trí người canh gác, không để người bị bắt bỏ trốn hoặc tự sát. Việc quản lý đối tượng nêu trên phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; trường hợp người bị bắt là đối tượng nguy hiểm thì được khóa tay, tước vũ khí, hung khí của đối tượng, đồng thời phải bằng mọi cách báo ngay với cơ quan Công an cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo kịp thời."
},
{
"id": 10588,
"text": "\"Điều 111. Bắt người phạm tội quả tang\n1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.\n2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.\n3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.\""
}
] |
97,335 | Hồ sơ điều chỉnh vị trí việc làm trong cơ quan thuộc Chính phủ những giấy tờ gì? | [
{
"id": 51321,
"text": "1. Việc điều chỉnh vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức được thực hiện trong các trường hợp sau:\na) Cơ quan, tổ chức có sự thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này;\nb) Cơ quan, tổ chức được tổ chức lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.\n2. Trình tự, hồ sơ điều chỉnh vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Nghị định này kèm theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh vị trí việc làm."
},
{
"id": 51320,
"text": "Hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức\n1. Hồ sơ trình đề án vị trí việc làm, bao gồm:\na) Văn bản đề nghị phê duyệt đề án vị trí việc làm;\nb) Đề án vị trí việc làm;\nc) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.\n2. Nội dung đề án vị trí việc làm\na) Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;\nb) Thống kê và phân nhóm công việc theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất, mức độ phức tạp của từng công việc trong cơ quan, tổ chức;\nc) Xác định vị trí việc làm, gồm: Bản mô tả công việc, khung năng lực, ngạch công chức đối với từng vị trí việc làm;\nd) Tổng hợp vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức;\nđ) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).\n3. Nội dung thẩm định:\na) Hồ sơ trình phê duyệt đề án vị trí việc làm;\nb) Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;\nc) Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức.\n4. Thời hạn thẩm định\nTrong thời hạn 40 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị phê duyệt lần đầu), 25 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh) kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định Đề án vị trí việc làm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này phải hoàn thành việc thẩm định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp cấp có thẩm quyền yêu cầu điều chỉnh hoặc không đồng ý thì cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do."
}
] | [
{
"id": 20474,
"text": "1. Việc xây dựng và phê duyệt đề án vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo trình tự sau:\nBước 1: Đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản có trách nhiệm xây dựng đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm hàng năm của đơn vị mình trình cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo quy định.\nBước 2: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp có trách nhiệm thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý; tổng hợp, xây dựng đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình trình người đứng đầu ký và gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo quy định.\nBước 3: Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ và Sở Nội vụ các tỉnh có trách nhiệm:\na) Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ giúp Bộ thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc Bộ; tổng hợp, xây dựng đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ, trình lãnh đạo Bộ có văn bản gửi Bộ Nội vụ theo quy định.\nb) Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc tỉnh; tổng hợp, xây dựng đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi Bộ Nội vụ theo quy định.\n2. Về thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập\na) Về điều kiện thẩm định\n- Đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập phải có đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ.\n- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.\nb) Về nội dung thẩm định\nViệc thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ.\nc) Về quy trình thẩm định\nBước 1: Thẩm định về hồ sơ: Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm có trách nhiệm thẩm định về hồ sơ. Khi hồ sơ không đúng hoặc chưa đủ theo quy định được hoàn trả lại cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng đề án để hoàn thiện.\nBước 2: Thẩm định về nội dung đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm theo quy định;\nBước 3: Dự thảo văn bản thẩm định trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định theo thẩm quyền."
},
{
"id": 483390,
"text": "Điều 5. Trình tự phê duyệt vị trí việc làm; hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm, điều chỉnh vị trí việc làm\n1. Trình tự phê duyệt vị trí việc làm: thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.\n2. Hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm: thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.\n3. Việc điều chỉnh vị trí việc làm: thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức."
},
{
"id": 4890,
"text": "Đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ được thẩm định khi có đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 36/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trong nội dung của đề án được thành lập theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật."
},
{
"id": 4888,
"text": "1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là Bộ), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) và đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai xây dựng đề án vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.\n2. Đề án vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập được phê duyệt ổn định từ 1 - 3 năm.\n3. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm thường xuyên rà soát về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt. Hàng năm, xây dựng đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ.\nHàng năm, nếu các đơn vị sự nghiệp công lập không gửi công văn và đề án đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh vị trí việc làm theo quy định thì giữ ổn định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt.\n4. Đối với những đơn vị sự nghiệp công lập thành lập mới trước khi ra quyết định, cơ quan có thẩm quyền thành lập phải gửi hồ sơ phê duyệt vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp về cơ quan có thẩm quyền quyết định để phê duyệt theo quy định.\n5. Đơn vị sự nghiệp công, lập xây dựng đề án vị trí việc làm của đơn vị mình theo Phụ lục số 8 về đề án (mẫu) ban hành kèm theo Thông tư này.\n6. Bộ, tỉnh tổng hợp danh mục vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo các phụ lục số: 9A, 9B, 10A, 10B, 11A và 11B ban hành kèm theo Thông tư này."
}
] |
155,378 | Hồ sơ để học sinh Việt Nam từ nước ngoài trở về học tập tại Việt Nam gồm những gì? | [
{
"id": 235409,
"text": "“Điều 10. Hồ sơ học sinh.\n1. Đơn xin học do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.\n2. Hồ sơ học tập gồm:\na) Học bạ hoặc giấy xác nhận của nhà trường về kết quả học tập các lớp học trước đó (bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực). \nb) Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).\nc) Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có).\nd) Bản sao giấy khai sinh, kể cả học sinh được sinh ra ở nước ngoài.”"
}
] | [
{
"id": 140603,
"text": "Hồ sơ tiếp nhận lưu học sinh về nước\n...\n2. Lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước nộp 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:\na) Báo cáo của lưu học sinh về kết quả học tập từ khi bắt đầu học tập ở nước ngoài đến thời điểm về nước (theo mẫu tại Phụ lục 5);\nb) Bản sao và bản dịch hợp lệ văn bản xác nhận thôi học, lý do thôi học do cơ sở đào tạo nước ngoài và các cơ quan chức năng có thẩm quyền ở nước ngoài cấp;\nc) Ý kiến của Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước;\nd) Ý kiến của cơ quan chủ quản về việc lưu học sinh chưa tốt nghiệp về nước (đối với lưu học sinh là cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng,... đi học);\nđ) Bản sao và bản dịch hợp lệ bảng điểm hoặc giấy xác nhận kết quả học tập của lưu học sinh từ khi bắt đầu học tập ở nước ngoài đến thời điểm về nước;\ne) Đơn xin chuyển từ một trường học ở nước ngoài về học ở một trường tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 7);\ng) Bản sao hợp lệ các văn bản về việc trúng tuyển, nhập học, kết quả học tập tại cơ sở đào tạo đại học, sau đại học ở Việt Nam trước khi đi học ở nước ngoài (nếu có).\nGiấy tờ quy định tại điểm e Khoản 2 Điều này chỉ yêu cầu đối với lưu học sinh xin chuyển từ một trường nước ngoài về nước tiếp tục học tập."
},
{
"id": 254156,
"text": "Hồ sơ gia hạn học tập ở nước ngoài\nLưu học sinh đề nghị gia hạn học tập ở nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:\na) Đơn xin gia hạn thời gian học tập trong đó nêu rõ lý do, thời gian xin gia hạn, nguồn kinh phí cho việc học tập trong thời gian gia hạn (theo mẫu tại Phụ lục 4);\nb) Báo cáo kết quả học tập từ khi bắt đầu học tập ở nước ngoài đến thời điểm xin gia hạn (theo mẫu tại Phụ lục 5);\nc) Ý kiến của Đại sứ quán Việt Nam tại nước lưu học sinh đang theo học về việc gia hạn;\nd) Văn bản của cơ sở giáo dục nước ngoài về việc lưu học sinh phải kéo dài thời gian học tập và kinh phí cho việc gia hạn;\nđ) Ý kiến của cơ quan chủ quản của lưu học sinh về việc gia hạn (đối với lưu học sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo hợp đồng)."
},
{
"id": 4860,
"text": "Trong Quyết định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài, bao gồm: Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh và người theo học các khóa đào tạo, bồi dưỡng từ 06 tháng liên tục trở lên (sau đây gọi chung là lưu học sinh);\n2. Lưu học sinh học bổng là người đi học nước ngoài được nhận toàn phần hoặc một phần chi phí đào tạo, chi phí đi lại, sinh hoạt phí và các chi phí khác liên quan đến học tập từ một hoặc nhiều nguồn trong các nguồn kinh phí sau đây:\na) Ngân sách nhà nước thông qua các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước;\nb) Học bổng trong khuôn khổ Hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam với nước ngoài hoặc với tổ chức quốc tế;\nc) Học bổng do Chính phủ nước ngoài, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hoặc cá nhân tài trợ thông qua Chính phủ Việt Nam.\n3. Lưu học sinh tự túc là người đi học nước ngoài bằng kinh phí không phải các nguồn kinh phí quy định tại Khoản 2 Điều này;\n4. Dịch vụ tư vấn du học là các hoạt động: Giới thiệu, tư vấn thông tin về trường học, khóa học tại nước ngoài; tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học nước ngoài; tổ chức tuyển sinh du học; tổ chức bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, văn hóa và kỹ năng cần thiết khác cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập; tổ chức đưa người ra nước ngoài học tập, đưa phụ huynh hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài trước khi quyết định đi du học; tổ chức đưa người học đến cơ sở giáo dục nước ngoài khi người học được cơ sở giáo dục nước ngoài đồng ý tiếp nhận; theo dõi và hỗ trợ lưu học sinh trong thời gian học tập tại nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến việc gửi công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập."
},
{
"id": 4863,
"text": "1. Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và quản lý.\n2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Quyết định này có trách nhiệm cung cấp thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh.\n3. Công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập thực hiện đăng ký thông tin lưu học sinh vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh ngay sau khi đến nước ngoài học tập và cập nhật thông tin vào Hệ thống khi có sự thay đổi.\n4. Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc công nhận tương đương văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp trên cơ sở thông tin do công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập đăng ký vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh.\n5. Tổ chức chịu trách nhiệm quản lý lưu học sinh Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, tổ chức cử hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn du học và gửi người Việt Nam ra nước ngoài học tập có trách nhiệm đôn đốc lưu học sinh do mình quản lý, cử, gửi ra nước ngoài học tập thực hiện việc đăng ký thông tin lưu học sinh vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh."
},
{
"id": 444483,
"text": "Khoản 1. Học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử. Hồ sơ bao gồm:\na) Đơn đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trọng các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân của học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh;\nc) Giấy giới thiệu của tổ chức khoa học và công nghệ hoặc cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam học tập bao gồm các thông tin cơ bản về học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đề nghị đưa nguồn gen ra nước ngoài và việc sử dụng nguồn gen phục vụ học tập."
}
] |
80,916 | Trong quản lý hoạt động bay thì khi nào cơ quan cấp phép bay có thể hủy bỏ phép bay? | [
{
"id": 152132,
"text": "Sửa đổi, hủy bỏ phép bay\n1. Cơ quan cấp phép bay có thể hủy bỏ phép bay vì lý do sau đây:\na) An ninh, quốc phòng;\nb) An toàn, an ninh của chuyến bay;\nc) Trật tự và lợi ích công cộng;\nd) Bảo vệ lợi ích của Nhà nước;\nđ) Theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;\ne) Người đề nghị cấp phép bay cung cấp thông tin không trung thực, thực hiện phép bay không đúng theo nội dung phép bay, không thanh toán đầy đủ các loại giá, phí điều hành bay vào hoặc bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý và các loại phí khác theo quy định hoặc có những hành vi lừa dối khác.\n..."
}
] | [
{
"id": 152134,
"text": "Gửi phép bay\n1. Các cơ quan cấp phép bay có trách nhiệm gửi ngay phép bay đã cấp, sửa đổi hoặc hủy bỏ cho người đề nghị cấp phép bay.\n2. Cục Tác chiến, Cục Lãnh sự có trách nhiệm gửi ngay phép bay đã cấp, sửa đổi hoặc hủy bỏ cho Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia, Cục Hàng không Việt Nam và Trung tâm quản lý luồng không lưu.\n3. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm gửi ngay phép bay đã cấp, sửa đổi hoặc hủy bỏ cho Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia và Trung tâm quản lý luồng không lưu."
},
{
"id": 518666,
"text": "Điều 19. Sửa đổi, hủy bỏ phép bay\n1. Cơ quan cấp phép bay có thể hủy bỏ phép bay vì lý do sau đây:\na) An ninh, quốc phòng;\nb) An toàn, an ninh của chuyến bay;\nc) Trật tự và lợi ích công cộng;\nd) Bảo vệ lợi ích của Nhà nước;\nđ) Theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;\ne) Người đề nghị cấp phép bay cung cấp thông tin không trung thực, thực hiện phép bay không đúng theo nội dung phép bay, không thanh toán đầy đủ các loại giá, phí điều hành bay vào hoặc bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý và các loại phí khác theo quy định hoặc có những hành vi lừa dối khác.\n2. Khi muốn thay đổi nội dung phép bay đã được cấp, người đề nghị cấp phép bay nộp đơn đề nghị sửa đổi phép bay đến cơ quan cấp phép bay và chỉ được thực hiện chuyến bay sau khi có được xác nhận của cơ quan cấp phép bay. Đơn đề nghị sửa đổi phép bay bao gồm các nội dung sau đây:\na) Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;\nb) Số phép bay đã cấp và ngày cấp phép bay;\nc) Chi tiết đề nghị sửa đổi phép bay đã cấp.\n3. Người đề nghị cấp phép bay phải thông báo cho cơ quan cấp phép bay trước thời hạn dự kiến thực hiện chuyến bay trong trường hợp hủy chuyến bay đã được cấp phép."
},
{
"id": 518657,
"text": "Điều 14. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay\n1. Cục Lãnh sự cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 81 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.\n2. Cục Tác chiến cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 81 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.\n3. Cục Hàng không Việt Nam cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 81 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Trường hợp chuyến bay thực hiện một phần trong đường hàng không, hoạt động bay đặc biệt trong đường hàng không, Cục Hàng không Việt Nam cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay sau khi có ý kiến thống nhất của Cục Tác chiến.\n4. Vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính hoặc trong trường hợp cấp thiết, Cục Hàng không Việt Nam ủy quyền cho Trung tâm quản lý luồng không lưu cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay cho các chuyến bay sau đây:\na) Chuyến bay chuyên chở thợ máy, động cơ, trang bị, thiết bị phục vụ, sửa chữa tàu bay hỏng hóc hoặc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi của tàu bay bị hỏng hóc;\nb) Chuyến bay tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, y tế, cứu hộ;\nc) Chuyến bay nội địa chuyển sân; chuyến bay kiểm tra kỹ thuật;\nd) Chuyến bay của tàu bay công vụ Việt Nam;\nđ) Sửa đổi các nội dung sau đây của phép bay: Đường hàng không, điểm bay ra, bay vào vùng trời Việt Nam; thay đổi tàu bay vì lý do phi thương mại; thay đổi tàu bay vì lý do thương mại đối với chuyến bay nội địa; thay đổi sân bay cất cánh, hạ cánh ngoài lãnh thổ Việt Nam đối với các chuyến bay qua vùng trời Việt Nam. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm giám sát việc thực hiện cấp phép bay theo ủy quyền. Trung tâm quản lý luồng không lưu có trách nhiệm thông báo các nội dung phép bay được cấp, sửa đổi, hủy bỏ cho Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia và các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan ngay sau khi cấp, sửa đổi, hủy bỏ phép bay và trước giờ dự kiến thực hiện chuyến bay hoặc giờ vào vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý đối với các chuyến bay qua vùng trời Việt Nam.\n5. Trường hợp cấp thiết để bảo đảm an toàn bay, kiểm soát viên không lưu đang trực tiếp điều hành chuyến bay có quyền cấp hiệu lệnh thay đổi kế hoạch bay cho tàu bay đang bay. Cơ sở trực tiếp điều hành chuyến bay có trách nhiệm thông báo ngay cho Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực có liên quan về việc cấp hiệu lệnh cho chuyến bay.\n6. Các cơ quan cấp phép bay có trách nhiệm thông báo công khai đầu mối và địa chỉ cơ quan tiếp nhận đơn đề nghị cấp phép bay."
},
{
"id": 152133,
"text": "Sửa đổi, hủy bỏ phép bay\n...\n2. Khi muốn thay đổi nội dung phép bay đã được cấp, người đề nghị cấp phép bay nộp đơn đề nghị sửa đổi phép bay đến cơ quan cấp phép bay và chỉ được thực hiện chuyến bay sau khi có được xác nhận của cơ quan cấp phép bay. Đơn đề nghị sửa đổi phép bay bao gồm các nội dung sau đây:\na) Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;\nb) Số phép bay đã cấp và ngày cấp phép bay;\nc) Chi tiết đề nghị sửa đổi phép bay đã cấp.\n3. Người đề nghị cấp phép bay phải thông báo cho cơ quan cấp phép bay trước thời hạn dự kiến thực hiện chuyến bay trong trường hợp hủy chuyến bay đã được cấp phép."
}
] |
54,138 | Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên trung học cơ sở được quy định như thế nào? | [
{
"id": 53652,
"text": "\"Điều 4. Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non\n1. Lộ trình thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.\n2. Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:\na) Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;\nb) Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên mầm non hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.\""
}
] | [
{
"id": 637220,
"text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 nhưng không thuộc đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở."
},
{
"id": 480519,
"text": "Khoản 1. Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì giữ nguyên mã số V.07.04.12 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở."
},
{
"id": 605465,
"text": "Khoản 6. Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở thuộc đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc đối tượng quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo thì được xác định thuộc danh mục và được tính vào số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, bản mô tả vị trí việc làm của đối tượng này được áp dụng theo bản mô tả vị trí việc làm đối với giáo viên hạng III của cấp học tương ứng, trong đó không yêu cầu về trình độ đào tạo."
},
{
"id": 53651,
"text": "Nguyên tắc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên\n1. Việc xác định lộ trình và tổ chức thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải bảo đảm phù hợp với thực trạng đội ngũ giáo viên và điều kiện của các cơ sở giáo dục, địa phương; không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy.\n2. Việc xác định đối tượng giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải bảo đảm đúng độ tuổi, trình độ đào tạo của giáo viên. Ưu tiên bố trí những giáo viên còn đủ tối thiểu năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 2 Nghị định này tham gia đào tạo trước. Trường hợp giáo viên không còn đủ năm công tác, không thuộc đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.\n3. Việc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải bảo đảm khách quan, công khai, công bằng và hiệu quả."
},
{
"id": 44097,
"text": "\"Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo\n1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:\na) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;\nb) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.\nTrường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;\nc) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;\nd) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.\n2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.\""
}
] |
49,290 | Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã có thuộc đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân không? | [
{
"id": 116656,
"text": "\"Điều 2. Đối tượng áp dụng\n Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP.\""
},
{
"id": 51935,
"text": "\"Điều 21. Đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng khi tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh\n1. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 20 Nghị định này được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.\n2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền triệu tập làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.\n3. Cán bộ, công chức; sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp và nhân viên quốc phòng trong lực lượng vũ trang; cán bộ dân phòng, y tế, giao thông khi được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công phối hợp tiếp công dân, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm y tế tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân.\n4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.\""
},
{
"id": 31110,
"text": "1. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật này bao gồm cán bộ cấp xã và công chức cấp xã.\n2. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:\na) Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;\nb) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;\nc) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;\nd) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;\nđ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;\ne) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;\ng) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);\nh) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.\n3. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:\na) Trưởng Công an;\nb) Chỉ huy trưởng Quân sự;\nc) Văn phòng - thống kê;\nd) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);\nđ) Tài chính - kế toán;\ne) Tư pháp - hộ tịch;\ng) Văn hóa - xã hội.\nCông chức cấp xã do cấp huyện quản lý.\n4. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.\n5. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô, đặc điểm của địa phương, Chính phủ quy định cụ thể số lượng cán bộ, công chức cấp xã."
},
{
"id": 31110,
"text": "1. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật này bao gồm cán bộ cấp xã và công chức cấp xã.\n2. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:\na) Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;\nb) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;\nc) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;\nd) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;\nđ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;\ne) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;\ng) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);\nh) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.\n3. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:\na) Trưởng Công an;\nb) Chỉ huy trưởng Quân sự;\nc) Văn phòng - thống kê;\nd) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);\nđ) Tài chính - kế toán;\ne) Tư pháp - hộ tịch;\ng) Văn hóa - xã hội.\nCông chức cấp xã do cấp huyện quản lý.\n4. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.\n5. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô, đặc điểm của địa phương, Chính phủ quy định cụ thể số lượng cán bộ, công chức cấp xã."
}
] | [
{
"id": 490301,
"text": "Điều 10. Tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp\n1. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân theo sự bố trí của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp; đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tiếp công dân theo sự bố trí của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã.\n2. Việc tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như sau:\na) Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã sắp xếp lịch tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp;\nb) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện việc tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được công bố. Trường hợp không thể thực hiện được việc tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được công bố do có lý do chính đáng thì đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm thông báo đến Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã để điều chỉnh lịch; đồng thời dự kiến thời gian cụ thể thực hiện việc tiếp công dân."
},
{
"id": 62598,
"text": "Nguyên tắc chi trả\n1. Chế độ bồi dưỡng đối với các đối tượng làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được tính theo ngày làm việc.\n2. Chế độ bồi dưỡng đối với các đối tượng làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Thông tư này được tính theo ngày làm việc thực tế; thời gian làm nhiệm vụ trong ngày từ 4 giờ trở lên được hưởng 100% mức bồi dưỡng, dưới 4 giờ thì được hưởng 50% mức bồi dưỡng.\n3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và 4 Điều 2 Thông tư này thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó có trách nhiệm chi trả tiền bồi dưỡng.\n4. Các đối tượng quy định tại khoản 2 và 3 Điều 2 Thông tư này do cơ quan mời, triệu tập chi trả tiền bồi dưỡng.\n5. Tiền bồi dưỡng được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế."
},
{
"id": 607057,
"text": "Điều 22. Tiếp công dân của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp\n1. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cùng cấp hoặc tại nơi tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử theo sự bố trí của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện việc tiếp công dân tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cùng cấp.\n2. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình tiếp công dân; sắp xếp lịch tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân; cử công chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân tại nơi tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử.\n3. Đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện tiếp công dân theo lịch đã được phân công. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, hướng dẫn công dân gửi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì thông qua Chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết."
},
{
"id": 67478,
"text": "\"Điều 3. Nguyên tắc áp dụng\n1. Chế độ bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc theo quy định đối với cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP.\n2. Chế độ bồi dưỡng được tính theo ngày làm việc thực tế đối với các đối tượng khác quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP.\nTrường hợp các đối tượng này khi tham gia tiếp công dân xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân từ 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc trở lên thì được hưởng toàn bộ mức chi bồi dưỡng, nếu dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng 50% mức chi bồi dưỡng quy định tại Thông tư này.\""
},
{
"id": 51933,
"text": "\"Điều 19. Chính sách, chế độ đối với người tiếp công dân\n1. Người tiếp công dân được hưởng các chế độ chính sách sau:\na) Chế độ bồi dưỡng theo quy định Nghị định này;\nb) Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân.\nThủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân quyết định việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo hướng dẫn của Tổng thanh tra Chính phủ;\nc) Người tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân được hưởng chế độ trang phục tiếp công dân.\nTổng thanh tra Chính phủ quy định kiểu dáng, định mức tiêu chuẩn trang phục đối với người tiếp công dân thường xuyên, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính.\n2. Người được điều động, phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân hoặc làm nhiệm vụ phục vụ công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của Nghị định này.\""
}
] |
66,984 | Để được kinh doanh phương tiện vận tải khách du lịch cần đáp ứng điều kiện gì? | [
{
"id": 136475,
"text": "\"Điều 45. Kinh doanh vận tải khách du lịch\n[...]\n2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.\n[...]\""
}
] | [
{
"id": 9788,
"text": "Kinh doanh vận tải khách du lịch\n1. Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.\n2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.\n3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch sau khi có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch."
},
{
"id": 24629,
"text": "Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch\n1. Hồ sơ đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch bao gồm:\na) Đơn đề nghị cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;\nb) Bảng kê thông tin về trang thiết bị của từng phương tiện, chất lượng dịch vụ, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Du lịch;\nc) Bản sao giấy đăng ký phương tiện hoặc giấy hẹn nhận giấy đăng ký phương tiện của cơ quan có thẩm quyền, bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện vận tải hoặc bản sao hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã.\n2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp biển hiệu:\na) Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị kinh doanh đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh;\nb) Trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với phương tiện là xe ô tô và 07 ngày làm việc đối với phương tiện thủy nội địa kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm định, cấp biển hiệu cho phương tiện vận tải khách du lịch. Trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản hoặc qua địa chỉ giao dịch điện tử của đơn vị và nêu rõ lý do;\nc) Trong quá trình thẩm định, Sở Giao thông vận tải kiểm tra thông tin về giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện trên hệ thống đăng kiểm Việt Nam; giấy phép kinh doanh vận tải đã cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải; cập nhật thông tin trên hệ thống dữ liệu giám sát hành trình và chỉ cấp biển hiệu khi thiết bị giám sát hành trình của phương tiện đáp ứng đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn dữ liệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.\n3. Biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này, có giá trị 07 năm và không quá niên hạn sử dụng còn lại của phương tiện."
},
{
"id": 43416,
"text": " Nguyên tắc chung\n1. Phương tiện vận tải khách du lịch, người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ và đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch ngoài việc thực hiện các quy định của Thông tư này còn phải đáp ứng quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành.\n2. Điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải hàng không, hàng hải, đường sắt được thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không, hàng hải, đường sắt.\n3. Điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải khách du lịch bằng xe ô tô, người điều khiển và thuyền viên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật đường bộ và đường thủy nội địa."
},
{
"id": 185172,
"text": "Thủ tục cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch\n...\n* Trình tự thực hiện: \nĐơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị kinh doanh đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh\nTrong quá trình thẩm định, Sở Giao thông vận tải kiểm tra thông tin về giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện trên hệ thống đăng kiểm Việt Nam; giấy phép kinh doanh vận tải đã cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải; cập nhật thông tin trên hệ thống dữ liệu giám sát hành trình và chỉ cấp biển hiệu khi thiết bị giám sát hành trình của phương tiện đáp ứng đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn dữ liệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.\n..."
}
] |
89,123 | Lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế quy định như thế nào? | [
{
"id": 161344,
"text": "Áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế\n...\n2. Lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra kiểm tại trụ sở của người nộp thuế\nCăn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế lựa chọn các trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế như sau:\na) Lựa chọn trường hợp thanh tra: Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra năm tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống.\nb) Lựa chọn trường hợp kiểm tra: Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra năm tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và không trùng lặp với người nộp thuế đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra tại điểm a khoản 2 Điều này.\nc) Việc áp dụng quản lý rủi ro trong lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế phải tránh trùng lặp, chồng chéo theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.\nTrường hợp cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế có thông tin tin cậy làm giảm mức độ rủi ro của người nộp thuế tới mức thấp hoặc có cơ sở cho rằng mức độ rủi ro của người nộp thuế là thấp chưa đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm thì cơ quan thuế quyết định không lựa chọn người nộp thuế đó vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra và lựa chọn người nộp thuế khác theo quy định để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Trường hợp trong công tác quản lý thuế, có thông tin được thu thập và xác minh được người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao thì cơ quan thuế lựa chọn bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm về các quyết định thay đổi của mình.\nd) Việc xây dựng và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế; danh sách bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.\n3. Cơ quan thuế căn cứ kết quả phân tích rủi ro bằng ứng dụng công nghệ thông tin hoặc rủi ro từ phân tích nghiệp vụ, thông tin từ thực tế công tác quản lý thuế để xác định nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra thuế."
}
] | [
{
"id": 29141,
"text": "1. Tổng cục Thuế căn cứ tình hình thực tế để xây dựng, trình Bộ Tài chính ban hành các bộ tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, đánh giá rủi ro về người nộp thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ và phù hợp với các quy định của pháp luật thuế, các chính sách quản lý nhà nước hiện hành, bao gồm:\n- Tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế;\n- Tiêu chí đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro đối với người nộp thuế;\n- Tiêu chí lựa chọn trường hợp kiểm tra về đăng ký thuế;\n- Tiêu chí lựa chọn hồ sơ khai thuế kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế;\n- Tiêu chí phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế và lựa chọn đối tượng hồ sơ có dấu hiệu rủi ro để bổ sung kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế;\n- Tiêu chí lựa chọn đối tượng người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế;\n- Tiêu chí quản lý theo dõi thu nợ thuế và áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;\n- Tiêu chí xác định mức độ rủi ro để thực hiện chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật và xác định trường hợp người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để bổ sung kế hoạch kiểm tra, thanh tra về tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn, ấn chỉ thuế.\n2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xây dựng, trình Bộ Tài chính ban hành các bộ chỉ số đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, đánh giá rủi ro về người nộp thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ và phù hợp với các quy định của pháp luật thuế, các chính sách quản lý nhà nước hiện hành, bao gồm:\n- Chỉ số đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế;\n- Chỉ số đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro của người nộp thuế;\n- Chỉ số lựa chọn trường hợp kiểm tra về đăng ký thuế;\n- Chỉ số lựa chọn hồ sơ khai thuế kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế;\n- Chỉ số phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế và lựa chọn đối tượng hồ sơ có dấu hiệu rủi ro để bổ sung kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế;\n- Chỉ số lựa chọn đối tượng người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế;\n- Chỉ số quản lý theo dõi thu nợ thuế và áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;\n- Chỉ số xác định mức độ rủi ro để thực hiện chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật và xác định trường hợp người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để bổ sung kế hoạch kiểm tra, thanh tra về tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn, ấn chỉ thuế."
},
{
"id": 29150,
"text": "1. Cơ quan thuế lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hàng năm theo quy định tại Điều 78, Điều 81 của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và điểm 24 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Điều 49 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và theo xếp hạng mức độ rủi ro của người nộp thuế tại Điều 19 Thông tư này để lựa chọn trường hợp kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế.\nKế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hàng năm đảm bảo nguyên tắc:\n- Danh sách thanh tra yêu cầu đạt tỷ lệ từ 1% đến 2% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động; danh sách kiểm tra đạt tỷ lệ từ 15%-18% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động.\n- Danh sách thanh tra do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định; danh sách kiểm tra do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định.\na) Lựa chọn trường hợp thanh tra:\nCơ quan thuế lựa chọn trường hợp thanh tra tại trụ sở người nộp thuế đối với người nộp thuế đảm bảo:\n- Số trường hợp được lựa chọn qua phân tích, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro không dưới 90% số lượng trường hợp được thanh tra theo kế hoạch hàng năm;\n- Số trường hợp được lựa chọn ngẫu nhiên không quá tỷ lệ 10% số lượng trường hợp được thanh tra theo kế hoạch hàng năm.\nb) Lựa chọn trường hợp kiểm tra:\nCác trường hợp người nộp thuế xếp hạng mức độ rủi ro cao ngoại trừ các trường hợp đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra nêu tại điểm a khoản 1 Điều 24 Thông tư này được lựa chọn đưa vào trường hợp kiểm tra. Việc lựa chọn trường hợp kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế phải đảm bảo:\n- Số trường hợp được lựa chọn qua phân tích, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro không dưới 90% số lượng trường hợp được kiểm tra theo kế hoạch hàng năm;\n- Số trường hợp được lựa chọn ngẫu nhiên không quá tỷ lệ 10% số lượng trường hợp được kiểm tra theo kế hoạch hàng năm.\n2. Tổng cục Thuế xây dựng, ban hành quy trình nghiệp vụ và quy định trách nhiệm cụ thể của cơ quan thuế các cấp trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế.\n3. Việc xây dựng và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; danh sách bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này được thực hiện theo quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.\n4. Cập nhật phản hồi kết quả kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế:\n- Cơ quan thuế khi thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này khi ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra phải cập nhật ngay vào hệ thống; trong quá trình thanh tra, kiểm tra đối với trường hợp có vướng mắc, ý kiến còn khác nhau... yêu cầu cập nhật vào hệ thống những nội dung này; trong phạm vi không quá 3 ngày làm việc, Tổng cục Thuế có trách nhiệm phản hồi bằng phương thức điện tử thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế. Ngay sau khi kết thúc việc kiểm tra, thanh tra phải thực hiện cập nhật đầy đủ, chính xác kết quả kiểm tra, thanh tra vào hệ thống thông tin nghiệp vụ đối với từng trường hợp cụ thể và phản hồi kết quả kiểm tra, thanh tra về đơn vị liên quan cấp trên để tổng hợp, điều chỉnh, bổ sung kịp thời tiêu chí quản lý rủi ro, phục vụ việc đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.\n- Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính pháp luật về thuế bằng phương thức điện tử, trường hợp bằng giấy phải cập nhật ngay vào cơ sở dữ liệu “Danh sách người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế” và thực hiện ban hành Quyết định công bố công khai “Danh sách người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế” trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.\n5. Cơ quan thuế tiếp nhận khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, thực hiện cập nhật kịp thời vào hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế."
},
{
"id": 161343,
"text": "Áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế\n1. Cơ quan thuế lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế phải đảm bảo:\na) Trường hợp được lựa chọn qua phân tích, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế không dưới 90% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm;\nb) Trường hợp được lựa chọn ngẫu nhiên không quá 10% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm.\n..."
},
{
"id": 118201,
"text": "Nhiệm vụ và quyền hạn của người được giám sát trong hoạt động giám sát\nTrong hoạt động giám sát, người được giám sát có nhiệm vụ và quyền hạn sau:\n...\n6. Khi báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra thuế, Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện báo cáo người giám sát phải bao gồm cả các số liệu cụ thể sau:\n- Chi tiết kết quả đã thanh tra, kiểm tra theo từng nội dung rủi ro đã phân tích trước khi thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; bao gồm các tiêu chí (có điểm rủi ro cao) để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và các tiêu chí lựa chọn phân tích rủi ro trước khi ban hành Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế,\n- Chi tiết kết quả đã thanh tra, kiểm tra theo các nội dung phân tích rủi ro trên cơ sở Bảng phân tích dọc, ngang, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các dữ liệu khác trước khi ban hành Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế,\n- Các thông tin thu thập từ các nguồn: Các Cơ quan chức năng, Đơn thư tố cáo, Truyền thông, Báo chí,....(nếu có),\n- Các nội dung khác phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (nếu có).\n..."
}
] |
161,038 | Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định các khu vực phát triển đô thị? | [
{
"id": 241755,
"text": "Thẩm quyền quyết định các khu vực phát triển đô thị\n1. Thủ tướng Chính phủ quyết định các khu vực phát triển đô thị dưới đây sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng về các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều này:\na) Khu vực phát triển đô thị tại các đô thị có đồ án quy hoạch chung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;\nb) Khu vực phát triển đô thị thuộc địa giới hành chính của 2 tỉnh trở lên;\nc) Khu vực phát triển đô thị nhằm hình thành một đô thị mới có quy mô dân số tương đương đô thị loại IV trở lên theo quy hoạch đã được phê duyệt;\nd) Khu vực phát triển đô thị có ý nghĩa quan trọng về an ninh - quốc phòng.\n2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các khu vực phát triển đô thị còn lại.\n..."
}
] | [
{
"id": 613590,
"text": "Điều 9. Thẩm quyền quyết định các khu vực phát triển đô thị\n1. Thủ tướng Chính phủ quyết định các khu vực phát triển đô thị dưới đây sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng về các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều này:\na) Khu vực phát triển đô thị tại các đô thị có đồ án quy hoạch chung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;\nb) Khu vực phát triển đô thị thuộc địa giới hành chính của 2 tỉnh trở lên;\nc) Khu vực phát triển đô thị nhằm hình thành một đô thị mới có quy mô dân số tương đương đô thị loại IV trở lên theo quy hoạch đã được phê duyệt;\nd) Khu vực phát triển đô thị có ý nghĩa quan trọng về an ninh - quốc phòng.\n2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các khu vực phát triển đô thị còn lại.\n3. Các nội dung thẩm định đề xuất khu vực phát triển đô thị:\na) Sự phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, các quy hoạch và chiến lược phát triển ngành khác gắn với an ninh quốc phòng;\nb) Sự phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt;\nc) Tính khả thi của kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị.\n4. Số lượng hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị gửi về Bộ Xây dựng để thẩm định là 10 bộ.\n5. Thời gian thẩm định hồ sơ đề xuất tối đa không vượt quá 30 ngày làm việc.\n6. Nội dung Dự thảo Quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị thực hiện theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định này."
},
{
"id": 29436,
"text": "1. Khu vực phát triển đô thị phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện đầu tư xây dựng để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội và dự báo nhu cầu về phát triển đô thị. Thời hạn rà soát định kỳ là 05 năm kể từ ngày khu vực phát triển đô thị được phê duyệt.\n2. Sở Xây dựng chủ trì rà soát định kỳ việc thực hiện các khu vực phát triển đô thị đã được phê duyệt của địa phương. Kết quả rà soát phải được báo cáo bằng văn bản về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khu vực phát triển đô thị và Bộ Xây dựng.\n3. Căn cứ báo cáo kết quả rà soát quy định tại Khoản 2 điều này, nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và sự xuất hiện các yếu tố tác động đến quá trình phát triển đô thị tại địa phương, nếu thấy cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng hoặc Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị (theo các quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư liên tịch này) tổ chức lập hồ sơ đề xuất điều chỉnh khu vực phát triển đô thị.\n4. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan rà soát định kỳ việc thực hiện các khu vực phát triển đô thị thuộc địa giới hành chính của 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên đã được phê duyệt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để quyết định điều chỉnh nếu cần thiết.\n5. Việc thẩm định hồ sơ đề xuất điều chỉnh khu vực phát triển đô thị thực hiện theo các quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Thông tư liên tịch này.\n6. Cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP sẽ quyết định phê duyệt đề xuất điều chỉnh khu vực phát triển đô thị.\n7. Hồ sơ đề xuất điều chỉnh khu vực phát triển đô thị bao gồm:\na) Tờ trình về việc điều chỉnh khu vực phát triển đô thị (nêu rõ sự cần thiết và các cơ sở pháp lý của việc điều chỉnh);\nb) Báo cáo tóm tắt về khu vực phát triển đô thị dự kiến điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP và các bản vẽ quy định tại Điều 6 của Thông tư liên tịch này (các tài liệu này phải thể hiện rõ các nội dung không điều chỉnh và các nội dung điều chỉnh);\nc) Báo cáo kết quả rà soát việc thực hiện khu vực phát triển đô thị và các văn bản pháp lý có liên quan."
},
{
"id": 66493,
"text": "Quản lý khu vực phát triển đô thị\n1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giữ nguyên hoặc tổ chức lại, giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị hoặc giao đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý để chủ trì thực hiện các nhiệm vụ quản lý khu vực phát triển đô thị quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tổ chức lại, giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.\n2. Nhiệm vụ quản lý khu vực phát triển đô thị:\na) Đề xuất các nội dung cụ thể hóa kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị trong hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị đã được phê duyệt và tổ chức thực hiện;\nb) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khu vực phát triển đô thị; nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong khu vực phát triển đô thị;\nc) Đề xuất việc xác định các dự án đầu tư theo các nguồn vốn để thực hiện khu vực phát triển đô thị, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị;\nd) Tổ chức quản lý hoặc được giao làm chủ đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong khu vực phát triển đô thị;\nđ) Theo dõi giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đầu tư trong khu vực phát triển đô thị theo nội dung dự án đã được phê duyệt;\ne) Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo, đề xuất các cơ quan chức năng xử lý các vấn đề về kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án, các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư tại khu vực phát triển đô thị;\ng) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về khu vực phát triển đô thị; tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực hiện các dự án đầu tư và thực hiện kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị được giao quản lý;\nh) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.\n3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế phối hợp giữa đơn vị được giao quản lý khu vực phát triển đô thị và các cơ quan chuyên môn trực thuộc."
},
{
"id": 29430,
"text": "1. Trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị đối với khu vực phát triển đô thị thuộc địa giới hành chính của 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:\na) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng là cơ quan tổ chức lập Hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị;\nb) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị để quản lý chung các khu vực phát triển đô thị hoặc quản lý một số khu vực phát triển đô thị và sẽ giao quản lý thêm khu vực phát triển đô thị dự kiến thành lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Ban này tổ chức lập Hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị.\n2. Trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị đối với khu vực phát triển đô thị thuộc địa giới hành chính của 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên:\na) Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tổ chức lập Hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2013/NĐ-CP);\nb) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp cung cấp thông tin, lập kế hoạch thực hiện phần khu vực phát triển đô thị thuộc phạm vi quản lý và báo cáo Bộ Xây dựng để tổng hợp đưa vào kế hoạch thực hiện trong hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị để trình phê duyệt theo quy định.\n3. Trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị:\na) Trường hợp khu vực phát triển đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ: Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP;\nb) Trường hợp khu vực phát triển đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt."
}
] |
83,496 | Quy mô đào tạo của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản là bao nhiêu sinh viên? | [
{
"id": 155012,
"text": "Nhiệm vụ, ngành nghề và quy mô đào tạo\n...\n2. Ngành, nghề đào tạo\na) Các nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;\nViệc đăng ký hoạt động dạy nghề của Trường thực hiện theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.\nb) Các ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp\n- Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thủy sản;\n- Khai thác hằng hải thủy sản;\n- Bảo trì và sửa chữa máy tàu thủy;\n- Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt;\n- Công nghệ kỹ thuật vỏ tàu thủy.\nTrường được mở ngành đào tạo mới khi có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.\n3. Quy mô đào tạo\nQuy mô đào tạo chính quy các ngành, nghề của Trường từ 3.500 đến 4.000 học sinh, sinh viên.\nNhư vậy, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản có những ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp nào?\nb) Các ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp\n- Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thủy sản;\n- Khai thác hằng hải thủy sản;\n- Bảo trì và sửa chữa máy tàu thủy;\n- Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt;\n- Công nghệ kỹ thuật vỏ tàu thủy.\n..."
}
] | [
{
"id": 563624,
"text": "d) Có đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo, trong đó: Tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên tối đa là 25 học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nhân văn, kinh tế và dịch vụ; 20 học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và sức khỏe; 15 học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên đối với các ngành, nghề có yêu cầu về năng khiếu. Có số lượng giáo viên, giảng viên cơ hữu đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành, nghề đào tạo. Tỷ lệ giáo viên, giảng viên có trình độ sau đại học không ít hơn 15% tổng số giáo viên, giảng viên của trường trung cấp và không ít hơn 30% tổng số giáo viên, giảng viên của trường cao đẳng. Bảo đảm mỗi ngành, nghề giảng dạy trình độ cao đẳng có giảng viên trình độ thạc sỹ trở lên. Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.\nđ) Đối với các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học tư thục và trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này, còn phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động của các ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng."
},
{
"id": 180442,
"text": "\"3. Quy định chung\n3.1. Thiết kế trường dạy nghề phải đáp ứng yêu cầu đào tạo năng lực nghề nghiệp; đảm bảo tính thiết thực và hiện đại, phù hợp với kỹ thuật và công nghệ; kết hợp dạy kiến thức chuyên môn kỹ thuật với rèn luyện kỹ năng thực hành.\n3.2. Thiết kế trường dạy nghề phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề và điều kiện kinh tế- xã hội ở các địa phương. Đảm bảo các yêu cầu về điều kiện đất đai, các chỉ tiêu quy hoạch như quy định về quy hoạch xây dựng [1].\n3.3. Quy mô xây dựng trường dạy nghề được xác định trên cơ sở đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, có đủ các khối công trình phục vụ nhu cầu đào tạo và học tập của trường.\n3.4. Trường dạy nghề được thiết kế với cấp công trình như quy định về phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị [2].\n3.5. Trong cùng một trường cho phép thiết kế xây dựng các hạng mục có cấp công trình khác nhau, nhưng ưu tiên cấp công trình cao cho khu học tập - thực hành.\n3.6. Số lượng học sinh được đào tạo phụ thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng trường phù hợp với kế hoạch đào tạo (dài hạn, ngắn hạn) của từng nghề đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo nghề và trình độ đào tạo nghề do cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt theo quy định về phân cấp quản lý.\n3.7. Trường dạy nghề có quy mô đào tạo tối thiểu 300 học sinh; trung tâm dạy nghề tối thiểu là 150 học sinh. Lớp học sinh được tổ chức theo nghề đào tạo và theo khóa học. Tùy theo đặc điểm của từng nghề, mỗi lớp không quá 35 học sinh\n3.8. Đối với trường cao đẳng nghề quy mô đào tạo tối thiểu là 700 học sinh, sinh viên. Số lượng nghề đào tạo tối thiểu là 3 nghề. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo. Đất sử dụng tối thiểu 20.000 m2 đối với khu vực đô thị, 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.\n3.9. Đối với trường trung cấp nghề, quy mô đào tạo tối thiểu là 500 học sinh. Số lượng nghề đào tạo tối thiểu là 3 nghề. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với quy mô ngành nghề, trình độ đào tạo. Đất sử dụng tối thiểu 10 000 m2 đối với khu vực đô thị, 30 000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.\nCHÚ THÍCH:\n1. Quy mô trường dạy nghề được tính theo số lượng học sinh nhiều nhất của hệ học chính quy dài hạn\n2. Tùy thuộc vào trình độ đào tạo trong dạy nghề để lựa chọn quy mô cho phù hợp.\n3.10. Khi thiết kế trường dạy nghề phải tính đến môi trường tiếp cận cho người khuyết tật. Các yêu cầu thiết kế xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng phải tuân theo quy định trong TCXDVN 264 : 2002.\""
},
{
"id": 114031,
"text": "Tiêu chí 1 - Quy mô đào tạo\n1. Tiêu chuẩn 1: Quy mô đào tạo tối thiểu 2.000 học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng (tính theo số học sinh, sinh viên quy đổi), trong đó tối thiểu 1.000 sinh viên hệ cao đẳng. Đối với trường đào tạo lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật là 500 học sinh, sinh viên.\n2. Tiêu chuẩn 2: Kết thúc khóa đào tạo, tỷ lệ bỏ học của học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng của toàn trường không vượt quá 20% tổng số tuyển sinh.\n3. Tiêu chuẩn 3: Có chương trình đào tạo là chương trình đào tạo chất lượng cao hoặc được công nhận tương đương với chuẩn quốc tế, khu vực ASEAN."
},
{
"id": 563595,
"text": "Khoản 2. Quy mô đào tạo:\na) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Quy mô đào tạo trình độ sơ cấp tối thiểu 150 học sinh/năm;\nb) Đối với trường trung cấp: Quy mô đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu 250 học sinh/năm;\nc) Đối với trường cao đẳng: Quy mô đào tạo trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp tối thiểu là 500 học sinh, sinh viên/năm."
}
] |
140,262 | Thời hạn giải quyết cấp tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam là bao lâu? | [
{
"id": 63515,
"text": "Thời hạn giải quyết cấp tài khoản định danh điện tử\nKể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Nghị định này, cơ quan Công an có trách nhiệm giải quyết cấp tài khoản định danh điện tử trong thời hạn như sau:\n1. Đối với trường hợp công dân Việt Nam đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1, không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Đối với trường hợp công dân Việt Nam chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 07 ngày làm việc.\n2. Đối với người nước ngoài: Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1; không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đã có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; không quá 07 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 nhưng chưa có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.\n3. Đối với tổ chức:\na) Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp thông tin cần xác thực về tổ chức đã có trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.\nb) Không quá 15 ngày với trường hợp thông tin cần xác thực về tổ chức không có trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành."
}
] | [
{
"id": 137130,
"text": "Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam\n1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử\n...\n2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2\na) Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:\nCông dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. ...\nb) Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử."
},
{
"id": 68343,
"text": "Khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử\n1. Khóa tài khoản định danh điện tử của công dân\na) Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động ghi nhận và khóa tài khoản định danh điện tử trong trường hợp chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình; chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNelD; chủ thể danh tính điện tử bị thu hồi thẻ Căn cước công dân; chủ thể danh tính điện tử chết. Việc ghi nhận được thực hiện thông qua việc chủ thể danh tính điện tử khai báo trên ứng dụng VNelD hoặc việc cập nhật thông tin danh tính điện tử vào hệ thống định danh và xác thực điện tử quy định tại Điều 10 Nghị định này.\nb) Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử thì gửi đề nghị khóa tài khoản tới cơ quan Công an để xem xét, giải quyết.\nc) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị khóa tài khoản định danh điện tử phê duyệt việc khóa tài khoản đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và thông báo tới cơ quan, tổ chức đề nghị khóa tài khoản và chủ thể danh tính điện tử. Trường hợp từ chối khóa tài khoản thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.\n2. Khóa tài khoản định danh điện tử của người nước ngoài\na) Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động ghi nhận và khóa tài khoản định danh điện tử trong trường hợp chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình; chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNelD; chủ thể danh tính điện tử hết hạn sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; chủ thể danh tính điện tử hết thời hạn cư trú trên lãnh thổ Việt Nam; chủ thể danh tính điện tử chết. Việc ghi nhận được thực hiện thông qua việc chủ thể danh tính điện tử khai báo trên ứng dụng VNelD hoặc việc cập nhật thông tin danh tính điện tử vào hệ thống định danh và xác thực điện tử quy định tại Điều 10 Nghị định này.\nb) Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử thì gửi đề nghị khóa tài khoản tới cơ quan Công an để xem xét, giải quyết.\nc) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị khóa tài khoản định danh điện tử phê duyệt việc khóa tài khoản đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và thông báo tới cơ quan, tổ chức đề nghị khóa tài khoản và chủ thể danh tính điện tử. Trường hợp từ chối khóa tài khoản thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.\n3. Khóa tài khoản định danh điện tử của tổ chức\na) Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động ghi nhận và khóa tài khoản định danh điện tử trong trường hợp chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình; chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNelD; tổ chức giải thể, dừng hoạt động theo quy định của pháp luật. Việc ghi nhận được thực hiện thông qua việc chủ thể danh tính điện tử khai báo trên ứng dụng VNelD hoặc việc cập nhật thông tin danh tính điện tử vào hệ thống định danh và xác thực điện tử quy định tại Điều 10 Nghị định này.\nb) Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử thì gửi đề nghị khóa tài khoản tới cơ quan Công an để xem xét, giải quyết.\nc) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị khóa tài khoản định danh điện tử phê duyệt việc khóa tài khoản đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và thông báo tới cơ quan, tổ chức đề nghị khóa tài khoản và chủ thể danh tính điện tử. Trường hợp từ chối khóa tài khoản thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.\n..."
},
{
"id": 63247,
"text": "Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam\n1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử\na) Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD.\nb) Công dân sử dụng ứng dụng VNelD để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.\nc) Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.\n2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2\na) Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:\nCông dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.\nCán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.\nCơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.\nb) Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử."
},
{
"id": 252635,
"text": "THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ\n1. Thủ tục: Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với công dân Việt Nam\n...\n1.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc với trường hợp công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp, không quá 07 ngày làm việc với trường hợp công dân chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chíp.\n..."
}
] |
32,954 | Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi thôi việc sẽ được hưởng quyền lợi gì? | [
{
"id": 30193,
"text": "Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước\nNgười làm công tác cơ yếu chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hưởng trợ cấp thôi việc một lần theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định này và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; khi nghỉ hưu không được tính lương hưu theo quy định tại Khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP."
},
{
"id": 98343,
"text": "Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu thôi việc\n1. Người làm công tác cơ yếu thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành thì được giải quyết thôi việc và được hưởng các quyền lợi như sau:\na) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ; được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm;\nb) Được hưởng trợ cấp thôi việc một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương;\nc) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.\n..."
}
] | [
{
"id": 4799,
"text": "Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc\n1. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:\na) Hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật;\nb) Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;\nc) Khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế của quân, dân y.\n2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi chuyển ngành được hưởng quyền lợi sau đây:\na) Bảo lưu mức lương tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;\nb) Trường hợp do yêu cầu điều động trở lại phục vụ trong lực lượng cơ yếu thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng cấp hàm, bậc lương và thâm niên công tác;\nc) Khi nghỉ hưu thì phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng để làm cơ sở tính lương hưu.\nTrường hợp khi nghỉ hưu mà mức lương hưu tính tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức lương hưu tính tại thời điểm chuyển ngành thì được hưởng mức lương hưu tính tại thời điểm chuyển ngành.\n3. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi thôi việc nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:\na) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm, trợ cấp thôi việc một lần và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;\nb) Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;\nc) Trường hợp có đủ 15 năm phục vụ trong lực lượng cơ yếu trở lên khi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Quân đội được miễn hoặc giảm viện phí theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng."
},
{
"id": 4795,
"text": "Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu\n1. Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách khác theo quy định đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.\n2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân thì được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách khác như đối với quân nhân và được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.\n3. Người làm công tác cơ yếu được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù của ngành cơ yếu theo quy định của pháp luật.\n4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
},
{
"id": 158560,
"text": "Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế\n1. Quân nhân tham gia bảo hiểm y tế gồm:\na) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ;\nb) Hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ.\n2. Công an nhân dân tham gia bảo hiểm y tế gồm:\na) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân;\nb) Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong lực lượng công an nhân dân;\nc) Học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước.\n3. Người làm công tác cơ yếu tham gia bảo hiểm y tế gồm:\na) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ;\nb) Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước theo chế độ, chính sách như đối với học viên Quân đội;\nc) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương."
},
{
"id": 636499,
"text": "Điều 2. Đối tượng áp dụng\n1. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân hưởng lương theo bảng lương cấp hàm cơ yếu và bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu (sau đây gọi tắt là người làm công tác cơ yếu) được hưởng các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này.\n2. Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng tiêu chuẩn trang phục nghiệp vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này."
},
{
"id": 605491,
"text": "Điều 33. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu\n1. Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách theo quy định đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.\n2. Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách như đối với công nhân, viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân và được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ."
}
] |
120,180 | Học sinh các cấp trên cả nước có bao nhiêu tuần học trong năm học 2023 -2024? | [
{
"id": 128456,
"text": " Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương\n1. Kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học:\na) Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).\nb) Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông).\n- Đối với lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 12 cấp trung học phổ thông có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần).\n- Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp trung học cơ sở và lớp 10, lớp 11 cấp trung học phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).\n2. Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.\n3. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.\n4. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.\n5. Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học."
}
] | [
{
"id": 136993,
"text": "Nguyên tắc xét tuyển để thành lập đội tuyển thành phố\n- Các học sinh tham gia dự thi được xét vào đội tuyển chính thức dự thi cấp quốc gia và 02 học sinh dự bị cho mỗi môn, theo thứ tự ưu tiên điểm thi từ cao xuống thấp (mỗi bài thi được chấm theo thang điểm 20). Điểm thi là tổng điểm của 02 bài thi.\n- Đội tuyển chính thức của mỗi môn sẽ căn cứ vào quy chế thi học sinh giỏi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điểm xét tuyển được tính từ cao xuống thấp.\nLưu ý:\n- Các học sinh trong đội tuyển chính thức kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023 - 2024 phải có học lực, hạnh kiểm (rèn luyện) ở học kỳ 1 năm học 2023 - 2024 từ khá trở lên, tham dự bồi dưỡng đầy đủ các bài kiểm tra và đạt yêu cầu trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển.\n- Đối với các học sinh lớp 12 trong đội tuyển chính thức có học lực, hạnh kiểm học kỳ 1 năm học 2023 - 2024 từ khá trở lên sẽ được công nhận đạt giải học sinh giỏi cấp Thành phố năm học 2023 - 2024 (giải nhất)."
},
{
"id": 224056,
"text": "Quy định đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo lộ trình như sau:\n1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.\n2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2.\n3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3.\n4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4.\n5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5."
},
{
"id": 101722,
"text": "Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:\n1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.\n2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.\n3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.\n4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.\n5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.\n6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo."
},
{
"id": 214239,
"text": "Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:\n1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.\n2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023."
},
{
"id": 87737,
"text": " Hiệu lực thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 và thực hiện theo lộ trình sau:\n- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.\n- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.\n- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.\n- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.\n2. Thông tư này thay thế Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo lộ trình quy định tại khoản 1 Điều này."
}
] |
125,013 | Sở Y tế thực hiện chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong những lĩnh vực nào? | [
{
"id": 47427,
"text": "Vị trí và chức năng\n1. Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về y tế: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; dân số; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế trên địa bàn.\n2. Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế.\n3. Đối với những đơn vị cấp huyện không tổ chức riêng Phòng Y tế thì chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về y tế do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện."
}
] | [
{
"id": 576808,
"text": "Điều 1. Vị trí và chức năng\n1. Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về y tế, gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số và các dịch vụ công thuộc ngành y tế theo quy định của pháp luật.\n2. Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế."
},
{
"id": 163440,
"text": "Vị trí chức năng \n1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc, hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, công sở, thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật. \nRiêng đối với Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh không thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc. \n2. Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hà Nội và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân dân thành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thành phố. \n3. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về xây dựng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về xây dựng trên địa bàn theo hướng dẫn tại Thông tư này và quy định khác có liên quan (đối với những lĩnh vực khác thuộc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tương ứng). \n4. Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây dựng. "
},
{
"id": 211973,
"text": "Vị trí và chức năng của sở\nSở là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh."
},
{
"id": 67191,
"text": "Trách nhiệm tổ chức thực hiện\n1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm\na) Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế phù hợp với yêu cầu quản lý, đặc thù của địa phương và tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật; quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế phù hợp với quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ; quyết định việc chuyển các Trung tâm Y tế cấp huyện về Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý khi bảo đảm các tiêu chí, điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, tài chính theo quy định của pháp luật;\nb) Chỉ đạo Sở Y tế, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của Sở Y tế, Phòng Y tế và Đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế theo quy định; thực hiện việc rà soát biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất cơ quan có thẩm quyền phân bổ, điều chỉnh biên chế công chức và số lượng người làm việc cho Sở Y tế, Phòng Y tế bảo đảm triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;\nc) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Phòng Y tế và nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế thực hiện công tác tham mưu quản lý về y tế của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở những nơi không tổ chức riêng Phòng Y tế bảo đảm triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.\n..."
},
{
"id": 47429,
"text": "1. Lãnh đạo Sở Y tế:\na) Sở Y tế có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc;\nb) Giám đốc Sở Y tế là người đứng đầu Sở Y tế, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Y tế; báo cáo trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;\nc) Phó Giám đốc Sở Y tế là người giúp Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở Y tế vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở Y tế được Giám đốc Sở Y tế ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;\nd) Việc bổ nhiệm Giám đốc Sở Y tế và Phó Giám đốc Sở Y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chức danh được Bộ Y tế ban hành và theo quy định của pháp luật. Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Y tế không kiêm nhiệm chức danh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân (trừ trường hợp văn bản có giá trị pháp lý cao hơn quy định khác);\nđ) Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc Sở Y tế và Phó Giám đốc Sở Y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật;\ne) Giám đốc Sở Y tế quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, theo tiêu chuẩn chức danh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.\n2. Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Y tế:\na) Văn phòng;\nb) Thanh tra;\nc) Phòng Tổ chức cán bộ;\nd) Phòng Nghiệp vụ Y;\nđ) Phòng Nghiệp vụ Dược;\ne) Phòng Kế hoạch - Tài chính.\nCăn cứ vào tính chất, đặc điểm, yêu cầu quản lý của từng địa phương, Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân hoặc tổ chức có tên gọi khác, bảo đảm bao quát hết các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Số lượng tổ chức thuộc Sở Y tế không quá 07 phòng.\n3. Các cơ quan trực thuộc Sở Y tế:\na) Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;\nb) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.\nCác Chi cục trên có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và cơ cấu tổ chức của Chi cục có không quá 03 phòng.\n4. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế:\nCăn cứ đặc điểm và yêu cầu thực tế ở địa phương, Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật:\na) Lĩnh vực y tế dự phòng, chuyên ngành: Thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ở tuyến tỉnh trên cơ sở sáp nhập các Trung tâm có cùng chức năng; các Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm có giường bệnh chuyển về Bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc thành lập Bệnh viện chuyên khoa khi có nhu cầu và có đủ điều kiện về nguồn lực;\nb) Lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, gồm: Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực, Bệnh viện y dược cổ truyền tuyến tỉnh và các Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương. Chỉ thành lập Bệnh viện đa khoa ở tuyến huyện khi thực sự có nhu cầu, điều kiện và phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn là Bệnh viện Hạng II trở lên do cấp có thẩm quyền phê duyệt;\nc) Lĩnh vực Kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm;\nd) Lĩnh vực Pháp y: Trung tâm Pháp y;\nđ) Lĩnh vực Giám định Y khoa: Trung tâm Giám định Y khoa;\ne) Lĩnh vực đào tạo: Trường Cao đẳng hoặc Trung cấp y tế;\ng) Trung tâm Y tế huyện: Được tổ chức thống nhất trên địa bàn cấp huyện, thực hiện chức năng về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng; các Phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh khu vực (nếu có) và trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện.\n5. Biên chế:\na) Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Y tế được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt;\nb) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao."
}
] |
141,306 | Điều trị phẫu thuật kết hợp xương gãy trật xương gót chỉ định cho những trường hợp nào? | [
{
"id": 79657,
"text": "ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT KHX TRẬT KHỚP LISFRANC\n...\nII. CHỈ ĐỊNH\nTất cả các trường hợp trật khớp Lisfranc.\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\nVết thương phần mềm viêm nhiễm.\nCòn rối loạn dinh dưỡng nặng: sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng.\nCó bệnh toàn thân nặng như tim mạch, đái tháo đường...cần được điều trị ổn định trước khi tiến hành phẫu thuật.\n..."
}
] | [
{
"id": 125844,
"text": "PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GẪY XƯƠNG GÓT\n...\nII. CHỈ ĐỊNH\n- Gãy xương gót di lệch.\n- Gãy trật xương gót (gãy xương gót kèm theo trật khớp dưới sên, trật khớp gót hộp).\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\n- Gãy xương gót không di lệch.\n- Tổ chức phần mềm tổn thương nặng.\n- Gãy hở xương gót đến muộn.\n..."
},
{
"id": 219681,
"text": "ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT KHX GÃY TRẬT XƯƠNG GÓT\nI. ĐẠI CƯƠNG\nGãy loại gãy xương bàn chân thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu là tai nạn ngã cao, tai nạn giao thông.\nKết quả điều trị còn nhiều hạn chế.\n..."
},
{
"id": 125843,
"text": "PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GẪY XƯƠNG GÓT\nI. ĐẠI CƯƠNG\nPhẫu thuật kết hợp xương gót là phẫu thuật nắn chỉnh diện gãy xương gót và cố định diện gãy bằng phương tiện kết hợp xương. Việc nắn chỉnh diện gãy xương gót yêu cầu nắn chỉnh tốt của diện khớp dưới sên cũng như trục của xương gót.\n..."
},
{
"id": 105969,
"text": "PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY TRẬT KHỚP CỔ CHÂN Ở TRẺ EM\n...\nII. CHỈ ĐỊNH\n- Gãy trật khớp cổ chân có di lệch diện khớp (Salter Harris III, IV).\n- Gãy trật khớp cổ chân kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh chính vùng cổ chân.\n- Gãy trật hở khớp cổ chân có di lệch xương khớp.\n- Gãy trật khớp cổ chân có di lệch đã nắn chỉnh và điều trị bảo tồn thất bại.\n..."
},
{
"id": 125845,
"text": "PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GẪY XƯƠNG GÓT\n...\nIV. CHUẨN BỊ\n1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình.\n2. Người bệnh:\n- Chuẩn bị vệ sinh thân thể trước mổ.\n- Vệ sinh vùng mổ, cắt ngắn móng chân.\n3. Phương tiện:\n- Bộ dụng cụ kết hợp xương gót.\n- Nẹp vít, vít AO dành cho gãy xương gót, trong trường hợp không có nẹp chuyên dụng có thể sử dụng nẹp vít thông thường.\n- Kim Kirschner các cỡ.\nV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH\n1. Tư thế người bệnh: Người bệnh nằm nghiêng 90 độ về bên chân không phẫu thuật\n2. Vô cảm: Gây tê tủy sống,gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê nội khí quản.\n3. Kỹ thuật:\n- Dồn máu, garo gốc chi.\n- Rạch da sau ngoài cổ chân hình chữ L.\n- Tách cân cơ.\n- Bộc lộ và bảo vệ gân cơ mác bên ngắn và mác bên dài trong suốt quá trình phẫu thuật.\n- Nếu gãy xương gót không lan vào diện khớp sên gót, nắn chỉnh lại diện gãy xương gót và cố định diện gãy bằng phương tiện kết hợp xương.\n- Nếu diện gãy xương gót lan vào khớp sên gót, khớp gót hộp, bộc lộ vào khớp sên gót và khớp gót hộp để nắn chỉnh diện gãy xương gót sao cho diện khớp sên gót, diện khớp gót hộp của xương gót được đạt về vị trí giải phẫu. Cố định diện gãy bằng phương tiện kết hợp xương.\n- Phương tiện kết hợp xương gót có thể dùng kim Kirschner, vít tự do hoặc nẹp vít. Nên dùng vít xương xốp. Nếu có nẹp chuyên dụng cho gãy xương gót là tốt nhất.\n- Nên dùng màn tăng sáng để hỗ trợ quá trình phẫu thuật.\n- Cầm máu kỹ, đóng vết mổ theo giải phẫu.\n..."
}
] |
39,111 | Hội viên chính thức của Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam có những quyền nào? | [
{
"id": 98813,
"text": "Quyền của hội viên\n1. Tham gia thảo luận, biểu quyết chương trình, kế hoạch hoạt động của Hiệp hội, đề đạt, phát biểu ý kiến về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.\n2. Được Hiệp hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội. Được quyền tham gia ứng cử, bầu cử các cơ quan lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hiệp hội theo quy định của Hiệp hội.\n3. Được chất vấn về mọi hoạt động của Hiệp hội. Được cử tham gia hội nghị, hội thảo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đăng tải các công trình sáng tạo trên tạp chí của Hiệp hội theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật.\n4. Được ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.\n5. Được Hiệp hội xem xét khen thưởng nếu có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội.\n6. Hội viên là các pháp nhân được cử người đại diện của mình tham gia Hiệp hội theo quy định của Hiệp hội.\n7. Các thành viên trong Ban vận động và hội viên ban đầu đăng ký tham gia thành lập Hiệp hội đương nhiên là hội viên chính thức của Hiệp hội.\n8. Được cấp Thẻ “Hội viên Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam”. Ban Chấp hành Hiệp hội quy định cụ thể việc ấn hành, cấp phát và quản lý thẻ hội viên.\n9. Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội và ứng cử, bầu cử vào Ban lãnh đạo, Ban Kiểm tra của Hiệp hội. Hội viên danh dự không phải đóng hội phí."
}
] | [
{
"id": 105290,
"text": "Tiêu chuẩn và hình thức hội viên\n1. Hội viên chính thức: Các tổ chức, cá nhân Việt Nam ham mê lao động sáng tạo, có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có tính ứng dụng cao gắn trực tiếp với lao động sản xuất, tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện nộp đơn xin gia nhập sẽ được Ban Thường vụ Hiệp hội xem xét, quyết định kết nạp.\n2. Hội viên danh dự: Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam có đóng góp xuất sắc, tích cực cho sự phát triển của Hiệp hội nhưng không có điều kiện tham gia hoạt động Hiệp hội với tư cách là hội viên chính thức, nếu tán thành Điều lệ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam, được Ban Thường vụ Hiệp hội tôn vinh, công nhận."
},
{
"id": 192444,
"text": "Hội viên, tiêu chuẩn hội viên\n1. Hội viên của Hiệp hội gồm: Hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự.\n2. Tiêu chuẩn hội viên\na) Hội viên chính thức:\n- Hội viên tổ chức: Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội. Mỗi đơn vị hội viên tổ chức có một người đại diện tham gia Hiệp hội. Người đại diện hội viên tổ chức phải là công dân Việt Nam, phải đủ thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của hội viên trong hoạt động của Hiệp hội.\n- Hội viên cá nhân: Nhà thiết kế mẫu, cán bộ giảng dạy đào tạo, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, doanh nhân là công dân Việt Nam đã, đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật tình nguyện gia nhập Hiệp hội đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.\n- Hội viên liên kết: Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong phạm vi, lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội và tự nguyện gia nhập Hiệp hội đều có thể trở thành hội viên liên kết của Hiệp hội.\n- Hội viên danh dự: Công dân Việt Nam có uy tín cao trong xã hội, có nhiều công lao đóng góp cho hoạt động của Hiệp hội, có thể được Hiệp hội mời làm hội viên danh dự của Hiệp hội."
},
{
"id": 65964,
"text": "Hội viên, tiêu chuẩn hội viên\n1. Hội viên của Hiệp hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:\na) Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội, được xem xét, kết nạp làm hội viên chính thức của Hiệp hội.\nb) Hội viên liên kết: Doanh nghiệp liên doanh hoặc có 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu lao động tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội và có người đại diện tham gia Hiệp hội là công dân Việt Nam, được Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên liên kết của Hiệp hội.\nc) Hội viên danh dự: Công dân Việt Nam có uy tín, kinh nghiệm, có nhiều đóng góp cho Hiệp hội, được Đại hội hoặc Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét, công nhận hội viên danh dự.\n2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức\na) Hội viên tổ chức: Doanh nghiệp Việt Nam được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động theo quy định pháp luật, trường hợp doanh nghiệp Việt Nam giao nhiệm vụ xuất khẩu lao động cho đơn vị trực thuộc (chi nhánh, trung tâm) của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, thì đơn vị trực thuộc đó được xem xét đủ điều kiện tiêu chuẩn hội viên chính thức. Hội viên tổ chức có văn bản cử người đại diện có thẩm quyền là công dân Việt Nam tham gia Hiệp hội.\nb) Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam là một số cán bộ quản lý liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động được cơ quan nhà nước giới thiệu tham gia Hiệp hội để phối hợp công tác, cán bộ chuyên trách làm việc tại Hiệp hội được Chủ tịch Hiệp hội giới thiệu tham gia Hiệp hội.;"
},
{
"id": 260220,
"text": "Hội viên, tiêu chuẩn hội viên\nHội viên của Hiệp hội gồm: hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự.\n1. Hội viên chính thức:\na) Hội viên tổ chức: tổ chức Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật đang hoạt động sản xuất bản ghi âm, ghi hình, là chủ sở hữu nắm giữ một phần, một số hoặc toàn bộ các quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình, tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện và có đơn đăng ký tham gia (kèm theo hồ sơ), được Ban Thường vụ Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên chính thức của Hiệp hội. Mỗi hội viên tổ chức có một người đại diện tham gia Hiệp hội, người đại diện hội viên tổ chức phải là công dân Việt Nam, có đủ thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của hội viên trong hoạt động của Hiệp hội. Trong trường hợp ủy nhiệm, người được ủy nhiệm làm người đại diện phải có đủ thẩm quyền quyết định và người được ủy nhiệm phải chịu trách nhiệm về sự ủy nhiệm đó;\nb) Hội viên cá nhân: công dân Việt Nam đã và đang hoạt động sản xuất bản ghi âm, ghi hình, là chủ sở hữu nắm giữ một phần, một số hoặc toàn bộ các quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình, tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện và có đơn đăng ký tham gia (kèm theo hồ sơ), được Ban Thường vụ Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên chính thức của Hiệp hội.\n..."
}
] |
5,278 | Đơn vị sự nghiệp công lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước như thế nào? | [
{
"id": 67358,
"text": "Lập dự toán\n1. Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dự toán thu, chi ngân sách và cung cấp hoạt động dịch vụ thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và Điều 32 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP , trong đó:\na) Đối với dự toán kinh phí cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước: Căn cứ kết quả thực hiện năm trước; tình hình thu, chi hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của năm hiện hành; số lượng, khối lượng dịch vụ và yêu cầu nhiệm vụ của năm kế hoạch; định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành hoặc đơn giá dịch vụ (nếu có), đơn vị lập dự toán gửi cơ quan quản lý cấp trên. Trường hợp danh mục dịch vụ sự nghiệp công chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật và chưa có đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành, đơn vị lập dự toán kinh phí nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo số lượng, khối lượng và định mức chi theo chế độ hiện hành.\nKinh phí thực hiện đặt hàng, đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công được lập dự toán trong phần kinh phí thường xuyên giao tự chủ của đơn vị sự nghiệp công, trong đó ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện.\nKinh phí giao nhiệm vụ được lập dự toán trong phần kinh phí thường xuyên không giao tự chủ (chi thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao) theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11, điểm d khoản 1 Điều 15 và điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP .\nb) Đối với dự toán ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên giao tự chủ cho đơn vị nhóm 4: Đơn vị sự nghiệp công lập dự toán căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao trong năm kế hoạch, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chế độ chi tiêu hiện hành;\nc) Đối với dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ: Đơn vị sự nghiệp công lập dự toán theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và khoa học công nghệ;\nd) Đối với dự toán thu, chi từ nguồn thu phí được để lại: Đơn vị sự nghiệp công lập dự toán thu chi theo quy định pháp luật về phí và lệ phí;\nđ) Đối với dự toán chi thường xuyên không giao tự chủ: Đơn vị sự nghiệp công lập dự toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước đối với từng nguồn kinh phí."
}
] | [
{
"id": 449620,
"text": "Khoản 2. Sửa đổi Điều 2 như sau: “Điều 2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng 2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức đóng góp, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.\na) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm, nguồn thu hoạt động sự nghiệp, nguồn thu khác (nếu có) theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;\nb) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm, nguồn thu hoạt động sự nghiệp, nguồn thu khác (nếu có) và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;\nc) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, kinh phí do đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn tài chính của đơn vị; từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có) theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập."
},
{
"id": 624070,
"text": "Khoản 1. Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí hoạt động của Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi phí hoạt động.\na) Lập dự toán: - Hàng năm vào thời điểm xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước căn cứ theo chương trình hoạt động cụ thể đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi phí hoạt động xây dựng dự toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Hội trong năm, dự toán thu (nếu có), số đề nghị được ngân sách nhà nước hỗ trợ gửi bộ phận tài chính của đơn vị mình. - Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi phí hoạt động có trách nhiệm tổng hợp kinh phí hỗ trợ hoạt động Hội Cựu chiến binh trong dự toán thu, chi ngân sách của cơ quan, đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của Trung ương đóng tại địa bàn địa phương (cơ quan quản lý ngành dọc) có trách nhiệm tổng hợp kinh phí hỗ trợ hoạt động của Hội Cựu chiến binh trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị mình, gửi cơ quan cấp trên, tổng hợp gửi cơ quan chủ quản để gửi Bộ Tài chính thẩm định trình cấp có thẩm quyền quyết định.\nb) Phân bổ dự toán: Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước được giao trong đó ghi rõ mức kinh phí chi hỗ trợ cho hoạt động của Hội Cựu chiến binh trong dự toán kinh phí chi thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập. Thủ trưởng cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm thông báo mức kinh phí được chi trong năm cho Hội Cựu chiến binh của đơn vị mình;\nc) Quyết toán: Kết thúc năm ngân sách, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm quyết toán kinh phí hoạt động của Hội Cựu Chiến binh và tổng hợp trong báo cáo quyết toán hàng năm của cơ quan, đơn vị."
},
{
"id": 642780,
"text": "Khoản 2. Phân bổ dự toán chi các lĩnh vực sự nghiệp:\na) Thực hiện phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 cho các lĩnh vực sự nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, định hướng đổi mới khu vực sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, các quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định của pháp luật về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công. Trong đó: - Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước không hỗ trợ chi thường xuyên. Đơn vị thực hiện báo cáo đầy đủ nguồn thu, nhiệm vụ chi năm hiện hành và dự kiến năm kế hoạch; gửi cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, gửi Bộ Tài chính cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; - Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên sau khi đơn vị đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu phí được để lại chi để thực hiện nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí. Thực hiện khoán chi ngân sách hỗ trợ giai đoạn 2022 - 2025 và yêu cầu giảm tối thiểu 15% so với giai đoạn 2017 - 2021. Đồng thời, yêu cầu dành nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị để thực hiện cải cách tiền lương, ngân sách chỉ hỗ trợ kinh phí thực hiện cải cách tiền lương tối đa theo tỷ lệ ngân sách hỗ trợ chi thường xuyên; - Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Được vận dụng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ như đối với lĩnh vực chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể. Tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với giai đoạn 2016-2020 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa Xll về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để thực hiện cải cách chính sách tiền lương.\nb) Ngân sách nhà nước giảm cấp chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập đối với các khoản chi đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ của từng lĩnh vực sự nghiệp công; dành kinh phí để tăng nguồn bảo đảm chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp công, tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương, tăng chi mua sắm sửa chữa và tăng chi đầu tư phát triển, trên cơ sở đó cơ cấu lại các lĩnh vực chi thường xuyên và từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước."
},
{
"id": 615092,
"text": "Đối với giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giao quyền tự chủ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ. Đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính phải tự bảo đảm nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên, tiếp tục sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ (riêng ngành Y tế sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí đã kết cấu vào giá dịch vụ), tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để bảo đảm nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Đơn vị sự nghiệp công lập không có nguồn thu do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để thực hiện cải cách chính sách tiền lương."
}
] |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.